SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
GIAI ĐOẠN 2004- 2010
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
Huỳnh Nhựt Nghĩa Phạm Thị Nguyên Phương
MSSV: DTC004639
Lớp ĐH1TC3
04/2004
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:................................................................................................ 1
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:........................................................................................ 2
III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
IV.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ......................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG
Chương I:KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC:
1.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH QỦAN TRị CHIẾN LƯỢC:..................... 4
1.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược:........................................................................... 4
1.2. Vai trò của quản trị chiến lược..................................................................................... 4
1.3. Mô hình quản trị chiến lược......................................................................................... 4
1.4. Các công cụ hoạch định chiến lược ............................................................................. 4
2. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP:
2.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài:.................................................................................... 6
2.2. Phân tích các yếu tố bên trong: ................................................................................... 7
2.3. Các ma trận tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:.............................................................. 7
2.3.1.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài: .................................................................... 8
2.3.2.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong:..................................................................... 8
2.4.Phân tích SWOT: ......................................................................................................... 8
2.5. Xác định mục tiêu chiến lược ..................................................................................... 9
2.6.Lựa chọn chiến lược.................................................................................................. 10
2.6.1. Chiến lược cấp công ty.......................................................................................... 10
2.6.2. Chiến lược cấp sản phẩm ...................................................................................... 12
2.7. Xác định chu kì của sản phẩm ................................................................................. 13
2.8.Phối thức Marketing.................................................................................................. 14
Chương II: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU
GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TỪ 1999 ĐẾN 2003:
1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ANGIMEX:.. 16
2.NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY...................................................................................... 17
3.CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................................... 18
4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH............................................................... 21
5.THỊ TRƯỜNG KINH DOANH GẠO CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM VỪA
QUA.................................................................................................................................. 23
6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG ................ 24
7.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...................................................... 26
Chương III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
ANGIMEX GIAI ĐOẠN 2004 ĐẾN 2006:
I.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI:............................................................... 27
1.1 Bối cảnh chung............................................................................................................ 27
1.1.1.Thuận lợi:................................................................................................................. 27
1.1.2.Khó khăn.................................................................................................................. 27
1.2.Môi trường vĩ mô:....................................................................................................... 27
1.2.1. Kinh tế:.................................................................................................................... 27
1.2.2. Chính trị, luật pháp: ................................................................................................ 31
1.2.3. Điều kiện tự nhiên:.................................................................................................. 32
1.2.4.Xã hội....................................................................................................................... 33
1.2.5. Công nghệ: ............................................................................................................. .33
1.3. Môi trường vi mô:...................................................................................................... 34
1.3.1. Người tiêu thụ: ........................................................................................................ 34
1.3.2. Người cung ứng: ..................................................................................................... 35
1.3.2.1. Người cung ứng nguyên liệu................................................................................ 35
1.3.2.2.Người cung ứng vốn ............................................................................................. 37
1.3.3. Các đối thủ cạnh tranh: ........................................................................................... 38
2.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG:............................................................. 42
2. 1. Marketing:................................................................................................................. 42
2.1.1.Mua hàng.................................................................................................................. 42
2.1.2.Bán hàng .................................................................................................................. 43
2.1.3 Định giá.................................................................................................................... 45
2.1.4.Phân phối.................................................................................................................. 45
2.1.5.Chiêu thị................................................................................................................... 45
2.2. Tài chính- Kế toán: .................................................................................................... 46
2.2.1.Về các chỉ số thanh toán........................................................................................... 46
2.2.2.Về các chỉ số đòn cân nợ.......................................................................................... 47
2.2.3.Về các chỉ số hoạt động ........................................................................................... 47
2.2.4.Về các chỉ số doanh lợi ............................................................................................ 48
2.2.5.Về các chỉ số tăng trưởng......................................................................................... 48
2. 3. Nhân sự: .................................................................................................................... 48
2.4.Văn hoá công ty .......................................................................................................... 49
2.5. Sản xuất:..................................................................................................................... 50
2.5.1.Thiết bị công nghệ.................................................................................................... 50
2.5.2.Chỉ tiêu chất lượng đối với gạo................................................................................ 51
2.5.3.Chi phí sản xuất........................................................................................................ 52
3. MA TRẬN TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG:........................................ 53
3.1.Ma trận các yếu tố vĩ mô............................................................................................. 53
3.2.Ma trận các yếu tố vi mô............................................................................................. 55
3.3.Ma trận các yếu tố bên trong....................................................................................... 57
4.PHÂN TÍCH SWOT:................................................................................................... 58
4.1.Nhóm 1- phân chia mặt mạnh, mặt yếu ...................................................................... 58
4.2. Nhóm 2- Phân chia cơ hội, nguy cơ........................................................................... 60
4.3.Đưa các yếu tố vào ma trận SWOT ............................................................................ 60
5.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:.................................................................. 64
5.1.Mục tiêu ngắn hạn....................................................................................................... 64
5.1.Mục tiêu dài hạn.......................................................................................................... 65
6.LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC....................................................................................... 66
6.1.Chiến lược cấp công ty................................................................................................ 66
6.2.Chiến lược cấp sản phẩm ............................................................................................ 66
6.3.Chiến lược kết hợp...................................................................................................... 66
7. XÁC ĐỊNH CHU KÌ CỦA SẢN PHẨM:.................................................................. 67
8.PHỐI THỨC MARKETING...................................................................................... 68
8.1. Chiến lược sản phẩm.................................................................................................. 68
8.2.Chiến lược giá............................................................................................................. 70
8.3.Chiến lược phân phối.................................................................................................. 72
8.4.Chiến lược chiêu thị.................................................................................................... 73
9.ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ TỪ CHIẾN LƯỢC........................................................ 75
PHẦN KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.KẾT LUẬN................................................................................................................... 81
2.KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 82
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
LOẠI TÊN TRANG
BẢNG
1 Kết quả hoạt động kinh doanh 22
2 Cơ cấu thị trường tiêu thụ gạo trực tiếp 23
3 Tỉ lệ mất giá của VND so với USD 29
4 Tình tình xuất nhập khẩu của Việt Nam 30
5 Thu nhập và chi tiêu bình quân 1 người/tháng….. 35
6 Giá gạo chào bán tại một số thời điểm 41
7 Thống kê cung cầu gạo thế giới 42
8 Lượng gạo bán ra và mua vào của công ty 44
9 Các chỉ số tài chính 46
10 Lương và thu nhập của công nhân viên 49
11 Qui cách gạo xuất khẩu 52
12 Bảng kê chi phí 52
13 Tổng hợp môi trường vĩ mô 53
14 Tổng hợp môi trường vi mô 55
15 Tổng hợp môi trường bên trong 57
16 Điểm mạnh và yếu bên trong 59
17 Cơ hội và nguy cơ 60
18 Bảng giá dự kiến 71
19 Các thông số thống kê…. 76
20 Các thông số thống kê…(ước lượng) 76
21 Tỉ lệ tăng ước lượng 78
22 Bảng kết quả kinh doanh dự kiến 79
ĐỒ THỊ
1 Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam 28
2 Giá USD so với VND 29
3 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam 31
4 Biến động doanh thu và lợi nhuận 67
5 Phân tích mô phỏng lợi nhuận 77
SƠ ĐỒ
1 Mô hình quản trị chiến lược 5
2 Mô hình ma trận SWOT 9
3 Mô hình ma trận chiến lược chính 11
4 Mô hình ma trận Ansoff 12
5 Mô hình chi kỳ sản phẩm 13
6 Cơ cấu tổ chức của công ty ANGIMEX 20
7 Qui trình thu mua 36
8 Qui trình chế biến gạo 50
9 Ma trận SWOT 61
HÌNH Gạo Phong Lan Vàng của Tigifood 39
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB- CNV Cán bộ- công nhân viên
XN Xí nghiệp
NM Nhà máy
SXKD Sản xuất kinh doanh
HTCL Hệ thống chất lượng
UBND Uỷ ban nhân dân
BHXH Bảo hiểm xã hội
Tr USD Triệu USD
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình- Phân tích hoạt động doanh nghiệp- Nhà xuất bản Đại
Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh- 2000.
2. Phạm Tuấn Cường- Kế hoạch kinh doanh- Nhà xuất bản Đại Học Quốc
Gia tp. Hồ Chí Minh-2001.
3. Fred R.David- Khái luận về quản trị chiến lược- Nhà xuất bản thống kê-
2000.
4. TS.Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS.
Quách Thị Bửu Châu, ThS. Nguyễn Thị Dược, Ths. Nguyễn Thị Hồng
Thu- Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế- Nhà xuất bản thống kê- 2001.
5. Nguyễn Thành Hội, TS. Phan Thăng- Quản trị học- Nhà xuất bản thống
kê- 1999.
6. Niên giám thống kê- Cục thống kê tỉnh An Giang.
7. Lê Đắc Sơn- Phân tích chiến lược kinh doanh- Nhà xuất bản chính trị
quốc gia Hà Nội- 2001.
8. TS. Nguyễn Văn Sơn- Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất
khẩu gạo Việt Nam- Nhà xuất bản thống kê- 2000
9. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizell- Chiến lược và sách
lược kinh doanh- Nhà xuất bản thống kê-1997.
10.www.oryza.com.
11.www.riceonline.com
12.Các tạp chí tài chính, Nghiên cứu kinh tế, tạp chí Thương mại, thời báo
kinh tế Sài Gòn.
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp với cơ cấu
tổng sản phẩm nông nghiệp (năm 2003) là 39% trong tổng sản phẩm trong nước.
Trong đó, một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam là gạo
(đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan). Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất
khẩu gạo luôn luôn tăng, năm 2001: 663,5; 2002: 725,5; 2003: 790 triệu USD1
.
Tuy nhiên, gạo của Việt Nam đang bị đánh bại trên sân nhà bởi các loại gạo của
các nước trong khu vực, điển hình là gạo Thái Lan. Bên cạnh đó, mặc dù đã ký
kết các Hiệp định thương mại nhưng Việt Nam vẫn chưa có tư thế đầy đủ xâm
nhập vào thị trường nước ngoài. Mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ
marketing yếu kém và kỹ thuật chế biến lạc hậu nên chỉ sản xuất sản phẩm thô,
có giá trị thấp, khách hàng thế giới không ưa chuộng.
Hai vấn đề trên hầu như công ty kinh doanh gạo nào cũng gánh phải, kể cả
ANGIMEX- công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của tỉnh An Giang (chiếm thị
phần 60%).Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm nông sản, điển hình là gạo, trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy tôi chọn
đề tài “Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty ANGIMEX giai đoạn
2004- 2010”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Trong bối cảnh hiện nay mọi công ty đều cần chiến lược Marketing nhằm
giúp nhận biết những cơ hội và nắm bắt các mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch
ra chiến lược trên 4 lĩnh vực :sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị theo khả năng
của công ty. Do đó, mục tiêu chính của bài này là hoạch định chiến lược
Marketing một cách khả thi và phù hợp với công ty ANGIMEX, cụ thể là:
2.1.Đánh giá môi trường bên trong của công ty ANGIMEX.
2.2.Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược của công ty.
1
Nguồn: Bộ thương mại
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 1 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
2.3.Xem xét và lựa chọn chiến lược marketing phù hợp.
2.4.Mô tả cụ thể từng chiến lược dựa trên 4 tiêu chí: sản phẩm, giá cả, phân
phối và chiêu thị.
2.5.Ước lượng hiệu quả của chiến lược.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Hoạch định chiến lược Marketing bằng các phương pháp như sau:
3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng vấn
cá nhân (thường là các Cán bộ- Công nhân viên trong công ty), gởi thư điện tử,…
Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực
tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, internet và các
nghiên cứu trước đây.
3.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ
tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ
tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu
phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường,
phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh.
3.3. Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu: thống kê tìm ra xu hướng hay đặc
điểm chung của các yếu tố phân tích.
3.4. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để rút ra kết
luận.
3.5. Phương pháp SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp,
cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp. Đây là phương pháp then chốt trong
hoạch định chiến lược.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1999- 2003.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 2 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Không gian nghiên cứu: Nội bộ công ty AnGIMEX và các xí nghiệp, cửa
hàng trực thuộc.
- Giới hạn nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của công ty rất rộng nên đề tài này
chỉ chọn mặt hàng chủ lực của công ty là gạo để nghiên cứu.
- Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty
chủ yếu là các yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 3 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC
1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC:
1.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược marketing:
Hoạch định chiến lược marketing là quá trình đánh giá môi trường và những
tiềm năng bên trong của công ty, sau đó xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn
hạn và thực hiện kế hoạch nhằm đạt những mục tiêu này.
1.2. Vai trò của hoạch định chiến lược marketing:
Các công ty chủ yếu dựa vào tiến trình này bởi vì nó cung cấp cả những
phương hướng chung lẫn hướng dẫn riêng để tiến hành những hoạt động
marketing của họ. Không có kế hoạch chiến lược công ty sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc hoạch định, thực hiện và đánh giá. Ngoài ra, sự nghiên cứu chỉ ra rằng
với việc hoạch định chiến lược nhiều công ty có thể gia tăng thu nhập.
1.3. Mô hình hoạch định chiến lược marketing:
Mô hình hoạch định chiến lược maketing dựa trên mô hình quản trị chiến
lược (xem trang bên).
1.4. Các công cụ thường dùng trong hoạch định chiến lược:
- Ma trận BCG: ma trận này là một bảng được xác định qua 2 trục tọa độ là thị
phần tương đối trên sản phẩm và mức độ tăng trưởng của thị trường. Mỗi
vùng trên ma trận thể hiện vị trí của một sản phẩm đối với sản phẩm của
doanh nghiệp. Nhược điểm của ma trận này là chứa rất ít thông tin.
- Ma trận GE: cũng giống như ma trận BCG nhưng nhiều ô hơn (9 ô) thường
dùng để kết hợp với ma trận BCG để xác định vị trí của doanh nghiệp.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 4 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Thông tin phản hồi
Thông tin phản hồi
Hình thành Thực thi Đánh giá
chiến lược chiến lược chiến lược
Thực hiện
việc kểm soát
bên ngoài để
xác định các
cơ hội và đe
doạ chủ yếu
Thiết lập
các mục
tiêu dài hạn
Thiết lập
những
mục tiêu
hàng năm
Xác định
nhiệm vụ,
mục tiêu
và chiến
lược hiện
tại
Xét lại
mục tiêu
kinh doanh
Phân phối
các nguồn
tài nguyên
Đo lường
và đánh giá
thành tích
Thực hiện
kiểm soát nội
bộ để nhận
diện điểm
mạnh, điểm
yếu
Lựa chọn
các chiến
lược để theo
đuổi
Đề ra
các
chính
sách
Sơ đồ 1: Mô hình quản trị chiến lược
- Ma trận SPACE: các trục trong ma trận đại diện cho 2 khía cạnh bên trong
của tổ chức: sức mạnh tài chính và lợi thế cạnh tranh và 2 khía cạnh bên
ngoài: sự ổn định của môi trường và sức mạnh của ngành. Ma trận này dùng
để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời xác định vị trí của doanh
nghiệp.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 5 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Ma trận chiến lược chính: đây cũng là công cụ để hình thành chiến lược. Ma
trận này dựa trên 2 khía cạnh sau để đánh giá: vị trí cạnh tranh và sự tăng
trưởng của thị trường.
- Ma trận SWOT: đây là ma trận điểm mạnh ( strengths), điểm yếu
(weaknesses ), cơ hội (opporturnities), nguy cơ (threats), phần chủ yếu của
ma trận này là kết hợp các điểm nói trên thành 4 loại chiến lược: SO(điểm
mạnh- cơ hội), WO (điểm yếu- cơ hội), ST (điểm mạnh- nguy cơ), WT (điểm
yếu- nguy cơ) thông qua đánh giá môi trường của doanh nghiệp.
- Ma trận Ansoff: dùng để xác định chiến lược của sản phẩm hoặc 1 nhóm sản
phẩm dựa vào yếu tố thị trường và sản phẩm.
- Chu kỳ: đây là công cụ dành riêng cho chiến lược marketing. Công cụ này
giúp cho doanh nghiệp phán đoán xem sản phẩm của mình đang ở trong giai
đoạn nào để có định hướng marketing thích hợp.
Do điều kiện hạn hẹp nên tôi chỉ hoạch định chiến lược marketing bằng các
công cụ ma trận SWOT, ma trận chiến lược chính, ma trận Ansoff và chu kỳ sản
phẩm.
2. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP:
2.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài:
Phân tích các yếu tố bên ngoài bao gồm các yếu tố thuộc phạm vi vĩ mô như
kinh tế (lạm phát, lãi suất, tỉ giá…), chính trị luật pháp (các văn bản pháp luật,
chính sách nhà nước), điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu…), mức độ công
nghệ và các yếu tố xã hội của thị trường mục tiêu lẫn các yếu tố vi mô (tác
nghiệp) như là yếu tố người tiêu thụ, người cung ứng và các đối thủ cạnh tranh ở
thị trường mục tiêu để giúp công ty nhận biết, đánh giá cơ hội và nguy cơ ở thị
trường mục tiêu. Từ đó, công ty tổ chức phát triển chiến lược phù hợp với mục
tiêu dài hạn và thiết kế kế hoạch, chính sách phù hợp với mục tiêu ngắn hạn bằng
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 6 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
cách tận dụng những cơ hội từ môi trường và hạn chế những nguy cơ do môi
trường mang lại.
2.2. Phân tích các yếu tố bên trong:
Phân tích các yếu tố bên trong nhằm tìm ra điểm mạnh và yếu của doanh
nghiệp thông qua việc đánh giá các yếu tố chủ yếu của công ty như marketing, tài
chính, kế toán, nhân sự và sản xuất và cả mối quan hệ giữa các yếu tố này. Từ
điểm mạnh và điểm yếu của mình, công ty sẽ thiết lập mục tiêu kết hợp cùng với
các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm
yếu.
2.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:
Phân tích mối quan tâm của công ty đối với các yếu tố ảnh hưởng bằng các
ma trận có cấu trúc như sau:
Các yếu tố ảnh
hưởng
Mức độ quan
trọng của yếu tố
đối với ngành
Mức độ quan
trọng của yếu tố
đối với công ty
Tính chất
tác động
Điểm cộng
dồn
(1) (2) (3) (4) (5)
(1) Liệt kê lần lượt các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nói chung và công ty nói
riêng.
(2) Mức độ quan trọng: được đo lường từ 1 (thấp nhất) đến 3 (cao nhất) cho
mỗi yếu tố. Đây là mức tương ứng với mức ảnh hưởng từng yếu tố đối với
ngành.
(3) Phân loại: điểm số chạy từ 1 (thấp nhất) đến 3 (cao nhất) thể hiện mức độ
quan trọng hiện thời của mỗi yếu tố đối với công ty.
(4) Tính chất tác động: có 2 biến cố :trừ (-) yếu tố gây nên nguy cơ hay là
điểm yếu còn (+) tạo nên cơ hội hay điểm mạnh.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 7 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
(5) Số điểm quan trọng: con số này được tính bằng “mức độ quan trọng ×
phân loại”, với các yếu tố có điểm âm thì công ty có chính sách hạn
chế, khắc phục, còn điểm dương thì cố gắng phát huy tuỳ theo độ lớn
của số điểm.
Cụ thể như sau:
2.3.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài:
Để tổng hợp mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với ngành và
mức quan trọng các yếu tố này đối với công ty, tôi dùng các ma trận tổng hợp các
yếu tố bên ngoài. Từ các ma trận này cho phép công ty tóm tắt và đánh giá từng
yếu tố để có cái nhìn tổng quát mức độ ảnh hưởng từng cơ hội và nguy cơ đối với
ngành. Bên cạnh đó, ma trận còn xem xét mức độ quan tâm của công ty có tương
xứng với tầm quan trọng của các yếu tố này chưa? Từ đó công ty sẽ định hướng
chiến lược nhằm để điều chỉnh cho phù hợp.
2.3.2. Ma trận các yếu tố bên trong:
Ma trận này sẽ xác định mức độ quan trọng từng yếu tố nội bộ trong tổng thể
1 công ty (xây dựng điển hình theo ngành) và đánh giá mức độ điều chỉnh cơ cấu
nội bộ của công ty có phù hợp với yêu cầu của ngành trong tình hình hiện nay
không? Từ đó công ty sẽ biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để hoạch
định chiến lược phát huy hay hạn chế.
2.4. Phân tích SWOT:
Phân tích SWOT là đặt các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh
hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ
tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của mỗi quan hệ.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 8 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Mặt mạnh (Strengths) Mặt yếu (Weaknesses)
Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO
Nguy cơ (Threats) Chiến lược kết hợp ST Chiến lược kết hợp WT
Sơ đồ 2: Mô hình ma trận SWOT
Trong đó:
- Chiến lược SO- chiến lược “phát triển”: kết hợp yếu tố cơ hội và điểm
mạnh cuả công ty để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng hoá.
- Chiến lược WO: các mặt yếu nhiều hơn hẳn mặt mạnh nhưng bên ngoài có
các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”.
- Chiến lược ST: đây là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên
trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài. Chiến lược này được gọi
là chiến lược “chống đối”.
- Chiến lược WT- “Phòng thủ”:Công ty không còn đối phó được với các nguy
cơ bên ngoài, bị tước khả năng phát triển. Tình huống này công ty chỉ có 2
hướng là phá sản hay liên kết với công ty khác.
2.5. Xác định mục tiêu chiến lược:
Trước khi chọn lựa chiến lược cụ thể thì phải xác định rõ ràng mục tiêu cơ
bản của công ty xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của công ty.
2.5.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Chức năng nhiệm vụ của công ty là “mệnh đề cố định về mục đích của công
ty, phân biệt công ty với công ty khác”. Do đó, chức năng nhiệm vụ có vai trò:
- Tiêu điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương hướng của công
ty.
- Tạo điều kiện chuyển hoá phương hướng thành các mục tiêu công ty.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 9 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Tạo điều kiện chuyển hoá mục tiêu thành các chiến lược và các biện pháp
hoạt động cụ thể.
Đặc biệt đối với công ty nhà nước thì chức năng nhiệm vụ do nhà nước đề
ra.
2.5.2. Mục tiêu của công ty:
Mục tiêu công ty được lập ra từ chức năng nhiệm vụ, có tính chất cụ thể hơn
và có thể thay đổi trong giai đoạn nhất định.
Thường thì có 2 loại mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn.
- Mục tiêu dài hạn (từ 5 năm trở lên nhưng tuỳ thuộc ngành ): định phương
hướng lớn nhưng không đi vào chi tiết hay ấn định con số cụ thể.
- Mục tiêu ngắn hạn (từ 1 đến 3 năm nhưng tuỳ thuộc ngành): chỉ đạo và hướng
dẫn cụ thể mục tiêu dài hạn của công ty.
2.6. Lựa chọn phương án chiến lược:
2.6.1. Chiến lược cấp công ty:
Lựa chọn chiến lược cấp công ty dựa trên ma trận chiến lược chính2
:
Trong đó :
- Phát triển thị trường:Đưa các sản phẩm hiện có vào khu vực mới.
- Thâm nhập thị trường:Tăng thị phần cho sản phẩm hiện tại ở thị trường
hiệntại qua những nỗ lực tiếp thị.
- Phát triển sản phẩm:Tăng doanh số bằng việc cải tiến sảm phẩm hiện có
- Kết hợp về phía trước: tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với nhà phân
phối và bán lẻ.
- Kết hợp theo chiều ngang: tìm ra quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các
đối thủ cạnh tranh.
2
Ma trận chiến lược chính:Grand Strategy Matrix
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 10 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Đa dạng hoá tập trung: thêm vào sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau.
- Loại bớt: bán đi một chi nhánh hay một phần công ty.
- Thanh lý: bán tất cả từng phần với giá trị hữu hình.
- Đa dạng hoá theo chiều ngang: thêm vào những sản phẩm hoặc lạoi dịch vụ
liên hệ theo khách hàng hiện có.
SỰ TĂNG TRƯỞNG NHANH CHÓNG
CỦA THỊ TRƯỜNG
Góc tư II Góc tư I
1.Phát triển thị trường.
2.Thâm nhập thị trường.
3.Kết hợp theo chiều ngang.
4.Loại bớt.
5.Thanh lý
1.Phát triển thị trường.
2.Thâm nhập thị trường.
3.Phát triển sản phẩm.
4.Kết hợp về phía trước.
5.Kết hợp về phía sau.
6.Kết hợp theo chiều ngang.
7.Đa dạng hoá tập trung.
Góc tư III Góc tư IV
1.Giảm bớt chi tiêu.
2.Đa dạng hoá tập trung.
3.Đa dạng hoá theo chiều
ngang.
4.Đa dạng hoá liên kết.
5.Loại bớt.
6.Thanh lý.
1.Đa dạng hoá tập trung.
2.Đa dạng hoá theo chiều
ngang.
3.Đa dạng hoá liên kết.
4.Liên doanh.
VỊ TRÍ
CẠNH
TRANH
YẾU
SỰ TĂNG TRƯỞNG CHẬM CHẠP
CỦA THỊ TRƯỜNG
VỊ TRÍ
CẠNH
TRANH
MẠNH
Sơ đồ 3:Mô hình ma trận chiến lược chính
- Đa dạng hoá liên kết: thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ không có sự
liên hệ.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 11 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Liên doanh: hai hay nhiều công ty đỡ đầu hình thành một công ty độc lập vì
những mục đích hợp tác.
Ngoài ra còn có chiến lược kết hợp hai hay nhiều chiến lược cùng lúc.
2.6.2. Chiến lược cấp sản phẩm:
Từ mục tiêu trên thì công ty tiến hành lựa chọn phương án chiến lược thích
hợp dựa trên ma trận ANSOFF:
SẢN PHẨM
MA TRẬN ANSOFF Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới
Thị trường hiện có THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG
PHÁT TRI ỂN SẢN
PHẨM
THỊTRƯỜNG
Thị trường mới PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG
ĐA DẠNG HOÁ
Sơ đồ 4:Mô hình ma trận Ansoff
Cụ thể:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: các nỗ lực tiếp thị nhằm tăng doanh số bán
ra của sản phẩm hiện có trên vùng thị trường hiện có.
- Chiến lược phát triển thị trường: các nỗ lực tiếp thị nhắm đến việc mở rộng
hệ thống phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng cho sản phẩm hiện có trên
vùng thị trường mới.
- Chiến lược phát triển sản phẩm: các nổ lực tiếp thị nhằm tạo ra sản phẩm mới
hoặc sản phẩm cũ có thêm chức năng mới và bán trên vùng thị trường hiện
có.
- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: các nổ lực tiếp thị nhằm cả việc tạo ra sản
phẩm mới và thị trường mới.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 12 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
2.7. Xác định chu kì sống của sản phẩm:
Vì mỗi sản phẩm có chu kì sống khác nhau sẽ thích hợp với chiến lược cụ thể
khác nhau nên cần phải xác định rõ ràng chu kì của sản phẩm mới tiến hành phối
thức marketing hợp lý được.
Mỗi chu kì sản phẩm có 4 giai đoạn, và mỗi giai đoạn liên hệ với doanh thu
và lợi nhuận theo sơ đồ sau:
Tiền
Doanh thu
Lợi nhuận
Tăng
trưởng
Suy
thoái
Trưởng thành
Giới thiệu
Thời gian
Sơ đồ 5: Mô hình chu kì của sản phẩm
Khi đã xác định được sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kết hợp với
phương án chiến lược đã lựa chọn ở trên để phối thức marketing sao cho hợp lý,
cụ thể:
- Giai đoạn giới thiệu: chi phí tiếp thị cao, chiêu thị theo cách giới thiệu sản
phẩm, phân phối thì rải rác hay co cụm, giá bán thâm nhập hay hớt váng, sản
phẩm thì đơn giản.
- Giai đoạn tăng trưởng: chi phí tiếp thị vừa phải, chiêu thị theo hướng làm
cho khách hàng yêu thích sản phẩm, đẩy mạnh mạng lưới phân phối, giá bán
theo hướng cạnh tranh, sản phẩm thì cải tiến và thêm chức năng.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 13 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Giai đoạn trưởng thành: chi phí tiếp thị vừa phải, chiêu thị theo hướng giữ
lòng trung thành của khách hàng, đẩy mạnh mạng lưới phân phối, giá bán
cạnh tranh, sản phẩm thì đa dạng.
- Giai đoạn suy thoái: chi phí tiếp thị giảm, chiêu thị thì theo hướng nhắc nhở
khách hàng và chọn lọc kỹ lưỡng, giá bán tuỳ chọn nhưng chú ý là phải lời
nhiều, sản phẩm thì không đổi.
2.8. Phối thức marketing:
Phối thức Marketing sẽ được thiết lập dựa trên chiến lược đã chọn với 4 nhóm:
2.8.1. Sản phẩm: hoạch định các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm,
nhãn hiệu sản phẩm và bao bì sản phẩm.
2.8.2. Giá bán: hoạch định dựa trên 3 phương án cơ bản:
- Định giá thâm nhập: bán giá thấp để chiếm lĩnh thị phần cao.Sau khi đã
chiếm được vị trí đứng vững trên thị trường tuỳ theo tình hình cạnh tranh, có
thể nâng gía dần dần hoặc tiếp tục hưởng lợi do chi phí thấp.
- Định giá theo cạnh tranh: so sánh sản phẩm với sản phẩm cạnh tranh về mặt
chất lượng, tính năng, dịch vụ,… để định giá theo nguyên tắc bán giá cao
hơn. Nguyên tắc này đặc biệt được sử dụng trong trường hợp khách hàng ít
trung thành với nhãn hiệu và sản phẩm không khác biệt nhiều.
- Định giá hớt váng: ngược lại với phương án định giá thâm nhập, nhưng sau
khi qua giai đoạn giới thiệu sản phẩm thì điều chỉnh giá theo áp lực cạnh
tranh.
Ngoài ra, khi định giá công ty xem xét cả chính sách chiết khấu hỗ trợ các nhà
phân phối, chiết khấu số lượng, chiết khấu tiền mặt,..
2.8.3.Phân phối: phân phối dựa vào 6 yếu tố cơ bản:
- Kênh bán hàng gián tiếp hay trực tiếp,
- Một kênh hay nhiều kênh,
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 14 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Chiều dài kênh,
- Loại hình phân phối,
- Số lượng nhà phân phối mỗi cấp,
- Cách chọn nhà phân phối.
2.8.4.Chiêu thị: dựa trên 5 nhóm chủ yếu:
- Quảng cáo: nhằm quảng bá thông tin về sản phẩm đến khách hàng, thuyết
phục họ sử dụng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi phí
quảng cáo thường rất tốn kém và đơn vị người nhận thông tin thường thấp
hơn loại hình khác.
- Kích thích tiêu thụ: Loại hình này rất dễ tác động diến hành vi tiêu dùng của
khách hàng, tuy nhiên không quá lạm dụng, dễ gây thành “dịch khuyến mãi”
và có khi làm giảm doanh số sau đợt khuyến mãi.
- Bán hàng trực tiếp: loại hình này tiết kiệm chí phí tốt nhất nhưng phụ thuộc
nhiều vào nhân viên bán hàng.
- Marketing trực tiếp: là hình thức kết hợp của quảng cáo, kích thích tiêu thụ và
bán hàng trực tiếp nhằm bán hàng không qua trung gian. Loại hình này có
nhược điểm là không phổ biến đối với đa số khách hàng.
- Quan hệ xã hội: có tính đại chúng như quảng cáo, nhưng thường có độ tin cậy
cao hơn vì thông tin được đưa ra gián tiếp thông qua các bài phóng sự, các
mẫu tin, các hoạt động xã hội do doanh nghiệp thực hiện hoặc tài trợ các hoạt
động văn hoá, thể thao,…
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 15 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Chương II: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
ANGIMEX TỪ 1999 ĐẾN 2003
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
ANGIMEX:
- Thành lập ngày 23/07/1976 theo quyết định số 73/QĐ/76 do chủ tịch UBND
tỉnh An Giang Trần Tấn Thời ký, thành lập “Công Ty Ngoại Thương An
Giang” tiền thân của “Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang” ngày nay.
- Trong những năm đầu công ty chỉ làm nhiệm vụ mua và cung ứng, mua bán
uỷ thác hàng xuất nhập khẩu của công ty trong nước, hàng xuất khẩu chủ yếu
là gạo, bắp, đậu nành, mè vàng, tôm,… hàng nhập khẩu là vật tư nguyên liệu
chiếm 30% đã tạo nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp: urea, DAP, NPK,
thuốc trừ sâu và một số hàng tiêu dùng khác.
- 1990, công ty xây dựng nhà máy xây lúa ANGIMEX với công suất 5 tấn/ha
và các công trình phụ trợ với giá trị là 2.792.465.000 đồng. 1998, công ty
được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp ngoài việc nhận
uỷ thác xuất nhập khẩu nước bạn còn mua bán với các nước khác như
Singapore, Nhật Bản,…
- 1991 và 1992 công ty cài tạo mặt bằng, xây dựng kho trên diện tích 1.412 m2
,
lắp đặt 2 nhà máy đánh bóng gạo với công suất 4 tấn/ha, trị giá 1.480.039.000
đồng.
- 1993, công ty lắp đặt nhà máy đánh bóng gạo An Hoà, nhà máy xay lúa Nhật
trị giá 822.416.000 đồng.
- 1994, xây dựng nhà máy ANGIMEX 5, lắp đặt lò sấy nâng công suất 5
tấn/ha, lắp đặt máy đánh bóng gạo trị giá 750.762.000 đồng.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 16 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- 1995, xây dựng nhà máy ANGIMEX 2 gồm xây dựng nhà kho 180 m2
, lắp
đặt máy đánh bóng gạo 5 tấn/ha, máy đánh bóng gạo ở kho Đồng Lợi và các
công trình phụ trợ trị giá 1.503.755.000 đồng. Từ năm 1990, công ty đã trang
bị 20 bộ máy vi tính và một số trang bị phục vụ cho công tác quản lý và sản
xuất kinh doanh. Để mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư và lao động nước
ngoài phù hợp tiềm năng lao động, đất đai, hàng năm công ty xuất khẩu đạt
40.000 tấn đến 60.000 tấn gạo và trên 30.000 tấn nông sản khác. Công ty mở
rộng liên kết trao đổi hàng hoá với tỉnh bạn để huy động hàng xuất khẩu nhất
là gạo cao cấp, hợp tác với Campuchia, Tp HCM,.. để khai thác hàng lâm sản
như gỗ, càfê, hạt điều, hạt tiêu, cao su,… Công ty tiếp nhận giao dịch và đàm
phán với công ty kinh doanh lương thực Kitoku- tháng 9/1991 Công ty liên
doanh ANGIMEX- KITOKU đã thành lập với tổng vốn đầu tư
1.000.000USD, vốn pháp định là 300.000USD mục đích là sản xuất nông sản,
sản phẩm chế biến từ bột gạo để xuất khẩu phần lớn sang thị trường Nhật
Bản. Hiện nay công ty đang liên kết với công ty may Nhà Bè, công ty mì An
Thái để thực hiện kinh doanh các hàng may mặc và mì ăn liền đạt hiệu quả
cao.
2. NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY:
- Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoạch nhập khẩu trực tiếp và các kế
hoạch khác có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh của các thành
viên kinh tế trong và ngoài nước, tăng cường hoạch toán kinh tế, nghiên cứu
thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, gia tăng khối lượng
hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường.
- Tích cực thu hút vốn lao động đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế
đất nước. Công ty tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình khai
thác có hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 17 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
trang thiết bị đển bù đắp chi phí tự trang trải vốn và làm nghĩa vụ nộp ngân
sách nhà nước theo luật định.
- Tuân thủ và thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước về kinh doanh
và giao dịch. Thực hiện chế độ tài sản, lao động tiền lương, BHXH, làm tốt
công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ- công nhân viên (CB- CNV).
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (hình bên) :
3.2. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của công ty là một thể thống nhất từ trên xuống dưới bao gồm
các phòng ban:
3.2.1. Ban giám đốc (3 người): là người đại diện pháp nhân của công ty, có
quyền điều hành cao nhất của công ty.
- Giám đốc: do UBND tỉnh bổ nhiệm, điều hành hoạt động của công ty theo chủ
trương chính sách và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và tập thể cán bộ công
nhân viên cuả công ty. Để thực hiện trách nhiệm của mình, giám đốc đề ra dự
thảo, định hướng hoạt động và uỷ quyền cho các đơn vị chức năng thực hiện.
- Phó giám đốc là người hỗ trợ công việc cho giám đốc theo chuyên môn của
mình bằng cách đưa ra các chỉ thị hướng dẫn các bộ phận chức năng thực hiện.
Phó giám đốc do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ( UBND ) bổ nhiệm, chịu trách nhiệm
trước giám đốc.
3.2.2. Phòng tổ chức hành chính (12 người):
- Thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự: bố trí lao động và tiền lương, khen
thưởng kỉ luật,đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện quả lý công văn, thu nhận văn bản, những qui định và các thông tư
cuả cấp trên và của nhà nước để tham mưu các phòng ban có trách nhiệm thi
hành.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 18 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
3.2.3. Phòng kế toán tài vụ (11 người):
- Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả và phù hợp với qui mô, nhiệm vụ kinh
doanh của công ty.
- Thực hiện công tác tài chính theo pháp lệnh kế toán hiện hành.
- Lập báo cáo tài chính theo niên độ kế toán.
3.2.4. Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu (11 người) và Chi nhánh thành phố
Hồ Chí Minh (11 người): Có nhiệm vụ chính là:
- Thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch.
- Tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức bán hàng và khai thác mua
hàng.
- Soạn thảo và thực hiện các thủ tục cho việc ký kết các hợp đồng quốc tế.
- Nhận uỷ thác xuất khẩu và nhập khẩu của các đơn vị khác.
- Tham mưu cho giám đốc khi giao dịch cho các công ty nước ngoài.
3.2.5. Phòng đầu tư và phát triển (4 người): nghiên cứu và sử dụng sử dụng
nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, kiểm kê nguồn vốn đầu tư theo từng kỳ,
đề suất các kế hoạch mở rộng qui mô kinh doanh.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 19 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 20 -
GIÁM ĐỐC
PHÒNG ĐẦU TƯ-
PHÁT TRIỂN
PHÒNG TỔ CHỨC-
HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN-
TÀI VỤ
PHÒNG KẾ HOẠCH-
XNK
CHI NHÁNH
TP.HCM
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯƠNG MẠI PHÓ GIÁM ĐỐC LƯƠNG THỰC
Cửa
hàng
đại lý
Cửa
hàng
Honda
và dịch
vụ tại
Long
Xuyên
Cửa
hàng
Honda
và
Dịch
vụ tại
Châu
Đốc
Cửa
hàng
thương
mại
huyện
Châu
Phú
XN
chế
biến
lương
thực 3
XN
chế
biến
lương
thực 4
NM
chế
biến
lương
thực
Châu
Đốc
Xí
nghiệp
SXKD
bao bì
vận tải
XN
chế
biến
lương
thực 1
XN
chế
biến
lương
thực 2
Cửa
hàng
thương
mại
số 1
Cửa
hàng
thương
mại
số 2
Cửa
hàng
thương
mại
số 4
Cửa
hàng
thương
mại
huyện
Tịnh
Biên
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của công ty ANGIMEX
Các đơn vị chưa thuộc diện kiểm soát bởi HTCL Các đơn vị thuộc diện kiểm soát bởi HTCL
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
3.2.6. Các xí nghiệp trực thuộc: chức năng chủ yếu là sản xúât, từ khâu thu
mua đến khau thành phẩm và tiêu thụ.
3.2.7. Các cửa hàng kinh doanh thương mại: thực hiện chức năng tiêu thụ
hàng hoá trong nước lẫn quốc tế.
4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 1999-
2003: (xem bảng 1)
Doanh thu tăng điều qua các năm với tốc độ trung bình 15% trong giai đoạn
1999- 2003 trong khi lợi nhuận sau thuế tăng ít hơn (12%) nhưng cũng thấy được
mức độ tăng đồng đều giữa doanh thu và lợi nhuận.
Còn các loại chi phí thì đều tăng, trong đó tăng chủ yếu là giá vốn hàng bán
và chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu là do đầu tư thêm, sửa chửa
máy móc thiết bị trong sản xuất và do sản lượng bán tăng đều.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 21 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Bảng 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: đồng
STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003
1 Doanh thu thuần 602.674.520.533 574.201.174.884 706.021.792.942 759.422.410.262 1.129.344.057.159
2 Gía vốn hàng bán 575.664.258.569 537.700.001.115 667.003.805.578 705.147.772.700 890.531.208.870
3 Lợi tức gộp 27.010.261.964 36.501.173.769 39.017.987.364 54.274.637.562 277.519.968
4 Chi phí bán hàng 16.095.769.168 21.987.202.181 30.402.400.027 59.067.562.268 52.943.563.313
5 Chi phí quản lý 5.652.667.432 7.432.575.965 8.721.579.486 7.150.765.943 1.129.066.537.191
6 Thu nhập tài chính 6.423.309.326 4.635.924.731 5.573.555.685 120.644.236.490
7 Chi phí tài chính 7.533.596.239 9.163.258.575 5.982.998.507 52.943.563.313
Trong đó: Lãi vay 77.052.389.024
8 Lợi nhuận hoạt dộng tài chính 978.049.334 -1.110.286.913 5.472.666.156 -409.442.822
9 Thu nhập bất thường 214.974.485 153.441.696 6.793.433.750
10 Chi phí thu nhập khác 112.950.127 34.752.487 9.381.082.053
11 Lợi nhuận bất thường 836.341.489 -47.181.818 102.024.358 118.689.209 8.059.209.001
12 Tổng lợi nhuận trước thuế 5.120.117.519 69.833.895 5.468.898.385 7.765.555.738
13 Miễn giảm thuế thu nhập 7.722.776.191
14 Thuế thu nhập phải nộp 1.638.437.606 22.346.846 1.750.047.477 2.484.977.836 1.107.295.119
15 Lợi nhuận sau thuế 3.481.679.913 5.900.000.000 5.230.000.000 5.280.577.902 7.026.116.922
(Nguồn: Công ty ANGIMEX)
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 22 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
5. THỊ TRƯỜNG KINH DOANH GẠO CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG
NĂM VỪA QUA:
Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với
sản xuất kinh doanh, do đó tôi tiến hành khảo sát thị trường tiêu thụ hiện nay của
công ty, cụ thể như sau:
Bảng 2:CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO TRỰC TIẾP
2001 2002 2003
THỊ TRƯỜNG
Lượng (tấn) Tiền (USD) Lượng (tấn) Tiền (USD) Lượng (tấn)Tiền (USD)
Philippines 49.595,00 7.497.324,00 11.309,00 2.165.321,36 44.391,85 7.873,88
Indonesia 31.689,00 4.962.640,00 18.478,32 3.384.593,30 80.350,55 13.674,91
Singapore 8.330,00 1.215.040,00 8.843,75 1.626.872,63 14.164,78 2.430,91
New Guinea 10.100,00 1.496.900,00
Malaysia 17.838,00 2.477.591,00 17.314,00 3.178.235,00 116.614,87 20.669,01
Châu Phi 37.144,00 5.332.613,00 12.800,62 2.149.212,16 3.500,00 567,00
Poland 4.200,00 588.000,00
Ukraine 5.160,00 771.000,00 5.767,50 1.019.280,00 245,00 42,63
Neitherland 1.350,00 200.475,00
Hongkong 8.850,00 1.288.700,00
Cambodia 5.100,00 792.285,00 9.099,90 1.689.482,95 2.000,00 343,00
Australia 21,99 6,36
Canada 312,00 66,77
Tổng gạo xuất
khẩu trực tiếp 179.356,0026.622.568,00 83.613,0915.212.997,39 261.267,05 45.601,34
Nội địa 230.446,46 141.455,478 307.176,563
Tổng 409.802,46 225.068,56 568.443,61
(Nguồn: Công ty ANGIMEX)
Trong các năm qua thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Malaysia, Philppine và
Indonesia và số lượng không nhỏ ở thị trường nội địa. Tuy nhiên tình hình xuất
khẩu sang các thị trường này sẽ không còn tthuận lợi như trước nữa khi chính
phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu gạo tạm thời năm 2004 và có thể
tăng thuế nhập khẩu gạo 30-60%; còn Philippine tuyên bố sẽ xuất khẩu gạo vào
năm 2005; Singarore chỉ lại là một đầu mối xuất khẩu trung gian. Trong khi đó ở
Châu Phi chỉ nhập khẩu loại gạo giá rẻ mang về giá trị thấp cho công ty. Một thị
trường khá quan trọng của công ty nữa là Ukraine sẽ áp dụng thuế suất nhập
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 23 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
khẩu chung của EU sau khi gia nhập (cao hơn nhiều so với hiện tại). Còn các thị
trường khác thì tiêu thụ rất ít và tình hình rất manh múng. Điều quan trọng là sản
phẩm gạo của công ty chỉ bán đa số qua trung gian ở dạng bao lớn không nhãn
hiệu cho nên chưa đem lại giá trị cao và chưa khẳng định mức độ chiếm lĩnh thị
phần. Do đó yêu cầu đặt ra hiện nay đối với vấn đề thị trường của công ty là làm
sao củng cố thị trường nội địa để duy trì lượng tiêu thụ lớn, đồng thời tìm kiếm
thị trường xuất khẩu có cơ hội thu về giá trị cao.
6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
6.1. Thuận lợi:
- An Giang là một trong những địa phương có sản lượng gạo thuộc hàng cao
nhất của Việt Nam, nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất của công ty rất
lớn và khá ổn định thông qua việc bố trí mùa vụ hợp lý, thu hoạch trải đều
trong năm.
- Công ty hoạt động có hiệu quả trong việc thu mua lúa gạo của dân, nhờ sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của UBND tỉnh, thường vụ tỉnh uỷ, ban điều hành
và sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là công ty có kinh
nghiệm trong ngành chế biến gạo xuất khẩu, công ty đã có mối quan hệ
thương mại và tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng
lực kinh doanh gạo, với chất lượng ổn định và giá cả luôn phù hợp đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
- Công ty đã tận dụng ưu thế về cơ sở vật chất đã được đầu tư trong nhiều năm
qua, có kế hoạch thu mua dự trữ hợp lý vừa quay nhanh về vốn vừa tận dụng
được thời điểm thuận lợi về giá cả thu mua và tiêu thụ.
- Năm 1998, công ty được UBND tỉnh giao đầu mối xuất khẩu gạo, trực tiếp
giao dịch hợp đồng với khách hàng, nhờ thế công ty chủ động được kế hoạch
thu mua sản xuất và tiêu thụ hàng xuất khẩu.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 24 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Được sự hỗ trợ tích cực cho vay vốn của các Ngân Hàng Thương Mại (Gạo
chiếm 33% cơ cấu tín dụng xuất khẩu cả nước).
- Quan trọng nhất là đội ngũ CB- CNV và ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn
kết chặt chẻ, phát huy được năng lực trí tuệ tập thể. Đặc biệt là sự khéo léo
nhạy bén và quyết đoán của ban lãnh đạo đã đưa công ty vượt qua những khó
khăn và đưa công ty đến vị trí hiện nay.
6.2. Khó khăn:
- Thị trường bị thu hẹp do các nước thực hiện chủ trương bảo hộ hạn chế nhập
khẩu, có lúc như đóng cửa.
- An Giang lại chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nông dân không thể dự trữ
lúa trong thời gian dài.
- Khách hàng tận dụng các cơ hội giá thấp khi vào thu hoạch và tập trung nhận
hàng với số lượng lớn nên giá lúa gạo trong nước rất dễ biến động và tạo rủi
ro cho công ty.
- Số lượng thực hiện theo hợp đồng của chính phủ quá lớn (năm 2001 hơn
16000 tấn) nhưng không có lãi vì giá xuất được ký tương đương với giá thị
trường và chậm được phân chia cho tỉnh trong thời gian chính vụ. Mặc khác,
thời gian giao hàng được phân bổ vào thời điểm không thuận lợi về giá cả
trong nước nên mặt hàng này kém sức cạnh tranh về giá.
- Có nhiều cơ chế xuất khẩu gạo trong nước và trên thế giới. Nhà nước tạo điều
kiện thông thoáng hơn cho mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu trực
tiếp kể cả doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời cũng có sự thay về chủ trương của
các nước nhập khẩu gạo, không còn tập trung vào các đầu mối độc quyền mà
từng bước mở rộng doanh nghiệp tư nhân.Từ đó trên thị trường nhiều người
bán hơn, người mua cũng nhiều hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
- Ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng thu hẹp do thị trường xuất
khẩu không ổn định, không hấp dẫn nhà đầu tư sản xuất.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 25 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Thường khách hàng của công ty là những nước trong khu vực, công ty chưa
thâm nhập vào thị trường lớn như Tây Âu, Úc, Mỹ,…
- Phần lớn vốn kinh doanh của công ty phải vay của ngân hàng, trong khi cơ sở
vật chất của công ty cần được nâng cấp về kho tàng thiết bị đáp ứng qui mô
sản xuất kinh doanh của công ty.
7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY:
Từ thực tế tình hình thị trường kinh doanh gạo như thế, công ty đề ra phương
châm“ Thị trường là sống còn, chất lượng là quyết định”cụ thể như sau:
- Đa dạng hoá khách hàng, khai thác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả, xây
dựng các mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài là điều
kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty.
- Củng cố tăng cường trang thiết bị đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện thiết bị
tạo sự đồng bộ tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào công tác sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu mở rộng mặt hàng kinh doanh mới phù hợp với điều kiện công
ty: kinh doanh phụ phẩm gạo, vận chuyển hàng hoá bao bì, thương mại,.. hỗ
trợ và khuyến khích cán bộ- công nhân viên (CB_CNV) tự học tập và nâng
cao trình độ chuyên môn.
- Phấn đấu hạ giá phí, xây dựng cơ cấu phí, định mức phí thích hợp, ra sức tiết
kiệm và coi đó là mục tiêu quan trọng.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 26 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Chương III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY ANGIMEX GIAI ĐOẠN 2004 ĐẾN 2010
1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI:
1.1. Bối cảnh chung:
Việt Nam đang trên đường hội nhập nên cả môi trường kinh doanh trong
nước hay nước ngoài đều có những thuận lợi và thách thức chủ yếu nh ư sau:
1.1.1. Thuận lợi:
- Tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử và chèn ép trong thương mại quốc
tế.
- Có khả năng giành được những ưu đãi cho các nước chậm phát triển và
chuyển đổi.
- Có điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường, định hướng phát triển
phù hợp có lợi cho nền kinh tế.
1.1.2. Khó khăn:
- Trình độ công nghệ thấp và năng lực cạnh tranh yếu.
- Các khuôn khổ pháp lý chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
1.2. Môi trường vĩ mô:
1.2.1. Kinh tế:
a.Lạm phát:
Ta có đồ thị 1 biểu diển lạm phát của Việt Nam như sau:
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 27 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
0
5
10
15
20
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Nam
Tilelamphat
Viet Nam
My
(Nguồn: Đánh giá dồng nội tệ- Tạp chí tài chính 02/2004)
Đồ thị 1: Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam
Trên đồ thị, lạm phát của Việt Nam biến động bất thường và khó lường, đặc
biệt là tỉ lệ lạm phát của Việt Nam 2003 lại là 3%. Theo các chuyên gia,tỉ lệ lạm
phát còn có xu hướng tăng thêm. Khi lạm phát tăng sẽ bất lợi cho hoạt động sản
xuất của công ty vì khi xuất khẩu thu về cùng lượng ngoại tệ thì chỉ đổi được ít
hơn đồng nội tệ. Bên cạnh đó, khi lạm phát trong nước tăng cao, người tiêu dùng
lại có xu hướng thích dùng hàng nhập khẩu từ nước ngoài hơn.
b. Lãi suất:
Từ năm 2001 đến nay Ngân Hàng Nhà Nước đã cắt giảm lãi suất đối với
VND tới 4 lần từ mức 0,75%/tháng xuống còn 0,725%/tháng, rồi 0,65% cuối
cùng là 0,625%/tháng vào năm 2003. Như vậy xu hướng giảm của lãi suất lại là
cơ hội cho công ty vì với lãi suất vay thấp thì chi phí sử dụng vốn của công ty
cũng thấp. Bên cạnh đó, lãi suất giảm thì xu hướng tiêu dùng sẽ tăng nhưng mặt
hàng gạo là mặt hàng thiết yếu nên yêu cầu chất lượng sẽ tăng.
c.Tỉ giá hối đoái
Khi giá VND tăng tức là tỉ giá VND/USD giảm, thì với mức giá xuất khẩu
như trước (đối với USD/đơn vị sản phẩm) công ty sẽ thu về với số tiền nội tệ sẽ
nhỏ hơn. Ngược lại, khi tỉ giá hối đoái của VND giảm xuống thì với giá xuất
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 28 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
khẩu như trước nhà xuất khẩu sẽ thu về giá trị lớn hơn mặc dù giá thị trường
quốc tế của sản phẩm xuất khẩu không thay đổi.
Theo các tài liệu thống kê thì diễn biến tỉ giá USD/VND như sau:
0
5000
10000
15000
20000
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
(Nguồn: Tạp chí tài chính- 01/2004)
Đồ thị 2:Giá USD so với VND
Từ năm 1992, tỉ giá hối đoái của Việt Nam nhích nhẹ và tương đối ổn định.
Đến năm 2003 đồng USD bị mất giá mạnh nhưng đến đầu năm 2004 đột ngột
tăng giá trở lại so với EURO và đồng Yên nhật tạo nên tình hình biến động
mạnh. Nhưng Ngân Hàng Nhà Nước đã ra sức can thiệp nên tỉ giá chỉ và hiện
nay đang ở mức 15621VND/USD.
Và tỉ lệ mất giá của VND so với USD đang có xu hướng nhỏ dần, thể hiện ở
bảng 3:
Bảng 3:Tỉ lệ mất giá của VND so với USD
Năm 1997 1998 19992000 2001 2002 2003
Tì lệ mất giá của VND so với USD (%)14,2 9,6 1,1 3,4 3,8 2,1 1,8
(Nguồn: Tạp chí tài chính- 02/2004)
d. Cán cân thương mại :
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 29 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Trong những năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam thâm thụt khá
lớn, tính đến cuối tháng 4/2003 cán cân thương mại thâm thụt đến 1023 tỷ USD,
bằng 16,4% kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do nhập siêu (xem
bảng 4)
Bảng 4:TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
Xuất khẩuTốc độ tăngNhập khẩuTốc độ tăngNhập siêuTốc độ nhập siêu
Năm
(Tr USD) (%) (Tr USD) % (Tr USD) (%)
1999 11.541,4 23,3 11.742,1 2,1 -200,7 -1,7
2000 14.482,7 25,5 15.636,5 33,2 -1153,8 -8,0
2001 15.027,0 3.8 16.162,0 3,4 -1.135,0 -7,66
2002 16.530,0 10,0 19.300,0 19,4 -2.770,0 -16,8
01-03 1.480,0 31,0 1.770,0 36,2 -290,0 -19,6
02-03 2.865,0 44,2 3.023,0 25,9 -158,0 -5,5
03-03 4.665,0 43,4 4.863,0 26,3 -198,0 -4,2
04-03 6.223,0 36,1 7.264,0 34,7 -1.041,0 -16,4
(Nguồn:Dương Ngọc- Thời báo kinh tế số 34)
Nhưng nhập siêu chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho đầu tư, bên cạnh
đó tỉ lệ xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm nên không đáng lo ngại cho tình
hình cán cân thương mại. Chính điều này lại thể hiện mối quan tâm đầu tư vào
thiết bị công nghệ của nhà nước, đồng thời tạo môi trường khả quan trong hoạt
động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó nhập siêu cũng là giảm giá nội tệ do
cầu ngoại tệ tăng cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu.
e. Tốc độ tăng GDP:
Tốc độ tăng GDP trong nước thể hiện qua đồ thị 2:
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 30 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
%
(Nguồn:Cơ chế “con đẻ, con nuôi”- Tạp chí tài chính tháng 10/2003)
Đồ thị 3: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam
Từ năm 1999, tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng dần đều, do đó chúng ta có
thể kỳ vọng một sức tiêu dùng lớn đối với gạo chất lượng cao trong tương lai.
1.2.2. Chính trị, luật pháp:
- Chính Phủ cũng như Bộ Thương Mại sử dụng các quỹ xúc tiến thương mại
giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng
thương hiệu.
- Đại Hội Đảng lần XI đã đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế
xã hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại
hoá (CNH- HĐH), đặt biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển
toàn diện nông, lâm, nghư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Thủ tục hải quan được cải tiến, bỏ bớt các giai đọan rườm rà, tạo điều kiện
cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng.
- Quyết định số 63/2002/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính về việc thưởng theo kim
ngạch xuất khẩu năm 2002 cho các mặt hàng theo chỉ đạo của Thủ Tướng
Chính Phủ, theo đó gạo xuất khẩu được thưởng 180 đ/USD dựa trên kim
ngạch xuất khẩu.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 31 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Bên cạnh đó, các ngành, các cấp từ Trung Ương đến địa phương tìm đầu ra
cho nông sản, trong đó đối với gạo, Chính Phủ tại điều kiện khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia tham gia xuất khẩu bằng cách cách phân chia hợp
đồng kinh tế với số lượng lớn, phân bổ quota, chỉ tiêu tạm trữ.
- Năm 2003, UBND tỉnh An Giang ban hành qui định xét thưởng xuất khẩu
hàng hoá, theo đó các thương nhân tìm được thị trường mới, gia tăng kim
ngạch xuất khẩu của 7 mặt hàng chủ lực (trong đó có gạo) sẽ được thưởng
100 triệu đồng. Ngoài ra tỉnh cũng khuyến khích thương nhân tìm thị trường
mới. Với kim ngạch đạt từ 70000 USD/năm tại thị trường mới cũng được
thưởng 1% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường đó, tối đa 100 triệu đồng/ 1
trường hợp.
- Ngoài ra, công ty còn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Tỉnh trong việc
thu mua lúa của nông dân, hướng dẫn kịp thời các qui định mới, các sửa đổi,
bổ sung trong luật.
- Riêng thị trường nước ngoài, rào cản nhập khẩu giảm do Việt Nam gia nhập
AFTA, WTO, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ký kết chương trình thu
hoạch sớm EHP…
1.2.3. Điều kiện tự nhiên:
- Về điều kiện đất đai thổ nhưỡng thì rất thuận lợi vì tỉnh An Giang nói riêng và
đồng bằng sông Cửu Long nói chung hằng năm được phù sa bồi đắp đây được
mệnh danh là vựa lúa cả nước.
- An Giang lại có đường giao thông thuỷ bộ khá thuận tiện cho việc vận
chuyển, thông thương.
- Tuy nhiên, An Giang lại là một tỉnh nằm trong vùng lũ, đây là 1 trong những
nguyên nhân gạo của An Giang không thể tồn trữ lâu, khó duy trì chất lượng
ổn dịnh như các vùng khác.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 32 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Những năm gần đây khí hậu trên trái đất lại có xu hướng nóng lên gây tình
trạng thiếu nước canh tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1.2.4. Xã hội
Dân số nước ta khoảng 80 triệu người, trong đó có khoảng 20 triệu người
sống ở thành thị- đối tượng chủ yếu tiêu thụ gạo chất lượng cao của công ty (tốc
độ tăng dân số trung bình là 1,8%).
Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số một thị trường xuất khẩu của công ty như
sau: Indonesia: 1,2%, Philippine: 1,1%, các nước Châu Phi: 1,5- 2,2%. Nếu xem
xét chỉ có yếu tố này thì Châu Phi là thị trường màu mỡ của công ty nhưng xuất
khẩu thì phải xem thêm các yếu tố khác.
1.2.5. Công nghệ:
Đối với gạo thì trên thế giới đã có các công nghệ như sau:
1.2.5.1 Đối với xay xát gạo thì:
- Máy xay xát tự động.
- Hệ thống điều hoà không khí.
- Máy tách màu gạo.
1.2.5.2. Đối với thiết bị xấy khô:
- Hệ thống sấy khô gạo.
- Hệ thống dự trữ.
- Bộ phận kiểm định chất lượng.
1.2.5.3.Đóng gói:
- Thiết bị đóng gói tự động.
- Hệ thống bảo đảm hạn sử dụng của gạo.
1.2.5.4.Chế biến gạo đặc biệt:
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 33 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Máy chế biến bột gạo tự động.
- Máy nhồi bột gạo thành bánh tự động.
- Máy sấy chế biến gạo ăn liền.
- Máy chế biến bánh snack gạo.
1.2.5.5. Chế biến sản phẩm phụ:
- Hệ thống bảo quản cám.
- Thiết bị ép dầu từ cám gạo để làm phân bón hay thức ăn gia súc.
- Hệ thống đốt bằng vỏ gạo.
- Hệ thống nghiền trấu.
- Đặc biệt là hệ thống chế biến trấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối
(giống nguyên liệu gỗ)
Ngoài ra, các nước tiên tiến còn xây dựng hệ thống quản trị sản xuất để quản
lý tốt hơn chi phí, tăng lợi nhuận, …
Trong khi đó, hệ thống công nghệ chế biến gạo của công ty cũng như hầu hết
ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. chủ yếu là xay xát và đánh bóng, chỉ có
năng lực bằng 61,5% năng lực xay xát gạo cả nước. Và các loại máy móc này đã
có tuổi thọ cao. dần trở nên lạc hậu so với thế giới. Do đó, công nghệ thực sự là
mối đe dọa đối với công ty.
1.3. Môi trường vi mô
1.3.1. Người tiêu thụ:
- Đối với thị trường nội địa thì khách hàng mục tiêu là người có thu nhập từ
khá trở lên và sống ở thành thị.
- Theo báo cáo của tổng cục thống kê năm 2003 thì (xem bảng 5):
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 34 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Bảng 5: THU NHẬP VÀ CHI TIÊU BÌNH QUÂN 1 NGƯỜI 1 THÁNG
THEO GIÁ THỰC TẾ NĂM 2001-2002 PHÂN THEO 5 NHÓM THU
NHẬP
(Mỗi nhóm 20% số hộ)
ĐVT:Nghìn đồng
Thu nhập Chi tiêu cho đời
sống
Bình quân chung
356,8 268,4
Nhóm thu nhập thấp 107,7 122,5
Nhóm thu nhập dưới trung bình 170,0 169,6
Nhóm thu nhập trung bình 251,7 213,6
Nhóm thu nhập khá 370,7 289,1
Nhóm thu nhập cao 877,1 547,1
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Như vậy là có 40% số hộ sẽ là khách hàng của gạo ANGIMEX. Đa số khách
hàng này sinh sống ở thành thị nên độ nhạy về mẫu mã và chất lượng rất cao.
Còn đối với thị trường xuất khẩu thì khách hàng rất đa dạng, nhưng nhìn
chung thì có xu hướng đòi hỏi chất lượng cao và ổn định (Indonesia và
Philippine thường nhập gạo 15%- độ lẫn 10- 15%, Trung Đông và Châu Âu
thường nhập gạo 5%, độ lẫn 5%), chỉ có thị trường Châu Phi thường nhập gạo
25%, 35% với giá rẻ.
Ngoài ra, yêu cầu của khách hàng về thương hiệu cũng đang tăng, đối với
khách hàng nước ngoài càng cao hơn.
1.3.2. Người cung ứng:
1.3.2.1. Người cung ứng nguyên liệu:
1.3.2.1.1. Điều kiện cung ứng:
a. Thuận lợi:
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp;
- Người nông dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi;
- Có một số trường, viện, trung tâm có uy tín đóng trên địa bàn;
b. Khó khăn:
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 35 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
- Trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế;
- Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn quá thấp;
- Cơ sở hạ tầng rất kém, đặt biệt là vùng sâu, vùng xa;
- Dân cư ở gần biển có khuynh hướng thu hẹp diện tích trồng lúa để chuyển
dịch cơ cấu cây trồng làm giảm nguồn cung;
- Trình độ sản xuất còn rất thấp và lạc hậu.
1.3.2.1.2. Hệ thống cung ứng:
Căn cứ trên kết quả phỏng vấn hộ nông dân, thương lái, nhà máy và công ty
ANGIMEX, kết qủa cho thấy các thành viên tham gia mạng lưới cung ứng như
sau:
- Nông dân.
- Người thu gom, hàng sáo.
- Nhà máy xay xát, lau bóng tư nhân
- Thương lái, vựa, buôn sỉ
- Buôn lẻ địa phương
- Hệ thống thu mua chế biến và cung ứng xuất khẩu của công ty.
Mối liên hệ giữa các thành viên như sau:
Hệ thống thu mua
chế biến của công ty
Nông dân Nhà máy xay xát tư nhân
Thương lái
(1) (2) (3) (4)
Thu gom
Ghi chú: chỉ quan hệ trùng lắp do nhiều khi người thu gom cũng là thương lái
Sơ đồ 7: Qui trình thu mua
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 36 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Hệ thống thu mua qua nhiều trung gian như thế nên vô hình chung làm cho
chi phí sản xuất gạo của Việt Nam rất cao nhưng công ty phải chấp nhận do cơ sở
vật chất chưa đủ đảm bảo mua trực tiếp từ nông dân.
1.3.2.1.3. Hình thức thu mua:
- Ký kết hợp đồng lúa chất lượng cao tại các Hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất:
bảo đảm nguồn cung nhưng số lượng hợp đồng không nhiều.
- Mua trực tiếp từ thương lái, từ nhà máy xay xát,từ nông dân: Không kiểm
soát được nguồn cung.
1.3.2.1.4. Tiêu chuẩn thu mua:
Thu mua dựa theo tiêu chuẩn hợp đồng đã ký, được kiểm định bởi bộ phân
KCS của công ty và của nhà máy.
1.3.2.2. Người cung ứng vốn:
- Do công ty sử dụng đòn cân nợ rất lớn nên hoạt động của công ty phụ thuộc
rất nhiều vào người cung ứng vốn.
- Hiện nay, vốn vay của công ty chủ yếu là do ngân hàng Ngoại Thương cung
cấp. Đây là ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam nên dòng vốn ít bị thắt chặt,
ít gây khó khăn cho hoạt động vay vốn. Bên cạnh đó, công ty đã có quan hệ
với ngân hàng từ rất lâu nên các thủ tục vay vốn cũng rất nhanh và ít làm
chậm tiến độ hoạt động của công ty.
- Nguồn cung cấp vốn thứ 2 là Ngân sách nhà nước nhưng các năm qua công ty
luôn hoạt động có lãi và nhà nước đang tạo sự chủ động cho công ty nên hầu
như không cung thêm nguồn này. Ngoài ra công ty đã có kế hoạch cổ phần
hoá vào năm 2005 nên mức độ ảnh hưởng của nguồn này không đáng kể.
- Trong tương lai, sau khi đã cổ phần hoá thì nguồn cung vốn của công ty sẽ là
những cổ đông của công ty. Điều này có mặt lợi là công ty sẽ thu hút được
vốn đầu tư lớn tạo điều kiện mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, mặt hại của nó là
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 37 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
công ty sẽ khó mà kiểm soát nguồn vốn này, nhất là khi có một biến động xảy
ra.
1.3.3. Các đối thủ cạnh tranh:
Trong phạm vi tỉnh An Giang thì ANGIMEX đã khẳng định vị trí dẫn đầu của
mình ( thị phần 60%) nhưng so với thị trường cả nước thì thị phần của công ty
chỉ chiếm 15% mà so với thị trường gạo thế giới thì gạo Việt Nam chỉ chiếm
17% thị phần. Những con số này chứng tỏ mức độ cạnh tranh gay gắt của ngành.
Bài này chỉ phân tích 1 công ty điển hình có thế mạnh hơn ANGIMEX ở khâu
chiêu thị (điểm yếu của ANGIMEX), gạo Thái Lan ( xuất khẩu nhất thế giới ) và
gạo Ấn Độ ( thứ 3 thế giới )
1.3.3.1. Công ty Tigifood : chuyên sản xuất và kinh doanh gạo ở Tiền Giang.
- Địa chỉ:256 Đào Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang.
- Website:http//www.tigifood.com
- Hàng năm xuất khẩu 300.000- 400.000 tấn gạo.
- Năng lực sản xuất: 5 xí nghiệp xay xát và chế biến lương thực, cửa hàng
máy móc thiết bị vật tư với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ
kỹ thuật thành thạo và nhà xưởng thiết kế đúng tiêu chuẩn, luôn đảm bảo
thực hiện sản xuất, chế biến, bảo quản theo đúng yêu cầu của khách
hàng. Ngoài ra Tigifood còn có một xí nghiệp bao bì với khả năng sản
xuất 15000000 chiếc bao PP và 150 tấn bao PE.
- Các sản phẩm gạo có nhãn hiệu cụ thể như Hương Việt, Bông Sen Vàng,
Bông Trang, 9 Con Rồng vàng, Hoa Mai Vàng, Con Trâu Vàng,Thiên
Nga, Phong Lan Vàng, Tài Nguyên, Nàng Thơm Chợ Đào…Mỗi loại
gạo lại có nhãn hiệu đẹp mắt, chẳng hạn như gạo Phong Lan Vàng (hình
bên):
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 38 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Hình 1:Gạo Phong Lan Vàng của Tigifood
1.3.3.2. Gạo Thái Lan:
Thái Lan là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo năm 2003 đạt 7,6
triệu tấn mang về lợi nhuận 1,84 tỉ USD3
triệu tấn thông qua các công ty lớn như
Capital Rice Co.,Queen Sirikil Reservoir.
Theo Vicai Sriprasert- Chủ tịch Hiệp Hội Xuất Khẩu gạo của Thái Lan thì
hiện nay Gạo Thái Lan không có đối thủ mạnh. Thật vậy, gạo Thái có khả năng
cạnh tranh rất cao về chất lượng do:
- Chính Phủ chỉ cho phép trồng một số giống lúa nhất định nên chất lượng rất
ổn định.
- Hiện nay quy trình xuất khẩu gạo như sau: nông dân thu hoạch xong thì mang
ngay cho nhà máy xay xát; nhà máy xay xát sau khi đã xay xát va lau bóng thì
chuyển cho các nhà thu mua ngay thay vì đợi 90 ngày như trước. Còn các
công ty thu mua sẽ nhận hợp đồng của Chính Phủ đồng thời Chính phủ sẽ cử
một kiểm soát viên độc lập đến thẩm định chất lượng gạo. Sau đó, công ty thu
mua mua bảo hiểm để đảm bảo đền bù cho Chính Phủ nếu không đủ lượng
3
Nguồn :Bộ Thương Mại Thái Lan
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 39 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
xuất khẩu rồi đóng gói gạo xuất khẩu. Qui trình này bỏ qua các bước trung
gian (giảm bớt chi phí) và rất chặt chẻ đầu ra nên Thái Lan hầu như là kiểm
soát được chất lượng cũng như số lượng gạo xuất khẩu.
- Tuy giá cao hơn gạo Việt Nam (theo bảng 6 thì giá gạo của Thái Lan luôn cao
hơn Việt Nam 3 đến 25 USD/tấn) nhưng người Thái không lo sợ cạnh tranh
về giá vì giá gạo do giá trị của gạo quyết định chứ không phải do chi phí cao.
Một thuận lợi cho gạo Thái Lan nữa là các nước xuất khẩu khác (trong đó
có Việt Nam) giảm sản lượng xuất khẩu.
Một điểm mạnh nữa là các doanh nghiệp xuất khẩu gạoThái Lan đã có nhiều
kinh nghiệm xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Về phía khó khăn thì:
- Hiện nay nông dân Thái Lan đang đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài
nhưng đây là khó khăn chung trên thế giới (Việt Nam cũng bị ảnh hưởng)
- Khó khăn thứ 2 cho gạo Thái Lan là nguồn dự trữ quá thấp, theo dự đoán trên
bảng 7 thì mức dự trữ mùa vụ 2003/2004 là 0 (xem bảng 7). Đây là điểm yếu
của gạo Thái Lan.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 40 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Bảng 6:GÍA GẠO CHÀO BÁN TẠI MỘT SỐ THỜI ĐIỂM
ĐVT:USD
Thái Lan Ấn Độ Việt Nam
Ngày
15% 25% 15% 25% 15% 25%
1/30/2003 189 176 164 158
2/27/2003 152
3/31/2003 168 162
4/28/2003 157 170 165
5/27/2003 188 174 160 175 170
6/30/2003 196 181 175 168 163
7/24/2003 188 175 175 167 160
8/31/2003 189 178 175 171 165
9/30/2003 186 176 175 179 169
10/23/2003 185 179 175 185 175
11/30/2003 186 178 175 180 177
12/31/2003 191 183 185 180
1/30/2004 213 197 195 187 182
2/27/2004 206 201 195 198 193
3/18/2004 241 234 197 214 209
4/10/2004 175 151 140 171
(Nguồn: Công ty ANGIMEX)
1.3.3.3. Gạo Ấn Độ :
Trên thị trường thế giới, gạo Ấn Độ xuất khẩu đứng thứ 3 (chiếm thị phần
16% trên thế giới) nhưng lượng gạo chất lượng cao rất ít ỏi (các loại gạo cao cấp
chỉ được trồng Haryana và Punjab với sản lượng ước lượng năm 2003 là 1,5 triệu
tấn)
Bên cạnh đó, cũng như Việt nam, có đến hơn 4000 giống gạo ở Ấn Độ, được
phân chia thành 2 loại: loại thường và loại A do đó chất lượng gạo cũng không
ổn định.
Không được khả năng cạnh tranh về chất lượng, Ấn Độ tận dụng triệt để ưu
thế về giá. Chính Phủ có mức hỗ trợ giá ở mức 120,8$/tấn lúa thường và
127,5$/tấn loại A. Chính phủ còn có chính sách cho phép công ty xuất khẩu được
mua gạo trực tiếp từ nông dân và sẽ được hoàn trả lại chi phí vận chuyển. Trên
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 41 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
bảng 5 giá gạo của Ấn Độ luôn chênh lệch với gạo Việt Nam 2 đến 10 USD/tấn
và giá chào mới nhất thấp hơn đến 31 USD/tấn.
Tuy nhiên các công ty xuất khẩu gạo của Ấn Độ lại rất kém trong công tác
marketing. Các nhà chuyên môn ví Ấn Độ như là “người mua giá” (price- buyer)
vì nhà xuất khẩu chỉ bán khi có đơn đặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, giống như
Thái Lan, mức dự trữ rất thấp (=0) cũng là điểm yếu của gạo Ấn Độ (xem bảng
7).
Bảng 7:THỐNG KÊ CUNG CẦU GẠO THẾ GIỚI
ĐVT: Tấn
Chỉ tiêu 2001/02 2002/03 2003/04
Ấn Độ
Dự trữ 0 0 0
Nhập khẩu 87.35 80.74 84.875
Nhu cầu trong nước 6.3 5.44 2.75
Xuất khẩu 24.48 11 12.405
Thái Lan
Dự trữ 0.02 0 0
Nhập khẩu 9.77 9.92 10.2
Nhu cầu trong nước 7.25 7.55 8.75
Xuất khẩu 2.4 2.13 0.89
Việt Nam
Dự trữ 0.04 0.04 0.04
Nhập khẩu 17.3 17.8 18.2
Nhu cầu trong nước 3.25 3.8 4
Xuất khẩu 3.49 3.47 2.56
(Nguồn:U.S Dept of Agriculture)
2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG:
2.1. Marketing:
Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Công tác marketing
do phòng Kế Hoạch- Xuất nhập khẩu và chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đảm
trách.
2.1.1. Mua hàng (xem bảng 8 ):
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 42 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Công ty mua hàng để dự trữ và cung cấp cho hợp ký kết ( lượng cung cấp cho
hợp đồng chiếm hơn 50% lượng mua vào). Thời điểm mua tập trung nhất
thường là vào 2 mùa thu hoạch chính: vụ Đông Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và
vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9.
Theo số liệu bảng 8 thì lượng gạo mua vào tăng đều qua các năm chỉ có năm
2002 thấp hơn (chỉ đạt 78,98% cùng kỳ). Đặc biệt năm 2003, sản lượng mua cao
nhất trong vòng 5 năm, trong đó mua cao nhất là trong tháng 03 đạt 75.000 tấn,
bình quân 2582 tấn/ngày với giá bình quân là 2171 đ/kg (giá mua vào cao nhất là
tháng 10: 2484 đ/kg).
Hàng năm thì có gần 25% lượng gạo thành phẩm trong tổng lượng gạo mua
vào, mà giá gạo thành phẩm cao hơn so với tự sản xuất và chất lượng lại không
đảm bảo, nhưng công ty vẫn phải mua để giao kịp hợp đồng. Điều này ảnh hưởng
xấu đến thương hiệu công ty.
2.1.2. Bán hàng (xem bảng 8):
Theo bảng 8, lượng hàng bán hằng năm đều tăng so với cùng kỳ, chỉ riêng
năm 2002 giảm do lượng các hợp đồng xuất khẩu giảm. Trong đó, lượng bán nội
địa chỉ chiếm số lượng nhỏ so với lượng bán chứng tỏ công ty chưa quan tâm
nhiều thị truờng nội địa.
Bên cạnh đó, lượng bán xuất khẩu trực tiếp lại tăng giảm bất thường không
tạo nên sự ổn định đầu ra và đầu vào. Và hiện nay công ty cũng chưa chủ động
tạo ra được nhu cầu thị trường xuất khẩu ổn định, mà nguyên nhân chủ yếu là do
bán hàng chưa có thương hiệu.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 43 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Bảng 8:LƯỢNG GẠO MUA VÀO VÀ BÁN RA
ĐVT: Tấn
1999 2000 2001 2002 2003
Thực hiện Kế hoạch Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện
So với
cùng kỳ
MUA VÀO 198028 197832 99% 287903 145.52% 227380 78.98% 382000 168.19%
Gạo thành phẩm 27818 41711 67008 160.65% 15863 23.67% 35180 133.25%
Tỉ lệ so với tổng mua 14.05% 21.08% 23.27% 6.98% 9.21%
BÁN RA 181496 179500 264482 146.67% 194703 77.88% 318070 163.11%
BÁN NỘI ĐỊA 31265 34035.54 53247.52 302.51% 10893.44
XUẤT KHẨU GẠO 181496 148235 123.53% 230446.46 165.90% 141455.5 64.30% 307176.6 214.70%
- Trực tiếp 123106 123.11% 114235 93% 179356 157.01% 83636 46.63% 270095
- Uỷ thác 17180 34000 93% 17602 155.62% 57819 109.28% 35102 70.7500%
- Cung ứng xuất khẩu 41210 137.37% 31265 76% 106332 56.30% 53248 302.55%
(Nguồn: Công ty ANGIMEX)
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 44 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
2.1.3. Định giá:
Hiện nay công ty định giá với khách hàng phụ thuộc vào giá cả trên thị trường
và tham khảo giá do Hiệp Hội cung cấp.
2.1.4. Phân phối :
Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất
ra nước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua 3 hình thức:
xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Nhìn chung, công
ty chỉ có hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ.
Như vậy là công ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp.
2.1.5. Chiêu thị:
- Hằng năm công ty có đưa cán bộ- công nhân viên ra nước ngoài tìm hiểu thị
trường và khách hàng và công tác cập nhật thông tin về khách hàng khá tốt.
- Công ty đang triển khai mạng luới thông tin toàn công ty để thuận tiện trong
việc cập nhật thông tin mới về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về thị
trường, về chính sách mới,…Mạng lưới thông tin này luôn được cải thiện để
bắt kịp nhịp độ thương mại.
- Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước
nhưng chỉ ở mức độ tham khảo, chưa đưa ra hướng quảng cáo, khuếch trương
công ty.
- Mặc dù, công ty đã thành lập xí nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh Bao Bì Vận Tải
góp phần chủ động hơn trong công tác giao hàng và vận chuyển. Nhưng vẫn
chỉ đóng gói bao lớn, nên khách hàng tiêu thụ cuối cùng vẫn chưa biết đến
thương hiệu.
Tóm lại, điều quan trọng nhất là sản phẩm của công ty đưa ra thị trường chưa
có thương hiệu, gạo chỉ chứa trong những bao lớn, không in nhãn hiệu của công
ty, chính vì vậy mà giá trị gạo của công ty chưa cao. Đây là vấn để cần giải quyết
ngay trong bối cảnh hiện nay.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 45 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
2.2. Tài chính- Kế toán:
Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ số t ài chính:
Bảng 9:CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH
Năm ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003
Các chỉ số về khả năng thanh toán
Khả năng toán hiện thời lần 1.20 1.06 0.61 1.21 1.09
Khả năng thanh toán nhanh lần 0.64 0.92 0.37 0.82 0.73
Chỉ số về đòn cân nợ
Chỉ số nợ trên toàn bộ vốn lần 0.52 0.79 1.10 0.63 0.72
Các chỉ số về hoạt động
Số vòng quay tồn kho vòng 4.4 11.59 7.23 4.96
Số vòng quay vốn cố định vòng 29.2528.27 21.32 23.06 32.35
Số vòng quay toàn bộ vốn vòng 10.33 3.67 6.23 6.33 7.17
Kỳ thu tiền bình quân ngày -3.3216.17 9.50 20.41 16.10
Các chỉ số về doanh lợi
Lợi nhuận biên tế gộp % 4.48 6.35 5.52 7.14 6.25
Lợi nhuận biên tế ròng % 0.85 0.57 0.75 1.01 1.00
Tỉ suất lợi nhuận/ vốn nhà nước % 11.33 18.79 34.8 34.
Các chỉ số về mức tăng trưởng
Doanh thu tiêu thụ % 95.28117.45 126.01187.39
Thu nhập % 1.36 -0.08 151.67137.23
Doanh thu xuất khẩu % 98.95150.92 131.81244.78
(Nguồn:Tự tổng hợp từ các bảng Báo cáo tài chính hằng năm của công ty ANGIMEX)
2.2.1. Về các chỉ số thanh toán:
- Tỉ số thanh toán hiện thời= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn:
Trong 5 năm qua, khả năng thanh toán của công ty ở mức tượng đối ổn định
(chênh lệch trong khoảng 0.12 đến 0.15), chỉ riêng năm 2001 chỉ số này thấp do
nợ ngắn hạn của công ty không giảm so với năm 2000 mà số tài sản lưu động của
công ty giảm nhiều so với năm 2000. Nhưng nhìn chung tỉ số thanh toán của
công ty ở mức bình thường, với hệ số này ngân hàng chấp nhận cho vay.
- Tỉ số thanh toán nhanh=( tài sản lưu động- tồn kho)/ tổng nợ ngắn hạn:
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 46 -
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa
Tỉ số này thấp do lượng tồn kho của công ty thường chiếm tỉ lệ cao (32% đến
47%). Nhưng để xét điểm mạnh điểm yếu của công ty thì ta nên xem xét thêm
chỉ số khác mới đưa ra kết luận.
2.2.2. Về chỉ số đòn cân nợ: Tỉ số nợ = tổng nợ/ tổng vốn
ANGIMEX hoạt động chủ yếu từ nguồn nợ của ngân hàng nên chỉ số này rất
cao. Nhưng đây là điều không đáng lo ngại vì trong 5 năm qua, công ty luôn kinh
doanh có lãi do đó chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu lợi nhuận từ vốn
vay càng cao.
2.2.3. Về các chỉ số hoạt động:
- Số vòng quay tồn kho= Giá vốn hàng bán/ tồn kho thành phẩm
Tỉ số này rất lớn và số ngày cho 1 vòng quay thì nhanh chứng tỏ công ty
không lo bị ứ đọng về tồn kho nhưng công ty lại phải đối mặt với nguy cơ lượng
hàng dự trữ không đủ cung cấp trên thị trường mặc dù lượng tồn kho chiếm tỉ lệ
khá cao trong tài sản lưu động.
- Số vòng quay vốn cố định= Doanh thu tiêu thụ/vốn cố định
Đây là chỉ số thể hiện hiệu suất giữa doanh thu tiêu thụ và máy móc thiết bị.
Tỉ số này tương đối cao chứng tỏ công ty đang tận dụng được khá tốt công suất
máy móc thiết bị để bán hàng và thu về doanh thu lớn.
- Số vòng quay toàn bộ vốn= Doanh thu tiêu thụ/toàn bộ vốn
Chỉ số này khá lớn và tăng đều qua các năm thể hiện qui mô đầu tư vốn của
công ty có hiệu quả tốt.
- Kỳ thu tiền bình quân= (Các khoản phải thu × 365 ngày)/ toàn bộ số vốn
Kỳ thu tiền bình quân của công ty dao động từ 9,05 dến 20,41 ngày (năm
1999 là –3,32 do khách hàng ứng trước tăng) chứng tỏ công ty có chính sách thu
tiền linh hoạt. Nhưng các con số này cũng nói lên số ngày thu tiền này quá chậm
so với tốc độ bán hàng (số vòng quay tồn kho). Đây là một điểm yếu của công ty.
SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 47 -
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!

