SlideShare a Scribd company logo
1 of 26
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ TẤN HƯNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lâm Chí Dũng
Đà Nẵng - Năm 2006
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Ngô Tấn Hưng
MỤC LỤC
Trang phụ bìa 01
Lời cam đoan 02
Mục lục 03
Mở đầu 08
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong 11
đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp
1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu 11
1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng 11
1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu 11
1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng 11
1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu 11
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng 12
1.1.2 Các hình thức đấu thầu 14
1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi 14
1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế 15
1.1.2.3 Chỉ định thầu 15
1.1.3 Các phương thức đấu thầu 16
1.1.3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ 16
3
1.1.3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ 16
1.1.3.3 Đấu thầu hai giai đoạn 17
1.1.4 Vai trò của đấu thầu 17
1.1.4.1 Đối với chủ đầu tư 17
1.1.4.2 Đối với các nhà thầu 18
1.1.4.3 Đối với Nhà nước 18
1.2 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây 18
dựng
1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 18
1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 20
1.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 20
1.3.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu 21
1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình 22
1.3.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công 22
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xây 23
dựng của doanh nghiệp
1.4.1 Các nhân tố bên trong 23
1.4.1.1 Nguồn lực tài chính 24
1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công 25
1.4.1.3 Nguồn nhân lực 26
1.4.1.4 Tổ chức quản lý và công tác đào tạo, đào tạo lại 27
1.4.1.5 Hoạt động Marketing 28
1.4.1.6 Khả năng liên danh 29
1.4.1.7 Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu 30
1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 31
1.4.2.1 Môi trường pháp lý 31
1.4.2.2 Chủ đầu tư 32
1.4.2.3 Cơ quan tư vấn 33
4
1.4.2.4 Các đối thủ cạnh tranh 34
1.4.2.5 Các nhà cung cấp vật tư 35
1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 35
1.5.1 Kết quả đấu thầu qua các năm của doanh nghiệp 35
1.5.2 Lợi nhuận đạt được 36
1.5.3 Chất lượng sản phẩm 36
1.5.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ 37
1.5.5 Kinh nghiệm và năng lực thi công 38
1.5.6 Năng lực tài chính 38
1.6 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 40
Kết luận chương 1 41
Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trongđấu thầu xây dựng 42
của Công ty Xây dựng công trình 545
2.1 Giới thiệu về Công ty Xây dựng công trình 545 42
2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 42
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 43
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty xây dựng công trình 545 43
2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua (2001-2004) 45
2.1.5 Tình hình đấu thầu 46
2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty Xây dựng công trình 48
545
2.2.1 Về kinh nghiệm, năng lực thi công 48
2.2.2 Về chất lượng, kỹ thuật - công nghệ xây dựng công trình 49
2.2.3 Về tiến độ thi công 50
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty 50
Xây dựng công trình 545
2.3.1 Nhóm các nhân tố bên trong 51
2.3.1.1 Tài chính 51
2.3.1.2 Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công 60
2.3.1.3 Nguồn nhân lực 63
2.3.1.4 Tổ chức quản lý doanh nghiệp 65
5
2.3.1.5 Thị phần, sản phẩm của doanh nghiệp 66
2.3.1.6 Khả năng liên kết, liên danh 68
2.3.1.7 Chiến lược Marketing 68
2.3.1.8 Công tác tổ chức đấu thầu 69
2.3.1.9 Phân tích một số gói thầu cụ thể mà công ty đã tham gia 69
2.3.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài 75
2.3.2.1 Cơ chế, chính sách 75
2.3.2.2 Chủ đầu tư 76
2.3.2.3 Cơ quan tư vấn 77
2.3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh 78
2.3.2.5 Các nhà cung cấp 79
Kết luận chương 2 81
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựng 82
công trình 545 trong thời gian tới
3.1 Các cơ sở dùng làm căn cứ để đề xuất giải pháp 82
3.1.1 Dự báo về thị trường xây dựng hạ tầng và giao thông đường bộ Việt 82
Nam
3.1.1.1 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam 82
3.1.1.2 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn từ 82
nay đến năm 2020
3.1.1.3 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng TPĐN đến năm 2010 85
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Xây dựng công trình 545 trong giai 85
đoạn 2005 -2010
3.1.3 Nghiên cứu xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ, định hướng 86
chiến lược cạnh tranh
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty 88
Xây dựng công trình 545 trong đấu thầu xây dựng
3.2.1 Sắp xếp tổ chức lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả 89
3.2.1.1 Đối với bộ phận lao động gián tiếp 89
6
3.2.1.2 Đối với bộ phận lao động trực tiếp 90
3.2.2 Nâng cao năng lực thi công cơ giới trên cơ sở sử dụng các thiết bị hiện 90
có kết hợp với đầu tư mới và tranh thủ triệt để mọi nguồn từ Tổng công ty
3.2.3 Xây dựng và áp dụng hệ quản trị chất lượng trong toàn Công ty Xây 94
dựng công trình 545
3.2.4 Nhóm các giải pháp về tài chính 98
3.2.4.1 Mở rộng thu hút vốn đầu tư 98
3.2.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 10
3.2.5 Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ đấu thầu 10
và tham gia đấu thầu
3.2.6 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác 11
3.2.6.1 Tích cực thực hiện các hoạt động quảng cáo 11
3.2.6.2 Xây dựng thương hiệu cho công ty XDCT 545 11
3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 12
3.3.1 Hoàn thiện các văn bản, chính sách quy định về đấu thầu 12
3.3.2 Hoàn chính các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng 12
3.3.3 Chính sách ưu đãi với Công ty Xây dựng công trình 545 12
Kết luận chương 3 12
Kết luận 12
Tài liệu tham khảo 12
Phụ lục 1 12
Phụ lục 2 13
Phụ lục 3 13
Phụ lục 4 13
Phụ lục 5 14
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường đã
mang lại nhiều thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt
đất nước thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng
được cải thiện.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện đang chuẩn bị bước
sang giai đoạn mới. Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới và chuẩn bị gia
nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện
ngày càng nhiều theo xu thế hội nhập, trong đó có những doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng. Năng lực của các doanh nghiệp trong nước nói chung và
doanh nghiệp xây dựng nói riêng cũng trở lên mạnh hơn sau quá trình đổi mới, sắp
xếp, cổ phần hóa. Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng được tăng cường và xiết chặt sau một thời gian
dài bị buông lỏng. Các yêu cầu về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng cũng được
nâng cao hơn.
Tất cả những sự kiện trên dự báo mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
xây dựng sẽ quyết liệt hơn nữa. Do đó, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh
nghiệp xây dựng phải không ngừng tìm tòi các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh để từ đó nâng cao khả năng thắng lợi trong đấu thầu. Đây là phương thức cạnh
tranh đặc trưng được sử dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng
cơ bản.
Công ty Xây dựng công trình 545 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây
dựng công trình giao thông 5, có chức năng chính là xây dựng các công trình giao
thông, dân dụng, thủy lợi và thủy điện. Là một doanh nghiệp non trẻ, mới được
thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng đã đạt được một số kết quả nhất
định. Trong những năm vừa qua Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được một số
công trình lớn, có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng như mọi doanh nghiệp xây
dựng khác, công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm từ các đối thủ cạnh
8
tranh khác đến từ trong nước cũng như ngoài nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển
trong điều kiện như vậy Công ty Xây dựng công trình 545 cần phải có giải pháp để
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công,.. Để từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, tăng khả năng chiến thắng
khi tham gia đấu thầu.
Từ cách đặt vấn đề đó, với tư cách là cán bộ hiện công tác tại Công ty Xây
dựng công trình 545, tôi chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu
thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545” làm luận văn thạc sĩ quản trị
kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh hiện có, các tiềm năng và các nhân
tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu xây
dựng, kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty xây dựng công trình 545 giới hạn trong phạm vi đấu thầu
xây dựng.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm 2002
đến nay và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
phân tích kinh tế - xã hội, so sánh, thu thập và xử lý thông tin, thống kê, mô hình
hoá và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác trên cơ sở phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
9
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu
xây dựng của các doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của
Công ty Xây dựng công trình 545
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của
Công ty Xây dựng công trình 545 trong thời gian tới
10
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU XÂY DỰNG VÀ CẠNH
TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu
1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng
1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu
Đấu thầu là phương thức tổ chức quá trình cạnh tranh giữa những người bán
để nhằm tối đa hoá lợi ích của người mua. Thực chất đây là quá trình mua và bán có
cạnh tranh diễn ra giữa một người mua với nhiều người bán trong trường hợp mà
việc xác định tương quan giữa giá cả với số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ
gặp khó khăn.
Đây là phương thức mua bán khá thông dụng và có hiệu quả được sử dụng
phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì:” Đấu thầu là quá trình lựa chọn
nhà thầu đáp ứng các điều kiện của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu về mua
sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn ” [17, tr 2].
1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng
Đấu thầu xây dựng (hay còn gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương thức
cạnh tranh được áp dụng rộng rãi đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng
cơ bản. Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùng
một điều kiện nhằm dành được công trình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mời
thầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về đấu thầu của nhà nước.
1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu
a. Nhà thầu
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định của pháp luật
tham gia đấu thầu. Nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, nhà
cung cấp trong đấu thầu mua sắm, nhà tư vấn trong đấu thầu cung cấp dịch vụ,.. b.
Gói thầu
11
Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo
tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý nhằm đảm bảo
tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm thì gói thầu có thể là một loại
đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện.
c. Dự án
Theo định nghĩa chung nhất thì dự án là tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn
nhau nhằm tạo ra một sản phẩm đơn chiếc trong giới hạn cho phép về thời gian,
không gian và nguồn lực. Luật đấu thầu ghi rõ dự án là tập hợp các đề xuất để thực
hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó
trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
d. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở
hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật
e. Bên mời thầu
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh
nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp
luật về đấu thầu.
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng
Cũng như bất kỳ phương thức kinh doanh nào, đấu thầu cũng có những
nguyên tắc nhất định cần được tuân thủ để đảm bảo tính khách quan, công bằng và
hiệu quả. Các nguyên tắc này đều áp dụng chung cho bên mời thầu và bên dự thầu,
đó là những nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc công bằng
Đây là nguyên tắc rất quan trọng đối với các nhà thầu. Theo nguyên tắc này
thì các nhà thầu phải được bình đẳng trong việc cung cấp thông tin từ chủ đầu tư,
được trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị
hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu. Các hồ sơ đấu thầu phải được hội đồng xét thầu
có đủ năng lực, phẩm chất đánh giá một cách khách quan, công bằng theo đúng quy
12
định. Việc tuân thủ thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà
thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của mình.
b. Nguyên tắc công khai
Đây là nguyên tắc bắt buộc, chỉ trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật
quốc gia, những công trình còn lại đều phải bảo đảm công khai các thông tin cần
thiết trong các giai đoạn mời thầu và mở thầu. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ thu
hút được nhiều hơn nhà thầu tham gia, qua đó nâng cao chất lượng công tác đấu
thầu.
c. Nguyên tắc bí mật
Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư phải giữ bí mật về các số liệu, thông tin
như mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư và nhà
thầu trong quá trình chuẩn bị. Các hồ sơ dự thầu phải được niêm phong trước khi
đóng thầu, đến giờ mở thầu trước sự chứng kiến của hội đồng và các nhà thầu tham
gia đấu thầu mới được mở niêm phong. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảo
đảm tính khách quan và công bằng, tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp
giá dự thầu thấp hơn giá dự kiến hoặc gây thiệt hại cho bên dự thầu nào đó do thông
tin bị lộ ra ngoài.
d. Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý
Theo nguyên tắc này thì các nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải nghiêm túc
tuân thủ các quy định của nhà nước về đấu thầu như Luật đấu thầu, Luật xây dựng,
Luật cạnh tranh, cũng như các cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận
thầu. Cơ quan quản lý chủ đầu tư có quyền yêu cầu huỷ bỏ kết quả đấu thầu nếu
nguyên tắc này không được đảm bảo và đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng
tiến hành xử lý các nhà thầu vi phạm các quy định, luật
e. Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh độc lập
Nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh
sau đây:
- Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia
đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã
13
tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp
theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC.
- Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ
thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ
mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức,
không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu
thực hiện hợp đồng.
- Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về
tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với chủ đầu tư của dự
án.
f. Nguyên tắc có đủ năng lực, trình độ
Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư và các nhà thầu phải có năng lực về kinh
tế, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết khi đấu thầu. Mục đích của
nguyên tắc này là nhằm tránh những thiệt hại do chủ đầu tư hay nhà thầu không có
đủ năng lực để thực hiện những cam kết của mình sau khi đấu thầu.
1.1.2 Các hình thức đấu thầu
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì có các hình thức đấu thầu sau [17,tr
10]:
1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu
tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời
thầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu để các nhà thầu có thông tin tham
dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham
gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn
chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà
thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế
14
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu phải mời tối thiểu
năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu.
Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho
gói thầu.
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu
có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng
yêu cầu của gói thầu.
Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu tham dự thì chủ đầu tư phải trình
người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn
chế hoặc áp dụng hình thức khác.
1.1.2.3 Chỉ định thầu
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói
thầu để đàm phán ký kết hợp đồng, đây là trường hợp đặc biệt được áp dụng trong
các trường sau:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì
chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ
định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư được chỉ định tiến
hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày
kể từ ngày chỉ định thầu
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài
+ Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia,
an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng quyết định khi thấy cần thiết
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng
công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ mà trước đó đã được mua từ một nhà
thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu khác do phải đảm bảo tính tương
thích của thiết bị, công nghệ
+ Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua
sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị dưới một tỷ đồng thuộc dự án phát triển; gói thầu
15
mua sắm hàng hóa có giá trị dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán
mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn được nhà thầu được xác định là có
đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy
trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định. Trước khi thực hiện chỉ định
thầu thì dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động xây dựng thì có nhiều trường hợp chủ đầu
tư là cá nhân hay tổ chức không chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu. Họ có thể lựa
chọn một nhà thầu nào đó thông qua uy tín, thương hiệu hoặc nhà thầu đó đã từng
thi công dự án, công trình của họ trước đó để thực hiện dự án của mình mà không
cần tổ chức đấu thầu. Đây thực chất cũng là một kiểu cạnh tranh trong xây dựng, mà
trong đó nhà thầu giành chiến thắng nhờ sự áp đảo mọi mặt được tích lũy qua
thương hiệu, uy tín của mình.
1.1.3 Các phương thức đấu thầu
Thông thường khi tiến hành tổ chức đấu thầu thì chủ đầu tư có thể áp dụng
một trong các phương thức sau quy định trong Luật đấu thầu
1.1.3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu
rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.
Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo
yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
1.1.3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ
Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và
đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về
kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở
thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh
giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là
đáp ứng yêu cầu mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ
16
thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được
mở ra để xem xét thương thảo.
1.1.3.3 Đấu thầu hai giai đoạn
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với các hình thức đấu
thầu rộng rãi và hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có
kỹ thuật, công nghệ mới phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau:
+ Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề
xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi
với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
+ Trong giai đoạn hai, hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu tham gia
giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ
thuật, đề xuất về tài chính (trong đó có giá dự thầu), biện pháp bảo đảm dự thầu.
1.1.4 Vai trò của đấu thầu
Có thể nói đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một trong
những phương thức kinh doanh có hiệu quả cao, điều này đã được khẳng định
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nó góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển, đặc biệt là trong ngành xây dựng, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho
các nhà thầu, chủ đầu tư và nền kinh tế quốc dân.
1.1.4.1 Đối với chủ đầu tư
Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu có khả năng đáp
ứng cao nhất các yêu cầu đề ra, tiết kiệm vốn, đúng tiến độ công trình. Việc áp dụng
đấu thầu trong xây dựng sẽ giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quả
hơn, hạn chế và khắc phục tình trạng thất thoát vốn đầu tư ở các khâu trong quá
trình thực hiện dự án.
Mặt khác đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc lựa chọn đối tác,
tránh lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền. Ngoài ra
trong quá trình đấu thầu, từ khâu chuẩn bị tổ chức, xét thầu, thương thảo ký kết hợp
đồng, giám sát thi công, ... đều đòi hỏi đôi ngũ cán bộ của chủ đầu tư phải có trình
độ chuyên môn, quản lý cao để lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và tổ chức giám sát
nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
17
Điều này đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư bắt buộc phải tự nâng cao trình độ của
mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc
1.1.4.2 Đối với các nhà thầu
Hoạt động đấu thầu đã giúp nhà thầu có được môi trường cạnh tranh lành
mạnh, phát huy tối đa tính chủ động, năng động trong công việc tìm kiếm cơ hội
tham gia đấu thầu. Cũng chính nhờ đấu thầu đã thúc đẩy nhà thầu phải không ngừng
nâng cao trình độ mọi mặt như tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ
cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, ... từ đó góp phần nâng cao năng
lực cạnh tranh của nhà thầu. Đồng thời thông qua các cuộc đấu thầu dù thắng hay
trượt cũng sẽ giúp nhà thầu tích luỹ được kinh nghiệm cạnh tranh, tiếp thu được
những kiến thức, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại.
1.1.4.3 Đối với Nhà nước
Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ
bản của nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả,
hạn chế được thất thoát, lãng phí. Khi đấu thầu các doanh nghiệp phải sử dụng mọi
biện pháp cạnh tranh để thắng thầu, trong đó có biện pháp giảm giá. Vì vậy nhà
nước phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn dự toán để xây dựng công trình.
Đấu thầu giúp nhà nước tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng
thời qua đó có đủ thông tin thực tế và khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự
của chủ đầu tư, của nhà thầu.
1.2 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây
dựng
1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Hiện nay đấu thầu xây dựng và các vấn đề liên quan đến nó được rất nhiều
sách, báo, tài liệu và các văn bản của nhà nước đề cập đến nhưng chưa thấy tài liệu
nào đưa ra một định nghĩa cụ thể về cạnh tranh trong đấu thầu nói chung và cạnh
tranh trong đấu thầu xây dựng nói riêng. Chúng ta có thể hiểu cạnh tranh trong đấu
thầu theo hai cách sau:
18
- Theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu là sự phát huy sức mạnh
của nhà thầu này so với các nhà thầu khác về giá bỏ thầu, chất lượng công trình,
tiến độ thi công nhằm thoả mãn tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu. Quan niệm
này cho thấy mục tiêu cạnh tranh của các doanh nghiệp là thắng thầu, sự cạnh tranh
chỉ bó hẹp trong phạm vi một cuộc đấu thầu công trình, chưa chỉ ra được sự cạnh
tranh của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh vì mỗi doanh
nghiệp hàng năm đều tham gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với nhiều
đối thủ khác nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau, do đó theo định
nghĩa như trên thì các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu không thể xác định một
cách toàn diện và đầy đủ vì vậy ta có thể hiểu cạnh tranh theo một nghĩa khác.
- Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình đấu
tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông
tin, đưa ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu, ký kết và thực hiện
hợp đồng cho tới khi hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư. Có thể mô tả
quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng bằng sơ đồ dưới đây:
Trượt thầu
Giai đoạn thực
NGHIỆM THU KÝ HỢP ĐỒNG
BÀN GIAO
hiện hợp đồng
Sơ đồ 1.1 : Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Doanh nghiệp tìm kiếm các thông tin về đấu thầu (về chủ đầu tư, đặc điểm
dự án, nguồn vốn, các đối thủ có thể tham gia,...) nghiên cứu quyết định có tham gia
THAM GIA
ĐẤU THẦU
TÌM KIẾM
THÔNG TIN
Chuẩn bị và
Đưa ra biện pháp
Trúng
thầu
Trúng
thầu
19
hay không, nếu có thì tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo là tiến hành khảo sát thực
tế kết hợp với phân tích tài liệu tìm ra các giải pháp hợp lý nhất để trúng thầu. Nếu
thắng thầu thì tiến hành thương thảo với bên mời thầu để ký kết hợp đồng giao nhận
thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao. Ngược lại, nếu trượt thầu thì tìm kiếm
các thông tin về các công trình khác.
1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Khi nói đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực bên
trong của doanh nghiệp, đó là các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ,
marketing, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực,... của doanh nghiệp. Trong quá trình
cạnh tranh, doanh nghiệp sử dụng tổng hợp toàn bộ các năng lực đó để tạo ra lợi thế
của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn tối đa đòi hỏi của thị
trường.
Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ
những năng lực về tài chính, thiết bị công nghệ, marketing, nguồn nhân lực, tổ chức
quản lý... mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với doanh
nghiệp khác trong quá trình dự thầu.
Hiện nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, sự cạnh tranh
của các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt vì vậy, để tồn tại và phát
triển bền vững thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mình
nhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như giá cả, chất lượng công trình, tiến độ thi công,
biện pháp thi công,..
1.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Trong lĩnh vực xây dựng, thông thường để đánh giá, chấm điểm, lựa chọn
nhà thầu thì chủ đầu tư thường căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như giá dự thầu, chất
lượng công trình, mức độ kỹ thuật, tiến độ thi công. Vì vậy, trong đấu thầu xây
dựng các nhà thầu thường sử dụng những công cụ cạnh tranh sau:
20
1.3.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu
Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu
hay không. Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp
có khả năng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố như trình độ tổ chức, quản lý của
doanh nghiệp, kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, năng lực tài
chính của doanh nghiệp,... Việc xác định giá để đánh giá là xác định chi phí trên
cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so
sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá phải được nêu trong
tiêu chí đánh giá. Việc xác định giá thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định giá dự thầu;
- Sửa lỗi;
- Hiệu chỉnh các sai lệch.
- Đưa các chi phí về cùng một mặt bằng để xác định giá, bao gồm:
+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ; chi phí quản lý, vận hành, duy tu,
bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy gói thầu cụ thể.
+ Điều kiện tài chính, thương mại
+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có) và các yếu tố khác.
Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quy định các yếu tố để xác
định giá đánh giá cho phù hợp. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp
thứ nhất. Vì vậy, để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có
chính sách giá linh hoạt dựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu
tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tục tập quán của
địa phương có dự án thi công,....
Thông thường thì việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu
thầu của nhà thầu như: kiếm lợi nhuận, tạo công ăn việc làm hay mở cửa thị trường
mới. Tuỳ theo những mục tiêu cụ thể mà nhà thầu xây dựng những mức giá phù hợp
để đạt được mục tiêu.
21
1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình
Chất lượng sản phẩm là khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, một sản
phẩm hay công trình được coi là tốt khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách
hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn giữ
vững và không ngừng nâng cao chất lượng công trình, đây là điều kiện không thể
thiếu được nếu doanh nghiệp xây dựng muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh
đấu thầu. Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với
doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng,
nó được thể hiện trên các mặt:
+ Nếu chất lượng công trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu của
doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường.
+ Khi chất lượng công trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh
tăng, doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của công nhân viên được nâng lên,
kích thích mọi người làm việc nhiều hơn.
Khi cạnh tranh bằng phương thức này, các nhà thầu cạnh tranh với nhau
không chỉ bằng chất lượng cam kết trong công trình đang tổ chức đấu thầu mà còn
cạnh tranh thông qua chất lượng các công trình khác đã xây và đang xây dựng.
Trên thực tế cho thấy hậu quả của công trình xây dựng kém chất lượng để lại
thường là rất nghiêm trọng, gây thiệt hại không chỉ là tiền bạc mà còn là con người.
Hiện nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu
tư, do đó mà các chủ đầu tư ngày càng xem trọng chất lượng công trình vì vậy mà
chất lượng công trình được xem là công cụ mạnh trong đấu thầu xây dựng.
1.3.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
Tiến độ thi công là bảng kế hoạch tổng hợp việc thực hiện các bước công
việc trong công tác thi công công trình của nhà thầu. Tiến độ thi công thể hiện
những cam kết của doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạn
bàn giao công trình. Bảng tiến độ thi công giúp chủ đầu tư đánh giá được năng lực
của nhà thầu trên các mặt như trình độ quản lý, kỹ thuật thi công, năng lực máy móc
thiết bị, nhân lực.
22
Nếu như trước đây khi xem xét, đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong các cuộc
đấu thầu chủ đầu tư thường chọn nhà thầu bỏ giá thấp, giá càng thấp thì khả năng
trúng thầu càng cao mà không chú trọng đến các mặt khác và hậu quả là nhiều công
trình kéo dài tiến độ thi công, chất lượng thấp kém ảnh hưởng nghiệm trọng đến
mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thậm chí nhiều công trình xây dựng không đảm
bảo chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và của.
Vì vậy hiện nay khi xem xét, chấm thầu thì chủ đầu tư chú trọng nhiều hơn
đến chất lượng, tiến độ. Giá bỏ thầu tuy vẫn là yếu tố quan trọng nhưng không còn
tình trạng bỏ giá thấp hơn giá sàn đến hai ba mươi phần trăm, thậm chí đến bốn
mươi phần trăm như trước kia. Giá bỏ thầu hiện nay thường được quy định không
được chênh lệch mười phần trăm so với giá dự toán và cơ cấu giá phải hợp lý, khoa
học và phù hợp với giá cả thị trường địa phương nơi đặt dự án.
Ngoài các tiêu chí trên, hiện nay các chủ đầu tư trước khi ra quyết định còn
xem xét đến khả năng ứng vốn thi công và khả năng huy động vốn của nhà thầu.
Thực tế vừa qua cho thấy trong rất nhiều dự án, các nhà thầu đã trúng thầu nhờ có
năng lực tài chính tốt .
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xây
dựng của doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều
kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, để có được
năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ máy
tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh (trong đó bao gồm các chiến lược về sản
phẩm, thị trường, nhân lực, công nghệ, cạnh tranh). Việc tạo dựng môi trường bên
trong và thích ứng với môi trường bên ngoài tốt sẽ làm cơ sở cho vững chắc cho
doanh nghiệp hoạt động. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp có thể chia làm hai nhóm:
23
1.4.1 Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên trong là các nhân tố phát sinh từ trong lòng doanh nghiệp có
ảnh hưởng đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó
là:
1.4.1.1 Nguồn lực tài chính
Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường
sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn
lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nguồn lực tài
chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật
liệu, trả lương cho công nhân.
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô nguồn vốn
tự có, khả năng huy động và hiệu quả sử dụng (thông qua cơ cấu giữa vốn lưu động
và vốn cố định). Với nguồn lực tài chính mạnh doanh nghiệp sẽ có được một lợi thế
lớn trong cạnh tranh. Trong lĩnh vực xây dựng, nếu doanh nghiệp có năng lực tài
chính dồi dào có thể tham gia đấu thầu nhiều công trình trong một năm, có nhiều cơ
hội để đầu tư tăng cường năng lực của máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thi
công và quy trình công nghệ hiện đại, đồng thời luôn giữ được uy tín đối với các
nhà cung cấp vật tư và các tổ chức tín dụng. Trong đấu thầu xây dựng năng lực tài
chính được xét trên hai phương diện:
- Năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi
công, bảo đảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao
uy tín, thương hiệu của nhà thầu.
- Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh
giá cao vì nếu như trước đây sau khi trúng thầu nhà thầu sẽ được chủ đầu tư ứng cho
một khoản vốn (thường là 10%) để thi công, nhưng hiện nay hầu như trong các hồ sơ
mời thầu chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước thi công cho đến khi
có khối lượng nghiệm thu rồi mới thanh toán, do đó chỉ có những doanh nghiệp có
24
năng lực tài chính mạnh mới đáp ứng được. Mặt khác, với nguồn lực tài chính mạnh
sẽ cho phép doanh nghiệp quyết định ra giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý.
Thực tế cho thấy trong các lần đấu thầu quốc tế hay đấu thầu trong nước có
doanh nghiệp nước ngoài tham gia thì các nhà thầu Việt Nam thường mất ưu thế so
với nhà thầu nước ngoài vì năng lực tài chính của các nhà thầu Việt Nam yếu hơn
các nhà thầu nước ngoài, do đó muốn thắng thầu thì các nhà thầu trong nước thường
phải liên danh với các nhà thầu nước ngoài.
1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công
Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủ
yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó là thước đo trình
độ kỹ thuật, là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phần
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu.
Trong quá trình chấm thầu năng lực về máy móc thiết bị được chủ đầu tư
xem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi công. Khi
đánh giá năng lực về máy móc thiết bị và công nghệ chủ đầu tư thường đánh giá các
mặt sau:
- Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ, biểu hiện ở các thông số như tên
nhà sản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất, model, công suất, giá trị còn lại của thiết
bị.
- Tính trạng đồng bộ của thiết bị, công nghệ, vì nếu thiết bị đồng bộ sẽ
đảm bảo sự phù hợp gữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất
lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.
- Tính hiệu quả: Thể hiện qua việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tác
động như thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động và phát
huy tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích cạnh tranh
của nhà thầu.
- Tính đổi mới: là khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của hoạt động sản
xuấtkinh doanh và đồng thời cũng là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Trong quá trình thi công yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp quyết định sự lựa
25
chọn, tính toán đưa ra các giải pháp hợp lý nhất. Trong đấu thầu xây dựng, năng lực
máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư, vì vậy nếu
năng lực máy móc thiết bị của nhà thầu càng mạnh sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh,
tăng cơ hội trúng thầu.
1.4.1.3 Nguồn nhân lực
Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then
chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Khi đánh gía nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì chủ đầu tư thường
chú trọng đến các vấn đề:
(i) Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) là những người có vai trò
quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào các
quyết định của họ. Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo chủ đầu tư thường quan tâm đến
các tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chất
kinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thể
đoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho công việc. Điều này sẽ giúp
doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh.
(ii) Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị viên
cao cấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở. Ở vị trí này họ vừa quản trị các quản
trị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác. Chức năng của
họ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp bằng cách phối hợp
thực hiện các công việc nhằm dẫn đến hoàn thành mục tiêu chung. Để đánh giá
năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ cấp này chủ đầu tư thường xem xét trên các
mặt:
+ Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp, tác
phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật.
+ Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó cho biết
trình độ chuyên môn hoá và khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp. Thường thì
26
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51443
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

Similar to Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng công trình 545

Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Akatsuki Kun
 

Similar to Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng công trình 545 (20)

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng côn...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,
Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,
Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,
 
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
Luận văn: Công tác lập hồ sơ dự thầu tại công ty vinaconex 2
 
QT240.doc
QT240.docQT240.doc
QT240.doc
 
Hoạch định chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp
Hoạch định chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệpHoạch định chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp
Hoạch định chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp
 
80670-Điều văn bản-186658-1-10-20230619 (1).pdf
80670-Điều văn bản-186658-1-10-20230619 (1).pdf80670-Điều văn bản-186658-1-10-20230619 (1).pdf
80670-Điều văn bản-186658-1-10-20230619 (1).pdf
 
B2b
B2bB2b
B2b
 
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.doc
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.docNghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.doc
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần ô tô Trường Hải.doc
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
 
Luận án: Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp theo luật
Luận án: Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp theo luậtLuận án: Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp theo luật
Luận án: Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp theo luật
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: HOÀN HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: HOÀN HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢ...BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: HOÀN HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢ...
BÁO CÁO TỔNG HỢP NEU: HOÀN HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢ...
 
Top 446+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư – Điểm Cao ...
Top 446+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư – Điểm Cao ...Top 446+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư – Điểm Cao ...
Top 446+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Đầu Tư – Điểm Cao ...
 
Đề tài: Hoạt động marketing của Công Ty Cổ Phần Bến Thành Ô Tô
Đề tài: Hoạt động marketing của Công Ty Cổ Phần Bến Thành Ô TôĐề tài: Hoạt động marketing của Công Ty Cổ Phần Bến Thành Ô Tô
Đề tài: Hoạt động marketing của Công Ty Cổ Phần Bến Thành Ô Tô
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Giao trinh dinh_gia_xd
Giao trinh dinh_gia_xdGiao trinh dinh_gia_xd
Giao trinh dinh_gia_xd
 
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Công Ty Thời Trang Co Mayca
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Công Ty  Thời Trang Co MaycaLuận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Công Ty  Thời Trang Co Mayca
Luận Văn Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Công Ty Thời Trang Co Mayca
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thàn...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thàn...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thàn...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thàn...
 
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
Sức cạnh tranh và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của công ty may xuất ...
 
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMChương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Chương 2: QUY TRÌNH VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
 
Báo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty
Báo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công tyBáo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty
Báo cáo thực tập công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của công ty xây dựng công trình 545

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ TẤN HƯNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Lâm Chí Dũng Đà Nẵng - Năm 2006
  • 2. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Ngô Tấn Hưng MỤC LỤC Trang phụ bìa 01 Lời cam đoan 02 Mục lục 03 Mở đầu 08 Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong 11 đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp 1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu 11 1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng 11 1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu 11 1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng 11 1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu 11 1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng 12 1.1.2 Các hình thức đấu thầu 14 1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi 14 1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế 15 1.1.2.3 Chỉ định thầu 15 1.1.3 Các phương thức đấu thầu 16 1.1.3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ 16
  • 3. 3 1.1.3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ 16 1.1.3.3 Đấu thầu hai giai đoạn 17 1.1.4 Vai trò của đấu thầu 17 1.1.4.1 Đối với chủ đầu tư 17 1.1.4.2 Đối với các nhà thầu 18 1.1.4.3 Đối với Nhà nước 18 1.2 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây 18 dựng 1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 18 1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 20 1.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 20 1.3.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu 21 1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình 22 1.3.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công 22 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xây 23 dựng của doanh nghiệp 1.4.1 Các nhân tố bên trong 23 1.4.1.1 Nguồn lực tài chính 24 1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công 25 1.4.1.3 Nguồn nhân lực 26 1.4.1.4 Tổ chức quản lý và công tác đào tạo, đào tạo lại 27 1.4.1.5 Hoạt động Marketing 28 1.4.1.6 Khả năng liên danh 29 1.4.1.7 Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu 30 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài 31 1.4.2.1 Môi trường pháp lý 31 1.4.2.2 Chủ đầu tư 32 1.4.2.3 Cơ quan tư vấn 33
  • 4. 4 1.4.2.4 Các đối thủ cạnh tranh 34 1.4.2.5 Các nhà cung cấp vật tư 35 1.5 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 35 1.5.1 Kết quả đấu thầu qua các năm của doanh nghiệp 35 1.5.2 Lợi nhuận đạt được 36 1.5.3 Chất lượng sản phẩm 36 1.5.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ 37 1.5.5 Kinh nghiệm và năng lực thi công 38 1.5.6 Năng lực tài chính 38 1.6 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 40 Kết luận chương 1 41 Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trongđấu thầu xây dựng 42 của Công ty Xây dựng công trình 545 2.1 Giới thiệu về Công ty Xây dựng công trình 545 42 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 42 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 43 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty xây dựng công trình 545 43 2.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua (2001-2004) 45 2.1.5 Tình hình đấu thầu 46 2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty Xây dựng công trình 48 545 2.2.1 Về kinh nghiệm, năng lực thi công 48 2.2.2 Về chất lượng, kỹ thuật - công nghệ xây dựng công trình 49 2.2.3 Về tiến độ thi công 50 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty 50 Xây dựng công trình 545 2.3.1 Nhóm các nhân tố bên trong 51 2.3.1.1 Tài chính 51 2.3.1.2 Máy móc, thiết bị và công nghệ thi công 60 2.3.1.3 Nguồn nhân lực 63 2.3.1.4 Tổ chức quản lý doanh nghiệp 65
  • 5. 5 2.3.1.5 Thị phần, sản phẩm của doanh nghiệp 66 2.3.1.6 Khả năng liên kết, liên danh 68 2.3.1.7 Chiến lược Marketing 68 2.3.1.8 Công tác tổ chức đấu thầu 69 2.3.1.9 Phân tích một số gói thầu cụ thể mà công ty đã tham gia 69 2.3.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài 75 2.3.2.1 Cơ chế, chính sách 75 2.3.2.2 Chủ đầu tư 76 2.3.2.3 Cơ quan tư vấn 77 2.3.2.4 Các đối thủ cạnh tranh 78 2.3.2.5 Các nhà cung cấp 79 Kết luận chương 2 81 Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựng 82 công trình 545 trong thời gian tới 3.1 Các cơ sở dùng làm căn cứ để đề xuất giải pháp 82 3.1.1 Dự báo về thị trường xây dựng hạ tầng và giao thông đường bộ Việt 82 Nam 3.1.1.1 Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam 82 3.1.1.2 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ giai đoạn từ 82 nay đến năm 2020 3.1.1.3 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng TPĐN đến năm 2010 85 3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Xây dựng công trình 545 trong giai 85 đoạn 2005 -2010 3.1.3 Nghiên cứu xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ, định hướng 86 chiến lược cạnh tranh 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty 88 Xây dựng công trình 545 trong đấu thầu xây dựng 3.2.1 Sắp xếp tổ chức lại bộ máy tinh gọn, hiệu quả 89 3.2.1.1 Đối với bộ phận lao động gián tiếp 89
  • 6. 6 3.2.1.2 Đối với bộ phận lao động trực tiếp 90 3.2.2 Nâng cao năng lực thi công cơ giới trên cơ sở sử dụng các thiết bị hiện 90 có kết hợp với đầu tư mới và tranh thủ triệt để mọi nguồn từ Tổng công ty 3.2.3 Xây dựng và áp dụng hệ quản trị chất lượng trong toàn Công ty Xây 94 dựng công trình 545 3.2.4 Nhóm các giải pháp về tài chính 98 3.2.4.1 Mở rộng thu hút vốn đầu tư 98 3.2.4.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 10 3.2.5 Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ năng xây dựng hồ sơ đấu thầu 10 và tham gia đấu thầu 3.2.6 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác 11 3.2.6.1 Tích cực thực hiện các hoạt động quảng cáo 11 3.2.6.2 Xây dựng thương hiệu cho công ty XDCT 545 11 3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước 12 3.3.1 Hoàn thiện các văn bản, chính sách quy định về đấu thầu 12 3.3.2 Hoàn chính các chính sách về quản lý đầu tư xây dựng 12 3.3.3 Chính sách ưu đãi với Công ty Xây dựng công trình 545 12 Kết luận chương 3 12 Kết luận 12 Tài liệu tham khảo 12 Phụ lục 1 12 Phụ lục 2 13 Phụ lục 3 13 Phụ lục 4 13 Phụ lục 5 14
  • 7. 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua 20 năm tiến hành đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường đã mang lại nhiều thành tựu to lớn đối với đất nước và con người Việt Nam. Bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện đang chuẩn bị bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đang trên đà hội nhập với thế giới và chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều theo xu thế hội nhập, trong đó có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năng lực của các doanh nghiệp trong nước nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng cũng trở lên mạnh hơn sau quá trình đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa. Ngoài ra, công tác quản lý, giám sát của các chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được tăng cường và xiết chặt sau một thời gian dài bị buông lỏng. Các yêu cầu về kỹ thuật, các tiêu chuẩn chất lượng cũng được nâng cao hơn. Tất cả những sự kiện trên dự báo mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng sẽ quyết liệt hơn nữa. Do đó, để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải không ngừng tìm tòi các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh để từ đó nâng cao khả năng thắng lợi trong đấu thầu. Đây là phương thức cạnh tranh đặc trưng được sử dụng rộng rãi và gần như bắt buộc trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Công ty Xây dựng công trình 545 là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, có chức năng chính là xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi và thủy điện. Là một doanh nghiệp non trẻ, mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong những năm vừa qua Công ty đã tham gia đấu thầu và giành được một số công trình lớn, có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cũng như mọi doanh nghiệp xây dựng khác, công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh ghê gớm từ các đối thủ cạnh
  • 8. 8 tranh khác đến từ trong nước cũng như ngoài nước. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong điều kiện như vậy Công ty Xây dựng công trình 545 cần phải có giải pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thi công,.. Để từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, tăng khả năng chiến thắng khi tham gia đấu thầu. Từ cách đặt vấn đề đó, với tư cách là cán bộ hiện công tác tại Công ty Xây dựng công trình 545, tôi chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545” làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh hiện có, các tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng, kết hợp với các nghiên cứu lý thuyết, đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty xây dựng công trình 545. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Luận văn nghiên cứu những vấn đề về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng công trình 545 giới hạn trong phạm vi đấu thầu xây dựng. + Về thời gian: Luận văn nghiên cứu kết quả hoạt động đấu thầu từ năm 2002 đến nay và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích kinh tế - xã hội, so sánh, thu thập và xử lý thông tin, thống kê, mô hình hoá và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
  • 9. 9 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đấu thầu xây dựng và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của các doanh nghiệp. Chương 2: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545 Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty Xây dựng công trình 545 trong thời gian tới
  • 10. 10 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU XÂY DỰNG VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về đấu thầu 1.1.1 Khái niệm đấu thầu và đấu thầu xây dựng 1.1.1.1 Khái niệm đấu thầu Đấu thầu là phương thức tổ chức quá trình cạnh tranh giữa những người bán để nhằm tối đa hoá lợi ích của người mua. Thực chất đây là quá trình mua và bán có cạnh tranh diễn ra giữa một người mua với nhiều người bán trong trường hợp mà việc xác định tương quan giữa giá cả với số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ gặp khó khăn. Đây là phương thức mua bán khá thông dụng và có hiệu quả được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì:” Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các điều kiện của bên mời thầu để thực hiện các gói thầu về mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ tư vấn ” [17, tr 2]. 1.1.1.2 Khái niệm đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng (hay còn gọi là đấu thầu thi công xây lắp) là phương thức cạnh tranh được áp dụng rộng rãi đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đấu thầu xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai giữa các nhà thầu với cùng một điều kiện nhằm dành được công trình (hay dự án) xây dựng do chủ đầu tư mời thầu, xét thầu và chọn thầu theo các quy định về đấu thầu của nhà nước. 1.1.1.3 Các khái niệm liên quan trong đấu thầu a. Nhà thầu Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định của pháp luật tham gia đấu thầu. Nhà thầu có thể là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm, nhà tư vấn trong đấu thầu cung cấp dịch vụ,.. b. Gói thầu
  • 11. 11 Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm thì gói thầu có thể là một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. c. Dự án Theo định nghĩa chung nhất thì dự án là tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra một sản phẩm đơn chiếc trong giới hạn cho phép về thời gian, không gian và nguồn lực. Luật đấu thầu ghi rõ dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định. d. Chủ đầu tư Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án theo quy định của pháp luật e. Bên mời thầu Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu. 1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong công tác đấu thầu xây dựng Cũng như bất kỳ phương thức kinh doanh nào, đấu thầu cũng có những nguyên tắc nhất định cần được tuân thủ để đảm bảo tính khách quan, công bằng và hiệu quả. Các nguyên tắc này đều áp dụng chung cho bên mời thầu và bên dự thầu, đó là những nguyên tắc sau: a. Nguyên tắc công bằng Đây là nguyên tắc rất quan trọng đối với các nhà thầu. Theo nguyên tắc này thì các nhà thầu phải được bình đẳng trong việc cung cấp thông tin từ chủ đầu tư, được trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi mở thầu. Các hồ sơ đấu thầu phải được hội đồng xét thầu có đủ năng lực, phẩm chất đánh giá một cách khách quan, công bằng theo đúng quy
  • 12. 12 định. Việc tuân thủ thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của mình. b. Nguyên tắc công khai Đây là nguyên tắc bắt buộc, chỉ trừ những công trình đặc biệt thuộc bí mật quốc gia, những công trình còn lại đều phải bảo đảm công khai các thông tin cần thiết trong các giai đoạn mời thầu và mở thầu. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ thu hút được nhiều hơn nhà thầu tham gia, qua đó nâng cao chất lượng công tác đấu thầu. c. Nguyên tắc bí mật Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư phải giữ bí mật về các số liệu, thông tin như mức giá dự kiến của chủ đầu tư, các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong quá trình chuẩn bị. Các hồ sơ dự thầu phải được niêm phong trước khi đóng thầu, đến giờ mở thầu trước sự chứng kiến của hội đồng và các nhà thầu tham gia đấu thầu mới được mở niêm phong. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm bảo đảm tính khách quan và công bằng, tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp giá dự thầu thấp hơn giá dự kiến hoặc gây thiệt hại cho bên dự thầu nào đó do thông tin bị lộ ra ngoài. d. Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý Theo nguyên tắc này thì các nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải nghiêm túc tuân thủ các quy định của nhà nước về đấu thầu như Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật cạnh tranh, cũng như các cam kết đã được ghi nhận trong hợp đồng giao nhận thầu. Cơ quan quản lý chủ đầu tư có quyền yêu cầu huỷ bỏ kết quả đấu thầu nếu nguyên tắc này không được đảm bảo và đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành xử lý các nhà thầu vi phạm các quy định, luật e. Nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh độc lập Nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải bảo đảm các yêu cầu về tính cạnh tranh sau đây: - Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã
  • 13. 13 tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo, trừ trường hợp đối với gói thầu EPC. - Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu. - Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng. - Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với chủ đầu tư của dự án. f. Nguyên tắc có đủ năng lực, trình độ Nguyên tắc này đòi hỏi chủ đầu tư và các nhà thầu phải có năng lực về kinh tế, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết khi đấu thầu. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm tránh những thiệt hại do chủ đầu tư hay nhà thầu không có đủ năng lực để thực hiện những cam kết của mình sau khi đấu thầu. 1.1.2 Các hình thức đấu thầu Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 thì có các hình thức đấu thầu sau [17,tr 10]: 1.1.2.1 Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời thầu theo quy định tại điều 5 của Luật đấu thầu để các nhà thầu có thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. 1.1.2.2 Đấu thầu hạn chế
  • 14. 14 Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu. Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp sau: + Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu. + Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu tham dự thì chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức khác. 1.1.2.3 Chỉ định thầu Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để đàm phán ký kết hợp đồng, đây là trường hợp đặc biệt được áp dụng trong các trường sau: + Sự cố bất khả kháng do thiên tai địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu + Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài + Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia, dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng quyết định khi thấy cần thiết + Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu khác do phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị, công nghệ + Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị dưới năm trăm triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị dưới một tỷ đồng thuộc dự án phát triển; gói thầu
  • 15. 15 mua sắm hàng hóa có giá trị dưới một trăm triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn được nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định. Trước khi thực hiện chỉ định thầu thì dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động xây dựng thì có nhiều trường hợp chủ đầu tư là cá nhân hay tổ chức không chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu. Họ có thể lựa chọn một nhà thầu nào đó thông qua uy tín, thương hiệu hoặc nhà thầu đó đã từng thi công dự án, công trình của họ trước đó để thực hiện dự án của mình mà không cần tổ chức đấu thầu. Đây thực chất cũng là một kiểu cạnh tranh trong xây dựng, mà trong đó nhà thầu giành chiến thắng nhờ sự áp đảo mọi mặt được tích lũy qua thương hiệu, uy tín của mình. 1.1.3 Các phương thức đấu thầu Thông thường khi tiến hành tổ chức đấu thầu thì chủ đầu tư có thể áp dụng một trong các phương thức sau quy định trong Luật đấu thầu 1.1.3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần. 1.1.3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ
  • 16. 16 thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở ra để xem xét thương thảo. 1.1.3.3 Đấu thầu hai giai đoạn Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với các hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau: + Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. + Trong giai đoạn hai, hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật, đề xuất về tài chính (trong đó có giá dự thầu), biện pháp bảo đảm dự thầu. 1.1.4 Vai trò của đấu thầu Có thể nói đấu thầu nói chung và đấu thầu xây dựng nói riêng là một trong những phương thức kinh doanh có hiệu quả cao, điều này đã được khẳng định không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là trong ngành xây dựng, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các nhà thầu, chủ đầu tư và nền kinh tế quốc dân. 1.1.4.1 Đối với chủ đầu tư Thông qua đấu thầu chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu đề ra, tiết kiệm vốn, đúng tiến độ công trình. Việc áp dụng đấu thầu trong xây dựng sẽ giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư được hiệu quả hơn, hạn chế và khắc phục tình trạng thất thoát vốn đầu tư ở các khâu trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác đấu thầu sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc lựa chọn đối tác, tránh lệ thuộc vào một nhà thầu duy nhất, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền. Ngoài ra trong quá trình đấu thầu, từ khâu chuẩn bị tổ chức, xét thầu, thương thảo ký kết hợp đồng, giám sát thi công, ... đều đòi hỏi đôi ngũ cán bộ của chủ đầu tư phải có trình độ chuyên môn, quản lý cao để lựa chọn được nhà thầu tốt nhất và tổ chức giám sát nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
  • 17. 17 Điều này đòi hỏi các cán bộ của chủ đầu tư bắt buộc phải tự nâng cao trình độ của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc 1.1.4.2 Đối với các nhà thầu Hoạt động đấu thầu đã giúp nhà thầu có được môi trường cạnh tranh lành mạnh, phát huy tối đa tính chủ động, năng động trong công việc tìm kiếm cơ hội tham gia đấu thầu. Cũng chính nhờ đấu thầu đã thúc đẩy nhà thầu phải không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt như tổ chức quản lý, đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ cán bộ, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị, ... từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà thầu. Đồng thời thông qua các cuộc đấu thầu dù thắng hay trượt cũng sẽ giúp nhà thầu tích luỹ được kinh nghiệm cạnh tranh, tiếp thu được những kiến thức, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại. 1.1.4.3 Đối với Nhà nước Thông qua đấu thầu, công tác quản lý trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản của nhà nước ngày càng được nâng cao, nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả, hạn chế được thất thoát, lãng phí. Khi đấu thầu các doanh nghiệp phải sử dụng mọi biện pháp cạnh tranh để thắng thầu, trong đó có biện pháp giảm giá. Vì vậy nhà nước phải bỏ ra một khoản tiền ít hơn dự toán để xây dựng công trình. Đấu thầu giúp nhà nước tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời qua đó có đủ thông tin thực tế và khoa học để đánh giá đúng năng lực thực sự của chủ đầu tư, của nhà thầu. 1.2 Các khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 1.2.1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Hiện nay đấu thầu xây dựng và các vấn đề liên quan đến nó được rất nhiều sách, báo, tài liệu và các văn bản của nhà nước đề cập đến nhưng chưa thấy tài liệu nào đưa ra một định nghĩa cụ thể về cạnh tranh trong đấu thầu nói chung và cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng nói riêng. Chúng ta có thể hiểu cạnh tranh trong đấu thầu theo hai cách sau:
  • 18. 18 - Theo nghĩa hẹp: Cạnh tranh trong đấu thầu là sự phát huy sức mạnh của nhà thầu này so với các nhà thầu khác về giá bỏ thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công nhằm thoả mãn tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu. Quan niệm này cho thấy mục tiêu cạnh tranh của các doanh nghiệp là thắng thầu, sự cạnh tranh chỉ bó hẹp trong phạm vi một cuộc đấu thầu công trình, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh vì mỗi doanh nghiệp hàng năm đều tham gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với nhiều đối thủ khác nhau trong những thời điểm và địa điểm khác nhau, do đó theo định nghĩa như trên thì các vấn đề cạnh tranh trong đấu thầu không thể xác định một cách toàn diện và đầy đủ vì vậy ta có thể hiểu cạnh tranh theo một nghĩa khác. - Theo nghĩa rộng: Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư. Có thể mô tả quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng bằng sơ đồ dưới đây: Trượt thầu Giai đoạn thực NGHIỆM THU KÝ HỢP ĐỒNG BÀN GIAO hiện hợp đồng Sơ đồ 1.1 : Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Doanh nghiệp tìm kiếm các thông tin về đấu thầu (về chủ đầu tư, đặc điểm dự án, nguồn vốn, các đối thủ có thể tham gia,...) nghiên cứu quyết định có tham gia THAM GIA ĐẤU THẦU TÌM KIẾM THÔNG TIN Chuẩn bị và Đưa ra biện pháp Trúng thầu Trúng thầu
  • 19. 19 hay không, nếu có thì tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo là tiến hành khảo sát thực tế kết hợp với phân tích tài liệu tìm ra các giải pháp hợp lý nhất để trúng thầu. Nếu thắng thầu thì tiến hành thương thảo với bên mời thầu để ký kết hợp đồng giao nhận thầu, tổ chức thi công, nghiệm thu, bàn giao. Ngược lại, nếu trượt thầu thì tìm kiếm các thông tin về các công trình khác. 1.2.2 Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Khi nói đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực bên trong của doanh nghiệp, đó là các năng lực về tài chính, kỹ thuật công nghệ, marketing, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực,... của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp sử dụng tổng hợp toàn bộ các năng lực đó để tạo ra lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thoả mãn tối đa đòi hỏi của thị trường. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những năng lực về tài chính, thiết bị công nghệ, marketing, nguồn nhân lực, tổ chức quản lý... mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế của mình so với doanh nghiệp khác trong quá trình dự thầu. Hiện nay yêu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực của mình nhằm tạo ra ưu thế về mọi mặt như giá cả, chất lượng công trình, tiến độ thi công, biện pháp thi công,.. 1.3 Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Trong lĩnh vực xây dựng, thông thường để đánh giá, chấm điểm, lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư thường căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như giá dự thầu, chất lượng công trình, mức độ kỹ thuật, tiến độ thi công. Vì vậy, trong đấu thầu xây dựng các nhà thầu thường sử dụng những công cụ cạnh tranh sau:
  • 20. 20 1.3.1 Cạnh tranh bằng giá dự thầu Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó quyết định việc doanh nghiệp có trúng thầu hay không. Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá bỏ thầu liên quan đến rất nhiều yếu tố như trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp, kỹ thuật thi công, khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, năng lực tài chính của doanh nghiệp,... Việc xác định giá để đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá phải được nêu trong tiêu chí đánh giá. Việc xác định giá thực hiện theo trình tự sau: - Xác định giá dự thầu; - Sửa lỗi; - Hiệu chỉnh các sai lệch. - Đưa các chi phí về cùng một mặt bằng để xác định giá, bao gồm: + Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy gói thầu cụ thể. + Điều kiện tài chính, thương mại + Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có) và các yếu tố khác. Tùy theo tính chất của từng gói thầu mà chủ đầu tư quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp thứ nhất. Vì vậy, để giá bỏ thầu có ưu thế cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách giá linh hoạt dựa trên cơ sở: năng lực thực sự của doanh nghiệp; mục tiêu tham gia đấu thầu; quy mô, đặc điểm, địa điểm của dự án, các phong tục tập quán của địa phương có dự án thi công,.... Thông thường thì việc xây dựng giá bỏ thầu phụ thuộc lớn vào mục tiêu đấu thầu của nhà thầu như: kiếm lợi nhuận, tạo công ăn việc làm hay mở cửa thị trường mới. Tuỳ theo những mục tiêu cụ thể mà nhà thầu xây dựng những mức giá phù hợp để đạt được mục tiêu.
  • 21. 21 1.3.2 Cạnh tranh bằng chất lượng công trình Chất lượng sản phẩm là khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, một sản phẩm hay công trình được coi là tốt khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng công trình, đây là điều kiện không thể thiếu được nếu doanh nghiệp xây dựng muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh đấu thầu. Trong lĩnh vực xây dựng, chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Việc nâng cao chất lượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó được thể hiện trên các mặt: + Nếu chất lượng công trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. + Khi chất lượng công trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của công nhân viên được nâng lên, kích thích mọi người làm việc nhiều hơn. Khi cạnh tranh bằng phương thức này, các nhà thầu cạnh tranh với nhau không chỉ bằng chất lượng cam kết trong công trình đang tổ chức đấu thầu mà còn cạnh tranh thông qua chất lượng các công trình khác đã xây và đang xây dựng. Trên thực tế cho thấy hậu quả của công trình xây dựng kém chất lượng để lại thường là rất nghiêm trọng, gây thiệt hại không chỉ là tiền bạc mà còn là con người. Hiện nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, do đó mà các chủ đầu tư ngày càng xem trọng chất lượng công trình vì vậy mà chất lượng công trình được xem là công cụ mạnh trong đấu thầu xây dựng. 1.3.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công Tiến độ thi công là bảng kế hoạch tổng hợp việc thực hiện các bước công việc trong công tác thi công công trình của nhà thầu. Tiến độ thi công thể hiện những cam kết của doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạn bàn giao công trình. Bảng tiến độ thi công giúp chủ đầu tư đánh giá được năng lực của nhà thầu trên các mặt như trình độ quản lý, kỹ thuật thi công, năng lực máy móc thiết bị, nhân lực.
  • 22. 22 Nếu như trước đây khi xem xét, đánh giá, lựa chọn nhà thầu trong các cuộc đấu thầu chủ đầu tư thường chọn nhà thầu bỏ giá thấp, giá càng thấp thì khả năng trúng thầu càng cao mà không chú trọng đến các mặt khác và hậu quả là nhiều công trình kéo dài tiến độ thi công, chất lượng thấp kém ảnh hưởng nghiệm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thậm chí nhiều công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và của. Vì vậy hiện nay khi xem xét, chấm thầu thì chủ đầu tư chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, tiến độ. Giá bỏ thầu tuy vẫn là yếu tố quan trọng nhưng không còn tình trạng bỏ giá thấp hơn giá sàn đến hai ba mươi phần trăm, thậm chí đến bốn mươi phần trăm như trước kia. Giá bỏ thầu hiện nay thường được quy định không được chênh lệch mười phần trăm so với giá dự toán và cơ cấu giá phải hợp lý, khoa học và phù hợp với giá cả thị trường địa phương nơi đặt dự án. Ngoài các tiêu chí trên, hiện nay các chủ đầu tư trước khi ra quyết định còn xem xét đến khả năng ứng vốn thi công và khả năng huy động vốn của nhà thầu. Thực tế vừa qua cho thấy trong rất nhiều dự án, các nhà thầu đã trúng thầu nhờ có năng lực tài chính tốt . 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường, để có được năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, xây dựng chiến lược kinh doanh (trong đó bao gồm các chiến lược về sản phẩm, thị trường, nhân lực, công nghệ, cạnh tranh). Việc tạo dựng môi trường bên trong và thích ứng với môi trường bên ngoài tốt sẽ làm cơ sở cho vững chắc cho doanh nghiệp hoạt động. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể chia làm hai nhóm:
  • 23. 23 1.4.1 Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên trong là các nhân tố phát sinh từ trong lòng doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là: 1.4.1.1 Nguồn lực tài chính Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân. Năng lực tài chính của một doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô nguồn vốn tự có, khả năng huy động và hiệu quả sử dụng (thông qua cơ cấu giữa vốn lưu động và vốn cố định). Với nguồn lực tài chính mạnh doanh nghiệp sẽ có được một lợi thế lớn trong cạnh tranh. Trong lĩnh vực xây dựng, nếu doanh nghiệp có năng lực tài chính dồi dào có thể tham gia đấu thầu nhiều công trình trong một năm, có nhiều cơ hội để đầu tư tăng cường năng lực của máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thi công và quy trình công nghệ hiện đại, đồng thời luôn giữ được uy tín đối với các nhà cung cấp vật tư và các tổ chức tín dụng. Trong đấu thầu xây dựng năng lực tài chính được xét trên hai phương diện: - Năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công, bảo đảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà thầu. - Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao vì nếu như trước đây sau khi trúng thầu nhà thầu sẽ được chủ đầu tư ứng cho một khoản vốn (thường là 10%) để thi công, nhưng hiện nay hầu như trong các hồ sơ mời thầu chủ đầu tư thường yêu cầu nhà thầu tự ứng vốn trước thi công cho đến khi có khối lượng nghiệm thu rồi mới thanh toán, do đó chỉ có những doanh nghiệp có
  • 24. 24 năng lực tài chính mạnh mới đáp ứng được. Mặt khác, với nguồn lực tài chính mạnh sẽ cho phép doanh nghiệp quyết định ra giá bỏ thầu một cách sáng suốt và hợp lý. Thực tế cho thấy trong các lần đấu thầu quốc tế hay đấu thầu trong nước có doanh nghiệp nước ngoài tham gia thì các nhà thầu Việt Nam thường mất ưu thế so với nhà thầu nước ngoài vì năng lực tài chính của các nhà thầu Việt Nam yếu hơn các nhà thầu nước ngoài, do đó muốn thắng thầu thì các nhà thầu trong nước thường phải liên danh với các nhà thầu nước ngoài. 1.4.1.2 Máy móc thiết bị, công nghệ thi công Đối với doanh nghiệp xây dựng, máy móc thiết bị được xem là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó là thước đo trình độ kỹ thuật, là thể hiện năng lực hiện có đồng thời là nhân tố quan trọng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu. Trong quá trình chấm thầu năng lực về máy móc thiết bị được chủ đầu tư xem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi công. Khi đánh giá năng lực về máy móc thiết bị và công nghệ chủ đầu tư thường đánh giá các mặt sau: - Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ, biểu hiện ở các thông số như tên nhà sản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất, model, công suất, giá trị còn lại của thiết bị. - Tính trạng đồng bộ của thiết bị, công nghệ, vì nếu thiết bị đồng bộ sẽ đảm bảo sự phù hợp gữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất; giữa chất lượng, độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. - Tính hiệu quả: Thể hiện qua việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng huy động và phát huy tối đa nguồn lực về máy móc thiết bị sẵn có phục vụ cho mục đích cạnh tranh của nhà thầu. - Tính đổi mới: là khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của hoạt động sản xuấtkinh doanh và đồng thời cũng là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình thi công yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp quyết định sự lựa
  • 25. 25 chọn, tính toán đưa ra các giải pháp hợp lý nhất. Trong đấu thầu xây dựng, năng lực máy móc thiết bị là một trong những tiêu chuẩn đánh giá của chủ đầu tư, vì vậy nếu năng lực máy móc thiết bị của nhà thầu càng mạnh sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng cơ hội trúng thầu. 1.4.1.3 Nguồn nhân lực Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đánh gía nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì chủ đầu tư thường chú trọng đến các vấn đề: (i) Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) là những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định của họ. Khi đánh giá bộ máy lãnh đạo chủ đầu tư thường quan tâm đến các tiêu thức như kinh nghiệm lãnh đạo, trình độ quản lý doanh nghiệp, phẩm chất kinh doanh và các mối quan hệ và xa hơn nữa là khả năng xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, thúc đẩy mọi người hết mình cho công việc. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh, tăng thêm năng lực cạnh tranh. (ii) Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị viên cao cấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở. Ở vị trí này họ vừa quản trị các quản trị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác. Chức năng của họ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp bằng cách phối hợp thực hiện các công việc nhằm dẫn đến hoàn thành mục tiêu chung. Để đánh giá năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ cấp này chủ đầu tư thường xem xét trên các mặt: + Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thâm niên nghề nghiệp, tác phong làm việc, sự am hiểu về kinh doanh và pháp luật. + Cơ cấu về các chuyên ngành đào tạo phân theo trình độ qua đó cho biết trình độ chuyên môn hoá và khả năng đa dạng hóa của doanh nghiệp. Thường thì
  • 26. 26 DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51443 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562