SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................6
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................................9
1.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................22
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................22
1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................22
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI..................................................................................................24
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MẶT KỸ THUẬT SINH THÁI GIẢM NHẸ
TÁC ĐỘNG NGẬP ÚNG DO MƯA..............................................................................25
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT SINH THÁI TẠI TPHCM ..................................................25
2.2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SINH THÁI ........................................................25
2.3. KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ.........................................................................27
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ....................................................30
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM......................................................31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƯATẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................33
3.1. TÌNH HÌNH ĐÔ THỊ HÓA....................................................................................33
3.2. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG DO MƢA .....................................................................34
3.3 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƢA..............................................34
3.4. NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆN TƢỢNG NGẬP ÚNG ..........................................36
3.4.1 Nguyên nhân ngập úng do địa hình và điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn 36
3.4.2 Nguyên nhân ngập úng do đô thị hoá................................................................37
3.4.3 Nguyên nhân ngập úng do công tác quản lý đô thị chưa tốt.............................40
3.4.4 Nguyên nhân ngập úng do ý thức của người dân chưa cao ..............................40
3.4.5 BĐKH toàn cầu và NBDC cũng làm trầm trọng hơn vấn đề ngập lụt..............40
2
CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................42
4.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM 42
4.2 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM .....................45
4.3 KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI CHO
TPHCM..........................................................................................................................46
KẾT LUẬN ......................................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................49
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mang
tính mới, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong báo cáo
Khoá luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình
nào khác.
Tác giả đề tài
4
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, em đã hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học
chuyên ngành Khoa Học Môi trƣờng. Để có thể hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học,
em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:
Tập thể cán bộ, giảng viên khoa Khoa học môi trƣờng – Đại học Sài Gòn –Tp.Hồ Chí
Minh, đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trƣờng.
Em xin cám ơn, ThS. Nguyễn Thị Hoa – Trƣờng Đại học Sài Gòn - Tp.Hồ Chí Minh,
đã tận tình hƣớng dẫn chúng em thực hiện đề tài Nghiên cứu khoa học, giúp đỡ và cho
chúng em những lời khuyên chân thành, bổ ích.
Chân thành cảm ơn!
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
5
DANH MỤC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
Bảng 1 Tốc độ gió max, min, trung bình các trạm khu vực TP.Hồ Chí
Minh và vùng lân cận
12
Bảng 2 Nhiệt độ trung bình, trung bình max, min tại một số trạm 13
Bảng 3 Phân phối số ngày mƣa trong năm 15
Bảng 4 Phân khu đô thị và đô thị hóa ở TPHCM 26
6
DANH MỤC HÌNH
Hình Nội dung Trang
Hình 1 Bản đồ địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 7
Hình 2 Bản đồ đẳng trị mƣa lƣu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai 16
Hình 3 Thốngkê số vị trí ngập nƣớc tại các quận vùng trung tâm và các
quận vùngngoại vi thuộc khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ năm
2003 đến năm 2011
17
Hình 4 Bản đồ các điểm ngập lụt tại TP HCM 27
7
MỞ ĐẦU
Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và sự gia tăng
dân số nhanh nhất cả nƣớc. Về mặt dân số dự tính đến năm 2020 sẽ là 9 đến 10 triệu
ngƣời, cùng với sự mở rộng và phát triển thành phố cần có những đầu tƣ thích hợp cho cơ
sở hạ tầng trong đó có qui hoạch và nâng cấp hệ thống thoát nƣớc. Hơn nữa đây là thành
phố có nguy cơ về độ ngập cao do ảnh hƣởng của nhiều nguyên nhân nhƣ mƣa lớn, triều
cƣờng, hệ thống thoát nƣớc... đòi hỏi có những ƣu tiên hợp lý cho vấn đề này.
Mƣa lớn tại khu vực Tp. HCM thƣờng đƣợc kết hợp bởi nhiều chế độ thời tiết khác
nhau, do đó sự biến động về phân bố mƣa theo không gian là lớn. Sự phát triển của đô thị
và các ngành công nghiệp cũng làm ảnh hƣởng đến chế độ phân bố lƣợng mƣa nhƣ: thải
vào không khí nhiều loại bụi, khí thải,.. đây là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng
mƣa trên khu vực Tp. HCM cao hơn khu vực xung quanh.
Vấn đề ngập lụt đô thị đƣợc đánh giá là một trong số các vấn đề lớn, quan trọng,
cấp bách đồng thời là chiến lƣợc lâu dài có ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế- xã hội của
quốc gia và đang đƣợc các nhà quản lý cũng nhƣ toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Ở Việt
Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tình trạng ngập này không những
ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân mà còn gây thiệt hại nặng về kinh tế, ƣớc tính
thiệt hại do ngập ở Tp. HCM không dƣới 5.000 tỷ đồng/năm. Đến thời điểm hiện tại Tp.
HCM có hơn 100 điểm ngập. Tổng thời gian ngập ở Tp. HCM lên tới 30 ngày mỗi năm,
độ ngập sâu từ 0,15 đến 0,3m, nơi nặng nhất tới 0,6m.
Khi mƣa với cƣờng độ khoảng trên 40 mm trong thời gian ngắn thƣờng sinh ra ngập
úng. Nếu mƣa với cƣờng độ lớn hơn, thời gian mƣa tập trung dài hơn thì mức độ ngập
úng càng nguy hiểm hơn. Ngập úng do mƣa cũng có liên quan đến hệ thống tiêu thoát
nƣớc, đặc biệt là hệ thống kênh cống tiêu ở khu vực nội thành. Trong khi đó, số điểm
ngập do mƣa và triều cƣờng có xu hƣớng gia tăng với mức độ ngập năm sau cao hơn năm
trƣớc khoảng 1cm. Số điểm ngập tăng là do những kênh rạch thoát nƣớc tự nhiên của
thành phố đang bị lấn chiếm và san lấp tùy tiện.
8
Hiện nay tại thành phố vẫn đang triển khai khoảng 100 công trình chống ngập trong
giai đoạn từ 2011-2015, với diện tích khoảng 100km² thuộc 11 quận, huyện. Tuy nhiên,
giải pháp đề xuất nhiều nhƣng ngập lụt vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Hiện tại, dự án chống
ngập lụt vẫn chƣa thực hiện đồng bộ nên hiệu quả chƣa cao.
Do đó chúng tôi thực hiện đề tài:“CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI
NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA MƢA Ở TPHCM” nhằm mục đích đánh giá các
tác động của ngập lụt do mƣa tại Tp. HCM, đồng thời kiểm soát và giảm thiểu tác động
của các nguồn ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn đối với chất lƣợng nƣớc nguồn
tiếp nhận, giảm ngập úng và xanh hóa đô thị phục vụ cho việc phát triển bền vững thành
phố Hồ Chí Minh.
9
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1.1Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích
2.095,06km².
Hình 1 Bản đồ địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
( Nguồn: Internet)
a.Ðịa hình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và
đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ
Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ
Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lƣợn sóng, độ cao trung bình
10-25m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, nhƣ đồi Long Bình (quận 9).
10
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9,
8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên
dƣới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành
cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ
cao trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
b.Khí hậu, thời tiết
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cũng nhƣ
các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết Tp. HCM là nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa mƣa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trƣờng cảnh quan
sâu sắc. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
c.Nguồn nước và thủy văn
Về nguồn nƣớc, nằm ở vùng hạ lƣu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố
Hồ Chí minh có mạng lƣới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lƣu bởi nhiều
sông khác, nhƣ sông La Ngà, sông Bé, nên có lƣu vực lớn, khoảng 45.000 km2
. Nó có lƣu
lƣợng bình quân 20-500m3
/s và lƣu lƣợng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3
/s,
hàng năm cung cấp 15 tỷ m3
nƣớc và là nguồn nƣớc ngọt chính của thành phố Hồ Chí
Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố
với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80km. Hệ thống các chi lƣu
của sông Sài Gòn rất nhiều và có lƣu lƣợng trung bình vào khoảng 54 m3
/s.
Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới
20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ
thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lƣu của sông Ðồng Nai và
sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển
Ðông bằng hai ngả chính - ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông
11
cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung
bình 0,5km, lòng sông sâu, là đƣờng thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lƣới kênh rạch chằng
chịt, nhƣ ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát,
An Hạ, Tham Lƣơng, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ,
Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần
Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và
các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tƣới tiêu kết quả, giao lƣu
thuận lợi và đang dần dần từng bƣớc thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch,
chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nƣớc, phát huy lợi thế hiếm có đối với
một đô thị lớn.
Nƣớc ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng
nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh,
quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nƣớc ngầm thƣờng bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nƣớc ngầm rất đáng kể, nhƣng chất
lƣợng nƣớc không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nƣớc ngầm vẫn thƣờng đƣợc
khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện 12,
Hóc môn và Củ Chi có trữ lƣợng nƣớc ngầm rất dồi dào, chất lƣợng nƣớc rất tốt, thƣờng
đƣợc khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nƣớc bổ sung quan trọng của thành phố.
Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hƣởng
dao động bán nhật triều của biển Ðông. Mỗi ngày, nƣớc lên xuống hai lần, theo đó thủy
triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối
với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nƣớc ở khu vực nội thành.
Mực nƣớc triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nƣớc cao nhất là tháng
10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lƣu lƣợng của nguồn các sông nhỏ, độ
mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến qua Lái Thiêu, có năm đến tận Thủ Dầu
Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mƣa lƣu lƣợng của nguồn lớn, nên độ
mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và bị pha loãng đi nhiều.
12
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thƣợng nguồn,
chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống
đóng-xả, nên môi trƣờng vùng hạ lƣu từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hƣởng của nguồn,
nói chung đã đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên,
đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên.
Vào mùa mƣa, lƣợng nƣớc đƣợc điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng
úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhƣng ngƣợc lại, nƣớc mặn lại xâm nhập vào sâu
hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng đƣợc diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa
canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mƣơng, đã có tác dụng nâng cao
mực nƣớc ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của thành phố
1.1.2Tình hình dân cư, kinh tế
a.Tình hình kinh tế
Tp. HCM giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 21,3% tổng sản
phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nƣớc. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận
lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam
và Đông Nam Á, bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không. Vào
năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lƣợng khách vào
Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh
đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
b.Tình hình dân số:
Thành phố Hồ Chí Minhlà thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là đầu tàukinh
tếvà trung tâmvăn hóa,giáo dụcquan trọng củaViệt Nam. Xét về quy mô dân số, thì
Thành phố Hồ Chí Minh làđô thị lớn nhất Việt Nam. Theo kết quả điều tra dân số chính
thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864
ngƣời (chiếm 8,34% dân số Việt Nam),mật độtrung bình 3.419 ngƣời/km². Đến năm
2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 ngƣời.Đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2014 thì
dân số thành phố đạt 7.955.000 ngƣời. Tuy nhiên nếu tính những ngƣời cƣ trú không
đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vƣợt trên 10 triệu ngƣời.
13
1.1.3.Đặc điểm khí tượng của thành phố Hồ Chí Minh:
Tp. HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với các đặc trƣng chính là quanh năm
nóng ẩm, luân phiên ảnh hƣởng bởi hai mùa gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam và có
sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa trong năm theo chế độ mƣa. Tuy nhiên, do nằm trong
khu vực vừa chịu ảnh hƣởng của hoàn lƣu tín phong đặc trƣng cho đới nội chí tuyến, và
chịu sự chi phối ƣu thế của hòan lƣu gió mùa khu vực ven biển miền Đông Nam Bộ, lại
là thành phố đông dân và công nghiệp phát triển, nên ngoài những đặc điểm chung của
toàn vùng, khí hậu Tp. HCM cũng có những nét đặc trƣng riêng biệt.
Từ tháng 5 đến tháng 10 thành phố chịu ảnh hƣởng chủ yếu của gió mùa Đông-Bắc
ứng với các khối không khí đã trở thành nhiệt đới hóa tƣơng đối ổn định nên là mùa khô
nóng bức và khô hạn. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khu vực lại chịu ảnh hƣởng trực
tiếp của hai luồng gió mùa TâyNam từ vịnh Bengan lên vào đầu mùa và từ Nam Thái
Bình Dƣơng tới vào giữa và cuối mùa. Những luồng gió mùa này phải đủ mạnh để chiếm
ƣu thế đối với tín phong Bắc Bán Cầu có hƣớng ngƣợc lại để gây mƣa trong suốt cả mùa.
a. Gió
Chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chủ yếu là trƣờng gió Đông Bắc vào mùa đông
(từ tháng 11 đến tháng 4) và hƣớng gió Tây Nam vào mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9).
Tháng 5 và tháng 10 là hai tháng chuyển tiếp giữa hai mùa gió do đó hƣớng gió của hai
tháng này không rõ rệt.
Tốc độ gió bình quân trong vùng biến đổi từ khoảng 1,5 – 3,0 m/s, có xu thế tăng
dần khi ra tới biển và giảm dần khi vào sâu trong đất liền. Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt
tới 20 – 25 m/s xuất hiện trong bão và gió xoáy. Thông thƣờng trong năm gió mạnh xuất
hiện vào mùa khô và gió yếu hơn vào mùa mƣa.
14
Bảng 1: Tốc độ gió max, min, trung bình các trạm khu vực TP.Hồ Chí Minh và
vùng lân cận
Vị trí ĐT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Biên
Hòa
TB 1,4 1,5 1,7 1,7 1,4 1,4 1,4 1,4 1,3 1,4 1,3 1,3
Max 2,7 2,6 2,9 3,9 2,7 3,0 2,2 3,1 2,5 2,8 2,2 2,2
Min 1,0 1,0 1,0 1,0 0,9 1,0 0,9 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
Long
Thành
TB 1,9 2,8 3,0 3,4 2,4 2,5 2,3 2,5 2,1 1,6 2,1 1,9
Max 2,9 3,3 3,8 4,0 3,2 3,8 2,9 3,2 2,6 2,1 3,0 2,3
Min 1,2 2,4 2,3 2,1 1,6 1,2 1,8 2,1 1,6 1,2 1,4 1,5
Mộc Hóa
TB 1,8 1,7 2,0 1,7 1,6 2,0 1,9 2,1 1,9 1,8 1,7 1,8
Max 4,0 2,2 3,0 3,0 2,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 2,0 3,0
Min 1,0 1,2 0,9 0,9 1,0 1,2 1,2 1,1 1,2 1,0 0,8 0,8
Mỹ Tho
TB 1,9 2,5 2,5 1,9 1,7 2,0 1,9 2,5 1,9 1,3 1,4 1,3
Max 3,5 4,5 3,7 3,0 4,0 3,0 3,0 4,1 5,0 2,6 3,0 3,0
Min 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3 1,0 0,5 0,8 0,8
Sở Sao
TB 1,2 1,3 1,6 1,4 1,2 1,2 1,3 1,7 1,3 1,1 1,2 1,1
Max 1,5 1,8 2,5 2,0 1,6 1,7 2,0 2,9 1,7 1,4 1,7 1,2
Min 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,8 0,7 1,0
Tây
Ninh
TB 1,7 2,0 1,9 1,7 1,5 1,5 1,7 1,7 1,6 1,5 1,8 2,0
Max 3,0 4,0 2,8 3,0 2,0 2,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 4,0
Min 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
Tân Sơn
Nhất
TB 2,2 2,5 2,8 2,7 2,2 2,2 2,3 2,4 2,2 1,8 2,0 2,0
Max 3,0 3,1 4,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,6 3,0 2,3 3,0 3,0
Min 1,8 2,0 2,0 2,0 1,7 1,5 1,7 1,4 1,3 1,0 1,8 1,0
Vũng
Tàu
TB 3,1 3,8 4,2 3,8 2,4 2,4 2,5 2,5 1,7 1,6 1,9 1,9
Max 3,8 4,5 4,8 4,8 3,4 2,7 2,9 3,0 2,0 2,0 2,2 2,5
Min 2,3 3,0 3,7 2,8 2,0 2,0 2,0 1,6 1,4 1,0 1,5 1,4
Nguồn: Viện Thủy Lợi và Môi trường
15
b. Nhiệt độ
Lƣu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi chế độ nhiệt vùng
nhiệt đới nên có nền nhiệt độ cao và tƣơng đối đồng nhất theo không gian. Tuy nhiên, do
địa hình lƣu vực phức tạp nên cũng có sự phân hóa nhiệt độ theo địa hình khá rõ rệt.
Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, ở độ cao 500 – 1000m nhiệt độ thấp hơn từ 3 – 50
C, ở độ
cao từ 1500 m nhiệt độ thấp hơn từ 8 – 90
C so với vùng đồng bằng.
Do Nam Bộ là một vùng có địa hình khá bằng phẳng, hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng
bởi các khối không khí lạnh phía bắc nên chế độ nhiệt ở khu vực này khá đồng nhất.
Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm ít thay đổi và chênh lệch không lớn, phổ
biến trong khoảng từ 230
C đến 290
C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tập trung vào
khoảng tháng 12 và tháng 1, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và tháng 5.
Sự biến thiên nhiệt độ theo thời gian cũng không đáng kể, chỉ dao động trong
khoảng từ 3 – 40
C giữa các mùa. Tuy nhiên, trên lƣu vực có sự chênh lệch nhiệt độ đáng
kể giữa ban ngày và ban đêm với biên độ từ 10 - 110
C. Đặc biệt trong các tháng mùa khô,
chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có thể lên đến 15 – 160
C.
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình, trung bình max, min tại một số trạm(Đơn vị: o
C)
Vị trí ĐT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Tây Ninh
TB 25,7 26,4 27,8 28,9 28,2 27,3 27,0 25,3 26,5 26,3 26,0 25,1
Max 26,7 27,4 28,5 29,7 29,5 27,9 27,4 27,5 27,0 27,0 26,9 26,2
Min 24,6 25,2 26,9 28,3 27,6 26,8 26,6 6,5 26,3 25,8 25,2 24,3
Tân Sơn Nhất
TB 26,6 27,1 28,4 29,6 29,2 28,1 27,6 27,6 27,5 27,1 27,0 26,3
Max 28,5 28,5 29,7 30,3 30,7 28,9 28,9 28,4 28,4 27,9 28,0 28,1
Min 24,8 25,9 27,4 28,6 28,1 27,4 27,1 26,9 26,6 26,4 25,8 24,6
Vũng Tàu
TB 25,6 25,9 27,1 28,9 29,1 28,3 27,8 27,6 27,5 27,4 27,0 26,0
Max 26,3 26,7 27,6 29,6 29,6 28,9 28,1 28,2 28,0 28,2 27,8 27,4
Min 24,6 25,0 26,3 28,4 28,3 27,9 27,4 26,8 26,5 26,7 25,8 24,7
16
c. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình trên toàn lƣu vực khá cao khoảng từ 80 – 82%. Vùng thƣợng
nguồn các sông có độ ẩm cao (từ 83 – 85%) do mƣa nhiều và nhiệt độ thấp. Vùng hạ lƣu
độ ẩm thấp hơn (từ 78 – 79%) do mƣa ít, nắng nhiều và nhiệt độ cao.
Trong năm, mùa mƣa có độ ẩm cao hơn hẳn so với mùa khô (85-88%/70-75%). Độ
ẩm tháng cao nhất có thể đạt đến 90%, độ ẩm tháng thấp nhất có thể xuống khoảng 60%.
d. Nắng
Là vùng cận xích đạo nên trên địa bàn lƣu vực thƣờng có số giờ nắng khá cao (từ
2600-2800 giờ nắng/năm) so với các khu vực khác, và nó phụ thuộc khá nhiều vào đặc
điểm thời tiết. Vào mùa mƣa (từ tháng 6 đến tháng 10) số giờ nắng giảm hẳn so với thời
kì mùa khô. Số giờ nắng trung bình trong mùa khô khoảng 260 – 280 giờ/tháng (8 – 9
giờ/ngày). Mùa mƣa có số giờ nắng thấp hơn hẳn, trung bình 160-180giờ/tháng (5-6
giờ/ngày).
e. Bốc hơi
Dựa vào số liệu đo của ống Piche, với nhiệt độ cao, nắng nhiều, nên lƣợng bốc hơi
trên lƣu vực tƣơng đối cao, trung bình khoảng 1000 mm/năm. Bốc hơi cao hơn ở vùng
ven biển, đồng bằng và tại các thành phố lớn (1.300 -1.350 mm) và có xu thế giảm dần
khi lên vùng đồi núi, rừng nhiều (1.100 -1.150 mm). Tuy bốc hơi cao nhƣng trong thực
tế, vào các tháng mùa khô, lƣợng ẩm trong đất ở nhiều nơi còn rất nhỏ. Trong năm, các
tháng mùa khô có lƣợng bốc hơi đạt từ 130-160 mm/tháng và giảm chỉ còn từ 70-90
mm/tháng vào các tháng mùa mƣa.
f. Mưa
Mùa mƣa trên lƣu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai chịu ảnh hƣởng của gió mùa, gồm
2 mùa gió chính là gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Lƣợng mƣa trung bình năm
của lƣu vực khoảng 2,100 mm, nhƣng do có địa hình khác nhau cho nên chế độ mƣa cũng
khác nhau theo không gian và thời gian.
+ Phân bố mƣa theo thời gian:
Mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Lƣợng mƣa trung
bình tháng mùa mƣa phổ biến từ 150 đến 250 mm. Trong thời kì mùa mƣa thì lƣợng mƣa
17
tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa, lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm tới trên 80% tổng
lƣợng mƣa cả năm trong đó lƣợng mƣa lớn nhất tập trung vào hai tháng 9 và 10, chiếm
trên 30% tổng lƣợng mƣa toàn năm.
Các tháng 3, 4 và tháng 11,12 có thể đƣợc coi là thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa,
mùa mƣa và mùa khô, vì lƣợng mƣa trung bình tháng của các tháng này có sự thay đổi
chuyển tiếp giữa hai mùa.
Bảng 3 Phân phối số ngày mưa trong năm
TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Cả
năm
Mùa
Khô
Mùa
Mƣa
1 Vũng Tàu 1 1 1 3 15 18 20 19 19 16 8 3 124 9 115
2 Tân Sơn Nhất 2 1 2 5 16 22 23 23 23 21 12 7 159 17 142
3 Tây Ninh 1 1 2 5 12 14 16 15 17 15 7 3 108 12 96
4 Mỹ Tho 1 1 1 3 12 15 16 14 17 15 8 4 107 10 97
Do khu vực rất ít khi ảnh hƣởng của bão và những khối không khí có khả năng gây
mƣa lớn nên nhìn chung số ngày mƣa lớn không nhiều, nhất là mƣa trên 100 mm.
+ Phân bố mƣa theo không gian:
Phân bố mƣa theo không gian:
Mƣa nhiều tập trung tại khu vực trung lƣu sông Đồng Nai, thƣợng lƣu sông Bé và
sông La Ngà với lƣợng mƣa trung bình năm dao động trong khoảng từ 2,500 mm – 3,000
mm, có nơi lên lƣợng mƣa trung bình năm lớn hơn 3,000 mm.
Mƣa trung bình tập trung tại những khu vực trung lƣu sông Bé và La Ngà với lƣợng
mƣa trung bình nhiều năm từ 2,000 – 2,500 mm.
Khu vực Đà Lạt, thƣợng lƣu sông Đa Nhim, hạ lƣu sông Sài Gòn – Đồng Nai là
những vùng có lƣợng mƣa nhỏ với mƣa trung bình nhiều năm từ 1,500 – 2,000 mm.
Những khu vực có lƣợng mƣa trung bình năm từ 1,000 – 1,500 mm bao gồm: vùng
ven biển Cần Giờ, Nhà Bè và hạ lƣu sông Vàm Cỏ. (xem hình 1.2.6)
18
Hình 2: Bản đồ đẳng trị mưa lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai
19
1.1.4.Tình hình ngập lụt của thành phố hồ chí minh
a.Tình hình ngập lụt của Tp. HCM
Nói đến tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam có lẽ ngƣời ta nói đến
Tp. Hồ Chí Minh nhiều nhất, ngay cả khi hiện nay những tác động do BĐKH chƣa thực
sự rõ nét. Và nói đến siêu đô thị số 1 Việt Nam cũng là nói đến Tp. Hồ Chí Minh bởi quy
mô đô thị và vai trò, tầm cỡ về phát triển kinh tế của nó. Dƣờng nhƣ mối liên hệ giữa
những rủi ro và sự tổn thất thƣờng đƣợc quan tâm nhiều hơn ở những nơi mà sự can thiệp
của con ngƣời đã trở nên quá mạnh.
Hình 3: Thốngkê số vị trí ngập nước tại các quận vùng trung tâm và các quậnvùng
ngoại vithuộc khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2003đến năm 2011.
(Nguồn: Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước Tp. HCM, 2011)
Vấn đề ngập lụt đô thị đã xuất hiện tại Tp. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay nhƣng đặc
biệt trở nên nghiệm trọng trong hơn 10 năm gần đây. Sau khi điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 đƣợc phê duyệt (năm 1998), thành phố đã lập
quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nƣớc đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định 752/QĐ-TT ngày 19/06/2001 nhằm giải quyết ngập do mƣa, xử lý
nƣớc thải cho khu vực trung tâm bằng việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nƣớc và xây
20
dựng hệ thống thu gom nƣớc thải. Năm 2008, thành phố cũng đã lập quy hoạch thủy lợi
chống ngập úng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1547/QĐ-TT ngày
28/10/2008 nhằm giải quyết ngập do triều cƣờng và điều tiết lũ thƣợng nguồn trên cơ sở
thực hiện xây dựng tuyến đê bao khép kín từ Bến Súc đến sông Kinh Lộ và bao bọc
quanh địa phận tỉnh Long An với 13 cống kiểm soát triều lớn và nạo vét, cải tạo các kênh
trục để điều tiết lũ, đồng thời nghiên cứu xây dựng các hồ điều tiết nƣớc.
Thực hiện theo các quy hoạch, đến nay thành phố đã triển khai cơ bản hoàn thành
một số dự án lớn về thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nhƣ dự án Vệ sinh môi trƣờng
thành phố - lƣu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Cải thiện môi trƣờng nƣớc thành phố - lƣu
vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, Cải tạo hệ thống thoát nƣớc rạch Hàng
Bàng, Nâng cấp đô thị thành phố - lƣu vực Tân Hóa - Lò Gốm... với tổng mức đầu tƣ hơn
1 tỉ đô la Mỹ. Việc thực hiện các dự án bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Số lƣợng các
điểm ngập đã giảm dần tại khu vực trung tâm. Số điểm ngập do mƣa giảm từ 126 điểm
(năm 2008) xuống còn 31 điểm (năm 2011), số điểm ngập do triều giảm từ 95 điểm (năm
2008) xuống còn 09 điểm (năm 2011).
Tuy nhiên số điểm ngập lại đang có xu hƣớng tăng lên tại khu vực ngoại vi thành
phố. Điều đó cho thấy tốc độ phát triển hệ thống thoát nƣớc không theo kịp tốc độ đô thị
hóa và chƣa quan tâm đến vấn đề BĐKH và nƣớc biển dâng (NBD) trong các quy hoạch.
Các hoạt động chống ngập của thành phố mới chỉ tạm thời cải thiện đƣợc tình hình ngập
lụt khu vực trung tâm. 08 vùng còn lại trong số 12 lƣu vực (chia lƣu vực theo Điều chỉnh
quy hoạch chung Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025 phê duyệt năm 2010) là những vùng
nộ i thà nh phát triển và ngoạ i thà nh (khu vƣ̣ c phát triển đô thị mớ i) đều chƣa có quy hoạch
chi tiết hệ thống thoát nƣớc.
Trong bối cảnh đó, các tác động của BĐKH và NBD đã đƣợc ghi nhận rõ ràng tại Tp.
Hồ Chí Minh. Số liệu đo đạc cho thấy, tại Tp. HCM và Cần Thơ, nhiệt độ đang tăng lên,
cụ thể: từ năm 1960 đến 2005 tăng 0,020
c; từ 1991 đến 2005 tăng lên 0,0330
c. Tại thành
phố Vũng Tàu, từ năm 1960 đến năm 2005 tăng 2o
C. Ngoài ra, mực nƣớc cao nhất đo tại
trạm Phú An trên sông Sài Gòn dâng lên khoảng 20cm so với cách đây 10 năm. Vào cuối
tháng 11/2008, tại Tp. HCM, triều cƣờng đã đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm qua [2]
21
Theo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC (2007) và Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (2008), Tp. HCM nằm trong danh sách 10
thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Thành phố cũng xếp thứ 5
về dân số có thể bị ảnh hƣởng của BĐKH vào năm 2070. Kịch bản của Bộ Tài nguyên
Môi trƣờng cho biết nếu mực nƣớc biển dâng thêm 75cm thì Tp. HCM sẽ có khoảng 204
km2
diện tích đất bị ngập. Nếu mực nƣớc biển dâng khoảng 100cm, diện tích đất bị ngập
sẽ tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 472 km2
.
b.Hiện trạng ngập lụt tại Tp. HCM
Vấn đề ngập lụt đô thị đã xuất hiện tại Tp. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay nhƣng
đặc biệt trở nên nghiệm trọng trong hơn 10 năm gần đây. Sau khi điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 đƣợc phê duyệt (năm 1998), thành phố
đã lập quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nƣớc đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định 752/QĐ-TT ngày 19/06/2001 nhằm giải quyết ngập do mƣa, xử
lý nƣớc thải cho khu vực trung tâm bằng việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nƣớc và
xây dựng hệ thống thu gom nƣớc thải. Năm 2008, thành phố cũng đã lập quy hoạch thủy
lợi chống ngập úng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1547/QĐ-TT
ngày 28/10/2008 nhằm giải quyết ngập do triều cƣờng và điều tiết lũ thƣợng nguồn trên
cơ sở thực hiện xây dựng tuyến đê bao khép kín từ Bến Súc đến sông Kinh Lộ và bao bọc
quanh địa phận tỉnh Long An với 13 cống kiểm soát triều lớn và nạo vét, cải tạo các kênh
trục để điều tiết lũ, đồng thời nghiên cứu xây dựng các hồ điều tiết nƣớc.
Thực hiện theo các quy hoạch, đến nay thành phố đã triển khai cơ bản hoàn thành
một số dự án lớn về thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nhƣ dự án Vệ sinh môi trƣờng
thành phố - lƣu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Cải thiện môi trƣờng nƣớc thành phố - lƣu
vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, Cải tạo hệ thống thoát nƣớc rạch Hàng
Bàng, Nâng cấp đô thị thành phố - lƣu vực Tân Hóa - Lò Gốm... với tổng mức đầu tƣ hơn
1 tỉ đô la Mỹ. Việc thực hiện các dự án bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Số lƣợng các
điểm ngập đã giảm dần tại khu vực trung tâm. Số điểm ngập do mƣa giảm từ 126 điểm
(năm 2008) xuống còn 31 điểm (năm 2011), số điểm ngập do triều giảm từ 95 điểm (năm
2008) xuống còn 09 điểm (năm 2011).
22
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tác động do mƣa gây ra ở địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Để từ đó đƣa ra các giải pháp về sử dụng kỹ thuật sinh thái để giảm nhẹ tác động của
ngập lụt do mƣa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của đề tài là tại các khu vực xảy ra ngập lụt do
mƣa lớn tại Tp.HCM.
+ Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài là trong các tháng mƣa và khi triều
cƣờng dâng cao.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp kế thừa và thu thập tài liệu.
Các tài liệu, số liệu cần thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Các tài liệu khung lý luận về các kỹ thuật sinh thái, hệ thống thoát nƣớc bền vững
(SUDS) tiên tiến đang đƣợc áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam.
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Tp. Hồ Chí
Minh: địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhƣỡng, đặc điểm khí hậu thời tiết, tài nguyên đất,
tài nguyên nƣớc …
- Các tài liệu, số liệu về hiện trạng và định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội, hiện trạng và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng Thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
- Các tài liệu, số liệu về hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng, đặc điểm hệ sinh thái của
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tài liệu, số liệu về đặc điểm thủy văn, chế độ mƣa của Thành phố Hồ Chí
Minh với chuỗi thời gian tối thiểu là 10 năm.
- Các tài liệu, số liệu về hiện trạng và định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống
thoát nƣớc của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
23
- Kịch bản biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
của Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tài liệu này đƣợc thu thập tại các sở, ban ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh nhƣ UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Trung tâm Điều hành
chƣơng trình chống ngập nƣớc, Sở Khoa học và Công nghệ, …
Tập hợp, thống kê, xử lý toàn bộ các tƣ liệu, số liệu hiện có về mƣa, lƣu lƣợng, mực
nƣớc, ngập lụt tại Tp. HCM.
Kế thừa và tham khảo toàn diện các kết quả nghiên cứu khoa học về mô hình hóa.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa chủ yếu phục vụ cho các mục đích
sau:
- Điều tra, khảo sát hiện trạng ngập úng tại Thành phố Hồ Chí Minh do mƣa.
- Điều tra, khảo sát các nguồn ô nhiễm phân tán và cố định trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nƣớc hiện hữu của Thành phố Hồ Chí
Minh: kênh mƣơng, sông rạch, hồ điều tiết nƣớc, khu vực đất ngập nƣớc, bề mặt thấm, hệ
thống cống … và đánh giá khả năng kiểm soát ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn
của hệ thống.
- Điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất của Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Điều tra, khảo sát ngoài thực địa các loại thảm phủ bề mặt nhƣ vỉa hè, bãi đổ xe,
thảm cỏ, mặt nƣớc, hiện trạng cây xanh; mật độ khu dân cƣ … để xác định mức độ tác
động của mặt đệm không thấm do quá trình đô thị hóa đối với việc thoát nƣớc mƣa và lựa
chọn mặt bằng dự kiến bố trí các kỹ thuật sinh thái trong trong kiểm soát ô nhiễm phân
tán do nƣớc mƣa chảy tràn cho khu vực.
Phương pháp thống kê.
Sử dụng phƣơng pháp thống kê để xử lý các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc và các
số liệu thực nghiệm. Các số liệu sẽ đƣợc xử lý trên phần mềm Excel, kết quả số liệu sẽ
đƣợc biểu diễn thành dạng bảng và biểu đồ.
24
1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa lý luận
Quá trình nghiên cứu đề tài “CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI NHẰM
GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA MƢA Ở TPHCM” trong giai đoạn phát triển của nền
kinh tế trong và ngoài nƣớc. Do tính chất mới mẻ của đề tài. Nhóm nghiên cứu muốn
mang đến cho thành phố một môi trƣờng ngày một tốt đẹp hơn và thân thiện hơn khi
không còn tình trạng ngập úng tăng cao nhƣ hiện nay.
Ý ngĩa thực tiễn:
Quá trình nghiên cứu của đề tài “CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI
NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA MƢA Ở TPHCM” nhằm tìm hiểu rõ các tác
động ảnh hƣởng đến tình trạng ngập úng do mƣa từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp kỹ
thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ những tác động đó đến môi trƣờng xung quanh và đặc biệt
là ngƣời dân tại những khu vực đó.
25
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MẶT KỸ THUẬT SINH THÁI GIẢM NHẸ
TÁC ĐỘNG NGẬP ÚNG CỦA MƯA
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT SINH THÁI TẠI TPHCM:
Dựa trên mức độ đô thị hóa có thể chia TPHCM ra 3 vùng :
Vùng sinh thái gò đồi – ven đô thị huyện Củ chi: Là vùng đồi lƣợn sóng, đất phù sa
cổ, công nghiệp chƣa phát triển, mật độ dân cƣ vừa phải, mức độ đô thị hóa thấp.
Vùng sinh thái đô thị trung tâm – nội thành và các quận huyện ven đô:Chiếm tổng
diện tích 94.492ha, tức chiếm 46% diện tích toàn thành phố, nhƣng chứa đựng tới 94% số
dân và cũng chiếm hầu hết cơ sở công nghiệp có trên điạ bàn thành phố.
Vùng sinh thái rừng ngập mặn – huyện Cần Giờ:
Các loài động thực vật có giá trị kinh tế bị sử dụng bừa bãi, môi trƣờng sống của
các sinh vật bị ô nhiễm quá mức và không đƣợc kiểm soát.
Quá trình đô thị hóa ở TPHCM còn biến các vùng đất trũng trƣớc kia (đƣợc coi là
các vùng đệm sinh thái hay “hồ điều hòa tự nhiên” khi triều lên hay khi nƣớc mƣa chảy
từ TP ra) nhƣ Q.2, Q.7, Q.9, Q.12, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh trở thành các vùng
bê tông hóa. Hậu quả là nƣớc triều không lên đƣợc chỗ này và sẽ trở nên mạnh hơn ở
những nơi khác. Ngoài ra, các quận này đều nằm trên đất ngập triều của lƣu vực sông
Đồng Nai, là vùng sinh thái đất ƣớt nhạy cảm nhất, duy trì sự sống cho toàn lƣu vực và
các vùng kế cận. Khi bị san lấp, không những làm tiêu diệt hệ sinh thái của vùng mà còn
biến một vùng đa dạng sinh học trở thành vùng đất chết, ảnh hƣởng nghiên trọng đến môi
trƣờng sống của sinh vật
2.2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SINH THÁI:
2.2.1. Định nghĩa
Kỹ thuật sinh tháilà một nghiên cứu tích hợp hệ sinh thái và kỹ thuật, liên quan đến
việc giám sát thiết kế và xây dựng các hệ sinh thái.
Theo Mitsch 1996, thiết kế hệ sinh thái bền vững đƣợc tích hợp xã hội loài ngƣời với
môi trƣờng tự nhiên của nó vì lợi ích của cả hai.
26
2.2.2. Ứng dụng
- Trong nông nghiệp.
- Trong đất ngập nƣớc kiến tạo.
- Trong du lịch.
- Trong công nghiệp.
- Trong đô thị.
2.2.3. Phạm vi ứng dụng
Trong thực tế, nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, đô thị,… đã ứng
dụng các kỹ thuật sinh thái với phạm vi nhƣ sau:
- Thiết kế hệ thống sinh thái nhƣ là một thay thế giảm sự can thiệp của con ngƣời và
tiêu tốn năng lƣợng ví dụ nhƣ áp dụng đất ngập nƣớc kiến tạo cho hệ thống xử lý nƣớc
thải.
- Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và giảm sự tác động của con ngƣời.
- Quản lý, sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Sự tích hợp xã hội và hệ sinh thái trong việc xây dựng một môi trƣờng sinh thái, ví
dụ nhƣ trong cảnh quan kiến trúc, quy hoạch đô thị và làm vƣờn đô thị.
2.2.4 Ưu và nhược điểm
* Ưu điểm:
Tiết kiệm nguồn năng lƣợng. Lƣợng chất thải phát sinh là nhỏ nhất.
Các lợi ích khác từ việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu đầu vào.
Phục hồi và thiết lập các hệ sinh thái theo hƣớng bền vững, tăng tính đa dạng về mặt
sinh học.
Tạo môi trƣờng sống thân thiện giữa con ngƣời với thiên nhiên.
* Nhược điểm:
Phụ thuộc vào bối cảnh, địa điểm, văn hóa, kinh tế, chính trị của từng quốc gia nên
chƣa có chuẩn mực chung cho các quốc gia khi áp dụng kỹ thuật sinh thái.
Các nguồn năng lƣợng thay thế thƣờng là loãng hơn không đáp ứng nhu cầu hiện tại
do đó phải đầu tƣ công nghệ mới.
Việc sử dụng các vật liệu tái chế, tái sử dụng chƣa mang tính phổ thông.
27
Chƣa đƣợc quna tâm đúng mức của cơ quan có thẩm quyền.
Sự bùng nổ dân số.
1.3. KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ
Nguyên tắc của đô thị sinh thái là xâm phạm ít nhất đến môi trƣờng tự nhiên, đa dạng
hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con ngƣời. Trong điều
kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị đƣợc khép kín và tự cân bằng, giữ cho sự
phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trƣờng đƣợc cân bằng một cách tối ƣu.
Quá trình đô thị hóa thành phố đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lƣu vực.
Đối với nội thành, phần lớn đất đai đƣợc bê tông hoá, nhựa hoá xây dựng nhà, công
xƣởng, đƣờng sá. Do vậy, khi mƣa xuống, hầu nhƣ toàn bộ mƣa đều tập trung thành dòng
chảy (đƣờng trở thành sông cũng chính vì vậy), không thể thấm xuống đất để giảm bớt
lƣợng dòng chảy tập trung, quá trình lƣu giữ tự nhiên dòng chảy bằng các thảm thực vật
và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm nƣớc nhƣ mái nhà, bê
tông, đƣờng nhựa, làm tăng lƣu lƣợng dòng chảy bề mặt (Sơ đồ 1.8.a).
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate
Change- IPCC) cũng nhấn mạnh những tác động lớn tới cấp nƣớc do các hiện tƣợng thời
tiết cực đoan nhƣ là kết quả của biến đổi khí hậu. Các công trình khai thác và xử lý nƣớc
thƣờng đƣợc xây dựng bên cạnh các dòng sông và đây là hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tiên
chịu tác động của lũ úng. Hệ thống điện và máy bơm rõ ràng sẽ bị tác động. Lũ úng ven
sông với vận tốc dòng chảy cao cũng làm ảnh hƣởng đến hệ thống đƣờng ống [19].
Những dòng chảy này thƣờng bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác rửa trôi từ
mặt đƣờng dẫn đến bít đƣờng ống tiêu thoát nƣớc làm cho tình trạng tiêu thoát nƣớc khó
khăn. Lƣợng nƣớc và cƣờng độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mòn và lắng bùn cặn gây
nên nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nƣớc. Tất cả những yếu tố này gây
những tác động xấu đến môi trƣờng, úng ngập, ảnh hƣởng đến môi trƣờng và hệ sinh thái
dƣới nƣớc. Nhƣ IPCC đã nhấn mạnh, vấn đề vệ sinh môi trƣờng chính ở đây là hệ thống
cơ sở hạ tầng với vai trò quyết định mức độ ô nhiễm của nƣớc lũ/úng đem theo phân, một
mối nguy hại đáng kể do các dịch bệnh kèm theo [10].
28
Các hệ thống thoát nƣớc truyền thống thƣờng đƣợc thiết kế để vận chuyển nƣớc mƣa
ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành, bảo dƣỡng
các đƣờng cống thoát nƣớc thƣờng rất lớn, trong khi công suất của chúng lại chỉ có giới
hạn và không dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy cơ ngập úng, xói mòn đất và ô
nhiễm ở vùng hạ lƣu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi xa và thải còn làm mất khả năng
bổ cấp tại chỗ cho các tầng nƣớc ngầm quý giá.
Hƣớng giải quyết đối với bài toán tiêu thoát nƣớc thành phố Hồ Chí Minh không chỉ
dừng lại về mặt kỹ thuật đơn thuần mà là bài toán 3E gồm: kết hợp bài toán kỹ thuật
(Engineering), bài toán môi trƣờng (Environment), và bài toán kinh tế (Economic). Cách
tiếp cận cho hƣớng giải quyết trên là hƣớng tới việc duy trì những đặc thù tự nhiên của
dòng chảy về dung lƣợng, cƣờng độ và chất lƣợng; kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn,
giảm thiểu tối đa những khu vực tiêu thoát nƣớc trực tiếp, lƣu giữ nƣớc tại chỗ và cho
thấm xuống đất, đồng thời kiểm soát ô nhiễm. Đây chính là cơ sở tiếp cận của SUDS
(Sustainable Drainage System) trong nghiên cứu giảm nhẹ tác động của ngập úng do mƣa
gây ra.
Cách tiếp cận của thoát nƣớc mƣa bền vững SUDS là chậm trên diện rộng, để tránh
lƣợng nƣớc mƣa tập trung lớn trên bề mặt trong thời gian ngắn. Tiết diện cống sẽ khó có
thể đáp ứng nếu lƣợng mƣa lớn, tốn kém mà nƣớc vẫn tràn cống, gây ngập đƣờng, úng
nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nƣớc mƣa, kết hợp các biện pháp gia tăng bề mặt thấm và
chứa nƣớc một cách đồng bộ, sao cho dòng chảy đƣợc tập trung chậm. Sử dụng các hồ
điều hòa trên diện tích thu gom và truyền dẫn nƣớc mƣa để lƣu giữ nƣớc là một cách làm
phổ biến (Sơ đồ 1.8.b). Bên cạnh đó, gia tăng diện tích bề mặt thấm của thành phố, để
tăng cƣờng cho nƣớc mƣa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải
tạo cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu (Sơ đồ 1.8.c).
Trong trƣờng hợp khả năng kiểm soát dòng chảy tại chỗ bị hạn chế, thì có thể phân
tán dòng chảy theo các lƣu vực nhỏ, dẫn nƣớc đi bằng những giải pháp nhƣ sử dụng kênh
mƣơng hở và nông, lƣu giữ nƣớc mƣa trong những hồ chứa và cho thấm xuống đất ở
những khu vực thích hợp. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, có thể áp dụng những giải
pháp xử lý tại chỗ trong bãi đất thấm, hồ lắng, bãi lọc trồng cây...
29
Hình 5. Nguyên tắc thoát nƣớc bề mặt bền vững
(a) Dòng chảy tập trung do bề mặt phủ đô thị bị thay đổi;
(b) Trở về dòng chảy tự nhiên ban đầu nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy bề măt;
(c) Giảm lƣu lƣợng nƣớc cần thoát nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy và thấm.
Các khu vực đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ úng khi mƣa lớn xảy ra. Nhà cửa,
đƣờng phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tông hóa khác ngăn chặn nƣớc mƣa thấm
xuống mặt đất và do vậy tạo ra nƣớc chảy tràn nhiều hơn. Mƣa lớn và kéo dài lâu ngày
tạo ra một lƣợng rất lớn nƣớc chảy tràn bề mặt, và có thể dễ dàng làm ngập hệ thống
thoát nƣớc. Ở các đô thị đƣợc quản lý tốt, vấn đề này hiếm khi xảy ra vì cơ sở hạ tầng
thoát nƣớc đƣợc xây dựng tốt với các phƣơng pháp bổ sung để bảo vệ chống lại lũ úng –
ví dụ việc sử dụng các công viên và không gian mở để thích ứng với lũ úng bất thƣờng.
Kỹ thuật sinh thái đã đƣợc các nƣớc phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi và đƣợc phát
triển thành các khái niệm BMPs (Best Managament Practices), SUDS (Sustainable Urban
Drainage System), BIOECODS (Hệ thống thoát nƣớc sinh thái), … Những kỹ thuật trên
đƣợc ứng dụng trong việc quy hoạch xây dựng đô thị bền vững; quản lý tích hợp lƣu vực
sông; xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn qua
các vùng đô thị, nông nghiệp. Hiện nay, kỹ thuật sinh thái đƣợc áp dụng để cải tạo lại các
khu vực quy hoạch thiếu bền vững trƣớc đây. Ở Châu Á, một số quốc gia nhƣ Nhật Bản,
30
Malaysia, Thái Lan, Hong Kong, Campuchia cũng đã áp dụng các giải pháp này trong
việc kiểm soát nguồn nƣớc mƣa giúp hạn chế quá trình ngập úng cục bộ, tái sử dụng
nƣớc mƣa.
Hệ thống thoát nƣớc bền vững (SUDS) đƣợc ứng dụng rộng rãi ở Mỹ, Anh, Thụy Sỹ,
Hà Lan, Đức,… từ những thập niên 70, 80. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái Đất (Rio de
Janeiro năm 1992), khái niệm SUDS đã nhận đƣợc sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế
nhƣ là một phần của chiến lƣợc phát triển bền vững. Trong những năm gần đây,
Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan và Singapore đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng
SUDS. Các giải pháp SUDS tập trung vào việc giảm thiểu dòng chảy tràn bề mặt, do đó
làm giảm đỉnh lũ gây ra các trận ngập úng do mƣa bằng nhiều giải pháp kỹ thuật mềm -
kỹ thuật sinh thái. Đây là một giải pháp kỹ thuật, bao gồm một hệ thống tích hợp các
công cụ: bể chứa nƣớc mƣa từ mái nhà, bề mặt/vỉa hè thấm, ao khô, ao lƣu giữ, mƣơng
thấm lọc thực vật, mƣơng thực vật, chắn lọc sinh học, đất ngập nƣớc, … nhằm làm gia
tăng khả năng lƣu trữ và khả năng làm sạch của hệ sinh thái tự nhiên trong việc giảm
thiểu ngập úng, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, bổ cấp nƣớc ngầm và làm hài hòa cảnh
quan đô thị.
Mục tiêu của SUDS:
– Phòng chống ngập úng, lún sụt cơ sở hạ tầng;
– Bổ cập nguồn nƣớc ngầm;
– Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng;
– Xanh hóa đô thị
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Các khu vực đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ lụt khi mƣa lớn xảy ra. Nhà cửa,
đƣờng phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tông hóa khác ngăn chặn nƣớc mƣa thấm
xuống mặt đất và do vậy tạo ra nƣớc chảy tràn nhiều hơn. Mƣa lớn và kéo dài lâu ngày
tạo ra một lƣợng rất lớn nƣớc chảy tràn bề mặt, và có thể dễ dàng làm ngập hệ thống
thoát nƣớc.
31
Ở các đô thị đƣợc quản lý tốt, vấn đề này hiếm khi xảy ra vì cơ sở hạ tầng thoát nƣớc
đƣợc xây dựng tốt với các phƣơng pháp bổ sung để bảo vệ chống lại lũ lụt – ví dụ việc sử
dụng các công viên và không gian mở để thích ứng với lũ lụt bất thƣờng.
Kỹ thuật sinh thái đã đƣợc các nƣớc phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi và đƣợc
phát triển thành các khái niệm BMPs (Best Managament Practices), SUDS (Sustainable
Drainage System), BIOECODS (Hệ thống thoát nƣớc sinh thái), … Những kỹ thuật trên
đƣợc ứng dụng trong việc quy hoạch xây dựng đô thị bền vững; quản lý tích hợp lƣu vực
sông; xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn qua
các vùng đô thị, nông nghiệp.
Hiện nay, kỹ thuật sinh thái đƣợc áp dụng để cải tạo lại các khu vực quy hoạch thiếu
bền vững trƣớc đây. Ở Châu Á, một số quốc gia nhƣ Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan,
Hong Kong, Campuchia cũng đã áp dụng các giải pháp này trong việc kiểm soát nguồn
nƣớc mƣa giúp hạn chế quá trình ngập úng cục bộ, tái sử dụng nƣớc mƣa.
Hệ thống thoát nƣớc bền vững (SUDS) đƣợc ứng dụng rộng rãi ở Mỹ, Anh, Thụy Sỹ,
Hà Lan, Đức … từ những thập niên 70, 80. Trong những năm gần đây, Malaysia, Trung
Quốc, Thái Lan và Singapore đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng SUDS. Các giải pháp
SUDS tập trung vào việc giảm thiểu dòng chảy tràn bề mặt, do đó làm giảm đỉnh lũ gây
ra các trận ngập lụt do mƣa bằng nhiều giải pháp kỹ thuật mềm - kỹ thuật sinh thái. Đây
là một giải pháp kỹ thuật, bao gồm một hệ thống tích hợp các công cụ: bể chứa nƣớc mƣa
từ mái nhà, bề mặt/vỉa hè thấm, ao khô, ao lƣu giữ, mƣơng thấm lọc thực vật, mƣơng
thực vật, chắn lọc sinh học, đất ngập nƣớc, … nhằm làm gia tăng khả năng lƣu trữ và khả
năng làm sạch của hệ sinh thái tự nhiên trong việc giảm thiểu ngập lụt, cải thiện chất
lƣợng môi trƣờng, bổ cấp nƣớc ngầm và làm hài hòa cảnh quan đô thị.
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, việc ứng dụng các kỹ thuật sinh thái nhằm giảm thiểu các tác động do
quá trình đô thị hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu bƣớc đầu đã đƣợc nghiên cứu, tiêu
biểu là một số công trình nghiên cứu nhƣ:
- “Nghiên cứu kỹ thuật sinh thái xây dựng hệ thống tiêu thoát nƣớc đô thị bền vững
(SUDS- Sustainable Urban Drainage System) góp phần phòng chống ngập úng, lún sụt và
32
ô nhiễm ở Tp. Hồ Chí Minh" của Đoàn Cảnh (2008) đã tiếp cận theo quan điểm quản lý
cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng cũng nhƣ tiện ích cho cộng đồng và nhiều nghiên cứu khác.
- “Phân bố các đặc trƣng mƣa liên quan đến vấn đề thoát nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng
và các giải pháp chống ngập trên địa bàn Tp.H CM" của Phan Văn Hoặc (2000), "Ứng
dụng GIS trong phân vùng ngập và thoát nƣớc mƣa đô thị nội thành Tp.HCM".
- "Cơ sở phân vùng ngập úng và tiêu thoát nƣớc mƣa Tp.HCM" của TrƣơngVăn
Hiếu (2003 - 2004) chủ yếu là tập trung vào đặc trƣng chế độ mƣa, chất lƣợng nƣớc mƣa,
phân bố tài nguyên nƣớc mƣa; liên quan đến việc xây dựng các giải pháp quản lý nƣớc
mƣa đô thị tối ƣu.
Ngoài những nghiên cứu có tính định hƣớng về quy hoạch nêu trên, kỹ thuật sinh thái
đƣợc đánh giá là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong xử lý các vấn đề
môi trƣờng do quá trình đô thị hóa, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, là một trong
những cách góp phần bảo tồn các hệ sinh thái. Những năm gần đây, Việt Nam nói chung
và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến sử
dụng kỹ thuật sinh thái trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng, cụ thể nhƣ sau:
- Giải pháp "cánh đồng tƣới" và "cánh đồng lọc" trong xử lý nƣớc thải (Ngô Hoàng
Văn, 2010): dựa theo cơ chế xử lý nƣớc thải trong đất. Khi tƣới nƣớc thải lên mặt đất,
nƣớc thải sẽ thấm vào lòng đất và đƣợc đất giữ lại, chuyển hóa các chất bẩn. Quá trình
lọc qua đất, các hạt keo và chất lơ lửng sẽ đƣợc giữ lại ở lớp trên cùng, sau đó sẽ tạo ra
lớp màng sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ có trong đất, ngoài ra còn có thể giữ lại một
hàm lƣợng các chất kim loại nặng nhƣ Hg, Cu, Cd ...
- Và một số nghiên cứu ứng dụng thực vật trong xử lý ô nhiễm cũng đã đƣợc triển
khai và đạt kết quả nhất định: sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nƣớc thải chăn nuôi
(Bùi Xuân An, 2013), thử nghiệm một số loài thực vật có khả năng hấp thụ kim loại nặng
(Pd, Cd) trong bùn thải kênh rạch ở Tp.HCM (Vũ Mạnh, 2013), sử dụng mô hình “đảo
nổi sinh học” để xử lý ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt (Mai Tuấn Anh- Đoàn Thanh
Vũ, 2014)
33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƯA
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. TÌNH HÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Vào những năm 1960 -1970 công nghiệp phát triển mạnh và một số vùng đô thị mới
xuất hiện tuy nhiên phải đến năm 1980 TPHCM mới thật sự bƣớc vào quá trình đô thị
hóa và đƣợc thúc đẩy bởi công nghiệp hóa một cách vững chắc
Xét về quan điểm đô thị hóa, TPHCM có thể đƣợc chia làm 3 khu vực chủ yếu sau:
Khu vực đô thị: Là khu vực qua giai đoạn đô thị hóa, đang là khu đô thị trung tâm.
Đây là khu vực cần tiếp tục khuyến khích đô thị hóa theo hƣớng hiện đại hóa.
Khu vực đô thị hóa: Là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, một số nơi còn
mang đặc điểm bán thôn bán thị, nhƣng đang xảy ra tốc độ đô thị hóa rất nhanh.
Khu vực ngoại thành:Là khu vực có diện tích đất nông nghiệp còn nhiều và là khu
vực giới hạn tối đa đô thị hóa.
Theo đó việc xác định các quận huyện thuộc khu vực nào trong 3 khu vực tùy vào
thời kỳ phát triển đô thị. Hiện nay TPHCM có 13 quận nội thành, 6 quận mới và 5 huyện
ngoại thành.Việc điều chỉnh các đơn vị hành chính và thành lập các quận qua từng thời
kỳ là điều minh chứng cho tiến trình đô thị hóa diễn ra tốc độ cao ở TPHCM. Có thể nhìn
thấy khá rõ việc hình thành khu đô thị cũng nhƣ khu đô thị hóa trƣớc và sau thời gian
năm 1997 qua bảng 4.
Bảng 4. Phân khu đô thị và đô thị hóa ở TPHCM
Phân khu Khu vực Không gian Tên quận
Trƣớc 1997
1 Đô thị 8 quận nội thành 1,3,4,5,6,10,11, Phú Nhuận
2
Khu đô thị
hóa
4 quận ven
8, Tân Bình, Gò Vấp và Bình
Thạnh
Sau 1997
1+2 Đô thị
12 quận nội thành cũ và 1
quận tách từ Tân Bình cũ
1,3,4,5,6,8,10,11, Phú Nhuận,
Tân Bình, Gò Vấp, Bình
Thạnh, Tân Phú
3
Khu đô thị
hóa
5 quận mới và 1 quận tách
từ huyện Bình Chánh
Quận 2,7,9,12, Thủ Đức, Bình
Tân
34
3.2. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG DO MƯA
Sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số của thành phố thúc đẩy tăng nhanh tốc độ đô
thị hóa, trong khi đó cơ sở hạ tầng đã phát triển không tƣơng xứng, trong đó có hệ thống
thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải. Lƣợng mƣa lớn, bị ảnh hƣởng trực tiếp của chế độ thủy
triều, do đó không những ở nơi có độ cao mặt đất thấp thƣờng bị ngập, mà ở những vùng
cao cũng tồn tại nhiều điểm ngập.
Cụ thể hơn, hệ thống thoát nƣớc ở thành phố Hồ Chí Minh từ những năm khi còn
thực dân Pháp đô hộ chỉ là những công trình thoát nƣớc mƣa phục vụ cho 1,5 triệụ dân,
phần lớn các công trình đã xuống cấp và lƣợng nƣớc mƣa nƣớc thải dƣ thừa nƣớc sinh
hoạt thải thẳng trực tiếp ra môi trƣờng sông, kênh rạch, ao hồ mà không có nhà máy xử lý
nƣớc bẩn. Dẫn đến chất lƣợng nƣớc thủy cục ngày càng xấu đi ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến môi trƣờng cũng nhƣ là sức khỏe ngƣời dân.
Theo kết quả nghiên cứu của ICEM (2009), đến năm 2050, khoảng 30-70% hệ
thống giao thông của thành phố có nguy cơ ngập lụt. Gần 70% diện tích đất nông nghiệp
còn lại của thành phố có nguy cơ nhiễm mặn 4o/oo. Khoảng 50% nhà máy cấp nƣớc mặt
và nƣớc ngầm có nguy cơ ngập lụt và nhiễm mặn 1o/oo; 60% nhà máy xử lý nƣớc thải và
90% bãi chôn lấp rác thải của thành phố có nguy cơ ngập lụt. Hiện TP. HCM có 154 xã,
phƣờng thƣờng xuyên ngập úng. Đến năm 2050 sẽ tăng lên 177 xã, phƣờng chiếm 61%
diện tích toàn thành phố. Đặc biệt, khi có bão sẽ có thêm 30 xã bị ảnh hƣởng, điều đó có
nghĩa sẽ có 142.000 ha bị ngập úng khi có bão bất thƣờng vào năm 2050.
3.3.NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƯA
Vấn đề ngập lụt không chỉ có ở những đô thị của Việt Nam nói chung và thành phố
Hồ Chí Minh (Tp. HCM) nói riêng mà đây là “vấn nạn” của nhiều đô thị trên thế giới,
nhất là đô thị ở các nƣớc đang phát triển- nơi đang có quá trình đô thị hóa quá nhanh
nhƣng thiếu những giải pháp quy hoạch quản lý và công trình hạ tầng thích ứng. Ngập lụt
đô thị đã gây nên những tác động không nhỏ đến sinh hoạt của ngƣời dân: ảnh hƣởng đến
sự phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trƣờng sống…Tp. HCM đã bắt đầu “tuyên chiến” với
tình trạng ngập lụt từ gần 10 năm nay.
35
Tuy nhiên, sau ngần ấy thời gian đầu tƣ tiền của và công sức, tình trạng ngập lụt ở
Tp. HCM nhìn chung vẫn chƣa có chuyển biến gì đáng kể. Tp.HCM vẫn còn khoảng 100
điểm ngập.
Hình 4 : Bản đồ các điểm ngập lụt tại TP HCM. (Nguồn: Hồ Long Phi 2010)
Mặc dù 75% các điểm ngập tại Tp. HCM nằm tại vị trí cao hơn ít nhất 1m so với mực
nƣớc cao nhất ghi nhận tại trạm Phú An, quy hoạch thủy lợi đã đƣợc phê duyệt đề xuất
xây dựng một hệ thống đê bao dọc theo bờ Tây sông Sài Gòn với tổng chi phí lên tới
11.000 tỷ đồng để triệt tiêu ảnh hƣởng của thủy triều đối với thành phố. Trong khi đó,
một chuyên gia đƣa ra một ƣớc tính gây sốc rằng khả năng chứa nƣớc tại chỗ (sông, hồ)
của thành phố giảm 10 lần trong vòng 10 năm khi diện tích bê-tông hóa tăng lên 2,5 lần.
36
Từ những số liệu trên, chúng ta đã thấy rõ bức tranh phức tạp về vấn đề ngập lụt tại
Tp. HCM. Mặc dù Tp. HCM đƣợc xem là một trong những thành phố chịu nhiều rủi ro
nhất trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nƣớc biển dâng cao (NBDC)
nhƣng nguyên nhân chính dẫn đến ngập lụt tại Tp. HCM hiện nay là do các hoạt động
phát triển đô thị chóng mặt. Các công trình nối tiếp mọc lên nhƣng hệ thống thoát nƣớc
không đƣợc chú trọng đã làm vấn đề ngập lụt trở nên trầm trọng hơn.
3.4. NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆN TƯỢNG NGẬP ÚNG:
3.4.1.Nguyên nhân ngập úng do địa hình và điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn
Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng ngập lụt tại Tp. HCM phải kể đến là do đặc
điểm về điều kiện tự nhiên của thành phố nhƣ lƣợng mƣa lớn, địa hình thấp, thủy triều, lũ
thƣợng nguồn. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên này đã dẫn đến 3 hiện tƣợng ngập:
- Ngập úng do triều:Do ảnh hƣởng của triều biển Đông trong những lúc triều lên
hoặc triều cƣờng, mực nƣớc trong sông, kênh lên cao gây khó khăn cho việc tiêu thoát
đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Mực nƣớc triều lớn nhất ở khu vực Tp. HCM dao
động trong khoảng 1,5 m trong những đợt triều cƣờng
- Ngập úng do mưa:Khi mƣa với cƣờng độ khoảng trên 40mm, thời gian ngắn
thƣờng sinh ra ngập úng. Nếu mƣa với cƣờng độ lớn hơn, thời gian mƣa tập trung dài hơn
thì mức độ ngập úng càng nguy hiểm hơn.
- Ngập úng do lũ:Ngoài lũ trực tiếp từ thƣợng lƣu các sông Đồng Nai, Sài Gòn ảnh
hƣởng trực tiếp đến Tp. HCM, lũ từ lƣu vực sông Mê Kông thông qua hệ thống kênh rạch
nối liền các sông Vàm Cỏ với vùng Tp. HCM làm cho mực nƣớc sông, kênh tăng cao,
thậm chí tràn vào đồng ruộng gây ra ngập úng. Tuy nhiên, hiện nay đối với Tp. HCM,
ảnh hƣởng ngập úng do lũ từ sông Mê Kông đã cơ bản đƣợc giả i quyế t nh ờ có hệ thống
cống kiểm soát lũ ở khu vực này.
- Ngập úng do biến động mặt nước vùng trũng đầm lầy:
Các vùng trũng thấp, các vùng đầm lầy bao gồm các ao hồ, kênh rạch, trũng ngập
nƣớc (sẽ gọi chung là vùng trũng đầm lầy) thể hiện hình dáng địa hình tự nhiên của một
khu vực vốn là các vị trí cân bằng sinh thái, điều hòa dòng nƣớc. Chúng thƣờng xuyên là
các túi nƣớc thể hiện ở dạng nƣớc mặt bên trên có các loài thực vật hoang dại. giảm dần
37
của không gian mặt nƣớc vùng trũng, thay vào đó là sự phủ kín dày đặc của đô thị với cốt
nền đƣợc nâng cao. Đây là sự biến động khá lớn bề mặt địa hình của TPHCM. Theo phân
bố địa hình , khu vực gồm Quận 7, Nhà Bè, Quận 8, và nam Bình Chánh là đƣờng thoát
nƣớc tự nhiên cho các quận trung tâm do địa hình thấp. Tuy nhiên sự phát triển đô thị
cùng với phát triển hệ thống đƣờng giao thông tại đây đã gây nên tình trạng ngập cục bộ
và không thoát nƣớc đƣợc.
3.4.2.Nguyên nhân ngập úng do đô thị hoá
a.Thay đổi sử dụng đất và bê tông hóa bề mặt:
Trong khi hiểm họa do mực nƣớc biển dâng vẫn còn là mối đe dọa tiềm tàng trong
tƣơng lai thì những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát có thể đang
là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của tình trạng ngập lụt tại Tp. Hồ Chí Minh. Quá
trình đô thị hóa tự phát hoặc đô thị hóa dƣới những chính sách sai lầm về vị trí phát triển
và cách thức phát triển đã gián tiếp gây nên ngập lụt. Điển hình là sự phát triển mạnh mẽ
về phía Nam thành phố trên nền đất yếu và thấp hay sự phát triển tự phát hai bên bờ sông
Sài Gòn về phía thƣợng lƣu đã khiến cho hàng ngàn ha diện tích chứa nƣớc bị biến mất.
Việc đô thị hóa tại vùng ven đô, vốn trƣớc kia sử dụng cho mục đích nông nghiệp, là
nguyên nhân dẫn tới ngập lụt theo 2 cách: trƣớc hết, diện tích hồ, ao và kênh, rạch bị san
lấp tăng lên khiến cho khả năng chứa nƣớc tại chỗ của khu vực này giảm xuống; sau đó,
tỷ lệ diện tích bề mặt tự nhiên giảm xuống trong khi diện tích đất bi bê tông hóa tăng lên