More Related Content

What's hot

Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendNgọc Hưng
 
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Nguyễn Công Huy
 
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của VinacafeXây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của VinacafeUniversity of Finance - Marketing
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)希夢 坂井
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Nguyễn Quang Sang Digital
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹNguyễn Ngọc Hải
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...vanhuyqt
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹYenPhuong16
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)hiepvu54321
 
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony ExperiaVu Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAYĐề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing Mix trà tại cty Trà, 9Đ, HAY
 
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa LegendQuản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
Quản trị thương hiệu - Xây dựng thương hiệu trà hoa Legend
 
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
 
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của VinacafeXây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
Xây Dựng Kế Hoạch Marketing - Mix cho Sản Phẩm Mới của Vinacafe
 
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa VinamilkLuận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020 Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
Lập kế hoạch Marketing cho nhãn hàng sữa Vinamilk 2020
 
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG MỹCUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
CUỘC CHIẾN CẠNH TRANH CỦA PEPSI-COLA TRÊN THỊ TRƯỜNG Mỹ
 
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...
Lập kế hoạch bán hàng cho sản phẩm bánh mứt kẹo của kinh đô tại thị trường Cầ...
 
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang MỹChiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
Chiến lược xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh ĐàoKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Marketing Mix Công Ty Anh Đào
 
Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)Báo cáo thực tập marketing(athena)
Báo cáo thực tập marketing(athena)
 
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đĐề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
Đề tài: Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7, 9đ
 
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
[Quản trị hệ thống Marketing Tích Hợp - IMC] Lập kế hoạch IMC cho Sony Experia
 

Similar to Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!

