SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC DUY
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI, 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ ĐỨC DUY
HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8.22.90.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HÀ QUANG NĂNG
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Năng
Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được liệt kê
trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của người khác. Các kết luận
nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn
đề mà luận văn cần giải quyết.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
Học viên
VŨ ĐỨC DUY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................ 8
1.1. Lý thuyết hội thoại.................................................................................. 8
1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ............................................................. 16
1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma ............................................................................................ 21
Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG
TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN
KHẮC TRƯỜNG.......................................................................................... 27
2.1. Kết quả thống kê, phân loại.................................................................. 27
2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp........................................................ 28
2.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp.......................... 45
Chương 3. HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC
PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC
TRƯỜNG....................................................................................................... 52
3.1. Kết quả thống kê, phân loại.................................................................. 52
3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ....................................................... 53
3.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ......................... 68
KẾT LUẬN.................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 78
PHỤ LỤC....................................................................................................... 80
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên
ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ
trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm
văn học. Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ
dụng). Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ
thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ
nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa
nằm trên câu chữ trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một
mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián
tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh… là những nhân tố quan trọng kiến tạo
nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn
với bạn đọc. Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà
văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn
ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra. Những nội dung ngoài câu
chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm
cũng như những điều nhà văn gửi gắm.
Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ
dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ. Chúng ta coi tác
phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc.
Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều
cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau. Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại
trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế,
tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà
văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng. Một trong những lí thuyết quan trọng
cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi
đáp”. Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác
nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động
nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc... và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều
2
cách hồi đáp khác nhau. Việc nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp thực sự là cần
thiết và được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm.
Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 là một nhà văn chuyên viết về thể
loại tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của
ông đó là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đây là một cuốn tiểu
thuyết tâm lý xã hội ra đời năm 1990 được coi là một trong những tác phẩm xuất
sắc nhất của Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam. Với sự xuất hiện
của các dòng họ trong tác phẩm: họ Trịnh, họ Vũ và trên 10 nhân vật khác đã tạo
nên một bức tranh phong phú, đa dạng, mới mẻ của xã hội nông thôn những năm
đầu thế kỉ XX, các cuộc thoại, đoạn thoại diễn ra giữa các nhân vật trong truyện
với sự xuất hiện hàng loạt các hành động hỏi. Tuy nhiên, những hành động hỏi
có khi để thực hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà
tác giả đã xây dựng để có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật
trong tiểu thuyết.
Để thấy được phần nào bức tranh nông thôn Việt Nam trong những năm đầu
thế kỉ XX, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” tìm hiểu hành động hỏi
và hồi đáp với hiệu lực ở lời khác nhau trong tác phẩm để từ đó thấy được mối quan
hệ giữa những người giao tiếp trong cuộc thoại, tính cách của từng nhân vật, tài năng
của tác giả trong việc xây dựng tính cách ấy. Bởi lẽ đối với tác phẩm văn học, hành
động hỏi và hồi đáp là một trong những hành động phổ biến góp phần làm nên thành
công của tác phẩm nói chung và về mặt ngôn ngữ được lựa chọn để sử dụng trong tác
phẩm nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Những nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp
Ngữ dụng học là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, đó là nghiên cứu
việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp, câu nghi vấn là
một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Kiểu câu này được sử dụng
khá phổ biến trong tiếng Việt. Ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề
hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi, hồi đáp hỏi nói riêng đã thu hút được
3
sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu,
Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp …
Khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp phải kể đến các công trình khoa
học của một số tác giả như: Nguyễn Thị Thìn (1994), Câu nghi vấn tiếng Việt, một
số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội.
Luận án đã đưa ra phương pháp miêu tả một số kiểu câu nghi vấn không dùng để
hỏi; Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu
thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Tác giả đã dựa
vào bốn điều kiện thỏa mãn các hành vi ở lời của Searle (điều kiện mệnh đề, điều
kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản) để chỉ ra cơ sở xác định các
hành vi gián tiếp có liên quan đến hành vi hỏi do tiểu từ tình thái dứt câu biểu thị;
Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ
gián tiếp trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chú trọng
đến việc tìm ra cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong
hội thoại; Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án
PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội; Lê Thị Thu Hoài (2013), Ngữ nghĩa - ngữ dụng
câu hỏi tu từ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, Đại
học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Việt Tiến (2002), Hỏi và câu hỏi theo quan điểm
dụng học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bên cạnh đó, có một số công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu hành
động hỏi trong các tác phẩm văn học như: Trần Thị Quế Quyên (2014), Hành động
hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội;
Nguyễn Thị Toan (2013), Hành động hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng; Ngô Thùy Dương (2013), Hành động
hỏi của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng, các luận văn này đã nghiên cứu hành động hỏi trong
các tác phẩm văn học cụ thể để thấy được đặc điểm và chức năng ngữ dụng của
hành động hỏi trong cách xây dựng truyện của tác giả, đồng thời khám phá thêm
một nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn dưới góc độ
ngôn ngữ. Nếu như các tác giả nêu trên chỉ đi vào nghiên cứu hành động hỏi trong
4
một số tác phẩm truyện ngắn thì tác giả Nguyễn Thị Dịu (2012) với đề tài Hành
động hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, Luận văn Thạc
sĩ, Đại học Hải Phòng và tác giả Nguyễn Thị Hằng (2013) với đề tài Hành vi hỏi và
hồi đáp hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải
Phòng lại nghiên cứu cả hành động hỏi và hồi đáp, làm rõ hơn đặc điểm các cuộc
thoại hỏi - hồi đáp hỏi, chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong việc xây dựng tính cách
nhân vật và làm rõ được đặc điểm ngữ cảnh trong từng tác phẩm cụ thể.
Tác giả Hà Thị Hồng Mai (2012) với đề tài Hành động hỏi trong ca dao của
người Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, lại không đi vào tìm hiểu hành động hỏi
trong các tác phẩm văn xuôi mà đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong ca dao của
người Việt, đây là một góc mới trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nét độc đáo của văn
học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đề tài đã làm rõ được các đặc điểm của
hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng
xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự.
Bên cạnh đó cũng có một số bài viết liên quan đến đề tài này như: Lê Đông
(1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ); Nguyễn
Chí Hoà (1993), Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác
lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 1); Lê Đông
(1994), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của
câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2); Nguyễn Đăng Sửu (1998), Một vài đặc điểm
chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Kỉ yếu hội thảo Ngữ học
trẻ; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2001), Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để
hỏi, Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học.
2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường
Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường là một tiểu
thuyết mới, ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX nhưng từ khi ra đời đến nay tác
phẩm lại chiếm được vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại và để
lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Chính vì lẽ đó, tác phẩm trở thành đối tượng
nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học như:
5
Tác giả Vũ Thị Thanh (2015), Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học Sư phạm 2.
Ở đề tài này, tác giả đã đi sâu vào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo
và đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX qua đó thấy
được tài năng tìm tòi, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
Tác giả Trần Thị Thanh Xuân (2008), Nông thôn Việt Nam trong các tiểu
thuyết từ năm 1986 đến năm 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh, đã đi vào nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả như: Ma Văn
Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái,
Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường,… và trong đó Mảnh đất lắm người
nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường được phân tích, đi sâu, làm rõ để thấy
được bức tranh nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Tác giả Đỗ Thị Phương Thủy (2013), Quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn xuôi sau năm 1975 của Nguyễn Khắc Trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Đà Nẵng, cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về tác giả Nguyễn Khắc Trường
trong việc đi vào từng khía cạnh, từng phương diện để đánh giá về con người trong
một số tác phẩm văn xuôi của ông, nổi bật là tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều
ma.
Tác giả Dương Đức Thảo (2012) với đề tài Trường từ vựng - ngữ nghĩa và
việc phân tích tác phẩm văn học (qua tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Hải Phòng, cho
chúng ta thấy được sự độc đáo qua việc sử dụng ngôn từ, cụ thể ở đây là trường từ
vựng - ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, đây cũng là một
đề tài có hướng mới khi đi vào tìm hiểu những nét độc đáo trong tác phẩm này.
Điều đặc biệt, tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn
Khắc Trường còn được chuyển thể thành phim Đất và người - một bộ phim tâm lý
xã hội do Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002
được đông đảo người xem đón nhận và ghi lại những dấu ấn đặc biệt, đi cùng năm
tháng.
6
Như vậy, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn
Khắc Trường đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhưng chưa có
một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa
những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm
hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác
giả Nguyễn Khắc Trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát hành động hỏi
và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc
Trường góp phần tìm hiểu tác phẩm dưới cái nhìn của ngôn ngữ học về vấn đề giao
tiếp trong cuộc sống của người nông dân nói chung và giao tiếp ngôn ngữ trong tác
phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma nói riêng. Từ đó, góp thêm một cái nhìn mới
trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền
văn học Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu.
2/ Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.
3/ Khảo sát đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
4/ Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc qua hành động hỏi và hồi đáp trong tác
phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tập trung khảo sát, nghiên cứu
hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường qua cuốn Tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma, NXB Văn hóa thông tin, 2012.
7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp thống kê, khảo sát: Phương pháp này được dùng trong việc
thống kê, khảo sát tư liệu là các cuộc thoại có chứa hành động hỏi và hồi đáp trong
tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này dùng để xem xét,
nghiên cứu các cuộc thoại được sử dụng, phân tích các ví dụ để làm rõ các khái
niệm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những cứ liệu đã được phân
tích, chúng tôi xem xét tìm ra đặc điểm nổi bật của hành động hỏi và hồi đáp trong
tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Đề tài đi sâu nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp trong lời thoại của nhân
vật trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
– một hiện tượng văn học hiện đại dưới cái nhìn của lí thuyết ngữ dụng học kết hợp
với một số kiến thức lí luận có tính chất liên ngành. Kết quả nghiên cứu của luận
văn góp phần làm sáng rõ thêm lí thuyết hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn
học thông qua một hành động ngôn ngữ cụ thể. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp
một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc
Trường đối với nền văn học Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, đây có thể là tài liệu
tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề ngôn ngữ văn học đương
đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
Chương 3: Hành động hỏi gián tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
8
Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1 Khái niệm hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến nhất, được nhiều ngành học quan
tâm từ lâu, có nhiều quan niệm khác nhau về hội thoại. Dưới đây là quan niệm của
một số tác giả:
Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của
ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại
là khái niệm dành cho mọi hình thức hội thoại khác nhau” [12, tr. 201].
Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Giao
tiếp hội thoại luôn luôn có sự hài hòa giữa người nói và người nghe, chẳng những
người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác
động lẫn nhau” [19, tr. 63].
Theo Hồ Lê thì “Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều, cụ thể và
xác định, làm chuyển hóa vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của người phát
ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn với hành vi thụ
ngôn tạo thành một thể thống nhất” [13, tr.13].
Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm của Đỗ Hữu Châu.
Ông đã đưa ra khái niệm “hội thoại” một cách bao quát rộng hơn, có thể áp dụng
cho nhiều loại hình ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ
học – Tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 201, hội thoại có một
số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra
cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng hay riêng tư. Thoại
trường không phải chỉ có nghĩa không gian – thời gian tuyệt đối mà gắn với khả
năng can thiệp của những người thứ ba đối với cuộc hội thoại đang diễn ra.
Thứ hai, ở số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là
đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc
hội thoại tay đôi, tay ba (trilogeue) tay tư hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại –
9
polylogue). Những cuộc hội thoại như một cuộc hội nghị, một giờ học, một cuộc
mít tinh… thì số lượng nhân vật không thể cố định được.
Thứ ba, cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại. Sự thực,
tiêu chí số lượng có quan hệ với tiêu chí cương vị và tư cách người tham gia. Cương
vị và tư cách của người hội thoại rất khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại, tựu
trung có thể kể ra như sau: a) Tính chủ động hay thụ động của các đối tác. Trong
hội thoại có vai nói và vai nghe. Cuộc hội thoại chủ động là hội thoại trong đó cả
hai vai đều có quyền chủ động tham dự vào cuộc hội thoại như nhau theo nguyên
tắc anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe; tôi và anh luôn phiên nhau nói và nghe.
Cuộc hội thoại thụ động là cuộc hội thoại trong đó chỉ một người giữ cương vị
vai nói, còn người kia (những người kia) chỉ nghe, không tham gia được vào hội
thoại hoặc có tham gia vào thì cũng rất hạn chế, thường là chỉ để bày tỏ kết quả
tiếp nhận của mình hoặc để yêu cầu người nói giải thích hoặc bổ sung thêm một
thông tin nào đó cho nội dung diễn ngôn của người này. b) Sự có mặt hay vắng
mặt của vai nghe trong hội thoại. Ví dụ: phát thanh, truyền hình… là những hình
thức hội thoại mà người nghe vắng mặt. Trò chuyện tay đôi, tay ba, những cuộc
hội nghị, mít tinh…v.v là những cuộc hội thoại trong đó người nghe có mặt. Hội
thoại qua điện thoại có dạng đặc biệt: những người nói chuyện bằng điện thoại (trừ
điện thoại tối tân có truyền hình) tuy không nhìn thấy nhau nhưng vẫn có mặt trong
cuộc hội thoại…
Thứ tư là các cuộc hội thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích.
Những cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích
được xác định trước rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là không có đích.
Thứ năm, các cuộc hội thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay
không có hình thức. Những cuộc thương nghị, hội thảo… là những cuộc hội thảo
mà hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ còn những
chuyện trò đời thường không cần một hình thức nào cả.
Cuối cùng là vấn đề ngữ vực. Do tính có hình thức hay không có hình thức
mà các cuộc hội thoại có thể diễn ra ở một trong ba ngữ vực đã biết.
10
1.1.2. Cấu trúc hội thoại
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2009) trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Tập
hai, Nxb Giáo Dục, tr. 290, cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới tồn tại ba
trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trường phái
phân tích hội thoại ở Mĩ (Conversation analysis) – Trường phái này cho rằng hội
thoại có hai tổ chức cơ bản là lượt lời và cặp thoại. Thứ hai là trường phái phân tích
diễn ngôn (discourse analysis) – Trường phái này dựa trên mô hình cấu trúc bậc
(rank) chia hội thoại thành năm bậc như sau: I. Tương tác (Interaction); II. Đoạn
thoại (Transaction); III. Cặp thoại (exchange); IV. Bước thoại (move); V. Hành
động (act). Trong cấu trúc tầng bậc này, hành động (act) là đơn vị nhỏ nhất của
cuộc thoại tức cuộc tương tác. Các hành động tạo nên bước thoại, các bước thoại tạo
nên cặp thoại và đơn vị lớn nhất, bao trùm là cuộc thoại. Trong đó, ba đơn vị cuộc
thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại (dialogal) có nghĩa là hình
thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Hai đơn vị có tính chất đơn
thoại, có nghĩa là do một người nói ra là tham thoại và hành động ngôn ngữ. Thứ ba
là trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp – Trường phái này đã phân
định các đơn vị cấu trúc hội thoại thành các đơn vị cơ bản: cuộc thoại, đoạn thoại,
cặp trao đáp, hành động ngôn ngữ và tham thoại.
Để tiện cho việc nghiên cứu, đề tài không đi sâu tìm hiểu các đơn vị cấu trúc
của các trường phái khác mà chỉ xin trình bày một số đơn vị hội thoại theo trường
phái lý thuyết hội thoại nhằm làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. Ở phần này, đề tài đã
sử dụng toàn bộ quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu (2010) trong cuốn Đại cương
Ngôn ngữ học (Tập hai – Ngữ dụng học), NXB Giáo dục Việt Nam, về cuộc thoại,
đoạn thoại, cặp thoại và tham thoại.
1.1.2.1. Cuộc thoại
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Có thể nói toàn bộ hoạt
động ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Để xác định
một cuộc thoại, dựa vào các tiêu chí sau:
Nhân vật hội thoại: theo tiêu chí này, một cuộc thoại được xác định bởi sự
gặp mặt và sự chia tay của hai người hội thoại, nói chung một cuộc thoại được xác
11
định bởi sự đương diện liên tục của những người hội thoại. Khi số lượng hay tính
chất của người hội thoại thay đổi thì chúng ta có cuộc thoại mới.
Tính thống nhất về thời gian và địa điểm: Thời gian có thể ban ngày, ban
đêm, chiều tối, hôm qua. Không gian có thể là một góc sân, một cuộc họp ở hội
trường hay cuộc nói chuyện ở nhà riêng... Tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối
bởi vì trong quá trình hội thoại thời gian và không gian có thể thay đổi.
Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: Đề tài là cái phạm vi hiện thực mà
người nói đề cập đến. Chủ đề là cái chủ đích mà người nói, người nghe cùng đề cập
đến trong toàn bộ cuộc thoại. Một cuộc thoại có độ dài ngắn khác nhau song đòi hỏi
phải có sự thống nhất về đề tài – tức các nhân vật tham gia cuộc thoại phải cùng
hướng đến một vấn đề, một cái đích chung. Theo Grice một cuộc thoại phải theo
một hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại
rất nhiều cuộc thoại mà đề tài liên tục được thay đổi (điển hình là các cuộc tán gẫu).
Do tính chất không chặt chẽ của các tiêu chí trên, C. K. Orecchioni đã đưa ra một
định nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện
cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong
một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về
một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng”.
1.1.2.2. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ
với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ đề, về
ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích. Tiêu chí ngữ dụng của đoạn thoại là sự thực
hiện một quan hệ lập luận trong đoạn thoại đó. Cấu trúc tổng quát của một cuộc
thoại có thể là: Đoạn thoại mở thoại, thân cuộc thoại và đoạn thoại kết thúc. Trong
đó: Đoạn thoại mở thoại: Mang tính chất “đưa đẩy”, có chức năng mở ra cuộc thoại
và nêu đề tài diễn ngôn; Đoạn thân thoại: Là đoạn thoại phản ánh nội dung chính
của cuôc thoại; Đoạn kết thoại: Là đoạn thoại có chức năng tổng kết, kết luận về
chủ đề hội thoại. Để kết thúc chúng ta có thể đưa ra những lời hứa hẹn, cảm ơn,
chúc mừng, xin lỗi, từ biệt ...
12
1.1.2.3. Cặp thoại (Cặp trao đáp)
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, với chúng, cuộc trao đổi, tức cuộc
hội thoại chính thức được tiến hành. Vì cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của
cuộc thoại do các tham thoại tạo nên, có thể căn cứ vào số lượng các tham thoại để
phân loại các cặp thoại:
Cặp thoại một tham thoại: thực tế, về nguyên tắc, cặp thoại ít nhất phải có hai
tham thoại của hai nhân vật, tuy nhiên khi chúng ta nói đến các cặp thoại một tham
thoại là nhắc đến những trường hợp tham thoại Sp1 không được Sp2 hưởng ứng hồi
đáp bằng một hành vi tương ứng. Ví dụ như: Sp1: Hôm nay em đẹp quá!/ Sp2:…
Chúng ta gọi những trường hợp này là cặp thoại hẫng. Tuy nhiên, không phải cặp
thoại hẫng chỉ xảy ra khi một trong hai nhân vật hội thoại tỏ ra không thích thú với
tham thoại của người kia. Có những trường hợp như: Sp1: Chào em! Em là học sinh
mới vào lớp?/ Sp2: Vâng! Tham thoại Chào em! Không có tham thoại hồi đáp tương
ứng của Sp2. Sp2 chỉ hồi đáp tham thoại hỏi của Sp1. Đây cũng là một dạng của tham
thoại hẫng.
Cặp thoại hai tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại đôi. Trong
đó tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham
thoại hồi đáp. Ví dụ: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi học.
Cặp ba tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại ba. Về nguyên
tắc cặp thoại đủ hai tham thoại đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế những tham
thoại như vậy thường tỏ ra “cụt lủn”, “ông chẳng bà chuộc”… nên ta thường gặp
các cặp thoại ba như: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi nhận phần thưởng đây./Sp1: Xin
chúc mừng.
Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất của những tham thoại hồi đáp, có thể chia cặp
thoại thành những cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực. Thông thường một cặp thoại
ít khi kéo dài đến 5, 6 tham thoại. Tuy nhiên, sự có mặt các tham thoại tiêu cực làm cho
cấu trúc và chức năng của các cặp thoại trở nên phức tạp, khó miêu tả.
1.1.2.4. Tham thoại
Theo Đỗ Hữu Châu, tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại
vào một cặp thoại nhất định. Một lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại mà cũng có
thể nhỏ hơn tham thoại (một tham thoại gồm nhiều lượt lời). Ví dụ:
13
(1) – Sp1: Chào!
(2) – Sp2: Chào!
(3) – Sp1: Thế nào? Bình thường chứ?
(4) – Sp2: Bình thường. Cám ơn. Còn cậu thế nào?
(5) – Sp1: Cám ơn, mình cũng bình thường. Đi đâu mà hớt hơ hớt hải thế?
(6) – Sp2: Mình đi tìm Thắng. Cậu ấy sắp đi Nha Trang.
(1) và (2) là một cặp thoại chào gồm hai tham thoại đối xứng; (3) và (4) là
một cặp thoại, trong đó (3) là một lượt lời gồm một tham thoại hỏi. (4) là một lượt
lời gồm 3 tham thoại, một tham thoại đáp, một tham thoại cám ơn, một tham thoại
hỏi. Mỗi cặp thoại như trên do hai tham thoại tạo thành.
Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo
nên. Theo trường phái Geneve, một tham thoại có một hành vi chủ hướng (CH), và
có thể có một hoặc một số hành vi phụ thuộc (PT) [12, tr. 317]. Cấu trúc của tham
thoại có thể là:
CH
PT CH
CH PT
PT CH
PT PT CH
Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và
quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại. Hành vi phụ thuộc có nhiều
chức năng khác nhau. Ví dụ:
- Sp1: Xin lỗi! Anh có biết đồng chí Thuận ở đâu không ạ? Anh Thuận dạy
khoa Toán ấy mà.
CH là hành vi hỏi và Sp2 khi nghe tham thoại này chắc chắn sẽ đáp lại bằng
câu trả lời biết hay không biết chỗ ở của Thuận. Tuy nhiên cũng có những trường
hợp tham thoại chỉ có PT nhưng người đối thoại lại hồi đáp theo CH ẩn. Ví dụ: Sp1:
Tắc đường ở Cầu Giấy đến hơn một tiếng. / Sp2: Không sao. Cuộc họp vẫn chưa
bắt đầu đâu.
14
CH của tham thoại của Sp1 là hành vi xin lỗi vì đến trễ nhưng gián tiếp. Bởi
vậy, Sp2 hồi đáp cho chính CH đó, không hồi đáp cho hành vi PT. Đây là vấn đề
của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại.
1.1.3. Vấn đề lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại
1.1.3.1. Vấn đề lịch sự
Lịch sự là những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá
nhân. Nó có chức năng gìn giữ sự cân bằng xã hội và quan hệ bè bạn, những quan
hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết
là cộng tác với chúng ta. Phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn
ngôn: bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn
toàn đã trở thành thói quen), xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân, chúng
có chức năng gìn giữ tính chất hài hòa quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải tỏa
những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ
chịu đối với người kia thì càng tốt [12, tr. 256].
Khi hội thoại, các đối tác đều mong muốn giữ được thể diện cho cả mình và
người nghe. Vì vậy, khi thực hiện một hành động ở lời nào có khả năng làm mất thể
diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện của nó bằng
những hành động cứu vãn thể diện hay giữ thể diện. Chẳng hạn, khi chê một người
nào đó tức là xúc phạm thể diện dương tính của người đó, người ta thường sử dụng
đến những yếu tố làm giảm sự xúc phạm thể diện như rào đón, nói giảm nói tránh,
dùng hành động gián tiếp (hỏi, tường thuật, cầu khiến).
Tuy nhiên, ranh giới giữa các hành động đe dọa thể diện và các hành động
giữ thể diện nhiều khi không phải dễ phân biệt. Có khi một hành động tôn vinh thể
diện lại trở thành một hành động đe dọa thể diện. Cho nên, để đảm bảo được phép
lịch sự khi giao tiếp phải thực hiện chiến lược lịch sự qua những phép lịch sự dương
tính và lịch sự âm tính.
Phép lịch sự là tập hợp những phương tiện mà người nói vận dụng để điều
phối các thể diện giao tiếp. Phải tôn trọng lãnh địa của người nói nhưng cũng phải
làm sao cho lãnh địa của mình không bị xúc phạm. Bởi vậy, phép lịch sự là rất cần
thiết và là chuẩn mực mà người nói luôn hướng tới. Lịch sự gắn với văn hóa của
15
từng dân tộc nên việc nghiên cứu sự thể diện của phép lịch sự trong ngôn ngữ chính
là đi vào những đặc trưng văn hóa của từng dân tộc.
1.1.3.2. Quan hệ liên cá nhân
Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự
phát, nhận trong giao tiếp. Còn quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong
tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ
liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục, trục tung là vị thế
xã hội còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách còn
được gọi là trục thân cận.
Trục hoành (trục khoảng cách, trục thân cận): Thể hiện khoảng cách tình
cảm gần gũi thân tình hay xa lạ giữa những người hội thoại với nhau, nó có thể
điều chỉnh được. Những quan hệ trên trục này gọi là quan hệ ngang. Có những
dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời để đánh dấu mức độ quan hệ này giữa
những người hội thoại.
Trục tung (trục quyền uy, trục vị thế): Thể hiện vị thế xã hội giữa những
người tham gia giao tiếp với nhau. Những quan hệ trên trục này gọi tắt là quan hệ
dọc. Những quan hệ chính về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu hiệu phi lời, kèm lời
và những dấu hiệu ngôn ngữ. Các dấu hiệu ngôn ngữ bao gồm: các nghi thức xưng
hô, tổ chức các lượt lời, tổ chức cấu trúc của tương tác hội thoại, các hành động
ngôn ngữ. Sự không bình đẳng về vị thế, trước hết là những vấn đề của ngữ cảnh:
tuổi tác, giới tính, địa vị, vai trò trong hội thoại, sự làm chủ ngôn ngữ...
Vị thế xã hội và mức độ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung,
hình thức và cả quá trình giao tiếp. Vị thế xã hội không đồng nhất với vị thế giao
tiếp (vai trò, vị thế của nhân vật tham gia hội thoại).
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình
thức diễn ngôn, do đó, xưng hô chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này. Qua việc sử
dụng từ xưng hô mà vai nghe biết được vai nói xác định quan hệ vị thế và quan hệ
xã hội với mình như thế nào. Các từ xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực rất mạnh
của quan hệ liên cá nhân. Qua các từ xưng hô, người nghe có thể nhận biết được
người nói đã xác định quan hệ dọc hay quan hệ ngang trong giao tiếp như thế nào
16
để hồi đáp cho phù hợp. Từ xưng hô cũng phần nào phản ánh đặc điểm tính cách,
văn hóa giao tiếp của nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp
trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vấn đề
xưng hô không thể không nói đến. Vấn đề này được xem xét qua cuộc thoại trực
tiếp, gián tiếp và cặp thoại hẫng trong chương 2 và chương 3 của luận văn.
1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ
Để khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý thuyết hành động ngôn ngữ,
chúng tôi đã tổng hợp trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục
của tác giả Đỗ Hữu Châu, từ trang 111 đến trang 145 làm căn cứ nghiên cứu. Cụ thể
các lý thuyết được khái quát như sau:
1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ
Theo J.Austin, trong cùng một hành động ngôn ngữ có hành động ở lời, hành
động tạo lời và hành động mượn lời. Nhờ đưa ra tiêu chí phân biệt này, J.Austin đã
điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói.
Lý thuyết hành động ngôn ngữ do J.Austin đề xướng vào những năm 60 của
thế kỉ XX, về sau được các nhà ngôn ngữ kế tục thành công trong đó, tiêu biểu là
J.Searle. Tác giả này đã chỉ ra hạn chế trong lý thuyết của J.Austin là chưa phân biệt
được sự khác nhau giữa hành động ngôn ngữ và động từ biểu hiện ngôn ngữ.
J.Searle đã đưa ra những tiêu chí cơ bản làm nền tảng cho sự phân biệt các hành vi
ở lời và trên cơ sở đó, ông đã nêu ra tới mười hai phương diện mà các hành động có
thể khác nhau. Trong các tiêu chí đó, ông chọn ba tiêu chí cơ bản để phân loại các
hành động tại lời: Đích của hành động ngôn trung; Hướng của sự ăn khớp giữa lời –
hiện thực; Trạng thái tâm lí được biểu hiện.
Xu hướng nghiên cứu hiện nay là chấp nhận lý thuyết và cách phân loại của
J.Searle nhiều hơn cả. Hành động ngôn ngữ là một phạm trù phổ quát mang tính
nhân loại và hành động hỏi cụ thể cũng mang tính phổ quát. Đề tài của chúng tôi
chọn cách quan niệm về hành động ngôn ngữ của J.Searle làm cơ sở tiền đề để đi
vào tìm hiểu các hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người
nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
17
1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ
1.2.2.1. Hành động tạo lời
Theo J.Austin hành động tạo lời là hành động của “nói một cái gì đó”, là
hành động bao gồm (đại thể) các tiểu loại: hành động ngữ âm, hành động cấu âm và
hành động tạo nội dung mệnh đề, tức hành động sử dụng các từ có khái niệm và sở
chỉ ở một chừng mực nào đó có tính xác định.
1.2.2.2. Hành động tại lời
Hành động tại lời là hành động được thực hiện ngay khi nói năng. Nó là mục
đích của hành động tạo lời, là chức năng của lời nói từ bình diện tác động; nói cách
khác, nó là thao tác tạo lực ngôn trung của phát ngôn. Đặc trưng của hành động tại
lời là vừa thể hiện ý định của người nói vừa có tính quy ước. Mỗi loại hành động
ngôn từ có phương diện biểu đạt riêng và được gọi là phương thức biểu đạt lực
ngôn trung. Dựa vào phương thức biểu đạt lực ngôn trung, các hành động tại lời
được chia thành ba loại: hành động lời nói cơ bản, hành động lời nói tường minh và
hành động lời nói gián tiếp.
1.2.2.3. Hành động mượn lời
Hành động mượn lời là hậu quả của hành động tạo lời và hành động tại lời.
Khi thực hiện một hành động tại lời, chúng ta luôn luôn tạo ra những hậu quả với
các mức độ khác nhau, trong đó, một số không thuộc ý muốn của người nói. Nếu
như đặc trưng của hành động tại lời là tính quy ước thì đặc trưng của hành động
mượn lời là luôn đề cập đến một hậu quả nào đó.
1.2.3. Các loại hành động ngôn ngữ
1.2.3.1. Phân loại hành động ngôn ngữ của Austin
Theo Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, Tập hai, Nxb Giáo Dục,
tr.121, J.Austin chia các loại hành động ngôn ngữ thành 5 phạm trù lớn sau:
- Phán xử: Đây là những hành động đưa ra những lời phán xét về một sự
kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững
chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả...
- Hành xử: Đây là những hành động đưa ra những quyết định thuận lợi hay
chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt
18
hàng, giới thiệu, van xin, và các hành vi ngôn ngữ như bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố
khai mạc, bế mạc, tuyên ngôn.
- Cam kết: Những hành động này ràng buộc người nói vào một chuỗi những
hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề
nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm.
- Trình bày: Những hành động này được dùng để trình bày các quan niệm,
dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như: khẳng định, phủ định, trả lời, phản
bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, chuyển dạng lời...
- Ứng xử: Đây là những hành động phản ứng với cách xử sự của người khác,
đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành
động hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê
phán, chia buồn, ban phước, thách thức...
1.2.3.2. Phân loại hành động ngôn ngữ của J.Searle
J.Searle đã đưa ra 12 điểm được dùng làm tiêu chí phân loại, trong đó có 4
tiêu chí cơ bản nhất (tiêu chí đích ở lời; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng
thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề) để phân loại 5 phạm trù hành động ở lời,
đó là:
- Tái hiện: Hành động này trước đó được J.Searle gọi tên là xác tín. Đích ở
lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là lời – hiện
thực, trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một
mệnh đề. Mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai lôgic. Hành động
tái hiện / xác tín gồm các động từ: kể, thông báo, giải trình, giới thiệu...
- Điều khiển: Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một
hành động tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực – lời, trạng thái tâm lí là sự
mong muốn của người nói; nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người
nghe. Hành động điều khiển gồm các động từ: ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, dặn
dò, mời mọc ...
- Cam kết (hứa hẹn, tặng, biếu): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện
hành động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc; hướng khớp ghép hiện thực – lời; trạng
thái tâm lí là ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1.
19
- Biểu cảm: Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành động ở lời
(vui thích / khó chịu, mong muốn / rẫy bỏ...). Trạng thái tâm lí thay đổi tùy theo
từng loại hành động, nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó
của Sp1 hay của Sp2. Hành động biểu cảm gồm các động từ: vui thích, khó chịu,
mong muốn, xin lỗi, chúc, chào, khen, ước ...
- Tuyên bố: Đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội dung của hành động
hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời; nội dung mệnh đề là
một mệnh đề. Hành động tuyên bố gồm các động từ: tuyên bố, buộc tội, bác bỏ, từ
chối ...
1.2.4. Biểu thức ngữ vi và dấu hiệu ngữ vi
1.2.4.1. Khái niệm biểu thức ngữ vi
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn gây hiệu lực ở lời nhất định. Phát ngôn ngữ vi
mang một hiệu lực ở lời nào đó thì chúng có cấu trúc hình thức ấy, hay còn gọi là
cấu trúc đặc trưng. Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng có một cách định nghĩa tương tự:
“Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu
lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi” [9, tr. 76].
Với quan niệm về biểu thức ngữ vi như trên, chúng tôi nhận thấy để biểu thị
biểu thức ngữ vi hỏi có các dạng sau:
a. Dùng đại từ nghi vấn
b. Dùng các cặp phụ từ lựa chọn theo khuôn hỏi kiểu: có... không, có... chưa,
có phải... không, (có) phải không, đã... chưa…
Những câu hỏi kiểu này thường chỉ xuất hiện ở vị trí phụ thuộc của cấu trúc
đối thoại, nhằm kiểm tra lại một ý kiến có trước còn tỏ ra chưa dứt khoát, chưa
quả quyết với một dụng ý nhằm buộc người đối thoại phải bày tỏ quan niệm một
cách rõ ràng, dứt khoát hoặc khi mà trước đó có một ý kiến, một sự chờ đợi rằng
sự việc không, chưa xảy ra nhưng vào lúc nói lại thấy cần phải kiểm tra lại.
Chẳng hạn: “Nó có làm gì con không? / “Không!”. Các câu hỏi dùng các cặp
phụ từ biểu thị sự lựa chọn giữa những mặt đối lập thống nhất mang tính tương liên
(khẳng định / phủ định).
c. Dùng quan hệ từ: hay/ hoặc/ hay là
20
Những quan hệ từ này cũng thuộc dạng câu hỏi lựa chọn. Dạng thức này
không yêu cầu người đối thoại khẳng định hay phủ định nội dung thông tin trong
câu hỏi mà yêu cầu người đối thoại phải đưa ra phương án lựa chọn của bản thân
trong từng tình huống giao tiếp cụ thể.
d. Dùng ngữ điệu (gắn với ngữ cảnh và động từ)
e. Dùng một số từ tình thái kiểu như: à, ư, hử, hả… , không… v.v.
1.2.4.2. Biểu thức ngữ vi tường minh và biểu thức ngữ vi hàm ẩn
Biểu thức ngữ vi có thể có động từ ngữ vi hay không có động từ ngữ vi trên
bề mặt câu chữ. Nếu biểu thức ngữ vi có chứa động từ ngữ vi trên bề mặt câu chữ
thì đó là biểu thức ngữ vi tường minh. Ví dụ: Tôi mong chị sẽ đến; Mời bà xơi cơm;
Tôi cấm anh nói xấu cô ấy; Anh hứa sẽ đến đúng hẹn… v.v.
Nếu biểu thức ngữ vi không có các động từ ngữ vi trên bề mặt câu chữ thì đó
là biểu thức ngữ vi hàm ẩn hay còn gọi là biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Ví dụ: Ô...
thế anh ra khỏi Đảng à?; Sao bảo ông ta chết rồi?; Thằng Long đâu?... v.v.
1.2.4.3. Dấu hiệu ngữ vi
Dấu hiệu ngữ vi là những cấu trúc và từ ngữ thể hiện hành vi tại lời. Để nhận
biết dấu hiệu ngữ vi người ta thường dựa vào các căn cứ sau đây:
- Các kiểu kết cấu như các kiểu câu có mục đích nói: trần thuật, hỏi, cầu
khiến, cảm thán… những kết cấu cụ thể ứng với từng hành động ở lời.
Với những phát ngôn ngữ vi nguyên cấp, Sp2 phải căn cứ vào dấu hiệu ngữ
vi và ngữ cảnh thì mới tìm được hành động tại lời chính xác.
Ví dụ: đi đi! - Nếu con đang chơi ở bếp, mẹ nói câu trên thì đó là hành vi ra
lệnh. Nếu con xin phép đi chơi, câu nói trên của người mẹ là hành động cho phép.
- Những từ ngữ chuyên dùng như những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu
thức ngữ vi hỏi: ai, cái gì, bao giờ, mấy, à, ư, nhỉ...
- Ngữ điệu: cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể, nếu được phát âm
với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với
những hành động ở lời khác nhau.
Ví dụ:
- Anh có thể mở cửa giúp tôi được không? (nhờ vả)
21
- Anh mở ngay cửa ra. (ra lệnh)
1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất
lắm người nhiều ma
Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam. Năm 1965, ông nhập ngũ và phục vụ
trong Quân chủng Phòng không. Sau khi tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du,
ông chuyển về làm biên tập viên văn xuôi tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông trở
thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Năm 1993, ông chuyển
về công tác tại tổ văn xuôi của báo Văn nghệ. Năm 2003, khi đang là Phó Tổng biên
tập Báo Văn Nghệ, ông chuyển sang làm Phó giám đốc Tổng biên tập Nhà xuất bản
Hội nhà văn đến năm 2011 thì nghỉ hưu. Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi
của Hội nhà văn Việt Nam và ông đang sống tại Hà Nội.
Là một nhà văn viết về thể loại các tác phẩm Tiểu thuyết và Truyện ngắn như:
Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972); Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976); Mảnh đất lắm
người nhiều ma (tiểu thuyết,1990); Miền đất Mặt trời (tập truyện, 1982); Thác
rừng (tập truyện,1976)… trong đó tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma được
xem là tiêu biểu nhất của ông đã được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim
truyền hình Đất và Người ra mắt công chúng năm 2002. Với tài năng của mình,
Nguyễn Khắc Trường đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý về văn học
nghệ thuật: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt
Nam năm 1986 với tác phẩm Gặp lại anh hùng Núp; Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người
nhiều ma, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1991; Giải thưởng Nhà nước về
văn học và nghệ thuật năm 2000.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường yêu những tác giả viết về nông thôn từ bé.
Ông luôn có cảm giác bâng khuâng, bần thần khi đọc những trang văn viết về cảnh
“nhà quê” của Nam Cao, Kim Lân,… khi đó trong ông bỗng có một mơ ước được
thử sức về đề tài này và ông đã thành công. Cuốn tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người
nhiều ma” được nhà văn Nguyễn Khắc Trường hoàn thành năm ông 44 tuổi, khi đã
có độ chín về những cảm nhận đời sống và nghề văn. Khi ông cảm thấy rằng, văn
chương là một “bể mênh mông” nhưng cũng sẽ lọt thỏm vào vòng xoáy của nó nếu
22
thực sự không để lại một dấu ấn quan trọng. Năm 1988, ông xin nghỉ phiên trực
biên tập ở cơ quan Tạp chí Văn nghệ quân đội, nhận làm phóng viên đi thực tế một
chuyến liên tục tại các địa phương Bắc Thái, Thanh Hoá, Hải Dương. Ông đã đi
thực tế trong 3 tháng trời, tìm hiểu sâu sắc những vùng đất nông thôn để có thể “viết
một cái gì đó cho ra hồn” như lời ông nói. Nếu không làm được điều đó, thì trở về
ông sẽ “giải nghệ” nghề viết văn và chuyên tâm trở thành một nhà báo chuyên cần
viết báo kiếm sống nuôi con. Ông lang thang qua nhiều làng ở Triệu Sơn, Thọ Xuân
và Nga Sơn, ba huyện đang có những vụ việc gây xôn xao dư luận cả về mặt làm ăn
khấm khá, cả những bê bối, trì trệ. Ông muốn viết trung thực nhưng đầy tính nghệ
thuật. Qua đó, truy tìm tận gốc rễ sự tha hoá đạo đức ở nông thôn với thói cửa
quyền, hống hách, tệ chè chén của một số người có chức có quyền mà báo chí vẫn
gọi là tầng lớp cường hào mới... để tạo dựng một tác phẩm văn học có ý nghĩa với
cuộc sống.
Ông "lang thang" qua nhiều làng ở Triệu Sơn, Thọ Xuân và Nga Sơn, ba
huyện đang có những vụ việc gây xôn xao dư luận cả về mặt làm ăn khấm khá, cả
những bê bối, trì trệ. Ông muốn viết trung thực nhưng đầy tính nghệ thuật. Qua đó,
truy tìm tận gốc rễ sự tha hoá đạo đức ở nông thôn với thói cửa quyền, hống hách,
tệ chè chén của một số người có chức có quyền mà báo chí vẫn gọi là tầng lớp
cường hào mới... để tạo dựng một tác phẩm văn học có ý nghĩa với cuộc sống. Nhà
văn Nguyễn Khắc Trường chia sẻ: “Ấy là những chuyện trong sách là chuyện của
Thanh Hóa đấy. Nhưng khi viết thì tôi “bê” về tỉnh Thái Nguyên quê tôi, để khi
động đến những phong tục tập quán, ngôn ngữ, cách sống và cả những gì là tâm
linh phải cho trúng “phóc” là của chính nó. Mảnh đất lắm người nhiều ma là một
cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Tác phẩm được
coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông viết về nông thôn Việt Nam.
Câu chuyện kể về bằng cả tấc lòng yêu quí người nông dân Việt Nam, Nguyễn
Khắc Trường đã đào sâu và hết mình cho công trình miệt mài này. Lấy không gian
ở vùng quê tỉnh Thái Nguyên cụ thể ở làng Bến Chùa, Nguyễn Khắc Trường đã
miêu tả cụ thể đời sống nông thôn Việt Nam sau năm 1975 với những xung đột của
23
hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Từ đó khái quát thành nhiều mâu thuẫn nội tại
đang chồng chéo lên nhau.
Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái
Nguyên) trong thời gian năm 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời kỳ đổi
mới. Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở làng Giếng Chùa nơi mà “người ta có thể nhịn
ăn nhịn mặc để xây một căn nhà gạch, sắm một cái xe, có khi cả xe máy, mua đài,
mua cát sét rồi mở ỏm tỏi suốt ngày để được “mở mày mở mặt” với xóm làng. Nơi
vùng quê bề ngoài rất yên tĩnh này, vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những
người thật thà như đếm, nhưng cũng lại là những kẻ để mưu ma chước quỷ, không
mấy lúc ngồi yên và cũng không để cho người khác ngồi yên. Cũng có đủ cảnh bon
chen để giành một cái ghế ngồi không to hơn cái vẩy ốc, chen một chỗ đứng không
cao hơn cái đế dép thường ngày. Cũng có đủ những thì thầm thì thụt, cũng xúi bẩy,
kích động, cũng ném đá giấu tay; cũng cười bả lả chạm cốc nhau lanh canh trong
những bữa tiệc đồng chí, nhưng trong bụng lại thầm rủa sau bữa rượu này mày sa
chân lỡ bước chết dấp đi cho rảnh”. Nơi đây có hai dòng họ đấu đá nhau để tranh
giành đất đai, quyền lực đại diện là: họ Vũ Đình và họ Trịnh Bá. Thuở xưa, trưởng
họ Vũ là ông Đại đã thắng trưởng họ Trịnh là ông Hoành, làm nhà ông Hoành sạt
nghiệp. Họ Trịnh còn nghi ngờ rằng họ Vũ đã bôi đen, rạch nát mặt hổ thờ của họ
nên vô cùng căm tức và mối thù càng dai dẳng đến các đời sau. Và mối hiềm khích
ngày một tăng lên khi đến đời ông Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ Đình) với ông
Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh Bá). Bởi vì bà Son (vợ ông Hàm) trước khi về làm
dâu nhà họ Trịnh Bá thì đã có quan hệ léng phéng với ông Phúc. Cô Son lúc ấy đã
dâng hiến trọn vẹn tình yêu và đời con gái cho Phúc dù vẫn biết Phúc đã có vợ là bà
Dần. Vì Phúc nhát gan không dám thừa nhận nên bà Son bị bố mẹ ép gả cho Hàm
(có biệt danh Hàm thọt). Sau khi cưới nhau, Hàm phát hiện ra vợ mình đã bị mất
trinh khiến cho bà Son vì cớ đó sợ hãi phải sống như một cái bóng, tự coi mình là
con tôi đòi trong nhà để đổi lấy việc Hàm để cho mình sống yên ổn trong nhà. Đây
cũng chính là nguyên nhân chính khiến Hàm rất thù Phúc. Ngoài ra còn mâu thuẫn
quyền lực khi ông Thủ là em ông Hàm làm bí thư xã, còn cánh nhà ông Phúc thì
mất quyền. Thế nhưng, trớ trêu thay giữa hai dòng họ đã phát sinh một mối tình của
24
Tùng (con trai bà Sang – họ Vũ Đình) và Đào (con gái ông Hàm). Mối tình của họ
thắm thiết nhưng cả hai vẫn giấu kín vì sợ hai bên gia đình không cho phép. Khi
ông Đại chết, ông Hàm theo lời bố dặn đã đi quật mả ông Đại để yếm bùa dòng họ
Vũ Đình. Nhưng do Tùng đang tình tự với Đào đã bắt gặp nên Tùng đã chạy về báo
cho cả họ biết. Ông Hàm bị bắt quả tang, giam ở xã về tội xúc phạm vong linh
người đã khuất. Lúc này Đào phát hiện Tùng đã báo với dòng họ bắt bố mình, cô
quyết định chấm dứt tình cảm với Tùng mặc dù anh còn đang yêu Đào tha
thiết. Thủ sợ phen này cả họ Trịnh đi xuống, cả sự nghiệp của ông cũng mất theo
nên bày kế cho bà Son dụ ông Phúc vào bụi rậm nói chuyện trong đêm tối, sau đó
Thủ và Cao xuất hiện vu cho ông Phúc quan hệ bất chính với bà Son. Bị uy hiếp
ông Phúc phải thôi kiện, ông Hàm được thả. Không dừng lại ở đó, Thủ và Cao còn
ép bà Son viết đơn tố cáo ông Phúc có ý đồ xấu với mình. Chú cháu Thủ, Cao còn
lơi dụng mượn tên ông Phúc đã sờ soạng bà Son lúc tối để bà Son lu loa là nhà họ
Vũ làm nhục. Thế nhưng bà Son quá uất ức, không lu loa mà ra sông tự tử. Người
vớt được bà Son lại là ông Phúc.
Ngoài ra, truyện cũng mô tả những chuyện rắc rối “quanh lũy tre làng” thông
qua những quan hệ phức tạp và những nhân vật rất thú vị khác như cặp tình nhân ông
Quản Ngư - bà Đồ Ngật, hay chuyện Tám lé cố ngóc đầu lên khỏi cuộc sống bí bách,
hay những hành vi bất nhân của ông Phúc với chính bố mẹ, anh em của mình
trong Cải cách ruộng đất. Câu chuyện cũng bị che phủ bởi những “bóng ma”, từ
huyền thoại ma ám của nhân vật Quỳnh - Quềnh cho đến sự hiện diện của một thầy
mo - cô Thống Biệu.
Chuyện tiếp theo là việc chia đất ruộng ở xã, các phe đấu đá nhau chí tử để
tranh đất tốt, do vậy mới có “Mảnh đất lắm người nhiều ma” như cô Thống Biệu đã
nói: “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy!
Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không? Cứ như cuộc
chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đông
Chùa là xứ thượng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ
giật về mình. Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hỏa
ngay ở đấy. Vợ chồng ông Tý Hỏi mới kinh, bỏ nhau mỗi người một niêu, hợp tác
25
giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng: Mày mà làm ông
phá. Mấy bà đòi ruộng cũ không được thì bù lu bù loa lên, cứ nhao nhao như chào
mào ăn dom! Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống, có đúng
không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người, có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi
nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá. Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma. Những
người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa”.
Tác phẩm kết thúc dang dở khi những mâu thuẫn bắt đầu được hạ nhiệt. Tuy
nhiên những bóng đen hắc ám bắt đầu lộ ra mặt và đã dạy cho Tùng một “bài học”
với những cú đấm đá túi bụi vì tội dám đấu tranh sửa chữa sai lầm trong nội bộ
Đảng viên. Mối tình Tùng - Đào bắt đầu có tín hiệu tốt đẹp và kết thúc bằng việc
nhân vật Minh lặng lẽ khóc sau khi làm cầu nối hòa giải cho hai người.
Tác giả đã rất thành công khi xây dựng tính cách nhân vật đối lập nhau,
những cảnh huống trái ngược nhau làm nổi bật vấn đề được phản ánh và khắc họa
rõ nét tính cách nhân vật. Đối nghịch giữa cảnh đám tang yên ắng, hiu quạnh và
nghèo nàn của lão Quềnh: “Bốn người khiêng Quềnh bó trong chiếc chiếu hoa… đi
lặng lẽ trong bóng chiều chạng vạng” và sự đình đám, hoành tráng đầy tiếng trống
nhạc của đám tang giàu sang của Cụ Cố Đại: “có trống có kèn như đêm hát đêm
nhạc”, hay “trong gian nhà ngói năm gian đông chật người, hương khói nghi ngút”.
Qua đó, ta thấy thân phận bi đát của người nông dân. Tính cách nhân vật được tác
giả khắc họa rõ nét qua sự đối lập giữa sự khờ khạo, ngu ngơ, thật thà của lão
Quềnh với sự dối trá, thủ đoạn của những người cầm quyền ở Giếng Chùa.
Nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu
thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường để phần nào
thấy được bức tranh phong phú, đa dạng, mới mẻ của xã hội nông thôn những năm đầu
thế kỉ XX qua các cuộc thoại, đoạn thoại diễn ra giữa các nhân vật trong truyện với sự
xuất hiện hàng loạt các hành động hỏi. Tuy nhiên, những hành động hỏi có khi để thực
hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà tác giả đã xây dựng để
có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật trong tiểu thuyết.
26
Tiểu kết chương
Trong chương này, chúng tôi đã hệ thống những cơ sở lí thuyết liên quan đến
đề tài như: về hội thoại với chức năng ở lời dẫn nhập và chức năng ở lời hồi đáp
được đề cập cụ thể về hành động ngôn ngữ, biểu thức ngữ vi và dấu hiệu ngữ vi...
Đây là những vấn đề lí thuyết rất cần thiết và là cơ sở cho những vấn đề đặt ra trong
luận văn. Ngoài ra, trong chương này còn trình bày đôi nét về nhà văn Nguyễn
Khắc Trường, về những yếu tố con người và xã hội tác động đến nội dung phản ánh
và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma.
Chúng tôi cũng đã xác lập khung lí thuyết phục vụ nghiên cứu các nội dung
của luận văn gồm: Lí thuyết về hội thoại; Lí thuyết về hành động ngôn ngữ.
Dựa vào những lý thuyết nền tảng đó, chúng tôi đi vào mô tả, phân tích, nhận
xét những đặc điểm cơ bản về hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếu thuyết Mảnh
đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường; bước đầu có những đánh
giá, nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ, tính cách nhân vật, việc miêu tả bức tranh
nông thôn và phong cách của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
27
Chương 2
HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
2.1. Kết quả thống kê, phân loại
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp trong tác phẩm
Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
Nội dung Số
lượng
Tỉ lệ (%)
Trên tổng 76 hành
động hỏi trực tiếp và
hồi đáp
Trên tổng 162
hành động hỏi
và hồi đáp
Hỏi trực tiếp và hồi đáp trực tiếp 46 60,5 -
Hỏi trực tiếp và hồi đáp gián tiếp 25 32,9 -
Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi
trực tiếp và hồi đáp
05 6,6 -
Tổng 76 100 46,9
Khi đi vào khảo sát tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả
Nguyễn Khắc Trường, chúng tôi thu nhận được tổng số 162 cuộc thoại, trong đó có
76/162 cuộc thoại có phát ngôn hỏi trực tiếp (chiếm 46,9%), gồm phát ngôn hỏi trực
tiếp và hồi đáp trực tiếp là 46/76 (chiếm 60,5%) và phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi
đáp gián tiếp là 25/76 (chiếm 32,9%). Như vậy, cách hỏi trực tiếp chiếm tỉ lệ thấp
hơn so với cách hỏi gián tiếp mà bản chất của mỗi con người được bộc lộ rất rõ
thông qua quá trình giao tiếp, điều này lý giải một phần đặc điểm tính cách của
người Việt nói chung và tính cách của người Bắc Bộ nói riêng đó là ưa tình cảm, ưa
tìm hiểu, quan sát, đánh giá trước khi giao tiếp, ưa sự tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa
thuận, trọng danh dự cá nhân, đặc biệt tâm lý trọng sự hòa thuận khiến người
Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn nhau trong giao tiếp. Vì lẽ đó trong tác
phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường cách hỏi trực
tiếp chiếm tỉ lệ thấp hơn cách hỏi gián tiếp. Tuy nhiên, trong hỏi trực tiếp lại có
28
những đặc điểm riêng biệt ở từng cách hồi đáp hỏi, khi thì hồi đáp hỏi trực tiếp, khi
thì hồi đáp hỏi gián tiếp và có lúc lại xuất hiện cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực
tiếp và hồi đáp… chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này ở các tiểu mục tiếp theo của đề tài.
2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp
2.2.1. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp trực tiếp
2.2.1.1. Phát ngôn hỏi trực tiếp
a. Cách xưng hô trong các phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp
Như chúng ta đã biết, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức
tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn
mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh
và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn
hóa người Việt. Xưng hô quyết định thành công của một cuộc giao tiếp, vì xưng hô
được coi là yếu tố trước tiên, bắt buộc trong giai đoạn thiết lập hội thoại. Hình thức
xưng hô có thể ảnh hưởng đến thái độ, cảm xúc của người nghe, do đó mà tác động
gián tiếp đến thành bại của một cuộc giao tiếp.
Khảo sát những phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp trong tác phẩm
Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường, chúng tôi nhận
thấy phần lớn các câu hỏi thể hiện cách hô (gọi) mà ít thể hiện cách xưng, bộc lộ sự
khiêm tốn của người nói, đây là một nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp, ứng xử
của người Việt. Như đã nói ở phần đầu, người Việt nói chung có tâm lý ưa tình
cảm, ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá trước khi giao tiếp, ưa sự tế nhị, ý tứ, trọng sự
hòa thuận, trọng danh dự cá nhân,… Trong cách hô (gọi), người hỏi sử dụng các
kiểu xưng hô sau: đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi, em), danh từ thân tộc (bá, chú,
anh, bác, bà, u…), tên riêng... v.v.
Tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
viết về nông thôn Việt Nam, miêu tả đời sống nông thôn Việt Nam sau năm 1975
với những xung đột cụ thể của hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Đó là một vùng
quê nông nghiệp, sống theo kiểu khép kín, phụ thuộc nhau chính vì vậy họ rất coi
trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Họ
Trịnh Bá và họ Vũ Đình mặc dù có những mâu thuẫn gay gắt song những thành
29
viên trong hai dòng họ này khi giao tiếp với nhau vẫn lấy tình cảm làm nguyên tắc
ứng xử, trong quá trình giao tiếp các nhân vật vẫn tìm hiểu, quan sát, đánh giá… để
lựa chọn những cách xưng hô phù hợp. Đặc biệt là nhân vật Thủ, nhân vật này thể
hiện được sự tinh tế, khôn khéo trong giao tiếp mà bản chất con người chỉ bộc lộ ra
trong quá trình giao tiếp, là một người cán bộ - anh Bí thư Đảng ủy xã, Thủ luôn
suy xét rất kĩ từng lời ăn tiếng nói của mình để vừa được lòng dân lại vừa được việc
chung của dòng họ, vừa được cho mình.
