SlideShare a Scribd company logo
1
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ”
CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 - 1973)
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Mã số đề tài: SV2014 - 06
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Bích Tuyền
Thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Lệ Trinh
Đặng Thị Bích Trâm
Nguyễn Minh Tuấn
Giáo viên hướng dẫn: Th.S LÊ TÙNG LÂM
TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
2
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ”
CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 - 1973)
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Mã số đề tài: SV2014 - 06
Xác nhận của Khoa
(ký, họ tên)
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký, họ tên)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
3
Lời cảm ơn
Lời đầu tiên chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô
Trường Đại học Sài Gòn, đặc biệt là quý thầy, cô trong khoa Sư phạm Khoa
học Xã hội đã tạo điều kiện tốt cho sinh viên chúng tôi có thể tham gia nghiên
cứu khoa học.
Đặc biệt chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê Tùng
Lâm, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình để có thể
hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng đây là công trình đầu tiên chúng tôi thực
hiện, hơn nữa cũng do hạn chế về năng lực nghiên cứu và tài liệu tham khảo
nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô.
Tập thể tác giả
4
MỤC LỤC
Lời cảm ơn .................................................................................................................1
MỤC LỤC....................................................................Error! Bookmark not defined.
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN QUÁ
TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ” CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 –
1973) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM....................................................................6
MỞ ĐẦU....................................................................................................................8
CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI (1945 – 1952)...................................................................................................12
1.1. Tình hình kinh tế.............................................................................................12
1.2. Tình hình chính trị - quân sự ..........................................................................14
1.3. Cuộc cải cách của Mac Arthur và sự chuyển biến kinh tế Nhật Bản .............17
CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ NHẬT
BẢN (1952 – 1973)..................................................................................................24
2.1. Sự phục hồi và phát triển kinh tế của Nhật Bản (1952-1973) ........................24
2.2. Những thành tựu cơ bản của Nhật Bản (1952 – 1973)...................................31
2.2.1. Trong lĩnh vực Công nghiệp ....................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Trong lĩnh vực Nông nghiệp ....................................................................34
2.2.3. Trong lĩnh vực Thương nghiệp – Dịch vụ ...............................................34
2.2.4. Giao thông vận tải ....................................................................................36
2.2.5. Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật...........................................................36
CHƢƠNG 3 NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...........................................................40
3.1. Nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản................................................40
3.1.1. Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật........................40
3.1.2. Vai trò của người Nhật Bản .....................................................................41
3.1.3. Vai trò quản lí, chính sách cải cách và mở cửa của Nhà nước ................43
3.1.4. Chi phí quốc phòng ít...............................................................................44
3.1.5. Các công ty, các nhà kinh doanh năng động tích cực ..............................45
5
3.1.6. Tận dụng những cơ hội bên ngoài............................................................47
3.2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................48
Kết luận...................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................54
6
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ” CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN
(1952 – 1973) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Mã số: SV2014 – 06
1. Vấn đề nghiên cứu
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bị bại trận, nền kinh tế bị tàn
phá nặng nề. Nhưng chỉ hơn hai mươi năm, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi phát
triển và trở thành một nước giàu có. Từ năm 1952 cho đến năm 1973 đã duy trì
được tốc độ phát triển cao đáng kinh ngạc người ta gọi đó là “sự phát triển thần kỳ”.
Nguyên nhân để Nhật Bản từ một nước bị thiệt hại nặng nề lại có thể vươn lên và
phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Sự phát triển của Nhật Bản đã để lại bài học kinh
nghiệm gì cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng? Đây là những vấn đề cấp
thiết khi tìm hiểu về Nhật Bản. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài
Quá trình “phát triển thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973) và bài học kinh
nghiệm làm đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX. Từ đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
3. Nhiệm vụ
Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu
cơ bản và nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Từ đó, rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử: khôi phục lại quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX.
Phương pháp logic rút ra bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiển.
7
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy và học tập của giảng
viên, sinh viên ngành Lịch sử và quan hệ quốc tế nói riêng và những ai quan tâm
đến bộ môn lịch sử nói chung.
8
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bị bại trận, nền kinh tế bị tàn
phá nặng nề. Cuộc sống người dân phải chịu thảm họa đói rét, nhiều nhà máy, xí
nghiệp bị tàn phá gần như hoàn toàn, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bị khan
hiếm, hàng hóa thiếu thốn. Thế nhưng, với sự quyết tâm và tinh thần tự hào dân tộc,
Nhật Bản đã từng bước đưa đất nước thoát khỏi khó khăn và vươn lên trở thành
cường quốc thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ). Đặc biệt, trong những năm 1953 –
1973, Nhật Bản duy trì được tốc độ phát triển cao đáng kinh ngạc mà người ta gọi
đó là “sự phát triển thần kì”. Vậy Nhật Bản đã đạt được những thành tựu gì về kinh
tế? Những nguyên nhân nào góp phần làm nên “thần kì” Nhật Bản và sự phát triển
đó đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?