Đề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAY
Đề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAYĐề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAY
Đề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...
Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...
Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Hoach dinh-chien-luoc-maketing
 Hoach dinh-chien-luoc-maketing Hoach dinh-chien-luoc-maketing
Hoach dinh-chien-luoc-maketingXuan Le
 
Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...
Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...
Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...
Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...
Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...
khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...
khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...sividocz
 

Similar to Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM! (20)

Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
Đề tài: xây dựng chiến lược markeiting cho sản phẩm bánh mì, 9 điểm!
 
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂMKhóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty thiết bị cơ khí
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty thiết bị cơ khíĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty thiết bị cơ khí
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty thiết bị cơ khí
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty Chấn Phong, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty Chấn Phong, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty Chấn Phong, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tai công ty Chấn Phong, 9đ
 
Đề tài: Tăng sản lượng xếp dỡ tại Công ty dịch vụ cảng, HAY
Đề tài: Tăng sản lượng xếp dỡ tại Công ty dịch vụ cảng, HAYĐề tài: Tăng sản lượng xếp dỡ tại Công ty dịch vụ cảng, HAY
Đề tài: Tăng sản lượng xếp dỡ tại Công ty dịch vụ cảng, HAY
 
Đề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAY
Đề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAYĐề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAY
Đề tài: Biện pháp marketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ công ty cảng, HAY
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tảiĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
 
Luận văn: Marketing - Mix cho thời trang công sở tại Công ty TNHH Sản xuất, t...
Luận văn: Marketing - Mix cho thời trang công sở tại Công ty TNHH Sản xuất, t...Luận văn: Marketing - Mix cho thời trang công sở tại Công ty TNHH Sản xuất, t...
Luận văn: Marketing - Mix cho thời trang công sở tại Công ty TNHH Sản xuất, t...
 
Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...
Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...
Thực trạng công tác marketing tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ trang tr...
 
Hoach dinh-chien-luoc-maketing
 Hoach dinh-chien-luoc-maketing Hoach dinh-chien-luoc-maketing
Hoach dinh-chien-luoc-maketing
 
Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...
Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...
Đề tài Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty tnhh thương...
 
Hoạt động Marketing bảo hiểm xe cơ giới tại cty Petrolimex, HAY, 9 Đ!
Hoạt động Marketing bảo hiểm xe cơ giới tại cty Petrolimex, HAY, 9 Đ!Hoạt động Marketing bảo hiểm xe cơ giới tại cty Petrolimex, HAY, 9 Đ!
Hoạt động Marketing bảo hiểm xe cơ giới tại cty Petrolimex, HAY, 9 Đ!
 
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính - kế hoạch
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính - kế hoạchQuản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính - kế hoạch
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại phòng tài chính - kế hoạch
 
Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...
Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...
Đề tài Một số giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh tạ...
 
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Đề tài: Giải pháp marketing nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
 
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mạiĐề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
Đề tài: Giải pháp marketing trong kinh doanh tại công ty thương mại
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loại
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loạiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loại
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loại
 
Marketing nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loại
Marketing nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loạiMarketing nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loại
Marketing nâng cao hiệu quả sản xuất tại công ty Bán buôn kim loại
 
khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...
khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...
khóa luận hoạt động marekting của công ty cổ phần thương mại vận tải đức tiến...
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Luận văn: Hoạch định chiến lược marketing gạo, 9 ĐIỂM!

