SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN QUANG VIÊN
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG
KHU VỰC PHÍA ĐÔNG VÙNG KINH TẾ DUNG QUẤT,
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: HOÁ HỌC PHÂN TÍCH
Mã số: 60 44 01 18
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN
Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Viên
iii
Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đình Luyện, Trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Sư phạm, phòng Đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Hóa học,
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã giảng dạy và hướng dẫn tôi
trong thời gian học cao học.
Cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ Trung tâm Quan trắc Môi
trường Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã hổ trợ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm việc tại Trung tâm
để thực hiện đề tài. Lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp của phòng Giáo
dục và Đào tạo Tây Trà đã giúp đỡ và tạo thời gian thuận lợi để tôi
hoàn thành công việc, tham gia học tập và thực hiện đề tài.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn
bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên trong quá
trình thực hiện đề tài không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
Huế, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Quang Viên
Lôøi Caûm Ôn
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA……………………………………………………………i
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….ii
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..iii
MỤC LỤC................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................5
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………6
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT............................................................8
1.1. Chất lượng nước và nguồn ô nhiễm nước .......................................... 8
1.1.1. Chất lượng nước và nhu cầu đánh giá chất lượng nước................. 8
1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước............................................... 10
1.2. Khái quát về khu vực phía đông vùng kinh tế Dung Quất............... 12
1.2.1. Vị trí địa lý và tình hình dân cư.................................................... 12
1.2.2 Tình hình sử dụng nước giếng và chất lượng nước....................... 15
1.3. Thông số chất lượng nước và các phương pháp phân tích................. 16
1.3.1. Giới thiệu chung về một số thông số chất lượng nước................. 16
1.3.2. Một số phương pháp xác định thông số chất lượng nước ............ 17
CHƢƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................29
2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 30
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 30
2.2.2. Chuẩn bị mẫu................................................................................ 30
2.2.3. Phương pháp đo, phân tích các thông số chất lượng nước........... 32
2.3. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp .............................................. 33
2.3.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................ 33
2.3.2. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng .................... 33
2
2.3.3. Độ lặp lại ...................................................................................... 34
2.3.4. Độ đúng ........................................................................................ 35
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm....................................... 35
2.3.6. Phương pháp đánh giá chất lượng nước....................................... 35
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................36
3.1. Thẩm định các phương pháp phân tích ............................................ 36
3.1.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................ 36
3.1.2. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phép đo .... 40
3.1.3. Đánh giá độ đúng của phép đo ........................................................ 41
3.1.4. Đánh giá độ lặp của phép đo ........................................................ 41
3.2. Kết quả đo, phân tích một số thông số chất lượng nước giếng ...... 42
3.3. Đánh giá các thông số chất lượng nước giếng ................................. 45
3.3.1. Đánh giá các thông số vật lý......................................................... 45
3.3.2. Đánh giá các thông số hóa học..................................................... 46
3.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh, độ cứng.................................. 49
3.3.4. Đánh giá hàm lượng kim loại nặng Fe, Mn, As, Cd..................... 51
3.4. Đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng nước giếng ........................ 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................558
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................59
3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh
Kí hiệu,
Viết tắt
1 Biên giới tin cậy Confidence limit 
2 Chất lượng nước Water Quality CLN
3 Độ hấp thụ quang Absorbance A
4 Độ dẫn điện Electrical Conductivity EC
5 Độ đục Turbidity TUR
6 Độ lệch chuẩn tương đối Ralative Standard Deviation RSD
7 Độ thu hồi Recovery Rev
8 Giới hạn định lượng Limit of Quantitation LOQ
9 Giới hạn phát hiện Limit of Detection LOD
10 Hiệp hội các nhà hóa phân
tích chính thống
Association of Official
Analytical Chemits
AOAC
11 Kim loại Metal Me
12 Nhu cầu oxi sinh hóa 5-day Biochemical Oxygen
Demand
BOD5
13 Nhu cầu oxi hóa học Chemical Oxygen Demand COD
14 Oxi hòa tan Dissolved Oxygen DO
15 Phần triệu Part per million ppm
16 Phần tỷ Part per billion ppb
17 Phân tích phương sai Analysis of Variance ANOVA
18 Quang phổ hấp thụ
nguyên tử
Atomic Absorption
Spectrometry
AAS
19 Tổng chất rắn hòa tan Total Dissolved Solids TDS
20 Tổng chất rắn lơ lửng Total Suspended Solids TSS
21 Tổng coliform Total Coliform TC
22 Tiêu chuẩn Việt Nam Viet Nam Standard TCVN
23 Quy chuẩn Việt Nam Viet Nam Regulation QCVN
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1. Vị trí lẫy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu 30
2 Bảng 2.2. Các phương pháp đo, phân tích chất lượng nước 32
3 Bảng 3.1. Sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang vào hàm lượng
chất phân tích
37
4 Bảng 3.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng các
thông số CLN
40
5 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ đúng của các phương pháp
phân tích các thông số CLN
41
6 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp
phân tích các thông số CLN
42
7 Bảng 3.5. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng
đo tại hiện trường
43
8 Bảng 3.6. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng
trong phòng thí nghiệm
44
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT Tên HÌNH Trang
1 Hình 1. 1. Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất 14
2 Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo máy đo phổ hấp thụ nguyên tử 24
3 Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu 31
4 Hình 3.1. Đường chuẩn xác định hàm lượng NH4
+
38
5 Hình 3.2. Đường chuẩn xác định hàm lượng NO3
-
38
6 Hình 3.3. Đường chuẩn xác định hàm lượng PO4
3-
38
7 Hình 3.4. Đường chuẩn xác định hàm lượng Fe 39
8 Hình 3.5. Đường chuẩn xác định hàm lượng Mn 39
9 Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm lượng As 39
10 Hình 3.7. Đường chuẩn xác định hàm lượng Cd 40
11 Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng DO 45
12 Hình 3.9. Diễn biến tổng chất rắn tan TDS 46
13 Hình 3.10. Diễn biến pH 47
14 Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng N-NH4 48
15 Hình 3.12. Diễn biến hàm lượng N-NO3 48
16 Hình 3.13. Diễn biến hàm lượng P-PO4 49
17 Hình 3.14. Diễn biến hàm lượng Coliform 50
18 Hình 3.15. Diễn biến độ cứng 50
19 Hình 3.16. Diễn biến hàm lượng Fe 51
20 Hình 3.17. Diễn biến hàm lượng Mn 51
21 Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng As 52
22 Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng Cd 52
6
MỞ ĐẦU
Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
quá nhanh đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt nam. Đi kèm
với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do các nguồn rác thải,
nước thải, khí thải gây ra. Tất cả các nguồn thải nói trên đều chứa đựng
biết bao nhiêu loại chất độc hại [3], [4].
Các nguồn thải trong đó có kim loại nặng và các chất hữu cơ độc tính
cao được đưa vào môi trường hầu hết đều chưa được xử lý đúng mức
nên đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Đặc biệt là với nguồn
nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường
nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Theo đánh giá
của tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 24% bệnh tật và số ca tử vong trên
thế giới có căn nguyên từ môi trường. Trong số 102 bệnh thường gặp được
thống kê ở báo “Sức khỏe toàn cầu” thì có đến 85 bệnh có căn nguyên từ môi
trường nước gây ra [36]. Cho đến nay có hàng trăm công trình khoa học trên
thế giới đã công bố các kết quả nghiên cứu về chức năng và ảnh hưởng của
một số kim loại nặng và chất độc hữu cơ đối với sức khỏe con người. Các
kim loại nặng nói chung và sắt (Fe), asen (As), cadimi (Cd), mangan (Mn)
nói riêng trong môi trường nước mặc dù tồn tại ở dạng vết và siêu vết nhưng
lại tác động rất lớn đến cơ thể người và vi sinh vật [33]. Việc phân tích các
thông số chất lượng nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
những nghiên cứu liên quan đến độc học và sinh thái ở bất kỳ quốc gia nào
[31], [32].
Tỉnh Quảng Ngãi là một trong các tỉnh tiêu biểu về sự chuyển đổi cơ cấu
kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là việc hình thành Khu công nghiệp
Dung Quất với nhà máy lọc dầu số 1. Khu công nghiệp đã có ảnh hưởng rất nhiều
đến đời sống người dân khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất [12], [25].
Những chất thải công nghiệp cùng các hoạt động khai thác nước ngầm quá mức của
7
người dân khiến cho nguồn nước ngầm trong lòng đất ngày càng có nguy cơ ô
nhiễm. Một số nguồn nước ngầm hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập
mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm amoni, nitrit,
nước nhiễm mặn, nước lợ… Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm làm cho chất lượng
nước giếng ngày càng kém đi và có nguy cơ bị ô nhiễm cao, ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt của người dân trong khu [21], [25].
Trong nhiều năm qua, việc đánh giá CLN mặt và nước ngầm ở Việt Nam và
trên thế giới đã được tập trung nghiên cứu và áp dụng các phương pháp đo, phân
tích hiện đại. Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề nước sạch, nước sinh hoạt
cho người dân, nhưng một số nơi như khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn rất hạn chế, nên thiếu thông tin để định
hướng cho các giải pháp cung cấp nước an toàn cho cộng đồng trong khu vực.
Trên cơ sở những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích và
đánh giá chất lƣợng nƣớc giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất,
huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu, tạo cơ sở dữ liệu cho việc
đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu
những nội dung chính sau:
- Xác định các thông số chất lượng nước giếng góp phần xây dựng cơ sở dữ
liệu CLN giếng ở khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn,
tỉnh Quảng Ngãi.
- So sánh các thông số chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh
tế Dung Quất với các quy định chuẩn hiện hành và đề xuất một số giải pháp cải
thiện chất lượng nước.
8
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ NGUỒN Ô NHIỄM NƢỚC
1.1.1. Chất lƣợng nƣớc và nhu cầu đánh giá chất lƣợng nƣớc
Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Ba phần tư diện tích bề mặt
Trái Đất là nước, nhưng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ (97% nước trên Trái Đất là
nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở
dạng sông băng và các mũ băng ở các cực). Mặc dù vậy nó lại đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống của con người. Các nguồn nước ngọt chủ yếu là nước
mặt, nước chảy ngầm và nước ngầm [1], [18], [28]:
- Nước mặt: Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất
ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
- Nước chảy ngầm: Dòng chảy ngầm là dòng chảy trong các đá bị nứt nẻ (không
phải nước ngầm) dưới các con sông. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề
mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn
nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng
nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực
karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng chảy ngầm.
- Nước ngầm: Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa
trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm
nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông,
nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Hiện nay, dân số Việt Nam sống ở nông thôn có trên 92,7 triệu người, chiếm gần
65,4% số dân của cả nước. Vì vậy, việc cấp nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ở
nông thôn đang là một vấn đề cấp thiết. Trên thực tế vùng nông thôn đã thiếu nước
về số lượng nhưng chất lượng nước (CLN) cũng chưa đảm bảo. Nguồn nước cung
cấp sinh hoạt chủ yếu là nước giếng, ao hồ, nước mưa,… chưa qua xử lý. Tại nhiều
9
nơi, người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô, giàn mưa và lọc để
loại bỏ phèn… để có nguồn nước sạch cho sinh hoạt gia đình. Nhưng trước tình
hình ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, những biện pháp trên trở nên kém hiệu
quả. Nói chung, CLN sinh hoạt hiện nay là điều đáng lo ngại [3], [4].
Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với
nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện
pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đặc biệt trong khung cảnh
biến đổi khí hậu. Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước,
có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó theo
Luật bảo vệ môi trường của một số quốc gia hay tiêu chuẩn quốc tế quy định cho
từng loại nước sử dụng theo mục đích khác nhau.
Để phân tích chất lượng nước ta cần phải phân tích các thông số CLN. Dựa vào
bản chất các thông số CLN, người ta chia các thông số CLN thành các nhóm: thông
số vật lý, thông số hóa học, các thông số vi sinh [9], [23]:
* Các thông số vật lý: màu sắc, mùi, nhiệt độ (Tem), tổng chất rắn (TS), tổng
chất rắn hòa tam (TDS), độ đục (TUR), độ dẫn điện (EC),...
* Các thông số hóa học: các thông số hóa học có thể chia thành các thông số
đặc trung cho chất hữu cơ và các thông số đặc trung cho chất vô cơ:
- Các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ: Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu
oxi hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), các hợp chất phenol, các hóa chất
bảo vệ thực vật...
- Các thông số đặc trưng cho chất vô cơ: độ cứng, độ muối, pH, nitrat (NO3
-
),
nitrit (NO2
-
), amoni (NH3/ NH4
+
), photphat (PO4
3-
), sunfat (SO4
2-
), các kim loại độc
(CdII
, CuII
, PbII
, HgII
,...),...
* Các thông số vi sinh: tổng coliform (TC), coliform phân (FC) hoặc
Escherichia coli (E.coli)... là những thông số cho biết sự ô nhiễm vi khuẩn có nguồn
gốc phân.
Ngoài cách phân chia trên, người ta cũng có thể dựa vào khoảng nồng độ của
các chất có mặt trong nước để chia các thông số CLN thành các nhóm như sau:
10
* Các cấu tử chính (nồng độ cỡ 10 100 ppm): BOD, COD, DO, TOC, độ
cứng, độ kiềm, TDS, SS, độ mặn,...
* Các ion thường gặp (nồng độ cỡ 1 10 ppm): NO3
-
, NO2
-
, NH4
+
, PO4
3-
, F-
, SO4
2-
,...
* Các cấu tử lượng vết (nồng độ cỡ ppb 1ppm): các kim loại độc (CdII
,
CuII
, PbII
, NiII
, AsIII
...), các hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm DDT, nhóm HCH,
aldrine,...)
* Các cấu tử siêu vết (nồng độ nhỏ hơn ppb) HgII
, PCBs, đioxins, furans,...
Số lượng các thông số chất lượng nước là rất lớn nên nếu phân tích tất cả các
thông số thì sẽ gặp khó khăn về nhiều mặt: kinh tế, thời gian, nhân lực,.... Do đó tùy
thuộc vào nguồn nước và mục đích phân tích mà người ta thường lựa chọn số lượng
thông số CLN cần thiết để phân tích.
1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nƣớc
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiện nay, môi trường nước từ đô thị đến nông thôn ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn, . . . Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị
hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng
nặng nề đối với tài nguyên nước. Các hoạt động gây ô nhiễm nước bao gồm các
hoạt động tự nhiên và các hoạt động nhân tạo [12], [21], [32].
1.1.2.1. Ô nhiễm nước do tự nhiên
Ô nhiễm nước do tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các
hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, bị
vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ rồi mới bị rửa trôi vào các lưu vực [32].
Các hoạt động Lý – Hóa có thể bào mòn các mỏ khoáng hình thành tự nhiên
do kiến tạo địa tầng. Chúng có thể đưa các chất ô nhiễm ngấm vào lòng đất, sau đó
đi vào tầng nước ngầm gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
11
Lụt lội có thể cuốn theo nhiều chất ô nhiễm khác nhau từ vùng đô thị, nông
thôn, khu canh tác nông nghiệp… vào các sông, hồ, ao… và do vậy, gây ô nhiễm
các lưu vực nước ngọt.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây
suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính
địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt,
nhôm. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi… Hầu hết các nguồn gây ô
nhiễm nước do tự nhiên đều là các nguồn không điểm (non –point soutces) là các
nguồn khó hoặc không xác định được vị trí và đặc điểm của chúng [12], [21], [32].
1.1.2.2. Ô nhiễm nước do nhân tạo
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước [12], [23], [32].
* Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater)
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ
quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con
người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn
và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng
các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung
mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao [12], [23].
* Nước thải đô thị (municipal wastewater)
Nước thải đô thị là nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt,
nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, dịch vụ (khách sạn, nhà
hàng, bệnh viện...), cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn. Nước thải đô thị thường thu
gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường các đô
thị lớn có các hệ thống cống thải và khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng
sẽ trở thành nước thải đô thị chảy vào đường cống. Nhìn chung thành phần của
nước thải đô thị cũng tương tự nước thải sinh hoạt [12], [32].
12
* Nước thải công nghiệp (industrial wastewater)
Nước thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị,
nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào
ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực
phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính
như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…[12], [32].
* Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi gia súc
Phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và
các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa,
dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân
còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor...[32].
1.2. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC PHÍA ĐÔNG VÙNG KINH TẾ DUNG
QUẤT
1.2.1. Vị trí địa lý và tình hình dân cƣ
Khu kinh tế Dung Quất có vị trí địa lý được xác định trong khoảng tọa độ
150
10’-150
25’ độ vĩ Bắc và 1080
32’ – 1080
50’ độ kinh Đông với tổng diện tích
khoảng 45.332 ha, bao gồm phần diện tích KKT hiện hữu 10.300 ha, phần diện tích
mở rộng khoảng 24.280 ha và khoảng 10.725 ha diện tích mặt biển liền kề [25].
Ranh giới quy hoạch được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp đường sắt Bắc – Nam;
- Phía Nam giáp thành phố Quảng Ngãi;
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng
Ngãi, xen kẽ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển. Phân theo 2 vùng địa hình:
13
- Vùng núi thấp: nằm rải rác khắp khu kinh tế, các đồi này có sườn thoải và
đỉnh bằng phẳng. Cao độ cao nhất là đỉnh núi Nam Châm cao 135m, độ dốc trung
bình các sườn đồi từ 5 đến 35%;
- Vùng đồng bằng: nằm về phía hạ lưu của sông Trà Bồng, sông Cà Ninh và
phần hạ lưu bên bờ trái sông Trà Khúc là những dải đồng bằng hẹp xen kẽ các quả
đồi hình bát úp.
Địa hình được chia thành 2 lưu vực chính theo 2 lưu vực sông Trà Bồng và
sông Trà Khúc. Lưu vực phía Bắc thuộc lưu vực sông Trà Bồng, có hướng dốc
chính từ Nam về phía Bắc, độ dốc địa hình trung bình khoảng 0,4 - 8%. Lưu vực
phía Nam thuộc lưu vực sông Trà Khúc, có hướng dốc chính từ Tây Bắc về Đông
Nam, với độ dốc trung bình từ 0,4  6%.
Đặc điểm địa hình vịnh Dung Quất, nơi xây dựng cảng biển: Vịnh nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa, quanh năm chịu tác động của 2 trường gió chính: gió
mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Toàn bộ vịnh Dung Quất có thể chia thành 2
vịnh: vịnh lớn và vịnh nhỏ. Khu vực từ bờ vịnh Dung Quất tới QL1A có mặt đất
bằng phẳng với diện tích khoảng 70 km2
, trong đó bờ bên phải của sông Trà Bồng
có diện tích 46 km2
và bờ bên trái 25 km2
. Đây cũng là vùng cát có nền đất phù hợp
với việc xây dựng các kho tàng và khu công nghiệp cũng như khu dân cư.
Tổng dân số khu kinh tế Dung Quất hiện nay khoảng 174.240 người, chiếm
14% dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi. Dân số phân bố không đều có xã dân số chưa đạt
200 người/km2
(xã Bình Thanh Đông 172 người/km2
, Bình Phú 196 người/km2
) có
nơi lên đến trên 3.000 người/km2
(thị trấn Châu Ổ 3.243 người/km2
). Mật độ dân số
trung bình toàn khu kinh tế là 428 người/km2
, cao hơn so với mật độ dân số toàn
tỉnh (241 người/km2
).
Nhìn chung, cơ cấu lao động khu vực khu kinh tế Dung Quất bắt đầu có sự
chuyển dịch: Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm chủ yếu và đang có
xu hướng giảm dần; Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ
chiếm một phần rất nhỏ và đang tăng dần tỷ trọng. Theo số liệu thống kê, hiện nay
lực lượng lao động toàn khu vực là 112.919 người, chiếm 65% tổng dân số.
14
Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất
15
1.2.2 Tình hình sử dụng nƣớc giếng và chất lƣợng nƣớc
Sau gần 20 năm xây dựng, đầu tư và phát triển, khu kinh tế Dung Quất đã
đầu tư và đưa vào sử dụng một số các công trình hạ tầng phục vụ yêu cầu đầu tư
phát triển khu kinh tế Dung Quất gồm nhiều công trình lớn với tổng vốn đầu tư
trên 5.000 tỷ đồng.
Tại Khu kinh tế Dung Quất, dù nguồn nước ngầm có hạn, nhưng có hơn
1.000 giếng khoan, giếng đào. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã gây nhiễm
mặn tầng chứa nước.
Tại các xã ven biển huyện Bình Sơn hoạt động nuôi tôm tại khu vực ven
sông, ven biển cũng đang làm suy kiệt nguồn nước ngầm, do người dân khoan giếng
lấy đi một lượng nước ngọt rất lớn để phục vụ nuôi tôm. Với tổng diện tích thả nuôi
tôm trên địa bàn tỉnh năm 2018 gần 200 ha, thì sẽ có ít nhất 120 triệu m3
nước ngầm
bị mất đi.
Sản xuất nông nghiệp như trồng hành, tỏi, …: Bởi vì thuốc trừ sâu gây ra quá
nhiều độc tố cho nước ngầm nên dường như các vùng nông nghiệp luôn là những
nơi gây nên sự ô nhiễm nước ngầm một cách tồi tệ nhất. Dòng chảy từ phân bón và
chất thải động vật cũng góp phần nghiêm trọng trong việc làm ô nhiễm nước ngầm
khu vực xung quanh trang trại. Nước ngầm bị ô nhiễm có chứa thuốc trừ sâu có thể
đi một quãng đường dài trước khi cuối cùng đến nguồn nước uống.
Các nhà máy (nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, công nghiệp nặng Doosan, sản
xuất thép Hòa Phát,…) có sử dụng những dung môi hóa chất độc hại và kim loại
nặng nguy hiểm trong quá trình vận hành, chúng có thể phát sinh vấn đề từ việc lưu
trữ và vận chuyển mà cả hai điều này đều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm
khi nó bị rò rỉ hoặc tràn ra ngoài. Bên cạnh đó, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp
nhỏ tích tụ trên bầu khí quyển, khi gặp mưa nó sẽ hòa tan và cuốn theo các chất khí
độc hại và rơi xuống đất; chất thải rắn trên bề mặt đất phân hủy, khi gặp mưa nước
rỉ rác cũng ngấm xuống đất.
Tổng hợp mọi nguồn chất bẩn đều được tích lũy vào đất khiến cho nguồn nước
ngầm trong lòng đất ngày càng ô nhiễm nặng nề. Tình trạng suy giảm nguồn nước
ngầm ngày càng gây ảnh hưởng rõ nét đến đời sống, sinh hoạt của người dân [21].
16
1.3.THÔNG SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1.3.1. Giới thiệu chung về một số thông số chất lƣợng nƣớc
Để đánh giá chất lượng nước ta cần phải phân tích các thông số chất lượng
nước. Dựa vào bản chất của các thông số chất lượng nước, người ta chia các thông
số chất lượng nước thành các nhóm: các thông số vật lý, các thông số hóa học, các
thông số vi sinh [8], [17], [23].
* Các thông số vật lý
- Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và
khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phù thuộc vào từng loại nước: nước mạch nông có
nhiệt độ 4-40o
C, nước ngầm là 17-31o
C, nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước
cấp.
Nhiệt độ trong môi trường nước thường thấp hơn ở môi trường không khí và
ổn định hơn. Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa
xảy ra trong môi trường nước.
Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ bằng nhiệt kế (tại nơi lấy mẫu).
- Các chất rắn không hoà tan: Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng
của nước thải. Các chất rắn không hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ
lửng. Cặn lắng có thể cản trở dòng chảy, thay đổi kích thước và chế độ thuỷ lực
sông hồ. Hiện tượng lắng cặn hữu cơ kèm theo quá trình hô hấp trong lớp bùn, gây
thiếu oxy và tạo nên các khí độc hại [15], [17].
* Các thông số hóa học
Các thông số hóa học có thể chia thành các thông số đặc trưng cho chất hữu
cơ và các thông số đặc trung cho chất vô cơ [15], [19], [27], [33]:
- Các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ: Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu
cầu oxi hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), các hợp chất phenol, các hóa
chất bảo vệ thực vật...
- Các thông số đặc trưng cho chất vô cơ: độ cứng, độ muối (Sal), pH, nitrat
(NO3
-
), nitrit (NO2
-
), amoni (NH3/ NH4
+
), photphat (PO4
3-
), sunfat (SO4
2-
), các kim
loại độc (CdII
, CuII
, PbII
, HgII
,...),...
17
Ngoài ra, pH là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong môi
trường nước. Sự thay đổi của pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước
(sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,...), các quá trình sinh học trong nước.
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng
đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn
mòn,hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm,
khử sắt diệt khuẩn. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quan trọng quyết định
