SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
1
QUAN NIỆM CỦA NAM GIỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH VÀ SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP TRÁNH THAI, SINH CON
ThS. Mai Thị Quế
TÓM TẮT
Bất bình đẳng giới trong việc thực hiện các công việc trong gia đình đang tồn tại khá phổ
biến ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tiến tới bình đẳng giới giữa nam
và nữ trong gia đình là tính tất yếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề này thực hiện hiệu
quả như thế nào còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, quan điểm cũng như thái độ của nam giới
trong gia đình. Bài viết này tác giả sẽ trình bày các quan niệm và sự tham gia thực hiện các công
việc trong gia đình như nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, đi dự ma chay, cưới hỏi,
họp tổ dân phố, làm các loại giấy tờ, sửa chữa các vật dụng trong gia đình... và việc sử dụng biện
pháp tránh thai, sinh con của nam giới thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích thực trạng và
sự khác nhau về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn, công việc và tình
trạng hôn nhân khác nhau, hy vọng sẽ là những cứ liệu hữu ích để các cơ quan quản lý, các nhà
hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
cho nam giới thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và nam giới cả nước nói chung.
NỘI DUNG
Bài viết được dựa trên số liệu từ đề án khảo sát “Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại
Thành phố Hồ Chí Minh” do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vào
tháng 12/2013, tác giả là một trong những thành viên tham gia đề án. Cuộc khảo sát được thực hiện
tại 3 quận/huyện: quận Gò Vấp (nội thành hiện hữu), Quận 2 (nội thành phát triển), huyện Nhà Bè
(ngoại thành) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng số mẫu là 1.300. Mục tiêu của cuộc
khảo sát là đánh giá nhận thức của người dân về bình đẳng giới trên 6 lĩnh vực của đời sống xã hội
như: lao động - việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, chính trị, gia đình, văn hóa. Trong phạm vi bài
viết này, tác giả chỉ đề cập đến quan niệm của nam giới về phân công công việc trong gia đình,
trong việc lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai và sinh con.
2
1. Quan niệm của nam giới về phân công công việc trong gia đình
Các công việc trong gia đình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong phạm vi bài viết này
sẽ quan tâm đến 2 loại công việc khác nhau, đó là các công việc liên quan đến nội trợ như: nấu ăn,
rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và các công việc khác: đi dự ma chay, cưới hỏi, họp tổ
dân phố, làm các loại giấy tờ, sửa chữa các vật dụng trong gia đình.
Bảng 1. Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình
Công việc Nam Nữ Cả nam và nữ
Nấu ăn 7.1% 69.6% 23.3%
Rửa chén 4.5% 69.8% 25.7%
Giặt đồ 5.8% 62.8% 31.3%
Dọn dẹp nhà cửa 9.5% 50.6% 39.9%
Đi chợ 4.8% 75.15 20.0%
Đi dự ma chay, cưới hỏi 36.6% 12.5% 50.9%
Họp tổ dân phố 49.9% 11.2% 38.9%
Làm các loại giấy tờ 54.5% 8.5% 37.1%
Sửa chữa các vật dụng trong
gia đình
80.5% 4.1%
15.4%
Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình
đẳng giới tại TPHCM 12/2013
Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các công việc nội trợ như: nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn
dẹp nhà cửa, đi chợ đa số nam giới tham gia khảo sát cho rằng phụ nữ làm sẽ tốt hơn nam giới với
tỉ lệ rất cao, tương ứng như sau: 69.6% (nấu ăn); 69.8% (rửa chén); 62,8% (giặt đồ); 50,6% (dọn
dẹp nhà cửa); 77.7% (đi chợ) đối với nữ và 7.1%; 4.5%; 5.8%; 9.5%; 4.8% đối với nam. Như vậy,
đa số nam giới đánh giá cao năng lực của phụ nữ và họ tin tưởng ở phụ nữ trong việc thực hiện các
công việc nội trợ hơn nam giới.
Ngược lại, đối với các công việc khác như đi dự họp tổ dân phố; đi dự ma chay, cưới hỏi, giỗ
chạp; làm các loại giấy tờ, sửa chữa vật dụng trong gia đình đa số nam giới khẳng định họ làm sẽ
tốt hơn phụ nữ, chẳng hạn đối với việc sửa chữa vật dụng trong gia đình có tới 80.5% cho rằng
nam giới thực hiện sẽ tốt hơn, tương tự như vậy đối với việc làm các loại giấy tờ với tỉ lệ 54.5% và
họp tổ dân phố là 49.9%...
Quan niệm, suy nghĩ quyết định hành động của mỗi người, chính từ quan niệm về việc phụ
nữ thực hiện tốt các công việc nội trợ hơn nam giới và ngược lại nam giới làm tốt hơn các công
3
việc giao tiếp xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng tham gia của chính họ đối với việc thực hiện các
công việc trong gia đình. Với câu hỏi “trong gia đình ai là người thường xuyên nấu ăn, rửa chén,
giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, đi dự họp tổ dân phố; đi dự ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, làm các
loại giấy tờ, sửa chữa vật dụng trong gia đình?” kết quả khảo sát phản ánh, phần lớn các công việc
nội trợ trong gia đình do người phụ nữ thực hiện ở mức độ thường xuyên, ví dụ như việc nấu ăn
phụ nữ làm thường xuyên chiếm tỉ lệ 59.1%, rửa chén là 60.1%, đặc biệt là đi chợ chiếm tỉ lệ
69.5%, trong khi nam giới thực hiện các công việc này với tỉ lệ tương ứng là 7.3% (nấu ăn), 7.1%
(rửa chén) và 6.1% (đi chợ). Ngược lại, đối với các công việc khác nam giới tham gia nhiều hơn
nữ với tỉ lệ chênh lệch khá cao, cụ thể: đi dự họp tổ dân phố 50.1% (nam), 14.2 (nữ); đi dự ma
chay, cưới hỏi, giỗ chạp 35.7% (nam), 11.1% (nữ), làm các loại giấy tờ 56.5% (nam), 8.7% (nữ),
sửa chữa các vật dụng trong gia đình 81.3% (nam) và 4.7% (nữ).
Bảng 2. Người thường xuyên làm những công việc sau trong gia đình
Công việc Nam Nữ Cả nam và nữ
Nấu ăn 7.3% 59.1% 33.6%
Rửa chén 7.1% 60.1% 22.8%
Giặt đồ 8.9% 54.1% 37%
Dọn dẹp nhà cửa 11.3% 45.1% 43.6%
Đi chợ 6.1% 69.5% 24.4%
Đi dự ma chay, cưới hỏi 35.7% 11.1% 53.2%
Họp tổ dân phố 50.1% 14.2% 35.7%
Làm các loại giấy tờ 56.5% 8.7% 34.7%
Sửa chữa các vật dụng trong gia
đình
81.3% 4.7% 14.1%
Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình
đẳng giới tại TPHCM 12/2013
Như vậy, đa số nam giới quan niệm phụ nữ thực hiện công việc nội trợ tốt hơn nam giới và
ngược lại nam giới lại thực hiện tốt hơn các công việc khác ngoài việc nội trợ như sửa chữa vật
dụng gia đình, làm các loại giấy tờ, đi dự ma chay, cưới hỏi... Từ những quan niệm đó, dẫn đến
thực trạng đa số phụ nữ là người đảm nhiệm phần lớn các công việc nội trợ ở mức độ thường xuyên,
ngược lại nam giới thực hiện các công việc giao tiếp xã hội và một số công việc nặng khác trong
gia đình. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, mặc dù có sự phân chia công việc giữa nam và nữ
4
nhưng so với các công việc khác thì những công việc liên quan đến nội trợ, bếp núc, dọn dẹp nhà
cửa diễn ra thường xuyên hơn và chiếm rất nhiều công sức, thời gian của người thực hiện.
Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình có sự khác nhau giữa những
nhóm nam giới thuộc trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân khác nhau.
Xét về trình độ học vấn, có sự khác nhau khá lớn giữa các nhóm nam giới có trình độ học
vấn khác nhau về quan niệm người làm tốt hơn các công việc trong gia đình.
Bảng 3. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình phân
theo trình độ học vấn
Công việc gia đình
Trình độ học vấn
TổngTiểu
học
Trung
học cơ
sở
Trung học
phổ thông
Trung
cấp/cao
đẳng
Đại học
trở lên
Nấu ăn
Nam 18.2% 11.8% 3.6% 7.2% 9.8% 7.2%
Nữ 60.6% 61.3% 61.0% 54.6% 52.5% 59.2%
Cả nam và nữ 21.2% 26.9% 35.4% 38.1% 37.7% 33.7%
Rửa chén
Nam 21.2% 12.6% 3.9% 7.2% 1.6% 6.8%
Nữ 63.6% 61.3% 63.0% 57.7% 47.5% 60.3%
Cả nam và nữ 15.2% 26.1% 33.1% 35.1% 50.8% 32.8%
Giặt đồ
Nam 21.2% 17.6% 6.2% 5.2% 3.3% 8.8%
Nữ 66.7% 52.9% 54.1% 54.6% 49.2% 54.1%
Cả nam và nữ 12.1% 29.4% 39.7% 40.2% 47.5% 37.1%
Dọn nhà
cửa
Nam 24.2% 16.8% 9.8% 6.2% 6.6% 11.1%
Nữ 54.5% 52.1% 44.6% 42.3% 34.4% 45.2%
Cả nam và nữ 21.2% 31.1% 45.6% 51.5% 59.0% 43.7%
Đi chợ
Nam 18.2% 11.8% 3.3% 3.1% 4.9% 5.9%
Nữ 66.7% 68.9% 71.5% 67.0% 67.2% 69.6%
Cả nam và nữ 15.2% 19.3% 25.2% 29.9% 27.9% 24.6%
Đi dự ma
chay, cưới
hỏi
Nam 39.4% 40.3% 37.0% 35.1% 27.9% 36.6%
Nữ 36.4% 14.3% 11.8% 7.2% 8.2% 12.5%
Cả nam và nữ 24.2% 45.4% 51.1% 57.7% 63.9% 50.9%
Họp tổ dân
phố
Nam 54.5% 54.6% 53.4% 38.1% 39.3% 49.9%
Nữ 27.3% 10.9% 10.2% 10.3% 9.8% 11.2%
Cả nam và nữ 18.2% 34.5% 36.4% 51.5% 50.8% 38.9%
Làm các
loại giấy tờ
Nam 51.5% 56.3% 55.4% 50.5% 54.1% 54.5%
Nữ 27.3% 10.9% 7.5% 6.2% 1.6% 8.5%
Cả nam và nữ 21.2% 32.8% 37.0% 43.3% 44.3% 37.1%
Sửa chữa
các vật
dụng trong
gia đình
Nam 72.7% 76.5% 81.0% 81.4% 88.5% 80.5%
Nữ 9.1% 4.2% 3.9% 4.1% 1.6% 4.1%
Cả nam và nữ
18.2% 19.3% 15.1% 14.4% 9.8% 15.4%
Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình
đẳng giới tại TPHCM 12/2013
5
Số liệu bảng trên cho thấy, nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm phụ
nữ thực hiện những công việc nội trợ tốt hơn nam giới chiếm tỉ lệ càng thấp, ví dụ đối với công
việc rửa chén 47.5% nam giới có trình độ đại học và trên đại học cho rằng phụ nữ làm tốt hơn nam
giới nhưng ở trình độ tiểu học thì tỉ lệ này là 63.6%, tương tự như vậy đối với việc giặt đồ quan
niệm nữ làm tốt hơn nam là 66.7% (nam giới trình độ tiểu học) và 49.2% (nam giới trình độ đại
học và trên đại học)… Tuy nhiên, quan niệm cả nam và nữ thực hiện tốt hơn các công việc nội trợ
cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể và cũng có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình độ học
vấn khác nhau. Những nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì lựa chọn cả nam và nữ thực
hiện công việc nội trợ tốt hơn cũng chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại, ví dụ với công việc giặt đồ
trong khi nhóm nam giới có trình độ học vấn tiểu học lựa chọn 12.1% thì nhóm có trình độ đại học
và trên đại học là 47.5%, tương tự như vậy đối với công việc dọn dẹp nhà cửa nam giới có trình độ
học vấn tiểu học 21.2% và nam giới có trình độ đại học và trên đại học là 59% hay với công việc.
Với nhóm công việc khác: Đa số nam giới quan niệm họ thực hiện các công việc họp tổ dân
phố, đi dự ma chay, cưới hỏi… sẽ tốt hơn và có sự khác nhau khá rõ nét về quan niệm này giữa
những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao
thì quan niệm nam giới thực hiện công việc này tốt hơn càng càng giảm và ngược lại, chẳng hạn
đối với công việc đi dự ma chay, cưới hỏi có 39.4% nam giới trình độ tiểu học cho rằng nam thực
hiện công việc này sẽ tốt hơn và tỉ lệ này ở nhóm có trình độ từ đại học trở lên là 27.9%, tương tự
như vậy đối với việc họp tổ dân phố là 54.5% (trình độ tiểu học) và 39.3% (trình độ từ đại học trở
lên)… Quan niệm cả nam và nữ làm sẽ tốt hơn cũng có sự khác nhau giữa những nhóm có trình độ
học vấn khác nhau, trong khi nhóm có trình độ tiểu học cho rằng đối với việc đi dự ma chay cưới
hỏi là 24.2% trình độ tiểu học thì tỉ lệ này ở nhóm có trình độ đại học trở lên là 63.9%, tương tự
như vậy đối với công việc họp tổ dân phố 18.2% (trình độ tiểu học) và 50.8% (trình độ đại học trở
lên) (xem thêm bảng 3).
Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng trực tiếp tới quan niệm người làm tốt hơn các công
việc trong gia đình, tùy theo từng công việc mà có tỉ lệ đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung nam
giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm cả nam và nữ cùng chia sẻ công việc nội trợ cũng
như các công việc khác trong gia đình càng lớn và ngược lại. Vì vậy, muốn nâng cao nhận thức
của người dân về bình đẳng giới trong gia đình thì thiết nghĩ nâng cao trình độ học vấn cho người
dân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giới nói chung và bất
bình đẳng giới trong gia đình nói riêng.
6
Xét theo nhóm công việc, những nhóm nam giới có công việc khác nhau thì có quan niệm
về người làm tốt hơn các công việc gia đình cũng khác nhau.
Bảng 4. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn các công việc gia đình
phân theo công việc
Công việc gia đình
Công việc hiện tại
Tổng
Lao
động
đơn
giản
Công nhân
viên (công
chức, viên
chức, nhân
viên văn
phòng…)
Nông dân
Công
nhân
Lãnh
đạo/quản
lý
Nấu ăn
Nam 6.7% 6.3% 14.3% .0% .0% 7.3%
Nữ 66.3% 56.8% 57.1% 73.5% 50.0% 59.1%
Cả nam và nữ 27.0% 37.0% 28.6% 26.5% 50.0% 33.6%
Rửa
chén
Nam 9.0% 5.2% 21.4% .0% .0% 7.1%
Nữ 62.9% 59.5% 50.0% 82.4% 35.7% 60.1%
Cả nam và nữ 28.1% 35.3% 28.6% 17.6% 64.3% 32.8%
Giặt đồ
Nam 15.7% 7.1% 21.4% .0% 7.1% 8.9%
Nữ 51.7% 52.4% 57.1% 79.4% 35.7% 54.1%
Cả nam và nữ 32.6% 40.5% 21.4% 20.6% 57.1% 37.0%
Dọn nhà
cửa
Nam 13.5% 9.2% 14.3% 8.8% 7.1% 11.3%
Nữ 48.3% 41.8% 64.3% 67.6% 35.7% 45.1%
Cả nam và nữ 38.2% 48.9% 21.4% 23.5% 57.1% 43.6%
Đi chợ
Nam 10.1% 3.8% 14.3% .0% .0% 6.1%
Nữ 66.3% 67.7% 78.6% 79.4% 71.4% 69.5%
Cả nam và nữ 23.6% 28.5% 7.1% 20.6% 28.6% 24.4%
Đi dự
ma
chay,
cưới hỏi
Nam 23.6% 41.0% 57.1% 20.6% 28.6% 37.0%
Nữ 22.5% 7.6% 21.4% 23.5% 14.3% 12.4%
Cả nam và nữ
53.9% 51.4% 21.4% 55.9% 57.1% 50.6%
Họp tổ
dân phố
Nam 41.6% 52.2% 71.4% 35.3% 28.6% 50.2%
Nữ 15.7% 9.0% 7.1% 17.6% 14.3% 11.1%
Cả nam và nữ 42.7% 38.9% 21.4% 47.1% 57.1% 38.6%
Làm các
loại giấy
tờ
Nam 44.9% 55.7% 92.9% 47.1% 57.1% 54.8%
Nữ 12.4% 6.3% 7.1% 5.9% 21.4% 8.4%
Cả nam và nữ 42.7% 38.0% .0% 47.1% 21.4% 36.8%
Sửa
chữa các
vật dụng
trong
gia đình
Nam 74.2% 82.3% 85.7% 79.4% 85.7% 80.6%
Nữ 4.5% 3.5% 14.3% .0% 14.3% 4.0%
Cả nam và nữ
21.3% 14.1% .0% 20.6% .0% 15.3%
Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình
đẳng giới tại TPHCM 12/2013
7
Quan niệm phụ nữ làm tốt hơn nhóm công việc nấu ăn, rửa chén, đi chợ tập trung cao nhất
ở nhóm nam giới làm những công việc đơn giản (nông dân, công nhân, lao động tự do đơn giản)
và quan niệm cả nam và nữ làm sẽ tốt hơn những công việc này lại tập trung vào nhóm nam giới
lãnh đạo, quản lý (xem thêm bảng 4). Có thể nam giới làm những công việc đơn giản thường có
môi trường làm việc tự do, tính chất công việc vất vả và họ không có thời gian hoặc không có điều
kiện tiếp cận với những quy định về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức cho bản thân. Trong khi
ở những nhóm nam giới làm quản lý, lãnh đạo, họ không chỉ có điều kiện tiếp cận với những quy
định về bình đẳng giới, thậm chí có nhiều người còn trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện những quy
định này nên phần nào cũng thấu hiểu được những gánh nặng công việc nội trợ mà người phụ nữ
trong gia đình phải thực hiện.
Xét theo tình trạng hôn nhân, có sự khác biệt khá lớn về quan niệm người làm tốt hơn các
công việc trong gia đình giữa những nhóm nam giới có đời sống hôn nhân khác nhau.
Bảng 6. Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình,
phân theo tình trạng hôn nhân
Công việc gia đình
Tình trạng hôn nhân
TổngChưa kết
hôn
Đã kết
hôn
Ly hôn/ly
thân
Góa
Nấu ăn
Nam 5.6% 6.8% 40.0% 25.0% 7.1%
Nữ 78.6% 66.5% 20.0% 75.0% 69.6%
Cả nam và nữ 15.8% 26.7% 40.0% .0% 23.3%
Rửa chén
Nam 4.1% 3.9% 30.0% 25.0% 4.5%
Nữ 73.5% 68.7% 40.0% 75.0% 69.8%
Cả nam và nữ 22.4% 27.4% 30.0% .0% 25.7%
Giặt đồ
Nam 3.1% 5.4% 60.0% 50.0% 5.8%
Nữ 68.4% 61.6% 10.0% 50.0% 62.8%
Cả nam và nữ 28.6% 33.0% 30.0% .0% 31.3%
Dọn nhà cửa
Nam 9.2% 8.1% 60.0% 50.0% 9.5%
Nữ 55.1% 49.4% 10.0% 50.0% 50.6%
Cả nam và nữ 35.7% 42.5% 30.0% .0% 39.9%
Đi chợ
Nam 5.1% 3.9% 30.0% 25.0% 4.8%
Nữ 79.6% 73.3% 60.0% 75.0% 75.1%
Cả nam và nữ 15.3% 22.7% 10.0% .0% 20.0%
Đi dự ma chay,
cưới hỏi
Nam 36.7% 36.7% 40.0% 75.0% 37.0%
Nữ 14.3% 11.2% 20.0% 25.0% 12.4%
Cả nam và nữ 49.0% 52.1% 40.0% .0% 50.6%
Họp tổ dân phố
Nam 51.0% 49.1% 80.0% 50.0% 50.2%
Nữ 12.2% 10.3% 10.0% 50.0% 11.1%
Cả nam và nữ 36.7% 40.6% 10.0% .0% 38.6%
Làm các loại giấy
tờ
Nam 51.0% 55.7% 80.0% 75.0% 54.8%
Nữ 9.2% 7.8% 10.0% 25.0% 8.4%
Cả nam và nữ 39.8% 36.4% 10.0% .0% 36.8%
Sửa chữa các vật
dụng trong gia
đình
Nam 77.6% 81.7% 100.0% 75.0% 80.6%
Nữ 5.1% 3.4% .0% 25.0% 4.0%
Cả nam và nữ 17.3% 14.9% .0% .0% 15.3%
Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới
tại TPHCM 12/2013
8
Số liệu bảng trên phản ánh khá rõ sự khác nhau về quan niệm người làm tốt hơn những công
việc nội trợ đối với những nhóm nam giới có đời sống hôn nhân khác nhau. Đối với các công việc
bếp núc như nấu ăn, rửa chén, đi chợ hầu hết nam giới chưa lập gia đình, nam giới đã lập gia đình
và góa thì đều đánh giá cao khả năng phụ nữ làm tốt hơn nam giới. Tuy nhiên, đối với những người
đã ly thân, ly hôn thì cho kết quả khá khác biệt. Nam giới ly thân hoặc ly hôn đánh giá nữ giới làm
tốt công việc này chiếm tỉ lệ khá thấp, ví dụ đối với công việc nấu ăn nữ làm tốt hơn chỉ chiếm tỉ
lệ 20% trong khi những nam giới chưa kết hôn là 78.6% và nam giới đã kết hôn tỉ lệ này là 66.5%,
tương tự như vậy đối với công việc rửa chén và đặc biệt đối với việc giặt đồ trong khi nam giới
chưa kết hôn đánh giá nữ làm tốt hơn chiếm tỉ lệ 68.4%, nam đã kết hôn là 61.6% trong khi đó nam
giới ly hôn hoặc ly thân chỉ chiếm tỉ lệ 10%, có thể những nam giới đã ly hôn, ly thân họ phải tự
làm tất cả các công việc liên quan đến nội trợ, bếp núc, có thể lâu dần thành quen và đối với họ
nam giới cũng có thể làm tốt những công việc này, hơn nữa đa số những nam giới trong hoàn cảnh
này họ cũng ý thức được nếu không tự làm thì sẽ không ai làm thay họ, trong nhiều trường hợp họ
còn phải làm cho người khác như con cái, cha mẹ già yếu… Như vậy, về mặt nào đó tình trạng hôn
nhân có ảnh hưởng đến quan niệm về người làm tốt hơn các công việc nội trợ.
2. Quan niệm của nam giới về việc sử dụng các biện pháp tránh thai và sinh con
- Việc sử dụng các biện pháp tránh thai: Trước kia, khi nói đến việc sử dụng các biện pháp
tránh thai, phụ nữ thường là người chủ động tìm biện pháp tránh thai cho mình và họ cũng là người
trực tiếp sử dụng các biện pháp tránh thai chứ không phải là đàn ông. Vậy, hiện nay quan niệm này
có gì thay đổi, nam giới quan niệm về vấn đề này như thế nào?
Với câu hỏi “ai sẽ là người làm tốt hơn trong việc quyết định sử dụng biện pháp tránh thai?”,
kết quả khảo sát phản ánh có sự thay đổi đáng kể trong quan niệm về việc người quyết định sử
dụng các biện pháp tránh thai của nam giới, có tới 80.3% nam giới tham gia khảo sát cho rằng cả
hai vợ chồng cùng quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn. Điều này chứng tỏ rằng
nhận thức của nam giới đối với vấn đề này đã có sự thay đổi tích cực. Việc tìm kiếm và sử dụng
các biện pháp tránh thai không còn là nhiệm vụ của riêng phụ nữ mà đã có sự bàn bạc, trao đổi,
thống nhất giữa hai vợ chồng hay nói cách khác đã có sự tham gia, chia sẻ, chịu trách nhiệm của
nam giới trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Sự tiến bộ trong nhận thức của nam giới là
dấu hiệu đáng mừng trong việc thực hiện bình đẳng giới đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình.
Vậy, có sự khác nhau về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác
nhau không?
9
Bảng 7. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn trong việc sử dụng biện pháp tránh
thai theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Tổng
Tiểu
học
Trung
học cơ
sở
Trung
học
phổ
thông
Trung
cấp/cao
đẳng
Đại
học trở
lên
Quyết định
sử dụng biện
pháp tránh
thai
Nam 3.0% 9.2% 4.6% 5.2% 6.6% 5.7%
Nữ 18.2% 16.0% 14.1% 9.3% 14.8% 14.0%
Cả nam và nữ
78.8% 74.8% 81.3% 85.6% 78.7% 80.3%
Quyết định
sinh con
Nam 6.1% 11.8% 4.6% 4.1% 8.2% 6.3%
Nữ 9.1% 7.6% 9.2% 2.1% 6.6% 7.5%
Cả nam và nữ 84.8% 80.7% 86.2% 93.8% 85.2% 86.2%
Quyết định
số con
Nam 9.1% 7.7% 6.0% 3.1% 6.7% 6.1%
Nữ 9.1% 9.4% 9.7% 4.1% 8.3% 8.6%
Cả nam và nữ 81.8% 82.9% 84.2% 92.8% 85.0% 85.3%
Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình
đẳng giới tại TPHCM 12/2013
Quan niệm cả nam và nữ quyết định sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn không có sự
khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Tuy nhiên, ở lựa chọn nữ là
người quyết định sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn có sự khác biệt khá rõ nét giữa những
nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì
quan niệm nữ giới quyết định vấn đề này sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ càng thấp và ngược lại, cụ thể nhóm
nam giới có trình độ từ đại học trở lên quan niệm nữ quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai
sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ 14.8% trong khi tỉ lệ này ở nhóm trình độ tiểu học là 18.2%. Điều đó cho
thấy rằng, trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm ai sẽ là người quyết định sử
dụng các biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn.
- Về việc quyết định sinh con và số con, đa số nam giới tham gia khảo sát cho rằng, việc
quyết định sinh con và số con do cả hai vợ chồng cùng quyết định sẽ tốt hơn. Khác với xã hội Việt
Nam truyền thống, do sức ép của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên quyền
quyết định số con không phụ thuộc về phụ nữ mà do người chồng, người đàn ông trong gia đình
quyết định, thậm chí quyền này thuộc về dòng họ. Hiện nay đã có một sự thay đổi đáng kể trong
nhận thức của nam giới về vấn đề này, họ cho rằng việc quyết định sinh con, quyền quyết định
chính về số con phải do cả hai vợ chồng cùng quyết định sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ khá cao tương ứng
là 86.2% và 85.3%. Quan niệm này không có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình độ
học vấn khác nhau. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của sự bình đẳng nam nữ và qua đây ta cũng
10
thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với việc quyết định số con trong gia đình đã được
nam giới nhìn nhận một cách tích cực.
- Quan niệm về việc sinh con trai hay con gái: Số liệu khảo sát phản ánh khá rõ quan niệm
của nam giới đối với vấn đề sinh con trai hay con con gái, có tới 42.7% nam giới tham gia khảo sát
trả lời “đồng ý” với mệnh đề “không phân biệt con trai và con gái khi sinh” và 57.3% “không đồng
ý” với mệnh đề này. Điều đó có nghĩa rằng, có tới trên một nửa nam giới vẫn còn phân biệt giới
tính khi sinh con. Một điều đáng nói có tới 93% nam giới “đồng ý” với quan niệm “sinh con trai
để nối dõi tông đường”. Điều này cho thấy rằng, thiên kiến về giới vẫn bám rễ lâu đời trong nhận
thức của đa số người dân nói chung và nam giới nói riêng. Dưới góc độ xã hội, cuộc sống hiện đại
đã nhìn nhận được vai trò và sự đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển xã hội ngang bằng với
nam giới nhưng khi đánh giá về góc độ gia đình thì người phụ nữ vẫn còn bị đối xử bất bình đẳng,
tư tưởng cần có ít nhất một người con trai, người đàn ông để duy trì nòi giống và thờ cúng tổ tiên
còn tồn tại khá nặng nề trong suy nghĩ của người dân nói chung và của nam giới Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng. Với mệnh đề “sinh con gái để chăm sóc cha mẹ khi về già” có 56% nam giới
“đồng ý” với nhận định này và 44% “không đồng ý”, trong khi đó mệnh đề “sinh con trai để chăm
sóc khi về già” có 34.6% đồng ý và 65.4% “không đồng ý”. Điều này cho thấy rằng, mặc dù có kỳ
vọng về một đứa con trai để nối dõi tông đường nhưng họ vẫn muốn có con gái để nhờ cậy khi về
già. Bởi theo quan niệm truyền thống, con gái vẫn là người chăm sóc sức khỏe cho gia đình, nam
giới là người duy trì nòi giống của dòng họ.
Bảng 8. Quan niệm về việc sinh con trai hay gái theo trình độ học vấn
Trình độ học vấn
TổngTiểu
học
Trung
học cơ
sở
Trung
học phổ
thông
Trung
cấp/cao
đẳng
Đại học
trở lên
Không phân biệt
con trai và con gái
khi sinh
Đồng ý 66.7% 47.1% 41.4% 36.1% 37.7% 42.7%
Không đồng ý
33.3% 52.9% 58.6% 63.9% 62.3% 57.3%
Sinh con trai để
nối dõitông đường
Đồng ý 81.8% 95.0% 93.1% 90.7% 98.4% 93.0%
Không đồng ý 18.2% 5.0% 6.9% 9.3% 1.6% 7.0%
Sinh con trai để
chăm sóc bố mẹ
khi về già
Đồng ý 48.5% 42.0% 34.7% 27.1% 24.6% 34.6%
Không đồng ý
51.5% 58.0% 65.3% 72.9% 75.4% 65.4%
Sinh con gái để
chăm sóc bố mẹ
khi về già
Đồng ý 48.5% 53.8% 44.4% 33.3% 37.7% 44.0%
Không đồng ý
51.5% 46.2% 55.6% 66.7% 62.3% 56.0%
Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình
đẳng giới tại TPHCM 12/2013
11
Có sự khác nhau khá rõ nét giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau về
nhận định “không phân biệt con trai và con gái khi sinh”. Nhóm có trình độ học vấn càng cao thì
“không đồng ý” với nhận định này chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại, cụ thể nhóm có trình độ đại
học và trên đại học “không đồng ý” với nhận định này là 62.3% trong khi nhóm có trình độ tiểu
học là 33.3%. Tương tự như vậy với mệnh đề “sinh con gái để chăm sóc bố mẹ khi về già” có
51.5% nam giới trình độ tiểu học “không đồng ý” trong khi đó 62.3% nam giới trình độ đại học và
trên đại học “không đồng ý”. Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quan niệm sinh con trai,
con gái của nam giới. Nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm phân biệt con trai con
gái khi sinh càng lớn và ngược lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.
2. “Khảo sát nhận thức của người dân Thành phố Hồ Chí Minh về bình đẳng giới”, Viện Nghiên
cứu phát triển thực hiện tháng 12/2013.
3. Ngô Thị Hường, “Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới”,
http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi
4. Nguyễn Thanh Thụy, “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở
Bình Định - Thực trạng và giải pháp”, Hội Liên hiệp Phụ nữ Bình Định thực hiện trong năm 2002
- 2003.
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
ThS. Mai Thị Quế theo chuyên ngành Xã hội học. Từ năm 2006 đến nay, ThS. Quế công tác tại
Phòng Nghiên cứu Văn hóa Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh
vực nghiên cứu của ThS. Quế là các vấn đề liên quan đến Giới, Gia đình và Trẻ em.

More Related Content

Viewers also liked

4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuongtripmhs
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Khai Nguyễn
 
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Khánh Phan Quốc
 
Van hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đôngVan hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đôngPhan Nghi
 
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến LêLỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lêvinhbinh2010
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxlejeans144
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiDương Hận
 
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-LaKhoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-LaFink Đào Lan
 
Văn hóa tổ chức và động viên.
Văn hóa tổ chức và động viên.Văn hóa tổ chức và động viên.
Văn hóa tổ chức và động viên.Giám Đốc Cổ
 
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt NamNho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt Namnguyenhoangtri11ta
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoHai Nguyen Huu
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Huynh Loc
 
Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Fink Đào Lan
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiSùng A Tô
 
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawBài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawSteven Lee
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoFink Đào Lan
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...Sam Phuong
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBinh Boong
 
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhtripmhs
 

Viewers also liked (20)

4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
 
Nho giáo
Nho giáo Nho giáo
Nho giáo
 
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
Tư tưởng, triết học Trung Quốc .
 
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
Clbt7. khong tu, nho giao (2011 12-01)
 
Van hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đôngVan hoa cổ đại phương đông
Van hoa cổ đại phương đông
 
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến LêLỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG HOA -Will Durant-Dịch:Nguyễn Hiến Lê
 
Văn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xxVăn minh thế giới thế kỷ xx
Văn minh thế giới thế kỷ xx
 
Lịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giớiLịch sử văn minh thế giới
Lịch sử văn minh thế giới
 
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-LaKhoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
Khoa học tự nhiên Ai Cập,Hy-La
 
Văn hóa tổ chức và động viên.
Văn hóa tổ chức và động viên.Văn hóa tổ chức và động viên.
Văn hóa tổ chức và động viên.
 
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt NamNho Giáo và văn hóa Việt Nam
Nho Giáo và văn hóa Việt Nam
 
Bài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáoBài thuyết trình Nho giáo
Bài thuyết trình Nho giáo
 
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
Triết học nho giáo và ảnh hưởng của triết học nho giáo đến nền văn hóa truyền...
 
Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.Tứ đại phát minh của trung quốc.
Tứ đại phát minh của trung quốc.
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ UlawBài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
Bài thuyết trình nhóm 5 - CLCD k40 _ Ulaw
 
Tìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáoTìm hiểu tôn giáo
Tìm hiểu tôn giáo
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
 
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
 

Similar to Quan niem cua nam gioi TPHCM

Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gastripmhs
 
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trangtripmhs
 
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)TranQuy22
 
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...hanhha12
 
Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộ
Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộQuy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộ
Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộTranQuy22
 
Hiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhHiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhphongnq
 
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02Lê Tô Hoàng Hải
 
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...jackjohn45
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...nataliej4
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdf
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdfCÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdf
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdfHanaTiti
 
hùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxhùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxNgoc182585
 

Similar to Quan niem cua nam gioi TPHCM (20)

Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
 
Quan niem cua gioi tre gui thuy
Quan niem cua gioi tre   gui thuyQuan niem cua gioi tre   gui thuy
Quan niem cua gioi tre gui thuy
 
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
13 vai tro pn trong gia dinh tre - ng thi thu trang
 
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
Lao động nội trợ của người phụ nữ ở nông thôn-TC Xã hội học (số 4.2007)
 
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
 
Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộ
Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộQuy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộ
Quy mô hộ gia đình ở một số địa phương Bắc Trung bộ
 
Hiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhHiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đình
 
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
Mtcnbnggiitnhkhisinh 130523040830-phpapp02
 
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docxCơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
 
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đìnhTruyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
Truyền thông Công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình
 
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng bắc bộ qua tư liệu một số xã thuộc hu...
 
W&S_Home maid-service-report 2
W&S_Home maid-service-report 2W&S_Home maid-service-report 2
W&S_Home maid-service-report 2
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 
Luận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAY
Luận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAYLuận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAY
Luận án: Văn hóa gia đình truyền thống của người Lào, HAY
 
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdf
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdfCÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdf
CÔNG VIỆC CHĂM SÓC KHÔNG LƯƠNG TÁI PHÂN BỔ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.pdf
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
 
hùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxhùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptx
 
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đChính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
Chính sách phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện Đức Phổ, 9đ
 
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
BẠO LỰC CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI TUỔI TIỂU HỌC - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 

More from tripmhs

Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...tripmhs
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúctripmhs
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016tripmhs
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelletripmhs
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450tripmhs
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673tripmhs
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historytripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septtripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finaltripmhs
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thitripmhs
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungtripmhs
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equalitytripmhs
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentairetripmhs
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghieptripmhs
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gastripmhs
 
11 bdg chinh tri - mai thi que
11  bdg chinh tri - mai thi que11  bdg chinh tri - mai thi que
11 bdg chinh tri - mai thi quetripmhs
 
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghiatripmhs
 
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuongtripmhs
 
Pascal efeo & nam bo hoc
Pascal efeo & nam bo hocPascal efeo & nam bo hoc
Pascal efeo & nam bo hoctripmhs
 
Pascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- vietPascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- viettripmhs
 

More from tripmhs (20)

Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúc
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected history
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28sept
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equality
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentaire
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
 
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gasGioi & pt tai vn   de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
Gioi & pt tai vn de cuong hk15.1 a- hk chinh- gas
 
11 bdg chinh tri - mai thi que
11  bdg chinh tri - mai thi que11  bdg chinh tri - mai thi que
11 bdg chinh tri - mai thi que
 
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia
 
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
5 kho khan tam ly cua pn nhiem hiv - ng thi minh phuong
 
Pascal efeo & nam bo hoc
Pascal efeo & nam bo hocPascal efeo & nam bo hoc
Pascal efeo & nam bo hoc
 
Pascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- vietPascal efeo & nam bo hoc- viet
Pascal efeo & nam bo hoc- viet
 

Quan niem cua nam gioi TPHCM

  • 1. 1 QUAN NIỆM CỦA NAM GIỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH VÀ SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TRÁNH THAI, SINH CON ThS. Mai Thị Quế TÓM TẮT Bất bình đẳng giới trong việc thực hiện các công việc trong gia đình đang tồn tại khá phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Tiến tới bình đẳng giới giữa nam và nữ trong gia đình là tính tất yếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề này thực hiện hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, quan điểm cũng như thái độ của nam giới trong gia đình. Bài viết này tác giả sẽ trình bày các quan niệm và sự tham gia thực hiện các công việc trong gia đình như nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, đi dự ma chay, cưới hỏi, họp tổ dân phố, làm các loại giấy tờ, sửa chữa các vật dụng trong gia đình... và việc sử dụng biện pháp tránh thai, sinh con của nam giới thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở phân tích thực trạng và sự khác nhau về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn, công việc và tình trạng hôn nhân khác nhau, hy vọng sẽ là những cứ liệu hữu ích để các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho nam giới thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và nam giới cả nước nói chung. NỘI DUNG Bài viết được dựa trên số liệu từ đề án khảo sát “Nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại Thành phố Hồ Chí Minh” do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vào tháng 12/2013, tác giả là một trong những thành viên tham gia đề án. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 3 quận/huyện: quận Gò Vấp (nội thành hiện hữu), Quận 2 (nội thành phát triển), huyện Nhà Bè (ngoại thành) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng số mẫu là 1.300. Mục tiêu của cuộc khảo sát là đánh giá nhận thức của người dân về bình đẳng giới trên 6 lĩnh vực của đời sống xã hội như: lao động - việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, chính trị, gia đình, văn hóa. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến quan niệm của nam giới về phân công công việc trong gia đình, trong việc lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai và sinh con.
  • 2. 2 1. Quan niệm của nam giới về phân công công việc trong gia đình Các công việc trong gia đình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong phạm vi bài viết này sẽ quan tâm đến 2 loại công việc khác nhau, đó là các công việc liên quan đến nội trợ như: nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và các công việc khác: đi dự ma chay, cưới hỏi, họp tổ dân phố, làm các loại giấy tờ, sửa chữa các vật dụng trong gia đình. Bảng 1. Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình Công việc Nam Nữ Cả nam và nữ Nấu ăn 7.1% 69.6% 23.3% Rửa chén 4.5% 69.8% 25.7% Giặt đồ 5.8% 62.8% 31.3% Dọn dẹp nhà cửa 9.5% 50.6% 39.9% Đi chợ 4.8% 75.15 20.0% Đi dự ma chay, cưới hỏi 36.6% 12.5% 50.9% Họp tổ dân phố 49.9% 11.2% 38.9% Làm các loại giấy tờ 54.5% 8.5% 37.1% Sửa chữa các vật dụng trong gia đình 80.5% 4.1% 15.4% Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013 Kết quả khảo sát cho thấy, đối với các công việc nội trợ như: nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ đa số nam giới tham gia khảo sát cho rằng phụ nữ làm sẽ tốt hơn nam giới với tỉ lệ rất cao, tương ứng như sau: 69.6% (nấu ăn); 69.8% (rửa chén); 62,8% (giặt đồ); 50,6% (dọn dẹp nhà cửa); 77.7% (đi chợ) đối với nữ và 7.1%; 4.5%; 5.8%; 9.5%; 4.8% đối với nam. Như vậy, đa số nam giới đánh giá cao năng lực của phụ nữ và họ tin tưởng ở phụ nữ trong việc thực hiện các công việc nội trợ hơn nam giới. Ngược lại, đối với các công việc khác như đi dự họp tổ dân phố; đi dự ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp; làm các loại giấy tờ, sửa chữa vật dụng trong gia đình đa số nam giới khẳng định họ làm sẽ tốt hơn phụ nữ, chẳng hạn đối với việc sửa chữa vật dụng trong gia đình có tới 80.5% cho rằng nam giới thực hiện sẽ tốt hơn, tương tự như vậy đối với việc làm các loại giấy tờ với tỉ lệ 54.5% và họp tổ dân phố là 49.9%... Quan niệm, suy nghĩ quyết định hành động của mỗi người, chính từ quan niệm về việc phụ nữ thực hiện tốt các công việc nội trợ hơn nam giới và ngược lại nam giới làm tốt hơn các công
  • 3. 3 việc giao tiếp xã hội đã ảnh hưởng đến khả năng tham gia của chính họ đối với việc thực hiện các công việc trong gia đình. Với câu hỏi “trong gia đình ai là người thường xuyên nấu ăn, rửa chén, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, đi dự họp tổ dân phố; đi dự ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp, làm các loại giấy tờ, sửa chữa vật dụng trong gia đình?” kết quả khảo sát phản ánh, phần lớn các công việc nội trợ trong gia đình do người phụ nữ thực hiện ở mức độ thường xuyên, ví dụ như việc nấu ăn phụ nữ làm thường xuyên chiếm tỉ lệ 59.1%, rửa chén là 60.1%, đặc biệt là đi chợ chiếm tỉ lệ 69.5%, trong khi nam giới thực hiện các công việc này với tỉ lệ tương ứng là 7.3% (nấu ăn), 7.1% (rửa chén) và 6.1% (đi chợ). Ngược lại, đối với các công việc khác nam giới tham gia nhiều hơn nữ với tỉ lệ chênh lệch khá cao, cụ thể: đi dự họp tổ dân phố 50.1% (nam), 14.2 (nữ); đi dự ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp 35.7% (nam), 11.1% (nữ), làm các loại giấy tờ 56.5% (nam), 8.7% (nữ), sửa chữa các vật dụng trong gia đình 81.3% (nam) và 4.7% (nữ). Bảng 2. Người thường xuyên làm những công việc sau trong gia đình Công việc Nam Nữ Cả nam và nữ Nấu ăn 7.3% 59.1% 33.6% Rửa chén 7.1% 60.1% 22.8% Giặt đồ 8.9% 54.1% 37% Dọn dẹp nhà cửa 11.3% 45.1% 43.6% Đi chợ 6.1% 69.5% 24.4% Đi dự ma chay, cưới hỏi 35.7% 11.1% 53.2% Họp tổ dân phố 50.1% 14.2% 35.7% Làm các loại giấy tờ 56.5% 8.7% 34.7% Sửa chữa các vật dụng trong gia đình 81.3% 4.7% 14.1% Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013 Như vậy, đa số nam giới quan niệm phụ nữ thực hiện công việc nội trợ tốt hơn nam giới và ngược lại nam giới lại thực hiện tốt hơn các công việc khác ngoài việc nội trợ như sửa chữa vật dụng gia đình, làm các loại giấy tờ, đi dự ma chay, cưới hỏi... Từ những quan niệm đó, dẫn đến thực trạng đa số phụ nữ là người đảm nhiệm phần lớn các công việc nội trợ ở mức độ thường xuyên, ngược lại nam giới thực hiện các công việc giao tiếp xã hội và một số công việc nặng khác trong gia đình. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng, mặc dù có sự phân chia công việc giữa nam và nữ
  • 4. 4 nhưng so với các công việc khác thì những công việc liên quan đến nội trợ, bếp núc, dọn dẹp nhà cửa diễn ra thường xuyên hơn và chiếm rất nhiều công sức, thời gian của người thực hiện. Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới thuộc trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân khác nhau. Xét về trình độ học vấn, có sự khác nhau khá lớn giữa các nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau về quan niệm người làm tốt hơn các công việc trong gia đình. Bảng 3. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình phân theo trình độ học vấn Công việc gia đình Trình độ học vấn TổngTiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp/cao đẳng Đại học trở lên Nấu ăn Nam 18.2% 11.8% 3.6% 7.2% 9.8% 7.2% Nữ 60.6% 61.3% 61.0% 54.6% 52.5% 59.2% Cả nam và nữ 21.2% 26.9% 35.4% 38.1% 37.7% 33.7% Rửa chén Nam 21.2% 12.6% 3.9% 7.2% 1.6% 6.8% Nữ 63.6% 61.3% 63.0% 57.7% 47.5% 60.3% Cả nam và nữ 15.2% 26.1% 33.1% 35.1% 50.8% 32.8% Giặt đồ Nam 21.2% 17.6% 6.2% 5.2% 3.3% 8.8% Nữ 66.7% 52.9% 54.1% 54.6% 49.2% 54.1% Cả nam và nữ 12.1% 29.4% 39.7% 40.2% 47.5% 37.1% Dọn nhà cửa Nam 24.2% 16.8% 9.8% 6.2% 6.6% 11.1% Nữ 54.5% 52.1% 44.6% 42.3% 34.4% 45.2% Cả nam và nữ 21.2% 31.1% 45.6% 51.5% 59.0% 43.7% Đi chợ Nam 18.2% 11.8% 3.3% 3.1% 4.9% 5.9% Nữ 66.7% 68.9% 71.5% 67.0% 67.2% 69.6% Cả nam và nữ 15.2% 19.3% 25.2% 29.9% 27.9% 24.6% Đi dự ma chay, cưới hỏi Nam 39.4% 40.3% 37.0% 35.1% 27.9% 36.6% Nữ 36.4% 14.3% 11.8% 7.2% 8.2% 12.5% Cả nam và nữ 24.2% 45.4% 51.1% 57.7% 63.9% 50.9% Họp tổ dân phố Nam 54.5% 54.6% 53.4% 38.1% 39.3% 49.9% Nữ 27.3% 10.9% 10.2% 10.3% 9.8% 11.2% Cả nam và nữ 18.2% 34.5% 36.4% 51.5% 50.8% 38.9% Làm các loại giấy tờ Nam 51.5% 56.3% 55.4% 50.5% 54.1% 54.5% Nữ 27.3% 10.9% 7.5% 6.2% 1.6% 8.5% Cả nam và nữ 21.2% 32.8% 37.0% 43.3% 44.3% 37.1% Sửa chữa các vật dụng trong gia đình Nam 72.7% 76.5% 81.0% 81.4% 88.5% 80.5% Nữ 9.1% 4.2% 3.9% 4.1% 1.6% 4.1% Cả nam và nữ 18.2% 19.3% 15.1% 14.4% 9.8% 15.4% Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013
  • 5. 5 Số liệu bảng trên cho thấy, nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm phụ nữ thực hiện những công việc nội trợ tốt hơn nam giới chiếm tỉ lệ càng thấp, ví dụ đối với công việc rửa chén 47.5% nam giới có trình độ đại học và trên đại học cho rằng phụ nữ làm tốt hơn nam giới nhưng ở trình độ tiểu học thì tỉ lệ này là 63.6%, tương tự như vậy đối với việc giặt đồ quan niệm nữ làm tốt hơn nam là 66.7% (nam giới trình độ tiểu học) và 49.2% (nam giới trình độ đại học và trên đại học)… Tuy nhiên, quan niệm cả nam và nữ thực hiện tốt hơn các công việc nội trợ cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể và cũng có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Những nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì lựa chọn cả nam và nữ thực hiện công việc nội trợ tốt hơn cũng chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại, ví dụ với công việc giặt đồ trong khi nhóm nam giới có trình độ học vấn tiểu học lựa chọn 12.1% thì nhóm có trình độ đại học và trên đại học là 47.5%, tương tự như vậy đối với công việc dọn dẹp nhà cửa nam giới có trình độ học vấn tiểu học 21.2% và nam giới có trình độ đại học và trên đại học là 59% hay với công việc. Với nhóm công việc khác: Đa số nam giới quan niệm họ thực hiện các công việc họp tổ dân phố, đi dự ma chay, cưới hỏi… sẽ tốt hơn và có sự khác nhau khá rõ nét về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm nam giới thực hiện công việc này tốt hơn càng càng giảm và ngược lại, chẳng hạn đối với công việc đi dự ma chay, cưới hỏi có 39.4% nam giới trình độ tiểu học cho rằng nam thực hiện công việc này sẽ tốt hơn và tỉ lệ này ở nhóm có trình độ từ đại học trở lên là 27.9%, tương tự như vậy đối với việc họp tổ dân phố là 54.5% (trình độ tiểu học) và 39.3% (trình độ từ đại học trở lên)… Quan niệm cả nam và nữ làm sẽ tốt hơn cũng có sự khác nhau giữa những nhóm có trình độ học vấn khác nhau, trong khi nhóm có trình độ tiểu học cho rằng đối với việc đi dự ma chay cưới hỏi là 24.2% trình độ tiểu học thì tỉ lệ này ở nhóm có trình độ đại học trở lên là 63.9%, tương tự như vậy đối với công việc họp tổ dân phố 18.2% (trình độ tiểu học) và 50.8% (trình độ đại học trở lên) (xem thêm bảng 3). Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng trực tiếp tới quan niệm người làm tốt hơn các công việc trong gia đình, tùy theo từng công việc mà có tỉ lệ đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm cả nam và nữ cùng chia sẻ công việc nội trợ cũng như các công việc khác trong gia đình càng lớn và ngược lại. Vì vậy, muốn nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới trong gia đình thì thiết nghĩ nâng cao trình độ học vấn cho người dân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế sự bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng giới trong gia đình nói riêng.
  • 6. 6 Xét theo nhóm công việc, những nhóm nam giới có công việc khác nhau thì có quan niệm về người làm tốt hơn các công việc gia đình cũng khác nhau. Bảng 4. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn các công việc gia đình phân theo công việc Công việc gia đình Công việc hiện tại Tổng Lao động đơn giản Công nhân viên (công chức, viên chức, nhân viên văn phòng…) Nông dân Công nhân Lãnh đạo/quản lý Nấu ăn Nam 6.7% 6.3% 14.3% .0% .0% 7.3% Nữ 66.3% 56.8% 57.1% 73.5% 50.0% 59.1% Cả nam và nữ 27.0% 37.0% 28.6% 26.5% 50.0% 33.6% Rửa chén Nam 9.0% 5.2% 21.4% .0% .0% 7.1% Nữ 62.9% 59.5% 50.0% 82.4% 35.7% 60.1% Cả nam và nữ 28.1% 35.3% 28.6% 17.6% 64.3% 32.8% Giặt đồ Nam 15.7% 7.1% 21.4% .0% 7.1% 8.9% Nữ 51.7% 52.4% 57.1% 79.4% 35.7% 54.1% Cả nam và nữ 32.6% 40.5% 21.4% 20.6% 57.1% 37.0% Dọn nhà cửa Nam 13.5% 9.2% 14.3% 8.8% 7.1% 11.3% Nữ 48.3% 41.8% 64.3% 67.6% 35.7% 45.1% Cả nam và nữ 38.2% 48.9% 21.4% 23.5% 57.1% 43.6% Đi chợ Nam 10.1% 3.8% 14.3% .0% .0% 6.1% Nữ 66.3% 67.7% 78.6% 79.4% 71.4% 69.5% Cả nam và nữ 23.6% 28.5% 7.1% 20.6% 28.6% 24.4% Đi dự ma chay, cưới hỏi Nam 23.6% 41.0% 57.1% 20.6% 28.6% 37.0% Nữ 22.5% 7.6% 21.4% 23.5% 14.3% 12.4% Cả nam và nữ 53.9% 51.4% 21.4% 55.9% 57.1% 50.6% Họp tổ dân phố Nam 41.6% 52.2% 71.4% 35.3% 28.6% 50.2% Nữ 15.7% 9.0% 7.1% 17.6% 14.3% 11.1% Cả nam và nữ 42.7% 38.9% 21.4% 47.1% 57.1% 38.6% Làm các loại giấy tờ Nam 44.9% 55.7% 92.9% 47.1% 57.1% 54.8% Nữ 12.4% 6.3% 7.1% 5.9% 21.4% 8.4% Cả nam và nữ 42.7% 38.0% .0% 47.1% 21.4% 36.8% Sửa chữa các vật dụng trong gia đình Nam 74.2% 82.3% 85.7% 79.4% 85.7% 80.6% Nữ 4.5% 3.5% 14.3% .0% 14.3% 4.0% Cả nam và nữ 21.3% 14.1% .0% 20.6% .0% 15.3% Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013
  • 7. 7 Quan niệm phụ nữ làm tốt hơn nhóm công việc nấu ăn, rửa chén, đi chợ tập trung cao nhất ở nhóm nam giới làm những công việc đơn giản (nông dân, công nhân, lao động tự do đơn giản) và quan niệm cả nam và nữ làm sẽ tốt hơn những công việc này lại tập trung vào nhóm nam giới lãnh đạo, quản lý (xem thêm bảng 4). Có thể nam giới làm những công việc đơn giản thường có môi trường làm việc tự do, tính chất công việc vất vả và họ không có thời gian hoặc không có điều kiện tiếp cận với những quy định về bình đẳng giới để nâng cao nhận thức cho bản thân. Trong khi ở những nhóm nam giới làm quản lý, lãnh đạo, họ không chỉ có điều kiện tiếp cận với những quy định về bình đẳng giới, thậm chí có nhiều người còn trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện những quy định này nên phần nào cũng thấu hiểu được những gánh nặng công việc nội trợ mà người phụ nữ trong gia đình phải thực hiện. Xét theo tình trạng hôn nhân, có sự khác biệt khá lớn về quan niệm người làm tốt hơn các công việc trong gia đình giữa những nhóm nam giới có đời sống hôn nhân khác nhau. Bảng 6. Quan niệm về người làm tốt hơn các công việc trong gia đình, phân theo tình trạng hôn nhân Công việc gia đình Tình trạng hôn nhân TổngChưa kết hôn Đã kết hôn Ly hôn/ly thân Góa Nấu ăn Nam 5.6% 6.8% 40.0% 25.0% 7.1% Nữ 78.6% 66.5% 20.0% 75.0% 69.6% Cả nam và nữ 15.8% 26.7% 40.0% .0% 23.3% Rửa chén Nam 4.1% 3.9% 30.0% 25.0% 4.5% Nữ 73.5% 68.7% 40.0% 75.0% 69.8% Cả nam và nữ 22.4% 27.4% 30.0% .0% 25.7% Giặt đồ Nam 3.1% 5.4% 60.0% 50.0% 5.8% Nữ 68.4% 61.6% 10.0% 50.0% 62.8% Cả nam và nữ 28.6% 33.0% 30.0% .0% 31.3% Dọn nhà cửa Nam 9.2% 8.1% 60.0% 50.0% 9.5% Nữ 55.1% 49.4% 10.0% 50.0% 50.6% Cả nam và nữ 35.7% 42.5% 30.0% .0% 39.9% Đi chợ Nam 5.1% 3.9% 30.0% 25.0% 4.8% Nữ 79.6% 73.3% 60.0% 75.0% 75.1% Cả nam và nữ 15.3% 22.7% 10.0% .0% 20.0% Đi dự ma chay, cưới hỏi Nam 36.7% 36.7% 40.0% 75.0% 37.0% Nữ 14.3% 11.2% 20.0% 25.0% 12.4% Cả nam và nữ 49.0% 52.1% 40.0% .0% 50.6% Họp tổ dân phố Nam 51.0% 49.1% 80.0% 50.0% 50.2% Nữ 12.2% 10.3% 10.0% 50.0% 11.1% Cả nam và nữ 36.7% 40.6% 10.0% .0% 38.6% Làm các loại giấy tờ Nam 51.0% 55.7% 80.0% 75.0% 54.8% Nữ 9.2% 7.8% 10.0% 25.0% 8.4% Cả nam và nữ 39.8% 36.4% 10.0% .0% 36.8% Sửa chữa các vật dụng trong gia đình Nam 77.6% 81.7% 100.0% 75.0% 80.6% Nữ 5.1% 3.4% .0% 25.0% 4.0% Cả nam và nữ 17.3% 14.9% .0% .0% 15.3% Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013
  • 8. 8 Số liệu bảng trên phản ánh khá rõ sự khác nhau về quan niệm người làm tốt hơn những công việc nội trợ đối với những nhóm nam giới có đời sống hôn nhân khác nhau. Đối với các công việc bếp núc như nấu ăn, rửa chén, đi chợ hầu hết nam giới chưa lập gia đình, nam giới đã lập gia đình và góa thì đều đánh giá cao khả năng phụ nữ làm tốt hơn nam giới. Tuy nhiên, đối với những người đã ly thân, ly hôn thì cho kết quả khá khác biệt. Nam giới ly thân hoặc ly hôn đánh giá nữ giới làm tốt công việc này chiếm tỉ lệ khá thấp, ví dụ đối với công việc nấu ăn nữ làm tốt hơn chỉ chiếm tỉ lệ 20% trong khi những nam giới chưa kết hôn là 78.6% và nam giới đã kết hôn tỉ lệ này là 66.5%, tương tự như vậy đối với công việc rửa chén và đặc biệt đối với việc giặt đồ trong khi nam giới chưa kết hôn đánh giá nữ làm tốt hơn chiếm tỉ lệ 68.4%, nam đã kết hôn là 61.6% trong khi đó nam giới ly hôn hoặc ly thân chỉ chiếm tỉ lệ 10%, có thể những nam giới đã ly hôn, ly thân họ phải tự làm tất cả các công việc liên quan đến nội trợ, bếp núc, có thể lâu dần thành quen và đối với họ nam giới cũng có thể làm tốt những công việc này, hơn nữa đa số những nam giới trong hoàn cảnh này họ cũng ý thức được nếu không tự làm thì sẽ không ai làm thay họ, trong nhiều trường hợp họ còn phải làm cho người khác như con cái, cha mẹ già yếu… Như vậy, về mặt nào đó tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến quan niệm về người làm tốt hơn các công việc nội trợ. 2. Quan niệm của nam giới về việc sử dụng các biện pháp tránh thai và sinh con - Việc sử dụng các biện pháp tránh thai: Trước kia, khi nói đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai, phụ nữ thường là người chủ động tìm biện pháp tránh thai cho mình và họ cũng là người trực tiếp sử dụng các biện pháp tránh thai chứ không phải là đàn ông. Vậy, hiện nay quan niệm này có gì thay đổi, nam giới quan niệm về vấn đề này như thế nào? Với câu hỏi “ai sẽ là người làm tốt hơn trong việc quyết định sử dụng biện pháp tránh thai?”, kết quả khảo sát phản ánh có sự thay đổi đáng kể trong quan niệm về việc người quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai của nam giới, có tới 80.3% nam giới tham gia khảo sát cho rằng cả hai vợ chồng cùng quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn. Điều này chứng tỏ rằng nhận thức của nam giới đối với vấn đề này đã có sự thay đổi tích cực. Việc tìm kiếm và sử dụng các biện pháp tránh thai không còn là nhiệm vụ của riêng phụ nữ mà đã có sự bàn bạc, trao đổi, thống nhất giữa hai vợ chồng hay nói cách khác đã có sự tham gia, chia sẻ, chịu trách nhiệm của nam giới trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Sự tiến bộ trong nhận thức của nam giới là dấu hiệu đáng mừng trong việc thực hiện bình đẳng giới đối với vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Vậy, có sự khác nhau về quan niệm này giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau không?
  • 9. 9 Bảng 7. Quan niệm của nam giới về người làm tốt hơn trong việc sử dụng biện pháp tránh thai theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Tổng Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp/cao đẳng Đại học trở lên Quyết định sử dụng biện pháp tránh thai Nam 3.0% 9.2% 4.6% 5.2% 6.6% 5.7% Nữ 18.2% 16.0% 14.1% 9.3% 14.8% 14.0% Cả nam và nữ 78.8% 74.8% 81.3% 85.6% 78.7% 80.3% Quyết định sinh con Nam 6.1% 11.8% 4.6% 4.1% 8.2% 6.3% Nữ 9.1% 7.6% 9.2% 2.1% 6.6% 7.5% Cả nam và nữ 84.8% 80.7% 86.2% 93.8% 85.2% 86.2% Quyết định số con Nam 9.1% 7.7% 6.0% 3.1% 6.7% 6.1% Nữ 9.1% 9.4% 9.7% 4.1% 8.3% 8.6% Cả nam và nữ 81.8% 82.9% 84.2% 92.8% 85.0% 85.3% Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013 Quan niệm cả nam và nữ quyết định sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn không có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Tuy nhiên, ở lựa chọn nữ là người quyết định sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn có sự khác biệt khá rõ nét giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Nhóm nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm nữ giới quyết định vấn đề này sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ càng thấp và ngược lại, cụ thể nhóm nam giới có trình độ từ đại học trở lên quan niệm nữ quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ 14.8% trong khi tỉ lệ này ở nhóm trình độ tiểu học là 18.2%. Điều đó cho thấy rằng, trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định đến quan niệm ai sẽ là người quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn. - Về việc quyết định sinh con và số con, đa số nam giới tham gia khảo sát cho rằng, việc quyết định sinh con và số con do cả hai vợ chồng cùng quyết định sẽ tốt hơn. Khác với xã hội Việt Nam truyền thống, do sức ép của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên quyền quyết định số con không phụ thuộc về phụ nữ mà do người chồng, người đàn ông trong gia đình quyết định, thậm chí quyền này thuộc về dòng họ. Hiện nay đã có một sự thay đổi đáng kể trong nhận thức của nam giới về vấn đề này, họ cho rằng việc quyết định sinh con, quyền quyết định chính về số con phải do cả hai vợ chồng cùng quyết định sẽ tốt hơn chiếm tỉ lệ khá cao tương ứng là 86.2% và 85.3%. Quan niệm này không có sự khác nhau giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của sự bình đẳng nam nữ và qua đây ta cũng
  • 10. 10 thấy vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với việc quyết định số con trong gia đình đã được nam giới nhìn nhận một cách tích cực. - Quan niệm về việc sinh con trai hay con gái: Số liệu khảo sát phản ánh khá rõ quan niệm của nam giới đối với vấn đề sinh con trai hay con con gái, có tới 42.7% nam giới tham gia khảo sát trả lời “đồng ý” với mệnh đề “không phân biệt con trai và con gái khi sinh” và 57.3% “không đồng ý” với mệnh đề này. Điều đó có nghĩa rằng, có tới trên một nửa nam giới vẫn còn phân biệt giới tính khi sinh con. Một điều đáng nói có tới 93% nam giới “đồng ý” với quan niệm “sinh con trai để nối dõi tông đường”. Điều này cho thấy rằng, thiên kiến về giới vẫn bám rễ lâu đời trong nhận thức của đa số người dân nói chung và nam giới nói riêng. Dưới góc độ xã hội, cuộc sống hiện đại đã nhìn nhận được vai trò và sự đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển xã hội ngang bằng với nam giới nhưng khi đánh giá về góc độ gia đình thì người phụ nữ vẫn còn bị đối xử bất bình đẳng, tư tưởng cần có ít nhất một người con trai, người đàn ông để duy trì nòi giống và thờ cúng tổ tiên còn tồn tại khá nặng nề trong suy nghĩ của người dân nói chung và của nam giới Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với mệnh đề “sinh con gái để chăm sóc cha mẹ khi về già” có 56% nam giới “đồng ý” với nhận định này và 44% “không đồng ý”, trong khi đó mệnh đề “sinh con trai để chăm sóc khi về già” có 34.6% đồng ý và 65.4% “không đồng ý”. Điều này cho thấy rằng, mặc dù có kỳ vọng về một đứa con trai để nối dõi tông đường nhưng họ vẫn muốn có con gái để nhờ cậy khi về già. Bởi theo quan niệm truyền thống, con gái vẫn là người chăm sóc sức khỏe cho gia đình, nam giới là người duy trì nòi giống của dòng họ. Bảng 8. Quan niệm về việc sinh con trai hay gái theo trình độ học vấn Trình độ học vấn TổngTiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp/cao đẳng Đại học trở lên Không phân biệt con trai và con gái khi sinh Đồng ý 66.7% 47.1% 41.4% 36.1% 37.7% 42.7% Không đồng ý 33.3% 52.9% 58.6% 63.9% 62.3% 57.3% Sinh con trai để nối dõitông đường Đồng ý 81.8% 95.0% 93.1% 90.7% 98.4% 93.0% Không đồng ý 18.2% 5.0% 6.9% 9.3% 1.6% 7.0% Sinh con trai để chăm sóc bố mẹ khi về già Đồng ý 48.5% 42.0% 34.7% 27.1% 24.6% 34.6% Không đồng ý 51.5% 58.0% 65.3% 72.9% 75.4% 65.4% Sinh con gái để chăm sóc bố mẹ khi về già Đồng ý 48.5% 53.8% 44.4% 33.3% 37.7% 44.0% Không đồng ý 51.5% 46.2% 55.6% 66.7% 62.3% 56.0% Nguồn: Bảng do tác giả lập, căn cứ trên số liệu của cuộc khảo sát nhận thức của xã hội về bình đẳng giới tại TPHCM 12/2013
  • 11. 11 Có sự khác nhau khá rõ nét giữa những nhóm nam giới có trình độ học vấn khác nhau về nhận định “không phân biệt con trai và con gái khi sinh”. Nhóm có trình độ học vấn càng cao thì “không đồng ý” với nhận định này chiếm tỉ lệ càng cao và ngược lại, cụ thể nhóm có trình độ đại học và trên đại học “không đồng ý” với nhận định này là 62.3% trong khi nhóm có trình độ tiểu học là 33.3%. Tương tự như vậy với mệnh đề “sinh con gái để chăm sóc bố mẹ khi về già” có 51.5% nam giới trình độ tiểu học “không đồng ý” trong khi đó 62.3% nam giới trình độ đại học và trên đại học “không đồng ý”. Như vậy, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quan niệm sinh con trai, con gái của nam giới. Nam giới có trình độ học vấn càng cao thì quan niệm phân biệt con trai con gái khi sinh càng lớn và ngược lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỷ yếu Hội thảo Giải pháp thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. 2. “Khảo sát nhận thức của người dân Thành phố Hồ Chí Minh về bình đẳng giới”, Viện Nghiên cứu phát triển thực hiện tháng 12/2013. 3. Ngô Thị Hường, “Vai trò của gia đình trong nhận thức và thực hiện bình đẳng giới”, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi 4. Nguyễn Thanh Thụy, “Nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình ở Bình Định - Thực trạng và giải pháp”, Hội Liên hiệp Phụ nữ Bình Định thực hiện trong năm 2002 - 2003. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ ThS. Mai Thị Quế theo chuyên ngành Xã hội học. Từ năm 2006 đến nay, ThS. Quế công tác tại Phòng Nghiên cứu Văn hóa Xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Lĩnh vực nghiên cứu của ThS. Quế là các vấn đề liên quan đến Giới, Gia đình và Trẻ em.