ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
Loading in ... 3
1 of 213
Top clipped slide
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Sep. 17, 2018•0 likes
0 likes
Be the first to like this
Show More
•311 views
views
Total views
0
On Slideshare
0
From embeds
0
Number of embeds
0
Download to read offline
Report
Investor Relations
Dịch vụ lập báo cáo môi trường ĐTM | Xử lý nước thải | 0903034381
Thiết kế quy hoạch
Lập báo cáo môi trường
Lập dự án
Xử lý nước thải
http://lapduandautu.com.vn
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Dự án: Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1
Đơn vị tư vấn: 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
----------- ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO XUÂN THIỆN CƯ M’GAR
( Dự án điều chỉnh)
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xuân ThiệnĐắk Lắk
Địa điểm: Địa điểm: Xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
----------- ----------
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
`
NÔNG LÂM NGHIỆP THUỘC CỤM DỰ ÁN ĐIỆN
MẶT TRỜI XUÂN THIỆN EA SÚP - GIAI ĐOẠN 1.
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH XUÂN THIỆN
ĐẮK LẮK
Tổng Giám đốc
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
P.Tổng Giám đốc
MAI XUÂN HƯƠNG NGUYỄN BÌNH MINH
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ........................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 7
I. Giới thiệu về chủ đầu tư............................................................................. 7
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án...................................................................... 7
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.................................................................... 8
IV. Các căn cứ pháp lý.................................................................................. 9
V. Mục tiêu dự án........................................................................................ 10
V.1. Mục tiêu chung.................................................................................... 10
V.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................... 11
Chương II ............................................................................................................ 13
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................. 13
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.............................................. 13
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án................................................................. 16
II. Quy mô sản xuất của dự án. ................................................................... 18
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ.......... 18
1. Đánh giá nhu cầu thị trường.................................................................... 18
2. Định hướng chiến lược tiêu thụ - phát triển sản phẩm của công ty........ 29
II.2. Quy mô đầu tư của dự án..................................................................... 30
III. Nhu cầu sử dụng đất ............................................................................. 33
III.1. Địa điểm xây dựng- Hình thức đầu tư: .............................................. 33
III.2. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất:........................................................... 33
III.3 Nhu cầu sử dụng đất............................................................................ 33
III.4 . Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:......................................... 38
IV. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án...... 38
Chương III........................................................................................................... 39
PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ....................................................... 39
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 4
I. Phân tích qui mô đầu tư........................................................................... 39
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ áp dụng............... 54
II.1 Giải pháp kỹ thuật ................................................................................ 54
1. Kỹ thuật khoanh nuôi, bảo vệ rừng:........................................................ 54
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật làm vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp:..... 55
3.Kỹ thuật trồng cây nông nghiệp............................................................... 60
3.1. Kỹ thuật trồng cây cao lương............................................................... 60
3.2 Kỹ thuật trồng khoai lang Nhật............................................................. 62
3.3. Kỹ thuật trồng chanh leo...................................................................... 64
3.4. Kỹ thuật trồng nghệ.............................................................................. 68
3.5. Kỹ thuật trồng gừng ............................................................................. 69
3.6. Kỹ thuật trồng Cây đinh lăng............................................................... 73
3.7. Dưa hấu: ............................................................................................... 76
3.8. Dưa lưới................................................................................................ 81
4. Kỹ thuật trong chăn nuôi......................................................................... 83
4.1 Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt................................................................... 83
4.2 Kỹ thuật chăn nuôi dê sữa..................................................................... 86
II.2 Giải pháp công nghệ............................................................................. 90
1.Trong sản xuất nông nghiệp..................................................................... 90
1.1 Công nghệ nhà màng............................................................................. 90
1.2. Hệ thống tưới phun .............................................................................. 97
2. Công nghệ chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.................................. 100
2.1 Quy trình sản xuất sữa tươi................................................................. 100
2.2. Công nghệ sản xuất sữa chua lên men ............................................... 103
2.3. Công nghệ sản xuất pho mai.............................................................. 106
2.4. Công nghệ sản xuất bánh sữa............................................................. 114
2.5. Công nghệ sản xuất sữa bột ............................................................... 114
2.6. Công nghệ sản xuất Bơ ...................................................................... 117
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 5
Chương IV......................................................................................................... 120
CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ..................................................... 120
I. Chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng cho dự án..................................... 120
II. Các phương án kiến trúc....................................................................... 120
II. Các phương án xây dựng công trình. ................................................... 121
III. Phương án tổ chức thực hiện............................................................... 137
IV. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý dự án... 138
Chương V.......................................................................................................... 139
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG – GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ VÀ YÊU CẦU AN NINH QUỐC PHÒNG.................................. 139
I. Đánh giá tác động môi trường............................................................... 139
I.1. Giới thiệu chung ................................................................................. 139
I.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường.................................. 139
I.3. Các tiêu chuẩn về môi trường áp dụng cho dự án.............................. 140
II. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và các chất gây ô nhiễm............ 140
II.1 Nguồn gây ra ô nhiễm ........................................................................ 140
II.2.Mức độ ảnh hưởng tới môi trường ..................................................... 142
II.3. Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường. 143
IV. Kết luận............................................................................................... 145
Chương VI......................................................................................................... 146
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ............................ 146
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ................................................................................ 146
I. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn của dự án. ............................................ 146
III. Hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội của dự án...................................... 158
III.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án................................................ 158
III.2. Phương án vay.................................................................................. 160
II.3 Các thông số tài chính của dự án........................................................ 161
3.1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay................................................................. 161
3.2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn. ........................ 161
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 6
3.3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.................. 161
KẾT LUẬN....................................................................................................... 163
I. Kết luận.................................................................................................. 163
II. Đề xuất và kiến nghị............................................................................. 163
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 165
I. Bảng tính hiệu quả tài chính của dự án.................................................. 165
I.1. Bảng chi phí trồng cây ngắn ngày và dược liệu ................................. 165
1. Chi phí trồng 1ha đinh lăng................................................................... 165
2. Chi phí trồng 1 ha chanh leo ................................................................. 165
3. Chi phí trồng 1 ha khoai lang Nhật....................................................... 166
4. Chí phí trồng 1 ha cao lương................................................................. 167
5. Chi phí trồng 1 ha gừng ........................................................................ 167
6. Chi phí trồng 1 ha nghệ......................................................................... 168
I.2. Bảng khái toán vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án ............... 169
I.3. Bảng tính khấu hao hàng năm của dự án............................................ 175
I.4 Bảng phân tích doanh thu dự án .......................................................... 190
I.5. Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm của dự án........................................ 205
I.6. Bảng Mức trả nợ hàng năm theo dự án. ............................................. 206
I.7. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án. (1000
đồng).................................................................................................................. 207
I.8. Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu của dự án. (1000
đồng).................................................................................................................. 208
I.9. Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) của dự án. (1000
đồng).................................................................................................................. 209
I.10. Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án ........ 210
II.Bản đồ quy hoạch sử dụng dự án qua các năm của dự án..................... 213
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 7
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư : Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk.
Mã số thuế : 6001569329
Đại diện pháp luật: Mai Xuân Hương
Chức vụ: Tổng Giám đốc
Địa chỉ trụ sở: 109 Đường Hoàng Hoa Thám, Phường Tân Tiến. TP. Buôn
Mê Thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk được thành lập trên nền tảng 4 Công
ty thuộc tập đoàn Xuân Thành. Với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, Công ty được thành
lập nhằm mục đích triển khai thực hiện đầu tư Cụm dự án điện mặt trời Xuân
Thiện Ea Súp. Cụm Dự án nhà máy điện mặt trời bao gồm 15 nhà máy điện độc
lập, thực hiện triển khai xây dựng trong thời gian 12 năm hoàn thành toàn bộ 15
nhà máy. Do vậy để tăng cường hiệu quả sử dụng đất trong khu vực, quản lý chặt
chẽ diện tích đất của dự án, tránh tình trạng xâm lấn của cư dân lân cận, trong giai
đoạn đầu hoàn thiện các thủ tục đầu tư Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự
án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1 và tổ chức canh tác nông
nghiệp trồng nông sản nguyên liệu, chăn nuôi dê sữa và nhà máy chế biến sữa trên
khu vực chưa sử dụng để xây dựng nhà máy điện mặt trời. Căn cứ tiến độ triển
khai xây dựng của các nhà máy điện thuộc Cụm Dự án nhà máy điện mặt trời,
diện tích canh tá sẽ được hoàn trả dần cho việc đầu tư xây dựng nhà máy điện.
Sau khi hoàn thành toàn bộ 15 nhà máy điện, việc canh tác nông nghiệp sẽ thực
hiện trên các khu vực đất xen kẽ giữa các tấm pin mặt trời.
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.
Tên dự án: Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân
Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Ia Lốp và Ia Rvê Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác dự
án.
Tổng mức đầu tư của dự án : 1.288.856.149.000 đồng. Trong đó:
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 8
Vốn tự có- huy động (30,08%): 387.845.297.000 đồng.
Vốn vay ngân hàng (69,92%) : 901.144.316.000 đồng.
III. Sự cần thiết xây dựng dự án.
Huyện Ea Súp là một trong những huyện biên giới của nước ta với nước bạn
Campuchia, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong việc ổn định kinh tế và
chính trị ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Xã Ya Lốp và Ia R’vê là
2 xã kinh tế mới của huyện Ea Súp giáp với biên giới Campuchia, có khí hậu và
đất đai rất khắc nghiệt so với các vùng khác trong tỉnh. Chính vì vậy, việc phát
triển nông nghiệp gặp nhiều hạn chế, đời sống của bà con nông dân gặp nhiều khó
khăn.
Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư
lệnh Quân Khu 5 và Chính quyền địa phương cho hai xã Ia Rvê, Ia Lốp huyện Ea
Súp trong việc xây dựng địa bàn, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và di dân,
tái định cư và Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 737 đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên,
các Chương trình, mục tiêu chính chưa đạt kết quả đề ra do điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, đất đai cằn cỗi.
Huyện Ea Súp là địa bàn có tiềm năng tốt về điện mặt trời với địa hình bằng
phẳng, diện tích lớn, dân cư ít, bức xạ nhiệt tốt. Trong quá trình nghiên cứu địa
điểm đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời tại huyện Ea Súp, Chủ đầu tư đồng thời
nghiên cứu thổ nhưỡng, cũng như khí hậu hai xã và nhận thấy, các loại cây như
khoai, sắn, chanh leo và các loại cây dược liệu khác…vừa hợp với vùng đất gần
biên giới này vừa mang giá trị kinh tế cũng như dinh dưỡng cao. Việc xây dựng
khu trồng nông sản cũng phần nào tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho
người dân.
