SlideShare a Scribd company logo
1 of 114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------
PHẠM QUỐC KHÁNH
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP
CẦU
Chuyên ngành : Quảnlý kinh
tế Mã số : 60.30.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :PGS.TS. Nguyễn Thế Phán
Thái nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Khánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Phán
cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong khoa sau đại học,
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Em xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Để hoàn thành Luận văn này tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Công ty cổ
phần kính Viglacera Đáp Cầu, Tổng công ty Viglacera, Hiệp hội kính xây dựng
Việt Nam và các ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã giúp tôi trong suốt quá
trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn./.
Bắc Ninh, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Khánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 . Những đóng góp của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 4
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM
KÍNH XÂY DỰNG
5
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.1. Tổng quan về phát triển kinh doanh 5
1.1.1.1 Khái niệm kinh doanh 5
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển 5
1.1.1.3. Khái niệm về doanh nghiệp 6
1.1.1.4 Nội dung phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.1.2. Phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 9
1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 9
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp sản xuất kính xây dựng
10
1.2. Cơ sở thực tiễn của ngành sản xuất kính xây dựng 18
1.2.1. Sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 18
1.2.1.1. Lịch sử ra đời ngành công nghiệp kính 18
1.2.1.2. Lịch sử phát triển ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam 20
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất
kính xây dựng trên thế giới và trong nước - Bài học kinh nghiệm cho Công
ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
23
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới 23
1.2.2.2. Kinh nghiệm trong nước 25
1.2.2.3. Bài học, kinh nghiệm cho Công ty Viglacera Đáp Cầu 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH DOANH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH XÂY DỰNG
29
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 29
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 29
2.2.1 phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 29
2.2.3 Phương pháp tổng hợp, sử lý thông tin 30
2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 30
2.2.4.1. Phương pháp mô tả thống kê 30
2.2.4.2. Sử dụng các mô hình phân tích và dự báo môi trường kinh doanh 30
2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 34
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả phát triển kinh doanh 34
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng và hiệu quả của hoạt động 36
2.3.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp 37
Chƣơng III:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU
39
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu 39
3.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu 39
3.1.1.1. Một số thông tin chính 40
3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 41
3.1.1.3. Sản phẩm của công ty 43
3.1.2 Tình hình kinh doanh trong các năm qua 44
3.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty Viglacera Đáp Cầu 45
3.2. Thực trạng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần kính
Viglacera Đáp Cầu
45
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh doanh theo chiều rộng 45
3.2.1.1. Về sản phẩm 45
3.2.1.2. Việc phát triển theo không gian 51
3.2.1.3. Về tăng cường các nguồn lực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh 52
3.2.2. Phát triển theo chiều sâu 53
3.2.2.1. Về sản phẩm chất lượng cao 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
3.2.2.2. Về đầu tư các nguồn lực theo chiều sâu 54
3.2.3. Đánh giá chung 56
3.2.3.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 56
3.2.3.2. Thành tựu và nguyên nhân đạt được những thành tựu 57
3.2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế 68
Chƣơng IV: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘTSỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU
70
4.1 Định hƣớng và mục tiêu phát triểncủa Viglacera Đáp Cầu trong
thời gian tới
70
4.1.1. Xu hướng phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới 70
4.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh kính xây dựng ở nước ta 70
4.1.3. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty Viglacera
Đáp Cầu
73
4.2. Các giải pháp phát triển của Công ty Viglacera Đáp Cầu 75
4.2.1 Giải pháp về thị trường 77
4.2.1.1. Tăng cường mở rộng thị trường 77
4.2.1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 77
4.2.2 Giải pháp về sản phẩm 79
4.2.3 Giải pháp về giá cả 79
4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty 79
4.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực, tái cơ cấu bộ máy tổ chức cho phù hợp 80
4.2.6 Đầu tư đổi mới trang thiết bị và hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại 84
4.3 Kiến nghị 84
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 84
4.3.2. Kiến nghị với địa phương 86
4.3.3. Kiến nghị với Tổng công ty Viglacera 86
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
Viglacera Đáp Cầu Tên viết tắt của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
SXKD sản xuất kinh doanh
BXD Bộ Xây dựng
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QTC Quy tiêu chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Các nhà máy sản xuất kính tấm xây dựng đến năm 2011 22
Bảng 3.1
Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của công ty Viglacera Đáp
Cầu giai đoạn 2007 – 2011
44
Bảng 3.2 Sản lượng sản xuất sản phẩm qua các năm 46
Bảng 3.3 Doanh thu bán hàng qua các năm 46
Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh theo sản phẩm (2009-2011) 48
Bảng 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 50
Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty 56
Bảng 3.7 Thị phần trong nước và giá bán sản phẩm kính truyền thống 57
Bảng 3.8 Thị phần trong nước và giá bán sản phẩm sau kính 59
Bảng 4.1
Công suất thiết kế và sản lượng vật liệu xây dựng đến năm
2020
71
Bảng 4.2
Kết quả điều tra các yếu tố cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của c ông ty Viglacera Đáp Cầu
76
Bảng 4.3
Kế hoạch kinh phí xây dựng thương hiệu hàng năm của
Công ty Viglacera Đáp Cầu
78
Bảng 4.4
Kế hoạch đào tạo cán bộ hàng năm của Công ty Viglacera
Đáp Cầu
82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ( HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ)
STT Tên bảng Trang
Hình 2.1 Ma trận SWOT 30
Hình 2.2 Mô hình chuỗi giá trị 32
Hình 2.3 Các mục tiêu chức năng chéo và chuỗi giá trị 33
Hình 2.4 Ma trận BCG 33
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Viglacera Đáp Cầu 41
Biểu đồ 3.1 cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2009 47
Biểu đồ 3.2 cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2010 47
Biểu đồ 3.3 cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2011 47
Biểu đồ 3.4 Lợi nhuận trước thuế của từng sản phẩm từ 2009-2011 49
Phụ lục 1 Biểu tượng của Công ty và một số sự kiện quan trọng 92
Phụ lục 2 Các sản phẩm của công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu 93
Phụ lục 3 Vài nét về các đối thủ cạnh tranh 96
Phụ lục 4
Tổng hợp kết quả điều tra các yếu tố cần thay đổi nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Viglacera Đáp Cầu
98
Phụ lục 5 Bảng ma trận SWOT của Viglacera Đáp Cầu 99
Phụ lục 6
Phiếu điều tra các yếu tố cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty Viglacera Đáp Cầu
101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong hoạt
động SXKD, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD
của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
không còn cách nào khác là phải biết đổi mới cho phù hợp từ việc nghiên cứu
xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổ chức điều hành sản xuất
ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra được sản phẩm chất lương đáp ứng
được nhu cầu người tiêu dùng.
Hiện nay, Việt Nam tham gia các Diễn đàn kinh tế và Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO – World Trade Organization), nền kinh tế Việt Nam ngày càng
thích nghi hơn với kinh tế thị trường, từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu
vực và trên thế giới. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Kính
Viglacera Đáp Cầu đang đứng trước những vận hội hết sức to lớn, nhưng đồng thời
cũng đang ngày càng phải đối mặt với việc kinh doanh ngày càng phức tạp trên mọi
lĩnh vực, không chỉ thuần túy là các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các đối thủ
là các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu nói riêng ngày càng phải củng
cố các nguồn lực, chú trọng hơn nữa và chuẩn bị sẵn sàng để nâng cao năng lực
kinh doanh của mình.
Đặc biệt, từ sau đợt khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua, mọi
dự báo, chiến lược được xác lập từ trước đều bị đảo lộn, toàn bộ ngành sản xuất vật
liệu xây dựng trong đó có lĩnh vực sản xuất kính xây dựng bị tổn thất nặng nề, thị
trường sụt giảm, nhiều tập đoàn, công ty trong ngành phải dừng, thu hẹp sản xuất.
Ở thời điểm dần thoát ra khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế như hiện nay, kinh
doanh ngày càng quyết liệt hơn trên thương trường, việc xác định đề ra các giải
pháp kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác tối đa các điểm mạnh, các lợi thế đang có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
và hạn chế tới mức thấp nhất các yếu điểm, chớp lấy những cơ hội và giảm thiểu tới
mức thấp nhất các tác động ảnh hưởng của những thách thức, đang là vấn đề hết sức
cấp bách đối với Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu .
Việc nghiên cứu đề ra các giải pháp kinh doanh sẽ chỉ ra cho chúng ta biết
được phải kinh doanh bằng cách nào, từ đó giúp chúng ta làm chủ trong mọi tình
huống và chủ động trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có thể giữ được vị thế
của mình trên thị trường, chiếm lĩnh được những thị phần nhất định, góp phần hết
sức quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp và hướng cho doanh
nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Với lý do đó, trong khuôn khổ luận văn tốt
nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình, tôi đã chọn đề tài
“Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu
” để làm đề tài tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bên cạnh việc đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản nhất về kinh doanh, tôi
còn phân tích thực trạng kinh doanh ở Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu.
Đồng thời đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh doanh các loại sản
phẩm kính xây dựng của công ty.
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ
bản như sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh doanh của một số đơn vị.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần kính
Viglacera Đáp Cầu.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh cho Công ty cổ phần kính
Viglacera ĐápCầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Kính
Viglacera Đáp Cầu.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu
Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng, nhưng tác giả chọn
Công ty cổ phần kínhViglacera ĐápCầu vì:
- Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu là doanh nghiệp có truyền thống sản
xuất kính, có khối lượng sảnphẩm và thị phần kính xây dựng lớn.
- Tác giả công tác tại Công ty nên có sự hiểu biết vàcó điều kiện để thu thập, tiếp
cậncác nguồn tài liệu, tư liệu đảm bảo tính đầy đủvà chính xác.
- Phạm vi thời gian :
Tập trung nghiên cứu thực trạng kinh doanh từ năm 2007 đến 2011 của Công
ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu.
4. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh các sản phẩm kính xây dựng của
Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu làm rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu những
vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân tồn tại.
- Phân tích và dự báo các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đối
với việc phát triển kinh doanh của Công tycổ phần kính Viglacera ĐápCầu
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh của Công ty, nhằm
xây dựng công ty trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm kính
xây dựng hàng đầu Việt Nam.
Việc nghiên cứu sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh
doanh của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu, từ đó Công ty sẽ lựa chọn
giải pháp tối ưu nhằm khai thác tối đa lợi thế kinh doanh trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
5. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 4 chương, nội dung tóm
tắt của mỗi chương được trình bày dưới đây:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II. Phương pháp nghiên cứu
Chương III. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kính
Viglacera Đáp Cầu
Chương III. Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh doanh của Công
ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH XÂY DỰNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính
1.1.1. Tổng quan về phát triển kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh doanh hay hoạt
động kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: " Việc
thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005).
Như vậy, Kinh doanh là một hoạt động kinh tế do chủ thể kinh doanh thực
hiện, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Kinh doanh
bao giờ cũng gắn với thị trường, không có thị trường thị không có kinhdoanh. Một doanh
nghiệp có thể đảm nhận tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, nhưng cũng có thể chỉ
thực hiện một khâu nào đó, chẳng hạn như sản xuất hay tiêu thụ và có mục tiêu chủ yếulà
lợi nhuận, ngoài ra còn có các mục tiêu khác làđó làcác mục tiêu xãhội
1.1.1.2. Khái niệm về phát triển
Triết học Mác–Lênin cho rằng, các sự vật, hiện tượng không những có mối
liên hệ biện chứng mà còn còn luôn luôn vận động, phát triển không ngừng. Phát
triển là khuynh hướng chung của thế giới. Vận động và phát triển không phải là
đồng nghĩa với nhau. Vận động diễn ra theo nhiều khuynh hướng, còn phát triển chỉ
phản ánh một khuynh hướng vận động, vận động đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là khuynh hướng
chung có tính phổ biến, được thể hiện cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên
nhân của sự phát triển là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố
trong lòng các sự vật, hiện tượng.
Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
1.1.1.3. Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh
nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện) để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn
kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho mình một trong số những loại hình mà
pháp luật quy định.
Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp ban hành ngày
29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh
nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định
các hoạt động kinh doanh".
Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa
hàng, nhà máy, xí nghiệp, công ty... theo các căn cứ khác nhau sẽ chia ra nhiều loại
hình doanh nghiệp khác nhau:
+ Theo quy mô doanh nghiệp, chia ra: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa,
doanh nghiệp nhỏ.
+ Theo hình thức sở hữu, gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghệp tư nhân,
doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài.
+ Theo trách nhiệm pháp lý, chia ra: doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý vô
hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý hữu hạn và doanh nghiệp có trách nhiệm
pháp lý hỗn hợp
+ Theo lĩnh vực kinh doanh, phân chia doanh nghiệp theo các ngành nghề
đăng ký hoạt động
Doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Đó là nơi trực tiếp tạo ra của cải, thu hút
lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động… Doanh nghiệp
chính là những tế bào của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một cộng đồng có truyền
thống lịch sử và văn hóa của riêng mình. Mỗi một doanh nghiệp có đời sống riêng
trải qua các giai đoạn thành lập, trưởng thành phát triển, thịnh vượng và suy thoái,
sau đó tiếp tục phát triển trong một chu kỳ mới.
1.1.1.4. Nội dung phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Không có một doanh nghiệp nào tồn tại vĩnh cửu nếu doanh nghiệp đó không
xác định được mục đích và mục tiêu hoạt động cho chính nó. Hoạt động của doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
nghiệp chỉ có hiệu quả một khi kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ với mục tiêu để cho
phép đạt được những mục đích. Kế hoạch đó đòi hỏi phải được điều chỉnh kịp thời
theo những biến động của môi trường (môi trường chính trị pháp luật, kinh tế, văn
hoá xã hội, điều kiện tự nhiên…); đồng thời gắn bó với những khả năng cho phép
các nguồn lực của doanh nghiệp như: vốn, lao động, công nghệ…. Từ những kế
hoạch đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định cụ thể nhiệm
vụ cho từng bộ phận, cá nhân; đồng thời phối hợp hoạt động nhằm đạt được mục
đích của doanh nghiệp.
Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển,
doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản:
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của
các doanh nghiệp hoạt động SXKD. Lợi nhuận không chỉ nhằm để tăng tích lũy phát
triển SXKD, mà còn thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham
hoạt động trong doanh nghiệp.
- Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, đây
là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích.
- Mục đích môi trường: Phát triển kinh doanh của doanh nghiệp phải không
làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Mục tiêu là biểu hiện mục đích của doanh nghiệp, là những trạng thái, cột mốc cụ
thể được phát triển từng bước. Một mục tiêu là một câu hỏi cần có lời giải đáp trong
một khoảng thời gian nhất định.
Các doanh nghiệp khác nhau hoặc cùng một doanh nghiệp nhưng tại các thời điểm
khác nhau thì sẽ có phương hướng phát triển kinh doanh khác nhau, có 3 phương
hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là:
- Một là: Phát triển theo chiều rộng như : mở rộng quy mô các yếu tố đầu vào,
đầu ra, các nguồn lực cho sản xuất như: mở rộng nhà nhà máy, tăng thêm cơ sở; tăng
thêm phân xưởng, nhân lực, vốn, vật tư, máy móc thiết bị… và cuối cùng là tăng sản
lượng, tăng loại mặt hàng, doanh số…cụ thể :
+ Về sản phẩm : đó là việc phát triển danh mục sản phẩm, quy mô doanh thu
và lợi nhuận theo từng sản phẩm và tổng thể toàn doanh nghiệp, sản lượng sản xuất...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
+ Về không gian (phạm vi hoạt động kinh doanh): đó là việc mở rộng quy mô
kinh doanh, mở rộng chi nhánh, mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường...
+ Về quy mô sản xuất : đó là việc sử dụng các nguồn lực đầu vào như vốn
tăng thêm, điện tích nhà xưởng được mở rộng, đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất.
- Hai là: Phát triển theo chiều sâu như : tăng cường chất lượng các yếu tố sản
xuất: nâng cao chất lượng nhân lực, hoàn thiện tổ chức quản trị; nâng cao chất lượng
nguyên liệu vật tư, cải tiến thiết bị, máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại,
công nghệ sản xuất mới; sử dụng đồng vốn có hiệu quả… và cuối cùng là doanh số
lớn hơn, kết quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh cao hơn, chi tiết gồm :
+ Về sản phẩm chất lượng cao đó và việc phát triển sản suất các sản phẩm có
chất lượng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật chất lượng, mẫu mã đáp
ứng được yêu cầu cao của khách hàng.
+ Về chất lượng dịch vụ khách hàng đó là việc giao nhận, vận chuyển, thanh
toán... đáp ứng thỏa mãn hầu hết các khách đến giao dịch
+ Về việc đầu tư các nguồn lực theo chiều sâu đó là việc nghiên cứu ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ cao trong hoạt động SXKD, áp dụng các
phương pháp quản lý mới, đào tạo đổi mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp
dụng các thành tựu trong việc lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp.
- Ba là: Phát triển theo chiều rộng kết hợp với việc phát triển theo chiều sâu .
Vậy doanh nghiệp sẽ đi theo con đường nào? Tùy theo điều kiện cụ thể của
môi trường kinh doanh. Nhìn chung, đa số đều vừa phát triển theo chiều rộng, vừa
phát triển theo chiều sâu được sử dụng phổ biến.
Mặt khác phải quan tâm đến sự phát triển bền vững, tức là phát triển cả về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường; xu hướng phát triển phải ổn định, liên tục và lâu
dài. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (công hoà
Nam Phi) năm 2002 đều thống nhất khẳng định : “Phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển là
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời
sống của con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu
cầu của các thế hệ tương lai”. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cần phải:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
phát triển bền vững kinh tế; phát triển bền vững về xã hội; phát triển bền vững về
môi trường.
1.1.2. Phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng
1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng
Các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam nói chung, khi nói đến ngành
công nghiệp sản xuất kính xây dựng đều được phân chia làm 2 lĩnh vực nhỏ là: sản
xuất sản phẩm kính và sản xuất sản phẩm sau kính, cụ thể:
* Đối với lĩnh vực sản xuất kính bao gồm các dòng sản phẩm tương ứng với từng
chủng loại sản phẩm sau:
+ Kính tấm xây dựng (sheet glass) được sản xuất trên công nghệ cho dòng
thuỷ tinh nóng chảy chạy qua trục rulô kéo kính. Các loại sản phẩm này có phẩm cấp
trung bình vì bề mặt sản phẩm không được phẳng do trục kéo bị ăn mòn trong quá
trình sử dụng, dây chuyền sản xuất có tuổi thọ (từ 5 đến 7 năm mới phải đại tu)
+ Kính nổi (float glass) sản xuất theo công nghệ cho thuỷ tinh nóng chảy
chạy trên bề mặt của bể thiếc đang nung do đó sản phẩm có bề mặt phẳng cao, dây
chuyền sản xuất bền vững (trên 10 năm mới phải đại tu) tuy nhiên chi phí đầu tư lớn.
+ Kính cán vân hoa xây dựng được sản xuất theo công nghệ kéo ngang, sản
phẩm được tạo hình thông qua các trục cán ép có khắc các loại hoa văn, đặc điểm dễ
sản xuất, chi phí đầu tư thấp tuy nhiên thị phần sản phẩm không lớn so với kính tấm
và kính nổi.
* Đối với lĩnh vực sản xuất sau kính
Các sản phẩm sau kính được sản xuất trên cơ sở nguyên liệu là các sản phẩm
kính (gọi là phôi kính) các đơn vị sản xuất thực hiện các công đoạn tráng, phủ, tôi,
dán, cắt, mài, uốn để tạo ra các sản phẩm sau kính khác nhau như kính gương, kính
tôi an toàn, kính dán, kính mosaic, kính bảo ôn, kính uốn…Đặc điểm sản xuất các
sản phẩm này có chi phí đầu tư ít hơn so với sản lĩnh vực sản xuất kính, nhiều mẫu
mã chủng loại sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, nội thất, ngoại thất
và trong nhiều lĩnh vực khác có liên quan như sản xuất ô tô, tàu hoả…
Do tính chất công nghệ đặc thù trong sản xuất kính xây dựng có quy trình kỹ
thuật sản xuất phức tạp, máy móc thiết bị tự động hoá cao, chất lượng sản phẩm phụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ, chi phí đầu tư ban đầu. Đặc biệt yếu tố công
nghệ, danh tiếng, uy tín của Hãng chế tạo và chuyển giao sẽ quyết định đến sự khác
biệt về chất lượng sản phẩm sản xuất. Các dây chuyền sản xuất kính đều sử dụng
nhiều nhiên liệu (Dầu FO, Gas) để nung chảy thuỷ tinh và duy trì nhiệt độ Lò nấu ở
mức cao, phải chạy liên tục cho đến khi kết thúc 1 chu kỳ sản xuất từ 5 đến 7 năm
tuỳ theo kết cấu lò nấu). Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với các doanh nghiệp sản
xuất khác.
Ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn phát
triển ban đầu còn rất non trẻ, số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong ngành không
nhiều kinh nghiệm và trình độ phát triển không đồng đều, dây chuyền máy móc thiết
bị công nghệ có mức độ hiện đại trung bình thậm trí lạc hậu, đội ngũ kỹ thuật trong
nước đôi khi chưa am hiểu công nghệ, năng lực tài chính của các doanh nghiệp sản
xuất còn yếu, công tác quản lý của Nhà nước còn buông lỏng, các quy định mang
tính pháp lý còn thiếu cho nên sản phẩm tạo ra có chất lượng thấp hơn, tiêu hao
nguyên vật liệu cao hơn, thiếu sản phẩm có chất lượng cao.
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
sản xuất kính xây dựng
a. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô
a1. Môi trường chính trị - pháp luật
- Việt Nam có nền chính trị ổn định, hệ thống các quan điểm, đường lối, chính
sách: Chính phủ và Nhà nước luôn có các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện và cải
tổ môi trường chính trị, xây dựng và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật, hệ
thống các chính sách xã hội làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, tăng cường
đấu tranh phòng chống nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền.
- Các xu hướng quan hệ đối ngoại : Việt Nam đang thực hiện chủ trương bình
thường hóa quan hệ và tăng cường hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, là thành
thành viên của APEC, WTO. Việc nghiên cứu môi trường quốc tế sẽ giúp doanh
nghiệp xác định được mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính doanh
nghiệp mình. Khu vực hóa và toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là xu hướng tất yếu mà
Chính phủ, các ngành và các doanh nghiệp đều phải tính đến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
a2. Môi trường kinh tế
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước: Khi nền kinh tế đang
ở giai đoạn tăng trưởng cao, sẽ có nhiều cơ hội cho đầu tư, mở rộng hoạt động của
các doanh nghiệp; còn ngược lại, khi nền kinh tế sa sút thì chi phí tiêu dùng sẽ giảm
đi, đồng thời các lực lượng cạnh tranh sẽ tăng lên.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
có xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ, giảm kinh tế
nông nghiệp, khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân…. do đó các doanh
nghiệp phải nghiên cứu để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phù hợp
- Khủng hoảng kinh tế và lạm phát trong thời gian qua sẽ ảnh hưởng mạnh
đến các doanh nghiệp trong nước nói chung do giá cả đầu vào biến động nhanh trong
khi thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ chậm lại.
- Lãi suất và xu hướng lãi suất : trong thời gian vừa qua Nhà nước thực hiện
nhiều biện pháp để giảm lãi suất và tiếp tục duy trì đưa lãi suất trợ lại mức thấp hơn
để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tiết giảm chi phí tài chính, khuyến khích
đầu tư khôi phục nền sản xuất.
- Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên
liệu và xuất khẩu sản phẩm. Đối với ngành sản xuất kính xây dựng nguyên liệu
chiếm giá trị lớn phải nhập khẩu như : Dầu Fo, Dầu điêzen, Sô đa… có xu hướng
tăng giá do yếu tố tỷ giá hối đoái.
- Tiền lương và thu nhập dân cư: khi dân cư có thu nhập tăng thì nhu cầu sửa chữa,
xây dựng nhà cửatăng kéo theo nhucầuvề sảnkính xây dựng tăng và ngược lại.
a3. Môi trường xã hội
- Dân số: dân số, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số: Việt Nam là nước có dân
số đông với hơn 86 triệu người. Đây là nguồn cung lao động dồi dào cho xã hội và
đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp.
- Văn hóa : Môi trường văn hóa bao gồm các yếu tố triết học, tôn giáo, ngôn
ngữ, văn học nghệ thuật. Khi bước vào toàn cầu hóa, giao lưu về văn hóa giữa các
vùng miền, cũng như các nền văn minh trên thế giới làm cho Việt Nam nhanh chóng
tiếp thu được những cái mới trong xu hướng tiêu dùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
- Lao động, số, chất lượng, cơ cấu lao động: với lợi thế về nguồn lao động dồi
dào, cơ cấu lao động chủ yếu trẻ tuy nhiên lao động có tay nghề ít
- Tâm lý dân tộc: đổi trong tư duy xây dựng và sử dụng vật liệu hiện nay,
Thiết kế hiện đại ứng dụng vật liệu mới đặc biệt là kính xây dựng làm cho ngôi nhà
có diện mạo khác trước.
- Phong cách, lối sống và đạo đức xã hội cách sống của người Việt Nam tích
lũy cho xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc cũng là nhân tố có tác động mạnh mẽ
đến thị trường vật liệu xây dựng.
- An ninh trật tự, công tác an sinh xã hội luôn được của Nhà nước quan tâm
xem xét, nó tác động đến việc ổn định đời sống nhân dân, các công trình phúc lợi
được xây dựng ngày một nhiều sẽ gián tiếp thúc đẩy các ngành sản xuất hàng hoá,
dịch vụ phát triển.
a4. Môi trường kỹ thuật và công nghệ
- Những phát minh sáng chế và cải tiến: những phát minh khoa học, sáng kiến
cải tiến kỹ thuật đã đem lại những thay đổi to lớn, có những ảnh hưởng khá mạnh mẽ
đến mỗi một doanh nghiệp. Nó có thể đem đến một cơ hội hoặc tạo ra một rủi ro cho
doanh nghiệp.
- Máy móc thiết bị cho thiết kế, thi công : Các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp
thời tiến bộ khoa học kỹ thuật, thường xuyên đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật
tại chính doanh nghiệp vì “ thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thời đại
kinh tế tri thức sẽ thay thế thời đại công nghiệp
- Hàng hóa nội thất, nguyên vật liệu xây dựng mới : sự phát triển của công
nghệ, sự ra đời của các nguyên vật liệu mới cần được xem xét. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay các sản phẩm mới có tính năng vượt trội, sản phẩm sử dụng thân thiện
với môi trường được khuyến khích sản xuất và phát triển.
- Tác động của công nghệ thông tin làm cho quá trình sản xuất được rút ngắn
nâng cao năng suất lao động, các hệ thống máy móc tự động được điều khiển qua các
phần mềm máy tính được ứng dụng nhanh vào lĩnh vực sản xuất kính xây dựng. Hệ
thống giám sát kỹ thuật điện tử và điều khiển học được ứng dụng để nâng cao hiệu
quả sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
a5. Môi trường điều kiện tự nhiên
- Tài nguyên cho sản xuất kính : việc quy hoạch và có chính sách phù hợp
trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên như Cát trắng, péc ma tít, đô lô mít sẽ tiết
kiệm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất kính xây dựng.
- Khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm kính, tuy theo từng
vùng khí hậu, thời tiết khác nhau để lựa chọn tính năng sản phẩm cho phù hợp như
vùng khí hậu bị ảnh hưởng nhiều của gió bão thì lựa chọn kính an toàn, các vách
ngăn nhà thì lựa chọn kính cán hoa văn để trang trí…..
b. Các yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô - môi trƣờng ngành
b1. Khách hàng
Khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp, nếu lượng khách hàng càng
tăng thì mức thành công của doanh nghiệp càng cao. Sự tín nhiệm của khách hàng có
thể coi là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Nghiên cứu khách hàng cần tập
trung vào các khía cạnh như sở thích, tập quán, khả năng tài chính của khách hàng,
quan điểm của khách hàng đối với doanh nghiệp và đối với sản phẩm dịch vụ, khả
năng chấp nhận thay đổi sản phẩm và dịch vụ, mức độ chấp nhận rủi ro… Sức mạnh
khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành nào đó. Khách hàng
hoàn toàn có khả năng áp đặt giá; nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng
hóa, dịch vụ phải giảm xuống và làm cho tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm.
b2. Nhà cung ứng
Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô bao gồm lao động, vật
tư, thiết bị… các bộ phận cấu thành, cũng như các đầu vào khác. Sức mạnh của nhà
cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh
nghiệp. Những nhà cung cấp nhỏ, yếu thế có thể phải chấp nhận các điều kiện mà
doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận
trong sản xuất. Ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành
sản xuất, có thể bằng cách đặt giá bán nguyên liệu cao hơn để san sẻ phần lợi nhuận
của ngành…
b3. Các doanh nghiệp cạnh tranh ngành
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những doanh nghiệp đang hoạt động trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
ngành và cạnh tranh trực tiếp tới doanh nghiệp mình (Ví dụ hiện nay các doanh
nghiệp SXKD kính xây dựng trong nước như VFG, VIFG, Kala, Việt Hưng… đang
là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu).
Trong mô hình kinh doanh truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đối thủ
sẽ đẩy lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các
doanh nghiệp sẽ không dễ dàng gì chịu chấp nhận giá một cách thụ động. Trên thực
tế, các doanh nghiệp đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
bền vững so với đối thủ của mình. Cường độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo
từng ngành và các nhà phân tích rất quan tâm đến những điểm khác biệt đó.
Cường độ cạnh tranh có thể ở các cấp độ Tàn Khốc, Mạnh Mẽ, Vừa Phải hoặc
yếu tùy theo việc các doanh nghiệp nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh đến mức nào.
Để có được lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh bền vững so với các đối
thủ, doanh nghiệp có thể thực hiện một số động thái cạnh tranh bao gồm thay đổi
giá, gia tăng sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ, sử dụng các kênh phân phối một
cách sáng tạo.
Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây:
Nhóm sản xuất kính : bao gồm có các công nghệ kính tấm xây dựng (sheet
glass), kính nổi (float glass) và kính cán vân hoa xây dựng… Do tính công nghệ đặc
thù, chi phí đầu tư ban đầu lớn, điều kiện về nguyên nhiên vật liệu rất khắt khe, thời
gian vận hành dây chuyền theo chu kỳ sản xuất (từ khi khởi động đến khi dừng sửa
chữa thường kéo dài từ 6 đến 12 năm), khó thay đổi chủng loại sản phẩm do đo có
rất ít nhà sản xuất. Phẩm cấp chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
công nghệ và chi phí đầu tư ban đầu.
Nhóm sản xuất các sản phẩm sau kính lại có đặc điểm khác biệt với nhóm đầu
là số lượng doanh nghiệp lớn, quy mô nhỏ, mức độ thay đổi sản phẩm nhanh, tăng
trưởng trong ngành nhanh, đặc biệt mức đầu tư thường thấp, chất lượng sản phẩm
phụ thuộc khá nhiều vào mức đầu tư tuy nhiên phân biệt sự khác biệt phẩm cấp về
chất lượng khá khó khăn. Trên thực tế sự khác biệt này được phân biệt dựa vào
thương hiệu của hãng cung cấp thiết bị, công nghệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
b4. Các đối thủ tiềm ẩn
Xét về mặt lý thuyết, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia hoặc rút
lui khỏi thị trường, nếu như việc gia nhập hoặc rút lui không bị hạn chế. Khi đó lợi
nhuận của ngành sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mỗi ngành đều có
biện pháp riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trên thị
trường đồng thời cũng để ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường đó.
Những biện pháp này được coi là các rào cản gia nhập.
Các rào cản gia nhập là những quy định đặc trưng của một ngành. Các rào cản
này làm giảm tốc độ tham gia của các doanh nghiệp mới, nhờ đó duy trì mức lợi
nhuận ổn định cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Các doanh nghiệp
có thể tạo ra hoặc khai thác rào cản này để tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Các rào
cản gia nhập có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu như chính phủ tạo nên
các hàng rào, bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ...
b5. Sản phẩm thay thế
Trong mô hình của Michael E.Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” đề cập
đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các chuyên gia kinh tế, nguy cơ
thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả
của một hàng hóa thay thế. Sự tồn tại của các hàng hóa thay thế sẽ làm hạn chế khả
năng tăng giá của các doanh nghiệp trong một ngành nhất định, làm hạn chế khả
năng lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này
thường đến từ các sản phẩm bên ngoài ngành.
Sản phẩm thay thế trong lĩnh vực kinh doanh kính xây dựng phải kể đến các
sản phẩm tấm nhựa, composite, đây là những vật liệu mới, hoặc tấm kim loại có tính
năng mới.
c. Các yếu tố môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp
c1. Nghiên cứu và phát triển
Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi
mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản
xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với
hiệu quả hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng
trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng
loại khác.
Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để
tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay
tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trwn thị trường nâng cao
hiệu quả kinh doanh.
c2. Nhân lực
Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp các
yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động.
Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người
lao động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD
mới thực hiện được. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành
hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh
nghiệp tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao.
Trong quá trình SXKD lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể có những
sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả
SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có kiểu dáng và tính
năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ được
của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.
c3. Tài chính
Là tất cả các khoản tiền cho hoạt động của doanh nghiệp. Những tiền của này
có thể là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, các cổ đông, của các thành viên, là tiền
vay ngân hàng hay lợi nhuận kinh doanh được giữ lại. Chúng được sử dụng để mua
nguyên liệu, trả lương công nhân, mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị mới hay
xây dựng nhà xưởng, mở rộng nhà máy. Doanh nghiệp có khả năng tài chính
không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD ổn định
mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ
sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
năng tài chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động
khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào.
c4. Tiềm năng vật chất, kỹ thuật
Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi
mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản
xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với
hiệu quả hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng
trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng
loại khác.
Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để
tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay
tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thị trường nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh.
c5. Quản trị, marketing
Là những người chấp nhận rủi ro tham gia vào hoạt động kinh doanh. Nhà kinh
doanh có thể tự quản lý doanh nghiệp của họ hoặc đối với các tổ chức kinh doanh
lớn giới chủ có thể thuê mướn một đội ngũ các nhà quản trị chuyên nghiệp thay mặt
họ điều hành doanh nghiệp. Nhà kinh doanh là những người tạo lập doanh nghiệp,
làm chủ sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Đó là những người có óc sáng tạo, có kiến
thức quản trị kinh doanh, linh hoạt, dám chấp nhận những mạo hiểm rủi ro trong
kinh doanh, chính họ là những người tạo nên sức sống của doanh nghiệp, tạo nên sự
sôi động của cuộc sống cạnh tranh trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò kinh doanh biểu hiện trước hết trong việc
chuyển dịch các yếu tố kinh doanh: đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, thông tin... thành
hàng hóa, đưa vào thị trường qua đó thu được lợi nhuận. Nhà kinh doanh phải là
những người có khả năng hoạt động theo nhiều chức năng khác nhau. Khi bước vào
lĩnh vực kinh doanh họ có quyết tâm để theo đuổi những mục tiêu đã xác định: tìm
kiếm lợi nhuận, được tự chủ trong hành động, được thỏa mãn trong cuộc sống v.v...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
1.2. Cơ sở thực tiễn của ngành sản xuất kính xây dựng
1.2.1. Sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng
1.2.1.1. Lịch sử ra đời ngành công nghiệp kính
Chất liệu tạo ra sản phẩm kính tấm xây dựng được nhiều người biết đến đó là
thuỷ tinh. Thuỷ tinh nhân tạo được làm ra khoảng 1.500 năm trước Công nguyên ở
Ai Cập và Mesopotamia. Những nền văn hoá cổ xưa này đã làm ra những đồ vật
bằng thuỷ tinh với phương pháp đúc thô sơ. Công nghiệp thuỷ tinh chứng kiến cuộc
cách mạng đầu tiên khoảng 300 năm trước công nguyên, khi những người thợ thuỷ
tinh Siri phát minh ra chiếc ống thổi, giúp cho việc tạo ra vô số sản phẩm khác nhau
về hình dáng và độ dày. Tiếp đến những người Rôma đã làm một cuộc cách mạng
trong chế tạo thuỷ tinh bằng việc sử dụng một loạt phương pháp như thổi thuỷ tinh
vào khuôn và ép ra hàng loạt các sản phẩm thuỷ tinh có hình dạng khác nhau dùng
trong trang trí, kính cửa sổ đã thay đổi diện mạo của nền kiến trúc. Đế chế La mã
cũng sản xuất kính tấm bằng cách thổi những quả bóng hay mặt trụ thuỷ tinh lớn, sau
đó tách ra và làm phẳng. Họ cũng bắt đầu chế tạo gương soi bằng cách phủ hỗn hợp
bạc lên kính tấm.
Đến thế kỷ 13, những người Venecia đã hoàn thiện công nghệ sản xuất kính
tấm theo phương pháp đúc thuỷ tinh không màu trên chiếc bàn thép, sau đó đánh
bóng tấm kính cho đến khi không còn gợn sóng. Người Venecia cũng phát triển
phương pháp tráng thuỷ ngân để làm những chiếc gương nổi tiếng khắp châu Âu.
Trong khi rất nhiều người đã chết vì nhiễm độc thuỷ ngân. Vào những năm 1670,
những người thợ Pháp sản xuất kính tấm bằng cách thổi những mặt trụ thuỷ tinh dài,
tách nó ra và cán phẳng bằng những khối gỗ để tạo ra hình chữ nhật.
Đến năm 1773, Với sự ra đời của công ty kính tấm của Anh, nước Anh đã trở
thành trung tâm kính cửa sổ chất lượng cao của cả thế giới. Đây là mốc đánh dấu lần
đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp thuỷ tinh, cửa sổ kính trở nên vừa với túi
tiền của đa số những chủ sở hữu nhà.
Cách mạng Công nghiệp đã đem lại một loạt sáng tạo trong nghề sản xuất
thuỷ tinh, bắt đầu với sự ra đời của chiếc bơm khí nén ở Anh năm 1859. Chiếc bơm
này đã tự động hoá công đoạn thổi thuỷ tinh, giảm bớt được số thợ thủ công lành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
nghề. Những tiến bộ về hoá học cũng tác động mạnh đến sản xuất kính, cho phép
những nhà sản xuất thay đổi thành phần nguyên liệu để tạo ra sản phẩm bền vững
hơn và chịu nhiệt tốt hơn. Năm 1871, William Pilkington đã phát minh ra chiếc máy
tự động sản xuất kính tấm sử dụng phương pháp thổi mặt trụ. Quá trình cơ giới hoá
này đã được J.H. Lubber cải tiến ở Mỹ vào năm 1903.
Bước sang thế kỷ sau, những nhà sản xuất kính nhận thấy rằng kính tấm có
thể được tôi bằng cách nung lại một lần nữa và làm nguội đi một cách nhanh chóng.
Nhờ xuất hiện những ứng suất đặc biệt của vật liệu thuỷ tinh mà độ bền của kính
tăng khoảng 400%. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngành sản xuất ôtô lúc này
đang còn sơ khai.
Công nghệ mặt trụ trở nên lỗi thời khi Irving Colburn (Mỹ) và Emile
Fourcault (Bỉ) cùng nhau phát triển công nghệ mới để kéo kính nóng chảy từ trong lò
theo dòng nhỏ tạo thành tấm kính và làm nguội bằng cách kéo băng kính giữa hai
con lăn amiăng. Mặc dù kính sản xuất theo phương pháp "kéo" vẫn còn bị gợn sóng
nhưng đó là kính tấm chất lượng nhất từ trước và nó làm giảm giá thành sản phẩm.
Thực tế những năm 1920 - 1930, do kính "kéo" thống trị thị trường nên giá kính tấm
đã giảm khoảng hơn 60%.
Công nghệ kéo cũng cho phép sản xuất kính hoa bằng cách kéo băng kính
giữa những con lăn amiăng được in hình. Những kiến trúc sư và những nhà xây dựng
nhanh chóng đưa kính hoa vào hàng loạt các ứng dụng đòi hỏi sự thẩm mỹ.
Những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ I, công nghiệp kính tấm đã chứng
kiến sự tăng trưởng kỳ lạ nhờ sự bùng nổ về nhà ở và của ngành công nghiệp ôtô.
Đến năm 1929, 70% kính tấm sản xuất tại Mỹ đã được bán cho ngành chế tạo ôtô.
Rất nhiều trong số đó là kính an toàn sản xuất bằng cách dán 2 tấm kính vào một lớp
trung gian bằng a-xê-tát sel-lu-lô.
Ngành sản xuất kính chỉ hoàn toàn thay đổi khi Alastair Pilkington phát minh
ra công nghệ kính nổi hiện đại vào những năm 1960, giảm thiểu sự khác biệt so với
tấm kính đã qua đánh bóng kéo theo ngành sản xuất sau kính phát triển. Trong công
nghệ của Pilkington, thuỷ tinh lỏng theo một dòng hẹp chảy liên tục được rót vào
một bể nông chứa kim loại nóng chảy, thông thường là thiếc. Thuỷ tinh lỏng lan ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
trên bề mặt kim loại nóng chảy và tạo ra băng kính chất lượng cao với độ dày ổn
định và được làm bóng bằng nhiệt. Công nghệ của Pilkington đã cách mạng nền
công nghiệp kính toàn thế giới về nhiều mặt. Nó làm giảm đáng kể giá thành kính
tấm, tạo ra những ứng dụng mới cho những sản phẩm kính tấm như trang trí nội thất
hay xây nên những toà nhà văn phòng cao chọc trời. Với giá thành thấp, kính chất
lượng cao đã bắt đầu thống trị các ngành xây dựng, chế tạo ôtô, công nghiệp gương.
Ngày nay hơn 90% sản lượng kính tấm của thế giới được sản xuất theo công nghệ
của Pilkington.
Với nhiều công nghệ mới, ngành công nghiệp kính đã đáp ứng được nhu cầu
ngày càng tăng liên quan đến hiệu quả năng lượng và những đặc tính mới. Kính hàm
lượng sắt thấp dùng cho pin mặt trời đã ra đời. Những tấm kính này tăng cường sự
truyền ánh sáng mặt trời giúp cho sự biến đổi nhiệt năng thành điện năng. Kính phủ
phản quang tác dụng về độ truyền ánh sáng, phản xạ ánh nắng hay hiệu quả bóng
râm, kính màu các loại, kính an toàn, kính cách âm cách nhiệt.... những toà nhà
quyến rũ hơn với hiệu quả năng lượng mà ngày nay chúng ta thấy ở xung quanh.
1.2.1.2. Lịch sử phát triển ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam
Ðầu những năm 1960, Cộng hoà Dân chủ Ðức đã giúp Việt Nam xây dựng
nhà máy thủy tinh tại Hải Phòng có quy mô nhỏ nhưng hoạt động lay lắt chẳng được
bao lâu rồi lại bị xóa bỏ. Tại Miền Nam, trước năm 1975 có nhà máy kính cán thủ
công Vinaglass do Mỹ xây dựng nhưng cũng không hoạt động được lâu rồi ngừng
sản xuất do thiếu chuyên gia vận hành, nguyên liệu, hoá chất.
Đến năm 1977, với sự giúp đỡ của Liên Xô (nay là Cộng hòa liên bang Nga)
dự án nhà máy sản xuất kính đầu tiên được triển khai xây dựng theo chương trình hỗ
trợ Việt Nam xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Trong khi dự án còn trong giai
đoạn thiết kế, khảo sát địa điểm xây dựng, thăm dò địa chất thì chiến tranh biên giới
phía Bắc xảy ra nên dự án tạm ngừng triển khai cho đến năm 1984 công trình mới
chính thức được khởi công. Sau một thời gian dài xây dựng với sự giúp đỡ của
chuyên gia Liên Xô, ngày 17/4/1990 sản phẩm kính đầu tiên ra đời đánh dấu mốc
lịch sử quan trọng của ngành công nghiệp kính của Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
Đến năm 1993, các chuyên gia của Triều Tiên đã trợ giúp Nhà máy kính Đáp
Cầu thực hiện việc cải tạo và mở rộng sản xuất nâng công suất từ 2.380.000m2
/năm
lên thành 3.800.000m2
/năm (quy tiêu chuẩn độ dày là 2mm, viết tắt là qtc). Ngày
30/7/1994 theo quyết định 4851/BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng đã ký quyết định đổi
tên Nhà Máy kính Đáp Cầu thành Công ty Kính Đáp Cầu trực thuộc Bộ Xây dựng.
Cho đến năm 1998, trong nước chỉ có duy nhất Công ty kính Đáp Cầu thực hiện sản
xuất sản phẩm kính. Năm 2005 công ty kính Đáp Cầu thực hiện cổ phần hóa và
chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Đến đầu năm 2007 công ty đổi tên thành
Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu theo chính sách xây dựng thương hiệu
chung của Tổng công ty Viglacera.
Năm 1999, liên doanh kính nổi Việt Nam ra đời giữa Tổng công ty Viglacera
(công ty mẹ của Công ty cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu) với tập đoàn Nippont của
Nhật Bản thực hiện đầu tư dây chuyền sản xuất kính với công suất thiết kế là 28 triệu
m2 quy chuẩn /năm (quy chuẩn theo độ dày 2mm). Các năm tiếp theo nhiều công ty
sản xuất kính được thành lập như: công ty kính nổi Viglacera tại tỉnh Bình Dương
(năm 2002), công ty kính Kỳ Anh tại thành phố Hải phòng (năm 2002), Công ty
Kính Việt Hưng tại Hưng Yên (năm 2005), công ty cổ phần Phú Phong tại thành phố
Hồ Chí Minh (năm 2005), công ty kính nổi Tràng An - Ninh Bình (năm 2010) , công
ty kính nổi Chu Lai - Quảng Nam (năm 2010)…
Như vậy, so với đầu năm 1990 Việt Nam mới chỉ có Công ty kính Đáp Cầu
với công suất 2,3 triệu m2
/năm thì đến nay đã có nhiều nhà máy sản xuất kính
đang vận hành với sản lượng trên 128,8 triệu m2
/năm (năm 2011). Trên thị
trường kính ở nước ta hiện nay, ngoài lượng kính do các nhà sản xuất trong
nước cung cấp thì lượng kính nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN
chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kính trong nước đang nỗ
lực phấn đấu tăng sản lượng để đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và đẩy lùi
kính nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Bảng 1.1. Các nhà máy sản xuất kính xây dựng đến năm 2011
T
T
Nhàsảnxuất
Năm đi
vàovận
hành
Sốdây
chuyền
Công
nghệ
Côngsuất
lònấu
(tấn/ngày)
Côngsuất
thiếtkế
(triệu m2
QTC)
1
Công ty kính nổi Việt Nam
(VFG)
1999 01 Float 500 28
2
Công ty kính nổi Viglacera
(VIFG)
2002 01 Float 350 19
3
Công ty cổ phần kính
Viglacera Đáp Cầu
1990
2003
01
01
Kính
cán
Kính
cán
80
100
3,8
5,6(**)
4
Công ty cổ phần kính Hà
Quảng- CẩmPhả
2004 01
Kéo
ngang
150 6
()
5 CôngtyKính Việt Hưng 2005 01
Kéo
ngang
150 6
6
Công ty TNHH Kỳ Anh -
Hải Phòng
2002
2008
01
01
Kính
cán
kéo
ngang
80
100
3
4
7 Côngtykính Móng Cái 2002 01
Kéo
ngang
50 3 (*)
8 Côngtycổ phầnPhú Phong 2005 01
Kéo
ngang
50 -60 3 (*)
9
Công ty cổ phần kính Nam
Việt Nam
2003 01
Kéo
ngang
3 (*)
10
Công ty TNHH công nghiệp
kính Việt Nam (VGI) –
Vũng Tàu
2009 01 Float 500 28(**)
11
Công ty kính nổi Tràng An –
Ninh Bình
2010 02 Float 350 19
12
Côngty cổphần kính nổi Chu
Lai - QuảngNam
2010 01 Float 900 46
Tổng cộngcácnhà máy đang hoạt động 128,8
Nguồn: Báo cáo thị trường của Công ty Viglacera Đáp Cầu
() là các nhà máy đã ngừng sản xuất và chuyển đổi sang lĩnh vực gia công các
sản phẩm sau kính và vật liệu xây dựng khác với 05 nhà máy có tổng công suất
là 15 triệu m2
quy tiêu chuẩn.
() là các dây chuyền đang tạm ngừng sản xuất để đại tu bảo dưỡng kỹ thuật
với công suất là 33,6 triệu m2
quy tiêu chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Trong một thời gian ngắn, số nhà máy sản xuất kính xây dựng ra đời quá
nhiều, mặc dù mức cung hiện nay chưa vượt mức cầu nhưng cũng gây ra sức ép
giảm giá mạnh. Mặt khác do một số nhà sản xuất mới hạ thấp giá bán để giành thị
phần làm cho sự cạnh tranh trên thị trường kính xây dựng trở nên khốc liệt. Với nhu
cầu của thị trường tăng trưởng như hiện nay, việc xây dựng các nhà máy sản xuất
kính không tính toán cân đối cung cầu sẽ dẫn đến mức cung vượt quá mức cầu sẽ
ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất kính xây dựng. Nhiên liệu sử dụng cho sản xuất
kính xây dựng là dầu FO, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản xuất. Do giá xăng dầu
tăng, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD kính xây dựng.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới và trong
nƣớc, bài học và kinh nghiệm cho Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới
Ngành công nghiệp sản xuất kính xây dựng được phát triển rất nhanh tại các
nước công nghiệp phát triển như Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp…với bề dày kinh
nghiệm có trên 100 năm hình thành và phát triển, với nhiều hãng sản xuất, viện
nghiên cứu với quy mô lớn có nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực sản xuất,
ứng dụng các sản phẩm kính xây dựng trong đời sống xã hội.
Kính xây dựng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng với độ
dày mỏng khác nhau từ 3-19mm với nhiều màu sắc, ưu điểm cắt gọt dễ nên có thể
lắp đặt cho mọi công trình xây dựng, từ làm kính cửa sổ, cửa ra vào, cửa chớp, bình
phong ngăn cách giữa các không gian nội thất khác nhau đến lắp làm tường trang trí
cho nhà cao tầng. Trên thế giới hiện có nhiều chủng loại kính được sửa dụng như:
Kính trang trí có thể là kính màu với các họa tiết đa dạng, Kính phản quang đang là
loại kính được ưa chuộng hiện nay nhờ tác dụng hạn chế sự hấp thu ánh sáng từ bên
ngoài và có khả năng chống nóng. Kính an toàn cường lực có ưu điểm chịu được
xung lực, động đất ở cấp độ thấp, rất khó bị vỡ hay trầy xước khi va đập, Kính bảo
ôn có khả năng cách âm, cách nhiệt, Kính dán có tính bám dính cao trong một liên
kết bền vững và bền màu với thời gian. Hiện nay kính là một trong những vật liệu
xây dựng được ưa chuộng không chỉ nhờ kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, tiện dụng phù
hợp với không gian kiến trúc mà còn đem lại giá trị thẩm mỹ trong trang trí nội thất,
có thể sử dụng được ánh sáng tự nhiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
Các dây chuyền sản xuất hiện đại tính tự động hoá cao, tiết kiệm được các chi
phí sản xuất nhất là các loại chi phí nhiên liệu (Dầu mazút, gas chiếm đến hơn 40%
tổng chi phí trong giá thành sản xuất), chất lượng sản phẩm ngày được nâng cao rất
khác biệt so với các thế hệ công nghệ đời đầu. Công nghệ kính Float hiện đang được
coi là hiện đại nhất trong lĩnh vực sản xuất kính, công nghệ kính Sheet và kính kéo
ngang hiện được các nước tiên tiến loại bỏ. Đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm sau
kính do nhu cầu xã hội phát triển các sản phẩm sau kính ngoài các tính năng vốn có
như màu sắc đa dạng, tính năng thẩm mỹ, thuận lợi cho thi công thì còn phải chú
trọng đến vấn đề an toàn trong khi sử dụng ở các điều kiện khắc nghiệt, chống va
đập gió bão, thân thiện với môi trường và có tác dụng bảo vệ sức khoẻ con người.
Các tập đoàn kính danh tiếng trên thế giới như: Saint Gobain, Lafarge (Pháp),
Ashahi, NSG (Nhật Bản), Pilkington (Anh), HORN Glass (Đức), Dupont Glass
(Mỹ)… là những tập đoàn mạnh với doanh thu hàng năm hàng chục tỷ USD có rất
nhiều các nhà máy, công ty tại các nước trên toàn thế giới.
Xu hướng phát triển ngành sản xuất kính xây dựng của các nước trên thế giới
đều trải qua 2 giai đoạn như sau:
- Một là: trong giai đoạn kinh tế xã hội chưa phát triển, các nhà sản xuất đều lựa
chọn giải pháp sản xuất sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu có chất lượng trung bình,
công nghệ tầm trung nhằm sản xuất ra những sản phẩm có giá cả thấp phù hợp với
túi tiền của người tiêu dùng.
- Hai là: Giai đoạn xã hội phát triển, người dân có thu nhập cao hơn người tiêu dùng
hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, ít quan tâm đến giá cả mà quan tâm nhiều
đến giá trị sử dụng. Các nhà sản xuất chủ động sản xuất những sản phẩm định hướng
cho người tiêu dùng hướng tới với những tiêu chí tích cực, hiện đại. Chính phủ một
số nước còn có các chính sách khuyến khích sản xuất những sản phẩm kính xây
dựng vì chất lượng cuộc sống, sự tiện lợi tối ưu cho người sử dụng và ngược lại có
các chính sách hạn chế thậm chí là cấm sản xuất, sử dụng các sản phẩm kính xây
dựng không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, thẩm mỹ, thân thiện với
môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Các nước phát triển trên thế giới hiện nay thu phí rất cao đối với các doanh
nghiệp sản xuất gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường sống, đề cao tính tiết kiệm
năng lượng, tiêu chuẩn về sản phẩm khi đưa ra sử dụng cũng đòi hỏi ngày càng cao,
người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm chứ không phải giá cả do
đó các hãng sản xuất buộc phải thay đổi công nghệ để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm sau kính để đáp ứng cho các chung cư toà
nhà cao tầng ngày càng phát triển.
Tại các nước như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Pháp… ban hành các tiêu chuẩn
kỹ thuật rất khắt khe đối với từng chủng loại kính xây dựng, Mỗi nước có một đặc điểm
khí hậu khác nhau, nên có thể có những tiêu chuẩn khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản về
tiêu chuẩn kính lại giống nhau. Ở châu Âu, người tiêu dùng đề ra những tiêu chí thật cao
và yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu đó, đề cao các tiêu chuẩn an toàn,
bảo vệ sức khỏe con người, thânthiện với môi trương sống.
Tới đây, khí hậu sẽ ngày càng biến đổi khắc nghiệt, việc xây dựng quy chuẩn
sản xuất, sử dụng kính xây dựng sẽ góp phần bảo vệ an toàn cho các công trình, việc
tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về kính xây dựng sẽ hướng tới sự tiện lợi trong quá
trình vận hành, khai thác công trình, Nếu kết hợp sản phẩm kính xây dựng có chất
lượng cao, tiết kiệm năng lượng với thiết kế hợp lý, có thể dần dần hướng tới những
toà nhà mở, đón các nguồn năng lượng tự nhiên khi có thể.
1.2.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc
Trước năm 1990 ở nước ta không có đơn vị sản xuất kinh xây dựng mà chỉ có
một số lò thuỷ tinh sản xuất đồ gia dụng cốc, chén… nhưng hoạt động lay lắt do
thiếu chuyên gia, phụ tùng, hóa chất, cộng với thực tế khi đó trong nước rất thiếu
nguyên liệu do đó các nhà máy đóng cửa.
Tới năm 1991, nhà máy kính Ðáp Cầu chính thức đi vào hoạt động. Kính sản
xuất theo phương pháp Fuco, kéo đứng qua thuyền phương pháp sản xuất cổ điển,
công suất 2,3 triệu m2 kính/năm, đánh dấu mốc lịch sử mới cho công nghệ kính ở
Việt Nam. Năm 1999, liên doanh kính nổi Việt Nam ra đời với công suất thiết kế là
28 triệu m2 quy tiêu chuẩn /năm (quy chuẩn theo độ dày 2mm). Các năm tiếp theo
bước vào thời kỳ mở cửa, nghành kính Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
nhiều công ty sản xuất kính được thành lập như: Công ty kính nổi Viglacera tại tỉnh
Bình Dương (năm 2002), Công ty cổ phần Phú Phong tại thành phố Hồ Chí Minh
(năm 2005), Công ty kính nổi Tràng An - Ninh Bình (năm 2010), Công ty kính nổi
Chu Lai - Quảng Nam (năm 2010)… Trên thị trường, ngoài lượng kính do các nhà
sản xuất trong nước cung cấp thì lượng kính nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước
ASEAN chiếm tỷ trọng khá lớn.
Do điều kiện nền kinh tế mới phát triển nhu cầu hàng hoá tiêu dùng nói chung
còn thiếu, các công trình xây dựng có tốc độ phát triển nhanh cho nên thị trường tiêu
thụ sản phẩm kính xây dựng rất tiềm năng. Tuy nhiên đại đa số người dân có thu
nhập thấp cho nên người tiêu dùng mới chỉ quan tâm đến giá cả nhiều hơn là chất
lượng sản phẩm. Bên cạnh đó việc đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại đòi hỏi
nhà đầu tư phải có tiềm lực về tài chính mạnh. Để giải quyết vấn đề trên một số
doanh nghiệp trong nước lựa chọn công nghệ tầm trung để đầu tư nhằm tiết kiệm chi
phí tài chính và nhanh thu hồi vốn đầu tư, tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra có chất
lượng không cao, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng cho các
công trình cao tầng đang có xu hướng phát triển mạnh.
Như vậy, cho đến nay các doanh nghiệp SXKD sản phẩm kính xây dựng mới
chỉ chú trọng việc phát triển theo chiều rộng, đầu tư các công nghệ tầm trung sản
xuất các sản phẩm giá rẻ phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, chất lượng sản
phẩm còn xem nhẹ. Trong khi Nhà nước chưa ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ
thuật cụ thể, các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế thông qua các chính sách của
Nhà nước như : thuế, chính sách hỗ trợ tiền thuê đất và hạ tầng kỹ thuật cho doanh
nghiệp, việc cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng còn thiếu khoa học
dẫn đến có lúc xảy ra tình trạng cung thừa cầu, công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu
chưa đồng bộ gây ra nhiều lãng phí, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh
trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra nhiềugây thất thu cho ngân sáchnhà nước.
1.2.2.3. Bài học, kinh nghiệm cho Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
Hãy xem xét quan điểm của các nước trên thế giới khi phát triển ngành công
nghiệp kính để ngẫm lại những điều ngành kính Việt Nam phải đối mặt trong bước
đường phát triển, rút ra các bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển kinh doanh
tại công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Một là: Công ty cần bám sát xu hướng phát triển kính xây dựng là các dòng
sản phẩm cao cấp với các tiêu chuẩn khắt khe về kỹ thuật, sự tiện lợi tối ưu cho
người sử dụng. Mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm khí hậu khác nhau, nên
có thể có những tiêu chuẩn khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản về tiêu chuẩn kính
xây dựng lại giống nhau. Vì thế công ty không nên duy trì mãi tiến trình phát triển
của mình chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng phát triển theo chiều
sâu, phát triển các sản phẩm mang tính dẫn dắt định hướng cho thị trường, càng
không nên xem nhẹ những tiêu chuẩn trong sử dụng kính ở các công trình xây dựng
quan trọng. Cũng không nên quá băn khoăn với lực cản về giá cả, bởi chắc chắn một
điều, nếu đầu tư xứng đáng thì 10 đồng hôm nay có thể biến thành hàng trăm đồng
trong tương lai. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, các loại kính công
nghệ cao sẽ tăng nhu cầu vì gọn, nhẹ cho công trình, nhất là các công trình cao tầng,
tận dụng được ánh sáng và giúp giảm sử dụng năng lượng.
Hai là : Công ty hiện mới chỉ sản xuất những chủng loại mà thị trường đang
phổ biến chứ chưa góp phần định hướng tiêu dùng với những tiêu chí tích cực, hiện
đại. Trong khi đó ở châu Âu, người tiêu dùng đề ra những tiêu chí thật cao và doanh
nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu đó, cho nên với không ít người có nhu cầu – giá
cả không bao giờ là lực cản.
Ba là : Khí hậu sẽ ngày càng biến đổi khắc nghiệt nên nếu xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật cho sản xuất, sử dụng kính xây dựng một cách chặt chẽ thì sẽ góp
phần bảo vệ an toàn cho các công trình, chính là bảo vệ giá trị của công trình. Chưa
kể, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về kính xây dựng sẽ hướng tới sự tiện lợi
trong quá trình vận hành, khai thác công trình, ví dụ: Kính cách nhiệt tốt sẽ bảo đảm
tiêu hao ít điện năng, không ứ đọng hơi nước trên bề mặt kính khi sử dụng máy điều
hoà …
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18/6/2009 quy
định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng. Tiếp đó, ngày
17/11/2005, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 40/QĐ - BXD ban hành quy chuẩn
Xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”.
Năm 2006, Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quy chuẩn
xây dựng Việt Nam 09: 2005 - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu
quả. Quy chuẩn XDVN 05: 2008/BXD - Nhà ở và công trình công cộng - an toàn
sinh mạng và sức khỏe.
Bốn là : Công ty cần hết sức lưu ý khi sử dụng sản phẩm kính chất lượng cao,
đó là các phụ kiện đi kèm, chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng. Bạn nghĩ
sao nếu bạn rất chịu chơi khi mua sản phẩm kính cao cấp, nhưng không coi trọng
keo dán, phim dán, các thanh profile và những phụ kiện đi kèm? Và ngành công
nghiệp kính sẽ không bao giờ phát triển nếu các lĩnh vực sản xuất và gia công đi kèm
không đồng bộ.
Năm là: Trước xu hướng phát triển của xã hội, Công ty Viglacera Đáp Cầu
luôn coi trọng duy trì và phát huy tối ưu các dây chuyền sản xuất hiện có, đồng thời
thực hiện từng bước đổi mới công nghệ, đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất để đa
dạng hoá mặt hàng, đầu tư sản xuất một số loại sản phẩm có tính định hướng dẫn dắt
thị trường để phát triển công ty.
Sáu là : Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ lành nghề, tổ chức xây dựng bộ
máy hoạt động của công ty gọn nhẹ linh hoạt đảm bảo cho các bộ phận phát huy tối
đa hiệu quả hoạt động, Xây dựng nền văn hóa công ty để hỗ trợ phát cho phát triển
kinh doanh, chú trọng công tác tuyển dụng thu hút cán bộ có trình độ.
Bảy là : Chủ động tìm kiếm nghiên cứu thị trường để nắm bắt các cơ hội phát
triển, Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác
nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp
người làm marketing đưa ra một chính sách phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao.
Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không
chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên
cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn
đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH DOANH
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH XÂY DỰNG
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: Tình hình SXKD của công ty
cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Giải pháp để
khắc phục các nhược điểm? Mục tiêu phát triển kinh doanh trong dài hạn? đánh giá
tổng quan cung cầu ngành sản xuất kính hiện tại và kế hoạch dài hạn đến năm 2020
như thế nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách
quan tới kết quả nghiên cứu. Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp sản xuất kính xây
dựng, nhưng tác giả chọn Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu vì:
- Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu là doanh nghiệp có truyền thống
sản xuất kính, có khối lượng sản phẩm và thị phần kính xây dựng lớn.
- Tác giả hiện đang công tác tại Công ty nên có sự hiểu biết và có điều kiện để
thu thập, tiếp cận các nguồn tài liệu, tư liệu đảm bảo tính đầy đủ và chính xác.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan liên quan:
phòng Kế hoạch, phòng kinh tế, phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức
nhân sự…
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của
đề tài. Đối tượng được điều tra bao gồm : Một là cán bộ chủ chốt, công nhân viên
trong công ty là các đối tượng thực hiện các giải pháp nhằm phát triển hoạt động
SXKD; Hai là các cán bộ chủ chốt của Tổng công ty, Hiệp hội kính xây dựng Việt
Nam là những người quản lý có nhiều thông tin, thường xuyên tiếp cận nhiều đơn vị
SXKD theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Lượng mẫu được chọn theo công thức của Yamane Taro (1967):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
N
n = ------------
1 + N*e2
Trong đó: N là tổng thể mẫu, e là tỉ mức ý nghĩa, chính xác (%).
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, sử lýthông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo
các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống
kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng sau khi đã làm sạch số liệu điều
tra, việc sử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel để tính toán.
2.2.4. Phƣơng pháp phân tíchthông tin
2.2.4.1. Phƣơng pháp mô tả thống kê
Thông qua các số liệu thu thập được mô phỏng bằng các biểu đồ số liệu và
các chú giải để thuận tiện cho việc so sách đánh giá qua các năm.
2.2.4.2. Sử dụng các mô hình phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh
a. Mô hình ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Việc sử dụng mô hình SWOT để tổng hợp những phân tích đánh giá môi
trường vĩ mô, môi trường vi mô (môi trường ngành) và nội tại doanh nghiệp, để chỉ
ra các điểm mạnh và điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với một doanh
nghiệp, từ đó xây dựng các giải pháp một cách phù hợp nhất cho doanh nghiệp… Ma
trận SWOT được mô tả như Hình 2.1 dưới đây.
Ma trận SWOT
Ma trận SWOT
Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W)
1……. 1…….
2……. 2…….
3……. 3…….
……… ……..
Các cơ hội (O)
Các chiến lƣợc S + O Các chiến lƣợc W + O1…….
2……. Sử dụng các điểm mạnh Khắc phục các điểm yếu
3……. để khai thác các cơ hội để tận dụng các cơ hội
………
Các mối đe dọa (T)
1…….
2…….
3…….
………
Các chiến lƣợc S + T
Sử dụng các điểm mạnh
để tránh các mối đe dọa
Các chiến lƣợc W + T
Giảm thiểu những điểm
yếu và tránh các mối đe
dọa
Hình 2.1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Sau khi tập hợp và liệt kê các yếu tố chủ yếu của việc phân tích môi trường
bên ngoài và môi trường bên trong lên ma trận SWOT, chúng ta sẽ tiến hành kết hợp
các yếu tố đó lại, việc kết hợp này là một nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển
ma trận SWOT theo từng cặp sau:
S + O: Xây dựng chiến lược nhằm khai thác các điểm mạnh của doanh nghiệp
để tận dụng cơ hội bên ngoài
S + T: Xây dựng chiến lược nhằm khai thác điểm mạnh của doanh nghiệp để
né tránh các mối đe dọa từ phía bên ngoài
W + O: Xây dựng chiến lược nhằm khắc phục, hạn chế những điểm yếu kém
của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội bên ngoài.
W + T: Xây dựng các chiến lược nhằm khắc phục, hạn chế những điểm yếu
để né tránh các mối đe dọa từ phía bên ngoài.
Cuối cùng sẽ kết hợp tất cả các yếu tố để hình thành các chiến lược, giải pháp
mà qua đó giúp cho doanh nghiệp sử dụng tối đa những mặt mạnh để khai thác tốt
các cơ hội và hạn chế những rủi ro cũng như thách thức, đồng thời hạn chế dần
những yếu kém của mình.
b. Mô hình chuỗi giá trị (the Value chain - Phân tích môi trƣờng bên trong)
Việc phân tích môi trường bên trong rất cần thiết để giúp tìm ra những điểm
mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp. Quy trình tạo ra giá trị có thể được xác
định thông qua khái niệm “Chuỗi giá trị” mà Michael E. Porter đã xây dựng. Thuật
ngữ chuỗi giá trị mang ý nghĩa của sự chuyển đổi các hoạt động đầu vào sang các
hoạt động đầu ra được khách hàng chấp nhận và đánh giá cao.
Tóm lược về chuỗi giá trị được thể hiện trong Hình dưới đây. Chuỗi giá trị
được phân thành các hoạt động cơ bản và các hoạt động hỗ trợ, quá trình này bao
gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là tạo nên giá trị
sản phẩm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
Mục
tiêu
chiến
lược
Mô hình chuỗi giá trị
Hoạt
động
hỗ
trợ
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Hoạt
động
cơ bản
Logistics
đầu vào
Sản xuất,
chế tạo
Logistics
đầu ra
Marketing
và bán
hàng
Dịch vụ
Hình 2.2
Từ mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và xác định các hoạt
động cơ bản: 1) Logistics đầu vào, 2) Sản xuất chế tạo, 3) Logistics đầu ra, 4)
Marketing và bán hàng, 5) Dịch vụ; xác định các hoạt động hỗ trợ: 1) Thu mua, 2)
Phát triển công nghệ, 3) Quản trị nguồn nhân lực, 4) Cơ sở hạ tầng của doanh
nghiệp. Dựa và mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ xác định được những hoạt
động, những khâu của quá trình SXKD của doanh nghiệp, từ đó sẽ lựa chọn toàn
chuỗi hay nhấn mạnh vào những hoạt động nào đó có hiệu quả nhất nhằm phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng từ mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp giữa chức
năng chéo với chuỗi giá trị theo hình 2.3. dưới đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Các mục tiêu chức năng chéo và chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị Các mục tiêu chức năng chéo
Cơ sở hạ tầng của
doanh nghiệp
Hiệu
quả
Chất
lượng
Đổi
mới
Thỏa
mãn
khách
hàng
Mục tiêu
Quản trị nguồn
nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
c. Ma trận BCG
Hình 2.3
Ma trận BCG hay còn gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần
(growth/share matrix) được xây dựng vào cuối thập kỷ 60. Nguyên tắc cơ bản của
ma trận này chính là đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích danh
mục sản phẩm của 1 công ty và đặt nó vào trong 1 ma trận như dưới đây và tên của
bốn phần của ma trận lần lượt là: Ngôi sao, Dấu hỏi, Bò sữa và Chó.
Hình 2.4
Các công ty sẽ phải xác định được tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm cũng
như thị phần của từng sản phẩm này để đặt vào trong ma trận. Dựa trên ma trận này,
BCG đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
- Xây dựng (Build): Sản phẩm của công ty cần được đầu tư để củng cố để tiếp
tục tăng trưởng thị phần. Trong chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước
mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn. Chiến lược này được áp dụng cho sản phẩm nằm
trong phần Dấu hỏi (Question Mark)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
- Giữ (Hold): Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Bò Sữa
(Cash Cow) nhằm tối đa hoá khả năng sinh lợi và sản sinh tiền
- Thu hoạch (Harvest): Chiến lược này tập trung vào mục tiêu đạt được lợi
nhuận ngay trong ngắn hạn thông qua cắt giảm chi phí, tăng giá, cho dù nó có ảnh
hưởng tới mục tiêu lâu dài của sản phẩm hay công ty. Chiến lược này phù hợp với
sản phẩm trong phần Bò Sữa nhưng thị phần hoặc tăng trưởng thấp hơn bình thường
hoặc Bò Sữa nhưng tương lai không chắc chắn. Ngoài ra, có thể sử dụng cho sản
phẩm trong Dấu hỏi nhưng không thể chuyển sang Ngôi sao hay Chó
- Từ bỏ (Divest): Mục tiêu là từ bỏ sản phẩm hoặc bộ phận kinh doanh nào
không có khả năng sinh lời để tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hay bộ phận
có khả năng sinh lời lớn hơn. Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu
hỏi và chắc chắnkhông thể trở thànhNgôi sao vàcho sảnphẩm nằm trong phần Chó.
Ưu điểm: Ma trận BCG chỉ ra cách thức sử dụng một cách tốt nhất nguồn lực
tài chính, nhằm tối đa hoá cấu trúc kinh doanh của công ty; chỉ ra sự cần thiết tiếp
nhận hoặc từ bỏ một sản phẩm nào đó.
Nhược điểm : Ma trận BCG quá đơn giản, đánh giá tiềm năng và triển vọng
về một sản phẩm chỉ căn cứ trên thị phần và sự tăng trưởng là chưa đủ
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phán ánh quy mô, kết quả phát triển kinh doanh
Sử dụng các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng, phát triển của các
yếu tố đầu vào (lao động, vốn, diện tích nhà xưởng vật tư, máy móc thiết bị, …), của
các yếu tố đầu ra của SXKD (sản phẩm, giá trị sản xuất…)
+ Lao động
Lao động: Bao gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp (còn
được gọi là nguồn nhân lực) từ giám đốc đến quản đốc, nhân công đến nhân viên văn
phòng, công nhân trong dây chuyền lắp ráp, người bán hàng,...
+ Tiền vốn:
Tiền vốn là tất cả tiền của cho hoạt động tài chính của một doanh nghiệp.
Những tiền của này có thể là vốn đầu tư của chính chủ doanh nghiệp, các cổ đông,
của các thành viên, là tiền vay ngân hàng hay lợi nhuận kinh doanh được giữ lại.
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera

More Related Content

What's hot

Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
xuanduong92
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
 
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường ÝBáo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
 
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
Báo cáo thực tập marketing công ty nhựa gia dụng
 
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luongBieu do nhan qua trong quan ly chat luong
Bieu do nhan qua trong quan ly chat luong
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
 
Môi trường nội bộ
Môi trường nội bộMôi trường nội bộ
Môi trường nội bộ
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩmChương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Chương 6: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
 
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt NamCông tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam
 
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAYLuận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
Luận văn: Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty may, HAY
 
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công tyLuận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
Luận văn: Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty
 
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượngChương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
Chương 7: Công cụ thống kê và kiểm soát quản lý chất lượng
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công Ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công TyĐề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công Ty
Đề tài: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thép tại Công Ty
 
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
Quản trị nguyên vật liệu tại Công ty Dệt 19/5 – Thực trạng và giải pháp hoàn ...
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Bài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibicaBài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibica
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera (20)

Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập ...
  Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập ...  Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập ...
Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập ...
 
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình DươngBáo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
Báo cáo thực tập công ty sứ vệ sinh Viglacera Bình Dương
 
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái NguyênLuận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
 
Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập kh...
Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập kh...Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập kh...
Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập kh...
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng TrịLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
 
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
 
Phát triển thương hiệu “ẩm thực trần” của công ty tnhh mtv ẩm thực trần sdt/...
Phát triển thương hiệu “ẩm thực trần” của công ty tnhh mtv ẩm thực trần  sdt/...Phát triển thương hiệu “ẩm thực trần” của công ty tnhh mtv ẩm thực trần  sdt/...
Phát triển thương hiệu “ẩm thực trần” của công ty tnhh mtv ẩm thực trần sdt/...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
 
Đề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhân
Đề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhânĐề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhân
Đề tài: Xây dựng và phát triển thương hiệu nho Ba Mọi của DN tư nhân
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Đề tài thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOT
Đề tài  thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOTĐề tài  thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOT
Đề tài thực trạng hoạt động xuất khẩu hải sản,HOT
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xâ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xâ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xâ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xâ...
 
Đề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAOĐề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện kênh phân phối hàng, ĐIỂM CAO
 
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
Phân tích chiến lược doanh nghiệp qua thực tiễn tại tổng công ty cổ phần May ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế...
 
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacomin
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc   vinacominPhân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc   vinacomin
Phân tích tình hình tài chính tổng công ty công nghiệp mỏ việt bắc vinacomin
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Kính Viglacera

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------- PHẠM QUỐC KHÁNH GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU Chuyên ngành : Quảnlý kinh tế Mã số : 60.30.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học :PGS.TS. Nguyễn Thế Phán Thái nguyên, năm 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Quốc Khánh
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thế Phán cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong khoa sau đại học, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới những sự giúp đỡ quý báu đó. Để hoàn thành Luận văn này tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu, Tổng công ty Viglacera, Hiệp hội kính xây dựng Việt Nam và các ban ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn./. Bắc Ninh, ngày tháng năm 2012 Tác giả luận văn Phạm Quốc Khánh
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 . Những đóng góp của luận văn 3 5. Bố cục của luận văn 4 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH XÂY DỰNG 5 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 5 1.1.1. Tổng quan về phát triển kinh doanh 5 1.1.1.1 Khái niệm kinh doanh 5 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển 5 1.1.1.3. Khái niệm về doanh nghiệp 6 1.1.1.4 Nội dung phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 6 1.1.2. Phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 9 1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 9 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 10 1.2. Cơ sở thực tiễn của ngành sản xuất kính xây dựng 18 1.2.1. Sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 18 1.2.1.1. Lịch sử ra đời ngành công nghiệp kính 18 1.2.1.2. Lịch sử phát triển ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam 20 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng trên thế giới và trong nước - Bài học kinh nghiệm cho Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu 23 1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới 23 1.2.2.2. Kinh nghiệm trong nước 25 1.2.2.3. Bài học, kinh nghiệm cho Công ty Viglacera Đáp Cầu 26
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH XÂY DỰNG 29 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 29 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 29 2.2.1 phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 29 2.2.3 Phương pháp tổng hợp, sử lý thông tin 30 2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 30 2.2.4.1. Phương pháp mô tả thống kê 30 2.2.4.2. Sử dụng các mô hình phân tích và dự báo môi trường kinh doanh 30 2.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 34 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả phát triển kinh doanh 34 2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng và hiệu quả của hoạt động 36 2.3.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp 37 Chƣơng III:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU 39 3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu 39 3.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu 39 3.1.1.1. Một số thông tin chính 40 3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 41 3.1.1.3. Sản phẩm của công ty 43 3.1.2 Tình hình kinh doanh trong các năm qua 44 3.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty Viglacera Đáp Cầu 45 3.2. Thực trạng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu 45 3.2.1. Thực trạng phát triển kinh doanh theo chiều rộng 45 3.2.1.1. Về sản phẩm 45 3.2.1.2. Việc phát triển theo không gian 51 3.2.1.3. Về tăng cường các nguồn lực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh 52 3.2.2. Phát triển theo chiều sâu 53 3.2.2.1. Về sản phẩm chất lượng cao 53
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3.2.2.2. Về đầu tư các nguồn lực theo chiều sâu 54 3.2.3. Đánh giá chung 56 3.2.3.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 56 3.2.3.2. Thành tựu và nguyên nhân đạt được những thành tựu 57 3.2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế 68 Chƣơng IV: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘTSỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU 70 4.1 Định hƣớng và mục tiêu phát triểncủa Viglacera Đáp Cầu trong thời gian tới 70 4.1.1. Xu hướng phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới 70 4.1.2. Định hướng phát triển kinh doanh kính xây dựng ở nước ta 70 4.1.3. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty Viglacera Đáp Cầu 73 4.2. Các giải pháp phát triển của Công ty Viglacera Đáp Cầu 75 4.2.1 Giải pháp về thị trường 77 4.2.1.1. Tăng cường mở rộng thị trường 77 4.2.1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 77 4.2.2 Giải pháp về sản phẩm 79 4.2.3 Giải pháp về giá cả 79 4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của công ty 79 4.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực, tái cơ cấu bộ máy tổ chức cho phù hợp 80 4.2.6 Đầu tư đổi mới trang thiết bị và hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại 84 4.3 Kiến nghị 84 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 84 4.3.2. Kiến nghị với địa phương 86 4.3.3. Kiến nghị với Tổng công ty Viglacera 86 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Viglacera Đáp Cầu Tên viết tắt của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu WTO Tổ chức Thương mại thế giới APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á SXKD sản xuất kinh doanh BXD Bộ Xây dựng FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QTC Quy tiêu chuẩn
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Các nhà máy sản xuất kính tấm xây dựng đến năm 2011 22 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của công ty Viglacera Đáp Cầu giai đoạn 2007 – 2011 44 Bảng 3.2 Sản lượng sản xuất sản phẩm qua các năm 46 Bảng 3.3 Doanh thu bán hàng qua các năm 46 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh theo sản phẩm (2009-2011) 48 Bảng 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 50 Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty 56 Bảng 3.7 Thị phần trong nước và giá bán sản phẩm kính truyền thống 57 Bảng 3.8 Thị phần trong nước và giá bán sản phẩm sau kính 59 Bảng 4.1 Công suất thiết kế và sản lượng vật liệu xây dựng đến năm 2020 71 Bảng 4.2 Kết quả điều tra các yếu tố cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của c ông ty Viglacera Đáp Cầu 76 Bảng 4.3 Kế hoạch kinh phí xây dựng thương hiệu hàng năm của Công ty Viglacera Đáp Cầu 78 Bảng 4.4 Kế hoạch đào tạo cán bộ hàng năm của Công ty Viglacera Đáp Cầu 82
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH ( HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ) STT Tên bảng Trang Hình 2.1 Ma trận SWOT 30 Hình 2.2 Mô hình chuỗi giá trị 32 Hình 2.3 Các mục tiêu chức năng chéo và chuỗi giá trị 33 Hình 2.4 Ma trận BCG 33 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Viglacera Đáp Cầu 41 Biểu đồ 3.1 cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2009 47 Biểu đồ 3.2 cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2010 47 Biểu đồ 3.3 cơ cấu doanh thu bán hàng năm 2011 47 Biểu đồ 3.4 Lợi nhuận trước thuế của từng sản phẩm từ 2009-2011 49 Phụ lục 1 Biểu tượng của Công ty và một số sự kiện quan trọng 92 Phụ lục 2 Các sản phẩm của công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu 93 Phụ lục 3 Vài nét về các đối thủ cạnh tranh 96 Phụ lục 4 Tổng hợp kết quả điều tra các yếu tố cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Viglacera Đáp Cầu 98 Phụ lục 5 Bảng ma trận SWOT của Viglacera Đáp Cầu 99 Phụ lục 6 Phiếu điều tra các yếu tố cần thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Viglacera Đáp Cầu 101
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong hoạt động SXKD, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD của mình. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác là phải biết đổi mới cho phù hợp từ việc nghiên cứu xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến việc tổ chức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra được sản phẩm chất lương đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Hiện nay, Việt Nam tham gia các Diễn đàn kinh tế và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO – World Trade Organization), nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi hơn với kinh tế thị trường, từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu đang đứng trước những vận hội hết sức to lớn, nhưng đồng thời cũng đang ngày càng phải đối mặt với việc kinh doanh ngày càng phức tạp trên mọi lĩnh vực, không chỉ thuần túy là các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu nói riêng ngày càng phải củng cố các nguồn lực, chú trọng hơn nữa và chuẩn bị sẵn sàng để nâng cao năng lực kinh doanh của mình. Đặc biệt, từ sau đợt khủng khoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 vừa qua, mọi dự báo, chiến lược được xác lập từ trước đều bị đảo lộn, toàn bộ ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong đó có lĩnh vực sản xuất kính xây dựng bị tổn thất nặng nề, thị trường sụt giảm, nhiều tập đoàn, công ty trong ngành phải dừng, thu hẹp sản xuất. Ở thời điểm dần thoát ra khỏi cuộc khủng khoảng kinh tế như hiện nay, kinh doanh ngày càng quyết liệt hơn trên thương trường, việc xác định đề ra các giải pháp kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác tối đa các điểm mạnh, các lợi thế đang có
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 và hạn chế tới mức thấp nhất các yếu điểm, chớp lấy những cơ hội và giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác động ảnh hưởng của những thách thức, đang là vấn đề hết sức cấp bách đối với Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu . Việc nghiên cứu đề ra các giải pháp kinh doanh sẽ chỉ ra cho chúng ta biết được phải kinh doanh bằng cách nào, từ đó giúp chúng ta làm chủ trong mọi tình huống và chủ động trong kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có thể giữ được vị thế của mình trên thị trường, chiếm lĩnh được những thị phần nhất định, góp phần hết sức quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp và hướng cho doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Với lý do đó, trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu ” để làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bên cạnh việc đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản nhất về kinh doanh, tôi còn phân tích thực trạng kinh doanh ở Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu. Đồng thời đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh doanh các loại sản phẩm kính xây dựng của công ty. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản như sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh doanh của một số đơn vị. - Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu. - Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh cho Công ty cổ phần kính Viglacera ĐápCầu.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu. - Phạm vi địa bàn nghiên cứu Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng, nhưng tác giả chọn Công ty cổ phần kínhViglacera ĐápCầu vì: - Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu là doanh nghiệp có truyền thống sản xuất kính, có khối lượng sảnphẩm và thị phần kính xây dựng lớn. - Tác giả công tác tại Công ty nên có sự hiểu biết vàcó điều kiện để thu thập, tiếp cậncác nguồn tài liệu, tư liệu đảm bảo tính đầy đủvà chính xác. - Phạm vi thời gian : Tập trung nghiên cứu thực trạng kinh doanh từ năm 2007 đến 2011 của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu. 4. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. - Phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh các sản phẩm kính xây dựng của Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu làm rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân tồn tại. - Phân tích và dự báo các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đối với việc phát triển kinh doanh của Công tycổ phần kính Viglacera ĐápCầu - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh của Công ty, nhằm xây dựng công ty trở thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm kính xây dựng hàng đầu Việt Nam. Việc nghiên cứu sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu, từ đó Công ty sẽ lựa chọn giải pháp tối ưu nhằm khai thác tối đa lợi thế kinh doanh trong tương lai.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 5. Bố cục của luận văn Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận và 4 chương, nội dung tóm tắt của mỗi chương được trình bày dưới đây: Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương II. Phương pháp nghiên cứu Chương III. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu Chương III. Định hướng và một số giải pháp phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH XÂY DỰNG 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính 1.1.1. Tổng quan về phát triển kinh doanh 1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh doanh hay hoạt động kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: " Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Như vậy, Kinh doanh là một hoạt động kinh tế do chủ thể kinh doanh thực hiện, chủ thể kinh doanh có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Kinh doanh bao giờ cũng gắn với thị trường, không có thị trường thị không có kinhdoanh. Một doanh nghiệp có thể đảm nhận tất cả các khâu của quá trình kinh doanh, nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một khâu nào đó, chẳng hạn như sản xuất hay tiêu thụ và có mục tiêu chủ yếulà lợi nhuận, ngoài ra còn có các mục tiêu khác làđó làcác mục tiêu xãhội 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển Triết học Mác–Lênin cho rằng, các sự vật, hiện tượng không những có mối liên hệ biện chứng mà còn còn luôn luôn vận động, phát triển không ngừng. Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới. Vận động và phát triển không phải là đồng nghĩa với nhau. Vận động diễn ra theo nhiều khuynh hướng, còn phát triển chỉ phản ánh một khuynh hướng vận động, vận động đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển là khuynh hướng chung có tính phổ biến, được thể hiện cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Nguyên nhân của sự phát triển là do sự liên hệ, tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố trong lòng các sự vật, hiện tượng. Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1.1.1.3. Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện) để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho mình một trong số những loại hình mà pháp luật quy định. Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1, Điều 4, Luật Doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh". Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, công ty... theo các căn cứ khác nhau sẽ chia ra nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau: + Theo quy mô doanh nghiệp, chia ra: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ. + Theo hình thức sở hữu, gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghệp tư nhân, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. + Theo trách nhiệm pháp lý, chia ra: doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý vô hạn, doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý hữu hạn và doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý hỗn hợp + Theo lĩnh vực kinh doanh, phân chia doanh nghiệp theo các ngành nghề đăng ký hoạt động Doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Đó là nơi trực tiếp tạo ra của cải, thu hút lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động… Doanh nghiệp chính là những tế bào của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp là một cộng đồng có truyền thống lịch sử và văn hóa của riêng mình. Mỗi một doanh nghiệp có đời sống riêng trải qua các giai đoạn thành lập, trưởng thành phát triển, thịnh vượng và suy thoái, sau đó tiếp tục phát triển trong một chu kỳ mới. 1.1.1.4. Nội dung phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Không có một doanh nghiệp nào tồn tại vĩnh cửu nếu doanh nghiệp đó không xác định được mục đích và mục tiêu hoạt động cho chính nó. Hoạt động của doanh
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 nghiệp chỉ có hiệu quả một khi kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ với mục tiêu để cho phép đạt được những mục đích. Kế hoạch đó đòi hỏi phải được điều chỉnh kịp thời theo những biến động của môi trường (môi trường chính trị pháp luật, kinh tế, văn hoá xã hội, điều kiện tự nhiên…); đồng thời gắn bó với những khả năng cho phép các nguồn lực của doanh nghiệp như: vốn, lao động, công nghệ…. Từ những kế hoạch đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có cơ cấu tổ chức hợp lý, xác định cụ thể nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân; đồng thời phối hợp hoạt động nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp. Mục đích của doanh nghiệp là thể hiện khuynh hướng tồn tại và phát triển, doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản: - Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động SXKD. Lợi nhuận không chỉ nhằm để tăng tích lũy phát triển SXKD, mà còn thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham hoạt động trong doanh nghiệp. - Mục đích xã hội: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích. - Mục đích môi trường: Phát triển kinh doanh của doanh nghiệp phải không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Mục tiêu là biểu hiện mục đích của doanh nghiệp, là những trạng thái, cột mốc cụ thể được phát triển từng bước. Một mục tiêu là một câu hỏi cần có lời giải đáp trong một khoảng thời gian nhất định. Các doanh nghiệp khác nhau hoặc cùng một doanh nghiệp nhưng tại các thời điểm khác nhau thì sẽ có phương hướng phát triển kinh doanh khác nhau, có 3 phương hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là: - Một là: Phát triển theo chiều rộng như : mở rộng quy mô các yếu tố đầu vào, đầu ra, các nguồn lực cho sản xuất như: mở rộng nhà nhà máy, tăng thêm cơ sở; tăng thêm phân xưởng, nhân lực, vốn, vật tư, máy móc thiết bị… và cuối cùng là tăng sản lượng, tăng loại mặt hàng, doanh số…cụ thể : + Về sản phẩm : đó là việc phát triển danh mục sản phẩm, quy mô doanh thu và lợi nhuận theo từng sản phẩm và tổng thể toàn doanh nghiệp, sản lượng sản xuất...
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 + Về không gian (phạm vi hoạt động kinh doanh): đó là việc mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng chi nhánh, mạng lưới kinh doanh, mở rộng thị trường... + Về quy mô sản xuất : đó là việc sử dụng các nguồn lực đầu vào như vốn tăng thêm, điện tích nhà xưởng được mở rộng, đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất. - Hai là: Phát triển theo chiều sâu như : tăng cường chất lượng các yếu tố sản xuất: nâng cao chất lượng nhân lực, hoàn thiện tổ chức quản trị; nâng cao chất lượng nguyên liệu vật tư, cải tiến thiết bị, máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ sản xuất mới; sử dụng đồng vốn có hiệu quả… và cuối cùng là doanh số lớn hơn, kết quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh cao hơn, chi tiết gồm : + Về sản phẩm chất lượng cao đó và việc phát triển sản suất các sản phẩm có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật chất lượng, mẫu mã đáp ứng được yêu cầu cao của khách hàng. + Về chất lượng dịch vụ khách hàng đó là việc giao nhận, vận chuyển, thanh toán... đáp ứng thỏa mãn hầu hết các khách đến giao dịch + Về việc đầu tư các nguồn lực theo chiều sâu đó là việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ cao trong hoạt động SXKD, áp dụng các phương pháp quản lý mới, đào tạo đổi mới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng các thành tựu trong việc lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp. - Ba là: Phát triển theo chiều rộng kết hợp với việc phát triển theo chiều sâu . Vậy doanh nghiệp sẽ đi theo con đường nào? Tùy theo điều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh. Nhìn chung, đa số đều vừa phát triển theo chiều rộng, vừa phát triển theo chiều sâu được sử dụng phổ biến. Mặt khác phải quan tâm đến sự phát triển bền vững, tức là phát triển cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; xu hướng phát triển phải ổn định, liên tục và lâu dài. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (công hoà Nam Phi) năm 2002 đều thống nhất khẳng định : “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cần phải:
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 phát triển bền vững kinh tế; phát triển bền vững về xã hội; phát triển bền vững về môi trường. 1.1.2. Phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng Các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam nói chung, khi nói đến ngành công nghiệp sản xuất kính xây dựng đều được phân chia làm 2 lĩnh vực nhỏ là: sản xuất sản phẩm kính và sản xuất sản phẩm sau kính, cụ thể: * Đối với lĩnh vực sản xuất kính bao gồm các dòng sản phẩm tương ứng với từng chủng loại sản phẩm sau: + Kính tấm xây dựng (sheet glass) được sản xuất trên công nghệ cho dòng thuỷ tinh nóng chảy chạy qua trục rulô kéo kính. Các loại sản phẩm này có phẩm cấp trung bình vì bề mặt sản phẩm không được phẳng do trục kéo bị ăn mòn trong quá trình sử dụng, dây chuyền sản xuất có tuổi thọ (từ 5 đến 7 năm mới phải đại tu) + Kính nổi (float glass) sản xuất theo công nghệ cho thuỷ tinh nóng chảy chạy trên bề mặt của bể thiếc đang nung do đó sản phẩm có bề mặt phẳng cao, dây chuyền sản xuất bền vững (trên 10 năm mới phải đại tu) tuy nhiên chi phí đầu tư lớn. + Kính cán vân hoa xây dựng được sản xuất theo công nghệ kéo ngang, sản phẩm được tạo hình thông qua các trục cán ép có khắc các loại hoa văn, đặc điểm dễ sản xuất, chi phí đầu tư thấp tuy nhiên thị phần sản phẩm không lớn so với kính tấm và kính nổi. * Đối với lĩnh vực sản xuất sau kính Các sản phẩm sau kính được sản xuất trên cơ sở nguyên liệu là các sản phẩm kính (gọi là phôi kính) các đơn vị sản xuất thực hiện các công đoạn tráng, phủ, tôi, dán, cắt, mài, uốn để tạo ra các sản phẩm sau kính khác nhau như kính gương, kính tôi an toàn, kính dán, kính mosaic, kính bảo ôn, kính uốn…Đặc điểm sản xuất các sản phẩm này có chi phí đầu tư ít hơn so với sản lĩnh vực sản xuất kính, nhiều mẫu mã chủng loại sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, nội thất, ngoại thất và trong nhiều lĩnh vực khác có liên quan như sản xuất ô tô, tàu hoả… Do tính chất công nghệ đặc thù trong sản xuất kính xây dựng có quy trình kỹ thuật sản xuất phức tạp, máy móc thiết bị tự động hoá cao, chất lượng sản phẩm phụ
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ, chi phí đầu tư ban đầu. Đặc biệt yếu tố công nghệ, danh tiếng, uy tín của Hãng chế tạo và chuyển giao sẽ quyết định đến sự khác biệt về chất lượng sản phẩm sản xuất. Các dây chuyền sản xuất kính đều sử dụng nhiều nhiên liệu (Dầu FO, Gas) để nung chảy thuỷ tinh và duy trì nhiệt độ Lò nấu ở mức cao, phải chạy liên tục cho đến khi kết thúc 1 chu kỳ sản xuất từ 5 đến 7 năm tuỳ theo kết cấu lò nấu). Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với các doanh nghiệp sản xuất khác. Ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn phát triển ban đầu còn rất non trẻ, số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong ngành không nhiều kinh nghiệm và trình độ phát triển không đồng đều, dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ có mức độ hiện đại trung bình thậm trí lạc hậu, đội ngũ kỹ thuật trong nước đôi khi chưa am hiểu công nghệ, năng lực tài chính của các doanh nghiệp sản xuất còn yếu, công tác quản lý của Nhà nước còn buông lỏng, các quy định mang tính pháp lý còn thiếu cho nên sản phẩm tạo ra có chất lượng thấp hơn, tiêu hao nguyên vật liệu cao hơn, thiếu sản phẩm có chất lượng cao. 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng a. Các yếu tố môi trƣờng vĩ mô a1. Môi trường chính trị - pháp luật - Việt Nam có nền chính trị ổn định, hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách: Chính phủ và Nhà nước luôn có các giải pháp tích cực nhằm hoàn thiện và cải tổ môi trường chính trị, xây dựng và hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật, hệ thống các chính sách xã hội làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội, tăng cường đấu tranh phòng chống nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền. - Các xu hướng quan hệ đối ngoại : Việt Nam đang thực hiện chủ trương bình thường hóa quan hệ và tăng cường hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, là thành thành viên của APEC, WTO. Việc nghiên cứu môi trường quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình. Khu vực hóa và toàn cầu hóa đã, đang và sẽ là xu hướng tất yếu mà Chính phủ, các ngành và các doanh nghiệp đều phải tính đến.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 a2. Môi trường kinh tế - Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới và trong nước: Khi nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng cao, sẽ có nhiều cơ hội cho đầu tư, mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp; còn ngược lại, khi nền kinh tế sa sút thì chi phí tiêu dùng sẽ giảm đi, đồng thời các lực lượng cạnh tranh sẽ tăng lên. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng dần tỷ trọng ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ, giảm kinh tế nông nghiệp, khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân…. do đó các doanh nghiệp phải nghiên cứu để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phù hợp - Khủng hoảng kinh tế và lạm phát trong thời gian qua sẽ ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp trong nước nói chung do giá cả đầu vào biến động nhanh trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ chậm lại. - Lãi suất và xu hướng lãi suất : trong thời gian vừa qua Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp để giảm lãi suất và tiếp tục duy trì đưa lãi suất trợ lại mức thấp hơn để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp tiết giảm chi phí tài chính, khuyến khích đầu tư khôi phục nền sản xuất. - Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm. Đối với ngành sản xuất kính xây dựng nguyên liệu chiếm giá trị lớn phải nhập khẩu như : Dầu Fo, Dầu điêzen, Sô đa… có xu hướng tăng giá do yếu tố tỷ giá hối đoái. - Tiền lương và thu nhập dân cư: khi dân cư có thu nhập tăng thì nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà cửatăng kéo theo nhucầuvề sảnkính xây dựng tăng và ngược lại. a3. Môi trường xã hội - Dân số: dân số, sự gia tăng dân số, cơ cấu dân số: Việt Nam là nước có dân số đông với hơn 86 triệu người. Đây là nguồn cung lao động dồi dào cho xã hội và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn cho nhiều doanh nghiệp. - Văn hóa : Môi trường văn hóa bao gồm các yếu tố triết học, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học nghệ thuật. Khi bước vào toàn cầu hóa, giao lưu về văn hóa giữa các vùng miền, cũng như các nền văn minh trên thế giới làm cho Việt Nam nhanh chóng tiếp thu được những cái mới trong xu hướng tiêu dùng.
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 - Lao động, số, chất lượng, cơ cấu lao động: với lợi thế về nguồn lao động dồi dào, cơ cấu lao động chủ yếu trẻ tuy nhiên lao động có tay nghề ít - Tâm lý dân tộc: đổi trong tư duy xây dựng và sử dụng vật liệu hiện nay, Thiết kế hiện đại ứng dụng vật liệu mới đặc biệt là kính xây dựng làm cho ngôi nhà có diện mạo khác trước. - Phong cách, lối sống và đạo đức xã hội cách sống của người Việt Nam tích lũy cho xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc cũng là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến thị trường vật liệu xây dựng. - An ninh trật tự, công tác an sinh xã hội luôn được của Nhà nước quan tâm xem xét, nó tác động đến việc ổn định đời sống nhân dân, các công trình phúc lợi được xây dựng ngày một nhiều sẽ gián tiếp thúc đẩy các ngành sản xuất hàng hoá, dịch vụ phát triển. a4. Môi trường kỹ thuật và công nghệ - Những phát minh sáng chế và cải tiến: những phát minh khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã đem lại những thay đổi to lớn, có những ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến mỗi một doanh nghiệp. Nó có thể đem đến một cơ hội hoặc tạo ra một rủi ro cho doanh nghiệp. - Máy móc thiết bị cho thiết kế, thi công : Các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời tiến bộ khoa học kỹ thuật, thường xuyên đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật tại chính doanh nghiệp vì “ thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thời đại kinh tế tri thức sẽ thay thế thời đại công nghiệp - Hàng hóa nội thất, nguyên vật liệu xây dựng mới : sự phát triển của công nghệ, sự ra đời của các nguyên vật liệu mới cần được xem xét. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các sản phẩm mới có tính năng vượt trội, sản phẩm sử dụng thân thiện với môi trường được khuyến khích sản xuất và phát triển. - Tác động của công nghệ thông tin làm cho quá trình sản xuất được rút ngắn nâng cao năng suất lao động, các hệ thống máy móc tự động được điều khiển qua các phần mềm máy tính được ứng dụng nhanh vào lĩnh vực sản xuất kính xây dựng. Hệ thống giám sát kỹ thuật điện tử và điều khiển học được ứng dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 a5. Môi trường điều kiện tự nhiên - Tài nguyên cho sản xuất kính : việc quy hoạch và có chính sách phù hợp trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên như Cát trắng, péc ma tít, đô lô mít sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất kính xây dựng. - Khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm kính, tuy theo từng vùng khí hậu, thời tiết khác nhau để lựa chọn tính năng sản phẩm cho phù hợp như vùng khí hậu bị ảnh hưởng nhiều của gió bão thì lựa chọn kính an toàn, các vách ngăn nhà thì lựa chọn kính cán hoa văn để trang trí….. b. Các yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô - môi trƣờng ngành b1. Khách hàng Khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp, nếu lượng khách hàng càng tăng thì mức thành công của doanh nghiệp càng cao. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể coi là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Nghiên cứu khách hàng cần tập trung vào các khía cạnh như sở thích, tập quán, khả năng tài chính của khách hàng, quan điểm của khách hàng đối với doanh nghiệp và đối với sản phẩm dịch vụ, khả năng chấp nhận thay đổi sản phẩm và dịch vụ, mức độ chấp nhận rủi ro… Sức mạnh khách hàng là ảnh hưởng của khách hàng đối với một ngành nào đó. Khách hàng hoàn toàn có khả năng áp đặt giá; nếu khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá hàng hóa, dịch vụ phải giảm xuống và làm cho tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm. b2. Nhà cung ứng Một ngành sản xuất đòi hỏi phải có các nguyên liệu thô bao gồm lao động, vật tư, thiết bị… các bộ phận cấu thành, cũng như các đầu vào khác. Sức mạnh của nhà cung cấp thể hiện khả năng quyết định các điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp. Những nhà cung cấp nhỏ, yếu thế có thể phải chấp nhận các điều kiện mà doanh nghiệp đưa ra, nhờ đó doanh nghiệp giảm được chi phí và tăng lợi nhuận trong sản xuất. Ngược lại, những nhà cung cấp lớn có thể gây sức ép đối với ngành sản xuất, có thể bằng cách đặt giá bán nguyên liệu cao hơn để san sẻ phần lợi nhuận của ngành… b3. Các doanh nghiệp cạnh tranh ngành Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những doanh nghiệp đang hoạt động trong
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 ngành và cạnh tranh trực tiếp tới doanh nghiệp mình (Ví dụ hiện nay các doanh nghiệp SXKD kính xây dựng trong nước như VFG, VIFG, Kala, Việt Hưng… đang là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu). Trong mô hình kinh doanh truyền thống, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, đối thủ sẽ đẩy lợi nhuận tiến dần tới con số 0, nhưng trong cuộc cạnh tranh ngày nay, các doanh nghiệp sẽ không dễ dàng gì chịu chấp nhận giá một cách thụ động. Trên thực tế, các doanh nghiệp đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh bền vững so với đối thủ của mình. Cường độ cạnh tranh thay đổi khác nhau tùy theo từng ngành và các nhà phân tích rất quan tâm đến những điểm khác biệt đó. Cường độ cạnh tranh có thể ở các cấp độ Tàn Khốc, Mạnh Mẽ, Vừa Phải hoặc yếu tùy theo việc các doanh nghiệp nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh đến mức nào. Để có được lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh bền vững so với các đối thủ, doanh nghiệp có thể thực hiện một số động thái cạnh tranh bao gồm thay đổi giá, gia tăng sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ, sử dụng các kênh phân phối một cách sáng tạo. Cường độ cạnh tranh chịu ảnh hưởng của các đặc điểm ngành sau đây: Nhóm sản xuất kính : bao gồm có các công nghệ kính tấm xây dựng (sheet glass), kính nổi (float glass) và kính cán vân hoa xây dựng… Do tính công nghệ đặc thù, chi phí đầu tư ban đầu lớn, điều kiện về nguyên nhiên vật liệu rất khắt khe, thời gian vận hành dây chuyền theo chu kỳ sản xuất (từ khi khởi động đến khi dừng sửa chữa thường kéo dài từ 6 đến 12 năm), khó thay đổi chủng loại sản phẩm do đo có rất ít nhà sản xuất. Phẩm cấp chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ và chi phí đầu tư ban đầu. Nhóm sản xuất các sản phẩm sau kính lại có đặc điểm khác biệt với nhóm đầu là số lượng doanh nghiệp lớn, quy mô nhỏ, mức độ thay đổi sản phẩm nhanh, tăng trưởng trong ngành nhanh, đặc biệt mức đầu tư thường thấp, chất lượng sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào mức đầu tư tuy nhiên phân biệt sự khác biệt phẩm cấp về chất lượng khá khó khăn. Trên thực tế sự khác biệt này được phân biệt dựa vào thương hiệu của hãng cung cấp thiết bị, công nghệ.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 b4. Các đối thủ tiềm ẩn Xét về mặt lý thuyết, bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường, nếu như việc gia nhập hoặc rút lui không bị hạn chế. Khi đó lợi nhuận của ngành sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mỗi ngành đều có biện pháp riêng để bảo vệ mức lợi nhuận cao của các đơn vị đã có mặt trên thị trường đồng thời cũng để ngăn cản các đối thủ tiềm năng gia nhập thị trường đó. Những biện pháp này được coi là các rào cản gia nhập. Các rào cản gia nhập là những quy định đặc trưng của một ngành. Các rào cản này làm giảm tốc độ tham gia của các doanh nghiệp mới, nhờ đó duy trì mức lợi nhuận ổn định cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Các doanh nghiệp có thể tạo ra hoặc khai thác rào cản này để tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Các rào cản gia nhập có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu như chính phủ tạo nên các hàng rào, bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ... b5. Sản phẩm thay thế Trong mô hình của Michael E.Porter, thuật ngữ “sản phẩm thay thế” đề cập đến sản phẩm thuộc các ngành sản xuất khác. Theo các chuyên gia kinh tế, nguy cơ thay thế xuất hiện khi nhu cầu về một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi giá cả của một hàng hóa thay thế. Sự tồn tại của các hàng hóa thay thế sẽ làm hạn chế khả năng tăng giá của các doanh nghiệp trong một ngành nhất định, làm hạn chế khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh gây ra bởi nguy cơ thay thế này thường đến từ các sản phẩm bên ngoài ngành. Sản phẩm thay thế trong lĩnh vực kinh doanh kính xây dựng phải kể đến các sản phẩm tấm nhựa, composite, đây là những vật liệu mới, hoặc tấm kim loại có tính năng mới. c. Các yếu tố môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp c1. Nghiên cứu và phát triển Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác. Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trwn thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh. c2. Nhân lực Con người điều hành và thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp, kết hợp các yếu tố sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là vấn đề lao động. Công tác tuyển dụng được tiến hành nhằm đảm bảo trình độ và tay nghề của người lao động. Có như vậy thì kế hoạch sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD mới thực hiện được. Có thể nói chất lượng lao động là điều kiện cần để tiến hành hoạt động SXKD và công tác tổ chức lao động hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp tiến hành hoạt động SXKD có hiệu quả cao. Trong quá trình SXKD lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể có những sáng tạo khoa học và có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm (dịch vụ) có kiểu dáng và tính năng mới đáp ứng thị hiếu thị trường làm tăng lượng hàng hoá dịch vụ tiêu thụ được của doanh nghiệp, tăng doanh thu làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh. c3. Tài chính Là tất cả các khoản tiền cho hoạt động của doanh nghiệp. Những tiền của này có thể là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, các cổ đông, của các thành viên, là tiền vay ngân hàng hay lợi nhuận kinh doanh được giữ lại. Chúng được sử dụng để mua nguyên liệu, trả lương công nhân, mua sắm lắp đặt máy móc, thiết bị mới hay xây dựng nhà xưởng, mở rộng nhà máy. Doanh nghiệp có khả năng tài chính không những chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động SXKD ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị tiếp thu công nghệ sản xuất hiện đại hơn nhằm làm giảm chi phí, nâng cao những mặt có lợi, khả
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 năng tài chính còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động khai thác và sử dụng tối ưu đầu vào. c4. Tiềm năng vật chất, kỹ thuật Doanh nghiệp phải biết luôn tự làm mới mình bằng cách tự vận động và đổi mới, du nhập những tiến bộ khoa học kỹ thuật thời đại liên quan đến lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp mình. Vấn đề này đóng một vai trò hết sức quan trọng với hiệu quả hoạt động SXKD vì nó ảnh hưởng lớn đến vấn đề năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ có hàm lượng kỹ thuật lớn mới có chỗ đứng trong thị trường và được mọi người tin dùng so với những sản phẩm dịch vụ cùng loại khác. Kiến thức khoa học kỹ thuật phải áp dụng đúng thời điểm, đúng quy trình để tận dụng hết những lợi thế vốn có của nó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hay tăng năng suất lao động đưa sản phẩm dịch vụ chiếm ưu thế trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. c5. Quản trị, marketing Là những người chấp nhận rủi ro tham gia vào hoạt động kinh doanh. Nhà kinh doanh có thể tự quản lý doanh nghiệp của họ hoặc đối với các tổ chức kinh doanh lớn giới chủ có thể thuê mướn một đội ngũ các nhà quản trị chuyên nghiệp thay mặt họ điều hành doanh nghiệp. Nhà kinh doanh là những người tạo lập doanh nghiệp, làm chủ sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Đó là những người có óc sáng tạo, có kiến thức quản trị kinh doanh, linh hoạt, dám chấp nhận những mạo hiểm rủi ro trong kinh doanh, chính họ là những người tạo nên sức sống của doanh nghiệp, tạo nên sự sôi động của cuộc sống cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò kinh doanh biểu hiện trước hết trong việc chuyển dịch các yếu tố kinh doanh: đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, thông tin... thành hàng hóa, đưa vào thị trường qua đó thu được lợi nhuận. Nhà kinh doanh phải là những người có khả năng hoạt động theo nhiều chức năng khác nhau. Khi bước vào lĩnh vực kinh doanh họ có quyết tâm để theo đuổi những mục tiêu đã xác định: tìm kiếm lợi nhuận, được tự chủ trong hành động, được thỏa mãn trong cuộc sống v.v...
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 1.2. Cơ sở thực tiễn của ngành sản xuất kính xây dựng 1.2.1. Sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng 1.2.1.1. Lịch sử ra đời ngành công nghiệp kính Chất liệu tạo ra sản phẩm kính tấm xây dựng được nhiều người biết đến đó là thuỷ tinh. Thuỷ tinh nhân tạo được làm ra khoảng 1.500 năm trước Công nguyên ở Ai Cập và Mesopotamia. Những nền văn hoá cổ xưa này đã làm ra những đồ vật bằng thuỷ tinh với phương pháp đúc thô sơ. Công nghiệp thuỷ tinh chứng kiến cuộc cách mạng đầu tiên khoảng 300 năm trước công nguyên, khi những người thợ thuỷ tinh Siri phát minh ra chiếc ống thổi, giúp cho việc tạo ra vô số sản phẩm khác nhau về hình dáng và độ dày. Tiếp đến những người Rôma đã làm một cuộc cách mạng trong chế tạo thuỷ tinh bằng việc sử dụng một loạt phương pháp như thổi thuỷ tinh vào khuôn và ép ra hàng loạt các sản phẩm thuỷ tinh có hình dạng khác nhau dùng trong trang trí, kính cửa sổ đã thay đổi diện mạo của nền kiến trúc. Đế chế La mã cũng sản xuất kính tấm bằng cách thổi những quả bóng hay mặt trụ thuỷ tinh lớn, sau đó tách ra và làm phẳng. Họ cũng bắt đầu chế tạo gương soi bằng cách phủ hỗn hợp bạc lên kính tấm. Đến thế kỷ 13, những người Venecia đã hoàn thiện công nghệ sản xuất kính tấm theo phương pháp đúc thuỷ tinh không màu trên chiếc bàn thép, sau đó đánh bóng tấm kính cho đến khi không còn gợn sóng. Người Venecia cũng phát triển phương pháp tráng thuỷ ngân để làm những chiếc gương nổi tiếng khắp châu Âu. Trong khi rất nhiều người đã chết vì nhiễm độc thuỷ ngân. Vào những năm 1670, những người thợ Pháp sản xuất kính tấm bằng cách thổi những mặt trụ thuỷ tinh dài, tách nó ra và cán phẳng bằng những khối gỗ để tạo ra hình chữ nhật. Đến năm 1773, Với sự ra đời của công ty kính tấm của Anh, nước Anh đã trở thành trung tâm kính cửa sổ chất lượng cao của cả thế giới. Đây là mốc đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử ngành công nghiệp thuỷ tinh, cửa sổ kính trở nên vừa với túi tiền của đa số những chủ sở hữu nhà. Cách mạng Công nghiệp đã đem lại một loạt sáng tạo trong nghề sản xuất thuỷ tinh, bắt đầu với sự ra đời của chiếc bơm khí nén ở Anh năm 1859. Chiếc bơm này đã tự động hoá công đoạn thổi thuỷ tinh, giảm bớt được số thợ thủ công lành
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 nghề. Những tiến bộ về hoá học cũng tác động mạnh đến sản xuất kính, cho phép những nhà sản xuất thay đổi thành phần nguyên liệu để tạo ra sản phẩm bền vững hơn và chịu nhiệt tốt hơn. Năm 1871, William Pilkington đã phát minh ra chiếc máy tự động sản xuất kính tấm sử dụng phương pháp thổi mặt trụ. Quá trình cơ giới hoá này đã được J.H. Lubber cải tiến ở Mỹ vào năm 1903. Bước sang thế kỷ sau, những nhà sản xuất kính nhận thấy rằng kính tấm có thể được tôi bằng cách nung lại một lần nữa và làm nguội đi một cách nhanh chóng. Nhờ xuất hiện những ứng suất đặc biệt của vật liệu thuỷ tinh mà độ bền của kính tăng khoảng 400%. Điều này đặc biệt quan trọng đối với ngành sản xuất ôtô lúc này đang còn sơ khai. Công nghệ mặt trụ trở nên lỗi thời khi Irving Colburn (Mỹ) và Emile Fourcault (Bỉ) cùng nhau phát triển công nghệ mới để kéo kính nóng chảy từ trong lò theo dòng nhỏ tạo thành tấm kính và làm nguội bằng cách kéo băng kính giữa hai con lăn amiăng. Mặc dù kính sản xuất theo phương pháp "kéo" vẫn còn bị gợn sóng nhưng đó là kính tấm chất lượng nhất từ trước và nó làm giảm giá thành sản phẩm. Thực tế những năm 1920 - 1930, do kính "kéo" thống trị thị trường nên giá kính tấm đã giảm khoảng hơn 60%. Công nghệ kéo cũng cho phép sản xuất kính hoa bằng cách kéo băng kính giữa những con lăn amiăng được in hình. Những kiến trúc sư và những nhà xây dựng nhanh chóng đưa kính hoa vào hàng loạt các ứng dụng đòi hỏi sự thẩm mỹ. Những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ I, công nghiệp kính tấm đã chứng kiến sự tăng trưởng kỳ lạ nhờ sự bùng nổ về nhà ở và của ngành công nghiệp ôtô. Đến năm 1929, 70% kính tấm sản xuất tại Mỹ đã được bán cho ngành chế tạo ôtô. Rất nhiều trong số đó là kính an toàn sản xuất bằng cách dán 2 tấm kính vào một lớp trung gian bằng a-xê-tát sel-lu-lô. Ngành sản xuất kính chỉ hoàn toàn thay đổi khi Alastair Pilkington phát minh ra công nghệ kính nổi hiện đại vào những năm 1960, giảm thiểu sự khác biệt so với tấm kính đã qua đánh bóng kéo theo ngành sản xuất sau kính phát triển. Trong công nghệ của Pilkington, thuỷ tinh lỏng theo một dòng hẹp chảy liên tục được rót vào một bể nông chứa kim loại nóng chảy, thông thường là thiếc. Thuỷ tinh lỏng lan ra
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 trên bề mặt kim loại nóng chảy và tạo ra băng kính chất lượng cao với độ dày ổn định và được làm bóng bằng nhiệt. Công nghệ của Pilkington đã cách mạng nền công nghiệp kính toàn thế giới về nhiều mặt. Nó làm giảm đáng kể giá thành kính tấm, tạo ra những ứng dụng mới cho những sản phẩm kính tấm như trang trí nội thất hay xây nên những toà nhà văn phòng cao chọc trời. Với giá thành thấp, kính chất lượng cao đã bắt đầu thống trị các ngành xây dựng, chế tạo ôtô, công nghiệp gương. Ngày nay hơn 90% sản lượng kính tấm của thế giới được sản xuất theo công nghệ của Pilkington. Với nhiều công nghệ mới, ngành công nghiệp kính đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng liên quan đến hiệu quả năng lượng và những đặc tính mới. Kính hàm lượng sắt thấp dùng cho pin mặt trời đã ra đời. Những tấm kính này tăng cường sự truyền ánh sáng mặt trời giúp cho sự biến đổi nhiệt năng thành điện năng. Kính phủ phản quang tác dụng về độ truyền ánh sáng, phản xạ ánh nắng hay hiệu quả bóng râm, kính màu các loại, kính an toàn, kính cách âm cách nhiệt.... những toà nhà quyến rũ hơn với hiệu quả năng lượng mà ngày nay chúng ta thấy ở xung quanh. 1.2.1.2. Lịch sử phát triển ngành sản xuất kính xây dựng ở Việt Nam Ðầu những năm 1960, Cộng hoà Dân chủ Ðức đã giúp Việt Nam xây dựng nhà máy thủy tinh tại Hải Phòng có quy mô nhỏ nhưng hoạt động lay lắt chẳng được bao lâu rồi lại bị xóa bỏ. Tại Miền Nam, trước năm 1975 có nhà máy kính cán thủ công Vinaglass do Mỹ xây dựng nhưng cũng không hoạt động được lâu rồi ngừng sản xuất do thiếu chuyên gia vận hành, nguyên liệu, hoá chất. Đến năm 1977, với sự giúp đỡ của Liên Xô (nay là Cộng hòa liên bang Nga) dự án nhà máy sản xuất kính đầu tiên được triển khai xây dựng theo chương trình hỗ trợ Việt Nam xây dựng lại đất nước sau chiến tranh. Trong khi dự án còn trong giai đoạn thiết kế, khảo sát địa điểm xây dựng, thăm dò địa chất thì chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra nên dự án tạm ngừng triển khai cho đến năm 1984 công trình mới chính thức được khởi công. Sau một thời gian dài xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô, ngày 17/4/1990 sản phẩm kính đầu tiên ra đời đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của ngành công nghiệp kính của Việt Nam.
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Đến năm 1993, các chuyên gia của Triều Tiên đã trợ giúp Nhà máy kính Đáp Cầu thực hiện việc cải tạo và mở rộng sản xuất nâng công suất từ 2.380.000m2 /năm lên thành 3.800.000m2 /năm (quy tiêu chuẩn độ dày là 2mm, viết tắt là qtc). Ngày 30/7/1994 theo quyết định 4851/BXD/TCLĐ của Bộ xây dựng đã ký quyết định đổi tên Nhà Máy kính Đáp Cầu thành Công ty Kính Đáp Cầu trực thuộc Bộ Xây dựng. Cho đến năm 1998, trong nước chỉ có duy nhất Công ty kính Đáp Cầu thực hiện sản xuất sản phẩm kính. Năm 2005 công ty kính Đáp Cầu thực hiện cổ phần hóa và chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Đến đầu năm 2007 công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu theo chính sách xây dựng thương hiệu chung của Tổng công ty Viglacera. Năm 1999, liên doanh kính nổi Việt Nam ra đời giữa Tổng công ty Viglacera (công ty mẹ của Công ty cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu) với tập đoàn Nippont của Nhật Bản thực hiện đầu tư dây chuyền sản xuất kính với công suất thiết kế là 28 triệu m2 quy chuẩn /năm (quy chuẩn theo độ dày 2mm). Các năm tiếp theo nhiều công ty sản xuất kính được thành lập như: công ty kính nổi Viglacera tại tỉnh Bình Dương (năm 2002), công ty kính Kỳ Anh tại thành phố Hải phòng (năm 2002), Công ty Kính Việt Hưng tại Hưng Yên (năm 2005), công ty cổ phần Phú Phong tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005), công ty kính nổi Tràng An - Ninh Bình (năm 2010) , công ty kính nổi Chu Lai - Quảng Nam (năm 2010)… Như vậy, so với đầu năm 1990 Việt Nam mới chỉ có Công ty kính Đáp Cầu với công suất 2,3 triệu m2 /năm thì đến nay đã có nhiều nhà máy sản xuất kính đang vận hành với sản lượng trên 128,8 triệu m2 /năm (năm 2011). Trên thị trường kính ở nước ta hiện nay, ngoài lượng kính do các nhà sản xuất trong nước cung cấp thì lượng kính nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN chiếm tỷ trọng khá lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kính trong nước đang nỗ lực phấn đấu tăng sản lượng để đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước và đẩy lùi kính nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Bảng 1.1. Các nhà máy sản xuất kính xây dựng đến năm 2011 T T Nhàsảnxuất Năm đi vàovận hành Sốdây chuyền Công nghệ Côngsuất lònấu (tấn/ngày) Côngsuất thiếtkế (triệu m2 QTC) 1 Công ty kính nổi Việt Nam (VFG) 1999 01 Float 500 28 2 Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) 2002 01 Float 350 19 3 Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu 1990 2003 01 01 Kính cán Kính cán 80 100 3,8 5,6(**) 4 Công ty cổ phần kính Hà Quảng- CẩmPhả 2004 01 Kéo ngang 150 6 () 5 CôngtyKính Việt Hưng 2005 01 Kéo ngang 150 6 6 Công ty TNHH Kỳ Anh - Hải Phòng 2002 2008 01 01 Kính cán kéo ngang 80 100 3 4 7 Côngtykính Móng Cái 2002 01 Kéo ngang 50 3 (*) 8 Côngtycổ phầnPhú Phong 2005 01 Kéo ngang 50 -60 3 (*) 9 Công ty cổ phần kính Nam Việt Nam 2003 01 Kéo ngang 3 (*) 10 Công ty TNHH công nghiệp kính Việt Nam (VGI) – Vũng Tàu 2009 01 Float 500 28(**) 11 Công ty kính nổi Tràng An – Ninh Bình 2010 02 Float 350 19 12 Côngty cổphần kính nổi Chu Lai - QuảngNam 2010 01 Float 900 46 Tổng cộngcácnhà máy đang hoạt động 128,8 Nguồn: Báo cáo thị trường của Công ty Viglacera Đáp Cầu () là các nhà máy đã ngừng sản xuất và chuyển đổi sang lĩnh vực gia công các sản phẩm sau kính và vật liệu xây dựng khác với 05 nhà máy có tổng công suất là 15 triệu m2 quy tiêu chuẩn. () là các dây chuyền đang tạm ngừng sản xuất để đại tu bảo dưỡng kỹ thuật với công suất là 33,6 triệu m2 quy tiêu chuẩn
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Trong một thời gian ngắn, số nhà máy sản xuất kính xây dựng ra đời quá nhiều, mặc dù mức cung hiện nay chưa vượt mức cầu nhưng cũng gây ra sức ép giảm giá mạnh. Mặt khác do một số nhà sản xuất mới hạ thấp giá bán để giành thị phần làm cho sự cạnh tranh trên thị trường kính xây dựng trở nên khốc liệt. Với nhu cầu của thị trường tăng trưởng như hiện nay, việc xây dựng các nhà máy sản xuất kính không tính toán cân đối cung cầu sẽ dẫn đến mức cung vượt quá mức cầu sẽ ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất kính xây dựng. Nhiên liệu sử dụng cho sản xuất kính xây dựng là dầu FO, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản xuất. Do giá xăng dầu tăng, làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD kính xây dựng. 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới và trong nƣớc, bài học và kinh nghiệm cho Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu 1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh kính xây dựng trên thế giới Ngành công nghiệp sản xuất kính xây dựng được phát triển rất nhanh tại các nước công nghiệp phát triển như Anh, Đức, Nhật Bản, Pháp…với bề dày kinh nghiệm có trên 100 năm hình thành và phát triển, với nhiều hãng sản xuất, viện nghiên cứu với quy mô lớn có nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, ứng dụng các sản phẩm kính xây dựng trong đời sống xã hội. Kính xây dựng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng với độ dày mỏng khác nhau từ 3-19mm với nhiều màu sắc, ưu điểm cắt gọt dễ nên có thể lắp đặt cho mọi công trình xây dựng, từ làm kính cửa sổ, cửa ra vào, cửa chớp, bình phong ngăn cách giữa các không gian nội thất khác nhau đến lắp làm tường trang trí cho nhà cao tầng. Trên thế giới hiện có nhiều chủng loại kính được sửa dụng như: Kính trang trí có thể là kính màu với các họa tiết đa dạng, Kính phản quang đang là loại kính được ưa chuộng hiện nay nhờ tác dụng hạn chế sự hấp thu ánh sáng từ bên ngoài và có khả năng chống nóng. Kính an toàn cường lực có ưu điểm chịu được xung lực, động đất ở cấp độ thấp, rất khó bị vỡ hay trầy xước khi va đập, Kính bảo ôn có khả năng cách âm, cách nhiệt, Kính dán có tính bám dính cao trong một liên kết bền vững và bền màu với thời gian. Hiện nay kính là một trong những vật liệu xây dựng được ưa chuộng không chỉ nhờ kết cấu gọn nhẹ, dễ lắp đặt, tiện dụng phù hợp với không gian kiến trúc mà còn đem lại giá trị thẩm mỹ trong trang trí nội thất, có thể sử dụng được ánh sáng tự nhiên.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 Các dây chuyền sản xuất hiện đại tính tự động hoá cao, tiết kiệm được các chi phí sản xuất nhất là các loại chi phí nhiên liệu (Dầu mazút, gas chiếm đến hơn 40% tổng chi phí trong giá thành sản xuất), chất lượng sản phẩm ngày được nâng cao rất khác biệt so với các thế hệ công nghệ đời đầu. Công nghệ kính Float hiện đang được coi là hiện đại nhất trong lĩnh vực sản xuất kính, công nghệ kính Sheet và kính kéo ngang hiện được các nước tiên tiến loại bỏ. Đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm sau kính do nhu cầu xã hội phát triển các sản phẩm sau kính ngoài các tính năng vốn có như màu sắc đa dạng, tính năng thẩm mỹ, thuận lợi cho thi công thì còn phải chú trọng đến vấn đề an toàn trong khi sử dụng ở các điều kiện khắc nghiệt, chống va đập gió bão, thân thiện với môi trường và có tác dụng bảo vệ sức khoẻ con người. Các tập đoàn kính danh tiếng trên thế giới như: Saint Gobain, Lafarge (Pháp), Ashahi, NSG (Nhật Bản), Pilkington (Anh), HORN Glass (Đức), Dupont Glass (Mỹ)… là những tập đoàn mạnh với doanh thu hàng năm hàng chục tỷ USD có rất nhiều các nhà máy, công ty tại các nước trên toàn thế giới. Xu hướng phát triển ngành sản xuất kính xây dựng của các nước trên thế giới đều trải qua 2 giai đoạn như sau: - Một là: trong giai đoạn kinh tế xã hội chưa phát triển, các nhà sản xuất đều lựa chọn giải pháp sản xuất sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu có chất lượng trung bình, công nghệ tầm trung nhằm sản xuất ra những sản phẩm có giá cả thấp phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. - Hai là: Giai đoạn xã hội phát triển, người dân có thu nhập cao hơn người tiêu dùng hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, ít quan tâm đến giá cả mà quan tâm nhiều đến giá trị sử dụng. Các nhà sản xuất chủ động sản xuất những sản phẩm định hướng cho người tiêu dùng hướng tới với những tiêu chí tích cực, hiện đại. Chính phủ một số nước còn có các chính sách khuyến khích sản xuất những sản phẩm kính xây dựng vì chất lượng cuộc sống, sự tiện lợi tối ưu cho người sử dụng và ngược lại có các chính sách hạn chế thậm chí là cấm sản xuất, sử dụng các sản phẩm kính xây dựng không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, thẩm mỹ, thân thiện với môi trường.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Các nước phát triển trên thế giới hiện nay thu phí rất cao đối với các doanh nghiệp sản xuất gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường sống, đề cao tính tiết kiệm năng lượng, tiêu chuẩn về sản phẩm khi đưa ra sử dụng cũng đòi hỏi ngày càng cao, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm chứ không phải giá cả do đó các hãng sản xuất buộc phải thay đổi công nghệ để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm sau kính để đáp ứng cho các chung cư toà nhà cao tầng ngày càng phát triển. Tại các nước như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Anh, Pháp… ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe đối với từng chủng loại kính xây dựng, Mỗi nước có một đặc điểm khí hậu khác nhau, nên có thể có những tiêu chuẩn khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản về tiêu chuẩn kính lại giống nhau. Ở châu Âu, người tiêu dùng đề ra những tiêu chí thật cao và yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu đó, đề cao các tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ sức khỏe con người, thânthiện với môi trương sống. Tới đây, khí hậu sẽ ngày càng biến đổi khắc nghiệt, việc xây dựng quy chuẩn sản xuất, sử dụng kính xây dựng sẽ góp phần bảo vệ an toàn cho các công trình, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về kính xây dựng sẽ hướng tới sự tiện lợi trong quá trình vận hành, khai thác công trình, Nếu kết hợp sản phẩm kính xây dựng có chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng với thiết kế hợp lý, có thể dần dần hướng tới những toà nhà mở, đón các nguồn năng lượng tự nhiên khi có thể. 1.2.2.2. Kinh nghiệm trong nƣớc Trước năm 1990 ở nước ta không có đơn vị sản xuất kinh xây dựng mà chỉ có một số lò thuỷ tinh sản xuất đồ gia dụng cốc, chén… nhưng hoạt động lay lắt do thiếu chuyên gia, phụ tùng, hóa chất, cộng với thực tế khi đó trong nước rất thiếu nguyên liệu do đó các nhà máy đóng cửa. Tới năm 1991, nhà máy kính Ðáp Cầu chính thức đi vào hoạt động. Kính sản xuất theo phương pháp Fuco, kéo đứng qua thuyền phương pháp sản xuất cổ điển, công suất 2,3 triệu m2 kính/năm, đánh dấu mốc lịch sử mới cho công nghệ kính ở Việt Nam. Năm 1999, liên doanh kính nổi Việt Nam ra đời với công suất thiết kế là 28 triệu m2 quy tiêu chuẩn /năm (quy chuẩn theo độ dày 2mm). Các năm tiếp theo bước vào thời kỳ mở cửa, nghành kính Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 nhiều công ty sản xuất kính được thành lập như: Công ty kính nổi Viglacera tại tỉnh Bình Dương (năm 2002), Công ty cổ phần Phú Phong tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2005), Công ty kính nổi Tràng An - Ninh Bình (năm 2010), Công ty kính nổi Chu Lai - Quảng Nam (năm 2010)… Trên thị trường, ngoài lượng kính do các nhà sản xuất trong nước cung cấp thì lượng kính nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước ASEAN chiếm tỷ trọng khá lớn. Do điều kiện nền kinh tế mới phát triển nhu cầu hàng hoá tiêu dùng nói chung còn thiếu, các công trình xây dựng có tốc độ phát triển nhanh cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm kính xây dựng rất tiềm năng. Tuy nhiên đại đa số người dân có thu nhập thấp cho nên người tiêu dùng mới chỉ quan tâm đến giá cả nhiều hơn là chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó việc đầu tư các dây chuyền sản xuất hiện đại đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực về tài chính mạnh. Để giải quyết vấn đề trên một số doanh nghiệp trong nước lựa chọn công nghệ tầm trung để đầu tư nhằm tiết kiệm chi phí tài chính và nhanh thu hồi vốn đầu tư, tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra có chất lượng không cao, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng cho các công trình cao tầng đang có xu hướng phát triển mạnh. Như vậy, cho đến nay các doanh nghiệp SXKD sản phẩm kính xây dựng mới chỉ chú trọng việc phát triển theo chiều rộng, đầu tư các công nghệ tầm trung sản xuất các sản phẩm giá rẻ phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm còn xem nhẹ. Trong khi Nhà nước chưa ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể, các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế thông qua các chính sách của Nhà nước như : thuế, chính sách hỗ trợ tiền thuê đất và hạ tầng kỹ thuật cho doanh nghiệp, việc cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng còn thiếu khoa học dẫn đến có lúc xảy ra tình trạng cung thừa cầu, công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu chưa đồng bộ gây ra nhiều lãng phí, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra nhiềugây thất thu cho ngân sáchnhà nước. 1.2.2.3. Bài học, kinh nghiệm cho Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu Hãy xem xét quan điểm của các nước trên thế giới khi phát triển ngành công nghiệp kính để ngẫm lại những điều ngành kính Việt Nam phải đối mặt trong bước đường phát triển, rút ra các bài học kinh nghiệm đối với việc phát triển kinh doanh tại công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu như sau:
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Một là: Công ty cần bám sát xu hướng phát triển kính xây dựng là các dòng sản phẩm cao cấp với các tiêu chuẩn khắt khe về kỹ thuật, sự tiện lợi tối ưu cho người sử dụng. Mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm khí hậu khác nhau, nên có thể có những tiêu chuẩn khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản về tiêu chuẩn kính xây dựng lại giống nhau. Vì thế công ty không nên duy trì mãi tiến trình phát triển của mình chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển các sản phẩm mang tính dẫn dắt định hướng cho thị trường, càng không nên xem nhẹ những tiêu chuẩn trong sử dụng kính ở các công trình xây dựng quan trọng. Cũng không nên quá băn khoăn với lực cản về giá cả, bởi chắc chắn một điều, nếu đầu tư xứng đáng thì 10 đồng hôm nay có thể biến thành hàng trăm đồng trong tương lai. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, các loại kính công nghệ cao sẽ tăng nhu cầu vì gọn, nhẹ cho công trình, nhất là các công trình cao tầng, tận dụng được ánh sáng và giúp giảm sử dụng năng lượng. Hai là : Công ty hiện mới chỉ sản xuất những chủng loại mà thị trường đang phổ biến chứ chưa góp phần định hướng tiêu dùng với những tiêu chí tích cực, hiện đại. Trong khi đó ở châu Âu, người tiêu dùng đề ra những tiêu chí thật cao và doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu đó, cho nên với không ít người có nhu cầu – giá cả không bao giờ là lực cản. Ba là : Khí hậu sẽ ngày càng biến đổi khắc nghiệt nên nếu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật cho sản xuất, sử dụng kính xây dựng một cách chặt chẽ thì sẽ góp phần bảo vệ an toàn cho các công trình, chính là bảo vệ giá trị của công trình. Chưa kể, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về kính xây dựng sẽ hướng tới sự tiện lợi trong quá trình vận hành, khai thác công trình, ví dụ: Kính cách nhiệt tốt sẽ bảo đảm tiêu hao ít điện năng, không ứ đọng hơi nước trên bề mặt kính khi sử dụng máy điều hoà … Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18/6/2009 quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa kính xây dựng. Tiếp đó, ngày 17/11/2005, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 40/QĐ - BXD ban hành quy chuẩn Xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”. Năm 2006, Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 09: 2005 - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả. Quy chuẩn XDVN 05: 2008/BXD - Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khỏe. Bốn là : Công ty cần hết sức lưu ý khi sử dụng sản phẩm kính chất lượng cao, đó là các phụ kiện đi kèm, chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng. Bạn nghĩ sao nếu bạn rất chịu chơi khi mua sản phẩm kính cao cấp, nhưng không coi trọng keo dán, phim dán, các thanh profile và những phụ kiện đi kèm? Và ngành công nghiệp kính sẽ không bao giờ phát triển nếu các lĩnh vực sản xuất và gia công đi kèm không đồng bộ. Năm là: Trước xu hướng phát triển của xã hội, Công ty Viglacera Đáp Cầu luôn coi trọng duy trì và phát huy tối ưu các dây chuyền sản xuất hiện có, đồng thời thực hiện từng bước đổi mới công nghệ, đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất để đa dạng hoá mặt hàng, đầu tư sản xuất một số loại sản phẩm có tính định hướng dẫn dắt thị trường để phát triển công ty. Sáu là : Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ lành nghề, tổ chức xây dựng bộ máy hoạt động của công ty gọn nhẹ linh hoạt đảm bảo cho các bộ phận phát huy tối đa hiệu quả hoạt động, Xây dựng nền văn hóa công ty để hỗ trợ phát cho phát triển kinh doanh, chú trọng công tác tuyển dụng thu hút cán bộ có trình độ. Bảy là : Chủ động tìm kiếm nghiên cứu thị trường để nắm bắt các cơ hội phát triển, Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm marketing đưa ra một chính sách phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập về những thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân vật lực.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH DOANH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM KÍNH XÂY DỰNG 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: Tình hình SXKD của công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu có những điểm mạnh, điểm yếu nào? Giải pháp để khắc phục các nhược điểm? Mục tiêu phát triển kinh doanh trong dài hạn? đánh giá tổng quan cung cầu ngành sản xuất kính hiện tại và kế hoạch dài hạn đến năm 2020 như thế nào? 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả nghiên cứu. Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng, nhưng tác giả chọn Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu vì: - Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu là doanh nghiệp có truyền thống sản xuất kính, có khối lượng sản phẩm và thị phần kính xây dựng lớn. - Tác giả hiện đang công tác tại Công ty nên có sự hiểu biết và có điều kiện để thu thập, tiếp cận các nguồn tài liệu, tư liệu đảm bảo tính đầy đủ và chính xác. 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan liên quan: phòng Kế hoạch, phòng kinh tế, phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh, phòng Tổ chức nhân sự… - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra bao gồm : Một là cán bộ chủ chốt, công nhân viên trong công ty là các đối tượng thực hiện các giải pháp nhằm phát triển hoạt động SXKD; Hai là các cán bộ chủ chốt của Tổng công ty, Hiệp hội kính xây dựng Việt Nam là những người quản lý có nhiều thông tin, thường xuyên tiếp cận nhiều đơn vị SXKD theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Lượng mẫu được chọn theo công thức của Yamane Taro (1967):
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 N n = ------------ 1 + N*e2 Trong đó: N là tổng thể mẫu, e là tỉ mức ý nghĩa, chính xác (%). 2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, sử lýthông tin Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê: sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng sau khi đã làm sạch số liệu điều tra, việc sử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel để tính toán. 2.2.4. Phƣơng pháp phân tíchthông tin 2.2.4.1. Phƣơng pháp mô tả thống kê Thông qua các số liệu thu thập được mô phỏng bằng các biểu đồ số liệu và các chú giải để thuận tiện cho việc so sách đánh giá qua các năm. 2.2.4.2. Sử dụng các mô hình phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh a. Mô hình ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) Việc sử dụng mô hình SWOT để tổng hợp những phân tích đánh giá môi trường vĩ mô, môi trường vi mô (môi trường ngành) và nội tại doanh nghiệp, để chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với một doanh nghiệp, từ đó xây dựng các giải pháp một cách phù hợp nhất cho doanh nghiệp… Ma trận SWOT được mô tả như Hình 2.1 dưới đây. Ma trận SWOT Ma trận SWOT Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) 1……. 1……. 2……. 2……. 3……. 3……. ……… …….. Các cơ hội (O) Các chiến lƣợc S + O Các chiến lƣợc W + O1……. 2……. Sử dụng các điểm mạnh Khắc phục các điểm yếu 3……. để khai thác các cơ hội để tận dụng các cơ hội ……… Các mối đe dọa (T) 1……. 2……. 3……. ……… Các chiến lƣợc S + T Sử dụng các điểm mạnh để tránh các mối đe dọa Các chiến lƣợc W + T Giảm thiểu những điểm yếu và tránh các mối đe dọa Hình 2.1
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Sau khi tập hợp và liệt kê các yếu tố chủ yếu của việc phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong lên ma trận SWOT, chúng ta sẽ tiến hành kết hợp các yếu tố đó lại, việc kết hợp này là một nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển ma trận SWOT theo từng cặp sau: S + O: Xây dựng chiến lược nhằm khai thác các điểm mạnh của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội bên ngoài S + T: Xây dựng chiến lược nhằm khai thác điểm mạnh của doanh nghiệp để né tránh các mối đe dọa từ phía bên ngoài W + O: Xây dựng chiến lược nhằm khắc phục, hạn chế những điểm yếu kém của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội bên ngoài. W + T: Xây dựng các chiến lược nhằm khắc phục, hạn chế những điểm yếu để né tránh các mối đe dọa từ phía bên ngoài. Cuối cùng sẽ kết hợp tất cả các yếu tố để hình thành các chiến lược, giải pháp mà qua đó giúp cho doanh nghiệp sử dụng tối đa những mặt mạnh để khai thác tốt các cơ hội và hạn chế những rủi ro cũng như thách thức, đồng thời hạn chế dần những yếu kém của mình. b. Mô hình chuỗi giá trị (the Value chain - Phân tích môi trƣờng bên trong) Việc phân tích môi trường bên trong rất cần thiết để giúp tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp. Quy trình tạo ra giá trị có thể được xác định thông qua khái niệm “Chuỗi giá trị” mà Michael E. Porter đã xây dựng. Thuật ngữ chuỗi giá trị mang ý nghĩa của sự chuyển đổi các hoạt động đầu vào sang các hoạt động đầu ra được khách hàng chấp nhận và đánh giá cao. Tóm lược về chuỗi giá trị được thể hiện trong Hình dưới đây. Chuỗi giá trị được phân thành các hoạt động cơ bản và các hoạt động hỗ trợ, quá trình này bao gồm rất nhiều các hoạt động khác nhau nhằm mục đích cuối cùng là tạo nên giá trị sản phẩm.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 Mục tiêu chiến lược Mô hình chuỗi giá trị Hoạt động hỗ trợ Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Thu mua Hoạt động cơ bản Logistics đầu vào Sản xuất, chế tạo Logistics đầu ra Marketing và bán hàng Dịch vụ Hình 2.2 Từ mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và xác định các hoạt động cơ bản: 1) Logistics đầu vào, 2) Sản xuất chế tạo, 3) Logistics đầu ra, 4) Marketing và bán hàng, 5) Dịch vụ; xác định các hoạt động hỗ trợ: 1) Thu mua, 2) Phát triển công nghệ, 3) Quản trị nguồn nhân lực, 4) Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Dựa và mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp sẽ xác định được những hoạt động, những khâu của quá trình SXKD của doanh nghiệp, từ đó sẽ lựa chọn toàn chuỗi hay nhấn mạnh vào những hoạt động nào đó có hiệu quả nhất nhằm phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng từ mô hình chuỗi giá trị, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp giữa chức năng chéo với chuỗi giá trị theo hình 2.3. dưới đây.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Các mục tiêu chức năng chéo và chuỗi giá trị Chuỗi giá trị Các mục tiêu chức năng chéo Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Hiệu quả Chất lượng Đổi mới Thỏa mãn khách hàng Mục tiêu Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Thu mua c. Ma trận BCG Hình 2.3 Ma trận BCG hay còn gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần (growth/share matrix) được xây dựng vào cuối thập kỷ 60. Nguyên tắc cơ bản của ma trận này chính là đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua việc phân tích danh mục sản phẩm của 1 công ty và đặt nó vào trong 1 ma trận như dưới đây và tên của bốn phần của ma trận lần lượt là: Ngôi sao, Dấu hỏi, Bò sữa và Chó. Hình 2.4 Các công ty sẽ phải xác định được tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm cũng như thị phần của từng sản phẩm này để đặt vào trong ma trận. Dựa trên ma trận này, BCG đưa ra 4 chiến lược cơ bản: - Xây dựng (Build): Sản phẩm của công ty cần được đầu tư để củng cố để tiếp tục tăng trưởng thị phần. Trong chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn. Chiến lược này được áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi (Question Mark)
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 - Giữ (Hold): Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Bò Sữa (Cash Cow) nhằm tối đa hoá khả năng sinh lợi và sản sinh tiền - Thu hoạch (Harvest): Chiến lược này tập trung vào mục tiêu đạt được lợi nhuận ngay trong ngắn hạn thông qua cắt giảm chi phí, tăng giá, cho dù nó có ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của sản phẩm hay công ty. Chiến lược này phù hợp với sản phẩm trong phần Bò Sữa nhưng thị phần hoặc tăng trưởng thấp hơn bình thường hoặc Bò Sữa nhưng tương lai không chắc chắn. Ngoài ra, có thể sử dụng cho sản phẩm trong Dấu hỏi nhưng không thể chuyển sang Ngôi sao hay Chó - Từ bỏ (Divest): Mục tiêu là từ bỏ sản phẩm hoặc bộ phận kinh doanh nào không có khả năng sinh lời để tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hay bộ phận có khả năng sinh lời lớn hơn. Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi và chắc chắnkhông thể trở thànhNgôi sao vàcho sảnphẩm nằm trong phần Chó. Ưu điểm: Ma trận BCG chỉ ra cách thức sử dụng một cách tốt nhất nguồn lực tài chính, nhằm tối đa hoá cấu trúc kinh doanh của công ty; chỉ ra sự cần thiết tiếp nhận hoặc từ bỏ một sản phẩm nào đó. Nhược điểm : Ma trận BCG quá đơn giản, đánh giá tiềm năng và triển vọng về một sản phẩm chỉ căn cứ trên thị phần và sự tăng trưởng là chưa đủ 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phán ánh quy mô, kết quả phát triển kinh doanh Sử dụng các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng, phát triển của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, diện tích nhà xưởng vật tư, máy móc thiết bị, …), của các yếu tố đầu ra của SXKD (sản phẩm, giá trị sản xuất…) + Lao động Lao động: Bao gồm tất cả những người làm việc trong doanh nghiệp (còn được gọi là nguồn nhân lực) từ giám đốc đến quản đốc, nhân công đến nhân viên văn phòng, công nhân trong dây chuyền lắp ráp, người bán hàng,... + Tiền vốn: Tiền vốn là tất cả tiền của cho hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Những tiền của này có thể là vốn đầu tư của chính chủ doanh nghiệp, các cổ đông, của các thành viên, là tiền vay ngân hàng hay lợi nhuận kinh doanh được giữ lại.