SlideShare a Scribd company logo
1 of 222
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÀNH NAM
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÀNH NAM
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐINH NGỌC GIANG
2. TS. LÊ VĂN GIẢNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án
Phạm Thành Nam
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình khoa học có liên quan về nước ngoài 6
1.2. Các công trình khoa học có liên quan ở trong nước 13
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những
vấn đề luận án tập trung giải quyết 25
Chương 2: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM
TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29
2.1. Các tỉnh ủy, thành ủy và ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng 29
2.2. Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng - khái niệm và tiêu chí đánh giá 45
Chương 3: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM
TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66
3.1. Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng 66
3.2. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra 99
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2030 108
4.1. Dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng 108
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 115
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CTKT Công tác kiểm tra
CTKT, GS Công tác kiểm tra, giám sát
CTKT, GS, KL Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GS Giám sát
KT Kiểm tra
KL Kỷ luật
UBKT Ủy ban kiểm tra
XDĐ Xây dựng Đảng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Đảng xây dựng Cương lĩnh chính trị, xác định đường lối,
chủ trương, đề ra chỉ thị, nghị quyết; tổ chức thực hiện trong thực tiễn; tiến hành
kiểm tra, giám sát (KT, GS) hoạt động lãnh đạo của Đảng, giúp cho hoạt động của
Đảng ngày càng phù hợp với cuộc sống, đúng quy luật khách quan. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng dạy:
Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì
nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính
là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân
chúng giúp sức thì không xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có
quần chúng giúp mới được [66, tr.325].
Thấm nhuần và tiếp nối quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định:
“Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải
tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra,
giám sát của Đảng” [43, tr.50-51]. Kiểm tra (KT) là một trong những chức năng
lãnh đạo của Đảng; là một nội dung quan trọng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các
khâu trong quy trình lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà
không KT thì coi như không lãnh đạo. Thông qua công tác kiểm tra (CTKT) để
kịp thời phát hiện và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái
trong Đảng; loại trừ các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng; nâng
cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong thực tiễn.
Trong giai đoạn hiện nay, CTKT của Đảng ngày càng được coi trọng, chất
lượng, hiệu quả được nâng lên. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ
máy, điều kiện hoạt động của ủy ban kiểm tra (UBKT) và cơ quan UBKT các cấp
2
tiếp tục được làm rõ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta khẳng định:
“Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát… theo Điều lệ Đảng” [44, tr.262]. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Đổi mới, tăng cường, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban
kiểm tra các cấp và chi bộ” [47, tr.208].
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước. Hiện nay khu vực này bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà
Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Đây là vùng có quy mô dân số lớn, mặt bằng dân
trí cao, tập trung đông đảo đội ngũ trí thức; là vùng phát triển mạnh về công
nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp.
Những năm qua, chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH
từng bước được nâng cao, góp phần thực hiện tốt CTKT của Đảng, nhiệm vụ do
Điều lệ Đảng quy định; chỉ đạo, hướng dẫn UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
CTKT theo quy định. Tổ chức thực hiện tốt các cuộc KT của cấp uỷ giao, báo cáo
các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết
định của cấp uỷ. Thực hiện tốt công tác xây dựng ngành KT, đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát (CTKT, GS).
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và kết quả đã đạt được, chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH còn một số yếu kém nhất định. Một
số cấp ủy, UBKT triển khai quán triệt và thể chế hóa Điều lệ Đảng, nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quyết định, hướng dẫn của cấp ủy, UBKT cấp trên và cấp mình
về CTKT còn chậm; chưa xây dựng đầy đủ, kịp thời chương trình KT; hiệu quả
thực hiện quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng có liên quan còn hạn
chế; công tác dự báo, đề xuất với cấp ủy những chủ trương, giải pháp ngăn chặn
khuyết điểm còn hạn chế; thiếu cơ chế bảo vệ, khen thưởng tổ chức đảng, đảng
viên trong đấu tranh chống tiêu cực...
Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do nhận thức của một số cấp ủy
và người đứng đầu cấp ủy về CTKT, về chất lượng CTKT còn chưa đầy đủ và
3
sâu sắc. Chưa thực sự coi KT là chức năng lãnh đạo của Đảng, chưa tạo điều
kiện để UBKT thực hiện nhiệm vụ KT, nhất là KT đối với cấp ủy viên cùng cấp
khi có dấu hiệu vi phạm. Một bộ phận cán bộ KT còn hạn chế về năng lực, ủy
viên UBKT kiêm chức ít có điều kiện tham gia hoạt động kiểm tra và thường
xuyên biến động; chế độ chính sách còn chưa thu hút được cán bộ có năng lực,
trình độ về làm CTKT. Thẩm quyền của UBKT các cấp chưa thực sự tương
xứng với chức năng, nhiệm vụ và tình hình công tác xây dựng đảng hiện nay.
Hiện nay, toàn Đảng đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc khóa XII với Điều lệ Đảng được giữ nguyên. Nhiều kiến nghị của các
cấp ủy, của UBKT các cấp về CTKT, GS của Đảng nói chung, chất lượng CTKT
của UBKT nói riêng chưa được bổ sung vào Điều lệ Đảng. Những đề xuất, kiến
nghị hợp lý đã và đang được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, UBKT Trung ương hướng dẫn thực hiện bằng các quy định cụ thể. Cùng với
yếu cầu của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của
Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh. Điều đó đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về tư tưởng, về nhận thức
của cấp ủy, của UBKT các cấp để không ngừng nâng cao chất lượng CTKT của
UBKT tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng và tìm ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở
ĐBSH luôn là một trong những đòi hỏi bức xúc hiện nay.
Với những lý do đã nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng công tác
kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng giai
đoạn hiện nay” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay; đề xuất những
4
giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở
ĐBSH đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về CTKT, chất lượng CTKT của
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân; khái quát
những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH.
- Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu 11 tỉnh, thành phố ở ĐBSH gồm: Hà Nội, Hà Nam,
Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
- Luận án nghiên cứu chất lượng việc thực hiện một số nhiệm vụ trong
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH từ năm 2005 đến hết năm 2015 và đề
xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án thực hiện dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng Cộng sản Việt
Nam về CTKT; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra.
- Cơ sở thực tiễn: Luận án thực hiện trên cơ sở nghiên cứu báo cáo tổng kết
nhiệm kỳ, hằng năm; các chương trình, kế hoạch công tác của các UBKT tỉnh ủy,
thành ủy ở ĐBSH. Đồng thời khảo sát chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, khoa học
chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, trong đó chú trọng
phương pháp phân tích - tổng hợp; diễn dịch - quy nạp; lôgíc - lịch sử; khảo sát
thực tế, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia để luận
giải nội dung của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đã luận giải làm sâu sắc hơn lý luận về công tác kiểm tra, chất lượng công
tác kiểm tra của Đảng nói chung, của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng nói riêng.
- Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đã xác định rõ những vấn
đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh
ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng hiện nay và trong những năm tới.
- Đã đề xuất được một số nội dung, biện pháp có tính khả thi trong kiện
toàn ủy ban kiểm tra và tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy
ở đồng bằng sông Hồng; trong đổi mới phương pháp tiến hành kiểm tra; trong
hoàn thiện quy chế phối hợp của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy với các cơ quan
trong tiến hành công tác kiểm tra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy môn học Xây dựng Đảng và các môn học có liên
quan tại các học viện, các trường chính trị…; đồng thời, kết quả nghiên cứu của
luận án có thể được các UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH tham khảo, sử dụng
trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
7. Kết cấu luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình
nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Những vấn đề liên quan đến chất lượng CTKT của UBKT các cấp đã
được nhiều nhà khoa học và những người hoạt động thực tiễn quan tâm, nghiên
cứu trong các đề tài, luận án, luận văn và các bài viết trên sách, báo, tạp chí. Qua
tìm hiểu và phân tích các công trình khoa học đó, có thể phân ra thành hai nhóm
tài liệu như sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VỀ NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả là người nước ngoài
Chu Húc Đông, Kiên trì phương châm quản lý đảng nghiêm minh, triển
khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng
[51]. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện
tượng tham nhũng dễ nảy sinh và nảy sinh nhiều trên một số lĩnh vực trong giai
đoạn hiện nay ở Trung Quốc như: sự thay đổi về cơ sở kinh tế; sự biến đổi của
đạo đức, văn hóa; cơ chế ràng buộc quyền lực; khuyết điểm tồn tại trong công
tác; và tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở nguyên nhân cơ bản, tác
giả đề xuất một số biện pháp chính và hiệu quả triển khai xây dựng Đảng phong
liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng cơ bản như sau: Một là, đẩy mạnh
xây dựng tư tưởng chính trị, không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ
lãnh đạo, đảng viên về hành chính liêm khiết; hai là, điều tra, xử lý các vụ án lớn
và án quan trọng, chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật Đảng và luật pháp Nhà nước, xử
lý nghiêm theo pháp luật một loạt kẻ tham nhũng; ba là, uốn nắn tác phong
không lành mạnh, tác phong làm việc của một số cơ quan và ngành nghề bắt đầu
tốt lên; bốn là, tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính,
đảm bảo việc chống tham nhũng được thực hiện theo pháp luật, có trật tự; năm
là, tăng cường công tác chữa trị từ đầu nguồn, từng bước xóa bỏ mảnh đất nẩy
sinh tham nhũng; sáu là, tăng cường giám sát dân chủ, thúc đẩy quyền lực vận
hành theo nền nếp quy phạm hóa.
7
Từ thực tiễn của Trung Quốc, tác giả tổng kết một số bài học kinh nghiệm
cơ bản về xây dựng đảng phong liêm chính và công tác chống tham nhũng cụ thể
như sau: Một là, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bám chặt nhiệm vụ
phát triển, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng cầm quyền và chấn hưng đất
nước; hai là, kiên trì quản lý Đảng nghiêm minh, trước hết phải quản lý tốt ban
lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo; ba là, kiên trì cục diện công tác chống tham nhũng
với nội dung chính là cán bộ lãnh đạo liêm khiết, tự giác kỷ luật, điều tra và xử
lý vụ án lớn và án quan trọng, uốn nắn tác phong không lành mạnh; bốn là, kiên
trì trị cả ngọn lẫn gốc, chữa trị tổng hợp, từng bước đẩy mạnh trị gốc, không
ngừng xóa bỏ mảnh đất nảy sinh hiện tượng tham nhũng; năm là, kiên trì giữ
thái độ thận trọng khi xử lý người, thực sự cầu thị, không phân biệt đối xử; sáu
là, kiên trì đường lối quần chúng của Đảng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa,
tăng cường ràng buộc và giám sát quyền lực từ quyết sách và thi hành; bảy là,
kiên trì liêm chính xây dựng pháp luật, giáo dục tuân thủ pháp luật và kiểm tra
hành pháp, làm cho công tác xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham
nhũng từng bước đi vào con đường pháp chế hóa; tám là, kiên trì toàn Đảng
cùng nắm, nghiêm ngặt thi hành chế độ trách nhiệm, tạo dựng sức mạnh tổng
hợp về xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng.
Những giải pháp và bài học kinh nghiệm trên rất quan trọng trong quá
trình học hỏi, rút kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung
và nâng cao chất lượng CTKT, GS của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Góp
phần đấu tranh chống tham nhũng và gợi mở một số nội dung liên quan đến vấn
đề luận án nghiên cứu.
Chu Kính Thanh, Nghiên cứu xây dựng Cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung
Quốc [76]. Cuốn sách được kết cấu thành 8 chương cụ thể như sau: Chương I,
bàn chung về xây dựng Cương lĩnh chính đảng; Chương II, tác giả bàn về tiến
trình lịch sử xây dựng Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chương III,
tác giả trình bày Cương lĩnh hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong
giai đoạn hiện nay; Chương IV, thuyết thống nhất giữa cương lĩnh tối đa và
cương lĩnh tối thiểu; Chương V, tác giả trình bày về việc xây dựng cương lĩnh
8
của Đảng cầm quyền và Đảng tham chính đặc sắc Trung Quốc; Chương VI, một
vài tổng kết kinh nghiệm xây dựng cương lĩnh của các chính đảng nước ngoài;
Chương VII, thúc đẩy sáng tạo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc;
Chương VIII, tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng, bảo đảm cho
việc thực hiện Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồng Vĩ, Tham nhũng và biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc
[139]. Ngoài mở đầu và kết luận, cuốn sách được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1, phác họa về các dạng tham nhũng, đã phân tích được 23 hiện tượng
tham nhũng và tác phong làm việc sai trái ở Trung Quốc hiện nay. Chương 2,
phân tích nguyên nhân, trên cơ sở phác họa những nét cơ bản của 23 hiện tượng
tham nhũng, cuốn sách tổng hợp và rút ra có 7 nguyên nhân cơ bản làm cho hiện
tượng tham nhũng sinh sôi nảy nở ở Trung Quốc. Chương 3, chống tham nhũng
ở các địa phương, ban ngành, cuốn sách đưa ra được 18 cách làm của các địa
phương, ban ngành trong quá trình triển khai cuộc đấu tranh chống tham nhũng
những năm gần đây ở Trung Quốc. Trong đó có nhấn mạnh đến việc phải chú
trọng CTGS cán bộ lãnh đạo; cần có các biện pháp làm trong sạch đội ngũ lãnh
đạo doanh nghiệp; tăng cường quản lý tiền tệ, hoàn thiện cơ chế KT, GS nội bộ
các cơ quan quản lý tiền; tăng cường trừng trị các tệ tham nhũng trong ngành tư
pháp. Phần kết luận cuốn sách nhấn mạnh việc kiên định bốn nguyên tắc lớn
chống tham nhũng ở Trung Quốc như sau: Thứ nhất, đấu tranh chống tham
nhũng phải xoay quanh nhiệm vụ trọng tâm xây dựng kinh tế; thứ hai, duy trì sự
lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; thứ ba, trừng trị
tham nhũng phải đi vào chế độ hóa, pháp chế hóa, không được phát động thành
phong trào quần chúng; thứ tư, đấu tranh chống tham nhũng phải liên hệ chặt chẽ
với quần chúng, phục vụ lợi ích của quần chúng.
Đây là những kinh nghiệm quý để Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu,
góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng CTKT của Đảng nói chung, đấu tranh
chống tham nhũng nói riêng.
Phu Thắc Phít Tha Nu Son, Công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào trong giai đoạn hiện nay [72]. Tác giả đã trình bày đầy đủ, có hệ thống
9
những vấn đề lý luận cơ bản và quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về
CTKT; nghiên cứu thực trạng, tổng kết sự hình thành, phát triển của CTKT và cơ
quan kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đánh giá thực trạng, nguyên
nhân, kinh nghiệm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong việc thực hiện nhiệm
vụ CTKT từ năm 1986 đến năm 2000; trên cơ sở đó, tác giả xác định phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng CTKT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong thời gian tới.
Công trình khoa học trên nghiên cứu thực trạng từ năm 1986 đến năm
2000, vì vậy một số nội dung đã lạc hậu về cả lý luận và thực tiễn CTKT của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tuy nhiên, hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng CTKT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào vẫn là những bài
học cho luận án tham khảo và phát triển.
Sẻng Khăm Doong Phôm Mạ Păn Nha, Chất lượng công tác kiểm tra của
Đảng bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn
hiện nay [75]. Tác giả thiết kế thành 3 chương: Chương 1, tác giả tập trung tổng
kết lý luận và thực tiễn về chất lượng CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước
Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Chương 2, tác giá đánh giá thực trạng, nguyên
nhân và kinh nghiệm việc thực hiện CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước
Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2009. Trong chương 3,
tác giả xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phương hướng và đề xuất những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng
nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay.
Tuy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng CTKT của Đảng
bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Nhưng, việc tổng kết
lý luận về chất lượng CTKT ở chương 1 có giá trị tham khảo lớn đến nội dung
luận án nghiên cứu.
Chăn Sy Seng Sôm Phu, Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm
tra Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía bắc nước Cộng hòa dân chủ
Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [23]. Tác giả đánh giá khái quát về vai
trò, đặc điểm của các tỉnh và các Đảng bộ tỉnh ở phía Bắc nước Cộng hòa dân
10
chủ Nhân dân Lào; đặc biệt, tác giả đã đưa ra được khái niệm và các tiêu chí
đánh giá chất lượng CTKT của UBKT Đảng và Nhà nước của Lào. Đây là
những nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề luận án nghiên cứu, một số vấn đề
sẽ được luận án kế thừa và phát triển ở phần nội dung. Đặc biệt là tác giả đã đưa
ra được hai nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT như sau: Thứ nhất, nhận
thức, trách nhiệm của các tổ chức đảng, cấp ủy đảng và đảng viên về CTKT và
