SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ******
HOÀNG THỊ HIÊN
NHÂN VẬT LỊCH SỬ HOÀNG HOA THÁM TRONG
CÁC SÁNG TÁC VĂN HỌC TRƢỚC NĂM 1945
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL:
BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ******
HOÀNG THỊ HIÊN
NHÂN VẬT LỊCH SỬ HOÀNG HOA THÁM TRONG
CÁC SÁNG TÁC VĂN HỌC TRƢỚC NĂM 1945
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60220121
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HẢI YẾN
Hà Nội- 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Hải Yến. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào.
Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú
rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên
bản của luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hiên
LỜI CẢM ƠN
Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo
tận tâm, chu đáo từ phía TS Trần Hải Yến. Cô đã tận tình hướng dẫn cách trình bày,
giải quyết vấn đề để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn cô!
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Văn học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, những người đã nhiệt tình giảng dạy để
tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, phòng
Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè
đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Hoàng Thị Hiên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................... 2
2.1. Văn liệu Việt Nam về Hoàng Hoa Thám ....................................................... 2
2.2. Văn liệu của người Pháp về Hoàng Hoa Thám ............................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Phạm vi đề tài .................................................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
NỘI UNG ................................................................................................................ 6
Chƣơng 1. Cơ sở lý thu t và th c ti n ................................................................... 6
1.1. Lịch sử vào văn chƣơng: th c t [Việt Nam] và những quan niệm .......... 6
1.1.1. Sơ lược về diễn trình tự sự lịch sử của văn học Việt Nam ............................ 6
1.1.2. Quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn chương .................................. 11
1.2. Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Th ........................................ 18
1.2.1. Cuộc đối đầu Việt – Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............... 18
1.2.2. Diễn tiến vắn tắt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vai trò lịch sử của
Hoàng Hoa Thám qua nguồn sử liệu Pháp, Việt .................................................. 19
Chƣơng 2. Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc
1945 ........................................................................................................................... 27
2.1. Lƣ c thuật các phiên ản văn chƣơng Việt Nam về Hoàng Hoa Thám . 27
2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám qua trang vi t của các nhà văn Việt Nam .... 29
2.2.1. Hoàng Hoa Thám trong tác phẩm Chân tướng quân của Phan
Bội Châu ............................................................................................................... 29
2.2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của
Ngô Tất Tố và L.T.S .............................................................................................. 36
2.2.3. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Cầu vồng Yên Thế của Trần
Trung Viên ............................................................................................................. 41
2.2.5. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất
Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương của Cố Nhi
Tân ........................................................................................................................ 49
Chƣơng 3. Văn chƣơng và chủ nghĩa dân tộc thời th c dân .............................. 56
3.1. Sự khác biệt sử - văn, Pháp - Việt trong chân dung Hoàng Hoa Thám trước
1945 ....................................................................................................................... 56
3.1.1. Sự khác biệt sử - văn ................................................................................... 56
3.1.2. Khác biệt trong hai cách nhìn Pháp - Việt ................................................. 61
3.2. Một kháng cự bằng văn chương .................................................................. 67
3.2.1. Văn chương thời chủ nghĩa thực dân ......................................................... 67
3.2.2. Sự kháng cự của các tác gi văn học dân tộc thời kì thực dân .................. 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như hầu hết các nền văn hóa của văn minh nhân loại, lịch sử và văn
học Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đặc điểm này có thể thấy rõ ở
thời kì trung đại, khi mà quan niệm văn sử triết bất phân của văn hóa Trung Quốc
ảnh hưởng mạnh m đến văn học nước nhà. Sang thời hiện đại, chịu tác động của
quan niệm phương Tây, văn chương nghệ thuật có vị trí độc lập hơn. Cả lịch sử lẫn
văn chương đều có cuộc sống của riêng mình, song mối quan hệ qua lại vẫn tồn tại
với những đường n t dần thay đ i. Sáng tạo văn học về đề tài lịch sử thường xuất
hiện như một cách làm sống lại những giá trị tinh thần, những kinh nghiệm sống của
dân tộc theo cách nhìn của từng nhà văn. Vì vậy, quan hệ giữa hiện thực lịch sử và
hư cấu trở thành một vấn đề thường gặp trong thực ti n sáng tác và đời sống l luận
phê bình hiện đại.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế n ra vào những năm cuối thế kỷ XIX và mười năm
đầu thế kỷ XX là phong trào khởi nghĩa k o dài nhất kể từ khi thực dân Pháp chính
thức xâm lược Việt Nam (1858). X t về lịch sử, cuộc khởi nghĩa này đã trở thành sự
kiện chuyển giao đặc biệt quan trọng của lịch sử Việt Nam. Theo thống kê của Kh
ng Đức Thiêm thì cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã trải dài tới hơn 20 đời
T ng trú sứ và Toàn quyền Đông Dương, nếu kể cả quyền T ng trú sứ thì con số lên
tới 26 vị kể từ năm 1884 – 1913 [52, 15]. Tên tu i Hoàng Hoa Thám (hay Đề
Thám) đã xuất hiện trong ghi ch p của các chí sĩ yêu nước đương thời và cả đối thủ
của họ là thực dân Pháp. Cũng theo t ng kết của Kh ng Đức Thiêm thì đã có tới
hàng trăm đầu sách được xuất bản sớm nhất vào năm 1888 và muộn nhất vào năm
2009 đề cập tới cuộc khởi nghĩa này [52, 16], và điều ngạc nhiên là phần lớn tác giả
là các sĩ quan Pháp và các nhà thực dân [52, 16]. Đồng thời, cách phản ánh về nhân
vật này cũng không thống nhất, do quyền lợi dân tộc, chính trị khác biệt nhau.
Như vậy, hiện tượng Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo
có thể coi là một trường hợp điển hình để khảo sát mối quan hệ giữa lịch sử và văn
học, tìm hiểu chủ nghĩa dân tộc ái quốc) trong sáng tác văn học. Đó là những lý do
1
để người viết lựa chọn đề tài Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác
văn học Việt Nam trước năm 1945 cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Bắt nguồn từ thực tế lịch sử, hầu hết các tác phẩm văn chương đều phản ánh
những biến cố đã qua nhưng được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của tác giả. Như
trên đã nói, Hoàng Hoa Thám là một nhân vật lịch sử đặc biệt, con người này đã
khiến cho người Pháp phải đau đầu trong suốt ba thập kỷ chinh phạt xứ An Nam;
còn với người dân Việt Nam, ông là niềm tự hào của lịch sử thời cận hiện đại. Vì
vậy, những tư liệu về ông rất đầy đặn, từ cả hai phía Việt Nam và Pháp, tuy nhiên
dạng sử liệu nhiều hơn. Trong khuôn kh mã ngành của đề tài luận văn, chúng tôi s
nhìn lại những tư liệu mang sắc thái văn chương (văn liệu) như sau:
2.1. Văn liệu Việt Nam về Hoàng Hoa Thám
Được coi sớm nhất là truyện Chân tướng quân của nhà chí sĩ yêu nước Phan
Bội Châu. Truyện Chân tướng quân được đăng tải trên tờ Binh sự Tạp chí ở Hàng
Châu (Chiết Giang – Trung Quốc), trong ba số báo 41-43) từ tháng 9 đến tháng 11
năm 1917. Tác phẩm không đơn giản là một thuật sự lịch sử về thủ lĩnh nghĩa quân
Yên Thế mà còn là một khắc họa nghệ thuật.
Sau Phan Bội Châu, vào những năm 30 của thế kỉ XX, còn có một số tác giả
khác tìm hiểu và viết về Hoàng Hoa Thám. Có những cuộc khảo sát, thăm dò thực
địa để cho ra đời các bài phóng sự, tiểu thuyết lịch sử về Hoàng Hoa Thám. Cuốn
Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S, do nhà in Nhất Nam xuất
bản năm 1935 nằm trong loại đề tài này. Cũng trong năm 1935, còn có hai tác phẩm
nữa ra đời, đó là truyện Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên in trên Phụ trương
Ngọ báo, và bài phóng sự dài của Việt Sinh có tiêu đề Bóng người Yên Thế in hai số
liên tiếp trên Ngày Nay - một tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Vào năm 1943,
Cố Nhi Tân bút danh của Phùng Tất Đắc) đã viết tập “Tiểu truyện danh nhân Tôn
Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương”. Đây là những câu
chuyện kể về các sĩ phu, văn thân của phong trào Cần Vương, dung lượng cuốn
2
sách không lớn (khoảng trên 150 trang, theo bản in mới, năm 2015) nhưng có đến
1/3 số trang viết về Hoàng Hoa Thám.
Sau 1945 nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám tiếp tục xuất hiện nhưng đều
thuộc phần nghiên cứu lịch sử hoặc mảng ấn phẩm dạng giáo khoa thư lịch sử dành
cho thiếu nhi1
. Phải từ hai thập niên cuối của thế kỷ XX, Đề Thám mới trở lại trong
sáng tác của nhà văn đương đại. Có thể kể ra đây tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế”
của Nguyên Hồng 2 tập, tập 1- 1981, tập 2 - 1993); truyện ngắn “Mưa Nhã Nam”
(2001) của Nguy n Huy Thiệp; tiểu thuyết “Người trăm năm cũ” (2009) của Hoàng
Khởi Phong; Hồn thiêng sông núi (2010) của Hoàng Tiến; hoặc 4 tập tiểu thuyết
Rừng thiêng Yên Thế (2013) của Huy Cờ...
Như vậy có thể thấy rằng Hoàng Hoa Thám là một trong số các nhân vật lịch
sử được các nhà văn quan tâm trong suốt thời kỳ dài trên một thế kỉ, dù không liên
tục, và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đánh giá các sáng tác nói
trên. Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào xâu chuỗi những sáng
tác văn học liên quan tới nhân vật lịch sử này thành một đề tài chuyên sâu.
2.2. Văn liệu của người Pháp về Hoàng Hoa Thám
Theo nguồn tài liệu của Kh ng Đức Thiêm [52], cuốn Giặc Hoàng Hoa Thám
(Hoàng Hoa Tham Pirate) của Paul Chack, xuất bản tại Pháp năm 1933 là một
trong những cuốn sách đầu tiên viết bằng phong cách văn chương về Hoàng Hoa
Thám. Cuốn sách này có 6 phần, 44 chương, được viết dưới dạng tiểu thuyết tái
hiện toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế và chân dung của Hoàng Hoa Thám.
Là tác phẩm viết về nhân vật lịch sử Việt Nam nhưng ngôn ngữ là tiếng Pháp
nên tác phẩm này mới chỉ được giới sử học Việt Nam biết đến sơ bộ; còn với đời
sống văn chương đọc, đánh giá, phẩm bình) ở Việt Nam nó vẫn là đối tượng xa lạ.
Trong tình hình đó, tư liệu này cũng s được dẫn dụng trong luận văn ở mức độ nhất
định với mục đích làm sáng tỏ thêm cho nguồn văn liệu Việt.
1 Tra cứu trên website của Thư viện Quốc gia Việt Nam http://103.23.144.229/opac/) có
thể thấy ngay những đầu sách này.
3
3. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn tìm hiểu cách thức kết hợp, xử l tư liệu lịch sử và hư cấu trong
sáng tác văn học cũng như đặc điểm của việc hình dung, phác họa nhân vật lịch sử
Hoàng Hoa Thám trong văn chương trước 1945.
- Chỉ r a những t ương đồng vàkhácbi ệt t
r ong cá
ch nhì
n củangười Pháp và
người Việt về Hoàng Hoa Thám cũng như cuộc khởi nghĩa Yên Thế, và l giải hiện
tượng này với tư cách những biểu đạt tinh thần dân tộc từ một vài gợi của các
nghiên cứu văn chương thời thực dân.
4. Phạm vi đề tài
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành đọc, khảo sát các tác phẩm sau:
- Chân tướng quân của Phan Bội Châu
- Tự phán của Phan Bội Châu
- Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên
- Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế2
của Ngô Tất Tố và L.T.S
- Bóng người Yên Thế của Việt Sinh
- Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong
trào Cần vương của Cố Nhi Tân
Ngoài những tác phẩm chính này, chúng tôi còn tham khảo thêm các tác
phẩm viết về Hoàng Hoa Thám sau 1945 ví dụ Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng,
Mưa Nhã Nam của Nguy n Huy Thiệp, Người trăm năm cũ của Hoàng Khởi
Phong, Rừng thiêng Yên Thế của Huy Cờ…3
) và một số bản dịch từ tư liệu của
2 Trên bản in Microfilm tại thư viện Quốc gia về tác phẩm này chúng tôi thấy như sau: tên
sách đầy đủ là "Lịch sử Quân Đề-Thám Yến-Thế", có thêm dòng phụ chú dưới tên sách là
"Viết theo cuộc điều tra rất k ". Sách được in thành từng quyển gọi là số , 20 số), nhưng
đánh số trang liên tiếp, t ng cộng 320 trang. Tên sách thống nhất ở tất cả các quyển, nhưng
dòng chữ chạy phía trên trang thì lại ghi khác nhau, từ quyển tức số) 1 đến 8 ghi "Quân
Đề Thám", từ quyển 9 đến 20 ghi "Lịch sử Đề Thám". Đấy là l do sau này tác phẩm được
nhắc đến bằng những cái tên khác nhau. Sách do Nhật Nam thư quán ấn hành năm 1935.
Ngoài bản in Microfilm, chúng tôi còn sử dụng cả bản trích từ Tuyển tập Ngô Tất Tố, tập 1
của Phan Cự Đệ, xuất bản năm 1977.
3 Xin xem thông tin về tác phẩm này tại http://nhandan.com.vn/vanhoa/nghe-doc-
xem/item/25070902-bo-su-thi-ve-khoi-nghia-yen-the.html
4
người Pháp viết về Hoàng Hoa Thám để có thêm những đối sánh giúp nhìn nhận đối
tượng nghiên cứu chính xác hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn học sử s là cách tiếp cận quán xuyến toàn bộ luận văn.
Ngoài ra chúng tôi s sử dụng thêm cách nhìn văn hoá học hoặc liên ngành để đối
tượng nghiên cứu có thể được bộc lộ đầy đủ hơn.
Việc phân tích chi tiết trong luận văn s được thực hiện bằng các thao tác phân
tích tác phẩm theo thể loại. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng thêm một số
thao tác như: so sánh, bình luận, khảo sát, thống kê, phân loại và t ng hợp.
6. Đóng góp của luận văn
- Chỉ ra những đan xen giữa lịch sử và văn học trong nhân vật Hoàng Hoa
Thám, tức là phương thức ứng xử của các nhà văn trước 1945 đối với nhân vật lịch
sử Hoàng Hoa Thám.
- Chỉ ra sự khác biệt trong cách nhìn Pháp - Việt về nhân vật Hoàng Hoa
Thám.
- Góp phần làm rõ thêm một số phương diện của l thuyết về tiểu thuyết lịch
sử và nguyên l sáng tạo văn học từ nguyên mẫu đến lịch sử.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, K t luận và Thƣ mục tham khảo, luận văn được triển
khai thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thu t và th c ti n
Chƣơng 2: Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc
1945
Chƣơng 3: Văn chƣơng và chủ nghĩa dân tộc thời th c dân
5
NỘI UNG
Chƣơng 1
Cơ sở lý thu t và th c ti n
1.1. Lịch sử vào văn chƣơng: th c t [Việt Nam] và những quan niệm
1.1.1. Sơ lược về diễn trình tự sự lịch sử của văn học Việt Nam
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và cứu nước. Kể từ khi có
chữ viết, những sự kiện lớn lao của lịch sử đã được các tác giả trí thức Nho giáo
phản ánh trong những trang viết của mình.
Thời nhà Hồ đầu thế kỷ XV, trong đề tựa cho cuốn Nam Ông mộng lục, Hồ
Nguyên Trừng viết: Sách Luận ngữ từng nói: trong xóm mươi nhà, thế nào cũng có
người trung tín như Khâu này vậy , huống hồ nhân vật cõi Nam Giao từ xưa đã
đông đúc, l nào vì ở nơi hẻo lánh mà vội cho là không có nhân tài! Trong lời nói
việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh
lửa, sách vở bị cháy, thành ra những điều đó bị mất cả, không còn ai được nghe, há
chẳng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng
thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn được một hai, bèn góp lại thành một
tập sách, đặt tên là “Nam Ông mộng lục”, phòng khi có người đọc tới; một là để
biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa, hai là cung cấp những điều mới lạ
cho người quân tử … [33, 4]. Truyền thống viết dị văn là khuynh hướng thẩm m chi
phối sáng tác văn xuôi trung đại toàn khu vực đồng văn như Trung Quốc, Triều
Tiên, Nhật Bản… Ở Việt Nam, từ thế kỷ X đến XIV, đã có nhiều tác phẩm kể
chuyện quái dị như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục… Song, lối viết dị
văn của Nam Ông mộng lục chỉ chiếm 20% (6/31 thiên), phần còn lại 25 thiên), Hồ
Nguyên Trừng viết về người thật, việc thật bởi ông muốn chứng minh rằng
mộng Nam Ông là hiện thực 100%, chỉ có điều nó là k ức4
. Nam Ông mộng lục
4Một số truyện về các nhân vật lịch sử của Nam Ông mộng lục:
1. Nghệ vương thủy mạt: Chuyện vua Trần Nghệ Tông.
2. Trúc Lâm thị tịch: Chuyện về sự băng hà của vua Trần Nhân Tông, hiệu Trúc Lâm
3. Phụ đức trinh minh: Chuyện vợ vua Trần Duệ Tông đi tu.
4. Đức tất hữu vị: Chuyện vua Trần Minh Tông lên làm vua.
6
được viết qua trí nhớ, trong đó có những tình tiết câu chuyện được trình bày theo
ngòi bút hư cấu nghệ thuật. Như vậy, trước thuật này đã được xây dựng không phải
trong tinh thần nhất thiết lệ thuộc vào chính sử, mà là một b sung cho chính sử, dựa
vào kinh nghiệm cá nhân và phần nào hư cấu tự do nảy sinh trên cơ sở kinh nghiệm
ấy của người sáng tác. Theo cách nói của người xưa, phận sự của sử là
truyền tín , qu ở chân ; phận sự của tiểu thuyết là truyền kỳ qu ở huy n ; ngòi bút
của sử là thực lục , của tiểu thuyết là hư bút . Tóm lại, sử là thực mà tiểu thuyết là
hư [33, 8, số 3], hoặc sử dừng lại ở chuyện đời thường, còn tiểu thuyết lại có thể
vươn tới những miền bí ẩn mà con người ít biết hoặc chưa biết [33, 9, số 3].
Như nhiều nghiên cứu đã khẳng định do vấn đề văn tự, phải đến cuối thế kỷ
XVII, văn xuôi về lịch sử Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện dưới dạng tiểu thuyết với
Nam triều công nghiệp diễn chí. Tác giả Trần Nghĩa trong quá trình nghiên cứu về
tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã sưu tầm được 37 tác phẩm và phân ra 7 loại, dựa
trên nội dung và bút pháp miêu tả gồm: tiểu thuyết bút k , tiểu thuyết chí quái, tiểu
thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết công án, tiểu thuyết di m tình và
tiểu thuyết du k [33, 11, số 3]. Về nội dung, phản ánh những bước ngoặt quan trọng
trong lịch sử đất nước có các cuốn như Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoan Châu
ký, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt Long hưng chí, Việt Lam xuân thu…. và
Trùng quang tâm sử.
Về nghệ thuật, tác giả Trần Nghĩa chia ra làm hai nhóm: nhóm lấy việc tả thực
làm chính gồm tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết bút k , và nhóm lấy việc hư cấu làm
chính gồm tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết công án, tiểu
5. Tổ linh định mệnh: Chuyện về linh hồn vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho cháu là
Trần Minh Tông
6. Văn táng khí tuyệt: Chuyện về vua Trần Thái Tông qua đời.
7. Văn Trinh ngạnh trực: Sự cương trực của Chu Văn An.
8. Thi thán chí quân: Kể việc Trần Nguyên Đán làm thơ tự thán để can gián vua.
7
thuyết di m tình. Nhóm tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết bút k có đặc điểm lấy sử
thực làm gốc, nhưng không bê nguyên xi lịch sử mà phải có sự cân nhắc, chọn lọc
gia công nghệ thuật mặt khác cũng tham khảo nguồn kể từ dân gian để b sung
thêm, làm cho câu chuyện đậm đà hơi thở cuộc sống [33, 12, số 4] hay nói khác đi
là bản thân lịch sử được tái hiện một cách nghệ thuật. Ở phương thức trần thuật, hầu
hết các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đều trình bày theo kiểu chương hồi. Toàn bộ
câu chuyện được tách ra làm nhiều hồi hoặc tiết có quan hệ kh p mở ,
vừa gián cách, vừa liên tục, hợp lại mà thành [33, 15, số 4]. Bên cạnh đó còn có
những đoạn đặt ở đầu, giữa hoặc cuối mỗi hồi nhằm giải thích hoặc đánh giá nội
dung sự kiện, nhân vật
Đầu thế kỷ XX, lịch sử lại trở thành một đề tài nóng trong đời sống văn học
dân tộc. Mở đầu là tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Kỳ vào những năm 20 –
30. Tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ có hai dạng chính, xuất hiện ở hai giai đoạn khác
nhau. Giai đoạn đầu có tính chất ngoại sử , khi sáng tác, lịch sử được dùng như cái
nền để tác giả đi sâu vào miêu tả đời sống riêng tư cá nhân của nhân vật không có
thật trong lịch sử. Nghệ thuật miêu tả vẫn chưa ra khỏi lối văn chương hồi, kết cấu
đơn tuyến, ngôn ngữ biền ngẫu, kết thúc có hậu. Tiêu biểu cho loại này là tác phẩm
Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử, Tô Huệ Nhi ngoại sử của Lê Hoằng Mưu.
Giai đoạn sau là dã sử , nhân vật chính của tác phẩm là những nhân vật lịch sử có
thật, sống động cụ thể, đầy đủ tính cách của con người bình thường, được nhìn nhận
và miêu tả từ nhiều phạm trù đối lập, qua đó khích lệ lòng yêu nước, hay chứa đựng
những bài học về đạo l sâu sắc. Tiêu biểu cho loại này là các tác phẩm như Việt
Nam Lê Thái Tổ của Nguy n Chánh Sắt, Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử, Việt
Nam anh kiệt, Việt Nam Lý trung hưng của Phạm Minh Kiên, Ngọn cờ vàng của
Đinh Gia Thuyết. Nguy n Tử Siêu là tác giả viết nhiều tiểu thuyết lịch sử hơn cả, ý
nguyện của ông là bồi đắp được chút đỉnh về cái quan niệm đối với T quốc , nhắc
mọi người nhớ đến cái nghĩa vụ đối với đất nước Hai Bà đánh giặc)5
. Tiểu
5 Nguy n Huệ Chi và Vũ Thanh trong bài Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại
hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ đã lưu tới không khí thời đại có ảnh hưởng
8
thuyết lịch sử ra đời một mặt do nhu cầu tinh thần của công chúng đương thời, mặt
khác là do yêu cầu của sự đa dạng hóa về đề tài và chủng loại trong tiến trình hiện
đại hóa văn học. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy những ảnh hưởng vẫn còn rất đậm
của tiểu thuyết c điển Trung Hoa từ ngôn ngữ, kết cấu cho đến cách xây dựng nhân
vật. Nhận x t về hiện tượng này, Phan Mạnh Hùng đã lí giải: yêu cầu thực tế sáng
tác đòi hỏi văn học hướng tới tầng lớp bình dân là những người lao động bình
thường trong xã hội, vốn đã quen thuộc với đề tài trung, hiếu, tiết nghĩa , ở hiền gặp
lành của văn học truyền thống. Tâm lí phóng khoáng, thích phiêu lưu mạo hiểm,
trung thực nghĩa khí là những vấn đề phản ánh trong nội dung của truyện Tàu. Điều
đó cho thấy tại sao có phong trào đọc tiểu thuyết Tàu rộng rãi như vậy ở Nam Kỳ,
những truyện này phần lớn là tiểu thuyết lịch sử [18]. Tiểu thuyết lịch sử của các
nhà văn Nam Kỳ đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của loại hình tiểu
thuyết lịch sử đầu thế kỉ XX, mà đáng kể nhất là sự thay đ i trong quan niệm sáng
tác nghệ thuật của nhà văn, quan niệm về con người, khi mà các tác giả đã chú
nhiều đến yếu tố đời tư, chất đời thường của nhân vật lịch sử. Tân Dân Tử đã
nhấn mạnh tính chất đời tư của nhân vật, quyền năng hư cấu trên sự thật lịch sử của
nhà văn: Lịch sử đại lược chỉ tóm tắt những sự kiện lớn lao mà không nói cặn
k những sự mảy mún. Còn lịch sử tiểu thuyết thì nói đủ cả… Lịch sử đại lược có
nói nhơn vật sơn xuyên, quốc gia hưng phế mà không tả trạng mạo ngữ ngôn, không
tả tính tình phong cảnh. Còn lịch sử tiểu thuyết thì tả đủ… khiến cho kẻ đọc ấy d
cảm xúc vào lòng, vào trí tựa Gia Long tẩu quốc), nhà văn Nguy n Triệu Luật cho
rằng: Nhà viết lịch sử tiểu thuyết không cần theo ph p của sử học, không cần có sự
thật. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra… một câu chuyện có thể có ở một thời đại, rồi
đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy .
Ở Bắc Kỳ, người dành nhiều tâm huyết cho tiểu thuyết lịch sử có thể kể đến tác
giả Nguy n Huy Tưởng với An Tư, Đêm hội Long trì, Bắc Sơn... Khác với các nhà
tới sự lựa chọn tiểu thuyết lịch sử của Nguy n Tử Siêu nói riêng và của các nhà văn Nam
Kỳ bấy giờ: đó là mong muốn được nói lên khát vọng của cả một dân tộc muốn tìm lại hồn
nước, muốn tiếp nối tiếng gọi hồn nước từng một thời cất lên sôi n i với Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Đông Kinh nghĩa Thục… [5].
9
văn lãng mạn khác, Nguy n Huy Tưởng viết về lịch sử không phải để trốn vào lịch
sử, mà khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực lịch sử đương thời và phục vụ cho cuộc
sống hiện tại. Còn các nhà văn hiện thực lại bám sát sự kiện lịch sử và tham khảo
thêm các nguồn dã sử.
Giai đoạn 1945–1975, tiểu thuyết lịch sử có chững lại, nhường chỗ cho các tác
phẩm theo khuynh hướng sáng tác hiện thực đi vào cuộc sống kháng chiến và hiện
thực xã hội chủ nghĩa hoặc mang âm hưởng sử thi đáp ứng yêu cầu cách mạng hóa
văn học. Đặc điểm của tiểu thuyết thời kỳ này là nhân vật quần chúng trở thành
trung tâm phản ánh, lối viết thoát khỏi hình thức chương hồi, ít yếu tố hư cấu để tạo
nên những nhân vật lịch sử mang âm hưởng thời đại, có khả năng c vũ, khích lệ tinh
thần chiến đấu.
Sau 1975, đặc biệt là từ thời kỳ đ i mới từ 1986 đến nay), tiểu thuyết lịch sử
nhanh chóng chiếm một vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết cỡ lớn và các tác
giả chuyên sâu như Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng, Hồ Quý Ly của Nguy n
Xuân Khánh, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Hội thề của Nguy n Quang
Thân, Sông Côn mùa lũ của Nguy n Mộng Giác vv… Điều đáng lưu nhất trong tự
sự lịch sử thời kỳ này là sự đa dạng quan niệm viết: Thứ nhất là quan niệm tiểu
thuyết lịch sử là sự phục hiện lịch sử bằng nghệ thuật, nghĩa là người viết chi tiết
hóa lịch sử bằng những chi tiết hoàn toàn có thật, tác giả dùng trí tưởng tượng để tái
tạo, còn sáng tạo chỉ xuất hiện với điều kiện là phải có l , có thể xảy ra. Thứ hai là
quan niệm lịch sử chỉ là cái đinh để các tác giả treo tác phẩm của mình, có nghĩa là
lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn hư cấu truyện hoàn toàn không có thật, thậm chí trái
ngược với lịch sử, nhằm gửi gắm những thông điệp của mình về con người và xã
hội nhiều khi không liên quan gì đến lịch sử được kể. Thứ a là quan niệm trung
thành với lịch sử là trung thành với b n chất của sự kiện lịch sử, của nhân vật lịch sử
trên những n t chính để nhà văn có toàn quyền hư cấu. Có thể nói tiểu thuyết lịch sử
giai đoạn này đã dành không gian rộng rãi cho hư cấu nghệ thuật của nhà văn, nhất
là những trang miêu tả đời tư và tâm l , tính cách nhân vật. Không chỉ cách tân về
phương thức tái hiện, các tác giả đã không còn xem việc sáng tạo văn
10
chương chỉ là quá trình di n xướng lịch sử. Thậm chí có những tác phẩm còn đi giải
thiêng lịch sử, giải thiêng nhân vật, gi u nhại, đụng chạm đến thần tượng
lịch sử như trường hợp Nguy n Huy Thiệp, Nguy n Quang Thân, Võ Thị Hảo…
Như vậy, trong chặng đường vận động, phát triển của mình, việc viết tiểu
thuyết lịch sử đã trải qua những thay đ i, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thời đại và quan
niệm về mối quan hệ sự thật - hư cấu trong viết về lịch sử, quan niệm về chức năng
của tiểu thuyết lịch sử.
1.1.2. Quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn chương
Trong khu vực các nước thuộc văn hoá chữ Hán thời trung đại, việc ch p sử
được coi như một kiểu trước thuật không phân biệt với văn chương. Tư Mã Thiên,
người thời Tây Hán đã xác định công việc của người ch p sử như sau: Tôi chỉ thuật
lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có phải là sáng tác đâu [32, 15].
Theo ông, người viết sử cần có thái độ nghiêm túc, khách quan, tôn trọng sự thật.
Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên trên 52 vạn chữ, 130 thiên, xếp loại các thông tin
thành 5 phần khác nhau: B n kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện. Phần B n kỷ dành
cho bậc đế vương. Phần Liệt truyện đề cập đến nhiều nhân vật, từ thường dân đến
qu tộc, hoặc các nhân vật quan trọng như Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử, Kinh Kha, v.v...
Ở Việt Nam, đời Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu soạn Đại Việt sử ký. Sang đến
đời Lê Thánh Tông, Ngô S Liên cùng với Kiều Phú và Vũ Quỳnh dựa trên những
nguồn tư liệu còn sót lại, tham khảo, sưu tầm thêm chính sử, dã sử, ngọc phả mà sắp
xếp tu chỉnh cho khoa học hơn, soạn ra bộ Đại Việt Sử ký toàn thư. Trong Tựa sách
Đại Việt Sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô S Liên viết: Sử để ghi ch p việc, mà việc hay
dở dùng làm gương răn cho đời sau , khi dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư lên vua
Lê Thánh Tông, ông cũng nêu rõ quan điểm của mình: Ngày xưa có sử làm tin, điển
lớn của nước, để ch p quốc thống lúc ly lúc hợp, để tỏ trị hóa khi thịnh khi suy. Là
muốn treo gương răn cho đời sau, há chỉ tỏ rõ cơ vi về dĩ vãng. Tất phải khen chê
mọi điều hay dở, thì người sau mới biết khuyên răn, tất phải nghiên cứu tốn nhiều
tâm thần, thì trước thuật mới có giá trị, không thể làm cẩu thả, không thể
11
nói d dàng và công việc của nhà ch p sử là cốt cho thiết thực gọn gàng, bỏ hết rườm
rà hoa m …ch p đủ công việc vua tôi các triều, x t rõ nguồn gốc xưa nay của trị
loạn… [14, 20]. Như vậy, với các nhà ch p sử, quan điểm của họ là tôn trọng sự
thực, dùng truyện đời trước để răn đời sau. Song như trên đã nói, thể văn sử và văn
truyện ban đầu chưa có ranh giới rạch ròi. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, tác giả ch
p theo lối biên niên, nhưng thỉnh thoảng lại viết khá dài theo kiểu truyện, ví dụ như
truyện các vua sáng lập ra triều đại mình như L Công Uẩn, Trần Thái Tông…
Sang địa hạt sáng tác văn chương, quan niệm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí đã trở
thành kim chỉ nam cho các tác giả là nhà nho. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguy
n Lộc viết: Quan niệm văn học của Nho giáo biểu hiện một cách tập trung trong hai
mệnh đề cơ bản là văn dĩ t i đạo và thi dĩ ngôn chí... Thực ra nói hai mệnh đề nhưng
tựu trung vẫn là một. Bởi vì trong thời gian khá dài, người ta vẫn chưa có phân biệt
cụ thể giữa văn và thơ… Chí ở đây thực chất cũng chính là đạo [24, 182]. Đặt trong
bối cảnh ấy, chúng ta có thể hiểu cách viết sử cũng như sáng tác văn học thời trung
đại.
Thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI tình hình trên có những thay
đ i. Biểu hiện rõ nhất là qua các cuộc tranh luận xoay quanh mối quan hệ giữa lịch
sử và hư cấu văn chương, sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà viết sử và người
viết tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử và vai trò của hư cấu nghệ
thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng những vấn đề của đời sống hiện đại,
sự đồng cảm của nhà văn với các nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử… Trong giới
hạn của luận văn, người viết tạm phác thảo lại một số cuộc tranh luận tiêu biểu:
Năm 1957, trong đời sống văn học Việt đã di n ra cuộc tranh luận xung quanh
cuốn tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng xoay quanh vấn đề: các đảng viên
Tiên Sơn là những người yêu nước hay là những kẻ đi ngược lại với xu thế của lịch
sử? Khi viết cuốn tiểu thuyết này, Khái Hưng đã dựa vào hai nguồn: tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và tư liệu về cuộc đời của Phạm
Thái, tác giả của Sơ kính tân trang. Điều đáng nói ở đây là Khái Hưng giữ nguyên
quan điểm chính thống tôn phò nhà Lê của các tác giả Ngô gia văn phái, đồng thời
12
kết hợp với quan niệm sáng tác của trường phái lãng mạn. Vì vậy, ông đã l tưởng
hóa những nhân vật trẻ tu i của mình trong đảng Tiêu Sơn, miêu tả họ như những
anh hùng l tưởng. Nhà thơ Tú Mỡ đã đề cao lòng yêu nước của đảng viên Tiêu Sơn
trong việc phò Lê, chống Tây Sơn: Trong quãng đời ấy, họ đã tận tụy hy sinh cho
một l tưởng: lòng yêu nước…lòng trung thành, chí khẳng khái, cái nhiệt tình và
tinh thần dũng cảm của họ đáng mến phục… [9, 176]. Còn Hoài Thanh cho rằng
sai lầm chính của Khái Hưng là đã ca ngợi một bọn phong kiến suy tàn hoàn toàn
không có tư cách gì đại biểu cho chính nghĩa và ca ngợi bọn phò Lê mạt chống
Tây Sơn, Khái Hưng bất chấp cả sự thật lịch sử…Đối với một quyển tiểu thuyết lịch
sử thì đó là một sự tùy tiện quá đáng, nhất là những sự thật lịch sử này giờ đây lại
quá hiển nhiên 6
. Đồng quan điểm ấy, Phan Cự Đệ nêu rõ: Sự thực những hành
động của đám tráng sĩ, tôi trung nhà Lê trong việc phò Lê Chiêu Thống chống Tây
Sơn đã đi ngược lại xu thế của lịch sử [9, 176-177]. Cả Hoài Thanh và Phan Cự Đệ
đều không chấp nhận cách viết của Khái Hưng, trong khi Tú Mỡ đánh giá cao tính lí
tưởng của những nhân vật trong truyện. Quá trình tranh luận ấy họ không chú tới
một vấn đề phức tạp hơn: các đảng viên Tiêu Sơn ít nhiều mang màu sắc tâm trạng
của con người hiện đại thời kỳ 1930–1945. Những nhân vật trong chủ nghĩa lãng
mạn chính là thế giới tâm hồn của nghệ sĩ, phát ngôn cho suy nghĩ cảm xúc chủ
quan của tác giả, là một thứ chân dung tác giả . Phạm Thái trong lịch sử vừa mang
giấc mộng anh hùng, lại vừa có phong thái của một nghệ sĩ, vừa là khách chinh phu
lại vừa là khách tình si. Nhân vật lãng mạn này phù hợp với tâm trạng của một lớp
thanh niên sau khi cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng bị tan vỡ. Không
làm được anh hùng ngoài đời thì làm anh hùng trong mộng tưởng. Tiêu Sơn tráng sĩ
vì thế mượn lịch sử để chuyển tải tâm sự của một lớp nhà văn lãng mạn mang khát
vọng giải phóng khỏi những định kiến, quy phạm cả trong cuộc sống [và có thể cả
quan niệm nghệ thuật].
6 Hoài Thanh 1982), Đánh giá nhân sinh quan Tiêu Sơn tráng sĩ trong Tuyển tập Hoài
Thanh, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.309-310.
13
Cũng liên quan tới cuốn Hoàng Lê nhất thống chí, năm 1973-1974, trên Tạp
chí Văn học và Tạp chí Triết học di n ra cuộc tranh luận giữa các tác giả Vũ Đức
Phúc và Lê S Thắng về các vấn đề: Ngô Thì Nhậm có thật sự là một quân sư xuất
chúng của dưới triều đại Quang Trung? Nguy n Thiếp là nhân vật lịch sử như thế
nào? Lê Sĩ Thắng đánh giá cao hai nhân vật Ngô Thì Nhậm và Nguy n Thiếp, coi đó
là những con người toàn tài, đức cao vọng trọng. Phản đối lại điều đó, nhà nghiên
cứu Vũ Đức Phúc cho rằng cần đánh giá và nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về
vai trò của Ngô Thì Nhậm trong mối quan hệ với Tây Sơn. Từ một số phân tích7
,
Vũ Đức Phúc đề xuất đừng quá tin vào những chỗ hư cấu của Hoàng Lê nhất thống
chí và cần phải nghiên cứu lịch sử với một tinh thần phê phán sáng suốt, đừng quá
tin ở tiểu thuyết [40, 129] . Trong cuộc tranh luận này, có thể thấy Vũ Đức Phúc đã
đứng ở góc độ của nhà sử học, ông yêu cầu một sự chính xác, công bằng, khách
quan khi đánh giá các nhân vật lịch sử trong quá khứ. Vậy Hoàng Lê nhất thống chí
là tác phẩm văn chương hay một văn bản lịch sử? Nguy n Lộc - trong công trình
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX - đã nhận định: Hoàng
Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử, lại chịu ảnh hưởng lối tiểu thuyết
chương hồi của Trung Quốc, vì vậy nên nhiều nhà nghiên cứu hay lầm lẫn, cho đó
là tiểu thuyết lịch sử giống như Tam quốc, Thủy hử của Trung Quốc. Thực ra, nếu đi
sâu vào đặc trưng kết cấu nghệ thuật của nó, không thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí
là tiểu thuyết lịch sử được, mà phải gọi nó là một tác phẩm k sự lịch sử mới đúng
[22, 254]. Để làm sáng tỏ kiến của mình, Nguy n Lộc phân tích: Nói đến tiểu thuyết
lịch sử là nói đến tưởng tượng, đến hư cấu nghệ thuật… Vấn đề quan trọng đối với
nhà tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ hư cấu như thế nào để không phá vỡ tính logic của
lịch sử… Người viết tiểu thuyết lịch sử không bắt buộc phải trung thành với tiểu
thuyết lịch sử ở cả những chi tiết nhỏ nhất của nó,
7 Tác giả lưu : đó là cuốn sách của họ Ngô nên những điều ca ngợi Ngô Thì Nhậm, đồng
thời dè bỉu các tướng lĩnh khác của Tây Sơn như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân càng khiến
chúng ta phải cảnh giác [40, 107]. Đối với nhân vật lịch sử Nguy n Thiếp, Vũ Đức Phúc
thẳng thắn bày tỏ: Ông ta là một ông già trung hậu, hiền lành, hơi thiển cận, vô tài. Một
con người bình thường, trong một lúc nào đó, có ít công với Tây Sơn… [40, 129].
14
mà chỉ đòi hỏi họ phản ánh trung thực bản chất của lịch sử và quá trình phát triển
khách quan của nó. Hoàng Lê nhất thống chí không phải là tác phẩm được sáng tác
theo một quan niệm như vậy. Các tác giả… viết về những sự kiện lịch sử vừa mới
xảy ra chứ không phải những sự kiện lịch sử xa xưa. Tất cả con người, năm tháng,
sự kiện ở đây đều có thực, chính xác, tác giả cố ghi ch p một cách trung thành mà
không bịa đặt điều gì [22, 255]. Những băn khoăn về thể loại của Hoàng Lê nhất
thống chí vẫn chưa ngã ngũ khi B.L. Riptin, nhà nghiên cứu người Nga trong bài
Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn đông8
lại cho rằng
gọi tác phẩm này là cuốn ký sự lịch sử là không thật thỏa đáng. Dựa trên việc phân
tích đặc trưng của tiểu thuyết, lịch sử, ảnh hưởng và mối quan hệ của văn xuôi vùng
Vi n đông, tác giả kết luận: Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một bản ghi ch p
có tính chất biên niên và một tác phẩm k sự, mà là một cuốn tiểu thuyết do
các tác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứng
kiến và tham gia vào đó .
Vào thập niên 80, 90 của thế kỉ XX, một lần nữa sáng tác về đề tài lịch sử lại
gây sóng khi Nguy n Huy Thiệp cho ra đời một loạt những tác phẩm như Phẩm tiết,
Kiếm sắc, Vàng lửa, Mưa Nhã Nam… viết về các nhân vật lịch sử trong quá khứ
như Nguy n Thị Lộ, Nguy n Trãi, Quang Trung, Gia Long, Hoàng Hoa Thám…
Những tranh luận về các tác phẩm này đã được Phạm Xuân Nguyên tập hợp trong
cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp với hai xu hướng chính:
Thứ nhất, xu hướng phản đối, phủ nhận, chỉ trích và lên án các truyện lịch sử của
Nguy n Huy Thiệp. Hầu hết các bài viết này không chấp nhận việc hư cấu các nhân vật
lịch sử một cách tuỳ tiện . Đó không chỉ là việc hạ bệ thần tượng mà tác giả còn bị
gán cho cái tội làm cho diện mạo lịch sử m o mó đi , xúc phạm tới danh dự dân
tộc . Những triết học lịch sử trong truyện của Nguy n Huy Thiệp chỉ là bằng chứng
rõ rệt về sự nhận thức phiến diện, về một trình độ học vấn chưa đầy đủ… Tạ Ngọc
Li n), hay là một cách bắn súng lục vào quá khứ Nguy n Thu Ái, Viết như thế cũng
là một cách bắn súng lục vào quá khứ), là kẻ đang chạy theo một cái mốt dị dạng và
8Tạp chí Văn học số 2, 1984, 31-41.
15
xúc phạm nghiêm trọng tới lịch sử và người đọc Vũ Phan Nguyên, Ba lần đọcPhẩm
tiết của Nguyễn Huy Thiệp).
Thứ hai, có thể coi là xu hướng ủng hộ, chấp nhận lối hư cấu lịchsử của Nguy n
Huy Thiệp như một sự cách tân trong k thuật viết, phân biệt một cách rõ ràng đọc văn
phải khác với sử . Ở đây, thay vì mô tả hiện thựcsự thật làmột hiện thựcnghệ thuật gi
định, thay vì nhận thức kinh nghiệm lịch sử là tâm tưởng bổ sung một cách hình dung
mới về nhân vật và diện mạo lịch sử. Một điều d nhận thấy là những người tâm đắc với
các sáng tác của Nguy n Huy Thiệp tuy chưa phân tích, làm rõ các khía cạnh cách tân
trongk thuật kể chuyện một cáchcó hệ thống song rất đề cao những cái mới trong nghệ
thuật kể chuyện của tác giả và thái độ vinh danh độc giả như một chủ thể tiếp nhận độc
lập. Còn Trương Hồng Quang và Nguy n Mai Xuân, trong kiến tranh
luận với Tạ Ngọc Li n về truyện ngắn Vàng lửa đã cho rằng: Tạ Ngọc Li n đại diện
cho một lối dùng toàn bộ lịch sử để biện hộ cho các vấn đề đạo đức, nói đúng hơn là
những ảo tưởng về đạo đức [36, 229]. Cùng ý kiến trên, Văn Tâm nhận định Nguy n
Huy Thiệp không viết những tác phẩm truyện k để minh họa sử k giáo khoa thư với
yêu cầu chân thực lịch sử thông thường [36, 292], mà đưa vào tác phẩm của mình
vô số những chi tiết huyền thoại hoang đường và đó là kết quả của bút pháp mang
cảm hứng huyền thoại mạnh m [36, 293-296].
Có thể thấy sự bất đồng kiến không nhằm khẳng định hay phủ nhận tài năng
của Nguy n Huy Thiệp mà tập trung vào các vấn đề: hư cấu – sự thật lịch sử, chính
– tà trong nhân vật lịch sử. Đó là một trong những biểu hiện của sự cách tân văn học
thời kỳ mới. Mỗi tín hiệu trong văn bản văn chương nghệ thuật có khả năng không
đơn nhất. Một nhân vật lịch sử không nhất thiết là một hình ảnh toàn bích. Đồng
thời, việc khám phá và l giải lịch sử bằng cái nhìn của cá nhân tác giả cũng khiến
cho lịch sử trong tác phẩm văn chương s không trùng khớp với một số quan niệm
vốn có của cộng đồng.
Vào đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết lịch sử của Nguy n Xuân Khánh cũng trở thành
hiện tượng trong phê bình văn học. Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu
Thượng Ngàn (2006), Đội gạo lên chùa 2011) đã tạo nên dấu ấn đặc sắc trong đời
16
sống tiểu thuyết đương đại Việt Nam, mà vấn đề tranh luận tập trung vào tiểu thuyết
Hồ Qu Ly. Ngày 15/10/2012, Viện Văn học đã t chức bu i tọa đàm với chủ đề “Lịch
sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh”. Nhà nghiên cứu
Phạm Toàn mở đầu tọa đàm với việc phân định lại khái niệm "lịch sử", "khoa học
lịch sử" và "tiểu thuyết lịch sử". Ông cho rằng, lịch sử là người câm đã đi mất.
Người làm khoa học lịch sử cũng chỉ là người ghi ch p lại theo quan điểm của cá
nhân họ. Chỉ có người nghệ sĩ là chạm đến những khát vọng của lịch sử, khơi mở
những vấn đề ẩn khuất và lay động con người [57]. Ý kiến của Phạm Toàn là để xác
lập một ranh giới tự do cho các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, loại trừ những tranh
cãi về tính đúng - sai, sự thật - hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử. Trần Đình Sử cho
rằng, Nguyễn Xuân Khánh là người có tư tưởng riêng chứ không minh họa cho tư
tưởng nào khác. Ông viết lịch sử là để viết về con người, về những giá trị nhân văn
trong đời sống. Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa cho biết, ông nhìn thấy ở Nguy n
Xuân Khánh sự đ i mới tác phẩm tự sự từ nguyên tắc sử thi trước 1975 sang nguyên
tắc của tiểu thuyết. Đó là, thay vì "ôn lại" những câu chuyện mà ai cũng biết của
một cộng đồng lớn để chuyển sang câu chuyện của mình, về mình [57]. Còn chính
tác giả Nguy n Xuân Khánh thì chia sẻ ông không viết với tư cách một người truyền
giáo, mà chỉ giới thiệu một lối sống trong thời hiện đại. Cũng như thế, lịch sử chỉ là
cái đinh treo để nhà văn bày tỏ những cái nhìn về cuộc sống [57].
Nhìn lại những cuộc tranh luận trên, có thể thấy có hai khuynh hướng quan
niệm: một là coi văn chương là mô hình phản ánh hiện thực, tức là đòi hỏi văn học
nghệ thuật phải theo sát và trung thực với thực tế; hai là nhìn văn học như một hình
thức nghệ thuật để chiêm nghiệm và suy tư về hiện thực. Theo quan niệm thứ hai
này, văn học có thể và có quyền độc lập nhất định với thực tế, với sự thật lịch sử.
Thực chất đây là những vấn đề đã được đúc kết căn bản trong công trình Tiểu thuyết
lịch sử viết trong hai năm 1936, 1937) của G. Lucacs – triết gia, nhà văn, nhà phê
bình văn học người Hung-ga-ri. Ông cho rằng ở lĩnh vực xây dựng tiểu thuyết lịch
sử, tài năng của nhà văn bộc lộ qua việc phản ánh những nguyên nhân dẫn đến sự
thật trong trái tim con người, những sự thật mà các biến động của chúng đã bị giới
17
sử học bỏ qua: Các nhà tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử,
vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho họ sự sống, còn các cá nhân
lịch sử thì đã sống [7, 41]. Lucacs đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa tiểu thuyết lịch
sử c điển và tiểu thuyết lịch sử ngày nay ở chỗ: tiểu thuyết lịch sử ngày nay gắn bó
với những vấn đề thời sự lớn của thời hiện tại. Điểm yếu của tiểu thuyết lịch sử
ngày nay là: chỉ bước đầu nêu những dấu hiệu khởi đầu thuộc về tư tưởng làm
chuyển động thời hiện tại mà không vạch ra được những sự kiện ban đầu, cụ thể của
số phận nhân dân, điều mà trong thời kỳ c điển của nó tiểu thuyết lịch sử đã làm
được [7, 43]. Vậy cái gì là quan trọng trong tiểu thuyết lịch sử? Theo G. Lucacs,
viết tiểu thuyết không nên biến tác phẩm thành một luận văn lịch sử mang tính chất
giáo huấn và những quy chiếu lộ li u về hiện tại vì mối quan hệ sinh động với hiện
tại thể hiện ngay chính trong sự được mô tả của lịch sử, và tự nó s nói lên [7, 43].
1.2. Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Th
1.2.1. Cuộc đối đầu Việt – Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Năm 1858, cuộc xâm lược quân sự đầu tiên của Pháp chinh phục đế chế An
Nam chính thức di n ra tại Đà Nẵng. Bắt đầu từ đây là thời kỳ chinh phục và bình
định của thực dân Pháp. Không chấp nhận thân phận nô lệ, phong trào kháng Pháp
n i lên khắp nơi, từ Bắc đến Nam, nhất là Nam Kỳ. Tuy nhiên triều đình phong kiến
đi ngược lại với nguyện vọng của quần chúng và sĩ phu yêu nước. Sau thất bại của
Nguy n Tri Phương, triều đình Tự Đức đã vội vã cắt đất cầu hòa, năm 1862 - ba
tỉnh miền Đông, năm 1867 - ba tỉnh miền Tây, k các Hiệp ước Hácmăng
Harmand) năm 1883 và Patơnốt Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, gây
phẫn nộ lớn trong nhân dân. Tại Huế phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu,
đưa Hàm Nghi, dời khỏi kinh thành Huế, ra Tân Sở Quảng Trị), hạ chiếu Cần
vương tập hợp các nhân sĩ yêu nước tiếp tục chống Pháp. Hành động xuất bôn của
vua Hàm Nghi đã th i bùng phong trào đấu tranh của sĩ phu và nhân dân cả nước, sử
gọi là phong trào Cần vương. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ
thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, k o dài từ 1885 cho đến
1896. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần vương vẫn phát
18
triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Sau cái chết của Phan Đình Phùng (1895),
phong trào Cần vương gần như chấm dứt ở miền Trung. Nhưng ở miền Bắc, những
cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp di n mà tiên biểu là phong trào Yên Thế.
Đến khi hoàn thành chiến dịch bình định quân sự, Pháp chuyển sang khai
thác thuộc địa, biến Việt Nam thành xứ thuộc địa nằm trong Liên hiệp Pháp thì các
phong trào ái quốc chuyển sang một hình thái mới: yêu nước – duy tân. Đầu thế kỷ
XX, các nhà nho canh tân, tuy chủ trương đối phó với thực dân Pháp có thể khác
nhau, song đều tán thành việc cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí,
phát triển kinh tế để tự cường, với hai nhân vật đại diện là Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh9
.
Như vậy, kể từ khi thực dân Pháp xuất hiện, phong trào yêu nước ở Việt Nam
đã di n ra liên tục, thể hiện thức dân tộc, tinh thần chống ngoại xâm mạnh m .
Những đặc điểm trên đã chi phối vào sự phát triển của văn học, nhất là văn học yêu
nước chống thực dân, với khuynh hướng viết về chân dung các vị anh hùng dân tộc,
trong đó có nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
1.2.2. Diễn tiến vắn tắt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vai trò lịch sử của
Hoàng Hoa Thám qua nguồn sử liệu Pháp, Việt
1.2.2.1. Sử liệu và ghi ch p của Pháp
Theo Kh ng Đức Thiêm10
, tài liệu sớm nhất viết về cuộc khởi nghĩa Yên
Thế và thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám là cuốn “Giặc giã và thổ phỉ ở Bắc Kỳ. Quân đội
9 Những năm tiếp theo đã di n ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản
thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều t chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn,
Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bản
như Nam Đồng thư xã Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan h i tùng thư Huế); ra
nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque), An
Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá
lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu 1925), l truy điệu và để tang Phan Châu Trinh,
đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguy n An Ninh 1926). Cùng với phong trào đấu tranh
chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên
truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đ i của
điều kiện lịch sử, các phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh, và cũng rơi vào
thoái trào.
10Trong phần sử liệu và ghi ch p của người Pháp về Hoàng Hoa Thám, chúng tôi chủ yếu
dựa vào cuốn Hoàng Hoa Thám (1836 – 1913) của tác giả này.
19
chúng ta ở Yên Thế” (Pirates et rebelles au Tonkin. Nos soldats au Yen The) do đại
tá Frey, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch đánh chiếm đồn Hố Chuối di n ra từ cuối
tháng 12/1890 đến đầu tháng 1/1891) viết. Cuốn sách xuất bản tại Pari năm 1892.
Ngay trong phần mở đầu, người viết đã mô tả khá k về địa bàn và vị trí chiến lược
của vùng Yên Thế, những hoạt động chống Pháp quyết liệt cùng những chiến công,
những địa danh như: Hố Chuối, Cao Thượng, Dương Sặt, Phù Khê, nhất là khu vực
Hữu Thượng với các làng Thuống, làng Mạc, làng Vàng… mà nghĩa quân Yên Thế
đã giành được, đặc biệt trong khoảng một năm từ tháng 6/1890 đến tháng 6/1891.
Gần với thời điểm xuất hiện tài liệu ghi ch p của Frey là cuốn “Những cuộc
hành quân tại Bắc Kỳ” (Opérationns militaires au Tonkin) tác giả Chabrol - sĩ quan
Pháp xuất bản tại Paris năm 1896. Cuốn sách ghi lại quá trình xâm lược bình định
xứ Bắc Kỳ của người Pháp. Trong những ghi ch p của mình, Chabrol đã mô tả khá
k về Hoàng Hoa Thám và những hoạt động của nghĩa quân Yên Thế, trong đó
nhấn mạnh tới phạm vi và vùng ảnh hưởng của người thủ lĩnh cũng như nghĩa quân
khá rộng: Từ Bắc Giang, Bắc Ninh đến tận Hà Nội. Chabrol cho rằng vai trò thực sự
của Đề Thám được khẳng định vào năm 1894, sau cái chết của Đề Nắm và sự phản
bội của Bá Phức. Trước đó, Đề Thám chưa phải là đối tượng của người Pháp, phải
đến một loạt sự kiện như trận đánh ở Hố Chuối 18/5/1895), làng Nứa
(17/8/1894), Cầu R 22/8/2894), Ao Khuya 9/9/1894), Đề Thám bắt được hai người
Âu thì vai trò của ông mới thật sự trở thành mối lo thường xuyên của chính quyền
thực dân. Vụ bắt cóc này đã dẫn đến việc k kết ngày 23/10/1894 giữa Đề Thám và
chính quyền bảo hộ.[52, 34-35]
Nếu như cuốn sách của Chabrol có tính chất khảo cứu về giai đoạn đầu của
cuộc khởi nghĩa Yên Thế thì “Người đương thời. Đề Thám” L’homme du jour. Le
De Tham) do Maliverney, chủ bút báo Tương lai xứ Bắc Kỳ (Avenir du Tonkin),
xuất bản tại Hà Nội năm 1909 là tập hợp một khối lượng lớn tài liệu sinh động.
Trong cuốn này có những bức ảnh chụp phong cảnh Yên Thế, Đề Thám, các thủ
lĩnh nghĩa quân cùng địa thế đồn Phồn Xương. Phần đầu cuốn sách tóm tắt sơ lược
20
về nguồn gốc, tiểu sử Đề Thám và hoạt động của ông trước năm 1909. Phần hai của
cuốn sách là tập hợp đầy đủ những điện tín, bài tường thuật, hoặc những bài bình
luận ngắn của các phóng viên báo Tương lai xứ Bắc Kỳ gửi về từ Yên Thế. Phần ba
là tập hợp những bài phóng sự dài của phóng viên Rerverony gửi về từ Yên Thế
miêu tả di n biến chiến sự nơi đây. Điểm n i bật của cuốn sách này là tính cụ thể,
sinh động về hình ảnh và số liệu của quân đội Pháp khi tham gia chiến trường Yên
Thế [52, 40].
Hai mươi mốt năm sau khi phong trào nông dân Yên Thế chấm dứt, năm
1934, Bouchet, nguyên Đại lí Nhã Nam, đã cho xuất bản cuốn “Ở Bắc Kì. Cuộc đời
phiêu lưu của Hoàng Hoa Thám, tướng giặc (Au Tonkin. La vie aventureuse de
Hoang Hoa Tham, chef pirate) tại Pháp. Đây là tác phẩm trình bày khá hoàn chỉnh
về cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Tác giả cung cấp những dữ liệu về nguồn gốc Đề
Thám, nêu ra những n t cơ bản về lịch sử chính trị của đất Yên Thế trước khi có sự
xuất hiện của người Pháp. Phần còn lại của cuốn sách là tường thuật những di n biến
của cuộc khởi nghĩa Yên Thế cho đến khi Đề Thám bị hạ sát. Trong cuốn sách này
Bouchet có nhiều thư từ trao đ i giữa Hoàng Hoa Thám với người Pháp trong thời
gian hòa hoãn, những văn bản của Thống sứ Bắc Kỳ Morel hoặc Công sứ Bắc
Giang liên quan tới Hoàng Hoa Thám như: Thư của Hoàng Hoa Thám gửi giới sĩ
quan và nhà cầm quyền Pháp (12-1890), thư của Thiếu tướng Duchemin gửi toàn
quyền Đông Dương Rousseau [52, 687], Các thư của đại tá Galliéni gửi Hoàng
Hoa Thám [52, 688-690], Thư trao đổi trong năm 1908 [52, 692-694], Lời chúc
tụng nhân đại thọ của Hoàng Hoa Thám tại đền thề [52, 699-701]… Có thể nói đây
là cuốn sách chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực hơn so với các cuốn mà người Pháp
từng viết về Đề Thám trước đó [52, 42].
Cuốn “Tấn th m kịch Pháp ở Đông Dương” (La tragédie francaise en
Indochine) của Barthouet xuất bản tại Pháp năm 1948 viết về những biến động của
xã hội An Nam khi của chính quyền Pháp thiết lập chế độ thuộc địa tại đây. Chương
viết về Đề Thám là hồi ức cuộc khởi nghĩa Yên Thế khi tác giả còn phục vụ trong
quân đội Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX và tham gia vào cuộc hành quân ở
21
Yên Thế. Tác giả đã đề cập tới rất nhiều khía cạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế,
nghĩa quân, tài năng quân sự của Đề Thám và con người ông. Ông đánh giá Đề
Thám là một tên cướp có tài và có nhân cách trong cuộc đối đầu với chính quyền
thực dân.
Năm 2009, tại Pháp, nhà xuất bản L’Harmattan đã ấn hành cuốn Đề Thám
(1846-1913) - Một chiến sĩ kháng chiến chống lại chế độ thuộc địa Pháp (Le De
Tham. Un résistant vietnamien à la colonisation francaise) của Claude Gendre11
.
Tác giả là cháu của một người lính trong đội quân vi n chinh Pháp từng tham gia
chiến dịch Yên Thế. Hồi ức về cuộc chiến đã được người lính Pháp ghi lại và hơn
thế kỷ sau, cháu của ông - tức tác giả đã tập hợp, sàng lọc xếp sắp và kết nối lại
thành tác phẩm này. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách có 13 chương, tái
hiện lại toàn bộ tiểu sử người anh hùng cùng những hoạt động của nghĩa quân Yên
Thế. Đáng chú là tác giả có một cách nhìn nhận đánh giá mới về tướng quân Đề
Thám, không gọi ông một cách miệt thị là tướng cướp [13, 5-6].
Điểm qua những tài liệu ghi ch p của người Pháp về Hoàng Hoa Thám và
cuộc khởi nghĩa Yên Thế, có thể thấy số lượng không phải là ít, thái độ, cách nhìn
về nhân vật, sự kiện lịch sử này cũng không hẳn đã đồng thuận và có sự thay đ i
theo thời gian. Đặc điểm này s được trình bày rõ hơn ở những chương sau.
1.2.2.2. Sử liệu và ghi chép của Việt Nam
Viết về nhân vật lịch sử - những cá nhân có vai trò và ảnh hưởng lớn tới sự
vận động của lịch sử - với sử liệu Việt Nam đã là một truyền thống. Vì vậy, nhân
vật lịch sử Hoàng Hoa Thám tất nhiên không là ngoại lệ. Sử có, truyền thuyết dân
gian có, hồi ký có. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin được đề cập tới một
số văn bản ghi chép đã được giới nghiên cứu sử học cũng như đông đảo người dân
thừa nhận, và để tiện cho việc khảo cứu, chúng tôi xin trình bày những sử liệu này ở
hai thời điểm: trước năm 1945 và sau năm 1945.
11 Năm 2014, Nxb Thế giới đã in bản dịch tiếng Việt dịch giả Nguy n Văn Sự) của tác
phẩm này cùng với một số tư liệu khác do Trương S Hùng biên soạn thành cuốn sách có
nhan đề Đề Thám chống chế độ thuộc địa Pháp (1846-1913).
22
Trước năm 1945, ghi ch p về Hoàng Hoa Thám trong tài liệu của người Việt, sớm
nhất có thể nói là Ngục trung thư của tác giả Phan Bội Châu kể về sự kiện tìm gặp
Hoàng Hoa Thám ở Phồn Xương năm 1903. Tại đây, Phan Bội Châu được các bộ
tướng của cụ Hoàng như Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh tiếp đón và hứa s hưởng
ứng phong trào của Phan nếu Trung kỳ khởi sự. Sự kiện này được đề cập ở một số
chương của Ngục trung thư:
- Chương IV - Ra thăm Hoàng Hoa Thám rồi vô Nam kỳ
Trong chương này, Phan Bội Châu có nói vì những lí do cá nhân nên cụ Hoàng
chưa ra gặp mặt. Tuy vậy, để đáp lại thịnh ý của Giải San, Hoàng Hoa Thám đã cho
bộ tướng của mình tiếp đón, và tại đây, Phan Bội Châu đã quan sát thấy khu căn cứ
Phồn Xương được nghĩa quân Yên Thế xây dựng với đồ chiến thuật sẵn sàng.
- Chương XII – Gặp mặt Hoàng Hoa Thám kể về cuộc gặp gỡ giữa Phan Bội Châu
và Hoàng Hoa Thám trong lần thứ hai tác giả đến Phồn Xương. Cuộc gặp lần này
đã đi đến một số giao ước giữa hai vị lãnh tụ của hai phong trào yêu nước tiêu biểu
đầu thế kỷ XX12
.
Năm 1935, báo Ngày nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cử Việt Sinh và Trần
Trung Viên lên làng Chũng và làng Cao thuộc phủ Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khi đó
để gặp gỡ, khai thác tư liệu từ các thân nhân, nghĩa sĩ Hoàng Hoa Thám. Trở về Hà
Nội, Việt Sinh có phóng sự Bóng người Yên Thế, Trần Trung Viên có Cầu Vồng –
Yên Thế (hai văn bản này s được đề cập cụ thể ở những chương mục sau). Cũng
năm này Trịnh Như Tấu tự mình lên Yên Thế để khai thác tư liệu và kết quả là Bắc
Giang địa chí ra đời13
. Phần viết về Đề Thám, ngoài vay mượn những sử liệu và ghi
ch p của người Pháp xuất hiện thời bấy giờ, tác giả còn lấy từ những câu chuyện dân
gian về Hoàng Hoa Thám. Tuy nhiên quan điểm của người viết nghiêng về
12Chân dung Hoàng Hoa Thám còn trở lại một lần nữa trong tác phẩm văn chương Chân
tướng quân của Phan Bội Châu, tác phẩm này s đề cập tới ở những chương sau.
13Bắc Giang địa chí gồm sáu chương, tái hiện lại địa hình, nhân vật lịch sử và văn vật của
xứ Bắc Giang. Theo Nguy n Văn Kiệm: Bắc Giang địa chí của Trịnh Như Tấu viết vào
những năm 1930 của thế kỷ XX. Ống vốn là thư k tòa sứ Hải Dương, Bắc Giang là quê của
ông, do đó có điều kiện sưu tầm, tập hợp nhiều tài liệu cụ thể [52,17]
23
nguồn tài liệu của người Pháp. Có khả năng do là thư k của tòa sứ, nên với một
trường hợp nhạy cảm về chính trị như Hoàng Hoa Thám, ông phải giữ sự dè dặt
trong khen chê, bình luận, bày tỏ quan điểm cá nhân chăng?
Sau năm 1945 – ách cai trị thực dân chấm dứt, đặc biệt là sau 1954, việc tìm
hiểu và đánh giá về Hoàng Hoa Thám ở Việt Nam có những bước chuyển rõ rệt.
Năm 1958, Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế do nhóm các nhà sử
học Đinh Xuân Lâm, Nguy n Văn Sự, Trần Hồng Việt biên soạn là kết quả của
những đợt khai thác, sưu tầm tài liệu, hiện vật về Hoàng Hoa Thám do Ti văn hóa
tuyên truyền tỉnh Bắc Giang t chức từ 1956. Cuốn sách đã trình bày toàn diện về
cuộc khởi nghĩa Yên Thế, cung cấp những tri thức được khai thác từ nguồn tài liệu
thành văn và tài liệu tại chỗ. Vì vậy được sử dụng trong các sách giáo khoa sử học ở
mọi cấp học.
Sau sự xuất hiện của Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế là
cuốn Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám qua một số tài liệu và truyền thuyết14
của Tôn
Quang Phiệt thực hiện năm 1963. Tác giả đã thu thập nhiều nguồn tài liệu bằng
tiếng Pháp và tiếng Việt để dựng lại lai lịch Hoàng Hoa Thám. Trong lời tựa, người
viết nêu rõ: Hoàng Hoa Thám đã được đặt đúng vào địa vị xứng đáng trong lịch sử
chống Pháp của nhân dân ta , song cũng cần tìm hiểu nhiều hơn nữa về mọi khía
cạnh của nhân vật và thời đại ông [38, 12]. Cuốn sách chia làm 3 phần: phần thứ
nhất tái hiện Lai lịch Đề Thám, phần 2: Cuộc chiến đấu chống Pháp của Hoàng
Hoa Thám và phần 3: Hoàng Hoa Thám trong lịch sử chống Pháp của nhân dân
Việt Nam. Phần đánh giá về vị trí của Hoàng Hoa Thám trong lịch sử chống Pháp
của nhân dân Việt Nam, tác giả đã phân tích, lí giải vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế
tồn tại được lâu như vậy trong khi các phong trào yêu nước khác chỉ tồn tại trong
khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra những nhược điểm, như:
tính cục bộ của cuộc khởi nghĩa, thành kiến của Hoàng Hoa Thám với những người
có học mà ông thường gọi là bọn áo dài. Vì vậy, vào đầu thế kỷ XX, phong trào
14Sở Văn hóa thông tin Hà Bắc xuất bản năm 1984 - nhân dịp kỉ niệm 100 năm khởi nghĩa
Yên Thế) [38, 7]
24
Duy Tân hội, Đông Kinh nghĩa thục n i lên rầm rộ khắp cả nước, nhưng vùng Yên
Thế vẫn đứng ngoài cuộc. Tức là, Đề Thám đã không theo kịp bước tiến của thời
đại mình, mà l ra, nếu ứng xử khác đi thì có l cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn tồn tại
lâu hơn nữa.
Sau này, trong cuốn Phong trào nông dân Yên Thế chống thực dân dân Pháp
xâm lược (1884-1913) của Nguy n Văn Kiệm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội ấn hành năm 2001, tác giả cũng đồng quan điểm trên.
Cuốn Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của Kh ng Đức Thiêm xuất bản năm
2014 có thể coi là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện nhất về Hoàng
Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế. Cuốn sách có 11 chương, ngoài ra còn có phần
giới thiệu Các nguồn sử liệu về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế, và
phần phụ lục những thư từ, văn liệu liên quan đến Hoàng Hoa Thám). Ở cuốn sách
này, ngoài phần tư liệu đã được công bố trước đây, tác giả đã b sung rất nhiều điểm
mới để làm rõ thêm nhân thân, lịch sử Hoàng Hoa Thám và vùng đất Yên Thế, bối
cảnh của xã hội nói chung thời kì cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Với những phân
tích, đánh giá tỉ mỉ về yếu tố chính trị, lịch sử, xã hội liên quan trực tiếp, hoặc gián
tiếp tới di n biến phong trào nông dân Yên Thế, vị trí, vai trò của người thủ lĩnh
Hoàng Hoa Thám, công trình có thể cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh, đa
diện, có chiều sâu và giải quyết những nghi vấn vẫn còn tồn tại về nhân vật lịch sử
Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ở chương Đánh giá và luận bàn,
tác giả Kh ng Đức Thiêm đã đề xuất cách đánh giá khoa học hơn về Hoàng Hoa
Thám cũng như khởi nghĩa Yên Thế. Tranh luận với kiến của Tôn Quang Phiệt và
Nguy n Văn Kiệm về nguyên nhân thất bại của nghĩa quân Yên Thế là tính hạn hẹp,
bảo thủ, thậm chí lạc hậu trong hướng hành động… nó làm cho cuộc khởi nghĩa trở
nên thụ động và bị cô lập [52, 642], Kh ng Đức Thiêm cho rằng các tác giả chưa đặt
Hoàng Hoa Thám cũng như phong trào Yên Thế vào đúng bối cảnh lịch sử, và
nhiều sự việc xảy ra từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được đo bằng tầm thước của
những năm 50, 60 của thế kỉ XX [52, 651]. Tác giả đã đánh giá thành công của khởi
nghĩa Yên Thế ở 3 nhân tố: thứ nhất là vai trò của người lãnh đạo:
25
nhà quân sự có tài, có nhãn quan sáng suốt, phù hợp với điều kiện lịch sử đương
thời …và một người như thế mỗi thế kỉ chỉ xuất hiện một lần thôi Barthouet) [52,
644]. Thứ hai là nghĩa quân Yên Thế là một tập thể có tính kỷ luật, quả cảm và
thiện chiến, có sức chịu đựng trước khó khăn gian kh , không sợ hy sinh, được nhân
dân tin tưởng và ủng hộ. Thứ ba là cuộc khởi nghĩa không chỉ xây dựng căn cứ thủ
hiểm ở núi rừng Yên Thế, ở các xóm làng chiến đấu mà còn tạo nên các vành đai
bảo vệ Bảo Lộc), rút lui Tam Đảo) và mở rộng địa bàn hoạt động sang cả Phúc Yên.
Nhưng cuộc khởi nghĩa do Đề Thám lãnh đạo vẫn có những hạn chế nhất định, mà
một trong những hạn chế đó là cốt cách phong kiến , đặt trong bối cảnh Việt Nam
lúc đó, không thể không thất bại trước sức tấn công dồn dập và ác liệt của kẻ thù
đang ở thế áp đảo. Như vậy, tập chuyên khảo này được coi như là t ng hợp về mặt
tư liệu, đánh dấu một chặng đường trong quá trình nghiên cứu về Hoàng Hoa Thám
và cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Tiểu kết
Có thể thấy mối quan hệ lịch sử - văn chương là một hiện tượng ph biến. Ở
Việt Nam, mối quan hệ này trong thời kỳ trung đại lại càng mật thiết, bởi quan niệm
trước thuật không rạch ròi văn - sử - triết. Bên cạnh một thực tế phức tạp như vậy
của mối quan hệ lịch sử - văn chương, cả phương đông và phương Tây lại có những
quan niệm có tính l thuyết khá đặc thù về mối quan hệ này. Theo thời gian và không
gian, những l thuyết này cũng không tĩnh tại. Tác phẩm văn chương về lịch sử là
quá khứ nhìn bởi nhà văn. Lịch sử đó có thể thành phương tiện để nhà văn bộc lộ tư
tưởng, quan niệm hoặc về thời đại mình đang sống. Cũng có thể lịch sử đó là những
sự thật đã di n ra, hoặc sự thật nửa hư cấu…
Nhân vật lịch sử có thật Hoàng Hoa Thám của Việt Nam những năm cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thu hút sự quan tâm của cả hai phía Việt-Pháp và trước
hết là người Pháp, song bền bỉ thì lại là của người Việt Nam. Đó là một trong những
nguồn tư liệu quan trọng để các nhà văn phục dựng hình ảnh ông thành một nhân
vật trong nhiều tác phẩm văn chương.
26
Chƣơng 2
Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc 1945
2.1. Lƣ c thuật các phiên ản văn chƣơng Việt Nam về Hoàng Hoa Thám
Như đã nói ở phần Lịch sử vấn đề , sớm nhất trong sáng tác văn học về Hoàng
Hoa Thám là truyện Chân tướng quân của Phan Bội Châu. Truyện đăng trên Binh
sự Tạp chí ở Hàng Châu (Trung Quốc) năm 191715
. Khi vị Chân tướng quân xuất
hiện cùng là lúc tiếng trống Cần vương đã tàn lụi. Thời điểm viết Chân tướng quân
là lúc Phan Bội Châu mới ra khỏi nhà tù Quảng Đông, chưa có cơ hội trở về nước,
ông đã chọn cách dùng ngòi bút để tham gia vào phong trào ái quốc của dân tộc.
Bước sang thời kỳ Mặt trận Dân chủ, giữa những năm ba mươi của thế kỷ XX,
tinh thần dân tộc bộc lộ mạnh m và công khai trên các trang viết của các nhà văn,
nhà báo, đặc biệt là các tác giả thuộc hai trào lưu: văn học yêu nước – cách mạng và
hiện thực phê phán. Trong hai năm 1935–1936, liên tục xuất hiện các sáng tác đề tài
lịch sử16
. Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S ra đời trong
không khí đó. Truyện kể theo phong cách dân gian về cuộc đời Hoàng Hoa Thám.
Đúng như tên gọi, 20 chương của Lịch sử Quân Đề-Thám Yên-Thế phản ánh cuộc
đời Hoàng Hoa Thám từ tu i ấu thơ cho tới khi hùm thiêng Yên Thế về chốn rừng
xanh nghỉ ngơi vĩnh vi n. Không gian của truyện chủ yếu di n ra ở vùng Yên Thế và
Thái Nguyên, nơi thường xuyên di n ra những cuộc đối đầu quân sự giữa nghĩa
quân Yên Thế và chính quyền thực dân.
Không hẹn mà gặp, cũng năm này Trần Trung Viên – tác giả của bộ sách Văn
Đàn b o giám đã lên Yên Thế, vừa khảo sát thực địa, vừa ghi ch p và cho ra đời tác
15Trong các số 39, 41, 42, 43 từ tháng 9 đến tháng 11 cùng với hai tác phẩm nữa là Tái
sinh sinh và Tước Thái thiền sư, Chân tướng quân Vị tướng quân chân chính) kể về
Hoàng Hoa Thám – hùm xám của núi rừng Yên Thế.
16 Như: Nguy n Tử Siêu có Trần Nguyên chiến kỷ, Việt Thanh chiến sử, Hai Bà đánh
giặc…, Đinh Gia Thuyết có Ngọn cờ vàng; Phạm Minh Kiên có Lý Thường Kiệt, Trần
Thanh Mại có Ngô Vương Quyền; Đào Trinh Nhất có Phan Đình Phùng. Ngô Tất Tố viết
tiểu thuyết Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, …
27
phẩm Cầu vồng Yên Thế còn gọi là Truyện Đề Thám). Truyện được đăng trên Phụ
trương Ngọ báo, với 34 chương nhỏ, mỗi chương kể về một sự kiện của Đề Thám
hoặc những sự kiện liên quan trực tiếp tới Hoàng Hoa Thám. Chọn lối viết chương
hồi, ít nhiều ảnh hưởng từ lối kể của sử truyện, Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung
Viên về cơ bản lấy từ các tài liệu lịch sử liên quan đến phong trào Yên Thế của
người Pháp, nhất là hai cuốn Cuộc đời phiêu lưu của Hoàng Hoa Thám, tướng giặc
(La vie aventrireuse de Hoàng Hoa Tham, chef pirate) của A. Bonchet - đại lí Nhã
Nam, và cuốn tiểu thuyết Giặc Hoàng Hoa Thám” (Hoang Hoa Tham Pirate) của
Paul Chack đang lưu hành ở Việt Nam bấy giờ. Về cơ bản, Cầu vồng Yên Thế của
Trần Trung Viên nằm trong phạm vi của tài liệu người Pháp.
Chọn thể loại phóng sự cho câu chuyện của mình, với Bóng người Yên Thế,
Việt Sinh đã tái hiện chân dung Đề Thám qua hồi ức, kỷ niệm của những người
thân, bè bạn và người dân vùng Yên Thế. Cuộc trò chuyện với ông Hoàng Hữu Vi –
con trai còn lại của Đề Thám, bà Lí Chuột - người từng nuôi ông Hoàng Hữu Vi,
ông Thống Luận – một tướng của Đề Thám năm xưa và là bố vợ ông Hoàng Hữu Vi
đã đem lại hình dung về con người và không gian của một thời lịch sử đã qua. Hồi
ức về bóng người Yên Thế năm xưa hiện lên mỗi lúc một đậm trọng từng cuộc đối
thoại, từng bước chân của tác giả khi về thăm cảnh cũ.
Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào
Cần vương của Cố Nhi Tân xuất hiện lần đầu năm 194317
là tập hợp những câu
chuyện về các văn thân, sĩ phu yêu nước phong trào Cần vương chống Pháp vào nửa
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong phần viết về Hoàng Hoa Thám, tác giả đã
đã lựa chọn những sự kiện, những chiến công tiêu biểu cũng như thất bại của cuộc
khởi nghĩa Yên Thế để khắc họa lên chân dung lịch sử và cái chết của người anh
hùng.
Có thể nói, việc xuất hiện những phiên bản văn chương viết về Hoàng Hoa
Thám nói riêng cũng như tiểu thuyết lịch sử nói chung vào những năm 30 của thế
17Năm 1969 được cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai in lại, lưu hành ở miền Nam. Đến
năm 2015, Công ty C phần Sách Alpha đã xuất bản lại tác phẩm trong chương trình triển
khai dự án Góc nhìn sử Việt.
28
kỷ XX liên quan rất mật thiết đến tình huống xã hội bấy giờ. Đó là sự kiện Mặt trận
Bình dân tại Pháp đang thắng thế, chính sách cai trị của Pháp ở các nước thuộc địa,
trong đó có Đông Dương được nới lỏng hơn. Và những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt
và mạnh m của tư tưởng phương Tây đối với tầng lớp thanh niên – trí thức tư sản
thành thị.
2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám qua trang vi t của các nhà văn Việt Nam
2.2.1. Hoàng Hoa Thám trong tác phẩm Chân tướng quân của Phan Bội Châu
Lịch sử Việt Nam vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã phản ánh
hiện thực bi tráng của dân tộc dưới sự xâm lăng và ách đô hộ của thực dân Pháp.
Sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ bão táp đau thương ấy, nhà chí sĩ Phan Bội
Châu không thể ngồi yên. Là nhà nho tiến bộ, cùng với việc nhiều năm bôn tẩu ở
nước ngoài, đọc Tân thư, Tân văn, Phan Bội Châu tiếp thu được những luồng tư
tưởng mới mẻ, và nhận thức một cách rõ rệt về tầm quan trọng của ngòi
bút văn chương trong công cuộc vận động cách mạng.
Như đã nói ở trên, Phan Bội Châu viết Chân tướng quân trong hoàn cảnh bị
cách li với phong trào ái quốc trong nước. Trước gương hy sinh của nhiều đồng chí,
ông thấy có trách nhiệm ghi lại cho cho đời sau biết về họ: đành lấy nước mắt mài
mực, lấy máu thắm pha son, lượm những sự việc của những người đã chết trước,
chép thành quyển sách nhỏ, gồm những truyện ngắn, luôn luôn mang theo bên
mình, sớm tối đốt hương, cúi đầu cẩu khẩn, để tỏ chút lòng mãi mãi không quên
[46,6]. Chân tướng quân (viết bằng chữ Hán) in ở Trung Quốc và thành một kiểu
tài liệu tuyên truyền c động ái quốc. Như vậy có thể nói đối tượng mà tác giả hướng
tới là tầng lớp sĩ phu, trí thức - những người dẫn đạo cuộc đấu tranh cách mạng.
Trong bối cảnh khủng bố gắt gao của chính quyền thực dân với các phong trào yêu
nước bấy giờ, không khỏi có những dao động về tinh thần, Phan nhận thấy việc lấy
những nhân vật lịch sử ngay trong nước mình, mà là người cùng thời đại, để treo
gương , s có những tác động tích cực. Thứ nhất là khơi lại tinh thần đầu tranh của trí
thức, sĩ phu đang hoang mang sau thất bại của những phong trào yêu nước. Thứ hai
là gửi gắm ở họ niềm tin tưởng họ s tiếp tục là người dẫn đạo cho
29
quần chúng nhân dân, thu lại non sông của t tiên. Thứ ba, đây cũng là cách để tác
giả bày tỏ lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về
tương lai đất nước của mình.
Nếu so thời gian ra đời của truyện 1917) với khoảng thời gian kết thúc cuộc
khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám hy sinh năm 1913) thì mới vỏn vẹn có 4 năm. Kể về
nhân vật lịch sử này, Phan Bội Châu đã tựa theo mô hình truyện về thánh nhân quân
tử. Bút pháp trung đại khi viết về loại nhân vật này đều dùng kiểu phóng đại tô đậm
màu sắc thần kỳ, phi thường, đặc biệt là liệt kê một số đặc điểm phi thường về ngoại
hình và phẩm chất đạo đức, tinh thần và những năng lực khác của nhân vật
anh hùng [54, 152-153].
Về ngoại hình nhân vật, Hoàng Hoa Thám trong Chân tướng quân vẫn kế thừa
thi pháp truyền thống, đặc biệt là ở thể loại liệt truyện mà Tư Mã Thiên sử dụng
trong Sử ký. Liệt truyện thường kể sự tích một người, có kèm lời bình, đánh giá. Về
nguyên tắc, liệt truyện đòi hỏi sự chân thực, không hư cấu, chi tiết đưa vào truyện
phải nói được cái thần thái, tính cách nhân vật, hoặc mang tính dự báo về tương lai
nhân vật, hoặc thể hiện mục đích viết để truyền bá, treo gương đạo đức… Thể loại
liệt truyện là lời kể toàn bộ, có đầu đuôi cho nên người ta thường chú đến gia thế,
với quan niệm phúc ấm, đến đạo đức, theo quan niệm cương thường, đến sự nghiệp
quá trình thành đạt trong cuộc đời. Ở liệt truyện cũng chú
khắc họa một vài n t tính cách tiêu biểu nhưng với thái độ nghiêm chỉnh, sùng
kính, người viết có thể có mặt nhưng tự kiềm chế, giữ thái độ khách quan, tôn trọng
với nhân vật, có bình luận, nhưng phải hết sức gọn, hầu như bằng một số thuật ngữ
xếp loại định sẵn hay bằng cách dùng điển tích, gây liên tưởng đến một hình ảnh có
sẵn trong sử sách [19, 174]. So sánh với liệt truyện truyền thống, người đọc có thể
thấy nhiều điểm tương đồng trong cách viết truyện của Phan Bội Châu khi mô tả
hình thể, tướng mạo khác người của nhân vật: Tướng quân thân hình to lớn, bước
đi rắn chắc nhưng nhẹ nhàng không có tiếng động. Nằm ngồi đều không rời súng
đạn, chỉ nhìn qua cũng biết là một vị h tướng ; tính nết can đảm, tài trí, có thể bắt gà
của người ta giữa ban ngày mà không ai biết [46, 20]. Tả hình nhưng để tả thần,
30
chân dung, tính cách, tài năng nhân vật đã bộc lộ được thần thái khác người, khẳng
định tài trí, sự nhanh nhẹn của Hoàng Hoa Thám. Chẳng hạn như động cơ bắt gà
của nhân vật: Bắt được bao nhiêu gà, đều đem cả về cho các bạn chăn trâu, rồi cùng
tụ họp nhau nấu nướng cùng ăn với nhau rất vui vẻ… Ngài thường nói: Gà của nhà
giàu nuôi là để cung phụng cho bọn anh em chúng tôi, nếu anh em không đòi hỏi,
thì tôi lấy làm gì [46, 21]. Qua đó, tác giả nhấn mạnh phẩm chất nghĩa hiệp của
người anh hùng từ thủa nhỏ.
Về xuất thân của nhân vật, nếu các tác giả thời trung đại chú trọng khắc họa sự
xuất thân mang nhiều yếu tố phi thường, kỳ vĩ, khi qua đời thường hiển thánh, thì
truyện Chân tướng quân có cách viết mới mẻ hơn. Để đem lại tính khách quan, tác
giả đã miêu tả qua lời kể của người khác: Trong thôn có một cụ lão nông đã ngoài
bảy mươi tu i, tính tình chất phác, lại biết rất cặn k nhiều chuyện về tướng
quân…tôi hỏi thăm cụ về chuyện gia đình của tướng quân… [46, 20]. Qua lời kể
của lão nông, xuất thân của người anh hùng Hoàng Hoa Thám không hoàn toàn kỳ
bí, phi thường: Người mới sinh ra đã mất cha, ..mẹ thì nghèo kh , lưu lạc tới đây,
nương tựa vào nhà họ Hoàng… 6 tu i mẹ chết, cha nuôi cũng chết, bơ vơ côi cút, đi
ở chăn trâu, nhà nghèo không có khả năng đi học… [46, 20]. Các nhân vật anh
hùng trong văn chương quá khứ thường bộc lộ tài năng thiên phú , đặc biệt là khả
năng ứng đối nhanh nhẹn, qua thơ văn có thể đánh giá được phẩm chất và năng lực
của nhân vật. Còn với Hoàng Hoa Thám thì là một vị Chân tướng quân mà không
biết được một chữ quèn [46, 20]. Nhân vật Đề Thám của Phan Bội Châu, theo cách
mô tả đó, có những n t gần gũi với các nhân vật người anh hùng xuất thân bình dị
như Thánh Gióng, Thạch Sanh, của người Việt, Đăm Săn của người Ê-đê, Đăm-rơ-
tít của người Cà tu….
Lai lịch của Hoàng Hoa Thám được thuật lại theo lời kể của nhân vật trong
truyện. Qua đó, tiểu sử của Hoàng Hoa Thám hiện ra đan xen giữa các yếu tố thực –
hư. Yếu tố hư ở đây có thể hiểu là hư cấu , truyền thuyết hóa nhân vật bằng những
chi tiết khác thường xuất chúng. Kể về hoàn cảnh xuất thân của người anh hùng, tác
giả vừa miêu tả vừa so sánh: Dòng dõi cao quí phỏng có thiếu gì, ông
31
này là bậc danh nho đương thời, kẻ kia là bậc trâm anh thế phiệt. Song ngày nay,
không biết bao nhiêu kẻ đã lúc nhúc quỳ lạy trước quân giặc, xưng hô quân giặc là
trời, là Hoàng đế. Mà một vị tướng quân oanh liệt hiên ngang chống giặc trong mấy
mươi năm n i tiếng anh hùng, lại là một con nhà nghèo kh côi cút! Họ tự khoác lác
khoe khoang là dòng dõi quí quyền, là tầng lớp học thức, họ có biết trong thế gian
này còn có chuyện đáng h thẹn không? [46, 20]. Người anh hùng Hoàng Hoa Thám
hội tụ những phẩm chất cao quý nhất là tinh thần căm thù giặc, yêu nước, cương
quyết táo bạo, chịu đựng gian kh và sẵn sàng hy sinh: Khi tướng quân tu i
đã mười năm thì vứt bỏ roi trâu, cởi áo tơi đến mộ quân…làm một tên lính trơn. Khi
gặp địch thì xông lên trước ch m được nhiều giặc. Chưa đầy nửa năm đã được thăng
lên chức đầu mục. Một năm sau được thăng chức bang tá, có thể tự chỉ huy được
một cánh quân, gặp giặc giao chiến một mình, có thể đảm đương được một mặt
phòng ngự. Chủ soái rất yêu tài năng của tướng quân phong làm chức đề đốc. [46,
22]. Tài năng mưu trí của vị thủ lĩnh được tác giả ngợi ca bằng thái độ ngưỡng mộ,
tôn sùng: Mỗi khi tướng quân ra trận, phần nhiều lấy mưu trí thắng kẻ địch. Tướng
quân có thể vào ngay chỗ hiểm trở để dò la tình hình địch, lại biết dánh vào những
lúc địch bất ngờ, cho nên có thể lấy ít đánh nhiều. Tướng quân lại có tài bắn không
sai một phát nào, quân giặc gặp phải là chạy dài và bảo nhau tránh mũi quân của
tướng quân [46, 23]. Hoặc Tướng quân có tài cướp trận, thu được rất nhiều súng
đạn của quân địch, nhờ đó mà duy trì được song cũng bị su t chết không biết bao
nhiêu lần. Khi ăn, lúc ngủ, gươm súng vẫn sẵn sàng bên minh, cùng mấy ngàn quân
thân tín chia sẻ nỗi bùi ngọt đắng cay [46, 24].
Bên cạnh đó, tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu có nhiều thay đ i so với
truyền thống. Thay vì coi trung quân là ái quốc, Phan Bội Châu dùng nghĩa đồng
chủng, đồng bào; và do đó coi đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh của công cuộc
cứu nước. Từ đó, quan niệm về người anh hùng của Phan Bội Châu cũng khác
trước: không mang những đặc điểm siêu phàm với những mô típ như: Rồng vàng ,
H đen , khỉ trắng hay vầng hào quang , ánh sáng đỏ …; cũng không phải cứ ra quân
là bách chiến, bách thắng . Người anh hùng của Phan Bội Châu cũng có kẻ
32
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam
Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam

More Related Content

Similar to Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam

Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămJada Harber
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.com
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.comNgôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.com
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxdinhhailoan01
 
Lịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt namLịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt namdoanduchanh85
 

Similar to Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam (20)

Luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.doc
Luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.docLuận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.doc
Luận văn thạc sĩ Triết học Tư tưởng nhân sinh của minh mạng.doc
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
 
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂMLuận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tốTh s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
 
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
 
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - MôngLuận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
 
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.com
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.comNgôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.com
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở việt namtruonghocso.com
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Lịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt namLịch sử báo chí việt nam
Lịch sử báo chí việt nam
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Luận văn: Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ****** HOÀNG THỊ HIÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬ HOÀNG HOA THÁM TRONG CÁC SÁNG TÁC VĂN HỌC TRƢỚC NĂM 1945 TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN CHẤT LƯỢNG WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ****** HOÀNG THỊ HIÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬ HOÀNG HOA THÁM TRONG CÁC SÁNG TÁC VĂN HỌC TRƢỚC NĂM 1945 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN HẢI YẾN Hà Nội- 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Hải Yến. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Thị Hiên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để có được những thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tâm, chu đáo từ phía TS Trần Hải Yến. Cô đã tận tình hướng dẫn cách trình bày, giải quyết vấn đề để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn cô! Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, những người đã nhiệt tình giảng dạy để tôi hoàn thành tốt khóa học và luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Hiên
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................... 2 2.1. Văn liệu Việt Nam về Hoàng Hoa Thám ....................................................... 2 2.2. Văn liệu của người Pháp về Hoàng Hoa Thám ............................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 4 4. Phạm vi đề tài .................................................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5 NỘI UNG ................................................................................................................ 6 Chƣơng 1. Cơ sở lý thu t và th c ti n ................................................................... 6 1.1. Lịch sử vào văn chƣơng: th c t [Việt Nam] và những quan niệm .......... 6 1.1.1. Sơ lược về diễn trình tự sự lịch sử của văn học Việt Nam ............................ 6 1.1.2. Quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn chương .................................. 11 1.2. Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Th ........................................ 18 1.2.1. Cuộc đối đầu Việt – Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ............... 18 1.2.2. Diễn tiến vắn tắt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vai trò lịch sử của Hoàng Hoa Thám qua nguồn sử liệu Pháp, Việt .................................................. 19 Chƣơng 2. Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc 1945 ........................................................................................................................... 27 2.1. Lƣ c thuật các phiên ản văn chƣơng Việt Nam về Hoàng Hoa Thám . 27 2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám qua trang vi t của các nhà văn Việt Nam .... 29 2.2.1. Hoàng Hoa Thám trong tác phẩm Chân tướng quân của Phan Bội Châu ............................................................................................................... 29 2.2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S .............................................................................................. 36 2.2.3. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên ............................................................................................................. 41
  • 6. 2.2.5. Chân dung Hoàng Hoa Thám trong Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương của Cố Nhi Tân ........................................................................................................................ 49 Chƣơng 3. Văn chƣơng và chủ nghĩa dân tộc thời th c dân .............................. 56 3.1. Sự khác biệt sử - văn, Pháp - Việt trong chân dung Hoàng Hoa Thám trước 1945 ....................................................................................................................... 56 3.1.1. Sự khác biệt sử - văn ................................................................................... 56 3.1.2. Khác biệt trong hai cách nhìn Pháp - Việt ................................................. 61 3.2. Một kháng cự bằng văn chương .................................................................. 67 3.2.1. Văn chương thời chủ nghĩa thực dân ......................................................... 67 3.2.2. Sự kháng cự của các tác gi văn học dân tộc thời kì thực dân .................. 71 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cũng như hầu hết các nền văn hóa của văn minh nhân loại, lịch sử và văn học Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đặc điểm này có thể thấy rõ ở thời kì trung đại, khi mà quan niệm văn sử triết bất phân của văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng mạnh m đến văn học nước nhà. Sang thời hiện đại, chịu tác động của quan niệm phương Tây, văn chương nghệ thuật có vị trí độc lập hơn. Cả lịch sử lẫn văn chương đều có cuộc sống của riêng mình, song mối quan hệ qua lại vẫn tồn tại với những đường n t dần thay đ i. Sáng tạo văn học về đề tài lịch sử thường xuất hiện như một cách làm sống lại những giá trị tinh thần, những kinh nghiệm sống của dân tộc theo cách nhìn của từng nhà văn. Vì vậy, quan hệ giữa hiện thực lịch sử và hư cấu trở thành một vấn đề thường gặp trong thực ti n sáng tác và đời sống l luận phê bình hiện đại. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế n ra vào những năm cuối thế kỷ XIX và mười năm đầu thế kỷ XX là phong trào khởi nghĩa k o dài nhất kể từ khi thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam (1858). X t về lịch sử, cuộc khởi nghĩa này đã trở thành sự kiện chuyển giao đặc biệt quan trọng của lịch sử Việt Nam. Theo thống kê của Kh ng Đức Thiêm thì cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã trải dài tới hơn 20 đời T ng trú sứ và Toàn quyền Đông Dương, nếu kể cả quyền T ng trú sứ thì con số lên tới 26 vị kể từ năm 1884 – 1913 [52, 15]. Tên tu i Hoàng Hoa Thám (hay Đề Thám) đã xuất hiện trong ghi ch p của các chí sĩ yêu nước đương thời và cả đối thủ của họ là thực dân Pháp. Cũng theo t ng kết của Kh ng Đức Thiêm thì đã có tới hàng trăm đầu sách được xuất bản sớm nhất vào năm 1888 và muộn nhất vào năm 2009 đề cập tới cuộc khởi nghĩa này [52, 16], và điều ngạc nhiên là phần lớn tác giả là các sĩ quan Pháp và các nhà thực dân [52, 16]. Đồng thời, cách phản ánh về nhân vật này cũng không thống nhất, do quyền lợi dân tộc, chính trị khác biệt nhau. Như vậy, hiện tượng Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo có thể coi là một trường hợp điển hình để khảo sát mối quan hệ giữa lịch sử và văn học, tìm hiểu chủ nghĩa dân tộc ái quốc) trong sáng tác văn học. Đó là những lý do 1
  • 8. để người viết lựa chọn đề tài Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong sáng tác văn học Việt Nam trước năm 1945 cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử vấn đề Bắt nguồn từ thực tế lịch sử, hầu hết các tác phẩm văn chương đều phản ánh những biến cố đã qua nhưng được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của tác giả. Như trên đã nói, Hoàng Hoa Thám là một nhân vật lịch sử đặc biệt, con người này đã khiến cho người Pháp phải đau đầu trong suốt ba thập kỷ chinh phạt xứ An Nam; còn với người dân Việt Nam, ông là niềm tự hào của lịch sử thời cận hiện đại. Vì vậy, những tư liệu về ông rất đầy đặn, từ cả hai phía Việt Nam và Pháp, tuy nhiên dạng sử liệu nhiều hơn. Trong khuôn kh mã ngành của đề tài luận văn, chúng tôi s nhìn lại những tư liệu mang sắc thái văn chương (văn liệu) như sau: 2.1. Văn liệu Việt Nam về Hoàng Hoa Thám Được coi sớm nhất là truyện Chân tướng quân của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Truyện Chân tướng quân được đăng tải trên tờ Binh sự Tạp chí ở Hàng Châu (Chiết Giang – Trung Quốc), trong ba số báo 41-43) từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1917. Tác phẩm không đơn giản là một thuật sự lịch sử về thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế mà còn là một khắc họa nghệ thuật. Sau Phan Bội Châu, vào những năm 30 của thế kỉ XX, còn có một số tác giả khác tìm hiểu và viết về Hoàng Hoa Thám. Có những cuộc khảo sát, thăm dò thực địa để cho ra đời các bài phóng sự, tiểu thuyết lịch sử về Hoàng Hoa Thám. Cuốn Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S, do nhà in Nhất Nam xuất bản năm 1935 nằm trong loại đề tài này. Cũng trong năm 1935, còn có hai tác phẩm nữa ra đời, đó là truyện Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên in trên Phụ trương Ngọ báo, và bài phóng sự dài của Việt Sinh có tiêu đề Bóng người Yên Thế in hai số liên tiếp trên Ngày Nay - một tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Vào năm 1943, Cố Nhi Tân bút danh của Phùng Tất Đắc) đã viết tập “Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương”. Đây là những câu chuyện kể về các sĩ phu, văn thân của phong trào Cần Vương, dung lượng cuốn 2
  • 9. sách không lớn (khoảng trên 150 trang, theo bản in mới, năm 2015) nhưng có đến 1/3 số trang viết về Hoàng Hoa Thám. Sau 1945 nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám tiếp tục xuất hiện nhưng đều thuộc phần nghiên cứu lịch sử hoặc mảng ấn phẩm dạng giáo khoa thư lịch sử dành cho thiếu nhi1 . Phải từ hai thập niên cuối của thế kỷ XX, Đề Thám mới trở lại trong sáng tác của nhà văn đương đại. Có thể kể ra đây tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” của Nguyên Hồng 2 tập, tập 1- 1981, tập 2 - 1993); truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” (2001) của Nguy n Huy Thiệp; tiểu thuyết “Người trăm năm cũ” (2009) của Hoàng Khởi Phong; Hồn thiêng sông núi (2010) của Hoàng Tiến; hoặc 4 tập tiểu thuyết Rừng thiêng Yên Thế (2013) của Huy Cờ... Như vậy có thể thấy rằng Hoàng Hoa Thám là một trong số các nhân vật lịch sử được các nhà văn quan tâm trong suốt thời kỳ dài trên một thế kỉ, dù không liên tục, và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đánh giá các sáng tác nói trên. Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào xâu chuỗi những sáng tác văn học liên quan tới nhân vật lịch sử này thành một đề tài chuyên sâu. 2.2. Văn liệu của người Pháp về Hoàng Hoa Thám Theo nguồn tài liệu của Kh ng Đức Thiêm [52], cuốn Giặc Hoàng Hoa Thám (Hoàng Hoa Tham Pirate) của Paul Chack, xuất bản tại Pháp năm 1933 là một trong những cuốn sách đầu tiên viết bằng phong cách văn chương về Hoàng Hoa Thám. Cuốn sách này có 6 phần, 44 chương, được viết dưới dạng tiểu thuyết tái hiện toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế và chân dung của Hoàng Hoa Thám. Là tác phẩm viết về nhân vật lịch sử Việt Nam nhưng ngôn ngữ là tiếng Pháp nên tác phẩm này mới chỉ được giới sử học Việt Nam biết đến sơ bộ; còn với đời sống văn chương đọc, đánh giá, phẩm bình) ở Việt Nam nó vẫn là đối tượng xa lạ. Trong tình hình đó, tư liệu này cũng s được dẫn dụng trong luận văn ở mức độ nhất định với mục đích làm sáng tỏ thêm cho nguồn văn liệu Việt. 1 Tra cứu trên website của Thư viện Quốc gia Việt Nam http://103.23.144.229/opac/) có thể thấy ngay những đầu sách này. 3
  • 10. 3. Mục đích nghiên cứu - Luận văn tìm hiểu cách thức kết hợp, xử l tư liệu lịch sử và hư cấu trong sáng tác văn học cũng như đặc điểm của việc hình dung, phác họa nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong văn chương trước 1945. - Chỉ r a những t ương đồng vàkhácbi ệt t r ong cá ch nhì n củangười Pháp và người Việt về Hoàng Hoa Thám cũng như cuộc khởi nghĩa Yên Thế, và l giải hiện tượng này với tư cách những biểu đạt tinh thần dân tộc từ một vài gợi của các nghiên cứu văn chương thời thực dân. 4. Phạm vi đề tài Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành đọc, khảo sát các tác phẩm sau: - Chân tướng quân của Phan Bội Châu - Tự phán của Phan Bội Châu - Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên - Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế2 của Ngô Tất Tố và L.T.S - Bóng người Yên Thế của Việt Sinh - Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương của Cố Nhi Tân Ngoài những tác phẩm chính này, chúng tôi còn tham khảo thêm các tác phẩm viết về Hoàng Hoa Thám sau 1945 ví dụ Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng, Mưa Nhã Nam của Nguy n Huy Thiệp, Người trăm năm cũ của Hoàng Khởi Phong, Rừng thiêng Yên Thế của Huy Cờ…3 ) và một số bản dịch từ tư liệu của 2 Trên bản in Microfilm tại thư viện Quốc gia về tác phẩm này chúng tôi thấy như sau: tên sách đầy đủ là "Lịch sử Quân Đề-Thám Yến-Thế", có thêm dòng phụ chú dưới tên sách là "Viết theo cuộc điều tra rất k ". Sách được in thành từng quyển gọi là số , 20 số), nhưng đánh số trang liên tiếp, t ng cộng 320 trang. Tên sách thống nhất ở tất cả các quyển, nhưng dòng chữ chạy phía trên trang thì lại ghi khác nhau, từ quyển tức số) 1 đến 8 ghi "Quân Đề Thám", từ quyển 9 đến 20 ghi "Lịch sử Đề Thám". Đấy là l do sau này tác phẩm được nhắc đến bằng những cái tên khác nhau. Sách do Nhật Nam thư quán ấn hành năm 1935. Ngoài bản in Microfilm, chúng tôi còn sử dụng cả bản trích từ Tuyển tập Ngô Tất Tố, tập 1 của Phan Cự Đệ, xuất bản năm 1977. 3 Xin xem thông tin về tác phẩm này tại http://nhandan.com.vn/vanhoa/nghe-doc- xem/item/25070902-bo-su-thi-ve-khoi-nghia-yen-the.html 4
  • 11. người Pháp viết về Hoàng Hoa Thám để có thêm những đối sánh giúp nhìn nhận đối tượng nghiên cứu chính xác hơn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp văn học sử s là cách tiếp cận quán xuyến toàn bộ luận văn. Ngoài ra chúng tôi s sử dụng thêm cách nhìn văn hoá học hoặc liên ngành để đối tượng nghiên cứu có thể được bộc lộ đầy đủ hơn. Việc phân tích chi tiết trong luận văn s được thực hiện bằng các thao tác phân tích tác phẩm theo thể loại. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng thêm một số thao tác như: so sánh, bình luận, khảo sát, thống kê, phân loại và t ng hợp. 6. Đóng góp của luận văn - Chỉ ra những đan xen giữa lịch sử và văn học trong nhân vật Hoàng Hoa Thám, tức là phương thức ứng xử của các nhà văn trước 1945 đối với nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám. - Chỉ ra sự khác biệt trong cách nhìn Pháp - Việt về nhân vật Hoàng Hoa Thám. - Góp phần làm rõ thêm một số phương diện của l thuyết về tiểu thuyết lịch sử và nguyên l sáng tạo văn học từ nguyên mẫu đến lịch sử. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, K t luận và Thƣ mục tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thu t và th c ti n Chƣơng 2: Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc 1945 Chƣơng 3: Văn chƣơng và chủ nghĩa dân tộc thời th c dân 5
  • 12. NỘI UNG Chƣơng 1 Cơ sở lý thu t và th c ti n 1.1. Lịch sử vào văn chƣơng: th c t [Việt Nam] và những quan niệm 1.1.1. Sơ lược về diễn trình tự sự lịch sử của văn học Việt Nam Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và cứu nước. Kể từ khi có chữ viết, những sự kiện lớn lao của lịch sử đã được các tác giả trí thức Nho giáo phản ánh trong những trang viết của mình. Thời nhà Hồ đầu thế kỷ XV, trong đề tựa cho cuốn Nam Ông mộng lục, Hồ Nguyên Trừng viết: Sách Luận ngữ từng nói: trong xóm mươi nhà, thế nào cũng có người trung tín như Khâu này vậy , huống hồ nhân vật cõi Nam Giao từ xưa đã đông đúc, l nào vì ở nơi hẻo lánh mà vội cho là không có nhân tài! Trong lời nói việc làm, trong tài năng của người xưa có nhiều điều khả thủ, chỉ vì qua cơn binh lửa, sách vở bị cháy, thành ra những điều đó bị mất cả, không còn ai được nghe, há chẳng tiếc lắm sao? Nghĩ tới điểm này, tôi thường tìm ghi những việc cũ, nhưng thấy mất mát gần hết, trong trăm phần chỉ còn được một hai, bèn góp lại thành một tập sách, đặt tên là “Nam Ông mộng lục”, phòng khi có người đọc tới; một là để biểu dương các mẩu việc thiện của người xưa, hai là cung cấp những điều mới lạ cho người quân tử … [33, 4]. Truyền thống viết dị văn là khuynh hướng thẩm m chi phối sáng tác văn xuôi trung đại toàn khu vực đồng văn như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… Ở Việt Nam, từ thế kỷ X đến XIV, đã có nhiều tác phẩm kể chuyện quái dị như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục… Song, lối viết dị văn của Nam Ông mộng lục chỉ chiếm 20% (6/31 thiên), phần còn lại 25 thiên), Hồ Nguyên Trừng viết về người thật, việc thật bởi ông muốn chứng minh rằng mộng Nam Ông là hiện thực 100%, chỉ có điều nó là k ức4 . Nam Ông mộng lục 4Một số truyện về các nhân vật lịch sử của Nam Ông mộng lục: 1. Nghệ vương thủy mạt: Chuyện vua Trần Nghệ Tông. 2. Trúc Lâm thị tịch: Chuyện về sự băng hà của vua Trần Nhân Tông, hiệu Trúc Lâm 3. Phụ đức trinh minh: Chuyện vợ vua Trần Duệ Tông đi tu. 4. Đức tất hữu vị: Chuyện vua Trần Minh Tông lên làm vua. 6
  • 13. được viết qua trí nhớ, trong đó có những tình tiết câu chuyện được trình bày theo ngòi bút hư cấu nghệ thuật. Như vậy, trước thuật này đã được xây dựng không phải trong tinh thần nhất thiết lệ thuộc vào chính sử, mà là một b sung cho chính sử, dựa vào kinh nghiệm cá nhân và phần nào hư cấu tự do nảy sinh trên cơ sở kinh nghiệm ấy của người sáng tác. Theo cách nói của người xưa, phận sự của sử là truyền tín , qu ở chân ; phận sự của tiểu thuyết là truyền kỳ qu ở huy n ; ngòi bút của sử là thực lục , của tiểu thuyết là hư bút . Tóm lại, sử là thực mà tiểu thuyết là hư [33, 8, số 3], hoặc sử dừng lại ở chuyện đời thường, còn tiểu thuyết lại có thể vươn tới những miền bí ẩn mà con người ít biết hoặc chưa biết [33, 9, số 3]. Như nhiều nghiên cứu đã khẳng định do vấn đề văn tự, phải đến cuối thế kỷ XVII, văn xuôi về lịch sử Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện dưới dạng tiểu thuyết với Nam triều công nghiệp diễn chí. Tác giả Trần Nghĩa trong quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam đã sưu tầm được 37 tác phẩm và phân ra 7 loại, dựa trên nội dung và bút pháp miêu tả gồm: tiểu thuyết bút k , tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết công án, tiểu thuyết di m tình và tiểu thuyết du k [33, 11, số 3]. Về nội dung, phản ánh những bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đất nước có các cuốn như Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoan Châu ký, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt Long hưng chí, Việt Lam xuân thu…. và Trùng quang tâm sử. Về nghệ thuật, tác giả Trần Nghĩa chia ra làm hai nhóm: nhóm lấy việc tả thực làm chính gồm tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết bút k , và nhóm lấy việc hư cấu làm chính gồm tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết chí quái, tiểu thuyết công án, tiểu 5. Tổ linh định mệnh: Chuyện về linh hồn vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho cháu là Trần Minh Tông 6. Văn táng khí tuyệt: Chuyện về vua Trần Thái Tông qua đời. 7. Văn Trinh ngạnh trực: Sự cương trực của Chu Văn An. 8. Thi thán chí quân: Kể việc Trần Nguyên Đán làm thơ tự thán để can gián vua. 7
  • 14. thuyết di m tình. Nhóm tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết bút k có đặc điểm lấy sử thực làm gốc, nhưng không bê nguyên xi lịch sử mà phải có sự cân nhắc, chọn lọc gia công nghệ thuật mặt khác cũng tham khảo nguồn kể từ dân gian để b sung thêm, làm cho câu chuyện đậm đà hơi thở cuộc sống [33, 12, số 4] hay nói khác đi là bản thân lịch sử được tái hiện một cách nghệ thuật. Ở phương thức trần thuật, hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đều trình bày theo kiểu chương hồi. Toàn bộ câu chuyện được tách ra làm nhiều hồi hoặc tiết có quan hệ kh p mở , vừa gián cách, vừa liên tục, hợp lại mà thành [33, 15, số 4]. Bên cạnh đó còn có những đoạn đặt ở đầu, giữa hoặc cuối mỗi hồi nhằm giải thích hoặc đánh giá nội dung sự kiện, nhân vật Đầu thế kỷ XX, lịch sử lại trở thành một đề tài nóng trong đời sống văn học dân tộc. Mở đầu là tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Kỳ vào những năm 20 – 30. Tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ có hai dạng chính, xuất hiện ở hai giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu có tính chất ngoại sử , khi sáng tác, lịch sử được dùng như cái nền để tác giả đi sâu vào miêu tả đời sống riêng tư cá nhân của nhân vật không có thật trong lịch sử. Nghệ thuật miêu tả vẫn chưa ra khỏi lối văn chương hồi, kết cấu đơn tuyến, ngôn ngữ biền ngẫu, kết thúc có hậu. Tiêu biểu cho loại này là tác phẩm Oán hồng quần Phùng Kim Huê ngoại sử, Tô Huệ Nhi ngoại sử của Lê Hoằng Mưu. Giai đoạn sau là dã sử , nhân vật chính của tác phẩm là những nhân vật lịch sử có thật, sống động cụ thể, đầy đủ tính cách của con người bình thường, được nhìn nhận và miêu tả từ nhiều phạm trù đối lập, qua đó khích lệ lòng yêu nước, hay chứa đựng những bài học về đạo l sâu sắc. Tiêu biểu cho loại này là các tác phẩm như Việt Nam Lê Thái Tổ của Nguy n Chánh Sắt, Giọt máu chung tình của Tân Dân Tử, Việt Nam anh kiệt, Việt Nam Lý trung hưng của Phạm Minh Kiên, Ngọn cờ vàng của Đinh Gia Thuyết. Nguy n Tử Siêu là tác giả viết nhiều tiểu thuyết lịch sử hơn cả, ý nguyện của ông là bồi đắp được chút đỉnh về cái quan niệm đối với T quốc , nhắc mọi người nhớ đến cái nghĩa vụ đối với đất nước Hai Bà đánh giặc)5 . Tiểu 5 Nguy n Huệ Chi và Vũ Thanh trong bài Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ đã lưu tới không khí thời đại có ảnh hưởng 8
  • 15. thuyết lịch sử ra đời một mặt do nhu cầu tinh thần của công chúng đương thời, mặt khác là do yêu cầu của sự đa dạng hóa về đề tài và chủng loại trong tiến trình hiện đại hóa văn học. Tuy nhiên, vẫn có thể nhận thấy những ảnh hưởng vẫn còn rất đậm của tiểu thuyết c điển Trung Hoa từ ngôn ngữ, kết cấu cho đến cách xây dựng nhân vật. Nhận x t về hiện tượng này, Phan Mạnh Hùng đã lí giải: yêu cầu thực tế sáng tác đòi hỏi văn học hướng tới tầng lớp bình dân là những người lao động bình thường trong xã hội, vốn đã quen thuộc với đề tài trung, hiếu, tiết nghĩa , ở hiền gặp lành của văn học truyền thống. Tâm lí phóng khoáng, thích phiêu lưu mạo hiểm, trung thực nghĩa khí là những vấn đề phản ánh trong nội dung của truyện Tàu. Điều đó cho thấy tại sao có phong trào đọc tiểu thuyết Tàu rộng rãi như vậy ở Nam Kỳ, những truyện này phần lớn là tiểu thuyết lịch sử [18]. Tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Kỳ đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của loại hình tiểu thuyết lịch sử đầu thế kỉ XX, mà đáng kể nhất là sự thay đ i trong quan niệm sáng tác nghệ thuật của nhà văn, quan niệm về con người, khi mà các tác giả đã chú nhiều đến yếu tố đời tư, chất đời thường của nhân vật lịch sử. Tân Dân Tử đã nhấn mạnh tính chất đời tư của nhân vật, quyền năng hư cấu trên sự thật lịch sử của nhà văn: Lịch sử đại lược chỉ tóm tắt những sự kiện lớn lao mà không nói cặn k những sự mảy mún. Còn lịch sử tiểu thuyết thì nói đủ cả… Lịch sử đại lược có nói nhơn vật sơn xuyên, quốc gia hưng phế mà không tả trạng mạo ngữ ngôn, không tả tính tình phong cảnh. Còn lịch sử tiểu thuyết thì tả đủ… khiến cho kẻ đọc ấy d cảm xúc vào lòng, vào trí tựa Gia Long tẩu quốc), nhà văn Nguy n Triệu Luật cho rằng: Nhà viết lịch sử tiểu thuyết không cần theo ph p của sử học, không cần có sự thật. Tác giả chỉ phải tưởng tượng ra… một câu chuyện có thể có ở một thời đại, rồi đem chuyện ấy lồng vào khung thời đại ấy . Ở Bắc Kỳ, người dành nhiều tâm huyết cho tiểu thuyết lịch sử có thể kể đến tác giả Nguy n Huy Tưởng với An Tư, Đêm hội Long trì, Bắc Sơn... Khác với các nhà tới sự lựa chọn tiểu thuyết lịch sử của Nguy n Tử Siêu nói riêng và của các nhà văn Nam Kỳ bấy giờ: đó là mong muốn được nói lên khát vọng của cả một dân tộc muốn tìm lại hồn nước, muốn tiếp nối tiếng gọi hồn nước từng một thời cất lên sôi n i với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đông Kinh nghĩa Thục… [5]. 9
  • 16. văn lãng mạn khác, Nguy n Huy Tưởng viết về lịch sử không phải để trốn vào lịch sử, mà khai thác lịch sử từ góc độ hiện thực lịch sử đương thời và phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Còn các nhà văn hiện thực lại bám sát sự kiện lịch sử và tham khảo thêm các nguồn dã sử. Giai đoạn 1945–1975, tiểu thuyết lịch sử có chững lại, nhường chỗ cho các tác phẩm theo khuynh hướng sáng tác hiện thực đi vào cuộc sống kháng chiến và hiện thực xã hội chủ nghĩa hoặc mang âm hưởng sử thi đáp ứng yêu cầu cách mạng hóa văn học. Đặc điểm của tiểu thuyết thời kỳ này là nhân vật quần chúng trở thành trung tâm phản ánh, lối viết thoát khỏi hình thức chương hồi, ít yếu tố hư cấu để tạo nên những nhân vật lịch sử mang âm hưởng thời đại, có khả năng c vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu. Sau 1975, đặc biệt là từ thời kỳ đ i mới từ 1986 đến nay), tiểu thuyết lịch sử nhanh chóng chiếm một vị trí quan trọng với những bộ tiểu thuyết cỡ lớn và các tác giả chuyên sâu như Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng, Hồ Quý Ly của Nguy n Xuân Khánh, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Hội thề của Nguy n Quang Thân, Sông Côn mùa lũ của Nguy n Mộng Giác vv… Điều đáng lưu nhất trong tự sự lịch sử thời kỳ này là sự đa dạng quan niệm viết: Thứ nhất là quan niệm tiểu thuyết lịch sử là sự phục hiện lịch sử bằng nghệ thuật, nghĩa là người viết chi tiết hóa lịch sử bằng những chi tiết hoàn toàn có thật, tác giả dùng trí tưởng tượng để tái tạo, còn sáng tạo chỉ xuất hiện với điều kiện là phải có l , có thể xảy ra. Thứ hai là quan niệm lịch sử chỉ là cái đinh để các tác giả treo tác phẩm của mình, có nghĩa là lịch sử chỉ là cái cớ để nhà văn hư cấu truyện hoàn toàn không có thật, thậm chí trái ngược với lịch sử, nhằm gửi gắm những thông điệp của mình về con người và xã hội nhiều khi không liên quan gì đến lịch sử được kể. Thứ a là quan niệm trung thành với lịch sử là trung thành với b n chất của sự kiện lịch sử, của nhân vật lịch sử trên những n t chính để nhà văn có toàn quyền hư cấu. Có thể nói tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này đã dành không gian rộng rãi cho hư cấu nghệ thuật của nhà văn, nhất là những trang miêu tả đời tư và tâm l , tính cách nhân vật. Không chỉ cách tân về phương thức tái hiện, các tác giả đã không còn xem việc sáng tạo văn 10
  • 17. chương chỉ là quá trình di n xướng lịch sử. Thậm chí có những tác phẩm còn đi giải thiêng lịch sử, giải thiêng nhân vật, gi u nhại, đụng chạm đến thần tượng lịch sử như trường hợp Nguy n Huy Thiệp, Nguy n Quang Thân, Võ Thị Hảo… Như vậy, trong chặng đường vận động, phát triển của mình, việc viết tiểu thuyết lịch sử đã trải qua những thay đ i, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thời đại và quan niệm về mối quan hệ sự thật - hư cấu trong viết về lịch sử, quan niệm về chức năng của tiểu thuyết lịch sử. 1.1.2. Quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu văn chương Trong khu vực các nước thuộc văn hoá chữ Hán thời trung đại, việc ch p sử được coi như một kiểu trước thuật không phân biệt với văn chương. Tư Mã Thiên, người thời Tây Hán đã xác định công việc của người ch p sử như sau: Tôi chỉ thuật lại chuyện xưa, sắp đặt lại các chuyện trong đời chứ có phải là sáng tác đâu [32, 15]. Theo ông, người viết sử cần có thái độ nghiêm túc, khách quan, tôn trọng sự thật. Cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên trên 52 vạn chữ, 130 thiên, xếp loại các thông tin thành 5 phần khác nhau: B n kỷ, Biểu, Thư, Thế gia và Liệt truyện. Phần B n kỷ dành cho bậc đế vương. Phần Liệt truyện đề cập đến nhiều nhân vật, từ thường dân đến qu tộc, hoặc các nhân vật quan trọng như Lão Tử, Mặc Tử, Tôn Tử, Kinh Kha, v.v... Ở Việt Nam, đời Trần Thái Tông, Lê Văn Hưu soạn Đại Việt sử ký. Sang đến đời Lê Thánh Tông, Ngô S Liên cùng với Kiều Phú và Vũ Quỳnh dựa trên những nguồn tư liệu còn sót lại, tham khảo, sưu tầm thêm chính sử, dã sử, ngọc phả mà sắp xếp tu chỉnh cho khoa học hơn, soạn ra bộ Đại Việt Sử ký toàn thư. Trong Tựa sách Đại Việt Sử ký ngoại kỷ toàn thư, Ngô S Liên viết: Sử để ghi ch p việc, mà việc hay dở dùng làm gương răn cho đời sau , khi dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư lên vua Lê Thánh Tông, ông cũng nêu rõ quan điểm của mình: Ngày xưa có sử làm tin, điển lớn của nước, để ch p quốc thống lúc ly lúc hợp, để tỏ trị hóa khi thịnh khi suy. Là muốn treo gương răn cho đời sau, há chỉ tỏ rõ cơ vi về dĩ vãng. Tất phải khen chê mọi điều hay dở, thì người sau mới biết khuyên răn, tất phải nghiên cứu tốn nhiều tâm thần, thì trước thuật mới có giá trị, không thể làm cẩu thả, không thể 11
  • 18. nói d dàng và công việc của nhà ch p sử là cốt cho thiết thực gọn gàng, bỏ hết rườm rà hoa m …ch p đủ công việc vua tôi các triều, x t rõ nguồn gốc xưa nay của trị loạn… [14, 20]. Như vậy, với các nhà ch p sử, quan điểm của họ là tôn trọng sự thực, dùng truyện đời trước để răn đời sau. Song như trên đã nói, thể văn sử và văn truyện ban đầu chưa có ranh giới rạch ròi. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, tác giả ch p theo lối biên niên, nhưng thỉnh thoảng lại viết khá dài theo kiểu truyện, ví dụ như truyện các vua sáng lập ra triều đại mình như L Công Uẩn, Trần Thái Tông… Sang địa hạt sáng tác văn chương, quan niệm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí đã trở thành kim chỉ nam cho các tác giả là nhà nho. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguy n Lộc viết: Quan niệm văn học của Nho giáo biểu hiện một cách tập trung trong hai mệnh đề cơ bản là văn dĩ t i đạo và thi dĩ ngôn chí... Thực ra nói hai mệnh đề nhưng tựu trung vẫn là một. Bởi vì trong thời gian khá dài, người ta vẫn chưa có phân biệt cụ thể giữa văn và thơ… Chí ở đây thực chất cũng chính là đạo [24, 182]. Đặt trong bối cảnh ấy, chúng ta có thể hiểu cách viết sử cũng như sáng tác văn học thời trung đại. Thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI tình hình trên có những thay đ i. Biểu hiện rõ nhất là qua các cuộc tranh luận xoay quanh mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu văn chương, sự khác nhau trong nhiệm vụ của nhà viết sử và người viết tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ giữa sự kiện lịch sử và vai trò của hư cấu nghệ thuật, tiểu thuyết lịch sử và nhiệm vụ soi sáng những vấn đề của đời sống hiện đại, sự đồng cảm của nhà văn với các nhân vật lịch sử và thời đại lịch sử… Trong giới hạn của luận văn, người viết tạm phác thảo lại một số cuộc tranh luận tiêu biểu: Năm 1957, trong đời sống văn học Việt đã di n ra cuộc tranh luận xung quanh cuốn tiểu thuyết Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng xoay quanh vấn đề: các đảng viên Tiên Sơn là những người yêu nước hay là những kẻ đi ngược lại với xu thế của lịch sử? Khi viết cuốn tiểu thuyết này, Khái Hưng đã dựa vào hai nguồn: tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái và tư liệu về cuộc đời của Phạm Thái, tác giả của Sơ kính tân trang. Điều đáng nói ở đây là Khái Hưng giữ nguyên quan điểm chính thống tôn phò nhà Lê của các tác giả Ngô gia văn phái, đồng thời 12
  • 19. kết hợp với quan niệm sáng tác của trường phái lãng mạn. Vì vậy, ông đã l tưởng hóa những nhân vật trẻ tu i của mình trong đảng Tiêu Sơn, miêu tả họ như những anh hùng l tưởng. Nhà thơ Tú Mỡ đã đề cao lòng yêu nước của đảng viên Tiêu Sơn trong việc phò Lê, chống Tây Sơn: Trong quãng đời ấy, họ đã tận tụy hy sinh cho một l tưởng: lòng yêu nước…lòng trung thành, chí khẳng khái, cái nhiệt tình và tinh thần dũng cảm của họ đáng mến phục… [9, 176]. Còn Hoài Thanh cho rằng sai lầm chính của Khái Hưng là đã ca ngợi một bọn phong kiến suy tàn hoàn toàn không có tư cách gì đại biểu cho chính nghĩa và ca ngợi bọn phò Lê mạt chống Tây Sơn, Khái Hưng bất chấp cả sự thật lịch sử…Đối với một quyển tiểu thuyết lịch sử thì đó là một sự tùy tiện quá đáng, nhất là những sự thật lịch sử này giờ đây lại quá hiển nhiên 6 . Đồng quan điểm ấy, Phan Cự Đệ nêu rõ: Sự thực những hành động của đám tráng sĩ, tôi trung nhà Lê trong việc phò Lê Chiêu Thống chống Tây Sơn đã đi ngược lại xu thế của lịch sử [9, 176-177]. Cả Hoài Thanh và Phan Cự Đệ đều không chấp nhận cách viết của Khái Hưng, trong khi Tú Mỡ đánh giá cao tính lí tưởng của những nhân vật trong truyện. Quá trình tranh luận ấy họ không chú tới một vấn đề phức tạp hơn: các đảng viên Tiêu Sơn ít nhiều mang màu sắc tâm trạng của con người hiện đại thời kỳ 1930–1945. Những nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn chính là thế giới tâm hồn của nghệ sĩ, phát ngôn cho suy nghĩ cảm xúc chủ quan của tác giả, là một thứ chân dung tác giả . Phạm Thái trong lịch sử vừa mang giấc mộng anh hùng, lại vừa có phong thái của một nghệ sĩ, vừa là khách chinh phu lại vừa là khách tình si. Nhân vật lãng mạn này phù hợp với tâm trạng của một lớp thanh niên sau khi cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng bị tan vỡ. Không làm được anh hùng ngoài đời thì làm anh hùng trong mộng tưởng. Tiêu Sơn tráng sĩ vì thế mượn lịch sử để chuyển tải tâm sự của một lớp nhà văn lãng mạn mang khát vọng giải phóng khỏi những định kiến, quy phạm cả trong cuộc sống [và có thể cả quan niệm nghệ thuật]. 6 Hoài Thanh 1982), Đánh giá nhân sinh quan Tiêu Sơn tráng sĩ trong Tuyển tập Hoài Thanh, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.309-310. 13
  • 20. Cũng liên quan tới cuốn Hoàng Lê nhất thống chí, năm 1973-1974, trên Tạp chí Văn học và Tạp chí Triết học di n ra cuộc tranh luận giữa các tác giả Vũ Đức Phúc và Lê S Thắng về các vấn đề: Ngô Thì Nhậm có thật sự là một quân sư xuất chúng của dưới triều đại Quang Trung? Nguy n Thiếp là nhân vật lịch sử như thế nào? Lê Sĩ Thắng đánh giá cao hai nhân vật Ngô Thì Nhậm và Nguy n Thiếp, coi đó là những con người toàn tài, đức cao vọng trọng. Phản đối lại điều đó, nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc cho rằng cần đánh giá và nhìn nhận một cách đúng đắn hơn về vai trò của Ngô Thì Nhậm trong mối quan hệ với Tây Sơn. Từ một số phân tích7 , Vũ Đức Phúc đề xuất đừng quá tin vào những chỗ hư cấu của Hoàng Lê nhất thống chí và cần phải nghiên cứu lịch sử với một tinh thần phê phán sáng suốt, đừng quá tin ở tiểu thuyết [40, 129] . Trong cuộc tranh luận này, có thể thấy Vũ Đức Phúc đã đứng ở góc độ của nhà sử học, ông yêu cầu một sự chính xác, công bằng, khách quan khi đánh giá các nhân vật lịch sử trong quá khứ. Vậy Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn chương hay một văn bản lịch sử? Nguy n Lộc - trong công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX - đã nhận định: Hoàng Lê nhất thống chí viết về những sự kiện lịch sử, lại chịu ảnh hưởng lối tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, vì vậy nên nhiều nhà nghiên cứu hay lầm lẫn, cho đó là tiểu thuyết lịch sử giống như Tam quốc, Thủy hử của Trung Quốc. Thực ra, nếu đi sâu vào đặc trưng kết cấu nghệ thuật của nó, không thể gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử được, mà phải gọi nó là một tác phẩm k sự lịch sử mới đúng [22, 254]. Để làm sáng tỏ kiến của mình, Nguy n Lộc phân tích: Nói đến tiểu thuyết lịch sử là nói đến tưởng tượng, đến hư cấu nghệ thuật… Vấn đề quan trọng đối với nhà tiểu thuyết lịch sử là ở chỗ hư cấu như thế nào để không phá vỡ tính logic của lịch sử… Người viết tiểu thuyết lịch sử không bắt buộc phải trung thành với tiểu thuyết lịch sử ở cả những chi tiết nhỏ nhất của nó, 7 Tác giả lưu : đó là cuốn sách của họ Ngô nên những điều ca ngợi Ngô Thì Nhậm, đồng thời dè bỉu các tướng lĩnh khác của Tây Sơn như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân càng khiến chúng ta phải cảnh giác [40, 107]. Đối với nhân vật lịch sử Nguy n Thiếp, Vũ Đức Phúc thẳng thắn bày tỏ: Ông ta là một ông già trung hậu, hiền lành, hơi thiển cận, vô tài. Một con người bình thường, trong một lúc nào đó, có ít công với Tây Sơn… [40, 129]. 14
  • 21. mà chỉ đòi hỏi họ phản ánh trung thực bản chất của lịch sử và quá trình phát triển khách quan của nó. Hoàng Lê nhất thống chí không phải là tác phẩm được sáng tác theo một quan niệm như vậy. Các tác giả… viết về những sự kiện lịch sử vừa mới xảy ra chứ không phải những sự kiện lịch sử xa xưa. Tất cả con người, năm tháng, sự kiện ở đây đều có thực, chính xác, tác giả cố ghi ch p một cách trung thành mà không bịa đặt điều gì [22, 255]. Những băn khoăn về thể loại của Hoàng Lê nhất thống chí vẫn chưa ngã ngũ khi B.L. Riptin, nhà nghiên cứu người Nga trong bài Hoàng Lê nhất thống chí và truyền thống của tiểu thuyết Viễn đông8 lại cho rằng gọi tác phẩm này là cuốn ký sự lịch sử là không thật thỏa đáng. Dựa trên việc phân tích đặc trưng của tiểu thuyết, lịch sử, ảnh hưởng và mối quan hệ của văn xuôi vùng Vi n đông, tác giả kết luận: Hoàng Lê nhất thống chí không phải là một bản ghi ch p có tính chất biên niên và một tác phẩm k sự, mà là một cuốn tiểu thuyết do các tác giả họ Ngô viết về những sự kiện mà họ chính là những người được chứng kiến và tham gia vào đó . Vào thập niên 80, 90 của thế kỉ XX, một lần nữa sáng tác về đề tài lịch sử lại gây sóng khi Nguy n Huy Thiệp cho ra đời một loạt những tác phẩm như Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa, Mưa Nhã Nam… viết về các nhân vật lịch sử trong quá khứ như Nguy n Thị Lộ, Nguy n Trãi, Quang Trung, Gia Long, Hoàng Hoa Thám… Những tranh luận về các tác phẩm này đã được Phạm Xuân Nguyên tập hợp trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp với hai xu hướng chính: Thứ nhất, xu hướng phản đối, phủ nhận, chỉ trích và lên án các truyện lịch sử của Nguy n Huy Thiệp. Hầu hết các bài viết này không chấp nhận việc hư cấu các nhân vật lịch sử một cách tuỳ tiện . Đó không chỉ là việc hạ bệ thần tượng mà tác giả còn bị gán cho cái tội làm cho diện mạo lịch sử m o mó đi , xúc phạm tới danh dự dân tộc . Những triết học lịch sử trong truyện của Nguy n Huy Thiệp chỉ là bằng chứng rõ rệt về sự nhận thức phiến diện, về một trình độ học vấn chưa đầy đủ… Tạ Ngọc Li n), hay là một cách bắn súng lục vào quá khứ Nguy n Thu Ái, Viết như thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ), là kẻ đang chạy theo một cái mốt dị dạng và 8Tạp chí Văn học số 2, 1984, 31-41. 15
  • 22. xúc phạm nghiêm trọng tới lịch sử và người đọc Vũ Phan Nguyên, Ba lần đọcPhẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp). Thứ hai, có thể coi là xu hướng ủng hộ, chấp nhận lối hư cấu lịchsử của Nguy n Huy Thiệp như một sự cách tân trong k thuật viết, phân biệt một cách rõ ràng đọc văn phải khác với sử . Ở đây, thay vì mô tả hiện thựcsự thật làmột hiện thựcnghệ thuật gi định, thay vì nhận thức kinh nghiệm lịch sử là tâm tưởng bổ sung một cách hình dung mới về nhân vật và diện mạo lịch sử. Một điều d nhận thấy là những người tâm đắc với các sáng tác của Nguy n Huy Thiệp tuy chưa phân tích, làm rõ các khía cạnh cách tân trongk thuật kể chuyện một cáchcó hệ thống song rất đề cao những cái mới trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả và thái độ vinh danh độc giả như một chủ thể tiếp nhận độc lập. Còn Trương Hồng Quang và Nguy n Mai Xuân, trong kiến tranh luận với Tạ Ngọc Li n về truyện ngắn Vàng lửa đã cho rằng: Tạ Ngọc Li n đại diện cho một lối dùng toàn bộ lịch sử để biện hộ cho các vấn đề đạo đức, nói đúng hơn là những ảo tưởng về đạo đức [36, 229]. Cùng ý kiến trên, Văn Tâm nhận định Nguy n Huy Thiệp không viết những tác phẩm truyện k để minh họa sử k giáo khoa thư với yêu cầu chân thực lịch sử thông thường [36, 292], mà đưa vào tác phẩm của mình vô số những chi tiết huyền thoại hoang đường và đó là kết quả của bút pháp mang cảm hứng huyền thoại mạnh m [36, 293-296]. Có thể thấy sự bất đồng kiến không nhằm khẳng định hay phủ nhận tài năng của Nguy n Huy Thiệp mà tập trung vào các vấn đề: hư cấu – sự thật lịch sử, chính – tà trong nhân vật lịch sử. Đó là một trong những biểu hiện của sự cách tân văn học thời kỳ mới. Mỗi tín hiệu trong văn bản văn chương nghệ thuật có khả năng không đơn nhất. Một nhân vật lịch sử không nhất thiết là một hình ảnh toàn bích. Đồng thời, việc khám phá và l giải lịch sử bằng cái nhìn của cá nhân tác giả cũng khiến cho lịch sử trong tác phẩm văn chương s không trùng khớp với một số quan niệm vốn có của cộng đồng. Vào đầu thế kỉ XXI, tiểu thuyết lịch sử của Nguy n Xuân Khánh cũng trở thành hiện tượng trong phê bình văn học. Bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006), Đội gạo lên chùa 2011) đã tạo nên dấu ấn đặc sắc trong đời 16
  • 23. sống tiểu thuyết đương đại Việt Nam, mà vấn đề tranh luận tập trung vào tiểu thuyết Hồ Qu Ly. Ngày 15/10/2012, Viện Văn học đã t chức bu i tọa đàm với chủ đề “Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh”. Nhà nghiên cứu Phạm Toàn mở đầu tọa đàm với việc phân định lại khái niệm "lịch sử", "khoa học lịch sử" và "tiểu thuyết lịch sử". Ông cho rằng, lịch sử là người câm đã đi mất. Người làm khoa học lịch sử cũng chỉ là người ghi ch p lại theo quan điểm của cá nhân họ. Chỉ có người nghệ sĩ là chạm đến những khát vọng của lịch sử, khơi mở những vấn đề ẩn khuất và lay động con người [57]. Ý kiến của Phạm Toàn là để xác lập một ranh giới tự do cho các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, loại trừ những tranh cãi về tính đúng - sai, sự thật - hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử. Trần Đình Sử cho rằng, Nguyễn Xuân Khánh là người có tư tưởng riêng chứ không minh họa cho tư tưởng nào khác. Ông viết lịch sử là để viết về con người, về những giá trị nhân văn trong đời sống. Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa cho biết, ông nhìn thấy ở Nguy n Xuân Khánh sự đ i mới tác phẩm tự sự từ nguyên tắc sử thi trước 1975 sang nguyên tắc của tiểu thuyết. Đó là, thay vì "ôn lại" những câu chuyện mà ai cũng biết của một cộng đồng lớn để chuyển sang câu chuyện của mình, về mình [57]. Còn chính tác giả Nguy n Xuân Khánh thì chia sẻ ông không viết với tư cách một người truyền giáo, mà chỉ giới thiệu một lối sống trong thời hiện đại. Cũng như thế, lịch sử chỉ là cái đinh treo để nhà văn bày tỏ những cái nhìn về cuộc sống [57]. Nhìn lại những cuộc tranh luận trên, có thể thấy có hai khuynh hướng quan niệm: một là coi văn chương là mô hình phản ánh hiện thực, tức là đòi hỏi văn học nghệ thuật phải theo sát và trung thực với thực tế; hai là nhìn văn học như một hình thức nghệ thuật để chiêm nghiệm và suy tư về hiện thực. Theo quan niệm thứ hai này, văn học có thể và có quyền độc lập nhất định với thực tế, với sự thật lịch sử. Thực chất đây là những vấn đề đã được đúc kết căn bản trong công trình Tiểu thuyết lịch sử viết trong hai năm 1936, 1937) của G. Lucacs – triết gia, nhà văn, nhà phê bình văn học người Hung-ga-ri. Ông cho rằng ở lĩnh vực xây dựng tiểu thuyết lịch sử, tài năng của nhà văn bộc lộ qua việc phản ánh những nguyên nhân dẫn đến sự thật trong trái tim con người, những sự thật mà các biến động của chúng đã bị giới 17
  • 24. sử học bỏ qua: Các nhà tiểu thuyết lịch sử phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử, vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho họ sự sống, còn các cá nhân lịch sử thì đã sống [7, 41]. Lucacs đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa tiểu thuyết lịch sử c điển và tiểu thuyết lịch sử ngày nay ở chỗ: tiểu thuyết lịch sử ngày nay gắn bó với những vấn đề thời sự lớn của thời hiện tại. Điểm yếu của tiểu thuyết lịch sử ngày nay là: chỉ bước đầu nêu những dấu hiệu khởi đầu thuộc về tư tưởng làm chuyển động thời hiện tại mà không vạch ra được những sự kiện ban đầu, cụ thể của số phận nhân dân, điều mà trong thời kỳ c điển của nó tiểu thuyết lịch sử đã làm được [7, 43]. Vậy cái gì là quan trọng trong tiểu thuyết lịch sử? Theo G. Lucacs, viết tiểu thuyết không nên biến tác phẩm thành một luận văn lịch sử mang tính chất giáo huấn và những quy chiếu lộ li u về hiện tại vì mối quan hệ sinh động với hiện tại thể hiện ngay chính trong sự được mô tả của lịch sử, và tự nó s nói lên [7, 43]. 1.2. Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Th 1.2.1. Cuộc đối đầu Việt – Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Năm 1858, cuộc xâm lược quân sự đầu tiên của Pháp chinh phục đế chế An Nam chính thức di n ra tại Đà Nẵng. Bắt đầu từ đây là thời kỳ chinh phục và bình định của thực dân Pháp. Không chấp nhận thân phận nô lệ, phong trào kháng Pháp n i lên khắp nơi, từ Bắc đến Nam, nhất là Nam Kỳ. Tuy nhiên triều đình phong kiến đi ngược lại với nguyện vọng của quần chúng và sĩ phu yêu nước. Sau thất bại của Nguy n Tri Phương, triều đình Tự Đức đã vội vã cắt đất cầu hòa, năm 1862 - ba tỉnh miền Đông, năm 1867 - ba tỉnh miền Tây, k các Hiệp ước Hácmăng Harmand) năm 1883 và Patơnốt Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, gây phẫn nộ lớn trong nhân dân. Tại Huế phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, đưa Hàm Nghi, dời khỏi kinh thành Huế, ra Tân Sở Quảng Trị), hạ chiếu Cần vương tập hợp các nhân sĩ yêu nước tiếp tục chống Pháp. Hành động xuất bôn của vua Hàm Nghi đã th i bùng phong trào đấu tranh của sĩ phu và nhân dân cả nước, sử gọi là phong trào Cần vương. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, k o dài từ 1885 cho đến 1896. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần vương vẫn phát 18
  • 25. triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Sau cái chết của Phan Đình Phùng (1895), phong trào Cần vương gần như chấm dứt ở miền Trung. Nhưng ở miền Bắc, những cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp di n mà tiên biểu là phong trào Yên Thế. Đến khi hoàn thành chiến dịch bình định quân sự, Pháp chuyển sang khai thác thuộc địa, biến Việt Nam thành xứ thuộc địa nằm trong Liên hiệp Pháp thì các phong trào ái quốc chuyển sang một hình thái mới: yêu nước – duy tân. Đầu thế kỷ XX, các nhà nho canh tân, tuy chủ trương đối phó với thực dân Pháp có thể khác nhau, song đều tán thành việc cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế để tự cường, với hai nhân vật đại diện là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh9 . Như vậy, kể từ khi thực dân Pháp xuất hiện, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã di n ra liên tục, thể hiện thức dân tộc, tinh thần chống ngoại xâm mạnh m . Những đặc điểm trên đã chi phối vào sự phát triển của văn học, nhất là văn học yêu nước chống thực dân, với khuynh hướng viết về chân dung các vị anh hùng dân tộc, trong đó có nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 1.2.2. Diễn tiến vắn tắt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vai trò lịch sử của Hoàng Hoa Thám qua nguồn sử liệu Pháp, Việt 1.2.2.1. Sử liệu và ghi ch p của Pháp Theo Kh ng Đức Thiêm10 , tài liệu sớm nhất viết về cuộc khởi nghĩa Yên Thế và thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám là cuốn “Giặc giã và thổ phỉ ở Bắc Kỳ. Quân đội 9 Những năm tiếp theo đã di n ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều t chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan h i tùng thư Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu 1925), l truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguy n An Ninh 1926). Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đ i của điều kiện lịch sử, các phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh, và cũng rơi vào thoái trào. 10Trong phần sử liệu và ghi ch p của người Pháp về Hoàng Hoa Thám, chúng tôi chủ yếu dựa vào cuốn Hoàng Hoa Thám (1836 – 1913) của tác giả này. 19
  • 26. chúng ta ở Yên Thế” (Pirates et rebelles au Tonkin. Nos soldats au Yen The) do đại tá Frey, người trực tiếp chỉ huy chiến dịch đánh chiếm đồn Hố Chuối di n ra từ cuối tháng 12/1890 đến đầu tháng 1/1891) viết. Cuốn sách xuất bản tại Pari năm 1892. Ngay trong phần mở đầu, người viết đã mô tả khá k về địa bàn và vị trí chiến lược của vùng Yên Thế, những hoạt động chống Pháp quyết liệt cùng những chiến công, những địa danh như: Hố Chuối, Cao Thượng, Dương Sặt, Phù Khê, nhất là khu vực Hữu Thượng với các làng Thuống, làng Mạc, làng Vàng… mà nghĩa quân Yên Thế đã giành được, đặc biệt trong khoảng một năm từ tháng 6/1890 đến tháng 6/1891. Gần với thời điểm xuất hiện tài liệu ghi ch p của Frey là cuốn “Những cuộc hành quân tại Bắc Kỳ” (Opérationns militaires au Tonkin) tác giả Chabrol - sĩ quan Pháp xuất bản tại Paris năm 1896. Cuốn sách ghi lại quá trình xâm lược bình định xứ Bắc Kỳ của người Pháp. Trong những ghi ch p của mình, Chabrol đã mô tả khá k về Hoàng Hoa Thám và những hoạt động của nghĩa quân Yên Thế, trong đó nhấn mạnh tới phạm vi và vùng ảnh hưởng của người thủ lĩnh cũng như nghĩa quân khá rộng: Từ Bắc Giang, Bắc Ninh đến tận Hà Nội. Chabrol cho rằng vai trò thực sự của Đề Thám được khẳng định vào năm 1894, sau cái chết của Đề Nắm và sự phản bội của Bá Phức. Trước đó, Đề Thám chưa phải là đối tượng của người Pháp, phải đến một loạt sự kiện như trận đánh ở Hố Chuối 18/5/1895), làng Nứa (17/8/1894), Cầu R 22/8/2894), Ao Khuya 9/9/1894), Đề Thám bắt được hai người Âu thì vai trò của ông mới thật sự trở thành mối lo thường xuyên của chính quyền thực dân. Vụ bắt cóc này đã dẫn đến việc k kết ngày 23/10/1894 giữa Đề Thám và chính quyền bảo hộ.[52, 34-35] Nếu như cuốn sách của Chabrol có tính chất khảo cứu về giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế thì “Người đương thời. Đề Thám” L’homme du jour. Le De Tham) do Maliverney, chủ bút báo Tương lai xứ Bắc Kỳ (Avenir du Tonkin), xuất bản tại Hà Nội năm 1909 là tập hợp một khối lượng lớn tài liệu sinh động. Trong cuốn này có những bức ảnh chụp phong cảnh Yên Thế, Đề Thám, các thủ lĩnh nghĩa quân cùng địa thế đồn Phồn Xương. Phần đầu cuốn sách tóm tắt sơ lược 20
  • 27. về nguồn gốc, tiểu sử Đề Thám và hoạt động của ông trước năm 1909. Phần hai của cuốn sách là tập hợp đầy đủ những điện tín, bài tường thuật, hoặc những bài bình luận ngắn của các phóng viên báo Tương lai xứ Bắc Kỳ gửi về từ Yên Thế. Phần ba là tập hợp những bài phóng sự dài của phóng viên Rerverony gửi về từ Yên Thế miêu tả di n biến chiến sự nơi đây. Điểm n i bật của cuốn sách này là tính cụ thể, sinh động về hình ảnh và số liệu của quân đội Pháp khi tham gia chiến trường Yên Thế [52, 40]. Hai mươi mốt năm sau khi phong trào nông dân Yên Thế chấm dứt, năm 1934, Bouchet, nguyên Đại lí Nhã Nam, đã cho xuất bản cuốn “Ở Bắc Kì. Cuộc đời phiêu lưu của Hoàng Hoa Thám, tướng giặc (Au Tonkin. La vie aventureuse de Hoang Hoa Tham, chef pirate) tại Pháp. Đây là tác phẩm trình bày khá hoàn chỉnh về cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Tác giả cung cấp những dữ liệu về nguồn gốc Đề Thám, nêu ra những n t cơ bản về lịch sử chính trị của đất Yên Thế trước khi có sự xuất hiện của người Pháp. Phần còn lại của cuốn sách là tường thuật những di n biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế cho đến khi Đề Thám bị hạ sát. Trong cuốn sách này Bouchet có nhiều thư từ trao đ i giữa Hoàng Hoa Thám với người Pháp trong thời gian hòa hoãn, những văn bản của Thống sứ Bắc Kỳ Morel hoặc Công sứ Bắc Giang liên quan tới Hoàng Hoa Thám như: Thư của Hoàng Hoa Thám gửi giới sĩ quan và nhà cầm quyền Pháp (12-1890), thư của Thiếu tướng Duchemin gửi toàn quyền Đông Dương Rousseau [52, 687], Các thư của đại tá Galliéni gửi Hoàng Hoa Thám [52, 688-690], Thư trao đổi trong năm 1908 [52, 692-694], Lời chúc tụng nhân đại thọ của Hoàng Hoa Thám tại đền thề [52, 699-701]… Có thể nói đây là cuốn sách chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực hơn so với các cuốn mà người Pháp từng viết về Đề Thám trước đó [52, 42]. Cuốn “Tấn th m kịch Pháp ở Đông Dương” (La tragédie francaise en Indochine) của Barthouet xuất bản tại Pháp năm 1948 viết về những biến động của xã hội An Nam khi của chính quyền Pháp thiết lập chế độ thuộc địa tại đây. Chương viết về Đề Thám là hồi ức cuộc khởi nghĩa Yên Thế khi tác giả còn phục vụ trong quân đội Pháp vào những năm đầu thế kỷ XX và tham gia vào cuộc hành quân ở 21
  • 28. Yên Thế. Tác giả đã đề cập tới rất nhiều khía cạnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế, nghĩa quân, tài năng quân sự của Đề Thám và con người ông. Ông đánh giá Đề Thám là một tên cướp có tài và có nhân cách trong cuộc đối đầu với chính quyền thực dân. Năm 2009, tại Pháp, nhà xuất bản L’Harmattan đã ấn hành cuốn Đề Thám (1846-1913) - Một chiến sĩ kháng chiến chống lại chế độ thuộc địa Pháp (Le De Tham. Un résistant vietnamien à la colonisation francaise) của Claude Gendre11 . Tác giả là cháu của một người lính trong đội quân vi n chinh Pháp từng tham gia chiến dịch Yên Thế. Hồi ức về cuộc chiến đã được người lính Pháp ghi lại và hơn thế kỷ sau, cháu của ông - tức tác giả đã tập hợp, sàng lọc xếp sắp và kết nối lại thành tác phẩm này. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cuốn sách có 13 chương, tái hiện lại toàn bộ tiểu sử người anh hùng cùng những hoạt động của nghĩa quân Yên Thế. Đáng chú là tác giả có một cách nhìn nhận đánh giá mới về tướng quân Đề Thám, không gọi ông một cách miệt thị là tướng cướp [13, 5-6]. Điểm qua những tài liệu ghi ch p của người Pháp về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế, có thể thấy số lượng không phải là ít, thái độ, cách nhìn về nhân vật, sự kiện lịch sử này cũng không hẳn đã đồng thuận và có sự thay đ i theo thời gian. Đặc điểm này s được trình bày rõ hơn ở những chương sau. 1.2.2.2. Sử liệu và ghi chép của Việt Nam Viết về nhân vật lịch sử - những cá nhân có vai trò và ảnh hưởng lớn tới sự vận động của lịch sử - với sử liệu Việt Nam đã là một truyền thống. Vì vậy, nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám tất nhiên không là ngoại lệ. Sử có, truyền thuyết dân gian có, hồi ký có. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin được đề cập tới một số văn bản ghi chép đã được giới nghiên cứu sử học cũng như đông đảo người dân thừa nhận, và để tiện cho việc khảo cứu, chúng tôi xin trình bày những sử liệu này ở hai thời điểm: trước năm 1945 và sau năm 1945. 11 Năm 2014, Nxb Thế giới đã in bản dịch tiếng Việt dịch giả Nguy n Văn Sự) của tác phẩm này cùng với một số tư liệu khác do Trương S Hùng biên soạn thành cuốn sách có nhan đề Đề Thám chống chế độ thuộc địa Pháp (1846-1913). 22
  • 29. Trước năm 1945, ghi ch p về Hoàng Hoa Thám trong tài liệu của người Việt, sớm nhất có thể nói là Ngục trung thư của tác giả Phan Bội Châu kể về sự kiện tìm gặp Hoàng Hoa Thám ở Phồn Xương năm 1903. Tại đây, Phan Bội Châu được các bộ tướng của cụ Hoàng như Cả Trọng, Cả Dinh, Cả Huỳnh tiếp đón và hứa s hưởng ứng phong trào của Phan nếu Trung kỳ khởi sự. Sự kiện này được đề cập ở một số chương của Ngục trung thư: - Chương IV - Ra thăm Hoàng Hoa Thám rồi vô Nam kỳ Trong chương này, Phan Bội Châu có nói vì những lí do cá nhân nên cụ Hoàng chưa ra gặp mặt. Tuy vậy, để đáp lại thịnh ý của Giải San, Hoàng Hoa Thám đã cho bộ tướng của mình tiếp đón, và tại đây, Phan Bội Châu đã quan sát thấy khu căn cứ Phồn Xương được nghĩa quân Yên Thế xây dựng với đồ chiến thuật sẵn sàng. - Chương XII – Gặp mặt Hoàng Hoa Thám kể về cuộc gặp gỡ giữa Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám trong lần thứ hai tác giả đến Phồn Xương. Cuộc gặp lần này đã đi đến một số giao ước giữa hai vị lãnh tụ của hai phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX12 . Năm 1935, báo Ngày nay của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cử Việt Sinh và Trần Trung Viên lên làng Chũng và làng Cao thuộc phủ Yên Thế, tỉnh Bắc Giang khi đó để gặp gỡ, khai thác tư liệu từ các thân nhân, nghĩa sĩ Hoàng Hoa Thám. Trở về Hà Nội, Việt Sinh có phóng sự Bóng người Yên Thế, Trần Trung Viên có Cầu Vồng – Yên Thế (hai văn bản này s được đề cập cụ thể ở những chương mục sau). Cũng năm này Trịnh Như Tấu tự mình lên Yên Thế để khai thác tư liệu và kết quả là Bắc Giang địa chí ra đời13 . Phần viết về Đề Thám, ngoài vay mượn những sử liệu và ghi ch p của người Pháp xuất hiện thời bấy giờ, tác giả còn lấy từ những câu chuyện dân gian về Hoàng Hoa Thám. Tuy nhiên quan điểm của người viết nghiêng về 12Chân dung Hoàng Hoa Thám còn trở lại một lần nữa trong tác phẩm văn chương Chân tướng quân của Phan Bội Châu, tác phẩm này s đề cập tới ở những chương sau. 13Bắc Giang địa chí gồm sáu chương, tái hiện lại địa hình, nhân vật lịch sử và văn vật của xứ Bắc Giang. Theo Nguy n Văn Kiệm: Bắc Giang địa chí của Trịnh Như Tấu viết vào những năm 1930 của thế kỷ XX. Ống vốn là thư k tòa sứ Hải Dương, Bắc Giang là quê của ông, do đó có điều kiện sưu tầm, tập hợp nhiều tài liệu cụ thể [52,17] 23
  • 30. nguồn tài liệu của người Pháp. Có khả năng do là thư k của tòa sứ, nên với một trường hợp nhạy cảm về chính trị như Hoàng Hoa Thám, ông phải giữ sự dè dặt trong khen chê, bình luận, bày tỏ quan điểm cá nhân chăng? Sau năm 1945 – ách cai trị thực dân chấm dứt, đặc biệt là sau 1954, việc tìm hiểu và đánh giá về Hoàng Hoa Thám ở Việt Nam có những bước chuyển rõ rệt. Năm 1958, Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế do nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Nguy n Văn Sự, Trần Hồng Việt biên soạn là kết quả của những đợt khai thác, sưu tầm tài liệu, hiện vật về Hoàng Hoa Thám do Ti văn hóa tuyên truyền tỉnh Bắc Giang t chức từ 1956. Cuốn sách đã trình bày toàn diện về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, cung cấp những tri thức được khai thác từ nguồn tài liệu thành văn và tài liệu tại chỗ. Vì vậy được sử dụng trong các sách giáo khoa sử học ở mọi cấp học. Sau sự xuất hiện của Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế là cuốn Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám qua một số tài liệu và truyền thuyết14 của Tôn Quang Phiệt thực hiện năm 1963. Tác giả đã thu thập nhiều nguồn tài liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Việt để dựng lại lai lịch Hoàng Hoa Thám. Trong lời tựa, người viết nêu rõ: Hoàng Hoa Thám đã được đặt đúng vào địa vị xứng đáng trong lịch sử chống Pháp của nhân dân ta , song cũng cần tìm hiểu nhiều hơn nữa về mọi khía cạnh của nhân vật và thời đại ông [38, 12]. Cuốn sách chia làm 3 phần: phần thứ nhất tái hiện Lai lịch Đề Thám, phần 2: Cuộc chiến đấu chống Pháp của Hoàng Hoa Thám và phần 3: Hoàng Hoa Thám trong lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Phần đánh giá về vị trí của Hoàng Hoa Thám trong lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam, tác giả đã phân tích, lí giải vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại được lâu như vậy trong khi các phong trào yêu nước khác chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra những nhược điểm, như: tính cục bộ của cuộc khởi nghĩa, thành kiến của Hoàng Hoa Thám với những người có học mà ông thường gọi là bọn áo dài. Vì vậy, vào đầu thế kỷ XX, phong trào 14Sở Văn hóa thông tin Hà Bắc xuất bản năm 1984 - nhân dịp kỉ niệm 100 năm khởi nghĩa Yên Thế) [38, 7] 24
  • 31. Duy Tân hội, Đông Kinh nghĩa thục n i lên rầm rộ khắp cả nước, nhưng vùng Yên Thế vẫn đứng ngoài cuộc. Tức là, Đề Thám đã không theo kịp bước tiến của thời đại mình, mà l ra, nếu ứng xử khác đi thì có l cuộc khởi nghĩa Yên Thế còn tồn tại lâu hơn nữa. Sau này, trong cuốn Phong trào nông dân Yên Thế chống thực dân dân Pháp xâm lược (1884-1913) của Nguy n Văn Kiệm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2001, tác giả cũng đồng quan điểm trên. Cuốn Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của Kh ng Đức Thiêm xuất bản năm 2014 có thể coi là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện nhất về Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế. Cuốn sách có 11 chương, ngoài ra còn có phần giới thiệu Các nguồn sử liệu về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế, và phần phụ lục những thư từ, văn liệu liên quan đến Hoàng Hoa Thám). Ở cuốn sách này, ngoài phần tư liệu đã được công bố trước đây, tác giả đã b sung rất nhiều điểm mới để làm rõ thêm nhân thân, lịch sử Hoàng Hoa Thám và vùng đất Yên Thế, bối cảnh của xã hội nói chung thời kì cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Với những phân tích, đánh giá tỉ mỉ về yếu tố chính trị, lịch sử, xã hội liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp tới di n biến phong trào nông dân Yên Thế, vị trí, vai trò của người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám, công trình có thể cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh, đa diện, có chiều sâu và giải quyết những nghi vấn vẫn còn tồn tại về nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Ở chương Đánh giá và luận bàn, tác giả Kh ng Đức Thiêm đã đề xuất cách đánh giá khoa học hơn về Hoàng Hoa Thám cũng như khởi nghĩa Yên Thế. Tranh luận với kiến của Tôn Quang Phiệt và Nguy n Văn Kiệm về nguyên nhân thất bại của nghĩa quân Yên Thế là tính hạn hẹp, bảo thủ, thậm chí lạc hậu trong hướng hành động… nó làm cho cuộc khởi nghĩa trở nên thụ động và bị cô lập [52, 642], Kh ng Đức Thiêm cho rằng các tác giả chưa đặt Hoàng Hoa Thám cũng như phong trào Yên Thế vào đúng bối cảnh lịch sử, và nhiều sự việc xảy ra từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được đo bằng tầm thước của những năm 50, 60 của thế kỉ XX [52, 651]. Tác giả đã đánh giá thành công của khởi nghĩa Yên Thế ở 3 nhân tố: thứ nhất là vai trò của người lãnh đạo: 25
  • 32. nhà quân sự có tài, có nhãn quan sáng suốt, phù hợp với điều kiện lịch sử đương thời …và một người như thế mỗi thế kỉ chỉ xuất hiện một lần thôi Barthouet) [52, 644]. Thứ hai là nghĩa quân Yên Thế là một tập thể có tính kỷ luật, quả cảm và thiện chiến, có sức chịu đựng trước khó khăn gian kh , không sợ hy sinh, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Thứ ba là cuộc khởi nghĩa không chỉ xây dựng căn cứ thủ hiểm ở núi rừng Yên Thế, ở các xóm làng chiến đấu mà còn tạo nên các vành đai bảo vệ Bảo Lộc), rút lui Tam Đảo) và mở rộng địa bàn hoạt động sang cả Phúc Yên. Nhưng cuộc khởi nghĩa do Đề Thám lãnh đạo vẫn có những hạn chế nhất định, mà một trong những hạn chế đó là cốt cách phong kiến , đặt trong bối cảnh Việt Nam lúc đó, không thể không thất bại trước sức tấn công dồn dập và ác liệt của kẻ thù đang ở thế áp đảo. Như vậy, tập chuyên khảo này được coi như là t ng hợp về mặt tư liệu, đánh dấu một chặng đường trong quá trình nghiên cứu về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Tiểu kết Có thể thấy mối quan hệ lịch sử - văn chương là một hiện tượng ph biến. Ở Việt Nam, mối quan hệ này trong thời kỳ trung đại lại càng mật thiết, bởi quan niệm trước thuật không rạch ròi văn - sử - triết. Bên cạnh một thực tế phức tạp như vậy của mối quan hệ lịch sử - văn chương, cả phương đông và phương Tây lại có những quan niệm có tính l thuyết khá đặc thù về mối quan hệ này. Theo thời gian và không gian, những l thuyết này cũng không tĩnh tại. Tác phẩm văn chương về lịch sử là quá khứ nhìn bởi nhà văn. Lịch sử đó có thể thành phương tiện để nhà văn bộc lộ tư tưởng, quan niệm hoặc về thời đại mình đang sống. Cũng có thể lịch sử đó là những sự thật đã di n ra, hoặc sự thật nửa hư cấu… Nhân vật lịch sử có thật Hoàng Hoa Thám của Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã thu hút sự quan tâm của cả hai phía Việt-Pháp và trước hết là người Pháp, song bền bỉ thì lại là của người Việt Nam. Đó là một trong những nguồn tư liệu quan trọng để các nhà văn phục dựng hình ảnh ông thành một nhân vật trong nhiều tác phẩm văn chương. 26
  • 33. Chƣơng 2 Hoàng Hoa Thám trong các phiên ản văn chƣơng Việt Nam trƣớc 1945 2.1. Lƣ c thuật các phiên ản văn chƣơng Việt Nam về Hoàng Hoa Thám Như đã nói ở phần Lịch sử vấn đề , sớm nhất trong sáng tác văn học về Hoàng Hoa Thám là truyện Chân tướng quân của Phan Bội Châu. Truyện đăng trên Binh sự Tạp chí ở Hàng Châu (Trung Quốc) năm 191715 . Khi vị Chân tướng quân xuất hiện cùng là lúc tiếng trống Cần vương đã tàn lụi. Thời điểm viết Chân tướng quân là lúc Phan Bội Châu mới ra khỏi nhà tù Quảng Đông, chưa có cơ hội trở về nước, ông đã chọn cách dùng ngòi bút để tham gia vào phong trào ái quốc của dân tộc. Bước sang thời kỳ Mặt trận Dân chủ, giữa những năm ba mươi của thế kỷ XX, tinh thần dân tộc bộc lộ mạnh m và công khai trên các trang viết của các nhà văn, nhà báo, đặc biệt là các tác giả thuộc hai trào lưu: văn học yêu nước – cách mạng và hiện thực phê phán. Trong hai năm 1935–1936, liên tục xuất hiện các sáng tác đề tài lịch sử16 . Lịch sử quân Đề-Thám Yên-Thế của Ngô Tất Tố và L.T.S ra đời trong không khí đó. Truyện kể theo phong cách dân gian về cuộc đời Hoàng Hoa Thám. Đúng như tên gọi, 20 chương của Lịch sử Quân Đề-Thám Yên-Thế phản ánh cuộc đời Hoàng Hoa Thám từ tu i ấu thơ cho tới khi hùm thiêng Yên Thế về chốn rừng xanh nghỉ ngơi vĩnh vi n. Không gian của truyện chủ yếu di n ra ở vùng Yên Thế và Thái Nguyên, nơi thường xuyên di n ra những cuộc đối đầu quân sự giữa nghĩa quân Yên Thế và chính quyền thực dân. Không hẹn mà gặp, cũng năm này Trần Trung Viên – tác giả của bộ sách Văn Đàn b o giám đã lên Yên Thế, vừa khảo sát thực địa, vừa ghi ch p và cho ra đời tác 15Trong các số 39, 41, 42, 43 từ tháng 9 đến tháng 11 cùng với hai tác phẩm nữa là Tái sinh sinh và Tước Thái thiền sư, Chân tướng quân Vị tướng quân chân chính) kể về Hoàng Hoa Thám – hùm xám của núi rừng Yên Thế. 16 Như: Nguy n Tử Siêu có Trần Nguyên chiến kỷ, Việt Thanh chiến sử, Hai Bà đánh giặc…, Đinh Gia Thuyết có Ngọn cờ vàng; Phạm Minh Kiên có Lý Thường Kiệt, Trần Thanh Mại có Ngô Vương Quyền; Đào Trinh Nhất có Phan Đình Phùng. Ngô Tất Tố viết tiểu thuyết Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, … 27
  • 34. phẩm Cầu vồng Yên Thế còn gọi là Truyện Đề Thám). Truyện được đăng trên Phụ trương Ngọ báo, với 34 chương nhỏ, mỗi chương kể về một sự kiện của Đề Thám hoặc những sự kiện liên quan trực tiếp tới Hoàng Hoa Thám. Chọn lối viết chương hồi, ít nhiều ảnh hưởng từ lối kể của sử truyện, Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên về cơ bản lấy từ các tài liệu lịch sử liên quan đến phong trào Yên Thế của người Pháp, nhất là hai cuốn Cuộc đời phiêu lưu của Hoàng Hoa Thám, tướng giặc (La vie aventrireuse de Hoàng Hoa Tham, chef pirate) của A. Bonchet - đại lí Nhã Nam, và cuốn tiểu thuyết Giặc Hoàng Hoa Thám” (Hoang Hoa Tham Pirate) của Paul Chack đang lưu hành ở Việt Nam bấy giờ. Về cơ bản, Cầu vồng Yên Thế của Trần Trung Viên nằm trong phạm vi của tài liệu người Pháp. Chọn thể loại phóng sự cho câu chuyện của mình, với Bóng người Yên Thế, Việt Sinh đã tái hiện chân dung Đề Thám qua hồi ức, kỷ niệm của những người thân, bè bạn và người dân vùng Yên Thế. Cuộc trò chuyện với ông Hoàng Hữu Vi – con trai còn lại của Đề Thám, bà Lí Chuột - người từng nuôi ông Hoàng Hữu Vi, ông Thống Luận – một tướng của Đề Thám năm xưa và là bố vợ ông Hoàng Hữu Vi đã đem lại hình dung về con người và không gian của một thời lịch sử đã qua. Hồi ức về bóng người Yên Thế năm xưa hiện lên mỗi lúc một đậm trọng từng cuộc đối thoại, từng bước chân của tác giả khi về thăm cảnh cũ. Tiểu truyện danh nhân Tôn Thất Thuyết và những văn thân trong phong trào Cần vương của Cố Nhi Tân xuất hiện lần đầu năm 194317 là tập hợp những câu chuyện về các văn thân, sĩ phu yêu nước phong trào Cần vương chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong phần viết về Hoàng Hoa Thám, tác giả đã đã lựa chọn những sự kiện, những chiến công tiêu biểu cũng như thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế để khắc họa lên chân dung lịch sử và cái chết của người anh hùng. Có thể nói, việc xuất hiện những phiên bản văn chương viết về Hoàng Hoa Thám nói riêng cũng như tiểu thuyết lịch sử nói chung vào những năm 30 của thế 17Năm 1969 được cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai in lại, lưu hành ở miền Nam. Đến năm 2015, Công ty C phần Sách Alpha đã xuất bản lại tác phẩm trong chương trình triển khai dự án Góc nhìn sử Việt. 28
  • 35. kỷ XX liên quan rất mật thiết đến tình huống xã hội bấy giờ. Đó là sự kiện Mặt trận Bình dân tại Pháp đang thắng thế, chính sách cai trị của Pháp ở các nước thuộc địa, trong đó có Đông Dương được nới lỏng hơn. Và những ảnh hưởng ngày càng rõ rệt và mạnh m của tư tưởng phương Tây đối với tầng lớp thanh niên – trí thức tư sản thành thị. 2.2. Chân dung Hoàng Hoa Thám qua trang vi t của các nhà văn Việt Nam 2.2.1. Hoàng Hoa Thám trong tác phẩm Chân tướng quân của Phan Bội Châu Lịch sử Việt Nam vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã phản ánh hiện thực bi tráng của dân tộc dưới sự xâm lăng và ách đô hộ của thực dân Pháp. Sinh ra và trưởng thành trong thời kỳ bão táp đau thương ấy, nhà chí sĩ Phan Bội Châu không thể ngồi yên. Là nhà nho tiến bộ, cùng với việc nhiều năm bôn tẩu ở nước ngoài, đọc Tân thư, Tân văn, Phan Bội Châu tiếp thu được những luồng tư tưởng mới mẻ, và nhận thức một cách rõ rệt về tầm quan trọng của ngòi bút văn chương trong công cuộc vận động cách mạng. Như đã nói ở trên, Phan Bội Châu viết Chân tướng quân trong hoàn cảnh bị cách li với phong trào ái quốc trong nước. Trước gương hy sinh của nhiều đồng chí, ông thấy có trách nhiệm ghi lại cho cho đời sau biết về họ: đành lấy nước mắt mài mực, lấy máu thắm pha son, lượm những sự việc của những người đã chết trước, chép thành quyển sách nhỏ, gồm những truyện ngắn, luôn luôn mang theo bên mình, sớm tối đốt hương, cúi đầu cẩu khẩn, để tỏ chút lòng mãi mãi không quên [46,6]. Chân tướng quân (viết bằng chữ Hán) in ở Trung Quốc và thành một kiểu tài liệu tuyên truyền c động ái quốc. Như vậy có thể nói đối tượng mà tác giả hướng tới là tầng lớp sĩ phu, trí thức - những người dẫn đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Trong bối cảnh khủng bố gắt gao của chính quyền thực dân với các phong trào yêu nước bấy giờ, không khỏi có những dao động về tinh thần, Phan nhận thấy việc lấy những nhân vật lịch sử ngay trong nước mình, mà là người cùng thời đại, để treo gương , s có những tác động tích cực. Thứ nhất là khơi lại tinh thần đầu tranh của trí thức, sĩ phu đang hoang mang sau thất bại của những phong trào yêu nước. Thứ hai là gửi gắm ở họ niềm tin tưởng họ s tiếp tục là người dẫn đạo cho 29
  • 36. quần chúng nhân dân, thu lại non sông của t tiên. Thứ ba, đây cũng là cách để tác giả bày tỏ lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và khát vọng mãnh liệt về tương lai đất nước của mình. Nếu so thời gian ra đời của truyện 1917) với khoảng thời gian kết thúc cuộc khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám hy sinh năm 1913) thì mới vỏn vẹn có 4 năm. Kể về nhân vật lịch sử này, Phan Bội Châu đã tựa theo mô hình truyện về thánh nhân quân tử. Bút pháp trung đại khi viết về loại nhân vật này đều dùng kiểu phóng đại tô đậm màu sắc thần kỳ, phi thường, đặc biệt là liệt kê một số đặc điểm phi thường về ngoại hình và phẩm chất đạo đức, tinh thần và những năng lực khác của nhân vật anh hùng [54, 152-153]. Về ngoại hình nhân vật, Hoàng Hoa Thám trong Chân tướng quân vẫn kế thừa thi pháp truyền thống, đặc biệt là ở thể loại liệt truyện mà Tư Mã Thiên sử dụng trong Sử ký. Liệt truyện thường kể sự tích một người, có kèm lời bình, đánh giá. Về nguyên tắc, liệt truyện đòi hỏi sự chân thực, không hư cấu, chi tiết đưa vào truyện phải nói được cái thần thái, tính cách nhân vật, hoặc mang tính dự báo về tương lai nhân vật, hoặc thể hiện mục đích viết để truyền bá, treo gương đạo đức… Thể loại liệt truyện là lời kể toàn bộ, có đầu đuôi cho nên người ta thường chú đến gia thế, với quan niệm phúc ấm, đến đạo đức, theo quan niệm cương thường, đến sự nghiệp quá trình thành đạt trong cuộc đời. Ở liệt truyện cũng chú khắc họa một vài n t tính cách tiêu biểu nhưng với thái độ nghiêm chỉnh, sùng kính, người viết có thể có mặt nhưng tự kiềm chế, giữ thái độ khách quan, tôn trọng với nhân vật, có bình luận, nhưng phải hết sức gọn, hầu như bằng một số thuật ngữ xếp loại định sẵn hay bằng cách dùng điển tích, gây liên tưởng đến một hình ảnh có sẵn trong sử sách [19, 174]. So sánh với liệt truyện truyền thống, người đọc có thể thấy nhiều điểm tương đồng trong cách viết truyện của Phan Bội Châu khi mô tả hình thể, tướng mạo khác người của nhân vật: Tướng quân thân hình to lớn, bước đi rắn chắc nhưng nhẹ nhàng không có tiếng động. Nằm ngồi đều không rời súng đạn, chỉ nhìn qua cũng biết là một vị h tướng ; tính nết can đảm, tài trí, có thể bắt gà của người ta giữa ban ngày mà không ai biết [46, 20]. Tả hình nhưng để tả thần, 30
  • 37. chân dung, tính cách, tài năng nhân vật đã bộc lộ được thần thái khác người, khẳng định tài trí, sự nhanh nhẹn của Hoàng Hoa Thám. Chẳng hạn như động cơ bắt gà của nhân vật: Bắt được bao nhiêu gà, đều đem cả về cho các bạn chăn trâu, rồi cùng tụ họp nhau nấu nướng cùng ăn với nhau rất vui vẻ… Ngài thường nói: Gà của nhà giàu nuôi là để cung phụng cho bọn anh em chúng tôi, nếu anh em không đòi hỏi, thì tôi lấy làm gì [46, 21]. Qua đó, tác giả nhấn mạnh phẩm chất nghĩa hiệp của người anh hùng từ thủa nhỏ. Về xuất thân của nhân vật, nếu các tác giả thời trung đại chú trọng khắc họa sự xuất thân mang nhiều yếu tố phi thường, kỳ vĩ, khi qua đời thường hiển thánh, thì truyện Chân tướng quân có cách viết mới mẻ hơn. Để đem lại tính khách quan, tác giả đã miêu tả qua lời kể của người khác: Trong thôn có một cụ lão nông đã ngoài bảy mươi tu i, tính tình chất phác, lại biết rất cặn k nhiều chuyện về tướng quân…tôi hỏi thăm cụ về chuyện gia đình của tướng quân… [46, 20]. Qua lời kể của lão nông, xuất thân của người anh hùng Hoàng Hoa Thám không hoàn toàn kỳ bí, phi thường: Người mới sinh ra đã mất cha, ..mẹ thì nghèo kh , lưu lạc tới đây, nương tựa vào nhà họ Hoàng… 6 tu i mẹ chết, cha nuôi cũng chết, bơ vơ côi cút, đi ở chăn trâu, nhà nghèo không có khả năng đi học… [46, 20]. Các nhân vật anh hùng trong văn chương quá khứ thường bộc lộ tài năng thiên phú , đặc biệt là khả năng ứng đối nhanh nhẹn, qua thơ văn có thể đánh giá được phẩm chất và năng lực của nhân vật. Còn với Hoàng Hoa Thám thì là một vị Chân tướng quân mà không biết được một chữ quèn [46, 20]. Nhân vật Đề Thám của Phan Bội Châu, theo cách mô tả đó, có những n t gần gũi với các nhân vật người anh hùng xuất thân bình dị như Thánh Gióng, Thạch Sanh, của người Việt, Đăm Săn của người Ê-đê, Đăm-rơ- tít của người Cà tu…. Lai lịch của Hoàng Hoa Thám được thuật lại theo lời kể của nhân vật trong truyện. Qua đó, tiểu sử của Hoàng Hoa Thám hiện ra đan xen giữa các yếu tố thực – hư. Yếu tố hư ở đây có thể hiểu là hư cấu , truyền thuyết hóa nhân vật bằng những chi tiết khác thường xuất chúng. Kể về hoàn cảnh xuất thân của người anh hùng, tác giả vừa miêu tả vừa so sánh: Dòng dõi cao quí phỏng có thiếu gì, ông 31
  • 38. này là bậc danh nho đương thời, kẻ kia là bậc trâm anh thế phiệt. Song ngày nay, không biết bao nhiêu kẻ đã lúc nhúc quỳ lạy trước quân giặc, xưng hô quân giặc là trời, là Hoàng đế. Mà một vị tướng quân oanh liệt hiên ngang chống giặc trong mấy mươi năm n i tiếng anh hùng, lại là một con nhà nghèo kh côi cút! Họ tự khoác lác khoe khoang là dòng dõi quí quyền, là tầng lớp học thức, họ có biết trong thế gian này còn có chuyện đáng h thẹn không? [46, 20]. Người anh hùng Hoàng Hoa Thám hội tụ những phẩm chất cao quý nhất là tinh thần căm thù giặc, yêu nước, cương quyết táo bạo, chịu đựng gian kh và sẵn sàng hy sinh: Khi tướng quân tu i đã mười năm thì vứt bỏ roi trâu, cởi áo tơi đến mộ quân…làm một tên lính trơn. Khi gặp địch thì xông lên trước ch m được nhiều giặc. Chưa đầy nửa năm đã được thăng lên chức đầu mục. Một năm sau được thăng chức bang tá, có thể tự chỉ huy được một cánh quân, gặp giặc giao chiến một mình, có thể đảm đương được một mặt phòng ngự. Chủ soái rất yêu tài năng của tướng quân phong làm chức đề đốc. [46, 22]. Tài năng mưu trí của vị thủ lĩnh được tác giả ngợi ca bằng thái độ ngưỡng mộ, tôn sùng: Mỗi khi tướng quân ra trận, phần nhiều lấy mưu trí thắng kẻ địch. Tướng quân có thể vào ngay chỗ hiểm trở để dò la tình hình địch, lại biết dánh vào những lúc địch bất ngờ, cho nên có thể lấy ít đánh nhiều. Tướng quân lại có tài bắn không sai một phát nào, quân giặc gặp phải là chạy dài và bảo nhau tránh mũi quân của tướng quân [46, 23]. Hoặc Tướng quân có tài cướp trận, thu được rất nhiều súng đạn của quân địch, nhờ đó mà duy trì được song cũng bị su t chết không biết bao nhiêu lần. Khi ăn, lúc ngủ, gươm súng vẫn sẵn sàng bên minh, cùng mấy ngàn quân thân tín chia sẻ nỗi bùi ngọt đắng cay [46, 24]. Bên cạnh đó, tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu có nhiều thay đ i so với truyền thống. Thay vì coi trung quân là ái quốc, Phan Bội Châu dùng nghĩa đồng chủng, đồng bào; và do đó coi đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh của công cuộc cứu nước. Từ đó, quan niệm về người anh hùng của Phan Bội Châu cũng khác trước: không mang những đặc điểm siêu phàm với những mô típ như: Rồng vàng , H đen , khỉ trắng hay vầng hào quang , ánh sáng đỏ …; cũng không phải cứ ra quân là bách chiến, bách thắng . Người anh hùng của Phan Bội Châu cũng có kẻ 32