Khảo sát 46 phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp, chúng tôi nhận thấy
trong các phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xuất hiện 03 cặp xưng hô đầy đủ (chiếm tỉ lệ
8,7%), cụ thể: gọi bà - xưng tôi, xưng em - gọi bác, gọi chị - xưng chúng tôi; có duy
nhất một phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xưng mà không gọi (chiếm tỉ lệ ít nhất 2,2%)
đó là: nhân vật Thủ xưng chúng tôi khi lên báo cáo lãnh đạo huyện về việc của ông
Hàm; trường hợp các phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng cũng không hô (cách nói
trống không) xuất hiện 06 lần (chiếm tỉ lệ 13%); còn lại là 36 phát ngôn hỏi trực
tiếp không xưng mà chỉ hô (chiếm tỉ lệ nhiều nhất 76,1%), chủ yếu là các từ chỉ
thân tộc: chú, bá, bác, u…v.v. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, các phát ngôn hỏi trực tiếp có đầy đủ cặp xưng - hô và phát ngôn
hỏi trực tiếp chỉ xưng mà không hô:
(1) - Nếu bây giờ chúng tôi thu xếp được với bên nhà ông Phúc, để họ không
kiện cáo, không cần nhờ đến pháp luật can thiệp, mà chỉ ở phạm vi hai gia đình tự
giải quyết với nhau thì thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 170, ông Thủ
nói với lãnh đạo huyện)
(2) - Bà còn định nói với tôi chuyện gì nữa? (Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Tr.197, ông Phúc nói với bà Son)
(3) - Dạ em hỏi ý không phải bác có phải là bác Thủ? (Mảnh đất lắm người
nhiều ma, tr. 304, chị Bé nói với ông Thủ)
(4) - Chị bảo chị giúp được chúng tôi? Thế chị định làm thế nào? (Mảnh
đất lắm người nhiều ma, tr. 367, ông Thủ nói với chị Bé)
Ở trường hợp số (1), khi họ Trịnh Bá gây ra chuyện lớn với họ Vũ Đình, sự
việc có nguy cơ dẫn đến anh trai của Thủ là ông Hàm cùng đám con cháu phải ra hầu
30
tòa và đi tù khiến Thủ rất lo lắng. Nhưng với sự khôn khéo của mình, Thủ đã tính
toán để lường hết họa cho bản thân, giờ đây ông Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa đang
tìm cách gỡ rối cho anh trai và lấy lại uy tín với dân làng cũng như sự thất thế của
dòng họ mình đối với dòng họ Vũ Đình. Việc đầu tiên, Thủ đích thân đến gặp lãnh
đạo huyện để trình bày sự việc. Cho dù biết mười mươi đó là lỗi sai trầm trọng của
dòng họ mình nhưng khi lên huyện báo cáo ông vẫn dùng cái tập thể, đứng trên
phương diện tập thể lãnh đạo xã thể để trình bày. Thông qua việc sử dụng đại từ nhân
xưng chúng tôi ông muốn nói với lãnh đạo huyện rằng để sự việc xảy ra là lỗi của cả
tập thể, chúng tôi sẽ đoàn kết để giải quyết êm thấm việc này mà không làm ảnh
hưởng đến ai. Với cách hỏi trực tiếp vào vấn đề của Thủ và cách lựa chọn đại từ nhân
xưng trong cuộc thoại, Thủ đã thành công trong cuộc giao tiếp này, khiến lãnh đạo
huyện không những hài lòng mà còn khen ngợi, đặt trước giải thưởng cho sự khôn
ngoan của ông Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa.
Ở trường hợp thứ (4), người nói (ông Thủ) cũng xưng chúng tôi trong cách
hỏi trực tiếp đối với chị Bé nhưng chúng tôi ở đây không phải đứng trên phương
diện tập thể lãnh đạo xã như ở trường hợp số (1) mà đây là cách chỉ chung cho cả
dòng họ Trịnh Bá, để chị Bé thấy được tầm quan trọng của việc mình đang làm,
không phải trò đùa vì nó là danh dự của cả một dòng họ lớn trong làng. Bên cạnh
đó, Thủ còn gọi người làm trong nhà ông Hàm là chị, nâng cao thể diện của đối
phương, chị Bé cảm thấy mình được tôn trọng, đề cao. Như vậy, qua cách lựa chọn
đại từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp trên, ông Thủ đã đạt được mục đích
giao tiếp của mình.
Đến với trường hợp thứ (2), trong cuộc giao tiếp của ông Phúc với bà Son,
hai người đã từng có khoảng thời gian là người yêu, là người tình cho dù ở hiện tại
ông Phúc và bà Son đang đứng trên cương vị đối đầu của hai dòng họ lớn trong
làng, bà Son - dâu trưởng dòng họ Trịnh Bá, ông Phúc giai trưởng trong dòng họ Vũ
Đình nhưng khi gặp nhau họ vẫn đặt tình cảm lên hàng đầu, lấy đó làm nguyên tắc
ứng xử. Ông Phúc lựa chọn đại từ nhân xưng tôi và gọi người tình cũ là bà, qua đó
thấy được sự chung hòa, vừa gần, vừa xa, vừa thân mật lại vừa ý tứ trong hoàn cảnh
31
giao tiếp với bà Son khi bà Son dùng tình cảm cũ để đến cầu cứu ông về việc của
chồng mình.
Ở trường hợp số (3), khi chị Bé dùng câu hỏi trực tiếp để hỏi ông Thủ, chị Bé
đã xưng em với ông Thủ và gọi ông thủ là bác. Đây là một cách xưng hô hết sức
phù hợp, chị Bé dù làm thuê trong nhà ông Hàm (anh trai của ông Thủ) nhưng xét
về mối quan hệ thân tộc hai người không có họ hàng, huyết thống; xét về phương
diện công việc, chị Bé không phải đồng nghiệp hay cấp dưới của Thủ; xét về tuổi
tác có thể chị Bé hơn hoặc kém tuổi Thủ nhưng chị đã lựa chọn cách xưng em để
thể hiện vị thế thấp hơn về mọi mặt đối với ông Thủ. Điều này giúp chị Bé tạo được
thiện cảm ban đầu với ông Thủ, thể hiện sự khiêm tốn, trân trọng, đề cao ông Thủ.
Qua đó còn thể hiện được rằng chị Bé dù ít học, nhà quê, đi làm thuê cho chủ nhưng
cũng nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh.
Thứ hai, những phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà cũng không hô (cách
nói trống không) được thể hiện cụ thể qua các phát ngôn sau:
(1) - Bác ấy thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 50, Quàng nói với
Ích).
(2) - Ai thế? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 55, Sửu nói với Thủ).
(3) - Trên huyện về mấy người? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 132, Thủ
nói với Sửu).
(4) - Ai kia? Làm gì mà lục sục dưới ấy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma,
Tr.151,ông Chỉnh nói với Tùng).
(5) - Có chuyện gì thế? Mới họp Đảng ủy à? Lại có chuyện bè cánh à?
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 152, ông Chỉnh nói với Tùng).
(6) - Đơn kí những tên ai? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 234, ông Thủ
nói với Sửu).
Các phát ngôn hỏi trực tiếp nêu trên là lối xưng hô trống không. Tuy nhiên,
vẫn có thể ngầm hiểu được đối tượng mà người hỏi hướng tới khi căn cứ vào ngữ
cảnh, bởi ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zero) cũng có thể coi là một sự có
mặt không hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định. Những trường hợp này xuất
hiện trong mối quan hệ giao tiếp ngang hàng như giữa Quàng và Ích khi Quàng hỏi
32
Ích về tình hình người anh trai của mình là Quềnh (phát ngôn hỏi trực tiếp (1)); xuất
hiện trong mối quan hệ giữa người lớn tuổi (người hỏi) và người ít tuổi hơn (người
nghe) như cuộc thoại giữa ông Chỉnh và Tùng (phát ngôn hỏi trực tiếp số (4), (5));
xuất hiện trong mối quan hệ giữa người có vị thế cao hơn (người hỏi là ông Thủ - Bí
thư Đảng ủy xã Giếng Chùa) và người có vị thế thấp hơn (ông Sửu - Chủ tịch xã
Giếng chùa) trong phát ngôn hỏi trực tiếp số (2), (3), (6) được dẫn ra ở trên. Như
vậy, mặc dù trong các phát ngôn hỏi trực tiếp ở các trường hợp này dù là cách nói
trống không nhưng vẫn không được đánh giá là cách nói mất lịch sự, thiếu văn hóa
vì nó hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh, với đối tượng giao tiếp trong từng trường
hợp trong tác phẩm.
Thứ ba, phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà chỉ hô. Trong những trường
hợp này người nghe xuất hiện chủ yếu trong danh từ thân tộc (28 lần): bá, chú, anh,
bác, thầy, u, bà, ông, chị… đại từ nhân xưng (03 lần): mày; tên riêng (04 lần): Đào,
Thủ, Tám,… và có sử dụng từ chỉ chức nghiệp (01 lần): đồng chí. Cụ thể như sau:
Đối với các phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng danh từ chỉ thân tộc: trong 46
các phát ngôn hỏi trực tiếp, người nghe xuất hiện trong các danh từ thân tộc với 28
lần (chiếm tỉ lệ 60,8%), tuy nhiên khi đi vào cụ thể từng phát ngôn hỏi trực tiếp,
chúng tôi nhận thấy khi người nói gọi người nghe là bá không có nghĩa là họ có mối
quan hệ bá - cháu, khi người nói gọi người nghe là anh không có nghĩa họ có quan
hệ anh - em, cũng tương tự như vậy khi người nói gọi người nghe là bác, là chú, là
ông… không có nghĩa họ có mối quan hệ họ hàng, thân tộc là bác - cháu, chú -
cháu, ông - cháu…v.v. Ví dụ như:
(1) - Thằng Tùng nhà bá đi đâu mà từ hôm qua đến giờ không thấy mặt?
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 28, ông Phúc nói với bà Sang).
(2) - Chú định thế nào về cái việc ấy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 67,
ông Hàm nói với ông Thủ).
(3) - Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ? (Mảnh đất lắm
người nhiều ma, tr. 73, bà Hàm nói với Thó).
(4) - Thế mấy năm nay anh ở bộ đội làm gì? (Mảnh đất lắm người nhiều ma,
tr.85, ông Hàm nói với Tùng).
33
(5) - Thế anh học được những nghề gì? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.
86, ông Hàm nói với Tùng).
(6) - Tối nay bác vẫn làm “cái ấy” chứ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma,
tr.101, ông Thủ nói với ông Hàm).
Các trường hợp nêu trên xuất hiện 14/28 lần (chiếm tỉ lệ 50%) tất cả các
trường hợp này đều là cách "gọi thay con", một phong tục trong văn hóa giao tiếp
của người Việt, đặc biệt là người nông dân, họ sống khép kín, theo làng, xã, có khi
cả làng có mối quan hệ họ hàng với nhau, việc gọi như vậy tạo ra mối quan hệ tình
cảm và thân mật trong giao tiếp. Ở phát ngôn hỏi trực tiếp số (1) khi ông Phúc hỏi
bà Sang về Tùng, đúng ra ông Phúc là em của bà Sang, ông sẽ gọi bà Sang là chị
nhưng ở đây ông gọi bà Sang là bá, đây là cách "gọi thay con", tương tự như vậy
trong phát ngôn hỏi trực tiếp số (6), ông Thủ gọi ông Hàm là bác, đúng ra ông Thủ
là em trai ông Hàm, theo vai vế, ông Thủ sẽ phải gọi ông Hàm là anh. Các trường
hợp còn lại tương tự như vậy, đều là cách "gọi thay con" trong quá trình giao tiếp
của các nhân vật. Nhưng không phải 28 phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng các từ chỉ
quan hệ thân tộc đều là cách gọi thay con, có những trường hợp gọi đúng theo mối
quan hệ của người nói và người nghe anh - em, u - con, chị - em, thầy - con…v.v.
Ví dụ như:
(1) - Sao u không ra đó cho con mẹ ấy một trận? U không nghe thấy gì à?
(Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 254, Đào nói với bà Son).
(2) - Thầy! Cái gì thế hả thầy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 311, Đào
nói với ông Hàm).
Đối với các phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng đại từ nhân xưng, trong quá trình
khảo sát chúng tôi nhận thấy người hỏi gọi người nghe là mày (03 lần chiếm tỉ lệ
6,5%) trong các mối quan hệ người bề trên nói với người bề dưới. Ví dụ như, khi bà
Son hỏi Đào hay khi ông Chỉnh hỏi Tùng. Còn đối với phát ngôn hỏi trực tiếp sử
dụng tên riêng (04 lần chiếm tỉ lệ 8,6%) chủ yếu trong mối quan hệ ngang hàng như
Tùng nói với Minh, Minh nói với Đào hoặc trong mối quan hệ bề trên nói với bề
dưới như ông Thủ nói với Đào, ông Chỉnh nói với Tùng…v.v.
b. Kiểu câu hỏi trong các phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp
34
Như chúng ta đã biết, phát ngôn ngữ vi là phát ngôn gây hiệu lực ở lời nhất
định. Phát ngôn ngữ vi mang một hiệu lực ở lời nào đó thì chúng có cấu trúc hình
thức ấy, hay còn gọi là cấu trúc đặc trưng. Hành động hỏi cũng vậy. Theo khảo sát,
kết quả cho thấy, trong 46 lượt lời có các kiểu hỏi sau:
Câu hỏi dùng các cặp phụ từ nghi vấn (08/46 lần, chiếm 17,4%) với các
khuôn hỏi “Có… không?, Thấy… chưa?, Bây giờ... đâu? Sao… không?, Sao...
thôi?, Bây giờ… sao?... nhằm xác định tính đúng sai của sự việc như:
- "Thế sao mày không đến nói với cậu?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.
92, Bà Sang nói với Tùng).
- "Có phải tay Thủ không?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 204, ông
Phúc nói với bà Son).
- "Mấy hôm nay có gì không?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 205, ông
Thủ nói với ông Sửu).
Với 46 phát ngôn hỏi trực tiếp, số lượng các câu hỏi dùng các cặp phụ từ
nghi vấn chiếm số lượng ít hơn các câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn và tiểu từ tình
thái. Nếu như các câu hỏi sử dụng cặp phụ từ nghi vấn chỉ xuất hiện 08/46 lần
(chiếm 13%) thì các câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn và tiểu từ tình thái như: ai, à,
hả, chi, vậy, chứ, rồi, không, gì, đâu, sao… xuất hiện 38 lần (chiếm 82,6%). Ví dụ
như:
- "Đồng chí nhận một công tác gì để xây dựng quê hương chứ?" (Mảnh đất
lắm người nhiều ma, tr. 85, Thủ nói với Tùng).
- "Thím Thủ với các cô ấy về rồi hả u?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma,
tr.141, Đào nói với bà Son).
- "U không nghe thấy gì à?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 254, Đào nói
với bà Son).
Như vậy, trong các phát ngôn hỏi trực tiếp, các câu hỏi ít mang nội dung xác
định tính đúng sai của sự việc mà chủ yếu muốn hỏi vào những nội dung cụ thể
xoay quanh sự vật, sự việc, hành động, nơi chốn, tình cảm, thái độ… và yêu cầu
được nhận câu trả lời. Qua phát ngôn hỏi những vấn đề từ cuộc sống đời thường,
phong tục tập quán đến thói quen ngôn ngữ đều để lại dấu ấn. Nội dung của các
35
phát ngôn hỏi trực tiếp đó là cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, về
chuyện làm mùa, phơi thóc, bán lúa; về chuyện trong gia đình; đặc biệt là những
mâu thuẫn nhỏ trong gia đình bà Son - ông Hàm và mâu thuẫn lớn giữa hai dòng họ
Vũ Đình và Trịnh Bá.
2.2.1.2. Phát ngôn hồi đáp trực tiếp
Hồi đáp hay còn gọi là đáp lời, đó là lời của người nghe dùng để đáp lại lời
của người nói. Khi lời trao không có lời đáp không thành cuộc thoại. Để trả lời cho
các câu hỏi trên có hai cách, trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp. Trong số 76 phát
ngôn hỏi trực tiếp có đến 46 câu trả lời là trực tiếp, có nghĩa là câu trả lời đã làm
thỏa mãn các yêu cầu của người hỏi, đích hướng tới nội dung được hỏi. Nội dung
câu trả lời có các xu hướng sau:
- Xu hướng thứ nhất trong câu trả lời trực tiếp là đồng tình với câu hỏi, với
những từ mang nghĩa khẳng định (dạ, vâng, ừ, có, đúng rồi... ) chẳng hạn như cách
trả lời của Tùng đối với Thủ, cách trả lời của vợ Thủ và các nhân viên cấp dưới đối
với Thủ, cách trả lời của bà Son, Đào đối với ông Hàm, xu hướng này chiếm số
lượng không nhiều chỉ xuất hiện 08 câu đồng tình (chiếm tỉ lệ 17,4%). Ví dụ như:
"Thế mấy năm nay anh ở bộ đội làm gì? Dạ, cháu làm ở bộ binh". (Khi
Tùng trả lời Thủ).
"Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ? - Vâng! Em phải bán
non hai tạ cho nhà ông Quàng đấy bá ạ. Giá có mười hai". (Khi người nông dân trả
lời bà Son).
"Dạ em hỏi ý không phải bác có phải là bác Thủ? - Vâng vâng". (Khi Thủ
trả lời chị Bé).
- Xu hướng thứ hai trong câu trả lời trực tiếp là phủ định điều được hỏi tức là
bày tỏ thái độ không đồng tình với điều được hỏi, xu hướng này xuất hiện trong 7
câu trả lời (chiếm 15,2%). Bên cạnh những từ mang nghĩa phủ định (Không, Không
biết…), vấn đề được hỏi bao giờ cũng kèm theo thành phần chú thích với những
thông tin liên quan. Trong phát ngôn hồi đáp, có thể người trả lời chỉ cần diễn đạt
một câu là đủ thông tin nhưng lại trả lời dài hơn nhằm giãi bày, chia sẻ với người
hỏi như: Không, con không đi được, con đi là hỏng việc hết (Khi Tùng nói với mẹ);
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

More Related Content

What's hot

TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
nataliej4
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
nataliej4
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
nataliej4
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
nataliej4
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
nataliej4
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
nataliej4
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
nataliej4
 

What's hot (20)

TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam BộLuận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 

Similar to Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Garment Space Blog0
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOTLuận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAYLuận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
nataliej4
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
nataliej4
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
nataliej4
 
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng ViệtLuận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAYLuận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAYLuận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường (20)

Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOTLuận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
 
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAYLuận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
đề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việtđề Tài từ láy trong tiếng việt
đề Tài từ láy trong tiếng việt
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
 
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
Khóa luận sư phạm về Một số ẩn dụ tiêu biểu trong thơ Đường.
