SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



                                           LỜI MỞ ĐẦU
                                              ***********
        Hơn nửa thập kỷ 90, Việt nam đã có những chuyển biến rõ rệt và
đạt được những thành tựu phát triển khá nhanh về kinh tế và Thương mại.
        Trong vài năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính khu vực và châu lục, hệ thống kinh tế, thương mại trên toàn thế giới
nói chung và Hà nội nói riêng đã có phần chững lại. Những đặc trưng của
nền kinh tế thị trường chuyển đổi thiếu đồng bộ đã gây ra những áp lực
lớn đến hệ thống kinh doanh. Mặt khác, xu thế không thể đảo ngược của
tiến trình hội nhập kinh tế và thương mại với khu vực và thế giới cũng
đang đặt ra những thách thức to lớn với các doanh nghiệp trong nước phải
đẩy nhanh công cuộc cải cách doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới tổ chức và
hoạt động theo hướng tiếp cận các mô hình chuẩn mực, thông lệ quốc tế
đã được thử thách và đã chứng tỏ tính hữu hiệu. Một trong những mũi
nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ Thương mại nhằm đáp ứng những
đòi hỏi và thách thức trên là phát triển nghiên cứu và triển khai tổ chức
nghiệp vụ Marketing ở các doanh nghiệp, các công ty kinh doanh nói
chung và công ty thương mại nói riêng. Thực tiễn cho thấy ở nước ta và
các nước trong khu vực những năm vừa qua, nếu các công ty chỉ tập trung
vào giải quyết các vấn đề về tiềm lực tài chính, sản xuất và công nghệ, về
thị trường đầu vào là chưa đủ mà cần thiết và đặc biệt quan trọng phải tổ
chức hợp lý và phát huy tối đa và hiệu quả phối thức Marketing – mix mới
cho phép các Công ty đạt tới mục tiêu tổng thể kinh doanh. Điều này càng
trở nên cấp thiết và điển hình ở lĩnh vực thương mại bán lẻ do ảnh hưởng
và tác động của tính phức hợp về mặt hàng, của nhu cầu tiêu dùng, cạnh
tranh thị trường, những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư và thương mại…




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        1
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động Marketing ở các doanh nghiệp kinh
doanh giúp chúng ta hiểu sâu hơn về môn học Marketing từ lý thuyết hoàn
toàn mới mẻ đến thực tế đầy sống động của công tác Marketing.
    Xuất phát từ nhận thức trên, sau thời gian thực tập tôt nghiệp với sự
hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ
công nhân viên trong Xí nghiệp Thương mại đã thôi thúc tôi viết về đề
tài: “Hoàn thiện phối thức Marketing – mix tại Xí nghiệp Thương mại
thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài”.
    - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và nhận thức về chuyên
ngành Marketing, cùng với phương pháp nghiên cứu tiếp cận khoa học, tôi
tiến hành nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng vận hành phối thức
Marketing – mix ở Xí nghiệp Thương mại, từ đó chỉ ra những ưu điểm,
hạn chế và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện phối thức Marketing –
mix bán hàng tại Xí nghiệp Thương mại.
    - Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và năng lực của sinh
viên, tôi không thể nghiên cứu bao quát tổng thể toàn bộ mọi hoạt động
kinh doanh của Xí nghiệp Thương mại Hàng không mà chỉ tập trung vào
nghiên cứu những nghiệp vụ Marketing tại cửa hàng Bách hóa và cửa
hàng Lưu niệm trên cơ sở tiếp cận hai môn học chuyên ngành là
“Marketing Thương mại” và “ Hậu cần kinh doanh”.
    - Phương pháp nghiên cứu: Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như
trên, trong quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, thống kê, phân tích tổng hợp và vận dụng những hiểu biết thông
qua khảo sát thực tế tại Xí nghiệp Thương mại.
    Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
    Chương I: Những tiền đề lý luận về Marketing – mix ở Công ty
Thương mại.


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        2
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



    Chương II: Thực trạng vận hành phối thức Marketing – mix ở Xí
nghiệp Thương mại.
    Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện Marketing – mix ở Xí nghiệp
Thương mại thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài.


                                           CHƯƠNG I
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MARKETING - MIX Ở CÔNG TY
                                       THƯƠNG MẠI
1. Khái quát về hoạt động Marketing của Công ty Thương mại.
1.1. Khái niệm về Marketing.
        Theo Philip Kotler “Marketing là sự phân tích kế hoạch hoá, tổ
chức và kiểm tra những khả năng câu khách của một Công ty cũng như
những chính sách và hoạt động với quan điểm thoả mãn nhu cầu, mong
muốn của nhóm khách hàng mục tiêu”.
        Đối với các Công ty Thương mại thì Marketing được hiểu là chức
năng quản lý Công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh
doanh có liên quan đến việc phát hiện ra nhu cầu của người tiêu dùng và
biến nhu cầu đó thành sức mua thực sự về một mặt hàng cụ thể của Công
ty, đến việc đưa hàng hoá đó đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm
bảo cho Công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh tối ưu.
1.2.Vai trò của Marketing đối với hoạt động kinh doanh của Công ty
Thương mại.
        Mục tiêu chính yếu nhất xuyên suốt cả quá trình kinh doanh của các
Công ty Thương mại là nhằm thoả mãn mục tiêu của các tổ chức (Lợi
nhuận) và các cá nhân (Thoả mãn nhu cầu). Sự thoả mãn nhu cầu của
khách hàng là yếu tố then chốt tạo nên thành công của mọi Công ty
Thương mại. Một trong những yếu tố góp phần biến mục tiêu thành hiện
thực cần phải kể đến chính là hoạt động Marketing.

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        3
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



* Vai trò của Marketing
        - Marketing liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Do có
sự cách biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu
dùng nên các nhà sản xuất, kinh doanh không thể nắm bắt được những
thông tin về sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng nếu như không có sự hỗ trợ
đắc lực của hệ thống thông tin Marketing. Nhờ các hoạt động Marketing
mà những quyết định kinh doanh có cơ sở khoa học hơn, đồng thời giúp
các Công ty có điều kiện thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả
nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
        - Khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới: Với những
thay đổi mau chóng trong thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, mỗi Công ty
Thương mại chẳng thể chỉ kinh doanh những mặt hàng hiện có của mình.
Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những mặt hàng mới và hoàn
thiện hơn. Do đó, Marketing chính là một công cụ đắc lực để Công ty
Thương mại triển khai phát triển và tung ra thị trường mục tiêu các mặt
hàng mới.
        - Khắc phục những lời kêu ca, phàn nàn từ phía người tiêu dùng:
Thông qua việc nghiên cứu hành vi sau mua của khách hàng, Marketing sẽ
giúp cho các Công ty Thương mại tìm ra những phương pháp toàn diện để
giải quyết, khác phục những lời phàn nàn của khách hàng đồng thời hoàn
thiện hơn về mặt hàng kinh doanh của mình.
1.3. Marketing – mix.
         Marketing - mix là một tập hợp các biến số mà Công ty có thể kiểm
soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác
động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu.
Trong Marketing - mix có đến hàng chục công cụ khác nhau. Ví dụ như
theo Borden thì Marketing - mix bao gồm 12 công cụ sau:
        1. Hoạch định sản phẩm                            7. Khuyến mại

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                          4
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        2. Định giá                                       8. Đóng gói
        3. Xây dựng thương hiệu                            9. Trưng bày
        4. Kênh phân phối                                 10. Dịch vụ
        5. Chào hàng cá nhân                              11. Kho bãi và vận chuyển
        6. Quảng cáo                                       12. Theo dõi và phân tích
        Còn theo Mc Carthy thì Marketing - mix là một tập hợp gồm 4P
công cụ là giá cả, sản phẩm, phân phối và xúc tiến.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                  5
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



 * Mô hình 4P của Mc Carthy được thể hiện như sau:
Công ty Thương mại (4P)                            Người tiêu dùng (4C)
Sản phẩm (Product)                     Nhu cầu và mong muốn (Customer Solution)
Giá cả (Price)                         Chi phí (Customer Cost)
Phân phối (Place)                      Sự thuận tiện (Conveniene)
Xúc tiến (Promotion)                   Thông tin (Communication)

                      CẤU TRÚC CỦA MARKETING - MIX


                                      Marketing - mix

Chủng loại
Chất lượng                                                                     Kênh
Mẫu mã                                                                         Phạm vi
                     Sản phẩm                                      Phân phối   Danh mục
Tên nhãn
Bao bì                                                                         Địa điểm
Kích cỡ                                                                        Dự trữ
Dịch vụ                                                                        vận chuyển
Bảo hành                                     Thị trường
                                              mục tiêu

                   Giá cả                                                Xúc tiến
            Giá quy định                                             Kích thích tiêu thụ
            Chiết khấu                                               Quảng cáo
            Bớt giá                                                  Lực lượng bán hàng
            Kỳ hạn thanh toán                                        Quan hệ công chúng
            Điều kiện trả chậm                                       Marketing trực tiếp



                  Biểu hình 1.1: Nội dung 4P của Marketing - mix
         Các biến số trên của Marketing - mix luôn tồn tại độc lập và có mối
 quan hệ mật thiết với nhau yêu cầu phải được thực hiện đồng bộ và liên
 hoàn. Chúng được sắp xếp theo một kế hoạch chung. Tuy nhiên không
 phải tất cả các biến trên đều có thể điều chỉnh được sau một thời gian
 ngắn. Vì thế các Công ty thường ít thay đổi Marketing - mix của từng thời
 http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                    6
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



kỳ trong một thời gian ngắn, mà chỉ thay đổi một số biến trong Marketing
- mix.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing - mix của Công ty Thương
mại.
2.1. Môi trường bên ngoài.
2.1.1. Môi trường vĩ mô.
         Có rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến
hoạt đông kinh doanh của Công ty. Chúng tạo ra những cơ hội và cả
những thách thức cho sự tồn tại và phát triển của Công ty.
* Môi trường kinh tế
         Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của Công ty như là chính sách
kinh tế, tài chính, tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, lực lượng lao
động….Ngoài ra Công ty còn phải chú ý đến việc phân bố lợi tức trong xã
hội. Xét tổng quát thì có bốn yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế mà Công ty cần
xử lý là: Tỷ lệ phát triển kinh tế, Lãi suất, Hối suất, Tỷ lệ lạm phát.
* Môi trường chính trị và phát luật
         Bao gồm các chính sách, quy chế, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ
tục và quy định của Nhà nước. Luật pháp cùng các cơ quan Nhà nước có
vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích:
         + Bảo vệ quyền lợi của các Công ty trong quan hệ cạnh tranh tránh
những hình thức kinh doanh không chính đáng.
         + Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các trường hợp khách
hàng không được tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và
xúc tiến. Bảo vệ khách hàng chống lại cách thức kinh doanh tuỳ tiện vô
trách nhiệm với xã hội của các Công ty.
* Môi trường xã hội
         Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu, phong cách sống, xu hướng của
nền văn hoá, tỷ lệ tăng dân số….Những biến đổi trong các yếu tố xã hội

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                          7
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



cũng tạo nên cơ hội hay nguy cơ cho Công ty, nó thường diễn ra chậm và
khó nhận biết do đó đòi hỏi Công ty phải hết sức nhạy cảm và có sự điều
chỉnh kịp thời.
* Môi trường tự nhiên
        Đó là những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng
lượng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiên liệu bị khai thác bừa
bãi….Buộc các cơ quan chức năng và Công ty phải có những giải pháp
cứu chữa và đưa ra các biện pháp thích nghi.
* Môi trường công nghệ
        Mỗi công nghệ phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không
ít thì nhiều. Đây là sự huỷ diệt mang tính sáng tạo. Đối với Công ty thì các
yếu tố công nghệ luôn có hai mặt. Một mặt tích cực đó là những công
nghệ mới sẽ đem lại phương pháp chế tạo mới giúp giảm giá thành, nâng
cao chất lượng, giảm chi phí theo quy mô….Mặt khác công nghệ tiến bộ
sẽ là sự lo ngại cho các Công ty khi họ không có đủ nguồn lực để chạy
theo công nghệ.
2.1.2. Môi trường vi mô trong kinh doanh.
* Đối thủ tiềm năng
        Bao gồm các Công ty hiện nay chưa ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn
có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Đó là mối lo ngại mà bất kỳ Công
ty nào cũng phải tính đến.
* Đối thủ cạnh tranh
        Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các
Công ty cạnh tranh nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Cơ cấu cạnh
tranh khác nhau sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau. Ngành phân tán
manh mún tức là có nhiều Công ty vừa và nhỏ hoạt riêng biệt không có sự
thống nhất, các Công ty dễ phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đến nhiều
nguy cơ hơn là cơ hội. Ngành hợp nhất là ngành có sự tương trợ giữa các

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        8
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



Công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực
tiếp đến ngành.
* Tình hình thị trường
        Là yếu tố chi phối mức độ cạnh tranh giữa các Công ty. Nhu cầu thị
trường tăng làm giảm áp lực cạnh tranh là cơ sở hàng đầu mở rộng thị
phần của Công ty và ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm sút là nguy cơ
để Công ty tìm cách chống chọi, bảo vệ thị phần của mình.
* Khách hàng
        Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công
hay thất bại của Công ty. Sự đòi hỏi của khách hàng luôn là thách thức
cũng như nó sẽ mở ra những cơ hội mới cho Công ty.
* Nhà cung cấp
        Đối với các Công ty Thương mại thì đây là nhân tố khá quan trọng
gắn liền với các quyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hoá cho Công ty.
Việc lựa chọn nhà cung cấp tốt là một thành công đáng kể trong suốt quá
trình kinh doanh của Công ty.
2.2. Môi trường bên trong.
* Marketing
        Nhân tố Marketing ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh
doanh nhất là trên quan điểm chiến lược. Nó giúp Công ty hướng đạo và
phối hợp các hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. (Lựa
chọn những phân khúc thị trường trọng điểm, hoạch định chiến lược
Marketing - mix, định vị thị trường…).
        - Xây dựng mục tiêu: Rất ít các doanh nghiệp chỉ theo đuổi một
mục tiêu Hầu hết các doanh nghiệp đều theo đuổi một số các mục tiêu bao
gồm khả năng sinh lời, tăng doanh số bán, tăng thị phần, ngăn chặn rủi ro,
đổi mới, danh tiếng…Để cho hệ thống này có hiệu lực thì các mục tiêu


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        9
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



khác nhau của doanh nghiệp phải được xếp thứ tự theo thứ bậc, định
lượng, có tính hiện thực và nhất quán.
        - Xây dựng chiến lược: Các chỉ tiêu cho thấy đơn vị kinh doanh
muốn đạt được những gì. Còn chiến lược thì trả lời làm thế nào để đạt
được chỉ tiêu đó. Mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng một chiến lược để
đạt được những chỉ tiêu đã đề ra. Theo Michael Porter thì có ba kiểu chiến
lược chung nhất như sau:
        +Chiến lược dẫn đầu về tổng chi phí thấp: ở đây doanh nghiệp phân
đấu để đạt được chi phí sản xuất và phân phối thấp nhất nhằm có thể định
giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh và giành được thị phần lớn. Những công ty
theo đuổi về chiến lược này phải giỏi về kĩ thuật, cung ứng, sản xuất, phân
phối vật chất và ít cần đến kĩ năng Marketing hơn.
        +Chiến lược tạo đặc điểm nổi bật: Với chiến lược này, doanh
nghiệp tập trung vào việc đạt cho được kết quả hơn hẳn trong một lĩnh vực
ích lợi quan trọng của khách hàng được phần lớn thị trường đánh giá.
Doanh nghiệp có thể phấn đấu chiếm vị trí dẫn đầu về dịch vụ, về chất
lượng, về mẫu mã, công nghệ… nhưng rất khó khăn để dẫn đầu về tất cả
những mặt này. Doanh nghiệp sẽ phát huy những điểm mạnh nào có lợi
thế cạnh tranh hơn.
        +Chiến lược tập trung: Với chiến lược này, doanh nghiệp tập trung
vào một hay nhiều khúc thị trường hẹp, chứ không theo đuổi một khúc thị
trường lớn. Doanh nghiệp sẽ phải nắm vững những nhu cầu của các khúc
thị trường đó và theo đuổi dẫn đầu về chi phí thấp hay một đặc điểm.
* Nguồn nhân lực
        Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của Công ty.
Việc quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp,
đào tạo và điều động nhân sự.


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        10
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự
phù hợp với yêu cầu chiến lược của Công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn.




* Bản sắc văn hoá Công ty
        Đó chính là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và phong thái sinh
hoạt liên kết với nhau tạo thành động thái hoặc phong cách ứng xử của
Công ty trong quan hệ với môi trường xung quanh và trong cả môi trường
riêng. Văn hoá của Công ty còn gắn liền với các mục tiêu lâu dài mà Công
ty theo đuổi qua các chương trình hành động của mình.
3. Phối thức Marketing - mix của Công ty Thương mại.
3.1. Chính sách về mặt hàng kinh doanh.
3.1.1. Khái niệm mặt hàng Thương mại và phổ mặt hàng
* Mặt hàng Thương mại: Là một phối thức sản phẩm hỗn hợp được lựa
chọn, xác định và chuẩn bị để bán ở các cơ sở doanh nghiệp Thương mại
đối với một thị trường mục tiêu và cho những tập khách hàng trọng điểm
xác định.
* Phổ mặt hàng (mặt hàng hỗn hợp): Là tập hợp có lựa chọn và phân phối
mục tiêu các nhóm, loại, nhãn hiệu, mặt hàng và được ghi vào tổng danh
mục hàng hoá mà một Công ty chào hàng và chuẩn bị sẵn sàng để bán cho
tập khách hàng trọng điểm trên một khu vực thị trường mục tiêu xác định.
        Cấu trúc mặt hàng hỗn hợp của một Công ty Thương mại được xác
định bởi các thông số sau:
        - Chiều rộng phổ mặt hàng: Biểu thị số lượng các nhóm hàng khác
nhau mà Công ty kinh doanh để thoả mãn những loại nhu cầu khác nhau.
        - Chiều sâu phổ mặt hàng: Được phân định bằng tổng các loại và
phương án mặt hàng cùng thoả mãn một nhu cầu như nhau nhưng khác
nhau về pha trộn phối thức sản phẩm và mức giá.

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        11
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



          - Chiều dài phổ mặt hàng: Được xác định bằng tổng số tên hàng
trong tổng danh mục mặt hàng kinh doanh của Công ty.
          - Độ bền tương hợp của phổ mặt hàng: Biểu thị độ liên quan chặt
chẽ và mức tương quan tỷ lệ liên kết giữa các nhóm mặt hàng khác nhau
hoặc trong tiêu dùng cuối cùng hoặc trong những yêu cầu sản xuất, hoặc
trong các kênh phân phối và một vài góc độ xem xét khác.
3.1.2.Quyết định về danh mục chủng loại mặt hàng
       Danh mục mặt hàng là tập hợp tất cả những mặt hàng mà một người
bán có thể đưa ra để bán cho người mua. Công ty Thương mại có thể
khuyếch trương mặt hàng theo các hướng sau:
       - Mở rộng danh mục mặt hàng: Bằng cách bổ sung mặt hàng mới: như
vậy Công ty có thể kéo dài từng loại mặt hàng làm tăng chiều dài danh
mục, bao gồm kéo dài xuống phía dưới, kéo dài lên phía trên, kéo dài cả
hai phía.
       - Bổ sung thêm gamme hàng: Một gamme hàng cũng có thể kéo dài
bằng cách thêm vào những tên hàng mới thuộc phạm vi nhóm hàng hiện
tại.
       - Tăng đặc tính nổi trội của nhóm mặt hàng: Trong một số trường hợp,
khi nhóm hàng đã có độ dài thích hợp, nhưng cần được hiện đại hoá nhằm
tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của doanh nghiệp.
3.1.3.Chính sách mặt hàng mới
          Trong một nền kinh tế mà chỉ có một thứ chắc chắn đó là sự không
chắc chắn (Nonaka), thì chỉ có một nguồn tạo nên lợi thế cạnh tranh đó
chính là kiến thức. Khi thị trường đã phát triển, công nghệ phát triển, đối
thủ cạnh tranh nhân lên, và sản phẩm sẽ bị lạc hậu chỉ qua một đêm thì
Công ty thành công là Công ty có thể tìm ra kiến thức mới và chuyển giao
nó rộng rãi trong toàn bộ Công ty để biến nó thành công nghệ mới và sản
phẩm mới. Điều này lý giải cho việc vì sao chính sách cản phẩm mới lại là

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        12
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



một bộ phận chủ lực và then chốt trong toàn bộ chính sách sản phẩm của
Công ty và hoạt động Marketing trên thị trường.
        Khác với Công ty sản xuất, Công ty Thương mại có thể đạt được
mặt hàng mới bằng hai cách sau:
        Cách thứ nhất là triển khai nghiên cứu mặt hàng mới và tổ chức
mua mặt hàng mới theo hoạch định từ các Công ty sản xuất.
        Cách thứ hai là nghiên cứu triển khai mặt hàng mới và liên kết với
Công ty sản xuất phát triển mặt hàng mới.
Một Công ty Thương mại thường có sáu phạm trù về mặt hàng mới như
sau:
    - Những mặt hàng mới đối với Thế giới, là những mặt hàng mới tạo ra
một thị trường hoàn toàn mới.
    - Nhóm mặt hàng mới là những mặt hàng cho phép Công ty lần đầu
tiên xâm nhập vào một thị trường đã có.
    - Nhóm mặt hàng bổ sung cho hiện hữu là những mặt hàng mới thêm
vào nhóm mặt hàng đã được thiết lập của Công ty.
    - Những mặt hàng cải biến, là những mặt hàng mới cung cấp những
thuộc tính công năng được tăng cường hoặc giá trị được chấp nhận lớn
hơn và thay thế cho mặt hàng hiện hữu.
    - Những mặt hàng tái định vị là những mặt hàng mới được hình thành
từ các mặt hàng hiện hữu nhưng được chọn trọng điểm mục tiêu ở các thị
trường, đoạn thị trường mới.
    - Những mặt hàng hạ giá phí, cũng là những mặt hàng mới cung cấp
những thuộc tính như cũ nhưng giá phí thấp hơn.
3.1.4.Các quyết định về bao bì và nhãn hiệu mặt hàng.
* Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là một tên gọi, thuật ngữ hay dấu hiệu, biểu
tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp những cái đó nhằm chỉ định những hàng hoá
hay dịch vụ của một hay một nhóm người bán và để phân biệt hàng của

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        13
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



những đối thủ cạnh tranh.Việc chọn nhãn hiệu mặt hàng đưa tới những
quyết định quan trọng mà nhà tiếp thị thương mại phải làm. Thông thường
thì việc lập nhãn hiệu do nhà sản xuất tiến hành. Tuy nhiên các nhà tiếp
thị của Công ty Thương mại cần phải nắm vững những yếu tố quản trị
Marketing nhãn hiệu để hoặc chọn nhãn hiệu mặt hàng phù hợp cho mặt
hàng Thương mại, hoặc có thể lập nhãn hiệu riêng…
        Ngày nay chúng ta dẽ dàng nhận thấy việc ghi nhãn đã được phổ
biến ở hầu hết các loại sản phẩm. Thông qua đó người tiêu dùng có thể
phân biệt được sản phẩm của Công ty này với sản phẩm của Công ty khác,
đồng thời hiểu được tính năng công dụng của sản phẩm, thời hạn sử dụng
và khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.
        Nhãn hiệu là một trong những yếu tố tác động vào khách hàng và
trong nhiều trường hợp chính nhãn hiệu (thương hiệu) đã làm tăng giá trị
của sản phẩm. Chính vì vậy mà các Công ty không ngừng quảng bá và bảo
vệ nhãn hiệu của mình.
        Mỗi nhãn hiệu sản phẩm có thể đem tới sáu cấp độ ý nghĩa khác
nhau bao gồm: Thuộc tính, giá trị văn hoá, lợi ích, nhân cách, người sử
dụng. Những đặc điểm này giúp cho nhà Marketing quyết định xem cần
phải chốt lại ở đặc điểm nhận dạng nào của sản phẩm là hiệu quả nhất và
mang lại sự thuyết phục nhất cho sản phẩm. Tuy nhiên, ý nghĩa lâu bền
nhất của nhãn hiệu sản phẩm vẫn là ở giá trị văn hoá và giá trị nhân cách
của nó chúng sẽ xác định bản chất của nhãn hiệu.
* Bao bì
        Bao bì là cái bao phủ vật chất hoặc là cái chứa đựng sản phẩm. Nó
là trung gian giữa sản phẩm và người tiêu dùng. Lúc đầu vai trò của bao bì
là chứa đựng và bảo quản giá trị sử dụng của sản phẩm. Nhưng ngày nay
bao bì đã trở thành một trong những công cụ Marketing quan trọng thực
hiện nhiều chức năng như: Tạo niềm tin và ấn tượng cho khách hàng, là

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        14
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



người bán hàng im lặng, là vũ khí cạnh tranh sắc bén với các sản phẩm
cùng loại khác, tạo nên nhiều cơ hội cải tiến và đổi mới sản phẩm cho
Công ty.
3.1.5. Quyết định về chất lượng mặt hàng
        Trong khi triển khai một mặt hàng, Công ty Thương mại phải lựa
chọn một mức chất lượng và những thuộc tính khác để hỗ trợ cho việc
định vị mặt hàng trong thị trường trọng điểm. Chất lượng chính là một
trong những công cụ định vị chủ yếu của nhà tiếp thị. Chất lượng biểu
tượng cho tầm mức khả năng của một nhãn hiệu thực hiện các chức năng
của nó. Chất lượng chính là một thuật ngữ tóm lược cho tính bền, tính
đáng tin cậy, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, tính chính xác và các thuộc tính giá
trị khác của phối thức sản phẩm. Trên quan điểm Marketing, chất lượng
phải được đo lường theo những cảm nhận của người mua.
        Hầu hết các nhãn hiệu, khởi đầu, đều được xác lập trên một trong
bốn mức chất lượng sau: Thấp, trung bình, cao và hảo hạng.
3.1.6. Dịch vụ khách hàng
        Có thể nói yếu tố cuối cùng tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh chính
là dịch vụ khách hàng. Tuỳ theo từng loại hàng hoá mà mức quan trọng
của dịch vụ khách hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên dịch vụ khách hàng vẫn
luôn là một công cụ tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, nó góp phần
làm tăng hình ảnh, bản sắc của doanh nghiệp trên thị trường.
3.2. Chính sách giá kinh doanh
3.2.1. Khái niệm về giá
* Giá thương mại: Là số tiền phải trả cho một mặt hàng, dịch vụ hoặc các
điều khoản khác xem như một phần của điều kiện mua bán mà không
được thanh toán một cách tách biệt trong các giao dịch và thực hiện
thương mại của Công ty trên thị trường mục tiêu của nó.


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        15
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



* Giá bán lẻ: Là mức giá mà người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận với
những hàng hoá và dịch v ụ mua từ các Công ty Thương mại bán lẻ.
        Trong kinh doanh, giá là một yếu tố nhạy cảm, là một tế bào thần
kinh của thị trường và là một nội dung quan trọng của bất kì phân tích
chức năng nào của Marketing trên cả hai góc độ xã hội và quản trị kinh
doanh của Công ty.
        Xét trên góc độ Marketing, trong các biến số của Marketing - mix
thì chỉ có giá là biến số trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế.
Còn đối với người mua thì giá hàng hoá luôn được xem là chỉ số đầu tiên
để họ đánh giá phần“được” và chi phí phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng
hàng hoá.
3.2.2. Phương pháp và kỹ thuật định giá
3.2.2.1. Phương pháp định giá
* Theo quan điểm tiếp cận chính sách định giá
    - Chính sách định giá thấp:
    Theo phương pháp này thì giá bán sản phẩm cùng loại của Công ty sẽ
thấp hơn mức giá bán của đối thủ cạnh tranh.
    - Chính sách giá ngang bằng với giá thị trường (giá vì doanh nghiệp)
    Với chính sách này, hàng hoá của Công ty sẽ được bán theo mức giá
thịnh hành trên thị trường. Khi áp dụng chính sách này Công ty không có
khó khăn gì trong quyết định về giá khi có sự thay đổi trên thị trường. Lúc
này vai trò của giá trong Marketing- mix chỉ là yếu tố trung hoà.
    - Chính sâch định giá cao hơn giá thị trường
        Đây là phương pháp mà mức giá bán hàng hoá của Công ty cao hơn
đối thủ cạnh tranh. Chính sách này thường được áp dụng khi Công ty đã
kiểm soát được thị trường. Nó có thể là một phần của chiến lược “hớt
váng sữa” hay cách thu hồi chi phí một cách nhanh chóng….
    * Phương pháp tiếp cận định giá theo định hướng lợi nhuận

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        16
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        Thông thường các Công ty sử dụng phương pháp này hay quan tâm
đến lợi nhuận trong một thời gian ngắn. Theo phương pháp này thì Công
ty sẽ sử dụng các biện pháp định giá khác nhau và đặt ra các mức giá khác
nhau để đạt được mục tiêu mức lợi nhuận kì vọng hoặc thị phần mong
muốn, hoặc cả hai. Các Công ty có thể định giá theo định hướng lợi nhuận
cho đơn đoạn thị trường, đa đoạn thị trường.
    * Phương pháp tiếp cận định giá theo định hướng thị phần
      Định giá theo định hướng thị phần liên quan tới quan điểm tầm xa
(lâu dài). Trong phương pháp định giá này, có mục tiêu là xây dựng một
thị phần và mong muốn doanh số bán lớn hơn sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn
về sau dù phải từ bỏ lợi nhuận tức thời. Tuỳ thuộc vào các mục tiêu theo
đuổi mà các Công ty sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau và đặt ra các
mức gía khác nhau…
* Định giá trên cơ sở giá trị
        Khi mua hàng người tiêu dùng thực sự quan tâm đến giá trị chứ
không phải giá thương mại của chúng. Đối với những mặt hàng có thể đo
lường khách quan về giá trị và giao tiếp các đo lường này với khách hàng
triển vọng thì doanh nghiệp nên đặt giá thấp hơn EVC (EVC được hiểu là
giá cực đại mà người tiêu dùng chấp nhận trả khi người đó được thông tin
đầy đủ về cả mặt hàng lẫn cách chào hàng của đối thủ cạnh tranh) tạo cho
họ cảm thấy giá trị sản phẩm lớn hơn giá trị thương mại của nó. Định giá
trên cơ sở giá trị thường được sử dụng lâu bền vì độ khách quan của nó có
thể cho phép xác định giá trị tương đối của các mặt hàng cạnh tranh.
    * Định giá chuyển đổi
        Khi mà các đơn vị giao và nhận sản phẩm có trách nhiệm báo cáo
về các thu nhập của mình thì họ phải xác định một mức giá nào đó cho sản
phẩm đã được chuyển giao. Xác định “giá” này chính là “định giá chuyển


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        17
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



đổi” (giá chuyển giao). Vấn đề đặt ra là hệ thống giá chuyển giao tối ưu
phải đạt được hai chỉ tiêu sau:
      Thứ nhất là khuyến khích chuyển giao nếu nó làm tăng lợi nhuận của
toàn bộ Công ty.
      Thứ hai là ngăn cản chuyển giao nếu nó làm giảm lợi nhuận của Công
ty.
      * Định giá tâm lý
         Là cách định giá dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng tâm lý khách
hàng (định giá chẵn, định giá lẻ, giá bán kèm, giá thời vụ…).




3.2.2.2. Các kỹ thuật định giá
      * Định giá dựa trên chi phí kinh doanh
      - Định giá theo cách cộng lãi vào chi phí: căn cứ trên cơ sở chi phí (chi
phí mua đầu vào) sau đó thêm một tỷ lệ cộng vào giá vốn (mark up) hoặc
các lề cận biên (margins) cần thiết để thu hồi được các chi phí.Việc áp
dụng phương pháp cộng vào chi phí có thể khác nhau phụ thuộc vào đối
tượng sử dụng (người sản xuất, người trung gian) hoặc phụ thuộc vào giá
được sử dụng (tổng chi phí, chi phí khả biến).
      - Định giá trên cơ sở thu hồi
      Các định giá nhằm mục đích thu hồi được tỷ lệ định trước ngày càng
thu được nhiều sự quan tâm. Tỷ lệ thu hồi được tính sau lợi nhuận sau
thuế vì thuế doanh thu là bắt buộc do đó nó chính là chi phí thực tế của
kinh doanh.
      Nguyên lý tổng quát của phương pháp này có thể được phát biểu như
      sau:




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        18
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



    Nếu tỷ lệ giữa vốn đầu tư (tổng tài sản đầu tư của cổ đông…) và doanh
số càng lớn thì tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh số càng nhỏ. Nó được suy ra
từ công thức đơn giản sau:
        p S
    R = x
     OI
        S I
    Trong đó:        p: Lợi nhuận
                          S: Doanh thu
                          I: Tổng doanh thu
    - Định giá trên chi phí: Đây là phương pháp phổ biến nhất đối với các
Công ty Thương mại, nó giúp Công ty tránh những rủi ro trong giai đoạn
lạm phát, dự báo chi phí chính xác hơn dự báo nhu cầu, kĩ thuật định giá
này phù hợp với những Công ty Thương mại có mặt hàng phong phú,
phức tạp.
    * Định giá trên cơ sở phân tích thị trường và cạnh tranh
    - Thay đổi sản phẩm cho phù hợp với giá đã định: Công ty bán sản
phẩm với mức giá cuối cùng nhất định. Bắt đầu với mức giá này Công ty
trừ đi mọi khoản chi phí như: chi phí vận chuyển cho kênh phân phối, chi
phí Marketing và quảng cáo, phần còn lại chính là chi phí tối đa mà Công
ty sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
    - Dẫn đạo giá và chạy theo giá
    Một Công ty đôi khi là nguồn khởi phát việc thay đổi giá và các Công
ty khác cũng thay đổi theo trên, bằng hoặc dưới mức giá này tuỳ theo
chính sách của mỗi Công ty.
    - Định giá theo mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận được: giá
thường phản ánh trực tiếp mức độ mà người mua sẽ trả. Thông qua kinh
nghiệm quá khứ và việc hiểu rõ khách hàng, người bán hàng sẽ không
thấy khó khăn khi quyết định vùng giá mà tại đó mặt hàng bán được nhiều
nhất. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp phán đoán, áp dụng

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        19
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



chủ yếu cho mặt hàng thời trang và dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết rõ
khách hàng, phản ứng của họ, giá của đối thủ, lời khuyên của người bán,
đánh giá của nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm, giám đốc cửa hàng…
Chính sách cho các loại mặt hàng này là việc định giá và phán đoán tiềm
năng của từng loại mặt hàng. Thêm vào đó, lợi nhuận thu thêm được từ
các mặt hàng được ưa chuộng có thể bù đắp thiệt hại cho các mặt hàng
kém hơn.
    - Giá tập quán/ thuận tiện
    Giá và lề cận biên của một loại sản phẩm nào đó thường thay đổi từ
mức bình thường tới trung bình thường và trở thành giá tập quán. Khi một
mức giá đã thịnh hành trong một thời gian nó thường được người bán và
người mua coi là hiển nhiên.
3.2.4. Chính sách điều chỉnh giá
    a. Phân biệt giá
    Là việc Công ty đưa ra những mức giá khác nhau cho các điều kiện
bán hàng khác nhau với mục đích nhằm khai thác tối đa độ đàn hồi của
nhu cầu trên thị trường và kích thích nhu cầu mua vào bán ra đối với các
nhóm khách hàng khác nhau.
    * Các loại giá phân biệt
    - Phân biệt theo số lượng sản phẩm bán ra: Nghĩa là khách hàng mua
càng nhiều thì tỷ lệ giảm giá càng cao.
    - Phân biệt theo thời gian: Mức giá khác nhau tại những thời điểm khác
nhau.
    - Phân biệt theo địa lý: Tức là mức giá khác nhau tại những vị trí khác
nhau.
    - Phân biệt giá dựa trên thu nhập xã hội: Mức giá khác nhau đối với
những người có thu nhập khác nhau.


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        20
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



    - Phân biệt giá tạm thời: Là việc tiến hành giảm giá trong một thời gian
ngắn.
    - Phân biệt giá theo điều kiện và phương thức thanh toán (trả chậm, trả
bằng tiền mặt…).
    - Phân biệt giá theo điều kiện khách hàng: Đưa ra mức giá ưu đãi đối
với những khách hàng then chốt, quan trọng, khách hàng lớn.
    b. Chiết giá
    Chiết giá là hình thức Công ty có những mức giảm giá theo những điều
kiện bán hàng khác nhau. Có một số loại hình thức chiết giá như: Chiết
giá do thanh toán bằng tiền mặt, chiết giá theo số lượng hàng mua, chiết
khấu thương mại, chiết khấu thời vụ, bớt giá…
    3.3. Chính sách phân phối.
    Phân phối là một trong bốn biến số của Marketing- mix và là bộ phận
hữu cơ có mối liên hệ chặt chẽ với các biến số khác. Quyết định về phân
phối giúp tìm ra cách hợp lý nhất đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
Phân phối hàng hoá hợp lý sẽ giúp cho quá trình kinh doanh an toàn hơn,
tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh
và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá trở nên thông suốt, nhanh chóng,
vậy phân phối là gì ?
3.3.1. Khái niệm về phân phối
    Phân phối trong hoạt động Marketing là một khái niệm của kinh doanh
nhằm định hướng vào việc thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa
người bán và người mua, đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hoà, phối
hợp các trung gian khác nhau đảm bảo cho hàng hoá tiếp cận và khai thác
tối đa nhu cầu thị trường. Đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu
dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất nhằm đạt lợi nhuận tối đa.
    3.3.2. Lựa chọn kênh phân phối


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        21
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



    Bất kỳ Công ty nào khi lựa chọn kênh phân phối cũng mong muốn nó
sẽ mang lại lợi ích tối đa và thực hiện được các mục tiêu đề ra. Vì vậy, khi
lựa chọn kênh Công ty nên căn cứ vào các yếu tố sau:
    + Mục tiêu của kênh: Nhằm xác định kênh sẽ vươn tới thị trường nào,
    mục tiêu nào.
    + Đặc điểm của khách hàng mục tiêu.
    + Đặc điểm sản phẩm.
    + Đặc điểm của trung gian Thương mại.
    + Đặc điểm của chính Công ty.
    + Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.
    + Môi trường Marketing.
3.3.3. Các phương thức phân phối
    Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, Công ty phải quyết định số
lượng các trung gian ở mỗi mức độ phân phối. Có ba loại phương thức
phân phối:
    - Phân phối không hạn chế: Là việc Công ty phân phối hàng hoá ở càng
nhiều điểm bán càng tốt, nghĩa là định hướng tối đa các điểm bán. Hình
thức phân phối này thường được được sử dụng cho các hàng hoá thông
dụng.
     - Phân phối đại lý đặc quyền: Đây là phương thức ngược với phân phối
không hạn chế vì nó chỉ có một đại lý duy nhất được bán sản phẩm của
Công ty tại một khu vực địa lý cụ thể, việc này thường đi đôi với bán hàng độc
quyền.
     - Phân phối chọn lọc: Đây là hình thức phân phối kết hợp cả hai hình
thức trên, Công ty sản xuất sẽ sử dụng một số các trung gian tiến hành
kinh doanh và phân phối các sản phẩm của mình.
3.4. Chính sách xúc tiến Thương mại.
3.4.1. Khái niệm xúc tiến Thương mại
     - Xúc tiến Thương mại (XTTM) là một lĩnh vự hoạt động Marketing
đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách
http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com
                                                                       22
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



và xác lập mối quan hệ thuận lợi nhất giữa Công ty với bạn hàng của nó
với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc, triển khai năng
động chiến lược và chương trình Marketing- mix đã được lựa chọn của
Công ty.
   * XTTM bao gồm các công cụ chủ yếu sau:

                                                                        Bán hàng cá
                Quảng cáo
                                                                           nhân




                                                  XTTM




                 Quan hệ
                                                                        Xúc tiến bán
                công chúng

    Biểu hình 1.2: Phối thức Xúc tiến Thương mại
    - Quảng cáo.
    - Bán hàng cá nhân.
    - Xúc tiến bán.
    - Quan hệ công chúng.
    XTTM làm cho bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hoá vào
kênh phân phối và rất nhiều trường hợp qua XTTM các nhà kinh doanh
tạo ra được các lợi thế về giá bán. Cùng với sự phát triển kinh tế và tình
hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì các hoạt động
XTTM ngày càng trở nên quan trọng trong các Công ty Thương mại.
    - Quảng cáo Thương mại: Là một tập hợp các hoạt động có liên quan
đến việc sử dụng có trả tiền các kênh truyền thông phi cá nhân để truyền
dẫn các thông điệp thuyết phục về phối thức mặt hàng và về tổ chức thoả

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                 23
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



mãn nhu cầu thị trường cho tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm
phối hợp tối ưu tiếp thị - tiêu thụ mặt hàng thương mại trong những không
gian, thời gian và thị trường mục tiêu xác định.
    Quảng cáo Thương mại có vị trí quan trọng trong kinh doanh khi thể
hiện các chức năng cơ bản như: Tăng cường hiệu ứng nhận biết và quan
tâm của khách hàng, thuyết phục và kích đẩy đáp ứng chấp nhận, thông tin
và mở rộng tư duy về phối thức mặt hàng và phát triển hình ảnh của Công
ty, kích thích đường cầu, sức mua, giáo dục giáo dưỡng nhu cầu tiêu dùng.
    Đối với các Công ty Thương mại bán lẻ thì hoạt động quảng cáo được
tổ chức theo nhiều cách. Những Công ty có bộ phận Marketing và có ngân
quỹ cho quảng cáo thì làm các chiến dịch quảng cáo lớn rầm rộ và được
đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, cách này có ưu điểm là địa
bàn thông tin rộng và có nhiều người cùng nhận được thông tin giống
nhau, nhược điểm là chi phí quảng cáo cao.
    Mục tiêu của Quảng cáo được xuất phát từ những quyết định trước đó
về thị trường mục tiêu, sự định vị thị trường và Marketing- mix và mục
tiêu về doanh số, lợi nhuận, mở rộng thị phần.
    - Bán hàng cá nhân: là một hình thái đặc biệt của sự kết nối giữa hoạt
động chào hàng cá nhân và các nhân viên bán hàng trực tiếp được bán
hàng vừa với vị thế là một khâu tác nghiệp của quá trình bán lẻ nhằm tìm
kiếm, thuyết phục khách hàng mua hàng của cửa hàng vừa là nội dung
trọng yếu hình thành quy trình công nghệ trực tiếp. Đối với các Công ty
Thương mại bán lẻ thì hoạt động bán hàng cá nhân có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, ở đó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ “mặt đối mặt” giữa nhân
viên bán hàng với khách hàng, là nơi bộc lộ đầy đủ những ứng xử và nghệ
thuật Marketing của nhân viên bán hàng.
    + Chào hàng Thương mại: Là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt có định
hướng mở rộng tư duy của tập người tiêu dùng trọng điểm, thuyết phục,

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        24
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



kích đẩy và chuyển hoá nhu cầu tiêu dùng thành các ý niệm và hành vi
mua được lừa chọn và các phối thức mặt hàng, phát triển hình ảnh của các
cơ sở doanh nghiệp mà một Công ty thực hiện đường lối tập khách hàng
tiềm năng trọng điểm của mình nhằm triển khai hữu hiệu các mục tiêu của
phối thức giao tiếp khuyếch trương của Công ty trong một thời kì xác
định.
    + Chào hàng trực tiếp: Là chào hàng bằng miệng trong các cuộc trò
chuyện thương thảo với một hay nhiều khách hàng triển vọng cho mục
tiêu bán hàng. Cách này mang lại hiệu quả cao cho Công ty Thương mại
trong những giai đoạn nhất định thuộc tiến trình mua nhất là trong việc tạo
ra cho khách hàng sự ưa chuộng, tin chắc và quyết định mua nhanh hơn.
    - Xúc tiến bán: là các hoạt động Marketing bao gồm một sửa chỉnh
chào hàng với mục đích cải tiến tạm thời nhưng lại làm cho tập người
nhận trọng điểm bị thu hút vào các hoạt động xác định trên cơ sở gây ra
một sự hối thúc, một kích thích hoặc một sự tăng tốc trực tiếp hay gián
tiếp của số lần xúc tiến bán hàng sử dụng các công cụ sau: Phiếu thưởng,
quà tặng,…
    - Quan hệ công chúng: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì các mối
quan hệ giữa Công ty Thương mại với các tầng lớp công chúng thông qua
các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, được tổ chức một cách thường xuyên có
hệ thống nhằm tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng để nâng cao uy tín và
vị thế của Công ty trên thị trường. Thực tế kinh doanh chỉ ra rằng việc giải
quyết tốt các mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng và các tổ chức, cá
nhân thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng có ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động này có thể được biểu hiện trực tiếp
hoặc có thể phát huy trong một thời gian dài.
3.4.2. Phối thức XTTM hỗn hợp


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        25
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        Khi xác lập một phối thức XTTM hỗn hợp, Công ty phải luôn chú
trọng dung hợp cả bốn công cụ: Quảng cáo, bán hàng trực tiếp, xúc tiến
bán, quan hệ công chúng để đem lại hiệu quả cao nhất. Các công cụ trong
phối thức luôn hỗ trợ cho nhau và thường khi tiến hành triển khai công cụ
này thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như tăng tính hiệu quả cho công cụ
khác. Nếu Công ty nào thực hiện không đồng bộ các công cụ nói trên thì
rất có thể phối thức XTTM đem lại hiệu quả không như mong muốn và
đôi khi gây ra lãng phí. Tuy nhiên cách thức thực hiện phối thức này ở các
Công ty Thương mại là không giống nhau mà tuỳ thuộc vào yếu tố nội tại
của từng Công ty, tuỳ vào đặc điểm của lĩnh vực nghành hàng mà Công ty
kinh doanh cũng như chiến lược của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

3.4.3. Phối hợp các thành tố của Marketing-mix

        Bất kì một Công ty Thương mại nào nếu muốn đạt hiệu quả kinh
doanh cao thì phải biết vận dụng bốn biến số Marketing-mix vì bốn biến
số này được ví như bốn nốt nhạc hoà nên một bản nhạc kinh doanh vì vậy
với mỗi mặt hàng kinh doanh thì phải có một mức giá tương thích và đảm
bảo điều kiện cạnh tranh. Xem xét mức giá đó phù hợp với thị trường
nghiên cứu và mục tiêu mà Công ty cần đạt được là gì để Công ty phối
hợp với các đại lý phân phối và lựa chọn hình thức kênh phân phối phù
hợp với thực trạng của mình bởi đây là chiếc cầu nối của doanh nghiệp với
người tiêu dùng cuối cùng.Biến số cuối cùng trong Marketing-mix là biến
số XTTM, Công ty cần lựa chọn cho mình những công cụ xúc tiến thích
hợp và một mức ngân sách mà Công ty dành cho hoạt động này.




4. Nguyên tắc các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực triển khai Marketing -
mix
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        26
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        Việc đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh
doanh ở các Công ty là cần thiết và thường xuyên vì nó cho thấy hiệu quả
công tác tổ chức điều hành nhân viên, hiệu quả của các biện pháp, kế
hoạch tiêu thụ sản phẩm. Để có thể đánh giá một cách chính xác và khách
quan phải dựa vào một số chỉ tiêu quan trọng đó là:
        - Doanh số bán: Doanh số bán sẽ cho chúng ta biết được hiệu quả
của việc thực hiện Marketing-mix của Công ty trong thời gian qua như thế
nào. Nhìn chung nếu doanh số bán tăng thì việc triển khai có hiệu quả và
ngược lại nếu doanh số bán giảm thì có nghĩa việc thực hiện Marketing-
mix chưa có hiệu quả và cần được xem xét, tổ chức lại.
        - Lợi nhuận: Hầu hết các Công ty Thương mại đều coi lợi nhuận là
mục tiêu hàng đầu, xuyên suốt cả quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng
cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh nói chung và việc triển khai
Marketing-mix của Công ty là rất có hiệu quả.
        Lợi nhuận = ∑ Doanh thu bán hàng - ∑ Chi phí bán hàng
* Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận
        ∆R=∆m.K.T-Fqc
Trong đó: ∆R: Số gia tăng trưởng lợi nhuận.
                 T: Thời gian có hiệu lực kỳ vọng quảng cáo.
                 K: Tỷ suất lợi nhuận ròng mặt hàng.
                ∆m: Số gia bình quân tăng trưởng doanh số bán.
                    Fqc: Chi phí quảng cáo.
        - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
                         M        M
         H VKD =            =
                        VKD   VKD + VL §
                         M                         M
         H VC   §   =              H VL   §   =
                        VC §                      VL §
Trong đó:
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        27
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        HVKĐ: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty/năm.
        HVCĐ: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty.
        HVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
        VKD: Toàn bộ vốn của Công ty Thương mại bình quân trong năm.
        VCĐ: Vốn cố định bình quân trong năm.
        VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong năm.
        - Tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh
        TVCĐ=∑ Chu chuyển vốn cố định trong một năm / VCĐ
        TVLĐ=∑ Chu chuyển vốn lưu động trong một năm / VCĐ
Trong đó:
        TVCĐ: Vòng quay vốn cố định trong năm
        TVLĐ: Vòng quay vốn lưu động trong năm
        Thị phần: Việc một thị phần lớn trên thị trường sẽ đảm bảo cho sản
xuất kinh doanh an toàn, có lãi và chứng tỏ được sức mạnh cạnh tranh của
sản phẩm. Uy tín và vị thế của Công ty cũng được khẳng định trên thị
trường.
        Các chỉ tiêu khác như mức lưu chuyển hàng hoá, sự hài lòng của
khách hàng, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, đạo đức kinh doanh, an
toàn xã hội….
        Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Marketing - mix của
doanh nghiệp, từ đó tìm ra được các mặt tích cực hay những mặt yếu kém
và nguyên nhân của nó để có phương hướng hoàn thiện hơn nữa. Để
Marketing - mix đạt được đúng tầm quan trọng và nâng cao hiệu quả hơn
nữa.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        28
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



                                           CHƯƠNG II
  THỰC TRẠNG VẬN HÀNH PHỐI THỨC MARKETING - MIX Ở XÍ
  NGHIỆP THƯƠNG MẠI - CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN
                                         BAY NỘI BÀI

1. Khái quát chung về công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
        Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (viết tắt là NASCO)
là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, là một đơn vị thành viên của Tổng
Công ty hàng không Việt Nam.
        Theo quyết định số 1921 QĐ/ TCCB - LĐ ngày 25 thâng 10 năm
1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, một phần của Sân bay Nội
Bài được tách ra thành lập Công ty Cụm Cảng Hàng không Miền Bắc trực
thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải với số
lượng trên 500 cán bộ công nhân viên được biên chế trong 3 phòng chức
năng và 4 Xí nghiệp thành viên là:
      - Văn phòng Hành chính -Tổ chức .
      - Phòng Kế toán- Tài chính.
      - Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
      - Xí nghiệp Thương mại Hàng không.
      - Xí nghiệp Vận tải ô tô.
      - Xí nghiệp Dịch vụ Du lịch Khách sạn.
      - Xí nghiệp khai thác Dịch vụ tổng hợp.
      Theo nghị định số 32/CP ngày 22 tháng 5 năm 1995 của thủ tướng
Chính Phủ, cục hàng không dân dụng chuyển từ đơn vị chủ quản là Bộ
Giao thông Vận tải về trực thuộc Chính Phủ để giúp Chính phủ thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước chuyên nghành về Hàng không dân dụng.
Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thành viên


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        29
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



của Tổng Công ty HK Việt Nam thuộc khối kinh tế Trung ương trực thuộc
Chính phủ.


      Tính đến hết ngày 31/12/2005 Công ty có:
Tổng số vốn là 15.824.500.000 đồng
Trong đó:       Nguồn vốn ngân sách cấp: 3.575.583.382 đồng
                 Nguồn vốn tự bổ sung:               12.248.916.618 đồng
                 + Vốn cố định:                     12.424.500.000 đồng
                 + Vốn lưu động:                      3.400.000.000 đồng
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty NASCO
        Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài được thành lập với
chức năng chính là thực hiện các loại hình dịch vụ cho hành khách qua
Sân bay Nội Bài, với các loại hình cụ thể như sau:
      - Kinh doanh thương mại.
      - Kinh doanh hàng miễn thuế.
      - Vận chuyển hành khách, hàng hoá trong sân đỗ máy bay, ngoài
          nhà ga sân bay. Kinh doanh vận tải hành khách, khách du lịch và
          hàng hoá bằng ô tô, taxi tải nội tỉnh, liên tỉnh, kinh doanh các dịch
          vụ vận tải mặt đất khác.
      - Thực hiện các kỹ thuật dịch vụ ô tô, xe máy, cung cấp các phụ
          tùng thay thế và xăng dầu ô tô.
      - Kinh doanh du lịch, khách sạn.
      - Đại lý bán vé máy bay, đại lý dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch
          vụ hành khách và các dịch vụ khác tại Cảng hàng không.
      - Kinh doanh dịch vụ làm sạch,vận hành và sửa chữa hệ thống điện
          nước và các thiết bị khác tại Cảng Hàng không.
      - Lắp đặt trang thiết bị mặt đất phục vụ ngành hàng không.
      - Kinh doanh quảng cáo, tiếp thị.

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                           30
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



      - Xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ hành khách. Nhập khẩu trang
          thiết bị phục vụ kinh doanh của Công ty.
      - Chế biến suất ăn phục vụ hành khách.
      - Khai thác DVKT thương mại hàng không theo phân cấp của Công
          ty.

1.3.Hệ thống tổ chức của Công ty NASCO

1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty.



                                        BAN GIÁM ĐỐC




  Phòng kế hoạch                        Văn phòng hành                     Phòng tài chính
    kinh doanh                          chính tổng hợp                        kế toán




   Xí                 Xí nghiệp                  Xí                Xí nghiệp     Khối kinh
 nghiệp               khai thác                nghiệp               dịch vụ       doanh
 thương                dịch vụ                 Vận tải              du lịch        hàng
   mại                tổng hợp                  ô tô               khách sạn     miễn thuế


                          Hình II.1: Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty NASCO

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ một số phòng ban của Công ty

        * Ban giám đốc: Lãnh đạo Công ty một cách toàn diện trên mọi
lĩnh vực.
        * Phòng kế hoạch - Kinh doanh: Theo dõi việc thực hiện kế hoạch
của các đơn vị, xây dung phương án sản xuất kinh doanh cho các năm tiếp
theo.

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                  31
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



        * Phòng tài chính - Kế toán: Có chức năng hạch toán cho Công ty
về mặt tài chính.
        * Văn phòng hành chính tổ chức: Có chức năng đối nội, đối ngoại
và quản lý nhân sự toàn Công ty.
        * Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng quản lý về mặt nghiệp vụ
đối với các cửa hàng miễn thuế.

1.4. Đặc điểm tổ chức và kinh doanh ở Xí nghệp Thương mại

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp Thương mại

        Xí nghiệp Thương mại Hàng không là một đơn vị thành viên hạch
toán nội bộ trong Công ty NASCO gồm 169 cán bộ công nhân viên hiện
có với các chức năng nhiệm vụ như sau:
        - Kinh doanh dịch vụ thương mại tại Cảng Hàng không Nội Bài bao
gồm bán hàng bách hoá, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng ăn uống, giải khát.
        - Sản xuất, chế biến hàng hoá phục vụ hành khách và thị trường.
        - Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát
triển sản xuất kinh doanh.
        - Tổ chức phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong khu
vực sân bay.




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        32
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp

                                       BAN GIÁM ĐỐC




Phòng kinh doanh                       Phòng hành chímh                        Phòng kế toán
    tiếp thị                               tổng hợp                              thống kê




Cửa                     Cửa                    Cửa                      Cửa              Cửa
hàng                    hàng                   hàng                     hàng             hàng
 ăn                      ăn                    Bách                     Lưu             Đồ ăn
uống                    uống                    hoá                     niệm            nhanh
số 1                    số 2




           Biểu hìnhII.2: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Thương mại



1.4.3. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp

        * Cơ sở vật chất: là một thành viên của Công ty NASCO, Xí nghiệp
Thương mại có trụ sở chính đặt tại Cảng Hàng không sân bay Nội Bài,
ngay cạnh nhà ga mới T1, bao gồm các phòn ban chức năng và kho hàng
hoá. Riêng các cửa hàng trực thuộc được bố trí ở trong nhà ga T1 cho phù
hợp với mục đích kinh doanh. Để tương xứng với quy mô của ga mới, Xí
nghiệp cũng đã đầu tư khá lớn các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác
bán hàng như máy vi tính, máy tính tiền, bộ quét mã vạch cho các cửa
hàng Bách hoá và Lưu niệm. Hệ thống tủ đựng hàng được làm bằng khung

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                      33
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



gỗ kính có chiều dài là 3m, rộng 0,5m, cao 2m thẳng đứng dùng để trưng
bày các mặt hàng sang trọng như pha lê, vàng bạc đá quý và một số mặt
hàng da, giả da cao cấp. Giá đựng hàng cũng được thiết kế rất đẹp mắt,
dùng để trưng bày các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Giá có chiều dài 4m,
chiều rộng 0,4m, cao 2,5m làm bằng gỗ, được đặt sát tường và chia thành
3 ngăn để chứa hàng. Hầu hết các phòng ban chức năng đều được trang bị
máy vi tính, máy fax, điện thoại, máy in và các dụng cụ văn phòng khác
đảm bảo cho công tác điều hành đạt hiệu quả.
        Do vị trí kho hàng hoá cách xa cửa hàng nên Xí nghiệp đã đầu tư 2
xe ô tô tải dùng để vận chuyển hàng hoá từ kho lên ga. Ngoài ra Xí nghiệp
còn có 1 chiếc xe ô tô con dùng đưa đón lãnh đạo trong những chuyến
công tác.
        * Mạng lưới kinh doanh: Từ khi nhà ga T1 đi vào hoạt động thì
mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp được bố trí lại như sau:
STT          Tên cửa hàng                                    Địa điểm
 1         Cửa hàng Bách hoá                      Tầng 2, khu cách ly quốc tế đi
 2         Cửa hàng Lưu niệm                      Tầng 3, khu cách ly quốc tế đi
 3        Cửa hàng Đồ ăn nhanh               Tầng 3, khu cách ly nội địa và quốc tế đến
 4        Cửa hàng ăn uống số 1                        - Sảnh tầng 1 cánh A
                                                       - Sảnh tầng 3 cánh A
 5        Cửa hàng ăn uống số 2                          - Nhà hàng tầng 4
                                                        - Quầy sảnh cánh B

                  Biểu hìnhII.3: Mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp
        Hiện nay với mạng lưới kinh doanh gần như độc quyền tại nhà ga
T1 nên Xí nghiệp Thương mại cũng có nhiều ưu thế trong khả năng thu
hút hành khách xuất cảnh qua sân bay Quốc tế Nội Bài.
1.4.4. Tình hình nhân sự trong Xí nghiệp Thương mại
        Hiện nay, Xí nghiệp Thương mại có tổng số lao động là 169 cán bộ
công nhân viên.Tình hình phân công nhân sự được phân bổ như sau:


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                              34
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com




  STT                             Tên đơn vị                            Số lao động
    1         Ban giám đốc                                                    3
    2         Phòng kinh doanh - Tiếp thị                                    24
    3         Phòng hành chính tổng hợp                                      17
    4         Phòng kế toán – Thống kê                                        9
    5         Cửa hàng Bách hoá                                              18
    6         Cửa hàng Lưu niệm                                              24
    7         Cửa hàng Đồ ăn nhanh                                           20
    8         Cửa hàng ăn uống số 1                                          15
    9         Cửa hàng ăn uống số 2                                          28
   10         Khối khoán                                                     11

  Biểu hình II.4: Tình hình phân công lao động ở Xí nghiệp Thương mại
        Trong nền kinh tế thị trường sôi động, các Công ty kinh doanh
thành công nhất thường là những Công ty làm hài lòng khách hàng một
cách cao nhất. Đặc biệt đối với những Công ty Thương mại bán lẻ thì mối
quan hệ giữa khách hàng và Công ty là vô cùng quan trọng. Điều này ảnh
hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, đến sự sống còn và phát triển của toàn
Công ty. Không còn ở thế bị động như thời bao cấp, giờ đây khách hàng
đã đóng vai trò là người chủ động trong quan hệ mua bán. Họ sẽ là những
thành viên của ban giám khảo trong cuộc thi tài giữa các Công ty sản xuất
kinh doanh nói chung và các Công ty Thương mại bán lẻ nói riêng. Nắm
vững được triết lý kinh doanh: “khách hàng là người cho ta việc làm và trả
lương cho ta”, ban lãnh đạo Xí nghiệp Thương mại đã rất chú trọng đến
công tác tổ chức lực lượng nhân sự, đặc biệt là việc tổ chức nhân sự ở các
cửa hàng sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của Xí
nghiệp, chính nhờ có quan điểm rõ ràng như trên mà công tác quản lý đội
ngũ nhân viên bán hàng ở Xí nghiệp Thương mại đạt hiệu quả khá cao.
        * Thống kê số lượng lao động theo trình độ và độ tuổi của Xí
nghiệp Thương mại năm 2002 – 2005:
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                35
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



          Năm                      2002              2003      2004      2005
TT
        Chỉ tiêu               SL TT(%)          SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%)
 1 Tổng số lao động            163 100           160 100 162 100 169 100
 2 Tổng số nam                  41    25.2        37 23.1   35 21.6   33 19.5
 3 Tổng số nữ                  122 74.8          123 76.9 127 78.4 136 80.5
 4 Đại học                      21    12.9        30 18.8   33 20.4   46 27.2
 5 Cao đẳng                     12     7.4         0     0   0     0   0      0
 6 Trung cấp                     8     4.8         3    1.8 11    6.8 15    8.9
 7 Sơ cấp                       63    38.6        60 37.5   61 37.6   54 31.9
 8 CNKT                          9     5.5        12    7.5 10    6.2  7    4.1
 9 Chưa qua đào tạo             60    36.8        55 34.4   47    29  47 27.8
10 Dưới 28 tuổi                 30    18.4        29 18.1   24 14.8   26 15.4
11 Từ 29 - 40 tuổi              92    56.5        91 56.9   89 54.9   87 51.5
12 Từ 41 - 50 tuổi              40    24.5        39 24.4   48 29.7   54 31.9
13 Từ 51 - 55 tuổi               1     0.6         0     0   0     0   1    0.6
14 Từ 56 - 60 tuổi               0      0          1    0.6  1    0.6  1    0.6

          Biểu hình II.6: Thống kê số lượng lao động của Xí nghiệp
* Phân tích số lượng lao động:
        Số lao động của Xí nghiệp Thương mại năm 2002 là 163 người,
trong đó gồm 122 nữ, chiếm 74,8 % toàn Xí nghiệp. Năm 2003 giảm
xuống 3 người, năm 2004 tổng số lao động tăng lên 2 người so với năm
2003, năm 2005 tăng lên 7 người so với năm 2004.Số lao động nữ có xu
hướng tăng lên kể từ năm 2002 còn số lao động nam có xu hướng giảm
xuống.




* Phân tích chất lượng lao động
        Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nên lao động
trong Xí nghiệp Thương mại có nhiều trình độ khác nhau. Chất lượng lao
động trong Xí nghiệp được thể hiện thông qua trình độ của mỗi lao động.
        Năm 2002 Xí nghiệp có 21 lao động có trình độ đại học, năm 2003
có 30 lao động, tăng 142% so với năm 2002. Năm 2004 tăng lên 3 người

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        36
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



so với năm 2003, năm 2005 có 46 lao động, tăng 139,4% so với năm
2004. Như vậy, lao động ở trình độ đại học có xu hướng tăng lên theo
từng năm.
        Năm 2002 toàn Xí nghiệp có 12 người có trình độ cao đẳng và
không còn ở các năm tiếp theo.
        Trình độ trung cấp trong Xí nghiệp năm 2002 có 8 người, năm 2003
chỉ còn 3 người, giảm xuống 37,5% so với năm 2002, năm 2004 tăng lên 8
người so với năm 2003. Năm 2005 có 15 người, tăng lên 4 người so với
năm 2004.
        Trình độ sơ cấp trong Xí nghiệp năm 2002 có 63 người, năm 2003
chỉ còn 60 người, giảm xuống 95,2% so với năm 2002. Năm 2004 tăng lên
1 người so với năm 2003, năm 2005 có 54 người, giảm xuống 88,5% so
với năm 2004.
        Năm 2002, CNKT có 9 người, năm 2003 có 12 người, tăng 133,3%
so với năm 2002. năm 2004 có 10 người và đến năm 2005 chỉ còn 7
người.
        Lao động chưa qua đào tạo năm 2002 là 60 người, năm 2003 chỉ
còn 55 người, giảm xuống 91,7% so với năm 2002. Từ năm 2004 đến
2005 thì số lao động này vẫn giữ mức 47 người.
* Phân loại theo độ tuổi lao động:
        Trong Xí nghiệp Thương mại, lực lượng lao động từ 29 đến 40 tuổi
chiếm đa số, sau đó đến lực lượng lao động từ 41 – 50 tuổi. Đứng thứ 3
trong Xí nghiệp là lực lượng lao động dưới 28 tuổi, tiếp đó là lực lượng
lao động từ 51 – 55 tuổi. Nhìn chung lực lượng lao động tại Xí nghiệp
Thương mại không biến động nhiều về số lượng nhưng lại thay đổi về mặt
chất lượng. Điều này rất phù hợp với loại hình kinh doanh Thương mại
trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên trong tổng số lao động thì
số lao động có độ tuổi dưới 28 vẫn chiếm tỷ lệ khá thấp, Xí nghiệp chưa

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        37
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



trẻ hoá được đội ngũ nhân viên bán hàng.Đây cũng là một hạn chế trong
cơ cấu lao động của Xí nghiệp hiện nay. Chất lượng lao động còn thấp, số
lao động ở trình độ sơ cấp chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi lực lượng lao
động ở trình độ cao đẳng lại không có. Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân
đối này là do Xí nghiệp Thương mại kế thừa đội ngũ nhân viên từ thời bao
cấp để lại nên việc giải quyết việc làm, thuyên chuyển, cho thôi việc, nghỉ
hưu là rất khó khăn.
2. Phân tích thực trạng giải pháp Marketing - mix ở Xí nghiệp
Thương mại - Công ty Nasco
2.1. Phân tích hoạt động nghiên cứu Marketing ở Xí nghiệp Thương
mại - Công ty Nasco
        Mặc dù đã ý thức được sự thoả mãn nhu cầu khách hàng quyết định
sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp nhưng trên thực tế, để đạt được điều
này Xí nghiệp phải có các thông tin Marketing đầy đủ, kịp thời và chính
xác, tức là Xí nghiệp phải xây dựng được một hệ thống thông tin
Marketing có hiệu quả cao. Từ trước đến nay, do hạn chế về nhận thức,
trình độ cán bộ, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nên Xí nghiệp vẫn
chưa xây dựng được hệ thống thông tin Marketing hữu hiệu, chưa lượng
hoá được toàn diện và chính xác các dữ liệu thông tin. Các quyết định của
Ban lãnh đạo chủ yếu dựa trên thông tin từ hệ hạch toán nội bộ. Hệ thống
này bao gồm toàn bộ các số liệu trong báo cáo: báo cáo tổng kết năm, 6
tháng, quý, tuần, báo cáo bán hàng, mua hàng, dự trữ hàng. Ngoài ra Xí
nghiệp còn thu thập các thông tin hàng ngày về môi trường Marketing
như: dao động nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trên thị trường, sự xuất hiện hàng
hoá mới, nguồn hàng mới, sự biến động về giá mua, giá bán trên thị
trường, biến động về nguồn hàng. Những thay đổi của các văn bản có liên
quan mà đặc biệt là các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, tài chính cũng
được Xí nghiệp cập nhật để sử dụng. Mặc dù Xí nghiệp đã chú ý đến hệ

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        38
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



thống thông tin để tiến hành phân tích Marketing, song chưa đầy đủ do
chưa quan tâm đến các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô, thông tin
thu thập được còn chưa kịp thời và kém độ tin cậy.
        Quy trình nghiên cứu thị trường và khách hàng của Xí nghiệp
Thương mại được thể hiện qua bảng sau:


                             Nhận biết và thu thập thông tin


                                      Xử lý thông tin


                              Phân tích thời cơ kinh doanh


           Nếu hội tụ đủ                                       Nếu không hội tụ đủ


     Quyết định kinh doanh                              Quyết định không kinh doanh



  Biểu hình II.7: Quy trình nghiên cứu Marketing hiện tại của Xí nghiệp
                               Thương mại - Công ty Nasco


        Hoạt động phân tích Marketing của Xí nghiệp Thương mại chủ yếu
mới dừng lại ở phân tích điểm mạnh/ điểm yếu và phân tích cơ hội/đe doạ.
Những phân tích này là cơ sở để Xí nghiệp ra các quyết định trong điều
hành quản lý. Còn các nội dung khác như phân tích sức ép cạnh tranh khu
vực thị trường, phân tích hành vi chọn mua, nguồn cung ứng chưa được
Xí nghiệp chú ý, quan tâm đúng mức mà chủ yếu còn dựa vào trực giác
chủ quan và kinh nghiệm của ban lãnh đạo Xí nghiệp.
2.2. Phân tích thị trường mục tiêu

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                 39
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



2.2.1.Phân đoạn thị trường
        Với môi trường kinh doanh tại cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài,
để nhận dạng được cơ may thị trường, phục vụ tập khách hàng có sự khác
biệt nhau về văn hoá - xã hội, Xí nghiệp Thương mại đã tiến hành phân
đoạn thị trường theo các tiêu thức sau:
      - Theo địa lý: Thị trường mục tiêu của Xí nghiệp là những khách
          hàng qua sân bay Nội Bài do đó Xí nghiệp đã bố trí các điểm bán
          ở các khu vực cách ly trong nhà ga T1. Đây là những điểm bán có
          sức hút nhu cầu lớn.
      - Theo dân số - xã hội: Nhóm tiêu thức thuộc loại này bao gồm: giới
          tính, tuổi tác nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thu nhập, tín ngưỡng,
          dân tộc, sắc tộc. Khách hàng của Xí nghiệp đa số là những hành
          khách đến từ những quốc gia khác nhau nên có sự khác nhau về
          văn hoá, phong tục tập quán, thói quen mua sắm, mức thu nhập.
          Do đó, nhóm tiêu thức này được áp dụng để phân đoạn thị trường
          mục tiêu của Xí nghiệp là xác định cơ cấu, chủng loại, chất lượng,
          giá cả của mặt hàng kinh doanh.
      - Theo hành vi tiêu dùng: Với tiêu thức này, Xí nghiệp tiến hành
          phân đoạn thị trường theo lý do mua sắm, mức độ sẵn sàng mua,
          theo tỷ lệ sử dụng. Qua khảo sát điều tra cho thấy, đa số những
          mặt hàng lưu niệm được tiêu thụ nhanh nhất do khách hàng có
          nhu cầu mua quà lưu niệm tặng cho người thân, bạn bè của mình
          sau những chuyến đi xa.
2.2.2 . Lựa chọn thị trường mục tiêu
        Đoạn thị trường hấp dẫn nhất mà Xí nghiệp lựa chọn sẽ là đoạn thị
trường có doanh số cao, mức tăng trưởng mạnh, mức lợi nhuận lớn, ít sức
ép cạnh tranh và cách tiếp thị đơn giản. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa
chọn đoạn thị trường mục tiêu của Xí nghiệp còn kém chính xác và hiệu

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        40
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



quả đem lại chưa cao. Xí nghiệp chọn cách đáp ứng thị trường bằng chiến
lược Marketing không phân biệt, có nghĩa là với một nhãn hiệu hàng hoá,
Xí nghiệp theo đuổi thị trường bằng một hình thái chiến lược tiếp thị với
một giải pháp Marketing. Tuy nhiên, Xí nghiệp lại tập trung vào điểm phổ
biến trong nhu cầu khách hàng hơn là khai thác những nét dị biệt và định
hình một chương trình tiếp thị hướng tới đại đa số khách hàng. Với cách
lựa chọn đó, Xí nghiệp sẽ không thể khai thác triệt để các đoạn thị trường
tổng thể và cũng không đạt được mục tiêu khai thác tối đa thị trường trọng
điểm.
2.2.3. Định vị trên thị trường mục tiêu
        Đối với nhu cầu mua sắm hay quà tặng thì Xí nghiệp Thương mại
định vị mặt hàng thương mại của mình theo phương pháp hệ thống chất
lượng - giá bán, nghĩa là chọn vị thế giá cao/chất lượng cao, giá trung
bình/chất lượng trung bình, tương ứng với vị thế đó là tiêu thức bán lẻ phù
hợp. Tuy nhiên thực tế cho thấy đối với các mặt hàng lưu niệm thì Xí
nghiệp vẫn còn đưa ra mức giá chung cho tất cả khách hàng mà chưa có
chính sách mặt hàng phù hợp với thu nhập của một số đoạn thị trường như
thị trường đưa tiễn, thị trường doanh nhân….Đây cũng là một hạn chế của
Xí nghiệp trong việc định vị hàng hoá của mình trên thị trường mục tiêu.



                                       Cao

                    Thấp                                          Cao




                                     Thấp


         Biểu hình II.8: Giản đồ định vị chất lượng/giá bán

http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        41
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



2.3. Thực trạng Marketing - mix của Xí nghiệp Thương mại - Công ty
Nasco
2.3.1.Thực trạng mặt hàng kinh doanh
        Là một Xí nghiệp Thương mại bán lẻ, trong cơ chế thị trường sôi
động này, Xí nghiệp đã lựa chọn hình thức kinh doanh tổng hợp một số
lượng lớn các danh mục mặt hàng nhằm thoả mãn tối đa và đa dạng nhu
cầu của khách hàng.

 TT                    Mặt hàng kinh doanh                              Tỷ trọng (%)
   1      Hàng thủ công mỹ nghệ                                             20
   2      Hàng trang phục may mặc                                           15
   3      Hàng điện gia dụng                                                15
   4      hàng đồ dùng gia đình                                             10
   5      Hàng văn hoá phẩm                                                  9
   6      Hàng thực phẩm tươi sống                                          14
   7      Hàng thực phẩm chế biến                                           12
   8      Hàng đồ chơi trẻ em                                                5

 Biểu hình II.9:Thống kê danh mục và tỷ trọng các mặt hàng kinh doanh
                             chủ yếu tại Xí nghiệp Thương mại
        Mặt hàng kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ thường xuyên của nhu
cầu tiêu dùng và thị trường. Thị trường là nơi cung cấp những thông tin
sống động nhất về nhu cầu tiêu dùng xã hội. Nắm được quy luật này, Xí
nghiệp Thương mại đã thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của hành khách đi
máy bay để xác lập nên trắc diện mặt hàng kinh doanh hợp lý và có hiệu
quả cao cả về chất lượng và số lượng.
        Nguồn hàng của Xí nghiệp phần lớn do tổ cung ứng tiếp thị tìm
kiếm, khai thác từ các cơ sở sản xuất, một phần do các nhà cung cấp giới
thiệu, tìm đến Xí nghiệp đề nghị kí kết hợp đồng bán hàng, kí gửi hay đại
lý tiêu thụ.
Hiện nay Xí nghiệp đang là đại lý chính thức cho Công ty nước giải khát
Coca-Cola, Công ty Sữa Việt nam, nhà máy Bia Đông Nam Á, Công ty
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                                 42
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



Bia Việt Hà đồng thời là đối tác của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, Xí
nghiệp chế tác vàng bạc Hà Nội.
        Với nhóm hàng kinh doanh như trên, phổ mặt hàng của Xí nghiệp
Thương mại khá phong phú và đa dạng, có khả năng đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày
càng được nâng cao dẫn đến sự tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng của
nhu cầu tiêu dùng. Thêm vào đó, do sự mở cửa của nền kinh tế dẫn đến
nhiều công ty nước ngoài đã thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện
nhằm đưa hàng hoá vào kinh doanh tại khu vực ga Quốc tế Nội bài nên
đòi hỏi Xí nghiệp phải tích cực đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm
đa dạng hoá danh mục mặt hàng kinh doanh, từng bước nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi khắt khe của
người tiêu dùng, củng cố vị trí trên thị trường và thu hút khách hàng về
phía mình ngày càng đông hơn.
        Ngoài những mặt hàng kinh doanh thường nhật thì Xí nghiệp còn sử
dụng kinh nghiệm của các cán bộ lâu năm để xác lập kinh doanh những
mặt hàng theo mùa vụ như kinh doanh đào, quất, giò, bánh chưng ở thị
trường Miền Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.
        Tại cửa hàng Lưu niệm kinh doanh các loại tượng đá, tranh sơn
mài, tranh thêu, trang sức bằng bạc với những mẫu mã, kiểu dáng cũ được
thiết kế cách đây hàng chục năm và quá quen thuộc với du khách vì những
mặt hàng này được “phủ sóng” khắp các khu phố chuyên doanh hàng lưu
niệm tại Hà Nội và tại thành phố HCM như phố hàng Gai, Hàng Bạc. Do
không có sự đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu nên khách hàng
khó có thể chọn mua được cho mình những món hàng ưng ý và hấp dẫn
khi vào thăm quan cửa hàng Lưu niệm của Xí nghiệp. Chính vì thế mà
công tác xác lập mặt hàng kinh doanh và cung ứng ra thị trường những


http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        43
Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com



mặt hàng mới lạ, độc đáo và hấp dẫn là rất cần thiết đối với Xí nghiệp hiện
nay.
2.3.2. Thực trạng giá kinh doanh
        Trong nền kinh tế thị trường, giá hàng hoá là do thị trường quyết
định. Mức giá phù hợp là mức giá mà tại đó có thể bù đắp được chi phí và
đem lại cho doanh nghiệp một phần lợi nhuận, giá đó được khách hàng
chấp nhận. Vì thế, tuỳ thuộc vào sự nhạy bén, hiểu biết tâm lý khách hàng,
tuỳ thuộc vào mục tiêu Marketing mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những chính
sách giá cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng với giá thị trường. Chính sách
định giá của Xí nghiệp được xây dựng chủ yếu dựa vào chi phí điều kiện
cộng lãi dự tính. Do mặt hàng kinh doanh khá phong phú nên với đa số
các mặt hàng có giá trị không lớn thì Xí nghiệp thường sử dụng kĩ thuật
định giá theo một công thức nhất định, thường tính giá bằng cách cộng
thêm một tỷ lệ lãi vào chi phí. Với việc áp dụng kỹ thuật định giá trên chi
phí, nhân viên bán hàng có thể không cần thiết phải nhớ giá của từng mặt
hàng mà gía có thể được định vị và cập nhật bằng máy vi tính khi sử dụng
các dữ liệu kế toán. Chẳng hạn, khi Xí nghiệp đặt lề cận biên tổng cộng
(gross margins) cho mặt hàng lưu niệm là 45% thì mỗi tên hàng sẽ được
tính bằng cách nhân chi phí với 1,45. Điều này đặc biệt hữu ích và tiện
dụng khi hiện nay Xí nghiệp bắt đầu sử dụng hệ thống máy quét mã vạch
sản phẩm ở hai cửa hàng Lưu niệm và Bách hoá. Sau đây là quy trình định
giá ở Xí nghiệp Thương mại




http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com
                                                                        44
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc
MAR08.doc

More Related Content

What's hot

Quan tri marketing chien luoc stp
Quan tri marketing   chien luoc stpQuan tri marketing   chien luoc stp
Quan tri marketing chien luoc stpTuong Huy
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...Viện Quản Trị Ptdn
 
Dut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topica
Dut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topicaDut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topica
Dut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topicaPhan Cong
 
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiMarketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiTrong Hoang
 
ôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tếôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tếPhương Nguyễn
 
Marketing can ban .ptm lan
Marketing can ban .ptm lanMarketing can ban .ptm lan
Marketing can ban .ptm lanMinh Chu
 
Chuong1.1 Marketing Căn Bản
Chuong1.1 Marketing Căn BảnChuong1.1 Marketing Căn Bản
Chuong1.1 Marketing Căn BảnNguyễn Long
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETINGXÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETINGHưng Đỗ
 
Chuong3.1 Marketing Căn Bản
Chuong3.1 Marketing Căn BảnChuong3.1 Marketing Căn Bản
Chuong3.1 Marketing Căn BảnNguyễn Long
 
Marketing thương mại
Marketing thương mạiMarketing thương mại
Marketing thương mạiHoa Bang
 
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.HuyQuản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.HuyTuong Huy
 
Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Toàn Đức Nguyễn
 
Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Toàn Đức Nguyễn
 
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiepChc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiepPhan Cong
 
Chapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieu
Chapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieuChapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieu
Chapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieuLê Nguyễn Organization
 

What's hot (20)

MAR14.doc
MAR14.docMAR14.doc
MAR14.doc
 
Quan tri marketing chien luoc stp
Quan tri marketing   chien luoc stpQuan tri marketing   chien luoc stp
Quan tri marketing chien luoc stp
 
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ... Hoàn thiện chiến lược kênh           phân phối sản phẩm túi ...
Hoàn thiện chiến lược kênh phân phối sản phẩm túi ...
 
MAR05.doc
MAR05.docMAR05.doc
MAR05.doc
 
Dut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topica
Dut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topicaDut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topica
Dut.khoaluan.vn bai+giang+quan+tri+chien+luoc+bai+5+ +to+hop+gd+topica
 
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phốiMarketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
Marketing 2014 Chương 9: Quyết định về phân phối
 
ôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tếôn thi marketing quốc tế
ôn thi marketing quốc tế
 
Marketing can ban .ptm lan
Marketing can ban .ptm lanMarketing can ban .ptm lan
Marketing can ban .ptm lan
 
Chuong1.1 Marketing Căn Bản
Chuong1.1 Marketing Căn BảnChuong1.1 Marketing Căn Bản
Chuong1.1 Marketing Căn Bản
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETINGXÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
 
Chuong3.1 Marketing Căn Bản
Chuong3.1 Marketing Căn BảnChuong3.1 Marketing Căn Bản
Chuong3.1 Marketing Căn Bản
 
Marketing thương mại
Marketing thương mạiMarketing thương mại
Marketing thương mại
 
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.HuyQuản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
Quản trị marketing - Chien luoc phan phoi - Mr.Huy
 
Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 5 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
 
Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
Chương 4 Marketing Căn bản (Thầy Chiến FTU)
 
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiepChc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
Chc6b0c6a1ng 4-1-cl-cap-doanh-nghiep
 
DA141.doc
DA141.docDA141.doc
DA141.doc
 
Chapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieu
Chapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieuChapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieu
Chapter 07 __nghien_cuu_lua_chon_thi_truong_muc_tieu
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Chương 4 qtkpp
Chương 4   qtkppChương 4   qtkpp
Chương 4 qtkpp
 

Viewers also liked

Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamLuanvan84
 

Viewers also liked (9)

QT119.doc
QT119.docQT119.doc
QT119.doc
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
QT234.DOC
QT234.DOCQT234.DOC
QT234.DOC
 
QT057.doc
QT057.docQT057.doc
QT057.doc
 
QT235.doc
QT235.docQT235.doc
QT235.doc
 
QT047.doc
QT047.docQT047.doc
QT047.doc
 
QT229.DOC
QT229.DOCQT229.DOC
QT229.DOC
 
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt NamMột số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam
 
MAR04.doc
MAR04.docMAR04.doc
MAR04.doc
 

Similar to MAR08.doc

Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Hee Young Shin
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...luanvantrust
 
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢITIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢIOnTimeVitThu
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Giang Coffee
 
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Nguyễn thanh phương1
Nguyễn thanh phương1Nguyễn thanh phương1
Nguyễn thanh phương1John Nguyen
 
Luân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.doc
Luân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.docLuân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.doc
Luân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.docsividocz
 
Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...
Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...
Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...sividocz
 
Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến luanvantrust
 

Similar to MAR08.doc (20)

Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...Mar08 hoàn thiện phối thức marketing   mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
Mar08 hoàn thiện phối thức marketing mix tại xí nghiệp thương mại thuộc côn...
 
tài liệu marketing
tài liệu marketingtài liệu marketing
tài liệu marketing
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
 
Marketing Mix nâng cao năng lực cạnh tranh cảng Đà Nẵng
Marketing Mix nâng cao năng lực cạnh tranh cảng Đà NẵngMarketing Mix nâng cao năng lực cạnh tranh cảng Đà Nẵng
Marketing Mix nâng cao năng lực cạnh tranh cảng Đà Nẵng
 
MAR15.doc
MAR15.docMAR15.doc
MAR15.doc
 
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢITIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MARKETING DỊCH VỤ VẬN TẢI
 
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAYLuận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
Luận văn: Chiến lược marketing cho dịch vụ viễn thông, HAY
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ P...
 
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Chiến lược marketing công ty vật tư bưu điện, 9 ĐIỂM!
 
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần đầu tư phát triển ...
 
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
Đề tài Marketing công ty Lock&Lock, dụng cụ gia đình, nhựa, HAY!
 
Hoàn thiện chính sách marketing cho Công ty TNHH Nhà thép PEB.doc
Hoàn thiện chính sách marketing cho Công ty TNHH Nhà thép PEB.docHoàn thiện chính sách marketing cho Công ty TNHH Nhà thép PEB.doc
Hoàn thiện chính sách marketing cho Công ty TNHH Nhà thép PEB.doc
 
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
Giải Pháp Marketing Dịch Vụ Logistics Tại Thị Trƣờng Quãng Ngãi Của Công Ty C...
 
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAYChính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
Chính sách marketing hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, HAY
 
Đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàng
Đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàngĐề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàng
Đề tài: Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường Ngân hàng
 
Nguyễn thanh phương1
Nguyễn thanh phương1Nguyễn thanh phương1
Nguyễn thanh phương1
 
Luân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.doc
Luân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.docLuân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.doc
Luân Văn Xây dựng các chính sách marketing cho cảng Đà Nẵng.doc
 
Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...
Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...
Luân Văn Sử dụng marketing Mix nhằm gia tăng giá trị cho khách hàng của Việt ...
 
Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến Công tác quảng cáo trực tuyến
Công tác quảng cáo trực tuyến
 
MAR17.doc
MAR17.docMAR17.doc
MAR17.doc
 

More from Luanvan84

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfLuanvan84
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfLuanvan84
 

More from Luanvan84 (20)

bctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdfbctntlvn (96).pdf
bctntlvn (96).pdf
 
bctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdfbctntlvn (77).pdf
bctntlvn (77).pdf
 
bctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdfbctntlvn (76).pdf
bctntlvn (76).pdf
 
bctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdfbctntlvn (75).pdf
bctntlvn (75).pdf
 
bctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdfbctntlvn (74).pdf
bctntlvn (74).pdf
 
bctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdfbctntlvn (73).pdf
bctntlvn (73).pdf
 
bctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdfbctntlvn (72).pdf
bctntlvn (72).pdf
 
bctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdfbctntlvn (71).pdf
bctntlvn (71).pdf
 
bctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdfbctntlvn (70).pdf
bctntlvn (70).pdf
 
bctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdfbctntlvn (7).pdf
bctntlvn (7).pdf
 
bctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdfbctntlvn (69).pdf
bctntlvn (69).pdf
 
bctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdfbctntlvn (68).pdf
bctntlvn (68).pdf
 
bctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdfbctntlvn (67).pdf
bctntlvn (67).pdf
 
bctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdfbctntlvn (66).pdf
bctntlvn (66).pdf
 
bctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdfbctntlvn (65).pdf
bctntlvn (65).pdf
 
bctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdfbctntlvn (64).pdf
bctntlvn (64).pdf
 
bctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdfbctntlvn (63).pdf
bctntlvn (63).pdf
 
bctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdfbctntlvn (62).pdf
bctntlvn (62).pdf
 
bctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdfbctntlvn (61).pdf
bctntlvn (61).pdf
 
bctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdfbctntlvn (60).pdf
bctntlvn (60).pdf
 

MAR08.doc

  • 1. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com LỜI MỞ ĐẦU *********** Hơn nửa thập kỷ 90, Việt nam đã có những chuyển biến rõ rệt và đạt được những thành tựu phát triển khá nhanh về kinh tế và Thương mại. Trong vài năm trở lại đây, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và châu lục, hệ thống kinh tế, thương mại trên toàn thế giới nói chung và Hà nội nói riêng đã có phần chững lại. Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường chuyển đổi thiếu đồng bộ đã gây ra những áp lực lớn đến hệ thống kinh doanh. Mặt khác, xu thế không thể đảo ngược của tiến trình hội nhập kinh tế và thương mại với khu vực và thế giới cũng đang đặt ra những thách thức to lớn với các doanh nghiệp trong nước phải đẩy nhanh công cuộc cải cách doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng tiếp cận các mô hình chuẩn mực, thông lệ quốc tế đã được thử thách và đã chứng tỏ tính hữu hiệu. Một trong những mũi nhọn của tiến bộ khoa học công nghệ Thương mại nhằm đáp ứng những đòi hỏi và thách thức trên là phát triển nghiên cứu và triển khai tổ chức nghiệp vụ Marketing ở các doanh nghiệp, các công ty kinh doanh nói chung và công ty thương mại nói riêng. Thực tiễn cho thấy ở nước ta và các nước trong khu vực những năm vừa qua, nếu các công ty chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề về tiềm lực tài chính, sản xuất và công nghệ, về thị trường đầu vào là chưa đủ mà cần thiết và đặc biệt quan trọng phải tổ chức hợp lý và phát huy tối đa và hiệu quả phối thức Marketing – mix mới cho phép các Công ty đạt tới mục tiêu tổng thể kinh doanh. Điều này càng trở nên cấp thiết và điển hình ở lĩnh vực thương mại bán lẻ do ảnh hưởng và tác động của tính phức hợp về mặt hàng, của nhu cầu tiêu dùng, cạnh tranh thị trường, những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư và thương mại… http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 1
  • 2. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động Marketing ở các doanh nghiệp kinh doanh giúp chúng ta hiểu sâu hơn về môn học Marketing từ lý thuyết hoàn toàn mới mẻ đến thực tế đầy sống động của công tác Marketing. Xuất phát từ nhận thức trên, sau thời gian thực tập tôt nghiệp với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp Thương mại đã thôi thúc tôi viết về đề tài: “Hoàn thiện phối thức Marketing – mix tại Xí nghiệp Thương mại thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài”. - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và nhận thức về chuyên ngành Marketing, cùng với phương pháp nghiên cứu tiếp cận khoa học, tôi tiến hành nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng vận hành phối thức Marketing – mix ở Xí nghiệp Thương mại, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện phối thức Marketing – mix bán hàng tại Xí nghiệp Thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và năng lực của sinh viên, tôi không thể nghiên cứu bao quát tổng thể toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp Thương mại Hàng không mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những nghiệp vụ Marketing tại cửa hàng Bách hóa và cửa hàng Lưu niệm trên cơ sở tiếp cận hai môn học chuyên ngành là “Marketing Thương mại” và “ Hậu cần kinh doanh”. - Phương pháp nghiên cứu: Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, trong quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, thống kê, phân tích tổng hợp và vận dụng những hiểu biết thông qua khảo sát thực tế tại Xí nghiệp Thương mại. Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Những tiền đề lý luận về Marketing – mix ở Công ty Thương mại. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 2
  • 3. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Chương II: Thực trạng vận hành phối thức Marketing – mix ở Xí nghiệp Thương mại. Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện Marketing – mix ở Xí nghiệp Thương mại thuộc Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài. CHƯƠNG I NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MARKETING - MIX Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI 1. Khái quát về hoạt động Marketing của Công ty Thương mại. 1.1. Khái niệm về Marketing. Theo Philip Kotler “Marketing là sự phân tích kế hoạch hoá, tổ chức và kiểm tra những khả năng câu khách của một Công ty cũng như những chính sách và hoạt động với quan điểm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của nhóm khách hàng mục tiêu”. Đối với các Công ty Thương mại thì Marketing được hiểu là chức năng quản lý Công ty về tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh có liên quan đến việc phát hiện ra nhu cầu của người tiêu dùng và biến nhu cầu đó thành sức mua thực sự về một mặt hàng cụ thể của Công ty, đến việc đưa hàng hoá đó đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho Công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh tối ưu. 1.2.Vai trò của Marketing đối với hoạt động kinh doanh của Công ty Thương mại. Mục tiêu chính yếu nhất xuyên suốt cả quá trình kinh doanh của các Công ty Thương mại là nhằm thoả mãn mục tiêu của các tổ chức (Lợi nhuận) và các cá nhân (Thoả mãn nhu cầu). Sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là yếu tố then chốt tạo nên thành công của mọi Công ty Thương mại. Một trong những yếu tố góp phần biến mục tiêu thành hiện thực cần phải kể đến chính là hoạt động Marketing. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 3
  • 4. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Vai trò của Marketing - Marketing liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Do có sự cách biệt về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng nên các nhà sản xuất, kinh doanh không thể nắm bắt được những thông tin về sự thay đổi của nhu cầu tiêu dùng nếu như không có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống thông tin Marketing. Nhờ các hoạt động Marketing mà những quyết định kinh doanh có cơ sở khoa học hơn, đồng thời giúp các Công ty có điều kiện thu thập và xử lý thông tin một cách hiệu quả nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. - Khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới: Với những thay đổi mau chóng trong thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, mỗi Công ty Thương mại chẳng thể chỉ kinh doanh những mặt hàng hiện có của mình. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những mặt hàng mới và hoàn thiện hơn. Do đó, Marketing chính là một công cụ đắc lực để Công ty Thương mại triển khai phát triển và tung ra thị trường mục tiêu các mặt hàng mới. - Khắc phục những lời kêu ca, phàn nàn từ phía người tiêu dùng: Thông qua việc nghiên cứu hành vi sau mua của khách hàng, Marketing sẽ giúp cho các Công ty Thương mại tìm ra những phương pháp toàn diện để giải quyết, khác phục những lời phàn nàn của khách hàng đồng thời hoàn thiện hơn về mặt hàng kinh doanh của mình. 1.3. Marketing – mix. Marketing - mix là một tập hợp các biến số mà Công ty có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu. Trong Marketing - mix có đến hàng chục công cụ khác nhau. Ví dụ như theo Borden thì Marketing - mix bao gồm 12 công cụ sau: 1. Hoạch định sản phẩm 7. Khuyến mại http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 4
  • 5. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2. Định giá 8. Đóng gói 3. Xây dựng thương hiệu 9. Trưng bày 4. Kênh phân phối 10. Dịch vụ 5. Chào hàng cá nhân 11. Kho bãi và vận chuyển 6. Quảng cáo 12. Theo dõi và phân tích Còn theo Mc Carthy thì Marketing - mix là một tập hợp gồm 4P công cụ là giá cả, sản phẩm, phân phối và xúc tiến. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 5
  • 6. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Mô hình 4P của Mc Carthy được thể hiện như sau: Công ty Thương mại (4P) Người tiêu dùng (4C) Sản phẩm (Product) Nhu cầu và mong muốn (Customer Solution) Giá cả (Price) Chi phí (Customer Cost) Phân phối (Place) Sự thuận tiện (Conveniene) Xúc tiến (Promotion) Thông tin (Communication) CẤU TRÚC CỦA MARKETING - MIX Marketing - mix Chủng loại Chất lượng Kênh Mẫu mã Phạm vi Sản phẩm Phân phối Danh mục Tên nhãn Bao bì Địa điểm Kích cỡ Dự trữ Dịch vụ vận chuyển Bảo hành Thị trường mục tiêu Giá cả Xúc tiến Giá quy định Kích thích tiêu thụ Chiết khấu Quảng cáo Bớt giá Lực lượng bán hàng Kỳ hạn thanh toán Quan hệ công chúng Điều kiện trả chậm Marketing trực tiếp Biểu hình 1.1: Nội dung 4P của Marketing - mix Các biến số trên của Marketing - mix luôn tồn tại độc lập và có mối quan hệ mật thiết với nhau yêu cầu phải được thực hiện đồng bộ và liên hoàn. Chúng được sắp xếp theo một kế hoạch chung. Tuy nhiên không phải tất cả các biến trên đều có thể điều chỉnh được sau một thời gian ngắn. Vì thế các Công ty thường ít thay đổi Marketing - mix của từng thời http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 6
  • 7. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com kỳ trong một thời gian ngắn, mà chỉ thay đổi một số biến trong Marketing - mix. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing - mix của Công ty Thương mại. 2.1. Môi trường bên ngoài. 2.1.1. Môi trường vĩ mô. Có rất nhiều các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến hoạt đông kinh doanh của Công ty. Chúng tạo ra những cơ hội và cả những thách thức cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. * Môi trường kinh tế Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của Công ty như là chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, lực lượng lao động….Ngoài ra Công ty còn phải chú ý đến việc phân bố lợi tức trong xã hội. Xét tổng quát thì có bốn yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế mà Công ty cần xử lý là: Tỷ lệ phát triển kinh tế, Lãi suất, Hối suất, Tỷ lệ lạm phát. * Môi trường chính trị và phát luật Bao gồm các chính sách, quy chế, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ tục và quy định của Nhà nước. Luật pháp cùng các cơ quan Nhà nước có vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích: + Bảo vệ quyền lợi của các Công ty trong quan hệ cạnh tranh tránh những hình thức kinh doanh không chính đáng. + Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các trường hợp khách hàng không được tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Bảo vệ khách hàng chống lại cách thức kinh doanh tuỳ tiện vô trách nhiệm với xã hội của các Công ty. * Môi trường xã hội Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu, phong cách sống, xu hướng của nền văn hoá, tỷ lệ tăng dân số….Những biến đổi trong các yếu tố xã hội http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 7
  • 8. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com cũng tạo nên cơ hội hay nguy cơ cho Công ty, nó thường diễn ra chậm và khó nhận biết do đó đòi hỏi Công ty phải hết sức nhạy cảm và có sự điều chỉnh kịp thời. * Môi trường tự nhiên Đó là những vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, nhiên liệu bị khai thác bừa bãi….Buộc các cơ quan chức năng và Công ty phải có những giải pháp cứu chữa và đưa ra các biện pháp thích nghi. * Môi trường công nghệ Mỗi công nghệ phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không ít thì nhiều. Đây là sự huỷ diệt mang tính sáng tạo. Đối với Công ty thì các yếu tố công nghệ luôn có hai mặt. Một mặt tích cực đó là những công nghệ mới sẽ đem lại phương pháp chế tạo mới giúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giảm chi phí theo quy mô….Mặt khác công nghệ tiến bộ sẽ là sự lo ngại cho các Công ty khi họ không có đủ nguồn lực để chạy theo công nghệ. 2.1.2. Môi trường vi mô trong kinh doanh. * Đối thủ tiềm năng Bao gồm các Công ty hiện nay chưa ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Đó là mối lo ngại mà bất kỳ Công ty nào cũng phải tính đến. * Đối thủ cạnh tranh Ta đã biết cơ cấu cạnh tranh là sự phân bổ số lượng và tầm cỡ các Công ty cạnh tranh nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau. Ngành phân tán manh mún tức là có nhiều Công ty vừa và nhỏ hoạt riêng biệt không có sự thống nhất, các Công ty dễ phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đến nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Ngành hợp nhất là ngành có sự tương trợ giữa các http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 8
  • 9. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành. * Tình hình thị trường Là yếu tố chi phối mức độ cạnh tranh giữa các Công ty. Nhu cầu thị trường tăng làm giảm áp lực cạnh tranh là cơ sở hàng đầu mở rộng thị phần của Công ty và ngược lại khi nhu cầu thị trường giảm sút là nguy cơ để Công ty tìm cách chống chọi, bảo vệ thị phần của mình. * Khách hàng Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại của Công ty. Sự đòi hỏi của khách hàng luôn là thách thức cũng như nó sẽ mở ra những cơ hội mới cho Công ty. * Nhà cung cấp Đối với các Công ty Thương mại thì đây là nhân tố khá quan trọng gắn liền với các quyết định lựa chọn nhà cung ứng hàng hoá cho Công ty. Việc lựa chọn nhà cung cấp tốt là một thành công đáng kể trong suốt quá trình kinh doanh của Công ty. 2.2. Môi trường bên trong. * Marketing Nhân tố Marketing ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh nhất là trên quan điểm chiến lược. Nó giúp Công ty hướng đạo và phối hợp các hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. (Lựa chọn những phân khúc thị trường trọng điểm, hoạch định chiến lược Marketing - mix, định vị thị trường…). - Xây dựng mục tiêu: Rất ít các doanh nghiệp chỉ theo đuổi một mục tiêu Hầu hết các doanh nghiệp đều theo đuổi một số các mục tiêu bao gồm khả năng sinh lời, tăng doanh số bán, tăng thị phần, ngăn chặn rủi ro, đổi mới, danh tiếng…Để cho hệ thống này có hiệu lực thì các mục tiêu http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 9
  • 10. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com khác nhau của doanh nghiệp phải được xếp thứ tự theo thứ bậc, định lượng, có tính hiện thực và nhất quán. - Xây dựng chiến lược: Các chỉ tiêu cho thấy đơn vị kinh doanh muốn đạt được những gì. Còn chiến lược thì trả lời làm thế nào để đạt được chỉ tiêu đó. Mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng một chiến lược để đạt được những chỉ tiêu đã đề ra. Theo Michael Porter thì có ba kiểu chiến lược chung nhất như sau: +Chiến lược dẫn đầu về tổng chi phí thấp: ở đây doanh nghiệp phân đấu để đạt được chi phí sản xuất và phân phối thấp nhất nhằm có thể định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh và giành được thị phần lớn. Những công ty theo đuổi về chiến lược này phải giỏi về kĩ thuật, cung ứng, sản xuất, phân phối vật chất và ít cần đến kĩ năng Marketing hơn. +Chiến lược tạo đặc điểm nổi bật: Với chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào việc đạt cho được kết quả hơn hẳn trong một lĩnh vực ích lợi quan trọng của khách hàng được phần lớn thị trường đánh giá. Doanh nghiệp có thể phấn đấu chiếm vị trí dẫn đầu về dịch vụ, về chất lượng, về mẫu mã, công nghệ… nhưng rất khó khăn để dẫn đầu về tất cả những mặt này. Doanh nghiệp sẽ phát huy những điểm mạnh nào có lợi thế cạnh tranh hơn. +Chiến lược tập trung: Với chiến lược này, doanh nghiệp tập trung vào một hay nhiều khúc thị trường hẹp, chứ không theo đuổi một khúc thị trường lớn. Doanh nghiệp sẽ phải nắm vững những nhu cầu của các khúc thị trường đó và theo đuổi dẫn đầu về chi phí thấp hay một đặc điểm. * Nguồn nhân lực Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của Công ty. Việc quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và điều động nhân sự. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 10
  • 11. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược của Công ty trong cả ngắn hạn và dài hạn. * Bản sắc văn hoá Công ty Đó chính là tổng hợp các kinh nghiệm, cá tính và phong thái sinh hoạt liên kết với nhau tạo thành động thái hoặc phong cách ứng xử của Công ty trong quan hệ với môi trường xung quanh và trong cả môi trường riêng. Văn hoá của Công ty còn gắn liền với các mục tiêu lâu dài mà Công ty theo đuổi qua các chương trình hành động của mình. 3. Phối thức Marketing - mix của Công ty Thương mại. 3.1. Chính sách về mặt hàng kinh doanh. 3.1.1. Khái niệm mặt hàng Thương mại và phổ mặt hàng * Mặt hàng Thương mại: Là một phối thức sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn, xác định và chuẩn bị để bán ở các cơ sở doanh nghiệp Thương mại đối với một thị trường mục tiêu và cho những tập khách hàng trọng điểm xác định. * Phổ mặt hàng (mặt hàng hỗn hợp): Là tập hợp có lựa chọn và phân phối mục tiêu các nhóm, loại, nhãn hiệu, mặt hàng và được ghi vào tổng danh mục hàng hoá mà một Công ty chào hàng và chuẩn bị sẵn sàng để bán cho tập khách hàng trọng điểm trên một khu vực thị trường mục tiêu xác định. Cấu trúc mặt hàng hỗn hợp của một Công ty Thương mại được xác định bởi các thông số sau: - Chiều rộng phổ mặt hàng: Biểu thị số lượng các nhóm hàng khác nhau mà Công ty kinh doanh để thoả mãn những loại nhu cầu khác nhau. - Chiều sâu phổ mặt hàng: Được phân định bằng tổng các loại và phương án mặt hàng cùng thoả mãn một nhu cầu như nhau nhưng khác nhau về pha trộn phối thức sản phẩm và mức giá. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 11
  • 12. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Chiều dài phổ mặt hàng: Được xác định bằng tổng số tên hàng trong tổng danh mục mặt hàng kinh doanh của Công ty. - Độ bền tương hợp của phổ mặt hàng: Biểu thị độ liên quan chặt chẽ và mức tương quan tỷ lệ liên kết giữa các nhóm mặt hàng khác nhau hoặc trong tiêu dùng cuối cùng hoặc trong những yêu cầu sản xuất, hoặc trong các kênh phân phối và một vài góc độ xem xét khác. 3.1.2.Quyết định về danh mục chủng loại mặt hàng Danh mục mặt hàng là tập hợp tất cả những mặt hàng mà một người bán có thể đưa ra để bán cho người mua. Công ty Thương mại có thể khuyếch trương mặt hàng theo các hướng sau: - Mở rộng danh mục mặt hàng: Bằng cách bổ sung mặt hàng mới: như vậy Công ty có thể kéo dài từng loại mặt hàng làm tăng chiều dài danh mục, bao gồm kéo dài xuống phía dưới, kéo dài lên phía trên, kéo dài cả hai phía. - Bổ sung thêm gamme hàng: Một gamme hàng cũng có thể kéo dài bằng cách thêm vào những tên hàng mới thuộc phạm vi nhóm hàng hiện tại. - Tăng đặc tính nổi trội của nhóm mặt hàng: Trong một số trường hợp, khi nhóm hàng đã có độ dài thích hợp, nhưng cần được hiện đại hoá nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá của doanh nghiệp. 3.1.3.Chính sách mặt hàng mới Trong một nền kinh tế mà chỉ có một thứ chắc chắn đó là sự không chắc chắn (Nonaka), thì chỉ có một nguồn tạo nên lợi thế cạnh tranh đó chính là kiến thức. Khi thị trường đã phát triển, công nghệ phát triển, đối thủ cạnh tranh nhân lên, và sản phẩm sẽ bị lạc hậu chỉ qua một đêm thì Công ty thành công là Công ty có thể tìm ra kiến thức mới và chuyển giao nó rộng rãi trong toàn bộ Công ty để biến nó thành công nghệ mới và sản phẩm mới. Điều này lý giải cho việc vì sao chính sách cản phẩm mới lại là http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 12
  • 13. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com một bộ phận chủ lực và then chốt trong toàn bộ chính sách sản phẩm của Công ty và hoạt động Marketing trên thị trường. Khác với Công ty sản xuất, Công ty Thương mại có thể đạt được mặt hàng mới bằng hai cách sau: Cách thứ nhất là triển khai nghiên cứu mặt hàng mới và tổ chức mua mặt hàng mới theo hoạch định từ các Công ty sản xuất. Cách thứ hai là nghiên cứu triển khai mặt hàng mới và liên kết với Công ty sản xuất phát triển mặt hàng mới. Một Công ty Thương mại thường có sáu phạm trù về mặt hàng mới như sau: - Những mặt hàng mới đối với Thế giới, là những mặt hàng mới tạo ra một thị trường hoàn toàn mới. - Nhóm mặt hàng mới là những mặt hàng cho phép Công ty lần đầu tiên xâm nhập vào một thị trường đã có. - Nhóm mặt hàng bổ sung cho hiện hữu là những mặt hàng mới thêm vào nhóm mặt hàng đã được thiết lập của Công ty. - Những mặt hàng cải biến, là những mặt hàng mới cung cấp những thuộc tính công năng được tăng cường hoặc giá trị được chấp nhận lớn hơn và thay thế cho mặt hàng hiện hữu. - Những mặt hàng tái định vị là những mặt hàng mới được hình thành từ các mặt hàng hiện hữu nhưng được chọn trọng điểm mục tiêu ở các thị trường, đoạn thị trường mới. - Những mặt hàng hạ giá phí, cũng là những mặt hàng mới cung cấp những thuộc tính như cũ nhưng giá phí thấp hơn. 3.1.4.Các quyết định về bao bì và nhãn hiệu mặt hàng. * Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là một tên gọi, thuật ngữ hay dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp những cái đó nhằm chỉ định những hàng hoá hay dịch vụ của một hay một nhóm người bán và để phân biệt hàng của http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 13
  • 14. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com những đối thủ cạnh tranh.Việc chọn nhãn hiệu mặt hàng đưa tới những quyết định quan trọng mà nhà tiếp thị thương mại phải làm. Thông thường thì việc lập nhãn hiệu do nhà sản xuất tiến hành. Tuy nhiên các nhà tiếp thị của Công ty Thương mại cần phải nắm vững những yếu tố quản trị Marketing nhãn hiệu để hoặc chọn nhãn hiệu mặt hàng phù hợp cho mặt hàng Thương mại, hoặc có thể lập nhãn hiệu riêng… Ngày nay chúng ta dẽ dàng nhận thấy việc ghi nhãn đã được phổ biến ở hầu hết các loại sản phẩm. Thông qua đó người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm của Công ty này với sản phẩm của Công ty khác, đồng thời hiểu được tính năng công dụng của sản phẩm, thời hạn sử dụng và khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm. Nhãn hiệu là một trong những yếu tố tác động vào khách hàng và trong nhiều trường hợp chính nhãn hiệu (thương hiệu) đã làm tăng giá trị của sản phẩm. Chính vì vậy mà các Công ty không ngừng quảng bá và bảo vệ nhãn hiệu của mình. Mỗi nhãn hiệu sản phẩm có thể đem tới sáu cấp độ ý nghĩa khác nhau bao gồm: Thuộc tính, giá trị văn hoá, lợi ích, nhân cách, người sử dụng. Những đặc điểm này giúp cho nhà Marketing quyết định xem cần phải chốt lại ở đặc điểm nhận dạng nào của sản phẩm là hiệu quả nhất và mang lại sự thuyết phục nhất cho sản phẩm. Tuy nhiên, ý nghĩa lâu bền nhất của nhãn hiệu sản phẩm vẫn là ở giá trị văn hoá và giá trị nhân cách của nó chúng sẽ xác định bản chất của nhãn hiệu. * Bao bì Bao bì là cái bao phủ vật chất hoặc là cái chứa đựng sản phẩm. Nó là trung gian giữa sản phẩm và người tiêu dùng. Lúc đầu vai trò của bao bì là chứa đựng và bảo quản giá trị sử dụng của sản phẩm. Nhưng ngày nay bao bì đã trở thành một trong những công cụ Marketing quan trọng thực hiện nhiều chức năng như: Tạo niềm tin và ấn tượng cho khách hàng, là http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 14
  • 15. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com người bán hàng im lặng, là vũ khí cạnh tranh sắc bén với các sản phẩm cùng loại khác, tạo nên nhiều cơ hội cải tiến và đổi mới sản phẩm cho Công ty. 3.1.5. Quyết định về chất lượng mặt hàng Trong khi triển khai một mặt hàng, Công ty Thương mại phải lựa chọn một mức chất lượng và những thuộc tính khác để hỗ trợ cho việc định vị mặt hàng trong thị trường trọng điểm. Chất lượng chính là một trong những công cụ định vị chủ yếu của nhà tiếp thị. Chất lượng biểu tượng cho tầm mức khả năng của một nhãn hiệu thực hiện các chức năng của nó. Chất lượng chính là một thuật ngữ tóm lược cho tính bền, tính đáng tin cậy, dễ sử dụng, dễ sửa chữa, tính chính xác và các thuộc tính giá trị khác của phối thức sản phẩm. Trên quan điểm Marketing, chất lượng phải được đo lường theo những cảm nhận của người mua. Hầu hết các nhãn hiệu, khởi đầu, đều được xác lập trên một trong bốn mức chất lượng sau: Thấp, trung bình, cao và hảo hạng. 3.1.6. Dịch vụ khách hàng Có thể nói yếu tố cuối cùng tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh chính là dịch vụ khách hàng. Tuỳ theo từng loại hàng hoá mà mức quan trọng của dịch vụ khách hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên dịch vụ khách hàng vẫn luôn là một công cụ tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, nó góp phần làm tăng hình ảnh, bản sắc của doanh nghiệp trên thị trường. 3.2. Chính sách giá kinh doanh 3.2.1. Khái niệm về giá * Giá thương mại: Là số tiền phải trả cho một mặt hàng, dịch vụ hoặc các điều khoản khác xem như một phần của điều kiện mua bán mà không được thanh toán một cách tách biệt trong các giao dịch và thực hiện thương mại của Công ty trên thị trường mục tiêu của nó. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 15
  • 16. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Giá bán lẻ: Là mức giá mà người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận với những hàng hoá và dịch v ụ mua từ các Công ty Thương mại bán lẻ. Trong kinh doanh, giá là một yếu tố nhạy cảm, là một tế bào thần kinh của thị trường và là một nội dung quan trọng của bất kì phân tích chức năng nào của Marketing trên cả hai góc độ xã hội và quản trị kinh doanh của Công ty. Xét trên góc độ Marketing, trong các biến số của Marketing - mix thì chỉ có giá là biến số trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Còn đối với người mua thì giá hàng hoá luôn được xem là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá phần“được” và chi phí phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá. 3.2.2. Phương pháp và kỹ thuật định giá 3.2.2.1. Phương pháp định giá * Theo quan điểm tiếp cận chính sách định giá - Chính sách định giá thấp: Theo phương pháp này thì giá bán sản phẩm cùng loại của Công ty sẽ thấp hơn mức giá bán của đối thủ cạnh tranh. - Chính sách giá ngang bằng với giá thị trường (giá vì doanh nghiệp) Với chính sách này, hàng hoá của Công ty sẽ được bán theo mức giá thịnh hành trên thị trường. Khi áp dụng chính sách này Công ty không có khó khăn gì trong quyết định về giá khi có sự thay đổi trên thị trường. Lúc này vai trò của giá trong Marketing- mix chỉ là yếu tố trung hoà. - Chính sâch định giá cao hơn giá thị trường Đây là phương pháp mà mức giá bán hàng hoá của Công ty cao hơn đối thủ cạnh tranh. Chính sách này thường được áp dụng khi Công ty đã kiểm soát được thị trường. Nó có thể là một phần của chiến lược “hớt váng sữa” hay cách thu hồi chi phí một cách nhanh chóng…. * Phương pháp tiếp cận định giá theo định hướng lợi nhuận http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 16
  • 17. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Thông thường các Công ty sử dụng phương pháp này hay quan tâm đến lợi nhuận trong một thời gian ngắn. Theo phương pháp này thì Công ty sẽ sử dụng các biện pháp định giá khác nhau và đặt ra các mức giá khác nhau để đạt được mục tiêu mức lợi nhuận kì vọng hoặc thị phần mong muốn, hoặc cả hai. Các Công ty có thể định giá theo định hướng lợi nhuận cho đơn đoạn thị trường, đa đoạn thị trường. * Phương pháp tiếp cận định giá theo định hướng thị phần Định giá theo định hướng thị phần liên quan tới quan điểm tầm xa (lâu dài). Trong phương pháp định giá này, có mục tiêu là xây dựng một thị phần và mong muốn doanh số bán lớn hơn sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn về sau dù phải từ bỏ lợi nhuận tức thời. Tuỳ thuộc vào các mục tiêu theo đuổi mà các Công ty sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau và đặt ra các mức gía khác nhau… * Định giá trên cơ sở giá trị Khi mua hàng người tiêu dùng thực sự quan tâm đến giá trị chứ không phải giá thương mại của chúng. Đối với những mặt hàng có thể đo lường khách quan về giá trị và giao tiếp các đo lường này với khách hàng triển vọng thì doanh nghiệp nên đặt giá thấp hơn EVC (EVC được hiểu là giá cực đại mà người tiêu dùng chấp nhận trả khi người đó được thông tin đầy đủ về cả mặt hàng lẫn cách chào hàng của đối thủ cạnh tranh) tạo cho họ cảm thấy giá trị sản phẩm lớn hơn giá trị thương mại của nó. Định giá trên cơ sở giá trị thường được sử dụng lâu bền vì độ khách quan của nó có thể cho phép xác định giá trị tương đối của các mặt hàng cạnh tranh. * Định giá chuyển đổi Khi mà các đơn vị giao và nhận sản phẩm có trách nhiệm báo cáo về các thu nhập của mình thì họ phải xác định một mức giá nào đó cho sản phẩm đã được chuyển giao. Xác định “giá” này chính là “định giá chuyển http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 17
  • 18. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com đổi” (giá chuyển giao). Vấn đề đặt ra là hệ thống giá chuyển giao tối ưu phải đạt được hai chỉ tiêu sau: Thứ nhất là khuyến khích chuyển giao nếu nó làm tăng lợi nhuận của toàn bộ Công ty. Thứ hai là ngăn cản chuyển giao nếu nó làm giảm lợi nhuận của Công ty. * Định giá tâm lý Là cách định giá dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng tâm lý khách hàng (định giá chẵn, định giá lẻ, giá bán kèm, giá thời vụ…). 3.2.2.2. Các kỹ thuật định giá * Định giá dựa trên chi phí kinh doanh - Định giá theo cách cộng lãi vào chi phí: căn cứ trên cơ sở chi phí (chi phí mua đầu vào) sau đó thêm một tỷ lệ cộng vào giá vốn (mark up) hoặc các lề cận biên (margins) cần thiết để thu hồi được các chi phí.Việc áp dụng phương pháp cộng vào chi phí có thể khác nhau phụ thuộc vào đối tượng sử dụng (người sản xuất, người trung gian) hoặc phụ thuộc vào giá được sử dụng (tổng chi phí, chi phí khả biến). - Định giá trên cơ sở thu hồi Các định giá nhằm mục đích thu hồi được tỷ lệ định trước ngày càng thu được nhiều sự quan tâm. Tỷ lệ thu hồi được tính sau lợi nhuận sau thuế vì thuế doanh thu là bắt buộc do đó nó chính là chi phí thực tế của kinh doanh. Nguyên lý tổng quát của phương pháp này có thể được phát biểu như sau: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 18
  • 19. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Nếu tỷ lệ giữa vốn đầu tư (tổng tài sản đầu tư của cổ đông…) và doanh số càng lớn thì tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh số càng nhỏ. Nó được suy ra từ công thức đơn giản sau: p S R = x OI S I Trong đó: p: Lợi nhuận S: Doanh thu I: Tổng doanh thu - Định giá trên chi phí: Đây là phương pháp phổ biến nhất đối với các Công ty Thương mại, nó giúp Công ty tránh những rủi ro trong giai đoạn lạm phát, dự báo chi phí chính xác hơn dự báo nhu cầu, kĩ thuật định giá này phù hợp với những Công ty Thương mại có mặt hàng phong phú, phức tạp. * Định giá trên cơ sở phân tích thị trường và cạnh tranh - Thay đổi sản phẩm cho phù hợp với giá đã định: Công ty bán sản phẩm với mức giá cuối cùng nhất định. Bắt đầu với mức giá này Công ty trừ đi mọi khoản chi phí như: chi phí vận chuyển cho kênh phân phối, chi phí Marketing và quảng cáo, phần còn lại chính là chi phí tối đa mà Công ty sử dụng cho sản xuất sản phẩm. - Dẫn đạo giá và chạy theo giá Một Công ty đôi khi là nguồn khởi phát việc thay đổi giá và các Công ty khác cũng thay đổi theo trên, bằng hoặc dưới mức giá này tuỳ theo chính sách của mỗi Công ty. - Định giá theo mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận được: giá thường phản ánh trực tiếp mức độ mà người mua sẽ trả. Thông qua kinh nghiệm quá khứ và việc hiểu rõ khách hàng, người bán hàng sẽ không thấy khó khăn khi quyết định vùng giá mà tại đó mặt hàng bán được nhiều nhất. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp phán đoán, áp dụng http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 19
  • 20. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com chủ yếu cho mặt hàng thời trang và dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết rõ khách hàng, phản ứng của họ, giá của đối thủ, lời khuyên của người bán, đánh giá của nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm, giám đốc cửa hàng… Chính sách cho các loại mặt hàng này là việc định giá và phán đoán tiềm năng của từng loại mặt hàng. Thêm vào đó, lợi nhuận thu thêm được từ các mặt hàng được ưa chuộng có thể bù đắp thiệt hại cho các mặt hàng kém hơn. - Giá tập quán/ thuận tiện Giá và lề cận biên của một loại sản phẩm nào đó thường thay đổi từ mức bình thường tới trung bình thường và trở thành giá tập quán. Khi một mức giá đã thịnh hành trong một thời gian nó thường được người bán và người mua coi là hiển nhiên. 3.2.4. Chính sách điều chỉnh giá a. Phân biệt giá Là việc Công ty đưa ra những mức giá khác nhau cho các điều kiện bán hàng khác nhau với mục đích nhằm khai thác tối đa độ đàn hồi của nhu cầu trên thị trường và kích thích nhu cầu mua vào bán ra đối với các nhóm khách hàng khác nhau. * Các loại giá phân biệt - Phân biệt theo số lượng sản phẩm bán ra: Nghĩa là khách hàng mua càng nhiều thì tỷ lệ giảm giá càng cao. - Phân biệt theo thời gian: Mức giá khác nhau tại những thời điểm khác nhau. - Phân biệt theo địa lý: Tức là mức giá khác nhau tại những vị trí khác nhau. - Phân biệt giá dựa trên thu nhập xã hội: Mức giá khác nhau đối với những người có thu nhập khác nhau. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 20
  • 21. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Phân biệt giá tạm thời: Là việc tiến hành giảm giá trong một thời gian ngắn. - Phân biệt giá theo điều kiện và phương thức thanh toán (trả chậm, trả bằng tiền mặt…). - Phân biệt giá theo điều kiện khách hàng: Đưa ra mức giá ưu đãi đối với những khách hàng then chốt, quan trọng, khách hàng lớn. b. Chiết giá Chiết giá là hình thức Công ty có những mức giảm giá theo những điều kiện bán hàng khác nhau. Có một số loại hình thức chiết giá như: Chiết giá do thanh toán bằng tiền mặt, chiết giá theo số lượng hàng mua, chiết khấu thương mại, chiết khấu thời vụ, bớt giá… 3.3. Chính sách phân phối. Phân phối là một trong bốn biến số của Marketing- mix và là bộ phận hữu cơ có mối liên hệ chặt chẽ với các biến số khác. Quyết định về phân phối giúp tìm ra cách hợp lý nhất đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Phân phối hàng hoá hợp lý sẽ giúp cho quá trình kinh doanh an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hoá trở nên thông suốt, nhanh chóng, vậy phân phối là gì ? 3.3.1. Khái niệm về phân phối Phân phối trong hoạt động Marketing là một khái niệm của kinh doanh nhằm định hướng vào việc thực hiện chuyển giao quyền sở hữu giữa người bán và người mua, đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hoà, phối hợp các trung gian khác nhau đảm bảo cho hàng hoá tiếp cận và khai thác tối đa nhu cầu thị trường. Đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất nhằm đạt lợi nhuận tối đa. 3.3.2. Lựa chọn kênh phân phối http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 21
  • 22. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Bất kỳ Công ty nào khi lựa chọn kênh phân phối cũng mong muốn nó sẽ mang lại lợi ích tối đa và thực hiện được các mục tiêu đề ra. Vì vậy, khi lựa chọn kênh Công ty nên căn cứ vào các yếu tố sau: + Mục tiêu của kênh: Nhằm xác định kênh sẽ vươn tới thị trường nào, mục tiêu nào. + Đặc điểm của khách hàng mục tiêu. + Đặc điểm sản phẩm. + Đặc điểm của trung gian Thương mại. + Đặc điểm của chính Công ty. + Kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. + Môi trường Marketing. 3.3.3. Các phương thức phân phối Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, Công ty phải quyết định số lượng các trung gian ở mỗi mức độ phân phối. Có ba loại phương thức phân phối: - Phân phối không hạn chế: Là việc Công ty phân phối hàng hoá ở càng nhiều điểm bán càng tốt, nghĩa là định hướng tối đa các điểm bán. Hình thức phân phối này thường được được sử dụng cho các hàng hoá thông dụng. - Phân phối đại lý đặc quyền: Đây là phương thức ngược với phân phối không hạn chế vì nó chỉ có một đại lý duy nhất được bán sản phẩm của Công ty tại một khu vực địa lý cụ thể, việc này thường đi đôi với bán hàng độc quyền. - Phân phối chọn lọc: Đây là hình thức phân phối kết hợp cả hai hình thức trên, Công ty sản xuất sẽ sử dụng một số các trung gian tiến hành kinh doanh và phân phối các sản phẩm của mình. 3.4. Chính sách xúc tiến Thương mại. 3.4.1. Khái niệm xúc tiến Thương mại - Xúc tiến Thương mại (XTTM) là một lĩnh vự hoạt động Marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 22
  • 23. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com và xác lập mối quan hệ thuận lợi nhất giữa Công ty với bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc, triển khai năng động chiến lược và chương trình Marketing- mix đã được lựa chọn của Công ty. * XTTM bao gồm các công cụ chủ yếu sau: Bán hàng cá Quảng cáo nhân XTTM Quan hệ Xúc tiến bán công chúng Biểu hình 1.2: Phối thức Xúc tiến Thương mại - Quảng cáo. - Bán hàng cá nhân. - Xúc tiến bán. - Quan hệ công chúng. XTTM làm cho bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hoá vào kênh phân phối và rất nhiều trường hợp qua XTTM các nhà kinh doanh tạo ra được các lợi thế về giá bán. Cùng với sự phát triển kinh tế và tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt thì các hoạt động XTTM ngày càng trở nên quan trọng trong các Công ty Thương mại. - Quảng cáo Thương mại: Là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc sử dụng có trả tiền các kênh truyền thông phi cá nhân để truyền dẫn các thông điệp thuyết phục về phối thức mặt hàng và về tổ chức thoả http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 23
  • 24. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com mãn nhu cầu thị trường cho tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp tối ưu tiếp thị - tiêu thụ mặt hàng thương mại trong những không gian, thời gian và thị trường mục tiêu xác định. Quảng cáo Thương mại có vị trí quan trọng trong kinh doanh khi thể hiện các chức năng cơ bản như: Tăng cường hiệu ứng nhận biết và quan tâm của khách hàng, thuyết phục và kích đẩy đáp ứng chấp nhận, thông tin và mở rộng tư duy về phối thức mặt hàng và phát triển hình ảnh của Công ty, kích thích đường cầu, sức mua, giáo dục giáo dưỡng nhu cầu tiêu dùng. Đối với các Công ty Thương mại bán lẻ thì hoạt động quảng cáo được tổ chức theo nhiều cách. Những Công ty có bộ phận Marketing và có ngân quỹ cho quảng cáo thì làm các chiến dịch quảng cáo lớn rầm rộ và được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, cách này có ưu điểm là địa bàn thông tin rộng và có nhiều người cùng nhận được thông tin giống nhau, nhược điểm là chi phí quảng cáo cao. Mục tiêu của Quảng cáo được xuất phát từ những quyết định trước đó về thị trường mục tiêu, sự định vị thị trường và Marketing- mix và mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, mở rộng thị phần. - Bán hàng cá nhân: là một hình thái đặc biệt của sự kết nối giữa hoạt động chào hàng cá nhân và các nhân viên bán hàng trực tiếp được bán hàng vừa với vị thế là một khâu tác nghiệp của quá trình bán lẻ nhằm tìm kiếm, thuyết phục khách hàng mua hàng của cửa hàng vừa là nội dung trọng yếu hình thành quy trình công nghệ trực tiếp. Đối với các Công ty Thương mại bán lẻ thì hoạt động bán hàng cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ở đó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ “mặt đối mặt” giữa nhân viên bán hàng với khách hàng, là nơi bộc lộ đầy đủ những ứng xử và nghệ thuật Marketing của nhân viên bán hàng. + Chào hàng Thương mại: Là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt có định hướng mở rộng tư duy của tập người tiêu dùng trọng điểm, thuyết phục, http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 24
  • 25. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com kích đẩy và chuyển hoá nhu cầu tiêu dùng thành các ý niệm và hành vi mua được lừa chọn và các phối thức mặt hàng, phát triển hình ảnh của các cơ sở doanh nghiệp mà một Công ty thực hiện đường lối tập khách hàng tiềm năng trọng điểm của mình nhằm triển khai hữu hiệu các mục tiêu của phối thức giao tiếp khuyếch trương của Công ty trong một thời kì xác định. + Chào hàng trực tiếp: Là chào hàng bằng miệng trong các cuộc trò chuyện thương thảo với một hay nhiều khách hàng triển vọng cho mục tiêu bán hàng. Cách này mang lại hiệu quả cao cho Công ty Thương mại trong những giai đoạn nhất định thuộc tiến trình mua nhất là trong việc tạo ra cho khách hàng sự ưa chuộng, tin chắc và quyết định mua nhanh hơn. - Xúc tiến bán: là các hoạt động Marketing bao gồm một sửa chỉnh chào hàng với mục đích cải tiến tạm thời nhưng lại làm cho tập người nhận trọng điểm bị thu hút vào các hoạt động xác định trên cơ sở gây ra một sự hối thúc, một kích thích hoặc một sự tăng tốc trực tiếp hay gián tiếp của số lần xúc tiến bán hàng sử dụng các công cụ sau: Phiếu thưởng, quà tặng,… - Quan hệ công chúng: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì các mối quan hệ giữa Công ty Thương mại với các tầng lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, được tổ chức một cách thường xuyên có hệ thống nhằm tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng để nâng cao uy tín và vị thế của Công ty trên thị trường. Thực tế kinh doanh chỉ ra rằng việc giải quyết tốt các mối quan hệ giữa Công ty với khách hàng và các tổ chức, cá nhân thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động này có thể được biểu hiện trực tiếp hoặc có thể phát huy trong một thời gian dài. 3.4.2. Phối thức XTTM hỗn hợp http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 25
  • 26. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Khi xác lập một phối thức XTTM hỗn hợp, Công ty phải luôn chú trọng dung hợp cả bốn công cụ: Quảng cáo, bán hàng trực tiếp, xúc tiến bán, quan hệ công chúng để đem lại hiệu quả cao nhất. Các công cụ trong phối thức luôn hỗ trợ cho nhau và thường khi tiến hành triển khai công cụ này thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như tăng tính hiệu quả cho công cụ khác. Nếu Công ty nào thực hiện không đồng bộ các công cụ nói trên thì rất có thể phối thức XTTM đem lại hiệu quả không như mong muốn và đôi khi gây ra lãng phí. Tuy nhiên cách thức thực hiện phối thức này ở các Công ty Thương mại là không giống nhau mà tuỳ thuộc vào yếu tố nội tại của từng Công ty, tuỳ vào đặc điểm của lĩnh vực nghành hàng mà Công ty kinh doanh cũng như chiến lược của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 3.4.3. Phối hợp các thành tố của Marketing-mix Bất kì một Công ty Thương mại nào nếu muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao thì phải biết vận dụng bốn biến số Marketing-mix vì bốn biến số này được ví như bốn nốt nhạc hoà nên một bản nhạc kinh doanh vì vậy với mỗi mặt hàng kinh doanh thì phải có một mức giá tương thích và đảm bảo điều kiện cạnh tranh. Xem xét mức giá đó phù hợp với thị trường nghiên cứu và mục tiêu mà Công ty cần đạt được là gì để Công ty phối hợp với các đại lý phân phối và lựa chọn hình thức kênh phân phối phù hợp với thực trạng của mình bởi đây là chiếc cầu nối của doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng.Biến số cuối cùng trong Marketing-mix là biến số XTTM, Công ty cần lựa chọn cho mình những công cụ xúc tiến thích hợp và một mức ngân sách mà Công ty dành cho hoạt động này. 4. Nguyên tắc các chỉ tiêu đánh giá hiệu lực triển khai Marketing - mix http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 26
  • 27. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Việc đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ở các Công ty là cần thiết và thường xuyên vì nó cho thấy hiệu quả công tác tổ chức điều hành nhân viên, hiệu quả của các biện pháp, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Để có thể đánh giá một cách chính xác và khách quan phải dựa vào một số chỉ tiêu quan trọng đó là: - Doanh số bán: Doanh số bán sẽ cho chúng ta biết được hiệu quả của việc thực hiện Marketing-mix của Công ty trong thời gian qua như thế nào. Nhìn chung nếu doanh số bán tăng thì việc triển khai có hiệu quả và ngược lại nếu doanh số bán giảm thì có nghĩa việc thực hiện Marketing- mix chưa có hiệu quả và cần được xem xét, tổ chức lại. - Lợi nhuận: Hầu hết các Công ty Thương mại đều coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu, xuyên suốt cả quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh nói chung và việc triển khai Marketing-mix của Công ty là rất có hiệu quả. Lợi nhuận = ∑ Doanh thu bán hàng - ∑ Chi phí bán hàng * Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận ∆R=∆m.K.T-Fqc Trong đó: ∆R: Số gia tăng trưởng lợi nhuận. T: Thời gian có hiệu lực kỳ vọng quảng cáo. K: Tỷ suất lợi nhuận ròng mặt hàng. ∆m: Số gia bình quân tăng trưởng doanh số bán. Fqc: Chi phí quảng cáo. - Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh M M H VKD = = VKD VKD + VL § M M H VC § = H VL § = VC § VL § Trong đó: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 27
  • 28. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com HVKĐ: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty/năm. HVCĐ: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty. HVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. VKD: Toàn bộ vốn của Công ty Thương mại bình quân trong năm. VCĐ: Vốn cố định bình quân trong năm. VLĐ: Vốn lưu động bình quân trong năm. - Tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh TVCĐ=∑ Chu chuyển vốn cố định trong một năm / VCĐ TVLĐ=∑ Chu chuyển vốn lưu động trong một năm / VCĐ Trong đó: TVCĐ: Vòng quay vốn cố định trong năm TVLĐ: Vòng quay vốn lưu động trong năm Thị phần: Việc một thị phần lớn trên thị trường sẽ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh an toàn, có lãi và chứng tỏ được sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm. Uy tín và vị thế của Công ty cũng được khẳng định trên thị trường. Các chỉ tiêu khác như mức lưu chuyển hàng hoá, sự hài lòng của khách hàng, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, đạo đức kinh doanh, an toàn xã hội…. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Marketing - mix của doanh nghiệp, từ đó tìm ra được các mặt tích cực hay những mặt yếu kém và nguyên nhân của nó để có phương hướng hoàn thiện hơn nữa. Để Marketing - mix đạt được đúng tầm quan trọng và nâng cao hiệu quả hơn nữa. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 28
  • 29. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẬN HÀNH PHỐI THỨC MARKETING - MIX Ở XÍ NGHIỆP THƯƠNG MẠI - CÔNG TY DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG SÂN BAY NỘI BÀI 1. Khái quát chung về công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (viết tắt là NASCO) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty hàng không Việt Nam. Theo quyết định số 1921 QĐ/ TCCB - LĐ ngày 25 thâng 10 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, một phần của Sân bay Nội Bài được tách ra thành lập Công ty Cụm Cảng Hàng không Miền Bắc trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Bộ Giao thông Vận tải với số lượng trên 500 cán bộ công nhân viên được biên chế trong 3 phòng chức năng và 4 Xí nghiệp thành viên là: - Văn phòng Hành chính -Tổ chức . - Phòng Kế toán- Tài chính. - Phòng Kế hoạch - Kinh doanh. - Xí nghiệp Thương mại Hàng không. - Xí nghiệp Vận tải ô tô. - Xí nghiệp Dịch vụ Du lịch Khách sạn. - Xí nghiệp khai thác Dịch vụ tổng hợp. Theo nghị định số 32/CP ngày 22 tháng 5 năm 1995 của thủ tướng Chính Phủ, cục hàng không dân dụng chuyển từ đơn vị chủ quản là Bộ Giao thông Vận tải về trực thuộc Chính Phủ để giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên nghành về Hàng không dân dụng. Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài là một đơn vị thành viên http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 29
  • 30. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com của Tổng Công ty HK Việt Nam thuộc khối kinh tế Trung ương trực thuộc Chính phủ. Tính đến hết ngày 31/12/2005 Công ty có: Tổng số vốn là 15.824.500.000 đồng Trong đó: Nguồn vốn ngân sách cấp: 3.575.583.382 đồng Nguồn vốn tự bổ sung: 12.248.916.618 đồng + Vốn cố định: 12.424.500.000 đồng + Vốn lưu động: 3.400.000.000 đồng 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty NASCO Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài được thành lập với chức năng chính là thực hiện các loại hình dịch vụ cho hành khách qua Sân bay Nội Bài, với các loại hình cụ thể như sau: - Kinh doanh thương mại. - Kinh doanh hàng miễn thuế. - Vận chuyển hành khách, hàng hoá trong sân đỗ máy bay, ngoài nhà ga sân bay. Kinh doanh vận tải hành khách, khách du lịch và hàng hoá bằng ô tô, taxi tải nội tỉnh, liên tỉnh, kinh doanh các dịch vụ vận tải mặt đất khác. - Thực hiện các kỹ thuật dịch vụ ô tô, xe máy, cung cấp các phụ tùng thay thế và xăng dầu ô tô. - Kinh doanh du lịch, khách sạn. - Đại lý bán vé máy bay, đại lý dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ hành khách và các dịch vụ khác tại Cảng hàng không. - Kinh doanh dịch vụ làm sạch,vận hành và sửa chữa hệ thống điện nước và các thiết bị khác tại Cảng Hàng không. - Lắp đặt trang thiết bị mặt đất phục vụ ngành hàng không. - Kinh doanh quảng cáo, tiếp thị. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 30
  • 31. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com - Xuất nhập khẩu hàng hoá phục vụ hành khách. Nhập khẩu trang thiết bị phục vụ kinh doanh của Công ty. - Chế biến suất ăn phục vụ hành khách. - Khai thác DVKT thương mại hàng không theo phân cấp của Công ty. 1.3.Hệ thống tổ chức của Công ty NASCO 1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty. BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch Văn phòng hành Phòng tài chính kinh doanh chính tổng hợp kế toán Xí Xí nghiệp Xí Xí nghiệp Khối kinh nghiệp khai thác nghiệp dịch vụ doanh thương dịch vụ Vận tải du lịch hàng mại tổng hợp ô tô khách sạn miễn thuế Hình II.1: Sơ đồ bộ máy quản lý ở Công ty NASCO 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ một số phòng ban của Công ty * Ban giám đốc: Lãnh đạo Công ty một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. * Phòng kế hoạch - Kinh doanh: Theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị, xây dung phương án sản xuất kinh doanh cho các năm tiếp theo. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 31
  • 32. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com * Phòng tài chính - Kế toán: Có chức năng hạch toán cho Công ty về mặt tài chính. * Văn phòng hành chính tổ chức: Có chức năng đối nội, đối ngoại và quản lý nhân sự toàn Công ty. * Phòng xuất nhập khẩu: Có chức năng quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các cửa hàng miễn thuế. 1.4. Đặc điểm tổ chức và kinh doanh ở Xí nghệp Thương mại 1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp Thương mại Xí nghiệp Thương mại Hàng không là một đơn vị thành viên hạch toán nội bộ trong Công ty NASCO gồm 169 cán bộ công nhân viên hiện có với các chức năng nhiệm vụ như sau: - Kinh doanh dịch vụ thương mại tại Cảng Hàng không Nội Bài bao gồm bán hàng bách hoá, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng ăn uống, giải khát. - Sản xuất, chế biến hàng hoá phục vụ hành khách và thị trường. - Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh. - Tổ chức phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong khu vực sân bay. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 32
  • 33. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp BAN GIÁM ĐỐC Phòng kinh doanh Phòng hành chímh Phòng kế toán tiếp thị tổng hợp thống kê Cửa Cửa Cửa Cửa Cửa hàng hàng hàng hàng hàng ăn ăn Bách Lưu Đồ ăn uống uống hoá niệm nhanh số 1 số 2 Biểu hìnhII.2: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Thương mại 1.4.3. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp * Cơ sở vật chất: là một thành viên của Công ty NASCO, Xí nghiệp Thương mại có trụ sở chính đặt tại Cảng Hàng không sân bay Nội Bài, ngay cạnh nhà ga mới T1, bao gồm các phòn ban chức năng và kho hàng hoá. Riêng các cửa hàng trực thuộc được bố trí ở trong nhà ga T1 cho phù hợp với mục đích kinh doanh. Để tương xứng với quy mô của ga mới, Xí nghiệp cũng đã đầu tư khá lớn các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác bán hàng như máy vi tính, máy tính tiền, bộ quét mã vạch cho các cửa hàng Bách hoá và Lưu niệm. Hệ thống tủ đựng hàng được làm bằng khung http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 33
  • 34. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com gỗ kính có chiều dài là 3m, rộng 0,5m, cao 2m thẳng đứng dùng để trưng bày các mặt hàng sang trọng như pha lê, vàng bạc đá quý và một số mặt hàng da, giả da cao cấp. Giá đựng hàng cũng được thiết kế rất đẹp mắt, dùng để trưng bày các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Giá có chiều dài 4m, chiều rộng 0,4m, cao 2,5m làm bằng gỗ, được đặt sát tường và chia thành 3 ngăn để chứa hàng. Hầu hết các phòng ban chức năng đều được trang bị máy vi tính, máy fax, điện thoại, máy in và các dụng cụ văn phòng khác đảm bảo cho công tác điều hành đạt hiệu quả. Do vị trí kho hàng hoá cách xa cửa hàng nên Xí nghiệp đã đầu tư 2 xe ô tô tải dùng để vận chuyển hàng hoá từ kho lên ga. Ngoài ra Xí nghiệp còn có 1 chiếc xe ô tô con dùng đưa đón lãnh đạo trong những chuyến công tác. * Mạng lưới kinh doanh: Từ khi nhà ga T1 đi vào hoạt động thì mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp được bố trí lại như sau: STT Tên cửa hàng Địa điểm 1 Cửa hàng Bách hoá Tầng 2, khu cách ly quốc tế đi 2 Cửa hàng Lưu niệm Tầng 3, khu cách ly quốc tế đi 3 Cửa hàng Đồ ăn nhanh Tầng 3, khu cách ly nội địa và quốc tế đến 4 Cửa hàng ăn uống số 1 - Sảnh tầng 1 cánh A - Sảnh tầng 3 cánh A 5 Cửa hàng ăn uống số 2 - Nhà hàng tầng 4 - Quầy sảnh cánh B Biểu hìnhII.3: Mạng lưới kinh doanh của Xí nghiệp Hiện nay với mạng lưới kinh doanh gần như độc quyền tại nhà ga T1 nên Xí nghiệp Thương mại cũng có nhiều ưu thế trong khả năng thu hút hành khách xuất cảnh qua sân bay Quốc tế Nội Bài. 1.4.4. Tình hình nhân sự trong Xí nghiệp Thương mại Hiện nay, Xí nghiệp Thương mại có tổng số lao động là 169 cán bộ công nhân viên.Tình hình phân công nhân sự được phân bổ như sau: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 34
  • 35. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com STT Tên đơn vị Số lao động 1 Ban giám đốc 3 2 Phòng kinh doanh - Tiếp thị 24 3 Phòng hành chính tổng hợp 17 4 Phòng kế toán – Thống kê 9 5 Cửa hàng Bách hoá 18 6 Cửa hàng Lưu niệm 24 7 Cửa hàng Đồ ăn nhanh 20 8 Cửa hàng ăn uống số 1 15 9 Cửa hàng ăn uống số 2 28 10 Khối khoán 11 Biểu hình II.4: Tình hình phân công lao động ở Xí nghiệp Thương mại Trong nền kinh tế thị trường sôi động, các Công ty kinh doanh thành công nhất thường là những Công ty làm hài lòng khách hàng một cách cao nhất. Đặc biệt đối với những Công ty Thương mại bán lẻ thì mối quan hệ giữa khách hàng và Công ty là vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, đến sự sống còn và phát triển của toàn Công ty. Không còn ở thế bị động như thời bao cấp, giờ đây khách hàng đã đóng vai trò là người chủ động trong quan hệ mua bán. Họ sẽ là những thành viên của ban giám khảo trong cuộc thi tài giữa các Công ty sản xuất kinh doanh nói chung và các Công ty Thương mại bán lẻ nói riêng. Nắm vững được triết lý kinh doanh: “khách hàng là người cho ta việc làm và trả lương cho ta”, ban lãnh đạo Xí nghiệp Thương mại đã rất chú trọng đến công tác tổ chức lực lượng nhân sự, đặc biệt là việc tổ chức nhân sự ở các cửa hàng sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện nay của Xí nghiệp, chính nhờ có quan điểm rõ ràng như trên mà công tác quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng ở Xí nghiệp Thương mại đạt hiệu quả khá cao. * Thống kê số lượng lao động theo trình độ và độ tuổi của Xí nghiệp Thương mại năm 2002 – 2005: http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 35
  • 36. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Năm 2002 2003 2004 2005 TT Chỉ tiêu SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) 1 Tổng số lao động 163 100 160 100 162 100 169 100 2 Tổng số nam 41 25.2 37 23.1 35 21.6 33 19.5 3 Tổng số nữ 122 74.8 123 76.9 127 78.4 136 80.5 4 Đại học 21 12.9 30 18.8 33 20.4 46 27.2 5 Cao đẳng 12 7.4 0 0 0 0 0 0 6 Trung cấp 8 4.8 3 1.8 11 6.8 15 8.9 7 Sơ cấp 63 38.6 60 37.5 61 37.6 54 31.9 8 CNKT 9 5.5 12 7.5 10 6.2 7 4.1 9 Chưa qua đào tạo 60 36.8 55 34.4 47 29 47 27.8 10 Dưới 28 tuổi 30 18.4 29 18.1 24 14.8 26 15.4 11 Từ 29 - 40 tuổi 92 56.5 91 56.9 89 54.9 87 51.5 12 Từ 41 - 50 tuổi 40 24.5 39 24.4 48 29.7 54 31.9 13 Từ 51 - 55 tuổi 1 0.6 0 0 0 0 1 0.6 14 Từ 56 - 60 tuổi 0 0 1 0.6 1 0.6 1 0.6 Biểu hình II.6: Thống kê số lượng lao động của Xí nghiệp * Phân tích số lượng lao động: Số lao động của Xí nghiệp Thương mại năm 2002 là 163 người, trong đó gồm 122 nữ, chiếm 74,8 % toàn Xí nghiệp. Năm 2003 giảm xuống 3 người, năm 2004 tổng số lao động tăng lên 2 người so với năm 2003, năm 2005 tăng lên 7 người so với năm 2004.Số lao động nữ có xu hướng tăng lên kể từ năm 2002 còn số lao động nam có xu hướng giảm xuống. * Phân tích chất lượng lao động Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nên lao động trong Xí nghiệp Thương mại có nhiều trình độ khác nhau. Chất lượng lao động trong Xí nghiệp được thể hiện thông qua trình độ của mỗi lao động. Năm 2002 Xí nghiệp có 21 lao động có trình độ đại học, năm 2003 có 30 lao động, tăng 142% so với năm 2002. Năm 2004 tăng lên 3 người http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 36
  • 37. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com so với năm 2003, năm 2005 có 46 lao động, tăng 139,4% so với năm 2004. Như vậy, lao động ở trình độ đại học có xu hướng tăng lên theo từng năm. Năm 2002 toàn Xí nghiệp có 12 người có trình độ cao đẳng và không còn ở các năm tiếp theo. Trình độ trung cấp trong Xí nghiệp năm 2002 có 8 người, năm 2003 chỉ còn 3 người, giảm xuống 37,5% so với năm 2002, năm 2004 tăng lên 8 người so với năm 2003. Năm 2005 có 15 người, tăng lên 4 người so với năm 2004. Trình độ sơ cấp trong Xí nghiệp năm 2002 có 63 người, năm 2003 chỉ còn 60 người, giảm xuống 95,2% so với năm 2002. Năm 2004 tăng lên 1 người so với năm 2003, năm 2005 có 54 người, giảm xuống 88,5% so với năm 2004. Năm 2002, CNKT có 9 người, năm 2003 có 12 người, tăng 133,3% so với năm 2002. năm 2004 có 10 người và đến năm 2005 chỉ còn 7 người. Lao động chưa qua đào tạo năm 2002 là 60 người, năm 2003 chỉ còn 55 người, giảm xuống 91,7% so với năm 2002. Từ năm 2004 đến 2005 thì số lao động này vẫn giữ mức 47 người. * Phân loại theo độ tuổi lao động: Trong Xí nghiệp Thương mại, lực lượng lao động từ 29 đến 40 tuổi chiếm đa số, sau đó đến lực lượng lao động từ 41 – 50 tuổi. Đứng thứ 3 trong Xí nghiệp là lực lượng lao động dưới 28 tuổi, tiếp đó là lực lượng lao động từ 51 – 55 tuổi. Nhìn chung lực lượng lao động tại Xí nghiệp Thương mại không biến động nhiều về số lượng nhưng lại thay đổi về mặt chất lượng. Điều này rất phù hợp với loại hình kinh doanh Thương mại trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Tuy nhiên trong tổng số lao động thì số lao động có độ tuổi dưới 28 vẫn chiếm tỷ lệ khá thấp, Xí nghiệp chưa http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 37
  • 38. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com trẻ hoá được đội ngũ nhân viên bán hàng.Đây cũng là một hạn chế trong cơ cấu lao động của Xí nghiệp hiện nay. Chất lượng lao động còn thấp, số lao động ở trình độ sơ cấp chiếm tỷ trọng khá cao, trong khi lực lượng lao động ở trình độ cao đẳng lại không có. Nguyên nhân dẫn đến sự mất cân đối này là do Xí nghiệp Thương mại kế thừa đội ngũ nhân viên từ thời bao cấp để lại nên việc giải quyết việc làm, thuyên chuyển, cho thôi việc, nghỉ hưu là rất khó khăn. 2. Phân tích thực trạng giải pháp Marketing - mix ở Xí nghiệp Thương mại - Công ty Nasco 2.1. Phân tích hoạt động nghiên cứu Marketing ở Xí nghiệp Thương mại - Công ty Nasco Mặc dù đã ý thức được sự thoả mãn nhu cầu khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp nhưng trên thực tế, để đạt được điều này Xí nghiệp phải có các thông tin Marketing đầy đủ, kịp thời và chính xác, tức là Xí nghiệp phải xây dựng được một hệ thống thông tin Marketing có hiệu quả cao. Từ trước đến nay, do hạn chế về nhận thức, trình độ cán bộ, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nên Xí nghiệp vẫn chưa xây dựng được hệ thống thông tin Marketing hữu hiệu, chưa lượng hoá được toàn diện và chính xác các dữ liệu thông tin. Các quyết định của Ban lãnh đạo chủ yếu dựa trên thông tin từ hệ hạch toán nội bộ. Hệ thống này bao gồm toàn bộ các số liệu trong báo cáo: báo cáo tổng kết năm, 6 tháng, quý, tuần, báo cáo bán hàng, mua hàng, dự trữ hàng. Ngoài ra Xí nghiệp còn thu thập các thông tin hàng ngày về môi trường Marketing như: dao động nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trên thị trường, sự xuất hiện hàng hoá mới, nguồn hàng mới, sự biến động về giá mua, giá bán trên thị trường, biến động về nguồn hàng. Những thay đổi của các văn bản có liên quan mà đặc biệt là các chính sách thuế, xuất nhập khẩu, tài chính cũng được Xí nghiệp cập nhật để sử dụng. Mặc dù Xí nghiệp đã chú ý đến hệ http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 38
  • 39. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com thống thông tin để tiến hành phân tích Marketing, song chưa đầy đủ do chưa quan tâm đến các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô, thông tin thu thập được còn chưa kịp thời và kém độ tin cậy. Quy trình nghiên cứu thị trường và khách hàng của Xí nghiệp Thương mại được thể hiện qua bảng sau: Nhận biết và thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích thời cơ kinh doanh Nếu hội tụ đủ Nếu không hội tụ đủ Quyết định kinh doanh Quyết định không kinh doanh Biểu hình II.7: Quy trình nghiên cứu Marketing hiện tại của Xí nghiệp Thương mại - Công ty Nasco Hoạt động phân tích Marketing của Xí nghiệp Thương mại chủ yếu mới dừng lại ở phân tích điểm mạnh/ điểm yếu và phân tích cơ hội/đe doạ. Những phân tích này là cơ sở để Xí nghiệp ra các quyết định trong điều hành quản lý. Còn các nội dung khác như phân tích sức ép cạnh tranh khu vực thị trường, phân tích hành vi chọn mua, nguồn cung ứng chưa được Xí nghiệp chú ý, quan tâm đúng mức mà chủ yếu còn dựa vào trực giác chủ quan và kinh nghiệm của ban lãnh đạo Xí nghiệp. 2.2. Phân tích thị trường mục tiêu http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 39
  • 40. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2.2.1.Phân đoạn thị trường Với môi trường kinh doanh tại cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, để nhận dạng được cơ may thị trường, phục vụ tập khách hàng có sự khác biệt nhau về văn hoá - xã hội, Xí nghiệp Thương mại đã tiến hành phân đoạn thị trường theo các tiêu thức sau: - Theo địa lý: Thị trường mục tiêu của Xí nghiệp là những khách hàng qua sân bay Nội Bài do đó Xí nghiệp đã bố trí các điểm bán ở các khu vực cách ly trong nhà ga T1. Đây là những điểm bán có sức hút nhu cầu lớn. - Theo dân số - xã hội: Nhóm tiêu thức thuộc loại này bao gồm: giới tính, tuổi tác nghề nghiệp, trình độ văn hoá, thu nhập, tín ngưỡng, dân tộc, sắc tộc. Khách hàng của Xí nghiệp đa số là những hành khách đến từ những quốc gia khác nhau nên có sự khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán, thói quen mua sắm, mức thu nhập. Do đó, nhóm tiêu thức này được áp dụng để phân đoạn thị trường mục tiêu của Xí nghiệp là xác định cơ cấu, chủng loại, chất lượng, giá cả của mặt hàng kinh doanh. - Theo hành vi tiêu dùng: Với tiêu thức này, Xí nghiệp tiến hành phân đoạn thị trường theo lý do mua sắm, mức độ sẵn sàng mua, theo tỷ lệ sử dụng. Qua khảo sát điều tra cho thấy, đa số những mặt hàng lưu niệm được tiêu thụ nhanh nhất do khách hàng có nhu cầu mua quà lưu niệm tặng cho người thân, bạn bè của mình sau những chuyến đi xa. 2.2.2 . Lựa chọn thị trường mục tiêu Đoạn thị trường hấp dẫn nhất mà Xí nghiệp lựa chọn sẽ là đoạn thị trường có doanh số cao, mức tăng trưởng mạnh, mức lợi nhuận lớn, ít sức ép cạnh tranh và cách tiếp thị đơn giản. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu của Xí nghiệp còn kém chính xác và hiệu http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 40
  • 41. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com quả đem lại chưa cao. Xí nghiệp chọn cách đáp ứng thị trường bằng chiến lược Marketing không phân biệt, có nghĩa là với một nhãn hiệu hàng hoá, Xí nghiệp theo đuổi thị trường bằng một hình thái chiến lược tiếp thị với một giải pháp Marketing. Tuy nhiên, Xí nghiệp lại tập trung vào điểm phổ biến trong nhu cầu khách hàng hơn là khai thác những nét dị biệt và định hình một chương trình tiếp thị hướng tới đại đa số khách hàng. Với cách lựa chọn đó, Xí nghiệp sẽ không thể khai thác triệt để các đoạn thị trường tổng thể và cũng không đạt được mục tiêu khai thác tối đa thị trường trọng điểm. 2.2.3. Định vị trên thị trường mục tiêu Đối với nhu cầu mua sắm hay quà tặng thì Xí nghiệp Thương mại định vị mặt hàng thương mại của mình theo phương pháp hệ thống chất lượng - giá bán, nghĩa là chọn vị thế giá cao/chất lượng cao, giá trung bình/chất lượng trung bình, tương ứng với vị thế đó là tiêu thức bán lẻ phù hợp. Tuy nhiên thực tế cho thấy đối với các mặt hàng lưu niệm thì Xí nghiệp vẫn còn đưa ra mức giá chung cho tất cả khách hàng mà chưa có chính sách mặt hàng phù hợp với thu nhập của một số đoạn thị trường như thị trường đưa tiễn, thị trường doanh nhân….Đây cũng là một hạn chế của Xí nghiệp trong việc định vị hàng hoá của mình trên thị trường mục tiêu. Cao Thấp Cao Thấp Biểu hình II.8: Giản đồ định vị chất lượng/giá bán http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 41
  • 42. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com 2.3. Thực trạng Marketing - mix của Xí nghiệp Thương mại - Công ty Nasco 2.3.1.Thực trạng mặt hàng kinh doanh Là một Xí nghiệp Thương mại bán lẻ, trong cơ chế thị trường sôi động này, Xí nghiệp đã lựa chọn hình thức kinh doanh tổng hợp một số lượng lớn các danh mục mặt hàng nhằm thoả mãn tối đa và đa dạng nhu cầu của khách hàng. TT Mặt hàng kinh doanh Tỷ trọng (%) 1 Hàng thủ công mỹ nghệ 20 2 Hàng trang phục may mặc 15 3 Hàng điện gia dụng 15 4 hàng đồ dùng gia đình 10 5 Hàng văn hoá phẩm 9 6 Hàng thực phẩm tươi sống 14 7 Hàng thực phẩm chế biến 12 8 Hàng đồ chơi trẻ em 5 Biểu hình II.9:Thống kê danh mục và tỷ trọng các mặt hàng kinh doanh chủ yếu tại Xí nghiệp Thương mại Mặt hàng kinh doanh chịu tác động mạnh mẽ thường xuyên của nhu cầu tiêu dùng và thị trường. Thị trường là nơi cung cấp những thông tin sống động nhất về nhu cầu tiêu dùng xã hội. Nắm được quy luật này, Xí nghiệp Thương mại đã thông qua việc tìm hiểu nhu cầu của hành khách đi máy bay để xác lập nên trắc diện mặt hàng kinh doanh hợp lý và có hiệu quả cao cả về chất lượng và số lượng. Nguồn hàng của Xí nghiệp phần lớn do tổ cung ứng tiếp thị tìm kiếm, khai thác từ các cơ sở sản xuất, một phần do các nhà cung cấp giới thiệu, tìm đến Xí nghiệp đề nghị kí kết hợp đồng bán hàng, kí gửi hay đại lý tiêu thụ. Hiện nay Xí nghiệp đang là đại lý chính thức cho Công ty nước giải khát Coca-Cola, Công ty Sữa Việt nam, nhà máy Bia Đông Nam Á, Công ty http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 42
  • 43. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com Bia Việt Hà đồng thời là đối tác của Công ty Bánh kẹo Hải Châu, Xí nghiệp chế tác vàng bạc Hà Nội. Với nhóm hàng kinh doanh như trên, phổ mặt hàng của Xí nghiệp Thương mại khá phong phú và đa dạng, có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến sự tăng lên cả về chất lượng lẫn số lượng của nhu cầu tiêu dùng. Thêm vào đó, do sự mở cửa của nền kinh tế dẫn đến nhiều công ty nước ngoài đã thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện nhằm đưa hàng hoá vào kinh doanh tại khu vực ga Quốc tế Nội bài nên đòi hỏi Xí nghiệp phải tích cực đưa ra những chiến lược thích hợp nhằm đa dạng hoá danh mục mặt hàng kinh doanh, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng, củng cố vị trí trên thị trường và thu hút khách hàng về phía mình ngày càng đông hơn. Ngoài những mặt hàng kinh doanh thường nhật thì Xí nghiệp còn sử dụng kinh nghiệm của các cán bộ lâu năm để xác lập kinh doanh những mặt hàng theo mùa vụ như kinh doanh đào, quất, giò, bánh chưng ở thị trường Miền Nam vào dịp Tết Nguyên Đán. Tại cửa hàng Lưu niệm kinh doanh các loại tượng đá, tranh sơn mài, tranh thêu, trang sức bằng bạc với những mẫu mã, kiểu dáng cũ được thiết kế cách đây hàng chục năm và quá quen thuộc với du khách vì những mặt hàng này được “phủ sóng” khắp các khu phố chuyên doanh hàng lưu niệm tại Hà Nội và tại thành phố HCM như phố hàng Gai, Hàng Bạc. Do không có sự đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng và chất liệu nên khách hàng khó có thể chọn mua được cho mình những món hàng ưng ý và hấp dẫn khi vào thăm quan cửa hàng Lưu niệm của Xí nghiệp. Chính vì thế mà công tác xác lập mặt hàng kinh doanh và cung ứng ra thị trường những http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 43
  • 44. Download đề án, luận văn, báo cáo tốt nghiệp tại http://luanvan84.com mặt hàng mới lạ, độc đáo và hấp dẫn là rất cần thiết đối với Xí nghiệp hiện nay. 2.3.2. Thực trạng giá kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, giá hàng hoá là do thị trường quyết định. Mức giá phù hợp là mức giá mà tại đó có thể bù đắp được chi phí và đem lại cho doanh nghiệp một phần lợi nhuận, giá đó được khách hàng chấp nhận. Vì thế, tuỳ thuộc vào sự nhạy bén, hiểu biết tâm lý khách hàng, tuỳ thuộc vào mục tiêu Marketing mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những chính sách giá cao hơn, thấp hơn hay ngang bằng với giá thị trường. Chính sách định giá của Xí nghiệp được xây dựng chủ yếu dựa vào chi phí điều kiện cộng lãi dự tính. Do mặt hàng kinh doanh khá phong phú nên với đa số các mặt hàng có giá trị không lớn thì Xí nghiệp thường sử dụng kĩ thuật định giá theo một công thức nhất định, thường tính giá bằng cách cộng thêm một tỷ lệ lãi vào chi phí. Với việc áp dụng kỹ thuật định giá trên chi phí, nhân viên bán hàng có thể không cần thiết phải nhớ giá của từng mặt hàng mà gía có thể được định vị và cập nhật bằng máy vi tính khi sử dụng các dữ liệu kế toán. Chẳng hạn, khi Xí nghiệp đặt lề cận biên tổng cộng (gross margins) cho mặt hàng lưu niệm là 45% thì mỗi tên hàng sẽ được tính bằng cách nhân chi phí với 1,45. Điều này đặc biệt hữu ích và tiện dụng khi hiện nay Xí nghiệp bắt đầu sử dụng hệ thống máy quét mã vạch sản phẩm ở hai cửa hàng Lưu niệm và Bách hoá. Sau đây là quy trình định giá ở Xí nghiệp Thương mại http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 44