SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
-----  -----
ĐOÀN HÙNG CƯỜNG
THU HÚT VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌCKINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN CHÂU
Huế, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trần Xuân Châu. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Những số liệu trong các bảng biểu, đồ thị, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được
phép công bố.
Huế, ngày 6 tháng 02 năm 2018
Học viên thực hiện
Đoàn Hùng Cường
i
LỜI CÁM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Sau Đại học
- Trường Đại Học Kinh tế Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tập tại trường. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với TS. Trần Xuân
Châu đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt Luận văn thạc sĩ này.
Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm Luận văn, do trình
độ lý luận và khả năng thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giúp em có thể nghiên cứu
sâu hơn những nội dung đã học tập cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm và ứng
dụng kiến thức vào thực tiễn công việc.
Trân trọng!
Huế, ngày 6 tháng 02 năm 2018
Học viên thực hiện
Đoàn Hùng Cường
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Họ và tên học viên: ĐOÀN HÙNG CƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:8340410
Niên khóa: 2016
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN XUÂN CHÂU
Tên đề tài: THU HÚT ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
- Từ các luận cứ khái niệm, nhân tố ảnh hưởng... , tác giả hình thành nên
luận điểm sử dụng luận chứng đánh giá thực trạng công tác thu hút ODA của WB
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA,
kinh nghiệp thu hút ODA của các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Từ đó đề xuất
hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn vốn ODA của
WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
 Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng thu hút vốn ODA ủa WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2000-2016.
2. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: tổng hợp, p ân tích, thống kê mô tả, so
sánh, khảo sát...
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn ODA của
Ngân hàng Thế giới (WB) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua đó xác định nguyên
nhân thành công và hạn chế trong công tác thu hút vốn ODA của Ngân hàng Thế
giới tại tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Đề xuất phương hướng và một số giải
pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc thu hút vốn ODA của Ngân hàng Thế giới đến
năm 2020.
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................................i
Lời cám ơn....................................................................................................................................................ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế................................................................................iii
Mục lục..........................................................................................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu............................................................................................vii
Danh mục bảng.......................................................................................................................................viii
Danh mục biểu đồ x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Tính cấp thiết củ đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi ng iên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu4
5. Kết cấu luận văn 7
CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC THU HÚT
VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 8
1.1. Lý luận về thu hút ODA của WB 8
1.1.1. Khái niệm về ODA 8
1.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của Ngân hàng Thế giới 10
1.1.3. Nội dung và vai trò thu hút vốn ODA của WB 13
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút ODA của WB 14
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút ODA nói chung và ODA của WB nói
riêng 18
1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn ODA của WB 20
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA CỦA WBTRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2000-2016 22
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22
2.1.1. Vị trí địa lý 22
iv
2.1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Quảng Bình.................................................................. 22
2.1.3. Đặc điểm về xã hội tỉnh Quảng Bình .............................................................. 25
2.1.4. Những tồn tại hạn chế ..................................................................................... 29
2.2.1. Tình hình thu hút vốn ODA của WB ở Việt Nam giai đoạn 2000-2016 ........ 30
2.2.2. Tình hình thu hút hút vốn ODA của WB khu vực Bắc Trung bộ giai đoạn
2000-2016.................................................................................................................. 32
2.2.3. Tình hình thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2000-2016..................................................................................................................34
2.2.4. Tình hình phân bổ, giải ngân vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2000 - 2016................................................................................................ 35
2.2.5. So sánh vốn WB ký kết và giải ngân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2000-2016.................................................................................................................. 39
2.2.6. Tình hình ký kết vốn ODA của WB so với các nhà tài trợ khác .................... 41
2.2.7. Đánh giá các dự án trọng điểm của WB trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2016 ... 42
2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 58
2.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 60
CHƯƠNG 3ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGTHU HÚT VỐN
ODA CỦA WB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .................................... 64
3.1. Định hướng thu hút ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình................................... 64
3.1.1. Cơ hội - thách thức.......................................................................................... 64
3.1.2. Định hướng tăng cường hoạt động cam kết và giải ngân vốn ODA và vốn WB
của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.......................................................................... 65
3.1.3. Nhu cầu sử dụng vốn ODA và vốn ODA của WB giai đoạn 2016-2020 ....... 70
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút hiệu quả vốn ODA của
WB ............................................................................................................................ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77
1. Kết luận ................................................................................................................. 77
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 77
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 84
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẢN BIỆN 2
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
WB Ngân hàng Thế giới
IDA Hiệp hội phát triển Quốc tế
IBRD Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát
triển
IFC Công ty tài chính Quốc tế
MIGA Tổ chức đảm bảo đầu tư đa phương
ICSID Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế
REII Dự án năng lượng nông thôn II
VSMT Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố
Đồng Hới
WB4 Dự án quản lý rủi to thiên tai
WB5 Dự án quản lý rủi ro thiên tai dựa vào
cộng đồng
HTXLCT Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện
YTBTB Dự án y tế bắc trung bộ tỉnh Quảng Bình
BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BYT Bộ Y tế
BGTVT Bộ Giao thông Vận tải
BQLDA Ban quản lý Dự án
UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018...................... 15
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 .................................. 26
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn......... 26
Bảng 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ............................................... 27
Bảng 2.4. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia trong các ngành kinh
tế ........................................................................................................ 28
Bảng 2.5. Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh Quảng Bình và TP. Đồng Hớiphân
theo ngành kinh tế ............................................................................. 28
Bảng 2.6. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế .............. 29
Bảng 2.7. Tình hình thu hút và giải ngân vốn WB của Việt Namgiai đoạn 2000-
2016................................................................................................... 32
Bảng 2.8. Kết quả thu út ODA của WB ở khu vực Bắc trung bộgiai đoạn
2000-2016 ......................................................................................... 33
Bảng 2.9. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình và khu vực
Bắc trung bộ so với cả nướ giai đoạn 2000-2016 ........................... 33
Bảng 2.10. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình so với khu
vực Bắc trung bộ giai đoạn 2000-2016............................................. 34
Bảng 2.11. Tình hình ký kết các dự án ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2000-2016................................................................. 34
Bảng 2.12. Phân bổ vốn ODA của WB theo lĩnh vực tr n địa bàn tỉnh Quảng
Bìnhgiai đoạn 2000-2016.................................................................. 35
Bảng 2.13. Tình hình giải ngân vốn WB so với tổng vốn ODAcủa tỉnh Quảng
Bình ................................................................................................... 38
Bảng 2.14. Tỷ lệ giải ngân các dự án ODA kết thúctrên địa bàn tỉnh Quảng Bình
trong giai đoạn 2000-2016 ................................................................ 39
Bảng 2.15. So sánh vốn WB ký kết và giải ngântrên địa bàn tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2000-2016.......................................................................... 40
viii
Bảng 2.16. Tình hình ký kết vốn ODA của tỉnh Quảng Bìnhtheo nhà tài trợ giai
đoạn 2000 – 2016 .............................................................................. 41
Bảng 2.17. Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn các huyện trong tỉnh
Quảng Bình ....................................................................................... 45
Bảng 2.18 Vị trí công tác của mẫu điều tra ........................................................ 50
Bảng 2.19. Trình độ chuyên môn của mẫu điều tra............................................. 51
Bảng 2.20. Kênh tiếp cận vốn ODA của WB của mẫu điều tra .......................... 51
Bảng 2.21. Lĩnh vực mà nhà tài trợ ODA của MB quan tâm.............................. 52
Bảng 2.22. Kết quả kiểm định giả thiết về hệ số tương quan r ........................... 54
Bảng 2.23. Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy ................. 55
Bảng 2.24. Hệ số phù hợp của mô hình............................................................... 55
Bảng 225. Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến ......................................... 56
Bảng 3.1. Nhu cầu vốn ODA và đối ứng của tỉnh QuảngBìnhgiai đoạn 2016 –
2020................................................................................................... 70
Bảng 3.2. Tổng nhu cầu vốn WBkhu vực Bắc Miền Trung và tỉnh Quảng Bình... 71
Bảng 3.3. Một số dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA của WB giai đoạn 2016-
2020................................................................................................... 71
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới của Việt Namgiai đoạn 2000-
2016 ..................................................................................................... 31
Hình 2.2. Cơ cấu các lĩnh vực sử dụng vốn WB................................................. 36
Hình 2.3. Chu kỳ cam kết và giải ngân vốn WB của tỉnh Quảng Bình .............. 39
Hình 2.4: Đồ thị thời gian tiếp cận vốn ODA ..................................................... 52
Hình 2.5. Đánh giá của mẫu điều tra về ảnh hưởng của nợ công đến việc thu hút
vốn ODA ............................................................................................. 53
Hình 2.6. Trung bình mẫu đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng
đến thu hút vốn ODA của WB ............................................................ 53
Hình 2.7.: Đồ thị mô hình hồi quy tương quan .................................................... 57
Hình 2.8. Tổng vốn WB của Quảng Bình và khu vực Bắc Miền Trung............. 58
x
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ kinh tế quốc tế trở thành bộ phận tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa
và mở cửa của Việt Nam. Là quốc gia đang phát triển, đường lối, chủ trương của
Đảng và nhà nước ta là huy động, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong đó có huy động nguồn
vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể
hỗ trợ thêm cho Việt Nam việc đào tạo nhân sự và phương pháp quản lý tiên tiến.
Do đó, đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược quan trọng trước mắt, và lâu dài được
Đảng và nhà nước cụ thể hóa trong các Văn kiện Đại hội Đảng các cấp.
Thực thi Nghị quyết của Đảng, Chính quyền các cấp từ TW đến các địa
phương đã ban hành các Quyết định phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý
và sử dụng vốn ODA và các k ản vốn vay ưu đãi khác” theo từng giai đoạn, xây
dựng chiến lược, chính sách hiệu quả cho công tác thu hút vốn ODA.
Quảng Bình là tỉnh duyên hải miền Trung với điều kiện kinh tế-xã hội còn
hạn chế, công cuộc xây dựng, tái thiết sau hi tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên cũng
như tiến tới mục tiêu chung của đất nước là hộ hập kinh tế quốc tế theo chiều rộng lẫn
chiều sâu, công nghiệp hóa hiện đại hóa đi cùng với nền kinh tế tri thức tiên tiến và
hiện đại. Với mong muốn vươn lên ngang ầm với các tỉnh trong khu vực và đạt mức
trung bình chung của cả nước, yêu cầu đặt ra đối với Quảng Bình, ngoài việc phát huy
nội lực, cần phải huy động tối đa các ngoại lực đặc biệt là các nguồn lực bên ngoài.
Thực tế qua hơn 20 năm qua, kể ngày Quảng Bình nhận được nguồn vốn
viện trợ đầu tiên của OECF (Nhật Bản) vào năm 1993, đến nay, với hơn 292 triệu
USD được tài trợ đã góp một phần quan trọng cho phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
của tỉnh. Có được điều này, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của nguồn vốn
ODA của Ngân hàng Thế giới, nhà tài trợ lớn nhất về số lượng và quy mô dự án tại
tỉnh. Mặc dù tổng vốn cam kết của cả giai đoạn của Ngân hàng Thế giới ở Quảng
Bình chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP, với khoảng hơn
1
2.500 tỷ đồng, nhưng với sự ưu việt nguồn vốn tài trợ, thủ tục đấu thầu theo chuẩn
quốc tế, cũng như các thủ tục giải ngân nhanh chóng và rõ ràng, đã giúp Ngân hàng
Thế giới đã trở thành nhà tài trợ đóng dấu ấn quan trọng nhất trong công tác thu hút
vốn nước ngoài của tỉnh giai đoạn 2000-2016. Những thành tựu đáng kể thể hiện
qua sự thay đổi bộ mặt của Thành phố Đồng Hới sau khi thực hiện thành công Dự
án Vệ sinh Môi trường thành phố Đồng Hới GĐI và GĐII góp phần đưa Đồng Hới
từ đô thị loại III lên đô thị loại II hay hệ thống xử lý nước thải đồng bộ và hiện đại
của 7/7 bệnh viện đa khoa trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình; hệ thống điện hạ áp
hoàn chỉnh, cấp điện ổn định cho gần 60 xã/ 159 xã trên địa bàn toàn tỉnh...., đặc
biệt hơn nữa là qua quá trình thu hút và
sử dụng nguồn vốn ODA của WB đã đào tạo cho tỉnh một đội ngũ cán bộ có kinh
nghiệm về thu hút, vận động cũng như quản lý và thực hiện các Dự án ODA.
Bên cạnh những ưu việt đó, thực sự công tác thu hút ODA cũng tồn tại một
số bất cập: Việc thu hút ODA vẫn còn mang tính chất thụ động, thông tin thu thập
được còn hạn chế, quy mô của các dự án hưa lớn và hình thức tài trợ vẫn chưa đa
dạng, các doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được nguồn vốn theo hình thức đối
tác công tư (PPP)....để thực hiện các dự án trọ g điểm của tỉnh nhà.
Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn vốn đầu tư công ngày càng thắt chặt
cùng với những quy định khá nghiêm ngặt của Luật Đầu ư Công 2014, Luật Ngân
sách Nhà nước 2015; và bị bó buộc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Chính
phủ và của tỉnh thì cuộc cạnh tranh để thu hút vốn nước ngoài ngày càng trở nên
gay gắt. Trong khi đó, Quảng Bình là tỉnh nghèo, khả năng tích lũy vốn nội bộ của
địa phương còn hạn chế và nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm không thể đáp
ứng nhu cầu đầu tư của tỉnh. Mặt khác, khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung
bình thấp, việc các nhà tài trợ, trong đó có WB, nhà tài trợ lớn thứ 2 về nguồn vốn
tài trợ cho Việt Nam sẽ có sự thay đổi chiến lược tài trợ. Để tranh thủ được nguồn
vốn vay lãi suất thấp và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi khác như SUV và IBRD
của WB cho đầu tư phát triển, việc thay đổi phương thức thu hút ODA của Ngân
hàng Thế giới đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết.
2
Xuất phát từ những lý do đó, em đã chọn nghiên cứu vấn đề: “thu hút vốn
ODA của Ngân hàng Thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn
thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn vốn
ODA của WB, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả vốn ODA
của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các khái niệm về ODA, giới thiệu về WB, ODA của WB, chỉ tiêu
thu hút vốn ODA...nhằm hiểu sâu hơn bản chất đề tài nghiên cứu;
- Đánh giá thực trạng công tác thu hút ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình cũng như phân tích các n ân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA, kinh nghiệp thu
hút ODA của các tỉnh trong k u vực Bắc Trung Bộ;
- Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút
nguồn vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2000-2016.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000-2016;
- Về không gian nghiên cứu: tỉnh Quảng Bình;
- Nội dung nghiên cứu: công tác thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
 Số liệu thứ cấp:
- Phương pháp thu thập tài liệu: tổng hợp, phân tích thông tin từ website
của Ngân hàng Thế giới; Các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Bình; hồ sơ lưu trữ về các Dự án tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư Quảng Bình; các giáo trình, bài báo trên các website và tờ báo
chính thống làm nguồn tư liệu chính để đánh giá tình hình thu hút vốn ODA nói
chung và vốn WB nói riêng. Số liệu nghiên cứu bao gồm: giá trị cam kết/ký kết, giá
trị giải ngân, số dự án; Thông tin nghiên cứu gồm: nội dung đầu tư, quy mô dự án
và hiệu quả của công tác thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới qua kết quả đạt được
của các dự án đã được tài trợ...
- Phương pháp xử lý và phân tích:
+ Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel 2010
+ Phương pháp thống kê mô tả: tổng hợp số liệu lại dưới biểu đồ, bảng biểu
để thấy được tình hình chung.
+ Phương pháp so sánh: so sánh với các chỉ tiêu chung để đưa ra các nhận
xét, từ đó đề xuất các giải pháp có tính chất thực tiễn.
 Số liệu sơ cấp
- Chọn mẫu khảo sát
+ Quy mô mẫu: Tổng số cán bộ nhân viên các sở ban ngành tỉnh Quảng
Bình: 4.292 người.
Tổng số cán bộ nhân viên các sở ban ngành tỉnh Quảng Bình liên quan đến
ODA: 323 người. Số câu hỏi chạy mô hình 24 câu hỏi, theo tỷ lệ tham khảo 1 câu
hỏi 5 phiếu điều tra, vậy cần tối thiếu 120 phiếu. Tác giả dự kiến điều tra 160 người,
đảm bảo đáp ứng yêu cầu chọn mẫu trên.
Tổng số phiếu phát ra: 160 phiếu.
Tổng số phiếu thu về: 157 phiếu.
Tổng số phiếu hợp lệ: 156 phiếu.
4
+ Nội dung mẫu: Luận văn tiến hành điều tra các cán bộ nhân viên, lãnh đạo
các sở ban ngành của tình Quảng Bình, liên quan đến việc huy động vốn ODA của
WB bao gồm điều tra về thông tin người được phỏng vấn, thông tin về huy động
vốn ODA tỉnh Quảng Bình.
+ Mục đích khảo sát: Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát
các cán bộ các sở ban ngành được thiết kế sẵn, từ đó xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến thu hút vốn đầu tư ODA của WB tại tỉnh Quảng Bình. Xây dựng hệ
thống dữ liệu sơ cấp phục vụ cho thực hiện đề tài luận văn cao học: Thu hút vốn
ODA của Ngân hàng Thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Đối tượng khảo sát:cán bộ cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công
tác quản lý và sử dụng vốn ODA; các đơn vị là Chủ dự án/ BQLDA ODA của WB
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
+ Công cụ khảo sát: p iếu khảo sát các cơ quan Nhà nước. Mẫu khảo sát và
phiếu khảo sát được đính kèm t eo hồ sơ Luận văn.
+ Thời gian khảo sát: Việc điều tra được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11
năm 2017.
- Phương pháp khảo sát
+ Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interview):Tiếp xúc
với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vốn ODA t uyết minh về mục đích khảo
sát, cam kết đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin, t uyế phục tham gia khảo sát,
phỏng vấn và thu thập thông tin phiếu khảo sát.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple
random sampling)
+ Là quá trình chọn lựa mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu có một cơ hội hiện
diện trong mẫu bằng nhau. Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung
(còn gọi là khung lấy mẫu) theo một trật tự nào đó: lập theo vần của tên, hoặc theo
quy mô, hoặc theo địa chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi
rút thăm, quay số (nếu khung lấy mẫu ngắn, số lượng đơn vị tổng thể ít), dùng bảng
số ngẫu nhiên (trong sách thống kê), hoặc dùng máy tính [Excel: hàm rand( )] để
chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.
5
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện
+ Nhược điểm:
• Mẫu có thể không mang tính đại diện, hoặc bị lệch
• Đòi hỏi phải lập danh sách toàn bộ tổng thế
• Mẫu được chọn có thể phân tán, tốn kém chi phí, khó khăn đi lại thu thập
dữ liệu
+ Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố quá
rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm đang nghiên cứu.
Thường áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất
hàng loạt.
- Phương pháp phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố khám phá dùng đề rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có
phụ thuộc lẫn nhau (ít nh ều có tương quan nội tại lẫn nhau) thành những đại lượng
được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường đường thẳng gọi là nhân tố
(factor), ít biến hơn những vẫn chứa đựng những thông tin của tập biến ban đầu.
Kích thước mẫu tổi thiểu là 50 quan sát, nhưng tốt nhất là lớn hơn 125. Kinh
nghiệm của một số nhà nghiên cứu cho biết: Số quan sát cần lớn hơn ít nhất 4 hay 5
lần số biến trong phân tích nhân tố.
- Xuất phát từ thang đo Likert với nhiều mức độ khác nhau. Người ta đánh giá
độ tin cậy bằng sự gắn kết nội tại (tương quan nội tại) α của Cronbach phản ánh
tương quan của tất cả các nấc theo từng cặp một).
- Mức độ tương quan nội tại của các nấc sẽ đạt cực đại khi tất cả các biến (items)
trong cùng một vấn đề (construct) có cùng thang đo.
- Giá trị Cronbach Alpha là từ 0 – 1, giá trị càng gần 1, độ tin cậy của tương
quan nội tại của các biến trong 1 component loaded càng cao. Giá trị này từ 0,5 trở
lên là chấp nhận được.
+ Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO (Kaiser-
Meyer-Olkin)
Nếu trị số KMO từ 0.51: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu
đã cho.
6
Nếu trị số KMO < 0.5: phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các
dữ liệu.
+ Xác định số lượng nhân tố: Sử dụng trị trị số Eigenvalue – là đại lượng đại
diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Trị số Eigenvalue > 1 thì
việc tóm tắt thông tin mới có ý nghĩa.
- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
+ Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tương quan là: xác định các phương trình
(mô hình) hồi quy để phản ánh mối liên hệ (mô hình hồi quy đơn phản ánh mối liên
hệ tuyến tính hoặc phi tuyến tính giữa 2 tiêu thức; mô hình hồi quy bởi phản ánh
mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân với một tiêu thức kết quả); Đánh giá
mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan thông qua việc tính toán các hệ số
tương quan tuyến tính, tỷ số tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số xác định…
+ Phương pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa các biến là: Biến phụ
thuộc là sự hài lòng về chính sách thu hút vốn đầu tư ODA của WB tại tỉnh Quảng
Bình và biến độc lập là tình hình, chính sách thu hút vốn đầu tư ODA của WB tỉnh
Quảng Bình.
5. Kết cấu luận văn
- Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt và ký hiệu, phụ lục và tài
liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công ác hu hút ODA của WB;
- Chương 2: Đánh giá tình hình thu hút ODA của WB trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình;
- Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CÔNG TÁC THU HÚTVỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
1.1. Lý luận về thu hút ODA của WB
1.1.1. Khái niệm về ODA
 Khái niệm về ODA
ODA là tên viết tắt của Official Development Assistant- Hỗ trợ phát triển
chính thức hay viện trợ phát triển chính thức. Hỗ trợ phát triển chính thức là một
hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là
các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Gọi là
phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và
nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức vì nó thường là nhà nước
cho vay. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc
tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các
tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển, [21].
Theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính
phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: “Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn
của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho nhà nước hoặc chính phủ Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, [3,8]”.
 Đặc điểm của ODA
- ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi trong đó có thành tố hỗ trợ không
hoàn lại là 25%.
- Phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín
dụng rất nhiết (thường dưới 3%) và vav thương mại rất nhỏ.
- Thời gian ân hạn dài (thông thường là 5 năm), thời gian vay dài (40 năm
đối với Hàn Quốc, Nhật Bản; 25 năm đối với ADB, WB)...
8
- Đi kèm với tài trợ vốn ODA là các điều kiện ràng buộc, các khoản ODA
ràng buộc được thể hiện rõ ở các nhà tài trợ song phương (yêu cầu phải lựa chọn các
nhà thầu, thiết bị của nhà tài trợ...).
- Có khả năng gây nợ (một số quốc gia không sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian có thể
lâm vào nợ nần do không có khả năng trả nợ.Nguyên nhân chính là ODA không có
khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại
dựa vào thu xuất khẩu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng
ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng
xuất khẩu, [21].
 Các hình thức cung cấp ODA
- Vốn ODA viện trợ không hoàn lại: Là loại vốn ODA không phải hoàn trả
lại cho nhà tài trợ nước ngoài
- Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả cho lại cho nhà tài trợ nước
ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu
tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối khoản
vay không ràng buộc.
- Vốn vay ưu đãi: Là loại vốn vay có mức vay ưu đãi cao hơn so với vốn vay
thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của vốn vay ODA.
[6,10]
 Các phương thức cung cấp ODA
- Theo chương trình
- Theo Dự án
- Hỗ trợ ngân sách
- Phi Dự án. [6,10]
 Vai trò của ODA
- ODA bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Quá trình phát
triển nền kinh tế đất nước đi theo hướng CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế
tri thức đòi hỏi một số lượng lớn vốn đầu tư do đó nếu chỉ huy động nguồn lực
trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu. Do đó, ODA trở thành một trong
9
những nguồn vốn quan trọng từ bên ngoài để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho
đầu tư phát triển.
- ODA hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế đất nước: Các dự án ODA đầu tư
cho Việt Nam trong thời gian gần đây chủ yếu tập trung ưu tiên cho phát triển cơ sở
hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó,
các dự án ODA hỗ trợ cải cách thể chế nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan
quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế
đất nước.
- ODA góp phần nâng cao khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng
đầu tư phát triển: Việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ (từ giao thông, cấp
nước, thông tin liên lạc và hệ thống điện) sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà
đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam.
- Ngoài việc hỗ trợ nguồn vốn, ODA còn hỗ trợ việc tiếp thu khoa học kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến và hiện đại cũng như hỗ trợ quá trình đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực.
- ODA đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội:
ODA giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình trạ g ghèo đói và đạt được những chỉ
tiêu xã hội. Đối với các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ tăng lên 1% GDP
thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Theo các c uyên gia về ODA bình quân các
nước đang phát triển thu nhập bình quân đầu người tăng 1% dẫn đến tỉ lệ đói nghèo
giảm xuống 2% nói cách khác nếu có cơ chế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1%
GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỉ lệ nghèo đói.Viện trợ sẽ tác động đến tăng trưởng,
từ đó đã tác động đến mục đích nâng cao mức sống, [14]
1.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của Ngân hàng Thế giới
 Giới thiệu về Ngân hàng Thế giới
- Lịch sử hình thành: Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập vào năm
1944, trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. Ngân hàng Thế giới cùng với quỹ tiền
tệ Quốc tế (IMF) là những sản phẩm của hệ thống Bretton Wood.
10
- Quy mô: Với hơn 189 quốc gia thành viên, hơn 900 nhân viên từ 170 quốc
gia và văn phòng đại diện trên 130 quốc gia, ngân hàng thế giới được là một tổ chức
mang tính toàn cầu.
- Phương châm hoạt động: Với tôn chỉ tìm kiếm các giải pháp bền vững cho
việc giảm nghèo, cùng xây dựng và chia sẽ thịnh vượng trọng các nước đang phát triển.
- Cơ cấu tổ chức: WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động
tương đối độc lập với nhau gồm:
(i) Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA);
(ii) Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển
(IBRD); (iii) Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC);
(iv) Cơ qu n Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA);
(v) Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID).
Trong các cơ quan trên của WB, Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển
(IBRD) và Tổ chức phát triển quốc tế (IDA) là hai tổ chức chiếm vị thế chủ yếu
hiện nay của WB trong đó IBRD có nhiệm vụ giảm đói nghèo ở các nước có thu
nhập ở mức trung bình và những nước ó uy tín trong việc vay vốn, còn IDA tập
trung chủ yếu ở các nước nghèo nhất thế giới. Các nhiệm vụ của hai cơ quan này
được hỗ trợ bởi IFC, MIGA và ICSID, [39]
 Nguồn vốn ODA của WB được sử dụ g ở Việt Nam trong giai đoạn
2000- 2016
Ở Việt Nam, các dự án được sử dụng vốn WB được tài trợ từ nguồn IBRD
và IDA của WB. Trong đó:
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là tổ chức trực thuộc nhóm WB, được
thành lập năm 1960. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc
gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung
cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các
khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống.
Nguồn vốn IDA có thời gian vay là 25 năm trong đó ân hạn 5 năm, thời gian
trả gốc là 20 năm. Lãi và phí cam kết hàng năm là 2%. Lãi phát sinh sau khi giải
11
ngân. Mỗi năm trả nợ hai kỳ, có thể chọn hình thức trả nợ dần đều. Bước sáng năm
2018, Việt Nam tốt nghiệp IDA có thể chuyển sang hình thức trả nợ nhanh: 5 năm
ân hạn, sau thời gian ân hạn, sẽ bắt đầu trả gốc, gốc được trả nợ trong vòng10 năm.
Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) là một tổ chức trực
thuộc WB, được thành lập năm 1945. Mục tiêu hoạt động của IBRD nhằm xóa đói
và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu
người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu
và tư vấn. Lãi suất của các khoản vay được tính theo LIBOR và được điều chỉnh 6
tháng một lần. Có nhiều thời hạn vay để người vay có thể lựa chọn thông thường là
vay 29 năm ân hạn 10 năm. Tương tự nguồn vốn IDA, nguồn IBRD sẽ được trả nợ
mỗi năm 2 kỳ. Lãi suất nguồn IBRD có thể thả nổi hoặc cố định. Các dự án trong
thời gian gần đây thường chọn lãi suất thả nổi trong các năm đầu, sau đó điều chỉnh
sang lãi suất cố định hoặc ngược lại. Lãi suất bình quân khoảng 2,9 %/năm, [39].
 Lĩnh vực tài trợ của WB
WB được xếp thứ 2 về quy mô và tổng vốn tài trợ ODA trên toàn thế giới
(sau Nhật Bản và là 1 trong 3 nhà tài trợ lớn nhất thế giới (Nhật Bản, WB và ADB).
Với mục tiêu giảm nghèo, giữ vững đà tăng trưởng và tăng cường chất lượng
phát triển, WB chú trọng hỗ trợ cho các ước đang phát triển vào một số lĩnh vực
sau:
+ Nông nghiệp (Khuyến nông, khuyến lâm, thủy sản, thủy lợi)
+ Giáo dục
+ Năng lượng
+ Tài chính (thể chế ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài chính chính công)
+ Y tế
+ Công nghiệp- Thương mại
+ Công nghệ thông tin
+ Giao thông Vận tải.
+ Cấp nước và vệ sinh
+ Biến đổi khí hậu
Đặc biệt ở Việt Nam, ODA của WB tập trung trong các lĩnh vực chủ yếu sau:
12
+ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Đầu tư hệ thống thủy lợi, trồng rừng,
phát triển nông nghiệp)
+ Giáo dục- Y tế (đầu tư hạ tầng kỹ thuật của giáo dục và y tế)
+ Thoát nước và vệ sinh môi trường, biến đổi khí hậu
+ Giao thông
+ Công nghiệp- điện
+ Cải cách thể chế (tài chính ngân hàng, quản lý hành chính công). [39]
1.1.3. Nội dung và vai trò thu hút vốn ODA của WB
 Nội dung thu hút vốn ODA của WB
- Công tác vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện thông qua đối
thoại chính sách phát triển với các nhà tài trợ nước ngoài căn cứ vào Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm; Chiến lược dài hạn về nợ công và Chương trình quản lý
nợ công trung hạn; Hạn mức vay vốn ODA, vay ưu đãi hàng năm và trung hạn 5 năm;
Định hướng thu hút ODA, vốn vay ưu đãi, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
và quy hoạch phát triển của cả nước, của Bộ, ngành, lĩnh vực và của địa phương; kế
hoạch vay và trả nợ nước ngoài hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và
các nhà tài trợ nước ngoài tổ chức hội nghị và diễn đàn vận động vốn ODA, vốn vay
ưu đãi cấp quốc gia, liên ngành và khu vực.
- Bộ, ngành và địa phương căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
và nhu cầu vốn ODA, vốn vay ưu đãi của mình, khả năng tổ chức thực hiện, khả
năng bố trí nguồn lực, chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có
liên quan và các nhà tài trợ nước ngoài chủ động tổ chức hội nghị hoặc diễn đàn vận
động vốn ODA, vốn vay ưu đãi cấp ngành, địa phương.
- Căn cứ điều kiện cụ thể và được phép của cơ quan có thẩm quyền, Bộ,
ngành có thể tổ chức Nhóm quan hệ đối tác về lĩnh vực cụ thể để phối hợp, chia sẽ
thông tin, kiến thức, kinh nghiệm phát triển và bổ trợ lẫn nhau giữa các nhà tài trợ
nước ngoài, tránh trùng lặp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn
vay ưu đãi.
13
- Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc đại diện của Việt Nam
tại các tổ chức quốc tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành vận động vốn
ODA, vốn vay ưu đãi tại nước tiếp nhận cơ quan đại diện hoặc tại tổ chức quốc tế
đó [3, 10]
 Vai trò thu hút vốn ODA của WB
Với hơn gần 20 tỉ USD được huy động trong vòng 16 năm (2000-2016), nguồn
vốn ODA của WB đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế gắn
liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam., cụ thể như sau:
Thứ nhất, ODA nói chung và ODA của WB nói riêng là nguồn vốn bổ sung
cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đầu tư cho phát triển hạ hạ tầng kỹ thuật (đô thị,
giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế), một lượng vốn lớn của WB cũng tập trung
cho việc cải cách thể chế, đầu tư công và tài chính ngân hàng.
Thứ hai, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ cơ sở
hạ tầng kinh tế và xã hội; cải cách đổi mới thể chế (đầu tư công, cải cách hành chính
và tài chính ngân hàng) từ nguồn vốn WB sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi từ đó
góp phần hỗ trợ trong việc thu hút nguồn vốn FDI.
Thứ ba, với một số lượng nguồn vốn tài trợ tương đối lớn chiếm khoảng 12
% tổng vốn tài trợ của WB được đầu tư cho lĩnh vực cải cách thể chế, cải cách hành
chính đầu tư công đã góp phần hỗ trợ cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Việt
Nam, hỗ trợ tốt cho quá trình quản lý nhà nước ngày mộ ốt hơn.
Thứ tư, là đi cùng với hỗ trợ nguồn vốn là cách thức chuyển giao khoa học
công nghệ và kỹ năng quản lý, vận hành dự án cũng như hệ thống quy trình thủ tục
đấu thầu, giải ngân theo chuẩn quốc tế từ đó giúp cho Việt Nam đào tạo đội ngũ cán
bộ có năng lực, trình độ ngày càng cao. Đây chính là lợi ích quan trọng, lâu dài và
có tầm chiến lược của Việt Nam trong quá trình thu hút nguồn vốn ODA của nhà tài
trợ có vị trí quan trọng hàng đầu toàn cầu như WB, [47]
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút ODA của WB
Với 19.107 triệu USD được huy động trong vòng 16 năm (2000-2016),
nguồn vốn ODA của WB đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh
tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam. Bên
14
cạnh những đóng góp to lớn, vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu hiệu quả trong
việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn WB làm ảnh hưởng đến khả năng huy động
nguồn vốn này trong tương lai.
GNI: tổng thu nhập bình quân đầu người
Vào ngày 1 tháng 7 hằng năm, Ngân hàng Thế giới ra tiêu chí phân loại các
nền kinh tế Thế giới dựa vào số liệu ước tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình
quân đầu người của năm trước. Số liệu ước tính GNI bình quân đầu người cũng
được sử dụng làm số liệu đầu vào để phân loại hoạt động ngân hàng của các nền
kinh tế, xác định điều kiện cho vay của các nước.
Tiêu chí phân loại các nền kinh tế Thế giới năm 2018 của Ngân hàng Thế giới:
- Nền kinh tế có thu nhập thấp: là những nước có GNI năm 2016 là 1,005
USD hoặc thấp hơn;
- Nền kinh tế có thu n ập trung bình thấp: là những nước có GNI năm 2016
trong khoảng 1,006 đến 3,955 USD;
- Nền kinh tế có thu nhập trung bình cao: là những nước có GNI từ 3,956 đến
12,235 USD;
- Nền kinh tế có thu nhập cao: là những nước có GNI từ 12,236 USD trở lên.
Bảng 1.1. Phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018
Khu vực Thu nhập Nguồn cho vay
Đông Á và Thái Bình Dương Thấp IDA
Châu Âu và Trung Á Trung bình thấp IDA & IBRD
Châu Mỹ latinh & Ca ri bê Trung bình cao IBRD
Nguồn: https://worldbank.org
Việt Nam thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong nhóm 53 nước
thuộc nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp từ 1,006 USD đến 3,955 USD, được
WB phân loại cho vay từ nguồn IBRD gồm 69 nước. Như vậy, năm 2018, Việt Nam
không còn được hỗ trợ phát triển từ nguồn vốn IDA với lãi suất miễn phí và các
khoản hỗ trợ ưu đãi mà phải vay IBRD với yêu cầu về tài chính đối với các nước đi
vay phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
15
Hiệu quả sử dụng vốn ODA của WB
Theo phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Việt Nam vay vốn
ODA của WB từ nguồn IBRD (Không còn được hỗ trợ vốn ODA từ nguồn IDA lãi suất
thấp và các khoản hỗ trợ ưu đãi khác), yêu cầu của IBRD đối với các quốc gia vay vốn
là phải thỏa mãn vấn đề tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Vay vốn của
IBRD hay bất kỳ của một tổ chức tín dụng nào khác, để được phê duyệt cho vay ở hiện
tại và tương lai thì nước đi vay phải đảm bảo 03 yêu cầu: thứ nhất, có lịch sử tín dụng
tốt, trả nợ đúng hẹn, không chậm nợ, không có nợ xấu…; thứ hai, có phương án sử
dụng vốn hiệu quả và thứ ba, có phương án trả nợ đáp ứng yêu cầu của WB. Trong quá
khứ, với bình quân khoảng 1,1 tỷ USD/năm tương đương với hơn 19 tỷ USD được thu
hút trong 16 năm, năm sau thu hút nhiều hơn năm trước đã chứng minh Việt Nam có
lịch sử tín dụng tốt. Việt Nam cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa để đảm bảo
thu hút vốn ODA hiệu quả trong tương lai.
 Vai trò của Chính phủ Việt Nam
Hiệu quả trong sử dụng vốn là yêu cầu mang tính chiến lược của Đảng, Nhà
nước Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020. Chính
phủ Việt Nam đã cụ thể hóa bằng Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Chiến lược
nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn
2016-2020. Đường lối của Đảng và chính sách, p áp luật của Nhà nước Việt Nam
phù hợp yêu cầu hiệu quả sử dụng vốn của WB tạo cơ sở thu hút vốn ODA ở hiện
tại và tương lai.
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng chiến lược hiệu quả thu hút, q ản lý và sử
dụng vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ phù hợp với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình, định hướng của nhà
tài trợ: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày
19/01/2012 phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn
ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015” và
Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút,
quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
16
ngoài thời kỳ 2016-2020”. Các chính sách, chiến lược của Chính phủ tác động tích
cực đến công tác thu hút và sử dụng vốn ODA trong đó có ODA của WB:
Thông qua các cuộc gặp gỡ thường niên giữa Việt Nam và WB, hội nghị tư
vấn các nhà tài trợ… Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn các dự án ODA.
Theo số liệu thống kê cho thấy, về cơ bản, cam kết cung cấp vốn WB năm sau luôn
cao hơn năm trước. Có được điều này, là nhờ sự nỗ lực đồng hành của Chính phủ
Việt Nam với các nhà tài trợ trong đó có Ngân hàng Thế giới. Thông qua việc đưa
ra các chương trình, định hướng thu hút ODA giai đoạn 2000-2005, 2006-2010,
2011-2015 và 2016-2020 ngày càng tiệm cận tới các chính sách, chiến lược tài trợ
của Nhà tài trợ cùng các căn cứ rõ ràng, khả thi, gắn kết, phù hợp với quy hoạch,
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 5 năm, 10 năm cùng cơ cấu nguồn
lực tài chính minh bạch, cụ thể. Để định hướng thu hút ODA của các giai đoạn đi
vào thực tiễn, Chính phủ đã đưa ra chiến lược truyền thông truyền thông đa dạng và
xuyên suốt, cập nhật liên tục, n ờ đó, đã giúp Việt Nam thu hút được khá lớn nguồn
vốn WB.
Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ ở ác cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa hiểu rõ
vai trò và bản chất và mục tiêu nguồn vốn WB tài trợ cho Việt Nam, dẫn đến việc
không chú ý yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn WB, chưa xác định được các ưu tiên
đầu tư và ưu tiên thu hút vốn đối với mục tiêu của dự án, kéo theo thiết kế của một
số chương trình, dự án ODA chưa phù hợp với thực tế. Việc thiếu hiểu biết về nhà
tài trợ, về mục tiêu sử dụng các dòng vốn, dẫn đến đầu tư trùng lắp, kết quả dự án
kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của địa phương cũng như của tài trợ. Việc lồng
ghép các chương trình và dự án của Chính phủ với các chương trình, dự án ODA
của WB có những nội dung gần nhau như: xóa đói giảm nghèo, giao thông nông
thôn, nước sạch nông thôn... gây ra hiện tượng trùng lặp, hạn chế về công tác triển
khai và hiệu quả. Thực tế, trên cùng một địa bàn có nhiều công trình cùng một lĩnh
vực do nhiều nguồn vốn tài trợ, song chính quyền địa phương không đủ năng lực
quản lý, để lồng ghép các nguồn vốn và duy trì hoạt động của các công trình này
một cách có hiệu quả để phục vụ người dân.
17
Hệ thống thể chế luật pháp, và chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng
hiệu quả vốn ODA đã được điều chỉnh theo hướng hài hòa thủ tục với các nhà tài
trợ, đảm bảo tính minh bạch, thống nhất; tôn trọng nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa
bên đi vay và bên cho vay, giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp; tạo
thuận lợi cho việc thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên
những điều chỉnh về chính sách vẫn còn tồn tại khá nhiều khác biệt các quy định về
mua sắm đấu thầu, giải ngân giữa Việt Nam và WB làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu
hút nguồn vốn.
Những nhân tố khác
- Giải ngân kém hiệu quả gây tác động không tốt cho công tác thu thút vốn.
Theo các báo cáo phân tích, tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức cam kết với nhà tài trợ và
thấp hơn rất nhiều so với mức giải ngân trung bình của khu vực. Các dự án đầu tư
thường bị kéo dài tiến độ xây dựng, tỷ lệ giải ngân thấp, nên hiệu quả đầu tư không
đảm bảo và uy tín tiếp nhận vốn WB giảm sút. Đã xuất hiện trường hợp nhiều dự án
của WB đã buộc phải dừng lại.
Nhân sự: Năng lực và trình độ huyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản
lý dự án còn hạn chế, nhất là ở các địa phương. Nhân sự các ban quản lý dự án
thường không ổn định và kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chưa thực
hiện thường xuyên, có hệ thống và bài bản
Tổ chức thực hiện: Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá, báo cáo sử dụng
vốn WB đôi lúc chưa được thực hiện nghiêm túc, còn để xảy ra một số trường hợp
lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp.
công tác thu hút ODA của WB vẫn còn thụ động và theo tính chất phân phối. Thông
tin về nguồn vốn và nhà tài trợ vẫn chưa thực sự công khai. Do đó, việc thu hút
ODA của WB không phải được phân bố đồng đều giữa các tỉnh.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút ODA nói chung và ODA của WB nói
riêng
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá kết quả thu hút ODA nói chung và ODA
của WB nói riêng, tuy nhiên, để đánh giá kết quả của công tác thu hút ODA hiện
nay thường tập trung trong 7 (bảy) tiêu chí chính:
18
Thứ nhất là số lượng dự án thu hút được cho cả giai đoạn: chứng minh khả
năng của Chính phủ/ của các Bộ, ngành và các địa phương hưởng lợi dự án đã có
quá trình chuẩn bị tốt các danh mục/ đề xuất/ báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án.
Để một dự án được nhà tài trợ thông qua, phải đáp ứng đúng tiêu chí, lĩnh vực ưu
tiên của nhà tài trợ, còn phải tuân thủ đầy đủ quy trình thủ tục phê duyệt của Chính
phủ Việt Nam từ phê duyệt danh mục dự án theo Nghị định số 38/2013/NĐ-CP
trước đây đến đề xuất dự án/ chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định
16/2016/NĐ-CP hiện nay...
Thứ hai là quy mô của các Dự án tài trợ: Quy mô các dự án trong giai đoạn
ngày càng lớn, có tính chất liên kết các vùng miền và hiệu quả nguồn vốn tài trợ
được phát huy trên diện rộng sẽ chứng tỏ các Dự án đã được các Bộ, ngành, địa
phương chuẩn bị khá kỹ lưỡng nên đã thuyết phục được nhà tài trợ phân bổ nguồn
lực lớn cho dự án.
Thứ ba là các lĩnh vực được thu hút được định hướng: Đã xây dựng càng
nhiều càng chứng minh được quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện đề án sát
thực tiễn.
Thứ tư là hiệu quả nguồn vốn tài trợ đối với quá trình phát triển kinh tế xã
hội của địa phương: cũng là một trong những hân tố đánh giá kết quả thu hút vốn
WB của chính quyền địa phương. Tại các Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh các cấp,
nhiệm vụ trọng tâm của các kỳ đại hội bao giờ cũng có nhiệm vụ phát nội lực tranh
thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho việc thực hiện hoàn thành các chỉ
tiêu phát triển kinh tế xã hội về hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Trong điều kiện
nguồn lực hạn chế, các nguồn vốn ODA sẽ góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về
mạng lưới giao thông, mạng lưới y tế, trường lớp học….
Thứ năm là mức đóng góp của nguồn vốn ODA vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Thứ sáu là chỉ số đóng góp về mặt kinh tế xã hội của ODA: Từ năm 2000-nay,
nguồn vốn ODA được ký kết phần lớn tập trung cho các dự án đầu tư (41%), các
dự án hỗ trợ kỹ thuật (23%) và phi hỗ trợ kỹ thuật (20%). Nguồn vốn ODA đã
chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 20% chi ngân sách nhà nước
cho đầu tư phát triển. Thông qua đầu tư các dự án ODA
19
cũng đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bản an sinh
xã hội.
Cuối cùng là tính bền vững của nguồn vốn tài trợ: các dự án thu hút được tùy
theo lĩnh vực tài trợ, sau thời gian khấu hao công trình vẫn phát huy hiệu quả trong
thực tế sẽ là tiêu chí đánh giá được tính bền vững và ưu việt của nguồn vốn tài trợ
cũng như đơn vị triển khai, vận hành dự án.
1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn ODA của WB
WB và ADB là hai nhà trợ đặc biệt chú trọng đến kết quả, do đó, việc triển
khai dự án tốt sẽ là cơ sở, tiền đề để xây dựng và kêu gọi dự án tiếp theo. Kinh
nghiệm trong 16 năm thu hút ODA của WB tại Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc
Trung bộ nói riêng trong đó có tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016 đã đưa ra một
số kinh nghiệm như sau:
- Định hướng ưu t ên t u hút nguồn vốn phù hợp với lĩnh vực ưu tiên của nhà
tài trợ:thực tiễn công tác t u hút vốn nước ngoài của WB trong 16 năm qua đã
chứng minh một thực tiễn, nhà tài trợ có số lượng dự án và quy mô nguồn vốn tài
trợ lớn là dự án có chính sách và lĩnh vực tài trợ phù hợp với yêu cầu, nhu cầu phát
triển của nước nhận tài trợ. Tuy nhiên, để thu hút được số nguồn vốn tài trợ, bản
thân nước nhận tài trợ cũng phải có các chính sách, định hướng phù hợp với ưu tiên
tài trợ của nhà tài trợ.
- Tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh và trình độ chuy n môn cao của các bộ
làm công tác đối ngoại: một điều rõ ràng rằng, tỉnh nào có đội ngũ lãnh đạo năng
động, có đội ngũ cán bộ kinh tế đối ngoại có trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại
ngữ tốt, chủ động trong công việc, tỉnh đó thường thu hút được số lượng dự án lớn.
- Kỹ năng Quản lý dự án: BQL dự án có chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, có
đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ để tiếp cận với các thủ tục khi các dự án
trong giai đoạn khởi động.
- Tính kịp thời về thông tin liên quan đến nguồn vốn tài trợ trong niên khóa
tài trợ: là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút được nguồn vốn tài trợ.
Tỉnh nào tiếp cận được nhiều thông tin cụ thể sẽ xây dựng được các dự án bám sát
yêu cầu của nhà tài trợ.
20
- Mối quan hệ mật thiết:Mối quan hệ theo chiều dọc với các Bộ, ngành
Trung ương; theo chiều ngang (các sở, ban, ngành trong địa phương); quan hệ đối
ngoại (với Văn phòng Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)…được thắt chặt,
thì khả năng thu hút được vốn ODA ngày càng cao.
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA CỦA WB
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2000-2016
2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý
km Quảng Bình là một tỉnh duyên hảiBắc Trung bộ, với diện tích tự nhiên 8.052
, phía Bắc giáp Hà Tĩnh qua dãy Hoành Sơn với chiều dài 136,5 km, phía Nam
giáp Quảng Trị với chiều dài 78,8 km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển chạy
dài từ huyện Quảng Trạch đến huyện Lệ Thủy dài 116,04 km, phía Tây giáp tỉnh
Khăm Muộn và Tây nam là tỉnh Savannakhet của CHDCND Lào bên kia dãy
Trường Sơn với chiều dài 201,87 km.
Tỉnh Quảng Bình gồm 8 đơn vị hành chính gồm 01 Thành phố (Đồng Hới),
01 Thị xã (Ba Đồn), và 6 uyện (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch,
Quảng Ninh và Lệ Thủy) với 159 xã, phường, thị trấn.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Quảng Bình
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân cả giai đoạn đạt
khoảng 6,5%,trong đó: tốc độ tăng trưởng của ô g, lâm, ngư nghiệp 4,2%, công
nghiệp - xây dựng 9,4%, dịch vụ 6,7%. Quy mô, iệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế có bước cải thiện đáng kể. Cơ cấu kinh ế chuyển dịch theo hướng tăng dần
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu nội bộ từng ngành chuyển biến tích cực. Đến
năm 2016, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng: nông, lâm nghiệp và
thủy sản 22,9%, công nghiệp, xây dựng 25,7% và dịch vụ 51,4%. Thu ngân sách
trên địa bàn tỉnh đạt 3.067 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.824 tỉ đồng.
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người năm 2016 đạt 28,72
triệu đồng.
 Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 (theo giá so sánh
năm 2010) đạt 7.440 tỷ đồng, tăng 1,2% so cùng kỳ. Kết quả từng lĩnh vực như sau:
22
- Trồng trọt:
Năm 2016, sản lượng lương thực đạt 30,5 vạn tấn, tăng 2,2% so cùng kỳ, đạt
108,5% kế hoạch. Đã thực hiện chuyển đổi hơn 2.206 ha đất lúa kém hiệu quả sang
cây trồng khác có hiệu quả cao, tăng 87% so cùng kỳ; hình thành một số vùng
chuyển đổi tập trung có thu nhập cao hơn 1,5 - 8 lần so với trồng lúa. Tiếp tục tổ
chức cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX, tổ hợp tác và người nông
dân sản xuất theo cánh đồng lớn 2.131ha, tăng 67,9% so cùng kỳ.
Cây công nghiệp dài ngày có xu hướng tăng. Sản lượng một số cây lâu năm:
cao su khai thác 4.300 tấn, tăng 1,6%; hồ tiêu 667 tấn, tăng 3% so cùng kỳ.
- Chăn nuôi:
Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, đã hình thành các trang
trại chăn nuôi có quy mô khá. Nhờ có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định nên tổng
đàn gia súc được tăng, tỷ lệ bò lai sin cao. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt
71.385 tấn, tăng 7,1% so cùng kỳ. Nhiều nhà đầu tư đã đăng ký thực hiện các dự án
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Lâm nghiệp:
Hiệu quả của kinh tế rừng ngày àng được khẳng định, đặc biệt là rừng trồng
phục vụ nguyên liệu chế biến. Dự ước cả năm sả lượng gỗ khai thác từ rừng trồng
200.000 m3, tăng 18,9%, gỗ rừng tự nhiên đạt 5.500 m3, đạt 100% KH; sản lượng
nhựa thông khai thác 2.400 tấn, bằng 97,6,2% so cùng kỳ.
- Thủy sản:
Sau sự cố môi trường biển tháng 4/2016, hoạt động khai thác hải sản ven bờ
và nuôi trồng thủy sản mặn lợ gần như dừng hẳn; đánh bắt xa bờ giảm đáng kể. Mặt
khác, 2 trận lũ lụt lớn xảy ra trong tháng 10/2016, nhiều hồ nuôi bị ngập, sản lượng
thủy sản bị trôi rất lớn. Dự ước sản lượng thủy sản năm 2016 đạt 61.800 tấn, bằng
89,6% so cùng kỳ. Toàn tỉnh có 4.035 tàu cá, tổng công suất trên 585.000 CV, tăng
16,8% cùng kỳ, trong đó 1.245 tàu cá tham gia vùng biển xa.
 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 tăng 8,4%. Giá trị sản xuất công
nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2016 đạt 9.791 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ (kế
23
hoạch tăng 10%). Một số ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn như: sản xuất
sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (xi măng, cliker); chế biến gỗ và sản xuất sản
phẩm từ gỗ; sản xuất may mặc; sản xuất đồ uống đạt tốc độ tăng trưởng khá. Trong
năm 2016, có thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động như: Nhà
máy may Quảng Bình tại Khu công nghiệp Cam Liên, Lệ Thủy; giai đoạn 2 dự án
Nhà máy may S&D Quán Hàu tại Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu... Trung tâm
Nhiệt điện Quảng Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao cho
Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án; chuẩn bị đám phán triển khai
thực hiện Dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu sang Lào.
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá, nhiều
cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tập trung vào các ngành, nghề: sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ,
mây tre đan, nón lá, nước mắm, cơ khí nhỏ... góp phần tạo việc làm ổn định, tăng
thu nhập cho lao động nông t ôn.
Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, một số nhà máy xi
măng dừng sản xuất, một số dự án công nghiệp dự kiến có mức đóng góp lớn giãn
tiến độ, kéo dài thời gian đầu tư; một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: quặng
titan, mực đông lạnh, gạch xây dựng; tiểu thủ cô g nghiệp mặc dù có tăng trưởng
nhưng quy mô còn nhỏ, năng suất, chất lượng sả phẩm và sức cạnh tranh còn thấp.
 Các ngành dịch vụ
- Hoạt động thương mại nội địa:
Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển, các mặt hàng thiết yếu
được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Hệ
thống phân phối hàng hóa ngày càng mở rộng, đa dạng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa
2016 đạt 16.771 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình
quân tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015.
- Xuất, nhập khẩu:
Năm 2016, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, giá và sản lượng các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực như: cao su, dăm gỗ, gỗ các loại, thủy sản giảm mạnh. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 79,4 triệu USD, bằng 75,9% so cùng kỳ, đạt 52,9%
24
kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu đạt 118,7 triệu USD, tăng 2,9% so cùng kỳ, đạt
98,9% kế hoạch.
- Hoạt động du lịch:
Đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Phát triển du lịch giai
đoạn 2016-2020. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh. Nhiều sản
phẩm du lịch, tuyến, điểm du lịch mới được đưa vào khai thác phục vụ du khách. Sự cố
môi trường biển và 2 trận lũ lụt kép đã làm cho ngành du lịch của tỉnh bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, lượng khách đến Quảng Bình giảm mạnh, hệ số lưu trú đạt thấp, nhiều
dự án khách sạn 3 sao trở lên, nhiều nhà hàng đang triển khai phải dừng thi công; nhiều
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Dự ước năm
2016, số lượt khách du lịch đến với Quảng Bình đạt 1,99 triệu lượt, giảm 29,4% so
cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt: 37.162 lượt, giảm 13,2%; doanh thu lưu trú,
ăn uống, du lịch lữ hành đạt 1.685 tỷ đồng, giảm 12,9% so cùng kỳ.
2.1.3. Đặc điểm về xã hội tỉnh Quảng Bình
Đến năm 2016, tỉnh Quảng Bình đã giải quyết được việc làm cho 3,25 vạn
lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0% so với giai đoạn 2011-2015. Tỉ lệ dân số tăng
0,52%. 99,58% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. 82,4% xã, phường, thị trấn đạt
chuẩn quốc gia về y tế. Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 21 giường
bệnh. 84,83% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đế ăm 2016, có 100% xã, phường, thị
trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 45,9% trường trung học cơ sở và trung học
phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,1% trong đó lao
động qua đào tạo nghề đạt 38,6%. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch và hợp
vệ sinh đạt 97,1%. Tỷ lệ hộ nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt
85%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,5%.
 Đặc điểm dân cư
Dân số Quảng Bình năm 2016 có 877.702 người, trong đó nữ 439.315 người,
chiếm 50.05%. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc
hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã
Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi
Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.
25
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016
Đơn vị hành chính Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số
( ) (người) (người/ )
Thành phố Đồng Hới 156 117.856 755
Thị xã Ba Đồn 162 106.291 656
Huyện Minh Hóa 1.394 50.203 36
Huyện Tuyên Hóa 1.129 79.469 70
Huyện Quảng Trạch 448 106.472 238
Huyện Bố Trạch 2.115 183.960 87
Huyện Quảng Ninh 1.194 90.389 76
Huyện Lệ Thủy 1.402 143.062 102
Tổng 8.000 877.702 110
Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn
Người
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2010 848.616 424.533 424.083 128.444 720.172
2013 863.350 432.081 431.269 131.216 732.134
2014 868.174 434.512 433.662 169.532 698.642
2015 872.925 436.907 436.018 170.943 701.982
Sơ bộ 2016 877.702 439.315 438.387 172.366 705.336
Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn
Dân cư phân bố không đều, 80,36% sống ở vùng nông thôn và 19,64% sống
ở thành thị. Dân cư bố không đều giữa các huyện, tập trung đông đúc ở Thành phố
Đồng Hới với mật độ 755 người/km
2
, Thị xã Ba Đồn với mật độ 656 người/km
2
,
huyện Quảng Trạch 238 người/km
2
, trong khi đó miền núi dân cư thưa thớt như:
Minh Hoá 36 người/km
2
, Tuyên Hoá 70 người/km
2
.
26
 Lực lượng lao động
Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào. Tính đến năm 2016, số dân
trong độ tuổi lao động khoảng 531.095 người, chiếm 60.51% dân số, trong đó lao
động nữ 266.192 người, chiếm 50,12%, lao động ở thành thị 104.782 người, chiếm
19,73%, lao động ở nông thôn 426.313 người, chiếm 80,27%.
Bảng 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
Ngườ
i
2010 % 2013 % 2014 % 2015 % Sơ bộ %
2016
TỔNG 468.341 529.023 528.930 530.064 531.095
SỐ
Phân theo giới tính
Nam 239.090 51,05 271.307 51,28 264.639 50,03 264.706 49,94 264.903 49,88
Nữ 229.251 48,95 257.716 48,72 264.291 49,97 265.358 50,06 266.192 50,12
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành 65.982 14,84 78.504 14,09 102.575 19,39 103.795 19,58 104.782 19,73
thị
Nông 402.359 85,16 450.519 85,91 426.355 80,61 426.269 80,42 426.313 80,27
thôn
Nguồn: h ps://www.quangbinh.gov.vn
Trong tổng số 531.095người thuộc độ tuổi lao động có 513.481 người tham
gia lao động trong các ngành kinh tế, chiếm 58.50% dân số. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt 62,1% trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 38,6%.
27
Bảng 2.4.Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia trong các ngành
kinh tếNgười
Năm Tổng số Trong đó
Nhà nước Ngoài nhà Khu vực có vốn
nước đầu tư nước ngoài
2010 454.536 39.229 414.706 601
2013 518.191 41.455 476.114 622
2014 520.871 42.296 477.946 629
2015 521.208 42.317 478.271 620
Sơ bộ 2016 513.481 50.557 462.338 586
Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn
Bảng 2.5. Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh Quảng Bình và TP. Đồng Hới
phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Toàn tỉnh Trong đó
Năm Quảng Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Bình và thuỷ sản và xây dựng
2012 23.870.847 5.987.120 9.326.014 8.557.713
2013 29.577.023 8.202.416 10.538.394 10.836.213
2014 33.122.532 8.660.945 11.846.349 12.615.238
2015 37.418.517 9.134.983 13.497.725 14.785.863
Nguồn: Niên giám Thống kê ỉnh Quảng Bình năm 2016
Trong giai đoạn từ 2012 – 2016, tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh có xu
hướng tăng trưởng khá mạnh với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 16,28%.
Trong đó nông nghiệp tăng bình quân 16,02%, công nghiệp và xây dựng tăng
13,11%, thương mại dịch vụ tăng 20,08%. Tỷ trọng các lĩnh vực cũng có sự dịch
chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ
có xu hướng ngày càng tăng, ngành nông lâm thuỷ sản có tỷ trọng ngày càng giảm
dần trong GDP toàn tỉnh.
Với tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình
cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế nên mức thu nhập bình quân đầu người
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng có xu hướng tăng đáng kể.
28
Đối với TP. Đồng Hới, GDP của nó chiếm gần 60% GDP của toàn tỉnh qua
các năm. Trong đó tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp, các
ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP.
Bảng 2.6. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế
Đơn vị: Nghìn đồng/người/tháng
Chỉ tiêu 2008 2010 2012 2014 2016
Thu nhập trung bình 645,0 950,0 1.437,0 1.839 2.150
Thành thị 1.028 1.506 2.505 2.831 3.022
Nông thôn 589 841 1.228 1.610 1.856
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình năm
2016
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Quảng Bình ngày càng tăng, từ chỗ
chỉ đạt 645 nghìn đồng/người/t áng năm 2008, đến năm 2010 thu nhập này tăng lên
đạt 950 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh
Quảng Bình đạt 2.150 nghìn đồng/người/tháng. Trong đó, thu nhập của người dân
thành thị đạt trên 3.022 nghìn đồng/người/tháng cao hơn nhiều so với người dân
nông thôn, chỉ đạt 1.856 nghìn đồng/người/tháng.
2.1.4. Những tồn tại hạn chế
Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người còn ở mức thấp so
với mức trung bình cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sức cạnh tranh của
nền kinh tế còn yếu. Việc triển khai các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Tỷ trọng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi có
năng suất, chất lượng, giá trị cao và sản phẩm qua chế biến sâu còn thấp.
Nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp
còn yếu, công nghệ lạc hậu. Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, năng lực cạnh tranh
thấp, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động. Sản xuất kinh doanh
gặp nhiều khó khăn, thị trường không ổn định. Một số dự án đầu tư chậm tiến độ;
một số dự án dự kiến đầu tư mới nhưng chưa triển khai
29
thực hiện được. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển chậm, thị
trường tiêu thụ không ổn định; chưa xây dựng được nhiều thương hiệu hàng hóa đặc
trưng, truyền thống của địa phương.
Mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại phát triển chưa đồng bộ. Hàng hóa xuất
khẩu còn ít, chủ yếu xuất thô. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn
thông... vùng nông thôn, miền núi phát triển chậm. Thu ngân sách thiếu bền vững,
cơ cấu nguồn thu chưa hợp lý, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn còn
thấp.
Chất lượng giáo dục và đào tạo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Công tác xã hội hóa giáo dục có mặt còn yếu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
dạy và học ở một số trường chưa được đầu tư đồng bộ. Chất lượng nguồn nhân lực,
tỷ lệ lao động qua đào tạo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Lực lượng lao động
kỹ thuật có tay nghề cao còn ít, phân bố chưa hợp lý giữa các ngành, các vùng.
Đầu tư xã hội cho k oa học - công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu phát
triển, chưa tạo được động lực lớn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thị trường khoa
học - công nghệ chậm phát triển; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định đo lường và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn hạn chế.
Chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở hầu hết các cơ sở y tế còn hiếu. Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng còn cao.
Hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho đầu tư
phát triển.
2.2. Tình hình thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2000-2016
2.2.1.Tình hình thu hút vốn ODA của WB ở Việt Nam giai đoạn 2000-2016
Trong giai đoạn 2000-2016, Việt Nam thu hút được 202 Dự án ODA với
tổng vốn ODA 19.755 triệu USD. Biểu dưới đây thể hiện chu kỳ phát triển của công
tác thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.
30
Hình2.1. Thu hút ODA của Ngân hà g Thế giới củ a Việt Nam
giai đoạn 2000-2016
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo biểu đồ trên cho thấy, tại thời điểm năm 2000, số l ượng dự án ODA thu
hút được từ Ngân hàn g Thế giới ở mức thấp nhất (03 Dự án) với tổng vốn đầu tư
371 triệu USD. Tuy n hiên đến năm 2010, vốn WB tại Việt Nam đã tăng lên cả về
số lượng và quy mô với 16 Dự án và 1.304,52 triệu USD. Bước s ang năm 2015, dự
án ODA của WB thu hút được đã có sự thay đổi đi xuống với việc chỉ thu hút được
9 Dự án ODA với tổng vốn 790,38 triệu USD. Tuy nhiên, bướ c sang năm 2016, số
lượng dự án đã có bước tăng trưởng ngoạn mục trở lại với 16 Dự án có tổng vốn
1.702 triệu USD.
31
Bảng 2.7. Tình hình thu hút và giải ngân vốn WB của Việt Nam
giai đoạn 2000-2016
Lĩnh vực
Năng lượng
Nông nghiệp và môi
trường
Giao thông
Chính sách, thể chế,
công nghệ thông tin
và đầu tư công
Hạ tầng đô thị- Biến
đổi khí hậu
Tài chính- Ngân
hàng
Giáo dục
Y tế và an sinh xã
hội
Tổng cộng
Số lượng hiệp Số vốn ký Lũy kế đến
định cho Tỷ trọng
kết 31/12/2015
chương trình/ (%)
(triệu USD) (triệu USD)
Dự án
16 2.067 10.46 1.550
50 5.162 26.13 3.433
20 3.399 17.21 2.097
32 2.357 11.93 2.255
27 3.285 16.63 1.725
26 1.739 8.80 1.522
19 1.100 5.57 714
12 646 3.27 333
202 19.755 100% 13.629
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2.2. Tình hình thu hút hút vốn ODA của WB khu vực Bắc Trung bộ giai đoạn
2000-2016
Trong khu vực Bắc trung bộ:
- Về số Dự án: Về số Dự án: Tỉnh Thanh Hóa thu hút được 24 dự án xếp vị
trí số 1, thứ đến là Quảng Bình với 14 Dự án, kế tiếp là Quảng Trị và Hà Tỉnh có
12 Dự án, Nghệ An có 10 Dự án, cuối cùng là Thừa Thiên Huế chỉ 5 Dự án.
- Về vốn ODA của WB thu hút: Tỉnh Quảng Bình thu hút được 133,758 triệu
USD đứng thứ 3 sau Nghệ An (169,874 triệu USD) và Quảng Trị (141,770 triệu
USD), xếp trên Hà Tĩnh (116,68 triệu USD), Thanh Hóa (95,38 triệu USD) và Thừa
Thiên Huế (15,6 triệu USD).
32
Bảng 2.8. Kết quả thu hút ODA của WB ở khu vực Bắc trung bộ
giai đoạn 2000-2016
Tổng vốn WB Tổng vốn đã giải
STT Tỉnh Số Dự án thu hút
ngân (triệu USD)
(Triệu USD)
1 Thừa Thiên Huế 5 15,6 15,28
2 Quảng Trị 12 141,770 91,62
3 Quảng Bình 14 133,758 89,385
4 Hà Tĩnh 12 116,68 75,81
5 Nghệ An 10 169,874 135,315
6 Thanh Hóa 24 95,38 52,38
Tổng cộng 77 673,062 459,790
Nguồn: Sở Kế hoach và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ
 So sánh trong giai đoạn 2000-2016
- Về dự án ODA của WB thu hút: cả khu vực Bắc trung bộ thu hút được 63
dự án ODA của WB chiếm 31,19% cả nước, riêng tỉnh Quảng Bình thu hút được 14
dự án ODA của WB chiếm 18,7% khu vự và chiếm 6,93% cả nước.
- Về tổng vốn ODA của WB thu hút: khu vực Bắc trung bộ thu hút được
676,02 triệu USD chiếm 3,42% cả nước, tỉnh Quảng Bình thu hút được 133,758
triệu USD chiếm 19,79% khu vực và 0,68% cả nước.
Bảng 2.9. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình và khu vực
Bắc trung bộ so với cả nước giai đoạn 2000-2016
ệ /ự ỉ Tổng vốn ∑ ố ệ /ự ỉ ú
STT Khu vực/ Số Dự án WB thu hút
tỉnh (Dự án) áố ự (Triệu USD) (%)
(%)
1 Bắc trung bộ 63 37,12 676,02 3,42
2 Quảng Bình 14 6,93 133,758 0,68
Nguồn:
Sở
Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình
33
Bảng 2.10. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình so với khu
vực Bắc trung bộ giai đoạn 2000-2016
Số Dự án Tổng vốn
STT Tỉnh ố ỉ áự WB thu hút ∑ ố ỉ ú(Dự án) (Triệu USD)
(%)
ự
(%)
ự
1 Quảng Bình 14 18,7 133,758 19,79
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình
2.2.3.Tình hình thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2000-2016
Năm 1993, WB đã vào Việt Nam, tuy nhiên, phải đến năm 2000, Quảng Bình
mới thu hút được 01 dự án đầu tiên cho lĩnh vực giao thông vận tải, với quy mô tương
đối nhỏ: 4,687 triệu USD tương đương với khoảng 78 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo thời
gian, số lượng dự án sử dụng vốn WB ngày càng tăng về cả số lượng dự án và quy mô
tài trợ. Cụ thể, từ năm 2000 -2016, tỉnh Quảng Bình đã thu hút được 14 dự án ODA của
WB với tổng vốn ODA: 133,758 triệu USD đồng , chi tiết ở bảng 4 dưới đây:
Bảng 2.11. Tình hình ký kết các dự án ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2000-2016
Vốn ODA ký kết Vốn WB ký kết Tỷ lệ vốn WB ký
TT Năm kết/vốn ODA ký
(Triệu USD) (Triệu USD)
kết (%)
1 2000 4,687 4,687 100
2 2003 5,006 5,006 100
3 2004 13,45 - -
4 2005 25,554 5,83 22,81
5 2006 17,65 - -
6 2007 40,25 28,0 69,57
7 2008 29,12 3,2 10,99
8 2009 42,2 42,2 100
9 2010 12,68 12,68 100
10 2011 7,8 - -
11 2012 26,4 - -
12 2013 18,85 6,0 31,83
13 2014 2,1 2,1 100
14 2015 53,8 1,45 2,69
15 2016 22,605 22,605 100
Tổng cộng 322,152 133,758 41,52
Nguồn: Sở Kế hoach và Đầu tư tỉnh Quảng Bình
34
2.2.4. Tình hình phân bổ, giải ngân vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2000 - 2016
 Tình hình phân bổ vốn WB
Giai đoạn 2000 - 2016, tỉnh Quảng Bình đã ký kết được 133,758 triệu USD
tương đương với 2.755,856 triệu đồng cho 14 dự án ODA cho 05 lĩnh vực: Giáo
dục- Y tế; Hạ tầng công cộng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công nghiệp-
Điện và Giao thông Vận tải. Bảng 5 thể hiện kết quả các dự án được thực hiện trên
các lĩnh vực.
Bảng 2.12.Phân bổ vốn ODA của WB theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2000-2016
Số Tổng vốn đầu tư
(Triệu đồng) Tỉ lệ
TT Lĩnh vực lượng
(%)
Vốn ODA Vốn đốidự án Tổng số
của WB ứng
1 Giáo dục Y tế 3 187.662 171.423 16,239 5,45
2 Hạ tầng công cộng 1 1549.532 1.233.598 315,934 45,04
3 Nông nghiệp và 4 820.547 699.198 121.349 23,85
Phát triển nông thôn
4 Công nghiệp Điện 2 301.840 247.263 54.577 8,77
5 Giao thông Vận tải 3 532.460 365.980 166.480 15,48
6 Lĩnh vực khác 1 48.519 38.394 10.125 1,41
Tổng cộng 14 3440.560 2.755.856 684.704 100
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình Theo số liệu ở bảng trên, vốn WB thu
hút được của tỉnh giai đoạn 2000-2016 được phân bổ theo theo thứ tự: Hạ tầng công
cộng 45,04%, nông nghiệp và phát triển
nông thôn 23,84%%, giao thông vận tải 15,48%, Công nghiệp điện 8,77%, Giáo dục
- Y tế 5,45%, và cuối cùng là các lĩnh vực khác 1,41%.
35
1,41% 5,45% Giáo d c Y tụ ế
15,48% H t ng công c ngạ ầ ộ
Nông nghi p và Phát tri nệ ể
8,77% nông thôn
Công nghi p Đi nệ ệ
45,04,%
23,85% Giao thông V n t iậ ả
Lĩnh v c khácự
Hình2.2. Cơ cấu các lĩnh vực sử dụng vốn WB
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình Với cơ cấu vốn ở trên cho thấy, nguồn
vốn tập trung mạnh vào nhóm lĩnh vực hạ tầng công cộng, giao t ông vận tải và
công nghiệp điện: Do tỉnh là tỉnh mới
tách tỉnh từ tỉnh Bình Trị Thiên, với cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu và lạc hậu, do đó,
nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong ác kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh là tập trung ưu tiên
thu hút đầu tư để kích cầu cho phát triển hạ tầng thiết yếu nhằm tạo nền tảng cho thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉ h. Cả giai đoạn, Quảng Bình đã ký kết tất cả 6
dự án trong các lĩnh vực này với tổ g vốn là 2.383.832 tỷ đồng, chiếm 69,29% tổng
vốn ký kết. Trong đó dự án Vệ sinh môi rường thành phố Đồng Hới có số vốn ký
kết lên đến 59,060 triệu USD tương đương với khoảng 1.293,598 tỷ đồng (theo tỉ
giá quy đổi tại từng thời điểm giải ngân trong 7 năm thực hiện dự án), chiếm
37,60% trong tổng vốn đầu tư WB ký kết cho cả giai đoạn. Đây là dự án có quy mô
lớn nhất của tỉnh giai đoạn 2000-2016. Việc đầu tư dự án đã góp phần nâng cấp và
cải thiện hệ thống hạ tầng thoát nước và vệ sinh đô thị của thành phố Đồng Hới, tạo
cảnh quan đô thị xanh sạch đẹp của thành phố và là một trong các tiêu chí quan
trọng hỗ trợ cho Đồng Hới từ đô thị loại III lên đô thị loại II. Tiếp theo lĩnh vực hạ
tầng công cộng là công nghiệp điện: Cả giai đoạn tỉnh huy động được 02 dự án
thuộc lĩnh vực với tổng vốn ODA 301,840 tỉ đồng chiếm 14,47% tổng vốn WB ký
kết cho cả giai đoạn nhằm hoàn thiện mạng lưới điện hạ áp nông thôn nhằm
36
cung cấp điện năng ổn định cho gần 60 xã/159 xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Lĩnh vực giao thông vận tải cũng đánh dấu mốc quan trọng trong việc huy động 03
dự án đầu tư hệ thống giao thông giao thông nông thôn các huyện với tổng vốn
532.460 tỉ đồng. Xét về số vốn huy động, mặc dù lĩnh vực giao thông vận tải chiếm
tỉ lệ không đáng kể tuy nhiên đã góp phần tạo điều kiện thông thương thuận lợi cho
nhân dân và nâng cao khả năng tiếp cận của các địa phương vùng sâu, vùng xa với
các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tiếp đến là lĩnh vực Nông nghiệp: Với 04 dự án được huy động trong giai
đoạn, chiếm tỷ trọng 23,85% tổng vốn ODA của WB được ký kết. Đây là lĩnh vực
thứ 2 chiếm tỷ trọng vốn ODA lớn của WB được dành để đầu tư nâng cấp hệ thống
thủy lợi (hồ đập, cảng cá...) hỗ trợ cho việc đầu tư hỗ trợ hạ tầng phát triển sản xuất
kinh doanh và hệ thống hạ tầng nông thôn.
Cuối cùng là lĩnh vực Y tế Giáo dục:Tuy chỉ huy động 03 dự án với quy mô
nhỏ, chiếm 5,45% tổng vốn WB ký kết cho cả giai đoạn nhưng các dự án này đã
góp một phần rất quan trọng tr ng việc đầu tư hệ thống hạ tầng bệnh viện, trường
học và tiến tới nâng cao chất lương khám hữa bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y
tế cũng như chất lượng dạy và học của một số trường học trên địa bàn toàn tỉnh.
Bảy lĩnh vực được huy động vốn WB tro g 16 năm qua của tỉnh Quảng Bình
đã góp một phần quan trọng trong việc bổ sung guồn lực cho đầu tư phát triển và
góp phần hỗ trợ tỉnh hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2000-2005, 2006-
2010, 2011-2015) và kế hoạch năm 2016 của tỉnh.
 Tình hình giải ngân vốn WB
Số vốn thu hút ODA của WB đã được giải ngân tăng dần qua các năm. Tổng
giá trị giải ngân của cả giai đoạn là 92,385 triệu USD, đạt 69,07% so với tổng vốn
WB đã ký kết với các nhà tài trợ và 28,64% tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài
trợ cam kết cho tỉnh. Năm 2007, tốc độ giải ngân vốn WB thấp nhất chỉ đạt khoảng
4,5 % so với tổng vốn ODA đã giải ngân của năm. Lý do là năm này các dự án đang
tiến hành các thủ tục chuẩn bị cho đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, năm 2012, tỉ
lệ giải ngân cao nhất chiếm 71,27% tổng vốn ODA đã giải ngân cho cả năm. Tỉ lệ
giải ngân nguồn vốn thu hút nêu trên đã chứng tỏ khả năng bám sát tiến độ và kỹ
37
năng quản lý, sử dụng nguồn vốn của các BQL dự án ODA trên địa bàn tỉnh đã
được nâng cấp dần qua các năm.
Bảng 2.13. Tình hình giải ngân vốn WB so với tổng vốn ODA
của tỉnh Quảng Bình
Giải ngân Giải ngân Giải ngân Tỷ lệ vốn WB
Vốn đối Vốn WB giải ngân/vốn
TT Năm vốn ODA ứng (Triệu
ODA giải
(Triệu USD) (Triệu USD)
ngân(%)
USD)
1 2000 2,58 0,25 0,39 15,12
2 2003 4,875 0,5 1,0 20,51
3 2004 4,71 2,2 2,375 50,42
4 2005 4,5 0,8 1,340 29,78
5 2006 5,03 2,48 0,630 12,52
6 2007 18 1,63 0,810 4,50
7 2008 23,73 6,78 9,2 38,77
8 2009 16,318 4,44 5,72 35,05
9 2010 17,51 5,23 8,75 49,97
10 2011 25 4,34 10,69 42,76
11 2012 30,6 4,97 21,81 71,27
12 2013 27,59 4,10 15,38 55,74
13 2014 23,07 4,49 9,9 42,91
14 2015 5,19 6,38 0,55 10,60
15 2016 14,21 4,32 3,84 27,02
Tổng cộng 222,913 52,91 92,385 41,44
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng
Bình 100% các dự án ODA kết thúc trong giai đoạn đều giải ngân tr n
99.05%
tổng vốn thu hút.
38
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình
LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình

More Related Content

What's hot

Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...
Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...
Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (19)

LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!
LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!
LV: Đào tạo nguồn nhân lực tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, HAY!
 
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đLuận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững trên địa bàn vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAYĐề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch sinh thái tại đảo Cô Tô, Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAYLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
Đề tài Khai thác các giá trị văn hóa lịch sử để phát triển văn hóa du lịch - ...
 
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônLV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
LV: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
 
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển ngành du lịch lâm đồng đến năm 2020_Nhậ...
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Phân tích hình ảnh điểm đến du lịch TP Hải Phòng, HOT
 
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyênLv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long giai đoạn ...
 
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...Đề tài  đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
Đề tài đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch Bắc Ninh RẤT HAY ...
 
Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...
Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...
Báo cáo thực tập Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - sdt/ ZALO 09...
 
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
Luận văn: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại kho bạ...
 
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng BìnhĐề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
Đề tài: Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước tại Quảng Bình
 

Similar to LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình

đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...quoctrungtrans
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình (20)

đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đLuận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
 
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng BìnhĐề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
Đề tài: Đánh giá năng lực viên chức tại Ngân hàng Quảng Bình
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng BidvLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp Tại Ngân Hàng Bidv
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại Hải Phòng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đĐề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Phát triển sản phầm du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch đặc thù tại TP Hải Phòng, HOT
 
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
Đề tài Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tại thành phố hải phòng ...
 
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
Phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại nh no&amp;ptnt việt nam chi...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

LV: Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ -----  ----- ĐOÀN HÙNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌCKINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN CHÂU Huế, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Xuân Châu. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Những số liệu trong các bảng biểu, đồ thị, phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Huế, ngày 6 tháng 02 năm 2018 Học viên thực hiện Đoàn Hùng Cường i
  • 3. LỜI CÁM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Sau Đại học - Trường Đại Học Kinh tế Huế đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với TS. Trần Xuân Châu đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt Luận văn thạc sĩ này. Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm Luận văn, do trình độ lý luận và khả năng thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giúp em có thể nghiên cứu sâu hơn những nội dung đã học tập cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn công việc. Trân trọng! Huế, ngày 6 tháng 02 năm 2018 Học viên thực hiện Đoàn Hùng Cường ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: ĐOÀN HÙNG CƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:8340410 Niên khóa: 2016 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN XUÂN CHÂU Tên đề tài: THU HÚT ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu - Từ các luận cứ khái niệm, nhân tố ảnh hưởng... , tác giả hình thành nên luận điểm sử dụng luận chứng đánh giá thực trạng công tác thu hút ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA, kinh nghiệp thu hút ODA của các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.  Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng thu hút vốn ODA ủa WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016. 2. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: tổng hợp, p ân tích, thống kê mô tả, so sánh, khảo sát... 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua đó xác định nguyên nhân thành công và hạn chế trong công tác thu hút vốn ODA của Ngân hàng Thế giới tại tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc thu hút vốn ODA của Ngân hàng Thế giới đến năm 2020. iii
  • 5. MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................................................i Lời cám ơn....................................................................................................................................................ii Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế................................................................................iii Mục lục..........................................................................................................................................................iv Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu............................................................................................vii Danh mục bảng.......................................................................................................................................viii Danh mục biểu đồ x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết củ đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi ng iên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu4 5. Kết cấu luận văn 7 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC THU HÚT VỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 8 1.1. Lý luận về thu hút ODA của WB 8 1.1.1. Khái niệm về ODA 8 1.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của Ngân hàng Thế giới 10 1.1.3. Nội dung và vai trò thu hút vốn ODA của WB 13 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút ODA của WB 14 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút ODA nói chung và ODA của WB nói riêng 18 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn ODA của WB 20 CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA CỦA WBTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2000-2016 22 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22 2.1.1. Vị trí địa lý 22 iv
  • 6. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Quảng Bình.................................................................. 22 2.1.3. Đặc điểm về xã hội tỉnh Quảng Bình .............................................................. 25 2.1.4. Những tồn tại hạn chế ..................................................................................... 29 2.2.1. Tình hình thu hút vốn ODA của WB ở Việt Nam giai đoạn 2000-2016 ........ 30 2.2.2. Tình hình thu hút hút vốn ODA của WB khu vực Bắc Trung bộ giai đoạn 2000-2016.................................................................................................................. 32 2.2.3. Tình hình thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016..................................................................................................................34 2.2.4. Tình hình phân bổ, giải ngân vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000 - 2016................................................................................................ 35 2.2.5. So sánh vốn WB ký kết và giải ngân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016.................................................................................................................. 39 2.2.6. Tình hình ký kết vốn ODA của WB so với các nhà tài trợ khác .................... 41 2.2.7. Đánh giá các dự án trọng điểm của WB trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2016 ... 42 2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 58 2.4.2.Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 60 CHƯƠNG 3ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNGTHU HÚT VỐN ODA CỦA WB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH .................................... 64 3.1. Định hướng thu hút ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình................................... 64 3.1.1. Cơ hội - thách thức.......................................................................................... 64 3.1.2. Định hướng tăng cường hoạt động cam kết và giải ngân vốn ODA và vốn WB của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.......................................................................... 65 3.1.3. Nhu cầu sử dụng vốn ODA và vốn ODA của WB giai đoạn 2016-2020 ....... 70 3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút hiệu quả vốn ODA của WB ............................................................................................................................ 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 77 1. Kết luận ................................................................................................................. 77 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 77 v
  • 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 84 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHẢN BIỆN 2 BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vi
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ODA Hỗ trợ phát triển chính thức WB Ngân hàng Thế giới IDA Hiệp hội phát triển Quốc tế IBRD Ngân hàng Quốc tế về tái thiết và phát triển IFC Công ty tài chính Quốc tế MIGA Tổ chức đảm bảo đầu tư đa phương ICSID Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế REII Dự án năng lượng nông thôn II VSMT Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Đồng Hới WB4 Dự án quản lý rủi to thiên tai WB5 Dự án quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng HTXLCT Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện YTBTB Dự án y tế bắc trung bộ tỉnh Quảng Bình BKHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư BNN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BYT Bộ Y tế BGTVT Bộ Giao thông Vận tải BQLDA Ban quản lý Dự án UBND Ủy ban nhân dân vii
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018...................... 15 Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 .................................. 26 Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn......... 26 Bảng 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ............................................... 27 Bảng 2.4. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia trong các ngành kinh tế ........................................................................................................ 28 Bảng 2.5. Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh Quảng Bình và TP. Đồng Hớiphân theo ngành kinh tế ............................................................................. 28 Bảng 2.6. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế .............. 29 Bảng 2.7. Tình hình thu hút và giải ngân vốn WB của Việt Namgiai đoạn 2000- 2016................................................................................................... 32 Bảng 2.8. Kết quả thu út ODA của WB ở khu vực Bắc trung bộgiai đoạn 2000-2016 ......................................................................................... 33 Bảng 2.9. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc trung bộ so với cả nướ giai đoạn 2000-2016 ........................... 33 Bảng 2.10. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình so với khu vực Bắc trung bộ giai đoạn 2000-2016............................................. 34 Bảng 2.11. Tình hình ký kết các dự án ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016................................................................. 34 Bảng 2.12. Phân bổ vốn ODA của WB theo lĩnh vực tr n địa bàn tỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn 2000-2016.................................................................. 35 Bảng 2.13. Tình hình giải ngân vốn WB so với tổng vốn ODAcủa tỉnh Quảng Bình ................................................................................................... 38 Bảng 2.14. Tỷ lệ giải ngân các dự án ODA kết thúctrên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2000-2016 ................................................................ 39 Bảng 2.15. So sánh vốn WB ký kết và giải ngântrên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016.......................................................................... 40 viii
  • 10. Bảng 2.16. Tình hình ký kết vốn ODA của tỉnh Quảng Bìnhtheo nhà tài trợ giai đoạn 2000 – 2016 .............................................................................. 41 Bảng 2.17. Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn các huyện trong tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 45 Bảng 2.18 Vị trí công tác của mẫu điều tra ........................................................ 50 Bảng 2.19. Trình độ chuyên môn của mẫu điều tra............................................. 51 Bảng 2.20. Kênh tiếp cận vốn ODA của WB của mẫu điều tra .......................... 51 Bảng 2.21. Lĩnh vực mà nhà tài trợ ODA của MB quan tâm.............................. 52 Bảng 2.22. Kết quả kiểm định giả thiết về hệ số tương quan r ........................... 54 Bảng 2.23. Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy ................. 55 Bảng 2.24. Hệ số phù hợp của mô hình............................................................... 55 Bảng 225. Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến ......................................... 56 Bảng 3.1. Nhu cầu vốn ODA và đối ứng của tỉnh QuảngBìnhgiai đoạn 2016 – 2020................................................................................................... 70 Bảng 3.2. Tổng nhu cầu vốn WBkhu vực Bắc Miền Trung và tỉnh Quảng Bình... 71 Bảng 3.3. Một số dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA của WB giai đoạn 2016- 2020................................................................................................... 71 ix
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới của Việt Namgiai đoạn 2000- 2016 ..................................................................................................... 31 Hình 2.2. Cơ cấu các lĩnh vực sử dụng vốn WB................................................. 36 Hình 2.3. Chu kỳ cam kết và giải ngân vốn WB của tỉnh Quảng Bình .............. 39 Hình 2.4: Đồ thị thời gian tiếp cận vốn ODA ..................................................... 52 Hình 2.5. Đánh giá của mẫu điều tra về ảnh hưởng của nợ công đến việc thu hút vốn ODA ............................................................................................. 53 Hình 2.6. Trung bình mẫu đánh giá của khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn ODA của WB ............................................................ 53 Hình 2.7.: Đồ thị mô hình hồi quy tương quan .................................................... 57 Hình 2.8. Tổng vốn WB của Quảng Bình và khu vực Bắc Miền Trung............. 58 x
  • 12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan hệ kinh tế quốc tế trở thành bộ phận tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa và mở cửa của Việt Nam. Là quốc gia đang phát triển, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ta là huy động, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong đó có huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể hỗ trợ thêm cho Việt Nam việc đào tạo nhân sự và phương pháp quản lý tiên tiến. Do đó, đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược quan trọng trước mắt, và lâu dài được Đảng và nhà nước cụ thể hóa trong các Văn kiện Đại hội Đảng các cấp. Thực thi Nghị quyết của Đảng, Chính quyền các cấp từ TW đến các địa phương đã ban hành các Quyết định phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và các k ản vốn vay ưu đãi khác” theo từng giai đoạn, xây dựng chiến lược, chính sách hiệu quả cho công tác thu hút vốn ODA. Quảng Bình là tỉnh duyên hải miền Trung với điều kiện kinh tế-xã hội còn hạn chế, công cuộc xây dựng, tái thiết sau hi tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên cũng như tiến tới mục tiêu chung của đất nước là hộ hập kinh tế quốc tế theo chiều rộng lẫn chiều sâu, công nghiệp hóa hiện đại hóa đi cùng với nền kinh tế tri thức tiên tiến và hiện đại. Với mong muốn vươn lên ngang ầm với các tỉnh trong khu vực và đạt mức trung bình chung của cả nước, yêu cầu đặt ra đối với Quảng Bình, ngoài việc phát huy nội lực, cần phải huy động tối đa các ngoại lực đặc biệt là các nguồn lực bên ngoài. Thực tế qua hơn 20 năm qua, kể ngày Quảng Bình nhận được nguồn vốn viện trợ đầu tiên của OECF (Nhật Bản) vào năm 1993, đến nay, với hơn 292 triệu USD được tài trợ đã góp một phần quan trọng cho phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh. Có được điều này, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, nhà tài trợ lớn nhất về số lượng và quy mô dự án tại tỉnh. Mặc dù tổng vốn cam kết của cả giai đoạn của Ngân hàng Thế giới ở Quảng Bình chỉ chiếm chưa đầy 1% GDP, với khoảng hơn 1
  • 13. 2.500 tỷ đồng, nhưng với sự ưu việt nguồn vốn tài trợ, thủ tục đấu thầu theo chuẩn quốc tế, cũng như các thủ tục giải ngân nhanh chóng và rõ ràng, đã giúp Ngân hàng Thế giới đã trở thành nhà tài trợ đóng dấu ấn quan trọng nhất trong công tác thu hút vốn nước ngoài của tỉnh giai đoạn 2000-2016. Những thành tựu đáng kể thể hiện qua sự thay đổi bộ mặt của Thành phố Đồng Hới sau khi thực hiện thành công Dự án Vệ sinh Môi trường thành phố Đồng Hới GĐI và GĐII góp phần đưa Đồng Hới từ đô thị loại III lên đô thị loại II hay hệ thống xử lý nước thải đồng bộ và hiện đại của 7/7 bệnh viện đa khoa trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình; hệ thống điện hạ áp hoàn chỉnh, cấp điện ổn định cho gần 60 xã/ 159 xã trên địa bàn toàn tỉnh...., đặc biệt hơn nữa là qua quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của WB đã đào tạo cho tỉnh một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về thu hút, vận động cũng như quản lý và thực hiện các Dự án ODA. Bên cạnh những ưu việt đó, thực sự công tác thu hút ODA cũng tồn tại một số bất cập: Việc thu hút ODA vẫn còn mang tính chất thụ động, thông tin thu thập được còn hạn chế, quy mô của các dự án hưa lớn và hình thức tài trợ vẫn chưa đa dạng, các doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được nguồn vốn theo hình thức đối tác công tư (PPP)....để thực hiện các dự án trọ g điểm của tỉnh nhà. Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn vốn đầu tư công ngày càng thắt chặt cùng với những quy định khá nghiêm ngặt của Luật Đầu ư Công 2014, Luật Ngân sách Nhà nước 2015; và bị bó buộc trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của Chính phủ và của tỉnh thì cuộc cạnh tranh để thu hút vốn nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, Quảng Bình là tỉnh nghèo, khả năng tích lũy vốn nội bộ của địa phương còn hạn chế và nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư của tỉnh. Mặt khác, khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, việc các nhà tài trợ, trong đó có WB, nhà tài trợ lớn thứ 2 về nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam sẽ có sự thay đổi chiến lược tài trợ. Để tranh thủ được nguồn vốn vay lãi suất thấp và tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi khác như SUV và IBRD của WB cho đầu tư phát triển, việc thay đổi phương thức thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết. 2
  • 14. Xuất phát từ những lý do đó, em đã chọn nghiên cứu vấn đề: “thu hút vốn ODA của Ngân hàng Thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu thực trạng thu hút nguồn vốn ODA của WB, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.  Mục tiêu cụ thể - Làm rõ các khái niệm về ODA, giới thiệu về WB, ODA của WB, chỉ tiêu thu hút vốn ODA...nhằm hiểu sâu hơn bản chất đề tài nghiên cứu; - Đánh giá thực trạng công tác thu hút ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng như phân tích các n ân tố ảnh hưởng đến thu hút ODA, kinh nghiệp thu hút ODA của các tỉnh trong k u vực Bắc Trung Bộ; - Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: - Thực trạng thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016.  Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn 2000-2016; - Về không gian nghiên cứu: tỉnh Quảng Bình; - Nội dung nghiên cứu: công tác thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 3
  • 15. 4. Phương pháp nghiên cứu  Số liệu thứ cấp: - Phương pháp thu thập tài liệu: tổng hợp, phân tích thông tin từ website của Ngân hàng Thế giới; Các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Bình; hồ sơ lưu trữ về các Dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình; các giáo trình, bài báo trên các website và tờ báo chính thống làm nguồn tư liệu chính để đánh giá tình hình thu hút vốn ODA nói chung và vốn WB nói riêng. Số liệu nghiên cứu bao gồm: giá trị cam kết/ký kết, giá trị giải ngân, số dự án; Thông tin nghiên cứu gồm: nội dung đầu tư, quy mô dự án và hiệu quả của công tác thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới qua kết quả đạt được của các dự án đã được tài trợ... - Phương pháp xử lý và phân tích: + Phương pháp xử lý số liệu: số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 + Phương pháp thống kê mô tả: tổng hợp số liệu lại dưới biểu đồ, bảng biểu để thấy được tình hình chung. + Phương pháp so sánh: so sánh với các chỉ tiêu chung để đưa ra các nhận xét, từ đó đề xuất các giải pháp có tính chất thực tiễn.  Số liệu sơ cấp - Chọn mẫu khảo sát + Quy mô mẫu: Tổng số cán bộ nhân viên các sở ban ngành tỉnh Quảng Bình: 4.292 người. Tổng số cán bộ nhân viên các sở ban ngành tỉnh Quảng Bình liên quan đến ODA: 323 người. Số câu hỏi chạy mô hình 24 câu hỏi, theo tỷ lệ tham khảo 1 câu hỏi 5 phiếu điều tra, vậy cần tối thiếu 120 phiếu. Tác giả dự kiến điều tra 160 người, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chọn mẫu trên. Tổng số phiếu phát ra: 160 phiếu. Tổng số phiếu thu về: 157 phiếu. Tổng số phiếu hợp lệ: 156 phiếu. 4
  • 16. + Nội dung mẫu: Luận văn tiến hành điều tra các cán bộ nhân viên, lãnh đạo các sở ban ngành của tình Quảng Bình, liên quan đến việc huy động vốn ODA của WB bao gồm điều tra về thông tin người được phỏng vấn, thông tin về huy động vốn ODA tỉnh Quảng Bình. + Mục đích khảo sát: Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp bằng phiếu khảo sát các cán bộ các sở ban ngành được thiết kế sẵn, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư ODA của WB tại tỉnh Quảng Bình. Xây dựng hệ thống dữ liệu sơ cấp phục vụ cho thực hiện đề tài luận văn cao học: Thu hút vốn ODA của Ngân hàng Thế giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. + Đối tượng khảo sát:cán bộ cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng vốn ODA; các đơn vị là Chủ dự án/ BQLDA ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình + Công cụ khảo sát: p iếu khảo sát các cơ quan Nhà nước. Mẫu khảo sát và phiếu khảo sát được đính kèm t eo hồ sơ Luận văn. + Thời gian khảo sát: Việc điều tra được tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2017. - Phương pháp khảo sát + Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interview):Tiếp xúc với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vốn ODA t uyết minh về mục đích khảo sát, cam kết đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin, t uyế phục tham gia khảo sát, phỏng vấn và thu thập thông tin phiếu khảo sát. - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling) + Là quá trình chọn lựa mẫu sao cho mỗi đơn vị lấy mẫu có một cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau. Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung (còn gọi là khung lấy mẫu) theo một trật tự nào đó: lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm, quay số (nếu khung lấy mẫu ngắn, số lượng đơn vị tổng thể ít), dùng bảng số ngẫu nhiên (trong sách thống kê), hoặc dùng máy tính [Excel: hàm rand( )] để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu. 5
  • 17. + Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện + Nhược điểm: • Mẫu có thể không mang tính đại diện, hoặc bị lệch • Đòi hỏi phải lập danh sách toàn bộ tổng thế • Mẫu được chọn có thể phân tán, tốn kém chi phí, khó khăn đi lại thu thập dữ liệu + Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố quá rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm đang nghiên cứu. Thường áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt. - Phương pháp phân tích nhân tố Phân tích nhân tố khám phá dùng đề rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có phụ thuộc lẫn nhau (ít nh ều có tương quan nội tại lẫn nhau) thành những đại lượng được thể hiện dưới dạng mối tương quan theo đường đường thẳng gọi là nhân tố (factor), ít biến hơn những vẫn chứa đựng những thông tin của tập biến ban đầu. Kích thước mẫu tổi thiểu là 50 quan sát, nhưng tốt nhất là lớn hơn 125. Kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu cho biết: Số quan sát cần lớn hơn ít nhất 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. - Xuất phát từ thang đo Likert với nhiều mức độ khác nhau. Người ta đánh giá độ tin cậy bằng sự gắn kết nội tại (tương quan nội tại) α của Cronbach phản ánh tương quan của tất cả các nấc theo từng cặp một). - Mức độ tương quan nội tại của các nấc sẽ đạt cực đại khi tất cả các biến (items) trong cùng một vấn đề (construct) có cùng thang đo. - Giá trị Cronbach Alpha là từ 0 – 1, giá trị càng gần 1, độ tin cậy của tương quan nội tại của các biến trong 1 component loaded càng cao. Giá trị này từ 0,5 trở lên là chấp nhận được. + Xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố: Sử dụng trị số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) Nếu trị số KMO từ 0.51: phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu đã cho. 6
  • 18. Nếu trị số KMO < 0.5: phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. + Xác định số lượng nhân tố: Sử dụng trị trị số Eigenvalue – là đại lượng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Trị số Eigenvalue > 1 thì việc tóm tắt thông tin mới có ý nghĩa. - Phương pháp phân tích hồi quy tương quan + Nhiệm vụ của phân tích hồi quy tương quan là: xác định các phương trình (mô hình) hồi quy để phản ánh mối liên hệ (mô hình hồi quy đơn phản ánh mối liên hệ tuyến tính hoặc phi tuyến tính giữa 2 tiêu thức; mô hình hồi quy bởi phản ánh mối liên hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân với một tiêu thức kết quả); Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan thông qua việc tính toán các hệ số tương quan tuyến tính, tỷ số tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số xác định… + Phương pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa các biến là: Biến phụ thuộc là sự hài lòng về chính sách thu hút vốn đầu tư ODA của WB tại tỉnh Quảng Bình và biến độc lập là tình hình, chính sách thu hút vốn đầu tư ODA của WB tỉnh Quảng Bình. 5. Kết cấu luận văn - Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt và ký hiệu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công ác hu hút ODA của WB; - Chương 2: Đánh giá tình hình thu hút ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; - Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 7
  • 19. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THU HÚTVỐN ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 1.1. Lý luận về thu hút ODA của WB 1.1.1. Khái niệm về ODA  Khái niệm về ODA ODA là tên viết tắt của Official Development Assistant- Hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức. Hỗ trợ phát triển chính thức là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là chính thức vì nó thường là nhà nước cho vay. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển, [21]. Theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: “Vốn ODA, vốn vay ưu đãi là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho nhà nước hoặc chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội, [3,8]”.  Đặc điểm của ODA - ODA là nguồn vốn mang tính chất ưu đãi trong đó có thành tố hỗ trợ không hoàn lại là 25%. - Phần cho vay chủ yếu là vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng rất nhiết (thường dưới 3%) và vav thương mại rất nhỏ. - Thời gian ân hạn dài (thông thường là 5 năm), thời gian vay dài (40 năm đối với Hàn Quốc, Nhật Bản; 25 năm đối với ADB, WB)... 8
  • 20. - Đi kèm với tài trợ vốn ODA là các điều kiện ràng buộc, các khoản ODA ràng buộc được thể hiện rõ ở các nhà tài trợ song phương (yêu cầu phải lựa chọn các nhà thầu, thiết bị của nhà tài trợ...). - Có khả năng gây nợ (một số quốc gia không sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian có thể lâm vào nợ nần do không có khả năng trả nợ.Nguyên nhân chính là ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào thu xuất khẩu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu, [21].  Các hình thức cung cấp ODA - Vốn ODA viện trợ không hoàn lại: Là loại vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài - Vốn vay ODA là loại vốn ODA phải hoàn trả cho lại cho nhà tài trợ nước ngoài với mức ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% đối khoản vay không ràng buộc. - Vốn vay ưu đãi: Là loại vốn vay có mức vay ưu đãi cao hơn so với vốn vay thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại chưa đạt tiêu chuẩn của vốn vay ODA. [6,10]  Các phương thức cung cấp ODA - Theo chương trình - Theo Dự án - Hỗ trợ ngân sách - Phi Dự án. [6,10]  Vai trò của ODA - ODA bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: Quá trình phát triển nền kinh tế đất nước đi theo hướng CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi một số lượng lớn vốn đầu tư do đó nếu chỉ huy động nguồn lực trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu. Do đó, ODA trở thành một trong 9
  • 21. những nguồn vốn quan trọng từ bên ngoài để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. - ODA hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế đất nước: Các dự án ODA đầu tư cho Việt Nam trong thời gian gần đây chủ yếu tập trung ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó, các dự án ODA hỗ trợ cải cách thể chế nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế đất nước. - ODA góp phần nâng cao khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển: Việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ (từ giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc và hệ thống điện) sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. - Ngoài việc hỗ trợ nguồn vốn, ODA còn hỗ trợ việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và hiện đại cũng như hỗ trợ quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - ODA đóng vai trò quan trọng trong cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội: ODA giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình trạ g ghèo đói và đạt được những chỉ tiêu xã hội. Đối với các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Theo các c uyên gia về ODA bình quân các nước đang phát triển thu nhập bình quân đầu người tăng 1% dẫn đến tỉ lệ đói nghèo giảm xuống 2% nói cách khác nếu có cơ chế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế sẽ làm giảm 1% tỉ lệ nghèo đói.Viện trợ sẽ tác động đến tăng trưởng, từ đó đã tác động đến mục đích nâng cao mức sống, [14] 1.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của Ngân hàng Thế giới  Giới thiệu về Ngân hàng Thế giới - Lịch sử hình thành: Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. Ngân hàng Thế giới cùng với quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là những sản phẩm của hệ thống Bretton Wood. 10
  • 22. - Quy mô: Với hơn 189 quốc gia thành viên, hơn 900 nhân viên từ 170 quốc gia và văn phòng đại diện trên 130 quốc gia, ngân hàng thế giới được là một tổ chức mang tính toàn cầu. - Phương châm hoạt động: Với tôn chỉ tìm kiếm các giải pháp bền vững cho việc giảm nghèo, cùng xây dựng và chia sẽ thịnh vượng trọng các nước đang phát triển. - Cơ cấu tổ chức: WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm: (i) Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA); (ii) Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD); (iii) Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC); (iv) Cơ qu n Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); (v) Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID). Trong các cơ quan trên của WB, Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD) và Tổ chức phát triển quốc tế (IDA) là hai tổ chức chiếm vị thế chủ yếu hiện nay của WB trong đó IBRD có nhiệm vụ giảm đói nghèo ở các nước có thu nhập ở mức trung bình và những nước ó uy tín trong việc vay vốn, còn IDA tập trung chủ yếu ở các nước nghèo nhất thế giới. Các nhiệm vụ của hai cơ quan này được hỗ trợ bởi IFC, MIGA và ICSID, [39]  Nguồn vốn ODA của WB được sử dụ g ở Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2016 Ở Việt Nam, các dự án được sử dụng vốn WB được tài trợ từ nguồn IBRD và IDA của WB. Trong đó: Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là tổ chức trực thuộc nhóm WB, được thành lập năm 1960. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống. Nguồn vốn IDA có thời gian vay là 25 năm trong đó ân hạn 5 năm, thời gian trả gốc là 20 năm. Lãi và phí cam kết hàng năm là 2%. Lãi phát sinh sau khi giải 11
  • 23. ngân. Mỗi năm trả nợ hai kỳ, có thể chọn hình thức trả nợ dần đều. Bước sáng năm 2018, Việt Nam tốt nghiệp IDA có thể chuyển sang hình thức trả nợ nhanh: 5 năm ân hạn, sau thời gian ân hạn, sẽ bắt đầu trả gốc, gốc được trả nợ trong vòng10 năm. Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD) là một tổ chức trực thuộc WB, được thành lập năm 1945. Mục tiêu hoạt động của IBRD nhằm xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn. Lãi suất của các khoản vay được tính theo LIBOR và được điều chỉnh 6 tháng một lần. Có nhiều thời hạn vay để người vay có thể lựa chọn thông thường là vay 29 năm ân hạn 10 năm. Tương tự nguồn vốn IDA, nguồn IBRD sẽ được trả nợ mỗi năm 2 kỳ. Lãi suất nguồn IBRD có thể thả nổi hoặc cố định. Các dự án trong thời gian gần đây thường chọn lãi suất thả nổi trong các năm đầu, sau đó điều chỉnh sang lãi suất cố định hoặc ngược lại. Lãi suất bình quân khoảng 2,9 %/năm, [39].  Lĩnh vực tài trợ của WB WB được xếp thứ 2 về quy mô và tổng vốn tài trợ ODA trên toàn thế giới (sau Nhật Bản và là 1 trong 3 nhà tài trợ lớn nhất thế giới (Nhật Bản, WB và ADB). Với mục tiêu giảm nghèo, giữ vững đà tăng trưởng và tăng cường chất lượng phát triển, WB chú trọng hỗ trợ cho các ước đang phát triển vào một số lĩnh vực sau: + Nông nghiệp (Khuyến nông, khuyến lâm, thủy sản, thủy lợi) + Giáo dục + Năng lượng + Tài chính (thể chế ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài chính chính công) + Y tế + Công nghiệp- Thương mại + Công nghệ thông tin + Giao thông Vận tải. + Cấp nước và vệ sinh + Biến đổi khí hậu Đặc biệt ở Việt Nam, ODA của WB tập trung trong các lĩnh vực chủ yếu sau: 12
  • 24. + Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Đầu tư hệ thống thủy lợi, trồng rừng, phát triển nông nghiệp) + Giáo dục- Y tế (đầu tư hạ tầng kỹ thuật của giáo dục và y tế) + Thoát nước và vệ sinh môi trường, biến đổi khí hậu + Giao thông + Công nghiệp- điện + Cải cách thể chế (tài chính ngân hàng, quản lý hành chính công). [39] 1.1.3. Nội dung và vai trò thu hút vốn ODA của WB  Nội dung thu hút vốn ODA của WB - Công tác vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi được thực hiện thông qua đối thoại chính sách phát triển với các nhà tài trợ nước ngoài căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; Chiến lược dài hạn về nợ công và Chương trình quản lý nợ công trung hạn; Hạn mức vay vốn ODA, vay ưu đãi hàng năm và trung hạn 5 năm; Định hướng thu hút ODA, vốn vay ưu đãi, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và quy hoạch phát triển của cả nước, của Bộ, ngành, lĩnh vực và của địa phương; kế hoạch vay và trả nợ nước ngoài hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan và các nhà tài trợ nước ngoài tổ chức hội nghị và diễn đàn vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi cấp quốc gia, liên ngành và khu vực. - Bộ, ngành và địa phương căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và nhu cầu vốn ODA, vốn vay ưu đãi của mình, khả năng tổ chức thực hiện, khả năng bố trí nguồn lực, chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan và các nhà tài trợ nước ngoài chủ động tổ chức hội nghị hoặc diễn đàn vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi cấp ngành, địa phương. - Căn cứ điều kiện cụ thể và được phép của cơ quan có thẩm quyền, Bộ, ngành có thể tổ chức Nhóm quan hệ đối tác về lĩnh vực cụ thể để phối hợp, chia sẽ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm phát triển và bổ trợ lẫn nhau giữa các nhà tài trợ nước ngoài, tránh trùng lặp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi. 13
  • 25. - Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc đại diện của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành vận động vốn ODA, vốn vay ưu đãi tại nước tiếp nhận cơ quan đại diện hoặc tại tổ chức quốc tế đó [3, 10]  Vai trò thu hút vốn ODA của WB Với hơn gần 20 tỉ USD được huy động trong vòng 16 năm (2000-2016), nguồn vốn ODA của WB đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam., cụ thể như sau: Thứ nhất, ODA nói chung và ODA của WB nói riêng là nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đầu tư cho phát triển hạ hạ tầng kỹ thuật (đô thị, giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế), một lượng vốn lớn của WB cũng tập trung cho việc cải cách thể chế, đầu tư công và tài chính ngân hàng. Thứ hai, việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; cải cách đổi mới thể chế (đầu tư công, cải cách hành chính và tài chính ngân hàng) từ nguồn vốn WB sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi từ đó góp phần hỗ trợ trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Thứ ba, với một số lượng nguồn vốn tài trợ tương đối lớn chiếm khoảng 12 % tổng vốn tài trợ của WB được đầu tư cho lĩnh vực cải cách thể chế, cải cách hành chính đầu tư công đã góp phần hỗ trợ cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ tốt cho quá trình quản lý nhà nước ngày mộ ốt hơn. Thứ tư, là đi cùng với hỗ trợ nguồn vốn là cách thức chuyển giao khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý, vận hành dự án cũng như hệ thống quy trình thủ tục đấu thầu, giải ngân theo chuẩn quốc tế từ đó giúp cho Việt Nam đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ ngày càng cao. Đây chính là lợi ích quan trọng, lâu dài và có tầm chiến lược của Việt Nam trong quá trình thu hút nguồn vốn ODA của nhà tài trợ có vị trí quan trọng hàng đầu toàn cầu như WB, [47] 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút ODA của WB Với 19.107 triệu USD được huy động trong vòng 16 năm (2000-2016), nguồn vốn ODA của WB đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam. Bên 14
  • 26. cạnh những đóng góp to lớn, vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu hiệu quả trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn WB làm ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn vốn này trong tương lai. GNI: tổng thu nhập bình quân đầu người Vào ngày 1 tháng 7 hằng năm, Ngân hàng Thế giới ra tiêu chí phân loại các nền kinh tế Thế giới dựa vào số liệu ước tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của năm trước. Số liệu ước tính GNI bình quân đầu người cũng được sử dụng làm số liệu đầu vào để phân loại hoạt động ngân hàng của các nền kinh tế, xác định điều kiện cho vay của các nước. Tiêu chí phân loại các nền kinh tế Thế giới năm 2018 của Ngân hàng Thế giới: - Nền kinh tế có thu nhập thấp: là những nước có GNI năm 2016 là 1,005 USD hoặc thấp hơn; - Nền kinh tế có thu n ập trung bình thấp: là những nước có GNI năm 2016 trong khoảng 1,006 đến 3,955 USD; - Nền kinh tế có thu nhập trung bình cao: là những nước có GNI từ 3,956 đến 12,235 USD; - Nền kinh tế có thu nhập cao: là những nước có GNI từ 12,236 USD trở lên. Bảng 1.1. Phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018 Khu vực Thu nhập Nguồn cho vay Đông Á và Thái Bình Dương Thấp IDA Châu Âu và Trung Á Trung bình thấp IDA & IBRD Châu Mỹ latinh & Ca ri bê Trung bình cao IBRD Nguồn: https://worldbank.org Việt Nam thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong nhóm 53 nước thuộc nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp từ 1,006 USD đến 3,955 USD, được WB phân loại cho vay từ nguồn IBRD gồm 69 nước. Như vậy, năm 2018, Việt Nam không còn được hỗ trợ phát triển từ nguồn vốn IDA với lãi suất miễn phí và các khoản hỗ trợ ưu đãi mà phải vay IBRD với yêu cầu về tài chính đối với các nước đi vay phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ. 15
  • 27. Hiệu quả sử dụng vốn ODA của WB Theo phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Việt Nam vay vốn ODA của WB từ nguồn IBRD (Không còn được hỗ trợ vốn ODA từ nguồn IDA lãi suất thấp và các khoản hỗ trợ ưu đãi khác), yêu cầu của IBRD đối với các quốc gia vay vốn là phải thỏa mãn vấn đề tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Vay vốn của IBRD hay bất kỳ của một tổ chức tín dụng nào khác, để được phê duyệt cho vay ở hiện tại và tương lai thì nước đi vay phải đảm bảo 03 yêu cầu: thứ nhất, có lịch sử tín dụng tốt, trả nợ đúng hẹn, không chậm nợ, không có nợ xấu…; thứ hai, có phương án sử dụng vốn hiệu quả và thứ ba, có phương án trả nợ đáp ứng yêu cầu của WB. Trong quá khứ, với bình quân khoảng 1,1 tỷ USD/năm tương đương với hơn 19 tỷ USD được thu hút trong 16 năm, năm sau thu hút nhiều hơn năm trước đã chứng minh Việt Nam có lịch sử tín dụng tốt. Việt Nam cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa để đảm bảo thu hút vốn ODA hiệu quả trong tương lai.  Vai trò của Chính phủ Việt Nam Hiệu quả trong sử dụng vốn là yêu cầu mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020. Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa bằng Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Đường lối của Đảng và chính sách, p áp luật của Nhà nước Việt Nam phù hợp yêu cầu hiệu quả sử dụng vốn của WB tạo cơ sở thu hút vốn ODA ở hiện tại và tương lai. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng chiến lược hiệu quả thu hút, q ản lý và sử dụng vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình, định hướng của nhà tài trợ: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015” và Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước 16
  • 28. ngoài thời kỳ 2016-2020”. Các chính sách, chiến lược của Chính phủ tác động tích cực đến công tác thu hút và sử dụng vốn ODA trong đó có ODA của WB: Thông qua các cuộc gặp gỡ thường niên giữa Việt Nam và WB, hội nghị tư vấn các nhà tài trợ… Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn các dự án ODA. Theo số liệu thống kê cho thấy, về cơ bản, cam kết cung cấp vốn WB năm sau luôn cao hơn năm trước. Có được điều này, là nhờ sự nỗ lực đồng hành của Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ trong đó có Ngân hàng Thế giới. Thông qua việc đưa ra các chương trình, định hướng thu hút ODA giai đoạn 2000-2005, 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2020 ngày càng tiệm cận tới các chính sách, chiến lược tài trợ của Nhà tài trợ cùng các căn cứ rõ ràng, khả thi, gắn kết, phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 5 năm, 10 năm cùng cơ cấu nguồn lực tài chính minh bạch, cụ thể. Để định hướng thu hút ODA của các giai đoạn đi vào thực tiễn, Chính phủ đã đưa ra chiến lược truyền thông truyền thông đa dạng và xuyên suốt, cập nhật liên tục, n ờ đó, đã giúp Việt Nam thu hút được khá lớn nguồn vốn WB. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ ở ác cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa hiểu rõ vai trò và bản chất và mục tiêu nguồn vốn WB tài trợ cho Việt Nam, dẫn đến việc không chú ý yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn WB, chưa xác định được các ưu tiên đầu tư và ưu tiên thu hút vốn đối với mục tiêu của dự án, kéo theo thiết kế của một số chương trình, dự án ODA chưa phù hợp với thực tế. Việc thiếu hiểu biết về nhà tài trợ, về mục tiêu sử dụng các dòng vốn, dẫn đến đầu tư trùng lắp, kết quả dự án kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của địa phương cũng như của tài trợ. Việc lồng ghép các chương trình và dự án của Chính phủ với các chương trình, dự án ODA của WB có những nội dung gần nhau như: xóa đói giảm nghèo, giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn... gây ra hiện tượng trùng lặp, hạn chế về công tác triển khai và hiệu quả. Thực tế, trên cùng một địa bàn có nhiều công trình cùng một lĩnh vực do nhiều nguồn vốn tài trợ, song chính quyền địa phương không đủ năng lực quản lý, để lồng ghép các nguồn vốn và duy trì hoạt động của các công trình này một cách có hiệu quả để phục vụ người dân. 17
  • 29. Hệ thống thể chế luật pháp, và chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA đã được điều chỉnh theo hướng hài hòa thủ tục với các nhà tài trợ, đảm bảo tính minh bạch, thống nhất; tôn trọng nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa bên đi vay và bên cho vay, giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho việc thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên những điều chỉnh về chính sách vẫn còn tồn tại khá nhiều khác biệt các quy định về mua sắm đấu thầu, giải ngân giữa Việt Nam và WB làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút nguồn vốn. Những nhân tố khác - Giải ngân kém hiệu quả gây tác động không tốt cho công tác thu thút vốn. Theo các báo cáo phân tích, tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức cam kết với nhà tài trợ và thấp hơn rất nhiều so với mức giải ngân trung bình của khu vực. Các dự án đầu tư thường bị kéo dài tiến độ xây dựng, tỷ lệ giải ngân thấp, nên hiệu quả đầu tư không đảm bảo và uy tín tiếp nhận vốn WB giảm sút. Đã xuất hiện trường hợp nhiều dự án của WB đã buộc phải dừng lại. Nhân sự: Năng lực và trình độ huyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án còn hạn chế, nhất là ở các địa phương. Nhân sự các ban quản lý dự án thường không ổn định và kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chưa thực hiện thường xuyên, có hệ thống và bài bản Tổ chức thực hiện: Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá, báo cáo sử dụng vốn WB đôi lúc chưa được thực hiện nghiêm túc, còn để xảy ra một số trường hợp lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp. công tác thu hút ODA của WB vẫn còn thụ động và theo tính chất phân phối. Thông tin về nguồn vốn và nhà tài trợ vẫn chưa thực sự công khai. Do đó, việc thu hút ODA của WB không phải được phân bố đồng đều giữa các tỉnh. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút ODA nói chung và ODA của WB nói riêng Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá kết quả thu hút ODA nói chung và ODA của WB nói riêng, tuy nhiên, để đánh giá kết quả của công tác thu hút ODA hiện nay thường tập trung trong 7 (bảy) tiêu chí chính: 18
  • 30. Thứ nhất là số lượng dự án thu hút được cho cả giai đoạn: chứng minh khả năng của Chính phủ/ của các Bộ, ngành và các địa phương hưởng lợi dự án đã có quá trình chuẩn bị tốt các danh mục/ đề xuất/ báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án. Để một dự án được nhà tài trợ thông qua, phải đáp ứng đúng tiêu chí, lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ, còn phải tuân thủ đầy đủ quy trình thủ tục phê duyệt của Chính phủ Việt Nam từ phê duyệt danh mục dự án theo Nghị định số 38/2013/NĐ-CP trước đây đến đề xuất dự án/ chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định 16/2016/NĐ-CP hiện nay... Thứ hai là quy mô của các Dự án tài trợ: Quy mô các dự án trong giai đoạn ngày càng lớn, có tính chất liên kết các vùng miền và hiệu quả nguồn vốn tài trợ được phát huy trên diện rộng sẽ chứng tỏ các Dự án đã được các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị khá kỹ lưỡng nên đã thuyết phục được nhà tài trợ phân bổ nguồn lực lớn cho dự án. Thứ ba là các lĩnh vực được thu hút được định hướng: Đã xây dựng càng nhiều càng chứng minh được quá trình chuẩn bị và triển khai thực hiện đề án sát thực tiễn. Thứ tư là hiệu quả nguồn vốn tài trợ đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương: cũng là một trong những hân tố đánh giá kết quả thu hút vốn WB của chính quyền địa phương. Tại các Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh các cấp, nhiệm vụ trọng tâm của các kỳ đại hội bao giờ cũng có nhiệm vụ phát nội lực tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội về hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Trong điều kiện nguồn lực hạn chế, các nguồn vốn ODA sẽ góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về mạng lưới giao thông, mạng lưới y tế, trường lớp học…. Thứ năm là mức đóng góp của nguồn vốn ODA vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội Thứ sáu là chỉ số đóng góp về mặt kinh tế xã hội của ODA: Từ năm 2000-nay, nguồn vốn ODA được ký kết phần lớn tập trung cho các dự án đầu tư (41%), các dự án hỗ trợ kỹ thuật (23%) và phi hỗ trợ kỹ thuật (20%). Nguồn vốn ODA đã chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 20% chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển. Thông qua đầu tư các dự án ODA 19
  • 31. cũng đã góp phần tích cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và đảm bản an sinh xã hội. Cuối cùng là tính bền vững của nguồn vốn tài trợ: các dự án thu hút được tùy theo lĩnh vực tài trợ, sau thời gian khấu hao công trình vẫn phát huy hiệu quả trong thực tế sẽ là tiêu chí đánh giá được tính bền vững và ưu việt của nguồn vốn tài trợ cũng như đơn vị triển khai, vận hành dự án. 1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn ODA của WB WB và ADB là hai nhà trợ đặc biệt chú trọng đến kết quả, do đó, việc triển khai dự án tốt sẽ là cơ sở, tiền đề để xây dựng và kêu gọi dự án tiếp theo. Kinh nghiệm trong 16 năm thu hút ODA của WB tại Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung bộ nói riêng trong đó có tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016 đã đưa ra một số kinh nghiệm như sau: - Định hướng ưu t ên t u hút nguồn vốn phù hợp với lĩnh vực ưu tiên của nhà tài trợ:thực tiễn công tác t u hút vốn nước ngoài của WB trong 16 năm qua đã chứng minh một thực tiễn, nhà tài trợ có số lượng dự án và quy mô nguồn vốn tài trợ lớn là dự án có chính sách và lĩnh vực tài trợ phù hợp với yêu cầu, nhu cầu phát triển của nước nhận tài trợ. Tuy nhiên, để thu hút được số nguồn vốn tài trợ, bản thân nước nhận tài trợ cũng phải có các chính sách, định hướng phù hợp với ưu tiên tài trợ của nhà tài trợ. - Tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh và trình độ chuy n môn cao của các bộ làm công tác đối ngoại: một điều rõ ràng rằng, tỉnh nào có đội ngũ lãnh đạo năng động, có đội ngũ cán bộ kinh tế đối ngoại có trình độ nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ tốt, chủ động trong công việc, tỉnh đó thường thu hút được số lượng dự án lớn. - Kỹ năng Quản lý dự án: BQL dự án có chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, có đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ để tiếp cận với các thủ tục khi các dự án trong giai đoạn khởi động. - Tính kịp thời về thông tin liên quan đến nguồn vốn tài trợ trong niên khóa tài trợ: là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút được nguồn vốn tài trợ. Tỉnh nào tiếp cận được nhiều thông tin cụ thể sẽ xây dựng được các dự án bám sát yêu cầu của nhà tài trợ. 20
  • 32. - Mối quan hệ mật thiết:Mối quan hệ theo chiều dọc với các Bộ, ngành Trung ương; theo chiều ngang (các sở, ban, ngành trong địa phương); quan hệ đối ngoại (với Văn phòng Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)…được thắt chặt, thì khả năng thu hút được vốn ODA ngày càng cao. 21
  • 33. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ODA CỦA WB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2000-2016 2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý km Quảng Bình là một tỉnh duyên hảiBắc Trung bộ, với diện tích tự nhiên 8.052 , phía Bắc giáp Hà Tĩnh qua dãy Hoành Sơn với chiều dài 136,5 km, phía Nam giáp Quảng Trị với chiều dài 78,8 km, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển chạy dài từ huyện Quảng Trạch đến huyện Lệ Thủy dài 116,04 km, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn và Tây nam là tỉnh Savannakhet của CHDCND Lào bên kia dãy Trường Sơn với chiều dài 201,87 km. Tỉnh Quảng Bình gồm 8 đơn vị hành chính gồm 01 Thành phố (Đồng Hới), 01 Thị xã (Ba Đồn), và 6 uyện (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy) với 159 xã, phường, thị trấn. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Quảng Bình Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân cả giai đoạn đạt khoảng 6,5%,trong đó: tốc độ tăng trưởng của ô g, lâm, ngư nghiệp 4,2%, công nghiệp - xây dựng 9,4%, dịch vụ 6,7%. Quy mô, iệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế có bước cải thiện đáng kể. Cơ cấu kinh ế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu nội bộ từng ngành chuyển biến tích cực. Đến năm 2016, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng: nông, lâm nghiệp và thủy sản 22,9%, công nghiệp, xây dựng 25,7% và dịch vụ 51,4%. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.067 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.824 tỉ đồng. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người năm 2016 đạt 28,72 triệu đồng.  Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 7.440 tỷ đồng, tăng 1,2% so cùng kỳ. Kết quả từng lĩnh vực như sau: 22
  • 34. - Trồng trọt: Năm 2016, sản lượng lương thực đạt 30,5 vạn tấn, tăng 2,2% so cùng kỳ, đạt 108,5% kế hoạch. Đã thực hiện chuyển đổi hơn 2.206 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả cao, tăng 87% so cùng kỳ; hình thành một số vùng chuyển đổi tập trung có thu nhập cao hơn 1,5 - 8 lần so với trồng lúa. Tiếp tục tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX, tổ hợp tác và người nông dân sản xuất theo cánh đồng lớn 2.131ha, tăng 67,9% so cùng kỳ. Cây công nghiệp dài ngày có xu hướng tăng. Sản lượng một số cây lâu năm: cao su khai thác 4.300 tấn, tăng 1,6%; hồ tiêu 667 tấn, tăng 3% so cùng kỳ. - Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, đã hình thành các trang trại chăn nuôi có quy mô khá. Nhờ có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định nên tổng đàn gia súc được tăng, tỷ lệ bò lai sin cao. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 71.385 tấn, tăng 7,1% so cùng kỳ. Nhiều nhà đầu tư đã đăng ký thực hiện các dự án chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. - Lâm nghiệp: Hiệu quả của kinh tế rừng ngày àng được khẳng định, đặc biệt là rừng trồng phục vụ nguyên liệu chế biến. Dự ước cả năm sả lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 200.000 m3, tăng 18,9%, gỗ rừng tự nhiên đạt 5.500 m3, đạt 100% KH; sản lượng nhựa thông khai thác 2.400 tấn, bằng 97,6,2% so cùng kỳ. - Thủy sản: Sau sự cố môi trường biển tháng 4/2016, hoạt động khai thác hải sản ven bờ và nuôi trồng thủy sản mặn lợ gần như dừng hẳn; đánh bắt xa bờ giảm đáng kể. Mặt khác, 2 trận lũ lụt lớn xảy ra trong tháng 10/2016, nhiều hồ nuôi bị ngập, sản lượng thủy sản bị trôi rất lớn. Dự ước sản lượng thủy sản năm 2016 đạt 61.800 tấn, bằng 89,6% so cùng kỳ. Toàn tỉnh có 4.035 tàu cá, tổng công suất trên 585.000 CV, tăng 16,8% cùng kỳ, trong đó 1.245 tàu cá tham gia vùng biển xa.  Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 tăng 8,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) năm 2016 đạt 9.791 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ (kế 23
  • 35. hoạch tăng 10%). Một số ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn như: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (xi măng, cliker); chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất may mặc; sản xuất đồ uống đạt tốc độ tăng trưởng khá. Trong năm 2016, có thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động như: Nhà máy may Quảng Bình tại Khu công nghiệp Cam Liên, Lệ Thủy; giai đoạn 2 dự án Nhà máy may S&D Quán Hàu tại Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu... Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án; chuẩn bị đám phán triển khai thực hiện Dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu sang Lào. Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá, nhiều cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập trung vào các ngành, nghề: sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, nón lá, nước mắm, cơ khí nhỏ... góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động nông t ôn. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, một số nhà máy xi măng dừng sản xuất, một số dự án công nghiệp dự kiến có mức đóng góp lớn giãn tiến độ, kéo dài thời gian đầu tư; một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: quặng titan, mực đông lạnh, gạch xây dựng; tiểu thủ cô g nghiệp mặc dù có tăng trưởng nhưng quy mô còn nhỏ, năng suất, chất lượng sả phẩm và sức cạnh tranh còn thấp.  Các ngành dịch vụ - Hoạt động thương mại nội địa: Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển, các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng mở rộng, đa dạng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 2016 đạt 16.771 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015. - Xuất, nhập khẩu: Năm 2016, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, giá và sản lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cao su, dăm gỗ, gỗ các loại, thủy sản giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 79,4 triệu USD, bằng 75,9% so cùng kỳ, đạt 52,9% 24
  • 36. kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu đạt 118,7 triệu USD, tăng 2,9% so cùng kỳ, đạt 98,9% kế hoạch. - Hoạt động du lịch: Đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh. Nhiều sản phẩm du lịch, tuyến, điểm du lịch mới được đưa vào khai thác phục vụ du khách. Sự cố môi trường biển và 2 trận lũ lụt kép đã làm cho ngành du lịch của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng khách đến Quảng Bình giảm mạnh, hệ số lưu trú đạt thấp, nhiều dự án khách sạn 3 sao trở lên, nhiều nhà hàng đang triển khai phải dừng thi công; nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Dự ước năm 2016, số lượt khách du lịch đến với Quảng Bình đạt 1,99 triệu lượt, giảm 29,4% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt: 37.162 lượt, giảm 13,2%; doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 1.685 tỷ đồng, giảm 12,9% so cùng kỳ. 2.1.3. Đặc điểm về xã hội tỉnh Quảng Bình Đến năm 2016, tỉnh Quảng Bình đã giải quyết được việc làm cho 3,25 vạn lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0% so với giai đoạn 2011-2015. Tỉ lệ dân số tăng 0,52%. 99,58% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia. 82,4% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 21 giường bệnh. 84,83% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đế ăm 2016, có 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 45,9% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,1% trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 38,6%. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 97,1%. Tỷ lệ hộ nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 85%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,5%.  Đặc điểm dân cư Dân số Quảng Bình năm 2016 có 877.702 người, trong đó nữ 439.315 người, chiếm 50.05%. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một số xã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. 25
  • 37. Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 Đơn vị hành chính Diện tích Dân số trung bình Mật độ dân số ( ) (người) (người/ ) Thành phố Đồng Hới 156 117.856 755 Thị xã Ba Đồn 162 106.291 656 Huyện Minh Hóa 1.394 50.203 36 Huyện Tuyên Hóa 1.129 79.469 70 Huyện Quảng Trạch 448 106.472 238 Huyện Bố Trạch 2.115 183.960 87 Huyện Quảng Ninh 1.194 90.389 76 Huyện Lệ Thủy 1.402 143.062 102 Tổng 8.000 877.702 110 Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn Người Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2010 848.616 424.533 424.083 128.444 720.172 2013 863.350 432.081 431.269 131.216 732.134 2014 868.174 434.512 433.662 169.532 698.642 2015 872.925 436.907 436.018 170.943 701.982 Sơ bộ 2016 877.702 439.315 438.387 172.366 705.336 Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn Dân cư phân bố không đều, 80,36% sống ở vùng nông thôn và 19,64% sống ở thành thị. Dân cư bố không đều giữa các huyện, tập trung đông đúc ở Thành phố Đồng Hới với mật độ 755 người/km 2 , Thị xã Ba Đồn với mật độ 656 người/km 2 , huyện Quảng Trạch 238 người/km 2 , trong khi đó miền núi dân cư thưa thớt như: Minh Hoá 36 người/km 2 , Tuyên Hoá 70 người/km 2 . 26
  • 38.  Lực lượng lao động Quảng Bình có nguồn lao động khá dồi dào. Tính đến năm 2016, số dân trong độ tuổi lao động khoảng 531.095 người, chiếm 60.51% dân số, trong đó lao động nữ 266.192 người, chiếm 50,12%, lao động ở thành thị 104.782 người, chiếm 19,73%, lao động ở nông thôn 426.313 người, chiếm 80,27%. Bảng 2.3. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên Ngườ i 2010 % 2013 % 2014 % 2015 % Sơ bộ % 2016 TỔNG 468.341 529.023 528.930 530.064 531.095 SỐ Phân theo giới tính Nam 239.090 51,05 271.307 51,28 264.639 50,03 264.706 49,94 264.903 49,88 Nữ 229.251 48,95 257.716 48,72 264.291 49,97 265.358 50,06 266.192 50,12 Phân theo thành thị, nông thôn Thành 65.982 14,84 78.504 14,09 102.575 19,39 103.795 19,58 104.782 19,73 thị Nông 402.359 85,16 450.519 85,91 426.355 80,61 426.269 80,42 426.313 80,27 thôn Nguồn: h ps://www.quangbinh.gov.vn Trong tổng số 531.095người thuộc độ tuổi lao động có 513.481 người tham gia lao động trong các ngành kinh tế, chiếm 58.50% dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,1% trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 38,6%. 27
  • 39. Bảng 2.4.Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tham gia trong các ngành kinh tếNgười Năm Tổng số Trong đó Nhà nước Ngoài nhà Khu vực có vốn nước đầu tư nước ngoài 2010 454.536 39.229 414.706 601 2013 518.191 41.455 476.114 622 2014 520.871 42.296 477.946 629 2015 521.208 42.317 478.271 620 Sơ bộ 2016 513.481 50.557 462.338 586 Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn Bảng 2.5. Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh Quảng Bình và TP. Đồng Hới phân theo ngành kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Toàn tỉnh Trong đó Năm Quảng Nông, lâm nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Bình và thuỷ sản và xây dựng 2012 23.870.847 5.987.120 9.326.014 8.557.713 2013 29.577.023 8.202.416 10.538.394 10.836.213 2014 33.122.532 8.660.945 11.846.349 12.615.238 2015 37.418.517 9.134.983 13.497.725 14.785.863 Nguồn: Niên giám Thống kê ỉnh Quảng Bình năm 2016 Trong giai đoạn từ 2012 – 2016, tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh có xu hướng tăng trưởng khá mạnh với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm 16,28%. Trong đó nông nghiệp tăng bình quân 16,02%, công nghiệp và xây dựng tăng 13,11%, thương mại dịch vụ tăng 20,08%. Tỷ trọng các lĩnh vực cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng, ngành nông lâm thuỷ sản có tỷ trọng ngày càng giảm dần trong GDP toàn tỉnh. Với tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế nên mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng có xu hướng tăng đáng kể. 28
  • 40. Đối với TP. Đồng Hới, GDP của nó chiếm gần 60% GDP của toàn tỉnh qua các năm. Trong đó tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng thấp, các ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Bảng 2.6. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế Đơn vị: Nghìn đồng/người/tháng Chỉ tiêu 2008 2010 2012 2014 2016 Thu nhập trung bình 645,0 950,0 1.437,0 1.839 2.150 Thành thị 1.028 1.506 2.505 2.831 3.022 Nông thôn 589 841 1.228 1.610 1.856 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2016 Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Quảng Bình ngày càng tăng, từ chỗ chỉ đạt 645 nghìn đồng/người/t áng năm 2008, đến năm 2010 thu nhập này tăng lên đạt 950 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh Quảng Bình đạt 2.150 nghìn đồng/người/tháng. Trong đó, thu nhập của người dân thành thị đạt trên 3.022 nghìn đồng/người/tháng cao hơn nhiều so với người dân nông thôn, chỉ đạt 1.856 nghìn đồng/người/tháng. 2.1.4. Những tồn tại hạn chế Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người còn ở mức thấp so với mức trung bình cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Việc triển khai các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Tỷ trọng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị cao và sản phẩm qua chế biến sâu còn thấp. Nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp còn yếu, công nghệ lạc hậu. Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, tạm ngừng hoạt động. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thị trường không ổn định. Một số dự án đầu tư chậm tiến độ; một số dự án dự kiến đầu tư mới nhưng chưa triển khai 29
  • 41. thực hiện được. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển chậm, thị trường tiêu thụ không ổn định; chưa xây dựng được nhiều thương hiệu hàng hóa đặc trưng, truyền thống của địa phương. Mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại phát triển chưa đồng bộ. Hàng hóa xuất khẩu còn ít, chủ yếu xuất thô. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông... vùng nông thôn, miền núi phát triển chậm. Thu ngân sách thiếu bền vững, cơ cấu nguồn thu chưa hợp lý, nguồn thu từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn còn thấp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác xã hội hóa giáo dục có mặt còn yếu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học ở một số trường chưa được đầu tư đồng bộ. Chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề cao còn ít, phân bố chưa hợp lý giữa các ngành, các vùng. Đầu tư xã hội cho k oa học - công nghệ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, chưa tạo được động lực lớn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; thị trường khoa học - công nghệ chậm phát triển; công tác kiểm tra, giám sát, kiểm định đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa còn hạn chế. Chất lượng khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở hầu hết các cơ sở y tế còn hiếu. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao. Hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển. 2.2. Tình hình thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016 2.2.1.Tình hình thu hút vốn ODA của WB ở Việt Nam giai đoạn 2000-2016 Trong giai đoạn 2000-2016, Việt Nam thu hút được 202 Dự án ODA với tổng vốn ODA 19.755 triệu USD. Biểu dưới đây thể hiện chu kỳ phát triển của công tác thu hút ODA của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. 30
  • 42. Hình2.1. Thu hút ODA của Ngân hà g Thế giới củ a Việt Nam giai đoạn 2000-2016 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Theo biểu đồ trên cho thấy, tại thời điểm năm 2000, số l ượng dự án ODA thu hút được từ Ngân hàn g Thế giới ở mức thấp nhất (03 Dự án) với tổng vốn đầu tư 371 triệu USD. Tuy n hiên đến năm 2010, vốn WB tại Việt Nam đã tăng lên cả về số lượng và quy mô với 16 Dự án và 1.304,52 triệu USD. Bước s ang năm 2015, dự án ODA của WB thu hút được đã có sự thay đổi đi xuống với việc chỉ thu hút được 9 Dự án ODA với tổng vốn 790,38 triệu USD. Tuy nhiên, bướ c sang năm 2016, số lượng dự án đã có bước tăng trưởng ngoạn mục trở lại với 16 Dự án có tổng vốn 1.702 triệu USD. 31
  • 43. Bảng 2.7. Tình hình thu hút và giải ngân vốn WB của Việt Nam giai đoạn 2000-2016 Lĩnh vực Năng lượng Nông nghiệp và môi trường Giao thông Chính sách, thể chế, công nghệ thông tin và đầu tư công Hạ tầng đô thị- Biến đổi khí hậu Tài chính- Ngân hàng Giáo dục Y tế và an sinh xã hội Tổng cộng Số lượng hiệp Số vốn ký Lũy kế đến định cho Tỷ trọng kết 31/12/2015 chương trình/ (%) (triệu USD) (triệu USD) Dự án 16 2.067 10.46 1.550 50 5.162 26.13 3.433 20 3.399 17.21 2.097 32 2.357 11.93 2.255 27 3.285 16.63 1.725 26 1.739 8.80 1.522 19 1.100 5.57 714 12 646 3.27 333 202 19.755 100% 13.629 Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.2.2. Tình hình thu hút hút vốn ODA của WB khu vực Bắc Trung bộ giai đoạn 2000-2016 Trong khu vực Bắc trung bộ: - Về số Dự án: Về số Dự án: Tỉnh Thanh Hóa thu hút được 24 dự án xếp vị trí số 1, thứ đến là Quảng Bình với 14 Dự án, kế tiếp là Quảng Trị và Hà Tỉnh có 12 Dự án, Nghệ An có 10 Dự án, cuối cùng là Thừa Thiên Huế chỉ 5 Dự án. - Về vốn ODA của WB thu hút: Tỉnh Quảng Bình thu hút được 133,758 triệu USD đứng thứ 3 sau Nghệ An (169,874 triệu USD) và Quảng Trị (141,770 triệu USD), xếp trên Hà Tĩnh (116,68 triệu USD), Thanh Hóa (95,38 triệu USD) và Thừa Thiên Huế (15,6 triệu USD). 32
  • 44. Bảng 2.8. Kết quả thu hút ODA của WB ở khu vực Bắc trung bộ giai đoạn 2000-2016 Tổng vốn WB Tổng vốn đã giải STT Tỉnh Số Dự án thu hút ngân (triệu USD) (Triệu USD) 1 Thừa Thiên Huế 5 15,6 15,28 2 Quảng Trị 12 141,770 91,62 3 Quảng Bình 14 133,758 89,385 4 Hà Tĩnh 12 116,68 75,81 5 Nghệ An 10 169,874 135,315 6 Thanh Hóa 24 95,38 52,38 Tổng cộng 77 673,062 459,790 Nguồn: Sở Kế hoach và Đầu tư các tỉnh Bắc Trung Bộ  So sánh trong giai đoạn 2000-2016 - Về dự án ODA của WB thu hút: cả khu vực Bắc trung bộ thu hút được 63 dự án ODA của WB chiếm 31,19% cả nước, riêng tỉnh Quảng Bình thu hút được 14 dự án ODA của WB chiếm 18,7% khu vự và chiếm 6,93% cả nước. - Về tổng vốn ODA của WB thu hút: khu vực Bắc trung bộ thu hút được 676,02 triệu USD chiếm 3,42% cả nước, tỉnh Quảng Bình thu hút được 133,758 triệu USD chiếm 19,79% khu vực và 0,68% cả nước. Bảng 2.9. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc trung bộ so với cả nước giai đoạn 2000-2016 ệ /ự ỉ Tổng vốn ∑ ố ệ /ự ỉ ú STT Khu vực/ Số Dự án WB thu hút tỉnh (Dự án) áố ự (Triệu USD) (%) (%) 1 Bắc trung bộ 63 37,12 676,02 3,42 2 Quảng Bình 14 6,93 133,758 0,68 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình 33
  • 45. Bảng 2.10. So sánh kết quả thu hút ODA của WB tỉnh Quảng Bình so với khu vực Bắc trung bộ giai đoạn 2000-2016 Số Dự án Tổng vốn STT Tỉnh ố ỉ áự WB thu hút ∑ ố ỉ ú(Dự án) (Triệu USD) (%) ự (%) ự 1 Quảng Bình 14 18,7 133,758 19,79 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình 2.2.3.Tình hình thu hút vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016 Năm 1993, WB đã vào Việt Nam, tuy nhiên, phải đến năm 2000, Quảng Bình mới thu hút được 01 dự án đầu tiên cho lĩnh vực giao thông vận tải, với quy mô tương đối nhỏ: 4,687 triệu USD tương đương với khoảng 78 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo thời gian, số lượng dự án sử dụng vốn WB ngày càng tăng về cả số lượng dự án và quy mô tài trợ. Cụ thể, từ năm 2000 -2016, tỉnh Quảng Bình đã thu hút được 14 dự án ODA của WB với tổng vốn ODA: 133,758 triệu USD đồng , chi tiết ở bảng 4 dưới đây: Bảng 2.11. Tình hình ký kết các dự án ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016 Vốn ODA ký kết Vốn WB ký kết Tỷ lệ vốn WB ký TT Năm kết/vốn ODA ký (Triệu USD) (Triệu USD) kết (%) 1 2000 4,687 4,687 100 2 2003 5,006 5,006 100 3 2004 13,45 - - 4 2005 25,554 5,83 22,81 5 2006 17,65 - - 6 2007 40,25 28,0 69,57 7 2008 29,12 3,2 10,99 8 2009 42,2 42,2 100 9 2010 12,68 12,68 100 10 2011 7,8 - - 11 2012 26,4 - - 12 2013 18,85 6,0 31,83 13 2014 2,1 2,1 100 14 2015 53,8 1,45 2,69 15 2016 22,605 22,605 100 Tổng cộng 322,152 133,758 41,52 Nguồn: Sở Kế hoach và Đầu tư tỉnh Quảng Bình 34
  • 46. 2.2.4. Tình hình phân bổ, giải ngân vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000 - 2016  Tình hình phân bổ vốn WB Giai đoạn 2000 - 2016, tỉnh Quảng Bình đã ký kết được 133,758 triệu USD tương đương với 2.755,856 triệu đồng cho 14 dự án ODA cho 05 lĩnh vực: Giáo dục- Y tế; Hạ tầng công cộng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công nghiệp- Điện và Giao thông Vận tải. Bảng 5 thể hiện kết quả các dự án được thực hiện trên các lĩnh vực. Bảng 2.12.Phân bổ vốn ODA của WB theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016 Số Tổng vốn đầu tư (Triệu đồng) Tỉ lệ TT Lĩnh vực lượng (%) Vốn ODA Vốn đốidự án Tổng số của WB ứng 1 Giáo dục Y tế 3 187.662 171.423 16,239 5,45 2 Hạ tầng công cộng 1 1549.532 1.233.598 315,934 45,04 3 Nông nghiệp và 4 820.547 699.198 121.349 23,85 Phát triển nông thôn 4 Công nghiệp Điện 2 301.840 247.263 54.577 8,77 5 Giao thông Vận tải 3 532.460 365.980 166.480 15,48 6 Lĩnh vực khác 1 48.519 38.394 10.125 1,41 Tổng cộng 14 3440.560 2.755.856 684.704 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình Theo số liệu ở bảng trên, vốn WB thu hút được của tỉnh giai đoạn 2000-2016 được phân bổ theo theo thứ tự: Hạ tầng công cộng 45,04%, nông nghiệp và phát triển nông thôn 23,84%%, giao thông vận tải 15,48%, Công nghiệp điện 8,77%, Giáo dục - Y tế 5,45%, và cuối cùng là các lĩnh vực khác 1,41%. 35
  • 47. 1,41% 5,45% Giáo d c Y tụ ế 15,48% H t ng công c ngạ ầ ộ Nông nghi p và Phát tri nệ ể 8,77% nông thôn Công nghi p Đi nệ ệ 45,04,% 23,85% Giao thông V n t iậ ả Lĩnh v c khácự Hình2.2. Cơ cấu các lĩnh vực sử dụng vốn WB Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình Với cơ cấu vốn ở trên cho thấy, nguồn vốn tập trung mạnh vào nhóm lĩnh vực hạ tầng công cộng, giao t ông vận tải và công nghiệp điện: Do tỉnh là tỉnh mới tách tỉnh từ tỉnh Bình Trị Thiên, với cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu và lạc hậu, do đó, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong ác kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh là tập trung ưu tiên thu hút đầu tư để kích cầu cho phát triển hạ tầng thiết yếu nhằm tạo nền tảng cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉ h. Cả giai đoạn, Quảng Bình đã ký kết tất cả 6 dự án trong các lĩnh vực này với tổ g vốn là 2.383.832 tỷ đồng, chiếm 69,29% tổng vốn ký kết. Trong đó dự án Vệ sinh môi rường thành phố Đồng Hới có số vốn ký kết lên đến 59,060 triệu USD tương đương với khoảng 1.293,598 tỷ đồng (theo tỉ giá quy đổi tại từng thời điểm giải ngân trong 7 năm thực hiện dự án), chiếm 37,60% trong tổng vốn đầu tư WB ký kết cho cả giai đoạn. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của tỉnh giai đoạn 2000-2016. Việc đầu tư dự án đã góp phần nâng cấp và cải thiện hệ thống hạ tầng thoát nước và vệ sinh đô thị của thành phố Đồng Hới, tạo cảnh quan đô thị xanh sạch đẹp của thành phố và là một trong các tiêu chí quan trọng hỗ trợ cho Đồng Hới từ đô thị loại III lên đô thị loại II. Tiếp theo lĩnh vực hạ tầng công cộng là công nghiệp điện: Cả giai đoạn tỉnh huy động được 02 dự án thuộc lĩnh vực với tổng vốn ODA 301,840 tỉ đồng chiếm 14,47% tổng vốn WB ký kết cho cả giai đoạn nhằm hoàn thiện mạng lưới điện hạ áp nông thôn nhằm 36
  • 48. cung cấp điện năng ổn định cho gần 60 xã/159 xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Lĩnh vực giao thông vận tải cũng đánh dấu mốc quan trọng trong việc huy động 03 dự án đầu tư hệ thống giao thông giao thông nông thôn các huyện với tổng vốn 532.460 tỉ đồng. Xét về số vốn huy động, mặc dù lĩnh vực giao thông vận tải chiếm tỉ lệ không đáng kể tuy nhiên đã góp phần tạo điều kiện thông thương thuận lợi cho nhân dân và nâng cao khả năng tiếp cận của các địa phương vùng sâu, vùng xa với các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp đến là lĩnh vực Nông nghiệp: Với 04 dự án được huy động trong giai đoạn, chiếm tỷ trọng 23,85% tổng vốn ODA của WB được ký kết. Đây là lĩnh vực thứ 2 chiếm tỷ trọng vốn ODA lớn của WB được dành để đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi (hồ đập, cảng cá...) hỗ trợ cho việc đầu tư hỗ trợ hạ tầng phát triển sản xuất kinh doanh và hệ thống hạ tầng nông thôn. Cuối cùng là lĩnh vực Y tế Giáo dục:Tuy chỉ huy động 03 dự án với quy mô nhỏ, chiếm 5,45% tổng vốn WB ký kết cho cả giai đoạn nhưng các dự án này đã góp một phần rất quan trọng tr ng việc đầu tư hệ thống hạ tầng bệnh viện, trường học và tiến tới nâng cao chất lương khám hữa bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế cũng như chất lượng dạy và học của một số trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Bảy lĩnh vực được huy động vốn WB tro g 16 năm qua của tỉnh Quảng Bình đã góp một phần quan trọng trong việc bổ sung guồn lực cho đầu tư phát triển và góp phần hỗ trợ tỉnh hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2000-2005, 2006- 2010, 2011-2015) và kế hoạch năm 2016 của tỉnh.  Tình hình giải ngân vốn WB Số vốn thu hút ODA của WB đã được giải ngân tăng dần qua các năm. Tổng giá trị giải ngân của cả giai đoạn là 92,385 triệu USD, đạt 69,07% so với tổng vốn WB đã ký kết với các nhà tài trợ và 28,64% tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ cam kết cho tỉnh. Năm 2007, tốc độ giải ngân vốn WB thấp nhất chỉ đạt khoảng 4,5 % so với tổng vốn ODA đã giải ngân của năm. Lý do là năm này các dự án đang tiến hành các thủ tục chuẩn bị cho đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, năm 2012, tỉ lệ giải ngân cao nhất chiếm 71,27% tổng vốn ODA đã giải ngân cho cả năm. Tỉ lệ giải ngân nguồn vốn thu hút nêu trên đã chứng tỏ khả năng bám sát tiến độ và kỹ 37
  • 49. năng quản lý, sử dụng nguồn vốn của các BQL dự án ODA trên địa bàn tỉnh đã được nâng cấp dần qua các năm. Bảng 2.13. Tình hình giải ngân vốn WB so với tổng vốn ODA của tỉnh Quảng Bình Giải ngân Giải ngân Giải ngân Tỷ lệ vốn WB Vốn đối Vốn WB giải ngân/vốn TT Năm vốn ODA ứng (Triệu ODA giải (Triệu USD) (Triệu USD) ngân(%) USD) 1 2000 2,58 0,25 0,39 15,12 2 2003 4,875 0,5 1,0 20,51 3 2004 4,71 2,2 2,375 50,42 4 2005 4,5 0,8 1,340 29,78 5 2006 5,03 2,48 0,630 12,52 6 2007 18 1,63 0,810 4,50 7 2008 23,73 6,78 9,2 38,77 8 2009 16,318 4,44 5,72 35,05 9 2010 17,51 5,23 8,75 49,97 10 2011 25 4,34 10,69 42,76 11 2012 30,6 4,97 21,81 71,27 12 2013 27,59 4,10 15,38 55,74 13 2014 23,07 4,49 9,9 42,91 14 2015 5,19 6,38 0,55 10,60 15 2016 14,21 4,32 3,84 27,02 Tổng cộng 222,913 52,91 92,385 41,44 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình 100% các dự án ODA kết thúc trong giai đoạn đều giải ngân tr n 99.05% tổng vốn thu hút. 38