SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
---------------------
BỔ SUNG KIẾN THỨC
MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ NGÀNH:
ĐỀ TÀI:
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & GIẢI PHÁP TÁI CẤU
TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
HVTH : Nguyễn Hoài Nam
CBHD :
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH..............2
1.1. Thị trường tài chính ...................................................................................................2
1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính:............................................................................2
1.1.2. Chức năng, vai trò thị trường tài chính:...............................................................2
1.1.2.1 Chức năng thị trường tài chính......................................................................2
1.1.2.2 Vai trò của thị trường tài chính .....................................................................3
1. 3 Cấu trúc thị trường tài chính:....................................................................................3
1.3.1 Thị trường tiền tệ:.................................................................................................3
1.3.2 Thị trường vốn:....................................................................................................4
1.4 Công cụ của thị trường tài chính ................................................................................4
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM................6
2.1 Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam:...................................................................6
2.1.1 Thị trường huy động vốn và thị trường tín dụng:................................................6
2.1.2 Thị trường liên ngân hàng: .................................................................................11
2.1.3 Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc:...............................................................12
2.1.4 Thị trường mở:....................................................................................................16
2.1.5 Thị trường hối đoái:............................................................................................17
2.2 Thực trạng thị trường vốn Việt Nam:......................................................................20
2.2.1 Thị trường trái phiếu:.........................................................................................21
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................................37
3.1 Một số giải pháp tái cấu trúc và phát triển thị trường tiền tệ (TTTT) :.......... Error!
Bookmark not defined.
3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho sự phát triển của TTTT.. Error!
Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1.2 Phát triển và hoàn thiện cấu trúc TTTT Việt Nam...........Error! Bookmark not
defined.
3.1.3 Phát triển hạ tầng và hoàn thiện quy tắc giao dịch của TTTT Việt Nam.. Error!
Bookmark not defined.
3.1.4 Hình thành và phát triển các nhà tạo lập thị trường ........Error! Bookmark not
defined.
3.1.5 Mở rộng quy mô và chủng loại các hàng hóa giao dịch đồng thời tăng.... Error!
Bookmark not defined.
cường thu hút các thành viên tham gia TTTT. ............Error! Bookmark not defined.
3.1.6 Hoàn thiện các nghiệp vụ NHTW tác động lên TTTT.....Error! Bookmark not
defined.
3.2.2 Thị trường chứng khoán .....................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................................Error! Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PHỤ LỤC
Hình 2.1 Cơ cấu lại tín dụng cho khách hàng do khó khăn của nền kinh tế ........................8
Hình 2.2 Diễn biến thị trường mở trong 2020....................................................................17
Hình 2.3 Diễn biến các tỷ giá điều hành của NHNN .........................................................18
Hình 2.4 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ...........................................................................19
Hình 2.5 Diễn biến US Dollar Index trong 1 năm qua.......................................................19
Hình 2.6 Tương quan phát hành TPCP và nhu cầu sử dụng vốn của NSNN.....................22
Hình 2.7 Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành 5 năm gần đây...................................28
(Ảnh: FiinGroup)................................................................................................................29
Hình 2.8 Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 và 2019. .........................29
Hình 2.9 ..............................................................................................................................34
Hình 2.10 Danh sách doanh nghiệp có kế hoạch phát hành tăng vốn lớn..........................35
Hình 3.1 Cấu trúc thị trường tiền tệ Việt Nam...................Error! Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khó
khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Thị trường tài chính của Việt Nam
còn chưa hoàn thiện, vì vậy khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra đã gây ra nhiều tác
động xấu như tỷ giá tăng làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, lãi xuất tăng cao làm giảm
khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế gây khó khăn cho các doanh nghiệp,… điều đó về
lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô nền kinh tế.
Vì vậy, nghiên cứu đề tài THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & GIẢI PHÁP TÁI
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY sẽ giúp
chúng ta nhìn thấy được tổng quan thị trường tài chính, thấy được những ưu và khuyết
điểm để đưa ra được những giải pháp tái cấu trúc phù hợp, mô hình thị trường tài chính
mới phải linh hoạt để thích ứng với những biến động bất thường của kinh tế thế giới.
Cấu trúc bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc thị trường tài chính
Chương 2: Thực trạng cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam hiện nay.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH
1.1. Thị trường tài chính
1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính:
TTTC là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính
thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. thị trường tài
chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế.
Để tạo lập và phát triển thị trường tài chính, cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó có
các yếu tố chính là:
 Đối tượng của thị trường tài chính: các nguồn cung cầu về vốn
 Các công cụ của thị trường tài chính: phải đa dạng, tạo ra các phương tiện
thuận tiện để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính;
 Các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: pháp nhân hay thể nhân đại
diện các nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia thị trường tài chính,
chủ yếu là các NHTM, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư..và
các công ty môi giới
1.1.2. Chức năng, vai trò thị trường tài chính:
1.1.2.1 Chức năng thị trường tài chính
 Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn
tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính:
a. TTTC đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh
doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi
đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.
b. TTTC thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.
c. TTTC giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người
có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn
vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay
đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình.
d. TTTC tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải
cách kinh tế của chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu
ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành
sản xuất kinh doanh trong nước.
e. TTTC cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi
tiền.
 Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;
 Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
1.1.2.2 Vai trò của thị trường tài chính
 TTTC thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến
khích tiết kiệm và đầu tư;
 TTTC góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;
 TTTC thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước
1. 3 Cấu trúc thị trường tài chính:
Có nhiều cách thức phân loại thị trường tài chính.
Nếu căn cứ vào thời gian vận động của vốn (kỳ hạn thanh toán của các chứng từ
giao dịch trên thị trường) thì thị trường tài chính có hai loại là thị trường tiền tệ và thị
trường vốn;
Nếu căn cứ vào cách thức huy động vốn thì sẽ có thị trường các công cụ nợ và thị
trường vốn cổ phiếu;
Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức thì sẽ có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Phần sau mô tả kỹ hơn về thị trường tài chính phân loại theo thời gian vận động của vốn:
1.3.1 Thị trường tiền tệ:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá
ngắn hạn có kỳ hạn dưới một năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế,
thường có độ an toàn cao
1.3.2 Thị trường vốn:
Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ
phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn gồm có:
 Thị trường tín dụng trung, dài hạn: vốn được chuyển giao qua các trung
gian tài chính.
 Thị trường chứng khoán: diễn ra hoạt động trao đổi mua bán các chứng
khoán có thời hạn trên 1 năm thể hiện dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu và
các công cụ chứng khoán phái sinh.
Hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các biến đổi (về giá cả, lãi
suất) trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn.
Ngược lại các thay đổi (về các chỉ số chứng khoán, thị giá cổ phiếu) của thị trường vốn
cũng phản ánh các hiện tượng tốt hay xấu trên thị trường tiền tệ. Các chính sách của nhà
nước như chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ… nếu phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho sự
hoạt động và phát triển của thị trường tiền tệ, nếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự
hoạt động của thị trường này.
1.4 Công cụ của thị trường tài chính
Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính, các công cụ chủ yếu được sử
dụng trên thị trường tài chính là các loại chứng khoán. Chứng khoán là chứng từ dưới
dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống thiết bị điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của
người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành; hoặc chứng khoán là chứng chỉ hoặc
bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối
với người phát hành.
Chứng khoán có nhiều loại khác nhau; có thể phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu
thức khác nhau:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Căn cứ vào kỳ hạn huy động: Chứng khoán ngắn hạn (dưới 1 năm) và Chứng
khoán trung và dài hạn (Trung hạn từ 1-5 năm, dài hạn là trên 5 năm)
 Căn cứ vào chủ thể phát hành: Chứng khoán chính phủ trung ương và địa phương;
Chứng khoán của các ngân hàng và tổ chức tín dụng và Chứng khoán doanh
nghiệp.
 Căn cứ vào lợi tức: Chứng khoán có lợi tức ổn định và Chứng khoán có lợi tức
không ổn định.
 Căn cứ vào tiêu chuẩn pháp lý: Chứng khoán vô danh và Chứng khoán hữu danh.
 Căn cứ vào tính chất chứng khoán: Cổ phiếu (chứng khoán vốn); Trái
phiếu (chứng khoán nợ) và Chứng khoán phái sinh.
 Căn cứ vào tính chất của người phát hành: Chứng khoán khởi thủy và Chứng
khoán thứ cấp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam:
2.1.1 Thị trường huy động vốn và thị trường tín dụng:
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động huy
động và cho vay vốn của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam diễn biến trái chiều. Trong
khi tiền gửi của dân cư bắt đầu tăng chậm lại kể từ tháng 6/2020 thì tiền gửi của doanh
nghiệp lại tăng rất mạnh trong những tháng trở lại đây.
Bên cạnh đó, huy động vốn tăng cao hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay của ngân hàng thương
mại... Những diễn biến này gợi mở hướng đi mới để huy động vốn và cho vay của các
ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Diễn biến trái chiều về huy động vốn
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính đến đến cuối tháng
9/2020, tổng phương tiện thanh toán nền kinh tế đạt hơn 11,48 triệu tỷ đồng, tăng 8,63%
so với đầu năm. Tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD)
trong cả nước tại thời điểm ngày 30/9/2020 là hơn 9,48 triệu tỷ đồng, tăng 7,85% so với
đầu năm và tăng 1,66% so với cuối tháng 8.
Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2020, tiền gửi của dân cư tại các TCTD là hơn 5,1 triệu tỷ
đồng, tăng 5,77% so với đầu năm và tăng 0,27% so với cuối tháng 8. Tiền gửi của dân cư
tăng khá mạnh những tháng đầu năm nhưng bắt đầu có dấu hiệu tăng chậm lại kể từ tháng
6/2020 đến tháng 9/2020.
Trong khi đó, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng khá mạnh trở lại trong những
tháng gần đây. Tại thời điểm ngày 30/9/2020, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) tại
các TCTD trong toàn quốc là hơn 4,37 triệu tỷ đồng, tăng 10,39% so với đầu năm và tăng
15% so với thời điểm cuối tháng 5/2020.
Đặc biệt là, tiền gửi của các TCKT có xu hướng thường tăng trưởng mạnh hơn so với tiền
gửi dân cư tại các TCTD trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2019, tiền gửi của
các TCKT tại các TCTD tăng 18,59% so với cuối năm 2018; trong khi của dân cư chỉ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tăng 10,36%. Tương tự trong năm 2018, tiền gửi của các TCKT tăng 16,06% so với cuối
năm 2017; trong khi tiền gửi của dân cư tăng 10,47%.
Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 2/2020, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD đã
giảm rõ rệt nhưng bắt đầu từ tháng 5/2020 đã tăng cao so với tháng trước. Mức tăng
trưởng tiền gửi của các TCKT vẫn duy trì ở mức cao trong các tháng 6, 8 và 9/2020.
Nguyên nhân chính là nhiều doanh nghiệp có nguồn tiền mặt lớn, không những không có
nhu cầu vay ngân hàng, mà ngược lại có nguồn tiền đem gửi ngân hàng. Điều này có thể
lý giải bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khả năng tiêu thụ hàng hóa trong nước và
xuất khẩu, khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng sụt giảm. Cơ hội đầu tư, mở rộng
sản xuất kinh doanh không có, nền kinh tế có nhiều rủi ro nên nhiều doanh nghiệp tạm
thời gửi tiền vào ngân hàng thương mại (NHTM).
Về diễn biến tiền gửi của dân cư tại NHTM, cũng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,
cơ hội đầu tư và kinh doanh thu hẹp, rủi ro ở mức độ lớn, tăng trưởng tín dụng đối với
nền kinh tế của các NHTM khó khăn nên các NHTM lần lượt giảm mạnh lãi suất huy
động vốn.
Nếu như cách đây hơn 1 năm, lãi suất tiền gửi nội tệ cao nhất của các NHTM như
VietAbank lên tới 9%/năm, SCB lên tới 8,6%/năm… thì từ tháng 6/2020 bắt đầu giảm và
đến cuối tháng 11/2020 giảm về mức cao nhất chỉ còn 7,1%- 7,3%/năm.
Do lãi suất giảm mạnh nên nhiều người chuyển sang kênh đầu tư mua trái phiếu doanh
nghiệp, đầu tư cổ phiếu, đầu tư bất động sản, mua vàng… Điều này khiến tiền gửi dân cư
tại NHTM giảm mạnh và có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng tiền gửi TCKT.
Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế còn nhiều khó khăn
Về cung ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế, theo số liệu của NHNN, tính đến ngày
17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế của các TCTD đã đạt hơn 8,79 triệu tỷ đồng,
tăng 7,26% so với cuối năm 2019; thấp chỉ bằng 2/3 so với mức tăng cùng kỳ năm 2019
(tăng 10,28%); trong đó, tín dụng bằng VND tăng 7,76%, tín dụng ngoại tệ giảm 0,69%.
Chi tiết về vốn tín dụng đầu tư cho một số lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế tính đến thời
điểm 30/10/2020 như sau: Dư nợ tín dụng của các TCTD đối với ngành nông, lâm, thủy
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sản tăng 5,22% so với cuối năm 2019; dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây
dựng tăng 5,81%; dư nợ tín dụng ngành thương mại dịch vụ tăng khoảng 8,2%.
Đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tính
đến ngày 30/10/2020, tăng 6,5% so với cuối năm 2019; lĩnh vực xuất khẩu tăng khoảng
10%; dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 7,21%; lĩnh vực công nghiệp hỗ
trợ giảm 3,83%; lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm 0,81%.
Như vậy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp hỗ trợ, sản
xuất ứng dụng công nghệ cao đang gặp rất nhiều khó khăn, quy mô bị thu hẹp, người lao
động thiếu việc làm. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này không có tiền trả nợ NHTM.
Hình 2.1 Cơ cấu lại tín dụng cho khách hàng do khó khăn của nền kinh tế
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong năm 2020, nền kinh tế gặp phải 2 khó khăn đột xuất lớn nhất, đó là đại dịch
Covid-19 và lũ lụt lịch sử tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, do đó, bên cạnh việc
giảm lãi suất cho vay, thì các TCTD còn phải cơ cấu lại nợ cho khách hàng.
Triển khai thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ
nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp
cấp do chủng mới của Covid - 19 nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19, các TCTD đã tiến hành đồng bộ các nội dung hỗ trợ theo quy
định.
Tính đến ngày 9/11/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 272.183
khách hàng, với dư nợ 341.855 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các TCTD trong cả nước cũng đã
miễn, giảm, hạ lãi suất cho 552.725 khách hàng với dư nợ 931.018 tỷ đồng. Đồng thời,
cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến ngày 9/11/2020
đạt 2.017.761 tỷ đồng cho 356.385 khách hàng.
Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các TCTD đã chủ động triển khai
nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Trong gần 2 tháng
qua, các TCTD nhanh chóng rà soát khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ miền Trung và Tây
Nguyên đợt tháng 10-11/2020. Theo đó, các TCTD đã khẩn trương hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn vốn vay cho khách hàng bằng nhiều hình thức sát thực tiễn. Tính đến ngày
15/11/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 1.360 khách hàng, với dư nợ gần
109 tỷ đồng, đồng thời, miễn giảm lãi vay cho 13.458 khách hàng, với dư nợ được miễn,
giảm lãi là 6.941 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cho vay mới để khôi phục sản xuất đối với 2.545
khách hàng với doanh số cho vay đạt 774 tỷ đồng.
Hướng dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn
Thời gian qua, NHNN đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn
tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm
thủy hải sản nói riêng, có sự cạnh tranh cho vay đông đảo của các loại hình TCTD khác
nhau. Đến nay, đã có trên 80 TCTD và 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nông nghiệp, nông thôn với địa bàn rộng khắp cả nước. Nhiều NHTM đã tham gia các
chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng
nông sản cho xuất khẩu.
Về cung ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước,
tính đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế của các tổ chức tín dụng đã
đạt hơn 8,79 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019; thấp chỉ bằng 2/3 so với
mức tăng cùng kỳ năm 2019 (tăng 10,28%); trong đó, tín dụng bằng VND tăng 7,76%, tín
dụng ngoại tệ giảm 0,69%.
Tính bình quân giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn đạt 19,83%, cao hơn mức tăng 16,02% tín dụng chung của nền kinh tế.
Riêng năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, biến
đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, dịch tả lợn châu Phi… song tín dụng đối với
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn có tăng trưởng khá.
Đến cuối tháng 10/2020, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt trên
2,16 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2019, chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng
nền kinh tế; trong đó có 27.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, 5.000 tỷ
đồng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị.
Trong thời gian qua, nhất là trong đợt bị tác động mạnh của đại dịch Covid-19, sản
xuất nông nghiệp Việt Nam được xác định có vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế (sản xuất
nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước, có trách nhiệm với
quốc tế; đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước; phát huy lợi thế so sánh
quốc gia).
Trong sản xuất nông nghiệp, xu hướng phát triển hợp tác, liên kết sản xuất theo
chuỗi là rất tích cực. Đây là một nền tảng góp phần tạo điều kiện cho mở rộng tín dụng
nông nghiệp – nông thôn của các NHTM đảm bảo an toàn và hiệu quả bền vững.1
1
https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/mot-so-luu-y-ve-hoat-dong-huy-dong-von%C2%A0va-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai-331331.html
https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/mot-so-luu-y-ve-hoat-dong-huy-dong-von%C2%A0va-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai-331331.html
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2 Thị trường liên ngân hàng:
Tỷ giá, lãi suất huy động
Trong tuần từ 26/10-30/10/2020, tỷ giá mua, bán USD/VND (cuối ngày) trên
website của Ngân hàng Ngoại thương niêm yết ổn định ở mức 23.090/270 VND/USD,
không đổi so với ngày làm việc cuối tuần trước (23/10/2020).
Mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND của TCTD có xu hướng giảm so với cuối năm 2019.
Hiện lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ
hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến
dưới 6 tháng; 4,4-6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ
hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0-7,0%/năm.
Hiện lãi suất tiền gửi USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân
và tổ chức.
Đối với lãi suất cho vay: Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của TCTD có xu
hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối
với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm.
Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn
hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm.
Hoạt động của thị trường liên ngân hàng
Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo
thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ
383.084 tỷ đồng, bình quân 78.615 tỷ đồng/ngày, tăng 5.871 tỷ đồng/ngày so với tuần
19/10 - 23/10/2020; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng
95.221 tỷ đồng, bình quân 17.384tỷ đồng/ngày, giảm 2.743 tỷ đồng/ngày so với tuần
trước đó.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (68% tổng
doanh số giao dịch) và kỳ hạn 01 tuần (18% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt
là 82% và 8%.
Về lãi suất: Đối với các giao dịch bằng VND: So với tuần trước, lãi suất bình quân
liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ so với mức lãi suất tuần trước, cụ thể: lãi suất
bình quân kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng lần lượt là 0,1%/năm, 0,16%/năm và
0,42%/năm.
Đối với các giao dịch USD: Lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động
nhẹ ở tất cả các kỳ hạn. Cụ thể: lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng
lần lượt là 0,11%/năm, 0,12%/năm và 0,16%/năm.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong tuần đầu của tháng 3-2021, doanh số
giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 512.227 tỷ đồng,
bình quân 104.245 tỷ đồng/ngày, giảm 43.578 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó. Doanh
số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 147.241 tỷ đồng, bình
quân 29.448 tỷ đồng/ngày, giảm 1.235 tỷ đồng/ngày.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (72% tổng
doanh số giao dịch) và kỳ hạn 1 tuần (11% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch
USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là
77% và 8%.
Lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần giảm so với tuần trước, cụ thể, kỳ hạn
qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,33%/năm, 0,51%/năm và 0,76%/năm.
Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng dao động nhẹ ở tất cả các
kỳ hạn, còn 0,1%/năm với kỳ hạn qua đêm; 0,12%/năm với kỳ hạn 1 tuần và 0,11%/năm
với kỳ hạn 1 tháng.
2.1.3 Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc:
Tháng 12-2020, trên thị trường TPCP sơ cấp, thông qua 25 đợt đấu thầu được tổ
chức tại HNX, các tổ chức phát hành đã huy động được tổng cộng 52.988 tỷ đồng trái
phiếu, tăng 43,6% so với tháng trước. Trong đó Kho bạc Nhà nước huy động được 43.613
tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động được 6.900 tỷ đồng, Ngân hàng Chính
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sách xã hội huy động được 2.475 tỷ đồng. Tỷ lệ trúng thầu thành công tháng 12 đạt
83,6%, khối lượng đặt thầu gấp 2,5 lần khối lượng gọi thầu.
So với tháng trước, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước giảm tại các
kỳ hạn 10, 15, 20 và 30 năm với mức giảm từ 0,1-0,2%/năm. Như vậy, thông qua đấu
thầu tại HNX, năm 2020, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 323.952 tỷ đồng,
hoàn thành 108% kế hoạch điều chỉnh năm 2020.
Trên thị trường TPCP thứ cấp tháng 12, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 14.029
tỷ đồng/phiên, tăng 22,8% so với tháng trước và là mức lớn nhất trong năm 2020. Đặc
biệt, tháng 12 có nhiều phiên giao dịch có giá trị giao dịch đạt tới 15.000 tỷ đồng/phiên.
Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt
hơn 1,93 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt 213,7 nghìn tỷ đồng, tăng
30,38% về giá trị so với tháng trước.
Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn
1 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 108,9 nghìn tỷ đồng, tăng
43,66% về giá trị so với tháng trước. Giá trị giao dịch repos chiếm 33,76% tổng giá trị
giao dịch toàn thị trường.
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), không có giao dịch repos nào
được thực hiện. Đối với giao dịch outright của NĐTNN, giá trị mua đạt hơn 3,62 nghìn tỷ
đồng, giá trị bán đạt hơn 2,41 nghìn tỷ đồng. Như vậy tháng 12, NĐTNN mua ròng 1.211
tỷ đồng, giá trị mua ròng lớn nhất trong năm 2020. Lũy kế 12 tháng, NĐTNN đã mua
ròng 3.950 tỷ đồng trên thị trường TPCP.
Năm 2020 quy mô và thanh khoản trên thị trường TPCP tiếp tục tăng trưởng, theo
đó giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.270 tỷ đồng/phiên, tăng 13,73% so với năm
2019. Quy mô niêm yết trái phiếu Chính phủ tính đến 31-12-2020 đạt hơn 1,35 triệu tỷ
đồng, tăng 17,39% so với năm 2019.
Trong tổng số hơn hai chục phiên đấu thầu vừa qua thì có đến 16/21 phiên không
có khối lượng trúng thầu. Điều đáng nói nữa là, ngoài việc khối lượng trúng thầu khá
khiêm tốn thì số lượng thành viên tham gia cũng rất ít, trung bình chỉ có từ 1 đến 2 thành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viên tham gia/phiên và thường tập trung vào một vài thành viên. Cá biệt có những phiên
không có thành viên tham gia dự thầu . chi tiết như sau
Bảng 1: kết quả đấu thầu tín phiếu 6 tháng cuối năm 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Thời gian Số thành
viên dự
thầu
Số thành
viên trúng
thầu
Khối
lượng dự
kiến
Khối
lượng
trúng thầu
Tỷ lệ trúng
thầu trên
dự kiến
Tháng 07 8 3 1.000 1.000 100%
Tháng 08 22 4 4.000 1.100 27.5%
Tháng 09 11 - 4.000 - -
Tháng 10 6 - 4.000 100 33.3%
Tháng 11 11 1 3.000 50 1.25%
Tháng 12 4 - 4.000 - -
Tổng
cộng
62 7 3.000 19.000 10.75%
Nguồn : báo cáo thống kê tổng hợp kết quả đấu thầu TPCP, NHNN.
Một số vấn đề bất cập trong công tác đấu thầu tín phiếu:
Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao, có mức rủi ro thấp nhất trong các công
cụ trên thị trường tiền tệ, như vậy tín phiếu sẽ hứa hẹn là một loại giấy tờ ưa thích của
nhà đầu tư khi có lượng tiền nhàn rỗi . Nhưng trên thực tế, thời gian qua kết quả thu về
qua công tác đấu thầu tín phiếu lại không được như kỳ vọng của Bộ tài chính và các đơn
vị phát hành ( NHNN và KBNN )
Vậy nguyên nhân của sự giảm sút trên là do đâu và liệu thực sự nhà đầu tư không
còn mặn mà với loại hàng hóa này không. Có một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả
đấu thầu tín phiếu thời gian qua là do tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chiều hướng không thuận lợi cùng với cơ cấu danh mục đầu tư chưa thuận lợi để nhà đầu
tư tham gia loại công cụ nợ ngắn hạn của Chính Phủ . Nhưng nguyên nhân chính mà nhà
đầu tư chưa mặn mà với tín phiếu lại nằm ở chính nội tại của chính cơ chế của tổ chức
phát hành và “sân chơi” thứ cấp của loại giấy tờ có giá này . Theo đánh giá của Bộ tài
Chính, công tác phát hành tín phiếu qua NHNN phát sinh một số bất cập đó là:
 Thành viên đấu thầu tín phiếu chỉ bao gồm các TCTD có tiền gửi thanh toán tại
NHNN ( sở giao dịch ). Hiện nay, trong tổng số 57 thành viên đấu thầu tín phiếu
thì có tới 40 thành viên là TCTD, có 14 thành viên là chi nhánh NH nước ngoài và
có 3 thành viên là các công ty tài chính
Sở dĩ thành viên thường là các TCTD, vì tín phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ,
người mua phải phải mở tài khoản chứng khoán và tài khoản tiền gửi tại NHNN để thực
hiện các giao dịch thanh toán tiền và tín phiếu theo kêt quả trúng thầu . Trong khi đó việc
mở tài khoản tại NHNN mới chỉ áp dụng cho các TCTD là thành viên của hệ thống thanh
toán, chưa áp dụng cho các đối tượng là công ty chứng khoán , các quỹ đầu tư. Do vậy,
phần nào đã hạn chế sự tham gia của các thành viên đấu thầu có nhu cầu không phải là
các TCTD.
 Số lượng nhà đầu tư đã được công nhận là thành viên được công nhận là thành viên
tham gia đấu thầu tín phiếu đông nhưng trên thực tế số thành viên tham gia mỗi
phiên là rất ít , đặc biệt là NH TMCP và chi nhành NH nước ngoài. Cá biệt có
những thành viên có tên trong danh sách nhưng chưa từng tham gia đấu thầu.
Nguyên nhân chủ yếu là khối các NH này chưa quan tâm đến thị trường này do đầu
tư vào TPCP có kỳ hạn 3-5 năm có mức lãi suất cao hơn và thời gian đầu tư phù
hợp hơn. Điều dẫn đến lượng vốn khả dụng dư thừa đầu tư vào tín phiếu còn hạn
chế.
 Việc đầu tư vào tín phiếu của các thành viên nhằm mục đích dự phòng an toàn về
khả năng thanh toán vào các giai đoạn cao điểm qua giao dịch nghiệp vụ thị trường
mở với NHNN. Việc mua/bán các giấy tờ có giá giữa các TCTD trên thị trường
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
liên ngân hàng chưa được thực hiện phần vì do cơ sở hạ tầng ( công nghệ, pháp lỳ )
của thị trường thứ cấp chưa phát triển , phần vì do chưa có ướng dẫn chi tiết.
 Quy trình phát hành tín phiếu thời gian qua cũng bộc lộ bất cập, chưa khoa học và
có thiếu lịch biểu cụ thể để nhà đầu tư có kế hoạch chủ động tham gia khi có nhu
cầu. Mặt khác, thời gian qua, chưa tổ chức hình thức đấu thầu cạnh tranh và không
cạnh tranh lãi suất trong một phiên đấu thầu mặc dù đã cò quy định về vấn đề này
 Công tác lưu ký và chuyển nhượng tín phiếu cũng là một vấn đề cần tháo gỡ .
Hiện nay tín phiếu phát hành qua NHNN chỉ thực hiện tại sở giao dịch NHNN mà
chưa được lư ký và chuyển nhượng nên trái chủ chỉ có thể tham gia các giao dịch
trên thị trường tiền tệ với NHNN ( OMO, tái cấp vốn, thấu chi và cho vay qua đêm
…). Nói cách khác do hạn chế trong việc lưu ký nên việc chuyển nhượng giữa các
nhà đầu tư tín phiếu tại Việt Nam vẫn chưa được thực hiện như thông lệ tại các
trên Thế Giới. điều này dẫn đến thị trường thứ cấp tình trạng thị trường thứ tín
phiếu cấp chưa phát triển, tính thanh khoản bị hạn chế. Đây là một nguyên nhân
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường thứ cấp tín phiếu.
2.1.4 Thị trường mở:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ
chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường mở
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường mở.
Theo đó, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 về phương thức đấu
thầu như sau: Đối với phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường
mở, Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo phương thức đấu thầu lãi suất; trong trường hợp
cần thiết, căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và diễn biến thị
trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
theo phương thức đấu thầu khối lượng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình 2.2 Diễn biến thị trường mở trong 2020
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã rất hạn chế trong việc bơm/ hút tiền thông
qua nghiệp vụ thị trường mở, do thanh khoản hệ thống ngân hàng liên tục duy trì trạng
thái dồi dào. Theo chứng khoản Bảo Việt (BVSC), đến cuối năm 2020, tổng lượng tín
phiếu và OMO lưu hành đã về mức 0
2.1.5 Thị trường hối đoái:
Năm 2020 đã đi qua ghi nhận sự ổn định ở mức cao của tỷ giá và đánh dấu một năm
điều hành thành công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Đóng cửa ngày giao dịch ngày 31/12/2020, tỷ giá USD trung tâm được niêm yết ở 23.155
VND/USD, tăng 330 đồng so với mức công bố ngày 31/12/2019, tương đương tăng 1,4%
và hoàn toàn nằm trong dự báo của các chuyên gia và giới phân tích (không quá 2%).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguồn: SSI Research.
Hình 2.3 Diễn biến các tỷ giá điều hành của NHNN
Trong khi tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh theo hướng tăng lên thì giá USD
giao dịch trên cả thị trường ngân hàng và thị trường tự do đều có xu hướng giảm so với
hồi đầu năm.
Cụ thể, kết phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020, giá USD tại Vietcombank mua
– bán ở 23.080 – 23.230 VND/USD, giá mua giảm 35 đồng trong khi giá bán giảm 15
đồng so với mức đóng cửa của năm 2018. Trên thị trường chợ đen, giá USD cũng giảm
khoảng 90 – 100 đồng trên mỗi chiều giao dịch, tương đương mức giảm 0,4%.
Như vậy, 2020 là một trong những năm hiếm hoi mà giá USD giao dịch trên cả thị
trường ngân hàng và thị trường chợ đen sụt giảm so với cuối năm trước.
Thực tế, việc tỷ giá ổn định trong năm 2019 phản ánh các nền tảng vĩ mô tích cực
của Việt Nam cũng như được hỗ trợ từ xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu.
Ngoại trừ 2 tháng 5 và 6 (thời gian tỷ giá bật tăng do leo thang chiến tranh thương
mại khiến đồng nhân nhân tệ mất giá), tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại luôn
ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn tỷ giá mua vào của NHNN là 23.200 VND/USD. Nhờ
vậy, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ, nâng dự trữ ngoại hối lên mức kỉ lục gần 80
tỉ USD và các NHTM cũng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguồn: SSI Research.
Hình 2.4 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng 11, NHNN đã giảm tỷ giá mua vào 25
đồng/USD, xuống 23.175 VND/USD. Động thái này gián tiếp đẩy nguồn cung ngoại tệ ở
lại thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm, qua đó càng giúp giá USD trên ổn định,
thậm chí sụt giảm.
Đồng thời, tạo tín hiệu về chính sách quản lí linh hoạt, có tăng, có giảm không chỉ
cho các thành viên thị trường mà cho cả các cơ quan nước ngoài về chủ trương điều hành
tỷ giá của Việt Nam.
(Nguồn: Bloomberg)
Hình 2.5 Diễn biến US Dollar Index trong 1 năm qua
Trong khi đó, việc Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách theo dõi thao túng tỷ giá
của Mỹ cũng là một tín hiệu đáng lo ngại. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nam trong năm tới cũng có thể bị ảnh hưởng do tác động từ việc sụt giảm nhu cầu toàn
cầu, do đó nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu có thể sẽ không còn được tích cực như trong
năm nay.
"Xu hướng tỷ giá tiếp tục là biến số khó lường trong bối cảnh tình hình địa chính trị
trên thế giới liên tục vận động", ông Khoa nhận định.
Tỷ giá năm 2020 đến từ xu hướng tiếp tục yếu đi của đồng nhân dân tệ (dự báo sẽ
mất giá thêm 3 - 4% nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang) và các đồng tiền
của các nước mới nổi khác khiến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam suy giảm.
Trong năm 2019, việc giữ tỷ giá ổn định phản ánh các nền tảng vĩ mô tích cực của
Việt Nam nhưng cũng khiến VND tăng giá trong tương quan với các đối tác lớn. Các
quốc gia này vẫn đang mở rộng qui mô nới lỏng tiền tệ, đồng nội tệ trong năm 2020 và vì
vậy về lâu dài sẽ tạo ra bất lợi nhất định cho hàng hóa Việt nam nếu VND vẫn giữ
giá."Xét trong bối cảnh tổng thể cùng việc cân đối với quan hệ thương mại Việt – Mỹ,
mức điều chỉnh của đồng VND trong năm 2020 nnằm trong khoảng 1% - 2% và sẽ được
điều chỉnh dần từng bước tùy thuộc vào các diễn biến trên thế giới",
Tuy nhiên, theo BVSC rủi ro Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách "thao túng tiền tệ"
là một rủi ro lớn, buộc NHNN phải thận trọng trong việc giảm giá mạnh tiền đồng.
Với quan điểm tích cực hơn, nhóm phân tích đến từ Công ty chứng khoán
Vietcombank (VCBS) cho rằng ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên tỷ
giá được phần nào giảm bớt khi nhà đầu tư đã quen với thực tế chiến tranh thương mại sẽ
khó có thể sớm kết thúc trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, động thái nới lỏng của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đặt
biệt là Fed cũng là một yếu tố tích cực giảm áp lực tỷ giá. Trong năm 2020, VCBS kì
vọng NHNN vẫn tiếp tục thể hiện chính sách linh hoạt và nhất quán nhằm hỗ trợ và ổn
định tỷ giá.
"Tỷ giá trong năm có thể chịu áp lực quanh các sự kiện lớn trên thế giới. Tuy nhiên
tỷ giá biến động không quá 1% cho cả năm 2020",
2.2 Thực trạng thị trường vốn Việt Nam:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.1 Thị trường trái phiếu:
Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường chứng khoán, là một kênh huy
động vốn tiềm năng cho các dự án của chính phủ và cho các dự án tư nhân. Thị trường
trái phiếu Việt Nam bao gồm các hàng hoá chủ yếu là trái phiếu chính phủ, trái phiếu
chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp. Các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò
chủ yếu trên thị trường vốn. Thị trường vốn Việt Nam với quy mô vẫn còn nhỏ, còn chưa
thực sự chuẩn hoá. Đây là một thị trường đang phát triển và thu hút sự quan tâm của các
nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài.
 Trái phiếu Chính phủ:
Đặt trong bối cảnh hậu Covid với các đặc điểm mới, một câu hỏi lớn được đặt ra là
liệu thị trường TPCP có thể duy trì được diễn biến sôi động vốn đã được thiết lập trong
suốt 5 năm gần đây hay không. Chắc chắn sẽ khó có được một câu trả lời trọn vẹn nhưng
chúng tôi kỳ vọng đà phát triển của thị trường sẽ được duy trì trong năm 2021 dù con
đường nhiều khả năng sẽ gập ghềnh hơn.
Có thể thấy thị trường TPCP năm 2021 đối mặt với một số thách thức khá nhãn tiền.
Thứ nhất, 2021 là "đỉnh nợ" của Việt Nam với tổng mức đáo hạn TPCP lên đến hơn
160 nghìn tỷ đồng (chỉ tính riêng phần phát hành ra công chúng, chưa bao gồm phần phát
hành riêng lẻ). Cộng với dự toán thâm hụt NSNN đang đưa ra mức khoảng 344 nghìn tỷ
đồng, KBNN có thể phải tăng quy mô phát hành so với năm 2020 (ước tính khoảng 350
nghìn tỷ đồng) để đảm bảo cân đối NSNN.
Thứ hai, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM – nhà đầu tư chủ lực trên thị
trường TPCP – dự kiến tiếp đà phục hồi với mức tăng trưởng lên khoảng 12-14%, khiến
cho mức độ êm đềm, bình lặng của thanh khoản VND có thể giảm bớt.
Thứ ba, lãi suất TPCP đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2020 và dường
như không còn nhiều dư địa để giảm thêm khi đặt trong tương quan so sánh với lạm phát
- biến số có tương quan chặt chẽ với lãi suất TPCP về mặt học thuật. Lãi suất TPCP của
Mỹ cũng được nhiều định chế tài chính dự báo sẽ bật tăng thêm khoảng 20 điểm trong
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
năm tới, kỳ hạn 10 năm lên khoảng 1,2%/năm. Môi trường lãi suất này sẽ kém thuận lợi
hơn so với giai đoạn lãi suất đi xuống với đặc thù của thị trường TPCP Việt Nam.
(Nguồn: Tác giả thu thập và ước tính)
Hình 2.6 Tương quan phát hành TPCP và nhu cầu sử dụng vốn của NSNN
Tuy nhiên, động lực tăng trưởng cho thị trường TPCP – điểm sáng của thị trường tài
chính Việt Nam giai đoạn vừa qua – nhìn chung vẫn còn khá mạnh với một số yếu tố
đáng chú ý.
Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam đang ở trạng thái lạc quan và có sự cải
thiện đáng kể về chiều sâu, tính bền vững. Trong khi GDP dự kiến phục hồi, đạt tốc độ
cao khoảng 6,5-7,0% thì các chỉ số khác như lạm phát, nợ công,… tiếp tục được kiểm
soát chặt chẽ trong mục tiêu đề ra.
Thứ hai, chính sách tiền tệ vẫn trong xu thế nới lỏng là chủ đạo giúp duy trì lực cầu
đầu tư. Để thực hiện được mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay mà Thống đốc vừa đặt ra
cho hệ thống ngân hàng tại hội nghị triển khai hoạt động 2021 vừa qua, vai trò đồng hành,
hỗ trợ của NHNN chắc chắn là hết sức cần thiết.
Thứ ba, thanh khoản VND của hệ thống NHTM kỳ vọng vẫn giữ được trạng thái ổn
định khá dồi dào nhờ các nhân tố khách quan như quy mô dòng vốn ngoại tệ chảy vào
khá lớn, lượng tiền gửi của KBNN tại NHNN từng bước được khơi thông cùng quá trình
giải ngân đầu tư công.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ tư, TPCP sẽ được chú trọng bổ sung vào bảng cân đối tài sản của các NHTM
cùng với quá trình nâng cao chất lượng, an toàn hoạt động của các TCTD theo quy định
của cơ quan quản lý.
Thứ năm, thị trường TPCP sẽ đón nhận thêm các văn bản pháp lý, sản phẩm, công
cụ giao dịch mới như giao dịch mua lại TPCP có kỳ hạn hay hợp đồng tương lai TPCP kỳ
hạn 10 năm, phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, nghiệp vụ phát hành trái phiếu đảm
bảo thanh khoản cho các nhà tạo lập thị trường,… Những điểm mới này có thể sẽ góp
phần gia tăng thanh khoản, sự hấp dẫn cho thị trường.
Năm 2021 đã gõ cửa. Chúng ta hãy cùng chờ đón những bước phát triển tiếp theo
của thị trường TPCP Việt Nam dù lãi suất có thể bước vào vùng đi ngang, ổn định hơn so
với những năm gần đây.
 Những kết quả và tồn tại của thị trường TPCP ở Việt Nam
Nhìn chung, thị trường TPCP đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Phát hành
TPCP đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Giá trị TPCP huy động được đã tăng qua
các năm, số lượng, kỳ hạn TPCP đã được đa dạng hơn; đặc biệt là năm 2020, Chính phủ
đã tổ chức phát hành trái phiếu theo lô lớn để tăng tính thanh khoản làm cho tình hình
giao dịch TPCP tăng lên đáng kể. Qua thực tế phát hành TPCP lô lớn sẽ giảm số lượng
các loại TPCP lưu hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung
gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của các loại TPCP. Ðây là cơ sở cho việc đặt
giá mua, bán. Mặt khác, với khối lượng phát hành lớn đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu
tư cùng sở hữu một loại trái phiếu, làm cho tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên, từ đó
thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và Chính phủ có thể huy động một khối lượng vốn
lớn cho NSNN. Phương thức đấu thầu trái phiếu qua TTCK đã được áp dụng theo thông
lệ quốc tế và cũng đã gặt hái kết quả đáng khích lệ. Đối tượng tham gia thị trường cũng
ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đã làm
cho nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong giao dịch, đã tác động tích cực đến hoạt động
giao dịch trái phiếu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thị trường TPCP đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn
tại:
- Hiệu quả của các đợt phát hành TPCP bằng phương thức đấu thầu qua TTCK chưa
cao do áp dụng cơ chế lãi suất trần, dẫn đến tỷ lệ trúng thầu thấp thậm chí có những đợt
đầu thầu khối lượng trúng thầu bằng không. Bên cạnh đó, thông tin về các đợt đấu thầu
chưa đầy đủ, các thông tin như tình hình tài chính hiện nay của Chính Phủ, kế hoạch vay
trả nợ trong tương lai, tình hình sử dụng vốn huy động bằng TPCP… chưa được công bố
cụ thể.
- Trong bối cảnh lãi suất thị trường diễn biến tăng dần nhưng lãi suất đấu thầu TPCP
áp dụng lãi suất trần, hoạt động đấu thầu và giao dịch thứ cấp thiếu tính cạnh tranh, không
hấp dẫn, cũng làm cho TPCP có tính thanh khoản thấp. Điều này có thể thấy được qua
tình hình thực tế khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất thị
trường liên tục tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến giá và tình hình giao dịch trái
phiếu trên thị trường thứ cấp:
- Các đợt phát hành TPCP theo các phương thức bán lẻ qua KBNN, đấu thầu qua
TTCK và bảo lãnh phát hành được tổ chức đan xen nhau tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho
TTCK. Mặt khác, phát hành trực tiếp qua KBNN với lãi suất quy định sẵn, còn đối với
phương thức bảo lãnh phát hành thì lãi suất hình thành theo nhu cầu vốn sử dụng chứ
không chịu sự chi phối tác động của thị trường, do đó lãi suất theo hai phương thức này
không do cung cầu quyết định. Sự cạnh tranh không theo quy luật thị trường sẽ kiềm hãm
sự phát triển của thị trường TPCP nói riêng và TTCK nói chung.
- Thị trường TPCP vẫn chưa hình thành được cơ chế lãi suất chuẩn. Việc phát hành
TPCP theo nhiều kỳ hạn với ngày thanh toán khác nhau và lãi suất danh nghĩa khác nhau
nên tính thanh khoản của trái phiếu rất thấp, dẫn đến khối lượng TPCP giao dịch trên thị
trường là không đáng kể, thậm chí có nhiều loại bị đóng băng. Thêm vào đó, hiện nay số
lượng thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu đã tăng, tuy nhiên các thành viên này
không tham gia đấu thầu thường xuyên mà mỗi đợt đấu thầu TPCP chỉ có vài thành viên
tham gia, điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của các đợt đấu thầu TPCP và thành viên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tham gia này mua trái phiếu chủ yếu phục vụ cho mục đích nắm giữ lâu dài nên việc giao
dịch TPCP chỉ dừng lại ở đây.
- Mối liên hệ giữa thị trường thứ cấp và sơ cấp là giá giao dịch cũng như hoạt động
giao dịch trên thị trường thứ cấp sẽ tác động ngược lại đến khả năng phát hành trên thị
trường sơ cấp. Chính vì vậy, sự khác biệt về giá (lãi suất) phát hành đang khiến thị trường
sơ cấp gặp khó khăn và về dài hạn, sẽ tác động ngược trở lại thị trường thứ cấp.
- Việc thanh toán lãi TPCP như hiện nay (1lần/năm) chưa mang lại lợi ích và giảm
thiểu rủi ro tái đầu tư cho nhà đầu tư, từ đó không khích thích được hoạt động đầu tư
TPCP sôi động hơn.
- Giao dịch trái phiếu đòi hỏi một số lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với các nhà đầu tư
có tổ chức tham gia, nhưng trên thực tế thị trường Việt Nam các nhà đầu tư có đủ năng
lực tài chính để tham gia còn rất ít. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là nhà
đầu tư có tổ chức có năng lực tài chính để tham gia thì chưa quan tâm nhiều đến trái
phiếu.
 Trái phiếu Chính quyền địa phương
Phát hành TPCQĐP nhằm mục đích huy động vốn đầu tư cho các công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng của Trung ương cũng như địa phương. Từ năm 1995, triển khai NĐ
72/CP của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng đề án
huy động vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của địa phương về phát triển kinh tế xã
hội.
TPCQĐP được phát hành qua các hình thức: bán lẻ qua KBNN (chỉ thực hiện đến
năm 2003), đấu thầu qua TTGDCK, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành.
Sự phát triển của thị trường TPCQĐP có thể chia thành 2 giai đoạn trước và sau
năm 2003.
- Giai đoạn trước năm 2003:
 Năm 1995, trái phiếu đô thị TP.HCM do UBND TP.HCM đã khởi động cho việc
phát hành trái phiếu đô thị. Huy động đầu tư đường Nguyễn Tất Thành – Liên tỉnh
lộ 15.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
 Cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã thực hiện một số đợt huy động vốn cho
các công trình thông qua việc phát hành trái phiếu như: trái phiếu khu đô thị mới
Linh Đàm (42 tỷ đồng), khu đô thị mới Định Công (50 tỷ đồng), đô thị mới Chí
Linh (71 tỷ đồng), xi măng Bút Sơn (122 tỷ đồng) và một số trái phiếu công trình
của các địa phương khác như Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa…Nhìn chung
thị trường TPCQĐP ở giai đoạn này còn sơ khai, quy mô thị trường còn nhỏ và tốc
độ tăng trưởng tương đối chậm.
- Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế cùng với tiến
trình đô thị hóa, nhu cầu đầu tư và phát triển rất lớn và cấp bách nhưng nguồn vốn từ
ngân sách Nhà nước luôn không đủ đáp ứng, đặc biệt đối với các dự án phát triển hạ tầng
cơ sở của các tỉnh và thành phố nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do đó, một số tỉnh và thành
phố có điều kiện về tiềm lực kinh tế đã tiến hành phát hành trái phiếu huy động vốn tài
trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Trong 2003, TP.HCM là đơn vị tiên phong
trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành
phố (HIFU) phát hành trái phiếu đô thị với các kỳ hạn 2 năm và 5 năm nhằm bổ sung vốn
cho đầu tư phát triển hạ tầng theo kế hoạch hằng năm của ngân sách thành phố và được
giao dịch trên TTGDCK TP.HCM (HOSE). Năm 2005, Hà Nội phát hành trái phiếu xây
dựng cầu Vĩnh Tuy và Đồng Nai phát hành trái phiếu để huy động vốn cho công trình xây
dựng hồ chứa nước Cầu Mới.
- Các địa phương đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho ngân sách thông
qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, có hai địa phương tiêu biểu là
TP.HCM và Hà Nội phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá lớn, các địa phương khác quy
mô huy động còn rất hạn chế.
- Thành công của TP.HCM trong việc huy động vốn cho ngân sách và đẩy mạnh
đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị này một phần do lãi suất trái phiếu đô thị cao hơn lãi suất
TPCP cùng kỳ hạn. TP.HCM là địa phương tiên phong và tiểu biểu trong việc phát hành
TPCQĐP, bước đầu cho thấy được hiệu quả tích cực:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước nhằm đẩy nhanh tiến trình đô thị
hóa. Khẳng định hiệu quả của chính quyền địa phương trong việc chủ động đa dạng hóa
phương thức huy động.
- Trong thời gian đầu trái phiếu đô thị TP.HCM chủ yếu là kỳ hạn 5 năm, cá biệt đợt
đầu tiên năm 2003 phát hành 200 tỷ trái phiếu kỳ hạn 2 năm, khách hàng là các cá nhân
và các doanh nghiệp. Đến năm 2004 trở đi, thị trường TPCQĐP được đa dạng hơn với
các loại trái phiếu có kỳ hạn dài hơn từ 10-15 năm.
- Các phương thức phát hành trái phiếu cũng đa dạng hơn và được thử nghiệm để
chọn phương thức phù hợp để phát hành TPCQĐP.
Nhìn chung thị trường TPCQĐP trong thời gian qua đã tạo ra kênh huy động vốn
hữu hiệu cho NSNN, đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của một số
địa phương. Một số địa phương đã huy động được một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong
nền kinh tế, mở rộng thực hiện các dự án đầu tư của địa phương, góp phần làm giảm căng
thẳng thiếu hụt ngân sách. Phát hành TPCQĐP làm tăng nguồn vốn đầu tư trong dài hạn,
cơ cấu nợ chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn, phù hợp với diễn tiến nền kinh tế thị
trường và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của địa phương. Ngoài ra, thông qua việc mở
rộng phát hành TPCQĐP, đã cung cấp thêm một lượng hàng hóa cho TTCK Việt Nam,
góp phần thúc đẩy TTCK phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
 Trái phiếu doanh nghiệp
Báo cáo về thị trường trái phiếu mới công bố, nhóm phân tích FiinGroup đánh giá,
kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh và quy mô sớm tiệm cận với
thị trường cổ phiếu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
(Ảnh: FiinGroup.)
Hình 2.7 Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành 5 năm gần đây.
Ở góc độ cung, nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
rất lớn, nhưng năng lực đáp ứng vốn của hệ thống ngân hàng thương mại là không đủ.
Theo đó, chủ trương chung của các cơ quan điều hành vẫn là ưu tiên kênh vốn trung, dài
hạn qua trái phiếu và qua huy động trên thị trường cổ phiếu.
Yếu tố thứ hai, theo nhóm phân tích, là nhiều lĩnh vực hiện nay chịu tác động của
Covid-19 làm ảnh hưởng tạm thời đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Do đó, nhu cầu
tái cấu trúc kỳ hạn nguồn vốn nợ vay theo hướng dài hạn hơn để phù hợp với dòng tiền kỳ
vọng từ kinh doanh rất lớn. Điều này đặc biệt cần thiết với các doanh nghiệp không có tài
sản thế chấp và khó có khả năng được ngân hàng gia hạn hay tăng hạn mức tín dụng.
Ở góc độ cầu, nhu cầu đầu tư và sở hữu trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng lên trong
môi trường lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, các quy định mới, ví dụ giới hạn người
mua trái phiếu riêng lẻ là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, sẽ làm thay đổi
đáng kể khả năng hấp thụ nguồn cung trái phiếu.
"Trên cơ sở đó, chúng tôi tin rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 vẫn
sôi động nhưng về quy mô sẽ khó đạt được mức phát hành như năm 2020. Cơ cấu phát
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hành cũng được dự báo dịch chuyển đáng kể sang hình thức chào bán ra công chúng thay
vì chỉ chiếm 6,5% trong tổng giá trị phát hành trong năm 2020 vừa qua", báo cáo của
FiinGroup cho biết.2
(Ảnh: FiinGroup)
Hình 2.8 Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 và 2019.
Trong năm 2020, mặc dù có sự trầm lắng trong quý IV/2020 sau khi Nghị định 81
có hiệu lực, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhìn chung vẫn diễn ra rất sôi
động. Giá trị phát hành mới đạt 429.500 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2019. Quy mô
phát hành mới này giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp lên tương đương 15,1% GDP
và 10,3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.
Các doanh nghiệp bất động sản vẫn là những nhà phát hành lớn nhất với giá trị
162.000 tỷ đồng (38,5% tổng giá trị phát hành) tăng 100% so với năm 2019. Ở các nhóm
ngành còn lại, bên cạnh nhóm ngân hàng và các tổ chức tài chính (chiếm 31,6%), lĩnh vực
năng lượng cũng đang thu hút được sự chú ý với các chính sách khuyến khích đầu tư vào
năng lượng tái tạo.
2
https://vnexpress.net/trai-phieu-doanh-nghiep-nam-2021-van-soi-dong-4232497.html
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hình thức phát hành năm 2020 chủ yếu vẫn là phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu
tư tổ chức, nhất là các ngân hàng thương mại
 Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam
Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp
Trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam tuy đã có những dấu
hiệu khả quan nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là TPCP,
trong khi TPDN mới là yếu tố quyết định tính sôi động của thị trường này nhưng TPDN
phát hành vẫn còn rất hạn chế. Thị trường TPDN quanh đi quẩn lại cũng chỉ có: Vinashin,
TCT Thép VN, TCT Điện Lực VN… Thị trường TPCQĐP cũng chỉ có 3 địa phương phát
hành: TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai.
Hệ thống các nhà đầu tư chưa phát triển. Các Ngân hàng, quỹ đầu tư chủ yếu đầu
tư vào các trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước
(VCB, ICB, MHB, BIDV), công trái, trái phiếu đô thị, trái phiếu do BTC phát hành và
trái phiếu của một số doanh nghiệp có uy tín (Công ty Tài chính Dầu khí, Tập Đoàn Điện
Lực VN, Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM, Tổng Công ty Sông Đà). Các Quỹ
đầu tư có danh tiếng trên thị trường Việt Nam cũng quan tâm đến trái phiếu nhưng mức
độ đầu tư còn khá thấp. Các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức khác chủ yếu đầu tư vào Trái
phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu chuyển đổi của các Công ty, của các Ngân hàng lớn có
danh tiếng do kỳ vọng được chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai.
Số lượng các thành viên tham gia đấu thầu qua TTCK còn hạn chế, số lượng thành
viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu càng ít thì số lượng thành viên tham gia đấu thầu
càng hạn chế và lãi suất đặt thầu càng ít mang tính đại diện cho thị trường. Từ năm 2002
trở về trước chỉ giới hạn ở các thành viên đấu thầu trong nước và số lượng thành viên
cũng không nhiều, đến năm 2003 mới chỉ có 2 thành viên nước ngoài bắt đầu tham gia.
 Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm (ĐMTN) chuyên nghiệp
Công ty định mức tín nhiệm (CRA) rất quan trọng đối với sự phát triển thị trường
vốn của mọi nền kinh tế. Công ty định mức tín nhiệm là loại hình phù hợp nhất cho thị
trường vốn Việt Nam và cũng phù hợp nhất với các nước phát triển. Đối tượng đánh giá
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của công ty định mức là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi
ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng
khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà
nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước. Công ty định mức tín nhiệm cũng đánh giá cả
Chính phủ, các địa phương, các bộ trong việc phát hành trái phiếu dài hạn. Ở Việt Nam,
khái niệm ĐMTN còn rất mới mẻ. Hiện cả nước mới chỉ có một số đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực có liên quan tới ĐMTN như: Công ty Cổ phần tín nhiệm và xếp hạng Doanh
nghiệp (CRV), Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN (C&R), Công ty Cổ phần
báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC- thuộc
Ngân hàng Nhà nước) và Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp (CRVC-thuộc
Công ty Phần mềm và truyền thông Vietnamnet)… Nhưng thực tế, các đơn vị này vẫn
chưa phải là tổ chức đánh giá ĐMTN theo đúng nghĩa, bởi lẽ hoạt động chính vẫn chỉ là
cung cấp thông tin có liên quan tới các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh
giá ĐMTN theo chuẩn mực quốc tế. Trong số đó, CRVC hiện đã phải tạm ngừng hoạt
động do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chức năng và của thị
trường.
 Thiếu đội ngũ các nhà tạo lập thị trường
Các nhà tạo lập thị trường trái phiếu đóng vai trò: người môi giới và tự doanh trái
phiếu và họ thu lợi nhuận từ các hoạt động này. Họ sẵn sàng thực hiện giao dịch mua và
bán chứng khoán với các mức giá và số lượng đã niêm yết. Nhà tạo lập thị trường – nhân
tố thúc đẩy giao dịch trái phiếu, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Nhưng hiện nay
chúng ta chưa thiết lập được hệ thống các nhà tạo lập thị trường.
Hiện tại, các trung gian tài chính trên thị trường trái phiếu Việt Nam là các công ty
chứng khoán với các nghiệp vụ chủ yếu như môi giới, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát
hành và quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, các trung gian tài chính chưa thực hiện
nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán
trái phiếu. Khi nhà đầu tư có nhu cầu bán trái phiếu thì lại gặp khó khăn do thiếu các nhà
tạo lập thị trường sẵn sàng mua trái phiếu với mức giá hợp lý, điều này đã làm cho trái
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phiếu kém tính thanh khoản. Thêm vào đó, việc thiếu các công cụ phái sinh trên thị
trường trái phiếu như hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai
khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa.
 Chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn
Thực tế tại các nước có thị trường trái phiếu phát triển cho thấy, các chứng khoán
cơ sở trên thị trường trái phiếu thường là những chứng khoán nợ của Chính phủ với thời
gian đáo hạn đa dạng từ 5 năm, 10 năm đến 20 năm thậm chí là 30 năm. TPCP là loại
chứng khoán nợ được xếp hạng tín nhiệm cao nhất và được giao dịch tích cực nhất, chúng
có tính thanh khoản cao. Giá giao dịch của các chứng khoán này được sử dụng để tính
mức lợi suất trái phiếu, với các mức lợi suất này được sử dụng để xây dựng đường cong
lãi suất. Đường cong lãi suất có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhà phát hành
(hạn chế rủi ro), các nhà đầu tư (xác định được giá theo thị trường, quyết định đầu tư trên
cơ sở phân tích được rủi ro của khoản đầu tư cũng như lợi tức thu được) mà còn rất có ý
nghĩa đối với các nhà trung gian (phát triển các công cụ phái sinh và tạo lập thị trường
qua các giao dịch mua bán có kỳ hạn và giao dịch tương lai).
Lãi suất TPCP ở Việt Nam chưa thực sự trở thành chuẩn mực để các tổ chức tài
chính tham chiếu. Một mặt, do lãi suất TPCP vẫn còn chịu sự can thiệp của chủ thể phát
hành thông qua cơ chế lãi suất trần, chưa thực sự được quyết định bởi quan hệ cung cầu.
Mặt khác, thị trường giao dịch thứ cấp kém sôi động, tính thanh khoản của trái phiếu thấp
nên chưa tạo được đường cong lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ khác.
 Tính cạnh tranh thấp
Các hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại với tính
thuận tiện hơn nên được ưa chuộng hơn đầu tư vào trái phiếu, cùng với tính thanh khoản
kém hơn nên trái phiếu chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá
nhân, đặc biệt là tiềm năng về vốn trong dân cư hiện nay là rất lớn.
Cơ chế lãi suất là nguyên nhân làm cho trái phiếu có tính cạnh tranh thấp. Cơ chế
lãi suất trái phiếu quá cứng nhắc không theo kịp với xu hướng biến động của lãi suất thị
trường. Trong thời gian qua, lãi suất đấu thầu TPCP do Bộ Tài chính đưa ra còn phần nào
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
mang tính chủ quan, chưa căn cứ vào tình hình biến động của nền kinh tế. Lãi suất tín
phiếu đôi lúc còn cao hơn lãi suất trái phiếu, có thời điểm lãi suất thực sau lạm phát âm,
đã làm cho trái phiếu mất đi tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Điều này cũng có thể dẫn tới
tình trạng khối lượng trúng thầu sẽ bị hạn chế đi rất nhiều so với khối lượng dự định phát
hành và sẽ chỉ bó hẹp trong phạm vi một số nhỏ các nhà đầu tư. Khối lượng trúng thầu
thấp cộng với một số nhỏ các nhà đầu tư nắm giữ sẽ làm giảm tính thanh khoản của trái
phiếu trên thị trường thứ cấp.
 Nhận thức của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức hết ưu điểm và tầm quan trọng
của phương thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Hiện nay, một số các
doanh nghiệp nhà nước còn được hưởng ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng nên không
muốn phát hành trái phiếu. Ngoài ra, các tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
chứng khoán chưa thật sự phát triển, doanh nghiệp phát hành chưa hưởng được dịch vụ từ
những tổ chức này cung cấp, chưa có niềm tin về hiệu quả phát hành trái phiếu, tâm lý e
ngại phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dẫn đến kết quả nguồn cung trên thị trường sơ
cấp bị hạn chế và giao dịch trên thị trường thứ cấp tẻ nhạt.
 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh
Hệ thống pháp lý bước đầu hình thành và đang hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp
luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chưa đồng bộ, cơ chế hoạt động chưa thật hoàn
chỉnh. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm
toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui
định cần thiết cho thị trường phi tập trung (OTC), hoạt động định mức tín nhiệm, các
công cụ phái sinh …, nên chưa tạo được hành lang pháp lý nhằm giúp nhà đầu tư có thể
bảo vệ rủi ro cho mình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.2 Thị trường cổ phiếu:
Thị trường tăng, tiền mới nhiều, doanh nghiệp tranh thủ huy động vốn khủng
Dự kiến trong thời gian tới, phát hành tăng vốn qua phát hành cổ phiếu sẽ tăng gần gấp
1,6 lần tổng giá trị phát hành trong năm 2020 và 2,3 lần so với quý 1/2021
Hình 2.9 Thị trường cổ phiếu
Theo dữ liệu của Fiinpro, trong quý đầu năm 2021, có 43 doanh nghiệp đã huy động
gần 19.800 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 1,1 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương
đương gần 70% giá trị phát hành của cả năm 2020.
Như vậy, đây là mức cao nhất cả về khối lượng cũng như giá trị phát hành tăng vốn
theo quý kể từ sau khi Covid-19 bùng phát ở Việt Nam. Covid-19 dần được kiểm soát đã
kích hoạt lại nhu cầu huy động vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của
nhiều doanh nghiệp và đưa tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu về mức an toàn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thậm chí, cũng theo thống kê của Fiinpro từ các công bố thông tin được cập nhật
đến ngày 13/4/2021, 54 doanh nghiệp niêm yết dự kiến phát hành thêm 4,2 tỷ cổ phiếu để
huy động gần 44.700 tỷ đồng qua phát hành tăng vốn trong thời gian tới, gần gấp 1,6 lần
tổng giá trị phát hành trong năm 2020 và 2,3 lần so với quý 1 vừa qua.
Được biết, việc phát hành để huy động vốn đang là hình thức được ưa chuộng, nhất
là thông qua phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu (với tổng giá trị phát hành dự
kiến là 27.500 tỷ đồng) và chào bán riêng lẻ (14.200 tỷ đồng).
Hình 2.10 Danh sách doanh nghiệp có kế hoạch phát hành tăng vốn lớn
Đáng chú ý, HVN và HNG chiếm 1/3 tổng giá trị huy động qua phát hành cổ phiếu
(dự kiến). Cụ thể, Vietnam Airlines (HVN) dự kiến huy động 8.000 tỷ đồng qua phát
hành cổ phiếu trong nửa đầu năm 2021. Nếu đợt phát hành này thành công, tỷ lệ nợ
vay/vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty hàng không sẽ giảm từ 6,2x xuống 5,2x.
Tiếp đến là HAGL Agrico (HNG) với tổng giá trị phát hành dự kiến là 7.400 tỷ
đồng (bao gồm 5.500 tỷ đồng để hoán đổi nợ và 1.900 tỷ đồng để bổ sung vốn hoạt động).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ở nhóm công ty chứng khoán, trong bối cảnh thanh khoản thị trường luôn duy trì ở
mức cao, dẫn đến tình trạng "căng" margin, nhiều công ty đang tiến hành tăng vốn để bổ
sung nguồn tiền cho hoạt động giao dịch ký quỹ này.
Trong đó, Công ty Chứng khoán VnDirect (VND) có kế hoạch phát hành 220,4 triệu
cổ phiếu, tương đương với giá trị phát hành hơn 2.200 tỷ đồng nếu tính theo mệnh giá.
Tiếp đến là Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HCM) với giá trị phát hành dự kiến là 2.100
tỷ đồng.
Nhóm ngân hàng, các ngân hàng cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng quy
mô vốn, trong đó BID dự kiến phát hành riêng lẻ 341 triệu cổ phiếu, tương đương 3.400
tỷ đồng tính theo mệnh giá.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ
TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY

More Related Content

Similar to Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong giai đoạn hiện nay.doc

Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...BeriDang
 
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vnChủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vntttt999
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnHa Phạm
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong giai đoạn hiện nay.doc (20)

Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP tại TP. Hồ Chí Minh tron...
 
19450
1945019450
19450
 
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.docThực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn oda tại thành phố Hà Nội.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...
Luận Văn Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt N...
 
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để  phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
Sử dụng mô hình ARCH và GARCH để phân tích và dự báo giá cổ phiếu trên thị t...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB) 9 điểm.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB) 9 điểm.docLUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB) 9 điểm.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (VDB) 9 điểm.doc
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ thị trường tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ thị trường tài chính, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ thị trường tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ thị trường tài chính, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
 
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô.doc
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô.docKhóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô.doc
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô.doc
 
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vnChủ đề 2  thị trường lnh một số nước và vn
Chủ đề 2 thị trường lnh một số nước và vn
 
thi truong tien te o vn
thi truong tien te o vnthi truong tien te o vn
thi truong tien te o vn
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
19278
1927819278
19278
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Giao trinhtong hop ifx
Giao trinhtong hop ifxGiao trinhtong hop ifx
Giao trinhtong hop ifx
 
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
 

Recently uploaded

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Thị trường tài chính & giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong giai đoạn hiện nay.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH --------------------- BỔ SUNG KIẾN THỨC MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY HVTH : Nguyễn Hoài Nam CBHD : Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH..............2 1.1. Thị trường tài chính ...................................................................................................2 1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính:............................................................................2 1.1.2. Chức năng, vai trò thị trường tài chính:...............................................................2 1.1.2.1 Chức năng thị trường tài chính......................................................................2 1.1.2.2 Vai trò của thị trường tài chính .....................................................................3 1. 3 Cấu trúc thị trường tài chính:....................................................................................3 1.3.1 Thị trường tiền tệ:.................................................................................................3 1.3.2 Thị trường vốn:....................................................................................................4 1.4 Công cụ của thị trường tài chính ................................................................................4 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM................6 2.1 Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam:...................................................................6 2.1.1 Thị trường huy động vốn và thị trường tín dụng:................................................6 2.1.2 Thị trường liên ngân hàng: .................................................................................11 2.1.3 Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc:...............................................................12 2.1.4 Thị trường mở:....................................................................................................16 2.1.5 Thị trường hối đoái:............................................................................................17 2.2 Thực trạng thị trường vốn Việt Nam:......................................................................20 2.2.1 Thị trường trái phiếu:.........................................................................................21 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................................................37 3.1 Một số giải pháp tái cấu trúc và phát triển thị trường tiền tệ (TTTT) :.......... Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho sự phát triển của TTTT.. Error! Bookmark not defined.
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1.2 Phát triển và hoàn thiện cấu trúc TTTT Việt Nam...........Error! Bookmark not defined. 3.1.3 Phát triển hạ tầng và hoàn thiện quy tắc giao dịch của TTTT Việt Nam.. Error! Bookmark not defined. 3.1.4 Hình thành và phát triển các nhà tạo lập thị trường ........Error! Bookmark not defined. 3.1.5 Mở rộng quy mô và chủng loại các hàng hóa giao dịch đồng thời tăng.... Error! Bookmark not defined. cường thu hút các thành viên tham gia TTTT. ............Error! Bookmark not defined. 3.1.6 Hoàn thiện các nghiệp vụ NHTW tác động lên TTTT.....Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Thị trường chứng khoán .....................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ........................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PHỤ LỤC Hình 2.1 Cơ cấu lại tín dụng cho khách hàng do khó khăn của nền kinh tế ........................8 Hình 2.2 Diễn biến thị trường mở trong 2020....................................................................17 Hình 2.3 Diễn biến các tỷ giá điều hành của NHNN .........................................................18 Hình 2.4 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ...........................................................................19 Hình 2.5 Diễn biến US Dollar Index trong 1 năm qua.......................................................19 Hình 2.6 Tương quan phát hành TPCP và nhu cầu sử dụng vốn của NSNN.....................22 Hình 2.7 Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành 5 năm gần đây...................................28 (Ảnh: FiinGroup)................................................................................................................29 Hình 2.8 Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 và 2019. .........................29 Hình 2.9 ..............................................................................................................................34 Hình 2.10 Danh sách doanh nghiệp có kế hoạch phát hành tăng vốn lớn..........................35 Hình 3.1 Cấu trúc thị trường tiền tệ Việt Nam...................Error! Bookmark not defined.
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI MỞ ĐẦU Từ khi gia nhập WTO đến nay, Kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Thị trường tài chính của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, vì vậy khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra đã gây ra nhiều tác động xấu như tỷ giá tăng làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, lãi xuất tăng cao làm giảm khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế gây khó khăn cho các doanh nghiệp,… điều đó về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu đề tài THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY sẽ giúp chúng ta nhìn thấy được tổng quan thị trường tài chính, thấy được những ưu và khuyết điểm để đưa ra được những giải pháp tái cấu trúc phù hợp, mô hình thị trường tài chính mới phải linh hoạt để thích ứng với những biến động bất thường của kinh tế thế giới. Cấu trúc bài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cấu trúc thị trường tài chính Chương 2: Thực trạng cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính Việt Nam hiện nay.
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1.1. Thị trường tài chính 1.1.1. Khái niệm thị trường tài chính: TTTC là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Để tạo lập và phát triển thị trường tài chính, cần kết hợp nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chính là:  Đối tượng của thị trường tài chính: các nguồn cung cầu về vốn  Các công cụ của thị trường tài chính: phải đa dạng, tạo ra các phương tiện thuận tiện để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính;  Các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: pháp nhân hay thể nhân đại diện các nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia thị trường tài chính, chủ yếu là các NHTM, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư..và các công ty môi giới 1.1.2. Chức năng, vai trò thị trường tài chính: 1.1.2.1 Chức năng thị trường tài chính  Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính: a. TTTC đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi. b. TTTC thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh. c. TTTC giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình. d. TTTC tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước. e. TTTC cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi tiền.  Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;  Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Vai trò của thị trường tài chính  TTTC thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư;  TTTC góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;  TTTC thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước 1. 3 Cấu trúc thị trường tài chính: Có nhiều cách thức phân loại thị trường tài chính. Nếu căn cứ vào thời gian vận động của vốn (kỳ hạn thanh toán của các chứng từ giao dịch trên thị trường) thì thị trường tài chính có hai loại là thị trường tiền tệ và thị trường vốn; Nếu căn cứ vào cách thức huy động vốn thì sẽ có thị trường các công cụ nợ và thị trường vốn cổ phiếu; Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức thì sẽ có thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Phần sau mô tả kỹ hơn về thị trường tài chính phân loại theo thời gian vận động của vốn: 1.3.1 Thị trường tiền tệ:
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới một năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế, thường có độ an toàn cao 1.3.2 Thị trường vốn: Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn gồm có:  Thị trường tín dụng trung, dài hạn: vốn được chuyển giao qua các trung gian tài chính.  Thị trường chứng khoán: diễn ra hoạt động trao đổi mua bán các chứng khoán có thời hạn trên 1 năm thể hiện dưới hình thức trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ chứng khoán phái sinh. Hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các biến đổi (về giá cả, lãi suất) trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn. Ngược lại các thay đổi (về các chỉ số chứng khoán, thị giá cổ phiếu) của thị trường vốn cũng phản ánh các hiện tượng tốt hay xấu trên thị trường tiền tệ. Các chính sách của nhà nước như chính sách lãi suất, chính sách tiền tệ… nếu phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển của thị trường tiền tệ, nếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của thị trường này. 1.4 Công cụ của thị trường tài chính Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính, các công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tài chính là các loại chứng khoán. Chứng khoán là chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống thiết bị điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành; hoặc chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành. Chứng khoán có nhiều loại khác nhau; có thể phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khác nhau:
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Căn cứ vào kỳ hạn huy động: Chứng khoán ngắn hạn (dưới 1 năm) và Chứng khoán trung và dài hạn (Trung hạn từ 1-5 năm, dài hạn là trên 5 năm)  Căn cứ vào chủ thể phát hành: Chứng khoán chính phủ trung ương và địa phương; Chứng khoán của các ngân hàng và tổ chức tín dụng và Chứng khoán doanh nghiệp.  Căn cứ vào lợi tức: Chứng khoán có lợi tức ổn định và Chứng khoán có lợi tức không ổn định.  Căn cứ vào tiêu chuẩn pháp lý: Chứng khoán vô danh và Chứng khoán hữu danh.  Căn cứ vào tính chất chứng khoán: Cổ phiếu (chứng khoán vốn); Trái phiếu (chứng khoán nợ) và Chứng khoán phái sinh.  Căn cứ vào tính chất của người phát hành: Chứng khoán khởi thủy và Chứng khoán thứ cấp.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2.1 Thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam: 2.1.1 Thị trường huy động vốn và thị trường tín dụng: Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động huy động và cho vay vốn của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam diễn biến trái chiều. Trong khi tiền gửi của dân cư bắt đầu tăng chậm lại kể từ tháng 6/2020 thì tiền gửi của doanh nghiệp lại tăng rất mạnh trong những tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, huy động vốn tăng cao hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay của ngân hàng thương mại... Những diễn biến này gợi mở hướng đi mới để huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới. Diễn biến trái chiều về huy động vốn Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính đến đến cuối tháng 9/2020, tổng phương tiện thanh toán nền kinh tế đạt hơn 11,48 triệu tỷ đồng, tăng 8,63% so với đầu năm. Tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) trong cả nước tại thời điểm ngày 30/9/2020 là hơn 9,48 triệu tỷ đồng, tăng 7,85% so với đầu năm và tăng 1,66% so với cuối tháng 8. Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2020, tiền gửi của dân cư tại các TCTD là hơn 5,1 triệu tỷ đồng, tăng 5,77% so với đầu năm và tăng 0,27% so với cuối tháng 8. Tiền gửi của dân cư tăng khá mạnh những tháng đầu năm nhưng bắt đầu có dấu hiệu tăng chậm lại kể từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2020. Trong khi đó, tiền gửi của các doanh nghiệp tăng khá mạnh trở lại trong những tháng gần đây. Tại thời điểm ngày 30/9/2020, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) tại các TCTD trong toàn quốc là hơn 4,37 triệu tỷ đồng, tăng 10,39% so với đầu năm và tăng 15% so với thời điểm cuối tháng 5/2020. Đặc biệt là, tiền gửi của các TCKT có xu hướng thường tăng trưởng mạnh hơn so với tiền gửi dân cư tại các TCTD trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm 2019, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD tăng 18,59% so với cuối năm 2018; trong khi của dân cư chỉ
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tăng 10,36%. Tương tự trong năm 2018, tiền gửi của các TCKT tăng 16,06% so với cuối năm 2017; trong khi tiền gửi của dân cư tăng 10,47%. Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 2/2020, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD đã giảm rõ rệt nhưng bắt đầu từ tháng 5/2020 đã tăng cao so với tháng trước. Mức tăng trưởng tiền gửi của các TCKT vẫn duy trì ở mức cao trong các tháng 6, 8 và 9/2020. Nguyên nhân chính là nhiều doanh nghiệp có nguồn tiền mặt lớn, không những không có nhu cầu vay ngân hàng, mà ngược lại có nguồn tiền đem gửi ngân hàng. Điều này có thể lý giải bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khả năng tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu, khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng sụt giảm. Cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh không có, nền kinh tế có nhiều rủi ro nên nhiều doanh nghiệp tạm thời gửi tiền vào ngân hàng thương mại (NHTM). Về diễn biến tiền gửi của dân cư tại NHTM, cũng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cơ hội đầu tư và kinh doanh thu hẹp, rủi ro ở mức độ lớn, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế của các NHTM khó khăn nên các NHTM lần lượt giảm mạnh lãi suất huy động vốn. Nếu như cách đây hơn 1 năm, lãi suất tiền gửi nội tệ cao nhất của các NHTM như VietAbank lên tới 9%/năm, SCB lên tới 8,6%/năm… thì từ tháng 6/2020 bắt đầu giảm và đến cuối tháng 11/2020 giảm về mức cao nhất chỉ còn 7,1%- 7,3%/năm. Do lãi suất giảm mạnh nên nhiều người chuyển sang kênh đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư cổ phiếu, đầu tư bất động sản, mua vàng… Điều này khiến tiền gửi dân cư tại NHTM giảm mạnh và có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng tiền gửi TCKT. Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế còn nhiều khó khăn Về cung ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế, theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế của các TCTD đã đạt hơn 8,79 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019; thấp chỉ bằng 2/3 so với mức tăng cùng kỳ năm 2019 (tăng 10,28%); trong đó, tín dụng bằng VND tăng 7,76%, tín dụng ngoại tệ giảm 0,69%. Chi tiết về vốn tín dụng đầu tư cho một số lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế tính đến thời điểm 30/10/2020 như sau: Dư nợ tín dụng của các TCTD đối với ngành nông, lâm, thủy
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sản tăng 5,22% so với cuối năm 2019; dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng tăng 5,81%; dư nợ tín dụng ngành thương mại dịch vụ tăng khoảng 8,2%. Đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: Tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tính đến ngày 30/10/2020, tăng 6,5% so với cuối năm 2019; lĩnh vực xuất khẩu tăng khoảng 10%; dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 7,21%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ giảm 3,83%; lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm 0,81%. Như vậy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp hỗ trợ, sản xuất ứng dụng công nghệ cao đang gặp rất nhiều khó khăn, quy mô bị thu hẹp, người lao động thiếu việc làm. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này không có tiền trả nợ NHTM. Hình 2.1 Cơ cấu lại tín dụng cho khách hàng do khó khăn của nền kinh tế
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong năm 2020, nền kinh tế gặp phải 2 khó khăn đột xuất lớn nhất, đó là đại dịch Covid-19 và lũ lụt lịch sử tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, do đó, bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay, thì các TCTD còn phải cơ cấu lại nợ cho khách hàng. Triển khai thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Covid - 19 nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các TCTD đã tiến hành đồng bộ các nội dung hỗ trợ theo quy định. Tính đến ngày 9/11/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 272.183 khách hàng, với dư nợ 341.855 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các TCTD trong cả nước cũng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho 552.725 khách hàng với dư nợ 931.018 tỷ đồng. Đồng thời, cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1/2020 đến ngày 9/11/2020 đạt 2.017.761 tỷ đồng cho 356.385 khách hàng. Thực hiện Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các TCTD đã chủ động triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Trong gần 2 tháng qua, các TCTD nhanh chóng rà soát khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ miền Trung và Tây Nguyên đợt tháng 10-11/2020. Theo đó, các TCTD đã khẩn trương hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vốn vay cho khách hàng bằng nhiều hình thức sát thực tiễn. Tính đến ngày 15/11/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 1.360 khách hàng, với dư nợ gần 109 tỷ đồng, đồng thời, miễn giảm lãi vay cho 13.458 khách hàng, với dư nợ được miễn, giảm lãi là 6.941 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cho vay mới để khôi phục sản xuất đối với 2.545 khách hàng với doanh số cho vay đạt 774 tỷ đồng. Hướng dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp nông thôn Thời gian qua, NHNN đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy hải sản nói riêng, có sự cạnh tranh cho vay đông đảo của các loại hình TCTD khác nhau. Đến nay, đã có trên 80 TCTD và 1.181 Quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nông nghiệp, nông thôn với địa bàn rộng khắp cả nước. Nhiều NHTM đã tham gia các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp sạch, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cung ứng nông sản cho xuất khẩu. Về cung ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế của các tổ chức tín dụng đã đạt hơn 8,79 triệu tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019; thấp chỉ bằng 2/3 so với mức tăng cùng kỳ năm 2019 (tăng 10,28%); trong đó, tín dụng bằng VND tăng 7,76%, tín dụng ngoại tệ giảm 0,69%. Tính bình quân giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 19,83%, cao hơn mức tăng 16,02% tín dụng chung của nền kinh tế. Riêng năm 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, dịch tả lợn châu Phi… song tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn có tăng trưởng khá. Đến cuối tháng 10/2020, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt trên 2,16 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2019, chiếm gần 25% tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế; trong đó có 27.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, 5.000 tỷ đồng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị. Trong thời gian qua, nhất là trong đợt bị tác động mạnh của đại dịch Covid-19, sản xuất nông nghiệp Việt Nam được xác định có vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế (sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước, có trách nhiệm với quốc tế; đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước; phát huy lợi thế so sánh quốc gia). Trong sản xuất nông nghiệp, xu hướng phát triển hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi là rất tích cực. Đây là một nền tảng góp phần tạo điều kiện cho mở rộng tín dụng nông nghiệp – nông thôn của các NHTM đảm bảo an toàn và hiệu quả bền vững.1 1 https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/mot-so-luu-y-ve-hoat-dong-huy-dong-von%C2%A0va-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai-331331.html https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/mot-so-luu-y-ve-hoat-dong-huy-dong-von%C2%A0va-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong-mai-331331.html
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2 Thị trường liên ngân hàng: Tỷ giá, lãi suất huy động Trong tuần từ 26/10-30/10/2020, tỷ giá mua, bán USD/VND (cuối ngày) trên website của Ngân hàng Ngoại thương niêm yết ổn định ở mức 23.090/270 VND/USD, không đổi so với ngày làm việc cuối tuần trước (23/10/2020). Mặt bằng lãi suất tiền gửi bằng VND của TCTD có xu hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0-7,0%/năm. Hiện lãi suất tiền gửi USD của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức. Đối với lãi suất cho vay: Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của TCTD có xu hướng giảm so với cuối năm 2019. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2-6,0%/năm. Hoạt động của thị trường liên ngân hàng Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 383.084 tỷ đồng, bình quân 78.615 tỷ đồng/ngày, tăng 5.871 tỷ đồng/ngày so với tuần 19/10 - 23/10/2020; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 95.221 tỷ đồng, bình quân 17.384tỷ đồng/ngày, giảm 2.743 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó. Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (68% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 01 tuần (18% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 82% và 8%. Về lãi suất: Đối với các giao dịch bằng VND: So với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ so với mức lãi suất tuần trước, cụ thể: lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng lần lượt là 0,1%/năm, 0,16%/năm và 0,42%/năm. Đối với các giao dịch USD: Lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn. Cụ thể: lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng lần lượt là 0,11%/năm, 0,12%/năm và 0,16%/năm. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong tuần đầu của tháng 3-2021, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 512.227 tỷ đồng, bình quân 104.245 tỷ đồng/ngày, giảm 43.578 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó. Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 147.241 tỷ đồng, bình quân 29.448 tỷ đồng/ngày, giảm 1.235 tỷ đồng/ngày. Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (72% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 1 tuần (11% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 77% và 8%. Lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần giảm so với tuần trước, cụ thể, kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,33%/năm, 0,51%/năm và 0,76%/năm. Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng dao động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn, còn 0,1%/năm với kỳ hạn qua đêm; 0,12%/năm với kỳ hạn 1 tuần và 0,11%/năm với kỳ hạn 1 tháng. 2.1.3 Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc: Tháng 12-2020, trên thị trường TPCP sơ cấp, thông qua 25 đợt đấu thầu được tổ chức tại HNX, các tổ chức phát hành đã huy động được tổng cộng 52.988 tỷ đồng trái phiếu, tăng 43,6% so với tháng trước. Trong đó Kho bạc Nhà nước huy động được 43.613 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động được 6.900 tỷ đồng, Ngân hàng Chính
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sách xã hội huy động được 2.475 tỷ đồng. Tỷ lệ trúng thầu thành công tháng 12 đạt 83,6%, khối lượng đặt thầu gấp 2,5 lần khối lượng gọi thầu. So với tháng trước, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước giảm tại các kỳ hạn 10, 15, 20 và 30 năm với mức giảm từ 0,1-0,2%/năm. Như vậy, thông qua đấu thầu tại HNX, năm 2020, Kho bạc Nhà nước đã huy động thành công 323.952 tỷ đồng, hoàn thành 108% kế hoạch điều chỉnh năm 2020. Trên thị trường TPCP thứ cấp tháng 12, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 14.029 tỷ đồng/phiên, tăng 22,8% so với tháng trước và là mức lớn nhất trong năm 2020. Đặc biệt, tháng 12 có nhiều phiên giao dịch có giá trị giao dịch đạt tới 15.000 tỷ đồng/phiên. Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 1,93 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt 213,7 nghìn tỷ đồng, tăng 30,38% về giá trị so với tháng trước. Khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 1 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 108,9 nghìn tỷ đồng, tăng 43,66% về giá trị so với tháng trước. Giá trị giao dịch repos chiếm 33,76% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), không có giao dịch repos nào được thực hiện. Đối với giao dịch outright của NĐTNN, giá trị mua đạt hơn 3,62 nghìn tỷ đồng, giá trị bán đạt hơn 2,41 nghìn tỷ đồng. Như vậy tháng 12, NĐTNN mua ròng 1.211 tỷ đồng, giá trị mua ròng lớn nhất trong năm 2020. Lũy kế 12 tháng, NĐTNN đã mua ròng 3.950 tỷ đồng trên thị trường TPCP. Năm 2020 quy mô và thanh khoản trên thị trường TPCP tiếp tục tăng trưởng, theo đó giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.270 tỷ đồng/phiên, tăng 13,73% so với năm 2019. Quy mô niêm yết trái phiếu Chính phủ tính đến 31-12-2020 đạt hơn 1,35 triệu tỷ đồng, tăng 17,39% so với năm 2019. Trong tổng số hơn hai chục phiên đấu thầu vừa qua thì có đến 16/21 phiên không có khối lượng trúng thầu. Điều đáng nói nữa là, ngoài việc khối lượng trúng thầu khá khiêm tốn thì số lượng thành viên tham gia cũng rất ít, trung bình chỉ có từ 1 đến 2 thành
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viên tham gia/phiên và thường tập trung vào một vài thành viên. Cá biệt có những phiên không có thành viên tham gia dự thầu . chi tiết như sau Bảng 1: kết quả đấu thầu tín phiếu 6 tháng cuối năm 2020 Đơn vị: Tỷ đồng Thời gian Số thành viên dự thầu Số thành viên trúng thầu Khối lượng dự kiến Khối lượng trúng thầu Tỷ lệ trúng thầu trên dự kiến Tháng 07 8 3 1.000 1.000 100% Tháng 08 22 4 4.000 1.100 27.5% Tháng 09 11 - 4.000 - - Tháng 10 6 - 4.000 100 33.3% Tháng 11 11 1 3.000 50 1.25% Tháng 12 4 - 4.000 - - Tổng cộng 62 7 3.000 19.000 10.75% Nguồn : báo cáo thống kê tổng hợp kết quả đấu thầu TPCP, NHNN. Một số vấn đề bất cập trong công tác đấu thầu tín phiếu: Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao, có mức rủi ro thấp nhất trong các công cụ trên thị trường tiền tệ, như vậy tín phiếu sẽ hứa hẹn là một loại giấy tờ ưa thích của nhà đầu tư khi có lượng tiền nhàn rỗi . Nhưng trên thực tế, thời gian qua kết quả thu về qua công tác đấu thầu tín phiếu lại không được như kỳ vọng của Bộ tài chính và các đơn vị phát hành ( NHNN và KBNN ) Vậy nguyên nhân của sự giảm sút trên là do đâu và liệu thực sự nhà đầu tư không còn mặn mà với loại hàng hóa này không. Có một nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu tín phiếu thời gian qua là do tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới có
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chiều hướng không thuận lợi cùng với cơ cấu danh mục đầu tư chưa thuận lợi để nhà đầu tư tham gia loại công cụ nợ ngắn hạn của Chính Phủ . Nhưng nguyên nhân chính mà nhà đầu tư chưa mặn mà với tín phiếu lại nằm ở chính nội tại của chính cơ chế của tổ chức phát hành và “sân chơi” thứ cấp của loại giấy tờ có giá này . Theo đánh giá của Bộ tài Chính, công tác phát hành tín phiếu qua NHNN phát sinh một số bất cập đó là:  Thành viên đấu thầu tín phiếu chỉ bao gồm các TCTD có tiền gửi thanh toán tại NHNN ( sở giao dịch ). Hiện nay, trong tổng số 57 thành viên đấu thầu tín phiếu thì có tới 40 thành viên là TCTD, có 14 thành viên là chi nhánh NH nước ngoài và có 3 thành viên là các công ty tài chính Sở dĩ thành viên thường là các TCTD, vì tín phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ, người mua phải phải mở tài khoản chứng khoán và tài khoản tiền gửi tại NHNN để thực hiện các giao dịch thanh toán tiền và tín phiếu theo kêt quả trúng thầu . Trong khi đó việc mở tài khoản tại NHNN mới chỉ áp dụng cho các TCTD là thành viên của hệ thống thanh toán, chưa áp dụng cho các đối tượng là công ty chứng khoán , các quỹ đầu tư. Do vậy, phần nào đã hạn chế sự tham gia của các thành viên đấu thầu có nhu cầu không phải là các TCTD.  Số lượng nhà đầu tư đã được công nhận là thành viên được công nhận là thành viên tham gia đấu thầu tín phiếu đông nhưng trên thực tế số thành viên tham gia mỗi phiên là rất ít , đặc biệt là NH TMCP và chi nhành NH nước ngoài. Cá biệt có những thành viên có tên trong danh sách nhưng chưa từng tham gia đấu thầu. Nguyên nhân chủ yếu là khối các NH này chưa quan tâm đến thị trường này do đầu tư vào TPCP có kỳ hạn 3-5 năm có mức lãi suất cao hơn và thời gian đầu tư phù hợp hơn. Điều dẫn đến lượng vốn khả dụng dư thừa đầu tư vào tín phiếu còn hạn chế.  Việc đầu tư vào tín phiếu của các thành viên nhằm mục đích dự phòng an toàn về khả năng thanh toán vào các giai đoạn cao điểm qua giao dịch nghiệp vụ thị trường mở với NHNN. Việc mua/bán các giấy tờ có giá giữa các TCTD trên thị trường
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 liên ngân hàng chưa được thực hiện phần vì do cơ sở hạ tầng ( công nghệ, pháp lỳ ) của thị trường thứ cấp chưa phát triển , phần vì do chưa có ướng dẫn chi tiết.  Quy trình phát hành tín phiếu thời gian qua cũng bộc lộ bất cập, chưa khoa học và có thiếu lịch biểu cụ thể để nhà đầu tư có kế hoạch chủ động tham gia khi có nhu cầu. Mặt khác, thời gian qua, chưa tổ chức hình thức đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh lãi suất trong một phiên đấu thầu mặc dù đã cò quy định về vấn đề này  Công tác lưu ký và chuyển nhượng tín phiếu cũng là một vấn đề cần tháo gỡ . Hiện nay tín phiếu phát hành qua NHNN chỉ thực hiện tại sở giao dịch NHNN mà chưa được lư ký và chuyển nhượng nên trái chủ chỉ có thể tham gia các giao dịch trên thị trường tiền tệ với NHNN ( OMO, tái cấp vốn, thấu chi và cho vay qua đêm …). Nói cách khác do hạn chế trong việc lưu ký nên việc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư tín phiếu tại Việt Nam vẫn chưa được thực hiện như thông lệ tại các trên Thế Giới. điều này dẫn đến thị trường thứ cấp tình trạng thị trường thứ tín phiếu cấp chưa phát triển, tính thanh khoản bị hạn chế. Đây là một nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường thứ cấp tín phiếu. 2.1.4 Thị trường mở: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường mở Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 42/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thị trường mở. Theo đó, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 về phương thức đấu thầu như sau: Đối với phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo phương thức đấu thầu lãi suất; trong trường hợp cần thiết, căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và diễn biến thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo phương thức đấu thầu khối lượng.
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình 2.2 Diễn biến thị trường mở trong 2020 Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã rất hạn chế trong việc bơm/ hút tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở, do thanh khoản hệ thống ngân hàng liên tục duy trì trạng thái dồi dào. Theo chứng khoản Bảo Việt (BVSC), đến cuối năm 2020, tổng lượng tín phiếu và OMO lưu hành đã về mức 0 2.1.5 Thị trường hối đoái: Năm 2020 đã đi qua ghi nhận sự ổn định ở mức cao của tỷ giá và đánh dấu một năm điều hành thành công của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đóng cửa ngày giao dịch ngày 31/12/2020, tỷ giá USD trung tâm được niêm yết ở 23.155 VND/USD, tăng 330 đồng so với mức công bố ngày 31/12/2019, tương đương tăng 1,4% và hoàn toàn nằm trong dự báo của các chuyên gia và giới phân tích (không quá 2%).
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguồn: SSI Research. Hình 2.3 Diễn biến các tỷ giá điều hành của NHNN Trong khi tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh theo hướng tăng lên thì giá USD giao dịch trên cả thị trường ngân hàng và thị trường tự do đều có xu hướng giảm so với hồi đầu năm. Cụ thể, kết phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020, giá USD tại Vietcombank mua – bán ở 23.080 – 23.230 VND/USD, giá mua giảm 35 đồng trong khi giá bán giảm 15 đồng so với mức đóng cửa của năm 2018. Trên thị trường chợ đen, giá USD cũng giảm khoảng 90 – 100 đồng trên mỗi chiều giao dịch, tương đương mức giảm 0,4%. Như vậy, 2020 là một trong những năm hiếm hoi mà giá USD giao dịch trên cả thị trường ngân hàng và thị trường chợ đen sụt giảm so với cuối năm trước. Thực tế, việc tỷ giá ổn định trong năm 2019 phản ánh các nền tảng vĩ mô tích cực của Việt Nam cũng như được hỗ trợ từ xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu. Ngoại trừ 2 tháng 5 và 6 (thời gian tỷ giá bật tăng do leo thang chiến tranh thương mại khiến đồng nhân nhân tệ mất giá), tỷ giá mua vào của các ngân hàng thương mại luôn ở mức ngang bằng hoặc thấp hơn tỷ giá mua vào của NHNN là 23.200 VND/USD. Nhờ vậy, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ, nâng dự trữ ngoại hối lên mức kỉ lục gần 80 tỉ USD và các NHTM cũng gia tăng lợi nhuận từ hoạt động ngoại hối.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguồn: SSI Research. Hình 2.4 Dự trữ ngoại hối của Việt Nam Vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng 11, NHNN đã giảm tỷ giá mua vào 25 đồng/USD, xuống 23.175 VND/USD. Động thái này gián tiếp đẩy nguồn cung ngoại tệ ở lại thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm, qua đó càng giúp giá USD trên ổn định, thậm chí sụt giảm. Đồng thời, tạo tín hiệu về chính sách quản lí linh hoạt, có tăng, có giảm không chỉ cho các thành viên thị trường mà cho cả các cơ quan nước ngoài về chủ trương điều hành tỷ giá của Việt Nam. (Nguồn: Bloomberg) Hình 2.5 Diễn biến US Dollar Index trong 1 năm qua Trong khi đó, việc Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách theo dõi thao túng tỷ giá của Mỹ cũng là một tín hiệu đáng lo ngại. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nam trong năm tới cũng có thể bị ảnh hưởng do tác động từ việc sụt giảm nhu cầu toàn cầu, do đó nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu có thể sẽ không còn được tích cực như trong năm nay. "Xu hướng tỷ giá tiếp tục là biến số khó lường trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới liên tục vận động", ông Khoa nhận định. Tỷ giá năm 2020 đến từ xu hướng tiếp tục yếu đi của đồng nhân dân tệ (dự báo sẽ mất giá thêm 3 - 4% nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang) và các đồng tiền của các nước mới nổi khác khiến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam suy giảm. Trong năm 2019, việc giữ tỷ giá ổn định phản ánh các nền tảng vĩ mô tích cực của Việt Nam nhưng cũng khiến VND tăng giá trong tương quan với các đối tác lớn. Các quốc gia này vẫn đang mở rộng qui mô nới lỏng tiền tệ, đồng nội tệ trong năm 2020 và vì vậy về lâu dài sẽ tạo ra bất lợi nhất định cho hàng hóa Việt nam nếu VND vẫn giữ giá."Xét trong bối cảnh tổng thể cùng việc cân đối với quan hệ thương mại Việt – Mỹ, mức điều chỉnh của đồng VND trong năm 2020 nnằm trong khoảng 1% - 2% và sẽ được điều chỉnh dần từng bước tùy thuộc vào các diễn biến trên thế giới", Tuy nhiên, theo BVSC rủi ro Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách "thao túng tiền tệ" là một rủi ro lớn, buộc NHNN phải thận trọng trong việc giảm giá mạnh tiền đồng. Với quan điểm tích cực hơn, nhóm phân tích đến từ Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lên tỷ giá được phần nào giảm bớt khi nhà đầu tư đã quen với thực tế chiến tranh thương mại sẽ khó có thể sớm kết thúc trong tương lai gần. Bên cạnh đó, động thái nới lỏng của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới, đặt biệt là Fed cũng là một yếu tố tích cực giảm áp lực tỷ giá. Trong năm 2020, VCBS kì vọng NHNN vẫn tiếp tục thể hiện chính sách linh hoạt và nhất quán nhằm hỗ trợ và ổn định tỷ giá. "Tỷ giá trong năm có thể chịu áp lực quanh các sự kiện lớn trên thế giới. Tuy nhiên tỷ giá biến động không quá 1% cho cả năm 2020", 2.2 Thực trạng thị trường vốn Việt Nam:
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.1 Thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường chứng khoán, là một kênh huy động vốn tiềm năng cho các dự án của chính phủ và cho các dự án tư nhân. Thị trường trái phiếu Việt Nam bao gồm các hàng hoá chủ yếu là trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp. Các trái phiếu này chiếm lĩnh vai trò chủ yếu trên thị trường vốn. Thị trường vốn Việt Nam với quy mô vẫn còn nhỏ, còn chưa thực sự chuẩn hoá. Đây là một thị trường đang phát triển và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và tổ chức tài chính nước ngoài.  Trái phiếu Chính phủ: Đặt trong bối cảnh hậu Covid với các đặc điểm mới, một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu thị trường TPCP có thể duy trì được diễn biến sôi động vốn đã được thiết lập trong suốt 5 năm gần đây hay không. Chắc chắn sẽ khó có được một câu trả lời trọn vẹn nhưng chúng tôi kỳ vọng đà phát triển của thị trường sẽ được duy trì trong năm 2021 dù con đường nhiều khả năng sẽ gập ghềnh hơn. Có thể thấy thị trường TPCP năm 2021 đối mặt với một số thách thức khá nhãn tiền. Thứ nhất, 2021 là "đỉnh nợ" của Việt Nam với tổng mức đáo hạn TPCP lên đến hơn 160 nghìn tỷ đồng (chỉ tính riêng phần phát hành ra công chúng, chưa bao gồm phần phát hành riêng lẻ). Cộng với dự toán thâm hụt NSNN đang đưa ra mức khoảng 344 nghìn tỷ đồng, KBNN có thể phải tăng quy mô phát hành so với năm 2020 (ước tính khoảng 350 nghìn tỷ đồng) để đảm bảo cân đối NSNN. Thứ hai, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM – nhà đầu tư chủ lực trên thị trường TPCP – dự kiến tiếp đà phục hồi với mức tăng trưởng lên khoảng 12-14%, khiến cho mức độ êm đềm, bình lặng của thanh khoản VND có thể giảm bớt. Thứ ba, lãi suất TPCP đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2020 và dường như không còn nhiều dư địa để giảm thêm khi đặt trong tương quan so sánh với lạm phát - biến số có tương quan chặt chẽ với lãi suất TPCP về mặt học thuật. Lãi suất TPCP của Mỹ cũng được nhiều định chế tài chính dự báo sẽ bật tăng thêm khoảng 20 điểm trong
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 năm tới, kỳ hạn 10 năm lên khoảng 1,2%/năm. Môi trường lãi suất này sẽ kém thuận lợi hơn so với giai đoạn lãi suất đi xuống với đặc thù của thị trường TPCP Việt Nam. (Nguồn: Tác giả thu thập và ước tính) Hình 2.6 Tương quan phát hành TPCP và nhu cầu sử dụng vốn của NSNN Tuy nhiên, động lực tăng trưởng cho thị trường TPCP – điểm sáng của thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn vừa qua – nhìn chung vẫn còn khá mạnh với một số yếu tố đáng chú ý. Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam đang ở trạng thái lạc quan và có sự cải thiện đáng kể về chiều sâu, tính bền vững. Trong khi GDP dự kiến phục hồi, đạt tốc độ cao khoảng 6,5-7,0% thì các chỉ số khác như lạm phát, nợ công,… tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong mục tiêu đề ra. Thứ hai, chính sách tiền tệ vẫn trong xu thế nới lỏng là chủ đạo giúp duy trì lực cầu đầu tư. Để thực hiện được mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay mà Thống đốc vừa đặt ra cho hệ thống ngân hàng tại hội nghị triển khai hoạt động 2021 vừa qua, vai trò đồng hành, hỗ trợ của NHNN chắc chắn là hết sức cần thiết. Thứ ba, thanh khoản VND của hệ thống NHTM kỳ vọng vẫn giữ được trạng thái ổn định khá dồi dào nhờ các nhân tố khách quan như quy mô dòng vốn ngoại tệ chảy vào khá lớn, lượng tiền gửi của KBNN tại NHNN từng bước được khơi thông cùng quá trình giải ngân đầu tư công.
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ tư, TPCP sẽ được chú trọng bổ sung vào bảng cân đối tài sản của các NHTM cùng với quá trình nâng cao chất lượng, an toàn hoạt động của các TCTD theo quy định của cơ quan quản lý. Thứ năm, thị trường TPCP sẽ đón nhận thêm các văn bản pháp lý, sản phẩm, công cụ giao dịch mới như giao dịch mua lại TPCP có kỳ hạn hay hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm, phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, nghiệp vụ phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản cho các nhà tạo lập thị trường,… Những điểm mới này có thể sẽ góp phần gia tăng thanh khoản, sự hấp dẫn cho thị trường. Năm 2021 đã gõ cửa. Chúng ta hãy cùng chờ đón những bước phát triển tiếp theo của thị trường TPCP Việt Nam dù lãi suất có thể bước vào vùng đi ngang, ổn định hơn so với những năm gần đây.  Những kết quả và tồn tại của thị trường TPCP ở Việt Nam Nhìn chung, thị trường TPCP đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Phát hành TPCP đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả. Giá trị TPCP huy động được đã tăng qua các năm, số lượng, kỳ hạn TPCP đã được đa dạng hơn; đặc biệt là năm 2020, Chính phủ đã tổ chức phát hành trái phiếu theo lô lớn để tăng tính thanh khoản làm cho tình hình giao dịch TPCP tăng lên đáng kể. Qua thực tế phát hành TPCP lô lớn sẽ giảm số lượng các loại TPCP lưu hành trên thị trường, giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức trung gian dễ theo dõi, nắm bắt diễn biến về giá của các loại TPCP. Ðây là cơ sở cho việc đặt giá mua, bán. Mặt khác, với khối lượng phát hành lớn đã tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu một loại trái phiếu, làm cho tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên, từ đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và Chính phủ có thể huy động một khối lượng vốn lớn cho NSNN. Phương thức đấu thầu trái phiếu qua TTCK đã được áp dụng theo thông lệ quốc tế và cũng đã gặt hái kết quả đáng khích lệ. Đối tượng tham gia thị trường cũng ngày càng đa dạng hơn. Bên cạnh đó áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đã làm cho nhà đầu tư hoàn toàn chủ động trong giao dịch, đã tác động tích cực đến hoạt động giao dịch trái phiếu.
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thị trường TPCP đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: - Hiệu quả của các đợt phát hành TPCP bằng phương thức đấu thầu qua TTCK chưa cao do áp dụng cơ chế lãi suất trần, dẫn đến tỷ lệ trúng thầu thấp thậm chí có những đợt đầu thầu khối lượng trúng thầu bằng không. Bên cạnh đó, thông tin về các đợt đấu thầu chưa đầy đủ, các thông tin như tình hình tài chính hiện nay của Chính Phủ, kế hoạch vay trả nợ trong tương lai, tình hình sử dụng vốn huy động bằng TPCP… chưa được công bố cụ thể. - Trong bối cảnh lãi suất thị trường diễn biến tăng dần nhưng lãi suất đấu thầu TPCP áp dụng lãi suất trần, hoạt động đấu thầu và giao dịch thứ cấp thiếu tính cạnh tranh, không hấp dẫn, cũng làm cho TPCP có tính thanh khoản thấp. Điều này có thể thấy được qua tình hình thực tế khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất thị trường liên tục tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến giá và tình hình giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp: - Các đợt phát hành TPCP theo các phương thức bán lẻ qua KBNN, đấu thầu qua TTCK và bảo lãnh phát hành được tổ chức đan xen nhau tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ cho TTCK. Mặt khác, phát hành trực tiếp qua KBNN với lãi suất quy định sẵn, còn đối với phương thức bảo lãnh phát hành thì lãi suất hình thành theo nhu cầu vốn sử dụng chứ không chịu sự chi phối tác động của thị trường, do đó lãi suất theo hai phương thức này không do cung cầu quyết định. Sự cạnh tranh không theo quy luật thị trường sẽ kiềm hãm sự phát triển của thị trường TPCP nói riêng và TTCK nói chung. - Thị trường TPCP vẫn chưa hình thành được cơ chế lãi suất chuẩn. Việc phát hành TPCP theo nhiều kỳ hạn với ngày thanh toán khác nhau và lãi suất danh nghĩa khác nhau nên tính thanh khoản của trái phiếu rất thấp, dẫn đến khối lượng TPCP giao dịch trên thị trường là không đáng kể, thậm chí có nhiều loại bị đóng băng. Thêm vào đó, hiện nay số lượng thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu đã tăng, tuy nhiên các thành viên này không tham gia đấu thầu thường xuyên mà mỗi đợt đấu thầu TPCP chỉ có vài thành viên tham gia, điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của các đợt đấu thầu TPCP và thành viên
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tham gia này mua trái phiếu chủ yếu phục vụ cho mục đích nắm giữ lâu dài nên việc giao dịch TPCP chỉ dừng lại ở đây. - Mối liên hệ giữa thị trường thứ cấp và sơ cấp là giá giao dịch cũng như hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp sẽ tác động ngược lại đến khả năng phát hành trên thị trường sơ cấp. Chính vì vậy, sự khác biệt về giá (lãi suất) phát hành đang khiến thị trường sơ cấp gặp khó khăn và về dài hạn, sẽ tác động ngược trở lại thị trường thứ cấp. - Việc thanh toán lãi TPCP như hiện nay (1lần/năm) chưa mang lại lợi ích và giảm thiểu rủi ro tái đầu tư cho nhà đầu tư, từ đó không khích thích được hoạt động đầu tư TPCP sôi động hơn. - Giao dịch trái phiếu đòi hỏi một số lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với các nhà đầu tư có tổ chức tham gia, nhưng trên thực tế thị trường Việt Nam các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để tham gia còn rất ít. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức có năng lực tài chính để tham gia thì chưa quan tâm nhiều đến trái phiếu.  Trái phiếu Chính quyền địa phương Phát hành TPCQĐP nhằm mục đích huy động vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung ương cũng như địa phương. Từ năm 1995, triển khai NĐ 72/CP của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng đề án huy động vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của địa phương về phát triển kinh tế xã hội. TPCQĐP được phát hành qua các hình thức: bán lẻ qua KBNN (chỉ thực hiện đến năm 2003), đấu thầu qua TTGDCK, bảo lãnh phát hành hoặc đại lý phát hành. Sự phát triển của thị trường TPCQĐP có thể chia thành 2 giai đoạn trước và sau năm 2003. - Giai đoạn trước năm 2003:  Năm 1995, trái phiếu đô thị TP.HCM do UBND TP.HCM đã khởi động cho việc phát hành trái phiếu đô thị. Huy động đầu tư đường Nguyễn Tất Thành – Liên tỉnh lộ 15.
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864  Cũng trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã thực hiện một số đợt huy động vốn cho các công trình thông qua việc phát hành trái phiếu như: trái phiếu khu đô thị mới Linh Đàm (42 tỷ đồng), khu đô thị mới Định Công (50 tỷ đồng), đô thị mới Chí Linh (71 tỷ đồng), xi măng Bút Sơn (122 tỷ đồng) và một số trái phiếu công trình của các địa phương khác như Tiền Giang, Bình Thuận, Khánh Hòa…Nhìn chung thị trường TPCQĐP ở giai đoạn này còn sơ khai, quy mô thị trường còn nhỏ và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. - Giai đoạn từ năm 2003 đến nay, đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế cùng với tiến trình đô thị hóa, nhu cầu đầu tư và phát triển rất lớn và cấp bách nhưng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước luôn không đủ đáp ứng, đặc biệt đối với các dự án phát triển hạ tầng cơ sở của các tỉnh và thành phố nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Do đó, một số tỉnh và thành phố có điều kiện về tiềm lực kinh tế đã tiến hành phát hành trái phiếu huy động vốn tài trợ cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Trong 2003, TP.HCM là đơn vị tiên phong trong việc phát hành TPCQĐP, với việc ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố (HIFU) phát hành trái phiếu đô thị với các kỳ hạn 2 năm và 5 năm nhằm bổ sung vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng theo kế hoạch hằng năm của ngân sách thành phố và được giao dịch trên TTGDCK TP.HCM (HOSE). Năm 2005, Hà Nội phát hành trái phiếu xây dựng cầu Vĩnh Tuy và Đồng Nai phát hành trái phiếu để huy động vốn cho công trình xây dựng hồ chứa nước Cầu Mới. - Các địa phương đã huy động được một khối lượng vốn lớn cho ngân sách thông qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, có hai địa phương tiêu biểu là TP.HCM và Hà Nội phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá lớn, các địa phương khác quy mô huy động còn rất hạn chế. - Thành công của TP.HCM trong việc huy động vốn cho ngân sách và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị này một phần do lãi suất trái phiếu đô thị cao hơn lãi suất TPCP cùng kỳ hạn. TP.HCM là địa phương tiên phong và tiểu biểu trong việc phát hành TPCQĐP, bước đầu cho thấy được hiệu quả tích cực:
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước nhằm đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa. Khẳng định hiệu quả của chính quyền địa phương trong việc chủ động đa dạng hóa phương thức huy động. - Trong thời gian đầu trái phiếu đô thị TP.HCM chủ yếu là kỳ hạn 5 năm, cá biệt đợt đầu tiên năm 2003 phát hành 200 tỷ trái phiếu kỳ hạn 2 năm, khách hàng là các cá nhân và các doanh nghiệp. Đến năm 2004 trở đi, thị trường TPCQĐP được đa dạng hơn với các loại trái phiếu có kỳ hạn dài hơn từ 10-15 năm. - Các phương thức phát hành trái phiếu cũng đa dạng hơn và được thử nghiệm để chọn phương thức phù hợp để phát hành TPCQĐP. Nhìn chung thị trường TPCQĐP trong thời gian qua đã tạo ra kênh huy động vốn hữu hiệu cho NSNN, đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội của một số địa phương. Một số địa phương đã huy động được một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, mở rộng thực hiện các dự án đầu tư của địa phương, góp phần làm giảm căng thẳng thiếu hụt ngân sách. Phát hành TPCQĐP làm tăng nguồn vốn đầu tư trong dài hạn, cơ cấu nợ chuyển dần từ ngắn hạn sang dài hạn, phù hợp với diễn tiến nền kinh tế thị trường và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của địa phương. Ngoài ra, thông qua việc mở rộng phát hành TPCQĐP, đã cung cấp thêm một lượng hàng hóa cho TTCK Việt Nam, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.  Trái phiếu doanh nghiệp Báo cáo về thị trường trái phiếu mới công bố, nhóm phân tích FiinGroup đánh giá, kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh và quy mô sớm tiệm cận với thị trường cổ phiếu.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 (Ảnh: FiinGroup.) Hình 2.7 Giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành 5 năm gần đây. Ở góc độ cung, nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất lớn, nhưng năng lực đáp ứng vốn của hệ thống ngân hàng thương mại là không đủ. Theo đó, chủ trương chung của các cơ quan điều hành vẫn là ưu tiên kênh vốn trung, dài hạn qua trái phiếu và qua huy động trên thị trường cổ phiếu. Yếu tố thứ hai, theo nhóm phân tích, là nhiều lĩnh vực hiện nay chịu tác động của Covid-19 làm ảnh hưởng tạm thời đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Do đó, nhu cầu tái cấu trúc kỳ hạn nguồn vốn nợ vay theo hướng dài hạn hơn để phù hợp với dòng tiền kỳ vọng từ kinh doanh rất lớn. Điều này đặc biệt cần thiết với các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp và khó có khả năng được ngân hàng gia hạn hay tăng hạn mức tín dụng. Ở góc độ cầu, nhu cầu đầu tư và sở hữu trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng lên trong môi trường lãi suất ở mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, các quy định mới, ví dụ giới hạn người mua trái phiếu riêng lẻ là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, sẽ làm thay đổi đáng kể khả năng hấp thụ nguồn cung trái phiếu. "Trên cơ sở đó, chúng tôi tin rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2021 vẫn sôi động nhưng về quy mô sẽ khó đạt được mức phát hành như năm 2020. Cơ cấu phát
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hành cũng được dự báo dịch chuyển đáng kể sang hình thức chào bán ra công chúng thay vì chỉ chiếm 6,5% trong tổng giá trị phát hành trong năm 2020 vừa qua", báo cáo của FiinGroup cho biết.2 (Ảnh: FiinGroup) Hình 2.8 Cơ cấu phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 và 2019. Trong năm 2020, mặc dù có sự trầm lắng trong quý IV/2020 sau khi Nghị định 81 có hiệu lực, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhìn chung vẫn diễn ra rất sôi động. Giá trị phát hành mới đạt 429.500 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2019. Quy mô phát hành mới này giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp lên tương đương 15,1% GDP và 10,3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp bất động sản vẫn là những nhà phát hành lớn nhất với giá trị 162.000 tỷ đồng (38,5% tổng giá trị phát hành) tăng 100% so với năm 2019. Ở các nhóm ngành còn lại, bên cạnh nhóm ngân hàng và các tổ chức tài chính (chiếm 31,6%), lĩnh vực năng lượng cũng đang thu hút được sự chú ý với các chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo. 2 https://vnexpress.net/trai-phieu-doanh-nghiep-nam-2021-van-soi-dong-4232497.html
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hình thức phát hành năm 2020 chủ yếu vẫn là phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư tổ chức, nhất là các ngân hàng thương mại  Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp Trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam tuy đã có những dấu hiệu khả quan nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là TPCP, trong khi TPDN mới là yếu tố quyết định tính sôi động của thị trường này nhưng TPDN phát hành vẫn còn rất hạn chế. Thị trường TPDN quanh đi quẩn lại cũng chỉ có: Vinashin, TCT Thép VN, TCT Điện Lực VN… Thị trường TPCQĐP cũng chỉ có 3 địa phương phát hành: TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai. Hệ thống các nhà đầu tư chưa phát triển. Các Ngân hàng, quỹ đầu tư chủ yếu đầu tư vào các trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước (VCB, ICB, MHB, BIDV), công trái, trái phiếu đô thị, trái phiếu do BTC phát hành và trái phiếu của một số doanh nghiệp có uy tín (Công ty Tài chính Dầu khí, Tập Đoàn Điện Lực VN, Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM, Tổng Công ty Sông Đà). Các Quỹ đầu tư có danh tiếng trên thị trường Việt Nam cũng quan tâm đến trái phiếu nhưng mức độ đầu tư còn khá thấp. Các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức khác chủ yếu đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu chuyển đổi của các Công ty, của các Ngân hàng lớn có danh tiếng do kỳ vọng được chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai. Số lượng các thành viên tham gia đấu thầu qua TTCK còn hạn chế, số lượng thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu càng ít thì số lượng thành viên tham gia đấu thầu càng hạn chế và lãi suất đặt thầu càng ít mang tính đại diện cho thị trường. Từ năm 2002 trở về trước chỉ giới hạn ở các thành viên đấu thầu trong nước và số lượng thành viên cũng không nhiều, đến năm 2003 mới chỉ có 2 thành viên nước ngoài bắt đầu tham gia.  Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm (ĐMTN) chuyên nghiệp Công ty định mức tín nhiệm (CRA) rất quan trọng đối với sự phát triển thị trường vốn của mọi nền kinh tế. Công ty định mức tín nhiệm là loại hình phù hợp nhất cho thị trường vốn Việt Nam và cũng phù hợp nhất với các nước phát triển. Đối tượng đánh giá
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của công ty định mức là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước. Công ty định mức tín nhiệm cũng đánh giá cả Chính phủ, các địa phương, các bộ trong việc phát hành trái phiếu dài hạn. Ở Việt Nam, khái niệm ĐMTN còn rất mới mẻ. Hiện cả nước mới chỉ có một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có liên quan tới ĐMTN như: Công ty Cổ phần tín nhiệm và xếp hạng Doanh nghiệp (CRV), Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN (C&R), Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC- thuộc Ngân hàng Nhà nước) và Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp (CRVC-thuộc Công ty Phần mềm và truyền thông Vietnamnet)… Nhưng thực tế, các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá ĐMTN theo đúng nghĩa, bởi lẽ hoạt động chính vẫn chỉ là cung cấp thông tin có liên quan tới các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá ĐMTN theo chuẩn mực quốc tế. Trong số đó, CRVC hiện đã phải tạm ngừng hoạt động do chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chức năng và của thị trường.  Thiếu đội ngũ các nhà tạo lập thị trường Các nhà tạo lập thị trường trái phiếu đóng vai trò: người môi giới và tự doanh trái phiếu và họ thu lợi nhuận từ các hoạt động này. Họ sẵn sàng thực hiện giao dịch mua và bán chứng khoán với các mức giá và số lượng đã niêm yết. Nhà tạo lập thị trường – nhân tố thúc đẩy giao dịch trái phiếu, tăng tính thanh khoản cho thị trường. Nhưng hiện nay chúng ta chưa thiết lập được hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Hiện tại, các trung gian tài chính trên thị trường trái phiếu Việt Nam là các công ty chứng khoán với các nghiệp vụ chủ yếu như môi giới, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Tuy nhiên, các trung gian tài chính chưa thực hiện nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán trái phiếu. Khi nhà đầu tư có nhu cầu bán trái phiếu thì lại gặp khó khăn do thiếu các nhà tạo lập thị trường sẵn sàng mua trái phiếu với mức giá hợp lý, điều này đã làm cho trái
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phiếu kém tính thanh khoản. Thêm vào đó, việc thiếu các công cụ phái sinh trên thị trường trái phiếu như hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa.  Chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn Thực tế tại các nước có thị trường trái phiếu phát triển cho thấy, các chứng khoán cơ sở trên thị trường trái phiếu thường là những chứng khoán nợ của Chính phủ với thời gian đáo hạn đa dạng từ 5 năm, 10 năm đến 20 năm thậm chí là 30 năm. TPCP là loại chứng khoán nợ được xếp hạng tín nhiệm cao nhất và được giao dịch tích cực nhất, chúng có tính thanh khoản cao. Giá giao dịch của các chứng khoán này được sử dụng để tính mức lợi suất trái phiếu, với các mức lợi suất này được sử dụng để xây dựng đường cong lãi suất. Đường cong lãi suất có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các nhà phát hành (hạn chế rủi ro), các nhà đầu tư (xác định được giá theo thị trường, quyết định đầu tư trên cơ sở phân tích được rủi ro của khoản đầu tư cũng như lợi tức thu được) mà còn rất có ý nghĩa đối với các nhà trung gian (phát triển các công cụ phái sinh và tạo lập thị trường qua các giao dịch mua bán có kỳ hạn và giao dịch tương lai). Lãi suất TPCP ở Việt Nam chưa thực sự trở thành chuẩn mực để các tổ chức tài chính tham chiếu. Một mặt, do lãi suất TPCP vẫn còn chịu sự can thiệp của chủ thể phát hành thông qua cơ chế lãi suất trần, chưa thực sự được quyết định bởi quan hệ cung cầu. Mặt khác, thị trường giao dịch thứ cấp kém sôi động, tính thanh khoản của trái phiếu thấp nên chưa tạo được đường cong lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ khác.  Tính cạnh tranh thấp Các hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại với tính thuận tiện hơn nên được ưa chuộng hơn đầu tư vào trái phiếu, cùng với tính thanh khoản kém hơn nên trái phiếu chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân, đặc biệt là tiềm năng về vốn trong dân cư hiện nay là rất lớn. Cơ chế lãi suất là nguyên nhân làm cho trái phiếu có tính cạnh tranh thấp. Cơ chế lãi suất trái phiếu quá cứng nhắc không theo kịp với xu hướng biến động của lãi suất thị trường. Trong thời gian qua, lãi suất đấu thầu TPCP do Bộ Tài chính đưa ra còn phần nào
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 mang tính chủ quan, chưa căn cứ vào tình hình biến động của nền kinh tế. Lãi suất tín phiếu đôi lúc còn cao hơn lãi suất trái phiếu, có thời điểm lãi suất thực sau lạm phát âm, đã làm cho trái phiếu mất đi tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Điều này cũng có thể dẫn tới tình trạng khối lượng trúng thầu sẽ bị hạn chế đi rất nhiều so với khối lượng dự định phát hành và sẽ chỉ bó hẹp trong phạm vi một số nhỏ các nhà đầu tư. Khối lượng trúng thầu thấp cộng với một số nhỏ các nhà đầu tư nắm giữ sẽ làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp.  Nhận thức của doanh nghiệp Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức hết ưu điểm và tầm quan trọng của phương thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Hiện nay, một số các doanh nghiệp nhà nước còn được hưởng ưu đãi trong việc vay vốn ngân hàng nên không muốn phát hành trái phiếu. Ngoài ra, các tổ chức chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán chưa thật sự phát triển, doanh nghiệp phát hành chưa hưởng được dịch vụ từ những tổ chức này cung cấp, chưa có niềm tin về hiệu quả phát hành trái phiếu, tâm lý e ngại phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dẫn đến kết quả nguồn cung trên thị trường sơ cấp bị hạn chế và giao dịch trên thị trường thứ cấp tẻ nhạt.  Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh Hệ thống pháp lý bước đầu hình thành và đang hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường chưa đồng bộ, cơ chế hoạt động chưa thật hoàn chỉnh. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết cho thị trường phi tập trung (OTC), hoạt động định mức tín nhiệm, các công cụ phái sinh …, nên chưa tạo được hành lang pháp lý nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.2 Thị trường cổ phiếu: Thị trường tăng, tiền mới nhiều, doanh nghiệp tranh thủ huy động vốn khủng Dự kiến trong thời gian tới, phát hành tăng vốn qua phát hành cổ phiếu sẽ tăng gần gấp 1,6 lần tổng giá trị phát hành trong năm 2020 và 2,3 lần so với quý 1/2021 Hình 2.9 Thị trường cổ phiếu Theo dữ liệu của Fiinpro, trong quý đầu năm 2021, có 43 doanh nghiệp đã huy động gần 19.800 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 1,1 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương gần 70% giá trị phát hành của cả năm 2020. Như vậy, đây là mức cao nhất cả về khối lượng cũng như giá trị phát hành tăng vốn theo quý kể từ sau khi Covid-19 bùng phát ở Việt Nam. Covid-19 dần được kiểm soát đã kích hoạt lại nhu cầu huy động vốn nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và đưa tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu về mức an toàn.
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thậm chí, cũng theo thống kê của Fiinpro từ các công bố thông tin được cập nhật đến ngày 13/4/2021, 54 doanh nghiệp niêm yết dự kiến phát hành thêm 4,2 tỷ cổ phiếu để huy động gần 44.700 tỷ đồng qua phát hành tăng vốn trong thời gian tới, gần gấp 1,6 lần tổng giá trị phát hành trong năm 2020 và 2,3 lần so với quý 1 vừa qua. Được biết, việc phát hành để huy động vốn đang là hình thức được ưa chuộng, nhất là thông qua phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu (với tổng giá trị phát hành dự kiến là 27.500 tỷ đồng) và chào bán riêng lẻ (14.200 tỷ đồng). Hình 2.10 Danh sách doanh nghiệp có kế hoạch phát hành tăng vốn lớn Đáng chú ý, HVN và HNG chiếm 1/3 tổng giá trị huy động qua phát hành cổ phiếu (dự kiến). Cụ thể, Vietnam Airlines (HVN) dự kiến huy động 8.000 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trong nửa đầu năm 2021. Nếu đợt phát hành này thành công, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty hàng không sẽ giảm từ 6,2x xuống 5,2x. Tiếp đến là HAGL Agrico (HNG) với tổng giá trị phát hành dự kiến là 7.400 tỷ đồng (bao gồm 5.500 tỷ đồng để hoán đổi nợ và 1.900 tỷ đồng để bổ sung vốn hoạt động).
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ở nhóm công ty chứng khoán, trong bối cảnh thanh khoản thị trường luôn duy trì ở mức cao, dẫn đến tình trạng "căng" margin, nhiều công ty đang tiến hành tăng vốn để bổ sung nguồn tiền cho hoạt động giao dịch ký quỹ này. Trong đó, Công ty Chứng khoán VnDirect (VND) có kế hoạch phát hành 220,4 triệu cổ phiếu, tương đương với giá trị phát hành hơn 2.200 tỷ đồng nếu tính theo mệnh giá. Tiếp đến là Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HCM) với giá trị phát hành dự kiến là 2.100 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng, các ngân hàng cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu để tăng quy mô vốn, trong đó BID dự kiến phát hành riêng lẻ 341 triệu cổ phiếu, tương đương 3.400 tỷ đồng tính theo mệnh giá.
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY