SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN TÙNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG VÀ
ĐẤT LÂM NGHIỆP DO UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
QUẢN LÝ TẠI HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2012
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN TÙNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG VÀ
ĐẤT LÂM NGHIỆP DO UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
QUẢN LÝ TẠI HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI
THÁI NGUYÊN - 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do uỷ ban
nhân dân xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” được hoàn thành tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp khoá 18, giai đoạn 2010 - 2012.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Đào tạo sau Đại học cùng
toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nhân dịp này
tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Võ Đại
Hải - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả
trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Lục Nam cũng như UBND các xã trong
huyện và bà con nhân dân trên địa bàn công tác đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong quá trình triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho
luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012
Tác giả
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ............................................................................................................................i
Mục lục .............................................................................................................................ii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt...............................................................................v
Danh mục các bảng ............................................................................................................vi
Danh mục các sơ đồ ..........................................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................3
1.1. Trên thế giới .............................................................................................................3
1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................................7
1.3. Nhận xét đánh giá chung.......................................................................................17
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...............................................................................................19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................19
2.1.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................19
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................19
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................19
2.3. Giới hạn nghiên cứu ..............................................................................................19
2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................20
2.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................20
2.5.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài.........................................................20
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể....................................................................22
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI .........................................25
3.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................25
3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................25
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng .....................................................................................25
3.1.3. Khí hậu, thủy văn............................................................................................26
3.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng..........................................................27
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................28
iii
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động ..............................................................................28
3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế.........................................................................29
3.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng..................................................................................30
3.2.4. Điều kiện văn hóa – xã hội............................................................................30
3.3. Nhận xét và đánh giá chung .................................................................................31
3.3.1. Thuận lợi..........................................................................................................31
3.3.2. Khó khăn..........................................................................................................31
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................33
4.1. Đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng tại huyện Lục Nam............33
4.2. Đánh giá tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản
lý tại huyện Lục Nam.........................................................................................41
4.2.1. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Lục Sơn,
huyện Lục Nam ...........................................................................................41
4.2.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Nghĩa
Phương, huyện Lục Nam............................................................................53
4.2.3. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao
tại xã Cẩm Lý...............................................................................................62
4.3. Đánh giá tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND các xã
quản lý tại huyện Lục Nam.................................................................................71
4.3.1. Một số quy định chung về tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do
UBND xã quản lý trong các văn bản quy phạm pháp luật.....................71
4.3.2. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã Lục Sơn
quản lý ..........................................................................................................73
4.3.3. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã Nghĩa
Phương quản lý............................................................................................76
4.3.4. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã Cẩm Lý
quản lý ..........................................................................................................78
4.3.5. Đánh giá chung về tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do
UBND xã trên địa bàn huyện Lục Nam quản lý .....................................82
iv
4.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong
quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam ........84
4.1.1. Mô hình phân tích SWOT .............................................................................84
4.1.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã
quản lý tại huyện Lục Nam........................................................................89
4.5. Bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng
và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam.........................93
4.5.1. Chính sách quản lý rừng và giao đất, giao rừng ..............................................93
4.5.2. Chính sách tài chính và tín dụng ..................................................................93
4.5.3. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức...............................94
4.5.4. Nhóm các giải pháp về chính sách và thực thi pháp luật ..........................95
4.5.5. Giải pháp đổi mới tổ chức quản lý và khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia phát triển rừng .........................................................................96
4.5.6. Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm .......97
4.5.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực............................................................97
4.5.8. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế.....................................................98
4.5.9. Giải pháp quản lý đất đai và sử dụng rừng bền vững....................................98
4.5.10. Tổ chức thực hiện.........................................................................................99
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ...............................................100
5.1. Kết luận.................................................................................................................100
5.2. Tồn tại....................................................................................................................103
5.3. Khuyến nghị .........................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Nghĩa đầy đủ
BQL Ban quản lý
DT Diện tích
FAO Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc
GDP Tổng sản phẩm nội địa
GIS Công gnhệ hệ thống toàn cầu
GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức
IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
KFW3 Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Bắc Giang – pha 3
LNXH Lâm nghiệp xã hội
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NN Nhà nước
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
PTNT Phát triển nông thôn
SO Điểm mạnh-Cơ hội
ST Điểm mạnh-Thách thức
SWOT Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức
UBND Uỷ ban nhân dân
WO Điểm yếu-Cơ hội
WT Điểm yếu-Thách thức
WWF Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo chủ quản lý tính đến ngày
31/12/2011 của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .................................34
Bảng 4.2. Thực trạng rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao của huyện theo
loại đất, loại rừng tính đến ngày 31/12/2011 của huyện Lục Nam .........37
Bảng 4.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng hộ gia
đình tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ................................................38
Bảng 4.4. Tình hình giao đất lâm nghiệp của các xã trong huyện Lục Nam tính tới
31/12/2011 ...............................................................................................40
Bảng 4.5. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Lục Sơn,
trong giai đoạn 2000 - 2011.....................................................................42
Bảng 4.6. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp và trữ lượng gỗ phân theo chủ quản lý tại
xã Lục Sơn tính tới ngày 31/12/2011 ......................................................44
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu lâm học trong ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên................46
Bảng 4.8. Tình hình thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Lục Sơn giai đoạn
2000 - 2011..............................................................................................47
Bảng 4.9. Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn xã Lục Sơn giai đoạn 2000 - 2011 ..............................................48
Bảng 4.10. Tình hình tổ chức quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao
của xã Lục Sơn ........................................................................................51
Bảng 4.11. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Nghĩa
Phương trong giai đoạn 2000 – 2011 ......................................................53
Bảng 4.12. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp và trữ lượng gỗ phân theo chủ quản lý
tại xã Nghĩa Phương tính tới ngày 31/12/2011........................................55
Bảng 4.13. Các chỉ tiêu lâm học trong ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên..............57
Bảng 4.14. Tình hình thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Nghĩa Phương
giai đoạn 2000 - 2011 ..............................................................................57
Bảng 4.15. Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn xã Nghĩa Phương giai đoạn 2000 - 2011.............................59
vii
Biểu 4.16. Tình hình tổ chức quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao của
xã Nghĩa Phương .....................................................................................61
Bảng 4.17. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao của xã Cẩm Lý
trong giai đoạn 2000 - 2011.....................................................................62
Bảng 4.18. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp và trữ lượng gỗ phân theo chủ quản lý
xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam tính tới ngày 31/12/2011...........................64
Bảng 4.19. Các chỉ tiêu lâm học trong ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên..............66
Bảng 4.20. Tình hình thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Cẩm lý giai đoạn
2000 - 2011..............................................................................................66
Bảng 4.21. Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trên địa bàn xã Cẩm lý giai đoạn 2000 - 2011.........................................68
Bảng 4.22. Tình hình tổ chức quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao
của xã Cẩm Lý.........................................................................................70
Bảng 4.23. Lượng gỗ khai thác trái phép và số vụ vi phạm lâm luật tại xã Lục Sơn
giai đoạn 2008 - 2011 ..............................................................................75
Bảng 4.24. Lượng gỗ khai thác trái phép và số vụ vi phạm lâm luật tại xã Nghĩa
Phương giai đoạn 2008 – 2011................................................................78
Bảng 4.25. Lượng gỗ khai thác trái phép và số vụ vi phạm lâm luật tại Cẩm Lý giai
đoạn 2008 - 2011 .....................................................................................81
Bảng 4.26. Phân tích SWOT đối với công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp do
UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam ....................................................84
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài.......................................................21
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề quản lý rừng đã được thực hiện từ rất lâu ở trên thế giới. Chính phủ
các nước có nền kinh tế phát triển như: Thụy Điển, Nhật Bản, Pháp,… rất quan tâm
chú ý tới những vấn đề này. Ở Thụy Điển nhà nước chỉ quản lý 25% diện tích rừng
và đất rừng, các công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng
còn lại thuộc sở hữu của các hộ tư nhân. Bên cạnh đó, chính phủ nhiều nước còn
thực hiện nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia quản lý sử dụng
rừng một cách hiệu quả như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển lâm nghiệp,
hỗ trợ các hoạt động lâm sinh, cho vay vốn với lãi xuất thấp,…
Ở Việt Nam, trước năm 1986 chỉ công nhận 2 đối tượng quản lý sử dụng
rừng hợp pháp là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã. Vì vậy, việc phát triển rừng
trong giai đoạn này ít mang lại hiệu quả, đặc biệt là đối với phát triển kinh tế của
những người dân sống gần rừng. Từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi
mới về tư duy phát triển kinh tế trong đó có sự thay đổi tư duy về quản lý sử dụng
rừng. Trong giai đoạn này, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khác
tham gia các hoạt động phát triển rừng và thể hiện cho sự đổi mới đó là hàng loạt
các văn bản pháp luật có liên quan được ra đời như: Quyết định số 1171 LN/QĐ
ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý 3 loại rừng và tiến hành phân cấp quản lý rừng,
chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ sản xuất kinh doanh và từ sản xuất
tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa; Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB hướng dẫn việc
giao rừng và đất để trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp; Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định
163/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính đã ra
Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/2000, đề ra những quy
định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp và tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp,… Trong giai đoạn
này rừng được gắn với chủ sở hữu cụ thể và nhà nước không ngừng từng bước có
2
những chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển
rừng như: cho vay vốn lãi suất thấp, giảm thuế thuê đất và đặc biệt hơn là nhà nước
đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm phát
triển rừng. Chính vì vậy, rừng của nước ta đã không ngừng được phát triển cả về số
lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đất lâm nghiệp ở các địa
phương bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn rất nhiều những mặt hạn chế,
yếu kém cả về mặt chính sách lẫn việc tổ chức thực hiện gây cản trở hiệu quả quản
lý đất lâm nghiệp.
Huyện Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang là một huyện miền núi có diện tích
rừng và đất lâm nghiệp là 32.153,5 ha, chiếm 54% tổng diện tích tự nhiên. Cũng
như các địa phương khác trên phạm vi cả nước, vấn đề thực hiện giao đất, giao rừng
trên địa bàn huyện cũng được thực hiện từ khá lâu, góp phần bảo vệ và phát triển
rừng, nâng cao độ che phủ và cải thiện sinh kế cho cộng đồng trong thời gian qua.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, toàn huyện có khoảng 1.417,07 ha rừng và đất
rừng thuộc địa bàn 3 xã Nghĩa Phương (767,07 ha), Lục Sơn (500 ha) và Cẩm Lý
(150 ha) hiện đang được quản lý, sử dụng một cách chưa thực sự hiệu quả do rừng
chưa có chủ quản lý, sử dụng cụ thể mà những diện tích này vẫn thuộc quản lý của
UBND xã nên mức độ đầu tư, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đối với các diện
tích đất và rừng này là chưa thật sự được chú trọng. Do vậy, một đòi hỏi thực tế đặt
ra là làm thế nào để có thể quản lý, sử dụng các diện tích rừng và đất rừng này một
cách hiệu quả, bền vững để góp phần phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện sinh kế
cho cộng đồng địa phương. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài “Đánh giá thực trạng
quản lý rừng và đất lâm nghiệp do uỷ ban nhân dân xã quản lý tại huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang” được đặt ra là thật sự cần thiết và có ý nghĩa.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Vấn đề quản lý đất lâm nghiệp đã được các nước trên thế giới quan tâm thực
hiện từ rất lâu, có thể điểm qua tình hình quản lý đất lâm nghiệp tại một số quốc gia
như sau:
- Thụy Điển: Nhà nước quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công ty
lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng và đất rừng còn lại thuộc sở
hữu của các hộ tư nhân.
- Pháp: Rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha và rừng nhà nước chỉ chiếm
khoảng 4 triệu ha. Trong 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nửa thuộc về 1,5 triệu
tiểu chủ.
- Phần Lan: Sở hữu tư nhân về rừng và đất rừng ở Phần Lan mang tính
truyền thống, có tới 2/3 diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của tư nhân và có
khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha.
- Nhật bản: Có 3 hình thức sở hữu đất lâm nghiệp đó là sở hữu nhà nước, sở
hữu công cộng và sở hữu tư nhân:
+ Nhà nước sở hữu 7,84 triệu ha chiếm 31,2% rừng và đất rừng của cả nước,
những diện tích rừng và đất rừng này chủ yếu ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình
hiểm trở,… thuộc quyền quản lý của Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông lâm thủy sản.
+ Các tổ chức chính quyền địa phương sở hữu trên 2,7 triệu ha chiếm
10,74%. Các công ty tư nhân và các hộ gia đình sở hữu 14,6 triệu ha, chiếm 58,1%.
Có tới 88% chủ rừng là các hộ tư nhân, trong đó phần lớn các chủ rừng sở hữu dưới
5 ha đất lâm nghiệp nên các chủ rừng này liên kết với nhau thành các hội. Hiện nay,
ở Nhật Bản có khoảng 1.430 Hội các chủ rừng với 1.718.000 thành viên.
Chính phủ có chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động lâm sinh,
xây dựng đường lâm nghiệp thông qua Hội các chủ rừng, ngoài ra các chủ rừng còn
được ưu tiên vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp, đồng thời còn được
giảm thuế đất lâm nghiệp [24].
4
- Trung quốc: Theo hiến pháp của nhà nước vào đầu những năm 1980,
chính quyền nhà nước từ Trung ương tới tỉnh và huyện bắt đầu cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, tập thể và tư
nhân. Mỗi hộ nông dân được phân phối một diện tích đất rừng để sản xuất kinh
doanh “Luật lâm nghiệp quy định đơn vị tập thể và nông dân trồng cây trên đất
mình làm chủ thì hoàn toàn được hưởng sản phẩm trên mảnh đất đó”. Sau khi được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính phủ đã áp dụng chính sách nhạy bén
thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại rừng và kinh doanh đa dạng để có lợi trước mắt
và lâu dài.
Có 2 hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể (sở hữu
cộng đồng). Sở hữu nhà nước đối với đất trang trại quốc doanh hoặc đất do nhà
nước sử dụng, sở hữu tập thể đối với đất của các làng nông thôn [22] (dẫn theo
Tổng cục địa chính, 2000).
- Indonesia: Mỗi gia đình ở gần rừng được khoán 2.500 m2
đất trồng cây,
trong 2 năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa màu trên diện tích đó và được hưởng
toàn bộ sản phẩm hoa màu không phải nộp thuế. Công ty lâm nghiệp cho nông dân
vay vốn dưới hình thức cung cấp giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu, sau khi thu
hoạch người nông dân phải trả đầy đủ toàn bộ số vốn đã vay, còn phân hóa học và
thuốc trừ sâu chỉ phải trả 70%. Trong trường hợp rủi ro, nếu mất mùa thì không
phải trả vốn vay đó. Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn. Hướng dẫn kỹ thuật nông lâm nghiệp được thực hiện
thông qua các hoạt động khuyến lâm, tổ chức làm thí điểm, học tập rút kinh nghiệm
và triển khai trên diện rộng [22].
- Philippin: Chính sách lâm nghiệp xã hội “Institutional Social Forestry
Program” (ISFP) năm 1980 của chính phủ nhằm dân chủ hóa việc sử dụng đất rừng
công cộng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích từ rừng,
chương trình này nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng người
dân sống phụ thuộc vào đất rừng thông qua đó bảo vệ và phát triển tốt tài nguyên
rừng [22].
5
- Thái Lan: Hiện nay, Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã
giao được khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư, nhà nước trợ cấp tối đa cho
mỗi hộ 50 rai và tối thiểu là 5 rai (1 rai = 1.600 m2
). Thái lan dự kiến áp dụng một
chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường
và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở [22].
- Ở Nepal: Nhà nước cho phép chuyển giao một số khu rừng có diện tích lớn
ở vùng núi trung du cho các cộng đồng, thông qua tổ chức chính quyền cấp cơ sở,
thành lập các thành viên ủy ban về rừng cam kết quản lý bảo vệ các khu rừng ở địa
phương [14]. Từ năm 1978 chính quyền đã trao quyền bảo vệ và quản lý rừng cho
người dân địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng.
Panchayat là tổ chức quản lý thấp nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận
ra các Panchayat không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng
nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích
khác nhau. Tiếp sau, Nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quyền
sở hữu rừng chia ra làm 2 loại là sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Trong sở hữu
nhà nước chia rừng thành các quyền sử dụng khác nhau: rừng cộng đồng theo các
nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng nhà nước. Nhà nước công
nhận quyền pháp nhân và quyền sở và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng.
Trong vòng 14 năm, Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng
đồng. Tính đến năm 1992 đã có 1908 nhóm sử dụng rừng hình thành. Từ năm 1993,
chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia
tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các
phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và
thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn [3].
- Ở Ấn Độ: Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Ấn Độ đã phát triển lâm
nghiệp xã hội (LNXH), năm 1986 Ấn Độ hoàn thành mục tiêu phát triển LNXH tại
các bang khác nhau. Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng
đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất cả các
sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ lại có sự thay đổi
6
nhiều giữa các bang, gỗ được sử dụng làm chất đốt ở Bi Har và được phép sử dụng
ở Orissa thì ở Rajas than có đến 60% nguồn thu nhập của cộng đồng là từ buôn bán
gỗ [14]. Tại Ấn Độ, liên kết quản lý rừng đã đem lại những lợi ích nhất định cho cả
2 bên: Chính phủ (cơ quan lâm nghiệp) và cộng đồng địa phương. Chính sách lâm
nghiệp quốc gia 1988 khẳng định sự tham gia của người dân vào sự phát triển và
bảo vệ rừng và khẳng định một trong những điểm thiết yếu của quản lý rừng chính
là các cộng đồng tại rừng phải được khuyến khích để tự nhận biết vai trò của bản
thân họ trong phát triển và bảo vệ rừng mà họ được hưởng lợi từ đó. Một số quy
định cụ thể về cơ chế hưởng lợi được thể hiện như sau:
+ Quyền sử dụng đất rừng và các lợi ích khác chỉ dành cho những người
hưởng lợi thuộc tổ chức thiết chế làng xã tái tạo và bảo vệ rừng. Những tổ chức này
có thể là những Panchayat hay hợp tác xã hay hội đồng lâm nghiệp làng. Những
nhóm hưởng lợi có thể được hưởng những sản phẩm như: cỏ, cành ngọn, và các vật
phẩm khác. Nếu họ bảo vệ rừng thành công, họ có thể được hưởng một phần từ thu
nhập do bán gỗ đã thành thục. Ví dụ, chính quyền Bengal (và có thể các bang khác)
đã cho phép các cộng đồng địa phương được hưởng 25% tổng thu nhập từ bán gỗ.
+ Cùng với cây làm củi, thức ăn gia súc và gỗ, cộng đồng địa phương cũng
được phép trồng các cây ăn quả sao cho phù hợp với quy hoạch trồng rừng chung,
và cả cây bụi, cây họ đậu và cỏ để nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ, bảo vệ đất và
nguồn nước, làm giàu rừng. Ngay cả cây dược dược liệu cũng có thể được trồng
theo yêu cầu.
- Cây gỗ chỉ được khai thác cho đến khi cây đã trưởng thành. Các cơ quan
lâm nghiệp cũng không được chặt cây trên đất lâm nghiệp đang do cộng đồng bảo
vệ trừ trường hợp theo kế hoạch.
Bên cạnh những nghiên cứu về giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng thực
hiện quản lý thì một vấn đề khác cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
đó là cơ chế hưởng lợi ích từ việc giao quản lý đất lâm nghiệp.
Khi nghiên cứu một quá trình thay đổi trong quá trình quản lý lâm nghiệp ở
Ấn Độ và Nepal, Hobley (1996) đã phân loại các đối tượng hưởng lợi thành đối
7
tượng hưởng lợi trực tiếp và đối tượng hưởng lợi gián tiếp, theo mức độ phụ
thuộc vào tài nguyên. Theo cấp hành chính, đối tượng hưởng lợi có thể hoạt
động ở cấp vi mô (địa phương) hay vĩ mô (trung ương). Tác giả cũng đi sâu vai
trò và sự tham gia của các nhóm đối tượng hưởng lợi trong quản lý rừng qua
các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Đối tượng hưởng lợi là thuật ngữ bao trùm “mọi cá nhân và tổ chức có quyền
lợi và có thể bị ảnh hưởng bởi một hoạt động, một chương trình phát triển hay một
hoàn cảnh, hoặc là những người có ảnh hưởng hay tác động tới hoạt động hay
chương trình đó” (Hobley, 1996) [25]. Trong một số trường hợp đối tượng hưởng
lợi vừa có thể chịu ảnh hưởng vừa có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động đó.
Về vấn đề hưởng lợi trong quản lý sử dụng rừng, phân tích của Hobley
(1996) cho thấy các hệ thống Taungya được áp dụng tại Myanmar từ năm 1850 đã
cho phép những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng khoảng 3 - 4 ha
với điều kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp. Do
vậy, cơ quan lâm nghiệp có thể kiểm soát những người du canh thông qua các hoạt
động canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị.
Trong một nghiên cứu khác về lâm nghiệp xã hội tại Bangladesh, Khan
(1998) cho rằng lợi ích của các đối tượng hưởng lợi khác nhau thường khác nhau và
nhiều khi đối kháng . Nhà nước cần đóng vai trò cầu nối hay xúc tác để dung hòa
lợi ích hoặc để giải quyết mâu thuẫn giữa các đối tượng hưởng lợi [26].
1.2. Ở Việt Nam
Chính sách quản lý đất lâm nghiệp ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1968
đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều nghị định, quyết định của
Chính phủ về chính sách giao đất lâm nghiệp được ban hành như: quyết định
272/CP ngày 3/10/1977 về việc ban hành chính sách đối với Hợp tác xã mở rộng
diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện
định canh định cư; quyết định số 184-HĐBT ngày 6/11/1982 đẩy mạnh giao đất lâm
nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng cây gây rừng; Quyết định số 1171 LN/QĐ ngày
30/12/1986 về quy chế quản lý 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
8
xuất, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Quyết định 186/QĐ-TTg về quy chế
quản lý 3 loại rừng,… [1], [15], [2], [7], [8], [9].
Nghị định số 01/CP, 02/CP, 163/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số
62/2000/TTLT/ BNN-TCĐC đã quy định rất rõ về đối tượng được giao, khoán đất
lâm nghiệp có thu tiền sử dụng hay không thu tiền sử dụng; loại đất lâm nghiệp
được phép giao, khoán; căn cứ để tiến hành giao, khoán đất lâm nghiệp, thời hạn
được giao, khoán đất lâm nghiệp,…các quy định của pháp luật này đã tạo ra một
khung pháp lý cụ thể và rõ ràng trong việc triển khai tiến hành giao, khoán đất lâm
nghiệp tại các địa phương [5], [6], [10].
Tình hình thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp phục vụ cho công
tác quản lý và phát triển rừng ở Việt Nam trong những năm qua như sau:
- Thời kỳ 1969 - 1982:
Đã giao được 2,5 triệu ha cho 3.998 hợp tác xã và tập đoàn sản xuất quản lý,
chưa giao đến hộ gia đình.
- Thời kỳ 1983 - 1992:
+ Từ năm 1983 - 1989: đã giao được 1.934.000 ha cho 1.724 hợp tác xã, 610
cơ quan, trường học và cho 349.750 hộ gia đình để thực hiện quản lý.
+ Từ năm 1989 - 1992: đã giao được 796.000 ha cho 440.000 hộ gia đình và
5,8 triệu ha cho khu vực quốc doanh.
Sau 24 năm thực hiện giao đất lâm nghiệp từ năm 1968 - 1992 cả nước đã
giao được tổng số hơn 11 triệu ha, trong đó có 5,8 triệu ha cho khu vực quốc doanh,
3,7 triệu ha cho hợp tác xã nông nghiệp và 1,53 triệu ha cho các hộ gia đình.
Việc tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp trong giai đoạn đầu từ 1968
- 1982 còn nhiều thiếu sót do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của người dân trong
kinh doanh rừng, việc tổ chức quản lý đất lâm nghiệp không đồng bộ và được thực
hiện còn thiếu chặt chẽ, làm ồ ạt, mang tính hình thức, chạy theo số lượng diện tích,
chưa có quy hoạch đất đai, chưa phân hạng 3 loại rừng và xác định giao đất lâm
nghiệp cho từng đối tượng cụ thể. Giai đoạn 1983 - 1989 việc tổ chức thực hiện chủ
trương giao đất giao rừng của ngành lâm nghiệp là nghiêm túc, cụ thể, có những
9
bước đi cơ bản và đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã tạo ra động lực phát
triển kinh tế nông lâm nghiệp miền núi, bước đầu đã hình thành nên thị trường ở
trung du miền núi. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá
nhân nhận đất lâm nghiệp đã tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và đã có thu
nhập đáng kể do xác định được cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với điều kiện
khí hậu, đất đai ở địa phương cụ thể như cây quế ở Yên Bái, cây Vải thiều ở Bắc
Giang, cây Tiêu, cây Cà phê ở Tây nguyên.
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trên thực tế hiệu quả của việc sử dụng đất
thời gian này còn thấp, chỉ sử dụng hiệu quả khoảng 30% diện tích được giao, số
còn lại vẫn bị khai thác và không được bảo vệ, bỏ hoang hóa [21]. Đặc biệt từ năm
1988, nhà nước chuyển đổi cơ chế kinh tế, thay đổi phương pháp quản lý và sử
dụng đất lâm nghiệp, hơn 3,7 triệu ha đất lâm nghiệp giao cho hợp tác xã nông
nghiệp do không có người làm chủ cụ thể nên khi hợp tác xã tan vỡ thì hầu hết số
diện tích này đều bị tàn phá [2].
- Thời kỳ 1993 đến nay:
Sau khi luật đất đai 1993 ra đời, Chính phủ ban hành Nghị định 02/CP, Nghị
định 01/CP, Nghị định 163/CP,… Sự ra đời của các chính sách này nhằm gắn
lao động với đất đai, tạo thành động lực để phát triển sản xuất nông lâm ngư
nghiệp, công tác giao đất lâm nghiệp được thực hiện theo những nguyên tắc và
quy định mới.
Theo số liệu ngày 21/5/2000 của Cục Kiểm lâm [12], đến cuối năm 1999 cả
nước đã giao được 8.786.572 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trong đó bao gồm: 972.357 ha rừng đặc dụng, 3.196.343 ha rừng phòng hộ,
4.617.872 ha rừng sản xuất.
Trong tổng số diện tích đã được giao ở trên, có 2.666.659 ha đã được giao
cho 452.168 hộ, có 6.179.913 ha được giao cho 27.312 tổ chức.
Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.3868 tổ chức và 200.867
hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 1.173.965 ha chiếm 13% tổng diện tích đã
đươc giao.
10
Theo báo cáo của Cục kiểm lâm trong quá trình thực hiện công tác giao đất
lâm nghiệp theo nghị định 02/CP, có một số tỉnh đã làm tốt công tác này điển hình
là tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện việc giao đất lâm nghiệp theo đúng các văn bản quy
phạm, pháp luật về giao đất lâm nghiệp mà trọng tâm là giao tới hộ gia đình, giao
đến đâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay tới đó, hồ sơ giao đất được
lưu trữ trong máy vi tính. Tỉnh Bắc Thái đã chủ động cấp kinh phí để thực hiện việc
giao đất lâm nghiệp, sử dụng lực lượng các đội điều tra quy hoạch rừng ở trung
ương làm các thủ tục giao đất, có hệ thống thống kê lưu trữ hồ sơ từ Chi cục Kiểm
lâm - Hạt Kiểm lâm - xã [11].
Chính sách quản lý giao rừng cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước
trong thời gian qua đã tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lao động, tiền vốn tại chỗ.
Tình trạng chặt phá rừng đã bị hạn chế, rừng trồng đạt tỷ lệ sống cao, đã xuất hiện
nhiều mô hình trang trại nông lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả
kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người
dân, một bộ phận người dân đã giàu lên từ sản xuất kinh doanh trên đất được giao,
mở hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xóa
đói giảm nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách quản lý giao đất lâm
nghiệp, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn nhiều hạn chế như:
+ Một số nơi không thực hiện đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, chưa có
quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trước khi giao, không coi trọng việc bàn giao
ranh giới đất đai cụ thể ngoài thực địa, dẫn tới tình trạng sau khi giao nhiều trường
hợp nhiều hộ gia đình, cá nhân, không xác định được ranh giới đất của mình ở ngoài
thực địa. Có tình trạng giao đất sai thẩm quyền, sai tinh thần nghị định số 02/CP,
một số nơi trong quá trình thực hiện còn nhầm giữa giao đất theo nghị định 02/CP
và khoán đất theo nghị định 01/CP. Một số lâm trường cũng đứng ra giao đất cho hộ
gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Thiếu kiểm tra theo dõi việc sử
dụng đất được giao, nhiều hộ được giao 3 - 4 năm vẫn chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, không làm khế ước giao rừng theo quy định gây ảnh
11
hưởng xấu tới công tác quản lý đất lâm nghiệp của địa phương, nhiều diện tích rừng
và đất lâm nghiệp chưa thể giao cho dân mà vẫn phải do chính quyền UBND các xã
thực hiện quản lý một cách chưa thực sự hiệu quả.
+ Vấn đề hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho các hộ nhận đất lâm
nghiệp còn nhiều bất cập, lực lượng khuyến nông, khuyến lâm hiện nay còn quá
mỏng, nội dung chuyển giao còn nghèo nàn, chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên đa
dạng của miền núi, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân địa phương.
Dự án “Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp” là dự án tiêu biểu xuất phát từ
yêu cầu cấp bách của thực tiễn nước ta sau khi ban hành Luật Bảo vệ phát triển
rừng năm 1991. Mục tiêu của dự án là bằng quá trình tìm tòi học hỏi và hợp tác để
góp phần tìm ra các giải pháp chiến lược nhằm từng bước thực thi có hiệu quả mục
tiêu phát triển ngành lâm nghiệp trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Dự án đã góp
phần xây dựng phương pháp mới về giao đất lâm nghiệp, trên cơ sở học tập kinh
nghiệm của các năm trước và dựa vào các văn bản pháp quy liên quan tới luật đất
đai, Luật Bảo vệ phát triển rừng. Phương pháp này gồm 3 thành phần cơ bản sau:
+ Ưu tiên đáp ứng yêu cầu của chính phủ làm sao để rừng và đất rừng có chủ
thực sự, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của người dân về quyền sử dụng
rừng và đất rừng một cách bền vững ngay trên quê hương của họ. Gắn lợi ích của
người dân và cộng đồng địa phương với lợi ích quốc gia về kinh tế - xã hội và môi
trường sinh thái.
+ Căn cứ vào quỹ đất và nhu cầu sử dụng quỹ đất lâm nghiệp của các đối
tượng trên từng địa bàn xã để tiến hành giao cho các thành phần kinh tế như: Lâm
trường quốc doanh, hợp tác xã kiểu mới, cộng đồng thôn bản, các hộ gia đình, cá
nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, với phương châm giao một lần và khép kín
trên địa bàn từng xã.
+ Căn cứ vào các cơ sở pháp lý hiện hành, xây dựng cơ chế chính sách quản
lý sử dụng đất đai thích hợp nhằm khuyến khích và tạo ra động lực phát triển sản
xuất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giao đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc
[16] (dẫn theo Triệu Văn Lực, 1999).
12
Phương pháp này được thực hiện thí điểm ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh
Hòa Bình vào cuối năm 1993 với kết quả rất khả quan. Đây là xã đầu tiên trong cả
nước được giao đất lâm nghiệp để quản lý khép kín trên địa bàn toàn xã. Tiếp theo
là thí điểm trên 2 xã vùng cao Hang Kim và Pà Cò thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa
Bình là nơi chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống cũng thu được kết quả tốt [18].
Đề tài “Định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông
thôn miền núi” của tác giả Trần Thanh Bình, đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm
góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi [21] (dẫn theo
Phạm Quốc Tuấn, 2000).
Đề tài “Những định hướng và giải pháp bước đầu nhằm đổi mới việc giao
đất giao rừng ở miền núi” của Nguyễn Đình Tư đã xem xét tình hình giao đất từ
năm 1968 - 1992, đánh giá được thực trạng sau khi nhận đất, nhận rừng thì vấn đề
quản lý đất và rừng đó vẫn chưa thực sự hiệu quả qua đó đề tài cũng đã chỉ ra được
những định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giao đất lâm
nghiệp ở miền núi [21] (dẫn theo Phạm Quốc Tuấn, 2000).
Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng chính sách
quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nông dân” của tác giả Nguyễn
Đình Tư và Nguyễn Văn Tuấn, đã tiến hành nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận
và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chính sách, chế độ quản lý và khuyến
khích phát triển rừng cho các hộ gia đình nông dân. Trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ
thống chính sách, chế độ hiện hành, bước đầu đề xuất các khuyến nghị về việc hoàn
thiện hệ thống chế độ, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các
hộ gia đình nông dân [20] (dẫn theo Trung tâm tài nguyên môi trường, 1997).
Công trình “Tăng cường công tác giao đất lâm nghiệp và khuyến khích trồng
rừng trên đất được giao” của tác giả Đoàn Diễm đã đưa ra những tồn tại trong việc
quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp, đưa ra những kiến nghị đẩy nhanh
tiến độ quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp trong thời gian tới [1] (dẫn
theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1997).
13
Đề tài “Tìm hiểu tác động của giao đất giao rừng đến phát triển kinh tế, xã
hội và môi trường tại xã Văn Lang huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” của nhóm tác
giả trường đại học Nông lâm Thái Nguyên (Đặng Kim Vui, Lý Văn Trọng, Lê Sỹ
Trung) đã tiến hành đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách giao đất lâm
nghiệp tới việc quản lý và sử dụng đất và rừng trên phạm vi ở một xã miền núi [23].
Báo cáo “Người nông dân mong muốn được lợi ích gì trên đất được giao để
trồng rừng” của Phạm Sinh đã đề xuất một số quan điểm có liên quan tới lợi ích của
người trồng rừng và nêu lên một số mong muốn của họ khi nhận đất nhận rừng để
thực hiện quản lý và sản xuất kinh doanh [16] (dẫn theo Triệu Văn Lực, 1999).
Hội thảo với chủ đề “Chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh
rừng trồng” do Vụ Chính sách, Vụ hợp tác quốc tế, Cục phát triển lâm nghiệp - Bộ
Nông nghiệp và PTNT phối hợp tổ chức tại Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 13
đến ngày 17/7/1998 đã xem xét nghiên cứu khuôn khổ pháp lý và tác động của hệ
thống khuôn khổ pháp lý đang tồn tại đối với từng loại chủ rừng và nhận thấy nổi
lên những vấn đề sau đây:
+ Cần xác định rõ địa vị pháp lý của các loại chủ rừng bao gồm: hộ gia đình,
cá nhân, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh rừng trồng, lâm trường quốc doanh, ban
quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các chủ rừng là công ty liên doanh, các chủ rừng
là nhà đầu tư nước ngoài, các cộng đồng dân cư,…
+ Cần xác định rõ hơn quyền hạn của họ đối với đất đã được giao, đất cho
thuê để tạo nên những động lực mới đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng ở nước ta
trong thời gian tới [3].
Hội thảo quốc gia với chủ đề “Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt
Nam” do Cục Phát triển lâm nghiệp phối hợp với một số tổ chức quốc tế IUCN,
GTZ, WWF tổ chức vào tháng 11 năm 1999 tại Hòa Bình đã phân tích những
nguyên nhân mất và suy thoái rừng đồng thời chỉ ra những tồn tại trong quá trình
giao đất lâm nghiệp: quá trình giao đất lâm nghiệp diễn ra tương đối chậm và chưa
mang lại cảm giác thỏa mái về quyền sở hữu cho các hộ gia đình và cộng đồng địa
phương dẫn tới việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp đạt được là chưa thực sự hiệu
14
quả. Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này đó là khả năng có hạn của các
cơ quan được giao nhiệm vụ để thực hiện quá trình giao đất một cách hữu hiệu,
cũng như thời hạn và điều kiện hạn chế đi kèm với quá trình giao đất [12].
Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp nhà nước giao cho hộ gia
đình” của tác giả Nguyễn Thị Lai - Viện Khoa học Lâm Nghiệp đã tiến hành đánh
giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình khi nhận đất, nhận rừng để quản lý và sử
dụng trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị thiết thực với mục đích nâng cao hiệu
quả quản lý sử dụng đất tại huyện Yên Bình tỉnh Bắc Thái, đề tài đã tiến hành đánh
giá hiệu quả kinh tế của việc canh tác các mô hình sản xuất chính trên đất lâm
nghiệp được giao của hộ gia đình [17].
Hội thảo với chủ đề “Giao rừng tự nhiên và quản lý rừng cộng đồng” do Cục
Phát triển lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội
đã tiến hành đánh giá bước đầu về giao rừng tự nhiên và cách chính sách hỗ trợ
quản lý rừng cộng đồng tại một số tỉnh, giới thiệu quy trình thiết lập quản lý rừng
cộng đồng thí điểm do Tổ công tác Quốc tế về quản lý rừng cộng đồng soạn thảo.
Vấn đề giao rừng cho cộng đồng là một hướng đi mới và có hiệu quả trong chính
sách quản lý rừng của nước ta hiện nay [13].
Cũng như đối với thế giới, ở Việt Nam khi đi nghiên cứu về giao đất, giao
rừng để thực hiện mục tiêu quản lý rừng bền vững thì một vấn đề nóng bỏng cũng
được quan tâm nhiều nhất đó là lợi ích phân chia từ việc giao đất, giao rừng.
Trong quá trình triển khai chính sách giao đât, giao rừng theo Nghị định
02/CP ngày 15/4/1994 (nay là nghị định 163/CP ra ngày 16/11/1999), Nghị định
01/CP của chính phủ ngày 4/1/1995, Nhà nước đã ban hành một số chính sách có
liên quan đến hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân nhận rừng, đất lâm nghiệp.
Trong hàng loạt các văn bản chính sách trên có quyết định 178/2001 QĐ - TTg của
thủ tướng chính phủ ra ngày 12/11/2001 và thông tự liện tịch số 80/2003/TTLT -
BTC/BNN&PTNT ngày 3/9/2003 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số 178,
đã được thông qua và triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong thời qua
đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, tổng kết về chính sách giao đất, giao rừng theo
15
nghị định 02/CP và 01/CP, nhưng những nghiên cứu đánh giá về cơ chế hưởng lợi
từ đất lâm nghiệp còn rất hạn chế cả về số lượng đề tài, đối tượng nghiên cứu cũng
như phạm vi địa lý. Cho đến nay, mới chỉ có một số ít đề tài nghiên cứu được biết
đến, đã và đang được tiến hành nhằm đánh giá cơ chế hưởng lợi trong lâm nghiệp,
cụ thể như sau:
- Hội thảo quốc gia về chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh
rừng trồng do Bộ NN&PTNT, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp
quốc (FAO), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức vào tháng 7 năm
1998. Cuộc hội thảo chỉ quan tâm đến rừng trồng sản xuất còn rừng tự nhiên, rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng không được đề cập. Nội dung của cuộc hội thảo đề cập
đến những vấn đề sản xuất kinh doanh của các chủ rừng sản xuất kinh doanh rừng
trồng sản xuất, lợi ích của các chủ kinh doanh rừng sản xuất, các giải pháp để thúc
đẩy việc sản xuất kinh doanh rừng sản xuất [3].
- Từ năm 1998, Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam Thụy
điển đã triển khai thử nghiệm một số mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở hai
tỉnh Yên Bái và Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc người ta đã tiến hành đánh
giá mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên 5 tiêu chí sau:
+ Trạng thái rừng cho các cộng đồng.
+ Sự tác động của nhà nước.
+ Sự tham gia của cộng đồng người dân vào quản lý bảo vệ rừng.
+ Quyền sử dụng đất của người dân.
+ Những lợi ích của cộng đồng được hưởng.
Việc đánh giá trên làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển mô
hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Nhìn chung chương trình thử nghiệm chỉ gói
chọn trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cộng đồng còn các loại hình quản lý bảo vệ
rừng khác không được đề cấp ở đây.
Phạm Xuân Phương, Ngô Đình Thọ, Đỗ Anh Minh (2004) đã tiến hành
nghiên cứu khảo sát, đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ
gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại các
16
tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Sơn La, Điện Biên tới vấn đề quản lý, sử dụng rừng ở 2 khía
cạnh chủ yếu: pháp lý và thực tiễn. Nhóm tác giả đã cố gắng làm rõ những bất cập,
những thiếu hụt và những vấn đề nảy sinh khi triển khai chính sách hưởng lợi tại địa
phương, cũng như việc tìm hiểu nguyện vọng của người dân và đề xuất của chính
quyền địa phương nơi nghiên cứu để đề xuất biện pháp quản lý sử dụng rừng một
cách hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số ý kiến liên quan
đến tổ chức triển khai thực hiện chính sách hưởng lợi tại các tỉnh nói trên trong thời
gian tới. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tìm hiểu, phát hiện vấn đề
phát sinh trong triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại một số địa phương, mà chưa
đi sâu phân tích một cách hệ thống các nguyên nhân sâu xa và trực tiếp ảnh hưởng
đến việc thực hiện chính sách hưởng lợi hiện nay, cũng như đưa ra được những đề
xuất, giải pháp cụ thể mang tính đột phá nhằm hoàn thiện cơ chế hưởng lợi theo
quyết định 178 trên phạm vi toàn quốc [19].
- Nghiên cứu “Nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng”
của nhóm tác giả: Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên năm 2004
đang được triển khai nhằm xác lập rõ trách nhiệm và quyền hưởng lợi của các cộng
đồng dân cư trực tiếp quản lý rừng của mình trong khuôn khổ chính sách hiện hành,
đồng thời đưa ra những ý kiến đóng góp và việc xây dựng chính sách quản lý rừng
có sự tham gia của cộng đồng trên. Nội dung nghiên cứu chủ yếu đề cập về những
điều cơ bản về mặt pháp lý và chính sách liên quan đến nghĩa vụ và quyền hưởng
lợi của cộng đồng quản lý rừng tại 4 tỉnh: Sơn La, Diện Biên, Thanh Hóa, Thừa
Thiên Huế. Các ý kiến đề xuất chủ yếu tập trung vào:
+ Phân nhóm cộng đồng và quy hoạch.
+ Giao rừng.
+ Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư, thôn và nhóm hộ được nhà nước
giao quyền sử dụng rừng.
Nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng
địa phương tham gia quản lý rừng. Do vậy, phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu
trong thực tế rất bị hạn chế.
17
- Năm 2005, Nguyễn Nghĩa Biên và cộng sự thuộc trường Đại học Lâm
Nghiệp đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định
178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ xung chính sách hưởng lợi đối với cá
nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng và đất
lâm nghiệp”. Đề tài đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi theo
Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện cơ
chế hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao, được thuê
và nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp từ đó tăng cường hiệu quả của công tác quản
lý rừng bền vững [4].
1.3. Nhận xét đánh giá chung
Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu công tác quản lý rừng và đất lâm
nghiệp ở trên thế giới và ở trong nước có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau:
Ở trên thế giới, việc thực hiện các biện pháp nhằm quản lý, sử dụng rừng
một cách hiệu quả đã được quan tâm thực hiện từ rất lâu, trong đó biện pháp chủ
yếu được thực hiện vẫn là giao đất, giao rừng gắn với chủ sử dụng cụ thể từ đó gắn
chặt quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng với tài nguyên rừng và đất rừng nhằm
hướng tới việc quản lý rừng bền vững. Có 4 nhóm đối tượng chủ yếu được các nước
trên thế giới thực hiện quản lý rừng là: Nhà nước, các tổ chức, tư nhân và hộ gia
đình, trong đó vấn đề giao rừng cho tư nhân và hộ gia đình thực hiện quản lý hiện
đang rất được quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng vào công tác quản lý rừng
của các quốc gia.
Ở Việt Nam, các biện pháp quản lý rừng được thực hiện khá muộn so với thế
giới, tuy nhiên cũng đã có sự chuyển biến tích cực trong cả nhận thức lẫn chính
sách quản lý rừng. Từ việc chỉ công nhận 2 đối tượng quản lý rừng duy nhất là Nhà
nước và Hợp tác xã thì cho tới nay chúng ta đã thu hút được nhiều thành phần kinh
tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bao gồm cả nhà nước, các tổ
chức nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong nước, cộng đồng địa
phương,… tạo ra nhiều cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp hơn, trong đó hình thức giao
rừng cho hộ gia đình, tư nhân và cộng đồng hiện đang rất được quan tâm trong công
18
tác quản lý rừng ở nước ta, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển
rừng của nước ta trong thời gian qua. Huyện Lục Nam là một huyện miền núi thuộc
tỉnh Bắc Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp rất lớn, trong những năm qua
công tác giao đất, giao rừng cho các đối tượng thực hiện quản lý sử dụng cũng rất
được tỉnh quan tâm thực hiện góp phần quan trọng vào việc phát triển tài nguyên
rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa
phương khác trên cả nước do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cho tới nay vẫn còn
không ít diện tich rừng và đất rừng vẫn chưa giao được cho chủ quản lý, sử dụng cụ
thể mà các diện tích này vẫn do UBND các xã thực hiện quản lý. Phần lớn các diện tích
này đều là rừng nghèo kiệt, đất đai có tiềm năng sản xuất thấp, phân bố ở những nơi xa
xôi hẻo lánh, khó quản lý, trong khi đó từ phía nhà nước và chính quyền địa phương lại
chưa có biện pháp gì hữu hiệu để thu hút được các đối tượng trên địa bàn tham gia vào
nhận đất, nhận rừng ở những khu vực này dẫn tới công tác đầu tư cho phục hồi và phát
triển rừng ở những vị trí này kém, hiệu quả thấp. Do vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng
quản lý rừng và đất lâm nghiệp do uỷ ban nhân dân xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang” được đặt ra là thực sự có ý nghĩa.
19
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách giao đất,
giao rừng và quản lý rừng có hiệu quả tại Việt Nam.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp do
UBND xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, rút ra được những
bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng.
- Bước đầu đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do
UBND cấp xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang quản lý.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
* Giới hạn về nội dung:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện công tác giao đất giao
rừng trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang từ đó đi sâu vào phân tích tình
hình quản lý, sử dụng những diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND các xã
thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang quản lý, qua đó đề xuất biện pháp quản lý,
sử dụng hiệu quả những diện tích này.
* Giới hạn về địa điểm:
Địa bàn các xã có rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND các xã quản
lý của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Việc điều tra, đánh giá chi tiết được giới
hạn trong 3 xã là: Nghĩa Phương, Lục Sơn, Cẩm Lý.
20
2.4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu
như sau:
- Đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng tại huyện Lục Nam.
- Đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện
Lục Nam.
- Đánh giá tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã
quản lý tại huyện Lục Nam.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm
trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài
Chính sách và pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi hoạt động của
xã hội. Tuy nhiên, dù bất cứ một chính sách pháp luật nào khi được triển khai thực
hiện đều thể hiện rõ 2 mặt: tích cực và hạn chế. Bên cạnh đó, trong thực tiễn đã xuất
hiện tình trạng mặc dù chủ trương chính sách của Nhà nước là đúng đắn nhưng khi
triển khai thực hiện tại các địa phương lại không mang lại hiệu quả. Do vậy, việc
tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự yếu kém và đề xuất giải pháp khắc phục là phương
hướng giải quyết chung của đề tài nghiên cứu.
Quản lý rừng là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố, từ
các chính sách vĩ mô của Chính phủ cho tới các vấn đề kinh tế, xã hội và điều kiện
cụ thể của địa phương. Vì vậy, quan điểm và cách tiếp cận chung trong nghiên cứu
này sẽ là tổng hợp. Đề tài sẽ xem xét đánh giá công tác quản lý rừng gắn với các
chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn.
Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý ở huyện Lục
Nam có liên quan tới rất nhiều tới các chủ thể khác nhau như các hộ gia đình, cá
21
nhân, cộng đồng, Hạt kiểm lâm, phòng nông nghiệp huyện,… Vì vậy, cách tiếp cận
của đề tài sẽ là có sự tham gia.
Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài
Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn, địa bàn nghiên cứu rộng với nhiều
tính đặc thù khác nhau, vì vậy cách tiếp cận chủ yếu của đề tài là kế thừa các thông
tin, số liệu đã có.
Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm lịch sử sẽ được quán triệt. Đề tài
không chỉ quan tâm đánh giá công tác quản lý rừng hiện tại mà sẽ xem xét nó trong
Thu thập các thông tin, tài liệu
đã có, điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội khu vực nghiên cứu
Khảo sát sơ bộ khu vực nghiên
cứu, lựa chọn địa điểm điều tra
Tình hình giao đất, giao rừng do UBND
xã quản lý thuộc huyện Lục Nam
Tình hình
giao đất,
giao rừng
cho
hộ dân
Tình hình
giao đất,
giao rừng
cho cộng
đồng địa
phương
Giao đất,
giao rừng
cho các tổ
chức,
đoàn thể
Diện tích rừng
và đất rừng
chưa được
giao hiện do
UBND xã
quản lý
Đánh giá hiệu quả quản lý
rừng và đất lâm nghiệp
Đề xuất giải pháp
22
quá trình lịch sử từ trong quá khứ đến hiện tại (giai đoạn 2005 đến nay) cũng như
những dự đoán có thể xảy ra trong tương lai.
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.5.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Đề tài kế thừa các thông tin và số liệu sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Nam.
- Các kết quả giao đất, giao rừng và các bản đồ có liên quan của tỉnh Bắc
Giang và huyện Lục Nam.
- Các số liệu về diện tích, trạng thái rừng UBND xã đang quản lý tại huyện
Lục Nam.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá về giao đất, giao rừng, quản lý rừng
trên địa bàn huyện Lục Nam.
- Báo cáo đánh giá về hiện trạng diện tích, chất lượng rừng và tình hình thực
hiện công tác quản lý rừng do UBND xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam và
các xã trên địa bàn huyện,…
2.5.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong đề tài là phương pháp tiếp cận có
sự tham gia PRA để tiến hành điều tra phỏng vấn các nhóm đối tượng có liên quan.
Trước hết, thông qua Chi cục lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang đề tài đã gửi công văn tới
UBND huyện Lục Nam và 3 xã Nghĩa Phương, Lục Sơn và Cẩm Lý để thu thập
những thông tin chung về giao đất lâm nghiệp, tình hình quản lý rừng được giao,…
Sau đó đề tài đã làm việc trực tiếp với UBND huyện, phòng tài nguyên môi
trường, phòng Nông nghiệp huyện Lục Nam, UBND các xã,… để nắm chi tiết một
số thông tin sau:
- Tình hình thực hiện công tác giao đất, giao rừng và quản lý đất lâm nghiệp
trong những năm qua trên địa bàn huyện, xã.
- Quy trình, thủ tục giao đất, giao rừng cho các đối tượng trên địa bàn.
- Các kết quả giao đất, giao rừng của huyện qua các năm, tình hình cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện và chính sách quản lý, sử dụng rừng và
đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
23
- Những khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện
giao đất, giao rừng, quản lý rừng và đất lâm nghiệp của huyện những năm qua.
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao được trong toàn huyện, theo
từng xã trong huyện cho các nhóm đối tượng, lý do chưa giao được, hiện nay diện
tích này được quản lý, sử dụng như thế nào? Các giải pháp đã áp dụng? Định hướng
của chính quyền huyện, xã đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp này trong thời
gian tới như thế nào? Dự kiến số lượng người sẽ phỏng vấn là: 10 người (Cán bộ
huyện: 2 người; phòng Tài nguyên và môi trường: 2 người; phòng Nông nghiệp: 2
người; hạt Kiểm lâm 4 người).
Sau khi nắm được toàn bộ bức tranh hiện trạng về tình hình giao đất, giao
rừng, quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, nắm được thực trạng rừng
và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND xã quản lý đề tài tiến hành lựa chọn ra 3 xã
đặc thù có diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý là lớn nhất trong
tổng số 10 xã toàn huyện Lục Nam để tiến hành điều tra chi tiết. Dựa trên số liệu
thực tế, đề tài dự kiến lựa chọn 3 xã cần điều tra là:
- Xã Nghĩa Phương diện tích do UBND xã quản lý khoảng 767,07 ha, chiếm
21,5% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của xã.
- Xã Lục Sơn diện tích do UBND xã quản lý khoảng 500 ha, chiếm 5,6%
diện tích rừng và đất lâm nghiệp của xã.
- Xã Cẩm Lý diện tích do UBND xã làm chủ khoảng 150 ha, chiếm 12,4%
diện tích rừng và đất rừng của xã.
Làm việc với UBND xã để nắm được về thực trạng tình hình quản lý, sử
dụng rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND xã quản lý, nội dung phỏng vấn
cần làm rõ các vấn đề sau:
- Diện tích, bản đồ phân bố, chất lượng, loại rừng và đất lâm nghiệp hiện
đang do UBND xã làm chủ.
- Các biện pháp tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý
trong những năm qua, hiệu quả của các biện pháp đó.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý.
24
Đối tượng được phỏng vấn bao gồm: Cán bộ địa chính xã, cán bộ lâm nghiệp
xã, cán bộ các thôn bản. Mỗi xã đề tài dự định sẽ tổ chức điều tra phỏng vấn 10
người (cán bộ xã 2 người, cán bộ lâm nghiệp 1 người; cán bộ thôn: 2; các hộ dân:
5). Ngoài những nội dung trên thì trong quá trình phỏng vấn cũng cần làm rõ
nguyên nhân tại sao những diện tích rừng và đất lâm nghiệp này lại không thể giao
được cho các nhóm đối tượng khác để rừng có chủ quản lý, sử dụng cụ thể, bài học
kinh nghiệm và những đề xuất của xã đối với giao đất, giao rừng và công tác quản
lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trong thời gian sắp tới.
Có 3 vấn đề quan trọng trong quá trình nghiên cứu cần tập trung là:
- Tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp như thế nào? Các biện pháp nào đã
áp dụng?
- Sự thay đổi hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp.
- Vai trò của người dân như thế nào?
Để làm rõ hơn nữa nguyên nhân các đối tượng đã nhận và chưa nhận đất,
nhận rừng trên địa bàn xã, kể cả đối tượng đã nhận nhưng trả lại cho huyện; đề tài
tiến hành phỏng vấn mỗi xã khoảng 15 đối tượng thuộc: Hộ gia đình, Công ty lâm
nghiệp, tổ chức, cá nhân,… trên địa bàn xã có hoặc chưa tham gia nhận đất, nhận
rừng, nội dung phỏng vấn bao gồm:
+ Lý do đối tượng không tham gia nhận đất, nhận rừng?
+ Những khó khăn, vướng mắc, lợi ích khi nhận đất lâm nghiệp.
Từ những kết quả điều tra, đánh giá trên, sử dụng phương pháp phân tích
SWOT để từ đó xác định được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức và
đề xuất những giải pháp nhằm quản lý một cách hiệu quả rừng và đất rừng hiện
đang do UBND xã quản lý.
2.5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
- Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm Excel
thông dụng.
- Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
25
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Lục Nam là huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang cách thành phố Bắc Giang
20 km và cách thủ đô Hà Nội 70 km về phía Đông Bắc. Có tọa độ địa lý :
+ Từ 210
26’40” - 210
10’ 01” vĩ độ Bắc.
+ Từ 1060
17’ 24” - 1060
41’ 22” kinh độ Đông.
- Về ranh giới:
+ Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn).
+ Phía Nam giáp huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương) và huyện Đông Triều
(tỉnh Quảng Ninh).
+ Phía Đông giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn.
+ Phía Tây giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng.
3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
a. Địa hình:
Trên địa bàn huyện có hai dãy núi Yên Tử và Huyền Đinh chạy qua theo hình
lòng chảo; địa hình của huyện nghiêng dần chủ yếu từ Tây Bắc đến Tây Nam, chia
huyện thành 03 vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng với mức
độ chênh lệch địa hình lớn: Vùng đồng bằng có độ cao phổ biến từ 30 - 70 m; vùng
trung du có độ cao phổ biến 80 - 100m và vùng núi có độ cao từ 300 - 700m, trong
đó có đỉnh Yên Tử cao 1.068 m.
Diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc bình quân từ 15 - 250
, đặc biệt có nơi > 250
.
Nhìn chung, địa hình, địa thế diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc không lớn,
rất thuận lợi cho việc trồng rừng, xây dựng vườn rừng, các khu du lịch sinh thái,
trang trại rừng. Tuy nhiên, cũng có một số diện tích có độ dốc cục bộ lớn ở một số
xã như Lục Sơn, Huyền Sơn, Trường Sơn, Đông Hưng, Tam Dị nếu không bảo vệ
rừng tốt, sẽ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất.
26
b. Thổ nhưỡng:
Theo kết quả điều tra, khảo sát ngoài thực địa và xây dựng bản đồ dạng đất
trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện cho thấy trong huyện có 16 đơn vị
đất lâm nghiệp, thuộc 2 nhóm đất chính.
- Nhóm đất Feralít: đại diện cho đất lâm nghiệp toàn huyện, do hình thành ở
đai cao từ 50 - 700m, bao gồm các loại đất chính sau:
+ Đất Feralít vàng nhạt trên đá trầm tích và biến chất hạt thô: Diện tích
18.614,3ha, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét vật lý ở các tầng < 25%, thấm
nước tốt nhưng giữ nước kém, cấu trúc kém bền vững, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Quá
trình sét hoá mạnh nhưng khoáng sét chủ yếu là Kaolinit có khả năng hấp thụ kém
nên đất nghèo dinh dưỡng.
+ Đất Feralít vàng đỏ trên đá trầm tích và biến chất hạt mịn: Diện tích
6.207,1 ha, đất thường có mầu sắc rực rỡ, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến
sét, độ phì tự nhiên của đất từ nghèo đến trung bình tuỳ thuộc vào trạng thái rừng và
thảm thực vật. Đất có kết cấu bền vững, ít đá lẫn, khả năng giữ nước cao, hạn chế
được rửa trôi, xói mòn.
- Nhóm đất đồng bằng (D): Diện tích 393,91 ha, đất được hình thành trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, do kiểu địa hình thấp, trũng, độ
dốc thoải, phát triển trên kiểu nền vất vất phù sa cũ và mới, các sản phẩm lũy tích,
dốc tụ. Đất thường có màu nâu và nâu xám, tầng đất dày, tơi xốp, có sự phân lớp
khá rõ ràng độ phì khá thuận tiện cho việc khai thác sản xuất nông nghiệp.
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu:
Lục Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ
trung bình năm là 23,9°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 41,2°C (tháng 6),
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 3,5°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ bình
quân giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.470 - 1.500 mm
nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng
27
10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.492,8 - 1.569,7 giờ, trong đó
tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 8, tháng có ít giờ nắng trong năm là
tháng 3.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.
Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa
Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.
Nhìn chung, khí hậu Lục Nam không khác biệt nhiều so với các huyện khác
trong tỉnh, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong
năm có xảy ra mưa rét và sương muối ở một số xã vùng cao và gió lốc cục bộ, mùa
mưa có hiện tượng sạt lở đất và mùa khô hanh dễ xảy ra cháy rừng.
b. Thủy văn:
Lục Nam có mạng lưới sông suối, ao hồ khá dày đặc, mật độ lưới sông khá
cao, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa đặc biệt là sông Lục Nam chảy qua với
chiều dài 38 km tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ từ Đông sang Tây và có khả
năng cung cấp nước sinh hoạt phục vụ sản xuất trong toàn huyện.
Để duy trì nguồn nước luôn được đảm bảo để phục vụ sản xuất và sinh hoạt
trong mùa khô cần tăng cường công tác bảo vệ, khôi phục rừng và có các biện pháp
trữ nước như xây bể, đắp đập, làm hồ,...
3.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng
Là huyện có tổng diện tích tự nhiên tương đối lớn trên địa bàn toàn tỉnh với
59.714,75 ha, bao gồm:
+ Diện tích đất lâm nghiệp là: 32.144,92 ha, chiếm 53,84 % tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên chỉ có 10.911,50 ha chiếm
18,27%; diện tích rừng trồng là 12.726,22 ha, chiếm 21,31%; vườn cây ăn quả là
7.399,10 ha, chiếm 12,39%, còn lại 1.108,10 ha là diện tích đất trống chưa sử dụng,
chiếm 1,87%. Chính vì thế mà độ che phủ của rừng toàn huyện đạt 47%.
28
+ Diện tích đất khác là đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất nuôi trồng thủy sản,
đất khác,... là 27.569,83 ha, chiếm 46,2% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Hệ thực vật chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) có
nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật
Đông Nam - Trung Quốc. Thực vật ôn đới có họ: Giẻ, Thích, Du, Nhài, Đỗ
quyên,... Thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là các họ: Cà phê, Xoan, Dâu tằm,
Trám,... Theo thống kê, hệ thực vật rừng của huyện có 226 loài cây gỗ thuộc 136
chi của 57 họ thực vật có một số ngành lớn như: Ngành mộc lan (Magnoliophyta);
Ngành dương xỉ (Polypodiophyta); Ngành thông (Pinophyta),... Ngoài ra, còn có
hàng trăm loài cây dược liệu có giá trị như Dây ruột gà, Ba kích,... Tuy vậy, số
lượng các cá thể quý, các loài cây gỗ có giá trị cao không còn nhiều, chỉ còn những
cây tái sinh có đường kính nhỏ.
- Hệ động vật: Trước đây hệ động vật rừng khá phong phú nhưng do nạn săn
bắn bừa bãi nên hiện nay số lượng các loài thú đã suy giảm cạn kiệt. Một số kết quả
điều tra diễn biến tài nguyên rừng (chu kỳ VI) của Viện điều tra quy hoạch rừng gần
đây cho thấy khu hệ động vật rừng của huyện Lục Nam có 126 loài thuộc 81 họ và
24 bộ. Các loài thú rừng hiện nay thường chỉ gặp được một số loài như Lợn rừng,
Hoẵng, Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Cu li, Sóc,... Tuy đa dạng về thành phần loài nhưng
do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nên số lượng các loài thú lớn không
nhiều, một số loài chim quí ngày càng hiếm.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2010, dân số huyện Lục Nam là 200.339
người, mật độ dân số 335 người/km2
. Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh
sống, trong đó người Kinh chiếm 86,6% dân số và 7 dân tộc khác chiếm 13,4% dân
số. Tổng số lao động 124.247 người, lao động nông, lâm nghiệp chiếm 80%. Trình
độ lao động nông, lâm nghiệp vùng sâu, xa còn nhiều hạn chế.
29
3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế
a. Thực trạng kinh tế chung
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện từ năm 2000 đến nay đã có bước phát
triển khá, tăng trưởng bình quân 8,5%/năm. Tổng GDP bình quân đầu người năm
2005 đạt 4,8 triệu đồng, năm 2007 đạt 6,9 triệu đồng, đến năm 2010 đạt khoảng 8,5
triệu đồng, bằng 60% mức bình quân của tỉnh (là 10,8 triệu đồng) và thấp hơn
nhiều so với GDP bình quân của cả nước (20,8 triệu đồng/người).
b. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp
Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, hệ thống giao thông, cơ sở hạ
tầng khá phát triển, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là: 32,144,92 ha, chiếm 53,8%
tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, vì vậy ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm 2010 là
50,5 tỷ đồng chiếm 10,1% tổng giá trị sản xuất trong toàn huyện. Ngoài ra, đã giải
quyết việc làm cho 80% lao động ở những vùng sâu, vùng xa của huyện, sản xuất ra
nhiều mặt hàng lâm sản, LSNG đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các khu công nghiệp,
đô thị và tham gia xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống dân cư vùng sâu, vùng xa tạo
nền tảng cho các ngành kinh tế khác phát triển.
c. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác
Trong những năm qua, ngoài các dự án 327, 661, KFW,... thì phong trào
trồng cây phân tán trong nhân dân cũng rất phát triển. Theo niên giám thống kê năm
2009, 2010 bình quân toàn huyện đã trồng được 2.116 nghìn cây tương đương với
1.410,7 ha, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường và cung cấp gỗ củi phục vụ
nhu cầu lâm sản tại chỗ của người dân địa phương.
Về ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp bước đầu đã ứng dụng công nghệ
mô, hom trong sản xuất cây giống trồng rừng thâm canh. Diện tích trồng rừng sản
xuất những năm gần đây chủ yếu bằng giống mô, hom và trồng thâm canh thay cho
cách trồng quảng canh, nên sản lượng, chất lượng ngày càng tốt hơn.
Trong quản lý rừng trang thiết bị phục vụ quản lý lâm nghiệp ngày càng
được tăng cường. Công nghệ hệ thống toàn cầu (GIS), công nghệ viễn thám đã bước
30
đầu được sử dụng trong xây dựng bản đồ hiện trạng, quy hoạch, theo dõi diễn biến
tài nguyên rừng.
3.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Giao thông : Lục Nam có hệ thống giao thông thuận lợi và khá phát triển,
bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Tuyến đường sắt Kép – Hạ Long
chạy qua huyện dài 31km. Đường bộ có các quốc lộ 31, quốc lộ 37 với tổng chiều
dài hơn 45 km.
Song song với tốc độ phát triển của các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng
các tuyến giao thông liên huyện, liên xã; các tuyến đường đều được rải nhựa hoặc
bê tông hóa hơn 641,0 km. Đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện… và hàng
trăm km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín.
Điều này đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, khoa
học kỹ thuật với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là với thành phố Hạ Long và cả nước.
- Điện lưới: toàn bộ các xã trong huyện có điện lưới quốc gia nhưng còn
chắp vá, chất lượng kém nhiều nơi quá tải, tỷ lệ tổn thất lớn, giá bán điện đến các hộ
gia đình tiêu dùng có nơi còn quá cao so với giá trần. Tuy nhiên, trong thời gian qua
ngành điện đã cố gắng khắc phục cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản
xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Thủy lợi: Hệ thống sông, mương máng đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất
nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng và các khu công nghiệp
3.2.4. Điều kiện văn hóa – xã hội
- Y tế: Ngoài bệnh viện đa khoa của huyện 100% các xã đều có trạm xá được
đầu tư phương tiện thuốc men trong việc khám, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân.
- Công tác giáo dục: 100% các xã đều có trường học tỷ lệ kiên cố hoá đạt
trên 80%, cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ cho việc dạy và học.
- Thông tin tuyên truyền: 100% các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã và
mạng lưới truyền thanh đến tận thôn xóm, bước đầu cơ bản đã đưa được các chính
sách pháp luật của Đảng đến với mọi người dân.
31
3.3. Nhận xét và đánh giá chung
3.3.1. Thuận lợi
- Có tiềm năng đất lâm nghiệp thích hợp trồng nhiều loại cây trồng nông lâm
nghiệp. Diện tích đất phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển lâm nghiệp bình quân
đầu người toàn huyện ở mức khá cao 0,13 ha/người.
- Cơ sở hạ tầng đã từng bước được kiên cố hóa, rất thuận lợi cho việc bảo vệ
và phát triển rừng.
- Huyện có vị trí thuận lợi gần các khu công nghiệp, thành phố có nhu cầu lớn
về chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng, gỗ gia công hàng mỹ nghệ cao cấp.
- Vùng núi có nhiều khu du lịch sinh thái, cảnh quan đẹp như Khu bảo tồn
thiên nhiên Tây Yên Tử, suối Mỡ, suối Riêu, suối nước vàng… Đây là điều kiện
thuận lợi để để phát triển lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
- Vùng trung du có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại, phát triển
trồng cây ăn quả, trồng cây đặc sản, cây lâm sản ngoài gỗ,...
- Vùng đồi rừng có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó lao
động và có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Cơ chế chính sách được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút
được các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh rừng. Nhiều chương trình, dự án
đang phát huy tác dụng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội của huyện
nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng.
- Do điều kiện kinh tế phát triển nên ngoài nguồn vốn của Nhà nước, Lục
Nam có thể huy động được vốn từ các thành phần kinh tế khác để đầu tư bảo vệ,
phát triển rừng.
3.3.2. Khó khăn
- Một số diện tích có địa hình có độ dốc lớn nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi,
bạc màu và nghèo chất dinh dưỡng. Mặt khác, đất lâm nghiệp của huyện bị phân
nhỏ theo các vùng sinh thái (vùng núi, trung du) nên mỗi vùng cần có các biện
pháp, giải pháp lâm sinh khác nhau để phù hợp với tập quán và điều kiện tự nhiên,
dân sinh kinh tế của từng vùng.
32
- Dân số nông thôn, lao động nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, khả
năng nhận thức khoa học kỹ thuật và nắm bắt thị trường còn hạn chế.
- Mật độ dân cư vùng trung du còn cao, thường xuyên tác động đến rừng nên
công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
- Tốc độ đô thị hóa nhanh, mở rộng diện tích các đô thị, các khu công
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ khác…Đều tác động trực
tiếp đến nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
- Thách thức lớn nhất là sự sung đột về mục đích sử dụng đất giữa lâm
nghiệp với các mục đích khác. Vấn đề đặt ra là cần phải giữ vững được diện tích
rừng hiện có, cải tạo một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp có khả năng phát triển
về du lịch sinh thái để phục vụ mục đích phòng hộ cảnh quan môi trường, đảm bảo
tính da dạng sinh học, ổn định và phát triển bền vững.
33
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng tại huyện Lục Nam
Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự
nhiên 59.714,75 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 32.144,92 ha,
chiếm 54% diện tích tự nhiên toàn huyện. Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá
lớn như vậy, có thể nhận thấy rằng, rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo sinh kế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương.
Thực hiện đúng các chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước, trong những năm
qua huyện Lục Nam đã giao được 30.727,85 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm
95,32% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của toàn huyện cho các chủ thể quản
lý là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,… để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp. Nhờ vậy, rừng về cơ bản đã có chủ, người dân yên tâm quản lý, đầu tư
phát triển rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt đã đạt được thì công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Lục
Nam vẫn còn không ít những khó khăn, tồn tại, một diện tích không nhỏ 1.417,07
ha rừng và đất rừng hiện nay vẫn chưa có chủ cụ thể và hiện do UBND các xã trên
địa bàn huyện tạm thời quản lý nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Do vậy, việc
làm rõ bức tranh thực trạng để từ đó đề ra những giải pháp mang tính khả thi sẽ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rừng và đất lâm
nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam.
Kết quả chi tiết về tình hình thực hiện giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được tổng hợp tại bảng 4.1.
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang
Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang

More Related Content

What's hot

đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
nataliej4
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phườngLuận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (18)

đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại lưu vực ...
 
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm microstation v8i và g cadas thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOTLuận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
Luận văn: Việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
Đề tài: Tìm hiểu công nghệ Android - Xây dựng ứng dụng Lịch Vạn Sự Vạn Niên t...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đấtLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất
 
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
Một số hình thức tổ chức các hoạt động đưa dân ca đến với trẻ mẫu giáo 5 – 6 ...
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên GiangLuận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
Luận văn: Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tỉnh Kiên Giang
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng cán bộ quản lý công ty bao bì, HAY
 
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phườngLuận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
Luận văn: Năng lực thực hiện pháp luật của cán bộ xã, phường
 
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
đáNh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3, thành phố ...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới giấy chứng nhận quyền sử ...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang

Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng Bình
Luận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng BìnhLuận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng Bình
Luận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng Bình
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAYLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...
LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...
LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...
Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...
Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang (20)

Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đaiLuận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
Luận án: Quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý và sử dụng đất đai
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng Bình
Luận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng BìnhLuận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng Bình
Luận Văn Chất Lượng Nước Vùng Cửa Sông Ven Biển Tỉnh Quảng Bình
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu trên...
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xãLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOTLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HOT
 
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAYLuận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
Luận văn: Năng lực Công chức Văn phòng thống kê cấp xã, HAY
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
đáNh giá hiện trạng nước sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất ...
 
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...
LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...
LUẬN VĂN - Nghiên cứu xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất bằng c...
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
 
Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...
Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...
Nghiên cứu giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả đất trồng lúa trên địa bàn h...
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanhLuận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
Luận văn: Quản lý nhà nước về đất đai tại lâm trường quốc doanh
 
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về đất đai tại các lâm trường quốc doanh tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Do Uỷ Ban Nhân Dân Xã Quản Lý Tại Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP DO UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ QUẢN LÝ TẠI HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2012
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP DO UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ QUẢN LÝ TẠI HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI THÁI NGUYÊN - 2012
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Luận văn “Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do uỷ ban nhân dân xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 18, giai đoạn 2010 - 2012. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Võ Đại Hải - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Lục Nam cũng như UBND các xã trong huyện và bà con nhân dân trên địa bàn công tác đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012 Tác giả
  • 4. ii MỤC LỤC Lời cảm ơn ............................................................................................................................i Mục lục .............................................................................................................................ii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt...............................................................................v Danh mục các bảng ............................................................................................................vi Danh mục các sơ đồ ..........................................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................3 1.1. Trên thế giới .............................................................................................................3 1.2. Ở Việt Nam...............................................................................................................7 1.3. Nhận xét đánh giá chung.......................................................................................17 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................19 2.1. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................19 2.1.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................19 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................19 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................19 2.3. Giới hạn nghiên cứu ..............................................................................................19 2.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................20 2.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................20 2.5.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài.........................................................20 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể....................................................................22 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI .........................................25 3.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................25 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................25 3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng .....................................................................................25 3.1.3. Khí hậu, thủy văn............................................................................................26 3.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng..........................................................27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................28
  • 5. iii 3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động ..............................................................................28 3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế.........................................................................29 3.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng..................................................................................30 3.2.4. Điều kiện văn hóa – xã hội............................................................................30 3.3. Nhận xét và đánh giá chung .................................................................................31 3.3.1. Thuận lợi..........................................................................................................31 3.3.2. Khó khăn..........................................................................................................31 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................33 4.1. Đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng tại huyện Lục Nam............33 4.2. Đánh giá tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam.........................................................................................41 4.2.1. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam ...........................................................................................41 4.2.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam............................................................................53 4.2.3. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Cẩm Lý...............................................................................................62 4.3. Đánh giá tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND các xã quản lý tại huyện Lục Nam.................................................................................71 4.3.1. Một số quy định chung về tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trong các văn bản quy phạm pháp luật.....................71 4.3.2. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã Lục Sơn quản lý ..........................................................................................................73 4.3.3. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã Nghĩa Phương quản lý............................................................................................76 4.3.4. Tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã Cẩm Lý quản lý ..........................................................................................................78 4.3.5. Đánh giá chung về tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã trên địa bàn huyện Lục Nam quản lý .....................................82
  • 6. iv 4.4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam ........84 4.1.1. Mô hình phân tích SWOT .............................................................................84 4.1.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam........................................................................89 4.5. Bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam.........................93 4.5.1. Chính sách quản lý rừng và giao đất, giao rừng ..............................................93 4.5.2. Chính sách tài chính và tín dụng ..................................................................93 4.5.3. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức...............................94 4.5.4. Nhóm các giải pháp về chính sách và thực thi pháp luật ..........................95 4.5.5. Giải pháp đổi mới tổ chức quản lý và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng .........................................................................96 4.5.6. Giải pháp về khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm .......97 4.5.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực............................................................97 4.5.8. Hỗ trợ của các ngành và hợp tác quốc tế.....................................................98 4.5.9. Giải pháp quản lý đất đai và sử dụng rừng bền vững....................................98 4.5.10. Tổ chức thực hiện.........................................................................................99 Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ...............................................100 5.1. Kết luận.................................................................................................................100 5.2. Tồn tại....................................................................................................................103 5.3. Khuyến nghị .........................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ BQL Ban quản lý DT Diện tích FAO Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc GDP Tổng sản phẩm nội địa GIS Công gnhệ hệ thống toàn cầu GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KFW3 Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Bắc Giang – pha 3 LNXH Lâm nghiệp xã hội LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN Nhà nước PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia PTNT Phát triển nông thôn SO Điểm mạnh-Cơ hội ST Điểm mạnh-Thách thức SWOT Điểm mạnh-Điểm yếu-Cơ hội-Thách thức UBND Uỷ ban nhân dân WO Điểm yếu-Cơ hội WT Điểm yếu-Thách thức WWF Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo chủ quản lý tính đến ngày 31/12/2011 của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang .................................34 Bảng 4.2. Thực trạng rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao của huyện theo loại đất, loại rừng tính đến ngày 31/12/2011 của huyện Lục Nam .........37 Bảng 4.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng hộ gia đình tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ................................................38 Bảng 4.4. Tình hình giao đất lâm nghiệp của các xã trong huyện Lục Nam tính tới 31/12/2011 ...............................................................................................40 Bảng 4.5. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Lục Sơn, trong giai đoạn 2000 - 2011.....................................................................42 Bảng 4.6. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp và trữ lượng gỗ phân theo chủ quản lý tại xã Lục Sơn tính tới ngày 31/12/2011 ......................................................44 Bảng 4.7. Các chỉ tiêu lâm học trong ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên................46 Bảng 4.8. Tình hình thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Lục Sơn giai đoạn 2000 - 2011..............................................................................................47 Bảng 4.9. Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Lục Sơn giai đoạn 2000 - 2011 ..............................................48 Bảng 4.10. Tình hình tổ chức quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao của xã Lục Sơn ........................................................................................51 Bảng 4.11. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao tại xã Nghĩa Phương trong giai đoạn 2000 – 2011 ......................................................53 Bảng 4.12. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp và trữ lượng gỗ phân theo chủ quản lý tại xã Nghĩa Phương tính tới ngày 31/12/2011........................................55 Bảng 4.13. Các chỉ tiêu lâm học trong ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên..............57 Bảng 4.14. Tình hình thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Nghĩa Phương giai đoạn 2000 - 2011 ..............................................................................57 Bảng 4.15. Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Nghĩa Phương giai đoạn 2000 - 2011.............................59
  • 9. vii Biểu 4.16. Tình hình tổ chức quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao của xã Nghĩa Phương .....................................................................................61 Bảng 4.17. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp đã giao và chưa giao của xã Cẩm Lý trong giai đoạn 2000 - 2011.....................................................................62 Bảng 4.18. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp và trữ lượng gỗ phân theo chủ quản lý xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam tính tới ngày 31/12/2011...........................64 Bảng 4.19. Các chỉ tiêu lâm học trong ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên..............66 Bảng 4.20. Tình hình thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn xã Cẩm lý giai đoạn 2000 - 2011..............................................................................................66 Bảng 4.21. Tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Cẩm lý giai đoạn 2000 - 2011.........................................68 Bảng 4.22. Tình hình tổ chức quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao của xã Cẩm Lý.........................................................................................70 Bảng 4.23. Lượng gỗ khai thác trái phép và số vụ vi phạm lâm luật tại xã Lục Sơn giai đoạn 2008 - 2011 ..............................................................................75 Bảng 4.24. Lượng gỗ khai thác trái phép và số vụ vi phạm lâm luật tại xã Nghĩa Phương giai đoạn 2008 – 2011................................................................78 Bảng 4.25. Lượng gỗ khai thác trái phép và số vụ vi phạm lâm luật tại Cẩm Lý giai đoạn 2008 - 2011 .....................................................................................81 Bảng 4.26. Phân tích SWOT đối với công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam ....................................................84 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài.......................................................21
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề quản lý rừng đã được thực hiện từ rất lâu ở trên thế giới. Chính phủ các nước có nền kinh tế phát triển như: Thụy Điển, Nhật Bản, Pháp,… rất quan tâm chú ý tới những vấn đề này. Ở Thụy Điển nhà nước chỉ quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng còn lại thuộc sở hữu của các hộ tư nhân. Bên cạnh đó, chính phủ nhiều nước còn thực hiện nhiều giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia quản lý sử dụng rừng một cách hiệu quả như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển lâm nghiệp, hỗ trợ các hoạt động lâm sinh, cho vay vốn với lãi xuất thấp,… Ở Việt Nam, trước năm 1986 chỉ công nhận 2 đối tượng quản lý sử dụng rừng hợp pháp là lâm trường quốc doanh và hợp tác xã. Vì vậy, việc phát triển rừng trong giai đoạn này ít mang lại hiệu quả, đặc biệt là đối với phát triển kinh tế của những người dân sống gần rừng. Từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới về tư duy phát triển kinh tế trong đó có sự thay đổi tư duy về quản lý sử dụng rừng. Trong giai đoạn này, Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia các hoạt động phát triển rừng và thể hiện cho sự đổi mới đó là hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan được ra đời như: Quyết định số 1171 LN/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý 3 loại rừng và tiến hành phân cấp quản lý rừng, chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ sản xuất kinh doanh và từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa; Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB hướng dẫn việc giao rừng và đất để trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định 163/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính đã ra Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/2000, đề ra những quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp,… Trong giai đoạn này rừng được gắn với chủ sở hữu cụ thể và nhà nước không ngừng từng bước có
  • 11. 2 những chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng như: cho vay vốn lãi suất thấp, giảm thuế thuê đất và đặc biệt hơn là nhà nước đã tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm phát triển rừng. Chính vì vậy, rừng của nước ta đã không ngừng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đất lâm nghiệp ở các địa phương bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn rất nhiều những mặt hạn chế, yếu kém cả về mặt chính sách lẫn việc tổ chức thực hiện gây cản trở hiệu quả quản lý đất lâm nghiệp. Huyện Lục Nam thuộc tỉnh Bắc Giang là một huyện miền núi có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 32.153,5 ha, chiếm 54% tổng diện tích tự nhiên. Cũng như các địa phương khác trên phạm vi cả nước, vấn đề thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện cũng được thực hiện từ khá lâu, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ và cải thiện sinh kế cho cộng đồng trong thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, toàn huyện có khoảng 1.417,07 ha rừng và đất rừng thuộc địa bàn 3 xã Nghĩa Phương (767,07 ha), Lục Sơn (500 ha) và Cẩm Lý (150 ha) hiện đang được quản lý, sử dụng một cách chưa thực sự hiệu quả do rừng chưa có chủ quản lý, sử dụng cụ thể mà những diện tích này vẫn thuộc quản lý của UBND xã nên mức độ đầu tư, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đối với các diện tích đất và rừng này là chưa thật sự được chú trọng. Do vậy, một đòi hỏi thực tế đặt ra là làm thế nào để có thể quản lý, sử dụng các diện tích rừng và đất rừng này một cách hiệu quả, bền vững để góp phần phát triển kinh tế, xã hội và cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do uỷ ban nhân dân xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” được đặt ra là thật sự cần thiết và có ý nghĩa.
  • 12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Vấn đề quản lý đất lâm nghiệp đã được các nước trên thế giới quan tâm thực hiện từ rất lâu, có thể điểm qua tình hình quản lý đất lâm nghiệp tại một số quốc gia như sau: - Thụy Điển: Nhà nước quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công ty lớn sở hữu 25%, còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng và đất rừng còn lại thuộc sở hữu của các hộ tư nhân. - Pháp: Rừng tư nhân chiếm khoảng 10 triệu ha và rừng nhà nước chỉ chiếm khoảng 4 triệu ha. Trong 10 triệu ha rừng tư nhân thì có một nửa thuộc về 1,5 triệu tiểu chủ. - Phần Lan: Sở hữu tư nhân về rừng và đất rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống, có tới 2/3 diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của tư nhân và có khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha. - Nhật bản: Có 3 hình thức sở hữu đất lâm nghiệp đó là sở hữu nhà nước, sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân: + Nhà nước sở hữu 7,84 triệu ha chiếm 31,2% rừng và đất rừng của cả nước, những diện tích rừng và đất rừng này chủ yếu ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình hiểm trở,… thuộc quyền quản lý của Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông lâm thủy sản. + Các tổ chức chính quyền địa phương sở hữu trên 2,7 triệu ha chiếm 10,74%. Các công ty tư nhân và các hộ gia đình sở hữu 14,6 triệu ha, chiếm 58,1%. Có tới 88% chủ rừng là các hộ tư nhân, trong đó phần lớn các chủ rừng sở hữu dưới 5 ha đất lâm nghiệp nên các chủ rừng này liên kết với nhau thành các hội. Hiện nay, ở Nhật Bản có khoảng 1.430 Hội các chủ rừng với 1.718.000 thành viên. Chính phủ có chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động lâm sinh, xây dựng đường lâm nghiệp thông qua Hội các chủ rừng, ngoài ra các chủ rừng còn được ưu tiên vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp, đồng thời còn được giảm thuế đất lâm nghiệp [24].
  • 13. 4 - Trung quốc: Theo hiến pháp của nhà nước vào đầu những năm 1980, chính quyền nhà nước từ Trung ương tới tỉnh và huyện bắt đầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, tập thể và tư nhân. Mỗi hộ nông dân được phân phối một diện tích đất rừng để sản xuất kinh doanh “Luật lâm nghiệp quy định đơn vị tập thể và nông dân trồng cây trên đất mình làm chủ thì hoàn toàn được hưởng sản phẩm trên mảnh đất đó”. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính phủ đã áp dụng chính sách nhạy bén thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại rừng và kinh doanh đa dạng để có lợi trước mắt và lâu dài. Có 2 hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể (sở hữu cộng đồng). Sở hữu nhà nước đối với đất trang trại quốc doanh hoặc đất do nhà nước sử dụng, sở hữu tập thể đối với đất của các làng nông thôn [22] (dẫn theo Tổng cục địa chính, 2000). - Indonesia: Mỗi gia đình ở gần rừng được khoán 2.500 m2 đất trồng cây, trong 2 năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa màu trên diện tích đó và được hưởng toàn bộ sản phẩm hoa màu không phải nộp thuế. Công ty lâm nghiệp cho nông dân vay vốn dưới hình thức cung cấp giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu, sau khi thu hoạch người nông dân phải trả đầy đủ toàn bộ số vốn đã vay, còn phân hóa học và thuốc trừ sâu chỉ phải trả 70%. Trong trường hợp rủi ro, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay đó. Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hướng dẫn kỹ thuật nông lâm nghiệp được thực hiện thông qua các hoạt động khuyến lâm, tổ chức làm thí điểm, học tập rút kinh nghiệm và triển khai trên diện rộng [22]. - Philippin: Chính sách lâm nghiệp xã hội “Institutional Social Forestry Program” (ISFP) năm 1980 của chính phủ nhằm dân chủ hóa việc sử dụng đất rừng công cộng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích từ rừng, chương trình này nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào đất rừng thông qua đó bảo vệ và phát triển tốt tài nguyên rừng [22].
  • 14. 5 - Thái Lan: Hiện nay, Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã giao được khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư, nhà nước trợ cấp tối đa cho mỗi hộ 50 rai và tối thiểu là 5 rai (1 rai = 1.600 m2 ). Thái lan dự kiến áp dụng một chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở [22]. - Ở Nepal: Nhà nước cho phép chuyển giao một số khu rừng có diện tích lớn ở vùng núi trung du cho các cộng đồng, thông qua tổ chức chính quyền cấp cơ sở, thành lập các thành viên ủy ban về rừng cam kết quản lý bảo vệ các khu rừng ở địa phương [14]. Từ năm 1978 chính quyền đã trao quyền bảo vệ và quản lý rừng cho người dân địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Panchayat là tổ chức quản lý thấp nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận ra các Panchayat không phù hợp với việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích khác nhau. Tiếp sau, Nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quyền sở hữu rừng chia ra làm 2 loại là sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Trong sở hữu nhà nước chia rừng thành các quyền sử dụng khác nhau: rừng cộng đồng theo các nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng nhà nước. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sở và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng. Trong vòng 14 năm, Nhà nước giao khoảng 9000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng. Tính đến năm 1992 đã có 1908 nhóm sử dụng rừng hình thành. Từ năm 1993, chính sách lâm nghiệp mới nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn [3]. - Ở Ấn Độ: Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Ấn Độ đã phát triển lâm nghiệp xã hội (LNXH), năm 1986 Ấn Độ hoàn thành mục tiêu phát triển LNXH tại các bang khác nhau. Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất cả các sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ lại có sự thay đổi
  • 15. 6 nhiều giữa các bang, gỗ được sử dụng làm chất đốt ở Bi Har và được phép sử dụng ở Orissa thì ở Rajas than có đến 60% nguồn thu nhập của cộng đồng là từ buôn bán gỗ [14]. Tại Ấn Độ, liên kết quản lý rừng đã đem lại những lợi ích nhất định cho cả 2 bên: Chính phủ (cơ quan lâm nghiệp) và cộng đồng địa phương. Chính sách lâm nghiệp quốc gia 1988 khẳng định sự tham gia của người dân vào sự phát triển và bảo vệ rừng và khẳng định một trong những điểm thiết yếu của quản lý rừng chính là các cộng đồng tại rừng phải được khuyến khích để tự nhận biết vai trò của bản thân họ trong phát triển và bảo vệ rừng mà họ được hưởng lợi từ đó. Một số quy định cụ thể về cơ chế hưởng lợi được thể hiện như sau: + Quyền sử dụng đất rừng và các lợi ích khác chỉ dành cho những người hưởng lợi thuộc tổ chức thiết chế làng xã tái tạo và bảo vệ rừng. Những tổ chức này có thể là những Panchayat hay hợp tác xã hay hội đồng lâm nghiệp làng. Những nhóm hưởng lợi có thể được hưởng những sản phẩm như: cỏ, cành ngọn, và các vật phẩm khác. Nếu họ bảo vệ rừng thành công, họ có thể được hưởng một phần từ thu nhập do bán gỗ đã thành thục. Ví dụ, chính quyền Bengal (và có thể các bang khác) đã cho phép các cộng đồng địa phương được hưởng 25% tổng thu nhập từ bán gỗ. + Cùng với cây làm củi, thức ăn gia súc và gỗ, cộng đồng địa phương cũng được phép trồng các cây ăn quả sao cho phù hợp với quy hoạch trồng rừng chung, và cả cây bụi, cây họ đậu và cỏ để nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ, bảo vệ đất và nguồn nước, làm giàu rừng. Ngay cả cây dược dược liệu cũng có thể được trồng theo yêu cầu. - Cây gỗ chỉ được khai thác cho đến khi cây đã trưởng thành. Các cơ quan lâm nghiệp cũng không được chặt cây trên đất lâm nghiệp đang do cộng đồng bảo vệ trừ trường hợp theo kế hoạch. Bên cạnh những nghiên cứu về giao đất lâm nghiệp cho các đối tượng thực hiện quản lý thì một vấn đề khác cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đó là cơ chế hưởng lợi ích từ việc giao quản lý đất lâm nghiệp. Khi nghiên cứu một quá trình thay đổi trong quá trình quản lý lâm nghiệp ở Ấn Độ và Nepal, Hobley (1996) đã phân loại các đối tượng hưởng lợi thành đối
  • 16. 7 tượng hưởng lợi trực tiếp và đối tượng hưởng lợi gián tiếp, theo mức độ phụ thuộc vào tài nguyên. Theo cấp hành chính, đối tượng hưởng lợi có thể hoạt động ở cấp vi mô (địa phương) hay vĩ mô (trung ương). Tác giả cũng đi sâu vai trò và sự tham gia của các nhóm đối tượng hưởng lợi trong quản lý rừng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Đối tượng hưởng lợi là thuật ngữ bao trùm “mọi cá nhân và tổ chức có quyền lợi và có thể bị ảnh hưởng bởi một hoạt động, một chương trình phát triển hay một hoàn cảnh, hoặc là những người có ảnh hưởng hay tác động tới hoạt động hay chương trình đó” (Hobley, 1996) [25]. Trong một số trường hợp đối tượng hưởng lợi vừa có thể chịu ảnh hưởng vừa có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động đó. Về vấn đề hưởng lợi trong quản lý sử dụng rừng, phân tích của Hobley (1996) cho thấy các hệ thống Taungya được áp dụng tại Myanmar từ năm 1850 đã cho phép những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng khoảng 3 - 4 ha với điều kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm sóc cây nông nghiệp. Do vậy, cơ quan lâm nghiệp có thể kiểm soát những người du canh thông qua các hoạt động canh tác của họ cùng với việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị. Trong một nghiên cứu khác về lâm nghiệp xã hội tại Bangladesh, Khan (1998) cho rằng lợi ích của các đối tượng hưởng lợi khác nhau thường khác nhau và nhiều khi đối kháng . Nhà nước cần đóng vai trò cầu nối hay xúc tác để dung hòa lợi ích hoặc để giải quyết mâu thuẫn giữa các đối tượng hưởng lợi [26]. 1.2. Ở Việt Nam Chính sách quản lý đất lâm nghiệp ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1968 đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều nghị định, quyết định của Chính phủ về chính sách giao đất lâm nghiệp được ban hành như: quyết định 272/CP ngày 3/10/1977 về việc ban hành chính sách đối với Hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện định canh định cư; quyết định số 184-HĐBT ngày 6/11/1982 đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng cây gây rừng; Quyết định số 1171 LN/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản
  • 17. 8 xuất, Luật đất đai 1993, Luật đất đai 2003, Quyết định 186/QĐ-TTg về quy chế quản lý 3 loại rừng,… [1], [15], [2], [7], [8], [9]. Nghị định số 01/CP, 02/CP, 163/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/ BNN-TCĐC đã quy định rất rõ về đối tượng được giao, khoán đất lâm nghiệp có thu tiền sử dụng hay không thu tiền sử dụng; loại đất lâm nghiệp được phép giao, khoán; căn cứ để tiến hành giao, khoán đất lâm nghiệp, thời hạn được giao, khoán đất lâm nghiệp,…các quy định của pháp luật này đã tạo ra một khung pháp lý cụ thể và rõ ràng trong việc triển khai tiến hành giao, khoán đất lâm nghiệp tại các địa phương [5], [6], [10]. Tình hình thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp phục vụ cho công tác quản lý và phát triển rừng ở Việt Nam trong những năm qua như sau: - Thời kỳ 1969 - 1982: Đã giao được 2,5 triệu ha cho 3.998 hợp tác xã và tập đoàn sản xuất quản lý, chưa giao đến hộ gia đình. - Thời kỳ 1983 - 1992: + Từ năm 1983 - 1989: đã giao được 1.934.000 ha cho 1.724 hợp tác xã, 610 cơ quan, trường học và cho 349.750 hộ gia đình để thực hiện quản lý. + Từ năm 1989 - 1992: đã giao được 796.000 ha cho 440.000 hộ gia đình và 5,8 triệu ha cho khu vực quốc doanh. Sau 24 năm thực hiện giao đất lâm nghiệp từ năm 1968 - 1992 cả nước đã giao được tổng số hơn 11 triệu ha, trong đó có 5,8 triệu ha cho khu vực quốc doanh, 3,7 triệu ha cho hợp tác xã nông nghiệp và 1,53 triệu ha cho các hộ gia đình. Việc tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp trong giai đoạn đầu từ 1968 - 1982 còn nhiều thiếu sót do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của người dân trong kinh doanh rừng, việc tổ chức quản lý đất lâm nghiệp không đồng bộ và được thực hiện còn thiếu chặt chẽ, làm ồ ạt, mang tính hình thức, chạy theo số lượng diện tích, chưa có quy hoạch đất đai, chưa phân hạng 3 loại rừng và xác định giao đất lâm nghiệp cho từng đối tượng cụ thể. Giai đoạn 1983 - 1989 việc tổ chức thực hiện chủ trương giao đất giao rừng của ngành lâm nghiệp là nghiêm túc, cụ thể, có những
  • 18. 9 bước đi cơ bản và đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã tạo ra động lực phát triển kinh tế nông lâm nghiệp miền núi, bước đầu đã hình thành nên thị trường ở trung du miền núi. Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân nhận đất lâm nghiệp đã tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và đã có thu nhập đáng kể do xác định được cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương cụ thể như cây quế ở Yên Bái, cây Vải thiều ở Bắc Giang, cây Tiêu, cây Cà phê ở Tây nguyên. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng trên thực tế hiệu quả của việc sử dụng đất thời gian này còn thấp, chỉ sử dụng hiệu quả khoảng 30% diện tích được giao, số còn lại vẫn bị khai thác và không được bảo vệ, bỏ hoang hóa [21]. Đặc biệt từ năm 1988, nhà nước chuyển đổi cơ chế kinh tế, thay đổi phương pháp quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, hơn 3,7 triệu ha đất lâm nghiệp giao cho hợp tác xã nông nghiệp do không có người làm chủ cụ thể nên khi hợp tác xã tan vỡ thì hầu hết số diện tích này đều bị tàn phá [2]. - Thời kỳ 1993 đến nay: Sau khi luật đất đai 1993 ra đời, Chính phủ ban hành Nghị định 02/CP, Nghị định 01/CP, Nghị định 163/CP,… Sự ra đời của các chính sách này nhằm gắn lao động với đất đai, tạo thành động lực để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công tác giao đất lâm nghiệp được thực hiện theo những nguyên tắc và quy định mới. Theo số liệu ngày 21/5/2000 của Cục Kiểm lâm [12], đến cuối năm 1999 cả nước đã giao được 8.786.572 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong đó bao gồm: 972.357 ha rừng đặc dụng, 3.196.343 ha rừng phòng hộ, 4.617.872 ha rừng sản xuất. Trong tổng số diện tích đã được giao ở trên, có 2.666.659 ha đã được giao cho 452.168 hộ, có 6.179.913 ha được giao cho 27.312 tổ chức. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.3868 tổ chức và 200.867 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là 1.173.965 ha chiếm 13% tổng diện tích đã đươc giao.
  • 19. 10 Theo báo cáo của Cục kiểm lâm trong quá trình thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp theo nghị định 02/CP, có một số tỉnh đã làm tốt công tác này điển hình là tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện việc giao đất lâm nghiệp theo đúng các văn bản quy phạm, pháp luật về giao đất lâm nghiệp mà trọng tâm là giao tới hộ gia đình, giao đến đâu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngay tới đó, hồ sơ giao đất được lưu trữ trong máy vi tính. Tỉnh Bắc Thái đã chủ động cấp kinh phí để thực hiện việc giao đất lâm nghiệp, sử dụng lực lượng các đội điều tra quy hoạch rừng ở trung ương làm các thủ tục giao đất, có hệ thống thống kê lưu trữ hồ sơ từ Chi cục Kiểm lâm - Hạt Kiểm lâm - xã [11]. Chính sách quản lý giao rừng cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong thời gian qua đã tạo điều kiện khai thác tiềm năng, lao động, tiền vốn tại chỗ. Tình trạng chặt phá rừng đã bị hạn chế, rừng trồng đạt tỷ lệ sống cao, đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại nông lâm nghiệp, mô hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, một bộ phận người dân đã giàu lên từ sản xuất kinh doanh trên đất được giao, mở hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách quản lý giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn nhiều hạn chế như: + Một số nơi không thực hiện đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, chưa có quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trước khi giao, không coi trọng việc bàn giao ranh giới đất đai cụ thể ngoài thực địa, dẫn tới tình trạng sau khi giao nhiều trường hợp nhiều hộ gia đình, cá nhân, không xác định được ranh giới đất của mình ở ngoài thực địa. Có tình trạng giao đất sai thẩm quyền, sai tinh thần nghị định số 02/CP, một số nơi trong quá trình thực hiện còn nhầm giữa giao đất theo nghị định 02/CP và khoán đất theo nghị định 01/CP. Một số lâm trường cũng đứng ra giao đất cho hộ gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Thiếu kiểm tra theo dõi việc sử dụng đất được giao, nhiều hộ được giao 3 - 4 năm vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không làm khế ước giao rừng theo quy định gây ảnh
  • 20. 11 hưởng xấu tới công tác quản lý đất lâm nghiệp của địa phương, nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa thể giao cho dân mà vẫn phải do chính quyền UBND các xã thực hiện quản lý một cách chưa thực sự hiệu quả. + Vấn đề hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật canh tác cho các hộ nhận đất lâm nghiệp còn nhiều bất cập, lực lượng khuyến nông, khuyến lâm hiện nay còn quá mỏng, nội dung chuyển giao còn nghèo nàn, chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên đa dạng của miền núi, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất của người dân địa phương. Dự án “Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp” là dự án tiêu biểu xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn nước ta sau khi ban hành Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 1991. Mục tiêu của dự án là bằng quá trình tìm tòi học hỏi và hợp tác để góp phần tìm ra các giải pháp chiến lược nhằm từng bước thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Dự án đã góp phần xây dựng phương pháp mới về giao đất lâm nghiệp, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các năm trước và dựa vào các văn bản pháp quy liên quan tới luật đất đai, Luật Bảo vệ phát triển rừng. Phương pháp này gồm 3 thành phần cơ bản sau: + Ưu tiên đáp ứng yêu cầu của chính phủ làm sao để rừng và đất rừng có chủ thực sự, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của người dân về quyền sử dụng rừng và đất rừng một cách bền vững ngay trên quê hương của họ. Gắn lợi ích của người dân và cộng đồng địa phương với lợi ích quốc gia về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái. + Căn cứ vào quỹ đất và nhu cầu sử dụng quỹ đất lâm nghiệp của các đối tượng trên từng địa bàn xã để tiến hành giao cho các thành phần kinh tế như: Lâm trường quốc doanh, hợp tác xã kiểu mới, cộng đồng thôn bản, các hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, với phương châm giao một lần và khép kín trên địa bàn từng xã. + Căn cứ vào các cơ sở pháp lý hiện hành, xây dựng cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai thích hợp nhằm khuyến khích và tạo ra động lực phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giao đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc [16] (dẫn theo Triệu Văn Lực, 1999).
  • 21. 12 Phương pháp này được thực hiện thí điểm ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vào cuối năm 1993 với kết quả rất khả quan. Đây là xã đầu tiên trong cả nước được giao đất lâm nghiệp để quản lý khép kín trên địa bàn toàn xã. Tiếp theo là thí điểm trên 2 xã vùng cao Hang Kim và Pà Cò thuộc huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình là nơi chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống cũng thu được kết quả tốt [18]. Đề tài “Định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi” của tác giả Trần Thanh Bình, đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi [21] (dẫn theo Phạm Quốc Tuấn, 2000). Đề tài “Những định hướng và giải pháp bước đầu nhằm đổi mới việc giao đất giao rừng ở miền núi” của Nguyễn Đình Tư đã xem xét tình hình giao đất từ năm 1968 - 1992, đánh giá được thực trạng sau khi nhận đất, nhận rừng thì vấn đề quản lý đất và rừng đó vẫn chưa thực sự hiệu quả qua đó đề tài cũng đã chỉ ra được những định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giao đất lâm nghiệp ở miền núi [21] (dẫn theo Phạm Quốc Tuấn, 2000). Đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nông dân” của tác giả Nguyễn Đình Tư và Nguyễn Văn Tuấn, đã tiến hành nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chính sách, chế độ quản lý và khuyến khích phát triển rừng cho các hộ gia đình nông dân. Trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ thống chính sách, chế độ hiện hành, bước đầu đề xuất các khuyến nghị về việc hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ gia đình nông dân [20] (dẫn theo Trung tâm tài nguyên môi trường, 1997). Công trình “Tăng cường công tác giao đất lâm nghiệp và khuyến khích trồng rừng trên đất được giao” của tác giả Đoàn Diễm đã đưa ra những tồn tại trong việc quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp, đưa ra những kiến nghị đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp trong thời gian tới [1] (dẫn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1997).
  • 22. 13 Đề tài “Tìm hiểu tác động của giao đất giao rừng đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại xã Văn Lang huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên” của nhóm tác giả trường đại học Nông lâm Thái Nguyên (Đặng Kim Vui, Lý Văn Trọng, Lê Sỹ Trung) đã tiến hành đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp tới việc quản lý và sử dụng đất và rừng trên phạm vi ở một xã miền núi [23]. Báo cáo “Người nông dân mong muốn được lợi ích gì trên đất được giao để trồng rừng” của Phạm Sinh đã đề xuất một số quan điểm có liên quan tới lợi ích của người trồng rừng và nêu lên một số mong muốn của họ khi nhận đất nhận rừng để thực hiện quản lý và sản xuất kinh doanh [16] (dẫn theo Triệu Văn Lực, 1999). Hội thảo với chủ đề “Chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh rừng trồng” do Vụ Chính sách, Vụ hợp tác quốc tế, Cục phát triển lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp tổ chức tại Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa, từ ngày 13 đến ngày 17/7/1998 đã xem xét nghiên cứu khuôn khổ pháp lý và tác động của hệ thống khuôn khổ pháp lý đang tồn tại đối với từng loại chủ rừng và nhận thấy nổi lên những vấn đề sau đây: + Cần xác định rõ địa vị pháp lý của các loại chủ rừng bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh rừng trồng, lâm trường quốc doanh, ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các chủ rừng là công ty liên doanh, các chủ rừng là nhà đầu tư nước ngoài, các cộng đồng dân cư,… + Cần xác định rõ hơn quyền hạn của họ đối với đất đã được giao, đất cho thuê để tạo nên những động lực mới đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới [3]. Hội thảo quốc gia với chủ đề “Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam” do Cục Phát triển lâm nghiệp phối hợp với một số tổ chức quốc tế IUCN, GTZ, WWF tổ chức vào tháng 11 năm 1999 tại Hòa Bình đã phân tích những nguyên nhân mất và suy thoái rừng đồng thời chỉ ra những tồn tại trong quá trình giao đất lâm nghiệp: quá trình giao đất lâm nghiệp diễn ra tương đối chậm và chưa mang lại cảm giác thỏa mái về quyền sở hữu cho các hộ gia đình và cộng đồng địa phương dẫn tới việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp đạt được là chưa thực sự hiệu
  • 23. 14 quả. Có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này đó là khả năng có hạn của các cơ quan được giao nhiệm vụ để thực hiện quá trình giao đất một cách hữu hiệu, cũng như thời hạn và điều kiện hạn chế đi kèm với quá trình giao đất [12]. Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp nhà nước giao cho hộ gia đình” của tác giả Nguyễn Thị Lai - Viện Khoa học Lâm Nghiệp đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình khi nhận đất, nhận rừng để quản lý và sử dụng trên cơ sở đó đề ra những khuyến nghị thiết thực với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại huyện Yên Bình tỉnh Bắc Thái, đề tài đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc canh tác các mô hình sản xuất chính trên đất lâm nghiệp được giao của hộ gia đình [17]. Hội thảo với chủ đề “Giao rừng tự nhiên và quản lý rừng cộng đồng” do Cục Phát triển lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội đã tiến hành đánh giá bước đầu về giao rừng tự nhiên và cách chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng tại một số tỉnh, giới thiệu quy trình thiết lập quản lý rừng cộng đồng thí điểm do Tổ công tác Quốc tế về quản lý rừng cộng đồng soạn thảo. Vấn đề giao rừng cho cộng đồng là một hướng đi mới và có hiệu quả trong chính sách quản lý rừng của nước ta hiện nay [13]. Cũng như đối với thế giới, ở Việt Nam khi đi nghiên cứu về giao đất, giao rừng để thực hiện mục tiêu quản lý rừng bền vững thì một vấn đề nóng bỏng cũng được quan tâm nhiều nhất đó là lợi ích phân chia từ việc giao đất, giao rừng. Trong quá trình triển khai chính sách giao đât, giao rừng theo Nghị định 02/CP ngày 15/4/1994 (nay là nghị định 163/CP ra ngày 16/11/1999), Nghị định 01/CP của chính phủ ngày 4/1/1995, Nhà nước đã ban hành một số chính sách có liên quan đến hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân nhận rừng, đất lâm nghiệp. Trong hàng loạt các văn bản chính sách trên có quyết định 178/2001 QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ ra ngày 12/11/2001 và thông tự liện tịch số 80/2003/TTLT - BTC/BNN&PTNT ngày 3/9/2003 về việc hướng dẫn thực hiện quyết định số 178, đã được thông qua và triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong thời qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, tổng kết về chính sách giao đất, giao rừng theo
  • 24. 15 nghị định 02/CP và 01/CP, nhưng những nghiên cứu đánh giá về cơ chế hưởng lợi từ đất lâm nghiệp còn rất hạn chế cả về số lượng đề tài, đối tượng nghiên cứu cũng như phạm vi địa lý. Cho đến nay, mới chỉ có một số ít đề tài nghiên cứu được biết đến, đã và đang được tiến hành nhằm đánh giá cơ chế hưởng lợi trong lâm nghiệp, cụ thể như sau: - Hội thảo quốc gia về chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh rừng trồng do Bộ NN&PTNT, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức vào tháng 7 năm 1998. Cuộc hội thảo chỉ quan tâm đến rừng trồng sản xuất còn rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được đề cập. Nội dung của cuộc hội thảo đề cập đến những vấn đề sản xuất kinh doanh của các chủ rừng sản xuất kinh doanh rừng trồng sản xuất, lợi ích của các chủ kinh doanh rừng sản xuất, các giải pháp để thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh rừng sản xuất [3]. - Từ năm 1998, Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam Thụy điển đã triển khai thử nghiệm một số mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở hai tỉnh Yên Bái và Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc người ta đã tiến hành đánh giá mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên 5 tiêu chí sau: + Trạng thái rừng cho các cộng đồng. + Sự tác động của nhà nước. + Sự tham gia của cộng đồng người dân vào quản lý bảo vệ rừng. + Quyền sử dụng đất của người dân. + Những lợi ích của cộng đồng được hưởng. Việc đánh giá trên làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển mô hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Nhìn chung chương trình thử nghiệm chỉ gói chọn trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cộng đồng còn các loại hình quản lý bảo vệ rừng khác không được đề cấp ở đây. Phạm Xuân Phương, Ngô Đình Thọ, Đỗ Anh Minh (2004) đã tiến hành nghiên cứu khảo sát, đánh giá tình hình triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại các
  • 25. 16 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Sơn La, Điện Biên tới vấn đề quản lý, sử dụng rừng ở 2 khía cạnh chủ yếu: pháp lý và thực tiễn. Nhóm tác giả đã cố gắng làm rõ những bất cập, những thiếu hụt và những vấn đề nảy sinh khi triển khai chính sách hưởng lợi tại địa phương, cũng như việc tìm hiểu nguyện vọng của người dân và đề xuất của chính quyền địa phương nơi nghiên cứu để đề xuất biện pháp quản lý sử dụng rừng một cách hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số ý kiến liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện chính sách hưởng lợi tại các tỉnh nói trên trong thời gian tới. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào tìm hiểu, phát hiện vấn đề phát sinh trong triển khai chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp tại một số địa phương, mà chưa đi sâu phân tích một cách hệ thống các nguyên nhân sâu xa và trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách hưởng lợi hiện nay, cũng như đưa ra được những đề xuất, giải pháp cụ thể mang tính đột phá nhằm hoàn thiện cơ chế hưởng lợi theo quyết định 178 trên phạm vi toàn quốc [19]. - Nghiên cứu “Nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng” của nhóm tác giả: Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên năm 2004 đang được triển khai nhằm xác lập rõ trách nhiệm và quyền hưởng lợi của các cộng đồng dân cư trực tiếp quản lý rừng của mình trong khuôn khổ chính sách hiện hành, đồng thời đưa ra những ý kiến đóng góp và việc xây dựng chính sách quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng trên. Nội dung nghiên cứu chủ yếu đề cập về những điều cơ bản về mặt pháp lý và chính sách liên quan đến nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng tại 4 tỉnh: Sơn La, Diện Biên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế. Các ý kiến đề xuất chủ yếu tập trung vào: + Phân nhóm cộng đồng và quy hoạch. + Giao rừng. + Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư, thôn và nhóm hộ được nhà nước giao quyền sử dụng rừng. Nghiên cứu này cũng chỉ tập trung vào nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng địa phương tham gia quản lý rừng. Do vậy, phạm vi ứng dụng kết quả nghiên cứu trong thực tế rất bị hạn chế.
  • 26. 17 - Năm 2005, Nguyễn Nghĩa Biên và cộng sự thuộc trường Đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ xung chính sách hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp”. Đề tài đã đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện cơ chế hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được giao, được thuê và nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp từ đó tăng cường hiệu quả của công tác quản lý rừng bền vững [4]. 1.3. Nhận xét đánh giá chung Như vậy, điểm qua tình hình nghiên cứu công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp ở trên thế giới và ở trong nước có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau: Ở trên thế giới, việc thực hiện các biện pháp nhằm quản lý, sử dụng rừng một cách hiệu quả đã được quan tâm thực hiện từ rất lâu, trong đó biện pháp chủ yếu được thực hiện vẫn là giao đất, giao rừng gắn với chủ sử dụng cụ thể từ đó gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của chủ rừng với tài nguyên rừng và đất rừng nhằm hướng tới việc quản lý rừng bền vững. Có 4 nhóm đối tượng chủ yếu được các nước trên thế giới thực hiện quản lý rừng là: Nhà nước, các tổ chức, tư nhân và hộ gia đình, trong đó vấn đề giao rừng cho tư nhân và hộ gia đình thực hiện quản lý hiện đang rất được quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng vào công tác quản lý rừng của các quốc gia. Ở Việt Nam, các biện pháp quản lý rừng được thực hiện khá muộn so với thế giới, tuy nhiên cũng đã có sự chuyển biến tích cực trong cả nhận thức lẫn chính sách quản lý rừng. Từ việc chỉ công nhận 2 đối tượng quản lý rừng duy nhất là Nhà nước và Hợp tác xã thì cho tới nay chúng ta đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bao gồm cả nhà nước, các tổ chức nước ngoài, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong nước, cộng đồng địa phương,… tạo ra nhiều cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp hơn, trong đó hình thức giao rừng cho hộ gia đình, tư nhân và cộng đồng hiện đang rất được quan tâm trong công
  • 27. 18 tác quản lý rừng ở nước ta, góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của nước ta trong thời gian qua. Huyện Lục Nam là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang có diện tích rừng và đất lâm nghiệp rất lớn, trong những năm qua công tác giao đất, giao rừng cho các đối tượng thực hiện quản lý sử dụng cũng rất được tỉnh quan tâm thực hiện góp phần quan trọng vào việc phát triển tài nguyên rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước do nhiều nguyên nhân khác nhau mà cho tới nay vẫn còn không ít diện tich rừng và đất rừng vẫn chưa giao được cho chủ quản lý, sử dụng cụ thể mà các diện tích này vẫn do UBND các xã thực hiện quản lý. Phần lớn các diện tích này đều là rừng nghèo kiệt, đất đai có tiềm năng sản xuất thấp, phân bố ở những nơi xa xôi hẻo lánh, khó quản lý, trong khi đó từ phía nhà nước và chính quyền địa phương lại chưa có biện pháp gì hữu hiệu để thu hút được các đối tượng trên địa bàn tham gia vào nhận đất, nhận rừng ở những khu vực này dẫn tới công tác đầu tư cho phục hồi và phát triển rừng ở những vị trí này kém, hiệu quả thấp. Do vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do uỷ ban nhân dân xã quản lý tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” được đặt ra là thực sự có ý nghĩa.
  • 28. 19 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng và quản lý rừng có hiệu quả tại Việt Nam. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng. - Bước đầu đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND cấp xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang quản lý. 2.3. Giới hạn nghiên cứu * Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang từ đó đi sâu vào phân tích tình hình quản lý, sử dụng những diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND các xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang quản lý, qua đó đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả những diện tích này. * Giới hạn về địa điểm: Địa bàn các xã có rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND các xã quản lý của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Việc điều tra, đánh giá chi tiết được giới hạn trong 3 xã là: Nghĩa Phương, Lục Sơn, Cẩm Lý.
  • 29. 20 2.4. Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu như sau: - Đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng tại huyện Lục Nam. - Đánh giá hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam. - Đánh giá tình hình tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm trong quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý tại huyện Lục Nam. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài Chính sách và pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, dù bất cứ một chính sách pháp luật nào khi được triển khai thực hiện đều thể hiện rõ 2 mặt: tích cực và hạn chế. Bên cạnh đó, trong thực tiễn đã xuất hiện tình trạng mặc dù chủ trương chính sách của Nhà nước là đúng đắn nhưng khi triển khai thực hiện tại các địa phương lại không mang lại hiệu quả. Do vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự yếu kém và đề xuất giải pháp khắc phục là phương hướng giải quyết chung của đề tài nghiên cứu. Quản lý rừng là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố, từ các chính sách vĩ mô của Chính phủ cho tới các vấn đề kinh tế, xã hội và điều kiện cụ thể của địa phương. Vì vậy, quan điểm và cách tiếp cận chung trong nghiên cứu này sẽ là tổng hợp. Đề tài sẽ xem xét đánh giá công tác quản lý rừng gắn với các chính sách giao đất lâm nghiệp trên địa bàn. Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý ở huyện Lục Nam có liên quan tới rất nhiều tới các chủ thể khác nhau như các hộ gia đình, cá
  • 30. 21 nhân, cộng đồng, Hạt kiểm lâm, phòng nông nghiệp huyện,… Vì vậy, cách tiếp cận của đề tài sẽ là có sự tham gia. Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài được cụ thể hóa qua sơ đồ sau: Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn, địa bàn nghiên cứu rộng với nhiều tính đặc thù khác nhau, vì vậy cách tiếp cận chủ yếu của đề tài là kế thừa các thông tin, số liệu đã có. Trong quá trình nghiên cứu, quan điểm lịch sử sẽ được quán triệt. Đề tài không chỉ quan tâm đánh giá công tác quản lý rừng hiện tại mà sẽ xem xét nó trong Thu thập các thông tin, tài liệu đã có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu Khảo sát sơ bộ khu vực nghiên cứu, lựa chọn địa điểm điều tra Tình hình giao đất, giao rừng do UBND xã quản lý thuộc huyện Lục Nam Tình hình giao đất, giao rừng cho hộ dân Tình hình giao đất, giao rừng cho cộng đồng địa phương Giao đất, giao rừng cho các tổ chức, đoàn thể Diện tích rừng và đất rừng chưa được giao hiện do UBND xã quản lý Đánh giá hiệu quả quản lý rừng và đất lâm nghiệp Đề xuất giải pháp
  • 31. 22 quá trình lịch sử từ trong quá khứ đến hiện tại (giai đoạn 2005 đến nay) cũng như những dự đoán có thể xảy ra trong tương lai. 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.5.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu Đề tài kế thừa các thông tin và số liệu sau: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lục Nam. - Các kết quả giao đất, giao rừng và các bản đồ có liên quan của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Nam. - Các số liệu về diện tích, trạng thái rừng UBND xã đang quản lý tại huyện Lục Nam. - Các báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá về giao đất, giao rừng, quản lý rừng trên địa bàn huyện Lục Nam. - Báo cáo đánh giá về hiện trạng diện tích, chất lượng rừng và tình hình thực hiện công tác quản lý rừng do UBND xã quản lý trên địa bàn huyện Lục Nam và các xã trên địa bàn huyện,… 2.5.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa - Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong đề tài là phương pháp tiếp cận có sự tham gia PRA để tiến hành điều tra phỏng vấn các nhóm đối tượng có liên quan. Trước hết, thông qua Chi cục lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang đề tài đã gửi công văn tới UBND huyện Lục Nam và 3 xã Nghĩa Phương, Lục Sơn và Cẩm Lý để thu thập những thông tin chung về giao đất lâm nghiệp, tình hình quản lý rừng được giao,… Sau đó đề tài đã làm việc trực tiếp với UBND huyện, phòng tài nguyên môi trường, phòng Nông nghiệp huyện Lục Nam, UBND các xã,… để nắm chi tiết một số thông tin sau: - Tình hình thực hiện công tác giao đất, giao rừng và quản lý đất lâm nghiệp trong những năm qua trên địa bàn huyện, xã. - Quy trình, thủ tục giao đất, giao rừng cho các đối tượng trên địa bàn. - Các kết quả giao đất, giao rừng của huyện qua các năm, tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện và chính sách quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
  • 32. 23 - Những khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện giao đất, giao rừng, quản lý rừng và đất lâm nghiệp của huyện những năm qua. - Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa giao được trong toàn huyện, theo từng xã trong huyện cho các nhóm đối tượng, lý do chưa giao được, hiện nay diện tích này được quản lý, sử dụng như thế nào? Các giải pháp đã áp dụng? Định hướng của chính quyền huyện, xã đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp này trong thời gian tới như thế nào? Dự kiến số lượng người sẽ phỏng vấn là: 10 người (Cán bộ huyện: 2 người; phòng Tài nguyên và môi trường: 2 người; phòng Nông nghiệp: 2 người; hạt Kiểm lâm 4 người). Sau khi nắm được toàn bộ bức tranh hiện trạng về tình hình giao đất, giao rừng, quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, nắm được thực trạng rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND xã quản lý đề tài tiến hành lựa chọn ra 3 xã đặc thù có diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý là lớn nhất trong tổng số 10 xã toàn huyện Lục Nam để tiến hành điều tra chi tiết. Dựa trên số liệu thực tế, đề tài dự kiến lựa chọn 3 xã cần điều tra là: - Xã Nghĩa Phương diện tích do UBND xã quản lý khoảng 767,07 ha, chiếm 21,5% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của xã. - Xã Lục Sơn diện tích do UBND xã quản lý khoảng 500 ha, chiếm 5,6% diện tích rừng và đất lâm nghiệp của xã. - Xã Cẩm Lý diện tích do UBND xã làm chủ khoảng 150 ha, chiếm 12,4% diện tích rừng và đất rừng của xã. Làm việc với UBND xã để nắm được về thực trạng tình hình quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND xã quản lý, nội dung phỏng vấn cần làm rõ các vấn đề sau: - Diện tích, bản đồ phân bố, chất lượng, loại rừng và đất lâm nghiệp hiện đang do UBND xã làm chủ. - Các biện pháp tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trong những năm qua, hiệu quả của các biện pháp đó. - Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý.
  • 33. 24 Đối tượng được phỏng vấn bao gồm: Cán bộ địa chính xã, cán bộ lâm nghiệp xã, cán bộ các thôn bản. Mỗi xã đề tài dự định sẽ tổ chức điều tra phỏng vấn 10 người (cán bộ xã 2 người, cán bộ lâm nghiệp 1 người; cán bộ thôn: 2; các hộ dân: 5). Ngoài những nội dung trên thì trong quá trình phỏng vấn cũng cần làm rõ nguyên nhân tại sao những diện tích rừng và đất lâm nghiệp này lại không thể giao được cho các nhóm đối tượng khác để rừng có chủ quản lý, sử dụng cụ thể, bài học kinh nghiệm và những đề xuất của xã đối với giao đất, giao rừng và công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý trong thời gian sắp tới. Có 3 vấn đề quan trọng trong quá trình nghiên cứu cần tập trung là: - Tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp như thế nào? Các biện pháp nào đã áp dụng? - Sự thay đổi hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp. - Vai trò của người dân như thế nào? Để làm rõ hơn nữa nguyên nhân các đối tượng đã nhận và chưa nhận đất, nhận rừng trên địa bàn xã, kể cả đối tượng đã nhận nhưng trả lại cho huyện; đề tài tiến hành phỏng vấn mỗi xã khoảng 15 đối tượng thuộc: Hộ gia đình, Công ty lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân,… trên địa bàn xã có hoặc chưa tham gia nhận đất, nhận rừng, nội dung phỏng vấn bao gồm: + Lý do đối tượng không tham gia nhận đất, nhận rừng? + Những khó khăn, vướng mắc, lợi ích khi nhận đất lâm nghiệp. Từ những kết quả điều tra, đánh giá trên, sử dụng phương pháp phân tích SWOT để từ đó xác định được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức và đề xuất những giải pháp nhằm quản lý một cách hiệu quả rừng và đất rừng hiện đang do UBND xã quản lý. 2.5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: - Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm Excel thông dụng. - Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
  • 34. 25 Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Lục Nam là huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang cách thành phố Bắc Giang 20 km và cách thủ đô Hà Nội 70 km về phía Đông Bắc. Có tọa độ địa lý : + Từ 210 26’40” - 210 10’ 01” vĩ độ Bắc. + Từ 1060 17’ 24” - 1060 41’ 22” kinh độ Đông. - Về ranh giới: + Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn). + Phía Nam giáp huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương) và huyện Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh). + Phía Đông giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn. + Phía Tây giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng. 3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng a. Địa hình: Trên địa bàn huyện có hai dãy núi Yên Tử và Huyền Đinh chạy qua theo hình lòng chảo; địa hình của huyện nghiêng dần chủ yếu từ Tây Bắc đến Tây Nam, chia huyện thành 03 vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng với mức độ chênh lệch địa hình lớn: Vùng đồng bằng có độ cao phổ biến từ 30 - 70 m; vùng trung du có độ cao phổ biến 80 - 100m và vùng núi có độ cao từ 300 - 700m, trong đó có đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc bình quân từ 15 - 250 , đặc biệt có nơi > 250 . Nhìn chung, địa hình, địa thế diện tích đất lâm nghiệp có độ dốc không lớn, rất thuận lợi cho việc trồng rừng, xây dựng vườn rừng, các khu du lịch sinh thái, trang trại rừng. Tuy nhiên, cũng có một số diện tích có độ dốc cục bộ lớn ở một số xã như Lục Sơn, Huyền Sơn, Trường Sơn, Đông Hưng, Tam Dị nếu không bảo vệ rừng tốt, sẽ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở đất.
  • 35. 26 b. Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra, khảo sát ngoài thực địa và xây dựng bản đồ dạng đất trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện cho thấy trong huyện có 16 đơn vị đất lâm nghiệp, thuộc 2 nhóm đất chính. - Nhóm đất Feralít: đại diện cho đất lâm nghiệp toàn huyện, do hình thành ở đai cao từ 50 - 700m, bao gồm các loại đất chính sau: + Đất Feralít vàng nhạt trên đá trầm tích và biến chất hạt thô: Diện tích 18.614,3ha, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét vật lý ở các tầng < 25%, thấm nước tốt nhưng giữ nước kém, cấu trúc kém bền vững, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Quá trình sét hoá mạnh nhưng khoáng sét chủ yếu là Kaolinit có khả năng hấp thụ kém nên đất nghèo dinh dưỡng. + Đất Feralít vàng đỏ trên đá trầm tích và biến chất hạt mịn: Diện tích 6.207,1 ha, đất thường có mầu sắc rực rỡ, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét, độ phì tự nhiên của đất từ nghèo đến trung bình tuỳ thuộc vào trạng thái rừng và thảm thực vật. Đất có kết cấu bền vững, ít đá lẫn, khả năng giữ nước cao, hạn chế được rửa trôi, xói mòn. - Nhóm đất đồng bằng (D): Diện tích 393,91 ha, đất được hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh, do kiểu địa hình thấp, trũng, độ dốc thoải, phát triển trên kiểu nền vất vất phù sa cũ và mới, các sản phẩm lũy tích, dốc tụ. Đất thường có màu nâu và nâu xám, tầng đất dày, tơi xốp, có sự phân lớp khá rõ ràng độ phì khá thuận tiện cho việc khai thác sản xuất nông nghiệp. 3.1.3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu: Lục Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,9°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 41,2°C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 3,5°C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ bình quân giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.470 - 1.500 mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng
  • 36. 27 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.492,8 - 1.569,7 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 8, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 3. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhìn chung, khí hậu Lục Nam không khác biệt nhiều so với các huyện khác trong tỉnh, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong năm có xảy ra mưa rét và sương muối ở một số xã vùng cao và gió lốc cục bộ, mùa mưa có hiện tượng sạt lở đất và mùa khô hanh dễ xảy ra cháy rừng. b. Thủy văn: Lục Nam có mạng lưới sông suối, ao hồ khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, lưu lượng nước phụ thuộc theo mùa đặc biệt là sông Lục Nam chảy qua với chiều dài 38 km tạo thành hệ thống giao thông đường thuỷ từ Đông sang Tây và có khả năng cung cấp nước sinh hoạt phục vụ sản xuất trong toàn huyện. Để duy trì nguồn nước luôn được đảm bảo để phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô cần tăng cường công tác bảo vệ, khôi phục rừng và có các biện pháp trữ nước như xây bể, đắp đập, làm hồ,... 3.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng Là huyện có tổng diện tích tự nhiên tương đối lớn trên địa bàn toàn tỉnh với 59.714,75 ha, bao gồm: + Diện tích đất lâm nghiệp là: 32.144,92 ha, chiếm 53,84 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên chỉ có 10.911,50 ha chiếm 18,27%; diện tích rừng trồng là 12.726,22 ha, chiếm 21,31%; vườn cây ăn quả là 7.399,10 ha, chiếm 12,39%, còn lại 1.108,10 ha là diện tích đất trống chưa sử dụng, chiếm 1,87%. Chính vì thế mà độ che phủ của rừng toàn huyện đạt 47%.
  • 37. 28 + Diện tích đất khác là đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất nuôi trồng thủy sản, đất khác,... là 27.569,83 ha, chiếm 46,2% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. - Hệ thực vật chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam - Trung Quốc. Thực vật ôn đới có họ: Giẻ, Thích, Du, Nhài, Đỗ quyên,... Thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là các họ: Cà phê, Xoan, Dâu tằm, Trám,... Theo thống kê, hệ thực vật rừng của huyện có 226 loài cây gỗ thuộc 136 chi của 57 họ thực vật có một số ngành lớn như: Ngành mộc lan (Magnoliophyta); Ngành dương xỉ (Polypodiophyta); Ngành thông (Pinophyta),... Ngoài ra, còn có hàng trăm loài cây dược liệu có giá trị như Dây ruột gà, Ba kích,... Tuy vậy, số lượng các cá thể quý, các loài cây gỗ có giá trị cao không còn nhiều, chỉ còn những cây tái sinh có đường kính nhỏ. - Hệ động vật: Trước đây hệ động vật rừng khá phong phú nhưng do nạn săn bắn bừa bãi nên hiện nay số lượng các loài thú đã suy giảm cạn kiệt. Một số kết quả điều tra diễn biến tài nguyên rừng (chu kỳ VI) của Viện điều tra quy hoạch rừng gần đây cho thấy khu hệ động vật rừng của huyện Lục Nam có 126 loài thuộc 81 họ và 24 bộ. Các loài thú rừng hiện nay thường chỉ gặp được một số loài như Lợn rừng, Hoẵng, Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Cu li, Sóc,... Tuy đa dạng về thành phần loài nhưng do diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp nên số lượng các loài thú lớn không nhiều, một số loài chim quí ngày càng hiếm. 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1. Dân số, dân tộc, lao động Theo số liệu thống kê đến 31/12/2010, dân số huyện Lục Nam là 200.339 người, mật độ dân số 335 người/km2 . Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 86,6% dân số và 7 dân tộc khác chiếm 13,4% dân số. Tổng số lao động 124.247 người, lao động nông, lâm nghiệp chiếm 80%. Trình độ lao động nông, lâm nghiệp vùng sâu, xa còn nhiều hạn chế.
  • 38. 29 3.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế a. Thực trạng kinh tế chung Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện từ năm 2000 đến nay đã có bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân 8,5%/năm. Tổng GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,8 triệu đồng, năm 2007 đạt 6,9 triệu đồng, đến năm 2010 đạt khoảng 8,5 triệu đồng, bằng 60% mức bình quân của tỉnh (là 10,8 triệu đồng) và thấp hơn nhiều so với GDP bình quân của cả nước (20,8 triệu đồng/người). b. Thực trạng sản xuất lâm nghiệp Với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng khá phát triển, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là: 32,144,92 ha, chiếm 53,8% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, vì vậy ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm 2010 là 50,5 tỷ đồng chiếm 10,1% tổng giá trị sản xuất trong toàn huyện. Ngoài ra, đã giải quyết việc làm cho 80% lao động ở những vùng sâu, vùng xa của huyện, sản xuất ra nhiều mặt hàng lâm sản, LSNG đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các khu công nghiệp, đô thị và tham gia xuất khẩu, góp phần ổn định đời sống dân cư vùng sâu, vùng xa tạo nền tảng cho các ngành kinh tế khác phát triển. c. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác Trong những năm qua, ngoài các dự án 327, 661, KFW,... thì phong trào trồng cây phân tán trong nhân dân cũng rất phát triển. Theo niên giám thống kê năm 2009, 2010 bình quân toàn huyện đã trồng được 2.116 nghìn cây tương đương với 1.410,7 ha, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường và cung cấp gỗ củi phục vụ nhu cầu lâm sản tại chỗ của người dân địa phương. Về ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp bước đầu đã ứng dụng công nghệ mô, hom trong sản xuất cây giống trồng rừng thâm canh. Diện tích trồng rừng sản xuất những năm gần đây chủ yếu bằng giống mô, hom và trồng thâm canh thay cho cách trồng quảng canh, nên sản lượng, chất lượng ngày càng tốt hơn. Trong quản lý rừng trang thiết bị phục vụ quản lý lâm nghiệp ngày càng được tăng cường. Công nghệ hệ thống toàn cầu (GIS), công nghệ viễn thám đã bước
  • 39. 30 đầu được sử dụng trong xây dựng bản đồ hiện trạng, quy hoạch, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. 3.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng - Giao thông : Lục Nam có hệ thống giao thông thuận lợi và khá phát triển, bao gồm cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Tuyến đường sắt Kép – Hạ Long chạy qua huyện dài 31km. Đường bộ có các quốc lộ 31, quốc lộ 37 với tổng chiều dài hơn 45 km. Song song với tốc độ phát triển của các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã; các tuyến đường đều được rải nhựa hoặc bê tông hóa hơn 641,0 km. Đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện… và hàng trăm km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín. Điều này đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là với thành phố Hạ Long và cả nước. - Điện lưới: toàn bộ các xã trong huyện có điện lưới quốc gia nhưng còn chắp vá, chất lượng kém nhiều nơi quá tải, tỷ lệ tổn thất lớn, giá bán điện đến các hộ gia đình tiêu dùng có nơi còn quá cao so với giá trần. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành điện đã cố gắng khắc phục cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Thủy lợi: Hệ thống sông, mương máng đảm bảo đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng và các khu công nghiệp 3.2.4. Điều kiện văn hóa – xã hội - Y tế: Ngoài bệnh viện đa khoa của huyện 100% các xã đều có trạm xá được đầu tư phương tiện thuốc men trong việc khám, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân. - Công tác giáo dục: 100% các xã đều có trường học tỷ lệ kiên cố hoá đạt trên 80%, cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ cho việc dạy và học. - Thông tin tuyên truyền: 100% các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã và mạng lưới truyền thanh đến tận thôn xóm, bước đầu cơ bản đã đưa được các chính sách pháp luật của Đảng đến với mọi người dân.
  • 40. 31 3.3. Nhận xét và đánh giá chung 3.3.1. Thuận lợi - Có tiềm năng đất lâm nghiệp thích hợp trồng nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp. Diện tích đất phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển lâm nghiệp bình quân đầu người toàn huyện ở mức khá cao 0,13 ha/người. - Cơ sở hạ tầng đã từng bước được kiên cố hóa, rất thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển rừng. - Huyện có vị trí thuận lợi gần các khu công nghiệp, thành phố có nhu cầu lớn về chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng, gỗ gia công hàng mỹ nghệ cao cấp. - Vùng núi có nhiều khu du lịch sinh thái, cảnh quan đẹp như Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, suối Mỡ, suối Riêu, suối nước vàng… Đây là điều kiện thuận lợi để để phát triển lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái. - Vùng trung du có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại, phát triển trồng cây ăn quả, trồng cây đặc sản, cây lâm sản ngoài gỗ,... - Vùng đồi rừng có lực lượng lao động dồi dào, nhân dân cần cù chịu khó lao động và có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát triển rừng. - Cơ chế chính sách được cải thiện, môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút được các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh rừng. Nhiều chương trình, dự án đang phát huy tác dụng, đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng. - Do điều kiện kinh tế phát triển nên ngoài nguồn vốn của Nhà nước, Lục Nam có thể huy động được vốn từ các thành phần kinh tế khác để đầu tư bảo vệ, phát triển rừng. 3.3.2. Khó khăn - Một số diện tích có địa hình có độ dốc lớn nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu và nghèo chất dinh dưỡng. Mặt khác, đất lâm nghiệp của huyện bị phân nhỏ theo các vùng sinh thái (vùng núi, trung du) nên mỗi vùng cần có các biện pháp, giải pháp lâm sinh khác nhau để phù hợp với tập quán và điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của từng vùng.
  • 41. 32 - Dân số nông thôn, lao động nông, lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, khả năng nhận thức khoa học kỹ thuật và nắm bắt thị trường còn hạn chế. - Mật độ dân cư vùng trung du còn cao, thường xuyên tác động đến rừng nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. - Tốc độ đô thị hóa nhanh, mở rộng diện tích các đô thị, các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ khác…Đều tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. - Thách thức lớn nhất là sự sung đột về mục đích sử dụng đất giữa lâm nghiệp với các mục đích khác. Vấn đề đặt ra là cần phải giữ vững được diện tích rừng hiện có, cải tạo một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp có khả năng phát triển về du lịch sinh thái để phục vụ mục đích phòng hộ cảnh quan môi trường, đảm bảo tính da dạng sinh học, ổn định và phát triển bền vững.
  • 42. 33 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá thực trạng công tác giao đất, giao rừng tại huyện Lục Nam Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên 59.714,75 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 32.144,92 ha, chiếm 54% diện tích tự nhiên toàn huyện. Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn như vậy, có thể nhận thấy rằng, rừng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sinh kế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương. Thực hiện đúng các chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước, trong những năm qua huyện Lục Nam đã giao được 30.727,85 ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 95,32% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của toàn huyện cho các chủ thể quản lý là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,… để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Nhờ vậy, rừng về cơ bản đã có chủ, người dân yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì công tác giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Lục Nam vẫn còn không ít những khó khăn, tồn tại, một diện tích không nhỏ 1.417,07 ha rừng và đất rừng hiện nay vẫn chưa có chủ cụ thể và hiện do UBND các xã trên địa bàn huyện tạm thời quản lý nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Do vậy, việc làm rõ bức tranh thực trạng để từ đó đề ra những giải pháp mang tính khả thi sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam. Kết quả chi tiết về tình hình thực hiện giao đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được tổng hợp tại bảng 4.1.