SlideShare a Scribd company logo
1 of 261
Download to read offline
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng trong mọi lĩnh vực, ngành xây dựng cơ
bản nói chung và ngành xây dựng dân dụng nói riêng là một trong những ngành phát triển
mạnh với nhiều thay đổi về kỹ thuật, công nghệ cũng như về chất lượng. Để đạt được điều đó
đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật ngoài trình độ chuyên môn của mình còn cần phải có một tư
duy sáng tạo, đi sâu nghiên cứu để phát huy hết khả năng của mình.
Qua 5 năm học tại Khoa Xây dựng dân dụng & công nghiệp Trường Đại học Bách
Khoa Đà Nẵng, dưới sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo cũng như sự nỗ lực của bản
thân, em đã tích lũy cho mình một số kiến thức để có thể tham gia vào đội ngũ những người
làm công tác xây dựng sau này. Để đúc kết những kiến thức đã học được, em được giao đề
tài tốt nghiệp là:
Thiết kế : CHUNG CƯ HIM LAM - TP. HỒ CHÍ MINH
Địa điểm: Phường 11, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.
Đồ án tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Phần 1: Kiến trúc 10% - GVHD: TS. Đặng Công Thuật.
Phần 2: Kết cấu 30% - GVHD: Ths. Đỗ Minh Đức
Phần 3: Thi công 60% - GVHD: TS. Đặng Công Thuật
Hoàn thành đồ án tốt nghiệp là lần thử thách đầu tiên với công việc tính toán phức
tạp, gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Tuy nhiên được sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô giáo hướng dẫn, đặc biệt là thầy TS. Đặng Công Thuật đã giúp em hoàn thành đồ án
này. Tuy nhiên, với kiến thức hạn hẹp của mình, đồng thời chưa có kinh nghiệm trong tính
toán, nên đồ án thể hiện không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong tiếp tục được sự chỉ
bảo của các Thầy, Cô để em hoàn thiện kiến thức hơn nữa.
Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Xây dựng dân
dụng & công nghiệp trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, đặc biệt là các Thầy, Cô đã trực
tiếp hướng dẫn em trong đề tài tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, 26 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Trương xuân Phước
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
PHẦN I
KIẾN TRÚC
(10%)
Nhiệm vụ: Đọc hiểu, nắm bắt được kiến trúc tổng thể của công trình.
Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT
Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG XUÂN PHƯỚC
Lớp: 11X1A
1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình.
Được hình thành với tâm huyết của chủ đầu tư là xây dựng nên một môi trường sống
hiện đại và hoàn mỹ. Him lam - Chợ Lớn là hiện thực hóa về một không gian sống xanh, phát
triển bền vững tại một vùng đất địa linh nhân kiệt. Là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện
đại, giữa lịch sử lâu đời và sự cách tân đổi mới, của vẻ đẹp tự nhiên và sự khéo léo của bàn
tay người đi kiến tạo, của sự sầm uất và nét thanh bình. Đó thực sự là một nơi lý tưởng để tận
hưởng cuộc sống, là nơi luôn đem lại sự may mắn, thịnh vượng, phú quý, an lành và hạnh
phúc cho các chủ nhân.
1.2. Các tài liệu và tiêu chuẩn dùng trong thiết kế.
TCXDVN 276 – 2003 – Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
TCXDVN 323 – 2004 – Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn để thiết kế.
Nguồn “ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”
1.3. Vị trí, đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu đất xây dựng.
Vị trí, đặc điểm.
Tên công trình: Chung cư Him Lam – Tp. Hồ Chí Minh
Địa điểm: Phường 11, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.
Đặc điểm:
Chung cư Him Lam thuộc phường 11 – Quận 6 – Tp. HCM (491 Hậu Giang Quẹo vào
Dự Án và Sàn Giao Dịch). Tọa lạc gần Trung tâm Hành chính Quận 6 nằm gần siêu thị Metro
Bình Phú. Dự án chung cư Him Lam có một vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện: cách Chợ
Bình Tây (chợ Lớn cũ) khoảng 1,5km, qua đường Chợ Lớn, đường Hậu Giang và đường
Nguyễn Văn Luông chưa đến 5 phút xe máy.
Được bao bọc bởi khu dân cư sầm uất, Him Lam là hiện thực hóa về một không gian
sống xanh, phát triển bền vững tại một vùng đất địa linh nhân kiệt. Là nơi giao thoa giữa
truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử lâu đời và sự cách tân đổi mới, của vẻ đẹp tự nhiên và
sự khéo léo của bàn tay người đi kiến tạo, của sự sầm uất và nét thanh bình.
Điều kiện tự nhiên.
 Khí hậu.
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá
ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ, độ ẩm không khí
trung bình 79,5%.
Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá
ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ, độ ẩm không khí
trung bình 79,5%. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 27,96°C, cao nhất là tháng 4
(30,5ºC), thấp nhất là tháng 12 (26ºC). Lượng mưa bình quân hàng năm là 1934mm và mỗi
năm có khoảng 159 ngày mưa.
2
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí và liên kết vùng của căn hộ Him Lam Chợ Lớn, Quận 6, Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Những
cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo
dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Không có mùa đông.
Hình 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)
Hình 1.3: Lượng mưa trung bình các tháng (mm)
 Địa hình.
3
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông
sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.
Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi,
đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m
và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).
Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7
và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m
và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.
Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ,
một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao
trung bình 5-10m.
Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng,
có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
 Thủy văn.
Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán
nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào
các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và
hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.
Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10-
11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4%
có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và
trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra
xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều.
Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế
độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả,
nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã
được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa khô tăng lên, đặc biệt trong
các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên.
Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng
lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy
nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác.
Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm
trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
của thành phố.
Quy mô công trình.
Dự án bao gồm 4 Block cao 15 - 16 tầng với 2 tầng hầm, tổng cộng gồm có các khu
thương mại và 448 căn hộ với Hồ Bơi, Công Viên cây xanh, Trường học, Khu mua sắm ...v.v.
4
Trong đó, khu nhà thiết kế khu nhà D, 15 tầng với 2 tầng hầm, công viên cây xanh, các khu
mua sắm, và căn hộ cho thuê.
Hệ thống tầng hầm:
- Gồm 02 tầng hầm dùng làm nơi đỗ xe ô tô, xe máy và bố trí các phòng kỹ thuật, phục
vụ kỹ thuật của toàn nhà với tổng diện tích sử dụng là 2920,6 m2
.
Tầng hầm 1: bố trí gara cho ô tô, xe máy. Ngoài ram dốc lên xuống cho các phương tiện
giao thông thì tầng hầm còn có hệ thống phòng kỹ thuật, nhà bảo vệ.
Tầng hầm 2: bố trí gara ô tô, hệ thống phòng kỹ thuật, bể nước sinh hoạt, phòng máy
bơm, thang máy và thang bộ đi lên tầng hầm 1.
Với 2 tầng hầm trên đủ đảm bảo được nhu cầu hiện tại về diện tích đỗ xe của công trình
“Khu chung cư Him Lam – Tp. Hồ Chí Minh”, cũng như nhu cầu phát triển trong tương lai
phù hợp với nhu cầu phát triển giao thông đô thị hiện đại.
Hình 1.4: Mặt bằng tầng hầm 2
1 2 3 4 5 6
A
B
C
D
E
F
A
A
C
C
B
B
5
Hệ thống tầng nổi:
Với mục tiêu đảm bảo thỏa mãn chức năng là nơi mua sắm và sinh hoạt lý tưởng, với
tiện ích đầy đủ và sẵn sàng thì Him Lam Chợ Lớn – Tp. Hồ Chí Minh hứa hẹn là nơi an cư lý
tưởng nhất khu vực phía Tây Thành Phố. Từ đó, thiết kế mặt bằng công năng của công trình
đòi hỏi phải có một bố trí hợp lý về mặt bố cục không gian cũng như thẩm mỹ công trình. Hệ
thống tầng nổi công trình gồm 15 tầng, trong đó chia làm 2 khu vực hoạt động riêng biệt bao
gồm:
Tầng 1: đại sảnh, quầy thương mại, nhà vệ sinh chung.
Tầng 2: gồm các loại căn hộ đáp ứng yêu cầu của người thuê: mỗi căn hộ gồm có 1
phòng khách, 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh WC, 1 nhà bếp và 1 sân phơi.
Tầng này có 4 loại căn hộ diện tích từ 82m2
đến 105m2
thiết kế vuông vắn với tông màu
đen trắng hiện đại kết hợp điểm nhấn là 4 giếng trời + Ban công làm tổng thể khu căn hộ khá
bắt mắt.
Hệ thống phòng kỹ thuật, phòng rác.
Khu vực hành lang chung, sảnh thang máy, thang bộ.
Hình 1.5: Thiết kế của Him Lam với 4 giếng trời hút gió ở giữa
Tầng 3 đến tầng 14: cũng gồm có 8 căn hộ. Tầng này có 2 loại căn hộ có diện tích từ
84m2
đến 86m2
, tương tự như tầng 2 nhưng cấu tạo không gian kiến trúc không thay đổi (sân
phơi được thu hẹp lại => tạo giếng trời hút gió)
6
Tầng 15:
Gồm kho, hệ thống phòng kỹ thuật
Sân thượng bố trí bồn nước mái và thang bộ.
Tầng mái:
Mái bê tông cốt thép chống nắng, mưa cho thang bộ.
7
Hình 1.6: Các loại căn hộ
Giải pháp kiến trúc.
Công trình được thiết kế theo phong cách hiện đại, hình khối và sự phân chia bề mặt tạo
sự hòa trộn uyển chuyển với các kiến trúc không gian lân cận. Chất liệu bề mặt được sử dụng
một cách đơn giản nhưng vẫn tạo được sự gần gũi, thân thiện và sang trọng.
Mặt bằng được phân chia thành các khối Block độc lập, trong đó không gian trong nhà
được tổ chức thành các phòng lớn liên hệ chặt chẽ với các hành lang, các cầu thang bộ và
thang máy tạo ra các nút giao thông thuận lợi trong sử dụng.
Công trình là những hình khối đơn giản - đơn giản đến tối đa để đạt được sự tương phản
và hài hòa với các công trình xung quanh bằng khối tích, nhịp điệu, song công trình vẫn tạo
cho mình những nét riêng về chất liệu, về giải pháp ngôn ngữ, chi tiết kiến trúc ở cả mặt đứng
và mặt bên công trình.
Giao thông trong công trình.
 Giao thông đứng.
Giao thông đứng liên hệ giữa các tầng thông qua hệ thống thang bộ và thang máy gồm:
02 buồng thang máy trong đó có 2 thang có kích thước 1800×1750mm và 1 thang lớn
có kích thước 2800×4200mm
02 thang bộ có cùng bề rộng 1200mm cho vế thang, chiếu nghỉ và chiếu tới
 Giao thông ngang.
Hệ thống thang máy và thang bộ kết hợp với các sảnh và hành lang, đảm bảo việc đi lại
tham quan, mua sắm, sinh hoạt và làm việc thuận tiện và yêu cầu thoát hiểm trong các trường
hợp khẩn cấp.
Các giải pháp kĩ thuật.
 Hệ thống điện.
Công trình được lấy điện từ nguồn điện cao thế thuộc Trạm biến áp hiện có trên địa bàn.
Điện năng phải đảm bảo cho hệ thống thang máy, hệ thống lạnh có thể hoạt động liên tục.
8
Toàn bộ hệ thống điện được đi trần (được tiến hành lắp đặt sau khi thi công phần thô
xong). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật phải đảm bảo an toàn không đi qua
các khu vực ẩm ướt, tạo điều kiện dể dàng khi sửa chữa. Hệ thống ngắt điện tự động bố trí
theo tầng và theo khu vực đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.
 Hệ thống cấp nước.
Công trình được cấp nước từ mạng lưới phân phối hiện có ở khu vực lấy từ đường Chợ
Lớn nối dài. Chi tiết vị trí, điểm cấp nguồn và phương án cấp nước cho công trình sẽ được
xác định cụ thể trong thỏa thuận cấp nước sạch được ký kết giữa Chủ đầu tư và Công ty cấp
nước sạch Sawaco Tp. Hồ Chí Minh cho công trình.
Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc trong hộp gen, đi ngầm trong hộp kỹ
thuật. Để cấp nước sạch sinh hoạt cho các căn hộ, sử dụng hệ thống máy bơm đẩy nước sạch
đến các căn hộ đảm bảo nước đủ áp lực để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người chủ căn
hộ. Các đường ống cứu hỏa chính được bố trí ở mỗi tầng.
 Hệ thống thoát nước thải và nước mưa.
Nước mưa từ mái sẽ theo các lỗ thu nước trên tầng thượng chảy vào các ống thoát nước
mưa chảy xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải sử dụng sẽ được bố trí đường ống riêng.
Nước thải từ các tầng sẽ được tập trung về khu xử lý và bể tự hoại đặt ở tầng hầm.
Toàn bộ hệ thống nước thải và nước mưa sau khi được xử lý đảm bảo các Tiêu chuẩn
vệ sinh môi trường đô thị sẽ được thoát vào tuyến cống hiện có trên đường Chợ Lớn nối dài.
Chi tiết điểm và hướng thoát nước của công trình sẽ được thể hiện trong thỏa thuận thoát nước
bẩn được ký kết giữa chủ đầu tư và công ty thoát nước môi trường Tp. Hồ Chí Minh.
 Hệ thống thông gió, chiếu sáng.
Các phòng trên các tầng đều được chiếu sáng tự nhiên thông qua hệ thống các cửa sổ
lắp kính. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể cung cấp một
cách tốt nhất có những vị trí cần ánh sáng như trong buồng thang bộ, thang máy, hành lang.
Ở các tầng đều có hệ thống thông gió nhân tạo bằng hệ thống điều hòa tạo ra một môi
trường mát mẽ và hiện đại.
 An toàn phòng cháy chữa cháy và thoát người.
Các thiết bị cứu hỏa và đường ống nước dành riêng cho chữa cháy đặt gần nơi xảy ra sự
cố như hệ thống điện gần thang máy. Hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn và hiện đại, kết
nối với hệ thống phòng cháy chữa cháy trung tâm thành phố. Mỗi tầng đều có hệ thống chữa
cháy và báo cháy tự động. Ở mỗi tầng mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy.
Thang bộ có bố trí cửa kín để khói không vào được để dùng cầu thang thoát hiểm, đảm
bảo thoát người nhanh, an toàn khi có sự cố xảy ra.
Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật.
Đảm bảo yêu cầu về quy hoạch tổng thể trong khu đô thị mới về mật độ xây dựng và hệ
số sử dụng đất theo TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng và tiêu chuẩn thiết kế”
9
 Mật độ xây dựng.
K0 là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%), trong đó diện tích xây
dựng công trình tính theo hình chiếu mặt bằng mái công trình.
mái
lo đat
S 947,5
K 0,284
S 3341,31
o   
 Hệ số sử dụng.
Hsd là tỷ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích lô đất.
san
sd
ld
S 13803,8
H 4,13
S 3341,31
  
1.4. Kết luận.
- Khu vực công trình xây dựng có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư bài bản
đáp ứng đủ các yêu cầu xây dựng cơ bản, cư dân Him Lam được sở hữu nhiều tiện ích hiện
hữu về giáo dục gồm mầm non, cấp I, Cấp II, Cấp III ngay trong dự án; về mua sắm gồm siêu
thị tại dự án, bán kính 1km là 2 siêu thị Coop mart, siêu thị Metro; về Y tế có BV Quận 6,
Triều An, Chợ Rẫy; Về vui chơi giải trí liền kề CV Bình Phú....
- Khám phá sự yên bình khi hòa mình vào khung cảnh tươi đẹp và rộng lớn của thiên
nhiên ban tặng cùng với những tiêu chuẩn sống hiện đại, các tiện ích vượt trội, gia đình bạn
sẽ tận hưởng những phút giây yên bình sau những giờ làm việc căng thẳng kết hợp với tiện
ích Hồ Bơi, Công Viên Cây xanh, Khu Vui Chơi trẻ em, Siêu Thị, GYM, YoGa, Spa, Ngân
hàng, Trường Học tại Căn Hộ Him Lam Chợ Lớn cũng sẽ được đưa vào hoạt động. Hứa hẹn
đây sẽ là nơi sống lý tưởng cho các các gia đình có thu nhập từ hạn trung trở lên.
10
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
PHẦN II
KẾT CẤU
(30%)
Nhiệm vụ:
- Tính sàn tầng 1.
- Tính cầu thang bộ tầng 2 lên tầng 3.
- Tính dầm D1, D2 tầng 1.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. ĐỖ MINH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG XUÂN PHƯỚC
Lớp: 11X1A
11
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH VÀ NHIỆM VỤ TÍNH
TOÁN KẾT CẤU
2.1. Đặc điểm thiết kế kết cấu nhà cao tầng
Khi thiết kế kết cấu nhà cao tầng ta phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau:
Tải trọng ngang
- Tải trọng ngang: áp lực gió, động đất.
- Mô men và chuyển vị tăng lên rất nhanh theo chiều cao. Nếu coi công trình như một
thanh côngxon ngàm tại mặt đất thì lực dọc tỷ lệ với chiều cao, mô men do tải trọng ngang tỷ
lệ với bình phương chiều cao H:
M = qH2
/2 (tải trọng phân bố đều).
M = qH3
/3 (tải trọng phân bố tam giác).
-Chuyển vị do tải trọng ngang tỷ lệ thuận với luỹ thừa bậc bốn của chiều cao:
 = qH4
/8EJ (tải trọng phân bố đều).
 = 11qH4
/120EJ (tải trọng phân bố tam giác).
Do vậy, tải trọng ngang trở thành nhân tố chủ yếu khi thiết kế kết cấu nhà cao tầng.
Hạn chế chuyển vị
Theo sự tăng lên của chiều cao nhà, chuyển vị ngang tăng lên rất nhanh. Trong thiết kế
kết cấu không chỉ yêu cầu thiết kế có đủ khả năng chịu lực mà còn yêu cầu kết cấu có đủ độ
cứng chống lại lực ngang, để dưới tác dụng của tải trọng ngang chuyển vị ngang của kết cấu
hạn chế trong giới hạn cho phép. Những nguyên nhân cần hạn chế chuyển vị ngang:
- Chuyển vị ngang làm kết cấu xuất hiện thêm các nội lực phụ, đặc biệt là kết cấu đứng:
Khi chuyển vị tăng lên, độ lệch tâm tăng làm mô men lệch tâm cũng tăng theo, và nếu nội lực
tăng quá một giới hạn nào đó thì kết cấu không còn khả năng chống đỡ sẽ dẫn đến sụp đổ.
- Chuyển vị ngang quá lớn sẽ làm cho con người sinh sống và làm việc trong công trình
cảm thấy khó chịu, hoảng sợ, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt.
- Làm tường và một số cấu kiện phi kết cấu, đồ trang trí bị nứt và phá hỏng, làm cho ray
thang máy bị biến dạng, đường ống điện nước bị phá hoại.
Do vậy cần hạn chế chuyển vị ngang.
Giảm trọng lượng bản thân kết cấu
- Xem xét từ sức chịu tải của nền đất, nếu cùng một cường độ thì giảm trọng lượng bản
thân có thể tăng thêm một số tầng khác, hoặc làm giảm độ lún của công trình, hoặc làm giảm
kích thước kết cấu móng.
-Xét về mặt dao động thì giảm trọng lượng bản thân tức là giảm khối lượng tham gia
dao động, tức là giảm lực quán tính hay giảm tác động của gió động và động đất…
12
-Xét về mặt kinh tế thì giảm trọng lượng bản thân tức là tiết kiệm vật liệu, giảm giá
thành công trình, tăng được không gian sử dụng.
-Từ những nhận xét trên, ta thấy trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng cần quan tâm đến
giảm trọng lượng bản thân của kết cấu
2.2. Phân tích lựa chọn vật liệu
- Công trình bằng thép hoặc các kim loại khác có ưu điểm là độ bền tốt, giới hạn đàn
hồi và miền chảy dẻo lớn nên công trình nhẹ nhàng đặc biệt là tính dẻo lớn, do đó công trình
khó bị sụp đổ hoàn toàn khi có chấn động địa chấn xảy ra.
- Nếu dùng kết cấu thép cho nhà cao tầng thì việc đảm bảo thi công tốt các mối nối là
rất khó khăn, mặt khác giá thành công trình bằng thép thường cao mà chi phí cho việc bảo
quản cấu kiện khi công trình đi vào sử dụng là rất tốn kém, đặc biệt với môi trường khí hậu
Việt Nam. Công trình bằng thép kém bền với nhiệt độ, khi xảy ra hoả hoạn hoặc cháy nổ thì
công trình bằng thép rất dễ chảy dẻo dẫn đến sụp đổ do thép có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Khoảng 6000
C là kết cấu thép bị chảy dẻo. Kết cấu nhà cao tầng bằng thép chỉ thực sự phát
huy hiệu quả khi cần không gian sử dụng lớn, chiều cao nhà lớn (nhà siêu cao tầng), hoặc đối
với các kết cấu nhịp lớn như nhà thi đấu, mái sân vận động, nhà hát, viện bảo tàng (nhóm các
công trình công cộng)…
- Kết cấu bằng bê tông cốt thép làm cho công trình có trọng lượng bản thân lớn, công
trình nặng nề hơn dẫn đến kết cấu móng phải lớn. Tuy nhiên, kết cấu bê tông cốt thép khắc
phục được một số nhược điểm của kết cấu thép: như thi công đơn giản hơn, vật liệu rẻ hơn,
bền với môi trường và nhiệt độ, ngoài ra nó tận dụng được tính chịu nén rất tốt của bê tông
và tính chịu kéo của cốt thép bằng cách đặt nó vào vùng kéo của cốt thép.
- Từ những phân tích trên, ta lựa chọn bê tông cốt thép là vật liệu cho kết cấu công trình.
2.3. Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu
Kết cấu thuần khung
Dạng kết cấu này có không gian lớn, mặt bằng bố trí linh hoạt, có thể đáp ứng khá đầy
đủ yêu cầu sử dụng công trình, nhưng nhược điểm của nó là độ cứng nhỏ, biến dạng lớn nên
phải tăng kích thước các cấu kiện chịu lực lên dẫn đến lãng phí không gian, tốn vật liệu và
ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính kinh tế của công trình.
Kết cấu khung và lõi
Đây là dạng kết cấu hỗn hợp từ kết cấu khung và kết cấu lõi. Nếu sử dụng loại kết cấu
này vừa có không gian sử dụng lớn vừa có khả năng chịu lực ngang lớn. Kết cấu khung lõi
cứng bê tông cốt thép sử dụng rất phổ biến, ngoài ra khi dùng loại kết cấu này thì độ cứng của
kết cấu được đảm bảo hơn.
Lựa chọn: so sánh hai dạng kết cấu trên ta nhận thấy sử dụng kết cấu khung lõi kết hợp
là thích hợp hơn đối với công trình.
13
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ THÉP SÀN TẦNG 1
3.1. Sơ đồ phân chia ô sàn
Hình 3.1: Phân chia ô sàn tầng 1
3.2. Các số liệu tính toán của vật liệu
Bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5 MPa,  = 25 kN/m3
, Rbt =1,05 Mpa
Cốt thép Ø ≤ 8 dùng thép CI, A-I có Rs = Rsc = 225MPa
Cốt thép Ø ≥ 10 dùng thép CII, A-II có Rs = Rsc = 280MPa
7200 8100 2500 8100 7200
33100
2 3 41 6
71008000380080007100
34000
7200 8100 2500 8100 7200
33100
A
B
C
D
E
F
5
D1D1D1 D1
D2
S1 S1
S2
S4
S2
S4
S6
S10S5
S9S7 S8
S5
D2
S11
S3
S22
S13
S14 S15
S16
S17
S18
S20 S21
S12
S14S19
500200
200
700
200 500200500
700700
700
500200
S6
S10
S7S8
S11
S12
S20
S1 S1
S2
S4
S2
S4
S6
S10S5
S7 S8
S5S11
S3
S6
S10
S7S8
S11
850
3450 2700 3450850 440034503750
345036503900390039003450365039003900
4400 3450 3750 850
850
14
3.3. Chọn chiều dày của bản sàn
Quan niệm tính toán: Nếu sàn liên kết với dầm giữa thì xem là ngàm, nếu dưới sàn
không có dầm thì xem là tự do. Nếu sàn liên kết với dầm biên thì xem là khớp, nhưng thiên
về an toàn ta lấy cốt thép ở biên ngàm để bố trí cho cả biên khớp. Khi dầm biên lớn ta có thể
xem là ngàm.
Hình 3.2: Quan niệm tính toán
Với hệ lưới dầm đã bố trí, mặt bằng sàn được chia thành các ô sàn được đánh số thứ tự
từ S1 đến S22. Tùy thuộc vào tỷ lệ kích thước hai cạnh của ô sàn mà các ô sàn được phân làm
hai loại là:
Nếu l2/l1  2: sàn làm việc theo 2 phương  sàn bản kê 4 cạnh.
Nếu l2/l1 > 2: sàn làm việc theo 1 phương  sàn bản loại dầm
Trong đó:
l1: kích thước cạnh ngắn của ô sàn và /l2: kích thước cạnh dài của ô sàn.
Thực tế, các ô sàn là liên tục, tuy nhiên để tính toán sàn, ta quan niệm các ô sàn làm việc
độc lập với nhau: tải trọng tác dụng lên ô sàn này không gây ra nội lực trong các ô sàn lân cận
(quan niệm này không được chính xác nhưng được áp dụng vì cách tính đơn giản). Với quan
niệm đó nên ta xét riêng từng ô sàn để tính.
Sơ bộ chọn chiều dày bản theo công thức: b
D
h
m
 
Với: D = 0.8  1.4 phụ thuộc tải trọng, tải trọng lớn thì lấy D lớn. Chọn D = 0.9
l = l1: kích thước cạnh ngắn của bản.
Bản loại 1 : Bản loại dầm m = 30 – 35. Chọn m = 35
Bản loại 2 : Bản kê 4 cạnh m = 40 - 45. Chọn m = 40
Chiều dày của bản phải thoả mãn điều kiện cấu tạo: hb hmin = 6 cm đối với sàn nhà dân
dụng và thuận tiện cho thi công thì hb nên chọn là bội số của 10mm.
liªn kÕt gèi
tù do
liªn kÕt ngµm
15
Bảng 3.1: Bảng phân loại sàn và chọn chiều dày các ô sàn
Tên ô
sàn
Kích thước Tỉ số Loại ô bản
D m
Chiều dày
sơ bộ (m)
Chọn
hb
(m)l1(m) l2(m)
1
2
l
l
k 
Bản
kê
Bản
dầm
1l
m
D
hb 
S1 0.85 3.45 4.06 x 0.9 35 0.022 0.11
S2 3.45 7.85 2.28 x 0.9 35 0.089 0.11
S3 2.7 7.1 2.63 x 0.9 35 0.069 0.11
S4 3.65 7.85 2.15 x 0.9 35 0.094 0.11
S5 0.85 3.85 4.53 x 0.9 35 0.022 0.11
S6 3.75 3.9 1.04 x 0.9 40 0.084 0.11
S7 3.45 3.9 1.13 x 0.9 40 0.078 0.11
S8 3.9 7.85 2.01 x 0.9 35 0.100 0.11
S9 2.7 3.9 1.44 x 0.9 40 0.061 0.11
S10 3.75 3.9 1.04 x 0.9 40 0.084 0.11
S11 3.45 3.9 1.13 x 0.9 40 0.078 0.11
S12 3.25 7.85 2.42 x 0.9 35 0.084 0.11
S13 2.7 3.25 1.20 x 0.9 40 0.061 0.11
S14 3.9 7.2 1.85 x 0.9 40 0.088 0.11
S15 3.95 5.3 1.34 x 0.9 40 0.089 0.11
S16 0.8 2.45 3.06 x 0.9 35 0.021 0.11
S17 2.7 5.3 1.96 x 0.9 40 0.061 0.11
S18 1.35 5.35 3.96 x 0.9 35 0.035 0.11
S19 2.5 5.3 2.12 x 0.9 35 0.064 0.11
S20 3.15 7.85 2.49 x 0.9 35 0.081 0.11
S21 2.7 3.15 1.17 x 0.9 40 0.061 0.11
S22 2.7 3.9 1.44 x 0.9 40 0.061 0.11
3.4. Tải trọng tác dụng lên sàn
Tĩnh tải sàn
Tĩnh tải tác dụng lên sàn là tải trọng phân bố đều do trọng lượng bản thân các lớp cấu
tạo sàn truyền vào. Căn cứ vào các lớp cấu tạo sàn ở mỗi ô sàn cụ thể, tra bảng tải trọng tính
toán (TCVN 2737-1995) của các vật liệu thành phần dưới đây để tính:
Ta có công thức tính: gtt
= Σγi×δi×ni
Trong đó γi, δi, ni lần lượt là trọng lượng riêng (kN/m3
), bề dày (m), hệ số độ tin cậy của
lớp cấu tạo thứ i trên sàn.
Hệ số độ tin cậy lấy theo TCVN 2737 – 1995.
16
Hình 3.3: Cấu tạo các lớp sàn nhà
Hình 3.4: Cấu tạo lớp sàn nhà vệ sinh
Ta tiến hành xác định tĩnh tải riêng cho từng ô sàn. Từ đó ta lập bảng tải trọng tác dụng
lên các sàn như sau:
Bảng 3.2: Trọng lượng bản thân sàn (kể cả sàn khu vệ sinh - sàn dày 110)
Các lớp
cấu tạo
δ
(m)
γ
(kN/m3)
gtc
(kN/m2
)
n
gtt
(kN/m2
)
Gạch Ceramic 0.01 22 0.22 1.1 0.242
Vữa lót 0.02 16 0.32 1.3 0.416
Bản BTCT 0.11 25 2.75 1.1 3.025
Vữa trát 0.015 16 0.24 1.3 0.312
Trần treo+ống kỹ thuật 0.3 1.1 0.33
Tổng 4.33
Trọng lượng tường ngăn và tường bao che trong phạm vi ô sàn
Đối với các ô sàn có tường đặt trực tiếp trên sàn không có dầm đỡ thì xem tải trọng đó
phân bố đều trên sàn. Trọng lượng tường ngăn trên dầm được qui đổi thành tải trọng phân bố
truyền vào dầm.
Công thức qui đổi tải trọng tường trên ô sàn về tải trọng phân bố trên ô sàn:
17
i
cccvvctvttctt
qđ
S
SnSSnSSn
g
 ...).(.)..( 
 (kN/m2
).
Trong đó:
St : diện tích bao quanh tường (m2
).
Sc: diện tích cửa (m2
) .
nt, nv, nc: hệ số độ tin cậy đối với tường, vữa và cửa.(nt=1,1 ; nv=1,3 ; nc=1,1).
t : chiều dày của tường (m)
t =15(kN/m3
): trọng lượng riêng của tường .
v = 0,02(m): chiều dày vữa.
v = 16(kN/m3
) : trọng lượng riêng của vữa.
c =0,3(kN/m2
): trọng lượng của 1m2
cửa.
Si : diện tích ô sàn đang tính toán (m2
).
Bảng 3.3: Tính tải trọng tường truyền lên các ô sàn
Tên ô Diện tích
Kích thước tường
Sc (m2
) gt (kN/m2
)
l (m) h (m) δ (m) St (m2
)
S1 2.89 3.2 3.29 0.2 10.88 4.96 8.6
S1 2.89 0.4 3.29 0.3 1.36 0 2.62
S2 27.08 3.6 3.29 0.1 12.24 0 1.03
S3 19.17 7 1.03 0.2 7.21 0 1.48
S4 28.65 9.4 3.29 0.1 31.96 1.716 2.42
S5 3.27 0.4 3.29 0.3 1.36 0 2.32
S5 3.27 3.25 3.29 0.2 11.05 5.2 7.54
S6 14.63 3.9 3.29 0.1 13.26 1.98 1.8
S7 13.46 0.4 3.29 0.2 1.36 0 0.4
S7 13.46 3.7 3.29 0.1 12.58 6.25 1.22
S8 30.62 3.55 3.29 0.2 12.07 0 1.55
S8 30.62 7.75 3.29 0.1 26.35 3.98 1.7
S9 10.53 3.85 1.03 0.2 3.97 0 1.48
S10 14.63 1.8 3.29 0.1 6.12 1.98 0.69
S11 13.46 7.4 3.29 0.1 25.16 7.5 3.17
S12 25.51 1.65 3.29 0.1 5.61 0 0.5
S12 25.51 6.05 3.29 0.2 20.57 0 3.16
S13 8.78 3.025 3.29 0.2 10.29 0 4.6
S14 28.08 1.5 3.29 0.2 5.1 0 0.71
S14 28.08 5.6 1.03 0.2 5.77 0 0.81
18
S15 20.94 8.45 3.29 0.2 28.73 1.98 5.04
S15 20.94 0.8 3.29 0.1 2.72 0 0.3
S16 1.96 1.2 3.29 0.1 4.08 0 4.73
S17 14.31 0 0 0 0 0 0
S18 7.22 1.1 3.29 0.2 3.74 1.98 1.05
S19 13.25 2.25 3.29 0.2 7.65 0 2.27
S19 13.25 0.4 3.29 0.1 1.36 0.23
S20 24.73 2.55 3.29 0.1 8.67 1.98 0.64
S20 24.73 7.3 3.29 0.2 24.82 2.75 3.54
S21 8.51 2.95 3.29 0.1 10.03 1.2 2.41
S22 10.53 2.4 3.29 0.2 8.16 0 3.04
S22 10.53 2.25 3.29 0.2 7.65 0.48 2.69
Hoạt tải
Ở đây, tùy thuộc vào công năng của các ô sàn, tra TCVN 2737-1995, bảng 3 mục 4.3.1
sau đó nhân thêm với hệ số giảm tải cho sàn theo Mục 4.3.4.1 hoặc theo Mục 4.3.4.2.
Với các công năng: Nhà ở, căn hộ (phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, phòng vệ sinh,
phòng tắm, phòng bida, bếp, phòng giặt), Văn phòng (cơ quan, trường học, bệnh viện, ngân
hàng, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu khoa học), Phòng kỹ thuật (phòng nồi hơi boiler,
phòng động cơ và quạt… kể cả trọng lượng máy); gọi là các phòng loại 1. Hệ số giảm tải ΨA1
được xác định
ΨA1 = 0,4
1/
6,0
AA
 (A>A1=9m2
)
Với các công năng của công trình công cộng đông người: Phòng đọc sách thư viện, Nhà
hàng, Gian hàng trung tâm thương mại, triển lãm, Phòng họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng
khán giả, phòng hoà nhạc, khán đài, thể thao; Các phòng làm kho; Các khu vực Nhà xưởng;
Ban công, Lôgia; gọi là các phòng loại 2. Hệ số giảm hoạt tải là ψA2 được xác định:
ΨA2 = 0,5
2/
5,0
AA
 (A>A2=36m2
)
Hoạt tải Ptt được tính theo công thức P
tt
S Pni i i Aji
S

 
19
Bảng 3.4: Bảng hoạt tải tác dụng lên từng ô sàn
Tên ô
sàn
Loại
Si
(m2
)
S
(m2
)
Ptc
(kN/m2
)
n
ΨA1
(ΨA2)
Ptti
(kN/m2
)
Ptt
(kN/m2
)
S1 Phòng ngủ 2.89 2.89 1.5 1.3 1 1.95 1.95
S2 Phòng ngủ 27.08 27.08 1.5 1.3 0.75 1.46 1.46
S3 Sân phơi 19.17 19.17 1.5 1.3 1 1.95 1.95
S4
WC 9.3
28.65
1.5 1.3 1 0.63
1.84Lô gia 3.41 2 1.2 1 0.29
Phòng khách 15.94 1.5 1.3 0.85 0.92
S5 Phòng ngủ 3.27 3.27 1.5 1.3 1 1.95 1.95
S6 Phòng ngủ 14.63 14.63 1.5 1.3 0.87 1.7 1.7
S7
Phòng khách 10.7
13.46
1.5 1.3 0.95 1.47
1.96
Lô gia 2.76 2 1.2 1 0.49
S8
Phòng ăn 23.68
30.62
1.5 1.3 0.77 1.16
1.6Bếp 4.06 1.5 1.3 1 0.26
Giặt phơi 2.88 1.5 1.3 1 0.18
S9 Giặt phơi 14.63 14.63 1.5 1.3 0.87 1.7 1.7
S10 Phòng ngủ 14.63 14.63 1.5 1.3 0.87 1.7 1.7
S11
WC 10.95
13.46
1.5 1.3 1 1.59
1.95
Phòng khách 2.51 1.5 1.3 1 0.36
S12
Bếp 6.9
25.51
1.5 1.3 1 0.53
2.81Phòng khách 5.43 1.5 1.3 1 0.42
Hành lang 13.19 3 1.2 1 1.86
S13
Giặt phơi 2.24
8.78
1.5 1.3 1 0.5
3.18
Hành lang 6.54 3 1.2 1 2.68
S14 Giặt phơi 28.08 28.08 1.5 1.3 0.74 1.44 1.44
S15
Bếp 13.25
20.94
1.5 1.3 0.89 1.1
2.42
Cầu thang 7.69 3 1.2 1 1.32
S16
Sàn không sử
dụng
1.96 1.96 0.75 1.3 1 0.98 0.98
S17 Hành lang 7.22 7.22 3 1.2 1 3.6 3.6
S18 Cầu thang 13.25 13.25 3 1.2 1 3.6 3.6
S19 Bếp 13.25 13.25 1.5 1.3 0.89 1.74 1.74
S20
Bếp 7.1
24.73
1.5 1.3 1 0.56
2.79Phòng khách 5.07 1.5 1.3 1 0.4
Hành lang 12.56 3 1.2 1 1.83
S21
P.k.Thuật 2.34
8.51
3 1.2 1 0.99
3.60
Hành lang 6.17 3 1.2 1 2.61
20
S22
Giặt phơi 6.61
10.53
1.5 1.3 1 1.22
2.56
P.V.Sinh 3.92 3 1.2 1 1.34
Tổng tải trọng tính toán tác dụng lên các ô sàn:
Bảng 3.5: Tồng hợp tải trọng tác dụng lên sàn
Tên
ô sàn
Tải trọng
bản thân gbt
(kN/m2
)
Tải trọng
tường gt
(kN/m2
)
Tổng tĩnh
tải gs
(kN/m2
)
Hoạt tải
ps
(kN/m2
)
Tổng tải
trọng qs
(kN/m2
)
S1 4.33 11.22 15.55 1.95 17.5
S2 4.33 1.03 5.36 1.46 6.82
S3 4.33 1.48 5.81 1.95 7.76
S4 4.33 2.42 6.75 1.84 8.59
S5 4.33 9.86 14.19 1.95 16.14
S6 4.33 1.8 6.13 1.7 7.83
S7 4.33 1.62 5.95 1.96 7.91
S8 4.33 3.25 7.58 1.6 9.18
S9 4.33 1.48 5.81 1.7 7.51
S10 4.33 0.69 5.02 1.7 6.72
S11 4.33 3.17 7.5 1.95 9.45
S12 4.33 3.66 7.99 2.81 10.8
S13 4.33 4.6 8.93 3.18 12.11
S14 4.33 1.52 5.85 1.44 7.29
S15 4.33 5.34 9.67 2.42 12.09
S16 4.33 4.73 9.06 0.98 10.04
S17 4.33 0 4.33 3.6 7.93
S18 4.33 1.05 5.38 3.6 8.98
S19 4.33 2.5 6.83 1.74 8.57
S20 4.33 4.18 8.51 2.79 11.3
S21 4.33 2.41 6.74 3.6 10.34
S22 4.33 5.73 10.06 2.56 12.62
3.5. Tính toán nội lực và cốt thép cho các ô sàn
Xác định nội lực trên các ô sàn
Bản kê bốn cạnh
Dựa vào liên kết cạnh bản có 9 sơ đồ:
21
Hình 3.5: Sơ đồ các loại ô sàn bản kê 4 cạnh
Xét từng ô bản có 6 mômen
Hình 3.6: Sơ đồ nội lực ô sàn bản kê 4 cạnh
M1, MI, MI’: dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh ngắn.
(MI’ = 0 nếu là biên khớp, MI’ = MI nếu là biên ngàm)
M2, MII, MII’: dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh dài.
(MII’ = 0 nếu là biên khớp, MII’= MII nếu là biên ngàm)
(1) (2) (3)
l1
l2
l1
l2
l1
l2
(4) (5) (6)
l1
l2
l1
l2
l1
l2
l1 l1 l1
(7) (8) (9)
l1
l2
l1
l2
l1
l2
M1MI MI'
l1
l2
M2
MII'
MII
22
Với M1 = α1.(g+ p).l1.l2 MI = -β1.(g+ p).l1.l2
M2 = α2.(g+ p).l1 .l2 MII = -2.(g+ p).l1 .l2 (Đơnvị của Moment : kN.m/m).
Trong đó: α1, α2, β1, β2: Hệ số phụ thuộc vào liên kết 4 biên và tỉ số l1/l2 tra sổ tay kết
cấu, nếu tỉ số l1/l2 là số lẻ thì cần phải nội suy.
Bản loại dầm
Cắt một dải bản rộng 1m theo phương cạnh ngắn và xem như một
dầm (tính như cấu kiện chịu uốn)
 Tải trọng phân bố đều tác dụng lên dầm: q=(g+p).1m (kN/m)
Tùy theo liên kết cạnh bản mà có 3 sơ đồ tính đối với dầm:
Hình 3.7: Nội lực trong ô sàn bản loại dầm
Tính toán và bố trí cốt thép cho sàn
Lựa chọn vật liệu:
- Sàn dùng bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5Mpa.
- Cốt thép CI, A-I có Rs = 225MPa
CII, A-II có Rs = 280MPa
IDuøng M ' ñeå tính
1Duøng M ñeå tính
Duøng M ñeå tínhI
Duøng M ' ñeå tínhII
Duøng M ñeå tính2
Duøng M ñeå tínhII
q
M =
max
ql
8
2
l1
q
min
M = 1- ql
8
2
3/8l
max
M = 1
2
9ql
128
l1
1
2
min
M =
- ql
12
q
max
M = 1
2
ql
24
M =
- ql
min 12
2
11
l1
Mmin = -ql2
/2
Mmax = 0
l1
q
23
Tính cốt thép sàn
Tính như cấu kiện chịu uốn có tiết diện hình chữ nhật với bề rộng b = 1m, có chiều cao
h = hb.
h0 = h - a: Chiều cao làm việc của tiết diện, bằng khoảng cách từ trọng tâm As đến mép
vùng nén.
a = abv + 0,5. là Chiều dày lớp đệm, bằng khoảng cách từ trọng tâm của As đến mép bê
tông.
Chiều dày lớp bảo vệ abv tính từ mép ngoài bê tông đến mép ngoài gần nhất của cốt
thép và được lấy như sau:
Với bê tông nặng abv ≥  đồng thời abv ≥ a0
Với bản có: Nếu h ≤ 100mm lấy a0 = 10mm còn nếu h > 100mm lấy a0 = 15mm
Giả thiết a. Với bản thường chọn a = 15÷20mm. Khi h khá lớn (h > 150mm) có thể chọn
a = 25÷30mm. Tính h0 = h - a.
- Tính toán:
,
1 . 1
1,1
R
s
sc u
R





 
  
 
: Đặc trưng tính chất biến dạng của vùng bê tông chịu nén,  =  - 0,008.Rb
 = 0,85 đối với bê tông nặng.
sc,u: ứng suất giới hạn của cốt thép trong vùng bê tông chịu nén, sc,u = 400Mpa
 Với thép CI có Rs = 225MPa có
,
0,85 0,008.14,5
0,618
225 0,85 0,008.14,5
1 1 1 1
1,1 400 1,1
R
s
sc u
R





  
   
      
   
=> .(1 0,5. )R R R    = 0,427
 Thép CII có Rs = 280 MPa có
,
0,85 0,008.14,5
0,595
280 0,85 0,008.14,5
1 1 1 1
1,1 400 1,1
R
s
sc u
R





  
   
      
   
=> .(1 0,5. )R R R    = 0,418
- Xác định 2
0. .
m
b
M
R b h
  rồi kiểm tra điều kiện hạn chế: αm ≤ αR
+ Nếu αm > αR cần tăng cấp độ bền bê tông hoặc chiều dày sàn
+ Nếu thỏa mãn αm ≤ αR thì tính toán:
2
211 m



24
Từ đó xác định được diện tích cốt thép tính toán cần thiết:
0.. hR
M
A
s
tt
s


Diện tích cốt thép As
tt
được xác định xem như bố trí cho 1m dài bản. Khi thiết kế cốt
thép sàn, ta thường chọn đường kính và tính toán khoảng cách các thanh thép. Chọn đường
kính thép thường là 6, 8, 10,… nhưng phải thỏa mãn điều kiện   h/10
- Xử lý kết quả:
Tính hàm lượng cốt thép : %100
.1000
%
0

h
Att
s

Kiểm tra điều kiện  ≥ min = 0,1%. Khi xảy ra <min chứng tỏ h quá lớn so với yêu
cầu, nếu được thì rút bớt h để tính lại. Nếu không thể giảm h thì cần chọn As theo yêu cầu tối
thiểu bằng min.b.h0
Sau khi chọn và bố trí cốt thép cần tính lại a0 và h0. Khi h0 không nhỏ hơn giá trị đã dùng
để tính toán thì kết quả là thiên về an toàn. Nếu h0 nhỏ hơn giá trị đã dùng với mức độ đáng
kể thì cần tính toán lại.  nằm trong khoảng 0,3%÷0,9% là hợp lý.
Cấu tạo cốt thép chịu lực:
Đường kính  nên chọn  ≤ h/10. Để chọn khoảng cách a có thể tra bảng hoặc tính
toán như sau:
Tính as là diện tích 1 thanh thép, từ as và As
tt
tính được khoảng cách bố trí các thanh
thép Stt (mm).
tt
s
stt
s
A
a
Sa
1000.
4
2


Chọn S  Stt
vừa tính được. Nên chọn a là bội số của 10mm
để thuận tiện cho thi công.
Khoảng cách cốt thép chịu lực còn cần tuân theo các yêu cầu cấu tạo sau: Smin ≤ S ≤
Smax. Thường lấy Smin = 70mm.
Khi h ≤ 150mm thì lấy Smax = 200mm
Khi h > 150mm lấy Smax = min (1,5.h và 400)
Kết quả tính toán nội lực và cốt thép cho ô sàn được thể hiện ở bảng
25
Bảng 3.6: BẢNG TÍNH CỐT THÉP SÀN LOẠI BẢN KÊ 4 CẠNH
4 Rb = 14.5 8 1 Rs=Rsc= 225 ξR= 0.618 αR= 0.427 min =
8 2 Rs=Rsc= 280 ξR= 0.595 αR= 0.418
l1 l2 g p h a h0 As
TT
H.lượng Ø sTT
sBT
As
CH
(m) (m) (N/m2
) (N/m2
) (mm) (mm) (mm) (cm2
/m) TT
(%) (mm) (mm) (mm) (cm2
/m)
20.0 90.0 α1 = 0.0279 M1 = 3,325 0.028 0.986 1.67 0.19% 6 170 160 1.77
26.0 84.0 α2 = 0.0258 M2 = 3,062 0.030 0.985 1.64 0.20% 6 172 170 1.66
20.0 90.0 β1 = 0.0649 MI = -7,432 0.063 0.967 3.79 0.42% 8 132 130 3.87
20.0 90.0 β2 = 0.0597 MII = -6,836 0.058 0.970 3.48 0.39% 8 144 140 3.59
20.0 90.0 α1 = 0.0235 M1 = 2,731 0.023 0.988 1.36 0.15% 6 207 200 1.41
26.0 84.0 α2 = 0.0160 M2 = 1,913 0.019 0.991 1.02 0.12% 6 277 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0564 MI = -6,007 0.051 0.974 3.05 0.34% 8 165 160 3.14
20.0 90.0 β2 = 0.0331 MII = -3,524 0.030 0.985 1.77 0.20% 6 160 150 1.88
20.0 90.0 α1 = 0.0209 M1 = 1,891 0.016 0.992 0.94 0.10% 6 300 200 1.41
26.0 84.0 α2 = 0.0101 M2 = 910 0.009 0.996 0.84 0.10% 6 337 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0469 MI = -3,712 0.032 0.984 1.86 0.21% 6 152 150 1.88
20.0 90.0 β2 = 0.0225 MII = -1,778 0.015 0.992 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
1.133.90 5,950 1,960 110
1,700 110
Moment
(N.m/m)
Chiều dàyTải trọng
S9
9 2.70 3.90
S7
7 3.45
Cốt thép Ø ≤
Cốt thép Ø >
1,700
Cấp bền BT : 0.10%
Tính thép
Hệ số
moment ζ
STT
Kích thước
3.75 3.90 1.04
6
Sơ đồ sàn
1106,130
Tỷ số
l2/l1
5,810
S6
Chọn thép
αm
1.44
26
20.0 90.0 α1 = 0.0210 M1 = 2,275 0.019 0.990 1.13 0.13% 6 249 200 1.41
26.0 84.0 α2 = 0.0222 M2 = 2,336 0.023 0.988 1.25 0.15% 6 226 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0443 MI = -4,358 0.037 0.981 2.19 0.24% 6 129 120 2.36
20.0 90.0 β2 = 0.0547 MII = -5,378 0.046 0.977 2.72 0.30% 8 185 180 2.79
20.0 90.0 α1 = 0.0198 M1 = 2,789 0.024 0.988 1.39 0.15% 6 203 200 1.41
26.0 84.0 α2 = 0.0154 M2 = 2,180 0.021 0.989 1.17 0.14% 6 243 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0457 MI = -5,807 0.049 0.975 2.94 0.33% 8 171 170 2.96
20.0 90.0 β2 = 0.0358 MII = -4,552 0.039 0.980 2.29 0.25% 6 123 120 2.36
20.0 90.0 α1 = 0.0204 M1 = 2,484 0.021 0.989 1.24 0.14% 6 228 200 1.41
26.0 84.0 α2 = 0.0141 M2 = 1,719 0.017 0.992 0.92 0.11% 6 308 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0468 MI = -4,977 0.042 0.978 2.51 0.28% 6 113 110 2.57
20.0 90.0 β2 = 0.0323 MII = -3,436 0.029 0.985 1.72 0.19% 6 164 150 1.88
20.0 90.0 α1 = 0.0200 M1 = 4,673 0.040 0.980 2.36 0.26% 6 120 120 2.36
26.0 84.0 α2 = 0.0050 M2 = 1,212 0.012 0.994 0.84 0.10% 6 337 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0433 MI = -8,859 0.075 0.961 3.66 0.41% 10 215 200 3.93
20.0 90.0 β2 = 0.0096 MII = -1,956 0.017 0.992 0.97 0.11% 6 290 200 1.41
20.0 90.0 α1 = 0.0210 M1 = 5,940 0.051 0.974 3.01 0.33% 8 167 160 3.14
27.0 83.0 α2 = 0.0116 M2 = 3,297 0.033 0.983 1.80 0.22% 6 157 150 1.88
20.0 90.0 β1 = 0.0474 MI = -12,001 0.102 0.946 5.03 0.56% 10 156 150 5.24
20.0 90.0 β2 = 0.0265 MII = -6,710 0.057 0.971 3.41 0.38% 8 147 140 3.59
1.85
7,500
S15 110 1.34
110
9 3.95 5.30 9,670 2,420
S14
7 3.90 7.20 5,850 1,440
3.90S10
S11
9 3.45 3.90 110
5,020 1,700 110
S13
9 2.70 3.25 8,930
1,950
3,180
1.04
1.20
8 3.75
1.13
110
27
20.0 90.0 α1 = 0.0185 M1 = 2,849 0.024 0.988 1.42 0.16% 6 199 190 1.49
26.0 84.0 α2 = 0.0048 M2 = 740 0.007 0.996 0.84 0.10% 6 337 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0398 MI = -4,516 0.038 0.980 2.27 0.25% 6 124 120 2.36
20.0 90.0 β2 = 0.0105 MII = -1,188 0.010 0.995 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
20.0 90.0 α1 = 0.0201 M1 = 2,103 0.018 0.991 1.05 0.12% 6 270 200 1.41
26.0 84.0 α2 = 0.0147 M2 = 1,543 0.015 0.992 0.84 0.10% 6 337 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0463 MI = -4,075 0.035 0.982 2.05 0.23% 6 138 130 2.17
20.0 90.0 β2 = 0.0341 MII = -2,999 0.026 0.987 1.50 0.17% 6 188 180 1.57
20.0 90.0 α1 = 0.0209 M1 = 3,136 0.027 0.986 1.57 0.17% 6 180 170 1.66
26.0 84.0 α2 = 0.0101 M2 = 1,509 0.015 0.993 0.84 0.10% 6 337 200 1.41
20.0 90.0 β1 = 0.0469 MI = -6,238 0.053 0.973 3.17 0.35% 8 159 150 3.35
20.0 90.0 β2 = 0.0225 MII = -2,989 0.025 0.987 1.50 0.17% 6 189 180 1.57
6,740 3,600 110 1.17
4,330
2,560 110 1.44S22
9 2.70 3.90
S17
9 2.70 5.30
10,060
S21
9 2.70 3.15
3,600 110 1.96
28
Bảng 3.7: BẢNG TÍNH CỐT THÉP SÀN LOẠI BẢN DẦM
4 Rn = 14.5 8 1 Rs=Rsc= 225 ξR= 0.618 αR= 0.427 min =
8 2 Rs=Rsc= 280 ξR= 0.595 αR= 0.418
l1 l2 g p h a h0 As
TT
H.lượng Ø sTT
sBT
As
CH
(m) (m) (N/m2
) (N/m2
) (mm) (mm) (mm) (cm2
/m) TT
(%) (mm) (mm) (mm) (cm2
/m)
20.0 90.0 Mnh = 0 0.000 1.000 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
20.0 90.0 Mg = -1/2 .q.L = -6,322 0.054 0.972 3.21 0.36% 8 157 150 3.35
20.0 90.0 Mnh = 9/128 .q.L = 6,183 0.053 0.973 3.14 0.35% 8 160 150 3.35
20.0 90.0 Mg = -1/8 .q.L = -10,147 0.086 0.955 4.22 0.47% 10 186 180 4.36
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 2,949 0.025 0.987 1.48 0.16% 6 192 190 1.49
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -4,714 0.040 0.980 2.38 0.26% 8 211 200 2.51
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 5,790 0.049 0.975 2.93 0.33% 8 171 170 2.96
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -9,537 0.081 0.958 3.95 0.44% 10 199 190 4.13
20.0 90.0 Mnh = 0 0.000 1.000 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
20.0 90.0 Mg = -1/2 .q.L = -5,831 0.050 0.975 2.95 0.33% 8 170 170 2.96
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 6,832 0.058 0.970 3.48 0.39% 8 145 140 3.59
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -11,636 0.099 0.948 4.87 0.54% 10 161 160 4.91
110 2.15S4
c 3.65 7.85 6,750 1,840
S3
c 2.70 7.10 5,810
110
1,950 110 2.63
5,360 1,460
1,950
2.28S2
b 3.45 7.85
S1 110
Tỷ số
l2/l1
Moment
0.10%Cốt thép Ø ≤
15,550
Kích thước
Sơ đồ sàn
Chọn thép
4.00
d 0.85 3.40
Cấp bền BT :
STT
Tính thép
(N.m/m)
αm
Chiều dàyTải trọng
Cốt thép Ø >
ζ
S5
d 0.85 3.85 14,190 1,950 110 4.53
S8
c 3.90 7.85 7,580 1,600 110 2.01
29
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 5,990 0.051 0.974 3.04 0.34% 8 165 160 3.14
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -9,506 0.081 0.958 3.94 0.44% 10 199 190 4.13
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 294 0.003 0.999 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -535 0.005 0.998 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 955 0.008 0.996 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -1,364 0.012 0.994 0.90 0.10% 6 314 200 1.41
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 2,685 0.023 0.988 1.34 0.15% 6 211 200 1.41
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -4,464 0.038 0.981 2.25 0.25% 6 126 120 2.36
20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 5,825 0.050 0.975 2.95 0.33% 8 170 170 2.96
20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -9,344 0.080 0.959 3.87 0.43% 10 203 200 3.93
110 2.49S20
c 3.15 7.85 8,510 2,790
110 3.96
S19
c 2.50 5.30 6,830 1,740 110 2.12
S18
c 1.35 5.35 5,380 3,600
110 2.42
S16
c 0.80 2.45 9,060 980 110 3.06
S12
c 3.25 7.85 7,990 2,810
30
3.6. Ví dụ tính toán cụ thể cho từng loại ô sàn:
Ô bản kê :
Chọn ô sàn S14= l1xl2=3.9x7.2 (m) có liên kết là 3 ngàm và 1 khớp tính theo sơ đồ 7
Tỉ số l2/l1= 1,846 => tra bảng và nội suy xác định: 
Hệ số l2/l1 = 1.80 l2/l1 = 1.846 l2/l1 = 1.85
 0.0203 0.0200 0.02
 0.0054 0.0050 0.005
 0.0442 0.0433 0.0432
 0.0102 0.0096 0.0095
=> M1 = g+p)l1.l2=0,02x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = 4,096 (kN.m)
MI = -g+p). l1.l2= -0,0433x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = - 8,869 (kN.m)
M2 = g+p)l1.l2= 0,0050x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = 1,024 (kN.m)
MII = -g+p). l1.l2= -0,0096x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = - 1,966 (kN.m)
Tính cốt thép : thép CI có Rs = Rsc = 225 MPa, Bêtông B25 có Rb=14,5 MPa, chọn a =
20mm => h0= 110-20=90mm. Cắt 1 dải bản rộng b = 1m = 1000mm theo phương cạnh ngắn
để tính cốt thép.
Tính cốt thép chịu mômen dương theo phương cạnh ngắn :
Tính 1
2 2
0
4,096
0,035
. . 14,5.1000.1.0,09
m
b
M
R b h
   
=>
1 1 2 1 1 2.0,035
0,982
2 2
m

   
  
=> As
TT 21
0
4,096
2,06
. . 0,982.225.1000.0,09s
M
cm
R h
  
+ Hàm lượng cốt thép:
0
2,06.100
% 100% 0,23%
. 1000.90
tt
sA
b h
     . Chọn thép 6 có as=28,3mm2
+ Khoảng cách giữa các cốt thép :
. 28,3.1000
137
206
tt s
tt
s
a b
S mm
A
  
Chọn s=120mm.Vậy bố trí thép theo phương cạnh ngắn chịu mômen dương 6a120.
Tính cốt thép chịu mômen dương theo phương cạnh dài :
Tính 21
2 2
0
1,024
0,0087
. . 14,5.1000.1.0,09
m
b
M
R b h
   
=>
1 1 2 1 1 2.0,0087
0,996
2 2
m

   
  
l1
(7)
l1
l2
31
=> As
TT 22
0
1,024
0,51
. . 0,996.225.1000.0,09s
M
cm
R h
  
+ Hàm lượng cốt thép:
0
0,51.100
% 100% 0,1%
. 1000.90
tt
sA
b h
     . Chọn thép 6 có as=28,3mm2
+ Khoảng cách giữa các cốt thép :
. 28,3.1000
554,9
51
tt s
tt
s
a b
S mm
A
  
Chọn s=200mm.Vậy bố trí thép theo phương cạnh dài chịu mômen dương 6a200.
Tính cốt thép chịu mômen âm theo phương cạnh ngắn :
Tính 2 2
0
8,861
0,075
. . 14,5.1000.1.0,09
I
m
b
M
R b h
   
=> 961,0
2
075,0.211
2
211




 m

=> As
TT 2
0
8,861
4,55
. . 0,961.225.1000.0,09
I
s
M
cm
R h
  
+ Hàm lượng cốt thép:
0
4,55.100
% 100% 0,51%
. 1000.90
tt
sA
b h
     . Chọn thép 10 có as=78,5 mm2
+ Khoảng cách giữa các cốt thép :
. 78,5.1000
173
455
tt s
tt
s
a b
S mm
A
  
Vậy bố trí thép theo phương ngắn chịu mômen âm 10a170.
Tính cốt thép chịu mômen âm theo phương cạnh dài :
Tính 2 2
0
1,966
0,017
. . 14,5.1000.1.0,09
II
m
b
M
R b h
   
=> 992,0
2
017,0.211
2
211




 m

=> As
TT 2
0
1,966
0,98
. . 0,992.225.1000.0,09
II
s
M
cm
R h
  
+ Hàm lượng cốt thép:
0
0,98.100
% 100% 0,11%
. 1000.90
tt
sA
b h
     . Chọn thép 6 có as=28,3mm2
+ Khoảng cách giữa các cốt thép :
. 28,3.1000
289
98
tt s
tt
s
a b
S mm
A
  
Chọn s=200mm.Vậy bố trí thép theo phương cạnh dài chịu mômen âm 6a200.
32
Ô bản dầm :
Chọn ô sàn S8 có l1xl2= 3,9x7,85 (m). Cắt dải bản
rộng 1m theo phương cạnh ngắn, ta có các sơ đồ tính
sau :
Ô sàn S8 thuộc sơ đồ tính số c : 2 đầu ngàm.
Từ đó ta tính mômen :
2 2
1
max
(7,580 1,600) 3,9
5,990
24 24
ql
M
 
   (kN.m)
2 2
1
min
(7,580 1,600) 3,9
11,636
12 12
ql
M
 
     (kN.m)
Tính cốt thép chịu mômen dương:
Tính max
2 2
0
5,990
0,051
. . 14,5.1000.1.0,09
m
b
M
R b h
   
=>
1 1 2 1 1 2.0,051
0,974
2 2
m

   
  
=> As
TT 2
0
5,990
3,04
. . 0,974.225.1000.0,09
II
s
M
cm
R h
  
+ Hàm lượng cốt thép:
3,04.100
% 100% 0,34%
1000.90
    . Chọn thép 8 có as=50,3mm2
+ Khoảng cách giữa các cốt thép :
. 50,3.1000
166
304
tt s
tt
s
a b
S mm
A
  
Vậy bố trí thép chịu mômen dương 8a140.
Tính cốt thép chịu mômen âm:
099,0
09,0.1.1000.5,14
636,11
.. 22
0
min

hbR
M
b
m => 948,0
2
099,0.211
2
211




 m

2
0
tt
s 87,4
09,0.1000.225.948,0
636,11
..
A=> cm
hR
M
s
II


+ Hàm lượng cốt thép:
4,87.100
% 100% 0,54%
1000.90
    . Chọn thép 10 có as=78,5mm2
+ Khoảng cách giữa các cốt thép : mm
A
ba
S tt
s
stt
161
487
1000.5,78.

Vậy bố trí thép chịu mômen dương 10a160.
Nhận xét: kết quả tính toán trên có khác so với bảng tính là do bảng tính đã kể đến tác
dụng giảm tải của dầm phụ đối với ô bản của sàn mà trong tính toán ở trên chưa kể đến.
q
M =
max
ql
8
2
l1
q
min
M = 1- ql
8
2
3/8l
max
M = 1
2
9ql
128
l1
1
2
min
M =
- ql
12
q
max
M = 1
2
ql
24
M =
- ql
min 12
2
11
l1
33
3.7. Bố trí cốt thép:
Đối với cốt thép chịu mômem âm:
Do tính toán các ô sàn độc lập nên thường xẩy ra hiện tượng tại 2 bên của 1 dầm các ô
sàn có nội lực khác nhau.
VD : MII
(1)
: momem gối của ô sàn (1).
MII
(2)
: momem gối của ô sàn (2).
MII
(1)
 MII
(2)
.
Điều này không đúng với thực tế vì các momen đó thường bằng nhau (nếu bỏ qua
momen xoắn trong dầm).Sở dĩ kết quả 2 momen đó khác nhau là do quan niệm tính toán chưa
chính xác (thực tế các ô sàn không độc lập nhau, tải trọng tác dụng lên ô này có thể gây ra nội
lực trong ô khác).
Biểu đồ momen theo quan niệm tính toán Biểu đồ momen thực tế
Do có sự phân phối momen mà momen tại gối của 2 ô sàn lân cận sẽ bằng nhau. Để đơn
giản và thiên về an toàn ta lấy momen lớn nhất bố trí cốt thép cho cả 2 bên gối.
Đối với cốt thép chịu momen dương.
Cốt thép chịu momen dương thì không cần làm như trên, nhưng để tiện cho thi công ta
cũng có thể kéo dài cốt thép sang những ô liên tiếp (những ô dùng cốt thép xấp xỉ nhau).
Cốt thép phân bố
Cốt thép phân bố chọn theo điều kiện phân bố  chịu lực.
2
1
2
1
20% khi 2 3
15% khi 3
tt
s
pb
s
tt
s
A
A
A

 

 
 

và 200  s  300mm
Cốt phân bố có tác dụng:
+ Chống nứt do bê tông co ngót.
+ Cố định cốt chịu lực.
+ Truyền tải sang các vùng xung quanh tránh tập trung ứng suất.
+ Chịu ứng suất nhiệt.
+ Cản trở sự mở rộng khe nứt.
(1)
II
M
(2)
MII
(1)
(3) (4)
(2)
MII
(1) (2)
II
M
34
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP CẦU THANG BỘ TẦNG 2
4.1. Mặt bằng cầu thang:
Cầu thang là bộ phận kết cấu công trình thực hiện chức năng đi lại, vận chuyển trang
thiết bị hàng hóa theo phương đứng. Vì vậy cầu thang phải được bố trí ở vị trí thuận tiện nhất,
đáp ứng được nhu cầu đi lại và thoát hiểm tốt.
Về mặt kết cấu, cầu thang phải đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ ổn định, khả năng
chống cháy và chống rung động. Về mặt kiến trúc, cầu thang phải đảm bảo được yêu cầu thẩm
mỹ cho công trình.
Công trình sử dụng cầu thang 2 vế từ tầng hầm cho đến sân thượng với chiều cao các
tầng khác nhau. Ta chọn cầu thang tầng 2 lên tầng 3 để tính toán.
Thiết kế cầu thang dạng bản 2 vế với các số liệu sau:
 Chiều cao tầng là 3,4m.
 Chiều cao bậc: hb = 154mm.
 Bề rộng bậc: bb = 270mm.
Vật liệu:
 Bêtông B25 có Rb=14,5 MPa, Rbt=1,05 MPa
 Thép Ø ≤ 8: dùng thép CI có Rs=Rsc=225MPa, 0,596R  ; 0,427R 
 Thép Ø > 8: dùng thép CII có Rs=Rsc =280 MPa, 0,573R  ; 0,418R 
Mặt bằng cầu thang có cấu tạo như sau:
Hình 4.1: Mặt bằng cầu thang tầng 2
11
200120010B?Cx270=27001200200
5500
20038002001200200
2001009001003004508501000850450300
42001300
20030003001800300
2400 3200
800 1200 600 1200
14
16
18
20
22
01
03
05
07
09
11
270010011001200
+5.706
+4.00
12
1800x1750
1800x1750
4
C
D
35
Hình 4.2: Mặt cắt cầu thang tầng 2 lên tầng 3
Hình 4.3: Cấu tạo các vế cầu thang
- Do cầu thang phục vụ công trình công cộng, tải trọng tương đối lớn (thoát người khi
có sự cố), chọn chiều dày bản thang, bản chiếu nghỉ, bản chiếu tới theo nhịp tính toán của bản
thang. Sơ bộ chọn hs = 110mm.
Sơ bộ chọn kích thước dầm cầu thang:
0 4000 400
400 và 200
10 10 2 2
L h
h mm b mm     
Chọn kích thước dầm chiếu nghỉ là 200×300(mm); dầm chiếu tới là 200×300(mm).
- Góc nghiêng của bản thang với mặt phẳng nằm ngang (đối với vế 1) là α
C D
DCN
DCT
S18
36
166 1386
0.575 29 53' cos 0.867
2700
h
tg
b
  

       
Tương tự với vế 2 ta có
1540
' 0.570 29 41' cos ' 0.869
2700
h
tg
b
         
- Nhận xét: Xét tỷ số giữa chiều cao dầm và chiều dày bản thang có
300
2.73 3
110
d
s
h
h
  
Để đơn giản cho tính toán, ta xem là liên kết giữa bản thang với các dầm là liên kết khớp
- Phân tích sự làm việc của kết cấu cầu thang:
 Vế 1: gối lên dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới và vách.
 Vế 3: gối lên dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới và tường
 Dầm chiếu nghỉ (DCN) liên kết 1 đầu với vách, đầu kia với cột.
 Dầm chiếu tới (DCT) liên kết 1 đầu với vách, đầu kia với tường.
4.2. Tính toán bản thang (O1):
Sơ đồ tính:
Hình 4.4: Sơ đồ tính bản thang
Xác định tải trọng:
Tĩnh tải:
Hình 4.5: Cấu tạo bậc thang
 Khối lượng các lớp cấu tạo thành phần bản thang:  
n
tdiiit ng
1
' 
37
Trong đó ni, i và tđi là hệ số độ tin cậy, khối lượng riêng và chiều dày tương đươn của
lớp thứ i theo phương vuông góc với bản nghiêng.
Đối với lớp gạch (đá hoa cương, đá mài, …) và lớp vữa xi măng có chiều dày thì chiều
dày tương ứng được xác định
( ). .cosb b i
tdi
b
h b
b
 



Đối với bậc thang (xây bằng BTCT hoặc gạch) chiều dày tương đương được xác định
như sau:
cos
2
b
tdi
h 
 
 Trọng lượng lớp trát mặt trên: g1 =
2 2
. . . b b
v v
b b
b h
n
b h
 


 Trọng lượng bậc xây gạch: g2 =
2 2
. .
2
b b
g
b b
b xh
n
b h


 Trọng lượng lớp vữa: g3 = . .v vn 
 Trọng lượng bản thang: g4 = . . .bt btn 
 Trọng lượng lớp trát mặt dưới: g5 = . .v vn 
Trong đó:
+ n: hệ số vượt tải, tra theo TCVN 2737-1995.
+ c, v, g,,bt : trọng lượng riêng của lớp gạch ceramic, vữa, gạch, bêtông.
+ δc, δv, δbt: chiều dày lớp gạch Ceramic, lớp trát, đan bêtông.
+ hb, bb: cao và chiều rộng bậc thang.
Bảng 4.1: Tính tĩnh tải lên bản thang
STT
Các
lớp sàn
Chiều
dày
(mm)
Trọng
lượng
(kN/m3
)
Hệ số
vượt tải
Chiều dày tương đương
tdi (mm)
Tải trọng
tính toán
(kN/m2
)
1 Lớp đá mài 15 20 1,2 19.90 0,490
2 Lớp vữa trát 20 16 1,3 26.54 0,566
3 Bậc xây gạch - 18 1,1 65.07 1,322
4 Lớp vữa 10 16 1,3 10 0,208
5 Bản BTCT 110 25 1,1 110 3,025
6 Lớp vữa trát 15 16 1,3 15 0,312
Tổng 5,923
Tổng cộng tĩnh tải bản thang: gt’ = g1 + g2 + g3 + g4 + g5+ g6 = 5,923 (kN/m2
)
Trọng lượng tiêu chuẩn lan can: g7
tc
= 30daN/m quy tải lan can về phân bố đều trên 1m2
là g7 = 30/1,2 = 25daN/m2
= 0,25kN/m2
38
Tải trọng tác dụng lên bản thang gt’ + g7 chia làm 2 thành phần lực. Một theo phương
dọc trục bản nghiêng là gt’ tanα tạo lực dọc trong bản nghiêng, để đơn giản không xét thành
phần này. Còn thành phần lực còn lại theo phương đứng gây ra mô men uốn gt = g7+ gt’/cosα
Hình 4.6: Sơ đồ tĩnh tải bản thang
 Trên bản chiếu nghỉ:
 Tĩnh tải tác dụng lên sàn chiếu nghỉ bao gồm
 Trọng lượng lớp đá Granite: g1 = . .d dn 
 Trọng lượng lớp vữa lót: g2 = . .v vn 
 Trọng lượng bản thang: g3 = . . .bt btn 
 Trọng lượng lớp trát mặt dưới: g4 = . .v vn 
Tổng tĩnh tải tính toán phân bố trên ô sàn chiếu nghỉ:
gt” = g1 + g2 + g3 + g4
Bảng 4.2: Tính tĩnh tải lên ô sàn chiếu nghỉ
STT
Các
lớp sàn
Chiều
dày
(mm)
Trọng
lượng
(kN/m3
)
Hệ số
vượt tải
Tải trọng
tính toán
(kN/m2
)
1 Mặt sàn lát đá Granite 10 28 1,1 0,308
2 Lớp vữa lót 20 16 1,3 0,416
3 Bản BTCT 110 25 1,1 3,025
4 Lớp vữa trát 15 16 1,3 0,312
Tổng 4,061
Hoạt tải:
Hoạt tải tiêu chuẩn được lấy theo TCVN 2737:1995 cho cầu thang: ptc
= 3(kN/m2
)
Hoạt tải tính toán: ptt
= n.ptc
= 1.2 x 3= 3.6 (kN/m2
).
39
Hình 4.7: Sơ đồ hoạt tải bản thang
Tính tĩnh tải do bản chiếu nghỉ truyền vào;
Sơ đồ tính:
Hình 4.8: Sơ đồ tính phản lực Ra
Theo sơ đồ tính, xem phần d của vế 2 là dầm đơn giản gác lên phần a của vế 2.
 Tổng tải trọng tác dụng lên chiếu nghỉ:
q1’ = a.(gt” + ptt
) = 1,2.(4,061 + 3,6) = 9,193 (kN/m) => qa = q1’.L1/a (kN/m)
 Phản lực Ra được tính: Ra = qa x d/2 = q1’ x L1 x d /2a
= 9,193 x 1,3 x 0,6 / (2.1,2) = 2,988 kN.
Phản lực này dùng để quy về phân bố đều tác dụng lên bản chiếu nghỉ theo phương L1

Lực phân bố đều quy đổi là Ra/L1 = 2,988 / 1,3 = 2,298 kN/m
Tính tải trọng tác dụng lên vế thang 1 và 2:
 Tải trọng toàn phần theo phương thẳng đứng lên bản thang:
q2 = a.(g7 + gt’/cos + ptt
) = 1,2.(0,25+5,923/0.867 + 3,6) = 12,82 (kN/m).
 Tải trọng toàn phần theo phương vuông góc với bản thang:
q2’ = q2×cosα = 12,86×0,867 = 11,11 (kN/m).
 Tổng tải trọng tác dụng lên bản chiếu nghỉ:
q1 = q1’ + Ra/L1 = 9,193 + 2,298 = 11,49 (kN/m).
40
Xác định nội lực và tính toán cốt thép
Xác định nội lực
Tính toán dùng bản rộng a (m) theo phương cạnh dài và xem như một dầm hệ tĩnh định
chịu tải phân bố đều q1 và q2. Để xác định nội lực dùng phương pháp cơ học kết cấu hoặc
dùng phần mềm tính toán, ở đây tính nội lực như sau:
Hình 4.9: Sơ đồ tính và biểu đồ nội lực
Xét cân bằng mô men tại B ta có: ∑M (B) = 0
0
2
1
1
2
12
2
2
1
1
2
12
2
0
22cos
22cos L
L
q
L
LL
q
R
L
q
L
LL
q
LR AA
















Và AB RL
q
LqR 





 2
2
11
cos
Thay số ta được
2 2
2 2 1
2 1 1
0
12,82 2,7 1,3
2,7 1,3 11,49
cos 2 2 0,867 2 2
28,88
4,0
A
q L L
L L q
R kN
L

   
           
     
2
1 1 2
12,82
11,49.1,3 2,7 28,88 25,98
cos 0,867
B A
q
R q L L R kN

  
            
   
Dùng mặt cắt 1-1 cắt tại 1 tiết diện bất kỳ, cách gối tựa A đoạn x, tính mô men tại tiết
diện đó:
cos2
.
2
'.
.
2
2
2
2
2
x
qxR
L
Lx
qxRM AAx 
Mô men lớn nhất ở nhịp được xác định từ điều kiện “đạo hàm của mô men là lực cắt
và lực cắt tại đó là bằng 0” từ đó lấy đạo hàm của Mx theo x cho đạo hàm bằng không
41
2
2
2
2 2
. '
. 0
. .cos 28,88.0,867
1,95
. ' 12,82
A
A A
x L
Q R q
L
R L R
x m
q L q

  
    
=> Mmax=
2 2
2
.cos 28,88 .0,867
28,20 .
2 2.12,82
AR
kN m
q

  
Tính toán cốt thép
Bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5 MPa,  = 25 kN/m3
, Rbt=1,05 Mpa
Cốt thép Ø ≤ 8 dùng thép CI, A-I có Rs = Rsc = 225MPa
Cốt thép Ø ≥ 10 dùng thép CII, A-II có Rs = Rsc = 280MPa
Giả thiết a=2.5 cm , ho=11 – 2.5 = 8.5 cm = 0.085m
Mô men ở nhịp là: Mn = 0,7Mmax = 0,7 . 28,20 = 19,74 kN.m
Mô men ở gối là: Mg = 0,4 Mmax = 0,4 . 28,20 = 11,28 kN.m
 Tính thép ở nhịp:
Tính 2 3 2
19,74
0,157 0,418
. . 14,5 10 1,2 0,085
m R
b o
M
R b h
     
  
1 1 2 1 1 2.0,157
0,914
2 2
m

   
  
Diện tích cốt thép yêu cầu:
4 2 2
3
19,74
9,07 10 ( ) 9,07( )
. . 280 10 0,914 0,085
TT
S
s o
M
A m cm
R h

    
  
Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
min
0
907
% .100% 100% 0,89% 0,1%
. 1200 85
TT
SA
b h
      

Chọn thép 12 có as = 113,1mm2
, khi đó khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm
cốt thép thực tế a = 15 + 6 =21 <25 mm => thỏa mãn.
Khoảng cách giữa các thanh thép:
.120 113,1 1200
150( )
910
TT s
TT
S
a
s mm
A

  
Chọn 12a150 để bố trí. Cốt thép theo phương cạnh ngắn chọn theo cấu tạo 6a200.
42
 Tính thép ở gối:
Tính 2 3 2
11,28
0.090 0,418
. . 14,5 10 1,2 0,085
m R
b o
M
R b h
     
  
1 1 2 1 1 2.0,090
0,953
2 2
m

   
  
Diện tích cốt thép yêu cầu:
4 2 2
3
11,28
4,97 10 ( ) 4,97( )
. . 280 10 0,953 0,085
TT
S
s o
M
A m cm
R h

    
  
Hàm lượng cốt thép:
0
4,97.100
% 100% 0,49%
. 1200.85
tt
sA
b h
     .
Chọn thép 10 có as=78,5mm2
khi đó khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt
thép thực tế a = 15 + 5 =20 <25 mm => thỏa mãn.
+ Khoảng cách giữa các cốt thép :
. 78,5.1200
190
497
tt s
tt
s
a b
S mm
A
  
Vậy bố trí thép chịu mômen âm 10a190. Cốt thép cấu tạo chọn 6a200.
4.3. Tính toán bản thang (O2):
Cách tính tương tự như tính bản thang O1, kết quả thu được như sau:
q3 = 12,81 kN/m2
q3’ = 11,13 kN/ m2
q1 = 11,49 kN/ m2
RF = 28,80 kN và RD = 25,94 kN
Từ đó xác định đoạn x’ cách gối F là x’ = 1,95m => Mmax’ = 28,13 kN.m < Mmax
Do đó chọn thép bản thang vế 1 để bố trí cho bản thang vế 2
4.4. Tính dầm chiếu nghỉ (DCN)
Xác định tải trọng
Tải phân bố
Chọn tiết diện dầm 200x300 mm, dầm có chiều dài 3,2m.
-Trọng lượng phần bê tông (trọng lượng bản thân dầm)
. . ( ) 1,1 25 0,2 (0,3 0,11) 1,05d d d d sg n b h h        (kN/m)
-Trọng lượng phần tường xây trên dầm:
43
. . . 1,1 18 0,2 1,094 4,33t t t tg n b h      (kN/m)
Tải tập trung
Do bản thang truyền vào, đó là phản lực của các gối tựa tại B, D của vế 1 và vế 2. Ta
quy về phân bố đều trên toàn bộ chiều dài dầm chiếu nghỉ như sau:
qttr1 =
25,98
19,24
1,35 1,35
BR
  (kN/m); qttr2 =
25,94
20,75
1,25 1,25
DR
  (kN/m)
Hình 4.10: Quy đổi tải trọng tập trung về phân bố trên DCN
Để đơn giản xem tải trọng quy đổi từ 2 phản lực RB và RD là phân bố đều trên toàn
nhịp của dầm chiếu nghỉ, lấy giá trị lớn hơn để tính toán là qttr1 = 20,75kN/m
Vậy tải trọng tác dụng lên dầm chiếu nghỉ là:
q4 = gd + gt + qttr = 1,05 + 4,33 + 20,75 =26,13 (kN/m)
Sơ đồ tính dầm chiếu nghỉ và nội lực
Dầm chiếu nghỉ một đầu kê lên vách thang máy, một đầu kê lên cột. Sơ đồ tính của
dầm chiếu nghỉ là 1 dầm đơn giản có 2 đầu ngàm.
2 22 2
4 3 4 3
max min
. .26,13 3,2 26,13 3,2
11,15( . ); M 22,30 .
24 24 12 12
q L q L
M kN m kN m
 
        
và 4 3 4 3
max min
. .26,13.3,2 26,13.3,2
41,81( ) 41,81( )
2 2 2 2
q L q L
Q kN Q kN        
Tính toán cốt thép
Tính cốt thép dọc chịu mô men âm
Bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5 MPa,  = 25 kN/m3
, Rbt=1,05 Mpa
Cốt thép Ø ≥ 10 dùng thép CII có Rs = Rsc = 280MPa
Giả thiết a=3cm tính được h0=30-3=27 cm= 0,27 m
RD/1,3
L3=3200
RB/1,3
q4=26,13 kN/m
L3=3200
gd+gt
1350 600 1250
44
Tính 2 3 2
22,03
0,104 0,418
. . 14,5 10 0,2 0,27
m R
b o
M
R b h
     
  
1 1 2 1 1 2.0,104
0,945
2 2
m

   
  
Hình 4.11: Sơ đồ tính và nội lực dầm chiếu nghỉ
Diện tích cốt thép yêu cầu:
4 2 2
3
22,03
3,08 10 ( ) 3,08( )
. . 280 10 0,945 0,27
TT
S
s o
M
A m cm
R h

    
  
Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
min
0
3,03
% .100% 100% 0,56% 0,1%
. 20.27
TT
SA
b h
      
Chọn 216 có
BT
SA =4,02 cm2
> 3,08 cm2
Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế:
20 8 28 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc
Tính cốt thép dọc chịu mômen dương:
Tính 2 3 2
11,15
0,053 0,418
. . 14,5 10 0,2 0,27
m R
b o
M
R b h
     
  
1 1 2 1 1 2.0,053
0,973
2 2
m

   
  
Diện tích cốt thép yêu cầu:
4 2 2
3
11,15
1,52 10 ( ) 1,52( )
. . 280 10 0,973 0,27
TT
S
s o
M
A m cm
R h

    
  
q4=26,13 kN/m
Mmax = ql2
/24 = 11,15 kN.m
Qmax = 41,81 kN
L3=3200
Qmin = - 41,81 kN
Mmin= -ql2
/12 = -22,30kN.m
45
Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
min
0
1,52
% .100% 100% 0,28% 0,1%
. 20.27
TT
SA
b h
      
Chọn 212 có
BT
SA =2,26cm2
> 1,52cm2
Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế:
20 6 26 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc
Tính cốt thép đai
Thiết kế cốt đai không dùng cốt xiên. Cốt đai thuộc nhóm cốt thép AI.
Vật liệu: lấy b2 = 1
Bêtông B25 có Rb = 14,5MPa; Rbt =1,05 MPa; Eb =30.103
MPa.
Cốt thép CI, AI có: Rsw=175 MPa; Es = 21.104
MPa.
Lực cắt tại gối là: Qg = 41,81 kN và lực cắt tại nhịp là Qn = 20,81 kN
Tải trọng phân bố đều trên dầm gồm:
 Phần tĩnh tải:
Do TLBT dầm, vữa trát, do bản thang truyền vào.
Với tĩnh tải do bản thang truyền vào là RB, RD của phần tĩnh tải quy phân bố đều (tính
tương tự như tính cốt thép bản thang)
Ta tính được g = 1,05+4,33+max(15,57/1,35; 15,54/1,25) = 17,81 (kN/m)
 Phần hoạt tải:
Do bản thang truyền vào. Với hoạt tải do bản thang truyền vào là RB, RD của phần hoạt
tải quy phân bố đều, ta tính được:
p = max(10,42/1,35; 10,41/1,25) = 8,33 (kN/m)
 Tính toán cường độ tiết diện nghiêng theo lực cắt
Tính toán sự cần thiết đặt thêm cốt thép đai.
Điều kiện: Q
2
4 0(1 ) . .b n bt
bo
R b h
Q
c
 
  (*)
Tính các giá trị q1 = gd+pd/2 rồi Mb = b2.Rbt.b.h0
2
1
bM
C
q
 : chiều dài hình chiếu của mặt cắt nghiêng trên trục cấu kiện.
q1: tải trọng thường xuyên liên tục trên dầm; q1 = gd + 0,5pd, qsw: khả năng chịu cắt
của cốt đai.
46
gd: tải trọng thường xuyên phân bố liên tục, pd: tải trọng tạm thời phân bố liên tục.
n =
0
0,1
. .bt
N
R b h
; N hệ số xét tới ảnh hưởng của lực doc trục. b2: hệ số phụ thuộc vào
loại bê tông với bê tông nặng b2 = 2.
Tính 3 3 0(1 )b b n btQ R bh   (b3 =0,6 đối với bê tông nặng)
Nếu 3bo bQ Q lấy 3bo bQ Q rồi tính
2
01,5(1 )n bt
bo
R bh
C
Q


Nếu 2,5bo bt oQ R bh thì lấy 2,5bo bt oQ R bh rồi tính
2
01,5(1 )n bt
bo
R bh
C
Q


Sau đó tính lại giá trị Q = Qmax – q1.C rồi kiểm tra (*)
Nếu điều kiện (*) đảm bảo thì không cần phải đặt thêm cốt đai; bản thân bê tông cũng
đủ khả năng chịu lực cắt; khi đó chỉ cần đặt cốt đai theo cấu tạo cho dầm.
Nếu không thỏa mãn (*) thì nhất thiết phải đặt thêm cốt đai hoặc cốt xiên.
 Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén chính của bụng dầm
Điều kiện: Q 1 1 00,3. . . . .bt b bQ R b h  
Trong đó:
w1: Hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt đai đặt vuông góc với trục cấu kiện
Ta có: w1= 1+5..w Với  = S
bE
E
; =
b.s
swA
b1: Hệ số xét đến khả năng phân phối lại nội lực của các loại bêtông khác nhau.
Ta có 1 1 .b bR  
Khi điều kiện trên không thoả mãn thì cần giả thiết lại cốt đai theo dự kiến thực tế bố
trí hoặc tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp độ bền của bêtông.
 Tính toán cốt đai:
Ta sẽ tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên. Xác định qsw như sau:
- Khi Qmax
6,0
1bQ
 trong đó Qb1 = 12 .bM q thì
2 2
max 1
4.
b
sw
b
Q Q
q
M


- Khi 1
1 max
0 0
b b
b
M Q
Q Q
h h
   thì
2
max 1( )b
sw
b
Q Q
q
M


Trong cả hai trường hợp trên, qsw không được lấy nhỏ hơn max 1
02.
bQ Q
h

47
- Khi max 1
0
b
b
M
Q Q
h
  thì max 1
0
b
sw
Q Q
q
h


- Nếu tính được min
02.
b
sw
Q
q
h
 =0,3(1+f+n)Rbtb thì tính lại:
2 2
max 2 max 2 max
1 1
0 3 0 3 0
. .
2. 2. 2.
b b
sw
b b
Q Q Q
q q q
h h h
 
 
   
       
   
 Tính khoảng cách các cốt đai:
w sAs w
sw
R
s
q
 rồi kiểm tra xem
2
4 0
max
max
b btR bh
s s
Q

  (điều kiện dầm không phá hoại trên tiết
diện nghiêng đi qua khoảng cách hai cốt đai). Nếu s> smax lấy s = smax
Khi h  450 mm thì khoảng cách cốt đai không lớn hơn h/2 và không lớn hơn 150 mm.
Khi h > 450 mm thì khoảng cách cốt đai không lớn hơn h/3 và không lớn hơn 500 mm.
Với dầm đang xét thì đoạn gần gối tựa:
300
150
2 2
150
ct
h
mm
s
mm

 
 

và đoạn giữa nhịp:
3 3.300
225
4 4
500
ct
h
mm
s
mm

 
 

Bảng 4.3: Tính cốt thép đai dầm chiếu nghỉ
4.5. Tính dầm chiếu tới (DCT):
Chọn tiết diện:
Kích thước (bxh) = 200 x 300 mm
Chiều dài tính toán l = 3,25m.
Xác định tải trọng :
Tải trọng phân bố:
Trọng lượng phần bê tông cốt thép:
1 . . .( ) 1,1 25.0,2.(0,3 0,11) 1,045bq n b h h      (kN/m)
Trọng lượng lớp trát:
2 . . .( 2 2 ) 1,3.16.0,015 (0,2 2.0,3 2.0,11) 0,181bq n b h h         (kN/m)
B25 Rb = 14.5 8 1 Rsw= 175 Es =
Eb = 30,000 Rbt = 1.05 8 2 Rsw= 225 Es =
Chiều
dài
(m) (kN) (kN) g p q1 b h a ho hf (kN) (kN) (kN) (N/mm) (mm) (mm) (mm) (m)
Gối 41.81 110 0.50 27 C.tạo 150 214.09 T.mãn C.tạo C.tạo 549 150 Ø6/ 150
Nhịp 20.91 110 0.50 6.08 C.tạo 200 210.78 T.mãn 1,098 225 -2.55 T.mãn Ø6/ 200
Phần
tử
1 0.00
Tải trọng
17.8 8.3 22.03.2
Đoạn
dầm
Tiết diện
200 300 30 270
(mm)
34.02 6
n
0.00
φf φn
Cấp bền BT :
qswQb.o Q Đ.kiện
t.toán
210,000
Ø s
stt smax sct
Đai dự kiến
Đ.kiện
h.chế
Qbt
Cốt thép Ø ≤
Cốt thép Ø >
|Q|max N
(kN/m)
210,000
K.tra
đoạn
g.nhịp
Bố trí
cốt đai
2
l 1
48
Trọng lượng do ô bản sàn S18 truyền vào:
18
3 18
1,35
9,28. 6,26( / )
2 2
S
S
L
q q kN m   
Tải tập trung
Do bản thang truyền vào, đó là phản lực của các gối tựa tại A’ của vế thang tầng trên và
gối F của vế 2. Ta quy về phân bố đều trên toàn bộ chiều dài dầm chiếu nghỉ như sau:
qttr1 = ' 28,88
21,39
1,35 1,35
AR
  (kN/m); qttr2 =
28,80
22,15
1,25 1,3
FR
  (kN/m)
q4 = max(qttr1, qttr2) = 22,15 (kN/m)
Vậy: q =q1+q2+q3+q4= 1,045 + 0,181 + 6,26 + 22,15 = 29,64 (kN/m)
Xác định nội lực:
Dầm chiếu tới 1 đầu kê lên dầm, đầu kia liên kết với vách. Sơ đồ tính của dầm chiếu tới
là 1 dầm đơn giản có 1 đầu ngàm, 1 đầu khớp
Ta có nội lực như sau:
Hình 4.12: Sơ đồ tính và nội lực dầm chiếu tới.
Tính cốt thép:
Tính cốt thép dọc chịu mô men dương:
Bề dày lớp bêtông bảo vệ: ao = 20mm, chọn a = 30mm.
Chiều cao làm việc: ho = 300 - 30 = 270 mm
Cốt dọc dùng cốt thép nhóm CII.
Tính 2 3 2
22,01
0,104 0,418
. . 14,5 10 0,2 0,27
m R
b o
M
R b h
     
  
1 1 2 1 1 2.0,104
0,945
2 2
m

   
  
Qmax = 5
8 ql = 60,21kN
L3=3250
Qmin = - 3
8 ql = -36,12kN
Mmax = 9ql2
/128 = 22,01kN.m
Mmin= -ql2
/8 = -39,13kN.m
q =29,64 kN/m
49
Diện tích cốt thép yêu cầu:
4 2 2
3
22,01
3,08 10 ( ) 3,08( )
. . 280 10 0,945 0,27
TT
S
s o
M
A m cm
R h

    
  
Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
min
0
3,08
% .100% 100% 0,57% 0,1%
. 20.27
TT
SA
b h
      
Chọn 216 có
BT
SA = 4,02 cm2
> 3,08cm2
Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế:
20 8 28 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc
Vậy thép dọc chịu mô men dương ở dầm chiếu tới ta chọn 2Ø16.
Tính cốt thép dọc chịu mô men âm:
Tính 2 3 2
39,13
0,185 0,418
. . 14,5 10 0,2 0,27
m R
b o
M
R b h
     
  
1 1 2 1 1 2.0,185
0,897
2 2
m

   
  
Diện tích cốt thép yêu cầu:
4 2 2
3
39,13
5,77 10 ( ) 5,77( )
. . 280 10 0,897 0,27
TT
S
s o
M
A m cm
R h

    
  
Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
min
0
5,77
% .100% 100% 1,06% 0,1%
. 20.27
TT
SA
b h
      
Chọn 220 có
BT
SA = 6,28 cm2
> 5,77 cm2
Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế:
20 10 30 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc
Vậy thép dọc chịu mô men âm ở dầm chiếu tới ta chọn 2Ø20.
Tính cốt thép đai:
Thiết kế cốt đai không dùng cốt xiên. Cốt đai thuộc nhóm cốt thép AI.
Vật liệu: lấy b2 = 1
Bêtông B25 có Rb = 14,5MPa; Rbt =1,05 MPa; Eb =30.103
MPa.
Cốt thép CI, AI có: Rsw=175 MPa; Es = 21.104
MPa.
50
Lực cắt tại gối là: Qg = 60,21 kN và lực cắt tại nhịp là Qn = 36,12 kN
Tải trọng phân bố đều trên dầm gồm:
 Phần tĩnh tải: (Tính tương tự như dầm chiếu nghỉ)
Do TLBT dầm, vữa trát, do bản thang và do sàn S18 truyền vào.
Ta tính được g = 1,045+0,181+ 5,38.0,85/2 + max(18,82/1,35; 18,76/1,3) = 17,94
(kN/m)
 Phần hoạt tải: (Tính tương tự như dầm chiếu nghỉ)
Do bản thang và ô sàn S18 truyền vào, ta tính được
p = 3,9.0,85/2+ max(10,05/1,35; 10,03/1,3) = 9,38 (kN/m)
 Tính toán cường độ tiết diện nghiêng theo lực cắt
 Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén chính của bụng dầm
 Tính toán cốt đai:
- Đã đề cập ở phần tính toán dầm chiếu nghỉ -
 Tính khoảng cách các cốt đai:
Với dầm đang xét thì đoạn gần gối tựa:
300
150
2 2
150
ct
h
mm
s
mm

 
 

và đoạn giữa nhịp:
3 3.300
225
4 4
500
ct
h
mm
s
mm

 
 

Bảng 4.4: Tính cốt thép đai dầm chiếu tới
B25 Rb = 14.5 8 1 Rsw= 175 Es =
Eb = 30,000 Rbt = 1.05 8 2 Rsw= 225 Es =
Chiều
dài
(m) (kN) (kN) g p q1 b h a ho hf (kN) (kN) (kN) (N/mm) (mm) (mm) (mm) (m)
Gối 60.21 110 0.50 44.9 T.toán 150 214.09 T.mãn 36.89 268 381 150 Ø6/ 150
Nhịp 36.12 110 0.50 20.8 C.tạo 200 210.78 T.mãn 636 225 -1.47 T.mãn Ø6/ 200
Cấp bền BT : Cốt thép Ø ≤ 210,000
Cốt thép Ø > 210,000
Phần
tử
Đoạn
dầm
|Q|max N
Tải trọng Tiết diện
Qbt
φf φn
Qb.o Q Đ.kiện
t.toán
qsw stt smax sct
Đai dự kiến
l 1
K.tra
đoạn
g.nhịp
Bố trí
cốt đai
(kN/m) (mm)
Ø s n
Đ.kiện
h.chế
1 3.2 0.00 17.9 9.4 22.6 200 300 30 270 0.00 6 234.02
51
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN BỐ TRÍ CỐT THÉP DẦM D1 TẦNG 1
5.1. Số liệu tính toán.
- Bê tông sàn có cấp độ bền B25: Rb = 14,5 MPa; Rbt = 1,05 MPa.
- Cốt thép:
+   8 dùng thép CI có: Rs = Rsc = 225 MPa Rsw = 175 MPa.
+   10 dùng thép CII có: Rs = Rsc = 280 MPa Rsw = 225 MPa.
5.2. Sơ đồ tính toán.
Dầm D1 tính như một dầm liên tục, 2 đầu được xem như gối vào các dầm chính, ở giữa
kê lên gối tựa là dầm D2.
Sơ đồ tính:
Hình 5.1: Sơ đồ tính dầm D1.
5.3. Lựa chọn kích thước dầm.
Chiều cao dầm chọn theo công thức: .dl
h
m

Trong đó: ld là nhịp của dầm đang xét.
m là hệ số: m = 12 : 20 đối với dầm phụ.
m = 8 : 12 đối với dầm chính.
Dầm đang xét là dầm phụ
3900 3900
(195 325)
20 12
d
d
l
h mm
m
 
     
 
Chọn h = 300mm.
Bề rộng của dầm: thường thì bd = (0,30,5).hd = 90 – 150mm
Ở đây ta chọn bd = 200 mm (lúc đầu chọn bd = 150mm tuy nhiên tính hàm lượng cốt
thép không thỏa mãn nên tăng bd lên là 200mm)
Vậy tiết diện của dầm D1 là: 200×300 mm.
5.4. Xác định tải trọng tác dụng lên dầm.
Tải trọng tác dụng lên dầm bao gồm tĩnh tải và hoạt tải.
Tĩnh tải:
Tĩnh tải tác dụng lên dầm bao gồm trọng lượng bản thân của dầm, tải trọng từ sàn truyền
vào, trọng lượng của tường và các kết cấu bao che.
B C
52
Trọng lượng bản thân của dầm:
- Phần sàn giao với dầm được tính vào trọng lượng sàn, trọng lượng dầm bao gồm phần
bê tông và phần vữa trát.
- Trọng lượng của dầm được tính theo công thức:
qd = n.bt.b.(h - hb) + n.v.v.[b+2.(h - hb)]
Trong đó:
v = 0,015 m là bề dày của lớp vữa trát.
bt = 25 kN/m3
là trọng lượng riêng của bê tông.
v = 16 kN/m3
là trọng lượng riêng của vữa.
b = 0,15 m là bề rộng của dầm.
h = 0,3 m là chiều cao của dầm.
hb = 0,11 m là bề dày của sàn. Cấu tạo dầm
n là hệ số vượt tải, n = 1,1 đối với dầm và n=1,3 đối với vữa trát
Bảng 5.1: Trọng lượng bản thân dầm D1
Đoạn
dầm
L Tiết diện (mm) γv γbt
nd nv
gv
gbt
Tổng qd
(m) b h (kN/m3
) (kN/m3
) (kN/m) (kN/m) (kN/m)
1 3.9 200 300 16 25 1.1 1.3 0.18 1.05 1.20
2 3.9 200 300 16 25 1.1 1.3 0.18 1.05 1.20
Tải trọng do sàn truyền vào:
 Đối với các ô sàn bản kê 4 cạnh:
Xem gần đúng tải trọng do sàn truyền vào dầm phân bố theo diện chịu tải. Từ các góc
bản, vẽ các đường phân giác  chia sàn thành các phần 1, 2, 3, 4.
Phần 1 truyền vào dầm D1. Phần 2 truyền vào dầm D2.
Phần 3 truyền vào dầm D3. Phần 4 truyền vào dầm D4.
Gọi gs là tải trọng tác dụng lên ô sàn  Tải trọng tác dụng từ sàn truyền vào dầm:
Hình 5.2: Sơ đồ phân tải sàn bản kê.
1
4
2
3

l
l
1
2
D1
D3
D2
D4
hb
h
b
53
D1, D2 : Tải trọng hình thang D3, D4 : Tải trọng tam giác
Để đơn giản người ta quy đổi các tải trọng hình thang và tam giác đó về phân bố đều
(gần đúng).
- Dầm D1, D2 :
q2 = (1- 22
+ 3
).gs.l1/2 , vói
2
1
2l
l

- Dầm D3, D4 :
1
2
5
8 2
s
l
q g  
(Việc quy đổi này dựa trên cơ sở momen do tải trọng hình thang hay tam giác gây ra =
momen do tải trọng qui đổi phân bố đều gây ra).
D1, D2 : 1
2
2
s
l
q g 
D3, D4 : q2 = 0
Hình 5.3: Sơ đồ phân tải ô bản loại dầm.
 Đối với các ô sàn bản loại dầm:
Xem tải trọng truyền vào dầm theo phương cạnh dài, dầm theo phương cạnh ngắn không
chịu tải trọng từ sàn
Đối với dầm có 2 bên sàn cần tính tải trọng do cả 2 bên truyền vào (cùng tác dụng vào
1 dầm).
Sơ đồ truyền tải trọng từ sàn vào dầm D1:
Bảng 5.2: Tĩnh tải phân bố từ sàn truyền vào dầm D1
Nhịp
Ô
sàn
Kích thước ô sàn gs
2
1
2l
l

Dạng tải
trọng
q’s (1 bên) qs (2 bên)
L1 (m) L2 (m) (kN/m2
) (kN/m) (kN/m)
1
S7 3.45 3.9 4.33 0.44 Hình thang 5.21
10.49
S6 3.75 3.9 4.33 0.48 Hình thang 5.28
l2
g .ls 1
2
l1
2
l1
2
1g .ls
l2
g .ls 1
2
l1
2
q
l2
l1
2
1g .ls
l1
q
D3 D4
D1
D2
54
2
S11 3.45 3.9 4.33 0.44 Hình thang 5.21
10.49
S10 3.75 3.9 4.33 0.48 Hình thang 5.28
Trong đó:
+ Nhịp 1: Là nhịp đầu tiên tính từ hướng trục B đến trục C
+ Nhịp 2: Là nhịp thứ 2 tính từ hướng trục B đến trục C
Hình 5.4: Sơ đồ truyền tải trọng từ sàn vào dầm D1.
Tĩnh tải do tường và các kết cấu bao che trên dầm (gt+c):
Trên dầm D1 có tường + cửa vì vậy ta tính tải trọng do tường và cửa truyền vào D1: gt+c
Trong kết cấu nhà khung chịu lực, tường chỉ đóng vai trò bao che, nó chỉ chịu tải trọng
bản thân (tự mang)  tường chỉ truyền lực vào dầm mà không tham gia chịu lực (điều này
để đơn giản trong tính toán và tăng độ an toàn vì thực tế tường có tham gia chịu lực).
Đối với mảng tường đặc: để tiết kiệm
người ta quan niệm rằng chỉ có phạm vi tường
trong phạm vi góc 60o
là truyền lực lên dầm,
còn lại tạo thành lực tập trung truyền xuống
cột.
(Nếu 2 biên tường không có cột thì xem
như toàn bộ tường truyền vào dầm)
Gọi gt là trọng lượng 1m2
tường (gạch
xây + trát): . . 2. . .t g g g tr tr trg n n     (kN/m).
Gọi ht là chiều cao tường (chiều cao tầng - chiều cao
dầm). Tải trọng lên dầm có dạng hình thang (như hình
vẽ) quy đổi về phân bố đều :
7200
6
8000
B
C
5
700
3450 3750 850
39003900
D1
S11 S10
S7 S6
l
 
d
lht d
2

ld
 
 
Dáöm âang xeït
Dáöm táöng trãn
Cäüt
Cäüt
Láúy thaình læûc táûp trung truyãön vaìo
nuït cäüt bãn dæåïi
55
Với: a = ht . tg30 =
3
3
th và q = 2 3
(1 2 ). .t tg h   ;
d
a
l
 
Trường hợp ld bé  phần tường truyền lên dầm có dạng tam giác :
Qui đổi về phân bố đều:
Với q =
5
60
8 2
od
t
l
g tg  
Vậy tải phân bố lên dầm: q = 2 3
(1 2 ). .t tg h  
Đối với mảng tường có cửa :
Xem gần đúng tải trọng tác dụng lên dầm là toàn bộ trọng lượng tường + cửa phân bố
đều trên dầm. . . .tc
t t c c cG g S n g S  (kN/m)
Trong đó : gt : Trong lượng tính toán của 1m2
tường
St: Diện tích tường
nc : Hệ số vượt tải của cửa nc = 1,1
tc
cg : Trọng lượng tiêu chuẩn của 1m2
cửa.
Sc: Diện tích cửa.
 Tải trọng tường + cửa phân bố đều trên dầm là :
d
ct
l
G
q

Dựa vào bản vẽ kiến trúc ta thấy tường nằm trên các dầm phụ D1 là những mảng tường
có cửa. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau.
ng = 1.1 nv = 1.3 nc = 1.1
gg = 15 kN/m3
v = 16 kN/m3
g = 0.1 m v = 0.015 m
a
dl l
tg .h
d
qt
l ld
t d
2
d
g .l . q
56
Bảng 5.3: Tải trọng do tường truyền lên dầm
Nhịp
L dầm B H bc hc Sc St gt gc qt+c
(m) (m) (m) (m) (m) (m2
) (m2
) (kN/m2
) (kN/m2
) (kN/m)
1 3.9 3.15 3.1 9.77 2.27 5.70
2 3.9 3.6 3.1 0.78 2.2 1.72 9.44 2.27 0.30 5.65
Tổng tải trọng phân bố trên dầm phụ D1 là: q = qd + qs + qt+c
Kết quả được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 5.4: Bảng tổng tĩnh tải tác dụng lên dầm D1
Nhịp
Dầm qd
(kN/m)
Sàn qs
(kN/m)
Tường qt+c
(kN/m)
Tổng cộng
q (kN/m)
1 1.20 10.49 5.7 17.39
2 1.20 10.49 5.65 17.34
Hoạt tải:
Chỉ có loại là do sàn truyền vào. Cách xác định tương tự như phần tĩnh tải nhưng thay
gs
tt
bằng ps
tt
(hoạt tải sàn trên 1m2
).
Bảng 5.5: Bảng hoạt tải tính toán trên các loại ô sàn
STT
Ô
sàn
Loại
phòng
ptc
Hệ số vượt tải n
ps
(kN/m2
) (kN/m2
)
1 S6, S10 P. ngủ 1.50 1.3 1.95
2 S11 WC 1.50 1.3 1.95
3 S7 Phòng khách 1.50 1.3 1.95
Bảng 5.6: Tính toán hoạt tải phân bố từ các ô sàn truyền vào dầm D1
Nhịp
Ô
sàn
Kích thước ô sàn ps
2
1
2l
l

Dạng tải
trọng
q’ps (1 bên) qps (2 bên)
L1 (m) L2 (m) (kN/m2
) (kN/m) (kN/m)
1
S7 3.45 3.9 1.95 0.44 Hình thang 2.35
4.73
S6 3.75 3.9 1.95 0.48 Hình thang 2.38
2
S11 3.45 3.9 1.95 0.44 Hình thang 2.35
4.73
S10 3.75 3.9 1.95 0.48 Hình thang 2.38
Tổng hợp tải trọng tác dụng lên dầm D1.
Bảng 5.7: Bảng tổng hợp tĩnh tải và hoạt tải phân bố tác dụng lên dầm.
STT Nhịp dầm
L Tĩnh tải q Hoạt tải qps Tổng
(m) (kN/m) ( kN/m) ( kN/m)
1 1 3.9 17.39 4.73 22.12
2 2 3.9 17.34 4.73 22.07
57
5.5. Sơ đồ chịu tải của dầm
Sơ đồ chịu tải của dầm được thể hiện trên hình vẽ.
Hình 5.5: Tĩnh tải
Hình 5.6: Hoạt tải 1
Hình 5.7: Hoạt tải 2
5.6. Xác định nội lực và tổ hợp nội lực dầm
Xác định nội lực
Nội lực trong dầm D1 được xác định bằng phần mềm SAP2000, kết quả biểu đồ mômen
và lực cắt của dầm cho các trường hợp tải trọng như trên hình vẽ.
16.58
18.67
16.63
0.14
-32.88-32.88
0.07
16.53
18.58
16.51
-25.48
-8.53
8.43
25.38
42.34-42.24
-25.34
-8.43
8.48
25.38
58
Hình 5.8: Mô men và lực cắt do tĩnh tải
Hình 5.9: Mô men và lực cắt do hoạt tải 1
Hình 5.10: Mô men và lực cắt do hoạt tải 2
Tổ hợp nội lực
Do hoạt tải có tính chất bất kỳ (xuất hiện theo các quy luật khác nhau)  cần tổ hợp để
tìm ra những giá trị nguy hiểm nhất của nội lực do hoạt tải gây ra. Từ đó ta tính toán tiết diện.
Hoạt tải được chia làm các trường hợp, mỗi trường hợp tải trọng chỉ tác dụng lên 1 nhịp.
Cách này có nhiều ưu điểm: phân tích tải trọng đơn giản, xác định tổ hợp nội lực chính xác
đối với tất cả các tiết diện, cả momen lẫn lực cắt nên được áp dụng nhiều.
Giá trị mômen và lực cắt trong tổ hợp được xác định theo công thức sau:
Mmax = MTT + (MHT
+
) : tổng các momen do hoạt tải gây ra nếu số dương thì cộng vào
âm thì bỏ qua không cộng vào.
Mmin = MTT + (MH
-
)
Qmax = QTT + (QHT
+
)
Qmin = QTT + (QHT
-
)
5.63
6.89
6.75
3.39
-4.48-4.48
-3.36
-2.24
-1.12
-8.08
-3.46
1.15
5.76
10.37
-1.15
-1.15
-1.15
-1.15
-1.12
-2.24
-3.36
-4.48-4.48
3.39
6.75
6.89
5.63
1.15
1.15
1.15
1.15
-10.37
-5.76
-1.15
3.46
8.08
59
Hình 5.11: Phần tử thanh dầm
Từ giá trị nội lực do Sap2000 xuất ra ta tổ hợp nội lực Moment và lực cắt
Bảng 5.8: Tổ hợp nội lực Moment và lực cắt
BẢNG TỔ HỢP MÔMEN DẦM
Tiết
diện
Trường hợp tải trọng Tổ hợp
TT HT1 HT2
Mmin
(kN.m)
Mmax
(kN.m)
Mttoán
(kN.m)
G1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
N1 18.67 6.75 -1.68 16.99 25.42 25.42
G2 -32.88 -4.48 -4.48 -41.84 -32.88 -41.84
N2 18.58 -1.68 6.75 16.90 25.33 25.33
G3 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
BẢNG TỔ HỢP LỰC CẮT DẦM
Phần tử Tiết diện
Trường hợp tải trọng Tổ hợp
TT HT1 HT2
Qmin
(kN)
Qmax
(kN)
|Q|max
(kN)
1 0 25.48 8.08 -1.15 24.33 33.56 33.56
1 l/4 8.53 3.46 -1.15 7.38 11.99 11.99
1 3l/4 -25.39 -5.76 -1.15 -32.30 -25.39 32.30
1 l -42.34 -10.37 -1.15 -53.86 -42.34 53.86
2 0 42.24 1.15 10.37 42.24 53.76 53.76
2 l/4 25.34 1.15 5.76 25.34 32.25 32.25
2 3l/4 -8.48 1.15 -3.46 -11.94 -7.33 11.94
2 l -25.38 1.15 -8.08 -33.46 -24.23 33.46
5.7. Tính toán cốt thép dầm
Tính cốt thép dọc của dầm
*Trước khi tính cốt thép dọc của dầm ta cần lưu ý:
- Tại 1 tiết diện ta có 2 giá trị nội lực tổ hợp Mmax & Mmin :
+ Nếu Mmax, Mmin  0  cốt thép dưới tính theo Mmax
cốt thép trên đặt theo cấu tạo (As  min .b.ho).
+ Nếu Mmax, Mmin  0  cốt thép trên tính theoMmin
cốt thép dưới đặt theo cấu tạo (As  min .b.ho).
+ Nếu Mmax  0, Mmin  0  cốt thép dưới tính theo Mmax
PT1 PT2
60
cốt thép trên tính theoMmin.
Chọn đường kính  của cốt thép thoả điều kiện: 12-22 (đối với dầm phụ) và đến
32 (đối với dầm chính); 
10
1
bd. Để tiện cho thi công trong mỗi dầm không nên dùng quá
3 loại đường kính cho cốt chịu lực và để cho sự chịu lực được tốt thì trong một tiết diện không
dùng cốt thép có đường kính chênh lệch nhau quá 6mm.
Tính cốt thép chịu mômen âm:
Tính theo tiết diện chữ nhật bd x hd = 200x300.
Giả thiết a = 3 cm, lúc đó ho = hd - a = 30 - 3 = 27 cm.
Tại gối 2:
Tính 418,0198,0
27,020,0105,14
83,41
.. 232


 R
ob
m
hbR
M

889,0
2
198,0.211
2
211





m

Diện tích cốt thép yêu cầu:
)(22,6)(1022,6
27.0889.010280
83,41
..
224
3
cmm
hR
M
A
os
TT
S 

 

Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
%1,0%15,1%100
27.20
22,6
%100.
.
% min
0
 
hb
ATT
S
Chọn 220 có
BT
SA = 6,28 cm2
> 6,22 cm2
Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế:
20 10 30 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc
Vậy thép dọc chịu mô men âm ở dầm chiếu tới ta chọn 2Ø20.
Tính cốt thép chịu mômen dương:
Tính theo tiết diện chữ T, cánh trong vùng nén.
Bề rộng cánh được lấy như sau: bf
’
= b + 2.Sc , trong đó Sc là bề rộng phần bản sàn
cùng tham gia chịu lực với dầm.
Lấy Sc như sau:
61
1 1
3900 650
6 6
1
( ) 0,5.(3450 300) 1575 ' 0,1
2
6 ' 6.110 660 ' 0,1
d
c d dp f
f f
l mm
S l b mm khi h h
h mm khi h h

 


     

  


Trong đó
1
( )
2
d dpl b khoảng cách giữa hai mép trong của 2 dầm liên tiếp.
dl là nhịp tính toán của dầm và h’f là bề dày của phần cánh tham gia chịu nén.
Chọn bc= 650 mm => Như vậy bf
’
= 200 + 2.650 = 1500 mm.
 Xác định vị trí trục trung hòa:
Giả thiết a = 30 => ho = hd - a = 30 - 3 = 27 cm
Tính Mf = Rb.bf
’
.h’
f.( ho -0,5.hf
’
) = 14,5.1500.110.(270 - 0,5.110)
= 514,4.106
N.mm = 514,4 kN.m.
 Nếu M  Mf thì trục trung hoà qua cánh, tính toán dầm như đối với tiết diện chữ nhật
bf
’
x h.
 Nếu M > Mf thì trục trung hoà qua sườn tính
' ' '
2
( ) ( 0,5 )
. .
b f f o f
m
b o
M R b b h h h
R b h

  

+ Nếu αm  αR: đặt cốt đơn, tra bảng tìm .
 ' '
0. .b
s f f
s
R
A b h b b h
R
    .
+ Nếu0,5 m R   : tăng tiết diện hoặc đặt cốt kép.
'
2 ' ' '
.
' ' '
. . . ( ). ( 0,5 )
;
.( ')
. . ( ). .
R b o b f f o f
s
SC O
R b o b f f sc s
s
s s
M R b h R b b h h h
A
R h a
R b h R b b h R A
A
R R


   


 
 
+ Nếu αm > 0,5: tăng tiết diện rồi tính lại từ đầu.
Kiểm tra hàm lượng cốt thép:
-
100
% s
o
A
bh
  thường % = 0,6 – 1,5% là hợp lý.
- max min 0,1%    
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh
Do an tot nghiep  thi cong chinh

More Related Content

What's hot

Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắnSự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắnljmonking
 
Lttt matlab chuong 2
Lttt matlab chuong 2Lttt matlab chuong 2
Lttt matlab chuong 2Hoa Cỏ May
 
Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...
Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...
Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...Chien Dang
 
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplaceGiai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplaceKiếm Hùng
 
tính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệutính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệuNguyễn Tấn Khởi
 
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệtBài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệtnataliej4
 
Virtual Learning Environment (VLE)
Virtual Learning Environment (VLE)Virtual Learning Environment (VLE)
Virtual Learning Environment (VLE)Tú Nguyễn Ngọc
 
PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂU
PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂUPHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂU
PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂUSoM
 
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpVan-Duyet Le
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngDanh Lợi Huỳnh
 
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐCHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐĐinh Công Thiện Taydo University
 
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxBG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxdangnguyen750348
 
Phuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuan
Phuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuanPhuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuan
Phuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuanNguyen Thanh Tu Collection
 
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngTính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngwww. mientayvn.com
 
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tínhChien Dang
 

What's hot (20)

Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắnSự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
 
Lttt matlab chuong 2
Lttt matlab chuong 2Lttt matlab chuong 2
Lttt matlab chuong 2
 
Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...
Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...
Tính toán khoa học - Chương 6: Bài toán giá trị ban đầu với phương trình vi p...
 
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplaceGiai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
Giai phuong trinh vi phan bang bien doi laplace
 
tính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệutính chất cơ lý của vật liệu
tính chất cơ lý của vật liệu
 
Động học hóa lý
Động học hóa lýĐộng học hóa lý
Động học hóa lý
 
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệtBài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
Bài giảng quá trình và thiết bị truyền nhiệt
 
Luận văn: Bài toán ổn định hóa hệ phương trình điều khiển phi tuyến
Luận văn: Bài toán ổn định hóa hệ phương trình điều khiển phi tuyếnLuận văn: Bài toán ổn định hóa hệ phương trình điều khiển phi tuyến
Luận văn: Bài toán ổn định hóa hệ phương trình điều khiển phi tuyến
 
Virtual Learning Environment (VLE)
Virtual Learning Environment (VLE)Virtual Learning Environment (VLE)
Virtual Learning Environment (VLE)
 
PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂU
PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂUPHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂU
PHƯƠNG PHÁP BÌNH PHƯƠNG CỰC TIỂU
 
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
đồ áN tốt nghiệp thiết kế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu công ngh...
 
Kỹ thuật số
Kỹ thuật sốKỹ thuật số
Kỹ thuật số
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
 
Hóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định LượngHóa Phân Tích Định Lượng
Hóa Phân Tích Định Lượng
 
Qua trinh qua do
Qua trinh qua doQua trinh qua do
Qua trinh qua do
 
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐCHƯƠNG 2  GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
CHƯƠNG 2 GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ
 
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptxBG MÔN LSĐ chương III.pptx
BG MÔN LSĐ chương III.pptx
 
Phuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuan
Phuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuanPhuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuan
Phuong phap ic chuan do dien the trao doi ion co dien ky thuat duong chuan
 
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùngTính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
Tính tích phân hàm e mũ từ trừ vô cùng đến cộng vô cùng
 
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tínhTính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
Tính toán khoa học - Chương 2: Hệ phương trình tuyến tính
 

Viewers also liked

Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây DựngSàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây DựngTung Nguyen Xuan
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá TầmGiáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầmshare-connect Blog
 
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình CốngSàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cốngshare-connect Blog
 
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúcGiáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúcHi House
 
Giáo trình cấu tạo kiến trúc
Giáo trình cấu tạo kiến trúcGiáo trình cấu tạo kiến trúc
Giáo trình cấu tạo kiến trúcDung Tien
 

Viewers also liked (7)

Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây DựngSàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối- Đại Học Xây Dựng
 
Chương 2 sàn
Chương 2 sànChương 2 sàn
Chương 2 sàn
 
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá TầmGiáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
Giáo trình Bê tông cốt thép 3 - Võ Bá Tầm
 
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình CốngSàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
Sàn sườn Bê Tông toàn khối - GS.TS. Nguyễn Đình Cống
 
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúcGiáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc
 
Giáo trình cấu tạo kiến trúc
Giáo trình cấu tạo kiến trúcGiáo trình cấu tạo kiến trúc
Giáo trình cấu tạo kiến trúc
 
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc xây dựng
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc xây dựngGiáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc xây dựng
Giáo trình vẽ kỹ thuật kiến trúc xây dựng
 

Similar to Do an tot nghiep thi cong chinh

Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩmThiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩmLuanvantot.com 0934.573.149
 
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docxLuận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docxtcoco3199
 
Chung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêu
Chung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêuChung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêu
Chung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêuvtv nha dat
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxsividocz
 
Poliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn Sơn
Poliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn SơnPoliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn Sơn
Poliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn SơnMinhVn31
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) nataliej4
 
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).docLuận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).docsividocz
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phònghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Do an tot nghiep thi cong chinh (20)

Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAYLuận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
Luận văn: Trung tâm thương mại ngã năm sân bay Cát Bi, HAY
 
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩmThiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
Thiết kế nhà máy sản xuất kẹo hiện đại năng suất 6000 tấn sản phẩm
 
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
Đề tài: Lập phân tích dự án đầu tư _ đề tài “dự án đầu tư xây dựng chung cư c...
 
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
Kỹ thuật sinh thái nhằm giảm nhẹ tác động của mưa ở TPHCM - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương, HOT
Luận văn: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương, HOTLuận văn: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương, HOT
Luận văn: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương, HOT
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docxLuận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Khu Chung Cư Cao Cấp Acb.docx
 
Chung Cƣ Tái Định Cƣ Hải Phòng.doc
Chung Cƣ Tái Định Cƣ Hải Phòng.docChung Cƣ Tái Định Cƣ Hải Phòng.doc
Chung Cƣ Tái Định Cƣ Hải Phòng.doc
 
Chung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêu
Chung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêuChung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêu
Chung cu 6th element - Đã hiểu là sẽ yêu
 
luan van thac si khach san hon gai- quang ninh
luan van thac si khach san hon gai- quang ninhluan van thac si khach san hon gai- quang ninh
luan van thac si khach san hon gai- quang ninh
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Quy Hoạch Đô Thị Sinh Thái Thượng Lý Hải Hòng.docx
 
Luận văn Thạc sĩ Trường THCS Hà Giang – Nhà học 5 tầng
Luận văn Thạc sĩ Trường THCS Hà Giang – Nhà học 5 tầngLuận văn Thạc sĩ Trường THCS Hà Giang – Nhà học 5 tầng
Luận văn Thạc sĩ Trường THCS Hà Giang – Nhà học 5 tầng
 
Đề tài: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM, HAY
Đề tài: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM, HAYĐề tài: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM, HAY
Đề tài: Ký túc xá sinh viên Trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM, HAY
 
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị HoáLuận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
 
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.docQuy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
 
Poliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn Sơn
Poliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn SơnPoliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn Sơn
Poliland thuyết trình dự án PHC Complex 158 Nguyễn Sơn
 
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad ) Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
Đồ Án Thiết Kế Đường Ô Tô Tuyến Đường Nằm Ở Tỉnh Quảng Ngãi (Kèm Bản Vẽ Cad )
 
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).docLuận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
Luận Văn Trung Tâm Thương Mại (Plaza Center).doc
 
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HOTLuận văn tốt nghiệp: Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện điều dưỡng Hà Nội, HOT
 
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòngđồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14   cát bi – hải an – hải phòng
đồ áN tốt nghiệp xây dựng nhà chung cư ct14 cát bi – hải an – hải phòng
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Do an tot nghiep thi cong chinh

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng trong mọi lĩnh vực, ngành xây dựng cơ bản nói chung và ngành xây dựng dân dụng nói riêng là một trong những ngành phát triển mạnh với nhiều thay đổi về kỹ thuật, công nghệ cũng như về chất lượng. Để đạt được điều đó đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật ngoài trình độ chuyên môn của mình còn cần phải có một tư duy sáng tạo, đi sâu nghiên cứu để phát huy hết khả năng của mình. Qua 5 năm học tại Khoa Xây dựng dân dụng & công nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, dưới sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo cũng như sự nỗ lực của bản thân, em đã tích lũy cho mình một số kiến thức để có thể tham gia vào đội ngũ những người làm công tác xây dựng sau này. Để đúc kết những kiến thức đã học được, em được giao đề tài tốt nghiệp là: Thiết kế : CHUNG CƯ HIM LAM - TP. HỒ CHÍ MINH Địa điểm: Phường 11, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh. Đồ án tốt nghiệp của em gồm 3 phần: Phần 1: Kiến trúc 10% - GVHD: TS. Đặng Công Thuật. Phần 2: Kết cấu 30% - GVHD: Ths. Đỗ Minh Đức Phần 3: Thi công 60% - GVHD: TS. Đặng Công Thuật Hoàn thành đồ án tốt nghiệp là lần thử thách đầu tiên với công việc tính toán phức tạp, gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Tuy nhiên được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo hướng dẫn, đặc biệt là thầy TS. Đặng Công Thuật đã giúp em hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên, với kiến thức hạn hẹp của mình, đồng thời chưa có kinh nghiệm trong tính toán, nên đồ án thể hiện không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong tiếp tục được sự chỉ bảo của các Thầy, Cô để em hoàn thiện kiến thức hơn nữa. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Xây dựng dân dụng & công nghiệp trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, đặc biệt là các Thầy, Cô đã trực tiếp hướng dẫn em trong đề tài tốt nghiệp này. Đà Nẵng, 26 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Trương xuân Phước
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP PHẦN I KIẾN TRÚC (10%) Nhiệm vụ: Đọc hiểu, nắm bắt được kiến trúc tổng thể của công trình. Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐẶNG CÔNG THUẬT Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG XUÂN PHƯỚC Lớp: 11X1A
  • 3. 1 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH 1.1. Nhu cầu đầu tư xây dựng công trình. Được hình thành với tâm huyết của chủ đầu tư là xây dựng nên một môi trường sống hiện đại và hoàn mỹ. Him lam - Chợ Lớn là hiện thực hóa về một không gian sống xanh, phát triển bền vững tại một vùng đất địa linh nhân kiệt. Là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử lâu đời và sự cách tân đổi mới, của vẻ đẹp tự nhiên và sự khéo léo của bàn tay người đi kiến tạo, của sự sầm uất và nét thanh bình. Đó thực sự là một nơi lý tưởng để tận hưởng cuộc sống, là nơi luôn đem lại sự may mắn, thịnh vượng, phú quý, an lành và hạnh phúc cho các chủ nhân. 1.2. Các tài liệu và tiêu chuẩn dùng trong thiết kế. TCXDVN 276 – 2003 – Công trình công cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. TCXDVN 323 – 2004 – Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn để thiết kế. Nguồn “ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia” 1.3. Vị trí, đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu đất xây dựng. Vị trí, đặc điểm. Tên công trình: Chung cư Him Lam – Tp. Hồ Chí Minh Địa điểm: Phường 11, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh. Đặc điểm: Chung cư Him Lam thuộc phường 11 – Quận 6 – Tp. HCM (491 Hậu Giang Quẹo vào Dự Án và Sàn Giao Dịch). Tọa lạc gần Trung tâm Hành chính Quận 6 nằm gần siêu thị Metro Bình Phú. Dự án chung cư Him Lam có một vị trí đắc địa, giao thông thuận tiện: cách Chợ Bình Tây (chợ Lớn cũ) khoảng 1,5km, qua đường Chợ Lớn, đường Hậu Giang và đường Nguyễn Văn Luông chưa đến 5 phút xe máy. Được bao bọc bởi khu dân cư sầm uất, Him Lam là hiện thực hóa về một không gian sống xanh, phát triển bền vững tại một vùng đất địa linh nhân kiệt. Là nơi giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lịch sử lâu đời và sự cách tân đổi mới, của vẻ đẹp tự nhiên và sự khéo léo của bàn tay người đi kiến tạo, của sự sầm uất và nét thanh bình. Điều kiện tự nhiên.  Khí hậu. Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ, độ ẩm không khí trung bình 79,5%. Khí hậu thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ, độ ẩm không khí trung bình 79,5%. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 27,96°C, cao nhất là tháng 4 (30,5ºC), thấp nhất là tháng 12 (26ºC). Lượng mưa bình quân hàng năm là 1934mm và mỗi năm có khoảng 159 ngày mưa.
  • 4. 2 Hình 1.1: Sơ đồ vị trí và liên kết vùng của căn hộ Him Lam Chợ Lớn, Quận 6, Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Những cơn mưa thường xảy ra vào buổi xế chiều, mưa to nhưng mau tạnh, đôi khi mưa rả rích kéo dài cả ngày. Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Không có mùa đông. Hình 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC) Hình 1.3: Lượng mưa trung bình các tháng (mm)  Địa hình.
  • 5. 3 Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc bắc huyện Củ Chi, đông bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9). Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8,7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m. Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5-10m. Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.  Thủy văn. Hầu hết các sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông. Mỗi ngày, nước lên xuống hai lần, theo đó thủy triều thâm nhập sâu vào các kênh rạch trong thành phố, gây nên tác động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành. Mực nước triều bình quân cao nhất là 1,10m. Tháng có mực nước cao nhất là tháng 10- 11, thấp nhất là các tháng 6-7. Về mùa khô, lưu lượng của nguồn các sông nhỏ, độ mặn 4% có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến quá Lái Thiêu, có năm đến đến tận Thủ Dầu Một và trên sông Ðồng Nai đến Long Ðại. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn bị pha loãng đi nhiều. Từ khi có các công trình thủy điện Trị An và thủy lợi Dầu Tiếng ở thượng nguồn, chế độ chảy tự nhiên chuyển sang chế độ chảy điều tiết qua tuốt bin, đập tràn và cống đóng-xả, nên môi trường vùng hạ du từ Bắc Nhà Bè trở nên chịu ảnh hưởng của nguồn, nói chung đã được cải thiện theo chiều hướng ngọt hóa. Dòng chảy vào mùa khô tăng lên, đặc biệt trong các tháng từ tháng 2 đến tháng 5 tăng 3-6 lần so với tự nhiên. Vào mùa mưa, lượng nước được điều tiết giữ lại trên hồ, làm giảm thiểu khả năng úng lụt đối với những vùng trũng thấp; nhưng ngược lại, nước mặn lại xâm nhập vào sâu hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, đã mở rộng được diện tích cây trồng bằng việc tăng vụ mùa canh tác. Ngoài ra, việc phát triển các hệ thống kênh mương, đã có tác dụng nâng cao mực nước ngầm trên tầng mặt lên 2-3m, tăng thêm nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của thành phố. Quy mô công trình. Dự án bao gồm 4 Block cao 15 - 16 tầng với 2 tầng hầm, tổng cộng gồm có các khu thương mại và 448 căn hộ với Hồ Bơi, Công Viên cây xanh, Trường học, Khu mua sắm ...v.v.
  • 6. 4 Trong đó, khu nhà thiết kế khu nhà D, 15 tầng với 2 tầng hầm, công viên cây xanh, các khu mua sắm, và căn hộ cho thuê. Hệ thống tầng hầm: - Gồm 02 tầng hầm dùng làm nơi đỗ xe ô tô, xe máy và bố trí các phòng kỹ thuật, phục vụ kỹ thuật của toàn nhà với tổng diện tích sử dụng là 2920,6 m2 . Tầng hầm 1: bố trí gara cho ô tô, xe máy. Ngoài ram dốc lên xuống cho các phương tiện giao thông thì tầng hầm còn có hệ thống phòng kỹ thuật, nhà bảo vệ. Tầng hầm 2: bố trí gara ô tô, hệ thống phòng kỹ thuật, bể nước sinh hoạt, phòng máy bơm, thang máy và thang bộ đi lên tầng hầm 1. Với 2 tầng hầm trên đủ đảm bảo được nhu cầu hiện tại về diện tích đỗ xe của công trình “Khu chung cư Him Lam – Tp. Hồ Chí Minh”, cũng như nhu cầu phát triển trong tương lai phù hợp với nhu cầu phát triển giao thông đô thị hiện đại. Hình 1.4: Mặt bằng tầng hầm 2 1 2 3 4 5 6 A B C D E F A A C C B B
  • 7. 5 Hệ thống tầng nổi: Với mục tiêu đảm bảo thỏa mãn chức năng là nơi mua sắm và sinh hoạt lý tưởng, với tiện ích đầy đủ và sẵn sàng thì Him Lam Chợ Lớn – Tp. Hồ Chí Minh hứa hẹn là nơi an cư lý tưởng nhất khu vực phía Tây Thành Phố. Từ đó, thiết kế mặt bằng công năng của công trình đòi hỏi phải có một bố trí hợp lý về mặt bố cục không gian cũng như thẩm mỹ công trình. Hệ thống tầng nổi công trình gồm 15 tầng, trong đó chia làm 2 khu vực hoạt động riêng biệt bao gồm: Tầng 1: đại sảnh, quầy thương mại, nhà vệ sinh chung. Tầng 2: gồm các loại căn hộ đáp ứng yêu cầu của người thuê: mỗi căn hộ gồm có 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh WC, 1 nhà bếp và 1 sân phơi. Tầng này có 4 loại căn hộ diện tích từ 82m2 đến 105m2 thiết kế vuông vắn với tông màu đen trắng hiện đại kết hợp điểm nhấn là 4 giếng trời + Ban công làm tổng thể khu căn hộ khá bắt mắt. Hệ thống phòng kỹ thuật, phòng rác. Khu vực hành lang chung, sảnh thang máy, thang bộ. Hình 1.5: Thiết kế của Him Lam với 4 giếng trời hút gió ở giữa Tầng 3 đến tầng 14: cũng gồm có 8 căn hộ. Tầng này có 2 loại căn hộ có diện tích từ 84m2 đến 86m2 , tương tự như tầng 2 nhưng cấu tạo không gian kiến trúc không thay đổi (sân phơi được thu hẹp lại => tạo giếng trời hút gió)
  • 8. 6 Tầng 15: Gồm kho, hệ thống phòng kỹ thuật Sân thượng bố trí bồn nước mái và thang bộ. Tầng mái: Mái bê tông cốt thép chống nắng, mưa cho thang bộ.
  • 9. 7 Hình 1.6: Các loại căn hộ Giải pháp kiến trúc. Công trình được thiết kế theo phong cách hiện đại, hình khối và sự phân chia bề mặt tạo sự hòa trộn uyển chuyển với các kiến trúc không gian lân cận. Chất liệu bề mặt được sử dụng một cách đơn giản nhưng vẫn tạo được sự gần gũi, thân thiện và sang trọng. Mặt bằng được phân chia thành các khối Block độc lập, trong đó không gian trong nhà được tổ chức thành các phòng lớn liên hệ chặt chẽ với các hành lang, các cầu thang bộ và thang máy tạo ra các nút giao thông thuận lợi trong sử dụng. Công trình là những hình khối đơn giản - đơn giản đến tối đa để đạt được sự tương phản và hài hòa với các công trình xung quanh bằng khối tích, nhịp điệu, song công trình vẫn tạo cho mình những nét riêng về chất liệu, về giải pháp ngôn ngữ, chi tiết kiến trúc ở cả mặt đứng và mặt bên công trình. Giao thông trong công trình.  Giao thông đứng. Giao thông đứng liên hệ giữa các tầng thông qua hệ thống thang bộ và thang máy gồm: 02 buồng thang máy trong đó có 2 thang có kích thước 1800×1750mm và 1 thang lớn có kích thước 2800×4200mm 02 thang bộ có cùng bề rộng 1200mm cho vế thang, chiếu nghỉ và chiếu tới  Giao thông ngang. Hệ thống thang máy và thang bộ kết hợp với các sảnh và hành lang, đảm bảo việc đi lại tham quan, mua sắm, sinh hoạt và làm việc thuận tiện và yêu cầu thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp. Các giải pháp kĩ thuật.  Hệ thống điện. Công trình được lấy điện từ nguồn điện cao thế thuộc Trạm biến áp hiện có trên địa bàn. Điện năng phải đảm bảo cho hệ thống thang máy, hệ thống lạnh có thể hoạt động liên tục.
  • 10. 8 Toàn bộ hệ thống điện được đi trần (được tiến hành lắp đặt sau khi thi công phần thô xong). Hệ thống cấp điện chính đi trong các hộp kỹ thuật phải đảm bảo an toàn không đi qua các khu vực ẩm ướt, tạo điều kiện dể dàng khi sửa chữa. Hệ thống ngắt điện tự động bố trí theo tầng và theo khu vực đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra.  Hệ thống cấp nước. Công trình được cấp nước từ mạng lưới phân phối hiện có ở khu vực lấy từ đường Chợ Lớn nối dài. Chi tiết vị trí, điểm cấp nguồn và phương án cấp nước cho công trình sẽ được xác định cụ thể trong thỏa thuận cấp nước sạch được ký kết giữa Chủ đầu tư và Công ty cấp nước sạch Sawaco Tp. Hồ Chí Minh cho công trình. Các đường ống đứng qua các tầng đều được bọc trong hộp gen, đi ngầm trong hộp kỹ thuật. Để cấp nước sạch sinh hoạt cho các căn hộ, sử dụng hệ thống máy bơm đẩy nước sạch đến các căn hộ đảm bảo nước đủ áp lực để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người chủ căn hộ. Các đường ống cứu hỏa chính được bố trí ở mỗi tầng.  Hệ thống thoát nước thải và nước mưa. Nước mưa từ mái sẽ theo các lỗ thu nước trên tầng thượng chảy vào các ống thoát nước mưa chảy xuống dưới. Riêng hệ thống thoát nước thải sử dụng sẽ được bố trí đường ống riêng. Nước thải từ các tầng sẽ được tập trung về khu xử lý và bể tự hoại đặt ở tầng hầm. Toàn bộ hệ thống nước thải và nước mưa sau khi được xử lý đảm bảo các Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị sẽ được thoát vào tuyến cống hiện có trên đường Chợ Lớn nối dài. Chi tiết điểm và hướng thoát nước của công trình sẽ được thể hiện trong thỏa thuận thoát nước bẩn được ký kết giữa chủ đầu tư và công ty thoát nước môi trường Tp. Hồ Chí Minh.  Hệ thống thông gió, chiếu sáng. Các phòng trên các tầng đều được chiếu sáng tự nhiên thông qua hệ thống các cửa sổ lắp kính. Ngoài ra hệ thống chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể cung cấp một cách tốt nhất có những vị trí cần ánh sáng như trong buồng thang bộ, thang máy, hành lang. Ở các tầng đều có hệ thống thông gió nhân tạo bằng hệ thống điều hòa tạo ra một môi trường mát mẽ và hiện đại.  An toàn phòng cháy chữa cháy và thoát người. Các thiết bị cứu hỏa và đường ống nước dành riêng cho chữa cháy đặt gần nơi xảy ra sự cố như hệ thống điện gần thang máy. Hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn và hiện đại, kết nối với hệ thống phòng cháy chữa cháy trung tâm thành phố. Mỗi tầng đều có hệ thống chữa cháy và báo cháy tự động. Ở mỗi tầng mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy. Thang bộ có bố trí cửa kín để khói không vào được để dùng cầu thang thoát hiểm, đảm bảo thoát người nhanh, an toàn khi có sự cố xảy ra. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật. Đảm bảo yêu cầu về quy hoạch tổng thể trong khu đô thị mới về mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất theo TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng và tiêu chuẩn thiết kế”
  • 11. 9  Mật độ xây dựng. K0 là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%), trong đó diện tích xây dựng công trình tính theo hình chiếu mặt bằng mái công trình. mái lo đat S 947,5 K 0,284 S 3341,31 o     Hệ số sử dụng. Hsd là tỷ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích lô đất. san sd ld S 13803,8 H 4,13 S 3341,31    1.4. Kết luận. - Khu vực công trình xây dựng có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư bài bản đáp ứng đủ các yêu cầu xây dựng cơ bản, cư dân Him Lam được sở hữu nhiều tiện ích hiện hữu về giáo dục gồm mầm non, cấp I, Cấp II, Cấp III ngay trong dự án; về mua sắm gồm siêu thị tại dự án, bán kính 1km là 2 siêu thị Coop mart, siêu thị Metro; về Y tế có BV Quận 6, Triều An, Chợ Rẫy; Về vui chơi giải trí liền kề CV Bình Phú.... - Khám phá sự yên bình khi hòa mình vào khung cảnh tươi đẹp và rộng lớn của thiên nhiên ban tặng cùng với những tiêu chuẩn sống hiện đại, các tiện ích vượt trội, gia đình bạn sẽ tận hưởng những phút giây yên bình sau những giờ làm việc căng thẳng kết hợp với tiện ích Hồ Bơi, Công Viên Cây xanh, Khu Vui Chơi trẻ em, Siêu Thị, GYM, YoGa, Spa, Ngân hàng, Trường Học tại Căn Hộ Him Lam Chợ Lớn cũng sẽ được đưa vào hoạt động. Hứa hẹn đây sẽ là nơi sống lý tưởng cho các các gia đình có thu nhập từ hạn trung trở lên.
  • 12. 10 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP PHẦN II KẾT CẤU (30%) Nhiệm vụ: - Tính sàn tầng 1. - Tính cầu thang bộ tầng 2 lên tầng 3. - Tính dầm D1, D2 tầng 1. Giáo viên hướng dẫn: Ths. ĐỖ MINH ĐỨC Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG XUÂN PHƯỚC Lớp: 11X1A
  • 13. 11 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH VÀ NHIỆM VỤ TÍNH TOÁN KẾT CẤU 2.1. Đặc điểm thiết kế kết cấu nhà cao tầng Khi thiết kế kết cấu nhà cao tầng ta phải quan tâm đến những vấn đề cơ bản sau: Tải trọng ngang - Tải trọng ngang: áp lực gió, động đất. - Mô men và chuyển vị tăng lên rất nhanh theo chiều cao. Nếu coi công trình như một thanh côngxon ngàm tại mặt đất thì lực dọc tỷ lệ với chiều cao, mô men do tải trọng ngang tỷ lệ với bình phương chiều cao H: M = qH2 /2 (tải trọng phân bố đều). M = qH3 /3 (tải trọng phân bố tam giác). -Chuyển vị do tải trọng ngang tỷ lệ thuận với luỹ thừa bậc bốn của chiều cao:  = qH4 /8EJ (tải trọng phân bố đều).  = 11qH4 /120EJ (tải trọng phân bố tam giác). Do vậy, tải trọng ngang trở thành nhân tố chủ yếu khi thiết kế kết cấu nhà cao tầng. Hạn chế chuyển vị Theo sự tăng lên của chiều cao nhà, chuyển vị ngang tăng lên rất nhanh. Trong thiết kế kết cấu không chỉ yêu cầu thiết kế có đủ khả năng chịu lực mà còn yêu cầu kết cấu có đủ độ cứng chống lại lực ngang, để dưới tác dụng của tải trọng ngang chuyển vị ngang của kết cấu hạn chế trong giới hạn cho phép. Những nguyên nhân cần hạn chế chuyển vị ngang: - Chuyển vị ngang làm kết cấu xuất hiện thêm các nội lực phụ, đặc biệt là kết cấu đứng: Khi chuyển vị tăng lên, độ lệch tâm tăng làm mô men lệch tâm cũng tăng theo, và nếu nội lực tăng quá một giới hạn nào đó thì kết cấu không còn khả năng chống đỡ sẽ dẫn đến sụp đổ. - Chuyển vị ngang quá lớn sẽ làm cho con người sinh sống và làm việc trong công trình cảm thấy khó chịu, hoảng sợ, ảnh hưởng đến công tác và sinh hoạt. - Làm tường và một số cấu kiện phi kết cấu, đồ trang trí bị nứt và phá hỏng, làm cho ray thang máy bị biến dạng, đường ống điện nước bị phá hoại. Do vậy cần hạn chế chuyển vị ngang. Giảm trọng lượng bản thân kết cấu - Xem xét từ sức chịu tải của nền đất, nếu cùng một cường độ thì giảm trọng lượng bản thân có thể tăng thêm một số tầng khác, hoặc làm giảm độ lún của công trình, hoặc làm giảm kích thước kết cấu móng. -Xét về mặt dao động thì giảm trọng lượng bản thân tức là giảm khối lượng tham gia dao động, tức là giảm lực quán tính hay giảm tác động của gió động và động đất…
  • 14. 12 -Xét về mặt kinh tế thì giảm trọng lượng bản thân tức là tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành công trình, tăng được không gian sử dụng. -Từ những nhận xét trên, ta thấy trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng cần quan tâm đến giảm trọng lượng bản thân của kết cấu 2.2. Phân tích lựa chọn vật liệu - Công trình bằng thép hoặc các kim loại khác có ưu điểm là độ bền tốt, giới hạn đàn hồi và miền chảy dẻo lớn nên công trình nhẹ nhàng đặc biệt là tính dẻo lớn, do đó công trình khó bị sụp đổ hoàn toàn khi có chấn động địa chấn xảy ra. - Nếu dùng kết cấu thép cho nhà cao tầng thì việc đảm bảo thi công tốt các mối nối là rất khó khăn, mặt khác giá thành công trình bằng thép thường cao mà chi phí cho việc bảo quản cấu kiện khi công trình đi vào sử dụng là rất tốn kém, đặc biệt với môi trường khí hậu Việt Nam. Công trình bằng thép kém bền với nhiệt độ, khi xảy ra hoả hoạn hoặc cháy nổ thì công trình bằng thép rất dễ chảy dẻo dẫn đến sụp đổ do thép có nhiệt độ nóng chảy thấp. Khoảng 6000 C là kết cấu thép bị chảy dẻo. Kết cấu nhà cao tầng bằng thép chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi cần không gian sử dụng lớn, chiều cao nhà lớn (nhà siêu cao tầng), hoặc đối với các kết cấu nhịp lớn như nhà thi đấu, mái sân vận động, nhà hát, viện bảo tàng (nhóm các công trình công cộng)… - Kết cấu bằng bê tông cốt thép làm cho công trình có trọng lượng bản thân lớn, công trình nặng nề hơn dẫn đến kết cấu móng phải lớn. Tuy nhiên, kết cấu bê tông cốt thép khắc phục được một số nhược điểm của kết cấu thép: như thi công đơn giản hơn, vật liệu rẻ hơn, bền với môi trường và nhiệt độ, ngoài ra nó tận dụng được tính chịu nén rất tốt của bê tông và tính chịu kéo của cốt thép bằng cách đặt nó vào vùng kéo của cốt thép. - Từ những phân tích trên, ta lựa chọn bê tông cốt thép là vật liệu cho kết cấu công trình. 2.3. Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu Kết cấu thuần khung Dạng kết cấu này có không gian lớn, mặt bằng bố trí linh hoạt, có thể đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu sử dụng công trình, nhưng nhược điểm của nó là độ cứng nhỏ, biến dạng lớn nên phải tăng kích thước các cấu kiện chịu lực lên dẫn đến lãng phí không gian, tốn vật liệu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tính kinh tế của công trình. Kết cấu khung và lõi Đây là dạng kết cấu hỗn hợp từ kết cấu khung và kết cấu lõi. Nếu sử dụng loại kết cấu này vừa có không gian sử dụng lớn vừa có khả năng chịu lực ngang lớn. Kết cấu khung lõi cứng bê tông cốt thép sử dụng rất phổ biến, ngoài ra khi dùng loại kết cấu này thì độ cứng của kết cấu được đảm bảo hơn. Lựa chọn: so sánh hai dạng kết cấu trên ta nhận thấy sử dụng kết cấu khung lõi kết hợp là thích hợp hơn đối với công trình.
  • 15. 13 CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ THÉP SÀN TẦNG 1 3.1. Sơ đồ phân chia ô sàn Hình 3.1: Phân chia ô sàn tầng 1 3.2. Các số liệu tính toán của vật liệu Bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5 MPa,  = 25 kN/m3 , Rbt =1,05 Mpa Cốt thép Ø ≤ 8 dùng thép CI, A-I có Rs = Rsc = 225MPa Cốt thép Ø ≥ 10 dùng thép CII, A-II có Rs = Rsc = 280MPa 7200 8100 2500 8100 7200 33100 2 3 41 6 71008000380080007100 34000 7200 8100 2500 8100 7200 33100 A B C D E F 5 D1D1D1 D1 D2 S1 S1 S2 S4 S2 S4 S6 S10S5 S9S7 S8 S5 D2 S11 S3 S22 S13 S14 S15 S16 S17 S18 S20 S21 S12 S14S19 500200 200 700 200 500200500 700700 700 500200 S6 S10 S7S8 S11 S12 S20 S1 S1 S2 S4 S2 S4 S6 S10S5 S7 S8 S5S11 S3 S6 S10 S7S8 S11 850 3450 2700 3450850 440034503750 345036503900390039003450365039003900 4400 3450 3750 850 850
  • 16. 14 3.3. Chọn chiều dày của bản sàn Quan niệm tính toán: Nếu sàn liên kết với dầm giữa thì xem là ngàm, nếu dưới sàn không có dầm thì xem là tự do. Nếu sàn liên kết với dầm biên thì xem là khớp, nhưng thiên về an toàn ta lấy cốt thép ở biên ngàm để bố trí cho cả biên khớp. Khi dầm biên lớn ta có thể xem là ngàm. Hình 3.2: Quan niệm tính toán Với hệ lưới dầm đã bố trí, mặt bằng sàn được chia thành các ô sàn được đánh số thứ tự từ S1 đến S22. Tùy thuộc vào tỷ lệ kích thước hai cạnh của ô sàn mà các ô sàn được phân làm hai loại là: Nếu l2/l1  2: sàn làm việc theo 2 phương  sàn bản kê 4 cạnh. Nếu l2/l1 > 2: sàn làm việc theo 1 phương  sàn bản loại dầm Trong đó: l1: kích thước cạnh ngắn của ô sàn và /l2: kích thước cạnh dài của ô sàn. Thực tế, các ô sàn là liên tục, tuy nhiên để tính toán sàn, ta quan niệm các ô sàn làm việc độc lập với nhau: tải trọng tác dụng lên ô sàn này không gây ra nội lực trong các ô sàn lân cận (quan niệm này không được chính xác nhưng được áp dụng vì cách tính đơn giản). Với quan niệm đó nên ta xét riêng từng ô sàn để tính. Sơ bộ chọn chiều dày bản theo công thức: b D h m   Với: D = 0.8  1.4 phụ thuộc tải trọng, tải trọng lớn thì lấy D lớn. Chọn D = 0.9 l = l1: kích thước cạnh ngắn của bản. Bản loại 1 : Bản loại dầm m = 30 – 35. Chọn m = 35 Bản loại 2 : Bản kê 4 cạnh m = 40 - 45. Chọn m = 40 Chiều dày của bản phải thoả mãn điều kiện cấu tạo: hb hmin = 6 cm đối với sàn nhà dân dụng và thuận tiện cho thi công thì hb nên chọn là bội số của 10mm. liªn kÕt gèi tù do liªn kÕt ngµm
  • 17. 15 Bảng 3.1: Bảng phân loại sàn và chọn chiều dày các ô sàn Tên ô sàn Kích thước Tỉ số Loại ô bản D m Chiều dày sơ bộ (m) Chọn hb (m)l1(m) l2(m) 1 2 l l k  Bản kê Bản dầm 1l m D hb  S1 0.85 3.45 4.06 x 0.9 35 0.022 0.11 S2 3.45 7.85 2.28 x 0.9 35 0.089 0.11 S3 2.7 7.1 2.63 x 0.9 35 0.069 0.11 S4 3.65 7.85 2.15 x 0.9 35 0.094 0.11 S5 0.85 3.85 4.53 x 0.9 35 0.022 0.11 S6 3.75 3.9 1.04 x 0.9 40 0.084 0.11 S7 3.45 3.9 1.13 x 0.9 40 0.078 0.11 S8 3.9 7.85 2.01 x 0.9 35 0.100 0.11 S9 2.7 3.9 1.44 x 0.9 40 0.061 0.11 S10 3.75 3.9 1.04 x 0.9 40 0.084 0.11 S11 3.45 3.9 1.13 x 0.9 40 0.078 0.11 S12 3.25 7.85 2.42 x 0.9 35 0.084 0.11 S13 2.7 3.25 1.20 x 0.9 40 0.061 0.11 S14 3.9 7.2 1.85 x 0.9 40 0.088 0.11 S15 3.95 5.3 1.34 x 0.9 40 0.089 0.11 S16 0.8 2.45 3.06 x 0.9 35 0.021 0.11 S17 2.7 5.3 1.96 x 0.9 40 0.061 0.11 S18 1.35 5.35 3.96 x 0.9 35 0.035 0.11 S19 2.5 5.3 2.12 x 0.9 35 0.064 0.11 S20 3.15 7.85 2.49 x 0.9 35 0.081 0.11 S21 2.7 3.15 1.17 x 0.9 40 0.061 0.11 S22 2.7 3.9 1.44 x 0.9 40 0.061 0.11 3.4. Tải trọng tác dụng lên sàn Tĩnh tải sàn Tĩnh tải tác dụng lên sàn là tải trọng phân bố đều do trọng lượng bản thân các lớp cấu tạo sàn truyền vào. Căn cứ vào các lớp cấu tạo sàn ở mỗi ô sàn cụ thể, tra bảng tải trọng tính toán (TCVN 2737-1995) của các vật liệu thành phần dưới đây để tính: Ta có công thức tính: gtt = Σγi×δi×ni Trong đó γi, δi, ni lần lượt là trọng lượng riêng (kN/m3 ), bề dày (m), hệ số độ tin cậy của lớp cấu tạo thứ i trên sàn. Hệ số độ tin cậy lấy theo TCVN 2737 – 1995.
  • 18. 16 Hình 3.3: Cấu tạo các lớp sàn nhà Hình 3.4: Cấu tạo lớp sàn nhà vệ sinh Ta tiến hành xác định tĩnh tải riêng cho từng ô sàn. Từ đó ta lập bảng tải trọng tác dụng lên các sàn như sau: Bảng 3.2: Trọng lượng bản thân sàn (kể cả sàn khu vệ sinh - sàn dày 110) Các lớp cấu tạo δ (m) γ (kN/m3) gtc (kN/m2 ) n gtt (kN/m2 ) Gạch Ceramic 0.01 22 0.22 1.1 0.242 Vữa lót 0.02 16 0.32 1.3 0.416 Bản BTCT 0.11 25 2.75 1.1 3.025 Vữa trát 0.015 16 0.24 1.3 0.312 Trần treo+ống kỹ thuật 0.3 1.1 0.33 Tổng 4.33 Trọng lượng tường ngăn và tường bao che trong phạm vi ô sàn Đối với các ô sàn có tường đặt trực tiếp trên sàn không có dầm đỡ thì xem tải trọng đó phân bố đều trên sàn. Trọng lượng tường ngăn trên dầm được qui đổi thành tải trọng phân bố truyền vào dầm. Công thức qui đổi tải trọng tường trên ô sàn về tải trọng phân bố trên ô sàn:
  • 19. 17 i cccvvctvttctt qđ S SnSSnSSn g  ...).(.)..(   (kN/m2 ). Trong đó: St : diện tích bao quanh tường (m2 ). Sc: diện tích cửa (m2 ) . nt, nv, nc: hệ số độ tin cậy đối với tường, vữa và cửa.(nt=1,1 ; nv=1,3 ; nc=1,1). t : chiều dày của tường (m) t =15(kN/m3 ): trọng lượng riêng của tường . v = 0,02(m): chiều dày vữa. v = 16(kN/m3 ) : trọng lượng riêng của vữa. c =0,3(kN/m2 ): trọng lượng của 1m2 cửa. Si : diện tích ô sàn đang tính toán (m2 ). Bảng 3.3: Tính tải trọng tường truyền lên các ô sàn Tên ô Diện tích Kích thước tường Sc (m2 ) gt (kN/m2 ) l (m) h (m) δ (m) St (m2 ) S1 2.89 3.2 3.29 0.2 10.88 4.96 8.6 S1 2.89 0.4 3.29 0.3 1.36 0 2.62 S2 27.08 3.6 3.29 0.1 12.24 0 1.03 S3 19.17 7 1.03 0.2 7.21 0 1.48 S4 28.65 9.4 3.29 0.1 31.96 1.716 2.42 S5 3.27 0.4 3.29 0.3 1.36 0 2.32 S5 3.27 3.25 3.29 0.2 11.05 5.2 7.54 S6 14.63 3.9 3.29 0.1 13.26 1.98 1.8 S7 13.46 0.4 3.29 0.2 1.36 0 0.4 S7 13.46 3.7 3.29 0.1 12.58 6.25 1.22 S8 30.62 3.55 3.29 0.2 12.07 0 1.55 S8 30.62 7.75 3.29 0.1 26.35 3.98 1.7 S9 10.53 3.85 1.03 0.2 3.97 0 1.48 S10 14.63 1.8 3.29 0.1 6.12 1.98 0.69 S11 13.46 7.4 3.29 0.1 25.16 7.5 3.17 S12 25.51 1.65 3.29 0.1 5.61 0 0.5 S12 25.51 6.05 3.29 0.2 20.57 0 3.16 S13 8.78 3.025 3.29 0.2 10.29 0 4.6 S14 28.08 1.5 3.29 0.2 5.1 0 0.71 S14 28.08 5.6 1.03 0.2 5.77 0 0.81
  • 20. 18 S15 20.94 8.45 3.29 0.2 28.73 1.98 5.04 S15 20.94 0.8 3.29 0.1 2.72 0 0.3 S16 1.96 1.2 3.29 0.1 4.08 0 4.73 S17 14.31 0 0 0 0 0 0 S18 7.22 1.1 3.29 0.2 3.74 1.98 1.05 S19 13.25 2.25 3.29 0.2 7.65 0 2.27 S19 13.25 0.4 3.29 0.1 1.36 0.23 S20 24.73 2.55 3.29 0.1 8.67 1.98 0.64 S20 24.73 7.3 3.29 0.2 24.82 2.75 3.54 S21 8.51 2.95 3.29 0.1 10.03 1.2 2.41 S22 10.53 2.4 3.29 0.2 8.16 0 3.04 S22 10.53 2.25 3.29 0.2 7.65 0.48 2.69 Hoạt tải Ở đây, tùy thuộc vào công năng của các ô sàn, tra TCVN 2737-1995, bảng 3 mục 4.3.1 sau đó nhân thêm với hệ số giảm tải cho sàn theo Mục 4.3.4.1 hoặc theo Mục 4.3.4.2. Với các công năng: Nhà ở, căn hộ (phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, phòng vệ sinh, phòng tắm, phòng bida, bếp, phòng giặt), Văn phòng (cơ quan, trường học, bệnh viện, ngân hàng, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu khoa học), Phòng kỹ thuật (phòng nồi hơi boiler, phòng động cơ và quạt… kể cả trọng lượng máy); gọi là các phòng loại 1. Hệ số giảm tải ΨA1 được xác định ΨA1 = 0,4 1/ 6,0 AA  (A>A1=9m2 ) Với các công năng của công trình công cộng đông người: Phòng đọc sách thư viện, Nhà hàng, Gian hàng trung tâm thương mại, triển lãm, Phòng họp, khiêu vũ, phòng đợi, phòng khán giả, phòng hoà nhạc, khán đài, thể thao; Các phòng làm kho; Các khu vực Nhà xưởng; Ban công, Lôgia; gọi là các phòng loại 2. Hệ số giảm hoạt tải là ψA2 được xác định: ΨA2 = 0,5 2/ 5,0 AA  (A>A2=36m2 ) Hoạt tải Ptt được tính theo công thức P tt S Pni i i Aji S   
  • 21. 19 Bảng 3.4: Bảng hoạt tải tác dụng lên từng ô sàn Tên ô sàn Loại Si (m2 ) S (m2 ) Ptc (kN/m2 ) n ΨA1 (ΨA2) Ptti (kN/m2 ) Ptt (kN/m2 ) S1 Phòng ngủ 2.89 2.89 1.5 1.3 1 1.95 1.95 S2 Phòng ngủ 27.08 27.08 1.5 1.3 0.75 1.46 1.46 S3 Sân phơi 19.17 19.17 1.5 1.3 1 1.95 1.95 S4 WC 9.3 28.65 1.5 1.3 1 0.63 1.84Lô gia 3.41 2 1.2 1 0.29 Phòng khách 15.94 1.5 1.3 0.85 0.92 S5 Phòng ngủ 3.27 3.27 1.5 1.3 1 1.95 1.95 S6 Phòng ngủ 14.63 14.63 1.5 1.3 0.87 1.7 1.7 S7 Phòng khách 10.7 13.46 1.5 1.3 0.95 1.47 1.96 Lô gia 2.76 2 1.2 1 0.49 S8 Phòng ăn 23.68 30.62 1.5 1.3 0.77 1.16 1.6Bếp 4.06 1.5 1.3 1 0.26 Giặt phơi 2.88 1.5 1.3 1 0.18 S9 Giặt phơi 14.63 14.63 1.5 1.3 0.87 1.7 1.7 S10 Phòng ngủ 14.63 14.63 1.5 1.3 0.87 1.7 1.7 S11 WC 10.95 13.46 1.5 1.3 1 1.59 1.95 Phòng khách 2.51 1.5 1.3 1 0.36 S12 Bếp 6.9 25.51 1.5 1.3 1 0.53 2.81Phòng khách 5.43 1.5 1.3 1 0.42 Hành lang 13.19 3 1.2 1 1.86 S13 Giặt phơi 2.24 8.78 1.5 1.3 1 0.5 3.18 Hành lang 6.54 3 1.2 1 2.68 S14 Giặt phơi 28.08 28.08 1.5 1.3 0.74 1.44 1.44 S15 Bếp 13.25 20.94 1.5 1.3 0.89 1.1 2.42 Cầu thang 7.69 3 1.2 1 1.32 S16 Sàn không sử dụng 1.96 1.96 0.75 1.3 1 0.98 0.98 S17 Hành lang 7.22 7.22 3 1.2 1 3.6 3.6 S18 Cầu thang 13.25 13.25 3 1.2 1 3.6 3.6 S19 Bếp 13.25 13.25 1.5 1.3 0.89 1.74 1.74 S20 Bếp 7.1 24.73 1.5 1.3 1 0.56 2.79Phòng khách 5.07 1.5 1.3 1 0.4 Hành lang 12.56 3 1.2 1 1.83 S21 P.k.Thuật 2.34 8.51 3 1.2 1 0.99 3.60 Hành lang 6.17 3 1.2 1 2.61
  • 22. 20 S22 Giặt phơi 6.61 10.53 1.5 1.3 1 1.22 2.56 P.V.Sinh 3.92 3 1.2 1 1.34 Tổng tải trọng tính toán tác dụng lên các ô sàn: Bảng 3.5: Tồng hợp tải trọng tác dụng lên sàn Tên ô sàn Tải trọng bản thân gbt (kN/m2 ) Tải trọng tường gt (kN/m2 ) Tổng tĩnh tải gs (kN/m2 ) Hoạt tải ps (kN/m2 ) Tổng tải trọng qs (kN/m2 ) S1 4.33 11.22 15.55 1.95 17.5 S2 4.33 1.03 5.36 1.46 6.82 S3 4.33 1.48 5.81 1.95 7.76 S4 4.33 2.42 6.75 1.84 8.59 S5 4.33 9.86 14.19 1.95 16.14 S6 4.33 1.8 6.13 1.7 7.83 S7 4.33 1.62 5.95 1.96 7.91 S8 4.33 3.25 7.58 1.6 9.18 S9 4.33 1.48 5.81 1.7 7.51 S10 4.33 0.69 5.02 1.7 6.72 S11 4.33 3.17 7.5 1.95 9.45 S12 4.33 3.66 7.99 2.81 10.8 S13 4.33 4.6 8.93 3.18 12.11 S14 4.33 1.52 5.85 1.44 7.29 S15 4.33 5.34 9.67 2.42 12.09 S16 4.33 4.73 9.06 0.98 10.04 S17 4.33 0 4.33 3.6 7.93 S18 4.33 1.05 5.38 3.6 8.98 S19 4.33 2.5 6.83 1.74 8.57 S20 4.33 4.18 8.51 2.79 11.3 S21 4.33 2.41 6.74 3.6 10.34 S22 4.33 5.73 10.06 2.56 12.62 3.5. Tính toán nội lực và cốt thép cho các ô sàn Xác định nội lực trên các ô sàn Bản kê bốn cạnh Dựa vào liên kết cạnh bản có 9 sơ đồ:
  • 23. 21 Hình 3.5: Sơ đồ các loại ô sàn bản kê 4 cạnh Xét từng ô bản có 6 mômen Hình 3.6: Sơ đồ nội lực ô sàn bản kê 4 cạnh M1, MI, MI’: dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh ngắn. (MI’ = 0 nếu là biên khớp, MI’ = MI nếu là biên ngàm) M2, MII, MII’: dùng để tính cốt thép đặt dọc cạnh dài. (MII’ = 0 nếu là biên khớp, MII’= MII nếu là biên ngàm) (1) (2) (3) l1 l2 l1 l2 l1 l2 (4) (5) (6) l1 l2 l1 l2 l1 l2 l1 l1 l1 (7) (8) (9) l1 l2 l1 l2 l1 l2 M1MI MI' l1 l2 M2 MII' MII
  • 24. 22 Với M1 = α1.(g+ p).l1.l2 MI = -β1.(g+ p).l1.l2 M2 = α2.(g+ p).l1 .l2 MII = -2.(g+ p).l1 .l2 (Đơnvị của Moment : kN.m/m). Trong đó: α1, α2, β1, β2: Hệ số phụ thuộc vào liên kết 4 biên và tỉ số l1/l2 tra sổ tay kết cấu, nếu tỉ số l1/l2 là số lẻ thì cần phải nội suy. Bản loại dầm Cắt một dải bản rộng 1m theo phương cạnh ngắn và xem như một dầm (tính như cấu kiện chịu uốn)  Tải trọng phân bố đều tác dụng lên dầm: q=(g+p).1m (kN/m) Tùy theo liên kết cạnh bản mà có 3 sơ đồ tính đối với dầm: Hình 3.7: Nội lực trong ô sàn bản loại dầm Tính toán và bố trí cốt thép cho sàn Lựa chọn vật liệu: - Sàn dùng bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5Mpa. - Cốt thép CI, A-I có Rs = 225MPa CII, A-II có Rs = 280MPa IDuøng M ' ñeå tính 1Duøng M ñeå tính Duøng M ñeå tínhI Duøng M ' ñeå tínhII Duøng M ñeå tính2 Duøng M ñeå tínhII q M = max ql 8 2 l1 q min M = 1- ql 8 2 3/8l max M = 1 2 9ql 128 l1 1 2 min M = - ql 12 q max M = 1 2 ql 24 M = - ql min 12 2 11 l1 Mmin = -ql2 /2 Mmax = 0 l1 q
  • 25. 23 Tính cốt thép sàn Tính như cấu kiện chịu uốn có tiết diện hình chữ nhật với bề rộng b = 1m, có chiều cao h = hb. h0 = h - a: Chiều cao làm việc của tiết diện, bằng khoảng cách từ trọng tâm As đến mép vùng nén. a = abv + 0,5. là Chiều dày lớp đệm, bằng khoảng cách từ trọng tâm của As đến mép bê tông. Chiều dày lớp bảo vệ abv tính từ mép ngoài bê tông đến mép ngoài gần nhất của cốt thép và được lấy như sau: Với bê tông nặng abv ≥  đồng thời abv ≥ a0 Với bản có: Nếu h ≤ 100mm lấy a0 = 10mm còn nếu h > 100mm lấy a0 = 15mm Giả thiết a. Với bản thường chọn a = 15÷20mm. Khi h khá lớn (h > 150mm) có thể chọn a = 25÷30mm. Tính h0 = h - a. - Tính toán: , 1 . 1 1,1 R s sc u R             : Đặc trưng tính chất biến dạng của vùng bê tông chịu nén,  =  - 0,008.Rb  = 0,85 đối với bê tông nặng. sc,u: ứng suất giới hạn của cốt thép trong vùng bê tông chịu nén, sc,u = 400Mpa  Với thép CI có Rs = 225MPa có , 0,85 0,008.14,5 0,618 225 0,85 0,008.14,5 1 1 1 1 1,1 400 1,1 R s sc u R                        => .(1 0,5. )R R R    = 0,427  Thép CII có Rs = 280 MPa có , 0,85 0,008.14,5 0,595 280 0,85 0,008.14,5 1 1 1 1 1,1 400 1,1 R s sc u R                        => .(1 0,5. )R R R    = 0,418 - Xác định 2 0. . m b M R b h   rồi kiểm tra điều kiện hạn chế: αm ≤ αR + Nếu αm > αR cần tăng cấp độ bền bê tông hoặc chiều dày sàn + Nếu thỏa mãn αm ≤ αR thì tính toán: 2 211 m   
  • 26. 24 Từ đó xác định được diện tích cốt thép tính toán cần thiết: 0.. hR M A s tt s   Diện tích cốt thép As tt được xác định xem như bố trí cho 1m dài bản. Khi thiết kế cốt thép sàn, ta thường chọn đường kính và tính toán khoảng cách các thanh thép. Chọn đường kính thép thường là 6, 8, 10,… nhưng phải thỏa mãn điều kiện   h/10 - Xử lý kết quả: Tính hàm lượng cốt thép : %100 .1000 % 0  h Att s  Kiểm tra điều kiện  ≥ min = 0,1%. Khi xảy ra <min chứng tỏ h quá lớn so với yêu cầu, nếu được thì rút bớt h để tính lại. Nếu không thể giảm h thì cần chọn As theo yêu cầu tối thiểu bằng min.b.h0 Sau khi chọn và bố trí cốt thép cần tính lại a0 và h0. Khi h0 không nhỏ hơn giá trị đã dùng để tính toán thì kết quả là thiên về an toàn. Nếu h0 nhỏ hơn giá trị đã dùng với mức độ đáng kể thì cần tính toán lại.  nằm trong khoảng 0,3%÷0,9% là hợp lý. Cấu tạo cốt thép chịu lực: Đường kính  nên chọn  ≤ h/10. Để chọn khoảng cách a có thể tra bảng hoặc tính toán như sau: Tính as là diện tích 1 thanh thép, từ as và As tt tính được khoảng cách bố trí các thanh thép Stt (mm). tt s stt s A a Sa 1000. 4 2   Chọn S  Stt vừa tính được. Nên chọn a là bội số của 10mm để thuận tiện cho thi công. Khoảng cách cốt thép chịu lực còn cần tuân theo các yêu cầu cấu tạo sau: Smin ≤ S ≤ Smax. Thường lấy Smin = 70mm. Khi h ≤ 150mm thì lấy Smax = 200mm Khi h > 150mm lấy Smax = min (1,5.h và 400) Kết quả tính toán nội lực và cốt thép cho ô sàn được thể hiện ở bảng
  • 27. 25 Bảng 3.6: BẢNG TÍNH CỐT THÉP SÀN LOẠI BẢN KÊ 4 CẠNH 4 Rb = 14.5 8 1 Rs=Rsc= 225 ξR= 0.618 αR= 0.427 min = 8 2 Rs=Rsc= 280 ξR= 0.595 αR= 0.418 l1 l2 g p h a h0 As TT H.lượng Ø sTT sBT As CH (m) (m) (N/m2 ) (N/m2 ) (mm) (mm) (mm) (cm2 /m) TT (%) (mm) (mm) (mm) (cm2 /m) 20.0 90.0 α1 = 0.0279 M1 = 3,325 0.028 0.986 1.67 0.19% 6 170 160 1.77 26.0 84.0 α2 = 0.0258 M2 = 3,062 0.030 0.985 1.64 0.20% 6 172 170 1.66 20.0 90.0 β1 = 0.0649 MI = -7,432 0.063 0.967 3.79 0.42% 8 132 130 3.87 20.0 90.0 β2 = 0.0597 MII = -6,836 0.058 0.970 3.48 0.39% 8 144 140 3.59 20.0 90.0 α1 = 0.0235 M1 = 2,731 0.023 0.988 1.36 0.15% 6 207 200 1.41 26.0 84.0 α2 = 0.0160 M2 = 1,913 0.019 0.991 1.02 0.12% 6 277 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0564 MI = -6,007 0.051 0.974 3.05 0.34% 8 165 160 3.14 20.0 90.0 β2 = 0.0331 MII = -3,524 0.030 0.985 1.77 0.20% 6 160 150 1.88 20.0 90.0 α1 = 0.0209 M1 = 1,891 0.016 0.992 0.94 0.10% 6 300 200 1.41 26.0 84.0 α2 = 0.0101 M2 = 910 0.009 0.996 0.84 0.10% 6 337 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0469 MI = -3,712 0.032 0.984 1.86 0.21% 6 152 150 1.88 20.0 90.0 β2 = 0.0225 MII = -1,778 0.015 0.992 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 1.133.90 5,950 1,960 110 1,700 110 Moment (N.m/m) Chiều dàyTải trọng S9 9 2.70 3.90 S7 7 3.45 Cốt thép Ø ≤ Cốt thép Ø > 1,700 Cấp bền BT : 0.10% Tính thép Hệ số moment ζ STT Kích thước 3.75 3.90 1.04 6 Sơ đồ sàn 1106,130 Tỷ số l2/l1 5,810 S6 Chọn thép αm 1.44
  • 28. 26 20.0 90.0 α1 = 0.0210 M1 = 2,275 0.019 0.990 1.13 0.13% 6 249 200 1.41 26.0 84.0 α2 = 0.0222 M2 = 2,336 0.023 0.988 1.25 0.15% 6 226 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0443 MI = -4,358 0.037 0.981 2.19 0.24% 6 129 120 2.36 20.0 90.0 β2 = 0.0547 MII = -5,378 0.046 0.977 2.72 0.30% 8 185 180 2.79 20.0 90.0 α1 = 0.0198 M1 = 2,789 0.024 0.988 1.39 0.15% 6 203 200 1.41 26.0 84.0 α2 = 0.0154 M2 = 2,180 0.021 0.989 1.17 0.14% 6 243 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0457 MI = -5,807 0.049 0.975 2.94 0.33% 8 171 170 2.96 20.0 90.0 β2 = 0.0358 MII = -4,552 0.039 0.980 2.29 0.25% 6 123 120 2.36 20.0 90.0 α1 = 0.0204 M1 = 2,484 0.021 0.989 1.24 0.14% 6 228 200 1.41 26.0 84.0 α2 = 0.0141 M2 = 1,719 0.017 0.992 0.92 0.11% 6 308 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0468 MI = -4,977 0.042 0.978 2.51 0.28% 6 113 110 2.57 20.0 90.0 β2 = 0.0323 MII = -3,436 0.029 0.985 1.72 0.19% 6 164 150 1.88 20.0 90.0 α1 = 0.0200 M1 = 4,673 0.040 0.980 2.36 0.26% 6 120 120 2.36 26.0 84.0 α2 = 0.0050 M2 = 1,212 0.012 0.994 0.84 0.10% 6 337 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0433 MI = -8,859 0.075 0.961 3.66 0.41% 10 215 200 3.93 20.0 90.0 β2 = 0.0096 MII = -1,956 0.017 0.992 0.97 0.11% 6 290 200 1.41 20.0 90.0 α1 = 0.0210 M1 = 5,940 0.051 0.974 3.01 0.33% 8 167 160 3.14 27.0 83.0 α2 = 0.0116 M2 = 3,297 0.033 0.983 1.80 0.22% 6 157 150 1.88 20.0 90.0 β1 = 0.0474 MI = -12,001 0.102 0.946 5.03 0.56% 10 156 150 5.24 20.0 90.0 β2 = 0.0265 MII = -6,710 0.057 0.971 3.41 0.38% 8 147 140 3.59 1.85 7,500 S15 110 1.34 110 9 3.95 5.30 9,670 2,420 S14 7 3.90 7.20 5,850 1,440 3.90S10 S11 9 3.45 3.90 110 5,020 1,700 110 S13 9 2.70 3.25 8,930 1,950 3,180 1.04 1.20 8 3.75 1.13 110
  • 29. 27 20.0 90.0 α1 = 0.0185 M1 = 2,849 0.024 0.988 1.42 0.16% 6 199 190 1.49 26.0 84.0 α2 = 0.0048 M2 = 740 0.007 0.996 0.84 0.10% 6 337 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0398 MI = -4,516 0.038 0.980 2.27 0.25% 6 124 120 2.36 20.0 90.0 β2 = 0.0105 MII = -1,188 0.010 0.995 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 20.0 90.0 α1 = 0.0201 M1 = 2,103 0.018 0.991 1.05 0.12% 6 270 200 1.41 26.0 84.0 α2 = 0.0147 M2 = 1,543 0.015 0.992 0.84 0.10% 6 337 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0463 MI = -4,075 0.035 0.982 2.05 0.23% 6 138 130 2.17 20.0 90.0 β2 = 0.0341 MII = -2,999 0.026 0.987 1.50 0.17% 6 188 180 1.57 20.0 90.0 α1 = 0.0209 M1 = 3,136 0.027 0.986 1.57 0.17% 6 180 170 1.66 26.0 84.0 α2 = 0.0101 M2 = 1,509 0.015 0.993 0.84 0.10% 6 337 200 1.41 20.0 90.0 β1 = 0.0469 MI = -6,238 0.053 0.973 3.17 0.35% 8 159 150 3.35 20.0 90.0 β2 = 0.0225 MII = -2,989 0.025 0.987 1.50 0.17% 6 189 180 1.57 6,740 3,600 110 1.17 4,330 2,560 110 1.44S22 9 2.70 3.90 S17 9 2.70 5.30 10,060 S21 9 2.70 3.15 3,600 110 1.96
  • 30. 28 Bảng 3.7: BẢNG TÍNH CỐT THÉP SÀN LOẠI BẢN DẦM 4 Rn = 14.5 8 1 Rs=Rsc= 225 ξR= 0.618 αR= 0.427 min = 8 2 Rs=Rsc= 280 ξR= 0.595 αR= 0.418 l1 l2 g p h a h0 As TT H.lượng Ø sTT sBT As CH (m) (m) (N/m2 ) (N/m2 ) (mm) (mm) (mm) (cm2 /m) TT (%) (mm) (mm) (mm) (cm2 /m) 20.0 90.0 Mnh = 0 0.000 1.000 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 20.0 90.0 Mg = -1/2 .q.L = -6,322 0.054 0.972 3.21 0.36% 8 157 150 3.35 20.0 90.0 Mnh = 9/128 .q.L = 6,183 0.053 0.973 3.14 0.35% 8 160 150 3.35 20.0 90.0 Mg = -1/8 .q.L = -10,147 0.086 0.955 4.22 0.47% 10 186 180 4.36 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 2,949 0.025 0.987 1.48 0.16% 6 192 190 1.49 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -4,714 0.040 0.980 2.38 0.26% 8 211 200 2.51 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 5,790 0.049 0.975 2.93 0.33% 8 171 170 2.96 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -9,537 0.081 0.958 3.95 0.44% 10 199 190 4.13 20.0 90.0 Mnh = 0 0.000 1.000 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 20.0 90.0 Mg = -1/2 .q.L = -5,831 0.050 0.975 2.95 0.33% 8 170 170 2.96 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 6,832 0.058 0.970 3.48 0.39% 8 145 140 3.59 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -11,636 0.099 0.948 4.87 0.54% 10 161 160 4.91 110 2.15S4 c 3.65 7.85 6,750 1,840 S3 c 2.70 7.10 5,810 110 1,950 110 2.63 5,360 1,460 1,950 2.28S2 b 3.45 7.85 S1 110 Tỷ số l2/l1 Moment 0.10%Cốt thép Ø ≤ 15,550 Kích thước Sơ đồ sàn Chọn thép 4.00 d 0.85 3.40 Cấp bền BT : STT Tính thép (N.m/m) αm Chiều dàyTải trọng Cốt thép Ø > ζ S5 d 0.85 3.85 14,190 1,950 110 4.53 S8 c 3.90 7.85 7,580 1,600 110 2.01
  • 31. 29 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 5,990 0.051 0.974 3.04 0.34% 8 165 160 3.14 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -9,506 0.081 0.958 3.94 0.44% 10 199 190 4.13 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 294 0.003 0.999 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -535 0.005 0.998 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 955 0.008 0.996 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -1,364 0.012 0.994 0.90 0.10% 6 314 200 1.41 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 2,685 0.023 0.988 1.34 0.15% 6 211 200 1.41 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -4,464 0.038 0.981 2.25 0.25% 6 126 120 2.36 20.0 90.0 Mnh = 1/24 .q.L = 5,825 0.050 0.975 2.95 0.33% 8 170 170 2.96 20.0 90.0 Mg = -1/12 .q.L = -9,344 0.080 0.959 3.87 0.43% 10 203 200 3.93 110 2.49S20 c 3.15 7.85 8,510 2,790 110 3.96 S19 c 2.50 5.30 6,830 1,740 110 2.12 S18 c 1.35 5.35 5,380 3,600 110 2.42 S16 c 0.80 2.45 9,060 980 110 3.06 S12 c 3.25 7.85 7,990 2,810
  • 32. 30 3.6. Ví dụ tính toán cụ thể cho từng loại ô sàn: Ô bản kê : Chọn ô sàn S14= l1xl2=3.9x7.2 (m) có liên kết là 3 ngàm và 1 khớp tính theo sơ đồ 7 Tỉ số l2/l1= 1,846 => tra bảng và nội suy xác định:  Hệ số l2/l1 = 1.80 l2/l1 = 1.846 l2/l1 = 1.85  0.0203 0.0200 0.02  0.0054 0.0050 0.005  0.0442 0.0433 0.0432  0.0102 0.0096 0.0095 => M1 = g+p)l1.l2=0,02x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = 4,096 (kN.m) MI = -g+p). l1.l2= -0,0433x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = - 8,869 (kN.m) M2 = g+p)l1.l2= 0,0050x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = 1,024 (kN.m) MII = -g+p). l1.l2= -0,0096x (5,850+1,440)x3,9x7,2 = - 1,966 (kN.m) Tính cốt thép : thép CI có Rs = Rsc = 225 MPa, Bêtông B25 có Rb=14,5 MPa, chọn a = 20mm => h0= 110-20=90mm. Cắt 1 dải bản rộng b = 1m = 1000mm theo phương cạnh ngắn để tính cốt thép. Tính cốt thép chịu mômen dương theo phương cạnh ngắn : Tính 1 2 2 0 4,096 0,035 . . 14,5.1000.1.0,09 m b M R b h     => 1 1 2 1 1 2.0,035 0,982 2 2 m         => As TT 21 0 4,096 2,06 . . 0,982.225.1000.0,09s M cm R h    + Hàm lượng cốt thép: 0 2,06.100 % 100% 0,23% . 1000.90 tt sA b h      . Chọn thép 6 có as=28,3mm2 + Khoảng cách giữa các cốt thép : . 28,3.1000 137 206 tt s tt s a b S mm A    Chọn s=120mm.Vậy bố trí thép theo phương cạnh ngắn chịu mômen dương 6a120. Tính cốt thép chịu mômen dương theo phương cạnh dài : Tính 21 2 2 0 1,024 0,0087 . . 14,5.1000.1.0,09 m b M R b h     => 1 1 2 1 1 2.0,0087 0,996 2 2 m         l1 (7) l1 l2
  • 33. 31 => As TT 22 0 1,024 0,51 . . 0,996.225.1000.0,09s M cm R h    + Hàm lượng cốt thép: 0 0,51.100 % 100% 0,1% . 1000.90 tt sA b h      . Chọn thép 6 có as=28,3mm2 + Khoảng cách giữa các cốt thép : . 28,3.1000 554,9 51 tt s tt s a b S mm A    Chọn s=200mm.Vậy bố trí thép theo phương cạnh dài chịu mômen dương 6a200. Tính cốt thép chịu mômen âm theo phương cạnh ngắn : Tính 2 2 0 8,861 0,075 . . 14,5.1000.1.0,09 I m b M R b h     => 961,0 2 075,0.211 2 211      m  => As TT 2 0 8,861 4,55 . . 0,961.225.1000.0,09 I s M cm R h    + Hàm lượng cốt thép: 0 4,55.100 % 100% 0,51% . 1000.90 tt sA b h      . Chọn thép 10 có as=78,5 mm2 + Khoảng cách giữa các cốt thép : . 78,5.1000 173 455 tt s tt s a b S mm A    Vậy bố trí thép theo phương ngắn chịu mômen âm 10a170. Tính cốt thép chịu mômen âm theo phương cạnh dài : Tính 2 2 0 1,966 0,017 . . 14,5.1000.1.0,09 II m b M R b h     => 992,0 2 017,0.211 2 211      m  => As TT 2 0 1,966 0,98 . . 0,992.225.1000.0,09 II s M cm R h    + Hàm lượng cốt thép: 0 0,98.100 % 100% 0,11% . 1000.90 tt sA b h      . Chọn thép 6 có as=28,3mm2 + Khoảng cách giữa các cốt thép : . 28,3.1000 289 98 tt s tt s a b S mm A    Chọn s=200mm.Vậy bố trí thép theo phương cạnh dài chịu mômen âm 6a200.
  • 34. 32 Ô bản dầm : Chọn ô sàn S8 có l1xl2= 3,9x7,85 (m). Cắt dải bản rộng 1m theo phương cạnh ngắn, ta có các sơ đồ tính sau : Ô sàn S8 thuộc sơ đồ tính số c : 2 đầu ngàm. Từ đó ta tính mômen : 2 2 1 max (7,580 1,600) 3,9 5,990 24 24 ql M      (kN.m) 2 2 1 min (7,580 1,600) 3,9 11,636 12 12 ql M        (kN.m) Tính cốt thép chịu mômen dương: Tính max 2 2 0 5,990 0,051 . . 14,5.1000.1.0,09 m b M R b h     => 1 1 2 1 1 2.0,051 0,974 2 2 m         => As TT 2 0 5,990 3,04 . . 0,974.225.1000.0,09 II s M cm R h    + Hàm lượng cốt thép: 3,04.100 % 100% 0,34% 1000.90     . Chọn thép 8 có as=50,3mm2 + Khoảng cách giữa các cốt thép : . 50,3.1000 166 304 tt s tt s a b S mm A    Vậy bố trí thép chịu mômen dương 8a140. Tính cốt thép chịu mômen âm: 099,0 09,0.1.1000.5,14 636,11 .. 22 0 min  hbR M b m => 948,0 2 099,0.211 2 211      m  2 0 tt s 87,4 09,0.1000.225.948,0 636,11 .. A=> cm hR M s II   + Hàm lượng cốt thép: 4,87.100 % 100% 0,54% 1000.90     . Chọn thép 10 có as=78,5mm2 + Khoảng cách giữa các cốt thép : mm A ba S tt s stt 161 487 1000.5,78.  Vậy bố trí thép chịu mômen dương 10a160. Nhận xét: kết quả tính toán trên có khác so với bảng tính là do bảng tính đã kể đến tác dụng giảm tải của dầm phụ đối với ô bản của sàn mà trong tính toán ở trên chưa kể đến. q M = max ql 8 2 l1 q min M = 1- ql 8 2 3/8l max M = 1 2 9ql 128 l1 1 2 min M = - ql 12 q max M = 1 2 ql 24 M = - ql min 12 2 11 l1
  • 35. 33 3.7. Bố trí cốt thép: Đối với cốt thép chịu mômem âm: Do tính toán các ô sàn độc lập nên thường xẩy ra hiện tượng tại 2 bên của 1 dầm các ô sàn có nội lực khác nhau. VD : MII (1) : momem gối của ô sàn (1). MII (2) : momem gối của ô sàn (2). MII (1)  MII (2) . Điều này không đúng với thực tế vì các momen đó thường bằng nhau (nếu bỏ qua momen xoắn trong dầm).Sở dĩ kết quả 2 momen đó khác nhau là do quan niệm tính toán chưa chính xác (thực tế các ô sàn không độc lập nhau, tải trọng tác dụng lên ô này có thể gây ra nội lực trong ô khác). Biểu đồ momen theo quan niệm tính toán Biểu đồ momen thực tế Do có sự phân phối momen mà momen tại gối của 2 ô sàn lân cận sẽ bằng nhau. Để đơn giản và thiên về an toàn ta lấy momen lớn nhất bố trí cốt thép cho cả 2 bên gối. Đối với cốt thép chịu momen dương. Cốt thép chịu momen dương thì không cần làm như trên, nhưng để tiện cho thi công ta cũng có thể kéo dài cốt thép sang những ô liên tiếp (những ô dùng cốt thép xấp xỉ nhau). Cốt thép phân bố Cốt thép phân bố chọn theo điều kiện phân bố  chịu lực. 2 1 2 1 20% khi 2 3 15% khi 3 tt s pb s tt s A A A          và 200  s  300mm Cốt phân bố có tác dụng: + Chống nứt do bê tông co ngót. + Cố định cốt chịu lực. + Truyền tải sang các vùng xung quanh tránh tập trung ứng suất. + Chịu ứng suất nhiệt. + Cản trở sự mở rộng khe nứt. (1) II M (2) MII (1) (3) (4) (2) MII (1) (2) II M
  • 36. 34 CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP CẦU THANG BỘ TẦNG 2 4.1. Mặt bằng cầu thang: Cầu thang là bộ phận kết cấu công trình thực hiện chức năng đi lại, vận chuyển trang thiết bị hàng hóa theo phương đứng. Vì vậy cầu thang phải được bố trí ở vị trí thuận tiện nhất, đáp ứng được nhu cầu đi lại và thoát hiểm tốt. Về mặt kết cấu, cầu thang phải đáp ứng được yêu cầu về độ bền, độ ổn định, khả năng chống cháy và chống rung động. Về mặt kiến trúc, cầu thang phải đảm bảo được yêu cầu thẩm mỹ cho công trình. Công trình sử dụng cầu thang 2 vế từ tầng hầm cho đến sân thượng với chiều cao các tầng khác nhau. Ta chọn cầu thang tầng 2 lên tầng 3 để tính toán. Thiết kế cầu thang dạng bản 2 vế với các số liệu sau:  Chiều cao tầng là 3,4m.  Chiều cao bậc: hb = 154mm.  Bề rộng bậc: bb = 270mm. Vật liệu:  Bêtông B25 có Rb=14,5 MPa, Rbt=1,05 MPa  Thép Ø ≤ 8: dùng thép CI có Rs=Rsc=225MPa, 0,596R  ; 0,427R   Thép Ø > 8: dùng thép CII có Rs=Rsc =280 MPa, 0,573R  ; 0,418R  Mặt bằng cầu thang có cấu tạo như sau: Hình 4.1: Mặt bằng cầu thang tầng 2 11 200120010B?Cx270=27001200200 5500 20038002001200200 2001009001003004508501000850450300 42001300 20030003001800300 2400 3200 800 1200 600 1200 14 16 18 20 22 01 03 05 07 09 11 270010011001200 +5.706 +4.00 12 1800x1750 1800x1750 4 C D
  • 37. 35 Hình 4.2: Mặt cắt cầu thang tầng 2 lên tầng 3 Hình 4.3: Cấu tạo các vế cầu thang - Do cầu thang phục vụ công trình công cộng, tải trọng tương đối lớn (thoát người khi có sự cố), chọn chiều dày bản thang, bản chiếu nghỉ, bản chiếu tới theo nhịp tính toán của bản thang. Sơ bộ chọn hs = 110mm. Sơ bộ chọn kích thước dầm cầu thang: 0 4000 400 400 và 200 10 10 2 2 L h h mm b mm      Chọn kích thước dầm chiếu nghỉ là 200×300(mm); dầm chiếu tới là 200×300(mm). - Góc nghiêng của bản thang với mặt phẳng nằm ngang (đối với vế 1) là α C D DCN DCT S18
  • 38. 36 166 1386 0.575 29 53' cos 0.867 2700 h tg b             Tương tự với vế 2 ta có 1540 ' 0.570 29 41' cos ' 0.869 2700 h tg b           - Nhận xét: Xét tỷ số giữa chiều cao dầm và chiều dày bản thang có 300 2.73 3 110 d s h h    Để đơn giản cho tính toán, ta xem là liên kết giữa bản thang với các dầm là liên kết khớp - Phân tích sự làm việc của kết cấu cầu thang:  Vế 1: gối lên dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới và vách.  Vế 3: gối lên dầm chiếu nghỉ, dầm chiếu tới và tường  Dầm chiếu nghỉ (DCN) liên kết 1 đầu với vách, đầu kia với cột.  Dầm chiếu tới (DCT) liên kết 1 đầu với vách, đầu kia với tường. 4.2. Tính toán bản thang (O1): Sơ đồ tính: Hình 4.4: Sơ đồ tính bản thang Xác định tải trọng: Tĩnh tải: Hình 4.5: Cấu tạo bậc thang  Khối lượng các lớp cấu tạo thành phần bản thang:   n tdiiit ng 1 ' 
  • 39. 37 Trong đó ni, i và tđi là hệ số độ tin cậy, khối lượng riêng và chiều dày tương đươn của lớp thứ i theo phương vuông góc với bản nghiêng. Đối với lớp gạch (đá hoa cương, đá mài, …) và lớp vữa xi măng có chiều dày thì chiều dày tương ứng được xác định ( ). .cosb b i tdi b h b b      Đối với bậc thang (xây bằng BTCT hoặc gạch) chiều dày tương đương được xác định như sau: cos 2 b tdi h     Trọng lượng lớp trát mặt trên: g1 = 2 2 . . . b b v v b b b h n b h      Trọng lượng bậc xây gạch: g2 = 2 2 . . 2 b b g b b b xh n b h    Trọng lượng lớp vữa: g3 = . .v vn   Trọng lượng bản thang: g4 = . . .bt btn   Trọng lượng lớp trát mặt dưới: g5 = . .v vn  Trong đó: + n: hệ số vượt tải, tra theo TCVN 2737-1995. + c, v, g,,bt : trọng lượng riêng của lớp gạch ceramic, vữa, gạch, bêtông. + δc, δv, δbt: chiều dày lớp gạch Ceramic, lớp trát, đan bêtông. + hb, bb: cao và chiều rộng bậc thang. Bảng 4.1: Tính tĩnh tải lên bản thang STT Các lớp sàn Chiều dày (mm) Trọng lượng (kN/m3 ) Hệ số vượt tải Chiều dày tương đương tdi (mm) Tải trọng tính toán (kN/m2 ) 1 Lớp đá mài 15 20 1,2 19.90 0,490 2 Lớp vữa trát 20 16 1,3 26.54 0,566 3 Bậc xây gạch - 18 1,1 65.07 1,322 4 Lớp vữa 10 16 1,3 10 0,208 5 Bản BTCT 110 25 1,1 110 3,025 6 Lớp vữa trát 15 16 1,3 15 0,312 Tổng 5,923 Tổng cộng tĩnh tải bản thang: gt’ = g1 + g2 + g3 + g4 + g5+ g6 = 5,923 (kN/m2 ) Trọng lượng tiêu chuẩn lan can: g7 tc = 30daN/m quy tải lan can về phân bố đều trên 1m2 là g7 = 30/1,2 = 25daN/m2 = 0,25kN/m2
  • 40. 38 Tải trọng tác dụng lên bản thang gt’ + g7 chia làm 2 thành phần lực. Một theo phương dọc trục bản nghiêng là gt’ tanα tạo lực dọc trong bản nghiêng, để đơn giản không xét thành phần này. Còn thành phần lực còn lại theo phương đứng gây ra mô men uốn gt = g7+ gt’/cosα Hình 4.6: Sơ đồ tĩnh tải bản thang  Trên bản chiếu nghỉ:  Tĩnh tải tác dụng lên sàn chiếu nghỉ bao gồm  Trọng lượng lớp đá Granite: g1 = . .d dn   Trọng lượng lớp vữa lót: g2 = . .v vn   Trọng lượng bản thang: g3 = . . .bt btn   Trọng lượng lớp trát mặt dưới: g4 = . .v vn  Tổng tĩnh tải tính toán phân bố trên ô sàn chiếu nghỉ: gt” = g1 + g2 + g3 + g4 Bảng 4.2: Tính tĩnh tải lên ô sàn chiếu nghỉ STT Các lớp sàn Chiều dày (mm) Trọng lượng (kN/m3 ) Hệ số vượt tải Tải trọng tính toán (kN/m2 ) 1 Mặt sàn lát đá Granite 10 28 1,1 0,308 2 Lớp vữa lót 20 16 1,3 0,416 3 Bản BTCT 110 25 1,1 3,025 4 Lớp vữa trát 15 16 1,3 0,312 Tổng 4,061 Hoạt tải: Hoạt tải tiêu chuẩn được lấy theo TCVN 2737:1995 cho cầu thang: ptc = 3(kN/m2 ) Hoạt tải tính toán: ptt = n.ptc = 1.2 x 3= 3.6 (kN/m2 ).
  • 41. 39 Hình 4.7: Sơ đồ hoạt tải bản thang Tính tĩnh tải do bản chiếu nghỉ truyền vào; Sơ đồ tính: Hình 4.8: Sơ đồ tính phản lực Ra Theo sơ đồ tính, xem phần d của vế 2 là dầm đơn giản gác lên phần a của vế 2.  Tổng tải trọng tác dụng lên chiếu nghỉ: q1’ = a.(gt” + ptt ) = 1,2.(4,061 + 3,6) = 9,193 (kN/m) => qa = q1’.L1/a (kN/m)  Phản lực Ra được tính: Ra = qa x d/2 = q1’ x L1 x d /2a = 9,193 x 1,3 x 0,6 / (2.1,2) = 2,988 kN. Phản lực này dùng để quy về phân bố đều tác dụng lên bản chiếu nghỉ theo phương L1  Lực phân bố đều quy đổi là Ra/L1 = 2,988 / 1,3 = 2,298 kN/m Tính tải trọng tác dụng lên vế thang 1 và 2:  Tải trọng toàn phần theo phương thẳng đứng lên bản thang: q2 = a.(g7 + gt’/cos + ptt ) = 1,2.(0,25+5,923/0.867 + 3,6) = 12,82 (kN/m).  Tải trọng toàn phần theo phương vuông góc với bản thang: q2’ = q2×cosα = 12,86×0,867 = 11,11 (kN/m).  Tổng tải trọng tác dụng lên bản chiếu nghỉ: q1 = q1’ + Ra/L1 = 9,193 + 2,298 = 11,49 (kN/m).
  • 42. 40 Xác định nội lực và tính toán cốt thép Xác định nội lực Tính toán dùng bản rộng a (m) theo phương cạnh dài và xem như một dầm hệ tĩnh định chịu tải phân bố đều q1 và q2. Để xác định nội lực dùng phương pháp cơ học kết cấu hoặc dùng phần mềm tính toán, ở đây tính nội lực như sau: Hình 4.9: Sơ đồ tính và biểu đồ nội lực Xét cân bằng mô men tại B ta có: ∑M (B) = 0 0 2 1 1 2 12 2 2 1 1 2 12 2 0 22cos 22cos L L q L LL q R L q L LL q LR AA                 Và AB RL q LqR        2 2 11 cos Thay số ta được 2 2 2 2 1 2 1 1 0 12,82 2,7 1,3 2,7 1,3 11,49 cos 2 2 0,867 2 2 28,88 4,0 A q L L L L q R kN L                        2 1 1 2 12,82 11,49.1,3 2,7 28,88 25,98 cos 0,867 B A q R q L L R kN                      Dùng mặt cắt 1-1 cắt tại 1 tiết diện bất kỳ, cách gối tựa A đoạn x, tính mô men tại tiết diện đó: cos2 . 2 '. . 2 2 2 2 2 x qxR L Lx qxRM AAx  Mô men lớn nhất ở nhịp được xác định từ điều kiện “đạo hàm của mô men là lực cắt và lực cắt tại đó là bằng 0” từ đó lấy đạo hàm của Mx theo x cho đạo hàm bằng không
  • 43. 41 2 2 2 2 2 . ' . 0 . .cos 28,88.0,867 1,95 . ' 12,82 A A A x L Q R q L R L R x m q L q          => Mmax= 2 2 2 .cos 28,88 .0,867 28,20 . 2 2.12,82 AR kN m q     Tính toán cốt thép Bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5 MPa,  = 25 kN/m3 , Rbt=1,05 Mpa Cốt thép Ø ≤ 8 dùng thép CI, A-I có Rs = Rsc = 225MPa Cốt thép Ø ≥ 10 dùng thép CII, A-II có Rs = Rsc = 280MPa Giả thiết a=2.5 cm , ho=11 – 2.5 = 8.5 cm = 0.085m Mô men ở nhịp là: Mn = 0,7Mmax = 0,7 . 28,20 = 19,74 kN.m Mô men ở gối là: Mg = 0,4 Mmax = 0,4 . 28,20 = 11,28 kN.m  Tính thép ở nhịp: Tính 2 3 2 19,74 0,157 0,418 . . 14,5 10 1,2 0,085 m R b o M R b h          1 1 2 1 1 2.0,157 0,914 2 2 m         Diện tích cốt thép yêu cầu: 4 2 2 3 19,74 9,07 10 ( ) 9,07( ) . . 280 10 0,914 0,085 TT S s o M A m cm R h          Kiểm tra hàm lượng cốt thép: min 0 907 % .100% 100% 0,89% 0,1% . 1200 85 TT SA b h         Chọn thép 12 có as = 113,1mm2 , khi đó khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế a = 15 + 6 =21 <25 mm => thỏa mãn. Khoảng cách giữa các thanh thép: .120 113,1 1200 150( ) 910 TT s TT S a s mm A     Chọn 12a150 để bố trí. Cốt thép theo phương cạnh ngắn chọn theo cấu tạo 6a200.
  • 44. 42  Tính thép ở gối: Tính 2 3 2 11,28 0.090 0,418 . . 14,5 10 1,2 0,085 m R b o M R b h          1 1 2 1 1 2.0,090 0,953 2 2 m         Diện tích cốt thép yêu cầu: 4 2 2 3 11,28 4,97 10 ( ) 4,97( ) . . 280 10 0,953 0,085 TT S s o M A m cm R h          Hàm lượng cốt thép: 0 4,97.100 % 100% 0,49% . 1200.85 tt sA b h      . Chọn thép 10 có as=78,5mm2 khi đó khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế a = 15 + 5 =20 <25 mm => thỏa mãn. + Khoảng cách giữa các cốt thép : . 78,5.1200 190 497 tt s tt s a b S mm A    Vậy bố trí thép chịu mômen âm 10a190. Cốt thép cấu tạo chọn 6a200. 4.3. Tính toán bản thang (O2): Cách tính tương tự như tính bản thang O1, kết quả thu được như sau: q3 = 12,81 kN/m2 q3’ = 11,13 kN/ m2 q1 = 11,49 kN/ m2 RF = 28,80 kN và RD = 25,94 kN Từ đó xác định đoạn x’ cách gối F là x’ = 1,95m => Mmax’ = 28,13 kN.m < Mmax Do đó chọn thép bản thang vế 1 để bố trí cho bản thang vế 2 4.4. Tính dầm chiếu nghỉ (DCN) Xác định tải trọng Tải phân bố Chọn tiết diện dầm 200x300 mm, dầm có chiều dài 3,2m. -Trọng lượng phần bê tông (trọng lượng bản thân dầm) . . ( ) 1,1 25 0,2 (0,3 0,11) 1,05d d d d sg n b h h        (kN/m) -Trọng lượng phần tường xây trên dầm:
  • 45. 43 . . . 1,1 18 0,2 1,094 4,33t t t tg n b h      (kN/m) Tải tập trung Do bản thang truyền vào, đó là phản lực của các gối tựa tại B, D của vế 1 và vế 2. Ta quy về phân bố đều trên toàn bộ chiều dài dầm chiếu nghỉ như sau: qttr1 = 25,98 19,24 1,35 1,35 BR   (kN/m); qttr2 = 25,94 20,75 1,25 1,25 DR   (kN/m) Hình 4.10: Quy đổi tải trọng tập trung về phân bố trên DCN Để đơn giản xem tải trọng quy đổi từ 2 phản lực RB và RD là phân bố đều trên toàn nhịp của dầm chiếu nghỉ, lấy giá trị lớn hơn để tính toán là qttr1 = 20,75kN/m Vậy tải trọng tác dụng lên dầm chiếu nghỉ là: q4 = gd + gt + qttr = 1,05 + 4,33 + 20,75 =26,13 (kN/m) Sơ đồ tính dầm chiếu nghỉ và nội lực Dầm chiếu nghỉ một đầu kê lên vách thang máy, một đầu kê lên cột. Sơ đồ tính của dầm chiếu nghỉ là 1 dầm đơn giản có 2 đầu ngàm. 2 22 2 4 3 4 3 max min . .26,13 3,2 26,13 3,2 11,15( . ); M 22,30 . 24 24 12 12 q L q L M kN m kN m            và 4 3 4 3 max min . .26,13.3,2 26,13.3,2 41,81( ) 41,81( ) 2 2 2 2 q L q L Q kN Q kN         Tính toán cốt thép Tính cốt thép dọc chịu mô men âm Bêtông cấp độ bền: B25 có Rb = 14,5 MPa,  = 25 kN/m3 , Rbt=1,05 Mpa Cốt thép Ø ≥ 10 dùng thép CII có Rs = Rsc = 280MPa Giả thiết a=3cm tính được h0=30-3=27 cm= 0,27 m RD/1,3 L3=3200 RB/1,3 q4=26,13 kN/m L3=3200 gd+gt 1350 600 1250
  • 46. 44 Tính 2 3 2 22,03 0,104 0,418 . . 14,5 10 0,2 0,27 m R b o M R b h          1 1 2 1 1 2.0,104 0,945 2 2 m         Hình 4.11: Sơ đồ tính và nội lực dầm chiếu nghỉ Diện tích cốt thép yêu cầu: 4 2 2 3 22,03 3,08 10 ( ) 3,08( ) . . 280 10 0,945 0,27 TT S s o M A m cm R h          Kiểm tra hàm lượng cốt thép: min 0 3,03 % .100% 100% 0,56% 0,1% . 20.27 TT SA b h        Chọn 216 có BT SA =4,02 cm2 > 3,08 cm2 Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế: 20 8 28 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc Tính cốt thép dọc chịu mômen dương: Tính 2 3 2 11,15 0,053 0,418 . . 14,5 10 0,2 0,27 m R b o M R b h          1 1 2 1 1 2.0,053 0,973 2 2 m         Diện tích cốt thép yêu cầu: 4 2 2 3 11,15 1,52 10 ( ) 1,52( ) . . 280 10 0,973 0,27 TT S s o M A m cm R h          q4=26,13 kN/m Mmax = ql2 /24 = 11,15 kN.m Qmax = 41,81 kN L3=3200 Qmin = - 41,81 kN Mmin= -ql2 /12 = -22,30kN.m
  • 47. 45 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: min 0 1,52 % .100% 100% 0,28% 0,1% . 20.27 TT SA b h        Chọn 212 có BT SA =2,26cm2 > 1,52cm2 Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế: 20 6 26 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc Tính cốt thép đai Thiết kế cốt đai không dùng cốt xiên. Cốt đai thuộc nhóm cốt thép AI. Vật liệu: lấy b2 = 1 Bêtông B25 có Rb = 14,5MPa; Rbt =1,05 MPa; Eb =30.103 MPa. Cốt thép CI, AI có: Rsw=175 MPa; Es = 21.104 MPa. Lực cắt tại gối là: Qg = 41,81 kN và lực cắt tại nhịp là Qn = 20,81 kN Tải trọng phân bố đều trên dầm gồm:  Phần tĩnh tải: Do TLBT dầm, vữa trát, do bản thang truyền vào. Với tĩnh tải do bản thang truyền vào là RB, RD của phần tĩnh tải quy phân bố đều (tính tương tự như tính cốt thép bản thang) Ta tính được g = 1,05+4,33+max(15,57/1,35; 15,54/1,25) = 17,81 (kN/m)  Phần hoạt tải: Do bản thang truyền vào. Với hoạt tải do bản thang truyền vào là RB, RD của phần hoạt tải quy phân bố đều, ta tính được: p = max(10,42/1,35; 10,41/1,25) = 8,33 (kN/m)  Tính toán cường độ tiết diện nghiêng theo lực cắt Tính toán sự cần thiết đặt thêm cốt thép đai. Điều kiện: Q 2 4 0(1 ) . .b n bt bo R b h Q c     (*) Tính các giá trị q1 = gd+pd/2 rồi Mb = b2.Rbt.b.h0 2 1 bM C q  : chiều dài hình chiếu của mặt cắt nghiêng trên trục cấu kiện. q1: tải trọng thường xuyên liên tục trên dầm; q1 = gd + 0,5pd, qsw: khả năng chịu cắt của cốt đai.
  • 48. 46 gd: tải trọng thường xuyên phân bố liên tục, pd: tải trọng tạm thời phân bố liên tục. n = 0 0,1 . .bt N R b h ; N hệ số xét tới ảnh hưởng của lực doc trục. b2: hệ số phụ thuộc vào loại bê tông với bê tông nặng b2 = 2. Tính 3 3 0(1 )b b n btQ R bh   (b3 =0,6 đối với bê tông nặng) Nếu 3bo bQ Q lấy 3bo bQ Q rồi tính 2 01,5(1 )n bt bo R bh C Q   Nếu 2,5bo bt oQ R bh thì lấy 2,5bo bt oQ R bh rồi tính 2 01,5(1 )n bt bo R bh C Q   Sau đó tính lại giá trị Q = Qmax – q1.C rồi kiểm tra (*) Nếu điều kiện (*) đảm bảo thì không cần phải đặt thêm cốt đai; bản thân bê tông cũng đủ khả năng chịu lực cắt; khi đó chỉ cần đặt cốt đai theo cấu tạo cho dầm. Nếu không thỏa mãn (*) thì nhất thiết phải đặt thêm cốt đai hoặc cốt xiên.  Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén chính của bụng dầm Điều kiện: Q 1 1 00,3. . . . .bt b bQ R b h   Trong đó: w1: Hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt đai đặt vuông góc với trục cấu kiện Ta có: w1= 1+5..w Với  = S bE E ; = b.s swA b1: Hệ số xét đến khả năng phân phối lại nội lực của các loại bêtông khác nhau. Ta có 1 1 .b bR   Khi điều kiện trên không thoả mãn thì cần giả thiết lại cốt đai theo dự kiến thực tế bố trí hoặc tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp độ bền của bêtông.  Tính toán cốt đai: Ta sẽ tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên. Xác định qsw như sau: - Khi Qmax 6,0 1bQ  trong đó Qb1 = 12 .bM q thì 2 2 max 1 4. b sw b Q Q q M   - Khi 1 1 max 0 0 b b b M Q Q Q h h    thì 2 max 1( )b sw b Q Q q M   Trong cả hai trường hợp trên, qsw không được lấy nhỏ hơn max 1 02. bQ Q h 
  • 49. 47 - Khi max 1 0 b b M Q Q h   thì max 1 0 b sw Q Q q h   - Nếu tính được min 02. b sw Q q h  =0,3(1+f+n)Rbtb thì tính lại: 2 2 max 2 max 2 max 1 1 0 3 0 3 0 . . 2. 2. 2. b b sw b b Q Q Q q q q h h h                      Tính khoảng cách các cốt đai: w sAs w sw R s q  rồi kiểm tra xem 2 4 0 max max b btR bh s s Q    (điều kiện dầm không phá hoại trên tiết diện nghiêng đi qua khoảng cách hai cốt đai). Nếu s> smax lấy s = smax Khi h  450 mm thì khoảng cách cốt đai không lớn hơn h/2 và không lớn hơn 150 mm. Khi h > 450 mm thì khoảng cách cốt đai không lớn hơn h/3 và không lớn hơn 500 mm. Với dầm đang xét thì đoạn gần gối tựa: 300 150 2 2 150 ct h mm s mm       và đoạn giữa nhịp: 3 3.300 225 4 4 500 ct h mm s mm       Bảng 4.3: Tính cốt thép đai dầm chiếu nghỉ 4.5. Tính dầm chiếu tới (DCT): Chọn tiết diện: Kích thước (bxh) = 200 x 300 mm Chiều dài tính toán l = 3,25m. Xác định tải trọng : Tải trọng phân bố: Trọng lượng phần bê tông cốt thép: 1 . . .( ) 1,1 25.0,2.(0,3 0,11) 1,045bq n b h h      (kN/m) Trọng lượng lớp trát: 2 . . .( 2 2 ) 1,3.16.0,015 (0,2 2.0,3 2.0,11) 0,181bq n b h h         (kN/m) B25 Rb = 14.5 8 1 Rsw= 175 Es = Eb = 30,000 Rbt = 1.05 8 2 Rsw= 225 Es = Chiều dài (m) (kN) (kN) g p q1 b h a ho hf (kN) (kN) (kN) (N/mm) (mm) (mm) (mm) (m) Gối 41.81 110 0.50 27 C.tạo 150 214.09 T.mãn C.tạo C.tạo 549 150 Ø6/ 150 Nhịp 20.91 110 0.50 6.08 C.tạo 200 210.78 T.mãn 1,098 225 -2.55 T.mãn Ø6/ 200 Phần tử 1 0.00 Tải trọng 17.8 8.3 22.03.2 Đoạn dầm Tiết diện 200 300 30 270 (mm) 34.02 6 n 0.00 φf φn Cấp bền BT : qswQb.o Q Đ.kiện t.toán 210,000 Ø s stt smax sct Đai dự kiến Đ.kiện h.chế Qbt Cốt thép Ø ≤ Cốt thép Ø > |Q|max N (kN/m) 210,000 K.tra đoạn g.nhịp Bố trí cốt đai 2 l 1
  • 50. 48 Trọng lượng do ô bản sàn S18 truyền vào: 18 3 18 1,35 9,28. 6,26( / ) 2 2 S S L q q kN m    Tải tập trung Do bản thang truyền vào, đó là phản lực của các gối tựa tại A’ của vế thang tầng trên và gối F của vế 2. Ta quy về phân bố đều trên toàn bộ chiều dài dầm chiếu nghỉ như sau: qttr1 = ' 28,88 21,39 1,35 1,35 AR   (kN/m); qttr2 = 28,80 22,15 1,25 1,3 FR   (kN/m) q4 = max(qttr1, qttr2) = 22,15 (kN/m) Vậy: q =q1+q2+q3+q4= 1,045 + 0,181 + 6,26 + 22,15 = 29,64 (kN/m) Xác định nội lực: Dầm chiếu tới 1 đầu kê lên dầm, đầu kia liên kết với vách. Sơ đồ tính của dầm chiếu tới là 1 dầm đơn giản có 1 đầu ngàm, 1 đầu khớp Ta có nội lực như sau: Hình 4.12: Sơ đồ tính và nội lực dầm chiếu tới. Tính cốt thép: Tính cốt thép dọc chịu mô men dương: Bề dày lớp bêtông bảo vệ: ao = 20mm, chọn a = 30mm. Chiều cao làm việc: ho = 300 - 30 = 270 mm Cốt dọc dùng cốt thép nhóm CII. Tính 2 3 2 22,01 0,104 0,418 . . 14,5 10 0,2 0,27 m R b o M R b h          1 1 2 1 1 2.0,104 0,945 2 2 m         Qmax = 5 8 ql = 60,21kN L3=3250 Qmin = - 3 8 ql = -36,12kN Mmax = 9ql2 /128 = 22,01kN.m Mmin= -ql2 /8 = -39,13kN.m q =29,64 kN/m
  • 51. 49 Diện tích cốt thép yêu cầu: 4 2 2 3 22,01 3,08 10 ( ) 3,08( ) . . 280 10 0,945 0,27 TT S s o M A m cm R h          Kiểm tra hàm lượng cốt thép: min 0 3,08 % .100% 100% 0,57% 0,1% . 20.27 TT SA b h        Chọn 216 có BT SA = 4,02 cm2 > 3,08cm2 Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế: 20 8 28 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc Vậy thép dọc chịu mô men dương ở dầm chiếu tới ta chọn 2Ø16. Tính cốt thép dọc chịu mô men âm: Tính 2 3 2 39,13 0,185 0,418 . . 14,5 10 0,2 0,27 m R b o M R b h          1 1 2 1 1 2.0,185 0,897 2 2 m         Diện tích cốt thép yêu cầu: 4 2 2 3 39,13 5,77 10 ( ) 5,77( ) . . 280 10 0,897 0,27 TT S s o M A m cm R h          Kiểm tra hàm lượng cốt thép: min 0 5,77 % .100% 100% 1,06% 0,1% . 20.27 TT SA b h        Chọn 220 có BT SA = 6,28 cm2 > 5,77 cm2 Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế: 20 10 30 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc Vậy thép dọc chịu mô men âm ở dầm chiếu tới ta chọn 2Ø20. Tính cốt thép đai: Thiết kế cốt đai không dùng cốt xiên. Cốt đai thuộc nhóm cốt thép AI. Vật liệu: lấy b2 = 1 Bêtông B25 có Rb = 14,5MPa; Rbt =1,05 MPa; Eb =30.103 MPa. Cốt thép CI, AI có: Rsw=175 MPa; Es = 21.104 MPa.
  • 52. 50 Lực cắt tại gối là: Qg = 60,21 kN và lực cắt tại nhịp là Qn = 36,12 kN Tải trọng phân bố đều trên dầm gồm:  Phần tĩnh tải: (Tính tương tự như dầm chiếu nghỉ) Do TLBT dầm, vữa trát, do bản thang và do sàn S18 truyền vào. Ta tính được g = 1,045+0,181+ 5,38.0,85/2 + max(18,82/1,35; 18,76/1,3) = 17,94 (kN/m)  Phần hoạt tải: (Tính tương tự như dầm chiếu nghỉ) Do bản thang và ô sàn S18 truyền vào, ta tính được p = 3,9.0,85/2+ max(10,05/1,35; 10,03/1,3) = 9,38 (kN/m)  Tính toán cường độ tiết diện nghiêng theo lực cắt  Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén chính của bụng dầm  Tính toán cốt đai: - Đã đề cập ở phần tính toán dầm chiếu nghỉ -  Tính khoảng cách các cốt đai: Với dầm đang xét thì đoạn gần gối tựa: 300 150 2 2 150 ct h mm s mm       và đoạn giữa nhịp: 3 3.300 225 4 4 500 ct h mm s mm       Bảng 4.4: Tính cốt thép đai dầm chiếu tới B25 Rb = 14.5 8 1 Rsw= 175 Es = Eb = 30,000 Rbt = 1.05 8 2 Rsw= 225 Es = Chiều dài (m) (kN) (kN) g p q1 b h a ho hf (kN) (kN) (kN) (N/mm) (mm) (mm) (mm) (m) Gối 60.21 110 0.50 44.9 T.toán 150 214.09 T.mãn 36.89 268 381 150 Ø6/ 150 Nhịp 36.12 110 0.50 20.8 C.tạo 200 210.78 T.mãn 636 225 -1.47 T.mãn Ø6/ 200 Cấp bền BT : Cốt thép Ø ≤ 210,000 Cốt thép Ø > 210,000 Phần tử Đoạn dầm |Q|max N Tải trọng Tiết diện Qbt φf φn Qb.o Q Đ.kiện t.toán qsw stt smax sct Đai dự kiến l 1 K.tra đoạn g.nhịp Bố trí cốt đai (kN/m) (mm) Ø s n Đ.kiện h.chế 1 3.2 0.00 17.9 9.4 22.6 200 300 30 270 0.00 6 234.02
  • 53. 51 CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN BỐ TRÍ CỐT THÉP DẦM D1 TẦNG 1 5.1. Số liệu tính toán. - Bê tông sàn có cấp độ bền B25: Rb = 14,5 MPa; Rbt = 1,05 MPa. - Cốt thép: +   8 dùng thép CI có: Rs = Rsc = 225 MPa Rsw = 175 MPa. +   10 dùng thép CII có: Rs = Rsc = 280 MPa Rsw = 225 MPa. 5.2. Sơ đồ tính toán. Dầm D1 tính như một dầm liên tục, 2 đầu được xem như gối vào các dầm chính, ở giữa kê lên gối tựa là dầm D2. Sơ đồ tính: Hình 5.1: Sơ đồ tính dầm D1. 5.3. Lựa chọn kích thước dầm. Chiều cao dầm chọn theo công thức: .dl h m  Trong đó: ld là nhịp của dầm đang xét. m là hệ số: m = 12 : 20 đối với dầm phụ. m = 8 : 12 đối với dầm chính. Dầm đang xét là dầm phụ 3900 3900 (195 325) 20 12 d d l h mm m           Chọn h = 300mm. Bề rộng của dầm: thường thì bd = (0,30,5).hd = 90 – 150mm Ở đây ta chọn bd = 200 mm (lúc đầu chọn bd = 150mm tuy nhiên tính hàm lượng cốt thép không thỏa mãn nên tăng bd lên là 200mm) Vậy tiết diện của dầm D1 là: 200×300 mm. 5.4. Xác định tải trọng tác dụng lên dầm. Tải trọng tác dụng lên dầm bao gồm tĩnh tải và hoạt tải. Tĩnh tải: Tĩnh tải tác dụng lên dầm bao gồm trọng lượng bản thân của dầm, tải trọng từ sàn truyền vào, trọng lượng của tường và các kết cấu bao che. B C
  • 54. 52 Trọng lượng bản thân của dầm: - Phần sàn giao với dầm được tính vào trọng lượng sàn, trọng lượng dầm bao gồm phần bê tông và phần vữa trát. - Trọng lượng của dầm được tính theo công thức: qd = n.bt.b.(h - hb) + n.v.v.[b+2.(h - hb)] Trong đó: v = 0,015 m là bề dày của lớp vữa trát. bt = 25 kN/m3 là trọng lượng riêng của bê tông. v = 16 kN/m3 là trọng lượng riêng của vữa. b = 0,15 m là bề rộng của dầm. h = 0,3 m là chiều cao của dầm. hb = 0,11 m là bề dày của sàn. Cấu tạo dầm n là hệ số vượt tải, n = 1,1 đối với dầm và n=1,3 đối với vữa trát Bảng 5.1: Trọng lượng bản thân dầm D1 Đoạn dầm L Tiết diện (mm) γv γbt nd nv gv gbt Tổng qd (m) b h (kN/m3 ) (kN/m3 ) (kN/m) (kN/m) (kN/m) 1 3.9 200 300 16 25 1.1 1.3 0.18 1.05 1.20 2 3.9 200 300 16 25 1.1 1.3 0.18 1.05 1.20 Tải trọng do sàn truyền vào:  Đối với các ô sàn bản kê 4 cạnh: Xem gần đúng tải trọng do sàn truyền vào dầm phân bố theo diện chịu tải. Từ các góc bản, vẽ các đường phân giác  chia sàn thành các phần 1, 2, 3, 4. Phần 1 truyền vào dầm D1. Phần 2 truyền vào dầm D2. Phần 3 truyền vào dầm D3. Phần 4 truyền vào dầm D4. Gọi gs là tải trọng tác dụng lên ô sàn  Tải trọng tác dụng từ sàn truyền vào dầm: Hình 5.2: Sơ đồ phân tải sàn bản kê. 1 4 2 3  l l 1 2 D1 D3 D2 D4 hb h b
  • 55. 53 D1, D2 : Tải trọng hình thang D3, D4 : Tải trọng tam giác Để đơn giản người ta quy đổi các tải trọng hình thang và tam giác đó về phân bố đều (gần đúng). - Dầm D1, D2 : q2 = (1- 22 + 3 ).gs.l1/2 , vói 2 1 2l l  - Dầm D3, D4 : 1 2 5 8 2 s l q g   (Việc quy đổi này dựa trên cơ sở momen do tải trọng hình thang hay tam giác gây ra = momen do tải trọng qui đổi phân bố đều gây ra). D1, D2 : 1 2 2 s l q g  D3, D4 : q2 = 0 Hình 5.3: Sơ đồ phân tải ô bản loại dầm.  Đối với các ô sàn bản loại dầm: Xem tải trọng truyền vào dầm theo phương cạnh dài, dầm theo phương cạnh ngắn không chịu tải trọng từ sàn Đối với dầm có 2 bên sàn cần tính tải trọng do cả 2 bên truyền vào (cùng tác dụng vào 1 dầm). Sơ đồ truyền tải trọng từ sàn vào dầm D1: Bảng 5.2: Tĩnh tải phân bố từ sàn truyền vào dầm D1 Nhịp Ô sàn Kích thước ô sàn gs 2 1 2l l  Dạng tải trọng q’s (1 bên) qs (2 bên) L1 (m) L2 (m) (kN/m2 ) (kN/m) (kN/m) 1 S7 3.45 3.9 4.33 0.44 Hình thang 5.21 10.49 S6 3.75 3.9 4.33 0.48 Hình thang 5.28 l2 g .ls 1 2 l1 2 l1 2 1g .ls l2 g .ls 1 2 l1 2 q l2 l1 2 1g .ls l1 q D3 D4 D1 D2
  • 56. 54 2 S11 3.45 3.9 4.33 0.44 Hình thang 5.21 10.49 S10 3.75 3.9 4.33 0.48 Hình thang 5.28 Trong đó: + Nhịp 1: Là nhịp đầu tiên tính từ hướng trục B đến trục C + Nhịp 2: Là nhịp thứ 2 tính từ hướng trục B đến trục C Hình 5.4: Sơ đồ truyền tải trọng từ sàn vào dầm D1. Tĩnh tải do tường và các kết cấu bao che trên dầm (gt+c): Trên dầm D1 có tường + cửa vì vậy ta tính tải trọng do tường và cửa truyền vào D1: gt+c Trong kết cấu nhà khung chịu lực, tường chỉ đóng vai trò bao che, nó chỉ chịu tải trọng bản thân (tự mang)  tường chỉ truyền lực vào dầm mà không tham gia chịu lực (điều này để đơn giản trong tính toán và tăng độ an toàn vì thực tế tường có tham gia chịu lực). Đối với mảng tường đặc: để tiết kiệm người ta quan niệm rằng chỉ có phạm vi tường trong phạm vi góc 60o là truyền lực lên dầm, còn lại tạo thành lực tập trung truyền xuống cột. (Nếu 2 biên tường không có cột thì xem như toàn bộ tường truyền vào dầm) Gọi gt là trọng lượng 1m2 tường (gạch xây + trát): . . 2. . .t g g g tr tr trg n n     (kN/m). Gọi ht là chiều cao tường (chiều cao tầng - chiều cao dầm). Tải trọng lên dầm có dạng hình thang (như hình vẽ) quy đổi về phân bố đều : 7200 6 8000 B C 5 700 3450 3750 850 39003900 D1 S11 S10 S7 S6 l   d lht d 2  ld     Dáöm âang xeït Dáöm táöng trãn Cäüt Cäüt Láúy thaình læûc táûp trung truyãön vaìo nuït cäüt bãn dæåïi
  • 57. 55 Với: a = ht . tg30 = 3 3 th và q = 2 3 (1 2 ). .t tg h   ; d a l   Trường hợp ld bé  phần tường truyền lên dầm có dạng tam giác : Qui đổi về phân bố đều: Với q = 5 60 8 2 od t l g tg   Vậy tải phân bố lên dầm: q = 2 3 (1 2 ). .t tg h   Đối với mảng tường có cửa : Xem gần đúng tải trọng tác dụng lên dầm là toàn bộ trọng lượng tường + cửa phân bố đều trên dầm. . . .tc t t c c cG g S n g S  (kN/m) Trong đó : gt : Trong lượng tính toán của 1m2 tường St: Diện tích tường nc : Hệ số vượt tải của cửa nc = 1,1 tc cg : Trọng lượng tiêu chuẩn của 1m2 cửa. Sc: Diện tích cửa.  Tải trọng tường + cửa phân bố đều trên dầm là : d ct l G q  Dựa vào bản vẽ kiến trúc ta thấy tường nằm trên các dầm phụ D1 là những mảng tường có cửa. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau. ng = 1.1 nv = 1.3 nc = 1.1 gg = 15 kN/m3 v = 16 kN/m3 g = 0.1 m v = 0.015 m a dl l tg .h d qt l ld t d 2 d g .l . q
  • 58. 56 Bảng 5.3: Tải trọng do tường truyền lên dầm Nhịp L dầm B H bc hc Sc St gt gc qt+c (m) (m) (m) (m) (m) (m2 ) (m2 ) (kN/m2 ) (kN/m2 ) (kN/m) 1 3.9 3.15 3.1 9.77 2.27 5.70 2 3.9 3.6 3.1 0.78 2.2 1.72 9.44 2.27 0.30 5.65 Tổng tải trọng phân bố trên dầm phụ D1 là: q = qd + qs + qt+c Kết quả được thể hiện qua bảng sau. Bảng 5.4: Bảng tổng tĩnh tải tác dụng lên dầm D1 Nhịp Dầm qd (kN/m) Sàn qs (kN/m) Tường qt+c (kN/m) Tổng cộng q (kN/m) 1 1.20 10.49 5.7 17.39 2 1.20 10.49 5.65 17.34 Hoạt tải: Chỉ có loại là do sàn truyền vào. Cách xác định tương tự như phần tĩnh tải nhưng thay gs tt bằng ps tt (hoạt tải sàn trên 1m2 ). Bảng 5.5: Bảng hoạt tải tính toán trên các loại ô sàn STT Ô sàn Loại phòng ptc Hệ số vượt tải n ps (kN/m2 ) (kN/m2 ) 1 S6, S10 P. ngủ 1.50 1.3 1.95 2 S11 WC 1.50 1.3 1.95 3 S7 Phòng khách 1.50 1.3 1.95 Bảng 5.6: Tính toán hoạt tải phân bố từ các ô sàn truyền vào dầm D1 Nhịp Ô sàn Kích thước ô sàn ps 2 1 2l l  Dạng tải trọng q’ps (1 bên) qps (2 bên) L1 (m) L2 (m) (kN/m2 ) (kN/m) (kN/m) 1 S7 3.45 3.9 1.95 0.44 Hình thang 2.35 4.73 S6 3.75 3.9 1.95 0.48 Hình thang 2.38 2 S11 3.45 3.9 1.95 0.44 Hình thang 2.35 4.73 S10 3.75 3.9 1.95 0.48 Hình thang 2.38 Tổng hợp tải trọng tác dụng lên dầm D1. Bảng 5.7: Bảng tổng hợp tĩnh tải và hoạt tải phân bố tác dụng lên dầm. STT Nhịp dầm L Tĩnh tải q Hoạt tải qps Tổng (m) (kN/m) ( kN/m) ( kN/m) 1 1 3.9 17.39 4.73 22.12 2 2 3.9 17.34 4.73 22.07
  • 59. 57 5.5. Sơ đồ chịu tải của dầm Sơ đồ chịu tải của dầm được thể hiện trên hình vẽ. Hình 5.5: Tĩnh tải Hình 5.6: Hoạt tải 1 Hình 5.7: Hoạt tải 2 5.6. Xác định nội lực và tổ hợp nội lực dầm Xác định nội lực Nội lực trong dầm D1 được xác định bằng phần mềm SAP2000, kết quả biểu đồ mômen và lực cắt của dầm cho các trường hợp tải trọng như trên hình vẽ. 16.58 18.67 16.63 0.14 -32.88-32.88 0.07 16.53 18.58 16.51 -25.48 -8.53 8.43 25.38 42.34-42.24 -25.34 -8.43 8.48 25.38
  • 60. 58 Hình 5.8: Mô men và lực cắt do tĩnh tải Hình 5.9: Mô men và lực cắt do hoạt tải 1 Hình 5.10: Mô men và lực cắt do hoạt tải 2 Tổ hợp nội lực Do hoạt tải có tính chất bất kỳ (xuất hiện theo các quy luật khác nhau)  cần tổ hợp để tìm ra những giá trị nguy hiểm nhất của nội lực do hoạt tải gây ra. Từ đó ta tính toán tiết diện. Hoạt tải được chia làm các trường hợp, mỗi trường hợp tải trọng chỉ tác dụng lên 1 nhịp. Cách này có nhiều ưu điểm: phân tích tải trọng đơn giản, xác định tổ hợp nội lực chính xác đối với tất cả các tiết diện, cả momen lẫn lực cắt nên được áp dụng nhiều. Giá trị mômen và lực cắt trong tổ hợp được xác định theo công thức sau: Mmax = MTT + (MHT + ) : tổng các momen do hoạt tải gây ra nếu số dương thì cộng vào âm thì bỏ qua không cộng vào. Mmin = MTT + (MH - ) Qmax = QTT + (QHT + ) Qmin = QTT + (QHT - ) 5.63 6.89 6.75 3.39 -4.48-4.48 -3.36 -2.24 -1.12 -8.08 -3.46 1.15 5.76 10.37 -1.15 -1.15 -1.15 -1.15 -1.12 -2.24 -3.36 -4.48-4.48 3.39 6.75 6.89 5.63 1.15 1.15 1.15 1.15 -10.37 -5.76 -1.15 3.46 8.08
  • 61. 59 Hình 5.11: Phần tử thanh dầm Từ giá trị nội lực do Sap2000 xuất ra ta tổ hợp nội lực Moment và lực cắt Bảng 5.8: Tổ hợp nội lực Moment và lực cắt BẢNG TỔ HỢP MÔMEN DẦM Tiết diện Trường hợp tải trọng Tổ hợp TT HT1 HT2 Mmin (kN.m) Mmax (kN.m) Mttoán (kN.m) G1 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 N1 18.67 6.75 -1.68 16.99 25.42 25.42 G2 -32.88 -4.48 -4.48 -41.84 -32.88 -41.84 N2 18.58 -1.68 6.75 16.90 25.33 25.33 G3 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 BẢNG TỔ HỢP LỰC CẮT DẦM Phần tử Tiết diện Trường hợp tải trọng Tổ hợp TT HT1 HT2 Qmin (kN) Qmax (kN) |Q|max (kN) 1 0 25.48 8.08 -1.15 24.33 33.56 33.56 1 l/4 8.53 3.46 -1.15 7.38 11.99 11.99 1 3l/4 -25.39 -5.76 -1.15 -32.30 -25.39 32.30 1 l -42.34 -10.37 -1.15 -53.86 -42.34 53.86 2 0 42.24 1.15 10.37 42.24 53.76 53.76 2 l/4 25.34 1.15 5.76 25.34 32.25 32.25 2 3l/4 -8.48 1.15 -3.46 -11.94 -7.33 11.94 2 l -25.38 1.15 -8.08 -33.46 -24.23 33.46 5.7. Tính toán cốt thép dầm Tính cốt thép dọc của dầm *Trước khi tính cốt thép dọc của dầm ta cần lưu ý: - Tại 1 tiết diện ta có 2 giá trị nội lực tổ hợp Mmax & Mmin : + Nếu Mmax, Mmin  0  cốt thép dưới tính theo Mmax cốt thép trên đặt theo cấu tạo (As  min .b.ho). + Nếu Mmax, Mmin  0  cốt thép trên tính theoMmin cốt thép dưới đặt theo cấu tạo (As  min .b.ho). + Nếu Mmax  0, Mmin  0  cốt thép dưới tính theo Mmax PT1 PT2
  • 62. 60 cốt thép trên tính theoMmin. Chọn đường kính  của cốt thép thoả điều kiện: 12-22 (đối với dầm phụ) và đến 32 (đối với dầm chính);  10 1 bd. Để tiện cho thi công trong mỗi dầm không nên dùng quá 3 loại đường kính cho cốt chịu lực và để cho sự chịu lực được tốt thì trong một tiết diện không dùng cốt thép có đường kính chênh lệch nhau quá 6mm. Tính cốt thép chịu mômen âm: Tính theo tiết diện chữ nhật bd x hd = 200x300. Giả thiết a = 3 cm, lúc đó ho = hd - a = 30 - 3 = 27 cm. Tại gối 2: Tính 418,0198,0 27,020,0105,14 83,41 .. 232    R ob m hbR M  889,0 2 198,0.211 2 211      m  Diện tích cốt thép yêu cầu: )(22,6)(1022,6 27.0889.010280 83,41 .. 224 3 cmm hR M A os TT S      Kiểm tra hàm lượng cốt thép: %1,0%15,1%100 27.20 22,6 %100. . % min 0   hb ATT S Chọn 220 có BT SA = 6,28 cm2 > 6,22 cm2 Khoảng cách từ mép tiết diện đến trọng tâm cốt thép thực tế: 20 10 30 30tt gta mm a mm     => đảm bảo chiều cao làm việc Vậy thép dọc chịu mô men âm ở dầm chiếu tới ta chọn 2Ø20. Tính cốt thép chịu mômen dương: Tính theo tiết diện chữ T, cánh trong vùng nén. Bề rộng cánh được lấy như sau: bf ’ = b + 2.Sc , trong đó Sc là bề rộng phần bản sàn cùng tham gia chịu lực với dầm. Lấy Sc như sau:
  • 63. 61 1 1 3900 650 6 6 1 ( ) 0,5.(3450 300) 1575 ' 0,1 2 6 ' 6.110 660 ' 0,1 d c d dp f f f l mm S l b mm khi h h h mm khi h h                  Trong đó 1 ( ) 2 d dpl b khoảng cách giữa hai mép trong của 2 dầm liên tiếp. dl là nhịp tính toán của dầm và h’f là bề dày của phần cánh tham gia chịu nén. Chọn bc= 650 mm => Như vậy bf ’ = 200 + 2.650 = 1500 mm.  Xác định vị trí trục trung hòa: Giả thiết a = 30 => ho = hd - a = 30 - 3 = 27 cm Tính Mf = Rb.bf ’ .h’ f.( ho -0,5.hf ’ ) = 14,5.1500.110.(270 - 0,5.110) = 514,4.106 N.mm = 514,4 kN.m.  Nếu M  Mf thì trục trung hoà qua cánh, tính toán dầm như đối với tiết diện chữ nhật bf ’ x h.  Nếu M > Mf thì trục trung hoà qua sườn tính ' ' ' 2 ( ) ( 0,5 ) . . b f f o f m b o M R b b h h h R b h      + Nếu αm  αR: đặt cốt đơn, tra bảng tìm .  ' ' 0. .b s f f s R A b h b b h R     . + Nếu0,5 m R   : tăng tiết diện hoặc đặt cốt kép. ' 2 ' ' ' . ' ' ' . . . ( ). ( 0,5 ) ; .( ') . . ( ). . R b o b f f o f s SC O R b o b f f sc s s s s M R b h R b b h h h A R h a R b h R b b h R A A R R             + Nếu αm > 0,5: tăng tiết diện rồi tính lại từ đầu. Kiểm tra hàm lượng cốt thép: - 100 % s o A bh   thường % = 0,6 – 1,5% là hợp lý. - max min 0,1%    