SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------

-----
NGUYỄN THỊ THẢO
ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ : 160310501
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ VĂN TIN
Huế, năm
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn trung thực và
chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả ký tên
Nguyễn Thị Thảo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi
xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Tin, người Thầy đã tận tâm chỉ dạy, định
hướng và đồng hành, giúp tôi tháo gỡ mọi vướng mắc trong suốt quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn trường Đại học Sư phạm Huế là cơ sở đón
nhận đào tạo và sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo của
Khoa Địa lý, quý phòng Sau Đại học, phòng Khoa học công nghệ - Tạp chí
khoa học và Môi trường.
Tôi rất biết ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là Tổ bộ
môn Địa lý kinh tế - xã hội của Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Huế tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và công tác.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan, ban ngành ở tỉnh Thừa Thiên -
Huế: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư
và các phòng, ban trung tâm thuộc UBND thị xã Hương Trà, chính quyền và
nhân dân địa phương đã nhiệt tình giúp tôi thu thập tài liệu và các thông tin
cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả xin tri ân gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp, các anh chị em học viên cao học cùng lớp đã luôn quan tâm, động
viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Huế,ngày tháng năm 2017
Nguyễn Thị Thảo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TNDL
CSHT
CSVCKT
DT
DTKTNT
DTLS
DTLSVH
DSTG
DSVH
ĐVHC
KT-XH
KS
LN
LNTT
DLCD
QHTT
TP
TNDLNV
: Tài nguyên du lịch
: Cơ sở hạ tầng
: Cơ sở vật chất kỹ thuật
: Di tích
: Di tích kiến trúc nghệ thuật
: Di tích lịch sử
: Di tích lịch sử - văn hóa
: Di sản thế giới
: Di sản văn hóa
: Đơn vị hành chính
: Kinh tế- xã hội
: Khách sạn
: Làng nghề
: Làng nghề truyền thống
: Du lịch cộng đồng
: Quy hoạch tổng thể
: Thành phố
: Tài nguyên du lịch nhân văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................5
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu....................................................................7
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................7
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................7
6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................11
NỘI DUNG ....................................................................................................12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ...................................................13
1.1. Một số khái niệm .....................................................................................13
1.1.1. Khái niệm du lịch..............................................................................13
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch............................................................15
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên......................................................15
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.....................................................16
1.1.3. Du lịch cộng đồng.............................................................................17
1.1.3.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng...............................................17
1.1.3.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng.....................................................20
1.1.3.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng . 22
1.1.4. Tính thời vụ của hoạt động du lịch...................................................23
1.1.4.1. Khái niệm..................................................................................23
1.1.4.2. Đặc điểm...................................................................................23
1.1.4.3. Quy luật thời vụ và ý nghĩa ......................................................27
1.2. Sinh kế......................................................................................................28
1.2.1. Khái niệm về sinh kế.........................................................................28
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Các hoạt động sinh kế.......................................................................29
1.2.2.1. Hoạt động sinh kế nông nghiệp ................................................30
1.2.2.2. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp..........................................31
1.2.2.3. Mối liên hệ giữa hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông
nghiệp.....................................................................................................32
1.2.3. Khung sinh kế bền vững ...................................................................33
1.2.3.1. Bối cảnh tổn thương .................................................................35
1.2.3.2. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế..................................................35
1.2.3.3. Chiến lược sinh kế ....................................................................37
1.2.3.4. Các chính sách và thể chế.........................................................39
1.2.3.5. Các chiến lược sinh kế và kết quả ............................................39
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá sinh kế...................................................................39
1.2.5. Các nguồn lực sinh kế.......................................................................42
1.2.5.1. Nguồn lực con người ................................................................42
1.2.5.2. Nguồn lực tự nhiên ...................................................................44
1.2.5.3. Nguồn lực xã hội.......................................................................45
1.2.5.4. Nguồn lực tài chính...................................................................46
CHƢƠNG 2. ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ
CỦA NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
.........................................................................................................................48
2.1. Khái quát về thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế...............................48
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ............................................................48
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................49
2.1.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết,thủy văn : ......................................49
2.1.2.2.Địa hình,đất đai, thổ nhưỡng:....................................................50
2.1.2.3. Tài nguyên và khoáng sản ........................................................54
2.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội...................................................................55
2.1.3.1.Tình hình dân số và lao động.....................................................55
2.1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội thị xã Hương Trà thời kỳ 2010-2017 58
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.3.3. Các lợi thế, hạn chế, thách thức và các nhân tố bên ngoài ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của Hương Trà..............................65
2.2. Thực trạng phát triển du lịch thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế .....68
2.2.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................68
2.2.2. Vai trò của du lịch.............................................................................83
2.2.3. Thực trạng kinh doanh du lịch..........................................................85
2.2.3.1. Thực trạng tổng sản phẩm (GDP) du lịch.................................85
2.2.3.2. Thực trạng khách du lịch ..........................................................86
2.2.3.3. Thực trạng doanh thu du lịch....................................................88
2.2.4. Thực trạng đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch ...............................89
2.2.4.1. Khai thác tài nguyên du lịch.....................................................89
2.2.4.2. Số lượng các khu, điểm du lịch ................................................90
2.2.4.3. Tình hình số lượng khách đến các điểm, khu du lịch...............91
2.2.5. Thực trạng về tổ chức, quản lý và đóng góp cho cộng đồng............91
2.2.5.1. Về tổ chức và quản lý đối với hoạt động du lịch......................91
2.2.5.2. Về mức độ đóng góp của cộng đồng địa phương đối với hoạt
động du lịch ...........................................................................................92
2.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế người dân địa phương....93
2.3.1. Ảnh hưởng tích cực...........................................................................93
2.3.1.1. Phát triển du lịch ảnh hưởng đến kinh tế..................................93
2.3.1.2. Ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến môi trường......97
2.3.1.3. Phát triển du lịch và văn hóa - xã hội .......................................98
2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực.........................................................................100
2.3.3. Thực trạng sinh kế của người dân Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế..................................................................................................105
2.3.3.1. Tác động của hoạt động du lịch đến các nguồn vốn sinh kế của
người dân .............................................................................................105
2.3.3.2. Việc làm và thu nhập ..............................................................112
2.3.3.3. Sự bất ổn định do tính mùa trong du lịch ...............................115
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ DỰA VÀO DU LỊCH CHO
NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...118
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ...................................................................118
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung
Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ..............................................118
3.1.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030........................................................................118
3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030......................................................120
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa
Thiên - Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030..............121
3.2. Đề xuất giải pháp sinh kế cho người dân huyện Hương Trà.................123
3.2.1. Giải pháp về nguồn lực...................................................................123
3.2.1.1. Giải pháp về dân số.................................................................123
3.2.1.2. Giải pháp về lao động.............................................................124
3.2.1.3. Nâng cao trình độ dân trí ........................................................124
3.2.1.4. Nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm lao động ..............................125
3.2.1.5. Đào tạo nghề cho người lao động...........................................125
3.2.1.6. Giải pháp về quản lý...............................................................126
3.2.1.7. Giải pháp về chính sách..........................................................127
3.2.1.8. Giải pháp về bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ..............128
3.2.2. Giải pháp cho từng mô hình sinh kế cụ thể ....................................129
3.2.2.1. Mô hình sinh kế: đánh bắt, nuôi trồng – tiểu thủ công nghiệp –
chế biến thủy sản – dịch vụ..................................................................129
3.2.2.2. Mô hình sinh kế: trồng trọt, chăn nuôi – đánh bắt – dịch vụ . 132
3.3.2.3. Mô hình sinh kế: hỗn hợp.......................................................134
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................138
PHỤ LỤC
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu phổ biến trong đời sống văn hóa-xã
hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động du lịch cũng vì thế phát triển
rất nhanh, nhiều quốc gia đã xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng do đã
đóng góp rất lớn vào thu nhập quốc dân.
Thừa thiên Huế là một trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nước, là
vùng đất có tiềm năng du lịch phong phú. Nơi đây không chỉ nổi tiếng vì các
danh lam thắng cảnh, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp đã được ngợi ca nhiều
trong các tác phẩm văn hóa, thơ ca như Sông Hương, núi Ngự Bình, đồi Vọng
Cảnh, biển Thuận An... mà còn có hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử, di tích
cách mạng có giá trị cao.
Với xu hướng mới trong tiêu dùng của con người trong thời đại hiện nay,
du lịch không những mang lợi nhuận kinh tế đến cho những vùng những quốc
gia có phong cảnh núi non hùng vĩ, những bờ biển thơ mộng mà nó còn mang
lợi nhuận kinh tế về nhiều mặt đến cho những vùng quê xa xôi hẻo lánh.
Hương Trà là thị xã nằm liền kề với thành phố Huế. Đây là địa phương
có sự đa dạng và phong phú về địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Với đặc
trưng vừa tiếp giáp với biển vừa có nhiều đồi núi và là địa bàn có tiềm năng
và ưu thế phát triển du lịch. Hiện tại Hương Trà là nơi lưu giữ nhiều công
trình kiến trúc , danh lam thắng cảnh như Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng,
Điện Hòn Chén, khu di tích Chăm Pa. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điểm đến
đầy tiềm năng như Rú Chá và hệ thống sinh thái vùng ngập mặn…
Trong những năm gần đây, sự phát triển du lịch đã tác động không ít đến
đời sống con người, thiên nhiên và môi trường nông thôn. Sự hình thành và
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phát triển các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Hương Trà góp phần chuyển
dịch cơ cấu ngành và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Phát triển du
lịch đã và đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây.
Tuy nhiên, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài
nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững.
Người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn vẫn còn ít,
chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, việc lựa chọn đề tài “ Ảnh hưởng của
hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế” để nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của
người dân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng các giải pháp
sinh kế nhằm nâng cao đời sống người dân và khai thác có hiệu quả các thế
mạnh về tiềm năng du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu ảnh hưởng của
hoạt động du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến sinh kế của
người dân địa phương.
Nghiên cứu sinh kế của dân cư dựa vào các điểm du lịch trên địa bàn thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất những giải pháp phù hợp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho
người dân ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến sinh kế của người dân địa phương.
- Về mặt không gian: Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 đến 2017 và định
hướng đến năm 2025.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch về sinh kế, trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp sinh kế của dân cư dựa vào các điểm du lịch ở thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp tài liệu, thông tin cập nhật về hoạt
động du lịch và hiện trạng sinh kế của người dân địa phương trong thời gian
gần đây. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu
khoa học tiếp theo trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nói
chung cũng như cho việc góp phần nâng cao đời sống của dân cư, khai thác có
hiệu quả tiềm năng kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới sinh kế bền vững
cho người dân địa phương trong giai đoạn hiện nay.
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thể hiện sự nhìn nhận đối tượng nghiên cứu một
cách đồng bộ, toàn diện, xem xét chúng là sự kết hợp, phối hợp có quy luật
của các yếu tố tạo thành.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sử dụng tài nguyên du lịch cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với
các tài nguyên khác, với các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Quan điểm này là cơ
sở để đánh giá tổng hợp về thực trạng sinh kế của người dân giai đoạn 2010-
2015 và định hướng đến năm 2020.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm cần được vận dụng khi nghiên cứu các vấn đề địa lí
bởi tất cả các yếu tố, sự vật, hiện tượng dù là tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều
nằm trong một hệ thống nhất định tác động qua lại, phụ thuộc và quy định lẫn
nhau. Sự thay đổi của một nhân tố có thể khiến cả hệ thống thay đổi và ngược
lại. Không một hình thức sản xuất nào tồn tại độc lập mà bao giờ cũng nằm
