SlideShare a Scribd company logo
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐẶNG HỒNG HÀ
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2011
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐẶNG HỒNG HÀ
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM CÔNG NHẤT
HÀ NỘI - 2011
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm
Công Nhất. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là
trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu
tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011.
Tác giả
Đặng Hồng Hà
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
Chương 1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO ......................................................9
1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội xuất hiện tư tưởng giáo dục của Nho giáo.....................9
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại khi Nho giáo xuất hiện ........9
1.1.2. Nguồn gốc và quá trình xuất hiện những tư tưởng giáo dục của Nho giáo...........13
1.2. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo.......................................18
1.2.1. Về quan niệm giáo dục.......................................................................................18
1.2.2. Về mục tiêu giáo dục..........................................................................................21
1.2.3. Về nội dung giáo dục .........................................................................................24
1.2.4. Về phương pháp giáo dục...................................................................................31
1.2.5. Về vai trò và vị trí của người thầy trong quá trình giáo dục ................................39
1.3. Một số nhận xét, đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Nho
giáo..................................................................................................................41
1.3.1. Những giá trị tích cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo..............................42
1.3.2. Những hạn chế, nhược điểm trong tư tưởng của Nho giáo..................................44
Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG GIÁI PHÁP PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
MẶT TIÊU CỰC TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO
VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......48
2.1. Quá trình đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam và sự cần thiết phải vận dụng
các giá trị tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát
triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay ..................................................................48
2.1.1. Khái quát quá trình đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay ............48
2.1.2. Sự cần thiết phải vận dụng các giá trị tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay ................................52
2.2. Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia ở Châu Á và những giải pháp phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo vào
sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay .............................................55
2.2.1. Bài học từ các quốc gia ở Châu Á và kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kế
thừa các giá trị tư tưởng tích cực về giáo dục của Nho giáo................................56
5
2.2.2. Những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng
giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay ...68
KẾT LUẬN.........................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................84
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hóa lớn, rực rỡ và phong
phú nhất của nền văn minh phương Đông. Tư tưởng triết học Trung Quốc từ
lâu đã khẳng định được vị trí của mình trong tiến trình phát triển chung của
lịch sử tư tưởng nhân loại với những tên tuổi của các nhà triết học nổi tiếng.
Nho giáo là một trong những học thuyết triết học và chính trị - xã hội lớn nhất
trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Mặc dù ra đời từ rất sớm nhưng Nho
giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt đến con người, đặc biệt là vấn đề giáo dục
con người. Đây là một trong những nội dung triết học chủ yếu và nổi bật nhất
của Nho giáo. Vì vậy, những tư tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tư
tưởng về giáo dục con người nói riêng có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời
sống chính trị - xã hội của Trung Quốc.
Nho giáo du nhập vào nước ta được khoảng 2000 năm và đã có những
ảnh hưởng to lớn đối với xã hội và con người Việt Nam. Với hơn nghìn năm
Bắc thuộc, tư tưởng giáo dục Nho giáo đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời
sống chính trị - xã hội, đặc biệt là trong cách thức giáo dục của nước ta suốt
chiều dài lịch sử. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Nho giáo có
ý nghĩa lý luận to lớn đối với những người nghiên cứu và giảng dạy triết học
ở Việt Nam hiện nay. Đó là cách mỗi chúng ta học tập, kế thừa những giá trị
trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng và kế thừa những tinh hoa tinh
thần của nhân loại nói chung.
Cho đến nay, công cuộc đổi mới của Việt Nam đó trải qua hơn hai
mươi năm và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”; công tác giáo dục và đào tạo đã và đang được đặt
7
lên hàng đầu bởi việc phát triển giáo dục - đào tạo trực tiếp giúp con người
nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật
vào sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân tiến tới thực hiện các mục tiêu cao cả mà Đảng
và Nhà nước ta đã đặt ra. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” [20, tr.94-95]. Kế thừa tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ
mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” [23,
tr.77]. Bởi vậy, giáo dục và đào tạo đang trở thành một trong những vấn đề
cấp thiết ở nước ta hiện nay. Trước thực trạng nền giáo dục Việt Nam trong
những năm gần đây đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, cũng không
tránh khỏi những thiếu sót, bất hợp lý khiến nhiều người cho rằng nền giáo
dục nước ta hiện nay đang gặp phải “khủng hoảng trầm trọng”. Một trong
những vấn đề cấp bách hiện nay là cần đưa ra những giải pháp nhằm góp
phần xây dựng và phát triển nền giáo dục nước ta. Để làm được điều đó, một
trong những việc không thể bỏ qua là cần phải nghiên cứu tư tưởng giáo dục
của các bậc tiền bối trong lịch sử để kế thừa những tinh hoa trong quan điểm
giáo dục của họ.
Đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể, tư tưởng giáo dục của Nho giáo
tuy có nhiều điểm hợp lý, tích cực nhưng không tránh khỏi những yếu tố hạn
chế, không còn phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay. Với chặng đường
khoảng 2000 năm du nhập vào nước ta, tư tưởng giáo dục nói riêng và tư
tưởng triết học của Nho giáo nói chung có nhiều bước thăng trầm, thịnh suy.
8
Có thời kỳ, Nho giáo được đề cao, độc tôn nhưng có những lúc, Nho giáo đã
bị bài xích, xóa bỏ. Thời gian gần đây có nhiều ý kiến trái ngược nhau khi
đánh giá về tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự
nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay. Có ý kiến cho rằng cần khôi
phục những tư tưởng giáo dục của Nho giáo nhưng cũng có ý kiến cho rằng
cần xoá bỏ nó trong thời đại ngày nay vì nó đã trở nên lỗi thời, không còn phù
hợp nữa. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tư tưởng giáo dục của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay là
một vấn đề cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng những yêu
cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Với những
ý nghĩa như vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành triết học.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài này, chúng tôi đã được
tiếp xúc với một nguồn tài liệu bằng tiếng Việt rất phong phú. Những tài liệu
được chúng tôi đưa vào trong danh mục tài liệu tham khảo dù ít dù nhiều đều
liên quan đến nội dung của luận văn nên được chúng tôi sử dụng ở những
mức độ khác nhau. Nguồn tài liệu phong phú đó được chúng tôi phân loại
thành ba mảng đề tài nghiên cứu như sau:
Mảng thứ nhất: Những tài liệu nghiên cứu về triết học Trung Hoa cổ
đại nói chung và tư tưởng triết học của Nho giáo nói riêng. Đây là một mảng
đề tài có rất nhiều tài liệu, là những công trình nghiên cứu công phu của các
nhà nghiên cứu về triết học Trung Quốc nổi tiếng ở Việt Nam như: Giản Chi -
Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, (tập 1 và tập 2);
Doãn Chính (2002), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc; Cao Xuân Huy
(1995), Tư tưởng triết học phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu…
Đây là những cuốn sách đã trình bày một cách rất cụ thể những điều kiện,
9
hoàn cảnh ra đời của triết học phương Đông nói riêng và triết học Nho giáo
nói chung. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng đối với chúng tôi trong khi
nghiên cứu đề tài này vì nó giúp chúng tôi có cái nhìn lịch sử - cụ thể về sự ra
đời của những tư tưởng triết học thuộc trường phái Nho gia. Bên cạnh những
tài liệu có tính chất chung, ở mảng đề tài này, chúng tôi còn có điều kiện tiếp
xúc với những cuốn sách viết trực tiếp về những tư tưởng triết học của Nho
giáo như: Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo; Quang Đạm (1994), Nho giáo
xưa và nay; Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam; Phạm Văn
Khoái (2004), Khổng phu tử và Luận ngữ; Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng
Tử; Nguyễn Hiến Lê (1993), Mạnh Tử; Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1994),
Tuân Tử… Đây là những cuốn sách đã bàn đến một cách rất cụ thể những tư
tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tư tưởng triết học của ba nhà triết
học tiêu biểu của trường phái này là Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Đặc
biệt là hai cuốn sách: Tứ thư tập chú của Chu Hi (1998) do Nguyễn Đức Lân
dịch; Luận ngữ (1950), Đoàn Trung Còn dịch đã diễn giải một cách cụ thể rất
nhiều quan điểm của Khổng Tử cũng như Nho giáo về triết học nói chung và
giáo dục nói riêng. Những tài liệu này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều
trong việc thực hiện đề tài.
Mảng thứ hai: Những tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng
giáo dục Nho giáo với văn hóa Việt Nam nói chung và giáo dục nói riêng. Vì
tư tưởng giáo dục của Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đối với xã hội
Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Bắc thuộc đến nay nên vấn đề
này được rất nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng ở nước ta quan tâm. Vì vậy, khi
tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi cũng có điều kiện được tiếp xúc với rất nhiều
cuốn sách, nhiều bài báo, tạp chí như: Lê Ngọc Anh (1999), Về ảnh hưởng
của Nho giáo ở Việt Nam; Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về
các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta
ngày nay; Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam; Vũ
10
Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam; Nguyễn Thế Long (1995),
Nho học ở Việt Nam giáo dục và thi cử… Những công trình nghiên cứu trên
đã trình bày ở những góc độ khác nhau ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn
hóa xã hội Việt Nam nói chung và nền giáo dục, thi cử trong thời kỳ phong
kiến. Ở mảng đề tài này, chúng tôi được tiếp xúc với ba công trình nghiên cứu
một cách công phu, kỹ lưỡng ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đối với con
người và việc đào tạo con người Việt Nam như: Nguyễn Thị Tuyết Mai,
(2009), Quan niệm nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người;
Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về giáo
dục con người; Nguyễn Xuân Tiệp (2009), Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết
học… Những công trình này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc
nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đối với việc giáo dục
và đào tạo con người ở Việt Nam. Tuy nhiên, cả ba công tình trực tiếp nghiên
cứu ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo như chúng tôi vừa kể trên chủ yếu mới
chỉ chú ý đến hưởng của giáo dục Nho giáo với việc giáo dục nhân cách cho
con người hoặc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay chứ chưa chỉ ra
những ảnh hưởng rõ nét đến giáo dục nói chung ở Việt Nam trong bối cảnh
đất nước đổi mới, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đó cũng là một cơ hội để
chúng tôi có thể có những đóng góp mới mẻ khi nghiên cứu về ảnh hưởng của
tư tưởng giáo dục Nho giáo đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Mảng thứ ba: Những tài liệu nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam hiện
nay. Đây cũng là mảng đề tài chúng tôi được tiếp xúc với với những công
trình nghiên cứu của những nhà khoa học hàng đầu, có nhiều đóng góp cho
việc nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam hiện nay như: Hoàng Chí Bảo (2001),
Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cách mạng giáo dục - đào tạo trong
các nhà trường ở nước ta hiện nay; Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng
(2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp; Phạm
11
Văn Đồng (1999), Vấn đề giáo dục - đào tạo; Phạm Minh Hạc (1999), Giáo
dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI; Phạm Minh Hạc (2003) Về giáo
dục… Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng của nền giáo dục
của nước ta trong thời gian qua, phân tích một cách cụ thể và thấu đáo những
mặt tích cực cũng như những hạn chế của nền giáo dục nước nhà đồng thời đề
xuất những giải pháp nhằm chấn hưng nền giáo dục nước ta, đáp ứng nhu cầu
phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, các Văn kiện Đại hội Đảng
thời kỳ đổi mới, nhất là Văn kiện Đảng VI (1986), Văn kiện Đảng X (2006)
và Văn kiện Đảng XI (2011) được chúng tôi coi đây là cơ sở của đường lối,
chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam. Những tài liệu trên đã giúp chúng
tôi nhận thấy việc phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay cần thiết phải kế thừa
tinh hoa trong tư tưởng giáo dục của nhân loại nói chung và tư tưởng giáo dục
của Nho giáo nói riêng để phát huy những mặt tích cực trong tư tưởng giáo
dục của những bậc tiền bối.
Với nguồn tài liệu phong phú đó, chúng tôi nhận thấy chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, tỉ mỉ ảnh hưởng của tư tưởng giáo
dục Nho giáo đối với nền giáo dục ở nước ta hiện nay trong bối cảnh toàn cầu
hóa. Vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ của chúng tôi tiếp cận ảnh hưởng của tư
tưởng giáo dục Nho giáo từ yêu cầu cần phải kế thừa những mặt tích cực
trong tư tưởng giáo dục của trường phái này trong việc phát triển giáo dục ở
nước ta hiện nay. Đó là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa
đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các tư tưởng giáo dục
của Nho giáo đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy mặt tích
cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp
đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
- Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
12
Một là, trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng giáo dục của
Nho giáo thông qua một số triết gia tiêu biểu, từ đó đánh giá những mặt tích
cực cũng như hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo.
Hai là, chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo đối với
sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
Ba là, bước đầu đề xuất một số định hướng vận dụng các giá trị tư tưởng
giáo dục của Nho giáo đối với việc phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là: tư tưởng giáo
dục của Nho giáo và thực tiễn vận dụng tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong
quá trình xây dựng và phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về lý luận: Luận văn không trình bày toàn bộ nội dung của học thuyết
Nho giáo nói chung mà chỉ tập trung làm rõ tư tưởng giáo dục của trường
phái này. Tuy nhiên, trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả
không khảo sát tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong suốt tiến trình phát triển
mà chỉ đi sâu phân tích những tư tường giáo dục của Nho giáo sơ kỳ qua tư
tưởng của một số nhà triết học tiêu biểu như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử.
Về thực tiễn, luận văn không trình bày ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục
Nho giáo với toàn bộ tiến trình giáo dục của Việt Nam trong lịch sử mà chỉ
tập trung làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc
phát triển giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống những quan điểm có tính chất
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
việc nghiên cứu lịch sử triết học nói chung và tư tưởng giáo dục của Nho giáo
nói riêng. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng những quan điểm, đường lối cũng
13
như những chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục trong
thời kỳ đổi mới làm cơ sở lý luận để nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu, Luận văn chủ yếu dựa trên những phương
pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, đồng thời có sự kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp lôgic
- lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát… trên cơ sở kế thừa
những công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của học phái Nho giáo nói
chung và tư tưởng giáo dục nói riêng cùng những công trình nghiên cứu về
phát triển giáo dục ở Việt Nam.
6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Về lý luận, luận văn trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng
giáo dục của Nho giáo sơ kỳ, đặc biệt tác giả luận văn có sự cố gắng trong
việc đưa ra những đánh giá cá nhân về những ưu điểm và hạn chế của tư
tưởng giáo dục của Nho giáo và bước đầu có những lý giải về nguyên nhân
cùa những ưu điểm và hạn chế đó.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tạo thêm cơ sở
của việc kế thừa những tinh hoa trong tư tưởng giáo dục của nhân loại nói chung
và tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng. Luận văn có thể sử dụng làm tài
liệu nghiên cứu, tham khảo cho việc học tập và giảng dạy lịch sử triết học ở Việt
Nam hiện nay và những ai quan tâm đến những vấn đề lịch sử triết học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 2 chương, 5 tiết.
Chương 1: Bối cảnh và những nội dung tư tưởng giáo dục của Nho giáo.
Chương 2: Quá trình đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam và
những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng
giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
14
Chương 1
BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG
GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO
1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội xuất hiện tư tưởng giáo dục
của Nho giáo
Cũng như nhiều trường phái triết học khác trong lịch sử, tư tưởng triết
học của Nho giáo nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng được ra đời trong
những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, gắn với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã
hội của Trung Quốc thời cổ đại.
1.1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại khi Nho
giáo xuất hiện
Tư tưởng triết học của Nho giáo ra đời chủ yếu trong thời kỳ Xuân thu
- Chiến quốc. Đó là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, bắt đầu thời kỳ
đang lên của chế độ phong kiến sơ kỳ.
Về lịch sử, chế độ chiếm hữu nô lệ của Trung Quốc đã tồn tại và phát
triển từ triều đại nhà Hạ, qua nhà Thương đến cuối nhà Tây Chu thì bắt đầu
bước vào giai đoạn khủng hoảng và ngày càng đi tới suy tàn. Những năm đầu
của nhà Chu, xã hội vẫn còn có trật tự trên dưới, thứ bậc từ thiên tử cho đến
thứ dân. Theo sử sách ghi lại, đây là một thời kỳ yên ổn, xã hội có trật tự và
quy tắc. Thời kỳ này, nhà Chu thực hiện việc phong đất cho người thân hoặc
người có công trong chiến trận, lập nên các nước chư hầu. Thiên tử của nhà
Chu là chủ của thiên hạ.
Đến thời Xuân thu, chế độ phân phong không còn giữ được nguyên tắc
như ban đầu, các thiên tử của nhà Chu không còn khả năng nắm giữ được
quyền hành và cai trị đất nước. Các nước chư hầu không còn nghe theo mệnh
lệnh của thiên tử. Điều đó làm cho uy tín của thiên tử ngày càng mất đi, các
15
nước chư hầu ngày càng có xu hướng tách khỏi quyền lực của thiên tử, từng
bước quyết định mọi việc, không tuân theo sự phân cấp của nhà Chu.
Sự tan rã của chế độ phân phong đã khiến cho các nước chư hầu thường
xuyên xảy ra chiến tranh làm cho xã hội Trung Hoa ngày càng trở nên biến
động và hỗn loạn. Trong thời kỳ này, trật tự xã hội giữa các tầng lớp, giai cấp
bị đảo lộn; người dân phải thường xuyên chịu cảnh nước sôi lửa bỏng của
chiến tranh dẫn đến cảnh đói khát, ly tán. Tình cảnh đó được ghi lại như sau:
“Năm 781 trước Công nguyên, nhân vua Chu là U Vương phế hoàng hậu họ
Thân và thái tử Nghi Câu, phong Bao Tự làm hoàng hậu, cha Thân hậu là
Thân hầu liên kết với giặc Tây Nhung, tấn công Hạo Kinh, thiêu hủy kinh đô
nhà Chu, giết chết U Vương dưới chân Ly Sơn, lập thái tử Nghi Câu lên làm
vua, lấy hiệu là Chu Bình Vương (năm 771 trước công nguyên). Sau đó một
năm, vì đất Thiểm Tây luôn bị giặc Hiểm Doãn, Tây Nhung đe dọa nên Chu
Bình Vương phải dời đô về phía Đông, đến Lạc Ấp (Lạc Dương tỉnh Hà Nam
ngày nay), nhường căn cứ Quang Trung cho Tần Tương Công. Xã hội Trung
Quốc bước vào thời kỳ đặc biệt, đó là thời kỳ Xuân thu” [13, tr.31].
Có thể nói, đến thời Xuân thu, xã hội Trung Quốc trải qua một thời kỳ
giao thời từ chế độ tông tộc chuyển sang chế độ gia trưởng; giá trị tư tưởng,
đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại; những tư tưởng, đạo đức của chế độ xã
hội mới còn manh nha và đang trên đường xác lập. Đây cũng là thời kỳ có
những biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho sự giải
phóng con người khỏi sự chi phối bởi thế giới quan thần thoại mang tính
huyền bí. Điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình ra đời và phát triển của
tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng giáo dục của Nho gia trong thời kỳ
này nói riêng.
Về kinh tế, ở thời Xuân thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ
thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Việc dùng bò kéo cày đã bắt đầu trở nên
phổ biến, góp phần từng bước giải phóng sức lao động của con người. Thời
16
kỳ này cũng có nhiều phát minh mới về công cụ lao động, nhất là kỹ thuật
khai thác và sử dụng đồ sắt, đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến
công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Cũng trong thời kỳ này, ngành
thủy lợi của Trung Quốc có những bước phát triển vượt bậc, nhất là ở vùng
Trường Giang. Nhờ đó, diện tích đất đai canh tác không ngừng được mở rộng.
Kỹ thuật trồng trọt nhờ đó cũng được cải tiến, tạo điều kiện tăng năng suất lao
động trong nông nghiệp. Trong thời kỳ này, cùng với việc các tướng cũng
được phong đất là việc ruộng đất được mua bán tự do. Công xã giao hẳn đất
công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời gian lâu dài. Vì vậy, nông
dân có thể dùng phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây
trồng. Cũng nhờ sự phát triển của công cụ lao động bằng sắt và sự phát triển
của thủy lợi, ruộng đất do nông dân vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày càng
nhiều. Bọn quý tộc có quyền thế đã chiếm dần ruộng đất của công xã làm của
tư khiến chế độ “tỉnh điền” bị tan rã. Đây là thời kỳ phát triển của chế độ
chiếm hữu tư nhân về ruộng đất.
Do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ
trong việc trao đổi sản phẩm lao động, quan hệ trong việc phân công trong sản
xuất thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng và trở nên chuyên nghiệp hơn,
thúc đẩy một loạt các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển như nghề luyện sắt,
nghề rèn, mộc, gốm… Cuối thời Xuân thu, nước Ngô và nước Tấn là hai nước
có ngành thủ công nghiệp phát triển vào bậc nhất ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
Trên cơ sở phát triển ngành thủ công nghiệp, cuối thời Xuân thu - đầu
thời Chiến quốc, thương nghiệp cũng phát triển. Điều đó được đánh dấu bằng
sự ra đời của tiền tệ. Trong xã hội đã hình thành một tầng lớp thương nhân
giàu có và ngày càng có thế lực. Thương nhân khi kết giao với chư hầu và
tầng lớp công khanh đại phu ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với tình hình
chính trị - xã hội lúc bấy giờ. Những người giàu có đã vượt lên lấn át cả
quyền lực của vua chúa. Trường hợp Lã Bất Vi thao túng chính trị nhà Tần ở
17
thời Chiến quốc là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, nghề buôn bán ở Trung
Quốc trong thời kỳ này vẫn bị coi là nghề rẻ mạt nhất theo quan điểm “nông
bản, thương mạt”.
Về chính trị - xã hội, ở thời Xuân thu, chế độ tông pháp của nhà Chu
không còn được tôn trọng như ban đầu. Mối quan hệ về chính trị - xã hội giữa
thiên tử và các nước chư hầu ngày càng trở nên lỏng lẻo. Thiên tử nhà Chu
hầu như không còn quyền hành gì với các nước chư hầu. Nhiều nước chư hầu
mượn tiếng khôi phục lại chế độ tông pháp của nhà Chu để đề ra khẩu hiệu
“tôn vương bài di”, đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, thôn
tính lẫn nhau để giành vị thế bá chủ thiên hạ. Thời kỳ Xuân thu kéo dài
khoảng 242 năm nhưng có đến hơn 480 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Những
cuộc chiến tranh đó đã khiến các nước nhỏ bị tan rã hoặc bị các nước lớn thôn
tính. Cuối thời Xuân thu, ở Trung Quốc có khoảng hơn 100 nước lớn nhỏ,
trong đó có những nước hùng mạnh thay nhau làm bá chủ thiên hạ như Tề,
Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần làm thành nhóm thất hùng.
Thời Xuân thu, các lãnh chúa ngày càng tăng cường bóc lột nhân dân
lao động. Người dân ngoài việc phải đi chiến trận thực hiện nghĩa vụ binh
lính còn phải chịu cảnh sưu thế, phu phen, lao dịch nặng nề. Thiên tai thường
xuyên xảy ra, nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống của nhân dân
ngày càng trở nên đói khổ. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai
cấp trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt, sự rối loạn trong xã hội ngày càng
gia tăng. Những nghi lễ chặt chẽ, tôn nghiêm trước đây từng góp phần bảo vệ
và làm hưng thịnh chế độ tông pháp của nhà Chu ngày càng bị coi thường.
Tình trạng lễ nghĩa, cương thường bị đảo lộn, đạo đức bị suy đồi ở thời Xuân
thu - Chiến quốc biểu hiện về mặt xã hội là hiệm tượng “tiếm quyền”, “lạm
quyền”, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ
nghĩa của chư hầu. Các nước lớn đã mượn danh nghĩa của Thiên tử để bắt các
nước nhỏ cống nạp. Tình trạng đó đã được Tử Sản ghi lại: “Mỗi lần nước
18
Trịnh cống nạp cho nước Tấn phải dùng đến một trăm xe chở lụa và da thú,
mà một trăm xe thì phải cả ngàn người” [13, tr.35].
Trong thời kỳ này, xã hội Trung Hoa không chỉ xảy ra chiến tranh liên
miên giữa các nước mà trong mỗi gia đình, cha con, anh em, vợ chồng cũng
thường xuyên xảy ra tranh cãi, chia lìa. Tình cảnh đó khiến Khổng Tử gọi là
sự băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp.
Sự rối loạn về chính trị - xã hội của Trung Quốc thời kỳ này có thể
được lý giải bằng nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự phát triển không phù
hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Việc phát hiện ra công cụ
lao động bằng sắt đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản
xuất thời kỳ này. Nếu như ở thời Tây Chu, quan hệ sản xuất chủ yếu là quan
hệ giữa chủ nô và nô lệ thì đến thời Xuân thu, quan hệ đó đã dần dần rạn nứt.
Quan hệ sản xuất phong kiến với hai giai cấp mới là địa chủ và nông dân dần
dần được xác lập, tồn tại xen kẽ với quan hệ sản xuất giữa chủ nô và nô lệ.
Giai cấp địa chủ ngày càng có xu thế lấn át giai cấp chủ nô trong mọi sinh
hoạt chính trị - xã hội.
Sự thay đổi lớn lao của lịch sử, sự phát triển của lực lượng sản xuất làm
cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng tăng, những giá trị
đạo đức bị xáo trộn, những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên trong xã hội
Trung Quốc thời kỳ này đã đặt ra một vấn đề cấp bách cho các nhà triết học:
Cần phải có những quan điểm mới mẻ về con người và giáo dục con người để
giữ gìn đạo lý luân thường của xã hội, để đảm bảo trật tự xã hội. Tư tưởng
giáo dục của Nho gia ra đời trong thời kỳ này đáp ứng những yêu cầu, đỏi hỏi
bức thiết của lịch sử xã hội.
1.1.2. Nguồn gốc và quá trình xuất hiện những tư tưởng giáo dục
của Nho giáo
Sự xuất hiện tư tưởng giáo dục của trường phái Nho giáo không chỉ
được bắt nguồn từ những yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, xã
19
hội của thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc mà còn được bắt nguồn trực tiếp từ
những tiền đề lý luận. Đó là quan điểm về con người và bản tính con người
của chính các nhà triết học thuộc trường phái này.
Trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại, có rất nhiều triết gia quan tâm
đến vấn đề bản tính con người nhưng có lẽ Khổng Tử là người đầu tiên đặt
vấn đề về bản tính con người. Tư tưởng về tính người của ông được trình bày
chủ yếu trong cuốn Luận ngữ. Đây là cuốn sách do học trò của ông chép lại
những lời dạy của Khổng Tử. Tuy có rất nhiều câu, nhiều dòng viết về con
người nói chung nhưng có rất ít những câu chữ bàn trực tiếp về bản tính con
người. Theo quan điểm của Khổng Tử, bản tính con người là ngay thật. Ông
viết: “nhân chi sinh dã trực” [53, tr.92-93], nghĩa là con người ta khi sinh ra
hoàn toàn ngây thơ, trong trắng, nguyên sơ, tự nhiên, chưa chịu sự tác động
của ngoại cảnh và của các nhân tố xã hội. Theo đó, mọi người sinh ra ai cũng
giống nhau ở tính tự nhiên, nguyên sơ đó nhưng sở dĩ mọi người trở nên khác
nhau là do hoàn cảnh, môi trường chi phối. Tư tưởng đó được kết tinh trong
một luận điểm nối tiếng: “Người ta tất thảy đều giống nhau vì ai nấy đều có
bản tính ngay thật nhưng bởi nhiễm thói quen nên họ thành ra khác nhau”
(tính tương cận, tập tương viễn dã) [53, tr.268-269]. Khổng Tử rất quan tâm
đến những nguyên nhân khiến con người xa rời, đánh mất đi bản tính ban đầu
của mình. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến xã hội trở nên hỗn loạn,
cương thường đạo lý bị xáo trộn. Để con người giữ được bản tính đó và trở
nên gần nhau hơn, Khổng Tử chủ trương dùng biện pháp giáo hóa, mọi người
cần phải học tập, tu dưỡng để hướng tới những điều nhân nghĩa, để giữ cho
được bản tính thiện của mình, xa rời cái ác, hiểu được đạo và làm cho xã hội
trở nên tốt đẹp hơn.
Kế thừa tư tưởng “tính tương cận” của Khổng Tử, Mạnh Tử đã phát
triển học thuyết tính người của Nho giáo lên một nấc thang mới khiến tên tuổi
của ông gắn liền với học thuyết tính thiện. Sở dĩ Mạnh Tử cho rằng bản tính
20
con người là thiện vì: “Nếu sinh hoạt ở đời là tính thì tính của con chó cũng
như tính của con trâu, tính của con trâu cũng giống như tính của con người
chăng? Nếu ví tính như cây kỷ cây liễu, nhân nghĩa như cái chén, cái thìa thì
người ta có thể thuận theo cái tính tự nhiên của cây kỷ cây liễu để làm cái
chén cái thìa không hay là phải đẽo gọt gỗ kỷ, gỗ liễu rồi sau mới làm ra được
cái chén cái thìa? Nếu phải đẽo gọt gỗ kỷ gỗ liễu để làm chén, thìa thì cũng
phải đẽo gọt tính người rồi mới làm điều nhân nghĩa. Như thế chẳng hại cho
nhân nghĩa lắm sao? Muốn làm cho được điều nhân nghĩa phải hủy hại cái
tính tự nhiên của mình, như vậy thuyết của người chỉ khiến mọi người trong
thiên hạ đều sợ mà phải lánh xa điều nhân nghĩa đó thôi. Nếu ví bản tính con
người ta như nước, thì tuy nước không có phân biệt đông tây nhưng nó há
chẳng phân biệt cao thấp cao? Cái bản tính của người ta vốn thiện cũng như
bản tính tự nhiên của nước là chảy xuống chỗ thấp vậy. Không một người nào
sinh ra mà tự nhiên bất thiện, cũng như không có một thứ nước nào lại không
chảy xuống chỗ thấp. Giá như nay người đánh xuống nước mà làm cho nó vọt
lên thì nước có thể lên quá trán, còn như chặn dòng nước lại thì nó có thể
vượt lên trên núi. Đó là cái thế bị ép chứ không phải bản tính của nước. Con
người cũng như thế, nếu khiến họ làm điều bất thiện thì bản tính vốn thiện của
họ sẽ phản phục lại ngay” [57, tr.143-147].
Như vậy, theo Mạnh Tử, bản tính thiện của con người sinh ra đã có. Đó
là do trời phú. Theo đó, con người sinh ra đã có bốn đức là nhân, nghĩa, lễ, trí
ứng với bốn thịnh đức của trời là: nguyên, hanh, lợi, trinh. Bốn đức đó của
con người bắt nguồn từ tứ đoan hay bốn đầu mối của thiện, còn gọi là thiện
đoan. Đó là tài chất, là bản tính trời phú cho con người, sinh ra đã có như
mầm cây trong hạt giống, như tứ chi của cơ thể. Mạnh Tử viết: “Người ta ai
cũng có lòng thương người... Sở dĩ nói như vậy là vì chứng cứ là, nếu bất
thình lình thấy một đứa trẻ sắp ngã xuống giếng thì ai cũng có lòng bồn chồn
thương xót. Bồn chồn thương xót không phải là vì trong bụng có ý muốn cầu
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50340
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Học viện Chính Trị Quân Sự
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Bài mẫu tiểu luận về gia đình
Bài mẫu tiểu luận về gia đìnhBài mẫu tiểu luận về gia đình
Bài mẫu tiểu luận về gia đình
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
nataliej4
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
nataliej4
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
Ngà Nguyễn
 
Slide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiSlide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hội
Ho Van Tan
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Doan Hau
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
TuanPham84308
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
dinhtrongtran39
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 

What's hot (20)

Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Bài mẫu tiểu luận về gia đình
Bài mẫu tiểu luận về gia đìnhBài mẫu tiểu luận về gia đình
Bài mẫu tiểu luận về gia đình
 
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAYĐề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại TPHCM, HAY
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAYẢnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức thanh niên, HAY
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAYĐề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
Đề tài: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tại quận Bình Tân, HAY
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIXLuận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
Luận án: Vai trò xã hội của Nho giáo ở Việt Nam từ XV đến XIX
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Slide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hộiSlide - Vị thế xã hội
Slide - Vị thế xã hội
 
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan ĐảngMẫu powerpoint cơ quan Đảng
Mẫu powerpoint cơ quan Đảng
 
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptxĐề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 

Similar to Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinhKể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
nataliej4
 
201311159561817120
201311159561817120201311159561817120
201311159561817120Phi Phi
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
hieu anh
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
hieu anh
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
HanaTiti
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
luanvantrust
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
Khoá Luận Biện Pháp Quản Lý Giáo Dục Đạo Đức Học Sinh Thông Qua Hoạt Động Ngo...
 
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...Luận văn:  Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
Luận văn: Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ...
 
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinhKể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
Kể chuyện về nhân vật theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sửLuận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích cho học sinh trong dạy học lịch sử
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho học sinh trong dạy học ...
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Chuong%20 x[1]
Chuong%20 x[1]Chuong%20 x[1]
Chuong%20 x[1]
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
201311159561817120
201311159561817120201311159561817120
201311159561817120
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ... Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
Giáo dục nếp sống thanh lịch – văn minh thông qua môn đạo đức cho học sinh lớ...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
Luận án: Giáo dục lí luận chính trị cho sinh viên miền núi phía Bắc - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty thương mại DOHA - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOTĐề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
Đề tài: Dạy Mĩ thuật theo phát triển năng lực của người học, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 

Luận văn: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay

  • 1. 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐẶNG HỒNG HÀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2011
  • 2. 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐẶNG HỒNG HÀ TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số : 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM CÔNG NHẤT HÀ NỘI - 2011
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Phạm Công Nhất. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2011. Tác giả Đặng Hồng Hà
  • 4. 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 Chương 1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO ......................................................9 1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội xuất hiện tư tưởng giáo dục của Nho giáo.....................9 1.1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại khi Nho giáo xuất hiện ........9 1.1.2. Nguồn gốc và quá trình xuất hiện những tư tưởng giáo dục của Nho giáo...........13 1.2. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo.......................................18 1.2.1. Về quan niệm giáo dục.......................................................................................18 1.2.2. Về mục tiêu giáo dục..........................................................................................21 1.2.3. Về nội dung giáo dục .........................................................................................24 1.2.4. Về phương pháp giáo dục...................................................................................31 1.2.5. Về vai trò và vị trí của người thầy trong quá trình giáo dục ................................39 1.3. Một số nhận xét, đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo..................................................................................................................41 1.3.1. Những giá trị tích cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo..............................42 1.3.2. Những hạn chế, nhược điểm trong tư tưởng của Nho giáo..................................44 Chương 2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG GIÁI PHÁP PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO VÀO SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......48 2.1. Quá trình đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam và sự cần thiết phải vận dụng các giá trị tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay ..................................................................48 2.1.1. Khái quát quá trình đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay ............48 2.1.2. Sự cần thiết phải vận dụng các giá trị tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay ................................52 2.2. Những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia ở Châu Á và những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay .............................................55 2.2.1. Bài học từ các quốc gia ở Châu Á và kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc kế thừa các giá trị tư tưởng tích cực về giáo dục của Nho giáo................................56
  • 5. 5 2.2.2. Những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay ...68 KẾT LUẬN.........................................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................84
  • 6. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trung Quốc là một trong những trung tâm văn hóa lớn, rực rỡ và phong phú nhất của nền văn minh phương Đông. Tư tưởng triết học Trung Quốc từ lâu đã khẳng định được vị trí của mình trong tiến trình phát triển chung của lịch sử tư tưởng nhân loại với những tên tuổi của các nhà triết học nổi tiếng. Nho giáo là một trong những học thuyết triết học và chính trị - xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Mặc dù ra đời từ rất sớm nhưng Nho giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt đến con người, đặc biệt là vấn đề giáo dục con người. Đây là một trong những nội dung triết học chủ yếu và nổi bật nhất của Nho giáo. Vì vậy, những tư tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tư tưởng về giáo dục con người nói riêng có một ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị - xã hội của Trung Quốc. Nho giáo du nhập vào nước ta được khoảng 2000 năm và đã có những ảnh hưởng to lớn đối với xã hội và con người Việt Nam. Với hơn nghìn năm Bắc thuộc, tư tưởng giáo dục Nho giáo đã để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống chính trị - xã hội, đặc biệt là trong cách thức giáo dục của nước ta suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Nho giáo có ý nghĩa lý luận to lớn đối với những người nghiên cứu và giảng dạy triết học ở Việt Nam hiện nay. Đó là cách mỗi chúng ta học tập, kế thừa những giá trị trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng và kế thừa những tinh hoa tinh thần của nhân loại nói chung. Cho đến nay, công cuộc đổi mới của Việt Nam đó trải qua hơn hai mươi năm và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; công tác giáo dục và đào tạo đã và đang được đặt
  • 7. 7 lên hàng đầu bởi việc phát triển giáo dục - đào tạo trực tiếp giúp con người nâng cao trí tuệ, hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân tiến tới thực hiện các mục tiêu cao cả mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [20, tr.94-95]. Kế thừa tinh thần đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” [23, tr.77]. Bởi vậy, giáo dục và đào tạo đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay. Trước thực trạng nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, cũng không tránh khỏi những thiếu sót, bất hợp lý khiến nhiều người cho rằng nền giáo dục nước ta hiện nay đang gặp phải “khủng hoảng trầm trọng”. Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay là cần đưa ra những giải pháp nhằm góp phần xây dựng và phát triển nền giáo dục nước ta. Để làm được điều đó, một trong những việc không thể bỏ qua là cần phải nghiên cứu tư tưởng giáo dục của các bậc tiền bối trong lịch sử để kế thừa những tinh hoa trong quan điểm giáo dục của họ. Đứng trên quan điểm lịch sử - cụ thể, tư tưởng giáo dục của Nho giáo tuy có nhiều điểm hợp lý, tích cực nhưng không tránh khỏi những yếu tố hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn nước ta hiện nay. Với chặng đường khoảng 2000 năm du nhập vào nước ta, tư tưởng giáo dục nói riêng và tư tưởng triết học của Nho giáo nói chung có nhiều bước thăng trầm, thịnh suy.
  • 8. 8 Có thời kỳ, Nho giáo được đề cao, độc tôn nhưng có những lúc, Nho giáo đã bị bài xích, xóa bỏ. Thời gian gần đây có nhiều ý kiến trái ngược nhau khi đánh giá về tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay. Có ý kiến cho rằng cần khôi phục những tư tưởng giáo dục của Nho giáo nhưng cũng có ý kiến cho rằng cần xoá bỏ nó trong thời đại ngày nay vì nó đã trở nên lỗi thời, không còn phù hợp nữa. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay là một vấn đề cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển giáo dục của nước ta hiện nay. Với những ý nghĩa như vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành triết học. 2. Tình hình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và triển khai đề tài này, chúng tôi đã được tiếp xúc với một nguồn tài liệu bằng tiếng Việt rất phong phú. Những tài liệu được chúng tôi đưa vào trong danh mục tài liệu tham khảo dù ít dù nhiều đều liên quan đến nội dung của luận văn nên được chúng tôi sử dụng ở những mức độ khác nhau. Nguồn tài liệu phong phú đó được chúng tôi phân loại thành ba mảng đề tài nghiên cứu như sau: Mảng thứ nhất: Những tài liệu nghiên cứu về triết học Trung Hoa cổ đại nói chung và tư tưởng triết học của Nho giáo nói riêng. Đây là một mảng đề tài có rất nhiều tài liệu, là những công trình nghiên cứu công phu của các nhà nghiên cứu về triết học Trung Quốc nổi tiếng ở Việt Nam như: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (1992), Đại cương triết học Trung Quốc, (tập 1 và tập 2); Doãn Chính (2002), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc; Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng triết học phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu… Đây là những cuốn sách đã trình bày một cách rất cụ thể những điều kiện,
  • 9. 9 hoàn cảnh ra đời của triết học phương Đông nói riêng và triết học Nho giáo nói chung. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng đối với chúng tôi trong khi nghiên cứu đề tài này vì nó giúp chúng tôi có cái nhìn lịch sử - cụ thể về sự ra đời của những tư tưởng triết học thuộc trường phái Nho gia. Bên cạnh những tài liệu có tính chất chung, ở mảng đề tài này, chúng tôi còn có điều kiện tiếp xúc với những cuốn sách viết trực tiếp về những tư tưởng triết học của Nho giáo như: Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo; Quang Đạm (1994), Nho giáo xưa và nay; Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam; Phạm Văn Khoái (2004), Khổng phu tử và Luận ngữ; Nguyễn Hiến Lê (1996), Khổng Tử; Nguyễn Hiến Lê (1993), Mạnh Tử; Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử… Đây là những cuốn sách đã bàn đến một cách rất cụ thể những tư tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tư tưởng triết học của ba nhà triết học tiêu biểu của trường phái này là Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Đặc biệt là hai cuốn sách: Tứ thư tập chú của Chu Hi (1998) do Nguyễn Đức Lân dịch; Luận ngữ (1950), Đoàn Trung Còn dịch đã diễn giải một cách cụ thể rất nhiều quan điểm của Khổng Tử cũng như Nho giáo về triết học nói chung và giáo dục nói riêng. Những tài liệu này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc thực hiện đề tài. Mảng thứ hai: Những tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo với văn hóa Việt Nam nói chung và giáo dục nói riêng. Vì tư tưởng giáo dục của Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đối với xã hội Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Bắc thuộc đến nay nên vấn đề này được rất nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng ở nước ta quan tâm. Vì vậy, khi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi cũng có điều kiện được tiếp xúc với rất nhiều cuốn sách, nhiều bài báo, tạp chí như: Lê Ngọc Anh (1999), Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam; Nguyễn Văn Bình (2001), Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay; Phan Đại Doãn (1999), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam; Vũ
  • 10. 10 Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam; Nguyễn Thế Long (1995), Nho học ở Việt Nam giáo dục và thi cử… Những công trình nghiên cứu trên đã trình bày ở những góc độ khác nhau ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa xã hội Việt Nam nói chung và nền giáo dục, thi cử trong thời kỳ phong kiến. Ở mảng đề tài này, chúng tôi được tiếp xúc với ba công trình nghiên cứu một cách công phu, kỹ lưỡng ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đối với con người và việc đào tạo con người Việt Nam như: Nguyễn Thị Tuyết Mai, (2009), Quan niệm nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người; Nguyễn Thị Nga - Hồ Trọng Hoài (2003), Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người; Nguyễn Xuân Tiệp (2009), Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học… Những công trình này đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đối với việc giáo dục và đào tạo con người ở Việt Nam. Tuy nhiên, cả ba công tình trực tiếp nghiên cứu ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo như chúng tôi vừa kể trên chủ yếu mới chỉ chú ý đến hưởng của giáo dục Nho giáo với việc giáo dục nhân cách cho con người hoặc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay chứ chưa chỉ ra những ảnh hưởng rõ nét đến giáo dục nói chung ở Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Đó cũng là một cơ hội để chúng tôi có thể có những đóng góp mới mẻ khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo đối với giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Mảng thứ ba: Những tài liệu nghiên cứu về giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là mảng đề tài chúng tôi được tiếp xúc với với những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học hàng đầu, có nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam hiện nay như: Hoàng Chí Bảo (2001), Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cách mạng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường ở nước ta hiện nay; Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp; Phạm
  • 11. 11 Văn Đồng (1999), Vấn đề giáo dục - đào tạo; Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI; Phạm Minh Hạc (2003) Về giáo dục… Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra thực trạng của nền giáo dục của nước ta trong thời gian qua, phân tích một cách cụ thể và thấu đáo những mặt tích cực cũng như những hạn chế của nền giáo dục nước nhà đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm chấn hưng nền giáo dục nước ta, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, các Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, nhất là Văn kiện Đảng VI (1986), Văn kiện Đảng X (2006) và Văn kiện Đảng XI (2011) được chúng tôi coi đây là cơ sở của đường lối, chính sách phát triển giáo dục ở Việt Nam. Những tài liệu trên đã giúp chúng tôi nhận thấy việc phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay cần thiết phải kế thừa tinh hoa trong tư tưởng giáo dục của nhân loại nói chung và tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng để phát huy những mặt tích cực trong tư tưởng giáo dục của những bậc tiền bối. Với nguồn tài liệu phong phú đó, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, tỉ mỉ ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo đối với nền giáo dục ở nước ta hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ của chúng tôi tiếp cận ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo từ yêu cầu cần phải kế thừa những mặt tích cực trong tư tưởng giáo dục của trường phái này trong việc phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay. Đó là một việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu các tư tưởng giáo dục của Nho giáo đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay. - Với mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
  • 12. 12 Một là, trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng giáo dục của Nho giáo thông qua một số triết gia tiêu biểu, từ đó đánh giá những mặt tích cực cũng như hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo. Hai là, chỉ ra những ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay. Ba là, bước đầu đề xuất một số định hướng vận dụng các giá trị tư tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc phát triển giáo dục ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là: tư tưởng giáo dục của Nho giáo và thực tiễn vận dụng tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong quá trình xây dựng và phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về lý luận: Luận văn không trình bày toàn bộ nội dung của học thuyết Nho giáo nói chung mà chỉ tập trung làm rõ tư tưởng giáo dục của trường phái này. Tuy nhiên, trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả không khảo sát tư tưởng giáo dục của Nho giáo trong suốt tiến trình phát triển mà chỉ đi sâu phân tích những tư tường giáo dục của Nho giáo sơ kỳ qua tư tưởng của một số nhà triết học tiêu biểu như Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử. Về thực tiễn, luận văn không trình bày ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho giáo với toàn bộ tiến trình giáo dục của Việt Nam trong lịch sử mà chỉ tập trung làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục của Nho giáo đối với việc phát triển giáo dục ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống những quan điểm có tính chất phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nghiên cứu lịch sử triết học nói chung và tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng những quan điểm, đường lối cũng
  • 13. 13 như những chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục trong thời kỳ đổi mới làm cơ sở lý luận để nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu, Luận văn chủ yếu dựa trên những phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời có sự kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát… trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của học phái Nho giáo nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng cùng những công trình nghiên cứu về phát triển giáo dục ở Việt Nam. 6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Về lý luận, luận văn trình bày một cách có hệ thống những tư tưởng giáo dục của Nho giáo sơ kỳ, đặc biệt tác giả luận văn có sự cố gắng trong việc đưa ra những đánh giá cá nhân về những ưu điểm và hạn chế của tư tưởng giáo dục của Nho giáo và bước đầu có những lý giải về nguyên nhân cùa những ưu điểm và hạn chế đó. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tạo thêm cơ sở của việc kế thừa những tinh hoa trong tư tưởng giáo dục của nhân loại nói chung và tư tưởng giáo dục của Nho giáo nói riêng. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho việc học tập và giảng dạy lịch sử triết học ở Việt Nam hiện nay và những ai quan tâm đến những vấn đề lịch sử triết học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 2 chương, 5 tiết. Chương 1: Bối cảnh và những nội dung tư tưởng giáo dục của Nho giáo. Chương 2: Quá trình đổi mới và phát triển giáo dục ở Việt Nam và những giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
  • 14. 14 Chương 1 BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO 1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội xuất hiện tư tưởng giáo dục của Nho giáo Cũng như nhiều trường phái triết học khác trong lịch sử, tư tưởng triết học của Nho giáo nói chung và tư tưởng giáo dục nói riêng được ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, gắn với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc thời cổ đại. 1.1.1. Bối cảnh lịch sử, kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ đại khi Nho giáo xuất hiện Tư tưởng triết học của Nho giáo ra đời chủ yếu trong thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc. Đó là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, bắt đầu thời kỳ đang lên của chế độ phong kiến sơ kỳ. Về lịch sử, chế độ chiếm hữu nô lệ của Trung Quốc đã tồn tại và phát triển từ triều đại nhà Hạ, qua nhà Thương đến cuối nhà Tây Chu thì bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng và ngày càng đi tới suy tàn. Những năm đầu của nhà Chu, xã hội vẫn còn có trật tự trên dưới, thứ bậc từ thiên tử cho đến thứ dân. Theo sử sách ghi lại, đây là một thời kỳ yên ổn, xã hội có trật tự và quy tắc. Thời kỳ này, nhà Chu thực hiện việc phong đất cho người thân hoặc người có công trong chiến trận, lập nên các nước chư hầu. Thiên tử của nhà Chu là chủ của thiên hạ. Đến thời Xuân thu, chế độ phân phong không còn giữ được nguyên tắc như ban đầu, các thiên tử của nhà Chu không còn khả năng nắm giữ được quyền hành và cai trị đất nước. Các nước chư hầu không còn nghe theo mệnh lệnh của thiên tử. Điều đó làm cho uy tín của thiên tử ngày càng mất đi, các
  • 15. 15 nước chư hầu ngày càng có xu hướng tách khỏi quyền lực của thiên tử, từng bước quyết định mọi việc, không tuân theo sự phân cấp của nhà Chu. Sự tan rã của chế độ phân phong đã khiến cho các nước chư hầu thường xuyên xảy ra chiến tranh làm cho xã hội Trung Hoa ngày càng trở nên biến động và hỗn loạn. Trong thời kỳ này, trật tự xã hội giữa các tầng lớp, giai cấp bị đảo lộn; người dân phải thường xuyên chịu cảnh nước sôi lửa bỏng của chiến tranh dẫn đến cảnh đói khát, ly tán. Tình cảnh đó được ghi lại như sau: “Năm 781 trước Công nguyên, nhân vua Chu là U Vương phế hoàng hậu họ Thân và thái tử Nghi Câu, phong Bao Tự làm hoàng hậu, cha Thân hậu là Thân hầu liên kết với giặc Tây Nhung, tấn công Hạo Kinh, thiêu hủy kinh đô nhà Chu, giết chết U Vương dưới chân Ly Sơn, lập thái tử Nghi Câu lên làm vua, lấy hiệu là Chu Bình Vương (năm 771 trước công nguyên). Sau đó một năm, vì đất Thiểm Tây luôn bị giặc Hiểm Doãn, Tây Nhung đe dọa nên Chu Bình Vương phải dời đô về phía Đông, đến Lạc Ấp (Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay), nhường căn cứ Quang Trung cho Tần Tương Công. Xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ đặc biệt, đó là thời kỳ Xuân thu” [13, tr.31]. Có thể nói, đến thời Xuân thu, xã hội Trung Quốc trải qua một thời kỳ giao thời từ chế độ tông tộc chuyển sang chế độ gia trưởng; giá trị tư tưởng, đạo đức của xã hội cũ bị băng hoại; những tư tưởng, đạo đức của chế độ xã hội mới còn manh nha và đang trên đường xác lập. Đây cũng là thời kỳ có những biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho sự giải phóng con người khỏi sự chi phối bởi thế giới quan thần thoại mang tính huyền bí. Điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình ra đời và phát triển của tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng giáo dục của Nho gia trong thời kỳ này nói riêng. Về kinh tế, ở thời Xuân thu, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Việc dùng bò kéo cày đã bắt đầu trở nên phổ biến, góp phần từng bước giải phóng sức lao động của con người. Thời
  • 16. 16 kỳ này cũng có nhiều phát minh mới về công cụ lao động, nhất là kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt, đã đem lại những tiến bộ mới trong việc cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Cũng trong thời kỳ này, ngành thủy lợi của Trung Quốc có những bước phát triển vượt bậc, nhất là ở vùng Trường Giang. Nhờ đó, diện tích đất đai canh tác không ngừng được mở rộng. Kỹ thuật trồng trọt nhờ đó cũng được cải tiến, tạo điều kiện tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Trong thời kỳ này, cùng với việc các tướng cũng được phong đất là việc ruộng đất được mua bán tự do. Công xã giao hẳn đất công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời gian lâu dài. Vì vậy, nông dân có thể dùng phương pháp lưu canh hay luân canh để tăng năng suất cây trồng. Cũng nhờ sự phát triển của công cụ lao động bằng sắt và sự phát triển của thủy lợi, ruộng đất do nông dân vỡ hoang biến thành ruộng tư ngày càng nhiều. Bọn quý tộc có quyền thế đã chiếm dần ruộng đất của công xã làm của tư khiến chế độ “tỉnh điền” bị tan rã. Đây là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ trong việc trao đổi sản phẩm lao động, quan hệ trong việc phân công trong sản xuất thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng và trở nên chuyên nghiệp hơn, thúc đẩy một loạt các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển như nghề luyện sắt, nghề rèn, mộc, gốm… Cuối thời Xuân thu, nước Ngô và nước Tấn là hai nước có ngành thủ công nghiệp phát triển vào bậc nhất ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Trên cơ sở phát triển ngành thủ công nghiệp, cuối thời Xuân thu - đầu thời Chiến quốc, thương nghiệp cũng phát triển. Điều đó được đánh dấu bằng sự ra đời của tiền tệ. Trong xã hội đã hình thành một tầng lớp thương nhân giàu có và ngày càng có thế lực. Thương nhân khi kết giao với chư hầu và tầng lớp công khanh đại phu ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với tình hình chính trị - xã hội lúc bấy giờ. Những người giàu có đã vượt lên lấn át cả quyền lực của vua chúa. Trường hợp Lã Bất Vi thao túng chính trị nhà Tần ở
  • 17. 17 thời Chiến quốc là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, nghề buôn bán ở Trung Quốc trong thời kỳ này vẫn bị coi là nghề rẻ mạt nhất theo quan điểm “nông bản, thương mạt”. Về chính trị - xã hội, ở thời Xuân thu, chế độ tông pháp của nhà Chu không còn được tôn trọng như ban đầu. Mối quan hệ về chính trị - xã hội giữa thiên tử và các nước chư hầu ngày càng trở nên lỏng lẻo. Thiên tử nhà Chu hầu như không còn quyền hành gì với các nước chư hầu. Nhiều nước chư hầu mượn tiếng khôi phục lại chế độ tông pháp của nhà Chu để đề ra khẩu hiệu “tôn vương bài di”, đua nhau động binh để mở rộng thế lực và đất đai, thôn tính lẫn nhau để giành vị thế bá chủ thiên hạ. Thời kỳ Xuân thu kéo dài khoảng 242 năm nhưng có đến hơn 480 cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Những cuộc chiến tranh đó đã khiến các nước nhỏ bị tan rã hoặc bị các nước lớn thôn tính. Cuối thời Xuân thu, ở Trung Quốc có khoảng hơn 100 nước lớn nhỏ, trong đó có những nước hùng mạnh thay nhau làm bá chủ thiên hạ như Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần làm thành nhóm thất hùng. Thời Xuân thu, các lãnh chúa ngày càng tăng cường bóc lột nhân dân lao động. Người dân ngoài việc phải đi chiến trận thực hiện nghĩa vụ binh lính còn phải chịu cảnh sưu thế, phu phen, lao dịch nặng nề. Thiên tai thường xuyên xảy ra, nạn cướp bóc nổi lên khắp nơi làm cho đời sống của nhân dân ngày càng trở nên đói khổ. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt, sự rối loạn trong xã hội ngày càng gia tăng. Những nghi lễ chặt chẽ, tôn nghiêm trước đây từng góp phần bảo vệ và làm hưng thịnh chế độ tông pháp của nhà Chu ngày càng bị coi thường. Tình trạng lễ nghĩa, cương thường bị đảo lộn, đạo đức bị suy đồi ở thời Xuân thu - Chiến quốc biểu hiện về mặt xã hội là hiệm tượng “tiếm quyền”, “lạm quyền”, chư hầu chiếm dụng lễ nghĩa của thiên tử, đại phu chiếm dụng lễ nghĩa của chư hầu. Các nước lớn đã mượn danh nghĩa của Thiên tử để bắt các nước nhỏ cống nạp. Tình trạng đó đã được Tử Sản ghi lại: “Mỗi lần nước
  • 18. 18 Trịnh cống nạp cho nước Tấn phải dùng đến một trăm xe chở lụa và da thú, mà một trăm xe thì phải cả ngàn người” [13, tr.35]. Trong thời kỳ này, xã hội Trung Hoa không chỉ xảy ra chiến tranh liên miên giữa các nước mà trong mỗi gia đình, cha con, anh em, vợ chồng cũng thường xuyên xảy ra tranh cãi, chia lìa. Tình cảnh đó khiến Khổng Tử gọi là sự băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp. Sự rối loạn về chính trị - xã hội của Trung Quốc thời kỳ này có thể được lý giải bằng nguyên nhân chủ yếu nhất là do sự phát triển không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Việc phát hiện ra công cụ lao động bằng sắt đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất thời kỳ này. Nếu như ở thời Tây Chu, quan hệ sản xuất chủ yếu là quan hệ giữa chủ nô và nô lệ thì đến thời Xuân thu, quan hệ đó đã dần dần rạn nứt. Quan hệ sản xuất phong kiến với hai giai cấp mới là địa chủ và nông dân dần dần được xác lập, tồn tại xen kẽ với quan hệ sản xuất giữa chủ nô và nô lệ. Giai cấp địa chủ ngày càng có xu thế lấn át giai cấp chủ nô trong mọi sinh hoạt chính trị - xã hội. Sự thay đổi lớn lao của lịch sử, sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng tăng, những giá trị đạo đức bị xáo trộn, những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên trong xã hội Trung Quốc thời kỳ này đã đặt ra một vấn đề cấp bách cho các nhà triết học: Cần phải có những quan điểm mới mẻ về con người và giáo dục con người để giữ gìn đạo lý luân thường của xã hội, để đảm bảo trật tự xã hội. Tư tưởng giáo dục của Nho gia ra đời trong thời kỳ này đáp ứng những yêu cầu, đỏi hỏi bức thiết của lịch sử xã hội. 1.1.2. Nguồn gốc và quá trình xuất hiện những tư tưởng giáo dục của Nho giáo Sự xuất hiện tư tưởng giáo dục của trường phái Nho giáo không chỉ được bắt nguồn từ những yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, xã
  • 19. 19 hội của thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc mà còn được bắt nguồn trực tiếp từ những tiền đề lý luận. Đó là quan điểm về con người và bản tính con người của chính các nhà triết học thuộc trường phái này. Trong lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại, có rất nhiều triết gia quan tâm đến vấn đề bản tính con người nhưng có lẽ Khổng Tử là người đầu tiên đặt vấn đề về bản tính con người. Tư tưởng về tính người của ông được trình bày chủ yếu trong cuốn Luận ngữ. Đây là cuốn sách do học trò của ông chép lại những lời dạy của Khổng Tử. Tuy có rất nhiều câu, nhiều dòng viết về con người nói chung nhưng có rất ít những câu chữ bàn trực tiếp về bản tính con người. Theo quan điểm của Khổng Tử, bản tính con người là ngay thật. Ông viết: “nhân chi sinh dã trực” [53, tr.92-93], nghĩa là con người ta khi sinh ra hoàn toàn ngây thơ, trong trắng, nguyên sơ, tự nhiên, chưa chịu sự tác động của ngoại cảnh và của các nhân tố xã hội. Theo đó, mọi người sinh ra ai cũng giống nhau ở tính tự nhiên, nguyên sơ đó nhưng sở dĩ mọi người trở nên khác nhau là do hoàn cảnh, môi trường chi phối. Tư tưởng đó được kết tinh trong một luận điểm nối tiếng: “Người ta tất thảy đều giống nhau vì ai nấy đều có bản tính ngay thật nhưng bởi nhiễm thói quen nên họ thành ra khác nhau” (tính tương cận, tập tương viễn dã) [53, tr.268-269]. Khổng Tử rất quan tâm đến những nguyên nhân khiến con người xa rời, đánh mất đi bản tính ban đầu của mình. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến xã hội trở nên hỗn loạn, cương thường đạo lý bị xáo trộn. Để con người giữ được bản tính đó và trở nên gần nhau hơn, Khổng Tử chủ trương dùng biện pháp giáo hóa, mọi người cần phải học tập, tu dưỡng để hướng tới những điều nhân nghĩa, để giữ cho được bản tính thiện của mình, xa rời cái ác, hiểu được đạo và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Kế thừa tư tưởng “tính tương cận” của Khổng Tử, Mạnh Tử đã phát triển học thuyết tính người của Nho giáo lên một nấc thang mới khiến tên tuổi của ông gắn liền với học thuyết tính thiện. Sở dĩ Mạnh Tử cho rằng bản tính
  • 20. 20 con người là thiện vì: “Nếu sinh hoạt ở đời là tính thì tính của con chó cũng như tính của con trâu, tính của con trâu cũng giống như tính của con người chăng? Nếu ví tính như cây kỷ cây liễu, nhân nghĩa như cái chén, cái thìa thì người ta có thể thuận theo cái tính tự nhiên của cây kỷ cây liễu để làm cái chén cái thìa không hay là phải đẽo gọt gỗ kỷ, gỗ liễu rồi sau mới làm ra được cái chén cái thìa? Nếu phải đẽo gọt gỗ kỷ gỗ liễu để làm chén, thìa thì cũng phải đẽo gọt tính người rồi mới làm điều nhân nghĩa. Như thế chẳng hại cho nhân nghĩa lắm sao? Muốn làm cho được điều nhân nghĩa phải hủy hại cái tính tự nhiên của mình, như vậy thuyết của người chỉ khiến mọi người trong thiên hạ đều sợ mà phải lánh xa điều nhân nghĩa đó thôi. Nếu ví bản tính con người ta như nước, thì tuy nước không có phân biệt đông tây nhưng nó há chẳng phân biệt cao thấp cao? Cái bản tính của người ta vốn thiện cũng như bản tính tự nhiên của nước là chảy xuống chỗ thấp vậy. Không một người nào sinh ra mà tự nhiên bất thiện, cũng như không có một thứ nước nào lại không chảy xuống chỗ thấp. Giá như nay người đánh xuống nước mà làm cho nó vọt lên thì nước có thể lên quá trán, còn như chặn dòng nước lại thì nó có thể vượt lên trên núi. Đó là cái thế bị ép chứ không phải bản tính của nước. Con người cũng như thế, nếu khiến họ làm điều bất thiện thì bản tính vốn thiện của họ sẽ phản phục lại ngay” [57, tr.143-147]. Như vậy, theo Mạnh Tử, bản tính thiện của con người sinh ra đã có. Đó là do trời phú. Theo đó, con người sinh ra đã có bốn đức là nhân, nghĩa, lễ, trí ứng với bốn thịnh đức của trời là: nguyên, hanh, lợi, trinh. Bốn đức đó của con người bắt nguồn từ tứ đoan hay bốn đầu mối của thiện, còn gọi là thiện đoan. Đó là tài chất, là bản tính trời phú cho con người, sinh ra đã có như mầm cây trong hạt giống, như tứ chi của cơ thể. Mạnh Tử viết: “Người ta ai cũng có lòng thương người... Sở dĩ nói như vậy là vì chứng cứ là, nếu bất thình lình thấy một đứa trẻ sắp ngã xuống giếng thì ai cũng có lòng bồn chồn thương xót. Bồn chồn thương xót không phải là vì trong bụng có ý muốn cầu
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50340 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562