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG GIAI ĐOẠN 2004- 2010 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Huỳnh Nhựt Nghĩa Phạm Thị Nguyên Phương MSSV: DTC004639 Lớp ĐH1TC3 04/2004
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:................................................................................................ 1 II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:........................................................................................ 2 III.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 IV.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ......................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG Chương I:KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC: 1.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ MÔ HÌNH QỦAN TRị CHIẾN LƯỢC:..................... 4 1.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược:........................................................................... 4 1.2. Vai trò của quản trị chiến lược..................................................................................... 4 1.3. Mô hình quản trị chiến lược......................................................................................... 4 1.4. Các công cụ hoạch định chiến lược ............................................................................. 4 2. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP: 2.1 Phân tích các yếu tố bên ngoài:.................................................................................... 6 2.2. Phân tích các yếu tố bên trong: ................................................................................... 7 2.3. Các ma trận tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:.............................................................. 7 2.3.1.Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài: .................................................................... 8 2.3.2.Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong:..................................................................... 8 2.4.Phân tích SWOT: ......................................................................................................... 8 2.5. Xác định mục tiêu chiến lược ..................................................................................... 9
  • 3. 2.6.Lựa chọn chiến lược.................................................................................................. 10 2.6.1. Chiến lược cấp công ty.......................................................................................... 10 2.6.2. Chiến lược cấp sản phẩm ...................................................................................... 12 2.7. Xác định chu kì của sản phẩm ................................................................................. 13 2.8.Phối thức Marketing.................................................................................................. 14 Chương II: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TỪ 1999 ĐẾN 2003: 1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ANGIMEX:.. 16 2.NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY...................................................................................... 17 3.CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................................... 18 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH............................................................... 21 5.THỊ TRƯỜNG KINH DOANH GẠO CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM VỪA QUA.................................................................................................................................. 23 6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG ................ 24 7.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...................................................... 26 Chương III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ANGIMEX GIAI ĐOẠN 2004 ĐẾN 2006: I.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI:............................................................... 27 1.1 Bối cảnh chung............................................................................................................ 27 1.1.1.Thuận lợi:................................................................................................................. 27 1.1.2.Khó khăn.................................................................................................................. 27 1.2.Môi trường vĩ mô:....................................................................................................... 27 1.2.1. Kinh tế:.................................................................................................................... 27
  • 4. 1.2.2. Chính trị, luật pháp: ................................................................................................ 31 1.2.3. Điều kiện tự nhiên:.................................................................................................. 32 1.2.4.Xã hội....................................................................................................................... 33 1.2.5. Công nghệ: ............................................................................................................. .33 1.3. Môi trường vi mô:...................................................................................................... 34 1.3.1. Người tiêu thụ: ........................................................................................................ 34 1.3.2. Người cung ứng: ..................................................................................................... 35 1.3.2.1. Người cung ứng nguyên liệu................................................................................ 35 1.3.2.2.Người cung ứng vốn ............................................................................................. 37 1.3.3. Các đối thủ cạnh tranh: ........................................................................................... 38 2.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG:............................................................. 42 2. 1. Marketing:................................................................................................................. 42 2.1.1.Mua hàng.................................................................................................................. 42 2.1.2.Bán hàng .................................................................................................................. 43 2.1.3 Định giá.................................................................................................................... 45 2.1.4.Phân phối.................................................................................................................. 45 2.1.5.Chiêu thị................................................................................................................... 45 2.2. Tài chính- Kế toán: .................................................................................................... 46 2.2.1.Về các chỉ số thanh toán........................................................................................... 46 2.2.2.Về các chỉ số đòn cân nợ.......................................................................................... 47 2.2.3.Về các chỉ số hoạt động ........................................................................................... 47 2.2.4.Về các chỉ số doanh lợi ............................................................................................ 48 2.2.5.Về các chỉ số tăng trưởng......................................................................................... 48
  • 5. 2. 3. Nhân sự: .................................................................................................................... 48 2.4.Văn hoá công ty .......................................................................................................... 49 2.5. Sản xuất:..................................................................................................................... 50 2.5.1.Thiết bị công nghệ.................................................................................................... 50 2.5.2.Chỉ tiêu chất lượng đối với gạo................................................................................ 51 2.5.3.Chi phí sản xuất........................................................................................................ 52 3. MA TRẬN TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG:........................................ 53 3.1.Ma trận các yếu tố vĩ mô............................................................................................. 53 3.2.Ma trận các yếu tố vi mô............................................................................................. 55 3.3.Ma trận các yếu tố bên trong....................................................................................... 57 4.PHÂN TÍCH SWOT:................................................................................................... 58 4.1.Nhóm 1- phân chia mặt mạnh, mặt yếu ...................................................................... 58 4.2. Nhóm 2- Phân chia cơ hội, nguy cơ........................................................................... 60 4.3.Đưa các yếu tố vào ma trận SWOT ............................................................................ 60 5.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:.................................................................. 64 5.1.Mục tiêu ngắn hạn....................................................................................................... 64 5.1.Mục tiêu dài hạn.......................................................................................................... 65 6.LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC....................................................................................... 66 6.1.Chiến lược cấp công ty................................................................................................ 66 6.2.Chiến lược cấp sản phẩm ............................................................................................ 66 6.3.Chiến lược kết hợp...................................................................................................... 66 7. XÁC ĐỊNH CHU KÌ CỦA SẢN PHẨM:.................................................................. 67 8.PHỐI THỨC MARKETING...................................................................................... 68
  • 6. 8.1. Chiến lược sản phẩm.................................................................................................. 68 8.2.Chiến lược giá............................................................................................................. 70 8.3.Chiến lược phân phối.................................................................................................. 72 8.4.Chiến lược chiêu thị.................................................................................................... 73 9.ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ TỪ CHIẾN LƯỢC........................................................ 75 PHẦN KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.KẾT LUẬN................................................................................................................... 81 2.KIẾN NGHỊ.................................................................................................................. 82
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ LOẠI TÊN TRANG BẢNG 1 Kết quả hoạt động kinh doanh 22 2 Cơ cấu thị trường tiêu thụ gạo trực tiếp 23 3 Tỉ lệ mất giá của VND so với USD 29 4 Tình tình xuất nhập khẩu của Việt Nam 30 5 Thu nhập và chi tiêu bình quân 1 người/tháng….. 35 6 Giá gạo chào bán tại một số thời điểm 41 7 Thống kê cung cầu gạo thế giới 42 8 Lượng gạo bán ra và mua vào của công ty 44 9 Các chỉ số tài chính 46 10 Lương và thu nhập của công nhân viên 49 11 Qui cách gạo xuất khẩu 52 12 Bảng kê chi phí 52 13 Tổng hợp môi trường vĩ mô 53
  • 8. 14 Tổng hợp môi trường vi mô 55 15 Tổng hợp môi trường bên trong 57 16 Điểm mạnh và yếu bên trong 59 17 Cơ hội và nguy cơ 60 18 Bảng giá dự kiến 71 19 Các thông số thống kê…. 76 20 Các thông số thống kê…(ước lượng) 76 21 Tỉ lệ tăng ước lượng 78 22 Bảng kết quả kinh doanh dự kiến 79 ĐỒ THỊ 1 Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam 28 2 Giá USD so với VND 29 3 Tốc độ tăng GDP của Việt Nam 31 4 Biến động doanh thu và lợi nhuận 67 5 Phân tích mô phỏng lợi nhuận 77 SƠ ĐỒ 1 Mô hình quản trị chiến lược 5 2 Mô hình ma trận SWOT 9 3 Mô hình ma trận chiến lược chính 11
  • 9. 4 Mô hình ma trận Ansoff 12 5 Mô hình chi kỳ sản phẩm 13 6 Cơ cấu tổ chức của công ty ANGIMEX 20 7 Qui trình thu mua 36 8 Qui trình chế biến gạo 50 9 Ma trận SWOT 61 HÌNH Gạo Phong Lan Vàng của Tigifood 39
  • 10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB- CNV Cán bộ- công nhân viên XN Xí nghiệp NM Nhà máy SXKD Sản xuất kinh doanh HTCL Hệ thống chất lượng UBND Uỷ ban nhân dân BHXH Bảo hiểm xã hội Tr USD Triệu USD
  • 14. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình- Phân tích hoạt động doanh nghiệp- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh- 2000. 2. Phạm Tuấn Cường- Kế hoạch kinh doanh- Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia tp. Hồ Chí Minh-2001. 3. Fred R.David- Khái luận về quản trị chiến lược- Nhà xuất bản thống kê- 2000. 4. TS.Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS. Quách Thị Bửu Châu, ThS. Nguyễn Thị Dược, Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu- Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế- Nhà xuất bản thống kê- 2001. 5. Nguyễn Thành Hội, TS. Phan Thăng- Quản trị học- Nhà xuất bản thống kê- 1999. 6. Niên giám thống kê- Cục thống kê tỉnh An Giang. 7. Lê Đắc Sơn- Phân tích chiến lược kinh doanh- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội- 2001. 8. TS. Nguyễn Văn Sơn- Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam- Nhà xuất bản thống kê- 2000 9. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizell- Chiến lược và sách lược kinh doanh- Nhà xuất bản thống kê-1997. 10.www.oryza.com. 11.www.riceonline.com
  • 15. 12.Các tạp chí tài chính, Nghiên cứu kinh tế, tạp chí Thương mại, thời báo kinh tế Sài Gòn.
  • 16. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp với cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp (năm 2003) là 39% trong tổng sản phẩm trong nước. Trong đó, một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam là gạo (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan). Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gạo luôn luôn tăng, năm 2001: 663,5; 2002: 725,5; 2003: 790 triệu USD1 . Tuy nhiên, gạo của Việt Nam đang bị đánh bại trên sân nhà bởi các loại gạo của các nước trong khu vực, điển hình là gạo Thái Lan. Bên cạnh đó, mặc dù đã ký kết các Hiệp định thương mại nhưng Việt Nam vẫn chưa có tư thế đầy đủ xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Mà nguyên nhân chủ yếu là do trình độ marketing yếu kém và kỹ thuật chế biến lạc hậu nên chỉ sản xuất sản phẩm thô, có giá trị thấp, khách hàng thế giới không ưa chuộng. Hai vấn đề trên hầu như công ty kinh doanh gạo nào cũng gánh phải, kể cả ANGIMEX- công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của tỉnh An Giang (chiếm thị phần 60%).Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông sản, điển hình là gạo, trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Hoạch định chiến lược Marketing gạo công ty ANGIMEX giai đoạn 2004- 2010”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Trong bối cảnh hiện nay mọi công ty đều cần chiến lược Marketing nhằm giúp nhận biết những cơ hội và nắm bắt các mặt thuận lợi của cơ hội đó để vạch ra chiến lược trên 4 lĩnh vực :sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị theo khả năng của công ty. Do đó, mục tiêu chính của bài này là hoạch định chiến lược Marketing một cách khả thi và phù hợp với công ty ANGIMEX, cụ thể là: 2.1.Đánh giá môi trường bên trong của công ty ANGIMEX. 2.2.Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chiến lược của công ty. 1 Nguồn: Bộ thương mại SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 1 -
  • 17. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 2.3.Xem xét và lựa chọn chiến lược marketing phù hợp. 2.4.Mô tả cụ thể từng chiến lược dựa trên 4 tiêu chí: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. 2.5.Ước lượng hiệu quả của chiến lược. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Hoạch định chiến lược Marketing bằng các phương pháp như sau: 3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp: bằng cách quan sát thực tế trong công ty, phỏng vấn cá nhân (thường là các Cán bộ- Công nhân viên trong công ty), gởi thư điện tử,… Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, tryền hình, internet và các nghiên cứu trước đây. 3.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh một chỉ tiêu với cơ sở (chỉ tiêu gốc) đối với các số liệu kết quả kinh doanh, các thông số thị trường, các chỉ tiêu bình quân, các chỉ tiêu có thể so sánh khác. Điều kiện so sánh là các số liệu phải phù hợp về không gian, thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, qui mô và điều kiện kinh doanh. 3.3. Phương pháp thống kê bằng bảng, biểu: thống kê tìm ra xu hướng hay đặc điểm chung của các yếu tố phân tích. 3.4. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để rút ra kết luận. 3.5. Phương pháp SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và nguy cơ bên ngoài doanh nghiệp. Đây là phương pháp then chốt trong hoạch định chiến lược. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1999- 2003. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 2 -
  • 18. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Không gian nghiên cứu: Nội bộ công ty AnGIMEX và các xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc. - Giới hạn nghiên cứu: Lĩnh vực hoạt động của công ty rất rộng nên đề tài này chỉ chọn mặt hàng chủ lực của công ty là gạo để nghiên cứu. - Đối tượng khảo sát: Khảo sát các yếu tố bên trong và bên ngoài của công ty chủ yếu là các yếu tố liên quan đến hoạt động Marketing. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 3 -
  • 19. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Chương I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC: 1.1. Khái niệm về hoạch định chiến lược marketing: Hoạch định chiến lược marketing là quá trình đánh giá môi trường và những tiềm năng bên trong của công ty, sau đó xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn và thực hiện kế hoạch nhằm đạt những mục tiêu này. 1.2. Vai trò của hoạch định chiến lược marketing: Các công ty chủ yếu dựa vào tiến trình này bởi vì nó cung cấp cả những phương hướng chung lẫn hướng dẫn riêng để tiến hành những hoạt động marketing của họ. Không có kế hoạch chiến lược công ty sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định, thực hiện và đánh giá. Ngoài ra, sự nghiên cứu chỉ ra rằng với việc hoạch định chiến lược nhiều công ty có thể gia tăng thu nhập. 1.3. Mô hình hoạch định chiến lược marketing: Mô hình hoạch định chiến lược maketing dựa trên mô hình quản trị chiến lược (xem trang bên). 1.4. Các công cụ thường dùng trong hoạch định chiến lược: - Ma trận BCG: ma trận này là một bảng được xác định qua 2 trục tọa độ là thị phần tương đối trên sản phẩm và mức độ tăng trưởng của thị trường. Mỗi vùng trên ma trận thể hiện vị trí của một sản phẩm đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhược điểm của ma trận này là chứa rất ít thông tin. - Ma trận GE: cũng giống như ma trận BCG nhưng nhiều ô hơn (9 ô) thường dùng để kết hợp với ma trận BCG để xác định vị trí của doanh nghiệp. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 4 -
  • 20. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Thông tin phản hồi Thông tin phản hồi Hình thành Thực thi Đánh giá chiến lược chiến lược chiến lược Thực hiện việc kểm soát bên ngoài để xác định các cơ hội và đe doạ chủ yếu Thiết lập các mục tiêu dài hạn Thiết lập những mục tiêu hàng năm Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại Xét lại mục tiêu kinh doanh Phân phối các nguồn tài nguyên Đo lường và đánh giá thành tích Thực hiện kiểm soát nội bộ để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu Lựa chọn các chiến lược để theo đuổi Đề ra các chính sách Sơ đồ 1: Mô hình quản trị chiến lược - Ma trận SPACE: các trục trong ma trận đại diện cho 2 khía cạnh bên trong của tổ chức: sức mạnh tài chính và lợi thế cạnh tranh và 2 khía cạnh bên ngoài: sự ổn định của môi trường và sức mạnh của ngành. Ma trận này dùng để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời xác định vị trí của doanh nghiệp. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 5 -
  • 21. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Ma trận chiến lược chính: đây cũng là công cụ để hình thành chiến lược. Ma trận này dựa trên 2 khía cạnh sau để đánh giá: vị trí cạnh tranh và sự tăng trưởng của thị trường. - Ma trận SWOT: đây là ma trận điểm mạnh ( strengths), điểm yếu (weaknesses ), cơ hội (opporturnities), nguy cơ (threats), phần chủ yếu của ma trận này là kết hợp các điểm nói trên thành 4 loại chiến lược: SO(điểm mạnh- cơ hội), WO (điểm yếu- cơ hội), ST (điểm mạnh- nguy cơ), WT (điểm yếu- nguy cơ) thông qua đánh giá môi trường của doanh nghiệp. - Ma trận Ansoff: dùng để xác định chiến lược của sản phẩm hoặc 1 nhóm sản phẩm dựa vào yếu tố thị trường và sản phẩm. - Chu kỳ: đây là công cụ dành riêng cho chiến lược marketing. Công cụ này giúp cho doanh nghiệp phán đoán xem sản phẩm của mình đang ở trong giai đoạn nào để có định hướng marketing thích hợp. Do điều kiện hạn hẹp nên tôi chỉ hoạch định chiến lược marketing bằng các công cụ ma trận SWOT, ma trận chiến lược chính, ma trận Ansoff và chu kỳ sản phẩm. 2. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP: 2.1. Phân tích các yếu tố bên ngoài: Phân tích các yếu tố bên ngoài bao gồm các yếu tố thuộc phạm vi vĩ mô như kinh tế (lạm phát, lãi suất, tỉ giá…), chính trị luật pháp (các văn bản pháp luật, chính sách nhà nước), điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu…), mức độ công nghệ và các yếu tố xã hội của thị trường mục tiêu lẫn các yếu tố vi mô (tác nghiệp) như là yếu tố người tiêu thụ, người cung ứng và các đối thủ cạnh tranh ở thị trường mục tiêu để giúp công ty nhận biết, đánh giá cơ hội và nguy cơ ở thị trường mục tiêu. Từ đó, công ty tổ chức phát triển chiến lược phù hợp với mục tiêu dài hạn và thiết kế kế hoạch, chính sách phù hợp với mục tiêu ngắn hạn bằng SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 6 -
  • 22. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa cách tận dụng những cơ hội từ môi trường và hạn chế những nguy cơ do môi trường mang lại. 2.2. Phân tích các yếu tố bên trong: Phân tích các yếu tố bên trong nhằm tìm ra điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá các yếu tố chủ yếu của công ty như marketing, tài chính, kế toán, nhân sự và sản xuất và cả mối quan hệ giữa các yếu tố này. Từ điểm mạnh và điểm yếu của mình, công ty sẽ thiết lập mục tiêu kết hợp cùng với các cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài để tận dụng điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. 2.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng: Phân tích mối quan tâm của công ty đối với các yếu tố ảnh hưởng bằng các ma trận có cấu trúc như sau: Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành Mức độ quan trọng của yếu tố đối với công ty Tính chất tác động Điểm cộng dồn (1) (2) (3) (4) (5) (1) Liệt kê lần lượt các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nói chung và công ty nói riêng. (2) Mức độ quan trọng: được đo lường từ 1 (thấp nhất) đến 3 (cao nhất) cho mỗi yếu tố. Đây là mức tương ứng với mức ảnh hưởng từng yếu tố đối với ngành. (3) Phân loại: điểm số chạy từ 1 (thấp nhất) đến 3 (cao nhất) thể hiện mức độ quan trọng hiện thời của mỗi yếu tố đối với công ty. (4) Tính chất tác động: có 2 biến cố :trừ (-) yếu tố gây nên nguy cơ hay là điểm yếu còn (+) tạo nên cơ hội hay điểm mạnh. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 7 -
  • 23. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa (5) Số điểm quan trọng: con số này được tính bằng “mức độ quan trọng × phân loại”, với các yếu tố có điểm âm thì công ty có chính sách hạn chế, khắc phục, còn điểm dương thì cố gắng phát huy tuỳ theo độ lớn của số điểm. Cụ thể như sau: 2.3.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài: Để tổng hợp mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với ngành và mức quan trọng các yếu tố này đối với công ty, tôi dùng các ma trận tổng hợp các yếu tố bên ngoài. Từ các ma trận này cho phép công ty tóm tắt và đánh giá từng yếu tố để có cái nhìn tổng quát mức độ ảnh hưởng từng cơ hội và nguy cơ đối với ngành. Bên cạnh đó, ma trận còn xem xét mức độ quan tâm của công ty có tương xứng với tầm quan trọng của các yếu tố này chưa? Từ đó công ty sẽ định hướng chiến lược nhằm để điều chỉnh cho phù hợp. 2.3.2. Ma trận các yếu tố bên trong: Ma trận này sẽ xác định mức độ quan trọng từng yếu tố nội bộ trong tổng thể 1 công ty (xây dựng điển hình theo ngành) và đánh giá mức độ điều chỉnh cơ cấu nội bộ của công ty có phù hợp với yêu cầu của ngành trong tình hình hiện nay không? Từ đó công ty sẽ biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để hoạch định chiến lược phát huy hay hạn chế. 2.4. Phân tích SWOT: Phân tích SWOT là đặt các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của mỗi quan hệ. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 8 -
  • 24. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Mặt mạnh (Strengths) Mặt yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO Nguy cơ (Threats) Chiến lược kết hợp ST Chiến lược kết hợp WT Sơ đồ 2: Mô hình ma trận SWOT Trong đó: - Chiến lược SO- chiến lược “phát triển”: kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh cuả công ty để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng hoá. - Chiến lược WO: các mặt yếu nhiều hơn hẳn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”. - Chiến lược ST: đây là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài. Chiến lược này được gọi là chiến lược “chống đối”. - Chiến lược WT- “Phòng thủ”:Công ty không còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài, bị tước khả năng phát triển. Tình huống này công ty chỉ có 2 hướng là phá sản hay liên kết với công ty khác. 2.5. Xác định mục tiêu chiến lược: Trước khi chọn lựa chiến lược cụ thể thì phải xác định rõ ràng mục tiêu cơ bản của công ty xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của công ty. 2.5.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty: Chức năng nhiệm vụ của công ty là “mệnh đề cố định về mục đích của công ty, phân biệt công ty với công ty khác”. Do đó, chức năng nhiệm vụ có vai trò: - Tiêu điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương hướng của công ty. - Tạo điều kiện chuyển hoá phương hướng thành các mục tiêu công ty. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 9 -
