SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
VÕ MINH HÙNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
ĐẮK LẮK - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
----- 


 -----
VÕ MINH HÙNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Chuyên ngành : Ký sinh trùng - Côn trùng
Mã số : 60 72 65
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THAO
ĐẮK LẮK - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác .
Người cam ñoan
VÕ MINH HÙNG
LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tấm lòng của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn :
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Ban Lãnh ñạo Viện Sốt rét
- Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây
Nguyên, Phòng Đào tạo sau ñại học Trường Đại học Tây Nguyên.
- PGS.TS Nguyễn Xuân Thao, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên,
là người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
- GS.TS Đặng Tuấn Đạt, PGS.TS Triệu Nguyên Trung, PGS.TS Trần
Xuân Mai, TS Hồ Văn Hoàng, TS Phan Văn Trọng, TS Đào Mai Luyến, TS
Thân Trọng Quang, TS Viên Chinh Chiến ñã ñóng góp những ý kiến quý báu
giúp tôi trong qua trình học tập và làm luận văn.
- Các anh chị ñồng nghiệp Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy
Nhơn, Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Trung
tâm Phòng chống Sốt rét tỉnh ĐắkLắk, Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn, Trạm Y
tế xã Krông Na huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLắk cùng bạn bè, gia ñình ñã nhiệt
tình giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Người viết luận văn
VÕ MINH HÙNG
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. Tổng quan
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sốt rét……………………………………..
1.2. Chu kỳ sinh sản và phát triển của ký sinh trùng sốt rét …………….
1.3. Quá trình lây truyền bệnh sốt rét …………………………………..
1.4. Lâm sàng bệnh sốt rét ........................................................................
1.5. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét ......................................................
1.6. Những chỉ số ứng dụng trong dịch tễ học sốt rét ...............................
1.7. Đánh giá mật ñộ ký sinh trùng sốt rét trên tiêu bản giọt dày .............
1.8. Định nghĩa trường hợp bệnh...............................................................
1.9. Tình hình bệnh sốt rét ........................................................................
1.10. Tổng quan về các kết quả nghiên cứu ............................................
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu..............................
2.1. Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu ......................................................
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................
2.4. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu.......................................................
Chương 3. Kết quả nghiên cứu..............................................................
3.1. Thực trạng mắc sốt rét ở ñối tượng nghiên cứu..................................
3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mắc sốt rét ở ñối
tượng nghiên cứu………...........................................................................
Chương 4. Bàn luận................................................................................
4.1. Về mẫu nghiên cứu.............................................................................
4.2. Về thực trạng hiện mắc sốt rét............................................................
4.3. Về mối liên quan giữa một số yếu tố với sốt rét.................................
Kết luận ...................................................................................................
1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân tại xã Krông Na ...............................
1
3
3
4
7
9
10
12
12
13
14
19
26
26
26
27
34
35
35
39
53
53
54
55
62
62
2. Một số yếu tố liên quan ñến mắc sốt rét ...........................................
Kiến nghị : ...............................................................................................
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục 1: Phiếu ñiều tra
Phụ lục 2 : Phân vùng dịch tễ tỉnh Đắk Lắk năm 2009
62
63
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BN Bệnh nhân
CS Cộng sự
DCTD Di cư tự do
KAP Kiến thức, thái ñộ và thực hành
( K: knowledge = kiến thức, A: attitude = thái ñộ, P: practice = thực hành).
KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
PCSR Phòng chống sốt rét
SR Sốt rét
SRLS Sốt rét lâm sàng
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
DSC Dân số chung
DTSR Dịch tễ sốt rét
GB Giao bào
KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
KTV Kỹ thuật viên
MT-TN Miền trung và Tây nguyên
NXB Nhà xuất bản
PCSR Phòng chống sốt rét
SR-KST-CT Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
SRLH Sốt rét lưu hành
TB Trung bình
TVSR Tử vong sốt rét
TYT Trạm Y tế
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
1.1 Tình hình SR ở tỉnh Đắk Lắk giai ñoạn 2008 – 2010 17
1.2 Tình hình sốt rét tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
(2008 – 2010)
18
2.1 Các chỉ số nghiên cứu 30
3.1 Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên 35
3.2 Phân bố tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu 36
3.3 Phân bố tỷ lệ dân tộc trong mẫu nghiên cứu 36
3.4 Phân bố tỷ lệ hiện mắc SR chung 36
3.5 Phân bố tỷ lệ hiện mắc sốt rét chung theo dân tộc và giới tính 37
3.6 Phân bố tỷ lệ mắc SR có KSTSR dương tính 37
3.7 Phân bố cơ cấu KSTSR 38
3.8 Tỷ lệ lách to ở bệnh nhân SR 38
3.9 Phân bố tỷ lệ mắc SR chung và theo tuổi 39
3.10 Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc 40
3.11 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo giới tính 41
3.12 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo dân tộc 42
3.13 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo trình ñộ học vấn 43
3.14 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo nghề nghiệp 43
3.15 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo biết tiếng Kinh 44
3.16 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñường lây của bệnh SR 44
3.17 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về sự lây của bệnh SR 45
3.18 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về triệu chứng của bệnh SR 45
3.19 Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về bệnh SR có thể ñiều trị ñược 46
3.20 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về nơi ñiều trị của bệnh SR 46
3.21 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về bệnh SR có thể phòng ñược 47
3.22 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ngủ màn ñể phòng SR 47
3.23 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về uống thuốc phòng SR 48
3.24 Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR 48
3.25 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về phát quang quanh nhà ñể
phòng SR
49
3.26 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñốt hương xua muỗi ñể
phòng SR
49
3.27 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh SR 50
3.28 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ màn 50
3.29 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ rẫy 51
3.30 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thói quen phát quang quanh nhà 51
3.31 Mối liên quan giữa một số yếu tố với SR qua phân tích ña biến 52
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Biểu ñồ/
Hình vẽ
Nội dung Trang
Biểu ñồ
1.1
Tình hình sốt rét xã Krông Na/ huyện Buôn Đôn từ 2008 –
2010
18
Biểu ñồ
3.1
Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu 35
Biểu ñồ
3.2
Cơ cấu KSTSR 38
Biểu ñồ
3.3
Tỷ lệ mắc sốt rét chung và theo tuổi 39
Biểu ñồ
3.4
Giới tính và dân tộc của ñối tượng ñiều tra KAP 40
Biểu ñồ
3.5
Tỷ lệ mắc sốt rét theo giới tính 41
Biểu ñồ
3.6
Tỷ lệ mắc sốt rét theo dân tộc 42
Hình 1.1 Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng SR Plasmodium ở người 7
Hình 1.2 Quá trình lây truyền bệnh sốt rét 8
Hình 1.3 Muỗi Anopheles 11
Hình 2.1 Bản ñồ hành chính huyện Buôn Đôn 26
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét (SR) ñã ñược Hippocrates mô tả chi tiết từ thế kỷ thứ V trước
Công nguyên, ñến nay vẫn còn là một vấn ñề sức khoẻ lớn của nhân loại [1].
Kể từ khi Laveran phát hiện và mô tả ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong
máu người ñến nay, rất nhiều nghiên cứu về bệnh SR ñã ñược tiến hành, tất cả
ñều nhằm hiểu biết cặn kẽ quá trình phát sinh và phát triển của bệnh, từ ñó tìm
kiếm những chiến lược, giải pháp tối ưu góp phần hạn chế tối ña những thiệt hại
do SR gây ra. Bệnh SR là bệnh xã hội, là gánh nặng bệnh tật ñối với nhiều nước
trên thế giới [25]. Mặc dù ñã có nhiều cố gắng kiểm soát trong suốt 50 năm qua
nhưng SR vẫn là một trong những vấn ñề chính của sức khỏe cộng ñồng [5].
Từ năm 1955, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ñã có nhiều nỗ lực
nhằm phòng chống và tiêu diệt SR (TDSR) trên toàn cầu với những yêu cầu,
mục tiêu thích hợp cho từng quốc gia. Việt Nam ñã tiến hành chiến lược này từ
năm 1958 ñến năm 1964 ở miền Bắc và diệt trừ SR ở miền Nam. Tháng 2/1991
chiến lược phòng chống SR (PCSR) ñược ñề xuất và hiện nay là chiến lược ñẩy
lùi SR theo xu hướng toàn cầu [4][6].
Với tất cả những nỗ lực nêu trên, tình hình SR tại Việt Nam có những
thay ñổi ñáng kể, số người chết tiếp tục giảm hàng năm. Trong năm 2009, toàn
quốc chỉ có 26 người chết do SR, giảm 70,4% so với năm 2001. Tỷ lệ chết do
SR năm 2009 là 0,03/100.000 dân, giảm 72,3% so vói năm 2001. Số người mắc
SR cũng giảm hàng năm: Năm 2009, có 60.867 BNSR, giảm 74,6% so với năm
2001; tỷ lệ mắc SR năm 2009 là 0,69/1.000 dân, giảm 77,2% so với năm 2001.
Số bệnh nhân có KSTSR cũng giảm hàng năm: Năm 2009, có 16.130 bệnh nhân
giảm, tỷ lệ lam có KST/lam xét nghiệm là 0,57%, giảm 77,3% so với năm 2001,
tỷ lệ ký sinh trùng (+) 0,18/1.000 dân, giảm 80,4% so với năm 2001. Năm 2007,
chỉ có 01 vụ dịch SR, mức ñộ và quy mô dịch nhỏ ở thôn bản, không có người
chết trong vụ dịch [48]. Năm 2009, không có dịch SR ñược báo cáo, tuy nhiên số
2
ñiểm nóng có nguy cơ dịch là rất nhiều, tình hình mắc SR trên toàn quốc nghiêm
trọng hơn năm 2008, tăng cả về số ca mắc, số bệnh nhân có ký sinh trùng và số
tử vong do SR [49].
Tuy nhiên, những kết quả nói trên còn thiếu tính bền vững, những thách
thức từ nhiều phía như cộng ñồng dân cư, muỗi truyền bệnh, KSTSR, ñịa hình,
ñịa bàn, mạng lưới y tế cơ sở…và nguy cơ bùng phát dịch SR luôn tiềm ẩn tại
tỉnh Đắk Lắk, trong ñó huyện Buôn Đôn là một trong những vùng SR lưu hành
nặng của tỉnh.
Thống kê của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk trong 3 năm 2006 – 2008,
cho thấy so với toàn tỉnh thì huyện Buôn Đôn có tỷ lệ bệnh nhân SR (BN SR)
chiếm từ 13,38% ñến 15,04%; KSTSR từ 12,18% ñến 17,14%. Năm 2009, toàn
tỉnh có 2648 bệnh nhân, tỷ lệ 1,71/1000 dân, KSTSR là 1329, tại huyện Buôn
Đôn ñã có 196 BN SR, trong ñó có 100 trường hợp tìm thấy KSTSR trong máu
[48]. Riêng xã KrôngNa, năm 2009 có 73 BN SR, trong ñó có 41 trường hợp có
KSTSR trong máu. Mặt khác, huyện Buôn Đôn là huyện có biến ñộng dân cư
lớn, dân di cư tự do vào làm ăn sinh sống tại xã KrôngNa nhiều nên nguy cơ mắc
và chết do SR của người dân tại các vùng này rất cao làm cho tình hình SR tại
ñây chưa ổn ñịnh.
Từ thực tế ñó, chúng tôi tiến hành ñề tài: “ Thực trạng sốt rét và một số
yếu tố nguy cơ tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trong 2 năm
2010 - 2011” với các mục tiêu:
1. Xác ñịnh tỷ lệ mắc sốt rét của cộng ñồng dân cư tại xã Krông Na, huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
2. Xác ñịnh một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc sốt rét ở người dân tại
xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH SỐT RÉT
1.1.1. Bệnh sốt rét
Bệnh SR là một bệnh lây truyền theo ñường máu do giống Plasmodium
gây ra. Bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles, biểu hiện
ñiển hình bằng những cơn SR với ba triệu chứng cơ bản: Rét run, sốt, ra mồ hôi.
Bệnh lưu hành từng ñịa phương, trong những ñiều kiện thuận lợi có thể phát
thành dịch [19],[ 25].
Bệnh SR lưu hành rộng rãi trên thế giới, gây nhiều tác hại ñến sức khoẻ
con người, bệnh SR có ở Trung Quốc, Ấn Độ từ thời cổ xưa. Hyppocrates ñã mô
tả triệu chứng lâm sàng vào ñầu thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Ở Việt Nam,
bệnh SR ñược nói ñến trong các y văn của Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông
[1].
1.1.2. Ký sinh trùng sốt rét
Năm 1880, Laveran lần ñầu tiên tìm ñược KSTSR, sau này xác ñịnh là thể
giao bào của Plasmodium falciparum (P.falciparum). Năm 1886, Golgi phát hiện
ra Plasmodium vivax (P.vivax) và Plasmodium malariae (P.malaria). Năm 1897
– 1898, Ross và Grassi mô tả các giai ñoạn của KSTSR trong cơ thể muỗi
Anopheles. Năm 1891, Romanowsky nhuộm KSTSR bằng xanh methylen, eosin.
Năm 1892, Mac Callum cắt nghĩa ñược 3 giai ñoạn ký sinh trùng ở người. Năm
1922, Stephens xác minh và mô tả Plasmodium ovale (P.ovale) [1],[ 25].
KSTSR là những ñơn bào cần có hai vật chủ là muỗi và người ñể hoàn
thành chu kỳ sống, hiện nay chỉ mới phát hiện 4 loài KSTSR ký sinh trên người
là P.malariae (Laveran, 1880), P.vivax (Grassi và Feletti, 1890) P.falciparum
(Welch, 1897) và P.ovale (Stephens, 1922).
4
1.2. CHU KỲ SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KSTSR
Chu kỳ sinh sản và phát triển của các loại KSTSR ñòi hỏi phải qua 2 vật
chủ là người và muỗi. Người là vật chủ phụ, muỗi Anopheles cái là vật chủ chính
ñồng thời là vật chủ trung gian truyền bệnh (TGTB).
1.2.1. Giai ñoạn sinh sản vô giới trong cơ thể người: Diễn ra 2 giai ñoạn kế
tiếp nhau.
- Giai ñoạn phân chia trong tế bào gan (Giai ñoạn tiền hồng cầu )
KSTSR khi ở tuyến nước bọt của muỗi Anopheles cái có dạng hình thoi
gọi là thoi trùng hay thoa trùng. Khi muỗi ñốt người, hút máu, ñồng thời ñưa
thoa trùng (sporozoite) vào máu người. Thoa trùng lưu chuyển trong máu ngoại
vi từ 30 - 60 phút rồi xâm nhập vào tế bào gan. Trong tế bào gan thoa trùng cuộn
tròn, bào tương và nhân lớn lên rồi sinh sản theo hình thức phân liệt. Từ một
thoa trùng tạo ra một lượng lớn ký sinh trùng non (merozoite) khác nhau: Từ 01
thoa trùng của P.falciparum sẽ tạo ra khoảng 40.000 merozoite, 01 thoa trùng
của P.vivax sẽ tạo ra khoảng 10.000 merozoite, 01 thoa trùng của P.ovale sẽ tạo
ra khoảng 15.000 merozoite và 01 thoa trùng của P.malariae sẽ tạo ra khoảng
2000 merozoite. Sau khi phát triển ở tế bào gan, tất cả merozoite ñều vào máu.
+ P.falciparum và P.malariae, toàn bộ các merozoite vào máu cùng một
lúc, chấm dứt giai ñoạn tế bào gan.
+ Đối với P.vivax và P.ovale, do chúng có những chủng sporozoite khác
nhau về cấu trúc gen, ñó là chủng sporozoite phát triển nhanh (Tachysporozoite):
chủng này phát triển ngay sau khi xâm nhập vào tế bào gan nên có thời gian ủ bệnh
ngắn và chủng sporozoite phát triển chậm (Bradysporozoite): sau khi xâm nhập
vào tế bào gan chủng này không phát triển ngay hoặc phát triển rất chậm, sau
nhiều tháng hoặc nhiều năm mới tạo ra ñược các merozoite ở tế bào gan nên còn
gọi là thể ngủ (hypnozoite). Các thể ngủ này phát triển thành từng ñợt tạo ra các
merozoite tung vào máu gây những cơn SR tái phát xa.
5
- Giai ñoạn phân chia trong hồng cầu (Giai ñoạn hồng cầu)
Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu, lúc ñầu là thể tư dưỡng
rồi phát triển thành thể phân liệt. Thể phân liệt phát triển ñầy ñủ (phân liệt già)
sẽ phá vỡ hồng cầu giải phóng ra những mảnh trùng (merozoites). Lúc này tương
ứng với cơn sốt xảy ra trên lâm sàng.
Hầu hết những mảnh trùng mang gen vô giới quay trở lại ký sinh trong
những hồng cầu mới, tiếp tục phá vỡ hồng cầu gây những cơn sốt tiếp theo. Một
số ít mảnh trùng mang gen hữu giới biệt hoá thành những giao bào ñực và cái,
mỗi giao bào nằm trong một hồng cầu. Những giao bào này nếu không ñược
muỗi hút sẽ tự tiêu hủy trong thời gian từ 45- 60 ngày, nếu ñược muỗi hút vào
dạ dày muỗi sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể muỗi.
1.2.2 Giai ñoạn sinh sản hữu giới ở muỗi
Muỗi hút máu người có giao bào tới dạ dày muỗi, giao bào cái thu gọn
nhân và nguyên sinh chất thành giao tử cái trưởng thành. Giao bào ñực kéo dài
nguyên sinh chất thành 4-8 roi, mỗi roi dính một ít nhân thành các giao tử ñực
trưởng thành. Giao tử ñực hoà hợp với giao tử cái tạo thành trứng thụ tinh
(Zygote). Sau ñó phát triển thành trứng di ñộng (Ookynete) chui qua thành dạ
dày muỗi tạo thành trứng nang (Oocyste). Khi trứng nang phát triển thành trứng
nang già bên trong có khoảng 10.000 thoa trùng. Trứng nang già vỡ, các thoa
trùng mới tập trung về tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi ñốt người thoa trùng
sẽ xâm nhập vào cơ thể người ñể gây bệnh.
1.2.3. Sự khác nhau về chu kỳ của các loại Plasmodium
1.2.3.1. Giai ñoạn ở gan
Giai ñoạn phát triển ở gan của P.vivax và P.ovale giống nhau: Bên cạnh
sự phát triển tức thì của các thoa trùng ñể thành thể phân liệt, còn có sự phát
triển muộn hơn của một số thoa trùng khác ñó là những thể ngủ (Hypnozoites).
6
Vì vậy, bệnh nhân mắc 2 loại này gây ra SR tái phát xa và bệnh có thể kéo dài
dai dẳng.
Riêng ñối với P.falciparum do không có thể ngủ ở gan, nên bệnh do loại
này không có SR tái phát xa.
1.2.3.2. Giai ñoạn ở hồng cầu
Thời gian ñể hoàn thành chu kỳ vô tính ở hồng cầu của P.falciparum,
P.vivax và P.ovale là 48 giờ. Do vậy, nhịp ñộ cơn sốt của 3 loại KSTSR này là
sốt cách nhật. Còn P.malariae cần 72 giờ ñể hoàn thành chu kỳ vô tính ở hồng
cầu nên gây sốt cách 2 ngày một cơn.
1.2.3.3. Giai ñoạn ở muỗi truyền bệnh
Để thực hiện ñược chu kỳ hữu giới ở muỗi, KSTSR cần phải có nhiệt ñộ
thích hợp. Nhiệt ñộ tốt nhất ñể thoa trùng phát triển trong cơ thể muỗi là 28 -
30o
C. Nhiệt ñộ tối thiểu cần thiết cho sự phát triển của từng loại Plasmodium là:
- P.falciparum: 160
C
- P.vivax và P.ovale: 14,50
C.
- P.malariae: 16,50
C
Tổng số nhiệt ñộ dư tích lũy cần thiết của P. falciparum: 1110
C, P. vivax
và P. ovale: 1050
C và P.malariae: 1440
C.
Theo công thức Bodenheimer thì thời gian hoàn thành chu kỳ hữu giới ở
muỗi là S sẽ thay ñổi theo nhiệt ñộ môi trường và loại Plasmodium.
- P.falciparum: Sf = 111/ t – 16 (ngày)
- P.vivax và P. ovale: Sv,o = 105/ t - 14,5 (ngày)
- P.malariae: Sm = 144/ t - 16,5 (ngày)
t là nhiệt ñộ trung bình của những ngày theo dõi
Khi nhiệt ñộ càng cao, thời gian hoàn thành chu kỳ hữu giới càng ngắn và
khi nhiệt ñộ dưới mức tối thiểu, KSTSR không phát triển ñược trong cơ thể
muỗi.
7
Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét
1.3. QUÁ TRÌNH LÂY TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT
Quá trình lây truyền SR liên quan ñến mầm bệnh SR (giao bào), nguồn
BN SR (người chứa mầm bệnh), vật chủ trung gian truyền bệnh SR, người cảm
thụ.
1.3.1. Mầm bệnh
Hiện nay, hầu hết các tác giả thống nhất có 4 loài KSTSR ký sinh ở người
ñó là: P.vivax, P.falciparum, P.ovale và P.malariae .
1.3.2. Nguồn bệnh sốt rét
- Bệnh nhân SR: Bệnh nhân SR có thể biểu hiện dưới các thể sau ñây: SR
thường, SR nặng, SR ác tính.
- Người mang ký sinh trùng lạnh: Là người mang KSTSR (thể vô tính,
hữu tính) nhưng không có biểu hiện triệu chứng SR.
8
1.3.3. Trung gian truyền bệnh
Anopheles thuộc họ Culicidae, phân họ Anophelinae. Trên thế giới có
khoảng 420 loài Anopheles, 70 loài là TGTB SR. Trong số 60 loài Anopheles ở
Việt Nam, có 15 loài ñã ñược xác ñịnh là TGTB SR chính, TGTB phụ và TGTB
nghi ngờ. Các TGTB chính: An.minimus, An.dirus, An.sundaicus
(An.epiroticus); các TGTB phụ: An.subpictus, An.jeyporiensis, An.maculatus,
An.aconitus, An.sinensis, An.vagus, An.indefinitus. Ở miền Bắc nước ta có 33
loài Anopheles; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 45 loài; Nam bộ và Lâm Đồng
có 44 loài [34].
1.3.4. Cơ thể cảm thụ
Người cảm thụ có thể có miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tạo thành. Một
số người có miễn dịch tự nhiên ñối với bệnh SR, còn miễn dịch tạo thành ñược
giải thích bằng 2 cơ chế là miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Thoa trïng
TuyÕn n−íc
bät muçi
Chu
Chu k
kỳ
ỳ h
hồ
ồng
ng
c
cầ
ầu
u
Zygote
Adapted from:
Oocyst
Thµnh d¹ dµy
Phßng chèng
vector
Phßng chèng
vector
Ng−êi vµ Muçi
ChÈn ®o¸n vµ ®iÒu trÞ sím
Zygote
Hình 1.2. Quá trình lây truyền bệnh sốt rét
9
1.4. LÂM SÀNG BỆNH SỐT RÉT
1.4.1. Sốt sơ nhiễm
Xảy ra ñầu tiên ở người chưa có miễn dịch với bệnh SR. Thời kỳ ủ bệnh
trung bình là 9 - 10 ngày, dài hay ngắn tùy theo loại KSTSR. Cơn sơ nhiễm
thường chỉ ñau cơ, ñau ñầu, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng nên ít khi ñược nghĩ ñến SR.
Nếu không ñược ñiều trị thì sẽ bước sang thời kỳ cơn SR ñiển hình với cơn rét
run tiếp theo là sốt nóng, bệnh nhân khát nước, da khô, ñau ñầu, nôn mửa. Cơn
sốt kéo dài 2 - 6 giờ, tiếp theo là cơn vã mồ hôi [1][30].
1.4.2. Những cơn sốt tái phát gần và tái phát xa
Cơn tái phát gần thường xảy ra ñối với P.malariae ñôi khi với
P.falciparum. Cơn tái phát xa xảy ra với P.ovale, P.vivax; cơn tái phát xa có thể
sau 2 năm do P.ovale, 8 năm do P.vivax, hiếm hơn có thể tái phát sau 20-30 năm
do P.malariae [1].
1.4.3. Sốt rét do Plasmodium vivax
Là thể SR nhẹ ít biến chứng thời gian ủ bệnh từ 12 - 20 ngày; khởi phát
liên tục sốt dao ñộng 2-3 ngày, kiểu sốt cách nhật không phải là tuyệt ñối, tiến
triển bán cấp hay mạn tính, có lách to, thể trạng suy sụp, da sạm, cuối cùng là
suy kiệt. Diễn biến lâm sàng của P.vivax phụ thuộc vào các type khác nhau.
TCYTTG chia thành 3 type:
- Type 1: Ủ bệnh ngắn 10 - 20 ngày, hay tái phát, thời gian trầm lặng
ngắn.
- Type 2: Ủ bệnh ngắn 12 - 20 ngày, thời gian trầm lặng về lâm sàng kéo
dài và ký sinh trùng trong máu kéo dài.
- Type 3: Ủ bệnh dài 6 tháng hoặc hơn, khởi phát rất chậm, tiếp theo là tái
phát có khoảng cách ngắn dần lại rồi có một giai ñoạn trầm lặng kéo dài, rồi lại
tiếp những ñợt tái phát.
10
1.4.4. Sốt rét do Plasmodium falciparum
Là thể lâm sàng quan trọng, gây tử vong cao, kháng thuốc cao; có hai thể
lâm sàng chính:
- Thể thông thường: Ủ bệnh 8-14 ngày. Khởi phát bằng dấu hiệu ñau ñầu,
ñau lưng, li bì, buồn nôn, có khi ỉa chảy, có sốt ñi kèm, có thể sốt cách nhật, sốt
hàng ngày hoặc sốt liên tục và dao ñộng lớn, có thể thấy dấu hiệu gan to, lách to.
Thông thường thì tiến triển tốt sau 2-3 tuần thì trở lại bình thường, sau 3-6 tháng
là hết cơn tái phát.
- Thể nặng có biến chứng: Hôn mê, suy thận, phù phổi, ñái huyết sắc tố…
1.5. YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG BỆNH SỐT RÉT
1.5.1. Đối tượng nguy cơ: Đối tượng có nguy cơ mắc SR là người sống trong
vùng SR lưu hành (SRLH), người giao lưu qua vùng SR, người làm rẫy, ngủ
rừng, trồng rừng. Đối tượng có nguy cơ SR ác tính (SRAT), chết do SR thường
gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, người không có miễn dịch ñối với
SR.
1.5.2. Yếu tố nguy cơ
1.5.2.1. Theo góc ñộ khách quan và chủ quan: Các yếu tố môi trường tự
nhiên như sinh ñịa cảnh, thời tiết; các yếu tố do con người như thói quen, tập
quán, hoạt ñộng kinh tế - xã hội; các yếu tố nội sinh, di truyền, nhóm máu, chủng
loại KSTSR.
1.5.2.2. Theo khả năng can thiệp: Có thể can thiệp ñược gồm yếu tố sinh
cảnh, tập quán, thói quen, hoạt ñộng kinh tế - xã hội; không thể can thiệp gồm
yếu tố thời tiết, yếu tố nội sinh, di truyền, nhóm máu, chủng loại KSTSR.
1.5.2.3. Theo nguyên nhân gây bệnh
P.falciparum tuy chưa có những á chủng rõ rệt nhưng khi phân lập ở
những khu vực khác nhau thì có những ñặc ñiểm rất khác nhau. P.vivax có một
11
vài á chủng ñã ñược ghi nhận, phân biệt rõ ràng: Chủng Chesson ở xứ nóng, á
chủng Elisabeth, á chủng Hibernans (Nicolaev), á chủng Bắc Triều Tiên.
Ở Việt Nam có 4 loại KSTSR, cơ cấu như sau:
- P.falciparum chiếm 70-80%, thường gây SR nặng có ñến 90% tử vong
SR do P.falciparum, các vụ dịch SR do P.falciparum thường rầm rộ.
- P.vivax chiếm 20-30%, dịch SR do P.vivax thường không nặng nhưng
kéo dài do có thể ngủ trong gan.
- P.malariae chiếm 1-3%.
- P.ovale có rất ít.
1.5.2.4. Vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles: Ở Việt Nam hiện nay ñã
phát hiện trên 60 loài Anopheles. Những loài truyền bệnh SR chủ yếu là:
An.minimus, An.dirus truyền bệnh SR
ở miền núi. An.subpictus,
An.sundaicus (An.epiroticus) truyền
bệnh SR ở ven biển. Những loài
truyền bệnh SR thứ yếu là: An.vagus,
An.aconitus, An.jeyporiensis [33].
Hình 1.3. Muỗi Anopheles
12
1.6. NHỮNG CHỈ SỐ ỨNG DỤNG TRONG DỊCH TỄ HỌC SỐT RÉT
- Chỉ số sốt lâm sàng =
Số người SR lâm sàng × 1.000
Tổng số dân số
- Tỷ lệ tử vong do SR =
Số người chết do SR × 100.000
Tổng số dân số
- Tỷ suất tử vong do SR =
Số người chết do SR × 100 hoặc 1000
Tổng số bệnh nhân SR
- Chỉ số ký sinh trùng =
Số người có ký sinh trùng SR × 100 hoặc 1000
Tổng số người ñược xét nghiệm
- Chỉ số cơ cấu ký sinh trùng =
Số lượng từng loại ký sinh trùng SR × 100
Tổng số ký sinh trùng SR chung
- Chỉ số lách sưng =
Tổng số lách sưng × 100
Tổng số người khám bệnh
- Chỉ số giao bào =
Số lam máu có giao bào × 100
Tổng số lam xét nghiệm
1.7. ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ KSTSR TRÊN TIÊU BẢN GIỌT DÀY
Phương pháp này ñếm KSTSR và sử dụng mật mã từ 1 ñến 4 dấu cộng (+).
1.7.1. Hệ thống dấu cộng
+ : Có 1 ñến 10 KSTSR/ 100 vi trường trên tiêu bản giọt dày.
+ + : Có 11 ñến 100 KSTSR/ 100 vi trường trên tiêu bản giọt dày.
+ + + : Có 1 ñến 10 KSTSR/ 1 vi trường trên tiêu bản giọt dày.
+ + + + : Có trên 10 KSTSR/ 1 vi trường trên tiêu bản giọt dày.
Phương pháp này chỉ sử dụng khi không thể thực hiện ñược phương pháp
ñếm KSTSR/ 1µl máu.
13
1.7.2. Phương pháp tính mật ñộ KSTSR/ mm3
máu:
Dựa vào số lượng bạch cầu chuẩn là 8000 bạch cầu/mm3
máu, tính số
lượng KSTSR theo công thức:
KSTSR/mm3
máu =
Số lượng KSTSR ñếm ñược x 8000
Số lượng bạch cầu
Nếu ñếm ñược 200 bạch cầu mà số lượng KSTSR  10 thì dừng và tính
KSTSR/mm3
máu.
Nếu ñếm ñược 200 bạch cầu mà số lượng KSTSR  10 thì phải tiếp tục
ñếm cho ñến 500 hoặc 1000 bạch cầu mới áp dụng công thức trên ñể tính số
dừng và tính KSTSR/ mm3
.
Nếu mật ñộ KSTSR trên lam máu nhiều: Đếm chưa ñủ 200 bạch cầu mà
số lượng KSTSR ≥ 500 thì không ñếm nữa mà áp dụng công thức tính số lượng
KSTSR.
1.8. ĐỊNH NGHĨA TRƯỜNG HỢP BỆNH
Bệnh nhân ñược xác ñịnh theo hướng dẫn chẩn ñoán và ñiều trị bệnh SR
do Bộ Y tế ban hành năm 2009 [3].
Người bệnh ñược xác ñịnh là mắc SR là người có KSTSR ở trong máu mà
khi xét nghiệm lam máu có KSTSR thể vô tính hoặc các test chẩn ñoán nhanh
SR dương tính.
Người bệnh SR lâm sàng là chưa ñược xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm
máu âm tính với KSTSR hoặc chưa có kết quả xét nghiệm và có 4 ñặc ñiểm sau:
- Sốt:
+ Có triệu trứng ñiển hình của cơn SR với 3 giai ñoạn : rét run, sốt nóng
và ra mồ hôi.
14
+ Hoặc có triệu chứng không ñiển hình của cơn SR: sốt không thành cơn
(người bệnh thấy ớn lạnh, gai rét, nhiệt ñộ nách ≥ 37,5o
C) hoặc sốt cao liên tục,
sốt dao ñộng.
+ Hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần ñây
- Không tìm thấy các nguyên nhân gây sốt khác.
- Đang ở hoặc qua lại vùng SR lưu hành, có tiền sử mắc SR trong 2 năm gần
ñây.
- Trong vòng 3 ngày ñầu ñiều trị bằng thuốc SR có ñáp ứng tốt.
1.9. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT RÉT
1.9.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới
Trên thế giới, bệnh SR phân bố từ 640
vĩ ñộ bắc ñến 320
vĩ ñộ nam. Bệnh
SR ñã gây nhiều vụ dịch lớn làm thiệt hại lớn về kinh tế và giết hại nhiều người
của nhiều quốc gia trên thế giới. Những vụ dịch lớn ñã xảy ra trong những năm
qua ñã ñược ghi nhận:
Vụ dịch tại Pengiap Ấn Độ ( 1898 ) giết hại 307.000 người
Vụ dịch ở Srilanka và Ceylon ( 1934-1935 ) giết hại 82.000 người
Vụ dịch ở Brazil (1938) số BN SR là 100.000 người, số chết do SR là
14.000 người.
Những năm 1950, trên thế giới có số người mắc SR hàng năm khoảng 150
triệu, chết do SR 2,5 triệu người. TCYTCG (1960) cho biết: Trên thế giới có trên
2 tỷ người ñang sống trong vùng SR bao gồm 133 nước, hàng năm có trên 200
triệu người mắc SR, hàng triệu người chết vì SR. Năm 1991, TCYTTG công bố:
Sau 36 năm tiến hành TDSR và PCSR từ 1955 ñến 1991, trên toàn thế giới vẫn
còn trên 2 tỷ người sống trong vùng SR (gần 50% dân số thế giới) ở 100 nước , tử
vong do SR hàng năm từ 1- 2 triệu người, số mắc SR mới hàng năm 110 triệu
người. Trong 2 năm 1995 - 1996 ở 7 nước: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ,
Bangladesh, Srilanca, Nepal, Myanmar có 776.008 người mang KSTSR và 3.387
người chết do SR[25].
15
1.9.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên
Ở Việt Nam, từ năm 1980 bệnh SR ñã quay trở lại trên phạm vi cả nước
với tốc ñộ nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Đến năm 1990 ñã có trên 100 vụ
dịch SR, có 902.789 người mắc SR và 2.911 người chết do SR. Năm 1991, Việt
Nam chuyển hẳn sang chiến lược PCSR và chương trình PCSR trở thành
Chương trình y tế quốc gia ưu tiên.
Sau gần 10 năm thực hiện, ñến năm 1999 tình hình SR khả quan hơn so
với năm 1991, dịch SR giảm 94%, mắc SR giảm 68,7%. Năm 2000, Việt Nam
ñã ñặt ra những mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong công tác PCSR và chỉ sau
5 năm, vào năm 2005, tình hình SR tại Việt Nam ñã có những thay ñổi lớn, ñó
là:
- Tỷ lệ chết SR/100.000 dân là 0,02 (mục tiêu là dưới 0,17) và giảm
89,5% so với năm 2000.
- Tỷ lệ mắc SR/1000 dân là 1,19 (mục tiêu ñề ra dưới 3,5) và giảm 69% so
với năm 2000.
- Số KSTSR giảm 73,8% và tỷ lệ KSTSR/1000 dân giảm 76,3% so với
năm 2000. Ba năm có dịch SR nhỏ ( Năm 2001 có 1 vụ, năm 2003 có 2 vụ, năm
2005 có 5 vụ ). Quy mô dịch SR ở phạm vi thôn, bản ñã ñược dập tắt kịp thời,
không có bệnh nhân chết do SR trong các vụ dịch [43][52][53].
Trong giai ñoạn 2006 – 2010, Dự án quốc gia PCSR tiếp tục thu ñược
nhiều thành tích trong việc làm giảm số người mắc, số người chết và làm giảm
gánh nặng bệnh tật do SR gây ra. Số người mắc từ 91.635 người năm 2006 giảm
còn 60.867 người năm 2009 và 49.722 người 11 tháng năm 2010. Tỷ lệ mắc
SR/1.000dân số vùng SR lưu hành năm 2009 giảm 33,6% so với năm 2006. Số
người chết do SR giảm từ 41 người năm 2006 còn 26 người năm 2009 và 16
người 11 tháng năm 2010 [17].
Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên là nơi có SR lưu hành cao và
nhiều khó khăn trong công tác PCSR so với các khu vực khác trong cả nước
16
[26]. Năm 2009 có 22.331 bệnh nhân, tăng 14,61% so với năm 2008, trong ñó
miền Trung tăng 6,18%, Tây Nguyên tăng 26,58%. Có 8/15 tỉnh/thành phố có
BNSR tăng, trong ñó có tỉnh Đắk Lắk. Số trường hợp có ký sinh trùng cũng tăng
55,72% (11.573/7.432), tỷ lệ KSTSR/lam tăng 49,22%, trong ñó miền Trung
tăng 35,58% (6.392/4.755), Tây Nguyên tăng 74,68% (5.181/2.677) so với năm
2008. Năm 2009 có 16 trường hợp tử vong do SR, tăng 2 trường hợp so với năm
2008 . Năm 2010, số BNSR là 21.302, giảm 4,61% so với năm 2009, tử vong do
SR giảm 8 trường hợp (50%) so với năm 2009; Số bệnh nhân có KSTSR(+) là
12.251, tăng 5,85%, tỷ lệ KSTSR/lam tăng 10,68% so với năm 2009 [52]
1.9.3. Tình hình sốt rét ở Đắk Lắk
Đắk Lắk là tỉnh miền núi Tây Nguyên, thuộc vùng trọng ñiểm SR của cả
nước. Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu từ các
nguồn trồng cây công nghiệp cà phê, cao su và trồng lúa, hoa màu. Điều kiện tự
nhiên như thời tiết, sông suối, rừng thích hợp cho sự phát triển của muỗi truyền
bệnh SR. Đường giao thông ñi lại những vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều trở
ngại; trình ñộ dân trí chưa cao, hiểu biết về bệnh tật và PCSR còn hạn chế. Những
tập tục lạc hậu vẫn còn ở những vùng ñồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
cao. Dân di cư tự do và ñịnh cư theo kế hoạch phát triển kinh tế quốc phòng trong
những năm qua cũng gia tăng làm cho tình hình SR thêm phức tạp [11][18][51].
Theo số liệu của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk: Năm 1991 ñã xảy ra một
vụ dịch lớn tại huyện EaSuop. Năm 2000, tỷ lệ mắc SR của toàn tỉnh là
15,78/1.000 dân, có 241 trường hợp SRAT, trong ñó có 29 trường hợp tử vong do
SR, tỷ lệ số lam máu xét nghiệm có KSTSR trên số lam xét nghiệm là 8,04%[48].
Kết quả phân vùng dịch tễ SR của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk vào năm 2009
cho thấy dân số của tỉnh là 1.745.452 người trong ñó hơn 90% dân số sống trong
vùng SR lưu hành ở 174 xã, 2.290 thôn buôn [16][28][52].
Năm 2007, có 5307 BN SR chiếm tỷ lệ 1,50/ 1000 DSC, ñã có 18 ca
SRAT, tử vong SR 3 ca chiếm tỷ lệ 0,22/ 100.000 DSC và không có dịch SR xảy
17
ra. So sánh số liệu thống kê năm 2007 của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk cho
thấy tình hình bệnh SR của tỉnh Đắk Lắk là khá cao so với các tỉnh miền Trung
và Tây Nguyên: BN SR chiếm 10,6%; SRAT chiếm 9,3%; tử vong do SR chiếm
23% và số KSTSR(+) chiếm 9,47% [9].
Tình hình SR tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2008 – 2010 ñược ghi nhận cụ thể
tại bảng 1.1:
Bảng 1.1. Tình hình SR ở tỉnh Đắk Lắk giai ñoạn 2008 – 2010
Chỉ số
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2008
Tăng,
giảm so
2007 (%)
2009
Tăng,
giảm so
2008 (%)
2010
Tăng,
giảm so
2009 (%)
BNSR 2.019 ↓26,93 2.648 ↑ 31,15 2.236 ↓15,56
Sốt rét ác tính 11 ↓38,89 19 ↑72,73 16 ↓15,79
Tử vong do SR 2 ↓33,33 2 0 0 100
K
S
T
S
R
Tổng số 603 ↓34,81 1329 ↑120,4 1.184 ↓11,0
P.falciparum 533 (88,4%) 1146 (86,2%) 1.038 (87,7%)
P.vivax 70 (11,6%) 175 (13,2%) 145 (12,2%)
Phối hợp 0 (0,0%) 8 (0,6%) 1 (0,1%)
P.malaria 0 0 0
18
1.9.4. Tình hình sốt rét tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn
Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn theo phân vùng SR thì ñịa phương nằm
trong vùng SR lưu hành nặng. Trong những năm gần ñây vẫn luôn ghi nhận BN
SR. Tuy không ghi nhận trường hợp SRAT ñưa ñến tử vong nào hay không ñể
dịch bùng phát nhưng BN SR và số lam máu có KSTSR (+) vẫn ghi nhận hàng
năm với số liệu cụ thể tại bảng 1.2:
Bảng 1.2.Tình hình SR tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (2008 –
2010)
Chỉ số 2008 2009 2010
BN SR
KrôngNa/toàn huyện
65/179
(36,31%)
73/196
(37,24%)
61/172
(35,46%)
KSTSR
KrôngNa/toàn huyện
34/77
(44,15%)
41/100
(41,0%)
24/55
(43,63%)
SRAT
KrôngNa/toàn huyện
0/0 0/0 0/0
Tử vong SR
KrôngNa/toàn huyện
0/0 0/0 0/0
Dịch SR
KrôngNa/toàn huyện
0/0 0/0 0/0
179
65
77
34
196
73
100
41
172
61
55
24
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
BNSR toàn huyện
BNSR xã Krông Na
KSTSR toàn huyện
KSTSR xa Krông Na
Biểu ñồ 1.1.Tình hình sốt rét xã Krông Na/ huyện Buôn Đôn từ 2008 – 2010
19
1.10. TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.10.1. Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét
Lê Đình Công, Lê Xuân Hùng và CS năm 1997 nghiên cứu cắt ngang 90
xã trên toàn quốc cho kết quả: Tỷ lệ SR chung cả nước: 7,1%, trong ñó Tây
Nguyên 12%, Bắc miền Trung 9,7%, ñồng bằng sông Cửu Long 2%; tỷ lệ lách to
chung cả nước 2,65%, trong ñó Tây Nguyên 9,1%, miền Bắc 3,6%, miền Trung
3,2%, ñồng bằng Nam bộ 0%; tỷ lệ KSTSR (+)/ lam máu chung cả nước 1,45%,
trong ñó miền Trung – Tây Nguyên (MT - TN) 3,44%, vùng núi phía Bắc 1%
[4].
Vũ Thị Phan, Trần Quốc Tuý, Lê Xuân Hùng và CS năm 1998 giám sát
KSTSR trên toàn quốc với kết quả: tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu chung cả nước là
2,72%, trong ñó miền Bắc 0,52%, MT-TN 5,32%, miền Nam 2,56%. Cơ cấu
KSTSR: miền Bắc: P.falciparum 51,1%, P.vivax 48,4%, phối hợp 0,5% ; MT –
TN: P.falciparum: 62,45%, P.vivax 16,28%, phối hợp: 1,14% ; miền Nam:
P.falciparum 62,45%, P.vivax 36,67%, phối hợp 0,38% [27].
Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS năm 1999 ñiều tra cắt ngang tại
cộng ñồng di biến ñộng dân ở Cư Jut, Krông Năng, Krông Bông tỉnh Đắk Lắk
cho kết quả: Tỷ lệ SRLS: 6,6%, tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu 4,19%, lách sưng
7,56% [32].
Trần Mạnh Hạ và CS nghiên cứu tại 27 xã, huyện Di Linh và Đạ Huoai,
tỉnh Lâm Đồng vào năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc SR ở người Kinh là 61,3%, tỷ
lệ mắc SR ở người K’ Ho là 16,2%, tỷ lệ mắc SR ở người Mạ, Ya Chill, Churu
là 22,5%, có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh SR giữa 2 giới nam và nữ (p  0,01);
người Kinh có nguy cơ mắc bệnh SR gấp 2,1 lần các dân tộc tại chỗ là K’ho,
Mạ, Ya Chill, Chu Ru [13].
Lê Xuân Hùng và Trần Đình Đạo (2003) nghiên cứu tình hình SR tại cộng
ñồng dân di cư tự do (DCTD) tại huyện Ea Soúp, tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ
20
lệ SRLS 7,02%, xét nghiệm 114 lam máu có 16 KSTSR(+) chiếm tỷ lệ 14,06%.
Trong ñó P.falciparum 14 ( 87,5%), P.vivax 2 (12,5%) [15].
Nghiên cứu của Hồ Văn Hoàng vào năm 2003 về tình hình SR tại cộng
ñồng dân DCTD tại Đắk Lắk (ñịa bàn nghiên cứu nay thuộc tỉnh Đắk Nông) ghi
nhận tỷ lệ SRLS là 1,08% và KSTSR (+) 2,89%, trong ñó tất cả ñều là
P.falciparum, tỷ lệ lách lớn gặp 0,36% [14].
Ngô La Sơn, Nguyễn Quốc Típ và CS (2003) nghiên cứu tại các huyện
Đắk R’Lấp, Đắk Mil (Tỉnh Đắk Nông) và huyện Krông Bông (Tỉnh Đắk Lắk)
cho kết quả: KSTSR(+) 7,8%, P.falciparum 61,6%, P.vivax 38,4% [31].
Nghiên cứu hồi cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và CS (2010) cho kết quả:
Tỷ lệ mắc SR/1.000 dân vùng SRLH năm 2006 là 3,35 ñến năm 2010 giảm còn
2,14; Tỷ lệ chết do SR/100.000 ñân cũng giảm hàng năm, năm 2006 tỷ lệ
TVSR/100.000 dân là 0,16, ñến năm 2010 chỉ còn 0,07. Cơ cấu ký sinh trùng thì
P.falciparum vẫn chiếm ưu thế từ 79% năm 2006 ñến 73% năm 2010 [17].
Nghiên cứu của Hồ Tân Tiến tại xã Ea Nam và Ea Tir, huyện Ea H’leo
là vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Daklak, Tỷ lệ mắc SR chung là 6,14 %;
người Kinh mắc SR có tỷ lệ 2,82%, người Ê Đê là 5,43% và người Mán cao
nhất là 10,13%. Trẻ em dưới 15 tuổi có tỷ lệ mắc SR là 3,97%. Nam giới mắc
SR tỷ lệ 7,59%, nữ giới mắc SR chiếm tỷ lệ 5,02%. Tỷ lệ lách to khá thấp
0,76%, chỉ gặp ở người Ê ñê và người Mán, tất cả ñều là lách số 1. Tỷ lệ
KSTSR/lam là 1,19%. Chỉ có P.falciparum và P.vivax trong thành phần
KSTSR, không phát hiện ñược P. malariae, P.ovale. tại ñiểm nghiên cứu. Tỷ
lệ KSTSR P.falciparum chiếm ưu thế 91,67%, và P.vivax chiếm 8,33% [40].
Qua các nghiên cứu trên cho thấy tình hình SR ở nước ta vào ñầu thập kỷ
20 vẫn còn khá trầm trọng. Sang ñầu thế kỷ 21, SR ñã giảm nhiều song vẫn còn
ở mức cao, ñặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên, trong ñó Đắk Lắk bị SR nặng
nhất.
21
1.10.2. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét
1.10.2.1. Nghiên cứu về môi trường tự nhiên
Yếu tố sinh ñịa cảnh: Mc Donal năm 1957 trong chiến lược thanh toán SR
toàn cầu ñã dựa trên nguyên tắc ñịa cảnh - ñộng vật chia SR thành 12 vùng. Ở
Việt Nam, Đặng Văn Ngữ và CS từ năm 1962 cũng ñã nghiên cứu phân vùng SR
ở miền Bắc và phân thành 7 vùng. Vũ Thị Phan (1987) ñã phân vùng dịch tễ SR
Việt Nam thành 5 vùng [24].
Các yếu tố thời tiết: Điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn ñến sự tồn tại và
phát triển của các TGTB SR và ngay cả của KSTSR. Ba yếu tố: nhiệt ñộ, ñộ ẩm,
và lượng mưa thường có mối liên quan trực tiếp ñến sự phát triển TGTB và gián
tiếp chi phối BNSR [13].
1.10.2.2. Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ từ con người
- Tập quán thói quen: Nghiên cứu của Nina T.Castillo - Carandang ở
Philippine cho thấy có sự liên quan giữa mắc SR, tỷ lệ nhiễm KSTSR và ñáp ứng
kháng thể SR với các yếu tố tập quán, thói quen, kiến thức, thực hành PCSR của
cộng ñồng [60] . Ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Đại và CS cho thấy có sự liên
quan giữa tỷ lệ BN SR, SRAT ở nhóm dân tộc ít người và ở dân tộc Kinh có tập
quán sinh hoạt canh tác khác nhau [10].
- Yếu tố kinh tế - xã hội: Nghiên cứu của Nina T.Castillo – Carandang ở
Philippine cho thấy cộng ñồng di biến ñộng, nghề nghiệp, thời gian sống trong
vùng SR có liên quan mắc SR khác nhau [57].
1.10.3. Nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ và thực hành về phòng chống bệnh
sốt rét
Lê Đình Công và Lê Xuân Hùng (1997) nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ
và thực hành (KAP) ở 5 xã trên toàn quốc cho kết quả: Tỷ lệ người biết ñúng
nguyên nhân gây bệnh SR 83,5%, hành vi ñúng khi bị SR 97,7%, người dân
PCSR bằng ngủ màn 92,7% [4].
22
Trần Bá Nghĩa, Nguyễn Võ Hinh, Võ Đại Phú (1998) ñiều tra KAP tại A
Lưới, Thừa Thiên - Huế cho kết quả: Biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR
88,68%, biết cách PCSR 96,29%, biết tác hại của bệnh SR 94,90% [22].
Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Tân, Nguyễn Thị Bình, Đào Ngọc
Trung (1998) ñiều tra KAP tại Đắk Lắk cho kết quả: biết ñúng nguyên nhân gây
bệnh SR ở dân tộc Ê Đê, M’nông, Kinh lần lượt là 38%, 33,33%, 85%; biết ñược
ñường lây truyền bệnh SR ở dân tộc Ê Đê, M’nông, Kinh lần lượt là 34,5%,
26,67%, 82,5%; biết cách PCSR ñúng của dân tộc Ê Đê, M’nông, Kinh lần lượt
là 53,5%, 33,33%, 89% [42].
Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS (1999) ñiều tra KAP 500 người
ở tỉnh Đắk Lắk cho kết quả như sau: Biết nguyên nhân gây bệnh SR 16 - 89%,
biết ñúng về cách lây truyền SR 9 - 85%, biết ñúng về tác hại của bệnh SR 16 -
98%, biết cách sử dụng các biện pháp PCSR 20 - 92% [32].
Võ Văn Lãnh, Huỳnh Văn Đôn (2000) ñiều tra KAP tại làng K3, Vĩnh
Kim, Vĩnh Thạnh, Bình Định cho kết quả: biết nguyên nhân gây bệnh SR 30,6%,
biết cách PCSR 33,1%, người dân ngủ rẫy, chòi chăn nuôi: 68,9% [21].
Trần Mạnh Hạ và CS (2002) nghiên cứu tại 27 Trạm Y tế của 27 xã thuộc
hai huyện Di Linh và Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cho kết quả: biết ñúng về bệnh
SR 85,8% số bệnh nhân; nguy cơ của những người không ngủ màn thường
xuyên cao gấp 2,4 lần so với người ngủ màn thường xuyên; nguy cơ mắc SR của
người ngủ rẫy gấp 10 lần người chỉ ngủ ở nhà [13].
Ngô Văn Toàn, Nguyễn Hữu Phúc, Đỗ Văn Chính và CS năm 2002
nghiên cứu ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cho kết quả: biết nguyên nhân gây
bệnh SR 71,1%, biết triệu chứng của bệnh SR 95,1%, biết các biện pháp PCSR
99% [41].
Ngô La Sơn, Nguyễn Quốc Típ và CS (2003) ñiều tra 300 mẫu KAP tại
Đắk Lắk cho kết quả như sau: biết nguyên nhân gây bệnh SR do KSTSR 13,3%,
cho rằng nguyên nhân gây bệnh SR là thời tiết, uống nước: 23,3%, biết tác nhân
23
lây truyền SR là muỗi, cách phòng muỗi ñốt là nằm màn 50%; nếu bị bệnh thì
53,3% ñến Trạm Y tế, 46,6% ñến y tế tư nhân ñể khám, 46,6% tự ñi mua thuốc
uống [31].
Nguyễn Xuân Thao, Phan Văn Trọng (1998) ñiều tra 580 mẫu KAP tại
huyện Ea Suop, tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân
bệnh SR là 52,41%; biết ñúng phương thức lây truyền bệnh 79,66%; người Kinh
có tỷ lệ biết ñúng cao hơn người dân tộc. Có 73,1% người ñược phỏng vấn cho
rằng ngủ màn có thể phòng ñược bệnh SR, không có sự khác biệt giữa người
Kinh và dân tộc thiểu số. Về thực hành PCSR, có 99,31% số người có màn,
87,76% người nằm màn thường xuyên, 79,48% người sử dụng màn tẩm hoá chất
diệt muỗi và 48,87% người ñến cơ sở y tế khám chữa bệnh [37]. Nguyễn Xuân
Thao (1997-1998) ñiều tra 6255 mẫu KAP về hiệu quả truyền thông giáo dục
trong PCSR trên 7 dân tộc ñịnh cư ở Tây Nguyên cho kết quả: Sau một năm
ñược truyền thông giáo dục, sự hiểu biết và thực hành PCSR của nhân dân ñều
tăng có ý nghĩa. Tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR là 48,8%, tỷ lệ
biết ñúng phương thức lan truyền bệnh SR 66,9%; tỷ lệ người biết nằm màn
PCSR 72,5% [35][36].
Một nghiên cứu xã hội học kết hợp số liệu các lần ñiều tra cắt ngang tiến
hành từ năm 2005 – 2006 của Nguyễn Xuân Xã và CS nhằm ñánh giá sự phơi
nhiễm SR liên quan ñến việc sử dụng màn và nguy cơ mắc SR của người dân ñịa
phương, ñược thực hiện tại 10 xã khu vực rừng núi thuộc huyện Ninh Sơn và
Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam – Trung bộ - Việt Nam cho kết quả:
84,2% người dân biết muỗi là nguyên nhân gây SR, nhưng việc sử dụng màn
trong thời gian ở rẫy của người dân tộc Raglai vẫn thấp. Trong mùa mưa, thời
gian ở lại rẫy thường dài ngày ñể phục vụ cho việc trồng trọt, cũng là mùa truyền
bệnh cao, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng màn ở rẫy của người dân chỉ chiếm 52,9%,
màn ñược sử dụng chủ yếu trong thời gian ở nhà (84,6%); trong khi có 20,6% số
người không ngủ màn ở cả 2 nơi. Có 15,6% biết nguy cơ mắc SR ở rừng cao hơn
24
ở làng; có 20,9% số người không biết nguyên nhân gây sốt kể cả khi ñược chẩn
ñoán mắc SR [50].
Nghiên cứu của Hồ Tân Tiến về các yếu tố nguy cơ liên quan ñến mắc SR
tại xã Ea Nam và Ea Tir, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho thấy có 13,23%
hộ gia ñình không ñủ màn và tỷ lệ ngủ màn thấp ( 45,54% -61,68% ) là ñiều
kiện thuận lợi cho sự nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc SR khi ngủ màn không
thường xuyên gấp 2,42 lần so với ngủ màn thường xuyên, có 45,81% người
dân biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR, có 87,74% người dân có thái ñộ
ñúng ngủ màn phòng bệnh SR và có 60,32% người dân có hành vi sử dụng
ñúng các biện pháp PCSR [40].
Nghiên cứu cắt ngang 192 hộ gia ñình về KAP của cộng ñồng vùng nông
thôn bang Oyo, vùng Tây Nam Nigeria về bệnh SR năm 2010 ghi nhận 93,2%
người dân biết nguyên nhân bệnh SR là do muỗi ñốt. 13,7% trẻ em và 5,3%
người lớn ñược ñiều trị kịp thời, tuy nhiên 65,8% người lớn ñược ñiều trị ñúng
liều trong khi ñó chỉ có 38,7% trẻ em ñược ñiều trị ñúng liều. 90% các bệnh
nhân nghi ngờ SR ñược ñiều trị ñầu tiên bằng thuốc mua ở các tiệm thuốc.
16,7% hộ gia ñình sử dụng màn có tẩm thuốc diệt côn trùng. Các biện pháp dự
phòng khác như phun hóa chất (79,7%) và thảo mộc (44,3%). Nghiên cứu ghi
nhận trình ñộ giáo dục của chủ hộ là một yếu tố tiên lượng có giá trị [54].
Khảo sát KAP về bệnh SR của cộng ñồng người dân tộc thiểu số Raglai ở
Ninh Thuận năm 2003 cho thấy kiến thức ñúng về sự làn truyền và triệu chứng
SR, sử dụng mùng [56].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về KAP của 223 hộ gia ñình liên quan ñến
sốt rét ở 2 xã vùng vùng nông thôn có SR lưu hành thuộc huyện Lipis, bang
Pahang, Malaysia ghi nhận kiến thức về bệnh SR của người dân tộc thiểu số thấp
hơn có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự khác biệt về kiến thức về triệu chứng SR,
thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh SR và thực hành thì sự khác nhau không có ý
nghĩa thống kê [55].
25
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của người dân về
PCSR khá cao song rất khác nhau tuỳ thuộc vào ñịa ñiểm, thời gian, ñối tượng
ñiều tra. Người dân tộc thiểu số có kiến thức thấp hơn người Kinh. Về thực hành
ñúng PCSR nhìn chung còn thấp, kết quả rất khác nhau tùy thuộc vào ñối tượng
thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu và chưa tương xứng với kiến thức mà cộng
ñồng am hiểu.
Chính vì vậy việc tăng cường công tác truyền thông PCSR và nghiên cứu
thêm về KAP của người dân về PCSR ñể ñề ra những biện pháp PCSR hiệu quả
là cần thiết.
26
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
•
•
•
• Địa ñiểm nghiên cứu
Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn ñược chọn ñể nghiên cứu. Xã nằm trong
vùng SRLH nặng, gồm có 9 thôn, 1.110 hộ với 4.722 nhân khẩu. Là xã khó
khăn của huyện Buôn Đôn, có 46,7 km ñường biên giới với nước bạn Cam-pu-
chia.
Địa ñiểm nghiên cứu
Hình 2.1. Bản ñồ hành chính huyện Buôn Đôn
•
•
•
• Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2010 ñến tháng 6/2011.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là người dân sống trên ñịa bàn xã Krông Na,
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk năm 2010-2011.
27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
- Mô tả tỷ lệ hiện mắc SR: Tất cả các lứa tuổi
- Xác ñịnh một số yếu tố nguy cơ liên quan ñến SR ở ñối tượng từ 15
tuổi trở lên.
2.3.2. Mẫu nghiên cứu
2.3.2.1. Cỡ mẫu: Theo công thức tính cỡ mẫu theo mục tiêu chính của luận
văn là xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc SR cho một ñiều tra cắt ngang
2
2
)
2
/
1
( )
1
(
d
p
p
n
−
Ζ
=
−α
n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải có
p: 0,14 ( theo các nghiên cứu trước về tình hình sốt rét) [15].
d: Mức sai số cho phép (%) giữa tỷ lệ thu ñược từ mẫu và tỷ lệ của quần
thể là 4% (d = 0,04).
α : Mức ý nghĩa thống kê (chọn 95%).
Zα/2: Tra từ bảng z với giá trị α ñược chọn (mức tin cậy 95% zα/2 = 1,96)
Thế các giá trị vào công thức trên thì tính ñược n = 289 người.
Cỡ mẫu tối thiểu ñược nhân ñôi ñể giảm sai số, do ñó cỡ mẫu nghiên cứu
là: 289 × 2 = 578 người.
Thực tế nghiên cứu ñã ñiều tra ñược 594 người dân tại xã Krông Na.
2.3.2.2. Phương pháp lẫy mẫu
•
•
•
• Chọn mẫu cho xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc SR
Chọn ngẫu nhiên 4 thôn trong xã. Tại mỗi thôn, lập danh sách hộ gia
ñình và chọn ngẫu nhiên một gia ñình trong danh sách và bắt ñầu tiến hành ñiều
tra khám bệnh, lấy lam xét nghiệm máu rồi tiếp tục ñiều tra ở hộ liền kề theo
quy tắc cổng liền cổng cho ñến khi ñủ cỡ mẫu ñiều tra.
28
•
•
•
• Chọn mẫu ñiều tra KAP ñể xác ñịnh mối liên quan giữa một số yếu
tố với bệnh sốt rét
Trên cơ sở cỡ mẫu của ñiều tra tỷ lệ hiện mắc SR, nghiên cứu chọn tất cả
những người từ 15 tuổi trở lên.
2.3.2.3. Tiêu chí chọn mẫu
•
•
•
• Tiêu chí ñưa vào
- Mẫu ñể xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc sốt rét: Tất cả người dân mọi lứa tuổi
sinh sống trên ñịa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
- Mẫu xác ñịnh mối liên quan giữa một số yếu tố với bệnh sốt rét:
Trên cơ sở cỡ mẫu của ñiều tra tỷ lệ hiện mắc SR, chọn tất cả người dân từ 15
tuổi trở lên sinh sống sống trên ñịa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh
Đắk Lắk.
•
•
•
• Tiêu chí loại ra
- Không ñồng ý tham gia nghiên cứu.
- Không có khả năng nghe, hiểu và trả lời (ñối với người từ 15 tuổi trở
lên, tham gia phỏng vấn).
2.3.3. Thu thập số liệu
2.3.3.1. Các kỹ thuật nghiên cứu
•
•
•
• Xét nghiệm tìm KSTSR [1]
- Lấy lam máu giọt dày, nhuộm lam theo kỹ thuật nhuộm Giemsa của
Romanowsky.
- Vật liệu: Dụng cụ xét nghiệm gồm kính hiển vi, lam, dung dịch nhuộm
giemsa, giá ñựng lam, kim chích máu, bông, cồn.
- Phương pháp tiến hành: Lấy máu xét nghiệm làm giọt dày; nhuộm
Giemsa và soi dưới kính hiển vi quang học, vật kính dầu, ñộ phóng ñại 1000.
+ Kỹ thuật nhuộm Giemsa: Sử dụng nước trung tính ñể pha Giemsa ñến
nồng ñộ 3%, nhỏ dung dịch giemsa 3% trên khắp giọt máu trên lam máu, ñể
chỗ mát trong thời gian từ 30 ñến 45 phút; dùng nước trong, sạch ñổ nhẹ vào
29
lam máu ñể rửa giemsa cho ñến khi nước trong, không ñược xối nước mạnh vào
lam. Sau khi rửa xong, ñặt lam vào giá ñỡ, ñể khô nơi thoáng mát, không hơ
nóng hoăc phơi nắng và khi lam thật khô, ñem soi bằng kính hiển vi.
+ Kỹ thuật soi lam máu trên giọt dày: Kính có ñộ phóng ñại 7x100 hoặc
10x100. Chỉ xác ñịnh lam âm tính sau khi ñã soi ñược ít nhất 100 ñến 200 vi
trường trên giọt dày mà không thấy KSTSR.
•
•
•
• Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to
- Cặp nhiệt ñộ hố nách khoảng 15 phút, nếu nhiệt ñộ cơ thể ñối tượng
nghiên cứu lớn hơn 37,50
C ñược chẩn ñoán là có sốt.
- Khám lâm sàng xác ñịnh lách to ñược chia thành 4 ñộ:
+ Lách số 1: Bờ dưới lách ñến gần ¼ ñường từ mạng sườn trái tới rốn.
+ Lách số 2: Bờ dưới lách nằm ở ¼ ñến ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn.
+ Lách số 3: Bờ dưới lách nằm quá ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn.
+ Lách số 4: Bờ dưới lách nằm ngang hoặc quá rốn.
•
•
•
• Kỹ thuật ñiều tra KAP
- Vật liệu: Bộ câu hỏi ñiều tra KAP (Phụ lục 1) dựa trên các tài liệu của
Viện SR - KST - CT Trung ương, Viện SR – KST - CT Quy Nhơn, bộ môn
KST Trường Đại học Tây Nguyên, bộ câu hỏi KAP gồm các câu hỏi ñóng - mở
dễ hiểu, phù hợp với các ñối tượng ñiều tra.
- Kỹ thuật tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp tất cả những người trên 15 tuổi
có khả năng nghe, hiểu và trả lời ñể ñiều tra sự hiểu biết, thái ñộ và thực hành
PCSR. Ghi nhận thông tin vào các phiếu ñiều tra.
2.3.3.2. Các phương pháp thu thập số liệu
- Thành lập nhóm nghiên cứu gồm 3 bác sỹ khám bệnh và 1 bác sỹ
phỏng vấn KAP, 2 cử nhân xét nghiệm lấy lam máu và xét nghiệm.
- Tiến hành phỏng vấn KAP theo bộ câu hỏi, trong khi phỏng vấn kết
hợp quan sát kiểu nhà, cấu trúc nhà, màn, tình hình sử dụng màn và hành vi ngủ
màn của người dân.
30
- Điều tra nghiên cứu với các phương tiện và vật liệu gồm: Dụng cụ
khám bệnh (nhiệt kế, ống nghe), dụng cụ xét nghiệm (kính hiển vi, lam kính,
bông, cồn, giemsa, xylen).
- Xác ñịnh BNSR qua thăm khám lâm sàng theo hướng dẫn chẩn ñoán
ñiều trị SR của Bộ Y tế năm 2009 và xác ñịnh các ca BNSR có KSTSR (+)
bằng cách lấy lam máu nhuộm giemsa, xét nghiệm ngay hôm sau theo phương
pháp soi nhuộm giemsa.
- Xác ñịnh tỷ lệ lách to qua thăm khám lâm sàng, phân ñộ lách to theo
phương pháp của Hackett (TCYTTG, 1963).
- Các yếu tố sinh ñịa cảnh, yếu tố thời tiết ñược thu thập số liệu căn cứ
vào phân vùng dịch tễ SR tại Việt Nam và sinh cảnh rừng, nhiệt ñộ, ñộ cao, ñộ
ẩm và lượng mưa qua ñiều tra của cơ quan khí tượng thủy văn và các thông tin
khác, ngoài ra các yếu tố kinh tế - xã hội ñược thu thập qua ñiều tra.
2.3.3.3. Các chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1. Các chỉ số nghiên cứu
Nhóm
biến số
Các
Biến số
Các chỉ số
Phương
pháp thu
thập
Công cụ
thu thập
Nguồn
lực
1.
Nhóm
biến số
chung
Giới tính % giới tính/ tổng số
ñiều tra
Phỏng vấn Bộ câu hỏi
KAP
Bác sỹ
Thành phân
dân tộc
% nhóm dân tộc/ tổng
số ñiều tra
Phỏng vấn Bộ câu hỏi
KAP
Bác sỹ
2. Ca
bệnh
Ca bệnh theo
giới tính
% ca bệnh theo giới
tính/ tổng số ca bệnh
Khám bệnh,
xét nghiệm
Khám bệnh,
nhiệt kế,
kính hiển vi
Bác sỹ
Ca bệnh theo
tuổi
% ca bệnh theo tuổi /
tổng số ca bệnh
Khám bệnh,
xét nghiệm
Khám bệnh,
nhiệt kế,
kính hiển vi
Bác sỹ
31
Ca bệnh theo
dân tộc
% ca bệnh theo dân tộc
/ tổng số ca bệnh
Khám bệnh,
xét nghiệm
Khám bệnh,
nhiệt kế,
kính hiển vi
Bác sỹ
3. Ký
sinh
trùng
sốt rét
KSTSR theo
giới tính
% KSTSR theo giới
tính/ tổng số lam ñiều
tra
Xét nghiệm Kính hiển vi
Cử nhân
và KTV
KSTSR theo
tuổi
% KSTSR theo tuổi /
tổng số lam ñiều tra
Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân
và KTV
KSTSR theo
dân tộc
% KSTSR theo dân
tộc/ tổng số lam ñiều
tra
Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân
và KTV
Cơ cấu
KSTSR
% loại KSTSR/ tổng số
lam ñiều tra
Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân
và KTV
Sự lây truyền
SR
% giao bào / tổng số
lam ñiều tra
Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân
và KTV
4.Kiến
thức,
thái ñộ,
thực
hành
Biết nguyên
nhân gây BN
SR
% biết ñúng/ tổng số
ñiều tra Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
KAP
Bác sỹ
Biểu hiện của
bệnh SR
% biết ñúng/ tổng số
ñiều tra
Phỏng vấn Bộ câu hỏi
KAP
Bác sỹ
Thực hành khi
bị SR
% hành vi ñúng/ tổng
số ñiều tra
Phỏng vấn Bộ câu hỏi
KAP
Bác sỹ
Cách phòng
bệnh SR
% hành vi ñúng/ tổng
số ñiều tra
Phỏng vấn Bộ câu hỏi
KAP
Bác sỹ
32
2.3.3.4. Khái niệm biết ñúng, thái ñộ ñúng và hành vi ñúng trong ñiều tra
KAP
- Biết ñúng về ñường lây truyền bệnh SR: Do muỗi ñốt
- Biết ñúng về tính chất lây truyền bệnh SR: Bệnh SR có lây
- Biết ñúng về triệu chứng bệnh SR: Có sốt hoặc có sốt và rét run, vã mồ
hôi.
- Biết ñúng về xét nghiệm máu khi SR: Cần phải xét nghiệm .
- Biết ñúng về thuốc ñiều trị SR: Thuốc SR
- Biết ñúng về các biện pháp PCSR: Một trong các biện pháp ngủ màn,
uống thuốc phòng, phát quang bụi rậm, phun tẩm hoá chất hoặc hun khói xua
muỗi.
- Biết ñúng về nơi ñiều trị bệnh SR: Trạm Y tế, Bệnh viện.
- Thái ñộ ñúng ñối với bệnh SR: Bệnh SR nguy hiểm.
- Thái ñộ ñúng ñối với ñiều trị bệnh SR: Bệnh SR ñiều trị ñược.
- Thái ñộ ñúng về phòng chống bệnh SR: Bệnh SR phòng ñược.
- Thái ñộ ñúng về ngủ màn PCSR: Ngủ màn phòng ñược SR.
- Hành vi người dân ñến nơi ñiều trị ñúng: Trạm Y tế, Bệnh viện huyện
hoặc Y tế tư nhân.
- Hành vi ñúng khi sử dụng thuốc ñể ñiều trị SR: Dùng thuốc SR.
- Hành vi ñúng phòng chống muỗi ñốt khi ngủ: Ngủ màn thường xuyên.
- Hành vi ñúng phòng chống muỗi môi trường nhà ở: Vệ sinh môi trường
trong và ngoài nhà ở, khai thông cống rảnh, phát quang bụi rậm.
2.3.3.5. Một số thuật ngữ dùng trong luận văn
- Dân di cư tự do: Người dân nhập cư không có tổ chức, không ñược sự cho
phép của chính quyền của nơi ñi và ñến, cư trú tại Đắk Lắk từ 1 - 2 năm, tính ñến
thời ñiểm ñiều tra [8].
- Rẫy: Mảnh ñất vườn ở bìa rừng hoặc trong rừng xa nơi cư trú của người
dân có thể từ vài cây số ñến hàng chục cây số ñường rừng, ñi lại khó khăn.
- Ngủ rẫy: Hành vi ngủ qua ñêm ở trong nhà chòi, lều trong rẫy của người
33
dân ñể trồng trọt, canh giữ rẫy theo thời vụ, thời gian có thể một vài ñêm ñến hàng
tháng.
2.3.3.6. Sai số có thể gặp và cách hạn chếe
- Để hạn chế tốt nhất sai sót, tất cả các cán bộ tham gia nghiên cứu ñều
ñược tập huấn, giao nhiệm vụ cụ thể và ñược giám sát khi thực hiện các cuộc
ñiều tra. Các lam máu ñược soi bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của khoa
xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn, các trường hợp lách to ñều ñược
khám lâm sàng kỹ ñể loại trừ lách to do các bệnh không phải SR.
- Sai số có thể gặp trong phỏng vấn KAP do ngôn ngữ bất ñồng giữa
người phỏng vấn và người ñược phỏng vấn. Hạn chế sai số bằng cách chọn
người ñịa phương là cán bộ y tế xã hoặc cán bộ xã hoặc y tế thôn, buôn cùng ñi
phỏng vấn và làm phiên dịch.
- Sự hiện diện của cán bộ ñiều tra khi phỏng vấn là một người lạ ñối với
cộng ñồng, nhất là ñồng bào dân tộc thiểu số ngại tiếp xúc với người lạ dễ làm sai
lệch thông tin ñiều tra nên chúng tôi chọn những người ñiều tra là cán bộ quen biết
với thôn/ buôn ñó (cộng tác viên y tế thôn, cán bộ phụ nữ, …)
- Do phong tục tập quán ñi làm xa (ñi rừng, rẫy và ngủ tại chỗ) nên không
thể tiếp cận ñược trong cuộc ñiều tra cắt ngang là một hạn chế khó có thể khắc
phục ñược trong nghiên cứu này.
2.3.4 Xử lý số liệu: Số liệu ñược phân tích bằng phần mềm STATA 10.0
- Thống kê mô tả và thống kê phân tích.
- Những số thống kê cần tính bao gồm:
+ Tần số, tỷ lệ % và khoảng tin cậy 95% các tỷ lệ nghiên cứu.
+ Tỷ số tỷ lệ hiện mắc (PR) và khoảng tin cậy 95% của PR khi xác ñịnh số
ño kết hợp mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc SR.
+ Trung bình và ñộ lệch chuẩn của các biến số ñịnh lượng.
34
- Sử dụng phép kiểm: Do số SR ñược chẩn ñoán xác ñịnh theo tiêu chuẩn
của Bộ Y tế là thấp nên không thể xử lý thống kê và trong nghiên cứu này
chúng tôi so sánh tỷ lệ mắc bệnh SR chung theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế [3].
+ Phân tích ñơn biến: Khi so sánh các tỷ lệ giữa các nhóm nghiên cứu và PR
liên quan giữa SR với một số yếu tố thì dùng phép kiểm chi bình phương (Chi-
squared test) hoặc phép kiểm chính xác Fisher (Fisher’s exact test) khi có 
20% tần số mong ñợi trong bảng 5.
+ Phân tích ña biến: Khi lượng giá ñồng thời mối liên quan giữa tỷ lệ hiện
mắc SR với một số yếu tố qua mô hình hồi qui ña biến thì sử dụng hồi qui
Poisson (Poisson’s regression) vì một số nghiên cứu ñã cho thấy rằng trong
nghiên cứu cắt ngang, khi tỷ lệ hiện mắc của một sự kiện ≥ 10% thì dùng mô
hình hồi qui logistic (logistic regression) sẽ ước tính tỷ số chênh OR (odds
ratio) cao hơn mức thực tế. Sau khi phân tích ñơn biến thì chỉ dùng các yếu tố
liên quan với mức ý nghĩa thống kê p0,1 mới ñưa vào mô hình phân tích ña
biến ñể tránh giảm ñi ảnh hưởng của các yếu tố lên tỷ lệ SR vì hiện tượng các
biến song song.
- Kết quả ñạt ñược có ý nghĩa thống kê khi p0,05.
2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Các số liệu chỉ nhằm mục ñích phục vụ cho nghiên cứu. Các kết quả
nghiên cứu, ý kiến ñề xuất ñược sử dụng vào mục ñích phục vụ sức khoẻ nhân dân
ngoài ra không cho mục ñích nào khác.
- Đối tượng nghiên cứu ñược biết trước về mục ñích yêu cầu của ñề tài, sẵn
sàng và tự nguyện tham gia, hợp tác vào nghiên cứu. Những ñối tượng từ chối
không hợp tác sẽ không ñưa vào ñối tượng nghiên cứu.
- Tất cả các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu tại thực ñịa tuân thủ theo
các quy ñịnh về khám chữa bệnh do Bộ Y tế, chương trình quốc gia PCSR ban
hành.
- Các bệnh nhân SR ñược ñiều trị bằng thuốc ñặc hiệu.
35
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THỰC TRẠNG MẮC SỐT RÉT Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Một số ñặc ñiểm về ñối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu
Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ %
 15 tuổi 175 29,5
≥ 15 tuổi 419 70,5
Tổng số 594 100,0
≥ 15 tuổi, 419, 70,5%
 15 tuổi, 175, 29,5%
 15 tuổi
≥ 15 tuổi
Biểu ñồ 3.1. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu
Nhận xét
Mẫu nghiên cứu bao gồm 594 người ghi nhận: tuổi trung bình: 27 ± 17,9
tuổi, nhỏ nhất là 1 tuổi, cao nhất là 92 tuổi. Phân nhóm tuổi: 29,5% trẻ em dưới
15 tuổi và số người tuổi ≥ 15 tuổi chiếm 70,5%.
36
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu
Giới Tần số Tỷ lệ %
Nam 261 43,9
Nữ 333 56,1
Tổng số 594 100,0
Nhận xét:
Trong mẫu nghiên cứu: Tỷ lệ nữ (56,1%) nhiều hơn nam (43,9%).
Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ dân tộc trong mẫu nghiên cứu
Dân tộc Tần số Tỷ lệ %
Bản ñịa 425 71,6
Kinh 100 16,8
Di cư ñến 69 11,6
Tổng số 594 100,0
Nhận xét
Mẫu nghiên cứu bao gồm: Dân tộc bản ñịa sinh sống lâu ñời tại ñịa
phương chiếm tỷ lệ ña số 71,6%. Dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số di cư từ phía
Bắc vào lần lượt là 16,8% và 11,6%.
3.1.2. Thực trạng mắc sốt rét
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ hiện mắc SR chung
Sốt rét Tần số Tỷ lệ % KTC 95%
Không 552 92,9 90,9 - 95,0
Có 42 7,1 5,0 - 9,2
Tổng 594 100,0
Nhận xét: Trong 594 ñối tượng ñiều tra, có 42 BN SR, chiếm 7,1% (KTC 95%:
5,0 - 9,2%)
37
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ hiện mắc SR chung theo dân tộc và giới tính
Chỉ số n Mắc sốt rét Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 261 25 9,6
Nữ 333 17 5,1
Tổng số 594 42 7,1
Dân tộc
Bản ñịa 425 35 8,8
Di cư 69 3 4,3
Kinh 100 4 4,0
Tổng số 594 42 7,1
Nhận xét:
Mẫu nghiên cứu bao gồm 594 người ghi nhận:
- Tỷ lệ mắc SR nam nhiều hơn nữ lần lượt là 9,6% và 5,1%.
- Tỷ lệ mắc SR ở người dân tộc bản ñịa là 8,2%, dân tộc di cư ñến và dân
tộc Kinh có tỷ lệ m,ắc SR tương ñương nhau lần lượt là 4,3% và 4%.
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ mắc SR có KSTSR dương tính
KSTSR Tần số Tỉ lệ % KTC 95%
Âm tính 580 97,6 96,4 - 98,9
Dương tính 14 2,4 1,1 - 3,6
Tổng 594 100,0
Nhận xét:
Trong 594 ñối tượng ñiều tra, có 14 ñối tượng có KSTSR trong máu,
chiếm 2,4% (KTC 95%: 1,1 - 3,6%).
38
Bảng 3.7. Phân bố cơ cấu KSTSR
Loại KSTSR Tần số Tỉ lệ %
P.falciparum 12 85,7
P.vivax 2 14,3
Tổng 14 100,0
P.falciparum, 12, 85,7%
P.vivax, 2, 14,3%
P.falciparum
P.vivax
Biểu ñồ 3.2. Cơ cấu KSTSR
Nhận xét: Trong 14 ñối tượng có KSTSR trong máu, hay gặp P.falciparum
chiếm 85,7%; P.vivax chỉ chiếm 14,3%.
Bảng 3.8. Tỷ lệ lách to ở bệnh nhân SR
Lách to Tần số Tỉ lệ %
Không 36 85,7
Có 6 14,3
Tổng 42 100,0
Nhận xét: Trong 594 mẫu nghiên cứu có 6 trường hợp lách to ( tất cả ñều lách
số 1), tỷ lệ 1,0%. Tất cả những người có lách to ñều nằm trong số hiện ñang
mắc SR, tỷ lệ bệnh nhân SR có lách to chiếm 14,3%.
39
Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ mắc SR chung và theo tuổi
Nhóm tuổi n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
≥ 15 tuổi 419 37 8,8
3,1 1,2 - 7,7 0,010
 15 tuổi 175 5 2,9
Tổng 594 42 7,1
175
5
419
37
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
 15 tuổi ≥ 15 tuổi
n
Mắc SR
Biểu ñồ 3.3. Tỷ lệ mắc SR chung và theo tuổi
Nhận xét
Tỷ lệ SR ở ñối tượng có ñộ tuổi từ 15 trở lên là 8,8%; ở ñối tượng nhỏ
hơn 15 tuổi là 2,9%. Tỷ lệ SR ở nhóm tuổi từ 15 trở lên gấp 3,1 lần so với nhóm
tuổi nhỏ hơn 15 tuổi, có ý nghĩa thống kê với p = 0,010.
3.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI MẮC
SỐT RÉT Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Sau khi tiến hành ñiều tra sàng lọc 594 ñối tượng ñể xác ñịnh tỷ lệ SR và
KSTSR dương tính trong máu, chúng tối tiến hành phỏng vấn tất cả ñối tượng
từ 15 tuổi trở lên trong mẫu sàng lọc ñể tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu
tố với SR. Kết quả có 419 ñối tượng từ 15 tuổi trở lên thỏa mãn tiêu chí ñưa vào
nghiên cứu, trong ñó có 37 ñối tượng ñang mắc SR, chiếm 8,8%.
40
3.2.1. Đặc ñiểm ñối tượng ñiều tra KAP
Bảng 3.10. Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc
Chỉ số n Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 168 40,1
Nữ 251 59,9
Tổng số 419 100,0
Dân tộc
Bản ñịa 286 68,3
Kinh, di cư 133 31,7
Tổng số 419 100,0
Nam
168
Bản ñịa
286
Nữ
251
Kinh, di cư
133
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Giới tính Dân tộc
Biểu ñồ 3.4. Giới tính và dân tộc của ñối tượng ñiều tra KAP
Nhận xét:
Đối tượng ñiều tra KAP là nam chiếm tỷ lệ 40,1%, nữ chiếm tỷ lệ 59,9%.
Người dân tộc bản ñịa chiếm 68,3%, dân tộc Kinh và di cư chiếm tỷ lệ 31,7%.
41
3.2.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan ñến mắc sốt rét
3.2.2.1. Liên quan ñến giới tính, dân tộc, trình ñộ học vấn, nghề nghiệp và
biết tiếng Kinh
Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo giới tính
Giới tính n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Nam 168 22 13,1
2,2 1,2 - 4,1 0,012
Nữ 251 15 6,0
Tổng 419 37 8,8
168
22
251
15
0
50
100
150
200
250
300
Nam Nữ
n
Mắc SR
Biểu ñồ 3.5. Tỷ lệ mắc SR theo giới tính
Nhận xét:
Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nam là 13,1%, nữ 6,0%. Tỷ lệ SR
ở nam gấp 2,2 lần so với nữ, có ý nghĩa thống kê với p = 0,012.
42
Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo dân tộc
Dân tộc n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Bản ñịa 286 31 10,8
2,4 1,1-5,6 0,034
Kinh, di cư ñến 133 6 4,5
Tổng 419 37 8,8
286
133
31
6
0
50
100
150
200
250
300
350
DT bản ñịa DTKinh,dicư
n Mắc SR
Biểu ñồ 3.6. Tỷ lệ mắc SR theo dân tộc
Nhận xét
Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở dân tộc bản ñịa (thiểu số tại chỗ)
là 10,8%; dân tộc khác (Kinh, di cư từ phía Bắc ñến) là 4,5%. Tỷ lệ SR ở dân
tộc bản ñịa gấp 2,4 lần so với dân tộc Kinh và di cư từ phía Bắc ñến, có ý nghĩa
thống kê với p = 0,034.
43
Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo trình ñộ học vấn
TĐ học vấn n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Cấp 1 trở xuống 168 21 12,5
2,0 1,1 - 3,6 0,030
Cấp 2 trở lên 251 16 6,4
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm học vấn từ cấp 1 trở xuống
là 12,5%; ở nhóm học vấn từ cấp 2 trở lên là 6,4%. Tỷ lệ SR ở nhóm học vấn từ
cấp 1 trở xuống gấp 2 lần so với nhóm học vấn từ cấp 2 trở lên, có ý nghĩa
thống kê với p = 0,030.
Bảng 3.14. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Học sinh, sinh viên 88 4 4,5 1 Tham chiếu
Cán bộ công chức 28 2 7,1 1,6 0,3 - 8,1 0,588
Nông dân 303 31 10,2 2,3 0,8 - 6,2 0,100
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét:
Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên theo nhóm nghề nghiệp khác nhau
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,241. Nếu lấy nhóm học sinh, sinh viên
làm tham chiếu, nhóm cán bộ công chức và nông dân có tỷ lệ SR gấp lần lượt là
1,6 và 2,3 lần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p ñều  0,05.
44
Bảng 3.15. Phân bố tỷ lệ SR theo biết tiếng Kinh
Tiếng Kinh n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không biết 174 17 9,8
1,2 0,6 - 2,2 0,569
Biết 245 20 8,2
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm không biết và biết tiếng
Kinh lần lượt là 9,8% và 8,2%. Tỷ lệ SR ở nhóm không biết và biết tiếng Kinh
khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,569.
3.3.2.2. Liên quan với kiến thức ñối với bệnh sốt rét
Bảng 3.16. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñường lây của bệnh SR
Kiến thức
về ñường lây
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 38 3 7,9
0,9 0,3 - 2,7 0,987*
Đúng 381 34 8,9
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét:
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng ñường lây của bệnh SR do muỗi ñốt là khá cao 381/419 (90,9%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về ñường lây bệnh SR lần lượt là 7,9% và 8,9%. Tỷ lệ SR ở nhóm có
kiến thức ñúng và không ñúng về ñường lây bệnh SR khác nhau không có ý
nghĩa thống kê với p = 0,987.
45
Bảng 3.17. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về sự lây của bệnh SR
Kiến thức
về bệnh lây
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 39 1 2,6
0,3 0,1 - 1,9 0,233*
Đúng 380 36 9,5
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng sự lây lan của bệnh SR là khá cao 380/419 (90,7%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về sự lây lan của bệnh SR lần lượt là 2,6% và 9,5%. Tỷ lệ SR ở nhóm
có kiến thức ñúng và không ñúng về sự lây lan bệnh SR khác nhau không có ý
nghĩa thống kê với p = 0,233.
Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về triệu chứng của bệnh SR
Kiến thức về triệu
chứng sốt rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 162 12 7,4
0,8 0,4 - 1,5 0,415
Đúng 257 25 9,7
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng triệu chứng của bệnh SR chiếm 257/419 (61,3%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không
ñúng và ñúng về triệu chứng của bệnh SR lần lượt là 7,4% và 9,7%. Tỷ lệ
SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về triệu chứng của bệnh SR
khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,415.
46
Bảng 3.19. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về bệnh SR có thể ñiều trị
ñược
Kiến thức về SR
ñiều trị ñược
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 41 2 4,9
0,5 0,1 - 2,1 0,561*
Đúng 378 35 9,3
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng về bệnh SR có thể ñiều trị ñược là khá cao 378/419 (90,2%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về bệnh SR có thể ñiều trị ñược lần lượt là 4,9% và 9,3%. Tỷ lệ SR ở
nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về bệnh SR có thể ñiều trị ñược khác
nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,561.
Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về nơi ñiều trị của bệnh SR
Kiến thức về nơi
ñiều trị sốt rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 153 10 6,5
0,6 0,3 - 1,3 0,209
Đúng 266 27 10,2
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng nơi ñiều trị của bệnh SR chiếm 266/419 (63,5%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về nơi ñiều trị của bệnh SR lần lượt là 6,5% và 10,2%. Tỷ lệ SR ở
nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về nơi ñiều trị của bệnh SR khác nhau
không có ý nghĩa thống kê với p = 0,209.
47
Bảng 3.21. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về bệnh SR có thể phòng ñược
Kiến thức về phòng
ñược sốt rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 46 10 21,7
3,0 1,6-5,8 0,003*
Đúng 373 27 7,2
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét:
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng về bệnh SR có thể phòng tránh trị ñược là khá cao 373/419 (89,0%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về bệnh SR có thể phòng ñược lần lượt là 21,7% và 7,2%. Tỷ lệ SR ở
nhóm có kiến thức không ñúng về bệnh SR có thể phòng ñược gấp 3 lần so với
nhóm có kiến thức ñúng, có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
Bảng 3.22. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ngủ màn ñể phòng SR
Kiến thức về ngủ
màn phòng bệnh
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 111 17 15,3
2,4 1,3 - 4,3 0,005
Đúng 308 20 6,5
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng về ngủ màn ñể phòng SR chiếm 308/419 (73,5%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về ngủ màn ñể phòng bệnh SR lần lượt là 15,3% và 6,5%. Tỷ lệ SR ở
nhóm có kiến thức không ñúng về ngủ màn ñể phòng bệnh SR gấp 2,4 so với
nhóm có kiến thức ñúng, có ý nghĩa thống kê với p = 0,005.
48
Bảng 3.23. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về uống thuốc phòng SR
Kiến thức về thuốc
phòng sốt rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 142 14 9,9
1,2 0,6 - 2,2 0,595
Đúng 277 23 8,3
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng uống thuốc phòng bệnh SR chiếm 277/419 (66,1%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về uống thuốc phòng bệnh SR lần lượt là 9,9% và 8,3%. Tỷ lệ SR ở
nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về uống thuốc phòng bệnh SR khác
nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,595.
Bảng3.24. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR
Kiến thức về phun
thuốc phòng sốt
rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 11 2 18,2
2,1 0,6 - 7,7 0,252*
Đúng 408 35 8,6
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR là khá cao 408/419 (97,4%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR lần lượt là 18,2% và 8,6%. Tỷ lệ
SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về phun, tẩm hóa chất ñể phòng
SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,252.
49
Bảng 3.25. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về phát quang quanh nhà ñể
phòng SR
Kiến thức về phát
quang quanh nhà
phòng sốt rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 44 10 22,7
3,2 1,6 - 6,1 0,002*
Đúng 375 27 7,2
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng về phát quang quanh nhà ñể phòng SR là khá cao 375/419 (89,5%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về phát quang quanh nhà ñể phòng SR lần lượt là 22,7% và 7,2%. Tỷ lệ
SR ở nhóm có kiến thức không ñúng về phát quang quanh nhà ñể phòng SR gấp
3,2 lần so với nhóm có kiến thức ñúng, có ý nghĩa thống kê với p = 0,002.
Bảng 3.26. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñốt hương xua muỗi ñể
phòng SR
Kiến thức về ñốt
hương xua muỗi
phòng sốt rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 236 21 8,9
1,1 0,5 - 1,9 0,956
Đúng 183 16 8,7
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân
biết ñúng ñốt hương xua muỗi ñể phòng bệnh SR chiếm 183/419 (43,7%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng
và ñúng về ñốt hương xua muỗi ñể phòng SR lần lượt là 8,9% và 8,7%. Tỷ lệ
SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về ñốt hương xua muỗi ñể phòng
SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,956.
50
3.3.2.3. Liên quan với thái ñộ ñối với bệnh sốt rét
Bảng 3.27. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh SR
Thái ñộ về sự
nguy hiểm của
bệnh sốt rét
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không ñúng 33 2 6,1
0,7 0,2 - 2,7 0,755*
Đúng 386 35 9,1
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về thái ñộ của người dân cho thấy tỷ lệ người dân có
thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm bệnh SR là khá cao 386/419 (92,1%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có thái ñộ không ñúng và
ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR lần lượt là 6,1% và 9,1%. Tỷ lệ SR ở nhóm
có thái ñộ ñúng và không ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR khác nhau không
có ý nghĩa thống kê với p = 0,755.
3.3.2.4. Liên quan với hành vi ñối với bệnh sốt rét
Bảng 3.28. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ màn
Ngủ màn n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không 111 17 15,3
2,4 1,3 - 4,3 0,005
Có 308 20 6,5
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về hành vi của người dân cho thấy tỷ lệ người dân ngủ
màn là 308/419 (73,5%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm không ngủ màn và ngủ
màn lần lượt là 15,3% và 6,5%. Tỷ lệ SR ở nhóm không ngủ màn gấp 2,4 lần so
với nhóm ngủ màn, có ý nghĩa thống kê với p = 0,005.
51
Bảng 3.29. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ rẫy
Ngủ rẫy n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Có 224 26 11,6
2,1 1,1 - 4,1 0,032
Không 195 11 5,6
Tổng 419 37 8,8
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về hành vi của người dân cho thấy tỷ lệ người dân ngủ
rẫy là 224/419 (53,5%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có và không ngủ rẫy lần
lượt là 11,6% và 5,6%. Tỷ lệ SR ở nhóm có ngủ rẫy gấp 2,1 lần so với nhóm
không ngủ rẫy, có ý nghĩa thống kê với p = 0,032.
Bảng 3.30. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thói quen phát quang quanh nhà
Thói quen phát
quang quanh nhà
n
Sốt rét
PR KTC95% p
Tần số %
Không 29 7 24,1
3,1 1,5 - 6,5 0,009*
Có 390 30 7,7
Tổng 419 37 8,8
*
Fisher’ exact test
Nhận xét
- Kết quả ñiều tra về hành vi của người dân cho thấy tỷ lệ người dân có
thói quen phát quang quanh nhà chiếm tỉ lệ khá cao 390/419 (93,1%).
- Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm không có và có thói quen
phát quang quanh nhà lần lượt là 24,1% và 7,7%. Tỷ lệ SR ở nhóm không có
thói quen phát quang quanh nhà gấp 3,1 lần so với nhóm có thói quen này, có ý
nghĩa thống kê với p = 0,009.
52
3.2.2.5. Liên quan giữa một số yếu tố với bệnh sốt rét qua phân tích hồi qui
ña biến
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa một số yếu tố với SR qua phân tích ña biến
TT Yếu tố PR KTC 95% p
1 Giới nam 1,6 0,8 - 3,3 0,172
2 Dân tộc thiểu số bản ñịa 1,8 0,7 - 4,5 0,184
3 Học vấn từ cấp 1 trở xuống 1,5 0,6 - 3,4 0,388
4 Không biết SR có thể phòng ñược 1,5 0,7 - 3,4 0,308
5 Không biết ngủ màn ñể phòng SR 1,8 0,6 - 5,2 0,294
6 Không biết phát quang ñể phòng SR 1,1 0,4 - 2,8 0,956
7 Không ngủ màn 3,3 1,3 - 8,3 0,013
8 Ngủ rẫy 3,7 1,4 - 10,3 0,011
9 Không phát quang quanh nhà 2,6 1,1 - 6,2 0,032
Nhận xét
Qua phân tích ñơn biến, có 9 yếu tố về biến số nền, kiến thức, thái ñộ và
hành vi có liên quan SR với p 0,1. Tất cả ñược ñưa vào mô hình phân tích ña
biến bằng hồi qui Poisson, có 3 yếu tố: Không ngủ màn, ngủ rẫy và không phát
quang quanh nhà là có liên quan ñộc lập (tất cả p 0,05) và làm tăng tỷ lệ SR
(tất cả PR ñều 1).
53
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. VỀ MẪU NGHIÊN CỨU
KrôngNa là xã biên giới thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk gồm 9
thôn buôn với tổng dân số là 4722 người, trong ñó người ñồng bào dân tộc thiểu
số là 3674 người ( chiếm 77,8% ), nữ: 2418 người ( chiếm 51,2% ).
Mẫu ñiều tra cắt ngang 594 người dân sống tại xã KrôngNa, huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào tháng 5/2011 ghi nhận 29,5% trẻ em dưới 15 tuổi và số
người ≥ 15 tuổi chiếm 70,5%. Về phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính thì nữ
gặp nhiều hơn nam, nữ chiếm 56,1% và nam chiếm 43,9%. Điều này liên quan
ñến việc người dân ñi làm rẫy hay ñi rừng và ở lại trong rẫy hay trong rừng mà
nghiên cứu không thể tiếp cận ñược. Dân tộc thiểu số chiếm 83,2% trong mẫu
nghiên cứu ( dân tộc thiểu số bao gồm cả dân tộc tại chỗ và dân tộc phía bắc di
cư vào), dân tộc Kinh chỉ có tỷ lệ là 16,8%. Như vậy, trong mẫu nghiên cứu thì
cơ cấu nam nữ cũng như thành phần dân tộc ñã ñại diện ñược cho cộng ñồng
dân cư của xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Dân tộc thiểu số
chiếm tỷ lệ cao và nhất là dân tộc thiểu số tại chỗ có trình ñộ học vấn thấp, khả
năng sử dụng tiếng Kinh chưa rành là một hạn chế lớn của ñề tài mà chúng tôi
ñã nêu lên trong phần phương pháp nghiên cứu, trong mẫu ñiều tra cho biết có
41,5% người dân tộc thiểu số không biết hoặc không rành tiếng Kinh. Hơn nữa,
do tình trạng ngại tiếp xúc với người lạ nên cũng hạn chế khả năng thu thập
ñúng thông tin mà nghiên cứu muốn. Mặc dù ñể hạn chế những sai sót này,
nghiên cứu ñã thu thập thông tin nhờ những người ñịa phương biết rành tiếng
Kinh thông dịch nhưng biện pháp này chỉ có thể làm giảm phần nào sai số chứ
không thể kiểm soát ñược tất cả vì sự hiện diện của cán bộ ñiều tra là một người
lạ với cộng ñồng của họ.
54
4.2. VỀ THỰC TRẠNG HIỆN MẮC SỐT RÉT
Như chúng ta ñã biết SR là bệnh lưu hành ñịa phương và có thể gây
thành dịch với tỷ lệ mắc SR thay ñổi theo ñịa phương và ở tại mỗi ñịa phương
thì tỷ lệ mắc cũng khác nhau theo thời gian như mùa mưa hay mùa nắng. Sự
thay ñổi các yếu tố khí hậu, thời tiết, kinh tế, xã hội cũng tác ñộng ñến tỷ lệ này.
Nghiên cứu này là một cuộc ñiều tra cắt ngang tại hộ gia ñình ghi nhận nên
cũng chỉ phản ảnh một phần về tỷ lệ mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy
trong số 594 ñối tượng ñiều tra thì theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế có 42 (7,1%)
trường hợp ñược chẩn ñoán SR, trong ñó có 14 (2,4%) trường hợp SR tìm thấy
KSTSR trong máu [3]. Phân tích kết quả ñiều tra tại xã KrôngNa, huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ mắc SR trung bình là 7,1%. Kết quả nghiên
cứu này tương ñương với kết quả ñiều tra cắt ngang tỷ lệ mắc SR tại xã Cư Pui,
huyện Krông Bông năm 2005 là 7,87% cũng như kết quả nghiên cứu của Lê
Đình Công, Lê Xuân Hùng và CS năm 1997 nghiên cứu cắt ngang 90 xã trên
toàn quốc cho kết quả: Tỷ lệ SR chung cả nước: 7,1% [9] [4] .
Tỷ lệ KSTSR/lam là 2,4%, kết quả này cao hơn kết quả ñiều tra dịch tễ
của TTPCSR tỉnh Đắk Lắk các năm 2005 – 2006 ( 1,36% và 1,26 % ). Tỷ lệ
này tương ñương với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Phan, Trần Quốc Túy, Lê
Xuân Hùng [26] về tỷ lệ KSTSR/lam máu toàn quốc (2,72%), của Nguyễn Tân,
Nguyễn Văn Chương và CS trong nghiên cứu tại ĐắkLắk [32] (2,07%). Sự
khác biệt này ñược giải thích vào thời ñiểm nghiên cứu và ñịa ñiểm nghiên cứu
khác nhau. Nếu so với tỷ lệ nhiễm KSTSR của khu vực miền Trung-Tây
Nguyên năm 2005 là 1,48%, năm 2006 là 1,54%; năm 2007 là 0,93%; năm
2008 là 0,69% thì tỷ lệ nhiễm KSTSR tại cộng ñồng này rất cao [52].
Về thành phần và cơ cấu KSTSR: Kết quả ñiều tra cho thấy chỉ có hai
loài KST là P. falciparum và P. vivax trong thành phần KSTSR, không phát
hiện các loài P.malariae và P.ovale. Tỷ lệ P.falciparum chiếm ưu thế 85,7%,
ñiều này cho thấy khả năng gây nên SR nặng hoặc SRAT là rất cao.
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011
Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011

More Related Content

What's hot

Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyên
Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyênThực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyên
Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyên
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
Thực trạng mang gen beta thalassemia và kiến thức thái độ thực hành dự phòng ...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc môngThực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc mông
 
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe, bệnh tật ở người la...
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trúThực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
Thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hiv aids điều trị ngoại trú
 
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con dưới 2...
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân ...
 
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹChăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
Chăm sóc Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ
 
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba tr...
 
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phục hồi chức năng của người chăm...
 
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
Thực trạng môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ núi pháo và kiến thức, ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyên
Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyênThực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyên
Thực trạng tự kỷ ở trẻ em từ 18 đến 60 tháng tuổi tại thành phố thái nguyên
 
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh tai mũi họng của học sinh trườ...
 
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 49 tuổi có chồng tại xã...
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 

Similar to Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011

Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesNghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...
Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...
Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAY
Luận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAYLuận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAY
Luận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Khóa luận ngành y
Khóa luận ngành yKhóa luận ngành y
Khóa luận ngành y
ssuser499fca
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAYLuận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAY
Luận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAYLuận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAY
Luận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
dsbondanang
 

Similar to Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011 (20)

Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tài xã đăk nhau...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đế...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
Nghiên cứu thực trạng bệnh sốt rét của 3 xã thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng...
 
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
đáNh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế...
 
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloidesNghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
Nghien cuu thuc trang, mot so yeu to lien quan den nhiem giun luon strongyloides
 
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
Thực trạng số rét và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình dịch tễ số...
 
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
đặC điểm dịch tễ học sốt rét và một số biện pháp can thiệp cộng đồng cho nhóm...
 
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở đồng bào d...
 
Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...
Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...
Đề tài: Thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2005 - 2014 tại ...
 
Luận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAY
Luận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAYLuận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAY
Luận án: Nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm, HAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của muỗi aedes aegypti và mối liên quan ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan với serotyp dengu...
 
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
Nghien cuu dac diem lam sang, xet nghiem va danh gia ket qua dieu tri benh ba...
 
Khóa luận ngành y
Khóa luận ngành yKhóa luận ngành y
Khóa luận ngành y
 
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAYLuận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
Luận án: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng, HAY
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk LắkLuận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
Luận án: Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng tại Đắk Lắk
 
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...
Đề tài: Nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị viêm thận lupus ...
 
Luận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAY
Luận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAYLuận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAY
Luận án: Mô bệnh học và điều trị viêm thận lupus ở trẻ em, HAY
 
Viem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 amViem phoi 18 9-2015 11 am
Viem phoi 18 9-2015 11 am
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.docPhân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
Hoàn thiện hoạt đông phân phối xe máy Honda Việt Nam tại Công ty TNHH Thương ...
 
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty viễn thông Hà ...
 
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdfWebsite tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
Website tin tức – Quảng cáo tiếp thị.pdf
 
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdfXác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Xác định bảng giá đất trên một số tuyến đường quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh.pdf
 
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdfThực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
Thực hiện hệ thống MIMO STBC trên Board FPGA Arria V.pdf
 
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.docVai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
Vai trò và tác dụng của các nguyên tố vi lượng.doc
 
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.docPhân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
Phân tích hệ thống HACCP áp dụng tại công ty Acecook.doc
 
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải sinh hoạt trên đ...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo IS...
 
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát t...
 
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
Nâng cao công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ K...
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân thông qua việc thực hiện...
 
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
Một số giải pháp nhằm nâng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các biện pháp marketing mix tại Công ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông Marketing tại ...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Thiết bị B...
 
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Thương mại...
 
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thư...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
Bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và chi phí cho phương pháp lọc màng bọc liê...
 

Recently uploaded

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 

Recently uploaded (18)

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 

Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã krông na, huyện buôn đôn, tỉnh đắk lắk trong 2 năm 2010 2011

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN VÕ MINH HÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐẮK LẮK - 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----- ----- VÕ MINH HÙNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Chuyên ngành : Ký sinh trùng - Côn trùng Mã số : 60 72 65 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THAO ĐẮK LẮK - 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác . Người cam ñoan VÕ MINH HÙNG
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm lòng của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn : - Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Ban Lãnh ñạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Phòng Đào tạo sau ñại học Trường Đại học Tây Nguyên. - PGS.TS Nguyễn Xuân Thao, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, là người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. - GS.TS Đặng Tuấn Đạt, PGS.TS Triệu Nguyên Trung, PGS.TS Trần Xuân Mai, TS Hồ Văn Hoàng, TS Phan Văn Trọng, TS Đào Mai Luyến, TS Thân Trọng Quang, TS Viên Chinh Chiến ñã ñóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi trong qua trình học tập và làm luận văn. - Các anh chị ñồng nghiệp Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Trung tâm Phòng chống Sốt rét tỉnh ĐắkLắk, Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn, Trạm Y tế xã Krông Na huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLắk cùng bạn bè, gia ñình ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Người viết luận văn VÕ MINH HÙNG
  • 5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Chương 1. Tổng quan 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sốt rét…………………………………….. 1.2. Chu kỳ sinh sản và phát triển của ký sinh trùng sốt rét ……………. 1.3. Quá trình lây truyền bệnh sốt rét ………………………………….. 1.4. Lâm sàng bệnh sốt rét ........................................................................ 1.5. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét ...................................................... 1.6. Những chỉ số ứng dụng trong dịch tễ học sốt rét ............................... 1.7. Đánh giá mật ñộ ký sinh trùng sốt rét trên tiêu bản giọt dày ............. 1.8. Định nghĩa trường hợp bệnh............................................................... 1.9. Tình hình bệnh sốt rét ........................................................................ 1.10. Tổng quan về các kết quả nghiên cứu ............................................ Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.............................. 2.1. Địa ñiểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 2.4. Vấn ñề ñạo ñức trong nghiên cứu....................................................... Chương 3. Kết quả nghiên cứu.............................................................. 3.1. Thực trạng mắc sốt rét ở ñối tượng nghiên cứu.................................. 3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mắc sốt rét ở ñối tượng nghiên cứu………........................................................................... Chương 4. Bàn luận................................................................................ 4.1. Về mẫu nghiên cứu............................................................................. 4.2. Về thực trạng hiện mắc sốt rét............................................................ 4.3. Về mối liên quan giữa một số yếu tố với sốt rét................................. Kết luận ................................................................................................... 1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân tại xã Krông Na ............................... 1 3 3 4 7 9 10 12 12 13 14 19 26 26 26 27 34 35 35 39 53 53 54 55 62 62
  • 6. 2. Một số yếu tố liên quan ñến mắc sốt rét ........................................... Kiến nghị : ............................................................................................... Tài liệu tham khảo. Phụ lục 1: Phiếu ñiều tra Phụ lục 2 : Phân vùng dịch tễ tỉnh Đắk Lắk năm 2009 62 63
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân CS Cộng sự DCTD Di cư tự do KAP Kiến thức, thái ñộ và thực hành ( K: knowledge = kiến thức, A: attitude = thái ñộ, P: practice = thực hành). KSTSR Ký sinh trùng sốt rét PCSR Phòng chống sốt rét SR Sốt rét SRLS Sốt rét lâm sàng TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới DSC Dân số chung DTSR Dịch tễ sốt rét GB Giao bào KSTSR Ký sinh trùng sốt rét KTV Kỹ thuật viên MT-TN Miền trung và Tây nguyên NXB Nhà xuất bản PCSR Phòng chống sốt rét SR-KST-CT Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng SRLH Sốt rét lưu hành TB Trung bình TVSR Tử vong sốt rét TYT Trạm Y tế
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 1.1 Tình hình SR ở tỉnh Đắk Lắk giai ñoạn 2008 – 2010 17 1.2 Tình hình sốt rét tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (2008 – 2010) 18 2.1 Các chỉ số nghiên cứu 30 3.1 Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên 35 3.2 Phân bố tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu 36 3.3 Phân bố tỷ lệ dân tộc trong mẫu nghiên cứu 36 3.4 Phân bố tỷ lệ hiện mắc SR chung 36 3.5 Phân bố tỷ lệ hiện mắc sốt rét chung theo dân tộc và giới tính 37 3.6 Phân bố tỷ lệ mắc SR có KSTSR dương tính 37 3.7 Phân bố cơ cấu KSTSR 38 3.8 Tỷ lệ lách to ở bệnh nhân SR 38 3.9 Phân bố tỷ lệ mắc SR chung và theo tuổi 39 3.10 Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc 40 3.11 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo giới tính 41 3.12 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo dân tộc 42 3.13 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo trình ñộ học vấn 43 3.14 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo nghề nghiệp 43 3.15 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo biết tiếng Kinh 44 3.16 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñường lây của bệnh SR 44
  • 9. 3.17 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về sự lây của bệnh SR 45 3.18 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về triệu chứng của bệnh SR 45 3.19 Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về bệnh SR có thể ñiều trị ñược 46 3.20 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về nơi ñiều trị của bệnh SR 46 3.21 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về bệnh SR có thể phòng ñược 47 3.22 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ngủ màn ñể phòng SR 47 3.23 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về uống thuốc phòng SR 48 3.24 Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR 48 3.25 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về phát quang quanh nhà ñể phòng SR 49 3.26 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñốt hương xua muỗi ñể phòng SR 49 3.27 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh SR 50 3.28 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ màn 50 3.29 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ rẫy 51 3.30 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thói quen phát quang quanh nhà 51 3.31 Mối liên quan giữa một số yếu tố với SR qua phân tích ña biến 52
  • 10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Biểu ñồ/ Hình vẽ Nội dung Trang Biểu ñồ 1.1 Tình hình sốt rét xã Krông Na/ huyện Buôn Đôn từ 2008 – 2010 18 Biểu ñồ 3.1 Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu 35 Biểu ñồ 3.2 Cơ cấu KSTSR 38 Biểu ñồ 3.3 Tỷ lệ mắc sốt rét chung và theo tuổi 39 Biểu ñồ 3.4 Giới tính và dân tộc của ñối tượng ñiều tra KAP 40 Biểu ñồ 3.5 Tỷ lệ mắc sốt rét theo giới tính 41 Biểu ñồ 3.6 Tỷ lệ mắc sốt rét theo dân tộc 42 Hình 1.1 Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng SR Plasmodium ở người 7 Hình 1.2 Quá trình lây truyền bệnh sốt rét 8 Hình 1.3 Muỗi Anopheles 11 Hình 2.1 Bản ñồ hành chính huyện Buôn Đôn 26
  • 11. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét (SR) ñã ñược Hippocrates mô tả chi tiết từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, ñến nay vẫn còn là một vấn ñề sức khoẻ lớn của nhân loại [1]. Kể từ khi Laveran phát hiện và mô tả ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong máu người ñến nay, rất nhiều nghiên cứu về bệnh SR ñã ñược tiến hành, tất cả ñều nhằm hiểu biết cặn kẽ quá trình phát sinh và phát triển của bệnh, từ ñó tìm kiếm những chiến lược, giải pháp tối ưu góp phần hạn chế tối ña những thiệt hại do SR gây ra. Bệnh SR là bệnh xã hội, là gánh nặng bệnh tật ñối với nhiều nước trên thế giới [25]. Mặc dù ñã có nhiều cố gắng kiểm soát trong suốt 50 năm qua nhưng SR vẫn là một trong những vấn ñề chính của sức khỏe cộng ñồng [5]. Từ năm 1955, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ñã có nhiều nỗ lực nhằm phòng chống và tiêu diệt SR (TDSR) trên toàn cầu với những yêu cầu, mục tiêu thích hợp cho từng quốc gia. Việt Nam ñã tiến hành chiến lược này từ năm 1958 ñến năm 1964 ở miền Bắc và diệt trừ SR ở miền Nam. Tháng 2/1991 chiến lược phòng chống SR (PCSR) ñược ñề xuất và hiện nay là chiến lược ñẩy lùi SR theo xu hướng toàn cầu [4][6]. Với tất cả những nỗ lực nêu trên, tình hình SR tại Việt Nam có những thay ñổi ñáng kể, số người chết tiếp tục giảm hàng năm. Trong năm 2009, toàn quốc chỉ có 26 người chết do SR, giảm 70,4% so với năm 2001. Tỷ lệ chết do SR năm 2009 là 0,03/100.000 dân, giảm 72,3% so vói năm 2001. Số người mắc SR cũng giảm hàng năm: Năm 2009, có 60.867 BNSR, giảm 74,6% so với năm 2001; tỷ lệ mắc SR năm 2009 là 0,69/1.000 dân, giảm 77,2% so với năm 2001. Số bệnh nhân có KSTSR cũng giảm hàng năm: Năm 2009, có 16.130 bệnh nhân giảm, tỷ lệ lam có KST/lam xét nghiệm là 0,57%, giảm 77,3% so với năm 2001, tỷ lệ ký sinh trùng (+) 0,18/1.000 dân, giảm 80,4% so với năm 2001. Năm 2007, chỉ có 01 vụ dịch SR, mức ñộ và quy mô dịch nhỏ ở thôn bản, không có người chết trong vụ dịch [48]. Năm 2009, không có dịch SR ñược báo cáo, tuy nhiên số
  • 12. 2 ñiểm nóng có nguy cơ dịch là rất nhiều, tình hình mắc SR trên toàn quốc nghiêm trọng hơn năm 2008, tăng cả về số ca mắc, số bệnh nhân có ký sinh trùng và số tử vong do SR [49]. Tuy nhiên, những kết quả nói trên còn thiếu tính bền vững, những thách thức từ nhiều phía như cộng ñồng dân cư, muỗi truyền bệnh, KSTSR, ñịa hình, ñịa bàn, mạng lưới y tế cơ sở…và nguy cơ bùng phát dịch SR luôn tiềm ẩn tại tỉnh Đắk Lắk, trong ñó huyện Buôn Đôn là một trong những vùng SR lưu hành nặng của tỉnh. Thống kê của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk trong 3 năm 2006 – 2008, cho thấy so với toàn tỉnh thì huyện Buôn Đôn có tỷ lệ bệnh nhân SR (BN SR) chiếm từ 13,38% ñến 15,04%; KSTSR từ 12,18% ñến 17,14%. Năm 2009, toàn tỉnh có 2648 bệnh nhân, tỷ lệ 1,71/1000 dân, KSTSR là 1329, tại huyện Buôn Đôn ñã có 196 BN SR, trong ñó có 100 trường hợp tìm thấy KSTSR trong máu [48]. Riêng xã KrôngNa, năm 2009 có 73 BN SR, trong ñó có 41 trường hợp có KSTSR trong máu. Mặt khác, huyện Buôn Đôn là huyện có biến ñộng dân cư lớn, dân di cư tự do vào làm ăn sinh sống tại xã KrôngNa nhiều nên nguy cơ mắc và chết do SR của người dân tại các vùng này rất cao làm cho tình hình SR tại ñây chưa ổn ñịnh. Từ thực tế ñó, chúng tôi tiến hành ñề tài: “ Thực trạng sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trong 2 năm 2010 - 2011” với các mục tiêu: 1. Xác ñịnh tỷ lệ mắc sốt rét của cộng ñồng dân cư tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 2. Xác ñịnh một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ñến mắc sốt rét ở người dân tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
  • 13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỆNH SỐT RÉT 1.1.1. Bệnh sốt rét Bệnh SR là một bệnh lây truyền theo ñường máu do giống Plasmodium gây ra. Bệnh lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles, biểu hiện ñiển hình bằng những cơn SR với ba triệu chứng cơ bản: Rét run, sốt, ra mồ hôi. Bệnh lưu hành từng ñịa phương, trong những ñiều kiện thuận lợi có thể phát thành dịch [19],[ 25]. Bệnh SR lưu hành rộng rãi trên thế giới, gây nhiều tác hại ñến sức khoẻ con người, bệnh SR có ở Trung Quốc, Ấn Độ từ thời cổ xưa. Hyppocrates ñã mô tả triệu chứng lâm sàng vào ñầu thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Ở Việt Nam, bệnh SR ñược nói ñến trong các y văn của Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông [1]. 1.1.2. Ký sinh trùng sốt rét Năm 1880, Laveran lần ñầu tiên tìm ñược KSTSR, sau này xác ñịnh là thể giao bào của Plasmodium falciparum (P.falciparum). Năm 1886, Golgi phát hiện ra Plasmodium vivax (P.vivax) và Plasmodium malariae (P.malaria). Năm 1897 – 1898, Ross và Grassi mô tả các giai ñoạn của KSTSR trong cơ thể muỗi Anopheles. Năm 1891, Romanowsky nhuộm KSTSR bằng xanh methylen, eosin. Năm 1892, Mac Callum cắt nghĩa ñược 3 giai ñoạn ký sinh trùng ở người. Năm 1922, Stephens xác minh và mô tả Plasmodium ovale (P.ovale) [1],[ 25]. KSTSR là những ñơn bào cần có hai vật chủ là muỗi và người ñể hoàn thành chu kỳ sống, hiện nay chỉ mới phát hiện 4 loài KSTSR ký sinh trên người là P.malariae (Laveran, 1880), P.vivax (Grassi và Feletti, 1890) P.falciparum (Welch, 1897) và P.ovale (Stephens, 1922).
  • 14. 4 1.2. CHU KỲ SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KSTSR Chu kỳ sinh sản và phát triển của các loại KSTSR ñòi hỏi phải qua 2 vật chủ là người và muỗi. Người là vật chủ phụ, muỗi Anopheles cái là vật chủ chính ñồng thời là vật chủ trung gian truyền bệnh (TGTB). 1.2.1. Giai ñoạn sinh sản vô giới trong cơ thể người: Diễn ra 2 giai ñoạn kế tiếp nhau. - Giai ñoạn phân chia trong tế bào gan (Giai ñoạn tiền hồng cầu ) KSTSR khi ở tuyến nước bọt của muỗi Anopheles cái có dạng hình thoi gọi là thoi trùng hay thoa trùng. Khi muỗi ñốt người, hút máu, ñồng thời ñưa thoa trùng (sporozoite) vào máu người. Thoa trùng lưu chuyển trong máu ngoại vi từ 30 - 60 phút rồi xâm nhập vào tế bào gan. Trong tế bào gan thoa trùng cuộn tròn, bào tương và nhân lớn lên rồi sinh sản theo hình thức phân liệt. Từ một thoa trùng tạo ra một lượng lớn ký sinh trùng non (merozoite) khác nhau: Từ 01 thoa trùng của P.falciparum sẽ tạo ra khoảng 40.000 merozoite, 01 thoa trùng của P.vivax sẽ tạo ra khoảng 10.000 merozoite, 01 thoa trùng của P.ovale sẽ tạo ra khoảng 15.000 merozoite và 01 thoa trùng của P.malariae sẽ tạo ra khoảng 2000 merozoite. Sau khi phát triển ở tế bào gan, tất cả merozoite ñều vào máu. + P.falciparum và P.malariae, toàn bộ các merozoite vào máu cùng một lúc, chấm dứt giai ñoạn tế bào gan. + Đối với P.vivax và P.ovale, do chúng có những chủng sporozoite khác nhau về cấu trúc gen, ñó là chủng sporozoite phát triển nhanh (Tachysporozoite): chủng này phát triển ngay sau khi xâm nhập vào tế bào gan nên có thời gian ủ bệnh ngắn và chủng sporozoite phát triển chậm (Bradysporozoite): sau khi xâm nhập vào tế bào gan chủng này không phát triển ngay hoặc phát triển rất chậm, sau nhiều tháng hoặc nhiều năm mới tạo ra ñược các merozoite ở tế bào gan nên còn gọi là thể ngủ (hypnozoite). Các thể ngủ này phát triển thành từng ñợt tạo ra các merozoite tung vào máu gây những cơn SR tái phát xa.
  • 15. 5 - Giai ñoạn phân chia trong hồng cầu (Giai ñoạn hồng cầu) Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu, lúc ñầu là thể tư dưỡng rồi phát triển thành thể phân liệt. Thể phân liệt phát triển ñầy ñủ (phân liệt già) sẽ phá vỡ hồng cầu giải phóng ra những mảnh trùng (merozoites). Lúc này tương ứng với cơn sốt xảy ra trên lâm sàng. Hầu hết những mảnh trùng mang gen vô giới quay trở lại ký sinh trong những hồng cầu mới, tiếp tục phá vỡ hồng cầu gây những cơn sốt tiếp theo. Một số ít mảnh trùng mang gen hữu giới biệt hoá thành những giao bào ñực và cái, mỗi giao bào nằm trong một hồng cầu. Những giao bào này nếu không ñược muỗi hút sẽ tự tiêu hủy trong thời gian từ 45- 60 ngày, nếu ñược muỗi hút vào dạ dày muỗi sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể muỗi. 1.2.2 Giai ñoạn sinh sản hữu giới ở muỗi Muỗi hút máu người có giao bào tới dạ dày muỗi, giao bào cái thu gọn nhân và nguyên sinh chất thành giao tử cái trưởng thành. Giao bào ñực kéo dài nguyên sinh chất thành 4-8 roi, mỗi roi dính một ít nhân thành các giao tử ñực trưởng thành. Giao tử ñực hoà hợp với giao tử cái tạo thành trứng thụ tinh (Zygote). Sau ñó phát triển thành trứng di ñộng (Ookynete) chui qua thành dạ dày muỗi tạo thành trứng nang (Oocyste). Khi trứng nang phát triển thành trứng nang già bên trong có khoảng 10.000 thoa trùng. Trứng nang già vỡ, các thoa trùng mới tập trung về tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi ñốt người thoa trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể người ñể gây bệnh. 1.2.3. Sự khác nhau về chu kỳ của các loại Plasmodium 1.2.3.1. Giai ñoạn ở gan Giai ñoạn phát triển ở gan của P.vivax và P.ovale giống nhau: Bên cạnh sự phát triển tức thì của các thoa trùng ñể thành thể phân liệt, còn có sự phát triển muộn hơn của một số thoa trùng khác ñó là những thể ngủ (Hypnozoites).
  • 16. 6 Vì vậy, bệnh nhân mắc 2 loại này gây ra SR tái phát xa và bệnh có thể kéo dài dai dẳng. Riêng ñối với P.falciparum do không có thể ngủ ở gan, nên bệnh do loại này không có SR tái phát xa. 1.2.3.2. Giai ñoạn ở hồng cầu Thời gian ñể hoàn thành chu kỳ vô tính ở hồng cầu của P.falciparum, P.vivax và P.ovale là 48 giờ. Do vậy, nhịp ñộ cơn sốt của 3 loại KSTSR này là sốt cách nhật. Còn P.malariae cần 72 giờ ñể hoàn thành chu kỳ vô tính ở hồng cầu nên gây sốt cách 2 ngày một cơn. 1.2.3.3. Giai ñoạn ở muỗi truyền bệnh Để thực hiện ñược chu kỳ hữu giới ở muỗi, KSTSR cần phải có nhiệt ñộ thích hợp. Nhiệt ñộ tốt nhất ñể thoa trùng phát triển trong cơ thể muỗi là 28 - 30o C. Nhiệt ñộ tối thiểu cần thiết cho sự phát triển của từng loại Plasmodium là: - P.falciparum: 160 C - P.vivax và P.ovale: 14,50 C. - P.malariae: 16,50 C Tổng số nhiệt ñộ dư tích lũy cần thiết của P. falciparum: 1110 C, P. vivax và P. ovale: 1050 C và P.malariae: 1440 C. Theo công thức Bodenheimer thì thời gian hoàn thành chu kỳ hữu giới ở muỗi là S sẽ thay ñổi theo nhiệt ñộ môi trường và loại Plasmodium. - P.falciparum: Sf = 111/ t – 16 (ngày) - P.vivax và P. ovale: Sv,o = 105/ t - 14,5 (ngày) - P.malariae: Sm = 144/ t - 16,5 (ngày) t là nhiệt ñộ trung bình của những ngày theo dõi Khi nhiệt ñộ càng cao, thời gian hoàn thành chu kỳ hữu giới càng ngắn và khi nhiệt ñộ dưới mức tối thiểu, KSTSR không phát triển ñược trong cơ thể muỗi.
  • 17. 7 Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét 1.3. QUÁ TRÌNH LÂY TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT Quá trình lây truyền SR liên quan ñến mầm bệnh SR (giao bào), nguồn BN SR (người chứa mầm bệnh), vật chủ trung gian truyền bệnh SR, người cảm thụ. 1.3.1. Mầm bệnh Hiện nay, hầu hết các tác giả thống nhất có 4 loài KSTSR ký sinh ở người ñó là: P.vivax, P.falciparum, P.ovale và P.malariae . 1.3.2. Nguồn bệnh sốt rét - Bệnh nhân SR: Bệnh nhân SR có thể biểu hiện dưới các thể sau ñây: SR thường, SR nặng, SR ác tính. - Người mang ký sinh trùng lạnh: Là người mang KSTSR (thể vô tính, hữu tính) nhưng không có biểu hiện triệu chứng SR.
  • 18. 8 1.3.3. Trung gian truyền bệnh Anopheles thuộc họ Culicidae, phân họ Anophelinae. Trên thế giới có khoảng 420 loài Anopheles, 70 loài là TGTB SR. Trong số 60 loài Anopheles ở Việt Nam, có 15 loài ñã ñược xác ñịnh là TGTB SR chính, TGTB phụ và TGTB nghi ngờ. Các TGTB chính: An.minimus, An.dirus, An.sundaicus (An.epiroticus); các TGTB phụ: An.subpictus, An.jeyporiensis, An.maculatus, An.aconitus, An.sinensis, An.vagus, An.indefinitus. Ở miền Bắc nước ta có 33 loài Anopheles; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 45 loài; Nam bộ và Lâm Đồng có 44 loài [34]. 1.3.4. Cơ thể cảm thụ Người cảm thụ có thể có miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tạo thành. Một số người có miễn dịch tự nhiên ñối với bệnh SR, còn miễn dịch tạo thành ñược giải thích bằng 2 cơ chế là miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Thoa trïng TuyÕn n−íc bät muçi Chu Chu k kỳ ỳ h hồ ồng ng c cầ ầu u Zygote Adapted from: Oocyst Thµnh d¹ dµy Phßng chèng vector Phßng chèng vector Ng−êi vµ Muçi ChÈn ®o¸n vµ ®iÒu trÞ sím Zygote Hình 1.2. Quá trình lây truyền bệnh sốt rét
  • 19. 9 1.4. LÂM SÀNG BỆNH SỐT RÉT 1.4.1. Sốt sơ nhiễm Xảy ra ñầu tiên ở người chưa có miễn dịch với bệnh SR. Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 9 - 10 ngày, dài hay ngắn tùy theo loại KSTSR. Cơn sơ nhiễm thường chỉ ñau cơ, ñau ñầu, buồn nôn, nôn, ỉa lỏng nên ít khi ñược nghĩ ñến SR. Nếu không ñược ñiều trị thì sẽ bước sang thời kỳ cơn SR ñiển hình với cơn rét run tiếp theo là sốt nóng, bệnh nhân khát nước, da khô, ñau ñầu, nôn mửa. Cơn sốt kéo dài 2 - 6 giờ, tiếp theo là cơn vã mồ hôi [1][30]. 1.4.2. Những cơn sốt tái phát gần và tái phát xa Cơn tái phát gần thường xảy ra ñối với P.malariae ñôi khi với P.falciparum. Cơn tái phát xa xảy ra với P.ovale, P.vivax; cơn tái phát xa có thể sau 2 năm do P.ovale, 8 năm do P.vivax, hiếm hơn có thể tái phát sau 20-30 năm do P.malariae [1]. 1.4.3. Sốt rét do Plasmodium vivax Là thể SR nhẹ ít biến chứng thời gian ủ bệnh từ 12 - 20 ngày; khởi phát liên tục sốt dao ñộng 2-3 ngày, kiểu sốt cách nhật không phải là tuyệt ñối, tiến triển bán cấp hay mạn tính, có lách to, thể trạng suy sụp, da sạm, cuối cùng là suy kiệt. Diễn biến lâm sàng của P.vivax phụ thuộc vào các type khác nhau. TCYTTG chia thành 3 type: - Type 1: Ủ bệnh ngắn 10 - 20 ngày, hay tái phát, thời gian trầm lặng ngắn. - Type 2: Ủ bệnh ngắn 12 - 20 ngày, thời gian trầm lặng về lâm sàng kéo dài và ký sinh trùng trong máu kéo dài. - Type 3: Ủ bệnh dài 6 tháng hoặc hơn, khởi phát rất chậm, tiếp theo là tái phát có khoảng cách ngắn dần lại rồi có một giai ñoạn trầm lặng kéo dài, rồi lại tiếp những ñợt tái phát.
  • 20. 10 1.4.4. Sốt rét do Plasmodium falciparum Là thể lâm sàng quan trọng, gây tử vong cao, kháng thuốc cao; có hai thể lâm sàng chính: - Thể thông thường: Ủ bệnh 8-14 ngày. Khởi phát bằng dấu hiệu ñau ñầu, ñau lưng, li bì, buồn nôn, có khi ỉa chảy, có sốt ñi kèm, có thể sốt cách nhật, sốt hàng ngày hoặc sốt liên tục và dao ñộng lớn, có thể thấy dấu hiệu gan to, lách to. Thông thường thì tiến triển tốt sau 2-3 tuần thì trở lại bình thường, sau 3-6 tháng là hết cơn tái phát. - Thể nặng có biến chứng: Hôn mê, suy thận, phù phổi, ñái huyết sắc tố… 1.5. YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG BỆNH SỐT RÉT 1.5.1. Đối tượng nguy cơ: Đối tượng có nguy cơ mắc SR là người sống trong vùng SR lưu hành (SRLH), người giao lưu qua vùng SR, người làm rẫy, ngủ rừng, trồng rừng. Đối tượng có nguy cơ SR ác tính (SRAT), chết do SR thường gặp ở trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, người không có miễn dịch ñối với SR. 1.5.2. Yếu tố nguy cơ 1.5.2.1. Theo góc ñộ khách quan và chủ quan: Các yếu tố môi trường tự nhiên như sinh ñịa cảnh, thời tiết; các yếu tố do con người như thói quen, tập quán, hoạt ñộng kinh tế - xã hội; các yếu tố nội sinh, di truyền, nhóm máu, chủng loại KSTSR. 1.5.2.2. Theo khả năng can thiệp: Có thể can thiệp ñược gồm yếu tố sinh cảnh, tập quán, thói quen, hoạt ñộng kinh tế - xã hội; không thể can thiệp gồm yếu tố thời tiết, yếu tố nội sinh, di truyền, nhóm máu, chủng loại KSTSR. 1.5.2.3. Theo nguyên nhân gây bệnh P.falciparum tuy chưa có những á chủng rõ rệt nhưng khi phân lập ở những khu vực khác nhau thì có những ñặc ñiểm rất khác nhau. P.vivax có một
  • 21. 11 vài á chủng ñã ñược ghi nhận, phân biệt rõ ràng: Chủng Chesson ở xứ nóng, á chủng Elisabeth, á chủng Hibernans (Nicolaev), á chủng Bắc Triều Tiên. Ở Việt Nam có 4 loại KSTSR, cơ cấu như sau: - P.falciparum chiếm 70-80%, thường gây SR nặng có ñến 90% tử vong SR do P.falciparum, các vụ dịch SR do P.falciparum thường rầm rộ. - P.vivax chiếm 20-30%, dịch SR do P.vivax thường không nặng nhưng kéo dài do có thể ngủ trong gan. - P.malariae chiếm 1-3%. - P.ovale có rất ít. 1.5.2.4. Vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles: Ở Việt Nam hiện nay ñã phát hiện trên 60 loài Anopheles. Những loài truyền bệnh SR chủ yếu là: An.minimus, An.dirus truyền bệnh SR ở miền núi. An.subpictus, An.sundaicus (An.epiroticus) truyền bệnh SR ở ven biển. Những loài truyền bệnh SR thứ yếu là: An.vagus, An.aconitus, An.jeyporiensis [33]. Hình 1.3. Muỗi Anopheles
  • 22. 12 1.6. NHỮNG CHỈ SỐ ỨNG DỤNG TRONG DỊCH TỄ HỌC SỐT RÉT - Chỉ số sốt lâm sàng = Số người SR lâm sàng × 1.000 Tổng số dân số - Tỷ lệ tử vong do SR = Số người chết do SR × 100.000 Tổng số dân số - Tỷ suất tử vong do SR = Số người chết do SR × 100 hoặc 1000 Tổng số bệnh nhân SR - Chỉ số ký sinh trùng = Số người có ký sinh trùng SR × 100 hoặc 1000 Tổng số người ñược xét nghiệm - Chỉ số cơ cấu ký sinh trùng = Số lượng từng loại ký sinh trùng SR × 100 Tổng số ký sinh trùng SR chung - Chỉ số lách sưng = Tổng số lách sưng × 100 Tổng số người khám bệnh - Chỉ số giao bào = Số lam máu có giao bào × 100 Tổng số lam xét nghiệm 1.7. ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ KSTSR TRÊN TIÊU BẢN GIỌT DÀY Phương pháp này ñếm KSTSR và sử dụng mật mã từ 1 ñến 4 dấu cộng (+). 1.7.1. Hệ thống dấu cộng + : Có 1 ñến 10 KSTSR/ 100 vi trường trên tiêu bản giọt dày. + + : Có 11 ñến 100 KSTSR/ 100 vi trường trên tiêu bản giọt dày. + + + : Có 1 ñến 10 KSTSR/ 1 vi trường trên tiêu bản giọt dày. + + + + : Có trên 10 KSTSR/ 1 vi trường trên tiêu bản giọt dày. Phương pháp này chỉ sử dụng khi không thể thực hiện ñược phương pháp ñếm KSTSR/ 1µl máu.
  • 23. 13 1.7.2. Phương pháp tính mật ñộ KSTSR/ mm3 máu: Dựa vào số lượng bạch cầu chuẩn là 8000 bạch cầu/mm3 máu, tính số lượng KSTSR theo công thức: KSTSR/mm3 máu = Số lượng KSTSR ñếm ñược x 8000 Số lượng bạch cầu Nếu ñếm ñược 200 bạch cầu mà số lượng KSTSR 10 thì dừng và tính KSTSR/mm3 máu. Nếu ñếm ñược 200 bạch cầu mà số lượng KSTSR 10 thì phải tiếp tục ñếm cho ñến 500 hoặc 1000 bạch cầu mới áp dụng công thức trên ñể tính số dừng và tính KSTSR/ mm3 . Nếu mật ñộ KSTSR trên lam máu nhiều: Đếm chưa ñủ 200 bạch cầu mà số lượng KSTSR ≥ 500 thì không ñếm nữa mà áp dụng công thức tính số lượng KSTSR. 1.8. ĐỊNH NGHĨA TRƯỜNG HỢP BỆNH Bệnh nhân ñược xác ñịnh theo hướng dẫn chẩn ñoán và ñiều trị bệnh SR do Bộ Y tế ban hành năm 2009 [3]. Người bệnh ñược xác ñịnh là mắc SR là người có KSTSR ở trong máu mà khi xét nghiệm lam máu có KSTSR thể vô tính hoặc các test chẩn ñoán nhanh SR dương tính. Người bệnh SR lâm sàng là chưa ñược xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm máu âm tính với KSTSR hoặc chưa có kết quả xét nghiệm và có 4 ñặc ñiểm sau: - Sốt: + Có triệu trứng ñiển hình của cơn SR với 3 giai ñoạn : rét run, sốt nóng và ra mồ hôi.
  • 24. 14 + Hoặc có triệu chứng không ñiển hình của cơn SR: sốt không thành cơn (người bệnh thấy ớn lạnh, gai rét, nhiệt ñộ nách ≥ 37,5o C) hoặc sốt cao liên tục, sốt dao ñộng. + Hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần ñây - Không tìm thấy các nguyên nhân gây sốt khác. - Đang ở hoặc qua lại vùng SR lưu hành, có tiền sử mắc SR trong 2 năm gần ñây. - Trong vòng 3 ngày ñầu ñiều trị bằng thuốc SR có ñáp ứng tốt. 1.9. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT RÉT 1.9.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới Trên thế giới, bệnh SR phân bố từ 640 vĩ ñộ bắc ñến 320 vĩ ñộ nam. Bệnh SR ñã gây nhiều vụ dịch lớn làm thiệt hại lớn về kinh tế và giết hại nhiều người của nhiều quốc gia trên thế giới. Những vụ dịch lớn ñã xảy ra trong những năm qua ñã ñược ghi nhận: Vụ dịch tại Pengiap Ấn Độ ( 1898 ) giết hại 307.000 người Vụ dịch ở Srilanka và Ceylon ( 1934-1935 ) giết hại 82.000 người Vụ dịch ở Brazil (1938) số BN SR là 100.000 người, số chết do SR là 14.000 người. Những năm 1950, trên thế giới có số người mắc SR hàng năm khoảng 150 triệu, chết do SR 2,5 triệu người. TCYTCG (1960) cho biết: Trên thế giới có trên 2 tỷ người ñang sống trong vùng SR bao gồm 133 nước, hàng năm có trên 200 triệu người mắc SR, hàng triệu người chết vì SR. Năm 1991, TCYTTG công bố: Sau 36 năm tiến hành TDSR và PCSR từ 1955 ñến 1991, trên toàn thế giới vẫn còn trên 2 tỷ người sống trong vùng SR (gần 50% dân số thế giới) ở 100 nước , tử vong do SR hàng năm từ 1- 2 triệu người, số mắc SR mới hàng năm 110 triệu người. Trong 2 năm 1995 - 1996 ở 7 nước: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Srilanca, Nepal, Myanmar có 776.008 người mang KSTSR và 3.387 người chết do SR[25].
  • 25. 15 1.9.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam và khu vực Miền Trung – Tây Nguyên Ở Việt Nam, từ năm 1980 bệnh SR ñã quay trở lại trên phạm vi cả nước với tốc ñộ nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Đến năm 1990 ñã có trên 100 vụ dịch SR, có 902.789 người mắc SR và 2.911 người chết do SR. Năm 1991, Việt Nam chuyển hẳn sang chiến lược PCSR và chương trình PCSR trở thành Chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Sau gần 10 năm thực hiện, ñến năm 1999 tình hình SR khả quan hơn so với năm 1991, dịch SR giảm 94%, mắc SR giảm 68,7%. Năm 2000, Việt Nam ñã ñặt ra những mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong công tác PCSR và chỉ sau 5 năm, vào năm 2005, tình hình SR tại Việt Nam ñã có những thay ñổi lớn, ñó là: - Tỷ lệ chết SR/100.000 dân là 0,02 (mục tiêu là dưới 0,17) và giảm 89,5% so với năm 2000. - Tỷ lệ mắc SR/1000 dân là 1,19 (mục tiêu ñề ra dưới 3,5) và giảm 69% so với năm 2000. - Số KSTSR giảm 73,8% và tỷ lệ KSTSR/1000 dân giảm 76,3% so với năm 2000. Ba năm có dịch SR nhỏ ( Năm 2001 có 1 vụ, năm 2003 có 2 vụ, năm 2005 có 5 vụ ). Quy mô dịch SR ở phạm vi thôn, bản ñã ñược dập tắt kịp thời, không có bệnh nhân chết do SR trong các vụ dịch [43][52][53]. Trong giai ñoạn 2006 – 2010, Dự án quốc gia PCSR tiếp tục thu ñược nhiều thành tích trong việc làm giảm số người mắc, số người chết và làm giảm gánh nặng bệnh tật do SR gây ra. Số người mắc từ 91.635 người năm 2006 giảm còn 60.867 người năm 2009 và 49.722 người 11 tháng năm 2010. Tỷ lệ mắc SR/1.000dân số vùng SR lưu hành năm 2009 giảm 33,6% so với năm 2006. Số người chết do SR giảm từ 41 người năm 2006 còn 26 người năm 2009 và 16 người 11 tháng năm 2010 [17]. Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên là nơi có SR lưu hành cao và nhiều khó khăn trong công tác PCSR so với các khu vực khác trong cả nước
  • 26. 16 [26]. Năm 2009 có 22.331 bệnh nhân, tăng 14,61% so với năm 2008, trong ñó miền Trung tăng 6,18%, Tây Nguyên tăng 26,58%. Có 8/15 tỉnh/thành phố có BNSR tăng, trong ñó có tỉnh Đắk Lắk. Số trường hợp có ký sinh trùng cũng tăng 55,72% (11.573/7.432), tỷ lệ KSTSR/lam tăng 49,22%, trong ñó miền Trung tăng 35,58% (6.392/4.755), Tây Nguyên tăng 74,68% (5.181/2.677) so với năm 2008. Năm 2009 có 16 trường hợp tử vong do SR, tăng 2 trường hợp so với năm 2008 . Năm 2010, số BNSR là 21.302, giảm 4,61% so với năm 2009, tử vong do SR giảm 8 trường hợp (50%) so với năm 2009; Số bệnh nhân có KSTSR(+) là 12.251, tăng 5,85%, tỷ lệ KSTSR/lam tăng 10,68% so với năm 2009 [52] 1.9.3. Tình hình sốt rét ở Đắk Lắk Đắk Lắk là tỉnh miền núi Tây Nguyên, thuộc vùng trọng ñiểm SR của cả nước. Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu từ các nguồn trồng cây công nghiệp cà phê, cao su và trồng lúa, hoa màu. Điều kiện tự nhiên như thời tiết, sông suối, rừng thích hợp cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh SR. Đường giao thông ñi lại những vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều trở ngại; trình ñộ dân trí chưa cao, hiểu biết về bệnh tật và PCSR còn hạn chế. Những tập tục lạc hậu vẫn còn ở những vùng ñồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng cao. Dân di cư tự do và ñịnh cư theo kế hoạch phát triển kinh tế quốc phòng trong những năm qua cũng gia tăng làm cho tình hình SR thêm phức tạp [11][18][51]. Theo số liệu của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk: Năm 1991 ñã xảy ra một vụ dịch lớn tại huyện EaSuop. Năm 2000, tỷ lệ mắc SR của toàn tỉnh là 15,78/1.000 dân, có 241 trường hợp SRAT, trong ñó có 29 trường hợp tử vong do SR, tỷ lệ số lam máu xét nghiệm có KSTSR trên số lam xét nghiệm là 8,04%[48]. Kết quả phân vùng dịch tễ SR của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk vào năm 2009 cho thấy dân số của tỉnh là 1.745.452 người trong ñó hơn 90% dân số sống trong vùng SR lưu hành ở 174 xã, 2.290 thôn buôn [16][28][52]. Năm 2007, có 5307 BN SR chiếm tỷ lệ 1,50/ 1000 DSC, ñã có 18 ca SRAT, tử vong SR 3 ca chiếm tỷ lệ 0,22/ 100.000 DSC và không có dịch SR xảy
  • 27. 17 ra. So sánh số liệu thống kê năm 2007 của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk cho thấy tình hình bệnh SR của tỉnh Đắk Lắk là khá cao so với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên: BN SR chiếm 10,6%; SRAT chiếm 9,3%; tử vong do SR chiếm 23% và số KSTSR(+) chiếm 9,47% [9]. Tình hình SR tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 2008 – 2010 ñược ghi nhận cụ thể tại bảng 1.1: Bảng 1.1. Tình hình SR ở tỉnh Đắk Lắk giai ñoạn 2008 – 2010 Chỉ số Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2008 Tăng, giảm so 2007 (%) 2009 Tăng, giảm so 2008 (%) 2010 Tăng, giảm so 2009 (%) BNSR 2.019 ↓26,93 2.648 ↑ 31,15 2.236 ↓15,56 Sốt rét ác tính 11 ↓38,89 19 ↑72,73 16 ↓15,79 Tử vong do SR 2 ↓33,33 2 0 0 100 K S T S R Tổng số 603 ↓34,81 1329 ↑120,4 1.184 ↓11,0 P.falciparum 533 (88,4%) 1146 (86,2%) 1.038 (87,7%) P.vivax 70 (11,6%) 175 (13,2%) 145 (12,2%) Phối hợp 0 (0,0%) 8 (0,6%) 1 (0,1%) P.malaria 0 0 0
  • 28. 18 1.9.4. Tình hình sốt rét tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn theo phân vùng SR thì ñịa phương nằm trong vùng SR lưu hành nặng. Trong những năm gần ñây vẫn luôn ghi nhận BN SR. Tuy không ghi nhận trường hợp SRAT ñưa ñến tử vong nào hay không ñể dịch bùng phát nhưng BN SR và số lam máu có KSTSR (+) vẫn ghi nhận hàng năm với số liệu cụ thể tại bảng 1.2: Bảng 1.2.Tình hình SR tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (2008 – 2010) Chỉ số 2008 2009 2010 BN SR KrôngNa/toàn huyện 65/179 (36,31%) 73/196 (37,24%) 61/172 (35,46%) KSTSR KrôngNa/toàn huyện 34/77 (44,15%) 41/100 (41,0%) 24/55 (43,63%) SRAT KrôngNa/toàn huyện 0/0 0/0 0/0 Tử vong SR KrôngNa/toàn huyện 0/0 0/0 0/0 Dịch SR KrôngNa/toàn huyện 0/0 0/0 0/0 179 65 77 34 196 73 100 41 172 61 55 24 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 BNSR toàn huyện BNSR xã Krông Na KSTSR toàn huyện KSTSR xa Krông Na Biểu ñồ 1.1.Tình hình sốt rét xã Krông Na/ huyện Buôn Đôn từ 2008 – 2010
  • 29. 19 1.10. TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.10.1. Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét Lê Đình Công, Lê Xuân Hùng và CS năm 1997 nghiên cứu cắt ngang 90 xã trên toàn quốc cho kết quả: Tỷ lệ SR chung cả nước: 7,1%, trong ñó Tây Nguyên 12%, Bắc miền Trung 9,7%, ñồng bằng sông Cửu Long 2%; tỷ lệ lách to chung cả nước 2,65%, trong ñó Tây Nguyên 9,1%, miền Bắc 3,6%, miền Trung 3,2%, ñồng bằng Nam bộ 0%; tỷ lệ KSTSR (+)/ lam máu chung cả nước 1,45%, trong ñó miền Trung – Tây Nguyên (MT - TN) 3,44%, vùng núi phía Bắc 1% [4]. Vũ Thị Phan, Trần Quốc Tuý, Lê Xuân Hùng và CS năm 1998 giám sát KSTSR trên toàn quốc với kết quả: tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu chung cả nước là 2,72%, trong ñó miền Bắc 0,52%, MT-TN 5,32%, miền Nam 2,56%. Cơ cấu KSTSR: miền Bắc: P.falciparum 51,1%, P.vivax 48,4%, phối hợp 0,5% ; MT – TN: P.falciparum: 62,45%, P.vivax 16,28%, phối hợp: 1,14% ; miền Nam: P.falciparum 62,45%, P.vivax 36,67%, phối hợp 0,38% [27]. Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS năm 1999 ñiều tra cắt ngang tại cộng ñồng di biến ñộng dân ở Cư Jut, Krông Năng, Krông Bông tỉnh Đắk Lắk cho kết quả: Tỷ lệ SRLS: 6,6%, tỷ lệ KSTSR(+)/ lam máu 4,19%, lách sưng 7,56% [32]. Trần Mạnh Hạ và CS nghiên cứu tại 27 xã, huyện Di Linh và Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng vào năm 2002 cho thấy tỷ lệ mắc SR ở người Kinh là 61,3%, tỷ lệ mắc SR ở người K’ Ho là 16,2%, tỷ lệ mắc SR ở người Mạ, Ya Chill, Churu là 22,5%, có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh SR giữa 2 giới nam và nữ (p 0,01); người Kinh có nguy cơ mắc bệnh SR gấp 2,1 lần các dân tộc tại chỗ là K’ho, Mạ, Ya Chill, Chu Ru [13]. Lê Xuân Hùng và Trần Đình Đạo (2003) nghiên cứu tình hình SR tại cộng ñồng dân di cư tự do (DCTD) tại huyện Ea Soúp, tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ
  • 30. 20 lệ SRLS 7,02%, xét nghiệm 114 lam máu có 16 KSTSR(+) chiếm tỷ lệ 14,06%. Trong ñó P.falciparum 14 ( 87,5%), P.vivax 2 (12,5%) [15]. Nghiên cứu của Hồ Văn Hoàng vào năm 2003 về tình hình SR tại cộng ñồng dân DCTD tại Đắk Lắk (ñịa bàn nghiên cứu nay thuộc tỉnh Đắk Nông) ghi nhận tỷ lệ SRLS là 1,08% và KSTSR (+) 2,89%, trong ñó tất cả ñều là P.falciparum, tỷ lệ lách lớn gặp 0,36% [14]. Ngô La Sơn, Nguyễn Quốc Típ và CS (2003) nghiên cứu tại các huyện Đắk R’Lấp, Đắk Mil (Tỉnh Đắk Nông) và huyện Krông Bông (Tỉnh Đắk Lắk) cho kết quả: KSTSR(+) 7,8%, P.falciparum 61,6%, P.vivax 38,4% [31]. Nghiên cứu hồi cứu của Nguyễn Mạnh Hùng và CS (2010) cho kết quả: Tỷ lệ mắc SR/1.000 dân vùng SRLH năm 2006 là 3,35 ñến năm 2010 giảm còn 2,14; Tỷ lệ chết do SR/100.000 ñân cũng giảm hàng năm, năm 2006 tỷ lệ TVSR/100.000 dân là 0,16, ñến năm 2010 chỉ còn 0,07. Cơ cấu ký sinh trùng thì P.falciparum vẫn chiếm ưu thế từ 79% năm 2006 ñến 73% năm 2010 [17]. Nghiên cứu của Hồ Tân Tiến tại xã Ea Nam và Ea Tir, huyện Ea H’leo là vùng sốt rét lưu hành nặng của tỉnh Daklak, Tỷ lệ mắc SR chung là 6,14 %; người Kinh mắc SR có tỷ lệ 2,82%, người Ê Đê là 5,43% và người Mán cao nhất là 10,13%. Trẻ em dưới 15 tuổi có tỷ lệ mắc SR là 3,97%. Nam giới mắc SR tỷ lệ 7,59%, nữ giới mắc SR chiếm tỷ lệ 5,02%. Tỷ lệ lách to khá thấp 0,76%, chỉ gặp ở người Ê ñê và người Mán, tất cả ñều là lách số 1. Tỷ lệ KSTSR/lam là 1,19%. Chỉ có P.falciparum và P.vivax trong thành phần KSTSR, không phát hiện ñược P. malariae, P.ovale. tại ñiểm nghiên cứu. Tỷ lệ KSTSR P.falciparum chiếm ưu thế 91,67%, và P.vivax chiếm 8,33% [40]. Qua các nghiên cứu trên cho thấy tình hình SR ở nước ta vào ñầu thập kỷ 20 vẫn còn khá trầm trọng. Sang ñầu thế kỷ 21, SR ñã giảm nhiều song vẫn còn ở mức cao, ñặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên, trong ñó Đắk Lắk bị SR nặng nhất.
  • 31. 21 1.10.2. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét 1.10.2.1. Nghiên cứu về môi trường tự nhiên Yếu tố sinh ñịa cảnh: Mc Donal năm 1957 trong chiến lược thanh toán SR toàn cầu ñã dựa trên nguyên tắc ñịa cảnh - ñộng vật chia SR thành 12 vùng. Ở Việt Nam, Đặng Văn Ngữ và CS từ năm 1962 cũng ñã nghiên cứu phân vùng SR ở miền Bắc và phân thành 7 vùng. Vũ Thị Phan (1987) ñã phân vùng dịch tễ SR Việt Nam thành 5 vùng [24]. Các yếu tố thời tiết: Điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn ñến sự tồn tại và phát triển của các TGTB SR và ngay cả của KSTSR. Ba yếu tố: nhiệt ñộ, ñộ ẩm, và lượng mưa thường có mối liên quan trực tiếp ñến sự phát triển TGTB và gián tiếp chi phối BNSR [13]. 1.10.2.2. Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ từ con người - Tập quán thói quen: Nghiên cứu của Nina T.Castillo - Carandang ở Philippine cho thấy có sự liên quan giữa mắc SR, tỷ lệ nhiễm KSTSR và ñáp ứng kháng thể SR với các yếu tố tập quán, thói quen, kiến thức, thực hành PCSR của cộng ñồng [60] . Ở Việt Nam, nghiên cứu của Bùi Đại và CS cho thấy có sự liên quan giữa tỷ lệ BN SR, SRAT ở nhóm dân tộc ít người và ở dân tộc Kinh có tập quán sinh hoạt canh tác khác nhau [10]. - Yếu tố kinh tế - xã hội: Nghiên cứu của Nina T.Castillo – Carandang ở Philippine cho thấy cộng ñồng di biến ñộng, nghề nghiệp, thời gian sống trong vùng SR có liên quan mắc SR khác nhau [57]. 1.10.3. Nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ và thực hành về phòng chống bệnh sốt rét Lê Đình Công và Lê Xuân Hùng (1997) nghiên cứu về kiến thức, thái ñộ và thực hành (KAP) ở 5 xã trên toàn quốc cho kết quả: Tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR 83,5%, hành vi ñúng khi bị SR 97,7%, người dân PCSR bằng ngủ màn 92,7% [4].
  • 32. 22 Trần Bá Nghĩa, Nguyễn Võ Hinh, Võ Đại Phú (1998) ñiều tra KAP tại A Lưới, Thừa Thiên - Huế cho kết quả: Biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR 88,68%, biết cách PCSR 96,29%, biết tác hại của bệnh SR 94,90% [22]. Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Tân, Nguyễn Thị Bình, Đào Ngọc Trung (1998) ñiều tra KAP tại Đắk Lắk cho kết quả: biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR ở dân tộc Ê Đê, M’nông, Kinh lần lượt là 38%, 33,33%, 85%; biết ñược ñường lây truyền bệnh SR ở dân tộc Ê Đê, M’nông, Kinh lần lượt là 34,5%, 26,67%, 82,5%; biết cách PCSR ñúng của dân tộc Ê Đê, M’nông, Kinh lần lượt là 53,5%, 33,33%, 89% [42]. Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS (1999) ñiều tra KAP 500 người ở tỉnh Đắk Lắk cho kết quả như sau: Biết nguyên nhân gây bệnh SR 16 - 89%, biết ñúng về cách lây truyền SR 9 - 85%, biết ñúng về tác hại của bệnh SR 16 - 98%, biết cách sử dụng các biện pháp PCSR 20 - 92% [32]. Võ Văn Lãnh, Huỳnh Văn Đôn (2000) ñiều tra KAP tại làng K3, Vĩnh Kim, Vĩnh Thạnh, Bình Định cho kết quả: biết nguyên nhân gây bệnh SR 30,6%, biết cách PCSR 33,1%, người dân ngủ rẫy, chòi chăn nuôi: 68,9% [21]. Trần Mạnh Hạ và CS (2002) nghiên cứu tại 27 Trạm Y tế của 27 xã thuộc hai huyện Di Linh và Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng cho kết quả: biết ñúng về bệnh SR 85,8% số bệnh nhân; nguy cơ của những người không ngủ màn thường xuyên cao gấp 2,4 lần so với người ngủ màn thường xuyên; nguy cơ mắc SR của người ngủ rẫy gấp 10 lần người chỉ ngủ ở nhà [13]. Ngô Văn Toàn, Nguyễn Hữu Phúc, Đỗ Văn Chính và CS năm 2002 nghiên cứu ở huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng cho kết quả: biết nguyên nhân gây bệnh SR 71,1%, biết triệu chứng của bệnh SR 95,1%, biết các biện pháp PCSR 99% [41]. Ngô La Sơn, Nguyễn Quốc Típ và CS (2003) ñiều tra 300 mẫu KAP tại Đắk Lắk cho kết quả như sau: biết nguyên nhân gây bệnh SR do KSTSR 13,3%, cho rằng nguyên nhân gây bệnh SR là thời tiết, uống nước: 23,3%, biết tác nhân
  • 33. 23 lây truyền SR là muỗi, cách phòng muỗi ñốt là nằm màn 50%; nếu bị bệnh thì 53,3% ñến Trạm Y tế, 46,6% ñến y tế tư nhân ñể khám, 46,6% tự ñi mua thuốc uống [31]. Nguyễn Xuân Thao, Phan Văn Trọng (1998) ñiều tra 580 mẫu KAP tại huyện Ea Suop, tỉnh Đắk Lắk cho kết quả tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân bệnh SR là 52,41%; biết ñúng phương thức lây truyền bệnh 79,66%; người Kinh có tỷ lệ biết ñúng cao hơn người dân tộc. Có 73,1% người ñược phỏng vấn cho rằng ngủ màn có thể phòng ñược bệnh SR, không có sự khác biệt giữa người Kinh và dân tộc thiểu số. Về thực hành PCSR, có 99,31% số người có màn, 87,76% người nằm màn thường xuyên, 79,48% người sử dụng màn tẩm hoá chất diệt muỗi và 48,87% người ñến cơ sở y tế khám chữa bệnh [37]. Nguyễn Xuân Thao (1997-1998) ñiều tra 6255 mẫu KAP về hiệu quả truyền thông giáo dục trong PCSR trên 7 dân tộc ñịnh cư ở Tây Nguyên cho kết quả: Sau một năm ñược truyền thông giáo dục, sự hiểu biết và thực hành PCSR của nhân dân ñều tăng có ý nghĩa. Tỷ lệ người biết ñúng nguyên nhân gây bệnh SR là 48,8%, tỷ lệ biết ñúng phương thức lan truyền bệnh SR 66,9%; tỷ lệ người biết nằm màn PCSR 72,5% [35][36]. Một nghiên cứu xã hội học kết hợp số liệu các lần ñiều tra cắt ngang tiến hành từ năm 2005 – 2006 của Nguyễn Xuân Xã và CS nhằm ñánh giá sự phơi nhiễm SR liên quan ñến việc sử dụng màn và nguy cơ mắc SR của người dân ñịa phương, ñược thực hiện tại 10 xã khu vực rừng núi thuộc huyện Ninh Sơn và Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam – Trung bộ - Việt Nam cho kết quả: 84,2% người dân biết muỗi là nguyên nhân gây SR, nhưng việc sử dụng màn trong thời gian ở rẫy của người dân tộc Raglai vẫn thấp. Trong mùa mưa, thời gian ở lại rẫy thường dài ngày ñể phục vụ cho việc trồng trọt, cũng là mùa truyền bệnh cao, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng màn ở rẫy của người dân chỉ chiếm 52,9%, màn ñược sử dụng chủ yếu trong thời gian ở nhà (84,6%); trong khi có 20,6% số người không ngủ màn ở cả 2 nơi. Có 15,6% biết nguy cơ mắc SR ở rừng cao hơn
  • 34. 24 ở làng; có 20,9% số người không biết nguyên nhân gây sốt kể cả khi ñược chẩn ñoán mắc SR [50]. Nghiên cứu của Hồ Tân Tiến về các yếu tố nguy cơ liên quan ñến mắc SR tại xã Ea Nam và Ea Tir, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk cho thấy có 13,23% hộ gia ñình không ñủ màn và tỷ lệ ngủ màn thấp ( 45,54% -61,68% ) là ñiều kiện thuận lợi cho sự nhiễm bệnh. Nguy cơ mắc SR khi ngủ màn không thường xuyên gấp 2,42 lần so với ngủ màn thường xuyên, có 45,81% người dân biết ñúng về nguyên nhân gây bệnh SR, có 87,74% người dân có thái ñộ ñúng ngủ màn phòng bệnh SR và có 60,32% người dân có hành vi sử dụng ñúng các biện pháp PCSR [40]. Nghiên cứu cắt ngang 192 hộ gia ñình về KAP của cộng ñồng vùng nông thôn bang Oyo, vùng Tây Nam Nigeria về bệnh SR năm 2010 ghi nhận 93,2% người dân biết nguyên nhân bệnh SR là do muỗi ñốt. 13,7% trẻ em và 5,3% người lớn ñược ñiều trị kịp thời, tuy nhiên 65,8% người lớn ñược ñiều trị ñúng liều trong khi ñó chỉ có 38,7% trẻ em ñược ñiều trị ñúng liều. 90% các bệnh nhân nghi ngờ SR ñược ñiều trị ñầu tiên bằng thuốc mua ở các tiệm thuốc. 16,7% hộ gia ñình sử dụng màn có tẩm thuốc diệt côn trùng. Các biện pháp dự phòng khác như phun hóa chất (79,7%) và thảo mộc (44,3%). Nghiên cứu ghi nhận trình ñộ giáo dục của chủ hộ là một yếu tố tiên lượng có giá trị [54]. Khảo sát KAP về bệnh SR của cộng ñồng người dân tộc thiểu số Raglai ở Ninh Thuận năm 2003 cho thấy kiến thức ñúng về sự làn truyền và triệu chứng SR, sử dụng mùng [56]. Nghiên cứu mô tả cắt ngang về KAP của 223 hộ gia ñình liên quan ñến sốt rét ở 2 xã vùng vùng nông thôn có SR lưu hành thuộc huyện Lipis, bang Pahang, Malaysia ghi nhận kiến thức về bệnh SR của người dân tộc thiểu số thấp hơn có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự khác biệt về kiến thức về triệu chứng SR, thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh SR và thực hành thì sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê [55].
  • 35. 25 Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của người dân về PCSR khá cao song rất khác nhau tuỳ thuộc vào ñịa ñiểm, thời gian, ñối tượng ñiều tra. Người dân tộc thiểu số có kiến thức thấp hơn người Kinh. Về thực hành ñúng PCSR nhìn chung còn thấp, kết quả rất khác nhau tùy thuộc vào ñối tượng thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu và chưa tương xứng với kiến thức mà cộng ñồng am hiểu. Chính vì vậy việc tăng cường công tác truyền thông PCSR và nghiên cứu thêm về KAP của người dân về PCSR ñể ñề ra những biện pháp PCSR hiệu quả là cần thiết.
  • 36. 26 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU • • • • Địa ñiểm nghiên cứu Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn ñược chọn ñể nghiên cứu. Xã nằm trong vùng SRLH nặng, gồm có 9 thôn, 1.110 hộ với 4.722 nhân khẩu. Là xã khó khăn của huyện Buôn Đôn, có 46,7 km ñường biên giới với nước bạn Cam-pu- chia. Địa ñiểm nghiên cứu Hình 2.1. Bản ñồ hành chính huyện Buôn Đôn • • • • Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2010 ñến tháng 6/2011. 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là người dân sống trên ñịa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk năm 2010-2011.
  • 37. 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang - Mô tả tỷ lệ hiện mắc SR: Tất cả các lứa tuổi - Xác ñịnh một số yếu tố nguy cơ liên quan ñến SR ở ñối tượng từ 15 tuổi trở lên. 2.3.2. Mẫu nghiên cứu 2.3.2.1. Cỡ mẫu: Theo công thức tính cỡ mẫu theo mục tiêu chính của luận văn là xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc SR cho một ñiều tra cắt ngang 2 2 ) 2 / 1 ( ) 1 ( d p p n − Ζ = −α n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải có p: 0,14 ( theo các nghiên cứu trước về tình hình sốt rét) [15]. d: Mức sai số cho phép (%) giữa tỷ lệ thu ñược từ mẫu và tỷ lệ của quần thể là 4% (d = 0,04). α : Mức ý nghĩa thống kê (chọn 95%). Zα/2: Tra từ bảng z với giá trị α ñược chọn (mức tin cậy 95% zα/2 = 1,96) Thế các giá trị vào công thức trên thì tính ñược n = 289 người. Cỡ mẫu tối thiểu ñược nhân ñôi ñể giảm sai số, do ñó cỡ mẫu nghiên cứu là: 289 × 2 = 578 người. Thực tế nghiên cứu ñã ñiều tra ñược 594 người dân tại xã Krông Na. 2.3.2.2. Phương pháp lẫy mẫu • • • • Chọn mẫu cho xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc SR Chọn ngẫu nhiên 4 thôn trong xã. Tại mỗi thôn, lập danh sách hộ gia ñình và chọn ngẫu nhiên một gia ñình trong danh sách và bắt ñầu tiến hành ñiều tra khám bệnh, lấy lam xét nghiệm máu rồi tiếp tục ñiều tra ở hộ liền kề theo quy tắc cổng liền cổng cho ñến khi ñủ cỡ mẫu ñiều tra.
  • 38. 28 • • • • Chọn mẫu ñiều tra KAP ñể xác ñịnh mối liên quan giữa một số yếu tố với bệnh sốt rét Trên cơ sở cỡ mẫu của ñiều tra tỷ lệ hiện mắc SR, nghiên cứu chọn tất cả những người từ 15 tuổi trở lên. 2.3.2.3. Tiêu chí chọn mẫu • • • • Tiêu chí ñưa vào - Mẫu ñể xác ñịnh tỷ lệ hiện mắc sốt rét: Tất cả người dân mọi lứa tuổi sinh sống trên ñịa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. - Mẫu xác ñịnh mối liên quan giữa một số yếu tố với bệnh sốt rét: Trên cơ sở cỡ mẫu của ñiều tra tỷ lệ hiện mắc SR, chọn tất cả người dân từ 15 tuổi trở lên sinh sống sống trên ñịa bàn xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. • • • • Tiêu chí loại ra - Không ñồng ý tham gia nghiên cứu. - Không có khả năng nghe, hiểu và trả lời (ñối với người từ 15 tuổi trở lên, tham gia phỏng vấn). 2.3.3. Thu thập số liệu 2.3.3.1. Các kỹ thuật nghiên cứu • • • • Xét nghiệm tìm KSTSR [1] - Lấy lam máu giọt dày, nhuộm lam theo kỹ thuật nhuộm Giemsa của Romanowsky. - Vật liệu: Dụng cụ xét nghiệm gồm kính hiển vi, lam, dung dịch nhuộm giemsa, giá ñựng lam, kim chích máu, bông, cồn. - Phương pháp tiến hành: Lấy máu xét nghiệm làm giọt dày; nhuộm Giemsa và soi dưới kính hiển vi quang học, vật kính dầu, ñộ phóng ñại 1000. + Kỹ thuật nhuộm Giemsa: Sử dụng nước trung tính ñể pha Giemsa ñến nồng ñộ 3%, nhỏ dung dịch giemsa 3% trên khắp giọt máu trên lam máu, ñể chỗ mát trong thời gian từ 30 ñến 45 phút; dùng nước trong, sạch ñổ nhẹ vào
  • 39. 29 lam máu ñể rửa giemsa cho ñến khi nước trong, không ñược xối nước mạnh vào lam. Sau khi rửa xong, ñặt lam vào giá ñỡ, ñể khô nơi thoáng mát, không hơ nóng hoăc phơi nắng và khi lam thật khô, ñem soi bằng kính hiển vi. + Kỹ thuật soi lam máu trên giọt dày: Kính có ñộ phóng ñại 7x100 hoặc 10x100. Chỉ xác ñịnh lam âm tính sau khi ñã soi ñược ít nhất 100 ñến 200 vi trường trên giọt dày mà không thấy KSTSR. • • • • Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to - Cặp nhiệt ñộ hố nách khoảng 15 phút, nếu nhiệt ñộ cơ thể ñối tượng nghiên cứu lớn hơn 37,50 C ñược chẩn ñoán là có sốt. - Khám lâm sàng xác ñịnh lách to ñược chia thành 4 ñộ: + Lách số 1: Bờ dưới lách ñến gần ¼ ñường từ mạng sườn trái tới rốn. + Lách số 2: Bờ dưới lách nằm ở ¼ ñến ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn. + Lách số 3: Bờ dưới lách nằm quá ½ ñường từ mạng sườn trái tới rốn. + Lách số 4: Bờ dưới lách nằm ngang hoặc quá rốn. • • • • Kỹ thuật ñiều tra KAP - Vật liệu: Bộ câu hỏi ñiều tra KAP (Phụ lục 1) dựa trên các tài liệu của Viện SR - KST - CT Trung ương, Viện SR – KST - CT Quy Nhơn, bộ môn KST Trường Đại học Tây Nguyên, bộ câu hỏi KAP gồm các câu hỏi ñóng - mở dễ hiểu, phù hợp với các ñối tượng ñiều tra. - Kỹ thuật tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp tất cả những người trên 15 tuổi có khả năng nghe, hiểu và trả lời ñể ñiều tra sự hiểu biết, thái ñộ và thực hành PCSR. Ghi nhận thông tin vào các phiếu ñiều tra. 2.3.3.2. Các phương pháp thu thập số liệu - Thành lập nhóm nghiên cứu gồm 3 bác sỹ khám bệnh và 1 bác sỹ phỏng vấn KAP, 2 cử nhân xét nghiệm lấy lam máu và xét nghiệm. - Tiến hành phỏng vấn KAP theo bộ câu hỏi, trong khi phỏng vấn kết hợp quan sát kiểu nhà, cấu trúc nhà, màn, tình hình sử dụng màn và hành vi ngủ màn của người dân.
  • 40. 30 - Điều tra nghiên cứu với các phương tiện và vật liệu gồm: Dụng cụ khám bệnh (nhiệt kế, ống nghe), dụng cụ xét nghiệm (kính hiển vi, lam kính, bông, cồn, giemsa, xylen). - Xác ñịnh BNSR qua thăm khám lâm sàng theo hướng dẫn chẩn ñoán ñiều trị SR của Bộ Y tế năm 2009 và xác ñịnh các ca BNSR có KSTSR (+) bằng cách lấy lam máu nhuộm giemsa, xét nghiệm ngay hôm sau theo phương pháp soi nhuộm giemsa. - Xác ñịnh tỷ lệ lách to qua thăm khám lâm sàng, phân ñộ lách to theo phương pháp của Hackett (TCYTTG, 1963). - Các yếu tố sinh ñịa cảnh, yếu tố thời tiết ñược thu thập số liệu căn cứ vào phân vùng dịch tễ SR tại Việt Nam và sinh cảnh rừng, nhiệt ñộ, ñộ cao, ñộ ẩm và lượng mưa qua ñiều tra của cơ quan khí tượng thủy văn và các thông tin khác, ngoài ra các yếu tố kinh tế - xã hội ñược thu thập qua ñiều tra. 2.3.3.3. Các chỉ số nghiên cứu Bảng 2.1. Các chỉ số nghiên cứu Nhóm biến số Các Biến số Các chỉ số Phương pháp thu thập Công cụ thu thập Nguồn lực 1. Nhóm biến số chung Giới tính % giới tính/ tổng số ñiều tra Phỏng vấn Bộ câu hỏi KAP Bác sỹ Thành phân dân tộc % nhóm dân tộc/ tổng số ñiều tra Phỏng vấn Bộ câu hỏi KAP Bác sỹ 2. Ca bệnh Ca bệnh theo giới tính % ca bệnh theo giới tính/ tổng số ca bệnh Khám bệnh, xét nghiệm Khám bệnh, nhiệt kế, kính hiển vi Bác sỹ Ca bệnh theo tuổi % ca bệnh theo tuổi / tổng số ca bệnh Khám bệnh, xét nghiệm Khám bệnh, nhiệt kế, kính hiển vi Bác sỹ
  • 41. 31 Ca bệnh theo dân tộc % ca bệnh theo dân tộc / tổng số ca bệnh Khám bệnh, xét nghiệm Khám bệnh, nhiệt kế, kính hiển vi Bác sỹ 3. Ký sinh trùng sốt rét KSTSR theo giới tính % KSTSR theo giới tính/ tổng số lam ñiều tra Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân và KTV KSTSR theo tuổi % KSTSR theo tuổi / tổng số lam ñiều tra Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân và KTV KSTSR theo dân tộc % KSTSR theo dân tộc/ tổng số lam ñiều tra Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân và KTV Cơ cấu KSTSR % loại KSTSR/ tổng số lam ñiều tra Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân và KTV Sự lây truyền SR % giao bào / tổng số lam ñiều tra Xét nghiệm Kính hiển vi Cử nhân và KTV 4.Kiến thức, thái ñộ, thực hành Biết nguyên nhân gây BN SR % biết ñúng/ tổng số ñiều tra Phỏng vấn Bộ câu hỏi KAP Bác sỹ Biểu hiện của bệnh SR % biết ñúng/ tổng số ñiều tra Phỏng vấn Bộ câu hỏi KAP Bác sỹ Thực hành khi bị SR % hành vi ñúng/ tổng số ñiều tra Phỏng vấn Bộ câu hỏi KAP Bác sỹ Cách phòng bệnh SR % hành vi ñúng/ tổng số ñiều tra Phỏng vấn Bộ câu hỏi KAP Bác sỹ
  • 42. 32 2.3.3.4. Khái niệm biết ñúng, thái ñộ ñúng và hành vi ñúng trong ñiều tra KAP - Biết ñúng về ñường lây truyền bệnh SR: Do muỗi ñốt - Biết ñúng về tính chất lây truyền bệnh SR: Bệnh SR có lây - Biết ñúng về triệu chứng bệnh SR: Có sốt hoặc có sốt và rét run, vã mồ hôi. - Biết ñúng về xét nghiệm máu khi SR: Cần phải xét nghiệm . - Biết ñúng về thuốc ñiều trị SR: Thuốc SR - Biết ñúng về các biện pháp PCSR: Một trong các biện pháp ngủ màn, uống thuốc phòng, phát quang bụi rậm, phun tẩm hoá chất hoặc hun khói xua muỗi. - Biết ñúng về nơi ñiều trị bệnh SR: Trạm Y tế, Bệnh viện. - Thái ñộ ñúng ñối với bệnh SR: Bệnh SR nguy hiểm. - Thái ñộ ñúng ñối với ñiều trị bệnh SR: Bệnh SR ñiều trị ñược. - Thái ñộ ñúng về phòng chống bệnh SR: Bệnh SR phòng ñược. - Thái ñộ ñúng về ngủ màn PCSR: Ngủ màn phòng ñược SR. - Hành vi người dân ñến nơi ñiều trị ñúng: Trạm Y tế, Bệnh viện huyện hoặc Y tế tư nhân. - Hành vi ñúng khi sử dụng thuốc ñể ñiều trị SR: Dùng thuốc SR. - Hành vi ñúng phòng chống muỗi ñốt khi ngủ: Ngủ màn thường xuyên. - Hành vi ñúng phòng chống muỗi môi trường nhà ở: Vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà ở, khai thông cống rảnh, phát quang bụi rậm. 2.3.3.5. Một số thuật ngữ dùng trong luận văn - Dân di cư tự do: Người dân nhập cư không có tổ chức, không ñược sự cho phép của chính quyền của nơi ñi và ñến, cư trú tại Đắk Lắk từ 1 - 2 năm, tính ñến thời ñiểm ñiều tra [8]. - Rẫy: Mảnh ñất vườn ở bìa rừng hoặc trong rừng xa nơi cư trú của người dân có thể từ vài cây số ñến hàng chục cây số ñường rừng, ñi lại khó khăn. - Ngủ rẫy: Hành vi ngủ qua ñêm ở trong nhà chòi, lều trong rẫy của người
  • 43. 33 dân ñể trồng trọt, canh giữ rẫy theo thời vụ, thời gian có thể một vài ñêm ñến hàng tháng. 2.3.3.6. Sai số có thể gặp và cách hạn chếe - Để hạn chế tốt nhất sai sót, tất cả các cán bộ tham gia nghiên cứu ñều ñược tập huấn, giao nhiệm vụ cụ thể và ñược giám sát khi thực hiện các cuộc ñiều tra. Các lam máu ñược soi bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của khoa xét nghiệm Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn, các trường hợp lách to ñều ñược khám lâm sàng kỹ ñể loại trừ lách to do các bệnh không phải SR. - Sai số có thể gặp trong phỏng vấn KAP do ngôn ngữ bất ñồng giữa người phỏng vấn và người ñược phỏng vấn. Hạn chế sai số bằng cách chọn người ñịa phương là cán bộ y tế xã hoặc cán bộ xã hoặc y tế thôn, buôn cùng ñi phỏng vấn và làm phiên dịch. - Sự hiện diện của cán bộ ñiều tra khi phỏng vấn là một người lạ ñối với cộng ñồng, nhất là ñồng bào dân tộc thiểu số ngại tiếp xúc với người lạ dễ làm sai lệch thông tin ñiều tra nên chúng tôi chọn những người ñiều tra là cán bộ quen biết với thôn/ buôn ñó (cộng tác viên y tế thôn, cán bộ phụ nữ, …) - Do phong tục tập quán ñi làm xa (ñi rừng, rẫy và ngủ tại chỗ) nên không thể tiếp cận ñược trong cuộc ñiều tra cắt ngang là một hạn chế khó có thể khắc phục ñược trong nghiên cứu này. 2.3.4 Xử lý số liệu: Số liệu ñược phân tích bằng phần mềm STATA 10.0 - Thống kê mô tả và thống kê phân tích. - Những số thống kê cần tính bao gồm: + Tần số, tỷ lệ % và khoảng tin cậy 95% các tỷ lệ nghiên cứu. + Tỷ số tỷ lệ hiện mắc (PR) và khoảng tin cậy 95% của PR khi xác ñịnh số ño kết hợp mối liên quan giữa một số yếu tố với tỷ lệ hiện mắc SR. + Trung bình và ñộ lệch chuẩn của các biến số ñịnh lượng.
  • 44. 34 - Sử dụng phép kiểm: Do số SR ñược chẩn ñoán xác ñịnh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là thấp nên không thể xử lý thống kê và trong nghiên cứu này chúng tôi so sánh tỷ lệ mắc bệnh SR chung theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế [3]. + Phân tích ñơn biến: Khi so sánh các tỷ lệ giữa các nhóm nghiên cứu và PR liên quan giữa SR với một số yếu tố thì dùng phép kiểm chi bình phương (Chi- squared test) hoặc phép kiểm chính xác Fisher (Fisher’s exact test) khi có 20% tần số mong ñợi trong bảng 5. + Phân tích ña biến: Khi lượng giá ñồng thời mối liên quan giữa tỷ lệ hiện mắc SR với một số yếu tố qua mô hình hồi qui ña biến thì sử dụng hồi qui Poisson (Poisson’s regression) vì một số nghiên cứu ñã cho thấy rằng trong nghiên cứu cắt ngang, khi tỷ lệ hiện mắc của một sự kiện ≥ 10% thì dùng mô hình hồi qui logistic (logistic regression) sẽ ước tính tỷ số chênh OR (odds ratio) cao hơn mức thực tế. Sau khi phân tích ñơn biến thì chỉ dùng các yếu tố liên quan với mức ý nghĩa thống kê p0,1 mới ñưa vào mô hình phân tích ña biến ñể tránh giảm ñi ảnh hưởng của các yếu tố lên tỷ lệ SR vì hiện tượng các biến song song. - Kết quả ñạt ñược có ý nghĩa thống kê khi p0,05. 2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU - Các số liệu chỉ nhằm mục ñích phục vụ cho nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu, ý kiến ñề xuất ñược sử dụng vào mục ñích phục vụ sức khoẻ nhân dân ngoài ra không cho mục ñích nào khác. - Đối tượng nghiên cứu ñược biết trước về mục ñích yêu cầu của ñề tài, sẵn sàng và tự nguyện tham gia, hợp tác vào nghiên cứu. Những ñối tượng từ chối không hợp tác sẽ không ñưa vào ñối tượng nghiên cứu. - Tất cả các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu tại thực ñịa tuân thủ theo các quy ñịnh về khám chữa bệnh do Bộ Y tế, chương trình quốc gia PCSR ban hành. - Các bệnh nhân SR ñược ñiều trị bằng thuốc ñặc hiệu.
  • 45. 35 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỰC TRẠNG MẮC SỐT RÉT Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Một số ñặc ñiểm về ñối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ % 15 tuổi 175 29,5 ≥ 15 tuổi 419 70,5 Tổng số 594 100,0 ≥ 15 tuổi, 419, 70,5% 15 tuổi, 175, 29,5% 15 tuổi ≥ 15 tuổi Biểu ñồ 3.1. Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu Nhận xét Mẫu nghiên cứu bao gồm 594 người ghi nhận: tuổi trung bình: 27 ± 17,9 tuổi, nhỏ nhất là 1 tuổi, cao nhất là 92 tuổi. Phân nhóm tuổi: 29,5% trẻ em dưới 15 tuổi và số người tuổi ≥ 15 tuổi chiếm 70,5%.
  • 46. 36 Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu Giới Tần số Tỷ lệ % Nam 261 43,9 Nữ 333 56,1 Tổng số 594 100,0 Nhận xét: Trong mẫu nghiên cứu: Tỷ lệ nữ (56,1%) nhiều hơn nam (43,9%). Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ dân tộc trong mẫu nghiên cứu Dân tộc Tần số Tỷ lệ % Bản ñịa 425 71,6 Kinh 100 16,8 Di cư ñến 69 11,6 Tổng số 594 100,0 Nhận xét Mẫu nghiên cứu bao gồm: Dân tộc bản ñịa sinh sống lâu ñời tại ñịa phương chiếm tỷ lệ ña số 71,6%. Dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số di cư từ phía Bắc vào lần lượt là 16,8% và 11,6%. 3.1.2. Thực trạng mắc sốt rét Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ hiện mắc SR chung Sốt rét Tần số Tỷ lệ % KTC 95% Không 552 92,9 90,9 - 95,0 Có 42 7,1 5,0 - 9,2 Tổng 594 100,0 Nhận xét: Trong 594 ñối tượng ñiều tra, có 42 BN SR, chiếm 7,1% (KTC 95%: 5,0 - 9,2%)
  • 47. 37 Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ hiện mắc SR chung theo dân tộc và giới tính Chỉ số n Mắc sốt rét Tỷ lệ % Giới tính Nam 261 25 9,6 Nữ 333 17 5,1 Tổng số 594 42 7,1 Dân tộc Bản ñịa 425 35 8,8 Di cư 69 3 4,3 Kinh 100 4 4,0 Tổng số 594 42 7,1 Nhận xét: Mẫu nghiên cứu bao gồm 594 người ghi nhận: - Tỷ lệ mắc SR nam nhiều hơn nữ lần lượt là 9,6% và 5,1%. - Tỷ lệ mắc SR ở người dân tộc bản ñịa là 8,2%, dân tộc di cư ñến và dân tộc Kinh có tỷ lệ m,ắc SR tương ñương nhau lần lượt là 4,3% và 4%. Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ mắc SR có KSTSR dương tính KSTSR Tần số Tỉ lệ % KTC 95% Âm tính 580 97,6 96,4 - 98,9 Dương tính 14 2,4 1,1 - 3,6 Tổng 594 100,0 Nhận xét: Trong 594 ñối tượng ñiều tra, có 14 ñối tượng có KSTSR trong máu, chiếm 2,4% (KTC 95%: 1,1 - 3,6%).
  • 48. 38 Bảng 3.7. Phân bố cơ cấu KSTSR Loại KSTSR Tần số Tỉ lệ % P.falciparum 12 85,7 P.vivax 2 14,3 Tổng 14 100,0 P.falciparum, 12, 85,7% P.vivax, 2, 14,3% P.falciparum P.vivax Biểu ñồ 3.2. Cơ cấu KSTSR Nhận xét: Trong 14 ñối tượng có KSTSR trong máu, hay gặp P.falciparum chiếm 85,7%; P.vivax chỉ chiếm 14,3%. Bảng 3.8. Tỷ lệ lách to ở bệnh nhân SR Lách to Tần số Tỉ lệ % Không 36 85,7 Có 6 14,3 Tổng 42 100,0 Nhận xét: Trong 594 mẫu nghiên cứu có 6 trường hợp lách to ( tất cả ñều lách số 1), tỷ lệ 1,0%. Tất cả những người có lách to ñều nằm trong số hiện ñang mắc SR, tỷ lệ bệnh nhân SR có lách to chiếm 14,3%.
  • 49. 39 Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ mắc SR chung và theo tuổi Nhóm tuổi n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % ≥ 15 tuổi 419 37 8,8 3,1 1,2 - 7,7 0,010 15 tuổi 175 5 2,9 Tổng 594 42 7,1 175 5 419 37 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 15 tuổi ≥ 15 tuổi n Mắc SR Biểu ñồ 3.3. Tỷ lệ mắc SR chung và theo tuổi Nhận xét Tỷ lệ SR ở ñối tượng có ñộ tuổi từ 15 trở lên là 8,8%; ở ñối tượng nhỏ hơn 15 tuổi là 2,9%. Tỷ lệ SR ở nhóm tuổi từ 15 trở lên gấp 3,1 lần so với nhóm tuổi nhỏ hơn 15 tuổi, có ý nghĩa thống kê với p = 0,010. 3.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI MẮC SỐT RÉT Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Sau khi tiến hành ñiều tra sàng lọc 594 ñối tượng ñể xác ñịnh tỷ lệ SR và KSTSR dương tính trong máu, chúng tối tiến hành phỏng vấn tất cả ñối tượng từ 15 tuổi trở lên trong mẫu sàng lọc ñể tìm hiểu mối liên quan giữa một số yếu tố với SR. Kết quả có 419 ñối tượng từ 15 tuổi trở lên thỏa mãn tiêu chí ñưa vào nghiên cứu, trong ñó có 37 ñối tượng ñang mắc SR, chiếm 8,8%.
  • 50. 40 3.2.1. Đặc ñiểm ñối tượng ñiều tra KAP Bảng 3.10. Đối tượng ñiều tra KAP theo giới tính và dân tộc Chỉ số n Tỷ lệ % Giới tính Nam 168 40,1 Nữ 251 59,9 Tổng số 419 100,0 Dân tộc Bản ñịa 286 68,3 Kinh, di cư 133 31,7 Tổng số 419 100,0 Nam 168 Bản ñịa 286 Nữ 251 Kinh, di cư 133 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 Giới tính Dân tộc Biểu ñồ 3.4. Giới tính và dân tộc của ñối tượng ñiều tra KAP Nhận xét: Đối tượng ñiều tra KAP là nam chiếm tỷ lệ 40,1%, nữ chiếm tỷ lệ 59,9%. Người dân tộc bản ñịa chiếm 68,3%, dân tộc Kinh và di cư chiếm tỷ lệ 31,7%.
  • 51. 41 3.2.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan ñến mắc sốt rét 3.2.2.1. Liên quan ñến giới tính, dân tộc, trình ñộ học vấn, nghề nghiệp và biết tiếng Kinh Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo giới tính Giới tính n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Nam 168 22 13,1 2,2 1,2 - 4,1 0,012 Nữ 251 15 6,0 Tổng 419 37 8,8 168 22 251 15 0 50 100 150 200 250 300 Nam Nữ n Mắc SR Biểu ñồ 3.5. Tỷ lệ mắc SR theo giới tính Nhận xét: Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nam là 13,1%, nữ 6,0%. Tỷ lệ SR ở nam gấp 2,2 lần so với nữ, có ý nghĩa thống kê với p = 0,012.
  • 52. 42 Bảng 3.12. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo dân tộc Dân tộc n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Bản ñịa 286 31 10,8 2,4 1,1-5,6 0,034 Kinh, di cư ñến 133 6 4,5 Tổng 419 37 8,8 286 133 31 6 0 50 100 150 200 250 300 350 DT bản ñịa DTKinh,dicư n Mắc SR Biểu ñồ 3.6. Tỷ lệ mắc SR theo dân tộc Nhận xét Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở dân tộc bản ñịa (thiểu số tại chỗ) là 10,8%; dân tộc khác (Kinh, di cư từ phía Bắc ñến) là 4,5%. Tỷ lệ SR ở dân tộc bản ñịa gấp 2,4 lần so với dân tộc Kinh và di cư từ phía Bắc ñến, có ý nghĩa thống kê với p = 0,034.
  • 53. 43 Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo trình ñộ học vấn TĐ học vấn n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Cấp 1 trở xuống 168 21 12,5 2,0 1,1 - 3,6 0,030 Cấp 2 trở lên 251 16 6,4 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm học vấn từ cấp 1 trở xuống là 12,5%; ở nhóm học vấn từ cấp 2 trở lên là 6,4%. Tỷ lệ SR ở nhóm học vấn từ cấp 1 trở xuống gấp 2 lần so với nhóm học vấn từ cấp 2 trở lên, có ý nghĩa thống kê với p = 0,030. Bảng 3.14. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Học sinh, sinh viên 88 4 4,5 1 Tham chiếu Cán bộ công chức 28 2 7,1 1,6 0,3 - 8,1 0,588 Nông dân 303 31 10,2 2,3 0,8 - 6,2 0,100 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét: Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên theo nhóm nghề nghiệp khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,241. Nếu lấy nhóm học sinh, sinh viên làm tham chiếu, nhóm cán bộ công chức và nông dân có tỷ lệ SR gấp lần lượt là 1,6 và 2,3 lần nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p ñều 0,05.
  • 54. 44 Bảng 3.15. Phân bố tỷ lệ SR theo biết tiếng Kinh Tiếng Kinh n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không biết 174 17 9,8 1,2 0,6 - 2,2 0,569 Biết 245 20 8,2 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm không biết và biết tiếng Kinh lần lượt là 9,8% và 8,2%. Tỷ lệ SR ở nhóm không biết và biết tiếng Kinh khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,569. 3.3.2.2. Liên quan với kiến thức ñối với bệnh sốt rét Bảng 3.16. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñường lây của bệnh SR Kiến thức về ñường lây n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 38 3 7,9 0,9 0,3 - 2,7 0,987* Đúng 381 34 8,9 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét: - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng ñường lây của bệnh SR do muỗi ñốt là khá cao 381/419 (90,9%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về ñường lây bệnh SR lần lượt là 7,9% và 8,9%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về ñường lây bệnh SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,987.
  • 55. 45 Bảng 3.17. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về sự lây của bệnh SR Kiến thức về bệnh lây n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 39 1 2,6 0,3 0,1 - 1,9 0,233* Đúng 380 36 9,5 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng sự lây lan của bệnh SR là khá cao 380/419 (90,7%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về sự lây lan của bệnh SR lần lượt là 2,6% và 9,5%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về sự lây lan bệnh SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,233. Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về triệu chứng của bệnh SR Kiến thức về triệu chứng sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 162 12 7,4 0,8 0,4 - 1,5 0,415 Đúng 257 25 9,7 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng triệu chứng của bệnh SR chiếm 257/419 (61,3%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về triệu chứng của bệnh SR lần lượt là 7,4% và 9,7%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về triệu chứng của bệnh SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,415.
  • 56. 46 Bảng 3.19. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về bệnh SR có thể ñiều trị ñược Kiến thức về SR ñiều trị ñược n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 41 2 4,9 0,5 0,1 - 2,1 0,561* Đúng 378 35 9,3 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng về bệnh SR có thể ñiều trị ñược là khá cao 378/419 (90,2%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về bệnh SR có thể ñiều trị ñược lần lượt là 4,9% và 9,3%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về bệnh SR có thể ñiều trị ñược khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,561. Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về nơi ñiều trị của bệnh SR Kiến thức về nơi ñiều trị sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 153 10 6,5 0,6 0,3 - 1,3 0,209 Đúng 266 27 10,2 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng nơi ñiều trị của bệnh SR chiếm 266/419 (63,5%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về nơi ñiều trị của bệnh SR lần lượt là 6,5% và 10,2%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về nơi ñiều trị của bệnh SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,209.
  • 57. 47 Bảng 3.21. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về bệnh SR có thể phòng ñược Kiến thức về phòng ñược sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 46 10 21,7 3,0 1,6-5,8 0,003* Đúng 373 27 7,2 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét: - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng về bệnh SR có thể phòng tránh trị ñược là khá cao 373/419 (89,0%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về bệnh SR có thể phòng ñược lần lượt là 21,7% và 7,2%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức không ñúng về bệnh SR có thể phòng ñược gấp 3 lần so với nhóm có kiến thức ñúng, có ý nghĩa thống kê với p = 0,003. Bảng 3.22. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ngủ màn ñể phòng SR Kiến thức về ngủ màn phòng bệnh n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 111 17 15,3 2,4 1,3 - 4,3 0,005 Đúng 308 20 6,5 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng về ngủ màn ñể phòng SR chiếm 308/419 (73,5%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về ngủ màn ñể phòng bệnh SR lần lượt là 15,3% và 6,5%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức không ñúng về ngủ màn ñể phòng bệnh SR gấp 2,4 so với nhóm có kiến thức ñúng, có ý nghĩa thống kê với p = 0,005.
  • 58. 48 Bảng 3.23. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về uống thuốc phòng SR Kiến thức về thuốc phòng sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 142 14 9,9 1,2 0,6 - 2,2 0,595 Đúng 277 23 8,3 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng uống thuốc phòng bệnh SR chiếm 277/419 (66,1%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về uống thuốc phòng bệnh SR lần lượt là 9,9% và 8,3%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về uống thuốc phòng bệnh SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,595. Bảng3.24. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR Kiến thức về phun thuốc phòng sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 11 2 18,2 2,1 0,6 - 7,7 0,252* Đúng 408 35 8,6 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR là khá cao 408/419 (97,4%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR lần lượt là 18,2% và 8,6%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về phun, tẩm hóa chất ñể phòng SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,252.
  • 59. 49 Bảng 3.25. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về phát quang quanh nhà ñể phòng SR Kiến thức về phát quang quanh nhà phòng sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 44 10 22,7 3,2 1,6 - 6,1 0,002* Đúng 375 27 7,2 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng về phát quang quanh nhà ñể phòng SR là khá cao 375/419 (89,5%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về phát quang quanh nhà ñể phòng SR lần lượt là 22,7% và 7,2%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức không ñúng về phát quang quanh nhà ñể phòng SR gấp 3,2 lần so với nhóm có kiến thức ñúng, có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. Bảng 3.26. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ñốt hương xua muỗi ñể phòng SR Kiến thức về ñốt hương xua muỗi phòng sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 236 21 8,9 1,1 0,5 - 1,9 0,956 Đúng 183 16 8,7 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét - Kết quả ñiều tra về kiến thức của người dân cho thấy tỷ lệ người dân biết ñúng ñốt hương xua muỗi ñể phòng bệnh SR chiếm 183/419 (43,7%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có kiến thức không ñúng và ñúng về ñốt hương xua muỗi ñể phòng SR lần lượt là 8,9% và 8,7%. Tỷ lệ SR ở nhóm có kiến thức ñúng và không ñúng về ñốt hương xua muỗi ñể phòng SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,956.
  • 60. 50 3.3.2.3. Liên quan với thái ñộ ñối với bệnh sốt rét Bảng 3.27. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh SR Thái ñộ về sự nguy hiểm của bệnh sốt rét n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không ñúng 33 2 6,1 0,7 0,2 - 2,7 0,755* Đúng 386 35 9,1 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét - Kết quả ñiều tra về thái ñộ của người dân cho thấy tỷ lệ người dân có thái ñộ ñúng về sự nguy hiểm bệnh SR là khá cao 386/419 (92,1%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có thái ñộ không ñúng và ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR lần lượt là 6,1% và 9,1%. Tỷ lệ SR ở nhóm có thái ñộ ñúng và không ñúng về sự nguy hiểm của bệnh SR khác nhau không có ý nghĩa thống kê với p = 0,755. 3.3.2.4. Liên quan với hành vi ñối với bệnh sốt rét Bảng 3.28. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ màn Ngủ màn n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không 111 17 15,3 2,4 1,3 - 4,3 0,005 Có 308 20 6,5 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét - Kết quả ñiều tra về hành vi của người dân cho thấy tỷ lệ người dân ngủ màn là 308/419 (73,5%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm không ngủ màn và ngủ màn lần lượt là 15,3% và 6,5%. Tỷ lệ SR ở nhóm không ngủ màn gấp 2,4 lần so với nhóm ngủ màn, có ý nghĩa thống kê với p = 0,005.
  • 61. 51 Bảng 3.29. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ rẫy Ngủ rẫy n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Có 224 26 11,6 2,1 1,1 - 4,1 0,032 Không 195 11 5,6 Tổng 419 37 8,8 Nhận xét - Kết quả ñiều tra về hành vi của người dân cho thấy tỷ lệ người dân ngủ rẫy là 224/419 (53,5%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm có và không ngủ rẫy lần lượt là 11,6% và 5,6%. Tỷ lệ SR ở nhóm có ngủ rẫy gấp 2,1 lần so với nhóm không ngủ rẫy, có ý nghĩa thống kê với p = 0,032. Bảng 3.30. Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thói quen phát quang quanh nhà Thói quen phát quang quanh nhà n Sốt rét PR KTC95% p Tần số % Không 29 7 24,1 3,1 1,5 - 6,5 0,009* Có 390 30 7,7 Tổng 419 37 8,8 * Fisher’ exact test Nhận xét - Kết quả ñiều tra về hành vi của người dân cho thấy tỷ lệ người dân có thói quen phát quang quanh nhà chiếm tỉ lệ khá cao 390/419 (93,1%). - Tỷ lệ SR ñối tượng từ 15 tuổi trở lên ở nhóm không có và có thói quen phát quang quanh nhà lần lượt là 24,1% và 7,7%. Tỷ lệ SR ở nhóm không có thói quen phát quang quanh nhà gấp 3,1 lần so với nhóm có thói quen này, có ý nghĩa thống kê với p = 0,009.
  • 62. 52 3.2.2.5. Liên quan giữa một số yếu tố với bệnh sốt rét qua phân tích hồi qui ña biến Bảng 3.31. Mối liên quan giữa một số yếu tố với SR qua phân tích ña biến TT Yếu tố PR KTC 95% p 1 Giới nam 1,6 0,8 - 3,3 0,172 2 Dân tộc thiểu số bản ñịa 1,8 0,7 - 4,5 0,184 3 Học vấn từ cấp 1 trở xuống 1,5 0,6 - 3,4 0,388 4 Không biết SR có thể phòng ñược 1,5 0,7 - 3,4 0,308 5 Không biết ngủ màn ñể phòng SR 1,8 0,6 - 5,2 0,294 6 Không biết phát quang ñể phòng SR 1,1 0,4 - 2,8 0,956 7 Không ngủ màn 3,3 1,3 - 8,3 0,013 8 Ngủ rẫy 3,7 1,4 - 10,3 0,011 9 Không phát quang quanh nhà 2,6 1,1 - 6,2 0,032 Nhận xét Qua phân tích ñơn biến, có 9 yếu tố về biến số nền, kiến thức, thái ñộ và hành vi có liên quan SR với p 0,1. Tất cả ñược ñưa vào mô hình phân tích ña biến bằng hồi qui Poisson, có 3 yếu tố: Không ngủ màn, ngủ rẫy và không phát quang quanh nhà là có liên quan ñộc lập (tất cả p 0,05) và làm tăng tỷ lệ SR (tất cả PR ñều 1).
  • 63. 53 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. VỀ MẪU NGHIÊN CỨU KrôngNa là xã biên giới thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk gồm 9 thôn buôn với tổng dân số là 4722 người, trong ñó người ñồng bào dân tộc thiểu số là 3674 người ( chiếm 77,8% ), nữ: 2418 người ( chiếm 51,2% ). Mẫu ñiều tra cắt ngang 594 người dân sống tại xã KrôngNa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào tháng 5/2011 ghi nhận 29,5% trẻ em dưới 15 tuổi và số người ≥ 15 tuổi chiếm 70,5%. Về phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính thì nữ gặp nhiều hơn nam, nữ chiếm 56,1% và nam chiếm 43,9%. Điều này liên quan ñến việc người dân ñi làm rẫy hay ñi rừng và ở lại trong rẫy hay trong rừng mà nghiên cứu không thể tiếp cận ñược. Dân tộc thiểu số chiếm 83,2% trong mẫu nghiên cứu ( dân tộc thiểu số bao gồm cả dân tộc tại chỗ và dân tộc phía bắc di cư vào), dân tộc Kinh chỉ có tỷ lệ là 16,8%. Như vậy, trong mẫu nghiên cứu thì cơ cấu nam nữ cũng như thành phần dân tộc ñã ñại diện ñược cho cộng ñồng dân cư của xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao và nhất là dân tộc thiểu số tại chỗ có trình ñộ học vấn thấp, khả năng sử dụng tiếng Kinh chưa rành là một hạn chế lớn của ñề tài mà chúng tôi ñã nêu lên trong phần phương pháp nghiên cứu, trong mẫu ñiều tra cho biết có 41,5% người dân tộc thiểu số không biết hoặc không rành tiếng Kinh. Hơn nữa, do tình trạng ngại tiếp xúc với người lạ nên cũng hạn chế khả năng thu thập ñúng thông tin mà nghiên cứu muốn. Mặc dù ñể hạn chế những sai sót này, nghiên cứu ñã thu thập thông tin nhờ những người ñịa phương biết rành tiếng Kinh thông dịch nhưng biện pháp này chỉ có thể làm giảm phần nào sai số chứ không thể kiểm soát ñược tất cả vì sự hiện diện của cán bộ ñiều tra là một người lạ với cộng ñồng của họ.
  • 64. 54 4.2. VỀ THỰC TRẠNG HIỆN MẮC SỐT RÉT Như chúng ta ñã biết SR là bệnh lưu hành ñịa phương và có thể gây thành dịch với tỷ lệ mắc SR thay ñổi theo ñịa phương và ở tại mỗi ñịa phương thì tỷ lệ mắc cũng khác nhau theo thời gian như mùa mưa hay mùa nắng. Sự thay ñổi các yếu tố khí hậu, thời tiết, kinh tế, xã hội cũng tác ñộng ñến tỷ lệ này. Nghiên cứu này là một cuộc ñiều tra cắt ngang tại hộ gia ñình ghi nhận nên cũng chỉ phản ảnh một phần về tỷ lệ mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 594 ñối tượng ñiều tra thì theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế có 42 (7,1%) trường hợp ñược chẩn ñoán SR, trong ñó có 14 (2,4%) trường hợp SR tìm thấy KSTSR trong máu [3]. Phân tích kết quả ñiều tra tại xã KrôngNa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ mắc SR trung bình là 7,1%. Kết quả nghiên cứu này tương ñương với kết quả ñiều tra cắt ngang tỷ lệ mắc SR tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông năm 2005 là 7,87% cũng như kết quả nghiên cứu của Lê Đình Công, Lê Xuân Hùng và CS năm 1997 nghiên cứu cắt ngang 90 xã trên toàn quốc cho kết quả: Tỷ lệ SR chung cả nước: 7,1% [9] [4] . Tỷ lệ KSTSR/lam là 2,4%, kết quả này cao hơn kết quả ñiều tra dịch tễ của TTPCSR tỉnh Đắk Lắk các năm 2005 – 2006 ( 1,36% và 1,26 % ). Tỷ lệ này tương ñương với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Phan, Trần Quốc Túy, Lê Xuân Hùng [26] về tỷ lệ KSTSR/lam máu toàn quốc (2,72%), của Nguyễn Tân, Nguyễn Văn Chương và CS trong nghiên cứu tại ĐắkLắk [32] (2,07%). Sự khác biệt này ñược giải thích vào thời ñiểm nghiên cứu và ñịa ñiểm nghiên cứu khác nhau. Nếu so với tỷ lệ nhiễm KSTSR của khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2005 là 1,48%, năm 2006 là 1,54%; năm 2007 là 0,93%; năm 2008 là 0,69% thì tỷ lệ nhiễm KSTSR tại cộng ñồng này rất cao [52]. Về thành phần và cơ cấu KSTSR: Kết quả ñiều tra cho thấy chỉ có hai loài KST là P. falciparum và P. vivax trong thành phần KSTSR, không phát hiện các loài P.malariae và P.ovale. Tỷ lệ P.falciparum chiếm ưu thế 85,7%, ñiều này cho thấy khả năng gây nên SR nặng hoặc SRAT là rất cao.