SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TRẦN VŨ HẢI
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BCTC CỦA
CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN HSX
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
TRẦN VŨ HẢI
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BCTC CỦA
CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN
CHỨNG KHOÁN HSX
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa
từng công bố trong bất kỳ công trình nào, các thông tin trích dẫn trong bài đều được
ghi rõ nguồn gốc.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày …. Tháng…. Năm 2019
Tác giả
Trần Vũ Hải
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................3
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................5
DANH SÁCH PHỤ LỤC............................................................................................6
TÓM TẮT ...................................................................................................................7
ABSTRACT................................................................................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7
1.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế.............................................................7
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ..................................8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................10
2.1 Cơ sở lý thuyết .........................................................................................10
2.1.1 Khái niệm về chất lượng BCTC........................................................10
2.1.2 Các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC.....................................14
2.1.3 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng kế toán ....................18
2.1.4 Lý thuyết nền.....................................................................................20
2.2 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: .......................................22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................29
3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................30
3.3 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................31
3.3.1 Phân tích thống kê mô tả ...................................................................31
3.3.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình:....32
3.3.3 Lựa chọn phương pháp hồi quy:........................................................32
3.3.4 Kiểm định khiếm khuyết của mô hình ..............................................32
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................34
4.1 Mẫu nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả .............................................34
4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định mô hình .........................35
4.3 Kết quả phân tích và bàn luận..................................................................41
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.........................................45
5.1 Kết luận ....................................................................................................45
5.2 Hàm ý chính sách.....................................................................................45
5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48
DANH SÁCH PHỤ LỤC..........................................................................................60
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên đầy đủ
AASB Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Úc
AGE Tuổi của công ty
AICPA Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ
ASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tại Vương quốc Anh
BCTC Báo cáo tài chính
BLOCK Sở hữu tập trung
BV Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
CBTT Công bố thông tin
CEO Giám đốc điều hành
CNTT Công nghệ thông tin
ctg Các tác giả
DC Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và TGĐ (biến giả)
DN Doanh nghiệp
EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
EPS1
Thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của năm nay so với năm
trước
FASB Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính
FEM Fixed Effects Model
FORE Quyền sở hữu nước ngoài
FRQ Financial Reporting Quality
GAAP Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung
GTCN Giá trị lớn nhất
GTTB Giá trị trung bình
GTNN Giá trị nhỏ nhất
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HSX Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán
IASB Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế
IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
LEV Đòn bẩy tài chính
LIQ Khả năng thanh toán ngắn hạn
MAO Quyền sở hữu của nhà quản lý
P Giá thị trường cổ phiếu
REM Fixed Effects Model
ROE Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
SIZE Qui mô công ty
STATE Quyền sở hữu nhà nước
TGĐ Tổng giám đốc
TTCK Thị trường chứng khoán
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu...............26
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến của mô hình......................................................34
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan .........................................................................35
Bảng 4.3: Bảng mô hình hồi quy ..............................................................................38
Bảng 4.4: Kiểm định Hausman test...........................................................................38
Bảng 4.5: Kiểm định Likelihood test ........................................................................39
Bảng 4.6: Mô hình FEM ...........................................................................................39
Bảng 4.7: Hệ số VIF..................................................................................................41
Bảng 4.8: Bảng kiểm định Breusch-Godfrey (LM Test) và White test…...............41
DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Danh sách các công ty thu thập trong mẫu nghiên cứu ...........................60
Phụ lục 2: Nguồn dữ liệu đầu vào.............................................................................62
Phụ lục 3: Kết quả phân tích .....................................................................................74
TÓM TẮT
Để thông tin trên BCTC thực sự hữu ích, đạt các tiêu chuẩn chất lượng thì
việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC là một mắt xích quan
trọng, để nâng cao chất lượng BCTC. Trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay tại
Việt Nam, lĩnh vực xây dựng được xem là lĩnh vực có tính phức tạp về BCTC cao
nhất.. Do đó, vấn đề về chất lượng BCTC trong lĩnh vực này được các nhà đầu tư và
người sử dụng BCTC luôn quan tâm và mong muốn có thể đánh giá một cách khoa
học thông qua những bằng chứng thực nghiệm.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các nhân tố cốt lõi tác động một
cách độc lập đến thông tin trên BCTC. Sau đó sử dụng mô hình EBO điều chỉnh
(Modified Edward Bell Ohlson model) hay còn gọi là Mô hình Ohlson điều chỉnh
để đo lường chất lượng BCTC, tiến hành chạy hồi quy OLS trên phần mềm Eview
để ước lượng các tham số để xác định giá trị của biến đo lường chất lượng BCTC.
Kết quả là Các nhân tố tác động bao gồm: Quyền sở hữu của nhà quản lý, sự
sở hữu tập trung, sự kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, quy mô công ty, tuổi
của công ty.
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào kho tàng đề tài nghiên cứu về chủ đề
này và đưa ra các kiến nghị để nâng cao tính minh bạch trên BCTC của các công ty
xây dựng đang niêm yết hiện nay.
Từ khóa: Chất lượng thông tin báo cáo tài chính, Công ty niêm yết.
ABSTRACT
In order to make information on the financial statements really useful and
meet the quality standards, finding the factors that affect the quality of financial
statements is an important link, to improve the quality of financial statements.
Among the current business sectors in Vietnam, the construction sector is
considered to be the most complex financial statements field. Therefore, the issue of
financial statement quality in this area is considered by investors and BCC users are
always interested and want to be able to evaluate scientifically through empirical
evidence.
The objective of the research is to find out the core factors that independently
impact the information on the financial statements. Then using the modified EBO
model (Modified Edward Bell Ohlson model), also known as the adjusted Ohlson
model to measure financial statement quality, conduct OLS regression on Eview
software to estimate the parameters to determine valuation of financial
measurement quality variables.
As a result, Factors include: Ownership of managers, centralized ownership,
concurrently chair of the Board of Directors cum CEO, company size, age of the
company.
The research results will contribute to the treasure of research topics on this
topic and make recommendations to improve transparency on the financial
statements of currently listed construction companies.
Keywords: Information quality of financial reporting, the companies listed.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại bị chi phối bởi thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính,
thì các thông tin trên báo cáo tài chính là rất cần thiết và quan trọng trong việc đưa
ra các quyết định. Mục tiêu chính của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin có
chất lượng cao liên quan đến tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin là nhân tố chính yếu tạo ra sự thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh,
tạo ra giá trị gia tăng và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có ích cho khách hàng
(Gajevszky, 2015).
Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá chung về sự khác nhau xung
quanh chất lượng báo cáo tài chính. Sự hội tụ chuẩn mực kế toán, sự hài hòa của
chuẩn mực kế toán, tăng trưởng và khủng hoảng kinh tế….đã tạo ra sự tập trung quá
mức vào báo cáo tài chính (Mahboub, R., 2017). Ngoài ra, sự gia tăng trên toàn thế
giới trong các vụ bê bối kế toán vào đầu thế kỷ 21 đã chỉ ra những điểm yếu trong
chất lượng báo cáo tài chính. Chất lượng báo cáo tài chính xác định và phụ thuộc
vào giá trị của báo cáo kế toán. Trên khắp thế giới, nhu cầu về việc cung cấp một
định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về chất lượng báo cáo tài chính đã được hình thành và
có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều cần thiết là cung cấp báo cáo tài chính chất
lượng cao để tác động đến người dùng trong việc đưa ra quyết định đầu tư và nâng
cao hiệu quả thị trường. Cung cấp các phương pháp lý tưởng để đánh giá chất lượng
báo cáo tài chính là một nhu cầu toàn cầu khác. Chất lượng báo cáo tài chính càng
cao, thì các nhà đầu tư và người sử dụng báo cáo tài chính càng có ít sai lầm hơn
khi ra quyết định. Hơn nữa, chất lượng báo cáo tài chính là một khái niệm rộng lớn
không chỉ đề cập đến thông tin tài chính, nó cũng bao gồm các thông tin phi tài
chính khác hữu ích cho việc đưa ra quyết định (Mahboub, R., 2017).
Trong những năm qua BCTC trong các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có
nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực dưới sự nỗ lực không ngừng của Bộ Tài
2
Chính, cụ thể là đã ban hành và điều chỉnh nhiều quy định nhằm tăng cường tính
minh bạch của chất lượng thông tin tài chính như Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày
26/7/2012 thay thế Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ tài
chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng,
thay thế cho Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ tài chính về
việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán.
Mặc dù vậy, trong những năm qua, xã hội đang rất lo ngại về chất lượng
thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Đánh giá về thực trạng thao túng báo cáo tài chính (BCTC) của
doanh nghiệp (DN) niêm yết hiện nay, chia sẻ góc nhìn tại Hội thảo khoa học quốc
gia với chủ đề “Thao túng báo cáo tài chính của các DN niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam”, do Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức
gần đây, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế cho rằng, các
hành vi thao túng BCTC xuất hiện thường xuyên hơn trên thị trường tài chính trong
2 năm gần đây. Điều này có tác động xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và mức độ
minh bạch của thị trường tài chính, tình trạng này diễn ra không chỉ ảnh hưởng tiêu
cực đến các cổ đông của doanh nghiệp, mà còn tác động xấu đến tính minh bạch và
niềm tin của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ví dụ như trường hợp công ty
CP KOSY (mã chứng khoán: KOS), công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực xây
dựng công trình dân dụng và kinh doanh bất động sản. Báo cáo tài chính bán niên
2019 của công ty cổ phần KOSY vừa được công bố với tình trạng kinh doanh
không tạo ra tiền của KOSY vẫn tiếp diễn khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
tiếp tục âm 157,3 tỷ đồng. Còn trên bảng cân đối kế toán của KOSY, số dư tiền tại
thời điểm cuối quý II/2019 chỉ còn 14,79 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 154 tỷ
đồng đầu năm. Ngay sau khi báo cáo tài chính bán niên 2019 được kiểm toán,
KOSY đã phải giải trình khi các khoản doanh thu và lợi nhuận có sự chênh lệch
đáng kể so với báo cáo tự lập. Theo đó, sau kiểm toán, doanh thu không có nhiều
thay đổi, đạt 569,2 tỷ đồng, tăng 77,13% so với nửa đầu năm ngoái. Trong khi đó,
3
lợi nhuận sau thuế của Công ty bị điều chỉnh giảm hơn 25%, xuống còn 13,4 tỷ
đồng từ mức 17,9 tỷ đồng theo số liệu trên báo cáo Công ty tự lập (Theo trang web
https://thuongtruong.com.vn. Truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2019). Đặc biệt là gần
đây Sau sự kiện Công ty cổ phần Gỗ Trường Thành, mã chứng khoán TTF đang
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh xảy ra vào tháng
2/2016, với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho biến mất trên BCTC, nhiều công
ty niêm yết khác cũng đã bị phát hiện có vấn đề về BCTC. Khi sự việc bị vỡ lở, giá
cổ phiếu lao dốc không phanh, nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại lớn dẫn tới niềm tin vào
tính minh bạch trên thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Theo trang web
https://vietstock.vn. Truy cập ngày 10/09/2019).
Để thông tin trên BCTC là hữu ích, đạt các tiêu chuẩn chất lượng thì việc tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC là một mắt xích quan trọng, để
nâng cao chất lượng BCTC (Lont và ctg, 2010) .
Trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay tại Việt Nam, lĩnh vực xây dựng
được xem là lĩnh vực có tính phức tạp về BCTC cao nhất. Do đặc thù của lĩnh vực
này sản phẩm cung cấp có giá trị cao, phương thức thanh toán linh hoạt, phương
thức huy động vốn đa dạng và đặc biệt là các quy định hiện hành về lĩnh vực này
còn nhiều bất cập, khiến cho công tác kế toán gặp khó khăn trong việc ghi nhận, xử
lý và trình bày thông tin. Do đó, vấn đề về chất lượng BCTC trong lĩnh vực này
được các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC luôn quan tâm và mong muốn có thể
đánh giá một cách khoa học thông qua những bằng chứng thực nghiệm.
Ngoài ra, ở Việt Nam, lĩnh vực xây dựng chưa từng được nghiên cứu một
cách độc lập như là một đối tượng đặc thù đối với vấn đề chất lượng BCTC.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác
động đến chất lượng Báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên
sàn chứng khoán HSX”, từ đó tạo cơ sở cho việc gợi ý một số chính sách, giải
pháp nhằm gia tăng chất lượng BCTC của các DN tại Việt Nam, cũng như góp phần
4
cho các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC có cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng
BCTC, từ đó có thể giúp họ đưa ra những quyết định phù hợp hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC của
các công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Xác định các nhân tố có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC.
Đo lường tác động của các nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng của
BCTC, loại bỏ các nhân tố không phù hợp.
b. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đã được nêu ra tương ứng,
bao gồm:
- Các yếu tố nào tác động đến chất lượng BCTC của các công ty xây dựng
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX)?
- Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC như thế nào?
- Chính sách nào cần được quan tâm nếu áp dụng kết quả nghiên cứu này vào
thực tiễn?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng BCTC
Khách thể nghiên cứu là các công ty xây dựng niêm yết trên trên Sàn chứng
khoán TP.HCM (HSX).
b. Phạm vi nghiên cứu:
5
Về mặt không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM (HSX).
Về mặt thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong 03 năm từ năm
2016 đến năm 2018. Việc thu thập dữ liệu được tác giả lấy trên trang web
vietstock.vn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với dữ liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng
trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX), tác giả tiến hành phân tích dựa trên phương
pháp nghiên cứu định lượng với việc sử dụng dữ liệu bảng (panel data) để giải
quyết và trả lời các câu hỏi đã đặt ra, nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu ban đầu.
Các bước nghiên cứu, phân tích dữ liệu được thực hiện trên phần mềm
Eviews. Theo đó, các bước tiến hành bao gồm:
 Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình để có
cái nhìn khái quát về cơ sở dữ liệu.
 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến.
 Thực hiện ước lượng bằng phương pháp hồi qui với mô hình hồi qui gộp
(Pooled OLS), mô hình nhân tố cố định (Fixed effect) và mô hình nhân tố
ngẫu nhiên (Random effect). Bên cạnh đó, kết hợp kiểm định Hausman,
kiểm định Breusch-Pagan và kiểm định F - test (Likelihood Ratio) để lựa
chọn ra phương pháp hồi qui phù hợp giữa ba mô hình trên.
Cuối cùng là tiến hành thực hiện các kiểm định nhầm phát hiện ra các khuyết
tật của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp cơ sở khoa học về chất lượng BCTC cũng như các yếu tố tác động
đến chất lượng BCTC của các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng
6
khoán TP.HCM (HSX) trong giai đoạn nghiên cứu, làm cơ sở tham khảo cho các
nghiên cứu sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Cung cấp cho các doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính bằng chứng thực
nghiệm về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của các công ty xây dựng
niêm yết trên TTCK Việt Nam, tạo cơ sở khoa học để các doanh nghiệp nghiên cứu,
áp dụng vào thực tế hoạt động doanh nghiệp mình, nhằm mục đích gia tăng chất
lượng BCTC.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 5 chương:
 Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
 Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Nội dung chương cung cấp đánh giá của tác giả về toàn bộ nội dung nghiên
cứu của đề tài, đặc biệt thông qua việc phân tích kết quả của mô hình thống kê trong
chương 4. Ngoài ra, chương 5 cũng đề cập đến những hạn chế của đề tài mà tác giả
chưa khắc phục được và hướng nghiên cứu trong tương lai.
7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN
1.1Các công trình nghiên cứu quốc tế
Cho đến nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã khám phá các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng BCTC dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên
cứu tiêu biểu có thể kể đến như:
Nhóm nghiên cứu của Ahmed, K. và Nicholls, D. (1994) đã sử dụng nhiều
mô hình hồi quy tuyến tính gồm 188 mẫu doanh nghiệp trong năm 2003 để đo
lường mức độ công bố thông tin với các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS. Nghiên
cứu đã đưa ra kết luận, quy mô DN, lợi nhuận, loại chứng khoán bảo mật… có ảnh
hưởng đến mức độ công bố thông tin trên BCTC. Nghiên cứu này vẫn chưa tìm ra
được nhiều biến khác có thể tác động nhiều hơn đến chất lượng thông tin trên
BCTC.
Ngoài ra còn có Lee & ctg (2002) “AIMQ: A Methodology for Information
Quality Assessment” đã nghiên cứu về phương pháp luận gọi là AIMQ, để xây
dựng cơ cở cho việc đánh giá và nâng cao chất lượng thông tin. Nghiên cứu này đã
cung cấp một hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng thông tin làm nền tảng
phương pháp luận cho nghiên cứu trong việc biện luận để xác định các thang đo,
phương pháp đánh giá và nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC. Tuy nhiên
nghiên cứu này vẫn còn mang tính tổng quát chung, chưa đi sâu vào thực nghiệm.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Mohammed Al-Shetwi, Shamsher Mohamed
Ramadili, Taufiq Hassan Shah Chowdury,Zulkarnain Muhamad Sori (2011) lại đề
cập đến vấn đề chức năng của kiểm toán nội bộ ảnh hưởng đến chất lượng của
BCTC. Khung mẫu bao gồm tất cả các công ty Saudi được niêm yết trên sàn chứng
khoán Ả Rập Saudi năm 2009, ngoại trừ các ngân hàng. Các câu hỏi đã hoàn thành
được nhận từ 44 công ty, chiếm 43% các công ty phi tài chính niêm yết. Mục đích
của các câu hỏi là cung cấp nhận thức của các kiểm toán viên nội bộ và bên ngoài
về chất lượng của BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ả Rập
8
Saudi. Ngoài ra, nghiên cứu này đã sử dụng các cuộc phỏng vấn để kiểm tra khảo
sát để nâng cao chất lượng dữ liệu thu thập được. Các cuộc phỏng vấn được thực
hiện với 27 kiểm toán viên nội bộ và 13 kiểm toán viên bên ngoài. Nhóm sử dụng
các phương pháp đo lường các biến số Chất lượng báo cáo tài chính (FRQ) khác
nhau để đi đến kết luận rằng vấn đề chức năng của kiểm toán nội bộ ảnh hưởng
không đáng kể đến chất lượng của BCTC. Nghiên cứu này cũng đóng góp vào kho
tàng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC, tuy nhiên hạn chế của
nghiên cứu là mới chỉ đưa ra được một nhân tố tác động để tiến hành nghiên cứu.
Một nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề chất lượng thông tin kế toán trên
BCTC là Nghiên cứu của Azhar Susanto (2015) với đề tài “ What factors influence
the quality of accounting information ?”. Mục đích của nghiên cứu này là để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, đồng thời đưa ra giả
thuyết rằng hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng mật thiệt đến chất lượng thông
tin kế toán trên BCTC. Ông đã tiến hành thu thập 263 mẫu quan sát, sử dụng các
phương pháp kiểm định Hồi quy khác nhau để khẳng định giả thuyết nêu trên là
đúng.
1.2Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam.
Phạm Thị Thu Đông (2013) với đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” đã tiến hành khảo sát 80
doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX thuộc các loại hình sản xuất, thương mại, dịch
vụ. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tổng thể để kiểm định, đo lường 07 biến
độc lập bao gồm: (1) Quy mô doanh nghiệp, (2)khả năng sinh lời, (3) đòn bẩy nợ,
(4) khả năng thanh toán, (5) chủ thể kiểm toán, (6) thời gian hoạt động, (7)tài sản cố
định và 01 biến phụ thuộc là chỉ số công bố thông tin. Kết luận của nghiên cứu chỉ
có 2/7 biến mang ý nghĩa thống kê là khả năng sinh lời và tài sản cố định. Đề tài
nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp trên sàn HNX, tuy nhiên
việc chọn mẫu chưa dựa vào đặc thù riêng của từng nhóm ngành.
9
Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Nguyên (2015) với đề tài “Tác
động của quản trị công ty đến chất lượng BCTC tai các công ty niêm yết tại Việt
Nam” sử dụng đến 16 biến để đo lường chất lượng thông tin trên BCTC của 195
công ty niêm yết trên 02 sàn HOSE và HNX. Tác giả sử dụng phương pháp định
tính và phương pháp mô hình hồi quy đa biến để tiến hành phân tích. các nhân tố về
tính độc lập của HĐQT, tần suất cuộc họp, thành viên HĐQT có kiến thức về
chuyên môn tài chính kế toán, công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin của BCTC. Ngoài ra các nhân tố về tính độc lập của ban
kiểm soát (BKS), sự kiêm nhiệm chức danh của HĐQT không ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC. Kết luận này cũng chưa đồng nhất với các nghiên cứu trước đây về
chức năng của kiểm toán nội bộ do nhóm tác giả Mohammed Al-Shetwi, Shamsher
Mohamed Ramadili, Taufiq Hassan Shah Chowdury,Zulkarnain Muhamad Sori
(2011) đã nghiên cứu trước đó.
