SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TỈNH QUẢNG NGÃI
*********
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC DÂN GIAN
VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
QUẢNG NGÃI,1997
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-
HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TỈNH QUẢNG NGÃI
*********
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC DÂN GIAN
VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
*Chủ nhiệm đề tài: THANH THẢO
Cử nhân văn học
Hội viên hội nhà văn Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi
*Thư ký đề tài: ĐĂNG VŨ
Cao học ngữ văn
Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
Uỷ viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi.
QUẢNG NGÃI, 1997
2
Biên soạn chính
ĐĂNG VŨ
Những người cộng tác
NGUYỄN TRUNG HIẾU
(Phó chủ tịch hội văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi)
NGUYỄN ĐỨC QUYỀN
Uỷ viên BCH Hội VHNT Quảng Ngãi
Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
NGÔ QUANG HIỀN
Chuyên viên nghiên cứu Văn hóa dân gian, Viện KHXH VN tại TP.HCM
Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
LÊ HỒNG KHÁNH
Hội viên hội văn nghệ dân gian Việt Nam
CAO CHƯ
H.MAN
TRẦN CAO NGUYÊN
PHẠM PHONG
PHẠM ĐƯƠNG
LÝ VĂN HIỀN
ĐOÀN VĂN KHÁNH
HUỲNH VÂN HÀ
3
MỤC LỤC
QUẢNG NGÃI,1997.................................................................................................................1
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-..........................................................2
HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT.............................................................................................2
HUỲNH VÂN HÀ..............................................................................................................3
MỤC LỤC..................................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................6
PHẦN I.......................................................................................................................................7
GIỚI THUYẾT CHUNG.........................................................................................................7
I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA........................................................................................................7
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:...........................................................................................................7
III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI...............................9
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH......................................................................................12
PHẦN 2....................................................................................................................................14
Chương 1..................................................................................................................................14
VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI...........................................................................14
1/ Thiên nhiên-đất nước.......................................................................................................14
2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống...................................................................15
CHƯƠNG II............................................................................................................................18
CA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA DAO......................................18
I. VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM..................................................................18
II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT...................................................................................18
Và đây là sự cương quyết:.....................................................................................................21
Chương III...............................................................................................................................32
TRUYỆN KỂ...........................................................................................................................32
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM.................................................32
KẾT LUẬN..............................................................................................................................35
PHẦN 3....................................................................................................................................38
VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI........................................................38
QUAN HỆ THIÊN NHIÊN....................................................................................................39
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.................................................................................................39
TÌNH YÊU NAM NỮ.............................................................................................................45
HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH......................................................................................................76
...................................................................................................................................................85
CA DAO CHỐNG PHONG KIẾN ĐẾ QUỐC....................................................................86
Ai làm lở bể rung ngàn.........................................................................................................86
NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC..........................................................................90
NHỮNG THỂ LOẠI GẦN GŨI CA DAO............................................................................99
TỤC NGỮ..............................................................................................................................100
Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày.......................................................................................................100
VÈ...........................................................................................................................................105
VÈ CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG...................................................................................105
HÒ BẢ TRẠO.......................................................................................................................110
(Trống hồi).............................................................................................................................114
Vượt sóng (à…ớ…) ra khơi...............................................................................................114
HÁT HÒ, HÁT HỐ...............................................................................................................115
TIẾNG CHIM CÀ CÁT.......................................................................................................129
ÔNG RỚ, BÀ RỚ..................................................................................................................130
.................................................................................................................................................130
SỰ TÍCH CHÙA HANG......................................................................................................132
4
ĐÁNH GIẶC TÀU Ô............................................................................................................133
Chuyện kể về.........................................................................................................................134
CÁC VỊ TIỀN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN...............................................................................134
1. TIỀN HIỀN KHAI KHẨN.............................................................................................134
" Phạm Võ huy hoàng thiên địa chiếu.............................................................................135
Trần Lê bạo ngược quỷ thần kiêng"................................................................................135
NÀNG ROI............................................................................................................................136
SỰ TÍCH CHÙA ÔNG RAU...............................................................................................137
CHUYỆN KỂ VỀ:.................................................................................................................138
THẦY LÁNH Ở CỬA SA CẦN...........................................................................................138
1/PHẠT NẬU RỖI..............................................................................................................138
2/. RẤM BINH....................................................................................................................138
3/. CHUYỆN ĐỔI ĐÌNH:...................................................................................................139
4/.CHIẾC DÀY...................................................................................................................139
CHUYỆN KỂ VỀ:.................................................................................................................140
NHỮNG HÒN ĐÁ Ở SA HUỲNH......................................................................................140
SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN....................................................................................141
VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI..............................................................................................141
VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN LÝ SƠN.................................................................143
Người đi thì có mà không thấy về......................................................................................145
Hai ngăn em cũng dừng luôn.............................................................................................146
Anh không nói lại em ừ nơi xa............................................................................................146
MẤY KHÚC HÁT RU CỦA QUÊ NHÀ............................................................................149
Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu.....................................................................149
Nhứt đánh nhì đày hai lẽ mà thôi.......................................................................................150
5
LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc Việt Nam nói
chung của nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, theo chủ trương của Đảng và
Nhà Nước trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Hội văn học -
Nghệ thuật Quảng Ngãi từng bước tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu
văn học dân gian tỉnh nhà. Việc tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm
văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" chỉ là một bước mở đầu cho công tác
này.
Sau hai năm sưu tầm, phân loại, chỉnh lý, sắp xếp chúng tôi-những người thực
hiện đề tài này, đã cố gắng giới thiệu một cách tương đối đầy đủ các phần: ca
dao, các thể loại liên quan đến ca dao và truyện kể dân gian của vùng biển tỉnh
Quảng Ngãi. Trong tập này chúng tôi cũng đã có phần tổng quan để bạn đọc tiện
việc nhận ra diện mạo chung của vùng văn học này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ và khuyến
khích về nhiều mặt của Sở khoa học và Công nghệ môi trường, Sở Tài chính-
Vật giá, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở - Văn hóa Thông tin tỉnh. Chúng tôi cũng
nhận được sự công tác nhiệt tình của các cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Xã
hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở tạp chí văn học nghệ thuật, của các
anh chị làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và đông đảo sinh viên, học sinh
trong tỉnh, của các đồng chí lành đạo ở địa phương thuộc vùng biển Quảng Ngãi
đã giúp chúng tôi trong quá trình điền giả khai thác tư liệu. Đặc biệt, chúng tôi
hết sức biết ơn các anh chị là cộng tác viên thường xuyên của đề tài và các nghệ
nhân đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu quý giá. Nhân đây, chúng tôi xin
chân thành cảm ơn tất cảc các đồng chí và các bạn. Chúng tôi cũng xin cảm ơn
quý anh chị trong Hội đồng nghiệm thu đã độ và góp những ý kiến sâu sắc, cặn
kẻ về bản đề tài này.
Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc
chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. rất mong được sự quan tâm chỉ
giáo của các đồng chí và của các ban để chúng tôi kịp thời sửa chữa và cũng là
để có thêm phần kinh nghiệm trong việc thực hiện những công việc mà chúng
tôi đang quan tâm trong những năm đến.
TM.BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Thanh Thảo
6
PHẦN I
GIỚI THUYẾT CHUNG
I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
Đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" là một
đề tài hướng đến việc sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian thuộc vùng biển
Quảng Ngãi trên các thể loại: Cac dao, dân ca, truyện kể dân gian trên cơ sở có
phân tích, đánh giá một cách tổng quát để thấy được cái hay cái đẹp, để thấy
được sự phong phú, đa dạng của kho tàng văn học dân gian còn đang khuất lấp
trong vùng biển Quảng Ngãi.
Đề tài không những có ý nghĩa lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn học dân
gian quý hiếm còn lại của vùng biển Quảng Ngãi mà còn một bước để tiến tới
giới thiệu một cách tương đối toàn diện văn học dân gian Quảng Ngãi nói
chung.
Với đề tài này, những người thực hiện hy vọng những câu ca, truyện kể sưu
tầm, tuyển chọn được sẽ là nguồn tài nguyên bổ ích cho giới nghiên cứu
folklore, cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo trong tỉnh
(hiện nay các nhà trường phổ thông trung học và cơ sở, trường cao đẳng đã và
đang giảng dạy văn học địa phương), và đông đảo cán bộ, nhân dân muốn tìm
hiểm về quê hưong Quảng Ngãi.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Ngay sau Cách Mạng tháng 8 thành công. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã luôn luôn kêu gọi phải ra sức phát triển vốn văn nghệ của của dân tộc, nhất là
vốn văn nghệ bình dân, và coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng một
nền văn nghệ nhân dân mới. Và cũng chính từ đó khoa nhiên cứu văn hóa dân
gian và ngành nghiên cứu văn học dân gian ra đời, 50 năm qua ở nước ta có
hàng trăm công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian thật sự có giá trị,
bao gồm những công trình về phương pháp luận nghiên cứu, sưu tầm, những
công trình giới thiệu, khảo tả, đánh giá, tuyển chọn, hướng dẫn học tậpv.v…
Khắp nơi trong nước, đặc biệt từ năm 1975 đến nay, phong trào nghiên cứu sưu
tầm, giới thiệu văn hóa văn nghệ dân gian địa phương thật sự "rầm rộ và đều
khắp", tỉnh nào cũng có hàng chục công trình giới thiệu về văn nghệ dân gian
tỉnh đó, thậm chí có cả sách sưu tầm giới thiệu về vốn văn hóa văn nghệ dân
gian của làng, của xã.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, về văn nghệ dân gian, từ năm 1964, trong Nước non xứ
Quảng Phạm Trung Việt cũng có giới thiệu, tuy chưa nhiều, một số ca dao và
truyện kể dân gian Quảng Ngãi. Mãi đến năm 1988, Sở Văn hóa- Thông tin
Nghĩa Bình mới cho xuất bản cuốn Ca dao dân ca Nghĩa Bình. Đây là một tuyển
tập ca dân ca của Quảng Ngãi và Bình Định trên cơ sở các tư liệu của một số
sinh viên Đại học sư phạm Quy Nhơn và các trường khác, như Cao đẳng sư
7
phạm Quảng Ngãi, Trường cấp III Tư Nghĩa … trong các đợt thực tế, hoặc từ
các bài thực hành sưu tầm văn học dân gian địa phương, cộng với một số tư liệu
điền dã của những cán bộ nghiên cứu trong Sở Văn hóa - Thông tin Nghĩa Bình.
Các tác giả Đào Văn A, Cao Chư đã có nhiều cố gắng trong việc chỉnh lý, phân
loại, sắp xếp các tư liệu và cũng đã có phần giới thiệu tổng quát tương đối kỹ
lưỡng. Sau khi chia tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi tiếp tục giới thiệu
cuốn Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi. Nói là một trăm câu - một con số
ước lệ nhưng đây là một tuyển tập những vâu ca dân gian mà trước đó số lớn đã
được giới thiệu trong Ca dao dân ca Nghĩa Bình, và có bổ sung thêm ít nhiều.
Đây là những cuốn sách có giá trị về mặt tư liệu, hết sức đáng trân trọng, chỉ tiếc
rằng số lượng những câu ca chưa nhiều và chưa có nhiều câu ca mới.
Ở đây cũng cần phải nhắc đến một số công trình khác về ca dao dân ca có liên
quan đến Quảng Ngãi như Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan
(NXB KHXH, 1978), Ca dao Nam Trung Bộ của Thạch Phương và Ngô Quang
Hiển (NXB KHXH, 1994). Trong các công trình này có một số câu ca dân gian
chiếm số lượng không nhiều so với các tỉnh khác và chủ yếu chỉ là những câu ca
nói về địa danh, ngành nghề truyền thống… của người Quảng Ngãi.
Về truyện kể dân gian, ngoài cuốn Non nước xứ Quảng có giới thiệu một số
truyện kể ở địa phương, năm 1995 Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi còn cho
ra mắt bạn đọc cuốn Quảng Ngãi truyền thuyết và giai thoại của Thế Kỳ và Hà
Thanh. Đây là cuốn sách sưu tầm và tuyển chọn hơn 70 truyền thuyết và giai
thoại ở tỉnh Quảng Ngãi. Trong cuốn sách này các tác giả đã có nhiều cố gắng
trong việc thu nhập thêm một số tư liệu mới, bổ ích. Về truyện kể miền núi, có
các cuốn Truyện cổ H're của Đinh Xăng Hiền và Nguyễn Thanh Mừng ( Sở Văn
hóa Thông tin Nghĩa Bình, 1987), Truyện cổ Cor của Lê Như Thống ( Sở Văn
hóa Thông tin Quảng Ngãi, 1994), Trường ca Đhăm Ta Yoong của người H're
do Việt Thương và Phạm Nhân Thành sưu tầm và dịch thơ (NXB văn hóa dân
tộc, 1995). Các công trình này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo lưu vốn
văn học dân gian quý giá của đồng bào dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi.
Ngoài ra về bàn về văn học dân gian Quảng Ngãi, hoặc liên quan đến văn học
dân gian Quảng Ngãi, còn có một số bài báo trên các báo, tạp chí, tập san….
trong và ngoài tỉnh, một số bài viết trong các kỷ yếu Hội nghị Văn học dân gian
miền Trung tổ chức ở ĐHSP Vinh (1985) và ĐHSP Qui Nhơn (1988).
Nhìn chung, với số công trình vừa kể trên, có thể chưa thống kê được đầy đủ,
nhưng cũng đã thấy vốn văn chương của người bình dân ở Quảng Ngãi đã được
khai phá từ nhiều năm trước. Chắc chắn trong số công trình còn ít ỏi này còn có
nhiều điều bàn cãi, song chắc chắn không thể phủ nhận những giá trị về mặt tư
liệu. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, không phải tất cả các tư liệu đều hoàn
toàn chính xác. Việc "gạn đục, khoe trong" sẽ là lẽ đương nhiên.
Nhìn một cách tổng quan về các công trình kể trên thì rõ ràng, cần có một
công trình chung về Văn học dân gian Quảng Ngãi, bao gồm cả hai phần ca dao,
dân ca, tục ngữ…và truyện kể dân gian. Đây là một công trình phải tốn nhiều
công sức và tiền của mới có thể đủ điều kiện đi sưu tầm tài liệu, chỉnh lý, phân
8
loại, đánh giá. Để thực hiện công trình này cần phải bắt đầu từ việc điều tra khảo
sát lại từng địa phương, từng vùng đất, từng dân tộc thì may ra mới có thể có
một nguồn tài liệu phong phú và có độ tin cậy cao. Xét từ góc độ đó thì đề tài
Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi là một đề tài mới,
là một đề tài hẹp bởi đó là một bước khởi đầu với hy vọng có được những tư liệu
phong phú, đa dạng và bổ ích.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Để tiến hành giới thiệu một cách tương đối chuẩn xác về văn học dân gian
vùng biển Quảng Ngãi, theo chúng tôi, trước nhất phải xác lập lại các khái niệm,
tức là phải bắt đầu tư cơ sở lý luận để thống nhất một cách hiểu về các khái niệm
như ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể dân gian… Bởi nếu không hiểu đúng
khái niệm này thì việc sắp xếp, phân loại cũng sẽ không thống nhất.
Trước nhất, thế nào là ca dao, thế nào là dân ca. Đây là các khái niệm khó
phân biệt ranh giới rõ rệt, đặc biệt trong việc phân loại hoặc trích dẫn tư liệu.
Theo cách định nghĩa từ nguyên thi ca là bài hát có chương, có khúc, còn
dao là bài hát trơn. Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì ca dao cũng là dân ca, và
dân ca cũng là ca dao. Theo Từ điển văn học, trước đây người ta đã xem bộ phận
những câu thơ được ghi chép trong vốn ca hát và lời nói ví truyền miệng trong
nhân dân là ca dao (hoặc còn gọi là phong dao). Về sau ca dao được hiểu không
phải là toàn bộ lời thơ ca dân gian, chủ yếu thuộc thể trữ tình và mang một
phong cách riêng. Và ca dao còn là những sáng tác có thể thuộc phạm trù văn
học dân gian nếu đó là những sáng tác tập thể, truyền miệng, và cũng có thể
phạm trù văn học thành văn nếu đó là những sáng tác cá nhân thành văn (1)1
Từ cách tiếp cận ở trên, trong đề tài này thuật ngữ ca dao được xác định là
phần lời thơ của các câu hát dân gian, thuộc một bộ phận của thơ ca dân gian do
tập thể hoặc cá nhân sáng tác được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời
khác. Còn dân ca cũng là những sáng tác dân gian nhưng trong đó yếu tố âm
nhạc hình thành đồng thời với yếu tố văn học, khi diễn xướng có thể kèm theo
cả những động tác. Vì vậy, việc phân loại dân ca không thể chỉ dựa trên nội
dung và hình thức của lời ca (như ca dao) mà phải căn cứ cả vào tính chất giai
điệu giọng hát, các chức năng sinh hoạt khác nhau.
Đây là một đề tài về văn học dân gian nên chúng tôi không nghiên cứu đến
dân ca (khác với các đề tài về văn nghệ dân gian), nếu có giới thiệu đến các làng
điệu dân ca thì cũng giới thiệu có tính chất bổ sung, mà chủ yếu là phần lời, để
thấy vùng biển Quảng Ngãi không phải chỉ có nguồn văn học dân gian đa dạng,
phong phú mà còn có cả vốn văn nghệ dân gian độc đáo, nhiều màu sắc.
Một thể loại khác gần gũi với ca dao là tục ngữ. Thuật ngữ tục ngữ ở đây
được hiểu là những câu nói dân gian ngắn gọn có nhịp điệu, được dùng trong lời
nói hàng ngày, có tính đa nghĩa và được hình thành bằng cách liên tưởng. Tục
ngữ có nội dung phản ánh những phán đoán, nhận xét, kết luận về các hiện
tượng tự nhiên, những quan hệ xã hội và các mặt của đời sống. Theo Vũ Ngọc
1
(1) Từ điển văn học - NXB Khoa học va Xã hội, Hà Nội, tập I, 1993, trang 92, 93.
9
Phan "tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh
nghiệm, một chân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán (1)
.Trong đề tài này,
chúng ta còn giới thiệu các thể loại khác thuộc thơ ca dân gian như vè, hát hò,
hát hố, hò (bả trạo) nhưng chúng tôi tách ra thành một phần riêng, gọi là các thể
loại liên quan đến ca dao, hay đúng hơn là gần gũi với ca dao. Trong một số
công trình nghiên cứu văn học dân gian trước đây cũng thường có cách sắp xếp
như vậy. Việc sắp xếp này căn cứ vào sự gần gũi về nội dung phản án và nguồn
tư liệu sưu tập. Thông thường các thể loại liên quan đến ca dao có nội dung phản
án như ca dao, cũng là cách phô diễn tâm tình về các quan hệ thiên nhiân và
quan hệ xã hội nhưng không được phong phú đa dạng như ca dao. Trong quá
trình đánh giá chung chúng tôi sẽ nói rõ về các thể loại này.
Về truyện kể dân gian: Truyện kể dân gian ở đây được hiểu bao gồm các thể
loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, truyện cười dân gian. Nói
chung là các thể loại truyện được lưu truyền trong dân gian. Sẽ không đúng nếu
xem truyện kể dân gian là huyền thoại như lâu nay một số người nhầm lẫn.
Huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích), còn truyện kể dân gian là để chỉ những
chuyện hoang đường lẫn những chuyện phản ánh từ hiện thực, hay đúng hơn có
cả chuyện về người thật, việc thật (giai thoại, truyện cười). Ở đây chúng tôi thấy
cần thiết phải xác định rõ ràng các khái niệm thuộc truyện kể dân gian.
Trước nhất, thế nào là thần thoại? Thần thoại là những truyện kể dân gian về
các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh
quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới vũ trụ (như chuyện Thánh
Gióng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh).
Truyền thuyết giống thần thoại ở chỗ, nó cũng phản ánh các nhân vật anh
hùng, các nhân vật sáng tạo, nhưng khác là ở chỗ các nhân vật trong truyền
thuyết là các nhân vật có thật trong lịch sử đã thông qua trí tưởng tượng nghệ
thuật của nhân dân. Do vậy, truyền thuyết vẫn là những chuyện giữ được cái cốt
lõi hiện thực lịch sử cụ thể (như truyện An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng
Thuỷ, Chàng Lúa). Vì thế, thông qua truyền thuyết chúng ta có thể hiểu được
một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó. Ngoài ra, truyền thuyết còn là
những truyện mà người sáng tác ra nó đã mượn đề tài từ thiên nhiên, hoặc về
một sự vật hiện tượng có thật trong đời sống nhằm giải thích những hiện tượng
phổ biến của xã hội như các truyện Mả lùm, Chàng khổng lồ lấp biển truyện kể
dân gian Quảng Ngãi.
Trên đây là những khái niệm có liên quan đến nội dung của đề tài mà chúng
tôi sẽ trình bày ở những phần tiếp theo. Tất nhiên, đây cũng chỉ là mốt cách tiếp
cận. Chúng tôi không có tham vọng và cũng không có điều kiện trình bày một
cách đầy đủ, kỹ lưỡng những đặc điểm , những hình thức thể hiện của từng thể
loại câu văn học dân gian, bởi chỉ riêng về thể loại truyện cổ tích lâu nay cũng
đã có nhiều ý kiến chưa được thống nhất.
Một vấn đề khác cần thiết phải được đề cập đến là xác định khái niệm vùng,
vùng biển, bởi nếu xác định rõ các khái niệm này thì mới làm sáng tỏ được
(1)
Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB, KHXH, Hà Nội 1997, trang 38.
10
phạm vi của đề tài phản ảnh. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề về việc
phân vùng văn nghệ dân gian. Trong những công trình đó chúng tôi đặc biệt
quan tâm đến những ý kiến của GS Vũ Ngọc Khánh. Trong một bài viết về các
tiêu chí để phân vùng văn nghệ dân gian, GS Vũ Ngọc Khánh đã đưa ra tiêu chí
để phân biệt miền, khu, vùng, trung tâm và điểm. Riêng về vùng, tác giả cho
rằng: "Hiện tượng vùng là một hiện tượng phức tạp và đa dạng. Có thể nhận ra
vùng qua nhiều góc độ. Có vùng là vùng thể loại như vùng chèo, vùng hát ghẹo,
vùng múa rối. Có vùng là vùng của cổ tích, truyền thuyết hoặc diễn xướng, nghi
lễ về các nhân vật địa phương. Có vùng lại chỉ chủ yếu lưu hành sinh hoạt văn
nghệ dân gian về các nghành nghề. Ba loại vùng trên đây có thể đồng thời chồng
chất lên nhau. Vùng có thể ở đây về mặt địa lý, có khi là một giải, một vệt, có
khi trải rộng ra toàn khu vực."(1)
Xét từ góc độ này, khái niệm vùng được xác
định là vùng của thể loại, chứ không trùng khớp với vùng địa lý. Trong đề tài
này, khái niệm vùng chỉ được hiểu thuần tuý là vùng địa lý
Bởi nếu xét theo những tiêu chí trên, khái niệm vùng biển Quảng Ngãi không
phải là vùng trong vùng văn nghệ dân gian mà tác giả Vũ Ngọc Khánh đã đề
cập.
Như vậy, vùng biển sẽ là các thôn xã dọc biển, sát biển, hoặc giữa biển. Vùng
biển Quảng Ngãi là các thôn xã sát biển, dọc biển (như Bình Thuận, Bình
Thạnh, Phổ Thạnh…) và giữa biển (như Lý Sơn, Lý Hải-Lý Sơn).
Để xác định là văn học dân gian một vùng đất, thông thường người ta dựa trên
các tiêu chí:
Ngôn ngữ
Phong tục tín ngưỡng
Nếp sống văn hóa, ngành nghề truyền thống
Tên đất tên người
Cách biểu lộ tình cảm
Chính nhờ những tiêu chí này mà khi tiến hành sưu tầm, giới thiệu hoặc đánh
giá về một vùng văn học dân gian người ta tìm ra những đặc trưng của vùng văn
học dân gian đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, trong thực tế, sự giao
lưu văn hóa là hết sức đa dạng, có thể bắt đầu từ sự di cư của cộng đồng (theo
con đường Nam tiến) hoặc đơn thuần là sự giao tiếp giữa những con người ở
vùng đất này hoặc vùng đất khác. Những câu ca, truyện kể dân gian được nhân
bản trong những trường hợp này, đặc biệt trong thời kỳ con người thiếu thốn
“những món ăn tinh thần”, thời kỳ mà phim ảnh, sách vở, băng nhạc chưa tràn
về các làng xóm xa xôi, và con người còn mịt mù về chữ viết. Vì vậy, sẽ không
có gì lạ khi chúng ta lại bắt gặp nơi này, nơi khác có những câu ca truyện kể
giống nhau hoặc na ná như nhau ta gọi đó là những dị bản.
(1)
Vũ Ngọc Khánh - Tiêu chí phân vùng văn h ọc dân gian - Kỷ yếu Họi nghị Văn học dân gian miền
Trung, DDHSP, 1985, trang 31,32.
11
Qua thực tế sưu tầm trong những năm qua, chúng tôi thấy số lượng những bài
ca dao dân gian giống nhau tương đối không phải là ít, và cũng không thiếu
những bài có phát triển thêm hoặc có thay đổi đôi từ. Nếu có các bài ca dao hay
truyện kể dân gian có quy luật lặp đi lặp lại ở các địa phương thuộc vùng biển
Quảng Ngãi chúng tôi vẫn xem là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.
Cũng chính vì quan niệm này cắt nghĩa vì sao có những bài ca mà chúng tôi
tuyển chọn trong tập này có mặt trong “Ca dao Nam Trung Bộ” của Thạch
Phương và Ngô Quang Hiển, hoặc trong “Ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ
Ngọc Phan.
Về phương pháp điều tra, khảo sát, chúng tôi đã chọn một số trọng điểm để
tiến hành việc thực địa tương đối kỹ lưỡng, đặc biệt quan tâm đến những vùng
dân cư đông đúc, hoặc có dân cư cư trú lâu đời, hoặc đó là một địa bàn đặc biệt.
Chúng tôi tạm xem đây là những điểm cần phải khảo sát kỹ. Trong khi thực hiện
đề tài này, chúng tôi đã tiến hành trực tiếp điền dã các điểm quan trọng sau đây:
Một là vùng biển của biển Sa Cần và Vịnh Dung Quất (với các làng xã Bình
Thạnh, Bình Chánh, Bình Đông, Bình Hải, Bình Dương, Bình Thuận). Sở dĩ
chúng tôi chú trọng đầu tiên vì đây là những địa phương năm trong khu quy
hoạch Nhà máy lọc dầu số 1, cảng biển nước sâu, và thành phố Vạn Tường
trong tương lai không xa. Những điểm tiếp theo là là các xã vùng Đông Sơn
Tịnh và Đông Tư Nghĩa (với các xã như Sa Kỳ, Mỹ Khê, Nghĩa Phú, Nghĩa An,
Nghĩa Hòa). Những điểm khác như các xã phía Đông Bắc Mộ Đức cũng được
chú ý quan tâm (Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Minh) và chúng tôi cũng đặc biệt
chú trọng đến làng biển Sa Huỳnh-Đức Phổ. Ngoài ra, Đảo Lý Sơn cũng đuợc
xem là một điểm văn học dân gian độc đáo và hấp dẫn mà chúng tôi giành nhiều
thời gian để khai thác.
Nhờ cách quan niệm này mà chúng tôi tránh được những sự nhầm lẫn đáng
tiếc sau đây:
- Thứ nhất là việc xem chỉ có ca dao, truyện kể về biển hoặc liên quan đến
biển Quảng Ngãi mới thuộc văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi. Đây là
một cách hiểu phiến diện mà hậu quả của nó là không thấy hết sự phong phú đa
dạng của văn học dân gian vùng biển Tỉnh nhà.
- Thứ hai sẽ tránh được cách hiểu thô thiển là văn học dân gian vùng biển
Quảng Ngãi thành văn học dân gian ngư nghiệp Quảng Ngãi. Văn học dân gian
vùng biển và văn học dân gian (về) ngư nghiệp mang hai nội dung hoàn toàn
khác.
Vấn đề cuối cùng là, đây là đề tài chỉ hướng dẫn đến việc sưu tầm, giới thiệu
một cách tổng quát về văn học dân gian Quảng Ngãi, cho nên việc đi sâu vào
phân tích từng bài ca dao, hay từng truyện kể là một việc làm không thuộc phạm
vi của đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình phân loại, đánh giá chung chúng tôi sẽ
trích dẫn một số bài ca dao hay truyện kể tiêu biểu và có phân tích sơ bộ
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đề tài được thực hiện trên các bước nghiên cứu sau đây:
12
- Bước 1: Điền dã sưu tập tài liệu ở các địa phương vùng biển (bằng ghi chép
đơn thuần hoặc ghi âm); nghiên cứu lý thuyết; sưu tập tài liệu (thành văn) có
liên quan xa gần với văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi.
- Bước 2: Phân loại, so sánh, đối chiếu. Trong phần ca dao và các thể loại liên
quan đến ca dao chúng tôi sắp xếp theo chủ đề và từng bài theo thứ tự A,B,C.
- Bước 3: Biên soạn, giới thiệu thành văn bản và có đánh giá tổng quát.
13
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ
VĂN HỌC DÂN GIAN
VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
Chương 1
VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI
1/ Thiên nhiên-đất nước
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung nhỏ hẹp, nhưng có chiều dài bờ
biển hơn 130 km từ vùng Dung Quất đến vùng Sa Huỳnh, qua 24 xã thuộc các
huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ.
Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu, còn nhiều cây cối
rập rạp và những mỗm đá chòm ra mặt biển trong xanh, như các đoan từ mĩu
Nam Châm đến Mũi Batâgân, từ Mũi Sa Huỳnh đễn Mũi Kim Bồng. Những nơi
này cảnh quan kỳ vĩ, hùng tráng và ngoạn mục. Có nơi như ở Vạn Tường,
Batâgân du khách còn được thưởng ngoạn vẻ non xanh nước biếc, một bên là
núi đá cao vút như liền trời, một bên là vực sâu thăm thẳm với một màu trong
xanh lấp lóa nắng vàng. Bờ biển Quảng Ngãi cũng còn có những đoạn Cát trắng
phẳng lì, rừng dừa lô nhô xanh thẳm, rừng dương bạt ngàn đầy thơ mộng như
Mỹ Khê, Phú Thọ, Tân Định, Minh Tân, Sa Huỳnh…
Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều vịnh, vũng lớn nhất như vũng Dung Quất, Việt
Thanh, Nho Sa, Sa Huỳnh. Vũng lớn nhất là vũng Dung Quất. Nơi đây nước
sâu, đẹp, thoáng đãng, thuận lợi cho thuyền có trọng tải lớn vào cập bến, đang là
nơi sẽ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 và cảng biển nước sâu cùng
khu công nghiệp trọng điểm miền Trung. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn là nơi có
các cửa biển thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và phát triển triển thương
mại, thủy sản.
Cửa Sa Cần rộng 200m (còn gọi là cửa kẽm, cửa Thể Cần, cửa Sơn Tra), nằm
ở phía Đông Bắc Huyện Bình Sơn.
Cửa Sa Kỳ rộng gần 600m nằm giữa 2 xã Bình Châu (Bình Sơn) và Tịnh kỳ
(Sơn Tịnh), là Cảng biển lớn của Tỉnh. Nơi đây có gành đá nhô cao mà ngưòi
xưa gọi là “Thạch cơ diếu tẩu” một trong 12 thắng cảnh của Quảng Ngãi.
Cửa Đại, rộng hơn 1500m ( còn gọi là cửa Cổ Lũy), nằm giữa các xã là Nghĩa
Phú, Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), là cửa biển lớn nhất ở Tỉnh,
14
nơi hai con Sông Trà và Sông Vệ gặp nhau và cùng đổ ra biển. Cửa Đại từng là
cửa biển chính của tỉnh ta trong việc mua bán, thông thường từ thời Pháp thuộc
trở về trước, là nơi có cảnh đẹp nổi tiếng “Cổ Lũy cô thôn”.
Cửa Lở, rộng hơn 50m, nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi
(Mộ Đức), nơi một nhánh Sông Vệ đổ nước về. Có năm, vào mùa nắng, cửa lở
bị các bồi lấp.
Cửa Mỹ Á, chỉ khoảng gần 40m, còn gọi là cửa Mỹ Ý ở phía Đông Bắc
Huyện Đức Phổ, là nơi đổ về của con sông Trà Câu.
Cửa Sa Huỳnh, rộng chỉ khoảng hơn 40m, còn gọi là cửa Sa Hoàng, ở phía
Đông Nam Huyện Đức Phổ, ngọn nước đổ về là từ con sông La Vân.
Về sông ngòi, nói đến Quảng Ngãi là người ta nói đến 4 con sông chính: Trà
Bồng, trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu. Nhờ 4 con sông này mà đất đai ở vùng Đồng
Bằng Quảng Ngãi trù phú, màu mở, ruộng đồng xanh tốt, kể cả ở một số làng xã
thuộc vùng biển. Vì vậy nhân dân vùng biển Quảng Ngãi không chỉ bám biển
làm nghề chài lưới, hoặc chế biển thủy sản mà còn canh tác nông nghiệp. Chưa
lấy được con số thống kê tỷ lệ giữa số làm ngư nghiệp và nông nghiệp ở vùng
đất này, nhưng chắc số người làm nông nghiệp cũng đông đảo không thua kém
số người làm ngư nghiệp, đó là chưa kể đến còn có một số người vừa làm biển,
vừa làm nông. Đây cũng là lý do cắt nghĩa vì sao văn học dân gian vùng biển
Quảng Ngãi chủ yếu hình thành qua các sinh hoạt của người nông dân.
Ngoài đường sông, đường biển, vùng biển Quảng Ngãi chủ yếu được nối liền
với các địa bàn khác bằng hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện. Tính từ phía
Bắc tỉnh đến phía Nam tỉnh có các trục lộ chính: Đường Châu Ổ đi Sa Cần cũng
khoảng 17 km , đường đi thị xã Quảng Ngãi đi Thu Xà khoảng 8 km, đường thị
xã Quảng Ngãi đi Cổ Lũy (Nghĩ Phú) khoảng 7 km, đường thị trấn Sông Vệ đi
Đức Lợi khoảng 8 km, đường Thạch Trụ đi Mỹ Á khoảng 10km, đường thị trấn
Đức Phổ đi Mỹ Á khoảng 5km…Ngoài ra vùng biển Quảng Ngãi còn có Sa
Huỳnh nằm trên trục lộ Bắc Nam. Việc giao thông thuận tiện cũng là điều kiện
tốt trong việc giao lưu văn hóa giữa các vùng, các địa phương với nhau.
Nói đến vùng biển Quảng Ngãi còn phải kể đến Huyện Đảo Lý Sơn. Đây là
Cù Lao giữa biển cách Sa Kỳ khoảng 18 hải lý, có diện tích chừng 11km2
, bao
gồm Hòn Lớn và Hòn Bé. Toàn huyện Lý Sơn chia làm hai xã Lý Vĩnh và Lý
Hải. Đây là nơi có 5 ngọn núi trần trụi phô bày giữa biển khơi lộng gió. Nhân
dân Lý Sơn từ bao đời nay vẫn sống bằng nghề nông là chủ yếu.
2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống
Quảng Ngãi là vùng đất vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Cách đây
khoảng 3-4.000 năm, vùng biển Quảng Ngãi là nơi cư trú của người cổ Sa
Huỳnh. Những cuộc khai quật ở Long Thạnh (Sa Huỳnh), Bình Châu (Bình
Sơn), Xóm ốc (Lý Sơn) từ đầu thế kỷ đến nay đã minh chứng điều đó, Các di chỉ
khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh đã cho thấy nơi đây đã có nền văn minh từ thời
đại đồ đá cũ đến thời đại đồ sắt sớm. Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi người
15
Chàm sinh sống đông đảo trước thế kỷ XV. Hệ thống phòng Thành Cổ Lũy là hệ
thống thành lũy quân sự kiên cố của người Chàm được xây dựng từ thế kỷ IX.
Phòng thành này có độ cao thuận lợi cho việc quan sát vùng biển, bao gồm
thành Hòn Giàng và Bàn Cờ, là đồn tiền tiêu bảo vệ Cửa Đại, liên kết với thành
Châu Sa ở Tả ngạn Sông Trà Khúc.
Suốt từ những năm 1467 đến 1470, vua Chiêm là Trà Toàn đem quân đánh
phá vùng Hóa Châu, nên sang năm 1471 vua Lê Thánh Tông phải thân chinh
cùng các tướng lĩnh là Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Huy Cát, Hoàng Nhân Thiểm, Lê
Thế, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung đem quân chinh phạt Chiêm Thành.
Cửa Sa Cần là nơi Vua Lê Thánh Tông đã làm cho quân Chiêm đại bại phải rút
quân về Trà Bàn. Sau đó vua Lê hiếm được Kinh Đô Trà Bàn và lập nên đội
thừa tuyên Quảng Nam, tổ chức lại các Châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đưa binh
lính vào vùng đất này khai khẩn và lập các đồn điền. Từ đó trở đi người Việt,
đặc biệt người Việt ở các vùng Thanh, Nghệ không ngừng vào đây làm ăn sinh
sống.
Hải đảo Lý Sơn ngày xưa là vị trí tiền tiêu của trấn Quảng Nam. Năm 1545
theo cờ Cần vương phù Lê diệt Mạc, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán đã lấy Cù lao
Ré làm nơi diễn tập chiến trận, và là căn cứ xuất quân để tiến vào đất liền.
Từ thế kỷ XVII, hàng trăm chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để tuần
phòng, canh gác vùng biển đông và tìm kiếm hải vật. Đội Hoàng Sa có 70 người
đều được tuyển mô từ trai tráng khoẻ mạnh ở An Vĩnh - An Hải (Lý Sơn).
Thời nông dân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, vùng biển Quảng Ngãi cũng là
nơi sản sinh ra nhiều danh tướng theo Nguyễn Huệ đánh Nam, dẹp Bắc, lập nên
nhiều chiến công lẫy lừng. Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu như: Đô đốc
Nguyễn Văn Huân, đại tứ mã Nguyễn Văn Danh (hai anh em ruột), người làng
Văn Hà, xã Đức Phong, Mộ Đức, sau khi đại thắng quân Thanh ông được vua
Quang Trung phong làm Lại bộ thị lang, rồi Kinh lượt sứ Thanh Hóa; Nữ tướng
Huỳnh Thị Cúc (em ruột của Đô đốc Huỳnh Văn Thuận) là một trong 5 nữ
tướng tài giỏi của quân Tây Sơn. Đô đốc Trương Đăng Đồ, vừa là danh tướng
vừa là văn thần chính trực, liêm khiết vốn dòng họ Trương ở Mỹ Khê, Sơn
Tịnh…(1)
Đến Triều Nguyễn, đất Mỹ Khê - Sơn Tịnh còn sinh ra một nhà chính trị, một
học giả, một nhà thơ nổi tiếng, đó là Thái sư Trương Đăng Quế. Ông từng giữ
nhiều trọng trách dưới ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tư Đức, vì thế người
đương thời gọi ông là "Tam triều thạc phụ".
Khi Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, rồi sau đó chúng chiếm ba tỉnh miền Đông
Nam Bộ, một người anh hùng dân tộc cũng vốn sinh ra ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh,
đã lãnh đạo hơn một vạn nghĩa quân ở Gò Công và các tỉnh miền Tây Nam bộ
đánh Pháp, làm cho quân Pháp liên tiếp bị tổn thất nặng nề đó là Bình tây Đại
nguyên soái Trương Định.
(1)
Theo Hồng Nhân - Tư liệu về phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi, tạp chí Cẩm Thành số
10, trang 48.
16
Một trong những chiến sĩ yêu nước chống Pháp tiêu biểu của Quảng Ngãi là
Thái Thú. Ông đã từng lãnh đạo nhân dân phía đông Tư Nghĩa nổi dậy tiêu diệt
đồn Cổ Lũy, giết chết tên chủ sự Pháp là Regnart. Thái Thú cũng là người sinh
ra trong một gia đình nông dân ở Thu Xà (Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa).
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vùng biển Quảng Ngãi luôn là
nơi cung cấp nhân lực, vật lực quan trọng cho kháng chiến. Vùng đất này đã
sinh ra những chiến sĩ cách mạng vô sản tiêu biểu như: Trần Kỳ Phong ( Châu
Me, Bình Châu), Trương Quang Trọng (cũng là gốc gắc họ Trương ở Mỹ Khê,
Sơn Tịnh), Võ Tòng (Phổ Minh, Đức Phổ), Võ Sĩ (Đức Minh, Mộ Đức),
Nguyễn Năng Lự ( Nghĩa Phú, Tư Nghĩa), Trương Quang Giao (Tịnh Khê, Sơn
Tịnh).
Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa.
về di tích cách mạng tiêu biểu có chiến thắng Vạn Tường (8/1965). Đây là địa
phận thuộc xã Bình Hải, Bình Sơn. Nơi đây quân và dân ta đã tiêu diệt cuộc
hành quân lớn của Mỹ mang tên "Ánh sao" từ đường bộ, đường thuỷ, đường
không 919 tên Mỹ bị tiêu diệt, 22 xe tăng và xe các loại của địch bị bắn cháy, 13
máy bay Mỹ bị bắn rơi.
Đại đại Đám Toái, Bình Châu nằm ở trung tâm bán đảo Ba - tân - gân cũng là
một di tích cách mạng tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây có một đại đạo
dài hơn 100m, sâu trong lòng đất 5m, là nơi trong kháng chiến chống Pháp quân
Việt Minh thường xuyên tổ chức luyện tập quân sự, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đây chính là Trạm phẫu thuật tiền phương với
mật danh là A100 của Quân khu V trong những năm 1965-1966.
Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi ghi dấu sự khủng bố, thảm sát khốc liệt
của đế quốc Mỹ, tiêu biểu là di tích căm thù Sơn Mỹ (nay là Tịnh Khê, Sơn
Tịnh) 504 người dân vô tội gồm phụ nữ và trẻ em đã bị lính Mỹ sát hại.
Về di tích kiến trúc, vùng biển Quảng Ngãi là nơi có nhiều di tích kiến trúc cổ
nổi tiếng, tiêu biểu có chùa Ông ở Thu Xà (Nghĩa Hòa), chùa Hang ở Lý Sơn.
Đây là hai ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc
gia. Chùa Ông ở Thu Xà xây dựng từ năm 1821, là ngôi chùa còn nguyên vẹn
kiểu kiến trúc cổ xưa và nhiều tượng Phật quý giá. Chùa Hang ở Lý Sơn do
những vị tiền hiền của đảo này tôn tạo từ đầu thế kỷ thứ XVIII. Riêng về Lý
Sơn, nơi đây còn đậm đặc các di tích kiến trúc cách đây hàng vài trăm năm
trước, như chùa Đục, đền Thiên -y-a-na, các lăng Ông Nam Hải, đình làng Lý
hải, đình Bà Roi…
Trên đây là vài nét sơ lược về đất nước và người vùng biển Quảng Ngãi. Thiết
nghĩ việc phác họa ở trên cũng là điều cần thiết, bởi lẽ muốn xem xét một vùng
văn học bao giờ cũng phải bắt đầu bằng việc xem xét điều kiện tự nhiên, điều
kiện lịch sử của vùng đất ấy. Trong phần giới thiệu nội dung của đề tài này chắc
hẳn bạn đọc sẽ gặp lại ít nhiều tên đất, tên người, những kỳ tích, những huyền
thoại của các bậc tiền bối khai phá và xây dựng vùng đất này.
17
CHƯƠNG II
CA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA
DAO
I. VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM
Trong suốt gần 2 năm qua chúng tôi đã sưu tầm hơn 3.000 bài ca dao và
những thể loại gần gũi với ca dao như tục ngữ, vè, hát đối đáp, hát nhân ngãi…ở
vùng biển Quảng Ngãi. Với số lượng như vậy chưa phải lớn lắm, và cũng chưa
phải đã toại nguyện. Thực tế điền dã cho thấy, việc khai thác hết vốn liếng của
một nghệ nhân đã là một việc hết sức khó khăn và phải cần đầu tư nhiều thời
gian, đó là chưa kể đến việc vì lý do này, lý do khác nghệ nhân đó không cung
cấp tư liệu được.
Ngoài việc chú trọng đến các nghệ nhân là những người lớn tuổi theo cách
sưu tầm đơn lẻ, chúng tôi còn chú trọng đến các buổi sinh hoạt dân gian. Chính
trong những buổi sinh hoạt này các nghệ nhân có điều kiện phô diễn tâm tình và
dễ dàng gợi nhớ những bài ca tưởng đã lãng quên trong tâm thức của họ. Tuy
nhiên, theo cách này, việc thu lượm kết quả cũng có những hạn chế, bởi không
thể cắt chữ chưa rõ qua giọng hát (khi hát có người chỉ thuần tuý sử dụng tiếng
địa phương).
Trong tập này chúng ta chọn giới thiệu những bài ca dân gian tương đối được
xem là hoàn chỉnh. Khi có điều kiện chúng tôi sẽ giới thiệu số bài còn lại, đặc
biệt là những bài hát hò hát hố. Với gần 10 băng cassette thu được, chủ yếu vẫn
là hát hò hát hố. Tục ngữ, ca dao thường ngắn gọn, như hát hò hát hố thường là
quá dài. Có người hát nhầm từ bài này sang bài khác, hoặc có khi quên hẳn một
vài câu.
Căn cứ vào nội dung, tính chất của bài hát chúng tôi tạm chia thành hai loại:
ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao. Đây là cách chia mà một vài công
trình về văn học dân gian trước đây cũng đã làm. Sở dĩ chia như vậy là vì số
lượng ca dao tương đối nhiều, đa dạng và phong phú hơn các thể loại khác như
tục ngữ, vè, hát hò, hát hố… Mặc khác gọi là những thể loại gần gũi với ca dao
là xét ở chỗ chúng đều là những bài hát, câu hát, câu nói có vần có điệu được
lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác.
II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT.
Trong phần sưu tập chúng tôi chia ca dao biển Quảng Ngãi theo đề tài. Những
câu ca dao phản ánh quan hệ với thiên nhiên, đất nước, lao động sản xuất, kinh
nghiệm sản xuất, ngành nghề truyền thống được gọi chúng là ca dao về thiên
nhiên và lao động sản xuất. Những câu ca dao phản ánh những quan hệ bao gồm
tình yêu nam nữ, những vấn đề hôn nhân, những quan hệ vợ chồng, quan hệ
giữa cha mẹ với con cái, giữa mẹ chồng và nàng dâu, thái độ của nhân dân với
giai cấp địa chủ phong kiến, với thực dân đế quốc… được chia thành 3 mảng đề
18
tài khác nhau: Tình yêu nam nữ; hôn nhân và gia đình; ca dao chống phong
kiến, đế quốc; ca dao phản ánh những quan hệ xã hội khác.Thực tế việc phân
chia này cũng có tính chất tương đối chỉ chia ca dao làm hai loại là ca dao trữ
tình và ca dao trào phúng (1)
. Chúng tôi e rằng việc phân chia này sẽ làm người
đọc khó theo dõi những vấn đề ca dao cần biểu đạt. Các nhà nghiên cứu văn học
dân gian xem bản chất của ca dao là trữ tình, ngay cả thái độ phê phán thực dân
đế quốc cũng là sự phê phán có tính chất trữ tình, được thông qua hình ảnh, vần
điệu, nhưng không lẽ xếp những câu ca dao như thế này: "Bình Đông có tiếng
đánh Tây; Có gan đánh Mỹ phá vây mấy lần" hoặc "Cha đời mấy đưa theo Tây:
Mồ ông mã bố roi dày biết chưa?" là ca dao trữ tình? Việc phân chia theo cách
của tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam", "Ca dao Nam Trung bộ" (2)
và một vài
công trình khác là hợp lý. Chúng tôi đã chọn phân chia theo hướng này.
Về thiên nhiên, trong ca dao vùng biển Quảng Ngãi không hiếm những câu ca
nói về quê hương Quảng Ngãi nói chung và về vùng biển Quảng Ngãi nói riêng.
Nhân dân dù ở đâu cũng có quyền tự hào về quê hương xứ sở của mình. Không
cứ gì người vùng biển chỉ nói và hát về sông nước, thuyền bè, cá mắm… Là
người dân của miền sông núi Ấn -Trà họ có quyền tự hào về sông Trà, núi Ấn,
về những guồng xe nước 12 bánh tròn, về những đặc sản nổi tiếng kẹo gương,
đường phổi mạch nha… Người vùng biển Quảng Ngãi có quyền hát về vùng đất
giàu quế thơm và một thời cũng giàu tơ lụa.
"Ai về Quảng Ngãi mà xem
Bài tơ vàng óng đồng ken lúa vàng
Hoặc
Ai về Quảng Ngãi cho tôi gởi tí quan tiền
Mua giùm miếng quế lâu niên
Đêm về trị bệnh khỏi phiền bà con"
Tuy nhiên, người vùng biển Quảng Ngãi cũng có niềm tự hào riêng về vùng
đất của họ. Đó là vùng đất có "Lắc lìa biển trải thảm xanh; Lô nhô sóng bạc trổ
cành hoa tươi", có "Thu Xà ngọt lịm kẹo gương", có "Củ lang Long Phụng
mỏng vỏ đỏ da", có xóm Câu -Cổ Luỹ dệt nhiều chiếu đẹp, có phong cảnh Sa
Huỳnh "bừng bừng tảng sáng" nhấp nhô Hòn Son, Hòn Chữ, Hòn Nhọn, Hòn
Lừa… và lạ thay, có khá nhiều câu ca dao ngợi ca Lý Sơn có 5 ngọn ngũ hành
sơn, có cảnh đẹp chùa hang, có "bốn mùa sóng cả sóng trào vỗ reo", có bánh ít
lá gai đã trở thành món ăn truyền thống… Lòng tự hào về quê hương xứ sở
chính là biểu hiện của tình yêu thiêng liêng nhất, đó là yêu đất nước, yêu Tổ
Quốc bắt đầu bằng sự tha thiết gắn bó với những gì thật đơn giản, thật gần gũi,
là dừa Mỹ Á, là chiếu xóm Câu, là "Cá cơm, cá nục, cá ồ; Dưa gan, sọc mướp lô
nhô biển này…"
Yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng gắn với ý thức lao động sản xuất. Cần
cù, siêng năng là một đức tính tốt đẹp của người Quảng Ngãi nói chung, người
vùng biển Quảng Ngãi nói riêng. Họ cần mẫn đến mức:
Sớm mai lên núi quơ củi đốt than
Chiều về xuống biển đào hang bắt còng
(1)
Xem " Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi", Sở VHTT Quảng Ngãi -1993
(2)
Xem danh mục tài liệu tham khảo
19
Có nghĩa là họ làm tất tật để giải phóng mình khỏi đói nghèo. Sự khắc nghiệt
của môi trường lao động không làm họ nản chí. Có ra khơi mới thấy con người
bé nhỏ trước biển cả mênh mông. Thời xưa người dân biển ra khơi chỉ có chiếc
ghe bầu nhỏ bé chứ làm gì có tàu to, thuyền lớn. bão bùng, giông tố luôn là một
mối đe doạ khủng khiếp. Cầu trời, khấn phật thành một lẽ đương nhiên:
Thuyền ngược ta khấn gió nồm
Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may
Lạy trời gió thổi pheo pheo
Để cho thuyền chị thẳng lèo ra khơi….
Bằng thực tế và kinh nghiệm trong nghề nghiệp người dân chài biết khó nhất
trong nghề đi biển là làm nghề gì. Trước đây họ cần. Trong ba cái khó, theo họ
là
Nhất thời xóm ruộng khiêng ma
Nhì thì hò hát thứ ba câu cần
Câu cần cũng chỉ là cái khó thứ ba thôi. Đám tang mà phải khiêng quan tài
qua xóm ruộng mới là gian khó nhất, rồi tới cái khó của việc hò hát. Hò hát đâu
có dễ, đâu phải ai cũng xó khả năng ứng biến trong những cuộc chơi hát đối lập,
hát huê tình, hò đầm nền, hò giã gạo…
Vì tình yêu quê hương, vì cùng chung gian khó nên họ có ý thức đoàn kết để
lao động sản xuất . Gian khổ càng nhiều thì sự cố kết cộng đồng càng thành một
lẽ đương nhiên. Chỉ có cố kết mới đem lại những hiệu quả lớn, mới mong vượt
qua đói nghèo tăm tối, mới có sự no ấm yên vui cho xóm làng. Đi làm biển mà
không cùng chung tay chèo tay lái, không tương trợ lẫn nhau thì khó có thể vượt
qua sóng to, gió dữ giữa Sa Huỳnh , ngoài việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, sự
phong phú của các loại cá, ta thấy ở đây còn có tinh thần gắn bó với nhau của
người dân chài:
Rủ nhau ta bủa một dây
Mỗi thợ mỗi tía chở đầy mà thôi
Cùng với tình yêu quê hương đất nước gắn với ý thức lao động sản xuất, cũng
như bất cứ ở đâu, tình yêu quê nam nữ luôn là một đề tài muôn thuở của các
sáng tác văn học, dù là thành văn hay truyền khẩu, đặc biệt trong các sáng tác
bằng văn vần. "Truyện Kiều", "Lục Vân Tiên", "Bích câu kỳ ngộ", "Phan
Trần"… trong nền văn chương Việt Nam đã minh chứng điều đó. Trong kho
tàng ca dao Việt Nam nói chung bao giờ ca dao về tình yêu trai gái cũng chiếm
số lượng lớn. Không những thế, những bài ca dao hay nhất, những câu ca dao
hay nhất cũng nằm trong mảng đề tài này. Ca dao vùng biển Quảng Ngãi không
nằm ngoài qui luật đó.
Hơn 250 bài với 1500 câu đề tài tình yêu nam nữ trong tập này đã phản ánh
các sắc thái, các cung bậc tình cảm, những nỗi niềm riêng, chung của bao trai
gái yêu nhau, hay nói khác hơn đó là những thiên tình ca muôn vần muôn điệu.
Tình yêu nam nữ của người bình dân bắt đầu thường là liên quan đến xóm
làng, đồng ruộng, biển cả, nghề nghiệp, là sự cảm thông với những nỗi bần bàn
cơ cực của nhau, là thứ tình yêu không hề vì vụ lợi mà cần có ngãi, có nhân:
20
Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉ
Em suy em nghĩ hột lụy nhỏ tuôn
Không hiếm chi nơi tiền vạn lúa muôn
Em thấy anh nghèo có ngãi em thương luôn cho vẹn tình
Cô gái là nhân vật trữ tình trong bài ca dao này cũng tính toán và so đo lắm
chứ, nhưng lấy gì so được với cái ngãi, cái nhân? Cái ngãi cái nhân mới là cái
giá cao nhất, là thứ hơn "tiền vạn, lúa muôn”. Bởi thế nên “em thưuơng luôn cho
vẹn tình”. Hình như có cái gì đó hơi hóm hỉnh, nhưng đâu có gì là lạ vì con
người ở đây vốn dĩ đã “thuơng thì thương cho chắc, thương cho chặt cho bền;
Đừng thương lở dở bắt đền cho uổng công”. Mà chưa hết, đã thương “dữ dội”
như vậy thì cần có sự thủy chung vô hạn. Đã yêu thì yêu đến răng long đầu bạc,
đến chết cũng phải chôn chung nấm mồ:
Thề nguyền sau trước nhất ngôn
Sống nằm chung gối, thác chôn chung mồ
Và đây là sự cương quyết:
-Thà rằng tử tuyết cho luôn
Dao thà kề cổ thiếp không buông nghĩa chàng
- Dao vàng kề cổ ai ơi
- Chết thời chịu chết lìa đôi không lìa
Để đảm bảo sự chung thủy, người xưa cần có một lời giao ước. Nhiều câu ca đã
nói lời thề nguyền: “Chàng ơi ở lại để nghe em thề”, “em nguyền cùng anh một
miếng tóc mai”, “qua nguyền cùng em trước miễu sau chùa”, “lời nguyền xẻ
núi tan rừng”…Nhiều khi có cả lưòi thề, nói như dân gian, đó là “lời thề độc”:
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Trởi tru đất diệt không mong thấy chàng
Lời nói thô kệch này là biểu hiện sự dứt khoát trong tình cảm. Nhưng sự dứt
khoát trong tình cảm cũng còn được diễn đạt bằng cách khác, tình cảm hơn, hình
ảnh hơn:
Trăm năm giữ trọn lời nguyền
Sóng xô mược sóng đảo thuyền mược ai
Tình em nghĩa rộng lâu dài
Lòng em nào phải hoa lài trôi sông
Bao giờ trên núi hết ong
Dưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương
Càng đề cao sự chung thủy càng căm ghét thói bội bạc. Từ lâu, bội bạc đã
thành lẻ thường tình của thói đời. Nhưng hơn đâu hết ca dao lên án nhiều về thói
bội bạc. Trong kho tàng ca dao Việt Nam không hiếm nói về kẻ bạc tình như:
“Có cam phụ quýt có người phụ ta” hay “Trách người phơi lúa uống thưa;
Chèo thuyền trên động khéo lừa duyên em”…Tuy lên án nhiều như vậy, song
21
không có ở vùng đất nào lại nói về thói bạc tình bằng cách răn đe mà ý nhị như
người Quảng Ngãi:
Trời mưa lâu cho đá nọ thành rêu
Đứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời
Đáng lý kẻ ở bạc sẽ bị nguyền rủa thậm tệ, bị trời tru đất diệt, theo logic bình
thường, trong suy nghĩ của quảng đại nhân dân, ấy vậy mà, ở bạc thì chỉ có
“con dế kêu thấu trời”!
Nhưng không phải chỉ có bội bạc, yêu đương gặp những chuyện trục trặc, trắc
trở khác là lẻ bình thường. Vì đã “thương” theo cách thương yêu như vậy nên
khi gặp cảnh ngộ éo le là dường như họ không thể chịu đựng được, là phải đấm
ngực kêu trời, là “dậm chân xuống đất cái bon”, là đàm đìa “lệ sa”, “lụy nhỏ”.
Mà chắc gì đã khóc than khi trắc trở. Tình yêu và nỗi buồn khi gắn liền với
nhau. Hình như khi yêu người ta mới hết buồn. Và hơn thế nữa, khi yêu mới có
ý thức sự cô đơn. Nỗi cô đơn càng vò xé khi trống vắng bạn tình, càng vò xé khi
yêu dữ dội. Thế là nước mắt nhỏ tuôn. Khó có thể thấy trong áng văn chương
nào có mối tình thắm thiết nồng nàn nhưng cũng đầm đìa nước mắt như như mối
tình của một cô gái nào đó ở xứ này:
Ngó lên trời, trời cao lồng lộng
Ngó xuống biển biển rộng thinh thinh
Ngó ra ngoài dạ buồn tình
Đêm nằm nưúơc mắt nhỏ như bình trà nghiêng
Đêm nằm nước mắt triền miên
Áo em năm vạt ướt liền cả năm
Và đây là hình ảnh đẹp và rất đỗi cô đơn:
Dời chân bước xuống ghe buôn
Sông bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu
Dựa cột buồm gió thổi hiu hiu
Nước mắt ra lai láng múi dây lưng điều không khô
Càng nén lại buồn đau, càng buồn đau thêm. Những uất ức may ra chỉ có thể
chảy ra ngoài được cùng với nước mắt. Ca dao tình yêu trong tập này có quá
nhiều những câu thơ như “Lụy rơi khăn chặm không ngừng”, “Tay bưng nước
mắt chảy đầy chén cơm”, hay “lòng ta thương bạn nước mắt đà lộn cơm”, “Bao
nhiêu lệ ứa thương chàng bấy nhiêu”,hoặc “Đi rồi châu lụy lại không muốn về”,
“Đó rưng rưng nước mắt đây có khi khóc thầm”…
Yêu tha thiết đến nhường vậy nhưng trai gái yêu nhau thời xưa đâu có dịp để
thổ lộ tâm tình cùng nhau. Dù thương nhau đến độ “trầu hết lá lương, cau hết
nửa vườn” nhưng cứ phải giấu cha giấu mẹ, giấu miệng thế gian. Lễ giáo phong
kiến quái ác đã dồn họ vào thế bí của tình cảm, chỉ có nơi “thanh vắng” mới gỡ
được chút ít thế bí đó. Nhiều câu ca nói đến việc phải ra nơi “thanh vắng để
ngồi để than”. Thật tội nghiệp khi ta nghe cô gái nói với chàng trai:
Miệng thế gian họ đồn lắm anh ơi
Gỉa đò lơ, giả đò lảng như hồi chưa thương
hoặc:
22
Ngồi buồn tước lạt bẻ cò
Dẫu thương cho mấy giả đò làm lơ
Yêu thương thắm thiết nhưng cần sự kín đáo, có kín đáo mới “qua mặt” thứ
lể giáo lỗi thời, vượt lên trên thói thường đang ràng buộc ở đời. Hình như lúc
này đây chế độ “ cha đặt đâu con ngồi đó” đã bắt đầu lung lay. Sự tự do yêu
thương đã trở thành khát vọng chính đáng của đông đảo tầng lớp thanh niên
dưới chế độ phong kiến lạc hậu.
Tóm lại, ca dao vùng biển Quảng Ngãi về tình yêu nam nữ là những đoạn,
những khúc tình ca phô diễn tâm tình của trai gái, mà ở đó, các trạng thái tình
cảm được biểu lộ khi quá thắm thiết nồng mặn, khi quá cay đắng xót xa. Tất cả
là một bản hòa điệu ngợi ca tình yêu thủy chung., chân thành, cảm thông, ghét
thói lừa phỉnh , bội bạc, là tiếng thở than đầy thương đau trước mất mát của
hạnh phúc tình ái, trước lể giáo phong kiến lỗi thời, là tiếng vọng thiết tha về sự
tự do yêu thương, tự do định đoạt tình cảm trai gái riêng tư. Không phải tất cả,
nhưng chắc chắn trong tâm thức của người vùng biển nói riêng, người Quảng
Ngãi nói chung, nhiều câu ca về tình yêu, cùng với thời gian, sẽ còn đọng lại
mãi mãi.
Gắn tình yêu nam nữ, ca dao vùng biển Quảng Ngãi phản ảnh một cách sâu
sắc mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Suốt hàng nghìn năm sống trong luật
pháp và đạo lý phong kiến, nhân dân lao động chịu nhiều áp bức và thiệt thòi,
không chỉ bị áp bức và thiệt thòi trong những quyền lợi về kinh tế mà còn trong
những quyền lợi xã hội. Về kinh tế, họ thật sự bị bóc lột đến tận xương tủy dưới
roi vọt của giai cấp địa chủ. Về xã hội họ luôn là những kẻ thấp cổ bé họng, kêu
trời không thấu dưới gông cùm của quan lại, cường hào và những thứ lể giáo cũ
kỷ lối thời. Riêng về phương diện hôn nhân và gia đình họ phải chịu những ràng
buộc nghiệt ngã, mà kẻ luôn phải gánh nặng những oan nghiệt đó chính là người
phụ nữ. Dường như người phụ nữ không có tài sản gì riêng và cũng không có
quyền lợi gì khác khi về nhà chồng, trừ một quyền là được sinh con đẻ cái. Họ
thật sự như một kẻ làm thuê, hay đúng hơn là kẻ ở đợ cho cha mẹ chồng. Dù biết
vậy nhưng họ cũng không được kêu ca than thở, chỉ cốt mong sao đuợc lòng cha
mẹ chồng. Thật tội nghiệp khi nghe cô gái than:
Trắng da vì bởi phấn vùi
Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa
Phận nghèo dãi nắng dầm mưa
Chỉ lo cha mẹ vẫn chưa vừa lòng
Chế độ trao duyên theo kiểu bán con trở thành một hệ lụy xót xa mà chính ngưòi
con phải chịu ngậm đắng nuốt cay:
Bầu non ăn bắp phải eo
Tuổi em còn nhỏ mở mèo chi đâu
Tuổi em mười sáu tuổi đầu
Cha mẹ sở định làm dâu nhà người
Nói ra sợ chúng bạn cười
Đôi ba trận thảm chín mười trận cay
Công việc chẳng kịp trở tay
23
Nhịn thèm nhịn lạt hổng ngày nào no
Mẹ chồng sắc sảo gay go
Tấm quần tấm áo chẳng cho mặc lành
Đêm thời thức đủ năm canh
Ngày thời bỏ cỏ gánh phân hổng rời”
Bởi họ biết rằng:
Có chồng thời phải theo chồng
Đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng cam
Đã vậy nhưng có người còn bội bạc, rượu chè, dối vợ lừa con, đó là chưa kể
dến chồng chung vợ chạ. Chuyện năm thê bảy thiếp vốn chẳng có gì lạ, bởi luật
pháp phong kiến không ngăn cấm, nó luôn bảo bệ quyền lợi của người chồng,
bảo vệ cả chuyện “cưới vợ lớn làm nhà son đỏ, cưới vợ nhỏ làm nhà sơn đen”.
Đằng sau tiếng thở than của người phụ nữ ý thức thân phận của họ là sự đòi
hỏi cần phải được giải phóng khỏi ràng buộc lể giáo và những định kiến cũ kỹ,
lỗi thời. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của những bài ca dao về hôn nhân gia
đình trong vốn ca dao vùng biển Quảng Ngãi. Nhưng không phải chỉ có vậy, ở
đây ta còn thấy có nhiều bài ca dao nói về đạo hiếu nghĩa, tình chồng vợ. Hiếu
và tình luôn được đặt song song trước cánh cửa gia đình. Cả hai không thể đem
so đo, cân đếm, bởi không thể biết được “bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn”.
Chuyện hiếu thảo thì thời nào cũng được coi trọng, càng được coi trọng hơn
trong thời buổi “Trai thời trung hiếu làm đầu; Gái thời tiết hạnh là câu trau
mình”. Ngày nay chúng ta nói nhiều đến sự “xuống cấp” về đạo đức, trong đó
có sự xuống cấp về đạo lý gia đình. Có lẻ một phần do điều kiện chiến tranh
nhiều khi chúng ta đã để một bên việc dạy dỗ con cái đạo làm người. Thời xưa
khác hơn, ông cha ta luôn chú trọng đến lể nghĩa, hiếu thuận. Có được điều đó
không phải chỉ nhờ đến đạo lý của Khổng Mạnh, các gương hiếu thảo của Mạnh
Tử, Tuân Tử, Tăng Sâm…trong “Nhị thập tứ hiếu” mà còn bắt nguồn từ đạo lý
tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt Nam nào mà chẳng thuộc lòng câu ca
dao: “Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”
Người vùng biển Quảng Ngãi cũng nói về sự hiếu thảo ấy:
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”
Ngó lên hòn núi tám cân
Bạc vàng chất đống không bằng công mẹ già
Sớm thang trưa thuốc chiều trà
Gắng công nuôi dưỡng mẹ già vài năm
Ơn bằng của vạn tiền trăm
Anh không nhớ khi bú mớm lúc nằm trong nôi.
Ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn nói về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng
dâu (đây là mối quan hệ “không mấy tốt đẹp” trong ý thức của người bình dân
cũ), về thân phận kẻ mồ côi, về sự túng quẫn, bần hàn trong gia đình…
24
Về hôn nhân gia đình, phải nói rằng ca dao vùng biển Quảng Ngãi đã phản
ảnh được tâm tư, tình cảm của con người ở vùng đất này trên các mối quan hệ
nhiều chiều, giữa vợ với chồng, giữa con cái với cha mẹ, giữa các thân phận mà
thường là những thân phận bất hạnh như kiểu:
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết gót son đen sì
hoặc:
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo
Bên cạnh ca dao trữ tình, vùng biển Quảng Ngãi cũng còn lưu giữ nhiều bài
ca dao kháng chiến. Ca dao vùng biển Quảng Ngãi cũng đã góp một tiếng nói
quan trọng trong việc động viên, khích lệ nhân dân đứng lên chống Pháp, đuổi
Mỹ, giành lấy độc lập tự do cho Tổ Quốc.
Có nhiều bài ca dao ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ lòng căm thù sâu sắc
bọn phong kiến Đế Quốc. Họ ý thức rỏ đâu là kẻ thù của họ:
Ai ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
Nhiều ca dao ở vùng đất này nói về chuyện “càng ngày sưu nặng thuế cao”.
“bạc ngãi vong ân”, cầm súng cho đế quốc là “mồ ông mồ mả bố voi dày”, “dứt
cái dây nghĩa tình”…Càng căm thù phong kiến, đế quốc bao nhiêu họ càng căm
ghét kẻ phản bội Tổ Quốc, phản bội nhân dân bấy nhiêu, họ càng ủng hộ công
cuộc kháng chiến của Đảng và Cách mạng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại. Đây là tâm tình của chàng trai vào bộ đội:
Em về thưa mẹ cùng cha
Anh vào bộ đội mai ra chiến trường
Anh đi bảo vệ biên cương
Mai này đất nước huy hoàng có nhau
Đất nước huy hoàng, tự do độc lập trở thành cái đích của tình yêu, bởi lúc này
đây, với họ cái riêng và cái chung đã hòa quyện làm một:
Bao giờ đất nước bình an
Tự do, độc lập thiếp với chàng gặp nhau
Họ tự nguyện vào Vệ quốc đoàn, tự nguyện đi theo tiếng “mỏ giục dân công”.
Bởi họ thật biết ơn cụ Hồ, biết ơn Cách mạng đã đem đến cho họ sự no đủ:
“Mãn mùa cấy gặt đã xong
Nợ em trả sạch còn trong cái bồ
Lúc này là lúc giảm tô
25
Ơn này ơn của cụ Hồ Chí Minh
Ta nhìn hột lúa xinh xinh
Lúa bao nhiêu hột thắm tình bấy nhiêu”
Hàng nghìn năm sống trong tăm tối đói nghèo, sưu cao, thuế nặng, nên những
hạt lúa giảm tô “còn trong cái bồ” của họ bây giờ đây thật đáng quý, thật thắm
tình, thắm nghĩa, nó thể hiện rỏ công lao của cuộc kháng chiến, ý nghĩa lớn lao
của cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại và những chính sách của Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh sau năm 1945.
Không ở đâu có những câu ca dao nói về tinh thần cách mạng, tinh thần
kháng chiến sâu sắc nhưng mộc mạc, chân chất như những câu sau đây của
những người vùng biển Quảng Ngãi:
Em ra gánh lúa vào kho
Nghe tin Bắc Bộ thắng họ lo quá chừng
Ngày thường em gánh sáu ang lưng
Bữa nay em gánh đôi nừng tám ang
Mừng vui chân bước nhịp nhàng
Hai vai trĩu nặng lúa vàng đánh Tây
Ngoài kia xác giặc chết đầy
Em ra nộp thuế để vây quân thù
Rõ ràng, ca dao kháng chiến ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ một thái độ
oán thù, ơn nghĩa phân minh, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thần
cách mạng sâu sắc, nhân dân và gia đình, tinh thần chống áp bức, phong kiến…
ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn phản ảnh những mối quan hệ giữa con người
với con người, những quan niệm, những triết lý sống, là những bản phức hợp về
thế thái nhân tình:
-Bãi dài thuyền chạy sóng lừa
Đố ai ăn ở cho vừa ý ai
-Cá không cắn câu bảo rằng cá dại
Vác cần về nghĩ lại các khôn
-Sống thì người chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi
…
Cùng với ca dao phong phú và đa dạng, phô diễn các cung bậc tình cảm, phản
ảnh nhưng tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân và các mối quan hệ xã
hội, vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi lưu giữ nhiều câu tục ngữ, nhiều bài vè
đặc sắc, đặc biệt là vốn hát hò, hát hố.
Về tục ngữ, có thể thấy rằng đây là nơi tục ngữ xuất hiện nhiều trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày của nhân dân địa phương. Đó chính là những câu nói ngắn
26
gọn, hàm súc, có vần có điệu, là những nhận xét, phán đoán, có khi là một kinh
nghiệm, một chân lý về hiện tượng trong tự nhiên, hoặc trong đời sống xã hội .
Bởi tục ngữ ngắn gọn, có vần có điệu nên dễ thuộc, dễ nhớ, chính vì dễ thuộc dễ
nhớ mà khó phân biệt được sắc thái địa phương. Về hiện tượng khí tượng có
những câu thơ:
-Mống đông vồng tây
Chẳng mưa dây cũng gió giật
- Nước ngời, trời động
- Sao dày thì mưa
Sao thư thì nắng
-Ông tha mà bà chẳng tha
Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười
…
Về kinh nghiệm lao động sản xuất có những câu như:
-Trời nắng tốt dưa
Trời mưa tốt mướp
-Trông lang đất lạ
Gieo mạ đất quen
-Nồm động đất
Bấc động khơi
Nhưng hầu hết tục ngữ thường nói về những triết lý sống, những kinh nghiệm ở
đời, cánh đối nhân xử thế. Bởi chúng được đúc kết từ hàng nghìn năm nên kết
cấu nội dung có tính chất bền vững, Ví dụ như những câu:
-Ăn không lo
Của kho cũng hết
-Ra đường hỏi già
Về nhà hỏi trẻ
Thùng rỗng kêu to
-Chưa học bò
Chớ lo học chạy
Một trong những thể loại khác gần gũi ca dao là vè. Vè là những sáng tác tự
sự dân gian có vần, có điệu, theo các thể thơ dân tộc, mà chủ yếu là thể bốn chữ.
Có nhiều loại vè như vè về thế sự, vè về lịch sử, và các nhân vật lịch sử, vè về
hoa trái, cây có thiên nhiên, vè về nghề nghiệp, vè cổ động…có khi nhân dân
dùng vè để phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội, có khi để ca ngợi một sự
kiện lịch sử, một nhân vật anh hùng nào đó (như vè Vè Chàng Lía), hoặc có khi
thuần túy chỉ nhằm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên (như vè Hoa trái), một bản
tổng kết hải trình (như vè các lái)…Ở vùng biển Quảng Ngãi không thiếu như
bài vè về các đề tài này, như vè về mẹ chồng nàng dâu, vè chiến thắng Vạn
27
Tường, vè về các loại cá, các loại chim và nhiều bài vè về Các lái. Rất tiếc trong
quá trình sưu tập, nhiều bài chưa được hoàn chỉnh. Trong tập này chúng tôi chỉ
chọn giới thiệu một số bài tạm coi là tiêu biểu. Vè chiến thắng Vạn Tường kể lại
trận chiến đáu oanh liệt của quân và dân ta chống lại cuộc hành quân mang tên
“Ánh sao” của Mỹ, là một bản ghi kết quả về sự thiệt hại nặng nề của quân giặc,
và sự thắng lợi to lớn của ta, là lời động viên, cổ vũ lớn lao trong cuộc kháng
chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Trong tập này còn có mấy bài vè về cá biển.
Các bài này kể tên các loại cá trong mênh mông biển cả, là sự tự hào về sự
phong phú các loại cá ở biển quê hương, là sự cầu mong cho nhân dân được mùa
cá rộ:
Đặng màu không thiếu cá chi
Ơn trời ơn biển tạc ghi trong lòng
Cùng với các loại thơ ca dân gian khác, các loại hò cũng xuất hiện ở vùng
biển Quảng Ngãi, hò bả trạo là một điển hình. Hò bả trạo là một làn điệu dân ca
dùng trong những buổi tế cúng cá Ông ở các Vạn chài. Hiện nay ở vạn Đông
Yên (Bình Dương) và vạn Hải Ninh (Bình Thạnh) vẫn còn duy trì và phát triển
hình thức sinh hoạt dân gian này. Toàn bộ bài Hò bả trạo sưu tập được như một
kịch bản dân ca, có cao trào, thắt nút, gỡ nút…mà các nhân vật chính là những
tay chèo đang lênh đênh trên biển cả gặp hiểm nguy bởi sóng to gió lớn và được
thần Nam Hải (Cá Ông) cứu nạn. Cùng với sự tín ngưởng đối với thần hộ mệnh
là tình yêu thiết tha đối vởi biển trời sông nước, là sự lạc quan trong nghề
nghiệp.
Một loại hình sinh hoạt dân gian không thể thiếu ở bất kỳ vùng quê nào ở
Quảng Ngãi là hát hò, hát hố. Thuật ngữ hát hò, hát hố trong đề tài này được
dùng để chỉ các sáng tác dân gian bao gồm hát đối đáp, hát ngân ngãi, hát giã
gạo, hát đầm nền… tức là những sáng tác dân gian bằng văn vần dùng trong các
buổi sinh hoạt tập thể, có hò hê phụ họa. Có thể đây là những sáng tác được lưu
truyền từ đời này sang đời khác và cũng có thể đựoc sáng tác tại chỗ. Cho đến
nay, sinh hoạt hát hò hát hố dường như không còn ở các làng quê Quảng Ngãi,
họa hoằn lắm mới có một vài địa phương năm ba cụ ông cụ bà ngồi cùng nhau
ăn trầu, uống rượu, hát chơi với nhau vài ba câu hát cũ để nhớ về một thời họ đã
từng thức thâu đêm suốt sáng ở sân đình, sân làng, xóm trên, xóm dưới. Những
cuộc hát hò hát hồ ngày xưa thường bắt đầu bằng hát chào, hát dạo, đến hát đối,
hát khích, hát kết, hát tiễn đưa…Nội dung của các bài hát thưưòng là than thân
trách phận, những lời tỏ tình xa gần, thử tài trí qua chuyện xưa tích cũ…và sau
này còn có cả những lời động viên thực hiện những chính sách xã hội như
chuyện đóng thuế cho Việt Minh, chuyện cúp tóc, chuyện học bổ túc…
Ở vùng biển Quảng Ngãi, hát hò hát hố cũng có trình tự cuộc hát và những
nội dung như vậy, đặc biệt là chuyện tỏ bày tình cảm gái trai. Xin hãy đọc thử
một vài trích đoạn hát hò về đề tài tình yêu đôi lứa:
-Vì ai thương đoạn nhớ đành
Chim kêu cuối bãi đầu gành thêm đau
28
Vì ai vắng trước quạnh sau
Vì ai mấy nỗi khăn lau ướt dầm…
..........
-Thiếp trao cho chàng một miếng trầu
Một kia đang còn đỏ
Tạc tấm gương thề dạ nọ chưa phai
Đừng cho liễu cách đào mai
Đường xa xôi viễn dặm khó vãng lai thăm nường
Một ngày mười hai khắc dạ anh thường ngóng trông
Một ngày ra ngõ ngóng mong
Ngõ thời thấy ngõ mà không thấy nàng
Quả đó là những lời tỏ bày yêu thương rất đổi thiết tha và nồng mặn, nhưng
cũng rất kín đáo. Nhưng không phải chỉ kín đáo không, có lúc họ cũng thật liều
lĩnh:
Không đi tới đó thời thôi
Đà đi tới đó khuyên mời vô đây
Để mai kẻ bắc người tây
Vô đây gá nghĩa mà gầy nợ duyên
Em đây thiệt gái thuyền quyên
Em đâu có dám tự nhiên đâu mà
Ham chi mô điệu xướng ca
Chứ chị em họ không biết họ nói con nhà dư công
Hai đứa mình giờ chưn rảnh tay không
Loan ôm lấy phụng, phụng bồng lấy loan…
Nhân vật trong bài ca này quả thật đáo để, lời lẻ thật tự nhiên và cũng thật táo
bạo, dù có thể đây là những lời đùa bỡn. Có thể kể lại câu chuyện này một cách
nôm na rằng, cô gái “dụ” chàng trai vào nhà, nói với chàng rằng hát hò làm chi,
người ngoài nghe đựơc sẽ nói rằng “con nhà dư công”, nhưng không hát thì
“chân rảnh tay không”, vậy thì “Loan ôm lấy phụng, phụng (hãy)bồng lấy
loan” đi cho rồi ! Ông cha ta quả quá liều lĩnh và cũng yêu thương thật “hiện
đại” !
Ở vùng biển Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều bài hát đối đáp về các tuồng tích
cũ như Phan Trần, Truyện Kiều, truyện Lục vân Tiên…Đây là những bài hát
29
vừa làm thử tài lẫn nhau, vừa có ý nghĩa kích thích việc học và đọc các tác phẩm
của các tác giả dân tộc, nhất trong thời buổi truyện Tàu, truyện Tây thống trị nền
văn học nước nhà. Lúc này đây, ai biết chữ thì đọc, người không biết chữ thì
người biết chữ đọc cho nghe, và có cả những người chỉ được nghe kể lại Truyện
kiều, truyện Lục Vân Tiên…Vậy mà chúng ta đã gặp nhiều cụ ông cụ bà không
biết chữ vần có thể thuộc làu làu hàng trăm câu Truyện Kiều. Đủ biết thời đó,
thời hát hò hát hố thịnh hành, nhân dân đã say mê những áng văn chương của
ông cha đến mức nào. Những câu hát đối về tuồng tích còn lưu truyền trong dân
gian đã minh chứng điều đó. Rất tiếc những bài hát này quá dài, quá nhiều mà
thường chỉ chủ yếu đến tuồng tích (vì hát đó là chính) thiếu gía trị nghệ thuật,
nên chúng tôi sẽ chọn và giới thiệu trong một công trình khác.
Trở lên là đôi nét ca dao và những thể loại liên quan đến ca dao. Không thể
nói hết những vẻ đẹp của từng bài ca dao, từng câu tục ngữ, từng bài hát hò hát
hố…hiện diện ở vùng biển Quảng Ngãi. Tuy nhiên, qua cách tiếp cận ở trên có
thể khẳng định đựơc rằng, vùng biển Quảng Ngãi có một vốn ca dao và những
thể loại gần gũi với ca dao hết sức phong phú và đa dạng. Chúng không chỉ
dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của bao thế hệ qua đất này. Xét
từ hai phương diện nội dung và nghệ thuật ca dao và những thể loại gần gũi với
ca dao vùng biển Quảng Ngãi không thua kém bất cứ ca dao và những thể loại
gần gũi với ca dao ở bất cứ vùng biển nào. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, do
môi trường thiên nhiên và điều kiện sống đã ảnh hưởng đến tính cách con người
ở vùng đất này mà tính cách bao giờ cũng ảnh hưởng lớn đến các sáng tác văn
học. Người Quảng Ngãi nói chung chân thành, thẳng thắng, bộc trực, giàu nghị
lực, chịu thương chịu khó, cần mẫn nhưng cũng vụng về, khô khan; người vùng
biển Quảng Ngãi còn thêm cách ăn to nói lớn, hay nói như chính họ nói là “ăn
sóng nói gió”. Vì vậy những bài dân gian họ đã sáng tác ra, hoặc cũng có thể là
mang từ vùng đất khác nhưng đã nói theo cách nói của họ, bên cạnh cái chân
thành, thẳng thắn, bộc trực kia cũng còn có cái thô tháp, vụng về, thiếu sự mềm
mại, chải chuốt như ca dao xứa Bắc. Xứ Bắc nói: “Hỡi cô cắt cỏ bên sông;
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”. Đó là cách nói hình ảnh, bóng bẩy,
và rất “dịu ngọt”. Còn ở đây cũng để tỏ tình, thì lại nói thiệt thà và bộc trực:
“Đôi ta mới ngộ tình cờ, Như đàn mới gãy như thơ mới đề, Muốn cho sông biển
cận kề, Anh đi làm rể em về làm dâu”. Cách nói chân thành của con người vùng
đất khó có thể ở đâu có được: “Thương người ra đứng ngõ người, Đất mòn chín
tấc thiên hạ cười mười phân, Thương người khác thể thương thân, Cầu không
tay vịn cũng lần mà qua”.
Văn là người, dù chỉ là văn chương của người bình dân. Những bài ca dân
gian mà người vùng biển Quảng Ngãi đã hát hàng trăm năm qua chính là tâm
hồn, là máu thịt của họ. Họ đã biết yêu biển cả, ruộng đồng, cây cỏ có lẻ bắt đầu
bằng những bài hát bên vành nôi, cánh võng, và nhờ thế họ đã biết gìn giữ, bảo
vệ mảnh đất này trải qua bao biến thiên của lịch sử.
30
31
Chương III
TRUYỆN KỂ
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM
Trong quá trình sưu tập tài liệu, một trong những cái khó của những người
thực hiện đề tài là, làm thế nào để có thể sưu tầm được những truyện kể dân
gian, đặc biệt là những truyện kể dân gian chưa được công bố trong các sách vở,
lẫn các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí…Mặc dù đã có nhiều
cố gắng song những truyện kể sưu tầm và tuyển chọn được trong tập này còn ít.
Phải chăng ở vùng biển Quảng Ngãi “thiếu vắng” truyện kể dân gian? Điều này
chưa khẳng định được, có lẻ một phần do điều kiện thời gian sưu tập còn hạn
chế, một phần do năng lực khai thác tư liệu của những người trực tiếp điền dã,
nhưng chắc chắn truyện kể dân gian ở vùng đất này không nhiều. Đây là trường
hợp chung ở dải đất phía Nam Tổ quốc. Hầu hết những truyện kể dân gian mà
Nguyễn Đổng Chi giới thiệu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chẳng hạn,
là những truyện kể sưu tầm được ở Miền Bắc, những truyện kể đã trở thành
niềm tự hào chung của người Việt Nam. Bởi không người Việt Nam nào lại
không biết truyện Tấm Cám, sự tích Trầu Cau, truyện Phù Đổng Thiên Vương,
truyện Sơn Tinh Thủy Tinh…Trong quá trình di cư vào Nam, người Việt đã
mang tài sản quý giá này đi theo. Dường như tại vùng đất mới họ không “sáng
tác” được nhiều, đặc biệt là truyện cổ tích và thần thoại. Có thể giải thích lý do
này là thần thoại thường gắn liền thời kỳ mông muội, sơ khai của con người, còn
cổ tích ra đời khi đã bắt đầu có sự phân hóa giai cấp, phân hóa giữa kẻ giàu
người nghèo. Khi người Việt vào khai hoang, vỡ hóa vùng đất phía Nam, họ đã
vào thời xã hội Phong Kiến Việt Nam phát triển đến giai đoạn cực thịnh, tiêu
biểu là thời vua Lê Thánh Tông trị vì thiên hạ. Trong thời đại phong kiến truyền
thuyết vẫn là loại truyện dân gian phát triển, chúng dùng để giải thích một số
hiện tượng thiên nhiên, một số hiện tượng lịch sử, ít nhiều các sự kiện xảy ra
trong đời sống xã hội, nhưng được khoát bên ngoài vỏ huyền bí, thần kỳ. Việc
chúng tôi sưu tầm được số lượng truyền thuyết nhiều hơn các loại truyện khác là
phù hợp với thực tế phát triển của loại hình văn học này.
Một vấn đề khác cũng cần nói đến đây là, trong phần giới thuyết chung chúng
tôi có đề cập đến việc xác định: Nếu các bài ca hay truyện kể dân gian có quy
luật lặp đi lặp lại ở cùng biển Quảng Ngãi thì chúng tôi vẫn xem là văn học dân
gian vùng biển Quảng Ngãi, vậy thì những truỵên kể quen thuộc của người Việt
như các truyện Tấm Cám, Sơn tinh Thủy tinh…mà người địa phương ai cũng
thuộc lòng thì có gọi là văn học dân gian của vùng biển Quảng Ngãi không? Ở
đây thiết tưởng cũng cần phải khẳng định lại rằng, những câu chuyện quen thuộc
đó không thể gọi là văn học dân gian (của) vùng biển Quảng Ngãi được. Do đặc
thù và tính chất của truyện kể, những chuyện đã phổ biến trong nền văn học
nước nhà thì đó là vốn chung của dân tộc, không của riêng vùng đất nào. Nhân
32
dân Việt Nam dường như ai cũng biết các câu hát như: “Bầu ơi thương lấy bí
cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Một cây làm chẳng nên
non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thì đó thuộc trượng hợp phổ biến. Ở
vùng biển Quảng Ngãi cũng hát những câu đó, nhưng không thể gọi là văn học
dân gian của vùng biển Quảng Ngãi. Về truyện kể dân gian, cách xác định cũng
tương tự như vậy, trừ trường hợp có những dị bản.
II. TRUYỆN KỂ CỦA MỘT VÙNG ĐẤT
Truyện tiếng chim Ca Vát và Ông Rớ bà Rớ là những truyện cổ tích có những
môtíp trong truyện cổ tích Việt Nam, đó là những chuyện mụ dì ghẻ độc ác,
chuyện tên quan tham lam. Chủ đề của loại truyện này là ca ngợi lòng tốt của
con người, ghét thói bội bạc gian xảo, đề cao cái thiện, phủ nhận cái ác, chúng là
những lời khuyên răn con người hảy rủ bỏ thói tham lam ti tiện mà hướng về sự
lương thiện, khoan dung, độ lượng. Bởi cái ác bao giờ cũng bị diệt vong, cái
thiện mới trường tồn mãi mãi. Mụ dì ghẻ ngã lăn ra chết khi nghe tiếng chim Ca
Vát kêu than trên ngọn cây hằng đêm là lời cảnh báo về điều đó. Hình ảnh con
Rắn, con kiến giúp cha mẹ Rớ là lời khuyên nhủ mọi người hãy sống có nghĩa
có nhân, sống sao cho xứng đáng với vai trò là con người (bởi đến con vật kia
còn sống có nghĩa huống hồ là con người !)
Như đã nói, một trong những nội dung của truyền thuyết là nhân dân mượn
hiện tượng tự nhiên, và gán vào đó những yếu tố hoang đường, nhằm để giải
thích các hiện tượng xã hội. Quê hương Quảng Ngãi không hiếm những truyền
thuyết như vậy, như truyện Ông khổng lồ gánh đất lấp biển, vì gánh nặng quá
nên bị xoạc chân làm đổ hai đầu đất một thành Núi Ấn, một thành Núi Bút,
chuyện hòn Ấn lấn Hòn Bút nên người có học có hành đến mấy cũng không làm
được quan to chức trọng, mà nếu có làm được quyền cao chức trọng cũng không
được lâu bền; chuyện Cao Biền yểm mạch đế vương ở núi Long Đầu; chuyện
“Bao giờ Thiên Mã sang sông…”…Rõ ràng đây là những chuyện hoang đường,
nhưng chúng cũng phản ánh phần nào thực tế ở địa phương qua con mắt chim
nghiệm của người đời. Chuyện về Hòn Chữ ở Sa Huỳnh cũng nhằm để chứng
minh thực tế như vậy. Từ chữ sĩ biến thành chữ thổ qua hình dáng của Hòn Chữ
là một chiêm nghiệm về thực tế phát triển của người Sa Huỳnh, là lời an ủi, và
cũng là lới nhắc nhở, động viên khéo của người đời đối với các thế hệ con cháu
mai sau trên vùng đất này.
Ngoài việc mượn tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội, vùng biển
Quảng Ngãi còn có những truyện kể về gốc tích các chùa chiềng, miếu mạo, tiêu
biểu là truyền thuyết chùa Hang (Lý Sơn), truyền thuyết Chùa Ông rau, truyền
thuyết về miếu thờ ở Hòn Ông (Sa Cần). Đây là những chuyện kể ra đời cách
đây không lâu, gắn liền với những sức mạnh siêu phàm, có tài phù phép. Các
ông họ Trần ở chùa Hang thì có thể vào đất liền chỉ bằng chiếc nón ghe bầu, có
thuật rấm binh, có thể bay về trời…Ông thầy lánh ở sa Cần cũng có tài rấm
binh, trong một đêm có thể hóa phép đổi đình làng, rồi cũng bay về trời. Những
trò bùa phép này là những môtíp phổ biến trong các truyện kể dân gian Việt
33
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi
Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi

More Related Content

What's hot

Các đặc điểm của quá trình dạy học
Các đặc điểm của quá trình dạy họcCác đặc điểm của quá trình dạy học
Các đặc điểm của quá trình dạy họcPe Tii
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmjackjohn45
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcThyDungTrn11
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
Văn học ấn độ
Văn học ấn độVăn học ấn độ
Văn học ấn độMan_Ebook
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchjackjohn45
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Nguyễn Bá Quý
 

What's hot (20)

Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Các đặc điểm của quá trình dạy học
Các đặc điểm của quá trình dạy họcCác đặc điểm của quá trình dạy học
Các đặc điểm của quá trình dạy học
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩmXuân diệu về tác gia và tác phẩm
Xuân diệu về tác gia và tác phẩm
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu HọcKhóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
Khóa luận Giá Trị Của Truyện Dân Gian Nước Ngoài Với Học Sinh Tiểu Học
 
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu họcĐặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
Đặc điểm nhân cách học sinh Tiểu học
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Văn học ấn độ
Văn học ấn độVăn học ấn độ
Văn học ấn độ
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
Tâm lý học sư phạm, giao tiếp trong sư phạm.
 

Similar to Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi

Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docxLuận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docxtcoco3199
 
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...mokoboo56
 
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...tcoco3199
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhluanvantrust
 
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...mokoboo56
 

Similar to Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi (20)

Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂMLuận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
Luận văn ngành mỹ thuật trường đại học Nghệ Thuật Trung Ương, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docxLuận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
Luận Văn Kinh Tế Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc Từ Năm 1997 Đến Năm 2016.docx
 
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...
Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại tỉnh phongsaly, cộng ho...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.docKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Tỉnh Bến Tre.doc
 
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, t...
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, t...Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, t...
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, t...
 
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
Khóa Luận Về Di Tích Lịch Sử Tháp Tường Long - Thực Trạng Và Những Đề Xuất Nh...
 
Màu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.doc
Màu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.docMàu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.doc
Màu Sắc Văn Hóa Trong Tiểu Thuyết Ma Văn Kháng Thời Kì Đổi Mới.doc
 
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội Trong Giai...
 
luan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngai
luan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngailuan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngai
luan van thac si phat trien du lich van hoa tai quang ngai
 
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động nhà văn hóa 3 - 2 tỉnh Nam Định, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
Luận Văn Giáo Dục Phổ Thông Huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2...
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Phường Thanh Xuân Nam - Q...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
 
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
 Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOTLuận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
Luận văn: Phát triển du lịch mùa nước nổi ở tỉnh An Giang, HOT
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa trang phục Ấn Độ, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Sưu Tầm, Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Vùng Biển Quảng Ngãi

  • 1. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI ********* ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI QUẢNG NGÃI,1997
  • 2. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG- HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI ********* ĐỀ TÀI KHOA HỌC SƯU TẦM, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI *Chủ nhiệm đề tài: THANH THẢO Cử nhân văn học Hội viên hội nhà văn Việt Nam Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi *Thư ký đề tài: ĐĂNG VŨ Cao học ngữ văn Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam Uỷ viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Quảng Ngãi. QUẢNG NGÃI, 1997 2
  • 3. Biên soạn chính ĐĂNG VŨ Những người cộng tác NGUYỄN TRUNG HIẾU (Phó chủ tịch hội văn học Nghệ thuật Quảng Ngãi) NGUYỄN ĐỨC QUYỀN Uỷ viên BCH Hội VHNT Quảng Ngãi Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam NGÔ QUANG HIỀN Chuyên viên nghiên cứu Văn hóa dân gian, Viện KHXH VN tại TP.HCM Hội viên Hội văn nghệ dân gian Việt Nam LÊ HỒNG KHÁNH Hội viên hội văn nghệ dân gian Việt Nam CAO CHƯ H.MAN TRẦN CAO NGUYÊN PHẠM PHONG PHẠM ĐƯƠNG LÝ VĂN HIỀN ĐOÀN VĂN KHÁNH HUỲNH VÂN HÀ 3
  • 4. MỤC LỤC QUẢNG NGÃI,1997.................................................................................................................1 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG-..........................................................2 HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT.............................................................................................2 HUỲNH VÂN HÀ..............................................................................................................3 MỤC LỤC..................................................................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................6 PHẦN I.......................................................................................................................................7 GIỚI THUYẾT CHUNG.........................................................................................................7 I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA........................................................................................................7 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:...........................................................................................................7 III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI...............................9 IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH......................................................................................12 PHẦN 2....................................................................................................................................14 Chương 1..................................................................................................................................14 VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI...........................................................................14 1/ Thiên nhiên-đất nước.......................................................................................................14 2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống...................................................................15 CHƯƠNG II............................................................................................................................18 CA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA DAO......................................18 I. VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM..................................................................18 II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT...................................................................................18 Và đây là sự cương quyết:.....................................................................................................21 Chương III...............................................................................................................................32 TRUYỆN KỂ...........................................................................................................................32 I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM.................................................32 KẾT LUẬN..............................................................................................................................35 PHẦN 3....................................................................................................................................38 VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI........................................................38 QUAN HỆ THIÊN NHIÊN....................................................................................................39 VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.................................................................................................39 TÌNH YÊU NAM NỮ.............................................................................................................45 HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH......................................................................................................76 ...................................................................................................................................................85 CA DAO CHỐNG PHONG KIẾN ĐẾ QUỐC....................................................................86 Ai làm lở bể rung ngàn.........................................................................................................86 NHỮNG MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC..........................................................................90 NHỮNG THỂ LOẠI GẦN GŨI CA DAO............................................................................99 TỤC NGỮ..............................................................................................................................100 Ăn bữa giỗ, lỗ bữa cày.......................................................................................................100 VÈ...........................................................................................................................................105 VÈ CHIẾN THẮNG VẠN TƯỜNG...................................................................................105 HÒ BẢ TRẠO.......................................................................................................................110 (Trống hồi).............................................................................................................................114 Vượt sóng (à…ớ…) ra khơi...............................................................................................114 HÁT HÒ, HÁT HỐ...............................................................................................................115 TIẾNG CHIM CÀ CÁT.......................................................................................................129 ÔNG RỚ, BÀ RỚ..................................................................................................................130 .................................................................................................................................................130 SỰ TÍCH CHÙA HANG......................................................................................................132 4
  • 5. ĐÁNH GIẶC TÀU Ô............................................................................................................133 Chuyện kể về.........................................................................................................................134 CÁC VỊ TIỀN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN...............................................................................134 1. TIỀN HIỀN KHAI KHẨN.............................................................................................134 " Phạm Võ huy hoàng thiên địa chiếu.............................................................................135 Trần Lê bạo ngược quỷ thần kiêng"................................................................................135 NÀNG ROI............................................................................................................................136 SỰ TÍCH CHÙA ÔNG RAU...............................................................................................137 CHUYỆN KỂ VỀ:.................................................................................................................138 THẦY LÁNH Ở CỬA SA CẦN...........................................................................................138 1/PHẠT NẬU RỖI..............................................................................................................138 2/. RẤM BINH....................................................................................................................138 3/. CHUYỆN ĐỔI ĐÌNH:...................................................................................................139 4/.CHIẾC DÀY...................................................................................................................139 CHUYỆN KỂ VỀ:.................................................................................................................140 NHỮNG HÒN ĐÁ Ở SA HUỲNH......................................................................................140 SƯU TẦM VĂN HỌC DÂN GIAN....................................................................................141 VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI..............................................................................................141 VÀI NÉT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN LÝ SƠN.................................................................143 Người đi thì có mà không thấy về......................................................................................145 Hai ngăn em cũng dừng luôn.............................................................................................146 Anh không nói lại em ừ nơi xa............................................................................................146 MẤY KHÚC HÁT RU CỦA QUÊ NHÀ............................................................................149 Con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu.....................................................................149 Nhứt đánh nhì đày hai lẽ mà thôi.......................................................................................150 5
  • 6. LỜI MỞ ĐẦU Nhằm để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc Việt Nam nói chung của nhân dân Tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Hội văn học - Nghệ thuật Quảng Ngãi từng bước tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian tỉnh nhà. Việc tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" chỉ là một bước mở đầu cho công tác này. Sau hai năm sưu tầm, phân loại, chỉnh lý, sắp xếp chúng tôi-những người thực hiện đề tài này, đã cố gắng giới thiệu một cách tương đối đầy đủ các phần: ca dao, các thể loại liên quan đến ca dao và truyện kể dân gian của vùng biển tỉnh Quảng Ngãi. Trong tập này chúng tôi cũng đã có phần tổng quan để bạn đọc tiện việc nhận ra diện mạo chung của vùng văn học này. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ và khuyến khích về nhiều mặt của Sở khoa học và Công nghệ môi trường, Sở Tài chính- Vật giá, Sở kế hoạch - Đầu tư, Sở - Văn hóa Thông tin tỉnh. Chúng tôi cũng nhận được sự công tác nhiệt tình của các cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở tạp chí văn học nghệ thuật, của các anh chị làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và đông đảo sinh viên, học sinh trong tỉnh, của các đồng chí lành đạo ở địa phương thuộc vùng biển Quảng Ngãi đã giúp chúng tôi trong quá trình điền giả khai thác tư liệu. Đặc biệt, chúng tôi hết sức biết ơn các anh chị là cộng tác viên thường xuyên của đề tài và các nghệ nhân đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu quý giá. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cảc các đồng chí và các bạn. Chúng tôi cũng xin cảm ơn quý anh chị trong Hội đồng nghiệm thu đã độ và góp những ý kiến sâu sắc, cặn kẻ về bản đề tài này. Mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. rất mong được sự quan tâm chỉ giáo của các đồng chí và của các ban để chúng tôi kịp thời sửa chữa và cũng là để có thêm phần kinh nghiệm trong việc thực hiện những công việc mà chúng tôi đang quan tâm trong những năm đến. TM.BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Thanh Thảo 6
  • 7. PHẦN I GIỚI THUYẾT CHUNG I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA Đề tài "Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi" là một đề tài hướng đến việc sưu tầm, giới thiệu văn học dân gian thuộc vùng biển Quảng Ngãi trên các thể loại: Cac dao, dân ca, truyện kể dân gian trên cơ sở có phân tích, đánh giá một cách tổng quát để thấy được cái hay cái đẹp, để thấy được sự phong phú, đa dạng của kho tàng văn học dân gian còn đang khuất lấp trong vùng biển Quảng Ngãi. Đề tài không những có ý nghĩa lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn học dân gian quý hiếm còn lại của vùng biển Quảng Ngãi mà còn một bước để tiến tới giới thiệu một cách tương đối toàn diện văn học dân gian Quảng Ngãi nói chung. Với đề tài này, những người thực hiện hy vọng những câu ca, truyện kể sưu tầm, tuyển chọn được sẽ là nguồn tài nguyên bổ ích cho giới nghiên cứu folklore, cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo trong tỉnh (hiện nay các nhà trường phổ thông trung học và cơ sở, trường cao đẳng đã và đang giảng dạy văn học địa phương), và đông đảo cán bộ, nhân dân muốn tìm hiểm về quê hưong Quảng Ngãi. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Ngay sau Cách Mạng tháng 8 thành công. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn luôn kêu gọi phải ra sức phát triển vốn văn nghệ của của dân tộc, nhất là vốn văn nghệ bình dân, và coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng một nền văn nghệ nhân dân mới. Và cũng chính từ đó khoa nhiên cứu văn hóa dân gian và ngành nghiên cứu văn học dân gian ra đời, 50 năm qua ở nước ta có hàng trăm công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian thật sự có giá trị, bao gồm những công trình về phương pháp luận nghiên cứu, sưu tầm, những công trình giới thiệu, khảo tả, đánh giá, tuyển chọn, hướng dẫn học tậpv.v… Khắp nơi trong nước, đặc biệt từ năm 1975 đến nay, phong trào nghiên cứu sưu tầm, giới thiệu văn hóa văn nghệ dân gian địa phương thật sự "rầm rộ và đều khắp", tỉnh nào cũng có hàng chục công trình giới thiệu về văn nghệ dân gian tỉnh đó, thậm chí có cả sách sưu tầm giới thiệu về vốn văn hóa văn nghệ dân gian của làng, của xã. Tại tỉnh Quảng Ngãi, về văn nghệ dân gian, từ năm 1964, trong Nước non xứ Quảng Phạm Trung Việt cũng có giới thiệu, tuy chưa nhiều, một số ca dao và truyện kể dân gian Quảng Ngãi. Mãi đến năm 1988, Sở Văn hóa- Thông tin Nghĩa Bình mới cho xuất bản cuốn Ca dao dân ca Nghĩa Bình. Đây là một tuyển tập ca dân ca của Quảng Ngãi và Bình Định trên cơ sở các tư liệu của một số sinh viên Đại học sư phạm Quy Nhơn và các trường khác, như Cao đẳng sư 7
  • 8. phạm Quảng Ngãi, Trường cấp III Tư Nghĩa … trong các đợt thực tế, hoặc từ các bài thực hành sưu tầm văn học dân gian địa phương, cộng với một số tư liệu điền dã của những cán bộ nghiên cứu trong Sở Văn hóa - Thông tin Nghĩa Bình. Các tác giả Đào Văn A, Cao Chư đã có nhiều cố gắng trong việc chỉnh lý, phân loại, sắp xếp các tư liệu và cũng đã có phần giới thiệu tổng quát tương đối kỹ lưỡng. Sau khi chia tỉnh, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi tiếp tục giới thiệu cuốn Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi. Nói là một trăm câu - một con số ước lệ nhưng đây là một tuyển tập những vâu ca dân gian mà trước đó số lớn đã được giới thiệu trong Ca dao dân ca Nghĩa Bình, và có bổ sung thêm ít nhiều. Đây là những cuốn sách có giá trị về mặt tư liệu, hết sức đáng trân trọng, chỉ tiếc rằng số lượng những câu ca chưa nhiều và chưa có nhiều câu ca mới. Ở đây cũng cần phải nhắc đến một số công trình khác về ca dao dân ca có liên quan đến Quảng Ngãi như Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (NXB KHXH, 1978), Ca dao Nam Trung Bộ của Thạch Phương và Ngô Quang Hiển (NXB KHXH, 1994). Trong các công trình này có một số câu ca dân gian chiếm số lượng không nhiều so với các tỉnh khác và chủ yếu chỉ là những câu ca nói về địa danh, ngành nghề truyền thống… của người Quảng Ngãi. Về truyện kể dân gian, ngoài cuốn Non nước xứ Quảng có giới thiệu một số truyện kể ở địa phương, năm 1995 Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi còn cho ra mắt bạn đọc cuốn Quảng Ngãi truyền thuyết và giai thoại của Thế Kỳ và Hà Thanh. Đây là cuốn sách sưu tầm và tuyển chọn hơn 70 truyền thuyết và giai thoại ở tỉnh Quảng Ngãi. Trong cuốn sách này các tác giả đã có nhiều cố gắng trong việc thu nhập thêm một số tư liệu mới, bổ ích. Về truyện kể miền núi, có các cuốn Truyện cổ H're của Đinh Xăng Hiền và Nguyễn Thanh Mừng ( Sở Văn hóa Thông tin Nghĩa Bình, 1987), Truyện cổ Cor của Lê Như Thống ( Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi, 1994), Trường ca Đhăm Ta Yoong của người H're do Việt Thương và Phạm Nhân Thành sưu tầm và dịch thơ (NXB văn hóa dân tộc, 1995). Các công trình này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo lưu vốn văn học dân gian quý giá của đồng bào dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra về bàn về văn học dân gian Quảng Ngãi, hoặc liên quan đến văn học dân gian Quảng Ngãi, còn có một số bài báo trên các báo, tạp chí, tập san…. trong và ngoài tỉnh, một số bài viết trong các kỷ yếu Hội nghị Văn học dân gian miền Trung tổ chức ở ĐHSP Vinh (1985) và ĐHSP Qui Nhơn (1988). Nhìn chung, với số công trình vừa kể trên, có thể chưa thống kê được đầy đủ, nhưng cũng đã thấy vốn văn chương của người bình dân ở Quảng Ngãi đã được khai phá từ nhiều năm trước. Chắc chắn trong số công trình còn ít ỏi này còn có nhiều điều bàn cãi, song chắc chắn không thể phủ nhận những giá trị về mặt tư liệu. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng, không phải tất cả các tư liệu đều hoàn toàn chính xác. Việc "gạn đục, khoe trong" sẽ là lẽ đương nhiên. Nhìn một cách tổng quan về các công trình kể trên thì rõ ràng, cần có một công trình chung về Văn học dân gian Quảng Ngãi, bao gồm cả hai phần ca dao, dân ca, tục ngữ…và truyện kể dân gian. Đây là một công trình phải tốn nhiều công sức và tiền của mới có thể đủ điều kiện đi sưu tầm tài liệu, chỉnh lý, phân 8
  • 9. loại, đánh giá. Để thực hiện công trình này cần phải bắt đầu từ việc điều tra khảo sát lại từng địa phương, từng vùng đất, từng dân tộc thì may ra mới có thể có một nguồn tài liệu phong phú và có độ tin cậy cao. Xét từ góc độ đó thì đề tài Nghiên cứu, sưu tầm văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi là một đề tài mới, là một đề tài hẹp bởi đó là một bước khởi đầu với hy vọng có được những tư liệu phong phú, đa dạng và bổ ích. III. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Để tiến hành giới thiệu một cách tương đối chuẩn xác về văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi, theo chúng tôi, trước nhất phải xác lập lại các khái niệm, tức là phải bắt đầu tư cơ sở lý luận để thống nhất một cách hiểu về các khái niệm như ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể dân gian… Bởi nếu không hiểu đúng khái niệm này thì việc sắp xếp, phân loại cũng sẽ không thống nhất. Trước nhất, thế nào là ca dao, thế nào là dân ca. Đây là các khái niệm khó phân biệt ranh giới rõ rệt, đặc biệt trong việc phân loại hoặc trích dẫn tư liệu. Theo cách định nghĩa từ nguyên thi ca là bài hát có chương, có khúc, còn dao là bài hát trơn. Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thì ca dao cũng là dân ca, và dân ca cũng là ca dao. Theo Từ điển văn học, trước đây người ta đã xem bộ phận những câu thơ được ghi chép trong vốn ca hát và lời nói ví truyền miệng trong nhân dân là ca dao (hoặc còn gọi là phong dao). Về sau ca dao được hiểu không phải là toàn bộ lời thơ ca dân gian, chủ yếu thuộc thể trữ tình và mang một phong cách riêng. Và ca dao còn là những sáng tác có thể thuộc phạm trù văn học dân gian nếu đó là những sáng tác tập thể, truyền miệng, và cũng có thể phạm trù văn học thành văn nếu đó là những sáng tác cá nhân thành văn (1)1 Từ cách tiếp cận ở trên, trong đề tài này thuật ngữ ca dao được xác định là phần lời thơ của các câu hát dân gian, thuộc một bộ phận của thơ ca dân gian do tập thể hoặc cá nhân sáng tác được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác. Còn dân ca cũng là những sáng tác dân gian nhưng trong đó yếu tố âm nhạc hình thành đồng thời với yếu tố văn học, khi diễn xướng có thể kèm theo cả những động tác. Vì vậy, việc phân loại dân ca không thể chỉ dựa trên nội dung và hình thức của lời ca (như ca dao) mà phải căn cứ cả vào tính chất giai điệu giọng hát, các chức năng sinh hoạt khác nhau. Đây là một đề tài về văn học dân gian nên chúng tôi không nghiên cứu đến dân ca (khác với các đề tài về văn nghệ dân gian), nếu có giới thiệu đến các làng điệu dân ca thì cũng giới thiệu có tính chất bổ sung, mà chủ yếu là phần lời, để thấy vùng biển Quảng Ngãi không phải chỉ có nguồn văn học dân gian đa dạng, phong phú mà còn có cả vốn văn nghệ dân gian độc đáo, nhiều màu sắc. Một thể loại khác gần gũi với ca dao là tục ngữ. Thuật ngữ tục ngữ ở đây được hiểu là những câu nói dân gian ngắn gọn có nhịp điệu, được dùng trong lời nói hàng ngày, có tính đa nghĩa và được hình thành bằng cách liên tưởng. Tục ngữ có nội dung phản ánh những phán đoán, nhận xét, kết luận về các hiện tượng tự nhiên, những quan hệ xã hội và các mặt của đời sống. Theo Vũ Ngọc 1 (1) Từ điển văn học - NXB Khoa học va Xã hội, Hà Nội, tập I, 1993, trang 92, 93. 9
  • 10. Phan "tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một chân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán (1) .Trong đề tài này, chúng ta còn giới thiệu các thể loại khác thuộc thơ ca dân gian như vè, hát hò, hát hố, hò (bả trạo) nhưng chúng tôi tách ra thành một phần riêng, gọi là các thể loại liên quan đến ca dao, hay đúng hơn là gần gũi với ca dao. Trong một số công trình nghiên cứu văn học dân gian trước đây cũng thường có cách sắp xếp như vậy. Việc sắp xếp này căn cứ vào sự gần gũi về nội dung phản án và nguồn tư liệu sưu tập. Thông thường các thể loại liên quan đến ca dao có nội dung phản án như ca dao, cũng là cách phô diễn tâm tình về các quan hệ thiên nhiân và quan hệ xã hội nhưng không được phong phú đa dạng như ca dao. Trong quá trình đánh giá chung chúng tôi sẽ nói rõ về các thể loại này. Về truyện kể dân gian: Truyện kể dân gian ở đây được hiểu bao gồm các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, truyện cười dân gian. Nói chung là các thể loại truyện được lưu truyền trong dân gian. Sẽ không đúng nếu xem truyện kể dân gian là huyền thoại như lâu nay một số người nhầm lẫn. Huyền thoại, truyền thuyết, cổ tích), còn truyện kể dân gian là để chỉ những chuyện hoang đường lẫn những chuyện phản ánh từ hiện thực, hay đúng hơn có cả chuyện về người thật, việc thật (giai thoại, truyện cười). Ở đây chúng tôi thấy cần thiết phải xác định rõ ràng các khái niệm thuộc truyện kể dân gian. Trước nhất, thế nào là thần thoại? Thần thoại là những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người xưa về nguồn gốc của thế giới vũ trụ (như chuyện Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh). Truyền thuyết giống thần thoại ở chỗ, nó cũng phản ánh các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo, nhưng khác là ở chỗ các nhân vật trong truyền thuyết là các nhân vật có thật trong lịch sử đã thông qua trí tưởng tượng nghệ thuật của nhân dân. Do vậy, truyền thuyết vẫn là những chuyện giữ được cái cốt lõi hiện thực lịch sử cụ thể (như truyện An Dương Vương, Mỵ Châu - Trọng Thuỷ, Chàng Lúa). Vì thế, thông qua truyền thuyết chúng ta có thể hiểu được một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử cụ thể nào đó. Ngoài ra, truyền thuyết còn là những truyện mà người sáng tác ra nó đã mượn đề tài từ thiên nhiên, hoặc về một sự vật hiện tượng có thật trong đời sống nhằm giải thích những hiện tượng phổ biến của xã hội như các truyện Mả lùm, Chàng khổng lồ lấp biển truyện kể dân gian Quảng Ngãi. Trên đây là những khái niệm có liên quan đến nội dung của đề tài mà chúng tôi sẽ trình bày ở những phần tiếp theo. Tất nhiên, đây cũng chỉ là mốt cách tiếp cận. Chúng tôi không có tham vọng và cũng không có điều kiện trình bày một cách đầy đủ, kỹ lưỡng những đặc điểm , những hình thức thể hiện của từng thể loại câu văn học dân gian, bởi chỉ riêng về thể loại truyện cổ tích lâu nay cũng đã có nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Một vấn đề khác cần thiết phải được đề cập đến là xác định khái niệm vùng, vùng biển, bởi nếu xác định rõ các khái niệm này thì mới làm sáng tỏ được (1) Vũ Ngọc Phan - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB, KHXH, Hà Nội 1997, trang 38. 10
  • 11. phạm vi của đề tài phản ảnh. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề về việc phân vùng văn nghệ dân gian. Trong những công trình đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những ý kiến của GS Vũ Ngọc Khánh. Trong một bài viết về các tiêu chí để phân vùng văn nghệ dân gian, GS Vũ Ngọc Khánh đã đưa ra tiêu chí để phân biệt miền, khu, vùng, trung tâm và điểm. Riêng về vùng, tác giả cho rằng: "Hiện tượng vùng là một hiện tượng phức tạp và đa dạng. Có thể nhận ra vùng qua nhiều góc độ. Có vùng là vùng thể loại như vùng chèo, vùng hát ghẹo, vùng múa rối. Có vùng là vùng của cổ tích, truyền thuyết hoặc diễn xướng, nghi lễ về các nhân vật địa phương. Có vùng lại chỉ chủ yếu lưu hành sinh hoạt văn nghệ dân gian về các nghành nghề. Ba loại vùng trên đây có thể đồng thời chồng chất lên nhau. Vùng có thể ở đây về mặt địa lý, có khi là một giải, một vệt, có khi trải rộng ra toàn khu vực."(1) Xét từ góc độ này, khái niệm vùng được xác định là vùng của thể loại, chứ không trùng khớp với vùng địa lý. Trong đề tài này, khái niệm vùng chỉ được hiểu thuần tuý là vùng địa lý Bởi nếu xét theo những tiêu chí trên, khái niệm vùng biển Quảng Ngãi không phải là vùng trong vùng văn nghệ dân gian mà tác giả Vũ Ngọc Khánh đã đề cập. Như vậy, vùng biển sẽ là các thôn xã dọc biển, sát biển, hoặc giữa biển. Vùng biển Quảng Ngãi là các thôn xã sát biển, dọc biển (như Bình Thuận, Bình Thạnh, Phổ Thạnh…) và giữa biển (như Lý Sơn, Lý Hải-Lý Sơn). Để xác định là văn học dân gian một vùng đất, thông thường người ta dựa trên các tiêu chí: Ngôn ngữ Phong tục tín ngưỡng Nếp sống văn hóa, ngành nghề truyền thống Tên đất tên người Cách biểu lộ tình cảm Chính nhờ những tiêu chí này mà khi tiến hành sưu tầm, giới thiệu hoặc đánh giá về một vùng văn học dân gian người ta tìm ra những đặc trưng của vùng văn học dân gian đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, trong thực tế, sự giao lưu văn hóa là hết sức đa dạng, có thể bắt đầu từ sự di cư của cộng đồng (theo con đường Nam tiến) hoặc đơn thuần là sự giao tiếp giữa những con người ở vùng đất này hoặc vùng đất khác. Những câu ca, truyện kể dân gian được nhân bản trong những trường hợp này, đặc biệt trong thời kỳ con người thiếu thốn “những món ăn tinh thần”, thời kỳ mà phim ảnh, sách vở, băng nhạc chưa tràn về các làng xóm xa xôi, và con người còn mịt mù về chữ viết. Vì vậy, sẽ không có gì lạ khi chúng ta lại bắt gặp nơi này, nơi khác có những câu ca truyện kể giống nhau hoặc na ná như nhau ta gọi đó là những dị bản. (1) Vũ Ngọc Khánh - Tiêu chí phân vùng văn h ọc dân gian - Kỷ yếu Họi nghị Văn học dân gian miền Trung, DDHSP, 1985, trang 31,32. 11
  • 12. Qua thực tế sưu tầm trong những năm qua, chúng tôi thấy số lượng những bài ca dao dân gian giống nhau tương đối không phải là ít, và cũng không thiếu những bài có phát triển thêm hoặc có thay đổi đôi từ. Nếu có các bài ca dao hay truyện kể dân gian có quy luật lặp đi lặp lại ở các địa phương thuộc vùng biển Quảng Ngãi chúng tôi vẫn xem là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi. Cũng chính vì quan niệm này cắt nghĩa vì sao có những bài ca mà chúng tôi tuyển chọn trong tập này có mặt trong “Ca dao Nam Trung Bộ” của Thạch Phương và Ngô Quang Hiển, hoặc trong “Ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan. Về phương pháp điều tra, khảo sát, chúng tôi đã chọn một số trọng điểm để tiến hành việc thực địa tương đối kỹ lưỡng, đặc biệt quan tâm đến những vùng dân cư đông đúc, hoặc có dân cư cư trú lâu đời, hoặc đó là một địa bàn đặc biệt. Chúng tôi tạm xem đây là những điểm cần phải khảo sát kỹ. Trong khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành trực tiếp điền dã các điểm quan trọng sau đây: Một là vùng biển của biển Sa Cần và Vịnh Dung Quất (với các làng xã Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Đông, Bình Hải, Bình Dương, Bình Thuận). Sở dĩ chúng tôi chú trọng đầu tiên vì đây là những địa phương năm trong khu quy hoạch Nhà máy lọc dầu số 1, cảng biển nước sâu, và thành phố Vạn Tường trong tương lai không xa. Những điểm tiếp theo là là các xã vùng Đông Sơn Tịnh và Đông Tư Nghĩa (với các xã như Sa Kỳ, Mỹ Khê, Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Hòa). Những điểm khác như các xã phía Đông Bắc Mộ Đức cũng được chú ý quan tâm (Đức Lợi, Đức Thắng, Đức Minh) và chúng tôi cũng đặc biệt chú trọng đến làng biển Sa Huỳnh-Đức Phổ. Ngoài ra, Đảo Lý Sơn cũng đuợc xem là một điểm văn học dân gian độc đáo và hấp dẫn mà chúng tôi giành nhiều thời gian để khai thác. Nhờ cách quan niệm này mà chúng tôi tránh được những sự nhầm lẫn đáng tiếc sau đây: - Thứ nhất là việc xem chỉ có ca dao, truyện kể về biển hoặc liên quan đến biển Quảng Ngãi mới thuộc văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi. Đây là một cách hiểu phiến diện mà hậu quả của nó là không thấy hết sự phong phú đa dạng của văn học dân gian vùng biển Tỉnh nhà. - Thứ hai sẽ tránh được cách hiểu thô thiển là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi thành văn học dân gian ngư nghiệp Quảng Ngãi. Văn học dân gian vùng biển và văn học dân gian (về) ngư nghiệp mang hai nội dung hoàn toàn khác. Vấn đề cuối cùng là, đây là đề tài chỉ hướng dẫn đến việc sưu tầm, giới thiệu một cách tổng quát về văn học dân gian Quảng Ngãi, cho nên việc đi sâu vào phân tích từng bài ca dao, hay từng truyện kể là một việc làm không thuộc phạm vi của đề tài. Tuy nhiên, trong quá trình phân loại, đánh giá chung chúng tôi sẽ trích dẫn một số bài ca dao hay truyện kể tiêu biểu và có phân tích sơ bộ IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Đề tài được thực hiện trên các bước nghiên cứu sau đây: 12
  • 13. - Bước 1: Điền dã sưu tập tài liệu ở các địa phương vùng biển (bằng ghi chép đơn thuần hoặc ghi âm); nghiên cứu lý thuyết; sưu tập tài liệu (thành văn) có liên quan xa gần với văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi. - Bước 2: Phân loại, so sánh, đối chiếu. Trong phần ca dao và các thể loại liên quan đến ca dao chúng tôi sắp xếp theo chủ đề và từng bài theo thứ tự A,B,C. - Bước 3: Biên soạn, giới thiệu thành văn bản và có đánh giá tổng quát. 13
  • 14. PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI Chương 1 VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÙNG BIỂN QUẢNG NGÃI 1/ Thiên nhiên-đất nước Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung nhỏ hẹp, nhưng có chiều dài bờ biển hơn 130 km từ vùng Dung Quất đến vùng Sa Huỳnh, qua 24 xã thuộc các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ. Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều đoạn quanh co, khúc khuỷu, còn nhiều cây cối rập rạp và những mỗm đá chòm ra mặt biển trong xanh, như các đoan từ mĩu Nam Châm đến Mũi Batâgân, từ Mũi Sa Huỳnh đễn Mũi Kim Bồng. Những nơi này cảnh quan kỳ vĩ, hùng tráng và ngoạn mục. Có nơi như ở Vạn Tường, Batâgân du khách còn được thưởng ngoạn vẻ non xanh nước biếc, một bên là núi đá cao vút như liền trời, một bên là vực sâu thăm thẳm với một màu trong xanh lấp lóa nắng vàng. Bờ biển Quảng Ngãi cũng còn có những đoạn Cát trắng phẳng lì, rừng dừa lô nhô xanh thẳm, rừng dương bạt ngàn đầy thơ mộng như Mỹ Khê, Phú Thọ, Tân Định, Minh Tân, Sa Huỳnh… Bờ Biển Quảng Ngãi có nhiều vịnh, vũng lớn nhất như vũng Dung Quất, Việt Thanh, Nho Sa, Sa Huỳnh. Vũng lớn nhất là vũng Dung Quất. Nơi đây nước sâu, đẹp, thoáng đãng, thuận lợi cho thuyền có trọng tải lớn vào cập bến, đang là nơi sẽ khởi công xây dựng Nhà máy lọc dầu số 1 và cảng biển nước sâu cùng khu công nghiệp trọng điểm miền Trung. Ngoài ra, Quảng Ngãi còn là nơi có các cửa biển thuận lợi cho việc giao thông đường thủy và phát triển triển thương mại, thủy sản. Cửa Sa Cần rộng 200m (còn gọi là cửa kẽm, cửa Thể Cần, cửa Sơn Tra), nằm ở phía Đông Bắc Huyện Bình Sơn. Cửa Sa Kỳ rộng gần 600m nằm giữa 2 xã Bình Châu (Bình Sơn) và Tịnh kỳ (Sơn Tịnh), là Cảng biển lớn của Tỉnh. Nơi đây có gành đá nhô cao mà ngưòi xưa gọi là “Thạch cơ diếu tẩu” một trong 12 thắng cảnh của Quảng Ngãi. Cửa Đại, rộng hơn 1500m ( còn gọi là cửa Cổ Lũy), nằm giữa các xã là Nghĩa Phú, Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh), là cửa biển lớn nhất ở Tỉnh, 14
  • 15. nơi hai con Sông Trà và Sông Vệ gặp nhau và cùng đổ ra biển. Cửa Đại từng là cửa biển chính của tỉnh ta trong việc mua bán, thông thường từ thời Pháp thuộc trở về trước, là nơi có cảnh đẹp nổi tiếng “Cổ Lũy cô thôn”. Cửa Lở, rộng hơn 50m, nằm giữa hai xã Nghĩa An (Tư Nghĩa) và Đức Lợi (Mộ Đức), nơi một nhánh Sông Vệ đổ nước về. Có năm, vào mùa nắng, cửa lở bị các bồi lấp. Cửa Mỹ Á, chỉ khoảng gần 40m, còn gọi là cửa Mỹ Ý ở phía Đông Bắc Huyện Đức Phổ, là nơi đổ về của con sông Trà Câu. Cửa Sa Huỳnh, rộng chỉ khoảng hơn 40m, còn gọi là cửa Sa Hoàng, ở phía Đông Nam Huyện Đức Phổ, ngọn nước đổ về là từ con sông La Vân. Về sông ngòi, nói đến Quảng Ngãi là người ta nói đến 4 con sông chính: Trà Bồng, trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu. Nhờ 4 con sông này mà đất đai ở vùng Đồng Bằng Quảng Ngãi trù phú, màu mở, ruộng đồng xanh tốt, kể cả ở một số làng xã thuộc vùng biển. Vì vậy nhân dân vùng biển Quảng Ngãi không chỉ bám biển làm nghề chài lưới, hoặc chế biển thủy sản mà còn canh tác nông nghiệp. Chưa lấy được con số thống kê tỷ lệ giữa số làm ngư nghiệp và nông nghiệp ở vùng đất này, nhưng chắc số người làm nông nghiệp cũng đông đảo không thua kém số người làm ngư nghiệp, đó là chưa kể đến còn có một số người vừa làm biển, vừa làm nông. Đây cũng là lý do cắt nghĩa vì sao văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi chủ yếu hình thành qua các sinh hoạt của người nông dân. Ngoài đường sông, đường biển, vùng biển Quảng Ngãi chủ yếu được nối liền với các địa bàn khác bằng hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện. Tính từ phía Bắc tỉnh đến phía Nam tỉnh có các trục lộ chính: Đường Châu Ổ đi Sa Cần cũng khoảng 17 km , đường đi thị xã Quảng Ngãi đi Thu Xà khoảng 8 km, đường thị xã Quảng Ngãi đi Cổ Lũy (Nghĩ Phú) khoảng 7 km, đường thị trấn Sông Vệ đi Đức Lợi khoảng 8 km, đường Thạch Trụ đi Mỹ Á khoảng 10km, đường thị trấn Đức Phổ đi Mỹ Á khoảng 5km…Ngoài ra vùng biển Quảng Ngãi còn có Sa Huỳnh nằm trên trục lộ Bắc Nam. Việc giao thông thuận tiện cũng là điều kiện tốt trong việc giao lưu văn hóa giữa các vùng, các địa phương với nhau. Nói đến vùng biển Quảng Ngãi còn phải kể đến Huyện Đảo Lý Sơn. Đây là Cù Lao giữa biển cách Sa Kỳ khoảng 18 hải lý, có diện tích chừng 11km2 , bao gồm Hòn Lớn và Hòn Bé. Toàn huyện Lý Sơn chia làm hai xã Lý Vĩnh và Lý Hải. Đây là nơi có 5 ngọn núi trần trụi phô bày giữa biển khơi lộng gió. Nhân dân Lý Sơn từ bao đời nay vẫn sống bằng nghề nông là chủ yếu. 2/ Con người và lịch sử - văn hóa truyền thống Quảng Ngãi là vùng đất vốn có truyền thống văn hóa từ lâu đời. Cách đây khoảng 3-4.000 năm, vùng biển Quảng Ngãi là nơi cư trú của người cổ Sa Huỳnh. Những cuộc khai quật ở Long Thạnh (Sa Huỳnh), Bình Châu (Bình Sơn), Xóm ốc (Lý Sơn) từ đầu thế kỷ đến nay đã minh chứng điều đó, Các di chỉ khảo cổ về văn hóa Sa Huỳnh đã cho thấy nơi đây đã có nền văn minh từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ sắt sớm. Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi người 15
  • 16. Chàm sinh sống đông đảo trước thế kỷ XV. Hệ thống phòng Thành Cổ Lũy là hệ thống thành lũy quân sự kiên cố của người Chàm được xây dựng từ thế kỷ IX. Phòng thành này có độ cao thuận lợi cho việc quan sát vùng biển, bao gồm thành Hòn Giàng và Bàn Cờ, là đồn tiền tiêu bảo vệ Cửa Đại, liên kết với thành Châu Sa ở Tả ngạn Sông Trà Khúc. Suốt từ những năm 1467 đến 1470, vua Chiêm là Trà Toàn đem quân đánh phá vùng Hóa Châu, nên sang năm 1471 vua Lê Thánh Tông phải thân chinh cùng các tướng lĩnh là Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Huy Cát, Hoàng Nhân Thiểm, Lê Thế, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Đức Trung đem quân chinh phạt Chiêm Thành. Cửa Sa Cần là nơi Vua Lê Thánh Tông đã làm cho quân Chiêm đại bại phải rút quân về Trà Bàn. Sau đó vua Lê hiếm được Kinh Đô Trà Bàn và lập nên đội thừa tuyên Quảng Nam, tổ chức lại các Châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đưa binh lính vào vùng đất này khai khẩn và lập các đồn điền. Từ đó trở đi người Việt, đặc biệt người Việt ở các vùng Thanh, Nghệ không ngừng vào đây làm ăn sinh sống. Hải đảo Lý Sơn ngày xưa là vị trí tiền tiêu của trấn Quảng Nam. Năm 1545 theo cờ Cần vương phù Lê diệt Mạc, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán đã lấy Cù lao Ré làm nơi diễn tập chiến trận, và là căn cứ xuất quân để tiến vào đất liền. Từ thế kỷ XVII, hàng trăm chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa và Bắc Hải để tuần phòng, canh gác vùng biển đông và tìm kiếm hải vật. Đội Hoàng Sa có 70 người đều được tuyển mô từ trai tráng khoẻ mạnh ở An Vĩnh - An Hải (Lý Sơn). Thời nông dân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa, vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi sản sinh ra nhiều danh tướng theo Nguyễn Huệ đánh Nam, dẹp Bắc, lập nên nhiều chiến công lẫy lừng. Có thể kể đến những tên tuổi tiêu biểu như: Đô đốc Nguyễn Văn Huân, đại tứ mã Nguyễn Văn Danh (hai anh em ruột), người làng Văn Hà, xã Đức Phong, Mộ Đức, sau khi đại thắng quân Thanh ông được vua Quang Trung phong làm Lại bộ thị lang, rồi Kinh lượt sứ Thanh Hóa; Nữ tướng Huỳnh Thị Cúc (em ruột của Đô đốc Huỳnh Văn Thuận) là một trong 5 nữ tướng tài giỏi của quân Tây Sơn. Đô đốc Trương Đăng Đồ, vừa là danh tướng vừa là văn thần chính trực, liêm khiết vốn dòng họ Trương ở Mỹ Khê, Sơn Tịnh…(1) Đến Triều Nguyễn, đất Mỹ Khê - Sơn Tịnh còn sinh ra một nhà chính trị, một học giả, một nhà thơ nổi tiếng, đó là Thái sư Trương Đăng Quế. Ông từng giữ nhiều trọng trách dưới ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tư Đức, vì thế người đương thời gọi ông là "Tam triều thạc phụ". Khi Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, rồi sau đó chúng chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, một người anh hùng dân tộc cũng vốn sinh ra ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh, đã lãnh đạo hơn một vạn nghĩa quân ở Gò Công và các tỉnh miền Tây Nam bộ đánh Pháp, làm cho quân Pháp liên tiếp bị tổn thất nặng nề đó là Bình tây Đại nguyên soái Trương Định. (1) Theo Hồng Nhân - Tư liệu về phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Quảng Ngãi, tạp chí Cẩm Thành số 10, trang 48. 16
  • 17. Một trong những chiến sĩ yêu nước chống Pháp tiêu biểu của Quảng Ngãi là Thái Thú. Ông đã từng lãnh đạo nhân dân phía đông Tư Nghĩa nổi dậy tiêu diệt đồn Cổ Lũy, giết chết tên chủ sự Pháp là Regnart. Thái Thú cũng là người sinh ra trong một gia đình nông dân ở Thu Xà (Nghĩa Hòa, Tư Nghĩa). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vùng biển Quảng Ngãi luôn là nơi cung cấp nhân lực, vật lực quan trọng cho kháng chiến. Vùng đất này đã sinh ra những chiến sĩ cách mạng vô sản tiêu biểu như: Trần Kỳ Phong ( Châu Me, Bình Châu), Trương Quang Trọng (cũng là gốc gắc họ Trương ở Mỹ Khê, Sơn Tịnh), Võ Tòng (Phổ Minh, Đức Phổ), Võ Sĩ (Đức Minh, Mộ Đức), Nguyễn Năng Lự ( Nghĩa Phú, Tư Nghĩa), Trương Quang Giao (Tịnh Khê, Sơn Tịnh). Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hóa. về di tích cách mạng tiêu biểu có chiến thắng Vạn Tường (8/1965). Đây là địa phận thuộc xã Bình Hải, Bình Sơn. Nơi đây quân và dân ta đã tiêu diệt cuộc hành quân lớn của Mỹ mang tên "Ánh sao" từ đường bộ, đường thuỷ, đường không 919 tên Mỹ bị tiêu diệt, 22 xe tăng và xe các loại của địch bị bắn cháy, 13 máy bay Mỹ bị bắn rơi. Đại đại Đám Toái, Bình Châu nằm ở trung tâm bán đảo Ba - tân - gân cũng là một di tích cách mạng tiêu biểu của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây có một đại đạo dài hơn 100m, sâu trong lòng đất 5m, là nơi trong kháng chiến chống Pháp quân Việt Minh thường xuyên tổ chức luyện tập quân sự, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Trong kháng chiến chống Mỹ, đây chính là Trạm phẫu thuật tiền phương với mật danh là A100 của Quân khu V trong những năm 1965-1966. Vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi ghi dấu sự khủng bố, thảm sát khốc liệt của đế quốc Mỹ, tiêu biểu là di tích căm thù Sơn Mỹ (nay là Tịnh Khê, Sơn Tịnh) 504 người dân vô tội gồm phụ nữ và trẻ em đã bị lính Mỹ sát hại. Về di tích kiến trúc, vùng biển Quảng Ngãi là nơi có nhiều di tích kiến trúc cổ nổi tiếng, tiêu biểu có chùa Ông ở Thu Xà (Nghĩa Hòa), chùa Hang ở Lý Sơn. Đây là hai ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Chùa Ông ở Thu Xà xây dựng từ năm 1821, là ngôi chùa còn nguyên vẹn kiểu kiến trúc cổ xưa và nhiều tượng Phật quý giá. Chùa Hang ở Lý Sơn do những vị tiền hiền của đảo này tôn tạo từ đầu thế kỷ thứ XVIII. Riêng về Lý Sơn, nơi đây còn đậm đặc các di tích kiến trúc cách đây hàng vài trăm năm trước, như chùa Đục, đền Thiên -y-a-na, các lăng Ông Nam Hải, đình làng Lý hải, đình Bà Roi… Trên đây là vài nét sơ lược về đất nước và người vùng biển Quảng Ngãi. Thiết nghĩ việc phác họa ở trên cũng là điều cần thiết, bởi lẽ muốn xem xét một vùng văn học bao giờ cũng phải bắt đầu bằng việc xem xét điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử của vùng đất ấy. Trong phần giới thiệu nội dung của đề tài này chắc hẳn bạn đọc sẽ gặp lại ít nhiều tên đất, tên người, những kỳ tích, những huyền thoại của các bậc tiền bối khai phá và xây dựng vùng đất này. 17
  • 18. CHƯƠNG II CA DAO VÀ NHỮNG THỂ LOẠI LIÊN QUAN ĐẾN CA DAO I. VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM Trong suốt gần 2 năm qua chúng tôi đã sưu tầm hơn 3.000 bài ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao như tục ngữ, vè, hát đối đáp, hát nhân ngãi…ở vùng biển Quảng Ngãi. Với số lượng như vậy chưa phải lớn lắm, và cũng chưa phải đã toại nguyện. Thực tế điền dã cho thấy, việc khai thác hết vốn liếng của một nghệ nhân đã là một việc hết sức khó khăn và phải cần đầu tư nhiều thời gian, đó là chưa kể đến việc vì lý do này, lý do khác nghệ nhân đó không cung cấp tư liệu được. Ngoài việc chú trọng đến các nghệ nhân là những người lớn tuổi theo cách sưu tầm đơn lẻ, chúng tôi còn chú trọng đến các buổi sinh hoạt dân gian. Chính trong những buổi sinh hoạt này các nghệ nhân có điều kiện phô diễn tâm tình và dễ dàng gợi nhớ những bài ca tưởng đã lãng quên trong tâm thức của họ. Tuy nhiên, theo cách này, việc thu lượm kết quả cũng có những hạn chế, bởi không thể cắt chữ chưa rõ qua giọng hát (khi hát có người chỉ thuần tuý sử dụng tiếng địa phương). Trong tập này chúng ta chọn giới thiệu những bài ca dân gian tương đối được xem là hoàn chỉnh. Khi có điều kiện chúng tôi sẽ giới thiệu số bài còn lại, đặc biệt là những bài hát hò hát hố. Với gần 10 băng cassette thu được, chủ yếu vẫn là hát hò hát hố. Tục ngữ, ca dao thường ngắn gọn, như hát hò hát hố thường là quá dài. Có người hát nhầm từ bài này sang bài khác, hoặc có khi quên hẳn một vài câu. Căn cứ vào nội dung, tính chất của bài hát chúng tôi tạm chia thành hai loại: ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao. Đây là cách chia mà một vài công trình về văn học dân gian trước đây cũng đã làm. Sở dĩ chia như vậy là vì số lượng ca dao tương đối nhiều, đa dạng và phong phú hơn các thể loại khác như tục ngữ, vè, hát hò, hát hố… Mặc khác gọi là những thể loại gần gũi với ca dao là xét ở chỗ chúng đều là những bài hát, câu hát, câu nói có vần có điệu được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác. II.CA DAO CỦA MỘT VÙNG ĐẤT. Trong phần sưu tập chúng tôi chia ca dao biển Quảng Ngãi theo đề tài. Những câu ca dao phản ánh quan hệ với thiên nhiên, đất nước, lao động sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, ngành nghề truyền thống được gọi chúng là ca dao về thiên nhiên và lao động sản xuất. Những câu ca dao phản ánh những quan hệ bao gồm tình yêu nam nữ, những vấn đề hôn nhân, những quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa mẹ chồng và nàng dâu, thái độ của nhân dân với giai cấp địa chủ phong kiến, với thực dân đế quốc… được chia thành 3 mảng đề 18
  • 19. tài khác nhau: Tình yêu nam nữ; hôn nhân và gia đình; ca dao chống phong kiến, đế quốc; ca dao phản ánh những quan hệ xã hội khác.Thực tế việc phân chia này cũng có tính chất tương đối chỉ chia ca dao làm hai loại là ca dao trữ tình và ca dao trào phúng (1) . Chúng tôi e rằng việc phân chia này sẽ làm người đọc khó theo dõi những vấn đề ca dao cần biểu đạt. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian xem bản chất của ca dao là trữ tình, ngay cả thái độ phê phán thực dân đế quốc cũng là sự phê phán có tính chất trữ tình, được thông qua hình ảnh, vần điệu, nhưng không lẽ xếp những câu ca dao như thế này: "Bình Đông có tiếng đánh Tây; Có gan đánh Mỹ phá vây mấy lần" hoặc "Cha đời mấy đưa theo Tây: Mồ ông mã bố roi dày biết chưa?" là ca dao trữ tình? Việc phân chia theo cách của tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam", "Ca dao Nam Trung bộ" (2) và một vài công trình khác là hợp lý. Chúng tôi đã chọn phân chia theo hướng này. Về thiên nhiên, trong ca dao vùng biển Quảng Ngãi không hiếm những câu ca nói về quê hương Quảng Ngãi nói chung và về vùng biển Quảng Ngãi nói riêng. Nhân dân dù ở đâu cũng có quyền tự hào về quê hương xứ sở của mình. Không cứ gì người vùng biển chỉ nói và hát về sông nước, thuyền bè, cá mắm… Là người dân của miền sông núi Ấn -Trà họ có quyền tự hào về sông Trà, núi Ấn, về những guồng xe nước 12 bánh tròn, về những đặc sản nổi tiếng kẹo gương, đường phổi mạch nha… Người vùng biển Quảng Ngãi có quyền hát về vùng đất giàu quế thơm và một thời cũng giàu tơ lụa. "Ai về Quảng Ngãi mà xem Bài tơ vàng óng đồng ken lúa vàng Hoặc Ai về Quảng Ngãi cho tôi gởi tí quan tiền Mua giùm miếng quế lâu niên Đêm về trị bệnh khỏi phiền bà con" Tuy nhiên, người vùng biển Quảng Ngãi cũng có niềm tự hào riêng về vùng đất của họ. Đó là vùng đất có "Lắc lìa biển trải thảm xanh; Lô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươi", có "Thu Xà ngọt lịm kẹo gương", có "Củ lang Long Phụng mỏng vỏ đỏ da", có xóm Câu -Cổ Luỹ dệt nhiều chiếu đẹp, có phong cảnh Sa Huỳnh "bừng bừng tảng sáng" nhấp nhô Hòn Son, Hòn Chữ, Hòn Nhọn, Hòn Lừa… và lạ thay, có khá nhiều câu ca dao ngợi ca Lý Sơn có 5 ngọn ngũ hành sơn, có cảnh đẹp chùa hang, có "bốn mùa sóng cả sóng trào vỗ reo", có bánh ít lá gai đã trở thành món ăn truyền thống… Lòng tự hào về quê hương xứ sở chính là biểu hiện của tình yêu thiêng liêng nhất, đó là yêu đất nước, yêu Tổ Quốc bắt đầu bằng sự tha thiết gắn bó với những gì thật đơn giản, thật gần gũi, là dừa Mỹ Á, là chiếu xóm Câu, là "Cá cơm, cá nục, cá ồ; Dưa gan, sọc mướp lô nhô biển này…" Yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng gắn với ý thức lao động sản xuất. Cần cù, siêng năng là một đức tính tốt đẹp của người Quảng Ngãi nói chung, người vùng biển Quảng Ngãi nói riêng. Họ cần mẫn đến mức: Sớm mai lên núi quơ củi đốt than Chiều về xuống biển đào hang bắt còng (1) Xem " Một trăm câu ca dân gian Quảng Ngãi", Sở VHTT Quảng Ngãi -1993 (2) Xem danh mục tài liệu tham khảo 19
  • 20. Có nghĩa là họ làm tất tật để giải phóng mình khỏi đói nghèo. Sự khắc nghiệt của môi trường lao động không làm họ nản chí. Có ra khơi mới thấy con người bé nhỏ trước biển cả mênh mông. Thời xưa người dân biển ra khơi chỉ có chiếc ghe bầu nhỏ bé chứ làm gì có tàu to, thuyền lớn. bão bùng, giông tố luôn là một mối đe doạ khủng khiếp. Cầu trời, khấn phật thành một lẽ đương nhiên: Thuyền ngược ta khấn gió nồm Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may Lạy trời gió thổi pheo pheo Để cho thuyền chị thẳng lèo ra khơi…. Bằng thực tế và kinh nghiệm trong nghề nghiệp người dân chài biết khó nhất trong nghề đi biển là làm nghề gì. Trước đây họ cần. Trong ba cái khó, theo họ là Nhất thời xóm ruộng khiêng ma Nhì thì hò hát thứ ba câu cần Câu cần cũng chỉ là cái khó thứ ba thôi. Đám tang mà phải khiêng quan tài qua xóm ruộng mới là gian khó nhất, rồi tới cái khó của việc hò hát. Hò hát đâu có dễ, đâu phải ai cũng xó khả năng ứng biến trong những cuộc chơi hát đối lập, hát huê tình, hò đầm nền, hò giã gạo… Vì tình yêu quê hương, vì cùng chung gian khó nên họ có ý thức đoàn kết để lao động sản xuất . Gian khổ càng nhiều thì sự cố kết cộng đồng càng thành một lẽ đương nhiên. Chỉ có cố kết mới đem lại những hiệu quả lớn, mới mong vượt qua đói nghèo tăm tối, mới có sự no ấm yên vui cho xóm làng. Đi làm biển mà không cùng chung tay chèo tay lái, không tương trợ lẫn nhau thì khó có thể vượt qua sóng to, gió dữ giữa Sa Huỳnh , ngoài việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên, sự phong phú của các loại cá, ta thấy ở đây còn có tinh thần gắn bó với nhau của người dân chài: Rủ nhau ta bủa một dây Mỗi thợ mỗi tía chở đầy mà thôi Cùng với tình yêu quê hương đất nước gắn với ý thức lao động sản xuất, cũng như bất cứ ở đâu, tình yêu quê nam nữ luôn là một đề tài muôn thuở của các sáng tác văn học, dù là thành văn hay truyền khẩu, đặc biệt trong các sáng tác bằng văn vần. "Truyện Kiều", "Lục Vân Tiên", "Bích câu kỳ ngộ", "Phan Trần"… trong nền văn chương Việt Nam đã minh chứng điều đó. Trong kho tàng ca dao Việt Nam nói chung bao giờ ca dao về tình yêu trai gái cũng chiếm số lượng lớn. Không những thế, những bài ca dao hay nhất, những câu ca dao hay nhất cũng nằm trong mảng đề tài này. Ca dao vùng biển Quảng Ngãi không nằm ngoài qui luật đó. Hơn 250 bài với 1500 câu đề tài tình yêu nam nữ trong tập này đã phản ánh các sắc thái, các cung bậc tình cảm, những nỗi niềm riêng, chung của bao trai gái yêu nhau, hay nói khác hơn đó là những thiên tình ca muôn vần muôn điệu. Tình yêu nam nữ của người bình dân bắt đầu thường là liên quan đến xóm làng, đồng ruộng, biển cả, nghề nghiệp, là sự cảm thông với những nỗi bần bàn cơ cực của nhau, là thứ tình yêu không hề vì vụ lợi mà cần có ngãi, có nhân: 20
  • 21. Sớm mai em ra ngồi bờ cỏ chỉ Em suy em nghĩ hột lụy nhỏ tuôn Không hiếm chi nơi tiền vạn lúa muôn Em thấy anh nghèo có ngãi em thương luôn cho vẹn tình Cô gái là nhân vật trữ tình trong bài ca dao này cũng tính toán và so đo lắm chứ, nhưng lấy gì so được với cái ngãi, cái nhân? Cái ngãi cái nhân mới là cái giá cao nhất, là thứ hơn "tiền vạn, lúa muôn”. Bởi thế nên “em thưuơng luôn cho vẹn tình”. Hình như có cái gì đó hơi hóm hỉnh, nhưng đâu có gì là lạ vì con người ở đây vốn dĩ đã “thuơng thì thương cho chắc, thương cho chặt cho bền; Đừng thương lở dở bắt đền cho uổng công”. Mà chưa hết, đã thương “dữ dội” như vậy thì cần có sự thủy chung vô hạn. Đã yêu thì yêu đến răng long đầu bạc, đến chết cũng phải chôn chung nấm mồ: Thề nguyền sau trước nhất ngôn Sống nằm chung gối, thác chôn chung mồ Và đây là sự cương quyết: -Thà rằng tử tuyết cho luôn Dao thà kề cổ thiếp không buông nghĩa chàng - Dao vàng kề cổ ai ơi - Chết thời chịu chết lìa đôi không lìa Để đảm bảo sự chung thủy, người xưa cần có một lời giao ước. Nhiều câu ca đã nói lời thề nguyền: “Chàng ơi ở lại để nghe em thề”, “em nguyền cùng anh một miếng tóc mai”, “qua nguyền cùng em trước miễu sau chùa”, “lời nguyền xẻ núi tan rừng”…Nhiều khi có cả lưòi thề, nói như dân gian, đó là “lời thề độc”: Thiếp mà ăn ở hai lòng Trởi tru đất diệt không mong thấy chàng Lời nói thô kệch này là biểu hiện sự dứt khoát trong tình cảm. Nhưng sự dứt khoát trong tình cảm cũng còn được diễn đạt bằng cách khác, tình cảm hơn, hình ảnh hơn: Trăm năm giữ trọn lời nguyền Sóng xô mược sóng đảo thuyền mược ai Tình em nghĩa rộng lâu dài Lòng em nào phải hoa lài trôi sông Bao giờ trên núi hết ong Dưới đồng hết cỏ trong lòng hết thương Càng đề cao sự chung thủy càng căm ghét thói bội bạc. Từ lâu, bội bạc đã thành lẻ thường tình của thói đời. Nhưng hơn đâu hết ca dao lên án nhiều về thói bội bạc. Trong kho tàng ca dao Việt Nam không hiếm nói về kẻ bạc tình như: “Có cam phụ quýt có người phụ ta” hay “Trách người phơi lúa uống thưa; Chèo thuyền trên động khéo lừa duyên em”…Tuy lên án nhiều như vậy, song 21
  • 22. không có ở vùng đất nào lại nói về thói bạc tình bằng cách răn đe mà ý nhị như người Quảng Ngãi: Trời mưa lâu cho đá nọ thành rêu Đứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời Đáng lý kẻ ở bạc sẽ bị nguyền rủa thậm tệ, bị trời tru đất diệt, theo logic bình thường, trong suy nghĩ của quảng đại nhân dân, ấy vậy mà, ở bạc thì chỉ có “con dế kêu thấu trời”! Nhưng không phải chỉ có bội bạc, yêu đương gặp những chuyện trục trặc, trắc trở khác là lẻ bình thường. Vì đã “thương” theo cách thương yêu như vậy nên khi gặp cảnh ngộ éo le là dường như họ không thể chịu đựng được, là phải đấm ngực kêu trời, là “dậm chân xuống đất cái bon”, là đàm đìa “lệ sa”, “lụy nhỏ”. Mà chắc gì đã khóc than khi trắc trở. Tình yêu và nỗi buồn khi gắn liền với nhau. Hình như khi yêu người ta mới hết buồn. Và hơn thế nữa, khi yêu mới có ý thức sự cô đơn. Nỗi cô đơn càng vò xé khi trống vắng bạn tình, càng vò xé khi yêu dữ dội. Thế là nước mắt nhỏ tuôn. Khó có thể thấy trong áng văn chương nào có mối tình thắm thiết nồng nàn nhưng cũng đầm đìa nước mắt như như mối tình của một cô gái nào đó ở xứ này: Ngó lên trời, trời cao lồng lộng Ngó xuống biển biển rộng thinh thinh Ngó ra ngoài dạ buồn tình Đêm nằm nưúơc mắt nhỏ như bình trà nghiêng Đêm nằm nước mắt triền miên Áo em năm vạt ướt liền cả năm Và đây là hình ảnh đẹp và rất đỗi cô đơn: Dời chân bước xuống ghe buôn Sông bao nhiêu gợn dạ buồn bấy nhiêu Dựa cột buồm gió thổi hiu hiu Nước mắt ra lai láng múi dây lưng điều không khô Càng nén lại buồn đau, càng buồn đau thêm. Những uất ức may ra chỉ có thể chảy ra ngoài được cùng với nước mắt. Ca dao tình yêu trong tập này có quá nhiều những câu thơ như “Lụy rơi khăn chặm không ngừng”, “Tay bưng nước mắt chảy đầy chén cơm”, hay “lòng ta thương bạn nước mắt đà lộn cơm”, “Bao nhiêu lệ ứa thương chàng bấy nhiêu”,hoặc “Đi rồi châu lụy lại không muốn về”, “Đó rưng rưng nước mắt đây có khi khóc thầm”… Yêu tha thiết đến nhường vậy nhưng trai gái yêu nhau thời xưa đâu có dịp để thổ lộ tâm tình cùng nhau. Dù thương nhau đến độ “trầu hết lá lương, cau hết nửa vườn” nhưng cứ phải giấu cha giấu mẹ, giấu miệng thế gian. Lễ giáo phong kiến quái ác đã dồn họ vào thế bí của tình cảm, chỉ có nơi “thanh vắng” mới gỡ được chút ít thế bí đó. Nhiều câu ca nói đến việc phải ra nơi “thanh vắng để ngồi để than”. Thật tội nghiệp khi ta nghe cô gái nói với chàng trai: Miệng thế gian họ đồn lắm anh ơi Gỉa đò lơ, giả đò lảng như hồi chưa thương hoặc: 22
  • 23. Ngồi buồn tước lạt bẻ cò Dẫu thương cho mấy giả đò làm lơ Yêu thương thắm thiết nhưng cần sự kín đáo, có kín đáo mới “qua mặt” thứ lể giáo lỗi thời, vượt lên trên thói thường đang ràng buộc ở đời. Hình như lúc này đây chế độ “ cha đặt đâu con ngồi đó” đã bắt đầu lung lay. Sự tự do yêu thương đã trở thành khát vọng chính đáng của đông đảo tầng lớp thanh niên dưới chế độ phong kiến lạc hậu. Tóm lại, ca dao vùng biển Quảng Ngãi về tình yêu nam nữ là những đoạn, những khúc tình ca phô diễn tâm tình của trai gái, mà ở đó, các trạng thái tình cảm được biểu lộ khi quá thắm thiết nồng mặn, khi quá cay đắng xót xa. Tất cả là một bản hòa điệu ngợi ca tình yêu thủy chung., chân thành, cảm thông, ghét thói lừa phỉnh , bội bạc, là tiếng thở than đầy thương đau trước mất mát của hạnh phúc tình ái, trước lể giáo phong kiến lỗi thời, là tiếng vọng thiết tha về sự tự do yêu thương, tự do định đoạt tình cảm trai gái riêng tư. Không phải tất cả, nhưng chắc chắn trong tâm thức của người vùng biển nói riêng, người Quảng Ngãi nói chung, nhiều câu ca về tình yêu, cùng với thời gian, sẽ còn đọng lại mãi mãi. Gắn tình yêu nam nữ, ca dao vùng biển Quảng Ngãi phản ảnh một cách sâu sắc mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Suốt hàng nghìn năm sống trong luật pháp và đạo lý phong kiến, nhân dân lao động chịu nhiều áp bức và thiệt thòi, không chỉ bị áp bức và thiệt thòi trong những quyền lợi về kinh tế mà còn trong những quyền lợi xã hội. Về kinh tế, họ thật sự bị bóc lột đến tận xương tủy dưới roi vọt của giai cấp địa chủ. Về xã hội họ luôn là những kẻ thấp cổ bé họng, kêu trời không thấu dưới gông cùm của quan lại, cường hào và những thứ lể giáo cũ kỷ lối thời. Riêng về phương diện hôn nhân và gia đình họ phải chịu những ràng buộc nghiệt ngã, mà kẻ luôn phải gánh nặng những oan nghiệt đó chính là người phụ nữ. Dường như người phụ nữ không có tài sản gì riêng và cũng không có quyền lợi gì khác khi về nhà chồng, trừ một quyền là được sinh con đẻ cái. Họ thật sự như một kẻ làm thuê, hay đúng hơn là kẻ ở đợ cho cha mẹ chồng. Dù biết vậy nhưng họ cũng không được kêu ca than thở, chỉ cốt mong sao đuợc lòng cha mẹ chồng. Thật tội nghiệp khi nghe cô gái than: Trắng da vì bởi phấn vùi Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa Phận nghèo dãi nắng dầm mưa Chỉ lo cha mẹ vẫn chưa vừa lòng Chế độ trao duyên theo kiểu bán con trở thành một hệ lụy xót xa mà chính ngưòi con phải chịu ngậm đắng nuốt cay: Bầu non ăn bắp phải eo Tuổi em còn nhỏ mở mèo chi đâu Tuổi em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ sở định làm dâu nhà người Nói ra sợ chúng bạn cười Đôi ba trận thảm chín mười trận cay Công việc chẳng kịp trở tay 23
  • 24. Nhịn thèm nhịn lạt hổng ngày nào no Mẹ chồng sắc sảo gay go Tấm quần tấm áo chẳng cho mặc lành Đêm thời thức đủ năm canh Ngày thời bỏ cỏ gánh phân hổng rời” Bởi họ biết rằng: Có chồng thời phải theo chồng Đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng cam Đã vậy nhưng có người còn bội bạc, rượu chè, dối vợ lừa con, đó là chưa kể dến chồng chung vợ chạ. Chuyện năm thê bảy thiếp vốn chẳng có gì lạ, bởi luật pháp phong kiến không ngăn cấm, nó luôn bảo bệ quyền lợi của người chồng, bảo vệ cả chuyện “cưới vợ lớn làm nhà son đỏ, cưới vợ nhỏ làm nhà sơn đen”. Đằng sau tiếng thở than của người phụ nữ ý thức thân phận của họ là sự đòi hỏi cần phải được giải phóng khỏi ràng buộc lể giáo và những định kiến cũ kỹ, lỗi thời. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của những bài ca dao về hôn nhân gia đình trong vốn ca dao vùng biển Quảng Ngãi. Nhưng không phải chỉ có vậy, ở đây ta còn thấy có nhiều bài ca dao nói về đạo hiếu nghĩa, tình chồng vợ. Hiếu và tình luôn được đặt song song trước cánh cửa gia đình. Cả hai không thể đem so đo, cân đếm, bởi không thể biết được “bên tình, bên hiếu bên nào nặng hơn”. Chuyện hiếu thảo thì thời nào cũng được coi trọng, càng được coi trọng hơn trong thời buổi “Trai thời trung hiếu làm đầu; Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”. Ngày nay chúng ta nói nhiều đến sự “xuống cấp” về đạo đức, trong đó có sự xuống cấp về đạo lý gia đình. Có lẻ một phần do điều kiện chiến tranh nhiều khi chúng ta đã để một bên việc dạy dỗ con cái đạo làm người. Thời xưa khác hơn, ông cha ta luôn chú trọng đến lể nghĩa, hiếu thuận. Có được điều đó không phải chỉ nhờ đến đạo lý của Khổng Mạnh, các gương hiếu thảo của Mạnh Tử, Tuân Tử, Tăng Sâm…trong “Nhị thập tứ hiếu” mà còn bắt nguồn từ đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt Nam nào mà chẳng thuộc lòng câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…” Người vùng biển Quảng Ngãi cũng nói về sự hiếu thảo ấy: Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” Ngó lên hòn núi tám cân Bạc vàng chất đống không bằng công mẹ già Sớm thang trưa thuốc chiều trà Gắng công nuôi dưỡng mẹ già vài năm Ơn bằng của vạn tiền trăm Anh không nhớ khi bú mớm lúc nằm trong nôi. Ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn nói về mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu (đây là mối quan hệ “không mấy tốt đẹp” trong ý thức của người bình dân cũ), về thân phận kẻ mồ côi, về sự túng quẫn, bần hàn trong gia đình… 24
  • 25. Về hôn nhân gia đình, phải nói rằng ca dao vùng biển Quảng Ngãi đã phản ảnh được tâm tư, tình cảm của con người ở vùng đất này trên các mối quan hệ nhiều chiều, giữa vợ với chồng, giữa con cái với cha mẹ, giữa các thân phận mà thường là những thân phận bất hạnh như kiểu: Còn cha gót đỏ như son Đến khi cha chết gót son đen sì hoặc: Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo Bên cạnh ca dao trữ tình, vùng biển Quảng Ngãi cũng còn lưu giữ nhiều bài ca dao kháng chiến. Ca dao vùng biển Quảng Ngãi cũng đã góp một tiếng nói quan trọng trong việc động viên, khích lệ nhân dân đứng lên chống Pháp, đuổi Mỹ, giành lấy độc lập tự do cho Tổ Quốc. Có nhiều bài ca dao ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ lòng căm thù sâu sắc bọn phong kiến Đế Quốc. Họ ý thức rỏ đâu là kẻ thù của họ: Ai ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan Nhiều ca dao ở vùng đất này nói về chuyện “càng ngày sưu nặng thuế cao”. “bạc ngãi vong ân”, cầm súng cho đế quốc là “mồ ông mồ mả bố voi dày”, “dứt cái dây nghĩa tình”…Càng căm thù phong kiến, đế quốc bao nhiêu họ càng căm ghét kẻ phản bội Tổ Quốc, phản bội nhân dân bấy nhiêu, họ càng ủng hộ công cuộc kháng chiến của Đảng và Cách mạng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây là tâm tình của chàng trai vào bộ đội: Em về thưa mẹ cùng cha Anh vào bộ đội mai ra chiến trường Anh đi bảo vệ biên cương Mai này đất nước huy hoàng có nhau Đất nước huy hoàng, tự do độc lập trở thành cái đích của tình yêu, bởi lúc này đây, với họ cái riêng và cái chung đã hòa quyện làm một: Bao giờ đất nước bình an Tự do, độc lập thiếp với chàng gặp nhau Họ tự nguyện vào Vệ quốc đoàn, tự nguyện đi theo tiếng “mỏ giục dân công”. Bởi họ thật biết ơn cụ Hồ, biết ơn Cách mạng đã đem đến cho họ sự no đủ: “Mãn mùa cấy gặt đã xong Nợ em trả sạch còn trong cái bồ Lúc này là lúc giảm tô 25
  • 26. Ơn này ơn của cụ Hồ Chí Minh Ta nhìn hột lúa xinh xinh Lúa bao nhiêu hột thắm tình bấy nhiêu” Hàng nghìn năm sống trong tăm tối đói nghèo, sưu cao, thuế nặng, nên những hạt lúa giảm tô “còn trong cái bồ” của họ bây giờ đây thật đáng quý, thật thắm tình, thắm nghĩa, nó thể hiện rỏ công lao của cuộc kháng chiến, ý nghĩa lớn lao của cuộc cách mạng Tháng Tám vĩ đại và những chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 1945. Không ở đâu có những câu ca dao nói về tinh thần cách mạng, tinh thần kháng chiến sâu sắc nhưng mộc mạc, chân chất như những câu sau đây của những người vùng biển Quảng Ngãi: Em ra gánh lúa vào kho Nghe tin Bắc Bộ thắng họ lo quá chừng Ngày thường em gánh sáu ang lưng Bữa nay em gánh đôi nừng tám ang Mừng vui chân bước nhịp nhàng Hai vai trĩu nặng lúa vàng đánh Tây Ngoài kia xác giặc chết đầy Em ra nộp thuế để vây quân thù Rõ ràng, ca dao kháng chiến ở vùng biển Quảng Ngãi thể hiện rỏ một thái độ oán thù, ơn nghĩa phân minh, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, một tinh thần cách mạng sâu sắc, nhân dân và gia đình, tinh thần chống áp bức, phong kiến… ca dao vùng biển Quảng Ngãi còn phản ảnh những mối quan hệ giữa con người với con người, những quan niệm, những triết lý sống, là những bản phức hợp về thế thái nhân tình: -Bãi dài thuyền chạy sóng lừa Đố ai ăn ở cho vừa ý ai -Cá không cắn câu bảo rằng cá dại Vác cần về nghĩ lại các khôn -Sống thì người chẳng cho ăn Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi … Cùng với ca dao phong phú và đa dạng, phô diễn các cung bậc tình cảm, phản ảnh nhưng tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân và các mối quan hệ xã hội, vùng biển Quảng Ngãi cũng là nơi lưu giữ nhiều câu tục ngữ, nhiều bài vè đặc sắc, đặc biệt là vốn hát hò, hát hố. Về tục ngữ, có thể thấy rằng đây là nơi tục ngữ xuất hiện nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân địa phương. Đó chính là những câu nói ngắn 26
  • 27. gọn, hàm súc, có vần có điệu, là những nhận xét, phán đoán, có khi là một kinh nghiệm, một chân lý về hiện tượng trong tự nhiên, hoặc trong đời sống xã hội . Bởi tục ngữ ngắn gọn, có vần có điệu nên dễ thuộc, dễ nhớ, chính vì dễ thuộc dễ nhớ mà khó phân biệt được sắc thái địa phương. Về hiện tượng khí tượng có những câu thơ: -Mống đông vồng tây Chẳng mưa dây cũng gió giật - Nước ngời, trời động - Sao dày thì mưa Sao thư thì nắng -Ông tha mà bà chẳng tha Làm nên cái lụt hăm ba tháng mười … Về kinh nghiệm lao động sản xuất có những câu như: -Trời nắng tốt dưa Trời mưa tốt mướp -Trông lang đất lạ Gieo mạ đất quen -Nồm động đất Bấc động khơi Nhưng hầu hết tục ngữ thường nói về những triết lý sống, những kinh nghiệm ở đời, cánh đối nhân xử thế. Bởi chúng được đúc kết từ hàng nghìn năm nên kết cấu nội dung có tính chất bền vững, Ví dụ như những câu: -Ăn không lo Của kho cũng hết -Ra đường hỏi già Về nhà hỏi trẻ Thùng rỗng kêu to -Chưa học bò Chớ lo học chạy Một trong những thể loại khác gần gũi ca dao là vè. Vè là những sáng tác tự sự dân gian có vần, có điệu, theo các thể thơ dân tộc, mà chủ yếu là thể bốn chữ. Có nhiều loại vè như vè về thế sự, vè về lịch sử, và các nhân vật lịch sử, vè về hoa trái, cây có thiên nhiên, vè về nghề nghiệp, vè cổ động…có khi nhân dân dùng vè để phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội, có khi để ca ngợi một sự kiện lịch sử, một nhân vật anh hùng nào đó (như vè Vè Chàng Lía), hoặc có khi thuần túy chỉ nhằm ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên (như vè Hoa trái), một bản tổng kết hải trình (như vè các lái)…Ở vùng biển Quảng Ngãi không thiếu như bài vè về các đề tài này, như vè về mẹ chồng nàng dâu, vè chiến thắng Vạn 27
  • 28. Tường, vè về các loại cá, các loại chim và nhiều bài vè về Các lái. Rất tiếc trong quá trình sưu tập, nhiều bài chưa được hoàn chỉnh. Trong tập này chúng tôi chỉ chọn giới thiệu một số bài tạm coi là tiêu biểu. Vè chiến thắng Vạn Tường kể lại trận chiến đáu oanh liệt của quân và dân ta chống lại cuộc hành quân mang tên “Ánh sao” của Mỹ, là một bản ghi kết quả về sự thiệt hại nặng nề của quân giặc, và sự thắng lợi to lớn của ta, là lời động viên, cổ vũ lớn lao trong cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Trong tập này còn có mấy bài vè về cá biển. Các bài này kể tên các loại cá trong mênh mông biển cả, là sự tự hào về sự phong phú các loại cá ở biển quê hương, là sự cầu mong cho nhân dân được mùa cá rộ: Đặng màu không thiếu cá chi Ơn trời ơn biển tạc ghi trong lòng Cùng với các loại thơ ca dân gian khác, các loại hò cũng xuất hiện ở vùng biển Quảng Ngãi, hò bả trạo là một điển hình. Hò bả trạo là một làn điệu dân ca dùng trong những buổi tế cúng cá Ông ở các Vạn chài. Hiện nay ở vạn Đông Yên (Bình Dương) và vạn Hải Ninh (Bình Thạnh) vẫn còn duy trì và phát triển hình thức sinh hoạt dân gian này. Toàn bộ bài Hò bả trạo sưu tập được như một kịch bản dân ca, có cao trào, thắt nút, gỡ nút…mà các nhân vật chính là những tay chèo đang lênh đênh trên biển cả gặp hiểm nguy bởi sóng to gió lớn và được thần Nam Hải (Cá Ông) cứu nạn. Cùng với sự tín ngưởng đối với thần hộ mệnh là tình yêu thiết tha đối vởi biển trời sông nước, là sự lạc quan trong nghề nghiệp. Một loại hình sinh hoạt dân gian không thể thiếu ở bất kỳ vùng quê nào ở Quảng Ngãi là hát hò, hát hố. Thuật ngữ hát hò, hát hố trong đề tài này được dùng để chỉ các sáng tác dân gian bao gồm hát đối đáp, hát ngân ngãi, hát giã gạo, hát đầm nền… tức là những sáng tác dân gian bằng văn vần dùng trong các buổi sinh hoạt tập thể, có hò hê phụ họa. Có thể đây là những sáng tác được lưu truyền từ đời này sang đời khác và cũng có thể đựoc sáng tác tại chỗ. Cho đến nay, sinh hoạt hát hò hát hố dường như không còn ở các làng quê Quảng Ngãi, họa hoằn lắm mới có một vài địa phương năm ba cụ ông cụ bà ngồi cùng nhau ăn trầu, uống rượu, hát chơi với nhau vài ba câu hát cũ để nhớ về một thời họ đã từng thức thâu đêm suốt sáng ở sân đình, sân làng, xóm trên, xóm dưới. Những cuộc hát hò hát hồ ngày xưa thường bắt đầu bằng hát chào, hát dạo, đến hát đối, hát khích, hát kết, hát tiễn đưa…Nội dung của các bài hát thưưòng là than thân trách phận, những lời tỏ tình xa gần, thử tài trí qua chuyện xưa tích cũ…và sau này còn có cả những lời động viên thực hiện những chính sách xã hội như chuyện đóng thuế cho Việt Minh, chuyện cúp tóc, chuyện học bổ túc… Ở vùng biển Quảng Ngãi, hát hò hát hố cũng có trình tự cuộc hát và những nội dung như vậy, đặc biệt là chuyện tỏ bày tình cảm gái trai. Xin hãy đọc thử một vài trích đoạn hát hò về đề tài tình yêu đôi lứa: -Vì ai thương đoạn nhớ đành Chim kêu cuối bãi đầu gành thêm đau 28
  • 29. Vì ai vắng trước quạnh sau Vì ai mấy nỗi khăn lau ướt dầm… .......... -Thiếp trao cho chàng một miếng trầu Một kia đang còn đỏ Tạc tấm gương thề dạ nọ chưa phai Đừng cho liễu cách đào mai Đường xa xôi viễn dặm khó vãng lai thăm nường Một ngày mười hai khắc dạ anh thường ngóng trông Một ngày ra ngõ ngóng mong Ngõ thời thấy ngõ mà không thấy nàng Quả đó là những lời tỏ bày yêu thương rất đổi thiết tha và nồng mặn, nhưng cũng rất kín đáo. Nhưng không phải chỉ kín đáo không, có lúc họ cũng thật liều lĩnh: Không đi tới đó thời thôi Đà đi tới đó khuyên mời vô đây Để mai kẻ bắc người tây Vô đây gá nghĩa mà gầy nợ duyên Em đây thiệt gái thuyền quyên Em đâu có dám tự nhiên đâu mà Ham chi mô điệu xướng ca Chứ chị em họ không biết họ nói con nhà dư công Hai đứa mình giờ chưn rảnh tay không Loan ôm lấy phụng, phụng bồng lấy loan… Nhân vật trong bài ca này quả thật đáo để, lời lẻ thật tự nhiên và cũng thật táo bạo, dù có thể đây là những lời đùa bỡn. Có thể kể lại câu chuyện này một cách nôm na rằng, cô gái “dụ” chàng trai vào nhà, nói với chàng rằng hát hò làm chi, người ngoài nghe đựơc sẽ nói rằng “con nhà dư công”, nhưng không hát thì “chân rảnh tay không”, vậy thì “Loan ôm lấy phụng, phụng (hãy)bồng lấy loan” đi cho rồi ! Ông cha ta quả quá liều lĩnh và cũng yêu thương thật “hiện đại” ! Ở vùng biển Quảng Ngãi còn lưu giữ nhiều bài hát đối đáp về các tuồng tích cũ như Phan Trần, Truyện Kiều, truyện Lục vân Tiên…Đây là những bài hát 29
  • 30. vừa làm thử tài lẫn nhau, vừa có ý nghĩa kích thích việc học và đọc các tác phẩm của các tác giả dân tộc, nhất trong thời buổi truyện Tàu, truyện Tây thống trị nền văn học nước nhà. Lúc này đây, ai biết chữ thì đọc, người không biết chữ thì người biết chữ đọc cho nghe, và có cả những người chỉ được nghe kể lại Truyện kiều, truyện Lục Vân Tiên…Vậy mà chúng ta đã gặp nhiều cụ ông cụ bà không biết chữ vần có thể thuộc làu làu hàng trăm câu Truyện Kiều. Đủ biết thời đó, thời hát hò hát hố thịnh hành, nhân dân đã say mê những áng văn chương của ông cha đến mức nào. Những câu hát đối về tuồng tích còn lưu truyền trong dân gian đã minh chứng điều đó. Rất tiếc những bài hát này quá dài, quá nhiều mà thường chỉ chủ yếu đến tuồng tích (vì hát đó là chính) thiếu gía trị nghệ thuật, nên chúng tôi sẽ chọn và giới thiệu trong một công trình khác. Trở lên là đôi nét ca dao và những thể loại liên quan đến ca dao. Không thể nói hết những vẻ đẹp của từng bài ca dao, từng câu tục ngữ, từng bài hát hò hát hố…hiện diện ở vùng biển Quảng Ngãi. Tuy nhiên, qua cách tiếp cận ở trên có thể khẳng định đựơc rằng, vùng biển Quảng Ngãi có một vốn ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao hết sức phong phú và đa dạng. Chúng không chỉ dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của bao thế hệ qua đất này. Xét từ hai phương diện nội dung và nghệ thuật ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao vùng biển Quảng Ngãi không thua kém bất cứ ca dao và những thể loại gần gũi với ca dao ở bất cứ vùng biển nào. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, do môi trường thiên nhiên và điều kiện sống đã ảnh hưởng đến tính cách con người ở vùng đất này mà tính cách bao giờ cũng ảnh hưởng lớn đến các sáng tác văn học. Người Quảng Ngãi nói chung chân thành, thẳng thắng, bộc trực, giàu nghị lực, chịu thương chịu khó, cần mẫn nhưng cũng vụng về, khô khan; người vùng biển Quảng Ngãi còn thêm cách ăn to nói lớn, hay nói như chính họ nói là “ăn sóng nói gió”. Vì vậy những bài dân gian họ đã sáng tác ra, hoặc cũng có thể là mang từ vùng đất khác nhưng đã nói theo cách nói của họ, bên cạnh cái chân thành, thẳng thắn, bộc trực kia cũng còn có cái thô tháp, vụng về, thiếu sự mềm mại, chải chuốt như ca dao xứa Bắc. Xứ Bắc nói: “Hỡi cô cắt cỏ bên sông; Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”. Đó là cách nói hình ảnh, bóng bẩy, và rất “dịu ngọt”. Còn ở đây cũng để tỏ tình, thì lại nói thiệt thà và bộc trực: “Đôi ta mới ngộ tình cờ, Như đàn mới gãy như thơ mới đề, Muốn cho sông biển cận kề, Anh đi làm rể em về làm dâu”. Cách nói chân thành của con người vùng đất khó có thể ở đâu có được: “Thương người ra đứng ngõ người, Đất mòn chín tấc thiên hạ cười mười phân, Thương người khác thể thương thân, Cầu không tay vịn cũng lần mà qua”. Văn là người, dù chỉ là văn chương của người bình dân. Những bài ca dân gian mà người vùng biển Quảng Ngãi đã hát hàng trăm năm qua chính là tâm hồn, là máu thịt của họ. Họ đã biết yêu biển cả, ruộng đồng, cây cỏ có lẻ bắt đầu bằng những bài hát bên vành nôi, cánh võng, và nhờ thế họ đã biết gìn giữ, bảo vệ mảnh đất này trải qua bao biến thiên của lịch sử. 30
  • 31. 31
  • 32. Chương III TRUYỆN KỂ I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SƯU TẦM Trong quá trình sưu tập tài liệu, một trong những cái khó của những người thực hiện đề tài là, làm thế nào để có thể sưu tầm được những truyện kể dân gian, đặc biệt là những truyện kể dân gian chưa được công bố trong các sách vở, lẫn các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí…Mặc dù đã có nhiều cố gắng song những truyện kể sưu tầm và tuyển chọn được trong tập này còn ít. Phải chăng ở vùng biển Quảng Ngãi “thiếu vắng” truyện kể dân gian? Điều này chưa khẳng định được, có lẻ một phần do điều kiện thời gian sưu tập còn hạn chế, một phần do năng lực khai thác tư liệu của những người trực tiếp điền dã, nhưng chắc chắn truyện kể dân gian ở vùng đất này không nhiều. Đây là trường hợp chung ở dải đất phía Nam Tổ quốc. Hầu hết những truyện kể dân gian mà Nguyễn Đổng Chi giới thiệu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chẳng hạn, là những truyện kể sưu tầm được ở Miền Bắc, những truyện kể đã trở thành niềm tự hào chung của người Việt Nam. Bởi không người Việt Nam nào lại không biết truyện Tấm Cám, sự tích Trầu Cau, truyện Phù Đổng Thiên Vương, truyện Sơn Tinh Thủy Tinh…Trong quá trình di cư vào Nam, người Việt đã mang tài sản quý giá này đi theo. Dường như tại vùng đất mới họ không “sáng tác” được nhiều, đặc biệt là truyện cổ tích và thần thoại. Có thể giải thích lý do này là thần thoại thường gắn liền thời kỳ mông muội, sơ khai của con người, còn cổ tích ra đời khi đã bắt đầu có sự phân hóa giai cấp, phân hóa giữa kẻ giàu người nghèo. Khi người Việt vào khai hoang, vỡ hóa vùng đất phía Nam, họ đã vào thời xã hội Phong Kiến Việt Nam phát triển đến giai đoạn cực thịnh, tiêu biểu là thời vua Lê Thánh Tông trị vì thiên hạ. Trong thời đại phong kiến truyền thuyết vẫn là loại truyện dân gian phát triển, chúng dùng để giải thích một số hiện tượng thiên nhiên, một số hiện tượng lịch sử, ít nhiều các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội, nhưng được khoát bên ngoài vỏ huyền bí, thần kỳ. Việc chúng tôi sưu tầm được số lượng truyền thuyết nhiều hơn các loại truyện khác là phù hợp với thực tế phát triển của loại hình văn học này. Một vấn đề khác cũng cần nói đến đây là, trong phần giới thuyết chung chúng tôi có đề cập đến việc xác định: Nếu các bài ca hay truyện kể dân gian có quy luật lặp đi lặp lại ở cùng biển Quảng Ngãi thì chúng tôi vẫn xem là văn học dân gian vùng biển Quảng Ngãi, vậy thì những truỵên kể quen thuộc của người Việt như các truyện Tấm Cám, Sơn tinh Thủy tinh…mà người địa phương ai cũng thuộc lòng thì có gọi là văn học dân gian của vùng biển Quảng Ngãi không? Ở đây thiết tưởng cũng cần phải khẳng định lại rằng, những câu chuyện quen thuộc đó không thể gọi là văn học dân gian (của) vùng biển Quảng Ngãi được. Do đặc thù và tính chất của truyện kể, những chuyện đã phổ biến trong nền văn học nước nhà thì đó là vốn chung của dân tộc, không của riêng vùng đất nào. Nhân 32
  • 33. dân Việt Nam dường như ai cũng biết các câu hát như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”; “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” thì đó thuộc trượng hợp phổ biến. Ở vùng biển Quảng Ngãi cũng hát những câu đó, nhưng không thể gọi là văn học dân gian của vùng biển Quảng Ngãi. Về truyện kể dân gian, cách xác định cũng tương tự như vậy, trừ trường hợp có những dị bản. II. TRUYỆN KỂ CỦA MỘT VÙNG ĐẤT Truyện tiếng chim Ca Vát và Ông Rớ bà Rớ là những truyện cổ tích có những môtíp trong truyện cổ tích Việt Nam, đó là những chuyện mụ dì ghẻ độc ác, chuyện tên quan tham lam. Chủ đề của loại truyện này là ca ngợi lòng tốt của con người, ghét thói bội bạc gian xảo, đề cao cái thiện, phủ nhận cái ác, chúng là những lời khuyên răn con người hảy rủ bỏ thói tham lam ti tiện mà hướng về sự lương thiện, khoan dung, độ lượng. Bởi cái ác bao giờ cũng bị diệt vong, cái thiện mới trường tồn mãi mãi. Mụ dì ghẻ ngã lăn ra chết khi nghe tiếng chim Ca Vát kêu than trên ngọn cây hằng đêm là lời cảnh báo về điều đó. Hình ảnh con Rắn, con kiến giúp cha mẹ Rớ là lời khuyên nhủ mọi người hãy sống có nghĩa có nhân, sống sao cho xứng đáng với vai trò là con người (bởi đến con vật kia còn sống có nghĩa huống hồ là con người !) Như đã nói, một trong những nội dung của truyền thuyết là nhân dân mượn hiện tượng tự nhiên, và gán vào đó những yếu tố hoang đường, nhằm để giải thích các hiện tượng xã hội. Quê hương Quảng Ngãi không hiếm những truyền thuyết như vậy, như truyện Ông khổng lồ gánh đất lấp biển, vì gánh nặng quá nên bị xoạc chân làm đổ hai đầu đất một thành Núi Ấn, một thành Núi Bút, chuyện hòn Ấn lấn Hòn Bút nên người có học có hành đến mấy cũng không làm được quan to chức trọng, mà nếu có làm được quyền cao chức trọng cũng không được lâu bền; chuyện Cao Biền yểm mạch đế vương ở núi Long Đầu; chuyện “Bao giờ Thiên Mã sang sông…”…Rõ ràng đây là những chuyện hoang đường, nhưng chúng cũng phản ánh phần nào thực tế ở địa phương qua con mắt chim nghiệm của người đời. Chuyện về Hòn Chữ ở Sa Huỳnh cũng nhằm để chứng minh thực tế như vậy. Từ chữ sĩ biến thành chữ thổ qua hình dáng của Hòn Chữ là một chiêm nghiệm về thực tế phát triển của người Sa Huỳnh, là lời an ủi, và cũng là lới nhắc nhở, động viên khéo của người đời đối với các thế hệ con cháu mai sau trên vùng đất này. Ngoài việc mượn tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội, vùng biển Quảng Ngãi còn có những truyện kể về gốc tích các chùa chiềng, miếu mạo, tiêu biểu là truyền thuyết chùa Hang (Lý Sơn), truyền thuyết Chùa Ông rau, truyền thuyết về miếu thờ ở Hòn Ông (Sa Cần). Đây là những chuyện kể ra đời cách đây không lâu, gắn liền với những sức mạnh siêu phàm, có tài phù phép. Các ông họ Trần ở chùa Hang thì có thể vào đất liền chỉ bằng chiếc nón ghe bầu, có thuật rấm binh, có thể bay về trời…Ông thầy lánh ở sa Cần cũng có tài rấm binh, trong một đêm có thể hóa phép đổi đình làng, rồi cũng bay về trời. Những trò bùa phép này là những môtíp phổ biến trong các truyện kể dân gian Việt 33