  • 25. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Tạo điều kiện chuyển hoá mục tiêu thành các chiến lược và các biện pháp hoạt động cụ thể. Đặc biệt đối với công ty nhà nước thì chức năng nhiệm vụ do nhà nước đề ra. 2.5.2. Mục tiêu của công ty: Mục tiêu công ty được lập ra từ chức năng nhiệm vụ, có tính chất cụ thể hơn và có thể thay đổi trong giai đoạn nhất định. Thường thì có 2 loại mục tiêu: ngắn hạn và dài hạn. - Mục tiêu dài hạn (từ 5 năm trở lên nhưng tuỳ thuộc ngành ): định phương hướng lớn nhưng không đi vào chi tiết hay ấn định con số cụ thể. - Mục tiêu ngắn hạn (từ 1 đến 3 năm nhưng tuỳ thuộc ngành): chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể mục tiêu dài hạn của công ty. 2.6. Lựa chọn phương án chiến lược: 2.6.1. Chiến lược cấp công ty: Lựa chọn chiến lược cấp công ty dựa trên ma trận chiến lược chính2 : Trong đó : - Phát triển thị trường:Đưa các sản phẩm hiện có vào khu vực mới. - Thâm nhập thị trường:Tăng thị phần cho sản phẩm hiện tại ở thị trường hiệntại qua những nỗ lực tiếp thị. - Phát triển sản phẩm:Tăng doanh số bằng việc cải tiến sảm phẩm hiện có - Kết hợp về phía trước: tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với nhà phân phối và bán lẻ. - Kết hợp theo chiều ngang: tìm ra quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh. 2 Ma trận chiến lược chính:Grand Strategy Matrix SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 10 -
  • 26. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Đa dạng hoá tập trung: thêm vào sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau. - Loại bớt: bán đi một chi nhánh hay một phần công ty. - Thanh lý: bán tất cả từng phần với giá trị hữu hình. - Đa dạng hoá theo chiều ngang: thêm vào những sản phẩm hoặc lạoi dịch vụ liên hệ theo khách hàng hiện có. SỰ TĂNG TRƯỞNG NHANH CHÓNG CỦA THỊ TRƯỜNG Góc tư II Góc tư I 1.Phát triển thị trường. 2.Thâm nhập thị trường. 3.Kết hợp theo chiều ngang. 4.Loại bớt. 5.Thanh lý 1.Phát triển thị trường. 2.Thâm nhập thị trường. 3.Phát triển sản phẩm. 4.Kết hợp về phía trước. 5.Kết hợp về phía sau. 6.Kết hợp theo chiều ngang. 7.Đa dạng hoá tập trung. Góc tư III Góc tư IV 1.Giảm bớt chi tiêu. 2.Đa dạng hoá tập trung. 3.Đa dạng hoá theo chiều ngang. 4.Đa dạng hoá liên kết. 5.Loại bớt. 6.Thanh lý. 1.Đa dạng hoá tập trung. 2.Đa dạng hoá theo chiều ngang. 3.Đa dạng hoá liên kết. 4.Liên doanh. VỊ TRÍ CẠNH TRANH YẾU SỰ TĂNG TRƯỞNG CHẬM CHẠP CỦA THỊ TRƯỜNG VỊ TRÍ CẠNH TRANH MẠNH Sơ đồ 3:Mô hình ma trận chiến lược chính - Đa dạng hoá liên kết: thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ không có sự liên hệ. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 11 -
  • 27. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Liên doanh: hai hay nhiều công ty đỡ đầu hình thành một công ty độc lập vì những mục đích hợp tác. Ngoài ra còn có chiến lược kết hợp hai hay nhiều chiến lược cùng lúc. 2.6.2. Chiến lược cấp sản phẩm: Từ mục tiêu trên thì công ty tiến hành lựa chọn phương án chiến lược thích hợp dựa trên ma trận ANSOFF: SẢN PHẨM MA TRẬN ANSOFF Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới Thị trường hiện có THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG PHÁT TRI ỂN SẢN PHẨM THỊTRƯỜNG Thị trường mới PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐA DẠNG HOÁ Sơ đồ 4:Mô hình ma trận Ansoff Cụ thể: - Chiến lược thâm nhập thị trường: các nỗ lực tiếp thị nhằm tăng doanh số bán ra của sản phẩm hiện có trên vùng thị trường hiện có. - Chiến lược phát triển thị trường: các nỗ lực tiếp thị nhắm đến việc mở rộng hệ thống phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng cho sản phẩm hiện có trên vùng thị trường mới. - Chiến lược phát triển sản phẩm: các nổ lực tiếp thị nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ có thêm chức năng mới và bán trên vùng thị trường hiện có. - Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: các nổ lực tiếp thị nhằm cả việc tạo ra sản phẩm mới và thị trường mới. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 12 -
  • 28. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 2.7. Xác định chu kì sống của sản phẩm: Vì mỗi sản phẩm có chu kì sống khác nhau sẽ thích hợp với chiến lược cụ thể khác nhau nên cần phải xác định rõ ràng chu kì của sản phẩm mới tiến hành phối thức marketing hợp lý được. Mỗi chu kì sản phẩm có 4 giai đoạn, và mỗi giai đoạn liên hệ với doanh thu và lợi nhuận theo sơ đồ sau: Tiền Doanh thu Lợi nhuận Tăng trưởng Suy thoái Trưởng thành Giới thiệu Thời gian Sơ đồ 5: Mô hình chu kì của sản phẩm Khi đã xác định được sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kết hợp với phương án chiến lược đã lựa chọn ở trên để phối thức marketing sao cho hợp lý, cụ thể: - Giai đoạn giới thiệu: chi phí tiếp thị cao, chiêu thị theo cách giới thiệu sản phẩm, phân phối thì rải rác hay co cụm, giá bán thâm nhập hay hớt váng, sản phẩm thì đơn giản. - Giai đoạn tăng trưởng: chi phí tiếp thị vừa phải, chiêu thị theo hướng làm cho khách hàng yêu thích sản phẩm, đẩy mạnh mạng lưới phân phối, giá bán theo hướng cạnh tranh, sản phẩm thì cải tiến và thêm chức năng. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 13 -
  • 29. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Giai đoạn trưởng thành: chi phí tiếp thị vừa phải, chiêu thị theo hướng giữ lòng trung thành của khách hàng, đẩy mạnh mạng lưới phân phối, giá bán cạnh tranh, sản phẩm thì đa dạng. - Giai đoạn suy thoái: chi phí tiếp thị giảm, chiêu thị thì theo hướng nhắc nhở khách hàng và chọn lọc kỹ lưỡng, giá bán tuỳ chọn nhưng chú ý là phải lời nhiều, sản phẩm thì không đổi. 2.8. Phối thức marketing: Phối thức Marketing sẽ được thiết lập dựa trên chiến lược đã chọn với 4 nhóm: 2.8.1. Sản phẩm: hoạch định các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm và bao bì sản phẩm. 2.8.2. Giá bán: hoạch định dựa trên 3 phương án cơ bản: - Định giá thâm nhập: bán giá thấp để chiếm lĩnh thị phần cao.Sau khi đã chiếm được vị trí đứng vững trên thị trường tuỳ theo tình hình cạnh tranh, có thể nâng gía dần dần hoặc tiếp tục hưởng lợi do chi phí thấp. - Định giá theo cạnh tranh: so sánh sản phẩm với sản phẩm cạnh tranh về mặt chất lượng, tính năng, dịch vụ,… để định giá theo nguyên tắc bán giá cao hơn. Nguyên tắc này đặc biệt được sử dụng trong trường hợp khách hàng ít trung thành với nhãn hiệu và sản phẩm không khác biệt nhiều. - Định giá hớt váng: ngược lại với phương án định giá thâm nhập, nhưng sau khi qua giai đoạn giới thiệu sản phẩm thì điều chỉnh giá theo áp lực cạnh tranh. Ngoài ra, khi định giá công ty xem xét cả chính sách chiết khấu hỗ trợ các nhà phân phối, chiết khấu số lượng, chiết khấu tiền mặt,.. 2.8.3.Phân phối: phân phối dựa vào 6 yếu tố cơ bản: - Kênh bán hàng gián tiếp hay trực tiếp, - Một kênh hay nhiều kênh, SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 14 -
  • 30. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Chiều dài kênh, - Loại hình phân phối, - Số lượng nhà phân phối mỗi cấp, - Cách chọn nhà phân phối. 2.8.4.Chiêu thị: dựa trên 5 nhóm chủ yếu: - Quảng cáo: nhằm quảng bá thông tin về sản phẩm đến khách hàng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi phí quảng cáo thường rất tốn kém và đơn vị người nhận thông tin thường thấp hơn loại hình khác. - Kích thích tiêu thụ: Loại hình này rất dễ tác động diến hành vi tiêu dùng của khách hàng, tuy nhiên không quá lạm dụng, dễ gây thành “dịch khuyến mãi” và có khi làm giảm doanh số sau đợt khuyến mãi. - Bán hàng trực tiếp: loại hình này tiết kiệm chí phí tốt nhất nhưng phụ thuộc nhiều vào nhân viên bán hàng. - Marketing trực tiếp: là hình thức kết hợp của quảng cáo, kích thích tiêu thụ và bán hàng trực tiếp nhằm bán hàng không qua trung gian. Loại hình này có nhược điểm là không phổ biến đối với đa số khách hàng. - Quan hệ xã hội: có tính đại chúng như quảng cáo, nhưng thường có độ tin cậy cao hơn vì thông tin được đưa ra gián tiếp thông qua các bài phóng sự, các mẫu tin, các hoạt động xã hội do doanh nghiệp thực hiện hoặc tài trợ các hoạt động văn hoá, thể thao,… SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 15 -
  • 31. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Chương II: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY ANGIMEX TỪ 1999 ĐẾN 2003 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ANGIMEX: - Thành lập ngày 23/07/1976 theo quyết định số 73/QĐ/76 do chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Tấn Thời ký, thành lập “Công Ty Ngoại Thương An Giang” tiền thân của “Công ty Xuất Nhập Khẩu tỉnh An Giang” ngày nay. - Trong những năm đầu công ty chỉ làm nhiệm vụ mua và cung ứng, mua bán uỷ thác hàng xuất nhập khẩu của công ty trong nước, hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, bắp, đậu nành, mè vàng, tôm,… hàng nhập khẩu là vật tư nguyên liệu chiếm 30% đã tạo nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp: urea, DAP, NPK, thuốc trừ sâu và một số hàng tiêu dùng khác. - 1990, công ty xây dựng nhà máy xây lúa ANGIMEX với công suất 5 tấn/ha và các công trình phụ trợ với giá trị là 2.792.465.000 đồng. 1998, công ty được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp ngoài việc nhận uỷ thác xuất nhập khẩu nước bạn còn mua bán với các nước khác như Singapore, Nhật Bản,… - 1991 và 1992 công ty cài tạo mặt bằng, xây dựng kho trên diện tích 1.412 m2 , lắp đặt 2 nhà máy đánh bóng gạo với công suất 4 tấn/ha, trị giá 1.480.039.000 đồng. - 1993, công ty lắp đặt nhà máy đánh bóng gạo An Hoà, nhà máy xay lúa Nhật trị giá 822.416.000 đồng. - 1994, xây dựng nhà máy ANGIMEX 5, lắp đặt lò sấy nâng công suất 5 tấn/ha, lắp đặt máy đánh bóng gạo trị giá 750.762.000 đồng. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 16 -
  • 32. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - 1995, xây dựng nhà máy ANGIMEX 2 gồm xây dựng nhà kho 180 m2 , lắp đặt máy đánh bóng gạo 5 tấn/ha, máy đánh bóng gạo ở kho Đồng Lợi và các công trình phụ trợ trị giá 1.503.755.000 đồng. Từ năm 1990, công ty đã trang bị 20 bộ máy vi tính và một số trang bị phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Để mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư và lao động nước ngoài phù hợp tiềm năng lao động, đất đai, hàng năm công ty xuất khẩu đạt 40.000 tấn đến 60.000 tấn gạo và trên 30.000 tấn nông sản khác. Công ty mở rộng liên kết trao đổi hàng hoá với tỉnh bạn để huy động hàng xuất khẩu nhất là gạo cao cấp, hợp tác với Campuchia, Tp HCM,.. để khai thác hàng lâm sản như gỗ, càfê, hạt điều, hạt tiêu, cao su,… Công ty tiếp nhận giao dịch và đàm phán với công ty kinh doanh lương thực Kitoku- tháng 9/1991 Công ty liên doanh ANGIMEX- KITOKU đã thành lập với tổng vốn đầu tư 1.000.000USD, vốn pháp định là 300.000USD mục đích là sản xuất nông sản, sản phẩm chế biến từ bột gạo để xuất khẩu phần lớn sang thị trường Nhật Bản. Hiện nay công ty đang liên kết với công ty may Nhà Bè, công ty mì An Thái để thực hiện kinh doanh các hàng may mặc và mì ăn liền đạt hiệu quả cao. 2. NHIỆM VỤ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY: - Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoạch nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch khác có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. - Mở rộng liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh của các thành viên kinh tế trong và ngoài nước, tăng cường hoạch toán kinh tế, nghiên cứu thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hoá, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường. - Tích cực thu hút vốn lao động đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế đất nước. Công ty tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 17 -
  • 33. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa trang thiết bị đển bù đắp chi phí tự trang trải vốn và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định. - Tuân thủ và thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước về kinh doanh và giao dịch. Thực hiện chế độ tài sản, lao động tiền lương, BHXH, làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ- công nhân viên (CB- CNV). 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC: 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (hình bên) : 3.2. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của công ty là một thể thống nhất từ trên xuống dưới bao gồm các phòng ban: 3.2.1. Ban giám đốc (3 người): là người đại diện pháp nhân của công ty, có quyền điều hành cao nhất của công ty. - Giám đốc: do UBND tỉnh bổ nhiệm, điều hành hoạt động của công ty theo chủ trương chính sách và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và tập thể cán bộ công nhân viên cuả công ty. Để thực hiện trách nhiệm của mình, giám đốc đề ra dự thảo, định hướng hoạt động và uỷ quyền cho các đơn vị chức năng thực hiện. - Phó giám đốc là người hỗ trợ công việc cho giám đốc theo chuyên môn của mình bằng cách đưa ra các chỉ thị hướng dẫn các bộ phận chức năng thực hiện. Phó giám đốc do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ( UBND ) bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc. 3.2.2. Phòng tổ chức hành chính (12 người): - Thực hiện các vấn đề liên quan đến nhân sự: bố trí lao động và tiền lương, khen thưởng kỉ luật,đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. - Thực hiện quả lý công văn, thu nhận văn bản, những qui định và các thông tư cuả cấp trên và của nhà nước để tham mưu các phòng ban có trách nhiệm thi hành. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 18 -
  • 34. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 3.2.3. Phòng kế toán tài vụ (11 người): - Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả và phù hợp với qui mô, nhiệm vụ kinh doanh của công ty. - Thực hiện công tác tài chính theo pháp lệnh kế toán hiện hành. - Lập báo cáo tài chính theo niên độ kế toán. 3.2.4. Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu (11 người) và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (11 người): Có nhiệm vụ chính là: - Thu thập và phân tích thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch. - Tiếp cận thị trường làm cơ sở cho việc tổ chức bán hàng và khai thác mua hàng. - Soạn thảo và thực hiện các thủ tục cho việc ký kết các hợp đồng quốc tế. - Nhận uỷ thác xuất khẩu và nhập khẩu của các đơn vị khác. - Tham mưu cho giám đốc khi giao dịch cho các công ty nước ngoài. 3.2.5. Phòng đầu tư và phát triển (4 người): nghiên cứu và sử dụng sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, kiểm kê nguồn vốn đầu tư theo từng kỳ, đề suất các kế hoạch mở rộng qui mô kinh doanh. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 19 -
  • 35. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 20 - GIÁM ĐỐC PHÒNG ĐẦU TƯ- PHÁT TRIỂN PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH- XNK CHI NHÁNH TP.HCM PHÓ GIÁM ĐỐC THƯƠNG MẠI PHÓ GIÁM ĐỐC LƯƠNG THỰC Cửa hàng đại lý Cửa hàng Honda và dịch vụ tại Long Xuyên Cửa hàng Honda và Dịch vụ tại Châu Đốc Cửa hàng thương mại huyện Châu Phú XN chế biến lương thực 3 XN chế biến lương thực 4 NM chế biến lương thực Châu Đốc Xí nghiệp SXKD bao bì vận tải XN chế biến lương thực 1 XN chế biến lương thực 2 Cửa hàng thương mại số 1 Cửa hàng thương mại số 2 Cửa hàng thương mại số 4 Cửa hàng thương mại huyện Tịnh Biên Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của công ty ANGIMEX Các đơn vị chưa thuộc diện kiểm soát bởi HTCL Các đơn vị thuộc diện kiểm soát bởi HTCL
  • 36. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 3.2.6. Các xí nghiệp trực thuộc: chức năng chủ yếu là sản xúât, từ khâu thu mua đến khau thành phẩm và tiêu thụ. 3.2.7. Các cửa hàng kinh doanh thương mại: thực hiện chức năng tiêu thụ hàng hoá trong nước lẫn quốc tế. 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 1999- 2003: (xem bảng 1) Doanh thu tăng điều qua các năm với tốc độ trung bình 15% trong giai đoạn 1999- 2003 trong khi lợi nhuận sau thuế tăng ít hơn (12%) nhưng cũng thấy được mức độ tăng đồng đều giữa doanh thu và lợi nhuận. Còn các loại chi phí thì đều tăng, trong đó tăng chủ yếu là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu là do đầu tư thêm, sửa chửa máy móc thiết bị trong sản xuất và do sản lượng bán tăng đều. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 21 -
  • 37. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Bảng 1: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: đồng STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1 Doanh thu thuần 602.674.520.533 574.201.174.884 706.021.792.942 759.422.410.262 1.129.344.057.159 2 Gía vốn hàng bán 575.664.258.569 537.700.001.115 667.003.805.578 705.147.772.700 890.531.208.870 3 Lợi tức gộp 27.010.261.964 36.501.173.769 39.017.987.364 54.274.637.562 277.519.968 4 Chi phí bán hàng 16.095.769.168 21.987.202.181 30.402.400.027 59.067.562.268 52.943.563.313 5 Chi phí quản lý 5.652.667.432 7.432.575.965 8.721.579.486 7.150.765.943 1.129.066.537.191 6 Thu nhập tài chính 6.423.309.326 4.635.924.731 5.573.555.685 120.644.236.490 7 Chi phí tài chính 7.533.596.239 9.163.258.575 5.982.998.507 52.943.563.313 Trong đó: Lãi vay 77.052.389.024 8 Lợi nhuận hoạt dộng tài chính 978.049.334 -1.110.286.913 5.472.666.156 -409.442.822 9 Thu nhập bất thường 214.974.485 153.441.696 6.793.433.750 10 Chi phí thu nhập khác 112.950.127 34.752.487 9.381.082.053 11 Lợi nhuận bất thường 836.341.489 -47.181.818 102.024.358 118.689.209 8.059.209.001 12 Tổng lợi nhuận trước thuế 5.120.117.519 69.833.895 5.468.898.385 7.765.555.738 13 Miễn giảm thuế thu nhập 7.722.776.191 14 Thuế thu nhập phải nộp 1.638.437.606 22.346.846 1.750.047.477 2.484.977.836 1.107.295.119 15 Lợi nhuận sau thuế 3.481.679.913 5.900.000.000 5.230.000.000 5.280.577.902 7.026.116.922 (Nguồn: Công ty ANGIMEX) SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 22 -
  • 38. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 5. THỊ TRƯỜNG KINH DOANH GẠO CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA: Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh, do đó tôi tiến hành khảo sát thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty, cụ thể như sau: Bảng 2:CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO TRỰC TIẾP 2001 2002 2003 THỊ TRƯỜNG Lượng (tấn) Tiền (USD) Lượng (tấn) Tiền (USD) Lượng (tấn)Tiền (USD) Philippines 49.595,00 7.497.324,00 11.309,00 2.165.321,36 44.391,85 7.873,88 Indonesia 31.689,00 4.962.640,00 18.478,32 3.384.593,30 80.350,55 13.674,91 Singapore 8.330,00 1.215.040,00 8.843,75 1.626.872,63 14.164,78 2.430,91 New Guinea 10.100,00 1.496.900,00 Malaysia 17.838,00 2.477.591,00 17.314,00 3.178.235,00 116.614,87 20.669,01 Châu Phi 37.144,00 5.332.613,00 12.800,62 2.149.212,16 3.500,00 567,00 Poland 4.200,00 588.000,00 Ukraine 5.160,00 771.000,00 5.767,50 1.019.280,00 245,00 42,63 Neitherland 1.350,00 200.475,00 Hongkong 8.850,00 1.288.700,00 Cambodia 5.100,00 792.285,00 9.099,90 1.689.482,95 2.000,00 343,00 Australia 21,99 6,36 Canada 312,00 66,77 Tổng gạo xuất khẩu trực tiếp 179.356,0026.622.568,00 83.613,0915.212.997,39 261.267,05 45.601,34 Nội địa 230.446,46 141.455,478 307.176,563 Tổng 409.802,46 225.068,56 568.443,61 (Nguồn: Công ty ANGIMEX) Trong các năm qua thị trường tiêu thụ mạnh nhất là Malaysia, Philppine và Indonesia và số lượng không nhỏ ở thị trường nội địa. Tuy nhiên tình hình xuất khẩu sang các thị trường này sẽ không còn tthuận lợi như trước nữa khi chính phủ Indonesia đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu gạo tạm thời năm 2004 và có thể tăng thuế nhập khẩu gạo 30-60%; còn Philippine tuyên bố sẽ xuất khẩu gạo vào năm 2005; Singarore chỉ lại là một đầu mối xuất khẩu trung gian. Trong khi đó ở Châu Phi chỉ nhập khẩu loại gạo giá rẻ mang về giá trị thấp cho công ty. Một thị trường khá quan trọng của công ty nữa là Ukraine sẽ áp dụng thuế suất nhập SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 23 -
  • 39. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa khẩu chung của EU sau khi gia nhập (cao hơn nhiều so với hiện tại). Còn các thị trường khác thì tiêu thụ rất ít và tình hình rất manh múng. Điều quan trọng là sản phẩm gạo của công ty chỉ bán đa số qua trung gian ở dạng bao lớn không nhãn hiệu cho nên chưa đem lại giá trị cao và chưa khẳng định mức độ chiếm lĩnh thị phần. Do đó yêu cầu đặt ra hiện nay đối với vấn đề thị trường của công ty là làm sao củng cố thị trường nội địa để duy trì lượng tiêu thụ lớn, đồng thời tìm kiếm thị trường xuất khẩu có cơ hội thu về giá trị cao. 6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 6.1. Thuận lợi: - An Giang là một trong những địa phương có sản lượng gạo thuộc hàng cao nhất của Việt Nam, nguồn nguyên liệu cung ứng cho sản xuất của công ty rất lớn và khá ổn định thông qua việc bố trí mùa vụ hợp lý, thu hoạch trải đều trong năm. - Công ty hoạt động có hiệu quả trong việc thu mua lúa gạo của dân, nhờ sự quan tâm giúp đỡ tận tình của UBND tỉnh, thường vụ tỉnh uỷ, ban điều hành và sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là công ty có kinh nghiệm trong ngành chế biến gạo xuất khẩu, công ty đã có mối quan hệ thương mại và tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực kinh doanh gạo, với chất lượng ổn định và giá cả luôn phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Công ty đã tận dụng ưu thế về cơ sở vật chất đã được đầu tư trong nhiều năm qua, có kế hoạch thu mua dự trữ hợp lý vừa quay nhanh về vốn vừa tận dụng được thời điểm thuận lợi về giá cả thu mua và tiêu thụ. - Năm 1998, công ty được UBND tỉnh giao đầu mối xuất khẩu gạo, trực tiếp giao dịch hợp đồng với khách hàng, nhờ thế công ty chủ động được kế hoạch thu mua sản xuất và tiêu thụ hàng xuất khẩu. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 24 -
  • 40. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Được sự hỗ trợ tích cực cho vay vốn của các Ngân Hàng Thương Mại (Gạo chiếm 33% cơ cấu tín dụng xuất khẩu cả nước). - Quan trọng nhất là đội ngũ CB- CNV và ban lãnh đạo của công ty luôn đoàn kết chặt chẻ, phát huy được năng lực trí tuệ tập thể. Đặc biệt là sự khéo léo nhạy bén và quyết đoán của ban lãnh đạo đã đưa công ty vượt qua những khó khăn và đưa công ty đến vị trí hiện nay. 6.2. Khó khăn: - Thị trường bị thu hẹp do các nước thực hiện chủ trương bảo hộ hạn chế nhập khẩu, có lúc như đóng cửa. - An Giang lại chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nông dân không thể dự trữ lúa trong thời gian dài. - Khách hàng tận dụng các cơ hội giá thấp khi vào thu hoạch và tập trung nhận hàng với số lượng lớn nên giá lúa gạo trong nước rất dễ biến động và tạo rủi ro cho công ty. - Số lượng thực hiện theo hợp đồng của chính phủ quá lớn (năm 2001 hơn 16000 tấn) nhưng không có lãi vì giá xuất được ký tương đương với giá thị trường và chậm được phân chia cho tỉnh trong thời gian chính vụ. Mặc khác, thời gian giao hàng được phân bổ vào thời điểm không thuận lợi về giá cả trong nước nên mặt hàng này kém sức cạnh tranh về giá. - Có nhiều cơ chế xuất khẩu gạo trong nước và trên thế giới. Nhà nước tạo điều kiện thông thoáng hơn cho mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu trực tiếp kể cả doanh nghiệp tư nhân. Đồng thời cũng có sự thay về chủ trương của các nước nhập khẩu gạo, không còn tập trung vào các đầu mối độc quyền mà từng bước mở rộng doanh nghiệp tư nhân.Từ đó trên thị trường nhiều người bán hơn, người mua cũng nhiều hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt. - Ngành hàng kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng thu hẹp do thị trường xuất khẩu không ổn định, không hấp dẫn nhà đầu tư sản xuất. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 25 -
  • 41. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Thường khách hàng của công ty là những nước trong khu vực, công ty chưa thâm nhập vào thị trường lớn như Tây Âu, Úc, Mỹ,… - Phần lớn vốn kinh doanh của công ty phải vay của ngân hàng, trong khi cơ sở vật chất của công ty cần được nâng cấp về kho tàng thiết bị đáp ứng qui mô sản xuất kinh doanh của công ty. 7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY: Từ thực tế tình hình thị trường kinh doanh gạo như thế, công ty đề ra phương châm“ Thị trường là sống còn, chất lượng là quyết định”cụ thể như sau: - Đa dạng hoá khách hàng, khai thác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả, xây dựng các mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài là điều kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty. - Củng cố tăng cường trang thiết bị đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện thiết bị tạo sự đồng bộ tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu mở rộng mặt hàng kinh doanh mới phù hợp với điều kiện công ty: kinh doanh phụ phẩm gạo, vận chuyển hàng hoá bao bì, thương mại,.. hỗ trợ và khuyến khích cán bộ- công nhân viên (CB_CNV) tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. - Phấn đấu hạ giá phí, xây dựng cơ cấu phí, định mức phí thích hợp, ra sức tiết kiệm và coi đó là mục tiêu quan trọng. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 26 -
  • 42. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Chương III: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ANGIMEX GIAI ĐOẠN 2004 ĐẾN 2010 1. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI: 1.1. Bối cảnh chung: Việt Nam đang trên đường hội nhập nên cả môi trường kinh doanh trong nước hay nước ngoài đều có những thuận lợi và thách thức chủ yếu nh ư sau: 1.1.1. Thuận lợi: - Tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử và chèn ép trong thương mại quốc tế. - Có khả năng giành được những ưu đãi cho các nước chậm phát triển và chuyển đổi. - Có điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ. - Nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế trên thị trường, định hướng phát triển phù hợp có lợi cho nền kinh tế. 1.1.2. Khó khăn: - Trình độ công nghệ thấp và năng lực cạnh tranh yếu. - Các khuôn khổ pháp lý chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.2. Môi trường vĩ mô: 1.2.1. Kinh tế: a.Lạm phát: Ta có đồ thị 1 biểu diển lạm phát của Việt Nam như sau: SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 27 -
  • 43. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 0 5 10 15 20 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Nam Tilelamphat Viet Nam My (Nguồn: Đánh giá dồng nội tệ- Tạp chí tài chính 02/2004) Đồ thị 1: Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam Trên đồ thị, lạm phát của Việt Nam biến động bất thường và khó lường, đặc biệt là tỉ lệ lạm phát của Việt Nam 2003 lại là 3%. Theo các chuyên gia,tỉ lệ lạm phát còn có xu hướng tăng thêm. Khi lạm phát tăng sẽ bất lợi cho hoạt động sản xuất của công ty vì khi xuất khẩu thu về cùng lượng ngoại tệ thì chỉ đổi được ít hơn đồng nội tệ. Bên cạnh đó, khi lạm phát trong nước tăng cao, người tiêu dùng lại có xu hướng thích dùng hàng nhập khẩu từ nước ngoài hơn. b. Lãi suất: Từ năm 2001 đến nay Ngân Hàng Nhà Nước đã cắt giảm lãi suất đối với VND tới 4 lần từ mức 0,75%/tháng xuống còn 0,725%/tháng, rồi 0,65% cuối cùng là 0,625%/tháng vào năm 2003. Như vậy xu hướng giảm của lãi suất lại là cơ hội cho công ty vì với lãi suất vay thấp thì chi phí sử dụng vốn của công ty cũng thấp. Bên cạnh đó, lãi suất giảm thì xu hướng tiêu dùng sẽ tăng nhưng mặt hàng gạo là mặt hàng thiết yếu nên yêu cầu chất lượng sẽ tăng. c.Tỉ giá hối đoái Khi giá VND tăng tức là tỉ giá VND/USD giảm, thì với mức giá xuất khẩu như trước (đối với USD/đơn vị sản phẩm) công ty sẽ thu về với số tiền nội tệ sẽ nhỏ hơn. Ngược lại, khi tỉ giá hối đoái của VND giảm xuống thì với giá xuất SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 28 -
  • 44. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa khẩu như trước nhà xuất khẩu sẽ thu về giá trị lớn hơn mặc dù giá thị trường quốc tế của sản phẩm xuất khẩu không thay đổi. Theo các tài liệu thống kê thì diễn biến tỉ giá USD/VND như sau: 0 5000 10000 15000 20000 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 (Nguồn: Tạp chí tài chính- 01/2004) Đồ thị 2:Giá USD so với VND Từ năm 1992, tỉ giá hối đoái của Việt Nam nhích nhẹ và tương đối ổn định. Đến năm 2003 đồng USD bị mất giá mạnh nhưng đến đầu năm 2004 đột ngột tăng giá trở lại so với EURO và đồng Yên nhật tạo nên tình hình biến động mạnh. Nhưng Ngân Hàng Nhà Nước đã ra sức can thiệp nên tỉ giá chỉ và hiện nay đang ở mức 15621VND/USD. Và tỉ lệ mất giá của VND so với USD đang có xu hướng nhỏ dần, thể hiện ở bảng 3: Bảng 3:Tỉ lệ mất giá của VND so với USD Năm 1997 1998 19992000 2001 2002 2003 Tì lệ mất giá của VND so với USD (%)14,2 9,6 1,1 3,4 3,8 2,1 1,8 (Nguồn: Tạp chí tài chính- 02/2004) d. Cán cân thương mại : SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 29 -
  • 45. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Trong những năm qua, cán cân thương mại của Việt Nam thâm thụt khá lớn, tính đến cuối tháng 4/2003 cán cân thương mại thâm thụt đến 1023 tỷ USD, bằng 16,4% kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do nhập siêu (xem bảng 4) Bảng 4:TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Xuất khẩuTốc độ tăngNhập khẩuTốc độ tăngNhập siêuTốc độ nhập siêu Năm (Tr USD) (%) (Tr USD) % (Tr USD) (%) 1999 11.541,4 23,3 11.742,1 2,1 -200,7 -1,7 2000 14.482,7 25,5 15.636,5 33,2 -1153,8 -8,0 2001 15.027,0 3.8 16.162,0 3,4 -1.135,0 -7,66 2002 16.530,0 10,0 19.300,0 19,4 -2.770,0 -16,8 01-03 1.480,0 31,0 1.770,0 36,2 -290,0 -19,6 02-03 2.865,0 44,2 3.023,0 25,9 -158,0 -5,5 03-03 4.665,0 43,4 4.863,0 26,3 -198,0 -4,2 04-03 6.223,0 36,1 7.264,0 34,7 -1.041,0 -16,4 (Nguồn:Dương Ngọc- Thời báo kinh tế số 34) Nhưng nhập siêu chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ cho đầu tư, bên cạnh đó tỉ lệ xuất khẩu vẫn tăng đều qua các năm nên không đáng lo ngại cho tình hình cán cân thương mại. Chính điều này lại thể hiện mối quan tâm đầu tư vào thiết bị công nghệ của nhà nước, đồng thời tạo môi trường khả quan trong hoạt động xuất khẩu của công ty. Bên cạnh đó nhập siêu cũng là giảm giá nội tệ do cầu ngoại tệ tăng cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu. e. Tốc độ tăng GDP: Tốc độ tăng GDP trong nước thể hiện qua đồ thị 2: SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 30 -
  • 46. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 % (Nguồn:Cơ chế “con đẻ, con nuôi”- Tạp chí tài chính tháng 10/2003) Đồ thị 3: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam Từ năm 1999, tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng dần đều, do đó chúng ta có thể kỳ vọng một sức tiêu dùng lớn đối với gạo chất lượng cao trong tương lai. 1.2.2. Chính trị, luật pháp: - Chính Phủ cũng như Bộ Thương Mại sử dụng các quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu. - Đại Hội Đảng lần XI đã đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH- HĐH), đặt biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, nghư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Thủ tục hải quan được cải tiến, bỏ bớt các giai đọan rườm rà, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng. - Quyết định số 63/2002/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002 cho các mặt hàng theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, theo đó gạo xuất khẩu được thưởng 180 đ/USD dựa trên kim ngạch xuất khẩu. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 31 -
  • 47. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Bên cạnh đó, các ngành, các cấp từ Trung Ương đến địa phương tìm đầu ra cho nông sản, trong đó đối với gạo, Chính Phủ tại điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tham gia xuất khẩu bằng cách cách phân chia hợp đồng kinh tế với số lượng lớn, phân bổ quota, chỉ tiêu tạm trữ. - Năm 2003, UBND tỉnh An Giang ban hành qui định xét thưởng xuất khẩu hàng hoá, theo đó các thương nhân tìm được thị trường mới, gia tăng kim ngạch xuất khẩu của 7 mặt hàng chủ lực (trong đó có gạo) sẽ được thưởng 100 triệu đồng. Ngoài ra tỉnh cũng khuyến khích thương nhân tìm thị trường mới. Với kim ngạch đạt từ 70000 USD/năm tại thị trường mới cũng được thưởng 1% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường đó, tối đa 100 triệu đồng/ 1 trường hợp. - Ngoài ra, công ty còn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Tỉnh trong việc thu mua lúa của nông dân, hướng dẫn kịp thời các qui định mới, các sửa đổi, bổ sung trong luật. - Riêng thị trường nước ngoài, rào cản nhập khẩu giảm do Việt Nam gia nhập AFTA, WTO, ký kết hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ký kết chương trình thu hoạch sớm EHP… 1.2.3. Điều kiện tự nhiên: - Về điều kiện đất đai thổ nhưỡng thì rất thuận lợi vì tỉnh An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung hằng năm được phù sa bồi đắp đây được mệnh danh là vựa lúa cả nước. - An Giang lại có đường giao thông thuỷ bộ khá thuận tiện cho việc vận chuyển, thông thương. - Tuy nhiên, An Giang lại là một tỉnh nằm trong vùng lũ, đây là 1 trong những nguyên nhân gạo của An Giang không thể tồn trữ lâu, khó duy trì chất lượng ổn dịnh như các vùng khác. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 32 -
  • 48. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Những năm gần đây khí hậu trên trái đất lại có xu hướng nóng lên gây tình trạng thiếu nước canh tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 1.2.4. Xã hội Dân số nước ta khoảng 80 triệu người, trong đó có khoảng 20 triệu người sống ở thành thị- đối tượng chủ yếu tiêu thụ gạo chất lượng cao của công ty (tốc độ tăng dân số trung bình là 1,8%). Bên cạnh đó, tốc độ tăng dân số một thị trường xuất khẩu của công ty như sau: Indonesia: 1,2%, Philippine: 1,1%, các nước Châu Phi: 1,5- 2,2%. Nếu xem xét chỉ có yếu tố này thì Châu Phi là thị trường màu mỡ của công ty nhưng xuất khẩu thì phải xem thêm các yếu tố khác. 1.2.5. Công nghệ: Đối với gạo thì trên thế giới đã có các công nghệ như sau: 1.2.5.1 Đối với xay xát gạo thì: - Máy xay xát tự động. - Hệ thống điều hoà không khí. - Máy tách màu gạo. 1.2.5.2. Đối với thiết bị xấy khô: - Hệ thống sấy khô gạo. - Hệ thống dự trữ. - Bộ phận kiểm định chất lượng. 1.2.5.3.Đóng gói: - Thiết bị đóng gói tự động. - Hệ thống bảo đảm hạn sử dụng của gạo. 1.2.5.4.Chế biến gạo đặc biệt: SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 33 -
  • 49. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Máy chế biến bột gạo tự động. - Máy nhồi bột gạo thành bánh tự động. - Máy sấy chế biến gạo ăn liền. - Máy chế biến bánh snack gạo. 1.2.5.5. Chế biến sản phẩm phụ: - Hệ thống bảo quản cám. - Thiết bị ép dầu từ cám gạo để làm phân bón hay thức ăn gia súc. - Hệ thống đốt bằng vỏ gạo. - Hệ thống nghiền trấu. - Đặc biệt là hệ thống chế biến trấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối (giống nguyên liệu gỗ) Ngoài ra, các nước tiên tiến còn xây dựng hệ thống quản trị sản xuất để quản lý tốt hơn chi phí, tăng lợi nhuận, … Trong khi đó, hệ thống công nghệ chế biến gạo của công ty cũng như hầu hết ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. chủ yếu là xay xát và đánh bóng, chỉ có năng lực bằng 61,5% năng lực xay xát gạo cả nước. Và các loại máy móc này đã có tuổi thọ cao. dần trở nên lạc hậu so với thế giới. Do đó, công nghệ thực sự là mối đe dọa đối với công ty. 1.3. Môi trường vi mô 1.3.1. Người tiêu thụ: - Đối với thị trường nội địa thì khách hàng mục tiêu là người có thu nhập từ khá trở lên và sống ở thành thị. - Theo báo cáo của tổng cục thống kê năm 2003 thì (xem bảng 5): SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 34 -
  • 50. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Bảng 5: THU NHẬP VÀ CHI TIÊU BÌNH QUÂN 1 NGƯỜI 1 THÁNG THEO GIÁ THỰC TẾ NĂM 2001-2002 PHÂN THEO 5 NHÓM THU NHẬP (Mỗi nhóm 20% số hộ) ĐVT:Nghìn đồng Thu nhập Chi tiêu cho đời sống Bình quân chung 356,8 268,4 Nhóm thu nhập thấp 107,7 122,5 Nhóm thu nhập dưới trung bình 170,0 169,6 Nhóm thu nhập trung bình 251,7 213,6 Nhóm thu nhập khá 370,7 289,1 Nhóm thu nhập cao 877,1 547,1 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Như vậy là có 40% số hộ sẽ là khách hàng của gạo ANGIMEX. Đa số khách hàng này sinh sống ở thành thị nên độ nhạy về mẫu mã và chất lượng rất cao. Còn đối với thị trường xuất khẩu thì khách hàng rất đa dạng, nhưng nhìn chung thì có xu hướng đòi hỏi chất lượng cao và ổn định (Indonesia và Philippine thường nhập gạo 15%- độ lẫn 10- 15%, Trung Đông và Châu Âu thường nhập gạo 5%, độ lẫn 5%), chỉ có thị trường Châu Phi thường nhập gạo 25%, 35% với giá rẻ. Ngoài ra, yêu cầu của khách hàng về thương hiệu cũng đang tăng, đối với khách hàng nước ngoài càng cao hơn. 1.3.2. Người cung ứng: 1.3.2.1. Người cung ứng nguyên liệu: 1.3.2.1.1. Điều kiện cung ứng: a. Thuận lợi: - Điều kiện khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; - Người nông dân cần cù, chịu khó, ham học hỏi; - Có một số trường, viện, trung tâm có uy tín đóng trên địa bàn; b. Khó khăn: SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 35 -
  • 51. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa - Trình độ dân trí thấp nên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế; - Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn quá thấp; - Cơ sở hạ tầng rất kém, đặt biệt là vùng sâu, vùng xa; - Dân cư ở gần biển có khuynh hướng thu hẹp diện tích trồng lúa để chuyển dịch cơ cấu cây trồng làm giảm nguồn cung; - Trình độ sản xuất còn rất thấp và lạc hậu. 1.3.2.1.2. Hệ thống cung ứng: Căn cứ trên kết quả phỏng vấn hộ nông dân, thương lái, nhà máy và công ty ANGIMEX, kết qủa cho thấy các thành viên tham gia mạng lưới cung ứng như sau: - Nông dân. - Người thu gom, hàng sáo. - Nhà máy xay xát, lau bóng tư nhân - Thương lái, vựa, buôn sỉ - Buôn lẻ địa phương - Hệ thống thu mua chế biến và cung ứng xuất khẩu của công ty. Mối liên hệ giữa các thành viên như sau: Hệ thống thu mua chế biến của công ty Nông dân Nhà máy xay xát tư nhân Thương lái (1) (2) (3) (4) Thu gom Ghi chú: chỉ quan hệ trùng lắp do nhiều khi người thu gom cũng là thương lái Sơ đồ 7: Qui trình thu mua SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 36 -
  • 52. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Hệ thống thu mua qua nhiều trung gian như thế nên vô hình chung làm cho chi phí sản xuất gạo của Việt Nam rất cao nhưng công ty phải chấp nhận do cơ sở vật chất chưa đủ đảm bảo mua trực tiếp từ nông dân. 1.3.2.1.3. Hình thức thu mua: - Ký kết hợp đồng lúa chất lượng cao tại các Hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất: bảo đảm nguồn cung nhưng số lượng hợp đồng không nhiều. - Mua trực tiếp từ thương lái, từ nhà máy xay xát,từ nông dân: Không kiểm soát được nguồn cung. 1.3.2.1.4. Tiêu chuẩn thu mua: Thu mua dựa theo tiêu chuẩn hợp đồng đã ký, được kiểm định bởi bộ phân KCS của công ty và của nhà máy. 1.3.2.2. Người cung ứng vốn: - Do công ty sử dụng đòn cân nợ rất lớn nên hoạt động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào người cung ứng vốn. - Hiện nay, vốn vay của công ty chủ yếu là do ngân hàng Ngoại Thương cung cấp. Đây là ngân hàng uy tín hàng đầu Việt Nam nên dòng vốn ít bị thắt chặt, ít gây khó khăn cho hoạt động vay vốn. Bên cạnh đó, công ty đã có quan hệ với ngân hàng từ rất lâu nên các thủ tục vay vốn cũng rất nhanh và ít làm chậm tiến độ hoạt động của công ty. - Nguồn cung cấp vốn thứ 2 là Ngân sách nhà nước nhưng các năm qua công ty luôn hoạt động có lãi và nhà nước đang tạo sự chủ động cho công ty nên hầu như không cung thêm nguồn này. Ngoài ra công ty đã có kế hoạch cổ phần hoá vào năm 2005 nên mức độ ảnh hưởng của nguồn này không đáng kể. - Trong tương lai, sau khi đã cổ phần hoá thì nguồn cung vốn của công ty sẽ là những cổ đông của công ty. Điều này có mặt lợi là công ty sẽ thu hút được vốn đầu tư lớn tạo điều kiện mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, mặt hại của nó là SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 37 -
  • 53. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa công ty sẽ khó mà kiểm soát nguồn vốn này, nhất là khi có một biến động xảy ra. 1.3.3. Các đối thủ cạnh tranh: Trong phạm vi tỉnh An Giang thì ANGIMEX đã khẳng định vị trí dẫn đầu của mình ( thị phần 60%) nhưng so với thị trường cả nước thì thị phần của công ty chỉ chiếm 15% mà so với thị trường gạo thế giới thì gạo Việt Nam chỉ chiếm 17% thị phần. Những con số này chứng tỏ mức độ cạnh tranh gay gắt của ngành. Bài này chỉ phân tích 1 công ty điển hình có thế mạnh hơn ANGIMEX ở khâu chiêu thị (điểm yếu của ANGIMEX), gạo Thái Lan ( xuất khẩu nhất thế giới ) và gạo Ấn Độ ( thứ 3 thế giới ) 1.3.3.1. Công ty Tigifood : chuyên sản xuất và kinh doanh gạo ở Tiền Giang. - Địa chỉ:256 Đào Thạnh, Mỹ Tho, Tiền Giang. - Website:http//www.tigifood.com - Hàng năm xuất khẩu 300.000- 400.000 tấn gạo. - Năng lực sản xuất: 5 xí nghiệp xay xát và chế biến lương thực, cửa hàng máy móc thiết bị vật tư với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật thành thạo và nhà xưởng thiết kế đúng tiêu chuẩn, luôn đảm bảo thực hiện sản xuất, chế biến, bảo quản theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra Tigifood còn có một xí nghiệp bao bì với khả năng sản xuất 15000000 chiếc bao PP và 150 tấn bao PE. - Các sản phẩm gạo có nhãn hiệu cụ thể như Hương Việt, Bông Sen Vàng, Bông Trang, 9 Con Rồng vàng, Hoa Mai Vàng, Con Trâu Vàng,Thiên Nga, Phong Lan Vàng, Tài Nguyên, Nàng Thơm Chợ Đào…Mỗi loại gạo lại có nhãn hiệu đẹp mắt, chẳng hạn như gạo Phong Lan Vàng (hình bên): SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 38 -
  • 54. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Hình 1:Gạo Phong Lan Vàng của Tigifood 1.3.3.2. Gạo Thái Lan: Thái Lan là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo năm 2003 đạt 7,6 triệu tấn mang về lợi nhuận 1,84 tỉ USD3 triệu tấn thông qua các công ty lớn như Capital Rice Co.,Queen Sirikil Reservoir. Theo Vicai Sriprasert- Chủ tịch Hiệp Hội Xuất Khẩu gạo của Thái Lan thì hiện nay Gạo Thái Lan không có đối thủ mạnh. Thật vậy, gạo Thái có khả năng cạnh tranh rất cao về chất lượng do: - Chính Phủ chỉ cho phép trồng một số giống lúa nhất định nên chất lượng rất ổn định. - Hiện nay quy trình xuất khẩu gạo như sau: nông dân thu hoạch xong thì mang ngay cho nhà máy xay xát; nhà máy xay xát sau khi đã xay xát va lau bóng thì chuyển cho các nhà thu mua ngay thay vì đợi 90 ngày như trước. Còn các công ty thu mua sẽ nhận hợp đồng của Chính Phủ đồng thời Chính phủ sẽ cử một kiểm soát viên độc lập đến thẩm định chất lượng gạo. Sau đó, công ty thu mua mua bảo hiểm để đảm bảo đền bù cho Chính Phủ nếu không đủ lượng 3 Nguồn :Bộ Thương Mại Thái Lan SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 39 -
  • 55. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa xuất khẩu rồi đóng gói gạo xuất khẩu. Qui trình này bỏ qua các bước trung gian (giảm bớt chi phí) và rất chặt chẻ đầu ra nên Thái Lan hầu như là kiểm soát được chất lượng cũng như số lượng gạo xuất khẩu. - Tuy giá cao hơn gạo Việt Nam (theo bảng 6 thì giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn Việt Nam 3 đến 25 USD/tấn) nhưng người Thái không lo sợ cạnh tranh về giá vì giá gạo do giá trị của gạo quyết định chứ không phải do chi phí cao. Một thuận lợi cho gạo Thái Lan nữa là các nước xuất khẩu khác (trong đó có Việt Nam) giảm sản lượng xuất khẩu. Một điểm mạnh nữa là các doanh nghiệp xuất khẩu gạoThái Lan đã có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu trên thị trường thế giới. Về phía khó khăn thì: - Hiện nay nông dân Thái Lan đang đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài nhưng đây là khó khăn chung trên thế giới (Việt Nam cũng bị ảnh hưởng) - Khó khăn thứ 2 cho gạo Thái Lan là nguồn dự trữ quá thấp, theo dự đoán trên bảng 7 thì mức dự trữ mùa vụ 2003/2004 là 0 (xem bảng 7). Đây là điểm yếu của gạo Thái Lan. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 40 -
  • 56. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Bảng 6:GÍA GẠO CHÀO BÁN TẠI MỘT SỐ THỜI ĐIỂM ĐVT:USD Thái Lan Ấn Độ Việt Nam Ngày 15% 25% 15% 25% 15% 25% 1/30/2003 189 176 164 158 2/27/2003 152 3/31/2003 168 162 4/28/2003 157 170 165 5/27/2003 188 174 160 175 170 6/30/2003 196 181 175 168 163 7/24/2003 188 175 175 167 160 8/31/2003 189 178 175 171 165 9/30/2003 186 176 175 179 169 10/23/2003 185 179 175 185 175 11/30/2003 186 178 175 180 177 12/31/2003 191 183 185 180 1/30/2004 213 197 195 187 182 2/27/2004 206 201 195 198 193 3/18/2004 241 234 197 214 209 4/10/2004 175 151 140 171 (Nguồn: Công ty ANGIMEX) 1.3.3.3. Gạo Ấn Độ : Trên thị trường thế giới, gạo Ấn Độ xuất khẩu đứng thứ 3 (chiếm thị phần 16% trên thế giới) nhưng lượng gạo chất lượng cao rất ít ỏi (các loại gạo cao cấp chỉ được trồng Haryana và Punjab với sản lượng ước lượng năm 2003 là 1,5 triệu tấn) Bên cạnh đó, cũng như Việt nam, có đến hơn 4000 giống gạo ở Ấn Độ, được phân chia thành 2 loại: loại thường và loại A do đó chất lượng gạo cũng không ổn định. Không được khả năng cạnh tranh về chất lượng, Ấn Độ tận dụng triệt để ưu thế về giá. Chính Phủ có mức hỗ trợ giá ở mức 120,8$/tấn lúa thường và 127,5$/tấn loại A. Chính phủ còn có chính sách cho phép công ty xuất khẩu được mua gạo trực tiếp từ nông dân và sẽ được hoàn trả lại chi phí vận chuyển. Trên SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 41 -
  • 57. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa bảng 5 giá gạo của Ấn Độ luôn chênh lệch với gạo Việt Nam 2 đến 10 USD/tấn và giá chào mới nhất thấp hơn đến 31 USD/tấn. Tuy nhiên các công ty xuất khẩu gạo của Ấn Độ lại rất kém trong công tác marketing. Các nhà chuyên môn ví Ấn Độ như là “người mua giá” (price- buyer) vì nhà xuất khẩu chỉ bán khi có đơn đặt hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, giống như Thái Lan, mức dự trữ rất thấp (=0) cũng là điểm yếu của gạo Ấn Độ (xem bảng 7). Bảng 7:THỐNG KÊ CUNG CẦU GẠO THẾ GIỚI ĐVT: Tấn Chỉ tiêu 2001/02 2002/03 2003/04 Ấn Độ Dự trữ 0 0 0 Nhập khẩu 87.35 80.74 84.875 Nhu cầu trong nước 6.3 5.44 2.75 Xuất khẩu 24.48 11 12.405 Thái Lan Dự trữ 0.02 0 0 Nhập khẩu 9.77 9.92 10.2 Nhu cầu trong nước 7.25 7.55 8.75 Xuất khẩu 2.4 2.13 0.89 Việt Nam Dự trữ 0.04 0.04 0.04 Nhập khẩu 17.3 17.8 18.2 Nhu cầu trong nước 3.25 3.8 4 Xuất khẩu 3.49 3.47 2.56 (Nguồn:U.S Dept of Agriculture) 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG: 2.1. Marketing: Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Công tác marketing do phòng Kế Hoạch- Xuất nhập khẩu và chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đảm trách. 2.1.1. Mua hàng (xem bảng 8 ): SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 42 -
  • 58. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Công ty mua hàng để dự trữ và cung cấp cho hợp ký kết ( lượng cung cấp cho hợp đồng chiếm hơn 50% lượng mua vào). Thời điểm mua tập trung nhất thường là vào 2 mùa thu hoạch chính: vụ Đông Xuân từ tháng 2 đến tháng 4 và vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9. Theo số liệu bảng 8 thì lượng gạo mua vào tăng đều qua các năm chỉ có năm 2002 thấp hơn (chỉ đạt 78,98% cùng kỳ). Đặc biệt năm 2003, sản lượng mua cao nhất trong vòng 5 năm, trong đó mua cao nhất là trong tháng 03 đạt 75.000 tấn, bình quân 2582 tấn/ngày với giá bình quân là 2171 đ/kg (giá mua vào cao nhất là tháng 10: 2484 đ/kg). Hàng năm thì có gần 25% lượng gạo thành phẩm trong tổng lượng gạo mua vào, mà giá gạo thành phẩm cao hơn so với tự sản xuất và chất lượng lại không đảm bảo, nhưng công ty vẫn phải mua để giao kịp hợp đồng. Điều này ảnh hưởng xấu đến thương hiệu công ty. 2.1.2. Bán hàng (xem bảng 8): Theo bảng 8, lượng hàng bán hằng năm đều tăng so với cùng kỳ, chỉ riêng năm 2002 giảm do lượng các hợp đồng xuất khẩu giảm. Trong đó, lượng bán nội địa chỉ chiếm số lượng nhỏ so với lượng bán chứng tỏ công ty chưa quan tâm nhiều thị truờng nội địa. Bên cạnh đó, lượng bán xuất khẩu trực tiếp lại tăng giảm bất thường không tạo nên sự ổn định đầu ra và đầu vào. Và hiện nay công ty cũng chưa chủ động tạo ra được nhu cầu thị trường xuất khẩu ổn định, mà nguyên nhân chủ yếu là do bán hàng chưa có thương hiệu. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 43 -
  • 59. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Bảng 8:LƯỢNG GẠO MUA VÀO VÀ BÁN RA ĐVT: Tấn 1999 2000 2001 2002 2003 Thực hiện Kế hoạch Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện So với cùng kỳ Thực hiện So với cùng kỳ MUA VÀO 198028 197832 99% 287903 145.52% 227380 78.98% 382000 168.19% Gạo thành phẩm 27818 41711 67008 160.65% 15863 23.67% 35180 133.25% Tỉ lệ so với tổng mua 14.05% 21.08% 23.27% 6.98% 9.21% BÁN RA 181496 179500 264482 146.67% 194703 77.88% 318070 163.11% BÁN NỘI ĐỊA 31265 34035.54 53247.52 302.51% 10893.44 XUẤT KHẨU GẠO 181496 148235 123.53% 230446.46 165.90% 141455.5 64.30% 307176.6 214.70% - Trực tiếp 123106 123.11% 114235 93% 179356 157.01% 83636 46.63% 270095 - Uỷ thác 17180 34000 93% 17602 155.62% 57819 109.28% 35102 70.7500% - Cung ứng xuất khẩu 41210 137.37% 31265 76% 106332 56.30% 53248 302.55% (Nguồn: Công ty ANGIMEX) SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 44 -
  • 60. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 2.1.3. Định giá: Hiện nay công ty định giá với khách hàng phụ thuộc vào giá cả trên thị trường và tham khảo giá do Hiệp Hội cung cấp. 2.1.4. Phân phối : Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất ra nước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua 3 hình thức: xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Nhìn chung, công ty chỉ có hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ. Như vậy là công ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp. 2.1.5. Chiêu thị: - Hằng năm công ty có đưa cán bộ- công nhân viên ra nước ngoài tìm hiểu thị trường và khách hàng và công tác cập nhật thông tin về khách hàng khá tốt. - Công ty đang triển khai mạng luới thông tin toàn công ty để thuận tiện trong việc cập nhật thông tin mới về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường, về chính sách mới,…Mạng lưới thông tin này luôn được cải thiện để bắt kịp nhịp độ thương mại. - Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước nhưng chỉ ở mức độ tham khảo, chưa đưa ra hướng quảng cáo, khuếch trương công ty. - Mặc dù, công ty đã thành lập xí nghiệp Sản Xuất Kinh Doanh Bao Bì Vận Tải góp phần chủ động hơn trong công tác giao hàng và vận chuyển. Nhưng vẫn chỉ đóng gói bao lớn, nên khách hàng tiêu thụ cuối cùng vẫn chưa biết đến thương hiệu. Tóm lại, điều quan trọng nhất là sản phẩm của công ty đưa ra thị trường chưa có thương hiệu, gạo chỉ chứa trong những bao lớn, không in nhãn hiệu của công ty, chính vì vậy mà giá trị gạo của công ty chưa cao. Đây là vấn để cần giải quyết ngay trong bối cảnh hiện nay. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 45 -
  • 61. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa 2.2. Tài chính- Kế toán: Phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ số t ài chính: Bảng 9:CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Năm ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003 Các chỉ số về khả năng thanh toán Khả năng toán hiện thời lần 1.20 1.06 0.61 1.21 1.09 Khả năng thanh toán nhanh lần 0.64 0.92 0.37 0.82 0.73 Chỉ số về đòn cân nợ Chỉ số nợ trên toàn bộ vốn lần 0.52 0.79 1.10 0.63 0.72 Các chỉ số về hoạt động Số vòng quay tồn kho vòng 4.4 11.59 7.23 4.96 Số vòng quay vốn cố định vòng 29.2528.27 21.32 23.06 32.35 Số vòng quay toàn bộ vốn vòng 10.33 3.67 6.23 6.33 7.17 Kỳ thu tiền bình quân ngày -3.3216.17 9.50 20.41 16.10 Các chỉ số về doanh lợi Lợi nhuận biên tế gộp % 4.48 6.35 5.52 7.14 6.25 Lợi nhuận biên tế ròng % 0.85 0.57 0.75 1.01 1.00 Tỉ suất lợi nhuận/ vốn nhà nước % 11.33 18.79 34.8 34. Các chỉ số về mức tăng trưởng Doanh thu tiêu thụ % 95.28117.45 126.01187.39 Thu nhập % 1.36 -0.08 151.67137.23 Doanh thu xuất khẩu % 98.95150.92 131.81244.78 (Nguồn:Tự tổng hợp từ các bảng Báo cáo tài chính hằng năm của công ty ANGIMEX) 2.2.1. Về các chỉ số thanh toán: - Tỉ số thanh toán hiện thời= tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn: Trong 5 năm qua, khả năng thanh toán của công ty ở mức tượng đối ổn định (chênh lệch trong khoảng 0.12 đến 0.15), chỉ riêng năm 2001 chỉ số này thấp do nợ ngắn hạn của công ty không giảm so với năm 2000 mà số tài sản lưu động của công ty giảm nhiều so với năm 2000. Nhưng nhìn chung tỉ số thanh toán của công ty ở mức bình thường, với hệ số này ngân hàng chấp nhận cho vay. - Tỉ số thanh toán nhanh=( tài sản lưu động- tồn kho)/ tổng nợ ngắn hạn: SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 46 -
  • 62. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING GẠO CÔNG TY ANGIMEX--GVHD:Huỳnh Nhựt Nghĩa Tỉ số này thấp do lượng tồn kho của công ty thường chiếm tỉ lệ cao (32% đến 47%). Nhưng để xét điểm mạnh điểm yếu của công ty thì ta nên xem xét thêm chỉ số khác mới đưa ra kết luận. 2.2.2. Về chỉ số đòn cân nợ: Tỉ số nợ = tổng nợ/ tổng vốn ANGIMEX hoạt động chủ yếu từ nguồn nợ của ngân hàng nên chỉ số này rất cao. Nhưng đây là điều không đáng lo ngại vì trong 5 năm qua, công ty luôn kinh doanh có lãi do đó chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thu lợi nhuận từ vốn vay càng cao. 2.2.3. Về các chỉ số hoạt động: - Số vòng quay tồn kho= Giá vốn hàng bán/ tồn kho thành phẩm Tỉ số này rất lớn và số ngày cho 1 vòng quay thì nhanh chứng tỏ công ty không lo bị ứ đọng về tồn kho nhưng công ty lại phải đối mặt với nguy cơ lượng hàng dự trữ không đủ cung cấp trên thị trường mặc dù lượng tồn kho chiếm tỉ lệ khá cao trong tài sản lưu động. - Số vòng quay vốn cố định= Doanh thu tiêu thụ/vốn cố định Đây là chỉ số thể hiện hiệu suất giữa doanh thu tiêu thụ và máy móc thiết bị. Tỉ số này tương đối cao chứng tỏ công ty đang tận dụng được khá tốt công suất máy móc thiết bị để bán hàng và thu về doanh thu lớn. - Số vòng quay toàn bộ vốn= Doanh thu tiêu thụ/toàn bộ vốn Chỉ số này khá lớn và tăng đều qua các năm thể hiện qui mô đầu tư vốn của công ty có hiệu quả tốt. - Kỳ thu tiền bình quân= (Các khoản phải thu × 365 ngày)/ toàn bộ số vốn Kỳ thu tiền bình quân của công ty dao động từ 9,05 dến 20,41 ngày (năm 1999 là –3,32 do khách hàng ứng trước tăng) chứng tỏ công ty có chính sách thu tiền linh hoạt. Nhưng các con số này cũng nói lên số ngày thu tiền này quá chậm so với tốc độ bán hàng (số vòng quay tồn kho). Đây là một điểm yếu của công ty. SVTH:Phạm Thị Nguyên Phương - 47 -