SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
1
GIỚI, GIỚI TÍNH TỪ GÓC ĐỘ LÝ THUYẾT KIẾN TẠO XÃ HỘI
TS. Nguyễn Xuân Nghĩa
TÓM TẮT
Bằng các dữ liệu nhân học và từ sự phát triển khoa học, kỹ thuật hiên nay, bài viết đặt lại
vấn đề phân biệt hai khái niệm giới và giới tính và cho thấy trong việc giải thích khác biệt
giữa nam và nữ có ba dòng lý thuyết chính: lối giải thích sinh học, lối giải thích dựa trên
yếu tố tác động của môi trường xã hội – văn hóa và lối giải thích của lý thuyết kiến tạo xã
hội. Lý thuyết này cho rằng không chỉ giới mà cả giới tính cũng là kiến tạo xã hội. Cơ sở
cho quan điểm này là tác động của khoa học, kỹ thuật lên yếu tố tự nhiên (sinh học). Mặt
khác, với việc xác định có nhiều cách nhìn, nhiều kiến tạo về cùng một thực tại, vô hình
trung lý thuyết kiến tạo xã hội bênh vực quan điểm của các nhóm thiểu số trước quan điểm
vốn được xem là thống trị, ngay cả trong quan điểm về giới và giới tính.
NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
Các tài liệu, giáo trình về giới đều đưa ra sự phân biệt căn bản giữa khái niệm giới tính
(sex) và giới (gender). Thông thường, giới tính nói đến những đặc điểm sinh học của nam
giới và nữ giới, có tính phổ quát và không thay đổi, và giới chỉ những đặc điểm mà xã hội
hoặc các nền văn hóa gán cho nam giới và nữ giới, hay nói cách khác giới là những ứng xử
được xem là thích hợp mà mỗi xã hội, văn hóa chờ đợi ở từng giới tính. Khác với giới tính,
những đặc điểm giới có tính đặc thù của từng xã hội và có thể thay đổi.
Tuy nhiên những câu chuyện sau đây buộc ta suy nghĩ lại sự phân biệt trên. Nhà nhân học
Christine Helliwee đi nghiên cứu một làng thuộc đảo Borneo, Indonesia. Khi bà mới đến
dân làng tranh cãi xem bà là nam hay nữ, mặc dù họ biết khi tắm trên sông bà mặc xà rông
(trang phục phổ biến dành cho phụ nữ ở địa phương) và đường nét cơ thể bà hiện lên khá
rõ (Mai Huy Bích, 2013, tr. 190-191). Sở dĩ họ tranh cãi về giới tính của bà vì dáng đi của
bà không giống phụ nữ địa phương (tay hơi lắc lư, đung đưa ra xa mình và hông), đầu gối
của bà hơi xương xẩu chứ không tròn; bà dám đi một mình xuyên qua rừng từ làng này đến
2
làng khác; bà không biết buộc xa rông đúng cách của phụ nữ, bà không đeo hoa tai, không
biết rành mạch các loại thóc…
Cũng vậy, từ lâu, những dữ liệu nhân học về giới buộc ta đặt lại những khuôn mẩu, những
định kiến về giới. Margaret Mead, trong một nghiên cứu ở Tân Ghi-nê về ba tộc người; ở
tộc người Arapesh bà nhận thấy cả hai giới đều có những hành vi, ứng xử giống nhau: đều
nhạy cảm và thân thiện, hợp tác mà trong nền văn hóa phương Tây xếp vào nữ tính; về
phía Nam Ghi-nê, tộc người Mudugumor, với tập quán săn đầu người và ăn thịt người, cả
hai giới đều có tính ích kỷ và hiếu chiến; ở phía tây Ghi-nê, tộc người Tchambuli cho thấy
những khác biệt giữa hai giới: phụ nữ đầu óc lý trí và thống trị, nam giới ngược lại, tình
cảm, chịu đựng, thích chăm sóc, nuôi dưỡng con cái (Mead, 1963 [1935]). Trong một
nghiên cứu khác, về các thổ dân Bắc Mỹ và châu Á, Thái Bình Dương, có một hạng người
được gọi là berdache, là những cá nhân mà cấu tạo cơ thể thuộc về giới này, nhưng nhận
thức mình thuộc giới khác và tiếp thu những hành vi của giới khác.
Một vài câu chuyện trên cho thấy xác định giới tính không chỉ tùy thuộc yếu tố sinh lý và
nhận thức căn tính về giới (gender identity)1 biến đổi tùy nền văn hóa, tùy thuộc từng cá
nhân và trong mỗi cá nhân lại tùy thuộc biến chuyển thời gian.
Nhìn chung, trong việc giải thích những khác biệt giữa nam và nữ, xã hội học đưa ra nhiều
lối tiếp cận khác nhau. Có thể nêu ra ba dòng lý thuyết chính. Trước tiên là những quan
điểm dựa trên sinh học để giải thích sự khác biệt trong hành vi giữa nam và nữ. Dòng lý
thuyết thứ hai giải thích sự khác biệt này với việc nhấn mạnh vai trò của môi trường xã
hội, của quá trình xã hội hóa. Và cuối cùng quan điểm cho rằng cả giới tính và giới đều
không đặt trên cơ sở sinh học mà chúng đều là những kiến tạo xã hội, có nghĩa là do xã hội
tạo ra. Đây là luận điểm của lý thuyết kiến tạo xã hội (social constructivism).
2. Giới, giới tính và sinh học
Sự khác biệt trong hành vi của nam và nữ là do yếu tố sinh học, là do yếu tố giới tính hơn
là yếu tố giới? Nếu vậy, thì mức độ thế nào?
Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những yếu tố sinh học ở con người – như hóc môn,
nhiễm sắc thể, cấu tạo gen, não bộ, bộ phận sinh dục… - qui định những khác biệt bẩm
1 Là kinh nghiệm, nhận thức của cá nhân về giới tính,về giới của chính mình.
3
sinh trong hành vi giữa nam và nữ. Họ cho rằng những khác biệt này có thể tìm thấy trong
tất cả các nền văn hóa, điều này có nghĩa là các yếu tố tự nhiên là tác nhân của bất bình
đẳng giữa các giới mà ta thấy ở tất cả các nền văn hóa. Một dữ liệu mà các tác giả này
thường nêu lên, hầu hết trong mọi nền văn hóa, đàn ông chứ không phải phụ nữ, đặc biệt
trong các xã hội sơ khai, tham gia vào việc săn bắt và chiến tranh. Từ đó, lập luận, đàn ông
có những cơ sở sinh học hướng về sự hung hăng, hiếu chiến, điều này ít thấy ở người phụ
nữ.
Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác không đồng ý với lập luận này. Họ cho thấy mức độ
hung hăng ở nam giới thay đổi tùy nền văn hóa và ngược lại tính thụ động, dịu dàng của
người phụ nữ cũng thay đổi theo các nền văn hóa (M. Mead). Các tác giả cũng phê bình
các lý thuyết về “khác biệt tự nhiên” thường đặt cơ sở trên những dữ liệu nghiên cứu hành
vi của động vật hơn là các dữ liệu nhân học và sử học. Hơn thế nữa, cho dù một hành vi
nào đó ít nhiều có tính cách phổ quát, cũng không thể lập luận nó có nguồn gốc sinh học,
bởi lẽ chúng cũng có thể do yếu tố văn hóa – xã hội. Lấy thí dụ, trong hầu hết các nền văn
hóa, người phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc nuôi dưỡng con cái, do đó học không có
điều kiện để tham gia vào việc săn bắt hay chiến tranh.
Mặc dù không gạt bỏ giả thuyết yếu tố sinh học quy định những khuôn mẫu hành vi con
người, nhưng suốt thế kỷ qua, các nghiên cứu nhằm xác định nguồn gốc sinh lý ảnh hưởng
lên hành vi con người đều cho thấy thất bại (Giddens, 2009, tr. 602). Không có một chứng
cứ nào về cơ chế liên kết các yếu tố sinh học với những hành vi xã hội phức tạp theo giới
tính của con người. Các lý thuyết cho rằng cá nhân con người đã đi theo các khuynh hướng
bẩm sinh đã không thấy vai trò cực kỳ quan trọng của tương tác xã hội trong việc hình
thành hành vi con người.
3. Quá trình xã hội hóa về giới
Dòng lý thuyết thứ hai giải thích sự khác biệt trong hành vi giữa nam và nữ bằng cách nhấn
mạnh vai trò của môi trường xã hội, của quá trình xã hội hóa. Như Simone de Beauvoir
từng viết “Người ta không sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ”. Hay nói cách khác,
dòng lý thuyết này chú trọng nghiên cứu quá trình xã hội hóa về giới, là quá trình học hỏi
vai trò giới thông qua các tác nhân xã hội như gia đình, nhà trường, phương tiện truyền
thông đại chúng… Dòng lý thuyết này cũng dựa trên sự phân biệt giới tính và giới và cho
4
thấy đứa trẻ sinh ra đã mang giới tính và phát triển theo giới. Với các tác nhân xã hội hóa
sơ cấp và thứ cấp, trẻ em dần dần nội tâm hóa những chuẩn mực, những chờ đợi của xã hội
để có thể thích ứng theo giới tính của chúng. Theo quan điểm này những bất bình đẳng
giữa nam và nữ là kết quả của quá trình xã hội hóa về các vai trò giới khác nhau. Trước
đây, trong một nghiên cứu, chúng tôi đã nêu lên quá trình xã hội hóa về giới trong gia đình
ở trẻ em Việt Nam qua các tập tục, kiêng cữ khi bà mẹ mang thai, qua cách đặt tên con,
qua cách ăn mặc, ứng xử, qua đồ chơi, trò chơi của trẻ em, qua quan hệ bạn bè, qua sự
mong đợi về tính cách của con trai và con gái, qua cách giáo dục của cha mẹ… (Nguyễn
Xuân Nghĩa, 2000).
Đây cũng là quan điểm chức năng luận (functionalist), chủ trương nam và nữ là khác nhau
do việc học hỏi vai trò giới và khác nhau do nhận thức về căn tính giới (gender identity).
Trong quá trình học hỏi và nhận thức này, họ chịu tác động bởi những chế tài tiêu cực và
tích cực, ví như “có thế chứ, con trai phải mạnh mẽ như vậy”, “con trai không được chơi
búp bê, con trai không được đeo bông tai”, “Cho con trai chơi súng, kiếm – bằng nhựa thôi
– là để tạo tính tình mạnh mẽ” (Một phụ huynh; Nguyễn Xuân Nghĩa, 2000, tr. 30)…
Những chế tài này giúp những đứa trẻ, thanh thiếu niên nam nữ, học hỏi và tuân thủ các
vai trò giới. Nếu một cá nhân nào có những ứng xử giới không tương ứng với giới tính thì
bị xem là lệch lạc. Theo các nhà chức năng luận, các tác nhân xã hội hóa góp phần củng
cố xã hội, khi chỉ nhìn thấy một quá trình xã hội hóa về giới diễn ra một cách thuận lợi, êm
đẹp với các thế hệ trẻ.
Lối giải thích chức năng luận này bị nhiều phê phán. Các tác nhân xã hội hóa như gia đình,
bạn bè, trường học, các phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức xã hội có thể đưa
ra những khuôn mẫu ứng xử khác nhau. Hơn thế nữa, quan điểm này không thấy rằng
những cá nhân tiếp nhận quá trình xã hội hóa không phải là những đối tượng thụ động, mặc
nhiên chấp nhận quá trình xã hội hóa, mà là những chủ thể năng động và sáng tạo. Những
chủ thể này có thể khước từ, biến đổi những chờ đợi của xã hội về vai trò giới.
Mặc dù đặt lại vấn đề lối tiếp cận tổng thể về việc tiếp nhận các vai trò giới, nhiều cuộc
nghiên cứu cho thấy ở mức độ nào đó căn tính về giới là kết quả của ảnh hưởng xã hội.
Ảnh hưởng xã hội trên căn tính thể hiện trên nhiều mặt. Cho dù có những bậc cha mẹ dạy
dỗ con cái họ một cách “phi giới tính” (non – sexist), vẫn thấy tồn tại những khuôn mẫu về
giới khó phủ nhận được. Lấy thí dụ, những nghiên cứu về quan hệ giữa cha mẹ - con cái
5
cho thấy vẫn có những khác biệt rõ trong cách đối xử giữa trẻ nam và nữ cho dù cha mẹ
vẫn tin rằng không có khác biệt trong ứng xử của họ. Đồ chơi, sách hình, các chương trình
ti vi mà trẻ trải nghiệm tất cả đều cho thấy khác biệt về thuộc tính của trẻ nam/nữ. Mặc dù
hiện nay đang có những thay đổi, các tính chất của nam giới đều nhiều hơn trên sách báo,
chương trình tivi, phim dành cho trẻ em. Và mặt khác tính chất của nam giới thể hiện qua
những vai trò chủ động, phiêu lưu, hành động, vai trò của nữ được mô tả thụ động, chờ đợi
và hướng về những công việc nội trợ. Những nhà nghiên cứu nữ quyền cũng cho thấy
những sản phẩm văn hóa và các phương tiện truyền thông nhắm vào giới trẻ thể hiện những
lối ứng xử truyền thống về giới và hướng họ tới những mục tiêu mà xã hội mong muốn.
4. Giới, giới tính và biến chuyển kỹ thuật: tiên đề của lý thuyết kiến tạo xã hội
Hàng ngàn năm năm qua, việc sinh con và nuôi dưỡng con chiếm hầu hết cuộc sống của
người phụ nữ. Trong các xã hội truyền thống, việc ngừa thai chưa được biết đến hoặc không
hiệu quả. Cho đến thế kỷ 18, ở châu Âu và Bắc Mỹ, việc người phụ nữ có thể 20 lần trong
quãng đời của họ có mang bầu là điều phổ biến, nhưng thường đưa đến việc sẩy thai hay
trẻ sơ sinh chết. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, số
con trung bình của người phụ nữ còn rất cao, chẳng hạn, vùng hạ Sahara châu Phi là 5,6,
gấp đôi tỷ lệ trung bình của thế giới. Về số con lý tưởng, ở Kenya người dân mong muốn
có 4,1; tỷ lệ này là 8,5 ở Chad và Nigeria. Và nam giới thường mong muốn có số con nhiều
hơn. Ngày nay, những tiến bộ trong kỹ thuật sinh sản đã thay đổi tình huống này. Những
tiến bộ trong phương pháp ngừa thai cho phép nam giới và nữ giới chọn lựa số con mong
muốn. Nhưng việc ngừa thai còn tùy thuộc sự chấp nhận và khả năng tiếp cận. Vào năm
2003, chỉ 20% gia đình ở châu Phi tiếp cận được kỹ thuật ngừa thai.
Kế tiếp, những tiến bộ của y khoa, ngày nay ở các nước phát triển, việc sinh đẻ đều có việc
tham gia của y tá, bác sĩ nên tỷ lệ trẻ sơ sinh chết rất thấp. Nhưng ở các nước đang phát
triển tỷ lệ này vẫn còn cao, thêm vào đó là do việc nữ vị thành niên mang thai. Mỗi năm
có khoảng 10% trẻ em sinh ra là do phụ nữ dưới 20 tuổi, trong số này 90% xảy ra ở các
nước đang phát triển.
Trong quá khứ, cha mẹ chỉ biết được giới tính của con khi sinh ra và biết chúng có lành
mạnh hay không. Nhưng ngày nay với kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật chọc ối (amniocentesis)
người ta có thể thấy trước những bất thường về thể chất hay nhiễm sắc thể ở thai nhi. Những
6
kỹ thuật mới như vậy đặt các cặp vợ chồng và xã hội trước quyết định về mặt luật pháp và
đạo đức mới, ví như quyết định có sinh ra một đứa con khuyết tật hay không?
Từ những năm 1970, các kỹ thuật trợ giúp sinh sản, đặc biệt là thụ thai trong ống nghiệm
cho phép những cặp vợ chồng vô sinh có thể có con.
Những biến đổi kỹ thuật nói trên đã biến những yếu tố mà trước đây ta xem là tự nhiên, là
định mệnh tự nhiên, nay lại trở thành những chọn lựa của con người. Yếu tố sinh học của
một cá nhân không còn là yếu tố tuyệt đối quyết định người đó có thể có con hay không,
thay vào đó những yếu tố như thu nhập, khả năng tiếp cận những kỹ thuật mới quyết định
sự vô sinh về sinh học có phải là một cản trở hay không.
Ngày nay kỹ thuật di truyền bắt đầu phát triển mạnh. Ảnh hưởng của những kỹ thuật này
lên giới tính là vấn đề gây tranh luận. Những người ủng hộ các kỹ thuật này nêu lên rất
nhiều lợi ích. Ví như có thể xác định các yếu gen cho thấy một số người dễ mắc một số
bệnh nào đó. Việc tái lập trình di truyền sẽ bảo đảm các bệnh trên sẽ không còn truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Đi xa hơn, người ta có thể thiết kế thân thể trước khi sinh của
cá nhân về màu da, tóc, màu mắt, trọng lượng… Kỹ thuật di truyền này đặt ra nhiều cơ hội
và vấn đề. Nếu cha mẹ có thể chọn lựa thiết kế đứa con họ sẽ sinh ra, thì cha mẹ sẽ chọn
lựa gì? Đâu là những giới hạn những chọn lựa này? Hay là họ áp đặt những ước muốn của
họ lên đứa trẻ? Hơn nữa ta cũng biết rằng những kỹ thuật di truyền là không rẽ và chỉ dành
cho những tầng lớp xã hội khá giả. Vậy điều gì sẽ xảy ra cho những đứa trẻ thuộc các tầng
lớp bên dưới, những đứa trẻ vẫn được tiếp tục được sinh ra một cách tự nhiên? Các nhà xã
hội học đã lập luận, việc tiếp cận khác nhau về các kỹ thuật di truyền có thể dẫn đến một
“tầng lớp tiện dân về mặt sinh học”, và tầng lớp này sẽ chịu nhiều định kiến, kỳ thị từ
những kẻ hưởng lợi các kỹ thuật di truyền. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc kiếm việc làm,
trong đời sống, trong bảo hiểm sức khỏe… Hiện tượng mất cân bằng giới tính ở nhiều xã
hội hiện nay, cũng phải được đặt ra trong những suy nghĩ vừa nêu.
Tác động của khoa học kỹ thuật lên giới tính là tiên đề cơ sở cho những suy tư của lý thuyết
kiến tạo xã hội.
5. Giới, giới tính là kiến tạo xã hội
Như đã nêu trên, trong những năm gần đây các lý thuyết về xã hội hóa giới và về vai trò
giới ít nhiều bị phê phán bởi nhiều nhà xã hội học, đặc biệt là các tác giả theo lý thuyết
7
kiến tạo xã hội. Thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism) là một lý thuyết về tri thức,
nhưng đầu tiên chỉ là một thuật ngữ chung chung để chỉ các lý thuyết nhấn mạnh tính chất
được kiến tạo về mặt xã hội của đời sống xã hội. Có thể quy nguồn gốc lý thuyết này từ
William Isaac Thomas và các nhà xã hội học thuộc trường phái Chicago, cũng như nhà xã
hội học hiện tượng luận Alfred Schutz. Ý tưởng chính của các tác giả này: xã hội do con
người tạo ra một cách năng động và sáng tạo, họ hình dung xã hội như là được tạo nên,
chứ không phải đơn thuần tồn tại một cách đương nhiên. Xã hội như là mạng lưới được kết
dệt nên do tương tác giữa các cá nhân và nhóm. Thuật ngữ này chính thức được đưa vào
từ vựng xã hội học do công trình của Peter Berger và Thomas Luckmann – The
Construction of Reality (1966), (Kiến tạo xã hội về hiện thực). Tác phẩm này xem ra muốn
tổng hợp tư tưởng của É. Durkheim và G.H. Mead, dựa trên mệnh đề chính “Xã hội là một
sản phẩm của con người. Xã hội là một hiện thực khách quan. Con người là một sản phẩm
của xã hội”. Quan điểm này được áp dụng vào nghiên cứu tôn giáo, các hành vi lệch lạc,
vào tri thức giáo dục (Mary Douglas và Basil Berstein), vào tâm lý học… Nhìn chung, lý
thuyết kiến tạo xã hội thường tương phản với cái được gọi là bản chất luận (essentialism)2
bởi vì nó vượt ra khỏi những ý tưởng về những gì là hiển nhiên do tự nhiên mang lại và nó
đặt nghi vấn với những nguồn gốc xã hội và lịch sử của hiện tượng xã hội (Marshall, 1998,
tr. 609).
Thay cho quan điểm truyền thống xem giới tính gắn liền với yếu tố sinh học và giới gắn
liền với văn hóa, một số nhà xã hội học theo lý thuyết kiến tạo xã hội cho rằng cả giới tính
và giới đều là những sản phẩm do xã hội kiến tạo ra. Không chỉ giới là một kiến tạo xã hội
thuần túy, do đó không có cái được gọi là “bản chất” giới, mà ngay cả chính cơ thể con
người là đối tượng mà các lực xã hội có thể định hình và thay đổi bằng nhiều cách. Thân
thể con người không còn là “tự nhiên” nữa mà chúng ta có thể kiến tạo, tái kiến tạo chúng
như chúng ta mong muốn, bằng nhiều cách như tập luyện, ăn kiêng, thay đổi bằng các thời
trang, bằng giải phẫu thẩm mỹ và bằng phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Như vậy, kỹ thuật
đang làm mờ đi ranh giới thể chất của cơ thể. Từ đó, có lập luận cơ thể con người và yếu
2 Theo các nghiên cứu hiện nay, có hai cách nhìn về các yếu tố quy định giới tính.Cách nhìn bản chất luận quan
niệm một đặc điểm nhất định (bộ phận sinh dục, hay nhiễm sắc thể X, Y) là cơ bản để xác định giới tính của một
người. Cách nhìn kia cho rằng có nhiều yếu tố góp phần xác định phân loại giới tính,ví như cách ăn mặc, tóc tai,
gen, vóc dáng cơ thể… Không một yếu tố nào tự nó là đủ để xác định người nào đó là nam hay nữ.
8
tố sinh học không phải là cái gì có sẵn, nhưng ngược lại lệ thuộc vào con người và lệ thuộc
chọn lựa của cá nhân trong các bối cảnh xã hội nhất định.
Vì vậy một số nhà theo lý thuyết kiến tạo luận xã hội (theo nghĩa chặt chẽ nhất) phủ nhận
cơ sở sinh học của sự khác biệt giới. Họ cho rằng căn tính giới xuất hiện trong tương quan
khi con người nhận thức được những khác biệt về giới trong xã hội và cái nhận thức này
đến lượt nó góp phần định hình các khác biệt về giới nêu trên. Lấy thí dụ, một xã hội quan
niệm nam tính có đặc điểm là sức mạnh thể chất và có thái độ “mạnh mẽ” sẽ khuyến khích
nam giới trau dồi, tạo ra một hình ảnh về cơ thể “cơ bắp”, và một loạt ứng xử đặc thù,
không tự nhiên nào đó. Nói cách khác, căn tính giới và những khác biệt giới tính có quan
hệ khăng khít với nhau trên cơ thể của từng cá nhân.
6. Lý thuyết kiến tạo xã hội và cộng đồng thiểu số LGBT
Lý thuyết kiến tạo xã hội về giới tính có liên quan đến vấn đề thời thượng, chúng ta hãy
nghe tâm sự của một số người đồng tính, những người chuyển giới sau đây:
-““Em đã suy nghĩ rất nhiều về mọi thứ, lựa chọn giữa được và mất, giữa đau thể xác hay
đau tinh thần, cuối cùng em đã quyết định chuyển giới để trở thành con gái, được sống thật
với chính mình” – Đó là tâm sự của An Vi, tên thật là Trần Anh Vũ, 23 tuổi, quê Kiên
Giang, người đã chuyển giới vào năm 2014. An Vi nói, giờ em cảm thấy hạnh phúc hơn
rất nhiều, được bạn bè khen nữ tính hơn, xinh hơn, có việc làm ổn định hơn sau khi chuyển
giới. Tuy nhiên, đằng sau nụ cười của An Vi là chuỗi ngày đẫm nước mắt, cũng như những
thách thức phía trước mà những người chuyển giới sẽ phải đối mặt.” (Lại Thìn, 2015)
-“Hồi mới sinh Dung, nhìn thấy con, ba mẹ Dung mừng lắm, vì “có thằng con trai nối dõi
tông đường” nhưng mà đau khổ không hiểu tại sao Dung là con gái mà mang hình hài này,
hình hài của một đứa con trai… Trước khi đi (Sài Gòn), sau bao nhiêu đêm thức trắng,
Dung đã quyết định nói với mẹ sự thật: "Có lẽ con yêu đàn ông, con không thể trở thành
đứa con trai mà mẹ mong muốn, không thể có vợ, có con cho mẹ ẫm bồng. Con xin lỗi
mẹ... Mẹ đã rất sốc và khóc rất nhiều” (Ngô Đồng, 2015)
-“Chúng con không có tội gì, con không đua đòi để được chuyển đổi giới tính mà bởi tạo
hóa đã sắp đặt nhầm lẫn cho con. Khó khăn lắm chúng con mới đủ tiền để phẫu thuật nhưng
khi trở về VN thì chúng con bị coi như những tên tội phạm. Con phải sống chui sống nhủi,
9
muốn làm gì cũng phải nhờ người khác làm giùm.Chúng con có công việc, có thu nhập và
chúng con không làm gì ảnh hưởng đến xã hội…” (Hoàng Điệp, 2015).
Những tâm sự trên cho thấy ở một số bộ phận khá đông những người đồng tính, hiện tượng
này là có thật chứ không phải là một “phong trào”, một “lối sống dễ dàng”. Rõ ràng ở đây
không có sự trùng khớp giữa yếu tố sinh học và nhận thức căn tính giới của một số cá nhân.
Và cũng chính quan điểm về “bản chất” giới tính tự nhiên đã gây đau khổ, thậm chí phân
biệt đối xử với những cá nhân này.
7. Thay lời kết luận
- Khi lý thuyết kiến tạo xã hội đưa ra nhận định một hiện tượng xã hội là một kiến
tạo xã hội không có nghĩa là hiện tượng trên chỉ do đầu óc thuần túy của con người tạo ra
và như vậy không tồn tại. Ta biết rằng lý thuyết kiến tạo xã hội là một phản ứng lại thuyết
duy khách thể, duy thực chứng. Trong chủ đề ta đang đề cập đây, mọi người đều thấy có
những khác biệt về giới tính - đây là thực tại, là điều có thực - và đi đôi với chúng là những
vai trò, những biểu trưng, tin tưởng gắn liền với những khác biệt trên. Và trong việc lý giải
những khác biệt này, lối tiếp cận kiến tạo luận cho rằng khác biệt trên không phải là một
định mệnh sinh học, mà là một kiến tạo xã hội, có nghĩa chúng là sản phẩm của văn hóa,
xã hội và lịch sử của một nhóm người nhất định vào một thời gian và không gian nhất định.
- Giới là một kiến tạo xã hội. Điều này mọi người có thể nhất trí. Nhưng khi cho rằng
giới tính cũng là kiến tạo xã hội, điều này chỉ tồn tại với một bộ phận cá nhân trong xã hội,
tuy nhiên đây là điểm mới mẻ, độc đáo, có tính dự báo của lý thuyết kiến tạo xã hội, và
cũng vì thế lý thuyết kiến tạo xã hội được xem có quan điểm bênh vực cho những nhóm
thiểu số chống lại những quan điểm mang tính thống trị3. Và phải chăng nếu chúng ta chấp
nhận – trong một số trường hợp nhất định - giới tính cũng là kiến tạo xã hội, thì sẽ tồn tại
ít hơn hiện tượng kỳ thị với cộng đồng thiểu số những người đồng tính, lưỡng tính và
chuyển giới (LGBT)?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giddens, A. (2009). “Sexuality and gender”, trong Sociology, 6th ed. Polity Press.
3 Tuy nhiên lý thuyết kiến tạo xã hội cũng bị phê phán chủ trương một thứ lý thuyết tương đối luận và từ đó có thể
rơi vào mâu thuẫn trong lập luận.
10
- Jackson, S. Weeks, J. (2005). “Social Constructivism”, trong Chris Beasley,
Gender and Sexuality: Critical Theories, Critical Thinkers, London: Sage.
- Mai Huy Bích, (2013). “Giới trong nhãn quan xã hội học”, trong Bùi Quang Dũng
(cb), Xã hội học, Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội.
- Marshall G. (1998). Dictionary of Sociology. Oxford University Press.
- Mead, M. (1963). Sex and Temperament in Three Primitive Societies. New York:
William Morrow, 1963; orig. 1935.
- Nguyễn Xuân Nghĩa, (2000). Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em, Ban Xuất Bản
Đại học Mở - Bán công, Tp. HCM
- Thái Thị Ngọc Dư, (2004), Giới và phát triển, Đại học Mở - Bán công, TpHCM
- Wharton, A. (2005). The Sociology of Gender: An Introduction To Theory and
Research, Malden, MA: Blackwell Pulishing.
* Bài trên trang web
- Hoàng Điệp, “Bàn về quyền nhân thân: Nóng với chuyện chuyển giới”, Tuổi trẻ
online, 20/7/15, xem trên http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150710/ban-ve-quyen-nhan-
than-nong-voi-chuyen-chuyen-gioi/775467.html
- Lại Thìn, “Hành trình đau đớn để được “sống thực” của những người chuyển giới”,
Đài Tiếng nói Việt Nam, 9/6/2015, http://vov.vn/xa-hoi/hanh-trinh-dau-don-de-duoc-song-
that-cua-nhung-nguoi-chuyen-gioi-406301.vov)
- Ngô Đồng, “Tâm sự về cuộc đời của một người chuyển giới”, Công An Tp Hồ Chí
Minh, 25/04/2015; http://congan.com.vn/doi-song/tam-su-ve-cuoc-doi-cua-mot-nguoi-
chuyen-gioi_1196.html
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
TS. Nguyễn Xuân Nghĩa là giảng viên đại học, tốt nghiệp tiến sĩ đại học Toulouse II, Le
Mirail, Cộng hòa Pháp. Ông là tác giả của hơn 5 cuốn sách và 70 bài đăng trên các tạp
chí khoa học, xoay quanh các trục nghiên cứu: lý thuyết và phương pháp xã hội học, xã
hội học tôn giáo, vấn đề giới, xã hội học về thanh thiếu niên và trẻ em.

More Related Content

What's hot

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiTrường Bảo
 
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...jackjohn45
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH nataliej4
 

What's hot (20)

Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAYTiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
Tiểu luận Thái độ của sinh viên về cộng đồng LGBT, HAY
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPTLuận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
Luận văn: Hoạt động sử dụng mạng Internet của học sinh THPT
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viênẢnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
Ảnh hưởng của việc sử dụng internet đến học tập của sinh viên
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Luận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt NamLuận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
Luận văn: Thực hiện quyền chăm sóc sức khỏe trẻ em ở Việt Nam
 
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổiCông tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người cao tuổi
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quan niệm về hạnh phúc của sinh viên tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoạiLuận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOTLuận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
Luận văn: Kết hôn giữa những người song tính và chuyển giới, HOT
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 

Similar to 2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia

Hoạt động Tình dục ở con người
Hoạt động Tình dục ở con người Hoạt động Tình dục ở con người
Hoạt động Tình dục ở con người Saigon Carrot
 
Thực tế về hoạt động tình dục ở con người
Thực tế về hoạt động tình dục ở con ngườiThực tế về hoạt động tình dục ở con người
Thực tế về hoạt động tình dục ở con ngườithaonguyen.psy
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Quoc Nguyen
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Light Moon
 
Giới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoaGiới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoavisinhyhoc
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Quoc Nguyen
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍOnTimeVitThu
 
LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...
LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...
LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...PinkHandmade
 
Tailieu hoithao
Tailieu hoithaoTailieu hoithao
Tailieu hoithaoThien Pham
 
Tailieu hoithao baohanh_msm
Tailieu hoithao baohanh_msmTailieu hoithao baohanh_msm
Tailieu hoithao baohanh_msmThien Pham
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI nataliej4
 
Đi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dục
Đi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dụcĐi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dục
Đi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dụcThien Pham
 
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...hanhha12
 
Hiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhHiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhphongnq
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânNga Linh
 
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)MINH TRÍ Phan
 

Similar to 2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia (20)

Hoạt động Tình dục ở con người
Hoạt động Tình dục ở con người Hoạt động Tình dục ở con người
Hoạt động Tình dục ở con người
 
Thực tế về hoạt động tình dục ở con người
Thực tế về hoạt động tình dục ở con ngườiThực tế về hoạt động tình dục ở con người
Thực tế về hoạt động tình dục ở con người
 
Tình dục học
Tình dục họcTình dục học
Tình dục học
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
 
Giới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoaGiới tính tuổi hoa
Giới tính tuổi hoa
 
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
Gioi tinh tuoi_hoa__book_zip_417
 
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍTIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI - TẢI MIỄN PHÍ
 
LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...
LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...
LỒNG GHÉP GIỚI VÀO CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG_1023501205...
 
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docxCơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.docx
 
Tailieu hoithao
Tailieu hoithaoTailieu hoithao
Tailieu hoithao
 
Tailieu hoithao baohanh_msm
Tailieu hoithao baohanh_msmTailieu hoithao baohanh_msm
Tailieu hoithao baohanh_msm
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Đi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dục
Đi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dụcĐi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dục
Đi tìm sự hòa hợp và an toàn tình dục
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
CHA MẸ CHẤP NHẬN VÀ LÊN TIẾNG ỦNG HỘ QUYỀN CỦA CON LÀ NGƯỜI LGBT NHỮNG YẾU TỐ...
 
Hiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đìnhHiểu về bạo lực gia đình
Hiểu về bạo lực gia đình
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Lối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của Freud
Lối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của FreudLối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của Freud
Lối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của Freud
 
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)Sach gioi va di dan   tam nhin chau a (1)
Sach gioi va di dan tam nhin chau a (1)
 

More from tripmhs

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhtripmhs
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...tripmhs
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúctripmhs
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sentripmhs
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viettripmhs
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016tripmhs
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelletripmhs
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viettripmhs
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450tripmhs
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673tripmhs
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gastripmhs
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historytripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septtripmhs
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finaltripmhs
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thitripmhs
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungtripmhs
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuongtripmhs
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equalitytripmhs
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentairetripmhs
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghieptripmhs
 

More from tripmhs (20)

Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trìnhHoa Sen, 25 năm, một hành trình
Hoa Sen, 25 năm, một hành trình
 
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...Gender  equality  in  vietnam  has  improved signifcantly  thanks  to  the  s...
Gender equality in vietnam has improved signifcantly thanks to the s...
 
Hạnh phúc
Hạnh phúcHạnh phúc
Hạnh phúc
 
Ngo hoa sen
Ngo hoa senNgo hoa sen
Ngo hoa sen
 
Gender policy brief viet
Gender policy brief vietGender policy brief viet
Gender policy brief viet
 
Mobility april 2016
Mobility april 2016Mobility april 2016
Mobility april 2016
 
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelleOrse  hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
Orse hommes sujets et acteurs de l'egalite professionnelle
 
Femmes d'affaires tieng viet
Femmes d'affaires   tieng vietFemmes d'affaires   tieng viet
Femmes d'affaires tieng viet
 
Ilo women in business wcms 316450
Ilo  women in business wcms 316450Ilo  women in business wcms 316450
Ilo women in business wcms 316450
 
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
Ilo  femmes d'affaires wcms 335673Ilo  femmes d'affaires wcms 335673
Ilo femmes d'affaires wcms 335673
 
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gasVai tro cua phu nu trong gia dinh   cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
Vai tro cua phu nu trong gia dinh cu sue, dak lak - pham t ha thuong-gas
 
Values and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected historyValues and identities in Asia through the lense of connected history
Values and identities in Asia through the lense of connected history
 
Idgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28septIdgc briefing bookfinal28sept
Idgc briefing bookfinal28sept
 
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-finalIdgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
Idgc briefing bookfinal28sept (vn)-final
 
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thiNang luc sinh ke phu nu khmer  ho kim thi
Nang luc sinh ke phu nu khmer ho kim thi
 
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dungLao dong nu  khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
Lao dong nu khu vuc phi chinh thuc - ngoc dung
 
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong4  dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
4 dinh kien gioi doc pd va lv- bui tran phuong
 
Orse men and gender equality
Orse  men and gender equalityOrse  men and gender equality
Orse men and gender equality
 
Orse argumentaire
Orse argumentaireOrse argumentaire
Orse argumentaire
 
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse  nam gioi trong binh dang nghe nghiepOrse  nam gioi trong binh dang nghe nghiep
Orse nam gioi trong binh dang nghe nghiep
 

2b g io-i, gioi tinh va kien tao xa hoi- nguyen xuan nghia

  • 1. 1 GIỚI, GIỚI TÍNH TỪ GÓC ĐỘ LÝ THUYẾT KIẾN TẠO XÃ HỘI TS. Nguyễn Xuân Nghĩa TÓM TẮT Bằng các dữ liệu nhân học và từ sự phát triển khoa học, kỹ thuật hiên nay, bài viết đặt lại vấn đề phân biệt hai khái niệm giới và giới tính và cho thấy trong việc giải thích khác biệt giữa nam và nữ có ba dòng lý thuyết chính: lối giải thích sinh học, lối giải thích dựa trên yếu tố tác động của môi trường xã hội – văn hóa và lối giải thích của lý thuyết kiến tạo xã hội. Lý thuyết này cho rằng không chỉ giới mà cả giới tính cũng là kiến tạo xã hội. Cơ sở cho quan điểm này là tác động của khoa học, kỹ thuật lên yếu tố tự nhiên (sinh học). Mặt khác, với việc xác định có nhiều cách nhìn, nhiều kiến tạo về cùng một thực tại, vô hình trung lý thuyết kiến tạo xã hội bênh vực quan điểm của các nhóm thiểu số trước quan điểm vốn được xem là thống trị, ngay cả trong quan điểm về giới và giới tính. NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề Các tài liệu, giáo trình về giới đều đưa ra sự phân biệt căn bản giữa khái niệm giới tính (sex) và giới (gender). Thông thường, giới tính nói đến những đặc điểm sinh học của nam giới và nữ giới, có tính phổ quát và không thay đổi, và giới chỉ những đặc điểm mà xã hội hoặc các nền văn hóa gán cho nam giới và nữ giới, hay nói cách khác giới là những ứng xử được xem là thích hợp mà mỗi xã hội, văn hóa chờ đợi ở từng giới tính. Khác với giới tính, những đặc điểm giới có tính đặc thù của từng xã hội và có thể thay đổi. Tuy nhiên những câu chuyện sau đây buộc ta suy nghĩ lại sự phân biệt trên. Nhà nhân học Christine Helliwee đi nghiên cứu một làng thuộc đảo Borneo, Indonesia. Khi bà mới đến dân làng tranh cãi xem bà là nam hay nữ, mặc dù họ biết khi tắm trên sông bà mặc xà rông (trang phục phổ biến dành cho phụ nữ ở địa phương) và đường nét cơ thể bà hiện lên khá rõ (Mai Huy Bích, 2013, tr. 190-191). Sở dĩ họ tranh cãi về giới tính của bà vì dáng đi của bà không giống phụ nữ địa phương (tay hơi lắc lư, đung đưa ra xa mình và hông), đầu gối của bà hơi xương xẩu chứ không tròn; bà dám đi một mình xuyên qua rừng từ làng này đến
  • 2. 2 làng khác; bà không biết buộc xa rông đúng cách của phụ nữ, bà không đeo hoa tai, không biết rành mạch các loại thóc… Cũng vậy, từ lâu, những dữ liệu nhân học về giới buộc ta đặt lại những khuôn mẩu, những định kiến về giới. Margaret Mead, trong một nghiên cứu ở Tân Ghi-nê về ba tộc người; ở tộc người Arapesh bà nhận thấy cả hai giới đều có những hành vi, ứng xử giống nhau: đều nhạy cảm và thân thiện, hợp tác mà trong nền văn hóa phương Tây xếp vào nữ tính; về phía Nam Ghi-nê, tộc người Mudugumor, với tập quán săn đầu người và ăn thịt người, cả hai giới đều có tính ích kỷ và hiếu chiến; ở phía tây Ghi-nê, tộc người Tchambuli cho thấy những khác biệt giữa hai giới: phụ nữ đầu óc lý trí và thống trị, nam giới ngược lại, tình cảm, chịu đựng, thích chăm sóc, nuôi dưỡng con cái (Mead, 1963 [1935]). Trong một nghiên cứu khác, về các thổ dân Bắc Mỹ và châu Á, Thái Bình Dương, có một hạng người được gọi là berdache, là những cá nhân mà cấu tạo cơ thể thuộc về giới này, nhưng nhận thức mình thuộc giới khác và tiếp thu những hành vi của giới khác. Một vài câu chuyện trên cho thấy xác định giới tính không chỉ tùy thuộc yếu tố sinh lý và nhận thức căn tính về giới (gender identity)1 biến đổi tùy nền văn hóa, tùy thuộc từng cá nhân và trong mỗi cá nhân lại tùy thuộc biến chuyển thời gian. Nhìn chung, trong việc giải thích những khác biệt giữa nam và nữ, xã hội học đưa ra nhiều lối tiếp cận khác nhau. Có thể nêu ra ba dòng lý thuyết chính. Trước tiên là những quan điểm dựa trên sinh học để giải thích sự khác biệt trong hành vi giữa nam và nữ. Dòng lý thuyết thứ hai giải thích sự khác biệt này với việc nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội, của quá trình xã hội hóa. Và cuối cùng quan điểm cho rằng cả giới tính và giới đều không đặt trên cơ sở sinh học mà chúng đều là những kiến tạo xã hội, có nghĩa là do xã hội tạo ra. Đây là luận điểm của lý thuyết kiến tạo xã hội (social constructivism). 2. Giới, giới tính và sinh học Sự khác biệt trong hành vi của nam và nữ là do yếu tố sinh học, là do yếu tố giới tính hơn là yếu tố giới? Nếu vậy, thì mức độ thế nào? Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những yếu tố sinh học ở con người – như hóc môn, nhiễm sắc thể, cấu tạo gen, não bộ, bộ phận sinh dục… - qui định những khác biệt bẩm 1 Là kinh nghiệm, nhận thức của cá nhân về giới tính,về giới của chính mình.
  • 3. 3 sinh trong hành vi giữa nam và nữ. Họ cho rằng những khác biệt này có thể tìm thấy trong tất cả các nền văn hóa, điều này có nghĩa là các yếu tố tự nhiên là tác nhân của bất bình đẳng giữa các giới mà ta thấy ở tất cả các nền văn hóa. Một dữ liệu mà các tác giả này thường nêu lên, hầu hết trong mọi nền văn hóa, đàn ông chứ không phải phụ nữ, đặc biệt trong các xã hội sơ khai, tham gia vào việc săn bắt và chiến tranh. Từ đó, lập luận, đàn ông có những cơ sở sinh học hướng về sự hung hăng, hiếu chiến, điều này ít thấy ở người phụ nữ. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác không đồng ý với lập luận này. Họ cho thấy mức độ hung hăng ở nam giới thay đổi tùy nền văn hóa và ngược lại tính thụ động, dịu dàng của người phụ nữ cũng thay đổi theo các nền văn hóa (M. Mead). Các tác giả cũng phê bình các lý thuyết về “khác biệt tự nhiên” thường đặt cơ sở trên những dữ liệu nghiên cứu hành vi của động vật hơn là các dữ liệu nhân học và sử học. Hơn thế nữa, cho dù một hành vi nào đó ít nhiều có tính cách phổ quát, cũng không thể lập luận nó có nguồn gốc sinh học, bởi lẽ chúng cũng có thể do yếu tố văn hóa – xã hội. Lấy thí dụ, trong hầu hết các nền văn hóa, người phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc nuôi dưỡng con cái, do đó học không có điều kiện để tham gia vào việc săn bắt hay chiến tranh. Mặc dù không gạt bỏ giả thuyết yếu tố sinh học quy định những khuôn mẫu hành vi con người, nhưng suốt thế kỷ qua, các nghiên cứu nhằm xác định nguồn gốc sinh lý ảnh hưởng lên hành vi con người đều cho thấy thất bại (Giddens, 2009, tr. 602). Không có một chứng cứ nào về cơ chế liên kết các yếu tố sinh học với những hành vi xã hội phức tạp theo giới tính của con người. Các lý thuyết cho rằng cá nhân con người đã đi theo các khuynh hướng bẩm sinh đã không thấy vai trò cực kỳ quan trọng của tương tác xã hội trong việc hình thành hành vi con người. 3. Quá trình xã hội hóa về giới Dòng lý thuyết thứ hai giải thích sự khác biệt trong hành vi giữa nam và nữ bằng cách nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội, của quá trình xã hội hóa. Như Simone de Beauvoir từng viết “Người ta không sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ”. Hay nói cách khác, dòng lý thuyết này chú trọng nghiên cứu quá trình xã hội hóa về giới, là quá trình học hỏi vai trò giới thông qua các tác nhân xã hội như gia đình, nhà trường, phương tiện truyền thông đại chúng… Dòng lý thuyết này cũng dựa trên sự phân biệt giới tính và giới và cho
  • 4. 4 thấy đứa trẻ sinh ra đã mang giới tính và phát triển theo giới. Với các tác nhân xã hội hóa sơ cấp và thứ cấp, trẻ em dần dần nội tâm hóa những chuẩn mực, những chờ đợi của xã hội để có thể thích ứng theo giới tính của chúng. Theo quan điểm này những bất bình đẳng giữa nam và nữ là kết quả của quá trình xã hội hóa về các vai trò giới khác nhau. Trước đây, trong một nghiên cứu, chúng tôi đã nêu lên quá trình xã hội hóa về giới trong gia đình ở trẻ em Việt Nam qua các tập tục, kiêng cữ khi bà mẹ mang thai, qua cách đặt tên con, qua cách ăn mặc, ứng xử, qua đồ chơi, trò chơi của trẻ em, qua quan hệ bạn bè, qua sự mong đợi về tính cách của con trai và con gái, qua cách giáo dục của cha mẹ… (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2000). Đây cũng là quan điểm chức năng luận (functionalist), chủ trương nam và nữ là khác nhau do việc học hỏi vai trò giới và khác nhau do nhận thức về căn tính giới (gender identity). Trong quá trình học hỏi và nhận thức này, họ chịu tác động bởi những chế tài tiêu cực và tích cực, ví như “có thế chứ, con trai phải mạnh mẽ như vậy”, “con trai không được chơi búp bê, con trai không được đeo bông tai”, “Cho con trai chơi súng, kiếm – bằng nhựa thôi – là để tạo tính tình mạnh mẽ” (Một phụ huynh; Nguyễn Xuân Nghĩa, 2000, tr. 30)… Những chế tài này giúp những đứa trẻ, thanh thiếu niên nam nữ, học hỏi và tuân thủ các vai trò giới. Nếu một cá nhân nào có những ứng xử giới không tương ứng với giới tính thì bị xem là lệch lạc. Theo các nhà chức năng luận, các tác nhân xã hội hóa góp phần củng cố xã hội, khi chỉ nhìn thấy một quá trình xã hội hóa về giới diễn ra một cách thuận lợi, êm đẹp với các thế hệ trẻ. Lối giải thích chức năng luận này bị nhiều phê phán. Các tác nhân xã hội hóa như gia đình, bạn bè, trường học, các phương tiện truyền thông đại chúng, các tổ chức xã hội có thể đưa ra những khuôn mẫu ứng xử khác nhau. Hơn thế nữa, quan điểm này không thấy rằng những cá nhân tiếp nhận quá trình xã hội hóa không phải là những đối tượng thụ động, mặc nhiên chấp nhận quá trình xã hội hóa, mà là những chủ thể năng động và sáng tạo. Những chủ thể này có thể khước từ, biến đổi những chờ đợi của xã hội về vai trò giới. Mặc dù đặt lại vấn đề lối tiếp cận tổng thể về việc tiếp nhận các vai trò giới, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy ở mức độ nào đó căn tính về giới là kết quả của ảnh hưởng xã hội. Ảnh hưởng xã hội trên căn tính thể hiện trên nhiều mặt. Cho dù có những bậc cha mẹ dạy dỗ con cái họ một cách “phi giới tính” (non – sexist), vẫn thấy tồn tại những khuôn mẫu về giới khó phủ nhận được. Lấy thí dụ, những nghiên cứu về quan hệ giữa cha mẹ - con cái
  • 5. 5 cho thấy vẫn có những khác biệt rõ trong cách đối xử giữa trẻ nam và nữ cho dù cha mẹ vẫn tin rằng không có khác biệt trong ứng xử của họ. Đồ chơi, sách hình, các chương trình ti vi mà trẻ trải nghiệm tất cả đều cho thấy khác biệt về thuộc tính của trẻ nam/nữ. Mặc dù hiện nay đang có những thay đổi, các tính chất của nam giới đều nhiều hơn trên sách báo, chương trình tivi, phim dành cho trẻ em. Và mặt khác tính chất của nam giới thể hiện qua những vai trò chủ động, phiêu lưu, hành động, vai trò của nữ được mô tả thụ động, chờ đợi và hướng về những công việc nội trợ. Những nhà nghiên cứu nữ quyền cũng cho thấy những sản phẩm văn hóa và các phương tiện truyền thông nhắm vào giới trẻ thể hiện những lối ứng xử truyền thống về giới và hướng họ tới những mục tiêu mà xã hội mong muốn. 4. Giới, giới tính và biến chuyển kỹ thuật: tiên đề của lý thuyết kiến tạo xã hội Hàng ngàn năm năm qua, việc sinh con và nuôi dưỡng con chiếm hầu hết cuộc sống của người phụ nữ. Trong các xã hội truyền thống, việc ngừa thai chưa được biết đến hoặc không hiệu quả. Cho đến thế kỷ 18, ở châu Âu và Bắc Mỹ, việc người phụ nữ có thể 20 lần trong quãng đời của họ có mang bầu là điều phổ biến, nhưng thường đưa đến việc sẩy thai hay trẻ sơ sinh chết. Ngày nay nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, số con trung bình của người phụ nữ còn rất cao, chẳng hạn, vùng hạ Sahara châu Phi là 5,6, gấp đôi tỷ lệ trung bình của thế giới. Về số con lý tưởng, ở Kenya người dân mong muốn có 4,1; tỷ lệ này là 8,5 ở Chad và Nigeria. Và nam giới thường mong muốn có số con nhiều hơn. Ngày nay, những tiến bộ trong kỹ thuật sinh sản đã thay đổi tình huống này. Những tiến bộ trong phương pháp ngừa thai cho phép nam giới và nữ giới chọn lựa số con mong muốn. Nhưng việc ngừa thai còn tùy thuộc sự chấp nhận và khả năng tiếp cận. Vào năm 2003, chỉ 20% gia đình ở châu Phi tiếp cận được kỹ thuật ngừa thai. Kế tiếp, những tiến bộ của y khoa, ngày nay ở các nước phát triển, việc sinh đẻ đều có việc tham gia của y tá, bác sĩ nên tỷ lệ trẻ sơ sinh chết rất thấp. Nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này vẫn còn cao, thêm vào đó là do việc nữ vị thành niên mang thai. Mỗi năm có khoảng 10% trẻ em sinh ra là do phụ nữ dưới 20 tuổi, trong số này 90% xảy ra ở các nước đang phát triển. Trong quá khứ, cha mẹ chỉ biết được giới tính của con khi sinh ra và biết chúng có lành mạnh hay không. Nhưng ngày nay với kỹ thuật siêu âm, kỹ thuật chọc ối (amniocentesis) người ta có thể thấy trước những bất thường về thể chất hay nhiễm sắc thể ở thai nhi. Những
  • 6. 6 kỹ thuật mới như vậy đặt các cặp vợ chồng và xã hội trước quyết định về mặt luật pháp và đạo đức mới, ví như quyết định có sinh ra một đứa con khuyết tật hay không? Từ những năm 1970, các kỹ thuật trợ giúp sinh sản, đặc biệt là thụ thai trong ống nghiệm cho phép những cặp vợ chồng vô sinh có thể có con. Những biến đổi kỹ thuật nói trên đã biến những yếu tố mà trước đây ta xem là tự nhiên, là định mệnh tự nhiên, nay lại trở thành những chọn lựa của con người. Yếu tố sinh học của một cá nhân không còn là yếu tố tuyệt đối quyết định người đó có thể có con hay không, thay vào đó những yếu tố như thu nhập, khả năng tiếp cận những kỹ thuật mới quyết định sự vô sinh về sinh học có phải là một cản trở hay không. Ngày nay kỹ thuật di truyền bắt đầu phát triển mạnh. Ảnh hưởng của những kỹ thuật này lên giới tính là vấn đề gây tranh luận. Những người ủng hộ các kỹ thuật này nêu lên rất nhiều lợi ích. Ví như có thể xác định các yếu gen cho thấy một số người dễ mắc một số bệnh nào đó. Việc tái lập trình di truyền sẽ bảo đảm các bệnh trên sẽ không còn truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đi xa hơn, người ta có thể thiết kế thân thể trước khi sinh của cá nhân về màu da, tóc, màu mắt, trọng lượng… Kỹ thuật di truyền này đặt ra nhiều cơ hội và vấn đề. Nếu cha mẹ có thể chọn lựa thiết kế đứa con họ sẽ sinh ra, thì cha mẹ sẽ chọn lựa gì? Đâu là những giới hạn những chọn lựa này? Hay là họ áp đặt những ước muốn của họ lên đứa trẻ? Hơn nữa ta cũng biết rằng những kỹ thuật di truyền là không rẽ và chỉ dành cho những tầng lớp xã hội khá giả. Vậy điều gì sẽ xảy ra cho những đứa trẻ thuộc các tầng lớp bên dưới, những đứa trẻ vẫn được tiếp tục được sinh ra một cách tự nhiên? Các nhà xã hội học đã lập luận, việc tiếp cận khác nhau về các kỹ thuật di truyền có thể dẫn đến một “tầng lớp tiện dân về mặt sinh học”, và tầng lớp này sẽ chịu nhiều định kiến, kỳ thị từ những kẻ hưởng lợi các kỹ thuật di truyền. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc kiếm việc làm, trong đời sống, trong bảo hiểm sức khỏe… Hiện tượng mất cân bằng giới tính ở nhiều xã hội hiện nay, cũng phải được đặt ra trong những suy nghĩ vừa nêu. Tác động của khoa học kỹ thuật lên giới tính là tiên đề cơ sở cho những suy tư của lý thuyết kiến tạo xã hội. 5. Giới, giới tính là kiến tạo xã hội Như đã nêu trên, trong những năm gần đây các lý thuyết về xã hội hóa giới và về vai trò giới ít nhiều bị phê phán bởi nhiều nhà xã hội học, đặc biệt là các tác giả theo lý thuyết
  • 7. 7 kiến tạo xã hội. Thuyết kiến tạo xã hội (social constructionism) là một lý thuyết về tri thức, nhưng đầu tiên chỉ là một thuật ngữ chung chung để chỉ các lý thuyết nhấn mạnh tính chất được kiến tạo về mặt xã hội của đời sống xã hội. Có thể quy nguồn gốc lý thuyết này từ William Isaac Thomas và các nhà xã hội học thuộc trường phái Chicago, cũng như nhà xã hội học hiện tượng luận Alfred Schutz. Ý tưởng chính của các tác giả này: xã hội do con người tạo ra một cách năng động và sáng tạo, họ hình dung xã hội như là được tạo nên, chứ không phải đơn thuần tồn tại một cách đương nhiên. Xã hội như là mạng lưới được kết dệt nên do tương tác giữa các cá nhân và nhóm. Thuật ngữ này chính thức được đưa vào từ vựng xã hội học do công trình của Peter Berger và Thomas Luckmann – The Construction of Reality (1966), (Kiến tạo xã hội về hiện thực). Tác phẩm này xem ra muốn tổng hợp tư tưởng của É. Durkheim và G.H. Mead, dựa trên mệnh đề chính “Xã hội là một sản phẩm của con người. Xã hội là một hiện thực khách quan. Con người là một sản phẩm của xã hội”. Quan điểm này được áp dụng vào nghiên cứu tôn giáo, các hành vi lệch lạc, vào tri thức giáo dục (Mary Douglas và Basil Berstein), vào tâm lý học… Nhìn chung, lý thuyết kiến tạo xã hội thường tương phản với cái được gọi là bản chất luận (essentialism)2 bởi vì nó vượt ra khỏi những ý tưởng về những gì là hiển nhiên do tự nhiên mang lại và nó đặt nghi vấn với những nguồn gốc xã hội và lịch sử của hiện tượng xã hội (Marshall, 1998, tr. 609). Thay cho quan điểm truyền thống xem giới tính gắn liền với yếu tố sinh học và giới gắn liền với văn hóa, một số nhà xã hội học theo lý thuyết kiến tạo xã hội cho rằng cả giới tính và giới đều là những sản phẩm do xã hội kiến tạo ra. Không chỉ giới là một kiến tạo xã hội thuần túy, do đó không có cái được gọi là “bản chất” giới, mà ngay cả chính cơ thể con người là đối tượng mà các lực xã hội có thể định hình và thay đổi bằng nhiều cách. Thân thể con người không còn là “tự nhiên” nữa mà chúng ta có thể kiến tạo, tái kiến tạo chúng như chúng ta mong muốn, bằng nhiều cách như tập luyện, ăn kiêng, thay đổi bằng các thời trang, bằng giải phẫu thẩm mỹ và bằng phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Như vậy, kỹ thuật đang làm mờ đi ranh giới thể chất của cơ thể. Từ đó, có lập luận cơ thể con người và yếu 2 Theo các nghiên cứu hiện nay, có hai cách nhìn về các yếu tố quy định giới tính.Cách nhìn bản chất luận quan niệm một đặc điểm nhất định (bộ phận sinh dục, hay nhiễm sắc thể X, Y) là cơ bản để xác định giới tính của một người. Cách nhìn kia cho rằng có nhiều yếu tố góp phần xác định phân loại giới tính,ví như cách ăn mặc, tóc tai, gen, vóc dáng cơ thể… Không một yếu tố nào tự nó là đủ để xác định người nào đó là nam hay nữ.
  • 8. 8 tố sinh học không phải là cái gì có sẵn, nhưng ngược lại lệ thuộc vào con người và lệ thuộc chọn lựa của cá nhân trong các bối cảnh xã hội nhất định. Vì vậy một số nhà theo lý thuyết kiến tạo luận xã hội (theo nghĩa chặt chẽ nhất) phủ nhận cơ sở sinh học của sự khác biệt giới. Họ cho rằng căn tính giới xuất hiện trong tương quan khi con người nhận thức được những khác biệt về giới trong xã hội và cái nhận thức này đến lượt nó góp phần định hình các khác biệt về giới nêu trên. Lấy thí dụ, một xã hội quan niệm nam tính có đặc điểm là sức mạnh thể chất và có thái độ “mạnh mẽ” sẽ khuyến khích nam giới trau dồi, tạo ra một hình ảnh về cơ thể “cơ bắp”, và một loạt ứng xử đặc thù, không tự nhiên nào đó. Nói cách khác, căn tính giới và những khác biệt giới tính có quan hệ khăng khít với nhau trên cơ thể của từng cá nhân. 6. Lý thuyết kiến tạo xã hội và cộng đồng thiểu số LGBT Lý thuyết kiến tạo xã hội về giới tính có liên quan đến vấn đề thời thượng, chúng ta hãy nghe tâm sự của một số người đồng tính, những người chuyển giới sau đây: -““Em đã suy nghĩ rất nhiều về mọi thứ, lựa chọn giữa được và mất, giữa đau thể xác hay đau tinh thần, cuối cùng em đã quyết định chuyển giới để trở thành con gái, được sống thật với chính mình” – Đó là tâm sự của An Vi, tên thật là Trần Anh Vũ, 23 tuổi, quê Kiên Giang, người đã chuyển giới vào năm 2014. An Vi nói, giờ em cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều, được bạn bè khen nữ tính hơn, xinh hơn, có việc làm ổn định hơn sau khi chuyển giới. Tuy nhiên, đằng sau nụ cười của An Vi là chuỗi ngày đẫm nước mắt, cũng như những thách thức phía trước mà những người chuyển giới sẽ phải đối mặt.” (Lại Thìn, 2015) -“Hồi mới sinh Dung, nhìn thấy con, ba mẹ Dung mừng lắm, vì “có thằng con trai nối dõi tông đường” nhưng mà đau khổ không hiểu tại sao Dung là con gái mà mang hình hài này, hình hài của một đứa con trai… Trước khi đi (Sài Gòn), sau bao nhiêu đêm thức trắng, Dung đã quyết định nói với mẹ sự thật: "Có lẽ con yêu đàn ông, con không thể trở thành đứa con trai mà mẹ mong muốn, không thể có vợ, có con cho mẹ ẫm bồng. Con xin lỗi mẹ... Mẹ đã rất sốc và khóc rất nhiều” (Ngô Đồng, 2015) -“Chúng con không có tội gì, con không đua đòi để được chuyển đổi giới tính mà bởi tạo hóa đã sắp đặt nhầm lẫn cho con. Khó khăn lắm chúng con mới đủ tiền để phẫu thuật nhưng khi trở về VN thì chúng con bị coi như những tên tội phạm. Con phải sống chui sống nhủi,
  • 9. 9 muốn làm gì cũng phải nhờ người khác làm giùm.Chúng con có công việc, có thu nhập và chúng con không làm gì ảnh hưởng đến xã hội…” (Hoàng Điệp, 2015). Những tâm sự trên cho thấy ở một số bộ phận khá đông những người đồng tính, hiện tượng này là có thật chứ không phải là một “phong trào”, một “lối sống dễ dàng”. Rõ ràng ở đây không có sự trùng khớp giữa yếu tố sinh học và nhận thức căn tính giới của một số cá nhân. Và cũng chính quan điểm về “bản chất” giới tính tự nhiên đã gây đau khổ, thậm chí phân biệt đối xử với những cá nhân này. 7. Thay lời kết luận - Khi lý thuyết kiến tạo xã hội đưa ra nhận định một hiện tượng xã hội là một kiến tạo xã hội không có nghĩa là hiện tượng trên chỉ do đầu óc thuần túy của con người tạo ra và như vậy không tồn tại. Ta biết rằng lý thuyết kiến tạo xã hội là một phản ứng lại thuyết duy khách thể, duy thực chứng. Trong chủ đề ta đang đề cập đây, mọi người đều thấy có những khác biệt về giới tính - đây là thực tại, là điều có thực - và đi đôi với chúng là những vai trò, những biểu trưng, tin tưởng gắn liền với những khác biệt trên. Và trong việc lý giải những khác biệt này, lối tiếp cận kiến tạo luận cho rằng khác biệt trên không phải là một định mệnh sinh học, mà là một kiến tạo xã hội, có nghĩa chúng là sản phẩm của văn hóa, xã hội và lịch sử của một nhóm người nhất định vào một thời gian và không gian nhất định. - Giới là một kiến tạo xã hội. Điều này mọi người có thể nhất trí. Nhưng khi cho rằng giới tính cũng là kiến tạo xã hội, điều này chỉ tồn tại với một bộ phận cá nhân trong xã hội, tuy nhiên đây là điểm mới mẻ, độc đáo, có tính dự báo của lý thuyết kiến tạo xã hội, và cũng vì thế lý thuyết kiến tạo xã hội được xem có quan điểm bênh vực cho những nhóm thiểu số chống lại những quan điểm mang tính thống trị3. Và phải chăng nếu chúng ta chấp nhận – trong một số trường hợp nhất định - giới tính cũng là kiến tạo xã hội, thì sẽ tồn tại ít hơn hiện tượng kỳ thị với cộng đồng thiểu số những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT)? TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giddens, A. (2009). “Sexuality and gender”, trong Sociology, 6th ed. Polity Press. 3 Tuy nhiên lý thuyết kiến tạo xã hội cũng bị phê phán chủ trương một thứ lý thuyết tương đối luận và từ đó có thể rơi vào mâu thuẫn trong lập luận.
  • 10. 10 - Jackson, S. Weeks, J. (2005). “Social Constructivism”, trong Chris Beasley, Gender and Sexuality: Critical Theories, Critical Thinkers, London: Sage. - Mai Huy Bích, (2013). “Giới trong nhãn quan xã hội học”, trong Bùi Quang Dũng (cb), Xã hội học, Hà Nội: Nxb Khoa học Xã hội. - Marshall G. (1998). Dictionary of Sociology. Oxford University Press. - Mead, M. (1963). Sex and Temperament in Three Primitive Societies. New York: William Morrow, 1963; orig. 1935. - Nguyễn Xuân Nghĩa, (2000). Quá trình xã hội hóa về giới ở trẻ em, Ban Xuất Bản Đại học Mở - Bán công, Tp. HCM - Thái Thị Ngọc Dư, (2004), Giới và phát triển, Đại học Mở - Bán công, TpHCM - Wharton, A. (2005). The Sociology of Gender: An Introduction To Theory and Research, Malden, MA: Blackwell Pulishing. * Bài trên trang web - Hoàng Điệp, “Bàn về quyền nhân thân: Nóng với chuyện chuyển giới”, Tuổi trẻ online, 20/7/15, xem trên http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20150710/ban-ve-quyen-nhan- than-nong-voi-chuyen-chuyen-gioi/775467.html - Lại Thìn, “Hành trình đau đớn để được “sống thực” của những người chuyển giới”, Đài Tiếng nói Việt Nam, 9/6/2015, http://vov.vn/xa-hoi/hanh-trinh-dau-don-de-duoc-song- that-cua-nhung-nguoi-chuyen-gioi-406301.vov) - Ngô Đồng, “Tâm sự về cuộc đời của một người chuyển giới”, Công An Tp Hồ Chí Minh, 25/04/2015; http://congan.com.vn/doi-song/tam-su-ve-cuoc-doi-cua-mot-nguoi- chuyen-gioi_1196.html ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ TS. Nguyễn Xuân Nghĩa là giảng viên đại học, tốt nghiệp tiến sĩ đại học Toulouse II, Le Mirail, Cộng hòa Pháp. Ông là tác giả của hơn 5 cuốn sách và 70 bài đăng trên các tạp chí khoa học, xoay quanh các trục nghiên cứu: lý thuyết và phương pháp xã hội học, xã hội học tôn giáo, vấn đề giới, xã hội học về thanh thiếu niên và trẻ em.