SlideShare a Scribd company logo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA CSR ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI VÀ KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC SIÊU THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là do bản thân tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Châm.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực. Nội dung luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo
và trích dẫn đều được chú thích và ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học
của luận văn này.
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 05 năm 2019
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Quỳnh Bảo Ngân
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................5
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................5
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát...............................................6
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................7
1.1 Kết cấu của luận văn...........................................................................................8
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................... 9
2.1 Các khái niệm nghiên cứu ..................................................................................9
2.1.1 CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)...............................................9
2.1.2 Sự đổi mới..................................................................................................11
2.1.3 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp.........................................................12
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.............14
2.3 Các đặc điểm hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM.............................17
2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu....................................................................21
2.4.1 Mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới........................................................21
2.4.2 Mối quan hệ giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp .....23
2.4.3 Mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp...............24
2.4.4 Mô hình nghiên cứu...................................................................................24
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 26
3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................26
3.2 Nghiên cứu định tính ........................................................................................27
3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức...................................................................30
3.3.1 Chọn mẫu và đối tượng khảo sát ...............................................................31
3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng.......................................................32
3.3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ........................................................32
3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).....................................................32
3.3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..................................................33
3.3.2.4 Kiểm định kết quả mô hình cấu trúc (S.E.M).....................................33
3.3.2.5 Kiểm định bootstrap............................................................................33
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 35
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................... 35
4.2 Kiểm định thang đo thông qua Cronbach’s Alpha........................................... 37
4.3 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis).............................40
4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)................................................................45
4.5 Mô hình cấu trúc S.E.M....................................................................................46
4.6 Kiểm định bootstrap .........................................................................................50
4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu...........................................................................51
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ CỦA ĐỀ TÀI ..................... 55
5.1 Kết luận............................................................................................................ 55
5.2 Hàm ý quản trị.................................................................................................. 56
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AVE: Phương sai trích
CFA (Confirmatory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khẳng định
CR: Độ tin cậy tổng hợp
CSR: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
ER: Trách nhiệm môi trường
FP: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp
KMO: Hệ số Kaiser-Meyer-Okin
KH: Khách hàng
NCC: Nhà cung cấp
Nielsen: Công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu
NLĐ: Người lao động
OI: Sự đổi mới
R&D: nghiên cứu và phát triển
RC: CSR đối với khách hàng
RE: CSR đối với nhân viên
RLC: CSR đối với cộng đồng địa phương
ROA: hệ số thu nhập trên tài sản
RS: CSR đối với nhà cung cấp
Saigon Co.op: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
SEM (Structural Equation Modelling): Mô hình phương trình cấu trúc
SMEs: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
Vietnam Report: Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam
World Bank: Ngân hàng Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 - Thống kê các siêu thị tại TP.HCM.................................................................. 18
Bảng 3.1 – Ý nghĩa tỷ lệ đồng thuận................................................................................. 30
Bảng 3.2 – Thống kê số siêu thị và mẫu khảo sát............................................................. 31
Bảng 4.1 – Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................... 36
Bảng 4.2 – Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ............................................................ 38
Bảng 4.3 – Kết quả phân tích EFA ................................................................................... 41
Bảng 4.4 – Bảng Communalities trong phân tích EFA..................................................... 41
Bảng 4.5 – Bảng Total Variance Explained trong phân tích EFA.................................... 42
Bảng 4.6 – Bảng Pattern Matrix trong phân tích EFA...................................................... 43
Bảng 4.7 – Độ tin cậy và phương sai trích trong CFA...................................................... 46
Bảng 4.8 – Bảng Regression Weights trong S.E.M.......................................................... 48
Bảng 4.9 – Bảng Standardized Regression Weights trong S.E.M.................................... 49
Bảng 4.10 – Kết quả chính trong kiểm định bootstrap ..................................................... 51
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 - Mô hình nghiên cứu......................................................................................... 25
Hình 4.1 – Kết quả về độ phù hợp của mô hình CFA....................................................... 45
Hình 4.2 – Kết quả mô hình cấu trúc S.E.M..................................................................... 47
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài được thực hiện trong bối cảnh CSR đóng một vai trò ngày càng quan trọng
trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam và quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực kinh
doanh siêu thị, nhận thức về CSR đã tạo ra năng lực sáng tạo, góp phần cải thiện kết
quả hoạt động và duy trì khả năng phát triển bền vững tại các đơn vị bán lẻ. Trong quá
trình học tập và làm việc, tác giả có điều kiện quan sát và tìm hiểu về CSR tại các siêu
thị trên địa bàn TP.HCM, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố này đến sự
đổi mới cũng như kết quả hoạt động. Chính vì những lý do đó, cùng với việc kết hợp lý
thuyết khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của CSR đến sự đổi mới và
kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh”.
Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến sự đổi mới.
- Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến kết quả hoạt động, một cách trực
tiếp và gián tiếp thông qua sự đổi mới.
- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị
thông qua CSR và sự đổi mới.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với các
kỹ thuật định lượng. Sau khi tham khảo các tài liệu học thuật có liên quan, tác giả phát
triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu về sự tương tác đồng thời và phức tạp giữa ba
khái niệm trên. Thang đo và bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nền tảng nghiên cứu
của Isabel et al. (2017), tuy nhiên có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với bối cảnh
thực tế tại Việt Nam thông qua quá trình thảo luận nhóm các chuyên gia. Sau đó, tác
giả vận dụng phối hợp các công cụ định lượng, trên phần mềm SPSS lẫn AMOS nhằm
kiểm định thang đo cũng như kết quả khảo sát. Dữ liệu được thu thập thông qua việc
điều tra bảng câu hỏi 350 chuyên viên và cán bộ quản lý đang công tác tại các phòng
ban chuyên môn, có liên quan đến phát triển chiến lược và CSR.
Sau khi vận dụng kết hợp các phương pháp trên, kết quả cho thấy CSR được tạo
thành từ cách hành xử với năm đối tượng: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng
đồng địa phương và môi trường. Sự đổi mới của đơn vị được thể hiện thông qua việc
thường xuyên cập nhật, bày bán các dòng sản phẩm mới; và quy trình nội bộ được thay
đổi mới hoặc cải tiến. Còn kết quả hoạt động tại các siêu thị được đo lường thông qua
các chỉ tiêu tài chính (lợi nhuận, doanh thu) và phi tài chính (dịch vụ, quan hệ và lòng
trung thành của khách hàng, môi trường làm việc, lòng trung thành và tinh thần làm
việc của nhân viên). Ngoài ra, thông qua các kỹ thuật định lượng, kết quả cho thấy
CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của siêu thị;
đồng thời, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động cũng được thể hiện một cách
gián tiếp, thông qua nhân tố trung gian là sự đổi mới. Do hạn chế về mặt thời gian và
nguồn lực, việc thực hiện đề tài vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, hi vọng sẽ
được khắc phục trong các nghiên cứu tương lai.
Thông qua các kết quả kiểm định, đề tài cũng đóng góp một số hàm ý quản trị vào
tình hình kinh doanh thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM như sau:
- Để thiết lập nền tảng CSR, siêu thị cần quan tâm đến cả năm đối tượng: khách
hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường.
- Để tạo dựng sự đổi mới có thể thực hiện những hành động: bày bán các dòng
sản phẩm mới, độc đáo; cải tiến cấu trúc tổ chức và quy trình nội bộ; đổi mới các
chương trình khuyến mãi.
- Muốn nâng cao kết quả hoạt động và sự đổi mới có thể thiết lập các chính sách
về CSR.
ABSTRACT
The research is carried out in the context that CSR plays an increasingly important
role in the business environment in Vietnam and international. Particularly for
supermarket business, awareness of CSR has created creative capacity, contributing to
improving operating results and maintaining the ability to sustainably develop at retail
units. In the process of studying and working, the author has conditions to observe and
learn about CSR at supermarkets in Ho Chi Minh City, and aware of the importance of
this factor to innovation as well as performance results.
The research is conducted to meet the specific objectives as follows:
- Research and measure the impact of CSR on innovation.
- Research and measure the impact of CSR on performance, directly and indirectly
through innovation.
- Proposing some administrative implications to improve the performance in
supermarkets through CSR and innovation.
To achieve the above objectives, the thesis uses qualitative methods combined with
quantitative techniques. After referring to the relevant scholarly documents, the author
develops a research model and hypothesis about concurrent and complex interactions
between the three concepts above. Scale and questionnaire are based on the research of
Isabel et al. (2017), however, there is an adjustment and supplement to suit the actual
context in Vietnam through a group discussion of experts. Then, the author used a
combination of quantitative tools, on SPSS and AMOS software to test the scale as
well as the survey results. Data were collected through a questionnaire survey of 350
experts and managers working in specialized departments, related to strategic
development and CSR.
After applying the combination of the above methods, the results show that CSR is
made up of the behavior with five subjects: employees, suppliers, customers, local
communities and the environment. The innovation of the unit is shown through regular
updates and sale of new product lines; and new or improved internal processes. The
performance in supermarkets are measured through financial indicators (profit,
revenue) and non-financial (services, relationships and loyalty of customers, work
environment, heart loyalty and working spirit of employees). In addition, through
quantitative techniques, the results show that CSR has a direct and positive impact on
the innovation and performance of supermarkets; simultaneously, the relationship
between CSR and performance is also expressed indirectly, through intermediary factor
is innovation. Due to time and resources constraints, this research still has certain
limitations, hoping to be overcome in future studies.
Through the verified results, the research also contributed some management
implications to the actual business situation in supermarkets in Ho Chi Minh City as
follows:
- To establish the foundation of CSR, managers need to pay attention to all five
objects: customers, employees, suppliers, local communities and the environment.
- To create innovation, managers can carry out these actions: selling new and unique
product lines; improve organizational structure and internal processes; renovate
promotions.
- To improve performance and innovation, managers should establish policies on
CSR.
1
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Trong chương đầu, tác giả trình bày tổng quan những điểm chính như tính cấp thiết
của vấn đề từ đó dẫn đến lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu và khảo sát, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn.
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã nhìn nhận được lợi thế
cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn được tạo dựng
thông qua các hoạt động củng cố hình ảnh và phát triển thương hiệu. Các chỉ số kinh tế
không còn là thước đo duy nhất để đánh giá kết quả hoạt động cũng như khả năng phát
triển bền vững của một công ty. Mới đây, Vietnam Report phối hợp cùng các cơ quan
báo chí công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng dựa trên các
tiêu chí: hoạt động kinh doanh hiệu quả, khả năng tạo việc làm và CSR. Có thể thấy,
CSR ngày càng trở nên quan trọng hơn tại môi trường kinh doanh Việt Nam qua hàng
loạt vụ việc đáng báo động về trách nhiệm của doanh nghiệp, hậu quả không chỉ dừng
lại ở mức độ pháp lý mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu doanh
nghiệp cũng như chôn vùi niềm tin của biết bao người dân Việt Nam.
Đồng thời, theo Báo cáo Phát Triển Bền Vững của Nielsen, người tiêu dùng Việt
Nam có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực
Đông Nam Á. Có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản
phẩm, dịch vụ từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường, so với
76% người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á. Kết quả này đã phần nào khẳng định vai
trò không thể tranh cãi của CSR đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là
tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các công ty vẫn còn thờ ơ và chưa nhận thức được
những lợi ích và CSR mang lại. Các nhà quản lý cho rằng chi phí bỏ ra cho các hoạt
2
động về CSR sẽ làm giảm lợi nhuận, mà không quan tâm đến việc đây là một trong
những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp.
Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh siêu thị, trong thời gian vừa qua, hàng loạt tập
đoàn hàng đầu thế giới đã liên tục đầu tư vào thị trường trong nước và tạo ra sự lo ngại
rất lớn cho ngành bán lẻ nước nhà. Trước sự tấn công dồn dập ấy, những “ông lớn”
trong nước như Saigon Co.op, Vingroup… đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đổi mới hệ
thống phân phối, đa dạng hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì thị phần đang nắm giữ. Trong
bối cảnh mà người tiêu dùng ngày một quan tâm đến CSR, công cuộc đổi mới tại các
siêu thị càng hướng tới những sản phẩm, hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội và
môi trường. Có thể thấy, nhận thức về CSR đã góp phần tạo ra năng lực và các sáng
kiến cải tiến tại các đơn vị bán lẻ, cụ thể là ở địa bàn TP.HCM. Sự đổi mới này không
chỉ góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa siêu
thị và các đối tượng liên quan, như khách hàng, người lao động, nhà cung cấp… Đây là
một trong những nhân tố tích cực cải thiện kết quả hoạt động và duy trì khả năng phát
triển bền vững tại các siêu thị.
Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các chính
sách về CSR rất ít, hoặc việc thực hiện chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu, nhằm đáp ứng
các yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Các nhà quản lý cho rằng CSR là trách nhiệm, gây
tốn kém chi phí, chứ chưa thấy được những “ngách quyền lợi” mà CSR mang lại như:
lòng trung thành và niềm tin, sự yêu quý và tín nhiệm của xã hội, cũng như các hoạt
động cải tiến xuất phát từ nhận thức về CSR… Câu hỏi liệu CSR có thực sự nâng cao
hiệu quả đổi mới cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không đã dần trở
thành một vấn đề khiến các nhà lãnh đạo trăn trở, do dự trong việc thực thi các chiến
lược về CSR trong quy trình kinh doanh hiện tại.
3
Với mong muốn mang lại một kết luận hợp lý cho câu hỏi ấy, đã có không ít học giả
thực hiện các bài nghiên cứu liên quan đến CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của
công ty. Trong đó, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Để trả lời vấn đề đầu tiên nói đến mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới, có hai
nghiên cứu đã được tiến hành tại Ghana và Thái Lan. Trong khi nghiên cứu của
Mohammed et al. (2012) xoay quanh ba yếu tố chính: định hướng thị trường, sự đổi
mới và CSR; thì nghiên cứu của Yasushi Ueki et al. (2016) lại tập trung vào mối quan
hệ giữa năm nhân tố: CSR, sự đổi mới, định hướng khách hàng, sự đào tạo và kỹ năng
nhân viên, tinh thần đồng đội và các hoạt động nhóm tại các công ty vận tải ở Thái
Lan. Một trong những kết quả quan trọng được đúc kết từ hai nghiên cứu này là “CSR
tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới”.
Để trả lời câu hỏi thứ hai: liệu CSR có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của
doanh nghiệp hay không, có ba nghiên cứu tiêu biểu đã được tiến hành. Đầu tiên,
Riliang Qu (2009) đã tiến hành một cuộc điều tra trong phạm vi các khách sạn đứng
đầu tại Trung Quốc về sự tương tác giữa ba yếu tố: định hướng thị trường, CSR và kết
quả hoạt động của tổ chức. Đến năm 2014, Sayedeh et al. tiến hành một cuộc điều tra
tại các công ty sản xuất và tiêu dùng ở Iran với mục đích khám phá mối quan hệ giữa
CSR và kết quả hoạt động thông qua ba yếu tố: sự hài lòng của khách hàng, danh tiếng
và lợi thế cạnh tranh. Cùng thời điểm đó, tại Tây Ban Nha, một nghiên cứu khác cũng
được tiến hành bởi Dolores et al. đề cập đến mối tương tác giữa ba yếu tố: CSR, kết
quả hoạt động và thành công cạnh tranh. Điểm tương đồng giữa ba nghiên cứu trên là
mối quan hệ trực tiếp và tích cực giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
được khẳng định thông qua các kết quả kiểm định.
Cuối cùng, mối quan hệ phức tạp và đồng thời giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt
động của doanh nghiệp cũng được giải đáp trong hai bài báo khoa học được thực hiện
tại Tây Ban Nha. Trong các nghiên cứu gần đây của Isabel et al. (2017) và Carmelo et
4
al. (2016) đã đặt ra vấn đề là liệu cả ba yếu tố này có mối quan hệ “tam giác” với nhau
hay không. Được khảo sát tại các công ty vừa và nhỏ tại Tây Ban Nha, với ba yếu tố
chính và ba giả thuyết, các tác giả khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến hoạt
động đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đổi mới cũng đóng
vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Tuy nhiên, các
kết quả của nghiên cứu có đúng đối với một quốc gia Đông Nam Á, đang phát triển
như Việt Nam hay không, với ngành nghề có nhiều đặc thù như kinh doanh siêu thị -
bán lẻ hay không, vẫn còn là một câu hỏi lớn.
Được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mẫu
và phương pháp nghiên cứu định lượng, các bài nghiên cứu vừa rồi đã cung cấp những
nền tảng quan trọng trong cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, như đã trình bày,
các tác giả chỉ thực hiện ở một phạm vi cụ thể về không gian (giới hạn ở quy mô doanh
nghiệp, hoặc một khu vực nào đó…), nên kết quả của nghiên cứu chưa mang tính khái
quát hóa, đặc biệt là ở một môi trường kinh tế từng bước vươn mình chuyển đổi như
Việt Nam; hay trong lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang dần dành sự quan tâm cho
nhiều cho CSR như ngành thương mại – bán lẻ.
Trong quá trình học tập và làm việc, tác giả có điều kiện quan sát và tìm hiểu về
CSR tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của
yếu tố này đến sự đổi mới và kết quả hoạt động. Việc thực hiện những chính sách về
CSR sẽ giúp các thương hiệu siêu thị gầy dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng
liên quan thông qua sự tin yêu của khách hàng, sự hỗ trợ của nhà cung cấp và cộng
đồng địa phương. Đồng thời, CSR còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với
đời sống nhân viên cũng góp phần nâng cao năng suất lao động, lòng trung thành và sự
gắn bó, từ đó nhân viên hăng say làm việc hơn, đưa ra nhiều sáng kiến đổi mới hơn.
Trong bối cảnh cạnh tranh tại các siêu thị, những đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ và
hoạt động, nhất là hướng đến trách nhiệm xã hội, lại càng quan trọng trong việc giữ
5
chân khách hàng, củng cố thương hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn bao giờ
hết. Ngoài ra, do đặc điểm kinh tế nước ta có nhiều điểm khác biệt so với các quốc gia
khác: phần lớn các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống và còn khá
thờ ơ với các hoạt động về CSR. Liệu các kết quả thực nghiệm từ những nghiên cứu
trước đây có đúng cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, và ở một lĩnh vực
đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt như ngành bán lẻ hay không – lại là một vấn đề
đáng để chúng ta nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, cùng với việc kết hợp lý thuyết
từ các tài liệu khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài của mình là “Tác động của CSR
đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Trường hợp tại các siêu thị
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về hàm ý
mối quan hệ giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn
TP.HCM với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến sự đổi mới.
- Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến kết quả hoạt động, một cách trực
tiếp và gián tiếp thông qua sự đổi mới.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết
quả hoạt động tại các siêu thị thông qua CSR và sự đổi mới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Được hình thành dựa trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra các câu
hỏi nghiên cứu để định hướng cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau:
- CSR và sự đổi mới được hiểu như thế nào trong các nghiên cứu khoa học và
thực tiễn tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM?
6
- Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá như thế nào và tại các siêu
thị trên địa bàn TP.HCM có những chỉ tiêu gì khác biệt?
- CSR có tác động tích cực đến sự đổi mới tại các siêu thị ở TP.HCM hay không?
- CSR có tác động đến việc nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị này?
- Sự đổi mới có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của các siêu thị trên địa bàn
TP.HCM hay không?
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, các hàm ý quản trị nào được đề xuất để gia tăng sự
đổi mới tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM thông qua CSR trong thực tiễn?
- Các hàm ý quản trị nào có thể được đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động
của siêu thị trên địa bàn TP.HCM thông qua CSR và sự đổi mới trong thực tiễn?
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gồm
bảy chuyên gia nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp với
tình hình thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu định lượng sử dụng
phối hợp các phương pháp thông qua việc khảo sát 350 chuyên viên và cán bộ quản lý
dựa trên cơ sở bảng câu hỏi khảo sát, kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích EFA để xác định mức độ quan hệ giữa biến quan sát và các nhân tố cơ
sở, phân tích CFA nhằm kiểm định độ phù hợp của mô hình và thang đo. Sau đó, tác
giả thực hiện kiểm định SEM để kết luận mối quan hệ giữa các yếu tố và sử dụng
bootstrap để kiểm định độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình.
1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
7
Để làm rõ mục tiêu đã đặt ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: mối quan hệ
giữa CSR và sự đổi mới, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động, mối quan hệ
giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
Do hạn chế về mặt thời gian và tính chất đặc trưng của dữ liệu, đối tượng khảo sát
của đề tài là các nhà quản lý và chuyên viên các phòng ban có liên quan đang công tác
tại các siêu thị.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài được khảo sát dựa trên 10 siêu thị Co.op Mart, 2 đại siêu thị
Co.op Xtra, 1 siêu thị Lotte Mart, 2 siêu thị Vinmart, 1 siêu thị E-mart, 1 siêu thị MM
Mega Market và 2 siêu thị/đại siêu thị Big C đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
Trong đề tài này, tác giả lựa chọn các siêu thị truyền thống, kinh doanh đa chủng loại
hàng hóa vì có tiêu chuẩn về số lượng lao động (98–218 người) phù hợp với đối tượng
SMEs (nhân sự từ 100-250 người) trong nghiên cứu gốc của Isabel et al. (2017). Các
siêu thị chuyên dụng không được lựa chọn vì định biên lao động quá thấp so với tiêu
chuẩn tại các SMEs ở các quốc gia châu Âu.
Về thời gian, đề tài được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018.
1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Bài nghiên cứu được thực hiện tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, do đó, kết quả
thực nghiệm sẽ cho một cách nhìn mới về cách thức CSR tác động đến sự đổi mới cũng
như kết quả hoạt động trong lĩnh vực này, cụ thể cung cấp các nội dung sau đây:
- Đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa CSR, sự đổi mới và kết
quả hoạt động của các siêu thị.
- Cung cấp kết quả thực nghiệm về tác động của CSR đến sự đổi mới cũng như
kết quả hoạt động của các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
8
- Đề xuất các hàm ý quản trị cải thiện hiệu suất đổi mới và kết quả hoạt động của
siêu thị thông qua việc phát triển CSR của tổ chức.
Trong chương đầu, tác giả đã trình bày sơ bộ những điểm chính của đề tài như tính
cấp thiết của vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
các phương pháp được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu, kết cấu của luận văn
cũng như ý nghĩa khoa học của đề tài. Cơ sở lý thuyết làm nền tảng để xây dựng các
khái niệm, thang đo, giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ được tác giả trình
bày trong chương tiếp theo.
1.1 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và các nội dung hỗ trợ, đề tài nghiên cứu bao gồm các chương:
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI, trình bày tổng quan những điểm chính của đề
tài nghiên cứu.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, trình bày
những lý thuyết nền tảng xây dựng nên mô hình và giả thuyết nghiên cứu của đề tài.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU trình bày cơ sở chọn mẫu và cách
thức thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát của đề tài.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, bao gồm việc thống kê mô tả dữ liệu
nghiên cứu và trình bày kết quả kiểm định giả thuyết.
CHƢƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI, đúc kết lại các
kết quả chính và đóng góp trong thực tiễn; đồng thời nêu lên những điểm hạn chế để
gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
9
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong chương 2, tác giả sẽ thảo luận ba khái niệm nghiên cứu: CSR, sự đổi mới
cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp được trình bày như thế nào trong các tài
liệu khoa học, các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề, đặc điểm hoạt động của
siêu thị trên địa bàn TP.HCM, biện luận để lựa chọn thang đo phù hợp cho đề tài, từ đó
phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến.
2.1 Các khái niệm nghiên cứu
2.1.1 CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)
Trong nhiều thập kỷ qua, rất nhiều nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm đáng kể đến
CSR và mỗi học giả đều đưa ra những quan điểm thể hiện cách nhìn nhận riêng của
mình. Một trong những khái niệm được đông đảo học giả vận dụng là quan điểm của
Caroll (1979). Theo đó, CSR là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh
và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người
lao động, cộng đồng địa phương và xã hội. Mô hình “kim tự tháp” của ông cho rằng
CSR bao gồm bốn trách nhiệm chính: kinh tế (hiệu quả và tăng trưởng); pháp lý (tuân
thủ pháp luật và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi); đạo đức (tuân thủ những quy tắc,
giá trị được xã hội chấp nhận); tự nguyện (hành vi vượt ra ngoài sự mong đợi của xã
hội như quyên góp, ủng hộ từ thiện…). Quan điểm này được xem có tính toàn diện và
khả thi cao, được sử dụng làm khuôn khổ tư duy về CSR dưới góc độ của Nhà nước.
Đối với người tiêu dùng và cộng đồng xã hội, cũng tồn tại khá nhiều cách tiếp cận
về CSR. Gần đây World Bank đã đưa ra khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh, rõ
ràng dưới góc nhìn của các đối tượng này: “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng
góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống của người lao động; cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi
cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Sở dĩ quan điểm này được
10
đánh giá là khá phù hợp với vai trò khách hàng và xã hội là vì bên cạnh sự phát triển
của mình, doanh nghiệp còn cần phải tạo ra lợi ích cho những đối tượng hữu quan
khác, đồng thời nhấn mạnh vào việc gia tăng các giá trị của xã hội.
Dưới góc độ của doanh nghiệp, có thể kể đến quan điểm về CSR của Hammann và
Lindgreen (2009). Theo đó, có năm đối tượng hữu quan mà các hành vi thể hiện trách
nhiệm CSR của đơn vị hướng đến bao gồm: nhà cung cấp, khách hàng, người lao động,
cộng đồng địa phương và môi trường. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Châu Thị Lệ
Duyên và đồng sự (2014) cũng định nghĩa CSR hướng đến việc cân bằng lợi ích của
năm đối tượng hữu quan này. Cùng chung quan điểm ấy, năm 2017, Isabel et al. đã
phát triển thang đo khá hoàn chỉnh như sau:
Đối với nhân viên, CSR góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động. Doanh
nghiệp không chỉ hướng đến việc đào tạo những kỹ năng cơ bản cho nhân viên mà còn
hỗ trợ họ phát triển chuyên môn thông qua những khóa học nâng cao khác. Bên cạnh
đó, lãnh đạo cần thể hiện sự quan tâm đến những vấn đề mà nhân viên đang gặp nhằm
giúp họ đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Ngoài ra, các chiến lược về CSR không thể không chú ý đến đối tượng chính tạo ra
doanh thu. Muốn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng đầu tiên phải đáp
ứng đầy đủ các cam kết về chất lượng. Việc thông tin rõ ràng về cách thức sử dụng
cũng như những rủi ro của sản phẩm/dịch vụ cũng không kém phần quan trọng nhằm
thể hiện trách nhiệm đối với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thực
hiện những hành động cần thiết để khách hàng không cảm thấy phiền lòng, cũng như
trả lời kịp thời và giải quyết hợp lý những phàn nàn của khách hàng.
Đối với nhà cung cấp, các quyết định cần xem xét và đảm bảo quyền lợi của đối
tượng này. Ngoài ra, họ cũng cần nhận được thông tin kịp thời về những thay đổi trong
doanh nghiệp, nếu như sự thay đổi ấy có ảnh hưởng đến họ.
11
CSR còn thể hiện ở việc tổ chức cố gắng, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của địa
phương, ví dụ như: hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa – thể thao, thực hiện các chương
trình giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Cuối cùng, trách nhiệm đối với môi trường được xem là một trong những khía cạnh
quan trọng nhất của CSR, đặc biệt trong những năm gần đây. Doanh nghiệp cần tuân
thủ các quy định chung về môi trường cũng như quy định riêng đối với từng ngành
nghề, lĩnh vực. Ngoài ra, trách nhiệm môi trường cần được nhận thức và thực hành tự
nguyện, như việc đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện các chương
trình giảm tiêu thụ điện, nước; thiết kế sản phẩm và bao bì có thể tái sử dụng hoặc tái
chế. Gần đây, một số công ty còn thực hiện việc kiểm toán môi trường theo định kỳ.
Tương tự như lĩnh vực sản xuất, hoạt động kinh doanh của siêu thị cũng trải qua một
chuỗi các mối quan hệ, từ nhà cung cấp đến người lao động, khách hàng, cộng đồng
địa phương và môi trường. Đối với mỗi đối tượng, yêu cầu về CSR thể hiện ở những
khía cạnh và hành động khác nhau. Bên cạnh đó, dưới góc độ siêu thị, việc đánh giá
các trách nhiệm về pháp lý và đạo đức không rõ ràng, quan điểm này phù hợp hơn với
các cơ quan Nhà nước và cộng đồng xã hội. Do đó, trong đề tài này, tác giả lựa chọn
việc tiếp cận CSR theo định nghĩa của Isabel et al. (2017). Theo đó, việc thực hành
CSR tại các siêu thị bao gồm các chính sách và hành động cụ thể với các bên liên quan:
nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng địa phương và môi trường xã hội. Tuy
nhiên, các nội dung về CSR theo lý thuyết cũng được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp
với bối cảnh thực tiễn tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
2.1.2 Sự đổi mới
Theo Skerlavaj et al. (2010), sự đổi mới được định nghĩa là khả năng tiếp cận thay
đổi và sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới. Nó cho phép tổ chức tận dụng năng
12
lực sáng tạo của lực lượng lao động và do đó đáp ứng tốt hơn với những thay đổi của
môi trường (Bergh et al., 2011; Swink & Mabert, 2000).
Theo Calantone et al. (2002), Cambra et al. (2011), quá trình đổi mới bao gồm việc
đón nhận, phổ biến và sử dụng kiến thức mới; thực hiện thành công những ý tưởng mới
và sáng tạo trong tổ chức (Amabile et al., 1996; Hurley & Hult, 1998).
Đối tượng của sự đổi mới có thể là sản phẩm/dịch vụ, công nghệ và quy trình sản
xuất, thậm chí là cấu trúc tổ chức và các thủ tục hành chính hiện tại. Dù với mục tiêu
nào thì sự đổi mới cũng hướng đến việc thích ứng, cải tiến nhằm giúp doanh nghiệp
duy trì và nâng cao kết quả hoạt động (Damanpour et al., 2009).
Trong đề tài này, khái niệm về sự đổi mới được vận dụng dựa trên nghiên cứu của
Isabel et al. (2017). Các tác giả đo lường một số chỉ tiêu của doanh nghiệp như: bày
bán sản phẩm/dịch vụ mới hoặc được cải tiến, quy trình nội bộ mới hoặc được cải thiện
thường xuyên, các chương trình khuyến mãi và tiếp thị được cải tiến. Nếu đa phần câu
trả lời là có, thì xem như các hoạt động đổi mới đã thực sự hình thành tại siêu thị.
2.1.3 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp là một trong những biến phụ thuộc được các
nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất, được định nghĩa là một bộ các chỉ số tài chính và
phi tài chính cung cấp thông tin về mức độ đạt được các mục tiêu và kết quả (Lebans &
Euske, 2006). Rất nhiều người nghĩ rằng kết quả hoạt động chỉ gắn với các chỉ tiêu đo
lường được về tài chính, tuy nhiên khái niệm này còn bao gồm các giá trị vô hình như
kiến thức, năng lực và quan hệ với khách hàng, đối tác…
Kết quả hoạt động đã được nghiên cứu rất nhiều trong các bài báo khoa học trước
đây (Quinn và Rohrbaugh, 1983; Judge và Douglas, 1998; Aragon et al., 2008) dựa
13
trên đánh giá so với các công ty khác trong ngành. Maltz et al. (2003) đề xuất các phép
đo kết quả hoạt động của tổ chức bao gồm các chỉ số tài chính và phi tài chính.
Dựa trên những cơ sở ấy, nghiên cứu của Isabel et al. (2017) đưa ra ba khía cạnh để
đánh giá hoạt động của một tổ chức bao gồm: các chỉ số tài chính cơ bản, dịch vụ
khách hàng và sự gắn kết của nhân viên. Về mặt tài chính, kết quả hoạt động của doanh
nghiệp được đo lường thông qua hai chỉ tiêu: lợi nhuận và lợi tức trên tài sản. Theo các
học giả kinh tế, lợi nhuận phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh, là yếu
tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi
nhuận, bởi nếu nguồn thu không đủ bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ không có khả năng
tiếp tục hoạt động, dẫn đến rủi ro bị đào thải và phá sản. Ngoài ra, ROA cũng là thước
đo mức sinh lợi hiệu quả của một công ty, cho biết tài sản và nguồn vốn đầu tư được
doanh nghiệp sử dụng hiệu quả như thế nào. Dựa trên nền tảng ấy, nghiên cứu của
Châu Thị Lệ Duyên và đồng sự (2014) được tiến hành tại Việt Nam cũng đề cập đến
kết quả tài chính dựa trên sự tăng trưởng trong mức tiêu thụ hàng hóa (doanh thu) và
hiệu quả đầu tư – tài chính (lợi nhuận, ROA).
Bên cạnh các thước đo về tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính cũng không kém phần
quan trọng. Isabel et al. (2017) cho rằng khách hàng là một trong những yếu tố quan
trọng nhất để khẳng định một doanh nghiệp có thực sự tốt hay không. Theo các tác giả,
có ba chỉ tiêu liên quan đến khách hàng để đo lường kết quả hoạt động, bao gồm: dịch
vụ, mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên cũng là
một đối tượng không kém phần quan trọng. Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả kinh
doanh của công ty thông qua đối tượng này bao gồm: tỷ lệ thôi việc, môi trường làm
việc, lòng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên. Nếu tồn tại một mối quan
hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và người lao động, họ sẽ gắn kết với công ty nhiều hơn,
làm việc hăng say, chăm chỉ hơn, năng suất vì thế cũng cao hơn và điều đó dẫn đến sự
cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, trong đề tài này, tác giả đã chọn
14
nghiên cứu của Isabel et al. (2017) và Châu Thị Lệ Duyên (2014) làm cơ sở phát triển
thang đo của mình.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, CSR đã trở thành một vấn đề được các nhà lãnh đạo hết
sức quan tâm, khi mà các đối tượng hữu quan ngày càng cân nhắc đến đạo đức của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, CSR có thực sự thúc đẩy sự đổi và nâng cao kết quả kinh
doanh của đơn vị hay không, luôn là một câu hỏi khiến các nhà lãnh đạo trăn trở cũng
như trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều học giả.
Để trả lời vấn đề đầu tiên nói đến mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới, có hai
nghiên cứu đã được tiến hành trong thời gian gần đây tại Ghana và Thái Lan. Đầu tiên
là nghiên cứu được tiến hành bởi các tác giả Mohammed và Robert vào năm 2012. Đối
tượng tham gia khảo sát là 200 nhà quản lý từ các phòng ban của các công ty viễn
thông tại Accra. Bằng phương pháp định lượng, các tác giả đã chứng minh được tác
động tích cực của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh tại các công ty viễn
thông Ghana, một cách trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua sự đổi mới và CSR. Đồng thời,
một trong những kết quả quan trọng được các tác giả nhấn mạnh là “CSR tác động tích
cực đến sự đổi mới trong thị trường viễn thông Ghana”. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dựa
vào thông tin được cung cấp bởi các nhà quản lý và giám đốc điều hành, dẫn đến kết
quả chưa được phản ánh khách quan, có phần chịu ảnh hưởng bởi sự đánh giá một
chiều của đội ngũ lãnh đạo. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty viễn
thông ở Ghana, chưa khái quát hóa sang các ngành công nghiệp và quốc gia khác.
Ở Thái Lan, vào năm 2016, Yasushi et al. thực hiện một cuộc nghiên cứu khác tại
200 công ty vận tải. Kết quả nghiên cứu cho thấy định hướng thị trường tác động tích
cực đến kết quả hoạt động trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua CSR. Để CSR đóng vai trò
trung gian này, một kết quả quan trọng khác được đúc kết từ nghiên cứu một lần nữa
15
khẳng định CSR tác động tích cực đến sự đổi mới. Tuy nhiên, nghiên cứu còn tồn tại
một hạn chế là quá trình khảo sát còn tồn tại khá nhiều phản hồi không hợp lệ.
Để trả lời câu hỏi thứ hai: liệu CSR có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của
doanh nghiệp hay không, có bốn nghiên cứu tiêu biểu được tiến hành tại một quốc gia
châu Âu và ba quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Đầu tiên, tại Trung Quốc,
Riliang Qu đã tiến hành một cuộc điều tra trong phạm vi 600 khách sạn đứng đầu bảng
xếp hạng. Được đăng trên tạp chí Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics
(2009), sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, tác giả khẳng định: CSR và định hướng
thị trường tác động tích cực đến kết quả hoạt động của tổ chức; đồng thời, CSR cũng
đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa định hướng thị trường và kết quả hoạt
động. Tuy nhiên, nghiên cứu còn tồn tại khá nhiều điểm hạn chế như: mối quan hệ giữa
định hướng thị trường, sự đổi mới và CSR chưa được thể hiện rõ ràng; cách tiếp cận
còn chủ quan và kết quả chưa mang tính tổng quát.
Đến năm 2014, một nghiên cứu đã được Sayedeh tiến hành với mục đích nhằm
khám phá mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Được đăng
vào năm 2014 trên tạp chí Journal of Business Research, đối tượng tham gia nghiên
cứu bao gồm 205 công ty sản xuất và tiêu dùng ở Iran. Thông qua phương pháp tiếp
cận định lượng, các tác giả đã khẳng định lợi thế cạnh tranh và danh tiếng đóng vai trò
trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động thông qua việc cải thiện
sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của
doanh nghiệp là gián tiếp hơn là trực tiếp. Những phát hiện của nghiên cứu này là một
trong những kết quả quan trọng khẳng định CSR nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu chỉ tập trung
vào các ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng.
Một trong những nghiên cứu tiếp theo đề cập đến mối quan hệ giữa CSR và kết quả
hoạt động được tiến hành vào năm 2014 và đăng trên tạp chí Journal of Cleaner
16
Production. Được thực hiện bởi Dolores, nghiên cứu kiểm nghiệm sự tương tác giữa
ba yếu tố: CSR, kết quả hoạt động và thành công cạnh tranh. Sau khi khảo sát dữ liệu ở
67 công ty lớn và vừa, các học giả kết luận rằng: CSR và kết quả hoạt động tác động
tích cực đến sự thành công trong cạnh tranh. Đồng thời, một kết quả quan trọng khác
cũng được khẳng định là CSR tác động tích cực và đáng kể đến kết quả hoạt động.
Tại Việt Nam, có một nghiên cứu được Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận tiến
hành nhằm tái khẳng định mối quan hệ này vào năm 2017. Được khảo sát tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở ngành dịch vụ, các học giả kết luận rằng CSR tác động tích cực
đến kết quả hoạt động về mặt tài chính (mức tăng trưởng tiêu thụ trong kinh doanh,
hiệu quả đầu tư – tài chính) lẫn các chỉ số phi tài chính của doanh nghiệp.
Cuối cùng, mối quan hệ phức tạp và đồng thời giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt
động của doanh nghiệp cũng được giải đáp trong hai bài báo khoa học được thực hiện
tại Tây Ban Nha. Trong một nghiên cứu gần đây của Isabel et al. (2017) đã đặt ra vấn
đề là liệu cả ba yếu tố này có mối quan hệ “tam giác” với nhau hay không. Được thực
hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ 522 công ty ở Tây Ban Nha, nghiên cứu được đăng
vào năm 2017 trên tạp chí Journal of Cleaner Production. Thông qua phương pháp tiếp
cận định lượng, kết quả sau khi kiểm nghiệm cho thấy rằng CSR ở doanh nghiệp vừa
và nhỏ tác động tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên,
nghiên cứu này vẫn không thể nào tránh khỏi hạn chế về số lượng mẫu khá nhỏ, do đó
tính khái quát chưa cao.
Một trong những bài báo khoa học khác liên quan trực tiếp nhất đến đề tài có thể kể
đến là nghiên cứu được thực hiện bởi Carmelo et al. Được khảo sát tại 133 tổ chức vừa
và nhỏ tại Tây Ban Nha, nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Cleaner
Production vào năm 2016. Các tác giả khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến
hoạt động đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đổi mới cũng
đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Tuy nhiên,
17
nghiên cứu chỉ dựa trên sự liên hệ trực tuyến, có thể dẫn đến sự thiếu rõ ràng và trung
thực trong kết quả khảo sát. Ngoài ra, các tác giả chủ yếu khảo sát đội ngũ quản lý và
chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha. Chính vì thế, liệu
các kết quả của nghiên cứu có đúng đối với một quốc gia Đông Nam Á, đang phát triển
như Việt Nam hay không, với ngành nghề kinh doanh siêu thị - bán lẻ hay không, vẫn
còn là một câu hỏi lớn.
2.3 Các đặc điểm hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM
Ngày nay, siêu thị là một loại hình kinh doanh không còn mới mẻ ở nền kinh tế Việt
Nam. Theo Quy chế siêu thị được Bộ Công Thương ban hành: “Siêu thị là loại hình
cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng
hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh
doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức
phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách
hàng”. Ngoài ra, ngày nay, từ "siêu thị" còn được chỉ những nơi chỉ chuyên kinh doanh
một mặt hàng, một chủng loại hàng nào đó, ví dụ: siêu thị điện máy…
Trong đề tài này, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các siêu thị truyền
thống, nghĩa là các trung tâm hiện đại quy mô lớn, có chủng loại hàng hóa phong phú,
đa dạng, và phương thức phục vụ văn minh. Các siêu thị được tiến hành nghiên cứu
bao gồm Co.op Mart, Co.op Xtra, Vinmart, Big C, MM Mega Market, SatraMart. Đây
là các doanh nghiệp bán lẻ đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, quy mô nhân viên và sự
đa dạng về chủng loại hàng hóa.
Việc lựa chọn các siêu thị trên địa bàn TP.HCM nhằm đảm bảo tính hợp lý của kết
quả nghiên cứu. Các siêu thị ở thành phố đã hoạt động lâu đời, ổn định, đa dạng các
thương hiệu để đảm bảo tính cạnh tranh khi trả lời bảng câu hỏi. Đồng thời, TP.HCM
18
là khu vực có nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng cũng như các đối tượng hữu quan
khác nhận thức tương đối đầy đủ và rõ ràng về CSR.
Ngoài ra, các siêu thị tại TP.HCM có những điểm tương đồng với SMEs ở Tây Ban
Nha – đối tượng khảo sát trong nghiên cứu gốc của Isabel et al. (2017). Trong bài báo
này, các học giả chủ yếu điều tra những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại –
dịch vụ (44,4%), với số lượng lao động dao động từ 50 – 250 người để phù hợp với
định nghĩa các SMEs tại châu Âu. Tác giả tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn các
chuyên gia nhân sự đang làm việc tại các siêu thị về số lượng lao động vào giữa năm
2018, kết quả thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 - Thống kê các siêu thị tại TP.HCM
Thƣơng hiệu
Số siêu
thị
Tỷ lệ
Số lao
động
bình
quân
Co.op Mart 35 51% 218
Co.op Xtra 4 6% 188
Vinmart 13 19% 123
Lotte Mart 4 6% 113
Big C 8 12% 105
MM Mega Market 1 1% 98
Aeon Mall 2 3% 152
E Mart 1 1% 114
Tổng cộng 68 100% 139
(Nguồn: tác giả điều tra và tổng hợp)
Có thể thấy, số lượng lao động bình quân của các siêu thị dao động trong khoảng 98
– 218 người, khá phù hợp với các doanh nghiệp SMEs trong lĩnh vực thương mại –
dịch vụ mà nghiên cứu của Isabel et al. (2017) hướng đến. Với những điểm tương đồng
19
này, cùng với lập luận đã được trình bày trong việc sơ lược các khái niệm nghiên cứu,
tác giả đã chọn thang đo của Isabel et al. (2017) để phát triển bảng câu hỏi của đề tài.
Theo đó, trách nhiệm CSR của siêu thị cũng được thể hiện thông qua hành động với
năm đối tượng: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi
trường. Sau khi thực hiện thủ tục thảo luận nhóm và tính toán tỷ lệ đồng thuận các phát
biểu trong thang đo, tác giả đã bổ sung, điều chỉnh để các quan điểm về CSR trong
hoạt động siêu thị hợp lý hơn.
Do đặc trưng của siêu thị là không tiến hành các hoạt động sản xuất, nên việc thể
hiện trách nhiệm đối với môi trường chỉ dừng lại ở việc sử dụng các loại bao bì có thể
tái sử dụng, sửa chữa hoặc tái chế. Ví dụ, hiện nay, chuỗi siêu thị Co.op Mart và Co.op
Xtra đang sử dụng các loại túi thân thiện môi trường, nhằm giảm áp lực đến cộng đồng
từ việc sử dụng túi nilon. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định về môi trường (hệ
thống xử lý rác và chất thải…) là một hành động quan trọng trong các chính sách về
CSR. Ví dụ, chuỗi siêu thị Co.op Mart đã và đang áp dụng việc phân loại chất thải rắn
tại nguồn, nhằm góp phần giảm lượng rác chôn lấp, nâng cao hiệu quả tái sử dụng các
nguồn tài nguyên. Ngoài ra, với số lượng hàng hóa đa dạng, các siêu thị cần chú trọng
vào công tác chọn lọc, bảo đảm việc bày bán các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về
sinh thái. Cuối cùng, các chính sách và chương trình nhằm giảm tiêu thụ điện, nước
cũng là một hành động thể hiện trách nhiệm đối với môi trường.
Nói về sự đổi mới, do đặc trưng của siêu thị không phải là công ty sản xuất, nên các
hoạt động này không được thể hiện ở việc phát minh ra các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc
được giới thiệu ra thị trường. Thay vào đó, siêu thị có thể đáp ứng nhu cầu và thị hiếu
người tiêu dùng thông qua việc thường xuyên cập nhật để bán những dòng sản phẩm
mới. Ngoài ra, sự đổi mới còn được đo lường thông qua việc cải tiến quy trình nội bộ.
Các chương trình khuyến mãi và cách thức tiếp thị cũng là một thước đo quan trọng để
đánh giá sự đổi mới. Đặc trưng của các đơn vị bán lẻ hiện nay là các sản phẩm và hình
20
thức khuyến mãi thay đổi theo ngày, tối thiểu theo tuần; riêng các đại chương trình
khuyến mãi thay đổi theo tháng. Để thu hút khách hàng, các chương trình này cần được
đổi mới thường xuyên về nội dung lẫn hình thức. Ví dụ, bên cạnh việc giảm giá, bán
hàng đồng giá, tặng kèm một số sản phẩm, hiện nay chuỗi siêu thị Co.op Mart đã phát
triển thêm các phương thức khuyến mãi khác, như “Tích tem đổi quà”, vòng xoay may
mắn để tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội như zalo, facebook…
Nếu sự đổi mới trong hoạt động siêu thị có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình
kinh doanh khác thì kết quả hoạt động lại được thể hiện qua các chỉ tiêu tương tự như
các công ty ngoài ngành. Để đánh giá kết quả hoạt động siêu thị, có ba khía cạnh cần
xem xét: các chỉ số tài chính, dịch vụ khách hàng và sự gắn kết của nhân viên.
Về mặt tài chính, nếu các công ty sản xuất thường được đo lường qua lợi nhuận và
ROA, thì ở siêu thị, ROA lại được thay thế bằng chỉ tiêu doanh thu. Trong giai đoạn
hiện nay, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các siêu thị trên địa bàn
TP.HCM, cũng như cuộc chạy đua về công bố thương hiệu trong lòng người tiêu dùng,
dẫn đến mục tiêu mà các nhà lãnh đạo siêu thị quan tâm nhất không phải là lợi tức, mà
là doanh số bán ra. Tuy nhiên, song song với doanh thu, lợi nhuận vẫn là chỉ tiêu tổng
hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của một
doanh nghiệp. Do đó, để phù hợp với đặc điểm hoạt động của siêu thị, kết quả về tài
chính được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là hiệu quả tài chính (lợi nhuận) và
mức tiêu thụ hàng hóa (doanh thu).
Bên cạnh các thước đo về tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính cũng không kém phần
quan trọng. Đối với khách hàng, có ba chỉ tiêu liên quan để đánh giá hoạt động của siêu
thị, bao gồm: dịch vụ khách hàng, mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng.
Dịch vụ khách hàng được thể hiện thông qua cung cách phục vụ, các chính sách thuận
tiện cho khách hàng, cũng như quầy dịch vụ được đặt trước mỗi siêu thị nhằm giải
quyết các nhu cầu của khách. Mối quan hệ với khách hàng được thể hiện thông qua các
21
hoạt động chăm sóc khách hàng, các đánh giá định kỳ hoặc đột xuất mà khách hàng
phản hồi về siêu thị và phòng ban quản lý. Lòng trung thành của khách hàng thể hiện ở
tần suất các khách hàng thành viên… mua sắm tại siêu thị, doanh thu bình quân mỗi
lần mua, cũng như số lượng khách hàng mới có thẻ thành viên tại siêu thị.
Bên cạnh khách hàng, nhân viên cũng là đối tượng không kém phần quan trọng. Các
chỉ tiêu để đánh giá kết quả kinh doanh bao gồm: tỷ lệ thôi việc, môi trường làm việc,
lòng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên. Nếu tồn tại một mối quan hệ tốt
đẹp giữa siêu thị và người lao động, họ sẽ gắn kết nhiều hơn, làm việc hăng say, chăm
chỉ hơn, năng suất vì thế cũng cao hơn và dẫn đến sự cải thiện kết quả hoạt động.
2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.4.1 Mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ tích cực giữa
CSR và sự đổi mới; tuy nhiên, đa số các nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào việc phân tích
bản chất của sự tác động này. Gần đây, một số tác giả đã có những lập luận rõ ràng để
lý giải tại sao CSR lại có thể thúc đẩy những hoạt động đổi mới tại doanh nghiệp.
McWilliams và Siegel (2000) cho rằng việc áp dụng các chiến lược về CSR có thể thúc
đẩy việc đầu tư vào R&D, dẫn đến sự đổi mới. Phát hiện của MacGregor và
Fontrodona (2008) nhấn mạnh rằng CSR sẽ tạo động lực để cải tiến sản phẩm, dịch vụ
định hướng giá trị cho xã hội. Trong phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Battaglia et
al. (2014) đã tiến hành một cuộc khảo sát 213 công ty châu Âu. Kết quả cho thấy mối
tương quan mạnh mẽ và tích cực giữa CSR và khả năng cạnh tranh về hai khía cạnh: sự
đổi mới và những hiệu suất vô hình. Bên cạnh đó, việc áp dụng các chính sách về CSR
giúp công ty tạo mối quan hệ gắn bó với các nhân viên có trình độ cao và lãnh đạo
(Donate và Guadamillas, 2011) – đây là những đối tượng có khả năng sáng tạo mạnh
mẽ, tạo nên sự đổi mới cho công ty. Một môi trường làm việc tốt, người lãnh đạo quan
22
tâm đến nhân viên, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống, đặt niềm tin vào họ, có thể
kích thích họ sáng tạo nhiều hơn. Khi nhân viên cảm thấy thoải mái, họ sẽ có những
quyết định hiệu quả hơn trong việc giải quyết vấn đề, đây là khởi nguồn của những ý
tưởng đổi mới (Arundel et al., 2007).
Trong các bài báo khoa học liên quan được trình bày ở trên, có thể sử dụng kết quả
của bốn nghiên cứu được tiến hành ở các ngành nghề và quốc gia khác nhau. Đầu tiên
là nghiên cứu được thực hiện bởi Isabel et al. (2017) với kết quả đã được kiểm chứng
khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của đơn
vị. Đồng thời, sự đổi mới cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và
kết quả hoạt động tại các công ty này. Điều đó cũng có nghĩa là, CSR tác động tích cực
và trực tiếp đến sự đổi mới.
Tương tự như Isabel et al., nghiên của Mohammed và Robert E. Hinson cũng đưa ra
những kết luận liên quan đến vấn đề, chứng minh mối quan hệ tích cực và trực tiếp
giữa CSR và sự đổi mới trong các công ty viễn thông ở Ghana.
Được tiến hành ở một quốc gia và ngành nghề khác, nhưng nghiên cứu của Yasushi
Ueki et al. cũng có cùng kết luận với hai nghiên cứu trên. Các tác giả đã chứng minh
mối tương tác chặt chẽ giữa CSR và sự đổi mới tại các công ty vận tải ở Thái Lan.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Carmelo et al. (2016) cũng đề cập đến kết
quả tương tự. Sau khi khảo sát 133 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tác giả khẳng định
CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động.
Dựa trên những cơ sở đó, cùng với mong muốn khám phá mối quan hệ giữa hai yếu
tố này tại Việt Nam, tác giả đã thực hiện đề tài và phát triển giả thuyết đầu tiên:
H1: CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới tại các siêu thị trên địa
bàn TP.HCM.
23
2.4.2 Mối quan hệ giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Hầu hết các tài liệu học thuật đều khẳng định rằng các hoạt động đổi mới vốn liên
quan đến việc cải thiện hiệu suất công ty (Saez-Martinez et al., 2014). Tuy nhiên, các
nghiên cứu trong giai đoạn trước vẫn chưa đủ chiều sâu về mối quan hệ này, cụ thể là
làm cách nào sự đổi mới có thể tác động đến kết quả kinh doanh của đơn vị.
Để lý giải điều đó, một số tác giả đã đưa ra những lập luận rõ ràng, vững chắc. Theo
Johne và Davies (2000), Otero-Neyra et al. (2009), sự đổi mới là cơ sở tạo nên lợi thế
cạnh tranh khác biệt của công ty. Thông qua đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ được
nâng cao, đóng góp đáng kể đến hiệu suất hoạt động cũng như lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp (Garvin, 1987; Forker et al., 1996). Về đổi mới quy trình, các tác giả
nhấn mạnh rằng đây là khả năng đặc biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững (Nemetz
và Fry, 1988). Một quy trình được cải tiến sẽ giúp công ty tận dụng tối đa nguồn lực
sẵn có, tạo nên những đột phá tích cực, từ đó dẫn đến sự tăng trưởng ổn định (Morone
và Testa, 2008) và hiệu quả cao hơn (Varis và Littunen, 2010; Ar và Baki, 2011).
Trong các bài báo khoa học liên quan đã được trình bày, có thể sử dụng kết quả của
ba nghiên cứu được tiến hành ở hai quốc gia và một lĩnh vực đặc biệt, đầu tiên là
nghiên cứu của Isabel et al. (2017). Sau khi khảo sát hơn 500 công ty, các tác giả đã
đưa ra một trong những kết luận quan trọng chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa sự
đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Được tiến hành trong khoảng thời gian
tương tự tại Tây Ban Nha, Carmelo et al. cũng nhấn mạnh rằng hoạt động đổi mới có
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động của các công ty. Tại Ghana, ở lĩnh vực khác
như viễn thông, nghiên cứu trước đó của Mohammed và Robert (2012) cũng đã khám
phá được mối quan hệ cùng chiều giữa hai yếu tố này.
Dựa trên những cơ sở đó, tác giả đã phát triển giả thuyết nghiên cứu thứ hai:
24
H2: Sự đổi mới tác động tích cực và trực tiếp đến kết quả hoạt động tại các siêu
thị trên địa bàn TP.HCM.
2.4.3 Mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã nhận được sự chú
ý đáng kể từ các học giả trong ba thập kỷ vừa qua. Theo nhận định của các nhà nghiên
cứu, thường có một mối tương tác tích cực giữa CSR và hiệu quả tài chính. Sự thành
công của một tổ chức thường phụ thuộc vào năng lực quản lý mối quan hệ với các bên
liên quan. Đây chính là công cụ thiết yếu để tạo ra giá trị (Hammann et al., 2009), bởi
nhận được sự ủng hộ từ các đối tượng hữu quan, tổ chức sẽ càng có nhiều cơ hội thuận
lợi để phát triển kinh doanh. Theo Orlitzky et al. (2003), CSR là một trong những động
lực giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả chuỗi quan hệ với các bên liên quan.
Trong các bài báo khoa học liên quan đến vấn đề đã được trình bày, có thể sử dụng
kết quả của bốn nghiên cứu được tiến hành ở các vùng lãnh thổ và quy mô doanh
nghiệp khác nhau. Đầu tiên là hai nghiên cứu được thực hiện tại Tây Ban Nha của
Isabel et al.(2017) và Carmelo (2016). Bên cạnh các kết luận khác, các tác giả cũng
chứng minh một mối quan hệ có giá trị trong thực nghiệm là: CSR tác động tích cực
đến kết quả hoạt động của đơn vị. Trước đó, nghiên cứu của Sayedeh (2014) được tiến
hành tại Iran và Dolores (2014) được khảo sát tại một số công ty ở châu Âu cũng
khẳng định kết quả tương tự. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Châu Thị Lệ Duyên (2014)
và Lê Phước Hưng (2017) cũng tái khẳng định các kết luận này.
Dựa trên những cơ sở đó, tác giả đã phát triển giả thuyết nghiên cứu cuối cùng:
H3: CSR tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM tác động tích cực đến kết quả
hoạt động của doanh nghiệp.
2.4.4 Mô hình nghiên cứu
25
H3 (+)
CSR
H1 (+)
Sự đổi mới
Kết quả hoạt
động của doanh
nghiệp
Dựa trên lập luận để xây dựng giả thuyết nghiên cứu, tác giả phát triển thành mô
hình nghiên cứu gồm ba yếu tố chính và ba mối quan hệ dạng “tam giác” như hình 2.1:
Hình 2.1 - Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Trong chương này, tác giả đã tổng hợp những nghiên cứu trước có liên quan đến ba
khái niệm: CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với việc
trình bày những đặc điểm hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, tác giả đã
biện luận để lựa chọn thang đo nghiên cứu phù hợp với bối cảnh thực tế tại các đơn vị
này. Đó chính là cơ sở để phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu tương ứng. Các
phương pháp cụ thể được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu sẽ được
trình bày ở chương sau.
H2 (+)
26
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong hai chương đầu, tác giả đã giới thiệu những vấn đề tổng quan cũng như cơ sở
lý thuyết và phát triển mô hình nghiên cứu của đề tài. Việc thiết kế phương pháp
nghiên cứu làm nền tảng để nêu kết quả sẽ được tác giả trình bày ở chương này, bao
gồm hai giai đoạn chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
3.1 Quy trình nghiên cứu
Như đã trình bày, quy trình thực hiện đề tài bao gồm hai giai đoạn chính: nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng, bắt đầu từ việc xác định vấn đề và kết thúc bằng
việc trình bày kết quả nghiên cứu, cụ thể bao gồm bảy bước cơ bản sau đây:
- Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Tác giả xác định chủ đề nghiên cứu,
đánh giá dựa trên các vấn đề cần giải quyết tại các siêu thị. Ngoài ra, giai đoạn này còn
bao gồm việc xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lựa chọn phương
pháp nghiên cứu thích hợp để thu thập và phân tích dữ liệu cho đề tài.
- Thu thập các nghiên cứu và cơ sở lý thuyết có liên quan. Giai đoạn này bao gồm
việc nghiên cứu các mô hình và kết quả có sẵn, sàng lọc và lựa chọn những lý thuyết
phù hợp để làm cơ sở cho việc trình bày đề tài.
- Thiết lập mô hình nghiên cứu, biện luận và phát triển các giả thuyết nghiên cứu
tương ứng từ cơ sở lý thuyết có sẵn.
- Thực hiện, xử lý và phân tích dữ liệu định tính. Sau khi tiến hành phỏng vấn
một nhóm các chuyên gia, tác giả thống kê, tổng hợp dữ liệu và phân tích kết quả.
- Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức.
27
- Điều tra, thu thập, phân tích dữ liệu. Từ thang đo và bảng câu hỏi có sẵn, tác giả
tiến hành thu thập dữ liệu từ các đối tượng khảo sát thông qua một quy trình lấy mẫu
có hệ thống. Sau đó, tác giả vận dụng kết hợp các phương pháp để xử lý dữ liệu.
- Trình bày kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng, cụ thể, nêu ý nghĩa khoa học
của đề tài trong thực tiễn, đồng thời đề cập đến những hạn chế cơ bản nhằm định
hướng cho những nghiên cứu trong tương lai.
3.2 Nghiên cứu định tính
Như đã trình bày, nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh những điểm chưa phù hợp
ở thang đo và bảng câu hỏi nghiên cứu. Quy trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai
giai đoạn cơ bản là chuẩn bị và thực hiện nghiên cứu, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính
Tham khảo và sàng lọc cơ sở lý thuyết
Sau khi xác định vấn đề, tác giả tìm kiếm các tài liệu học thuật có liên quan đến ba
khái niệm: CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động, được đăng trên tạp chí khoa học xếp
hạng Q1, Q2. Các bài báo liên quan đến đề tài và được công bố trong thời gian gần đây
(từ năm 2009) sẽ được lựa chọn, làm cơ sở cho việc phát triển mô hình và thang đo.
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện thang đo, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận một nhóm 7 chuyên
gia tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Theo Tạp chí Xã hội học (1994), nhóm thảo
luận tối ưu sẽ có từ 5 đến 7 người để đáp ứng tốt hơn những khó khăn mà nhóm lớn
thường gặp phải. Đồng thời, do hạn chế về mặt thời gian và sự đồng thuận tham gia từ
các đối tượng khác, tác giả lựa chọn chỉ 7 chuyên gia từ các thương hiệu có số lượng
siêu thị nhiều nhất ở TP.HCM (tỷ lệ đại diện 89%). Các chuyên gia sẽ được tham khảo
28
thang đo gốc từ nghiên cứu của Isabel et al. (2017), sau đó trình bày quan điểm của
mình về việc giữ nguyên, lược bỏ hay điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh thực tế.
Đối tượng tham gia
Các đối tượng được lựa chọn tham gia thảo luận là nhà quản lý và chuyên viên đang
làm việc tại các phòng ban chuyên môn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cụ thể như sau:
- Kinh nghiệm làm việc: từ 3 năm trở trong lĩnh vực siêu thị.
- Có kiến thức và hiểu biết nhất định về CSR.
- Các chuyên gia phải làm việc tại các phòng ban chuyên môn, nắm được
tình hình hoạt động tại các siêu thị, cụ thể: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng
Kinh doanh, Phòng Marketing, Phòng Tài chính.
Thông tin về các đối tượng tham gia thảo luận được tác giả liệt kê trong Phụ lục 2 –
Thông tin các chuyên gia tham gia thảo luận.
Xây dựng dàn bài thảo luận
Để thu thập dữ liệu định tính, tác giả sử dụng dàn bài thảo luận bao gồm bốn phần
chính: Phần thứ nhất giới thiệu mục đích và tính chất cuộc nghiên cứu; phần thứ hai
nhằm khơi dậy bầu không khí cởi mở để các chuyên gia trình bày quan điểm của mình;
phần thứ ba gồm các câu hỏi định hướng cho quá trình thảo luận và cuối cùng là kết
thúc. Nội dung cụ thể được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3 – Dàn bài thảo luận nhóm.
Mời thảo luận
Sau khi dự kiến danh sách tham gia, tác giả tiến hành gửi thư mời thảo luận bằng
email đến các đối tượng này. Thư mời thảo luận nhóm bao gồm các nội dung được tác
giả trình bày cụ thể trong Phụ lục 1 – Thư mời tham gia thảo luận nhóm.
Bước 2: Thực hiện và xử lý dữ liệu nghiên cứu định tính
29
Cách thức ghi chép dữ liệu
Tác giả thực hiện việc ghi chép dữ liệu vào Bảng ghi chép được chuẩn bị sẵn bao
gồm những thông tin được trình bày trong Phụ lục 4 – Bảng ghi chép thảo luận nhóm.
Quy trình ghi chép như sau: Từ thang đo của Isabel et al. (2017) mà tác giả đưa ra,
các chuyên gia sẽ trình bày những quan điểm của mình đối với các chỉ tiêu đo lường.
Đối với từng khái niệm, nếu chuyên gia đồng ý, tác giả sẽ đánh số thứ tự của chuyên
gia đó vào cột xác nhận vấn đề, đồng thời ghi chú vào cột 6 là “Giữ nguyên” hoặc điều
chỉnh cách thức diễn giải. Ngược lại, nếu chuyên gia không đồng ý, tác giả đánh dấu số
thứ tự của chuyên gia vào cột 5, đồng thời ghi nguyên nhân loại bỏ vào cột 6. Đối với
những thông tin bổ sung, tác giả sẽ nhanh chóng ghi thêm dòng khác, đề nghị đối
tượng diễn giải rõ hơn để điền vào cột 3, đồng thời ý kiến chi tiết được ghi vào cột 6.
Xây dựng hệ mã
Trước khi thống kê dữ liệu, tác giả xây dựng bộ các mã nhằm hỗ trợ cho việc tổng
hợp thuận tiện hơn. Các mã được xây dựng dạng cây và có quan hệ thứ bậc. Dựa trên
thang đo gốc và các khái niệm theo nghiên cứu của Isabel et al. (2017), tác giả đã phát
triển bộ các mã được trình bày trong Phụ lục 5 – Hệ mã nghiên cứu định tính.
Phân tích và tổng hợp kết quả
Trong buổi thảo luận nhóm, mỗi chuyên gia sẽ có những quan điểm khác nhau về
các khái niệm nghiên cứu. Tác giả tính toán tỷ lệ đồng thuận bằng cách lấy tổng số ý
kiến đồng thuận chia cho tổng số người tham gia để quyết định việc đưa hay không
một yếu tố vào thang đo khảo sát chính thức. Kết quả thu nhận được sẽ được phân
thành ba nhóm chính như sau: đồng thuận, chưa được đồng thuận và bác bỏ:
30
Bảng 3.1 – Ý nghĩa tỷ lệ đồng thuận
Nhóm Tỷ lệ đồng thuận (x) Kết quả Ý nghĩa
1 x >=75% Đồng thuận Chấp nhận đưa vào thang đo
2 25% <= x < 75% Chưa đạt được
sự đồng thuận
Lấy ý kiến thêm của một số
chuyên gia khác
3 x < 25% Bác bỏ Bác bỏ, không đưa vào thang
đo
(Nguồn: nghiên cứu của Chu et al., 2007)
Kết quả về tỷ lệ đồng thuận để đưa các yếu tố vào thang đo được tác giả trình bày
trong Phụ lục 6 – Kết quả tỷ lệ đồng thuận thảo luận nhóm.
Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát
Dựa trên kết quả của cuộc thảo luận nhóm, tác giả tiến hành điều chỉnh, bổ sung
thang đo gốc từ nghiên cứu của Isabel et al. (2017) để phù hợp với bối cảnh tại các siêu
thị trên địa bàn TP.HCM. Để thực hiện vai trò kết nối giữa tác giả với người cung cấp
thông tin, cấu trúc của bảng câu hỏi bao gồm bốn phần chính như sau: phần mở đầu
giải thích lý do, mục tiêu nghiên cứu của đề tài; phần gạn lọc giúp tác giả loại bỏ các
đối tượng không phù hợp; phần chính bao gồm các câu hỏi đặc thù để thu thập dữ liệu
định lượng; phần kết thúc bao gồm câu hỏi phụ và lời cảm ơn.
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu định tính được tác
giả trình bày trong Phụ lục 7 – Bảng câu hỏi.
3.3 Nghiên cứu định lƣợng chính thức
Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát
chính thức để thu thập thông tin định lượng. Phương pháp chọn mẫu được ưu tiên sử
dụng trong đề tài này là chọn mẫu phi xác suất. Ngoài ra, công cụ hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha được lựa chọn để gạn lọc các khái niệm dùng trong nghiên cứu. Tác
31
giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê AMOS và SEM, bởi mô hình nghiên cứu
tồn tại nhiều biến phụ thuộc và trung gian.
3.3.1 Chọn mẫu và đối tượng khảo sát
Để đảm bảo mục tiêu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng,
bắt đầu bằng việc chia tổng thể thành các tổ theo tiêu thức thương hiệu (Co.op Mart,
Vinmart...). Do hạn chế về mặt thời gian và khó khăn trong việc phát phiếu điều tra đến
toàn bộ các siêu thị, tác giả chỉ lựa chọn 19 đơn vị có khả năng thu thập được dữ liệu.
Số siêu thị chọn ra ở mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số siêu thị tổ đó chiếm trong tổng thể.
TP.HCM là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, hiện tồn tại 8 thương hiệu bán lẻ
lớn với số lượng siêu thị nhiều nhất thuộc về Co.op Mart và Vinmart. Do đó, số lượng
các siêu thị được khảo sát tập trung nhiều nhất ở hai thương hiệu này. Tiếp đến, tác giả
tiến hành chọn số lượng mẫu để điều tra. Số lượng mẫu cũng tuân theo tỷ lệ số siêu thị
tổ đó chiếm trong tổng thể; được thể hiện qua Bảng 3.2:
Bảng 3.2 – Thống kê số siêu thị và mẫu khảo sát
Thƣơng hiệu
Số siêu
thị
Tỷ lệ
Số siêu
thị khảo
sát
Tỷ lệ số
siêu thị
đƣợc
chọn
khảo sát
Số ngƣời
khảo sát
Tỷ lệ số
ngƣời
khảo sát
Số ngƣời
khảo sát
trong 1
siêu thị
Co.op Mart 35 51% 10 53% 180 51.4% 18
Co.op Xtra 4 6% 2 11% 22 6.3% 11
Vinmart 13 19% 4 21% 67 19.1% 17
Lotte Mart 4 6% 1 5% 21 6.0% 21
Big C 8 12% 1 5% 42 12.0% 42
MM Mega Market 1 1% 1 5% 5 1.4% 5
Aeon Mall 2 3% 0 0% 10 2.9% -
E Mart 1 1% 0 0% 3 0.9% -
Tổng cộng 68 100% 19 100% 350 100% 114
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
32
Dựa theo nghiên cứu của Hair và đồng sự (1998), trong phân tích EFA, kích thước
mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đề tài bao gồm 28 biến quan sát, như vậy
cần ít nhất 5*28=140 mẫu, tuy nhiên để dự phòng các phiếu trả lời không hợp lệ, tác
giả lựa chọn kích thước mẫu là 350. Trong đó bao gồm 298 chuyên viên và 52 cán bộ
quản lý đang công tác tại 10 Co.op Mart, 2 Co.op Xtra, 4 Vinmart, 1 Lotte Mart, 1 Big
C và 1 MM Mega Market. Với 30 siêu thị được phân thành các loại: lớn, vừa, nhỏ,
Co.op Mart gần như bao quát được đặc trưng hoạt động cũng như khách hàng tại khu
vực. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát tại đại diện các thương hiệu vừa mới
xuất hiện trong thời gian gần đây, quy mô lớn, được tầng lớp dân cư trung và cao cấp
lựa chọn, nhằm đảm bảo độ che phủ của dữ liệu với các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
Dựa vào số siêu thị và số người khảo sát của từng thương hiệu, tác giả tính toán số
người cần khảo sát trong phạm vi một đơn vị. Việc thu thập dữ liệu điều tra được tiến
hành thông qua các cá nhân mà tác giả quen biết tại các siêu thị (thường từ 2-3 người).
Tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các cá nhân này bằng email, sau đó họ sẽ chuyển
bảng câu hỏi đến đồng nghiệp, và cứ tuần tự như vậy cho đến khi nào nhận được số
phiếu trả lời bằng với lượng người cần khảo sát trong phạm vi một siêu thị.
3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng
Dữ liệu sau khi được thu thập được xử lý bởi phần mềm AMOS thông qua các bước:
3.3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, cho biết
các đo lường có liên kết với nhau hay không. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin
cậy lớn hơn 0,6.
3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
33
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng phương pháp EFA để xác
định phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở. Trong đó,
tác giả lựa chọn Principal Axis Factoring và phép quay Promax, với các tiêu chí được
sử dụng để đánh giá như sau:
- Hệ số KMO từ 0,5 trở lên là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp.
- Nếu sig Bartlett’s Test < 0.05, các biến quan sát có tương quan với nhau.
- Tổng phương sai trích >=50% thì có thể kết luận mô hình EFA là phù hợp.
- Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 thì EFA được xem là có ý nghĩa trong thực tiễn.
3.3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi nhận được các giá trị GFI,
TLI, CFI>=0,9; CMIN/df<=2; RMSEA<=0,08. Tuy nhiên, nếu RMSEA<=0,05 thì mô
hình được xem là rất tốt. Ngoài ra, khi phân tích CFA, tác giả thực hiện đánh giá độ tin
cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích.
3.3.2.4 Kiểm định kết quả mô hình cấu trúc (S.E.M)
Bảng Regression Weight cho biết giả thuyết được xem là có ý nghĩa thống kê khi P-
value<5%. Ngoài ra, nếu các trọng số đã chuẩn hóa mang dấu dương thì kết luận mối
quan hệ giữa các yếu tố là thuận chiều, giá trị càng lớn thì mức độ tác động càng mạnh.
3.3.2.5 Kiểm định bootstrap
Bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu định lượng là sử dụng kỹ thuật bootstrap
để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình. Trị tuyệt đối của các độ chệch
càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thống kê càng tốt.
34
Trong chương 3, tác giả đã lần lượt trình bày các phương pháp định tính và định
lượng để thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Kết quả cụ thể của từng kỹ thuật được
sử dụng sẽ được tác giả trình bày ở chương sau.
35
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả kiểm định của từng giai đoạn
nghiên cứu và đúc kết một số kết luận thực tiễn được rút ra. Đầu tiên, tác giả sử dụng
các phương pháp định tính nhằm bổ sung, hoàn thiện bảng câu hỏi trước khi đưa vào
điều tra thực tế. Kết quả của bước này được trình bày cụ thể ở Phụ lục 7 – Bảng câu
hỏi khảo sát; phần lớn các đối tượng tham gia thảo luận đều hiểu và đồng tình với khái
niệm trong thang đo gốc. Kết quả cho thấy phát hiện thêm một nhân tố mới đo lường
khái niệm về sự đổi mới, đồng thời có một số điều chỉnh về mặt diễn đạt; lược bỏ các
câu hỏi được đánh giá là không cần thiết và không phù hợp với thực tế các siêu thị trên
địa bàn TP.HCM.
Đến giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp
định lượng nhằm kiểm định ba giả thuyết đã đặt ra, cụ thể như sau:
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ 298 chuyên viên và 52 cán bộ quản lý đang công tác tại các
phòng ban có liên quan đến CSR và chiến lược ở các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Để
đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả trực tiếp gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 382 đối
tượng. Kết quả nhận lại 363 phiếu trả lời; tuy nhiên chỉ có 350 phiếu là hợp lệ, còn lại
bị loại vì tồn tại các câu trả lời sót hoặc thiếu thông tin. Do đó, mẫu nghiên cứu dùng
để nhập và phân tích dữ liệu là 350 phiếu đạt yêu cầu. Các biến liên quan đến thông tin
cá nhân của đối tượng được khảo sát được trình bày như sau:
36
Bảng 4.1 – Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Biến Tần
số
Tỷ lệ %
Phòng ban Kế hoạch tổng hợp 76 21.7
Kinh doanh 115 32.9
Marketing 88 25.1
Tài chính 43 12.3
Nhân sự, R&D 28 8.0
Thời gian
công tác
Dưới 1 năm 44 12.6
1 – 5 năm 131 37.4
5 – 10 năm 98 28.0
Trên 10 năm 77 22.0
Vị trí Chuyên viên 298 85.1
Cán bộ quản lý 52 14.9
Siêu thị Co.op Mart 180 51.4
Co.op Xtra 22 6.3
Vinmart 67 19.1
Lotte Mart 21 6.0
Big C 42 12.0
MM Mega Market 5 1.4
Aeon Mall 10 2.9
E Mart 3 0.9
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Kết quả thống kê cho thấy đáp viên đa phần là các chuyên viên đang công tác tại
Phòng Kinh doanh với thời gian trên 1 năm. Do mức độ phủ sóng rộng lớn của hệ
thống Co.op Mart trên địa bàn TP.HCM, nên các đáp viên phần lớn làm việc tại các
siêu thị này. Cụ thể, 58% đối tượng được khảo sát làm việc tại chuỗi Co.op Mart,
Co.op Xtra; đây là hệ thống siêu thị chiếm số lượng và thị phần cao nhất trên địa bàn
TP.HCM. Với 30 siêu thị được phân thành các loại: lớn, vừa và nhỏ, Co.op Mart gần
như bao quát được đặc trưng hoạt động cũng như khách hàng tại khu vực. Trong 10
siêu thị được khảo sát, tác giả chọn 3 Co.op Mart lớn – đại diện cho các siêu thị trung
lưu ở trung tâm thành phố, 5 Co.op Mart vừa – đại diện cho các siêu thị bình dân ở các
quận không quá xa trung tâm (Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp) và 2 Co.op Mart nhỏ -
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp

More Related Content

Similar to Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...
ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...
ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...
nataliej4
 
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện VốnLuận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...
Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...
Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...
HanaTiti
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.docCác nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...
Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...
Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp (20)

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂMLuận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hướng tới khách hàng, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Áp Dụng Kế Toán Quản Trị Môi Trường Tại Các Doanh N...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Triển Khai Thành Công Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Lực D...
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...
ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...
ảNh hưởng của những nguồn lực công việc đến sự gắn kết với công việc của nhân...
 
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện VốnLuận Văn  Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
Luận Văn Xây Dựng Khung Năng Lực Người Đại Diện Vốn
 
Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...
Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...
Tác động của hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả hoạt động Ban Quả...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Sử Dụng Ứng Dụng Thanh Toán Di Động ...
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...
Ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh Đạo Phụng Sự Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Củ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.docCác nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
 
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...
Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...
Luận Văn Ảnh Hưởng Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Hành Vi Mua Hàng của n...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 

Recently uploaded

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 

Recently uploaded (18)

insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 

Luận Văn Tác Động Của Csr Đến Sự Đổi Mới Và Kết Quả Hoạt Động Của Doanh Nghiệp

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “TÁC ĐỘNG CỦA CSR ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Châm. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực. Nội dung luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được chú thích và ghi rõ nguồn gốc. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này. Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng 05 năm 2019 Người thực hiện luận văn Nguyễn Quỳnh Bảo Ngân
  • 2. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài.........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................5 1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................6 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát...............................................6 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................7 1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài................................................................................7 1.1 Kết cấu của luận văn...........................................................................................8 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU..................... 9 2.1 Các khái niệm nghiên cứu ..................................................................................9 2.1.1 CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)...............................................9 2.1.2 Sự đổi mới..................................................................................................11 2.1.3 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp.........................................................12 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.............14 2.3 Các đặc điểm hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM.............................17
  • 3. 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu....................................................................21 2.4.1 Mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới........................................................21 2.4.2 Mối quan hệ giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp .....23 2.4.3 Mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp...............24 2.4.4 Mô hình nghiên cứu...................................................................................24 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................... 26 3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................26 3.2 Nghiên cứu định tính ........................................................................................27 3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức...................................................................30 3.3.1 Chọn mẫu và đối tượng khảo sát ...............................................................31 3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng.......................................................32 3.3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ........................................................32 3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).....................................................32 3.3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) ..................................................33 3.3.2.4 Kiểm định kết quả mô hình cấu trúc (S.E.M).....................................33 3.3.2.5 Kiểm định bootstrap............................................................................33 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 35 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................... 35 4.2 Kiểm định thang đo thông qua Cronbach’s Alpha........................................... 37 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis).............................40 4.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)................................................................45 4.5 Mô hình cấu trúc S.E.M....................................................................................46 4.6 Kiểm định bootstrap .........................................................................................50 4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu...........................................................................51 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ CỦA ĐỀ TÀI ..................... 55 5.1 Kết luận............................................................................................................ 55 5.2 Hàm ý quản trị.................................................................................................. 56
  • 4. 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...........................................58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AVE: Phương sai trích CFA (Confirmatory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khẳng định CR: Độ tin cậy tổng hợp CSR: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá ER: Trách nhiệm môi trường FP: Kết quả hoạt động của doanh nghiệp KMO: Hệ số Kaiser-Meyer-Okin KH: Khách hàng NCC: Nhà cung cấp Nielsen: Công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu NLĐ: Người lao động OI: Sự đổi mới R&D: nghiên cứu và phát triển RC: CSR đối với khách hàng RE: CSR đối với nhân viên RLC: CSR đối với cộng đồng địa phương ROA: hệ số thu nhập trên tài sản RS: CSR đối với nhà cung cấp Saigon Co.op: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh SEM (Structural Equation Modelling): Mô hình phương trình cấu trúc
  • 6. SMEs: Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh Vietnam Report: Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam World Bank: Ngân hàng Thế giới
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 - Thống kê các siêu thị tại TP.HCM.................................................................. 18 Bảng 3.1 – Ý nghĩa tỷ lệ đồng thuận................................................................................. 30 Bảng 3.2 – Thống kê số siêu thị và mẫu khảo sát............................................................. 31 Bảng 4.1 – Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................... 36 Bảng 4.2 – Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ............................................................ 38 Bảng 4.3 – Kết quả phân tích EFA ................................................................................... 41 Bảng 4.4 – Bảng Communalities trong phân tích EFA..................................................... 41 Bảng 4.5 – Bảng Total Variance Explained trong phân tích EFA.................................... 42 Bảng 4.6 – Bảng Pattern Matrix trong phân tích EFA...................................................... 43 Bảng 4.7 – Độ tin cậy và phương sai trích trong CFA...................................................... 46 Bảng 4.8 – Bảng Regression Weights trong S.E.M.......................................................... 48 Bảng 4.9 – Bảng Standardized Regression Weights trong S.E.M.................................... 49 Bảng 4.10 – Kết quả chính trong kiểm định bootstrap ..................................................... 51
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1 - Mô hình nghiên cứu......................................................................................... 25 Hình 4.1 – Kết quả về độ phù hợp của mô hình CFA....................................................... 45 Hình 4.2 – Kết quả mô hình cấu trúc S.E.M..................................................................... 47
  • 9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài được thực hiện trong bối cảnh CSR đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam và quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh siêu thị, nhận thức về CSR đã tạo ra năng lực sáng tạo, góp phần cải thiện kết quả hoạt động và duy trì khả năng phát triển bền vững tại các đơn vị bán lẻ. Trong quá trình học tập và làm việc, tác giả có điều kiện quan sát và tìm hiểu về CSR tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố này đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động. Chính vì những lý do đó, cùng với việc kết hợp lý thuyết khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài “Tác động của CSR đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến sự đổi mới. - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến kết quả hoạt động, một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự đổi mới. - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị thông qua CSR và sự đổi mới. Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với các kỹ thuật định lượng. Sau khi tham khảo các tài liệu học thuật có liên quan, tác giả phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu về sự tương tác đồng thời và phức tạp giữa ba khái niệm trên. Thang đo và bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên nền tảng nghiên cứu của Isabel et al. (2017), tuy nhiên có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với bối cảnh thực tế tại Việt Nam thông qua quá trình thảo luận nhóm các chuyên gia. Sau đó, tác giả vận dụng phối hợp các công cụ định lượng, trên phần mềm SPSS lẫn AMOS nhằm
  • 10. kiểm định thang đo cũng như kết quả khảo sát. Dữ liệu được thu thập thông qua việc điều tra bảng câu hỏi 350 chuyên viên và cán bộ quản lý đang công tác tại các phòng ban chuyên môn, có liên quan đến phát triển chiến lược và CSR. Sau khi vận dụng kết hợp các phương pháp trên, kết quả cho thấy CSR được tạo thành từ cách hành xử với năm đối tượng: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng địa phương và môi trường. Sự đổi mới của đơn vị được thể hiện thông qua việc thường xuyên cập nhật, bày bán các dòng sản phẩm mới; và quy trình nội bộ được thay đổi mới hoặc cải tiến. Còn kết quả hoạt động tại các siêu thị được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính (lợi nhuận, doanh thu) và phi tài chính (dịch vụ, quan hệ và lòng trung thành của khách hàng, môi trường làm việc, lòng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên). Ngoài ra, thông qua các kỹ thuật định lượng, kết quả cho thấy CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của siêu thị; đồng thời, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động cũng được thể hiện một cách gián tiếp, thông qua nhân tố trung gian là sự đổi mới. Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực, việc thực hiện đề tài vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định, hi vọng sẽ được khắc phục trong các nghiên cứu tương lai. Thông qua các kết quả kiểm định, đề tài cũng đóng góp một số hàm ý quản trị vào tình hình kinh doanh thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM như sau: - Để thiết lập nền tảng CSR, siêu thị cần quan tâm đến cả năm đối tượng: khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường. - Để tạo dựng sự đổi mới có thể thực hiện những hành động: bày bán các dòng sản phẩm mới, độc đáo; cải tiến cấu trúc tổ chức và quy trình nội bộ; đổi mới các chương trình khuyến mãi. - Muốn nâng cao kết quả hoạt động và sự đổi mới có thể thiết lập các chính sách về CSR.
  • 11. ABSTRACT The research is carried out in the context that CSR plays an increasingly important role in the business environment in Vietnam and international. Particularly for supermarket business, awareness of CSR has created creative capacity, contributing to improving operating results and maintaining the ability to sustainably develop at retail units. In the process of studying and working, the author has conditions to observe and learn about CSR at supermarkets in Ho Chi Minh City, and aware of the importance of this factor to innovation as well as performance results. The research is conducted to meet the specific objectives as follows: - Research and measure the impact of CSR on innovation. - Research and measure the impact of CSR on performance, directly and indirectly through innovation. - Proposing some administrative implications to improve the performance in supermarkets through CSR and innovation. To achieve the above objectives, the thesis uses qualitative methods combined with quantitative techniques. After referring to the relevant scholarly documents, the author develops a research model and hypothesis about concurrent and complex interactions between the three concepts above. Scale and questionnaire are based on the research of Isabel et al. (2017), however, there is an adjustment and supplement to suit the actual context in Vietnam through a group discussion of experts. Then, the author used a combination of quantitative tools, on SPSS and AMOS software to test the scale as well as the survey results. Data were collected through a questionnaire survey of 350
  • 12. experts and managers working in specialized departments, related to strategic development and CSR. After applying the combination of the above methods, the results show that CSR is made up of the behavior with five subjects: employees, suppliers, customers, local communities and the environment. The innovation of the unit is shown through regular updates and sale of new product lines; and new or improved internal processes. The performance in supermarkets are measured through financial indicators (profit, revenue) and non-financial (services, relationships and loyalty of customers, work environment, heart loyalty and working spirit of employees). In addition, through quantitative techniques, the results show that CSR has a direct and positive impact on the innovation and performance of supermarkets; simultaneously, the relationship between CSR and performance is also expressed indirectly, through intermediary factor is innovation. Due to time and resources constraints, this research still has certain limitations, hoping to be overcome in future studies. Through the verified results, the research also contributed some management implications to the actual business situation in supermarkets in Ho Chi Minh City as follows: - To establish the foundation of CSR, managers need to pay attention to all five objects: customers, employees, suppliers, local communities and the environment. - To create innovation, managers can carry out these actions: selling new and unique product lines; improve organizational structure and internal processes; renovate promotions. - To improve performance and innovation, managers should establish policies on CSR.
  • 13. 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Trong chương đầu, tác giả trình bày tổng quan những điểm chính như tính cấp thiết của vấn đề từ đó dẫn đến lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và khảo sát, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn. 1.1 Sự cần thiết của đề tài Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã nhìn nhận được lợi thế cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn được tạo dựng thông qua các hoạt động củng cố hình ảnh và phát triển thương hiệu. Các chỉ số kinh tế không còn là thước đo duy nhất để đánh giá kết quả hoạt động cũng như khả năng phát triển bền vững của một công ty. Mới đây, Vietnam Report phối hợp cùng các cơ quan báo chí công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng dựa trên các tiêu chí: hoạt động kinh doanh hiệu quả, khả năng tạo việc làm và CSR. Có thể thấy, CSR ngày càng trở nên quan trọng hơn tại môi trường kinh doanh Việt Nam qua hàng loạt vụ việc đáng báo động về trách nhiệm của doanh nghiệp, hậu quả không chỉ dừng lại ở mức độ pháp lý mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp cũng như chôn vùi niềm tin của biết bao người dân Việt Nam. Đồng thời, theo Báo cáo Phát Triển Bền Vững của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam có tinh thần hướng đến xã hội và sự phát triển bền vững cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Có đến 86% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm, dịch vụ từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường, so với 76% người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á. Kết quả này đã phần nào khẳng định vai trò không thể tranh cãi của CSR đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các công ty vẫn còn thờ ơ và chưa nhận thức được những lợi ích và CSR mang lại. Các nhà quản lý cho rằng chi phí bỏ ra cho các hoạt
  • 14. 2 động về CSR sẽ làm giảm lợi nhuận, mà không quan tâm đến việc đây là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Riêng đối với lĩnh vực kinh doanh siêu thị, trong thời gian vừa qua, hàng loạt tập đoàn hàng đầu thế giới đã liên tục đầu tư vào thị trường trong nước và tạo ra sự lo ngại rất lớn cho ngành bán lẻ nước nhà. Trước sự tấn công dồn dập ấy, những “ông lớn” trong nước như Saigon Co.op, Vingroup… đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đổi mới hệ thống phân phối, đa dạng hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì thị phần đang nắm giữ. Trong bối cảnh mà người tiêu dùng ngày một quan tâm đến CSR, công cuộc đổi mới tại các siêu thị càng hướng tới những sản phẩm, hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường. Có thể thấy, nhận thức về CSR đã góp phần tạo ra năng lực và các sáng kiến cải tiến tại các đơn vị bán lẻ, cụ thể là ở địa bàn TP.HCM. Sự đổi mới này không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, mà còn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa siêu thị và các đối tượng liên quan, như khách hàng, người lao động, nhà cung cấp… Đây là một trong những nhân tố tích cực cải thiện kết quả hoạt động và duy trì khả năng phát triển bền vững tại các siêu thị. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các chính sách về CSR rất ít, hoặc việc thực hiện chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu, nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt buộc của pháp luật. Các nhà quản lý cho rằng CSR là trách nhiệm, gây tốn kém chi phí, chứ chưa thấy được những “ngách quyền lợi” mà CSR mang lại như: lòng trung thành và niềm tin, sự yêu quý và tín nhiệm của xã hội, cũng như các hoạt động cải tiến xuất phát từ nhận thức về CSR… Câu hỏi liệu CSR có thực sự nâng cao hiệu quả đổi mới cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không đã dần trở thành một vấn đề khiến các nhà lãnh đạo trăn trở, do dự trong việc thực thi các chiến lược về CSR trong quy trình kinh doanh hiện tại.
  • 15. 3 Với mong muốn mang lại một kết luận hợp lý cho câu hỏi ấy, đã có không ít học giả thực hiện các bài nghiên cứu liên quan đến CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của công ty. Trong đó, có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Để trả lời vấn đề đầu tiên nói đến mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới, có hai nghiên cứu đã được tiến hành tại Ghana và Thái Lan. Trong khi nghiên cứu của Mohammed et al. (2012) xoay quanh ba yếu tố chính: định hướng thị trường, sự đổi mới và CSR; thì nghiên cứu của Yasushi Ueki et al. (2016) lại tập trung vào mối quan hệ giữa năm nhân tố: CSR, sự đổi mới, định hướng khách hàng, sự đào tạo và kỹ năng nhân viên, tinh thần đồng đội và các hoạt động nhóm tại các công ty vận tải ở Thái Lan. Một trong những kết quả quan trọng được đúc kết từ hai nghiên cứu này là “CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới”. Để trả lời câu hỏi thứ hai: liệu CSR có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không, có ba nghiên cứu tiêu biểu đã được tiến hành. Đầu tiên, Riliang Qu (2009) đã tiến hành một cuộc điều tra trong phạm vi các khách sạn đứng đầu tại Trung Quốc về sự tương tác giữa ba yếu tố: định hướng thị trường, CSR và kết quả hoạt động của tổ chức. Đến năm 2014, Sayedeh et al. tiến hành một cuộc điều tra tại các công ty sản xuất và tiêu dùng ở Iran với mục đích khám phá mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động thông qua ba yếu tố: sự hài lòng của khách hàng, danh tiếng và lợi thế cạnh tranh. Cùng thời điểm đó, tại Tây Ban Nha, một nghiên cứu khác cũng được tiến hành bởi Dolores et al. đề cập đến mối tương tác giữa ba yếu tố: CSR, kết quả hoạt động và thành công cạnh tranh. Điểm tương đồng giữa ba nghiên cứu trên là mối quan hệ trực tiếp và tích cực giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp được khẳng định thông qua các kết quả kiểm định. Cuối cùng, mối quan hệ phức tạp và đồng thời giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được giải đáp trong hai bài báo khoa học được thực hiện tại Tây Ban Nha. Trong các nghiên cứu gần đây của Isabel et al. (2017) và Carmelo et
  • 16. 4 al. (2016) đã đặt ra vấn đề là liệu cả ba yếu tố này có mối quan hệ “tam giác” với nhau hay không. Được khảo sát tại các công ty vừa và nhỏ tại Tây Ban Nha, với ba yếu tố chính và ba giả thuyết, các tác giả khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến hoạt động đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đổi mới cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Tuy nhiên, các kết quả của nghiên cứu có đúng đối với một quốc gia Đông Nam Á, đang phát triển như Việt Nam hay không, với ngành nghề có nhiều đặc thù như kinh doanh siêu thị - bán lẻ hay không, vẫn còn là một câu hỏi lớn. Được đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mẫu và phương pháp nghiên cứu định lượng, các bài nghiên cứu vừa rồi đã cung cấp những nền tảng quan trọng trong cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, như đã trình bày, các tác giả chỉ thực hiện ở một phạm vi cụ thể về không gian (giới hạn ở quy mô doanh nghiệp, hoặc một khu vực nào đó…), nên kết quả của nghiên cứu chưa mang tính khái quát hóa, đặc biệt là ở một môi trường kinh tế từng bước vươn mình chuyển đổi như Việt Nam; hay trong lĩnh vực mà các doanh nghiệp đang dần dành sự quan tâm cho nhiều cho CSR như ngành thương mại – bán lẻ. Trong quá trình học tập và làm việc, tác giả có điều kiện quan sát và tìm hiểu về CSR tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố này đến sự đổi mới và kết quả hoạt động. Việc thực hiện những chính sách về CSR sẽ giúp các thương hiệu siêu thị gầy dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng liên quan thông qua sự tin yêu của khách hàng, sự hỗ trợ của nhà cung cấp và cộng đồng địa phương. Đồng thời, CSR còn thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với đời sống nhân viên cũng góp phần nâng cao năng suất lao động, lòng trung thành và sự gắn bó, từ đó nhân viên hăng say làm việc hơn, đưa ra nhiều sáng kiến đổi mới hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh tại các siêu thị, những đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ và hoạt động, nhất là hướng đến trách nhiệm xã hội, lại càng quan trọng trong việc giữ
  • 17. 5 chân khách hàng, củng cố thương hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn bao giờ hết. Ngoài ra, do đặc điểm kinh tế nước ta có nhiều điểm khác biệt so với các quốc gia khác: phần lớn các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức truyền thống và còn khá thờ ơ với các hoạt động về CSR. Liệu các kết quả thực nghiệm từ những nghiên cứu trước đây có đúng cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, và ở một lĩnh vực đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt như ngành bán lẻ hay không – lại là một vấn đề đáng để chúng ta nghiên cứu. Chính vì những lý do đó, cùng với việc kết hợp lý thuyết từ các tài liệu khoa học, tác giả quyết định chọn đề tài của mình là “Tác động của CSR đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Trường hợp tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về hàm ý mối quan hệ giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM với các mục tiêu cụ thể như sau: - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến sự đổi mới. - Nghiên cứu và đo lường tác động của CSR đến kết quả hoạt động, một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự đổi mới. - Dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị thông qua CSR và sự đổi mới. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Được hình thành dựa trên nền tảng của mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu để định hướng cho các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như sau: - CSR và sự đổi mới được hiểu như thế nào trong các nghiên cứu khoa học và thực tiễn tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM?
  • 18. 6 - Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá như thế nào và tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM có những chỉ tiêu gì khác biệt? - CSR có tác động tích cực đến sự đổi mới tại các siêu thị ở TP.HCM hay không? - CSR có tác động đến việc nâng cao kết quả hoạt động tại các siêu thị này? - Sự đổi mới có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của các siêu thị trên địa bàn TP.HCM hay không? - Dựa vào kết quả nghiên cứu, các hàm ý quản trị nào được đề xuất để gia tăng sự đổi mới tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM thông qua CSR trong thực tiễn? - Các hàm ý quản trị nào có thể được đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM thông qua CSR và sự đổi mới trong thực tiễn? 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được tác giả thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm gồm bảy chuyên gia nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Nghiên cứu định lượng sử dụng phối hợp các phương pháp thông qua việc khảo sát 350 chuyên viên và cán bộ quản lý dựa trên cơ sở bảng câu hỏi khảo sát, kiểm định thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA để xác định mức độ quan hệ giữa biến quan sát và các nhân tố cơ sở, phân tích CFA nhằm kiểm định độ phù hợp của mô hình và thang đo. Sau đó, tác giả thực hiện kiểm định SEM để kết luận mối quan hệ giữa các yếu tố và sử dụng bootstrap để kiểm định độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình. 1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát
  • 19. 7 Để làm rõ mục tiêu đã đặt ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động, mối quan hệ giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Do hạn chế về mặt thời gian và tính chất đặc trưng của dữ liệu, đối tượng khảo sát của đề tài là các nhà quản lý và chuyên viên các phòng ban có liên quan đang công tác tại các siêu thị. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài được khảo sát dựa trên 10 siêu thị Co.op Mart, 2 đại siêu thị Co.op Xtra, 1 siêu thị Lotte Mart, 2 siêu thị Vinmart, 1 siêu thị E-mart, 1 siêu thị MM Mega Market và 2 siêu thị/đại siêu thị Big C đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Trong đề tài này, tác giả lựa chọn các siêu thị truyền thống, kinh doanh đa chủng loại hàng hóa vì có tiêu chuẩn về số lượng lao động (98–218 người) phù hợp với đối tượng SMEs (nhân sự từ 100-250 người) trong nghiên cứu gốc của Isabel et al. (2017). Các siêu thị chuyên dụng không được lựa chọn vì định biên lao động quá thấp so với tiêu chuẩn tại các SMEs ở các quốc gia châu Âu. Về thời gian, đề tài được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018. 1.6 Ý nghĩa khoa học của đề tài Bài nghiên cứu được thực hiện tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, do đó, kết quả thực nghiệm sẽ cho một cách nhìn mới về cách thức CSR tác động đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động trong lĩnh vực này, cụ thể cung cấp các nội dung sau đây: - Đề xuất mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của các siêu thị. - Cung cấp kết quả thực nghiệm về tác động của CSR đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động của các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
  • 20. 8 - Đề xuất các hàm ý quản trị cải thiện hiệu suất đổi mới và kết quả hoạt động của siêu thị thông qua việc phát triển CSR của tổ chức. Trong chương đầu, tác giả đã trình bày sơ bộ những điểm chính của đề tài như tính cấp thiết của vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu, kết cấu của luận văn cũng như ý nghĩa khoa học của đề tài. Cơ sở lý thuyết làm nền tảng để xây dựng các khái niệm, thang đo, giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ được tác giả trình bày trong chương tiếp theo. 1.1 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và các nội dung hỗ trợ, đề tài nghiên cứu bao gồm các chương: CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI, trình bày tổng quan những điểm chính của đề tài nghiên cứu. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, trình bày những lý thuyết nền tảng xây dựng nên mô hình và giả thuyết nghiên cứu của đề tài. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU trình bày cơ sở chọn mẫu và cách thức thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát của đề tài. CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, bao gồm việc thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu và trình bày kết quả kiểm định giả thuyết. CHƢƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI, đúc kết lại các kết quả chính và đóng góp trong thực tiễn; đồng thời nêu lên những điểm hạn chế để gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 21. 9 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương 2, tác giả sẽ thảo luận ba khái niệm nghiên cứu: CSR, sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp được trình bày như thế nào trong các tài liệu khoa học, các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề, đặc điểm hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM, biện luận để lựa chọn thang đo phù hợp cho đề tài, từ đó phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến. 2.1 Các khái niệm nghiên cứu 2.1.1 CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) Trong nhiều thập kỷ qua, rất nhiều nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm đáng kể đến CSR và mỗi học giả đều đưa ra những quan điểm thể hiện cách nhìn nhận riêng của mình. Một trong những khái niệm được đông đảo học giả vận dụng là quan điểm của Caroll (1979). Theo đó, CSR là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, cộng đồng địa phương và xã hội. Mô hình “kim tự tháp” của ông cho rằng CSR bao gồm bốn trách nhiệm chính: kinh tế (hiệu quả và tăng trưởng); pháp lý (tuân thủ pháp luật và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi); đạo đức (tuân thủ những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận); tự nguyện (hành vi vượt ra ngoài sự mong đợi của xã hội như quyên góp, ủng hộ từ thiện…). Quan điểm này được xem có tính toàn diện và khả thi cao, được sử dụng làm khuôn khổ tư duy về CSR dưới góc độ của Nhà nước. Đối với người tiêu dùng và cộng đồng xã hội, cũng tồn tại khá nhiều cách tiếp cận về CSR. Gần đây World Bank đã đưa ra khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh, rõ ràng dưới góc nhìn của các đối tượng này: “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động; cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. Sở dĩ quan điểm này được
  • 22. 10 đánh giá là khá phù hợp với vai trò khách hàng và xã hội là vì bên cạnh sự phát triển của mình, doanh nghiệp còn cần phải tạo ra lợi ích cho những đối tượng hữu quan khác, đồng thời nhấn mạnh vào việc gia tăng các giá trị của xã hội. Dưới góc độ của doanh nghiệp, có thể kể đến quan điểm về CSR của Hammann và Lindgreen (2009). Theo đó, có năm đối tượng hữu quan mà các hành vi thể hiện trách nhiệm CSR của đơn vị hướng đến bao gồm: nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cộng đồng địa phương và môi trường. Tại Việt Nam, một nghiên cứu của Châu Thị Lệ Duyên và đồng sự (2014) cũng định nghĩa CSR hướng đến việc cân bằng lợi ích của năm đối tượng hữu quan này. Cùng chung quan điểm ấy, năm 2017, Isabel et al. đã phát triển thang đo khá hoàn chỉnh như sau: Đối với nhân viên, CSR góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động. Doanh nghiệp không chỉ hướng đến việc đào tạo những kỹ năng cơ bản cho nhân viên mà còn hỗ trợ họ phát triển chuyên môn thông qua những khóa học nâng cao khác. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần thể hiện sự quan tâm đến những vấn đề mà nhân viên đang gặp nhằm giúp họ đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ngoài ra, các chiến lược về CSR không thể không chú ý đến đối tượng chính tạo ra doanh thu. Muốn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng đầu tiên phải đáp ứng đầy đủ các cam kết về chất lượng. Việc thông tin rõ ràng về cách thức sử dụng cũng như những rủi ro của sản phẩm/dịch vụ cũng không kém phần quan trọng nhằm thể hiện trách nhiệm đối với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần thực hiện những hành động cần thiết để khách hàng không cảm thấy phiền lòng, cũng như trả lời kịp thời và giải quyết hợp lý những phàn nàn của khách hàng. Đối với nhà cung cấp, các quyết định cần xem xét và đảm bảo quyền lợi của đối tượng này. Ngoài ra, họ cũng cần nhận được thông tin kịp thời về những thay đổi trong doanh nghiệp, nếu như sự thay đổi ấy có ảnh hưởng đến họ.
  • 23. 11 CSR còn thể hiện ở việc tổ chức cố gắng, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của địa phương, ví dụ như: hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa – thể thao, thực hiện các chương trình giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Cuối cùng, trách nhiệm đối với môi trường được xem là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của CSR, đặc biệt trong những năm gần đây. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chung về môi trường cũng như quy định riêng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực. Ngoài ra, trách nhiệm môi trường cần được nhận thức và thực hành tự nguyện, như việc đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện các chương trình giảm tiêu thụ điện, nước; thiết kế sản phẩm và bao bì có thể tái sử dụng hoặc tái chế. Gần đây, một số công ty còn thực hiện việc kiểm toán môi trường theo định kỳ. Tương tự như lĩnh vực sản xuất, hoạt động kinh doanh của siêu thị cũng trải qua một chuỗi các mối quan hệ, từ nhà cung cấp đến người lao động, khách hàng, cộng đồng địa phương và môi trường. Đối với mỗi đối tượng, yêu cầu về CSR thể hiện ở những khía cạnh và hành động khác nhau. Bên cạnh đó, dưới góc độ siêu thị, việc đánh giá các trách nhiệm về pháp lý và đạo đức không rõ ràng, quan điểm này phù hợp hơn với các cơ quan Nhà nước và cộng đồng xã hội. Do đó, trong đề tài này, tác giả lựa chọn việc tiếp cận CSR theo định nghĩa của Isabel et al. (2017). Theo đó, việc thực hành CSR tại các siêu thị bao gồm các chính sách và hành động cụ thể với các bên liên quan: nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng địa phương và môi trường xã hội. Tuy nhiên, các nội dung về CSR theo lý thuyết cũng được điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với bối cảnh thực tiễn tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. 2.1.2 Sự đổi mới Theo Skerlavaj et al. (2010), sự đổi mới được định nghĩa là khả năng tiếp cận thay đổi và sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới. Nó cho phép tổ chức tận dụng năng
  • 24. 12 lực sáng tạo của lực lượng lao động và do đó đáp ứng tốt hơn với những thay đổi của môi trường (Bergh et al., 2011; Swink & Mabert, 2000). Theo Calantone et al. (2002), Cambra et al. (2011), quá trình đổi mới bao gồm việc đón nhận, phổ biến và sử dụng kiến thức mới; thực hiện thành công những ý tưởng mới và sáng tạo trong tổ chức (Amabile et al., 1996; Hurley & Hult, 1998). Đối tượng của sự đổi mới có thể là sản phẩm/dịch vụ, công nghệ và quy trình sản xuất, thậm chí là cấu trúc tổ chức và các thủ tục hành chính hiện tại. Dù với mục tiêu nào thì sự đổi mới cũng hướng đến việc thích ứng, cải tiến nhằm giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao kết quả hoạt động (Damanpour et al., 2009). Trong đề tài này, khái niệm về sự đổi mới được vận dụng dựa trên nghiên cứu của Isabel et al. (2017). Các tác giả đo lường một số chỉ tiêu của doanh nghiệp như: bày bán sản phẩm/dịch vụ mới hoặc được cải tiến, quy trình nội bộ mới hoặc được cải thiện thường xuyên, các chương trình khuyến mãi và tiếp thị được cải tiến. Nếu đa phần câu trả lời là có, thì xem như các hoạt động đổi mới đã thực sự hình thành tại siêu thị. 2.1.3 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp Kết quả hoạt động của doanh nghiệp là một trong những biến phụ thuộc được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất, được định nghĩa là một bộ các chỉ số tài chính và phi tài chính cung cấp thông tin về mức độ đạt được các mục tiêu và kết quả (Lebans & Euske, 2006). Rất nhiều người nghĩ rằng kết quả hoạt động chỉ gắn với các chỉ tiêu đo lường được về tài chính, tuy nhiên khái niệm này còn bao gồm các giá trị vô hình như kiến thức, năng lực và quan hệ với khách hàng, đối tác… Kết quả hoạt động đã được nghiên cứu rất nhiều trong các bài báo khoa học trước đây (Quinn và Rohrbaugh, 1983; Judge và Douglas, 1998; Aragon et al., 2008) dựa
  • 25. 13 trên đánh giá so với các công ty khác trong ngành. Maltz et al. (2003) đề xuất các phép đo kết quả hoạt động của tổ chức bao gồm các chỉ số tài chính và phi tài chính. Dựa trên những cơ sở ấy, nghiên cứu của Isabel et al. (2017) đưa ra ba khía cạnh để đánh giá hoạt động của một tổ chức bao gồm: các chỉ số tài chính cơ bản, dịch vụ khách hàng và sự gắn kết của nhân viên. Về mặt tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường thông qua hai chỉ tiêu: lợi nhuận và lợi tức trên tài sản. Theo các học giả kinh tế, lợi nhuận phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, bởi nếu nguồn thu không đủ bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ không có khả năng tiếp tục hoạt động, dẫn đến rủi ro bị đào thải và phá sản. Ngoài ra, ROA cũng là thước đo mức sinh lợi hiệu quả của một công ty, cho biết tài sản và nguồn vốn đầu tư được doanh nghiệp sử dụng hiệu quả như thế nào. Dựa trên nền tảng ấy, nghiên cứu của Châu Thị Lệ Duyên và đồng sự (2014) được tiến hành tại Việt Nam cũng đề cập đến kết quả tài chính dựa trên sự tăng trưởng trong mức tiêu thụ hàng hóa (doanh thu) và hiệu quả đầu tư – tài chính (lợi nhuận, ROA). Bên cạnh các thước đo về tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính cũng không kém phần quan trọng. Isabel et al. (2017) cho rằng khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để khẳng định một doanh nghiệp có thực sự tốt hay không. Theo các tác giả, có ba chỉ tiêu liên quan đến khách hàng để đo lường kết quả hoạt động, bao gồm: dịch vụ, mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Bên cạnh đó, nhân viên cũng là một đối tượng không kém phần quan trọng. Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả kinh doanh của công ty thông qua đối tượng này bao gồm: tỷ lệ thôi việc, môi trường làm việc, lòng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên. Nếu tồn tại một mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và người lao động, họ sẽ gắn kết với công ty nhiều hơn, làm việc hăng say, chăm chỉ hơn, năng suất vì thế cũng cao hơn và điều đó dẫn đến sự cải thiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, trong đề tài này, tác giả đã chọn
  • 26. 14 nghiên cứu của Isabel et al. (2017) và Châu Thị Lệ Duyên (2014) làm cơ sở phát triển thang đo của mình. 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây, CSR đã trở thành một vấn đề được các nhà lãnh đạo hết sức quan tâm, khi mà các đối tượng hữu quan ngày càng cân nhắc đến đạo đức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, CSR có thực sự thúc đẩy sự đổi và nâng cao kết quả kinh doanh của đơn vị hay không, luôn là một câu hỏi khiến các nhà lãnh đạo trăn trở cũng như trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều học giả. Để trả lời vấn đề đầu tiên nói đến mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới, có hai nghiên cứu đã được tiến hành trong thời gian gần đây tại Ghana và Thái Lan. Đầu tiên là nghiên cứu được tiến hành bởi các tác giả Mohammed và Robert vào năm 2012. Đối tượng tham gia khảo sát là 200 nhà quản lý từ các phòng ban của các công ty viễn thông tại Accra. Bằng phương pháp định lượng, các tác giả đã chứng minh được tác động tích cực của định hướng thị trường đến kết quả kinh doanh tại các công ty viễn thông Ghana, một cách trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua sự đổi mới và CSR. Đồng thời, một trong những kết quả quan trọng được các tác giả nhấn mạnh là “CSR tác động tích cực đến sự đổi mới trong thị trường viễn thông Ghana”. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dựa vào thông tin được cung cấp bởi các nhà quản lý và giám đốc điều hành, dẫn đến kết quả chưa được phản ánh khách quan, có phần chịu ảnh hưởng bởi sự đánh giá một chiều của đội ngũ lãnh đạo. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty viễn thông ở Ghana, chưa khái quát hóa sang các ngành công nghiệp và quốc gia khác. Ở Thái Lan, vào năm 2016, Yasushi et al. thực hiện một cuộc nghiên cứu khác tại 200 công ty vận tải. Kết quả nghiên cứu cho thấy định hướng thị trường tác động tích cực đến kết quả hoạt động trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua CSR. Để CSR đóng vai trò trung gian này, một kết quả quan trọng khác được đúc kết từ nghiên cứu một lần nữa
  • 27. 15 khẳng định CSR tác động tích cực đến sự đổi mới. Tuy nhiên, nghiên cứu còn tồn tại một hạn chế là quá trình khảo sát còn tồn tại khá nhiều phản hồi không hợp lệ. Để trả lời câu hỏi thứ hai: liệu CSR có góp phần nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp hay không, có bốn nghiên cứu tiêu biểu được tiến hành tại một quốc gia châu Âu và ba quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Đầu tiên, tại Trung Quốc, Riliang Qu đã tiến hành một cuộc điều tra trong phạm vi 600 khách sạn đứng đầu bảng xếp hạng. Được đăng trên tạp chí Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics (2009), sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, tác giả khẳng định: CSR và định hướng thị trường tác động tích cực đến kết quả hoạt động của tổ chức; đồng thời, CSR cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa định hướng thị trường và kết quả hoạt động. Tuy nhiên, nghiên cứu còn tồn tại khá nhiều điểm hạn chế như: mối quan hệ giữa định hướng thị trường, sự đổi mới và CSR chưa được thể hiện rõ ràng; cách tiếp cận còn chủ quan và kết quả chưa mang tính tổng quát. Đến năm 2014, một nghiên cứu đã được Sayedeh tiến hành với mục đích nhằm khám phá mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Được đăng vào năm 2014 trên tạp chí Journal of Business Research, đối tượng tham gia nghiên cứu bao gồm 205 công ty sản xuất và tiêu dùng ở Iran. Thông qua phương pháp tiếp cận định lượng, các tác giả đã khẳng định lợi thế cạnh tranh và danh tiếng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động thông qua việc cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp là gián tiếp hơn là trực tiếp. Những phát hiện của nghiên cứu này là một trong những kết quả quan trọng khẳng định CSR nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất và tiêu dùng. Một trong những nghiên cứu tiếp theo đề cập đến mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động được tiến hành vào năm 2014 và đăng trên tạp chí Journal of Cleaner
  • 28. 16 Production. Được thực hiện bởi Dolores, nghiên cứu kiểm nghiệm sự tương tác giữa ba yếu tố: CSR, kết quả hoạt động và thành công cạnh tranh. Sau khi khảo sát dữ liệu ở 67 công ty lớn và vừa, các học giả kết luận rằng: CSR và kết quả hoạt động tác động tích cực đến sự thành công trong cạnh tranh. Đồng thời, một kết quả quan trọng khác cũng được khẳng định là CSR tác động tích cực và đáng kể đến kết quả hoạt động. Tại Việt Nam, có một nghiên cứu được Lê Phước Hương và Lưu Tiến Thuận tiến hành nhằm tái khẳng định mối quan hệ này vào năm 2017. Được khảo sát tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ngành dịch vụ, các học giả kết luận rằng CSR tác động tích cực đến kết quả hoạt động về mặt tài chính (mức tăng trưởng tiêu thụ trong kinh doanh, hiệu quả đầu tư – tài chính) lẫn các chỉ số phi tài chính của doanh nghiệp. Cuối cùng, mối quan hệ phức tạp và đồng thời giữa CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng được giải đáp trong hai bài báo khoa học được thực hiện tại Tây Ban Nha. Trong một nghiên cứu gần đây của Isabel et al. (2017) đã đặt ra vấn đề là liệu cả ba yếu tố này có mối quan hệ “tam giác” với nhau hay không. Được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ 522 công ty ở Tây Ban Nha, nghiên cứu được đăng vào năm 2017 trên tạp chí Journal of Cleaner Production. Thông qua phương pháp tiếp cận định lượng, kết quả sau khi kiểm nghiệm cho thấy rằng CSR ở doanh nghiệp vừa và nhỏ tác động tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn không thể nào tránh khỏi hạn chế về số lượng mẫu khá nhỏ, do đó tính khái quát chưa cao. Một trong những bài báo khoa học khác liên quan trực tiếp nhất đến đề tài có thể kể đến là nghiên cứu được thực hiện bởi Carmelo et al. Được khảo sát tại 133 tổ chức vừa và nhỏ tại Tây Ban Nha, nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Cleaner Production vào năm 2016. Các tác giả khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến hoạt động đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự đổi mới cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động. Tuy nhiên,
  • 29. 17 nghiên cứu chỉ dựa trên sự liên hệ trực tuyến, có thể dẫn đến sự thiếu rõ ràng và trung thực trong kết quả khảo sát. Ngoài ra, các tác giả chủ yếu khảo sát đội ngũ quản lý và chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha. Chính vì thế, liệu các kết quả của nghiên cứu có đúng đối với một quốc gia Đông Nam Á, đang phát triển như Việt Nam hay không, với ngành nghề kinh doanh siêu thị - bán lẻ hay không, vẫn còn là một câu hỏi lớn. 2.3 Các đặc điểm hoạt động của siêu thị trên địa bàn TP.HCM Ngày nay, siêu thị là một loại hình kinh doanh không còn mới mẻ ở nền kinh tế Việt Nam. Theo Quy chế siêu thị được Bộ Công Thương ban hành: “Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”. Ngoài ra, ngày nay, từ "siêu thị" còn được chỉ những nơi chỉ chuyên kinh doanh một mặt hàng, một chủng loại hàng nào đó, ví dụ: siêu thị điện máy… Trong đề tài này, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các siêu thị truyền thống, nghĩa là các trung tâm hiện đại quy mô lớn, có chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, và phương thức phục vụ văn minh. Các siêu thị được tiến hành nghiên cứu bao gồm Co.op Mart, Co.op Xtra, Vinmart, Big C, MM Mega Market, SatraMart. Đây là các doanh nghiệp bán lẻ đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích, quy mô nhân viên và sự đa dạng về chủng loại hàng hóa. Việc lựa chọn các siêu thị trên địa bàn TP.HCM nhằm đảm bảo tính hợp lý của kết quả nghiên cứu. Các siêu thị ở thành phố đã hoạt động lâu đời, ổn định, đa dạng các thương hiệu để đảm bảo tính cạnh tranh khi trả lời bảng câu hỏi. Đồng thời, TP.HCM
  • 30. 18 là khu vực có nền kinh tế phát triển, người tiêu dùng cũng như các đối tượng hữu quan khác nhận thức tương đối đầy đủ và rõ ràng về CSR. Ngoài ra, các siêu thị tại TP.HCM có những điểm tương đồng với SMEs ở Tây Ban Nha – đối tượng khảo sát trong nghiên cứu gốc của Isabel et al. (2017). Trong bài báo này, các học giả chủ yếu điều tra những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ (44,4%), với số lượng lao động dao động từ 50 – 250 người để phù hợp với định nghĩa các SMEs tại châu Âu. Tác giả tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn các chuyên gia nhân sự đang làm việc tại các siêu thị về số lượng lao động vào giữa năm 2018, kết quả thể hiện qua bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1 - Thống kê các siêu thị tại TP.HCM Thƣơng hiệu Số siêu thị Tỷ lệ Số lao động bình quân Co.op Mart 35 51% 218 Co.op Xtra 4 6% 188 Vinmart 13 19% 123 Lotte Mart 4 6% 113 Big C 8 12% 105 MM Mega Market 1 1% 98 Aeon Mall 2 3% 152 E Mart 1 1% 114 Tổng cộng 68 100% 139 (Nguồn: tác giả điều tra và tổng hợp) Có thể thấy, số lượng lao động bình quân của các siêu thị dao động trong khoảng 98 – 218 người, khá phù hợp với các doanh nghiệp SMEs trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ mà nghiên cứu của Isabel et al. (2017) hướng đến. Với những điểm tương đồng
  • 31. 19 này, cùng với lập luận đã được trình bày trong việc sơ lược các khái niệm nghiên cứu, tác giả đã chọn thang đo của Isabel et al. (2017) để phát triển bảng câu hỏi của đề tài. Theo đó, trách nhiệm CSR của siêu thị cũng được thể hiện thông qua hành động với năm đối tượng: nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng địa phương và môi trường. Sau khi thực hiện thủ tục thảo luận nhóm và tính toán tỷ lệ đồng thuận các phát biểu trong thang đo, tác giả đã bổ sung, điều chỉnh để các quan điểm về CSR trong hoạt động siêu thị hợp lý hơn. Do đặc trưng của siêu thị là không tiến hành các hoạt động sản xuất, nên việc thể hiện trách nhiệm đối với môi trường chỉ dừng lại ở việc sử dụng các loại bao bì có thể tái sử dụng, sửa chữa hoặc tái chế. Ví dụ, hiện nay, chuỗi siêu thị Co.op Mart và Co.op Xtra đang sử dụng các loại túi thân thiện môi trường, nhằm giảm áp lực đến cộng đồng từ việc sử dụng túi nilon. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy định về môi trường (hệ thống xử lý rác và chất thải…) là một hành động quan trọng trong các chính sách về CSR. Ví dụ, chuỗi siêu thị Co.op Mart đã và đang áp dụng việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, nhằm góp phần giảm lượng rác chôn lấp, nâng cao hiệu quả tái sử dụng các nguồn tài nguyên. Ngoài ra, với số lượng hàng hóa đa dạng, các siêu thị cần chú trọng vào công tác chọn lọc, bảo đảm việc bày bán các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về sinh thái. Cuối cùng, các chính sách và chương trình nhằm giảm tiêu thụ điện, nước cũng là một hành động thể hiện trách nhiệm đối với môi trường. Nói về sự đổi mới, do đặc trưng của siêu thị không phải là công ty sản xuất, nên các hoạt động này không được thể hiện ở việc phát minh ra các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc được giới thiệu ra thị trường. Thay vào đó, siêu thị có thể đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng thông qua việc thường xuyên cập nhật để bán những dòng sản phẩm mới. Ngoài ra, sự đổi mới còn được đo lường thông qua việc cải tiến quy trình nội bộ. Các chương trình khuyến mãi và cách thức tiếp thị cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá sự đổi mới. Đặc trưng của các đơn vị bán lẻ hiện nay là các sản phẩm và hình
  • 32. 20 thức khuyến mãi thay đổi theo ngày, tối thiểu theo tuần; riêng các đại chương trình khuyến mãi thay đổi theo tháng. Để thu hút khách hàng, các chương trình này cần được đổi mới thường xuyên về nội dung lẫn hình thức. Ví dụ, bên cạnh việc giảm giá, bán hàng đồng giá, tặng kèm một số sản phẩm, hiện nay chuỗi siêu thị Co.op Mart đã phát triển thêm các phương thức khuyến mãi khác, như “Tích tem đổi quà”, vòng xoay may mắn để tương tác với khách hàng thông qua mạng xã hội như zalo, facebook… Nếu sự đổi mới trong hoạt động siêu thị có nhiều điểm khác biệt so với các loại hình kinh doanh khác thì kết quả hoạt động lại được thể hiện qua các chỉ tiêu tương tự như các công ty ngoài ngành. Để đánh giá kết quả hoạt động siêu thị, có ba khía cạnh cần xem xét: các chỉ số tài chính, dịch vụ khách hàng và sự gắn kết của nhân viên. Về mặt tài chính, nếu các công ty sản xuất thường được đo lường qua lợi nhuận và ROA, thì ở siêu thị, ROA lại được thay thế bằng chỉ tiêu doanh thu. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, cũng như cuộc chạy đua về công bố thương hiệu trong lòng người tiêu dùng, dẫn đến mục tiêu mà các nhà lãnh đạo siêu thị quan tâm nhất không phải là lợi tức, mà là doanh số bán ra. Tuy nhiên, song song với doanh thu, lợi nhuận vẫn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của một doanh nghiệp. Do đó, để phù hợp với đặc điểm hoạt động của siêu thị, kết quả về tài chính được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu cơ bản là hiệu quả tài chính (lợi nhuận) và mức tiêu thụ hàng hóa (doanh thu). Bên cạnh các thước đo về tài chính, các chỉ tiêu phi tài chính cũng không kém phần quan trọng. Đối với khách hàng, có ba chỉ tiêu liên quan để đánh giá hoạt động của siêu thị, bao gồm: dịch vụ khách hàng, mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Dịch vụ khách hàng được thể hiện thông qua cung cách phục vụ, các chính sách thuận tiện cho khách hàng, cũng như quầy dịch vụ được đặt trước mỗi siêu thị nhằm giải quyết các nhu cầu của khách. Mối quan hệ với khách hàng được thể hiện thông qua các
  • 33. 21 hoạt động chăm sóc khách hàng, các đánh giá định kỳ hoặc đột xuất mà khách hàng phản hồi về siêu thị và phòng ban quản lý. Lòng trung thành của khách hàng thể hiện ở tần suất các khách hàng thành viên… mua sắm tại siêu thị, doanh thu bình quân mỗi lần mua, cũng như số lượng khách hàng mới có thẻ thành viên tại siêu thị. Bên cạnh khách hàng, nhân viên cũng là đối tượng không kém phần quan trọng. Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả kinh doanh bao gồm: tỷ lệ thôi việc, môi trường làm việc, lòng trung thành và tinh thần làm việc của nhân viên. Nếu tồn tại một mối quan hệ tốt đẹp giữa siêu thị và người lao động, họ sẽ gắn kết nhiều hơn, làm việc hăng say, chăm chỉ hơn, năng suất vì thế cũng cao hơn và dẫn đến sự cải thiện kết quả hoạt động. 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.4.1 Mối quan hệ giữa CSR và sự đổi mới Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ tích cực giữa CSR và sự đổi mới; tuy nhiên, đa số các nghiên cứu vẫn chưa đi sâu vào việc phân tích bản chất của sự tác động này. Gần đây, một số tác giả đã có những lập luận rõ ràng để lý giải tại sao CSR lại có thể thúc đẩy những hoạt động đổi mới tại doanh nghiệp. McWilliams và Siegel (2000) cho rằng việc áp dụng các chiến lược về CSR có thể thúc đẩy việc đầu tư vào R&D, dẫn đến sự đổi mới. Phát hiện của MacGregor và Fontrodona (2008) nhấn mạnh rằng CSR sẽ tạo động lực để cải tiến sản phẩm, dịch vụ định hướng giá trị cho xã hội. Trong phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Battaglia et al. (2014) đã tiến hành một cuộc khảo sát 213 công ty châu Âu. Kết quả cho thấy mối tương quan mạnh mẽ và tích cực giữa CSR và khả năng cạnh tranh về hai khía cạnh: sự đổi mới và những hiệu suất vô hình. Bên cạnh đó, việc áp dụng các chính sách về CSR giúp công ty tạo mối quan hệ gắn bó với các nhân viên có trình độ cao và lãnh đạo (Donate và Guadamillas, 2011) – đây là những đối tượng có khả năng sáng tạo mạnh mẽ, tạo nên sự đổi mới cho công ty. Một môi trường làm việc tốt, người lãnh đạo quan
  • 34. 22 tâm đến nhân viên, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống, đặt niềm tin vào họ, có thể kích thích họ sáng tạo nhiều hơn. Khi nhân viên cảm thấy thoải mái, họ sẽ có những quyết định hiệu quả hơn trong việc giải quyết vấn đề, đây là khởi nguồn của những ý tưởng đổi mới (Arundel et al., 2007). Trong các bài báo khoa học liên quan được trình bày ở trên, có thể sử dụng kết quả của bốn nghiên cứu được tiến hành ở các ngành nghề và quốc gia khác nhau. Đầu tiên là nghiên cứu được thực hiện bởi Isabel et al. (2017) với kết quả đã được kiểm chứng khẳng định rằng: CSR tác động tích cực đến sự đổi mới và kết quả hoạt động của đơn vị. Đồng thời, sự đổi mới cũng đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động tại các công ty này. Điều đó cũng có nghĩa là, CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới. Tương tự như Isabel et al., nghiên của Mohammed và Robert E. Hinson cũng đưa ra những kết luận liên quan đến vấn đề, chứng minh mối quan hệ tích cực và trực tiếp giữa CSR và sự đổi mới trong các công ty viễn thông ở Ghana. Được tiến hành ở một quốc gia và ngành nghề khác, nhưng nghiên cứu của Yasushi Ueki et al. cũng có cùng kết luận với hai nghiên cứu trên. Các tác giả đã chứng minh mối tương tác chặt chẽ giữa CSR và sự đổi mới tại các công ty vận tải ở Thái Lan. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Carmelo et al. (2016) cũng đề cập đến kết quả tương tự. Sau khi khảo sát 133 doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tác giả khẳng định CSR tác động tích cực và trực tiếp đến sự đổi mới cũng như kết quả hoạt động. Dựa trên những cơ sở đó, cùng với mong muốn khám phá mối quan hệ giữa hai yếu tố này tại Việt Nam, tác giả đã thực hiện đề tài và phát triển giả thuyết đầu tiên: H1: CSR tác động trực tiếp và tích cực đến sự đổi mới tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
  • 35. 23 2.4.2 Mối quan hệ giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Hầu hết các tài liệu học thuật đều khẳng định rằng các hoạt động đổi mới vốn liên quan đến việc cải thiện hiệu suất công ty (Saez-Martinez et al., 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu trong giai đoạn trước vẫn chưa đủ chiều sâu về mối quan hệ này, cụ thể là làm cách nào sự đổi mới có thể tác động đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Để lý giải điều đó, một số tác giả đã đưa ra những lập luận rõ ràng, vững chắc. Theo Johne và Davies (2000), Otero-Neyra et al. (2009), sự đổi mới là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh khác biệt của công ty. Thông qua đó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao, đóng góp đáng kể đến hiệu suất hoạt động cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Garvin, 1987; Forker et al., 1996). Về đổi mới quy trình, các tác giả nhấn mạnh rằng đây là khả năng đặc biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững (Nemetz và Fry, 1988). Một quy trình được cải tiến sẽ giúp công ty tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, tạo nên những đột phá tích cực, từ đó dẫn đến sự tăng trưởng ổn định (Morone và Testa, 2008) và hiệu quả cao hơn (Varis và Littunen, 2010; Ar và Baki, 2011). Trong các bài báo khoa học liên quan đã được trình bày, có thể sử dụng kết quả của ba nghiên cứu được tiến hành ở hai quốc gia và một lĩnh vực đặc biệt, đầu tiên là nghiên cứu của Isabel et al. (2017). Sau khi khảo sát hơn 500 công ty, các tác giả đã đưa ra một trong những kết luận quan trọng chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Được tiến hành trong khoảng thời gian tương tự tại Tây Ban Nha, Carmelo et al. cũng nhấn mạnh rằng hoạt động đổi mới có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động của các công ty. Tại Ghana, ở lĩnh vực khác như viễn thông, nghiên cứu trước đó của Mohammed và Robert (2012) cũng đã khám phá được mối quan hệ cùng chiều giữa hai yếu tố này. Dựa trên những cơ sở đó, tác giả đã phát triển giả thuyết nghiên cứu thứ hai:
  • 36. 24 H2: Sự đổi mới tác động tích cực và trực tiếp đến kết quả hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. 2.4.3 Mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Mối quan hệ giữa CSR và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã nhận được sự chú ý đáng kể từ các học giả trong ba thập kỷ vừa qua. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, thường có một mối tương tác tích cực giữa CSR và hiệu quả tài chính. Sự thành công của một tổ chức thường phụ thuộc vào năng lực quản lý mối quan hệ với các bên liên quan. Đây chính là công cụ thiết yếu để tạo ra giá trị (Hammann et al., 2009), bởi nhận được sự ủng hộ từ các đối tượng hữu quan, tổ chức sẽ càng có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh doanh. Theo Orlitzky et al. (2003), CSR là một trong những động lực giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả chuỗi quan hệ với các bên liên quan. Trong các bài báo khoa học liên quan đến vấn đề đã được trình bày, có thể sử dụng kết quả của bốn nghiên cứu được tiến hành ở các vùng lãnh thổ và quy mô doanh nghiệp khác nhau. Đầu tiên là hai nghiên cứu được thực hiện tại Tây Ban Nha của Isabel et al.(2017) và Carmelo (2016). Bên cạnh các kết luận khác, các tác giả cũng chứng minh một mối quan hệ có giá trị trong thực nghiệm là: CSR tác động tích cực đến kết quả hoạt động của đơn vị. Trước đó, nghiên cứu của Sayedeh (2014) được tiến hành tại Iran và Dolores (2014) được khảo sát tại một số công ty ở châu Âu cũng khẳng định kết quả tương tự. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Châu Thị Lệ Duyên (2014) và Lê Phước Hưng (2017) cũng tái khẳng định các kết luận này. Dựa trên những cơ sở đó, tác giả đã phát triển giả thuyết nghiên cứu cuối cùng: H3: CSR tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.4.4 Mô hình nghiên cứu
  • 37. 25 H3 (+) CSR H1 (+) Sự đổi mới Kết quả hoạt động của doanh nghiệp Dựa trên lập luận để xây dựng giả thuyết nghiên cứu, tác giả phát triển thành mô hình nghiên cứu gồm ba yếu tố chính và ba mối quan hệ dạng “tam giác” như hình 2.1: Hình 2.1 - Mô hình nghiên cứu (Nguồn: tác giả đề xuất) Trong chương này, tác giả đã tổng hợp những nghiên cứu trước có liên quan đến ba khái niệm: CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với việc trình bày những đặc điểm hoạt động tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM, tác giả đã biện luận để lựa chọn thang đo nghiên cứu phù hợp với bối cảnh thực tế tại các đơn vị này. Đó chính là cơ sở để phát triển mô hình và giả thuyết nghiên cứu tương ứng. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương sau. H2 (+)
  • 38. 26 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong hai chương đầu, tác giả đã giới thiệu những vấn đề tổng quan cũng như cơ sở lý thuyết và phát triển mô hình nghiên cứu của đề tài. Việc thiết kế phương pháp nghiên cứu làm nền tảng để nêu kết quả sẽ được tác giả trình bày ở chương này, bao gồm hai giai đoạn chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 3.1 Quy trình nghiên cứu Như đã trình bày, quy trình thực hiện đề tài bao gồm hai giai đoạn chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, bắt đầu từ việc xác định vấn đề và kết thúc bằng việc trình bày kết quả nghiên cứu, cụ thể bao gồm bảy bước cơ bản sau đây: - Xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu. Tác giả xác định chủ đề nghiên cứu, đánh giá dựa trên các vấn đề cần giải quyết tại các siêu thị. Ngoài ra, giai đoạn này còn bao gồm việc xác định mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp để thu thập và phân tích dữ liệu cho đề tài. - Thu thập các nghiên cứu và cơ sở lý thuyết có liên quan. Giai đoạn này bao gồm việc nghiên cứu các mô hình và kết quả có sẵn, sàng lọc và lựa chọn những lý thuyết phù hợp để làm cơ sở cho việc trình bày đề tài. - Thiết lập mô hình nghiên cứu, biện luận và phát triển các giả thuyết nghiên cứu tương ứng từ cơ sở lý thuyết có sẵn. - Thực hiện, xử lý và phân tích dữ liệu định tính. Sau khi tiến hành phỏng vấn một nhóm các chuyên gia, tác giả thống kê, tổng hợp dữ liệu và phân tích kết quả. - Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức.
  • 39. 27 - Điều tra, thu thập, phân tích dữ liệu. Từ thang đo và bảng câu hỏi có sẵn, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ các đối tượng khảo sát thông qua một quy trình lấy mẫu có hệ thống. Sau đó, tác giả vận dụng kết hợp các phương pháp để xử lý dữ liệu. - Trình bày kết quả nghiên cứu một cách rõ ràng, cụ thể, nêu ý nghĩa khoa học của đề tài trong thực tiễn, đồng thời đề cập đến những hạn chế cơ bản nhằm định hướng cho những nghiên cứu trong tương lai. 3.2 Nghiên cứu định tính Như đã trình bày, nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh những điểm chưa phù hợp ở thang đo và bảng câu hỏi nghiên cứu. Quy trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn cơ bản là chuẩn bị và thực hiện nghiên cứu, cụ thể như sau: Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính Tham khảo và sàng lọc cơ sở lý thuyết Sau khi xác định vấn đề, tác giả tìm kiếm các tài liệu học thuật có liên quan đến ba khái niệm: CSR, sự đổi mới và kết quả hoạt động, được đăng trên tạp chí khoa học xếp hạng Q1, Q2. Các bài báo liên quan đến đề tài và được công bố trong thời gian gần đây (từ năm 2009) sẽ được lựa chọn, làm cơ sở cho việc phát triển mô hình và thang đo. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu Để hoàn thiện thang đo, tác giả sử dụng phương pháp thảo luận một nhóm 7 chuyên gia tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Theo Tạp chí Xã hội học (1994), nhóm thảo luận tối ưu sẽ có từ 5 đến 7 người để đáp ứng tốt hơn những khó khăn mà nhóm lớn thường gặp phải. Đồng thời, do hạn chế về mặt thời gian và sự đồng thuận tham gia từ các đối tượng khác, tác giả lựa chọn chỉ 7 chuyên gia từ các thương hiệu có số lượng siêu thị nhiều nhất ở TP.HCM (tỷ lệ đại diện 89%). Các chuyên gia sẽ được tham khảo
  • 40. 28 thang đo gốc từ nghiên cứu của Isabel et al. (2017), sau đó trình bày quan điểm của mình về việc giữ nguyên, lược bỏ hay điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh thực tế. Đối tượng tham gia Các đối tượng được lựa chọn tham gia thảo luận là nhà quản lý và chuyên viên đang làm việc tại các phòng ban chuyên môn, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cụ thể như sau: - Kinh nghiệm làm việc: từ 3 năm trở trong lĩnh vực siêu thị. - Có kiến thức và hiểu biết nhất định về CSR. - Các chuyên gia phải làm việc tại các phòng ban chuyên môn, nắm được tình hình hoạt động tại các siêu thị, cụ thể: Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Kinh doanh, Phòng Marketing, Phòng Tài chính. Thông tin về các đối tượng tham gia thảo luận được tác giả liệt kê trong Phụ lục 2 – Thông tin các chuyên gia tham gia thảo luận. Xây dựng dàn bài thảo luận Để thu thập dữ liệu định tính, tác giả sử dụng dàn bài thảo luận bao gồm bốn phần chính: Phần thứ nhất giới thiệu mục đích và tính chất cuộc nghiên cứu; phần thứ hai nhằm khơi dậy bầu không khí cởi mở để các chuyên gia trình bày quan điểm của mình; phần thứ ba gồm các câu hỏi định hướng cho quá trình thảo luận và cuối cùng là kết thúc. Nội dung cụ thể được trình bày chi tiết trong Phụ lục 3 – Dàn bài thảo luận nhóm. Mời thảo luận Sau khi dự kiến danh sách tham gia, tác giả tiến hành gửi thư mời thảo luận bằng email đến các đối tượng này. Thư mời thảo luận nhóm bao gồm các nội dung được tác giả trình bày cụ thể trong Phụ lục 1 – Thư mời tham gia thảo luận nhóm. Bước 2: Thực hiện và xử lý dữ liệu nghiên cứu định tính
  • 41. 29 Cách thức ghi chép dữ liệu Tác giả thực hiện việc ghi chép dữ liệu vào Bảng ghi chép được chuẩn bị sẵn bao gồm những thông tin được trình bày trong Phụ lục 4 – Bảng ghi chép thảo luận nhóm. Quy trình ghi chép như sau: Từ thang đo của Isabel et al. (2017) mà tác giả đưa ra, các chuyên gia sẽ trình bày những quan điểm của mình đối với các chỉ tiêu đo lường. Đối với từng khái niệm, nếu chuyên gia đồng ý, tác giả sẽ đánh số thứ tự của chuyên gia đó vào cột xác nhận vấn đề, đồng thời ghi chú vào cột 6 là “Giữ nguyên” hoặc điều chỉnh cách thức diễn giải. Ngược lại, nếu chuyên gia không đồng ý, tác giả đánh dấu số thứ tự của chuyên gia vào cột 5, đồng thời ghi nguyên nhân loại bỏ vào cột 6. Đối với những thông tin bổ sung, tác giả sẽ nhanh chóng ghi thêm dòng khác, đề nghị đối tượng diễn giải rõ hơn để điền vào cột 3, đồng thời ý kiến chi tiết được ghi vào cột 6. Xây dựng hệ mã Trước khi thống kê dữ liệu, tác giả xây dựng bộ các mã nhằm hỗ trợ cho việc tổng hợp thuận tiện hơn. Các mã được xây dựng dạng cây và có quan hệ thứ bậc. Dựa trên thang đo gốc và các khái niệm theo nghiên cứu của Isabel et al. (2017), tác giả đã phát triển bộ các mã được trình bày trong Phụ lục 5 – Hệ mã nghiên cứu định tính. Phân tích và tổng hợp kết quả Trong buổi thảo luận nhóm, mỗi chuyên gia sẽ có những quan điểm khác nhau về các khái niệm nghiên cứu. Tác giả tính toán tỷ lệ đồng thuận bằng cách lấy tổng số ý kiến đồng thuận chia cho tổng số người tham gia để quyết định việc đưa hay không một yếu tố vào thang đo khảo sát chính thức. Kết quả thu nhận được sẽ được phân thành ba nhóm chính như sau: đồng thuận, chưa được đồng thuận và bác bỏ:
  • 42. 30 Bảng 3.1 – Ý nghĩa tỷ lệ đồng thuận Nhóm Tỷ lệ đồng thuận (x) Kết quả Ý nghĩa 1 x >=75% Đồng thuận Chấp nhận đưa vào thang đo 2 25% <= x < 75% Chưa đạt được sự đồng thuận Lấy ý kiến thêm của một số chuyên gia khác 3 x < 25% Bác bỏ Bác bỏ, không đưa vào thang đo (Nguồn: nghiên cứu của Chu et al., 2007) Kết quả về tỷ lệ đồng thuận để đưa các yếu tố vào thang đo được tác giả trình bày trong Phụ lục 6 – Kết quả tỷ lệ đồng thuận thảo luận nhóm. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát Dựa trên kết quả của cuộc thảo luận nhóm, tác giả tiến hành điều chỉnh, bổ sung thang đo gốc từ nghiên cứu của Isabel et al. (2017) để phù hợp với bối cảnh tại các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Để thực hiện vai trò kết nối giữa tác giả với người cung cấp thông tin, cấu trúc của bảng câu hỏi bao gồm bốn phần chính như sau: phần mở đầu giải thích lý do, mục tiêu nghiên cứu của đề tài; phần gạn lọc giúp tác giả loại bỏ các đối tượng không phù hợp; phần chính bao gồm các câu hỏi đặc thù để thu thập dữ liệu định lượng; phần kết thúc bao gồm câu hỏi phụ và lời cảm ơn. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu định tính được tác giả trình bày trong Phụ lục 7 – Bảng câu hỏi. 3.3 Nghiên cứu định lƣợng chính thức Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát chính thức để thu thập thông tin định lượng. Phương pháp chọn mẫu được ưu tiên sử dụng trong đề tài này là chọn mẫu phi xác suất. Ngoài ra, công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được lựa chọn để gạn lọc các khái niệm dùng trong nghiên cứu. Tác
  • 43. 31 giả xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê AMOS và SEM, bởi mô hình nghiên cứu tồn tại nhiều biến phụ thuộc và trung gian. 3.3.1 Chọn mẫu và đối tượng khảo sát Để đảm bảo mục tiêu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng, bắt đầu bằng việc chia tổng thể thành các tổ theo tiêu thức thương hiệu (Co.op Mart, Vinmart...). Do hạn chế về mặt thời gian và khó khăn trong việc phát phiếu điều tra đến toàn bộ các siêu thị, tác giả chỉ lựa chọn 19 đơn vị có khả năng thu thập được dữ liệu. Số siêu thị chọn ra ở mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số siêu thị tổ đó chiếm trong tổng thể. TP.HCM là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, hiện tồn tại 8 thương hiệu bán lẻ lớn với số lượng siêu thị nhiều nhất thuộc về Co.op Mart và Vinmart. Do đó, số lượng các siêu thị được khảo sát tập trung nhiều nhất ở hai thương hiệu này. Tiếp đến, tác giả tiến hành chọn số lượng mẫu để điều tra. Số lượng mẫu cũng tuân theo tỷ lệ số siêu thị tổ đó chiếm trong tổng thể; được thể hiện qua Bảng 3.2: Bảng 3.2 – Thống kê số siêu thị và mẫu khảo sát Thƣơng hiệu Số siêu thị Tỷ lệ Số siêu thị khảo sát Tỷ lệ số siêu thị đƣợc chọn khảo sát Số ngƣời khảo sát Tỷ lệ số ngƣời khảo sát Số ngƣời khảo sát trong 1 siêu thị Co.op Mart 35 51% 10 53% 180 51.4% 18 Co.op Xtra 4 6% 2 11% 22 6.3% 11 Vinmart 13 19% 4 21% 67 19.1% 17 Lotte Mart 4 6% 1 5% 21 6.0% 21 Big C 8 12% 1 5% 42 12.0% 42 MM Mega Market 1 1% 1 5% 5 1.4% 5 Aeon Mall 2 3% 0 0% 10 2.9% - E Mart 1 1% 0 0% 3 0.9% - Tổng cộng 68 100% 19 100% 350 100% 114 (Nguồn: tác giả tổng hợp)
  • 44. 32 Dựa theo nghiên cứu của Hair và đồng sự (1998), trong phân tích EFA, kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đề tài bao gồm 28 biến quan sát, như vậy cần ít nhất 5*28=140 mẫu, tuy nhiên để dự phòng các phiếu trả lời không hợp lệ, tác giả lựa chọn kích thước mẫu là 350. Trong đó bao gồm 298 chuyên viên và 52 cán bộ quản lý đang công tác tại 10 Co.op Mart, 2 Co.op Xtra, 4 Vinmart, 1 Lotte Mart, 1 Big C và 1 MM Mega Market. Với 30 siêu thị được phân thành các loại: lớn, vừa, nhỏ, Co.op Mart gần như bao quát được đặc trưng hoạt động cũng như khách hàng tại khu vực. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành khảo sát tại đại diện các thương hiệu vừa mới xuất hiện trong thời gian gần đây, quy mô lớn, được tầng lớp dân cư trung và cao cấp lựa chọn, nhằm đảm bảo độ che phủ của dữ liệu với các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Dựa vào số siêu thị và số người khảo sát của từng thương hiệu, tác giả tính toán số người cần khảo sát trong phạm vi một đơn vị. Việc thu thập dữ liệu điều tra được tiến hành thông qua các cá nhân mà tác giả quen biết tại các siêu thị (thường từ 2-3 người). Tác giả gửi bảng câu hỏi khảo sát cho các cá nhân này bằng email, sau đó họ sẽ chuyển bảng câu hỏi đến đồng nghiệp, và cứ tuần tự như vậy cho đến khi nào nhận được số phiếu trả lời bằng với lượng người cần khảo sát trong phạm vi một siêu thị. 3.3.2 Xử lý và phân tích dữ liệu định lượng Dữ liệu sau khi được thu thập được xử lý bởi phần mềm AMOS thông qua các bước: 3.3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy lớn hơn 0,6. 3.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
  • 45. 33 Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng phương pháp EFA để xác định phạm vi, mức độ quan hệ giữa các biến quan sát và các nhân tố cơ sở. Trong đó, tác giả lựa chọn Principal Axis Factoring và phép quay Promax, với các tiêu chí được sử dụng để đánh giá như sau: - Hệ số KMO từ 0,5 trở lên là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. - Nếu sig Bartlett’s Test < 0.05, các biến quan sát có tương quan với nhau. - Tổng phương sai trích >=50% thì có thể kết luận mô hình EFA là phù hợp. - Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 thì EFA được xem là có ý nghĩa trong thực tiễn. 3.3.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI>=0,9; CMIN/df<=2; RMSEA<=0,08. Tuy nhiên, nếu RMSEA<=0,05 thì mô hình được xem là rất tốt. Ngoài ra, khi phân tích CFA, tác giả thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích. 3.3.2.4 Kiểm định kết quả mô hình cấu trúc (S.E.M) Bảng Regression Weight cho biết giả thuyết được xem là có ý nghĩa thống kê khi P- value<5%. Ngoài ra, nếu các trọng số đã chuẩn hóa mang dấu dương thì kết luận mối quan hệ giữa các yếu tố là thuận chiều, giá trị càng lớn thì mức độ tác động càng mạnh. 3.3.2.5 Kiểm định bootstrap Bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu định lượng là sử dụng kỹ thuật bootstrap để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng trong mô hình. Trị tuyệt đối của các độ chệch càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thống kê càng tốt.
  • 46. 34 Trong chương 3, tác giả đã lần lượt trình bày các phương pháp định tính và định lượng để thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Kết quả cụ thể của từng kỹ thuật được sử dụng sẽ được tác giả trình bày ở chương sau.
  • 47. 35 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả kiểm định của từng giai đoạn nghiên cứu và đúc kết một số kết luận thực tiễn được rút ra. Đầu tiên, tác giả sử dụng các phương pháp định tính nhằm bổ sung, hoàn thiện bảng câu hỏi trước khi đưa vào điều tra thực tế. Kết quả của bước này được trình bày cụ thể ở Phụ lục 7 – Bảng câu hỏi khảo sát; phần lớn các đối tượng tham gia thảo luận đều hiểu và đồng tình với khái niệm trong thang đo gốc. Kết quả cho thấy phát hiện thêm một nhân tố mới đo lường khái niệm về sự đổi mới, đồng thời có một số điều chỉnh về mặt diễn đạt; lược bỏ các câu hỏi được đánh giá là không cần thiết và không phù hợp với thực tế các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Đến giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp định lượng nhằm kiểm định ba giả thuyết đã đặt ra, cụ thể như sau: 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Dữ liệu được thu thập từ 298 chuyên viên và 52 cán bộ quản lý đang công tác tại các phòng ban có liên quan đến CSR và chiến lược ở các siêu thị trên địa bàn TP.HCM. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả trực tiếp gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 382 đối tượng. Kết quả nhận lại 363 phiếu trả lời; tuy nhiên chỉ có 350 phiếu là hợp lệ, còn lại bị loại vì tồn tại các câu trả lời sót hoặc thiếu thông tin. Do đó, mẫu nghiên cứu dùng để nhập và phân tích dữ liệu là 350 phiếu đạt yêu cầu. Các biến liên quan đến thông tin cá nhân của đối tượng được khảo sát được trình bày như sau:
  • 48. 36 Bảng 4.1 – Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Biến Tần số Tỷ lệ % Phòng ban Kế hoạch tổng hợp 76 21.7 Kinh doanh 115 32.9 Marketing 88 25.1 Tài chính 43 12.3 Nhân sự, R&D 28 8.0 Thời gian công tác Dưới 1 năm 44 12.6 1 – 5 năm 131 37.4 5 – 10 năm 98 28.0 Trên 10 năm 77 22.0 Vị trí Chuyên viên 298 85.1 Cán bộ quản lý 52 14.9 Siêu thị Co.op Mart 180 51.4 Co.op Xtra 22 6.3 Vinmart 67 19.1 Lotte Mart 21 6.0 Big C 42 12.0 MM Mega Market 5 1.4 Aeon Mall 10 2.9 E Mart 3 0.9 (Nguồn: tác giả tổng hợp) Kết quả thống kê cho thấy đáp viên đa phần là các chuyên viên đang công tác tại Phòng Kinh doanh với thời gian trên 1 năm. Do mức độ phủ sóng rộng lớn của hệ thống Co.op Mart trên địa bàn TP.HCM, nên các đáp viên phần lớn làm việc tại các siêu thị này. Cụ thể, 58% đối tượng được khảo sát làm việc tại chuỗi Co.op Mart, Co.op Xtra; đây là hệ thống siêu thị chiếm số lượng và thị phần cao nhất trên địa bàn TP.HCM. Với 30 siêu thị được phân thành các loại: lớn, vừa và nhỏ, Co.op Mart gần như bao quát được đặc trưng hoạt động cũng như khách hàng tại khu vực. Trong 10 siêu thị được khảo sát, tác giả chọn 3 Co.op Mart lớn – đại diện cho các siêu thị trung lưu ở trung tâm thành phố, 5 Co.op Mart vừa – đại diện cho các siêu thị bình dân ở các quận không quá xa trung tâm (Phú Nhuận, Tân Phú, Gò Vấp) và 2 Co.op Mart nhỏ -