phương pháp xử lý nước. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật
môi trường.
pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
* Các thông số vi sinh
Tổng coliform (TC), coliform phân (FC) hoặc Escherichia coli (E.coli)... là
những thông số cho biết sự ô nhiễm vi khuẩn có nguồn gốc phân.
1.3.2. Một số phƣơng pháp xác định thông số chất lƣợng nƣớc
1.3.2.1. Phương pháp xác định amoni
Xác định amoni bằng phương pháp trắc quang [7], [20], [27].
* Nguyên tắc:
Đo quang hợp chất màu xanh tạo bởi phản ứng của amoni với salixylat và
hypoclorit khi có mặt của natri nitrosopentaxyanoferat (III) (natri nitroprusiat) ở
bước sóng khoảng 655 nm. Ion hypoclorit được sinh ra do thuỷ phân kiềm của N,N’
dicloro – 1,3,5 triazin 2,4,6 (1H, 3H, 5H) trion, muối natri (natri
dicloroisoxyanurat). Cloramin phản ứng natri salixylat ở pH = 12,6 khi có mặt natri
nitroprusiat. Mọi cloramin có trong mẫu đều được định lượng. Natri xitrat được
thêm vào để che một số cation, đặc biệt là canxi và magiê.
* Lấy mẫu và bảo quản mẫu: Mẫu thí nghiệm được đựng trong lọ thuỷ tinh
hoặc polyetylen. Mẫu phải được phân tích càng nhanh càng tốt hoặc phải được bảo
quản ở nhiệt độ từ 20
C đến 50
C cho đến khi được phân tích. Axit hoá bằng axit
sunfuric tới độ pH < 2 để bảo quản nhằm tránh sự nhiễm amoni có thể xảy ra của
mẫu đã được axit hoá do hấp thụ các amoniac có trong khí quyển.
18
* Các yếu tố ảnh hưởng:
Các chất gây nhiễu đáng kể thường gặp là nhiễu do anilin và atanolamin, và
thể hiện nhiễu nói chung là từ amin bậc 1. Tuy nhiên các chất như vậy thường ít gặp
trong các mẫu nước với các nồng độ bình thường.
Tính axid và tính kiềm mạnh sẽ gây nhiễu bằng việc tạo ra các hợp chất hấp
thụ, sự có mặt của bất kì chất nào gây nên việc khử các ion hypoclorit, mặc dù các
trường hợp này thường không chắc chắn xảy ra trong hầu hết các mẫu nước
Trong mẫu nước mặn, nhiễu do sự kết tủa của magie xuất hiện khi khă năng
tạo phức của xytrat trong thuốc thử bị vượt quá mức. Vì vậy nguyên nhân này tạo
việc chưng cất sơ bộ mẫu thử là cần thiết
1.3.2.2. Phương pháp xác định nitrat
Xác định nitrat bằng phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic [7], [27].
* Nguyên tắc: Đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi phản ứng
của axit sulfosalixilic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sulfuric
vào mẫu) với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm.
* Bảo quản mẫu: Các mẫu thí nghiệm được lấy vào các chai thủy tinh và tiến
hành phân tích càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy mẫu.
* Các yếu tố ảnh hưởng: Các chất gây nhiễu đáng kể là clorua, octophotphat,
magie, canxi, mangan
* Dụng cụ, thiết bị:
- Máy VIS T60V, Cuvet 10 mm (Dải bước sóng: 325 ~ 1100 nm, Độ chính
xác bước sóng: ±2nm, Bước sóng lặp lại: ≤ 0.4nm, Dải trắc quang: -0.3 ~ 3.0 Abs),
Cuvet 40-50mm
- Bếp cách thuỷ hoặc bếp cách cát
- Cốc đun 50ml và một số dụng cụ thuỷ tinh khác
* Hoá chất:
- Dung dịch natri salixylat nồng độ 10g/l: hoà tan 1g  0,1g natri salixylat trong
100ml  1ml nước cất. Bảo quản dung dịch trong chai thuỷ tinh hoặc chai PE.
Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày làm thí nghiệm.
19
- Dung dịch kiềm, có nồng độ NaOH = 200g/l: hoà tan 200g  2g NaOH trong
800ml nước cất. Thêm 50g  0,5g EDTANa vào đó và hoà tan. Để nguội đến nhiệt
độ phòng và thêm nước tới 1000ml trong bình định mức. Bảo quản trong chai PE.
Thuốc thử này có thể bền trong thời gian dài.
- Dung dịch natri nitrua NaN3 có nồng độ 0,5g/l: Hoà tan cẩn thận 0,05g 
0,005g NaN3 trong khoảng 90 ml nước và pha loãng tới 100ml bằng nước trong
bình định mức. Bảo quản trong chai thuỷ tinh. Thuốc thử này có thể bền trong thời
gian dài.
Ghi chú: Thuốc thử này rất độc nếu nuốt vào. Sự tiếp xúc giữa thuốc thử dạng
rắn với các axit giải phóng ra khí rất độc.
- Dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ 1,05g/ml.
- H2SO4 đặc (Cảnh báo: phải bảo vệ mắt, mặc đồ bảo hộ khi dùng thuốc thử này).
- Dung dịch gốc Nitrat: Hoà tan 7,215g  0,001g KNO3 đã được sấy khô (sấy
khô KNO3 ở 1050
C ít nhất là 2 giờ) trong khoảng 750ml và định mức đến 1000ml
trong nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 1000µg N-NO3
-
(nồng độ 1000mg N-
NO3
-
/l). Bảo quản dung dịch trong chai thuỷ tinh không quá 02 tháng.
- Dung dịch Nitrat chuẩn nồng độ 100mg/l: Lấy 50ml dung dịch gốc cho vào
bình định mức dung tích 500ml và thêm nước tới vạch. Bảo quản dung dịch trong
chai thuỷ tinh không quá 01 tháng.
- Dung dịch Nitrat làm việc nồng độ 10mg/l: Lấy 5ml dung dịch chuẩn cho vào
bình định mức dung tích 50ml và thêm nước tới vạch. Chuẩn bị dung dịch trong
mỗi lần thí nghiệm.
* Tiến hành thí nghiệm
Trước khi lấy phần mẫu thử, để mẫu chứa các chất huyền phù lắng xuống, li
tâm hoặc lọc qua giấy lọc thuỷ tinh sạch. Trung hoà mẫu có độ pH lớn hơn 8 bằng
Acid Acetic. Lấy 25ml mẫu thử vào cốc đun 50ml (Nếu mẫu có nồng độ Nitrat cao
thì lấy phần mẫu thử nhỏ lại, thông thường thì lấy 10ml mẫu tương xứng với nồng
độ được xây dựng trên đường chuẩn)
Sau đó tiến hành thêm thuốc thử vào như tiến hành lập đường chuẩn.
20
Đo độ hấp thụ (A) của các mẫu phân tích đã chuẩn bị trong cùng điều kiện với
mẫu dựng đường chuẩn. Dựa vào phương trình đường chuẩn và ABS của mẫu phân
tích, suy ra nồng độ nitrat trong mẫu phân tích.
Thử mẫu trắng: Dùng 5ml  0,05ml nước cất thay cho phần mẫu thử. Thêm
thuốc thử tương tự trong cùng điều kiện như mẫu thử. Đưa về Autozero trước khi
đo mẫu.
* Tính kết quả:
Hàm lượng Nitrat (N) tính bằng mg/l, theo công thức :
N = C * hệ số pha loãng (C : nồng độ nitrat đo được trên máy (mg/l))
1.3.2.3. Phương pháp xác định photphat
Xác định photphat bằng phương pháp đo màu xanh molipden [7], [20], [27].
* Nguyên tắc: Trong môi trường acid amonium molybdate và kali antimonyl
tatrat phản ứng với orthophosphat tạo thành acid heteropoly - tức acid
phosphomolypdic – acid này bị acid ascobic khử thành molypdenum có màu
xanh đậm.
* Bảo quản mẫu: Mẫu đựng trong chai thuỷ tinh, bảo quản ở 40
C. Thời gian tối
đa là 24h.
Nếu các dạng P tan được làm riêng biệt, thì ngay sau khi thu mẫu phải lọc ngay.
Bảo quản bằng đông lạnh hoặc dưới -10o
C. Phân tích P tổng thì thêm H2SO4 hoặc
HCl đến pH dưới 2 giữ ở < 4o
C.
* Các yếu tố ảnh hưởng
- Asen  0,1 mg/l ảnh hưởng đến việc xác định phosphat bằng phương pháp này
- Cr(VI) và nitrit gây ra sai số âm khoảng 3% ở nồng độ 1mg/l, hoặc 10-15% với
nồng độ 10mg/l
- Sunfide (Na2S) và silicate không ảnh hưỏng ở khoảng nồng độ 1-10mg/l
* Dụng cụ thiết bị
- Máy VIS T60V, Cuvet 10 mm (Dải bước sóng: 325 ~ 1100 nm, Độ chính xác
bước sóng: ± 2nm, Bước sóng lặp lại: ≤ 0.4nm, Dải trắc quang: -0.3 ~ 3.0 Abs),
cuvet.
21
- Dụng cụ thuỷ tinh.
- Bình định mức 50ml, Erlen.
- Phễu, giấy lọc.
* Hoá chất
- Dung dịch H2SO4 5N: Pha loãng 70ml H2SO4 đặc thành 500ml bằng nước cất
- Dung dịch Kali antimonyl tartrat: Hoà tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O
vào 400ml nước cất trong bình định mức 500ml, sau đó định mức đến vạch. Bảo
quản trong bình thuỷ tinh có nút.
- Dung dịch Amoni molipdat: Hoà tan 20g (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 500ml
nước cất bảo quản trong bình thuỷ tinh có nút
- Acid ascobic 0,1 M: Hoà tan 1,76g C6H8O6 trong 100ml nước cất. Dung dịch
bền trong 1 tuần ở 40
C.
- Thuốc thử hổn hợp: Trộn cẩn thận theo thứ tự sau, 50ml dung dịch H2SO4 5N,
5ml dung dịch kali antimony tartrat, 15ml dung dịch Amonimolipdat và 30ml dung
dịch Acid acrobic. Lắc đều sau khi thêm mỗi thuốc thử. Đưa tất cả các thuốc thử về
nhiệt độ phòng trước khi hoà trộn. Nếu xuất hiện đục trong quá trình trộn hổn hợp, thì
lắc và để yên vài phút đến trong trước khi sử dụng. Thuốc thử hổn hợp bền trong 4h.
- Dung dịch gốc phosphat: Hoà tan 219,5mg KH2PO4 khan và định mức đến
1000ml bằng nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 50 g P-PO4 (nồng độ 50mg P-
PO4
3-
/l)
- Dung dịch chuẩn phosphat: Pha loãng 100ml dung dịch gốc thành 100ml bằng
nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 5g P- PO4
3-
(nồng độ 5mg P-PO4
3-
/l)
- Tiến hành trên mẫu:
Lấy 50 ml mẫu (đã thực hiện phá mẫu theo 1 trong 3 phương pháp trên) cho
vào bình tam giác 125ml, thêm 0,05ml hoặc 1 giọt chất chỉ thị phenolphthalein 1%.
Nếu mẫu xuất hiện màu đỏ thì dùng H2SO4 chỉnh đến mất màu. Thêm 8ml dung
dịch hỗn hợp, lắc cẩn thận. Để yên 10 phút nhưng không quá 30 phút. Đo mật độ
hấp thụ ở bước sóng 880nm
Chuẩn bị dung dịch mẫu trắng từ nước cất và thuốc thử hổn hợp.
22
Ghi chú: Trong trường hợp nước có màu hoặc đục, chuẩn bị dung dịch mẫu
trắng như sau: Thêm tất cả các thuốc thử vào mẫu, trừ acid ascrobic và Kali
antimonyl tartrat (không sử dụng hỗn hợp thuốc thử)
* Tính toán kết quả:
mg P-PO4
3-
/l = Nồng độ đo được trên máy *hệ số pha loãng.
* Kiểm soát chất lượng:
- Giới hạn phát hiện (LOD) (mg/l): 0,03 → 0,01 (mgP-PO₄³‾/l)
- Giới hạn định lượng (LOQ) (mg/l): 0,1 → 0,03 (mgP-PO₄³‾/l)
1.3.2.4. Phương pháp xác định kim loại nặng
Xác định định loại nặng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
AAS [14], [16], [19],.
Phép đo AAS là một kỹ thuật phân tích hóa lý đã và đang được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật, trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, y học, địa chất, hóa học. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát
triển, phương pháp phân tích phổ AAS đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để
phân tích lượng vết các kim loại trong nhiều đối tượng mẫu khác nhau như đất,
nước, không khí, dược phẩm, các mẫu sinh học ...
Với các trang bị và kỹ thuật hiện nay, bằng phương pháp phân tích này,
người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một
số á kim đến giới hạn nồng độ cỡ ppm bằng kỹ thuật F-AAS và đến nồng độ ppb
bằng kỹ thuật GF-AAS với sai số không lớn hơn 15%, các kết quả phân tích lại rất
ổn định. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, phương pháp này
đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều kim loại.
* Nguyên tắc:
Cơ sở của phương pháp là dựa trên quá trình hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn
sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi (khí) của nguyên tố cần xác định khi chiếu
chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ và tạo ra
phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên tố ấy. Để đo phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên
tố, chúng ta cần thực hiện các quá trình sau:
23
1. Hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu: Nhờ quá trình này, chúng ta có được đám
hơi của các nguyên tử tự do của các nguyên tố trong mẫu phân tích. Đám hơi
này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử.
Chúng ta có thể nguyên tử hóa mẫu phân tích theo hai kỹ thuật: kỹ thuật
nguyên tử hóa mẫu trong ngọn lửa (phun dung dịch chứa chất phân tích ở trạng
thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí) và kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu không ngọn
lửa (nhờ tác dụng nhiệt của lò graphit).
2. Chiếu chùm tia bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi
nguyên tử vừa điều chế được ở trên. Các nguyên tử của các nguyên tố cần xác
định trong đám hơi đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp
thụ của nó. Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc đó là các đèn catot rỗng (HCL), các
đèn phóng điện (EDL), hay nguồn phát bức xạ liên tục đã được biến điệu.
3. Tiếp đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu hồi toàn bộ chùm
sáng, phân li và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo
cường độ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ
nguyên tử. Trong một giới hạn nhất định của nồng độ, giá tri cường độ vạch
phổ hấp thụ phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C của nguyên tố ở trong mẫu
phân tích theo phương trình sau:
A = K.L.C
Trong đó: A: cường độ vạch phổ hấp thụ
K: hằng số thực nghiệm
L: bề dày của môi trường hấp thụ
C: nồng độ chất phân tích
Ba quá trình trên chính là nguyên tắc của phương pháp quang phổ hấp thụ
nguyên tử.
* Thiết bị :
Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, hệ thống trang bị của máy
đo phổ hấp thụ nguyên tử gồm các phần cơ bản sau đây:
24
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo máy đo phổ hấp thụ nguyên tử
1 - Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc
2 - Hệ thống nguyên tử hoá mẫu
3 - Hệ thống phân li quang học và ghi nhận tín hiệu
4 - Bộ phận khuếch đại và chỉ thị kết quả đo
5 - Máy tính điều khiển
- Phần 1: Nguồn phát chùm tia bức xạ đơn sắc của nguyên tố phân tích. Hiện
nay, người ta thường dùng chủ yếu hai loại đó là các đèn catot rỗng (HCL - Hollow
Cathode Lamp) và các đèn phóng điện không điện cực hay nguồn phát bức xạ liên
tục được biến điệu.
- Phần 2: Hệ thống nguyên tử hóa mẫu, được chế tạo theo hai loại kỹ thuật:
kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa đèn khí và kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu không
ngọn lửa.
- Phần 3: Hệ quang học và detector (nhân quang điện) để thu, phân ly toàn
bộ phổ của nguyên tố phân tích và chọn vạch phổ cần đo để hướng vào detector để
đo cường độ của vạch phổ, khuếch đại và đưa ra bộ phận chỉ thị kết quả.
- Phần 4: Hệ thống chỉ thị tín hiệu hấp thụ của vạch phổ. Hệ thống này có
thể là điện kế chỉ năng lượng hấp thụ của vạch phổ, hay máy ghi tự động để ghi lại
cường độ của vạch phổ dưới dạng các pic trên băng giấy (đây là loại trang bị đơn
giản và lưu lại được kết quả), hay máy phân tích kế để thu, xử lý và in các kết quả
phân tích ra bằng giấy, nhưng loại này đắt tiền.
25
Đó là bốn bộ phận cơ bản quan trọng của một hệ thống máy đo phổ hấp thụ
nguyên tử. Nhưng hiện nay, để nâng cao hiệu quả, các hệ máy đo phổ hấp thụ
nguyên tử hiện còn có thêm máy tính chuyên dụng để làm cả việc xử lý và chỉ thị
kết quả đo in lên băng giấy và điều khiển mọi quá trình làm việc của phép đo, để
tăng tốc độ phân tích và tự động hóa phép đo, đồng thời còn có thêm bộ phận bơm
mẫu tự động theo chương trình.
* Một số yếu tố ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trong phép đo AAS
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích trong phép đo phổ hấp thụ
nguyên tử là rất đa dạng và phức tạp, có khi xuất hiện và cũng có khi không xuất
hiện, có ảnh hưởng hay không còn tùy thuộc vào thành phần của mẫu phân tích và
chất nền của nó. Các yếu tố ảnh hưởng có thể có và các biện pháp loại trừ trong
phép đo này là:
- Nhóm các yếu tố về phổ ảnh hưởng đến phép đo AAS
+ Sự hấp thụ nền: Vạch phổ được chọn để đo nằm trong vùng khả kiến thì
yếu tố này thể hiện rõ ràng. Còn trong vùng tử ngoại thiwf ảnh hưởng này ít xuất
hiện. Để loại trử phổ nền, ngày nay người ta lắp thêm vào máy quang phổ hấp thụ
nguyên tử hệ thống bổ chính. Trong hệ thống này người ta dùng đèn W (W-habit
lamp) cho vùng khả kiến.
+ Sự chen lấn của vạch phổ: Yếu tố này thường thấy khi các nguyên tố thứ
ba ở trong mẫu phân tích có nồng độ lớn và đó là nguyên tố cơ sở của mẫu. Để loại
trừ sự chen lấn của các vạch phổ của các nguyên tố khác cần phải nghiên cứu và
chọn những vạch phân tích phù hợp. Nếu bằng cách này mà không loại trừ đuwọc
ảnh hưởng này thì bắt buộc phải tách bỏ bớt nguyên tố có vạch phổ chen lấn ra khỏi
mẫu phân tích trong một chừng mực nhất định, để các vạch chen lấn không xuất
hiện nữa.
+ Sự hấp thụ của các hạt rắn: Các hạt này hoặc hấp thụ hoặc chắn đường đi
của chùm sáng từ đèn HCL chiếu vào môi trường hấp thụ. Yếu tố này được gọi là
sự hấp thụ giả. Để loại trù sự hấp thụ này cần chọn đúng chiều cao của đèn nguyên
tử hóa mẫu và chọn thành phần hỗn hợp không khí cháy phù hợp.
26
- Nhóm các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến phép đo AAS
+ Độ nhớt và sức căng bề mặt của dung dịch mẫu:
Do sự khác nhau về nồng độ axit, loại axit, nồng độ chất nền của mẫu, thành
phần của các chất có trong dung dịch mẫu là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về
độ nhớt của dung dịch mẫu. Để loại trừ ảnh hưởng này chúng ta có thể dùng các
biện pháp sau: Đo và xc định theo phương pháp thêm chuẩn; pha loãng mẫu bằng
một dung môi hay một nền phù hợp; thêm vào mẫu chuẩn một chất đệm có nồng độ
đủ lớn; dùng bơm để đẩy mẫu với một tốc độ xác định mà chúng ta mong muốn.
+ Hiệu ứng lưu lại:
Khi nguyên tử hóa mẫu để đo cường độ vạch phổ, thì một lượng nhỏ của
nguyên tố phân tích không bị nguyên tử hóa, chúng được lưu lại trên bề mặt cuvet và
cứ thế tích tụ lại qua một số lần nguyên tử hóa mẫu. Nhưng đến một lần nào đó thì nó
bị nguyên tử hóa theo và do đó tạo ra số nguyên tử tự do của nguyên tố phân tích tăng
đột ngột không theo nồng độ của nó trong mẫu. Cách khắc phục là làm sạch cuvet sau
mỗi lần nguyên tử hóa mẫu, để làm bay hơi hết các chất còn lại trong cuvet.
+ Sự ion hóa:
Để loại trừ sự ion hóa của một nguyên tố phân tích có thể sử dụng các biện
pháp sau: Chọn các điều kiện nguyên tử hóa có nhiệt độ thấp, mà trong điều kiện đó
nguyên tố phân tích hầu như không bị ion hóa; thêm vào mẫu phân tích một chất
đệm cho sự ion hóa. Đó là các muối halogen của các kim loại kiềm có thế ion hóa
thấp hơn thế ion hóa của nguyên tố phân tích với một nồng độ lớn phù hợp.
+ Sự kích thích phổ phát xạ:
Yếu tố này xuất hiện thường làm giảm nồng độ của các nguyên tử trung hòa
có khả năng hấp thụ bức xạ môi trường hấp thụ. Vì vậy: Chọn nhiệt độ nguyên tử hóa
mẫu thấp phù hợp mà tại nhiệt độ đó sự kích thích phổ phát xạ là không đáng kể hoặc
không xảy ra đối với nguyên tố phân tích; thêm vào mẫu các chất đệm để hạn chế sự
phát xạ của nguyên tố phân tích. Đó chính là các muối halogen của các kim loại
kiềm, có thể kích thích phổ phát xạ thấp hơn thế kích thích phổ phát xạ của nguyên tố
phân tích.
27
- Nhóm các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến phép đo AAS
Các ảnh hưởng hóa học có thể được sắp xếp theo các loại sau đây:
+ Nồng độ axit và loại axit trong dung dịch mẫu: Các axit càng khó bay hơi
thường làm giảm nhiều đến cường độ vạch phổ. Các axit dễ bay hơi gây ảnh hưởng
nhỏ. Chính vì thế trong thực tế phân tích của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử người
ta thường dùng môi trường là axit HCl và HNO3 1% hay 2%.
+ Ảnh hưởng của các cation: Các cation có thể làm tăng, cũng có thể làm giảm
và cũng có thể không gây ảnh hưởng gì đến cường độ vạch phổ của nguyên tố phân
tích. Để loại trừ ảnh hưởng của các cation nên chọn điều kiện xử lý mẫu phù hợp để
loại các nguyên tố ảnh hưởng ra khỏi dung dịch mẫu phân tích, chọn các thông số của
máy đo thích hợp và thêm vào mẫu phân tích những chất phụ gia phù hợp.
+ Ảnh hưởng của các anion: Nói chung các anion của các loại axit dễ bay hơi
thường làm giảm ít đến cường độ vạch phổ. Cần giữ nồng độ của các anion trong
mẫu phân tích và mẫu chuẩn là như nhau và ở một giá trị nhất định không đổi. Mặt
khác không nên chọn axit H2SO4 làm môi trường của mẫu cho phép đo AAS mà chỉ
nên dùng axit HCl hay HNO3 nồng độ dưới 2%.
+ Thành phần nền của mẫu: Yếu tố ảnh hưởng này người ta quen gọi là
matrix effect. Nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện mà thường chỉ thấy trong
một số trường hợp nhất định. Thông thường đó là các mẫu có chứa các nguyên tố
nền ở dưới dạng các hợp chất bền nhiệt, khó bay hơi và khó nguyên tử hóa.
+ Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ: Sự có mặt của dung môi hữu cơ thường
làm tăng cường độ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử của nhiều nguyên tố lên nhiều
lần. Đây là một phương pháp để tăng độ nhạy của phương pháp phân tích này.
* Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của phép đo AAS [14], [16], [19]
- Ưu điểm:
Phép đo có độ nhạy và độ chọn lọc cao nên được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực để xác định vết các kim loại, đặc biệt trong phân tích các nguyên tố
vi lượng. Do có độ nhạy cao nên trong nhiều trường hợp không cần làm giàu
nguyên tố xác định trước khi phân tích.
28
Có thể xác định đồng thời hay liên tiếp nhiều nguyên tó trong một mẫu. Các
kết quả phân tích ổn định, sai số nhỏ (không quá 15% với nồng độ 1 - 2 ppm). Điều
kiện nghiên cứu hết sức thuận lợi vì khi sử dụng phương pháp này có thể tiến hnàh đo
ở bất kỳ thời gian nào mà không phải chờ đợi như phương pháp kích hoạt nơtron.
Như vậy, có thể nói phương pháp AAS là một phương pháp có tính ưu việt
trong hệ thống các phương pháp phân tích hiện nay.
- Nhược điểm:
Phải có một hệ thống máy đắt tiền. Vì có độ nhạy cao nên sự nhiễm bẩn có
thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích hàm lượng vết. Vì thế môi trường trong phòng
thí nghiệm phải có độ sạch cao, các dụng cụ phải sạch, có độ chính xác tiêu chuẩn
và hóa chất phải có độ tinh khiết cao.
- Phạm vi ứng dụng
Đối tượng là phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim loại trong các loại mẫu
khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ. Với các trang bị và kĩ thuật hiện nay người
ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và á kim đến
giới hạn nồng độ cỡ ppm, ppb với sai số không lớn hơn 15%.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, phương pháp này đã được sử dụng để xác
định các kim loại trong các mẫu quặng, đất, đá, nước khoáng, y học, sinh học, các
sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, ... cso thể nói phương pháp quang phổ
hấp thụ nguyên tử đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều
kim loại.
29
CHƢƠNG II
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này, chúng tôi áp dụng thiết bị và phương pháp phân tích hiện
đại để phân tích 13 thông số chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế
Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, những nội dung nghiên cứu bao gồm:
(i) Khảo sát khu vực nghiên cứu để lựa chọn địa điểm lấy mẫu nước giếng;
(ii) Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp phân tích một số thông số chất
lượng nước;
(iii) Kiểm soát chất lượng (qua kiểm tra độ đúng, độ lặp lại) của phương
pháp phân tích một số thông số chất lượng nước.
(iv) Lấy mẫu và phân tích các thông số CLN nước giếng trong thời gian từ
tháng 2 đến 8 năm 2018.
- Các thông số vật lý: nhiệt độ, tổng chất rắn hòa tan (TDS);
- Các thông số hóa học: pH, DO, độ cứng, N-NH4
+
, N-NO3
-
, P-PO4
3-
, tổng
sắt tan (Fe), Mn, As, Cd.
- Thông số vi sinh: tổng coliform (TC)
(v) Đánh giá chất lượng nước dựa vào các thông số riêng biệt qua so sánh
với QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước ngầm và QCVN
01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống.
(vi) Trên cơ sở xác định các thông số chất lượng nước giếng, bước đầu đề
xuất một số giải pháp nhằm giảm mức ô nhiễm đối với các thông số vượt quá giới
hạn cho phép theo quy chuẩn.
30
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các giếng nước ở khu vực phía Đông vùng kinh
tế Dung Quất (gồm 3 thôn: thôn Tuyết Diên – xã Bình Thuận, thôn Lệ Thủy – xã Bình
Trị, thôn Phước Thiện – xã Bình Hải), huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
- Thời gian: tháng 2-8/2018.
2.2.2. Chuẩn bị mẫu
- Chọn vị trí lấy mẫu: Chúng tôi tiến hành lấy nước sinh hoạt của các hộ dân
ở khu vực phía đông vùng kinh tế Dung Quất. Do người dân nơi đây hầu hết đều sử
dụng nước sinh hoạt từ giếng đào nên chúng tôi chỉ lấy mẫu nước giếng đào. Chúng
tôi tiến hành lấy mẫu 3 đợt, mỗi đợt 6 mẫu ở 3 xã, mỗi xã lấy ở 2 địa điểm (mẫu của
3 đợt được lấy cùng một địa điểm).
- Vị trí lấy mẫu [2]: Trên cơ sở điều tra và khảo sát thực địa, đã xác định vị trí
các điểm lấy mẫu đại diện cho 3 thôn của 3 xã. Các giếng được lựa chọn để lấy mẫu
là những giếng đang được dùng cho sinh hoạt gia đình hoặc dùng chung cho nhiều
gia đình. Các vị trí lấy mẫu cụ thể được nêu ở bảng 2.1 và biểu diễn trên hình 2.1.
Bảng 2.1. Vị trí lẫy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu
STT Vị trí lấy mẫu Kí hiệu mẫu
1 Hộ ông Dương Nhạc, Khu dân cư số 9, thôn Tuyết Diên 3,
xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi
NN1
2 Hộ ông Nguyễn Ngọc Châu, xóm An Thạch 1, thôn Lệ
Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
NN2
3 Hộ Bà Nguyễn Thị Trung, xóm Hải Nam, thôn Vạn
Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
NN3
4 Giếng làng thôn Tuyết Diên, xã Bình Thuận, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
NN4
5 Hộ ông Lê Quyền, thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
NN5
6 Giếng làng thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình
Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
NN6
31
Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu
- Quy cách lấy mẫu [2], [13], [34] :
+ Đối với giếng đào: Lấy bằng gàu, lấy mẫu ở ba điểm khác nhau gồm tầng
mặt, tầng giữa và tầng đáy. Sau đó, cho trộn lẫn với nhau để phân tích.
+ Đối với giếng khoan: bơm hút nước và để chạy tự do 30 giây, rồi lấy mẫu.
- Tần suất lấy mẫu: 1 lần/ 2 tháng
- Thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu: Thiết bị lấy mẫu kiểu ngang, loại chuyên
dùng cho lấy mẫu nước mặt. Việc lấy mẫu và bảo quản mẫu theo các quy định trong
Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) về Chất lượng nước
– Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu [2].
- Cách tiến hành đo mẫu: Đối với các mẫu dưới giới hạn phát hiện chúng tôi
tiến hành làm giàu mẫu: lấy 500 mL mẫu cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt 1000 mL.
32
Đun trên bếp cách thủy để cô cạn cho đến khi nào thể tích mẫu nước nhỏ hơn 25
mL rồi định mức bằng nước cất đến vạch bình 25 mL. Như vậy mẫu được làm giàu
20 lần so với ban đầu [13], [23], [35].
2.2.3. Phƣơng pháp đo, phân tích các thông số chất lƣợng nƣớc
Quy cách đo các thông số tại hiện trường: Đối với nước giếng, lấy một lượng
mẫu khoảng 5 lít để đo các thông số tại hiện trường bằng thiết bị xách tay; một phần
mẫu (1,5 L) được bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm để phân tích [23], [26].
Các phương pháp đo, phân tích các thông số CLN là các tiêu chuẩn của Việt
Nam [1], [5], [6], [10] được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các phương pháp đo, phân tích chất lượng nước
STT Thông số (*)
Phƣơng pháp phân tích/ Thiết bị
1 Nhiệt độ ( 0
C) Sensor nhiệt độ / HQ 40d (HACH, Mỹ)
2 pH (đơn vị pH) Đo thế dùng điện cực thủy tinh / HQ 40d (HACH, Mỹ)
3 DO (mg/L) Điện cực đo DO / HQ 40d (HACH, Mỹ)
4 TDS (mg/L)
Phương pháp khối lượng: Lọc bằng màng lọc sợi thủy
tinh 0,45 µm, sấy, cân lấy cốc trước và sau khi sấy/Tủ
sấy (Venticell, Italia), cân phân tích 4 số.
5 N-NO3
-
(mg/L)
Trắc quang, dùng thuốc thủ natrixalixilat/ DR 5000
(HACH, Mỹ)
6
N-NH4
+
/ NH3
(mg/L)
Trắc quang – phương pháp phenat / DR 5000 (HACH,
Mỹ)
7 P-PO4
3-
(mg/L)
Trắc quang, đo màu ở dạng xanh molypden / DR 5000
(HACH, Mỹ)
8
Fe, Mn (mg/L);
Cd, As (µg/L)
Quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa/ GF –
AAS (AA 400 Perkin Elmer, Mỹ)
9
Độ cứng (CaCO3)
(mg/L)
Chuẩn độ Complexon, pH=10 (đệm amoni), chỉ thị
Eriocrom T đen
10
Tổng colifom
(MPN/100mL)
Phương pháp MPN (áp dụng phương pháp lên men
nhiều ống nghiệm)
(*)
Các thông số từ 1 đến 3 đo tại hiện trường, các thông số còn lại được phân tích
tại phòng thí nghiệm.
33
2.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA PHƢƠNG PHÁP
2.3.1. Xây dựng đƣờng chuẩn
Chuẩn bị dãy nồng độ chuẩn (tối thiểu 6 nồng độ). Xác định các giá trị đo
được y theo nồng độ x. Nếu sự phụ thuộc tuyến tính, ta có khoảng khảo sát đường
biểu diễn là một phương trình:
y = ax + b
và hệ số tương quan
i i
2 2
i i
(x X)(y Y)
R
(x X) (y Y)
 

 


(2.1)
Nếu 0,995 R 1  có tương quan tuyến tính rõ rệt [13].
2.3.2. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng
Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ thấp nhất của chất phân tích có thể phát
hiện được nhưng chưa định lượng được [11], [22], [30].
Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu
thử mà ta có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả độ chụm
mong muốn [11], [22], [30].
Giới hạn phát hiện được tính theo quy tắc 3 𝛿 [11], [22], [30]. Theo quy tắc
này, LOD được tính như sau:
y = yB + 3 σB (2.2)
y = yB + 3SB (2.3)
Trong đó: là tín hiệu ứng với giới hạn phát hiện Cmin.
yB là tín hiệu ứng với mẫu trắng
σB là độ lệch chuẩn của yB
Từ phương trình hồi quy tuyến tính y = a + bx suy ra:
y - a
x = LOD =
b
(2.4)
Trong đó: a là đoạn cắt trục tung
b là độ dốc của đường chuẩn hồi quy tuyến tính
Để xác định y ta cần tính yB và σB (hay SB)
- Xác định yB : chấp nhận yB là tín hiệu ứng với x = 0  yB = a.
34
- Xác định σB (hay SB): áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu và chấp
nhận Sy1 = Sy2 = Sy3 =... suy ra: SB = Sy, với Sy là độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên
đường chuẩn, được tính theo công thức:
n
2
i i
i = 1
B y
(y - Y )
S = S =
n - 2

(2.5)
Với: Sy là độ lệch chuẩn của tín hiệu đo
yi là giá trị thực nghiệm của y
Yi là các giá trị tính từ phương trình đường chuẩn
Kết hợp phương trình (2.2), (2.3), (2.4), (2.5) ta được:
yB
3S3S
LOD = =
b b
(2.6)
Giới hạn định lượng LOQ là tín hiệu hay nồng độ thấp nhất trên một đường
chuẩn tin cậy và thường được chấp nhận:
y
10S
LOQ = 3,3LOD
b
 (2.7)
2.3.3. Độ lặp lại
Độ lặp lại là độ sai lệch giữa các giá trị riêng lẻ xi với giá trị trung bình đo
được trong những điều kiện thí nghiệm đồng nhất. Độ lặp lại được xác định thông
qua độ lệch chuẩn (S) hay độ lệch chuẩn tương đối (RSD). Khi độ lệch chuẩn hoặc
độ lệch chuẩn tương đối càng lớn thì sai số của phép đo càng lớn [11], [22], [30].
Đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích, tiến hành phân tích n mẫu,
tính RSD theo công thức sau:
RSD = (%) (2.8)
Trong đó: S là độ lệch chuẩn của các kết quả phân tích
là trung bình số học của n kết quả phân tích.
Từ nồng độ C của các chất phân tích, tính giá trị RSD theo hàm Horwitz:
RSDHorwitz (%) = 21-0,5lgC
(2.9)
và so sánh RSD của giá trị đo được với RSDHorwitz. Khi xác định nồng độ C trong
nội bộ một phòng thí nghiệm thì H witz
1
RSD
2 or
RSD  là chấp nhận được.
35
2.3.4. Độ đúng
Độ đúng là độ gần sát giữa kết quả xác định được x và giá trị thực  của nó.
Có ba cách xác định độ đúng [11], [30].
Cách 1: Phân tích mẫu vật liệu so sánh được cấp chứng chỉ (CRMs: Certified
ference materials).
Cách 2: Phân tích mẫu thêm chuẩn
- Phân tích mẫu thực tế thu được (x1)
- Thêm một lượng chính xác (x0) dung dịch chuẩn chất phân tích vào mẫu,
phân tích được giá trị x2.
- Tính độ thu hồi (Rev)
2 1
0
x x
Rev (%) = 100%
x

 (2.10)
Trong đó: x0 là nồng độ chất phân tích trong mẫu
x1 là nồng độ của chất phân tích thêm chuẩn vào mẫu
x2 là nồng độ xác định được trong mẫu đã thêm chuẩn
Cách 3: So sánh với một phương pháp chuẩn khác.
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm
Sử dụng phần mềm Excel 2013 để xử lí và kiểm tra các số liệu thực nghiệm,
xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính và đánh giá tương quan.
2.3.6. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc
Chất lượng nước giếng được đánh giá qua từng thông số riêng biệt bằng cách
so sánh các thông số CLN (giá trị TB ± ε ở p = 0,05) với các giá trị giới hạn được
quy định trong QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước ngầm [5] và QCVN
01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống [6].
36
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. THẨM ĐỊNH CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
3.1.1. Xây dựng đƣờng chuẩn
Để xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng một số thông số chất lượng
nước, chúng tôi chuẩn bị một dãy các dung dịch chuẩn NH4
+
, NO3
-
, PO4
3-
, Fe, Mn,
As, Cd như sau:
+ Sáu dung dịch chứa NH4
+
(mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,05; 0,10; 0,20;
0,40; 0,50; 0,80;
+ Sáu dung dịch chứa NO3
-
(mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,02; 0,04; 0,05;
0,10; 0,20; 0,40;
+ Sáu dung dịch chứa PO4
3-
(mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,05; 0,10; 0,15;
0,30; 0,50; 0,80.
+ Năm dung dịch chứa Fe (mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,05; 0,20; 0,40;
0,60; 0,80;
+ Năm dung dịch chứa Mn (mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,10; 0,25; 0,50;
1,00; 2,50;
+ Năm dung dịch chứa As (µg/L) với nồng độ lần lượt là 4; 8; 12; 16; 20.
+ Năm dung dịch chứa Cd (µg/L) với nồng độ lần lượt là 2; 4; 8; 12; 16.
- Tiến hành đo độ hấp thụ quang của các dung dịch bằng các phương pháp,
thiết bị đã nêu ở bảng 2.2.
- Từ các số liệu thu được chúng tôi đã lập được phương trình đường chuẩn
có dạng : A = b. Cx + a
Trong đó:
Cx là hàm lượng chất phân tích;
A là độ hấp thụ quang của các dung dịch.
Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang
vào hàm lượng chất phân tích và hệ số tương quan R của các thông số CLN được
trình bày ở bảng 3.1, cho thấy độ hấp thụ quang và hàm lượng các chất tương quan
tuyến tính tốt (R2
 1).
37
Bảng 3.1. Sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang vào hàm lượng chất phân tích
NH4
+
Hàm lượng (mg/L) 0,05 0,10 0,20 0,40 0,80 1,2
Độ hấp thụ (A) 0,0864 0,1380 0,2422 0,4385 0,8237 1,2200
PT hồi quy A = 0,9819.CNH4+ + 0,0414
Hệ số tương quan 0,9999
NO3
-
Hàm lượng (mg/L) 0,10 0,20 0,60 1,20 1,60 2,00
Độ hấp thụ (A) 0,0351 0,0526 0,1349 0,2599 0,3386 0,4148
PT hồi quy A = 0,2017.CNO3- + 0,0144
Hệ số tương quan 0,9998
PO4
3-
Hàm lượng (mg/L) 0,05 0,50 1,0 1,5 2,0 2,5
Độ hấp thụ (A) 0,0367 0,1178 0,2092 0,3022 0,3940 0,4966
PT hồi quy A = 0,1868.CPO43- + 0,0244
Hệ số tương quan 0,9996
Fe
Hàm lượng (mg/L) 0,05 0,2 0,4 0,6 0,8
Độ hấp thụ (A) 0,0100 0,0390 0,0800 0,1190 0,1600
PT hồi quy A = 0,2001.CFe – 0,0004
Hệ số tương quan 0,9999
Mn
Hàm lượng (mg/L) 0,10 0,25 0,50 1,00 2,50
Độ hấp thụ (A) 0,0392 0,0727 0,1417 0,2847 0,6655
PT hồi quy A = 0,2624.CMn + 0,0124
Hệ số tương quan 0,9995
As
Hàm lượng (µg/L) 4,0 8,0 12,0 16,0 20,0
Độ hấp thụ (A) 0,0571 0,0974 0,1355 0,1782 0,2234
PT hồi quy A = 0,0103.CAs + 0,0151
Hệ số tương quan 0,9995
Cd
Hàm lượng (µg/L) 2,0 4,0 8,0 12,0 16,0
Độ hấp thụ (A) 0,0211 0,0369 0,0617 0,0876 0,1128
PT hồi quy A = 0,0065.CCd + 0,0096
Hệ số tương quan 0,9992
38
Đường chuẩn xác định hàm lượng NH4
+
, NO3
-
, PO4
3-
, Fe, Mn, As, Cd được
thể hiện lần lượt trên hình 3.1 đến hình 3.7.
Hình 3.1. Đường chuẩn xác định hàm lượng NH4
+
Hình 3.2. Đường chuẩn xác định hàm lượng NO3
-
Hình 3.3. Đường chuẩn xác định hàm lượng PO4
3-
CNH4+ (mg/L)
CNO3- (mg/L)
CPO43- (mg/L)
39
Hình 3.4. Đường chuẩn xác định hàm lượng Fe
Hình 3.5. Đường chuẩn xác định hàm lượng Mn
Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm lượng As
CFe (mg/L)
CMn (mg/L)
CAs (µg/L)
40
Hình 3.7. Đường chuẩn xác định hàm lượng Cd
3.1.2. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng của phép đo
Từ phương trình hồi quy tuyến tính, áp dụng các công thức 2.5, 2.6, 2.7 ta
xác định được LOD, LOQ của từng thông số CLN.
Theo như kết quả thu được từ bảng tính toán dựa vào đường chuẩn và
phương pháp đo trực tiếp nhận thấy LOQ ≈ 3×LOD, kết quả này hoàn toàn
phù hợp với lý thuyết xác suất thống kê về giới hạn định lượng. Kết quả được
thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy các phương pháp phân tích có LOD và LOQ thấp.
Bảng 3.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các phương pháp
khi xác định các thông số CLN
Thông số a b Sy LOD LOQ
N – NH4
+
(mg/L) 0,041 0,982 0,004 0,013 0,042
N - NO3
-
(mg/L) 0,014 0,202 0,003 0,040 0,134
P – PO4
3-
(mg/L) 0,024 0,187 0,004 0,063 0,209
Fe (mg/L) 0,001 0,200 0,001 0,001 0,030
Mn (mg/L) 0,012 0,262 0,008 0,092 0,306
As (µg/L) 0,02 0,01 0,01 0,50 16,51
Cd (µg/L) 0,01 0,01 0,01 0,55 18,46
CCd (µg/L)
41
3.1.3. Đánh giá độ đúng của phép đo
Độ đúng của phương pháp phân tích một thông số CLN bất kỳ được xác
định thông qua độ thu hồi (Rev)
2 1
0
x x
Rev (%) = 100%
x

 (2.10)
Trong đó: x0 là nồng độ chất phân tích trong mẫu
x1 là nồng độ của chất phân tích thêm chuẩn vào mẫu
x2 là nồng độ xác định được trong mẫu đã thêm chuẩn
Độ đúng của phương pháp xác định nitrat, amoni, photphat, Fe, Mn,
As, Cd được đánh giá thông qua độ thu hồi, kết quả trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ đúng của các phương pháp phân tích
các thông số CLN
Thông số x0
(*)
x1 x2 Rev (%)
N - NO3
-
(mg/L) 0,080 0,100 0,180 100
N – NH4
+
(mg/L) 0,430 0,500 0,910 95
P – PO4
3-
(mg/L) 0,210 0,200 0,400 98
Fe (mg/L) 0,100 0,100 0,199 99
Mn (mg/L) 0,050 0,100 0,148 96
As (µg/L) 4,83 4,00 8,85 101
Cd (µg/L) 4,93 2,00 7,02 102
(*)
x0 là nồng độ các chất phân tích tại mặt cắt NN1 trong đợt lấy mẫu đầu
tiên.
Kết quả phương pháp xác định các thông số CLN giếng cho độ thu hồi
lần lượt đạt từ 95  102%. Vậy, theo AOAC phương pháp đạt được độ đúng
tốt, nên có thể áp dụng để phân tích các thông số CLN giếng.
3.1.4. Đánh giá độ lặp của phép đo
Đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích, tiến hành phân tích n mẫu,
tính RSD theo công thức sau:
42
RSD = (%) (2.8)
Trong đó: S là độ lệch chuẩn của các kết quả phân tích
là trung bình số học của n kết quả phân tích.
Kết quả xác định độ lặp lại của các phương pháp xác định các thông số
CLN giếng được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp phân tích các
thông số CLN
Thông số y1 y2 y3 RSD (%) RSDHorwitz
N - NO3
-
(mg/L) 0,170 0,160 0,170 3,46 20,95
N – NH4
+
(mg/L) 0,340 0,350 0,370 4,33 18,710
P – PO4
3-
(mg/L) 0,110 0,120 0,120 4,94 22,11
Fe (mg/L) 0,101 0,098 0,107 4,49 22,56
Mn (mg/L) 0,017 0,019 0,016 8,83 29,47
As (µg/L) 4,88 5,01 4,80 2,16 35,62
Cd (µg/L) 5,06 4,84 4,89 2,43 35,59
Kết quả phân tích cho thấy các H witz
1
RSD
2 or
RSD  tương ứng tính theo
công thức, do đó phương pháp xác định nitrat, amoni, photphat, Fe, As, Mn
và Cd có độ lặp lại tốt.
3.2. KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƢỢNG
NƢỚC GIẾNG
Áp dụng phương pháp đo, phân tích hiện đại ở mục 2.2.3 để phân tích 13
thông số chất lượng nước giếng tại 6 địa điểm trong 3 đợt; kết quả đo các thông số
chất lượng nước giếng tại hiện trường được trình bày ở bảng 3.5 và kết quả phân
tích các thông số chất lượng nước giếng trong phòng thí nghiệm được trình bày ở
bảng 3.6.
43
Bảng 3.5. Kết quả các thông số chất lượng nước giếng đo tại hiện trường
Thời gian Kí hiệu Nhiệt độ (o
C) pH TDS (mg/L) DO (mg/L)
Đợt 1
NN1 29,0 6,41 58,31 2,72
NN2 28,4 6,72 49,04 6,51
NN3 28,8 4,13 46,12 4,71
NN4 28,9 6,24 57,60 2,43
NN5 28,3 6,52 48,18 6,12
NN6 28,6 4,11 45,29 4,39
Đợt 2
NN1 30,5 6,53 56,20 2,12
NN2 28,6 6,64 46,22 6,31
NN3 29,0 4,45 46,51 4,90
NN4 29,7 6,29 55,85 2,06
NN5 28,5 6,37 44,98 6,05
NN6 29,0 4,32 45,65 4,79
Đợt 3
NN1 31,1 6,57 55,15 2,09
NN2 29,0 6,81 45,55 6,28
NN3 29,6 4,83 47,05 5,10
NN4 29,9 6,52 54,68 2,03
NN5 28,9 6,64 45,05 6,11
NN6 29,5 4,68 47,02 5,08
44
Bảng 3.6. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng
trong phòng thí nghiệm
Thời
gian
Kí
hiệu
NH4
+
(mg/L)
NO3
-
(mg/L)
PO4
3-
(mg/L)
Độ
cứng
(mg/L)
Coliform
(MPN/
100mL)
Fe
(mg/L)
Mn
(mg/L)
As
(µg/L)
Cd
(µg/L)
Đợt
1
NN1 0,018 9,010 0,010 4,220 40 0,014 0,017 1,00 0,50
NN2 0,019 1,610 0,010 12,750 290 0,016 0,019 1,00 0,60
NN3 0,017 1,520 0,010 0,530 36 0,015 0,042 1,00 0,60
NN4 0,019 9,650 0,010 5,850 79 0,013 0,016 0,90 0,50
NN5 0,020 1,760 0,010 11,890 275 0,016 0,020 1,00 0,60
NN6 0,018 1,420 0,010 1,560 39 0,016 0,036 0,80 0,60
Đợt
2
NN1 0,032 4,610 0,010 8,720 60 0,019 0,020 0,90 0,50
NN2 0,020 1,810 0,010 13,500 310 0,020 0,020 1,00 0,60
NN3 0,019 1,720 0,010 0,630 50 0,019 0,050 1,00 0,60
NN4 0,039 7,850 0,010 8,230 85 0,018 0,019 0,80 0,50
NN5 0,020 2,620 0,010 12,900 295 0,020 0,020 1,00 0,60
NN6 0,015 2,050 0,010 2,010 62 0,019 0,041 0,90 0,60
Đợt
3
NN1 0,019 8,620 0,010 8,900 75 0,019 0,020 0,90 0,40
NN2 0,020 1,900 0,010 13,790 315 0,017 0,020 1,00 0,60
NN3 0,019 1,890 0,010 0,670 67 0,019 0,020 1,00 0,50
NN4 0,018 7,510 0,010 9,320 91 0,019 0,020 0,90 0,50
NN5 0,020 2,140 0,010 13,050 287 0,018 0,020 1,00 0,60
NN6 0,016 1,950 0,010 1,470 73 0,018 0,019 0,90 0,50
45
3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG
3.3.1. Đánh giá các thông số vật lý
3.3.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trong nước thay đổi theo nhiều nguyên nhân như sự khác nhau về
địa lý, khí hậu, thời gian, mức độ xáo trộn, khả năng truyền nhiệt (giữa các lớp
nước, khối nước)...
Nhiệt độ trong môi trường nước thường thấp hơn và ổn định hơn môi trường
không khí. Nhiệt độ của nước cũng ảnh hưởng gián tiếp tới các điều kiên vật lý và
hóa học của nước mà những yếu tố này lại trực tiếp tác động lên đời sống của thủy
sinh vật.
Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy, trong thời gian khảo sát sự biến động nhiệt độ
của nước giếng dao động trong phạm vi 28,3 31,1o
C. Nhiệt độ biến động không
đáng kể theo không gian. Tuy nhiên theo thời gian nhiệt độ trong đợt 1 thấp hơn
so với các đợt còn lại, do đợt lấy mẫu này trong mùa lạnh. Tuy nhiên khoảng nhiệt
độ này vẫn khá phù hợp với sự phát triển của sinh vật thủy sinh.
3.3.1.2. Oxy hòa tan
Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng DO
46
Oxy hoà tan (DO): Kết quả được biểu diễn ở hình 3.8 cho thấy các mẫu ở vị
trí NN1 và NN4 thuộc xã Bình Thuận đều nằm trong giới hạn của QCVN 09-
MT:2015/BTNMT [5]. Các mẫu tại 4 vị trí NN2, NN5 thuộc xã Bình Trị và NN3,
NN6 thuộc xã Bình Hải có giá trị DO vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 09-
MT:2015/BTNMT [5].
3.3.1.3. Tổng chất rắn tan
Tổng chất rắn tan (TDS) là thông số thể hiện lượng muối hòa tan trong nước.
Kết quả xác định TDS được trình bày ở bảng 3.5 và biểu diễn ở hình 3.9 rất thấp và
nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [5]. Mẫu đo tại địa
điểm NN1 và NN4 có TDS cao nhất do các vị trí này gần biển nên một phần do
nhiễm mặn từ biển.
Hình 3.9. Diễn biến tổng chất rắn tan TDS
3.3.2. Đánh giá các thông số hóa học
3.3.2.1. pH
pH là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong môi trường
nước. Sự thay đổi pH sẽ làm thay đổi dạng tồn tại của các chất và các phản ứng sinh
lý, sinh hóa xảy ra trong môi trường này.
47
Giá trị pH của tất cả các mẫu (ở bảng 3.5) có giá trị trong khoảng 4,1 ÷ 6,8
hầu hết đều thấp hơn so với giá trị giới hạn theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT (yêu
cầu quy chuẩn pH nằm trong khoảng 5,5 ÷ 8,5) và QCVN 01:2009/BYT (yêu cầu
quy chuẩn pH nằm trong khoảng 6,5 ÷ 8,5). Đặc biệt, tại 2 vị trí NN3 và NN6 nước
có pH thấp có thể làm tăng sự hòa tan các kim loại vào nước và do đó làm giảm
chất lượng nước. Như vậy, cần có biện pháp xử lý để tăng pH (hay giảm độ axit)
trong nước trước khi sử dụng.
Hình 3.10. Diễn biến pH
3.3.2.2.. Đánh giá mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng
Diễn biến hàm lượng N-NH4
+
, N-NO3
-
và P-PO4
3-
trong các mẫu nước giếng
được biểu diễn lần lượt ở hình 3.11, hình 3.12, hình 3.13.
Kết quả cho thấy hàm lượng cả 3 thông số trên ở tất cả các mẫu phân tích
đều thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [4] và QCVN
01:2009/BYT [5].
Hàm lượng N-NH4 và P-PO4 trong các mẫu rất thấp và gần như bằng nhau
trong các đợt phân tích. Tuy nhiên, mẫu đo đợt 2 ở vị trí NN1 và NN4 có hàm
lượng N-NH4 cao hơn nhiều các mẫu khác, có thể do sự thay đổi thời tiết hoặc do sự
tác động của con người và một số yếu tố khách quan khác.
48
Hàm lượng N-NO3 ở vị trí NN1 và NN4 cao hơn các vị trí khác, điều này có
thể giải thích do hai vị trí này gần biển và tập trung nhiều nhà máy công nghiệp
nặng nên quá trình xâm thực vào nước ngầm nhanh và mạnh hơn.
Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng N-NH4
Hình 3.12. Diễn biến hàm lượng N-NO3
49
Hình 3.13. Diễn biến hàm lượng P-PO4
3.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh, độ cứng
Diễn biến hàm lượng coliform biểu diễn ở hình 3.14 cho thấy nồng độ
coliform rất lớn và vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT
(đối với tổng coliform quy định ≤ 3 MPN/100mL) [5] và quy chuẩn QCVN
01:2009/BYT [6] quy định không có coliform. Tổng coliform cao trong nước là do
điều kiện vệ sinh môi trường trong khu vực chưa tốt. Hầu hết các hộ gia đình có xây
dựng các chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm gần giếng nước nên nước thải dễ ngấm
xuống giếng. Mặt khác, Nồng độ coliform cao nhất tại hai vị trí NN2 và NN5 thuộc
xã Bình Trị do hai vị trí này gần với Khu kinh tế Dung Quất hơn các vị trí còn lại
nên mức độ ô nhiễm cao hơn.
Độ cứng (CaCO3) của các mẫu nước giếng huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
được biểu diễn ở hình 3.15, cho thấy độ cứng nằm trong giới hạn cho phép theo
QCVN 09-MT:2015/BTNMT [5] và QCVN 01:2009/BYT [6].
50
Tại địa điểm NN1, NN2, NN5, NN6 độ cứng có xu hướng tăng dần qua 3 đợt
phân tích và độ cứng lớn hơn nhiều so với hai vị trí NN3 và NN6. Do hai vị trí NN3
và NN6 ở xa Khu kinh tế Dung Quất hơn bốn vị trí còn lại.
Hình 3.14. Diễn biến hàm lượng Coliform
Hình 3.15. Diễn biến độ cứng
51
3.3.4. Đánh giá hàm lƣợng kim loại nặng Fe, Mn, As, Cd
Kết quả xác định hàm lượng Fe, Mn, As và Cd trong 18 mẫu nước giếng tại 6
địa điểm trong 3 đợt được biểu diễn lần lượt trên hình 3.16, hình 3.17, hình 3.18 và
hình 3.19.
Hình 3.16. Diễn biến hàm lượng Fe
Hình 3.17. Diễn biến hàm lượng Mn
52
Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng As
Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng Cd
Kết quả cho thấy hàm lượng Fe luôn cao hơn hàm lượng Mn, As và Cd; tuy
nhiên hàm lượng bốn kim loại này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN
09-MT:2015/BTNMT [5] QCVN 01:2009/BYT [6].
Hàm lượng As và Cd trong các mẫu ở nhiều địa điểm gần như không thay đổi
trong 3 đợt phân tích. Hàm lượng Mn trong các mẫu đo ở đợt 1 và đợt 2 ở vị trí
NN3 và NN6 cao hơn các mẫu còn lại. Do hai vị trí này thuộc cùng xã Bình Hải và
có thể có thành phần đặc trưng của nước ngầm (phụ thuộc vào thành phần hóa học
của các tầng đất, nham thạch chứa nó, khí hậu, thời tiết) khác so với hai xã Bình
Thuận và Bình Trị .
53
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG
Các số liệu và thông tin thu được từ việc phân tích và đánh giá CLN giếng
nêu trên là căn cứ cho những đầu tư để cải thiện CLN giếng cấp cho sinh hoạt. Kết
quả phân tích các thông số cơ bản đảm bảo theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [5]
QCVN 01:2009/BYT [6]. Tuy nhiên, có một số thông số CLN giếng nước không
đảm bảo theo quy định như:
- pH thấp so với quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT, QCVN
01:2009/BYT.
- Hàm lượng oxi hòa tan trong nước (DO) ở một số mẫu vượt quá giới hạn
cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
- Hàm lượng coliform có nồng độ rất lớn và vượt quá giới hạn cho phép theo
QCVN 09-MT:2015/BTNMT.
Bên cạnh, một số thông số chất lượng nước giếng ở một vài nơi này cao hơn
so với nơi khác:
- Hàm lượng N-NO3 ở vị trí NN1 và NN4 cao nhất do hai vị trí này gần biển
và tập trung nhiều nhà máy công nghiệp nặng.
- Tại địa điểm NN1, NN2, NN5, NN4 độ cứng lớn hơn nhiều so với hai vị trí
NN3 và NN6.
- Hàm lượng Mn trong các mẫu đo ở đợt 1 và đợt 2 ở vị trí NN3 và NN6 cao
hơn các mẫu còn lại. Do hai vị trí này thuộc cùng xã Bình Hải và có thể có thành
phần đặc trưng của nước ngầm (phụ thuộc vào thành phần hóa học của các tầng đất,
nham thạch chứa nó, khí hậu, thời tiết) khác so với hai xã Bình Thuận và Bình Trị.
Với các kết quả phân tích trên, có thể đề xuất giải pháp kiểm soát CLN giếng
ở hộ gia đình để cung cấp cho sinh hoạt ở một số xã thuộc phía đông Khu kinh tế
Dung Quất, huyện Bình Sơn như sau [37]:
* Công tác quản lý
54
Hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, những quy định bắt
buộc về xử lý tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Có các đợt quan trắc
định kì thường xuyên chất lượng nước giếng tại Khu kinh tế Dung Quất để sớm
phát hiện và ngăn chặn các sự cố gây ô nhiễm nước sông xảy ra.
Kiểm soát ô nhiễm theo định kỳ, quản lí chất thải và khắc phục toàn diện,
triệt để các sự cố môi trường.
Tăng cường thanh tra giám sát, quản lý chặt chẽ các nguồn xả thải, thực hiện
có kết quả việc cấp giấy phép xả nước thải cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch
vụ trong địa bàn.
* Biện pháp kỹ thuật:
Đối với các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp cần phải xây dựng hệ thống
xử lí nước thải, không để nước thải chảy tràn lan hoặc đổ thẳng ra sông gây ô nhiễm
các nguồn nước mặt cũng như tình trạng nước thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
Thực hiện biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt dân cư, trước mắt khuyến
khích các hộ gia đình thực hiện xử lý sơ bộ toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt các
hộ gia đình bằng bể tự hoại. Ngoài ra, cũng phải tiến hành quy hoạch và từng bước
đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung cho khu
vực dân cư để giảm tải lượng chất ô nhiễm nước trong nước thải sinh hoạt.
Xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung nhằm:
+ Thu gom rác thải sinh hoạt ở từng địa phương;
+ Phân loại rác thải;
+ Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phù hợp để xủa lý chất thải rắn như ủ làm
phân hữu cơ hay chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Cải thiện việc thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi.
* Công tác tuyên truyền giáo dục:
55
Giáo dục nâng cao ý thức của người dân về vấn đề sử dụng nước và xử lý
nước thải trước khi đổ ra nguồn nước mặt.
Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trên các hệ
thống phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với cơ quan, ban ngành hướng dẫn
các kiến thức cơ bản về môi trường cho các tuyên truyền viên về vệ sinh môi
trường. Giáo dục đào tạo, chuẩn bị về cơ sở vật chất và con người tham gia vào
mạng lưới giám sát môi trường. Kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về diễn biến
chất lượng môi trường cũng như các kiến thức pháp luật và các thành tựu khoa học
kỹ thuật trong lĩnh vực này.
* Một số thông số CLN giếng có pH thấp, hàm lượng DO và coliform cao
so với quy định thì đề xuất một số giải pháp xử lý như sau [38]:
- Đối với hàm lƣợng oxy hòa tan cao hơn so với quy chuẩn:
Lượng oxy hòa tan trong nước thiên nhiên và nước thải phụ thuộc vào các
hoạt tính sinh hóa, hóa học và lý hóa trong nước.
Phân tích DO là một trong những mục tiêu quan trọng để đánh giá mức
độ ô nhiễm nước, kiểm tra những hoạt tính và quá trình xử lý chất thải.
Phương pháp xử lý: Dùng Máy OxyGuard ra đời nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng máy đo, máy phát hiện và máy điều chỉnh ôxy hòa tan và ôxy
dạng khí ngày càng tăng.
- Đối với nƣớc có hàm lƣợng coliform cao:
+ Khử trùng bằng phương pháp nhiệt: Đây là phương pháp khử trùng cổ
truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000
C có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có
trong nước, chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử
vững chắc. Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Vì phương pháp đun
sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh nên chỉ dùng trong quy
mô gia đình.
+ Khử trùng bằng tia cực tím (UV): Tia cực tím uv là tia bức xạ điện từ có
bước sóng khoảng 4 – 400 nm, có tác dụng diệt trùng rất mạnh. Dùng các đèn bức
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

More Related Content

What's hot

đạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc kýđạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc ký
Nhat Tam Nhat Tam
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
LeeEin
 

What's hot (20)

Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắnSự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
Sự hấp phụ khí và hơi trên chất hấp phụ rắn
 
đạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc kýđạI cương về sắc ký
đạI cương về sắc ký
 
Ochratoxin.nhóm 6 (10 01)
Ochratoxin.nhóm 6 (10 01)Ochratoxin.nhóm 6 (10 01)
Ochratoxin.nhóm 6 (10 01)
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vậtKỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
Kỹ thuật QuEChERS GC/MS phân tích dư lượng chất bảo vệ thực vật
 
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
Luận án: Đặc điểm và thành phần hoá học tinh dầu của họ Hồ tiêu - Gửi miễn ph...
 
Bào chế
Bào chếBào chế
Bào chế
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơmĐề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
Đề tài: Khả năng hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ chế tạo từ rơm
 
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
Khảo sát quá trình lên men bioethanol sử dụng nguyên liệu vỏ chuối (musa para...
 
Cơ sở hóa học phân tích - Lâm Ngọc Thụ (ĐHQGHN)
Cơ sở hóa học phân tích - Lâm Ngọc Thụ (ĐHQGHN)Cơ sở hóa học phân tích - Lâm Ngọc Thụ (ĐHQGHN)
Cơ sở hóa học phân tích - Lâm Ngọc Thụ (ĐHQGHN)
 
Cac phuong phap phan tich cau truc hop chat huu co
Cac phuong phap phan tich cau truc hop chat huu coCac phuong phap phan tich cau truc hop chat huu co
Cac phuong phap phan tich cau truc hop chat huu co
 
Giao Trinh Ky thuat xu ly khi thai
Giao Trinh Ky thuat xu ly khi thaiGiao Trinh Ky thuat xu ly khi thai
Giao Trinh Ky thuat xu ly khi thai
 
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid bazHoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
Hoa phan tich co so chuong 3 phuong phap chuan do acid baz
 
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
 
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenolLuận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
Luận án: Cấu trúc, khả năng chống oxy hóa của một số polyphenol
 
Báo cáo thực tập (2)
Báo cáo thực tập (2)Báo cáo thực tập (2)
Báo cáo thực tập (2)
 
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOTPhân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
Phân tích thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid trong rau, HOT
 
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
Hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích (Tài liệu miễn phí cho sinh viên Đại học B...
 

Similar to Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
Trịnh Đắc Trường
 

Similar to Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (20)

Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAYLuận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
Luận văn: Mô hình quản lý nguồn thải gây ô nhiễm nước, HAY
 
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAYLuận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
Luận án: Tổng hợp nano kẽm oxít có kiểm soát hình thái, HAY
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
 
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
đáNh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá a trường đại học nông l...
 
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdfNghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
Nghiên cứu khả năng sử dụng bùn thải đô thị làm phân bón 6732511.pdf
 
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đẢnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nướcPhương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
 
Khóa luận hóa học.
Khóa luận hóa học.Khóa luận hóa học.
Khóa luận hóa học.
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại phường duyệt trung, thành p...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩ...Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩ...
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong thực phẩm
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
 
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tâyNghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
Nghiên cứu sản xuất dấm từ chuối tây
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
 
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đLuận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích Hóa lý, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích Hóa lý, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích Hóa lý, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích Hóa lý, HAY
 
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học phần thực hành phâ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học phần thực hành phâ...Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học phần thực hành phâ...
Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học phần thực hành phâ...
 
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
Tính toán chương trình thủy lực khoan_Nhóm 1
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN QUANG VIÊN PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG KHU VỰC PHÍA ĐÔNG VÙNG KINH TẾ DUNG QUẤT, HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: HOÁ HỌC PHÂN TÍCH Mã số: 60 44 01 18 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH LUYỆN Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Huế, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Viên
  • 3. iii Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đình Luyện, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm, phòng Đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô giáo khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong thời gian học cao học. Cảm ơn Ban giám đốc và các cán bộ Trung tâm Quan trắc Môi trường Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã hổ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian làm việc tại Trung tâm để thực hiện đề tài. Lãnh đạo cơ quan và đồng nghiệp của phòng Giáo dục và Đào tạo Tây Trà đã giúp đỡ và tạo thời gian thuận lợi để tôi hoàn thành công việc, tham gia học tập và thực hiện đề tài. Sau cùng, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi sai sót. Vì vậy, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Huế, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Quang Viên Lôøi Caûm Ôn
  • 4. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA……………………………………………………………i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………….ii LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..iii MỤC LỤC................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................3 DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................4 DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................5 MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………6 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT............................................................8 1.1. Chất lượng nước và nguồn ô nhiễm nước .......................................... 8 1.1.1. Chất lượng nước và nhu cầu đánh giá chất lượng nước................. 8 1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước............................................... 10 1.2. Khái quát về khu vực phía đông vùng kinh tế Dung Quất............... 12 1.2.1. Vị trí địa lý và tình hình dân cư.................................................... 12 1.2.2 Tình hình sử dụng nước giếng và chất lượng nước....................... 15 1.3. Thông số chất lượng nước và các phương pháp phân tích................. 16 1.3.1. Giới thiệu chung về một số thông số chất lượng nước................. 16 1.3.2. Một số phương pháp xác định thông số chất lượng nước ............ 17 CHƢƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................29 2.1. Nội dung nghiên cứu.......................................................................... 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 30 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu...................................................................... 30 2.2.2. Chuẩn bị mẫu................................................................................ 30 2.2.3. Phương pháp đo, phân tích các thông số chất lượng nước........... 32 2.3. Đánh giá độ tin cậy của phương pháp .............................................. 33 2.3.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................ 33 2.3.2. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng .................... 33
  • 5. 2 2.3.3. Độ lặp lại ...................................................................................... 34 2.3.4. Độ đúng ........................................................................................ 35 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu thực nghiệm....................................... 35 2.3.6. Phương pháp đánh giá chất lượng nước....................................... 35 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................36 3.1. Thẩm định các phương pháp phân tích ............................................ 36 3.1.1. Xây dựng đường chuẩn ................................................................ 36 3.1.2. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phép đo .... 40 3.1.3. Đánh giá độ đúng của phép đo ........................................................ 41 3.1.4. Đánh giá độ lặp của phép đo ........................................................ 41 3.2. Kết quả đo, phân tích một số thông số chất lượng nước giếng ...... 42 3.3. Đánh giá các thông số chất lượng nước giếng ................................. 45 3.3.1. Đánh giá các thông số vật lý......................................................... 45 3.3.2. Đánh giá các thông số hóa học..................................................... 46 3.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh, độ cứng.................................. 49 3.3.4. Đánh giá hàm lượng kim loại nặng Fe, Mn, As, Cd..................... 51 3.4. Đề xuất giải pháp kiểm soát chất lượng nước giếng ........................ 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................558 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................59
  • 6. 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Kí hiệu, Viết tắt 1 Biên giới tin cậy Confidence limit  2 Chất lượng nước Water Quality CLN 3 Độ hấp thụ quang Absorbance A 4 Độ dẫn điện Electrical Conductivity EC 5 Độ đục Turbidity TUR 6 Độ lệch chuẩn tương đối Ralative Standard Deviation RSD 7 Độ thu hồi Recovery Rev 8 Giới hạn định lượng Limit of Quantitation LOQ 9 Giới hạn phát hiện Limit of Detection LOD 10 Hiệp hội các nhà hóa phân tích chính thống Association of Official Analytical Chemits AOAC 11 Kim loại Metal Me 12 Nhu cầu oxi sinh hóa 5-day Biochemical Oxygen Demand BOD5 13 Nhu cầu oxi hóa học Chemical Oxygen Demand COD 14 Oxi hòa tan Dissolved Oxygen DO 15 Phần triệu Part per million ppm 16 Phần tỷ Part per billion ppb 17 Phân tích phương sai Analysis of Variance ANOVA 18 Quang phổ hấp thụ nguyên tử Atomic Absorption Spectrometry AAS 19 Tổng chất rắn hòa tan Total Dissolved Solids TDS 20 Tổng chất rắn lơ lửng Total Suspended Solids TSS 21 Tổng coliform Total Coliform TC 22 Tiêu chuẩn Việt Nam Viet Nam Standard TCVN 23 Quy chuẩn Việt Nam Viet Nam Regulation QCVN
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Vị trí lẫy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu 30 2 Bảng 2.2. Các phương pháp đo, phân tích chất lượng nước 32 3 Bảng 3.1. Sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang vào hàm lượng chất phân tích 37 4 Bảng 3.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng các thông số CLN 40 5 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ đúng của các phương pháp phân tích các thông số CLN 41 6 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp phân tích các thông số CLN 42 7 Bảng 3.5. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng đo tại hiện trường 43 8 Bảng 3.6. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng trong phòng thí nghiệm 44
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên HÌNH Trang 1 Hình 1. 1. Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất 14 2 Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo máy đo phổ hấp thụ nguyên tử 24 3 Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu 31 4 Hình 3.1. Đường chuẩn xác định hàm lượng NH4 + 38 5 Hình 3.2. Đường chuẩn xác định hàm lượng NO3 - 38 6 Hình 3.3. Đường chuẩn xác định hàm lượng PO4 3- 38 7 Hình 3.4. Đường chuẩn xác định hàm lượng Fe 39 8 Hình 3.5. Đường chuẩn xác định hàm lượng Mn 39 9 Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm lượng As 39 10 Hình 3.7. Đường chuẩn xác định hàm lượng Cd 40 11 Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng DO 45 12 Hình 3.9. Diễn biến tổng chất rắn tan TDS 46 13 Hình 3.10. Diễn biến pH 47 14 Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng N-NH4 48 15 Hình 3.12. Diễn biến hàm lượng N-NO3 48 16 Hình 3.13. Diễn biến hàm lượng P-PO4 49 17 Hình 3.14. Diễn biến hàm lượng Coliform 50 18 Hình 3.15. Diễn biến độ cứng 50 19 Hình 3.16. Diễn biến hàm lượng Fe 51 20 Hình 3.17. Diễn biến hàm lượng Mn 51 21 Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng As 52 22 Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng Cd 52
  • 9. 6 MỞ ĐẦU Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa quá nhanh đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt nam. Đi kèm với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường do các nguồn rác thải, nước thải, khí thải gây ra. Tất cả các nguồn thải nói trên đều chứa đựng biết bao nhiêu loại chất độc hại [3], [4]. Các nguồn thải trong đó có kim loại nặng và các chất hữu cơ độc tính cao được đưa vào môi trường hầu hết đều chưa được xử lý đúng mức nên đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Đặc biệt là với nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 24% bệnh tật và số ca tử vong trên thế giới có căn nguyên từ môi trường. Trong số 102 bệnh thường gặp được thống kê ở báo “Sức khỏe toàn cầu” thì có đến 85 bệnh có căn nguyên từ môi trường nước gây ra [36]. Cho đến nay có hàng trăm công trình khoa học trên thế giới đã công bố các kết quả nghiên cứu về chức năng và ảnh hưởng của một số kim loại nặng và chất độc hữu cơ đối với sức khỏe con người. Các kim loại nặng nói chung và sắt (Fe), asen (As), cadimi (Cd), mangan (Mn) nói riêng trong môi trường nước mặc dù tồn tại ở dạng vết và siêu vết nhưng lại tác động rất lớn đến cơ thể người và vi sinh vật [33]. Việc phân tích các thông số chất lượng nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những nghiên cứu liên quan đến độc học và sinh thái ở bất kỳ quốc gia nào [31], [32]. Tỉnh Quảng Ngãi là một trong các tỉnh tiêu biểu về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là việc hình thành Khu công nghiệp Dung Quất với nhà máy lọc dầu số 1. Khu công nghiệp đã có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất [12], [25]. Những chất thải công nghiệp cùng các hoạt động khai thác nước ngầm quá mức của
  • 10. 7 người dân khiến cho nguồn nước ngầm trong lòng đất ngày càng có nguy cơ ô nhiễm. Một số nguồn nước ngầm hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm amoni, nitrit, nước nhiễm mặn, nước lợ… Sự ô nhiễm nguồn nước ngầm làm cho chất lượng nước giếng ngày càng kém đi và có nguy cơ bị ô nhiễm cao, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trong khu [21], [25]. Trong nhiều năm qua, việc đánh giá CLN mặt và nước ngầm ở Việt Nam và trên thế giới đã được tập trung nghiên cứu và áp dụng các phương pháp đo, phân tích hiện đại. Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề nước sạch, nước sinh hoạt cho người dân, nhưng một số nơi như khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn rất hạn chế, nên thiếu thông tin để định hướng cho các giải pháp cung cấp nước an toàn cho cộng đồng trong khu vực. Trên cơ sở những vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá chất lƣợng nƣớc giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” để nghiên cứu, tạo cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu những nội dung chính sau: - Xác định các thông số chất lượng nước giếng góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu CLN giếng ở khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - So sánh các thông số chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất với các quy định chuẩn hiện hành và đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng nước.
  • 11. 8 CHƢƠNG I TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1. CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ NGUỒN Ô NHIỄM NƢỚC 1.1.1. Chất lƣợng nƣớc và nhu cầu đánh giá chất lƣợng nƣớc Nước là tài nguyên vô cùng quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Ba phần tư diện tích bề mặt Trái Đất là nước, nhưng nước ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ (97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực). Mặc dù vậy nó lại đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của con người. Các nguồn nước ngọt chủ yếu là nước mặt, nước chảy ngầm và nước ngầm [1], [18], [28]: - Nước mặt: Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. - Nước chảy ngầm: Dòng chảy ngầm là dòng chảy trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông. Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự. Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt. Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng chảy ngầm. - Nước ngầm: Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. Hiện nay, dân số Việt Nam sống ở nông thôn có trên 92,7 triệu người, chiếm gần 65,4% số dân của cả nước. Vì vậy, việc cấp nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ở nông thôn đang là một vấn đề cấp thiết. Trên thực tế vùng nông thôn đã thiếu nước về số lượng nhưng chất lượng nước (CLN) cũng chưa đảm bảo. Nguồn nước cung cấp sinh hoạt chủ yếu là nước giếng, ao hồ, nước mưa,… chưa qua xử lý. Tại nhiều
  • 12. 9 nơi, người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô, giàn mưa và lọc để loại bỏ phèn… để có nguồn nước sạch cho sinh hoạt gia đình. Nhưng trước tình hình ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, những biện pháp trên trở nên kém hiệu quả. Nói chung, CLN sinh hoạt hiện nay là điều đáng lo ngại [3], [4]. Nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đặc biệt trong khung cảnh biến đổi khí hậu. Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó theo Luật bảo vệ môi trường của một số quốc gia hay tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng theo mục đích khác nhau. Để phân tích chất lượng nước ta cần phải phân tích các thông số CLN. Dựa vào bản chất các thông số CLN, người ta chia các thông số CLN thành các nhóm: thông số vật lý, thông số hóa học, các thông số vi sinh [9], [23]: * Các thông số vật lý: màu sắc, mùi, nhiệt độ (Tem), tổng chất rắn (TS), tổng chất rắn hòa tam (TDS), độ đục (TUR), độ dẫn điện (EC),... * Các thông số hóa học: các thông số hóa học có thể chia thành các thông số đặc trung cho chất hữu cơ và các thông số đặc trung cho chất vô cơ: - Các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ: Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), các hợp chất phenol, các hóa chất bảo vệ thực vật... - Các thông số đặc trưng cho chất vô cơ: độ cứng, độ muối, pH, nitrat (NO3 - ), nitrit (NO2 - ), amoni (NH3/ NH4 + ), photphat (PO4 3- ), sunfat (SO4 2- ), các kim loại độc (CdII , CuII , PbII , HgII ,...),... * Các thông số vi sinh: tổng coliform (TC), coliform phân (FC) hoặc Escherichia coli (E.coli)... là những thông số cho biết sự ô nhiễm vi khuẩn có nguồn gốc phân. Ngoài cách phân chia trên, người ta cũng có thể dựa vào khoảng nồng độ của các chất có mặt trong nước để chia các thông số CLN thành các nhóm như sau:
  • 13. 10 * Các cấu tử chính (nồng độ cỡ 10 100 ppm): BOD, COD, DO, TOC, độ cứng, độ kiềm, TDS, SS, độ mặn,... * Các ion thường gặp (nồng độ cỡ 1 10 ppm): NO3 - , NO2 - , NH4 + , PO4 3- , F- , SO4 2- ,... * Các cấu tử lượng vết (nồng độ cỡ ppb 1ppm): các kim loại độc (CdII , CuII , PbII , NiII , AsIII ...), các hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm DDT, nhóm HCH, aldrine,...) * Các cấu tử siêu vết (nồng độ nhỏ hơn ppb) HgII , PCBs, đioxins, furans,... Số lượng các thông số chất lượng nước là rất lớn nên nếu phân tích tất cả các thông số thì sẽ gặp khó khăn về nhiều mặt: kinh tế, thời gian, nhân lực,.... Do đó tùy thuộc vào nguồn nước và mục đích phân tích mà người ta thường lựa chọn số lượng thông số CLN cần thiết để phân tích. 1.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nƣớc Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Hiện nay, môi trường nước từ đô thị đến nông thôn ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn, . . . Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá khá nhanh cùng sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Các hoạt động gây ô nhiễm nước bao gồm các hoạt động tự nhiên và các hoạt động nhân tạo [12], [21], [32]. 1.1.2.1. Ô nhiễm nước do tự nhiên Ô nhiễm nước do tự nhiên là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, bị vi sinh vật phân hủy thành các chất hữu cơ rồi mới bị rửa trôi vào các lưu vực [32]. Các hoạt động Lý – Hóa có thể bào mòn các mỏ khoáng hình thành tự nhiên do kiến tạo địa tầng. Chúng có thể đưa các chất ô nhiễm ngấm vào lòng đất, sau đó đi vào tầng nước ngầm gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
  • 14. 11 Lụt lội có thể cuốn theo nhiều chất ô nhiễm khác nhau từ vùng đô thị, nông thôn, khu canh tác nông nghiệp… vào các sông, hồ, ao… và do vậy, gây ô nhiễm các lưu vực nước ngọt. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. Nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi… Hầu hết các nguồn gây ô nhiễm nước do tự nhiên đều là các nguồn không điểm (non –point soutces) là các nguồn khó hoặc không xác định được vị trí và đặc điểm của chúng [12], [21], [32]. 1.1.2.2. Ô nhiễm nước do nhân tạo Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước [12], [23], [32]. * Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater) Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao [12], [23]. * Nước thải đô thị (municipal wastewater) Nước thải đô thị là nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, bệnh viện...), cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn. Nước thải đô thị thường thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường các đô thị lớn có các hệ thống cống thải và khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng sẽ trở thành nước thải đô thị chảy vào đường cống. Nhìn chung thành phần của nước thải đô thị cũng tương tự nước thải sinh hoạt [12], [32].
  • 15. 12 * Nước thải công nghiệp (industrial wastewater) Nước thải công nghiệp phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ. Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…[12], [32]. * Sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, hoạt động chăn nuôi gia súc Phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor...[32]. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC PHÍA ĐÔNG VÙNG KINH TẾ DUNG QUẤT 1.2.1. Vị trí địa lý và tình hình dân cƣ Khu kinh tế Dung Quất có vị trí địa lý được xác định trong khoảng tọa độ 150 10’-150 25’ độ vĩ Bắc và 1080 32’ – 1080 50’ độ kinh Đông với tổng diện tích khoảng 45.332 ha, bao gồm phần diện tích KKT hiện hữu 10.300 ha, phần diện tích mở rộng khoảng 24.280 ha và khoảng 10.725 ha diện tích mặt biển liền kề [25]. Ranh giới quy hoạch được giới hạn như sau: - Phía Đông giáp biển Đông; - Phía Tây giáp đường sắt Bắc – Nam; - Phía Nam giáp thành phố Quảng Ngãi; - Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. Khu kinh tế Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, xen kẽ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển. Phân theo 2 vùng địa hình:
  • 16. 13 - Vùng núi thấp: nằm rải rác khắp khu kinh tế, các đồi này có sườn thoải và đỉnh bằng phẳng. Cao độ cao nhất là đỉnh núi Nam Châm cao 135m, độ dốc trung bình các sườn đồi từ 5 đến 35%; - Vùng đồng bằng: nằm về phía hạ lưu của sông Trà Bồng, sông Cà Ninh và phần hạ lưu bên bờ trái sông Trà Khúc là những dải đồng bằng hẹp xen kẽ các quả đồi hình bát úp. Địa hình được chia thành 2 lưu vực chính theo 2 lưu vực sông Trà Bồng và sông Trà Khúc. Lưu vực phía Bắc thuộc lưu vực sông Trà Bồng, có hướng dốc chính từ Nam về phía Bắc, độ dốc địa hình trung bình khoảng 0,4 - 8%. Lưu vực phía Nam thuộc lưu vực sông Trà Khúc, có hướng dốc chính từ Tây Bắc về Đông Nam, với độ dốc trung bình từ 0,4  6%. Đặc điểm địa hình vịnh Dung Quất, nơi xây dựng cảng biển: Vịnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, quanh năm chịu tác động của 2 trường gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Toàn bộ vịnh Dung Quất có thể chia thành 2 vịnh: vịnh lớn và vịnh nhỏ. Khu vực từ bờ vịnh Dung Quất tới QL1A có mặt đất bằng phẳng với diện tích khoảng 70 km2 , trong đó bờ bên phải của sông Trà Bồng có diện tích 46 km2 và bờ bên trái 25 km2 . Đây cũng là vùng cát có nền đất phù hợp với việc xây dựng các kho tàng và khu công nghiệp cũng như khu dân cư. Tổng dân số khu kinh tế Dung Quất hiện nay khoảng 174.240 người, chiếm 14% dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi. Dân số phân bố không đều có xã dân số chưa đạt 200 người/km2 (xã Bình Thanh Đông 172 người/km2 , Bình Phú 196 người/km2 ) có nơi lên đến trên 3.000 người/km2 (thị trấn Châu Ổ 3.243 người/km2 ). Mật độ dân số trung bình toàn khu kinh tế là 428 người/km2 , cao hơn so với mật độ dân số toàn tỉnh (241 người/km2 ). Nhìn chung, cơ cấu lao động khu vực khu kinh tế Dung Quất bắt đầu có sự chuyển dịch: Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm chủ yếu và đang có xu hướng giảm dần; Lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm một phần rất nhỏ và đang tăng dần tỷ trọng. Theo số liệu thống kê, hiện nay lực lượng lao động toàn khu vực là 112.919 người, chiếm 65% tổng dân số.
  • 17. 14 Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất
  • 18. 15 1.2.2 Tình hình sử dụng nƣớc giếng và chất lƣợng nƣớc Sau gần 20 năm xây dựng, đầu tư và phát triển, khu kinh tế Dung Quất đã đầu tư và đưa vào sử dụng một số các công trình hạ tầng phục vụ yêu cầu đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất gồm nhiều công trình lớn với tổng vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng. Tại Khu kinh tế Dung Quất, dù nguồn nước ngầm có hạn, nhưng có hơn 1.000 giếng khoan, giếng đào. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã gây nhiễm mặn tầng chứa nước. Tại các xã ven biển huyện Bình Sơn hoạt động nuôi tôm tại khu vực ven sông, ven biển cũng đang làm suy kiệt nguồn nước ngầm, do người dân khoan giếng lấy đi một lượng nước ngọt rất lớn để phục vụ nuôi tôm. Với tổng diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn tỉnh năm 2018 gần 200 ha, thì sẽ có ít nhất 120 triệu m3 nước ngầm bị mất đi. Sản xuất nông nghiệp như trồng hành, tỏi, …: Bởi vì thuốc trừ sâu gây ra quá nhiều độc tố cho nước ngầm nên dường như các vùng nông nghiệp luôn là những nơi gây nên sự ô nhiễm nước ngầm một cách tồi tệ nhất. Dòng chảy từ phân bón và chất thải động vật cũng góp phần nghiêm trọng trong việc làm ô nhiễm nước ngầm khu vực xung quanh trang trại. Nước ngầm bị ô nhiễm có chứa thuốc trừ sâu có thể đi một quãng đường dài trước khi cuối cùng đến nguồn nước uống. Các nhà máy (nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, công nghiệp nặng Doosan, sản xuất thép Hòa Phát,…) có sử dụng những dung môi hóa chất độc hại và kim loại nặng nguy hiểm trong quá trình vận hành, chúng có thể phát sinh vấn đề từ việc lưu trữ và vận chuyển mà cả hai điều này đều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm khi nó bị rò rỉ hoặc tràn ra ngoài. Bên cạnh đó, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp nhỏ tích tụ trên bầu khí quyển, khi gặp mưa nó sẽ hòa tan và cuốn theo các chất khí độc hại và rơi xuống đất; chất thải rắn trên bề mặt đất phân hủy, khi gặp mưa nước rỉ rác cũng ngấm xuống đất. Tổng hợp mọi nguồn chất bẩn đều được tích lũy vào đất khiến cho nguồn nước ngầm trong lòng đất ngày càng ô nhiễm nặng nề. Tình trạng suy giảm nguồn nước ngầm ngày càng gây ảnh hưởng rõ nét đến đời sống, sinh hoạt của người dân [21].
  • 19. 16 1.3.THÔNG SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1.3.1. Giới thiệu chung về một số thông số chất lƣợng nƣớc Để đánh giá chất lượng nước ta cần phải phân tích các thông số chất lượng nước. Dựa vào bản chất của các thông số chất lượng nước, người ta chia các thông số chất lượng nước thành các nhóm: các thông số vật lý, các thông số hóa học, các thông số vi sinh [8], [17], [23]. * Các thông số vật lý - Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phù thuộc vào từng loại nước: nước mạch nông có nhiệt độ 4-40o C, nước ngầm là 17-31o C, nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước cấp. Nhiệt độ trong môi trường nước thường thấp hơn ở môi trường không khí và ổn định hơn. Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra trong môi trường nước. Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ bằng nhiệt kế (tại nơi lấy mẫu). - Các chất rắn không hoà tan: Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng của nước thải. Các chất rắn không hoà tan có hai dạng: chất rắn keo và chất rắn lơ lửng. Cặn lắng có thể cản trở dòng chảy, thay đổi kích thước và chế độ thuỷ lực sông hồ. Hiện tượng lắng cặn hữu cơ kèm theo quá trình hô hấp trong lớp bùn, gây thiếu oxy và tạo nên các khí độc hại [15], [17]. * Các thông số hóa học Các thông số hóa học có thể chia thành các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ và các thông số đặc trung cho chất vô cơ [15], [19], [27], [33]: - Các thông số đặc trưng cho chất hữu cơ: Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), các hợp chất phenol, các hóa chất bảo vệ thực vật... - Các thông số đặc trưng cho chất vô cơ: độ cứng, độ muối (Sal), pH, nitrat (NO3 - ), nitrit (NO2 - ), amoni (NH3/ NH4 + ), photphat (PO4 3- ), sunfat (SO4 2- ), các kim loại độc (CdII , CuII , PbII , HgII ,...),...
  • 20. 17 Ngoài ra, pH là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong môi trường nước. Sự thay đổi của pH dẫn đến sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,...), các quá trình sinh học trong nước. pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn,hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quan trọng quyết định phương pháp xử lý nước. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. * Các thông số vi sinh Tổng coliform (TC), coliform phân (FC) hoặc Escherichia coli (E.coli)... là những thông số cho biết sự ô nhiễm vi khuẩn có nguồn gốc phân. 1.3.2. Một số phƣơng pháp xác định thông số chất lƣợng nƣớc 1.3.2.1. Phương pháp xác định amoni Xác định amoni bằng phương pháp trắc quang [7], [20], [27]. * Nguyên tắc: Đo quang hợp chất màu xanh tạo bởi phản ứng của amoni với salixylat và hypoclorit khi có mặt của natri nitrosopentaxyanoferat (III) (natri nitroprusiat) ở bước sóng khoảng 655 nm. Ion hypoclorit được sinh ra do thuỷ phân kiềm của N,N’ dicloro – 1,3,5 triazin 2,4,6 (1H, 3H, 5H) trion, muối natri (natri dicloroisoxyanurat). Cloramin phản ứng natri salixylat ở pH = 12,6 khi có mặt natri nitroprusiat. Mọi cloramin có trong mẫu đều được định lượng. Natri xitrat được thêm vào để che một số cation, đặc biệt là canxi và magiê. * Lấy mẫu và bảo quản mẫu: Mẫu thí nghiệm được đựng trong lọ thuỷ tinh hoặc polyetylen. Mẫu phải được phân tích càng nhanh càng tốt hoặc phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 20 C đến 50 C cho đến khi được phân tích. Axit hoá bằng axit sunfuric tới độ pH < 2 để bảo quản nhằm tránh sự nhiễm amoni có thể xảy ra của mẫu đã được axit hoá do hấp thụ các amoniac có trong khí quyển.
  • 21. 18 * Các yếu tố ảnh hưởng: Các chất gây nhiễu đáng kể thường gặp là nhiễu do anilin và atanolamin, và thể hiện nhiễu nói chung là từ amin bậc 1. Tuy nhiên các chất như vậy thường ít gặp trong các mẫu nước với các nồng độ bình thường. Tính axid và tính kiềm mạnh sẽ gây nhiễu bằng việc tạo ra các hợp chất hấp thụ, sự có mặt của bất kì chất nào gây nên việc khử các ion hypoclorit, mặc dù các trường hợp này thường không chắc chắn xảy ra trong hầu hết các mẫu nước Trong mẫu nước mặn, nhiễu do sự kết tủa của magie xuất hiện khi khă năng tạo phức của xytrat trong thuốc thử bị vượt quá mức. Vì vậy nguyên nhân này tạo việc chưng cất sơ bộ mẫu thử là cần thiết 1.3.2.2. Phương pháp xác định nitrat Xác định nitrat bằng phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic [7], [27]. * Nguyên tắc: Đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi phản ứng của axit sulfosalixilic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sulfuric vào mẫu) với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm. * Bảo quản mẫu: Các mẫu thí nghiệm được lấy vào các chai thủy tinh và tiến hành phân tích càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy mẫu. * Các yếu tố ảnh hưởng: Các chất gây nhiễu đáng kể là clorua, octophotphat, magie, canxi, mangan * Dụng cụ, thiết bị: - Máy VIS T60V, Cuvet 10 mm (Dải bước sóng: 325 ~ 1100 nm, Độ chính xác bước sóng: ±2nm, Bước sóng lặp lại: ≤ 0.4nm, Dải trắc quang: -0.3 ~ 3.0 Abs), Cuvet 40-50mm - Bếp cách thuỷ hoặc bếp cách cát - Cốc đun 50ml và một số dụng cụ thuỷ tinh khác * Hoá chất: - Dung dịch natri salixylat nồng độ 10g/l: hoà tan 1g  0,1g natri salixylat trong 100ml  1ml nước cất. Bảo quản dung dịch trong chai thuỷ tinh hoặc chai PE. Chuẩn bị dung dịch mới trong ngày làm thí nghiệm.
  • 22. 19 - Dung dịch kiềm, có nồng độ NaOH = 200g/l: hoà tan 200g  2g NaOH trong 800ml nước cất. Thêm 50g  0,5g EDTANa vào đó và hoà tan. Để nguội đến nhiệt độ phòng và thêm nước tới 1000ml trong bình định mức. Bảo quản trong chai PE. Thuốc thử này có thể bền trong thời gian dài. - Dung dịch natri nitrua NaN3 có nồng độ 0,5g/l: Hoà tan cẩn thận 0,05g  0,005g NaN3 trong khoảng 90 ml nước và pha loãng tới 100ml bằng nước trong bình định mức. Bảo quản trong chai thuỷ tinh. Thuốc thử này có thể bền trong thời gian dài. Ghi chú: Thuốc thử này rất độc nếu nuốt vào. Sự tiếp xúc giữa thuốc thử dạng rắn với các axit giải phóng ra khí rất độc. - Dung dịch axit axetic (CH3COOH) có nồng độ 1,05g/ml. - H2SO4 đặc (Cảnh báo: phải bảo vệ mắt, mặc đồ bảo hộ khi dùng thuốc thử này). - Dung dịch gốc Nitrat: Hoà tan 7,215g  0,001g KNO3 đã được sấy khô (sấy khô KNO3 ở 1050 C ít nhất là 2 giờ) trong khoảng 750ml và định mức đến 1000ml trong nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 1000µg N-NO3 - (nồng độ 1000mg N- NO3 - /l). Bảo quản dung dịch trong chai thuỷ tinh không quá 02 tháng. - Dung dịch Nitrat chuẩn nồng độ 100mg/l: Lấy 50ml dung dịch gốc cho vào bình định mức dung tích 500ml và thêm nước tới vạch. Bảo quản dung dịch trong chai thuỷ tinh không quá 01 tháng. - Dung dịch Nitrat làm việc nồng độ 10mg/l: Lấy 5ml dung dịch chuẩn cho vào bình định mức dung tích 50ml và thêm nước tới vạch. Chuẩn bị dung dịch trong mỗi lần thí nghiệm. * Tiến hành thí nghiệm Trước khi lấy phần mẫu thử, để mẫu chứa các chất huyền phù lắng xuống, li tâm hoặc lọc qua giấy lọc thuỷ tinh sạch. Trung hoà mẫu có độ pH lớn hơn 8 bằng Acid Acetic. Lấy 25ml mẫu thử vào cốc đun 50ml (Nếu mẫu có nồng độ Nitrat cao thì lấy phần mẫu thử nhỏ lại, thông thường thì lấy 10ml mẫu tương xứng với nồng độ được xây dựng trên đường chuẩn) Sau đó tiến hành thêm thuốc thử vào như tiến hành lập đường chuẩn.
  • 23. 20 Đo độ hấp thụ (A) của các mẫu phân tích đã chuẩn bị trong cùng điều kiện với mẫu dựng đường chuẩn. Dựa vào phương trình đường chuẩn và ABS của mẫu phân tích, suy ra nồng độ nitrat trong mẫu phân tích. Thử mẫu trắng: Dùng 5ml  0,05ml nước cất thay cho phần mẫu thử. Thêm thuốc thử tương tự trong cùng điều kiện như mẫu thử. Đưa về Autozero trước khi đo mẫu. * Tính kết quả: Hàm lượng Nitrat (N) tính bằng mg/l, theo công thức : N = C * hệ số pha loãng (C : nồng độ nitrat đo được trên máy (mg/l)) 1.3.2.3. Phương pháp xác định photphat Xác định photphat bằng phương pháp đo màu xanh molipden [7], [20], [27]. * Nguyên tắc: Trong môi trường acid amonium molybdate và kali antimonyl tatrat phản ứng với orthophosphat tạo thành acid heteropoly - tức acid phosphomolypdic – acid này bị acid ascobic khử thành molypdenum có màu xanh đậm. * Bảo quản mẫu: Mẫu đựng trong chai thuỷ tinh, bảo quản ở 40 C. Thời gian tối đa là 24h. Nếu các dạng P tan được làm riêng biệt, thì ngay sau khi thu mẫu phải lọc ngay. Bảo quản bằng đông lạnh hoặc dưới -10o C. Phân tích P tổng thì thêm H2SO4 hoặc HCl đến pH dưới 2 giữ ở < 4o C. * Các yếu tố ảnh hưởng - Asen  0,1 mg/l ảnh hưởng đến việc xác định phosphat bằng phương pháp này - Cr(VI) và nitrit gây ra sai số âm khoảng 3% ở nồng độ 1mg/l, hoặc 10-15% với nồng độ 10mg/l - Sunfide (Na2S) và silicate không ảnh hưỏng ở khoảng nồng độ 1-10mg/l * Dụng cụ thiết bị - Máy VIS T60V, Cuvet 10 mm (Dải bước sóng: 325 ~ 1100 nm, Độ chính xác bước sóng: ± 2nm, Bước sóng lặp lại: ≤ 0.4nm, Dải trắc quang: -0.3 ~ 3.0 Abs), cuvet.
  • 24. 21 - Dụng cụ thuỷ tinh. - Bình định mức 50ml, Erlen. - Phễu, giấy lọc. * Hoá chất - Dung dịch H2SO4 5N: Pha loãng 70ml H2SO4 đặc thành 500ml bằng nước cất - Dung dịch Kali antimonyl tartrat: Hoà tan 1,3715g K(SbO)C4H4O6.1/2H2O vào 400ml nước cất trong bình định mức 500ml, sau đó định mức đến vạch. Bảo quản trong bình thuỷ tinh có nút. - Dung dịch Amoni molipdat: Hoà tan 20g (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 500ml nước cất bảo quản trong bình thuỷ tinh có nút - Acid ascobic 0,1 M: Hoà tan 1,76g C6H8O6 trong 100ml nước cất. Dung dịch bền trong 1 tuần ở 40 C. - Thuốc thử hổn hợp: Trộn cẩn thận theo thứ tự sau, 50ml dung dịch H2SO4 5N, 5ml dung dịch kali antimony tartrat, 15ml dung dịch Amonimolipdat và 30ml dung dịch Acid acrobic. Lắc đều sau khi thêm mỗi thuốc thử. Đưa tất cả các thuốc thử về nhiệt độ phòng trước khi hoà trộn. Nếu xuất hiện đục trong quá trình trộn hổn hợp, thì lắc và để yên vài phút đến trong trước khi sử dụng. Thuốc thử hổn hợp bền trong 4h. - Dung dịch gốc phosphat: Hoà tan 219,5mg KH2PO4 khan và định mức đến 1000ml bằng nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 50 g P-PO4 (nồng độ 50mg P- PO4 3- /l) - Dung dịch chuẩn phosphat: Pha loãng 100ml dung dịch gốc thành 100ml bằng nước cất. 1,00ml dung dịch này chứa 5g P- PO4 3- (nồng độ 5mg P-PO4 3- /l) - Tiến hành trên mẫu: Lấy 50 ml mẫu (đã thực hiện phá mẫu theo 1 trong 3 phương pháp trên) cho vào bình tam giác 125ml, thêm 0,05ml hoặc 1 giọt chất chỉ thị phenolphthalein 1%. Nếu mẫu xuất hiện màu đỏ thì dùng H2SO4 chỉnh đến mất màu. Thêm 8ml dung dịch hỗn hợp, lắc cẩn thận. Để yên 10 phút nhưng không quá 30 phút. Đo mật độ hấp thụ ở bước sóng 880nm Chuẩn bị dung dịch mẫu trắng từ nước cất và thuốc thử hổn hợp.
  • 25. 22 Ghi chú: Trong trường hợp nước có màu hoặc đục, chuẩn bị dung dịch mẫu trắng như sau: Thêm tất cả các thuốc thử vào mẫu, trừ acid ascrobic và Kali antimonyl tartrat (không sử dụng hỗn hợp thuốc thử) * Tính toán kết quả: mg P-PO4 3- /l = Nồng độ đo được trên máy *hệ số pha loãng. * Kiểm soát chất lượng: - Giới hạn phát hiện (LOD) (mg/l): 0,03 → 0,01 (mgP-PO₄³‾/l) - Giới hạn định lượng (LOQ) (mg/l): 0,1 → 0,03 (mgP-PO₄³‾/l) 1.3.2.4. Phương pháp xác định kim loại nặng Xác định định loại nặng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS [14], [16], [19],. Phép đo AAS là một kỹ thuật phân tích hóa lý đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học kỹ thuật, trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y học, địa chất, hóa học. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, phương pháp phân tích phổ AAS đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để phân tích lượng vết các kim loại trong nhiều đối tượng mẫu khác nhau như đất, nước, không khí, dược phẩm, các mẫu sinh học ... Với các trang bị và kỹ thuật hiện nay, bằng phương pháp phân tích này, người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một số á kim đến giới hạn nồng độ cỡ ppm bằng kỹ thuật F-AAS và đến nồng độ ppb bằng kỹ thuật GF-AAS với sai số không lớn hơn 15%, các kết quả phân tích lại rất ổn định. Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, phương pháp này đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều kim loại. * Nguyên tắc: Cơ sở của phương pháp là dựa trên quá trình hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi (khí) của nguyên tố cần xác định khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ và tạo ra phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên tố ấy. Để đo phổ hấp thụ nguyên tử của nguyên tố, chúng ta cần thực hiện các quá trình sau:
  • 26. 23 1. Hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu: Nhờ quá trình này, chúng ta có được đám hơi của các nguyên tử tự do của các nguyên tố trong mẫu phân tích. Đám hơi này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử. Chúng ta có thể nguyên tử hóa mẫu phân tích theo hai kỹ thuật: kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu trong ngọn lửa (phun dung dịch chứa chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí) và kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu không ngọn lửa (nhờ tác dụng nhiệt của lò graphit). 2. Chiếu chùm tia bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa điều chế được ở trên. Các nguyên tử của các nguyên tố cần xác định trong đám hơi đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp thụ của nó. Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc đó là các đèn catot rỗng (HCL), các đèn phóng điện (EDL), hay nguồn phát bức xạ liên tục đã được biến điệu. 3. Tiếp đó, nhờ một hệ thống máy quang phổ người ta thu hồi toàn bộ chùm sáng, phân li và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo cường độ của nó. Cường độ đó chính là tín hiệu hấp thụ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử. Trong một giới hạn nhất định của nồng độ, giá tri cường độ vạch phổ hấp thụ phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ C của nguyên tố ở trong mẫu phân tích theo phương trình sau: A = K.L.C Trong đó: A: cường độ vạch phổ hấp thụ K: hằng số thực nghiệm L: bề dày của môi trường hấp thụ C: nồng độ chất phân tích Ba quá trình trên chính là nguyên tắc của phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. * Thiết bị : Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, hệ thống trang bị của máy đo phổ hấp thụ nguyên tử gồm các phần cơ bản sau đây:
  • 27. 24 Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo máy đo phổ hấp thụ nguyên tử 1 - Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc 2 - Hệ thống nguyên tử hoá mẫu 3 - Hệ thống phân li quang học và ghi nhận tín hiệu 4 - Bộ phận khuếch đại và chỉ thị kết quả đo 5 - Máy tính điều khiển - Phần 1: Nguồn phát chùm tia bức xạ đơn sắc của nguyên tố phân tích. Hiện nay, người ta thường dùng chủ yếu hai loại đó là các đèn catot rỗng (HCL - Hollow Cathode Lamp) và các đèn phóng điện không điện cực hay nguồn phát bức xạ liên tục được biến điệu. - Phần 2: Hệ thống nguyên tử hóa mẫu, được chế tạo theo hai loại kỹ thuật: kỹ thuật nguyên tử hóa bằng ngọn lửa đèn khí và kỹ thuật nguyên tử hóa mẫu không ngọn lửa. - Phần 3: Hệ quang học và detector (nhân quang điện) để thu, phân ly toàn bộ phổ của nguyên tố phân tích và chọn vạch phổ cần đo để hướng vào detector để đo cường độ của vạch phổ, khuếch đại và đưa ra bộ phận chỉ thị kết quả. - Phần 4: Hệ thống chỉ thị tín hiệu hấp thụ của vạch phổ. Hệ thống này có thể là điện kế chỉ năng lượng hấp thụ của vạch phổ, hay máy ghi tự động để ghi lại cường độ của vạch phổ dưới dạng các pic trên băng giấy (đây là loại trang bị đơn giản và lưu lại được kết quả), hay máy phân tích kế để thu, xử lý và in các kết quả phân tích ra bằng giấy, nhưng loại này đắt tiền.
  • 28. 25 Đó là bốn bộ phận cơ bản quan trọng của một hệ thống máy đo phổ hấp thụ nguyên tử. Nhưng hiện nay, để nâng cao hiệu quả, các hệ máy đo phổ hấp thụ nguyên tử hiện còn có thêm máy tính chuyên dụng để làm cả việc xử lý và chỉ thị kết quả đo in lên băng giấy và điều khiển mọi quá trình làm việc của phép đo, để tăng tốc độ phân tích và tự động hóa phép đo, đồng thời còn có thêm bộ phận bơm mẫu tự động theo chương trình. * Một số yếu tố ảnh hưởng và biện pháp khắc phục trong phép đo AAS Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích trong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử là rất đa dạng và phức tạp, có khi xuất hiện và cũng có khi không xuất hiện, có ảnh hưởng hay không còn tùy thuộc vào thành phần của mẫu phân tích và chất nền của nó. Các yếu tố ảnh hưởng có thể có và các biện pháp loại trừ trong phép đo này là: - Nhóm các yếu tố về phổ ảnh hưởng đến phép đo AAS + Sự hấp thụ nền: Vạch phổ được chọn để đo nằm trong vùng khả kiến thì yếu tố này thể hiện rõ ràng. Còn trong vùng tử ngoại thiwf ảnh hưởng này ít xuất hiện. Để loại trử phổ nền, ngày nay người ta lắp thêm vào máy quang phổ hấp thụ nguyên tử hệ thống bổ chính. Trong hệ thống này người ta dùng đèn W (W-habit lamp) cho vùng khả kiến. + Sự chen lấn của vạch phổ: Yếu tố này thường thấy khi các nguyên tố thứ ba ở trong mẫu phân tích có nồng độ lớn và đó là nguyên tố cơ sở của mẫu. Để loại trừ sự chen lấn của các vạch phổ của các nguyên tố khác cần phải nghiên cứu và chọn những vạch phân tích phù hợp. Nếu bằng cách này mà không loại trừ đuwọc ảnh hưởng này thì bắt buộc phải tách bỏ bớt nguyên tố có vạch phổ chen lấn ra khỏi mẫu phân tích trong một chừng mực nhất định, để các vạch chen lấn không xuất hiện nữa. + Sự hấp thụ của các hạt rắn: Các hạt này hoặc hấp thụ hoặc chắn đường đi của chùm sáng từ đèn HCL chiếu vào môi trường hấp thụ. Yếu tố này được gọi là sự hấp thụ giả. Để loại trù sự hấp thụ này cần chọn đúng chiều cao của đèn nguyên tử hóa mẫu và chọn thành phần hỗn hợp không khí cháy phù hợp.
  • 29. 26 - Nhóm các yếu tố vật lý ảnh hưởng đến phép đo AAS + Độ nhớt và sức căng bề mặt của dung dịch mẫu: Do sự khác nhau về nồng độ axit, loại axit, nồng độ chất nền của mẫu, thành phần của các chất có trong dung dịch mẫu là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về độ nhớt của dung dịch mẫu. Để loại trừ ảnh hưởng này chúng ta có thể dùng các biện pháp sau: Đo và xc định theo phương pháp thêm chuẩn; pha loãng mẫu bằng một dung môi hay một nền phù hợp; thêm vào mẫu chuẩn một chất đệm có nồng độ đủ lớn; dùng bơm để đẩy mẫu với một tốc độ xác định mà chúng ta mong muốn. + Hiệu ứng lưu lại: Khi nguyên tử hóa mẫu để đo cường độ vạch phổ, thì một lượng nhỏ của nguyên tố phân tích không bị nguyên tử hóa, chúng được lưu lại trên bề mặt cuvet và cứ thế tích tụ lại qua một số lần nguyên tử hóa mẫu. Nhưng đến một lần nào đó thì nó bị nguyên tử hóa theo và do đó tạo ra số nguyên tử tự do của nguyên tố phân tích tăng đột ngột không theo nồng độ của nó trong mẫu. Cách khắc phục là làm sạch cuvet sau mỗi lần nguyên tử hóa mẫu, để làm bay hơi hết các chất còn lại trong cuvet. + Sự ion hóa: Để loại trừ sự ion hóa của một nguyên tố phân tích có thể sử dụng các biện pháp sau: Chọn các điều kiện nguyên tử hóa có nhiệt độ thấp, mà trong điều kiện đó nguyên tố phân tích hầu như không bị ion hóa; thêm vào mẫu phân tích một chất đệm cho sự ion hóa. Đó là các muối halogen của các kim loại kiềm có thế ion hóa thấp hơn thế ion hóa của nguyên tố phân tích với một nồng độ lớn phù hợp. + Sự kích thích phổ phát xạ: Yếu tố này xuất hiện thường làm giảm nồng độ của các nguyên tử trung hòa có khả năng hấp thụ bức xạ môi trường hấp thụ. Vì vậy: Chọn nhiệt độ nguyên tử hóa mẫu thấp phù hợp mà tại nhiệt độ đó sự kích thích phổ phát xạ là không đáng kể hoặc không xảy ra đối với nguyên tố phân tích; thêm vào mẫu các chất đệm để hạn chế sự phát xạ của nguyên tố phân tích. Đó chính là các muối halogen của các kim loại kiềm, có thể kích thích phổ phát xạ thấp hơn thế kích thích phổ phát xạ của nguyên tố phân tích.
  • 30. 27 - Nhóm các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến phép đo AAS Các ảnh hưởng hóa học có thể được sắp xếp theo các loại sau đây: + Nồng độ axit và loại axit trong dung dịch mẫu: Các axit càng khó bay hơi thường làm giảm nhiều đến cường độ vạch phổ. Các axit dễ bay hơi gây ảnh hưởng nhỏ. Chính vì thế trong thực tế phân tích của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử người ta thường dùng môi trường là axit HCl và HNO3 1% hay 2%. + Ảnh hưởng của các cation: Các cation có thể làm tăng, cũng có thể làm giảm và cũng có thể không gây ảnh hưởng gì đến cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích. Để loại trừ ảnh hưởng của các cation nên chọn điều kiện xử lý mẫu phù hợp để loại các nguyên tố ảnh hưởng ra khỏi dung dịch mẫu phân tích, chọn các thông số của máy đo thích hợp và thêm vào mẫu phân tích những chất phụ gia phù hợp. + Ảnh hưởng của các anion: Nói chung các anion của các loại axit dễ bay hơi thường làm giảm ít đến cường độ vạch phổ. Cần giữ nồng độ của các anion trong mẫu phân tích và mẫu chuẩn là như nhau và ở một giá trị nhất định không đổi. Mặt khác không nên chọn axit H2SO4 làm môi trường của mẫu cho phép đo AAS mà chỉ nên dùng axit HCl hay HNO3 nồng độ dưới 2%. + Thành phần nền của mẫu: Yếu tố ảnh hưởng này người ta quen gọi là matrix effect. Nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện mà thường chỉ thấy trong một số trường hợp nhất định. Thông thường đó là các mẫu có chứa các nguyên tố nền ở dưới dạng các hợp chất bền nhiệt, khó bay hơi và khó nguyên tử hóa. + Ảnh hưởng của dung môi hữu cơ: Sự có mặt của dung môi hữu cơ thường làm tăng cường độ của vạch phổ hấp thụ nguyên tử của nhiều nguyên tố lên nhiều lần. Đây là một phương pháp để tăng độ nhạy của phương pháp phân tích này. * Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng của phép đo AAS [14], [16], [19] - Ưu điểm: Phép đo có độ nhạy và độ chọn lọc cao nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để xác định vết các kim loại, đặc biệt trong phân tích các nguyên tố vi lượng. Do có độ nhạy cao nên trong nhiều trường hợp không cần làm giàu nguyên tố xác định trước khi phân tích.
  • 31. 28 Có thể xác định đồng thời hay liên tiếp nhiều nguyên tó trong một mẫu. Các kết quả phân tích ổn định, sai số nhỏ (không quá 15% với nồng độ 1 - 2 ppm). Điều kiện nghiên cứu hết sức thuận lợi vì khi sử dụng phương pháp này có thể tiến hnàh đo ở bất kỳ thời gian nào mà không phải chờ đợi như phương pháp kích hoạt nơtron. Như vậy, có thể nói phương pháp AAS là một phương pháp có tính ưu việt trong hệ thống các phương pháp phân tích hiện nay. - Nhược điểm: Phải có một hệ thống máy đắt tiền. Vì có độ nhạy cao nên sự nhiễm bẩn có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích hàm lượng vết. Vì thế môi trường trong phòng thí nghiệm phải có độ sạch cao, các dụng cụ phải sạch, có độ chính xác tiêu chuẩn và hóa chất phải có độ tinh khiết cao. - Phạm vi ứng dụng Đối tượng là phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim loại trong các loại mẫu khác nhau của các chất vô cơ và hữu cơ. Với các trang bị và kĩ thuật hiện nay người ta có thể định lượng được hầu hết các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và á kim đến giới hạn nồng độ cỡ ppm, ppb với sai số không lớn hơn 15%. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, phương pháp này đã được sử dụng để xác định các kim loại trong các mẫu quặng, đất, đá, nước khoáng, y học, sinh học, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm, ... cso thể nói phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử đã trở thành một phương pháp tiêu chuẩn để định lượng nhiều kim loại.
  • 32. 29 CHƢƠNG II NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, chúng tôi áp dụng thiết bị và phương pháp phân tích hiện đại để phân tích 13 thông số chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Xuất phát từ mục tiêu của đề tài, những nội dung nghiên cứu bao gồm: (i) Khảo sát khu vực nghiên cứu để lựa chọn địa điểm lấy mẫu nước giếng; (ii) Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp phân tích một số thông số chất lượng nước; (iii) Kiểm soát chất lượng (qua kiểm tra độ đúng, độ lặp lại) của phương pháp phân tích một số thông số chất lượng nước. (iv) Lấy mẫu và phân tích các thông số CLN nước giếng trong thời gian từ tháng 2 đến 8 năm 2018. - Các thông số vật lý: nhiệt độ, tổng chất rắn hòa tan (TDS); - Các thông số hóa học: pH, DO, độ cứng, N-NH4 + , N-NO3 - , P-PO4 3- , tổng sắt tan (Fe), Mn, As, Cd. - Thông số vi sinh: tổng coliform (TC) (v) Đánh giá chất lượng nước dựa vào các thông số riêng biệt qua so sánh với QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước ngầm và QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống. (vi) Trên cơ sở xác định các thông số chất lượng nước giếng, bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm giảm mức ô nhiễm đối với các thông số vượt quá giới hạn cho phép theo quy chuẩn.
  • 33. 30 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các giếng nước ở khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất (gồm 3 thôn: thôn Tuyết Diên – xã Bình Thuận, thôn Lệ Thủy – xã Bình Trị, thôn Phước Thiện – xã Bình Hải), huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Thời gian: tháng 2-8/2018. 2.2.2. Chuẩn bị mẫu - Chọn vị trí lấy mẫu: Chúng tôi tiến hành lấy nước sinh hoạt của các hộ dân ở khu vực phía đông vùng kinh tế Dung Quất. Do người dân nơi đây hầu hết đều sử dụng nước sinh hoạt từ giếng đào nên chúng tôi chỉ lấy mẫu nước giếng đào. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu 3 đợt, mỗi đợt 6 mẫu ở 3 xã, mỗi xã lấy ở 2 địa điểm (mẫu của 3 đợt được lấy cùng một địa điểm). - Vị trí lấy mẫu [2]: Trên cơ sở điều tra và khảo sát thực địa, đã xác định vị trí các điểm lấy mẫu đại diện cho 3 thôn của 3 xã. Các giếng được lựa chọn để lấy mẫu là những giếng đang được dùng cho sinh hoạt gia đình hoặc dùng chung cho nhiều gia đình. Các vị trí lấy mẫu cụ thể được nêu ở bảng 2.1 và biểu diễn trên hình 2.1. Bảng 2.1. Vị trí lẫy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu STT Vị trí lấy mẫu Kí hiệu mẫu 1 Hộ ông Dương Nhạc, Khu dân cư số 9, thôn Tuyết Diên 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi NN1 2 Hộ ông Nguyễn Ngọc Châu, xóm An Thạch 1, thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi NN2 3 Hộ Bà Nguyễn Thị Trung, xóm Hải Nam, thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi NN3 4 Giếng làng thôn Tuyết Diên, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi NN4 5 Hộ ông Lê Quyền, thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi NN5 6 Giếng làng thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi NN6
  • 34. 31 Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước giếng khu vực nghiên cứu - Quy cách lấy mẫu [2], [13], [34] : + Đối với giếng đào: Lấy bằng gàu, lấy mẫu ở ba điểm khác nhau gồm tầng mặt, tầng giữa và tầng đáy. Sau đó, cho trộn lẫn với nhau để phân tích. + Đối với giếng khoan: bơm hút nước và để chạy tự do 30 giây, rồi lấy mẫu. - Tần suất lấy mẫu: 1 lần/ 2 tháng - Thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu: Thiết bị lấy mẫu kiểu ngang, loại chuyên dùng cho lấy mẫu nước mặt. Việc lấy mẫu và bảo quản mẫu theo các quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) về Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu [2]. - Cách tiến hành đo mẫu: Đối với các mẫu dưới giới hạn phát hiện chúng tôi tiến hành làm giàu mẫu: lấy 500 mL mẫu cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt 1000 mL.
  • 35. 32 Đun trên bếp cách thủy để cô cạn cho đến khi nào thể tích mẫu nước nhỏ hơn 25 mL rồi định mức bằng nước cất đến vạch bình 25 mL. Như vậy mẫu được làm giàu 20 lần so với ban đầu [13], [23], [35]. 2.2.3. Phƣơng pháp đo, phân tích các thông số chất lƣợng nƣớc Quy cách đo các thông số tại hiện trường: Đối với nước giếng, lấy một lượng mẫu khoảng 5 lít để đo các thông số tại hiện trường bằng thiết bị xách tay; một phần mẫu (1,5 L) được bảo quản và đưa về phòng thí nghiệm để phân tích [23], [26]. Các phương pháp đo, phân tích các thông số CLN là các tiêu chuẩn của Việt Nam [1], [5], [6], [10] được trình bày ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Các phương pháp đo, phân tích chất lượng nước STT Thông số (*) Phƣơng pháp phân tích/ Thiết bị 1 Nhiệt độ ( 0 C) Sensor nhiệt độ / HQ 40d (HACH, Mỹ) 2 pH (đơn vị pH) Đo thế dùng điện cực thủy tinh / HQ 40d (HACH, Mỹ) 3 DO (mg/L) Điện cực đo DO / HQ 40d (HACH, Mỹ) 4 TDS (mg/L) Phương pháp khối lượng: Lọc bằng màng lọc sợi thủy tinh 0,45 µm, sấy, cân lấy cốc trước và sau khi sấy/Tủ sấy (Venticell, Italia), cân phân tích 4 số. 5 N-NO3 - (mg/L) Trắc quang, dùng thuốc thủ natrixalixilat/ DR 5000 (HACH, Mỹ) 6 N-NH4 + / NH3 (mg/L) Trắc quang – phương pháp phenat / DR 5000 (HACH, Mỹ) 7 P-PO4 3- (mg/L) Trắc quang, đo màu ở dạng xanh molypden / DR 5000 (HACH, Mỹ) 8 Fe, Mn (mg/L); Cd, As (µg/L) Quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa/ GF – AAS (AA 400 Perkin Elmer, Mỹ) 9 Độ cứng (CaCO3) (mg/L) Chuẩn độ Complexon, pH=10 (đệm amoni), chỉ thị Eriocrom T đen 10 Tổng colifom (MPN/100mL) Phương pháp MPN (áp dụng phương pháp lên men nhiều ống nghiệm) (*) Các thông số từ 1 đến 3 đo tại hiện trường, các thông số còn lại được phân tích tại phòng thí nghiệm.
  • 36. 33 2.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA PHƢƠNG PHÁP 2.3.1. Xây dựng đƣờng chuẩn Chuẩn bị dãy nồng độ chuẩn (tối thiểu 6 nồng độ). Xác định các giá trị đo được y theo nồng độ x. Nếu sự phụ thuộc tuyến tính, ta có khoảng khảo sát đường biểu diễn là một phương trình: y = ax + b và hệ số tương quan i i 2 2 i i (x X)(y Y) R (x X) (y Y)        (2.1) Nếu 0,995 R 1  có tương quan tuyến tính rõ rệt [13]. 2.3.2. Xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ thấp nhất của chất phân tích có thể phát hiện được nhưng chưa định lượng được [11], [22], [30]. Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử mà ta có thể định lượng bằng phương pháp khảo sát và cho kết quả độ chụm mong muốn [11], [22], [30]. Giới hạn phát hiện được tính theo quy tắc 3 𝛿 [11], [22], [30]. Theo quy tắc này, LOD được tính như sau: y = yB + 3 σB (2.2) y = yB + 3SB (2.3) Trong đó: là tín hiệu ứng với giới hạn phát hiện Cmin. yB là tín hiệu ứng với mẫu trắng σB là độ lệch chuẩn của yB Từ phương trình hồi quy tuyến tính y = a + bx suy ra: y - a x = LOD = b (2.4) Trong đó: a là đoạn cắt trục tung b là độ dốc của đường chuẩn hồi quy tuyến tính Để xác định y ta cần tính yB và σB (hay SB) - Xác định yB : chấp nhận yB là tín hiệu ứng với x = 0  yB = a.
  • 37. 34 - Xác định σB (hay SB): áp dụng phương pháp bình phương tối thiểu và chấp nhận Sy1 = Sy2 = Sy3 =... suy ra: SB = Sy, với Sy là độ lệch chuẩn của tín hiệu y trên đường chuẩn, được tính theo công thức: n 2 i i i = 1 B y (y - Y ) S = S = n - 2  (2.5) Với: Sy là độ lệch chuẩn của tín hiệu đo yi là giá trị thực nghiệm của y Yi là các giá trị tính từ phương trình đường chuẩn Kết hợp phương trình (2.2), (2.3), (2.4), (2.5) ta được: yB 3S3S LOD = = b b (2.6) Giới hạn định lượng LOQ là tín hiệu hay nồng độ thấp nhất trên một đường chuẩn tin cậy và thường được chấp nhận: y 10S LOQ = 3,3LOD b  (2.7) 2.3.3. Độ lặp lại Độ lặp lại là độ sai lệch giữa các giá trị riêng lẻ xi với giá trị trung bình đo được trong những điều kiện thí nghiệm đồng nhất. Độ lặp lại được xác định thông qua độ lệch chuẩn (S) hay độ lệch chuẩn tương đối (RSD). Khi độ lệch chuẩn hoặc độ lệch chuẩn tương đối càng lớn thì sai số của phép đo càng lớn [11], [22], [30]. Đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích, tiến hành phân tích n mẫu, tính RSD theo công thức sau: RSD = (%) (2.8) Trong đó: S là độ lệch chuẩn của các kết quả phân tích là trung bình số học của n kết quả phân tích. Từ nồng độ C của các chất phân tích, tính giá trị RSD theo hàm Horwitz: RSDHorwitz (%) = 21-0,5lgC (2.9) và so sánh RSD của giá trị đo được với RSDHorwitz. Khi xác định nồng độ C trong nội bộ một phòng thí nghiệm thì H witz 1 RSD 2 or RSD  là chấp nhận được.
  • 38. 35 2.3.4. Độ đúng Độ đúng là độ gần sát giữa kết quả xác định được x và giá trị thực  của nó. Có ba cách xác định độ đúng [11], [30]. Cách 1: Phân tích mẫu vật liệu so sánh được cấp chứng chỉ (CRMs: Certified ference materials). Cách 2: Phân tích mẫu thêm chuẩn - Phân tích mẫu thực tế thu được (x1) - Thêm một lượng chính xác (x0) dung dịch chuẩn chất phân tích vào mẫu, phân tích được giá trị x2. - Tính độ thu hồi (Rev) 2 1 0 x x Rev (%) = 100% x   (2.10) Trong đó: x0 là nồng độ chất phân tích trong mẫu x1 là nồng độ của chất phân tích thêm chuẩn vào mẫu x2 là nồng độ xác định được trong mẫu đã thêm chuẩn Cách 3: So sánh với một phương pháp chuẩn khác. 2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm Sử dụng phần mềm Excel 2013 để xử lí và kiểm tra các số liệu thực nghiệm, xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính và đánh giá tương quan. 2.3.6. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng nƣớc Chất lượng nước giếng được đánh giá qua từng thông số riêng biệt bằng cách so sánh các thông số CLN (giá trị TB ± ε ở p = 0,05) với các giá trị giới hạn được quy định trong QCVN 09:2015/BTNMT về chất lượng nước ngầm [5] và QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống [6].
  • 39. 36 CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. THẨM ĐỊNH CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 3.1.1. Xây dựng đƣờng chuẩn Để xây dựng đường chuẩn xác định hàm lượng một số thông số chất lượng nước, chúng tôi chuẩn bị một dãy các dung dịch chuẩn NH4 + , NO3 - , PO4 3- , Fe, Mn, As, Cd như sau: + Sáu dung dịch chứa NH4 + (mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,05; 0,10; 0,20; 0,40; 0,50; 0,80; + Sáu dung dịch chứa NO3 - (mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,02; 0,04; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40; + Sáu dung dịch chứa PO4 3- (mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,05; 0,10; 0,15; 0,30; 0,50; 0,80. + Năm dung dịch chứa Fe (mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,05; 0,20; 0,40; 0,60; 0,80; + Năm dung dịch chứa Mn (mg/L) với nồng độ lần lượt là 0,10; 0,25; 0,50; 1,00; 2,50; + Năm dung dịch chứa As (µg/L) với nồng độ lần lượt là 4; 8; 12; 16; 20. + Năm dung dịch chứa Cd (µg/L) với nồng độ lần lượt là 2; 4; 8; 12; 16. - Tiến hành đo độ hấp thụ quang của các dung dịch bằng các phương pháp, thiết bị đã nêu ở bảng 2.2. - Từ các số liệu thu được chúng tôi đã lập được phương trình đường chuẩn có dạng : A = b. Cx + a Trong đó: Cx là hàm lượng chất phân tích; A là độ hấp thụ quang của các dung dịch. Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang vào hàm lượng chất phân tích và hệ số tương quan R của các thông số CLN được trình bày ở bảng 3.1, cho thấy độ hấp thụ quang và hàm lượng các chất tương quan tuyến tính tốt (R2  1).
  • 40. 37 Bảng 3.1. Sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ quang vào hàm lượng chất phân tích NH4 + Hàm lượng (mg/L) 0,05 0,10 0,20 0,40 0,80 1,2 Độ hấp thụ (A) 0,0864 0,1380 0,2422 0,4385 0,8237 1,2200 PT hồi quy A = 0,9819.CNH4+ + 0,0414 Hệ số tương quan 0,9999 NO3 - Hàm lượng (mg/L) 0,10 0,20 0,60 1,20 1,60 2,00 Độ hấp thụ (A) 0,0351 0,0526 0,1349 0,2599 0,3386 0,4148 PT hồi quy A = 0,2017.CNO3- + 0,0144 Hệ số tương quan 0,9998 PO4 3- Hàm lượng (mg/L) 0,05 0,50 1,0 1,5 2,0 2,5 Độ hấp thụ (A) 0,0367 0,1178 0,2092 0,3022 0,3940 0,4966 PT hồi quy A = 0,1868.CPO43- + 0,0244 Hệ số tương quan 0,9996 Fe Hàm lượng (mg/L) 0,05 0,2 0,4 0,6 0,8 Độ hấp thụ (A) 0,0100 0,0390 0,0800 0,1190 0,1600 PT hồi quy A = 0,2001.CFe – 0,0004 Hệ số tương quan 0,9999 Mn Hàm lượng (mg/L) 0,10 0,25 0,50 1,00 2,50 Độ hấp thụ (A) 0,0392 0,0727 0,1417 0,2847 0,6655 PT hồi quy A = 0,2624.CMn + 0,0124 Hệ số tương quan 0,9995 As Hàm lượng (µg/L) 4,0 8,0 12,0 16,0 20,0 Độ hấp thụ (A) 0,0571 0,0974 0,1355 0,1782 0,2234 PT hồi quy A = 0,0103.CAs + 0,0151 Hệ số tương quan 0,9995 Cd Hàm lượng (µg/L) 2,0 4,0 8,0 12,0 16,0 Độ hấp thụ (A) 0,0211 0,0369 0,0617 0,0876 0,1128 PT hồi quy A = 0,0065.CCd + 0,0096 Hệ số tương quan 0,9992
  • 41. 38 Đường chuẩn xác định hàm lượng NH4 + , NO3 - , PO4 3- , Fe, Mn, As, Cd được thể hiện lần lượt trên hình 3.1 đến hình 3.7. Hình 3.1. Đường chuẩn xác định hàm lượng NH4 + Hình 3.2. Đường chuẩn xác định hàm lượng NO3 - Hình 3.3. Đường chuẩn xác định hàm lượng PO4 3- CNH4+ (mg/L) CNO3- (mg/L) CPO43- (mg/L)
  • 42. 39 Hình 3.4. Đường chuẩn xác định hàm lượng Fe Hình 3.5. Đường chuẩn xác định hàm lượng Mn Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm lượng As CFe (mg/L) CMn (mg/L) CAs (µg/L)
  • 43. 40 Hình 3.7. Đường chuẩn xác định hàm lượng Cd 3.1.2. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lƣợng của phép đo Từ phương trình hồi quy tuyến tính, áp dụng các công thức 2.5, 2.6, 2.7 ta xác định được LOD, LOQ của từng thông số CLN. Theo như kết quả thu được từ bảng tính toán dựa vào đường chuẩn và phương pháp đo trực tiếp nhận thấy LOQ ≈ 3×LOD, kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết xác suất thống kê về giới hạn định lượng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy các phương pháp phân tích có LOD và LOQ thấp. Bảng 3.2. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các phương pháp khi xác định các thông số CLN Thông số a b Sy LOD LOQ N – NH4 + (mg/L) 0,041 0,982 0,004 0,013 0,042 N - NO3 - (mg/L) 0,014 0,202 0,003 0,040 0,134 P – PO4 3- (mg/L) 0,024 0,187 0,004 0,063 0,209 Fe (mg/L) 0,001 0,200 0,001 0,001 0,030 Mn (mg/L) 0,012 0,262 0,008 0,092 0,306 As (µg/L) 0,02 0,01 0,01 0,50 16,51 Cd (µg/L) 0,01 0,01 0,01 0,55 18,46 CCd (µg/L)
  • 44. 41 3.1.3. Đánh giá độ đúng của phép đo Độ đúng của phương pháp phân tích một thông số CLN bất kỳ được xác định thông qua độ thu hồi (Rev) 2 1 0 x x Rev (%) = 100% x   (2.10) Trong đó: x0 là nồng độ chất phân tích trong mẫu x1 là nồng độ của chất phân tích thêm chuẩn vào mẫu x2 là nồng độ xác định được trong mẫu đã thêm chuẩn Độ đúng của phương pháp xác định nitrat, amoni, photphat, Fe, Mn, As, Cd được đánh giá thông qua độ thu hồi, kết quả trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ đúng của các phương pháp phân tích các thông số CLN Thông số x0 (*) x1 x2 Rev (%) N - NO3 - (mg/L) 0,080 0,100 0,180 100 N – NH4 + (mg/L) 0,430 0,500 0,910 95 P – PO4 3- (mg/L) 0,210 0,200 0,400 98 Fe (mg/L) 0,100 0,100 0,199 99 Mn (mg/L) 0,050 0,100 0,148 96 As (µg/L) 4,83 4,00 8,85 101 Cd (µg/L) 4,93 2,00 7,02 102 (*) x0 là nồng độ các chất phân tích tại mặt cắt NN1 trong đợt lấy mẫu đầu tiên. Kết quả phương pháp xác định các thông số CLN giếng cho độ thu hồi lần lượt đạt từ 95  102%. Vậy, theo AOAC phương pháp đạt được độ đúng tốt, nên có thể áp dụng để phân tích các thông số CLN giếng. 3.1.4. Đánh giá độ lặp của phép đo Đánh giá độ lặp lại của phương pháp phân tích, tiến hành phân tích n mẫu, tính RSD theo công thức sau:
  • 45. 42 RSD = (%) (2.8) Trong đó: S là độ lệch chuẩn của các kết quả phân tích là trung bình số học của n kết quả phân tích. Kết quả xác định độ lặp lại của các phương pháp xác định các thông số CLN giếng được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp phân tích các thông số CLN Thông số y1 y2 y3 RSD (%) RSDHorwitz N - NO3 - (mg/L) 0,170 0,160 0,170 3,46 20,95 N – NH4 + (mg/L) 0,340 0,350 0,370 4,33 18,710 P – PO4 3- (mg/L) 0,110 0,120 0,120 4,94 22,11 Fe (mg/L) 0,101 0,098 0,107 4,49 22,56 Mn (mg/L) 0,017 0,019 0,016 8,83 29,47 As (µg/L) 4,88 5,01 4,80 2,16 35,62 Cd (µg/L) 5,06 4,84 4,89 2,43 35,59 Kết quả phân tích cho thấy các H witz 1 RSD 2 or RSD  tương ứng tính theo công thức, do đó phương pháp xác định nitrat, amoni, photphat, Fe, As, Mn và Cd có độ lặp lại tốt. 3.2. KẾT QUẢ ĐO, PHÂN TÍCH MỘT SỐ THÔNG SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG Áp dụng phương pháp đo, phân tích hiện đại ở mục 2.2.3 để phân tích 13 thông số chất lượng nước giếng tại 6 địa điểm trong 3 đợt; kết quả đo các thông số chất lượng nước giếng tại hiện trường được trình bày ở bảng 3.5 và kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng trong phòng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.6.
  • 46. 43 Bảng 3.5. Kết quả các thông số chất lượng nước giếng đo tại hiện trường Thời gian Kí hiệu Nhiệt độ (o C) pH TDS (mg/L) DO (mg/L) Đợt 1 NN1 29,0 6,41 58,31 2,72 NN2 28,4 6,72 49,04 6,51 NN3 28,8 4,13 46,12 4,71 NN4 28,9 6,24 57,60 2,43 NN5 28,3 6,52 48,18 6,12 NN6 28,6 4,11 45,29 4,39 Đợt 2 NN1 30,5 6,53 56,20 2,12 NN2 28,6 6,64 46,22 6,31 NN3 29,0 4,45 46,51 4,90 NN4 29,7 6,29 55,85 2,06 NN5 28,5 6,37 44,98 6,05 NN6 29,0 4,32 45,65 4,79 Đợt 3 NN1 31,1 6,57 55,15 2,09 NN2 29,0 6,81 45,55 6,28 NN3 29,6 4,83 47,05 5,10 NN4 29,9 6,52 54,68 2,03 NN5 28,9 6,64 45,05 6,11 NN6 29,5 4,68 47,02 5,08
  • 47. 44 Bảng 3.6. Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước giếng trong phòng thí nghiệm Thời gian Kí hiệu NH4 + (mg/L) NO3 - (mg/L) PO4 3- (mg/L) Độ cứng (mg/L) Coliform (MPN/ 100mL) Fe (mg/L) Mn (mg/L) As (µg/L) Cd (µg/L) Đợt 1 NN1 0,018 9,010 0,010 4,220 40 0,014 0,017 1,00 0,50 NN2 0,019 1,610 0,010 12,750 290 0,016 0,019 1,00 0,60 NN3 0,017 1,520 0,010 0,530 36 0,015 0,042 1,00 0,60 NN4 0,019 9,650 0,010 5,850 79 0,013 0,016 0,90 0,50 NN5 0,020 1,760 0,010 11,890 275 0,016 0,020 1,00 0,60 NN6 0,018 1,420 0,010 1,560 39 0,016 0,036 0,80 0,60 Đợt 2 NN1 0,032 4,610 0,010 8,720 60 0,019 0,020 0,90 0,50 NN2 0,020 1,810 0,010 13,500 310 0,020 0,020 1,00 0,60 NN3 0,019 1,720 0,010 0,630 50 0,019 0,050 1,00 0,60 NN4 0,039 7,850 0,010 8,230 85 0,018 0,019 0,80 0,50 NN5 0,020 2,620 0,010 12,900 295 0,020 0,020 1,00 0,60 NN6 0,015 2,050 0,010 2,010 62 0,019 0,041 0,90 0,60 Đợt 3 NN1 0,019 8,620 0,010 8,900 75 0,019 0,020 0,90 0,40 NN2 0,020 1,900 0,010 13,790 315 0,017 0,020 1,00 0,60 NN3 0,019 1,890 0,010 0,670 67 0,019 0,020 1,00 0,50 NN4 0,018 7,510 0,010 9,320 91 0,019 0,020 0,90 0,50 NN5 0,020 2,140 0,010 13,050 287 0,018 0,020 1,00 0,60 NN6 0,016 1,950 0,010 1,470 73 0,018 0,019 0,90 0,50
  • 48. 45 3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG 3.3.1. Đánh giá các thông số vật lý 3.3.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ trong nước thay đổi theo nhiều nguyên nhân như sự khác nhau về địa lý, khí hậu, thời gian, mức độ xáo trộn, khả năng truyền nhiệt (giữa các lớp nước, khối nước)... Nhiệt độ trong môi trường nước thường thấp hơn và ổn định hơn môi trường không khí. Nhiệt độ của nước cũng ảnh hưởng gián tiếp tới các điều kiên vật lý và hóa học của nước mà những yếu tố này lại trực tiếp tác động lên đời sống của thủy sinh vật. Kết quả từ bảng 3.5 cho thấy, trong thời gian khảo sát sự biến động nhiệt độ của nước giếng dao động trong phạm vi 28,3 31,1o C. Nhiệt độ biến động không đáng kể theo không gian. Tuy nhiên theo thời gian nhiệt độ trong đợt 1 thấp hơn so với các đợt còn lại, do đợt lấy mẫu này trong mùa lạnh. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ này vẫn khá phù hợp với sự phát triển của sinh vật thủy sinh. 3.3.1.2. Oxy hòa tan Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng DO
  • 49. 46 Oxy hoà tan (DO): Kết quả được biểu diễn ở hình 3.8 cho thấy các mẫu ở vị trí NN1 và NN4 thuộc xã Bình Thuận đều nằm trong giới hạn của QCVN 09- MT:2015/BTNMT [5]. Các mẫu tại 4 vị trí NN2, NN5 thuộc xã Bình Trị và NN3, NN6 thuộc xã Bình Hải có giá trị DO vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 09- MT:2015/BTNMT [5]. 3.3.1.3. Tổng chất rắn tan Tổng chất rắn tan (TDS) là thông số thể hiện lượng muối hòa tan trong nước. Kết quả xác định TDS được trình bày ở bảng 3.5 và biểu diễn ở hình 3.9 rất thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [5]. Mẫu đo tại địa điểm NN1 và NN4 có TDS cao nhất do các vị trí này gần biển nên một phần do nhiễm mặn từ biển. Hình 3.9. Diễn biến tổng chất rắn tan TDS 3.3.2. Đánh giá các thông số hóa học 3.3.2.1. pH pH là một trong những thông số đóng vai trò quan trọng trong môi trường nước. Sự thay đổi pH sẽ làm thay đổi dạng tồn tại của các chất và các phản ứng sinh lý, sinh hóa xảy ra trong môi trường này.
  • 50. 47 Giá trị pH của tất cả các mẫu (ở bảng 3.5) có giá trị trong khoảng 4,1 ÷ 6,8 hầu hết đều thấp hơn so với giá trị giới hạn theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT (yêu cầu quy chuẩn pH nằm trong khoảng 5,5 ÷ 8,5) và QCVN 01:2009/BYT (yêu cầu quy chuẩn pH nằm trong khoảng 6,5 ÷ 8,5). Đặc biệt, tại 2 vị trí NN3 và NN6 nước có pH thấp có thể làm tăng sự hòa tan các kim loại vào nước và do đó làm giảm chất lượng nước. Như vậy, cần có biện pháp xử lý để tăng pH (hay giảm độ axit) trong nước trước khi sử dụng. Hình 3.10. Diễn biến pH 3.3.2.2.. Đánh giá mức độ ô nhiễm chất dinh dưỡng Diễn biến hàm lượng N-NH4 + , N-NO3 - và P-PO4 3- trong các mẫu nước giếng được biểu diễn lần lượt ở hình 3.11, hình 3.12, hình 3.13. Kết quả cho thấy hàm lượng cả 3 thông số trên ở tất cả các mẫu phân tích đều thấp hơn giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [4] và QCVN 01:2009/BYT [5]. Hàm lượng N-NH4 và P-PO4 trong các mẫu rất thấp và gần như bằng nhau trong các đợt phân tích. Tuy nhiên, mẫu đo đợt 2 ở vị trí NN1 và NN4 có hàm lượng N-NH4 cao hơn nhiều các mẫu khác, có thể do sự thay đổi thời tiết hoặc do sự tác động của con người và một số yếu tố khách quan khác.
  • 51. 48 Hàm lượng N-NO3 ở vị trí NN1 và NN4 cao hơn các vị trí khác, điều này có thể giải thích do hai vị trí này gần biển và tập trung nhiều nhà máy công nghiệp nặng nên quá trình xâm thực vào nước ngầm nhanh và mạnh hơn. Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng N-NH4 Hình 3.12. Diễn biến hàm lượng N-NO3
  • 52. 49 Hình 3.13. Diễn biến hàm lượng P-PO4 3.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm vi sinh, độ cứng Diễn biến hàm lượng coliform biểu diễn ở hình 3.14 cho thấy nồng độ coliform rất lớn và vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT (đối với tổng coliform quy định ≤ 3 MPN/100mL) [5] và quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT [6] quy định không có coliform. Tổng coliform cao trong nước là do điều kiện vệ sinh môi trường trong khu vực chưa tốt. Hầu hết các hộ gia đình có xây dựng các chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm gần giếng nước nên nước thải dễ ngấm xuống giếng. Mặt khác, Nồng độ coliform cao nhất tại hai vị trí NN2 và NN5 thuộc xã Bình Trị do hai vị trí này gần với Khu kinh tế Dung Quất hơn các vị trí còn lại nên mức độ ô nhiễm cao hơn. Độ cứng (CaCO3) của các mẫu nước giếng huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được biểu diễn ở hình 3.15, cho thấy độ cứng nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [5] và QCVN 01:2009/BYT [6].
  • 53. 50 Tại địa điểm NN1, NN2, NN5, NN6 độ cứng có xu hướng tăng dần qua 3 đợt phân tích và độ cứng lớn hơn nhiều so với hai vị trí NN3 và NN6. Do hai vị trí NN3 và NN6 ở xa Khu kinh tế Dung Quất hơn bốn vị trí còn lại. Hình 3.14. Diễn biến hàm lượng Coliform Hình 3.15. Diễn biến độ cứng
  • 54. 51 3.3.4. Đánh giá hàm lƣợng kim loại nặng Fe, Mn, As, Cd Kết quả xác định hàm lượng Fe, Mn, As và Cd trong 18 mẫu nước giếng tại 6 địa điểm trong 3 đợt được biểu diễn lần lượt trên hình 3.16, hình 3.17, hình 3.18 và hình 3.19. Hình 3.16. Diễn biến hàm lượng Fe Hình 3.17. Diễn biến hàm lượng Mn
  • 55. 52 Hình 3.18. Diễn biến hàm lượng As Hình 3.19. Diễn biến hàm lượng Cd Kết quả cho thấy hàm lượng Fe luôn cao hơn hàm lượng Mn, As và Cd; tuy nhiên hàm lượng bốn kim loại này đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [5] QCVN 01:2009/BYT [6]. Hàm lượng As và Cd trong các mẫu ở nhiều địa điểm gần như không thay đổi trong 3 đợt phân tích. Hàm lượng Mn trong các mẫu đo ở đợt 1 và đợt 2 ở vị trí NN3 và NN6 cao hơn các mẫu còn lại. Do hai vị trí này thuộc cùng xã Bình Hải và có thể có thành phần đặc trưng của nước ngầm (phụ thuộc vào thành phần hóa học của các tầng đất, nham thạch chứa nó, khí hậu, thời tiết) khác so với hai xã Bình Thuận và Bình Trị .
  • 56. 53 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG NƢỚC GIẾNG Các số liệu và thông tin thu được từ việc phân tích và đánh giá CLN giếng nêu trên là căn cứ cho những đầu tư để cải thiện CLN giếng cấp cho sinh hoạt. Kết quả phân tích các thông số cơ bản đảm bảo theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT [5] QCVN 01:2009/BYT [6]. Tuy nhiên, có một số thông số CLN giếng nước không đảm bảo theo quy định như: - pH thấp so với quy chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT, QCVN 01:2009/BYT. - Hàm lượng oxi hòa tan trong nước (DO) ở một số mẫu vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT. - Hàm lượng coliform có nồng độ rất lớn và vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Bên cạnh, một số thông số chất lượng nước giếng ở một vài nơi này cao hơn so với nơi khác: - Hàm lượng N-NO3 ở vị trí NN1 và NN4 cao nhất do hai vị trí này gần biển và tập trung nhiều nhà máy công nghiệp nặng. - Tại địa điểm NN1, NN2, NN5, NN4 độ cứng lớn hơn nhiều so với hai vị trí NN3 và NN6. - Hàm lượng Mn trong các mẫu đo ở đợt 1 và đợt 2 ở vị trí NN3 và NN6 cao hơn các mẫu còn lại. Do hai vị trí này thuộc cùng xã Bình Hải và có thể có thành phần đặc trưng của nước ngầm (phụ thuộc vào thành phần hóa học của các tầng đất, nham thạch chứa nó, khí hậu, thời tiết) khác so với hai xã Bình Thuận và Bình Trị. Với các kết quả phân tích trên, có thể đề xuất giải pháp kiểm soát CLN giếng ở hộ gia đình để cung cấp cho sinh hoạt ở một số xã thuộc phía đông Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn như sau [37]: * Công tác quản lý
  • 57. 54 Hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, những quy định bắt buộc về xử lý tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Có các đợt quan trắc định kì thường xuyên chất lượng nước giếng tại Khu kinh tế Dung Quất để sớm phát hiện và ngăn chặn các sự cố gây ô nhiễm nước sông xảy ra. Kiểm soát ô nhiễm theo định kỳ, quản lí chất thải và khắc phục toàn diện, triệt để các sự cố môi trường. Tăng cường thanh tra giám sát, quản lý chặt chẽ các nguồn xả thải, thực hiện có kết quả việc cấp giấy phép xả nước thải cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong địa bàn. * Biện pháp kỹ thuật: Đối với các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lí nước thải, không để nước thải chảy tràn lan hoặc đổ thẳng ra sông gây ô nhiễm các nguồn nước mặt cũng như tình trạng nước thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thực hiện biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt dân cư, trước mắt khuyến khích các hộ gia đình thực hiện xử lý sơ bộ toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt các hộ gia đình bằng bể tự hoại. Ngoài ra, cũng phải tiến hành quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tập trung cho khu vực dân cư để giảm tải lượng chất ô nhiễm nước trong nước thải sinh hoạt. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung nhằm: + Thu gom rác thải sinh hoạt ở từng địa phương; + Phân loại rác thải; + Nghiên cứu lựa chọn giải pháp phù hợp để xủa lý chất thải rắn như ủ làm phân hữu cơ hay chôn lấp hợp vệ sinh. + Cải thiện việc thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi. * Công tác tuyên truyền giáo dục:
  • 58. 55 Giáo dục nâng cao ý thức của người dân về vấn đề sử dụng nước và xử lý nước thải trước khi đổ ra nguồn nước mặt. Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với cơ quan, ban ngành hướng dẫn các kiến thức cơ bản về môi trường cho các tuyên truyền viên về vệ sinh môi trường. Giáo dục đào tạo, chuẩn bị về cơ sở vật chất và con người tham gia vào mạng lưới giám sát môi trường. Kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về diễn biến chất lượng môi trường cũng như các kiến thức pháp luật và các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực này. * Một số thông số CLN giếng có pH thấp, hàm lượng DO và coliform cao so với quy định thì đề xuất một số giải pháp xử lý như sau [38]: - Đối với hàm lƣợng oxy hòa tan cao hơn so với quy chuẩn: Lượng oxy hòa tan trong nước thiên nhiên và nước thải phụ thuộc vào các hoạt tính sinh hóa, hóa học và lý hóa trong nước. Phân tích DO là một trong những mục tiêu quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước, kiểm tra những hoạt tính và quá trình xử lý chất thải. Phương pháp xử lý: Dùng Máy OxyGuard ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy đo, máy phát hiện và máy điều chỉnh ôxy hòa tan và ôxy dạng khí ngày càng tăng. - Đối với nƣớc có hàm lƣợng coliform cao: + Khử trùng bằng phương pháp nhiệt: Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000 C có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước, chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc. Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Vì phương pháp đun sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh nên chỉ dùng trong quy mô gia đình. + Khử trùng bằng tia cực tím (UV): Tia cực tím uv là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400 nm, có tác dụng diệt trùng rất mạnh. Dùng các đèn bức