SlideShare a Scribd company logo
1 of 147
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
MANG VIÊN NGỌC UYÊN
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN
GIAI ĐOẠN 1975 - 1991
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
MANG VIÊN NGỌC UYÊN
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN
GIAI ĐOẠN 1975 - 1991
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn
Mang Viên Ngọc Uyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Phòng Khoa
học Công nghệ - Sau Đại học cùng các thầy cô Khoa Lịch Sử.
Đăc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ,
thầy đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn em từ lúc bắt đầu cho đến
khi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã hỗ trợ vật chất cũng như
tinh thần cho tôi trong suốt thời gian hoc tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!!!
1
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC...................................................................................................................1
BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ 1975 ĐẾN 1991 .........................12
1.1 Quan hệ chính trị.............................................................................................12
1.1.1 Những cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .......12
1.1.2 Thành tựu trong quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .23
1.2 Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .....................................37
1.2.1 Khái quát mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á............................38
1.2.2 Thành tựu trong quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991....40
Tiểu kết chương 1......................................................................................................67
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ
TỪ 1975 ĐẾN 1991..................................................................................................69
2.1 Những cơ sở của quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ từ 1975 đến 1991 .....70
2.1.1 Mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước. ................................70
2.1.2 Hai nước có nhiều điểm tương đồng, gần gũi. ........................................70
2.1.3 Xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa quan hệ giữa các nước ngày càng được
mở rộng.............................................................................................................71
2.1.4 Tầm quan trọng của nhau trong chiến lược phát triển mỗi nước. ...........72
2.2 Quan hệ giữa hai Nhà nước, Chính phủ .........................................................74
2.3 Quan hệ giữa Đảng Cộng sản, các tổ chức xã hội Việt Nam với các đảng phái
hàng đầu và các tổ chức xã hội, nhân dân Ấn Độ................................................88
2.4 Nhận xét mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ -
ASEAN trên lĩnh vực chính trị từ 1975 đến 1991................................................91
2.4.1 Quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam ......................................................92
2
2.4.2 Nhận xét quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn
Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .......................................................................93
Tiểu kết chương 2....................................................................................................100
CHƯƠNG 3: QUAN HỆ ẤN DỘ - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC KINH
TẾ, VĂN HÓA TỪ 1975 ĐẾN 1991......................................................................103
3.1 Quan hệ về kinh tế ........................................................................................103
3.1.1 Quan hệ thương mại - đầu tư.................................................................103
3.1.2 Sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ đối với Việt Nam. ..........................108
3.2 Quan hệ văn hoá, giáo dục............................................................................110
3.2.1 Quan hệ về văn hoá ...............................................................................110
3.2.2 Quan hệ về giáo dục ..............................................................................113
3.3 Nhận xét quan hệ kinh tế - văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ
Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991....................................................................114
3.3.1 Quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam ........................................115
3.3.2 Nhận xét quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh
quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991..................................................116
Tiểu kết chương 3....................................................................................................124
KẾT LUẬN.............................................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................132
PHỤ LỤC................................................................................................................139
3
BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CHOGM Hội nghị nguyên thủ cấp cao Khối thịnh vượng
chung
COMECON: Hội đồng tương trợ kinh tế
FICCI: Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn
Độ
FIEO: Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
ICC: Trung tâm Văn hóa Ấn Độ
ICCR: Hội đồng quan hệ văn hóa Ấn Độ
ITEC: Hợp tác kỹ thuật và kinh tế Ấn Độ
NAM Phong trào Không liên kết
NIIT: Công ty giáo dục máy tính toàn cầu
OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
ONGC: Tổng công ty dầu mỏ và khí tự nhiên
UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát
triển
UNICEF: Qũy Nhi đồng thế giới
USD: Đô la Mỹ
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đất nước Ấn Độ, nhìn dọc theo hướng Bắc - Nam, từ dãy núi Hymalaya,
được ví như "lâu đài tuyết" hay "bông sen trắng vĩ đại", quốc gia nổi trội nhất của
khu vực Nam Á cả về lịch sử cũng như tiềm năng kinh tế. Ấn Độ là một trong
những cái nôi văn minh của nhân loại. Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng sâu rộng trên
phần lớn khu vực Đông Nam Á, theo nhận xét của ông G.Coedes trong cuốn "Lịch
sử cổ đại các quốc gia Ấn hoá viễn Đông" thì từ đây bắt đầu sự lan toả của một nền
văn hoá có tổ chức, dựa trên quan niệm Hindu về vương quyền, được xác định đặc
trưng bằng sự tôn thờ Phật giáo.
Ấn Độ là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, nằm đúng trên đoạn cuối của
đường trung tuyến lục địa Á - Âu. Với vị trí này, Ấn Độ có thể được coi là một trục
trung chuyển giữa hai lục địa nói riêng và giữa phương Đông và phương Tây nói
chung. Phần mũi đất nhô ra Ấn Độ Dương trông giống như một bệ phóng hướng ra
đại dương và ra 2 hướng Đông - Tây, nhưng đồng thời khi cần, nó cũng có thể là
tấm lá chắn che chở cho cả vùng Nam và Trung Á.
Ấn Độ là một đất nước có địa hình mở ra đại dương: ngoại trừ phần đất nằm
kẹt sâu phía sau Bangladesh, thì biên giới Ấn Độ có tới gần 2/3 chiều dài tiếp giáp
với biển. Ở phía Bắc Ấn Độ có một loạt dãy núi, trong đó có dãy Hymalaya cao
nhất thế giới, án ngữ như một mái nhà che chắn. Với địa hình như vậy, người ta còn
cho rằng cần phải xem xét Ấn Độ trong bối cảnh địa lý của một tiểu lục địa Ấn Độ
độc lập, tức là một tiểu lục địa có khả năng tự cấp tự túc không phụ thuộc vào bên
ngoài. Tiểu lục địa này bao gồm các nước: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Buhtan,
Pakistan. Xét về mặt địa lí địa chính trị, với phía Tây - Bắc, Bắc và Đông - Bắc
được che chắn bởi các dãy núi non hiểm trở, phía Đông - Nam, Nam và Tây - Nam
tiếp giáp với đại dương bao la, khu vực tiểu lục địa Ấn Độ này được người ta ví như
một hòn đảo. [2, tr. 228 - 232 - 233]
5
Chính sự gần gũi về mặt địa lí đã tạo mối liên hệ lâu đời giữa quốc gia Nam Á
này với khu vực Đông Nam Á cả về lịch sử văn hóa và thương mại, trở thành những
người bạn láng giềng thân thiết, đối tác thương mại đáng tin cậy. Tuy nhiên, do
những biến cố lớn của lịch sử đã đặt mối quan hệ Ấn Độ với các quốc gia khu vực
Đông Nam Á trước những sóng gió, thử thách và chông gai, tạo nên những nốt trầm
trong lịch sử quan hệ, tiêu biểu nhất là giai đoạn 1975 - 1991.
Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 dưới tác động của Chiến tranh lạnh, đã
không tìm được tiếng nói chung khi cả hai khác biệt nhau cả về xu thế chính trị và
chính sách phát triển kinh tế, do vậy có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong
lịch sử quan hệ của cả hai phía. Tình trạng này bắt đầu có xu hướng tiến triển tốt
đẹp khi Chiến tranh lạnh bắt đầu đến hồi kết đó là những năm cuối của thập kỷ 80,
xu hướng hòa hoãn Đông - Tây kí kết các hiệp ước nhân nhượng lẫn nhau để cùng
phát triển kinh tế và xu hướng đối thoại hợp tác thay cho đối đầu trở thành xu
hướng chủ đạo trong chính sách ngoại giao của các nước. Cũng từ bước ngoặc này
đánh dấu một trang mới tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao Ấn Độ - ASEAN khi cả
hai đã đánh giá đúng tiềm năng vị thế của mỗi bên trong chiến lược phát triển của
nhau.
Điều đặc biệt, trong lịch sử quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á
bên cạnh những ảnh hưởng xấu do yếu tố khách quan tác động, vẫn tồn tại mối quan
hệ đoàn kết, gắn bó, thủy chung vượt qua bao thác ghềnh để viết tiếp những trang
vàng trong lịch sử quan hệ song phương, đó là tình bạn Ấn Độ - Việt Nam.
Trong nền chính trị quốc tế, quan hệ song phương giữa các quốc gia được quy
định bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả vị trí địa chính trị, yếu tố lịch sử, sự tương
đồng về văn hóa – xã hội, những tương đồng về quan điểm chính trị - kinh tế,
những tư tưởng về xây dựng đất nước và những tình huống ngẫu nhiên không thấy
trước được ở khu vực, tư duy về tính thiết thực chính trị và mức độ hội nhập của các
nước vào bối cảnh quốc tế chung. Hai nước Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hữu
nghị truyền thống lâu đời, có những mối gắn kết và tương đồng về lịch sử và văn
6
hóa và là những người bạn thân thiết của nhau trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước. Hai nước còn có những quan điểm tương đồng về các
vấn đề khu vực và quốc tế, nhất là về các vấn đề an ninh và phát triển ở khu vực
Đông Nam Á và Nam Á.
Ấn Độ là một nước lớn ở Châu Á, có uy tín lớn, vai trò quan trọng trong phong
trào Không liên kết và trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam
- Ấn Độ là một vấn đề cần thiết và quan trọng nhằm phục vụ cho việc đề ra chính
sách đối ngoại của chúng ta và cho sự phát triển của mối quan hệ lâu dài giữa hai
nước. Nhất là việc tìm hiểu quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn
Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 là nhằm làm rõ mối quan hệ hai nước dưới sự tác
động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị và kinh tế giáo dục. Từ
đó, có cái nhìn toàn diện hơn, góp phần đánh giá đúng đắn hơn mối quan hệ hai
nước Việt Nam - Ấn Độ trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử.
Với mục đích đó, qua việc tìm hiểu đề tài, tác giả mong muốn đóng góp một
phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu một mối quan hệ quan trọng của nước ta là
quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài
“Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn
1975 - 1991” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu, đề cập đến dưới nhiều góc độ,
phạm vi, đánh giá khác nhau.
- Đinh Trung Kiên (1993): Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (1945 - 1975) (Luận
án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội). Nội dung luận án trình bày tương đối hệ thống mối
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong 30 năm (1945 - 1975). Luận án tập trung trình bày
về các mối quan hệ chính trị, ngoại giao còn các quan hệ về kinh tế, văn hóa, khoa
học kỹ thuật mới đề cập một cách khái quát.
- Đinh Trung Kiên (1995): “Ấn Độ hôm qua và hôm nay”. Nxb Chính trị
quốc gia. Nội dung giới thiệu những nét khái quát về đất nước và con người Ấn Độ:
7
Về lịch sử, những giá trị văn hoá truyền thống, quá trình xây dựng nước cộng hoà
Ấn Độ, chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam.
- Vũ Dương Ninh (chủ biên) (1995): Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nội dung chủ yếu của công trình là nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ nên quan hệ Việt
Nam - Ấn Độ chỉ được trình bày một cách khái quát từ khi hai nước có quan hệ đến
những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX.
- Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (chủ biên) (1997): Ấn Độ xưa và nay, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung của công trình là giới thiệu một cách khái quát
về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Ấn Độ xưa và nay. Dù vậy, trong phần
thứ tư, chương II (từ trang 303 - 348) các tác giả cũng trình bày khái quát về quan
hệ Việt Nam - Ấn Độ từ thời kỳ lịch sử cổ trung đại cho đến đầu những năm 90 của
thế kỷ XX.
- Đỗ Đức Định (1999),“50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nxb Thế giới ấn hành năm
1999 đã tổng kết 50 năm phát triển kinh tế của Ấn Độ: Cuộc cách mạng xanh, cách
mạng trắng, công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng chính
sách ngoại thương, đầu tư nước ngoài, công nghiệp, khoa học công nghệ và nông
nghiệp, kinh tế đối ngoại…
- Trần Thị Lý (chủ biên) (2002), “Sự điều chỉnh chính sách của cộng hoà Ấn
Độ từ 1991 đến 2000”, Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách đã trình bày một số
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách cải cách kinh tế và chính
sách đối ngoại của cộng hoà Ấn Độ cũng như những thành tựu mà Ấn Độ đạt được
sau 10 năm điều chỉnh chính sách.
- Hoàng Thị Điệp (2006), “Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn
Độ từ 1986 – 2004”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Sử học. Nội dung của luận án là
khái quát những điểm tương đồng quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước năm 1986, tác
giả phân tích quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ giữa thập niên 80 trên các lĩnh vực:
chính trị - ngoại giao, hợp tác an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hoá và khoa học -
kỹ thuật từ năm 1986 đến năm 2004. Từ đó, tác giả rút ra những thuận lợi, khó
khăn, thành tựu và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đồng thời nêu lên một
8
số kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước.
- Nguyễn Thị Phương Hảo (2005 ), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 1991 -
2000”, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn
sau khi trình bày một cách khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước 1991 đã đi
sâu vào trình bày quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
văn hóa - khoa học kỹ thuật, an ninh - quốc phòng từ 1991 - 2001.
Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, từ trước đến
nay đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; nhưng, có
thể do mục đích, nhu cầu nghiên cứu, họ chỉ đề cập đến giai đoạn này hay giai đoạn
khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác của mối quan hệ mà chưa có một công trình
nào nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn từ 1975 đến 1991 trong bối
cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Nhưng, có thể nói, những công trình nghiên cứu
trên đây đã giúp chúng tôi rất nhiều về mặt tư liệu cũng như một số nhận định.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: thời gian được xác định là từ 1975 đến 1991. Đây là thời
gian mà ở Đông Nam Á có những biến động phức tạp, nhất là vấn đề Campuchia
(1979 - 1991).
- Về mặt không gian: được giới hạn chủ yếu là ở Việt Nam và Ấn Độ, bên
cạnh đó chúng tôi đặt trong mối quan hệ với ASEAN để làm rõ chính sách của Ấn
Độ với Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng từ 1975 đến 1991.
- Về mặt nội dung: tìm hiểu mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến
1991 đặt trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ với ASEAN, tập trung quan hệ hai nước
trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá - giáo dục.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ quốc tế để xem xét, đánh giá vấn đề cũng
như đánh giá tư liệu; nhìn nhận các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ biện chứng.
Đề tài vận dụng những quan điểm cơ bản về đối ngoại, quan điểm của Đảng và Nhà
9
nước Việt Nam về tình hình thế giới, về hoạch định và triển khai đường lối đối
ngoại mới, đây là nguồn cung cấp căn cứ lý luận, định hướng tư tưởng và khoa học
để thực hiện đề tài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại bức tranh sinh động
trong quan hệ giữa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ
1975 đến 1991.
Tác giả sử dụng phương pháp lôgic để lí giải những yếu tố thúc đẩy mối
quan hệ Ấn Độ - Việt Nam, khái quát được những vấn đề trong quan hệ Ấn Độ -
Việt Nam trong sự tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp liên ngành như phương pháp
nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế; phương
pháp khu vực học nghiên cứu mối quan hệ giữa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á
và sử dụng những kiến thức địa chính trị, địa văn hóa, địa kinh tế nhằm tìm hiểu rõ
nguồn gốc của các vấn đề liên quan đến quan hệ Ấn Độ - Việt Nam.
5. Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau
đây:
- Văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước Việt Nam có liên quan đến quan hệ
hai nước; tư liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam... Đây là nguồn tài liệu gốc. Nguồn
tài liệu này phong phú, có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi trong việc nghiên
cứu đề tài.
- Các công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu Việt Nam, Ấn Độ có
liên quan đến đề tài được công bố trên các sách, tạp chí, báo, kỷ yếu các cuộc Hội
thảo khoa học về quan hệ hai nước bằng tiếng Việt, Anh. Nguồn tài liệu này cũng
khá phong phú. Nó có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cung cấp tư liệu mà còn gợi
mở nhiều vấn đề để chúng tôi đi sâu nghiên cứu.
- Các luận án, luận văn nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Đây là
nguồn tư liệu mà chúng tôi không chỉ kế thừa một nguồn tư liệu phong phú, tin cậy
10
mà còn cả những nhận định khoa học.
- Báo chí ở Việt Nam (Bản tin TTX, Báo Nhân dân, Quốc tế…)
- Tư liệu trên internet (trang Web Bộ Ngoại giao Việt Nam). Nguồn tư liệu
này cũng khá phong phú.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và tư liệu
có chọn lọc thu thập được từ nhiều nguồn, công trình này có một số đóng góp chính
sau đây:
1. Thông qua công trình nghiên cứu góp phần dựng lại một cách hệ thống,
toàn diện, cụ thể, chân thực về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh quan hệ
Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991.
2. Có nhiều công trình liên quan đến đề tài nhưng chưa có công trình nào
xem xét một cách toàn diện mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991, đặc
biệt là xem xét mối quan hệ hai nước đặt trên mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN.
Do đó công trình đưa đến một cái nhìn toàn diện mối quan hệ song phương trong
mối quan hệ tổng thể khu vực. Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng đưa ra những
kết luận mới về quan hệ của Ấn Độ - Đông Nam Á giai đoạn 1975 - 1991 mặc dù
chịu nhiều tác động từ tình hình thế giới và khu vực nhưng không vì thế mà hoàn
toàn đóng băng, nốt trầm trong quan hệ thời kỳ này.
3. Những nhận xét, kết luận được rút ra, có thể góp phần giúp các cơ quan
chức năng tham khảo trong việc đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Từ đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự hợp tác thắng lợi của đối tác chiến lược
