SlideShare a Scribd company logo
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014
Tác giả luận văn
Nghiêm Thu Thảo
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................vii
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP................................................................. 5
1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP ................................................................................... 5
1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp. . 5
1.1.2.Quản trị tài chính doanh nghiệp ....................................................... 9
Khái niệm............................................................................................. 9
1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. .......... 13
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp... 13
1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. ........... 15
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3 TRONG THỜI
GIAN QUA.............................................................................................. 40
2.1 Kháiquátchung vềCông tyCổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3.40
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây dựng và
Phát triển nông thôn 3. ........................................................................ 40
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng và
Phát triển nông thôn 3. ........................................................................ 42
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3. ................................. 52
2.2.1 Đánh giá tình hình huyđộng vốn của Công ty cổ phần xâydựng và
phát triển nông thôn 3......................................................................... 52
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19iii
2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần xây
dựng và phát triển nông thôn 3............................................................ 59
2.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của Công ty
Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3......................................... 64
2.2.4 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Cổ phần xây
dựng và phát triển nông thôn 3 ............................................................ 71
2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng
và Phát triển nông thôn 3..................................................................... 79
2.2.6Hiệu quảhoạtđộngcủaCôngtyCổphầnXâydựngvàPháttriển nôngthôn3.
................................................................................................................ 83
2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. ........................ 87
2.2.8 Xác định giá trị thị trường của Công ty........................................ 89
2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng
và phát triển nông thôn 3........................................................................ 90
2.3.1 Những kết quả đạt được.............................................................. 90
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại trong công ty và nguyên nhân................... 91
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN 3........................................................................... 94
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và
phát triển nông thôn 3 trong thời gian tới. ............................................... 94
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội............................................................. 94
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng
và Phát triển nông thôn 3..................................................................... 97
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ
phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3................................................ 98
3.2.1 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tìm nguồn tài trợ hợp lý. ............ 99
3.2.2.Tổ chức tốt công tác quản trị nợ phải thu .................................... 99
3.2.3.Xây dựng kế hoạch nhu cầu hàng tồn kho...................................100
3.2.4.Tìm kiếm, mở rộng thị trường . ..................................................101
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19iv
3.2.5. Đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao công nghệ...............102
3.2.6.Thực hiện tốt hơn công tác quản trị vốn tiền mặt.........................103
KẾT LUẬN.............................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................106
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19v
BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TCDN tài chính doanh nghiệp
HĐV huy động vốn
BQ bình quân
HTK hàng tồn kho
NVL nguyên vật liệu
TNDN thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ tài sản cố định
TSDH tài sản dài hạn
TSNH tài sản ngắn hạn
VCSH vốn chủ sở hữu
VKD vốn kinh doanh
TC tài chính
VqVLĐ vòng quay vốn lưu động
VqKPT vòng quay khoản phải thu
VqHTK vòng quay hàng tồn kho
ROA tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
ROE tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
TNHH MTV trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:Danh sách cổ đông sáng lập:....................................................... 42
Bảng 1.2 : Bảng tổng hợp một số công trình tiêu biểu đã trúng thầu của Công
ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 qua các năm...................... 47
Bảng 1.3: Báo cáo số lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật năm 2013 ....... 49
Bảng 1.4: Danh sách thiết bị hiện có của Công ty....................................... 50
Bảng 2.1 : Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn năm 2013 ..... 53
Bảng 2.2 : Bảng nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty................. 58
Bảng 2.3 : Phân tích khái quát tình hình đầu tư của công ty năm 2013......... 59
Bảng 2.4 : Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn năm 2013... 60
Bảng 2.5: Bảng kê diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013 ............. 65
Bảng 2.6 :Bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013. .. 66
Bảng 2.7 : Bảng phân tích dòng lưu chuyển tiền năm 2013. ........................ 68
Bảng 2.8 : Bảng phân tích nhóm hệ số tạo tiền năm 2013. .......................... 70
Bảng 2.9: Bảng phân tích quy mô nợ năm 2013. ........................................ 72
Bảng 2.10: Tình hình cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ năm 2013.............. 73
Bảng 2.11: Bảng phân tích nhóm hệ số khả năng thanh toán....................... 75
Bảng 2.12: Bảng các chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền năm 2013. .... 77
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động năm 2013................. 79
Bảng 2.14 :Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động năm 2013 ................. 83
Bảng 2.15 : Bảng phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính................ 86
Bảng 2.16 : Bảng phân tích nhóm hệ số phân phối lợi nhuận năm 2013....... 87
Bảng 2.17 : Bảng phân tích nhóm hệ số giá trị thị trường năm 2013............ 89
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy điều hành:........................................................... 44
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.191
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trên thế giới nói chung phải đối
mặt với không ít cơ hội cũng như thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế
toàn cầu. Để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đứng vững được trên
thương trường, họ phải quan tâm đến mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh
và quản trị tài chính là một trong những công tác không thể thiếu ở mỗi doanh
nghiệp. Trong đó, chủ động đánh giá tình hình tài chính và đề ra biện pháp cải
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp để góp phần tạo ra lợi nhuận và nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo bàn đạp gia tăng giá trị doanh
nghiệp về lâu dài là việc làm hết sức cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Quản
trị tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng
thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất
quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và
phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng
công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng
nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và
khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có
kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần.
Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong việc quản lý và đánh giá tình hình
tài chính của doanh nghiệp mình. Đây là một trong những yếu tố quyết định
năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, công
tác tài chính kế toán nói chung, đánh giá các hệ số tài chính dựa trên cơ sở số
liệu kế toán nói riêng đóng một vai trò không nhỏ, nó đã trở thành một công cụ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.192
đắc lực của nhà quản lý trong việc điều hành các hoạt động kinh tế, đảm bảo sự
chủ động tài chính, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và được sự đồng ý của ban lãnh
đạo công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3, em đã thực tập tại
Phòng Tài chính - Kế toán Công ty. Trong quá trình thực tập tìm hiểu thực tế, em
đã quyết định chọn đề tài “Đánhgiá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện
tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn làm rõ cơ sở lí luận về
việc đánh giá thực trạng tài chính tại công ty; qua đó đề ra các biện pháp cải
thiện tình hình tài chính của công ty.
Mục đích nghiên cứu
Luận văn này được viết nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về công tác
phân tích, đánh giá tài chính và thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng
và phát triển nông thôn 3. Qua đó tác giả luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tài
chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tài chính của
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 và tiến hành đánh giá thực
trạng tài chính của công ty những năm gần đây. Qua đó đưa ra các biện pháp cải
thiện tình hình tài chính của công ty, làm cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn là phương pháp so
sánh, phương pháp tỷ lệ, các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.193
thống kê… trên cơ sở sử dụng tài liệu, số liệu, biểu đồ để phân tích một cách
toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.
Kết cấuluận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương bao
gồm:
Chương 1: Lý luận chung về đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp
Chương 2: Đánh giá tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng và
phát triển nông thôn 3.
Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ
phần xây dựng và phát triển nông thôn 3.
Do sự hạn chế nhất định về kiến thức, điều kiện nghiên cứu và thời gian
thực tập tại công ty nên luận văn khó có thể tránh được những sai sót. Em rất
mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới TS Nguyễn
Thị Thanh – giảng viên khoa Tài chính doanh nghiệp, Học Viện Tài Chính,
người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài chính doanh
nghiệp đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập. Những bài
giảng tâm huyết của các thầy cô đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức bổ ích,
giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.194
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị trong Phòng Tài
chính Kế toán và các phòng ban khác trong công ty Cổ phần xây dựng và phát
triển nông thôn 3 đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người
đã giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tuy đã cố gắng
hết sức nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em mong
tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc để
luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày… tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nghiêm Thu Thảo
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.195
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1.1.1.Tàichính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp.
1.1.1.1.Kháiniệm Tài chính doanhnghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung
ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Nền
kinh tế thị trường là môi trường hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp, mỗi
doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó có quyền tự chủ, tự do sản xuất
kinh doanh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều
4 khoản 1 Luật Doanh Nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế.Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ
yếu là: quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước,quan hệ giữa doanh nghiệp với
các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác,quan hệ tài chính giữa doanh
nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp,quan hệ tài chính giữa doanh
nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp,quan hệ tài chính trong nội bộ
doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.196
Xét về hình thức ,tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình
tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh
nghiệp.
Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình
thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh
nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới
các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Các hoạt
động gắn liền với việc tạo lập phân phối sử dụng và vận động chuyển hóa của
quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy: Tài chính doanh nghiệp là phương thức huy động,phân bổ và sử dụng
các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu trong
hoạt động kinh doanh.
1.1.1.2.Các quyết định tài chính của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ
yếu đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi
nhuận.
Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài
sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Trong kế
toán chúng ta đã quen với hình ảnh bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và
quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái (phần tài sản) trên bảng cân đối kế
toán. Quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn
kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.197
- Quyết định đầu tư tài sản cố định: quyết định mua sắm tài sản cố định,
quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn…
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản
cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính, quyết định điểm hoà vốn.
Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết
định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một
quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm
gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm
tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu doanh
nghiệp.
 Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): là những quyết
định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết
định đầu tư. Quyết định huy động vốn tác động đến phần nguồn vốn trong bảng
cân đối kế toán. Quyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
- Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay là sử
dụng tín dụng thương mại. Đối với quyết định vay ngắn hạn sẽ phải lựa chọn
quyết định vay ngắn hạn ở ngân hàng hay là phát hành tín phiếu.
- Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn – phát
hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay là cổ phần ưu đãi); quyết định vay dài
hạn ngân hàng hay là phát hành trái phiếu.
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính)
- Quyết định vay để mua sắm hay thuê tài sản.
Những quyết định về nguồn vốn nêu trên đang là một thách thức không
nhỏ đối với các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để có thể có các quyết
định nguồn vốn đúng đắn, rõ ràng các nhà quản trị tài chính phải có sự am
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.198
tường, hiểu biết về việc sử dụng các công cụ huy động vốn trước khi ra quyết
định đồng thời cũng cần có sự thức thời cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.
 Quyết định phân phối lợi nhuận: Gắn liền với việc quyết định về phân
chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ
phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay là giữ lại
để tái đầu tư. Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo
đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động như
thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trường hay không.
Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp như trên đã
đưa ra còn có rất nhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sát nhập doanh nghiệp, quyết
định phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định
tiền lương hiệu quả…
Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính của
doanh nghiệp thành 2 nhóm là quyết định tài chính dài hạn và quyết định tài
chính ngắn hạn.
+ Quyết định tài chính dài hạn: Đây là những quyết định có tính chất chất
chiến lược,có ảnh hưởng lâu dài đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.Mỗi
quyết định này đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kĩ lưỡng,phân tích một cách bài
bản và khoa học đểđảm bảo hạn chếthấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.Thuộc quyết
định tài chínhdàihạn bao gồm:quyết định đầu tư dài hạn,quyết định huy động vốn
dài hạn và quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Quyết định tài chính ngắn hạn: Đây là những quyết định có tính chất tác
nghiệp ,ảnh hưởng không lớn sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp,vì vậy người
ta còn gọi là các quyết định tài chính chiến thuật. Thuộc quyết định tài chính
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.199
ngắn hạn bao gồm: Quyết định dự trữ vốn bằng tiền, quyết định về nợ phải thu,
quyết định về việc thực hiện chiết khấu thanh toán, quyết định về dự trữ vốn tồn
kho, quyết định về việc khấu hao tài sản cố định.
1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1.Kháiniệm, nội dung quảntrị tài chính doanhnghiệp.
Khái niệm
Quảntrị tài chínhdoanhnghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ
chức thực hiệncác quyếtđịnhtài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của
doanhnghiệp. Do các quyếtđịnhtàichínhcủadoanhnghiệp đềugắnliền vớiviệc tạo
lập, phânphốivà sửdụngcác quỹtiền tệ trongquátrìnhhoạtđộngcủadoanhnghiệp,
vì vậy quảntrị tàichínhdoanhnghiệp cònđượcnhìnnhậnlà quátrìnhhoạchđịnh, tổ
chức thực hiện, điềuchỉnhvàkiểm soátquátrìnhtạo lập, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trị
liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của doanh nghiệp
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Có thể thấy rằng quản trị tài chính doanh nghiệp
liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định huy động
vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra sao cho có lợi nhất cho chủ sở hữu
doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận , là nội dung quan trọng
hàng đầu của quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất
cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quản trị doanh
nghiệp đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính
của hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1910
Nội dung
Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:
 Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.
 Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ
nhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp.
 Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi
và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
 Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh
nghiệp.
 Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
 Thực hiện kế hoạch tài chính.
1.1.2.2Cácnhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp.
− Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp :
Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về
tổ chức doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 4 hình
thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty
hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Hình thức pháp lý tổ
chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp
như : Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng
vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở
hữu đối với khoản nợ doanh nghiệp.
− Đặc điểm kinh tế -kỹ thuật của ngành kinh doanh:
+ Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ thì vốn
lưu đọng chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động cũng nhanh
hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1911
+ Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản
xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có
biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó
có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền cũng như bảo đảm
nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh.Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra
những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn.
− Môi trường kinh doanh:
+ Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế : Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống
giao thông thông tin liên lạc, điện, nước…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn
đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí trong kinh doanh.
+ Tình trạng của nền kinh tế : Nền kinh tế đang trong quá trình tăng
trưởng có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu
đầu tư và ngược lại.
+ Lãi suất thị trường: Ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và
cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, người ta có
xu hướng tiết kiệm hơn tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp.
+ Lạm phát: Lạm phát cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp
khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp gặp căng thẳng. Nếu
doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát
vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình
hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1912
+ Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp : Như
các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập
khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định…
+ Mức độ cạnh tranh : Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành
nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều
hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cho
quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm…
+ Thị trường tài chính và các hệ thống trung gian tài chính: Hoạt động của
doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi các doanh nghiệp có thể huy
động, gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi
để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài
hạn gián tiếp.
1.1.2.3 Vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp.
− Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình
thường và liên tục.
Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp.Trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và
dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, cũng như cho đầu tư phát triển
của doanh nghiệp. Nếu không huy động kịp thời và đủ vốn sẽ khiến cho các hoạt
động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy việc
đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường
liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh
nghiệp.
− Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1913
Với việc lựa chọn dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa tỷ
suất sinh lời ,chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư…nhà quản
trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả
cao.Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp
được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp.Việc lựa
chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu
nguồn vốn tối ưu giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, tăng lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tránh được thiệt hại ứ đọng vốn, tăng
vòng quay tài sản, giảm số vòng quay vốn vay.
− Kiếm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Thông qua việc xem xét tình hình thu, chi tiền tệ hằng ngày và nhất là
thông qua việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và thực hiện các chỉ
tiêu tài chính, các nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện
các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm
năng chưa khai thác được để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các
hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp.
1.2.1.1Khái niệm đánhgiá thực trạng tài chính doanh nghiệp.
Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích một
cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của tài chính doanh nghiệp để thấy
được thực trạng tài chính là tốt hay xấu, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó giúp nhà quản lý doanh
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1914
nghiệp có những quyết định kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
Với vai trò cơ bản của công tác đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp
là giúp cho các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt động doanh
nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, việc đánh giá thực
trạng tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau:
− Thứ nhất, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía
cạnh khác nhau như tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn,
tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến
hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý
doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động,…
−Thứ hai, định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo
chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định tài
trợ, quyết định đầu tư, quyết định phân chia lợi nhuận…
− Thứ ba, là cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp nhà quản trị dự đoán
được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
− Thứ tư, là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với
các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức… Từ đó xác định được điểm mạnh,
điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có được những quyết
định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1915
1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp.
a/ Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ cho nhu cầu vầu vốn bao
gồm vốn chủ sở hữu, vay và nợ. Vốn chủ sở hữu chủ yếu gồm: Vốn đầu tư của
chủ sở hữu và phần lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.Vay và nợ gồm : Vay tín dụng,
phát hành trái phiếu, thuê tài chính, tín dụng thương mại và nguồn vốn chiếm
dụng khác.
Để đánh giá thực trạng tài chính và tình hình biến động nguồn vốn của
doanh nghiệp có 2 nhóm chỉ tiêu:
+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm tổng giá trị nguồn vốn và
từng loại trong B01-DN
+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định theo
công thức :
Tỷ trọng từng
loại nguồn vốn
=
Giá trị của từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn
x 100%
Tổng giá trị nguồn vốn
Phân tích tình hình nguồn vốn được thể hiện thông qua 2 nội dung là phân
tích sự biến động của nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
 Phân tích sự biến động của nguồn vốn được thực hiện bằng cách so sánh cả
tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để xác định
chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng số cũng như từng chỉ tiêu nguồn vốn.
 Cơ cấu nguồn vốn xác định bằng tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu nguồn
vốn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ở đầu kỳ và cuối kỳ, so sánh tỷ trọng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1916
từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để đánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự
thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ.
Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với
nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư. Hệ số cơ cấu
nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu.
 Hệ số nợ:
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn
vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần
trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả. Hệ số này cho thấy sự độc lập, tự
chủ về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòng bẩy tài chính và rủi ro tài chính mà
công ty có thể gặp phải. Từ đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có sự điều
chỉnh về chính sách tài chính phù hợp, các chủ nợ và các nhà đầu tư có quyết
định cho vay và các quyết định đầu tư sáng suốt. Khi hệ số nợ thấp, tỷ suất tỷ tự
tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ
tự tài trợ của doanh nghiệp càng nhiều. Tuy vậy, để có kết luận chính xác về sự
hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến
nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo
ngành nghề cũng như từng thời kỳ giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp.
 Hệ số vốn chủ sở hữu:
Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu:
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số này còn được gọi là hệ số tự tài trợ, phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm
bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1917
độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Hệ số
này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, mức độ độc lập tự
chủ về mặt tài chính cao, ít bị ràng buộc, ít chịu sức ép của các khoản vay. Tỷ
suất tự tài trợ càng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được thanh toán đúng
hạn, làm uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy động vốn vay nhờ
vậy cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều vốn tự có thì khó có thể
khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu để gia tăng lợi nhuận do mức
độ sử dụng đòn bẩy tài chính quá thấp.
b/. Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành
thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định
thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân
chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành
phẩm, bán thành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản này gọi là
TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo
cho vốn lưu động thường xuyên, còn nguôn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo
cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như
vậy. Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính,ta sẽ xem xét
một số mô hình tài trợ vốn sau:
 Mô hình tài trợ thứ nhất
Toànbộ TSCĐvàTSLĐ thườngxuyên được đảmbảo bằngnguồnvốn
thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạmthời được đảmbảo bằngnguồnvốn tạm thời.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1918
TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời
TSLĐ thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyênTSCĐ
+Lợi íchcủa áp dụng mô hình này:
−Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro nguy hiểm trong
thanh toán, mức độ an toàn cao hơn.
−Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn.
+Hạn chế: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn.
 Mô hình tài trợ thứ hai
Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ được đảm bảo
bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ tạm thời cònlại được đảm bảo
bằng nguồn vốn tạm thời.
Ở mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. Tuy nhiên
doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh
nghiệp tất phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn.
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
TSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1919
 Mô hình tài trợ thứ ba
Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn
vốn thường xuyên, cònmột phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời
được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời.
Mô hình này với ưu điểm chi phí sử dụng sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều
hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn linh hoạt hơn. Trong thực
thế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng
ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiẹp mới lại
càng cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình này cũng có khả năng gặp rủi ro
cao, do đó cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp.
1.2.2.2. Tìnhhình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
a/ Tình hình đầu tư vốn của doanh nghiệp.
Để đánh giá chung tình hình đầu tư ta sử dụng các chỉ tiêu:
+ Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định
TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
TSLĐ thường xuyên
TSCĐ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1920
Tỷ suất đầu tư
=
Tài sản cố định ×100%
TSCĐ Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số
vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm bao phần trăm hay là tỷ trọng vốn đầu tư về
tài sản cố định trong tổng vốn kinh doanh.Nó vừa thể hiện cơ cấu đầu tư về tài
sản cố định ,vừa thể hiện quy mô đầu tư về tài sản cố định,loại hình đầu tư,lĩnh
vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng số vốn hiện có của doanh
nghiệp.
+ Tỷ suất đầu tư tài chính
Tỷ suất đầu tư
=
Các khoản đầu tư tài chính ×100%
tài chính Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn
đầu tư cho loại hình tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm,chỉ tiêu này phản ánh
về quy mô ,cơ cấu đầu tư tài chính trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.
+ Tỷ suất đầu tư bất động sản
Tỷ suất đầu tư
=
Bất động sản đầu tư ×100%
bất động sản Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tham gia thị trường bất động sản của doanh
nghiệp ở từng thời kỳ.Hoạt động đầu tư bất động sản là lĩnh vực đầu tư đang thu
hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tài chính và nguồn huy
động vốn lớn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1921
b/ Đánhgiá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện thông qua sự biến
động và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của
doanh nghiệp là đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của
doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh
vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động
quy mô của tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy sự biến động về mức độ
đầu tư, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua cơ
cấu tài sản ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện trong doanh
nghiệp, sự biến động cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động trong chính sách đầu
tư của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn cuả doanh nghiệp bao gồm:
+ Các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán
+ Tỷ trọng của từng loại tài sản
Tỷ trọng từng
loại tài sản
=
Giá trị từng loại, từng chỉ tiêu TS
x 100%
Tổng giá trị tài sản
Thôngquatỷtrọngcủatừngloại tài sản(cơ cấu tài sản) cho thấy được cơ cấu
đầutư củadoanhnghiệp cho từngloạitàisản, từnglĩnh vực hoạtđộng. Sựbiến động
cơ cấutàisảncũngcho thấycơ cấuđầutư, chínhsáchđầutưcủadoanhnghiệp đãcó
sự thay đổi theo chiểu hướng nào, có phù hợp với chính sách huy động vốn hay
không… Hệsố cơ cấutàisản:Phảnánh mức độ đầutưvào các loạitài sảncủadoanh
nghiệp. Tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1922
Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà
doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản
ngắn hạn.
Tỷ suất đầu tư vào
TSNH
=
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào
TSDH
=
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư vào TSDH phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh
nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản dài hạn.
Đồng thời cũng phần nào phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, tình
trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình trang thiết bị máy móc, nhà xưởng…,
năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong
tương lai.
Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh
cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư các loại tài
sản của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh
nghiệp.
Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền được thể hiện thông qua việc
phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền, qua phân tích sự biến động của
dòng tiền thuần và khả năng tạo tiền của doanh nghiệp.
a/ Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn:
Ta có thể xác định như sau: Trước hết chuyển toàn bộ các khoản mục trên
Bảng cân đối kế toán thành cột dọc.Tiếp theo so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ
để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên BCĐKT. Mỗi sự thay đổi của từng
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1923
khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc
diễn biến nguồn tiền theo cách thức:
- Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn
- Diễn biến nguồn tiền tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.
Lập bảng phân tích
Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc
thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng cân đối ta có thể
xem xét đánh giá tổng quát: Số tiền tăng hay giảm của doanh nghiệp trong kỳ đã
được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc
giảm tiền. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp tài chính định hướng huy
động vốn cho kỳ tiếp theo, đảm bảo huy động vốn đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn của doanh nghiệp.
b/ Phân tích sự biến động của dòng tiền thuần :
Dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu:
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này bị tác động bởi 3 nhân tố:
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Phương pháp phân tích:
- So sánh kỳ này với kỳ trước và các kỳ trước để đánh giá xu hướng biến
động của dòng lưu chuyển tiền
- Xác định tác động của dòng tiền thu vào, chi ra trong từng loại hoạt động
đến dòng lưu chuyển tiền của toàn doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khiến cho
dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp dương hay âm,tăng hay giảm. Cụ thể:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1924
+ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương: Tức là tổng dòng tiền thu vào
đã lớn hơn tổng dòng tiền chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh
nghiệp đang tăng trưởng.
+ Lưu chuyển tiền thuần âm: Tức là tổng dòng tiền đã thu vào nhỏ hơn
tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang
bị giảm sút, làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ của doanh nghiệp.
c/ Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp được phản ánh nhóm chỉ tiêu
+ Trình độ tạo tiền của doanh nghiệp thông qua hệ số tạo tiền của từng
hoạt động:
Hci =
IFi (Dòng tiền thu về của từng hoạt động)
OFi (Dòng tiền chi ra của từng hoạt động)
Phương pháp phân tích
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh kỳ này với kỳ trước của từng chỉ
tiêu phân tích. Căn cứ vào độ lớn của từng chỉ tiêu và kết quả so sánh để đánh
giá năng lực tạo tiền của doanh nghiệp.
1.2.2.4. Tìnhhình công nợ và khả năng thanhtoán.
a/ Tình hình công nợ
Thông qua đánh giá tình hình công nợ sẽ đánh giá được vốn của doanh
nghiệp bị chiếm dụng như nào và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao.
Các khoản công nợ nếu chưa đến hạn thanh toán là bình thường. Điều mà các đối
tượng quan tâm đó là các khoản nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không
có khả năng thu hồi, các phải trả không có nguồn thanh toán. Để nhận biết được
điều đó cần phân tích tình hình công nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Có
2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ:
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1925
− Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ : gồm các chỉ tiêu nợ phải thu và nợ
phải trả trên bảng cân đối kế toán. Tiến hành so sánh các chỉ tiêu này giữa cuối
kỳ và đầu kỳ cả về số tương đối và tuyệt đối.
− Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ gồm: hệ số các khoản phải thu, hệ số các
khoản phải trả được xác định như sau:
 Hệ số các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của DN, cho biết trong
tổng tài sản có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng
 Hệ số các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả =
Các khoản phải trả
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu
phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.
 Hệ số các khoản phải thu/ các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải thu/
các khoản phải trả
=
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
 Hệ số các khoản phải thu/ các khoản phải trả nhà cung cấp
Hệ số các khoản phải thu/các
khoản phải trả nhà cung cấp
=
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả nhà cung cấp
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1926
b/ Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc phân tích
các hệ số khả năng thanh toán và các chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền.
 Hệ số khả năng thanhtoán :
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.
Hệ số khả năng
=
Tổng tài sản
thanh toán tổng quát Tổng Nợ phải trả
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và tổng số nợ phải trả của
doanh nghiệp, đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát qua các khoản
nợ nần của doanh nghiệp.
Hệ số này lơn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp
thừa để thanh toán các khoản nợ hiện tại. Ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì
có thể tình hình tài chính cảu doanh nghiệp đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên
không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để chi trả nợ và không
phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay.
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn chia cho số nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số khả năng
=
Tổng tài sản ngắn hạn
thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản ngắn hạn bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ
ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1927
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền để trang trải các khoản
nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp. Để đánh giá hệ số này cần dựa vào cần dựa vào hệ
số trung bình của doanh nghiệp trong cùng ngành. Hệ số này ở các ngành nghề
kinh doanh khác nhau có sự khác nhau.
Thông thường hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là
yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà
doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này càng cao cho thấy
doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến
hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa hẳn là năng lực
thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy để đánh giá đúng đắn hơn cần xem
xét tình hình của doanh nghiệp.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp
được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho nợ ngắn hạn,
hàng tồn kho bị loại trừ bởi lẽ trong tài sản lưu động hàng tồn kho được coi là tài
sảncó tínhthanh khoản thấp hơn. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp mà không cần thanh lý cấp hàng tồn kho.
Hệ số khả năng
=
Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
+Hệ số khả năng thanh toán tức thời.
Ngoài các hệ số trên để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1928
Hệ số khả năng
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn
Ở đây tiền gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương
đương tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển đổi
thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Hệ số này đánh giá
khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp
khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhều khoản nợ phải thu
gặp nhiều khó khăn khó thu hồi.
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và
cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Lãi tiền vay là khoản chi phí vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải
trả đúng hạn cho chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh
không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm
bảo khả năng thanh toán lãi vay đúng hạn.
Hệ số khả năng
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
thanh toán lãi vay Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ
Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm
khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó,chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến
xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp.
Hệ số này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra
trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần
tổng lãi vay phải trả từ việc huy động nguồn vốn nợ. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1929
hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình
hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại hệ số này càng gần 1
thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến
cho tình hình tài chính bị đe dọa. Khi đó hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ,
thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài tất sẽ dẫn đến phá sản.
 Các chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền
+ Kỳ thu tiền trung bình.
Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh độ dài thời
gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu
được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu
vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy,
khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng
trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các
doanh nghiệp cùng ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
Kỳ thu tiền
=
360 ngày
trung bình (ngày) Vòng quay nợ phải thu
360 ngày
+ Kỳ trả tiền trung bình =
Vòng quay nợ phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của
doanh nghiệp bao nhiêu ngày, phản ánh độ dài thời gian trả tiền mua hàng của
doanh nghiệp kể từ lúc mua hàng cho đến khi thanh toán tiền hàng. Kỳ trả tiền
trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của nhà cung
cấp và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi kỳ trả tiền trung bình quá
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1930
dài so với các doanh nghiệp cùng ngành tuy cho thấy vốn đi chiếm dụng của
doanh nghiệp là lớn nhưng cũng thể gây giảm uy tín cho doanh nghiệp.
+ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân :
Kỳ luân chuyển hàng
=
Số ngày trong kỳ ( 360 ngày )
tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thực
hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay hàng tồn kho
trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ hàng tồn kho quay vòng nhanh,
giảm ứ đọng vốn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là hiệu
quả và ngược lại.
1.2.2.5Hiệu suấtsử dụng vốn kinhdoanhcủa doanhnghiệp.
a/ Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ bìnhquân sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bìnhquân được tính theo
phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuốikỳ và đầu kỳ.
Hiệu suất sử dụng
=
Doanh thu thuần
tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ bình quân
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng
VCĐ càng cao và ngược lại.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1931
Hiệu suất sử dụng
=
Doanh thu thuần
vốn cố định Vốn cố định bình quân
+ Hệ số hao mòn TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ,quađó cũng gián tiếp
phản ánh năng lực cònlại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi
ở thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn
sử dụng ,vốn cố dịnh cũng sắp thu hồi hết.
Hệ số hao mòn
=
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ
tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ
+ Hàm lượng vốn cố định:
Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh
nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu vốn cố định. Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử
dụng VCĐ càng cao và ngược lại.
Hàm lượng
=
Vốn cố định bình quân
vốn cố định Doanh thu thuần
b/ Hiệu suấtsử dụng vốn lưu động.
+ Số vòng quay vốn lưu động ( số lần luân chuyển VLĐ):
Số vòng quay vốn lưu động
=
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của vốn lưu động được thực hiện
trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Để đơn giản tổng mức luân
chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1932
cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ của doanh nghiệp, một
đồng VLĐ bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu
này càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại.
+ Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển
=
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao
nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì thể hiện lượng vốn lưu
động càng nhanh và ngược lại.
+ Hàm lượng vốn lưu động ( Mức đảm nhiệm VLĐ)
Hàm lượng
=
Vốn lưu động bình quân
vốn lưu động Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ảnh để có thực hiện đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu
đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì sử dụng vốn lưu động càng hiệu
quả và ngược lại.
+ Mức tiết kiệm VLĐ:
Mức tiết kiệm
=
Mức vốn lưu động luân
x
Số ngày rút ngắn kỳ
vốn lưu động chuyển mỗi ngày kỳ PT Luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh
nghiệp có thể đạt được quy mô như cũ nhưng có thể tiết kiệm được một lượng
VLĐ. Hay vẫn với số VLĐ như trước nhưng do tăng tốc độ luân chuyển vốn,
doanh nghiệp đạt được quy mô cao hơn, hoặc do tăng tốc độ luân chuyển vốn,
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1933
doanh nghiệp phải tăng một lượng VLĐ không đáng kể nhưng quy mô tăng lên
nhiều.Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi
một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác.
+ Số vòng quay hàng tồn kho.
Số vòng quay =
Giá vốn hàng bán
hàng tồn kho Giá trị HTK bình quân trong kỳ
Giá trị hàng tồn kho bình quân có tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng
với số dư cuối kỳ và chia đôi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ
thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
Thông thường số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong
cùng ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp sử
dụng là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm bớt
được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp
thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ
đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền của doanh
nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính
trong tương lai. Tuy nhiên để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn
tình thế của doanh nghiệp.
+ Vòng quay các khoản phải thu:
Số vòng quay =
Doanh thu bán hàng
các khoản phải thu Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải
thu nhanh. Do đó, doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều tài sản lưu động cho
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1934
các khoản phải thu hay các khoản mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng ít.
Ngược lại, vòng quay các khoản phải thu càng nhỏ chứng tỏ một phần vốn của
khách hàng đã bị doanh nghiệp chiếm dụng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính
sách bán chịu của doanh nghiệp.
Nợ phải thu bình quân được tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số
dư cuối kỳ và chia đôi.
1.2.2.6 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các hệ số hiệu quả hoạt động là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định
quản lý của doanh nghiệp. Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ
yếu sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu( ROS).
Tỷ suất lợi nhuận sau
=
Lợi nhuận sau thuế
thuế trên doanh thu(ROS) Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết
kiệm chi phí của DN. Nó thể hiện trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp
thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện
doanh nghiệp quản lý chi phí có hiệu quả. Tuy nhiên khi đánh giá cần xem xét
thêm đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và tình hình cụ thể để có kết luận
chính xác.
+ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)
Chỉ tiêunày phảnánh khả năng sinh lời củatài sản hay vốn kinh doanh không
tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1935
Tỷ suất sinh lời kinh tế
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
của tài sản (BEP) Tổng tài sản hay vốn kinh doanh bình quân
+ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh
lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi vay.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
=
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
trên vốn kinh doanh VKD bình quân sử dụng trong kỳ
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng
của tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
=
Lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh VKD hay tài sản bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường
mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ.
+ Thu nhập một cổ phần (EPS)
Thu nhập
=
LNST – Cổ tức trả cổ đông ưu đãi
Một cổ phần (EPS) Tổng số cổ phần thường đang lưu hành
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần
phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Hệ số EPS cao hơn
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1936
các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các doanh
nghiệp luôn hướng tới.
 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp
phân tích DUPONT).
Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là kết quả tác động của hàng
loạt các giải pháp và quyết định quản lý doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động
của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới
mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để phân
tích sự tác động đó.
 Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuậnsau thuếtrên vốn kinh doanh (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
=
Lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh VKD hay tài sản bình quân trong kỳ
ROA =
Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh
Như vậy:
ROA =
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
 Vòng quay toàn bộ vốn
trên doanh thu
Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi
nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào
đến ROA. Trên cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích
hợp để gia tăng ROA.
 Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuậnsau thuếtrên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1937
ROE =
Lợi nhuận sau thuế

Tổng số vốn kinh doanh
Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu
= ROA 
1
1 - Hệ số nợ 2
ROE =
Tỷ suất lợi nhuận
 Vòng quay toàn bộ vốn
1
sau thuế trên doanh thu 1 – Hệ số nợ
Qua công thức trên, cho thấy có 3 yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn
chủ sở hữu trong kỳ là:
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Phản ánh trình độ quản trị doanh
thu và chi phí của doanh nghiệp
+ Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của
doanh nghiệp.
+ Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn
vốn cho hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.2.7Tình hình phânphốilợi nhuậncủa doanh nghiệp
Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các
hệ số phân phốilợi nhuận:
+ Cổ tức một cổ phần thường
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu động cổ tức
trong năm
Cổ tức một
=
LNST dành trả cổ tức cho mỗi cổ đông thường
cổ phần thường (DPS) Số cổ phần thường đang lưu hành
+ Hệ số chi trả cổ tức
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1938
Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả
cổ tức cho cổ đông.
Hệ số chi trả cổ tức =
Cổ tức một cổ phần thường
Số cổ phần thường
Hệ số chi trả cổ tức là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ tăng
trưởng bền vững của doanh nghiệp tương lai.
+ Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức =
Cổ tức một cổ phần
Giá trị thị trường một cổ phần
Chỉ tiêu này phản ánh, nếu nhá đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phần của
công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu đồng cổ tức.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1939
1.2.2.8Xácđịnhgiá trị thị trường của doanhnghiệp.
* Hệ số giá trên thu nhập (hệsố P/E)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem
xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty. Hệ số này được xác định bằng
công thức sau:
Hệ số giá trên thu nhập =
Giá thị trường một cổ phần
Thu nhập một cổ phần
Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng
thu nhập hiện tại của công ty. Nhìn chung hệ số này cao là tốt, thể hiện sự đánh
giá cao triển vọng công ty của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ số này phải
xem xét thận trọng.
* Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách
Hệ số này được xác định theo công thức:
Hệ số giá trị thị trường
trên giá trị sổ sách
=
Giá thị trường một cổ phần
Giá trị sổ sách một cổ phần
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1940
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3 TRONG THỜI
GIAN QUA
2.1 Kháiquátchungvề CôngtyCổ phầnXâydựng và Pháttriểnnôngthôn3.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây dựng và
Phát triển nông thôn 3.
- Tên doanh nghiệp phát hành : Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển nông thôn 3 .
- Tên giao dịch : CERD 3.,JSC(Construction & rural development 3 Joint
– Stock Company)
- Mã số thuế : 0100103538
- Địa chỉ : Số 46A ,ngõ 120 , đường Trường Chinh,phường Phương Mai,
quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Điện thoại : 04.3576.3418 – Fax: 04.3576.2427
- Hình thức sở hữu vốn : Vốn góp.
- Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ ( năm tỷ đồng chẵn).
- Mệnh giá : 10.000 đồng/cổ phần.
- Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam ("VND"), hạch
toán theo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số
03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn
mực chung.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1941
- Chế độ kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng chế độ kế toán
Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 48/2006/QD-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày
31/12/2009.
- Hình thức kế toán áp dụng : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy
vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Cads.
- Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 là pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam. Công ty được thành lập do chính sách cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước theo quyết định số: 145/2000/QĐ/BNN – TCCB ngày
29/12/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty là doanh
nghiệp hoạch toán độc lập, được UBND Thành phố Hà Nội cấp đăng ký kinh
doanh số 0103000718 ngày 02 tháng 01 năm 2002 và chính thức hoạt động kể từ
ngày 23 tháng 01 năm 2002. Công ty hoạt động theo điều lệ Công ty Cổ phần
Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 và luật doanh nghiệp Nhà nước CHXHCN
Việt Nam. Công ty hiện nay đang kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh
doanh số 0100103538 đã thay đổi lần thứ 6 ngày 01 tháng 11 năm 2011.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1942
Bảng 1.1:Danh sách cổ đông sáng lập:
STT Tên Cổ đông
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với
cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối
với tổ chức
Số cổ
phần
1
Tổng Công ty Xây dựng
Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
68 Đường Trường Chinh, Phường
Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
111,000
2 Phạm Ngọc Trác
Số 80B, Phố Bà Triệu, Phường Hàng
Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
51,515
3 Trần Cao Quang Chính
H9B Phương Mai, Phường Phương
Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội
35,000
4 Phan Văn Lâm
101-A3, Tập thể 128 Đại La, Phường
Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội
41,884
5 Nguyễn Quốc Huy Số 76 Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
52,460
6 Các Cổ đông khác 208,141
2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng và Phát
triển nông thôn 3.
2.1.2.1Chứcnăng, ngànhnghềkinh doanh.
 Chức năng :
+ Công ty thực hiện việc xây dựng các công trình đã trúng thầu, cung cấp
các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tư vấn kinh doanh….
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1943
 Nhiệm vụ:
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện nghiêm túc
chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ
môi trường, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ
quốc phòng toàn dân.
+ Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm xây dựng có chất
lượng tốt nhất, dịch vụ chuyên nghiệp, thời gian nhanh chóng, giá thành hợp lý.
+ Tạo dựng và duy trì môi trường làm việc “ Thân thiện và chuyên
nghiệp”, kỷ luật lao động cao, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất, tinh
thần của cán bộ công nhân viên.
+ Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phát
triển toàn diện, phát huy tiềm năng tối đa của mỗi cán bộ công nhân viên công ty.
+ Chủ động đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm
tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường,
đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước.
+ Không ngừng gia tăng giá trị lợi ích cho các cổ đông.
 Ngành nghề kinh doanh:
+ Tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết bị công trình và hoạt
động theo chứng chỉ hành nghề).
+ Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện từ 35 KV trở xuống.
+ Xây dựng các công trình giao thông và thuỷ lợi loại nhỏ.
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng.
+ Sản xuất các phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng.
+ Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất.
( Doanh nghiệp chỉ hoạt động xây dựng công trình khi đáp ứng đủ điều
kiện năng lực theo quy định của pháp luật )
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1944
2.1.2.2Cơcấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Xâydựng và Pháttriển
nông thôn 3.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy điều hành:
BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG HỢP
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
KẾHOẠCH
KỸTHUẬT
CHẤTLƯỢNG
HÀNHCHÍNH
DỰTHẦU
TỔCHỨC
ĐỘIXDSỐ3
ĐỘIXDSỐ1
ĐỘIXDSỐ5
ĐỘIXDSỐ4
ĐỘIXDSỐ6
ĐỘIXDSỐ8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1945
 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, thực hiện chức năng tổ chức,
quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh. Giám đốc vừa là người đại diện cho
Công ty, vừa là cán bộ công nhân viên trong Công ty, thay mặt cho Công ty chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đại
diện cho Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện quy chế dân chủ trong
điều hành, lãnh đạo tập trung, phân công cụ thể từng công việc cho các phó giám
đốc, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo các công trình
thi công, quán triệt các cán bộ công nhân viên khi thi công trên địa bàn nào cũng
phải tạo ra mối quan hệ tốt đối với chính quyền địa phương. Giám đốc còn phải
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách kinh doanh, là người đại diện trực
tiếp thứ nhất của Giám đốc với đầy đủ tư cách và trình độ khoa học kỹ thuật,
kiến thức kinh doanh, năng lực nghề nghiệp để điều hành, quản lý các hoạt động
kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật, là người đại diện trực tiếp
thứ hai cho giám đốc, có chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm trong việc kiểm
tra, thẩm định, giám sát về mặt kỹ thuật, có chức năng chỉ đạo thi công xây
dựng, tham mưu báo cáo cho giám đốc về mặt kỹ thuật.
- Phòng tài chính kế toán: Cung cấp và giám sát chặt chẽ thông tin về chi
tiêu trong kỳ và hoạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công
ty, giúp Ban giám đốc đưa ra các quyết định về ký kết hợp đồng.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1946
- Phòng tổng hợp: Bao gồm các bộ phận kỹ thuật chất lượng, kế hoạch,
dự thầu, hành chính, tổ chức. Mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng trong hoạt
động của Công ty.
Chịu trách nhiệm thi công xây dựng, sản xuất trực tiếp là các phân xưởng
sản xuất, các đội xây dựng.
2.1.2.3Đặcđiểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xâydựng và Phát
triền nông thôn 3.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3 đã tham gia thi
công xây dựng đa dạng các loại, hạng mục công trình với nhiều công trình có
yêu cầu về kết cấu đặc biệt như sàn Panen, cầu thang máy, máy ép cọc, nhựa bán
thâm nhập, thiết bị phun nước nghệ thuật… Các công trình thi công có giá trị từ
trăm triệu đến chục tỷ VNĐ, trải dài trên các vùng địa lý từ Bắc vào Nam. Bao
gồm các công trình nhà ở, khách sạn, nhà làm việc, công trình văn hóa, công
trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể thao, công trình thương mại, công
trình cấp thoát nước, công trình điện, công trình công nghiệp, công trình nông
nghiệp, công trình thủy lợi, công trình giao thông.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1947
Bảng 1.2 : Bảng tổng hợp một số công trình tiêu biểu đã trúng thầu của
Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 qua các năm
TT
PHÂN LOẠI, TÊN CÔNG
TRÌNH
GIÁ TRỊ HĐ
(Triệu VNĐ)
M2 SÀN
SỐ
TẦNG
KẾT CẤU ĐẶC
BIỆT
1
Khách sạn 10 tầng – Phương
Mai – Hà Nội
16.000 4.000 10 Cầu thang máy
2
Nhà trụ sở XN bản đồ – Bộ
quốc phòng
6.500 1.800 4
3
Nhà khoa Trồng trọt Trường
Đại học Nông nghiệp I
4.318 1.560 3 Máy ép cọc
4
Đài tiếng nói VN – 39 Bà
triệu – HN
13.000 1600 4
5
Nhà sinh hoạt mỏ – Than
Mông Dương
7.608 1.908 2
Mái giàn không
gian
6
Nhà ký túc xá Trường Đại
học Mỏ địa chất
6.200 4.320 5 Sàn Panen
7
Các công trình thuộc trường
CĐSPKT I – Hưng Yên
8.974
Mái tôn vì kèo
Zamil
8
Các công trình thuộc trường
ĐH Thái Nguyên
6.956
Mái tôn vì kèo
Zamil
9
Các công trình thuộc trường
CĐ Nông lâm – Bắc Giang
8.486
10 Các công trình thuộc trường 9.890
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1948
TT
PHÂN LOẠI, TÊN CÔNG
TRÌNH
GIÁ TRỊ HĐ
(Triệu VNĐ)
M2 SÀN
SỐ
TẦNG
KẾT CẤU ĐẶC
BIỆT
CĐSP II Nam Định
11
Các công trình thuộc ĐH Đà
Nẵng
20.594
Đường bê tông
nhựa
12
Các công trình thuộc ĐH
Thủy sản Nha Trang
30.388
Đường nhựa bê
tông
13
Các công trình ĐH QG Hồ
Chí Minh
64.172
Máy ép cọc,
tầng hầm
14
Các công trình ĐH NL TP
HCM
29.493
Mái giàn không
gian, tầng hầm
15
Nhà thi đấu và tập luyện thể
thao ĐH NLTPHCM
12.518
Mái giàn không
gian
16 Nhà máy giấy Vạn Điểm 9.000
17 Hồ chứa nước Thành Sơn 7.350
18
Đường đê bao ngoài – Hệ
thống công trình vùng đệm U
minh thượng
13.500
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1949
 Lực lượng lao động
Bảng 1.3: Báo cáo số lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật năm 2013
Đơn vị: Lao động
TT
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ
KỸ THUẬT
SỐ
LƯỢNG
THÂM NIÊN CÔNG
TÁC
≥5
NĂM
≥10
NĂM
≥20
NĂM
A ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC 92 27 28 37
1 Xây dựng 29 8 10 11
2 Kiến trúc sư 11 3 4 4
3 Kinh tế xây dựng 13 4 4 5
4 Thủy lợi 5 3 2
5 Cầu đường 6 4 2
6 Cấp thoát nước 5 1 2 2
7 Cơ khí 4 1 1 2
8 Tài chính kế toán 14 3 3 8
9 Các ngành khác 3 3
10 Vật liệu xây dựng 2 2
B TRUNG CẤP 33 29 9
1 Xây dựng 17 14 3
2 Thủy lợi 5 5
3 Cầu đường 5 5
4 Tài chính 6 3 3
5 Các ngành khác 5 2 3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1950
Khả năng về máy móc thiết bị
Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đồng thời từng
bước hiện đại hoá về công nghệ, thiết bị phù hợp với sự phát triển chung của cả
nước, Công ty luôn có kế hoạch đầu tư vào máy móc, thiết bị công nghệ để cùng
kết hợp với năng lực, thiết bị - công nghệ hiện có phục vụ cho sản xuất thi công.
Bảng 1.4: Danh sách thiết bị hiện có của Công ty
TT TÊN THIẾT BỊ
SỐ
LƯỢNG
CÔNG
SUẤT
CHẤT
LƯỢNG (%)
A – THIẾT BỊ THI CÔNG PHẦN THÔ, HOÀN THIỆN:
1 Máy trộn vữa 08 80L + 2,5W 50
2 Máy trộn bờ tụng 08 250L + 4,5W 60
3 Đầm rùi 15 1,5KW 40
4 Đầm bàn 15 1,5KW 45
5 Máy bơm nước 08 1,1KW 75
6 Máy cắt, uốn sắt 15 4,5KW 35
7 Máy duỗi sắt 10 2,5KW 70
8 Khung giỏ tuýp 1000 bộ 80
9 Cốp pha lắp ghộp 2000 m2 65
10 Máy hàn hồ quang 05 23KVA 45
11 Máy phun xi măng 02 73
12 Máy mài đá 05 55
13 Máy cắt tụn 05 87
14 Máy cắt gạch đá 04 0,8KW 50
15 Máy cưa bàn D200 – 300 02 1,5KW 60
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1951
TT TÊN THIẾT BỊ
SỐ
LƯỢNG
CÔNG
SUẤT
CHẤT
LƯỢNG (%)
16 Máy hàn điện tự phát 03 67
17 Máy tiện 05 Y6.P16 35
18 Máy mài Granito 04 1,5KW 78
19 Máy hàn hơi 03 90
B – THIẾT BỊ NÂNG, ĐỠ, VẬN CHUYỂN
1 Cẩu thiếu nhi 05 500kg 70
2 Vận thăng 04 4,5KW-0,8T 65
3 Cần cẩu bình lốp 02 77
4 Xe tải thựng 02 5T 60
5 Xe ô tô tự đổ 02 9T 55
6 Xe cải tiến 50 84
C – THIẾT BỊ THI CÔNG
1 Máy ép cọc EC-2 01 150T 45
2 Máy nộn khớ Diezen 01 45
3 Máy xúc 02 3,6M3 68
4
Máy ủi
02 110CV 65
D – THIẾT BỊ TRẮC ĐẠC
1 Máy kinh vĩ 80
2 Máy thủy bình 83
Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh
SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1952
2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3.
2.2.1 Đánhgiá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần xâydựng và phát
triển nông thôn 3.
a/ Tình hình nguồn vốn của Công ty
Tình hình huy động vốn của Công ty được thể hiện thông qua sự biến động
và cơ cấu nguồn vốn của công ty
Tình hình huy động vốn của công ty năm 2013 được thể hiện qua bảng sau:
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán AscoĐề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
Phi Phi
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&CĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánHoài Molly
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳĐề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
Đề tài: Rủi ro trong tín dụng và biện pháp hạn chế tại Agribank, 9đ - Gửi miễ...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán AscoĐề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
Đề tài: Kiểm toán doanh thu tài chính do công ty kiểm toán Asco
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty tnhh sản xuất thương mại và dị...
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&CĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng do Công ty Kiểm toán A&C
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan ThànhĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại Lan Thành
 
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tn...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lươngĐề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
Đề tài: Quy trình kiểm toán tiền lương và khoản trích theo lương
 
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
Đề tài: Hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty Kiểm toán ASCO - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấyĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty giấy
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳĐề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 

Similar to Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ

Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
Luận Văn 1800
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
nataliej4
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ (20)

Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công tyLuận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
Luận văn: Lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu phấn đấu tăng lợi nhuận ở Công ty
 
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
Đề tài: Biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Sản Xuất Tân Á, HAY - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Hungari, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCMĐề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
Đề tài: Nâng cao hiệu quả môi giới tại công ty chứng khoán TP.HCM
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
Ứng dụng công cụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hàm Yên, 9đ
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Biện pháp cải thiện tài chính của công ty xây dựng nông thôn 3, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực xuất phát từ thực tế của đơn vị thực tập. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2014 Tác giả luận văn Nghiêm Thu Thảo
  • 2. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................vii LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP................................................................. 5 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ................................................................................... 5 1.1.1.Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp. . 5 1.1.2.Quản trị tài chính doanh nghiệp ....................................................... 9 Khái niệm............................................................................................. 9 1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. .......... 13 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp... 13 1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. ........... 15 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3 TRONG THỜI GIAN QUA.............................................................................................. 40 2.1 Kháiquátchung vềCông tyCổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3.40 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3. ........................................................................ 40 2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3. ........................................................................ 42 2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3. ................................. 52 2.2.1 Đánh giá tình hình huyđộng vốn của Công ty cổ phần xâydựng và phát triển nông thôn 3......................................................................... 52
  • 3. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19iii 2.2.2 Đánh giá tình hình đầu tư và sử dụng vốn của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3............................................................ 59 2.2.3 Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3......................................... 64 2.2.4 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 ............................................................ 71 2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3..................................................................... 79 2.2.6Hiệu quảhoạtđộngcủaCôngtyCổphầnXâydựngvàPháttriển nôngthôn3. ................................................................................................................ 83 2.2.7 Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. ........................ 87 2.2.8 Xác định giá trị thị trường của Công ty........................................ 89 2.3 Đánh giá chung về thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3........................................................................ 90 2.3.1 Những kết quả đạt được.............................................................. 90 2.3.2 Những hạn chế, tồn tại trong công ty và nguyên nhân................... 91 CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3........................................................................... 94 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 trong thời gian tới. ............................................... 94 3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội............................................................. 94 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3..................................................................... 97 3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3................................................ 98 3.2.1 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tìm nguồn tài trợ hợp lý. ............ 99 3.2.2.Tổ chức tốt công tác quản trị nợ phải thu .................................... 99 3.2.3.Xây dựng kế hoạch nhu cầu hàng tồn kho...................................100 3.2.4.Tìm kiếm, mở rộng thị trường . ..................................................101
  • 4. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19iv 3.2.5. Đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao công nghệ...............102 3.2.6.Thực hiện tốt hơn công tác quản trị vốn tiền mặt.........................103 KẾT LUẬN.............................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................106
  • 5. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19v BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TCDN tài chính doanh nghiệp HĐV huy động vốn BQ bình quân HTK hàng tồn kho NVL nguyên vật liệu TNDN thu nhập doanh nghiệp TSCĐ tài sản cố định TSDH tài sản dài hạn TSNH tài sản ngắn hạn VCSH vốn chủ sở hữu VKD vốn kinh doanh TC tài chính VqVLĐ vòng quay vốn lưu động VqKPT vòng quay khoản phải thu VqHTK vòng quay hàng tồn kho ROA tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh ROE tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu TNHH MTV trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • 6. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1:Danh sách cổ đông sáng lập:....................................................... 42 Bảng 1.2 : Bảng tổng hợp một số công trình tiêu biểu đã trúng thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 qua các năm...................... 47 Bảng 1.3: Báo cáo số lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật năm 2013 ....... 49 Bảng 1.4: Danh sách thiết bị hiện có của Công ty....................................... 50 Bảng 2.1 : Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn năm 2013 ..... 53 Bảng 2.2 : Bảng nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty................. 58 Bảng 2.3 : Phân tích khái quát tình hình đầu tư của công ty năm 2013......... 59 Bảng 2.4 : Bảng phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn năm 2013... 60 Bảng 2.5: Bảng kê diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013 ............. 65 Bảng 2.6 :Bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền năm 2013. .. 66 Bảng 2.7 : Bảng phân tích dòng lưu chuyển tiền năm 2013. ........................ 68 Bảng 2.8 : Bảng phân tích nhóm hệ số tạo tiền năm 2013. .......................... 70 Bảng 2.9: Bảng phân tích quy mô nợ năm 2013. ........................................ 72 Bảng 2.10: Tình hình cơ cấu nợ và trình độ quản trị nợ năm 2013.............. 73 Bảng 2.11: Bảng phân tích nhóm hệ số khả năng thanh toán....................... 75 Bảng 2.12: Bảng các chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền năm 2013. .... 77 Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động năm 2013................. 79 Bảng 2.14 :Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động năm 2013 ................. 83 Bảng 2.15 : Bảng phân tích mối quan hệ giữa các hệ số tài chính................ 86 Bảng 2.16 : Bảng phân tích nhóm hệ số phân phối lợi nhuận năm 2013....... 87 Bảng 2.17 : Bảng phân tích nhóm hệ số giá trị thị trường năm 2013............ 89
  • 7. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.19vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy điều hành:........................................................... 44
  • 8. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.191 LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp trên thế giới nói chung phải đối mặt với không ít cơ hội cũng như thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển và đứng vững được trên thương trường, họ phải quan tâm đến mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh và quản trị tài chính là một trong những công tác không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp. Trong đó, chủ động đánh giá tình hình tài chính và đề ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp để góp phần tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo bàn đạp gia tăng giá trị doanh nghiệp về lâu dài là việc làm hết sức cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong việc quản lý và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để đạt được điều đó, công tác tài chính kế toán nói chung, đánh giá các hệ số tài chính dựa trên cơ sở số liệu kế toán nói riêng đóng một vai trò không nhỏ, nó đã trở thành một công cụ
  • 9. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.192 đắc lực của nhà quản lý trong việc điều hành các hoạt động kinh tế, đảm bảo sự chủ động tài chính, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3, em đã thực tập tại Phòng Tài chính - Kế toán Công ty. Trong quá trình thực tập tìm hiểu thực tế, em đã quyết định chọn đề tài “Đánhgiá tình hình tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn làm rõ cơ sở lí luận về việc đánh giá thực trạng tài chính tại công ty; qua đó đề ra các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty. Mục đích nghiên cứu Luận văn này được viết nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về công tác phân tích, đánh giá tài chính và thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3. Qua đó tác giả luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động tài chính của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 và tiến hành đánh giá thực trạng tài chính của công ty những năm gần đây. Qua đó đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty, làm cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích được sử dụng trong luận văn là phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp
  • 10. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.193 thống kê… trên cơ sở sử dụng tài liệu, số liệu, biểu đồ để phân tích một cách toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. Kết cấuluận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương bao gồm: Chương 1: Lý luận chung về đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Chương 2: Đánh giá tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3. Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3. Do sự hạn chế nhất định về kiến thức, điều kiện nghiên cứu và thời gian thực tập tại công ty nên luận văn khó có thể tránh được những sai sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới TS Nguyễn Thị Thanh – giảng viên khoa Tài chính doanh nghiệp, Học Viện Tài Chính, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tài chính doanh nghiệp đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập. Những bài giảng tâm huyết của các thầy cô đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức bổ ích, giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
  • 11. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.194 Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị trong Phòng Tài chính Kế toán và các phòng ban khác trong công ty Cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 3 đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại đơn vị. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày… tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nghiêm Thu Thảo
  • 12. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.195 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1.Tàichính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp. 1.1.1.1.Kháiniệm Tài chính doanhnghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Nền kinh tế thị trường là môi trường hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường đó có quyền tự chủ, tự do sản xuất kinh doanh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 4 khoản 1 Luật Doanh Nghiệp 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế.Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu là: quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước,quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác,quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp,quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp,quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.196 Xét về hình thức ,tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập phân phối sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Như vậy: Tài chính doanh nghiệp là phương thức huy động,phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh. 1.1.1.2.Các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm nghiên cứu ba quyết định chủ yếu đó là quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận. Quyết định đầu tư: Là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động). Trong kế toán chúng ta đã quen với hình ảnh bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái (phần tài sản) trên bảng cân đối kế toán. Quyết định đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: - Quyết định đầu tư tài sản lưu động: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán hàng, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn…
  • 14. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.197 - Quyết định đầu tư tài sản cố định: quyết định mua sắm tài sản cố định, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn… - Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định: Quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính, quyết định điểm hoà vốn. Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định của tài chính doanh nghiệp bởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó làm gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, ngược lại một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp dẫn tới thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu doanh nghiệp.  Quyết định huy động vốn (quyết định nguồn vốn): là những quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư. Quyết định huy động vốn tác động đến phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán. Quyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: - Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay là sử dụng tín dụng thương mại. Đối với quyết định vay ngắn hạn sẽ phải lựa chọn quyết định vay ngắn hạn ở ngân hàng hay là phát hành tín phiếu. - Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn – phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay là cổ phần ưu đãi); quyết định vay dài hạn ngân hàng hay là phát hành trái phiếu. - Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính) - Quyết định vay để mua sắm hay thuê tài sản. Những quyết định về nguồn vốn nêu trên đang là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp. Để có thể có các quyết định nguồn vốn đúng đắn, rõ ràng các nhà quản trị tài chính phải có sự am
  • 15. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.198 tường, hiểu biết về việc sử dụng các công cụ huy động vốn trước khi ra quyết định đồng thời cũng cần có sự thức thời cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.  Quyết định phân phối lợi nhuận: Gắn liền với việc quyết định về phân chia cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay là giữ lại để tái đầu tư. Những quyết định này liên quan đến việc doanh nghiệp nên theo đuổi một chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu trên thị trường hay không. Ngoài ba loại quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp như trên đã đưa ra còn có rất nhiều loại quyết định khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như quyết định mua bán, sát nhập doanh nghiệp, quyết định phòng ngừa rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định tiền lương hiệu quả… Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính của doanh nghiệp thành 2 nhóm là quyết định tài chính dài hạn và quyết định tài chính ngắn hạn. + Quyết định tài chính dài hạn: Đây là những quyết định có tính chất chất chiến lược,có ảnh hưởng lâu dài đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.Mỗi quyết định này đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kĩ lưỡng,phân tích một cách bài bản và khoa học đểđảm bảo hạn chếthấp nhất các rủi ro có thể xảy ra.Thuộc quyết định tài chínhdàihạn bao gồm:quyết định đầu tư dài hạn,quyết định huy động vốn dài hạn và quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. + Quyết định tài chính ngắn hạn: Đây là những quyết định có tính chất tác nghiệp ,ảnh hưởng không lớn sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp,vì vậy người ta còn gọi là các quyết định tài chính chiến thuật. Thuộc quyết định tài chính
  • 16. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.199 ngắn hạn bao gồm: Quyết định dự trữ vốn bằng tiền, quyết định về nợ phải thu, quyết định về việc thực hiện chiết khấu thanh toán, quyết định về dự trữ vốn tồn kho, quyết định về việc khấu hao tài sản cố định. 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1.Kháiniệm, nội dung quảntrị tài chính doanhnghiệp. Khái niệm Quảntrị tài chínhdoanhnghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiệncác quyếtđịnhtài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanhnghiệp. Do các quyếtđịnhtàichínhcủadoanhnghiệp đềugắnliền vớiviệc tạo lập, phânphốivà sửdụngcác quỹtiền tệ trongquátrìnhhoạtđộngcủadoanhnghiệp, vì vậy quảntrị tàichínhdoanhnghiệp cònđượcnhìnnhậnlà quátrìnhhoạchđịnh, tổ chức thực hiện, điềuchỉnhvàkiểm soátquátrìnhtạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của nhà quản trị liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lý tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Có thể thấy rằng quản trị tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: Quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận làm ra sao cho có lợi nhất cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận , là nội dung quan trọng hàng đầu của quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tới tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quản trị doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở những kết quả rút ra từ việc đánh giá về mặt tài chính của hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.