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng ViệtLuận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
 
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
 
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
NHÓM TỪ, NGỮ NÓI VỀ "ĂN" TRONG TIẾNG VIỆT - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAYLuận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAYLuận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC DUY HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’ CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐỨC DUY HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP TRONG TIỂU THUYẾT‘MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA’ CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8.22.90.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HÀ QUANG NĂNG HÀ NỘI, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hà Quang Năng Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được liệt kê trong các tài liệu tham khảo, không sao chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề mà luận văn cần giải quyết. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên VŨ ĐỨC DUY
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................ 8 1.1. Lý thuyết hội thoại.................................................................................. 8 1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ............................................................. 16 1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ............................................................................................ 21 Chương 2. HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG.......................................................................................... 27 2.1. Kết quả thống kê, phân loại.................................................................. 27 2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp........................................................ 28 2.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp.......................... 45 Chương 3. HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG....................................................................................................... 52 3.1. Kết quả thống kê, phân loại.................................................................. 52 3.2. Phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ....................................................... 53 3.3. Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi gián tiếp và hồi đáp ......................... 68 KẾT LUẬN.................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 78 PHỤ LỤC....................................................................................................... 80
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương truyền thống mới chỉ dựa trên ngữ pháp và ngữ nghĩa, tức là đi sâu vào bình diện kết học, nghĩa học của câu chữ trong văn bản văn học mà bỏ qua mặt dụng học khi đi vào nghiên cứu các tác phẩm văn học. Đây là hướng đi của ngôn ngữ học cổ điển (ngôn ngữ học tiền ngữ dụng). Hạn chế của các phương pháp nghiên cứu truyền thống này là mới chỉ thấy được mô hình mã mà chưa thấy được mô hình suy ý, tách rời ngôn ngữ nhân vật khỏi ngữ cảnh rộng và hẹp nên không thấy được nhiều hơn những nghĩa nằm trên câu chữ trực tiếp. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã bỏ qua một mảng lớn nội dung tác phẩm, bao gồm các hành động ngôn ngữ (trực tiếp/gián tiếp), nghĩa hàm ẩn, hợp phần ngữ cảnh… là những nhân tố quan trọng kiến tạo nên cuộc giao tiếp hoàn chỉnh giữa các nhân vật trong tác phẩm và giữa nhà văn với bạn đọc. Nói một cách đơn giản, trong ngôn ngữ của nhân vật văn học và nhà văn khi tạo nên tác phẩm văn học còn rất nhiều điều nằm ngoài câu chữ mà ngôn ngữ học truyền thống đã bỏ qua hoặc chưa phát hiện ra. Những nội dung ngoài câu chữ này đóng vai trò không nhỏ giúp người đọc hiểu sâu hơn nội dung tác phẩm cũng như những điều nhà văn gửi gắm. Nghiên cứu ngôn ngữ văn học ngày nay áp dụng những thành tựu của ngữ dụng học để phát hiện thêm nhiều góc khuất đằng sau câu chữ. Chúng ta coi tác phẩm văn học là một diễn ngôn, tức là sản phẩm giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc. Trong đó bao gồm nhiều hành động ngôn ngữ giữa các nhân vật, thông qua nhiều cuộc thoại, đoạn thoại khác nhau. Bởi vậy, cần thiết phải dùng lí thuyết hội thoại trong ngữ dụng học nghiên cứu các cuộc thoại, đoạn thoại đó để thấy được vị thế, tính cách, dấu ấn thời đại, xã hội cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn và tư tưởng anh ta gửi gắm vào chúng. Một trong những lí thuyết quan trọng cần sử dụng khi nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật văn học là “hành động hỏi và hồi đáp”. Bởi lẽ, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những chuyển hóa khác nhau mà hành động hỏi ngoài việc dùng để hỏi còn có thể thực hiện các hành động nói khác như: hứa hẹn, giãi bày, trách móc... và người trả lời (hồi đáp) có rất nhiều
  • 6. 2 cách hồi đáp khác nhau. Việc nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp thực sự là cần thiết và được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm. Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 là một nhà văn chuyên viết về thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông đó là tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Đây là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội ra đời năm 1990 được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam. Với sự xuất hiện của các dòng họ trong tác phẩm: họ Trịnh, họ Vũ và trên 10 nhân vật khác đã tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng, mới mẻ của xã hội nông thôn những năm đầu thế kỉ XX, các cuộc thoại, đoạn thoại diễn ra giữa các nhân vật trong truyện với sự xuất hiện hàng loạt các hành động hỏi. Tuy nhiên, những hành động hỏi có khi để thực hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà tác giả đã xây dựng để có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật trong tiểu thuyết. Để thấy được phần nào bức tranh nông thôn Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” tìm hiểu hành động hỏi và hồi đáp với hiệu lực ở lời khác nhau trong tác phẩm để từ đó thấy được mối quan hệ giữa những người giao tiếp trong cuộc thoại, tính cách của từng nhân vật, tài năng của tác giả trong việc xây dựng tính cách ấy. Bởi lẽ đối với tác phẩm văn học, hành động hỏi và hồi đáp là một trong những hành động phổ biến góp phần làm nên thành công của tác phẩm nói chung và về mặt ngôn ngữ được lựa chọn để sử dụng trong tác phẩm nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Những nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp Ngữ dụng học là một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới, đó là nghiên cứu việc sử dụng ngôn ngữ trong tình huống giao tiếp. Trong giao tiếp, câu nghi vấn là một trong bốn kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Kiểu câu này được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Việt. Ở Việt Nam từ những năm 80 trở lại đây, vấn đề hành vi ngôn ngữ nói chung và hành động hỏi, hồi đáp hỏi nói riêng đã thu hút được
  • 7. 3 sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban, Nguyễn Thiện Giáp … Khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp phải kể đến các công trình khoa học của một số tác giả như: Nguyễn Thị Thìn (1994), Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Luận án đã đưa ra phương pháp miêu tả một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi; Nguyễn Thị Lương (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội. Tác giả đã dựa vào bốn điều kiện thỏa mãn các hành vi ở lời của Searle (điều kiện mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản) để chỉ ra cơ sở xác định các hành vi gián tiếp có liên quan đến hành vi hỏi do tiểu từ tình thái dứt câu biểu thị; Đặng Thị Hảo Tâm (2003), Cơ sở lí giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, đã chú trọng đến việc tìm ra cơ sở giải nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại; Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội; Lê Thị Thu Hoài (2013), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi tu từ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Việt Tiến (2002), Hỏi và câu hỏi theo quan điểm dụng học, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, có một số công trình khoa học đi sâu vào nghiên cứu hành động hỏi trong các tác phẩm văn học như: Trần Thị Quế Quyên (2014), Hành động hỏi trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Thị Toan (2013), Hành động hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng; Ngô Thùy Dương (2013), Hành động hỏi của nhân vật nữ trong một số tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng, các luận văn này đã nghiên cứu hành động hỏi trong các tác phẩm văn học cụ thể để thấy được đặc điểm và chức năng ngữ dụng của hành động hỏi trong cách xây dựng truyện của tác giả, đồng thời khám phá thêm một nét mới trong phong cách xây dựng tính cách nhân vật của nhà văn dưới góc độ ngôn ngữ. Nếu như các tác giả nêu trên chỉ đi vào nghiên cứu hành động hỏi trong
  • 8. 4 một số tác phẩm truyện ngắn thì tác giả Nguyễn Thị Dịu (2012) với đề tài Hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng và tác giả Nguyễn Thị Hằng (2013) với đề tài Hành vi hỏi và hồi đáp hỏi trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Hải Phòng lại nghiên cứu cả hành động hỏi và hồi đáp, làm rõ hơn đặc điểm các cuộc thoại hỏi - hồi đáp hỏi, chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong việc xây dựng tính cách nhân vật và làm rõ được đặc điểm ngữ cảnh trong từng tác phẩm cụ thể. Tác giả Hà Thị Hồng Mai (2012) với đề tài Hành động hỏi trong ca dao của người Việt, Luận án Tiến sĩ, Đại học Vinh, lại không đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong các tác phẩm văn xuôi mà đi vào tìm hiểu hành động hỏi trong ca dao của người Việt, đây là một góc mới trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nét độc đáo của văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng. Đề tài đã làm rõ được các đặc điểm của hành động hỏi trong ca dao trên các phương diện: hình thức, nội dung, văn hóa ứng xử, trong đó nổi bật là phép lịch sự. Bên cạnh đó cũng có một số bài viết liên quan đến đề tài này như: Lê Đông (1985), Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ); Nguyễn Chí Hoà (1993), Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 1); Lê Đông (1994), Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng của câu hỏi, Tạp chí Ngôn ngữ, (số 2); Nguyễn Đăng Sửu (1998), Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ; Nguyễn Thị Tuyết Mai (2001), Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học. 2.2. Những nghiên cứu về tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường là một tiểu thuyết mới, ra đời vào những năm đầu thế kỉ XX nhưng từ khi ra đời đến nay tác phẩm lại chiếm được vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại và để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Chính vì lẽ đó, tác phẩm trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học như:
  • 9. 5 Tác giả Vũ Thị Thanh (2015), Văn hóa nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa, Đại học Sư phạm 2. Ở đề tài này, tác giả đã đi sâu vào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc đáo và đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX qua đó thấy được tài năng tìm tòi, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Tác giả Trần Thị Thanh Xuân (2008), Nông thôn Việt Nam trong các tiểu thuyết từ năm 1986 đến năm 2000, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã đi vào nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả như: Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Hoàng Minh Tường, Nguyễn Khắc Trường,… và trong đó Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường được phân tích, đi sâu, làm rõ để thấy được bức tranh nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Tác giả Đỗ Thị Phương Thủy (2013), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau năm 1975 của Nguyễn Khắc Trường, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, cũng cho chúng ta một cái nhìn mới về tác giả Nguyễn Khắc Trường trong việc đi vào từng khía cạnh, từng phương diện để đánh giá về con người trong một số tác phẩm văn xuôi của ông, nổi bật là tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tác giả Dương Đức Thảo (2012) với đề tài Trường từ vựng - ngữ nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học (qua tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường), Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Hải Phòng, cho chúng ta thấy được sự độc đáo qua việc sử dụng ngôn từ, cụ thể ở đây là trường từ vựng - ngữ nghĩa trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, đây cũng là một đề tài có hướng mới khi đi vào tìm hiểu những nét độc đáo trong tác phẩm này. Điều đặc biệt, tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường còn được chuyển thể thành phim Đất và người - một bộ phim tâm lý xã hội do Nguyễn Hữu Phần và Phạm Thanh Phong đạo diễn, ra mắt năm 2002 được đông đảo người xem đón nhận và ghi lại những dấu ấn đặc biệt, đi cùng năm tháng.
  • 10. 6 Như vậy, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu nhưng chưa có một công trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là thông qua khảo sát hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường góp phần tìm hiểu tác phẩm dưới cái nhìn của ngôn ngữ học về vấn đề giao tiếp trong cuộc sống của người nông dân nói chung và giao tiếp ngôn ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma nói riêng. Từ đó, góp thêm một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền văn học Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: 1/ Tổng quan được tình hình nghiên cứu. 2/ Hệ thống hóa một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài. 3/ Khảo sát đặc điểm hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 4/ Chỉ ra những đặc điểm đặc sắc qua hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tập trung khảo sát, nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường qua cuốn Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, NXB Văn hóa thông tin, 2012.
  • 11. 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu: - Phương pháp thống kê, khảo sát: Phương pháp này được dùng trong việc thống kê, khảo sát tư liệu là các cuộc thoại có chứa hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này dùng để xem xét, nghiên cứu các cuộc thoại được sử dụng, phân tích các ví dụ để làm rõ các khái niệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những cứ liệu đã được phân tích, chúng tôi xem xét tìm ra đặc điểm nổi bật của hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài đi sâu nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp trong lời thoại của nhân vật trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường – một hiện tượng văn học hiện đại dưới cái nhìn của lí thuyết ngữ dụng học kết hợp với một số kiến thức lí luận có tính chất liên ngành. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng rõ thêm lí thuyết hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn học thông qua một hành động ngôn ngữ cụ thể. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một cái nhìn mới trong việc khẳng định vị trí vai trò của nhà văn Nguyễn Khắc Trường đối với nền văn học Việt Nam đương đại. Bên cạnh đó, đây có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy chuyên đề ngôn ngữ văn học đương đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết của đề tài Chương 2: Hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường Chương 3: Hành động hỏi gián tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
  • 12. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lý thuyết hội thoại 1.1.1 Khái niệm hội thoại Hội thoại là hình thức giao tiếp phổ biến nhất, được nhiều ngành học quan tâm từ lâu, có nhiều quan niệm khác nhau về hội thoại. Dưới đây là quan niệm của một số tác giả: Đỗ Hữu Châu: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại là khái niệm dành cho mọi hình thức hội thoại khác nhau” [12, tr. 201]. Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ. Giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hài hòa giữa người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau” [19, tr. 63]. Theo Hồ Lê thì “Hội thoại là hành vi thể hiện ngôn giao hai chiều, cụ thể và xác định, làm chuyển hóa vị thế của người thụ ngôn thành vị thế của người phát ngôn và ngược lại, đồng thời tạo ra sự liên kết hành vi phát ngôn với hành vi thụ ngôn tạo thành một thể thống nhất” [13, tr.13]. Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm của Đỗ Hữu Châu. Ông đã đưa ra khái niệm “hội thoại” một cách bao quát rộng hơn, có thể áp dụng cho nhiều loại hình ngôn ngữ. Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học – Tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 201, hội thoại có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra cuộc hội thoại. Thoại trường hội thoại có thể là công cộng hay riêng tư. Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không gian – thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của những người thứ ba đối với cuộc hội thoại đang diễn ra. Thứ hai, ở số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại – còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác – thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba (trilogeue) tay tư hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại –
  • 13. 9 polylogue). Những cuộc hội thoại như một cuộc hội nghị, một giờ học, một cuộc mít tinh… thì số lượng nhân vật không thể cố định được. Thứ ba, cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại. Sự thực, tiêu chí số lượng có quan hệ với tiêu chí cương vị và tư cách người tham gia. Cương vị và tư cách của người hội thoại rất khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại, tựu trung có thể kể ra như sau: a) Tính chủ động hay thụ động của các đối tác. Trong hội thoại có vai nói và vai nghe. Cuộc hội thoại chủ động là hội thoại trong đó cả hai vai đều có quyền chủ động tham dự vào cuộc hội thoại như nhau theo nguyên tắc anh nói tôi nghe, tôi nói anh nghe; tôi và anh luôn phiên nhau nói và nghe. Cuộc hội thoại thụ động là cuộc hội thoại trong đó chỉ một người giữ cương vị vai nói, còn người kia (những người kia) chỉ nghe, không tham gia được vào hội thoại hoặc có tham gia vào thì cũng rất hạn chế, thường là chỉ để bày tỏ kết quả tiếp nhận của mình hoặc để yêu cầu người nói giải thích hoặc bổ sung thêm một thông tin nào đó cho nội dung diễn ngôn của người này. b) Sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại. Ví dụ: phát thanh, truyền hình… là những hình thức hội thoại mà người nghe vắng mặt. Trò chuyện tay đôi, tay ba, những cuộc hội nghị, mít tinh…v.v là những cuộc hội thoại trong đó người nghe có mặt. Hội thoại qua điện thoại có dạng đặc biệt: những người nói chuyện bằng điện thoại (trừ điện thoại tối tân có truyền hình) tuy không nhìn thấy nhau nhưng vẫn có mặt trong cuộc hội thoại… Thứ tư là các cuộc hội thoại khác nhau ở tính có đích hay không có đích. Những cuộc hội thoại như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định trước rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là không có đích. Thứ năm, các cuộc hội thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay không có hình thức. Những cuộc thương nghị, hội thảo… là những cuộc hội thảo mà hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ còn những chuyện trò đời thường không cần một hình thức nào cả. Cuối cùng là vấn đề ngữ vực. Do tính có hình thức hay không có hình thức mà các cuộc hội thoại có thể diễn ra ở một trong ba ngữ vực đã biết.
  • 14. 10 1.1.2. Cấu trúc hội thoại Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2009) trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Tập hai, Nxb Giáo Dục, tr. 290, cho đến thời điểm hiện nay, trên thế giới tồn tại ba trường phái có quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Thứ nhất là trường phái phân tích hội thoại ở Mĩ (Conversation analysis) – Trường phái này cho rằng hội thoại có hai tổ chức cơ bản là lượt lời và cặp thoại. Thứ hai là trường phái phân tích diễn ngôn (discourse analysis) – Trường phái này dựa trên mô hình cấu trúc bậc (rank) chia hội thoại thành năm bậc như sau: I. Tương tác (Interaction); II. Đoạn thoại (Transaction); III. Cặp thoại (exchange); IV. Bước thoại (move); V. Hành động (act). Trong cấu trúc tầng bậc này, hành động (act) là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại tức cuộc tương tác. Các hành động tạo nên bước thoại, các bước thoại tạo nên cặp thoại và đơn vị lớn nhất, bao trùm là cuộc thoại. Trong đó, ba đơn vị cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại (dialogal) có nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Hai đơn vị có tính chất đơn thoại, có nghĩa là do một người nói ra là tham thoại và hành động ngôn ngữ. Thứ ba là trường phái lý thuyết hội thoại ở Thụy Sĩ và Pháp – Trường phái này đã phân định các đơn vị cấu trúc hội thoại thành các đơn vị cơ bản: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, hành động ngôn ngữ và tham thoại. Để tiện cho việc nghiên cứu, đề tài không đi sâu tìm hiểu các đơn vị cấu trúc của các trường phái khác mà chỉ xin trình bày một số đơn vị hội thoại theo trường phái lý thuyết hội thoại nhằm làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. Ở phần này, đề tài đã sử dụng toàn bộ quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu (2010) trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học (Tập hai – Ngữ dụng học), NXB Giáo dục Việt Nam, về cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại và tham thoại. 1.1.2.1. Cuộc thoại Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Có thể nói toàn bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Để xác định một cuộc thoại, dựa vào các tiêu chí sau: Nhân vật hội thoại: theo tiêu chí này, một cuộc thoại được xác định bởi sự gặp mặt và sự chia tay của hai người hội thoại, nói chung một cuộc thoại được xác
  • 15. 11 định bởi sự đương diện liên tục của những người hội thoại. Khi số lượng hay tính chất của người hội thoại thay đổi thì chúng ta có cuộc thoại mới. Tính thống nhất về thời gian và địa điểm: Thời gian có thể ban ngày, ban đêm, chiều tối, hôm qua. Không gian có thể là một góc sân, một cuộc họp ở hội trường hay cuộc nói chuyện ở nhà riêng... Tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối bởi vì trong quá trình hội thoại thời gian và không gian có thể thay đổi. Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: Đề tài là cái phạm vi hiện thực mà người nói đề cập đến. Chủ đề là cái chủ đích mà người nói, người nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc thoại. Một cuộc thoại có độ dài ngắn khác nhau song đòi hỏi phải có sự thống nhất về đề tài – tức các nhân vật tham gia cuộc thoại phải cùng hướng đến một vấn đề, một cái đích chung. Theo Grice một cuộc thoại phải theo một hướng nhất định từ đầu cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại rất nhiều cuộc thoại mà đề tài liên tục được thay đổi (điển hình là các cuộc tán gẫu). Do tính chất không chặt chẽ của các tiêu chí trên, C. K. Orecchioni đã đưa ra một định nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian - không gian có thể thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng”. 1.1.2.2. Đoạn thoại Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ đề, về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích. Tiêu chí ngữ dụng của đoạn thoại là sự thực hiện một quan hệ lập luận trong đoạn thoại đó. Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: Đoạn thoại mở thoại, thân cuộc thoại và đoạn thoại kết thúc. Trong đó: Đoạn thoại mở thoại: Mang tính chất “đưa đẩy”, có chức năng mở ra cuộc thoại và nêu đề tài diễn ngôn; Đoạn thân thoại: Là đoạn thoại phản ánh nội dung chính của cuôc thoại; Đoạn kết thoại: Là đoạn thoại có chức năng tổng kết, kết luận về chủ đề hội thoại. Để kết thúc chúng ta có thể đưa ra những lời hứa hẹn, cảm ơn, chúc mừng, xin lỗi, từ biệt ...
  • 16. 12 1.1.2.3. Cặp thoại (Cặp trao đáp) Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu, với chúng, cuộc trao đổi, tức cuộc hội thoại chính thức được tiến hành. Vì cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên, có thể căn cứ vào số lượng các tham thoại để phân loại các cặp thoại: Cặp thoại một tham thoại: thực tế, về nguyên tắc, cặp thoại ít nhất phải có hai tham thoại của hai nhân vật, tuy nhiên khi chúng ta nói đến các cặp thoại một tham thoại là nhắc đến những trường hợp tham thoại Sp1 không được Sp2 hưởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tương ứng. Ví dụ như: Sp1: Hôm nay em đẹp quá!/ Sp2:… Chúng ta gọi những trường hợp này là cặp thoại hẫng. Tuy nhiên, không phải cặp thoại hẫng chỉ xảy ra khi một trong hai nhân vật hội thoại tỏ ra không thích thú với tham thoại của người kia. Có những trường hợp như: Sp1: Chào em! Em là học sinh mới vào lớp?/ Sp2: Vâng! Tham thoại Chào em! Không có tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2. Sp2 chỉ hồi đáp tham thoại hỏi của Sp1. Đây cũng là một dạng của tham thoại hẫng. Cặp thoại hai tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại đôi. Trong đó tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp. Ví dụ: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi học. Cặp ba tham thoại: Cặp thoại này còn được gọi là cặp thoại ba. Về nguyên tắc cặp thoại đủ hai tham thoại đã hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong thực tế những tham thoại như vậy thường tỏ ra “cụt lủn”, “ông chẳng bà chuộc”… nên ta thường gặp các cặp thoại ba như: Sp1: Đi đâu đấy?/Sp2: Đi nhận phần thưởng đây./Sp1: Xin chúc mừng. Bên cạnh đó, căn cứ vào tính chất của những tham thoại hồi đáp, có thể chia cặp thoại thành những cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực. Thông thường một cặp thoại ít khi kéo dài đến 5, 6 tham thoại. Tuy nhiên, sự có mặt các tham thoại tiêu cực làm cho cấu trúc và chức năng của các cặp thoại trở nên phức tạp, khó miêu tả. 1.1.2.4. Tham thoại Theo Đỗ Hữu Châu, tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. Một lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại (một tham thoại gồm nhiều lượt lời). Ví dụ:
  • 17. 13 (1) – Sp1: Chào! (2) – Sp2: Chào! (3) – Sp1: Thế nào? Bình thường chứ? (4) – Sp2: Bình thường. Cám ơn. Còn cậu thế nào? (5) – Sp1: Cám ơn, mình cũng bình thường. Đi đâu mà hớt hơ hớt hải thế? (6) – Sp2: Mình đi tìm Thắng. Cậu ấy sắp đi Nha Trang. (1) và (2) là một cặp thoại chào gồm hai tham thoại đối xứng; (3) và (4) là một cặp thoại, trong đó (3) là một lượt lời gồm một tham thoại hỏi. (4) là một lượt lời gồm 3 tham thoại, một tham thoại đáp, một tham thoại cám ơn, một tham thoại hỏi. Mỗi cặp thoại như trên do hai tham thoại tạo thành. Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Theo trường phái Geneve, một tham thoại có một hành vi chủ hướng (CH), và có thể có một hoặc một số hành vi phụ thuộc (PT) [12, tr. 317]. Cấu trúc của tham thoại có thể là: CH PT CH CH PT PT CH PT PT CH Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại. Hành vi phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau. Ví dụ: - Sp1: Xin lỗi! Anh có biết đồng chí Thuận ở đâu không ạ? Anh Thuận dạy khoa Toán ấy mà. CH là hành vi hỏi và Sp2 khi nghe tham thoại này chắc chắn sẽ đáp lại bằng câu trả lời biết hay không biết chỗ ở của Thuận. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tham thoại chỉ có PT nhưng người đối thoại lại hồi đáp theo CH ẩn. Ví dụ: Sp1: Tắc đường ở Cầu Giấy đến hơn một tiếng. / Sp2: Không sao. Cuộc họp vẫn chưa bắt đầu đâu.
  • 18. 14 CH của tham thoại của Sp1 là hành vi xin lỗi vì đến trễ nhưng gián tiếp. Bởi vậy, Sp2 hồi đáp cho chính CH đó, không hồi đáp cho hành vi PT. Đây là vấn đề của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại. 1.1.3. Vấn đề lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 1.1.3.1. Vấn đề lịch sự Lịch sự là những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân. Nó có chức năng gìn giữ sự cân bằng xã hội và quan hệ bè bạn, những quan hệ này khiến chúng ta có thể tin rằng người đối thoại với chúng ta tỏ ra trước hết là cộng tác với chúng ta. Phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn: bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn đã trở thành thói quen), xuất hiện trong địa hạt quan hệ liên cá nhân, chúng có chức năng gìn giữ tính chất hài hòa quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt [12, tr. 256]. Khi hội thoại, các đối tác đều mong muốn giữ được thể diện cho cả mình và người nghe. Vì vậy, khi thực hiện một hành động ở lời nào có khả năng làm mất thể diện của đối tác thì người nói tìm cách làm dịu tác động đe dọa thể diện của nó bằng những hành động cứu vãn thể diện hay giữ thể diện. Chẳng hạn, khi chê một người nào đó tức là xúc phạm thể diện dương tính của người đó, người ta thường sử dụng đến những yếu tố làm giảm sự xúc phạm thể diện như rào đón, nói giảm nói tránh, dùng hành động gián tiếp (hỏi, tường thuật, cầu khiến). Tuy nhiên, ranh giới giữa các hành động đe dọa thể diện và các hành động giữ thể diện nhiều khi không phải dễ phân biệt. Có khi một hành động tôn vinh thể diện lại trở thành một hành động đe dọa thể diện. Cho nên, để đảm bảo được phép lịch sự khi giao tiếp phải thực hiện chiến lược lịch sự qua những phép lịch sự dương tính và lịch sự âm tính. Phép lịch sự là tập hợp những phương tiện mà người nói vận dụng để điều phối các thể diện giao tiếp. Phải tôn trọng lãnh địa của người nói nhưng cũng phải làm sao cho lãnh địa của mình không bị xúc phạm. Bởi vậy, phép lịch sự là rất cần thiết và là chuẩn mực mà người nói luôn hướng tới. Lịch sự gắn với văn hóa của
  • 19. 15 từng dân tộc nên việc nghiên cứu sự thể diện của phép lịch sự trong ngôn ngữ chính là đi vào những đặc trưng văn hóa của từng dân tộc. 1.1.3.2. Quan hệ liên cá nhân Quan hệ vai giao tiếp là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối với chính sự phát, nhận trong giao tiếp. Còn quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục, trục tung là vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy, trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách còn được gọi là trục thân cận. Trục hoành (trục khoảng cách, trục thân cận): Thể hiện khoảng cách tình cảm gần gũi thân tình hay xa lạ giữa những người hội thoại với nhau, nó có thể điều chỉnh được. Những quan hệ trên trục này gọi là quan hệ ngang. Có những dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời để đánh dấu mức độ quan hệ này giữa những người hội thoại. Trục tung (trục quyền uy, trục vị thế): Thể hiện vị thế xã hội giữa những người tham gia giao tiếp với nhau. Những quan hệ trên trục này gọi tắt là quan hệ dọc. Những quan hệ chính về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu hiệu phi lời, kèm lời và những dấu hiệu ngôn ngữ. Các dấu hiệu ngôn ngữ bao gồm: các nghi thức xưng hô, tổ chức các lượt lời, tổ chức cấu trúc của tương tác hội thoại, các hành động ngôn ngữ. Sự không bình đẳng về vị thế, trước hết là những vấn đề của ngữ cảnh: tuổi tác, giới tính, địa vị, vai trò trong hội thoại, sự làm chủ ngôn ngữ... Vị thế xã hội và mức độ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, hình thức và cả quá trình giao tiếp. Vị thế xã hội không đồng nhất với vị thế giao tiếp (vai trò, vị thế của nhân vật tham gia hội thoại). Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung và hình thức diễn ngôn, do đó, xưng hô chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này. Qua việc sử dụng từ xưng hô mà vai nghe biết được vai nói xác định quan hệ vị thế và quan hệ xã hội với mình như thế nào. Các từ xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân. Qua các từ xưng hô, người nghe có thể nhận biết được người nói đã xác định quan hệ dọc hay quan hệ ngang trong giao tiếp như thế nào
  • 20. 16 để hồi đáp cho phù hợp. Từ xưng hô cũng phần nào phản ánh đặc điểm tính cách, văn hóa giao tiếp của nhân vật. Vì vậy, khi nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường vấn đề xưng hô không thể không nói đến. Vấn đề này được xem xét qua cuộc thoại trực tiếp, gián tiếp và cặp thoại hẫng trong chương 2 và chương 3 của luận văn. 1.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ Để khái quát những vấn đề cơ bản nhất về lý thuyết hành động ngôn ngữ, chúng tôi đã tổng hợp trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục của tác giả Đỗ Hữu Châu, từ trang 111 đến trang 145 làm căn cứ nghiên cứu. Cụ thể các lý thuyết được khái quát như sau: 1.2.1. Khái niệm hành động ngôn ngữ Theo J.Austin, trong cùng một hành động ngôn ngữ có hành động ở lời, hành động tạo lời và hành động mượn lời. Nhờ đưa ra tiêu chí phân biệt này, J.Austin đã điều chỉnh một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói. Lý thuyết hành động ngôn ngữ do J.Austin đề xướng vào những năm 60 của thế kỉ XX, về sau được các nhà ngôn ngữ kế tục thành công trong đó, tiêu biểu là J.Searle. Tác giả này đã chỉ ra hạn chế trong lý thuyết của J.Austin là chưa phân biệt được sự khác nhau giữa hành động ngôn ngữ và động từ biểu hiện ngôn ngữ. J.Searle đã đưa ra những tiêu chí cơ bản làm nền tảng cho sự phân biệt các hành vi ở lời và trên cơ sở đó, ông đã nêu ra tới mười hai phương diện mà các hành động có thể khác nhau. Trong các tiêu chí đó, ông chọn ba tiêu chí cơ bản để phân loại các hành động tại lời: Đích của hành động ngôn trung; Hướng của sự ăn khớp giữa lời – hiện thực; Trạng thái tâm lí được biểu hiện. Xu hướng nghiên cứu hiện nay là chấp nhận lý thuyết và cách phân loại của J.Searle nhiều hơn cả. Hành động ngôn ngữ là một phạm trù phổ quát mang tính nhân loại và hành động hỏi cụ thể cũng mang tính phổ quát. Đề tài của chúng tôi chọn cách quan niệm về hành động ngôn ngữ của J.Searle làm cơ sở tiền đề để đi vào tìm hiểu các hành động hỏi và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường.
  • 21. 17 1.2.2. Phân loại hành động ngôn ngữ 1.2.2.1. Hành động tạo lời Theo J.Austin hành động tạo lời là hành động của “nói một cái gì đó”, là hành động bao gồm (đại thể) các tiểu loại: hành động ngữ âm, hành động cấu âm và hành động tạo nội dung mệnh đề, tức hành động sử dụng các từ có khái niệm và sở chỉ ở một chừng mực nào đó có tính xác định. 1.2.2.2. Hành động tại lời Hành động tại lời là hành động được thực hiện ngay khi nói năng. Nó là mục đích của hành động tạo lời, là chức năng của lời nói từ bình diện tác động; nói cách khác, nó là thao tác tạo lực ngôn trung của phát ngôn. Đặc trưng của hành động tại lời là vừa thể hiện ý định của người nói vừa có tính quy ước. Mỗi loại hành động ngôn từ có phương diện biểu đạt riêng và được gọi là phương thức biểu đạt lực ngôn trung. Dựa vào phương thức biểu đạt lực ngôn trung, các hành động tại lời được chia thành ba loại: hành động lời nói cơ bản, hành động lời nói tường minh và hành động lời nói gián tiếp. 1.2.2.3. Hành động mượn lời Hành động mượn lời là hậu quả của hành động tạo lời và hành động tại lời. Khi thực hiện một hành động tại lời, chúng ta luôn luôn tạo ra những hậu quả với các mức độ khác nhau, trong đó, một số không thuộc ý muốn của người nói. Nếu như đặc trưng của hành động tại lời là tính quy ước thì đặc trưng của hành động mượn lời là luôn đề cập đến một hậu quả nào đó. 1.2.3. Các loại hành động ngôn ngữ 1.2.3.1. Phân loại hành động ngôn ngữ của Austin Theo Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, Tập hai, Nxb Giáo Dục, tr.121, J.Austin chia các loại hành động ngôn ngữ thành 5 phạm trù lớn sau: - Phán xử: Đây là những hành động đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán, miêu tả... - Hành xử: Đây là những hành động đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, khẩn cầu, đặt
  • 22. 18 hàng, giới thiệu, van xin, và các hành vi ngôn ngữ như bổ nhiệm, đặt tên, tuyên bố khai mạc, bế mạc, tuyên ngôn. - Cam kết: Những hành động này ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, giao ước, bảo đảm, thề nguyền, thông qua các quy ước, tham gia một phe nhóm. - Trình bày: Những hành động này được dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như: khẳng định, phủ định, trả lời, phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, chuyển dạng lời... - Ứng xử: Đây là những hành động phản ứng với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành động hay số phận của người khác: xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, ban phước, thách thức... 1.2.3.2. Phân loại hành động ngôn ngữ của J.Searle J.Searle đã đưa ra 12 điểm được dùng làm tiêu chí phân loại, trong đó có 4 tiêu chí cơ bản nhất (tiêu chí đích ở lời; tiêu chí hướng khớp ghép; tiêu chí trạng thái tâm lí và tiêu chí nội dung mệnh đề) để phân loại 5 phạm trù hành động ở lời, đó là: - Tái hiện: Hành động này trước đó được J.Searle gọi tên là xác tín. Đích ở lời là miêu tả lại một sự tình đang được nói đến. Hướng khớp ghép là lời – hiện thực, trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Mệnh đề này có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng – sai lôgic. Hành động tái hiện / xác tín gồm các động từ: kể, thông báo, giải trình, giới thiệu... - Điều khiển: Đích ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực – lời, trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người nói; nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người nghe. Hành động điều khiển gồm các động từ: ra lệnh, yêu cầu, hỏi, cho phép, dặn dò, mời mọc ... - Cam kết (hứa hẹn, tặng, biếu): Đích ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà Sp1 bị ràng buộc; hướng khớp ghép hiện thực – lời; trạng thái tâm lí là ý định của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp1.
  • 23. 19 - Biểu cảm: Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành động ở lời (vui thích / khó chịu, mong muốn / rẫy bỏ...). Trạng thái tâm lí thay đổi tùy theo từng loại hành động, nội dung mệnh đề là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1 hay của Sp2. Hành động biểu cảm gồm các động từ: vui thích, khó chịu, mong muốn, xin lỗi, chúc, chào, khen, ước ... - Tuyên bố: Đích ở lời là nhằm làm cho có tác dụng nội dung của hành động hướng khớp ghép vừa là lời – hiện thực, vừa là hiện thực – lời; nội dung mệnh đề là một mệnh đề. Hành động tuyên bố gồm các động từ: tuyên bố, buộc tội, bác bỏ, từ chối ... 1.2.4. Biểu thức ngữ vi và dấu hiệu ngữ vi 1.2.4.1. Khái niệm biểu thức ngữ vi Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn gây hiệu lực ở lời nhất định. Phát ngôn ngữ vi mang một hiệu lực ở lời nào đó thì chúng có cấu trúc hình thức ấy, hay còn gọi là cấu trúc đặc trưng. Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng có một cách định nghĩa tương tự: “Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi” [9, tr. 76]. Với quan niệm về biểu thức ngữ vi như trên, chúng tôi nhận thấy để biểu thị biểu thức ngữ vi hỏi có các dạng sau: a. Dùng đại từ nghi vấn b. Dùng các cặp phụ từ lựa chọn theo khuôn hỏi kiểu: có... không, có... chưa, có phải... không, (có) phải không, đã... chưa… Những câu hỏi kiểu này thường chỉ xuất hiện ở vị trí phụ thuộc của cấu trúc đối thoại, nhằm kiểm tra lại một ý kiến có trước còn tỏ ra chưa dứt khoát, chưa quả quyết với một dụng ý nhằm buộc người đối thoại phải bày tỏ quan niệm một cách rõ ràng, dứt khoát hoặc khi mà trước đó có một ý kiến, một sự chờ đợi rằng sự việc không, chưa xảy ra nhưng vào lúc nói lại thấy cần phải kiểm tra lại. Chẳng hạn: “Nó có làm gì con không? / “Không!”. Các câu hỏi dùng các cặp phụ từ biểu thị sự lựa chọn giữa những mặt đối lập thống nhất mang tính tương liên (khẳng định / phủ định). c. Dùng quan hệ từ: hay/ hoặc/ hay là
  • 24. 20 Những quan hệ từ này cũng thuộc dạng câu hỏi lựa chọn. Dạng thức này không yêu cầu người đối thoại khẳng định hay phủ định nội dung thông tin trong câu hỏi mà yêu cầu người đối thoại phải đưa ra phương án lựa chọn của bản thân trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. d. Dùng ngữ điệu (gắn với ngữ cảnh và động từ) e. Dùng một số từ tình thái kiểu như: à, ư, hử, hả… , không… v.v. 1.2.4.2. Biểu thức ngữ vi tường minh và biểu thức ngữ vi hàm ẩn Biểu thức ngữ vi có thể có động từ ngữ vi hay không có động từ ngữ vi trên bề mặt câu chữ. Nếu biểu thức ngữ vi có chứa động từ ngữ vi trên bề mặt câu chữ thì đó là biểu thức ngữ vi tường minh. Ví dụ: Tôi mong chị sẽ đến; Mời bà xơi cơm; Tôi cấm anh nói xấu cô ấy; Anh hứa sẽ đến đúng hẹn… v.v. Nếu biểu thức ngữ vi không có các động từ ngữ vi trên bề mặt câu chữ thì đó là biểu thức ngữ vi hàm ẩn hay còn gọi là biểu thức ngữ vi nguyên cấp. Ví dụ: Ô... thế anh ra khỏi Đảng à?; Sao bảo ông ta chết rồi?; Thằng Long đâu?... v.v. 1.2.4.3. Dấu hiệu ngữ vi Dấu hiệu ngữ vi là những cấu trúc và từ ngữ thể hiện hành vi tại lời. Để nhận biết dấu hiệu ngữ vi người ta thường dựa vào các căn cứ sau đây: - Các kiểu kết cấu như các kiểu câu có mục đích nói: trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán… những kết cấu cụ thể ứng với từng hành động ở lời. Với những phát ngôn ngữ vi nguyên cấp, Sp2 phải căn cứ vào dấu hiệu ngữ vi và ngữ cảnh thì mới tìm được hành động tại lời chính xác. Ví dụ: đi đi! - Nếu con đang chơi ở bếp, mẹ nói câu trên thì đó là hành vi ra lệnh. Nếu con xin phép đi chơi, câu nói trên của người mẹ là hành động cho phép. - Những từ ngữ chuyên dùng như những từ ngữ chuyên dùng trong các biểu thức ngữ vi hỏi: ai, cái gì, bao giờ, mấy, à, ư, nhỉ... - Ngữ điệu: cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp cụ thể, nếu được phát âm với những ngữ điệu khác nhau sẽ cho các biểu thức ngữ vi khác nhau ứng với những hành động ở lời khác nhau. Ví dụ: - Anh có thể mở cửa giúp tôi được không? (nhờ vả)
  • 25. 21 - Anh mở ngay cửa ra. (ra lệnh) 1.3. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường và tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma Nguyễn Khắc Trường sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam. Năm 1965, ông nhập ngũ và phục vụ trong Quân chủng Phòng không. Sau khi tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, ông chuyển về làm biên tập viên văn xuôi tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông trở thành thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Năm 1993, ông chuyển về công tác tại tổ văn xuôi của báo Văn nghệ. Năm 2003, khi đang là Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ, ông chuyển sang làm Phó giám đốc Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội nhà văn đến năm 2011 thì nghỉ hưu. Hiện ông là Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam và ông đang sống tại Hà Nội. Là một nhà văn viết về thể loại các tác phẩm Tiểu thuyết và Truyện ngắn như: Cửa khẩu (Tập truyện vừa, 1972); Thác rừng (Tập truyện ngắn, 1976); Mảnh đất lắm người nhiều ma (tiểu thuyết,1990); Miền đất Mặt trời (tập truyện, 1982); Thác rừng (tập truyện,1976)… trong đó tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma được xem là tiêu biểu nhất của ông đã được đạo diễn Nguyễn Hữu Phần dựng thành phim truyền hình Đất và Người ra mắt công chúng năm 2002. Với tài năng của mình, Nguyễn Khắc Trường đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ và Đài tiếng nói Việt Nam năm 1986 với tác phẩm Gặp lại anh hùng Núp; Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1991; Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2000. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường yêu những tác giả viết về nông thôn từ bé. Ông luôn có cảm giác bâng khuâng, bần thần khi đọc những trang văn viết về cảnh “nhà quê” của Nam Cao, Kim Lân,… khi đó trong ông bỗng có một mơ ước được thử sức về đề tài này và ông đã thành công. Cuốn tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” được nhà văn Nguyễn Khắc Trường hoàn thành năm ông 44 tuổi, khi đã có độ chín về những cảm nhận đời sống và nghề văn. Khi ông cảm thấy rằng, văn chương là một “bể mênh mông” nhưng cũng sẽ lọt thỏm vào vòng xoáy của nó nếu
  • 26. 22 thực sự không để lại một dấu ấn quan trọng. Năm 1988, ông xin nghỉ phiên trực biên tập ở cơ quan Tạp chí Văn nghệ quân đội, nhận làm phóng viên đi thực tế một chuyến liên tục tại các địa phương Bắc Thái, Thanh Hoá, Hải Dương. Ông đã đi thực tế trong 3 tháng trời, tìm hiểu sâu sắc những vùng đất nông thôn để có thể “viết một cái gì đó cho ra hồn” như lời ông nói. Nếu không làm được điều đó, thì trở về ông sẽ “giải nghệ” nghề viết văn và chuyên tâm trở thành một nhà báo chuyên cần viết báo kiếm sống nuôi con. Ông lang thang qua nhiều làng ở Triệu Sơn, Thọ Xuân và Nga Sơn, ba huyện đang có những vụ việc gây xôn xao dư luận cả về mặt làm ăn khấm khá, cả những bê bối, trì trệ. Ông muốn viết trung thực nhưng đầy tính nghệ thuật. Qua đó, truy tìm tận gốc rễ sự tha hoá đạo đức ở nông thôn với thói cửa quyền, hống hách, tệ chè chén của một số người có chức có quyền mà báo chí vẫn gọi là tầng lớp cường hào mới... để tạo dựng một tác phẩm văn học có ý nghĩa với cuộc sống. Ông "lang thang" qua nhiều làng ở Triệu Sơn, Thọ Xuân và Nga Sơn, ba huyện đang có những vụ việc gây xôn xao dư luận cả về mặt làm ăn khấm khá, cả những bê bối, trì trệ. Ông muốn viết trung thực nhưng đầy tính nghệ thuật. Qua đó, truy tìm tận gốc rễ sự tha hoá đạo đức ở nông thôn với thói cửa quyền, hống hách, tệ chè chén của một số người có chức có quyền mà báo chí vẫn gọi là tầng lớp cường hào mới... để tạo dựng một tác phẩm văn học có ý nghĩa với cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường chia sẻ: “Ấy là những chuyện trong sách là chuyện của Thanh Hóa đấy. Nhưng khi viết thì tôi “bê” về tỉnh Thái Nguyên quê tôi, để khi động đến những phong tục tập quán, ngôn ngữ, cách sống và cả những gì là tâm linh phải cho trúng “phóc” là của chính nó. Mảnh đất lắm người nhiều ma là một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Tác phẩm được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông viết về nông thôn Việt Nam. Câu chuyện kể về bằng cả tấc lòng yêu quí người nông dân Việt Nam, Nguyễn Khắc Trường đã đào sâu và hết mình cho công trình miệt mài này. Lấy không gian ở vùng quê tỉnh Thái Nguyên cụ thể ở làng Bến Chùa, Nguyễn Khắc Trường đã miêu tả cụ thể đời sống nông thôn Việt Nam sau năm 1975 với những xung đột của
  • 27. 23 hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Từ đó khái quát thành nhiều mâu thuẫn nội tại đang chồng chéo lên nhau. Không gian của câu chuyện là địa bàn nông thôn ven sông Công (Thái Nguyên) trong thời gian năm 1988, khi mà Việt Nam đang bắt đầu thời kỳ đổi mới. Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở làng Giếng Chùa nơi mà “người ta có thể nhịn ăn nhịn mặc để xây một căn nhà gạch, sắm một cái xe, có khi cả xe máy, mua đài, mua cát sét rồi mở ỏm tỏi suốt ngày để được “mở mày mở mặt” với xóm làng. Nơi vùng quê bề ngoài rất yên tĩnh này, vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những người thật thà như đếm, nhưng cũng lại là những kẻ để mưu ma chước quỷ, không mấy lúc ngồi yên và cũng không để cho người khác ngồi yên. Cũng có đủ cảnh bon chen để giành một cái ghế ngồi không to hơn cái vẩy ốc, chen một chỗ đứng không cao hơn cái đế dép thường ngày. Cũng có đủ những thì thầm thì thụt, cũng xúi bẩy, kích động, cũng ném đá giấu tay; cũng cười bả lả chạm cốc nhau lanh canh trong những bữa tiệc đồng chí, nhưng trong bụng lại thầm rủa sau bữa rượu này mày sa chân lỡ bước chết dấp đi cho rảnh”. Nơi đây có hai dòng họ đấu đá nhau để tranh giành đất đai, quyền lực đại diện là: họ Vũ Đình và họ Trịnh Bá. Thuở xưa, trưởng họ Vũ là ông Đại đã thắng trưởng họ Trịnh là ông Hoành, làm nhà ông Hoành sạt nghiệp. Họ Trịnh còn nghi ngờ rằng họ Vũ đã bôi đen, rạch nát mặt hổ thờ của họ nên vô cùng căm tức và mối thù càng dai dẳng đến các đời sau. Và mối hiềm khích ngày một tăng lên khi đến đời ông Vũ Đình Phúc (trưởng họ Vũ Đình) với ông Trịnh Bá Hàm (trưởng họ Trịnh Bá). Bởi vì bà Son (vợ ông Hàm) trước khi về làm dâu nhà họ Trịnh Bá thì đã có quan hệ léng phéng với ông Phúc. Cô Son lúc ấy đã dâng hiến trọn vẹn tình yêu và đời con gái cho Phúc dù vẫn biết Phúc đã có vợ là bà Dần. Vì Phúc nhát gan không dám thừa nhận nên bà Son bị bố mẹ ép gả cho Hàm (có biệt danh Hàm thọt). Sau khi cưới nhau, Hàm phát hiện ra vợ mình đã bị mất trinh khiến cho bà Son vì cớ đó sợ hãi phải sống như một cái bóng, tự coi mình là con tôi đòi trong nhà để đổi lấy việc Hàm để cho mình sống yên ổn trong nhà. Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến Hàm rất thù Phúc. Ngoài ra còn mâu thuẫn quyền lực khi ông Thủ là em ông Hàm làm bí thư xã, còn cánh nhà ông Phúc thì mất quyền. Thế nhưng, trớ trêu thay giữa hai dòng họ đã phát sinh một mối tình của
  • 28. 24 Tùng (con trai bà Sang – họ Vũ Đình) và Đào (con gái ông Hàm). Mối tình của họ thắm thiết nhưng cả hai vẫn giấu kín vì sợ hai bên gia đình không cho phép. Khi ông Đại chết, ông Hàm theo lời bố dặn đã đi quật mả ông Đại để yếm bùa dòng họ Vũ Đình. Nhưng do Tùng đang tình tự với Đào đã bắt gặp nên Tùng đã chạy về báo cho cả họ biết. Ông Hàm bị bắt quả tang, giam ở xã về tội xúc phạm vong linh người đã khuất. Lúc này Đào phát hiện Tùng đã báo với dòng họ bắt bố mình, cô quyết định chấm dứt tình cảm với Tùng mặc dù anh còn đang yêu Đào tha thiết. Thủ sợ phen này cả họ Trịnh đi xuống, cả sự nghiệp của ông cũng mất theo nên bày kế cho bà Son dụ ông Phúc vào bụi rậm nói chuyện trong đêm tối, sau đó Thủ và Cao xuất hiện vu cho ông Phúc quan hệ bất chính với bà Son. Bị uy hiếp ông Phúc phải thôi kiện, ông Hàm được thả. Không dừng lại ở đó, Thủ và Cao còn ép bà Son viết đơn tố cáo ông Phúc có ý đồ xấu với mình. Chú cháu Thủ, Cao còn lơi dụng mượn tên ông Phúc đã sờ soạng bà Son lúc tối để bà Son lu loa là nhà họ Vũ làm nhục. Thế nhưng bà Son quá uất ức, không lu loa mà ra sông tự tử. Người vớt được bà Son lại là ông Phúc. Ngoài ra, truyện cũng mô tả những chuyện rắc rối “quanh lũy tre làng” thông qua những quan hệ phức tạp và những nhân vật rất thú vị khác như cặp tình nhân ông Quản Ngư - bà Đồ Ngật, hay chuyện Tám lé cố ngóc đầu lên khỏi cuộc sống bí bách, hay những hành vi bất nhân của ông Phúc với chính bố mẹ, anh em của mình trong Cải cách ruộng đất. Câu chuyện cũng bị che phủ bởi những “bóng ma”, từ huyền thoại ma ám của nhân vật Quỳnh - Quềnh cho đến sự hiện diện của một thầy mo - cô Thống Biệu. Chuyện tiếp theo là việc chia đất ruộng ở xã, các phe đấu đá nhau chí tử để tranh đất tốt, do vậy mới có “Mảnh đất lắm người nhiều ma” như cô Thống Biệu đã nói: “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nữa cơ đấy! Các vị có nhớ hôm trước hợp tác họp để đòi chia ruộng khoán không? Cứ như cuộc chọi gà, chọi trâu ngày xưa! Chả ai chịu nhả miếng nào. Cả làng có mỗi xứ Đông Chùa là xứ thượng đẳng điền, thì từ ông cán bộ đến bà xã viên, ai cũng muốn vơ giật về mình. Có đời thuở nào anh em ruột cũng cãi nhau, tranh nhau đất hương hỏa ngay ở đấy. Vợ chồng ông Tý Hỏi mới kinh, bỏ nhau mỗi người một niêu, hợp tác
  • 29. 25 giao ruộng, ai cũng tranh thửa tốt. Vợ chồng thách nhau giữa làng: Mày mà làm ông phá. Mấy bà đòi ruộng cũ không được thì bù lu bù loa lên, cứ nhao nhao như chào mào ăn dom! Xưa nay người ta chỉ sợ người chết chứ ai sợ người sống, có đúng không hở? Chỉ sợ ma chứ ai sợ người, có phải không hở? Thế mà hôm ấy tôi đi nhận ruộng hộ con cháu, thấy hốt quá. Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma. Những người thân ngồi đấy mà cấm còn nhận ra ai nữa”. Tác phẩm kết thúc dang dở khi những mâu thuẫn bắt đầu được hạ nhiệt. Tuy nhiên những bóng đen hắc ám bắt đầu lộ ra mặt và đã dạy cho Tùng một “bài học” với những cú đấm đá túi bụi vì tội dám đấu tranh sửa chữa sai lầm trong nội bộ Đảng viên. Mối tình Tùng - Đào bắt đầu có tín hiệu tốt đẹp và kết thúc bằng việc nhân vật Minh lặng lẽ khóc sau khi làm cầu nối hòa giải cho hai người. Tác giả đã rất thành công khi xây dựng tính cách nhân vật đối lập nhau, những cảnh huống trái ngược nhau làm nổi bật vấn đề được phản ánh và khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Đối nghịch giữa cảnh đám tang yên ắng, hiu quạnh và nghèo nàn của lão Quềnh: “Bốn người khiêng Quềnh bó trong chiếc chiếu hoa… đi lặng lẽ trong bóng chiều chạng vạng” và sự đình đám, hoành tráng đầy tiếng trống nhạc của đám tang giàu sang của Cụ Cố Đại: “có trống có kèn như đêm hát đêm nhạc”, hay “trong gian nhà ngói năm gian đông chật người, hương khói nghi ngút”. Qua đó, ta thấy thân phận bi đát của người nông dân. Tính cách nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét qua sự đối lập giữa sự khờ khạo, ngu ngơ, thật thà của lão Quềnh với sự dối trá, thủ đoạn của những người cầm quyền ở Giếng Chùa. Nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp qua lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường để phần nào thấy được bức tranh phong phú, đa dạng, mới mẻ của xã hội nông thôn những năm đầu thế kỉ XX qua các cuộc thoại, đoạn thoại diễn ra giữa các nhân vật trong truyện với sự xuất hiện hàng loạt các hành động hỏi. Tuy nhiên, những hành động hỏi có khi để thực hiện mục đích hỏi nhưng có khi để thực hiện mục đích khác mà tác giả đã xây dựng để có những ẩn ý sâu xa, thể hiện tính cách từng nhân vật trong tiểu thuyết.
  • 30. 26 Tiểu kết chương Trong chương này, chúng tôi đã hệ thống những cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài như: về hội thoại với chức năng ở lời dẫn nhập và chức năng ở lời hồi đáp được đề cập cụ thể về hành động ngôn ngữ, biểu thức ngữ vi và dấu hiệu ngữ vi... Đây là những vấn đề lí thuyết rất cần thiết và là cơ sở cho những vấn đề đặt ra trong luận văn. Ngoài ra, trong chương này còn trình bày đôi nét về nhà văn Nguyễn Khắc Trường, về những yếu tố con người và xã hội tác động đến nội dung phản ánh và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Chúng tôi cũng đã xác lập khung lí thuyết phục vụ nghiên cứu các nội dung của luận văn gồm: Lí thuyết về hội thoại; Lí thuyết về hành động ngôn ngữ. Dựa vào những lý thuyết nền tảng đó, chúng tôi đi vào mô tả, phân tích, nhận xét những đặc điểm cơ bản về hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường; bước đầu có những đánh giá, nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ, tính cách nhân vật, việc miêu tả bức tranh nông thôn và phong cách của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
  • 31. 27 Chương 2 HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP VÀ HỒI ĐÁP TRONG TÁC PHẨM MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG 2.1. Kết quả thống kê, phân loại Bảng 2.1. Kết quả khảo sát hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường. Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%) Trên tổng 76 hành động hỏi trực tiếp và hồi đáp Trên tổng 162 hành động hỏi và hồi đáp Hỏi trực tiếp và hồi đáp trực tiếp 46 60,5 - Hỏi trực tiếp và hồi đáp gián tiếp 25 32,9 - Cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp 05 6,6 - Tổng 76 100 46,9 Khi đi vào khảo sát tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường, chúng tôi thu nhận được tổng số 162 cuộc thoại, trong đó có 76/162 cuộc thoại có phát ngôn hỏi trực tiếp (chiếm 46,9%), gồm phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp trực tiếp là 46/76 (chiếm 60,5%) và phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp gián tiếp là 25/76 (chiếm 32,9%). Như vậy, cách hỏi trực tiếp chiếm tỉ lệ thấp hơn so với cách hỏi gián tiếp mà bản chất của mỗi con người được bộc lộ rất rõ thông qua quá trình giao tiếp, điều này lý giải một phần đặc điểm tính cách của người Việt nói chung và tính cách của người Bắc Bộ nói riêng đó là ưa tình cảm, ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá trước khi giao tiếp, ưa sự tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận, trọng danh dự cá nhân, đặc biệt tâm lý trọng sự hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn nhau trong giao tiếp. Vì lẽ đó trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường cách hỏi trực tiếp chiếm tỉ lệ thấp hơn cách hỏi gián tiếp. Tuy nhiên, trong hỏi trực tiếp lại có
  • 32. 28 những đặc điểm riêng biệt ở từng cách hồi đáp hỏi, khi thì hồi đáp hỏi trực tiếp, khi thì hồi đáp hỏi gián tiếp và có lúc lại xuất hiện cặp thoại hẫng có phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp… chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này ở các tiểu mục tiếp theo của đề tài. 2.2. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp 2.2.1. Phát ngôn hỏi trực tiếp và hồi đáp trực tiếp 2.2.1.1. Phát ngôn hỏi trực tiếp a. Cách xưng hô trong các phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp Như chúng ta đã biết, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt. Xưng hô quyết định thành công của một cuộc giao tiếp, vì xưng hô được coi là yếu tố trước tiên, bắt buộc trong giai đoạn thiết lập hội thoại. Hình thức xưng hô có thể ảnh hưởng đến thái độ, cảm xúc của người nghe, do đó mà tác động gián tiếp đến thành bại của một cuộc giao tiếp. Khảo sát những phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường, chúng tôi nhận thấy phần lớn các câu hỏi thể hiện cách hô (gọi) mà ít thể hiện cách xưng, bộc lộ sự khiêm tốn của người nói, đây là một nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt. Như đã nói ở phần đầu, người Việt nói chung có tâm lý ưa tình cảm, ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá trước khi giao tiếp, ưa sự tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận, trọng danh dự cá nhân,… Trong cách hô (gọi), người hỏi sử dụng các kiểu xưng hô sau: đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi, em), danh từ thân tộc (bá, chú, anh, bác, bà, u…), tên riêng... v.v. Tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường viết về nông thôn Việt Nam, miêu tả đời sống nông thôn Việt Nam sau năm 1975 với những xung đột cụ thể của hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Đó là một vùng quê nông nghiệp, sống theo kiểu khép kín, phụ thuộc nhau chính vì vậy họ rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Họ Trịnh Bá và họ Vũ Đình mặc dù có những mâu thuẫn gay gắt song những thành
  • 33. 29 viên trong hai dòng họ này khi giao tiếp với nhau vẫn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, trong quá trình giao tiếp các nhân vật vẫn tìm hiểu, quan sát, đánh giá… để lựa chọn những cách xưng hô phù hợp. Đặc biệt là nhân vật Thủ, nhân vật này thể hiện được sự tinh tế, khôn khéo trong giao tiếp mà bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong quá trình giao tiếp, là một người cán bộ - anh Bí thư Đảng ủy xã, Thủ luôn suy xét rất kĩ từng lời ăn tiếng nói của mình để vừa được lòng dân lại vừa được việc chung của dòng họ, vừa được cho mình. Khảo sát 46 phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp, chúng tôi nhận thấy trong các phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xuất hiện 03 cặp xưng hô đầy đủ (chiếm tỉ lệ 8,7%), cụ thể: gọi bà - xưng tôi, xưng em - gọi bác, gọi chị - xưng chúng tôi; có duy nhất một phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xưng mà không gọi (chiếm tỉ lệ ít nhất 2,2%) đó là: nhân vật Thủ xưng chúng tôi khi lên báo cáo lãnh đạo huyện về việc của ông Hàm; trường hợp các phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng cũng không hô (cách nói trống không) xuất hiện 06 lần (chiếm tỉ lệ 13%); còn lại là 36 phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà chỉ hô (chiếm tỉ lệ nhiều nhất 76,1%), chủ yếu là các từ chỉ thân tộc: chú, bá, bác, u…v.v. Cụ thể như sau: Thứ nhất, các phát ngôn hỏi trực tiếp có đầy đủ cặp xưng - hô và phát ngôn hỏi trực tiếp chỉ xưng mà không hô: (1) - Nếu bây giờ chúng tôi thu xếp được với bên nhà ông Phúc, để họ không kiện cáo, không cần nhờ đến pháp luật can thiệp, mà chỉ ở phạm vi hai gia đình tự giải quyết với nhau thì thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 170, ông Thủ nói với lãnh đạo huyện) (2) - Bà còn định nói với tôi chuyện gì nữa? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tr.197, ông Phúc nói với bà Son) (3) - Dạ em hỏi ý không phải bác có phải là bác Thủ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 304, chị Bé nói với ông Thủ) (4) - Chị bảo chị giúp được chúng tôi? Thế chị định làm thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 367, ông Thủ nói với chị Bé) Ở trường hợp số (1), khi họ Trịnh Bá gây ra chuyện lớn với họ Vũ Đình, sự việc có nguy cơ dẫn đến anh trai của Thủ là ông Hàm cùng đám con cháu phải ra hầu
  • 34. 30 tòa và đi tù khiến Thủ rất lo lắng. Nhưng với sự khôn khéo của mình, Thủ đã tính toán để lường hết họa cho bản thân, giờ đây ông Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa đang tìm cách gỡ rối cho anh trai và lấy lại uy tín với dân làng cũng như sự thất thế của dòng họ mình đối với dòng họ Vũ Đình. Việc đầu tiên, Thủ đích thân đến gặp lãnh đạo huyện để trình bày sự việc. Cho dù biết mười mươi đó là lỗi sai trầm trọng của dòng họ mình nhưng khi lên huyện báo cáo ông vẫn dùng cái tập thể, đứng trên phương diện tập thể lãnh đạo xã thể để trình bày. Thông qua việc sử dụng đại từ nhân xưng chúng tôi ông muốn nói với lãnh đạo huyện rằng để sự việc xảy ra là lỗi của cả tập thể, chúng tôi sẽ đoàn kết để giải quyết êm thấm việc này mà không làm ảnh hưởng đến ai. Với cách hỏi trực tiếp vào vấn đề của Thủ và cách lựa chọn đại từ nhân xưng trong cuộc thoại, Thủ đã thành công trong cuộc giao tiếp này, khiến lãnh đạo huyện không những hài lòng mà còn khen ngợi, đặt trước giải thưởng cho sự khôn ngoan của ông Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa. Ở trường hợp thứ (4), người nói (ông Thủ) cũng xưng chúng tôi trong cách hỏi trực tiếp đối với chị Bé nhưng chúng tôi ở đây không phải đứng trên phương diện tập thể lãnh đạo xã như ở trường hợp số (1) mà đây là cách chỉ chung cho cả dòng họ Trịnh Bá, để chị Bé thấy được tầm quan trọng của việc mình đang làm, không phải trò đùa vì nó là danh dự của cả một dòng họ lớn trong làng. Bên cạnh đó, Thủ còn gọi người làm trong nhà ông Hàm là chị, nâng cao thể diện của đối phương, chị Bé cảm thấy mình được tôn trọng, đề cao. Như vậy, qua cách lựa chọn đại từ xưng hô trong phát ngôn hỏi trực tiếp trên, ông Thủ đã đạt được mục đích giao tiếp của mình. Đến với trường hợp thứ (2), trong cuộc giao tiếp của ông Phúc với bà Son, hai người đã từng có khoảng thời gian là người yêu, là người tình cho dù ở hiện tại ông Phúc và bà Son đang đứng trên cương vị đối đầu của hai dòng họ lớn trong làng, bà Son - dâu trưởng dòng họ Trịnh Bá, ông Phúc giai trưởng trong dòng họ Vũ Đình nhưng khi gặp nhau họ vẫn đặt tình cảm lên hàng đầu, lấy đó làm nguyên tắc ứng xử. Ông Phúc lựa chọn đại từ nhân xưng tôi và gọi người tình cũ là bà, qua đó thấy được sự chung hòa, vừa gần, vừa xa, vừa thân mật lại vừa ý tứ trong hoàn cảnh
  • 35. 31 giao tiếp với bà Son khi bà Son dùng tình cảm cũ để đến cầu cứu ông về việc của chồng mình. Ở trường hợp số (3), khi chị Bé dùng câu hỏi trực tiếp để hỏi ông Thủ, chị Bé đã xưng em với ông Thủ và gọi ông thủ là bác. Đây là một cách xưng hô hết sức phù hợp, chị Bé dù làm thuê trong nhà ông Hàm (anh trai của ông Thủ) nhưng xét về mối quan hệ thân tộc hai người không có họ hàng, huyết thống; xét về phương diện công việc, chị Bé không phải đồng nghiệp hay cấp dưới của Thủ; xét về tuổi tác có thể chị Bé hơn hoặc kém tuổi Thủ nhưng chị đã lựa chọn cách xưng em để thể hiện vị thế thấp hơn về mọi mặt đối với ông Thủ. Điều này giúp chị Bé tạo được thiện cảm ban đầu với ông Thủ, thể hiện sự khiêm tốn, trân trọng, đề cao ông Thủ. Qua đó còn thể hiện được rằng chị Bé dù ít học, nhà quê, đi làm thuê cho chủ nhưng cũng nhanh nhẹn, hoạt bát và thông minh. Thứ hai, những phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà cũng không hô (cách nói trống không) được thể hiện cụ thể qua các phát ngôn sau: (1) - Bác ấy thế nào? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 50, Quàng nói với Ích). (2) - Ai thế? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 55, Sửu nói với Thủ). (3) - Trên huyện về mấy người? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 132, Thủ nói với Sửu). (4) - Ai kia? Làm gì mà lục sục dưới ấy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Tr.151,ông Chỉnh nói với Tùng). (5) - Có chuyện gì thế? Mới họp Đảng ủy à? Lại có chuyện bè cánh à? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 152, ông Chỉnh nói với Tùng). (6) - Đơn kí những tên ai? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 234, ông Thủ nói với Sửu). Các phát ngôn hỏi trực tiếp nêu trên là lối xưng hô trống không. Tuy nhiên, vẫn có thể ngầm hiểu được đối tượng mà người hỏi hướng tới khi căn cứ vào ngữ cảnh, bởi ngay cả khi trong trường hợp vắng mặt (zero) cũng có thể coi là một sự có mặt không hiện hữu mang tải một ý nghĩa nhất định. Những trường hợp này xuất hiện trong mối quan hệ giao tiếp ngang hàng như giữa Quàng và Ích khi Quàng hỏi
  • 36. 32 Ích về tình hình người anh trai của mình là Quềnh (phát ngôn hỏi trực tiếp (1)); xuất hiện trong mối quan hệ giữa người lớn tuổi (người hỏi) và người ít tuổi hơn (người nghe) như cuộc thoại giữa ông Chỉnh và Tùng (phát ngôn hỏi trực tiếp số (4), (5)); xuất hiện trong mối quan hệ giữa người có vị thế cao hơn (người hỏi là ông Thủ - Bí thư Đảng ủy xã Giếng Chùa) và người có vị thế thấp hơn (ông Sửu - Chủ tịch xã Giếng chùa) trong phát ngôn hỏi trực tiếp số (2), (3), (6) được dẫn ra ở trên. Như vậy, mặc dù trong các phát ngôn hỏi trực tiếp ở các trường hợp này dù là cách nói trống không nhưng vẫn không được đánh giá là cách nói mất lịch sự, thiếu văn hóa vì nó hoàn toàn phù hợp với ngữ cảnh, với đối tượng giao tiếp trong từng trường hợp trong tác phẩm. Thứ ba, phát ngôn hỏi trực tiếp không xưng mà chỉ hô. Trong những trường hợp này người nghe xuất hiện chủ yếu trong danh từ thân tộc (28 lần): bá, chú, anh, bác, thầy, u, bà, ông, chị… đại từ nhân xưng (03 lần): mày; tên riêng (04 lần): Đào, Thủ, Tám,… và có sử dụng từ chỉ chức nghiệp (01 lần): đồng chí. Cụ thể như sau: Đối với các phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng danh từ chỉ thân tộc: trong 46 các phát ngôn hỏi trực tiếp, người nghe xuất hiện trong các danh từ thân tộc với 28 lần (chiếm tỉ lệ 60,8%), tuy nhiên khi đi vào cụ thể từng phát ngôn hỏi trực tiếp, chúng tôi nhận thấy khi người nói gọi người nghe là bá không có nghĩa là họ có mối quan hệ bá - cháu, khi người nói gọi người nghe là anh không có nghĩa họ có quan hệ anh - em, cũng tương tự như vậy khi người nói gọi người nghe là bác, là chú, là ông… không có nghĩa họ có mối quan hệ họ hàng, thân tộc là bác - cháu, chú - cháu, ông - cháu…v.v. Ví dụ như: (1) - Thằng Tùng nhà bá đi đâu mà từ hôm qua đến giờ không thấy mặt? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 28, ông Phúc nói với bà Sang). (2) - Chú định thế nào về cái việc ấy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 67, ông Hàm nói với ông Thủ). (3) - Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 73, bà Hàm nói với Thó). (4) - Thế mấy năm nay anh ở bộ đội làm gì? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.85, ông Hàm nói với Tùng).
  • 37. 33 (5) - Thế anh học được những nghề gì? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 86, ông Hàm nói với Tùng). (6) - Tối nay bác vẫn làm “cái ấy” chứ? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.101, ông Thủ nói với ông Hàm). Các trường hợp nêu trên xuất hiện 14/28 lần (chiếm tỉ lệ 50%) tất cả các trường hợp này đều là cách "gọi thay con", một phong tục trong văn hóa giao tiếp của người Việt, đặc biệt là người nông dân, họ sống khép kín, theo làng, xã, có khi cả làng có mối quan hệ họ hàng với nhau, việc gọi như vậy tạo ra mối quan hệ tình cảm và thân mật trong giao tiếp. Ở phát ngôn hỏi trực tiếp số (1) khi ông Phúc hỏi bà Sang về Tùng, đúng ra ông Phúc là em của bà Sang, ông sẽ gọi bà Sang là chị nhưng ở đây ông gọi bà Sang là bá, đây là cách "gọi thay con", tương tự như vậy trong phát ngôn hỏi trực tiếp số (6), ông Thủ gọi ông Hàm là bác, đúng ra ông Thủ là em trai ông Hàm, theo vai vế, ông Thủ sẽ phải gọi ông Hàm là anh. Các trường hợp còn lại tương tự như vậy, đều là cách "gọi thay con" trong quá trình giao tiếp của các nhân vật. Nhưng không phải 28 phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng các từ chỉ quan hệ thân tộc đều là cách gọi thay con, có những trường hợp gọi đúng theo mối quan hệ của người nói và người nghe anh - em, u - con, chị - em, thầy - con…v.v. Ví dụ như: (1) - Sao u không ra đó cho con mẹ ấy một trận? U không nghe thấy gì à? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 254, Đào nói với bà Son). (2) - Thầy! Cái gì thế hả thầy? (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 311, Đào nói với ông Hàm). Đối với các phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng đại từ nhân xưng, trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy người hỏi gọi người nghe là mày (03 lần chiếm tỉ lệ 6,5%) trong các mối quan hệ người bề trên nói với người bề dưới. Ví dụ như, khi bà Son hỏi Đào hay khi ông Chỉnh hỏi Tùng. Còn đối với phát ngôn hỏi trực tiếp sử dụng tên riêng (04 lần chiếm tỉ lệ 8,6%) chủ yếu trong mối quan hệ ngang hàng như Tùng nói với Minh, Minh nói với Đào hoặc trong mối quan hệ bề trên nói với bề dưới như ông Thủ nói với Đào, ông Chỉnh nói với Tùng…v.v. b. Kiểu câu hỏi trong các phát ngôn hỏi trực tiếp có hồi đáp trực tiếp
  • 38. 34 Như chúng ta đã biết, phát ngôn ngữ vi là phát ngôn gây hiệu lực ở lời nhất định. Phát ngôn ngữ vi mang một hiệu lực ở lời nào đó thì chúng có cấu trúc hình thức ấy, hay còn gọi là cấu trúc đặc trưng. Hành động hỏi cũng vậy. Theo khảo sát, kết quả cho thấy, trong 46 lượt lời có các kiểu hỏi sau: Câu hỏi dùng các cặp phụ từ nghi vấn (08/46 lần, chiếm 17,4%) với các khuôn hỏi “Có… không?, Thấy… chưa?, Bây giờ... đâu? Sao… không?, Sao... thôi?, Bây giờ… sao?... nhằm xác định tính đúng sai của sự việc như: - "Thế sao mày không đến nói với cậu?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 92, Bà Sang nói với Tùng). - "Có phải tay Thủ không?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 204, ông Phúc nói với bà Son). - "Mấy hôm nay có gì không?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 205, ông Thủ nói với ông Sửu). Với 46 phát ngôn hỏi trực tiếp, số lượng các câu hỏi dùng các cặp phụ từ nghi vấn chiếm số lượng ít hơn các câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn và tiểu từ tình thái. Nếu như các câu hỏi sử dụng cặp phụ từ nghi vấn chỉ xuất hiện 08/46 lần (chiếm 13%) thì các câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn và tiểu từ tình thái như: ai, à, hả, chi, vậy, chứ, rồi, không, gì, đâu, sao… xuất hiện 38 lần (chiếm 82,6%). Ví dụ như: - "Đồng chí nhận một công tác gì để xây dựng quê hương chứ?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 85, Thủ nói với Tùng). - "Thím Thủ với các cô ấy về rồi hả u?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr.141, Đào nói với bà Son). - "U không nghe thấy gì à?" (Mảnh đất lắm người nhiều ma, tr. 254, Đào nói với bà Son). Như vậy, trong các phát ngôn hỏi trực tiếp, các câu hỏi ít mang nội dung xác định tính đúng sai của sự việc mà chủ yếu muốn hỏi vào những nội dung cụ thể xoay quanh sự vật, sự việc, hành động, nơi chốn, tình cảm, thái độ… và yêu cầu được nhận câu trả lời. Qua phát ngôn hỏi những vấn đề từ cuộc sống đời thường, phong tục tập quán đến thói quen ngôn ngữ đều để lại dấu ấn. Nội dung của các
  • 39. 35 phát ngôn hỏi trực tiếp đó là cuộc sống hàng ngày của người dân lao động, về chuyện làm mùa, phơi thóc, bán lúa; về chuyện trong gia đình; đặc biệt là những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình bà Son - ông Hàm và mâu thuẫn lớn giữa hai dòng họ Vũ Đình và Trịnh Bá. 2.2.1.2. Phát ngôn hồi đáp trực tiếp Hồi đáp hay còn gọi là đáp lời, đó là lời của người nghe dùng để đáp lại lời của người nói. Khi lời trao không có lời đáp không thành cuộc thoại. Để trả lời cho các câu hỏi trên có hai cách, trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp. Trong số 76 phát ngôn hỏi trực tiếp có đến 46 câu trả lời là trực tiếp, có nghĩa là câu trả lời đã làm thỏa mãn các yêu cầu của người hỏi, đích hướng tới nội dung được hỏi. Nội dung câu trả lời có các xu hướng sau: - Xu hướng thứ nhất trong câu trả lời trực tiếp là đồng tình với câu hỏi, với những từ mang nghĩa khẳng định (dạ, vâng, ừ, có, đúng rồi... ) chẳng hạn như cách trả lời của Tùng đối với Thủ, cách trả lời của vợ Thủ và các nhân viên cấp dưới đối với Thủ, cách trả lời của bà Son, Đào đối với ông Hàm, xu hướng này chiếm số lượng không nhiều chỉ xuất hiện 08 câu đồng tình (chiếm tỉ lệ 17,4%). Ví dụ như: "Thế mấy năm nay anh ở bộ đội làm gì? Dạ, cháu làm ở bộ binh". (Khi Tùng trả lời Thủ). "Nghe nói chú cũng bán lúa non à? Bao nhiêu một tạ? - Vâng! Em phải bán non hai tạ cho nhà ông Quàng đấy bá ạ. Giá có mười hai". (Khi người nông dân trả lời bà Son). "Dạ em hỏi ý không phải bác có phải là bác Thủ? - Vâng vâng". (Khi Thủ trả lời chị Bé). - Xu hướng thứ hai trong câu trả lời trực tiếp là phủ định điều được hỏi tức là bày tỏ thái độ không đồng tình với điều được hỏi, xu hướng này xuất hiện trong 7 câu trả lời (chiếm 15,2%). Bên cạnh những từ mang nghĩa phủ định (Không, Không biết…), vấn đề được hỏi bao giờ cũng kèm theo thành phần chú thích với những thông tin liên quan. Trong phát ngôn hồi đáp, có thể người trả lời chỉ cần diễn đạt một câu là đủ thông tin nhưng lại trả lời dài hơn nhằm giãi bày, chia sẻ với người hỏi như: Không, con không đi được, con đi là hỏng việc hết (Khi Tùng nói với mẹ);