Bên cạnh đó, trong phần đất dự kiến thực hiện dự án bao gồm đất chưa
chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp ( 1064,90 ha), trong thời gian tiến hành
chuyển đổi theo từng năm, công ty tiến hành khoanh nuôi, bảo vệ rừng, đồng thời
xây dựng vườn ươm và sản xuất các cây lâm nghiệp nhằm góp phần bảo vệ rừng,
phát triển, tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, từng bước nâng
cao hiệu quả trong sản xuất lâm nghiệp.
Hơn nữa, qua quá trình nghiên cứu nhận thấy, dê là gia súc dễ nuôi, khả năng
thích nghi tốt, ít bệnh tật, ít tốn công chăm sóc mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc
biệt, theo nhiều số liệu thống kê thì tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm
từ sữa dê đang tăng lên rõ rệt và ngày càng có nhiều người muốn được uống sữa
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 9
dê hơn bất kỳ sữa của vật nuôi nào. Sữa dê có đặc tính thuần nhất tự nhiên và chất
béo trong sữa này dễ dàng phân tách nhỏ hơn nhiều so với sữa bò. Trong khi đó,
sản lượng dê đạt 2.021.003 con, riêng tỉnh Đắk Lắk sản lượng dê nuôi chỉ đạt
56.298 con. Theo nghiên cứu chủ quan, nhận thấy ít trang trại chăn nuôi dê sữa
chất lượng cao. Vì vậy, công ty dành một quỹ đất khoảng 50 ha để xây dựng khu
nuôi dê và nhà máy chế biến sữa nhằm gia tăng giá trị của sữa dê, cung cấp các
sản phẩm như sữa tươi, sữa chua, bánh sữa, sữa bột… chất lượng cao đến tay
người tiêu dùng.
Với mục đích trên, hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện xây dựng kênh
tưới dẫn nước từ hồ Ia Mơ về làm tiền đề cho việc phát triển nông nghiệp tại Ea
Súp, đó là một thuận lợi rất lớn cho Công ty Xuân Thiện Đắk Lắk triển khai dự
án. “Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea
Súp - Giai đoạn 1” là dự án nông lâm nghiệp kết hợp với điện mặt trời nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất của toàn dự án.
IV. Các căn cứ pháp lý.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc
Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 của Quốc hội.
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 10
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng;
Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công
bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ V/v Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 6
năm 2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk
Lăk thời kỳ đến năm 2020.
Nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND của HĐND Tỉnh Đắk Lắk ngày 13
tháng 12 năm 2014 về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ngày 20 tháng 5 năm 2011 về Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và
lâm sản ngoài gỗ.
V. Mục tiêu dự án
V.1. Mục tiêu chung.
- Xây dựng vùng trồng cây nông sản và dược liệu như khoai lang Nhật, cao
lương, chanh leo, dưa lưới, đinh lăng, gừng, nghệ..., cung cấp các sản phẩm nông
nghiệp sạch, an toàn chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất
khẩu.
-Thực hiên khoanh nuôi, bảo vệ rừng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ cảnh quan và môi trường.
- Xây dựng vườn ươm và sản xuất các cây lâm nghiệp cung cấp nguồn cây
giống lâm nghiệp cho địa bàn Đăk Lăk cũng như khu vực Tây Nguyên.
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa dê và các sản phẩm từ sữa dê như
sữa chua, bơ, pho mát...
- Cung cấp nguồn sữa dê và các sản phẩn từ sữa an toàn, đảm bảo chất lượng
đến tay người tiêu dùng.
- Đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Tạo việc làm và nâng cao mức
sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 11
- Phát triển mô hình canh tác nông nghiệp bền vững nhằm từng bước ổn định
đời sống đồng bào tại chỗ, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái tại hai xã Xã
Ia Lốp và Ia Rvê nói riêngvà vùng biên giới huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk nói
chung.
- Đạt mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc 3 bên cùng có lợi: Nhà nước, người
dân và doanh nghiệp; đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận sản
xuất thông qua các khoản thuế;
V.2. Mục tiêu cụ thể.
- Khoanh nuôi, bảo vệ 628,70 ha rừng tự nhiên.
- Xây dựng vườn ươm dự kiến hằng năm cung cấp trung bình khoảng 765
triệu cây giống lâm nghiệp như : keo lai, bạch đằng, bời lời đỏ, thông ba lá...
- Xây dựng vùng trồng cây ngắn ngày và dược liệu với công suất trung bình
hằng năm đạt:
+ Cao lương: 21.884tấn/năm.
+ Khoai lang Nhật: 614 tấn/năm.
+ Dưa các loại ( dưa hấu và dưa lưới): 859 tấn/năm.
+ Chanh leo : 2.096 tấn/năm.
+ Đinh lăng: 306 tấn/năm.
+ Nghệ: 1.906 tấn/năm.
+ Gừng: 2.122 tấn/năm.
-Tận dụng hồ chứa từ dự án Nhà máy điện mặt trời để nuôi các loại cá nước
ngọt, dự kiến hằng năm cung cấp ra thị trường 21 tấn cá, trong đó có các loại cá
truyền thống, chủ lực của tỉnh Đăk Lăk như cá Trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa,
cá trôi mrigan, cá rô....
-Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa dê và các sản phẩm từ sữa dê với
công suất hoạt động 1 tấn lít sữa nguyên liệu/ giờ. Khi nhà máy đi vào hoạt động
ổn định , hằng năm dự kiến cung cấp cho thị trường:
+ Sữa tươi: 752.192 lít sữa.
+ Pho mát : 7,4 triệu miếng, quy cách 125 g.
+ Bơ: 6,7 triệu gói, quy cách 100 g.
+ Sữa chua lên men: 7.5 triệu lít.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 12
+ Bánh sữa: 4,2 triệu hộp, quy cách 180 g.
+Sữa bột: 1,2 triệu hộp quy cách 400g .
- Bên cạnh đó, hằng năm còn cung cấp cho thi trường khoảng 68.678 con dê
giống .
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 13
Chương II
ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN
I.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án.
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km² nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên,
đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng
tọa độ địa lý từ 107º28'57" đến 108º59'37" độ kinh Đông và từ 12º9'45"đến
13º25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển,
nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà
- Phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông
- Phía Tây giáp Campuchia.
2. Địa hình
Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là
một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ
với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp
dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
3. Khí hậu
Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí
hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu
mát mẻ, ôn hoà. Khí hậu sinh thái nông nghiệp của tỉnh được chia ra thành 6 tiểu
vùng:
- Tiểu vùng bình nguyên Ea Súp chiếm 28,43% diện tích tự nhiên
- Tiểu vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột – Ea H’Leo chiếm 16,17% diện tích
tự nhiên.
- Tiểu vùng đồi núi và cao nguyên M’Đrắk chiếm 15,82% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng đất ven sông Krông Ana – Sêrêpôk chiếm 14,51% diện tích tự
nhiên.
- Tiểu vùng núi cao Chư Yang Sin chiếm 3,98% diện tích tự nhiên.
- Tiểu vùng núi Rlang Dja chiếm 3,88% diện tích tự nhiên.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 14
Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ
cao: vùng dưới 300m quanh năm nắng nóng, từ 400 – 800m khí hậu nóng ẩm và
trên 800m khí hậu mát. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với
phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.
Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng
5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
4. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk đó là
tài nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là
nhóm đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất
đen.
Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến
chua, đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ
phì nhiêu thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên
Buôn Ma Thuột trải dài khoảng 90km theo hướng đông bắc - tây nam và rộng
khoảng 70km. Phía bắc cao nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800m, phía nam cao
400m, càng về phía tây chỉ còn 300m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn
điểm một vài đồi núi.
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các
sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong
hoá của mẫu chất.
- Nhóm đất Gley (Gleysols):
Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lắk, Krông Ana
và Krông Bông.
- Nhóm đất xám (Acrisols):
Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đắk Lắk, phân bố ở hầu
hết các huyện.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan).
Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện
tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 15
cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng
cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao
su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây
là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
-Tài nguyên nước
a)Nguồn nước mặt
Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân
bố tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống
sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10
km, đã tạo cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc.
b) Nguồn nước ngầm
Tập trung chủ yếu trong các thành tạo Bazan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn
tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước tính:
Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH = 7-
9. Loại hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua Magie, Can xi hay Natri.
- Tài nguyên rừng
Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha,
trong đó rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Rừng Đắk
Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới
của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk phong phú và đa dạng, thường có kết
cấu 3 tầng: cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có
giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi,
nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng
chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng Đắk Lắk có
nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các
khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong
sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp
có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh.
- Tài nguyên khoáng sản
Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà
còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có
nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như sét cao
lanh (ở M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana,
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 16
M’Drắk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt
pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây
dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
I.2. Điều kiện xã hội vùng dự án.
1. Kinh tế
-Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong ổn định
kinh tế và đời sống nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất ngày càng được
mở rộng, nhất là ở các khâu làm đất, gieo trồng và thu hoạch làm tăng năng suất
lao động. Nhiều tiến bộ khoa học - công nghệ được áp dụng vào sản xuất, từng
bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; bước đầu hình thành
các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chăn nuôi có
kiểm soát; chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ, gia trại sang chăn nuôi công nghiệp
trang trại quy mô lớn - công nghệ cao; khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp
nhập khẩu giống tốt, chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 18.892 tỷ đồng, bằng 107,6% KH, tăng
trưởng 4,25% (KH: 17.559 tỷ đồng, tăng 3,5-4%). Giá trị sản xuất của các loại
cây trồng lâu năm và hằng năm trên địa bàn tỉnh tăng khoảng 250,4 tỷ đồng, tương
ứng giá trị tăng thêm 118 tỷ đồng.
-Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2016 thực hiện 13.750
tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2015, đạt 108,2% kế hoạch. Công nghiệp cơ khí,
luyện kim chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông
thôn như: bơm ly tâm, máy chế biến nông sản, máy bơm nước, có mức tăng trưởng
khá do nhu cầu của người dân tăng cao. Lĩnh vực công nghiệp trong năm 2016
gặp nhiều khó khăn nhưng do một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn như chế biến
tinh bột sắn tăng cao nên giá trị sản xuất của ngành cả năm vẫn đạt và vượt kế
hoạch. Các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn sản xuất ổn định, nguồn
nguyên liệu dồi dào, thực hiện khoảng 150.000 tấn, đạt 115,4% kế hoạch năm.
Trong năm có 3 nhà máy tinh bột sắn đi vào hoạt động, sản lượng ước đạt 7.000
tấn tinh bột xuất khẩu.
-Tình hình đầu tư
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 17
Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh có nhiều khởi sắc so với năm 2015, số
lượng các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhiều hơn. Các dự án đầu tư
đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc
làm cho lao động tại địa phương, tăng thu ngân sách của tỉnh. Trong 10 tháng đầu
năm, tỉnh thu hút được 98 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 23.896 tỷ đồng.
Ngoài ra, tỉnh đã tiếp đón và hướng dẫn thủ tục đầu tư cho hơn 150 lượt nhà đầu
tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tiếp nhận 1 dự án, tổng vốn đăng ký 0,23
triệu USD, nâng tổng số các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện tại lên
12 dự án với tổng vốn đăng ký 118,89 triệu USD.
Ngoài ra, đánh giá về việc thực hiện 18 chỉ tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2016
cho thấy, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, nổi bật nhất là chỉ tiêu về tăng
trưởng kinh tế. Cụ thể, tổng sản phẩm xã hội (GRDP - theo giá so sánh 2010)
khoảng 44.571 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; tăng trưởng kinh tế 7,02%. Cơ cấu
kinh tế (theo giá hiện hành): nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; công nghiệp - xây
dựng đạt 14,48%; dịch vụ đạt 38,68% (kế hoạch năm 2016 tương ứng là: 43 -
44%, 16 - 17%, 36 - 37%). Năm 2016 có 686 doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ
kinh doanh và ngừng hoạt động nhưng so với cùng kỳ năm 2015, số thành lập mới
lại tăng 9,6% (720 doanh nghiệp dân doanh) với tổng số vốn đăng ký 2.880 tỷ
đồng, tăng 36,04%. Tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 130 chi
nhánh và 29 văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh
có 6.238 doanh nghiệp hoạt động (51 doanh nghiệp nhà nước, 6.180 doanh nghiệp
dân doanh, 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); 1.088 chi nhánh và 261
văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Kết quả này cho thấy
dấu hiệu doanh nghiệp đang từng bước phục hồi sản xuất và khẳng định những
tác động tích cực của công tác cải cách hành chính, qua đó góp phần cải thiện môi
trường kinh doanh, tiếp tục tạo dựng niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.
2. Xã hội
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2012đạt 1.796.666 người, mật độ dân số đạt
hơn 137 người/ km². Trong đó, dân số sống tại thành thị đạt 432.458 người, dân
số sống tại nông thôn đạt 1.364.208 người. Dân số nam đạt 906.619 người, dân
số nữ đạt 890.047 người. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 47 dân tộc. Trong đó,
người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày,
Nùng... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Dân số tỉnh phân bố không đều trên địa
bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn, huyện lỵ,
ven các trục Quốc lộ 14, 26, 27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar,
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 18
Krông Ana. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó
khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Ea Hleo v.v…
Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân
di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.Trong
những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là
di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản
xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét
đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông,
Gia Rai… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc
nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá,
đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể
và phi vật thể quý giá, trong đó “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”
đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo
nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.
Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cư trú chủ yếu là
các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài
lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cư trú
chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.
II. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường - Định hướng chiến lược tiêu thụ
1. Đánh giá nhu cầu thị trường
1.1 Đánh giá nhu cầu thị trường một số cây lương thực được trồng trong
dự án.
- Khoai lang
Từ lâu, khoai lang là cây dễ trồng, chủ yếu để ăn và chăn nuôi. Khi được
sử dụng làm nguyên liệu công nghiệp, đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Khoai
lang là cây lương thực năng suất cao, ổn định, chịu đất xấu, chịu chua, thích ứng
rộng rãi nhiều dạng khí hậu, nhiều loại đất, trồng ở đất bằng hay đất dốc đều cho
năng suất cao.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 19
Khoai lang có giá trị kinh tế cao, phạm vi sử dụng rộng, là nguyên liệu quý
của nhiều ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại. Củ khoai lang làm thức
ăn chăn nuôi, lương thực cho người do giàu protein, chất béo, bột, vitamin và các
chất khoáng có lợi cho cơ thể như Ca, Fe, P2O5, tương đương bột gạo, lúa mì.
Thân lá khoai lang cũng được chế biến thành thức ăn chăn nuôi
Khoai lang là cây trồng phổ biến, là một trong những cây lương thực năng suất
cao nhất trên thế giới, sản lượng đứng thứ 4, xếp sau lúa mì, lúa nước và ngô. Ở
nhiều nước, khoai lang để ăn chỉ chiếm 1/3, để chăn nuôi 1/3 còn hư hỏng mất
1/3. Những năm gần đây, nhu cầu khoai lang trên thị trường tăng dần. Giá tinh
bột khoai lang xuất khẩu xấp xỉ 800 USD/tấn
Tinh bột khoai lang được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cồn, methane,
ethylene, axit acetic, aldehyde. Tiếp sau đó, có thể sản xuất màng phủ, lưới chất
dẻo, túi chất dẻo, bao bì, cồn sinh học. Giống khoai lang có sắc tố có thể bào chế
chất nhuộm màu thực phẩm thiên nhiên thay thế sắc tổ tổng hợp nhân tạo, giá bán
tới 35 USD/kg. Khoai lang có thể chế biến tinh bột, bột siêu mịn, bột lọc, được sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp đồ uống, rượu, thực phẩm. Ở các nước phát triển,
sử dụng công nghệ mới có thể chế biến được 2000 sản phẩm từ khoai lang, được
sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, y dược, dệt, giấy, hoá công, nông
nghiệp.
Khoai lang chứa nhiều vitamin A, B, C, E và các chất khoáng K, Ca, Mg,
Fe, Se., và giàu chất sơ thực phẩm, có lợi cho sức khoẻ con người. Nghiên cứu
gần đây cho biết giống khoai lang tím có polyphenol chứa anthocyanin, có tác
dụng kháng oxy hoá rất mạnh. Không những kiềm chế đột biến của tế bào ung
thư, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch. Sơ
thực phẩm có công năng làm đẹp và thông tiện. Nhật Bản đánh giá khoai lang là
thực phẩm kéo dài tuổi thọ.
Khoai lang dùng để ăn, làm thức ăn chăn nuôi và làm nguyên liệu quan
trọng của công nghiệp tinh bột. Do đặc tính đặc hữu của tinh bột khoai lang, nên
tinh bột khoai lang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp nhẹ, y dược. Nếu chế biến sâu, tinh bột khoai lang có thể tạo ra nhiều sản
phẩm công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành.
Bảng: Khả năng sản xuất năng lượng và một số thành phần dinh dưỡng củ
khoai lang so với một số cây khác.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 20
- Cao lương:
Cây cao lương (lúa miến) là một trong những loại cây ngũ cốc quan trọng
nhất thế giới. Cao lương là cây lương thực ở châu Á, châu Phi và sử dụng khắp
thế giới để nuôi gia cầm, gia súc. Là giống cỏ chất lượng cao, với hàm lượng
protein trong cỏ đạt 14 – 16%, cao hơn cả bắp. Đặc biệt là cỏ không chứa một loại
acid (có tên là acid Prussic) gây ngộ độc cho gia súc non hay gia súc đang mang
thai. Cỏ mềm, hiệu suất sử dụng 100%, không giống như nhiều loại cỏ khác đang
được trồng phổ biến.
Theo thống kê, đến ngày 01/10/2017, cả nước có hơn 56 triệu con bò, trong
đó, số lượng bò của tỉnh Đắk Lắk là 188.637 con, chiếm khoảng 3,33% tổng số
đàn bò cả nước. Các vật nuôi khác như ngựa, dê, cừu được thể hiện ở bảng dưới
đây:
TÊN VẬT NUÔI
SẢN LƯỢNG ( con)
Cả nước Đắk Lắk
Dê 2.556.268,0 63.494,0
Cừu 168.128,0 505,0
Ngựa 86.759,0 73,0
Nguồn: http://channuoivietnam.com
Qua đây, cho thấy thị trường tiêu thụ cao lương làm thức ăn cho gia súc là
vô cùng lớn. Vì vậy điện tích trồng cao lương cần được chú trọng phát triển,
nhân rộng.
1.2 Đánh giá nhu cầu thị trường đối với cây ăn quả:
Sản xuất cây ăn trái hướng đến thị trường:Thị trường quốc tế và trong
nước ngày càng lớn, khả năng phát triển nhiều, vấn đề đặt ra là sản xuất ra các
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 21
loại rau quả có sức cạnh tranh bảo đảm áp dụng đúng tiêu chuẩn quốc tế về thực
hành nông nghiệp tốt (GAP) và bảo đảm VSATTP, mặt khác phải tổ chức lại sản
xuất hình thành chuỗi sản xuất hợp lý phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta hiện
nay mới có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất, tăng được thu nhập cho người
trồng rau quả. Cả 2 vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, việc áp
dụng GAP với các loại cây ăn quả mới chỉ dừng lại ở mức hướng đến qui trình
GAP, chưa áp dụng đầy đủ các qui trình GAP, nhà nhập khẩu nước ngoài chưa
tin nên họ thường trực tiếp kiểm tra và cấp số mã xuất khẩu ví dụ tháng 7/2008
Mỹ công bố chấp nhận 117,7 ha thanh long ở Bình Thuận đạt tiêu chuẩn Euro
GAP được xuất khẩu vào Mỹ.
1. Dưa lưới 2. Dưa hấu
Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng trái cây rất lớn
nhưng hầu như chưa có công ty thu mua ở địa phương, hầu hết việc xuất khẩu đều
do các Nhà vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường do đó các nhà xuất khẩu của Việt
Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn, chỉ giải quyết được các
đơn hàng nhỏ bé. vì vậy các nhà nhập khẩu nước ngoài phải trực tiếp đến nhà
vườn thu mua rồi đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước.Đây là hạn chế chính
đối với xuất khẩu trái cây Việt Nam.
Việc chế biến bảo quản rau quả sau thu hoạch cũng còn rất hạn chế. Cả nước
hiện có 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với cong suất 300.000
tấn/năm trong đố 50% là cơ sở chế biến đóng hộp. Hiên nay mới chí có khoảng
30% sản lượng bưởi đáp ứng được tiêu chuẩn GP và VSATTP đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 22
Có thể nâng lên 70 – 80% nếu có đầu tư vốn cho việc chế biến bảo quản trái
cay sau thu hoạch. Công nghệ đóng gói bảo quản còn sơ sài lạc hậu so với các
nước trong vùng. Mặt khác sự liên kết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân
và doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên mất thế cạnh tranh. Ngoài ra, nông dân sản xuất
CĂQ còn phải đối mặt với cạnh tranh ngay tại sân nhà. Một số người dân có thu
nhập cao lại có tâm lý ưa chuộng dùng trái cây ngoại của Thái, của Úc, Newsland
do chất lượng VSATTP của họ bảo đảm hơn. Thêm vào đó giá thành hợp lý hợp
nhất lại là trái cây Trung Quốc.
Để rau quả Việt Nam có thể phát triển ra thị trường thế giới Nhà nước phải
có những sự trợ giúp tích cực để hình thành nên các HTX tổ chức sản xuất chuyên
canh và áp dụng kỹ thuật sản uất hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu
mua, làm đầu mối giao nhận sản phẩm rau quả của nông dân.
Từ năm 2014 rau quả Việt Nam đã xuất khẩu vào 60 quốc gia, vùng lãnh thổ
Bộ Nông nghiệp & PTNT đã lập Ban chỉ đạo thị trường do 1 thứ trưởng phụ trách,
Cục BVTV là cơ quan thường trực. Ban đã rốt ráo cử nhiều đoàn ra nước ngoài
đàm phán, trao đổi, thương lượng với các cơ quan kiểm dịch thực vật quốc tế kết
quả nhiều thị trường khó tính cũng đã chấp nhận mở cửa cho rau quả Việt Nam.
Ngay cả thị trường khó tính nhất là Newsland cũng đã chấp nhận nhập thanh long
xoài của Việt Nam.
Mở được thị trường tuy khó nhưng giữ được thị trường còn khó hơn ngoài
việc phải áp dụng đúng quy trình sản xuất theo GAP còn phải khống chế được
một số sâu bệnh nhiệt đới. với sản xuất Thanh Long xuất khẩu là phải kiểm soát
được bệnh đốm nâu với nhãn phải kiểm soát được bệnh chổi rồng và kiểm soát
nhiễm dòi phương đông đối với các loại quả.
Mặt khác các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiểu thị hiếu thị trường nước
nào thích loại quả gì và biết hàng rào kỹ thuật của họ để xử lý thích ứng. Việc này
các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu qua cơ quan thương vụ của các sứ quán sở tại.
1.3. Đánh giá nhu cầu thị trường dược liệu
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, 80% dân số thế giới nằm ở khu vực các
nước đang phát triển sử dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên như một lựa chọn hàng
đầu trong việc phòng và chữa bệnh. Với số dân lớn nên nhu cầu sử dụng thuốc
hiệu quả cao ngày càng tăng. Nhu cầu về sử dụng thuốc trên thế giới rất lớn, cả
về số lượng và chất lượng. Đây đang là một thách thức lớn đối với các nước đang
phát triển nói riêng và nhân loại nói chung.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 23
Cho đến nay, thực vật vẫn là nguồn nguyên liệu chính trong phát triển các
loại thuốc mới trên thế giới. Các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên chiếm tới 50%
tổng số dược phẩm đang được sử dụng trong lâm sàng, trong đó khoảng 25% tổng
số thuốc có nguồn gốc từ thực vật bậc cao. Trong số 20 thuốc bán chạy nhất trên
thế giới, có 9 sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên với doanh thu hàng năm lên
đến hàng chục tỷ đô la. Theo ước tính, doanh số thuốc từ cây thuốc và các sản
phẩm của nó đạt trên 100 tỷ đô la/năm. Các công ty dược phẩm lớn trên thế giới
cũng đã trở lại quan tâm đến việc nghiên cứu tìm kiếm các hoạt chất sinh học từ
thảo dược và sau đó là phát triển nó thành thuốc chữa bệnh. Sự kết hợp với những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc chữa bệnh
bằng y học cổ truyền, cho quá trình tìm và phát triển thuốc mới.
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một
nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm
trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính
Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống
số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc
cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài
động vật được dùng làm thuốc.
a) Thị trường thế giới
Như đã phân tích phí trên cho thấy thị trường thuốc của thế giới là rất lớn.
Xu hướng sử dụng thuốc phòng và chữa bệnh có nguồn gốc từ dược liệu đang trở
thành nhu cầu ngày càng cao trên thế giới. Với những lí do: thuốc tân dược thường
có hiệu ứng nhanh nhưng hay có tác dụng phụ không mong muốn; thuốc thảo
dược có hiệu quả chữa bệnh cao, ít độc hại và tác dụng phụ. Ước tính nhu cầu
dược liệu trên Thế giới: 15 tỷ USD/năm, riêng Mỹ là 4 tỷ USD/năm, châu Âu là
2, 4 tỷ USD/năm, Nhật bản là 2,7 tỷ USD/năm, các nước Châu Á khác khoảng 3
tỷ/USD năm.
Một số dược liệu được ưa chuộng trên thị trường Mỹ như: Sâm Mỹ, Sâm
Triều Tiên, Đương quy, Lô hội, ma hoàng, Valeriana, Bạch quả, tỏi, gừng,....
Các thị trường lớn tiêu thụ dược liệu : Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Sin gapo, ấn độ, Nhật Bản.
Một trong những nước xuất khẩu nhiều dược liệu gồm Trung Quốc: 2 tỷ
USD/năm, Thái Lan : 47 triệu USD/năm.
b) Thị trường trong nước
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 24
Việt Nam cũng có một lịch sử lâu đời trong sử dụng cây cỏ tự nhiên và một
nền y học cổ truyền có bản sắc riêng để phòng và chữa bệnh cho con người. Nằm
trong khu vực nhiệt đới Đông Nam Á có đa dạng sinh học rất cao. Theo ước tính
Việt Nam có khoảng trên 12.000 loài thực vật bậc cao, chiếm khoảng 4-5% tống
số loài thực vật bậc cao đã biết trên thế giới và khoảng 25% số loài thực vật bậc
cao đã biết ở châu Á. Trong số này, có khoảng 4.000 loài thực vật và 400 loài
động vật được dùng làm thuốc. Thế nhưng, các thuốc này mới chủ yếu được sử
dụng trong y học cổ truyền và y học dân gian Việt Nam.
Hiện nay, các công ty dược phẩm của Việt Nam đã và đang phát triển sản
xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, tức là Dược liệu. Đã có nhiều công ty
phát triển rất tốt. Sự phát triển này đã góp phần giúp chúng ta tự cung cấp được
trên 40% nhu cầu sử dụng thuốc của đất nước, giúp giảm giá thành các loại thuốc
sử dụng cho việc phòng và điều trị bệnh tật, đồng thời cũng tạo ra nhiều công ăn
cho nhân dân.
Theo số liệu điều tra cơ bản nguồn dược liệu toàn quốc của Viện Dược Liệu-
Bộ Y Tế (2003) Việt Nam có 3.830 loài thực vật làm thuốc chiếm khoảng 36% số
thực vật có mặt ở Việt Nam. Trong dự án “ Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển
ngành dược Việt Nam đến năm 2020 “ với nội dung quy hoạch,sản xuất dược liệu
và xây dựng các vùng dược liệu chuyên canh nhằm đạt các mục tiêu chính sau:
- Đáp ứng nhu cầu 20.000 - 30.000 tấn dược liệu/năm từ cây thuốc cho Y
học cổ truyền và 10.000 đến 15.000 tấn dược liệu cho công nghiệp chế biến thuốc
đông dược.
- Sản xuất trong nước cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng
đồng chủ yếu từ dược liệu - phải đạt 70% giá trị thuốc sử dụng (hiện mới đạt 20 -
30%).
- Tăng nhanh khối lượng sản phẩm xuất khẩu từ dược liệu trong nước, mục
tiêu xuất khẩu 30.000 tấn/năm, đạt giá trị khoảng 100 triệu USD/năm.
Từ những phân tích trên, đồng thời mức sống người dân ngày một nâng cao
thì nhu cầu về nâng cao sức khỏe trong việc sử dụng thực phẩm chức năng hứa
hẹn một tương lai tốt cho ngành dược. Chính vì vậy để tiếp cận thị trường một
cách chủ động, Công ty chúng tôi ngoài việc kế thừa kinh nghiệm và thành quả
hoạt động của mình. Khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ có kế hoạch nhân
sự cụ thể để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, cung cấp cho thị trường.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 25
1. Gừng 2. Đinh lăng
1.2. Đánh giá nhu cầu thị trường thủy sản
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2
, có bờ biển dài 3.260 km. Vùng nội
thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2
, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu
km2
với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2
được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học
(ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển
vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được
phát hiện.
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi
phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt
Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là
9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi
trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao
trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ
của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt
động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân
6,42%/năm.
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 26
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản sản xuất năm
2016 đạt hơn 6,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015.
Trong 5 năm qua, ngành Thủy sản Việt Nam đã nắm bắt được điều kiện thuận
lợi, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để đạt được kết quả ấn tượng, đóng góp đáng
kể vào GDP quốc gia, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động địa
phương, tạo ra nhiều doanh nghiệp (DN) mũi nhọn đối với nền kinh tế và làm thay
đổi bộ mặt phát triển nhiều địa phương trong cả nước. Từ 2012 đến 2016, ngành
Thủy sản có “bước phát triển vàng” với tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 46 tỷ
USD, lớn hơn nhiều tổng giá trị xuất khẩu trong 11 năm trước đó.
Giai đoạn này, Việt Nam đã mở rộng xuất khẩu hàng thủy sản đến 50 thị
trường trên thế giới. Những thị trường chính đem lại nguồn lợi lớn là Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Đức, Australia… Trong đó, Mỹ là thị
trường tiêu thụ lớn nhất mặt hàng thủy sản Việt Nam và Trung Quốc là thị trường
tiềm năng của nước ta.
Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường, thời gian qua Chính phủ và các cơ
quan chức năng có nhiều chính sách về khai thác, đánh bắt bền vững nguồn thủy
sản biển, mở rộng quy mô nền sản xuất. Việt Nam cũng tập trung đối phó các vấn
đề pháp lý, chính sách bảo hộ thương mại và tác động từ thị trường đến nền sản
xuất – xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, ngành Thủy sản nước ta cũng gặp phải không
ít khó khăn, trong đó, phải kể đến là tình trạng chênh lệch giữa quy mô, khối lượng
Dự án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp - Giai đoạn 1.
Đơn vị tư vấn: Thảo Nguyên Xanh 27
sản xuất và giá trị xuất khẩu, đời sống của người lao động chưa được cải thiện và
ô nhiễm môi trường gia tăng.
Từ nay đến năm 2020, Chính phủ đề ra mục tiêu phấn đấu giữ ổn định sản
lượng khai thác thủy sản ở mức 2,4-2,6 triệu tấn/năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất
bình quân 11%/năm. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ sẽ nỗ lực, tạo điều kiện
về chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành Thủy sản. Tuy nhiên, ở thời điểm
hiện nay, có nhiều yếu tố khách quan, chủ