  • 17. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1910 Nội dung Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:  Tham gia việc đánh giá, lựa chọn quyết định đầu tư.  Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn do các hoạt động của doanh nghiệp.  Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.  Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.  Thực hiện kế hoạch tài chính. 1.1.2.2Cácnhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp. − Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp : Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại dưới những hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp. Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 4 hình thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính doanh nghiệp như : Phương thức hình thành và huy động vốn, việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ doanh nghiệp. − Đặc điểm kinh tế -kỹ thuật của ngành kinh doanh: + Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ thì vốn lưu đọng chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp.
  • 18. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1911 + Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh.Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn. − Môi trường kinh doanh: + Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế : Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông thông tin liên lạc, điện, nước…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong kinh doanh. + Tình trạng của nền kinh tế : Nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và ngược lại. + Lãi suất thị trường: Ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, người ta có xu hướng tiết kiệm hơn tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. + Lạm phát: Lạm phát cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp gặp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1912 + Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp : Như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định… + Mức độ cạnh tranh : Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm… + Thị trường tài chính và các hệ thống trung gian tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi các doanh nghiệp có thể huy động, gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. 1.1.2.3 Vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp. − Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục. Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, cũng như cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nếu không huy động kịp thời và đủ vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp. − Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1913 Với việc lựa chọn dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa tỷ suất sinh lời ,chi phí huy động vốn và mức độ rủi ro của dự án đầu tư…nhà quản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp.Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tránh được thiệt hại ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm số vòng quay vốn vay. − Kiếm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc xem xét tình hình thu, chi tiền tệ hằng ngày và nhất là thông qua việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản trị tài chính có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa khai thác được để đưa ra các quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. 1.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp. 1.2.1.1Khái niệm đánhgiá thực trạng tài chính doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động của tài chính doanh nghiệp để thấy được thực trạng tài chính là tốt hay xấu, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó giúp nhà quản lý doanh
  • 21. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1914 nghiệp có những quyết định kịp thời để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp Với vai trò cơ bản của công tác đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là giúp cho các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt động doanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, việc đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau: − Thứ nhất, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn, tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, người lao động,… −Thứ hai, định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định tài trợ, quyết định đầu tư, quyết định phân chia lợi nhuận… − Thứ ba, là cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp nhà quản trị dự đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. − Thứ tư, là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có được những quyết định và giải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao.
  • 22. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1915 1.2.2. Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2.1 Đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. a/ Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn doanh nghiệp huy động để tài trợ cho nhu cầu vầu vốn bao gồm vốn chủ sở hữu, vay và nợ. Vốn chủ sở hữu chủ yếu gồm: Vốn đầu tư của chủ sở hữu và phần lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.Vay và nợ gồm : Vay tín dụng, phát hành trái phiếu, thuê tài chính, tín dụng thương mại và nguồn vốn chiếm dụng khác. Để đánh giá thực trạng tài chính và tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp có 2 nhóm chỉ tiêu: + Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm tổng giá trị nguồn vốn và từng loại trong B01-DN + Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác định theo công thức : Tỷ trọng từng loại nguồn vốn = Giá trị của từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn x 100% Tổng giá trị nguồn vốn Phân tích tình hình nguồn vốn được thể hiện thông qua 2 nội dung là phân tích sự biến động của nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.  Phân tích sự biến động của nguồn vốn được thực hiện bằng cách so sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối của tổng số cũng như từng chỉ tiêu nguồn vốn.  Cơ cấu nguồn vốn xác định bằng tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ở đầu kỳ và cuối kỳ, so sánh tỷ trọng
  • 23. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1916 từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để đánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ. Hệ số cơ cấu nguồn vốn: Là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư. Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu.  Hệ số nợ: Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm được hình thành bằng nguồn nợ phải trả. Hệ số này cho thấy sự độc lập, tự chủ về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòng bẩy tài chính và rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải. Từ đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp, các chủ nợ và các nhà đầu tư có quyết định cho vay và các quyết định đầu tư sáng suốt. Khi hệ số nợ thấp, tỷ suất tỷ tự tài trợ càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng nhiều. Tuy vậy, để có kết luận chính xác về sự hợp lý của chính sách tạo lập vốn của doanh nghiệp cần thiết phải xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo ngành nghề cũng như từng thời kỳ giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp.  Hệ số vốn chủ sở hữu: Cùng với hệ số nợ, có thể xác định hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số này còn được gọi là hệ số tự tài trợ, phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức
  • 24. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1917 độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh của mình. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn chủ sở hữu, mức độ độc lập tự chủ về mặt tài chính cao, ít bị ràng buộc, ít chịu sức ép của các khoản vay. Tỷ suất tự tài trợ càng cao thì càng đảm bảo cho các khoản nợ được thanh toán đúng hạn, làm uy tín của chủ doanh nghiệp được nâng cao, việc huy động vốn vay nhờ vậy cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều vốn tự có thì khó có thể khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu để gia tăng lợi nhuận do mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính quá thấp. b/. Hoạt động tài trợ của doanh nghiệp Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, bán thành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng. Những tài sản này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo cho vốn lưu động thường xuyên, còn nguôn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy. Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính,ta sẽ xem xét một số mô hình tài trợ vốn sau:  Mô hình tài trợ thứ nhất Toànbộ TSCĐvàTSLĐ thườngxuyên được đảmbảo bằngnguồnvốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạmthời được đảmbảo bằngnguồnvốn tạm thời.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1918 TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời TSLĐ thường xuyên Nguồn vốn thường xuyênTSCĐ +Lợi íchcủa áp dụng mô hình này: −Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro nguy hiểm trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. −Giảm bớt được chi phí sử dụng vốn. +Hạn chế: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn.  Mô hình tài trợ thứ hai Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần TSLĐ tạm thời cònlại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Ở mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. Tuy nhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp tất phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ thường xuyên TSCĐ
  • 26. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1919  Mô hình tài trợ thứ ba Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, cònmột phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được bảo đảm bằng nguồn vốn tạm thời. Mô hình này với ưu điểm chi phí sử dụng sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn linh hoạt hơn. Trong thực thế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiẹp mới lại càng cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình này cũng có khả năng gặp rủi ro cao, do đó cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp. 1.2.2.2. Tìnhhình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp. a/ Tình hình đầu tư vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá chung tình hình đầu tư ta sử dụng các chỉ tiêu: + Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ thường xuyên TSCĐ
  • 27. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1920 Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định ×100% TSCĐ Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư vào tài sản cố định chiếm bao phần trăm hay là tỷ trọng vốn đầu tư về tài sản cố định trong tổng vốn kinh doanh.Nó vừa thể hiện cơ cấu đầu tư về tài sản cố định ,vừa thể hiện quy mô đầu tư về tài sản cố định,loại hình đầu tư,lĩnh vực đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. + Tỷ suất đầu tư tài chính Tỷ suất đầu tư = Các khoản đầu tư tài chính ×100% tài chính Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp thì số vốn đầu tư cho loại hình tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm,chỉ tiêu này phản ánh về quy mô ,cơ cấu đầu tư tài chính trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. + Tỷ suất đầu tư bất động sản Tỷ suất đầu tư = Bất động sản đầu tư ×100% bất động sản Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tham gia thị trường bất động sản của doanh nghiệp ở từng thời kỳ.Hoạt động đầu tư bất động sản là lĩnh vực đầu tư đang thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp có tiềm năng tài chính và nguồn huy động vốn lớn.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1921 b/ Đánhgiá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện thông qua sự biến động và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp là đánh giá quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng. Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Thông qua cơ cấu tài sản ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện trong doanh nghiệp, sự biến động cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động trong chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn cuả doanh nghiệp bao gồm: + Các chỉ tiêu tài sản trên bảng cân đối kế toán + Tỷ trọng của từng loại tài sản Tỷ trọng từng loại tài sản = Giá trị từng loại, từng chỉ tiêu TS x 100% Tổng giá trị tài sản Thôngquatỷtrọngcủatừngloại tài sản(cơ cấu tài sản) cho thấy được cơ cấu đầutư củadoanhnghiệp cho từngloạitàisản, từnglĩnh vực hoạtđộng. Sựbiến động cơ cấutàisảncũngcho thấycơ cấuđầutư, chínhsáchđầutưcủadoanhnghiệp đãcó sự thay đổi theo chiểu hướng nào, có phù hợp với chính sách huy động vốn hay không… Hệsố cơ cấutàisản:Phảnánh mức độ đầutưvào các loạitài sảncủadoanh nghiệp. Tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1922 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản ngắn hạn. Tỷ suất đầu tư vào TSNH = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào TSDH = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào TSDH phản ánh một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra thì có bao nhiêu đồng được dùng để hình thành nên tài sản dài hạn. Đồng thời cũng phần nào phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình trang thiết bị máy móc, nhà xưởng…, năng lực sản xuất hiện có và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý trong việc đầu tư các loại tài sản của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp. Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền được thể hiện thông qua việc phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền, qua phân tích sự biến động của dòng tiền thuần và khả năng tạo tiền của doanh nghiệp. a/ Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn: Ta có thể xác định như sau: Trước hết chuyển toàn bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thành cột dọc.Tiếp theo so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên BCĐKT. Mỗi sự thay đổi của từng
  • 30. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1923 khoản mục sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theo cách thức: - Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn - Diễn biến nguồn tiền tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản. Lập bảng phân tích Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đến việc thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối. Qua bảng cân đối ta có thể xem xét đánh giá tổng quát: Số tiền tăng hay giảm của doanh nghiệp trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng hoặc giảm tiền. Trên cơ sở đó có thể đưa ra các giải pháp tài chính định hướng huy động vốn cho kỳ tiếp theo, đảm bảo huy động vốn đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp. b/ Phân tích sự biến động của dòng tiền thuần : Dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này bị tác động bởi 3 nhân tố: - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Phương pháp phân tích: - So sánh kỳ này với kỳ trước và các kỳ trước để đánh giá xu hướng biến động của dòng lưu chuyển tiền - Xác định tác động của dòng tiền thu vào, chi ra trong từng loại hoạt động đến dòng lưu chuyển tiền của toàn doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khiến cho dòng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp dương hay âm,tăng hay giảm. Cụ thể:
  • 31. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1924 + Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương: Tức là tổng dòng tiền thu vào đã lớn hơn tổng dòng tiền chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang tăng trưởng. + Lưu chuyển tiền thuần âm: Tức là tổng dòng tiền đã thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền đã chi ra, thể hiện quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp đang bị giảm sút, làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn ngân quỹ của doanh nghiệp. c/ Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp Khả năng tạo tiền của doanh nghiệp được phản ánh nhóm chỉ tiêu + Trình độ tạo tiền của doanh nghiệp thông qua hệ số tạo tiền của từng hoạt động: Hci = IFi (Dòng tiền thu về của từng hoạt động) OFi (Dòng tiền chi ra của từng hoạt động) Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh kỳ này với kỳ trước của từng chỉ tiêu phân tích. Căn cứ vào độ lớn của từng chỉ tiêu và kết quả so sánh để đánh giá năng lực tạo tiền của doanh nghiệp. 1.2.2.4. Tìnhhình công nợ và khả năng thanhtoán. a/ Tình hình công nợ Thông qua đánh giá tình hình công nợ sẽ đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như nào và doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao. Các khoản công nợ nếu chưa đến hạn thanh toán là bình thường. Điều mà các đối tượng quan tâm đó là các khoản nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các phải trả không có nguồn thanh toán. Để nhận biết được điều đó cần phân tích tình hình công nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Có 2 nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ:
  • 32. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1925 − Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ : gồm các chỉ tiêu nợ phải thu và nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Tiến hành so sánh các chỉ tiêu này giữa cuối kỳ và đầu kỳ cả về số tương đối và tuyệt đối. − Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ gồm: hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả được xác định như sau:  Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu Tổng tài sản Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của DN, cho biết trong tổng tài sản có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng  Hệ số các khoản phải trả Hệ số các khoản phải trả = Các khoản phải trả Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được tài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng.  Hệ số các khoản phải thu/ các khoản phải trả Hệ số các khoản phải thu/ các khoản phải trả = Các khoản phải thu Các khoản phải trả  Hệ số các khoản phải thu/ các khoản phải trả nhà cung cấp Hệ số các khoản phải thu/các khoản phải trả nhà cung cấp = Các khoản phải thu Các khoản phải trả nhà cung cấp
  • 33. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1926 b/ Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc phân tích các hệ số khả năng thanh toán và các chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền.  Hệ số khả năng thanhtoán : + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Hệ số khả năng = Tổng tài sản thanh toán tổng quát Tổng Nợ phải trả Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp, đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát qua các khoản nợ nần của doanh nghiệp. Hệ số này lơn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp thừa để thanh toán các khoản nợ hiện tại. Ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì có thể tình hình tài chính cảu doanh nghiệp đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng được dùng để chi trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay. + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tài sản ngắn hạn chia cho số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số khả năng = Tổng tài sản ngắn hạn thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1927 Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Để đánh giá hệ số này cần dựa vào cần dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệp trong cùng ngành. Hệ số này ở các ngành nghề kinh doanh khác nhau có sự khác nhau. Thông thường hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa hẳn là năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy để đánh giá đúng đắn hơn cần xem xét tình hình của doanh nghiệp. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho nợ ngắn hạn, hàng tồn kho bị loại trừ bởi lẽ trong tài sản lưu động hàng tồn kho được coi là tài sảncó tínhthanh khoản thấp hơn. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần thanh lý cấp hàng tồn kho. Hệ số khả năng = Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn +Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Ngoài các hệ số trên để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời
  • 35. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1928 Hệ số khả năng = Tiền + Các khoản tương đương tiền thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn Ở đây tiền gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhều khoản nợ phải thu gặp nhiều khó khăn khó thu hồi. + Hệ số khả năng thanh toán lãi vay. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay là khoản chi phí vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay đúng hạn. Hệ số khả năng = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay thanh toán lãi vay Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi thẩm định vay vốn của khách hàng. Do đó,chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng tín nhiệm và lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ việc huy động nguồn vốn nợ. Nếu hệ số này lớn chứng tỏ
  • 36. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1929 hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Ngược lại hệ số này càng gần 1 thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. Khi đó hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếu kéo dài tất sẽ dẫn đến phá sản.  Các chỉ tiêu thời gian chuyển hóa thành tiền + Kỳ thu tiền trung bình. Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp cùng ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi. Kỳ thu tiền = 360 ngày trung bình (ngày) Vòng quay nợ phải thu 360 ngày + Kỳ trả tiền trung bình = Vòng quay nợ phải trả Chỉ tiêu này phản ánh bình quân kỳ trả nợ chiếm dụng trong thanh toán của doanh nghiệp bao nhiêu ngày, phản ánh độ dài thời gian trả tiền mua hàng của doanh nghiệp kể từ lúc mua hàng cho đến khi thanh toán tiền hàng. Kỳ trả tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của nhà cung cấp và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi kỳ trả tiền trung bình quá
  • 37. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1930 dài so với các doanh nghiệp cùng ngành tuy cho thấy vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp là lớn nhưng cũng thể gây giảm uy tín cho doanh nghiệp. + Kỳ luân chuyển hàng tồn kho bình quân : Kỳ luân chuyển hàng = Số ngày trong kỳ ( 360 ngày ) tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay hàng tồn kho trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chứng tỏ hàng tồn kho quay vòng nhanh, giảm ứ đọng vốn, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là hiệu quả và ngược lại. 1.2.2.5Hiệu suấtsử dụng vốn kinhdoanhcủa doanhnghiệp. a/ Hiệu suất sử dụng vốn cố định. + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ bìnhquân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nguyên giá TSCĐ bìnhquân được tính theo phương pháp bình quân giữa nguyên giá TSCĐ cuốikỳ và đầu kỳ. Hiệu suất sử dụng = Doanh thu thuần tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ bình quân + Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao và ngược lại.
  • 38. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1931 Hiệu suất sử dụng = Doanh thu thuần vốn cố định Vốn cố định bình quân + Hệ số hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ,quađó cũng gián tiếp phản ánh năng lực cònlại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi ở thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng ,vốn cố dịnh cũng sắp thu hồi hết. Hệ số hao mòn = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ + Hàm lượng vốn cố định: Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu vốn cố định. Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao và ngược lại. Hàm lượng = Vốn cố định bình quân vốn cố định Doanh thu thuần b/ Hiệu suấtsử dụng vốn lưu động. + Số vòng quay vốn lưu động ( số lần luân chuyển VLĐ): Số vòng quay vốn lưu động = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của vốn lưu động được thực hiện trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Để đơn giản tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này
  • 39. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1932 cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ của doanh nghiệp, một đồng VLĐ bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. + Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Kỳ luân chuyển = Số ngày trong kỳ (360 ngày) vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay vốn lưu động cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì thể hiện lượng vốn lưu động càng nhanh và ngược lại. + Hàm lượng vốn lưu động ( Mức đảm nhiệm VLĐ) Hàm lượng = Vốn lưu động bình quân vốn lưu động Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ảnh để có thực hiện đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả và ngược lại. + Mức tiết kiệm VLĐ: Mức tiết kiệm = Mức vốn lưu động luân x Số ngày rút ngắn kỳ vốn lưu động chuyển mỗi ngày kỳ PT Luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp có thể đạt được quy mô như cũ nhưng có thể tiết kiệm được một lượng VLĐ. Hay vẫn với số VLĐ như trước nhưng do tăng tốc độ luân chuyển vốn, doanh nghiệp đạt được quy mô cao hơn, hoặc do tăng tốc độ luân chuyển vốn,
  • 40. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1933 doanh nghiệp phải tăng một lượng VLĐ không đáng kể nhưng quy mô tăng lên nhiều.Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác. + Số vòng quay hàng tồn kho. Số vòng quay = Giá vốn hàng bán hàng tồn kho Giá trị HTK bình quân trong kỳ Giá trị hàng tồn kho bình quân có tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ và chia đôi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Thông thường số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong cùng ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp sử dụng là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm bớt được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên để đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp. + Vòng quay các khoản phải thu: Số vòng quay = Doanh thu bán hàng các khoản phải thu Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Do đó, doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều tài sản lưu động cho
  • 41. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1934 các khoản phải thu hay các khoản mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng ít. Ngược lại, vòng quay các khoản phải thu càng nhỏ chứng tỏ một phần vốn của khách hàng đã bị doanh nghiệp chiếm dụng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nợ phải thu bình quân được tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ và chia đôi. 1.2.2.6 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các hệ số hiệu quả hoạt động là thước đo đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số hiệu quả hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu( ROS). Tỷ suất lợi nhuận sau = Lợi nhuận sau thuế thuế trên doanh thu(ROS) Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của DN. Nó thể hiện trong một đồng doanh thu của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì càng thể hiện doanh nghiệp quản lý chi phí có hiệu quả. Tuy nhiên khi đánh giá cần xem xét thêm đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và tình hình cụ thể để có kết luận chính xác. + Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) Chỉ tiêunày phảnánh khả năng sinh lời củatài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc kinh doanh.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1935 Tỷ suất sinh lời kinh tế = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế của tài sản (BEP) Tổng tài sản hay vốn kinh doanh bình quân + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trả lãi vay. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận trước thuế trong kỳ trên vốn kinh doanh VKD bình quân sử dụng trong kỳ + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh VKD hay tài sản bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. + Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ. + Thu nhập một cổ phần (EPS) Thu nhập = LNST – Cổ tức trả cổ đông ưu đãi Một cổ phần (EPS) Tổng số cổ phần thường đang lưu hành Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Hệ số EPS cao hơn
  • 43. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1936 các doanh nghiệp cạnh tranh khác là một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn hướng tới.  Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (phương pháp phân tích DUPONT). Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp là kết quả tác động của hàng loạt các giải pháp và quyết định quản lý doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để phân tích sự tác động đó.  Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuậnsau thuếtrên vốn kinh doanh (ROA) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh VKD hay tài sản bình quân trong kỳ ROA = Lợi nhuận sau thuế  Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh Như vậy: ROA = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế  Vòng quay toàn bộ vốn trên doanh thu Xem xét mối quan hệ này có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến ROA. Trên cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để gia tăng ROA.  Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuậnsau thuếtrên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
  • 44. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1937 ROE = Lợi nhuận sau thuế  Tổng số vốn kinh doanh Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu = ROA  1 1 - Hệ số nợ 2 ROE = Tỷ suất lợi nhuận  Vòng quay toàn bộ vốn 1 sau thuế trên doanh thu 1 – Hệ số nợ Qua công thức trên, cho thấy có 3 yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ là: + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Phản ánh trình độ quản trị doanh thu và chi phí của doanh nghiệp + Vòng quay toàn bộ vốn: Phản ánh trình độ khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. + Hệ số vốn trên vốn chủ sở hữu: Phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.2.7Tình hình phânphốilợi nhuậncủa doanh nghiệp Tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các hệ số phân phốilợi nhuận: + Cổ tức một cổ phần thường Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu động cổ tức trong năm Cổ tức một = LNST dành trả cổ tức cho mỗi cổ đông thường cổ phần thường (DPS) Số cổ phần thường đang lưu hành + Hệ số chi trả cổ tức
  • 45. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1938 Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông. Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần thường Số cổ phần thường Hệ số chi trả cổ tức là một trong những nhân tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp tương lai. + Tỷ suất cổ tức Tỷ suất cổ tức = Cổ tức một cổ phần Giá trị thị trường một cổ phần Chỉ tiêu này phản ánh, nếu nhá đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phần của công ty trên thị trường thì có thể thu được bao nhiêu đồng cổ tức.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1939 1.2.2.8Xácđịnhgiá trị thị trường của doanhnghiệp. * Hệ số giá trên thu nhập (hệsố P/E) Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty. Hệ số này được xác định bằng công thức sau: Hệ số giá trên thu nhập = Giá thị trường một cổ phần Thu nhập một cổ phần Chỉ tiêu này phản ánh nhà đầu tư hay thị trường trả giá bao nhiêu cho 1 đồng thu nhập hiện tại của công ty. Nhìn chung hệ số này cao là tốt, thể hiện sự đánh giá cao triển vọng công ty của nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ số này phải xem xét thận trọng. * Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách Hệ số này được xác định theo công thức: Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách = Giá thị trường một cổ phần Giá trị sổ sách một cổ phần
  • 47. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1940 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3 TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Kháiquátchungvề CôngtyCổ phầnXâydựng và Pháttriểnnôngthôn3. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3. - Tên doanh nghiệp phát hành : Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3 . - Tên giao dịch : CERD 3.,JSC(Construction & rural development 3 Joint – Stock Company) - Mã số thuế : 0100103538 - Địa chỉ : Số 46A ,ngõ 120 , đường Trường Chinh,phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội - Điện thoại : 04.3576.3418 – Fax: 04.3576.2427 - Hình thức sở hữu vốn : Vốn góp. - Lĩnh vực kinh doanh: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ ( năm tỷ đồng chẵn). - Mệnh giá : 10.000 đồng/cổ phần. - Kỳ kế toán năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam ("VND"), hạch toán theo phương pháp giá gốc, phù hợp với các quy định của Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 – Chuẩn mực chung.
  • 48. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1941 - Chế độ kế toán áp dụng tại công ty : Công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 48/2006/QD-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. - Hình thức kế toán áp dụng : Công ty áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán Cads. - Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 là pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Công ty được thành lập do chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số: 145/2000/QĐ/BNN – TCCB ngày 29/12/2000 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty là doanh nghiệp hoạch toán độc lập, được UBND Thành phố Hà Nội cấp đăng ký kinh doanh số 0103000718 ngày 02 tháng 01 năm 2002 và chính thức hoạt động kể từ ngày 23 tháng 01 năm 2002. Công ty hoạt động theo điều lệ Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 và luật doanh nghiệp Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Công ty hiện nay đang kinh doanh các ngành nghề theo đăng ký kinh doanh số 0100103538 đã thay đổi lần thứ 6 ngày 01 tháng 11 năm 2011.
  • 49. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1942 Bảng 1.1:Danh sách cổ đông sáng lập: STT Tên Cổ đông Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số cổ phần 1 Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 68 Đường Trường Chinh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội 111,000 2 Phạm Ngọc Trác Số 80B, Phố Bà Triệu, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 51,515 3 Trần Cao Quang Chính H9B Phương Mai, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội 35,000 4 Phan Văn Lâm 101-A3, Tập thể 128 Đại La, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 41,884 5 Nguyễn Quốc Huy Số 76 Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội 52,460 6 Các Cổ đông khác 208,141 2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3. 2.1.2.1Chứcnăng, ngànhnghềkinh doanh.  Chức năng : + Công ty thực hiện việc xây dựng các công trình đã trúng thầu, cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tư vấn kinh doanh….
  • 50. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1943  Nhiệm vụ: + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, thực hiện nghiêm túc chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân. + Phấn đấu mang lại cho khách hàng những sản phẩm xây dựng có chất lượng tốt nhất, dịch vụ chuyên nghiệp, thời gian nhanh chóng, giá thành hợp lý. + Tạo dựng và duy trì môi trường làm việc “ Thân thiện và chuyên nghiệp”, kỷ luật lao động cao, đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên. + Thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phát triển toàn diện, phát huy tiềm năng tối đa của mỗi cán bộ công nhân viên công ty. + Chủ động đổi mới trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm ô nhiễm môi trường, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của đất nước. + Không ngừng gia tăng giá trị lợi ích cho các cổ đông.  Ngành nghề kinh doanh: + Tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết bị công trình và hoạt động theo chứng chỉ hành nghề). + Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện từ 35 KV trở xuống. + Xây dựng các công trình giao thông và thuỷ lợi loại nhỏ. + Kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng. + Sản xuất các phụ tùng, phụ kiện bằng kim loại phục vụ xây dựng. + Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và trang trí nội thất. ( Doanh nghiệp chỉ hoạt động xây dựng công trình khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật )
  • 51. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1944 2.1.2.2Cơcấu tổ chức bộ máy quản lý công ty Cổ phần Xâydựng và Pháttriển nông thôn 3. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy điều hành: BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔNG HỢP ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾHOẠCH KỸTHUẬT CHẤTLƯỢNG HÀNHCHÍNH DỰTHẦU TỔCHỨC ĐỘIXDSỐ3 ĐỘIXDSỐ1 ĐỘIXDSỐ5 ĐỘIXDSỐ4 ĐỘIXDSỐ6 ĐỘIXDSỐ8
  • 52. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1945  Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận - Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, thực hiện chức năng tổ chức, quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh. Giám đốc vừa là người đại diện cho Công ty, vừa là cán bộ công nhân viên trong Công ty, thay mặt cho Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đại diện cho Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện quy chế dân chủ trong điều hành, lãnh đạo tập trung, phân công cụ thể từng công việc cho các phó giám đốc, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo các công trình thi công, quán triệt các cán bộ công nhân viên khi thi công trên địa bàn nào cũng phải tạo ra mối quan hệ tốt đối với chính quyền địa phương. Giám đốc còn phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách kinh doanh, là người đại diện trực tiếp thứ nhất của Giám đốc với đầy đủ tư cách và trình độ khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh doanh, năng lực nghề nghiệp để điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc. - Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật, là người đại diện trực tiếp thứ hai cho giám đốc, có chuyên môn kỹ thuật, có kinh nghiệm trong việc kiểm tra, thẩm định, giám sát về mặt kỹ thuật, có chức năng chỉ đạo thi công xây dựng, tham mưu báo cáo cho giám đốc về mặt kỹ thuật. - Phòng tài chính kế toán: Cung cấp và giám sát chặt chẽ thông tin về chi tiêu trong kỳ và hoạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, giúp Ban giám đốc đưa ra các quyết định về ký kết hợp đồng.
  • 53. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1946 - Phòng tổng hợp: Bao gồm các bộ phận kỹ thuật chất lượng, kế hoạch, dự thầu, hành chính, tổ chức. Mỗi bộ phận thực hiện chức năng riêng trong hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm thi công xây dựng, sản xuất trực tiếp là các phân xưởng sản xuất, các đội xây dựng. 2.1.2.3Đặcđiểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xâydựng và Phát triền nông thôn 3. Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 3 đã tham gia thi công xây dựng đa dạng các loại, hạng mục công trình với nhiều công trình có yêu cầu về kết cấu đặc biệt như sàn Panen, cầu thang máy, máy ép cọc, nhựa bán thâm nhập, thiết bị phun nước nghệ thuật… Các công trình thi công có giá trị từ trăm triệu đến chục tỷ VNĐ, trải dài trên các vùng địa lý từ Bắc vào Nam. Bao gồm các công trình nhà ở, khách sạn, nhà làm việc, công trình văn hóa, công trình giáo dục, công trình y tế, công trình thể thao, công trình thương mại, công trình cấp thoát nước, công trình điện, công trình công nghiệp, công trình nông nghiệp, công trình thủy lợi, công trình giao thông.
  • 54. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1947 Bảng 1.2 : Bảng tổng hợp một số công trình tiêu biểu đã trúng thầu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triền nông thôn 3 qua các năm TT PHÂN LOẠI, TÊN CÔNG TRÌNH GIÁ TRỊ HĐ (Triệu VNĐ) M2 SÀN SỐ TẦNG KẾT CẤU ĐẶC BIỆT 1 Khách sạn 10 tầng – Phương Mai – Hà Nội 16.000 4.000 10 Cầu thang máy 2 Nhà trụ sở XN bản đồ – Bộ quốc phòng 6.500 1.800 4 3 Nhà khoa Trồng trọt Trường Đại học Nông nghiệp I 4.318 1.560 3 Máy ép cọc 4 Đài tiếng nói VN – 39 Bà triệu – HN 13.000 1600 4 5 Nhà sinh hoạt mỏ – Than Mông Dương 7.608 1.908 2 Mái giàn không gian 6 Nhà ký túc xá Trường Đại học Mỏ địa chất 6.200 4.320 5 Sàn Panen 7 Các công trình thuộc trường CĐSPKT I – Hưng Yên 8.974 Mái tôn vì kèo Zamil 8 Các công trình thuộc trường ĐH Thái Nguyên 6.956 Mái tôn vì kèo Zamil 9 Các công trình thuộc trường CĐ Nông lâm – Bắc Giang 8.486 10 Các công trình thuộc trường 9.890
  • 55. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1948 TT PHÂN LOẠI, TÊN CÔNG TRÌNH GIÁ TRỊ HĐ (Triệu VNĐ) M2 SÀN SỐ TẦNG KẾT CẤU ĐẶC BIỆT CĐSP II Nam Định 11 Các công trình thuộc ĐH Đà Nẵng 20.594 Đường bê tông nhựa 12 Các công trình thuộc ĐH Thủy sản Nha Trang 30.388 Đường nhựa bê tông 13 Các công trình ĐH QG Hồ Chí Minh 64.172 Máy ép cọc, tầng hầm 14 Các công trình ĐH NL TP HCM 29.493 Mái giàn không gian, tầng hầm 15 Nhà thi đấu và tập luyện thể thao ĐH NLTPHCM 12.518 Mái giàn không gian 16 Nhà máy giấy Vạn Điểm 9.000 17 Hồ chứa nước Thành Sơn 7.350 18 Đường đê bao ngoài – Hệ thống công trình vùng đệm U minh thượng 13.500
  • 56. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1949  Lực lượng lao động Bảng 1.3: Báo cáo số lượng cán bộ chuyên môn và kỹ thuật năm 2013 Đơn vị: Lao động TT CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THUẬT SỐ LƯỢNG THÂM NIÊN CÔNG TÁC ≥5 NĂM ≥10 NĂM ≥20 NĂM A ĐẠI HỌC VÀ TRÊN ĐẠI HỌC 92 27 28 37 1 Xây dựng 29 8 10 11 2 Kiến trúc sư 11 3 4 4 3 Kinh tế xây dựng 13 4 4 5 4 Thủy lợi 5 3 2 5 Cầu đường 6 4 2 6 Cấp thoát nước 5 1 2 2 7 Cơ khí 4 1 1 2 8 Tài chính kế toán 14 3 3 8 9 Các ngành khác 3 3 10 Vật liệu xây dựng 2 2 B TRUNG CẤP 33 29 9 1 Xây dựng 17 14 3 2 Thủy lợi 5 5 3 Cầu đường 5 5 4 Tài chính 6 3 3 5 Các ngành khác 5 2 3
  • 57. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1950 Khả năng về máy móc thiết bị Nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất kinh doanh, đồng thời từng bước hiện đại hoá về công nghệ, thiết bị phù hợp với sự phát triển chung của cả nước, Công ty luôn có kế hoạch đầu tư vào máy móc, thiết bị công nghệ để cùng kết hợp với năng lực, thiết bị - công nghệ hiện có phục vụ cho sản xuất thi công. Bảng 1.4: Danh sách thiết bị hiện có của Công ty TT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG CÔNG SUẤT CHẤT LƯỢNG (%) A – THIẾT BỊ THI CÔNG PHẦN THÔ, HOÀN THIỆN: 1 Máy trộn vữa 08 80L + 2,5W 50 2 Máy trộn bờ tụng 08 250L + 4,5W 60 3 Đầm rùi 15 1,5KW 40 4 Đầm bàn 15 1,5KW 45 5 Máy bơm nước 08 1,1KW 75 6 Máy cắt, uốn sắt 15 4,5KW 35 7 Máy duỗi sắt 10 2,5KW 70 8 Khung giỏ tuýp 1000 bộ 80 9 Cốp pha lắp ghộp 2000 m2 65 10 Máy hàn hồ quang 05 23KVA 45 11 Máy phun xi măng 02 73 12 Máy mài đá 05 55 13 Máy cắt tụn 05 87 14 Máy cắt gạch đá 04 0,8KW 50 15 Máy cưa bàn D200 – 300 02 1,5KW 60
  • 58. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1951 TT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG CÔNG SUẤT CHẤT LƯỢNG (%) 16 Máy hàn điện tự phát 03 67 17 Máy tiện 05 Y6.P16 35 18 Máy mài Granito 04 1,5KW 78 19 Máy hàn hơi 03 90 B – THIẾT BỊ NÂNG, ĐỠ, VẬN CHUYỂN 1 Cẩu thiếu nhi 05 500kg 70 2 Vận thăng 04 4,5KW-0,8T 65 3 Cần cẩu bình lốp 02 77 4 Xe tải thựng 02 5T 60 5 Xe ô tô tự đổ 02 9T 55 6 Xe cải tiến 50 84 C – THIẾT BỊ THI CÔNG 1 Máy ép cọc EC-2 01 150T 45 2 Máy nộn khớ Diezen 01 45 3 Máy xúc 02 3,6M3 68 4 Máy ủi 02 110CV 65 D – THIẾT BỊ TRẮC ĐẠC 1 Máy kinh vĩ 80 2 Máy thủy bình 83
  • 59. Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh SV: Nghiêm Thu Thảo Lớp: CQ 48/11.1952 2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 3. 2.2.1 Đánhgiá tình hình huy động vốn của Công ty cổ phần xâydựng và phát triển nông thôn 3. a/ Tình hình nguồn vốn của Công ty Tình hình huy động vốn của Công ty được thể hiện thông qua sự biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty Tình hình huy động vốn của công ty năm 2013 được thể hiện qua bảng sau: