SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
Quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ 
Nguyễn Thị Thanh Huệ, Hoàng Thị Thu Thảo, Trang Thúy Ngân 
Khoa XHH-CTXH- ĐNÁ, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Đây là bài viết tham dự vòng chung kết Eureka XVI ngày 16/11/2014 tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Bài viết cho thấy bức tranh toàn cảnh về quan niệm của giới trẻ về công việc nội trợ và người làm nội trợ. Nổi bật trong đó là quan niệm của giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ đã có sự thay đổi so với truyền thống. Và cuối cùng, bài viết phác thảo những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi trong quan niệm của giới trẻ là cơ sở giải đáp vấn đề liên quan tới bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình thông qua hiện tượng người đàn ông làm nội trợ. 
Trong tình hình hiện nay, số lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội ngoài gia đình ngày càng gia tăng. Nhưng nói đến vai trò của người phụ nữ, người vợ trong gia đình là nói đến vai trò chăm sóc con cái, đảm nhiệm công việc nội trợ và xem đàn ông làm nội trợ là “bất tài”, là “quẩn quanh xó bếp”, không thể hiện được nam tính. Điều này cũng được Vũ Tuấn Huy & Deborah S. Carr (2000) trong “Phân công lao động nội trợ trong gia đình” đề cập: người vợ vẫn là người làm chính các công việc của gia đình và quan điểm chung của người phụ nữ, định hướng tâm thế hướng tới vai trò về giới truyền thống khá mạnh là phẩm chất của người phụ nữ như biết nội trợ giỏi, biết nuôi dạy con cái được đánh giá cao hơn đối với những đặc điểm như học vấn cao, nghề nghiệp có uy tín và có địa vị xã hội. Nhưng cũng trong nhiều gia đình ngày hôm nay, người đàn ông, người chồng đã tham gia vào công việc nội trợ thể hiện qua số liệu điều tra cơ bản (ĐTCTNB) về gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ năm 1998 – 2000. Trong bài viết “Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình”của Lê Ngọc Văn (2005), trong gia đình, tỉ lệ người chồng nấu ăn 2.1% ; mua thực phẩm 2.3% ; giặt giũ quần áo 1.9%; 2.3% chăm sóc con và chăm sóc người già, người ốm 3.7%. Và nam làm công việc này đang có xu hướng tăng lên, nhất là ở khu vực thành phố. Chẳng hạn, hằng ngày ở thành phố Hà Nội có 22.25% người chồng chia sẻ công việc nấu ăn với người vợ, 13.3% người chồng đi chợ mua thực phẩm, 32.6% người chồng giặt quần áo, 31.3% người chồng dọn dẹp nhà cửa và tỉ lệ người chồng chia sẻ với người vợ đặc biệt cao trong các công việc như chăm sóc con cái 74.85%, dạy bảo con là 83.4% (UBDSGĐTE Hà Nội, 2002). Ngoài ra ta còn dễ dàng thấy hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình như các gameshow “Vào bếp là chuyện nhỏ”, “Hương vị cuộc sống”, “Khi mẹ vắng nhà” hay phim “Mày râu làm vợ”. Phải chăng việc đàn ông làm nội trợ là biểu hiện của bình đẳng giới? Và bản thân nhóm tác giả cũng là những người trẻ, sẽ lập gia đình hoặc bắt đầu bước vào cuộc sống gia đình …) sẽ có những quan niệm như thế nào vai trò giới khi đang sống trong một môi trường xã hội có nhiều biến chuyển (tác động của luật bình đẳng giới; các
phương tiện truyền thông đại chúng; di cư từ nông thôn lên thành thị; khủng hoảng kinh tế…) là điều cần thiết, đáng để quan tâm. Chính vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu “Quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ” 
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là định lượng lượng bằng bảng hỏi cơ cấu. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu để đào sâu thêm những thông tin định lượng. Nhóm tiến hành khảo sát ở các trường đại học, doanh nghiệp và các khu nhà trọ của công nhân, với mẫu dự định ban đầu là 300 người phân theo nghề nghiệp Sinh viên (100), Cán bộ công nhân viên (100), Công nhân (100). Nhưng thực tế, nhóm đã gặp nhiều thuận lợi trong khảo sát nền qui mô mẫu đã tăng lên 366, trong đó: Sinh viên (122), Cán bộ công nhân viên (122), Công nhân (122). 
Quan niệm của giới trẻ về công việc nội trợ 
Đa số cho việc nội trợ là những công việc làm trong nhà, mang tính thiết yếu, thường xuyên và lặp đi lặp lại và cần phải tiến hành đều đặn như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, còn những việc tương tác với con người, tổ chức bên ngoài thường ít được xem là công việc nội trợ như chăm sóc giáo dục con cái, người già, tham gia các hoạt động địa phương, đám tiệc cưới... Nội trợ là công việc dành cho nam và nữ. Nhưng ở một số công việc như may vá, đi chợ, nấu ăn, quét nhà, giặt phơi quần áo được cho dành cho nữ, còn sửa chữa đèn điện, đồ đạc hư, chăm sóc cây cối vật nuôi, quét mạng nhện mua thiết bị gia dụng được cho dành cho nam. 
Mỗi công việc có đặc thù riêng, và công việc nội trợ có đặc thù là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhiều việc lặt vặt, không tên, nhẹ nhàng vì có máy móc hỗ trợ, là công việc đáng trân trọng. 
Quan niệm của giới trẻ về người làm nội trợ 
Nhìn chung, quan niệm của giới trẻ đã khác xưa, không còn mặc nhiên khẳng định công việc nội trợ là công việc của phụ nữ, họ nhận ra nam làm nội trợ đem đến nhiều lợi ích. Họ không coi thường mà trái lại còn ủng hộ hiện tượng người đàn ông làm nội trợ trong gia đình và ngoài xã hội.
Tùy theo mỗi ngành nghề, mỗi trình độ học vấn và kinh nghiệm trong hôn nhân có quan niệm khác nhau. Chẳng hạn như nhóm có trình độ học vấn từ Cao đẳng – Đại học (CĐ – ĐH) trở lên và nhóm nghề nghiệp là cán bộ - công nhân viên (CBCNV) và sinh viên (SV) coi trọng lợi ích của người đàn ông làm nội trợ hơn. 
Quan niệm 
Trình độ 
N 
ĐTB 
Kiểm định Anova 
Nội trợ không cần thiết lắm với đàn ông 
THPT 
91 
3.22 
F=9.065 
Sig.=0.000 
TCTN 
40 
3.53 
CĐ-ĐH 
213 
2.87 
Trên ĐH 
22 
2.97 
Tổng 
366 
3.03 
Nguồn khảo sát tháng 11/2013 (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý) 
Quan niệm 
Nghề nghiệp 
N 
ĐTĐ 
Kiểm định Anova 
Nội trợ không cần thiết lắm với đàn ông 
SV 
122 
2.93 
F=7.301 
Sig.=0.001 
CNVC 
113 
2.94 
CN 
130 
3.26 
Tổng 
365 
3.05 
Nguồn khảo sát tháng 11/2013 (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý) 
Yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của giới trẻ tại Tp. HCM về hiện tượng đàn ông làm nội trợ 
Các yếu tố được giới trẻ đồng ý ảnh hưởng đến quan niệm của họ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ ở mức trên trung bình là các yếu tố hiện đại như: không phân biệt đối xử với con trai và con gái về học tập, Luật bình đẳng giới, các cuộc thi chào mừng 8.3 hay 20.10, sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại và cả yếu tố văn hóa truyền thống với quan niệm: đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
Biểu đồ: Yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của giới trẻ tại Tp. HCM về hiện tượng đàn ông làm nội trợ 
(ĐTB) -Nguồn khảo sát tháng 11/2013 (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý) 
2.54 
2.93 
2.99 
3.19 
3.23 
3.34 
3.42 
3.49 
3.52 
3.57 
3.61 
Bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp có nhiều lời nói 
không tốt về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ. 
Khủng hoảng kinh tế, tình trạng thất nghiệp tăng, 
nên nam giới ở nhà làm nội trợ. 
Về công việc nội trợ, cha mẹ của anh/chị phân công 
rõ: con gái phải làm nội trợ 
Về công việc nội trợ, cha mẹ của anh/chị phân công 
rõ: con gái phải làm nội trợ 
Nhiều người ngày nay cho rằng nam phải là trụ cột 
của gia đình. 
Thiết bị gia dụng hiện đại nam giới làm nội trợ nhiều 
hơn 
Các PTTTĐC, sách, báo đề cập nhiều đến hiện tượng 
người đàn ông làm nội trợ. 
Các chương trình/hội thảo, cuộc thi chào mừng 8/3, 
20/10 khuyến khích nam giới tham gia. 
Luật Bình đẳng giới và các chính sách Nhà nước 
khuyến khích đàn ông tham gia nội trợ cùng người … 
Truyền thống văn hóa: đàn ông xây nhà, đàn bà xây 
tổ ấm 
Cha mẹ luôn đối xử bình đẳng đối với con trai và con 
gái về học tập 
Yếu tố chuẩn mực “Không phân biệt đối xử với con trai và con gái về học tập” được giới trẻ đánh giá cao 
nhất và rất quan trọng. Bởi vì trong xã hội hiện đại, cơ hội học tập (xét về mặt thiết chế giáo dục) luôn 
luôn rộng mở, dành cho cả nam và nữ. Sẽ là cản trở nếu như gia đình (về mặt vi mô) không có sự đầu tư 
và tạo cơ hội học tập thích đáng cho cả con trai và con gái. Khi nam và nữ đều nhận được sự quan tâm từ 
gia đình thì mọi rào cản trong các lĩnh vực đời sống khác sẽ dễ dàng được xóa bỏ. 
Và cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng bền lâu của yếu tố văn hóa truyền thống đến quan niệm 
cũng như việc thực hiện phân công lao động theo giới trong gia đình. Giới trẻ cũng cho rằng, bên cạnh 
yếu tố hiện đại, thì yếu tố truyền thống “Truyền thống văn hóa: đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cũng 
đã tác động ít nhiều đến quan niệm của họ. Những niềm tin mang tính chất văn hóa về điều gì nam giới và 
phụ nữ có thể làm hoặc làm tốt nhất là nhân tố quan trọng. Niềm tin này mang tính chất văn hóa theo 
nghĩa nó được một cộng đồng thừa nhận, và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Kramer, 2005 
trong Mai Huy Bích, 2009). 
Trong phỏng vấn sâu, ta dễ dàng thấy rõ các yếu tố hiện đại, yếu tố văn hóa truyền thống ảnh 
hưởng tới quan niệm của họ về hiện tượng đàn ông làm nội trợ trong đời sống hiện nay. Cụ thể như sau:
Gia đình CN 
Gia đình SV 
Gia đình CBCNV 
Giáo dục 
Nữ được dạy và làm nội trợ, Nam không được dạy làm nội trợ. 
Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ 
Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ 
Kinh tế 
Không thuê người giúp việc , muốn tự tay làm, không muốn có sự can thiệp của người lạ vào cuộc sống gia đình 
Thuê người giúp việc làm giảm gánh nặng cho người phụ nữ và họ có thể giành thời gian làm việc khác 
Thuê người giúp việc làm giảm gánh nặng cho người phụ nữ và họ có thể giành thời gian làm việc khác 
thu nhập không ảnh hưởng ai làm nhiều hay ít hơn việc nhà. Nội trợ là công việc chung, Nam, Nữ phải cùng nhau san sẻ 
thu nhập không ảnh hưởng ai làm nhiều hay ít hơn việc nhà. Nội trợ là công việc chung, Nam, Nữ phải cùng nhau san sẻ 
thu nhập ảnh hưởng đến làm nội trợ: người làm kinh tế nhiều hơn thì cần bớt công việc nhà để dành thời gian cho công việc, nhưng vẫn phụ giúp việc nội trợ trong gia đình 
PTTTĐC: 
Hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình là thực tế. 
Hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình là không thực tế 
Hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình là thực tế. 
Khoa học kỹ thuật 
tiết kiệm thời gian, dễ dàng, nhẹ nhàng, Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ 
tiết kiệm thời gian, dễ dàng, nhẹ nhàng, Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ 
tiết kiệm thời gian, dễ dàng, nhẹ nhàng, Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ 
Tóm lại, quan niệm của giới trẻ cũng dần thay đổi về cách nhìn, thái độ về người đàn ông làm nội trợ theo hướng tích cực, bình đẳng hơn. Giới trẻ ủng hộ cao đối với hiện tượng đàn ông làm nội trợ không phân biệt giới tính, nghề nghiệp (CN, SV, CBCNV), trình độ học vấn (THPT, TC, CĐ-ĐH, trên ĐH), tình trạng hôn nhân (độc thân hay đã kết hôn). Qua đây cho ta thấy quan niệm truyền thống “Nội trợ là thiên chức của người phụ nữ” và “Nam giới là trụ cột kinh tế, là người kiếm cơm chính nuôi các thành viên trong gia đình” có sự thay đổi rằng “Nam phụ giúp, san sẻ việc làm nội trợ”. Trong tương lai, theo kết quả thăm dò chúng ta sẽ tiến dần đến mô hình “gia đình cấu trúc cân đối”, mô hình này không còn xa lạ gì với các nước Mỹ và phương Tây, đã xuất hiện cách đây vài chục năm, nhưng với đất nước đang phát triển
như Việt Nam khi được tiếp cận dần với gia đình cấu trúc cân đối là điều đáng quan tâm. Hai nhà xã hội học Anh M. Young và P. Will Mott đề cập rằng gia đình cấu trúc cân đối là gia đình cân xứng, vai trò của người vợ và người chồng tương đương nhau, cùng góp phần vào việc sắp xếp gia đình và kinh tế. 
Nguồn: Khảo sát tháng11/2013 
Tuy nhiên, xã hội Việt Nam đang phát triển có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, bên cạnh những nhận định cởi mở, ủng hộ người đàn ông làm nội trợ vẫn tồn tại những nhận định ảnh hưởng bởi định kiến giới như “Xem thường đàn ông làm nội trợ”, “Nội trợ là việc của phụ nữ”, “Nội trợ không cần thiết lắm với đàn ông”, “Phụ nữ học cao, nhiều tiền không cần làm nội trợ và coi thường chồng”. Do đó cần có biện pháp phù hợp để xóa bỏ định kiến giới là trách nhiệm của không phải của cá nhân mà toàn xã hội, đặc biệt cần quan tâm tới nhóm người có trình độ học vấn THPT, TCCN và Công nhân vì họ mang nhiều định kiến giới hơn những nhóm khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Mai Huy Bích, Xã hội học giới, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 2009 Lê Ngọc Văn, “Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình”, Tạp chí Khoa học và Phụ Nữ, số 5, 2005 Vũ Tuấn Huy và Deborah S Carr, “Phân công lao động trong gia đình”, Tạp chí Xã hội học, số 4, 2000

More Related Content

Similar to Quan niem cua gioi tre gui thuy

Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viettripmhs
 
CNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptx
CNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptxCNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptx
CNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptxHaiDangTran4
 
hùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxhùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxNgoc182585
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBinh Boong
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...luanvantrust
 
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt NamBảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dong
Bat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dongBat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dong
Bat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dongTuấn Anh Phạm
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...nataliej4
 

Similar to Quan niem cua gioi tre gui thuy (20)

Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổiLuận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
Luận văn: Tham vấn cho cha mẹ trong giáo dục trẻ em từ 11 đến 14 tuổi
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viet
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
 
CNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptx
CNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptxCNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptx
CNXHKH - Thực trạng về gia đình .pptx
 
Cơ sở lý luận về quyền của lao động nữ.docx
Cơ sở lý luận về quyền của lao động nữ.docxCơ sở lý luận về quyền của lao động nữ.docx
Cơ sở lý luận về quyền của lao động nữ.docx
 
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docxCơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
 
Tiểu luận Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, HAY
Tiểu luận Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, HAYTiểu luận Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, HAY
Tiểu luận Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, HAY
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Thành phố Buôn Ma Thuột.doc
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Thành phố Buôn Ma Thuột.docCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Thành phố Buôn Ma Thuột.doc
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Thành phố Buôn Ma Thuột.doc
 
hùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptxhùng biện xuân 2022.pptx
hùng biện xuân 2022.pptx
 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dungBất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
Bất bình đẳng giới trong giáo dục - nội dung
 
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ... Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
Đánh giá hoạt động bảo vệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơ...
 
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đCông tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ
 
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đBảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo luật lao động, 9đ
 
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt NamBảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
Bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam
 
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂMLuận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
Luận văn: Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình, 9 ĐIỂM
 
Bat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dong
Bat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dongBat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dong
Bat binh-dang-gioi-trong-linh-vuc-lao-dong
 
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận ...
 
sống thử
sống thử sống thử
sống thử
 
Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.doc
Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.docBình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.doc
Bình Đẳng Giới Trong Gia Đình Việt Nam.doc
 
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...
Luận Văn Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Vai Trò Của Lao Động Nữ Dân Tộc Tày Trong...
 

Quan niem cua gioi tre gui thuy

  • 1. Quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ Nguyễn Thị Thanh Huệ, Hoàng Thị Thu Thảo, Trang Thúy Ngân Khoa XHH-CTXH- ĐNÁ, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Đây là bài viết tham dự vòng chung kết Eureka XVI ngày 16/11/2014 tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Bài viết cho thấy bức tranh toàn cảnh về quan niệm của giới trẻ về công việc nội trợ và người làm nội trợ. Nổi bật trong đó là quan niệm của giới trẻ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ đã có sự thay đổi so với truyền thống. Và cuối cùng, bài viết phác thảo những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi trong quan niệm của giới trẻ là cơ sở giải đáp vấn đề liên quan tới bình đẳng giới trong phân công lao động trong gia đình thông qua hiện tượng người đàn ông làm nội trợ. Trong tình hình hiện nay, số lượng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động xã hội ngoài gia đình ngày càng gia tăng. Nhưng nói đến vai trò của người phụ nữ, người vợ trong gia đình là nói đến vai trò chăm sóc con cái, đảm nhiệm công việc nội trợ và xem đàn ông làm nội trợ là “bất tài”, là “quẩn quanh xó bếp”, không thể hiện được nam tính. Điều này cũng được Vũ Tuấn Huy & Deborah S. Carr (2000) trong “Phân công lao động nội trợ trong gia đình” đề cập: người vợ vẫn là người làm chính các công việc của gia đình và quan điểm chung của người phụ nữ, định hướng tâm thế hướng tới vai trò về giới truyền thống khá mạnh là phẩm chất của người phụ nữ như biết nội trợ giỏi, biết nuôi dạy con cái được đánh giá cao hơn đối với những đặc điểm như học vấn cao, nghề nghiệp có uy tín và có địa vị xã hội. Nhưng cũng trong nhiều gia đình ngày hôm nay, người đàn ông, người chồng đã tham gia vào công việc nội trợ thể hiện qua số liệu điều tra cơ bản (ĐTCTNB) về gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ năm 1998 – 2000. Trong bài viết “Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình”của Lê Ngọc Văn (2005), trong gia đình, tỉ lệ người chồng nấu ăn 2.1% ; mua thực phẩm 2.3% ; giặt giũ quần áo 1.9%; 2.3% chăm sóc con và chăm sóc người già, người ốm 3.7%. Và nam làm công việc này đang có xu hướng tăng lên, nhất là ở khu vực thành phố. Chẳng hạn, hằng ngày ở thành phố Hà Nội có 22.25% người chồng chia sẻ công việc nấu ăn với người vợ, 13.3% người chồng đi chợ mua thực phẩm, 32.6% người chồng giặt quần áo, 31.3% người chồng dọn dẹp nhà cửa và tỉ lệ người chồng chia sẻ với người vợ đặc biệt cao trong các công việc như chăm sóc con cái 74.85%, dạy bảo con là 83.4% (UBDSGĐTE Hà Nội, 2002). Ngoài ra ta còn dễ dàng thấy hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình như các gameshow “Vào bếp là chuyện nhỏ”, “Hương vị cuộc sống”, “Khi mẹ vắng nhà” hay phim “Mày râu làm vợ”. Phải chăng việc đàn ông làm nội trợ là biểu hiện của bình đẳng giới? Và bản thân nhóm tác giả cũng là những người trẻ, sẽ lập gia đình hoặc bắt đầu bước vào cuộc sống gia đình …) sẽ có những quan niệm như thế nào vai trò giới khi đang sống trong một môi trường xã hội có nhiều biến chuyển (tác động của luật bình đẳng giới; các
  • 2. phương tiện truyền thông đại chúng; di cư từ nông thôn lên thành thị; khủng hoảng kinh tế…) là điều cần thiết, đáng để quan tâm. Chính vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu “Quan niệm của giới trẻ tại TP.HCM về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ” Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là định lượng lượng bằng bảng hỏi cơ cấu. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu để đào sâu thêm những thông tin định lượng. Nhóm tiến hành khảo sát ở các trường đại học, doanh nghiệp và các khu nhà trọ của công nhân, với mẫu dự định ban đầu là 300 người phân theo nghề nghiệp Sinh viên (100), Cán bộ công nhân viên (100), Công nhân (100). Nhưng thực tế, nhóm đã gặp nhiều thuận lợi trong khảo sát nền qui mô mẫu đã tăng lên 366, trong đó: Sinh viên (122), Cán bộ công nhân viên (122), Công nhân (122). Quan niệm của giới trẻ về công việc nội trợ Đa số cho việc nội trợ là những công việc làm trong nhà, mang tính thiết yếu, thường xuyên và lặp đi lặp lại và cần phải tiến hành đều đặn như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, còn những việc tương tác với con người, tổ chức bên ngoài thường ít được xem là công việc nội trợ như chăm sóc giáo dục con cái, người già, tham gia các hoạt động địa phương, đám tiệc cưới... Nội trợ là công việc dành cho nam và nữ. Nhưng ở một số công việc như may vá, đi chợ, nấu ăn, quét nhà, giặt phơi quần áo được cho dành cho nữ, còn sửa chữa đèn điện, đồ đạc hư, chăm sóc cây cối vật nuôi, quét mạng nhện mua thiết bị gia dụng được cho dành cho nam. Mỗi công việc có đặc thù riêng, và công việc nội trợ có đặc thù là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhiều việc lặt vặt, không tên, nhẹ nhàng vì có máy móc hỗ trợ, là công việc đáng trân trọng. Quan niệm của giới trẻ về người làm nội trợ Nhìn chung, quan niệm của giới trẻ đã khác xưa, không còn mặc nhiên khẳng định công việc nội trợ là công việc của phụ nữ, họ nhận ra nam làm nội trợ đem đến nhiều lợi ích. Họ không coi thường mà trái lại còn ủng hộ hiện tượng người đàn ông làm nội trợ trong gia đình và ngoài xã hội.
  • 3. Tùy theo mỗi ngành nghề, mỗi trình độ học vấn và kinh nghiệm trong hôn nhân có quan niệm khác nhau. Chẳng hạn như nhóm có trình độ học vấn từ Cao đẳng – Đại học (CĐ – ĐH) trở lên và nhóm nghề nghiệp là cán bộ - công nhân viên (CBCNV) và sinh viên (SV) coi trọng lợi ích của người đàn ông làm nội trợ hơn. Quan niệm Trình độ N ĐTB Kiểm định Anova Nội trợ không cần thiết lắm với đàn ông THPT 91 3.22 F=9.065 Sig.=0.000 TCTN 40 3.53 CĐ-ĐH 213 2.87 Trên ĐH 22 2.97 Tổng 366 3.03 Nguồn khảo sát tháng 11/2013 (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý) Quan niệm Nghề nghiệp N ĐTĐ Kiểm định Anova Nội trợ không cần thiết lắm với đàn ông SV 122 2.93 F=7.301 Sig.=0.001 CNVC 113 2.94 CN 130 3.26 Tổng 365 3.05 Nguồn khảo sát tháng 11/2013 (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý) Yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của giới trẻ tại Tp. HCM về hiện tượng đàn ông làm nội trợ Các yếu tố được giới trẻ đồng ý ảnh hưởng đến quan niệm của họ về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ ở mức trên trung bình là các yếu tố hiện đại như: không phân biệt đối xử với con trai và con gái về học tập, Luật bình đẳng giới, các cuộc thi chào mừng 8.3 hay 20.10, sự hỗ trợ của máy móc thiết bị hiện đại và cả yếu tố văn hóa truyền thống với quan niệm: đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm.
  • 4. Biểu đồ: Yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm của giới trẻ tại Tp. HCM về hiện tượng đàn ông làm nội trợ (ĐTB) -Nguồn khảo sát tháng 11/2013 (1: Hoàn toàn không đồng ý 5: Hoàn toàn đồng ý) 2.54 2.93 2.99 3.19 3.23 3.34 3.42 3.49 3.52 3.57 3.61 Bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp có nhiều lời nói không tốt về hiện tượng người đàn ông làm nội trợ. Khủng hoảng kinh tế, tình trạng thất nghiệp tăng, nên nam giới ở nhà làm nội trợ. Về công việc nội trợ, cha mẹ của anh/chị phân công rõ: con gái phải làm nội trợ Về công việc nội trợ, cha mẹ của anh/chị phân công rõ: con gái phải làm nội trợ Nhiều người ngày nay cho rằng nam phải là trụ cột của gia đình. Thiết bị gia dụng hiện đại nam giới làm nội trợ nhiều hơn Các PTTTĐC, sách, báo đề cập nhiều đến hiện tượng người đàn ông làm nội trợ. Các chương trình/hội thảo, cuộc thi chào mừng 8/3, 20/10 khuyến khích nam giới tham gia. Luật Bình đẳng giới và các chính sách Nhà nước khuyến khích đàn ông tham gia nội trợ cùng người … Truyền thống văn hóa: đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm Cha mẹ luôn đối xử bình đẳng đối với con trai và con gái về học tập Yếu tố chuẩn mực “Không phân biệt đối xử với con trai và con gái về học tập” được giới trẻ đánh giá cao nhất và rất quan trọng. Bởi vì trong xã hội hiện đại, cơ hội học tập (xét về mặt thiết chế giáo dục) luôn luôn rộng mở, dành cho cả nam và nữ. Sẽ là cản trở nếu như gia đình (về mặt vi mô) không có sự đầu tư và tạo cơ hội học tập thích đáng cho cả con trai và con gái. Khi nam và nữ đều nhận được sự quan tâm từ gia đình thì mọi rào cản trong các lĩnh vực đời sống khác sẽ dễ dàng được xóa bỏ. Và cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng bền lâu của yếu tố văn hóa truyền thống đến quan niệm cũng như việc thực hiện phân công lao động theo giới trong gia đình. Giới trẻ cũng cho rằng, bên cạnh yếu tố hiện đại, thì yếu tố truyền thống “Truyền thống văn hóa: đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” cũng đã tác động ít nhiều đến quan niệm của họ. Những niềm tin mang tính chất văn hóa về điều gì nam giới và phụ nữ có thể làm hoặc làm tốt nhất là nhân tố quan trọng. Niềm tin này mang tính chất văn hóa theo nghĩa nó được một cộng đồng thừa nhận, và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (Kramer, 2005 trong Mai Huy Bích, 2009). Trong phỏng vấn sâu, ta dễ dàng thấy rõ các yếu tố hiện đại, yếu tố văn hóa truyền thống ảnh hưởng tới quan niệm của họ về hiện tượng đàn ông làm nội trợ trong đời sống hiện nay. Cụ thể như sau:
  • 5. Gia đình CN Gia đình SV Gia đình CBCNV Giáo dục Nữ được dạy và làm nội trợ, Nam không được dạy làm nội trợ. Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ Kinh tế Không thuê người giúp việc , muốn tự tay làm, không muốn có sự can thiệp của người lạ vào cuộc sống gia đình Thuê người giúp việc làm giảm gánh nặng cho người phụ nữ và họ có thể giành thời gian làm việc khác Thuê người giúp việc làm giảm gánh nặng cho người phụ nữ và họ có thể giành thời gian làm việc khác thu nhập không ảnh hưởng ai làm nhiều hay ít hơn việc nhà. Nội trợ là công việc chung, Nam, Nữ phải cùng nhau san sẻ thu nhập không ảnh hưởng ai làm nhiều hay ít hơn việc nhà. Nội trợ là công việc chung, Nam, Nữ phải cùng nhau san sẻ thu nhập ảnh hưởng đến làm nội trợ: người làm kinh tế nhiều hơn thì cần bớt công việc nhà để dành thời gian cho công việc, nhưng vẫn phụ giúp việc nội trợ trong gia đình PTTTĐC: Hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình là thực tế. Hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình là không thực tế Hình ảnh người đàn ông làm nội trợ trên truyền hình là thực tế. Khoa học kỹ thuật tiết kiệm thời gian, dễ dàng, nhẹ nhàng, Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ tiết kiệm thời gian, dễ dàng, nhẹ nhàng, Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ tiết kiệm thời gian, dễ dàng, nhẹ nhàng, Nam, Nữ san sẻ việc làm nội trợ Tóm lại, quan niệm của giới trẻ cũng dần thay đổi về cách nhìn, thái độ về người đàn ông làm nội trợ theo hướng tích cực, bình đẳng hơn. Giới trẻ ủng hộ cao đối với hiện tượng đàn ông làm nội trợ không phân biệt giới tính, nghề nghiệp (CN, SV, CBCNV), trình độ học vấn (THPT, TC, CĐ-ĐH, trên ĐH), tình trạng hôn nhân (độc thân hay đã kết hôn). Qua đây cho ta thấy quan niệm truyền thống “Nội trợ là thiên chức của người phụ nữ” và “Nam giới là trụ cột kinh tế, là người kiếm cơm chính nuôi các thành viên trong gia đình” có sự thay đổi rằng “Nam phụ giúp, san sẻ việc làm nội trợ”. Trong tương lai, theo kết quả thăm dò chúng ta sẽ tiến dần đến mô hình “gia đình cấu trúc cân đối”, mô hình này không còn xa lạ gì với các nước Mỹ và phương Tây, đã xuất hiện cách đây vài chục năm, nhưng với đất nước đang phát triển
  • 6. như Việt Nam khi được tiếp cận dần với gia đình cấu trúc cân đối là điều đáng quan tâm. Hai nhà xã hội học Anh M. Young và P. Will Mott đề cập rằng gia đình cấu trúc cân đối là gia đình cân xứng, vai trò của người vợ và người chồng tương đương nhau, cùng góp phần vào việc sắp xếp gia đình và kinh tế. Nguồn: Khảo sát tháng11/2013 Tuy nhiên, xã hội Việt Nam đang phát triển có sự đan xen giữa truyền thống và hiện đại, bên cạnh những nhận định cởi mở, ủng hộ người đàn ông làm nội trợ vẫn tồn tại những nhận định ảnh hưởng bởi định kiến giới như “Xem thường đàn ông làm nội trợ”, “Nội trợ là việc của phụ nữ”, “Nội trợ không cần thiết lắm với đàn ông”, “Phụ nữ học cao, nhiều tiền không cần làm nội trợ và coi thường chồng”. Do đó cần có biện pháp phù hợp để xóa bỏ định kiến giới là trách nhiệm của không phải của cá nhân mà toàn xã hội, đặc biệt cần quan tâm tới nhóm người có trình độ học vấn THPT, TCCN và Công nhân vì họ mang nhiều định kiến giới hơn những nhóm khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mai Huy Bích, Xã hội học giới, NXB đại học quốc gia Hà Nội, 2009 Lê Ngọc Văn, “Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình”, Tạp chí Khoa học và Phụ Nữ, số 5, 2005 Vũ Tuấn Huy và Deborah S Carr, “Phân công lao động trong gia đình”, Tạp chí Xã hội học, số 4, 2000