kết quả thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Đảng và các nhiệm
vụ do cấp ủy đảng các cấp giao cho Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước; thứ hai,
kết quả chấp hành các nguyên tắc, phương pháp, quy trình, phương châm CTKT
- chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả, công minh, chính xác, kịp thời.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả người Việt Nam về kinh
nghiệm của nước ngoài
Ban Nội chính Trung ương, Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của
một số nước trên thế giới [14]. Đã thống kê một số kinh nghiệm quý trong
phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, trong đó có nhiều vấn
đề liên quan đến bộ máy cơ quan UBKT, và cơ chế thực hiện nhiệm vụ công tác
thanh tra hay, cần nghiên cứu và chắt lọc kế thừa. Cụ thể:
Đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tiến hành nhất thể hóa một số
tổ chức của Đảng và Nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ như kiểm tra
của Đảng và thanh tra Chính phủ thành Ban Kiểm tra Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào. Điều đó cho thấy có một số thuận lợi nhất định trong việc thực hiện
nhiệm vụ như: việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng và thanh tra nhà
nước thuận lợi, nhanh chóng, đội ngũ cán bộ phối hợp, hỗ trợ nhau trong công
việc nhanh hơn.
Đối với Đảng Hành động Nhân dân Singapore trong công tác thanh tra có
quyền tiến hành ngay cả đối với những đơn thư tố cáo dấu tên, mạo tên, thậm chí
cả những cuộc gọi điện thoại thông báo vi phạm cũng được xem xét, giải quyết.
Những kinh nghiệm đó sẽ được luận án xem xét kế thừa, chắt lọc để phân
tích, luận giải và đề xuất trong nội dung của một số giải pháp nâng cao chất
lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
11
Nguyễn Anh Tuấn, Một số kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở
Trung Quốc [109]. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phòng, chống tham
nhũng ở Trung Quốc, tác giả cho rằng: Ràng buộc và GS quyền lực là then chốt
của phòng, chống tham nhũng, mà muốn làm được việc đó thì phải tiến hành trên
cả ba phương diện. Thứ nhất, xây dựng phòng tuyến. Ràng buộc và GS quyền
lực, đầu tiên phải phát huy tính tự giác bên trong của cán bộ để tự ràng buộc và
tự GS, về mặt tư tưởng cần xây dựng vững chắc phòng tuyến đạo đức, phòng
tuyến kỷ luật (KL) và phòng tuyến pháp luật. Thứ hai, sử dụng quyền lực minh
bạch. Thực thi quyền lực một cách minh bạch phải bắt đầu từ công khai công
việc của Chính phủ. Thứ ba, dùng chế độ quản lý quyền lực. Phải tăng cường
ràng buộc và giám sát đối với việc sử dụng quyền lực, đem quyền lực nhốt vào
trong một cái lồng của chế độ, hình thành cơ chế trừng trị, răn đe không dám
tham nhũng, cơ chế phòng ngừa không thể tham nhũng, cơ chế bảo đảm để
không dễ tham nhũng.
Bên cạnh ràng buộc và GS quyền lực, để phòng, chống tham nhũng hiệu
quả thì còn phải xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng. Về hình
thành sức mạnh tổng hợp trong công tác xây dựng hệ thống trừng trị và phòng
ngừa tham nhũng, quan điểm và chiến lược, sách lược của Trung Quốc thể hiện
ở những điểm cơ bản sau: thứ nhất, kiên quyết trừng trị tham nhũng, duy trì xu
thế áp lực cao trừng trị tham nhũng, thực hiện có án phải được điều tra, có tham
nhũng phải bị trừng trị. Mặt khác, phải phòng ngừa tham nhũng một cách khoa
học, hiệu quả hơn. Tăng cường giáo dục chống tham nhũng với xây dựng liêm
khiết và xây dựng văn hóa liêm chính, xây dựng vững chắc phòng tuyến đạo đức
tư tưởng chống tham nhũng, đề phòng biến chất. Thứ hai, hình thành sự hợp lực
áp dụng đồng thời nhiều biện pháp xử lý tổng hợp tham nhũng. Phát huy đầy đủ
vai trò của pháp luật, kỷ cương, điều tra xử lý nghiêm các vụ án vi phạm pháp
luật, kỷ cương theo quy định của Đảng, chính quyền và pháp luật của Nhà nước.
Phát huy đầy đủ vai trò giải quyết của tổ chức, đối với những trường hợp chưa
đến mức vi phạm KL nhưng đã không còn phù hợp để đảm nhận chức vụ hiện tại
thì tổ chức tiến hành xử lý. Thứ ba, hình thành sự hợp lực của toàn Đảng, toàn xã
12
hội cùng nắm cùng xây dựng. Phải chấp hành nghiêm túc chế độ trách nhiệm xây
dựng tác phong Đảng liêm chính, kiên trì sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy
đảng, Đảng và chính quyền cùng nắm cùng quản, cơ quan KT, GS phối hợp, các
bộ ngành thực hiện chức trách của mình, dựa tối đa vào thể chế lãnh đạo và cơ
chế công tác chống tham nhũng với quần chúng ủng hộ và tham gia.
Đó là những kinh nghiệm quý mà trong quá trình luận giải một số nội
dung, đặc biệt trong hệ thống giải pháp của luận án sẽ tiếp thu và vận dụng để
đưa ra những đề xuất hợp lý đối với chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH trong thời gian tới.
Phương Linh, Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở Hồng Kông
(Trung Quốc): Đồng bộ giải pháp, quyết liệt thực thi [65]. Bài viết đã dẫn chứng
đánh giá cụ thể về mức độ liêm chính ở Hồng Kông như sau: Theo xếp hạng của
Tổ chức Minh bạch thế giới công bố mới đây, năm 2015, Hồng Kông đứng thứ
18/167 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá về mức độ liêm chính, trong khi
Trung Quốc xếp thứ 83; và luôn nằm trong tốp 20 trong 5 năm trước đó. Bài viết
còn tổng kết kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Hồng Kông (Trung Quốc)
rất đáng suy nghĩ là: Thứ nhất, xây dựng cơ quan chống tham nhũng mạnh mẽ,
ngày 15/2/1974, Hồng Kông ban hành sắc lệnh thành lập Ủy ban Chống tham
nhũng (viết tắt là ICAC) đánh dấu bước ngoặt về chống tham nhũng. ICAC cam
kết chống tham nhũng thông qua một chiến lược ba mũi nhọn là: Thực thi pháp
luật hiệu quả, giáo dục và phòng ngừa. Nhân viên ICAC được quyền kiểm tra
các hành vi và các thủ tục của các cơ quan chính phủ và cơ quan công cộng, đưa
ra các yêu cầu cải cách hành chính nhằm ngăn chặn tham nhũng; Chính quyền
Đặc khu Hồng Kông dành cho ICAC một khoản ngân sách rất lớn để trả lương
cao cho các nhân viên. Thứ hai, thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó nhấn
mạnh: một là, sự quyết tâm và ủng hộ của chính quyền; hai là, sức mạnh thực thi
pháp luật; ba là, sự ủng hộ của người dân; bốn là, sự GS và KT nhằm bảo đảm
cơ quan phòng, chống tham nhũng này hoạt động hiệu quả và tin cậy; năm là, sự
hợp tác từ các cơ quan phòng, chống tham nhũng của các quốc gia.
13
Phương Linh, Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Phần Lan: Dân
chủ, bình đẳng, công khai [64]. Bài viết đã khái quát được những đánh giá của
thế giới về tình trạng tham nhũng của Phần Lan, năm 2014 nước này xếp thứ 3
sau Đan Mạch và Niu Dilân. Qua nghiên cứu, bài viết đã tổng hợp và đưa ra 3
bài học kinh nghiệm quý báu như sau: thứ nhất, hệ thống pháp luật chống tham
nhũng toàn diện, đầy đủ; thứ hai, bộ máy hành chính mở, công khai, minh bạch;
thứ ba, xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng - chìa khóa chặn tham nhũng. Qua
những bài học trên gợi mở một số nội dung, đặc biệt là trong việc đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng CTKT của UBKT mà luận án sẽ đề cập tới.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Đề tài khoa học và sách
Nguyễn Văn Nhân, Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của
ủy ban kiểm tra đối với hoạt động các đoàn kiểm tra [71], đề tài đã làm sáng tỏ
nhiều vấn đề khó khăn về mặt lý luận và nghiệp vụ CTKT, GS, trong đó đặc biệt
là hoạt động của các đoàn KT, GS; đề tài còn xác định rõ phương hướng, quan
điểm, mục tiêu, yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, KT, GS của UBKT đối với hoạt động
các đoàn KT; đồng thời đề xuất 8 giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tiến
hành KT, GS đối với hoạt động đoàn KT. Đề tài là tài liệu quý để luận án nghiên
cứu hoạt động cụ thể của các đoàn KT, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mỗi cuộc
KT, là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng CTKT của UBKT. Những nội
dung này sẽ được lồng ghép trong một số nội dung của luận án.
Hà Quốc Trị, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống
lãng phí ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp [103], đề án đã
đánh giá cơ bản tình hình thực hiện CTKT, GS của Đảng đối với việc thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X
(2006) cho đến hết năm 2015. Việc đánh giá thực trạng CTKT, GS của Đảng đối
với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo từng chương
trình KT của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ năm 2006 đến năm 2014. Đề án còn
đưa ra dự báo tình hình, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu
tăng cường CTKT, GS của Đảng với phòng, chống lãng phí có giá trị đến năm
14
2020. Trong hệ thống giải pháp có một số giải pháp hay, được phân tích kỹ, đó
là những nội dung quan trọng, có giá trị để luận án tiếp thu và sử dụng trong một
số giải pháp nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH,
như giải pháp về tăng cường hoạt động KT, GS của Đảng; kiện toàn tổ chức bộ
máy, chất lượng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng; phát huy vai trò của các tổ chức
trong hệ thống chính trị và nhân dân tham gia KT, GS.
Cao Văn Thống, Tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệm vụ chính
trị và công tác xây dựng Đảng [78]. Nội dung của cuốn sách trình bày có hệ
thống các quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về CTKT, GS. Sách đánh giá khá toàn diện việc thực hiện
CTKT, GS và KL của Đảng, đặc biệt là việc thực hiện CTKT và việc xây dựng
đội ngũ cán bộ KT của Đảng sẽ là những thông tin quý để luận án tiếp thu và
giải quyết trong phần nội dung.
Lê Hồng Liêm, Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, trở ngại của ủy ban
kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm [60].
KT khi có dấu hiệu vi phạm là một trong những nội dung lớn, ảnh hưởng đến
chất lượng CTKT của UBKT, việc thực hiện nội dung này trong thực tiễn gặp
nhiều khó khăn, trở ngại nhất định. Cuốn sách đã đưa ra được cơ sở lý luận và
thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, trở ngại của UBKT các cấp trong thực hiện nhiệm
vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đưa ra
những khó khăn, trở ngại khi thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và
đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT ở từng cấp từ Trung ương đến cơ
sở; đề xuất 4 nhóm giải pháp cơ bản tháo gỡ khó khăn, trở ngại khi thực hiện
nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của
UBKT các cấp.
Lê Hồng Liêm, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống
tham nhũng ở nước ta hiện nay [61]. Sách đã góp phần khái quát cơ sở lý luận về
phòng, chống tham nhũng và CTKT, GS. Làm rõ vị trí, vai trò, tác dụng của
CTKT, GS đối với việc phòng, chống tham nhũng; đồng thời chỉ ra mối quan hệ
nhân quả với nhau (nguyên nhân và kết quả). Điều này vừa củng cố về cơ sở lý
15
luận của luận án, đồng thời vừa chứng minh việc nâng cao chất lượng CTKT sẽ
góp phần quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. Nội dung cuốn sách
này, đặc biệt là những giải pháp tăng cường CTKT, GS sẽ được kế thừa và đưa
vào một số nội dung trong luận án.
Cao Văn Thống, Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai
đoạn hiện nay [81]. Cuốn sách gồm hai phần: phần thứ nhất, sách tập hợp nhiều
bài viết về quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức KT, GS
và việc vận dụng thực hiện từ Đại hội X của Đảng đến nay; phần thứ hai, tác giả
tập hợp, thống kê, trích một số các văn bản của Đảng về phương thức KT, GS
của Đảng. Cuốn sách giải quyết tốt cơ sở lý luận về phương thức KT, GS. Tuy
nhiên, do cuốn sách dừng lại ở việc vận dụng thực hiện phương thức KT, GS cho
đến hết Đại hội X của Đảng, một số quy định mới của Đảng từ Đại hội XI cho
đến nay về CTKT đã có nhiều thay đổi tích cực. Luận án tiếp tục phát triển trên
cơ sở lý luận đó và cập nhật một số quy định mới về CTKT, GS đến Đại hội XII
của Đảng.
Cao Văn Thống, Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát và
kỷ luật đảng [82]. Cuốn sách được tác giả kết cấu thành 4 phần, 9 chương đề cập
đến những vấn đề cơ bản cả lý luận và nghiệp vụ CTKT, GS, KL đảng, có nhiều
nội dung mà luận án sẽ đề cập đến như các phương pháp tiến hành CTKT của
Đảng. Cụ thể: Phần thứ nhất, giải quyết vấn đề cơ sở lý luận và nguyên lý chung
về CTKT, GS, KL đảng; phần thứ hai, phân tích các phương pháp cơ bản trong
CTKT, GS, KL đảng; phần thứ ba, đề cập đến một số nội dung về CTKT, GS và
thi hành KL đảng; phần thứ tư, tổng hợp một số văn bản của Đảng về CTKT,
GS, KL đảng.
Nguyễn Ngọc Đán, Cao Văn Thống, Cẩm nang về kỹ năng giải quyết
khiếu nại kỷ luật của Đảng [39]. Sách đã giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất về
giải quyết khiếu nại KL của Đảng, đưa ra được các khái niệm liên quan, rút ra
đặc trưng và lý giải mối quan hệ giữa thi hành KL và giải quyết khiếu nại KL
của Đảng; các phương pháp, trình tự, kỹ năng, quy trình giải quyết khiếu nại KL
của Đảng; hướng dẫn, quy trình và các biểu mẫu về giải quyết khiếu nại KL
16
trong Đảng. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về KL của Đảng thể hiện một
phần sự phản hồi của đối tượng được KT đối với CTKT, đây cũng là một trong
những nội dung mà luận án sẽ đề cập đến. Vì vậy, công trình khoa học này là tài
liệu quý làm cơ sở để luận án nghiên cứu.
Mai Trực, Đấu tranh chống biểu hiện lệch lạc trong thi hành kỷ luật và
giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng [105]. Những lệch lạc trong thi hành kỷ luật và
giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng sẽ dẫn đến hiện tượng coi thường kỷ cương,
làm suy yếu Đảng, ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng Đảng nói chung và
CTKT của Đảng nói riêng. Vì vậy, việc đấu tranh chống biểu hiện lệch lạc trong
thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng là rất cần thiết. Trong công
trình khoa học này, tác giả đã làm rõ khái niệm lệch lạc trong thi hành kỷ luật và
giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; các tác hại của những lệch lạc này; nhận diện
và chỉ rõ những căn cứ xác định sự lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết
khiếu nại kỷ luật đảng. Đánh giá thực trạng trong thi hành kỷ luật và giải quyết
khiếu nại kỷ luật đảng từ Đại hội IX đến nay; đề xuất 9 nhóm giải pháp đấu tranh
chống các biểu hiện lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật
đảng. Cuốn sách có giá trị tham khảo cao, đặc biệt nội dung giải quyết khiếu nại
kỷ luật đảng được luận án quan tâm và kế thừa.
Lê Văn Giảng, Nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ trong công tác
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng [53]. Công trình đã đánh giá
khá rõ những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện dân chủ trong
CTKT, GS và thi hành KL trong Đảng, từ đó đề ra mục tiêu và 6 giải pháp cụ
thể, thiết thực nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn công tác này. Với những
phân tích sâu sắc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, công trình là tài liệu
có giá trị giúp cho các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT, cán bộ kiểm tra, cán bộ,
đảng viên nghiên cứu, vận dụng vào công tác xây dựng Đảng (XDĐ) nói chung,
đặc biệt là CTKT nói riêng.
Lê Văn Giảng, Cao Văn Thống, Phương thức lãnh đạo của Đảng trong
công tác kiểm tra, giám sát [54]. Về lý luận, công trình khoa học đã góp phần
làm sáng tỏ phương thức, chức năng lãnh đạo của Đảng trong CTKT, GS; chỉ rõ
17
mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ lãnh đạo và phương pháp tiến hành CTKT, GS
của Đảng. Về thực tiễn, công trình khoa học đã đánh giá thực trạng việc thực
hiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong CTKT, GS qua cả 2 nhiệm kỳ Đại
hội X và XI của Đảng ở cấp ủy các cấp; UBKT các cấp; các ban đảng, ban cán
sự đảng, đảng đoàn; và chi bộ. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, công trình khoa
học đã đề xuất 7 nhóm giải pháp và một số kiến nghị tăng cường phương thức
lãnh đạo của Đảng trong CTKT, GS.
Mai Thế Dương, Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng qua 30
năm đổi mới [38]. Đây là công trình khoa học lớn do UBKT Trung ương thực
hiện, tác giả Mai Thế Dương (chủ biên), đúng như lời nhà xuất bản được in ở
những trang đầu tiên đã khẳng định: "Nội dung cuốn sách tổng kết CTKT, GS, KL
đảng qua 30 năm đổi mới, rút ra bài học kinh nghiệm, nâng tầm và bổ sung lý
luận, chỉ rõ những vấn đề bất cập, đề xuất cách giải quyết nhằm góp phần đổi mới
phương thức, nâng cao năng lực cầm quyền, lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng".
Tác giả đã đưa ra sáu tiêu chí để đánh giá chất lượng CTKT, GS. Đây là những
tiêu chí có giá trị tham khảo tốt cho luận án, cụ thể như sau: Thứ nhất, công tác
kiểm tra, giám sát có chương trình, kế hoạch và tổ chức tiến hành kiểm tra, giám
sát đúng kế hoạch, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Trong nhiệm kỳ công tác, hằng
năm, các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp đề ra phương hướng,
nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và
đảng viên; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất. Thứ hai, công
tác kiểm tra, giám sát được tiến hành toàn diện trên các lĩnh vực, các mặt công tác;
đúng phương châm "kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm", "giám sát phải mở
rộng", bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, công tác XDĐ trong từng thời kỳ và
tình hình thực tế của toàn Đảng, phù hợp với yêu cầu, điều kiện, đặc điểm của
từng địa phương, đơn vị. Thứ ba, lựa chọn và quyết định nội dung KT, GS đáp
ứng yêu cầu thực tế và có quy trình KT, GS khoa học, phù hợp thực tiễn và từng
loại hình tổ chức đảng. Thứ tư, kết luận KT, kết quả GS chính xác, công tâm,
khách quan, đúng bản chất vụ việc, được tổ chức đảng, đảng viên và nhân dân
đồng tình, ủng hộ; có tác dụng giáo dục đối với tổ chức đảng và đảng viên. Thứ
18
năm, tổ chức đảng cấp trên KT, GS tổ chức đảng cấp dưới trong thực hiện nhiệm
vụ KT, GS đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định. Thứ sáu, có sơ kết,
tổng kết về CTKT, GS, rút ra bài học để phát huy ưu điểm, thành tích; uốn nắn,
sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm. Đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành những quy định, chủ trương, chính sách mới phục vụ cho CTKT, GS.
1.2.2. Bài báo khoa học
Nguyễn Văn Chi, Sáu mươi lăm năm - Một chặng đường phấn đấu của cán
bộ ngành kiểm tra [24]. Bài viết khẳng định những thành quả to lớn của ngành
kiểm tra qua 65 năm hoạt động thực tiễn và khẳng định: Để làm tròn nhiệm vụ của
mình, cán bộ kiểm tra phải; một là, nắm vững và thấu suốt đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, thể lệ chế độ và pháp luật của Nhà nước về các mặt chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… ; hai là, có nhiệt tình cách mạng cao, thực sự thiết
tha làm cho hàng ngũ của Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh…; ba là,
nhạy bén với cái mới, có thái độ ủng hộ bồi đắp những nhân tố tích cực, đồng thời
không khoan nhượng trước những việc làm sai trái; bốn là, thành thạo nghiệp vụ
chuyên môn, biết cách KT một người cụ thể, một việc cụ thể…
Nguyễn Công Học, Một số bài học rút ra qua thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra, giám sát của Đảng [57]. Trên cơ sở tổng kết CTKT, GS của Đảng; tác giả
rút ra một số bài học cơ bản như sau: Một là, CTKT, GS là nhiệm vụ của toàn
Đảng, mà trực tiếp thường xuyên là cấp ủy các cấp; hai là, CTKT, GS phải bám
sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; ba là, CTKT, GS mang tính
giáo dục, nhân văn sâu sắc; bốn là, cấp ủy các cấp quan tâm xây dựng đội ngũ
cán bộ KT các cấp…
Lê Hồng Liêm, Về việc phòng, chống mối quan hệ không bình thường của
cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp [62]. Tác giả đánh giá một
số ưu điểm, hạn chế CTKT, GS của Đảng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử
lý các mối quan hệ không bình thường giữa những cán bộ, đảng viên có chức,
quyền với doanh nghiệp; tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp phòng, chống mối
quan hệ không bình thường của cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh
nghiệp để trục lợi như sau: thứ nhất, công tác phòng ngừa mối quan hệ không
19
bình thường; thứ hai, phát hiện và xử lý mối quan hệ không bình thường; thứ ba,
nhóm giải pháp đặc thù đối với một số tổ chức trong phòng, chống mối quan hệ
không bình thường.
Ngô Văn Dụ, Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, tiếp tục đổi mới,
nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
[35]. Bài viết đánh giá ưu điểm, hạn chế trong suốt chặng đường lịch sử 65 năm
của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và UBKT các cấp, xuất phát từ những yêu cầu
và nhiệm vụ nói trên, CTKT, GS của Đảng trong thời gian tới cần tập trung thực
hiện mấy vấn đề chủ yếu sau: một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy,
tổ chức đảng về vị trí, vai trò, ý nghĩa tác dụng của CTKT, GS; hai là, CTKT,
GS phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác
XDĐ trong từng thời kỳ; ba là, hằng năm mỗi cấp ủy, tổ chức đảng phải xây
dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch KT, GS; bốn
là, UBKT các cấp phải chủ động KT dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng
viên, thực sự coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của mình; năm là, các
cấp ủy đảng phải thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng
cường cán bộ KT bảo đảm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Nguyễn Phú Trọng, Cán bộ kiểm tra là cán bộ làm công tác xây dựng
Đảng, xây dựng tổ chức và con người [104]. Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm
Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 - 16/10/2013) nhấn mạnh
sự quan tâm của Đảng đối với CTKT, giữ gìn kỷ luật của Đảng; bài viết tổng kết
một số kết quả đã đạt được và một số hạn chế yếu kém của Ngành Kiểm tra
Đảng từ khi thành lập đến nay, ôn lại những tự hào về thành tích vẻ vang mà
Ngành Kiểm tra Đảng đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời quyết tâm thúc
đẩy CTKT của Đảng tiến lên một bước mới, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian
tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, làm cho Đảng
ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.
Nguyễn Hải Đăng, Một số vấn đề rút ra qua kiểm tra thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng [50]. Bài viết đánh giá một số
ưu điểm, hạn chế qua KT tổ chức đảng cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ
20
KT, GS và thi hành KL trong Đảng; tác giả đưa ra một số kiến nghị và biện pháp
cụ thể sau: một là, cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp
ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp, trước hết là người đứng đầu cấp ủy về CTKT,
GS và thi hành KL trong Đảng; hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy, thường xuyên
đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm CTKT, GS; ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ CTKT, GS.
Cao Văn Thống, Nhìn lại gần 3 năm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát
theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng [84]. Trong bài viết này, tác giả đã đánh
giá một cách cơ bản thực trạng tình hình thực hiện CTKT, GS theo Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng sau 3 năm thực hiện; tiếp tục tăng cường và nâng cao chất
lượng, hiệu quả CTKT, GS, đề xuất một số giải pháp để thực hiện có chất lượng,
hiệu quả CTKT, GS trong tình hình mới như sau: một là, các cấp ủy, tổ chức
đảng, UBKT các cấp đổi mới, tăng cường hơn nữa CTKT, GS và KL của Đảng;
hai là, cấp ủy các cấp đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng thuộc phạm vi
lãnh đạo, quản lý thực hiện đồng bộ, toàn diện, có chất lượng, hiệu quả; ba là,
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục
nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư…; bốn là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và UBKT các cấp tham mưu triển
khai thực hiện chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chương
trình KT, GS của cấp ủy các cấp năm 2013 và các năm tiếp theo đạt kết quả tốt.
Đỗ Trọng Tuấn, Kiểm tra thi hành kỷ luật trong Đảng ở Đảng bộ thành
phố Hải Phòng [110]. Bài viết đánh giá thực trạng KT việc thi hành KL trong
Đảng ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng về cả ưu điểm và những tồn tại; trên cơ sở
đó tác giả có đưa ra một số biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng CTKT việc
thi hành KL trong Đảng ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
Lê Hồng Anh, Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
kiểm tra, giám sát [1]. Bài phát biểu của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ
Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị tổng kết CTKT, GS của Đảng năm
2013. Bài viết đề nghị cần quan tâm thực hiện một số nội dung lớn sau: thứ nhất,
UBKT các cấp tiếp tục tham mưu cho cấp ủy đảng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
21
dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ CTKT, GS là nội dung quan trọng…; thứ
hai, CTKT, GS của cấp ủy và UBKT các cấp phải bám sát vào nội dung, nhiệm vụ
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); thứ ba, trong nhiệm kỳ Đại hội
X của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương được Ban Bí thư giao, đã chủ trì nhiều
cuộc KT về quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản công, việc tổ chức các đoàn đi
công tác nước ngoài, quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản…; thứ tư, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương, UBKT các cấp cần dành thời gian thỏa đáng cho việc sơ
kết, tổng kết một số chuyên đề cụ thể; thứ năm, UBKT các cấp phải là những đơn
vị gương mẫu thực hiện, đồng thời tích cực tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ
đạo, đôn đốc, KT việc thực hiện…; thứ sáu, chủ động phối hợp với ban tổ chức
của cấp ủy cùng cấp chuẩn bị nhân sự UBKT các cấp…
Vũ Ngọc Lân, Chữ khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác kiểm
tra của Đảng [59]. Tác giả tập trung phân tích chữ khéo mà Bác Hồ đưa ra được
thể hiện ở một số khía cạnh sau: thứ nhất, khéo kiểm tra được thể hiện ngay từ
yêu cầu, mục đích CTKT của Đảng ta; thứ hai, khéo kiểm tra được thể hiện và
coi như một sinh hoạt thường xuyên, một nguyên tắc sinh hoạt quen thuộc của
Đảng và không có vùng cấm trong công tác này; thứ ba, tổ chức đảng, cán bộ,
đảng viên phải dựa vào quần chúng nhân dân ắt sẽ trở nên khéo trong CTKT; thứ
tư, phải đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn cho được những người khéo kiểm tra; thứ
năm, khéo kiểm tra được thể hiện ở tinh thần nhân văn của văn hóa đảng.
Lê Ba, Đảng bộ Thành phố Nam Định coi trọng lãnh đạo công tác kiểm
tra, giám sát [4]. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng CTKT, GS và việc lãnh
đạo của Đảng bộ thành phố Nam Định đối với CTKT, GS trong giai đoạn hiện
nay, do làm tốt CTKT, GS và xử lý sau KT kịp thời triệt để, nghiêm minh, đúng
người, đúng lỗi nên đã có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm; nâng
cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong việc rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức lối sống; giữ vững và tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng.
1.2.3. Luận án, luận văn
Trương Thị Thông, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên
trách của Đảng trong tình hình hiện nay [77]. Tác giả đã khái quát một số vấn
22
đề lý luận của CTKT, trong đó khẳng định KT là một trong những chức năng
lãnh đạo của Đảng. Đề ra những yêu cầu của thời kỳ mới đối với CTKT và đội
ngũ cán bộ KT chuyên trách. Tác giả đánh giá tình hình CTKT và đội ngũ cán bộ
KT chuyên trách của Đảng những năm qua, đưa ra những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KT chuyên trách của Đảng trong tình
hình hiện nay. Cán bộ KT cũng chính là một trong những nội dung mà luận án
đề cập đến. Vì vậy, công trình khoa học này là tài liệu quý mà luận án có thể kế
thừa và phát triển, nhất là phần giải pháp.
Lê Tiến Hào, Công tác kiểm tra của Thành ủy Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay [56]. Tác giả đã nghiên cứu có hệ thống những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam
về CTKT; đánh giá đúng thực trạng CTKT của Thành uỷ Hà Nội và những kinh
nghiệm rút ra từ CTKT của Thành uỷ Hà Nội; phân tích những yêu cầu đối với
CTKT của thành uỷ trong giai đoạn hiện nay; đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả của CTKT trong thời kỳ mới. Thời điểm đề tài nghiên
cứu là trước năm 2002, đã khá lâu, nhưng những giá trị về mặt lý luận và hệ
thống giải pháp thì vẫn là những nội dung quý để luận án có thể tham khảo.
Nguyễn Thế Tư, Nâng cao chất lượng kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu
vi phạm của ủy ban kiểm tra huyện ủy ở các tỉnh duyên hải miền Trung giai
đoạn hiện nay [107]. Tác giả đề cập đến một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
CTKT đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đánh giá thực trạng CTKT đảng viên
khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT huyện ủy ở các tỉnh Duyên hải miền Trung,
rút ra nguyên nhân và những kinh nghiệm; trên cơ sở đó xác định mục tiêu,
phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng KT
đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT huyện ủy ở các tỉnh Duyên hải
miền Trung trong giai đoạn hiện nay. CTKT đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của UBKT các cấp, ảnh hưởng đến chất
lượng CTKT của UBKT. Vì vậy, nội dung này có giá trị tham khảo tốt và được
triển khai ở phần nội dung của luận án.
23
Lê Văn Cường, Kỷ luật của Đảng và việc thi hành kỷ luật trong Đảng ở
các đảng bộ tỉnh khu vực Bắc Trung bộ hiện nay [31]. Luận án được kết cấu
thành 4 chương 8 tiết. Nổi bật ở công trình khoa học này là tác giả đã hệ thống
được những vấn đề lý luận cơ bản về KL của Đảng và việc thi hành KL trong
Đảng. Đây là những nội dung quan trọng, tác động lớn đến việc chấp hành KL
của các tổ chức đảng và đảng viên, ảnh hưởng đến môi trường của CTKT nói
chung và chất lượng CTKT của UBKT các cấp nói riêng. Vì vậy, toàn bộ phần
cơ sở lý luận và giải pháp sẽ được luận án kế thừa và lồng ghép vào một số nội
dung của luận án.
Bùi Anh Tuấn, Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng giai
đoạn hiện nay [108]. Thẩm tra, xác minh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực
tiếp đến kết luận KT, góp phần tạo nên chất lượng CTKT của UBKT. Ở đề tài
này, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cốt lõi của CTKT như: khái niệm;
vị trí, vai trò CTKT của Đảng; nội dung, phương pháp CTKT của Đảng. Xây
dựng được cơ sở lý luận khoa học về thẩm tra, xác minh trong CTKT. Đây là
những nội dung có giá trị mà luận án cần kế thừa và phát triển trong nghiên cứu
chất lượng CTKT của UBKT ở ĐBSH hiện nay.
Phạm Huy Giáp, Chất lượng công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra quận,
huyện ủy ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay [55]. Tác giả tập trung
tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về CTKT của UBKT cấp
huyện; đánh giá thực trạng về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và một số kinh
nghiệm của thực trạng chất lượng CTKT của UBKT quận, huyện ủy ở thành phố
Hà Nội trong thời gian qua; xác định phương hướng và nhiệm vụ, đề xuất 8 giải
pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTKT của UBKT quận, huyện ủy ở
thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nghiên cứu UBKT quận, huyện
ở thành phố Hà Nội chứ không phải toàn vùng ĐBSH nhưng đề tài đã đề cập
trực tiếp đến chất lượng CTKT của UBKT. Đề tài đã đưa ra được khái niệm và
hệ thống các tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng CTKT của UBKT, đây là những
nội dung rất quan trọng mà luận án sẽ kế thừa và phát triển thêm cho phù hợp
với đối tượng nghiên cứu.
24
Nguyễn Khắc Dịu, Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy
khối Doanh nghiệp Trung ương giai đoạn hiện nay [34]. Tác giả tập trung đánh
giá thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ CTKT, GS của
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đưa ra dự báo tình hình có liên quan
và phương hướng CTKT, GS của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng CTKT, GS của
Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương trong thời gian tới.
Nguyễn Khắc Bát, Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban
kiểm tra huyện, thị ủy thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay [16]. Tác
giả tổng kết một số vấn đề lý luận cơ bản và tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT,
GS của UBKT huyện, thị ủy thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; làm rõ ưu điểm, khuyết điểm,
nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết; đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT, GS của UBKT huyện, thị ở tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2010. Tác giả đã tiếp cận chất lượng CTKT, GS theo hướng
nhấn mạnh đến kết quả và hiệu quả mà UBKT đạt được trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của mình đã được quy định trong Điều lệ Đảng, tác giả Nguyễn Khắc
Bát cho rằng:
Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát là tổng thể những kết quả và
hiệu quả đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát của chủ thể kiểm tra, giám sát đối với đối tượng kiểm tra, giám sát
theo quy định của Điều lệ Đảng. Đó là những cái làm nên giá trị của
hoạt động kiểm tra, giám sát, là sự xem xét làm rõ bản chất của sự
việc, hiện tượng trong quá trình kiểm tra, giám sát. Cụ thể là sự đánh
giá, nhận xét, kết luận rõ đúng, sai, tốt, xấu của chủ thể kiểm tra, giám
sát đối với đối tượng kiểm tra, giám sát. Chất lượng công tác kiểm tra,
giám sát cao hay thấp biểu hiện trước hết ở kết quả cụ thể của hoạt
động làm rõ bản chất sự vật và hiện tượng của đối tượng kiểm tra,
giám sát [16, tr.35].
Đồng thời đưa ra 6 tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT, GS của UBKT
như sau:
25
Thứ nhất, chất lượng, kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp
dưới khi có dấu hiệu vi phạm; thứ hai, chất lượng, hiệu quả giải quyết
đơn thư tố cáo đảng viên và tổ chức đảng; thứ ba, thực hiện nhiệm vụ
thi hành kỷ luật trong Đảng theo thẩm quyền và tham mưu cho huyện,
thị ủy về vấn đề này; thứ tư, chất lượng, hiệu quả việc kiểm tra tổ
chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiểm tra
việc thi hành kỷ luật đảng; thứ năm, hiệu quả giải quyết tố cáo đối với
tổ chức đảng và đảng viên, giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng; thứ
sáu, chất lượng, hiệu quả kiểm tra tài chính của Đảng [16, tr.38-39].
1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan
đến luận án
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề chất lượng CTKT
của UBKT ở nhiều cấp, nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Các công trình
đó đã làm rõ một số vấn đề cả lý luận và thực tiễn có liên quan, đạt được những
kết quả nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã luận giải khá rõ một số khái niệm
như: chất lượng, KT, CTKT, chất lượng CTKT, chất lượng CTKT của UBKT.
Mặc dù cách tiếp cận khác nhau, nhưng các khái niệm cơ bản đều cho rằng: chất
lượng CTKT của UBKT được tổng hợp những yếu tố tạo nên giá trị của các hoạt
động kiểm tra; từ những kết quả trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của UBKT đã được Đảng quy định. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở
những khái niệm chung về chất lượng CTKT; có một số khái niệm cụ thể hơn về
chất lượng CTKT của UBKT thì lại chủ yếu nghiên cứu ở cấp huyện. Rất ít công
trình khoa học đưa ra khái niệm chất lượng CTKT của UBKT ở cấp tỉnh. Chưa
có công trình khoa học nào đưa ra khái niệm chất lượng CTKT của UBKT tỉnh
ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu chất lượng CTKT của UBKT đã
xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá công phu nhằm bao quát toàn bộ các hoạt
26
động cơ bản của UBKT, để từ đó đánh giá chính xác nhất chất lượng của công
tác này. Qua nghiên cứu cho thấy, có hai cách tiếp cận để xây dựng bộ tiêu chí:
Một là, tiếp cận từ sáu nhiệm vụ của UBKT được quy định trong Điều 32 của
Điều lệ Đảng; hai là, tiếp cận từ các chức năng cơ bản của UBKT các cấp được
quy định trong các văn bản của Đảng. Dù tiếp cận theo cách nào thì các tác giả
cũng đạt được mục đích chung là đánh giá đúng nhất thực trạng chất lượng
CTKT của UBKT, từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng công tác này. Một số bộ tiêu chí đã đánh giá được phần nào chất
lượng việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của UBKT các cấp. Nhưng, phần
lớn các công trình nghiên cứu đó lại tập trung nghiên cứu ở cấp huyện; còn cấp
tỉnh, cụ thể ở các tỉnh ĐBSH thì chưa có công trình khoa học nào đưa ra bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng CTKT của UBKT một cách có hệ thống và toàn diện về
chức năng, nhiệm vụ của UBKT ở cấp này.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đánh giá sát thực trạng CTKT của
Đảng. Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ; đối tượng, phạm vi mà các công trình
nghiên cứu lựa chọn những nội dung khác nhau, nhưng phần lớn các công trình
nghiên cứu tập trung vào làm rõ việc thực hiện các nhiệm vụ của UBKT được
quy định trong Điều lệ Đảng. Một số công trình khoa học còn đi sâu nghiên cứu
về công tác tham mưu và thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy giao; việc hướng dẫn
nghiệp vụ cho các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp, cấp ủy và
tổ chức đảng cấp dưới; việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho UBKT cấp dưới
của UBKT. Tuy có đề cập ở mức độ nông sâu khác nhau nhưng chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá cụ thể thực trạng chất lượng
CTKT của UBKT các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, dù ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nhưng phần lớn các công
trình khoa học nghiên cứu về chất lượng CTKT của UBKT đều hướng đến năm
nhóm giải pháp sau: một là, nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các cấp ủy đảng, của UBKT và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của CTKT; hai là, nhóm giải pháp về tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT cấp trên về CTKT;
27
ba là, nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức UBKT và xây dựng đội ngũ cán bộ
kiểm tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ này; bốn là, nhóm giải pháp về sự phối
hợp giữa UBKT với các tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ
CTKT; năm là, nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị
và phương tiện cho UBKT thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Dù nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến những nội dung trong năm
nhóm giải pháp trên. Nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề xuất
được một bộ giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh
ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình khoa học đã công bố,
luận án làm rõ một số khái niệm có liên quan đến luận án như: Kiểm tra; kiểm
tra của Đảng; công tác kiểm tra của Đảng; công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra;
công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng.
Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm trung tâm của luận án là: Chất lượng công tác
kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng; đưa ra
những yếu tố tạo nên chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
Thứ hai, việc đánh giá đúng chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực
tiễn quan tâm. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT của UBKT
hiện nay vẫn chưa thực sự bao quát hết các công việc thự tế của UBKT. Nhằm
góp phần cung cấp một góc độ đánh giá chất lượng CTKT của UBKT ở khu
vực cụ thể là ĐBSH, luận án tập trung làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH phù hợp với phạm vi nghiên cứu
của đề tài.
Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy,
thành ủy ở ĐBSH, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm; phân tích làm rõ
nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế; khái quát những vấn đề đặt ra đối
với việc nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH hiện
nay và trong những năm tới.
28
Thứ tư, dự báo các yếu tố tác động đến CTKT, nâng cao chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH; xác định phương hướng; đề xuất
những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT của ủy UBKT tỉnh ủy,
thành ủy ở ĐBSH có giá trị đến năm 2030.
Qua tổng quan tình hình nghiêm cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy
vấn đề chất lượng CTKT của UBKT được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Tuy nhiên các công trình khoa học phần lớn tập trung nghiên cứu chất
lượng CTKT của UBKT cấp huyện; nhiều công trình nghiên cứu đi vào các
mảng vấn đề chuyên sâu như: kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu
vi phạm; thẩm tra, xác minh trong CTKT; chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra...
Điều này cho thấy chất lượng CTKT của UBKT của các tỉnh ủy, thành ủy vẫn là
vấn đề mà các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu. Trong quá trình triển khai
đề tài chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, những công trình nghiên cứu kể trên là
những tài liệu tham khảo quý và có giá trị để đề tài kế thừa và tiếp tục phát triển.
29
Chương 2
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY VÀ ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH
ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố; tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng
2.1.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Hồng
Về vị trí địa lý: ĐBSH có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ ở phía biển
Đông với thế giới, nối liền giữa hai khu vực phát triển năng động là Đông Nam
Á và Đông Bắc Á. ĐBSH có Thủ đô Hà Nội với các cơ quan Trung ương, các
trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, nhiều cơ sở đào tạo, nghiên
cứu của quốc gia. Là nơi thuận tiện cho việc giao thông trên tất cả các loại
phương tiện. Đường hàng không có Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay Cát Bi;
đường thủy có các cảng lớn như Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân (Quảng Ninh),
Cảng Diêm Điền (Thái Bình); đường bộ có tuyến quốc lộ 1A xuyên Việt, quốc
lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương;
đường sắt có Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) là đầu mối các tỉnh phía Bắc xuyên Việt.
Về đất đai: diện tích toàn vùng là 2.106.0 nghìn ha trên tổng số 33.096.7
nghìn ha cả nước. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 769.3 nghìn ha; diện
tích đất lâm nghiệp là 519.8 nghìn ha; diện tích đất chuyên dùng là 318.4 nghìn
ha; diện tích đất ở là 141.0 nghìn ha [Phụ lục 4]. Do có hệ thống sông ngòi dày
đặc, lượng phù sa bồi đắp lớn nên đất đai màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông,
lâm nghiệp. ĐBSH được coi là vựa lúa thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông
Cửu Long). Đất đai luôn là vấn đề lớn, là một trong những lĩnh vực thường nảy
sinh nhiều vi phạm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đối với khu vực ĐBSH
nội dung vi phạm liên quan đến vấn đề đất đai thể hiện khá rõ ở một số địa bàn
như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình...
30
Về khí hậu: khí hậu của vùng ĐBSH được phân thành 4 mùa rõ ràng:
xuân, hạ, thu, đông. Trong đó nổi bật là mùa đông thời tiết khô hanh, mùa xuân
thời tiết mưa phùn, nhiệt độ không khí trung bình dao động trong khoảng từ 23 -
25o
C. Điều kiện khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới phù hợp cho phát triển nông
nghiệp như lúa nước, các loại cây ngắn ngày như ngô, khoai, lạc, đậu tương...
khá phong phú và chất lượng tốt.
Về tài nguyên, khoáng sản: ở vùng ĐBSH có trữ lượng không lớn, ít
chủng loại. Đáng kể nhất là tài nguyên biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam
Định, Thái Bình tập trung phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Một số
đảo có cảnh quan tự nhiên rất đẹp như ở Quảng Ninh, Hải Phòng thuận lợi cho
phát triển du lịch, dịch vụ. Tài nguyên đất sét, tiêu biểu là đất sét trắng ở Hải
Dương làm nguyên liệu cho nghề sản xuất gốm sứ. Tài nguyên đá vôi như ở
Thủy Nguyên (Hải Phòng), Kim Môn (Hải Dương), Ninh Bình có trữ lượng khá
lớn làm nguyên liệu phục vụ phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài
nguyên nói chung trên toàn vùng có trữ lượng ít, nhưng riêng về tài nguyên than
nâu thì lại chiếm trữ lượng lớn nhất trên cả nước; tài nguyên sinh vật như động
vật, thực vật quý hiếm được bảo tồn ở vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà
(Hải Phòng), rừng nguyên sinh Cúc Phương (Ninh Bình).
Về kinh tế: ĐBSH là vùng tập trung nhiều tỉnh, thành phố phát triển kinh
tế năng động ở khu vực phía Bắc và trên cả nước, như là Hà Nội, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch từ sản
xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Về công nghiệp, vùng tập trung
nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn, nhất là về cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và chế
biến thực phẩm, hình thành nhiều khu, cụm kinh tế lớn như ở Hà Nội, Hải
Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Về nông nghiệp, vùng ĐBSH là vựa
lúa thứ hai của cả nước, với diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là 769.3
nghìn ha trên tổng số 2.106.0 nghìn ha toàn vùng [Phụ lục 4]. Chủ yếu là tập
trung vào ngành trồng trọt lúa nước. Về dịch vụ, ĐBSH là một trong những
trung tâm của cả nước, đặc biệt là Hà Nội, Quảng Ninh. Vùng là nơi diễn ra
nhiều hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch của miền Bắc và
31
cả nước. ĐBSH cũng là nơi tập trung nhiều lao động, tính đến hết năm 2015 số
lao động từ 15 tuổi trở lên là 11.992.3 nghìn người trên tổng số 53.984.2 nghìn
người trên cả nước [Phụ lục 6], thể hiện nguồn lao động dồi dào phục vụ tốt cho
việc phát triển kinh tế trong toàn vùng.
Tuy vậy, ĐBSH gặp một số khó khăn như sự phát triển kinh tế không
đồng đều ở các tỉnh. Kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, các ngành sản
xuất được áp dụng công nghệ hiện đại còn ít, kết quả chưa cao. Việc kinh tế phát
triển không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông
thôn còn lớn, đời sống của người dân ở nông thôn vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Về dân cư: Dân số ở khu vực ĐBSH khoảng 21 triệu người chiếm khoảng
22,8% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình toàn vùng là 994
người/km2
(cao hơn mật độ trung bình của cả nước là 277 người/km2
). Dân cư
tập trung rất đông ở thành phố Hà Nội với 7.216.000 người chiếm 34,5% tổng
dân số toàn vùng, mật độ dân số ở thành phố Hà Nội là đông nhất 2.171
người/km2
, mật độ dân số thấp nhất toàn vùng là Quảng Ninh với 199 người/km2
[Phụ lục 5]. ĐBSH tập trung đông dân cư, lại có nhiều tộc người cùng sinh sống
như Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao..., có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chủ
yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển như
Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Các tỉnh, thành phố ở ĐBSH có mặt bằng dân
trí cao, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. ĐBSH cũng là nơi tập trung
nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu khoa học có chất lượng và
uy tín. Các cơ sở đào tạo này đã và đang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Đảng nói chung và
UBKT các cấp nói riêng.
Dân số đông, mật độ dân số cao trên toàn vùng nhưng lại phân bổ không
đồng đều; dân trí cao nhưng lại tập trung ở các tỉnh và thành phố lớn đã gây không
ít khó khăn, trở ngại cho việc phát triển kinh tế, xã hội trong toàn khu vực.
Về văn hóa - xã hội: ĐBSH là nơi lưu giữ và phát triển nhiều giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần phong phú, nhiều loại hình văn hóa độc đáo. Văn hóa
phi vật thể như: tuồng, chèo, hát dân ca... đặc biệt, nhân dân vùng ĐBSH có lối
32
sống gắn bó chặt chẽ với văn hóa làng, xã. Nhiều lễ hội truyền thống được bảo
tồn như lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); lễ hội Phủ Dầy (Nam Định); hội Lim
(Bắc Ninh)..., nơi đây có sự giao thoa văn hóa giữa các tôn giáo, cụ thể là Phật
giáo và Thiên chúa giáo nhưng lại ít xảy ra mâu thuẫn, xung đột văn hóa. Bên
cạnh đó vẫn còn những tục lệ, lối sống, cách hành xử trong các lễ hội không
còn phù hợp đối với đời sống văn hóa - xã hội hiện nay như: mê tín, dị đoan;
tranh cướp lộc sau những lễ hội; lối suy nghĩ phép vua thua lệ làng vẫn còn
xuất hiện. Điều này ảnh hưởng đến lối sống, phong cách làm việc của chính đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong vùng; là một trong những nguyên nhân của những
hạn chế, khuyết điểm, thậm chí là vi phạm của cán bộ, đảng viên khi thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Về quốc phòng, an ninh: ĐBSH có vị trí quan trọng về quốc phòng, an
ninh, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn, là trái tim
của cả nước. Một số tỉnh, thành phố giáp biển Đông như Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, trong đó Tỉnh Quảng Ninh có biên giới giáp
Trung Quốc cả đường bộ và đường biển. Tình hình quốc phòng, an ninh ở khu
vực ĐBSH cơ bản được đảm bảo, ổn định. Tuy nhiên, ở một số nơi xuất hiện
tình trạng phức tạp về an nin trật tự, nhất là về giải phóng mặt bằng; lợi dụng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động gây chia rẽ cục bộ; tệ nạn tham nhũng, lãng
phí, quan liêu của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm niềm tin, ảnh
hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng
Căn cứ quy định của Điều lệ Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW, ngày
26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; trên
cơ sở thực tiễn các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH cho thấy chức năng, nhiệm vụ, đặc
điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH như sau:
- Chức năng: Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là
tỉnh ủy, thành ủy) là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ, do đại hội đại biểu
33
đảng bộ tỉnh, thành phố bầu ra, họp thường kỳ ba tháng một lần, họp bất thường
khi cần. Tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH thực hiện hai chức năng cơ bản:
Thứ nhất, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động
của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương theo quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Thứ hai, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, xây dựng nội bộ đảng bộ trong sạch,
vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; chỉ đạo xây dựng các tổ
chức đảng và đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý ngày càng vững mạnh.
- Nhiệm vụ lãnh đạo CTKT: Tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, tổ chức triển khai,
quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp
mình về CTKT. Thứ hai, xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc
của cấp ủy cùng cấp và cấp ủy thuộc phạm vi quản lý xây dựng chương trình, kế
hoạch KT; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy
cùng cấp thực hiện CTKT, GS. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng trong đảng
bộ và UBKT thực hiện nhiệm vụ CTKT, là cơ sở để cấp ủy tổ chức thực hiện
CTKT của mình. Thứ ba, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức
đảng thực hiện nhiệm vụ KT và để các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham
gia KT. Thứ tư, ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định, quy chế phối hợp
giữa UBKT với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; giữa các cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc phối hợp
với các cơ quan liên quan để thực hiện tốt CTKT của Đảng. Thứ năm, thường
xuyên nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ KT, giải quyết
những kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới; định kỳ sơ kết, tổng kết về
CTKT. Thứ sáu, lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của UBKT, cơ quan
UBKT, về xây dựng đội ngũ cán bộ KT. Thứ bẩy, lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên
truyền, phổ biến CTKT, GS, KL đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân
dân hiểu, thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về công tác này trong
thực tiễn. Thứ tám, đề xuất, kiến nghị với Trung ương Đảng và Nhà nước về
34
những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới một số văn bản về công
tác xây dựng đảng (trong đó có CTKT của Đảng) và pháp luật Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ CTKT: Tỉnh ủy, thành ủy tổ chức thực hiện nhiệm
vụ KT tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý chấp hành các nội dung cơ
bản sau: Thứ nhất, KT các tổ chức đảng, đảng viên trong việc chấp hành Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp
trên và cấp mình; KT việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, KT việc
chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
còn lại đã được quy định trong Điều lệ Đảng; KT việc tổ chức đảng, đảng viên
chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, việc thực hiện dân chủ trong Đảng
và giữ gìn đoàn kết nội bộ. Thứ ba, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết
kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Thứ tư, KT việc lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Thứ năm, KT
việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án. Thứ sáu, KT việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển,
đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ; việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Thứ
bẩy, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và
nhân dân trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp mình lãnh đạo và quản lý. Thứ tám,
KT việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức
đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thứ chín, đối với cá nhân
đảng viên, cấp ủy KT việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH: Qua nghiên cứu các tài liệu,
báo cáo và khảo sát thực tế có thể thấy các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH ngày càng
được hoàn thiện, nhất là sau đại hội Đảng các cấp các tỉnh ủy, thành ủy đã bầu
được ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư và các phó bí thư theo đúng quy
định, cơ bản đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các cơ quan tham mưu
của tỉnh ủy, thành ủy được kiện toàn theo đúng quy định, cụ thể có đầy đủ: văn
35
phòng tỉnh ủy; ban tổ chức tỉnh ủy; cơ quan ủy ban kiểm tra; ban tuyên giáo; ban
dân vận; ban nội chính.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ tỉnh ủy, thành ủy viên ngày càng được nâng
lên, đảm bảo được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tính đến đại hội đại biểu các cấp
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, toàn khu vực ĐBSH đã bầu được
615 tỉnh ủy, thành ủy viên trong đó số tỉnh ủy viên là 484 đồng chí; thành ủy
viên là 131 đồng chí. Trong tổng số 484 tỉnh ủy viên có: 428 đồng chí là nam
giới chiếm 88,4%, 56 đồng chí là nữ giới chiếm 11,57%; 21 đồng chí từ 35 tuổi
đến 44 tuổi chiếm 4,34%, 188 đồng chí từ 45 tuổi đến 54 tuổi chiếm 38,84%,
265 đồng chí từ 55 tuổi đến 60 tuổi chiếm 54,75%; về trình độ chuyên môn có
316 đồng chí đạt trình độ đại học chiếm 65,29%, 166 đồng chí đạt trình độ sau
đại học chiếm 34,29%; về trình độ lý luận chính trị có 282 đồng chí đạt trình độ
cử nhân chính trị chiếm 58,26%, 199 đồng chí đạt trình độ cao cấp lý luận chính
trị chiếm 41,11% [Phụ lục 9].
Thứ ba, các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH tính đến hết tháng 10/2017 có tổng
số 217 đảng bộ trực thuộc; 10.833 tổ chức cơ sở đảng; và 1.253.785 đảng viên
[Phụ lục 8]. Cụ thể như sau:
Tỉnh ủy Ninh Bình có 13 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 3 ban cán sự
đảng); có 735 tổ chức sơ sở đảng (trong đó có 250 đảng bộ cơ sở, 475 chi bộ cơ
sở); có 6 đảng bộ bộ phận; 3.144 chi bộ trực thuộc, 3 thôn chưa có chi bộ. Tổng
số đảng viên là 68.553 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Hưng Yên có 14 đảng bộ trực thuộc; có 597 tổ chức sơ sở đảng
(trong đó có 307 đảng bộ cơ sở, 290 chi bộ cơ sở); có 13 đảng bộ bộ phận; 2.797
chi bộ trực thuộc. Tổng số đảng viên là 66.528 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có 14 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 9 đảng bộ
huyện); có 643 tổ chức sơ sở đảng (trong đó có 266 đảng bộ cơ sở, 475 chi bộ cơ
sở). Tổng số đảng viên là 64.941 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Hà Nam có 10 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 6 đảng bộ huyện,
thành phố; 2 đảng bộ khối cơ quan tỉnh, khối doanh nghiệp; 2 đảng bộ lực lượng
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY

More Related Content

What's hot

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C...
 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra  giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C... Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra  giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C...
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C...anh hieu
 
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...nataliej4
 
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (15)

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnhLuận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân cấp tỉnh
 
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
Luận văn: Hoạt động tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc phường, HAY!
 
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốcLuận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Luận văn: Giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về tổ chức Hội đồng nhân dân ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOTLuận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
Luận văn: Tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, HOT
 
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C...
 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra  giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C... Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra  giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C...
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng trên địa bàn tỉnh C...
 
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng NgãiTổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOTLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã theo Luật, HOT
 
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ươngHoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
Hoạt động của Ban Hội đồng nhân dân TP trực thuộc trung ương
 
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
Bài Thu Hoạch Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển...
 
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng
Luận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà NẵngLuận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng
Luận văn: Hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAYHoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 

Similar to Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY

Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY (20)

Đề tài: Công tác kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên thuộc TPHCM, HOT
Đề tài: Công tác kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên thuộc TPHCM, HOTĐề tài: Công tác kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên thuộc TPHCM, HOT
Đề tài: Công tác kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên thuộc TPHCM, HOT
 
Đề tài: Công tác kiểm tra giám sát của quận huyện TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác kiểm tra giám sát của quận huyện TPHCM, HAYĐề tài: Công tác kiểm tra giám sát của quận huyện TPHCM, HAY
Đề tài: Công tác kiểm tra giám sát của quận huyện TPHCM, HAY
 
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủyLuận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
Luận văn: Chất lượng công tác kiểm tra giám sát của quận huyện ủy
 
Luận văn: Kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên cùng cấp tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên cùng cấp tại TPHCM, 9đLuận văn: Kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên cùng cấp tại TPHCM, 9đ
Luận văn: Kiểm tra, giám sát cấp uỷ viên cùng cấp tại TPHCM, 9đ
 
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp  - Gửi miễn phí...
Luận án: Các tỉnh ủy ở ĐB sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp - Gửi miễn phí...
 
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nayCác tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
Các tỉnh ủy ở sông Hồng lãnh đạo cải cách tư pháp hiện nay
 
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAYLuận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
Luận văn: Năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố quận Gò Vấp, HAY
 
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpLuận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Luận văn HAY: Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAYLuận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
Luận văn: Công tác kiểm tra, giám sát của đảng bộ quận 6, HAY
 
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
chất lượng công tác phát triển đảng viên là người dân tộc khmer của các đảng ...
 
Đề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc Liêu
Đề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc LiêuĐề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc Liêu
Đề tài: Công tác phát triển đảng viên là người Khmer ở Bạc Liêu
 
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở ĐB sông Hồng
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở  ĐB sông HồngLuận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở  ĐB sông Hồng
Luận án: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng ở ĐB sông Hồng
 
Kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Quận 6
Kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Quận 6Kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Quận 6
Kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Quận 6
 
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đảng viên ở chi bộ trường. (...
 
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAYCông tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra ở miền Đông Nam Bộ, HAY
 
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò VấpNâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ khu phố ở quận Gò Vấp
 
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh ...
 
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmerLuận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
Luận văn: Chất lượng công tác phát triển đảng viên là dân tộc khmer
 
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAYLuận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
Luận án: Tu dưỡng tính Đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luận án: Công tác kiểm tra của ủy ban tỉnh ĐB sông Hồng, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THÀNH NAM CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THÀNH NAM CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐINH NGỌC GIANG 2. TS. LÊ VĂN GIẢNG HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Thành Nam
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình khoa học có liên quan về nước ngoài 6 1.2. Các công trình khoa học có liên quan ở trong nước 13 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 25 Chương 2: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Các tỉnh ủy, thành ủy và ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng 29 2.2. Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng - khái niệm và tiêu chí đánh giá 45 Chương 3: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66 3.1. Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng 66 3.2. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra 99 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2030 108 4.1. Dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng 108 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 115 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 164
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CTKT Công tác kiểm tra CTKT, GS Công tác kiểm tra, giám sát CTKT, GS, KL Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật ĐBSH Đồng bằng sông Hồng GS Giám sát KT Kiểm tra KL Kỷ luật UBKT Ủy ban kiểm tra XDĐ Xây dựng Đảng
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảng xây dựng Cương lĩnh chính trị, xác định đường lối, chủ trương, đề ra chỉ thị, nghị quyết; tổ chức thực hiện trong thực tiễn; tiến hành kiểm tra, giám sát (KT, GS) hoạt động lãnh đạo của Đảng, giúp cho hoạt động của Đảng ngày càng phù hợp với cuộc sống, đúng quy luật khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. 3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được [66, tr.325]. Thấm nhuần và tiếp nối quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định: “Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng” [43, tr.50-51]. Kiểm tra (KT) là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng; là một nội dung quan trọng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các khâu trong quy trình lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không KT thì coi như không lãnh đạo. Thông qua công tác kiểm tra (CTKT) để kịp thời phát hiện và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái trong Đảng; loại trừ các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng; nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay, CTKT của Đảng ngày càng được coi trọng, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy, điều kiện hoạt động của ủy ban kiểm tra (UBKT) và cơ quan UBKT các cấp
  • 7. 2 tiếp tục được làm rõ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta khẳng định: “Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát… theo Điều lệ Đảng” [44, tr.262]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Đổi mới, tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ” [47, tr.208]. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Hiện nay khu vực này bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Đây là vùng có quy mô dân số lớn, mặt bằng dân trí cao, tập trung đông đảo đội ngũ trí thức; là vùng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Những năm qua, chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH từng bước được nâng cao, góp phần thực hiện tốt CTKT của Đảng, nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định; chỉ đạo, hướng dẫn UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ CTKT theo quy định. Tổ chức thực hiện tốt các cuộc KT của cấp uỷ giao, báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của cấp uỷ. Thực hiện tốt công tác xây dựng ngành KT, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát (CTKT, GS). Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và kết quả đã đạt được, chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH còn một số yếu kém nhất định. Một số cấp ủy, UBKT triển khai quán triệt và thể chế hóa Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, hướng dẫn của cấp ủy, UBKT cấp trên và cấp mình về CTKT còn chậm; chưa xây dựng đầy đủ, kịp thời chương trình KT; hiệu quả thực hiện quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng có liên quan còn hạn chế; công tác dự báo, đề xuất với cấp ủy những chủ trương, giải pháp ngăn chặn khuyết điểm còn hạn chế; thiếu cơ chế bảo vệ, khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên trong đấu tranh chống tiêu cực... Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do nhận thức của một số cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy về CTKT, về chất lượng CTKT còn chưa đầy đủ và
  • 8. 3 sâu sắc. Chưa thực sự coi KT là chức năng lãnh đạo của Đảng, chưa tạo điều kiện để UBKT thực hiện nhiệm vụ KT, nhất là KT đối với cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm. Một bộ phận cán bộ KT còn hạn chế về năng lực, ủy viên UBKT kiêm chức ít có điều kiện tham gia hoạt động kiểm tra và thường xuyên biến động; chế độ chính sách còn chưa thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ về làm CTKT. Thẩm quyền của UBKT các cấp chưa thực sự tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và tình hình công tác xây dựng đảng hiện nay. Hiện nay, toàn Đảng đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII với Điều lệ Đảng được giữ nguyên. Nhiều kiến nghị của các cấp ủy, của UBKT các cấp về CTKT, GS của Đảng nói chung, chất lượng CTKT của UBKT nói riêng chưa được bổ sung vào Điều lệ Đảng. Những đề xuất, kiến nghị hợp lý đã và đang được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT Trung ương hướng dẫn thực hiện bằng các quy định cụ thể. Cùng với yếu cầu của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Điều đó đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về tư tưởng, về nhận thức của cấp ủy, của UBKT các cấp để không ngừng nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH luôn là một trong những đòi hỏi bức xúc hiện nay. Với những lý do đã nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay; đề xuất những
  • 9. 4 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về CTKT, chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH. - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân; khái quát những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH. - Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu 11 tỉnh, thành phố ở ĐBSH gồm: Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. - Luận án nghiên cứu chất lượng việc thực hiện một số nhiệm vụ trong CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH từ năm 2005 đến hết năm 2015 và đề xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Cơ sở lý luận: Luận án thực hiện dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTKT; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra. - Cơ sở thực tiễn: Luận án thực hiện trên cơ sở nghiên cứu báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, hằng năm; các chương trình, kế hoạch công tác của các UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH. Đồng thời khảo sát chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
  • 10. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, trong đó chú trọng phương pháp phân tích - tổng hợp; diễn dịch - quy nạp; lôgíc - lịch sử; khảo sát thực tế, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia để luận giải nội dung của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đã luận giải làm sâu sắc hơn lý luận về công tác kiểm tra, chất lượng công tác kiểm tra của Đảng nói chung, của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng nói riêng. - Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đã xác định rõ những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng hiện nay và trong những năm tới. - Đã đề xuất được một số nội dung, biện pháp có tính khả thi trong kiện toàn ủy ban kiểm tra và tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng; trong đổi mới phương pháp tiến hành kiểm tra; trong hoàn thiện quy chế phối hợp của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy với các cơ quan trong tiến hành công tác kiểm tra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy môn học Xây dựng Đảng và các môn học có liên quan tại các học viện, các trường chính trị…; đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH tham khảo, sử dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. 7. Kết cấu luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Những vấn đề liên quan đến chất lượng CTKT của UBKT các cấp đã được nhiều nhà khoa học và những người hoạt động thực tiễn quan tâm, nghiên cứu trong các đề tài, luận án, luận văn và các bài viết trên sách, báo, tạp chí. Qua tìm hiểu và phân tích các công trình khoa học đó, có thể phân ra thành hai nhóm tài liệu như sau: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VỀ NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả là người nước ngoài Chu Húc Đông, Kiên trì phương châm quản lý đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng [51]. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng tham nhũng dễ nảy sinh và nảy sinh nhiều trên một số lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay ở Trung Quốc như: sự thay đổi về cơ sở kinh tế; sự biến đổi của đạo đức, văn hóa; cơ chế ràng buộc quyền lực; khuyết điểm tồn tại trong công tác; và tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở nguyên nhân cơ bản, tác giả đề xuất một số biện pháp chính và hiệu quả triển khai xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng cơ bản như sau: Một là, đẩy mạnh xây dựng tư tưởng chính trị, không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ lãnh đạo, đảng viên về hành chính liêm khiết; hai là, điều tra, xử lý các vụ án lớn và án quan trọng, chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật Đảng và luật pháp Nhà nước, xử lý nghiêm theo pháp luật một loạt kẻ tham nhũng; ba là, uốn nắn tác phong không lành mạnh, tác phong làm việc của một số cơ quan và ngành nghề bắt đầu tốt lên; bốn là, tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính, đảm bảo việc chống tham nhũng được thực hiện theo pháp luật, có trật tự; năm là, tăng cường công tác chữa trị từ đầu nguồn, từng bước xóa bỏ mảnh đất nẩy sinh tham nhũng; sáu là, tăng cường giám sát dân chủ, thúc đẩy quyền lực vận hành theo nền nếp quy phạm hóa.
  • 12. 7 Từ thực tiễn của Trung Quốc, tác giả tổng kết một số bài học kinh nghiệm cơ bản về xây dựng đảng phong liêm chính và công tác chống tham nhũng cụ thể như sau: Một là, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bám chặt nhiệm vụ phát triển, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng cầm quyền và chấn hưng đất nước; hai là, kiên trì quản lý Đảng nghiêm minh, trước hết phải quản lý tốt ban lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo; ba là, kiên trì cục diện công tác chống tham nhũng với nội dung chính là cán bộ lãnh đạo liêm khiết, tự giác kỷ luật, điều tra và xử lý vụ án lớn và án quan trọng, uốn nắn tác phong không lành mạnh; bốn là, kiên trì trị cả ngọn lẫn gốc, chữa trị tổng hợp, từng bước đẩy mạnh trị gốc, không ngừng xóa bỏ mảnh đất nảy sinh hiện tượng tham nhũng; năm là, kiên trì giữ thái độ thận trọng khi xử lý người, thực sự cầu thị, không phân biệt đối xử; sáu là, kiên trì đường lối quần chúng của Đảng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường ràng buộc và giám sát quyền lực từ quyết sách và thi hành; bảy là, kiên trì liêm chính xây dựng pháp luật, giáo dục tuân thủ pháp luật và kiểm tra hành pháp, làm cho công tác xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng từng bước đi vào con đường pháp chế hóa; tám là, kiên trì toàn Đảng cùng nắm, nghiêm ngặt thi hành chế độ trách nhiệm, tạo dựng sức mạnh tổng hợp về xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng. Những giải pháp và bài học kinh nghiệm trên rất quan trọng trong quá trình học hỏi, rút kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và nâng cao chất lượng CTKT, GS của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Góp phần đấu tranh chống tham nhũng và gợi mở một số nội dung liên quan đến vấn đề luận án nghiên cứu. Chu Kính Thanh, Nghiên cứu xây dựng Cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung Quốc [76]. Cuốn sách được kết cấu thành 8 chương cụ thể như sau: Chương I, bàn chung về xây dựng Cương lĩnh chính đảng; Chương II, tác giả bàn về tiến trình lịch sử xây dựng Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chương III, tác giả trình bày Cương lĩnh hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay; Chương IV, thuyết thống nhất giữa cương lĩnh tối đa và cương lĩnh tối thiểu; Chương V, tác giả trình bày về việc xây dựng cương lĩnh
  • 13. 8 của Đảng cầm quyền và Đảng tham chính đặc sắc Trung Quốc; Chương VI, một vài tổng kết kinh nghiệm xây dựng cương lĩnh của các chính đảng nước ngoài; Chương VII, thúc đẩy sáng tạo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chương VIII, tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng, bảo đảm cho việc thực hiện Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hồng Vĩ, Tham nhũng và biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc [139]. Ngoài mở đầu và kết luận, cuốn sách được kết cấu thành 3 chương. Chương 1, phác họa về các dạng tham nhũng, đã phân tích được 23 hiện tượng tham nhũng và tác phong làm việc sai trái ở Trung Quốc hiện nay. Chương 2, phân tích nguyên nhân, trên cơ sở phác họa những nét cơ bản của 23 hiện tượng tham nhũng, cuốn sách tổng hợp và rút ra có 7 nguyên nhân cơ bản làm cho hiện tượng tham nhũng sinh sôi nảy nở ở Trung Quốc. Chương 3, chống tham nhũng ở các địa phương, ban ngành, cuốn sách đưa ra được 18 cách làm của các địa phương, ban ngành trong quá trình triển khai cuộc đấu tranh chống tham nhũng những năm gần đây ở Trung Quốc. Trong đó có nhấn mạnh đến việc phải chú trọng CTGS cán bộ lãnh đạo; cần có các biện pháp làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp; tăng cường quản lý tiền tệ, hoàn thiện cơ chế KT, GS nội bộ các cơ quan quản lý tiền; tăng cường trừng trị các tệ tham nhũng trong ngành tư pháp. Phần kết luận cuốn sách nhấn mạnh việc kiên định bốn nguyên tắc lớn chống tham nhũng ở Trung Quốc như sau: Thứ nhất, đấu tranh chống tham nhũng phải xoay quanh nhiệm vụ trọng tâm xây dựng kinh tế; thứ hai, duy trì sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; thứ ba, trừng trị tham nhũng phải đi vào chế độ hóa, pháp chế hóa, không được phát động thành phong trào quần chúng; thứ tư, đấu tranh chống tham nhũng phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng, phục vụ lợi ích của quần chúng. Đây là những kinh nghiệm quý để Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng CTKT của Đảng nói chung, đấu tranh chống tham nhũng nói riêng. Phu Thắc Phít Tha Nu Son, Công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay [72]. Tác giả đã trình bày đầy đủ, có hệ thống
  • 14. 9 những vấn đề lý luận cơ bản và quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về CTKT; nghiên cứu thực trạng, tổng kết sự hình thành, phát triển của CTKT và cơ quan kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong việc thực hiện nhiệm vụ CTKT từ năm 1986 đến năm 2000; trên cơ sở đó, tác giả xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng CTKT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong thời gian tới. Công trình khoa học trên nghiên cứu thực trạng từ năm 1986 đến năm 2000, vì vậy một số nội dung đã lạc hậu về cả lý luận và thực tiễn CTKT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tuy nhiên, hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng CTKT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào vẫn là những bài học cho luận án tham khảo và phát triển. Sẻng Khăm Doong Phôm Mạ Păn Nha, Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [75]. Tác giả thiết kế thành 3 chương: Chương 1, tác giả tập trung tổng kết lý luận và thực tiễn về chất lượng CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Chương 2, tác giá đánh giá thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm việc thực hiện CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2009. Trong chương 3, tác giả xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phương hướng và đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. Tuy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Nhưng, việc tổng kết lý luận về chất lượng CTKT ở chương 1 có giá trị tham khảo lớn đến nội dung luận án nghiên cứu. Chăn Sy Seng Sôm Phu, Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía bắc nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [23]. Tác giả đánh giá khái quát về vai trò, đặc điểm của các tỉnh và các Đảng bộ tỉnh ở phía Bắc nước Cộng hòa dân
  • 15. 10 chủ Nhân dân Lào; đặc biệt, tác giả đã đưa ra được khái niệm và các tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT của UBKT Đảng và Nhà nước của Lào. Đây là những nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề luận án nghiên cứu, một số vấn đề sẽ được luận án kế thừa và phát triển ở phần nội dung. Đặc biệt là tác giả đã đưa ra được hai nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT như sau: Thứ nhất, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức đảng, cấp ủy đảng và đảng viên về CTKT và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Đảng và các nhiệm vụ do cấp ủy đảng các cấp giao cho Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước; thứ hai, kết quả chấp hành các nguyên tắc, phương pháp, quy trình, phương châm CTKT - chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả, công minh, chính xác, kịp thời. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả người Việt Nam về kinh nghiệm của nước ngoài Ban Nội chính Trung ương, Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới [14]. Đã thống kê một số kinh nghiệm quý trong phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến bộ máy cơ quan UBKT, và cơ chế thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra hay, cần nghiên cứu và chắt lọc kế thừa. Cụ thể: Đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tiến hành nhất thể hóa một số tổ chức của Đảng và Nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ như kiểm tra của Đảng và thanh tra Chính phủ thành Ban Kiểm tra Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Điều đó cho thấy có một số thuận lợi nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ như: việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng và thanh tra nhà nước thuận lợi, nhanh chóng, đội ngũ cán bộ phối hợp, hỗ trợ nhau trong công việc nhanh hơn. Đối với Đảng Hành động Nhân dân Singapore trong công tác thanh tra có quyền tiến hành ngay cả đối với những đơn thư tố cáo dấu tên, mạo tên, thậm chí cả những cuộc gọi điện thoại thông báo vi phạm cũng được xem xét, giải quyết. Những kinh nghiệm đó sẽ được luận án xem xét kế thừa, chắt lọc để phân tích, luận giải và đề xuất trong nội dung của một số giải pháp nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
  • 16. 11 Nguyễn Anh Tuấn, Một số kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc [109]. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc, tác giả cho rằng: Ràng buộc và GS quyền lực là then chốt của phòng, chống tham nhũng, mà muốn làm được việc đó thì phải tiến hành trên cả ba phương diện. Thứ nhất, xây dựng phòng tuyến. Ràng buộc và GS quyền lực, đầu tiên phải phát huy tính tự giác bên trong của cán bộ để tự ràng buộc và tự GS, về mặt tư tưởng cần xây dựng vững chắc phòng tuyến đạo đức, phòng tuyến kỷ luật (KL) và phòng tuyến pháp luật. Thứ hai, sử dụng quyền lực minh bạch. Thực thi quyền lực một cách minh bạch phải bắt đầu từ công khai công việc của Chính phủ. Thứ ba, dùng chế độ quản lý quyền lực. Phải tăng cường ràng buộc và giám sát đối với việc sử dụng quyền lực, đem quyền lực nhốt vào trong một cái lồng của chế độ, hình thành cơ chế trừng trị, răn đe không dám tham nhũng, cơ chế phòng ngừa không thể tham nhũng, cơ chế bảo đảm để không dễ tham nhũng. Bên cạnh ràng buộc và GS quyền lực, để phòng, chống tham nhũng hiệu quả thì còn phải xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng. Về hình thành sức mạnh tổng hợp trong công tác xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng, quan điểm và chiến lược, sách lược của Trung Quốc thể hiện ở những điểm cơ bản sau: thứ nhất, kiên quyết trừng trị tham nhũng, duy trì xu thế áp lực cao trừng trị tham nhũng, thực hiện có án phải được điều tra, có tham nhũng phải bị trừng trị. Mặt khác, phải phòng ngừa tham nhũng một cách khoa học, hiệu quả hơn. Tăng cường giáo dục chống tham nhũng với xây dựng liêm khiết và xây dựng văn hóa liêm chính, xây dựng vững chắc phòng tuyến đạo đức tư tưởng chống tham nhũng, đề phòng biến chất. Thứ hai, hình thành sự hợp lực áp dụng đồng thời nhiều biện pháp xử lý tổng hợp tham nhũng. Phát huy đầy đủ vai trò của pháp luật, kỷ cương, điều tra xử lý nghiêm các vụ án vi phạm pháp luật, kỷ cương theo quy định của Đảng, chính quyền và pháp luật của Nhà nước. Phát huy đầy đủ vai trò giải quyết của tổ chức, đối với những trường hợp chưa đến mức vi phạm KL nhưng đã không còn phù hợp để đảm nhận chức vụ hiện tại thì tổ chức tiến hành xử lý. Thứ ba, hình thành sự hợp lực của toàn Đảng, toàn xã
  • 17. 12 hội cùng nắm cùng xây dựng. Phải chấp hành nghiêm túc chế độ trách nhiệm xây dựng tác phong Đảng liêm chính, kiên trì sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy đảng, Đảng và chính quyền cùng nắm cùng quản, cơ quan KT, GS phối hợp, các bộ ngành thực hiện chức trách của mình, dựa tối đa vào thể chế lãnh đạo và cơ chế công tác chống tham nhũng với quần chúng ủng hộ và tham gia. Đó là những kinh nghiệm quý mà trong quá trình luận giải một số nội dung, đặc biệt trong hệ thống giải pháp của luận án sẽ tiếp thu và vận dụng để đưa ra những đề xuất hợp lý đối với chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH trong thời gian tới. Phương Linh, Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở Hồng Kông (Trung Quốc): Đồng bộ giải pháp, quyết liệt thực thi [65]. Bài viết đã dẫn chứng đánh giá cụ thể về mức độ liêm chính ở Hồng Kông như sau: Theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch thế giới công bố mới đây, năm 2015, Hồng Kông đứng thứ 18/167 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá về mức độ liêm chính, trong khi Trung Quốc xếp thứ 83; và luôn nằm trong tốp 20 trong 5 năm trước đó. Bài viết còn tổng kết kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Hồng Kông (Trung Quốc) rất đáng suy nghĩ là: Thứ nhất, xây dựng cơ quan chống tham nhũng mạnh mẽ, ngày 15/2/1974, Hồng Kông ban hành sắc lệnh thành lập Ủy ban Chống tham nhũng (viết tắt là ICAC) đánh dấu bước ngoặt về chống tham nhũng. ICAC cam kết chống tham nhũng thông qua một chiến lược ba mũi nhọn là: Thực thi pháp luật hiệu quả, giáo dục và phòng ngừa. Nhân viên ICAC được quyền kiểm tra các hành vi và các thủ tục của các cơ quan chính phủ và cơ quan công cộng, đưa ra các yêu cầu cải cách hành chính nhằm ngăn chặn tham nhũng; Chính quyền Đặc khu Hồng Kông dành cho ICAC một khoản ngân sách rất lớn để trả lương cao cho các nhân viên. Thứ hai, thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó nhấn mạnh: một là, sự quyết tâm và ủng hộ của chính quyền; hai là, sức mạnh thực thi pháp luật; ba là, sự ủng hộ của người dân; bốn là, sự GS và KT nhằm bảo đảm cơ quan phòng, chống tham nhũng này hoạt động hiệu quả và tin cậy; năm là, sự hợp tác từ các cơ quan phòng, chống tham nhũng của các quốc gia.
  • 18. 13 Phương Linh, Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Phần Lan: Dân chủ, bình đẳng, công khai [64]. Bài viết đã khái quát được những đánh giá của thế giới về tình trạng tham nhũng của Phần Lan, năm 2014 nước này xếp thứ 3 sau Đan Mạch và Niu Dilân. Qua nghiên cứu, bài viết đã tổng hợp và đưa ra 3 bài học kinh nghiệm quý báu như sau: thứ nhất, hệ thống pháp luật chống tham nhũng toàn diện, đầy đủ; thứ hai, bộ máy hành chính mở, công khai, minh bạch; thứ ba, xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng - chìa khóa chặn tham nhũng. Qua những bài học trên gợi mở một số nội dung, đặc biệt là trong việc đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng CTKT của UBKT mà luận án sẽ đề cập tới. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN Ở TRONG NƯỚC 1.2.1. Đề tài khoa học và sách Nguyễn Văn Nhân, Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra đối với hoạt động các đoàn kiểm tra [71], đề tài đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề khó khăn về mặt lý luận và nghiệp vụ CTKT, GS, trong đó đặc biệt là hoạt động của các đoàn KT, GS; đề tài còn xác định rõ phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, KT, GS của UBKT đối với hoạt động các đoàn KT; đồng thời đề xuất 8 giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tiến hành KT, GS đối với hoạt động đoàn KT. Đề tài là tài liệu quý để luận án nghiên cứu hoạt động cụ thể của các đoàn KT, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mỗi cuộc KT, là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng CTKT của UBKT. Những nội dung này sẽ được lồng ghép trong một số nội dung của luận án. Hà Quốc Trị, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống lãng phí ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp [103], đề án đã đánh giá cơ bản tình hình thực hiện CTKT, GS của Đảng đối với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X (2006) cho đến hết năm 2015. Việc đánh giá thực trạng CTKT, GS của Đảng đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo từng chương trình KT của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ năm 2006 đến năm 2014. Đề án còn đưa ra dự báo tình hình, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường CTKT, GS của Đảng với phòng, chống lãng phí có giá trị đến năm
  • 19. 14 2020. Trong hệ thống giải pháp có một số giải pháp hay, được phân tích kỹ, đó là những nội dung quan trọng, có giá trị để luận án tiếp thu và sử dụng trong một số giải pháp nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH, như giải pháp về tăng cường hoạt động KT, GS của Đảng; kiện toàn tổ chức bộ máy, chất lượng cán bộ Ngành Kiểm tra Đảng; phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân tham gia KT, GS. Cao Văn Thống, Tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng [78]. Nội dung của cuốn sách trình bày có hệ thống các quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTKT, GS. Sách đánh giá khá toàn diện việc thực hiện CTKT, GS và KL của Đảng, đặc biệt là việc thực hiện CTKT và việc xây dựng đội ngũ cán bộ KT của Đảng sẽ là những thông tin quý để luận án tiếp thu và giải quyết trong phần nội dung. Lê Hồng Liêm, Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, trở ngại của ủy ban kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm [60]. KT khi có dấu hiệu vi phạm là một trong những nội dung lớn, ảnh hưởng đến chất lượng CTKT của UBKT, việc thực hiện nội dung này trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất định. Cuốn sách đã đưa ra được cơ sở lý luận và thực tiễn để tháo gỡ khó khăn, trở ngại của UBKT các cấp trong thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đưa ra những khó khăn, trở ngại khi thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT ở từng cấp từ Trung ương đến cơ sở; đề xuất 4 nhóm giải pháp cơ bản tháo gỡ khó khăn, trở ngại khi thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT các cấp. Lê Hồng Liêm, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay [61]. Sách đã góp phần khái quát cơ sở lý luận về phòng, chống tham nhũng và CTKT, GS. Làm rõ vị trí, vai trò, tác dụng của CTKT, GS đối với việc phòng, chống tham nhũng; đồng thời chỉ ra mối quan hệ nhân quả với nhau (nguyên nhân và kết quả). Điều này vừa củng cố về cơ sở lý
  • 20. 15 luận của luận án, đồng thời vừa chứng minh việc nâng cao chất lượng CTKT sẽ góp phần quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. Nội dung cuốn sách này, đặc biệt là những giải pháp tăng cường CTKT, GS sẽ được kế thừa và đưa vào một số nội dung trong luận án. Cao Văn Thống, Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay [81]. Cuốn sách gồm hai phần: phần thứ nhất, sách tập hợp nhiều bài viết về quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức KT, GS và việc vận dụng thực hiện từ Đại hội X của Đảng đến nay; phần thứ hai, tác giả tập hợp, thống kê, trích một số các văn bản của Đảng về phương thức KT, GS của Đảng. Cuốn sách giải quyết tốt cơ sở lý luận về phương thức KT, GS. Tuy nhiên, do cuốn sách dừng lại ở việc vận dụng thực hiện phương thức KT, GS cho đến hết Đại hội X của Đảng, một số quy định mới của Đảng từ Đại hội XI cho đến nay về CTKT đã có nhiều thay đổi tích cực. Luận án tiếp tục phát triển trên cơ sở lý luận đó và cập nhật một số quy định mới về CTKT, GS đến Đại hội XII của Đảng. Cao Văn Thống, Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng [82]. Cuốn sách được tác giả kết cấu thành 4 phần, 9 chương đề cập đến những vấn đề cơ bản cả lý luận và nghiệp vụ CTKT, GS, KL đảng, có nhiều nội dung mà luận án sẽ đề cập đến như các phương pháp tiến hành CTKT của Đảng. Cụ thể: Phần thứ nhất, giải quyết vấn đề cơ sở lý luận và nguyên lý chung về CTKT, GS, KL đảng; phần thứ hai, phân tích các phương pháp cơ bản trong CTKT, GS, KL đảng; phần thứ ba, đề cập đến một số nội dung về CTKT, GS và thi hành KL đảng; phần thứ tư, tổng hợp một số văn bản của Đảng về CTKT, GS, KL đảng. Nguyễn Ngọc Đán, Cao Văn Thống, Cẩm nang về kỹ năng giải quyết khiếu nại kỷ luật của Đảng [39]. Sách đã giải quyết một số vấn đề cơ bản nhất về giải quyết khiếu nại KL của Đảng, đưa ra được các khái niệm liên quan, rút ra đặc trưng và lý giải mối quan hệ giữa thi hành KL và giải quyết khiếu nại KL của Đảng; các phương pháp, trình tự, kỹ năng, quy trình giải quyết khiếu nại KL của Đảng; hướng dẫn, quy trình và các biểu mẫu về giải quyết khiếu nại KL
  • 21. 16 trong Đảng. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về KL của Đảng thể hiện một phần sự phản hồi của đối tượng được KT đối với CTKT, đây cũng là một trong những nội dung mà luận án sẽ đề cập đến. Vì vậy, công trình khoa học này là tài liệu quý làm cơ sở để luận án nghiên cứu. Mai Trực, Đấu tranh chống biểu hiện lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng [105]. Những lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng sẽ dẫn đến hiện tượng coi thường kỷ cương, làm suy yếu Đảng, ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng Đảng nói chung và CTKT của Đảng nói riêng. Vì vậy, việc đấu tranh chống biểu hiện lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng là rất cần thiết. Trong công trình khoa học này, tác giả đã làm rõ khái niệm lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; các tác hại của những lệch lạc này; nhận diện và chỉ rõ những căn cứ xác định sự lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Đánh giá thực trạng trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng từ Đại hội IX đến nay; đề xuất 9 nhóm giải pháp đấu tranh chống các biểu hiện lệch lạc trong thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng. Cuốn sách có giá trị tham khảo cao, đặc biệt nội dung giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng được luận án quan tâm và kế thừa. Lê Văn Giảng, Nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng [53]. Công trình đã đánh giá khá rõ những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện dân chủ trong CTKT, GS và thi hành KL trong Đảng, từ đó đề ra mục tiêu và 6 giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn công tác này. Với những phân tích sâu sắc trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, công trình là tài liệu có giá trị giúp cho các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT, cán bộ kiểm tra, cán bộ, đảng viên nghiên cứu, vận dụng vào công tác xây dựng Đảng (XDĐ) nói chung, đặc biệt là CTKT nói riêng. Lê Văn Giảng, Cao Văn Thống, Phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát [54]. Về lý luận, công trình khoa học đã góp phần làm sáng tỏ phương thức, chức năng lãnh đạo của Đảng trong CTKT, GS; chỉ rõ
  • 22. 17 mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ lãnh đạo và phương pháp tiến hành CTKT, GS của Đảng. Về thực tiễn, công trình khoa học đã đánh giá thực trạng việc thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong CTKT, GS qua cả 2 nhiệm kỳ Đại hội X và XI của Đảng ở cấp ủy các cấp; UBKT các cấp; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn; và chi bộ. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, công trình khoa học đã đề xuất 7 nhóm giải pháp và một số kiến nghị tăng cường phương thức lãnh đạo của Đảng trong CTKT, GS. Mai Thế Dương, Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng qua 30 năm đổi mới [38]. Đây là công trình khoa học lớn do UBKT Trung ương thực hiện, tác giả Mai Thế Dương (chủ biên), đúng như lời nhà xuất bản được in ở những trang đầu tiên đã khẳng định: "Nội dung cuốn sách tổng kết CTKT, GS, KL đảng qua 30 năm đổi mới, rút ra bài học kinh nghiệm, nâng tầm và bổ sung lý luận, chỉ rõ những vấn đề bất cập, đề xuất cách giải quyết nhằm góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực cầm quyền, lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng". Tác giả đã đưa ra sáu tiêu chí để đánh giá chất lượng CTKT, GS. Đây là những tiêu chí có giá trị tham khảo tốt cho luận án, cụ thể như sau: Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát có chương trình, kế hoạch và tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát đúng kế hoạch, đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Trong nhiệm kỳ công tác, hằng năm, các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất. Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành toàn diện trên các lĩnh vực, các mặt công tác; đúng phương châm "kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm", "giám sát phải mở rộng", bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, công tác XDĐ trong từng thời kỳ và tình hình thực tế của toàn Đảng, phù hợp với yêu cầu, điều kiện, đặc điểm của từng địa phương, đơn vị. Thứ ba, lựa chọn và quyết định nội dung KT, GS đáp ứng yêu cầu thực tế và có quy trình KT, GS khoa học, phù hợp thực tiễn và từng loại hình tổ chức đảng. Thứ tư, kết luận KT, kết quả GS chính xác, công tâm, khách quan, đúng bản chất vụ việc, được tổ chức đảng, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ; có tác dụng giáo dục đối với tổ chức đảng và đảng viên. Thứ
  • 23. 18 năm, tổ chức đảng cấp trên KT, GS tổ chức đảng cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ KT, GS đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quy định. Thứ sáu, có sơ kết, tổng kết về CTKT, GS, rút ra bài học để phát huy ưu điểm, thành tích; uốn nắn, sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm. Đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những quy định, chủ trương, chính sách mới phục vụ cho CTKT, GS. 1.2.2. Bài báo khoa học Nguyễn Văn Chi, Sáu mươi lăm năm - Một chặng đường phấn đấu của cán bộ ngành kiểm tra [24]. Bài viết khẳng định những thành quả to lớn của ngành kiểm tra qua 65 năm hoạt động thực tiễn và khẳng định: Để làm tròn nhiệm vụ của mình, cán bộ kiểm tra phải; một là, nắm vững và thấu suốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thể lệ chế độ và pháp luật của Nhà nước về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… ; hai là, có nhiệt tình cách mạng cao, thực sự thiết tha làm cho hàng ngũ của Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh…; ba là, nhạy bén với cái mới, có thái độ ủng hộ bồi đắp những nhân tố tích cực, đồng thời không khoan nhượng trước những việc làm sai trái; bốn là, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, biết cách KT một người cụ thể, một việc cụ thể… Nguyễn Công Học, Một số bài học rút ra qua thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Đảng [57]. Trên cơ sở tổng kết CTKT, GS của Đảng; tác giả rút ra một số bài học cơ bản như sau: Một là, CTKT, GS là nhiệm vụ của toàn Đảng, mà trực tiếp thường xuyên là cấp ủy các cấp; hai là, CTKT, GS phải bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; ba là, CTKT, GS mang tính giáo dục, nhân văn sâu sắc; bốn là, cấp ủy các cấp quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ KT các cấp… Lê Hồng Liêm, Về việc phòng, chống mối quan hệ không bình thường của cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp [62]. Tác giả đánh giá một số ưu điểm, hạn chế CTKT, GS của Đảng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các mối quan hệ không bình thường giữa những cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp; tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp phòng, chống mối quan hệ không bình thường của cán bộ, đảng viên có chức, quyền với doanh nghiệp để trục lợi như sau: thứ nhất, công tác phòng ngừa mối quan hệ không
  • 24. 19 bình thường; thứ hai, phát hiện và xử lý mối quan hệ không bình thường; thứ ba, nhóm giải pháp đặc thù đối với một số tổ chức trong phòng, chống mối quan hệ không bình thường. Ngô Văn Dụ, Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng [35]. Bài viết đánh giá ưu điểm, hạn chế trong suốt chặng đường lịch sử 65 năm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và UBKT các cấp, xuất phát từ những yêu cầu và nhiệm vụ nói trên, CTKT, GS của Đảng trong thời gian tới cần tập trung thực hiện mấy vấn đề chủ yếu sau: một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vị trí, vai trò, ý nghĩa tác dụng của CTKT, GS; hai là, CTKT, GS phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác XDĐ trong từng thời kỳ; ba là, hằng năm mỗi cấp ủy, tổ chức đảng phải xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch KT, GS; bốn là, UBKT các cấp phải chủ động KT dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên, thực sự coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của mình; năm là, các cấp ủy đảng phải thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường cán bộ KT bảo đảm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Nguyễn Phú Trọng, Cán bộ kiểm tra là cán bộ làm công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức và con người [104]. Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 - 16/10/2013) nhấn mạnh sự quan tâm của Đảng đối với CTKT, giữ gìn kỷ luật của Đảng; bài viết tổng kết một số kết quả đã đạt được và một số hạn chế yếu kém của Ngành Kiểm tra Đảng từ khi thành lập đến nay, ôn lại những tự hào về thành tích vẻ vang mà Ngành Kiểm tra Đảng đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời quyết tâm thúc đẩy CTKT của Đảng tiến lên một bước mới, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân. Nguyễn Hải Đăng, Một số vấn đề rút ra qua kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng [50]. Bài viết đánh giá một số ưu điểm, hạn chế qua KT tổ chức đảng cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ
  • 25. 20 KT, GS và thi hành KL trong Đảng; tác giả đưa ra một số kiến nghị và biện pháp cụ thể sau: một là, cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp, trước hết là người đứng đầu cấp ủy về CTKT, GS và thi hành KL trong Đảng; hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy, thường xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm CTKT, GS; ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ CTKT, GS. Cao Văn Thống, Nhìn lại gần 3 năm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng [84]. Trong bài viết này, tác giả đã đánh giá một cách cơ bản thực trạng tình hình thực hiện CTKT, GS theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng sau 3 năm thực hiện; tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả CTKT, GS, đề xuất một số giải pháp để thực hiện có chất lượng, hiệu quả CTKT, GS trong tình hình mới như sau: một là, các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp đổi mới, tăng cường hơn nữa CTKT, GS và KL của Đảng; hai là, cấp ủy các cấp đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý thực hiện đồng bộ, toàn diện, có chất lượng, hiệu quả; ba là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư…; bốn là, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và UBKT các cấp tham mưu triển khai thực hiện chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chương trình KT, GS của cấp ủy các cấp năm 2013 và các năm tiếp theo đạt kết quả tốt. Đỗ Trọng Tuấn, Kiểm tra thi hành kỷ luật trong Đảng ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng [110]. Bài viết đánh giá thực trạng KT việc thi hành KL trong Đảng ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng về cả ưu điểm và những tồn tại; trên cơ sở đó tác giả có đưa ra một số biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng CTKT việc thi hành KL trong Đảng ở Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. Lê Hồng Anh, Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát [1]. Bài phát biểu của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị tổng kết CTKT, GS của Đảng năm 2013. Bài viết đề nghị cần quan tâm thực hiện một số nội dung lớn sau: thứ nhất, UBKT các cấp tiếp tục tham mưu cho cấp ủy đảng đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
  • 26. 21 dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức rõ CTKT, GS là nội dung quan trọng…; thứ hai, CTKT, GS của cấp ủy và UBKT các cấp phải bám sát vào nội dung, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI); thứ ba, trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương được Ban Bí thư giao, đã chủ trì nhiều cuộc KT về quản lý và sử dụng ngân sách, tài sản công, việc tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài, quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng cơ bản…; thứ tư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, UBKT các cấp cần dành thời gian thỏa đáng cho việc sơ kết, tổng kết một số chuyên đề cụ thể; thứ năm, UBKT các cấp phải là những đơn vị gương mẫu thực hiện, đồng thời tích cực tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, KT việc thực hiện…; thứ sáu, chủ động phối hợp với ban tổ chức của cấp ủy cùng cấp chuẩn bị nhân sự UBKT các cấp… Vũ Ngọc Lân, Chữ khéo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác kiểm tra của Đảng [59]. Tác giả tập trung phân tích chữ khéo mà Bác Hồ đưa ra được thể hiện ở một số khía cạnh sau: thứ nhất, khéo kiểm tra được thể hiện ngay từ yêu cầu, mục đích CTKT của Đảng ta; thứ hai, khéo kiểm tra được thể hiện và coi như một sinh hoạt thường xuyên, một nguyên tắc sinh hoạt quen thuộc của Đảng và không có vùng cấm trong công tác này; thứ ba, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên phải dựa vào quần chúng nhân dân ắt sẽ trở nên khéo trong CTKT; thứ tư, phải đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn cho được những người khéo kiểm tra; thứ năm, khéo kiểm tra được thể hiện ở tinh thần nhân văn của văn hóa đảng. Lê Ba, Đảng bộ Thành phố Nam Định coi trọng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát [4]. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng CTKT, GS và việc lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Nam Định đối với CTKT, GS trong giai đoạn hiện nay, do làm tốt CTKT, GS và xử lý sau KT kịp thời triệt để, nghiêm minh, đúng người, đúng lỗi nên đã có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ đảng viên trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống; giữ vững và tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng. 1.2.3. Luận án, luận văn Trương Thị Thông, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng trong tình hình hiện nay [77]. Tác giả đã khái quát một số vấn
  • 27. 22 đề lý luận của CTKT, trong đó khẳng định KT là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Đề ra những yêu cầu của thời kỳ mới đối với CTKT và đội ngũ cán bộ KT chuyên trách. Tác giả đánh giá tình hình CTKT và đội ngũ cán bộ KT chuyên trách của Đảng những năm qua, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KT chuyên trách của Đảng trong tình hình hiện nay. Cán bộ KT cũng chính là một trong những nội dung mà luận án đề cập đến. Vì vậy, công trình khoa học này là tài liệu quý mà luận án có thể kế thừa và phát triển, nhất là phần giải pháp. Lê Tiến Hào, Công tác kiểm tra của Thành ủy Hà Nội trong giai đoạn hiện nay [56]. Tác giả đã nghiên cứu có hệ thống những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTKT; đánh giá đúng thực trạng CTKT của Thành uỷ Hà Nội và những kinh nghiệm rút ra từ CTKT của Thành uỷ Hà Nội; phân tích những yêu cầu đối với CTKT của thành uỷ trong giai đoạn hiện nay; đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của CTKT trong thời kỳ mới. Thời điểm đề tài nghiên cứu là trước năm 2002, đã khá lâu, nhưng những giá trị về mặt lý luận và hệ thống giải pháp thì vẫn là những nội dung quý để luận án có thể tham khảo. Nguyễn Thế Tư, Nâng cao chất lượng kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra huyện ủy ở các tỉnh duyên hải miền Trung giai đoạn hiện nay [107]. Tác giả đề cập đến một số vấn đề về lý luận và thực tiễn CTKT đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đánh giá thực trạng CTKT đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT huyện ủy ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, rút ra nguyên nhân và những kinh nghiệm; trên cơ sở đó xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng KT đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT huyện ủy ở các tỉnh Duyên hải miền Trung trong giai đoạn hiện nay. CTKT đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của UBKT các cấp, ảnh hưởng đến chất lượng CTKT của UBKT. Vì vậy, nội dung này có giá trị tham khảo tốt và được triển khai ở phần nội dung của luận án.
  • 28. 23 Lê Văn Cường, Kỷ luật của Đảng và việc thi hành kỷ luật trong Đảng ở các đảng bộ tỉnh khu vực Bắc Trung bộ hiện nay [31]. Luận án được kết cấu thành 4 chương 8 tiết. Nổi bật ở công trình khoa học này là tác giả đã hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về KL của Đảng và việc thi hành KL trong Đảng. Đây là những nội dung quan trọng, tác động lớn đến việc chấp hành KL của các tổ chức đảng và đảng viên, ảnh hưởng đến môi trường của CTKT nói chung và chất lượng CTKT của UBKT các cấp nói riêng. Vì vậy, toàn bộ phần cơ sở lý luận và giải pháp sẽ được luận án kế thừa và lồng ghép vào một số nội dung của luận án. Bùi Anh Tuấn, Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng giai đoạn hiện nay [108]. Thẩm tra, xác minh là việc rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết luận KT, góp phần tạo nên chất lượng CTKT của UBKT. Ở đề tài này, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận cốt lõi của CTKT như: khái niệm; vị trí, vai trò CTKT của Đảng; nội dung, phương pháp CTKT của Đảng. Xây dựng được cơ sở lý luận khoa học về thẩm tra, xác minh trong CTKT. Đây là những nội dung có giá trị mà luận án cần kế thừa và phát triển trong nghiên cứu chất lượng CTKT của UBKT ở ĐBSH hiện nay. Phạm Huy Giáp, Chất lượng công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra quận, huyện ủy ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay [55]. Tác giả tập trung tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về CTKT của UBKT cấp huyện; đánh giá thực trạng về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và một số kinh nghiệm của thực trạng chất lượng CTKT của UBKT quận, huyện ủy ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua; xác định phương hướng và nhiệm vụ, đề xuất 8 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTKT của UBKT quận, huyện ủy ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nghiên cứu UBKT quận, huyện ở thành phố Hà Nội chứ không phải toàn vùng ĐBSH nhưng đề tài đã đề cập trực tiếp đến chất lượng CTKT của UBKT. Đề tài đã đưa ra được khái niệm và hệ thống các tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng CTKT của UBKT, đây là những nội dung rất quan trọng mà luận án sẽ kế thừa và phát triển thêm cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
  • 29. 24 Nguyễn Khắc Dịu, Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương giai đoạn hiện nay [34]. Tác giả tập trung đánh giá thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ CTKT, GS của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đưa ra dự báo tình hình có liên quan và phương hướng CTKT, GS của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng CTKT, GS của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương trong thời gian tới. Nguyễn Khắc Bát, Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra huyện, thị ủy thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay [16]. Tác giả tổng kết một số vấn đề lý luận cơ bản và tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT, GS của UBKT huyện, thị ủy thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT, GS của UBKT huyện, thị ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010. Tác giả đã tiếp cận chất lượng CTKT, GS theo hướng nhấn mạnh đến kết quả và hiệu quả mà UBKT đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đã được quy định trong Điều lệ Đảng, tác giả Nguyễn Khắc Bát cho rằng: Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát là tổng thể những kết quả và hiệu quả đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chủ thể kiểm tra, giám sát đối với đối tượng kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng. Đó là những cái làm nên giá trị của hoạt động kiểm tra, giám sát, là sự xem xét làm rõ bản chất của sự việc, hiện tượng trong quá trình kiểm tra, giám sát. Cụ thể là sự đánh giá, nhận xét, kết luận rõ đúng, sai, tốt, xấu của chủ thể kiểm tra, giám sát đối với đối tượng kiểm tra, giám sát. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát cao hay thấp biểu hiện trước hết ở kết quả cụ thể của hoạt động làm rõ bản chất sự vật và hiện tượng của đối tượng kiểm tra, giám sát [16, tr.35]. Đồng thời đưa ra 6 tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT, GS của UBKT như sau:
  • 30. 25 Thứ nhất, chất lượng, kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; thứ hai, chất lượng, hiệu quả giải quyết đơn thư tố cáo đảng viên và tổ chức đảng; thứ ba, thực hiện nhiệm vụ thi hành kỷ luật trong Đảng theo thẩm quyền và tham mưu cho huyện, thị ủy về vấn đề này; thứ tư, chất lượng, hiệu quả việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiểm tra việc thi hành kỷ luật đảng; thứ năm, hiệu quả giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên, giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng; thứ sáu, chất lượng, hiệu quả kiểm tra tài chính của Đảng [16, tr.38-39]. 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề chất lượng CTKT của UBKT ở nhiều cấp, nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Các công trình đó đã làm rõ một số vấn đề cả lý luận và thực tiễn có liên quan, đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã luận giải khá rõ một số khái niệm như: chất lượng, KT, CTKT, chất lượng CTKT, chất lượng CTKT của UBKT. Mặc dù cách tiếp cận khác nhau, nhưng các khái niệm cơ bản đều cho rằng: chất lượng CTKT của UBKT được tổng hợp những yếu tố tạo nên giá trị của các hoạt động kiểm tra; từ những kết quả trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBKT đã được Đảng quy định. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở những khái niệm chung về chất lượng CTKT; có một số khái niệm cụ thể hơn về chất lượng CTKT của UBKT thì lại chủ yếu nghiên cứu ở cấp huyện. Rất ít công trình khoa học đưa ra khái niệm chất lượng CTKT của UBKT ở cấp tỉnh. Chưa có công trình khoa học nào đưa ra khái niệm chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. Thứ hai, một số công trình nghiên cứu chất lượng CTKT của UBKT đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá công phu nhằm bao quát toàn bộ các hoạt
  • 31. 26 động cơ bản của UBKT, để từ đó đánh giá chính xác nhất chất lượng của công tác này. Qua nghiên cứu cho thấy, có hai cách tiếp cận để xây dựng bộ tiêu chí: Một là, tiếp cận từ sáu nhiệm vụ của UBKT được quy định trong Điều 32 của Điều lệ Đảng; hai là, tiếp cận từ các chức năng cơ bản của UBKT các cấp được quy định trong các văn bản của Đảng. Dù tiếp cận theo cách nào thì các tác giả cũng đạt được mục đích chung là đánh giá đúng nhất thực trạng chất lượng CTKT của UBKT, từ đó đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này. Một số bộ tiêu chí đã đánh giá được phần nào chất lượng việc thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của UBKT các cấp. Nhưng, phần lớn các công trình nghiên cứu đó lại tập trung nghiên cứu ở cấp huyện; còn cấp tỉnh, cụ thể ở các tỉnh ĐBSH thì chưa có công trình khoa học nào đưa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT của UBKT một cách có hệ thống và toàn diện về chức năng, nhiệm vụ của UBKT ở cấp này. Thứ ba, các công trình nghiên cứu đánh giá sát thực trạng CTKT của Đảng. Tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ; đối tượng, phạm vi mà các công trình nghiên cứu lựa chọn những nội dung khác nhau, nhưng phần lớn các công trình nghiên cứu tập trung vào làm rõ việc thực hiện các nhiệm vụ của UBKT được quy định trong Điều lệ Đảng. Một số công trình khoa học còn đi sâu nghiên cứu về công tác tham mưu và thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy giao; việc hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp, cấp ủy và tổ chức đảng cấp dưới; việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho UBKT cấp dưới của UBKT. Tuy có đề cập ở mức độ nông sâu khác nhau nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá cụ thể thực trạng chất lượng CTKT của UBKT các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. Thứ tư, dù ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nhưng phần lớn các công trình khoa học nghiên cứu về chất lượng CTKT của UBKT đều hướng đến năm nhóm giải pháp sau: một là, nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của UBKT và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CTKT; hai là, nhóm giải pháp về tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBKT cấp trên về CTKT;
  • 32. 27 ba là, nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức UBKT và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ này; bốn là, nhóm giải pháp về sự phối hợp giữa UBKT với các tổ chức có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ CTKT; năm là, nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiện cho UBKT thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Dù nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến những nội dung trong năm nhóm giải pháp trên. Nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đề xuất được một bộ giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình khoa học đã công bố, luận án làm rõ một số khái niệm có liên quan đến luận án như: Kiểm tra; kiểm tra của Đảng; công tác kiểm tra của Đảng; công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra; công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm trung tâm của luận án là: Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng; đưa ra những yếu tố tạo nên chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH. Thứ hai, việc đánh giá đúng chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT của UBKT hiện nay vẫn chưa thực sự bao quát hết các công việc thự tế của UBKT. Nhằm góp phần cung cấp một góc độ đánh giá chất lượng CTKT của UBKT ở khu vực cụ thể là ĐBSH, luận án tập trung làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm; phân tích làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế; khái quát những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH hiện nay và trong những năm tới.
  • 33. 28 Thứ tư, dự báo các yếu tố tác động đến CTKT, nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH; xác định phương hướng; đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT của ủy UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có giá trị đến năm 2030. Qua tổng quan tình hình nghiêm cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy vấn đề chất lượng CTKT của UBKT được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình khoa học phần lớn tập trung nghiên cứu chất lượng CTKT của UBKT cấp huyện; nhiều công trình nghiên cứu đi vào các mảng vấn đề chuyên sâu như: kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; thẩm tra, xác minh trong CTKT; chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra... Điều này cho thấy chất lượng CTKT của UBKT của các tỉnh ủy, thành ủy vẫn là vấn đề mà các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu. Trong quá trình triển khai đề tài chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, những công trình nghiên cứu kể trên là những tài liệu tham khảo quý và có giá trị để đề tài kế thừa và tiếp tục phát triển.
  • 34. 29 Chương 2 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY VÀ ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố; tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng 2.1.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Hồng Về vị trí địa lý: ĐBSH có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới, nối liền giữa hai khu vực phát triển năng động là Đông Nam Á và Đông Bắc Á. ĐBSH có Thủ đô Hà Nội với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu của quốc gia. Là nơi thuận tiện cho việc giao thông trên tất cả các loại phương tiện. Đường hàng không có Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay Cát Bi; đường thủy có các cảng lớn như Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Cảng Diêm Điền (Thái Bình); đường bộ có tuyến quốc lộ 1A xuyên Việt, quốc lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương; đường sắt có Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) là đầu mối các tỉnh phía Bắc xuyên Việt. Về đất đai: diện tích toàn vùng là 2.106.0 nghìn ha trên tổng số 33.096.7 nghìn ha cả nước. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 769.3 nghìn ha; diện tích đất lâm nghiệp là 519.8 nghìn ha; diện tích đất chuyên dùng là 318.4 nghìn ha; diện tích đất ở là 141.0 nghìn ha [Phụ lục 4]. Do có hệ thống sông ngòi dày đặc, lượng phù sa bồi đắp lớn nên đất đai màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông, lâm nghiệp. ĐBSH được coi là vựa lúa thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đất đai luôn là vấn đề lớn, là một trong những lĩnh vực thường nảy sinh nhiều vi phạm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đối với khu vực ĐBSH nội dung vi phạm liên quan đến vấn đề đất đai thể hiện khá rõ ở một số địa bàn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình...
  • 35. 30 Về khí hậu: khí hậu của vùng ĐBSH được phân thành 4 mùa rõ ràng: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó nổi bật là mùa đông thời tiết khô hanh, mùa xuân thời tiết mưa phùn, nhiệt độ không khí trung bình dao động trong khoảng từ 23 - 25o C. Điều kiện khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới phù hợp cho phát triển nông nghiệp như lúa nước, các loại cây ngắn ngày như ngô, khoai, lạc, đậu tương... khá phong phú và chất lượng tốt. Về tài nguyên, khoáng sản: ở vùng ĐBSH có trữ lượng không lớn, ít chủng loại. Đáng kể nhất là tài nguyên biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình tập trung phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Một số đảo có cảnh quan tự nhiên rất đẹp như ở Quảng Ninh, Hải Phòng thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ. Tài nguyên đất sét, tiêu biểu là đất sét trắng ở Hải Dương làm nguyên liệu cho nghề sản xuất gốm sứ. Tài nguyên đá vôi như ở Thủy Nguyên (Hải Phòng), Kim Môn (Hải Dương), Ninh Bình có trữ lượng khá lớn làm nguyên liệu phục vụ phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên nói chung trên toàn vùng có trữ lượng ít, nhưng riêng về tài nguyên than nâu thì lại chiếm trữ lượng lớn nhất trên cả nước; tài nguyên sinh vật như động vật, thực vật quý hiếm được bảo tồn ở vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng), rừng nguyên sinh Cúc Phương (Ninh Bình). Về kinh tế: ĐBSH là vùng tập trung nhiều tỉnh, thành phố phát triển kinh tế năng động ở khu vực phía Bắc và trên cả nước, như là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Về công nghiệp, vùng tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn, nhất là về cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, hình thành nhiều khu, cụm kinh tế lớn như ở Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Về nông nghiệp, vùng ĐBSH là vựa lúa thứ hai của cả nước, với diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là 769.3 nghìn ha trên tổng số 2.106.0 nghìn ha toàn vùng [Phụ lục 4]. Chủ yếu là tập trung vào ngành trồng trọt lúa nước. Về dịch vụ, ĐBSH là một trong những trung tâm của cả nước, đặc biệt là Hà Nội, Quảng Ninh. Vùng là nơi diễn ra nhiều hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch của miền Bắc và
  • 36. 31 cả nước. ĐBSH cũng là nơi tập trung nhiều lao động, tính đến hết năm 2015 số lao động từ 15 tuổi trở lên là 11.992.3 nghìn người trên tổng số 53.984.2 nghìn người trên cả nước [Phụ lục 6], thể hiện nguồn lao động dồi dào phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế trong toàn vùng. Tuy vậy, ĐBSH gặp một số khó khăn như sự phát triển kinh tế không đồng đều ở các tỉnh. Kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, các ngành sản xuất được áp dụng công nghệ hiện đại còn ít, kết quả chưa cao. Việc kinh tế phát triển không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn còn lớn, đời sống của người dân ở nông thôn vẫn còn rất nhiều khó khăn. Về dân cư: Dân số ở khu vực ĐBSH khoảng 21 triệu người chiếm khoảng 22,8% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình toàn vùng là 994 người/km2 (cao hơn mật độ trung bình của cả nước là 277 người/km2 ). Dân cư tập trung rất đông ở thành phố Hà Nội với 7.216.000 người chiếm 34,5% tổng dân số toàn vùng, mật độ dân số ở thành phố Hà Nội là đông nhất 2.171 người/km2 , mật độ dân số thấp nhất toàn vùng là Quảng Ninh với 199 người/km2 [Phụ lục 5]. ĐBSH tập trung đông dân cư, lại có nhiều tộc người cùng sinh sống như Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao..., có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển như Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Các tỉnh, thành phố ở ĐBSH có mặt bằng dân trí cao, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. ĐBSH cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu khoa học có chất lượng và uy tín. Các cơ sở đào tạo này đã và đang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Đảng nói chung và UBKT các cấp nói riêng. Dân số đông, mật độ dân số cao trên toàn vùng nhưng lại phân bổ không đồng đều; dân trí cao nhưng lại tập trung ở các tỉnh và thành phố lớn đã gây không ít khó khăn, trở ngại cho việc phát triển kinh tế, xã hội trong toàn khu vực. Về văn hóa - xã hội: ĐBSH là nơi lưu giữ và phát triển nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, nhiều loại hình văn hóa độc đáo. Văn hóa phi vật thể như: tuồng, chèo, hát dân ca... đặc biệt, nhân dân vùng ĐBSH có lối
  • 37. 32 sống gắn bó chặt chẽ với văn hóa làng, xã. Nhiều lễ hội truyền thống được bảo tồn như lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); lễ hội Phủ Dầy (Nam Định); hội Lim (Bắc Ninh)..., nơi đây có sự giao thoa văn hóa giữa các tôn giáo, cụ thể là Phật giáo và Thiên chúa giáo nhưng lại ít xảy ra mâu thuẫn, xung đột văn hóa. Bên cạnh đó vẫn còn những tục lệ, lối sống, cách hành xử trong các lễ hội không còn phù hợp đối với đời sống văn hóa - xã hội hiện nay như: mê tín, dị đoan; tranh cướp lộc sau những lễ hội; lối suy nghĩ phép vua thua lệ làng vẫn còn xuất hiện. Điều này ảnh hưởng đến lối sống, phong cách làm việc của chính đội ngũ cán bộ, đảng viên trong vùng; là một trong những nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm, thậm chí là vi phạm của cán bộ, đảng viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Về quốc phòng, an ninh: ĐBSH có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn, là trái tim của cả nước. Một số tỉnh, thành phố giáp biển Đông như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, trong đó Tỉnh Quảng Ninh có biên giới giáp Trung Quốc cả đường bộ và đường biển. Tình hình quốc phòng, an ninh ở khu vực ĐBSH cơ bản được đảm bảo, ổn định. Tuy nhiên, ở một số nơi xuất hiện tình trạng phức tạp về an nin trật tự, nhất là về giải phóng mặt bằng; lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động gây chia rẽ cục bộ; tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm niềm tin, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng Căn cứ quy định của Điều lệ Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; trên cơ sở thực tiễn các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH cho thấy chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH như sau: - Chức năng: Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ, do đại hội đại biểu
  • 38. 33 đảng bộ tỉnh, thành phố bầu ra, họp thường kỳ ba tháng một lần, họp bất thường khi cần. Tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH thực hiện hai chức năng cơ bản: Thứ nhất, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, xây dựng nội bộ đảng bộ trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; chỉ đạo xây dựng các tổ chức đảng và đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý ngày càng vững mạnh. - Nhiệm vụ lãnh đạo CTKT: Tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, tổ chức triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về CTKT. Thứ hai, xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp và cấp ủy thuộc phạm vi quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch KT; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp thực hiện CTKT, GS. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng trong đảng bộ và UBKT thực hiện nhiệm vụ CTKT, là cơ sở để cấp ủy tổ chức thực hiện CTKT của mình. Thứ ba, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ KT và để các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia KT. Thứ tư, ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định, quy chế phối hợp giữa UBKT với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện tốt CTKT của Đảng. Thứ năm, thường xuyên nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ KT, giải quyết những kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới; định kỳ sơ kết, tổng kết về CTKT. Thứ sáu, lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của UBKT, cơ quan UBKT, về xây dựng đội ngũ cán bộ KT. Thứ bẩy, lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến CTKT, GS, KL đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu, thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về công tác này trong thực tiễn. Thứ tám, đề xuất, kiến nghị với Trung ương Đảng và Nhà nước về
  • 39. 34 những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới một số văn bản về công tác xây dựng đảng (trong đó có CTKT của Đảng) và pháp luật Nhà nước. - Thực hiện nhiệm vụ CTKT: Tỉnh ủy, thành ủy tổ chức thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý chấp hành các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, KT các tổ chức đảng, đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình; KT việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, KT việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động còn lại đã được quy định trong Điều lệ Đảng; KT việc tổ chức đảng, đảng viên chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, việc thực hiện dân chủ trong Đảng và giữ gìn đoàn kết nội bộ. Thứ ba, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Thứ tư, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Thứ năm, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Thứ sáu, KT việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ; việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Thứ bẩy, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và nhân dân trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp mình lãnh đạo và quản lý. Thứ tám, KT việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thứ chín, đối với cá nhân đảng viên, cấp ủy KT việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên. - Đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH: Qua nghiên cứu các tài liệu, báo cáo và khảo sát thực tế có thể thấy các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, tổ chức bộ máy của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH ngày càng được hoàn thiện, nhất là sau đại hội Đảng các cấp các tỉnh ủy, thành ủy đã bầu được ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư và các phó bí thư theo đúng quy định, cơ bản đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các cơ quan tham mưu của tỉnh ủy, thành ủy được kiện toàn theo đúng quy định, cụ thể có đầy đủ: văn
  • 40. 35 phòng tỉnh ủy; ban tổ chức tỉnh ủy; cơ quan ủy ban kiểm tra; ban tuyên giáo; ban dân vận; ban nội chính. Thứ hai, chất lượng đội ngũ tỉnh ủy, thành ủy viên ngày càng được nâng lên, đảm bảo được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tính đến đại hội đại biểu các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, toàn khu vực ĐBSH đã bầu được 615 tỉnh ủy, thành ủy viên trong đó số tỉnh ủy viên là 484 đồng chí; thành ủy viên là 131 đồng chí. Trong tổng số 484 tỉnh ủy viên có: 428 đồng chí là nam giới chiếm 88,4%, 56 đồng chí là nữ giới chiếm 11,57%; 21 đồng chí từ 35 tuổi đến 44 tuổi chiếm 4,34%, 188 đồng chí từ 45 tuổi đến 54 tuổi chiếm 38,84%, 265 đồng chí từ 55 tuổi đến 60 tuổi chiếm 54,75%; về trình độ chuyên môn có 316 đồng chí đạt trình độ đại học chiếm 65,29%, 166 đồng chí đạt trình độ sau đại học chiếm 34,29%; về trình độ lý luận chính trị có 282 đồng chí đạt trình độ cử nhân chính trị chiếm 58,26%, 199 đồng chí đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị chiếm 41,11% [Phụ lục 9]. Thứ ba, các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH tính đến hết tháng 10/2017 có tổng số 217 đảng bộ trực thuộc; 10.833 tổ chức cơ sở đảng; và 1.253.785 đảng viên [Phụ lục 8]. Cụ thể như sau: Tỉnh ủy Ninh Bình có 13 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 3 ban cán sự đảng); có 735 tổ chức sơ sở đảng (trong đó có 250 đảng bộ cơ sở, 475 chi bộ cơ sở); có 6 đảng bộ bộ phận; 3.144 chi bộ trực thuộc, 3 thôn chưa có chi bộ. Tổng số đảng viên là 68.553 đồng chí [Phụ lục 8]. Tỉnh ủy Hưng Yên có 14 đảng bộ trực thuộc; có 597 tổ chức sơ sở đảng (trong đó có 307 đảng bộ cơ sở, 290 chi bộ cơ sở); có 13 đảng bộ bộ phận; 2.797 chi bộ trực thuộc. Tổng số đảng viên là 66.528 đồng chí [Phụ lục 8]. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có 14 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 9 đảng bộ huyện); có 643 tổ chức sơ sở đảng (trong đó có 266 đảng bộ cơ sở, 475 chi bộ cơ sở). Tổng số đảng viên là 64.941 đồng chí [Phụ lục 8]. Tỉnh ủy Hà Nam có 10 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 6 đảng bộ huyện, thành phố; 2 đảng bộ khối cơ quan tỉnh, khối doanh nghiệp; 2 đảng bộ lực lượng