quan trọng, người bạn đặc biệt đã được thử thách qua thời gian.
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991
Tác giả phân tích quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa - khoa học kỹ thuật. Tuy quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN giai đoạn này
11
mờ nhạt do mỗi bên lựa chọn con đường phát triển khác nhau nhất là chịu sự chi
phối của Chiến tranh lạnh nhưng một xu thế không thể đảo ngược là truyền thống
quan hệ lâu đời và xuất phát từ những yêu cầu khách quan của lịch sử, yêu cầu phát
triển nội tại mỗi quốc gia mà cuối cùng xu hướng hợp tác kinh tế, văn hóa – khoa
học cũng đạt được những thành tựu. Chương 2: Quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt
Nam từ 1975 đến 1991
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 là sự tiếp nối mối quan hệ
truyền thống tốt đẹp mà hai Nhà nước, Chính phủ và nhân dân hai nước đã dày
công vun đắp. Mục đích làm rõ mối quan hệ chính trị tốt đẹp hai nước đã đạt được
trong thời gian này, tác giả đã đặt quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam trong bối
cảnh quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN để nhìn nhận đúng đắn hơn về mối quan hệ
hai nước dù chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài nhưng quan hệ hai nước
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Chương 3: Quan hệ kinh tế, văn hóa – giáo dục giữa Ấn Độ - Việt Nam từ
1975 đến 1991.
Song song với những thành tựu về quan hệ chính trị, giai đoạn này quan hệ
Ấn Độ – Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa – giáo dục.
Đó là sự giúp đỡ về vật chất của Ấn Độ giúp Việt Nam khôi phục và phát triển kinh
tế, quan hệ hợp tác và đầu tư bước đầu được khởi động tuy còn khá khiêm tốn. Các
chương trình trao đổi hợp tác văn hóa – giáo dục giúp hai nước thêm hiểu nhau và
thắt chặt tình đoàn kết.
Trên cơ sở đó, tác giả rút ra nhận xét những thành tựu hai nước đã đạt đạt
được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ 1975 đến 1991, nhất là đặt
trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ này.
12
CHƯƠNG 1
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ 1975 ĐẾN 1991
1.1 Quan hệ chính trị
1.1.1 Những cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991
1.1.1.1 Quan hệ lâu đời Ấn Độ - Đông Nam Á
Cùng với văn minh Trung Hoa, nền văn minh Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến
hầu hết các quốc gia châu Á, nhất là các nước khu vực Đông Nam Á bao gồm ảnh
hưởng của Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo cũng như ảnh hưởng của chữ viết Ấn
Độ (tiếng Pali và Sanskrit).
Ấn Độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành nhà nước cổ đại Đông Nam Á.
Cư dân Đông Nam Á ở những vùng thung lũng và đồng bằng, do yêu cầu
phải chinh phục thiên nhiên để trồng lúa nước (như làm thủy lợi), họ buộc phải liên
minh với nhau. Liên minh ấy ngày càng rộng lớn hơn, chặt chẽ hơn và dần dần trở
thành những tổ chức tiền quốc gia vững mạnh. Và giữa các tổ chức tiền quốc gia ấy
có sự giao lưu thương mại với nhau trong khu vực cũng như mở rộng hoạt động
thương mại các thương nhân ngoại quốc, với Ấn Độ là một ví dụ tiêu biểu.
Lúc bấy giờ, để phục vụ cho nhu cầu của các hoàng đế Đông và Tây, của các
tầng lớp giàu có, việc buôn bán những sản phẩm quý như hương liệu, châu ngọc, tơ
lụa…giữa Nam Á và Châu Âu ngày càng tấp nập. Các nhà buôn Ấn Độ đã đến vùng
phía đông sông Hằng, tức là Đông Nam Á mua hương liệu, gia vị, long não, xạ
hương, gỗ mun…để mang đi bán ở các vùng Tiểu Á, Ba Tư, La Mã. Ngoài ra, chính
sự giàu có của khu vực Đông Nam Á là điểm đến thu hút đối với thương nhân
người Ấn. Trong sử thi Ramayana, họ gọi khu vực Đông Nam Á là Suvarnabhumi
(đất vàng), Suvarnadvipa (đảo vàng), Narikeladvipa (Hòn đảo của dừa),
Karpuradvipa (đảo long não), và Yavodvipa (đảo lúa mạch). Chính vì thế đã nảy
sinh mối quan hệ giao lưu Ấn Độ - Đông Nam Á. Và cũng chính sự có mặt của cư
dân Ấn Độ ở đây mà bản thân các bộ lạc, các liên minh bộ lạc Đông Nam Á có điều
kiện liên kết với nhau, tạo ra một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự ra đời của một
13
loạt các nhà nước sơ khai Đông Nam Á. Có thể nói, sự hình thành các quốc gia
Đông Nam Á có ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa Ấn Độ.
Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ dễ dàng được tiếp nhận ở Đông Nam
Á, quá trình Ấn Độ mở rộng văn hóa trong khu vực Đông Nam Á được thực hiện
bằng biện pháp hòa bình, không phải là sự cưỡng bức hay ách đô hộ. Chính vì vậy,
đối với các quốc gia Đông Nam Á, việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, hay nói một cách
chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á gần như là tự nhiên.
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á được thể hiện ở
rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh, ảnh hưởng đó khá toàn diện và sâu sắc.
Trước hết, đó là sự phổ biến của chữ viết Pali - Sanscrit ở rất nhiều quốc gia
Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan…Thêm nữa, hàng loạt các từ Ấn Độ
cũng đã được du nhập vào ngôn ngữ các nước Đông Nam Á như vào tiếng Melayu
(ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hiện nay là Malaysia, Indonesia,
Brunei, Singapore), tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Thái…Trong tiếng Việt chẳng
hạn, một số từ chỉ cây cối (như “mít”, “lài”) và một loạt từ thuộc về Phật giáo
(“Bụt”, “Bồ đề”, “Bồ tát”, “Phù đồ”…) đều có gốc từ Ấn Độ.
Về phương diện văn học, hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana và
Mahabharata được truyền sang nhiều vùng Đông Nam Á, và thậm chí ở một số nơi,
chẳng hạn ở đảo Java (Indonesia), dựa theo cốt truyện gốc này, người ta đã tạo ra
những biến thể khác tương tự. Sự thâm nhập của hai bộ sử thi Ấn Độ vừa nêu vào
Java sâu đến mức cư dân địa phương đã không biết chúng có nguồn gốc Ấn Độ, họ
vẫn quan niệm đó là của chính họ.
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ được thể hiện rất rõ nét ở các
đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp Đông Nam Á, mà tiêu biểu hơn cả là
quần thể kiến trúc Ăngco Vat (Campuchia), hệ thống các tháp ở Campuchia, chùa
Burobudur (Indonesia), Thạt Luổng (Lào). Đối với các công trình kiến trúc đồ sộ
này, ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ rất đậm đà: đó
là kiến trúc Hindu giáo (Ăngco Vat, tháp Champa) và kiến trúc Phật giáo
(Burobudur, Thạt Luổng).
14
Qua những kết quả khai quật được của ngành khảo cổ cũng là một minh
chứng cho thấy sự tương tác giữa Ấn Độ - Đông Nam Á. Trên cao nguyên Korat
(Thái Lan), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chuỗi hạt đá, thủy tinh thuộc các
thiên niên kỷ trước Công nguyên; một số đồ tạo tác, gốm các loại tìm thấy ở
Madhya Pradesh, Gilmanuk Bali, Prajekan thuộc đảo Java (Indonesia) và Đông Sơn
(Việt Nam). Một loại vàng lá mỏng của Ấn Độ tìm thấy ở Arikadmedu, trung tâm
thương mại quan trọng Ấn Độ - La Mã. Tại Óc Eo (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã
tìm thấy các chuỗi hạt màu, con dấu với chữ viết tiếng Phạn.
Nhưng ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ
vào Đông Nam Á là việc phổ biến đạo Phật và đạo Bà la môn giáo. Các tôn giáo
này, đặc biệt là đạo Phật, có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh
thần của người dân bản địa Đông Nam Á. Một số quốc gia sau này Phật giáo trở
thành quốc giáo.
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở chính trị -
xã hội. Nhiều nhà nước Đông Nam Á được hình thành trong thời kỳ này tuân theo
mô hình chính trị - xã hội kiểu Ấn Độ, trong đó nhà nước Champa, một trong những
vương quốc cổ đại ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á là một ví dụ điển hình. Có thể
nói, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người
Champa áp dụng triệt để.
Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu
hiện ở lĩnh vực thương mại. Trước hết như đã nói, thương gia Ấn Độ đến các vùng
ở Đông Nam Á để mua hương liệu, gia vị…Hoạt động có tính chất thương mại này
của họ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Đông Nam Á phát triển, đồng thời từ Ấn Độ
các nhà truyền đạo cũng theo các thuyền buôn để vào Đông Nam Á truyền đạo, văn
hóa Ấn Độ theo đó du nhập vào Đông Nam Á. Một thực tế là không chỉ người Ấn
Độ đến Đông Nam Á mà bản thân những người Đông Nam Á cũng đến Ấn Độ với
mục đích thương mại và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
Theo ghi chép trong sử thi Ramayana thì Java và Sumatra có thể là nơi ở của
nữ thần Sita. Sử học Hàng hải đã tìm thấy bằng chứng về sự giao thương của người
15
Đông Nam Á cổ với toàn bộ vùng biển Ấn Độ Dương có niên đại khoảng 1000 năm
TCN. Người Andhra và Orrissa đã thúc đẩy hoạt động giao lưu hàng hải với những
người Đông Dương đặc biệt Mauryas và Andhras khuyến khích di dân đến quần
đảo Indonesia và các vùng lân cận. Người ta tin rằng cách đây khoảng 600 năm, các
vị vua Saka của Gujrat ra khơi và đã đến bờ biển phía tây đảo Java.[55,tr 2]
Theo nhà sử học Sridharan, "Đây là làn sóng đầu tiên của những người dân
từ bờ biển phía tây của Ấn Độ đã đến Java và đóng góp lớn trong việc truyền bá văn
hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á. Cả hai tộc người Dravidian và người Aryan đã có
tiếp xúc với người dân của khu vực Đông Á. Triều đại Kalinga đóng vai trò quan
trọng nhất trong việc thúc đẩy di cư tới Đông Nam Á. Các nhà sử học tin rằng điều
này đánh dấu sự khởi đầu của quá trình ảnh hưởng của "Hindu" trong khu vực. Hòn
đảo Bali cho đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng đậm nét văn hóa Hindu.
Rõ ràng là trước khi có sự xuất hiện của thương nhân Ả Rập ở Ấn Độ
Dương, các thương nhân Ấn Độ đã chiếm độc quyền thương mại trong vùng biển
Ấn Độ Dương. Thời kỳ đầu Cholas với sức mạnh hải quân của mình họ đã ngăn
chặn sự can thiệp của người Ả Rập vào khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Cholas suy
yếu dần và sự suy đồi của đế quốc Sri Vijaya tạo ra một khoảng trống trong thương
mại ở bên ngoài, người Ả Rập đã can thiệp và cạnh tranh có hiệu quả với người
Trung Quốc. Lúc này các thương nhân Ả Rập trên những chiếc thuyền buồm chất
đầy hàng hóa buôn bán tấp nập ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, điều
này đã không làm suy yếu ảnh hưởng nền văn hóa Ấn Độ với các nước Đông Nam
Á. Học giả nổi tiếng Abdul Rachman người Indonesia cho rằng:
“Từ Ấn Độ, các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Phật giáo đã đến
Indonesia, sau đó trộn lẫn với các niềm tin bản địa để trở thành một nét đặc trưng
văn hóa Indonesia. Trong thời gian dài quá trình thích ứng, hợp nhất và phát triển
ở Indonesia đã tạo nên một nét văn hóa - tôn giáo riêng như đền, miếu, các lễ
nghi…”[56, tr 4]
Chính vì thế một học giả người Indonesia, Soedjate Djiwandono, trích lời
Tổng thống Sukarno rằng:
16
“ Máu trong mỗi tĩnh mạch của tôi đang chảy là máu của tổ tiên Ấn Độ; văn
hóa chúng tôi có được thông qua những ảnh hưởng của Ấn Độ. Hai ngàn năm
trước, người dân từ quốc gia của bạn đến Jawadvipa và Suvarnadvipa trong tinh
thần của tình huynh đệ. Chúng tôi học được cách tôn thờ các vị thần và văn hóa mà
ngay cả ngày hôm nay phần lớn là giống hệt với của nước bạn”. [56]
Tuy nhiên, trong quá trình đón nhận các yếu tố văn hóa Ấn Độ, các nước
Đông Nam Á tiếp nhận một cách chủ động, chọn lọc và có sáng tạo riêng. Do vậy,
mặc dù mang đậm nét dấu tích văn hóa Ấn Độ nhưng chỉ là sự tiếp nhận có chọn
lọc, đồng thời trên nền tảng văn hóa Ấn Độ cư dân bản địa cũng có những sáng tạo
độc đáo dựa vào những yếu tố phù hợp với đặc trưng phong tục tập quán, cư dân
Đông Nam Á.
Trong một công trình nghiên cứu của mình, sử gia nổi tiếng người Pháp,
Fernand Braudel khi nhận định về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á ông
coi đây như "cuộc đàm phán lớn nhất của tất cả các nền kinh tế thế giới".
Qua những phân tích ở trên có thể nói chính sự gần gũi, ảnh hưởng đậm nét
yếu tố văn hóa Ấn Độ là một yếu tố thuận lợi để Ấn Độ phát triển quan hệ mọi mặt
với khu vực Đông Nam Á.
1.1.1.2 Sự gần gũi về địa lý và sự phát triển kinh tế năng động của khu
vực Đông Nam Á.
Sự giao lưu tiếp xúc giữa Ấn Độ - Đông Nam Á hình thành từ rất sớm do vị
trí địa lý tự nhiên thuận lợi.
Đông Nam Á có vị trí chiến lược trên bản đồ chính trị, quân sự và kinh tế của
thế giới do nằm ở ngã tư đường nối các khu vực Đông Bắc Á, Nam Á, Châu Úc, nối
liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.
Ấn Độ không những có chung đường biên giới phần đất liền với Mianmar
mà về khoảng cách địa lí, Ấn Độ cũng rất gần với các quốc gia Đông Nam Á khác
như: nếu tính từ Coco Island, quần đảo Nicobar ở Vịnh Bengal thuộc Ấn Độ thì chỉ
cách đảo Sumatra của Indonesia 163 km, cách Thái Lan là 450 km và cách
Malaysia là 700 km và thực tế là ở mũi phía nam Ấn Độ có nhiều tuyến đường biển
17
quan trọng của Ấn Độ Dương nối liền với Đông Nam Á (Đông Á) với Tây Á và
châu Âu.
Hơn nữa, an ninh cũng như thương mại trên biển của Ấn Độ lại gắn trực tiếp
với những eo biển nằm ở khu vực Đông Nam Á như Sunda, Lombok, đặc biệt là eo
biển Malacca, nơi có lượng tàu thuyền qua lại mỗi năm gần gấp đôi lượng tàu
thuyền qua kênh đào Suez và gần gấp ba lần kênh đào Panama.
Các nhà phân tích Ấn Độ cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là
bàn đạp của Ấn Độ để tiến vào thị trường toàn cầu, tương lai của Ấn Độ có được
phồn thịnh hay không là nhờ vào khu vực quan trọng này. Mặt khác, các nhà kinh tế
cho rằng, thông qua việc hợp tác với ASEAN, Ấn Độ có thể đảm bảo rằng họ sẽ
không bị cô lập khi mà các thỏa thuận mậu dịch mang tính khu vực đang trở thành
xu thế chung. Xu thế này sẽ bao gồm việc liên kết về mặt kinh tế với những nền
kinh tế năng động tại Đông Á. Trên thực tế, nhà nước Ấn Độ hy vọng mối quan hệ
kinh tế chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp nước này hòa nhập vào một kinh tế lớn hơn
bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ xác định rõ ASEAN là mắt
xích trung tâm, là khâu đột phá nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, ngoại giao với
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thực tế, Ấn Độ có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ ở châu Á bởi mối quan hệ
truyền thống văn hóa và kinh tế, nơi mà Ấn Độ muốn xây dựng một vị thế nhất định
của mình trong tương lai của khu vực cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ cũng sẽ
chống lại sự cạnh tranh của bất kỳ nước nào khác hay tập đoàn của họ mục đích
thống trị châu Á. Từ quan điểm địa chiến lược của Ấn Độ, Châu Á rõ ràng có hai
mặt trận: Thế giới Ả Rập, khu vực Vịnh Ba Tư và Trung Á ở phía Tây và Đông
Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương ở phía đông.
Đông Nam Á đã luôn luôn chiếm một vị trí nổi bật trong quan điểm chiến
lược phát triển của Ấn Độ độc lập, một kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc nền
văn minh và thương mại lâu đời giữa Ấn Độ với các nước Đông Á.
Từ những năm 1930, Thủ tướng Ấn Độ J.Nehru đã có ý tưởng hình thành
"Đông Liên đoàn", trong đó Trung Quốc, Miến Điện (Myanmar), Malaya
18
(Malaysia), và Siam (Thái Lan) là những thành viên tiềm năng. Tháng 3 -1947, tại
Hội nghị Quan hệ châu Á khai mạc tại New Delhi, Nehru một lần nữa nhắc lại tầm
quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong chiến lược tinh thần đoàn kết châu Á
của Ấn Độ.
Tuy nhiên, ý tưởng châu Á đoàn kết của Nehru đã bị cản trở bởi Chiến tranh
lạnh và những tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa Ấn Độ với các nước láng
giềng gần như Trung Quốc và Pakistan. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tập
hợp lại vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1967). Điều này đồng nghĩa
với việc phạm vi hợp tác của chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á hình thành và càng
được mở rộng thông qua các Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS).
Đối với Ấn Độ, «không có khu vực nào trên thế giới có thể bao gồm các thị
trường năng động hơn các thị trường ở phương Đông ».
Năm 1944, với tầm nhìn xa của mình, một lần nữa Nehru đã viết trong cuốn
sách “The Discovery” cho rằng: «Thái Bình Dương có khả năng thay thế Đại Tây
Dương với tư cách là một trung tâm đầu não của thế giới trong tương lai. Tuy
không phải là một quốc gia ở Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ sẽ phải có được ảnh
hưởng quan trọng ở đó ».
Tháng 6 - 2000, Ngoại trưởng Ấn Độ trong bài phát biểu tại Singapore cũng
khẳng định: “Ở khu vực này chúng ta có thể tìm được gần như những tồn tại vốn có
của các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật, ASEAN và Ấn Độ”.
[37]
Như vậy, Ấn Độ đã coi mình là một trong sáu lực lượng lớn ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương.
Là một nước lớn cả về diện tích lẫn dân số, nhưng đến đầu những năm 90
của thế kỷ XX, Ấn Độ vẫn bị coi là một nước kém phát triển. Nằm tại tiểu khu vực
Nam Á lạc hậu, song Ấn Độ lại gần kề với các quốc gia Đông Á vốn có sự biến
chuyển mạnh mẽ về kinh tế. Những năm 1980, các nền kinh tế như Singapore, Đài
Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc được mệnh danh là những con rồng châu Á. Cuối
19
thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX, hầu hết các nước trong khu vực, đặc biệt là các
nước thành viên ASEAN đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Do vậy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và quá trình hội nhập kinh tế ở khu vực
Đông Nam Á đã trở thành một lực hút quan trọng đối với Ấn Độ.
Những thành công về phát triển kinh tế của các nước ASEAN cũng như
những thành công của mô hình hợp tác khu vực của ASEAN trái ngược với sự trì
trệ trong tiến trình hợp tác khu vực của Hiệp hội các quốc gia khu vực Nam Á
(SAARC), đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách từ Ấn Độ đối
với khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ nhận thấy rằng, việc tăng cường hợp tác với các
nước ASEAN sẽ giúp Ấn Độ khôi phục và phát triển kinh tế.
Đông Nam Á là khu vực giàu có về nguyên liệu thô và năng lượng, mà Ấn
Độ rất “khát” cho sự phát triển trong tương lai của mình. Đặc biệt, chiến tranh vùng
Vịnh (1990-1991) gây nên cuộc khủng hoảng về nguồn cung dầu mỏ đối với nền
kinh tế Ấn Độ. Theo thống kê kinh tế của Bộ Tài chính Ấn Độ, chỉ trong hai năm
1990 - 1991, giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9% (tính bằng đồng rupi)[80,
tr.3]. Trước nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế, sự không ổn định
về nguồn cung và giá dầu cao buộc Ấn Độ phải tìm kiếm các nguồn cung mới và
Đông Nam Á được coi là một khu vực có nhiều tiềm năng.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Ấn Độ khiến các nhà lãnh đạo xem
xét nghiêm túc nhu cầu nhập khẩu năng lượng và việc đảm bảo an ninh năng lượng
và sự an toàn cho các tuyến đường biển trong biển Ấn Độ Dương trở thành một
trong những ưu tiên cao nhất trong chương trình an ninh của Ấn Độ. Đây là cơ sở
quan trọng cho việc xây dựng quan hệ an ninh mới với một trong những nội dung
cơ bản là tập trận chung và hoạt động chung trong tạm thời. [59]
1.1.1.3 Những yêu cầu khách quan và chủ quan
Lí do đầu tiên phải kể đến là trong quan hệ nội bộ khu vực Nam Á. Do giữa
lúc những căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan trở nên trầm trọng hơn Ấn Độ
lại đang ủng hộ phe của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đồng thời Ấn Độ vẫn
20
đang tiếp tục với chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, do đó nhu cầu
thương mại với các nước Nam Á là không nhiều.
Hơn nữa, mặc dù từ năm 1985 hầu hết các nước Nam Á đã cùng tham gia
vào Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), tuy nhiên, ngay từ khi mới ra đời,
cơ chế hợp tác này đã có nhiều hạn chế. Ấn Độ lo ngại các nước sử dụng diễn đàn
này để chỉ trích và cô lập Ấn Độ trong những vấn đề tranh chấp song phương, còn
Pakistan thì sợ thông qua tổ chức hợp tác khu vực, Ấn Độ sẽ nắm vai trò lãnh đạo,
không có lợi cho Pakistan. [9]
Chính vì vậy, một nguyên tắc trong hiến chương của SAARC là không tranh
luận những vấn đề gây bất đồng trong quan hệ song phương tại các cuộc họp của
Hiệp hội. Thêm vào đó, hầu hết các nước Nam Á là những nước đang phát triển ở
trình độ thấp, cần nhiều vốn và kỹ thuật trong khi Ấn Độ tuy là nước có trình độ
phát triển vào bậc nhất khu vực Nam Á nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, không đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn và kỹ thuật cho các nước trong tổ chức.
Do vậy, Ấn Độ bắt đầu hướng tới khu vực Đông Nam Á- người láng giềng
thân thuộc và đầy tiềm năng hơn.
Lí do thứ hai thuộc về vấn đề an ninh. Đông Nam Á là khu vực láng giềng
với Ấn Độ, song khu vực này luôn nóng bỏng, tập trung mâu thuẫn và tranh giành
ảnh hưởng, vai trò khống chế giữa các nước lớn, nhất là Mỹ, Nhật, Trung Quốc,
Liên Xô.
Từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam 1975 góp phần tạo nên những thay
đổi to lớn, cơ bản và lâu dài cho tình hình Đông Nam Á và thế giới, mở ra một thời
kỳ mới trong quan hệ quốc tế - thời kỳ sau Việt Nam. Cũng từ sau thắng lợi của ba
nước Đông Dương buộc Mỹ phải rút hết quân khỏi lục địa Đông Nam Á, giảm bớt
cam kết ở khu vực, xu hướng hòa bình, độc lập, trung lập ngày càng phát triển ở
khu vực Đông Nam Á. Từ giữa năm 1978, Trung Quốc công khai chống cách mạng
Đông Dương, câu kết với Mỹ, Đông Dương trở thành địa bàn chính của sự câu kết
này.
21
Bắt đầu từ cuối những năm 1970 trở đi, Trung Quốc đã nỗ lực đáng kể tăng
cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, thiết lập quan hệ
ngoại giao với gần như tất cả các quốc gia Đông Nam Á, nỗ lực lôi kéo các nước
ASEAN vào một mặt trận chống lại cái mà Trung Quốc gọi là « chủ nghĩa bá
quyền của Liên Xô », [53]
Theo quan điểm của Ấn Độ, những hành động Trung Quốc có khả năng cô
lập ngoại giao Ấn Độ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cho rằng, chỉ
khi Ấn Độ hạn chế được ảnh hưởng của Trung Quốc cũng như giải pháp tốt nhất để
làm giảm sự tăng lên của quan hệ chiến lược Trung - Mỹ là làm giảm sự khác biệt
giữa Việt Nam và ASEAN. Từ đây, Ấn Độ đã phối hợp với Việt Nam để giải quyết
vấn đề Campuchia và Ấn Độ trở thành cầu nối giữa Việt Nam và ASEAN. [52]Vì
thế hơn lúc nào hết, Ấn Độ tính đến giải pháp tăng cường hơn nữa quan hệ với
Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng để bảo đảm duy trì lợi ích của mình
tại khu vực.
Chính sách của Ấn Độ với ASEAN bao gồm chính sách chung cho toàn khu
vực, đồng thời cũng có chính sách riêng và biện pháp cụ thể đối với từng nước. Đó
là :
- Ủng hộ hoạt động của Liên Hiệp Quốc, các nước trong khu vực nhằm
biến Đông Nam Á thành khu vực độc lập, hòa bình, trung lập, hữu nghị
và hợp tác.
- Chủ trương giải quyết mọi vấn đề trong khu vực thông qua thương lượng
hòa bình, không có sự can thiệp bên ngoài.
- Cam kết với Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng các
nước Không liên kết tại New Delhi (2 - 1981) về việc làm giảm căng
thẳng ở khu vực là cần thiết.
- Tăng cường quan hệ buôn bán, hơp tác với tất cả các nước ASEAN,
nhưng cũng yêu cầu các nước nới lỏng thuế cước, kiểm soát nhập khẩu
của Ấn Độ vào các nước ASEAN.
22
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng những động thái của Ấn Độ không phải
là một chiều. Vào cuối những năm 1980, quan hệ giữa Ấn Độ với các nước ASEAN
có những bước tiến triển mới khi bản thân các nước ASEAN cũng gặp nhiều khó
khăn. Khi khu vực ASEAN nổi lên về mặt kinh tế vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ
XX, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh đã ngăn cản các mối quan hệ của Ấn Độ
với các thành viên ASEAN. Sự nghi kỵ lẫn nhau khiến cho ASEAN và Ấn Độ càng
thêm xa cách. Vào cuối thập niên 80, khả năng ngày càng gia tăng lực lượng hải
quân Ấn Độ đã khiến cho một số nước ASEAN lo ngại, đặc biệt là Indonesia,
Malaysia và Thái Lan. Việc Ấn Độ can thiệp vào Sri Lanka và Maldives cũng khiến
một số nước ASEAN lo sợ.
Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, việc Liên Xô cũ tan rã cộng với tình trạng bế
tắc tạm thời của nỗ lực mở rộng lực lượng hải quân Ấn Độ, đã giúp tạo ra một môi
trường dễ tiếp nhận chính sách hướng Đông hơn của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam
Á. Mặt khác, từ những năm 90 trở đi, các nước ASEAN cũng chủ trương mở rộng
quan hệ với các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Ấn Độ.
Về mặt an ninh, việc Mỹ và Nga rút quân sự khỏi Đông Nam Á đã tạo nên
“khoảng trống quyền lực” ở khu vực. Trung Quốc và Nhật Bản nuôi tham vọng lấp
chỗ trống này đã thúc đẩy ASEAN tiến tới các cơ chế hợp tác về an ninh. ASEAN
cho rằng Ấn Độ là một quốc gia hòa bình và có một đóng góp tích cực trong các
chiến lược của Đông Nam Á và càng ngày càng đảm nhiệm một vai trò lớn hơn
trong khu vực.
Theo sau sự gia tăng giá dầu mỏ lần thứ hai bắt đầu từ năm 1979, nền kinh tế
thế giới có những bước thụt lùi nghiêm trọng. Sau hai thập kỷ tăng trưởng nhanh,
các nước ASEAN phải đối mặt với mức tăng trưởng thấp. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu
thụ giảm sút, các mặt hàng chủ chốt phải hạ giá cộng với những hạn chế nghiêm
khắc về hạn ngạch, đặc biệt là chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây…Những điều này
buộc các nước ASEAN phải tìm kiếm một thị trường mới. Trong khi đó, chính
quyền mới của Ấn Độ do Rajiv Gandhi đứng đầu đã có những cải cách về kinh tế.
23
Chính phủ Ấn Độ tiến hành tự do hóa và giảm mức điều tiết của chính phủ đối với
nền kinh tế. Điều này đã thu hút được sự chú ý của các nước ASEAN.
Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc Ấn Độ phải đối mặt với những khó
khăn mới trong quan hệ quốc tế cũng như tình hình trong nước. Ấn Độ đã hướng tới
Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung với
những tham vọng mới. Trong khi đó, với những khó khăn trong nước, sự giảm sút
của nền kinh tế thế giới và đặc biệt là sự kết thúc của sự đối đầu về tư tưởng trong
Chiến tranh lạnh, Đông Nam Á đã hướng tới Ấn Độ như một thị trường đầy tiềm
năng cả về thị trường xuất khẩu cũng như tìm kiếm nguồn đầu tư từ Ấn Độ. Sự
trùng hợp về lợi ích giữa Ấn Độ và Đông Nam Á đã làm cho quan hệ hai bên thắt
chặt, gần gũi hơn. [53]
1.1.2 Thành tựu trong quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến
1991
Quan hệ chính trị của Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 vừa là sự tiếp
nối của mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, vừa là những hoạt động không mệt mỏi
của Ấn Độ trong việc hàn gắn mâu thuẫn các nước Đông Nam Á vì mục đích hòa
bình, thịnh vượng của khu vực.
1.1.2.1 Ấn Độ duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống với các
nước ASEAN
Ngay sau khi giành được độc lập, dưới thời Thủ tướng J.Nehru, Ấn Độ đã
cố gắng khôi phục lại các mối quan hệ với thế giới nói chung đặc biệt là với các
quốc gia Đông Nam Á nói riêng. Biểu hiện cụ thể nhất cho sự nối lại quan hệ này là
Hội nghị châu Á tổ chức tại New Delhi (1947) và Hội nghị châu Phi tại Bandung
(1955). Cả hai Hội nghị trên đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc nối lại quan hệ
Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Ấn Độ đã cố gắng vượt lên những khó khăn, tạo
lập một mối quan hệ đối thoại hợp tác với ASEAN. Ấn Độ tiếp tục duy trì mối quan
hệ truyền thống với các nước khu vực Đông Nam Á được thể hiện thông qua các
chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau để trao đổi quan điểm về các vấn đề thế giới và khu
vực nhằm phát triển hơn nữa sự hiểu biết, gần gũi và hợp tác với các nước Đông
24
Nam Á. Đồng thời, thông qua các chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ đã ký kết một số
hiệp định song phương trên nhiều lĩnh vực với các nước Đông Nam Á để tăng
cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật với các nước trong khu vực.
Tháng 1 - 1949, Hội nghị đặc biệt về Indonesia đã được tổ chức có sự tham
dự của 15 quốc gia, bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của Sukarno được Mỹ
ủng hộ chống lại ách cai trị của thực dân Hà Lan. Sau khi Indonesia giành độc lập,
Ấn Độ đã giúp đỡ Indonesia đào tạo các lực lượng quân sự và Indonesia cũng là
quốc gia duy nhất ở bên ngoài Khối thịnh vượng chung mà Hải quân Ấn Độ đã tổ
chức tập trận chung. Ấn Độ cũng đã kí kết điều ước hữu nghị quốc tế với Indonesia,
Myanmar và Philippines. [58, tr.192]
Ấn Độ cũng hỗ trợ các phong trào độc lập ở Malaysia, Brunei và các nước
khác. Những nỗ lực này giúp tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ với một số
các nước Đông Nam Á cả trong khuôn khổ song phương và trong các diễn đàn đa
phương.
Vào đầu những năm năm mươi, Ấn Độ là Chủ tịch của Ủy ban kiểm soát quốc tế
(ICC) tại Đông Dương. Trong vai trò này, quan hệ Ấn Độ với Việt Nam,
Campuchia và Lào đã được thắt chặt hơn.
Ấn Độ tích cực ủng hộ xu hướng hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở
khu vực Đông Nam Á. Một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác, không có
sự can thiệp của nước ngoài cũng có lợi nhất định cho Ấn Độ.
Trong chuyến thăm ASEAN 5 - 1976, Thứ trưởng ngoại giao Ấn Độ, ông
P.Das, đã phát biểu:“Việc khu vực này đứng ngoài các cuộc tranh chấp của các
cường quốc và phát triển trên thực tế thành một khu vực hòa bình, tự do và trung
lập dựa trên sự hợp tác giữa các nước trong khu vực là rất quan trọng”. [70]
Tuy nhiên, những cố gắng đó của Ấn Độ không thật sự hiệu quả do sự tác
động của Chiến tranh lạnh, sự căng thẳng giữa Ấn Độ với Trung Quốc và chiến
tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1978 - 1979), Việt Nam - Campuchia, đã
có những ảnh hưởng không tốt cho quan hệ các nước, đặc biệt khi Ấn Độ ký kết
Hiệp ước Hòa bình và Hợp tác hữu nghị với Liên Xô (1971) đã làm cho các nước
25
ASEAN nghi ngờ Ấn Độ, cũng kể từ đó mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN bắt
đầu suy thoái dần.
Nếu nói quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN trong lịch sử đầy những thăng trầm
quả thực không sai. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN thật sự căng thẳng, rạn nứt trong
những năm 1980, dưới ảnh hưởng của Liên Xô, Ấn Độ công nhận Cộng hòa Nhân
dân Campuchia và trong thập kỷ 80, Ấn Độ thiết lập quan hệ chặt chẽ với Việt Nam
về chính trị và quân sự. Điều này làm mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN xấu đi.
Do đó có thể nói, dưới tác động của Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn Độ - ASEAN xấu
đi bởi những định kiến của ASEAN đối với Ấn Độ trước và sau khi Việt Nam ủng
hộ chính phủ của Heng Samrin (Campuchia).
Không những thế, trong Chiến tranh lạnh Đông Nam Á lo lắng trước sự nổi
lên của lực lượng quân sự Ấn Độ trong và ngoài khu vực Nam Á.
Từ những năm 1970, các nước Đông Nam Á đã bắt đầu chú ý tới sự phát
triển của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Đáng lo ngại nhất đối với các nước
ASEAN là Ấn Độ ngày càng ra sức xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh dần để
đảm bảo lợi ích của mình trong khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ đã có tàu ngầm, tàu
sân bay, vũ khí hạt nhân do Liên Xô hỗ trợ. Indonesia thậm chí còn cáo buộc Ấn Độ
để cho Liên Xô sử dụng các căn cứ hải quân của mình. Do vậy, các nước Đông
Nam Á chịu sự bảo hộ của Mỹ bắt đầu lo lắng, dao động về sự mất cân bằng trong
khu vực khi Mỹ có những động thái rút dần ảnh hưởng của mình tại đây như giảm
sự bảo hộ về quân sự, thu hồi các căn cứ ở Philippines.
Các chuyến thăm các cấp giữa Ấn Độ và các nước khu vực ASEAN được
xem như một giải pháp để hàn gắn tốt hơn mối quan hệ đã băng giá từ trước, đặc
biệt là để hiểu quan điểm của nhau về vấn đề Campuchia. Bằng sự nỗ lực đầy thiện
chí của Ấn Độ trong việc nối lại quan hệ với các nước Đông Nam Á, cuối cùng, một
xu hướng hợp tác đã xuất hiện và chỉ ra rằng không chỉ Ấn Độ mà các quốc gia
ASEAN cũng quan tâm trong việc nối lại quan hệ tốt đẹp hai bên với việc lập lại
quan hệ đối thoại.
26
Tháng 8 - 1977, Hội nghị quan chức cấp cao Ấn Độ và Đông Nam Á được tổ
chức tại New Delhi. Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng việc phát triển quan hệ
hữu nghị và hợp tác với tất cả các quốc gia Đông Nam Á, sự ổn định của khu vực
cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á
có tầm quan trọng sống còn đối với Ấn Độ. Ấn Độ mong muốn giải quyết các vấn
đề chung của khu vực không có ảnh hưởng, áp lực từ bên ngoài và mục đích chung
là hướng tới việc đáp ứng nguyện vọng của người dân cho một cuộc sống tốt đẹp
hơn bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hợp tác quốc gia và khu vực.
Ấn Độ hoan nghênh sự phát triển của ASEAN là biểu hiện tốt cho sự hợp
tác hiệu quả giữa các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, Ấn
Độ bày tỏ sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ trong phạm vi có thể với các nước Đông Nam Á
để góp phần hướng tới sự phát triển tốt đẹp của các quốc gia Đông Nam Á. Trái
ngược với bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào trong khu vực, Ấn Độ nhắc
lại thiện chí của mình mong muốn Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và
trung lập. Ấn Độ hy vọng rằng hợp tác tiểu vùng sẽ phát triển thành ý thức khu vực
để loại bỏ sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài, xây dựng ASEAN vững mạnh,
đoàn kết.
Tháng 5 - 1979, Đặc phái viên của Thủ tướng Morarji Desai, thành viên
Quốc hội và cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, Shri Dinesh Singh, đã tới thăm
Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Qua các
cuộc tiếp xúc với nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu các bộ của các nước gồm :
Thủ tướng Singapore Lee Kuan Yew và Bộ trưởng Ngoại giao Ông S. Rajaratnam,
Thủ tướng Malaysia Datuk Hussein Onn, Bộ trưởng Tun Sri Gazali Shafie và
Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Dato Amar Haji Taib Mahmud, Phó Tổng thống
Indonesia Adam Malik, Bộ trưởng Ngoại giao Mochter Kusumaatmadja và Bộ
trưởng Thông tin Moertopo, Tổng thống Philippines Marcos và Bộ trưởng Ngoại
giao Carlos P.Romulo; Thủ tướng Chính phủ Thái Lan Kriangsak Chomann, Bộ
trưởng Ngoại giao Upadit Pachariyang-Kun,Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phạm
Văn Đồng và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Thủ tướng Lào, ông
27
Kaysone Phomvihane và Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Khampay Boupha đại diện
của Ấn Độ đã trao đổi với các nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á về quan hệ song
phương cũng như về tình hình quốc tế, đặc biệt là phát triển hơn nữa quan hệ hợp
tác kinh tế Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. [72, tr.11]
Bên cạnh đó, trong chính sách đối ngoại của mình, Ấn Độ không chỉ chú
trọng chính sách chung cho toàn khu vực mà còn có chính sách riêng và biện pháp
cụ thể với từng nước ASEAN để tìm mọi cách gạt bỏ những bất đồng trong vấn đề
Campuchia, biểu trưng cho nguyên tắc hòa bình, hữu nghị của Ấn Độ với tất cả các
nước trong khu vực, mở đường cho các quan hệ khác phát triển.
Ấn Độ coi ASEAN là một thực thể liên minh giữa các nước trong khu vực
Đông Nam Á nhưng tổ chức này không có đường lối độc lập vì bị Mỹ và Trung
Quốc khống chế. Trong các nước ASEAN, Indonesia là nước có đường lối độc lập
rõ hơn và có tham vọng đứng đầu khu vực đã đưa ra nhiều học thuyết và khái niệm
về trật tự khu vực (như Regional resilence, Zopfan) nhằm hạn chế đến mức tối thiểu
ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á. Indonesia cũng thấy được vai
trò của Việt Nam và muốn hợp tác với Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ Trung
Quốc. Quan điểm của Indonesia được Malaysia và Philippines ủng hộ và gần với
quan điểm của Ấn Độ. Còn thái độ của Thái Lan và Singapore có phần cực đoan.
Xuất phát từ đánh giá đó, chính sách của Ấn Độ đối với từng nước ASEAN là :
tranh thủ Indonesia, Malaysia để hạn chế bớt thái độ tiêu cực của Thái Lan và
Singapore, chống lại âm mưu của Trung Quốc gây căng thẳng triền miên ở khu vực,
phá hoại hòa bình, an ninh khu vực. Đối với Thái Lan và Singapore, Ấn Độ tránh để
xảy ra va chạm vì Ấn Độ đang cần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế.
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN căng thẳng từ sau khi Ấn Độ công nhận Cộng hòa
nhân dân Campuchia, không đồng tình với ASEAN gây sức ép chống Việt Nam
trong vấn đề này. Các nước ASEAN phản ứng dữ dội, nhiều lần gây sức ép buộc Ấn
Độ phải thay đổi lập trường đối với vấn đề Campuchia. Song, Ấn Độ vẫn giữ vững
lập trường của mình, đồng thời tranh thủ sự gần gũi về quan điểm giữa Ấn Độ với
Indonesia và Malaysia để hạn chế bớt sự phản ứng của ASEAN chống Ấn Độ.
28
Chuyến thăm các nước Đông Nam Á của Thủ tướng I.Gandhi (9 - 1981) là
để thuyết phục các nước này thông cảm với quan điểm của Ấn Độ về Đông Nam Á
và Campuchia, bình thường hóa quan hệ với ASEAN, tăng cường quan hệ kinh tế
song phương. Bà I.Gandhi phát biểu:
“Trong khi vẫn còn có những bất đồng về vấn đề Đông Dương, chúng ta
hãy tìm kiếm cái mà chúng ta có thể nhất trí, và tôi cho rằng chúng ta hãy tìm kiếm
trong lĩnh vực hợp tác và cố mở rộng lĩnh vực hợp tác đó”[48]
Sau chuyến thăm này của Thủ tướng I.Gandhi, quan hệ Ấn Độ - ASEAN dần
được khai thông, hình ảnh Ấn Độ được cải thiện hơn trong nhìn nhận của các nước
ASEAN.
Trong năm 1982, một số lượng chưa từng có các chuyến thăm giữa Ấn Độ và
Indonesia, đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hội chợ Triển lãm Thương mại Ấn Độ
(5 - 1982), Thủ tướng Ấn Độ, I.Gandhi (9 - 1982), chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ
Thương mại Ấn Độ (11 - 1982) và của nguyên thủ Ấn Độ (12 - 1982). Nội dung
chính được thảo luận trong những chuyến thăm này nhấn mạnh mong muốn phát
triển hơn nữa mối quan hệ gần gũi và thân thiện giữa hai nước.
Đáp lại thiện tình của Chính phủ Ấn Độ, Indonesia cũng đã cử các đoàn quan
chức cấp cao sang thăm Ấn Độ, đó là: tháng 1 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Indonesia, ông Kusumaatmadja đã tổ chức các cuộc thảo luận về Hội nghị Bandung
ở New Delhi và mang thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ về cho Tổng
thống Soeharto trong vấn đề Campuchia cũng như quan điểm của Ấn Độ về một
Đông Nam Á hòa bình, độc lập và hợp tác hữu nghị. Tháng 4 - 1985, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Indonesia, Mochtar Kusumaatmadja đã đến Ấn Độ để tham gia điều
phối Hội nghị Không liên kết.
Riêng Thái Lan mặc dù ban đầu quan điểm hơi cực đoan trong đánh giá tình
hình chính trị của khu vực và về Ấn Độ, nhưng lúc này cũng đã đánh giá đúng vai
trò của Ấn Độ trong vấn đề Campuchia và an ninh khu vực. Tháng 1 - 1985, Phó
Thủ tướng Thái Lan, ông Bhitchai Rattakul thăm New Delhi. Ngay sau đó, tháng 3 -
29
1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, Marshal Savetsilla viếng thăm Ấn Độ.
Trong không khí thân mật và gần gũi hai bên đã trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề
trong quan hệ song phương, khu vực và quốc tế đang diễn ra mà cả hai cùng quan
tâm. Từ đó, một quy ước tránh đánh thuế hai lần đã được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ
Tài chính hai nước.[76]
Tháng 8 - 1985, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ, ông Shri
AP Venkateshwaran đã đến thăm Indonesia, Malaysia và Singapore để thảo luận
với các nhà lãnh đạo các nước này về các vấn đề liên quan đến nội dung của Hội
nghị Cấp cao Không liên kết sắp diễn ra. Trong các cuộc thảo luận với các quan
chức Bộ Ngoại giao, các chủ đề song phương và khu vực được đưa ra thảo luận và
cuối cùng các bên nhất trí rằng Campuchia không nên đi vào con đường cải thiện
quan hệ song phương vì vấn đề Campuchia đã không còn là vấn đề tranh chấp song
phương nữa mà liên quan đến khu vực và quốc tế.
Tháng 11 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia, Tengku Ahmad
Rithauddeen viếng thăm Ấn Độ. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức giữa Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia và Bộ trưởng Bộ ngoại Ấn Độ trên một phạm vi
rộng của các vấn đề bao gồm các khía cạnh quan hệ song phương và các vấn đề
quốc tế và khu vực.
Ngày 16 - 11 - 1985, Tổng thống Indonesia, Soeharto đã đến thăm Ấn Độ.
Chuyến thăm này đã mở ra cơ hội cho các cuộc hội đàm giữa chính phủ hai nước,
qua đó những hiểu lầm về quan điểm khu vực và thế giới của hai nước được gỡ bỏ
dần, quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Indonesia tiếp tục được cải thiện và phát
triển.
Ngày 1 - 1 - 1984, Brunei trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN và cũng
là hội viên của Liên Hợp Quốc. Ấn Độ tuyên bố hoan nghênh nền độc lập của
Brunei và Thủ tướng Ấn Độ đã gửi điện thư chúc mừng Quốc vương Brunei về sự
kiện quan trọng này. Cũng trong năm này, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình,
SMT. Mohsina Kidwai dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm mừng Ngày
Độc lập của Brunei.[75]
30
Ấn Độ còn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác của Đông Nam Á,
nhất là với các nước Đông Dương.
Tháng 12 - 1985, nhân kỷ niệm kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Shri KR
Narayanan đã có chuyến thăm Viêng Chăn. Điều đáng nói là Ấn Độ là quốc gia duy
nhất bên ngoài khối xã hội chủ nghĩa được mời tham dự buổi lễ. Trong bài phát
biểu của mình, ông Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Lào, đánh
giá cao sự hợp tác toàn diện của Ấn Độ với Lào và những hoạt động của Ấn Độ
trong Phong trào Không liên kết.[75]
Năm 1985, Thủ tướng I.Gandhi sang thăm Việt Nam trong sự đón tiếp nồng
hậu của tình đoàn kết giữa Chính phủ và nhân dân hai nước từ lâu. Chuyến thăm
của Thủ tướng Ấn Độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ thắt chặt quan hệ
hữu nghị hai nước mà còn là cầu nối Việt Nam với các nước ASEAN.
Những nỗ lực của Ấn Độ trong việc hàn gắn, phát triển mối quan hệ truyền
thống với các nước khu vực Đông Nam Á thông qua các chuyến thăm các cấp với tổ
chức ASEAN và từng nước thành viên được xem là sự liên hệ trực tiếp để thúc đẩy
các mục đích chính trị và kinh tế hiệu quả.
1.1.2.2 Ấn Độ trong việc gắn kết ASEAN với các nước Đông Dương
Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 có thể nói là nốt trầm trong
quan hệ chính trị. Bởi lẽ, đây là giai đoạn bất ổn, căng thẳng trong khu vực Đông
Nam Á : sự đối đầu của hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương, nhất là sự kiện
Campuchia (1979) chi phối đời sống chính trị khu vực.
Từ sau thắng lợi của ba nước Đông Dương (1975), Đông Nam Á là khu vực
xảy ra tranh chấp thường xuyên và quyết liệt của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Liên Xô, nhất là Mỹ và Trung Quốc đã hình thành liên minh chặt chẽ
với nhau để phá hoại hòa bình của khu vực từ bên trong trong việc khoét sâu mâu
thuẫn các nước có chế độ xã hội khác nhau. Quan điểm của Ấn Độ là muốn có hòa
bình, ổn định thì điều kiện trước tiên cần phải có là các nước có chế độ xã hội khác
31
nhau trong khu vực cần tồn tại hòa bình, giải quyết các tranh chấp bằng thương
lượng hòa bình. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng ở Đông Nam Á, vì các thế lực
đế quốc và phản động luôn luôn tìm cách lôi kéo các nước ASEAN đối đầu với
Đông Dương. Ấn Độ ủng hộ xu hướng đối thoại giữa hai nhóm nước để tạo ra hòa
bình, ổn định ở Đông Nam Á và Ấn Độ muốn đóng vai trò hòa giải để thúc đẩy xu
hướng này, qua đó nâng cao uy tín của Ấn Độ ở khu vực, trong phong trào Không
liên kết, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư và phát triển thương mại với các nước Đông
Nam Á. Muốn vậy, Ấn Độ đã tăng cường quan hệ tốt đẹp với Việt Nam và Đông
Dương, chỉ khi Đông Dương lớn mạnh, đoàn kết chặt chẽ với nhau là nhân tố đảm
bảo hòa bình, ổn định ở khu vực. Thực tế là trong thời gian này, quan hệ chính trị
Ấn Độ - Việt Nam phát triển hơn bao giờ hết, hai nước có nhiều điểm tương đồng
trong quan điểm giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Ấn Độ đẩy mạnh quan
hệ với Việt Nam và Indonesia để tạo ra một thế cân bằng vững chắc trong khu vực
làm đối trọng với các thế lực phản động ở khu vực và tạo ra nhân tố thúc đẩy xu thế
đối thoại. Theo quan điểm của Ấn Độ khi nhìn nhận và tìm cách giải quyết mâu
thuẫn giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á cần chú trọng quan hệ Indonesia - nước
đứng đầu nhóm không cộng sản và Việt Nam - nước đứng đầu nhóm nước cộng
sản.
Trong các nước ASEAN, Ấn Độ đặc biệt chú trọng quan hệ với Indonesia vì
Indonesia là nước lớn trong khu vực, có lợi ích giống Ấn Độ trong việc biến Đông
Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do và trung lập, cùng có lợi ích trong việc tranh
thủ Việt Nam chống nguy cơ Trung Quốc. Do đó, Indonesia có thể đóng vai trò như
chiếc cầu nối để hòa giải mâu thuẫn giữa Ấn Độ với ASEAN, Ấn Độ cần tranh thủ
Indonesia để phân hóa nội bộ ASEAN với Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy xu hướng
độc lập, bớt phụ thuộc vào phương Tây trong các nước ASEAN.
Ấn Độ chú ý đến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thái độ của Indonesia và
phần lớn các nước ASEAN trong vấn đề Campuchia. Indonesia và Malaysia đều
công khai tuyên bố rõ Trung Quốc là nguy cơ chính, đòi gạt Polpot và muốn đứng
ra làm trung gian hòa giải vấn đề Campuchia. Ấn Độ khuyến khích Indonesia tăng
32
cường quan hệ với Việt Nam và đồng thời khuyên Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với
Indonesia nhằm thúc đẩy xu thế đối thoại, giảm tình hình căng thẳng ở khu vực.
Trong vấn đề Campuchia, Ấn Độ nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn
đề khu vực vì theo Ấn Độ vấn đề Campuchia là xung đột nội bộ khu vực nhưng
thực tế sự kiện này đã trở thành vấn đề thời sự quốc tế nên tìm ra giải pháp giải
quyết thỏa đáng vấn đề này sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian, do đó cần có một
giải pháp khôn khéo. Thực tế, vấn đề Campuchia sẽ không căng thẳng đến nỗi làm
rạn nứt quan hệ truyền thống vốn tốt đẹp của khu vực nếu không có sự can thiệp của
các nước lớn đại diện cho ý thức hệ khác nhau cùng khoét sâu vào mâu thuẫn này.
Quan tâm trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á, Ấn Độ tích
cực hỗ trợ các nước trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và tìm ra giải pháp
hòa dịu sự khác biệt của họ thông qua hợp tác đối thoại song phương để Đông Nam
Á có thể trở thành một khu vực tự do, hòa bình và trung lập. Tại Hội nghị đại sứ Ấn
Độ tháng 7 – 1977, quan điểm của Ấn Độ là: « Với tư cách là một người bạn và
người có những mong muốn tốt của cả ASEAN và Đông Dương, Ấn Độ có thể đóng
góp vai trò của mình trong việc xua tan những mới nghi ngờ kéo dài giữa họ ».[43]
Ấn Độ cho rằng chính sự phát triển của Đông Nam Á sẽ cho phép các nước
tìm ra các giải pháp mà khu vực đang đối mặt. Trong Tuyên bố chính trị của Ấn Độ
tại Hội nghị lần thứ VII (1983) phong trào Không liên kết, Ấn Độ cho rằng một giải
pháp chính trị hòa bình là phù hợp nhất cho việc giải quyết mọi bất hòa ở Đông
Nam Á. Đặc biệt, Ấn Độ tin rằng sự tham gia đối thoại của tất cả các nước trong
khu vực sẽ tìm ra được tiếng nói chung cho vấn đề Campuchia, từ đó thiết lập nền
hòa bình ổn định bền vững trong khu vực, cũng như loại bỏ sự can thiệp và các mối
đe dọa của các cường quốc bên ngoài.
Bên cạnh việc kêu gọi các bên liên quan cần thương lượng và nhìn nhận vấn
đề một cách khách quan, đúng đắn, tránh lún sâu vào âm mưu của các thế lực phản
động, bản thân Ấn Độ ngay từ đầu đã công nhận Chính phủ Cộng hòa nhân
33
Campuchia và tại các hội nghị, diễn đàn khu vực và thế giới Ấn Độ tích cực bảo vệ
quan điểm của mình và lên án sự cấu kết của các nước lớn hòng phá hoại nền hòa
bình của khu vực Đông Nam Á.
Khác với quan điểm của các nước ASEAN cho rằng sự có mặt của quân đội
Việt Nam ở Campuchia là nguyên nhân chính gây ra tình hình căng thẳng và không
ổn định ở Đông Nam Á, đe dọa an ninh của Thái Lan, Ấn Độ cho rằng tình hình đó
là do âm mưu và hành động của Trung Quốc cấu kết với Mỹ tiến hành chiến tranh
xâm lược các nước Đông Dương và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
ASEAN. Việc Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ Polpot, tay
sai của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích của hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.
Chống lại xu thế đối đầu và ủng hộ xu thế đối thoại ở Đông Nam Á, Ấn Độ đã nhất
trí với các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng về việc tăng cường
những cố gắng để thúc đẩy xu thế đối thoại phát triển. Trong chuyến thăm các nước
Đông Nam Á (1981) và dự Hội nghị khối liên hiệp Anh, Thủ tướng I.Gandhi đã
phát biểu: « Nếu không có sự can thiệp của quân đội Thái Lan vào thì Việt Nam đã
không phải duy trì sự có mặt quân sự của họ ở Campuchia ». [48]
Và bà kêu gọi: « các nước ASEAN nên đi đến một giải pháp thông qua
thương lượng vì lợi ích chung, hòa giải với Việt Nam, Lào, Campuchia thì ASEAN
mới có thể có được một bầu không khí tin cậy lẫn nhau để hợp tác khu vực ». [48]
Tại Liên hiệp quốc, Ấn Độ bỏ phiếu chống lại việc duy trì chiếc ghế của
Campuchia cho các lực lượng Khơme phản động và tuyên bố chống lại mọi âm
mưu định làm đảo ngược tình hình ở Campuchia. Tại Hội nghị cấp cao Không liên
kết lần thứ VII họp tại New Delhi (1983), Ấn Độ đã phối hợp với Việt Nam làm bại
âm mưu của các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ định xóa bỏ nghị quyết đã được
đưa ra tại Hội nghị cấp cao Không liên kết lần VI (1976) để giành chiếc ghế của
Campuchia tại Liên hiệp quốc cho chính quyền phản động.
34
Lập trường tích cực và thiện chí của Ấn Độ đã có tác dụng thúc đẩy xu thế
tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nước trung gian và các nước ASEAN. Xu thế
đối đầu giảm đi và xu hướng tích cực chủ trương đối thoại giữa các nước trong khu
vực dần dần phát triển.
Đồng thời, Ấn Độ còn nỗ lực hướng tới việc tìm kiếm một giải pháp đàm
phán hòa bình ở Campuchia liên quan đến tất cả các bên. Thông qua các chuyến
thăm cấp cao, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và
khu vực Thái Bình Dương. Ngoài các vấn đề song phương và quốc tế, các vấn đề
khu vực đã được thảo luận trong các chuyến thăm, bao gồm cả vấn đề Campuchia.
Mặc dù không có giải pháp nào được tìm thấy, nhưng đã có một số tiến triển tích
cực. Các quốc gia ASEAN và các nước Đông Dương đã đưa ra đề xuất tổ chức các
cuộc đàm phán khác nhau với mong muốn chung cơ bản là tìm ra một giải pháp
thỏa đáng.
Tháng 8 - 1985, một đoàn đại biểu ASEAN bao gồm ba thành viên từ
Malaysia, Singapore và Brunei, dẫn đầu bởi Đại sứ Talala của Malaysia đã đến
thăm Ấn Độ, để giải thích quan điểm của ASEAN về vấn đề Campuchia. Đây là
chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ của một phái đoàn đại diện cho ASEAN và đại
diện cho sự nhìn nhận và hiểu biết của ASEAN về nguyên tắc của Ấn Độ trong vấn
đề này.[75]
Ngày 27 - 11 - 1985, Thủ tướng Ấn Độ tới Hà Nội để thảo luận với các nhà
lãnh đạo Việt Nam để sớm tìm ra giải pháp vấn đề Campuchia. Các nhà lãnh đạo
Việt Nam khẳng định rằng các nước Đông Dương đã chuẩn bị sẵn sàng để mở các
cuộc đàm phán với các quốc gia ASEAN để thúc đẩy việc tìm ra một giải pháp
chính trị, đồng thời Việt Nam cam kết rút quân khỏi Campuchia vào năm 1990 hoặc
thậm chí sớm hơn trong trường hợp có một giải pháp chấp nhận được tìm ra.
Trong tháng 4, 5 và 7 - 1987, các chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Ấn Độ, Shri K. Natwar Singh đến ASEAN và các quốc gia Đông Dương, tạo ra một
35
sự hiểu biết tốt hơn giữa ASEAN và các quốc gia Đông Dương, thúc đẩy một cuộc
đối thoại giữa các phe phái Campuchia. Ấn Độ đã hỗ trợ và giúp đỡ để thúc đẩy
cuộc đối thoại giữa Hoàng tử Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen của nước Cộng hòa
nhân dân Campuchia. Đây được xem là một bước đột phá trong chín năm bế tắc,
điều này đồng nghĩa với việc hé mở một hướng đi mới cho việc giải quyết vấn đề
bất ổn của khu vực.[77]
Những nỗ lực ngoại giao của Ấn Độ đã làm cho các nước trong khu vực hiểu
hơn về quan điểm, thiện chí của Ấn Độ. Do vậy, đã có sự tương tác đối thoại hai
chiều ngày càng tốt đẹp giữa các nước.
Ngày 15, 16 - 7 - 1988, cuộc họp quan chức cấp cao được tổ chức ở New
Delhi với các bên tham gia bao gồm cả Hoàng tử Sihanouk, Thủ tướng Campuchia
Hun Sen và các nhà lãnh đạo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc và ASEAN.
Sau đó, từ ngày 15 đến 17 - 8 - 1988, cuộc họp lần thứ hai tổ chức tại Harare.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NAM tại Nicosia xem xét Báo cáo của Hội nghị
quan chức cao cấp và thiết lập một ủy ban NAM tại Campuchia mà bây giờ đã mười
bốn thành viên.
Ngày 16, 17 - 11 - 1988, Thủ tướng Chính phủ Campuchia, ông Hun Sen đến
thăm và làm việc ở Ấn Độ. Ngoài việc thảo luận về quan hệ song phương, mục đích
của chuyến thăm này là tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo Ấn Độ về vấn đề
Campuchia.
Trong tháng 12 - 1988, Shri K. Natwar Singh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
thăm các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore để thảo
luận về sự tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Bộ trưởng cũng đã thông
báo cho các chính phủ về ý kiến của các nước lớn trong các chuyến thăm quan trọng
của Tổng thống Gorbachev ở Ấn Độ và tổ chức tham vấn các chuyến thăm lịch sử
của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc. [78]
Từ 5 - 1989 trở đi, hai bên Campuchia liên tiếp gặp nhau. Trong Hội nghị ở
Băng cốc (Thái Lan) về vấn đề Campuchia, hai bên đồng ý thành lập một Hội đồng
dân tộc tối cao gồm 12 thành viên chia đều cho hai bên, hai bên cũng thỏa thuận về
36
Campuchia phải do một Hội nghị quốc tế bảo đảm, một bộ máy quốc tế giám sát
việc thực hiện những thỏa hiệp.
Trên cơ sở đó, từ ngày 30 - 1 đến 1 - 8 - 1989, Hội nghị quốc tế về
Campuchia được tổ chức tại Pari với sự tham gia của 17 quốc gia, trong đó có Ấn
Độ - Chủ tịch Phong trào Không liên kết, Tổng thư ký Liên hợp quốc. Thảo luận về
một giải pháp Campuchia tiếp tục tại các diễn đàn khác nhau bao gồm các cuộc họp
khu vực và các cuộc họp của năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc (P-5). Ấn Độ đã tích cực tham gia trong cuộc thảo luận về đề nghị này và
bày tỏ quan ngại về một số vấn đề bao gồm sự cần thiết phải giải quyết để phù hợp
với tôn trọng chủ quyền Campuchia. Tầm quan trọng của những mối quan tâm đã
được công nhận. [79]
Tháng 9 - 1990, cuộc họp của quan chức cấp cao các nước P-5 để thảo luận
về vấn đề này tổ chức tại Jakarta.
Từ ngày 7 đến 11 - 10 - 1990, Thủ tướng Hun Sen đã đến thăm và làm việc
tại Ấn Độ. Các cuộc thảo luận đã tổ chức về các vấn đề song phương cũng như triển
vọng cho việc giải quyết những xung đột Campuchia. Thủ tướng Hun Sen nhấn
mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc giải
quyết vấn đề Campuchia.[80]
Ấn Độ tiếp tục đóng đến trò tích cực để đạt được một giải pháp đàm phán
hòa bình ở Campuchia thông qua sự tương tác chính thức và tham vấn thường
xuyên với các nhà lãnh đạo ở các nước có liên quan.
Tháng 11 - 1990, Ấn Độ tham gia cuộc họp dự thảo tại Jakarta để đạt được
những thỏa thuận cuối cùng.
Tiếp đó, từ ngày 6 đến 11 - 1 - 1991, Thư ký Chính phủ Ấn Độ, Shri LL
Mehrotra thăm Campuchia và Việt Nam. Các vấn đề song phương cũng đã được
thảo luận. Ấn Độ sẽ tiếp tục tích cực tham gia thảo luận tại các cuộc họp sắp tới của
Ủy ban Phối hợp tại Hội nghị Paris, dự kiến sẽ diễn ra tại Paris vào đầu năm 1991.
Ngày 23 - 10 - 1991, trong phiên họp cuối cùng của Hội nghị quốc tế Pari về
Campuchia, các bên tham gia đã ký bốn văn kiện: Hiệp định về một giải pháp toàn
37
bộ cho cuộc xung đột Campuchia, Hiệp định về chủ quyền, độc lập, toàn vẹn và bất
khả xâm phạm lãnh thổ, trung lập và thống nhất dân tộc Campuchia, Tuyên bố phục
hồi và tái thiết Campuchia, Định ước cuối cùng.[81]
Hiệp định Paris về việc lập lại hòa bình ở Campuchia là một sự kiện rất quan
trọng trong lịch sử Campuchia và của khu vực Đông Nam Á, đề ra những cơ sở
pháp lí cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài, căng thăng, phức tạp, đẫm máu ở
Campuchia, tạo điều kiện để hai nhóm nước Đông Nam Á xích lại gần nhau trong
một bối cảnh mới. Hiệp định đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho đất nước
Campuchia : Hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết trong một khu vực Đông
Nam Á hòa bình, ổn định, và phát triển. Đồng thời, sự kết thúc mỹ mãn của vấn đề
Campuchia cũng là kết quả của một chặng đường dài nỗ lực không mệt mỏi của Ấn
Độ cho nền hòa bình của khu vực Đông Nam Á. Tổ chức Joint Commission nhận
định rằng những đóng góp của Thủ tướng Ấn Độ I.Gandhi : "chiến đấu không biết
mệt mỏi cho sự nghiệp của Quốc gia Độc lập, Hòa bình, Đoàn kết và hợp tác giữa
các quốc gia, cũng như sự phát triển của Phong trào Không liên kết". [81]
Khép lại vấn đề Campuchia - vấn đề chi phối đời sống chính trị, gây ảnh
hưởng lớn đến quan hệ hợp tác của các nước Đông Nam Á trong thời gian dài, Ấn
Độ đã làm tròn vai đại sứ hòa bình cho khu vực, giúp các nước hiểu hơn về quan
điểm trước sau như một của Ấn Độ hướng tới một Đông Nam Á đoàn kết, thịnh
vượng, từ đây mở ra viễn cảnh tươi đẹp cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trên tất cả
các mặt Ấn Độ - ASEAN.
1.2 Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991
Măc dù quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 suy giảm,
điều này tác động không tốt đến quan hệ kinh tế thương mại Ấn Độ - ASEAN. Tuy
vậy, giai đoạn này quan hệ kinh tế hai bên cũng đã đạt được nhiều thành tựu khả
quan. Bởi lẽ, xét trên cục diện chung thì quan hệ Ấn Độ - ASEAN có mối liên hệ
thương mại từ lâu, là những bạn hàng thân thiết từ lâu. Hơn nữa, thời điểm này mặc
dù chịu sự chi phối từ nhiều phía song cả hai phía đều nhận thấy sự cần thiết phải
hợp tác trao đổi thương mại lẫn nhau. Do vậy, tùy từng thời điểm khác nhau có
38
những thăng trầm trong quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN, song trên hết đều phát
triển đi lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn, thương mại trở thành yếu tố quan
trọng và có ý nghĩa trong việc thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ với các nước ASEAN
gần gũi hơn.
1.2.1 Khái quát mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á
Quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Nam Á có mối quan hệ rất đặc biệt
không chỉ tương đồng, gần gũi về văn hóa mà còn là những bạn hàng thương mại
lâu đời trong lịch sử. Bề dày lịch sử quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á gắn liền
với hoạt động thương mại đường biển. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi, nền móng
vững chắc cho hoạt động kinh tế thương mại song phương trong bối cảnh lịch sử
mới.
Với vị trí chiến lược đặc biệt của mình - nằm ở ngã tư trung tâm « siêu kinh
tế thế giới », Đông Nam Á đóng vai trò là trạm trung chuyển hàng hóa từ Ấn Độ
đến Trung Quốc và ngược lại. Do vậy các hoạt động giao lưu thương mại giữa Ấn
Độ với các nước Đông Nam Á có lợi thế nhất định mà khó có được ở nơi khác.
Ngoại thương Ấn Độ từ rất sớm đã tách thành một nghề độc lập bên cạnh
nông nghiệp và thương mại nội địa. Vì thế, ngoại thương chiếm một phần lớn đầu
tư từ các lãnh chúa, các nhà quản lí và nhân viên quân đội Ấn Độ.
Do đó, thương nhân Ấn Độ với sự ủng hộ của chính quyền đã chu du khắp
các vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, khám phá những vùng đất mới.
Tuy nhiên, mục đích của họ không phải là Đông Nam Á mà là Trung Hoa, nhưng
phải tìm cách băng qua vùng biển Đông Nam Á. Con đường đi có thể qua hai tuyến
chính: hoặc là qua eo biển Malacca hay Sunda, Lombok, hoặc qua bán đảo Malay từ
Melaka, Kedad hay từ Tennasserim. Do đó, trong lịch sử thương mại của mình,
vùng đất Đông Nam Á không xa lạ gì với Ấn Độ. Các thương nhân Ấn Độ và Trung
Quốc đã làm chủ các hoạt động thương mại ở các đảo Đông Ấn " ngã tư thương
mại" trong nhiều thế kỷ và tạo ra những hoạt động sôi nổi mà nhà sử học người
Pháp Braudel gọi là "siêu kinh tế thế giới". Lúc này, Viễn Đông đã đạt được mức độ
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN

More Related Content

What's hot

Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271nataliej4
 
Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010
Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010
Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010Oil Gas Vietnam
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...PinkHandmade
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...jackjohn45
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (19)

Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền HảiĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho giáo dục THCS huyện Tiền Hải
 
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Tổ chức trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOT
Luận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOTLuận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOT
Luận văn: Năng lực công chức Tài chính – Kế toán phường, HOT
 
Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010
Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010
Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2010
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Luan van thac si kinh te (19)
Luan van thac si kinh te (19)Luan van thac si kinh te (19)
Luan van thac si kinh te (19)
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Chức Cấp Xã ...
 
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an thành...
 
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên các trƣờng cao đẳng...
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
 
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
Nghiên cứu thực trạng sinh kế của người dân miền núi tại xã xuân nội, huyện t...
 
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
 
10209
1020910209
10209
 
Luận văn: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh, HOT
Luận văn: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh, HOTLuận văn: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh, HOT
Luận văn: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo pháp luật cạnh tranh, HOT
 
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội LàoLuận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
Luận án: Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội Lào
 

Similar to Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN

Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfSỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfTieuNgocLy
 
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059nataliej4
 
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdfSự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdfNuioKila
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...sividocz
 

Similar to Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến NayKhoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
 
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nayHợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đLuận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
Luận văn: Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh, 9đ
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdfSỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
SỰ ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƢỢC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƢƠNG CỦA MỸ DƢỚI THỜI OBAMA.pdf
 
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21
Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với Asean những năm đầu thế kỷ 21
 
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
phân tích swot ngành du lịch việt nam 74059
 
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdfSự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI 6796639.pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên G...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của MỹLuận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
Luận văn: Nhật Bản trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MANG VIÊN NGỌC UYÊN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 1975 - 1991 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MANG VIÊN NGỌC UYÊN QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN GIAI ĐOẠN 1975 - 1991 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Mang Viên Ngọc Uyên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học cùng các thầy cô Khoa Lịch Sử. Đăc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ, thầy đã dành nhiều thời gian và tận tình hướng dẫn em từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần cho tôi trong suốt thời gian hoc tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn!!!
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC...................................................................................................................1 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................3 PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................4 CHƯƠNG 1: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ 1975 ĐẾN 1991 .........................12 1.1 Quan hệ chính trị.............................................................................................12 1.1.1 Những cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .......12 1.1.2 Thành tựu trong quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .23 1.2 Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .....................................37 1.2.1 Khái quát mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á............................38 1.2.2 Thành tựu trong quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991....40 Tiểu kết chương 1......................................................................................................67 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TỪ 1975 ĐẾN 1991..................................................................................................69 2.1 Những cơ sở của quan hệ chính trị Việt Nam - Ấn Độ từ 1975 đến 1991 .....70 2.1.1 Mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước. ................................70 2.1.2 Hai nước có nhiều điểm tương đồng, gần gũi. ........................................70 2.1.3 Xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa quan hệ giữa các nước ngày càng được mở rộng.............................................................................................................71 2.1.4 Tầm quan trọng của nhau trong chiến lược phát triển mỗi nước. ...........72 2.2 Quan hệ giữa hai Nhà nước, Chính phủ .........................................................74 2.3 Quan hệ giữa Đảng Cộng sản, các tổ chức xã hội Việt Nam với các đảng phái hàng đầu và các tổ chức xã hội, nhân dân Ấn Độ................................................88 2.4 Nhận xét mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị từ 1975 đến 1991................................................91 2.4.1 Quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam ......................................................92
  • 6. 2 2.4.2 Nhận xét quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 .......................................................................93 Tiểu kết chương 2....................................................................................................100 CHƯƠNG 3: QUAN HỆ ẤN DỘ - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC KINH TẾ, VĂN HÓA TỪ 1975 ĐẾN 1991......................................................................103 3.1 Quan hệ về kinh tế ........................................................................................103 3.1.1 Quan hệ thương mại - đầu tư.................................................................103 3.1.2 Sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ đối với Việt Nam. ..........................108 3.2 Quan hệ văn hoá, giáo dục............................................................................110 3.2.1 Quan hệ về văn hoá ...............................................................................110 3.2.2 Quan hệ về giáo dục ..............................................................................113 3.3 Nhận xét quan hệ kinh tế - văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991....................................................................114 3.3.1 Quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam ........................................115 3.3.2 Nhận xét quan hệ kinh tế, văn hóa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991..................................................116 Tiểu kết chương 3....................................................................................................124 KẾT LUẬN.............................................................................................................126 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................132 PHỤ LỤC................................................................................................................139
  • 7. 3 BẢNG QUI ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CHOGM Hội nghị nguyên thủ cấp cao Khối thịnh vượng chung COMECON: Hội đồng tương trợ kinh tế FICCI: Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ FIEO: Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ICC: Trung tâm Văn hóa Ấn Độ ICCR: Hội đồng quan hệ văn hóa Ấn Độ ITEC: Hợp tác kỹ thuật và kinh tế Ấn Độ NAM Phong trào Không liên kết NIIT: Công ty giáo dục máy tính toàn cầu OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ONGC: Tổng công ty dầu mỏ và khí tự nhiên UNCTAD : Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNICEF: Qũy Nhi đồng thế giới USD: Đô la Mỹ
  • 8. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đất nước Ấn Độ, nhìn dọc theo hướng Bắc - Nam, từ dãy núi Hymalaya, được ví như "lâu đài tuyết" hay "bông sen trắng vĩ đại", quốc gia nổi trội nhất của khu vực Nam Á cả về lịch sử cũng như tiềm năng kinh tế. Ấn Độ là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại. Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng sâu rộng trên phần lớn khu vực Đông Nam Á, theo nhận xét của ông G.Coedes trong cuốn "Lịch sử cổ đại các quốc gia Ấn hoá viễn Đông" thì từ đây bắt đầu sự lan toả của một nền văn hoá có tổ chức, dựa trên quan niệm Hindu về vương quyền, được xác định đặc trưng bằng sự tôn thờ Phật giáo. Ấn Độ là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, nằm đúng trên đoạn cuối của đường trung tuyến lục địa Á - Âu. Với vị trí này, Ấn Độ có thể được coi là một trục trung chuyển giữa hai lục địa nói riêng và giữa phương Đông và phương Tây nói chung. Phần mũi đất nhô ra Ấn Độ Dương trông giống như một bệ phóng hướng ra đại dương và ra 2 hướng Đông - Tây, nhưng đồng thời khi cần, nó cũng có thể là tấm lá chắn che chở cho cả vùng Nam và Trung Á. Ấn Độ là một đất nước có địa hình mở ra đại dương: ngoại trừ phần đất nằm kẹt sâu phía sau Bangladesh, thì biên giới Ấn Độ có tới gần 2/3 chiều dài tiếp giáp với biển. Ở phía Bắc Ấn Độ có một loạt dãy núi, trong đó có dãy Hymalaya cao nhất thế giới, án ngữ như một mái nhà che chắn. Với địa hình như vậy, người ta còn cho rằng cần phải xem xét Ấn Độ trong bối cảnh địa lý của một tiểu lục địa Ấn Độ độc lập, tức là một tiểu lục địa có khả năng tự cấp tự túc không phụ thuộc vào bên ngoài. Tiểu lục địa này bao gồm các nước: Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Buhtan, Pakistan. Xét về mặt địa lí địa chính trị, với phía Tây - Bắc, Bắc và Đông - Bắc được che chắn bởi các dãy núi non hiểm trở, phía Đông - Nam, Nam và Tây - Nam tiếp giáp với đại dương bao la, khu vực tiểu lục địa Ấn Độ này được người ta ví như một hòn đảo. [2, tr. 228 - 232 - 233]
  • 9. 5 Chính sự gần gũi về mặt địa lí đã tạo mối liên hệ lâu đời giữa quốc gia Nam Á này với khu vực Đông Nam Á cả về lịch sử văn hóa và thương mại, trở thành những người bạn láng giềng thân thiết, đối tác thương mại đáng tin cậy. Tuy nhiên, do những biến cố lớn của lịch sử đã đặt mối quan hệ Ấn Độ với các quốc gia khu vực Đông Nam Á trước những sóng gió, thử thách và chông gai, tạo nên những nốt trầm trong lịch sử quan hệ, tiêu biểu nhất là giai đoạn 1975 - 1991. Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 dưới tác động của Chiến tranh lạnh, đã không tìm được tiếng nói chung khi cả hai khác biệt nhau cả về xu thế chính trị và chính sách phát triển kinh tế, do vậy có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử quan hệ của cả hai phía. Tình trạng này bắt đầu có xu hướng tiến triển tốt đẹp khi Chiến tranh lạnh bắt đầu đến hồi kết đó là những năm cuối của thập kỷ 80, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây kí kết các hiệp ước nhân nhượng lẫn nhau để cùng phát triển kinh tế và xu hướng đối thoại hợp tác thay cho đối đầu trở thành xu hướng chủ đạo trong chính sách ngoại giao của các nước. Cũng từ bước ngoặc này đánh dấu một trang mới tốt đẹp trong quan hệ ngoại giao Ấn Độ - ASEAN khi cả hai đã đánh giá đúng tiềm năng vị thế của mỗi bên trong chiến lược phát triển của nhau. Điều đặc biệt, trong lịch sử quan hệ của Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á bên cạnh những ảnh hưởng xấu do yếu tố khách quan tác động, vẫn tồn tại mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, thủy chung vượt qua bao thác ghềnh để viết tiếp những trang vàng trong lịch sử quan hệ song phương, đó là tình bạn Ấn Độ - Việt Nam. Trong nền chính trị quốc tế, quan hệ song phương giữa các quốc gia được quy định bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả vị trí địa chính trị, yếu tố lịch sử, sự tương đồng về văn hóa – xã hội, những tương đồng về quan điểm chính trị - kinh tế, những tư tưởng về xây dựng đất nước và những tình huống ngẫu nhiên không thấy trước được ở khu vực, tư duy về tính thiết thực chính trị và mức độ hội nhập của các nước vào bối cảnh quốc tế chung. Hai nước Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, có những mối gắn kết và tương đồng về lịch sử và văn
  • 10. 6 hóa và là những người bạn thân thiết của nhau trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Hai nước còn có những quan điểm tương đồng về các vấn đề khu vực và quốc tế, nhất là về các vấn đề an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Ấn Độ là một nước lớn ở Châu Á, có uy tín lớn, vai trò quan trọng trong phong trào Không liên kết và trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là một vấn đề cần thiết và quan trọng nhằm phục vụ cho việc đề ra chính sách đối ngoại của chúng ta và cho sự phát triển của mối quan hệ lâu dài giữa hai nước. Nhất là việc tìm hiểu quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 là nhằm làm rõ mối quan hệ hai nước dưới sự tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị và kinh tế giáo dục. Từ đó, có cái nhìn toàn diện hơn, góp phần đánh giá đúng đắn hơn mối quan hệ hai nước Việt Nam - Ấn Độ trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử. Với mục đích đó, qua việc tìm hiểu đề tài, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu một mối quan hệ quan trọng của nước ta là quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay, lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu, đề cập đến dưới nhiều góc độ, phạm vi, đánh giá khác nhau. - Đinh Trung Kiên (1993): Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (1945 - 1975) (Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội). Nội dung luận án trình bày tương đối hệ thống mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong 30 năm (1945 - 1975). Luận án tập trung trình bày về các mối quan hệ chính trị, ngoại giao còn các quan hệ về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật mới đề cập một cách khái quát. - Đinh Trung Kiên (1995): “Ấn Độ hôm qua và hôm nay”. Nxb Chính trị quốc gia. Nội dung giới thiệu những nét khái quát về đất nước và con người Ấn Độ:
  • 11. 7 Về lịch sử, những giá trị văn hoá truyền thống, quá trình xây dựng nước cộng hoà Ấn Độ, chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam. - Vũ Dương Ninh (chủ biên) (1995): Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Nội dung chủ yếu của công trình là nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ nên quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chỉ được trình bày một cách khái quát từ khi hai nước có quan hệ đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. - Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (chủ biên) (1997): Ấn Độ xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung của công trình là giới thiệu một cách khái quát về đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Ấn Độ xưa và nay. Dù vậy, trong phần thứ tư, chương II (từ trang 303 - 348) các tác giả cũng trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ thời kỳ lịch sử cổ trung đại cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX. - Đỗ Đức Định (1999),“50 năm kinh tế Ấn Độ”, Nxb Thế giới ấn hành năm 1999 đã tổng kết 50 năm phát triển kinh tế của Ấn Độ: Cuộc cách mạng xanh, cách mạng trắng, công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng chính sách ngoại thương, đầu tư nước ngoài, công nghiệp, khoa học công nghệ và nông nghiệp, kinh tế đối ngoại… - Trần Thị Lý (chủ biên) (2002), “Sự điều chỉnh chính sách của cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000”, Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách đã trình bày một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách cải cách kinh tế và chính sách đối ngoại của cộng hoà Ấn Độ cũng như những thành tựu mà Ấn Độ đạt được sau 10 năm điều chỉnh chính sách. - Hoàng Thị Điệp (2006), “Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ 1986 – 2004”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Viện Sử học. Nội dung của luận án là khái quát những điểm tương đồng quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước năm 1986, tác giả phân tích quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ giữa thập niên 80 trên các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, hợp tác an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hoá và khoa học - kỹ thuật từ năm 1986 đến năm 2004. Từ đó, tác giả rút ra những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đồng thời nêu lên một
  • 12. 8 số kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước. - Nguyễn Thị Phương Hảo (2005 ), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 1991 - 2000”, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH & NV Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn sau khi trình bày một cách khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trước 1991 đã đi sâu vào trình bày quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật, an ninh - quốc phòng từ 1991 - 2001. Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, từ trước đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; nhưng, có thể do mục đích, nhu cầu nghiên cứu, họ chỉ đề cập đến giai đoạn này hay giai đoạn khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác của mối quan hệ mà chưa có một công trình nào nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn từ 1975 đến 1991 trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Nhưng, có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đây đã giúp chúng tôi rất nhiều về mặt tư liệu cũng như một số nhận định. 3. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: thời gian được xác định là từ 1975 đến 1991. Đây là thời gian mà ở Đông Nam Á có những biến động phức tạp, nhất là vấn đề Campuchia (1979 - 1991). - Về mặt không gian: được giới hạn chủ yếu là ở Việt Nam và Ấn Độ, bên cạnh đó chúng tôi đặt trong mối quan hệ với ASEAN để làm rõ chính sách của Ấn Độ với Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng từ 1975 đến 1991. - Về mặt nội dung: tìm hiểu mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 đặt trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ với ASEAN, tập trung quan hệ hai nước trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá - giáo dục. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ quốc tế để xem xét, đánh giá vấn đề cũng như đánh giá tư liệu; nhìn nhận các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ biện chứng. Đề tài vận dụng những quan điểm cơ bản về đối ngoại, quan điểm của Đảng và Nhà
  • 13. 9 nước Việt Nam về tình hình thế giới, về hoạch định và triển khai đường lối đối ngoại mới, đây là nguồn cung cấp căn cứ lý luận, định hướng tư tưởng và khoa học để thực hiện đề tài. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để khôi phục lại bức tranh sinh động trong quan hệ giữa Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991. Tác giả sử dụng phương pháp lôgic để lí giải những yếu tố thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam, khái quát được những vấn đề trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong sự tác động của quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp liên ngành như phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế nhằm tìm hiểu các sự kiện, các vấn đề quốc tế; phương pháp khu vực học nghiên cứu mối quan hệ giữa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á và sử dụng những kiến thức địa chính trị, địa văn hóa, địa kinh tế nhằm tìm hiểu rõ nguồn gốc của các vấn đề liên quan đến quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. 5. Nguồn tư liệu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu chính sau đây: - Văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước Việt Nam có liên quan đến quan hệ hai nước; tư liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam... Đây là nguồn tài liệu gốc. Nguồn tài liệu này phong phú, có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài. - Các công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu Việt Nam, Ấn Độ có liên quan đến đề tài được công bố trên các sách, tạp chí, báo, kỷ yếu các cuộc Hội thảo khoa học về quan hệ hai nước bằng tiếng Việt, Anh. Nguồn tài liệu này cũng khá phong phú. Nó có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cung cấp tư liệu mà còn gợi mở nhiều vấn đề để chúng tôi đi sâu nghiên cứu. - Các luận án, luận văn nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Đây là nguồn tư liệu mà chúng tôi không chỉ kế thừa một nguồn tư liệu phong phú, tin cậy
  • 14. 10 mà còn cả những nhận định khoa học. - Báo chí ở Việt Nam (Bản tin TTX, Báo Nhân dân, Quốc tế…) - Tư liệu trên internet (trang Web Bộ Ngoại giao Việt Nam). Nguồn tư liệu này cũng khá phong phú. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và tư liệu có chọn lọc thu thập được từ nhiều nguồn, công trình này có một số đóng góp chính sau đây: 1. Thông qua công trình nghiên cứu góp phần dựng lại một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể, chân thực về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991. 2. Có nhiều công trình liên quan đến đề tài nhưng chưa có công trình nào xem xét một cách toàn diện mối quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991, đặc biệt là xem xét mối quan hệ hai nước đặt trên mối quan hệ của Ấn Độ với ASEAN. Do đó công trình đưa đến một cái nhìn toàn diện mối quan hệ song phương trong mối quan hệ tổng thể khu vực. Đồng thời, công trình nghiên cứu cũng đưa ra những kết luận mới về quan hệ của Ấn Độ - Đông Nam Á giai đoạn 1975 - 1991 mặc dù chịu nhiều tác động từ tình hình thế giới và khu vực nhưng không vì thế mà hoàn toàn đóng băng, nốt trầm trong quan hệ thời kỳ này. 3. Những nhận xét, kết luận được rút ra, có thể góp phần giúp các cơ quan chức năng tham khảo trong việc đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước. Từ đó, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự hợp tác thắng lợi của đối tác chiến lược quan trọng, người bạn đặc biệt đã được thử thách qua thời gian. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc làm 3 chương: Chương 1: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 Tác giả phân tích quan hệ Ấn Độ - ASEAN trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - khoa học kỹ thuật. Tuy quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN giai đoạn này
  • 15. 11 mờ nhạt do mỗi bên lựa chọn con đường phát triển khác nhau nhất là chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh nhưng một xu thế không thể đảo ngược là truyền thống quan hệ lâu đời và xuất phát từ những yêu cầu khách quan của lịch sử, yêu cầu phát triển nội tại mỗi quốc gia mà cuối cùng xu hướng hợp tác kinh tế, văn hóa – khoa học cũng đạt được những thành tựu. Chương 2: Quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991 là sự tiếp nối mối quan hệ truyền thống tốt đẹp mà hai Nhà nước, Chính phủ và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp. Mục đích làm rõ mối quan hệ chính trị tốt đẹp hai nước đã đạt được trong thời gian này, tác giả đã đặt quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam trong bối cảnh quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN để nhìn nhận đúng đắn hơn về mối quan hệ hai nước dù chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài nhưng quan hệ hai nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Chương 3: Quan hệ kinh tế, văn hóa – giáo dục giữa Ấn Độ - Việt Nam từ 1975 đến 1991. Song song với những thành tựu về quan hệ chính trị, giai đoạn này quan hệ Ấn Độ – Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa – giáo dục. Đó là sự giúp đỡ về vật chất của Ấn Độ giúp Việt Nam khôi phục và phát triển kinh tế, quan hệ hợp tác và đầu tư bước đầu được khởi động tuy còn khá khiêm tốn. Các chương trình trao đổi hợp tác văn hóa – giáo dục giúp hai nước thêm hiểu nhau và thắt chặt tình đoàn kết. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra nhận xét những thành tựu hai nước đã đạt đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục từ 1975 đến 1991, nhất là đặt trong bối cảnh quan hệ Ấn Độ - ASEAN thời kỳ này.
  • 16. 12 CHƯƠNG 1 QUAN HỆ ẤN ĐỘ - ASEAN TỪ 1975 ĐẾN 1991 1.1 Quan hệ chính trị 1.1.1 Những cơ sở của mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 1.1.1.1 Quan hệ lâu đời Ấn Độ - Đông Nam Á Cùng với văn minh Trung Hoa, nền văn minh Ấn Độ ảnh hưởng sâu sắc đến hầu hết các quốc gia châu Á, nhất là các nước khu vực Đông Nam Á bao gồm ảnh hưởng của Phật giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo cũng như ảnh hưởng của chữ viết Ấn Độ (tiếng Pali và Sanskrit). Ấn Độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hình thành nhà nước cổ đại Đông Nam Á. Cư dân Đông Nam Á ở những vùng thung lũng và đồng bằng, do yêu cầu phải chinh phục thiên nhiên để trồng lúa nước (như làm thủy lợi), họ buộc phải liên minh với nhau. Liên minh ấy ngày càng rộng lớn hơn, chặt chẽ hơn và dần dần trở thành những tổ chức tiền quốc gia vững mạnh. Và giữa các tổ chức tiền quốc gia ấy có sự giao lưu thương mại với nhau trong khu vực cũng như mở rộng hoạt động thương mại các thương nhân ngoại quốc, với Ấn Độ là một ví dụ tiêu biểu. Lúc bấy giờ, để phục vụ cho nhu cầu của các hoàng đế Đông và Tây, của các tầng lớp giàu có, việc buôn bán những sản phẩm quý như hương liệu, châu ngọc, tơ lụa…giữa Nam Á và Châu Âu ngày càng tấp nập. Các nhà buôn Ấn Độ đã đến vùng phía đông sông Hằng, tức là Đông Nam Á mua hương liệu, gia vị, long não, xạ hương, gỗ mun…để mang đi bán ở các vùng Tiểu Á, Ba Tư, La Mã. Ngoài ra, chính sự giàu có của khu vực Đông Nam Á là điểm đến thu hút đối với thương nhân người Ấn. Trong sử thi Ramayana, họ gọi khu vực Đông Nam Á là Suvarnabhumi (đất vàng), Suvarnadvipa (đảo vàng), Narikeladvipa (Hòn đảo của dừa), Karpuradvipa (đảo long não), và Yavodvipa (đảo lúa mạch). Chính vì thế đã nảy sinh mối quan hệ giao lưu Ấn Độ - Đông Nam Á. Và cũng chính sự có mặt của cư dân Ấn Độ ở đây mà bản thân các bộ lạc, các liên minh bộ lạc Đông Nam Á có điều kiện liên kết với nhau, tạo ra một điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự ra đời của một
  • 17. 13 loạt các nhà nước sơ khai Đông Nam Á. Có thể nói, sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á có ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa Ấn Độ. Khác với Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ dễ dàng được tiếp nhận ở Đông Nam Á, quá trình Ấn Độ mở rộng văn hóa trong khu vực Đông Nam Á được thực hiện bằng biện pháp hòa bình, không phải là sự cưỡng bức hay ách đô hộ. Chính vì vậy, đối với các quốc gia Đông Nam Á, việc tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, hay nói một cách chính xác hơn, sự giao lưu văn hóa Ấn Độ - Đông Nam Á gần như là tự nhiên. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ sang khu vực Đông Nam Á được thể hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh, ảnh hưởng đó khá toàn diện và sâu sắc. Trước hết, đó là sự phổ biến của chữ viết Pali - Sanscrit ở rất nhiều quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan…Thêm nữa, hàng loạt các từ Ấn Độ cũng đã được du nhập vào ngôn ngữ các nước Đông Nam Á như vào tiếng Melayu (ngôn ngữ quốc gia của bốn nước Đông Nam Á hiện nay là Malaysia, Indonesia, Brunei, Singapore), tiếng Việt, tiếng Khmer, tiếng Thái…Trong tiếng Việt chẳng hạn, một số từ chỉ cây cối (như “mít”, “lài”) và một loạt từ thuộc về Phật giáo (“Bụt”, “Bồ đề”, “Bồ tát”, “Phù đồ”…) đều có gốc từ Ấn Độ. Về phương diện văn học, hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata được truyền sang nhiều vùng Đông Nam Á, và thậm chí ở một số nơi, chẳng hạn ở đảo Java (Indonesia), dựa theo cốt truyện gốc này, người ta đã tạo ra những biến thể khác tương tự. Sự thâm nhập của hai bộ sử thi Ấn Độ vừa nêu vào Java sâu đến mức cư dân địa phương đã không biết chúng có nguồn gốc Ấn Độ, họ vẫn quan niệm đó là của chính họ. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ được thể hiện rất rõ nét ở các đền tháp, chùa chiền được xây dựng ở khắp Đông Nam Á, mà tiêu biểu hơn cả là quần thể kiến trúc Ăngco Vat (Campuchia), hệ thống các tháp ở Campuchia, chùa Burobudur (Indonesia), Thạt Luổng (Lào). Đối với các công trình kiến trúc đồ sộ này, ảnh hưởng của quan niệm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo Ấn Độ rất đậm đà: đó là kiến trúc Hindu giáo (Ăngco Vat, tháp Champa) và kiến trúc Phật giáo (Burobudur, Thạt Luổng).
  • 18. 14 Qua những kết quả khai quật được của ngành khảo cổ cũng là một minh chứng cho thấy sự tương tác giữa Ấn Độ - Đông Nam Á. Trên cao nguyên Korat (Thái Lan), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chuỗi hạt đá, thủy tinh thuộc các thiên niên kỷ trước Công nguyên; một số đồ tạo tác, gốm các loại tìm thấy ở Madhya Pradesh, Gilmanuk Bali, Prajekan thuộc đảo Java (Indonesia) và Đông Sơn (Việt Nam). Một loại vàng lá mỏng của Ấn Độ tìm thấy ở Arikadmedu, trung tâm thương mại quan trọng Ấn Độ - La Mã. Tại Óc Eo (Việt Nam) các nhà khảo cổ đã tìm thấy các chuỗi hạt màu, con dấu với chữ viết tiếng Phạn. Nhưng ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á là việc phổ biến đạo Phật và đạo Bà la môn giáo. Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật, có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa Đông Nam Á. Một số quốc gia sau này Phật giáo trở thành quốc giáo. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở chính trị - xã hội. Nhiều nhà nước Đông Nam Á được hình thành trong thời kỳ này tuân theo mô hình chính trị - xã hội kiểu Ấn Độ, trong đó nhà nước Champa, một trong những vương quốc cổ đại ra đời sớm nhất ở Đông Nam Á là một ví dụ điển hình. Có thể nói, mô hình của Ấn Độ về tổ chức chính trị và vương quyền đã được người Champa áp dụng triệt để. Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Ấn Độ đến Đông Nam Á còn biểu hiện ở lĩnh vực thương mại. Trước hết như đã nói, thương gia Ấn Độ đến các vùng ở Đông Nam Á để mua hương liệu, gia vị…Hoạt động có tính chất thương mại này của họ đã góp phần thúc đẩy kinh tế Đông Nam Á phát triển, đồng thời từ Ấn Độ các nhà truyền đạo cũng theo các thuyền buôn để vào Đông Nam Á truyền đạo, văn hóa Ấn Độ theo đó du nhập vào Đông Nam Á. Một thực tế là không chỉ người Ấn Độ đến Đông Nam Á mà bản thân những người Đông Nam Á cũng đến Ấn Độ với mục đích thương mại và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Theo ghi chép trong sử thi Ramayana thì Java và Sumatra có thể là nơi ở của nữ thần Sita. Sử học Hàng hải đã tìm thấy bằng chứng về sự giao thương của người
  • 19. 15 Đông Nam Á cổ với toàn bộ vùng biển Ấn Độ Dương có niên đại khoảng 1000 năm TCN. Người Andhra và Orrissa đã thúc đẩy hoạt động giao lưu hàng hải với những người Đông Dương đặc biệt Mauryas và Andhras khuyến khích di dân đến quần đảo Indonesia và các vùng lân cận. Người ta tin rằng cách đây khoảng 600 năm, các vị vua Saka của Gujrat ra khơi và đã đến bờ biển phía tây đảo Java.[55,tr 2] Theo nhà sử học Sridharan, "Đây là làn sóng đầu tiên của những người dân từ bờ biển phía tây của Ấn Độ đã đến Java và đóng góp lớn trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á. Cả hai tộc người Dravidian và người Aryan đã có tiếp xúc với người dân của khu vực Đông Á. Triều đại Kalinga đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy di cư tới Đông Nam Á. Các nhà sử học tin rằng điều này đánh dấu sự khởi đầu của quá trình ảnh hưởng của "Hindu" trong khu vực. Hòn đảo Bali cho đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng đậm nét văn hóa Hindu. Rõ ràng là trước khi có sự xuất hiện của thương nhân Ả Rập ở Ấn Độ Dương, các thương nhân Ấn Độ đã chiếm độc quyền thương mại trong vùng biển Ấn Độ Dương. Thời kỳ đầu Cholas với sức mạnh hải quân của mình họ đã ngăn chặn sự can thiệp của người Ả Rập vào khu vực Đông Nam Á. Sau đó, Cholas suy yếu dần và sự suy đồi của đế quốc Sri Vijaya tạo ra một khoảng trống trong thương mại ở bên ngoài, người Ả Rập đã can thiệp và cạnh tranh có hiệu quả với người Trung Quốc. Lúc này các thương nhân Ả Rập trên những chiếc thuyền buồm chất đầy hàng hóa buôn bán tấp nập ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, điều này đã không làm suy yếu ảnh hưởng nền văn hóa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Học giả nổi tiếng Abdul Rachman người Indonesia cho rằng: “Từ Ấn Độ, các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Phật giáo đã đến Indonesia, sau đó trộn lẫn với các niềm tin bản địa để trở thành một nét đặc trưng văn hóa Indonesia. Trong thời gian dài quá trình thích ứng, hợp nhất và phát triển ở Indonesia đã tạo nên một nét văn hóa - tôn giáo riêng như đền, miếu, các lễ nghi…”[56, tr 4] Chính vì thế một học giả người Indonesia, Soedjate Djiwandono, trích lời Tổng thống Sukarno rằng:
  • 20. 16 “ Máu trong mỗi tĩnh mạch của tôi đang chảy là máu của tổ tiên Ấn Độ; văn hóa chúng tôi có được thông qua những ảnh hưởng của Ấn Độ. Hai ngàn năm trước, người dân từ quốc gia của bạn đến Jawadvipa và Suvarnadvipa trong tinh thần của tình huynh đệ. Chúng tôi học được cách tôn thờ các vị thần và văn hóa mà ngay cả ngày hôm nay phần lớn là giống hệt với của nước bạn”. [56] Tuy nhiên, trong quá trình đón nhận các yếu tố văn hóa Ấn Độ, các nước Đông Nam Á tiếp nhận một cách chủ động, chọn lọc và có sáng tạo riêng. Do vậy, mặc dù mang đậm nét dấu tích văn hóa Ấn Độ nhưng chỉ là sự tiếp nhận có chọn lọc, đồng thời trên nền tảng văn hóa Ấn Độ cư dân bản địa cũng có những sáng tạo độc đáo dựa vào những yếu tố phù hợp với đặc trưng phong tục tập quán, cư dân Đông Nam Á. Trong một công trình nghiên cứu của mình, sử gia nổi tiếng người Pháp, Fernand Braudel khi nhận định về mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á ông coi đây như "cuộc đàm phán lớn nhất của tất cả các nền kinh tế thế giới". Qua những phân tích ở trên có thể nói chính sự gần gũi, ảnh hưởng đậm nét yếu tố văn hóa Ấn Độ là một yếu tố thuận lợi để Ấn Độ phát triển quan hệ mọi mặt với khu vực Đông Nam Á. 1.1.1.2 Sự gần gũi về địa lý và sự phát triển kinh tế năng động của khu vực Đông Nam Á. Sự giao lưu tiếp xúc giữa Ấn Độ - Đông Nam Á hình thành từ rất sớm do vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi. Đông Nam Á có vị trí chiến lược trên bản đồ chính trị, quân sự và kinh tế của thế giới do nằm ở ngã tư đường nối các khu vực Đông Bắc Á, Nam Á, Châu Úc, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Ấn Độ không những có chung đường biên giới phần đất liền với Mianmar mà về khoảng cách địa lí, Ấn Độ cũng rất gần với các quốc gia Đông Nam Á khác như: nếu tính từ Coco Island, quần đảo Nicobar ở Vịnh Bengal thuộc Ấn Độ thì chỉ cách đảo Sumatra của Indonesia 163 km, cách Thái Lan là 450 km và cách Malaysia là 700 km và thực tế là ở mũi phía nam Ấn Độ có nhiều tuyến đường biển
  • 21. 17 quan trọng của Ấn Độ Dương nối liền với Đông Nam Á (Đông Á) với Tây Á và châu Âu. Hơn nữa, an ninh cũng như thương mại trên biển của Ấn Độ lại gắn trực tiếp với những eo biển nằm ở khu vực Đông Nam Á như Sunda, Lombok, đặc biệt là eo biển Malacca, nơi có lượng tàu thuyền qua lại mỗi năm gần gấp đôi lượng tàu thuyền qua kênh đào Suez và gần gấp ba lần kênh đào Panama. Các nhà phân tích Ấn Độ cho rằng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là bàn đạp của Ấn Độ để tiến vào thị trường toàn cầu, tương lai của Ấn Độ có được phồn thịnh hay không là nhờ vào khu vực quan trọng này. Mặt khác, các nhà kinh tế cho rằng, thông qua việc hợp tác với ASEAN, Ấn Độ có thể đảm bảo rằng họ sẽ không bị cô lập khi mà các thỏa thuận mậu dịch mang tính khu vực đang trở thành xu thế chung. Xu thế này sẽ bao gồm việc liên kết về mặt kinh tế với những nền kinh tế năng động tại Đông Á. Trên thực tế, nhà nước Ấn Độ hy vọng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp nước này hòa nhập vào một kinh tế lớn hơn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ xác định rõ ASEAN là mắt xích trung tâm, là khâu đột phá nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, ngoại giao với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thực tế, Ấn Độ có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ ở châu Á bởi mối quan hệ truyền thống văn hóa và kinh tế, nơi mà Ấn Độ muốn xây dựng một vị thế nhất định của mình trong tương lai của khu vực cũng đồng nghĩa với việc Ấn Độ cũng sẽ chống lại sự cạnh tranh của bất kỳ nước nào khác hay tập đoàn của họ mục đích thống trị châu Á. Từ quan điểm địa chiến lược của Ấn Độ, Châu Á rõ ràng có hai mặt trận: Thế giới Ả Rập, khu vực Vịnh Ba Tư và Trung Á ở phía Tây và Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương ở phía đông. Đông Nam Á đã luôn luôn chiếm một vị trí nổi bật trong quan điểm chiến lược phát triển của Ấn Độ độc lập, một kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc nền văn minh và thương mại lâu đời giữa Ấn Độ với các nước Đông Á. Từ những năm 1930, Thủ tướng Ấn Độ J.Nehru đã có ý tưởng hình thành "Đông Liên đoàn", trong đó Trung Quốc, Miến Điện (Myanmar), Malaya
  • 22. 18 (Malaysia), và Siam (Thái Lan) là những thành viên tiềm năng. Tháng 3 -1947, tại Hội nghị Quan hệ châu Á khai mạc tại New Delhi, Nehru một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong chiến lược tinh thần đoàn kết châu Á của Ấn Độ. Tuy nhiên, ý tưởng châu Á đoàn kết của Nehru đã bị cản trở bởi Chiến tranh lạnh và những tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa Ấn Độ với các nước láng giềng gần như Trung Quốc và Pakistan. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tập hợp lại vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (1967). Điều này đồng nghĩa với việc phạm vi hợp tác của chủ nghĩa khu vực ở Đông Nam Á hình thành và càng được mở rộng thông qua các Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS). Đối với Ấn Độ, «không có khu vực nào trên thế giới có thể bao gồm các thị trường năng động hơn các thị trường ở phương Đông ». Năm 1944, với tầm nhìn xa của mình, một lần nữa Nehru đã viết trong cuốn sách “The Discovery” cho rằng: «Thái Bình Dương có khả năng thay thế Đại Tây Dương với tư cách là một trung tâm đầu não của thế giới trong tương lai. Tuy không phải là một quốc gia ở Thái Bình Dương nhưng Ấn Độ sẽ phải có được ảnh hưởng quan trọng ở đó ». Tháng 6 - 2000, Ngoại trưởng Ấn Độ trong bài phát biểu tại Singapore cũng khẳng định: “Ở khu vực này chúng ta có thể tìm được gần như những tồn tại vốn có của các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật, ASEAN và Ấn Độ”. [37] Như vậy, Ấn Độ đã coi mình là một trong sáu lực lượng lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Là một nước lớn cả về diện tích lẫn dân số, nhưng đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ vẫn bị coi là một nước kém phát triển. Nằm tại tiểu khu vực Nam Á lạc hậu, song Ấn Độ lại gần kề với các quốc gia Đông Á vốn có sự biến chuyển mạnh mẽ về kinh tế. Những năm 1980, các nền kinh tế như Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc được mệnh danh là những con rồng châu Á. Cuối
  • 23. 19 thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX, hầu hết các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước thành viên ASEAN đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Do vậy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh và quá trình hội nhập kinh tế ở khu vực Đông Nam Á đã trở thành một lực hút quan trọng đối với Ấn Độ. Những thành công về phát triển kinh tế của các nước ASEAN cũng như những thành công của mô hình hợp tác khu vực của ASEAN trái ngược với sự trì trệ trong tiến trình hợp tác khu vực của Hiệp hội các quốc gia khu vực Nam Á (SAARC), đã thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách từ Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ nhận thấy rằng, việc tăng cường hợp tác với các nước ASEAN sẽ giúp Ấn Độ khôi phục và phát triển kinh tế. Đông Nam Á là khu vực giàu có về nguyên liệu thô và năng lượng, mà Ấn Độ rất “khát” cho sự phát triển trong tương lai của mình. Đặc biệt, chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991) gây nên cuộc khủng hoảng về nguồn cung dầu mỏ đối với nền kinh tế Ấn Độ. Theo thống kê kinh tế của Bộ Tài chính Ấn Độ, chỉ trong hai năm 1990 - 1991, giá dầu nhập khẩu của Ấn Độ đã tăng 21,9% (tính bằng đồng rupi)[80, tr.3]. Trước nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế, sự không ổn định về nguồn cung và giá dầu cao buộc Ấn Độ phải tìm kiếm các nguồn cung mới và Đông Nam Á được coi là một khu vực có nhiều tiềm năng. Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Ấn Độ khiến các nhà lãnh đạo xem xét nghiêm túc nhu cầu nhập khẩu năng lượng và việc đảm bảo an ninh năng lượng và sự an toàn cho các tuyến đường biển trong biển Ấn Độ Dương trở thành một trong những ưu tiên cao nhất trong chương trình an ninh của Ấn Độ. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng quan hệ an ninh mới với một trong những nội dung cơ bản là tập trận chung và hoạt động chung trong tạm thời. [59] 1.1.1.3 Những yêu cầu khách quan và chủ quan Lí do đầu tiên phải kể đến là trong quan hệ nội bộ khu vực Nam Á. Do giữa lúc những căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan trở nên trầm trọng hơn Ấn Độ lại đang ủng hộ phe của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đồng thời Ấn Độ vẫn
  • 24. 20 đang tiếp tục với chính sách công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, do đó nhu cầu thương mại với các nước Nam Á là không nhiều. Hơn nữa, mặc dù từ năm 1985 hầu hết các nước Nam Á đã cùng tham gia vào Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), tuy nhiên, ngay từ khi mới ra đời, cơ chế hợp tác này đã có nhiều hạn chế. Ấn Độ lo ngại các nước sử dụng diễn đàn này để chỉ trích và cô lập Ấn Độ trong những vấn đề tranh chấp song phương, còn Pakistan thì sợ thông qua tổ chức hợp tác khu vực, Ấn Độ sẽ nắm vai trò lãnh đạo, không có lợi cho Pakistan. [9] Chính vì vậy, một nguyên tắc trong hiến chương của SAARC là không tranh luận những vấn đề gây bất đồng trong quan hệ song phương tại các cuộc họp của Hiệp hội. Thêm vào đó, hầu hết các nước Nam Á là những nước đang phát triển ở trình độ thấp, cần nhiều vốn và kỹ thuật trong khi Ấn Độ tuy là nước có trình độ phát triển vào bậc nhất khu vực Nam Á nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn và kỹ thuật cho các nước trong tổ chức. Do vậy, Ấn Độ bắt đầu hướng tới khu vực Đông Nam Á- người láng giềng thân thuộc và đầy tiềm năng hơn. Lí do thứ hai thuộc về vấn đề an ninh. Đông Nam Á là khu vực láng giềng với Ấn Độ, song khu vực này luôn nóng bỏng, tập trung mâu thuẫn và tranh giành ảnh hưởng, vai trò khống chế giữa các nước lớn, nhất là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Liên Xô. Từ sau thắng lợi của nhân dân Việt Nam 1975 góp phần tạo nên những thay đổi to lớn, cơ bản và lâu dài cho tình hình Đông Nam Á và thế giới, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế - thời kỳ sau Việt Nam. Cũng từ sau thắng lợi của ba nước Đông Dương buộc Mỹ phải rút hết quân khỏi lục địa Đông Nam Á, giảm bớt cam kết ở khu vực, xu hướng hòa bình, độc lập, trung lập ngày càng phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Từ giữa năm 1978, Trung Quốc công khai chống cách mạng Đông Dương, câu kết với Mỹ, Đông Dương trở thành địa bàn chính của sự câu kết này.
  • 25. 21 Bắt đầu từ cuối những năm 1970 trở đi, Trung Quốc đã nỗ lực đáng kể tăng cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, thiết lập quan hệ ngoại giao với gần như tất cả các quốc gia Đông Nam Á, nỗ lực lôi kéo các nước ASEAN vào một mặt trận chống lại cái mà Trung Quốc gọi là « chủ nghĩa bá quyền của Liên Xô », [53] Theo quan điểm của Ấn Độ, những hành động Trung Quốc có khả năng cô lập ngoại giao Ấn Độ. Do đó, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cho rằng, chỉ khi Ấn Độ hạn chế được ảnh hưởng của Trung Quốc cũng như giải pháp tốt nhất để làm giảm sự tăng lên của quan hệ chiến lược Trung - Mỹ là làm giảm sự khác biệt giữa Việt Nam và ASEAN. Từ đây, Ấn Độ đã phối hợp với Việt Nam để giải quyết vấn đề Campuchia và Ấn Độ trở thành cầu nối giữa Việt Nam và ASEAN. [52]Vì thế hơn lúc nào hết, Ấn Độ tính đến giải pháp tăng cường hơn nữa quan hệ với Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng để bảo đảm duy trì lợi ích của mình tại khu vực. Chính sách của Ấn Độ với ASEAN bao gồm chính sách chung cho toàn khu vực, đồng thời cũng có chính sách riêng và biện pháp cụ thể đối với từng nước. Đó là : - Ủng hộ hoạt động của Liên Hiệp Quốc, các nước trong khu vực nhằm biến Đông Nam Á thành khu vực độc lập, hòa bình, trung lập, hữu nghị và hợp tác. - Chủ trương giải quyết mọi vấn đề trong khu vực thông qua thương lượng hòa bình, không có sự can thiệp bên ngoài. - Cam kết với Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước Không liên kết tại New Delhi (2 - 1981) về việc làm giảm căng thẳng ở khu vực là cần thiết. - Tăng cường quan hệ buôn bán, hơp tác với tất cả các nước ASEAN, nhưng cũng yêu cầu các nước nới lỏng thuế cước, kiểm soát nhập khẩu của Ấn Độ vào các nước ASEAN.
  • 26. 22 Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng những động thái của Ấn Độ không phải là một chiều. Vào cuối những năm 1980, quan hệ giữa Ấn Độ với các nước ASEAN có những bước tiến triển mới khi bản thân các nước ASEAN cũng gặp nhiều khó khăn. Khi khu vực ASEAN nổi lên về mặt kinh tế vào thập niên 70 và 80 của thế kỷ XX, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh đã ngăn cản các mối quan hệ của Ấn Độ với các thành viên ASEAN. Sự nghi kỵ lẫn nhau khiến cho ASEAN và Ấn Độ càng thêm xa cách. Vào cuối thập niên 80, khả năng ngày càng gia tăng lực lượng hải quân Ấn Độ đã khiến cho một số nước ASEAN lo ngại, đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Việc Ấn Độ can thiệp vào Sri Lanka và Maldives cũng khiến một số nước ASEAN lo sợ. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, việc Liên Xô cũ tan rã cộng với tình trạng bế tắc tạm thời của nỗ lực mở rộng lực lượng hải quân Ấn Độ, đã giúp tạo ra một môi trường dễ tiếp nhận chính sách hướng Đông hơn của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á. Mặt khác, từ những năm 90 trở đi, các nước ASEAN cũng chủ trương mở rộng quan hệ với các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Ấn Độ. Về mặt an ninh, việc Mỹ và Nga rút quân sự khỏi Đông Nam Á đã tạo nên “khoảng trống quyền lực” ở khu vực. Trung Quốc và Nhật Bản nuôi tham vọng lấp chỗ trống này đã thúc đẩy ASEAN tiến tới các cơ chế hợp tác về an ninh. ASEAN cho rằng Ấn Độ là một quốc gia hòa bình và có một đóng góp tích cực trong các chiến lược của Đông Nam Á và càng ngày càng đảm nhiệm một vai trò lớn hơn trong khu vực. Theo sau sự gia tăng giá dầu mỏ lần thứ hai bắt đầu từ năm 1979, nền kinh tế thế giới có những bước thụt lùi nghiêm trọng. Sau hai thập kỷ tăng trưởng nhanh, các nước ASEAN phải đối mặt với mức tăng trưởng thấp. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ giảm sút, các mặt hàng chủ chốt phải hạ giá cộng với những hạn chế nghiêm khắc về hạn ngạch, đặc biệt là chủ nghĩa bảo hộ của phương Tây…Những điều này buộc các nước ASEAN phải tìm kiếm một thị trường mới. Trong khi đó, chính quyền mới của Ấn Độ do Rajiv Gandhi đứng đầu đã có những cải cách về kinh tế.
  • 27. 23 Chính phủ Ấn Độ tiến hành tự do hóa và giảm mức điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế. Điều này đã thu hút được sự chú ý của các nước ASEAN. Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc Ấn Độ phải đối mặt với những khó khăn mới trong quan hệ quốc tế cũng như tình hình trong nước. Ấn Độ đã hướng tới Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung với những tham vọng mới. Trong khi đó, với những khó khăn trong nước, sự giảm sút của nền kinh tế thế giới và đặc biệt là sự kết thúc của sự đối đầu về tư tưởng trong Chiến tranh lạnh, Đông Nam Á đã hướng tới Ấn Độ như một thị trường đầy tiềm năng cả về thị trường xuất khẩu cũng như tìm kiếm nguồn đầu tư từ Ấn Độ. Sự trùng hợp về lợi ích giữa Ấn Độ và Đông Nam Á đã làm cho quan hệ hai bên thắt chặt, gần gũi hơn. [53] 1.1.2 Thành tựu trong quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 Quan hệ chính trị của Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 vừa là sự tiếp nối của mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, vừa là những hoạt động không mệt mỏi của Ấn Độ trong việc hàn gắn mâu thuẫn các nước Đông Nam Á vì mục đích hòa bình, thịnh vượng của khu vực. 1.1.2.1 Ấn Độ duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống với các nước ASEAN Ngay sau khi giành được độc lập, dưới thời Thủ tướng J.Nehru, Ấn Độ đã cố gắng khôi phục lại các mối quan hệ với thế giới nói chung đặc biệt là với các quốc gia Đông Nam Á nói riêng. Biểu hiện cụ thể nhất cho sự nối lại quan hệ này là Hội nghị châu Á tổ chức tại New Delhi (1947) và Hội nghị châu Phi tại Bandung (1955). Cả hai Hội nghị trên đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc nối lại quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. Ấn Độ đã cố gắng vượt lên những khó khăn, tạo lập một mối quan hệ đối thoại hợp tác với ASEAN. Ấn Độ tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống với các nước khu vực Đông Nam Á được thể hiện thông qua các chuyến thăm hữu nghị lẫn nhau để trao đổi quan điểm về các vấn đề thế giới và khu vực nhằm phát triển hơn nữa sự hiểu biết, gần gũi và hợp tác với các nước Đông
  • 28. 24 Nam Á. Đồng thời, thông qua các chuyến thăm hữu nghị Ấn Độ đã ký kết một số hiệp định song phương trên nhiều lĩnh vực với các nước Đông Nam Á để tăng cường hợp tác kinh tế và kỹ thuật với các nước trong khu vực. Tháng 1 - 1949, Hội nghị đặc biệt về Indonesia đã được tổ chức có sự tham dự của 15 quốc gia, bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của Sukarno được Mỹ ủng hộ chống lại ách cai trị của thực dân Hà Lan. Sau khi Indonesia giành độc lập, Ấn Độ đã giúp đỡ Indonesia đào tạo các lực lượng quân sự và Indonesia cũng là quốc gia duy nhất ở bên ngoài Khối thịnh vượng chung mà Hải quân Ấn Độ đã tổ chức tập trận chung. Ấn Độ cũng đã kí kết điều ước hữu nghị quốc tế với Indonesia, Myanmar và Philippines. [58, tr.192] Ấn Độ cũng hỗ trợ các phong trào độc lập ở Malaysia, Brunei và các nước khác. Những nỗ lực này giúp tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ với một số các nước Đông Nam Á cả trong khuôn khổ song phương và trong các diễn đàn đa phương. Vào đầu những năm năm mươi, Ấn Độ là Chủ tịch của Ủy ban kiểm soát quốc tế (ICC) tại Đông Dương. Trong vai trò này, quan hệ Ấn Độ với Việt Nam, Campuchia và Lào đã được thắt chặt hơn. Ấn Độ tích cực ủng hộ xu hướng hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác, không có sự can thiệp của nước ngoài cũng có lợi nhất định cho Ấn Độ. Trong chuyến thăm ASEAN 5 - 1976, Thứ trưởng ngoại giao Ấn Độ, ông P.Das, đã phát biểu:“Việc khu vực này đứng ngoài các cuộc tranh chấp của các cường quốc và phát triển trên thực tế thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập dựa trên sự hợp tác giữa các nước trong khu vực là rất quan trọng”. [70] Tuy nhiên, những cố gắng đó của Ấn Độ không thật sự hiệu quả do sự tác động của Chiến tranh lạnh, sự căng thẳng giữa Ấn Độ với Trung Quốc và chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (1978 - 1979), Việt Nam - Campuchia, đã có những ảnh hưởng không tốt cho quan hệ các nước, đặc biệt khi Ấn Độ ký kết Hiệp ước Hòa bình và Hợp tác hữu nghị với Liên Xô (1971) đã làm cho các nước
  • 29. 25 ASEAN nghi ngờ Ấn Độ, cũng kể từ đó mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN bắt đầu suy thoái dần. Nếu nói quan hệ giữa Ấn Độ - ASEAN trong lịch sử đầy những thăng trầm quả thực không sai. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN thật sự căng thẳng, rạn nứt trong những năm 1980, dưới ảnh hưởng của Liên Xô, Ấn Độ công nhận Cộng hòa Nhân dân Campuchia và trong thập kỷ 80, Ấn Độ thiết lập quan hệ chặt chẽ với Việt Nam về chính trị và quân sự. Điều này làm mối quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN xấu đi. Do đó có thể nói, dưới tác động của Chiến tranh lạnh, quan hệ Ấn Độ - ASEAN xấu đi bởi những định kiến của ASEAN đối với Ấn Độ trước và sau khi Việt Nam ủng hộ chính phủ của Heng Samrin (Campuchia). Không những thế, trong Chiến tranh lạnh Đông Nam Á lo lắng trước sự nổi lên của lực lượng quân sự Ấn Độ trong và ngoài khu vực Nam Á. Từ những năm 1970, các nước Đông Nam Á đã bắt đầu chú ý tới sự phát triển của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Đáng lo ngại nhất đối với các nước ASEAN là Ấn Độ ngày càng ra sức xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh dần để đảm bảo lợi ích của mình trong khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ đã có tàu ngầm, tàu sân bay, vũ khí hạt nhân do Liên Xô hỗ trợ. Indonesia thậm chí còn cáo buộc Ấn Độ để cho Liên Xô sử dụng các căn cứ hải quân của mình. Do vậy, các nước Đông Nam Á chịu sự bảo hộ của Mỹ bắt đầu lo lắng, dao động về sự mất cân bằng trong khu vực khi Mỹ có những động thái rút dần ảnh hưởng của mình tại đây như giảm sự bảo hộ về quân sự, thu hồi các căn cứ ở Philippines. Các chuyến thăm các cấp giữa Ấn Độ và các nước khu vực ASEAN được xem như một giải pháp để hàn gắn tốt hơn mối quan hệ đã băng giá từ trước, đặc biệt là để hiểu quan điểm của nhau về vấn đề Campuchia. Bằng sự nỗ lực đầy thiện chí của Ấn Độ trong việc nối lại quan hệ với các nước Đông Nam Á, cuối cùng, một xu hướng hợp tác đã xuất hiện và chỉ ra rằng không chỉ Ấn Độ mà các quốc gia ASEAN cũng quan tâm trong việc nối lại quan hệ tốt đẹp hai bên với việc lập lại quan hệ đối thoại.
  • 30. 26 Tháng 8 - 1977, Hội nghị quan chức cấp cao Ấn Độ và Đông Nam Á được tổ chức tại New Delhi. Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các quốc gia Đông Nam Á, sự ổn định của khu vực cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á có tầm quan trọng sống còn đối với Ấn Độ. Ấn Độ mong muốn giải quyết các vấn đề chung của khu vực không có ảnh hưởng, áp lực từ bên ngoài và mục đích chung là hướng tới việc đáp ứng nguyện vọng của người dân cho một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hợp tác quốc gia và khu vực. Ấn Độ hoan nghênh sự phát triển của ASEAN là biểu hiện tốt cho sự hợp tác hiệu quả giữa các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, Ấn Độ bày tỏ sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ trong phạm vi có thể với các nước Đông Nam Á để góp phần hướng tới sự phát triển tốt đẹp của các quốc gia Đông Nam Á. Trái ngược với bất kỳ sự hiện diện quân sự nước ngoài nào trong khu vực, Ấn Độ nhắc lại thiện chí của mình mong muốn Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Ấn Độ hy vọng rằng hợp tác tiểu vùng sẽ phát triển thành ý thức khu vực để loại bỏ sự can thiệp từ các thế lực bên ngoài, xây dựng ASEAN vững mạnh, đoàn kết. Tháng 5 - 1979, Đặc phái viên của Thủ tướng Morarji Desai, thành viên Quốc hội và cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ, Shri Dinesh Singh, đã tới thăm Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Lào. Qua các cuộc tiếp xúc với nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu các bộ của các nước gồm : Thủ tướng Singapore Lee Kuan Yew và Bộ trưởng Ngoại giao Ông S. Rajaratnam, Thủ tướng Malaysia Datuk Hussein Onn, Bộ trưởng Tun Sri Gazali Shafie và Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Dato Amar Haji Taib Mahmud, Phó Tổng thống Indonesia Adam Malik, Bộ trưởng Ngoại giao Mochter Kusumaatmadja và Bộ trưởng Thông tin Moertopo, Tổng thống Philippines Marcos và Bộ trưởng Ngoại giao Carlos P.Romulo; Thủ tướng Chính phủ Thái Lan Kriangsak Chomann, Bộ trưởng Ngoại giao Upadit Pachariyang-Kun,Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Thủ tướng Lào, ông
  • 31. 27 Kaysone Phomvihane và Quyền Bộ trưởng Ngoại giao Khampay Boupha đại diện của Ấn Độ đã trao đổi với các nhà lãnh đạo các nước Đông Nam Á về quan hệ song phương cũng như về tình hình quốc tế, đặc biệt là phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế Ấn Độ với các nước Đông Nam Á. [72, tr.11] Bên cạnh đó, trong chính sách đối ngoại của mình, Ấn Độ không chỉ chú trọng chính sách chung cho toàn khu vực mà còn có chính sách riêng và biện pháp cụ thể với từng nước ASEAN để tìm mọi cách gạt bỏ những bất đồng trong vấn đề Campuchia, biểu trưng cho nguyên tắc hòa bình, hữu nghị của Ấn Độ với tất cả các nước trong khu vực, mở đường cho các quan hệ khác phát triển. Ấn Độ coi ASEAN là một thực thể liên minh giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng tổ chức này không có đường lối độc lập vì bị Mỹ và Trung Quốc khống chế. Trong các nước ASEAN, Indonesia là nước có đường lối độc lập rõ hơn và có tham vọng đứng đầu khu vực đã đưa ra nhiều học thuyết và khái niệm về trật tự khu vực (như Regional resilence, Zopfan) nhằm hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á. Indonesia cũng thấy được vai trò của Việt Nam và muốn hợp tác với Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc. Quan điểm của Indonesia được Malaysia và Philippines ủng hộ và gần với quan điểm của Ấn Độ. Còn thái độ của Thái Lan và Singapore có phần cực đoan. Xuất phát từ đánh giá đó, chính sách của Ấn Độ đối với từng nước ASEAN là : tranh thủ Indonesia, Malaysia để hạn chế bớt thái độ tiêu cực của Thái Lan và Singapore, chống lại âm mưu của Trung Quốc gây căng thẳng triền miên ở khu vực, phá hoại hòa bình, an ninh khu vực. Đối với Thái Lan và Singapore, Ấn Độ tránh để xảy ra va chạm vì Ấn Độ đang cần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế. Quan hệ Ấn Độ - ASEAN căng thẳng từ sau khi Ấn Độ công nhận Cộng hòa nhân dân Campuchia, không đồng tình với ASEAN gây sức ép chống Việt Nam trong vấn đề này. Các nước ASEAN phản ứng dữ dội, nhiều lần gây sức ép buộc Ấn Độ phải thay đổi lập trường đối với vấn đề Campuchia. Song, Ấn Độ vẫn giữ vững lập trường của mình, đồng thời tranh thủ sự gần gũi về quan điểm giữa Ấn Độ với Indonesia và Malaysia để hạn chế bớt sự phản ứng của ASEAN chống Ấn Độ.
  • 32. 28 Chuyến thăm các nước Đông Nam Á của Thủ tướng I.Gandhi (9 - 1981) là để thuyết phục các nước này thông cảm với quan điểm của Ấn Độ về Đông Nam Á và Campuchia, bình thường hóa quan hệ với ASEAN, tăng cường quan hệ kinh tế song phương. Bà I.Gandhi phát biểu: “Trong khi vẫn còn có những bất đồng về vấn đề Đông Dương, chúng ta hãy tìm kiếm cái mà chúng ta có thể nhất trí, và tôi cho rằng chúng ta hãy tìm kiếm trong lĩnh vực hợp tác và cố mở rộng lĩnh vực hợp tác đó”[48] Sau chuyến thăm này của Thủ tướng I.Gandhi, quan hệ Ấn Độ - ASEAN dần được khai thông, hình ảnh Ấn Độ được cải thiện hơn trong nhìn nhận của các nước ASEAN. Trong năm 1982, một số lượng chưa từng có các chuyến thăm giữa Ấn Độ và Indonesia, đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hội chợ Triển lãm Thương mại Ấn Độ (5 - 1982), Thủ tướng Ấn Độ, I.Gandhi (9 - 1982), chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ (11 - 1982) và của nguyên thủ Ấn Độ (12 - 1982). Nội dung chính được thảo luận trong những chuyến thăm này nhấn mạnh mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ gần gũi và thân thiện giữa hai nước. Đáp lại thiện tình của Chính phủ Ấn Độ, Indonesia cũng đã cử các đoàn quan chức cấp cao sang thăm Ấn Độ, đó là: tháng 1 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, ông Kusumaatmadja đã tổ chức các cuộc thảo luận về Hội nghị Bandung ở New Delhi và mang thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ về cho Tổng thống Soeharto trong vấn đề Campuchia cũng như quan điểm của Ấn Độ về một Đông Nam Á hòa bình, độc lập và hợp tác hữu nghị. Tháng 4 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, Mochtar Kusumaatmadja đã đến Ấn Độ để tham gia điều phối Hội nghị Không liên kết. Riêng Thái Lan mặc dù ban đầu quan điểm hơi cực đoan trong đánh giá tình hình chính trị của khu vực và về Ấn Độ, nhưng lúc này cũng đã đánh giá đúng vai trò của Ấn Độ trong vấn đề Campuchia và an ninh khu vực. Tháng 1 - 1985, Phó Thủ tướng Thái Lan, ông Bhitchai Rattakul thăm New Delhi. Ngay sau đó, tháng 3 -
  • 33. 29 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, Marshal Savetsilla viếng thăm Ấn Độ. Trong không khí thân mật và gần gũi hai bên đã trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề trong quan hệ song phương, khu vực và quốc tế đang diễn ra mà cả hai cùng quan tâm. Từ đó, một quy ước tránh đánh thuế hai lần đã được ký kết bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính hai nước.[76] Tháng 8 - 1985, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ, ông Shri AP Venkateshwaran đã đến thăm Indonesia, Malaysia và Singapore để thảo luận với các nhà lãnh đạo các nước này về các vấn đề liên quan đến nội dung của Hội nghị Cấp cao Không liên kết sắp diễn ra. Trong các cuộc thảo luận với các quan chức Bộ Ngoại giao, các chủ đề song phương và khu vực được đưa ra thảo luận và cuối cùng các bên nhất trí rằng Campuchia không nên đi vào con đường cải thiện quan hệ song phương vì vấn đề Campuchia đã không còn là vấn đề tranh chấp song phương nữa mà liên quan đến khu vực và quốc tế. Tháng 11 - 1985, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia, Tengku Ahmad Rithauddeen viếng thăm Ấn Độ. Các cuộc đàm phán đã được tổ chức giữa Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia và Bộ trưởng Bộ ngoại Ấn Độ trên một phạm vi rộng của các vấn đề bao gồm các khía cạnh quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế và khu vực. Ngày 16 - 11 - 1985, Tổng thống Indonesia, Soeharto đã đến thăm Ấn Độ. Chuyến thăm này đã mở ra cơ hội cho các cuộc hội đàm giữa chính phủ hai nước, qua đó những hiểu lầm về quan điểm khu vực và thế giới của hai nước được gỡ bỏ dần, quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Indonesia tiếp tục được cải thiện và phát triển. Ngày 1 - 1 - 1984, Brunei trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN và cũng là hội viên của Liên Hợp Quốc. Ấn Độ tuyên bố hoan nghênh nền độc lập của Brunei và Thủ tướng Ấn Độ đã gửi điện thư chúc mừng Quốc vương Brunei về sự kiện quan trọng này. Cũng trong năm này, Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình, SMT. Mohsina Kidwai dẫn đầu phái đoàn Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm mừng Ngày Độc lập của Brunei.[75]
  • 34. 30 Ấn Độ còn giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nước khác của Đông Nam Á, nhất là với các nước Đông Dương. Tháng 12 - 1985, nhân kỷ niệm kỷ niệm 10 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Shri KR Narayanan đã có chuyến thăm Viêng Chăn. Điều đáng nói là Ấn Độ là quốc gia duy nhất bên ngoài khối xã hội chủ nghĩa được mời tham dự buổi lễ. Trong bài phát biểu của mình, ông Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Lào, đánh giá cao sự hợp tác toàn diện của Ấn Độ với Lào và những hoạt động của Ấn Độ trong Phong trào Không liên kết.[75] Năm 1985, Thủ tướng I.Gandhi sang thăm Việt Nam trong sự đón tiếp nồng hậu của tình đoàn kết giữa Chính phủ và nhân dân hai nước từ lâu. Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ thắt chặt quan hệ hữu nghị hai nước mà còn là cầu nối Việt Nam với các nước ASEAN. Những nỗ lực của Ấn Độ trong việc hàn gắn, phát triển mối quan hệ truyền thống với các nước khu vực Đông Nam Á thông qua các chuyến thăm các cấp với tổ chức ASEAN và từng nước thành viên được xem là sự liên hệ trực tiếp để thúc đẩy các mục đích chính trị và kinh tế hiệu quả. 1.1.2.2 Ấn Độ trong việc gắn kết ASEAN với các nước Đông Dương Quan hệ Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 có thể nói là nốt trầm trong quan hệ chính trị. Bởi lẽ, đây là giai đoạn bất ổn, căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á : sự đối đầu của hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương, nhất là sự kiện Campuchia (1979) chi phối đời sống chính trị khu vực. Từ sau thắng lợi của ba nước Đông Dương (1975), Đông Nam Á là khu vực xảy ra tranh chấp thường xuyên và quyết liệt của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Xô, nhất là Mỹ và Trung Quốc đã hình thành liên minh chặt chẽ với nhau để phá hoại hòa bình của khu vực từ bên trong trong việc khoét sâu mâu thuẫn các nước có chế độ xã hội khác nhau. Quan điểm của Ấn Độ là muốn có hòa bình, ổn định thì điều kiện trước tiên cần phải có là các nước có chế độ xã hội khác
  • 35. 31 nhau trong khu vực cần tồn tại hòa bình, giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng ở Đông Nam Á, vì các thế lực đế quốc và phản động luôn luôn tìm cách lôi kéo các nước ASEAN đối đầu với Đông Dương. Ấn Độ ủng hộ xu hướng đối thoại giữa hai nhóm nước để tạo ra hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á và Ấn Độ muốn đóng vai trò hòa giải để thúc đẩy xu hướng này, qua đó nâng cao uy tín của Ấn Độ ở khu vực, trong phong trào Không liên kết, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư và phát triển thương mại với các nước Đông Nam Á. Muốn vậy, Ấn Độ đã tăng cường quan hệ tốt đẹp với Việt Nam và Đông Dương, chỉ khi Đông Dương lớn mạnh, đoàn kết chặt chẽ với nhau là nhân tố đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực. Thực tế là trong thời gian này, quan hệ chính trị Ấn Độ - Việt Nam phát triển hơn bao giờ hết, hai nước có nhiều điểm tương đồng trong quan điểm giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam và Indonesia để tạo ra một thế cân bằng vững chắc trong khu vực làm đối trọng với các thế lực phản động ở khu vực và tạo ra nhân tố thúc đẩy xu thế đối thoại. Theo quan điểm của Ấn Độ khi nhìn nhận và tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhóm nước ở Đông Nam Á cần chú trọng quan hệ Indonesia - nước đứng đầu nhóm không cộng sản và Việt Nam - nước đứng đầu nhóm nước cộng sản. Trong các nước ASEAN, Ấn Độ đặc biệt chú trọng quan hệ với Indonesia vì Indonesia là nước lớn trong khu vực, có lợi ích giống Ấn Độ trong việc biến Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do và trung lập, cùng có lợi ích trong việc tranh thủ Việt Nam chống nguy cơ Trung Quốc. Do đó, Indonesia có thể đóng vai trò như chiếc cầu nối để hòa giải mâu thuẫn giữa Ấn Độ với ASEAN, Ấn Độ cần tranh thủ Indonesia để phân hóa nội bộ ASEAN với Mỹ và Trung Quốc, thúc đẩy xu hướng độc lập, bớt phụ thuộc vào phương Tây trong các nước ASEAN. Ấn Độ chú ý đến sự chuyển biến mạnh mẽ trong thái độ của Indonesia và phần lớn các nước ASEAN trong vấn đề Campuchia. Indonesia và Malaysia đều công khai tuyên bố rõ Trung Quốc là nguy cơ chính, đòi gạt Polpot và muốn đứng ra làm trung gian hòa giải vấn đề Campuchia. Ấn Độ khuyến khích Indonesia tăng
  • 36. 32 cường quan hệ với Việt Nam và đồng thời khuyên Việt Nam đẩy mạnh quan hệ với Indonesia nhằm thúc đẩy xu thế đối thoại, giảm tình hình căng thẳng ở khu vực. Trong vấn đề Campuchia, Ấn Độ nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề khu vực vì theo Ấn Độ vấn đề Campuchia là xung đột nội bộ khu vực nhưng thực tế sự kiện này đã trở thành vấn đề thời sự quốc tế nên tìm ra giải pháp giải quyết thỏa đáng vấn đề này sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian, do đó cần có một giải pháp khôn khéo. Thực tế, vấn đề Campuchia sẽ không căng thẳng đến nỗi làm rạn nứt quan hệ truyền thống vốn tốt đẹp của khu vực nếu không có sự can thiệp của các nước lớn đại diện cho ý thức hệ khác nhau cùng khoét sâu vào mâu thuẫn này. Quan tâm trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á, Ấn Độ tích cực hỗ trợ các nước trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và tìm ra giải pháp hòa dịu sự khác biệt của họ thông qua hợp tác đối thoại song phương để Đông Nam Á có thể trở thành một khu vực tự do, hòa bình và trung lập. Tại Hội nghị đại sứ Ấn Độ tháng 7 – 1977, quan điểm của Ấn Độ là: « Với tư cách là một người bạn và người có những mong muốn tốt của cả ASEAN và Đông Dương, Ấn Độ có thể đóng góp vai trò của mình trong việc xua tan những mới nghi ngờ kéo dài giữa họ ».[43] Ấn Độ cho rằng chính sự phát triển của Đông Nam Á sẽ cho phép các nước tìm ra các giải pháp mà khu vực đang đối mặt. Trong Tuyên bố chính trị của Ấn Độ tại Hội nghị lần thứ VII (1983) phong trào Không liên kết, Ấn Độ cho rằng một giải pháp chính trị hòa bình là phù hợp nhất cho việc giải quyết mọi bất hòa ở Đông Nam Á. Đặc biệt, Ấn Độ tin rằng sự tham gia đối thoại của tất cả các nước trong khu vực sẽ tìm ra được tiếng nói chung cho vấn đề Campuchia, từ đó thiết lập nền hòa bình ổn định bền vững trong khu vực, cũng như loại bỏ sự can thiệp và các mối đe dọa của các cường quốc bên ngoài. Bên cạnh việc kêu gọi các bên liên quan cần thương lượng và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đúng đắn, tránh lún sâu vào âm mưu của các thế lực phản động, bản thân Ấn Độ ngay từ đầu đã công nhận Chính phủ Cộng hòa nhân
  • 37. 33 Campuchia và tại các hội nghị, diễn đàn khu vực và thế giới Ấn Độ tích cực bảo vệ quan điểm của mình và lên án sự cấu kết của các nước lớn hòng phá hoại nền hòa bình của khu vực Đông Nam Á. Khác với quan điểm của các nước ASEAN cho rằng sự có mặt của quân đội Việt Nam ở Campuchia là nguyên nhân chính gây ra tình hình căng thẳng và không ổn định ở Đông Nam Á, đe dọa an ninh của Thái Lan, Ấn Độ cho rằng tình hình đó là do âm mưu và hành động của Trung Quốc cấu kết với Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược các nước Đông Dương và can thiệp vào công việc nội bộ của các nước ASEAN. Việc Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia tiêu diệt chế độ Polpot, tay sai của Trung Quốc là phù hợp với lợi ích của hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Chống lại xu thế đối đầu và ủng hộ xu thế đối thoại ở Đông Nam Á, Ấn Độ đã nhất trí với các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng về việc tăng cường những cố gắng để thúc đẩy xu thế đối thoại phát triển. Trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á (1981) và dự Hội nghị khối liên hiệp Anh, Thủ tướng I.Gandhi đã phát biểu: « Nếu không có sự can thiệp của quân đội Thái Lan vào thì Việt Nam đã không phải duy trì sự có mặt quân sự của họ ở Campuchia ». [48] Và bà kêu gọi: « các nước ASEAN nên đi đến một giải pháp thông qua thương lượng vì lợi ích chung, hòa giải với Việt Nam, Lào, Campuchia thì ASEAN mới có thể có được một bầu không khí tin cậy lẫn nhau để hợp tác khu vực ». [48] Tại Liên hiệp quốc, Ấn Độ bỏ phiếu chống lại việc duy trì chiếc ghế của Campuchia cho các lực lượng Khơme phản động và tuyên bố chống lại mọi âm mưu định làm đảo ngược tình hình ở Campuchia. Tại Hội nghị cấp cao Không liên kết lần thứ VII họp tại New Delhi (1983), Ấn Độ đã phối hợp với Việt Nam làm bại âm mưu của các nước ASEAN, Trung Quốc, Mỹ định xóa bỏ nghị quyết đã được đưa ra tại Hội nghị cấp cao Không liên kết lần VI (1976) để giành chiếc ghế của Campuchia tại Liên hiệp quốc cho chính quyền phản động.
  • 38. 34 Lập trường tích cực và thiện chí của Ấn Độ đã có tác dụng thúc đẩy xu thế tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các nước trung gian và các nước ASEAN. Xu thế đối đầu giảm đi và xu hướng tích cực chủ trương đối thoại giữa các nước trong khu vực dần dần phát triển. Đồng thời, Ấn Độ còn nỗ lực hướng tới việc tìm kiếm một giải pháp đàm phán hòa bình ở Campuchia liên quan đến tất cả các bên. Thông qua các chuyến thăm cấp cao, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Ngoài các vấn đề song phương và quốc tế, các vấn đề khu vực đã được thảo luận trong các chuyến thăm, bao gồm cả vấn đề Campuchia. Mặc dù không có giải pháp nào được tìm thấy, nhưng đã có một số tiến triển tích cực. Các quốc gia ASEAN và các nước Đông Dương đã đưa ra đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán khác nhau với mong muốn chung cơ bản là tìm ra một giải pháp thỏa đáng. Tháng 8 - 1985, một đoàn đại biểu ASEAN bao gồm ba thành viên từ Malaysia, Singapore và Brunei, dẫn đầu bởi Đại sứ Talala của Malaysia đã đến thăm Ấn Độ, để giải thích quan điểm của ASEAN về vấn đề Campuchia. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ của một phái đoàn đại diện cho ASEAN và đại diện cho sự nhìn nhận và hiểu biết của ASEAN về nguyên tắc của Ấn Độ trong vấn đề này.[75] Ngày 27 - 11 - 1985, Thủ tướng Ấn Độ tới Hà Nội để thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam để sớm tìm ra giải pháp vấn đề Campuchia. Các nhà lãnh đạo Việt Nam khẳng định rằng các nước Đông Dương đã chuẩn bị sẵn sàng để mở các cuộc đàm phán với các quốc gia ASEAN để thúc đẩy việc tìm ra một giải pháp chính trị, đồng thời Việt Nam cam kết rút quân khỏi Campuchia vào năm 1990 hoặc thậm chí sớm hơn trong trường hợp có một giải pháp chấp nhận được tìm ra. Trong tháng 4, 5 và 7 - 1987, các chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Shri K. Natwar Singh đến ASEAN và các quốc gia Đông Dương, tạo ra một
  • 39. 35 sự hiểu biết tốt hơn giữa ASEAN và các quốc gia Đông Dương, thúc đẩy một cuộc đối thoại giữa các phe phái Campuchia. Ấn Độ đã hỗ trợ và giúp đỡ để thúc đẩy cuộc đối thoại giữa Hoàng tử Sihanouk và Thủ tướng Hun Sen của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. Đây được xem là một bước đột phá trong chín năm bế tắc, điều này đồng nghĩa với việc hé mở một hướng đi mới cho việc giải quyết vấn đề bất ổn của khu vực.[77] Những nỗ lực ngoại giao của Ấn Độ đã làm cho các nước trong khu vực hiểu hơn về quan điểm, thiện chí của Ấn Độ. Do vậy, đã có sự tương tác đối thoại hai chiều ngày càng tốt đẹp giữa các nước. Ngày 15, 16 - 7 - 1988, cuộc họp quan chức cấp cao được tổ chức ở New Delhi với các bên tham gia bao gồm cả Hoàng tử Sihanouk, Thủ tướng Campuchia Hun Sen và các nhà lãnh đạo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc và ASEAN. Sau đó, từ ngày 15 đến 17 - 8 - 1988, cuộc họp lần thứ hai tổ chức tại Harare. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao NAM tại Nicosia xem xét Báo cáo của Hội nghị quan chức cao cấp và thiết lập một ủy ban NAM tại Campuchia mà bây giờ đã mười bốn thành viên. Ngày 16, 17 - 11 - 1988, Thủ tướng Chính phủ Campuchia, ông Hun Sen đến thăm và làm việc ở Ấn Độ. Ngoài việc thảo luận về quan hệ song phương, mục đích của chuyến thăm này là tham khảo ý kiến với các nhà lãnh đạo Ấn Độ về vấn đề Campuchia. Trong tháng 12 - 1988, Shri K. Natwar Singh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thăm các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore để thảo luận về sự tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề Campuchia. Bộ trưởng cũng đã thông báo cho các chính phủ về ý kiến của các nước lớn trong các chuyến thăm quan trọng của Tổng thống Gorbachev ở Ấn Độ và tổ chức tham vấn các chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc. [78] Từ 5 - 1989 trở đi, hai bên Campuchia liên tiếp gặp nhau. Trong Hội nghị ở Băng cốc (Thái Lan) về vấn đề Campuchia, hai bên đồng ý thành lập một Hội đồng dân tộc tối cao gồm 12 thành viên chia đều cho hai bên, hai bên cũng thỏa thuận về
  • 40. 36 Campuchia phải do một Hội nghị quốc tế bảo đảm, một bộ máy quốc tế giám sát việc thực hiện những thỏa hiệp. Trên cơ sở đó, từ ngày 30 - 1 đến 1 - 8 - 1989, Hội nghị quốc tế về Campuchia được tổ chức tại Pari với sự tham gia của 17 quốc gia, trong đó có Ấn Độ - Chủ tịch Phong trào Không liên kết, Tổng thư ký Liên hợp quốc. Thảo luận về một giải pháp Campuchia tiếp tục tại các diễn đàn khác nhau bao gồm các cuộc họp khu vực và các cuộc họp của năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P-5). Ấn Độ đã tích cực tham gia trong cuộc thảo luận về đề nghị này và bày tỏ quan ngại về một số vấn đề bao gồm sự cần thiết phải giải quyết để phù hợp với tôn trọng chủ quyền Campuchia. Tầm quan trọng của những mối quan tâm đã được công nhận. [79] Tháng 9 - 1990, cuộc họp của quan chức cấp cao các nước P-5 để thảo luận về vấn đề này tổ chức tại Jakarta. Từ ngày 7 đến 11 - 10 - 1990, Thủ tướng Hun Sen đã đến thăm và làm việc tại Ấn Độ. Các cuộc thảo luận đã tổ chức về các vấn đề song phương cũng như triển vọng cho việc giải quyết những xung đột Campuchia. Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Campuchia.[80] Ấn Độ tiếp tục đóng đến trò tích cực để đạt được một giải pháp đàm phán hòa bình ở Campuchia thông qua sự tương tác chính thức và tham vấn thường xuyên với các nhà lãnh đạo ở các nước có liên quan. Tháng 11 - 1990, Ấn Độ tham gia cuộc họp dự thảo tại Jakarta để đạt được những thỏa thuận cuối cùng. Tiếp đó, từ ngày 6 đến 11 - 1 - 1991, Thư ký Chính phủ Ấn Độ, Shri LL Mehrotra thăm Campuchia và Việt Nam. Các vấn đề song phương cũng đã được thảo luận. Ấn Độ sẽ tiếp tục tích cực tham gia thảo luận tại các cuộc họp sắp tới của Ủy ban Phối hợp tại Hội nghị Paris, dự kiến sẽ diễn ra tại Paris vào đầu năm 1991. Ngày 23 - 10 - 1991, trong phiên họp cuối cùng của Hội nghị quốc tế Pari về Campuchia, các bên tham gia đã ký bốn văn kiện: Hiệp định về một giải pháp toàn
  • 41. 37 bộ cho cuộc xung đột Campuchia, Hiệp định về chủ quyền, độc lập, toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ, trung lập và thống nhất dân tộc Campuchia, Tuyên bố phục hồi và tái thiết Campuchia, Định ước cuối cùng.[81] Hiệp định Paris về việc lập lại hòa bình ở Campuchia là một sự kiện rất quan trọng trong lịch sử Campuchia và của khu vực Đông Nam Á, đề ra những cơ sở pháp lí cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài, căng thăng, phức tạp, đẫm máu ở Campuchia, tạo điều kiện để hai nhóm nước Đông Nam Á xích lại gần nhau trong một bối cảnh mới. Hiệp định đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho đất nước Campuchia : Hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết trong một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, và phát triển. Đồng thời, sự kết thúc mỹ mãn của vấn đề Campuchia cũng là kết quả của một chặng đường dài nỗ lực không mệt mỏi của Ấn Độ cho nền hòa bình của khu vực Đông Nam Á. Tổ chức Joint Commission nhận định rằng những đóng góp của Thủ tướng Ấn Độ I.Gandhi : "chiến đấu không biết mệt mỏi cho sự nghiệp của Quốc gia Độc lập, Hòa bình, Đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia, cũng như sự phát triển của Phong trào Không liên kết". [81] Khép lại vấn đề Campuchia - vấn đề chi phối đời sống chính trị, gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ hợp tác của các nước Đông Nam Á trong thời gian dài, Ấn Độ đã làm tròn vai đại sứ hòa bình cho khu vực, giúp các nước hiểu hơn về quan điểm trước sau như một của Ấn Độ hướng tới một Đông Nam Á đoàn kết, thịnh vượng, từ đây mở ra viễn cảnh tươi đẹp cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trên tất cả các mặt Ấn Độ - ASEAN. 1.2 Quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN từ 1975 đến 1991 Măc dù quan hệ chính trị Ấn Độ - ASEAN giai đoạn 1975 - 1991 suy giảm, điều này tác động không tốt đến quan hệ kinh tế thương mại Ấn Độ - ASEAN. Tuy vậy, giai đoạn này quan hệ kinh tế hai bên cũng đã đạt được nhiều thành tựu khả quan. Bởi lẽ, xét trên cục diện chung thì quan hệ Ấn Độ - ASEAN có mối liên hệ thương mại từ lâu, là những bạn hàng thân thiết từ lâu. Hơn nữa, thời điểm này mặc dù chịu sự chi phối từ nhiều phía song cả hai phía đều nhận thấy sự cần thiết phải hợp tác trao đổi thương mại lẫn nhau. Do vậy, tùy từng thời điểm khác nhau có
  • 42. 38 những thăng trầm trong quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN, song trên hết đều phát triển đi lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn, thương mại trở thành yếu tố quan trọng và có ý nghĩa trong việc thúc đẩy mối quan hệ Ấn Độ với các nước ASEAN gần gũi hơn. 1.2.1 Khái quát mối quan hệ kinh tế Ấn Độ - Đông Nam Á Quan hệ Ấn Độ với các nước Đông Nam Á có mối quan hệ rất đặc biệt không chỉ tương đồng, gần gũi về văn hóa mà còn là những bạn hàng thương mại lâu đời trong lịch sử. Bề dày lịch sử quan hệ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á gắn liền với hoạt động thương mại đường biển. Đây là yếu tố vô cùng thuận lợi, nền móng vững chắc cho hoạt động kinh tế thương mại song phương trong bối cảnh lịch sử mới. Với vị trí chiến lược đặc biệt của mình - nằm ở ngã tư trung tâm « siêu kinh tế thế giới », Đông Nam Á đóng vai trò là trạm trung chuyển hàng hóa từ Ấn Độ đến Trung Quốc và ngược lại. Do vậy các hoạt động giao lưu thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á có lợi thế nhất định mà khó có được ở nơi khác. Ngoại thương Ấn Độ từ rất sớm đã tách thành một nghề độc lập bên cạnh nông nghiệp và thương mại nội địa. Vì thế, ngoại thương chiếm một phần lớn đầu tư từ các lãnh chúa, các nhà quản lí và nhân viên quân đội Ấn Độ. Do đó, thương nhân Ấn Độ với sự ủng hộ của chính quyền đã chu du khắp các vùng biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, khám phá những vùng đất mới. Tuy nhiên, mục đích của họ không phải là Đông Nam Á mà là Trung Hoa, nhưng phải tìm cách băng qua vùng biển Đông Nam Á. Con đường đi có thể qua hai tuyến chính: hoặc là qua eo biển Malacca hay Sunda, Lombok, hoặc qua bán đảo Malay từ Melaka, Kedad hay từ Tennasserim. Do đó, trong lịch sử thương mại của mình, vùng đất Đông Nam Á không xa lạ gì với Ấn Độ. Các thương nhân Ấn Độ và Trung Quốc đã làm chủ các hoạt động thương mại ở các đảo Đông Ấn " ngã tư thương mại" trong nhiều thế kỷ và tạo ra những hoạt động sôi nổi mà nhà sử học người Pháp Braudel gọi là "siêu kinh tế thế giới". Lúc này, Viễn Đông đã đạt được mức độ