trong một hệ thống nào đó.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế là một yếu tố trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội. Vì
vậy khi nghiên cứu chúng ta phải đặt chúng trong hệ thống để tìm ra mối liên
hệ.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Đây là quan điểm dặc thù của địa lý học nói chung và địa lý kinh tế- xã
hội nói riêng vì đối tượng địa lí luôn phân bố trong phạm vi không gian nhất
định có sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác. Hương Trà là một thị xã thuộc
tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó việc áp dụng quan điểm lãnh thổ cho phép xem
xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác , phát hiện các quy luật
phát triển , các nhân tố tác động đến tổ chức không gian kinh tế- xã hội.
Khi nghiên cứu địa lí địa phương, quan điểm này cần vận dụng để
phát hiện ra các cấu trúc bên trong và các mối quan hệ của các thực thể với
các yếu tố khác bên ngoài cũng như sự phân hóa theo không gian.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5.1.4. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh
Đây là quan điểm tìm đến nguồn gốc lịch sử của các sự vật- hiện tượng
đang tồn tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng. Xác định
xu hướng vận động , dự báo dựa vào căn cứ khoa học, đảm bảo tính tích cực
và sáng tạo, tính kế thừa của địa lí kinh tế- xã hội trong nghiên cứu.
Các cư dân ở thị xã Hương Trà có quá trình hình thành và phát triển lâu
dài và phức tạp. Vì vậy khi nghiên cứu cần phải dựa theo quan điểm này để
đánh giá đúng đắn sự hình thành và phát triển, từ quá khứ đến hiện tại của vấn
đề mình đang quan tâm. Qua đó có thể dự báo tương lai để đưa ra các giải
pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ dân tại các điểm du lịch của thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Hiện nay, phát triển bền vững được xem là quan điểm chủ đạo trong việc
nghiên cứu hoạt động kinh tế - xã hội, bởi mọi tác động của con người đều tác
động lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhân văn của chính họ.
Phát triển bền vững hướng tới một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại
mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay phát triển mà
không ảnh hưởng gì đến tương lai.
Quan điểm phát triển bền vững ngày càng được áp dụng nhiều trong
nghiên cứu các vấn đề địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Nghiên cứu sinh kế
của dân cư dựa vào các điểm du lịch ở thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
cũng cần phải đảm bảo quan điểm này.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các đề tài nghiên cứu.
Cơ sở của phương pháp là dựa vào phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã được
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
điều tra, thống kê, nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo
tính kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm
nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm công sức và thời gian nghiên
cứu.
5.2.2. Phương pháp bản đồ
Theo các nhà khoa học thì bản đồ là ngôn ngữ chung của địa lý, vì nó có
khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các
đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này việc sử dụng bản
đồ là một phương tiện, công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Đề tài
sử dụng, phân tích một số bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ dân cư, bản
đồ du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Có ý nghĩa vô cùng to lớn, đây là phương pháp giúp ta tiếp cận vấn đề
một cách chủ động, trực quan,kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có
được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính
khi tiến hành phương pháp này bao gồm quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép,
chụp ảnh,…tại các điểm nghiên cứu, nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu từ
thực tế ở địa bàn nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu bao
gồm các hoạt động phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại và
phỏng vấn qua phiếu điều tra, giúp luận văn nắm được thông tin một cách trực
tiếp, chính xác.
Địa điểm nghiên cứu là địa bàn thị xã Hương Trà. Để đạt được mục đích
đề ra và do điều kiện về thời gian, đề tài chỉ tiến hành điều tra tại một số điểm
du lịch đặc trưng, chủ yếu từng loại hình du lịch.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đối tượng điều tra của đề tài chủ yếu người dân tại cộng đồng địa
phương có tài nguyên du lịch.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của hoạt động du
lịch đến sinh kế.
Chương 2. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến sinh kế
người dân thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3. Đề xuất giải pháp sinh kế dựa vào du lịch cho người dân thị
xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm du lịch
Du lịch được xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu
thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng
đất mới. Về sau, cùng với sự phát triển kinh tế và nhận thức của con người,
hoạt động du lịch ngày càng được phát triển và khái niệm du lịch cũng có
nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm:
- Giáo sư Hunzinken và giáo sư Krapf (Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “
Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại
và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục
đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”
- Guer Freuler cho rằng: “Du lịch là một hiện tượng của thời đại chúng
ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của
môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ
đẹp thiên nhiên”.
- Năm 1985 nhà địa lí học I.I.Pirogiơnic định nghĩa: “ Du lịch là một
hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan tới sự di chuyển và
lưu lại tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát
triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao
kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và xã hội”.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Tháng 3 năm 1993, Ủy ban thống kê Liên Hiệp Quốc (The United
Statiscal Commison) phối hợp với tổ chức du lịch thế giới WTO (World
Travel Organization) cho in tài liệu thống kê du lịch (Recommendasion on
Tourism Statistic) với khái niệm du lịch như sau: “ Du lịch là hành động của
con người đi du hành đến và lưu trú tại nơi khác với nơi ở, môi trường thường
xuyên của họ với thời gian không quá một năm (và nhiều hơn 24 giờ) nhằm
mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”.
- Theo pháp lệnh du lịch Việt nam (20/2/1999): “ Du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên
ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế,
góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước”.
- Khoản 1, Điều 4, Chương 1 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngoài nơi cu
trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.
Như vậy, từ những khái niệm trên chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng
cơ bản về du lịch như sau:
- Du lịch có liên quan tới một tổ hợp những mối quan hệ giữa người, địa
điểm và sản phẩm.
- Những mối quan hệ này nảy sinh thông qua việc con người đi khỏi nơi
thường trú và lưu lại điểm đến.
- Những người du lịch cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với việc nghỉ ngơi,
giải trí.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 [1]: “ Tài nguyên du lịch là cảnh
quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động
sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Theo Nguyễn Minh Tuệ [23]: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên
và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và
phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của
họ, những tài nguyên được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho
việc sản xuất dịch vụ du lịch”.
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể hiểu là các loại tài nguyên tự nhiên có
liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày mang
tính độc đáo, đặc sắc có thể khai thác và phục vụ phát triển hoạt động du lịch,
bao gồm: địa hình, đất đai, khí hậu, nước, động và thực vật.
Đối với du lịch ở huyện Hương Trà, địa hình và đất đai được xem xét
như là một loại tài nguyên du lịch thông qua việc tạo ra các cảnh quan tự
nhiên, tập quán sản xuất và các nông sản địa phương mang tính đặc trưng của
mỗi vùng. Chẳng hạn như ở vùng địa hình cao nguyên với đất đỏ ba dan sẽ
tạo ra cảnh quan đặc trưng là các rừng cây công nghiệp lâu năm, cùng với các
nông sản đặc trưng như cà phê, chè,...là tập quán canh tác cây công nghiệp lâu
năm. Còn đối với vùng địa hình đồng bằng với đất phù sa thì sẽ hình thành
nên những cánh đồng lúa nước và các cây hoa màu, cùng với đó là tập quán
canh tác trồng lúa và cây hoa màu. Và đây chính là những yếu tố hấp dẫn
khách du lịch tham quan, khám phá và tìm hiểu.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngoài ý nghĩa gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi và sức
khỏe của du khách trong các hoạt động du lịch nói chung,thì đối với du lịch
nông thôn khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du
lịch thể hiện qua tính mùa của khí hậu. Và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính
mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các
đặc điểm của khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức đời sống và tính cách của
người dân ở mỗi địa phương.
Tài nguyên nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến du lịch thể hiện qua tập
quán sản xuất, sản vật địa phương, tính cách và lối sống của người dân (điều
này thể hiện khá rõ ở các vùng biển, vùng sông nước, đầm phá).
Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động du lịch
thể hiện qua cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học. Vì vậy, ở những vùng có
tài nguyên sinh vật phong phú sẽ là điều kiện tốt để thu hút một lượng lớn
khách du lịch, đặc biệt là những nơi có những loại sinh vật lạ đối với du
khách.
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn có thể hiểu là các loại tài nguyên nhân văn
có liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày
mang tính độc đáo và đặc sắc có thể khai thác và phục vụ phát triển hoạt động
du lịch, bao gồm: đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán sản xuất và định cư,
di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc; các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền
thống; các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa thường có liên quan đến quá trình
hình thành làng quê (các đình làng), liên quan đến tập quán sản xuất (đền thờ
các tổ nghề), tín ngưỡng và tâm linh (chùa, nhà thờ và lăng mộ) mang đậm
sắc thái văn hóa địa phương thường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Ở
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc
đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của mỗi địa phương.
Các lễ hội dân gian thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần
thượng võ và khát vọng cuộc sống. Lễ hội nổi bật ở đây như: chọi trâu, cầu
ngư, đua thuyền, xuống đồng, tế làng,...thường có sức hấp dẫn rất lớn đối với
du khách. Bởi vì qua đó họ sẽ hiểu hơn về văn hóa, phong tục tập quán trong
sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương.
Các làng nghề truyền thống là một nét đặc trưng riêng ở các vùng. Đối
với du lịch, có sức hấp dẫn hơn cả là các nghề và làng nghề gắn liền với hoạt
động sản xuất của địa phương như sử dụng nguyên liệu tại chỗ và tạo ra các
sản phẩm phục vụ lại hoạt động sản xuất và đời sống của chính người dân
trong vùng như: nghề rèn, làm chiếu cói, nón lá, nấu rượu gạo, chế biến nước
mắm,...Đây là nơi tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, có sức hấp
dẫn đặc biệt đối với khách du lịch, là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm đặc
sắc, vừa là nơi để khách du lịch có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu các bí quyết
sản xuất những mặt hàng truyền thống.
1.1.3. Du lịch cộng đồng
1.1.3.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng
DLCĐ được hiểu là CĐĐP tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch
mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại các địa phương có phân bố các nguồn
TNDL, hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL
Cụm từ “du lịch cộng đồng”đang dần trở nên quen thuộc, nó được xem
là một bộ phận của du lịch bền vững, hướng vào việc giảm nghèo thông qua
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, thực hiện công bằng
trong phân chia lợi ích từ du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và các bản sắc văn hóa bản địa.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đến nay đã có một số tổ chức thế giới cũng như một số nhà nghiên cứu
đưa ra các khái niệm về DLCĐ:
Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “ DLCĐ là loại hình du
lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và
quản lý các hoạt động du lịch, và phần lợi nhuận thu được từ hoạt động du
lịch được giữ lại cho cộng đồng”
Các nhà nghiên cứu du lịch Nicole Hause và Wolffgang Strasdas cho
rằng: “DLCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu do người dân địa
phương đứng ra phát triển và quản lý; lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ
đọng lại nền kinh tế địa phương”.
PGS. TS Nguyễn Văn Thanh trong “ Đào tạo DLCĐ, du lịch sinh thái
với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11, 2005, tr 21: `’ Du
lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng
dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi
trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm, khu du lịch và
đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”.
Tư viêc ̣nghiên cưu cac khai niêṃ vềdu lịch dựa vào cộng đồng , tiến sy
̀ ́ ́ ́ ̃
Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn
sách của mình: “Du licḥ dưạ vào công̣ đồng là phương thức phát triển du licḥ
trong đócông̣ đồng dân cư tổchức cung cấp các dicḥ vu ̣đểphát triển du licḥ,
đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường , đồng thời
công̣ đồng đươc̣hưởng quyền lơị vềvâṭ chất và tinh thần từ phát triển du licḥ
và bảo tồn tự nhiên”
Tại Hội thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam tại
Hà Nội (2003) và đã được xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của
cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao nhận thức
và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ
chức quốc tế”. Theo đó, DLCĐ phải bao gồm các yếu tố: bền vững, dựa vào
cộng đồng và có sự hợp tác chiến lược.
- Tính bền vững: DLCĐ phải duy trì tính bền vững cả về mặt văn hóa
lẫn môi trường – tức là các nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó
được bảo tồn để các thế hệ sau vẫn sử dụng được. Điều này không có nghĩa
rằng DLCĐ phản đối sự thay đổi; mà trái lại, cần phải quan tâm đến cả lợi ích
ngắn hạn cũng như dài hạn và cả những thay đổi do DLCĐ mang lại. Vì thế,
tính bền vững không chỉ là những việc làm thực tế như: thu gom rác thải, bảo
tồn các hiện vật truyền thống... mà còn là thái độ tích cực và nhận thức rõ
ràng về giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương.
- Dựa vào cộng đồng: Đòi hỏi phải thực hiện được các nội dung cơ bản:
+ Giao quyền: cộng đồng địa phương tham gia hoặc tốt hơn nữa là
đảm nhận trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các hoạt động du
lịch.
+ Quyền sở hữu: chú trọng tới nhận thức và thái độ của cộng đồng đối
với các nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên của địa phương. Ở một số
khía cạnh nào đó, cộng đồng dân cư phải được xem như là người quản lý, chủ
sở hữu các di sản địa phương.
+ Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên: nhằm vào nhiều khía cạnh của sự bền
vững (kinh tế, môi trường, xã hội).
+ Duy trì thu nhập: chia sẻ các nguồn lợi của địa phương xứng đáng
với sự đóng góp của họ trong ngành du lịch, và sự phân phối đó phải công
bằng trong bản thân cộng đồng (không có hành vi độc quyền).
- Hợp tác chiến lược: Để thành công, DLCĐ cần có sự hợp tác và phối
hợp hoạt động một cách đáng kể giữa các đối tác mang tính chiến lược, bao
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gồm: cộng đồng địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ quan của
Chính phủ, các tổ chức quốc tế về du lịch...
Như vậy, DLCĐ là “ loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch”
có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của CĐĐP vào các giai đoạn, các khâu trong
quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài
nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch.
Hay nói khác đi, DLCĐ là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng. Để
phát triển loại hình du lịch này cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho điểm du
lịch một cách cẩn thận và lâu dài.
DLCĐ còn được gọi bởi những tên khác như: Du lịch dựa vào cộng đồng
(Community-based tourism); Du lịch có sự tham gia của cộng đồng
(Community-participation in tourism); Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch
(Community-development in tourism); Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
(Community-based ecotourism)
1.1.3.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng
DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình và các hình thức du
lịch khác như sau:
- DLCĐ là những phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa
phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, khai thác, quản lý tài nguyên du
lịch và các khâu, các hoạt động du lịch trong quá trình phát triển: tham gia lập
và thực hiện quy hoạch du lịch, CĐ ĐP tham gia với cả với vai trò quản lý, tổ
chức điều hành, ra quyết định phát triển du lịch, tham gia kinh doanh du lịch,
sản xuất, cung ứng nông phẩm và các loại hang hóa khác.
- CĐ ĐP giữ gai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh động du lịch và
hoạt động KT _ XH có liên quan đến du lịch và du khách.
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp trong
việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi
trường vì sự phát triển cộng đồng.
- Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi
cư trú của CĐĐP, là những khu vực có TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phong
phú, hấp dẫn..
- Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền
kề các điểm TNDL, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm
tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, phát triển du lịch bền vững.
- Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài
nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch , đồng thời duy trì , phát
triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát
triển đa dạng về các ngành kinh tế.
- DLCĐ còn bao gồm cả cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà
nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuất kinh
doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi
du lịch, được hưởng thụ ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch.
Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền
vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng
đồng. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân
và do dân.
Việc tổ chức đầu tư, phát triển, khai thác các loại hình DLC Đ đòi hỏi
nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật,
vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.3.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng
- Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về
các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia phát triển du lịch.
- Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của CĐĐP, đảm bảo
những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm
xem xét và giải quyết.
- Ngay từ đầu, khi lập kế hoạch phát triển du lịch cũng như trong suốt
quá trình phát triển du lịch, cần thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng vào tất cả các lĩnh vực du lịch và bảo tồn.
- Phát triển du lịch như một công cụ giúp CĐĐP sử dụng để phát triển
KT _ XH trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế và không làm giảm các
ngành nghề truyền thống.
- Hòa nhập quy hoạch phát triển DLCĐ vào quy hoạch phát triển KT –
XH của địa phương và của quốc gia.
- Khai thác, bảo tồn các nguồn theo hướng thận trọng, hạn chế, tiết kiệm
và bền vững.
- Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa cũng như các
giá trị văn hóa bản địa.
- Hổ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển KT – XH, phát
triển du lịch góp phần nâng cao CLCS cộng đồng.
- Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương.
- Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữ các bên tham gia DLCĐ,
phần lớn các nguồn lợi thu được từ du lịch để lại cho phát triển cộng đồng.
- Đầu tư xúc tiến phát triển du lịch, tiếp thị trung thực và có trách nhiệm.
- Tăng cường nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, thống kê, hợp tác trong
phát triển DLCĐ.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.4. Tính thời vụ của hoạt động du lịch
1.1.4.1. Khái niệm
Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung cầu của các
dịch vụ hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định.
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó
có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. (Nguồn: Giáo trình Kinh tế
Du Lịch – Nguyễn Văn Dỉnh)
1.1.4.2. Đặc điểm
* Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các
vùng có hoạt động du lịch
Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch
và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn
giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là
không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu
tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể
đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm vì vậy tồn tại tính thời
vụ trong du lịch.
* Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du
lịch tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó
Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu
như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè
hoặc mùa đông.
Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt
Nam chỉ kinh doanh (và phát triển) loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì
mùa du lịch sẽ vào mùa hè.
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước
khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh hai thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào
mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có hai
mùa du lịch.
Tại một số vùng núi ở châu Âu (tại Áo, Pháp) phát triển hai mùa du lịch
chính là mùa đông trượt tuyết, mùa hè leo núi nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
* Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau
đối với các thể loại du lịch khác nhau
Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính
yếu hơn. Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông)
có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên
nhiều hơn).
* Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu
kỳ kinh doanh
Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính
(mùa chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là
thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn
lại trong năm được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch
nghỉ biển chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”.
Thí dụ: Tại bãi biển Sầm Sơn vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp
nhất, nhiều người đi tắm nhất (và cũng vì vào kỳ nghỉ hè). Vào thời gian đó số
khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính.
Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển tương đối ấm, có thể tắm biển được vẫn
còn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc trước mùa và sau mùa.
Còn lại tháng 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa (mùa chết).
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào
mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch,
điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch
Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên
du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du
lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch
thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các
nước, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh
doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngắn
hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn.
* Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của
khách đến vùng du lịch
Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên (sinh viên, học sinh)
thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm
đón khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu
niên thường hay đi theo đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn.
* Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ
sở lưu trú chính
Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách
sạn, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa
chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và Camping. Ở đó mùa du
lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn.
Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo
dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo
dài thời vụ hơn.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ
sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và Camping vừa linh hoạt lại
vừa tốn ít chi phí hơn.
- Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam:
+ Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát
triển kinh doanh du lịch quanh năm.
Sự đa dạng về khí hậu, nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc –
Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền
Nam khí hậu quanh năm nóng ẩm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du
lịch nghỉ biển cả năm.
Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó,
tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch.
+ Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có
động cơ và mục đích rất khác nhau.
Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và
(đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu
năm.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết
hợp kinh doanh (thăm dò thị trường), ký kết hợp đồng, một số với mục đích
tham quan tìm hiểu (động cơ xã hội), khách đến Việt Nam chủ yếu vào từ
tháng 10 đến tháng 3 hàng năm.
Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế nhiều.
+ Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của
thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là
rất khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào sụ phát triển các loại hình kinh doanh
du lịch khác nhau và cấu trúc, đặc điểm của luồng khách du lịch.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu
hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các
giá trị văn hóa (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu
tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam (và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế) tập trung chính vào
khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:
Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên Đán tập trung vào những tháng đầu
năm. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục
đích tham quan, tìm hiểu thường đến dịp này.
Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kì
nghỉ hè, vì thời gian nghỉ hè họ thường cùng với những người thân của họ đi
nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình
của khách du lịch quốc tế trên thế giới. Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh
đến Việt Nam vào tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó.
1.1.4.3. Quy luật thời vụ và ý nghĩa
* Quy luật thời vụ
Lượng du khách đến một nước hay một vùng du lịch không đều giữa các
tháng trong năm mà biến động mạnh thay đổi theo mùa. Sự biến thiên này
diễn ra theo một trật tự phổ biến và tương đối ổn định.
Thời vụ du lịch ở một quốc gia hoặc một vùng là một tập hợp của sự tương
tác theo mùa của đại lượng cung và đại lượng cầu trong tiêu dùng du lịch.
* Ý nghĩa quy luật thời vụ
Quy luật thời vụ du lịch có vai trò quan trọng đối với việc lập kế
hoạch phục vụ, cung ứng vật tư, hàng hóa du lịch, bố trí lực lượng lao động,
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kế hoạch đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch của tổ chức và doanh nghiệp du lịch.
1.2. SINH KẾ
1.2.1. Khái niệm về sinh kế
Sinh kế là vấn đề rộng vì vậy khó có thể đưa ra khái niệm nào có tầm
bao quát tất cả khía cạnh, tùy vào mục đích và nội dung nghiên cứu mà ta có
thể đưa ra một khái niệm phù hợp cho vấn đề.
Theo tổ chức DFID (2001): “Sinh kế là sự tập hợp các nguồn lực và khả
năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ
thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của
họ” [27]. Theo như DFID thì sinh kế gồm ba thành tố chính đó là nguồn lực
và khả năng con người, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế.
Theo Chamber và Coway (1992), sinh kế bao gồm khả năng (capacity),
tài sản (assets – các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ
và tiếp cận) và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống [26]. Theo
cách hiểu này thì sinh kế cũng bao gồm ba thành tố chính đó là khả năng, tài
sản và các hoạt động cần thiết để con người sử dụng làm phương thức kiếm
sống cho mình.
Theo Bùi Đình Toái (2004), “Sinh kế là một tập hợp của các nguồn lực
và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động
mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa
dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng
còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình, cộng đồng đó” [21].
Dựa vào các khái niệm trên thì sinh kế được hiểu chung nhất đó là bao
gồm khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết để con người kiếm sống.
Hay là cách thức mà con người vận dụng các nguồn lực sẵn có để tạo ra thu
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhập và duy trì cuộc sống cho bản thân và gia đình của họ. Còn có cách gọi
khác là kế sinh nhai.
Như vậy sinh kế hay nói cách khác là kế sinh nhai của một gia đình hay
cộng đồng là không giống nhau, tùy vào điều kiện của vùng miền nơi mình
sinh sống, kết hợp với các nguồn lực sẵn mà có mà lựa chọn một phương thức
kiếm sống phù hợp. Có những phương thức đã tồn tại từ rất lâu đời nhưng lại
có những phương thức mới hình thành, ra đời cùng với sự phát triển, đổi mới
của xã hội. Vì vậy, đòi hỏi con người phải thích ứng và bắt kịp sự vận động
đó nếu không sẽ tụt hậu dẫn đến nghèo đói.
Vậy thì muốn cải thiện sinh kế cho một gia đình hay cộng đồng thì
chúng ta phải đi vào xem xét kĩ lưỡng từng nguồn lực, xem khả năng sử dụng
chúng đến đâu, con người đang sử dụng ở mức độ nào. Từ đó đi sâu vào
nghiên cứu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường khả
năng khai thác các nguồn lực mới nhằm tăng năng suất, sản lượng, mang lại
lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề về chính sách và môi trường, qua đó
giúp giảm nghèo và cải thiện cuộc sống cho hộ gia đình và cộng đồng một
cách hiệu quả và bền vững.
1.2.2. Các hoạt động sinh kế
Hoạt động sinh kế của con người rất đa dạng tùy vào điều kiện tự nhiên
và xã hội của từng vùng miền khác nhau mà sinh kế cũng khác nhau. Dựa vào
các điều kiện cụ thể mà lựa chọn cách thức sinh kế phù hợp, nhằm tận dụng
tốt các nguồn lực của tự nhiên và thế mạnh của gia đình để sản xuất đạt hiệu
quả, qua đó tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Hiểu một cách đơn giản đây là tất cả các hoạt động kiếm ra tiền mặt hoặc
các sản phẩm vật chất phục vụ cho việc trao đổi buôn bán của cộng đồng, hộ
gia đình hay cá nhân. Tuy hoạt động sinh kế có tính đa dạng nhưng suy cho
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cùng thì nó vẫn gói gọn trong hai lĩnh vực lớn đó là nông nghiệp và phi nông
nghiệp.
1.2.2.1. Hoạt động sinh kế nông nghiệp
Hiện nay trong nền kinh kế của các nước đặc biệt là các nước đang phát
triển, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam là nước có hơn
nửa số dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì đây là hoạt động sinh kế
chủ yếu, đóng vai trò rất quan trọng, tạo ra thu nhập và cung cấp các sản
phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống của người dân.
Nông nghiệp là tập hợp các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản và công nghệ sau thu hoạch. Các hoạt động sinh kế nông nghiệp
theo nghĩa rộng hơn bao gồm các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi), lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng),
ngư nghiệp (hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy – hải sản).
Trong nông nghiệp cũng được phân chia làm hai loại khác nhau là nông
nghiệp thuần nông và nông nghiệp chuyên sâu, phản ánh trình độ khác nhau
của sản xuất nông nghiệp, khi nghiên cứu cần xác định sản xuất nông nghiệp
đang ở dạng nào để có hướng nghiên cứu thích hợp.
- Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ chính
gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp
sinh nhai.
- Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên
môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng
máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm
nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao
gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phục vụ chủ yếu cho mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu.
1.2.2.2. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp
Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ các hoạt
động không phải phạm trù của nông nghiệp, theo nghĩa rộng bao gồm cả
nông, lâm, ngư nghiệp. Các hoạt động phi nông nghiệp có nghĩa rất rộng bao
gồm: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp xây dựng và
các hoạt động liên quan đến dịch vụ.
Theo tổ chức ngân hàng thế giới (2004) kinh tế phi nông nghiệp có thể
được định nghĩa theo ba mức độ khác nhau:
- Mức độ thứ nhất, kinh tế phi nông nghiệp liên quan đến những hoạt
động như là những ngành nghề trong ngành kinh doanh không phải là nông
nghiệp, sự xây dựng và sản xuất sản phẩm có ích, nó diễn ra tại nông trại hay
những vùng nông thôn.
- Mức độ thứ hai, một phần nói đến những hoạt động phi nông nghiệp
diễn ra tại nông trại và những vùng nông thôn mà còn đề cập đến sự buôn bán,
vận chuyển và những dịch vụ khác.
- Mức độ thứ ba, kinh tế phi nông nghiệp diễn ra tại nông trại, những
vùng nông thôn, trung tâm thương mại nông thôn bao gồm không chỉ tất cả
những hoạt động ở mức độ thứ nhất và thứ hai mà còn những hoạt động khác
như là sự chế biến công nghiệp, tiếp thị và những dịch vụ liên quan.
Mức độ thứ ba được hiểu một cách đầy đủ nhất. Nó phù hợp cho những
nhà nghiên cứu, khi tìm hiểu về hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn và
những người làm chính sách, để đề xuất những chính sách cho việc phát triển
những trung tâm thương mại nông thôn. Nó còn là nhân tố nòng cốt trong sự
phát triển kinh tế phi nông nghiệp.
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong nghiên cứu này hoạt động sản xuất phi nông nghiệp được hiểu là
một hoạt động sản xuất tạo thu nhập khác với sản xuất nông nghiệp.
1.2.2.3. Mối liên hệ giữa hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp
Trong quá trình tồn tại và phát triển hai hoạt động sinh kế này không tồn
tại riêng lẻ mà có mối liên kết chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, thúc
đẩy nhau cùng phát triển, thể hiện cụ thể ở những nhóm liên kết sau:
- Nhóm liên kết sản xuất: thể hiện mối liên hẹ phụ thuộc lẫn nhau về đầu
vào và cả đầu ra của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Người
nông dân cần các sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp của mình như cày, cuốc, các dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu.
Và nhu cầu của người nông dân cho việc chế biến, đóng gói và tiêu thụ các
sản phẩm nông nghiệp. Ngược lại, xuất phi nông nghiệp cũng cần đầu vào là
các sản phẩm nông nghiệp.
- Nhóm mối liên hệ về tiêu dùng, trong đó người nông dân mua sản
phẩm của khu vực sản xuất phi nông nghiệp, phục vụ cho sinh hoạt và ngược
lại người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm của nông dân.
Ở đây chúng ta chỉ hiểu ở mối liên hệ đơn giản trong thực tế có sự giao thoa,
đa dạng hóa sản xuất giữa hai khu vực.
- Nhóm mối liên hệ về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa
hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể đầu tư cho phát triển
phi nông nghiệp. Ngược lại, ở một thời điểm nào đó thu nhập từ phi nông
nghiệp có thể được sử dụng cho nông nghiệp. Năng suất lao động trong nông
nghiệp tăng lên, vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỉ lệ lương
trong khu vực phi nông nghiệp, do mức thu nhập trung bình của nông nghiệp
tăng lên đòi hỏi khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng theo mới thu hút
được lao động. Ngược lại năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do nhu cầu
về lao động giảm.
- Nhóm mối quan hệ về chia sẽ rủi ro: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là một hành vi đẻ chia sẽ rủi ro. Do
bản chất của hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, vì vậy thường
chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và người nông dân thường đa dạng hóa hoạt
động của mình không đơn giản chỉ vì năng suất lao động phi nông nghiệp cao
hơn mà còn là đỡ rủi ro hơn.
1.2.3. Khung sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế bền vững về cơ bản được dựa trên nền tảng của khái
niệm phát triển bền vững. Rất nhiều bộ phận cấu thành trong sinh kế bền vững
đều dựa trên tư tưởng của Báo cáo Bruntland và Báo cáo Phát triển Con
người, đó là: tập trung vào người nghèo và nhu cầu của họ; tầm quan trọng
của sự tham gia của người dân; nhấn mạnh vào tính bền vững; và những giới
hạn về sinh thái.
Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng
con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải
có khả năng đương đầu và vuợt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ
[12].
Thêm cách hiểu khác, một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó
và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả
thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng
nguồn lực tự nhiên [37].
Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường
hoặc các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy
sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương
lai [28].
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau:
lấy con người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân; xây
dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn
thương; tổng thể; thực hiện ở nhiều cấp; trong mối quan hệ với đối tác; bền
vững và năng động [28]. Tiếp cận sinh kế bền vững cũng thừa nhận rằng các
chính sách, thể chế và quá trình có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng
các tài sản mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế [35].
Như vậy, một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối
phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc
nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây
tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên [12].
Khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững trên đã dẫn đến một số
phương pháp tiếp cận sinh kế tập trung chặt chẽ vào truy cập các loại tài sản
của người dân. Trong các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, phương
pháp được phát triển tại DFID từ năm 1998 có trọng tâm là khung sinh kế bền
vững – một cấu trúc phân tích để tạo điều kiện cho một sự hiểu biết rộng lớn
và mang tính hệ thống của các yếu tố khác nhau có tác dụng hạn chế hoặc
tăng cường cơ hội sinh kế và để chỉ ra cách chúng liên quan với nhau [34].
Khung sinh kế bền vững được DFID xây dựng với các nhân tố: khung
hoàn cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, cấu trúc chuyển đổi và quá trình
thực hiện, các chiến lược sinh kế và kết quả. Trong đó, nhân tố quan trọng,
đóng vai trò trung tâm của khung sinh kế bền vững là tài sản sinh kế với 5 loại
vốn: nhân lực, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội [33]
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.3.1. Bối cảnh tổn thương
Đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc,
xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường (xu hướng tăng
dân số, xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm,…) và sự
dao động (dao động về giá cả thị trường, dao động về việc làm,…). Một đặc
điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng
kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu hơn nữa.
Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu
tố này là rất phổ biến và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều
này chủ yếu là do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể
giúp họ bảo bệ mình khỏi những tác động xấu.
1.2.3.2. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế
Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng
để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được
chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã
hội và vốn tự nhiên [18].
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng,
kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược
sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ.
Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về
lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có
thể sử dụng và phát huy hiệu quả 4 loại vốn khác.
+ Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính
mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó
bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín
dụng khác nhau [18].
+ Vốn tự nhiên (Natural capital):Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên
thiên nhiên như đất, nước,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được
nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự
nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra
thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất
lượng đất đai, quy mô và chất lượng nguồn nước, quy mô và chất lượng các
nguồn tài nguyên khoáng sản, quy mô và chất lượng tài nguyên thủy sản và
không khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến
hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những
yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con
người như không khí hay sự đa dạng sinh học [18].
+ Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ
bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế.
Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình.
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của
cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống cấp
nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần
vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia
đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất,
nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như
nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình [18].
+ Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế. Nó
nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và
phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích
trong quá trình thực thi sinh kế [18].
Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể
hiện khả năng thây đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con
người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem
xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương
lai.
1.2.3.3. Chiến lược sinh kế
Là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý
các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được
mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ
thể như là: quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; qui mô
của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và
bảo tồn các tài sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến
thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro,
những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử
dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những
điều trên;…[8].
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là
những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu
dài, bao gồm:
- Sự hưng thịnh hơn: thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt
hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và
nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng [7].
- Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền,
người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất
khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia
đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt,
sự an toàn của đời sống vật chất… [7].
- Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong
trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho
việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa
những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá
cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia
súc…[7].
- An ninh lương thực được củng cố: an ninh lương thực là một cốt lõi
trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất,
nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương
thực…[7].
- Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: sự bền
vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ
cho các kết quả sinh kế khác [7].
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của
những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Các thành tố của một sinh kế
có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác
động bởi các yếu tố bên ngoài.
1.2.3.4. Các chính sách và thể chế
Bao gồm các chính sách, luật lệ, và những hướng dẫn của Nhà nước,
những cơ chế, luật tục và phong tục của cộng đồng, các cơ quan, tổ chức và
dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các khía cạnh của
sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững
vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những
chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số
hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên
cả các mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng và khả năng liệu người dân có
thể nằm trong bối cảnh để đạt được những điều kiện sống tốt.
1.2.3.5. Các chiến lược sinh kế và kết quả
Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để
kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà
con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của minh [9].
Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho cộng đồng, nhờ các chiến
lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn,
giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn
nguồn tài nguyên [23].
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá sinh kế
Sinh kế là một khái niệm rộng bao hàm rất nhiều yếu tố khác nhau, được
hiểu đơn giản là kế sinh nhai của một hộ gia đình hay cộng đồng. Vì vậy,
đánh giá sinh kế của một hộ gia đình hay cộng đồng nào đó phải dựa
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vào bản chất của hộ gia đình hay cộng đồng đó để đưa ra các tiêu chí chính
xác và cụ thể.
Chamber và Conway (1992) đã đưa ra những yêu cầu và tiêu chí đầu tiên
về đánh giá sinh kế, đánh giá sinh kế dựa trên hai phương diện là môi trường
(đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc bảo tồn hoặc tăng cường các
nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệ tương lai), và về vấn đề xã hội (đề
cập đến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết những căng thẳng và đột
biến) [26]. Sau này DFID (2001) và các tác giả khác đã phát triển và đi đến
thống nhất đánh giá sinh kế dựa vào bốn phương diện đó là: kinh tế, xã hội,
môi trường và thể chế, từ đó đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá [27].
Dựa vào các phương diện đánh giá sinh kế của các tác giả và tổ chức
nghiên cứu trên, ta có thể đưa ra các hướng để xây dựng chỉ tiêu đánh giá sinh
kế như sau:
- Về kinh tế: đánh giá thông qua việc sinh kế làm tăng thu nhập của hộ
gia đình hay không.
- Về xã hội: đánh giá thông qua tác động của sinh kế có làm giảm nghèo,
tạo thêm việc làm, đảm bảo an ninh lương thực và giảm các tệ nạn xã hội.
- Về môi trường: đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững các nguồn
lực tự nhiên (đất, nước rừng, khoáng sản, thủy sản,…) và không gây hủy hoại
môi trường (ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường).
- Về chính sách: đánh giá thông qua các yếu tố liên quan đến chính sách
như là hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ hay không, có tạo
ra môi trường thuận lợi về thể chế để tạo điều kiện cho sinh kế người dân phát
triển hay không, quy trình hoạch định về chính sách có sự tham gia góp ý của
người dân và được người dân tán thành hay không.
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trên cơ sở các hướng nêu trên, ta có thể đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá
sinh kế hộ gia đình cụ thể như sau:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sinh kế
1. Chỉ tiêu về số lao động: được xác định thông qua số phần trăm người
đến tuổi lao động trong tổng số thành viên của gia đình.
2. Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn kỹ thuật người lao động: được xác
định thông qua tổng số năm hoạt động nghề nghiệp của người lao động.
3. Chỉ tiêu đất canh tác, ao nuôi: được xác định thông qua tổng diện
tích đất canh tác, ao nuôi của gia đình.
4. Chỉ tiêu về số nông cụ, ngư cụ: được xác định thông qua tổng số
nông cụ, ngư cụ của gia đình đang ở mức độ nào.
5. Chỉ tiêu về vốn: được xác định thông qua tổng số vốn tính bằng tiền
mặt hiện có trong gia đình.
6. Chỉ tiêu về chính sách: được xác định thông qua đánh gia của người
dân về việc thực thi các chính sách như: khuyến nông, khuyến ngư; chính
sách miễn giảm thuế; chính sách hỗ trợ TĐC; …, có tốt không?
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sinh kế
1. Chỉ tiêu về tổng thu nhập hộ: được xác định thông qua tổng thu nhập
tính ra tiền mặt, của hộ dân trong năm.
2. Chỉ tiêu về tổng thu nhập bình quân trên khẩu: được xác định bằng
cách lấy tổng thu nhập của hộ chia cho tổng số thành viên trong gia đình,
trong năm.
3. Chỉ tiêu về thu nhập bình quân trên lao động: được xác định bằng
cách lấy tổng thu nhập của gia đình chia cho tổng số lao động trong gia đình.
4. Chỉ tiêu về năng suất sinh kế: được xác định thông qua năng suất của
các hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp của các hộ trong một thời kỳ.
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5. Chỉ tiêu về tỉ lệ thời gian làm việc: được xác định thông qua tổng
thời gian mà người dân tiến hành các hoạt động sản xuất, trong một năm.
6. Chỉ tiêu về tỉ lệ hộ nghèo: được xác định thông qua tỉ lệ hộ nghèo tại
địa phương chiếm bao nhiêu phần trăm, đang ở mức nào.
7. Chỉ tiêu về an ninh xã hội: được xác định thông qua tổng số vụ gây
rối, đánh nhau, tai nạn, đánh bạc, xảy ra tại địa phương, đang ở mức nào.
1.2.5. Các nguồn lực sinh kế
Nguồn lực sinh kế được hiểu như là các điều kiện bên trong hay bên
ngoài tác động đến một chủ thể làm cho nó thay đổi về chất và lượng. Muốn
cải thiện sinh kế cho một cộng đồng hay một hộ gia đình nào đó chúng ta phải
dựa vào các nguồn lực này, vận dụng chúng một cách hiệu quả nhất để biến
tác động đó theo chiều hướng tích cực. Các nguồn lực đó bao gồm các yếu tố
về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội.
1.2.5.1. Nguồn lực con người
Trong cải thiện sinh kế nguồn lực con người đóng vai trò rất quan
trọng, nó được xem như là chủ thể vì con người vừa tạo ra sinh kế vừa hưởng
lợi từ sinh kế đó, nói cách khác mục đích của việc cải thiện sinh kế là hướng
tới con người nhằm cải thiện cuộc sống cho họ thông qua các nguồn lực sinh
kế mà họ sẵn có.
Nhân tố con người tác động đến sinh kế thể hiện ở hai yếu tố chính đó
là số lượng và chất lượng.
Về số lƣợng
Dân số của một quốc gia hay một vùng nào đó luôn biến động theo thời
gian, có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào các yếu tố tác động lên
nó. Dân số và sự gia tăng dân số là hai yếu tố có quan hệ mật thiết và tác động
rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng hay quốc gia. Bởi vì,
42
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

More Related Content

Similar to Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...mokoboo56
 
Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...
Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...
Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...mokoboo56
 

Similar to Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (20)

Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
 
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghi...
 
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.docSự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
Tìm hiểu và khai thác văn hóa then của người tày tại huyện bình liêu tỉnh Quả...
 
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
 
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...
Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...
Khóa Luận Thực trạng bảo tồn và phát triển du lịch tại quần thể di tích cố đô...
 
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoáLuận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá di tích lịch sử văn hoá
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa.doc
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa.docLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa.doc
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Ngành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa.doc
 
Luận Văn PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH.doc
Luận Văn PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH.docLuận Văn PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH.doc
Luận Văn PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH.doc
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thông tin, 9 ĐIỂM
 
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Văn Hóa Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa
Luận Văn Ngành Quản Lý Văn Hóa Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn HóaLuận Văn Ngành Quản Lý Văn Hóa Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa
Luận Văn Ngành Quản Lý Văn Hóa Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa
 
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.docPhát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
 
Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...
Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...
Khóa Luận Nghiên Cứu Để Nâng Cao Tính Xã Hội Hoá Trong Các Hoạt Động Du Lịch ...
 
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoáLuận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ trường đại học lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ trường đại học lâm nghiệp, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ trường đại học lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ trường đại học lâm nghiệp, 9 ĐIỂM
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docxDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn An Ninh Mạng, Hay Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
171 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Tâm Linh, Từ Trường Đại Học.docx
 
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
195 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Mầm Non, Mới Nhất.docx
 
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
171 Đề Tài Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ, Điểm Cao.docx
 
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docxXem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
Xem Ngay 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thành Ngữ, 9 Điểm.docx
 
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docxCombo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
Combo 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Thừa Kế, Tuyển Chọn 10 Điểm.docx
 
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
180 Đề Tài Luận Văn Nghiên Cứu Khoa Học, Hay Nhất.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
200 Đề Tài Luận Văn Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docxTuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
Tuyển Chọn 201 Đề Tài Luận Văn Dịch Vụ Công, 9 Điểm.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Mầm Non, 9 Điểm.docx
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docxTuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về An Ninh Mạng, Mới Nhất.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docxTải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
Tải Free Tiểu luận về công ty đa quốc gia 9 điểm.docx
 
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.docDOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
DOWNLOAD FREE - Tiểu luận về bảo hiểm y tế.doc
 
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.docTải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
Tải miễn phí - TIỂU LUẬN VỀ KINH TẾ HỌC 9 điểm.doc
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docxTải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
Tải miễn phí - Tiểu luận về ngân hàng thương mại.docx
 
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.docTIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 9 điểm.doc
 
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.docTiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
Tiểu luận chế định thừa kế trong bộ luật dân sự.doc
 
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.docTiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
Tiểu luận về nền văn hóa bản sắc dân tộc Việt Nam.doc
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------  ----- NGUYỄN THỊ THẢO ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ HỌC MÃ SỐ : 160310501 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ VĂN TIN Huế, năm
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả ký tên Nguyễn Thị Thảo
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Tin, người Thầy đã tận tâm chỉ dạy, định hướng và đồng hành, giúp tôi tháo gỡ mọi vướng mắc trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn trường Đại học Sư phạm Huế là cơ sở đón nhận đào tạo và sự giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo của Khoa Địa lý, quý phòng Sau Đại học, phòng Khoa học công nghệ - Tạp chí khoa học và Môi trường. Tôi rất biết ơn Ban Chủ nhiệm, các thầy giáo, cô giáo, đặc biệt là Tổ bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội của Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Huế tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và công tác. Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan, ban ngành ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các phòng, ban trung tâm thuộc UBND thị xã Hương Trà, chính quyền và nhân dân địa phương đã nhiệt tình giúp tôi thu thập tài liệu và các thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu. Cuối cùng, tác giả xin tri ân gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp, các anh chị em học viên cao học cùng lớp đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Huế,ngày tháng năm 2017 Nguyễn Thị Thảo
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNDL CSHT CSVCKT DT DTKTNT DTLS DTLSVH DSTG DSVH ĐVHC KT-XH KS LN LNTT DLCD QHTT TP TNDLNV : Tài nguyên du lịch : Cơ sở hạ tầng : Cơ sở vật chất kỹ thuật : Di tích : Di tích kiến trúc nghệ thuật : Di tích lịch sử : Di tích lịch sử - văn hóa : Di sản thế giới : Di sản văn hóa : Đơn vị hành chính : Kinh tế- xã hội : Khách sạn : Làng nghề : Làng nghề truyền thống : Du lịch cộng đồng : Quy hoạch tổng thể : Thành phố : Tài nguyên du lịch nhân văn
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ..........................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................6 3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu....................................................................7 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................7 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................7 6. Cấu trúc của luận văn..............................................................................11 NỘI DUNG ....................................................................................................12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ...................................................13 1.1. Một số khái niệm .....................................................................................13 1.1.1. Khái niệm du lịch..............................................................................13 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch............................................................15 1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên......................................................15 1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.....................................................16 1.1.3. Du lịch cộng đồng.............................................................................17 1.1.3.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng...............................................17 1.1.3.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng.....................................................20 1.1.3.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng . 22 1.1.4. Tính thời vụ của hoạt động du lịch...................................................23 1.1.4.1. Khái niệm..................................................................................23 1.1.4.2. Đặc điểm...................................................................................23 1.1.4.3. Quy luật thời vụ và ý nghĩa ......................................................27 1.2. Sinh kế......................................................................................................28 1.2.1. Khái niệm về sinh kế.........................................................................28 1
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Các hoạt động sinh kế.......................................................................29 1.2.2.1. Hoạt động sinh kế nông nghiệp ................................................30 1.2.2.2. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp..........................................31 1.2.2.3. Mối liên hệ giữa hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp.....................................................................................................32 1.2.3. Khung sinh kế bền vững ...................................................................33 1.2.3.1. Bối cảnh tổn thương .................................................................35 1.2.3.2. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế..................................................35 1.2.3.3. Chiến lược sinh kế ....................................................................37 1.2.3.4. Các chính sách và thể chế.........................................................39 1.2.3.5. Các chiến lược sinh kế và kết quả ............................................39 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá sinh kế...................................................................39 1.2.5. Các nguồn lực sinh kế.......................................................................42 1.2.5.1. Nguồn lực con người ................................................................42 1.2.5.2. Nguồn lực tự nhiên ...................................................................44 1.2.5.3. Nguồn lực xã hội.......................................................................45 1.2.5.4. Nguồn lực tài chính...................................................................46 CHƢƠNG 2. ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .........................................................................................................................48 2.1. Khái quát về thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế...............................48 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ............................................................48 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................49 2.1.2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết,thủy văn : ......................................49 2.1.2.2.Địa hình,đất đai, thổ nhưỡng:....................................................50 2.1.2.3. Tài nguyên và khoáng sản ........................................................54 2.1.3. Điều kiện kinh tế -xã hội...................................................................55 2.1.3.1.Tình hình dân số và lao động.....................................................55 2.1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội thị xã Hương Trà thời kỳ 2010-2017 58 2
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.3.3. Các lợi thế, hạn chế, thách thức và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của Hương Trà..............................65 2.2. Thực trạng phát triển du lịch thị xã hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế .....68 2.2.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................68 2.2.2. Vai trò của du lịch.............................................................................83 2.2.3. Thực trạng kinh doanh du lịch..........................................................85 2.2.3.1. Thực trạng tổng sản phẩm (GDP) du lịch.................................85 2.2.3.2. Thực trạng khách du lịch ..........................................................86 2.2.3.3. Thực trạng doanh thu du lịch....................................................88 2.2.4. Thực trạng đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch ...............................89 2.2.4.1. Khai thác tài nguyên du lịch.....................................................89 2.2.4.2. Số lượng các khu, điểm du lịch ................................................90 2.2.4.3. Tình hình số lượng khách đến các điểm, khu du lịch...............91 2.2.5. Thực trạng về tổ chức, quản lý và đóng góp cho cộng đồng............91 2.2.5.1. Về tổ chức và quản lý đối với hoạt động du lịch......................91 2.2.5.2. Về mức độ đóng góp của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch ...........................................................................................92 2.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế người dân địa phương....93 2.3.1. Ảnh hưởng tích cực...........................................................................93 2.3.1.1. Phát triển du lịch ảnh hưởng đến kinh tế..................................93 2.3.1.2. Ảnh hưởng tích cực của phát triển du lịch đến môi trường......97 2.3.1.3. Phát triển du lịch và văn hóa - xã hội .......................................98 2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực.........................................................................100 2.3.3. Thực trạng sinh kế của người dân Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................................................................105 2.3.3.1. Tác động của hoạt động du lịch đến các nguồn vốn sinh kế của người dân .............................................................................................105 2.3.3.2. Việc làm và thu nhập ..............................................................112 2.3.3.3. Sự bất ổn định do tính mùa trong du lịch ...............................115 3
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SINH KẾ DỰA VÀO DU LỊCH CHO NGƢỜI DÂN THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...118 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp ...................................................................118 3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ..............................................118 3.1.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030........................................................................118 3.1.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030......................................................120 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030..............121 3.2. Đề xuất giải pháp sinh kế cho người dân huyện Hương Trà.................123 3.2.1. Giải pháp về nguồn lực...................................................................123 3.2.1.1. Giải pháp về dân số.................................................................123 3.2.1.2. Giải pháp về lao động.............................................................124 3.2.1.3. Nâng cao trình độ dân trí ........................................................124 3.2.1.4. Nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm lao động ..............................125 3.2.1.5. Đào tạo nghề cho người lao động...........................................125 3.2.1.6. Giải pháp về quản lý...............................................................126 3.2.1.7. Giải pháp về chính sách..........................................................127 3.2.1.8. Giải pháp về bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ..............128 3.2.2. Giải pháp cho từng mô hình sinh kế cụ thể ....................................129 3.2.2.1. Mô hình sinh kế: đánh bắt, nuôi trồng – tiểu thủ công nghiệp – chế biến thủy sản – dịch vụ..................................................................129 3.2.2.2. Mô hình sinh kế: trồng trọt, chăn nuôi – đánh bắt – dịch vụ . 132 3.3.2.3. Mô hình sinh kế: hỗn hợp.......................................................134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................136 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................138 PHỤ LỤC 4
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Du lịch đã và đang trở thành nhu cầu phổ biến trong đời sống văn hóa-xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động du lịch cũng vì thế phát triển rất nhanh, nhiều quốc gia đã xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng do đã đóng góp rất lớn vào thu nhập quốc dân. Thừa thiên Huế là một trung tâm văn hóa du lịch lớn của cả nước, là vùng đất có tiềm năng du lịch phong phú. Nơi đây không chỉ nổi tiếng vì các danh lam thắng cảnh, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp đã được ngợi ca nhiều trong các tác phẩm văn hóa, thơ ca như Sông Hương, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, biển Thuận An... mà còn có hàng trăm di tích văn hóa, lịch sử, di tích cách mạng có giá trị cao. Với xu hướng mới trong tiêu dùng của con người trong thời đại hiện nay, du lịch không những mang lợi nhuận kinh tế đến cho những vùng những quốc gia có phong cảnh núi non hùng vĩ, những bờ biển thơ mộng mà nó còn mang lợi nhuận kinh tế về nhiều mặt đến cho những vùng quê xa xôi hẻo lánh. Hương Trà là thị xã nằm liền kề với thành phố Huế. Đây là địa phương có sự đa dạng và phong phú về địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Với đặc trưng vừa tiếp giáp với biển vừa có nhiều đồi núi và là địa bàn có tiềm năng và ưu thế phát triển du lịch. Hiện tại Hương Trà là nơi lưu giữ nhiều công trình kiến trúc , danh lam thắng cảnh như Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Điện Hòn Chén, khu di tích Chăm Pa. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điểm đến đầy tiềm năng như Rú Chá và hệ thống sinh thái vùng ngập mặn… Trong những năm gần đây, sự phát triển du lịch đã tác động không ít đến đời sống con người, thiên nhiên và môi trường nông thôn. Sự hình thành và 5
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phát triển các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Hương Trà góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Phát triển du lịch đã và đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây. Tuy nhiên, do phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững. Người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn vẫn còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, việc lựa chọn đề tài “ Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế của người dân huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng các giải pháp sinh kế nhằm nâng cao đời sống người dân và khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tiềm năng du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nêu trên, cần giải quyết những nhiệm vụ sau: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến sinh kế của người dân địa phương. Nghiên cứu sinh kế của dân cư dựa vào các điểm du lịch trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất những giải pháp phù hợp cải thiện sinh kế, tăng thu nhập cho người dân ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 6
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến sinh kế của người dân địa phương. - Về mặt không gian: Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2010 đến 2017 và định hướng đến năm 2025. 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về tài nguyên du lịch về sinh kế, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp sinh kế của dân cư dựa vào các điểm du lịch ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp tài liệu, thông tin cập nhật về hoạt động du lịch và hiện trạng sinh kế của người dân địa phương trong thời gian gần đây. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung cũng như cho việc góp phần nâng cao đời sống của dân cư, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế và bảo vệ môi trường, hướng tới sinh kế bền vững cho người dân địa phương trong giai đoạn hiện nay. 5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp thể hiện sự nhìn nhận đối tượng nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện, xem xét chúng là sự kết hợp, phối hợp có quy luật của các yếu tố tạo thành. 7
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sử dụng tài nguyên du lịch cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với các tài nguyên khác, với các yếu tố kinh tế - xã hội khác. Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp về thực trạng sinh kế của người dân giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020. 5.1.2. Quan điểm hệ thống Đây là quan điểm cần được vận dụng khi nghiên cứu các vấn đề địa lí bởi tất cả các yếu tố, sự vật, hiện tượng dù là tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều nằm trong một hệ thống nhất định tác động qua lại, phụ thuộc và quy định lẫn nhau. Sự thay đổi của một nhân tố có thể khiến cả hệ thống thay đổi và ngược lại. Không một hình thức sản xuất nào tồn tại độc lập mà bao giờ cũng nằm trong một hệ thống nào đó. Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là một yếu tố trong hệ thống phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu chúng ta phải đặt chúng trong hệ thống để tìm ra mối liên hệ. 5.1.3. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm dặc thù của địa lý học nói chung và địa lý kinh tế- xã hội nói riêng vì đối tượng địa lí luôn phân bố trong phạm vi không gian nhất định có sự khác biệt giữa nơi này và nơi khác. Hương Trà là một thị xã thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, do đó việc áp dụng quan điểm lãnh thổ cho phép xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác , phát hiện các quy luật phát triển , các nhân tố tác động đến tổ chức không gian kinh tế- xã hội. Khi nghiên cứu địa lí địa phương, quan điểm này cần vận dụng để phát hiện ra các cấu trúc bên trong và các mối quan hệ của các thực thể với các yếu tố khác bên ngoài cũng như sự phân hóa theo không gian. 8
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5.1.4. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh Đây là quan điểm tìm đến nguồn gốc lịch sử của các sự vật- hiện tượng đang tồn tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng. Xác định xu hướng vận động , dự báo dựa vào căn cứ khoa học, đảm bảo tính tích cực và sáng tạo, tính kế thừa của địa lí kinh tế- xã hội trong nghiên cứu. Các cư dân ở thị xã Hương Trà có quá trình hình thành và phát triển lâu dài và phức tạp. Vì vậy khi nghiên cứu cần phải dựa theo quan điểm này để đánh giá đúng đắn sự hình thành và phát triển, từ quá khứ đến hiện tại của vấn đề mình đang quan tâm. Qua đó có thể dự báo tương lai để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện sinh kế cho các hộ dân tại các điểm du lịch của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Hiện nay, phát triển bền vững được xem là quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứu hoạt động kinh tế - xã hội, bởi mọi tác động của con người đều tác động lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhân văn của chính họ. Phát triển bền vững hướng tới một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai hay phát triển mà không ảnh hưởng gì đến tương lai. Quan điểm phát triển bền vững ngày càng được áp dụng nhiều trong nghiên cứu các vấn đề địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội. Nghiên cứu sinh kế của dân cư dựa vào các điểm du lịch ở thị xã Hương trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cần phải đảm bảo quan điểm này. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong các đề tài nghiên cứu. Cơ sở của phương pháp là dựa vào phân tích và xử lý số liệu, tài liệu đã được 9
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 điều tra, thống kê, nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo tính kế thừa các nghiên cứu có trước, sử dụng các thông tin đã được kiểm nghiệm, công nhận và xã hội hóa nhằm tiết kiệm công sức và thời gian nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp bản đồ Theo các nhà khoa học thì bản đồ là ngôn ngữ chung của địa lý, vì nó có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này việc sử dụng bản đồ là một phương tiện, công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình nghiên cứu. Đề tài sử dụng, phân tích một số bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ dân cư, bản đồ du lịch thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Có ý nghĩa vô cùng to lớn, đây là phương pháp giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan,kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính khi tiến hành phương pháp này bao gồm quan sát, mô tả, điều tra, ghi chép, chụp ảnh,…tại các điểm nghiên cứu, nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu từ thực tế ở địa bàn nghiên cứu. 5.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Đây là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu bao gồm các hoạt động phỏng vấn trực tiếp cá nhân, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua phiếu điều tra, giúp luận văn nắm được thông tin một cách trực tiếp, chính xác. Địa điểm nghiên cứu là địa bàn thị xã Hương Trà. Để đạt được mục đích đề ra và do điều kiện về thời gian, đề tài chỉ tiến hành điều tra tại một số điểm du lịch đặc trưng, chủ yếu từng loại hình du lịch. 10
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đối tượng điều tra của đề tài chủ yếu người dân tại cộng đồng địa phương có tài nguyên du lịch. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến sinh kế. Chương 2. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch ảnh hưởng đến sinh kế người dân thị xã Hương Trà,tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3. Đề xuất giải pháp sinh kế dựa vào du lịch cho người dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 11
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH THỊ XÃ HƢƠNG TRÀ 12
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN SINH KẾ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm du lịch Du lịch được xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Về sau, cùng với sự phát triển kinh tế và nhận thức của con người, hoạt động du lịch ngày càng được phát triển và khái niệm du lịch cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm: - Giáo sư Hunzinken và giáo sư Krapf (Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm: “ Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào” - Guer Freuler cho rằng: “Du lịch là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. - Năm 1985 nhà địa lí học I.I.Pirogiơnic định nghĩa: “ Du lịch là một hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi thường trú nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và xã hội”. 13
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Tháng 3 năm 1993, Ủy ban thống kê Liên Hiệp Quốc (The United Statiscal Commison) phối hợp với tổ chức du lịch thế giới WTO (World Travel Organization) cho in tài liệu thống kê du lịch (Recommendasion on Tourism Statistic) với khái niệm du lịch như sau: “ Du lịch là hành động của con người đi du hành đến và lưu trú tại nơi khác với nơi ở, môi trường thường xuyên của họ với thời gian không quá một năm (và nhiều hơn 24 giờ) nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”. - Theo pháp lệnh du lịch Việt nam (20/2/1999): “ Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. - Khoản 1, Điều 4, Chương 1 Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyển đi của con người ngoài nơi cu trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”. Như vậy, từ những khái niệm trên chúng ta có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản về du lịch như sau: - Du lịch có liên quan tới một tổ hợp những mối quan hệ giữa người, địa điểm và sản phẩm. - Những mối quan hệ này nảy sinh thông qua việc con người đi khỏi nơi thường trú và lưu lại điểm đến. - Những người du lịch cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với việc nghỉ ngơi, giải trí. 14
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2005 [1]: “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Theo Nguyễn Minh Tuệ [23]: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. 1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên có thể hiểu là các loại tài nguyên tự nhiên có liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày mang tính độc đáo, đặc sắc có thể khai thác và phục vụ phát triển hoạt động du lịch, bao gồm: địa hình, đất đai, khí hậu, nước, động và thực vật. Đối với du lịch ở huyện Hương Trà, địa hình và đất đai được xem xét như là một loại tài nguyên du lịch thông qua việc tạo ra các cảnh quan tự nhiên, tập quán sản xuất và các nông sản địa phương mang tính đặc trưng của mỗi vùng. Chẳng hạn như ở vùng địa hình cao nguyên với đất đỏ ba dan sẽ tạo ra cảnh quan đặc trưng là các rừng cây công nghiệp lâu năm, cùng với các nông sản đặc trưng như cà phê, chè,...là tập quán canh tác cây công nghiệp lâu năm. Còn đối với vùng địa hình đồng bằng với đất phù sa thì sẽ hình thành nên những cánh đồng lúa nước và các cây hoa màu, cùng với đó là tập quán canh tác trồng lúa và cây hoa màu. Và đây chính là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch tham quan, khám phá và tìm hiểu. 15
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngoài ý nghĩa gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi và sức khỏe của du khách trong các hoạt động du lịch nói chung,thì đối với du lịch nông thôn khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các hoạt động du lịch thể hiện qua tính mùa của khí hậu. Và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tính mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra các đặc điểm của khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức đời sống và tính cách của người dân ở mỗi địa phương. Tài nguyên nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến du lịch thể hiện qua tập quán sản xuất, sản vật địa phương, tính cách và lối sống của người dân (điều này thể hiện khá rõ ở các vùng biển, vùng sông nước, đầm phá). Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động du lịch thể hiện qua cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học. Vì vậy, ở những vùng có tài nguyên sinh vật phong phú sẽ là điều kiện tốt để thu hút một lượng lớn khách du lịch, đặc biệt là những nơi có những loại sinh vật lạ đối với du khách. 1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn có thể hiểu là các loại tài nguyên nhân văn có liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày mang tính độc đáo và đặc sắc có thể khai thác và phục vụ phát triển hoạt động du lịch, bao gồm: đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán sản xuất và định cư, di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc; các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống; các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác. Phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa thường có liên quan đến quá trình hình thành làng quê (các đình làng), liên quan đến tập quán sản xuất (đền thờ các tổ nghề), tín ngưỡng và tâm linh (chùa, nhà thờ và lăng mộ) mang đậm sắc thái văn hóa địa phương thường có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Ở 16
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của mỗi địa phương. Các lễ hội dân gian thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống. Lễ hội nổi bật ở đây như: chọi trâu, cầu ngư, đua thuyền, xuống đồng, tế làng,...thường có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Bởi vì qua đó họ sẽ hiểu hơn về văn hóa, phong tục tập quán trong sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Các làng nghề truyền thống là một nét đặc trưng riêng ở các vùng. Đối với du lịch, có sức hấp dẫn hơn cả là các nghề và làng nghề gắn liền với hoạt động sản xuất của địa phương như sử dụng nguyên liệu tại chỗ và tạo ra các sản phẩm phục vụ lại hoạt động sản xuất và đời sống của chính người dân trong vùng như: nghề rèn, làm chiếu cói, nón lá, nấu rượu gạo, chế biến nước mắm,...Đây là nơi tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch, là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm đặc sắc, vừa là nơi để khách du lịch có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu các bí quyết sản xuất những mặt hàng truyền thống. 1.1.3. Du lịch cộng đồng 1.1.3.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng DLCĐ được hiểu là CĐĐP tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch mang tính tự phát hoặc có tổ chức tại các địa phương có phân bố các nguồn TNDL, hoặc gần nơi phân bố các nguồn TNDL Cụm từ “du lịch cộng đồng”đang dần trở nên quen thuộc, nó được xem là một bộ phận của du lịch bền vững, hướng vào việc giảm nghèo thông qua tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, thực hiện công bằng trong phân chia lợi ích từ du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và các bản sắc văn hóa bản địa. 17
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đến nay đã có một số tổ chức thế giới cũng như một số nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về DLCĐ: Theo Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới WWF: “ DLCĐ là loại hình du lịch mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch, và phần lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng” Các nhà nghiên cứu du lịch Nicole Hause và Wolffgang Strasdas cho rằng: “DLCĐ là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu do người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý; lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”. PGS. TS Nguyễn Văn Thanh trong “ Đào tạo DLCĐ, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11, 2005, tr 21: `’ Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm, khu du lịch và đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”. Tư viêc ̣nghiên cưu cac khai niêṃ vềdu lịch dựa vào cộng đồng , tiến sy ̀ ́ ́ ́ ̃ Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của mình: “Du licḥ dưạ vào công̣ đồng là phương thức phát triển du licḥ trong đócông̣ đồng dân cư tổchức cung cấp các dicḥ vu ̣đểphát triển du licḥ, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường , đồng thời công̣ đồng đươc̣hưởng quyền lơị vềvâṭ chất và tinh thần từ phát triển du licḥ và bảo tồn tự nhiên” Tại Hội thảo Chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam tại Hà Nội (2003) và đã được xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững; nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng. Cộng đồng được chia sẻ lợi ích 18
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế”. Theo đó, DLCĐ phải bao gồm các yếu tố: bền vững, dựa vào cộng đồng và có sự hợp tác chiến lược. - Tính bền vững: DLCĐ phải duy trì tính bền vững cả về mặt văn hóa lẫn môi trường – tức là các nguồn lực mà nó huy động và xây dựng trên đó được bảo tồn để các thế hệ sau vẫn sử dụng được. Điều này không có nghĩa rằng DLCĐ phản đối sự thay đổi; mà trái lại, cần phải quan tâm đến cả lợi ích ngắn hạn cũng như dài hạn và cả những thay đổi do DLCĐ mang lại. Vì thế, tính bền vững không chỉ là những việc làm thực tế như: thu gom rác thải, bảo tồn các hiện vật truyền thống... mà còn là thái độ tích cực và nhận thức rõ ràng về giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương. - Dựa vào cộng đồng: Đòi hỏi phải thực hiện được các nội dung cơ bản: + Giao quyền: cộng đồng địa phương tham gia hoặc tốt hơn nữa là đảm nhận trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các hoạt động du lịch. + Quyền sở hữu: chú trọng tới nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với các nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên của địa phương. Ở một số khía cạnh nào đó, cộng đồng dân cư phải được xem như là người quản lý, chủ sở hữu các di sản địa phương. + Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên: nhằm vào nhiều khía cạnh của sự bền vững (kinh tế, môi trường, xã hội). + Duy trì thu nhập: chia sẻ các nguồn lợi của địa phương xứng đáng với sự đóng góp của họ trong ngành du lịch, và sự phân phối đó phải công bằng trong bản thân cộng đồng (không có hành vi độc quyền). - Hợp tác chiến lược: Để thành công, DLCĐ cần có sự hợp tác và phối hợp hoạt động một cách đáng kể giữa các đối tác mang tính chiến lược, bao 19
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gồm: cộng đồng địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức quốc tế về du lịch... Như vậy, DLCĐ là “ loại hình, hình thái, phương thức phát triển du lịch” có sự tham gia trực tiếp, chủ yếu của CĐĐP vào các giai đoạn, các khâu trong quá trình phát triển du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ hoạt động du lịch. Hay nói khác đi, DLCĐ là loại hình du lịch bền vững dựa vào cộng đồng. Để phát triển loại hình du lịch này cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho điểm du lịch một cách cẩn thận và lâu dài. DLCĐ còn được gọi bởi những tên khác như: Du lịch dựa vào cộng đồng (Community-based tourism); Du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community-participation in tourism); Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community-development in tourism); Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-based ecotourism) 1.1.3.2. Đặc điểm du lịch cộng đồng DLCĐ có các đặc điểm phân biệt với các loại hình và các hình thức du lịch khác như sau: - DLCĐ là những phương thức phát triển mà cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể của mọi hoạt động bảo tồn, khai thác, quản lý tài nguyên du lịch và các khâu, các hoạt động du lịch trong quá trình phát triển: tham gia lập và thực hiện quy hoạch du lịch, CĐ ĐP tham gia với cả với vai trò quản lý, tổ chức điều hành, ra quyết định phát triển du lịch, tham gia kinh doanh du lịch, sản xuất, cung ứng nông phẩm và các loại hang hóa khác. - CĐ ĐP giữ gai trò chủ đạo, duy trì các hoạt động kinh động du lịch và hoạt động KT _ XH có liên quan đến du lịch và du khách. 20
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Phát triển DLCĐ tức là công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi trường vì sự phát triển cộng đồng. - Địa điểm tổ chức phát triển DLCĐ: diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của CĐĐP, là những khu vực có TNDL tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn.. - Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm TNDL, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, phát triển du lịch bền vững. - Phát triển DLCĐ vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch , đồng thời duy trì , phát triển các ngành nghề kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa dạng về các ngành kinh tế. - DLCĐ còn bao gồm cả cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của chính phủ, của các tổ chức và cách thức sản xuất kinh doanh các sản phẩm du lịch để xã hội hóa du lịch, cộng đồng dân cư được đi du lịch, được hưởng thụ ngày càng nhiều các sản phẩm du lịch. Tổ chức phát triển DLCĐ thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng đồng. Các loại hình DLCĐ do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân và do dân. Việc tổ chức đầu tư, phát triển, khai thác các loại hình DLC Đ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc. 21
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.3.3. Tiêu chí và nguyên tắc tham gia phát triển du lịch cộng đồng - Thừa nhận, ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ sở hữu của cộng đồng về các nguồn lực phát triển du lịch và việc tham gia phát triển du lịch. - Lấy ý kiến của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của CĐĐP, đảm bảo những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có trách nhiệm xem xét và giải quyết. - Ngay từ đầu, khi lập kế hoạch phát triển du lịch cũng như trong suốt quá trình phát triển du lịch, cần thu hút và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực du lịch và bảo tồn. - Phát triển du lịch như một công cụ giúp CĐĐP sử dụng để phát triển KT _ XH trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế và không làm giảm các ngành nghề truyền thống. - Hòa nhập quy hoạch phát triển DLCĐ vào quy hoạch phát triển KT – XH của địa phương và của quốc gia. - Khai thác, bảo tồn các nguồn theo hướng thận trọng, hạn chế, tiết kiệm và bền vững. - Duy trì tính đa dạng về tự nhiên và sự đa dạng về văn hóa cũng như các giá trị văn hóa bản địa. - Hổ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển KT – XH, phát triển du lịch góp phần nâng cao CLCS cộng đồng. - Tăng cường giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực địa phương. - Phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữ các bên tham gia DLCĐ, phần lớn các nguồn lợi thu được từ du lịch để lại cho phát triển cộng đồng. - Đầu tư xúc tiến phát triển du lịch, tiếp thị trung thực và có trách nhiệm. - Tăng cường nghiên cứu, theo dõi, đánh giá, thống kê, hợp tác trong phát triển DLCĐ. 22
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.4. Tính thời vụ của hoạt động du lịch 1.1.4.1. Khái niệm Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung cầu của các dịch vụ hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. (Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du Lịch – Nguyễn Văn Dỉnh) 1.1.4.2. Đặc điểm * Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng đó là rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch. * Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch là chủ yếu như nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa đông. Chẳng hạn như các vùng biển Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng Tàu của Việt Nam chỉ kinh doanh (và phát triển) loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè. 23
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, ở đó phát triển mạnh hai thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có hai mùa du lịch. Tại một số vùng núi ở châu Âu (tại Áo, Pháp) phát triển hai mùa du lịch chính là mùa đông trượt tuyết, mùa hè leo núi nghỉ dưỡng và chữa bệnh. * Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu hơn. Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông) có mùa ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn). * Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính (mùa chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển chủ yếu thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”. Thí dụ: Tại bãi biển Sầm Sơn vào tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều người đi tắm nhất (và cũng vì vào kỳ nghỉ hè). Vào thời gian đó số khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất hoặc gọi là mùa chính. Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển tương đối ấm, có thể tắm biển được vẫn còn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc trước mùa và sau mùa. Còn lại tháng 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa (mùa chết). 24
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn. * Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên (sinh viên, học sinh) thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường hay đi theo đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn. * Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và Camping. Ở đó mùa du lịch thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn. Đặc điểm này là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như: Những nơi có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn. 25
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Những nơi có thời vụ du lịch ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là nhà trọ và Camping vừa linh hoạt lại vừa tốn ít chi phí hơn. - Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam: + Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm. Sự đa dạng về khí hậu, nước Việt Nam hình chữ S trải theo chiều Bắc – Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ẩm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh doanh du lịch nghỉ biển cả năm. Sự phong phú về tài nguyên nhân văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch. + Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ và mục đích rất khác nhau. Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển, nghỉ dưỡng và (đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các tháng đầu năm. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh (thăm dò thị trường), ký kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan tìm hiểu (động cơ xã hội), khách đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế nhiều. + Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào sụ phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau và cấu trúc, đặc điểm của luồng khách du lịch. 26
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Xuất phát từ chỗ Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (và tổng số ngày khách của khách du lịch quốc tế) tập trung chính vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau: Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên Đán tập trung vào những tháng đầu năm. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục đích tham quan, tìm hiểu thường đến dịp này. Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kì nghỉ hè, vì thời gian nghỉ hè họ thường cùng với những người thân của họ đi nghỉ ở những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của khách du lịch quốc tế trên thế giới. Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam vào tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó. 1.1.4.3. Quy luật thời vụ và ý nghĩa * Quy luật thời vụ Lượng du khách đến một nước hay một vùng du lịch không đều giữa các tháng trong năm mà biến động mạnh thay đổi theo mùa. Sự biến thiên này diễn ra theo một trật tự phổ biến và tương đối ổn định. Thời vụ du lịch ở một quốc gia hoặc một vùng là một tập hợp của sự tương tác theo mùa của đại lượng cung và đại lượng cầu trong tiêu dùng du lịch. * Ý nghĩa quy luật thời vụ Quy luật thời vụ du lịch có vai trò quan trọng đối với việc lập kế hoạch phục vụ, cung ứng vật tư, hàng hóa du lịch, bố trí lực lượng lao động, 27
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kế hoạch đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tổ chức và doanh nghiệp du lịch. 1.2. SINH KẾ 1.2.1. Khái niệm về sinh kế Sinh kế là vấn đề rộng vì vậy khó có thể đưa ra khái niệm nào có tầm bao quát tất cả khía cạnh, tùy vào mục đích và nội dung nghiên cứu mà ta có thể đưa ra một khái niệm phù hợp cho vấn đề. Theo tổ chức DFID (2001): “Sinh kế là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ” [27]. Theo như DFID thì sinh kế gồm ba thành tố chính đó là nguồn lực và khả năng con người, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế. Theo Chamber và Coway (1992), sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản (assets – các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận) và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống [26]. Theo cách hiểu này thì sinh kế cũng bao gồm ba thành tố chính đó là khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết để con người sử dụng làm phương thức kiếm sống cho mình. Theo Bùi Đình Toái (2004), “Sinh kế là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình, cộng đồng đó” [21]. Dựa vào các khái niệm trên thì sinh kế được hiểu chung nhất đó là bao gồm khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết để con người kiếm sống. Hay là cách thức mà con người vận dụng các nguồn lực sẵn có để tạo ra thu 28
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhập và duy trì cuộc sống cho bản thân và gia đình của họ. Còn có cách gọi khác là kế sinh nhai. Như vậy sinh kế hay nói cách khác là kế sinh nhai của một gia đình hay cộng đồng là không giống nhau, tùy vào điều kiện của vùng miền nơi mình sinh sống, kết hợp với các nguồn lực sẵn mà có mà lựa chọn một phương thức kiếm sống phù hợp. Có những phương thức đã tồn tại từ rất lâu đời nhưng lại có những phương thức mới hình thành, ra đời cùng với sự phát triển, đổi mới của xã hội. Vì vậy, đòi hỏi con người phải thích ứng và bắt kịp sự vận động đó nếu không sẽ tụt hậu dẫn đến nghèo đói. Vậy thì muốn cải thiện sinh kế cho một gia đình hay cộng đồng thì chúng ta phải đi vào xem xét kĩ lưỡng từng nguồn lực, xem khả năng sử dụng chúng đến đâu, con người đang sử dụng ở mức độ nào. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường khả năng khai thác các nguồn lực mới nhằm tăng năng suất, sản lượng, mang lại lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo các vấn đề về chính sách và môi trường, qua đó giúp giảm nghèo và cải thiện cuộc sống cho hộ gia đình và cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững. 1.2.2. Các hoạt động sinh kế Hoạt động sinh kế của con người rất đa dạng tùy vào điều kiện tự nhiên và xã hội của từng vùng miền khác nhau mà sinh kế cũng khác nhau. Dựa vào các điều kiện cụ thể mà lựa chọn cách thức sinh kế phù hợp, nhằm tận dụng tốt các nguồn lực của tự nhiên và thế mạnh của gia đình để sản xuất đạt hiệu quả, qua đó tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản đây là tất cả các hoạt động kiếm ra tiền mặt hoặc các sản phẩm vật chất phục vụ cho việc trao đổi buôn bán của cộng đồng, hộ gia đình hay cá nhân. Tuy hoạt động sinh kế có tính đa dạng nhưng suy cho 29
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cùng thì nó vẫn gói gọn trong hai lĩnh vực lớn đó là nông nghiệp và phi nông nghiệp. 1.2.2.1. Hoạt động sinh kế nông nghiệp Hiện nay trong nền kinh kế của các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam là nước có hơn nửa số dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì đây là hoạt động sinh kế chủ yếu, đóng vai trò rất quan trọng, tạo ra thu nhập và cung cấp các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống của người dân. Nông nghiệp là tập hợp các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản và công nghệ sau thu hoạch. Các hoạt động sinh kế nông nghiệp theo nghĩa rộng hơn bao gồm các hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ rừng), ngư nghiệp (hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy – hải sản). Trong nông nghiệp cũng được phân chia làm hai loại khác nhau là nông nghiệp thuần nông và nông nghiệp chuyên sâu, phản ánh trình độ khác nhau của sản xuất nông nghiệp, khi nghiên cứu cần xác định sản xuất nông nghiệp đang ở dạng nào để có hướng nghiên cứu thích hợp. - Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. - Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra 30
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phục vụ chủ yếu cho mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. 1.2.2.2. Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động không phải phạm trù của nông nghiệp, theo nghĩa rộng bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp. Các hoạt động phi nông nghiệp có nghĩa rất rộng bao gồm: sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp xây dựng và các hoạt động liên quan đến dịch vụ. Theo tổ chức ngân hàng thế giới (2004) kinh tế phi nông nghiệp có thể được định nghĩa theo ba mức độ khác nhau: - Mức độ thứ nhất, kinh tế phi nông nghiệp liên quan đến những hoạt động như là những ngành nghề trong ngành kinh doanh không phải là nông nghiệp, sự xây dựng và sản xuất sản phẩm có ích, nó diễn ra tại nông trại hay những vùng nông thôn. - Mức độ thứ hai, một phần nói đến những hoạt động phi nông nghiệp diễn ra tại nông trại và những vùng nông thôn mà còn đề cập đến sự buôn bán, vận chuyển và những dịch vụ khác. - Mức độ thứ ba, kinh tế phi nông nghiệp diễn ra tại nông trại, những vùng nông thôn, trung tâm thương mại nông thôn bao gồm không chỉ tất cả những hoạt động ở mức độ thứ nhất và thứ hai mà còn những hoạt động khác như là sự chế biến công nghiệp, tiếp thị và những dịch vụ liên quan. Mức độ thứ ba được hiểu một cách đầy đủ nhất. Nó phù hợp cho những nhà nghiên cứu, khi tìm hiểu về hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn và những người làm chính sách, để đề xuất những chính sách cho việc phát triển những trung tâm thương mại nông thôn. Nó còn là nhân tố nòng cốt trong sự phát triển kinh tế phi nông nghiệp. 31
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong nghiên cứu này hoạt động sản xuất phi nông nghiệp được hiểu là một hoạt động sản xuất tạo thu nhập khác với sản xuất nông nghiệp. 1.2.2.3. Mối liên hệ giữa hoạt động sinh kế nông nghiệp và phi nông nghiệp Trong quá trình tồn tại và phát triển hai hoạt động sinh kế này không tồn tại riêng lẻ mà có mối liên kết chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, thể hiện cụ thể ở những nhóm liên kết sau: - Nhóm liên kết sản xuất: thể hiện mối liên hẹ phụ thuộc lẫn nhau về đầu vào và cả đầu ra của cả hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Người nông dân cần các sản phẩm của ngành công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của mình như cày, cuốc, các dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu. Và nhu cầu của người nông dân cho việc chế biến, đóng gói và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Ngược lại, xuất phi nông nghiệp cũng cần đầu vào là các sản phẩm nông nghiệp. - Nhóm mối liên hệ về tiêu dùng, trong đó người nông dân mua sản phẩm của khu vực sản xuất phi nông nghiệp, phục vụ cho sinh hoạt và ngược lại người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực phẩm của nông dân. Ở đây chúng ta chỉ hiểu ở mối liên hệ đơn giản trong thực tế có sự giao thoa, đa dạng hóa sản xuất giữa hai khu vực. - Nhóm mối liên hệ về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực. Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể đầu tư cho phát triển phi nông nghiệp. Ngược lại, ở một thời điểm nào đó thu nhập từ phi nông nghiệp có thể được sử dụng cho nông nghiệp. Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỉ lệ lương trong khu vực phi nông nghiệp, do mức thu nhập trung bình của nông nghiệp tăng lên đòi hỏi khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng theo mới thu hút được lao động. Ngược lại năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông 32
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do nhu cầu về lao động giảm. - Nhóm mối quan hệ về chia sẽ rủi ro: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là một hành vi đẻ chia sẽ rủi ro. Do bản chất của hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào thời tiết, vì vậy thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và người nông dân thường đa dạng hóa hoạt động của mình không đơn giản chỉ vì năng suất lao động phi nông nghiệp cao hơn mà còn là đỡ rủi ro hơn. 1.2.3. Khung sinh kế bền vững Khái niệm sinh kế bền vững về cơ bản được dựa trên nền tảng của khái niệm phát triển bền vững. Rất nhiều bộ phận cấu thành trong sinh kế bền vững đều dựa trên tư tưởng của Báo cáo Bruntland và Báo cáo Phát triển Con người, đó là: tập trung vào người nghèo và nhu cầu của họ; tầm quan trọng của sự tham gia của người dân; nhấn mạnh vào tính bền vững; và những giới hạn về sinh thái. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vuợt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ [12]. Thêm cách hiểu khác, một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên [37]. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai [28]. 33
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sinh kế bền vững, nếu theo nghĩa này, phải hội đủ những nguyên tắc sau: lấy con người làm trung tâm; dễ tiếp cận; có sự tham gia của người dân; xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương; tổng thể; thực hiện ở nhiều cấp; trong mối quan hệ với đối tác; bền vững và năng động [28]. Tiếp cận sinh kế bền vững cũng thừa nhận rằng các chính sách, thể chế và quá trình có ảnh hưởng đến sự tiếp cận và việc sử dụng các tài sản mà cuối cùng ảnh hưởng đến sinh kế [35]. Như vậy, một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên [12]. Khái niệm về sinh kế và sinh kế bền vững trên đã dẫn đến một số phương pháp tiếp cận sinh kế tập trung chặt chẽ vào truy cập các loại tài sản của người dân. Trong các phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, phương pháp được phát triển tại DFID từ năm 1998 có trọng tâm là khung sinh kế bền vững – một cấu trúc phân tích để tạo điều kiện cho một sự hiểu biết rộng lớn và mang tính hệ thống của các yếu tố khác nhau có tác dụng hạn chế hoặc tăng cường cơ hội sinh kế và để chỉ ra cách chúng liên quan với nhau [34]. Khung sinh kế bền vững được DFID xây dựng với các nhân tố: khung hoàn cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, cấu trúc chuyển đổi và quá trình thực hiện, các chiến lược sinh kế và kết quả. Trong đó, nhân tố quan trọng, đóng vai trò trung tâm của khung sinh kế bền vững là tài sản sinh kế với 5 loại vốn: nhân lực, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội [33] 34
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.3.1. Bối cảnh tổn thương Đề cập tới phạm vi người dân bị ảnh hưởng và bị lâm vào các loại sốc, xu hướng gồm cả các xu hướng kinh tế - xã hội, môi trường (xu hướng tăng dân số, xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm,…) và sự dao động (dao động về giá cả thị trường, dao động về việc làm,…). Một đặc điểm quan trọng trong khả năng tổn thương là con người không thể dễ dàng kiểm soát những yếu tố trước mắt hoặc dài lâu hơn nữa. Khả năng tổn thương hay sự bấp bênh trong sinh kế tạo ra từ những yếu tố này là rất phổ biến và thường xuyên, đặc biệt với những hộ nghèo. Điều này chủ yếu là do họ không có khả năng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp họ bảo bệ mình khỏi những tác động xấu. 1.2.3.2. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế Là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn xã hội và vốn tự nhiên [18]. 35
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Vốn nhân lực (Human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Với mỗi hộ gia đình vốn nhân lực biểu hiện ở trên khía cạnh lượng và chất về lực lượng lao động ở trong gia đình đó. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả 4 loại vốn khác. + Vốn tài chính (Financial capital): Vốn tài chính là các nguồn tài chính mà người ta sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu trong sinh kế. Các nguồn đó bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau [18]. + Vốn tự nhiên (Natural capital):Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước,… mà con người có được hay có thể tiếp cận được nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của họ. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra thu nhập phục vụ cho các mục tiêu sinh kế của họ. Đây có thể là khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nguồn vốn tự nhiên thể hiện quy mô và chất lượng đất đai, quy mô và chất lượng nguồn nước, quy mô và chất lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, quy mô và chất lượng tài nguyên thủy sản và không khí. Đây là những yếu tố tự nhiên mà con người có thể sử dụng để tiến hành các hoạt động sinh kế như đất, nước, khoáng sản và thủy sản hay những yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người như không khí hay sự đa dạng sinh học [18]. + Vốn vật chất (Physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng hay cấp hộ gia đình. 36
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trên góc độ cộng đồng, đó chính là cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ cho sinh kế của cộng đồng hay cá nhân gồm hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống cấp nước và vệ sinh môi trường, hệ thống tưới tiêu và hệ thống chợ. Đây là phần vốn vật chất hỗ trợ cho hoạt động sinh kế phát huy hiệu quả. Ở góc độ hộ gia đình, vốn vật chất là trang thiết bị sản xuất như máy móc, dụng cụ sản xuất, nhà xưởng hay các tài sản nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày như nhà cửa và thiết bị sinh hoạt gia đình [18]. + Vốn xã hội (Social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế. Nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế [18]. Nguồn vốn sinh kế không chỉ thể hiện ở trạng thái hiện tại mà còn thể hiện khả năng thây đổi trong tương lai. Chính vì thế khi xem xét vốn, con người không chỉ xem xét hiện trạng các nguồn vốn sinh kế mà cần có sự xem xét khả năng hay cơ hội thay đổi của nguồn vốn đó như thế nào ở trong tương lai. 1.2.3.3. Chiến lược sinh kế Là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể như là: quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; qui mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên;…[8]. 37
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm: - Sự hưng thịnh hơn: thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng [7]. - Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất… [7]. - Khả năng tổn thương được giảm: người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc…[7]. - An ninh lương thực được củng cố: an ninh lương thực là một cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương thực…[7]. - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác [7]. 38
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. 1.2.3.4. Các chính sách và thể chế Bao gồm các chính sách, luật lệ, và những hướng dẫn của Nhà nước, những cơ chế, luật tục và phong tục của cộng đồng, các cơ quan, tổ chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên các khía cạnh của sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn lực sinh kế, những chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá nhân trong cộng đồng và khả năng liệu người dân có thể nằm trong bối cảnh để đạt được những điều kiện sống tốt. 1.2.3.5. Các chiến lược sinh kế và kết quả Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của minh [9]. Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên [23]. 1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá sinh kế Sinh kế là một khái niệm rộng bao hàm rất nhiều yếu tố khác nhau, được hiểu đơn giản là kế sinh nhai của một hộ gia đình hay cộng đồng. Vì vậy, đánh giá sinh kế của một hộ gia đình hay cộng đồng nào đó phải dựa 39
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vào bản chất của hộ gia đình hay cộng đồng đó để đưa ra các tiêu chí chính xác và cụ thể. Chamber và Conway (1992) đã đưa ra những yêu cầu và tiêu chí đầu tiên về đánh giá sinh kế, đánh giá sinh kế dựa trên hai phương diện là môi trường (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc bảo tồn hoặc tăng cường các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt cho các thế hệ tương lai), và về vấn đề xã hội (đề cập đến khả năng của sinh kế trong việc giải quyết những căng thẳng và đột biến) [26]. Sau này DFID (2001) và các tác giả khác đã phát triển và đi đến thống nhất đánh giá sinh kế dựa vào bốn phương diện đó là: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế, từ đó đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá [27]. Dựa vào các phương diện đánh giá sinh kế của các tác giả và tổ chức nghiên cứu trên, ta có thể đưa ra các hướng để xây dựng chỉ tiêu đánh giá sinh kế như sau: - Về kinh tế: đánh giá thông qua việc sinh kế làm tăng thu nhập của hộ gia đình hay không. - Về xã hội: đánh giá thông qua tác động của sinh kế có làm giảm nghèo, tạo thêm việc làm, đảm bảo an ninh lương thực và giảm các tệ nạn xã hội. - Về môi trường: đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững các nguồn lực tự nhiên (đất, nước rừng, khoáng sản, thủy sản,…) và không gây hủy hoại môi trường (ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường). - Về chính sách: đánh giá thông qua các yếu tố liên quan đến chính sách như là hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ hay không, có tạo ra môi trường thuận lợi về thể chế để tạo điều kiện cho sinh kế người dân phát triển hay không, quy trình hoạch định về chính sách có sự tham gia góp ý của người dân và được người dân tán thành hay không. 40
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trên cơ sở các hướng nêu trên, ta có thể đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá sinh kế hộ gia đình cụ thể như sau: - Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn lực sinh kế 1. Chỉ tiêu về số lao động: được xác định thông qua số phần trăm người đến tuổi lao động trong tổng số thành viên của gia đình. 2. Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn kỹ thuật người lao động: được xác định thông qua tổng số năm hoạt động nghề nghiệp của người lao động. 3. Chỉ tiêu đất canh tác, ao nuôi: được xác định thông qua tổng diện tích đất canh tác, ao nuôi của gia đình. 4. Chỉ tiêu về số nông cụ, ngư cụ: được xác định thông qua tổng số nông cụ, ngư cụ của gia đình đang ở mức độ nào. 5. Chỉ tiêu về vốn: được xác định thông qua tổng số vốn tính bằng tiền mặt hiện có trong gia đình. 6. Chỉ tiêu về chính sách: được xác định thông qua đánh gia của người dân về việc thực thi các chính sách như: khuyến nông, khuyến ngư; chính sách miễn giảm thuế; chính sách hỗ trợ TĐC; …, có tốt không? - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sinh kế 1. Chỉ tiêu về tổng thu nhập hộ: được xác định thông qua tổng thu nhập tính ra tiền mặt, của hộ dân trong năm. 2. Chỉ tiêu về tổng thu nhập bình quân trên khẩu: được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ chia cho tổng số thành viên trong gia đình, trong năm. 3. Chỉ tiêu về thu nhập bình quân trên lao động: được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập của gia đình chia cho tổng số lao động trong gia đình. 4. Chỉ tiêu về năng suất sinh kế: được xác định thông qua năng suất của các hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp của các hộ trong một thời kỳ. 41
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5. Chỉ tiêu về tỉ lệ thời gian làm việc: được xác định thông qua tổng thời gian mà người dân tiến hành các hoạt động sản xuất, trong một năm. 6. Chỉ tiêu về tỉ lệ hộ nghèo: được xác định thông qua tỉ lệ hộ nghèo tại địa phương chiếm bao nhiêu phần trăm, đang ở mức nào. 7. Chỉ tiêu về an ninh xã hội: được xác định thông qua tổng số vụ gây rối, đánh nhau, tai nạn, đánh bạc, xảy ra tại địa phương, đang ở mức nào. 1.2.5. Các nguồn lực sinh kế Nguồn lực sinh kế được hiểu như là các điều kiện bên trong hay bên ngoài tác động đến một chủ thể làm cho nó thay đổi về chất và lượng. Muốn cải thiện sinh kế cho một cộng đồng hay một hộ gia đình nào đó chúng ta phải dựa vào các nguồn lực này, vận dụng chúng một cách hiệu quả nhất để biến tác động đó theo chiều hướng tích cực. Các nguồn lực đó bao gồm các yếu tố về con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội. 1.2.5.1. Nguồn lực con người Trong cải thiện sinh kế nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng, nó được xem như là chủ thể vì con người vừa tạo ra sinh kế vừa hưởng lợi từ sinh kế đó, nói cách khác mục đích của việc cải thiện sinh kế là hướng tới con người nhằm cải thiện cuộc sống cho họ thông qua các nguồn lực sinh kế mà họ sẵn có. Nhân tố con người tác động đến sinh kế thể hiện ở hai yếu tố chính đó là số lượng và chất lượng. Về số lƣợng Dân số của một quốc gia hay một vùng nào đó luôn biến động theo thời gian, có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào các yếu tố tác động lên nó. Dân số và sự gia tăng dân số là hai yếu tố có quan hệ mật thiết và tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng hay quốc gia. Bởi vì, 42