Lê Thị Mến (2016) với đề tài luận văn thạc sỹ, “ Tác động của đặc điểm giám
đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”. Mục tiêu của bài nghiên cứu là đo
lường đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và đánh giá mức độ ảnh hưởng của
từng đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC. Tác giả dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp. Bài viết trình bày các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, khảo sát
thông tin thông qua việc xây dựng thang đo, sử dụng phương pháp thống kê mô tả
và ước lượng mô hình hồi quy thích hợp để đo lường các nhân tố. Nghiên cứu đưa
ra 4 biến độc lập gồm: (1) Tuổi của CEO, (2) Quyền kiêm nhiệm của CEO, (3) Giới
tính CEO, (4) Trình độ học vấn của CEO. Ngoài ra có 3 biển điều tiết: Tỷ lệ lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA), Công ty kiểm toán, Tuổi công ty. Kết quả nghiên
cứu cho thấy độ tuổi CEO, trình độ học vấn CEO tác động cùng chiều với chất
lượng BCTC, có sự tác động tích cực của nữ CEO đến chất lượng BCTC. Hạn chế
của nghiên cứu là Chưa đề cập tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC
đối với từng loại hình công ty khác nhau.
10
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) với đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” sử dụng 23 biến để
đo lường 123 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2012–
2014, loại trừ các công ty hoạt động về tài chính, ngân hàng. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp chính là nghiên cứu định
lượng đồng thời sử dụng phương pháp định tính thảo luận với các chuyên gia để tìm
ra các nhân tố mới. Kết quả cho thấy có 17/23 biến có ảnh hưởng đến chất lượng
BCTC. Tuy nhiên đề tài vẫn chưa đưa ra được tác động của các nhân tố mang tính
vĩ mô cũng như chưa kiểm định thêm ở nhiều mô hình khác nhau.
Kết luận: Có thể nói, các công trình nghiên cứu đã tổng hợp được những lý
thuyết đã có về vấn đề chất lượng BCTC, bao gồm các khái niệm, vai trò, đặc điểm
và các thang đo chất lượng theo nhiều quan điểm khác nhau. Các tác giả cũng đã đi
vào nghiên cứu được một số nhân tố tác động đến chất lượng BCTC dưới nhiều góc
độ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bài viết chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu một vài
nhân tố và phần lớn chưa nghiên cứu cho một nhóm ngành đặc thù nào đó. Trong
giai đoạn từ năm 2016 đến nay, tác giả nhận thấy lĩnh vực xây dựng được xem là
lĩnh vực có tính phức tạp về BCTC cao nhất. Do đó, vấn đề về chất lượng BCTC
trong lĩnh vực này được các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC luôn quan tâm và
mong muốn có thể đánh giá một cách khoa học thông qua những bằng chứng thực
nghiệm.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1Cơ sở lý thuyết :
2.1.1 Khái niệm về chất lượng BCTC
Theo Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB), Ủy ban Chuẩn mực Kế
toán Quốc tế (IASB), Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tại Vương quốc Anh (ASB) và
Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Úc (AASB), chất lượng báo cáo tài chính thể hiện việc
11
cung cấp thông tin chính xác và công bằng về tình hình tài chính cơ bản và hiệu quả
kinh tế của một doanh nghiệp.
Theo IASB, nguyên tắc cơ bản để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính có
liên quan đến tính trung thực của mục tiêu và chất lượng thông tin được công bố
trong báo cáo tài chính của công ty. Những đặc điểm định tính này tăng cường sự
thuận lợi trong việc đánh giá tính hữu ích của báo cáo tài chính. Để đạt được điều
này, các báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực, có thể so sánh,
kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. Do đó, trọng tâm là có báo cáo tài chính minh bạch
và không có báo cáo tài chính sai lệch cho người sử dụng, không đề cập đến tầm
quan trọng của sự chính xác và dự đoán đối với các chỉ số về chất lượng báo cáo tài
chính (Gajevszky, 2015).
Chất lượng BCTC đã được định nghĩa trong Khung khái niệm về Báo cáo tài
chính của FASB và IASB, đo đó đã có sự thống nhất về các yếu tố của chất lượng
báo cáo tài chính. Các đặc tính định tính của chất lượng báo cáo tài chính bao gồm:
mức độ phù hợp, tính trung thực, tính dễ hiểu, khả năng so sánh, tính xác minh và
tính kịp thời.
Thông tin trong báo cáo tài chính ảnh hưởng đến người sử dụng trong các
quyết định kinh tế của họ. Sự hữu ích của việc đưa ra quyết định là một phần quan
trọng của sự phù hợp, phù hợp với khung khái niệm (Lont và ctg, 2010). Giá trị hợp
lý được coi là một trong những chỉ số có ý nghĩa liên quan cao. Sử dụng Giá trị hợp
lý làm cơ sở để đo lường, là một chỉ số về mức độ phù hợp cao trong thông tin báo
cáo tài chính (Beest và ctg, 2009). Báo cáo tài chính hàng năm có vai trò quan trọng
trong việc xác định mức độ phù hợp bằng cách tiết lộ thông tin về cơ hội và rủi ro
kinh doanh và cung cấp phản hồi về cách các sự kiện thị trường và các giao dịch
quan trọng ảnh hưởng (Beest và ctg, 2009).
Có thể tóm tắt các yếu tố về chất lượng BCTC theo FASB và IASB như sau:
 Độ tin cậy
12
Độ tin cậy là một yếu tố quan trọng khác của chất lượng báo cáo tài chính.
Trong báo cáo tài chính, thông tin phải có chất lượng độ tin cậy để có ích cho người
sử dụng. Chất lượng này đạt được khi thông tin, mà người dùng phụ thuộc vào,
không bị sai lệch và sai lầm trọng yếu. Độ tin cậy được phân tích dựa trên các phẩm
chất của thông tin có tính trung thực, có thể kiểm chứng và độc lập (Lont và ctg,
2010).
 Có thể so sánh
Khả năng so sánh là khái niệm cho phép người dùng so sánh báo cáo tài
chính để xác định tình hình tài chính, dòng tiền và hiệu suất của một thực thể. So
sánh này cho phép người sử dụng so sánh theo thời gian và giữa các công ty khác
trong cùng thời kỳ. Như Lont và ctg (2010) đã nhận xét: Tính có thể so sánh đòi hỏi
các sự kiện giống hệt nhau trong hai tình huống sẽ được phản ánh bằng các số liệu
và số liệu kế toán giống hệt nhau... các sự kiện khác nhau sẽ được phản ánh bởi các
sự kiện và số liệu kế toán khác nhau theo cách có thể so sánh và dễ hiểu.
Để chỉ ra điểm này, các ghi chú trong báo cáo tài chính cần tiết lộ và giải
thích tất cả những thay đổi trong chính sách kế toán và ý nghĩa của những thay đổi
này, chưa kể đến tầm quan trọng của tính nhất quán trong việc áp dụng các chính
sách và nguyên tắc kế toán. Ngoài ra, kết quả kỳ kế toán hiện tại có thể được so
sánh với các kết quả từ các giai đoạn trước. Cuối cùng, việc trình bày chỉ số tài
chính góp phần so sánh với các doanh nghiệp khác (Beest và ctg, 2009).
 Có thể hiểu được
Hiểu được là một trong những phẩm chất thiết yếu của thông tin trong báo
cáo tài chính. Đạt được chất lượng dễ hiểu là thông qua giao tiếp hiệu quả. Do đó,
sự hiểu biết về thông tin từ người sử dụng càng tốt, chất lượng sẽ đạt được càng cao
(Lont và ctg, 2010). Đó là một trong những đặc tính định tính nâng cao sẽ tăng lên
khi thông tin được trình bày và phân loại rõ ràng và đầy đủ. Khi các báo cáo hàng
năm được tổ chức tốt, người sử dụng có thể hiểu nhu cầu của họ là gì (Beest và ctg,
13
2009). Việc sử dụng biểu đồ và bảng giúp trình bày thông tin rõ ràng và việc sử
dụng thuật ngữ và thuật ngữ kỹ thuật có thể được theo dõi dễ dàng.
 Kịp thời
Tính kịp thời là một đặc tính định tính nâng cao khác. Tính kịp thời minh họa
rằng thông tin phải có sẵn cho những người ra quyết định trước khi mất đi những
ảnh hưởng mạnh mẽ và tốt đẹp của nó. Khi đánh giá chất lượng báo cáo trong báo
cáo hàng năm, tính kịp thời được đánh giá bằng cách sử dụng khoảng thời gian giữa
cuối năm và ngày phát hành báo cáo của kiểm toán viên, khoảng thời gian để kiểm
toán viên ký báo cáo năm tài chính năm (Beest và ctg, 2009).
 Trung thực
Trung thực là khái niệm phản ánh và đại diện cho tình hình kinh tế thực sự
của thông tin tài chính đã được báo cáo. Khái niệm này có giá trị giải thích các
nghĩa vụ và nguồn lực kinh tế, bao gồm các giao dịch và sự kiện, được thể hiện đầy
đủ như thế nào trong báo cáo tài chính. Hơn nữa, chất lượng này có tính trung lập
với tư cách là một khái niệm phụ, đó là về tính khách quan và cân bằng. Theo
Willekens (2008), các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng báo cáo của kiểm toán viên
tăng thêm giá trị cho thông tin báo cáo tài chính bằng cách đảm bảo hợp lý về mức
độ mà báo cáo hàng năm thể hiện một cách trung thực các hiện tượng kinh tế. Trên
thực tế, điều này được thể hiện như một yếu tố quản trị doanh nghiệp khi có thông
tin được tiết lộ rộng rãi về các vấn đề quản trị doanh nghiệp trong báo cáo thường
niên (Beest và ctg, 2009). Bên cạnh đó, báo cáo hàng năm làm rõ các giả định và
ước tính và giải thích rõ ràng việc sử dụng các nguyên tắc kế toán trong công ty.
Tính trung thực cũng nêu bật những thay đổi và sự kiện tích cực và tiêu cực
bằng cách thảo luận về chúng trong kết quả hàng năm. Độ tin cậy như là một tiêu
chuẩn của chất lượng của báo cáo tài chính và từng được coi là yếu tố chính của
thông tin kế toán. Trong khuôn khổ cũ của FASB, độ tin cậy là chất lượng chính, và
nó bao gồm sự trung thực, tính trung lập và có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, trong
khuôn khổ mới, tính trung thực trở thành chất lượng chính và cơ bản, thay vì độ tin
14
cậy. Hơn nữa, tính trung thực bao gồm tính đầy đủ, tính trung lập và độ chính xác.
FASB cũng tin rằng độ tin cậy là một trong những phẩm chất quan trọng đối với
thông tin kế toán (Downen, 2014).
2.1.2 Các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC
Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nghiên cứu đo lường chất lượng báo
cáo tài chính thông qua việc ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Các nghiên cứu cho
thấy chất lượng báo cáo tài chính có liên quan đến nhiều ảnh hưởng khác nhau.
Quản trị, nghề nghiệp kế toán, các yếu tố kinh tế, yếu tố quốc tế, thuế và hệ thống
chính trị là một số yếu tố ảnh hưởng và kiểm soát chất lượng báo cáo tài chính
(Gajevszky, 2015). Những ảnh hưởng này bao gồm: Quản lý thu nhập, Thực tiễn
quản trị doanh nghiệp, Thị trường vốn, Kiểm soát nội bộ, Hệ thống báo cáo nội bộ,
Chuẩn mực kế toán, Công nghệ thông tin và Hệ thống thông tin kế toán, Kiểm toán,
Bảo thủ kế toán, Danh tiếng công ty, Văn hóa, Đạo đức kinh doanh, tuổi của Giám
đốc điều hành (CEO), Kích cỡ doanh nghiệp, Tuổi doanh nghiệp, và số lượng Hội
đồng quản trị…
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã kết luận một mối liên hệ giữa chất lượng
báo cáo tài chính và thù lao cho CEO và quản trị thu nhập. Do đó, việc đo lường
chất lượng có thể dựa trên thông tin khác với thông tin tài chính trong các báo cáo
của một doanh nghiệp (Pounder, 2013).
 Quản trị thu nhập
Các nhà đầu tư và người sử dụng quan tâm đến việc đạt được chất lượng
thông tin tài chính cao và chất lượng này có thể bắt nguồn từ việc có chất lượng thu
nhập cao được biết đến như một trong những chỉ số quan trọng nhất về hiệu quả thị
trường vốn. Khái niệm này là một trong những mối quan tâm chính trong việc đánh
giá sức khỏe tài chính của các đơn vị để biểu thị mức độ tin cậy của thu nhập được
báo cáo (Usman, 2013). Hơn nữa, chỉ tiêu này đã được sử dụng như một công cụ
phân tích để đánh giá tác động của việc chuyển đổi các chuẩn mực kế toán, kiểm
toán bên ngoài, tuân thủ, quản trị doanh nghiệp và chi phí vốn. Trong mghieem cứu,
15
có một số tiêu chí để xác định chất lượng thu nhập, chẳng hạn như: tính bền vững,
khả năng dự đoán, dồn tích bất thường, chất lượng dồn tích, mức độ phù hợp, tính
kịp thời, tính bảo thủ và mức độ thay đổi thu nhập (Ewert và Wagenhofer, 2011).
Chất lượng nhu nhập có một vai trò quan trọng trong tính hữu ích của quyết định.
Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như cơ chế kích thích nhà
quản lý và hành động tuân thủ qui định về kế toán. Quản lý thu nhập càng sâu rộng,
chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, tập trung vào
quản lý dồn tích thay vì quản lý thu nhập có tác động tiêu cực vì các khoản dồn tích
dễ thao túng và ít nhìn thấy hơn đối với các bên liên quan so với dòng tiền (Choi và
Pae, 2011). Sử dụng yếu tố này, các nhà phân tích chứng khoán thường diễn giải
thông tin tài chính để dự báo thu nhập và dòng tiền của một doanh nghiệp. Các nhà
phân tích dự báo thường cho thấy mức độ thay đổi của độ chính xác Thay đổi giữa
mức trung bình của kết quả dự báo và kết quả thực tế. Độ chính xác và độ chính xác
của phạm vi kết quả dự báo (Pounder, 2013). Do đó, mức độ chính xác và chính xác
cao sẽ dẫn đến chất lượng kế toán cao. Có thể suy ra chất lượng thông tin dựa trên
những dự báo đó.
 Thực tiễn quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp có một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo chất lượng
báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng báo cáo tài
chính đã được xem xét rộng rãi. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số kết quả về cơ
chế quản trị và cách nó ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến chất lượng thông tin tài
chính của các công ty (Honu và Gajevszky, 2014). Chủ yếu, ảnh hưởng từ người
dùng bên ngoài, gia đình và cổ đông ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng báo cáo tài
chính; tuy nhiên, sự kiểm soát của chính phủ và các tổ chức tài chính có liên quan
đến chất lượng cao trong công bố tài chính. Nghiên cứu quy tắc cơ chế quản trị về
chất lượng thông tin tài chính minh họa rằng quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến
chất lượng kế toán (Klai, và Omri, 2011). Nhiều nghiên cứu trong tài liệu cho thấy
các công ty có quản trị doanh nghiệp mạnh có thể đưa ra các báo cáo tài chính chất
lượng cao (Cao, Ying, Linda, Omer & Thomas, 2011). Sự tập trung quyền sở hữu
16
có tác dụng làm giảm xu hướng của các nhà quản lý thao túng thu nhập. Hơn nữa,
quyền sở hữu quản lý và thao túng thu nhập có liên quan tiêu cực; tuy nhiên, một
nghiên cứu khác cho thấy quyền sở hữu của người quản lý không làm giảm quản lý
thu nhập và do đó ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính (Usman, 2013).
Quản trị doanh nghiệp hiệu quả trong xử lý báo cáo tài chính tạo thành một công cụ
quan trọng trong việc cho phép các công ty và kiểm toán viên của họ thực hiện tất
cả các trách nhiệm này. (Hope, Thomas và Vyas, 2011).
 Thị trường vốn
Dựa trên một nghiên cứu sử dụng 166.903 báo cáo tài chính hàng năm của
các công ty niêm yết công khai tại 38 thị trường vốn chính từ năm 2000 đến 2007,
Thị trường vốn của các quốc gia phát triển. Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Vương quốc
Anh và Úc đã báo cáo chất lượng báo cáo tài chính cao hơn so với những gì thị
trường mới nổi đã báo cáo. Những thị trường vốn có sự bảo vệ nhà đầu tư và thực
thi pháp lý mạnh mẽ tạo ra chất lượng báo cáo tài chính cao (Tang, Chen và Lin,
2012).
 Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ hiệu quả luôn làm giảm rủi ro thông tin và tăng cường tính
đầy đủ và chính xác của thông tin theo kế hoạch. Theo Viện Kế toán công chứng
Hoa Kỳ (AICPA), với mục đích tạo ra báo cáo tài chính đáng tin cậy và đạt được
các mục tiêu báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ mạnh mẽ đối với báo cáo tài chính
là một trong những yếu tố cần thiết để đạt được mục đích này. Đây cũng là một
trong những ảnh hưởng quan trọng của chất lượng báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến
rủi ro thông tin và xếp hạng tín dụng (Elbannan, 2009). Do đó, kiểm soát nội bộ
càng mạnh và hiệu quả thì chất lượng báo cáo tài chính đạt được càng cao.
 Hệ thống báo cáo nội bộ
Hệ thống báo cáo nội bộ kiểm tra xem thông tin tài chính có đáp ứng các tiêu
chí về mức độ dễ hiểu, mức độ phù hợp, độ tin cậy và khả năng so sánh để đảm bảo
đạt được các quyết định kinh tế hay không. Nó cũng cho phép tương tác và giao tiếp
17
giữa các cấp quản lý và cấp hoạt động. Tầm quan trọng của hệ thống báo cáo xuất
phát từ việc là một công cụ cung cấp thông tin đại diện và có liên quan (Lius, 2011).
Hơn nữa, hệ thống báo cáo nội bộ nhấn mạnh rằng cần phải đạt được độ tin cậy cao
hơn. Một hệ thống báo cáo nội bộ hiệu quả khuyến khích tạo ra các thông tin chất
lượng cao. Làm thế nào các nhà quản lý của các công ty đối phó với các thông tin
công bố cho các bên ngoài phụ thuộc vào cách thông tin được báo cáo trong nội bộ
(Lius, 2011).
 Chuẩn mực kế toán
Lập báo cáo tài chính chất lượng cao phần lớn được quyết định bởi những gì
các công ty được khuyến khích để đạt được mục tiêu này. Các phát hiện chỉ ra rằng
báo cáo tài chính sử dụng Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Hoa Kỳ
(GAAP) cung cấp thông tin được trình bày minh bạch hơn so với báo cáo theo
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Mặt khác, báo cáo theo IFRS cung
cấp nhiều thông tin liên quan hơn các báo cáo hàng năm theo GAAP của Hoa Kỳ.
Các ảnh hưởng đến các đặc tính định tính cơ bản giữa GAAP và IFRS khác nhau
đáng kể (Beest và ctg, 2009). Để minh họa điểm này, GAAP nhấn mạnh đến đặc
tính định tính cơ bản là trung thực, và IFRS nhấn mạnh đặc điểm về độ tin cậy. Một
nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ba năm, điều tra các tác động của IFRS
lần đầu tiên áp dụng chất lượng báo cáo tài chính của năm mươi công ty niêm yết
trên Sàn giao dịch chứng khoán Bucharest đã phát hiện rằng chất lượng của các
khoản tích lũy có liên quan tích cực với chất lượng báo cáo tài chính đã tăng lên sau
khi áp dụng IFRS (Gajevszky, 2015).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng báo cáo tài chính không chỉ
được xác định bởi các tiêu chuẩn kế toán (Walker, Zeng, và Lee, 2013).
 Công nghệ thông tin và hệ thống thông tin kế toán
HTTTKT sẽ tạo ra thông tin có liên quan và đáng tin cậy (Mamić và Oluić,
2013). Việc sử dụng Công nghệ thông tin (CNTT) phù hợp là điều cần thiết cho
HTTTKT vì tất cả các hỗ trợ cho HTTTKT để tạo ra thông tin cần thiết trong một
18
khoảng thời gian ngắn. CNTT có ảnh hưởng đáng kể đến HTTTKT từ các quan
điểm vận hành, chuẩn bị, xử lý, trình bày và cung cấp thông tin kế toán. Do đó, điều
này giúp hỗ trợ đáng kể tính kịp thời như một đặc tính định tính của thông tin tài
chính dẫn đến tăng chất lượng báo cáo tài chính và cũng hỗ trợ tính chính xác bằng
cách sử dụng CNTT hiệu quả (Mamić và Oluić, 2013).
 Kích cở, tuổi của doanh nghiệp
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng có một mối tương quan lớn và tiêu cực giữa
quy mô doanh nghiệp và chất lượng báo cáo tài chính vì các doanh nghiệp lớn hơn
phơi bày các khoản dồn tích bất thường (Hope, Thomas & Vyas, 2011). Yếu tố này
có ảnh hưởng lớn và đáng kể đến chất lượng báo cáo tài chính (Hashim, 2012).
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy chất lượng báo cáo tài chính có liên quan tích
cực với tuổi của doanh nghiệp (Hashim, 2012).
2.1.3 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng kế
toán
Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính đòi hỏi một loạt các phép đo sử dụng
mô hình, các biến đại diện, đặc điểm định tính và các yếu tố khác của báo cáo tài
chính. Trong nghiên cứu này, tác giả nêu ba khía cạnh khác nhau của chất lượng
báo cáo tài chính thường được sử dụng: Mô hình dồn tích cơ bản, Quản trị thu nhập
và Thị trường vốn. Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả chỉ trình bày phương
pháp đo lường và đánh giá chất lượng kế toán theo khía cạnh Thị trường vốn.
 Thị trường vốn
Trong các mô hình, mô hình EBO (Edward Bell Ohlson model) được sử
dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu trước đây dùng để đo lường giá trị thích
hợp của thông tin kế toán (BCTC). Ví dụ như nghiên cứu của Collins và ctg (1997)
tại Mỹ và nghiên cứu của King và Langli (1998) tại các quốc gia như Anh, Na Uy
và Đức, nghiên cứu của Dumontier và Labelle (1998) tại Pháp, nghiên cứu của
Graham và King (2000) tại các nước Đông Nam Á, nghiên cứu của Chen và ctg
(2001) tại Trung Quốc.
19
Mô hình này cho rằng thị giá của cổ phiếu được phản ánh bởi hai biến trên
BCTC là giá trị sổ sách của cổ phiếu và lợi nhuận trên cổ phiếu. Sự chênh lệch giữa
giá cổ phiếu và hai yếu tố này chính là các thông tin thích hợp khác không hoặc
chưa được trình bày do hệ thống, chế độ, chuẩn mực và các qui định của kế toán.
Giá trị của chênh lệch này chính là giá trị dùng để đo lường chất lượng của BCTC.
Nghiên cứu của Nichols và Wahlen (2004) sử dụng mô hình EBO có điều
chỉnh. Ông cho rằng cần bổ sung thêm một biến so với mô hình EBO đó là biến về
sự thay đổi trong thu nhập. Điều này là do thực tế giá cổ phiếu đại diện cho giá trị
thị trương của công ty, trong khi giá trị sổ sách của cổ phiếu và lợi nhuận trên cổ
phiếu đại diện cho giá trị dựa trên các nguyên tắc kế toán. Sự kết hợp giữa 2 điều
này, nghĩa là những thay đổi trong thông tin kế toán tương ứng với những thay đổi
trong giá trị thị trường, điều đó giả định rằng nguồn thông tin từ lợi nhuận là thích
hợp và đáng tin cậy. Phương pháp này còn được dùng trong việc kiểm tra tính bền
vững của lợi nhuận, dự báo các khả năng xảy ra trong thời gian tới, và sự thay đổi
như là các yếu tố về chất lượng BCTC (Francis và ctg, 2004; Schipper và Vincent,
2003).
Theo các nghiên cứu của Nichols và Wahlen (2004); Barth và ctg (2001);
Choi và Collins (1997) sử dụng mô hình giá trị thích hợp đo lường được chất lượng
BCTC bởi vì nó tập trung mối tương quan giữa nguồn thông tin kế toán với phản
ứng của thị trường cổ phiếu. Theo Beisland (2009), mô hình giá trị thích hợp của
thông tin trên BCTC được sử dụng bởi các nhà đầu tư để ước tính giá trị công ty.
Một mục tiêu của BCTC là giúp các nhà đầu tư trong việc định giá doanh nghiệp.
Thông tin tài chính được xem là minh bạch khi nguồn thông tin công bố từ kế toán
phải có mối quan hệ với gía trị công ty trên thị trường vốn. Nếu không có mối quan
hệ đó, thông tin BCTC không thể cho là phù hợp và như vậy, BCTC không thể hiện
được tình trạng sức khỏe của công ty.
20
Dựa vào những phân tích trên, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng mô
hình EBO điều chỉnh (Modified Edward Bell Ohlson model) hay còn gọi là Mô
hình Ohlson điều chỉnh để đo lường chất lượng BCTC.
Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + β3EPS1it + ɛit (*)
Trong đó:
 Pit: Thị giá của cổ phiếu
 BV: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
 EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
 EPS1: Thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của năm nay so với
năm trước.
2.1.4 Lý thuyết nền
 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Theo Jensen và Meckling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ
ủy thác) như là một mối quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông của công ty sẽ
có quyền bổ nhiệm, chỉ định người quản lý công ty (người đại diện –agents), để
điều hành công ty, bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định liên quan đến
quyết định tài sản của công ty, phương hướng phát triển của công ty. Nội dung cụ
thể sẽ được quy định rõ ràng trong Điều lệ của công ty, cho phép người đại diện có
thể quyết định đến mức nào và khi nào mới phải thông qua Hội đồng quản trị.
Lý thuyết đại diện còn cho rằng xung đột sẽ xảy ra khi xuất hiện vấn đề liên
quan đến bất đối xứng thông tin và mất cân đối lợi ích giữa hai bên. Cả hai bên đều
có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế
thích hợp để có thể dung hòa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông
qua áp dụng các cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế
giám sát hiệu quả để hạn chế nhiều nhất có thể những hành vi mang tính tư lợi cá
nhân của nhà quản trị.
Theo Healy và Pelepu (2001), quy định trong điều lệ công ty là một trong
những phương tiện để giảm thiểu vấn đề tư lợi cá nhân của nhà quản lý. Tuy nhiên
21
thì cũng có vài nghiên cứu chỉ ra rằng việc công bố thông tin chưa bao giờ là đảm
bảo hoàn toàn ngay cả khi quy định rõ ràng trong điều lệ công ty, điển hình là
nghiên cứu của Al-Razeen & Karbhari, (2004).
Dựa vào các lập luận trên, tác giả cho rằng, đặc điểm sự kiêm nhiệm chức vụ và
sở hữu của nhà quản lý công ty có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.
 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)
Lý thuyết tín hiệu chỉ ra rằng thông tin bất cân xứng giữa công ty và nhà đầu
tư sẽ dẫn đến sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. Các công ty sẽ cố gắng cung cấp
thông tin tốt cho nhà đầu tư để cho thấy họ tốt hơn các công ty khác. Để tránh tình
huống này, các công ty tự nguyện công bố thông tin (CBTT) và đưa các tín hiệu tích
cực ra thị trường (Watts & Zimmerman, 1986). Cũng theo lý thuyết này, các công
ty càng lớn thì sự mất cân đối thông tin càng nhiều. Ngoài ra, các công ty có mức
sinh lời cao hơn sẽ có xu hướng CBTT nhiều hơn để cung cấp tín hiệu tích cực cho
các nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng, từ đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu
của công ty (Giner, 1997). Lý thuyết này được áp dụng để giải thích các biến có ý
nghĩa về mặt công bố thông tin ra bên ngoài như khả năng sinh lời, khả năng thanh
khoản, tổng tài sản và tổng nợ hiện hữu,…
 Lý thuyết về ảnh hưởng chính trị (Political cost theory)
Lý thuyết về ảnh hưởng chính trị cho rằng những quy định của Nhà nước ban
hành có liên quan đến lợi ích của công ty (chính sách thuế, độc quyền, bảo hộ
thương mại,…) dựa trên thông tin được công bố bởi các công ty. Qua đó, các công
ty sẽ minh bạch hơn trong việc CBTT ra bên ngoài để hạn chế chi phí chính trị này.
Cũng theo Lý thuyết này, các công ty có quy mô lớn và có độ mức độ sinh lời cao
sẽ chịu chi phí chính trị cao hơn, nên tự giác trong việc CBTT nhiều hơn (Watts &
Zimmerman, 1986). Dựa vào các lập luận trên, tác giả cho rằng các yếu tố về tỷ lệ
sở hữu của nhà nước, sở hữu của nước ngoài, mức độ sở hữu tập trung của các cổ
đông cũng sẽ tác động đến chất lượng BCTC.
 Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory)
22
Lý thuyết chi phí sở hữu giải thích sớm cho vấn đề các công ty sẽ không
CBTT để giảm thiểu mức độ thông tin bất cân xứng được đưa ra bên ngoài, từ đó sẽ
giảm thiểu được tối đa chi phí vốn để công bố thông tin.
Chi phí sở hữu được xem xét như một rào cản lớn trong việc CBTT của công
ty. Việc CBTT nhiều hơn cho nhà đầu tư có thể làm tổn hại đến vị thế cạnh tranh
của công ty trên thị trường. Darrough (1993) cho rằng các công ty đặc biệt là các
công ty nhỏ đều hạn chế CBTT để tránh gây ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của
họ trên thị trường mặc dù chi phí huy động vốn có thể cao hơn. Các nghiên cứu
trước đây cũng xem xét chi phí bắt nguồn từ việc tập hợp và chuẩn bị thông tin là
một cản trở trong việc tự nguyện tiết lộ nhiều hơn thông tin. Các yếu tố thường
được kiểm soát trong việc CBTT như khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính cũng
nhiều khả năng tác động đến chất lượng của BCTC.
2.2Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu:
 Sự độc lập của HĐQT
Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa độc lập hội đồng
quản trị và FRQ và cho kết quả khác nhau. Ví dụ, Cheng và Jaggi (2000), Ho và
Wong (2001), Haniffa và Cooke (2002), Gul và Leung (2004), Nasir và Abdullah
(2004), Arcay và Vazquez (2005), Byard và ctg. (2006), Cheng và Courtenay
(2006), Katmun (2012), Ben -Ali (2008), Hassan và Bello (2013), Htay và ctg
(2013), Soheilyfar và ctg (2014), Monday và Nancy (2016) đã tìm thấy mối quan hệ
tích cực đáng kể giữa độc lập hội đồng quản trị và FRQ. Phát hiện này gợi ý rằng
việc theo dõi độc lập của hội đồng quản trị đối với các giám đốc sẽ giúp họ trở nên
có trách nhiệm hơn với các nhà đầu tư và sẽ tăng cường sự tuân thủ của công ty với
các yêu cầu công bố, liên tục có sự cải thiện mức độ và chất lượng công bố thông
tin (Cheng và Jaggi 2000). Ngược lại, Chakroun và Hussainey (2014) cho thấy sự
độc lập của hội đồng quản trị ảnh hưởng tiêu cực đến FRQ. Mối quan hệ này có thể
được làm rõ bởi thực tế là các công ty sẽ không tăng cường đồng thời cả FRQ và
23
độc lập hội đồng quản trị; tuy nhiên, họ sẽ chọn chiến lược để tăng cường mặt này
bằng sự hy sinh của mặt khác (Chakroun và Hussainey, 2014).
Tuy nhiên, Haji và Ghazali (2013), Fathi (2013), Asegdew (2016) và Al-
Asiry (2017) đã tìm thấy mối không có mối quan hệ giữa độc lập hội đồng quản trị
và FRQ. Điều này cho thấy rằng sự độc lập của hội đồng quản trị không dẫn đến
báo cáo tài chính chất lượng cao.
 Cấu trúc sở hữu
Cơ cấu sở hữu không được nghiên cứu rộng rãi trong nghiên cứu trước. Chỉ
có vài nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và chât lượng BCTC
(FRQ). Ví dụ, Gelb (2000), Fan và Wong (2002), Ben-Ali và ctg (2007), Ben -Ali
(2008), Htay và ctg (2013) đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa mức độ sở
hữu tập trung và FRQ. Điều này cho thấy FRQ thấp ở các công ty có cả quyền sở
hữu và sự tập trung kiểm soát cao (Ben-Ali, 2014). Do đó, có thể kết luận rằng dưới
sự tập trung sở hữu cao, các cổ đông kiểm soát ít phụ thuộc vào các cổ đông thiểu
số và có thể nhận được lợi ích từ họ; do đó, họ có ít động lực hơn để cung cấp báo
cáo tài chính chất lượng cao (Ben-Ali, 2007). Trái ngược với phát hiện này, Haniffa
và Cooke (2002), Soheilyfar và ctg (2014) đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực
giữa hai biến này. Điều này có thể phản ánh lựa chọn của các công ty để công bố
thông tin chất lượng cao như một thông lệ quản trị để giám sát các hoạt động quản
lý (Ho and Tower, 2011). Bédard và ctg (2004), Park và Shin (2004), Haji và
Ghazali (2013) và Fathi (2013) đã tìm thấy không có mối tương quan giữa mức độ
sở hữu tập trung và FRQ. Kết quả cho thấy cơ cấu sở hữu không ảnh hưởng đến
chất lượng báo cáo tài chính.
 Kích thước của HĐQT
Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa kích thước HĐQT và FRQ,
nhưng kết quả rất khác nhau. Chẳng hạn, Bradbury và cộng sự (2006), Fathi (2013),
Htay và cộng sự (2013), Haji và Ghazali (2013), Chakroun và Hussainey (2014),
Asegdew (2016), Uwuigbe và ctg (2017) và Akeju và Babatunde (2017) đã tìm thấy
24
mối quan hệ tích cực giữa kích thước HĐQT và FRQ. Những kết quả này ngụ ý
rằng chất lượng công bố tốt hơn của các báo cáo hàng năm có thể đạt được bằng
cách có số lượng thành viên HĐQT lớn hơn (Htay và ctg 2013). Quy mô hội đồng
lớn hơn có thể cung cấp nhiều năng lực và kiến thức hơn cho công ty và có thể có
khả năng giám sát tốt hơn, do đó có thể dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính cao
hơn (Haji và Ghazali, 2013).
Ngược lại, Yoshikawa và Phan (2003), Byard và ctg (2006) và Ostadhashemi
và ctg (2017) đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa kích thước HĐQT và FRQ.
Phát hiện này đã chứng minh số lượng thành viên HĐQT càng nhỏ, giao tiếp và
phối hợp càng tốt sẽ dẫn đến chất lượng công bố thông tin kế toán tốt hơn
(Yoshikawa và Phan, 2003).
Tuy nhiên, Firth và ctg (2007), Ben-Ali (2008), Liu và Sun (2010), Chalaki
và ctg (2012), Soheilyfar và ctg (2014), Navarroand Urquiza (2015) đã chứng minh
rằng FRQ không liên quan đáng kể đến kích thước HĐQT. Kết quả này có thể được
chứng minh bằng thực tế rằng kích thước HĐQT có thể không tương đồng với chất
lượng của HĐQT nếu nó không hoạt động một cách hiệu quả (Uyar và ctg, 2013).
 Đòn bẩy tài chính
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa đòn bẩy
tài chính và FRQ (Ferguson và cộng sự, 2002; Raffournir, 2006; Dedman và ctg,
2008; Deumes và Knechel, 2008; Lau và ctg, 2009; Taylor và ctg, 2010; Elshandidy
và cộng sự, 2011; Takhtaei và cộng sự, 2014; Uyar và cộng sự, 2013). Những kết
quả này đã chứng minh rằng các công ty có khoản nợ khổng lồ buộc phải tiết lộ
thêm thông tin để thỏa mãn các chủ nợ của họ (Zare và ctg, 2013). Do đó, các công
ty có đòn bẩy tài chính cao hơn có thể phải chịu nhiều chi phí đại diện cao hơn; do
đó, có thể giả định rằng có một mối liên hệ trực tiếp giữa đòn bẩy tài chính và FRQ
(Murcia, 2010).
Mặt khác, Connors và Gao (2011), Monday và Nancy (2016) nhận thấy đòn
bẩy có ý nghĩa và liên quan tiêu cực đến FRQ. Kết quả này không ủng hộ lý thuyết
25
chi phí đại diện và làm mở ra các cuộc tranh luận rằng các công ty có nợ lớn hơn có
lẽ có xu hướng tiết lộ ít thông tin công khai hơn (Connors và Gao, 2011). Tuy
nhiên, Bédard và ctg (2001), Camfferman và Cooke (2002), Park và Shin (2004),
Rajab và Schachler (2009), Fathi (2013), Haji và Ghazali (2013) và AL-Asiry
(2017) cho thấy đòn bẩy tài chính không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích
chất lượng báo cáo tài chính. Những kết quả này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ
rằng đòn bẩy không tăng cường đáng kể cho việc tiết lộ thông tin chất lượng (Khlif
và Souissi, 2010).
 Quy mô doanh nghiệp
Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp
và FRQ và kết quả là khác nhau. Naser và Al-Khatib (2000), Street và Bryant
(2000), Alsaeed (2006), Mangena và Tauringana (2007), Haji và Ghazali (2013),
Agyei-Mensah (2013), Ebrahimabadi và Asadi (2016), Monday và Nancy (2016) đã
tìm thấy một công ty lớn có nhiều xu hướng tiết lộ thông tin chất lượng cao hơn bởi
vì họ đang bị kiểm tra kỹ lưỡng hơn (Uyar và ctg, 2013). Ngược lại, Abdul Majid
và Ismail (2008) cũng như Takhtaei và Mousavi (2012) đã tìm thấy mối quan hệ
tiêu cực giữa quy mô doanh nghiệp và FRQ. Phát hiện này chỉ ra rằng các công ty
có quy mô nhỏ đã sẵn sàng tiết lộ nhiều hơn thông tin, điều đó có thể chỉ ra rằng họ
có khuynh hướng đặt mình vào lợi thế cạnh tranh về tính công khai hơn các công ty
khác (Abdul Majid và Ismail, 2008). Tuy nhiên, Hosseinzadeh và ctg (2014) và Al-
Asiry (2017) đã tìm thấy mối quan hệ không đáng kể giữa kích thước và FRQ. Do
đó, quy mô không có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng báo cáo tài chính.
 Khả năng sinh lời
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận của công ty có mối quan hệ khác
nhau với FRQ. Chẳng hạn, Raffournir (2006), Dedman và ctg (2008), Fathi (2013),
Uyar và cộng sự (2013), Takhtaei và cộng sự (2014) và Al-Asiry (2017) đã tìm thấy
mối quan hệ tích cực đáng kể giữa lợi nhuận và FRQ. Chất lượng thông tin là nhiều
hơn cho một công ty có khả năng sinh lời cao hơn. Kết quả này chỉ ra rằng các công
26
ty có lợi nhuận có cơ hội tăng trưởng, họ có thể tiết lộ thông tin tốt hơn để cho thấy
độ tin cậy của thu nhập của họ và các dự án mà họ mong muốn triển khai; điều này
sẽ lan truyền danh tiếng của họ và hạn chế việc đánh giá thấp hành động của họ
(Fathi, 2013).
Ngoài ra, mối quan hệ này cũng có thể được chứng minh bằng cách cư xử
của các nhà quản lý, khi họ trình bày thông tin tốt hơn để chứng minh khả năng tối
đa hóa giá trị của họ cho các cổ đông và mở rộng khoản thù lao của họ (Fathi,
2013). Ngược lại, Camfferman và Cooke (2002), Vandemele và ctg (2009),
Monday và Nancy (2016) và Ebrahimabadi và Asadi (2016) đã kết luận rằng có một
mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và chất lượng của BCTC.
Phát hiện này có thể được giải thích bởi thực tế là chi phí cạnh tranh của
công bố thông tin tăng lên khi công ty có lợi nhuận cao; do đó, các công ty không
muốn công bố lợi thế của mình cho các đối thủ cạnh tranh biết và do đó chất lượng
thông tin được tiết lộ có thể giảm (Prencipe, 2004). Mặt khác, một số nghiên cứu đã
chỉ ra mối quan hệ không đáng kể giữa lợi nhuận và FRQ (Abdul Majid và Ismail,
2008; Agyei-Mensah, 2013; Haji và Ghazali, 2013; Hosseinzadeh và ctg, 2014). Do
đó, lợi nhuận có thể không ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin, hoặc ít
nhất không phải là một yếu tố quan trọng.
Dựa vào các nghiên cứu đã khảo sát ở trên, tác giả tiến hành lựa chọn các
biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, đồng thời đưa ra giả thuyết nghiên cứu (kỳ
vọng về dấu) đối với các biến đó trong mô hình như sau:
Bảng 3.1: Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu
STT Tên biến Ký hiệu Đo lường
Kỳ vọng
dấu
Nguồn tham
khảo
1
Sở hữu của
nước ngoài
FORE
Tỷ lệ sở hữu
của cổ đông
nước ngoài
- (Klai, 2011)
2 Sở hữu của Nhà STATE Tỷ lệ sở hữu - (Klai, 2011);
27
nước Nhà nước (Chalaki và
ctg, 2012)
3
Sở hữu của nhà
quản lý
MAO
Quyền sở hữu
của nhà quản lý
(HĐQT, Ban
kiểm soát và
BGĐ)
+
(Houque và
ctg, 2010);
(Hassan,
2013);
(Mahboub,
R., 2017)
4
Sở hữu tập
trung
BLOCK
Số lượng của cổ
đông lớn (từ
5%)
+
(Hassan,
2013);
(Mahboub,
R., 2017)
5
Sự kiêm nhiệm
chức vụ của
Chủ tịch HĐQT
và TGĐ (biến
giả)
DC
Biến giả, bằng 1
nếu TGĐ không
kiêm chủ tịch
HĐQT, ngược
lại thì bằng 0
+
(Klai, 2011);
Ahmed,
2013);
(Mahboub, R.
,2017)
6
Đòn bẩy tài
chính
LEV
Tổng tài sản
trên tổng nợ
-
(Houque và
ctg, 2010);
(Klai, 2011);
Hassan ,
2013);
(Mahboub,
R., 2017)
7
Khả năng thanh
toán ngắn hạn
LIQ
Tài sản ngắn
hạn trên nợ
ngắn hạn
+
(Hassan,
2013);
(Nguyễn Thị
Phương
Hồng, 2016)
28
8
Quy mô công
ty
SIZE
Logarit của
tổng tài sản
+
(Klai, 2011),
(Chalaki và
ctg, 2012);
(Mahboub,
R., 2017);
(Al-Dmour,
2018)
9
Số năm thành
lập của công ty
AGE
Số năm tính từ
lúc thành lập
đến năm nghiên
cứu
+
(Houque và
ctg, 2010);
(Klai, 2011);
Hassan,
2013);
(Mahboub,
R., 2017)
10
Khả năng sinh
lời
ROE
Tỷ lệ lợi nhuận
sau thuế trên
vốn chủ sở hữu.
+
(Houque và
ctg, 2010);
(Mahboub,
R., 2017)
29
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu nghiên cứu.
Sử dụng đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên
Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX) từ năm 2016 - 2018 vì những lý do sau:
 Vấn đề minh bạch thông tin trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM
(HSX) cũng được quy định chi tiết và khắc khe hơn so với Sàn chứng khoán Hà Nội
(HNX).
 Những công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
TP.HCM (HSX) đều là những công ty cổ phần, có quy mô vốn lớn, bao gồm cả
công ty đã cổ phần hóa từ doanh nghiệp trong nước, các công ty cổ phần tư nhân và
các công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
 Bên cạnh đó, những công ty này đều phải công khai thông tin định kỳ,
thông tin bất thường cũng như các thông tin khác theo yêu cầu của Ủy ban chứng
khoán nhà nước và Sàn HSX. Do đó, việc thu thập dữ liệu là có thể được thực hiện.
Các mẫu được chọn theo tiêu chuẩn dưới đây:
 Các số liệu liên quan đến các biến trong mô hình của công ty niêm yết
phải được công bố công khai.
 Thông tin của các công ty này được thu thập chủ yếu qua trang web
vietstock.vn.
 Tác giả dựa vào cách phân loại công ty xây dựng dựa vào trang web
vietstock.vn.
Nghiên cứu này cũng loại bỏ một số mẫu như sau:
 Các công ty có số liệu không đồng bộ hoặc thiếu số liệu.
 Các công ty có dữ liệu đột biến (Outliers), có thể làm ảnh hưởng đến
mô hình hồi quy.
30
Từ đó, tác giả đã lựa chọn ra được mẫu nghiên cứu bao gồm 71 công ty xây
dựng niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX) giai đoạn từ năm 2016 –
2018 (03 năm), số biến quan sát sẽ được tính như sau:
Số biến quan sát = 71 x 3 = 213
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp định lượng, nguồn dữ liệu được thu thập từ
BCTC, báo cáo niên độ của các công ty xây dựng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng
khoán TP.HCM (HSX), tác giả tiến hành phân tích dựa trên phương pháp nghiên
cứu định lượng với việc sử dụng dữ liệu bảng (panel data) để xử lý và trả lời các
câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra.
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp đo lường chất lượng
BCTC theo mô hình EBO điều chỉnh (Midified Edward Bell Ohlson Model)
Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + β3EPS1it + ɛit (*)
Trong đó:
 Pit: Thị giá của cổ phiếu
 BV: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
 EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
 EPS1: Thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của năm nay so với năm
trước.
Từ mô hình (*), tác giả tiến hành thu thập số liệu các biến trên Excel, sau đó
chạy hồi quy OLS trên phần mềm Eview để ước lượng các tham số β0, β1, β2, β3, sau
đó thay các tham số này vào mô hình (*) để tìm ra phần dư ɛit (lấy trị tuyệt đối) theo
từng công ty (từng quan sát) bằng Excel để xác định giá trị của biến đo lường chất
lượng BCTC (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016). Biến này sẽ
đóng vai trò là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến chất lượng BCTC trong nghiên cứu này:
FRQit = β0 + β1FOREit + β2STATEit + β3MAOit + β4BLOCKit + β5DCit +
β6LEVit + β7LIQit + β8SIZEit + β9AGEit + β10ROEit + ɛit
Trong đó:
31
BGĐ)
hạn)
 FORE: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài
 STATE: Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước
 MAO: Quyền sở hữu của nhà quản lý (HĐQT, Ban kiểm soát và
 BLOCK: Số lượng của cổ đông lớn (từ 5%)
 DC: Sự kiêm nhiệm chức vụ của Chủ tịch HĐQT và TGĐ (biến giả)
 LEV: Đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản trên tổng nợ)
 LIQ: Khả năng thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn
 SIZE: Qui mô công ty (Logarit của tổng tài sản)
 AGE: Số năm tính từ lúc thành lập đến năm nghiên cứu
 ROE: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
Các bước nghiên cứu, phân tích dữ liệu được thực hiện trên phần mềm
Eviews và Excel. Theo đó, các bước tiến hành bao gồm:
 Kiểm tra hiện tượng hiện tượng tự tương quan giữa các biến.
 Với đặc thù là dữ liệu nghiên cứu thuộc dạng dữ liệu bảng, tác giả sử
dụng ba phương pháp định lượng là Pooled OLS, FEM - Fixed Effects Model và
REM - Fixed Effects Model, sau đó dùng các kiểm định cần thiết để lượng chọn ra
phương pháp định lượng phù hợp nhất.
 Cuối cùng là tiến hành thực hiện các kiểm định nhằm phát hiện ra các
khiếm khuyết của mô hình như: tự tương quan, đa cộng tuyến hay phương sai sai số
thay đổi..
3.3 Phương pháp xử lý số liệu
3.3.1 Phân tích thống kê mô tả:
Dưới sự hỗ trợ của phần mềm Eview, số liệu của các biến trong mô hình sẽ
được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả. Mỗi biến được mô tả qua các nội
dung như: tên biến, số mẫu, số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và giá trị
cực đại.
32
Từ bảng thống kê mô tả, tác giả sẽ phân tích mức độ phù hợp của từng biến
có trong mô hình.
3.3.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến
trong mô hình:
Việc kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập được thực hiện
bằng cách thiết lập ma trận tương quan để tìm ra những cặp biến có hệ số tương
quan cao. Gujarati (2004) cho rằng, để loại trừ vấn đề đa công tuyến, cần nghiên
cứu kỹ hệ số tương quan giữa các biến, nếu chúng vượt quá 0.8, mô hình hồi quy sẽ
gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng, Do đó, để giảm thiểu hiện tượng đa cộng
tuyến, tác giả sẽ tiến hành loại bỏ một trong hai biến có hệ số tương quan lớn hơn
0.8.
3.3.3 Lựa chọn phương pháp hồi quy:
Thực hiện ước lượng bằng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS); mô hình
nhân tố cố định (Fixed effect); mô hình nhân tố ngẫu nhiên (Random effect) để tìm
ra các yếu tố liên quan tác động lên biến phụ thuộc (hiệu quả hoạt động). Tác giả
cũng sử dụng phương pháp kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan và kiểm
định F - test (Likelihood Ratio), từ đó đưa ra phương pháp hồi quy tối ưu nhất.
3.3.4 Kiểm định khiếm khuyết của mô hình
Sau khi lựa chọn ra được phương pháp hồi quy tương thích với mô hình
nghiên cứu, tác giả tiếp tục sử dụng các kiểm định cần thiết khách để kiểm định các
khiếm khuyết của mô hình như: hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa công
tuyến và phương sai sai số thay đổi….
Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra xem mô hình nghiên cứu có xuất hiện các
biến không cần thiết hay không, hoặc mô hình nghiên cứu có bỏ sót biến thích hợp
nào hay không.
 Hiện tượng tự tương quan:
Ngoài việc xem xét hiện tượng tự tương quan thông qua bảng ma trận tương
quan như trên, tác giả còn nhận định khả năng xuất hiện tự tương quan giữa các
33
biến trong mô hình nghiên cứu bằng cách dựa vào giá trị của Dubin – Watson có
trong bảng kết quả hồi quy. Theo Hoàng Ngọc Nhậm (2008), Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2011), nếu giá trị Dubin Watson 1 < D < 3 thì sẽ không xuất
hiện tự tương quan giữa các biến.
 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Theo chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright (2011 – 2013), một trong số
các giả thiết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là phương sai của
từng yếu tố nhiễu ui, tùy theo giá trị lựa chọn của các biến giải thích, là một số
không đổi, bằng σ2
. Đây là giả thiết về phương sai không thay đổi
(homoscedasticity), hay là khoảng chênh lệch (scedasticity) bằng nhau (homo), tức
là, phương sai bằng nhau.
 Hiện tượng đa cộng tuyến:
Đây là hiện tượng các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau và biến
đổi cùng nhau. Theo Gujarati (2004), có thể liệt kê một số dấu hiệu của đa cộng
tuyến xảy ra giữa các biến độc lập như sau:
 Hệ số xác định (R2
) cao nhưng có ít tỷ số t: nếu hệ số R2
lớn hơn 0,8,
kiểm định F sẽ bác bỏ giả thuyết các hệ số góc đồng thời bằng 0; nhưng các kiểm
định t sẽ cho thấy có rất ít hệ số nào khác 0 mang ý nghĩa thống kê.
 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao (pearson Corellation): khi
hệ số này lớn hơn 0.8 thì hiện tượng đa cộng tuyến bắt đầu trở nên trầm trọng hơn.
 Nếu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) >10 đồng nghĩa với hệ số
xác định R2
> 0.9 thì mức độ của hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là cao.
Nếu xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến, có thể xử lý bằng cách bỏ biến độc
lập có nhân tử phóng đại phương sai vượt qua giá trị tiêu chuẩn, thu thập thêm biến
khác hoặc bỏ bớt biến độc lập.
34
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 Mẫu nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả
 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được thu thập dựa vào các BCTC của các công ty xây dựng
niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX). Sau khi loại trừ các doanh nghiệp
không đáp ứng đủ điều kiện lấy mẫu ở Chương 3, cỡ mẫu nghiên cứu là 213.
 Thống kê mô tả:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến của mô hình
Variable
Obs
Mean Std. Dev Min Max
FRQ 213 0.145847 0.17425 0.000658 0.875412
FORE 213 0.098445 0.128559 0 0.49
STATE 213 0.198847 0.255147 0 0.51
MAO 213 0.145722 0.1685 0 0.6918
BLOCK 213 2.544278 1.485575 0 7
DC 213 0.087544 0.282819 0 1
LEV 213 0.501979 0.212179 0.0741 0.7654
LIQ 213 1.960334 1.396104 0.61 4.41
SIZE 213 13.3946 1.414315 5.25 17.75
AGE 213 6.666071 2.505291 1 19
ROE 213 0.122219 0.088631 -25.83 77.67
Nguồn: Kết quả phân tích phần mềm Eviews
Dựa vào kết quả trong bảng 4.1, tác giả có một số nhận định như sau:
 Đối với biến phụ thuộc FRQ: Chất lượng BCTC, GTTB là 0.145847. GTLN
là 0.875412. GTNN là 0.000658.
 Đối với biến FORE: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài, GTTB là
0.098445. GTLN là 0.49. GTNN của biến này là 0.
35
 Đối với biến STATE: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước, GTTB là
0.198847. GTLN là 51.00. GTNN của biến này là 0.
 Đối với biến MAO: Quyền sở hữu của nhà quản lý (HĐQT, Ban kiểm soát
và BGĐ), GTTB là 0.145722. GTLN là 0.6918. GTNN của biến này là 0.
 Đối với biến BLOCK: Số lượng của cổ đông lớn (từ 5%), GTTB là
2.544278. GTLN là 7. GTNN của biến này là 0.
 Đối với biến DC: Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và TGĐ (biến giả),
GTTB là 0.087544. GTLN là 1. GTNN của biến này là 0.
 Đối với biến LEV: Đòn bẩy tài chính (Tổng nợ trên tổng tài sản), GTTB là
0.501979. GTLN là 0.7654. GTNN của biến này là 0.0741.
 Đối với biến LIQ: Khả năng thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn trên nợ
ngắn hạn), GTTB là 1.960334. GTLN là 4.44. GTNN của biến này là 0.61.
 Đối với biến SIZE: Qui mô công ty (Logarit của tổng tài sản), GTTB là
13.3946. GTLN là 17.75. GTNN của biến này là 5.25.
 Đối với biến AGE: Tuổi của công ty (số năm tính từ lúc thành lập đến năm
nghiên cứu), GTTB là 6.666071. GTLN là 19. GTNN của biến này là 1.
 Đối với biến ROE: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, GTTB là
0.122219. GTLN là 77.67. GTNN của biến này là -25.83.
4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định mô hình
 Ma trận tự tương quan:
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan
FRQ FORE STATE MAO BLOCK DC LEV LIQ LIQ LIQ LIQ
FRQ 1
FORE 0.076 1
STATE 0.294 0.249 1
MAO -0.217 0.068 -0.037 1
BLOCK 0.0125 0.269 -0.247 0.254 1
DC -0.258 0.024 0.012 0.053 0.078 1
36
LEV 0.358 -0.143 0.068 0.358 0.018 0.298 1
LIQ 0.452 0.023 0.056 -0.467 0.045 0.314 0.024 1
SIZE -0.259 -0.298 0.247 0.458 -0.364 -0.164 -0.258 0.024 1
AGE 0.236 0.324 0.067 0.259 0.249 -0.152 0.324 0.452 0.024 1
ROE 0.193 -0.111 -0.02 -0.624 0.331 0.371 0.255 0.247 0.358 0.254 1
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews
Dựa vào ma trận hệ số tương quan giữa các biến được trình bày trong bảng
4.2 có thể thấy, mối quan hệ giữa các biến độc lập là không chặt chẽ, các hệ số
tương quan đều < 0.46, nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan giữa hai biến
này (Gujarati, 2004).
 Lựa chọn mô hình hồi quy:
Kiểm định F - Test (hoặc Likelihood ratio test) cho lựa chọn giữa FEM và Pooled
OLS
Để kiểm định giả thuyết trong mô hình tác động cố định, chúng ta có thể sử dụng
kiểm định mẫu nhỏ (t-test, F-test) or hoặc kiểm định mẫu lớn (asymptotic t-test,
likelihood ratio test, Wald test, Lagrange multiplier test).
Một kiểm định đặc điểm thường được thực hiện để kiểm định rằng mô hình hồi quy
tuyến tính cổ điển hay mô hình hồi quy tác động cố định là mô hình phù hợp.
Chẳng hạn, xét một mô hình tác động cố định với N đối tượng và 2 biến giải thích:
Yit=a1+a2+…+aN+β1Xit1+β2Xit2+εit
 Giả thuyết H0 cho rằng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là phù hợp (P- value <
5%)
 Giả thuyết H1 cho rằng mô hình hồi qui FEM là phù hợp (P- value > 5%)
Kiểm định Hausman cho lựa chọn giữa FEM và REM
Theo Greene (2008), các giả định trong mô hình tác động ngẫu nhiên, có rất ít bằng
chứng cho thấy rằng các tác động riêng lẻ không có tương quan với các biến trong
phương trình hồi quy, vì vậy, mặc dù có mâu thuẫn nhưng mối tương quan này có
tồn tại. Yếu tố chính phân biệt tác động cố định từ tác động ngẫu nhiên là liệu rằng
phần sai số có tương quan với biến độc lập (biến giải thích) hay không. Do đó, để
lựa chọn giữa phương pháp tác động cố định và phương pháp tác động ngẫu nhiên
37
của hồi quy dữ liệu bảng, kiểm định Hausman được sử dụng để xác định sự tồn tại
của các mối tương quan.
Mô hình tác động cố định giả định rằng các biến độc lập có tương quan với phần sai
số trong khi mô hình tác động ngẫu nhiên thì không. Như vậy, để kiểm tra, giả
thuyết sau được đặt ra:
 H0: các tác động không quan sát được không tương quan với biến giải thích
 H1: các tác động không quan sát được có tương quan với biến giải thích
Giả thuyết H0 sử dụng cho mô hình tác động ngẫu nhiên và H1 sử dụng cho mô
hình tác động cố định. Để kiểm tra xem có bất kỳ mối tương quan giữa sai số và các
biến giải thích, kiểm định Hausman được thực hiện khi chạy mô hình hồi quy tác
động ngẫu nhiên và tác động cố định. Sử dụng giá trị P-value để chấp nhận hay loại
bỏ giả thuyết H0. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì giả định của phương pháp hồi quy
tác động ngẫu nhiên không được thỏa mãn, trong khi đó giả định của phương pháp
hồi quy tác động cố định lại thỏa mãn, vì vậy trong trường hợp này phương pháp
hồi quy tác động cố định là thích hợp hơn. Ngược lại, nếu chấp nhận giả thuyết H0
thì giả định của cả hai phương pháp hồi quy tác động tác động cố định và tác động
ngẫu nhiên đều thỏa mãn nhưng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên sẽ hiệu
quả hơn (Baltagi, 2008).
Kiểm định Breusch-Pagan cho lựa chọn giữa REM và Pooled OLS
Ngoài kiểm định Hausman, tác giả thực hiện kiểm định Breusch-Pagan Lagrange
Multiplier (thường gọi tắt là Breusch-Pagan LM Test) cho việc lựa chọn giữa REM
và Pooled OLS.
Kiểm định này có p-value < 5% thì kết luận là mô hình REM phù hợp hơn cho phân
tích dữ liệu. Trong tình huống ngược lại, nếu p-value mà lớn hơn 5% thì mô hình
Pooled OLS là phù hợp hơn cho phân tích dữ liệu.
38
Bảng 4.3: Bảng mô hình hồi quy
Variable
Pooled OLS FEM REM
Coefficient Prob. Coefficient Prob. Coefficient Prob.
FORE -0.156528 0.245684 -0.154458 0.235482 -0.155817 0.285421
STATE -0.315136 0.495542 -0.260774 0.451248 -0.287104 0.473258
MAO 0.382814 0.000000 0.768342 0.000000 0.534974 0.000000
BLOCK -0.022075 0.000000 -0.079405 0.001000 -0.034782 0.000000
DC -0.052547 0.000000 -0.042548 0.022000 -0.052429 0.002000
LEV 0.006147 0.263000 -0.004281 0.500000 0.003127 0.628000
LIQ -0.027415 0.032000 0.029833 0.156000 -0.005575 0.757000
SIZE 0.645174 0.000000 2.227842 0.002000 0.864851 0.000000
AGE 0.118234 0.000000 0.528441 0.000000 0.534974 0.000000
ROE 2.632727 0.358421 2.155210 0.258474 2.614556 0.388279
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews
Bảng 4.3 trình bày ba mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM. Đầu tiên,
tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman test để lựa chọn mô hình phù hợp hơn gữa
FEM và REM. Kết quả kiểm định Hausman test được trình bày ở bàng 4.4:
Bảng 4.4: Kiểm định Hausman test
Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.
Cross-section random 75.645203 8 0
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews
Dựa vào bảng kết quả trong bảng 4.4, ta thấy giá trị P – value = 0 < 5% nên
kết luận mô hình FEM phù hợp hơn REM.
Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định F - Test (Likelihood test) để lựa chọn
mô hình phù hợp hơn gữa FEM và Pooled OLS. Kết quả kiểm định Likelihood test
được thể hiện ở bảng 4.5 như sau:
39
Bảng 4.5: Kiểm định Likelihood test
Effects Test Statistic d.f. Prob.
Cross-section F 5.070357 -209,622 0
Cross-section Chi-square 835.483413 209 0
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews
Dựa vào bảng kết quả trong bảng 4.5, ta thấy giá trị P – value = 0 < 5% nên
kết luận mô hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS.
Kết luận: dựa vào hai kiểm định trên, mô hình FEM phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu.
 Kiểm định khiếm khuyết của mô hình nghiên cứu:
Bảng 4.6 dưới đây trình bày đầy đủ hơn kết quả hồi quy theo mô hình FEM
(mô hình được lựa chọn):
Bảng 4.6: Mô hình FEM
Dependent Variable: FRQ
Method: Panel Least Squares
Date: 15/09/19 Time: 11:19
Sample: 2016 2018
Periods included: 3
Cross-sections included: 71
Total panel (balanced) observations: 213
Variable Coefficient
Std.
Error
t-
Statistic Prob.
C 0.645174 0.102837
-
2.260284 0.002000
FORE -0.154458 0.000002
-
3.915100 0.235482
STATE -0.260774 0.007682 3.317463 0.451248
MAO 0.768342 0.002265 - 0.000000
40
2.096927
BLOCK -0.079405 0.032694
-
4.175117 0.001000
DC -0.042548 0.005017 2.009940 0.022000
LEV -0.004281 0.000121
-
1.545204 0.500000
LIQ 0.029833 0.035302 2.059093 0.156000
SIZE 2.227842 0.067729 4.061098 0.002000
AGE 0.528441 0.045879 2.363701 0.000000
ROE 2.15521 0.078443 3.654853 0.258474
Effects Specification
Cross-section fixed (dummy variables)
R-squared 0.395652
Mean
dependent var 0.047335
Adjusted R-squared 0.381549
S.D.
dependent var 0.090349
S.E. of regression 0.05484
Akaike info
criterion -2.750206
Sum squared resid 1.870622
Schwarz
criterion -1.521776
Log likelihood 1373.087
Hannan-
Quinn criter. -2.279388
F-statistic 7.628008
Durbin-
Watson stat 2.265944
Prob(F-statistic) 0
Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews
 Hiện tượng đa cộng tuyến:
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx

Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết KiệmSự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu NghịLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAYLuận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOTĐề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
ssuser499fca
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Giải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt NamGiải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Giải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxCác Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toánĐề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx (20)

Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết KiệmSự Hài Lòng Của Khách Hàng Về  Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Dịch Vụ Tiền Gửi Tiết Kiệm
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHỐI BÁN HÀNG VÀ KÊNH...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu NghịLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Hữu Nghị
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực TuyếnLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Về Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
 
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAYLuận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
Luận văn: Xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HAY
 
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOTĐề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
Đề tài: Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế xác định giá trị tính thuế hàng hóa nhập khẩu chi...
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựngĐề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
Đề tài: Nhận diện gian lận báo cáo tài chính các công ty xây dựng
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân HàngGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tiền Gởi Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng
 
Giải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Giải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt NamGiải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Giải Pháp Nâng Cao Thương Hiệu Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đPhân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty thương mại Hữu Nghị, 9đ
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại MHB - Ngân hàng Phát triể...
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxCác Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toánĐề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
Đề tài: Hoàn thiện công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 

Recently uploaded (18)

100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 

Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Chất Lượng Bctc Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Hsx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN VŨ HẢI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BCTC CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HSX Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN VŨ HẢI CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BCTC CỦA CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HSX Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào, các thông tin trích dẫn trong bài đều được ghi rõ nguồn gốc. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày …. Tháng…. Năm 2019 Tác giả Trần Vũ Hải
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................3 MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................3 DANH MỤC BẢNG...................................................................................................5 DANH SÁCH PHỤ LỤC............................................................................................6 TÓM TẮT ...................................................................................................................7 ABSTRACT................................................................................................................8 PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7 1.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế.............................................................7 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ..................................8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................10 2.1 Cơ sở lý thuyết .........................................................................................10 2.1.1 Khái niệm về chất lượng BCTC........................................................10 2.1.2 Các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC.....................................14 2.1.3 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng kế toán ....................18 2.1.4 Lý thuyết nền.....................................................................................20 2.2 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: .......................................22 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 29 3.1 Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................29 3.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................30 3.3 Phương pháp xử lý số liệu........................................................................31 3.3.1 Phân tích thống kê mô tả ...................................................................31
  • 5. 3.3.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình:....32 3.3.3 Lựa chọn phương pháp hồi quy:........................................................32 3.3.4 Kiểm định khiếm khuyết của mô hình ..............................................32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................34 4.1 Mẫu nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả .............................................34 4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định mô hình .........................35 4.3 Kết quả phân tích và bàn luận..................................................................41 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.........................................45 5.1 Kết luận ....................................................................................................45 5.2 Hàm ý chính sách.....................................................................................45 5.3 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48 DANH SÁCH PHỤ LỤC..........................................................................................60
  • 6. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu Tên đầy đủ AASB Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Úc AGE Tuổi của công ty AICPA Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ ASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tại Vương quốc Anh BCTC Báo cáo tài chính BLOCK Sở hữu tập trung BV Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu CBTT Công bố thông tin CEO Giám đốc điều hành CNTT Công nghệ thông tin ctg Các tác giả DC Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và TGĐ (biến giả) DN Doanh nghiệp EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS1 Thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của năm nay so với năm trước FASB Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính FEM Fixed Effects Model FORE Quyền sở hữu nước ngoài FRQ Financial Reporting Quality GAAP Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung GTCN Giá trị lớn nhất GTTB Giá trị trung bình
  • 7. GTNN Giá trị nhỏ nhất HĐQT Hội đồng quản trị HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HSX Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán IASB Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế LEV Đòn bẩy tài chính LIQ Khả năng thanh toán ngắn hạn MAO Quyền sở hữu của nhà quản lý P Giá thị trường cổ phiếu REM Fixed Effects Model ROE Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu SIZE Qui mô công ty STATE Quyền sở hữu nhà nước TGĐ Tổng giám đốc TTCK Thị trường chứng khoán
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu...............26 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến của mô hình......................................................34 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan .........................................................................35 Bảng 4.3: Bảng mô hình hồi quy ..............................................................................38 Bảng 4.4: Kiểm định Hausman test...........................................................................38 Bảng 4.5: Kiểm định Likelihood test ........................................................................39 Bảng 4.6: Mô hình FEM ...........................................................................................39 Bảng 4.7: Hệ số VIF..................................................................................................41 Bảng 4.8: Bảng kiểm định Breusch-Godfrey (LM Test) và White test…...............41
  • 9. DANH SÁCH PHỤ LỤC Phụ lục 1: Danh sách các công ty thu thập trong mẫu nghiên cứu ...........................60 Phụ lục 2: Nguồn dữ liệu đầu vào.............................................................................62 Phụ lục 3: Kết quả phân tích .....................................................................................74
  • 10. TÓM TẮT Để thông tin trên BCTC thực sự hữu ích, đạt các tiêu chuẩn chất lượng thì việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC là một mắt xích quan trọng, để nâng cao chất lượng BCTC. Trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay tại Việt Nam, lĩnh vực xây dựng được xem là lĩnh vực có tính phức tạp về BCTC cao nhất.. Do đó, vấn đề về chất lượng BCTC trong lĩnh vực này được các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC luôn quan tâm và mong muốn có thể đánh giá một cách khoa học thông qua những bằng chứng thực nghiệm. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các nhân tố cốt lõi tác động một cách độc lập đến thông tin trên BCTC. Sau đó sử dụng mô hình EBO điều chỉnh (Modified Edward Bell Ohlson model) hay còn gọi là Mô hình Ohlson điều chỉnh để đo lường chất lượng BCTC, tiến hành chạy hồi quy OLS trên phần mềm Eview để ước lượng các tham số để xác định giá trị của biến đo lường chất lượng BCTC. Kết quả là Các nhân tố tác động bao gồm: Quyền sở hữu của nhà quản lý, sự sở hữu tập trung, sự kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, quy mô công ty, tuổi của công ty. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào kho tàng đề tài nghiên cứu về chủ đề này và đưa ra các kiến nghị để nâng cao tính minh bạch trên BCTC của các công ty xây dựng đang niêm yết hiện nay. Từ khóa: Chất lượng thông tin báo cáo tài chính, Công ty niêm yết.
  • 11. ABSTRACT In order to make information on the financial statements really useful and meet the quality standards, finding the factors that affect the quality of financial statements is an important link, to improve the quality of financial statements. Among the current business sectors in Vietnam, the construction sector is considered to be the most complex financial statements field. Therefore, the issue of financial statement quality in this area is considered by investors and BCC users are always interested and want to be able to evaluate scientifically through empirical evidence. The objective of the research is to find out the core factors that independently impact the information on the financial statements. Then using the modified EBO model (Modified Edward Bell Ohlson model), also known as the adjusted Ohlson model to measure financial statement quality, conduct OLS regression on Eview software to estimate the parameters to determine valuation of financial measurement quality variables. As a result, Factors include: Ownership of managers, centralized ownership, concurrently chair of the Board of Directors cum CEO, company size, age of the company. The research results will contribute to the treasure of research topics on this topic and make recommendations to improve transparency on the financial statements of currently listed construction companies. Keywords: Information quality of financial reporting, the companies listed.
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại bị chi phối bởi thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, thì các thông tin trên báo cáo tài chính là rất cần thiết và quan trọng trong việc đưa ra các quyết định. Mục tiêu chính của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin có chất lượng cao liên quan đến tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tin là nhân tố chính yếu tạo ra sự thành công, gia tăng khả năng cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng và cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có ích cho khách hàng (Gajevszky, 2015). Một số nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá chung về sự khác nhau xung quanh chất lượng báo cáo tài chính. Sự hội tụ chuẩn mực kế toán, sự hài hòa của chuẩn mực kế toán, tăng trưởng và khủng hoảng kinh tế….đã tạo ra sự tập trung quá mức vào báo cáo tài chính (Mahboub, R., 2017). Ngoài ra, sự gia tăng trên toàn thế giới trong các vụ bê bối kế toán vào đầu thế kỷ 21 đã chỉ ra những điểm yếu trong chất lượng báo cáo tài chính. Chất lượng báo cáo tài chính xác định và phụ thuộc vào giá trị của báo cáo kế toán. Trên khắp thế giới, nhu cầu về việc cung cấp một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về chất lượng báo cáo tài chính đã được hình thành và có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều cần thiết là cung cấp báo cáo tài chính chất lượng cao để tác động đến người dùng trong việc đưa ra quyết định đầu tư và nâng cao hiệu quả thị trường. Cung cấp các phương pháp lý tưởng để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính là một nhu cầu toàn cầu khác. Chất lượng báo cáo tài chính càng cao, thì các nhà đầu tư và người sử dụng báo cáo tài chính càng có ít sai lầm hơn khi ra quyết định. Hơn nữa, chất lượng báo cáo tài chính là một khái niệm rộng lớn không chỉ đề cập đến thông tin tài chính, nó cũng bao gồm các thông tin phi tài chính khác hữu ích cho việc đưa ra quyết định (Mahboub, R., 2017). Trong những năm qua BCTC trong các doanh nghiệp tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực dưới sự nỗ lực không ngừng của Bộ Tài
  • 13. 2 Chính, cụ thể là đã ban hành và điều chỉnh nhiều quy định nhằm tăng cường tính minh bạch của chất lượng thông tin tài chính như Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 thay thế Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, thay thế cho Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 của Bộ tài chính về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Mặc dù vậy, trong những năm qua, xã hội đang rất lo ngại về chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đánh giá về thực trạng thao túng báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp (DN) niêm yết hiện nay, chia sẻ góc nhìn tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Thao túng báo cáo tài chính của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, do Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gần đây, PGS.TS. Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Đại học Kinh tế cho rằng, các hành vi thao túng BCTC xuất hiện thường xuyên hơn trên thị trường tài chính trong 2 năm gần đây. Điều này có tác động xấu đến niềm tin của nhà đầu tư và mức độ minh bạch của thị trường tài chính, tình trạng này diễn ra không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các cổ đông của doanh nghiệp, mà còn tác động xấu đến tính minh bạch và niềm tin của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ví dụ như trường hợp công ty CP KOSY (mã chứng khoán: KOS), công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và kinh doanh bất động sản. Báo cáo tài chính bán niên 2019 của công ty cổ phần KOSY vừa được công bố với tình trạng kinh doanh không tạo ra tiền của KOSY vẫn tiếp diễn khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tiếp tục âm 157,3 tỷ đồng. Còn trên bảng cân đối kế toán của KOSY, số dư tiền tại thời điểm cuối quý II/2019 chỉ còn 14,79 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 154 tỷ đồng đầu năm. Ngay sau khi báo cáo tài chính bán niên 2019 được kiểm toán, KOSY đã phải giải trình khi các khoản doanh thu và lợi nhuận có sự chênh lệch đáng kể so với báo cáo tự lập. Theo đó, sau kiểm toán, doanh thu không có nhiều thay đổi, đạt 569,2 tỷ đồng, tăng 77,13% so với nửa đầu năm ngoái. Trong khi đó,
  • 14. 3 lợi nhuận sau thuế của Công ty bị điều chỉnh giảm hơn 25%, xuống còn 13,4 tỷ đồng từ mức 17,9 tỷ đồng theo số liệu trên báo cáo Công ty tự lập (Theo trang web https://thuongtruong.com.vn. Truy cập ngày 10 tháng 09 năm 2019). Đặc biệt là gần đây Sau sự kiện Công ty cổ phần Gỗ Trường Thành, mã chứng khoán TTF đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh xảy ra vào tháng 2/2016, với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng hàng tồn kho biến mất trên BCTC, nhiều công ty niêm yết khác cũng đã bị phát hiện có vấn đề về BCTC. Khi sự việc bị vỡ lở, giá cổ phiếu lao dốc không phanh, nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại lớn dẫn tới niềm tin vào tính minh bạch trên thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Theo trang web https://vietstock.vn. Truy cập ngày 10/09/2019). Để thông tin trên BCTC là hữu ích, đạt các tiêu chuẩn chất lượng thì việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC là một mắt xích quan trọng, để nâng cao chất lượng BCTC (Lont và ctg, 2010) . Trong các lĩnh vực kinh doanh hiện nay tại Việt Nam, lĩnh vực xây dựng được xem là lĩnh vực có tính phức tạp về BCTC cao nhất. Do đặc thù của lĩnh vực này sản phẩm cung cấp có giá trị cao, phương thức thanh toán linh hoạt, phương thức huy động vốn đa dạng và đặc biệt là các quy định hiện hành về lĩnh vực này còn nhiều bất cập, khiến cho công tác kế toán gặp khó khăn trong việc ghi nhận, xử lý và trình bày thông tin. Do đó, vấn đề về chất lượng BCTC trong lĩnh vực này được các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC luôn quan tâm và mong muốn có thể đánh giá một cách khoa học thông qua những bằng chứng thực nghiệm. Ngoài ra, ở Việt Nam, lĩnh vực xây dựng chưa từng được nghiên cứu một cách độc lập như là một đối tượng đặc thù đối với vấn đề chất lượng BCTC. Với những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến chất lượng Báo cáo tài chính của các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán HSX”, từ đó tạo cơ sở cho việc gợi ý một số chính sách, giải pháp nhằm gia tăng chất lượng BCTC của các DN tại Việt Nam, cũng như góp phần
  • 15. 4 cho các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC có cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng BCTC, từ đó có thể giúp họ đưa ra những quyết định phù hợp hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC của các công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Xác định các nhân tố có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC. Đo lường tác động của các nhân tố làm ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC, loại bỏ các nhân tố không phù hợp. b. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đã được nêu ra tương ứng, bao gồm: - Các yếu tố nào tác động đến chất lượng BCTC của các công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX)? - Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC như thế nào? - Chính sách nào cần được quan tâm nếu áp dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tiễn? 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng BCTC Khách thể nghiên cứu là các công ty xây dựng niêm yết trên trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX). b. Phạm vi nghiên cứu:
  • 16. 5 Về mặt không gian: Nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX). Về mặt thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Việc thu thập dữ liệu được tác giả lấy trên trang web vietstock.vn. 4. Phương pháp nghiên cứu Với dữ liệu thu thập được từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX), tác giả tiến hành phân tích dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng với việc sử dụng dữ liệu bảng (panel data) để giải quyết và trả lời các câu hỏi đã đặt ra, nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Các bước nghiên cứu, phân tích dữ liệu được thực hiện trên phần mềm Eviews. Theo đó, các bước tiến hành bao gồm:  Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình để có cái nhìn khái quát về cơ sở dữ liệu.  Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến.  Thực hiện ước lượng bằng phương pháp hồi qui với mô hình hồi qui gộp (Pooled OLS), mô hình nhân tố cố định (Fixed effect) và mô hình nhân tố ngẫu nhiên (Random effect). Bên cạnh đó, kết hợp kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan và kiểm định F - test (Likelihood Ratio) để lựa chọn ra phương pháp hồi qui phù hợp giữa ba mô hình trên. Cuối cùng là tiến hành thực hiện các kiểm định nhầm phát hiện ra các khuyết tật của mô hình như hiện tượng đa cộng tuyến… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở khoa học về chất lượng BCTC cũng như các yếu tố tác động đến chất lượng BCTC của các công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng
  • 17. 6 khoán TP.HCM (HSX) trong giai đoạn nghiên cứu, làm cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu sau này. - Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cho các doanh nghiệp, các nhà quản trị tài chính bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC của các công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam, tạo cơ sở khoa học để các doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng vào thực tế hoạt động doanh nghiệp mình, nhằm mục đích gia tăng chất lượng BCTC. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 5 chương:  Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan  Chương 2: Cơ sở lý thuyết  Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.  Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.  Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Nội dung chương cung cấp đánh giá của tác giả về toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài, đặc biệt thông qua việc phân tích kết quả của mô hình thống kê trong chương 4. Ngoài ra, chương 5 cũng đề cập đến những hạn chế của đề tài mà tác giả chưa khắc phục được và hướng nghiên cứu trong tương lai.
  • 18. 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1Các công trình nghiên cứu quốc tế Cho đến nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu đã khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: Nhóm nghiên cứu của Ahmed, K. và Nicholls, D. (1994) đã sử dụng nhiều mô hình hồi quy tuyến tính gồm 188 mẫu doanh nghiệp trong năm 2003 để đo lường mức độ công bố thông tin với các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận, quy mô DN, lợi nhuận, loại chứng khoán bảo mật… có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên BCTC. Nghiên cứu này vẫn chưa tìm ra được nhiều biến khác có thể tác động nhiều hơn đến chất lượng thông tin trên BCTC. Ngoài ra còn có Lee & ctg (2002) “AIMQ: A Methodology for Information Quality Assessment” đã nghiên cứu về phương pháp luận gọi là AIMQ, để xây dựng cơ cở cho việc đánh giá và nâng cao chất lượng thông tin. Nghiên cứu này đã cung cấp một hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng thông tin làm nền tảng phương pháp luận cho nghiên cứu trong việc biện luận để xác định các thang đo, phương pháp đánh giá và nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn còn mang tính tổng quát chung, chưa đi sâu vào thực nghiệm. Nghiên cứu của nhóm tác giả Mohammed Al-Shetwi, Shamsher Mohamed Ramadili, Taufiq Hassan Shah Chowdury,Zulkarnain Muhamad Sori (2011) lại đề cập đến vấn đề chức năng của kiểm toán nội bộ ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC. Khung mẫu bao gồm tất cả các công ty Saudi được niêm yết trên sàn chứng khoán Ả Rập Saudi năm 2009, ngoại trừ các ngân hàng. Các câu hỏi đã hoàn thành được nhận từ 44 công ty, chiếm 43% các công ty phi tài chính niêm yết. Mục đích của các câu hỏi là cung cấp nhận thức của các kiểm toán viên nội bộ và bên ngoài về chất lượng của BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Ả Rập
  • 19. 8 Saudi. Ngoài ra, nghiên cứu này đã sử dụng các cuộc phỏng vấn để kiểm tra khảo sát để nâng cao chất lượng dữ liệu thu thập được. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với 27 kiểm toán viên nội bộ và 13 kiểm toán viên bên ngoài. Nhóm sử dụng các phương pháp đo lường các biến số Chất lượng báo cáo tài chính (FRQ) khác nhau để đi đến kết luận rằng vấn đề chức năng của kiểm toán nội bộ ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng của BCTC. Nghiên cứu này cũng đóng góp vào kho tàng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của BCTC, tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ đưa ra được một nhân tố tác động để tiến hành nghiên cứu. Một nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề chất lượng thông tin kế toán trên BCTC là Nghiên cứu của Azhar Susanto (2015) với đề tài “ What factors influence the quality of accounting information ?”. Mục đích của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán, đồng thời đưa ra giả thuyết rằng hệ thống thông tin kế toán có ảnh hưởng mật thiệt đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC. Ông đã tiến hành thu thập 263 mẫu quan sát, sử dụng các phương pháp kiểm định Hồi quy khác nhau để khẳng định giả thuyết nêu trên là đúng. 1.2Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam. Phạm Thị Thu Đông (2013) với đề tài luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội” đã tiến hành khảo sát 80 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX thuộc các loại hình sản xuất, thương mại, dịch vụ. Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy tổng thể để kiểm định, đo lường 07 biến độc lập bao gồm: (1) Quy mô doanh nghiệp, (2)khả năng sinh lời, (3) đòn bẩy nợ, (4) khả năng thanh toán, (5) chủ thể kiểm toán, (6) thời gian hoạt động, (7)tài sản cố định và 01 biến phụ thuộc là chỉ số công bố thông tin. Kết luận của nghiên cứu chỉ có 2/7 biến mang ý nghĩa thống kê là khả năng sinh lời và tài sản cố định. Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi các doanh nghiệp trên sàn HNX, tuy nhiên việc chọn mẫu chưa dựa vào đặc thù riêng của từng nhóm ngành.
  • 20. 9 Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Trọng Nguyên (2015) với đề tài “Tác động của quản trị công ty đến chất lượng BCTC tai các công ty niêm yết tại Việt Nam” sử dụng đến 16 biến để đo lường chất lượng thông tin trên BCTC của 195 công ty niêm yết trên 02 sàn HOSE và HNX. Tác giả sử dụng phương pháp định tính và phương pháp mô hình hồi quy đa biến để tiến hành phân tích. các nhân tố về tính độc lập của HĐQT, tần suất cuộc họp, thành viên HĐQT có kiến thức về chuyên môn tài chính kế toán, công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của BCTC. Ngoài ra các nhân tố về tính độc lập của ban kiểm soát (BKS), sự kiêm nhiệm chức danh của HĐQT không ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Kết luận này cũng chưa đồng nhất với các nghiên cứu trước đây về chức năng của kiểm toán nội bộ do nhóm tác giả Mohammed Al-Shetwi, Shamsher Mohamed Ramadili, Taufiq Hassan Shah Chowdury,Zulkarnain Muhamad Sori (2011) đã nghiên cứu trước đó. Lê Thị Mến (2016) với đề tài luận văn thạc sỹ, “ Tác động của đặc điểm giám đốc điều hành đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh”. Mục tiêu của bài nghiên cứu là đo lường đặc điểm của CEO đến chất lượng BCTC và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC. Tác giả dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Bài viết trình bày các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, khảo sát thông tin thông qua việc xây dựng thang đo, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và ước lượng mô hình hồi quy thích hợp để đo lường các nhân tố. Nghiên cứu đưa ra 4 biến độc lập gồm: (1) Tuổi của CEO, (2) Quyền kiêm nhiệm của CEO, (3) Giới tính CEO, (4) Trình độ học vấn của CEO. Ngoài ra có 3 biển điều tiết: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Công ty kiểm toán, Tuổi công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi CEO, trình độ học vấn CEO tác động cùng chiều với chất lượng BCTC, có sự tác động tích cực của nữ CEO đến chất lượng BCTC. Hạn chế của nghiên cứu là Chưa đề cập tác động của đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC đối với từng loại hình công ty khác nhau.
  • 21. 10 Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam” sử dụng 23 biến để đo lường 123 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam giai đoạn 2012– 2014, loại trừ các công ty hoạt động về tài chính, ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp chính là nghiên cứu định lượng đồng thời sử dụng phương pháp định tính thảo luận với các chuyên gia để tìm ra các nhân tố mới. Kết quả cho thấy có 17/23 biến có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Tuy nhiên đề tài vẫn chưa đưa ra được tác động của các nhân tố mang tính vĩ mô cũng như chưa kiểm định thêm ở nhiều mô hình khác nhau. Kết luận: Có thể nói, các công trình nghiên cứu đã tổng hợp được những lý thuyết đã có về vấn đề chất lượng BCTC, bao gồm các khái niệm, vai trò, đặc điểm và các thang đo chất lượng theo nhiều quan điểm khác nhau. Các tác giả cũng đã đi vào nghiên cứu được một số nhân tố tác động đến chất lượng BCTC dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bài viết chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu một vài nhân tố và phần lớn chưa nghiên cứu cho một nhóm ngành đặc thù nào đó. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, tác giả nhận thấy lĩnh vực xây dựng được xem là lĩnh vực có tính phức tạp về BCTC cao nhất. Do đó, vấn đề về chất lượng BCTC trong lĩnh vực này được các nhà đầu tư và người sử dụng BCTC luôn quan tâm và mong muốn có thể đánh giá một cách khoa học thông qua những bằng chứng thực nghiệm. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1Cơ sở lý thuyết : 2.1.1 Khái niệm về chất lượng BCTC Theo Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB), Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB), Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tại Vương quốc Anh (ASB) và Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Úc (AASB), chất lượng báo cáo tài chính thể hiện việc
  • 22. 11 cung cấp thông tin chính xác và công bằng về tình hình tài chính cơ bản và hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp. Theo IASB, nguyên tắc cơ bản để đánh giá chất lượng báo cáo tài chính có liên quan đến tính trung thực của mục tiêu và chất lượng thông tin được công bố trong báo cáo tài chính của công ty. Những đặc điểm định tính này tăng cường sự thuận lợi trong việc đánh giá tính hữu ích của báo cáo tài chính. Để đạt được điều này, các báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực, có thể so sánh, kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. Do đó, trọng tâm là có báo cáo tài chính minh bạch và không có báo cáo tài chính sai lệch cho người sử dụng, không đề cập đến tầm quan trọng của sự chính xác và dự đoán đối với các chỉ số về chất lượng báo cáo tài chính (Gajevszky, 2015). Chất lượng BCTC đã được định nghĩa trong Khung khái niệm về Báo cáo tài chính của FASB và IASB, đo đó đã có sự thống nhất về các yếu tố của chất lượng báo cáo tài chính. Các đặc tính định tính của chất lượng báo cáo tài chính bao gồm: mức độ phù hợp, tính trung thực, tính dễ hiểu, khả năng so sánh, tính xác minh và tính kịp thời. Thông tin trong báo cáo tài chính ảnh hưởng đến người sử dụng trong các quyết định kinh tế của họ. Sự hữu ích của việc đưa ra quyết định là một phần quan trọng của sự phù hợp, phù hợp với khung khái niệm (Lont và ctg, 2010). Giá trị hợp lý được coi là một trong những chỉ số có ý nghĩa liên quan cao. Sử dụng Giá trị hợp lý làm cơ sở để đo lường, là một chỉ số về mức độ phù hợp cao trong thông tin báo cáo tài chính (Beest và ctg, 2009). Báo cáo tài chính hàng năm có vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ phù hợp bằng cách tiết lộ thông tin về cơ hội và rủi ro kinh doanh và cung cấp phản hồi về cách các sự kiện thị trường và các giao dịch quan trọng ảnh hưởng (Beest và ctg, 2009). Có thể tóm tắt các yếu tố về chất lượng BCTC theo FASB và IASB như sau:  Độ tin cậy
  • 23. 12 Độ tin cậy là một yếu tố quan trọng khác của chất lượng báo cáo tài chính. Trong báo cáo tài chính, thông tin phải có chất lượng độ tin cậy để có ích cho người sử dụng. Chất lượng này đạt được khi thông tin, mà người dùng phụ thuộc vào, không bị sai lệch và sai lầm trọng yếu. Độ tin cậy được phân tích dựa trên các phẩm chất của thông tin có tính trung thực, có thể kiểm chứng và độc lập (Lont và ctg, 2010).  Có thể so sánh Khả năng so sánh là khái niệm cho phép người dùng so sánh báo cáo tài chính để xác định tình hình tài chính, dòng tiền và hiệu suất của một thực thể. So sánh này cho phép người sử dụng so sánh theo thời gian và giữa các công ty khác trong cùng thời kỳ. Như Lont và ctg (2010) đã nhận xét: Tính có thể so sánh đòi hỏi các sự kiện giống hệt nhau trong hai tình huống sẽ được phản ánh bằng các số liệu và số liệu kế toán giống hệt nhau... các sự kiện khác nhau sẽ được phản ánh bởi các sự kiện và số liệu kế toán khác nhau theo cách có thể so sánh và dễ hiểu. Để chỉ ra điểm này, các ghi chú trong báo cáo tài chính cần tiết lộ và giải thích tất cả những thay đổi trong chính sách kế toán và ý nghĩa của những thay đổi này, chưa kể đến tầm quan trọng của tính nhất quán trong việc áp dụng các chính sách và nguyên tắc kế toán. Ngoài ra, kết quả kỳ kế toán hiện tại có thể được so sánh với các kết quả từ các giai đoạn trước. Cuối cùng, việc trình bày chỉ số tài chính góp phần so sánh với các doanh nghiệp khác (Beest và ctg, 2009).  Có thể hiểu được Hiểu được là một trong những phẩm chất thiết yếu của thông tin trong báo cáo tài chính. Đạt được chất lượng dễ hiểu là thông qua giao tiếp hiệu quả. Do đó, sự hiểu biết về thông tin từ người sử dụng càng tốt, chất lượng sẽ đạt được càng cao (Lont và ctg, 2010). Đó là một trong những đặc tính định tính nâng cao sẽ tăng lên khi thông tin được trình bày và phân loại rõ ràng và đầy đủ. Khi các báo cáo hàng năm được tổ chức tốt, người sử dụng có thể hiểu nhu cầu của họ là gì (Beest và ctg,
  • 24. 13 2009). Việc sử dụng biểu đồ và bảng giúp trình bày thông tin rõ ràng và việc sử dụng thuật ngữ và thuật ngữ kỹ thuật có thể được theo dõi dễ dàng.  Kịp thời Tính kịp thời là một đặc tính định tính nâng cao khác. Tính kịp thời minh họa rằng thông tin phải có sẵn cho những người ra quyết định trước khi mất đi những ảnh hưởng mạnh mẽ và tốt đẹp của nó. Khi đánh giá chất lượng báo cáo trong báo cáo hàng năm, tính kịp thời được đánh giá bằng cách sử dụng khoảng thời gian giữa cuối năm và ngày phát hành báo cáo của kiểm toán viên, khoảng thời gian để kiểm toán viên ký báo cáo năm tài chính năm (Beest và ctg, 2009).  Trung thực Trung thực là khái niệm phản ánh và đại diện cho tình hình kinh tế thực sự của thông tin tài chính đã được báo cáo. Khái niệm này có giá trị giải thích các nghĩa vụ và nguồn lực kinh tế, bao gồm các giao dịch và sự kiện, được thể hiện đầy đủ như thế nào trong báo cáo tài chính. Hơn nữa, chất lượng này có tính trung lập với tư cách là một khái niệm phụ, đó là về tính khách quan và cân bằng. Theo Willekens (2008), các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng báo cáo của kiểm toán viên tăng thêm giá trị cho thông tin báo cáo tài chính bằng cách đảm bảo hợp lý về mức độ mà báo cáo hàng năm thể hiện một cách trung thực các hiện tượng kinh tế. Trên thực tế, điều này được thể hiện như một yếu tố quản trị doanh nghiệp khi có thông tin được tiết lộ rộng rãi về các vấn đề quản trị doanh nghiệp trong báo cáo thường niên (Beest và ctg, 2009). Bên cạnh đó, báo cáo hàng năm làm rõ các giả định và ước tính và giải thích rõ ràng việc sử dụng các nguyên tắc kế toán trong công ty. Tính trung thực cũng nêu bật những thay đổi và sự kiện tích cực và tiêu cực bằng cách thảo luận về chúng trong kết quả hàng năm. Độ tin cậy như là một tiêu chuẩn của chất lượng của báo cáo tài chính và từng được coi là yếu tố chính của thông tin kế toán. Trong khuôn khổ cũ của FASB, độ tin cậy là chất lượng chính, và nó bao gồm sự trung thực, tính trung lập và có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ mới, tính trung thực trở thành chất lượng chính và cơ bản, thay vì độ tin
  • 25. 14 cậy. Hơn nữa, tính trung thực bao gồm tính đầy đủ, tính trung lập và độ chính xác. FASB cũng tin rằng độ tin cậy là một trong những phẩm chất quan trọng đối với thông tin kế toán (Downen, 2014). 2.1.2 Các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều nghiên cứu đo lường chất lượng báo cáo tài chính thông qua việc ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Các nghiên cứu cho thấy chất lượng báo cáo tài chính có liên quan đến nhiều ảnh hưởng khác nhau. Quản trị, nghề nghiệp kế toán, các yếu tố kinh tế, yếu tố quốc tế, thuế và hệ thống chính trị là một số yếu tố ảnh hưởng và kiểm soát chất lượng báo cáo tài chính (Gajevszky, 2015). Những ảnh hưởng này bao gồm: Quản lý thu nhập, Thực tiễn quản trị doanh nghiệp, Thị trường vốn, Kiểm soát nội bộ, Hệ thống báo cáo nội bộ, Chuẩn mực kế toán, Công nghệ thông tin và Hệ thống thông tin kế toán, Kiểm toán, Bảo thủ kế toán, Danh tiếng công ty, Văn hóa, Đạo đức kinh doanh, tuổi của Giám đốc điều hành (CEO), Kích cỡ doanh nghiệp, Tuổi doanh nghiệp, và số lượng Hội đồng quản trị… Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã kết luận một mối liên hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính và thù lao cho CEO và quản trị thu nhập. Do đó, việc đo lường chất lượng có thể dựa trên thông tin khác với thông tin tài chính trong các báo cáo của một doanh nghiệp (Pounder, 2013).  Quản trị thu nhập Các nhà đầu tư và người sử dụng quan tâm đến việc đạt được chất lượng thông tin tài chính cao và chất lượng này có thể bắt nguồn từ việc có chất lượng thu nhập cao được biết đến như một trong những chỉ số quan trọng nhất về hiệu quả thị trường vốn. Khái niệm này là một trong những mối quan tâm chính trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của các đơn vị để biểu thị mức độ tin cậy của thu nhập được báo cáo (Usman, 2013). Hơn nữa, chỉ tiêu này đã được sử dụng như một công cụ phân tích để đánh giá tác động của việc chuyển đổi các chuẩn mực kế toán, kiểm toán bên ngoài, tuân thủ, quản trị doanh nghiệp và chi phí vốn. Trong mghieem cứu,
  • 26. 15 có một số tiêu chí để xác định chất lượng thu nhập, chẳng hạn như: tính bền vững, khả năng dự đoán, dồn tích bất thường, chất lượng dồn tích, mức độ phù hợp, tính kịp thời, tính bảo thủ và mức độ thay đổi thu nhập (Ewert và Wagenhofer, 2011). Chất lượng nhu nhập có một vai trò quan trọng trong tính hữu ích của quyết định. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như cơ chế kích thích nhà quản lý và hành động tuân thủ qui định về kế toán. Quản lý thu nhập càng sâu rộng, chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp càng thấp. Tuy nhiên, tập trung vào quản lý dồn tích thay vì quản lý thu nhập có tác động tiêu cực vì các khoản dồn tích dễ thao túng và ít nhìn thấy hơn đối với các bên liên quan so với dòng tiền (Choi và Pae, 2011). Sử dụng yếu tố này, các nhà phân tích chứng khoán thường diễn giải thông tin tài chính để dự báo thu nhập và dòng tiền của một doanh nghiệp. Các nhà phân tích dự báo thường cho thấy mức độ thay đổi của độ chính xác Thay đổi giữa mức trung bình của kết quả dự báo và kết quả thực tế. Độ chính xác và độ chính xác của phạm vi kết quả dự báo (Pounder, 2013). Do đó, mức độ chính xác và chính xác cao sẽ dẫn đến chất lượng kế toán cao. Có thể suy ra chất lượng thông tin dựa trên những dự báo đó.  Thực tiễn quản trị doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp có một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo chất lượng báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và chất lượng báo cáo tài chính đã được xem xét rộng rãi. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số kết quả về cơ chế quản trị và cách nó ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến chất lượng thông tin tài chính của các công ty (Honu và Gajevszky, 2014). Chủ yếu, ảnh hưởng từ người dùng bên ngoài, gia đình và cổ đông ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng báo cáo tài chính; tuy nhiên, sự kiểm soát của chính phủ và các tổ chức tài chính có liên quan đến chất lượng cao trong công bố tài chính. Nghiên cứu quy tắc cơ chế quản trị về chất lượng thông tin tài chính minh họa rằng quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng kế toán (Klai, và Omri, 2011). Nhiều nghiên cứu trong tài liệu cho thấy các công ty có quản trị doanh nghiệp mạnh có thể đưa ra các báo cáo tài chính chất lượng cao (Cao, Ying, Linda, Omer & Thomas, 2011). Sự tập trung quyền sở hữu
  • 27. 16 có tác dụng làm giảm xu hướng của các nhà quản lý thao túng thu nhập. Hơn nữa, quyền sở hữu quản lý và thao túng thu nhập có liên quan tiêu cực; tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho thấy quyền sở hữu của người quản lý không làm giảm quản lý thu nhập và do đó ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính (Usman, 2013). Quản trị doanh nghiệp hiệu quả trong xử lý báo cáo tài chính tạo thành một công cụ quan trọng trong việc cho phép các công ty và kiểm toán viên của họ thực hiện tất cả các trách nhiệm này. (Hope, Thomas và Vyas, 2011).  Thị trường vốn Dựa trên một nghiên cứu sử dụng 166.903 báo cáo tài chính hàng năm của các công ty niêm yết công khai tại 38 thị trường vốn chính từ năm 2000 đến 2007, Thị trường vốn của các quốc gia phát triển. Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Úc đã báo cáo chất lượng báo cáo tài chính cao hơn so với những gì thị trường mới nổi đã báo cáo. Những thị trường vốn có sự bảo vệ nhà đầu tư và thực thi pháp lý mạnh mẽ tạo ra chất lượng báo cáo tài chính cao (Tang, Chen và Lin, 2012).  Kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ hiệu quả luôn làm giảm rủi ro thông tin và tăng cường tính đầy đủ và chính xác của thông tin theo kế hoạch. Theo Viện Kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), với mục đích tạo ra báo cáo tài chính đáng tin cậy và đạt được các mục tiêu báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ mạnh mẽ đối với báo cáo tài chính là một trong những yếu tố cần thiết để đạt được mục đích này. Đây cũng là một trong những ảnh hưởng quan trọng của chất lượng báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến rủi ro thông tin và xếp hạng tín dụng (Elbannan, 2009). Do đó, kiểm soát nội bộ càng mạnh và hiệu quả thì chất lượng báo cáo tài chính đạt được càng cao.  Hệ thống báo cáo nội bộ Hệ thống báo cáo nội bộ kiểm tra xem thông tin tài chính có đáp ứng các tiêu chí về mức độ dễ hiểu, mức độ phù hợp, độ tin cậy và khả năng so sánh để đảm bảo đạt được các quyết định kinh tế hay không. Nó cũng cho phép tương tác và giao tiếp
  • 28. 17 giữa các cấp quản lý và cấp hoạt động. Tầm quan trọng của hệ thống báo cáo xuất phát từ việc là một công cụ cung cấp thông tin đại diện và có liên quan (Lius, 2011). Hơn nữa, hệ thống báo cáo nội bộ nhấn mạnh rằng cần phải đạt được độ tin cậy cao hơn. Một hệ thống báo cáo nội bộ hiệu quả khuyến khích tạo ra các thông tin chất lượng cao. Làm thế nào các nhà quản lý của các công ty đối phó với các thông tin công bố cho các bên ngoài phụ thuộc vào cách thông tin được báo cáo trong nội bộ (Lius, 2011).  Chuẩn mực kế toán Lập báo cáo tài chính chất lượng cao phần lớn được quyết định bởi những gì các công ty được khuyến khích để đạt được mục tiêu này. Các phát hiện chỉ ra rằng báo cáo tài chính sử dụng Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Hoa Kỳ (GAAP) cung cấp thông tin được trình bày minh bạch hơn so với báo cáo theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Mặt khác, báo cáo theo IFRS cung cấp nhiều thông tin liên quan hơn các báo cáo hàng năm theo GAAP của Hoa Kỳ. Các ảnh hưởng đến các đặc tính định tính cơ bản giữa GAAP và IFRS khác nhau đáng kể (Beest và ctg, 2009). Để minh họa điểm này, GAAP nhấn mạnh đến đặc tính định tính cơ bản là trung thực, và IFRS nhấn mạnh đặc điểm về độ tin cậy. Một nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ba năm, điều tra các tác động của IFRS lần đầu tiên áp dụng chất lượng báo cáo tài chính của năm mươi công ty niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Bucharest đã phát hiện rằng chất lượng của các khoản tích lũy có liên quan tích cực với chất lượng báo cáo tài chính đã tăng lên sau khi áp dụng IFRS (Gajevszky, 2015). Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng báo cáo tài chính không chỉ được xác định bởi các tiêu chuẩn kế toán (Walker, Zeng, và Lee, 2013).  Công nghệ thông tin và hệ thống thông tin kế toán HTTTKT sẽ tạo ra thông tin có liên quan và đáng tin cậy (Mamić và Oluić, 2013). Việc sử dụng Công nghệ thông tin (CNTT) phù hợp là điều cần thiết cho HTTTKT vì tất cả các hỗ trợ cho HTTTKT để tạo ra thông tin cần thiết trong một
  • 29. 18 khoảng thời gian ngắn. CNTT có ảnh hưởng đáng kể đến HTTTKT từ các quan điểm vận hành, chuẩn bị, xử lý, trình bày và cung cấp thông tin kế toán. Do đó, điều này giúp hỗ trợ đáng kể tính kịp thời như một đặc tính định tính của thông tin tài chính dẫn đến tăng chất lượng báo cáo tài chính và cũng hỗ trợ tính chính xác bằng cách sử dụng CNTT hiệu quả (Mamić và Oluić, 2013).  Kích cở, tuổi của doanh nghiệp Các nghiên cứu phát hiện ra rằng có một mối tương quan lớn và tiêu cực giữa quy mô doanh nghiệp và chất lượng báo cáo tài chính vì các doanh nghiệp lớn hơn phơi bày các khoản dồn tích bất thường (Hope, Thomas & Vyas, 2011). Yếu tố này có ảnh hưởng lớn và đáng kể đến chất lượng báo cáo tài chính (Hashim, 2012). Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy chất lượng báo cáo tài chính có liên quan tích cực với tuổi của doanh nghiệp (Hashim, 2012). 2.1.3 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng kế toán Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính đòi hỏi một loạt các phép đo sử dụng mô hình, các biến đại diện, đặc điểm định tính và các yếu tố khác của báo cáo tài chính. Trong nghiên cứu này, tác giả nêu ba khía cạnh khác nhau của chất lượng báo cáo tài chính thường được sử dụng: Mô hình dồn tích cơ bản, Quản trị thu nhập và Thị trường vốn. Trong nội dung nghiên cứu này, tác giả chỉ trình bày phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng kế toán theo khía cạnh Thị trường vốn.  Thị trường vốn Trong các mô hình, mô hình EBO (Edward Bell Ohlson model) được sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu trước đây dùng để đo lường giá trị thích hợp của thông tin kế toán (BCTC). Ví dụ như nghiên cứu của Collins và ctg (1997) tại Mỹ và nghiên cứu của King và Langli (1998) tại các quốc gia như Anh, Na Uy và Đức, nghiên cứu của Dumontier và Labelle (1998) tại Pháp, nghiên cứu của Graham và King (2000) tại các nước Đông Nam Á, nghiên cứu của Chen và ctg (2001) tại Trung Quốc.
  • 30. 19 Mô hình này cho rằng thị giá của cổ phiếu được phản ánh bởi hai biến trên BCTC là giá trị sổ sách của cổ phiếu và lợi nhuận trên cổ phiếu. Sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu và hai yếu tố này chính là các thông tin thích hợp khác không hoặc chưa được trình bày do hệ thống, chế độ, chuẩn mực và các qui định của kế toán. Giá trị của chênh lệch này chính là giá trị dùng để đo lường chất lượng của BCTC. Nghiên cứu của Nichols và Wahlen (2004) sử dụng mô hình EBO có điều chỉnh. Ông cho rằng cần bổ sung thêm một biến so với mô hình EBO đó là biến về sự thay đổi trong thu nhập. Điều này là do thực tế giá cổ phiếu đại diện cho giá trị thị trương của công ty, trong khi giá trị sổ sách của cổ phiếu và lợi nhuận trên cổ phiếu đại diện cho giá trị dựa trên các nguyên tắc kế toán. Sự kết hợp giữa 2 điều này, nghĩa là những thay đổi trong thông tin kế toán tương ứng với những thay đổi trong giá trị thị trường, điều đó giả định rằng nguồn thông tin từ lợi nhuận là thích hợp và đáng tin cậy. Phương pháp này còn được dùng trong việc kiểm tra tính bền vững của lợi nhuận, dự báo các khả năng xảy ra trong thời gian tới, và sự thay đổi như là các yếu tố về chất lượng BCTC (Francis và ctg, 2004; Schipper và Vincent, 2003). Theo các nghiên cứu của Nichols và Wahlen (2004); Barth và ctg (2001); Choi và Collins (1997) sử dụng mô hình giá trị thích hợp đo lường được chất lượng BCTC bởi vì nó tập trung mối tương quan giữa nguồn thông tin kế toán với phản ứng của thị trường cổ phiếu. Theo Beisland (2009), mô hình giá trị thích hợp của thông tin trên BCTC được sử dụng bởi các nhà đầu tư để ước tính giá trị công ty. Một mục tiêu của BCTC là giúp các nhà đầu tư trong việc định giá doanh nghiệp. Thông tin tài chính được xem là minh bạch khi nguồn thông tin công bố từ kế toán phải có mối quan hệ với gía trị công ty trên thị trường vốn. Nếu không có mối quan hệ đó, thông tin BCTC không thể cho là phù hợp và như vậy, BCTC không thể hiện được tình trạng sức khỏe của công ty.
  • 31. 20 Dựa vào những phân tích trên, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng mô hình EBO điều chỉnh (Modified Edward Bell Ohlson model) hay còn gọi là Mô hình Ohlson điều chỉnh để đo lường chất lượng BCTC. Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + β3EPS1it + ɛit (*) Trong đó:  Pit: Thị giá của cổ phiếu  BV: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu  EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu  EPS1: Thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của năm nay so với năm trước. 2.1.4 Lý thuyết nền  Lý thuyết đại diện (Agency theory) Theo Jensen và Meckling (1976) xác định mối quan hệ đại diện (hay quan hệ ủy thác) như là một mối quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông của công ty sẽ có quyền bổ nhiệm, chỉ định người quản lý công ty (người đại diện –agents), để điều hành công ty, bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định liên quan đến quyết định tài sản của công ty, phương hướng phát triển của công ty. Nội dung cụ thể sẽ được quy định rõ ràng trong Điều lệ của công ty, cho phép người đại diện có thể quyết định đến mức nào và khi nào mới phải thông qua Hội đồng quản trị. Lý thuyết đại diện còn cho rằng xung đột sẽ xảy ra khi xuất hiện vấn đề liên quan đến bất đối xứng thông tin và mất cân đối lợi ích giữa hai bên. Cả hai bên đều có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể dung hòa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua áp dụng các cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản trị, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế nhiều nhất có thể những hành vi mang tính tư lợi cá nhân của nhà quản trị. Theo Healy và Pelepu (2001), quy định trong điều lệ công ty là một trong những phương tiện để giảm thiểu vấn đề tư lợi cá nhân của nhà quản lý. Tuy nhiên
  • 32. 21 thì cũng có vài nghiên cứu chỉ ra rằng việc công bố thông tin chưa bao giờ là đảm bảo hoàn toàn ngay cả khi quy định rõ ràng trong điều lệ công ty, điển hình là nghiên cứu của Al-Razeen & Karbhari, (2004). Dựa vào các lập luận trên, tác giả cho rằng, đặc điểm sự kiêm nhiệm chức vụ và sở hữu của nhà quản lý công ty có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.  Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) Lý thuyết tín hiệu chỉ ra rằng thông tin bất cân xứng giữa công ty và nhà đầu tư sẽ dẫn đến sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư. Các công ty sẽ cố gắng cung cấp thông tin tốt cho nhà đầu tư để cho thấy họ tốt hơn các công ty khác. Để tránh tình huống này, các công ty tự nguyện công bố thông tin (CBTT) và đưa các tín hiệu tích cực ra thị trường (Watts & Zimmerman, 1986). Cũng theo lý thuyết này, các công ty càng lớn thì sự mất cân đối thông tin càng nhiều. Ngoài ra, các công ty có mức sinh lời cao hơn sẽ có xu hướng CBTT nhiều hơn để cung cấp tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng, từ đó tác động tích cực đến giá cổ phiếu của công ty (Giner, 1997). Lý thuyết này được áp dụng để giải thích các biến có ý nghĩa về mặt công bố thông tin ra bên ngoài như khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, tổng tài sản và tổng nợ hiện hữu,…  Lý thuyết về ảnh hưởng chính trị (Political cost theory) Lý thuyết về ảnh hưởng chính trị cho rằng những quy định của Nhà nước ban hành có liên quan đến lợi ích của công ty (chính sách thuế, độc quyền, bảo hộ thương mại,…) dựa trên thông tin được công bố bởi các công ty. Qua đó, các công ty sẽ minh bạch hơn trong việc CBTT ra bên ngoài để hạn chế chi phí chính trị này. Cũng theo Lý thuyết này, các công ty có quy mô lớn và có độ mức độ sinh lời cao sẽ chịu chi phí chính trị cao hơn, nên tự giác trong việc CBTT nhiều hơn (Watts & Zimmerman, 1986). Dựa vào các lập luận trên, tác giả cho rằng các yếu tố về tỷ lệ sở hữu của nhà nước, sở hữu của nước ngoài, mức độ sở hữu tập trung của các cổ đông cũng sẽ tác động đến chất lượng BCTC.  Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory)
  • 33. 22 Lý thuyết chi phí sở hữu giải thích sớm cho vấn đề các công ty sẽ không CBTT để giảm thiểu mức độ thông tin bất cân xứng được đưa ra bên ngoài, từ đó sẽ giảm thiểu được tối đa chi phí vốn để công bố thông tin. Chi phí sở hữu được xem xét như một rào cản lớn trong việc CBTT của công ty. Việc CBTT nhiều hơn cho nhà đầu tư có thể làm tổn hại đến vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Darrough (1993) cho rằng các công ty đặc biệt là các công ty nhỏ đều hạn chế CBTT để tránh gây ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường mặc dù chi phí huy động vốn có thể cao hơn. Các nghiên cứu trước đây cũng xem xét chi phí bắt nguồn từ việc tập hợp và chuẩn bị thông tin là một cản trở trong việc tự nguyện tiết lộ nhiều hơn thông tin. Các yếu tố thường được kiểm soát trong việc CBTT như khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính cũng nhiều khả năng tác động đến chất lượng của BCTC. 2.2Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu:  Sự độc lập của HĐQT Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa độc lập hội đồng quản trị và FRQ và cho kết quả khác nhau. Ví dụ, Cheng và Jaggi (2000), Ho và Wong (2001), Haniffa và Cooke (2002), Gul và Leung (2004), Nasir và Abdullah (2004), Arcay và Vazquez (2005), Byard và ctg. (2006), Cheng và Courtenay (2006), Katmun (2012), Ben -Ali (2008), Hassan và Bello (2013), Htay và ctg (2013), Soheilyfar và ctg (2014), Monday và Nancy (2016) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa độc lập hội đồng quản trị và FRQ. Phát hiện này gợi ý rằng việc theo dõi độc lập của hội đồng quản trị đối với các giám đốc sẽ giúp họ trở nên có trách nhiệm hơn với các nhà đầu tư và sẽ tăng cường sự tuân thủ của công ty với các yêu cầu công bố, liên tục có sự cải thiện mức độ và chất lượng công bố thông tin (Cheng và Jaggi 2000). Ngược lại, Chakroun và Hussainey (2014) cho thấy sự độc lập của hội đồng quản trị ảnh hưởng tiêu cực đến FRQ. Mối quan hệ này có thể được làm rõ bởi thực tế là các công ty sẽ không tăng cường đồng thời cả FRQ và
  • 34. 23 độc lập hội đồng quản trị; tuy nhiên, họ sẽ chọn chiến lược để tăng cường mặt này bằng sự hy sinh của mặt khác (Chakroun và Hussainey, 2014). Tuy nhiên, Haji và Ghazali (2013), Fathi (2013), Asegdew (2016) và Al- Asiry (2017) đã tìm thấy mối không có mối quan hệ giữa độc lập hội đồng quản trị và FRQ. Điều này cho thấy rằng sự độc lập của hội đồng quản trị không dẫn đến báo cáo tài chính chất lượng cao.  Cấu trúc sở hữu Cơ cấu sở hữu không được nghiên cứu rộng rãi trong nghiên cứu trước. Chỉ có vài nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu và chât lượng BCTC (FRQ). Ví dụ, Gelb (2000), Fan và Wong (2002), Ben-Ali và ctg (2007), Ben -Ali (2008), Htay và ctg (2013) đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa mức độ sở hữu tập trung và FRQ. Điều này cho thấy FRQ thấp ở các công ty có cả quyền sở hữu và sự tập trung kiểm soát cao (Ben-Ali, 2014). Do đó, có thể kết luận rằng dưới sự tập trung sở hữu cao, các cổ đông kiểm soát ít phụ thuộc vào các cổ đông thiểu số và có thể nhận được lợi ích từ họ; do đó, họ có ít động lực hơn để cung cấp báo cáo tài chính chất lượng cao (Ben-Ali, 2007). Trái ngược với phát hiện này, Haniffa và Cooke (2002), Soheilyfar và ctg (2014) đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa hai biến này. Điều này có thể phản ánh lựa chọn của các công ty để công bố thông tin chất lượng cao như một thông lệ quản trị để giám sát các hoạt động quản lý (Ho and Tower, 2011). Bédard và ctg (2004), Park và Shin (2004), Haji và Ghazali (2013) và Fathi (2013) đã tìm thấy không có mối tương quan giữa mức độ sở hữu tập trung và FRQ. Kết quả cho thấy cơ cấu sở hữu không ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính.  Kích thước của HĐQT Một số nghiên cứu đã điều tra mối quan hệ giữa kích thước HĐQT và FRQ, nhưng kết quả rất khác nhau. Chẳng hạn, Bradbury và cộng sự (2006), Fathi (2013), Htay và cộng sự (2013), Haji và Ghazali (2013), Chakroun và Hussainey (2014), Asegdew (2016), Uwuigbe và ctg (2017) và Akeju và Babatunde (2017) đã tìm thấy
  • 35. 24 mối quan hệ tích cực giữa kích thước HĐQT và FRQ. Những kết quả này ngụ ý rằng chất lượng công bố tốt hơn của các báo cáo hàng năm có thể đạt được bằng cách có số lượng thành viên HĐQT lớn hơn (Htay và ctg 2013). Quy mô hội đồng lớn hơn có thể cung cấp nhiều năng lực và kiến thức hơn cho công ty và có thể có khả năng giám sát tốt hơn, do đó có thể dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính cao hơn (Haji và Ghazali, 2013). Ngược lại, Yoshikawa và Phan (2003), Byard và ctg (2006) và Ostadhashemi và ctg (2017) đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa kích thước HĐQT và FRQ. Phát hiện này đã chứng minh số lượng thành viên HĐQT càng nhỏ, giao tiếp và phối hợp càng tốt sẽ dẫn đến chất lượng công bố thông tin kế toán tốt hơn (Yoshikawa và Phan, 2003). Tuy nhiên, Firth và ctg (2007), Ben-Ali (2008), Liu và Sun (2010), Chalaki và ctg (2012), Soheilyfar và ctg (2014), Navarroand Urquiza (2015) đã chứng minh rằng FRQ không liên quan đáng kể đến kích thước HĐQT. Kết quả này có thể được chứng minh bằng thực tế rằng kích thước HĐQT có thể không tương đồng với chất lượng của HĐQT nếu nó không hoạt động một cách hiệu quả (Uyar và ctg, 2013).  Đòn bẩy tài chính Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa đòn bẩy tài chính và FRQ (Ferguson và cộng sự, 2002; Raffournir, 2006; Dedman và ctg, 2008; Deumes và Knechel, 2008; Lau và ctg, 2009; Taylor và ctg, 2010; Elshandidy và cộng sự, 2011; Takhtaei và cộng sự, 2014; Uyar và cộng sự, 2013). Những kết quả này đã chứng minh rằng các công ty có khoản nợ khổng lồ buộc phải tiết lộ thêm thông tin để thỏa mãn các chủ nợ của họ (Zare và ctg, 2013). Do đó, các công ty có đòn bẩy tài chính cao hơn có thể phải chịu nhiều chi phí đại diện cao hơn; do đó, có thể giả định rằng có một mối liên hệ trực tiếp giữa đòn bẩy tài chính và FRQ (Murcia, 2010). Mặt khác, Connors và Gao (2011), Monday và Nancy (2016) nhận thấy đòn bẩy có ý nghĩa và liên quan tiêu cực đến FRQ. Kết quả này không ủng hộ lý thuyết
  • 36. 25 chi phí đại diện và làm mở ra các cuộc tranh luận rằng các công ty có nợ lớn hơn có lẽ có xu hướng tiết lộ ít thông tin công khai hơn (Connors và Gao, 2011). Tuy nhiên, Bédard và ctg (2001), Camfferman và Cooke (2002), Park và Shin (2004), Rajab và Schachler (2009), Fathi (2013), Haji và Ghazali (2013) và AL-Asiry (2017) cho thấy đòn bẩy tài chính không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích chất lượng báo cáo tài chính. Những kết quả này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng đòn bẩy không tăng cường đáng kể cho việc tiết lộ thông tin chất lượng (Khlif và Souissi, 2010).  Quy mô doanh nghiệp Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và FRQ và kết quả là khác nhau. Naser và Al-Khatib (2000), Street và Bryant (2000), Alsaeed (2006), Mangena và Tauringana (2007), Haji và Ghazali (2013), Agyei-Mensah (2013), Ebrahimabadi và Asadi (2016), Monday và Nancy (2016) đã tìm thấy một công ty lớn có nhiều xu hướng tiết lộ thông tin chất lượng cao hơn bởi vì họ đang bị kiểm tra kỹ lưỡng hơn (Uyar và ctg, 2013). Ngược lại, Abdul Majid và Ismail (2008) cũng như Takhtaei và Mousavi (2012) đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô doanh nghiệp và FRQ. Phát hiện này chỉ ra rằng các công ty có quy mô nhỏ đã sẵn sàng tiết lộ nhiều hơn thông tin, điều đó có thể chỉ ra rằng họ có khuynh hướng đặt mình vào lợi thế cạnh tranh về tính công khai hơn các công ty khác (Abdul Majid và Ismail, 2008). Tuy nhiên, Hosseinzadeh và ctg (2014) và Al- Asiry (2017) đã tìm thấy mối quan hệ không đáng kể giữa kích thước và FRQ. Do đó, quy mô không có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng báo cáo tài chính.  Khả năng sinh lời Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lợi nhuận của công ty có mối quan hệ khác nhau với FRQ. Chẳng hạn, Raffournir (2006), Dedman và ctg (2008), Fathi (2013), Uyar và cộng sự (2013), Takhtaei và cộng sự (2014) và Al-Asiry (2017) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực đáng kể giữa lợi nhuận và FRQ. Chất lượng thông tin là nhiều hơn cho một công ty có khả năng sinh lời cao hơn. Kết quả này chỉ ra rằng các công
  • 37. 26 ty có lợi nhuận có cơ hội tăng trưởng, họ có thể tiết lộ thông tin tốt hơn để cho thấy độ tin cậy của thu nhập của họ và các dự án mà họ mong muốn triển khai; điều này sẽ lan truyền danh tiếng của họ và hạn chế việc đánh giá thấp hành động của họ (Fathi, 2013). Ngoài ra, mối quan hệ này cũng có thể được chứng minh bằng cách cư xử của các nhà quản lý, khi họ trình bày thông tin tốt hơn để chứng minh khả năng tối đa hóa giá trị của họ cho các cổ đông và mở rộng khoản thù lao của họ (Fathi, 2013). Ngược lại, Camfferman và Cooke (2002), Vandemele và ctg (2009), Monday và Nancy (2016) và Ebrahimabadi và Asadi (2016) đã kết luận rằng có một mối quan hệ tiêu cực giữa lợi nhuận và chất lượng của BCTC. Phát hiện này có thể được giải thích bởi thực tế là chi phí cạnh tranh của công bố thông tin tăng lên khi công ty có lợi nhuận cao; do đó, các công ty không muốn công bố lợi thế của mình cho các đối thủ cạnh tranh biết và do đó chất lượng thông tin được tiết lộ có thể giảm (Prencipe, 2004). Mặt khác, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ không đáng kể giữa lợi nhuận và FRQ (Abdul Majid và Ismail, 2008; Agyei-Mensah, 2013; Haji và Ghazali, 2013; Hosseinzadeh và ctg, 2014). Do đó, lợi nhuận có thể không ảnh hưởng đến chất lượng công bố thông tin, hoặc ít nhất không phải là một yếu tố quan trọng. Dựa vào các nghiên cứu đã khảo sát ở trên, tác giả tiến hành lựa chọn các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, đồng thời đưa ra giả thuyết nghiên cứu (kỳ vọng về dấu) đối với các biến đó trong mô hình như sau: Bảng 3.1: Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu và kỳ vọng về dấu STT Tên biến Ký hiệu Đo lường Kỳ vọng dấu Nguồn tham khảo 1 Sở hữu của nước ngoài FORE Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài - (Klai, 2011) 2 Sở hữu của Nhà STATE Tỷ lệ sở hữu - (Klai, 2011);
  • 38. 27 nước Nhà nước (Chalaki và ctg, 2012) 3 Sở hữu của nhà quản lý MAO Quyền sở hữu của nhà quản lý (HĐQT, Ban kiểm soát và BGĐ) + (Houque và ctg, 2010); (Hassan, 2013); (Mahboub, R., 2017) 4 Sở hữu tập trung BLOCK Số lượng của cổ đông lớn (từ 5%) + (Hassan, 2013); (Mahboub, R., 2017) 5 Sự kiêm nhiệm chức vụ của Chủ tịch HĐQT và TGĐ (biến giả) DC Biến giả, bằng 1 nếu TGĐ không kiêm chủ tịch HĐQT, ngược lại thì bằng 0 + (Klai, 2011); Ahmed, 2013); (Mahboub, R. ,2017) 6 Đòn bẩy tài chính LEV Tổng tài sản trên tổng nợ - (Houque và ctg, 2010); (Klai, 2011); Hassan , 2013); (Mahboub, R., 2017) 7 Khả năng thanh toán ngắn hạn LIQ Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn + (Hassan, 2013); (Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016)
  • 39. 28 8 Quy mô công ty SIZE Logarit của tổng tài sản + (Klai, 2011), (Chalaki và ctg, 2012); (Mahboub, R., 2017); (Al-Dmour, 2018) 9 Số năm thành lập của công ty AGE Số năm tính từ lúc thành lập đến năm nghiên cứu + (Houque và ctg, 2010); (Klai, 2011); Hassan, 2013); (Mahboub, R., 2017) 10 Khả năng sinh lời ROE Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. + (Houque và ctg, 2010); (Mahboub, R., 2017)
  • 40. 29 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu nghiên cứu. Sử dụng đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX) từ năm 2016 - 2018 vì những lý do sau:  Vấn đề minh bạch thông tin trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) cũng được quy định chi tiết và khắc khe hơn so với Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX).  Những công ty xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX) đều là những công ty cổ phần, có quy mô vốn lớn, bao gồm cả công ty đã cổ phần hóa từ doanh nghiệp trong nước, các công ty cổ phần tư nhân và các công ty cổ phần có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.  Bên cạnh đó, những công ty này đều phải công khai thông tin định kỳ, thông tin bất thường cũng như các thông tin khác theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước và Sàn HSX. Do đó, việc thu thập dữ liệu là có thể được thực hiện. Các mẫu được chọn theo tiêu chuẩn dưới đây:  Các số liệu liên quan đến các biến trong mô hình của công ty niêm yết phải được công bố công khai.  Thông tin của các công ty này được thu thập chủ yếu qua trang web vietstock.vn.  Tác giả dựa vào cách phân loại công ty xây dựng dựa vào trang web vietstock.vn. Nghiên cứu này cũng loại bỏ một số mẫu như sau:  Các công ty có số liệu không đồng bộ hoặc thiếu số liệu.  Các công ty có dữ liệu đột biến (Outliers), có thể làm ảnh hưởng đến mô hình hồi quy.
  • 41. 30 Từ đó, tác giả đã lựa chọn ra được mẫu nghiên cứu bao gồm 71 công ty xây dựng niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX) giai đoạn từ năm 2016 – 2018 (03 năm), số biến quan sát sẽ được tính như sau: Số biến quan sát = 71 x 3 = 213 3.2 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp định lượng, nguồn dữ liệu được thu thập từ BCTC, báo cáo niên độ của các công ty xây dựng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX), tác giả tiến hành phân tích dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng với việc sử dụng dữ liệu bảng (panel data) để xử lý và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu ra. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn phương pháp đo lường chất lượng BCTC theo mô hình EBO điều chỉnh (Midified Edward Bell Ohlson Model) Pit = β0 + β1BVit + β2EPSit + β3EPS1it + ɛit (*) Trong đó:  Pit: Thị giá của cổ phiếu  BV: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu  EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu  EPS1: Thay đổi thu nhập trên mỗi cổ phiếu của năm nay so với năm trước. Từ mô hình (*), tác giả tiến hành thu thập số liệu các biến trên Excel, sau đó chạy hồi quy OLS trên phần mềm Eview để ước lượng các tham số β0, β1, β2, β3, sau đó thay các tham số này vào mô hình (*) để tìm ra phần dư ɛit (lấy trị tuyệt đối) theo từng công ty (từng quan sát) bằng Excel để xác định giá trị của biến đo lường chất lượng BCTC (Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016). Biến này sẽ đóng vai trò là biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC trong nghiên cứu này: FRQit = β0 + β1FOREit + β2STATEit + β3MAOit + β4BLOCKit + β5DCit + β6LEVit + β7LIQit + β8SIZEit + β9AGEit + β10ROEit + ɛit Trong đó:
  • 42. 31 BGĐ) hạn)  FORE: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài  STATE: Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước  MAO: Quyền sở hữu của nhà quản lý (HĐQT, Ban kiểm soát và  BLOCK: Số lượng của cổ đông lớn (từ 5%)  DC: Sự kiêm nhiệm chức vụ của Chủ tịch HĐQT và TGĐ (biến giả)  LEV: Đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản trên tổng nợ)  LIQ: Khả năng thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn  SIZE: Qui mô công ty (Logarit của tổng tài sản)  AGE: Số năm tính từ lúc thành lập đến năm nghiên cứu  ROE: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Các bước nghiên cứu, phân tích dữ liệu được thực hiện trên phần mềm Eviews và Excel. Theo đó, các bước tiến hành bao gồm:  Kiểm tra hiện tượng hiện tượng tự tương quan giữa các biến.  Với đặc thù là dữ liệu nghiên cứu thuộc dạng dữ liệu bảng, tác giả sử dụng ba phương pháp định lượng là Pooled OLS, FEM - Fixed Effects Model và REM - Fixed Effects Model, sau đó dùng các kiểm định cần thiết để lượng chọn ra phương pháp định lượng phù hợp nhất.  Cuối cùng là tiến hành thực hiện các kiểm định nhằm phát hiện ra các khiếm khuyết của mô hình như: tự tương quan, đa cộng tuyến hay phương sai sai số thay đổi.. 3.3 Phương pháp xử lý số liệu 3.3.1 Phân tích thống kê mô tả: Dưới sự hỗ trợ của phần mềm Eview, số liệu của các biến trong mô hình sẽ được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô tả. Mỗi biến được mô tả qua các nội dung như: tên biến, số mẫu, số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và giá trị cực đại.
  • 43. 32 Từ bảng thống kê mô tả, tác giả sẽ phân tích mức độ phù hợp của từng biến có trong mô hình. 3.3.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình: Việc kiểm tra hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận tương quan để tìm ra những cặp biến có hệ số tương quan cao. Gujarati (2004) cho rằng, để loại trừ vấn đề đa công tuyến, cần nghiên cứu kỹ hệ số tương quan giữa các biến, nếu chúng vượt quá 0.8, mô hình hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến nghiêm trọng, Do đó, để giảm thiểu hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả sẽ tiến hành loại bỏ một trong hai biến có hệ số tương quan lớn hơn 0.8. 3.3.3 Lựa chọn phương pháp hồi quy: Thực hiện ước lượng bằng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS); mô hình nhân tố cố định (Fixed effect); mô hình nhân tố ngẫu nhiên (Random effect) để tìm ra các yếu tố liên quan tác động lên biến phụ thuộc (hiệu quả hoạt động). Tác giả cũng sử dụng phương pháp kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan và kiểm định F - test (Likelihood Ratio), từ đó đưa ra phương pháp hồi quy tối ưu nhất. 3.3.4 Kiểm định khiếm khuyết của mô hình Sau khi lựa chọn ra được phương pháp hồi quy tương thích với mô hình nghiên cứu, tác giả tiếp tục sử dụng các kiểm định cần thiết khách để kiểm định các khiếm khuyết của mô hình như: hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa công tuyến và phương sai sai số thay đổi…. Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra xem mô hình nghiên cứu có xuất hiện các biến không cần thiết hay không, hoặc mô hình nghiên cứu có bỏ sót biến thích hợp nào hay không.  Hiện tượng tự tương quan: Ngoài việc xem xét hiện tượng tự tương quan thông qua bảng ma trận tương quan như trên, tác giả còn nhận định khả năng xuất hiện tự tương quan giữa các
  • 44. 33 biến trong mô hình nghiên cứu bằng cách dựa vào giá trị của Dubin – Watson có trong bảng kết quả hồi quy. Theo Hoàng Ngọc Nhậm (2008), Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), nếu giá trị Dubin Watson 1 < D < 3 thì sẽ không xuất hiện tự tương quan giữa các biến.  Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi Theo chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright (2011 – 2013), một trong số các giả thiết quan trọng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là phương sai của từng yếu tố nhiễu ui, tùy theo giá trị lựa chọn của các biến giải thích, là một số không đổi, bằng σ2 . Đây là giả thiết về phương sai không thay đổi (homoscedasticity), hay là khoảng chênh lệch (scedasticity) bằng nhau (homo), tức là, phương sai bằng nhau.  Hiện tượng đa cộng tuyến: Đây là hiện tượng các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau và biến đổi cùng nhau. Theo Gujarati (2004), có thể liệt kê một số dấu hiệu của đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến độc lập như sau:  Hệ số xác định (R2 ) cao nhưng có ít tỷ số t: nếu hệ số R2 lớn hơn 0,8, kiểm định F sẽ bác bỏ giả thuyết các hệ số góc đồng thời bằng 0; nhưng các kiểm định t sẽ cho thấy có rất ít hệ số nào khác 0 mang ý nghĩa thống kê.  Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao (pearson Corellation): khi hệ số này lớn hơn 0.8 thì hiện tượng đa cộng tuyến bắt đầu trở nên trầm trọng hơn.  Nếu nhân tử phóng đại phương sai (VIF) >10 đồng nghĩa với hệ số xác định R2 > 0.9 thì mức độ của hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là cao. Nếu xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến, có thể xử lý bằng cách bỏ biến độc lập có nhân tử phóng đại phương sai vượt qua giá trị tiêu chuẩn, thu thập thêm biến khác hoặc bỏ bớt biến độc lập.
  • 45. 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Mẫu nghiên cứu và kết quả thống kê mô tả  Mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu được thu thập dựa vào các BCTC của các công ty xây dựng niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HSX). Sau khi loại trừ các doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện lấy mẫu ở Chương 3, cỡ mẫu nghiên cứu là 213.  Thống kê mô tả: Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến của mô hình Variable Obs Mean Std. Dev Min Max FRQ 213 0.145847 0.17425 0.000658 0.875412 FORE 213 0.098445 0.128559 0 0.49 STATE 213 0.198847 0.255147 0 0.51 MAO 213 0.145722 0.1685 0 0.6918 BLOCK 213 2.544278 1.485575 0 7 DC 213 0.087544 0.282819 0 1 LEV 213 0.501979 0.212179 0.0741 0.7654 LIQ 213 1.960334 1.396104 0.61 4.41 SIZE 213 13.3946 1.414315 5.25 17.75 AGE 213 6.666071 2.505291 1 19 ROE 213 0.122219 0.088631 -25.83 77.67 Nguồn: Kết quả phân tích phần mềm Eviews Dựa vào kết quả trong bảng 4.1, tác giả có một số nhận định như sau:  Đối với biến phụ thuộc FRQ: Chất lượng BCTC, GTTB là 0.145847. GTLN là 0.875412. GTNN là 0.000658.  Đối với biến FORE: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài, GTTB là 0.098445. GTLN là 0.49. GTNN của biến này là 0.
  • 46. 35  Đối với biến STATE: Tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước, GTTB là 0.198847. GTLN là 51.00. GTNN của biến này là 0.  Đối với biến MAO: Quyền sở hữu của nhà quản lý (HĐQT, Ban kiểm soát và BGĐ), GTTB là 0.145722. GTLN là 0.6918. GTNN của biến này là 0.  Đối với biến BLOCK: Số lượng của cổ đông lớn (từ 5%), GTTB là 2.544278. GTLN là 7. GTNN của biến này là 0.  Đối với biến DC: Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và TGĐ (biến giả), GTTB là 0.087544. GTLN là 1. GTNN của biến này là 0.  Đối với biến LEV: Đòn bẩy tài chính (Tổng nợ trên tổng tài sản), GTTB là 0.501979. GTLN là 0.7654. GTNN của biến này là 0.0741.  Đối với biến LIQ: Khả năng thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn), GTTB là 1.960334. GTLN là 4.44. GTNN của biến này là 0.61.  Đối với biến SIZE: Qui mô công ty (Logarit của tổng tài sản), GTTB là 13.3946. GTLN là 17.75. GTNN của biến này là 5.25.  Đối với biến AGE: Tuổi của công ty (số năm tính từ lúc thành lập đến năm nghiên cứu), GTTB là 6.666071. GTLN là 19. GTNN của biến này là 1.  Đối với biến ROE: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, GTTB là 0.122219. GTLN là 77.67. GTNN của biến này là -25.83. 4.2 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định mô hình  Ma trận tự tương quan: Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan FRQ FORE STATE MAO BLOCK DC LEV LIQ LIQ LIQ LIQ FRQ 1 FORE 0.076 1 STATE 0.294 0.249 1 MAO -0.217 0.068 -0.037 1 BLOCK 0.0125 0.269 -0.247 0.254 1 DC -0.258 0.024 0.012 0.053 0.078 1
  • 47. 36 LEV 0.358 -0.143 0.068 0.358 0.018 0.298 1 LIQ 0.452 0.023 0.056 -0.467 0.045 0.314 0.024 1 SIZE -0.259 -0.298 0.247 0.458 -0.364 -0.164 -0.258 0.024 1 AGE 0.236 0.324 0.067 0.259 0.249 -0.152 0.324 0.452 0.024 1 ROE 0.193 -0.111 -0.02 -0.624 0.331 0.371 0.255 0.247 0.358 0.254 1 Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews Dựa vào ma trận hệ số tương quan giữa các biến được trình bày trong bảng 4.2 có thể thấy, mối quan hệ giữa các biến độc lập là không chặt chẽ, các hệ số tương quan đều < 0.46, nghĩa là không có hiện tượng tự tương quan giữa hai biến này (Gujarati, 2004).  Lựa chọn mô hình hồi quy: Kiểm định F - Test (hoặc Likelihood ratio test) cho lựa chọn giữa FEM và Pooled OLS Để kiểm định giả thuyết trong mô hình tác động cố định, chúng ta có thể sử dụng kiểm định mẫu nhỏ (t-test, F-test) or hoặc kiểm định mẫu lớn (asymptotic t-test, likelihood ratio test, Wald test, Lagrange multiplier test). Một kiểm định đặc điểm thường được thực hiện để kiểm định rằng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển hay mô hình hồi quy tác động cố định là mô hình phù hợp. Chẳng hạn, xét một mô hình tác động cố định với N đối tượng và 2 biến giải thích: Yit=a1+a2+…+aN+β1Xit1+β2Xit2+εit  Giả thuyết H0 cho rằng mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là phù hợp (P- value < 5%)  Giả thuyết H1 cho rằng mô hình hồi qui FEM là phù hợp (P- value > 5%) Kiểm định Hausman cho lựa chọn giữa FEM và REM Theo Greene (2008), các giả định trong mô hình tác động ngẫu nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy rằng các tác động riêng lẻ không có tương quan với các biến trong phương trình hồi quy, vì vậy, mặc dù có mâu thuẫn nhưng mối tương quan này có tồn tại. Yếu tố chính phân biệt tác động cố định từ tác động ngẫu nhiên là liệu rằng phần sai số có tương quan với biến độc lập (biến giải thích) hay không. Do đó, để lựa chọn giữa phương pháp tác động cố định và phương pháp tác động ngẫu nhiên
  • 48. 37 của hồi quy dữ liệu bảng, kiểm định Hausman được sử dụng để xác định sự tồn tại của các mối tương quan. Mô hình tác động cố định giả định rằng các biến độc lập có tương quan với phần sai số trong khi mô hình tác động ngẫu nhiên thì không. Như vậy, để kiểm tra, giả thuyết sau được đặt ra:  H0: các tác động không quan sát được không tương quan với biến giải thích  H1: các tác động không quan sát được có tương quan với biến giải thích Giả thuyết H0 sử dụng cho mô hình tác động ngẫu nhiên và H1 sử dụng cho mô hình tác động cố định. Để kiểm tra xem có bất kỳ mối tương quan giữa sai số và các biến giải thích, kiểm định Hausman được thực hiện khi chạy mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên và tác động cố định. Sử dụng giá trị P-value để chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết H0. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì giả định của phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên không được thỏa mãn, trong khi đó giả định của phương pháp hồi quy tác động cố định lại thỏa mãn, vì vậy trong trường hợp này phương pháp hồi quy tác động cố định là thích hợp hơn. Ngược lại, nếu chấp nhận giả thuyết H0 thì giả định của cả hai phương pháp hồi quy tác động tác động cố định và tác động ngẫu nhiên đều thỏa mãn nhưng phương pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên sẽ hiệu quả hơn (Baltagi, 2008). Kiểm định Breusch-Pagan cho lựa chọn giữa REM và Pooled OLS Ngoài kiểm định Hausman, tác giả thực hiện kiểm định Breusch-Pagan Lagrange Multiplier (thường gọi tắt là Breusch-Pagan LM Test) cho việc lựa chọn giữa REM và Pooled OLS. Kiểm định này có p-value < 5% thì kết luận là mô hình REM phù hợp hơn cho phân tích dữ liệu. Trong tình huống ngược lại, nếu p-value mà lớn hơn 5% thì mô hình Pooled OLS là phù hợp hơn cho phân tích dữ liệu.
  • 49. 38 Bảng 4.3: Bảng mô hình hồi quy Variable Pooled OLS FEM REM Coefficient Prob. Coefficient Prob. Coefficient Prob. FORE -0.156528 0.245684 -0.154458 0.235482 -0.155817 0.285421 STATE -0.315136 0.495542 -0.260774 0.451248 -0.287104 0.473258 MAO 0.382814 0.000000 0.768342 0.000000 0.534974 0.000000 BLOCK -0.022075 0.000000 -0.079405 0.001000 -0.034782 0.000000 DC -0.052547 0.000000 -0.042548 0.022000 -0.052429 0.002000 LEV 0.006147 0.263000 -0.004281 0.500000 0.003127 0.628000 LIQ -0.027415 0.032000 0.029833 0.156000 -0.005575 0.757000 SIZE 0.645174 0.000000 2.227842 0.002000 0.864851 0.000000 AGE 0.118234 0.000000 0.528441 0.000000 0.534974 0.000000 ROE 2.632727 0.358421 2.155210 0.258474 2.614556 0.388279 Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews Bảng 4.3 trình bày ba mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM. Đầu tiên, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman test để lựa chọn mô hình phù hợp hơn gữa FEM và REM. Kết quả kiểm định Hausman test được trình bày ở bàng 4.4: Bảng 4.4: Kiểm định Hausman test Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob. Cross-section random 75.645203 8 0 Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews Dựa vào bảng kết quả trong bảng 4.4, ta thấy giá trị P – value = 0 < 5% nên kết luận mô hình FEM phù hợp hơn REM. Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định F - Test (Likelihood test) để lựa chọn mô hình phù hợp hơn gữa FEM và Pooled OLS. Kết quả kiểm định Likelihood test được thể hiện ở bảng 4.5 như sau:
  • 50. 39 Bảng 4.5: Kiểm định Likelihood test Effects Test Statistic d.f. Prob. Cross-section F 5.070357 -209,622 0 Cross-section Chi-square 835.483413 209 0 Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews Dựa vào bảng kết quả trong bảng 4.5, ta thấy giá trị P – value = 0 < 5% nên kết luận mô hình FEM phù hợp hơn Pooled OLS. Kết luận: dựa vào hai kiểm định trên, mô hình FEM phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.  Kiểm định khiếm khuyết của mô hình nghiên cứu: Bảng 4.6 dưới đây trình bày đầy đủ hơn kết quả hồi quy theo mô hình FEM (mô hình được lựa chọn): Bảng 4.6: Mô hình FEM Dependent Variable: FRQ Method: Panel Least Squares Date: 15/09/19 Time: 11:19 Sample: 2016 2018 Periods included: 3 Cross-sections included: 71 Total panel (balanced) observations: 213 Variable Coefficient Std. Error t- Statistic Prob. C 0.645174 0.102837 - 2.260284 0.002000 FORE -0.154458 0.000002 - 3.915100 0.235482 STATE -0.260774 0.007682 3.317463 0.451248 MAO 0.768342 0.002265 - 0.000000
  • 51. 40 2.096927 BLOCK -0.079405 0.032694 - 4.175117 0.001000 DC -0.042548 0.005017 2.009940 0.022000 LEV -0.004281 0.000121 - 1.545204 0.500000 LIQ 0.029833 0.035302 2.059093 0.156000 SIZE 2.227842 0.067729 4.061098 0.002000 AGE 0.528441 0.045879 2.363701 0.000000 ROE 2.15521 0.078443 3.654853 0.258474 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) R-squared 0.395652 Mean dependent var 0.047335 Adjusted R-squared 0.381549 S.D. dependent var 0.090349 S.E. of regression 0.05484 Akaike info criterion -2.750206 Sum squared resid 1.870622 Schwarz criterion -1.521776 Log likelihood 1373.087 Hannan- Quinn criter. -2.279388 F-statistic 7.628008 Durbin- Watson stat 2.265944 Prob(F-statistic) 0 Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Eviews  Hiện tượng đa cộng tuyến: