SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Download to read offline
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
1
MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích sự thay đổi về kết cấu giai tầng xã hội (phong kiến và nửa thuộc địa nửa phong kiến) đã
ảnh hưởng đến lực lượng cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như thế nào?...................3
Câu 2: Nêu rõ vai trò và nhiệm vụ của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
......................................................................................................................................................................4
Câu 3: Tại sao Hồ Chí Minh lại chọn con đường cách mạng vô sản chứ không phải con đường nào khác?
Ý nghĩa của sự lựa chọn đó đối với cách mạng Việt Nam vào cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 và trong giai
đoạn hiện nay? ..............................................................................................................................................5
Câu 4: So sánh nội dung văn kiện cương lĩnh tháng 2 và nội dung văn kiện luận cương chính trị tháng 10.
Rút ra ý nghĩa và nhận xét. ...........................................................................................................................6
Câu 5: Những điểm chưa thống nhất giữa 2 văn kiện Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Chính trị Tháng
10 đã được Đảng ta điều chỉnh, thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945? .........7
Câu 6: Trình bày bối cảnh ra đời và nội dung của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta”..................................................................................................................................................................9
Câu 7: Chứng minh rằng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo của Đảng giai đoạn 1939 – 1945 đã trực tiếp
mở ra thời kỳ chuẩn bị điều kiện cần thiết cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nước ta vào
tháng 8/1945................................................................................................................................................10
Câu 8: Phân tích những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng 8/1945. Đảng đưa ra những chủ
trương, sách lược đối nội, đối ngoại gì để đưa đất nước thoát khỏi tình thế đó? (Vì sao Đảng ta lại đưa ra
nhận định “vận mình dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc sau cách mạng tháng 8/1945”)............................11
Câu 9: Trình bày nội dung nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959. Chứng minh nghị quyết
này đã mở đường cho cách mạng miền Nam phát triển..............................................................................12
Câu 10: Trình bày nội dung của đường lối kháng chiến chống Mỹ tại Đại hội lần thứ III của Đảng vào
tháng 9/1960. Phân tích vai trò, nhiệm vụ, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai
miền. ...........................................................................................................................................................14
Câu 11: Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau năm 1965. .........................15
Câu 12: So sánh đường lối Công nghiệp hóa của thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới.....................17
Câu 13: Cần làm gì để khắc phục những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay? ......................................................................................................................................18
Câu 14: Vì sao Đảng ta lại chủ trương Việt Nam cần thiết và có thể phải rút ngắn thời gian tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa?...................................................................................................................20
Câu 15: Vì sao Đảng ta lại xem công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng
đầu trong thời kỳ đổi mới? Những mặt tích cực và hạn chế của chủ trương này. ......................................22
Câu 16: Để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, ta cần có những yếu tố nào?
Yếu tố nào mang tính quyết định, tại sao?..................................................................................................23
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
2
Câu 17: Tại sao Đảng ta lại chủ trương tiến hành đồng thời 2 quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa?
Việt Nam cần làm gì để bắt kịp trình độ phát triển của các nước trên thế giới?.........................................24
Câu 18: Đặc trưng, ưu và khuyết điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp? ...............25
Câu 19: Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? ...........................................27
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
3
ÔN TẬP TỰ LUẬN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Phân tích sự thay đổi về kết cấu giai tầng xã hội (phong kiến và nửa thuộc địa nửa phong kiến) đã
ảnh hưởng đến lực lượng cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như thế nào?
Trả lời:
Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm nước ta. Sau khi đánh chiếm được,
chúng thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên,
bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp,
nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phống kiến diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu
là những phong trào:
 Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục đến năm
1896.
 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra từ năm 1884. Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng
Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên
Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt.
Thất bại của các phong trào trên cho thấy sự sụp đổ của hệ tư tưởng phong kiến trong xã hội Việt Nam
lúc bấy giờ.
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, đặc biệt trong cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp, Việt Nam từ một nước thuần phong kiến đã biến thành nước nửa
phong kiến thuộc địa, xã hội diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, hình thành nền nhiều tầng lớp giai cấp
mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Đầu thế kỷ 20, phong trào yêu nước dưới sự
lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu
là phong trào Đông Du theo xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và phong trào cái cách của Phan
Châu Trinh. Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời như Tân Việt cách mạng Đảng,
Việt Nam quốc dân Đảng,... theo lập trường quốc gia tư sản đã thể hiện vai trò của mình trong cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ nhưng cuối cùng cũng hông thành công. Sự thất bại của các phong
trào yêu nước theo lập trường quốc gia tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã phản ánh địa vị kinh tế và
chính trị yếu kém của giai cấp tư sản trong tiến trình cách mạng dân tộc.
Cũng từ đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào
công nhân chống lại áp bức, bóc lột của tư sản, thực dân cũng diễn ra từ rất sớm. Ban đầu, các cuộc đấu
tranh diễn ra với hình thức sơ khai. Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra mạnh
mẽ hơn với các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) và cuộc bãi công của công nhân Nhà máy sợi
Nam Định (1925)... Đến giai đoạn 1926 – 1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ chức
đảng, mang tính chất chính trị rõ rệt, có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô
sản. Điều đặc biệt và quan trọng nhất trong phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự đấu tranh của
quần chúng công nông có tính chất độc lập rõ rệt, chứ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
4
như trước kia nữa. Chính điều này đã tạo nên tiền đề cơ sở dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng đường lối đấu
tranh, lãnh đạo nhân dân làm nên những thắng lợi vẻ vang.
Câu 2: Nêu rõ vai trò và nhiệm vụ của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Trả lời:
Cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, trước sự xâm luợc và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến (phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên
Thế,...) và tư sản (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...) diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại do
hạn chế về gai cấp, thể hiện sự khủng hoảng về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức, giai cấp lãnh đạo và
lực lượng cách mạng (hai lực lượng xã hội cơ bản là công nhân và nông dân). Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là
phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân
tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chỉ đi đến thành
công.
Nhiệm vụ này đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết, ghi dấu bởi sự kiện ra đi tìm đường cứu nước của
chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vào năm 1911. Trong quá trình tìm đường cứu nuước, Người đã tìm
hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và khẳng định, con đường cách mạng tư sản không thể
đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng.
Người cho rằng “cách mạng tư sản của Pháp, Mỹ là những cuộc cách mạng không đến nơi,... chỉ có cách
mạng Nga là thành công, thành công đến nơi,...”.
Vào tháng 7/1920 sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lenin, đồng thời tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920), Nguyễn Ái Quốc nhận ra
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Từ
đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến
truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều
kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu, Trung Quốc. Đây
chính là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Từ năm 1925 – 1927, Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam, truyền bá chủ nghĩa Marx-
Lenin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng Việt Nam. Cùng với việc đào tạo cán bộ,
Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức nhiều tờ báo nhằm truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, thức tỉnh
và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường
cách mạng vô sản.
Đến cuối năm 1929, trước sự ra đời của nhiều tổ chức đảng cộng sản hoạt động phân tán, chia rẽ, những
người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải
thành lập một đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Chính Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, họp từ từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Hương Cảng,
Trung Quốc, quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành Đảng
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
5
Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã giải quyết được tình trạng khủng hoảng về
đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ 20, mở ra con đường và phương
hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.
Câu 3: Tại sao Hồ Chí Minh lại chọn con đường cách mạng vô sản chứ không phải con đường nào khác?
Ý nghĩa của sự lựa chọn đó đối với cách mạng Việt Nam vào cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 và trong giai
đoạn hiện nay?
Trả lời:
Lý do Hồ Chí Minh chọn con đường cách mạng vô sản:
Cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, trước sự xâm luợc và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến (phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên
Thế,...) và tư sản (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...) diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại do
hạn chế về gai cấp, thể hiện sự khủng hoảng về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức, giai cấp lãnh đạo và
lực lượng cách mạng (hai lực lượng xã hội cơ bản là công nhân và nông dân). Qua đó đã cho thấy cách
mạng phong kiến hay cách mạng tư sản tại Việt Nam đều không thành công.
Trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra phải tìm con đường cách mạng mới, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành
đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ
các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và nhận ra rằng, cách mạng tư sản của Mỹ và Pháp là các cuộc
cách mạng triệt để, không đến nơi bởi khi cách mạng tư sản thành công, giai cấp tư sản lên nắm chính
quyền và nhân dân lao động vẫn không được tự do, ấm no hạnh phúc thật sự; chỉ có cách mạng Nga là đã
thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do, bình đẳng thật. Vào
tháng 7/1920 sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa của Lenin, đồng thời tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920), quan điểm này càng được
Nguyễn Ái Quốc khẳng định chắc chắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản”.
Ý nghĩa của sự lựa chọn cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam:
- Giai đoạn cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20:
Góp phần chấm dứt khủng hoảng trong đường lối cách mạng kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20,
giải quyết vấn đề giai cấp lãnh đạo cách mạng, xác định được lực lượng cách mạng chủ yếu là liên minh
công – nông (2 giai cấp cơ bản của xã hội) của Việt Nam, tạo ra nền tảng giúp chúng ta mở ra con đường
và phương hướng phát triển mới cho đất nước, đó là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp,
giải phóng con người.
- Giai đoạn hiện nay:
Hiện nay, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam đang bị chống phá quyết liệt từ các
thế lực phản động, thù địch và cơ hội về chính trị. Dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, chúng ra
sức xuyên tạc, phủ nhận con đường, hướng đích đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Chúng không chỉ
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
6
phủ nhận học thuyết khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Marx-Lenin, mà còn phủ nhận cả tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta và sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân
dân ta.
Dẫu còn muôn vàn khó khăn, nhưng bằng những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới, nhân dân ta vẫn tin
tưởng vững chắc rằng, nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhất định thành công. Những thành tựu to
lớn của công cuộc đổi mới dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng đã và đang làm cho Việt Nam phát
triển lớn mạnh từng ngày, là những tiền đề vật chất và tinh thần quan trọng nhất giúp nhân dân ta kiên trì
con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Việc duy trì cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam giúp chúng ta
thực hiện được mục tiêu đặt ra là dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 4: So sánh nội dung văn kiện cương lĩnh tháng 2 và nội dung văn kiện luận cương chính trị tháng 10.
Rút ra ý nghĩa và nhận xét.
Trả lời:
So sánh Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Tháng 10:
Vấn đề cơ bản Cương lĩnh tháng 2 Luận cương tháng 10
Phương hướng
chiến lược
Tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và
phong kiến, trong đó chống đế quốc
Pháp là nhiệm vụ hàng đầu.
Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong
kiến, trong đó vấn đề thổ địa, chống phong
kiến là cái cốt của cách mạng tư sản dân
quyền.
Lực lượng cách
mạng
Công, nông, tiểu tư sản, trí thức, tư sản
dân tộc, địa chủ yêu nước.
Công, nông, các phần tử lao khổ đô thị.
Lãnh đạo cách
mạng
Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo
cách mạng, trong đó Đảng là đội tiên
phong của giai cấp vô sản.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều
kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng.
Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn,
có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với
quần chúng.
Phương pháp
cách mạng
Bạo lực cách mạng.
Quan hệ quốc
tế
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, phải liên lạc mật
thiết với dân tộc bị áp bức, giai cấp vô
sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Cách mạng Đông Dương là một bộ phận
của cách mạng thế giới, phải liên lạc mật
thiết với dân tộc bị áp bức, giai cấp vô sản
thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Mâu thuẫn chủ
yếu
Mâu thuẫn giữa một bên là dân tộc Việt
Nam, một bên là đế quốc Pháp xâm lược.
Mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa một bên là
thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ
với một bên là địa chủ phong kiến và tư
bản đế quốc.
Những điểm thống nhất giữa 2 văn kiện:
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
7
 Cả hai văn kiện đã xác định được phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam và cách
mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.
 Hai văn kiện đều dùng cụm từ cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới với nhiệm vụ giành độc lập
và thổ địa ruộng đất.
 Hai văn kiện đều xác định đi tới đấu tranh bằng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
 Xác định vai trò của công nhân và nông dân là động lực chính của cách mạng.
 Thống nhất về vai trò lãnh đạo của Đảng và sứ mệnh lịch sử của Đảng.
Ý nghĩa và nhận xét:
Luận cương chính trị Tháng 10 khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà
Cương lĩnh Tháng 2 đã nêu ra. Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản, giữa Luận cương chính trị Tháng 10 và
Cương lĩnh Tháng 2 có mặt khác nhau. Luận cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là
mau thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng
đầu; đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản
dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng
giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp
rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.
Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau:
 Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong
kiến Việt Nam.
 Do nhận thức giao điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, lại
chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong
thời gian đó.
Chính vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930 đã không chấp nhận những quan
điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong Đường Cách Mệnh và Cương
lĩnh Tháng 2.
Câu 5: Những điểm chưa thống nhất giữa 2 văn kiện Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Chính trị Tháng
10 đã được Đảng ta điều chỉnh, thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945?
Trả lời:
Những điểm chưa thống nhất giữa 2 văn kiện Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Chính trị Tháng 10 đã
được Đảng điều chỉnh:
- Trong giai đoạn 1936 – 1939:
Trước những biến chuyển của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội
nghị và đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh phù hợp với tình hình
cách mạng nước ta.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
8
 Chủ trương đấu tranh: cách mạng ở Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền - phản để và
điền địa - lập chính quyền của công nông, đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa song yêu cầu cấp
thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.
 Kẻ thù của cách mạng: bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.
 Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bạn phản
động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
 Đoàn kết quốc tế: Bên cạnh việc đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản
Pháp mà còn ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là
bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.
 Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp
sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp
nhưng vẫn phải giữa vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức, hoạt động bí mật của Đảng.
Trong giai đoạn này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Ban Chấp hành Trung
ương cho rằng: “Nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà năng trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa
chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất để
tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”. Đây là nhận thức mới của Ban Chấp
hành Trung ương, phù hợp với tình thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc
phục những hạn chế của Luận cương Chính trị Tháng 10.
Tháng 3/1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc và tháng
7/1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự Chỉ Trích đánh dấu bước trưởng thành
của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, có tác
dụng mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu
tranh chung chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân thế giới.
- Trong giai đoạn 1939 – 1945:
Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể
trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:
 Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ mâu thuẫn
chủ yếu ở nước ta là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp - Nhật. Ban Chấp
hành Trung ương quyết định gác lại cách mạng địa điền để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng lúc này.
 Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục
tiêu giải phóng dân tộc: vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần,
lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.
 Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta
trong giai đoạn hiện tại: ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ban Chấp hành Trung ương còn đặc
biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao tổ chức và lãnh đạo của Đảng, chủ trương
gấp rút đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
9
Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ
trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy.
Câu 6: Trình bày bối cảnh ra đời và nội dung của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng
ta”.
Trả lời:
- Bối cảnh ra đời chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”:
Vào cuối năm 1944, đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân
Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về phía Berlin. Phát xít Nhật
lâm vào tình trạng nguy khốn. Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính
Pháp để độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật.
Ngay đêm 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc
Ninh). Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta”.
- Nội dung của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”:
 Nhận định tình hình: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra
một cuôc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Tuy
vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín
muồi.
 Xác định kẻ thù: Sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kè thù cụ thể trước mắt duy
nhất của nhân dân Đông Dương. Vì vậy, phải thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp”
bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
 Chủ trương: Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng
khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đầu tranh lúc này phải thay đổi cho
thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công
chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ
cứu quốc,...
 Phương châm đấu tranh: lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng
căn cứ địa.
 Dự kiến: những thời cơ thuận lợi để thực hiện Tổng khởi nghĩa như khi quân Đồng minh kéo vào
Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở.
Cũng có thể là cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được
thành lập, hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
10
Câu 7: Chứng minh rằng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo của Đảng giai đoạn 1939 – 1945 đã trực tiếp
mở ra thời kỳ chuẩn bị điều kiện cần thiết cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nước ta vào
tháng 8/1945.
Trả lời:
Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến đạo với 3 nội
dụng chính: đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận Việt Minh và xúc tiến
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Đảng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết
cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nước ta vào tháng 8/1945 như sau:
 Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, Ban Chấp hành Trung ương quyết định
thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh vào ngày 19/5/1941 nhằm
vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên
nhau đặc cứu Tổ quốc, cứu giống nòi. Từ đó, một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và đã tham
gia làm thành viên của Mặt trận Việt Minh. Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo
và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp - Nhật theo khẩu hiệu của Mặt trận Việt Minh.
 Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng,
bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Trung ương quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội du
kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa
phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn Vũ Nhai làm trung
tâm. Công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi ở các khu căn cứ và khắp các địa
phương trong cả nước đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng quần chúng vùng lên
đấu tranh giành chính quyền.
 Ngày 9/3/1945 ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ
Trung ương Đảng họp Hội nghị ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Đến ngày 12/3/1945, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” với
nội dung cơ bản xác định lại kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật và chủ trương phát
động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Ngày
15/4/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng, quyết định
thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân, xây dựng thêm bảy
chiến khu trong cả nước và chủ trương phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang,...
Ngay sau đó, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra. Ở khu giải phóng và một số địa
phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với chính quyền tay sai của phát
xít Nhật.
 Trước tình hình chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phát xít Nhật đi gần đến
chỗ thất bại hoàn toàn, Trung ương quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào
(Tuyên Quang) vào tháng 8/1945 và quyết dịnh phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính
quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Ngay sau đó,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thu kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kháng chiến. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Trước
khí thế áp đảo của quần chúng khời nghĩa, quân Nhật tê liệt, không dám chống cự. Chính quyền
về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
11
Câu 8: Phân tích những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng 8/1945. Đảng đưa ra những chủ
trương, sách lược đối nội, đối ngoại gì để đưa đất nước thoát khỏi tình thế đó? (Vì sao Đảng ta lại đưa ra
nhận định “vận mình dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc sau cách mạng tháng 8/1945”)
Trả lời:
- Khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng 8/1945:
Sau ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo. Những hậu quả do
chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt rất nặng nề: 95% dân số nước ta mù chữ, ngân quỹ quốc gia trống
rỗng; kinh nghiệm quản lý và xây dựng đất nước của cán bộ ta còn non yếu; nước ta chưa được nước nào
trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của phát
xít Nhật, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch mang bọn tay sai kéo vào chiếm đóng; từ
vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh giúp Pháp tái chiếm Nam Bộ, Anh – Pháp nổ súng đánh chiếm Sài
Gòn (23/9/1945), nhân dân Nam Bộ vừa giành độc lập đã phải đối đầu với cuộc xâm lược của thực dân
Pháp lần thứ hai. Vận mệnh dân tộc ra đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước cách mạng
tháng 8, ta mạnh hơn quân thù, sau cách mạng tháng 8, tương quan so sánh lực lượng bất lợi cho ta. Thực
tế này phán ánh quy luật “giành chính quyền dễ bao nhiêu thì giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu”.
- Chủ trương, sách lược đối nội, đối ngoại của Đảng:
Đứng trước tình hình Tổ Quốc lâm nguy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích kỹ lưỡng tình thế,
dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạng mới của dân tộc để
vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành
được. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về “Kháng chiến kiến quốc”, vạch
con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:
 Chỉ đạo chiến lược: xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân
tộc giải phóng, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
 Xác định kẻ thù: Đảng chỉ rõ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.
 Phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực
hiện là “cùng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống
cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa -
Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về
kinh tế” đối với Pháp.
- Kết quả:
Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng giai đoạn 1945 – 1946 đã diễn ra
rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành
được những kết quả hết sức to lớn:
 Chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố
cần thiết. Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
12
pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Các đoàn thể nhân dân được xây
dựng và mở rộng.
 Kinh tế - văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý
của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được
hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi. Năm 1946, đời sống nhân dân được ổn
định và có cải thiện. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ
được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện
sôi nổi. Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
 Bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở
rộng phạm vị chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng
lên kháng chiến, phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp
đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và
Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ
vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tưởng ký “Hiệp ước
Trùng Khánh” (28/2/1946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền
Bắc, Đảng lại nhanh chóng chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân
Tưởng phải rút về nước. Các hiệp định, tạm ước ta ký với Pháp đã tạo điều kiện cho quân dân ta
có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
Câu 9: Trình bày nội dung nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959. Chứng minh nghị quyết
này đã mở đường cho cách mạng miền Nam phát triển.
Trả lời:
- Bối cảnh lịch sử hình thành nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959:
Sau Hội nghị Geneve, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn,
phức tạp:
 Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ
thuật; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin;
phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa; miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau
chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.
 Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng hậu, âm mưu làm bá chủ thế giới với
các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ
trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã
hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế
miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở
thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.
- Nội dung nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959:
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
13
Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau là
khó khăn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng
7/1954 là phải đề ra được đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa
phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn và ra nghị quyết về cách mạng miền Nam:
 Tình hình cách mạng Việt Nam: hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội ta là mâu thuẫn giữa đế quốc
xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến, bọn tư sản mại bản tay sai đế quốc thống trị ở miền Nam
với toàn thể nhân dân dân Việt Nam; mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa.
 Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam: cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo có hai nhiệm
vụ chiến lược phải song song tiến hành là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trong đó đánh đổ chế độ thống trị Mỹ - Diệm, giải phóng
miền Nam là nhiệm vụ chung, vì lợi ích và yêu cầu chung của nhân dân cả nước.
 Mâu thuẫn của cách mạng miền Nam: có hai mâu thuẫn cơ bản là giữa nhân dân ta với đế quốc
Mỹ xâm lược và giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó mâu thuẫn chủ yếu là
mâu thuẫn giữa toàn dân tộc ta với đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm.
 Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, động lực cách mạng là
công nhâ, nông dân, tiểu tư sản.
 Kẻ thù của cách mạng miền Nam: đế quốc Mỹ, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản tay sai hiếu
chiến trong ngụy quyền Sài Gòn.
 Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: đoàn kết toàn dân, đánh đổ đế quốc Mỹ và tập đoàn thống
trị Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam, cải thiện đời
sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà.
 Phương pháp cách mạng miền Nam: cách mạng bạo lực.
 Phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam: dựa vào lực lượng chính trị của quần
chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và
phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.
 Khả năng phát triển: có thể chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài, nhưng cuối cùng thắng
lợi sẽ về tay nhân dân ta.
 Vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất: chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng
cho cách mạng miền Nam để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ đấu tranh chống
đế quốc Mỹ và tay sai.
 Công tác xây dựng Đảng: củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh, chú trọng xây dựng
chi bộ với phương châm bí mật, nhỏ, gọn để gìn giữ, che dấu tốt lực lượng cách mạng.
- Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959 đã mở đường cho cách mạng miền Nam:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, không chỉ thể hiện rõ bản lĩnh độc
lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng mà còn mở đường cho
cách mạng miền Nam tiến lên:
 Ban đầu, Đảng ta chủ trương đấu tranh với Mỹ bằng phương pháp thương lượng ngoại giao, hòa
bình, giữ gìn lực lượng, không xây dựng lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, trước sự hung tàn của đế
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
14
quốc Mỹ, con đường đấu tranh chính trị không hiệu quả. Vì thế, sau Hội nghị Trung ương lần thứ
15 vào tháng 1/1959, Đảng ta xác định nhiệm vụ chuyển hướng từ đấu tranh chính trị sang đấu
tranh chính trị có vũ trang, thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho cách mạng miền
Nam để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước.
 Bên cạnh đó, muốn đánh đổ Mỹ - Diệm đặt ra yêu cầu cần phải có sự chi viện toàn diện của miền
Bắc cho cách mạng và nhân dân miền Nam, huy động sức mạnh của nhân dân cả nước. Để chi
viện hiệu quả, con đường hành lang chiến lược Bắc - Nam được mở thông suốt từ Trung ương
đến chiến trường Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho miền Nam tiếp nhận sự viện trợ về nhân
tài, vật lực của miền Bắc.
 Đảng xác định rõ phương pháp cách mạng miền Nam, ngoài con đường cách mạng bạo lực, nhân
dân miền Nam không có con đường nào khác để tự thoát khỏi xiêng xích nô lệ, giải phóng hoàn
toàn miền Nam. Đây chính là quyết định quan trọng nhất của Đảng, mở đường cho cách mạng
miền Nam phát triển.
Câu 10: Trình bày nội dung của đường lối kháng chiến chống Mỹ tại Đại hội lần thứ III của Đảng vào
tháng 9/1960. Phân tích vai trò, nhiệm vụ, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai
miền.
Trả lời:
- Nội dung của đường lối kháng chiến chống Mỹ tại Đại hội lần thứ III của Đảng vào tháng 9/1960:
Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5-1/9/1960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến
lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
 Nhiệm vụ chung: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy
mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, thực hiện thông nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần
tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.
 Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược.
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách
thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và
dân chủ trong cả nước.
 Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng
kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Geneve, sẵn sàng thực hiện hiệp
thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất Việt Nam nhưng phải luôn nâng cao cảnh giác, sẵn
sàng đối phó với mọi tình thế.
 Triển vọng của cách mạng Việt Nam: cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một
quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ
tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc
nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Vai trò, nhiệm vụ, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền:
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
15
Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau,
mỗi nhiễm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt.
Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và
bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc. Do cùng thực
hiện một mục tiêu chung nên hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng
thúc đẩy lẫn nhau.
Trong điều kiện đất nước còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, thì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc phải biến miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cả nước, nên giữ vai trò quyết định nhất
đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc. Quá trình cải biến cách mạng ở miền Bắc là quá trình kết hợp cải tạo và xây dựng chủ
nghĩa xã hội, là quá trình đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và con đường
tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và
phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự
nghiệp giải phóng miền Nam. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân,
kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình
Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực
hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam
Á và trên thế giới.
Câu 11: Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau năm 1965.
Trả lời:
Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, sự phá sản của chiến luược “Chiến
tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam, tién hành cuộc “Chiến
tranh cục bộ” với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại
đối với miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam và phá hoại xây dựng
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng
chiến nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hội
nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và Hội nghị Trung ương lần thú 12 (12/1965) đã được triệu tập để
đáp ứng yêu cầu đó. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
 Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Đảng nhận định rằng “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ
đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, buộc phải
thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến
lược. Đánh giá tương quan lực lượng, Đảng khẳng định rằng: “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền
Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay
đổi lớn. Tuy cuộc chiến tranh trở nên gay go và ác liệt nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
16
để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh
bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch”. Từ đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng
liêng của cả dân tộc.
 Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.
 Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của
mọi người Việt Nam yêu nước, vì vậy tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí triệu người như một,
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
 Tư tưởng chỉ đạo chiến lược: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên
tục tiến công.
 Phương châm chiến lược chung: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh,
cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng ở cả hai miền để mở những cuộc tiến công
lớn, tranh thủ thời co giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường
miền Nam.
 Hình thức đấu tranh: Tiếp tục kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện
ba mũi giáp công.
 Nhiệm vụ đối với miền Bắc: Đảng chủ trương phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoạt của đế
quốc Mỹ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để
đánh bại địch khi chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước. Thực hiện chuyển
hướng nền kinh tế để phù hợp với thời chiến, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về
kinh tế và quốc phòng, động viện sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện đắc lực cho cuộc
chiến tranh giải phóng miền Nam.
 Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của
nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là
nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh
chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng
cường lực lượng miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh
càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu hiệu
chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ
11 và lần thứ 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của nhân dân ta;
sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thể hiện tư tưởng nắm vững đường lối
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ
hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau., phù hợp với thực
tế đất nước và bối cảnh quốc tế. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa
vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức
đánh thắng quân Mỹ xâm lược.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
17
Câu 12: So sánh đường lối Công nghiệp hóa của thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới.
Trả lời:
Trước đổi mới Sau đổi mới
Bối cảnh
lịch sử
Đất nước bị chia cắt thành hai miền. Đặc
điểm quan trọng nhất là miền Bắc, từ một
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Miền Bắc
vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh,
xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho
mục tiêu chủ nghĩa xã hội, vừa phải ra sức
tiếp viện cho miền Nam trong cuộc chiến
tranh với đế quốc Mỹ.
Nền kinh tế - xã được quản lý theo cơ chế
quan liêu, bao cấp bị khủng hoảng nặng nề
nhiều năm. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc
hậu, cơ cấu kinh tế phát triển không đồng bộ,
sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng được
như cầu về lương thực, thực phẩm cho xã
hội.
Quan điểm Nhất quán xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ.
Công nghiệp hóa là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công
nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ
nghĩa xã hội.
Nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Quá trình công nghiệp hóa phải kết hợp chặt chẽ và toàn diện giữa phát triển kinh tế với
củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ tổ quốc.
Công nghiệp hóa không đi liền với hiện đại
hóa.
Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại
hóa. Có như vậy mới rút ngắn được quá trình
công nghiệp hóa, nâng cao hiệu quả của quá
trình này ở nước ta, khắc phục được nguy cơ
tụt hậu về kinh tế.
Công nghiệp hóa tiến hành theo cơ chế tập
trung, quan liêu, bao cấp với các chỉ tiêu
pháp lệnh.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Công nghiệp hóa là việc của nhà nước
thông qua kinh tế nhà nước và tập thể.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp
của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất
cả các thành phần kinh tế, khuyến khích tất
cả các thành phần kinh tế tham gia sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát huy
mọi tiềm lực của đất nước để phát triển kinh
tế - xã hội, nhưng kinh tế Nhà nước phải giữ
vai trò chủ đạo nhằm bảo đảm định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa trước đổi mới là, đầu tư
dàn trải, tăng về số lượng nhưng chất
lượng không cao, kém hiệu quả; có lúc lại
quá chú trọng phát triển công nghiệp nặng,
khi điều kiện nguồn lực ta chưa đáp ứng
nổi.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy hiệu quả
kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác
định phương án phát triển, lựa chọn dự án
đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để
khai thác tối đa nguồn lực sản xuất hiện có.
Chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng. Chú trọng những ngành công nghiệp chế biến
nông sản, chế biến hàng tiêu dùng , may mặc
và hàng xuất khẩu; chú trọng phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng nhiều
lao động bên cạng việc xây dựng những tập
đoàn kinh tế lớn.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
18
Công nghiệp hóa trước đổi mới theo kiểu
khép kín, chỉ quan hệ và chỉ nhận sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu thế
quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới,
tham gia phân công lao động quốc tế.
Thành tựu Nhiều khu công nghiệp lớn, quan trọng
hình thành.
Giá trị công nghiệp tăng.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp
được tăng cường.
Nhiều trường đào tạo lực lượng lao động
trình độ tay nghề cao ra đời.
Cơ sở vật chất của đất nước được tăng cường
đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền
kinh tế được nâng cao.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những kết
quả quan trọng.
Nền kinh tế tăng trưởng khá cao, góp phần
quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp
tục được cải thiện.
Hạn chế Cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước còn
hết sức lạc hậu.
Nhiều ngành công nghiệp then chốt còn
còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng
bộ.
Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được
nhu cầu về lương thực thực phẩm.
Đất nước vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, kém
phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã
hội.
Tăng trưởng kinh tế vẫn thấp.
Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng
có hiệu quả.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.
Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy
được thế mạnh.
Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng.
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.
Sau 27 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nền kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, ngày nay cả nước đã có nhiều khu công
nghiệp, ngành công nghiệp quan trọng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ
tăng trưởng khá cao, đóng vai trò lớn vào công tác xóa đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân tiếp tục được cải thiện. Đây chính là minh chứng cho sự đúng đắn trong quyết định thay đổi tư
duy của Đảng về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 13: Cần làm gì để khắc phục những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay?
Trả lời:
Sau 27 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có
những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
 Cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền
kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu
kém đi lên, đến này cả nước đã có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung hoạt động có
hiệu quả. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước.
Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng theo hướng hiện đại.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
19
 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả
nhất định. Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu
công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng đã
có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Cơ cấu thành phần kinh tế
tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều
hình thức sở hữu. Cơ cấu lâu động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
 Những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt
tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng vai trò lớn vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình
quân đầu người hàng năm tăng lên đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục
được cải thiện.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn
chế, nổi bật là:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời
kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tăng
trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều
tài nguyên. Năng suất lao động còn thấp.
 Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao. Nhiều nguồn lực còn bị lãng phí,
chưa được phát huy.
 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Trong công
nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết
chặt chẽ với thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn thấp. Lao động thiếu việc
làm và không việc làm còn nhiều.
 Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện
đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức.
 Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi
trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.
 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với
cơ chế thị trường.
 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội.
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như:
 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quản lý, điều hành của Nhà nước
trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường còn hạn chế, công tác dự báo chưa tốt.
 Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn
lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
 Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng đã trở
thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển.
 Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
20
Nhằm khắc phục những hạn chế đó, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp vĩ mô sau:
 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị.
Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất trực tiếp mọi hoạt động của xã hội Việt
Nam. Đảng phải không ngừng đổi mới về lý luận, đẩy mạnh công tác chỉnh đốn, phát triển Đảng,
nâng cao trình độ của Đảng viên. Đối với Nhà nước phải đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính,
làm cho bộ máy hành chính gọn nhẹ, trong sạch.
 Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh
tế phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ về mọi mặt.
Phải phát huy được đầy đủ khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân để đạt được hiệu quả lao động cao
nhất, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
 Đẩy mạnh đổi mới phát triển công nghệ, công tác nghiên cứu đánh giá chính xác tài nguyên quốc
gia. Chú trọng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Mở rộng công tác khoa
học công nghệ với quốc tế nhằm tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Chú trọng đào tạo
chuyên gia, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành khoa học công nghệ.
 Đẩy mạnh công tác huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Cần nỗ lực sản xuất, khắc phục
tình trạng yếu kém, gây thất thoát, lãng phí tiền của đất nước và nhân dân, tập trung vốn cho đầu
tư và phát triển kinh tế.
 Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng sức mạnh của thời đại, thu hút
các nguồn lực phát triển từ bên ngoài.
 Giữ gìn sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đây là nhân tố quan trọng đầu tiên để
phát triển, là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư.
Câu 14: Vì sao Đảng ta lại chủ trương Việt Nam cần thiết và có thể phải rút ngắn thời gian tiến hành
công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Trả lời:
- Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
- Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kĩ thuật và khoa học công
nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiểu quả mọi nguồn lực để
không ngừng tăng năng suất lao động thúc đẩy GDP tăng nhanh cùng đáp ứng các yêu cầu: nâng cao năng
lực tích luỹ vốn tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo chủ
nghĩa xã hội chiến thắng các xã hội trước, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi
trường sinh thái.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
21
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại góp phần tăng cường củng cố và
phát triển khối liên minh công nông và tri thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là
góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiểu quả của bộ máy quản lý kinh tế Nhà nước.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại để làm biến đổi về chất
lượng sản xuất nhờ đó mà hình thành hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành con người mới xã hội chủ
nghĩa, hình thành một nền văn hoá mới, một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
vững mạnh trên cơ sở đó thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc
đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế
giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao
mà nó còn đảm bảo thực hiện sự kết hợp tốt kinh tế với quốc phòng an ninh, đối phó có hiểu quả với âm
mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
Thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế, chính trị,
văn hoá xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh
tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà đảng và nhân dân ta đã
lựa chọn. Chính vì thế mà công nghiêp hóa, hiện đại hóa được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa – yêu cầu khách quan của lịch sử:
Do những khác biệt về điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị - xã hội, phương hướng, chính sách phát triển
kinh tế, cũng như do nhiều nguyên nhân lịch sử khách quan và chủ quan của mình, nên các nước trên thế
giới (và ngay cả giữa các địa phương trong một quốc gia) cũng có sự khác nhau về thời điểm bắt đầu và
kết thúc, cũng như giãn cách xa nhau về trình độ và thành quả đạt được trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa . Vì vậy, để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn, bắt buộc các nước đi sau phải tăng
tốc, rút ngắn lộ trình phát triển của mình.
Thực tiễn thế giới cho thấy có sự rút ngắn rõ rệt qua những giai đoạn lịch sử trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Xét trên phạm vi toàn cầu: Nếu như các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải mất
trên 200 năm để tạo dựng nền công nghiệp phát triển của mình, thì Nhật Bản nhờ mở cửa cầu thị và
hướng về Âu - Mỹ, nên chỉ mất 50 - 60 năm để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; còn
các nước NICs do bắt đầu muộn hơn, lại biết kết hợp cả sự giúp đỡ và kinh nghiệm của Âu, Mỹ và Nhật
Bản, đồng thời phát huy các lợi thế so sánh của mình, đã rút ngắn thời gian phát triển nền công nghiệp
của họ xuống còn bằng 1/2 thời gian của Nhật, tức chỉ bằng khoảng 1/10 thời gian mà các nước Âu - Mỹ
phải đi qua. Đến lượt Thái Lan, thời gian này còn được rút ngắn hơn nữa…
Với Việt Nam, rút ngắn vừa là mục tiêu, vừa là phương thức quan trọng hàng đầu trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam bắt tay vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước chậm hơn so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới khác (cả về thời gian và trình độ phát
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
22
triển) từ vài thập kỷ đến hàng thế kỷ do xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp cả về lượng và chất, hơn
nữa lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề và cơ chế bao cấp kìm hãm khá lâu,…
Chính vì vậy, để rút ngắn khoảng cách với thế giới, tạo nền tảng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội, Việt Nam phải đồng thời vừa triển khai trên bề rộng quá trình công nghiệp hóa, phát triển nền
công nghiệp truyền thống, vừa phải nhanh chóng hiện đại hóa, đi thẳng vào phát triển từng bộ phận cấu
thành của kinh tế tri thức, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020… Điều đó cũng có nghĩa là phát triển rút ngắn phải trở thành sự lựa
chọn bắt buộc quan trọng hàng đầu cả về mục tiêu và phương thức trong quá trình phát triển đất nước.
Câu 15: Vì sao Đảng ta lại xem công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng
đầu trong thời kỳ đổi mới? Những mặt tích cực và hạn chế của chủ trương này.
Trả lời:
Trong khi coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng vẫn xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mặt
trận hàng đầu. Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp
hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình
thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị.
Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị
trường trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt
đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một vấn đề có tầm
quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa.
- Những mặt tích cực, thuận lợi của chủ trương này:
 Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên nhiều, đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho
nông nghiệp.
 Thành tựu của gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã xây dựng và phát triển, tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng của đất nước tương đối vững mạnh, làm tiền đề cho phát triển trong chiến
lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
 Hệ thống các khu công nghiệp phát triển cùng với chính sách khuyến khích đầu tư là điều kiện
thu hút thêm nhiều nguồn vốn ngoài nước.
 Hệ thống giao thông đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn lợi tự nhiên.
 Người dân Việt Nam cần cù, thông minh, gắn liền với truyền thống nông nghiệp; trình độ dân trí
ngày càng được nâng cao là nguồn động lực lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn.
 Là nước đi sau, đang trong quá trình xây dựng và phát triển nên có thể học hỏi, thừa hưởng những
thành tựu khoa học kỹ thuật mới.
- Hạn chế, khó khăn khi thực hiện chủ trương này:
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
23
 Đất nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ, thu nhập thấp, cơ cấu kinh tế
còn có bộ phận chuyển dịch chậm, chưa đồng bộ, cơ cấu sản xuất trong từng ngành còn lạc hậu,
chưa theo kịp sự biến động của thị trường trong và ngoài nước.
 Ngành nông nghiệp Việt Nam nhìn chung chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán.
Trong ngành trồng trọt thì cây lương thực vẫn là chủ yếu, chất lượng các loại nông sản chưa đáp
ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu. Sự phát triển thời gian qua chỉ dựa vào nhân tố
chiều rộng.
 Công nghiệp phát triển nhanh nhưng cơ cấu nội bộ ngành còn lạc hậu, thiếu các ngành công
nghiệp có kỹ thuật, hàm lượng chất xám cao; thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chưa
được nhân rộng, tạo hạt nhân cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Các làng nghề còn mang yếu tố tự phát. Trình độ quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế.
 Khu vực dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, chưa hình thành đồng bộ các loại thị trường như thị
trường khoa học – công nghệ, lao động,...
 Cơ sở hạ tầng nông thôn và dịch vụ còn yếu kém.
 Khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên một số lĩnh vực còn hạn chế, thiếu đầu tư. Sự chuyển giao
công nghệ còn nhiều bất cập. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ đạt trình độ trung bình.
 Thu nhập bình quân của dân cư nông thôn còn thấp, tích lũy nội bộ chưa cao, hạn chế tái đầu tư
sản xuất mở rộng.
 Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp,
phân bố lại bất hợp lý giữa các ngành, các địa phương.
 Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn một số mặt yếu kém, giáo dục và đào tạo chưa thực sự phát huy
đầy đủ.
 Tài nguyên khoáng sản bị sử dụng lãng phí, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do mật độ dân số
cao.
Câu 16: Để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, ta cần có những yếu tố nào?
Yếu tố nào mang tính quyết định, tại sao?
Trả lời:
Để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công cần năm yếu tố chủ yếu là vốn; khoa học
và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong các yếu tố tham gia
vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản, yếu tố
quyết định.
Nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm mục đích phát triển toàn diện ba hệ thống: kinh tế - xã hội
- môi trường, để phát triển toàn diện con người. Phát triển con người là đặc trưng bản chất của xã hội chủ
nghĩa, con người là chủ thể, là nhân tố năng động nhất, sáng tạo nhất trong mối quan hệ của ba hệ thống
đó. Trình độ phát triển kinh tế ở một quốc gia thì khả năng trí tuệ của người lao động mang tính quyết
định. Nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nói đến xây dựng một lực lượng sản xuất hiện
đại, trong đó con người là lực lượng sản xuất hàng đầu.
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
24
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kế hoạch
định hướng xã hội chủ nghĩa còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lại chính là nhân tố con người. Chúng
ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện tồn tại những thuận lợi và khó khăn,
thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, tác động lẫn nhau. Xét đến cùng để tận dụng những thuận lợi và thời cơ,
khắc phục những khó khăn và nguy cơ để “đi tắt, đón đầu” thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tùy thuộc có tính quyết định vào nhân tố con người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì con
người và dân tộc Việt nam, bằng sức mạnh của con người và dân tộc. Việt nam đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa bằng trí tuệ của mình dựa trên một nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Trong các yếu tố phát
triển nhanh và bề vững thì nguồn lực con người Việt nam là yếu tố cơ bản nhất. Bởi vì nguồn lực con
người Việt nam với đức tính cần cù, sáng tạo khi đã có trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có tay
nghề vững sẽ là yếu tố quyết định để tạo ra phương pháp và công nghệ hiện đại. Nguồn lực con người là
điều kiện, là yếu tố đầu vào quyết định nhất.
Câu 17: Tại sao Đảng ta lại chủ trương tiến hành đồng thời 2 quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa?
Việt Nam cần làm gì để bắt kịp trình độ phát triển của các nước trên thế giới?
Trả lời:
- Định nghĩa công nghiệp hóa:
Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế – xã
hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện
đại.
- Định nghĩa hiện đại hóa:
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại
vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội.
- Tính tất yếu của việc tiến hành đồng thời 2 quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa:
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước dù thắng hay bại đều trở thành nước kiệt quệ đã trở thanh
mét trong những nguyên nhân cho bước khởi động của cuộc khoa học công nghệ hiện đại. Có thể chia
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thành hai giai đoạn:
 Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ những năm 40 đến giữa những năm 70. Giai đoạn này sử dụng khoa
học kỹ thuật để hiện đại hoá các công cụ sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng
thêm các yếu tố sản xuất. Thực chất đây là giai đoạn bắt đầu phát triển của lực lượng sản xuất cả
về con người và công cụ sản xuất.
 Giai đoạn hai bắt đầu vào những năm 70 trở đi và cho đến nay vẫn đang tiếp tục rất mạnh mẽ.
Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui mô lớn và toàn diện trên lực lượng sản xuất
trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, đổi mới toàn bộ bộ máy sản xuất hiện hành
trên cơ sở sử dụng những phương tiện kỹ thuật về công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc thay thế
(CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com)
25
hàng loạt các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm
lên cao. Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa
thì đây là thời kỳ mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho
sự ra đời của phương thức sản xuất mới.
Quá trình diễn ra không đồng đều ở các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế.
Trên thế giới hình thành 3 nhóm nước đó là các cường quốc về kinh tế, các nước phát triển và đang phát
triển. Sự phân chia này cũng hình thành nên các mâu thuẫn cơ bản của xã hội, vấn đề cơ bản của các nước
đang phát triển là đường lối đấu tranh hoà bình giải quyết mâu thuẫn thông qua làm cuộc cách mạng về
kinh tế.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất còn non nớt
chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa. Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn,
không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học
kỹ thuật phát triển cao. Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển tuần tự và phát triển nhảy
vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thô sơ sang lao động tự động hoá
có sự chỉ đạo của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Để bắt kịp trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các nước trên thế giới, Việt Nam cần thực hiện
một số định hướng sau:
 Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
 Tiến hành rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
 Chủ động hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
 Tranh thủ phát huy cả nội lực lẫn ngoại lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh và ổn định kinh tế.
 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề
nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
 Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
 Phát triển kinh tế vùng.
 Phát triển kinh tế biển.
 Dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.
 Bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
Câu 18: Đặc trưng, ưu và khuyết điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp?
Trả lời:
- Đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:
 Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu
pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả
phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự,
Những câu-hỏi-hay Đường lối ĐCSVN
Những câu-hỏi-hay Đường lối ĐCSVN
Những câu-hỏi-hay Đường lối ĐCSVN

More Related Content

What's hot

Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnLuận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnHo Quang Thanh
 
Slide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản
Slide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sảnSlide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản
Slide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sảnNgọc Hưng
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmbuiconghong
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_namYkazu
 
Lịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxLịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxlinh345584
 
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-sanfeudmtk
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930wormblack
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945mikado3f
 
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxTrắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxHuyenDiem2
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdfPhamBaNam
 
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN  250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN alexandreminho
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMlenazuki
 
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxTnLc31
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 TunHng56
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRJoseph Hung
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxNguynVnLinh37
 
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930wormblack
 
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrnhThanhThanh
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 

What's hot (20)

Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triểnLuận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
Luận cương chính trị 10/1930 - Giải quyết hạn chế & Phát triển
 
Slide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản
Slide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sảnSlide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản
Slide thuyết trình - Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản
 
De cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcmDe cuong on thi mon tu tuong hcm
De cuong on thi mon tu tuong hcm
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
 
Lịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptxLịch sử đảng CSVN.pptx
Lịch sử đảng CSVN.pptx
 
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
196-cau-hoi-dap-duong-loi-dang-cong-san
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
 
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
Đường lối Cách mạng đảng CSVN 1939-1945
 
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docxTrắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
Trắc nghiệm LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Chương 2.pdf
Chương 2.pdfChương 2.pdf
Chương 2.pdf
 
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN  250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
250 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐCSVN
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
 
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptxĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ 7.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
 
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng - Luận cương chính trị tháng 10/1930
 
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MRcương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng MR
 
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docxCâu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
Câu hỏi trắc nghiệm môn lịch sử đảng Việt Nam.docx
 
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930Slide , word  Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
Slide , word Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh thời kì 1921-1930
 
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docxTrắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
Trắc nghiệm LSĐ - Copy.docx
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 

Similar to Những câu-hỏi-hay Đường lối ĐCSVN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docxĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docxThyTrn607023
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namThích Hô Hấp
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí MinhHuynh ICT
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIHuynh ICT
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Lê Xuân
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh su khoi c
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh su khoi cTai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh su khoi c
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh su khoi cTrungtâmluyệnthi Qsc
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1nymi
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.aPhi Phi
 

Similar to Những câu-hỏi-hay Đường lối ĐCSVN (20)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docxĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Đề cương đường lối
Đề cương đường lối Đề cương đường lối
Đề cương đường lối
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
DCSVN
DCSVNDCSVN
DCSVN
 
Cuuduong
CuuduongCuuduong
Cuuduong
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUIPhần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
Phần 1 - Đề Cương chi tiết ôn tập môn đường lối cách mạng việt nam HaUI
 
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
Đồng chí cần làm gì, và phấn đấu như thế nào để trở thành Đảng viên!
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh su khoi c
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh su khoi cTai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh su khoi c
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh su khoi c
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a
 

More from Tường Minh Minh

Chỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chính
Chỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chínhChỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chính
Chỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chínhTường Minh Minh
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuTường Minh Minh
 
Www.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttck
Www.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttckWww.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttck
Www.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttckTường Minh Minh
 
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)Tường Minh Minh
 
Hướng dẫn Tự học starter toeic
Hướng dẫn Tự học starter toeicHướng dẫn Tự học starter toeic
Hướng dẫn Tự học starter toeicTường Minh Minh
 

More from Tường Minh Minh (11)

Chỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chính
Chỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chínhChỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chính
Chỉ số tài chính cơ bản để phân tích báo cáo tài chính
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
 
Một số Ví dụ marketing
Một số Ví dụ marketingMột số Ví dụ marketing
Một số Ví dụ marketing
 
Www.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttck
Www.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttckWww.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttck
Www.tinhthuc.com cong-thuc-bai-tap-ttck
 
Baitap nltk std
Baitap nltk stdBaitap nltk std
Baitap nltk std
 
12 bai tap_nguyen_ly_thong_ke
12 bai tap_nguyen_ly_thong_ke12 bai tap_nguyen_ly_thong_ke
12 bai tap_nguyen_ly_thong_ke
 
Luat ke-toan-2015
Luat ke-toan-2015Luat ke-toan-2015
Luat ke-toan-2015
 
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)Trắc nghiệm-ôn-tập Môn  Nhập môn Tài chính Tiền tệ  (1)
Trắc nghiệm-ôn-tập Môn Nhập môn Tài chính Tiền tệ (1)
 
Đường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEHĐường lối ĐCSVN -UEH
Đường lối ĐCSVN -UEH
 
Tong+hop+26+cau+qt+marketing
Tong+hop+26+cau+qt+marketingTong+hop+26+cau+qt+marketing
Tong+hop+26+cau+qt+marketing
 
Hướng dẫn Tự học starter toeic
Hướng dẫn Tự học starter toeicHướng dẫn Tự học starter toeic
Hướng dẫn Tự học starter toeic
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Những câu-hỏi-hay Đường lối ĐCSVN

  • 1. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 1 MỤC LỤC Câu 1: Phân tích sự thay đổi về kết cấu giai tầng xã hội (phong kiến và nửa thuộc địa nửa phong kiến) đã ảnh hưởng đến lực lượng cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như thế nào?...................3 Câu 2: Nêu rõ vai trò và nhiệm vụ của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? ......................................................................................................................................................................4 Câu 3: Tại sao Hồ Chí Minh lại chọn con đường cách mạng vô sản chứ không phải con đường nào khác? Ý nghĩa của sự lựa chọn đó đối với cách mạng Việt Nam vào cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 và trong giai đoạn hiện nay? ..............................................................................................................................................5 Câu 4: So sánh nội dung văn kiện cương lĩnh tháng 2 và nội dung văn kiện luận cương chính trị tháng 10. Rút ra ý nghĩa và nhận xét. ...........................................................................................................................6 Câu 5: Những điểm chưa thống nhất giữa 2 văn kiện Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Chính trị Tháng 10 đã được Đảng ta điều chỉnh, thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945? .........7 Câu 6: Trình bày bối cảnh ra đời và nội dung của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”..................................................................................................................................................................9 Câu 7: Chứng minh rằng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo của Đảng giai đoạn 1939 – 1945 đã trực tiếp mở ra thời kỳ chuẩn bị điều kiện cần thiết cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nước ta vào tháng 8/1945................................................................................................................................................10 Câu 8: Phân tích những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng 8/1945. Đảng đưa ra những chủ trương, sách lược đối nội, đối ngoại gì để đưa đất nước thoát khỏi tình thế đó? (Vì sao Đảng ta lại đưa ra nhận định “vận mình dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc sau cách mạng tháng 8/1945”)............................11 Câu 9: Trình bày nội dung nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959. Chứng minh nghị quyết này đã mở đường cho cách mạng miền Nam phát triển..............................................................................12 Câu 10: Trình bày nội dung của đường lối kháng chiến chống Mỹ tại Đại hội lần thứ III của Đảng vào tháng 9/1960. Phân tích vai trò, nhiệm vụ, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền. ...........................................................................................................................................................14 Câu 11: Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau năm 1965. .........................15 Câu 12: So sánh đường lối Công nghiệp hóa của thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới.....................17 Câu 13: Cần làm gì để khắc phục những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? ......................................................................................................................................18 Câu 14: Vì sao Đảng ta lại chủ trương Việt Nam cần thiết và có thể phải rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa?...................................................................................................................20 Câu 15: Vì sao Đảng ta lại xem công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng đầu trong thời kỳ đổi mới? Những mặt tích cực và hạn chế của chủ trương này. ......................................22 Câu 16: Để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, ta cần có những yếu tố nào? Yếu tố nào mang tính quyết định, tại sao?..................................................................................................23
  • 2. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 2 Câu 17: Tại sao Đảng ta lại chủ trương tiến hành đồng thời 2 quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Việt Nam cần làm gì để bắt kịp trình độ phát triển của các nước trên thế giới?.........................................24 Câu 18: Đặc trưng, ưu và khuyết điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp? ...............25 Câu 19: Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? ...........................................27
  • 3. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 3 ÔN TẬP TỰ LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Phân tích sự thay đổi về kết cấu giai tầng xã hội (phong kiến và nửa thuộc địa nửa phong kiến) đã ảnh hưởng đến lực lượng cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 như thế nào? Trả lời: Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm nước ta. Sau khi đánh chiếm được, chúng thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phống kiến diễn ra mạnh mẽ, tiêu biểu là những phong trào:  Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): Ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương phát triển mạnh ra nhiều địa phương ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ngày 1/11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục đến năm 1896.  Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) diễn ra từ năm 1884. Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt. Thất bại của các phong trào trên cho thấy sự sụp đổ của hệ tư tưởng phong kiến trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, đặc biệt trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp, Việt Nam từ một nước thuần phong kiến đã biến thành nước nửa phong kiến thuộc địa, xã hội diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc, hình thành nền nhiều tầng lớp giai cấp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Đầu thế kỷ 20, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu tiến bộ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản diễn ra sôi nổi. Tiêu biểu là phong trào Đông Du theo xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và phong trào cái cách của Phan Châu Trinh. Từ trong phong trào đấu tranh, các tổ chức đảng phái ra đời như Tân Việt cách mạng Đảng, Việt Nam quốc dân Đảng,... theo lập trường quốc gia tư sản đã thể hiện vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ nhưng cuối cùng cũng hông thành công. Sự thất bại của các phong trào yêu nước theo lập trường quốc gia tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 đã phản ánh địa vị kinh tế và chính trị yếu kém của giai cấp tư sản trong tiến trình cách mạng dân tộc. Cũng từ đầu thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường tư sản, phong trào công nhân chống lại áp bức, bóc lột của tư sản, thực dân cũng diễn ra từ rất sớm. Ban đầu, các cuộc đấu tranh diễn ra với hình thức sơ khai. Trong những năm 1919 – 1925, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ hơn với các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925) và cuộc bãi công của công nhân Nhà máy sợi Nam Định (1925)... Đến giai đoạn 1926 – 1929, phong trào công nhân đã có sự lãnh đạo của các tổ chức đảng, mang tính chất chính trị rõ rệt, có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Điều đặc biệt và quan trọng nhất trong phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự đấu tranh của quần chúng công nông có tính chất độc lập rõ rệt, chứ không phải là chịu ảnh hưởng quốc gia chủ nghĩa
  • 4. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 4 như trước kia nữa. Chính điều này đã tạo nên tiền đề cơ sở dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng đường lối đấu tranh, lãnh đạo nhân dân làm nên những thắng lợi vẻ vang. Câu 2: Nêu rõ vai trò và nhiệm vụ của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Trả lời: Cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, trước sự xâm luợc và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến (phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế,...) và tư sản (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...) diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại do hạn chế về gai cấp, thể hiện sự khủng hoảng về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức, giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng (hai lực lượng xã hội cơ bản là công nhân và nông dân). Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chỉ đi đến thành công. Nhiệm vụ này đã được Nguyễn Ái Quốc giải quyết, ghi dấu bởi sự kiện ra đi tìm đường cứu nước của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vào năm 1911. Trong quá trình tìm đường cứu nuước, Người đã tìm hiểu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và khẳng định, con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung, nhân dân Việt Nam nói riêng. Người cho rằng “cách mạng tư sản của Pháp, Mỹ là những cuộc cách mạng không đến nơi,... chỉ có cách mạng Nga là thành công, thành công đến nơi,...”. Vào tháng 7/1920 sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, đồng thời tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920), Nguyễn Ái Quốc nhận ra “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu, Trung Quốc. Đây chính là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Từ năm 1925 – 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam, truyền bá chủ nghĩa Marx- Lenin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng Việt Nam. Cùng với việc đào tạo cán bộ, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức nhiều tờ báo nhằm truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển theo con đường cách mạng vô sản. Đến cuối năm 1929, trước sự ra đời của nhiều tổ chức đảng cộng sản hoạt động phân tán, chia rẽ, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một đảng cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam. Chính Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng, họp từ từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, quyết định phương châm, kế hoạch thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành Đảng
  • 5. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 5 Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ 20, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Câu 3: Tại sao Hồ Chí Minh lại chọn con đường cách mạng vô sản chứ không phải con đường nào khác? Ý nghĩa của sự lựa chọn đó đối với cách mạng Việt Nam vào cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 và trong giai đoạn hiện nay? Trả lời: Lý do Hồ Chí Minh chọn con đường cách mạng vô sản: Cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, trước sự xâm luợc và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến (phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế,...) và tư sản (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...) diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng đều thất bại do hạn chế về gai cấp, thể hiện sự khủng hoảng về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức, giai cấp lãnh đạo và lực lượng cách mạng (hai lực lượng xã hội cơ bản là công nhân và nông dân). Qua đó đã cho thấy cách mạng phong kiến hay cách mạng tư sản tại Việt Nam đều không thành công. Trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra phải tìm con đường cách mạng mới, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và nhận ra rằng, cách mạng tư sản của Mỹ và Pháp là các cuộc cách mạng triệt để, không đến nơi bởi khi cách mạng tư sản thành công, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và nhân dân lao động vẫn không được tự do, ấm no hạnh phúc thật sự; chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do, bình đẳng thật. Vào tháng 7/1920 sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, đồng thời tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp (12/1920), quan điểm này càng được Nguyễn Ái Quốc khẳng định chắc chắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Ý nghĩa của sự lựa chọn cách mạng vô sản của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam: - Giai đoạn cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20: Góp phần chấm dứt khủng hoảng trong đường lối cách mạng kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, giải quyết vấn đề giai cấp lãnh đạo cách mạng, xác định được lực lượng cách mạng chủ yếu là liên minh công – nông (2 giai cấp cơ bản của xã hội) của Việt Nam, tạo ra nền tảng giúp chúng ta mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước, đó là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người. - Giai đoạn hiện nay: Hiện nay, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam đang bị chống phá quyết liệt từ các thế lực phản động, thù địch và cơ hội về chính trị. Dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận con đường, hướng đích đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Chúng không chỉ
  • 6. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 6 phủ nhận học thuyết khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Marx-Lenin, mà còn phủ nhận cả tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta và sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Dẫu còn muôn vàn khó khăn, nhưng bằng những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới, nhân dân ta vẫn tin tưởng vững chắc rằng, nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhất định thành công. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng đã và đang làm cho Việt Nam phát triển lớn mạnh từng ngày, là những tiền đề vật chất và tinh thần quan trọng nhất giúp nhân dân ta kiên trì con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Việc duy trì cuộc cách mạng vô sản ở Việt Nam giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu đặt ra là dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 4: So sánh nội dung văn kiện cương lĩnh tháng 2 và nội dung văn kiện luận cương chính trị tháng 10. Rút ra ý nghĩa và nhận xét. Trả lời: So sánh Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Tháng 10: Vấn đề cơ bản Cương lĩnh tháng 2 Luận cương tháng 10 Phương hướng chiến lược Tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến, trong đó chống đế quốc Pháp là nhiệm vụ hàng đầu. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến, trong đó vấn đề thổ địa, chống phong kiến là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền. Lực lượng cách mạng Công, nông, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước. Công, nông, các phần tử lao khổ đô thị. Lãnh đạo cách mạng Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng, trong đó Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng. Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung, liên hệ mật thiết với quần chúng. Phương pháp cách mạng Bạo lực cách mạng. Quan hệ quốc tế Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải liên lạc mật thiết với dân tộc bị áp bức, giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải liên lạc mật thiết với dân tộc bị áp bức, giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn giữa một bên là dân tộc Việt Nam, một bên là đế quốc Pháp xâm lược. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc. Những điểm thống nhất giữa 2 văn kiện:
  • 7. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 7  Cả hai văn kiện đã xác định được phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản.  Hai văn kiện đều dùng cụm từ cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới với nhiệm vụ giành độc lập và thổ địa ruộng đất.  Hai văn kiện đều xác định đi tới đấu tranh bằng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.  Xác định vai trò của công nhân và nông dân là động lực chính của cách mạng.  Thống nhất về vai trò lãnh đạo của Đảng và sứ mệnh lịch sử của Đảng. Ý nghĩa và nhận xét: Luận cương chính trị Tháng 10 khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh Tháng 2 đã nêu ra. Bên cạnh mặt thống nhất cơ bản, giữa Luận cương chính trị Tháng 10 và Cương lĩnh Tháng 2 có mặt khác nhau. Luận cương chính trị không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mau thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu; đánh giá không đúng vai trò cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó Luận cương đã không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai. Nguyên nhân chủ yếu của những mặt khác nhau:  Luận cương chính trị chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam.  Do nhận thức giao điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng ở thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số đảng cộng sản trong thời gian đó. Chính vì vậy, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10/1930 đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo, độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc được nêu trong Đường Cách Mệnh và Cương lĩnh Tháng 2. Câu 5: Những điểm chưa thống nhất giữa 2 văn kiện Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Chính trị Tháng 10 đã được Đảng ta điều chỉnh, thay đổi như thế nào trong giai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945? Trả lời: Những điểm chưa thống nhất giữa 2 văn kiện Cương lĩnh Tháng 2 và Luận cương Chính trị Tháng 10 đã được Đảng điều chỉnh: - Trong giai đoạn 1936 – 1939: Trước những biến chuyển của tình hình trong nước và quốc tế, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Hội nghị và đề ra những chủ trương mới về chính trị, tổ chức và hình thức đấu tranh phù hợp với tình hình cách mạng nước ta.
  • 8. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 8  Chủ trương đấu tranh: cách mạng ở Đông Dương vẫn là cách mạng tư sản dân quyền - phản để và điền địa - lập chính quyền của công nông, đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa song yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống.  Kẻ thù của cách mạng: bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.  Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bạn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.  Đoàn kết quốc tế: Bên cạnh việc đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Pháp mà còn ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp để cùng nhau chống lại kẻ thù chung là bọn phát xít ở Pháp và bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương.  Hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh: Chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhưng vẫn phải giữa vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ chức, hoạt động bí mật của Đảng. Trong giai đoạn này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đặt vấn đề nhận thức lại mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, phản đế và điền địa trong cách mạng ở Đông Dương. Ban Chấp hành Trung ương cho rằng: “Nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà năng trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”. Đây là nhận thức mới của Ban Chấp hành Trung ương, phù hợp với tình thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và bước đầu khắc phục những hạn chế của Luận cương Chính trị Tháng 10. Tháng 3/1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc và tháng 7/1939, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự Chỉ Trích đánh dấu bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng, có tác dụng mở rộng lực lượng và trận địa cách mạng, gắn kết phong trào cách mạng Đông Dương với cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân thế giới. - Trong giai đoạn 1939 – 1945: Trên cơ sở nhận định khả năng diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai và căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược như sau:  Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: Ban Chấp hành Trung ương nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp - Nhật. Ban Chấp hành Trung ương quyết định gác lại cách mạng địa điền để tập trung cho nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng lúc này.  Quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc: vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặng cứu Tổ quốc, cứu giống nòi.  Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại: ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. Ban Chấp hành Trung ương còn đặc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao tổ chức và lãnh đạo của Đảng, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng.
  • 9. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 9 Với tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiện mục tiêu ấy. Câu 6: Trình bày bối cảnh ra đời và nội dung của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Trả lời: - Bối cảnh ra đời chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”: Vào cuối năm 1944, đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ của mình và tiến như vũ bão về phía Berlin. Phát xít Nhật lâm vào tình trạng nguy khốn. Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt. Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. Quân Pháp đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật. Ngay đêm 9/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. - Nội dung của chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”:  Nhận định tình hình: Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuôc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Tuy vậy, hiện đang có những cơ hội tốt làm cho những điều kiện Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.  Xác định kẻ thù: Sau cuộc đảo chính, phát xít Nhật là kẻ thù chính, kè thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đông Dương. Vì vậy, phải thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.  Chủ trương: Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đầu tranh lúc này phải thay đổi cho thích hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa như tuyên truyền xung phong, biểu tình tuần hành, bãi công chính trị, biểu tình phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, đẩy mạnh xây dựng các đội tự vệ cứu quốc,...  Phương châm đấu tranh: lúc này là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa.  Dự kiến: những thời cơ thuận lợi để thực hiện Tổng khởi nghĩa như khi quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở. Cũng có thể là cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập, hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần.
  • 10. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 10 Câu 7: Chứng minh rằng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo của Đảng giai đoạn 1939 – 1945 đã trực tiếp mở ra thời kỳ chuẩn bị điều kiện cần thiết cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nước ta vào tháng 8/1945. Trả lời: Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp và quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến đạo với 3 nội dụng chính: đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập Mặt trận Việt Minh và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Đảng đã tiến hành nhiều hoạt động nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nước ta vào tháng 8/1945 như sau:  Để tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo trong cả nước, Ban Chấp hành Trung ương quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh vào ngày 19/5/1941 nhằm vận động, thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau đặc cứu Tổ quốc, cứu giống nòi. Từ đó, một số tổ chức chính trị yêu nước ra đời và đã tham gia làm thành viên của Mặt trận Việt Minh. Lực lượng chính trị quần chúng ngày càng đông đảo và được rèn luyện trong đấu tranh chống Pháp - Nhật theo khẩu hiệu của Mặt trận Việt Minh.  Để đưa cuộc khởi nghĩa vũ trang đến thắng lợi, cần phải ra sức phát triển lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng. Trung ương quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn và chủ trương thành lập những đội du kích hoạt động phân tán, dùng hình thức vũ trang vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân, vừa phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ, lấy vùng Bắc Sơn Vũ Nhai làm trung tâm. Công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang diễn ra sôi nổi ở các khu căn cứ và khắp các địa phương trong cả nước đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng quần chúng vùng lên đấu tranh giành chính quyền.  Ngày 9/3/1945 ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị ở làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Đến ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” với nội dung cơ bản xác định lại kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật và chủ trương phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Ngày 15/4/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân, xây dựng thêm bảy chiến khu trong cả nước và chủ trương phát triển hơn nữa lực lượng vũ trang và nửa vũ trang,... Ngay sau đó, các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục nổ ra. Ở khu giải phóng và một số địa phương, chính quyền nhân dân đã hình thành, tồn tại song song với chính quyền tay sai của phát xít Nhật.  Trước tình hình chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phát xít Nhật đi gần đến chỗ thất bại hoàn toàn, Trung ương quyết định họp Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (Tuyên Quang) vào tháng 8/1945 và quyết dịnh phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai, trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thu kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân ta đã nhất tề vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền. Trước khí thế áp đảo của quần chúng khời nghĩa, quân Nhật tê liệt, không dám chống cự. Chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • 11. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 11 Câu 8: Phân tích những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng 8/1945. Đảng đưa ra những chủ trương, sách lược đối nội, đối ngoại gì để đưa đất nước thoát khỏi tình thế đó? (Vì sao Đảng ta lại đưa ra nhận định “vận mình dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc sau cách mạng tháng 8/1945”) Trả lời: - Khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng 8/1945: Sau ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo. Những hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt rất nặng nề: 95% dân số nước ta mù chữ, ngân quỹ quốc gia trống rỗng; kinh nghiệm quản lý và xây dựng đất nước của cán bộ ta còn non yếu; nước ta chưa được nước nào trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Với danh nghĩa Đồng minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, quân đội Tưởng Giới Thạch mang bọn tay sai kéo vào chiếm đóng; từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh giúp Pháp tái chiếm Nam Bộ, Anh – Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn (23/9/1945), nhân dân Nam Bộ vừa giành độc lập đã phải đối đầu với cuộc xâm lược của thực dân Pháp lần thứ hai. Vận mệnh dân tộc ra đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Trước cách mạng tháng 8, ta mạnh hơn quân thù, sau cách mạng tháng 8, tương quan so sánh lực lượng bất lợi cho ta. Thực tế này phán ánh quy luật “giành chính quyền dễ bao nhiêu thì giữ chính quyền càng khó bấy nhiêu”. - Chủ trương, sách lược đối nội, đối ngoại của Đảng: Đứng trước tình hình Tổ Quốc lâm nguy, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích kỹ lưỡng tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạng mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về “Kháng chiến kiến quốc”, vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:  Chỉ đạo chiến lược: xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.  Xác định kẻ thù: Đảng chỉ rõ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng.  Phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là “cùng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa - Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp. - Kết quả: Cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng giai đoạn 1945 – 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức to lớn:  Chính trị - xã hội: Đã xây dựng được nền móng chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Quốc Hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến
  • 12. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 12 pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua và ban hành. Các đoàn thể nhân dân được xây dựng và mở rộng.  Kinh tế - văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được hồi phục. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi. Năm 1946, đời sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Cuộc vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946, cả nước đã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.  Bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng phạm vị chiếm đóng ra các tỉnh Nam Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến, phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam. Khi Pháp - Tưởng ký “Hiệp ước Trùng Khánh” (28/2/1946), thỏa thuận mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quân ra miền Bắc, Đảng lại nhanh chóng chỉ đạo chọn giải pháp hòa hoãn, dàn xếp với Pháp để buộc quân Tưởng phải rút về nước. Các hiệp định, tạm ước ta ký với Pháp đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Câu 9: Trình bày nội dung nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959. Chứng minh nghị quyết này đã mở đường cho cách mạng miền Nam phát triển. Trả lời: - Bối cảnh lịch sử hình thành nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959: Sau Hội nghị Geneve, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp:  Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin; phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam.  Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng hậu, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. - Nội dung nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959:
  • 13. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 13 Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau là khó khăn của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7/1954 là phải đề ra được đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại. Tháng 1/1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn và ra nghị quyết về cách mạng miền Nam:  Tình hình cách mạng Việt Nam: hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội ta là mâu thuẫn giữa đế quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến, bọn tư sản mại bản tay sai đế quốc thống trị ở miền Nam với toàn thể nhân dân dân Việt Nam; mâu thuẫn giữa con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.  Nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam: cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo có hai nhiệm vụ chiến lược phải song song tiến hành là cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, trong đó đánh đổ chế độ thống trị Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam là nhiệm vụ chung, vì lợi ích và yêu cầu chung của nhân dân cả nước.  Mâu thuẫn của cách mạng miền Nam: có hai mâu thuẫn cơ bản là giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược và giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn dân tộc ta với đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm.  Lực lượng cách mạng: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc, động lực cách mạng là công nhâ, nông dân, tiểu tư sản.  Kẻ thù của cách mạng miền Nam: đế quốc Mỹ, địa chủ phong kiến, tư sản mại bản tay sai hiếu chiến trong ngụy quyền Sài Gòn.  Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: đoàn kết toàn dân, đánh đổ đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà.  Phương pháp cách mạng miền Nam: cách mạng bạo lực.  Phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam: dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân.  Khả năng phát triển: có thể chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang lâu dài, nhưng cuối cùng thắng lợi sẽ về tay nhân dân ta.  Vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất: chủ trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho cách mạng miền Nam để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai.  Công tác xây dựng Đảng: củng cố, xây dựng Đảng bộ miền Nam vững mạnh, chú trọng xây dựng chi bộ với phương châm bí mật, nhỏ, gọn để gìn giữ, che dấu tốt lực lượng cách mạng. - Nghị quyết Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959 đã mở đường cho cách mạng miền Nam: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, không chỉ thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng mà còn mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên:  Ban đầu, Đảng ta chủ trương đấu tranh với Mỹ bằng phương pháp thương lượng ngoại giao, hòa bình, giữ gìn lực lượng, không xây dựng lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, trước sự hung tàn của đế
  • 14. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 14 quốc Mỹ, con đường đấu tranh chính trị không hiệu quả. Vì thế, sau Hội nghị Trung ương lần thứ 15 vào tháng 1/1959, Đảng ta xác định nhiệm vụ chuyển hướng từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị có vũ trang, thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho cách mạng miền Nam để tập hợp rộng rãi mọi lực lượng yêu nước.  Bên cạnh đó, muốn đánh đổ Mỹ - Diệm đặt ra yêu cầu cần phải có sự chi viện toàn diện của miền Bắc cho cách mạng và nhân dân miền Nam, huy động sức mạnh của nhân dân cả nước. Để chi viện hiệu quả, con đường hành lang chiến lược Bắc - Nam được mở thông suốt từ Trung ương đến chiến trường Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho miền Nam tiếp nhận sự viện trợ về nhân tài, vật lực của miền Bắc.  Đảng xác định rõ phương pháp cách mạng miền Nam, ngoài con đường cách mạng bạo lực, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để tự thoát khỏi xiêng xích nô lệ, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Đây chính là quyết định quan trọng nhất của Đảng, mở đường cho cách mạng miền Nam phát triển. Câu 10: Trình bày nội dung của đường lối kháng chiến chống Mỹ tại Đại hội lần thứ III của Đảng vào tháng 9/1960. Phân tích vai trò, nhiệm vụ, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền. Trả lời: - Nội dung của đường lối kháng chiến chống Mỹ tại Đại hội lần thứ III của Đảng vào tháng 9/1960: Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5-1/9/1960 đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.  Nhiệm vụ chung: Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thông nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.  Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược. Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.  Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Geneve, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất Việt Nam nhưng phải luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế.  Triển vọng của cách mạng Việt Nam: cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. - Vai trò, nhiệm vụ, mối quan hệ của hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền:
  • 15. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 15 Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiễm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc. Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Trong điều kiện đất nước còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, thì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải biến miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cả nước, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quá trình cải biến cách mạng ở miền Bắc là quá trình kết hợp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, là quá trình đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới. Câu 11: Trình bày nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau năm 1965. Trả lời: Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn, sự phá sản của chiến luược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam, tién hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam và phá hoại xây dựng công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trên cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (3/1965) và Hội nghị Trung ương lần thú 12 (12/1965) đã được triệu tập để đáp ứng yêu cầu đó. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước:  Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Đảng nhận định rằng “Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Đánh giá tương quan lực lượng, Đảng khẳng định rằng: “Mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân đội viễn chinh nhưng lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn. Tuy cuộc chiến tranh trở nên gay go và ác liệt nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn
  • 16. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 16 để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch”. Từ đó, Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coi chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc.  Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.  Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: Lúc này chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước, vì vậy tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.  Tư tưởng chỉ đạo chiến lược: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công.  Phương châm chiến lược chung: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng ở cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời co giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.  Hình thức đấu tranh: Tiếp tục kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, triệt để thực hiện ba mũi giáp công.  Nhiệm vụ đối với miền Bắc: Đảng chủ trương phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch khi chúng liều lĩnh mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra cả nước. Thực hiện chuyển hướng nền kinh tế để phù hợp với thời chiến, đảm bảo tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng, động viện sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện đắc lực cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam.  Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh chống Mỹ. Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền bắc về mọi mặt nhằm đảm bảo chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh. Hai nhiệm vụ trên đây không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau. Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nước lúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được thông qua tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và lần thứ 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của nhân dân ta; sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thể hiện tư tưởng nắm vững đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau., phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng quân Mỹ xâm lược.
  • 17. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 17 Câu 12: So sánh đường lối Công nghiệp hóa của thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới. Trả lời: Trước đổi mới Sau đổi mới Bối cảnh lịch sử Đất nước bị chia cắt thành hai miền. Đặc điểm quan trọng nhất là miền Bắc, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Miền Bắc vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho mục tiêu chủ nghĩa xã hội, vừa phải ra sức tiếp viện cho miền Nam trong cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ. Nền kinh tế - xã được quản lý theo cơ chế quan liêu, bao cấp bị khủng hoảng nặng nề nhiều năm. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu, cơ cấu kinh tế phát triển không đồng bộ, sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng được như cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Quan điểm Nhất quán xác định công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Công nghiệp hóa là quá trình tạo ra những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp - những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội. Nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Quá trình công nghiệp hóa phải kết hợp chặt chẽ và toàn diện giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ tổ quốc. Công nghiệp hóa không đi liền với hiện đại hóa. Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Có như vậy mới rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa, nâng cao hiệu quả của quá trình này ở nước ta, khắc phục được nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Công nghiệp hóa tiến hành theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp với các chỉ tiêu pháp lệnh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công nghiệp hóa là việc của nhà nước thông qua kinh tế nhà nước và tập thể. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát huy mọi tiềm lực của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo nhằm bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa trước đổi mới là, đầu tư dàn trải, tăng về số lượng nhưng chất lượng không cao, kém hiệu quả; có lúc lại quá chú trọng phát triển công nghiệp nặng, khi điều kiện nguồn lực ta chưa đáp ứng nổi. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa nguồn lực sản xuất hiện có. Chỉ chú trọng phát triển công nghiệp nặng. Chú trọng những ngành công nghiệp chế biến nông sản, chế biến hàng tiêu dùng , may mặc và hàng xuất khẩu; chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng nhiều lao động bên cạng việc xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn.
  • 18. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 18 Công nghiệp hóa trước đổi mới theo kiểu khép kín, chỉ quan hệ và chỉ nhận sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế thế giới, tham gia phân công lao động quốc tế. Thành tựu Nhiều khu công nghiệp lớn, quan trọng hình thành. Giá trị công nghiệp tăng. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông nghiệp được tăng cường. Nhiều trường đào tạo lực lượng lao động trình độ tay nghề cao ra đời. Cơ sở vật chất của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt được những kết quả quan trọng. Nền kinh tế tăng trưởng khá cao, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Hạn chế Cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước còn hết sức lạc hậu. Nhiều ngành công nghiệp then chốt còn còn nhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực thực phẩm. Đất nước vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh. Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Sau 27 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, ngày nay cả nước đã có nhiều khu công nghiệp, ngành công nghiệp quan trọng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng vai trò lớn vào công tác xóa đói, giảm nghèo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Đây chính là minh chứng cho sự đúng đắn trong quyết định thay đổi tư duy của Đảng về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 13: Cần làm gì để khắc phục những hạn chế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? Trả lời: Sau 27 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trong đó có những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:  Cơ sở vật chất – kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến này cả nước đã có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung hoạt động có hiệu quả. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Nhiều công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng theo hướng hiện đại.
  • 19. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 19  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả nhất định. Trong từng ngành kinh tế đều có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Cơ cấu lâu động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, đóng vai trò lớn vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, tập trung vào các ngành công nghệ thấp, sử dụng nhiều tài nguyên. Năng suất lao động còn thấp.  Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao. Nhiều nguồn lực còn bị lãng phí, chưa được phát huy.  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm. Trong công nghiệp, các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao còn ít. Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn thấp. Lao động thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều.  Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mức.  Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế.  Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.  Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như:  Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quản lý, điều hành của Nhà nước trong xử lý mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường còn hạn chế, công tác dự báo chưa tốt.  Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.  Sự yếu kém của thể chế kinh tế thị trường, của chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng đã trở thành ba điểm nghẽn cản trở sự phát triển.  Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém.
  • 20. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 20 Nhằm khắc phục những hạn chế đó, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp vĩ mô sau:  Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất trực tiếp mọi hoạt động của xã hội Việt Nam. Đảng phải không ngừng đổi mới về lý luận, đẩy mạnh công tác chỉnh đốn, phát triển Đảng, nâng cao trình độ của Đảng viên. Đối với Nhà nước phải đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, làm cho bộ máy hành chính gọn nhẹ, trong sạch.  Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.  Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ về mọi mặt. Phải phát huy được đầy đủ khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân để đạt được hiệu quả lao động cao nhất, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.  Đẩy mạnh đổi mới phát triển công nghệ, công tác nghiên cứu đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia. Chú trọng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Mở rộng công tác khoa học công nghệ với quốc tế nhằm tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật mới. Chú trọng đào tạo chuyên gia, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành khoa học công nghệ.  Đẩy mạnh công tác huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Cần nỗ lực sản xuất, khắc phục tình trạng yếu kém, gây thất thoát, lãng phí tiền của đất nước và nhân dân, tập trung vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế.  Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại nhằm tận dụng sức mạnh của thời đại, thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài.  Giữ gìn sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đây là nhân tố quan trọng đầu tiên để phát triển, là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Câu 14: Vì sao Đảng ta lại chủ trương Việt Nam cần thiết và có thể phải rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? Trả lời: - Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. - Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kĩ thuật và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiểu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động thúc đẩy GDP tăng nhanh cùng đáp ứng các yêu cầu: nâng cao năng lực tích luỹ vốn tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo chủ nghĩa xã hội chiến thắng các xã hội trước, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
  • 21. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 21 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại góp phần tăng cường củng cố và phát triển khối liên minh công nông và tri thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là góp phần tăng cường quyền lực, sức mạnh và hiểu quả của bộ máy quản lý kinh tế Nhà nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại để làm biến đổi về chất lượng sản xuất nhờ đó mà hình thành hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, hình thành một nền văn hoá mới, một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý theo hướng chuyên canh tập trung làm cho quan hệ kinh tế giữa các vùng, các miền trở nên thống nhất cao hơn. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng phát triển cao mà nó còn đảm bảo thực hiện sự kết hợp tốt kinh tế với quốc phòng an ninh, đối phó có hiểu quả với âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch. Thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quốc phòng và an ninh. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì thế mà công nghiêp hóa, hiện đại hóa được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa – yêu cầu khách quan của lịch sử: Do những khác biệt về điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị - xã hội, phương hướng, chính sách phát triển kinh tế, cũng như do nhiều nguyên nhân lịch sử khách quan và chủ quan của mình, nên các nước trên thế giới (và ngay cả giữa các địa phương trong một quốc gia) cũng có sự khác nhau về thời điểm bắt đầu và kết thúc, cũng như giãn cách xa nhau về trình độ và thành quả đạt được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa . Vì vậy, để đuổi kịp các nước đi trước và phát triển hơn, bắt buộc các nước đi sau phải tăng tốc, rút ngắn lộ trình phát triển của mình. Thực tiễn thế giới cho thấy có sự rút ngắn rõ rệt qua những giai đoạn lịch sử trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xét trên phạm vi toàn cầu: Nếu như các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải mất trên 200 năm để tạo dựng nền công nghiệp phát triển của mình, thì Nhật Bản nhờ mở cửa cầu thị và hướng về Âu - Mỹ, nên chỉ mất 50 - 60 năm để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; còn các nước NICs do bắt đầu muộn hơn, lại biết kết hợp cả sự giúp đỡ và kinh nghiệm của Âu, Mỹ và Nhật Bản, đồng thời phát huy các lợi thế so sánh của mình, đã rút ngắn thời gian phát triển nền công nghiệp của họ xuống còn bằng 1/2 thời gian của Nhật, tức chỉ bằng khoảng 1/10 thời gian mà các nước Âu - Mỹ phải đi qua. Đến lượt Thái Lan, thời gian này còn được rút ngắn hơn nữa… Với Việt Nam, rút ngắn vừa là mục tiêu, vừa là phương thức quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam bắt tay vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chậm hơn so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới khác (cả về thời gian và trình độ phát
  • 22. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 22 triển) từ vài thập kỷ đến hàng thế kỷ do xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp cả về lượng và chất, hơn nữa lại bị chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề và cơ chế bao cấp kìm hãm khá lâu,… Chính vì vậy, để rút ngắn khoảng cách với thế giới, tạo nền tảng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, Việt Nam phải đồng thời vừa triển khai trên bề rộng quá trình công nghiệp hóa, phát triển nền công nghiệp truyền thống, vừa phải nhanh chóng hiện đại hóa, đi thẳng vào phát triển từng bộ phận cấu thành của kinh tế tri thức, nhằm sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020… Điều đó cũng có nghĩa là phát triển rút ngắn phải trở thành sự lựa chọn bắt buộc quan trọng hàng đầu cả về mục tiêu và phương thức trong quá trình phát triển đất nước. Câu 15: Vì sao Đảng ta lại xem công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng đầu trong thời kỳ đổi mới? Những mặt tích cực và hạn chế của chủ trương này. Trả lời: Trong khi coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng vẫn xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là mặt trận hàng đầu. Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì công nghiệp hóa là quá trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt đầu công nghiệp hóa. Vì vậy, quan tâm đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa. - Những mặt tích cực, thuận lợi của chủ trương này:  Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên nhiều, đa dạng, là điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp.  Thành tựu của gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã xây dựng và phát triển, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của đất nước tương đối vững mạnh, làm tiền đề cho phát triển trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.  Hệ thống các khu công nghiệp phát triển cùng với chính sách khuyến khích đầu tư là điều kiện thu hút thêm nhiều nguồn vốn ngoài nước.  Hệ thống giao thông đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn lợi tự nhiên.  Người dân Việt Nam cần cù, thông minh, gắn liền với truyền thống nông nghiệp; trình độ dân trí ngày càng được nâng cao là nguồn động lực lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.  Là nước đi sau, đang trong quá trình xây dựng và phát triển nên có thể học hỏi, thừa hưởng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới. - Hạn chế, khó khăn khi thực hiện chủ trương này:
  • 23. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 23  Đất nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ, thu nhập thấp, cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm, chưa đồng bộ, cơ cấu sản xuất trong từng ngành còn lạc hậu, chưa theo kịp sự biến động của thị trường trong và ngoài nước.  Ngành nông nghiệp Việt Nam nhìn chung chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán. Trong ngành trồng trọt thì cây lương thực vẫn là chủ yếu, chất lượng các loại nông sản chưa đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu. Sự phát triển thời gian qua chỉ dựa vào nhân tố chiều rộng.  Công nghiệp phát triển nhanh nhưng cơ cấu nội bộ ngành còn lạc hậu, thiếu các ngành công nghiệp có kỹ thuật, hàm lượng chất xám cao; thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn chưa được nhân rộng, tạo hạt nhân cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Các làng nghề còn mang yếu tố tự phát. Trình độ quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế.  Khu vực dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, chưa hình thành đồng bộ các loại thị trường như thị trường khoa học – công nghệ, lao động,...  Cơ sở hạ tầng nông thôn và dịch vụ còn yếu kém.  Khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên một số lĩnh vực còn hạn chế, thiếu đầu tư. Sự chuyển giao công nghệ còn nhiều bất cập. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ đạt trình độ trung bình.  Thu nhập bình quân của dân cư nông thôn còn thấp, tích lũy nội bộ chưa cao, hạn chế tái đầu tư sản xuất mở rộng.  Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp, phân bố lại bất hợp lý giữa các ngành, các địa phương.  Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn một số mặt yếu kém, giáo dục và đào tạo chưa thực sự phát huy đầy đủ.  Tài nguyên khoáng sản bị sử dụng lãng phí, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do mật độ dân số cao. Câu 16: Để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công, ta cần có những yếu tố nào? Yếu tố nào mang tính quyết định, tại sao? Trả lời: Để tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công cần năm yếu tố chủ yếu là vốn; khoa học và công nghệ; con người; cơ cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản, yếu tố quyết định. Nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm mục đích phát triển toàn diện ba hệ thống: kinh tế - xã hội - môi trường, để phát triển toàn diện con người. Phát triển con người là đặc trưng bản chất của xã hội chủ nghĩa, con người là chủ thể, là nhân tố năng động nhất, sáng tạo nhất trong mối quan hệ của ba hệ thống đó. Trình độ phát triển kinh tế ở một quốc gia thì khả năng trí tuệ của người lao động mang tính quyết định. Nói đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nói đến xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại, trong đó con người là lực lượng sản xuất hàng đầu.
  • 24. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 24 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kế hoạch định hướng xã hội chủ nghĩa còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh lại chính là nhân tố con người. Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện tồn tại những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, tác động lẫn nhau. Xét đến cùng để tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khăn và nguy cơ để “đi tắt, đón đầu” thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tùy thuộc có tính quyết định vào nhân tố con người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì con người và dân tộc Việt nam, bằng sức mạnh của con người và dân tộc. Việt nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng trí tuệ của mình dựa trên một nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Trong các yếu tố phát triển nhanh và bề vững thì nguồn lực con người Việt nam là yếu tố cơ bản nhất. Bởi vì nguồn lực con người Việt nam với đức tính cần cù, sáng tạo khi đã có trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có tay nghề vững sẽ là yếu tố quyết định để tạo ra phương pháp và công nghệ hiện đại. Nguồn lực con người là điều kiện, là yếu tố đầu vào quyết định nhất. Câu 17: Tại sao Đảng ta lại chủ trương tiến hành đồng thời 2 quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Việt Nam cần làm gì để bắt kịp trình độ phát triển của các nước trên thế giới? Trả lời: - Định nghĩa công nghiệp hóa: Công nghiệp hoá là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế – xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng hiện đại. - Định nghĩa hiện đại hóa: Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội. - Tính tất yếu của việc tiến hành đồng thời 2 quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước dù thắng hay bại đều trở thành nước kiệt quệ đã trở thanh mét trong những nguyên nhân cho bước khởi động của cuộc khoa học công nghệ hiện đại. Có thể chia cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại thành hai giai đoạn:  Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ những năm 40 đến giữa những năm 70. Giai đoạn này sử dụng khoa học kỹ thuật để hiện đại hoá các công cụ sản xuất, phát triển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng thêm các yếu tố sản xuất. Thực chất đây là giai đoạn bắt đầu phát triển của lực lượng sản xuất cả về con người và công cụ sản xuất.  Giai đoạn hai bắt đầu vào những năm 70 trở đi và cho đến nay vẫn đang tiếp tục rất mạnh mẽ. Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui mô lớn và toàn diện trên lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, đổi mới toàn bộ bộ máy sản xuất hiện hành trên cơ sở sử dụng những phương tiện kỹ thuật về công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc thay thế
  • 25. (CSVN) Ôn Tập Tự Luận Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@gmail.com) 25 hàng loạt các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm lên cao. Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa thì đây là thời kỳ mâu thuẫn của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Quá trình diễn ra không đồng đều ở các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫn đến sự chênh lệch về kinh tế. Trên thế giới hình thành 3 nhóm nước đó là các cường quốc về kinh tế, các nước phát triển và đang phát triển. Sự phân chia này cũng hình thành nên các mâu thuẫn cơ bản của xã hội, vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển là đường lối đấu tranh hoà bình giải quyết mâu thuẫn thông qua làm cuộc cách mạng về kinh tế. Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa. Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, không còn con đường nào khác là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học kỹ thuật phát triển cao. Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển tuần tự và phát triển nhảy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thô sơ sang lao động tự động hoá có sự chỉ đạo của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Để bắt kịp trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với các nước trên thế giới, Việt Nam cần thực hiện một số định hướng sau:  Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.  Tiến hành rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Chủ động hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.  Tranh thủ phát huy cả nội lực lẫn ngoại lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh và ổn định kinh tế.  Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân.  Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.  Phát triển kinh tế vùng.  Phát triển kinh tế biển.  Dịch chuyển cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.  Bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. Câu 18: Đặc trưng, ưu và khuyết điểm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp? Trả lời: - Đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp:  Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự,