SlideShare a Scribd company logo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP
KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................4
1.1. Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng...........................................4
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng ..................................... 4
1.1.2. Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng ................................ 6
1.1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng............................................... 10
1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương
mại....................................................................................................... 11
1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại13
1.2.1 Khái niệm..................................................................................... 13
1.2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu
của các Ngân hàng thương mại .............................................................. 14
1.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng
thương mại ........................................................................................... 16
1.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu .......................................... 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của
Ngân hàng thương mại............................................................................33
1.3.1. Nhân tố khách quan ..................................................................... 33
1.3.2. Nhân tố chủ quan......................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI...........................37
2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.................................37
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................... 37
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban .................................. 38
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức .....................................................................38
2.2.2.2.Chức năng các phòng ban.....................................................40
2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà
Nội những năm gần đây......................................................................... 43
2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn ......................................................43
2.2.3.2. Hoạt động tín dụng ..............................................................46
2.2.3.3. Công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu ............................48
2.2.3.4. Kinh doanh ngoại tệ.............................................................49
2.2.3.5. Công tác kế toán..................................................................50
2.2.3.6. Công tác ngân quỹ...............................................................51
2.2.3.7. Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng ...................51
2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội.........................................................................................53
2.2.1. Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng............................................... 53
2.2.2. Quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ...................................................... 56
2.2.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.............................................. 60
2.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu được áp dụng tại Ngân hàng
Ngoại thương Hà Nội............................................................................ 62
2.2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu ................................. 63
2.2.5.1. Bảo lãnh trong nước............................................................64
2.2.5.2. Bảo lãnh nước ngoài............................................................71
2.2.5.3. Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế.......................73
2.2.5.4. Phí bảo lãnh........................................................................75
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
2.2.5.5. Tài sản bảo đảm bảo lãnh ....................................................77
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội .....................................................................78
2.3.1. Thành công.................................................................................. 78
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 85
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP
VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG HÀ NỘI.....................................................................................96
3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới..............................96
3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng Ngoại thương Hà Nội .....................................................................98
3.2.1. Về phía Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội..................................... 98
3.2.2. Một số kiến nghị.........................................................................107
3.2.2.1. Đối với Chính phủ .............................................................107
3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..............................109
3.2.2.3. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam........................110
3.2.2.4. Đối với khách hàng............................................................111
KẾT LUẬN...............................................................................................113
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương.................................... 20
Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương .................................. 21
Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh................................................................. 32
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh trong nước
giai đoạn 2006 – 2008................................................................................... 66
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu phát sinh các loại bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006
- 2008........................................................................................................... 67
Biểu đồ 2.3: Dư nợ bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006- 2008........................ 70
Biểu 2.4: Tăng trưởng nguồn phí thu từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2006 -
2008............................................................................................................. 76
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn
2005 – 2008.................................................................................................. 44
Bảng 2.2 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn
2006-2008.................................................................................................... 64
Bảng 2.3: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006-2008 .. 68
Bảng 2.4: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh tính đến 31/12 các năm 2006,
2007 và 2008................................................................................................ 69
Bảng 2.5: Tình hình bảo lãnh nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
trong giai đoạn 2006 – 2008 ......................................................................... 71
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
Bảng 2.6: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai
đoạn 2006-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)............................. 73
Bảng 2.7: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn
2006-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) ..................................... 74
Bảng 2.8: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2007, 2008 .......... 75
Bảng 2.9: Phí thu từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2006 – 2008 ..................... 76
Bảng 2.10: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2006 – 2008 ............................ 77
Bảng 3.1: Doanh số bảo lãnh xuất nhập khẩu năm 2009 ................................. 97
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Anh
GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội
USD United State Dollar Đô la Mỹ
VCB Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Chữ viết tắt tiếng việt
CMTND Chứng minh thư nhân dân
CN Chi nhánh
CNTT Công nghệ thông tin
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
GDV Giao dịch viên
VCBTW Vietcombank trung ương
VND Việt Nam đồng
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
XNK Xuất nhập khẩu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài
Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh
cả về quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc
điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp
phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao.
Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất
nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng
đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp,
góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt trong
lĩnh vực thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát
triển cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh
doanh thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động của các Ngân
hàng thương mại cũng ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại
hình dịch vụ. Thương mại quốc tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho
các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro. Với vai
trò trung gian trong nền kinh tế, các ngân hàng không ngừng đa dạng hoá các
loại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương
mại,….và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu.
Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,
được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu bảo
lãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
2
kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nên
nghiệp vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế. Trong
thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, xét thấy nghiệp vụ bảo
lãnh xuất nhập khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài
“Nghiệp vụ bảo lãnhxuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực
tập của mình.
Mục đích nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu
của các Ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh xuất nhập
khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại các Ngân
hang thương mại và thực trạng hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Từ đó phân tích những thành công, hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế để đề ra các giải pháp phát triển.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong những năm gần đây, đặc biệt trong
giai đoạn 2006 – 2008.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh
được sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm chuyên đề.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
3
Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
chuyên đề gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại
thương Hà Nội
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT
NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng
1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng
Xét trên phạm vi toàn xã hội, hoạt động “bảo lãnh” đang phát triển hết sức
phong phú và đa dạng như bảo lãnh của một tổ chức quốc tế đối với một nước;
bảo lãnh giữa công ty mẹ với công ty con; bảo lãnh của nhà nước với doanh
nghiệp; bảo lãnh của ngân hàng với cá nhân, doanh nghiệp,…Chúng ta cũng
thường nghe nói đến bảo lãnh xuất nhập cảnh, bảo lãnh tạm tha,…Với mỗi lĩnh
vực khác nhau, “bảo lãnh” lại có những đặc trưng riêng.
Theo điều 362 - Bộ Luật Dân sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, “bảo lãnh” được hiểu là: “Việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết
với bên có quyền (người nhận bảolãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ....” .
Trong lĩnh vực ngân hàng, “bảo lãnh” cũng được hiểu theo nhiều góc độ
khác nhau:
 Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “Tín
dụng chữ ký – Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà ngân hàng không cần
phải bỏ vốn.
 Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định: “Bảo lãnh
ngân hàng là một trong các hình thức cung cấp tín dụng , được thực hiện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
5
thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về
việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo
lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được
trả thay” (Giáo trình thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng)
 Theo điều 2 – Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam: “Bảolãnhngân hàng là sự cam kết của ngân hàng
với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được
trả thay” .
 Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem
như là một loại hình tài trợ ngoại thương với mục đích nhằm phòng ngừa các tổn
thất cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ của
bên đối tác có liên quan.
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm bảo lãnh ngân hàng được quy định trong
Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước được sử
dụng phổ biến hơn cả.
Trong một nghiệp vụ bảo lãnh, thường có ít nhất 3 bên tham gia, đó là:
người bảo lãnh, người được bảo lãnh (người xin bảo lãnh) và người thụ hưởng
bảo lãnh. Quan hệ giữa các bên được quy định bới 3 hợp đồng độc lập nhau: hợp
đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh; hợp đồng giữa
ngân hàng phát hành bảo lãnh và người được bảo lãnh; hợp đồng giữa ngân hàng
phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
6
 Người bảo lãnh – The Guarantor: Là người dùng uy tín của mình
đứng ra cam kết sẽ chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh trong trường
hợp họ không thực hiện đúng hợp đồng với bên hưởng thụ bảo lãnh. Trong bảo
lãnh ngân hàng, người bảo lãnh là ngân hàng với khả năng tài chính và uy tín
được bên thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là một ngân hàng
phục vụ người xin bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi
là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh,
một ngân hàng phục vụ người thụ hưởng bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh
gián tiếp).
 Người xin bảolãnhhay người được bảo lãnh – The Principal: Là
người yêu cầu để được ngân hàng đứng ra bảo lãnh.
 Người thụ hưởng bảolãnh – The Beneficary: Là người được ngân
hàng bảo lãnh thanh toán nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
1.1.2. Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng thực chất là lời hứa thanh toán của ngân hàng đối với
người thụ hưởng bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, nó là một công cụ bảo đảm chứ
không phải là một công cụ thanh toán với các đặc điểm như sau:
 Tính độc lập tương đối
- Độc lập với hợp đồng “chính”: Quan hệ của các bên khi tham gia vào
một “bảo lãnh ngân hàng” được quy định bởi 3 hợp đồng và các bên trong mỗi
hợp đồng lại có quyền và nghĩa vụ riêng.
+ Hợp đồng thứ nhất: hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ
hưởng bảo lãnh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
7
+ Hợp đồng thứ hai: hợp đồng giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo
lãnh.
+ Hợp đồng thứ ba: hợp đồng giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ
hưởng bảo lãnh.
Hợp đồng thứ nhất là gốc để hình thành hợp đồng thứ hai và hợp đồng thứ
ba. Hai hợp đồng ra đời sau để phục vụ cho hợp đồng thứ nhất. Tuy nhiên, hợp
đồng thứ nhất sẽ không được thực hiện đầy đủ nếu hai hợp đồng sau không có
giá trị hiệu lực. Mối quan hệ giữa ba loại hợp đồng này là mối quan hệ “nguyên
nhân - kết quả”. Chúng có mối quan hệ khá logic với nhau nhưng quyền và nghĩa
vụ của mỗi bên trong từng hợp đồng lại không bị ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau.
Ngân hàng bảo lãnh thực hiện cam kết của mình dựa vào căn cứ duy nhất,
đó là người thụ hưởng bảo lãnh có thoả mãn đầy đủ các điều kiện bảo lãnh như
hợp đồng đã ký kết hay không. Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng bảo lãnh
không chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được
bảo lãnh. Ngay cả khi người được bảo lãnh bị phá sản, mất khả năng thanh toán
hay thiếu nợ ngân hàng,.., thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán
của mình đối với người thụ hưởng. Ngân hàng bảo lãnh không liên quan đến
quyền, nghĩa vụ cũng như các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thứ nhất giữa
người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.
Người thụ hưởng bảo lãnh nếu thoả mãn đầy đủ các điều kiện của bảo lãnh
sẽ được ngân hàng bảo lãnh thanh toán mà không bị ngăn cản bởi sự ràng buộc
với người được bảo lãnh trong hợp đồng thứ nhất.
Theo quan điểm của các ngân hàng thì tính độc lập với hợp đồng “chính”
mang lại nhiều thuận lợi do ngân hàng chỉ xem xét sự phù hợp của các chứng từ
với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
8
- Phụ thuộc vào các điều kiện của bảo lãnh: theo như phân tích ở
trên,“bảo lãnh ngân hàng” mang tính độc lập, nhưng trên thực tế nó còn phụ
thuộc vào các điều kiện bảo lãnh: bảo lãnh vô điều kiện hay bảo lãnh có điều
kiện.
Bảo lãnhvô điều kiện là loại bảolãnhtrong đó quy địnhngười bảolãnh
sẽ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu
tiên kèm với mộtlệnh thanh toán chứng minhrằng người đượcbảo lãnhđã vi
phạm nghĩa vụ quy địnhtrong cam kết mà không cần có sự đồng ý của người
được bảo lãnh. (Giáo trình Thanh toán quốc tế - Đại học Ngoại thương. Loại
bảo lãnh này đảm bảo được tính độc lập của “bảo lãnh ngân hàng” vì nó không
có yếu tố thứ ba trong giao dịch. Ngân hàng bảo lãnh không được trì hoãn thanh
toán với bất cứ lý do gì liên quan đến hợp đồng gốc. Chỉ có người thụ hưởng là
có lợi thế tuyết đối trong loại bảo lãnh này.
Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà theo đó người bảo lãnh chỉ
bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ hay
các bằng chứng pháp lý chứng minh mình đã thực hiện những nghĩa vụ cụ
thể, hay chứng minhngười được bảolãnhđã vi phạm nghĩa vụ trong cam kết.
(Giáo trình Thanh toán quốc tế - Đại học Ngoại thương). Đối với loại bảo lãnh
này, các chứng từ được quy định có thể là các chứng từ do bên thứ ba cung cấp,
ví dụ như quyết định của trọng tài, phán quyết của toà án,…Trong trường hợp
này, tính độc lập của giao dịch bảo lãnh bị điều chỉnh. Ngân hàng bảo lãnh phải
tiến hành kiểm tra các chứng từ gửi đến một cách cẩn thận.
“Bảo lãnh ngân hàng” mang tính chất độc lập như vậy nhưng cũng chính
tính chất độc lập này đã làm tăng thêm rủi ro trong một giao dịch bảo lãnh, cụ
thể là tăng thêm rủi ro phải thanh toán hộ. Rõ ràng, nếu là bảo lãnh có điều kiện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
9
thì rủi ro phải thanh toán hộ sẽ nhỏ hơn là bảo lãnh vô điều kiện khi xuất hiện sự
không trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh.
 Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau
Như ở các phần trên đã đề cập, trong một giao dịch bảo lãnh có ít nhất
là 3 bên tham gia với 3 hợp đồng được ký kết. Vì vậy, “bảo lãnh” không phải chỉ
là mối quan hệ giữa hai bên mà là một mối quan hệ được tạo thành trong mối
quan hệ nhiều bên gồm có:
+ Mối quan hệ cơ sở: là mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người
thụ hưởng bảo lãnh . Đây là gốc để hình thành các mối quan hệ khác được quy
định bởi các điều khoản và điều kiện thoả thuận trong hợp đồng cơ sở. Để thực
hiện nghĩa vụ của mình, người được bảo lãnh phải có yêu cầu với ngân hàng bảo
lãnh để ngân hàng phát hành thư lãnh cho người thụ hưởng.
+ Mối quan hệ uỷ thác: tuỳ vào chủ thể trong giao dịch bảo lãnh mà có
các mối hệ uỷ thác khác nhau. Đó có thể là:
Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và ngân hàng đại lý
của nó hoặc với ngân hàng do người thụ hưởng bảo lãnh chỉ định. Mối quan hệ
này được hình thành khi các ngân hàng này thực hiện thông báo bảo lãnh tới
người thụ hưởng.
Mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng (theo hợp
đồng thứ hai). Ngân hàng phải thực hiện đúng cam kết nếu người thụ hưởng thực
hiện đúng các điều kiện bảo lãnh. Và ngược lại, ngân hàng có quyền từ chối khi
người thụ hưởng không thoả mãn các điều kiện bảo lãnh.
Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh với ngân hàng xác
nhận, ngân hàng thanh toán.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
10
Mối quan hệ giữa người thụ hưởng bảo lãnh với ngân hàng xác
nhận, ngân hàng thanh toán.
Các mối quan hệ trên độc lập với nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ,
tác động lẫn nhau trong quá trình thực hiện một giao dịch bảo lãnh.
 Tính chất chứng từ
Giao dịch truyền thống của các ngân hàng là dựa trên cơ sở chứng từ, thể
hiện rõ nét nhất là trong phương thức tín dụng chứng từ. Trong giao dịch bảo
lãnh, tính chất chứng từ vẫn được thể hiện nhưng với mức độ thấp hơn. Ngân
hàng bảo lãnh chỉ xem xét bề mặt các chứng từ xuất trình. Nếu các chứng từ là
phù hợp, ngân hàng buộc phải thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh. Và
ngược lại, ngân hàng có quyền từ chối.
1.1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
 Chức năng pháp lý
Theo yêu cầu của người xin bảo lãnh, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh
cho người thụ hưởng bảo lãnh hưởng, điều này có nghĩa là người xin bảo lãnh đã
thừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình và bị ràng buộc trách nhiệm về
mặt pháp lý.
 Chức năng đôn đốc thực hiện hợp đồng
Khi ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng bảo lãnh
hưởng, nếu người xin bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng, vi phạm cam kết
trong hợp đồng thì người được bảo lãnh phải bồi thường tổn thất cho người thụ
hưởng bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng đã buộc người xin bảo lãnh thực hiện hợp
đồng một cách nghiêm túc để không phải bồi thường. Ngân hàng bảo lãnh với
cam kết của mình thường xuyên kiểm tra, giám sát tạo ra một áp lực thực hiện
hợp đồng và giảm thiểu những vi phạm từ phía người xin bảo lãnh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
11
 Chức năng bồi thường
Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hợp đỗng hoặc
thực hiện không đúng thì người thụ hưởng bảo lãnh sẽ nhận được khoản bồi
thường cho những thiệt hại phát sinh. Nếu người được bảo lãnh mất khả năng
thanh toán thì người thụ hưởng vẫn nhận được khoản bồi thường từ ngân hàng
bảo lãnh do đã có cam kết trong hợp đồng thứ ba.
 Công cụ tài trợ
Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài trợ tài chính cho người được bảo
lãnh một cách gián tiếp, áp dụng đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu
(người yêu cầu bảo lãnh là người nhập khẩu). Trong một số trường hợp, thông
qua bảo lãnh mà người được bảo lãnh không phải ký quỹ hoặc được ngân hàng
ứng trước vốn để thực hiện thanh toán cho bên đối tác (chỉ khi nào người được
bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng mới thực hiện thay). Như vậy,
mặc dù không trực tiếp cấp vốn, không phải ngay lập tức dùng vốn để thực hiện
nghĩa vụ, nhưng với việc phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng đã giúp khách hàng
hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi vạy thực sự.
1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương
mại
Các ngân hàng muốn tham gia giao dịch bảo lãnh phải đáp ứng được một
số điều kiện cơ bản sau đây:
 Nguồn tài chính vững chắc: Có thể coi đây là điều kiện đầu tiên,
quan trọng nhất đảm bảo cho các ngân hàng có khả năng thực hiện được nghiệp
vụ của mình. Sở dĩ như vậy là vì nghiệp vụ bảo lãnh cũng giống như các nghiệp
vụ khác của ngân hàng, luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro trong thanh toán. Trong
trường hợp người được bảo lãnh mất khả năng thanh toán, ngân hàng phải thực
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
12
hiện thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không có những khoản dự
phòng từ trước, không có đủ nguồn tài chính thì nghĩa vụ hợp đồng sẽ khó được
thức hiện đầy đủ. Chỉ những ngân hàng có tiềm lực tài chính vững chắc mới có
đủ khả năng và uy tín đóng vai trò là người thứ ba đứng ra bảo lãnh, nhất là
trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
 Dịch vụ bảo lãnh đa dạng với đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm
Khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng bảo lãnh cho họ nếu ngân hàng đó có
một dịch vụ bảo lãnh đa dạng, nhanh chóng và tiện lợi; có đội ngũ nhân viên
chuyên môn giỏi. Nếu không đáp ứng đựơc các yêu cầu đó, ngân hàng được
chọn sẽ phải chuyển tiếp đến một ngân hàng có quy mô lớn hơn để xử lý. Như
vậy, khách hàng sẽ mất rất nhiều chi phí, chi phí và ngân hàng thì sẽ không có cơ
hội ký hợp đồng tiếp theo với họ. Bởi thế, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh một
cách có hiệu quả, đìều kiện cần có đối với các ngân hàng là cần xây dựng được
một hệ thống nhân viên có năng lực giỏi, xây dựng các loại hình bảo lãnh thật
phong phú để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.
 Có mối quan hệ ngân hàng đại lý rộng lớn
Ngoài mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước, để khẳng định và tạo thêm
uy tín cho mình, các ngân hàng phải có một mối quan hệ bền chặt với các ngân
hàng đại lý. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, ngân hàng nào có mối
quan hệ đại lý rộng lớn thì chắc chắn sẽ có uy tín và được lựa chọn nhiều hơn.
 Có mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ với các cơ quan tổ chức cung
ứng dịch vụ như tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng, cục xúc tiến thương
mại,…Dựa vào những lợi ích từ dịch vụ của các tổ chức này, cũng như sự bảo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
13
đảm từ họ, ngân hàng sẽ cân nhắc và xác lập cấu trúc dịch vụ bảo lãnh cho phù
hợp.
1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người xuất khẩu và người nhập khẩu
luôn luôn lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra, ví dụ như:
+ Rủi ro đối với người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không có khả năng
giao hàng sau khi đã ký kết hợp đồng, cố tình trì hoãn việc giao hàng hay gia
hàng không đúng hợp đồng,…
+ Rủi ro đối với người xuất khẩu nếu người nhập khẩu sau khi nhận hàng
bị mất khả năng thanh toán hoặc cố tình ép giảm giá,…
Để tránh được các rủi ro nêu trên và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham
gia thương mại quốc tế, cần có sự bảo đảm của bên thứ 3 - cam kết bồi thường
cho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra. Trên thực tế, người có khả năng đứng
ra với vai trò là người thứ 3 thường là các ngân hàng. Bởi lẽ, để thực hiện được
ngay việc bồi thường này thì người thứ 3 phải là người có uy tín, có khả năng tài
chính được cả hai bên tin tưởng. Do đó, trong các hợp đồng kinh tế, khi nói đến
“Bảo lãnh” người ta thường nghĩ ngay đó là “ Bảo lãnh ngân hàng” – Bank
Guarantees. Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát sinh khi khách hàng cần:
• Ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, khả năng thanh toán.
• Ngân hàng chứng minh khả năng thực hiện các cam kết của hợp đồng.
Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM được hiểu là
“các hoạt động mang tínhbảo lãnhcủa ngân hàng nhằm đáp ứng những nhu
cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
14
xuấtkhẩu và nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương” (Giáo trình
Thanh toán quốctế và tài trợ xuất nhập khẩu- Học viện Ngân hàng). Nó là một
nghiệp vụ nằm trong nghiệp vụ bảo lãnh nói chung của ngân hàng.
Quá trình giao dịch ngoại thương là toàn bộ diễn biến của một thương vụ
xuất - nhập khẩu. Nó có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình bắt đầu từ khi
tìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm, chào hàng, đặt hàng, ký hợp đồng cho đến
khi hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
Thông thường, thời gian của một quy trình nghiệp vụ xuất - nhập khẩu là
tương đối ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian có thể kéo dài, ví
dụ như đối với các công trình, dự án hoặc thương vụ lớn. Chính yếu tố thời gian
này đã quyết định đến thời hạn của bảo lãnh. Vì thế, thời hạn của bảo lãnh hết
sức linh hoạt, tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tham gia.
Đối tượng trong một giao dịch bảo lãnh xuất nhập khẩu thường là hàng
hoá, dịch vụ hoặc công trình dự án.
Trong thương mại quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân
hàng được xem là loại hình tài trợ ngoại thương.
1.2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu
của các Ngân hàng thương mại
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng sự cạnh tranh trong
môi trường kinh doanh. Các nhà xuất khẩu hàng hoá không chỉ phải cạnh tranh
với các nhà xuất khẩu trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu
nước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị phần. Trong khi đó, người tiêu dùng, người nhập
khẩu lại có yêu cầu ngày càng khắt khe đối với hàng hoá, không chỉ ở chất
lượng, giá cả, mẫu mã,… mà còn ở nhiều yếu tố khác. Muốn giành ưu thế trong
kinh doanh, người xuất khẩu buộc phải đưa ra những lời chào hàng hấp dẫn,
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
15
những điều kiện ưu đãi. Một trong số đó là sự ưu đãi trong thanh toán. Người
nhập khẩu có thể ko cần phải thanh toán ngay nhưng người xuất khẩu cần có sự
bảo đảm từ phía người nhập khẩu để họ chắc chắn rằng họ có thể thu hồi được
vốn nhanh nhất.
Đối lập với mong muốn của người xuất khẩu, người nhập khẩu luôn mong
muốn trì hoãn việc thanh toán vì không phải lúc nào họ cũng có đủ vốn. Nhưng
cơ hội kinh doanh thì không thể bỏ lỡ. Người nhập khẩu cần có một nguồn ngoại
lực trợ giúp, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ
dẫn đến rủi ro và thất bại, ngoài những khó khăn giống như các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi kinh doanh
còn có khả năng gặp phải rất nhiều nguy cơ khác xuất phát từ các yếu tố đặc thù
trong thương mại quốc tế như: rủi ro tỷ giá, sự thay đổi luật pháp, sự khác biệt về
phong tục tập quán,…Trước đó, người ta đã sử dụng các công cụ kiểm soát như:
bảo lãnh hối phiếu (bằng cách ghi ‘good as aval” vào mặt trước hoặc sau của tờ
hối phiếu); chấp nhận của ngân hàng (Bank’s acceptance) hay tín dụng chứng từ
(Documentary Credits). Nhưng đây mới chỉ là các công cụ để đối phó với rủi ro
không thanh toán. Để đối phó với các rủi ro do việc không thực hiện đồng, người
ta đã sử dụng công cụ như thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit) và
bảo lãnh độc lập. Tuy nhiên, các công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thoả
mãn được các yêu cầu từ khách hàng.
Hoạt động xuất nhập khẩu luôn luôn giữ một vai trò quan trọng trong
chiến lược thúc đẩy quan hệ kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Đẩy mạnh hoạt
động xuất nhập khẩu được xem như là một trong những nhiệm vụ quan trọng
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Vì vậy, ngoài các chính sách ưu đãi xuất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
16
nhập khẩu thì cũng cần phải có chính sách bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm tạo
điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nghiệp vụ
bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời, là một bộ phận của nghiệp vụ bảo lãnh ngân
hàng với đối tượng bảo lãnh chính là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu đã phần nào giải quyết được yêu cầu đó.
1.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng
thương mại
 Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu
Bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời cùng với các dịch vụ ngân hàng khác đã
góp phần làm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hoạt động
kinh doanh. Thông qua nghiệp vụ của mình, ngân hàng đã gián tiếp cung cấp cho
doanh nghiệp một sự bảo đảm nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính,
đồng thời tăng thêm uy tín cho mình và cho các doanh nghiệp. Vì các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng tin tưởng hoàn toàn vào phía đối
tác, nên thông qua nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng các doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận đến hợp đồng hơn khi có bên yêu cầu bắt buộc phải có sự bảo lãnh. Nghiệp
vụ bảo lãnh ngân hàng giúp các bên tin tưởng vào nhau hơn và đề phòng được
các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngoài ra:
* Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu (tức là người nhập
khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh cho người xuất khẩu hưởng, cam
kết sẽ thanh toán) trong một số trường hợp, khi tham gia vào giao dịch bảo lãnh,
doanh nghiệp sẽ không phải ký quỹ nên có thể sử dụng số vốn hiện có của mình
để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, không phải lúc nào doanh
nghiệp cũng có đủ vốn để nhập khẩu hàng hoá, trong khi có quá nhiều các doanh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
17
nghiệp cạnh tranh. Để không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp nhờ tới
sự bảo lãnh của ngân hàng để ngân hàng đứng ra cam kết hoặc trả trước cho
người xuất khẩu. Thay vì phải vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp chỉ dựa vào
uy tín của ngân hàng để tham gia thương vụ và chỉ phải trả một khoản phí nhỏ.
Do đó, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn. Nếu là các doanh nghiệp có
quy mô nhỏ, chưa có uy tín lớn trên thương trường thì việc dựa vào uy tín của
ngân hàng là vô cùng cần thiết.
- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu (người xuất khẩu yêu
cầu ngân hàngbảolãnh pháthànhbảolãnh cho người nhập khẩu hưởng).Trong
trường hợp này, người nhập khẩu được đảm bảo là sẽ nhận được hàng hoá theo
đúng hợp đồng cơ sở. Nếu người xuất khẩu không giao hàng đủ hoặc không thực
hiện đúng các nghĩa vụ theo như hợp đồng đã ký thì người nhập khẩu chắc chắn
sẽ nhận được tiền bồi thường. Nhờ vào sự bảo lãnh của ngân hàng mà rủi ro cho
người nhập khẩu giảm đi đáng kể.
* Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu: vì người xuất khẩu là
người xin bảo lãnh nên nếu vi phạm hợp đồng, người xuất khẩu phải bồi thường
tổn thất cho người nhập khẩu. Bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò đôn đốc người
xuất khẩu thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc để không phải bồi thường.
- Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu: người thụ hưởng bảo
lãnh là người xuất khẩu nên người xuất khẩu được bảo đảm là sẽ được thanh
toán đầy đủ kể cả trong trường hợp người nhập khẩu phá sản, mất khả năng
thanh toán.
 Đối với các NHTM
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
18
Giống như các nghiệp vụ khác, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu cũng
mang lại nguồn thu cho ngân hàng thông qua tiền lãi và phí.
Không những đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng, bảo lãnh xuất nhập
khẩu còn làm gia tăng tính đa dạng trong hình thức bảo lãnh nói riêng, loại hình
dịch vụ nói chung và hoạt động của toàn ngân hàng.
Có thể nói bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng
nói riêng là hình thức kinh doanh khá an toàn. Ngân hàng luôn thận trọng trong
việc xử lý các yêu cầu bảo lãnh do tính phức tạp của thương mại quốc tế nên hạn
chế được nhiều rủi ro bị mất vốn. Mặt khác, các khách hàng xin được bảo lãnh
đều có tài khoản tại ngân hàng nên ngân hàng hoàn toàn có thể quản lý các
nguồn thanh toán, tránh được tình trạng xoay vốn của khách hàng khi chưa đến
hạn thanh toán.
Một vai trò nữa của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo
lãnh ngân hàng nói chung là thông qua nghiệp vụ, ngân hàng thực hiện được
chính sách khách hàng - một trong những chính sách quan trọng nhằm phát triển
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng áp dụng hình thức bảo lãnh với
nhiều ưu đãi cho các khách hàng truyền thống, qua đó sẽ thu hút được nhiều
khách hàng mới. Bên cạnh đó còn giúp cho các dịch vụ khác phát triển như:
thanh toán, huy động vốn, tín dụng,…
Một lợi ích nữa cũng hết sức quan trọng là thông qua bảo lãnh xuất nhập
khẩu, ngân hàng nâng cao được vị thế và uy tín trên trường quốc tế. Vì giao dịch
bảo lãnh xuất nhập khẩu không phải chỉ thực hiện với các doanh nghiệp trong
nước, mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài. Do
đó, ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của mình để hoạt động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
19
có hiệu quả hơn. Mặt khác, giao dịch bảo lãnh thành công sẽ khẳng định thêm uy
tín cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển.
 Đối với nền kinh tế
Dựa vào mục 1.2.2 ta có thể khẳng định bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời là
một tất yếu khách quan, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ có bảo
lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nói chung mà các đối tác
tin tưởng nhau hơn, họ có cơ sở để tin rằng họ có thể tránh được các rủi ro có thể
phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó. họ an tâm xúc tiến ký kết
nhiều hợp đồng kinh tế hơn và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết.
Bảo lãnh đem lại lợi ích cho các bên tham gia và do đó cũng đem lại lợi ích cho
nền kinh tế.
Cũng chính vì bảo lãnh xuất nhập khẩu có các chức năng như một công cụ
bảo lãnh ngân hàng nên nó còn tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh,
tăng tính năng động cho nền kinh tế và ổn định thị trường. Điều này không
những thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mà còn là tiền đề thúc đẩy quan hệ
kinh tế với các quốc gia khác nữa.
1.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu
a/ Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh
 Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee)
Là loại bảo lãnh ngân hàng, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết bồi
thường không huỷ ngang trực tiếp cho người thụ hưởng bảo lãnh. Sau khi đã bồi
thường cho người thụ hưởng, ngân hàng sẽ truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người
xin bảo lãnh.1
1 Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện ngân hàng (2008).Tr 521
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
20
Ngân hàng phát
hành bảo lãnh
Người xin
bảo lãnh
Người thụ
hưởng bảo lãnh
Ngân hàng
thông báo
Thông thường, một giao dịch bảo lãnh có 3 bên tham gia: ngân hàng bảo
lãnh, người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Nhưng khi người thụ
hưởng ở nước ngoài thì thường có thêm một ngân hàng nữa tham gia làm đại lý
cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Ngân hàng đại lý này là tại nước người thụ
hưởng, làm nhiệm vụ thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hưởng.
Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương
(4)
(2) (3) (4)
(1)
Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng
Trong đó:
(1) Hợp đồng gốc được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ
hưởng bảo lãnh.
(2) Người bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành thư bảo
lãnh và cam kết hoàn trả.
(3) Trường hợp không có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo
lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng.
(4) Trường hợp có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và
chuyển cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
21
Ngân hàng
chỉ thị
Ngân hàng
bảo lãnh
Người xin
bảo lãnh
Người thụ
hưởng bảo lãnh
 Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee)
Là loại bảo lãnh ngân hàng trong đó người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng
phục vụ mình (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước ngoài (ngân hàng
bảo lãnh) phát hành thư bảo lãnh (gọi là bảo lãnh gốc) và chuyển cho người thụ
hưởng.2
Ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảo
lãnh hưởng. Thư bảo lãnh gọi là thư bảo lãnh đối ứng hay bảo lãnh giáp lưng
(Counter Guarantee or Back – to – Back Guarantee). Nghĩa vụ bảo lãnh được
quy định cụ thể trong thư bảo lãnh này.
Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, người thụ hưởng sẽ truy đòi ngân hàng phát
hành bảo lãnh; ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ truy đòi ngân hàng chỉ thị và
ngân hàng chỉ thị truy đòi người xin bảo lãnh. Loại bảo lãnh này có lợi cho
người thụ hưởng do ngân hàng phát hành bảo lãnh ở tại nước họ nên họ được
thuận tiện hơn trong giao dịch hoặc đòi tiền sau này.
Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương
(3)
(2) (4)
(1)
Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng
2 Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng (2008). Tr 522
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
22
Trong đó:
(1) Hợp đồng cơ sở giữa người xin bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh.
(2) Người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân
hàng đại lý phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng.
(3) Ngân hàng chỉ thị phát hành thư bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo
lãnh hưởng.
(4) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ
hưởng.
b/ Căn cứ vào mục đích bảo lãnh
 Bảo lãnh dự thầu (Bid Bond hay Tender Guarantee) là cam kết của
tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của
khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu
thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay.(Điều 5, khoản 2 - Quy chế bảo lãnh ngân hàng
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)
- Trong thương mại quốc tế, đấu thầu được sử dụng nhằm tìm được nguồn
cung cấp tối ưu nhất với các bên tham gia:
(1) Chủ thầu hay người mời thầu (người mua, ngươì nhập khẩu): là người
thụ hưởng bảo lãnh.
(2) Người dự thầu (người bán, người cung ứng, nhà xuất khẩu): người xin
bảo lãnh (người được bảo lãnh).
- Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại cho chủ
thầu như thiệt hại về thời gian, thiệt hại về tài chính do những vi phạm của người
dự thầu gây ra. Đó có thể là những vi phạm như rút đơn thầu, trúng thầu nhưng
không ký kết hợp đồng cung ứng, …
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
23
- Trong hồ sơ xin dự thầu, người dự thầu phải nộp kèm đơn dự thầu một
thư bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành. Mức bảo lãnh theo thông lệ là
từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng. Thư bảo lãnh dự thầu là sự đảm bảo cho bên chủ
thầu rằng đơn dự thầu là một đề nghị nghêm túc và nếu trúng thầu, bên dự thầu
sẽ ký kết hợp đồng.
Ngân hàng cấp bảo lãnh dự thầu đồng nghĩa với việc ngân hàng có sự bảo
đảm rằng năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh. Nếu trúng thầu,
ngân hàng sẽ có thể cung cấp thêm cho khách hàng các dịch vụ bảo lãnh khác
như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,
- Theo quy định thông thường, thời hạn bảo lãnh dự thầu sẽ kết thúc nếu:
+ Người dự thầu trúng thầu và đã ký bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Người dự thầu không trúng thầu. Trong trường hợp này, đôi khi trong
thư bảo lãnh có điều khoản quy định là nó sẽ phải được trả lại cho chủ thầu.
 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Bond/Guarantee) là
cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện
đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên
nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường
cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay. (Điều 5, khoản 4 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)
Đây là loại bảo lãnh được sử dụng phổ biến nhất, và có thể không phải yêu
cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó quá trình mua bán ngoại thương. Loại
bảo lãnh này thường có hiệu lực ngay khi chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh dự
thầu.
- Các bên tham gia bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao gồm:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
24
(1) Nhà nhập khẩu (người đặt hàng, người mua): người thụ hưởng bảo
lãnh.
(2) Nhà xuất khẩu (người cung ứng, người bán): người xin bảo lãnh.
(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý (nếu có).
- Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng đó là: đôn đốc nhà xuất khẩu
phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng và bồi thường cho nhà nhập
khẩu nếu nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng như không giao hàng, giao hàng
không đủ, giao hàng chậm, giao hàng không đúng chất lượng, số lượng,…
- Theo quy định của các ngân hàng, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng là
tuỳ theo giá trị hợp đồng và tính chất của thương vụ, nhưng thông thường là từ
5% – 10% giá trị của hợp đồng cơ sở. Bảo lãnh hết hiệu lực khi người được bảo
lãnh hoàn thành nghĩâ vụ cung ứng hàng hoá.
 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc
bảo lãnh tiền đặt cọc (Repayment/Advanced Payment Guarantee)
“Đặt cọc” là việc nhà nhập khẩu chuyển một số tiền ký quỹ nhất định để
đảm bảo thực hiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu người xuất khẩu đề nghị một
ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền đặt cọc đó. Thư bảo lãnh trong
trường hợp này gọi là bảo lãnh tiền đặt cọc. Và thông thường, khoản tiền đặt cọc
này không được tính lãi.
Trong một số hợp đồng thương mại lớn, để giúp nhà xuất khẩu có vốn ban
đầu để sản xuất hàng hoá, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường quy định
một tỷ lệ theo giá trị hợp đồng phải được ứng trước cho nhà xuất khẩu. Nhà nhập
khẩu chuyển cho nhà xuất khẩu khoản tiền ứng trước này và yêu cầu người xuất
khẩu đề nghị một ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền ứng trước đó.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
25
Thư bảo lãnh trong trường hợp này gọi là bảo lãnh tiền ứng trước. Thông thường
tiền ứng trước sẽ được tính lãi phát sinh.
Theo Điều 5, khoản 6 Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam số 26/2006: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh hoàn
trả tiền đặt cọc hay bảo lãnhtiền đặt cọc) là cam kết của tổ chức tín dụng với
bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của
khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp
khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không
hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
- Mục đích của loại bảo lãnh này là đảm bảo cho người nhập khẩu được
nhận lại số tiền đã đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp người xuất khẩu
không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Mục đích này có thể rộng hơn so với
trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng vì nếu hợp đồng bị huỷ bỏ thì thư bảo
lãnh tiền ứng trước sẽ bị đòi tiền bồi thường cộng với khoản tiền đã ứng trước.
- Các bên tham gia gồm có:
(1) Người nhập khẩu (người mua, người đặt hàng): người thụ hưởng bảo
lãnh.
(2) Người xuất khẩu (người bán, người cung ứng): người yêu cầu bảo
lãnh.
(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý của nó.
Thông thường, mức đặt cọc hay ứng trước là từ 5% đến 20% giá trị hợp
đồng. Tuỳ vào tính chất và quy mô của thương vụ mà sẽ có quy định khác. Số
tiền bảo lãnh trong loại bảo lãnh này sẽ có giá trị đúng bằng số tiền đã đặt cọc
hay ứng trước.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
26
Giá trị bảo lãnh cũng được điều chỉnh giảm dần theo các chuyến giao hàng
đối với hợp đồng quy định hàng hoá được giao nhiều lần. Vì vậy, trong thư bảo
lãnh loại này thường có điều khoản quy định rõ việc giảm dần giá trị bảo lãnh
tương ứng với hàng hoá đã được giao. Sau mỗi đợt giao hàng, người xuất khẩu
phải xuất trình các chứng từ cần thiết cho ngân hàng để chứng minh hàng hoá đã
được giao.
Loại bảo lãnh này hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng với
một số ngày nhất định để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền nếu ngườ bán vi
phạm hợp đồng.
 Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm (Payment Garantee)
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực
hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi
đến hạn. (Điều 5, khoản 2 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam số 26/2006)
Loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng
hoá trả chậm. Quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thực chất là
quan hệ tín dụng. Người xuất khẩu có thể gặp rủi ro nếu người nhập khẩu không
thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Do vậy, người xuất khẩu có thể yêu
cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng. Thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnh
thanh toán hay bảo lãnh trả chậm. Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả
thay cho người thụ hưởng bảo lãnh (người xuất khẩu) nếu người nhập khẩu
(người được bảo lãnh) vi phạm cam kết một số tiền phù hợp với hợp đồng cơ sở.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
27
Trong bảo lãnh thanh toán này còn có một số loại bảo lãnh khác có kèm
theo điều kiện như: bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ (Documentary
Guarantee), bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án,…
+ Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ là một loại bảo lãnh thanh toán trong
đó điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba như giấy
chứng nhận xuất xứ (C/O) do Phòng thương mại cấp, giấy phép xuất - nhập khẩu
của cơ quan hải quan,…
+ Bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án là loại bảo lãnh
thanh toán mà điều kiện thanh toán là người thụ hưởng phải xuất trình một phán
quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và
nghĩa vụ bồi thường cho người thụ hưởng. Loại bảo lãnh này khá phức tạp nên
hầu như không được sử dụng.
Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm có giá trị bảo lãnh thường là
100% giá trị hợp đồng. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh do các bên tự thoả thuận
nhưng thông thường là khi đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Đây là loại bảo lãnh đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đã có
dự đoán là loại bảo lãnh này trong thời gian tới sẽ có thể thay thế hình thức thanh
toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
 Bảo lãnh bảo hành (Warranty Guarantee)
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc
khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp
đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất
lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. (Điều 5,
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
28
khoản 5 – Quy chế bảolãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số
26/2006)
Loại bảo lãnh này thường áp dụng trong đấu thầu xây dựng để bảo hành
công trình hoặc bảo lãnh trong các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Trong
thương mại quốc tế, bảo lãnh này nhằm đảm bảo cho chất lượng các sản phẩm
nhập khẩu trong suốt thời gian bảo hành của sản phẩm. Trong thời hạn bảo hành,
nếu có sự cố vi phạm chất lượng sản phẩm trong phạm vi được bảo lãnh, người
nhập khẩu sẽ yêu cầu người xuất khẩu xử lý. Nếu người xuất khẩu không thực
hiện đúng nghĩa vụ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ trả tiền bảo lãnh như một khoản
bồi thường để người nhập khẩu (người thụ hưởng) thuê công ty khác sửa chữa,
bảo hành.
Bảo lãnh bảo hành có thời gian hiệu lực trong thời hạn bảo hành của sản
phẩm và có giá trị nhỏ từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng.
 Bảo lãnh vay vốn
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh (người cho vay),
về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (người đi vay) trong trường hợp khách
hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo
lãnh. (Điều 5, khoản 1 – Quychế bảo lãnh ngân hàngcủa Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 26/2006)
Ngân hàng có thể bảo lãnh cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ
chức,…vay vốn trong nước và vay vốn ở nước ngoài. Loại bảo lãnh này khá
phức tạp với khối lượng tiền bảo lãnh thường có giá trị lớn. Do đó, trước khi
chấp nhận bảo lãnh, ngân hàng cần xem xét kĩ đến khả năng trả nợ của khách
hàng, tính khả thi của dự án kinh doanh, tài sản thế chấp,….
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
29
Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, ngân hàng đứng ra bảo lãnh
cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu trong trường hợp họ muốn vay vốn
từ cá nhân hay tổ chức tín dụng nào đó mà yêu cầu phải có bảo lãnh.
Trị giá của bảo lãnh là do sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng,
bằng với số tiền được bảo lãnh hoặc có tính thêm tiền lãi và chi phí phát sinh.
Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn do sự thoả thuận giữa ngân hàng
và khách hàng. Nó có thể trùng với thời hạn mà khách hàng đã thoả thuận với
bên cho vay, hoặc có thể gia hạn thêm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày nợ đến hạn.
c/ Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh
 Bảo lãnh trong nước
Là loại bảo lãnh ngân hàng mà người xin bảo lãnh, người thụ hưởng bảo
lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh ở trong cùng một phạm vi quốc gia. Đây
thực chất là loại bảo lãnh trực tiếp.
Bảo lãnh trong nước có các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành,
bảo lãnh tiền ứng trước,…
 Bảo lãnh nước ngoài
Là loại bảo lãnh ngân hàng mà người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo
lãnh không cùng ở một phạm vi quốc gia. Các hình thức bảo lãnh trong loại bảo
lãnh này có thể là:
- Mở L/C trả chậm.
- Bảo lãnh trên cơ sở hối phiếu, lệnh phiếu (Ký bảo lãnh trên hối phiếu,
lệnh phiếu nhận nợ).
- Phát hành thư bảo lãnh.
- Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
30
Ở nước ta, hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến đó là bảo lãnh
bằng cách phát hành thư bảo lãnh và bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm.
d/ Một số loại bảo lãnh khác
Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, ngoài các loại bảo lãnh
cơ bản như đã trình bày ở trên, các NHTM còn sử dụng một số nghiệp vụ bảo
lãnh khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất nhập khẩu. Vì phạm vi bài
viết có hạn nên tác giả chỉ có thể nêu thêm một số loại bảo lãnh như sau:
 Bảo lãnh nhận hàng (Shipping Guarantee/Delivery Guarantee)
Trong thương mại quốc tế, khi đi nhận hàng, người nhập khẩu phải xuất
trình chứng từ hàng hoá. Trong trường hợp hàng về trước chứng từ, người nhập
khẩu không thể trì hoãn việc nhận hàng vì có thể vi phạm hợp đồng, hoặc ảnh
hưởng đến tiến độ kinh doanh của mình. Do vậy, người nhập khẩu yêu cầu ngân
hàng phát hành một bảo lãnh để có thể nhận hàng mà không có vận đơn gốc.
Trong trường hợp này, bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng (sau
khi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu ) cho người vận chuyển hoặc nhà
xuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển.
Nếu người nhập khẩu sau khi đã nhận hàng hoá mà không hoàn thành nghĩa vụ
hợp đồng với người xuất khẩu thì ngân hàng sẽ phải thanh toán cho người xuất
khẩu hoặc người vận chuyển hàng hoá.
Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước
khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và cho bất kỳ một lí do nào khác như
thay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc. Bảo lãnh nhận hàng thường được
phát hành kèm với Thư tín dụng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
31
Để được ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng, người nhập khẩu phải
ký quỹ 100% giá trị hợp đồng cơ sở. Nếu người nhập khẩu có mối quan hệ lâu
dài với ngân hàng thì mức ký quỹ này có thể được điều chỉnh giảm đi.
Ở Việt Nam hiện nay, loại bảo lãnh này được sử dụng như ở hầu hết các
ngân hàng, nhưng vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro nên doanh thu từ dịch vụ này chưa
cao. Một số ngân hàng có dịch vụ bảo lãnh này như: Ngân hàng Ngoại thương
(Vietcombank); Ngân hàng Á Châu (ACB); VID Public Bank – Ngân hàng liên
doanh đầu tiên tại Việt Nam giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV) và Ngân hàng Public Bank Berhad của Malaysia; Ngân hàng phát triển
nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB),…
 Bảo lãnh hải quan (Custom Guarantee)
Trong thực tiễn kinh doanh thương mại quốc tế, có rất nhiều trường hợp
hàng hoá được nhập khẩu vào một quốc gia nào đó nhưng không phải vì mục
đích kinh doanh mà là phục vụ cho nhu cầu triển lãm, tham dự hội chợ trong một
thời gian ngắn, sau đó sẽ được tái xuất. Những hàng hoá này không phải nộp bất
kì một khoản thuế nhập khẩu nào. Trong trường hợp này, Hải quan của nước mà
hàng hoá được tạm nhập này sẽ yêu cầu người nhập khẩu phải có một bảo lãnh
đảm bảo rằng nếu sau khi hết hạn đăng ký triển lãm, hội chợ mà người nhập
khẩu không tái xuất hàng hoá thì Hải quan sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh này
và xem đó như một khoản tiền nộp thuế nhập khẩu.
Hình thức bảo lãnh này chưa được áp dụng phổ biến, chủ yếu được thực
hiện ở các nước thuộc cộng đồng Châu Âu (EC).
 Bảo lãnh hối phiếu (Draft Guarantee)
Loại bảo lãnh này có tính chất tương tự như bảo lãnh thanh toán. Tuy nhiên,
cơ chế của nó thì khác. Bảo lãnh hối phiếu là cam kết trả tiền của ngân hàng bảo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
32
Ngân hàng
xác nhận
Ngân hàng
bảo lãnh
Người thụ hưởng
bảo lãnh
Người xin
bảo lãnh
lãnh cho người thụ hưởng nếu đến hạn thanh toán mà người yêu cầu bảo lãnh
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã quy định trên hối phiếu đó.
Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “good as aval” vào
mặt trước hoặc mặt sau của tờ hối phiếu và ngân hàng bảo lãnh sẽ ký tên lên hối
phiếu. Ở một số nước, ngân hàng còn thực hiện bảo lãnh hối phiếu bằng cách
phát hành một văn thư riêng gọi là “bảo lãnh bí mật” vì người trả tiền hối phiếu
không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của họ đến mức cần bảo lãnh.
 Xác nhận bảo lãnh (Confirm Guarantee)
Là một bảo lãnh ngân hàng do một ngân hàng (ngân hàng xác nhận) phát
hành cho người thụ hưởng để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của
ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (ngân hàng được xác nhận). Trong trường hợp
ngân hàng phát hành thư bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ của mình như đã cam kết với người thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ngân hàng phát hành bảo lãnh.
Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh
(4)
(2) (3) (5)
(1)
Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
33
Trong đó:
(1) Hợp đồng gốc (hợp đồng cơ sở).
(2) Người xin bảo lãnh làm đơn yêu cấu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh
cho người thụ hưởng hưởng.
(3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. Nếu
hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bảo lãnh sẽ bồi thường cho người thụ hưởng.
(4) Ngân hàng bảo lãnh đề nghị ngân hàng xác nhận phát hành thư xác
nhận bảo lãnh cho người thụ hưởng.
(5) Ngân hàng xác nhận phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng.
Trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng xác nhận sẽ
bồi thường cho người thụ hưởng.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của
Ngân hàng thương mại
Là một loại hình kinh doanh dịch vụ của hệ thống các NHTM, hoạt động
bảo lãnh xuất nhập khẩu cũng chịu nhiều tác động bởi các nhân tố khách quan
như môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội,
khách hàng (người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh),… và các nhân
tố chủ quan xuất phát từ bản thân các NHTM.
1.3.1. Nhân tố khách quan
 Môi trường
Nhân tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu
bao gồm môi trường luật pháp, môi trường kinh tế và môi trường chính trị - xã
hội.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
34
Đối với một nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước như ở Việt Nam hiện
nay, yếu tố luật pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Luật pháp tạo môi
trường pháp lý cho tất cả các hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách
thuận lợi và có hiệu quả, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại (nếu có). Xét trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố luật pháp có tác động rất
lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu
nói riêng. Một môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với sự phát triển
kinh tế đất nước sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống các NHTM
cũng như hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngược
lại, môi trường pháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ lại hay thay đổi sẽ làm ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả
năng thực hiện hợp đồng bảo lãnh của các doanh nghiệp. Yếu tố luật pháp liên
quan đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu như các Quy chế về bảo lãnh ngân
hàng, các quy định về thủ tục công chứng, chứng nhận quyền sở hữu tài sản,…
Hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM cũng chịu sự tác động
khá lớn từ môi trường kinh tế. Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo nhiều
thuận lợi cho các doanh nghiệp là các khách hàng của ngân hàng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không chịu sự biến động bất ngờ của thị
trường tài chính nên có khả năng chiếm lĩnh thị trường và thực hiện tốt các nghĩa
vụ hợp đồng. Ngược lại, nền kinh tế có quá nhiều sự bất ổn sẽ làm cho doanh
nghiệp có thể mất khả năng thực hiện hợp đồng, gây ra rủi ro cho các ngân hàng
bảo lãnh.
Môi trường chính trị - xã hội ổn định đặc biệt có ý nghĩa đối với các giao
dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài. Một nền chính trị ổn định làm tăng thêm cơ
hội hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
35
Vì vậy, góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh
xuất nhập khẩu nói riêng phát triển.
 Khách hàng
Các NHTM thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu là nhằm phục vụ
nhu cầu của các khách hàng. Bởi vậy, nhân tố khách hàng cũng có ảnh hưởng
tương đối lớn đến hoạt động này của các ngân hàng. Khách hàng tác động tới cả
quy mô và chất lượng bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM. Nếu nhu cầu bảo
lãnh phát sinh nhiều thì quy mô bảo lãnh của các NHTM cũng sẽ được mở rộng.
Còn chất lượng bảo lãnh phụ thuộc nhiều vào năng lực tài chính, khả năng kinh
doanh của khách hàng và sự trung thực của khách hàng. Khách hàng cung cấp
thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách
trung thực sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng thẩm định bảo lãnh, từ
đó nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh. Mặt khác, tình hình tài chính của khách
hàng càng vững mạnh thì ngân hàng bảo lãnh càng gặp ít rủi ro hơn.
Bên cạnh đó, sự trung thực của người thụ hưởng bảo lãnh khi yêu cầu
ngân hàng thanh toán cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bảo lãnh. Ngân
hàng nhận bảo lãnh sẽ gặp rủi ro trong trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh làm
giả chứng từ mà ngân hàng không phát hiện ra.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
Ngoài những nhân tố khách quan nêu trên, hoạt động bảo lãnh xuất nhập
khẩu của các NHTM còn chịu sự chi phối bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ
bản thân các NHTM như các chính sách tín dụng, quy trình thực hiện bảo lãnh
xuất nhập khẩu, chất lượng công tác thẩm định, chất lượng đội ngũ cán bộ.
Chính sách tín dụng ảnh hưởng phần lớn đến kết quả hoạt động bảo lãnh
xuất nhập khẩu của các NHTM bao gồm các quy định về hạn mức bảo lãnh, đối
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
36
tượng và phạm vi bảo lãnh, phí bảo lãnh,…Chính sách tín dụng nới lỏng sẽ thu
hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu, đồng thời tăng
thêm tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong xu thế phát triển ngày càng sâu
rộng của hệ thống các ngân hàng liên doanh.
Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nếu được rút ngắn
cùng với chất lượng thẩm định được nâng cao sẽ là những tiền đề góp phần tăng
sức cạnh tranh cho các NHTM và thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch
vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu.
Yếu tố con người luôn luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong bất
kỳ loại hình sản xuất – kinh doanh nào. Trong hoạt động bảo lãnh xuất nhập
khẩu, năng lực của các cán bộ làm công tác bảo lãnh có ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng bảo lãnh, hiệu quả hoạt động bảo lãnh và uy tín của ngân hàng bởi họ
là những người trực tiếp tiếp nhận và xử lý các hồ sơ bảo lãnh.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT
NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên Ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội).
- Tên giao dịch: Bank for Foreign Trade of Vietnam – VCB, Hanoi
Branch.
- Trụ sở chính: 344 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84-4) 974 6666 * Fax: (84-4) 974 7065
Telex: 411 309 * Swift code: BFTVVNVX002
Năm 1984, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ra Nghị quyết: Hà Nội phải
có ngân hàng để phục vụ kinh tế đối ngoại của Thủ đô. Đây là thời kỳ chuẩn bị
cho công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế….Trong bối cảnh đó, Ngân hàng
ngoại thương Hà Nội đã ra đời vào ngày 01/03/1985.
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã được Nhà nước xếp hạng doanh
nghiệp loại 1 và là chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng ngoại thương
Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã vinh dự đón nhận các danh vị
như: Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam trao tặng (2004), danh vị Bằng khen của thủ tướng chính phủ,
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam nhiều năm liền,...
Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã phát triển nhanh và đạt kết quả cao trong
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
38
chuyên môn về huy động tiền gửi, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán
ngoại tệ và các dịch vụ tài chính khác.
Đến cuối năm 2006, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có
mạng lưới bao gồm : 06 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ.
Đến cuối năm 2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có
mạng lưới bao gồm: 08 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ.
Đến cuối năm 2008, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có
mạng lưới bao gồm: 09 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ
Cùng 4 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội .
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là một trong những chi nhánh hàng đầu
của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện
đại cung cấp các dịch vụ tự hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên
Ngân hàng, VCB Money, i-banking, SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự
động ATM, thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank
SG24, . . . hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400
Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các
yêu cầu của khách hàng .
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban
2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được tổ chức quản lý theo kiểu trực
tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban giám đốc gồm có 01 Giám đốc và 03 Phó
giám đốc. Tiếp đó là 5 hội đồng, 13 phòng nghiệp vụ, 09 phòng giao dịch, 01
quầy thu đổi ngoại tệ và 4 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.
GIÁM ĐỐC
Phụ trách chung và phụ
trách hoạt động
Ngân hàng bán buôn
PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ
P. Quan hệ
khách hàng
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách chung và phụ
trách hoạt động
Ngân hàng bán lẻ
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách Quản trị
rủi ro và xử lý tài sản
Nợ - Có
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách tác nghiệp và hoạt
động Ngân Hàng
P. Tổng hợp P. Thanh toán
Xuất nhập
khẩu
P. Dịch vụ Ngân Hàng P. Thanh toán thẻ P.Tín dụng thể nhân
P. Quản lý rủi ro P. Tin học P.Kiểm tra nội bộ
P. Ngân Quỹ P. Kế toán tài chính P.Quản lý nợ P.Hành chính nhân sự
MẠNG LƯỚI - CHI NHÁNH TRỰC THUỘC
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
CÁC HỘI ĐỒNG
CN Thành Công CN Cầu Giấy CN Chương Dương CN Ba Đình
Phòng
Kế
toán
và
dịch
vụ
PGD
số 1
PGD
số 2
PGD
số 3…
PGD
số 8
PGD
số 9
Hội đồng
tín dụng
Hội đồng
Xử lý rủi
ro
Hội đồng
thi đua
Hội đồng
Lương
Hội đồng
Miễn
giảm lãi
BANGIÁMĐỐC
Phòng
Kế
toán
và
dịch
vụ
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
Nguồn: http://www.vcbhanoi.com.vn/aboutus_sodotochuc.asp
Phòng
Hành
chính
Ngân
quỹ
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
Phòng
Hành
chính
ngân
quỹ
Phòng
Kế
toán
và
dịch
vụ
Phòng
Hành
chính
ngân
quỹ
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
Phòng
Quan
hệ
khách
hàng
Phòng
Kế
toán
và
dịch
vụ
Phòng
Hành
chính
ngân
quỹ
Quầy thu đổi
ngoại tệ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
40
2.2.2.2.Chức năng các phòng ban
1. Ban giám đốc
- Ban giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt
động của ngân hàng nói chung và các phòng ban nói riêng.
- Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành và chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể uỷ
quyền cho các Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền
hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc ngân hàng.
- Các Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho Giám đốc và chỉ đạo
về mặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của ngân hàng.
2. Các phòng nghiệp vụ
* Phòng quan hệ khách hàng: Là đầu mối trong quan hệ với khách hàng,
có nhiệm vụ xác định các nhóm khách hàng mục tiêu; Lập kế hoạch khách hàng
và thực hiện kế hoạch; Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng và xây
dựng chính sách khách hàng. Đồng thời phối hợp trong nội bộ ngân hàng để
cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, còn thực hiện các nhiệm vụ
khác do Giám đốc giao.
* Phòng tổng hợp: với các nhiệm vụ như: Lập kế hoạch kinh doanh; Xây
dựng chương trình công tác; Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế; Xây
dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại
thương Việt nam; Lập báo cáo và tổng kết các báo cáo hoạt động kinh doanh gửi
ngân hàng cấp trên; Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng và các nhiệm vụ
khác do Ban giám đốc giao.
* Phòng thanh toán xuấtnhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
xuất - nhập khẩu; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; Thực hiên nghiệp vụ chuyển
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
41
tiền nước ngoài; Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý
và một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
* Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân
lực (Bố trí điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận,
tuyển dụng lao động,…); Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản
trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong
ngân hàng; Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác, văn thư,
lưu trữ, in ấn, telex, fax . Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho.
* Phòng kiểm tra nội bộ: Là đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ
quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các
hoạt động của ngân hàng; Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế
kiểm toán nội bộ đối với DNNN do Bộ tài chính ban hành; Lập kế hoạch định kỳ
hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Giúp giám đốc giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
* Phòng quản lý rủi ro: Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro
tín dụng; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp tham gia và giám sát thực hiện các
quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; Tham gia đào tạo nghiệp vụ quản lý
và xử lý rủi ro; Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
* Phòng dịch vụ ngân hàng: Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các loại chứng từ có giá khác
thông qua việc tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới; Thu đổi ngoại tệ tự do
chuyển đổi, séc du lịch; Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư; Chi trả kiều
hối, chuyển tiền nước ngoài cho khách hàng cá nhân; Phát hành và thanh toán
các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Thực hiện các chức năng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47
42
marketing khách hàng về thẻ; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản
lý các máy rút tiền tự động ATM được giao.
* Phòng thanh toán thẻ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ
Vietcombank theo thể lệ quy định; Thực hiện chức năng marketing khách hàng
về thẻ; Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toán thẻ của chi
nhánh ngân hàng; Thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát
hành; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ và quản lý các máy rút tiền
tự động ATM được giao.
* Phòng tín dụng thể nhân: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với
khách hàng cá nhân (cho vay cầm cố, thế chấp theo quy định hiện hành); Tổ
chức, nghiên cứu, triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay
du học, cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và
các sản phẩm khác, . . .; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
* Phòng ngân quỹ: Công việc chính của phòng ngân quỹ là thu chi các
loại ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả; Quản lý kho tiền,
quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá ; Điều chuyển và điều hoà tiền
mặt VND, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Ngân hàng Ngoại thương
Hà Nội; Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao .
* Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản của khách
hàng, các tài khoản nội bộ trong và ngoài bảng cân đối kế toán; Thực hiện việc
mở tài khoản tiền gửi, thanh toán séc, ngân phiếu,…thông qua thanh toán nội bộ,
thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Cụ thể:
 Bộ phận “Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền” : Thực hiện các giao dịch
chuyển tiền.
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB

More Related Content

What's hot

Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Aloneman Ho
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...MiNhon Nguyễn
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAYBÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từPhát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Trac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTMTrac nghiem môn Quản trị NHTM
Trac nghiem môn Quản trị NHTM
 
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại NHTM CP Á Châu. Thực t...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAYBÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
BÀI MẪU Báo cáo thực tập tại ngân hàng Tiên Phong, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từPhát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018Đề tài  phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,  2018
Đề tài phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, 2018
 
BAO THANH TOÁN
BAO THANH TOÁNBAO THANH TOÁN
BAO THANH TOÁN
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 

Similar to Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB

Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt namLa01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VNLuận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
NguyenQuang195
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đChi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tailieu.vncty.com 5315 9188
Tailieu.vncty.com   5315 9188Tailieu.vncty.com   5315 9188
Tailieu.vncty.com 5315 9188
Tài Liệu Thư Viện
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhhuent042
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB (20)

Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt namLa01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp than mỏ - Gửi miễn ...
 
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VNLuận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
Luận án: Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại VN
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Hitech, 9đ
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
LUẬN VĂN THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI HỆ THỐNG KHÁCH SẠN CỦA CÔNG TY ...
 
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
 
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
Nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế, 9đ - Gửi miễn ph...
 
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận hội nhập kinh tế quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đChi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
 
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì  - tải ...
Quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Công ty Cổ phần giấy Việt Trì - tải ...
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Tailieu.vncty.com 5315 9188
Tailieu.vncty.com   5315 9188Tailieu.vncty.com   5315 9188
Tailieu.vncty.com 5315 9188
 
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhBáo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo chuyên đề thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 

Recently uploaded (19)

THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 

Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB

  • 1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................4 1.1. Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng...........................................4 1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng ..................................... 4 1.1.2. Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng ................................ 6 1.1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng............................................... 10 1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại....................................................................................................... 11 1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại13 1.2.1 Khái niệm..................................................................................... 13 1.2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại .............................................................. 14 1.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại ........................................................................................... 16 1.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu .......................................... 19 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại............................................................................33 1.3.1. Nhân tố khách quan ..................................................................... 33 1.3.2. Nhân tố chủ quan......................................................................... 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI...........................37 2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.................................37 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển..................................................... 37
  • 2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban .................................. 38 2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức .....................................................................38 2.2.2.2.Chức năng các phòng ban.....................................................40 2.2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội những năm gần đây......................................................................... 43 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn ......................................................43 2.2.3.2. Hoạt động tín dụng ..............................................................46 2.2.3.3. Công tác thanh toán hàng xuất nhập khẩu ............................48 2.2.3.4. Kinh doanh ngoại tệ.............................................................49 2.2.3.5. Công tác kế toán..................................................................50 2.2.3.6. Công tác ngân quỹ...............................................................51 2.2.3.7. Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng ...................51 2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.........................................................................................53 2.2.1. Các văn bản pháp lý về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang áp dụng............................................... 53 2.2.2. Quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ...................................................... 56 2.2.3. Các quy định về điều kiện thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.............................................. 60 2.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội............................................................................ 62 2.2.5. Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu ................................. 63 2.2.5.1. Bảo lãnh trong nước............................................................64 2.2.5.2. Bảo lãnh nước ngoài............................................................71 2.2.5.3. Kết quả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế.......................73 2.2.5.4. Phí bảo lãnh........................................................................75
  • 3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 2.2.5.5. Tài sản bảo đảm bảo lãnh ....................................................77 2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội .....................................................................78 2.3.1. Thành công.................................................................................. 78 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 85 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI.....................................................................................96 3.1. Phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong thời gian tới..............................96 3.2. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội .....................................................................98 3.2.1. Về phía Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội..................................... 98 3.2.2. Một số kiến nghị.........................................................................107 3.2.2.1. Đối với Chính phủ .............................................................107 3.2.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..............................109 3.2.2.3. Đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam........................110 3.2.2.4. Đối với khách hàng............................................................111 KẾT LUẬN...............................................................................................113 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương.................................... 20 Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương .................................. 21 Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh................................................................. 32 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006 – 2008................................................................................... 66 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu phát sinh các loại bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006 - 2008........................................................................................................... 67 Biểu đồ 2.3: Dư nợ bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006- 2008........................ 70 Biểu 2.4: Tăng trưởng nguồn phí thu từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2006 - 2008............................................................................................................. 76 Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008.................................................................................................. 44 Bảng 2.2 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2006-2008.................................................................................................... 64 Bảng 2.3: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006-2008 .. 68 Bảng 2.4: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh tính đến 31/12 các năm 2006, 2007 và 2008................................................................................................ 69 Bảng 2.5: Tình hình bảo lãnh nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2008 ......................................................................... 71
  • 5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 Bảng 2.6: Doanh số phát sinh bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2006-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR)............................. 73 Bảng 2.7: Tình hình giải toả bảo lãnh theo các thành phần kinh tế trong giai đoạn 2006-2008 (Đơn vị: Tỷ đồng, 1000USD, 1000EUR) ..................................... 74 Bảng 2.8: Dư nợ bảo lãnh theo các thành phần kinh tế năm 2007, 2008 .......... 75 Bảng 2.9: Phí thu từ hoạt động bảo lãnh giai đoạn 2006 – 2008 ..................... 76 Bảng 2.10: Bảo đảm bảo lãnh trong giai đoạn 2006 – 2008 ............................ 77 Bảng 3.1: Doanh số bảo lãnh xuất nhập khẩu năm 2009 ................................. 97
  • 6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt tiếng Anh GDP Gross Domestic Product Tổng thu nhập quốc nội USD United State Dollar Đô la Mỹ VCB Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới Chữ viết tắt tiếng việt CMTND Chứng minh thư nhân dân CN Chi nhánh CNTT Công nghệ thông tin DNNN Doanh nghiệp Nhà nước GDV Giao dịch viên VCBTW Vietcombank trung ương VND Việt Nam đồng NHTM Ngân hàng thương mại PGD Phòng giao dịch TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh XNK Xuất nhập khẩu
  • 7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 1 LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao. Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh và có những đóng góp quan trọng nhất định đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, chăm lo cho đội ngũ doanh nghiệp, góp phần phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu rộng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh doanh thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại cũng ngày càng phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Thương mại quốc tế phát triển tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng làm gia tăng thêm nhiều rủi ro. Với vai trò trung gian trong nền kinh tế, các ngân hàng không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ như tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại,….và đặc biệt là dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu. Là một chi nhánh ngân hàng thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được sự uỷ quyền của Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội cũng đã triển khai nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm phục vụ nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều
  • 8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 2 kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là một nghiệp vụ còn khá mới nên nghiệp vụ này chưa phát triển tương xứng với nhu cầu của nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, xét thấy nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nên em chọn đề tài “Nghiệp vụ bảo lãnhxuất nhập khẩu: Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại các Ngân hang thương mại và thực trạng hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Từ đó phân tích những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để đề ra các giải pháp phát triển. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong những năm gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2006 – 2008. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt trong quá trình làm chuyên đề.
  • 9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 3 Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương chính như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội
  • 10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan chung về bảo lãnh ngân hàng 1.1.1. Khái niệm bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng Xét trên phạm vi toàn xã hội, hoạt động “bảo lãnh” đang phát triển hết sức phong phú và đa dạng như bảo lãnh của một tổ chức quốc tế đối với một nước; bảo lãnh giữa công ty mẹ với công ty con; bảo lãnh của nhà nước với doanh nghiệp; bảo lãnh của ngân hàng với cá nhân, doanh nghiệp,…Chúng ta cũng thường nghe nói đến bảo lãnh xuất nhập cảnh, bảo lãnh tạm tha,…Với mỗi lĩnh vực khác nhau, “bảo lãnh” lại có những đặc trưng riêng. Theo điều 362 - Bộ Luật Dân sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “bảo lãnh” được hiểu là: “Việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảolãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ....” . Trong lĩnh vực ngân hàng, “bảo lãnh” cũng được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau:  Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “Tín dụng chữ ký – Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà ngân hàng không cần phải bỏ vốn.  Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là một trong các hình thức cung cấp tín dụng , được thực hiện
  • 11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 5 thông qua sự cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay” (Giáo trình thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng)  Theo điều 2 – Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Bảolãnhngân hàng là sự cam kết của ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay” .  Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như là một loại hình tài trợ ngoại thương với mục đích nhằm phòng ngừa các tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác có liên quan. Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm bảo lãnh ngân hàng được quy định trong Quy chế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong một nghiệp vụ bảo lãnh, thường có ít nhất 3 bên tham gia, đó là: người bảo lãnh, người được bảo lãnh (người xin bảo lãnh) và người thụ hưởng bảo lãnh. Quan hệ giữa các bên được quy định bới 3 hợp đồng độc lập nhau: hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh; hợp đồng giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và người được bảo lãnh; hợp đồng giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.
  • 12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 6  Người bảo lãnh – The Guarantor: Là người dùng uy tín của mình đứng ra cam kết sẽ chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh trong trường hợp họ không thực hiện đúng hợp đồng với bên hưởng thụ bảo lãnh. Trong bảo lãnh ngân hàng, người bảo lãnh là ngân hàng với khả năng tài chính và uy tín được bên thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh, một ngân hàng phục vụ người thụ hưởng bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh gián tiếp).  Người xin bảolãnhhay người được bảo lãnh – The Principal: Là người yêu cầu để được ngân hàng đứng ra bảo lãnh.  Người thụ hưởng bảolãnh – The Beneficary: Là người được ngân hàng bảo lãnh thanh toán nếu bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. 1.1.2. Đặc điểm và tính chất của bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng thực chất là lời hứa thanh toán của ngân hàng đối với người thụ hưởng bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Do đó, nó là một công cụ bảo đảm chứ không phải là một công cụ thanh toán với các đặc điểm như sau:  Tính độc lập tương đối - Độc lập với hợp đồng “chính”: Quan hệ của các bên khi tham gia vào một “bảo lãnh ngân hàng” được quy định bởi 3 hợp đồng và các bên trong mỗi hợp đồng lại có quyền và nghĩa vụ riêng. + Hợp đồng thứ nhất: hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.
  • 13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 7 + Hợp đồng thứ hai: hợp đồng giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh. + Hợp đồng thứ ba: hợp đồng giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Hợp đồng thứ nhất là gốc để hình thành hợp đồng thứ hai và hợp đồng thứ ba. Hai hợp đồng ra đời sau để phục vụ cho hợp đồng thứ nhất. Tuy nhiên, hợp đồng thứ nhất sẽ không được thực hiện đầy đủ nếu hai hợp đồng sau không có giá trị hiệu lực. Mối quan hệ giữa ba loại hợp đồng này là mối quan hệ “nguyên nhân - kết quả”. Chúng có mối quan hệ khá logic với nhau nhưng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong từng hợp đồng lại không bị ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau. Ngân hàng bảo lãnh thực hiện cam kết của mình dựa vào căn cứ duy nhất, đó là người thụ hưởng bảo lãnh có thoả mãn đầy đủ các điều kiện bảo lãnh như hợp đồng đã ký kết hay không. Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng bảo lãnh không chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh. Ngay cả khi người được bảo lãnh bị phá sản, mất khả năng thanh toán hay thiếu nợ ngân hàng,.., thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình đối với người thụ hưởng. Ngân hàng bảo lãnh không liên quan đến quyền, nghĩa vụ cũng như các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thứ nhất giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Người thụ hưởng bảo lãnh nếu thoả mãn đầy đủ các điều kiện của bảo lãnh sẽ được ngân hàng bảo lãnh thanh toán mà không bị ngăn cản bởi sự ràng buộc với người được bảo lãnh trong hợp đồng thứ nhất. Theo quan điểm của các ngân hàng thì tính độc lập với hợp đồng “chính” mang lại nhiều thuận lợi do ngân hàng chỉ xem xét sự phù hợp của các chứng từ với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh.
  • 14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 8 - Phụ thuộc vào các điều kiện của bảo lãnh: theo như phân tích ở trên,“bảo lãnh ngân hàng” mang tính độc lập, nhưng trên thực tế nó còn phụ thuộc vào các điều kiện bảo lãnh: bảo lãnh vô điều kiện hay bảo lãnh có điều kiện. Bảo lãnhvô điều kiện là loại bảolãnhtrong đó quy địnhngười bảolãnh sẽ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên kèm với mộtlệnh thanh toán chứng minhrằng người đượcbảo lãnhđã vi phạm nghĩa vụ quy địnhtrong cam kết mà không cần có sự đồng ý của người được bảo lãnh. (Giáo trình Thanh toán quốc tế - Đại học Ngoại thương. Loại bảo lãnh này đảm bảo được tính độc lập của “bảo lãnh ngân hàng” vì nó không có yếu tố thứ ba trong giao dịch. Ngân hàng bảo lãnh không được trì hoãn thanh toán với bất cứ lý do gì liên quan đến hợp đồng gốc. Chỉ có người thụ hưởng là có lợi thế tuyết đối trong loại bảo lãnh này. Bảo lãnh có điều kiện là loại bảo lãnh mà theo đó người bảo lãnh chỉ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ hay các bằng chứng pháp lý chứng minh mình đã thực hiện những nghĩa vụ cụ thể, hay chứng minhngười được bảolãnhđã vi phạm nghĩa vụ trong cam kết. (Giáo trình Thanh toán quốc tế - Đại học Ngoại thương). Đối với loại bảo lãnh này, các chứng từ được quy định có thể là các chứng từ do bên thứ ba cung cấp, ví dụ như quyết định của trọng tài, phán quyết của toà án,…Trong trường hợp này, tính độc lập của giao dịch bảo lãnh bị điều chỉnh. Ngân hàng bảo lãnh phải tiến hành kiểm tra các chứng từ gửi đến một cách cẩn thận. “Bảo lãnh ngân hàng” mang tính chất độc lập như vậy nhưng cũng chính tính chất độc lập này đã làm tăng thêm rủi ro trong một giao dịch bảo lãnh, cụ thể là tăng thêm rủi ro phải thanh toán hộ. Rõ ràng, nếu là bảo lãnh có điều kiện
  • 15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 9 thì rủi ro phải thanh toán hộ sẽ nhỏ hơn là bảo lãnh vô điều kiện khi xuất hiện sự không trung thực của bên yêu cầu bảo lãnh.  Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau Như ở các phần trên đã đề cập, trong một giao dịch bảo lãnh có ít nhất là 3 bên tham gia với 3 hợp đồng được ký kết. Vì vậy, “bảo lãnh” không phải chỉ là mối quan hệ giữa hai bên mà là một mối quan hệ được tạo thành trong mối quan hệ nhiều bên gồm có: + Mối quan hệ cơ sở: là mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh . Đây là gốc để hình thành các mối quan hệ khác được quy định bởi các điều khoản và điều kiện thoả thuận trong hợp đồng cơ sở. Để thực hiện nghĩa vụ của mình, người được bảo lãnh phải có yêu cầu với ngân hàng bảo lãnh để ngân hàng phát hành thư lãnh cho người thụ hưởng. + Mối quan hệ uỷ thác: tuỳ vào chủ thể trong giao dịch bảo lãnh mà có các mối hệ uỷ thác khác nhau. Đó có thể là: Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và ngân hàng đại lý của nó hoặc với ngân hàng do người thụ hưởng bảo lãnh chỉ định. Mối quan hệ này được hình thành khi các ngân hàng này thực hiện thông báo bảo lãnh tới người thụ hưởng. Mối quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng (theo hợp đồng thứ hai). Ngân hàng phải thực hiện đúng cam kết nếu người thụ hưởng thực hiện đúng các điều kiện bảo lãnh. Và ngược lại, ngân hàng có quyền từ chối khi người thụ hưởng không thoả mãn các điều kiện bảo lãnh. Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh với ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán.
  • 16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 10 Mối quan hệ giữa người thụ hưởng bảo lãnh với ngân hàng xác nhận, ngân hàng thanh toán. Các mối quan hệ trên độc lập với nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong quá trình thực hiện một giao dịch bảo lãnh.  Tính chất chứng từ Giao dịch truyền thống của các ngân hàng là dựa trên cơ sở chứng từ, thể hiện rõ nét nhất là trong phương thức tín dụng chứng từ. Trong giao dịch bảo lãnh, tính chất chứng từ vẫn được thể hiện nhưng với mức độ thấp hơn. Ngân hàng bảo lãnh chỉ xem xét bề mặt các chứng từ xuất trình. Nếu các chứng từ là phù hợp, ngân hàng buộc phải thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh. Và ngược lại, ngân hàng có quyền từ chối. 1.1.3. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng  Chức năng pháp lý Theo yêu cầu của người xin bảo lãnh, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng bảo lãnh hưởng, điều này có nghĩa là người xin bảo lãnh đã thừa nhận nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của mình và bị ràng buộc trách nhiệm về mặt pháp lý.  Chức năng đôn đốc thực hiện hợp đồng Khi ngân hàng đã phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng bảo lãnh hưởng, nếu người xin bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng, vi phạm cam kết trong hợp đồng thì người được bảo lãnh phải bồi thường tổn thất cho người thụ hưởng bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng đã buộc người xin bảo lãnh thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc để không phải bồi thường. Ngân hàng bảo lãnh với cam kết của mình thường xuyên kiểm tra, giám sát tạo ra một áp lực thực hiện hợp đồng và giảm thiểu những vi phạm từ phía người xin bảo lãnh.
  • 17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 11  Chức năng bồi thường Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hợp đỗng hoặc thực hiện không đúng thì người thụ hưởng bảo lãnh sẽ nhận được khoản bồi thường cho những thiệt hại phát sinh. Nếu người được bảo lãnh mất khả năng thanh toán thì người thụ hưởng vẫn nhận được khoản bồi thường từ ngân hàng bảo lãnh do đã có cam kết trong hợp đồng thứ ba.  Công cụ tài trợ Bảo lãnh ngân hàng là một công cụ tài trợ tài chính cho người được bảo lãnh một cách gián tiếp, áp dụng đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu (người yêu cầu bảo lãnh là người nhập khẩu). Trong một số trường hợp, thông qua bảo lãnh mà người được bảo lãnh không phải ký quỹ hoặc được ngân hàng ứng trước vốn để thực hiện thanh toán cho bên đối tác (chỉ khi nào người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng mới thực hiện thay). Như vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn, không phải ngay lập tức dùng vốn để thực hiện nghĩa vụ, nhưng với việc phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng đã giúp khách hàng hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi vạy thực sự. 1.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại Các ngân hàng muốn tham gia giao dịch bảo lãnh phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản sau đây:  Nguồn tài chính vững chắc: Có thể coi đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất đảm bảo cho các ngân hàng có khả năng thực hiện được nghiệp vụ của mình. Sở dĩ như vậy là vì nghiệp vụ bảo lãnh cũng giống như các nghiệp vụ khác của ngân hàng, luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro trong thanh toán. Trong trường hợp người được bảo lãnh mất khả năng thanh toán, ngân hàng phải thực
  • 18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 12 hiện thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không có những khoản dự phòng từ trước, không có đủ nguồn tài chính thì nghĩa vụ hợp đồng sẽ khó được thức hiện đầy đủ. Chỉ những ngân hàng có tiềm lực tài chính vững chắc mới có đủ khả năng và uy tín đóng vai trò là người thứ ba đứng ra bảo lãnh, nhất là trong lĩnh vực thương mại quốc tế.  Dịch vụ bảo lãnh đa dạng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm Khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng bảo lãnh cho họ nếu ngân hàng đó có một dịch vụ bảo lãnh đa dạng, nhanh chóng và tiện lợi; có đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi. Nếu không đáp ứng đựơc các yêu cầu đó, ngân hàng được chọn sẽ phải chuyển tiếp đến một ngân hàng có quy mô lớn hơn để xử lý. Như vậy, khách hàng sẽ mất rất nhiều chi phí, chi phí và ngân hàng thì sẽ không có cơ hội ký hợp đồng tiếp theo với họ. Bởi thế, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh một cách có hiệu quả, đìều kiện cần có đối với các ngân hàng là cần xây dựng được một hệ thống nhân viên có năng lực giỏi, xây dựng các loại hình bảo lãnh thật phong phú để phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.  Có mối quan hệ ngân hàng đại lý rộng lớn Ngoài mối quan hệ với Ngân hàng Nhà nước, để khẳng định và tạo thêm uy tín cho mình, các ngân hàng phải có một mối quan hệ bền chặt với các ngân hàng đại lý. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, ngân hàng nào có mối quan hệ đại lý rộng lớn thì chắc chắn sẽ có uy tín và được lựa chọn nhiều hơn.  Có mối quan hệ tương hỗ, chặt chẽ với các cơ quan tổ chức cung ứng dịch vụ như tổ chức bảo hiểm, tổ chức tín dụng, cục xúc tiến thương mại,…Dựa vào những lợi ích từ dịch vụ của các tổ chức này, cũng như sự bảo
  • 19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 13 đảm từ họ, ngân hàng sẽ cân nhắc và xác lập cấu trúc dịch vụ bảo lãnh cho phù hợp. 1.2. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người xuất khẩu và người nhập khẩu luôn luôn lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra, ví dụ như: + Rủi ro đối với người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không có khả năng giao hàng sau khi đã ký kết hợp đồng, cố tình trì hoãn việc giao hàng hay gia hàng không đúng hợp đồng,… + Rủi ro đối với người xuất khẩu nếu người nhập khẩu sau khi nhận hàng bị mất khả năng thanh toán hoặc cố tình ép giảm giá,… Để tránh được các rủi ro nêu trên và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thương mại quốc tế, cần có sự bảo đảm của bên thứ 3 - cam kết bồi thường cho bên bị thiệt hại do bên đối tác gây ra. Trên thực tế, người có khả năng đứng ra với vai trò là người thứ 3 thường là các ngân hàng. Bởi lẽ, để thực hiện được ngay việc bồi thường này thì người thứ 3 phải là người có uy tín, có khả năng tài chính được cả hai bên tin tưởng. Do đó, trong các hợp đồng kinh tế, khi nói đến “Bảo lãnh” người ta thường nghĩ ngay đó là “ Bảo lãnh ngân hàng” – Bank Guarantees. Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát sinh khi khách hàng cần: • Ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, khả năng thanh toán. • Ngân hàng chứng minh khả năng thực hiện các cam kết của hợp đồng. Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM được hiểu là “các hoạt động mang tínhbảo lãnhcủa ngân hàng nhằm đáp ứng những nhu cầu đặc thù về tài chính và uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp
  • 20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 14 xuấtkhẩu và nhập khẩu trong quá trình giao dịch ngoại thương” (Giáo trình Thanh toán quốctế và tài trợ xuất nhập khẩu- Học viện Ngân hàng). Nó là một nghiệp vụ nằm trong nghiệp vụ bảo lãnh nói chung của ngân hàng. Quá trình giao dịch ngoại thương là toàn bộ diễn biến của một thương vụ xuất - nhập khẩu. Nó có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình bắt đầu từ khi tìm kiếm đối tác, thiết kế sản phẩm, chào hàng, đặt hàng, ký hợp đồng cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Thông thường, thời gian của một quy trình nghiệp vụ xuất - nhập khẩu là tương đối ngắn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian có thể kéo dài, ví dụ như đối với các công trình, dự án hoặc thương vụ lớn. Chính yếu tố thời gian này đã quyết định đến thời hạn của bảo lãnh. Vì thế, thời hạn của bảo lãnh hết sức linh hoạt, tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên tham gia. Đối tượng trong một giao dịch bảo lãnh xuất nhập khẩu thường là hàng hoá, dịch vụ hoặc công trình dự án. Trong thương mại quốc tế, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng được xem là loại hình tài trợ ngoại thương. 1.2.2. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại Thương mại quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh. Các nhà xuất khẩu hàng hoá không chỉ phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu trong nước, mà còn phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu nước ngoài nhằm chiếm lĩnh thị phần. Trong khi đó, người tiêu dùng, người nhập khẩu lại có yêu cầu ngày càng khắt khe đối với hàng hoá, không chỉ ở chất lượng, giá cả, mẫu mã,… mà còn ở nhiều yếu tố khác. Muốn giành ưu thế trong kinh doanh, người xuất khẩu buộc phải đưa ra những lời chào hàng hấp dẫn,
  • 21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 15 những điều kiện ưu đãi. Một trong số đó là sự ưu đãi trong thanh toán. Người nhập khẩu có thể ko cần phải thanh toán ngay nhưng người xuất khẩu cần có sự bảo đảm từ phía người nhập khẩu để họ chắc chắn rằng họ có thể thu hồi được vốn nhanh nhất. Đối lập với mong muốn của người xuất khẩu, người nhập khẩu luôn mong muốn trì hoãn việc thanh toán vì không phải lúc nào họ cũng có đủ vốn. Nhưng cơ hội kinh doanh thì không thể bỏ lỡ. Người nhập khẩu cần có một nguồn ngoại lực trợ giúp, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến rủi ro và thất bại, ngoài những khó khăn giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nội địa, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi kinh doanh còn có khả năng gặp phải rất nhiều nguy cơ khác xuất phát từ các yếu tố đặc thù trong thương mại quốc tế như: rủi ro tỷ giá, sự thay đổi luật pháp, sự khác biệt về phong tục tập quán,…Trước đó, người ta đã sử dụng các công cụ kiểm soát như: bảo lãnh hối phiếu (bằng cách ghi ‘good as aval” vào mặt trước hoặc sau của tờ hối phiếu); chấp nhận của ngân hàng (Bank’s acceptance) hay tín dụng chứng từ (Documentary Credits). Nhưng đây mới chỉ là các công cụ để đối phó với rủi ro không thanh toán. Để đối phó với các rủi ro do việc không thực hiện đồng, người ta đã sử dụng công cụ như thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit) và bảo lãnh độc lập. Tuy nhiên, các công cụ này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thoả mãn được các yêu cầu từ khách hàng. Hoạt động xuất nhập khẩu luôn luôn giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược thúc đẩy quan hệ kinh tế của bất cứ quốc gia nào. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu được xem như là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Vì vậy, ngoài các chính sách ưu đãi xuất
  • 22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 16 nhập khẩu thì cũng cần phải có chính sách bảo lãnh xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời, là một bộ phận của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng với đối tượng bảo lãnh chính là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đã phần nào giải quyết được yêu cầu đó. 1.2.3. Vai trò của hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại  Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời cùng với các dịch vụ ngân hàng khác đã góp phần làm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh. Thông qua nghiệp vụ của mình, ngân hàng đã gián tiếp cung cấp cho doanh nghiệp một sự bảo đảm nhằm giải quyết những khó khăn về tài chính, đồng thời tăng thêm uy tín cho mình và cho các doanh nghiệp. Vì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng tin tưởng hoàn toàn vào phía đối tác, nên thông qua nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đến hợp đồng hơn khi có bên yêu cầu bắt buộc phải có sự bảo lãnh. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng giúp các bên tin tưởng vào nhau hơn và đề phòng được các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngoài ra: * Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu - Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu (tức là người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành bảo lãnh cho người xuất khẩu hưởng, cam kết sẽ thanh toán) trong một số trường hợp, khi tham gia vào giao dịch bảo lãnh, doanh nghiệp sẽ không phải ký quỹ nên có thể sử dụng số vốn hiện có của mình để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ vốn để nhập khẩu hàng hoá, trong khi có quá nhiều các doanh
  • 23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 17 nghiệp cạnh tranh. Để không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, doanh nghiệp nhờ tới sự bảo lãnh của ngân hàng để ngân hàng đứng ra cam kết hoặc trả trước cho người xuất khẩu. Thay vì phải vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp chỉ dựa vào uy tín của ngân hàng để tham gia thương vụ và chỉ phải trả một khoản phí nhỏ. Do đó, doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn. Nếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa có uy tín lớn trên thương trường thì việc dựa vào uy tín của ngân hàng là vô cùng cần thiết. - Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu (người xuất khẩu yêu cầu ngân hàngbảolãnh pháthànhbảolãnh cho người nhập khẩu hưởng).Trong trường hợp này, người nhập khẩu được đảm bảo là sẽ nhận được hàng hoá theo đúng hợp đồng cơ sở. Nếu người xuất khẩu không giao hàng đủ hoặc không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo như hợp đồng đã ký thì người nhập khẩu chắc chắn sẽ nhận được tiền bồi thường. Nhờ vào sự bảo lãnh của ngân hàng mà rủi ro cho người nhập khẩu giảm đi đáng kể. * Đối với doanh nghiệp xuất khẩu - Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu: vì người xuất khẩu là người xin bảo lãnh nên nếu vi phạm hợp đồng, người xuất khẩu phải bồi thường tổn thất cho người nhập khẩu. Bảo lãnh ngân hàng đóng vai trò đôn đốc người xuất khẩu thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc để không phải bồi thường. - Nếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhập khẩu: người thụ hưởng bảo lãnh là người xuất khẩu nên người xuất khẩu được bảo đảm là sẽ được thanh toán đầy đủ kể cả trong trường hợp người nhập khẩu phá sản, mất khả năng thanh toán.  Đối với các NHTM
  • 24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 18 Giống như các nghiệp vụ khác, nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu cũng mang lại nguồn thu cho ngân hàng thông qua tiền lãi và phí. Không những đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng, bảo lãnh xuất nhập khẩu còn làm gia tăng tính đa dạng trong hình thức bảo lãnh nói riêng, loại hình dịch vụ nói chung và hoạt động của toàn ngân hàng. Có thể nói bảo lãnh nói chung và bảo lãnh xuất nhập khẩu của ngân hàng nói riêng là hình thức kinh doanh khá an toàn. Ngân hàng luôn thận trọng trong việc xử lý các yêu cầu bảo lãnh do tính phức tạp của thương mại quốc tế nên hạn chế được nhiều rủi ro bị mất vốn. Mặt khác, các khách hàng xin được bảo lãnh đều có tài khoản tại ngân hàng nên ngân hàng hoàn toàn có thể quản lý các nguồn thanh toán, tránh được tình trạng xoay vốn của khách hàng khi chưa đến hạn thanh toán. Một vai trò nữa của nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nói chung là thông qua nghiệp vụ, ngân hàng thực hiện được chính sách khách hàng - một trong những chính sách quan trọng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng áp dụng hình thức bảo lãnh với nhiều ưu đãi cho các khách hàng truyền thống, qua đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó còn giúp cho các dịch vụ khác phát triển như: thanh toán, huy động vốn, tín dụng,… Một lợi ích nữa cũng hết sức quan trọng là thông qua bảo lãnh xuất nhập khẩu, ngân hàng nâng cao được vị thế và uy tín trên trường quốc tế. Vì giao dịch bảo lãnh xuất nhập khẩu không phải chỉ thực hiện với các doanh nghiệp trong nước, mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp và ngân hàng nước ngoài. Do đó, ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý của mình để hoạt động
  • 25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 19 có hiệu quả hơn. Mặt khác, giao dịch bảo lãnh thành công sẽ khẳng định thêm uy tín cho ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh và khả năng phát triển.  Đối với nền kinh tế Dựa vào mục 1.2.2 ta có thể khẳng định bảo lãnh xuất nhập khẩu ra đời là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ có bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng và bảo lãnh ngân hàng nói chung mà các đối tác tin tưởng nhau hơn, họ có cơ sở để tin rằng họ có thể tránh được các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Do đó. họ an tâm xúc tiến ký kết nhiều hợp đồng kinh tế hơn và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đã cam kết. Bảo lãnh đem lại lợi ích cho các bên tham gia và do đó cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Cũng chính vì bảo lãnh xuất nhập khẩu có các chức năng như một công cụ bảo lãnh ngân hàng nên nó còn tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng tính năng động cho nền kinh tế và ổn định thị trường. Điều này không những thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mà còn là tiền đề thúc đẩy quan hệ kinh tế với các quốc gia khác nữa. 1.2.4. Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu a/ Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh  Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee) Là loại bảo lãnh ngân hàng, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết bồi thường không huỷ ngang trực tiếp cho người thụ hưởng bảo lãnh. Sau khi đã bồi thường cho người thụ hưởng, ngân hàng sẽ truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người xin bảo lãnh.1 1 Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện ngân hàng (2008).Tr 521
  • 26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 20 Ngân hàng phát hành bảo lãnh Người xin bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh Ngân hàng thông báo Thông thường, một giao dịch bảo lãnh có 3 bên tham gia: ngân hàng bảo lãnh, người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Nhưng khi người thụ hưởng ở nước ngoài thì thường có thêm một ngân hàng nữa tham gia làm đại lý cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Ngân hàng đại lý này là tại nước người thụ hưởng, làm nhiệm vụ thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương (4) (2) (3) (4) (1) Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng Trong đó: (1) Hợp đồng gốc được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. (2) Người bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành thư bảo lãnh và cam kết hoàn trả. (3) Trường hợp không có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng. (4) Trường hợp có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.
  • 27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 21 Ngân hàng chỉ thị Ngân hàng bảo lãnh Người xin bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh  Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee) Là loại bảo lãnh ngân hàng trong đó người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước ngoài (ngân hàng bảo lãnh) phát hành thư bảo lãnh (gọi là bảo lãnh gốc) và chuyển cho người thụ hưởng.2 Ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. Thư bảo lãnh gọi là thư bảo lãnh đối ứng hay bảo lãnh giáp lưng (Counter Guarantee or Back – to – Back Guarantee). Nghĩa vụ bảo lãnh được quy định cụ thể trong thư bảo lãnh này. Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, người thụ hưởng sẽ truy đòi ngân hàng phát hành bảo lãnh; ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ truy đòi ngân hàng chỉ thị và ngân hàng chỉ thị truy đòi người xin bảo lãnh. Loại bảo lãnh này có lợi cho người thụ hưởng do ngân hàng phát hành bảo lãnh ở tại nước họ nên họ được thuận tiện hơn trong giao dịch hoặc đòi tiền sau này. Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương (3) (2) (4) (1) Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng 2 Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng (2008). Tr 522
  • 28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 22 Trong đó: (1) Hợp đồng cơ sở giữa người xin bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh. (2) Người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng đại lý phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng. (3) Ngân hàng chỉ thị phát hành thư bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. (4) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng. b/ Căn cứ vào mục đích bảo lãnh  Bảo lãnh dự thầu (Bid Bond hay Tender Guarantee) là cam kết của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.(Điều 5, khoản 2 - Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006) - Trong thương mại quốc tế, đấu thầu được sử dụng nhằm tìm được nguồn cung cấp tối ưu nhất với các bên tham gia: (1) Chủ thầu hay người mời thầu (người mua, ngươì nhập khẩu): là người thụ hưởng bảo lãnh. (2) Người dự thầu (người bán, người cung ứng, nhà xuất khẩu): người xin bảo lãnh (người được bảo lãnh). - Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại cho chủ thầu như thiệt hại về thời gian, thiệt hại về tài chính do những vi phạm của người dự thầu gây ra. Đó có thể là những vi phạm như rút đơn thầu, trúng thầu nhưng không ký kết hợp đồng cung ứng, …
  • 29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 23 - Trong hồ sơ xin dự thầu, người dự thầu phải nộp kèm đơn dự thầu một thư bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành. Mức bảo lãnh theo thông lệ là từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng. Thư bảo lãnh dự thầu là sự đảm bảo cho bên chủ thầu rằng đơn dự thầu là một đề nghị nghêm túc và nếu trúng thầu, bên dự thầu sẽ ký kết hợp đồng. Ngân hàng cấp bảo lãnh dự thầu đồng nghĩa với việc ngân hàng có sự bảo đảm rằng năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh. Nếu trúng thầu, ngân hàng sẽ có thể cung cấp thêm cho khách hàng các dịch vụ bảo lãnh khác như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, - Theo quy định thông thường, thời hạn bảo lãnh dự thầu sẽ kết thúc nếu: + Người dự thầu trúng thầu và đã ký bảo lãnh thực hiện hợp đồng. + Người dự thầu không trúng thầu. Trong trường hợp này, đôi khi trong thư bảo lãnh có điều khoản quy định là nó sẽ phải được trả lại cho chủ thầu.  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Bond/Guarantee) là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. (Điều 5, khoản 4 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006) Đây là loại bảo lãnh được sử dụng phổ biến nhất, và có thể không phải yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó quá trình mua bán ngoại thương. Loại bảo lãnh này thường có hiệu lực ngay khi chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh dự thầu. - Các bên tham gia bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao gồm:
  • 30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 24 (1) Nhà nhập khẩu (người đặt hàng, người mua): người thụ hưởng bảo lãnh. (2) Nhà xuất khẩu (người cung ứng, người bán): người xin bảo lãnh. (3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý (nếu có). - Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng đó là: đôn đốc nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng và bồi thường cho nhà nhập khẩu nếu nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng như không giao hàng, giao hàng không đủ, giao hàng chậm, giao hàng không đúng chất lượng, số lượng,… - Theo quy định của các ngân hàng, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng là tuỳ theo giá trị hợp đồng và tính chất của thương vụ, nhưng thông thường là từ 5% – 10% giá trị của hợp đồng cơ sở. Bảo lãnh hết hiệu lực khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩâ vụ cung ứng hàng hoá.  Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc (Repayment/Advanced Payment Guarantee) “Đặt cọc” là việc nhà nhập khẩu chuyển một số tiền ký quỹ nhất định để đảm bảo thực hiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu người xuất khẩu đề nghị một ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền đặt cọc đó. Thư bảo lãnh trong trường hợp này gọi là bảo lãnh tiền đặt cọc. Và thông thường, khoản tiền đặt cọc này không được tính lãi. Trong một số hợp đồng thương mại lớn, để giúp nhà xuất khẩu có vốn ban đầu để sản xuất hàng hoá, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường quy định một tỷ lệ theo giá trị hợp đồng phải được ứng trước cho nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu chuyển cho nhà xuất khẩu khoản tiền ứng trước này và yêu cầu người xuất khẩu đề nghị một ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền ứng trước đó.
  • 31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 25 Thư bảo lãnh trong trường hợp này gọi là bảo lãnh tiền ứng trước. Thông thường tiền ứng trước sẽ được tính lãi phát sinh. Theo Điều 5, khoản 6 Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hay bảo lãnhtiền đặt cọc) là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. - Mục đích của loại bảo lãnh này là đảm bảo cho người nhập khẩu được nhận lại số tiền đã đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Mục đích này có thể rộng hơn so với trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng vì nếu hợp đồng bị huỷ bỏ thì thư bảo lãnh tiền ứng trước sẽ bị đòi tiền bồi thường cộng với khoản tiền đã ứng trước. - Các bên tham gia gồm có: (1) Người nhập khẩu (người mua, người đặt hàng): người thụ hưởng bảo lãnh. (2) Người xuất khẩu (người bán, người cung ứng): người yêu cầu bảo lãnh. (3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý của nó. Thông thường, mức đặt cọc hay ứng trước là từ 5% đến 20% giá trị hợp đồng. Tuỳ vào tính chất và quy mô của thương vụ mà sẽ có quy định khác. Số tiền bảo lãnh trong loại bảo lãnh này sẽ có giá trị đúng bằng số tiền đã đặt cọc hay ứng trước.
  • 32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 26 Giá trị bảo lãnh cũng được điều chỉnh giảm dần theo các chuyến giao hàng đối với hợp đồng quy định hàng hoá được giao nhiều lần. Vì vậy, trong thư bảo lãnh loại này thường có điều khoản quy định rõ việc giảm dần giá trị bảo lãnh tương ứng với hàng hoá đã được giao. Sau mỗi đợt giao hàng, người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ cần thiết cho ngân hàng để chứng minh hàng hoá đã được giao. Loại bảo lãnh này hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng với một số ngày nhất định để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền nếu ngườ bán vi phạm hợp đồng.  Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm (Payment Garantee) Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. (Điều 5, khoản 2 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006) Loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm. Quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thực chất là quan hệ tín dụng. Người xuất khẩu có thể gặp rủi ro nếu người nhập khẩu không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Do vậy, người xuất khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng. Thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm. Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho người thụ hưởng bảo lãnh (người xuất khẩu) nếu người nhập khẩu (người được bảo lãnh) vi phạm cam kết một số tiền phù hợp với hợp đồng cơ sở.
  • 33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 27 Trong bảo lãnh thanh toán này còn có một số loại bảo lãnh khác có kèm theo điều kiện như: bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ (Documentary Guarantee), bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án,… + Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ là một loại bảo lãnh thanh toán trong đó điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba như giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) do Phòng thương mại cấp, giấy phép xuất - nhập khẩu của cơ quan hải quan,… + Bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án là loại bảo lãnh thanh toán mà điều kiện thanh toán là người thụ hưởng phải xuất trình một phán quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và nghĩa vụ bồi thường cho người thụ hưởng. Loại bảo lãnh này khá phức tạp nên hầu như không được sử dụng. Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm có giá trị bảo lãnh thường là 100% giá trị hợp đồng. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh do các bên tự thoả thuận nhưng thông thường là khi đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Đây là loại bảo lãnh đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đã có dự đoán là loại bảo lãnh này trong thời gian tới sẽ có thể thay thế hình thức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.  Bảo lãnh bảo hành (Warranty Guarantee) Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. (Điều 5,
  • 34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 28 khoản 5 – Quy chế bảolãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006) Loại bảo lãnh này thường áp dụng trong đấu thầu xây dựng để bảo hành công trình hoặc bảo lãnh trong các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh này nhằm đảm bảo cho chất lượng các sản phẩm nhập khẩu trong suốt thời gian bảo hành của sản phẩm. Trong thời hạn bảo hành, nếu có sự cố vi phạm chất lượng sản phẩm trong phạm vi được bảo lãnh, người nhập khẩu sẽ yêu cầu người xuất khẩu xử lý. Nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ trả tiền bảo lãnh như một khoản bồi thường để người nhập khẩu (người thụ hưởng) thuê công ty khác sửa chữa, bảo hành. Bảo lãnh bảo hành có thời gian hiệu lực trong thời hạn bảo hành của sản phẩm và có giá trị nhỏ từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng.  Bảo lãnh vay vốn Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh (người cho vay), về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (người đi vay) trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. (Điều 5, khoản 1 – Quychế bảo lãnh ngân hàngcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006) Ngân hàng có thể bảo lãnh cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,…vay vốn trong nước và vay vốn ở nước ngoài. Loại bảo lãnh này khá phức tạp với khối lượng tiền bảo lãnh thường có giá trị lớn. Do đó, trước khi chấp nhận bảo lãnh, ngân hàng cần xem xét kĩ đến khả năng trả nợ của khách hàng, tính khả thi của dự án kinh doanh, tài sản thế chấp,….
  • 35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 29 Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu trong trường hợp họ muốn vay vốn từ cá nhân hay tổ chức tín dụng nào đó mà yêu cầu phải có bảo lãnh. Trị giá của bảo lãnh là do sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, bằng với số tiền được bảo lãnh hoặc có tính thêm tiền lãi và chi phí phát sinh. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn do sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nó có thể trùng với thời hạn mà khách hàng đã thoả thuận với bên cho vay, hoặc có thể gia hạn thêm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày nợ đến hạn. c/ Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh  Bảo lãnh trong nước Là loại bảo lãnh ngân hàng mà người xin bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh ở trong cùng một phạm vi quốc gia. Đây thực chất là loại bảo lãnh trực tiếp. Bảo lãnh trong nước có các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tiền ứng trước,…  Bảo lãnh nước ngoài Là loại bảo lãnh ngân hàng mà người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh không cùng ở một phạm vi quốc gia. Các hình thức bảo lãnh trong loại bảo lãnh này có thể là: - Mở L/C trả chậm. - Bảo lãnh trên cơ sở hối phiếu, lệnh phiếu (Ký bảo lãnh trên hối phiếu, lệnh phiếu nhận nợ). - Phát hành thư bảo lãnh. - Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ.
  • 36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 30 Ở nước ta, hai hình thức bảo lãnh được áp dụng phổ biến đó là bảo lãnh bằng cách phát hành thư bảo lãnh và bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm. d/ Một số loại bảo lãnh khác Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, ngoài các loại bảo lãnh cơ bản như đã trình bày ở trên, các NHTM còn sử dụng một số nghiệp vụ bảo lãnh khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà xuất nhập khẩu. Vì phạm vi bài viết có hạn nên tác giả chỉ có thể nêu thêm một số loại bảo lãnh như sau:  Bảo lãnh nhận hàng (Shipping Guarantee/Delivery Guarantee) Trong thương mại quốc tế, khi đi nhận hàng, người nhập khẩu phải xuất trình chứng từ hàng hoá. Trong trường hợp hàng về trước chứng từ, người nhập khẩu không thể trì hoãn việc nhận hàng vì có thể vi phạm hợp đồng, hoặc ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh của mình. Do vậy, người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phát hành một bảo lãnh để có thể nhận hàng mà không có vận đơn gốc. Trong trường hợp này, bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng (sau khi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu ) cho người vận chuyển hoặc nhà xuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển. Nếu người nhập khẩu sau khi đã nhận hàng hoá mà không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với người xuất khẩu thì ngân hàng sẽ phải thanh toán cho người xuất khẩu hoặc người vận chuyển hàng hoá. Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và cho bất kỳ một lí do nào khác như thay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc. Bảo lãnh nhận hàng thường được phát hành kèm với Thư tín dụng.
  • 37. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 31 Để được ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng, người nhập khẩu phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng cơ sở. Nếu người nhập khẩu có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng thì mức ký quỹ này có thể được điều chỉnh giảm đi. Ở Việt Nam hiện nay, loại bảo lãnh này được sử dụng như ở hầu hết các ngân hàng, nhưng vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro nên doanh thu từ dịch vụ này chưa cao. Một số ngân hàng có dịch vụ bảo lãnh này như: Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank); Ngân hàng Á Châu (ACB); VID Public Bank – Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam giữa Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Public Bank Berhad của Malaysia; Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB),…  Bảo lãnh hải quan (Custom Guarantee) Trong thực tiễn kinh doanh thương mại quốc tế, có rất nhiều trường hợp hàng hoá được nhập khẩu vào một quốc gia nào đó nhưng không phải vì mục đích kinh doanh mà là phục vụ cho nhu cầu triển lãm, tham dự hội chợ trong một thời gian ngắn, sau đó sẽ được tái xuất. Những hàng hoá này không phải nộp bất kì một khoản thuế nhập khẩu nào. Trong trường hợp này, Hải quan của nước mà hàng hoá được tạm nhập này sẽ yêu cầu người nhập khẩu phải có một bảo lãnh đảm bảo rằng nếu sau khi hết hạn đăng ký triển lãm, hội chợ mà người nhập khẩu không tái xuất hàng hoá thì Hải quan sẽ rút tiền thanh toán từ bảo lãnh này và xem đó như một khoản tiền nộp thuế nhập khẩu. Hình thức bảo lãnh này chưa được áp dụng phổ biến, chủ yếu được thực hiện ở các nước thuộc cộng đồng Châu Âu (EC).  Bảo lãnh hối phiếu (Draft Guarantee) Loại bảo lãnh này có tính chất tương tự như bảo lãnh thanh toán. Tuy nhiên, cơ chế của nó thì khác. Bảo lãnh hối phiếu là cam kết trả tiền của ngân hàng bảo
  • 38. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 32 Ngân hàng xác nhận Ngân hàng bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh Người xin bảo lãnh lãnh cho người thụ hưởng nếu đến hạn thanh toán mà người yêu cầu bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đã quy định trên hối phiếu đó. Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “good as aval” vào mặt trước hoặc mặt sau của tờ hối phiếu và ngân hàng bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu. Ở một số nước, ngân hàng còn thực hiện bảo lãnh hối phiếu bằng cách phát hành một văn thư riêng gọi là “bảo lãnh bí mật” vì người trả tiền hối phiếu không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của họ đến mức cần bảo lãnh.  Xác nhận bảo lãnh (Confirm Guarantee) Là một bảo lãnh ngân hàng do một ngân hàng (ngân hàng xác nhận) phát hành cho người thụ hưởng để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (ngân hàng được xác nhận). Trong trường hợp ngân hàng phát hành thư bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam kết với người thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Hình 1.3. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh (4) (2) (3) (5) (1) Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng
  • 39. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 33 Trong đó: (1) Hợp đồng gốc (hợp đồng cơ sở). (2) Người xin bảo lãnh làm đơn yêu cấu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng hưởng. (3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. Nếu hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bảo lãnh sẽ bồi thường cho người thụ hưởng. (4) Ngân hàng bảo lãnh đề nghị ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận bảo lãnh cho người thụ hưởng. (5) Ngân hàng xác nhận phát hành thư bảo lãnh cho người thụ hưởng. Trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng, ngân hàng xác nhận sẽ bồi thường cho người thụ hưởng. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại Là một loại hình kinh doanh dịch vụ của hệ thống các NHTM, hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu cũng chịu nhiều tác động bởi các nhân tố khách quan như môi trường luật pháp, môi trường kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, khách hàng (người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh),… và các nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân các NHTM. 1.3.1. Nhân tố khách quan  Môi trường Nhân tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu bao gồm môi trường luật pháp, môi trường kinh tế và môi trường chính trị - xã hội.
  • 40. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 34 Đối với một nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước như ở Việt Nam hiện nay, yếu tố luật pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Luật pháp tạo môi trường pháp lý cho tất cả các hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả, đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại (nếu có). Xét trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố luật pháp có tác động rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng. Một môi trường pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống các NHTM cũng như hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngược lại, môi trường pháp lý không đồng bộ, thiếu chặt chẽ lại hay thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng bảo lãnh của các doanh nghiệp. Yếu tố luật pháp liên quan đến hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu như các Quy chế về bảo lãnh ngân hàng, các quy định về thủ tục công chứng, chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… Hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM cũng chịu sự tác động khá lớn từ môi trường kinh tế. Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp là các khách hàng của ngân hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp không chịu sự biến động bất ngờ của thị trường tài chính nên có khả năng chiếm lĩnh thị trường và thực hiện tốt các nghĩa vụ hợp đồng. Ngược lại, nền kinh tế có quá nhiều sự bất ổn sẽ làm cho doanh nghiệp có thể mất khả năng thực hiện hợp đồng, gây ra rủi ro cho các ngân hàng bảo lãnh. Môi trường chính trị - xã hội ổn định đặc biệt có ý nghĩa đối với các giao dịch bảo lãnh có yếu tố nước ngoài. Một nền chính trị ổn định làm tăng thêm cơ hội hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam.
  • 41. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 35 Vì vậy, góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu nói riêng phát triển.  Khách hàng Các NHTM thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu là nhằm phục vụ nhu cầu của các khách hàng. Bởi vậy, nhân tố khách hàng cũng có ảnh hưởng tương đối lớn đến hoạt động này của các ngân hàng. Khách hàng tác động tới cả quy mô và chất lượng bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM. Nếu nhu cầu bảo lãnh phát sinh nhiều thì quy mô bảo lãnh của các NHTM cũng sẽ được mở rộng. Còn chất lượng bảo lãnh phụ thuộc nhiều vào năng lực tài chính, khả năng kinh doanh của khách hàng và sự trung thực của khách hàng. Khách hàng cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp mình một cách trung thực sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng thẩm định bảo lãnh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh. Mặt khác, tình hình tài chính của khách hàng càng vững mạnh thì ngân hàng bảo lãnh càng gặp ít rủi ro hơn. Bên cạnh đó, sự trung thực của người thụ hưởng bảo lãnh khi yêu cầu ngân hàng thanh toán cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bảo lãnh. Ngân hàng nhận bảo lãnh sẽ gặp rủi ro trong trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh làm giả chứng từ mà ngân hàng không phát hiện ra. 1.3.2. Nhân tố chủ quan Ngoài những nhân tố khách quan nêu trên, hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM còn chịu sự chi phối bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân các NHTM như các chính sách tín dụng, quy trình thực hiện bảo lãnh xuất nhập khẩu, chất lượng công tác thẩm định, chất lượng đội ngũ cán bộ. Chính sách tín dụng ảnh hưởng phần lớn đến kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu của các NHTM bao gồm các quy định về hạn mức bảo lãnh, đối
  • 42. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 36 tượng và phạm vi bảo lãnh, phí bảo lãnh,…Chính sách tín dụng nới lỏng sẽ thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu, đồng thời tăng thêm tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong xu thế phát triển ngày càng sâu rộng của hệ thống các ngân hàng liên doanh. Quy trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu nếu được rút ngắn cùng với chất lượng thẩm định được nâng cao sẽ là những tiền đề góp phần tăng sức cạnh tranh cho các NHTM và thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu. Yếu tố con người luôn luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong bất kỳ loại hình sản xuất – kinh doanh nào. Trong hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu, năng lực của các cán bộ làm công tác bảo lãnh có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bảo lãnh, hiệu quả hoạt động bảo lãnh và uy tín của ngân hàng bởi họ là những người trực tiếp tiếp nhận và xử lý các hồ sơ bảo lãnh.
  • 43. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Tên Ngân hàng: Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Nội (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội). - Tên giao dịch: Bank for Foreign Trade of Vietnam – VCB, Hanoi Branch. - Trụ sở chính: 344 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Tel: (84-4) 974 6666 * Fax: (84-4) 974 7065 Telex: 411 309 * Swift code: BFTVVNVX002 Năm 1984, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội ra Nghị quyết: Hà Nội phải có ngân hàng để phục vụ kinh tế đối ngoại của Thủ đô. Đây là thời kỳ chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế….Trong bối cảnh đó, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đã ra đời vào ngày 01/03/1985. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã được Nhà nước xếp hạng doanh nghiệp loại 1 và là chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã vinh dự đón nhận các danh vị như: Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng (2004), danh vị Bằng khen của thủ tướng chính phủ, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam nhiều năm liền,... Cùng với sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã phát triển nhanh và đạt kết quả cao trong
  • 44. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 38 chuyên môn về huy động tiền gửi, tín dụng, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ và các dịch vụ tài chính khác. Đến cuối năm 2006, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm : 06 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ. Đến cuối năm 2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm: 08 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ. Đến cuối năm 2008, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm: 09 Phòng giao dịch và 01 Quầy thu đổi ngoại tệ Cùng 4 chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương trên địa bàn Hà Nội . Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tự hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên Ngân hàng, VCB Money, i-banking, SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank SG24, . . . hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng . 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban giám đốc gồm có 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc. Tiếp đó là 5 hội đồng, 13 phòng nghiệp vụ, 09 phòng giao dịch, 01 quầy thu đổi ngoại tệ và 4 chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.
  • 45. GIÁM ĐỐC Phụ trách chung và phụ trách hoạt động Ngân hàng bán buôn PHÒNG BAN NGHIỆP VỤ P. Quan hệ khách hàng PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách chung và phụ trách hoạt động Ngân hàng bán lẻ PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách Quản trị rủi ro và xử lý tài sản Nợ - Có PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách tác nghiệp và hoạt động Ngân Hàng P. Tổng hợp P. Thanh toán Xuất nhập khẩu P. Dịch vụ Ngân Hàng P. Thanh toán thẻ P.Tín dụng thể nhân P. Quản lý rủi ro P. Tin học P.Kiểm tra nội bộ P. Ngân Quỹ P. Kế toán tài chính P.Quản lý nợ P.Hành chính nhân sự MẠNG LƯỚI - CHI NHÁNH TRỰC THUỘC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH CÁC HỘI ĐỒNG CN Thành Công CN Cầu Giấy CN Chương Dương CN Ba Đình Phòng Kế toán và dịch vụ PGD số 1 PGD số 2 PGD số 3… PGD số 8 PGD số 9 Hội đồng tín dụng Hội đồng Xử lý rủi ro Hội đồng thi đua Hội đồng Lương Hội đồng Miễn giảm lãi BANGIÁMĐỐC Phòng Kế toán và dịch vụ Phòng Quan hệ khách hàng Nguồn: http://www.vcbhanoi.com.vn/aboutus_sodotochuc.asp Phòng Hành chính Ngân quỹ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Hành chính ngân quỹ Phòng Kế toán và dịch vụ Phòng Hành chính ngân quỹ Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Quan hệ khách hàng Phòng Kế toán và dịch vụ Phòng Hành chính ngân quỹ Quầy thu đổi ngoại tệ
  • 46. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 40 2.2.2.2.Chức năng các phòng ban 1. Ban giám đốc - Ban giám đốc là bộ phận lãnh đạo cao nhất trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và các phòng ban nói riêng. - Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giám đốc có thể uỷ quyền cho các Phó giám đốc thực hiện những công việc trong phạm vi quyền hạn của họ, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các phòng ban trực thuộc ngân hàng. - Các Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho Giám đốc và chỉ đạo về mặt nghiệp vụ cho các phòng chức năng của ngân hàng. 2. Các phòng nghiệp vụ * Phòng quan hệ khách hàng: Là đầu mối trong quan hệ với khách hàng, có nhiệm vụ xác định các nhóm khách hàng mục tiêu; Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch; Xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng. Đồng thời phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, còn thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. * Phòng tổng hợp: với các nhiệm vụ như: Lập kế hoạch kinh doanh; Xây dựng chương trình công tác; Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế; Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam; Lập báo cáo và tổng kết các báo cáo hoạt động kinh doanh gửi ngân hàng cấp trên; Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng và các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao. * Phòng thanh toán xuấtnhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất - nhập khẩu; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; Thực hiên nghiệp vụ chuyển
  • 47. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 41 tiền nước ngoài; Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý và một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao. * Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực (Bố trí điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động,…); Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong ngân hàng; Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan. Thực hiện công tác, văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax . Quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho. * Phòng kiểm tra nội bộ: Là đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động của ngân hàng; Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với DNNN do Bộ tài chính ban hành; Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Giúp giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của ngân hàng. * Phòng quản lý rủi ro: Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp tham gia và giám sát thực hiện các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng; Tham gia đào tạo nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro; Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công. * Phòng dịch vụ ngân hàng: Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành séc cá nhân và các loại chứng từ có giá khác thông qua việc tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới; Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, séc du lịch; Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư; Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho khách hàng cá nhân; Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Thực hiện các chức năng
  • 48. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương SV: Lê Thị Ngọc Thuỳ Lớp: Kinh tế quốc tế 47 42 marketing khách hàng về thẻ; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao. * Phòng thanh toán thẻ: Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định; Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ; Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toán thẻ của chi nhánh ngân hàng; Thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành; Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ và quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao. * Phòng tín dụng thể nhân: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng cá nhân (cho vay cầm cố, thế chấp theo quy định hiện hành); Tổ chức, nghiên cứu, triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du học, cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các sản phẩm khác, . . .; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công. * Phòng ngân quỹ: Công việc chính của phòng ngân quỹ là thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả; Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá ; Điều chuyển và điều hoà tiền mặt VND, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội; Chuyển tiền mặt và séc du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao . * Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý các tài khoản của khách hàng, các tài khoản nội bộ trong và ngoài bảng cân đối kế toán; Thực hiện việc mở tài khoản tiền gửi, thanh toán séc, ngân phiếu,…thông qua thanh toán nội bộ, thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Cụ thể:  Bộ phận “Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền” : Thực hiện các giao dịch chuyển tiền.