khiến cho lƣợng nƣớc chảy bề mặt gia tăng vì không thấm đƣợc vào lòng đất. Quá trình
đô thị hóa trong vòng 14 năm trở lại đây tại Tp. HCM đã dẫn tới sự biến mất của 47 con
kênh với tổng diện tích 16,4 hecta, san lấp 7,4 hecta hồ Bình Tiên, một trong số những hồ
chứa quan trọng nhất của khu vực. Trong vòng chỉ 8 năm 2002-2009, khả năng chứa
nƣớc của hệ thống hồ, ao và vùng ngập nƣớc trong thành phố giảm gần 10 lần.
Thống kê cho thấy diện tích bê tông hóa bề mặt của thành phố gia tăng nhanh hơn
nhiều lần tốc độ tăng dân số. Trong vòng 17 năm, từ 1989 tới 2006, diện tích bê tông hóa
bề mặt gia tăng 305,5% từ hơn 6000 hecta vào năm 1990 lên tới 24.500 hecta vào năm
2006, trong khi dân số thành phố chỉ tăng 79,5% trong thời kỳ 1990 - 2010. Việc chuyển
đổi diện tích bề mặt tự nhiên vốn có khả năng thấm trung bình 50% lƣợng nƣớc mƣa
38
thành bề mặt đô thị vốn chỉ thấm đƣợc bình quân 15% lƣợng nƣớc mƣa tất yếu làm gia
tăng đáng kể lƣợng nƣớc chảy trên bề mặt gây ra ngập lụt. Việc gia tăng diện tích bề mặt
bị bê tông hóa không chỉ làm gia tăng lƣợng nƣớc mƣa chảy trên bề mặt vì không thể
thấm xuống lòng đất, làm giảm lƣợng nƣớc ngầm và gây lún cho đô thị, mà còn tạo ra
hiệu ứng đảo nhiệt. Sự thay đổi về nhiệt độ bề mặt, và do đó nhiệt độ không khí, làm gia
tăng cả về số lƣợng và quy mô những cơn mƣa nhiệt đới trong khu vực.
Hình 5 Quá trình đô thị hóa tại TPHCM (Nguồn: Nikken Sekkei, 2007)
b.Suy giảm diện tích cây xanh, diện tích thấm bề mặt:
Việc mất diện tích bề mặt tự nhiên không chỉ diễn ra đối với đất nông nghiệp ở vùng
ven mà đồng thời xảy ra đối với diện tích công viên - cây xanh trong nội đô. Theo thống
kê năm 1998, diện tích công viên của thành phố khoảng 1.000 héc ta. Đến nay toàn bộ
diện tích công viên, vƣờn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn
khoảng 535 héc ta, giảm gần 50% so với năm 1998. Nguyên nhân dẫn đến diện tích công
viên bị thu hẹp đáng kể trong thời gian qua là do rất nhiều dự án khu dân cƣ không tuân
thủ phát triển mảng xanh đúng nhƣ quy hoạch, nhiều diện tích đất dành cho phát triển
mảng xanh lại bị sử dụng cho mục đích khác. Quy hoạch mạng lƣới công viên cây xanh
đến năm 2010 đã đƣợc UBND Tp. HCM phê duyệt theo Quyết định 661/QĐ-UB-ĐT
ngày 26/1/2000. Theo đó, chỉ tiêu diện tích công viên cây xanh đô thị đến năm 2010 phải
đạt bình quân 6-7 m²/ngƣời (không kể cây xanh đƣờng phố, cây xanh cách ly KCN, cây
39
xanh khuôn viên nhà ở). Tuy nhiên, con số thống kê năm 2010 cho thấy chỉ tiêu này chỉ
đạt 0,7 m2
/ngƣời.
c.Hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa và dòng chảy ngày càng bị
lấn chiếm:
Trong khi khu vực ngoại thành thay đổi sử dụng đất mạnh mẽ và bê tông hóa thì tại
khu nội thành, hệ thống tiêu thoát nƣớc cũ kỹ, hƣ hỏng, không hoặc chƣa đƣợc duy tu,
bảo dƣỡng, nạo vét thƣờng xuyên hoặc chƣa hoàn chỉnh… Hệ thống thoát nƣớc tự nhiên
kênh rạch, ao hồ bị san lấp thu hẹp dòng chảy nhƣ rạch Ông Kích, rạch Bà Lài, rạch Cụt,
Bình Tiên, Bà Lài, Đầm Sen, ao Sen, v.v… Nhiều kênh rạch khác đang ở trong tình trạng
báo động đỏ nhƣ rạch Lăng, rạch Bình Lợi, rạch Văn Thánh… cho nên khi có mƣa (dù
mƣa vừa) cũng đã gây nên ngập úng nhiều khu vực của thành phố [4].
d.Lún bề mặt:
Nhiều khu vực ở Tp. Hồ Chí Minh đang lún nhanh và không có dấu hiệu dừng lại.
Trong 116 tuyến đƣờng thƣờng xuyên bị ngập do triều cƣờng thì có 79 tuyến đƣờng bị
ảnh hƣởng do lún mặt đất... Những dấu hiệu mặt đất lún ở Tp. Hồ Chí Minh đã xuất hiện
từ năm 2003. Đó là những vụ sụp đất ở huyện Hóc Môn, quận 9 và hiện tƣợng các đƣờng
ống của nhiều giếng khoan ở quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Nhà Bè bị lồi lên
khỏi mặt đất...
Tại thời điểm năm 1996 – 1997, thành phố đã xảy ra lún nhƣng mức độ không lớn.
Nhƣng sau thời gian này thì lún tăng dần, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2004 đến nay.
Nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi độ cao rất lớn, lún từ 20 đến
30cm; nhất là khi bị ảnh hƣởng của việc thi công xây dựng công trình thì có nơi bị lún
đến 50cm. Ở Tp. Hồ Chí Minh, từ năm 2000 mực nƣớc ngầm hạ thấp từ 2 đến 3m/năm
và liên tục từ 1994 đến 2004 đã hạ sâu 20m, gây tháo khô các tầng chứa nƣớc ngầm có
thể là nguyên nhân gây lún mặt đất. Diễn biến lún có mối liên quan với tốc độ phát triển
đô thị. Thời điểm nhiều khu vực trên địa bàn TP lún nhanh trùng lắp với khoảng thời gian
từ thời điểm tốc độ phát triển đô thị tăng mạnh. Trong đó, hai mốc quan trọng là việc lập
thêm 5 quận mới ở thành phố (năm 1997) và việc phát triển đô thị và các khu công
nghiệp trên địa bàn (năm 1998).
40
3.4.3.Nguyên nhân ngập úng do công tác quản lý đô thị chưa tốt:
Việc quản lý chƣa tốt có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.
Trên thực tế, hiện trạng các hệ thống công trình tiêu còn thiếu, còn yếu thì rõ ràng là việc
giải quyết các vấn đề tiêu thoát một cách triệt để là khó khả thi, và thực tế đã chứng minh
điều này. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nƣớc
đối với Tp. HCM cần có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, vấn đề này còn có nguyên nhân chủ
quan là tiến độ thực hiện các dự án, giải quyết vấn đề thƣờng chậm, mối liên hệ phối hợp
trong nghiên cứu, chủ động tìm giải pháp thích hợp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
3.4.4.Nguyên nhân ngập úng do ý thức của người dân chưa cao:
Ngƣời dân thƣờng có những hành vi nhƣ xả rác bừa bãi ra đƣờng dẫn đến bít đƣờng
ống tiêu thoát nƣớc làm cho tình trạng tiêu thoát nƣớc khó khăn. Bên cạnh đó, Tp. HCM
cũng đang trong quá trình phát triển và đang là “đại công trƣờng xây dựng” với rất nhiều
xe cộ thực hiện vận chuyển các vật liệu xây dựng nhƣ cát sỏi gây vƣơng vãi, khi mƣa đến
tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nƣớc cũng nhƣ làm tăng độ
nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập
úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nƣớc.
3.4.5.BĐKH toàn cầu và NBDC cũng làm trầm trọng hơn vấn đề ngập lụt:
Vấn đề ngập lụt tại Tp. HCM không phải là hệ quả của quá trình NBDC dƣới tác
động của BĐKH. Các nghiên cứu so sánh về mực nƣớc sông và mực nƣớc biển, nhiệt độ
bề mặt, lƣợng mƣa và vị trí các điểm ngập đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng để xác
định nguyên nhân của vấn đề ngập lụt. Thực tế là 75% các điểm ngập tại thành phố có
cao độ lớn hơn 2,5 m và 70% các điểm bị ngập khi lƣợng mƣa chỉ 40 mm và bất chấp
mực nƣớc ở Phú An thấp hay cao. Điều này có nghĩa rằng phần lớn các điểm ngập hiện
nay bị ngập không vì lý do địa hình thấp hay mực nƣớc của sông Sài Gòn lên cao mà gắn
với các lý do địa phƣơng [3].
Tuy nhiên về lâu dài, tác động của BĐKH và NBDC đối với Tp. Hồ Chí Minh là
cực kỳ nghiêm trọng. Hiện tại các tác động cục bộ đang tỏ ra vƣợt trội so với các tác
động có tính toàn cầu. Và do đó Các dự án quản lý ngập lụt cho đến nay chủ yếu thiên về
quan điểm “chống lại nƣớc”. Nhƣng BĐKH và NBDC sẽ làm cho các dự án đã và đang
41
thực hiện nhanh chóng trở nên lạc hậu. Những hệ thống thoát nƣớc đang sử dụng số liệu
mƣa thiết kế xác định theo phƣơng pháp cổ điển sẽ có khả năng tái ngập trong tƣơng lai
gần. Các giải pháp kiểm soát ngập truyền thống “dựa trên dự án” sẽ trở nên kém tác dụng
và cần đƣợc bổ sung bằng các giải pháp mềm dẻo và bền vững hơn.
Hàng loạt các nguyên nhân nêu trên đã làm cho vấn đề ngập lụt tại TPHCM ngày
càng trở nên trầm trọng và có xu hƣớng kéo dài. Ngập lụt gây ảnh hƣởng nghiêm trọng
đến sức khỏe và an toàn của ngƣời dân, hiệu quả kinh tế, gây mất trật tự an toàn giao
thông, mất cảnh quan đô thị, …..và nhiều hệ lụy kéo theo. Quá trình đô thị hóa đã cản trở
sự thoát nƣớc do chƣa có biện pháp hiệu quả và phù hợp.
42
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
4.1.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM:
Ngập úng diễn ra nhiều nơi do mƣa lớn, triều cƣờng, …. Hệ thống thoát nƣớc bị quá
tải và nƣớc bị ứ đọng tại chỗ mà không rút đƣợc trong thời gian dài. Cách giải quyết
truyền thống là khơi thông cống rãnh, hút cát, nạo vét hằng năm, nhƣng vấn đề chƣa
đƣợc giải quyết triệt để dù tiêu tốn của cải và sức ngƣời rất nhiều. Vì thế cần tìm ra
hƣớng đi mới cho vấn đề này.
Từ ngàn xƣa, mƣa trút xuống nƣớc trôi từ chỗ cao xuống nơi thấp và thấm dần vào
đất. Đó là quy luật tự nhiên, bề mặt đất nhƣ hệ thống thoát nƣớc hiệu quả mà thiên nhiên
tạo nên. Đất lƣu trữ nƣớc tạo mạch nƣớc ngầm, tạo sự vững chắc hơn cho cấu trúc đất.
Quá trình đô thị hóa đã vô tình thu hẹp bề mặt thấm hút nƣớc hiệu quả này, mọi nơi
thi nhau bê-tông hóa, đi ngƣợc lại quy luật tự nhiên. Nếu bề mặt tiếp xúc giữa nƣớc và
đất đƣợc mở rộng thì vấn đề ngập úng tại Tp. HCM sẽ đƣợc giải quyết phần nào, đồng
thời giảm sức ép lên hệ thống thoát nƣớc và giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhƣ hiện
nay. Qua thực trạng trên, cho thấy việc ứng dụng kỹ thuật sinh thái tại Tp. HCM là vô
cùng cần thiết.
Kĩ thuật sinh thái và các ứng dụng
4.1.1. Khái niệm kỹ thuật sinh thái.
Kỹ thuật sinh thái là một nghiên cứu tích hợp hệ sinh thái và kỹ thuật, liên quan đến
việc giám sát thiết kế và xây dựng các hệ sinh thái. Trong thực tế, nhiều lĩnh vực: nông
nghiệp, du lịch, công nghiệp, đô thị, … đã ứng dụng các kỹ thuật sinh thái với phạm vi
nhƣ sau:
- Thiết kế hệ thống sinh thái nhƣ là một thay thế giảm sự can thiệp của con ngƣời và
tiêu tốn tài nguyên năng lƣợng. Ví dụ nhƣ áp dụng đất ngập nƣớc kiến tạo cho hệ thống
xử lý nƣớc thải.
- Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và giảm sự tác động của con ngƣời.
- Quản lý, sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
43
- Sự tích hợp xã hội và hệ sinh thái trong việc xây dựng một môi trƣờng sinh thái, ví
dụ nhƣ trong cảnh quan kiến trúc, quy hoạch đô thị và làm vƣờn đô thị.
4.1.2. Kỹ thuật sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái nông nghiệp có các thành phần điển hình của một hệ sinh thái.
Tuynhiên, với mục đích hàng đầu là tạo ra năng suất kinh tế nên đối tƣợng chính của hệ
sinhthái nông nghiệp là các thành phần cây trồng và vật nuôi.
- Trong thực tế sản xuất, dựa vào tri thức và vốn đầu tƣ, con ngƣời giữ hệ sinh
tháinông nghiệp ở mức phù hợp để có thể thu đƣợc năng suất cao nhất trong điều kiện cụ
thể. Con ngƣời càng tác động đẩy hệ sinh thái nông nghiệp đến tiếp cận với hệ sinh thái
cónăng suất kinh tế cao nhất thì lực kéo về mức độ hợp lý của nó trong tự nhiên ngày
càngmạnh, năng lƣợng và vật chất con ngƣời dùng để tác động vào hệ sinh thái càng lớn,
hiệu quả đầu tƣ càng thấp.
4.1.3. Kỹ thuật sinh thái du lịch.
Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
vàvăn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trƣờng có đóng góp cho các nổ lực bảo tồn và
pháttriển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.
Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:
- Du lịch sinh thái sẽ tránh các tác động tiêu cực có thể gây thiệt hại và phá hủy tính
toànvẹn của môi trƣờng tự nhiên hay văn hóa tại nơi diễn ra hoạt động du lịch.
- Giáo dục cho du khách hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác bảo tồn tại các khu
dulịch.
- Mang lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống
chongƣời dân địa phƣơng sống tại vùng phát triển hoạt động du lịch hoặc các khu vực
liềnkề.
- Phát triển hoạt động du lịch sinh thái cần có sự lập kế hoạch một cách rõ ràng với
mụctiêu hƣớng đến là sự phát triển bền vững.
- Phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở hòa hợp với môi trƣờng, bảo tồn động vật
hoang dã,thân thiện với môi trƣờng tự nhiên, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
44
- Bên cạnh việc mang lại nguồn doanh thu từ các khu vực đƣợc bảo tồn cần phải
chú trọngđến công tác quản lý và bảo tồn tại những khu vực này.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh
học,phong phú cả về chủng loài và số lƣợng loài. Theo báo cáo của các nhà khoa học
vềthành phần loài động thực vật nhƣ sau:157 loài thực vật thuộc 76 họ. Trong đó, có 35
loài cây rừng ngập mặn thuộc 36 chi, 24 họ. Khu hệ động vật không xƣơng sống, thủy
sinh: có 70 loài thuộc 44 họ:Cua biển,tôm Sú, tôm Thẻ Bạc, sò Huyết. Khu hệ cá: có 137
loài thuộc 39 họ: cá Ngát, cá BôngLau, cá Dứa. Khu hệ lƣỡng thê, bò sát: có 9 loài lƣỡng
thê, 31 loài bò sát: Kỳ đà nƣớc,Hổ Mang chúa, trăn Gấm, cá Sấu Hoa cà. Khu hệ chim:
có 130 loài, 47 họ, 17 bộ: Bồnông chân xám, Diệc xám, Vạc, Già Đẫy, Giang sen. Khu
hệ thú: có 19 loài, 13 họ, 7 bộnhƣ Mèo Rừng, Khỉ đuôi dài, Cầy vòi đốm, Nhím,…
4.1.4. Kỹ thuật sinh thái công nghiệp
Nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái (KCNST)
- Phát triển khu công nghiệp sinh thái theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên
- Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của khu
côngnghiệp (KCN) (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, lựa chọn
doanhnghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…).
- Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần đƣợc tiến hành đồng bộ,
hợpnhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên.
- Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST
- Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng nhƣ
giữadoanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở
bênngoài.
- Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lƣợng, nƣớc. Tận dụng
cácnguồn năng lƣợng, nƣớc thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn
nănglƣợng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nƣớc,
- Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể
táitạo đƣợc. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các
chấtgây độc hại.
45
- Giảm thiểu lƣợng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại.
- Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với
môitrƣờng. Tái sử dụng tối đa các chất thải.
4.2.KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM
Kỹ thuật sinh thái (KTST) là một giải pháp theo quan điểm rất mới về thoát nƣớc đô
thị và đã đƣợc thực hiện khá hoàn chỉnh ở các nƣớc phát triển. Đó là thay vì xây dựng các
hệ thống thoát nƣớc sâu, thẳng, hoặc bằng các hệ thống cống ngầm nhằm thoát nhanh
nƣớc mƣa, thì KTST lại tìm cách trì hoãn việc thoát nƣớc mƣa và đƣa tài nguyên nƣớc
mƣa trở lại với cộng đồng. Các giải pháp KTST rất đa dạng (sẽ đƣợc lựa chọn phù hợp
với từng mức độ đô thị hóa) nhƣ mƣơng thấm lọc thực vật, kênh phủ thực vật, đất ngập
nƣớc, trũng lƣu giữ nƣớc, bể chứa nƣớc mƣa, lớp thấm bề mặt, vỉa hè thấm (giảm bớt
diện tích bêtông hóa khoảng sân trƣớc nhà, thiết kế hợp lý đƣờng đi bộ với chất liệu có
khả năng thấm nƣớc cao)… sẽ có tác dụng làm trì hoãn thời gian tập trung nƣớc mƣa,
giảm đỉnh lũ nhờ vậy mà giảm tải cho hệ thống thoát nƣớc.
Nếu chúng ta có giải pháp tận dụng nguồn nƣớc mƣa và nếu các giải pháp KTST
đƣợc triển khai đa dạng thì một mặt vừa giảm tải đáng kể cho hệ thống thoát nƣớc, mặt
khác một lƣợng không nhỏ nƣớc mƣa sẽ thẩm thấu trở lại trong lòng đất (bổ cập đáng kể
cho nguồn nƣớc ngầm). Hiện nay lƣợng nƣớc mƣa phần lớn là chảy tràn trên bề mặt
Thành phố, rất nhiều nơi trong Thành phố đã lát nhựa, bêtông hóa, nên lƣợng nƣớc mƣa
này không có chỗ tiêu thoát, đành phải chảy thẳng ra sông, mang theo một tỉ lệ không
nhỏ nguồn ô nhiễm chƣa đƣợc xử lý. Có một nghiên cứu đã cho rằng có khoảng 20%
nguyên nhân làm cho chất lƣợng nƣớc sông bị ô nhiễm là do nguồn nƣớc vừa nêu trên.
PGS.TS. Đoàn Cảnh (Viện sinh học nhiệt đới Tp.HCM) cho biết rằng chúng ta hoàn
toàn có thể khắc phục đƣợc tình trạng ngập úng, và thiếu hụt nguồn nƣớc ngầm, nếu
chúng ta triển khai hợp lý các công trình tiêu thoát nƣớc song song với các giải pháp
KTST. Những khu vực nội thành chúng ta sẽ cải tạo dần trong khả năng cho phép. Riêng
những đô thị sẽ phát triển mới nhƣ quận 7, 2, 9, 12, Củ Chi, Bình Chánh… cần phải hết
sức chú ý việc quy hoạch hài hòa với quan điểm “hệ thống tiêu thoát nƣớc song song với
46
các giải pháp KTST”. Những khu đô thị mới dứt khoát không thể để lặp lại sai lầm của
quá khứ. Những khu đô thị mới cần phải biết và thực hiện mục tiêu “thay đổi kiến trúc đô
thị để mọi ngƣời có thể sống hài hòa với mƣa” [5]
Giải pháp này đã đƣợc nghiên cứu thử nghiệm tại khu công viên Hoàng Văn Thụ
(quận Tân Bình). Kết quả tính toán bƣớc đầu cho thấy nếu thực hiện việc cải tạo những
hoa viên và cây xanh hiện có trong khu vực sân vận động quân khu 7, trở thành những
mƣơng thấm lọc thực vật, chắn lọc sinh học thì hệ thống này có thể chắn giữ một thể tích
khoảng hơn 600 m3 nƣớc mƣa. Nếu mở rộng việc cải tạo các hoa viên, cây xanh có trên
địa bàn này (trên đƣờng Phổ Quang, Phan Đình Giót…) thành những mƣơng thấm lọc
thực vật, chắn lọc sinh học thì sẽ giữ lại đƣợc một lƣợng nƣớc mƣa không phải là nhỏ
(khi mƣa). Nhờ vậy mà áp lực tiêu thoát nƣớc mƣa của hệ thống cống tại khu vực này sẽ
giảm đáng kể.
PGS.TS. Đoàn Cảnh cho biết, giải pháp kỹ thuật sinh thái (ecological engineering)
là một quan điểm mới về vấn đề tiêu thoát nƣớc đô thị, đã và đang đƣợc áp dụng nhiều
nơi trên thế giới, nhất là khu vực các nƣớc châu Âu. Thời gian qua chúng ta có thói quen
giải quyết ngập úng đô thị là tiêu thoát thật nhanh nƣớc mƣa - bằng hệ thống cống - ra
kênh rạch, ra sông. Với giải pháp kỹ thuật sinh thái thì ngƣợc lại, làm chậm đi quá trình
tiêu thoát nƣớc mƣa - bằng các giải pháp kỹ thuật phù hợp - để qua đó đạt đƣợc 4 nội
dung: phòng chống ngập úng, lún sụt cơ sở hạ tầng; bổ cập nguồn nƣớc ngầm; giảm thiểu
ô nhiễm môi trƣờng và xanh hóa đô thị. Kỹ thuật sinh thái này giải quyết vấn đề tiêu
thoát nƣớc theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng (hệ thống tiêu thoát nƣớc đô thị bền
vững - Sustainable Urban Drainage System – SUDS)
4.3.KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI CHO
TPHCM
Tp. HCM cần quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, bảo vệ các hồ điều hòa và các
vùng chứa nƣớc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ điều hòa để chủ động trữ nƣớc, giảm
ngập; nạo vét, giải tỏa vật cản trên hệ thống kênh, rạch để tiêu thoát nƣớc nhanh, giảm
thời gian ngập úng khi mƣa lớn. Tăng cƣờng quản lý, tiến tới hạn chế việc khai thác nƣớc
ngầm, tránh nguy cơ sụt lún
47
Tuy nhiên, đó chƣa phải là giải pháp lâu dài. Nhà nƣớc cần tăng cƣờng quản lý nhƣ:
Hạn chế phát triển khu dân cƣ ở nơi có nguy cơ ngập úng; hạn chế bê-tông hóa ở đô
thị nhất là vùng nội thành.
Tạo nhiều mảng xanh nhƣ thảm cỏ, trồng cây ven vỉa hè, ven lối đi bộ nhằm tạo bề
mặt thấm hút nƣớc vào đất
Hẻm, vỉa hè và đƣờng giao thông nội bộ tải trọng thấp cần quy định sử dụng bêtông
thấm nƣớc thay cho bêtông thƣờng hay gạch con sâu. Các công trình nhà ở xây dựng mới
phải đƣợc thiết kế bao gồm cả bể điều tiết nƣớc mƣa quy mô hộ gia đình.
Thay gạch hiện nay bằng gạch thấm nƣớc.
48
KẾT LUẬN
Đề tài đã đánh giá đƣợc các tác động của tình trạng ngập úng tại thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời, phân tích đƣợc các nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp phù hợp mang
tính ứng dụng cao trong hiện tại và tƣơng lai. Việc ứng dụng kĩ thuật sinh thái nhằm giảm
nhẹ tình trạng ngập úng do mƣa tại thành phố Hồ Chí Minh tạo mảng xanh, làm tăng vẻ
mỹ quan đô thị. Qua đó, thấy rằng đề tài đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững về
các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Tóm lại, đề tài của nhóm đã thực hiện đƣợc đúng mục tiêu ban đầu đã đặt ra, có ý
nghĩa thực tiễn về lâu dài. Các vấn đề đƣợc giải quyết nhƣ sau:
-Đánh giá đƣợc tình hình ngập úng và khoanh vùng các điểm ngập nghiêm trọng tại
thành phố Hồ Chí Minh;
-Hiểu rõ những bất cập, khó khăn trong phƣơng thức quản lí cũng nhƣ các giải pháp
chƣa triệt để;
Từ đó, nhóm đã đề xuất các kiến nghị phù hợp hơn, mang tính lâu dài, có khả năng
ứng dụng cao, kế thừa và phát huy các nghiên cứu đi trƣớc.
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

Similar to Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...nataliej4
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Do an tot nghiep thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinhDo an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep thi cong chinhphuoctruong93
 
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdfHuy Tuong
 
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMvấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMnhóc Ngố
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bc dau tu nut hv ql10
Bc dau  tu nut hv ql10Bc dau  tu nut hv ql10
Bc dau tu nut hv ql10Nguyen Tuan
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) nataliej4
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...nataliej4
 

Similar to Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
ĐÁNH GIÁ NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA NƯỚC LIỆT SƠN TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP VÀ VỠ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Tác Động Của Một Số Yếu Tố Tự Nhiên Và Nhân Sin...
 
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sôngĐề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
Đề tài: Mô hình thủy lực một, hai chiều trong ngập lụt hạ lưu sông
 
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
Mô hình thủy lực một và hai chiều xây dựng bản đồ ngập lụt, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Do an tot nghiep thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinhDo an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep thi cong chinh
 
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
 
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.docQuy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
 
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCMvấn đề ngập lụt ở TPHCM
vấn đề ngập lụt ở TPHCM
 
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
Phân tích hiệu quả chống ngập của dự án vệ sinh môi trường tp.hcm lưu vực nhi...
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần Thơ
Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần ThơPhát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần Thơ
Phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ giảm nghèo bền vững tại Tp Cần Thơ
 
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về ô nhiễm môi trường, HAY
 
Bc dau tu nut hv ql10
Bc dau  tu nut hv ql10Bc dau  tu nut hv ql10
Bc dau tu nut hv ql10
 
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
Luận văn: Quá trình đô thị hóa ở quận Gò Vấp từ 1986 đến 2010
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
 
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẠT LỞ BỜ VÀ BƢỚC ĐẦU PHÂN TÍCH CƠ CHẾ, NGUYÊN NHÂN GÂY S...
 
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.doc
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.docLuận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.doc
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.doc
 
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.doc
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.docLuận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.doc
Luận Văn Đánh Giá Hiện Trạng Môi Trƣờng Nƣớc Của Hệ Thống Sông Tô Lịch.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................3 LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................4 DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................5 DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................................6 MỞ ĐẦU.............................................................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...................................................9 1.1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................22 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................22 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................22 1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI..................................................................................................24 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MẶT KỸ THUẬT SINH THÁI GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG NGẬP ÚNG DO MƯA..............................................................................25 2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT SINH THÁI TẠI TPHCM ..................................................25 2.2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SINH THÁI ........................................................25 2.3. KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ.........................................................................27 2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI ....................................................30 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM......................................................31 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƯATẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................................33 3.1. TÌNH HÌNH ĐÔ THỊ HÓA....................................................................................33 3.2. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG DO MƢA .....................................................................34 3.3 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƢA..............................................34 3.4. NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆN TƢỢNG NGẬP ÚNG ..........................................36 3.4.1 Nguyên nhân ngập úng do địa hình và điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn 36 3.4.2 Nguyên nhân ngập úng do đô thị hoá................................................................37 3.4.3 Nguyên nhân ngập úng do công tác quản lý đô thị chưa tốt.............................40 3.4.4 Nguyên nhân ngập úng do ý thức của người dân chưa cao ..............................40 3.4.5 BĐKH toàn cầu và NBDC cũng làm trầm trọng hơn vấn đề ngập lụt..............40
  • 2. 2 CHƯƠNG 4:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................42 4.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM 42 4.2 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM .....................45 4.3 KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI CHO TPHCM..........................................................................................................................46 KẾT LUẬN ......................................................................................................................48 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................49
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mang tính mới, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong báo cáo Khoá luận là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả đề tài
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu, em đã hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học chuyên ngành Khoa Học Môi trƣờng. Để có thể hoàn thành đề tài Nghiên cứu khoa học, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Tập thể cán bộ, giảng viên khoa Khoa học môi trƣờng – Đại học Sài Gòn –Tp.Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em theo học tại trƣờng. Em xin cám ơn, ThS. Nguyễn Thị Hoa – Trƣờng Đại học Sài Gòn - Tp.Hồ Chí Minh, đã tận tình hƣớng dẫn chúng em thực hiện đề tài Nghiên cứu khoa học, giúp đỡ và cho chúng em những lời khuyên chân thành, bổ ích. Chân thành cảm ơn! Tp.Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
  • 5. 5 DANH MỤC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 1 Tốc độ gió max, min, trung bình các trạm khu vực TP.Hồ Chí Minh và vùng lân cận 12 Bảng 2 Nhiệt độ trung bình, trung bình max, min tại một số trạm 13 Bảng 3 Phân phối số ngày mƣa trong năm 15 Bảng 4 Phân khu đô thị và đô thị hóa ở TPHCM 26
  • 6. 6 DANH MỤC HÌNH Hình Nội dung Trang Hình 1 Bản đồ địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 7 Hình 2 Bản đồ đẳng trị mƣa lƣu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai 16 Hình 3 Thốngkê số vị trí ngập nƣớc tại các quận vùng trung tâm và các quận vùngngoại vi thuộc khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2011 17 Hình 4 Bản đồ các điểm ngập lụt tại TP HCM 27
  • 7. 7 MỞ ĐẦU Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số nhanh nhất cả nƣớc. Về mặt dân số dự tính đến năm 2020 sẽ là 9 đến 10 triệu ngƣời, cùng với sự mở rộng và phát triển thành phố cần có những đầu tƣ thích hợp cho cơ sở hạ tầng trong đó có qui hoạch và nâng cấp hệ thống thoát nƣớc. Hơn nữa đây là thành phố có nguy cơ về độ ngập cao do ảnh hƣởng của nhiều nguyên nhân nhƣ mƣa lớn, triều cƣờng, hệ thống thoát nƣớc... đòi hỏi có những ƣu tiên hợp lý cho vấn đề này. Mƣa lớn tại khu vực Tp. HCM thƣờng đƣợc kết hợp bởi nhiều chế độ thời tiết khác nhau, do đó sự biến động về phân bố mƣa theo không gian là lớn. Sự phát triển của đô thị và các ngành công nghiệp cũng làm ảnh hƣởng đến chế độ phân bố lƣợng mƣa nhƣ: thải vào không khí nhiều loại bụi, khí thải,.. đây là những nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng mƣa trên khu vực Tp. HCM cao hơn khu vực xung quanh. Vấn đề ngập lụt đô thị đƣợc đánh giá là một trong số các vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách đồng thời là chiến lƣợc lâu dài có ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia và đang đƣợc các nhà quản lý cũng nhƣ toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, tình trạng ngập này không những ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân mà còn gây thiệt hại nặng về kinh tế, ƣớc tính thiệt hại do ngập ở Tp. HCM không dƣới 5.000 tỷ đồng/năm. Đến thời điểm hiện tại Tp. HCM có hơn 100 điểm ngập. Tổng thời gian ngập ở Tp. HCM lên tới 30 ngày mỗi năm, độ ngập sâu từ 0,15 đến 0,3m, nơi nặng nhất tới 0,6m. Khi mƣa với cƣờng độ khoảng trên 40 mm trong thời gian ngắn thƣờng sinh ra ngập úng. Nếu mƣa với cƣờng độ lớn hơn, thời gian mƣa tập trung dài hơn thì mức độ ngập úng càng nguy hiểm hơn. Ngập úng do mƣa cũng có liên quan đến hệ thống tiêu thoát nƣớc, đặc biệt là hệ thống kênh cống tiêu ở khu vực nội thành. Trong khi đó, số điểm ngập do mƣa và triều cƣờng có xu hƣớng gia tăng với mức độ ngập năm sau cao hơn năm trƣớc khoảng 1cm. Số điểm ngập tăng là do những kênh rạch thoát nƣớc tự nhiên của thành phố đang bị lấn chiếm và san lấp tùy tiện.
  • 8. 8 Hiện nay tại thành phố vẫn đang triển khai khoảng 100 công trình chống ngập trong giai đoạn từ 2011-2015, với diện tích khoảng 100km² thuộc 11 quận, huyện. Tuy nhiên, giải pháp đề xuất nhiều nhƣng ngập lụt vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Hiện tại, dự án chống ngập lụt vẫn chƣa thực hiện đồng bộ nên hiệu quả chƣa cao. Do đó chúng tôi thực hiện đề tài:“CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA MƢA Ở TPHCM” nhằm mục đích đánh giá các tác động của ngập lụt do mƣa tại Tp. HCM, đồng thời kiểm soát và giảm thiểu tác động của các nguồn ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn đối với chất lƣợng nƣớc nguồn tiếp nhận, giảm ngập úng và xanh hóa đô thị phục vụ cho việc phát triển bền vững thành phố Hồ Chí Minh.
  • 9. 9 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1.1Điều kiện tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06km². Hình 1 Bản đồ địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ( Nguồn: Internet) a.Ðịa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lƣợn sóng, độ cao trung bình 10-25m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, nhƣ đồi Long Bình (quận 9).
  • 10. 10 Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dƣới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt. b.Khí hậu, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, cũng nhƣ các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết Tp. HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mƣa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trƣờng cảnh quan sâu sắc. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. c.Nguồn nước và thủy văn Về nguồn nƣớc, nằm ở vùng hạ lƣu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lƣới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lƣu bởi nhiều sông khác, nhƣ sông La Ngà, sông Bé, nên có lƣu vực lớn, khoảng 45.000 km2 . Nó có lƣu lƣợng bình quân 20-500m3 /s và lƣu lƣợng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10.000 m3 /s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nƣớc và là nguồn nƣớc ngọt chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80km. Hệ thống các chi lƣu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lƣu lƣợng trung bình vào khoảng 54 m3 /s. Bề rộng của sông Sài Gòn tại Thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lƣu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính - ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông
  • 11. 11 cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đƣờng thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lƣới kênh rạch chằng chịt, nhƣ ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lƣơng, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam Thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tƣới tiêu kết quả, giao lƣu thuận lợi và đang dần dần từng bƣớc thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nƣớc, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nƣớc ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ)-trên trầm tích Holoxen, nƣớc ngầm thƣờng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nƣớc ngầm rất đáng kể, nhƣng chất lƣợng nƣớc không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nƣớc ngầm vẫn thƣờng đƣợc khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lƣợng nƣớc ngầm rất dồi dào, chất lƣợng nƣớc rất tốt, thƣờng đƣợc khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nƣớc bổ sung quan trọng của thành phố. Về thủy văn, hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hƣởng dao động bán nhật triều của biển Ðông. Mỗi ngày, nƣớc lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nƣớc ở khu vực nội thành. Mực nƣớc triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nƣớc cao nhất là tháng 10-11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lƣu lƣợng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến qua Lái Thiêu, có năm đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mƣa lƣu lƣợng của nguồn lớn, nên độ mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và bị pha loãng đi nhiều.
  • 12. 12 Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thƣợng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trƣờng vùng hạ lƣu từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hƣởng của nguồn, nói chung đã đƣợc cải thiện theo chiều hƣớng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa kiệt tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mƣa, lƣợng nƣớc đƣợc điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhƣng ngƣợc lại, nƣớc mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng đƣợc diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mƣơng, đã có tác dụng nâng cao mực nƣớc ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nƣớc phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố 1.1.2Tình hình dân cư, kinh tế a.Tình hình kinh tế Tp. HCM giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nƣớc. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lƣợng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất. b.Tình hình dân số: Thành phố Hồ Chí Minhlà thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là đầu tàukinh tếvà trung tâmvăn hóa,giáo dụcquan trọng củaViệt Nam. Xét về quy mô dân số, thì Thành phố Hồ Chí Minh làđô thị lớn nhất Việt Nam. Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 ngƣời (chiếm 8,34% dân số Việt Nam),mật độtrung bình 3.419 ngƣời/km². Đến năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 ngƣời.Đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2014 thì dân số thành phố đạt 7.955.000 ngƣời. Tuy nhiên nếu tính những ngƣời cƣ trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vƣợt trên 10 triệu ngƣời.
  • 13. 13 1.1.3.Đặc điểm khí tượng của thành phố Hồ Chí Minh: Tp. HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với các đặc trƣng chính là quanh năm nóng ẩm, luân phiên ảnh hƣởng bởi hai mùa gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam và có sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa trong năm theo chế độ mƣa. Tuy nhiên, do nằm trong khu vực vừa chịu ảnh hƣởng của hoàn lƣu tín phong đặc trƣng cho đới nội chí tuyến, và chịu sự chi phối ƣu thế của hòan lƣu gió mùa khu vực ven biển miền Đông Nam Bộ, lại là thành phố đông dân và công nghiệp phát triển, nên ngoài những đặc điểm chung của toàn vùng, khí hậu Tp. HCM cũng có những nét đặc trƣng riêng biệt. Từ tháng 5 đến tháng 10 thành phố chịu ảnh hƣởng chủ yếu của gió mùa Đông-Bắc ứng với các khối không khí đã trở thành nhiệt đới hóa tƣơng đối ổn định nên là mùa khô nóng bức và khô hạn. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khu vực lại chịu ảnh hƣởng trực tiếp của hai luồng gió mùa TâyNam từ vịnh Bengan lên vào đầu mùa và từ Nam Thái Bình Dƣơng tới vào giữa và cuối mùa. Những luồng gió mùa này phải đủ mạnh để chiếm ƣu thế đối với tín phong Bắc Bán Cầu có hƣớng ngƣợc lại để gây mƣa trong suốt cả mùa. a. Gió Chịu ảnh hƣởng của hai hƣớng gió chủ yếu là trƣờng gió Đông Bắc vào mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) và hƣớng gió Tây Nam vào mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9). Tháng 5 và tháng 10 là hai tháng chuyển tiếp giữa hai mùa gió do đó hƣớng gió của hai tháng này không rõ rệt. Tốc độ gió bình quân trong vùng biến đổi từ khoảng 1,5 – 3,0 m/s, có xu thế tăng dần khi ra tới biển và giảm dần khi vào sâu trong đất liền. Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt tới 20 – 25 m/s xuất hiện trong bão và gió xoáy. Thông thƣờng trong năm gió mạnh xuất hiện vào mùa khô và gió yếu hơn vào mùa mƣa.
  • 14. 14 Bảng 1: Tốc độ gió max, min, trung bình các trạm khu vực TP.Hồ Chí Minh và vùng lân cận Vị trí ĐT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Biên Hòa TB 1,4 1,5 1,7 1,7 1,4 1,4 1,4 1,4 1,3 1,4 1,3 1,3 Max 2,7 2,6 2,9 3,9 2,7 3,0 2,2 3,1 2,5 2,8 2,2 2,2 Min 1,0 1,0 1,0 1,0 0,9 1,0 0,9 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Long Thành TB 1,9 2,8 3,0 3,4 2,4 2,5 2,3 2,5 2,1 1,6 2,1 1,9 Max 2,9 3,3 3,8 4,0 3,2 3,8 2,9 3,2 2,6 2,1 3,0 2,3 Min 1,2 2,4 2,3 2,1 1,6 1,2 1,8 2,1 1,6 1,2 1,4 1,5 Mộc Hóa TB 1,8 1,7 2,0 1,7 1,6 2,0 1,9 2,1 1,9 1,8 1,7 1,8 Max 4,0 2,2 3,0 3,0 2,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 2,0 3,0 Min 1,0 1,2 0,9 0,9 1,0 1,2 1,2 1,1 1,2 1,0 0,8 0,8 Mỹ Tho TB 1,9 2,5 2,5 1,9 1,7 2,0 1,9 2,5 1,9 1,3 1,4 1,3 Max 3,5 4,5 3,7 3,0 4,0 3,0 3,0 4,1 5,0 2,6 3,0 3,0 Min 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,3 1,0 0,5 0,8 0,8 Sở Sao TB 1,2 1,3 1,6 1,4 1,2 1,2 1,3 1,7 1,3 1,1 1,2 1,1 Max 1,5 1,8 2,5 2,0 1,6 1,7 2,0 2,9 1,7 1,4 1,7 1,2 Min 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,8 0,7 1,0 Tây Ninh TB 1,7 2,0 1,9 1,7 1,5 1,5 1,7 1,7 1,6 1,5 1,8 2,0 Max 3,0 4,0 2,8 3,0 2,0 2,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 4,0 Min 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Tân Sơn Nhất TB 2,2 2,5 2,8 2,7 2,2 2,2 2,3 2,4 2,2 1,8 2,0 2,0 Max 3,0 3,1 4,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,6 3,0 2,3 3,0 3,0 Min 1,8 2,0 2,0 2,0 1,7 1,5 1,7 1,4 1,3 1,0 1,8 1,0 Vũng Tàu TB 3,1 3,8 4,2 3,8 2,4 2,4 2,5 2,5 1,7 1,6 1,9 1,9 Max 3,8 4,5 4,8 4,8 3,4 2,7 2,9 3,0 2,0 2,0 2,2 2,5 Min 2,3 3,0 3,7 2,8 2,0 2,0 2,0 1,6 1,4 1,0 1,5 1,4 Nguồn: Viện Thủy Lợi và Môi trường
  • 15. 15 b. Nhiệt độ Lƣu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi chế độ nhiệt vùng nhiệt đới nên có nền nhiệt độ cao và tƣơng đối đồng nhất theo không gian. Tuy nhiên, do địa hình lƣu vực phức tạp nên cũng có sự phân hóa nhiệt độ theo địa hình khá rõ rệt. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, ở độ cao 500 – 1000m nhiệt độ thấp hơn từ 3 – 50 C, ở độ cao từ 1500 m nhiệt độ thấp hơn từ 8 – 90 C so với vùng đồng bằng. Do Nam Bộ là một vùng có địa hình khá bằng phẳng, hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi các khối không khí lạnh phía bắc nên chế độ nhiệt ở khu vực này khá đồng nhất. Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm ít thay đổi và chênh lệch không lớn, phổ biến trong khoảng từ 230 C đến 290 C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tập trung vào khoảng tháng 12 và tháng 1, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 và tháng 5. Sự biến thiên nhiệt độ theo thời gian cũng không đáng kể, chỉ dao động trong khoảng từ 3 – 40 C giữa các mùa. Tuy nhiên, trên lƣu vực có sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ban ngày và ban đêm với biên độ từ 10 - 110 C. Đặc biệt trong các tháng mùa khô, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm có thể lên đến 15 – 160 C. Bảng 2: Nhiệt độ trung bình, trung bình max, min tại một số trạm(Đơn vị: o C) Vị trí ĐT I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tây Ninh TB 25,7 26,4 27,8 28,9 28,2 27,3 27,0 25,3 26,5 26,3 26,0 25,1 Max 26,7 27,4 28,5 29,7 29,5 27,9 27,4 27,5 27,0 27,0 26,9 26,2 Min 24,6 25,2 26,9 28,3 27,6 26,8 26,6 6,5 26,3 25,8 25,2 24,3 Tân Sơn Nhất TB 26,6 27,1 28,4 29,6 29,2 28,1 27,6 27,6 27,5 27,1 27,0 26,3 Max 28,5 28,5 29,7 30,3 30,7 28,9 28,9 28,4 28,4 27,9 28,0 28,1 Min 24,8 25,9 27,4 28,6 28,1 27,4 27,1 26,9 26,6 26,4 25,8 24,6 Vũng Tàu TB 25,6 25,9 27,1 28,9 29,1 28,3 27,8 27,6 27,5 27,4 27,0 26,0 Max 26,3 26,7 27,6 29,6 29,6 28,9 28,1 28,2 28,0 28,2 27,8 27,4 Min 24,6 25,0 26,3 28,4 28,3 27,9 27,4 26,8 26,5 26,7 25,8 24,7
  • 16. 16 c. Độ ẩm Độ ẩm trung bình trên toàn lƣu vực khá cao khoảng từ 80 – 82%. Vùng thƣợng nguồn các sông có độ ẩm cao (từ 83 – 85%) do mƣa nhiều và nhiệt độ thấp. Vùng hạ lƣu độ ẩm thấp hơn (từ 78 – 79%) do mƣa ít, nắng nhiều và nhiệt độ cao. Trong năm, mùa mƣa có độ ẩm cao hơn hẳn so với mùa khô (85-88%/70-75%). Độ ẩm tháng cao nhất có thể đạt đến 90%, độ ẩm tháng thấp nhất có thể xuống khoảng 60%. d. Nắng Là vùng cận xích đạo nên trên địa bàn lƣu vực thƣờng có số giờ nắng khá cao (từ 2600-2800 giờ nắng/năm) so với các khu vực khác, và nó phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm thời tiết. Vào mùa mƣa (từ tháng 6 đến tháng 10) số giờ nắng giảm hẳn so với thời kì mùa khô. Số giờ nắng trung bình trong mùa khô khoảng 260 – 280 giờ/tháng (8 – 9 giờ/ngày). Mùa mƣa có số giờ nắng thấp hơn hẳn, trung bình 160-180giờ/tháng (5-6 giờ/ngày). e. Bốc hơi Dựa vào số liệu đo của ống Piche, với nhiệt độ cao, nắng nhiều, nên lƣợng bốc hơi trên lƣu vực tƣơng đối cao, trung bình khoảng 1000 mm/năm. Bốc hơi cao hơn ở vùng ven biển, đồng bằng và tại các thành phố lớn (1.300 -1.350 mm) và có xu thế giảm dần khi lên vùng đồi núi, rừng nhiều (1.100 -1.150 mm). Tuy bốc hơi cao nhƣng trong thực tế, vào các tháng mùa khô, lƣợng ẩm trong đất ở nhiều nơi còn rất nhỏ. Trong năm, các tháng mùa khô có lƣợng bốc hơi đạt từ 130-160 mm/tháng và giảm chỉ còn từ 70-90 mm/tháng vào các tháng mùa mƣa. f. Mưa Mùa mƣa trên lƣu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai chịu ảnh hƣởng của gió mùa, gồm 2 mùa gió chính là gió mùa tây nam và gió mùa đông bắc. Lƣợng mƣa trung bình năm của lƣu vực khoảng 2,100 mm, nhƣng do có địa hình khác nhau cho nên chế độ mƣa cũng khác nhau theo không gian và thời gian. + Phân bố mƣa theo thời gian: Mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Lƣợng mƣa trung bình tháng mùa mƣa phổ biến từ 150 đến 250 mm. Trong thời kì mùa mƣa thì lƣợng mƣa
  • 17. 17 tăng dần từ đầu mùa đến giữa mùa, lƣợng mƣa trong mùa mƣa chiếm tới trên 80% tổng lƣợng mƣa cả năm trong đó lƣợng mƣa lớn nhất tập trung vào hai tháng 9 và 10, chiếm trên 30% tổng lƣợng mƣa toàn năm. Các tháng 3, 4 và tháng 11,12 có thể đƣợc coi là thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa, mùa mƣa và mùa khô, vì lƣợng mƣa trung bình tháng của các tháng này có sự thay đổi chuyển tiếp giữa hai mùa. Bảng 3 Phân phối số ngày mưa trong năm TT Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả năm Mùa Khô Mùa Mƣa 1 Vũng Tàu 1 1 1 3 15 18 20 19 19 16 8 3 124 9 115 2 Tân Sơn Nhất 2 1 2 5 16 22 23 23 23 21 12 7 159 17 142 3 Tây Ninh 1 1 2 5 12 14 16 15 17 15 7 3 108 12 96 4 Mỹ Tho 1 1 1 3 12 15 16 14 17 15 8 4 107 10 97 Do khu vực rất ít khi ảnh hƣởng của bão và những khối không khí có khả năng gây mƣa lớn nên nhìn chung số ngày mƣa lớn không nhiều, nhất là mƣa trên 100 mm. + Phân bố mƣa theo không gian: Phân bố mƣa theo không gian: Mƣa nhiều tập trung tại khu vực trung lƣu sông Đồng Nai, thƣợng lƣu sông Bé và sông La Ngà với lƣợng mƣa trung bình năm dao động trong khoảng từ 2,500 mm – 3,000 mm, có nơi lên lƣợng mƣa trung bình năm lớn hơn 3,000 mm. Mƣa trung bình tập trung tại những khu vực trung lƣu sông Bé và La Ngà với lƣợng mƣa trung bình nhiều năm từ 2,000 – 2,500 mm. Khu vực Đà Lạt, thƣợng lƣu sông Đa Nhim, hạ lƣu sông Sài Gòn – Đồng Nai là những vùng có lƣợng mƣa nhỏ với mƣa trung bình nhiều năm từ 1,500 – 2,000 mm. Những khu vực có lƣợng mƣa trung bình năm từ 1,000 – 1,500 mm bao gồm: vùng ven biển Cần Giờ, Nhà Bè và hạ lƣu sông Vàm Cỏ. (xem hình 1.2.6)
  • 18. 18 Hình 2: Bản đồ đẳng trị mưa lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai
  • 19. 19 1.1.4.Tình hình ngập lụt của thành phố hồ chí minh a.Tình hình ngập lụt của Tp. HCM Nói đến tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam có lẽ ngƣời ta nói đến Tp. Hồ Chí Minh nhiều nhất, ngay cả khi hiện nay những tác động do BĐKH chƣa thực sự rõ nét. Và nói đến siêu đô thị số 1 Việt Nam cũng là nói đến Tp. Hồ Chí Minh bởi quy mô đô thị và vai trò, tầm cỡ về phát triển kinh tế của nó. Dƣờng nhƣ mối liên hệ giữa những rủi ro và sự tổn thất thƣờng đƣợc quan tâm nhiều hơn ở những nơi mà sự can thiệp của con ngƣời đã trở nên quá mạnh. Hình 3: Thốngkê số vị trí ngập nước tại các quận vùng trung tâm và các quậnvùng ngoại vithuộc khu vực Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2003đến năm 2011. (Nguồn: Trung tâm điều hành Chương trình chống ngập nước Tp. HCM, 2011) Vấn đề ngập lụt đô thị đã xuất hiện tại Tp. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay nhƣng đặc biệt trở nên nghiệm trọng trong hơn 10 năm gần đây. Sau khi điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 đƣợc phê duyệt (năm 1998), thành phố đã lập quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nƣớc đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 752/QĐ-TT ngày 19/06/2001 nhằm giải quyết ngập do mƣa, xử lý nƣớc thải cho khu vực trung tâm bằng việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nƣớc và xây
  • 20. 20 dựng hệ thống thu gom nƣớc thải. Năm 2008, thành phố cũng đã lập quy hoạch thủy lợi chống ngập úng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1547/QĐ-TT ngày 28/10/2008 nhằm giải quyết ngập do triều cƣờng và điều tiết lũ thƣợng nguồn trên cơ sở thực hiện xây dựng tuyến đê bao khép kín từ Bến Súc đến sông Kinh Lộ và bao bọc quanh địa phận tỉnh Long An với 13 cống kiểm soát triều lớn và nạo vét, cải tạo các kênh trục để điều tiết lũ, đồng thời nghiên cứu xây dựng các hồ điều tiết nƣớc. Thực hiện theo các quy hoạch, đến nay thành phố đã triển khai cơ bản hoàn thành một số dự án lớn về thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nhƣ dự án Vệ sinh môi trƣờng thành phố - lƣu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Cải thiện môi trƣờng nƣớc thành phố - lƣu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, Cải tạo hệ thống thoát nƣớc rạch Hàng Bàng, Nâng cấp đô thị thành phố - lƣu vực Tân Hóa - Lò Gốm... với tổng mức đầu tƣ hơn 1 tỉ đô la Mỹ. Việc thực hiện các dự án bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Số lƣợng các điểm ngập đã giảm dần tại khu vực trung tâm. Số điểm ngập do mƣa giảm từ 126 điểm (năm 2008) xuống còn 31 điểm (năm 2011), số điểm ngập do triều giảm từ 95 điểm (năm 2008) xuống còn 09 điểm (năm 2011). Tuy nhiên số điểm ngập lại đang có xu hƣớng tăng lên tại khu vực ngoại vi thành phố. Điều đó cho thấy tốc độ phát triển hệ thống thoát nƣớc không theo kịp tốc độ đô thị hóa và chƣa quan tâm đến vấn đề BĐKH và nƣớc biển dâng (NBD) trong các quy hoạch. Các hoạt động chống ngập của thành phố mới chỉ tạm thời cải thiện đƣợc tình hình ngập lụt khu vực trung tâm. 08 vùng còn lại trong số 12 lƣu vực (chia lƣu vực theo Điều chỉnh quy hoạch chung Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025 phê duyệt năm 2010) là những vùng nộ i thà nh phát triển và ngoạ i thà nh (khu vƣ̣ c phát triển đô thị mớ i) đều chƣa có quy hoạch chi tiết hệ thống thoát nƣớc. Trong bối cảnh đó, các tác động của BĐKH và NBD đã đƣợc ghi nhận rõ ràng tại Tp. Hồ Chí Minh. Số liệu đo đạc cho thấy, tại Tp. HCM và Cần Thơ, nhiệt độ đang tăng lên, cụ thể: từ năm 1960 đến 2005 tăng 0,020 c; từ 1991 đến 2005 tăng lên 0,0330 c. Tại thành phố Vũng Tàu, từ năm 1960 đến năm 2005 tăng 2o C. Ngoài ra, mực nƣớc cao nhất đo tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn dâng lên khoảng 20cm so với cách đây 10 năm. Vào cuối tháng 11/2008, tại Tp. HCM, triều cƣờng đã đạt mức đỉnh trong vòng 50 năm qua [2]
  • 21. 21 Theo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC (2007) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (2008), Tp. HCM nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Thành phố cũng xếp thứ 5 về dân số có thể bị ảnh hƣởng của BĐKH vào năm 2070. Kịch bản của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng cho biết nếu mực nƣớc biển dâng thêm 75cm thì Tp. HCM sẽ có khoảng 204 km2 diện tích đất bị ngập. Nếu mực nƣớc biển dâng khoảng 100cm, diện tích đất bị ngập sẽ tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 472 km2 . b.Hiện trạng ngập lụt tại Tp. HCM Vấn đề ngập lụt đô thị đã xuất hiện tại Tp. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay nhƣng đặc biệt trở nên nghiệm trọng trong hơn 10 năm gần đây. Sau khi điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 đƣợc phê duyệt (năm 1998), thành phố đã lập quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nƣớc đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 752/QĐ-TT ngày 19/06/2001 nhằm giải quyết ngập do mƣa, xử lý nƣớc thải cho khu vực trung tâm bằng việc nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nƣớc và xây dựng hệ thống thu gom nƣớc thải. Năm 2008, thành phố cũng đã lập quy hoạch thủy lợi chống ngập úng đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1547/QĐ-TT ngày 28/10/2008 nhằm giải quyết ngập do triều cƣờng và điều tiết lũ thƣợng nguồn trên cơ sở thực hiện xây dựng tuyến đê bao khép kín từ Bến Súc đến sông Kinh Lộ và bao bọc quanh địa phận tỉnh Long An với 13 cống kiểm soát triều lớn và nạo vét, cải tạo các kênh trục để điều tiết lũ, đồng thời nghiên cứu xây dựng các hồ điều tiết nƣớc. Thực hiện theo các quy hoạch, đến nay thành phố đã triển khai cơ bản hoàn thành một số dự án lớn về thoát nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nhƣ dự án Vệ sinh môi trƣờng thành phố - lƣu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Cải thiện môi trƣờng nƣớc thành phố - lƣu vực Tàu Hủ - Bến Nghé - kênh Đôi - kênh Tẻ, Cải tạo hệ thống thoát nƣớc rạch Hàng Bàng, Nâng cấp đô thị thành phố - lƣu vực Tân Hóa - Lò Gốm... với tổng mức đầu tƣ hơn 1 tỉ đô la Mỹ. Việc thực hiện các dự án bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Số lƣợng các điểm ngập đã giảm dần tại khu vực trung tâm. Số điểm ngập do mƣa giảm từ 126 điểm (năm 2008) xuống còn 31 điểm (năm 2011), số điểm ngập do triều giảm từ 95 điểm (năm 2008) xuống còn 09 điểm (năm 2011).
  • 22. 22 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu tác động do mƣa gây ra ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Để từ đó đƣa ra các giải pháp về sử dụng kỹ thuật sinh thái để giảm nhẹ tác động của ngập lụt do mƣa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU + Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của đề tài là tại các khu vực xảy ra ngập lụt do mƣa lớn tại Tp.HCM. + Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của đề tài là trong các tháng mƣa và khi triều cƣờng dâng cao. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp kế thừa và thu thập tài liệu. Các tài liệu, số liệu cần thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Các tài liệu khung lý luận về các kỹ thuật sinh thái, hệ thống thoát nƣớc bền vững (SUDS) tiên tiến đang đƣợc áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam. - Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Tp. Hồ Chí Minh: địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhƣỡng, đặc điểm khí hậu thời tiết, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc … - Các tài liệu, số liệu về hiện trạng và định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. - Các tài liệu, số liệu về hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng, đặc điểm hệ sinh thái của Thành phố Hồ Chí Minh. - Các tài liệu, số liệu về đặc điểm thủy văn, chế độ mƣa của Thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi thời gian tối thiểu là 10 năm. - Các tài liệu, số liệu về hiện trạng và định hƣớng quy hoạch phát triển hệ thống thoát nƣớc của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
  • 23. 23 - Kịch bản biến đổi khí hậu và kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh. Các tài liệu này đƣợc thu thập tại các sở, ban ngành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Trung tâm Điều hành chƣơng trình chống ngập nƣớc, Sở Khoa học và Công nghệ, … Tập hợp, thống kê, xử lý toàn bộ các tƣ liệu, số liệu hiện có về mƣa, lƣu lƣợng, mực nƣớc, ngập lụt tại Tp. HCM. Kế thừa và tham khảo toàn diện các kết quả nghiên cứu khoa học về mô hình hóa. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa chủ yếu phục vụ cho các mục đích sau: - Điều tra, khảo sát hiện trạng ngập úng tại Thành phố Hồ Chí Minh do mƣa. - Điều tra, khảo sát các nguồn ô nhiễm phân tán và cố định trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Điều tra, khảo sát hiện trạng hệ thống thoát nƣớc hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh: kênh mƣơng, sông rạch, hồ điều tiết nƣớc, khu vực đất ngập nƣớc, bề mặt thấm, hệ thống cống … và đánh giá khả năng kiểm soát ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn của hệ thống. - Điều tra, khảo sát hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh. - Điều tra, khảo sát ngoài thực địa các loại thảm phủ bề mặt nhƣ vỉa hè, bãi đổ xe, thảm cỏ, mặt nƣớc, hiện trạng cây xanh; mật độ khu dân cƣ … để xác định mức độ tác động của mặt đệm không thấm do quá trình đô thị hóa đối với việc thoát nƣớc mƣa và lựa chọn mặt bằng dự kiến bố trí các kỹ thuật sinh thái trong trong kiểm soát ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn cho khu vực. Phương pháp thống kê. Sử dụng phƣơng pháp thống kê để xử lý các thông tin, tài liệu thu thập đƣợc và các số liệu thực nghiệm. Các số liệu sẽ đƣợc xử lý trên phần mềm Excel, kết quả số liệu sẽ đƣợc biểu diễn thành dạng bảng và biểu đồ.
  • 24. 24 1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Ý nghĩa lý luận Quá trình nghiên cứu đề tài “CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA MƢA Ở TPHCM” trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc. Do tính chất mới mẻ của đề tài. Nhóm nghiên cứu muốn mang đến cho thành phố một môi trƣờng ngày một tốt đẹp hơn và thân thiện hơn khi không còn tình trạng ngập úng tăng cao nhƣ hiện nay. Ý ngĩa thực tiễn: Quá trình nghiên cứu của đề tài “CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI NHẰM GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA MƢA Ở TPHCM” nhằm tìm hiểu rõ các tác động ảnh hƣởng đến tình trạng ngập úng do mƣa từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ những tác động đó đến môi trƣờng xung quanh và đặc biệt là ngƣời dân tại những khu vực đó.
  • 25. 25 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MẶT KỸ THUẬT SINH THÁI GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG NGẬP ÚNG CỦA MƯA 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT SINH THÁI TẠI TPHCM: Dựa trên mức độ đô thị hóa có thể chia TPHCM ra 3 vùng : Vùng sinh thái gò đồi – ven đô thị huyện Củ chi: Là vùng đồi lƣợn sóng, đất phù sa cổ, công nghiệp chƣa phát triển, mật độ dân cƣ vừa phải, mức độ đô thị hóa thấp. Vùng sinh thái đô thị trung tâm – nội thành và các quận huyện ven đô:Chiếm tổng diện tích 94.492ha, tức chiếm 46% diện tích toàn thành phố, nhƣng chứa đựng tới 94% số dân và cũng chiếm hầu hết cơ sở công nghiệp có trên điạ bàn thành phố. Vùng sinh thái rừng ngập mặn – huyện Cần Giờ: Các loài động thực vật có giá trị kinh tế bị sử dụng bừa bãi, môi trƣờng sống của các sinh vật bị ô nhiễm quá mức và không đƣợc kiểm soát. Quá trình đô thị hóa ở TPHCM còn biến các vùng đất trũng trƣớc kia (đƣợc coi là các vùng đệm sinh thái hay “hồ điều hòa tự nhiên” khi triều lên hay khi nƣớc mƣa chảy từ TP ra) nhƣ Q.2, Q.7, Q.9, Q.12, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh trở thành các vùng bê tông hóa. Hậu quả là nƣớc triều không lên đƣợc chỗ này và sẽ trở nên mạnh hơn ở những nơi khác. Ngoài ra, các quận này đều nằm trên đất ngập triều của lƣu vực sông Đồng Nai, là vùng sinh thái đất ƣớt nhạy cảm nhất, duy trì sự sống cho toàn lƣu vực và các vùng kế cận. Khi bị san lấp, không những làm tiêu diệt hệ sinh thái của vùng mà còn biến một vùng đa dạng sinh học trở thành vùng đất chết, ảnh hƣởng nghiên trọng đến môi trƣờng sống của sinh vật 2.2. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SINH THÁI: 2.2.1. Định nghĩa Kỹ thuật sinh tháilà một nghiên cứu tích hợp hệ sinh thái và kỹ thuật, liên quan đến việc giám sát thiết kế và xây dựng các hệ sinh thái. Theo Mitsch 1996, thiết kế hệ sinh thái bền vững đƣợc tích hợp xã hội loài ngƣời với môi trƣờng tự nhiên của nó vì lợi ích của cả hai.
  • 26. 26 2.2.2. Ứng dụng - Trong nông nghiệp. - Trong đất ngập nƣớc kiến tạo. - Trong du lịch. - Trong công nghiệp. - Trong đô thị. 2.2.3. Phạm vi ứng dụng Trong thực tế, nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, đô thị,… đã ứng dụng các kỹ thuật sinh thái với phạm vi nhƣ sau: - Thiết kế hệ thống sinh thái nhƣ là một thay thế giảm sự can thiệp của con ngƣời và tiêu tốn năng lƣợng ví dụ nhƣ áp dụng đất ngập nƣớc kiến tạo cho hệ thống xử lý nƣớc thải. - Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và giảm sự tác động của con ngƣời. - Quản lý, sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Sự tích hợp xã hội và hệ sinh thái trong việc xây dựng một môi trƣờng sinh thái, ví dụ nhƣ trong cảnh quan kiến trúc, quy hoạch đô thị và làm vƣờn đô thị. 2.2.4 Ưu và nhược điểm * Ưu điểm: Tiết kiệm nguồn năng lƣợng. Lƣợng chất thải phát sinh là nhỏ nhất. Các lợi ích khác từ việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu đầu vào. Phục hồi và thiết lập các hệ sinh thái theo hƣớng bền vững, tăng tính đa dạng về mặt sinh học. Tạo môi trƣờng sống thân thiện giữa con ngƣời với thiên nhiên. * Nhược điểm: Phụ thuộc vào bối cảnh, địa điểm, văn hóa, kinh tế, chính trị của từng quốc gia nên chƣa có chuẩn mực chung cho các quốc gia khi áp dụng kỹ thuật sinh thái. Các nguồn năng lƣợng thay thế thƣờng là loãng hơn không đáp ứng nhu cầu hiện tại do đó phải đầu tƣ công nghệ mới. Việc sử dụng các vật liệu tái chế, tái sử dụng chƣa mang tính phổ thông.
  • 27. 27 Chƣa đƣợc quna tâm đúng mức của cơ quan có thẩm quyền. Sự bùng nổ dân số. 1.3. KỸ THUẬT SINH THÁI ĐÔ THỊ Nguyên tắc của đô thị sinh thái là xâm phạm ít nhất đến môi trƣờng tự nhiên, đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con ngƣời. Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị đƣợc khép kín và tự cân bằng, giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trƣờng đƣợc cân bằng một cách tối ƣu. Quá trình đô thị hóa thành phố đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lƣu vực. Đối với nội thành, phần lớn đất đai đƣợc bê tông hoá, nhựa hoá xây dựng nhà, công xƣởng, đƣờng sá. Do vậy, khi mƣa xuống, hầu nhƣ toàn bộ mƣa đều tập trung thành dòng chảy (đƣờng trở thành sông cũng chính vì vậy), không thể thấm xuống đất để giảm bớt lƣợng dòng chảy tập trung, quá trình lƣu giữ tự nhiên dòng chảy bằng các thảm thực vật và đất bị mất đi, và thay vào đó là những bề mặt phủ không thấm nƣớc nhƣ mái nhà, bê tông, đƣờng nhựa, làm tăng lƣu lƣợng dòng chảy bề mặt (Sơ đồ 1.8.a). Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change- IPCC) cũng nhấn mạnh những tác động lớn tới cấp nƣớc do các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ là kết quả của biến đổi khí hậu. Các công trình khai thác và xử lý nƣớc thƣờng đƣợc xây dựng bên cạnh các dòng sông và đây là hệ thống cơ sở hạ tầng đầu tiên chịu tác động của lũ úng. Hệ thống điện và máy bơm rõ ràng sẽ bị tác động. Lũ úng ven sông với vận tốc dòng chảy cao cũng làm ảnh hƣởng đến hệ thống đƣờng ống [19]. Những dòng chảy này thƣờng bị ô nhiễm do rác, bùn đất và các chất bẩn khác rửa trôi từ mặt đƣờng dẫn đến bít đƣờng ống tiêu thoát nƣớc làm cho tình trạng tiêu thoát nƣớc khó khăn. Lƣợng nƣớc và cƣờng độ dòng chảy tăng tạo nên sự xói mòn và lắng bùn cặn gây nên nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nƣớc. Tất cả những yếu tố này gây những tác động xấu đến môi trƣờng, úng ngập, ảnh hƣởng đến môi trƣờng và hệ sinh thái dƣới nƣớc. Nhƣ IPCC đã nhấn mạnh, vấn đề vệ sinh môi trƣờng chính ở đây là hệ thống cơ sở hạ tầng với vai trò quyết định mức độ ô nhiễm của nƣớc lũ/úng đem theo phân, một mối nguy hại đáng kể do các dịch bệnh kèm theo [10].
  • 28. 28 Các hệ thống thoát nƣớc truyền thống thƣờng đƣợc thiết kế để vận chuyển nƣớc mƣa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt. Chi phí cho xây dựng và vận hành, bảo dƣỡng các đƣờng cống thoát nƣớc thƣờng rất lớn, trong khi công suất của chúng lại chỉ có giới hạn và không dễ nâng cấp. Cách làm này dẫn đến nguy cơ ngập úng, xói mòn đất và ô nhiễm ở vùng hạ lƣu tăng. Việc dẫn dòng chảy bề mặt đi xa và thải còn làm mất khả năng bổ cấp tại chỗ cho các tầng nƣớc ngầm quý giá. Hƣớng giải quyết đối với bài toán tiêu thoát nƣớc thành phố Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại về mặt kỹ thuật đơn thuần mà là bài toán 3E gồm: kết hợp bài toán kỹ thuật (Engineering), bài toán môi trƣờng (Environment), và bài toán kinh tế (Economic). Cách tiếp cận cho hƣớng giải quyết trên là hƣớng tới việc duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lƣợng, cƣờng độ và chất lƣợng; kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn, giảm thiểu tối đa những khu vực tiêu thoát nƣớc trực tiếp, lƣu giữ nƣớc tại chỗ và cho thấm xuống đất, đồng thời kiểm soát ô nhiễm. Đây chính là cơ sở tiếp cận của SUDS (Sustainable Drainage System) trong nghiên cứu giảm nhẹ tác động của ngập úng do mƣa gây ra. Cách tiếp cận của thoát nƣớc mƣa bền vững SUDS là chậm trên diện rộng, để tránh lƣợng nƣớc mƣa tập trung lớn trên bề mặt trong thời gian ngắn. Tiết diện cống sẽ khó có thể đáp ứng nếu lƣợng mƣa lớn, tốn kém mà nƣớc vẫn tràn cống, gây ngập đƣờng, úng nhà. Vì vậy, phải tổ chức thoát nƣớc mƣa, kết hợp các biện pháp gia tăng bề mặt thấm và chứa nƣớc một cách đồng bộ, sao cho dòng chảy đƣợc tập trung chậm. Sử dụng các hồ điều hòa trên diện tích thu gom và truyền dẫn nƣớc mƣa để lƣu giữ nƣớc là một cách làm phổ biến (Sơ đồ 1.8.b). Bên cạnh đó, gia tăng diện tích bề mặt thấm của thành phố, để tăng cƣờng cho nƣớc mƣa thấm tự nhiên xuống đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải tạo cảnh quan và điều hòa tiểu khí hậu (Sơ đồ 1.8.c). Trong trƣờng hợp khả năng kiểm soát dòng chảy tại chỗ bị hạn chế, thì có thể phân tán dòng chảy theo các lƣu vực nhỏ, dẫn nƣớc đi bằng những giải pháp nhƣ sử dụng kênh mƣơng hở và nông, lƣu giữ nƣớc mƣa trong những hồ chứa và cho thấm xuống đất ở những khu vực thích hợp. Để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, có thể áp dụng những giải pháp xử lý tại chỗ trong bãi đất thấm, hồ lắng, bãi lọc trồng cây...
  • 29. 29 Hình 5. Nguyên tắc thoát nƣớc bề mặt bền vững (a) Dòng chảy tập trung do bề mặt phủ đô thị bị thay đổi; (b) Trở về dòng chảy tự nhiên ban đầu nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy bề măt; (c) Giảm lƣu lƣợng nƣớc cần thoát nhờ các giải pháp làm chậm dòng chảy và thấm. Các khu vực đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ úng khi mƣa lớn xảy ra. Nhà cửa, đƣờng phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tông hóa khác ngăn chặn nƣớc mƣa thấm xuống mặt đất và do vậy tạo ra nƣớc chảy tràn nhiều hơn. Mƣa lớn và kéo dài lâu ngày tạo ra một lƣợng rất lớn nƣớc chảy tràn bề mặt, và có thể dễ dàng làm ngập hệ thống thoát nƣớc. Ở các đô thị đƣợc quản lý tốt, vấn đề này hiếm khi xảy ra vì cơ sở hạ tầng thoát nƣớc đƣợc xây dựng tốt với các phƣơng pháp bổ sung để bảo vệ chống lại lũ úng – ví dụ việc sử dụng các công viên và không gian mở để thích ứng với lũ úng bất thƣờng. Kỹ thuật sinh thái đã đƣợc các nƣớc phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi và đƣợc phát triển thành các khái niệm BMPs (Best Managament Practices), SUDS (Sustainable Urban Drainage System), BIOECODS (Hệ thống thoát nƣớc sinh thái), … Những kỹ thuật trên đƣợc ứng dụng trong việc quy hoạch xây dựng đô thị bền vững; quản lý tích hợp lƣu vực sông; xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn qua các vùng đô thị, nông nghiệp. Hiện nay, kỹ thuật sinh thái đƣợc áp dụng để cải tạo lại các khu vực quy hoạch thiếu bền vững trƣớc đây. Ở Châu Á, một số quốc gia nhƣ Nhật Bản,
  • 30. 30 Malaysia, Thái Lan, Hong Kong, Campuchia cũng đã áp dụng các giải pháp này trong việc kiểm soát nguồn nƣớc mƣa giúp hạn chế quá trình ngập úng cục bộ, tái sử dụng nƣớc mƣa. Hệ thống thoát nƣớc bền vững (SUDS) đƣợc ứng dụng rộng rãi ở Mỹ, Anh, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đức,… từ những thập niên 70, 80. Tại Hội nghị thƣợng đỉnh về Trái Đất (Rio de Janeiro năm 1992), khái niệm SUDS đã nhận đƣợc sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế nhƣ là một phần của chiến lƣợc phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan và Singapore đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng SUDS. Các giải pháp SUDS tập trung vào việc giảm thiểu dòng chảy tràn bề mặt, do đó làm giảm đỉnh lũ gây ra các trận ngập úng do mƣa bằng nhiều giải pháp kỹ thuật mềm - kỹ thuật sinh thái. Đây là một giải pháp kỹ thuật, bao gồm một hệ thống tích hợp các công cụ: bể chứa nƣớc mƣa từ mái nhà, bề mặt/vỉa hè thấm, ao khô, ao lƣu giữ, mƣơng thấm lọc thực vật, mƣơng thực vật, chắn lọc sinh học, đất ngập nƣớc, … nhằm làm gia tăng khả năng lƣu trữ và khả năng làm sạch của hệ sinh thái tự nhiên trong việc giảm thiểu ngập úng, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, bổ cấp nƣớc ngầm và làm hài hòa cảnh quan đô thị. Mục tiêu của SUDS: – Phòng chống ngập úng, lún sụt cơ sở hạ tầng; – Bổ cập nguồn nƣớc ngầm; – Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng; – Xanh hóa đô thị 2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI Các khu vực đô thị luôn hiện diện một số rủi ro lũ lụt khi mƣa lớn xảy ra. Nhà cửa, đƣờng phố, cơ sở hạ tầng và những khu vực bê tông hóa khác ngăn chặn nƣớc mƣa thấm xuống mặt đất và do vậy tạo ra nƣớc chảy tràn nhiều hơn. Mƣa lớn và kéo dài lâu ngày tạo ra một lƣợng rất lớn nƣớc chảy tràn bề mặt, và có thể dễ dàng làm ngập hệ thống thoát nƣớc.
  • 31. 31 Ở các đô thị đƣợc quản lý tốt, vấn đề này hiếm khi xảy ra vì cơ sở hạ tầng thoát nƣớc đƣợc xây dựng tốt với các phƣơng pháp bổ sung để bảo vệ chống lại lũ lụt – ví dụ việc sử dụng các công viên và không gian mở để thích ứng với lũ lụt bất thƣờng. Kỹ thuật sinh thái đã đƣợc các nƣớc phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi và đƣợc phát triển thành các khái niệm BMPs (Best Managament Practices), SUDS (Sustainable Drainage System), BIOECODS (Hệ thống thoát nƣớc sinh thái), … Những kỹ thuật trên đƣợc ứng dụng trong việc quy hoạch xây dựng đô thị bền vững; quản lý tích hợp lƣu vực sông; xử lý ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là ô nhiễm phân tán do nƣớc mƣa chảy tràn qua các vùng đô thị, nông nghiệp. Hiện nay, kỹ thuật sinh thái đƣợc áp dụng để cải tạo lại các khu vực quy hoạch thiếu bền vững trƣớc đây. Ở Châu Á, một số quốc gia nhƣ Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Hong Kong, Campuchia cũng đã áp dụng các giải pháp này trong việc kiểm soát nguồn nƣớc mƣa giúp hạn chế quá trình ngập úng cục bộ, tái sử dụng nƣớc mƣa. Hệ thống thoát nƣớc bền vững (SUDS) đƣợc ứng dụng rộng rãi ở Mỹ, Anh, Thụy Sỹ, Hà Lan, Đức … từ những thập niên 70, 80. Trong những năm gần đây, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan và Singapore đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng SUDS. Các giải pháp SUDS tập trung vào việc giảm thiểu dòng chảy tràn bề mặt, do đó làm giảm đỉnh lũ gây ra các trận ngập lụt do mƣa bằng nhiều giải pháp kỹ thuật mềm - kỹ thuật sinh thái. Đây là một giải pháp kỹ thuật, bao gồm một hệ thống tích hợp các công cụ: bể chứa nƣớc mƣa từ mái nhà, bề mặt/vỉa hè thấm, ao khô, ao lƣu giữ, mƣơng thấm lọc thực vật, mƣơng thực vật, chắn lọc sinh học, đất ngập nƣớc, … nhằm làm gia tăng khả năng lƣu trữ và khả năng làm sạch của hệ sinh thái tự nhiên trong việc giảm thiểu ngập lụt, cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, bổ cấp nƣớc ngầm và làm hài hòa cảnh quan đô thị. 2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM Tại Việt Nam, việc ứng dụng các kỹ thuật sinh thái nhằm giảm thiểu các tác động do quá trình đô thị hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu bƣớc đầu đã đƣợc nghiên cứu, tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu nhƣ: - “Nghiên cứu kỹ thuật sinh thái xây dựng hệ thống tiêu thoát nƣớc đô thị bền vững (SUDS- Sustainable Urban Drainage System) góp phần phòng chống ngập úng, lún sụt và
  • 32. 32 ô nhiễm ở Tp. Hồ Chí Minh" của Đoàn Cảnh (2008) đã tiếp cận theo quan điểm quản lý cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng cũng nhƣ tiện ích cho cộng đồng và nhiều nghiên cứu khác. - “Phân bố các đặc trƣng mƣa liên quan đến vấn đề thoát nƣớc, ô nhiễm môi trƣờng và các giải pháp chống ngập trên địa bàn Tp.H CM" của Phan Văn Hoặc (2000), "Ứng dụng GIS trong phân vùng ngập và thoát nƣớc mƣa đô thị nội thành Tp.HCM". - "Cơ sở phân vùng ngập úng và tiêu thoát nƣớc mƣa Tp.HCM" của TrƣơngVăn Hiếu (2003 - 2004) chủ yếu là tập trung vào đặc trƣng chế độ mƣa, chất lƣợng nƣớc mƣa, phân bố tài nguyên nƣớc mƣa; liên quan đến việc xây dựng các giải pháp quản lý nƣớc mƣa đô thị tối ƣu. Ngoài những nghiên cứu có tính định hƣớng về quy hoạch nêu trên, kỹ thuật sinh thái đƣợc đánh giá là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong xử lý các vấn đề môi trƣờng do quá trình đô thị hóa, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, là một trong những cách góp phần bảo tồn các hệ sinh thái. Những năm gần đây, Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến sử dụng kỹ thuật sinh thái trong xử lý ô nhiễm môi trƣờng, cụ thể nhƣ sau: - Giải pháp "cánh đồng tƣới" và "cánh đồng lọc" trong xử lý nƣớc thải (Ngô Hoàng Văn, 2010): dựa theo cơ chế xử lý nƣớc thải trong đất. Khi tƣới nƣớc thải lên mặt đất, nƣớc thải sẽ thấm vào lòng đất và đƣợc đất giữ lại, chuyển hóa các chất bẩn. Quá trình lọc qua đất, các hạt keo và chất lơ lửng sẽ đƣợc giữ lại ở lớp trên cùng, sau đó sẽ tạo ra lớp màng sinh vật hấp thụ các chất hữu cơ có trong đất, ngoài ra còn có thể giữ lại một hàm lƣợng các chất kim loại nặng nhƣ Hg, Cu, Cd ... - Và một số nghiên cứu ứng dụng thực vật trong xử lý ô nhiễm cũng đã đƣợc triển khai và đạt kết quả nhất định: sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nƣớc thải chăn nuôi (Bùi Xuân An, 2013), thử nghiệm một số loài thực vật có khả năng hấp thụ kim loại nặng (Pd, Cd) trong bùn thải kênh rạch ở Tp.HCM (Vũ Mạnh, 2013), sử dụng mô hình “đảo nổi sinh học” để xử lý ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt (Mai Tuấn Anh- Đoàn Thanh Vũ, 2014)
  • 33. 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƯA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. TÌNH HÌNH ĐÔ THỊ HÓA Vào những năm 1960 -1970 công nghiệp phát triển mạnh và một số vùng đô thị mới xuất hiện tuy nhiên phải đến năm 1980 TPHCM mới thật sự bƣớc vào quá trình đô thị hóa và đƣợc thúc đẩy bởi công nghiệp hóa một cách vững chắc Xét về quan điểm đô thị hóa, TPHCM có thể đƣợc chia làm 3 khu vực chủ yếu sau: Khu vực đô thị: Là khu vực qua giai đoạn đô thị hóa, đang là khu đô thị trung tâm. Đây là khu vực cần tiếp tục khuyến khích đô thị hóa theo hƣớng hiện đại hóa. Khu vực đô thị hóa: Là khu vực đang trong quá trình đô thị hóa, một số nơi còn mang đặc điểm bán thôn bán thị, nhƣng đang xảy ra tốc độ đô thị hóa rất nhanh. Khu vực ngoại thành:Là khu vực có diện tích đất nông nghiệp còn nhiều và là khu vực giới hạn tối đa đô thị hóa. Theo đó việc xác định các quận huyện thuộc khu vực nào trong 3 khu vực tùy vào thời kỳ phát triển đô thị. Hiện nay TPHCM có 13 quận nội thành, 6 quận mới và 5 huyện ngoại thành.Việc điều chỉnh các đơn vị hành chính và thành lập các quận qua từng thời kỳ là điều minh chứng cho tiến trình đô thị hóa diễn ra tốc độ cao ở TPHCM. Có thể nhìn thấy khá rõ việc hình thành khu đô thị cũng nhƣ khu đô thị hóa trƣớc và sau thời gian năm 1997 qua bảng 4. Bảng 4. Phân khu đô thị và đô thị hóa ở TPHCM Phân khu Khu vực Không gian Tên quận Trƣớc 1997 1 Đô thị 8 quận nội thành 1,3,4,5,6,10,11, Phú Nhuận 2 Khu đô thị hóa 4 quận ven 8, Tân Bình, Gò Vấp và Bình Thạnh Sau 1997 1+2 Đô thị 12 quận nội thành cũ và 1 quận tách từ Tân Bình cũ 1,3,4,5,6,8,10,11, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú 3 Khu đô thị hóa 5 quận mới và 1 quận tách từ huyện Bình Chánh Quận 2,7,9,12, Thủ Đức, Bình Tân
  • 34. 34 3.2. TÌNH HÌNH NGẬP ÚNG DO MƯA Sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số của thành phố thúc đẩy tăng nhanh tốc độ đô thị hóa, trong khi đó cơ sở hạ tầng đã phát triển không tƣơng xứng, trong đó có hệ thống thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải. Lƣợng mƣa lớn, bị ảnh hƣởng trực tiếp của chế độ thủy triều, do đó không những ở nơi có độ cao mặt đất thấp thƣờng bị ngập, mà ở những vùng cao cũng tồn tại nhiều điểm ngập. Cụ thể hơn, hệ thống thoát nƣớc ở thành phố Hồ Chí Minh từ những năm khi còn thực dân Pháp đô hộ chỉ là những công trình thoát nƣớc mƣa phục vụ cho 1,5 triệụ dân, phần lớn các công trình đã xuống cấp và lƣợng nƣớc mƣa nƣớc thải dƣ thừa nƣớc sinh hoạt thải thẳng trực tiếp ra môi trƣờng sông, kênh rạch, ao hồ mà không có nhà máy xử lý nƣớc bẩn. Dẫn đến chất lƣợng nƣớc thủy cục ngày càng xấu đi ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng cũng nhƣ là sức khỏe ngƣời dân. Theo kết quả nghiên cứu của ICEM (2009), đến năm 2050, khoảng 30-70% hệ thống giao thông của thành phố có nguy cơ ngập lụt. Gần 70% diện tích đất nông nghiệp còn lại của thành phố có nguy cơ nhiễm mặn 4o/oo. Khoảng 50% nhà máy cấp nƣớc mặt và nƣớc ngầm có nguy cơ ngập lụt và nhiễm mặn 1o/oo; 60% nhà máy xử lý nƣớc thải và 90% bãi chôn lấp rác thải của thành phố có nguy cơ ngập lụt. Hiện TP. HCM có 154 xã, phƣờng thƣờng xuyên ngập úng. Đến năm 2050 sẽ tăng lên 177 xã, phƣờng chiếm 61% diện tích toàn thành phố. Đặc biệt, khi có bão sẽ có thêm 30 xã bị ảnh hƣởng, điều đó có nghĩa sẽ có 142.000 ha bị ngập úng khi có bão bất thƣờng vào năm 2050. 3.3.NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NGẬP LỤT DO MƯA Vấn đề ngập lụt không chỉ có ở những đô thị của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) nói riêng mà đây là “vấn nạn” của nhiều đô thị trên thế giới, nhất là đô thị ở các nƣớc đang phát triển- nơi đang có quá trình đô thị hóa quá nhanh nhƣng thiếu những giải pháp quy hoạch quản lý và công trình hạ tầng thích ứng. Ngập lụt đô thị đã gây nên những tác động không nhỏ đến sinh hoạt của ngƣời dân: ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế, ô nhiễm môi trƣờng sống…Tp. HCM đã bắt đầu “tuyên chiến” với tình trạng ngập lụt từ gần 10 năm nay.
  • 35. 35 Tuy nhiên, sau ngần ấy thời gian đầu tƣ tiền của và công sức, tình trạng ngập lụt ở Tp. HCM nhìn chung vẫn chƣa có chuyển biến gì đáng kể. Tp.HCM vẫn còn khoảng 100 điểm ngập. Hình 4 : Bản đồ các điểm ngập lụt tại TP HCM. (Nguồn: Hồ Long Phi 2010) Mặc dù 75% các điểm ngập tại Tp. HCM nằm tại vị trí cao hơn ít nhất 1m so với mực nƣớc cao nhất ghi nhận tại trạm Phú An, quy hoạch thủy lợi đã đƣợc phê duyệt đề xuất xây dựng một hệ thống đê bao dọc theo bờ Tây sông Sài Gòn với tổng chi phí lên tới 11.000 tỷ đồng để triệt tiêu ảnh hƣởng của thủy triều đối với thành phố. Trong khi đó, một chuyên gia đƣa ra một ƣớc tính gây sốc rằng khả năng chứa nƣớc tại chỗ (sông, hồ) của thành phố giảm 10 lần trong vòng 10 năm khi diện tích bê-tông hóa tăng lên 2,5 lần.
  • 36. 36 Từ những số liệu trên, chúng ta đã thấy rõ bức tranh phức tạp về vấn đề ngập lụt tại Tp. HCM. Mặc dù Tp. HCM đƣợc xem là một trong những thành phố chịu nhiều rủi ro nhất trƣớc những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nƣớc biển dâng cao (NBDC) nhƣng nguyên nhân chính dẫn đến ngập lụt tại Tp. HCM hiện nay là do các hoạt động phát triển đô thị chóng mặt. Các công trình nối tiếp mọc lên nhƣng hệ thống thoát nƣớc không đƣợc chú trọng đã làm vấn đề ngập lụt trở nên trầm trọng hơn. 3.4. NGUYÊN NHÂN GÂY HIỆN TƯỢNG NGẬP ÚNG: 3.4.1.Nguyên nhân ngập úng do địa hình và điều kiện khí tượng, thủy văn, hải văn Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng ngập lụt tại Tp. HCM phải kể đến là do đặc điểm về điều kiện tự nhiên của thành phố nhƣ lƣợng mƣa lớn, địa hình thấp, thủy triều, lũ thƣợng nguồn. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên này đã dẫn đến 3 hiện tƣợng ngập: - Ngập úng do triều:Do ảnh hƣởng của triều biển Đông trong những lúc triều lên hoặc triều cƣờng, mực nƣớc trong sông, kênh lên cao gây khó khăn cho việc tiêu thoát đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Mực nƣớc triều lớn nhất ở khu vực Tp. HCM dao động trong khoảng 1,5 m trong những đợt triều cƣờng - Ngập úng do mưa:Khi mƣa với cƣờng độ khoảng trên 40mm, thời gian ngắn thƣờng sinh ra ngập úng. Nếu mƣa với cƣờng độ lớn hơn, thời gian mƣa tập trung dài hơn thì mức độ ngập úng càng nguy hiểm hơn. - Ngập úng do lũ:Ngoài lũ trực tiếp từ thƣợng lƣu các sông Đồng Nai, Sài Gòn ảnh hƣởng trực tiếp đến Tp. HCM, lũ từ lƣu vực sông Mê Kông thông qua hệ thống kênh rạch nối liền các sông Vàm Cỏ với vùng Tp. HCM làm cho mực nƣớc sông, kênh tăng cao, thậm chí tràn vào đồng ruộng gây ra ngập úng. Tuy nhiên, hiện nay đối với Tp. HCM, ảnh hƣởng ngập úng do lũ từ sông Mê Kông đã cơ bản đƣợc giả i quyế t nh ờ có hệ thống cống kiểm soát lũ ở khu vực này. - Ngập úng do biến động mặt nước vùng trũng đầm lầy: Các vùng trũng thấp, các vùng đầm lầy bao gồm các ao hồ, kênh rạch, trũng ngập nƣớc (sẽ gọi chung là vùng trũng đầm lầy) thể hiện hình dáng địa hình tự nhiên của một khu vực vốn là các vị trí cân bằng sinh thái, điều hòa dòng nƣớc. Chúng thƣờng xuyên là các túi nƣớc thể hiện ở dạng nƣớc mặt bên trên có các loài thực vật hoang dại. giảm dần
  • 37. 37 của không gian mặt nƣớc vùng trũng, thay vào đó là sự phủ kín dày đặc của đô thị với cốt nền đƣợc nâng cao. Đây là sự biến động khá lớn bề mặt địa hình của TPHCM. Theo phân bố địa hình , khu vực gồm Quận 7, Nhà Bè, Quận 8, và nam Bình Chánh là đƣờng thoát nƣớc tự nhiên cho các quận trung tâm do địa hình thấp. Tuy nhiên sự phát triển đô thị cùng với phát triển hệ thống đƣờng giao thông tại đây đã gây nên tình trạng ngập cục bộ và không thoát nƣớc đƣợc. 3.4.2.Nguyên nhân ngập úng do đô thị hoá a.Thay đổi sử dụng đất và bê tông hóa bề mặt: Trong khi hiểm họa do mực nƣớc biển dâng vẫn còn là mối đe dọa tiềm tàng trong tƣơng lai thì những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa thiếu kiểm soát có thể đang là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của tình trạng ngập lụt tại Tp. Hồ Chí Minh. Quá trình đô thị hóa tự phát hoặc đô thị hóa dƣới những chính sách sai lầm về vị trí phát triển và cách thức phát triển đã gián tiếp gây nên ngập lụt. Điển hình là sự phát triển mạnh mẽ về phía Nam thành phố trên nền đất yếu và thấp hay sự phát triển tự phát hai bên bờ sông Sài Gòn về phía thƣợng lƣu đã khiến cho hàng ngàn ha diện tích chứa nƣớc bị biến mất. Việc đô thị hóa tại vùng ven đô, vốn trƣớc kia sử dụng cho mục đích nông nghiệp, là nguyên nhân dẫn tới ngập lụt theo 2 cách: trƣớc hết, diện tích hồ, ao và kênh, rạch bị san lấp tăng lên khiến cho khả năng chứa nƣớc tại chỗ của khu vực này giảm xuống; sau đó, tỷ lệ diện tích bề mặt tự nhiên giảm xuống trong khi diện tích đất bi bê tông hóa tăng lên khiến cho lƣợng nƣớc chảy bề mặt gia tăng vì không thấm đƣợc vào lòng đất. Quá trình đô thị hóa trong vòng 14 năm trở lại đây tại Tp. HCM đã dẫn tới sự biến mất của 47 con kênh với tổng diện tích 16,4 hecta, san lấp 7,4 hecta hồ Bình Tiên, một trong số những hồ chứa quan trọng nhất của khu vực. Trong vòng chỉ 8 năm 2002-2009, khả năng chứa nƣớc của hệ thống hồ, ao và vùng ngập nƣớc trong thành phố giảm gần 10 lần. Thống kê cho thấy diện tích bê tông hóa bề mặt của thành phố gia tăng nhanh hơn nhiều lần tốc độ tăng dân số. Trong vòng 17 năm, từ 1989 tới 2006, diện tích bê tông hóa bề mặt gia tăng 305,5% từ hơn 6000 hecta vào năm 1990 lên tới 24.500 hecta vào năm 2006, trong khi dân số thành phố chỉ tăng 79,5% trong thời kỳ 1990 - 2010. Việc chuyển đổi diện tích bề mặt tự nhiên vốn có khả năng thấm trung bình 50% lƣợng nƣớc mƣa
  • 38. 38 thành bề mặt đô thị vốn chỉ thấm đƣợc bình quân 15% lƣợng nƣớc mƣa tất yếu làm gia tăng đáng kể lƣợng nƣớc chảy trên bề mặt gây ra ngập lụt. Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hóa không chỉ làm gia tăng lƣợng nƣớc mƣa chảy trên bề mặt vì không thể thấm xuống lòng đất, làm giảm lƣợng nƣớc ngầm và gây lún cho đô thị, mà còn tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt. Sự thay đổi về nhiệt độ bề mặt, và do đó nhiệt độ không khí, làm gia tăng cả về số lƣợng và quy mô những cơn mƣa nhiệt đới trong khu vực. Hình 5 Quá trình đô thị hóa tại TPHCM (Nguồn: Nikken Sekkei, 2007) b.Suy giảm diện tích cây xanh, diện tích thấm bề mặt: Việc mất diện tích bề mặt tự nhiên không chỉ diễn ra đối với đất nông nghiệp ở vùng ven mà đồng thời xảy ra đối với diện tích công viên - cây xanh trong nội đô. Theo thống kê năm 1998, diện tích công viên của thành phố khoảng 1.000 héc ta. Đến nay toàn bộ diện tích công viên, vƣờn hoa và cây xanh dải phân cách trên địa bàn thành phố chỉ còn khoảng 535 héc ta, giảm gần 50% so với năm 1998. Nguyên nhân dẫn đến diện tích công viên bị thu hẹp đáng kể trong thời gian qua là do rất nhiều dự án khu dân cƣ không tuân thủ phát triển mảng xanh đúng nhƣ quy hoạch, nhiều diện tích đất dành cho phát triển mảng xanh lại bị sử dụng cho mục đích khác. Quy hoạch mạng lƣới công viên cây xanh đến năm 2010 đã đƣợc UBND Tp. HCM phê duyệt theo Quyết định 661/QĐ-UB-ĐT ngày 26/1/2000. Theo đó, chỉ tiêu diện tích công viên cây xanh đô thị đến năm 2010 phải đạt bình quân 6-7 m²/ngƣời (không kể cây xanh đƣờng phố, cây xanh cách ly KCN, cây
  • 39. 39 xanh khuôn viên nhà ở). Tuy nhiên, con số thống kê năm 2010 cho thấy chỉ tiêu này chỉ đạt 0,7 m2 /ngƣời. c.Hệ thống thoát nước không theo kịp tốc độ đô thị hóa và dòng chảy ngày càng bị lấn chiếm: Trong khi khu vực ngoại thành thay đổi sử dụng đất mạnh mẽ và bê tông hóa thì tại khu nội thành, hệ thống tiêu thoát nƣớc cũ kỹ, hƣ hỏng, không hoặc chƣa đƣợc duy tu, bảo dƣỡng, nạo vét thƣờng xuyên hoặc chƣa hoàn chỉnh… Hệ thống thoát nƣớc tự nhiên kênh rạch, ao hồ bị san lấp thu hẹp dòng chảy nhƣ rạch Ông Kích, rạch Bà Lài, rạch Cụt, Bình Tiên, Bà Lài, Đầm Sen, ao Sen, v.v… Nhiều kênh rạch khác đang ở trong tình trạng báo động đỏ nhƣ rạch Lăng, rạch Bình Lợi, rạch Văn Thánh… cho nên khi có mƣa (dù mƣa vừa) cũng đã gây nên ngập úng nhiều khu vực của thành phố [4]. d.Lún bề mặt: Nhiều khu vực ở Tp. Hồ Chí Minh đang lún nhanh và không có dấu hiệu dừng lại. Trong 116 tuyến đƣờng thƣờng xuyên bị ngập do triều cƣờng thì có 79 tuyến đƣờng bị ảnh hƣởng do lún mặt đất... Những dấu hiệu mặt đất lún ở Tp. Hồ Chí Minh đã xuất hiện từ năm 2003. Đó là những vụ sụp đất ở huyện Hóc Môn, quận 9 và hiện tƣợng các đƣờng ống của nhiều giếng khoan ở quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và Nhà Bè bị lồi lên khỏi mặt đất... Tại thời điểm năm 1996 – 1997, thành phố đã xảy ra lún nhƣng mức độ không lớn. Nhƣng sau thời gian này thì lún tăng dần, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2004 đến nay. Nhiều khu vực trên địa bàn thành phố đã có sự thay đổi độ cao rất lớn, lún từ 20 đến 30cm; nhất là khi bị ảnh hƣởng của việc thi công xây dựng công trình thì có nơi bị lún đến 50cm. Ở Tp. Hồ Chí Minh, từ năm 2000 mực nƣớc ngầm hạ thấp từ 2 đến 3m/năm và liên tục từ 1994 đến 2004 đã hạ sâu 20m, gây tháo khô các tầng chứa nƣớc ngầm có thể là nguyên nhân gây lún mặt đất. Diễn biến lún có mối liên quan với tốc độ phát triển đô thị. Thời điểm nhiều khu vực trên địa bàn TP lún nhanh trùng lắp với khoảng thời gian từ thời điểm tốc độ phát triển đô thị tăng mạnh. Trong đó, hai mốc quan trọng là việc lập thêm 5 quận mới ở thành phố (năm 1997) và việc phát triển đô thị và các khu công nghiệp trên địa bàn (năm 1998).
  • 40. 40 3.4.3.Nguyên nhân ngập úng do công tác quản lý đô thị chưa tốt: Việc quản lý chƣa tốt có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Trên thực tế, hiện trạng các hệ thống công trình tiêu còn thiếu, còn yếu thì rõ ràng là việc giải quyết các vấn đề tiêu thoát một cách triệt để là khó khả thi, và thực tế đã chứng minh điều này. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nƣớc đối với Tp. HCM cần có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, vấn đề này còn có nguyên nhân chủ quan là tiến độ thực hiện các dự án, giải quyết vấn đề thƣờng chậm, mối liên hệ phối hợp trong nghiên cứu, chủ động tìm giải pháp thích hợp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. 3.4.4.Nguyên nhân ngập úng do ý thức của người dân chưa cao: Ngƣời dân thƣờng có những hành vi nhƣ xả rác bừa bãi ra đƣờng dẫn đến bít đƣờng ống tiêu thoát nƣớc làm cho tình trạng tiêu thoát nƣớc khó khăn. Bên cạnh đó, Tp. HCM cũng đang trong quá trình phát triển và đang là “đại công trƣờng xây dựng” với rất nhiều xe cộ thực hiện vận chuyển các vật liệu xây dựng nhƣ cát sỏi gây vƣơng vãi, khi mƣa đến tập trung vào các hố ga, miệng cống làm giảm tiết diện tải nƣớc cũng nhƣ làm tăng độ nhám của hệ thống, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng trầm trọng hơn. Mặt khác nhiều kênh rạch bị san lấp làm mất thể tích trữ nƣớc. 3.4.5.BĐKH toàn cầu và NBDC cũng làm trầm trọng hơn vấn đề ngập lụt: Vấn đề ngập lụt tại Tp. HCM không phải là hệ quả của quá trình NBDC dƣới tác động của BĐKH. Các nghiên cứu so sánh về mực nƣớc sông và mực nƣớc biển, nhiệt độ bề mặt, lƣợng mƣa và vị trí các điểm ngập đã cung cấp những bằng chứng rõ ràng để xác định nguyên nhân của vấn đề ngập lụt. Thực tế là 75% các điểm ngập tại thành phố có cao độ lớn hơn 2,5 m và 70% các điểm bị ngập khi lƣợng mƣa chỉ 40 mm và bất chấp mực nƣớc ở Phú An thấp hay cao. Điều này có nghĩa rằng phần lớn các điểm ngập hiện nay bị ngập không vì lý do địa hình thấp hay mực nƣớc của sông Sài Gòn lên cao mà gắn với các lý do địa phƣơng [3]. Tuy nhiên về lâu dài, tác động của BĐKH và NBDC đối với Tp. Hồ Chí Minh là cực kỳ nghiêm trọng. Hiện tại các tác động cục bộ đang tỏ ra vƣợt trội so với các tác động có tính toàn cầu. Và do đó Các dự án quản lý ngập lụt cho đến nay chủ yếu thiên về quan điểm “chống lại nƣớc”. Nhƣng BĐKH và NBDC sẽ làm cho các dự án đã và đang
  • 41. 41 thực hiện nhanh chóng trở nên lạc hậu. Những hệ thống thoát nƣớc đang sử dụng số liệu mƣa thiết kế xác định theo phƣơng pháp cổ điển sẽ có khả năng tái ngập trong tƣơng lai gần. Các giải pháp kiểm soát ngập truyền thống “dựa trên dự án” sẽ trở nên kém tác dụng và cần đƣợc bổ sung bằng các giải pháp mềm dẻo và bền vững hơn. Hàng loạt các nguyên nhân nêu trên đã làm cho vấn đề ngập lụt tại TPHCM ngày càng trở nên trầm trọng và có xu hƣớng kéo dài. Ngập lụt gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn của ngƣời dân, hiệu quả kinh tế, gây mất trật tự an toàn giao thông, mất cảnh quan đô thị, …..và nhiều hệ lụy kéo theo. Quá trình đô thị hóa đã cản trở sự thoát nƣớc do chƣa có biện pháp hiệu quả và phù hợp.
  • 42. 42 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 4.1.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM: Ngập úng diễn ra nhiều nơi do mƣa lớn, triều cƣờng, …. Hệ thống thoát nƣớc bị quá tải và nƣớc bị ứ đọng tại chỗ mà không rút đƣợc trong thời gian dài. Cách giải quyết truyền thống là khơi thông cống rãnh, hút cát, nạo vét hằng năm, nhƣng vấn đề chƣa đƣợc giải quyết triệt để dù tiêu tốn của cải và sức ngƣời rất nhiều. Vì thế cần tìm ra hƣớng đi mới cho vấn đề này. Từ ngàn xƣa, mƣa trút xuống nƣớc trôi từ chỗ cao xuống nơi thấp và thấm dần vào đất. Đó là quy luật tự nhiên, bề mặt đất nhƣ hệ thống thoát nƣớc hiệu quả mà thiên nhiên tạo nên. Đất lƣu trữ nƣớc tạo mạch nƣớc ngầm, tạo sự vững chắc hơn cho cấu trúc đất. Quá trình đô thị hóa đã vô tình thu hẹp bề mặt thấm hút nƣớc hiệu quả này, mọi nơi thi nhau bê-tông hóa, đi ngƣợc lại quy luật tự nhiên. Nếu bề mặt tiếp xúc giữa nƣớc và đất đƣợc mở rộng thì vấn đề ngập úng tại Tp. HCM sẽ đƣợc giải quyết phần nào, đồng thời giảm sức ép lên hệ thống thoát nƣớc và giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhƣ hiện nay. Qua thực trạng trên, cho thấy việc ứng dụng kỹ thuật sinh thái tại Tp. HCM là vô cùng cần thiết. Kĩ thuật sinh thái và các ứng dụng 4.1.1. Khái niệm kỹ thuật sinh thái. Kỹ thuật sinh thái là một nghiên cứu tích hợp hệ sinh thái và kỹ thuật, liên quan đến việc giám sát thiết kế và xây dựng các hệ sinh thái. Trong thực tế, nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, đô thị, … đã ứng dụng các kỹ thuật sinh thái với phạm vi nhƣ sau: - Thiết kế hệ thống sinh thái nhƣ là một thay thế giảm sự can thiệp của con ngƣời và tiêu tốn tài nguyên năng lƣợng. Ví dụ nhƣ áp dụng đất ngập nƣớc kiến tạo cho hệ thống xử lý nƣớc thải. - Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và giảm sự tác động của con ngƣời. - Quản lý, sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
  • 43. 43 - Sự tích hợp xã hội và hệ sinh thái trong việc xây dựng một môi trƣờng sinh thái, ví dụ nhƣ trong cảnh quan kiến trúc, quy hoạch đô thị và làm vƣờn đô thị. 4.1.2. Kỹ thuật sinh thái nông nghiệp - Hệ sinh thái nông nghiệp có các thành phần điển hình của một hệ sinh thái. Tuynhiên, với mục đích hàng đầu là tạo ra năng suất kinh tế nên đối tƣợng chính của hệ sinhthái nông nghiệp là các thành phần cây trồng và vật nuôi. - Trong thực tế sản xuất, dựa vào tri thức và vốn đầu tƣ, con ngƣời giữ hệ sinh tháinông nghiệp ở mức phù hợp để có thể thu đƣợc năng suất cao nhất trong điều kiện cụ thể. Con ngƣời càng tác động đẩy hệ sinh thái nông nghiệp đến tiếp cận với hệ sinh thái cónăng suất kinh tế cao nhất thì lực kéo về mức độ hợp lý của nó trong tự nhiên ngày càngmạnh, năng lƣợng và vật chất con ngƣời dùng để tác động vào hệ sinh thái càng lớn, hiệu quả đầu tƣ càng thấp. 4.1.3. Kỹ thuật sinh thái du lịch. Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên vàvăn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trƣờng có đóng góp cho các nổ lực bảo tồn và pháttriển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái: - Du lịch sinh thái sẽ tránh các tác động tiêu cực có thể gây thiệt hại và phá hủy tính toànvẹn của môi trƣờng tự nhiên hay văn hóa tại nơi diễn ra hoạt động du lịch. - Giáo dục cho du khách hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác bảo tồn tại các khu dulịch. - Mang lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống chongƣời dân địa phƣơng sống tại vùng phát triển hoạt động du lịch hoặc các khu vực liềnkề. - Phát triển hoạt động du lịch sinh thái cần có sự lập kế hoạch một cách rõ ràng với mụctiêu hƣớng đến là sự phát triển bền vững. - Phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở hòa hợp với môi trƣờng, bảo tồn động vật hoang dã,thân thiện với môi trƣờng tự nhiên, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
  • 44. 44 - Bên cạnh việc mang lại nguồn doanh thu từ các khu vực đƣợc bảo tồn cần phải chú trọngđến công tác quản lý và bảo tồn tại những khu vực này. - Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng tăng mức độ đa dạng sinh học,phong phú cả về chủng loài và số lƣợng loài. Theo báo cáo của các nhà khoa học vềthành phần loài động thực vật nhƣ sau:157 loài thực vật thuộc 76 họ. Trong đó, có 35 loài cây rừng ngập mặn thuộc 36 chi, 24 họ. Khu hệ động vật không xƣơng sống, thủy sinh: có 70 loài thuộc 44 họ:Cua biển,tôm Sú, tôm Thẻ Bạc, sò Huyết. Khu hệ cá: có 137 loài thuộc 39 họ: cá Ngát, cá BôngLau, cá Dứa. Khu hệ lƣỡng thê, bò sát: có 9 loài lƣỡng thê, 31 loài bò sát: Kỳ đà nƣớc,Hổ Mang chúa, trăn Gấm, cá Sấu Hoa cà. Khu hệ chim: có 130 loài, 47 họ, 17 bộ: Bồnông chân xám, Diệc xám, Vạc, Già Đẫy, Giang sen. Khu hệ thú: có 19 loài, 13 họ, 7 bộnhƣ Mèo Rừng, Khỉ đuôi dài, Cầy vòi đốm, Nhím,… 4.1.4. Kỹ thuật sinh thái công nghiệp Nguyên tắc xây dựng khu công nghiệp sinh thái (KCNST) - Phát triển khu công nghiệp sinh thái theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên - Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của khu côngnghiệp (KCN) (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, lựa chọn doanhnghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…). - Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần đƣợc tiến hành đồng bộ, hợpnhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên. - Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST - Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng nhƣ giữadoanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bênngoài. - Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lƣợng, nƣớc. Tận dụng cácnguồn năng lƣợng, nƣớc thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn nănglƣợng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nƣớc, - Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể táitạo đƣợc. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chấtgây độc hại.
  • 45. 45 - Giảm thiểu lƣợng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại. - Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môitrƣờng. Tái sử dụng tối đa các chất thải. 4.2.KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH THÁI TẠI TPHCM Kỹ thuật sinh thái (KTST) là một giải pháp theo quan điểm rất mới về thoát nƣớc đô thị và đã đƣợc thực hiện khá hoàn chỉnh ở các nƣớc phát triển. Đó là thay vì xây dựng các hệ thống thoát nƣớc sâu, thẳng, hoặc bằng các hệ thống cống ngầm nhằm thoát nhanh nƣớc mƣa, thì KTST lại tìm cách trì hoãn việc thoát nƣớc mƣa và đƣa tài nguyên nƣớc mƣa trở lại với cộng đồng. Các giải pháp KTST rất đa dạng (sẽ đƣợc lựa chọn phù hợp với từng mức độ đô thị hóa) nhƣ mƣơng thấm lọc thực vật, kênh phủ thực vật, đất ngập nƣớc, trũng lƣu giữ nƣớc, bể chứa nƣớc mƣa, lớp thấm bề mặt, vỉa hè thấm (giảm bớt diện tích bêtông hóa khoảng sân trƣớc nhà, thiết kế hợp lý đƣờng đi bộ với chất liệu có khả năng thấm nƣớc cao)… sẽ có tác dụng làm trì hoãn thời gian tập trung nƣớc mƣa, giảm đỉnh lũ nhờ vậy mà giảm tải cho hệ thống thoát nƣớc. Nếu chúng ta có giải pháp tận dụng nguồn nƣớc mƣa và nếu các giải pháp KTST đƣợc triển khai đa dạng thì một mặt vừa giảm tải đáng kể cho hệ thống thoát nƣớc, mặt khác một lƣợng không nhỏ nƣớc mƣa sẽ thẩm thấu trở lại trong lòng đất (bổ cập đáng kể cho nguồn nƣớc ngầm). Hiện nay lƣợng nƣớc mƣa phần lớn là chảy tràn trên bề mặt Thành phố, rất nhiều nơi trong Thành phố đã lát nhựa, bêtông hóa, nên lƣợng nƣớc mƣa này không có chỗ tiêu thoát, đành phải chảy thẳng ra sông, mang theo một tỉ lệ không nhỏ nguồn ô nhiễm chƣa đƣợc xử lý. Có một nghiên cứu đã cho rằng có khoảng 20% nguyên nhân làm cho chất lƣợng nƣớc sông bị ô nhiễm là do nguồn nƣớc vừa nêu trên. PGS.TS. Đoàn Cảnh (Viện sinh học nhiệt đới Tp.HCM) cho biết rằng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục đƣợc tình trạng ngập úng, và thiếu hụt nguồn nƣớc ngầm, nếu chúng ta triển khai hợp lý các công trình tiêu thoát nƣớc song song với các giải pháp KTST. Những khu vực nội thành chúng ta sẽ cải tạo dần trong khả năng cho phép. Riêng những đô thị sẽ phát triển mới nhƣ quận 7, 2, 9, 12, Củ Chi, Bình Chánh… cần phải hết sức chú ý việc quy hoạch hài hòa với quan điểm “hệ thống tiêu thoát nƣớc song song với
  • 46. 46 các giải pháp KTST”. Những khu đô thị mới dứt khoát không thể để lặp lại sai lầm của quá khứ. Những khu đô thị mới cần phải biết và thực hiện mục tiêu “thay đổi kiến trúc đô thị để mọi ngƣời có thể sống hài hòa với mƣa” [5] Giải pháp này đã đƣợc nghiên cứu thử nghiệm tại khu công viên Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình). Kết quả tính toán bƣớc đầu cho thấy nếu thực hiện việc cải tạo những hoa viên và cây xanh hiện có trong khu vực sân vận động quân khu 7, trở thành những mƣơng thấm lọc thực vật, chắn lọc sinh học thì hệ thống này có thể chắn giữ một thể tích khoảng hơn 600 m3 nƣớc mƣa. Nếu mở rộng việc cải tạo các hoa viên, cây xanh có trên địa bàn này (trên đƣờng Phổ Quang, Phan Đình Giót…) thành những mƣơng thấm lọc thực vật, chắn lọc sinh học thì sẽ giữ lại đƣợc một lƣợng nƣớc mƣa không phải là nhỏ (khi mƣa). Nhờ vậy mà áp lực tiêu thoát nƣớc mƣa của hệ thống cống tại khu vực này sẽ giảm đáng kể. PGS.TS. Đoàn Cảnh cho biết, giải pháp kỹ thuật sinh thái (ecological engineering) là một quan điểm mới về vấn đề tiêu thoát nƣớc đô thị, đã và đang đƣợc áp dụng nhiều nơi trên thế giới, nhất là khu vực các nƣớc châu Âu. Thời gian qua chúng ta có thói quen giải quyết ngập úng đô thị là tiêu thoát thật nhanh nƣớc mƣa - bằng hệ thống cống - ra kênh rạch, ra sông. Với giải pháp kỹ thuật sinh thái thì ngƣợc lại, làm chậm đi quá trình tiêu thoát nƣớc mƣa - bằng các giải pháp kỹ thuật phù hợp - để qua đó đạt đƣợc 4 nội dung: phòng chống ngập úng, lún sụt cơ sở hạ tầng; bổ cập nguồn nƣớc ngầm; giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và xanh hóa đô thị. Kỹ thuật sinh thái này giải quyết vấn đề tiêu thoát nƣớc theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng (hệ thống tiêu thoát nƣớc đô thị bền vững - Sustainable Urban Drainage System – SUDS) 4.3.KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT SINH THÁI CHO TPHCM Tp. HCM cần quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, bảo vệ các hồ điều hòa và các vùng chứa nƣớc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ điều hòa để chủ động trữ nƣớc, giảm ngập; nạo vét, giải tỏa vật cản trên hệ thống kênh, rạch để tiêu thoát nƣớc nhanh, giảm thời gian ngập úng khi mƣa lớn. Tăng cƣờng quản lý, tiến tới hạn chế việc khai thác nƣớc ngầm, tránh nguy cơ sụt lún
  • 47. 47 Tuy nhiên, đó chƣa phải là giải pháp lâu dài. Nhà nƣớc cần tăng cƣờng quản lý nhƣ: Hạn chế phát triển khu dân cƣ ở nơi có nguy cơ ngập úng; hạn chế bê-tông hóa ở đô thị nhất là vùng nội thành. Tạo nhiều mảng xanh nhƣ thảm cỏ, trồng cây ven vỉa hè, ven lối đi bộ nhằm tạo bề mặt thấm hút nƣớc vào đất Hẻm, vỉa hè và đƣờng giao thông nội bộ tải trọng thấp cần quy định sử dụng bêtông thấm nƣớc thay cho bêtông thƣờng hay gạch con sâu. Các công trình nhà ở xây dựng mới phải đƣợc thiết kế bao gồm cả bể điều tiết nƣớc mƣa quy mô hộ gia đình. Thay gạch hiện nay bằng gạch thấm nƣớc.
  • 48. 48 KẾT LUẬN Đề tài đã đánh giá đƣợc các tác động của tình trạng ngập úng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, phân tích đƣợc các nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp phù hợp mang tính ứng dụng cao trong hiện tại và tƣơng lai. Việc ứng dụng kĩ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tình trạng ngập úng do mƣa tại thành phố Hồ Chí Minh tạo mảng xanh, làm tăng vẻ mỹ quan đô thị. Qua đó, thấy rằng đề tài đã góp phần tạo nên sự phát triển bền vững về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tóm lại, đề tài của nhóm đã thực hiện đƣợc đúng mục tiêu ban đầu đã đặt ra, có ý nghĩa thực tiễn về lâu dài. Các vấn đề đƣợc giải quyết nhƣ sau: -Đánh giá đƣợc tình hình ngập úng và khoanh vùng các điểm ngập nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh; -Hiểu rõ những bất cập, khó khăn trong phƣơng thức quản lí cũng nhƣ các giải pháp chƣa triệt để; Từ đó, nhóm đã đề xuất các kiến nghị phù hợp hơn, mang tính lâu dài, có khả năng ứng dụng cao, kế thừa và phát huy các nghiên cứu đi trƣớc.