Đây là những vấn đề cấp thiết khi tìm hiểu về Nhật Bản.
Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học
công nghệ và đứng thứ hai trên thế giới về tổng sản phẩm nội địa, thứ ba trên thế
giới là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ôtô
máy móc, robot, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại, xếp thứ tư thế giới
về xuất khẩu, đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, thứ
sáu thế giới về nhập khẩu. Đây là thành tựu đáng tự hào của nhân dân Nhật Bản.
Đặc biệt, trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển lên tầm cao
mới thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về Nhật Bản càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Quá trình “phát triển thần kỳ”
của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973) và bài học kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu
khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản từ năm 1952 – 1973 đã trở thành một
“hiện tượng” nổi bật trong thế giới tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự
phát triển thần kì của Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học như:
9
Pierre – Antoine Donnet (1991), Nước Nhật mua cả thế giới , Nxb Thông tin lý
luận. Tác giả đã trình bày những thành tựu quan trọng của Nhật Bản trong giai đoạn
cất cánh và vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Qua đó, tác giả cung cấp nhiều
số liệu quan trọng về thời kì phát triển của Nhật Bản.
Iaxuhico Nacaxone với Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỉ XXI,
Nxb Thông tấn, Hà Nội. Qua đây tác giả muốn nói về chiến lược quốc gia của Nhật;
Quan điểm tư tưởng của thủ tướng; Triển vọng đường lối chính trị của Nhật; Những
luận cứ về sự cần thiết thông qua bản hiến pháp nhân dân.
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ( những vấn đề lịch sử và hiện đại) đã trình bày
về mười năm đào tạo và nghiên cứu về Nhật Bản của khoa Phương Đông học; Quan
hệ Nhật - Việt và đầu tư của Nhật Bản vào miền Nam Việt Nam trước 1975.
Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á nêu lên mối quan hệ của Nhật
Bản với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh chung của mối quan hệ chằng chéo,
đan xen, vừa thống nhất vừa mâu thuẩn giữa các cường quốc với nhau và các nước
trong khu vực.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp được tư liệu quan
trọng về giai đoạn phát triển cất cánh của Nhật Bản - đặc biệt về lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa đề cập một cách toàn diện cũng như chưa luận giải
rõ ràng những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo nên “thần kì Nhật Bản”. Mặt
khác, các công trình cũng chưa làm nổi bật những bài học kinh nghiệm của Nhật
Bản để lại cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, chúng tôi dựa trên
những tài liệu đã có, tiến hành tổng hợp và làm nổi bật một cách toàn diện về sự
phát triển của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước trong giai đoạn
phát triển hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phục dựng một cách toàn diện sự phát triển của kinh tế Nhật Bản (1952 - 1973).
Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng trong giai đoạn phát triển hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
10
Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Làm rõ những thành tựu cơ bản và luận giải những nguyên nhân tạo nên “thần kì
Nhật Bản” sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và phát triển của các
nước trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nguyên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những thành tựu quan trọng và nguyên nhân phát triển nhanh
chóng của kinh tế Nhật Bản (1952 - 1973).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Kinh tế Nhật Bản.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 1952 đến năm 1973.
5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ
nghĩa tư bản, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa đế quốc và công cuộc xây dựng
và phát triển của đất nước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp, phân loại và phân tích các tài liệu phù hợp với nội dung đề
tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như:
Phương pháp lịch sử là sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian để
khôi phục lại một cách toàn diện những thành tựu quan trọng của nền kinh tế Nhật
Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX.
Phương pháp logic trên cơ sở luận giải những nguyên nhân quan trọng tạo nên
sự “thần kì” của Nhật Bản (1952 - 1973), chúng tôi rút ra những bài học kinh
nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn.
Ngoài ra, chúng tôi c n sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, đối
chiếu, so sánh các số liệu đã được công bố để làm rõ những thành tựu kinh tế Nhật
Bản trong giai đoạn này.
11
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần tìm hiểu tình cảnh Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thống kê những thành tựu quan trọng của kinh tế Nhật Bản (1952 -1973).
Luận giải những nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản và rút ra bài học
kinh nghiệm cho các nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay.
Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy và học tập của giảng
viên, sinh viên ngành Lịch sử nói riêng và những ai quan tâm đến lịch sử nói chung.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1952)
Chương 1 sẽ trình bày về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai với
những thất bại nặng nề về kinh tế, tình hình chính trị quân sự có nhiều thay đổi dưới
sự chiếm đóng của lực lượng đồng minh và sự chuyển biến kinh tế của Nhật Bản.
Chương 2. Quá trình phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1952-1973)
Chương 2 sẽ trình bày về việc Nhật Bản đã vươn mình phát triển sau Chiến
tranh thế giới thứ hai trở thành một siêu cường kinh tế thế giới. Nhật Bản đã làm
cho cả thế giới kinh ngạc và nể trọng. Tổng sản phẩm quốc gia và thu nhập bình
quân đầu người hàng năm của Nhật đã liên tục tăng qua các năm. Năm 1968 kinh tế
Nhật bản đã lần lượt vượt qua các nước Anh, Pháp, Cộng h a Liên bang Đức, Italia,
Canada để vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
Chương 3. Nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản và bài học kinh nghiệm
Chương 3 sẽ làm rõ các nguyên nhân làm nên sự phát triển “thần kì” của kinh tế
Nhật Bản. Từ những nguyên nhân đó thì chúng ta sẽ biết được nguyên nhân nào
quan trọng nhất để tạo nên sự thành công, sau đó để lại những bài học kinh nghiệm
gì đáng quý và bài học nào là chủ yếu để giúp các nước trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng phát triển một cách toàn diện và nhanh chóng trên con đường
hội nhập quốc tế như hiện nay.
12
CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1945 – 1952)
1.1. Tình hình kinh tế
Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một đất nước hoang
tàn, kiệt quệ. Có lẽ không một quốc gia tham chiến nào là phải chịu đựng một sự
tổn thất nặng nề như vậy và không thấy một nước công nghiệp nào khác lại chậm
cho thấy dấu hiệu bắt đầu phục hồi như vậy. Nhà cửa thuộc khu vực đô thị của Nhật
Bản bị thiêu hủy hoàn toàn trong những cuộc dội bom của không quân Mĩ, dân số
Tokyo chết hơn 1/2, dân số Osaka chết gần 2/3. Sự tàn phá hầu hết các đô thị và sự
hủy diệt hầu như hoàn toàn lực lượng tàu buôn vốn từ trước đến nay làm thành
mạch máu kinh tế duy trì sự sống của Nhật Bản tụt xuống đến mức thấp nhất. Năm
1946, mức sản xuất chỉ còn bằng 1/7 của năm 1941. Dân chúng ăn mặc rách rưới,
ăn uống thiếu thốn, và bị kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần [ 9, tr 272-273].
Sau khi thua trận, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về kinh tế: 34% máy móc, 25%
công trình xây dựng, 81% tàu điện bị phá hủy,sản xuất công nghiệp tháng 8 – 1945
tụt xuống còn vài phần trăm so với một năm trước đó và chỉ bằng khoảng 10% mức
trước chiến tranh (1934 – 1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về
mọi mặt. Những vấn đề kinh tế xã hội gay cấn nhất Nhật Bản lúc này là: thất
nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Lương thực, nguyên nhiên liệu
thiếu trầm trọng, giá cả đắt đỏ leo thang. Sản lượng công nghiệp năm 1946 chưa
bằng 1/3 năm 1930 và chỉ bằng 1/7 năm 1941.
Hơn 4 triệu người thất nghiệp do ngừng các hoạt động sản xuất quân sự, 7,6
triệu binh sĩ giải ngũ, 1,5 triệu người từ các thuộc địa hồi hương, nâng tổng số
người không có việc làm lên 13,1 triệu. Nếu loại trừ một số người có khả năng về
quê làm ruộng thì xã hội vẫn còn giải quyết việc làm cho khoảng 10 triệu người. Vụ
lúa năm 1945 thất bát, thảm họa đói rét bao trùm nước Nhật.
Nguồn năng lượng chính lúc bấy giờ là than và thủy điện. Riêng than đã giảm từ
3 – 4 triệu tấn/ tháng xuống còn 1 triệu tấn/tháng vào mùa thu năm 1945 [5,tr. 176].
13
Lí do chủ yếu là Nhật đầu hàng, những người Trung Hoa và Triều Tiên trước đó
phải lao động khổ sai trong các mỏ than đã không chịu tiếp tục công việc, các mỏ
than hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Do thiếu than, ngành đường sắt bị khủng hoảng
nghiêm trọng.
Tình trạng siêu lạm phát nổ ra từ năm 1945 kéo dài đế đầu những năm 1949 là
một biểu hiện nghiêm trọng khác của sự rối loạn trong kinh tế. Nguyên nhân chính
là do việc cho phát hành tiền giấy để bù đắp thâm hụt tài chính. Thâm hụt tài chính
xảy ra là do hai chính sách sau:
Trợ cấp – các khoản trợ cấp đều chủ yếu tập trung dành cho các sản phẩm đầu
vào trung gian như than đá, thép, đồng và phân bón nhưng một số trợ cấp lại dành
cho các hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm. Cụ thể hơn là chính phủ đã áp
dụng việc kiểm soát giá cả và cung cấp các khoản trợ cấp sản xuất (có nghĩa là “bù
đắp những khoảng cách về giá cả”) nhằm bù đắp những khoản lỗ cho các nhà sản
xuất tư nhân.
Các khoản cho vay từ Qũy phục hồi Tài Chính (fukkin) – mục tiêu của các khoản
cho vay này là các ngành công nghiệp được ưu tiên, đặc biệt là ngành than. Bộ Tài
chính sẽ cấp những khoản cho vay chính sách này cho các ngành được ưu tiên. Trái
phiếu chính phủ đã được phát hành để có được nguồn tài chính cho các khoản vay
này. Hầu hết các trái phiếu này đều được ngân hàng Nhật Bản mua và lượng cung
tiền do vậy cũng tăng lên.
Vài tháng trước khi đầu hàng, nhịp độ tăng giá đã gần đến mức báo động, nhưng
vẫn hoàn toàn không thể so được với tình trạng siêu lạm phát sau đó. Nguyên nhân
chủ yếu là khi lượng hàng hóa cung ứng giảm sút, lượng tiền tệ đưa vào lưu thông
lại phình ra vì chính phủ và ngân hàng Nhật đã phải tung công trái ra thị trường
nhằm làm dịu sự hoang mang của dân chúng trước tình hình quân đồng minh tăng
cường oanh tạc. Sau khi thua trận, chính phủ vẫn phải chi tiền lương cho quân lính
giải ngũ, thanh toán các đơn đặt hàng quân sự trước đây, tiền đền bù thiệt hại
v.v…Thêm vào đó, những lời đồn đại về đổi tiền, đánh thuế tài sản v.v…càng làm
cho dân chúng đổ xô đi mua vét hàng hóa. Mọi biện pháp khẩn cấp chống lạm phát
của chính phủ như: kêu gọi dân chúng gởi tiền tiết kiệm, ra lệnh phát hành tiền mới,
14
thực hiện chuyển đổi đồng tiền yên mới và cho phép mỗi gia đình được quyền rút
500 yên hàng tháng để sinh sống, thu thuế tài sản v.v…đều không ngăn chặn nổi
lạm phát. Tình hình trên đã làm nhân dân mất lòng tin vào chính phủ đã dẫn đến
tình trạng gần như vô chính phủ, nạn chợ đen, cờ bạc và các tiêu cực xã hội khác
phát triển. Với điều kiện trong nước như vậy, cộng thêm việc mất hết thuộc địa và
các tài sản vốn mang lại thu nhập ở nước ngoài, lúc này tình hình không ai dám
nghĩ đến khả năng Nhật Bản có khả năng nhanh chóng phục hồi được nền kinh tế
kiệt quệ này [14, tr.93-95].
1.2. Tình hình chính trị - quân sự
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản bị lực lượng đồng minh (thực tế
là Mĩ) chiếm đóng (1945 – 1952). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật
Bản bị nước ngoài chiếm đóng dưới chế độ quân quản do Bộ Chỉ huy tối cao lực
lượng Đồng minh (SCAP – The Supreme Commander for the Allied Powers), đứng
đầu là tướng Mĩ Mac Arthur quản lý. Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục tồn tại,
nhưng đóng vai tr là chính quyền thứ hai, phải thực hiện nghiêm túc các sắc lệnh
của SCAP.
Phá bỏ các Zaibatsu - các doanh nghiệp lớn bị lên án vì đã ủng hộ chủ nghĩa
quân phiệt trong chiến tranh. Các tập đoàn lớn này bị phá bỏ và chia nhỏ thành các
pháp nhân riêng biệt. Nhưng sau đó, chính sách này lại bị đảo ngược lại và một loại
hình tập đoàn công nghiệp mới lại xuất hiện được gọi là các keiretsu.
Luật lao động mới - đảm bảo quyền lợi của công nhân thông qua việc tổ chức
các công đoàn lao động, thương lượng các điều kiện làm việc cơ bản.
Cải tổ đất đai - đất đai của tất cả các địa chủ không thường xuyên sinh sống tại
nơi có đất và của những người sở hữu đất vượt số lượng qui định sẽ bị xung công và
bán lại cho những người thật sự cày cấy. Giá bán thấp và tỉ lệ lạm phát cao sẽ nhanh
chóng làm giảm sút giá trị thật của đất. Nhờ đó quyền sở hữu đất của nông dân
được cải thiện đáng kể [8, tr. 187].
Trong thời gian này, tình hình chính trị - quân sự của Nhật Bản có nhiều biến
đổi quan trọng. Trước hết, lực lượng Đồng minh chiếm đóng đã thi hành một số
biện pháp để loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. Lực
15
lượng vũ trang thường trực và toàn bộ ngành quân sự Nhật bị giải trừ. Tòa án quân
sự Viễn Đông được lập ra để xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản. Việc xét xử
được tiến hành từ tháng 5 - 1946 đến tháng 11 - 1948 ở Tokyo đã kết án 7 tên tử
hình, 16 tên tù chung thân, 2 tên tù dài hạn… Các đảng phái quân phiệt bị giải tán,
và khoảng 290.000 người liên quan đến chế độ quân phiệt trước đây bị thanh trừng
ra khỏi bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 1889 của Nhật bị bãi bỏ, thay vào đó là
Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo, được công bố ngày 3 – 11 – 1946 và có
hiệu lực ngày 3 – 5 – 1947. Theo đó, về hình thức chính thể, Nhật Bản là nước
Quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản dựa trên
nguyên tắc Tam quyền phân lập cơ bản là: chủ quyền thuộc về toàn dân, vua là biểu
tượng quốc gia và có tính thống nhất dân tộc, hòa bình, tôn trọng những quyền cơ
bản của con người. Hội đồng khanh tướng trước đây được thay bằng Quốc hội
lưỡng viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện) do dân bầu ra làm cơ quan quyền
lực tối cao quyền lập pháp. Thiên hoàng vẫn tồn tại, nhưng Hiến pháp bãi bỏ quyền
lực của Thiên hoàng đối với nhà nước và chỉ đảm nhận những công việc do Nhà
nước quy định, quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Hiến pháp cam kết ủng hộ lí
tưởng hòa bình và chế độ dân chủ, xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người
dân trong khuôn khổ của nền dân chủ tư sản. Các công dân từ 25 tuổi trở lên có thể
đi bầu cử vào Hạ nghị viện, từ 30 tuổi trở lên có thể được bầu cử vào Thượng nghị
viện. Chế độ phổ thông đầu phiếu nam nữ từ 20 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử, cam
kết tử bỏ quyền tiến hành chiến tranh với các nước khác, không dùng hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không duy trì quân đội thường trực với các
lực lượng hải, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác [1, tr. 324].
Cùng với việc thực hiện dân chủ hóa, phần lớn các đảng phái chính trị ở Nhật
đều phục hồi và tìm cách khôi phục lại vị trí của mình. Các chính đảng cầm quyền
trước đây như Seiyukai, Minseito hoạt động trở lại ngay sau khi chiến tranh kết
thúc. Một số đảng chính trị bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, trong đó có Đảng Tự do
(Jiyoto), thành lập tháng 11 - 1945, là tiền thân của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) sau
này. Trong cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh, diễn ra năm 1946, Phó Chủ tịch
Đảng Tự do Yoshida Shigeru (1978 - 1967), lên làm thủ tướng từ tháng 5 - 1946
16
đến tháng 5 - 1947. Nền chính trị Nhật Bản từ năm 1945 - 1950 đã diễn ra quá trình
phân hóa của các chính đảng đã tồn tại từ thời kì trước chiến tranh đồng thời có sự
hình thành các chính đảng mới. Các thành viên của Đảng Seiyukai sát nhập vào
Đảng Tự do, trong khi phần lớn các thành viên Đảng Minseito liên kết với Đảng
Tiến Bộ (Shimpoto), sau đó chuyển thành Đảng Dân chủ (Minshuto). Mặc dù các
chính Đảng đều nổ lực để nắm lấy quyền lực, nhưng trên thực tế trong thời kì nước
Nhật bị chiếm đóng, vai tr của các chính Đảng bị hạn chế rất nhiều so với thời gian
trước chiến tranh. Trong khi đó, tỉ lệ cử tri ủng hộ cho các đảng cánh như Đảng Xã
hội, Đảng Cộng sản có chiều hướng tăng lên. Trong cuộc bầu cử năm 1946, Đảng
Xã hội chiếm 18% số phiếu bầu, giành được 92 ghế trong Quốc hội, Đảng Cộng sản
chiếm 4% số phiếu bầu và 5 ghế trong Quốc hội.
Đầu tháng 2 - 1947, Đảng Cộng sản dự định tổ chức một cuộc tổng bãi công
trong phạm vi toàn quốc nhằm phản đối Chính phủ trong việc chậm trễ giải quyết
các vấn đề kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân. Trong tình hình đó,
SCAP ra lệnh cấm tổng bãi công để ngăn chặn phong trào đấu tranh và hạ thấp uy
tín chính trị của các lực lượng cánh tả. Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong cuộc bầu cử
theo Hiến pháp mới năm 1947, Đảng Xã hội lại giành được đa số phiếu bầu. Chính
phủ mới được thành lập bao gồm liên minh Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ, đứng
đầu là thủ tướng Katayama Tetsu (1887 – 1978) – Chủ tịch Đảng Xã hội. Chính phủ
Katyama đưa ra chương trình quốc hữu hóa các ngành công nghiệp chủ chốt của
Nhật nhưng không được Quốc hội thông qua. Đồng thời, cuộc đấu tranh chính trị
trong nội bộ các đảng, giữa cánh tả và cánh hữu đã dẫn đến sự phân hóa trong
Chính phủ. Thủ tướng Katayama phải từ chức tháng 3 - 1948, tuy nhiên các thành
viên Đảng Xã hội tiếp tục được duy trì trong chính phủ liên minh do Đảng Dân chủ
đứng đầu cho đến cuối năm 1948.
Trong cuộc bầu cử năm 1948, Đảng Tự do giành thắng lợi và Yoshida Shigeru
trở lại làm thủ tướng nhiệm kì thứ hai trong những năm 1949 – 1954. Trên thực tế,
Thủ tướng Yoshida đã nắm quyền điều hành nội các gần như trong suốt thời kì
1946 – 1954. Là một chính trị gia, một nhà ngoại giao lão luyện và có quan điểm
chống cộng sản, thân phương Tây, Yoshida là một thủ tướng Nhật hoàn toàn thích
17
hợp đối với Mĩ trong thời kì chiếm đóng Nhật Bản. Yoshida cũng chính là người
thay mặt Chính phủ Nhật kí kết Hiệp ước San Francisco năm 1951, c gọi là Hiệp
ước Hòa bình San Francisco với các nước Đồng minh [12, tr. 323-324].
1.3. Cuộc cải cách của Mac Arthur và sự chuyển biến kinh tế Nhật Bản
Theo tuyên bố của Potsdam tháng 7 - 1945 của Mĩ, Anh và Trung Quốc (Liên
Xô sau đó cũng kí tên vào Tuyên ngôn này), từ cuối tháng 8-1945, quân đồng minh
trên thực tế chỉ là các lực lượng quân đội Mĩ, đã tiến hành chiếm đóng Nhật Bản.
Tướng Douglas Mac Arthur, là một người có tầm chiến lược, lòng khoan dung và
từng có nhiều kinh nghiệm chỉ huy quân đội Mĩ trên chiến trường Philippines cũng
như ở khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhất
định nhưng cuộc chiếm đóng trong v ng bảy năm của SCAP được coi là cuộc
chiếm đóng h a hiếu và tích cực nhất giữa hai dân tộc. Vai trò cá nhân của tướng D.
Mac Arthur có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời gian này. Là một nhà quân sự
đồng thời là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, những chính sách cải cách của ông
ở Nhật Bản đã nhận được sự ủng hộ của Mĩ [6, tr. 330-334].
Tư lệnh tối cao của Mĩ ở Tokyo bắt đầu công việc bằng cách xóa bỏ quân đội
Nhật. Hai triệu người đã được giải giáp và gửi về quê quán. Ngoài ra, sáu triệu quân
nhân và dân sự từ các vùng được giải phóng nằm dưới ách thống trị của Nhật trong
khối “Đại thịnh vượng” cũng được đưa về nước. 28 tướng lĩnh và viên chức chính
trị của Nhật Bản đã bị đưa ra xét xử. Bảy người trong số này trong đó có Tướng
Tojo Hideki - người được xem như một trong những nhân vật chịu trách nhiệm
chính của chủ nghĩa quân phiệt - đã bị kết án treo cổ. Hàng ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan
và binh lính khác cũng bị đưa ra xét xử vì đã gây ra những tội ác chiến tranh.
Tháng 11 - 1945, tướng Mac Arthur đã ra lệnh cho chính phủ Nhật Bản phải
thực hiện năm cải cách cơ bản: Tự do nghiệp đoàn, tự do bầu cử cho phụ nữ, thiết
lập hệ thống trường học tự do, bãi bỏ chế độ chuyên chế và dân chủ hóa hệ thống
kinh tế.
Theo hiến pháp mới, Nhật Bản phải vĩnh viễn không được gây chiến tranh.
Nước Nhật không được quyền có quân đội riêng mà chỉ được có các “lực lượng
phòng vệ”. Theo điều IX của Hiến pháp, “nhân dân Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến
18
tranh xét như là quyền tối thượng của đất nước” [7, tr.329]. Mặt khác, quyết định
dẹp bỏ các Zaibatsu (tập đoàn công nghiệp và tài chính lớn nằm trong tay một nhóm
các đại gia đình) của Mac Arthur đã được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Chính
phủ Nhật, đã không gây bất cứ trở ngại nào cho việc thi hành các cải cách, trong khi
dân chúng Nhật ngày càng cảm thấy có một nền tự do mà họ chưa bao giờ dám nghĩ
đến. Một h a ước với hầu hết các nước trong khối Đồng minh cuối cùng cũng đã
được kí kết vào tháng 9 - 1951. Để chính thức chấm dứt thái độ thù địch, hiệp ước
Francisco đã trao trả cho Nhật Bản chủ quyền của mình, nhưng đồng thời cũng
khẳng định Nhật Bản phải trả lại tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng từ năm 1895.
Quan hệ ngoại giao đã được nối lại giữa Tokyo và 48 quốc gia. Nước Nhật đã dần
dần giành lại vị trí của mình trong cộng đồng quốc tế. Chính trong bầu không khí
lặng dịu và đầy hi vọng ấy mà người Nhật đã bắt tay lao động.
Ngay sau khi các lực lượng đồng minh hoàn tất việc phi quân sự hóa hoàn toàn
nước Nhật vào cuối Mùa thu năm 1945, một phái đoàn điều tra của Mĩ, do Edwin
Pauley và Owen Lattimore dẫn đầu, đã đến Tokyo nghiên cứu các cách thức tốt nhất
để Nhật Bản đển bù những thiệt hại do những hành động bạo ngược của mình cho
các nước châu Á. Phái đoàn đã tuyên bố không úp mở với người Nhật là không có
chuyện cho phép họ rót những khoản bồi thường dưới dạng các thành phẩm, vì cách
bồi thường này sẽ tạo điều kiện cho nước Nhật tăng cường khả năng công nghiệp
của mình. Theo ý phái đoàn này, nước Nhật phải thực hiện bồi thường dưới dạng
các phân xưởng được tháo gỡ ra, vận chuyển và lắp đặt lại ở các quốc gia, nơi mà
quân đội Nhật hoàng đã thực hiện những tội ác man rợ nhất. Một danh sách 1.000
phân xưởng đã chuẩn bị sẵn sàng. Người ta cho rằng nước Nhật sẽ không bao giờ
ngoi lên được đến một sức sống cao hơn những châu Á khác. Nếu như 1.000 phân
xưởng ấy thực sự được tháo gỡ và chuyên chở ra khỏi nước Nhật thì, hầu như chắc
chắn, Nhật Bản sẽ gặp những trở ngại to lón trong việc tái thiết nền kinh tế. Nhưng,
rất nhanh ở Washinton, người ta hiểu rằng việc tháo gỡ các phân xưởng là một công
việc khó khăn và ít có lợi. Cuối cùng, rất ít thiết bị đã rời khỏi nước Nhật. Vài năm
sau đó, khi bước vào cuộc chiến tranh lạnh, Mĩ đã thay đổi hoàn toàn các chính sách
19
của mình. Vấn đề “trừng phạt” từ đó mãi mãi không c n được đặt ra cho nước Nhật
nữa.
Ngày 9 - 10 - 1945, lực lượng chiếm đóng tuyên bố thực hiện chính sách phi
quân sự hóa nền kinh tế. Đồng thời, để khuyến khích các lực lượng dân chủ, thủ tiêu
sự tập trung trong sản xuất và chiếm hữu tài sản trong đó có cả việc thanh trừng
những nhà tài phiệt đầu xõ, SCAP muốn triệt tiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản
cả về tâm lý lẫn thể chế. Theo đó, trách nhiệm khôi phục kinh tế là thuộc về chính
phủ Nhật Bản. Về kinh tế, SCAP thực hiện đồng thời 3 cuộc cải cách lớn.
Để xây dựng và phát triển nền kinh tế mới theo nguyên tắc tự do cạnh tranh.
SCAP cho rằng việc đầu tiên là phải thủ loại bỏ tình trạng tập trung kinh tế mà
trọng tâm là giải thể các zaibatsu. Đây là các tập đoàn kinh tế mang tính chất gia
tộc, có sự câu kết chặt chẽ về lợi ích với giới tài phiệt. Theo yêu cầu và kết quả điều
tra của SCAP, 83 công ty cổ phần và 57 tập đoàn Zaibatsu trong đó có những tập
đoàn khổng lồ như: Mitsui, Mitsubishi,Sumitomo, Yasuda,… phải giao nộp hoặc bị
tịch thu tài sản. Tổng số tài sản giao nộp lên đến 233 triệu cổ phần. Số cổ phần này
được chính phủ phân tán và bán cho các cá nhân hay nghiệp đoàn kinh tế.
Để ngăn chặn sự phục hưng của các Zaibatsu, hơn 2.000 người có mối liên hệ
với các tập đoàn tài phiệt bị trục xuất ra khỏi công ty. Thêm vào đó, từ tháng 4 -
1947, “Luật chống độc quyền” ( Dokusen kinshi) được ban hành nhằm ngăn chặn sự
phục hồi của các thế lực tài phiệt và “trở thành nguyên tắc căn bản của nền kinh tế
Nhật Bản sau chiến tranh” [13, tr.60]. Tháng 12 - 1947, SCAP còn ban hành thêm
“Luật thủ tiêu tập trung quá mức sức mạnh kinh tế” nhằm giải tán các công ty nắm
quá nhiều nguồn lực kinh tế. Theo đó, 2 tập đoàn kinh tế lớn là Mitsui và Mitsubishi
phải phân tán thành 240 công ty riêng biệt. Những biện pháp kiên quyết nêu trên đã
tạo điều kiện cho sự canh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp và có
tác dụng rất lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao của Nhật
Bản sau chiến tranh. Tuy nhiên, sau một thời gian phân tán, từ cuối thập kỉ 50, các
Zaibatsu lại có khuynh hướng phục hồi theo quy luật cạnh tranh và tập trung vốn
của một nền kinh tế đang đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong bối cảnh lịch sử,
chính trị và xã hội mới, nguyên tắc hoạt động kinh tế của các Zaibatsu cũng đã có
20
những thay đổi và điều chỉnh căn bản. Nguyên tắc “trung thành” được thay bằng lý
tưởng “cống hiến”. Những người lãnh đạo và nhân viên trong mỗi công ty, nhà
băng đều cố gắng hết mình vì sự phồn vinh của công ty chứ không phải vì sự trung
thành với ông chủ của một dòng họ mang tính chất cha truyền con nối đồng thời là
người đứng đầu tập đoàn kinh tế như trước.
Để sớm đưa các ngành kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh
tế trầm trọng và xây dựng một nền kinh tế mới hoạt động theo nguyên tác tự do
cạnh tranh, chính phủ Mĩ đã cử Joseph Dodge, chủ tịch ngân hàng Detroit người
được giao trọng trách thiết lập và thực hiện Chương trình cải cách tiền tệ ở Tây Đức
sang Nhật Bản làm cố vấn kinh tế cho SCAP. Là một nhà kinh tế theo trường phái
cổ điển, J.Dodge chủ trương xây dựng một nền kinh tế trên nguyên tắc hoạt động
của thị trường tự do, không có sự can thiệp của nhà nước. J.Dodge cho rằng, nếu
Nhật Bản muốn thực hiện quá trình tích lũy tư bản cũng như khôi phục nền công
nghiệp thì phải dựa trên sự nỗ lực của chính mình. Kế hoạch kinh tế của J.Dodge
gồm có những nội dung chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Thực hiện việc cân bằng hóa ngân sách của chính phủ. Nhật Bản
không chỉ cần phải thiết lập được sự cân bằng tuyệt đối về mặt tài chính trong các
khoản thanh toán đặc biệt mà còn phải có nguồn ngân sách dự trữ để có đủ khả năng
mua lại các trái phiếu trước hạn định.
Thứ hai: Đình chỉ việc cho vay mới nguồn tài chính của Ngân quỹ phục hồi vốn
để tập trung cho một số ngành công nghệ mũi nhọn. Biện pháp này nhằm cắt đứt
nguồn cung ứng tiền tệ mà theo J.Dodge là nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng
lạm phát trở nên trầm trọng ở Nhật Bản.
Thứ ba: Cắt giảm và hủy bỏ chế độ trợ cấp của chính phủ cho một số ngành kỹ
nghệ và đình chỉ sự kiểm soát của nhà nước đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Thứ tư: Quy định tỷ giá hối đoái từ tháng 4 năm 1949 là 360 yên/1 USD Mĩ để
tăng sức cạnh tranh cho kinh tế Nhật Bản. Trên thực tế, tỷ xuất này đã ghìm đồng
yên xuống thấp hơn 330 yên/1 USD và được coi là tỷ xuất thích hợp thời bấy giờ [7,
tr.333].
21
Kế hoạch J.Dodge đã đem lại nhiều thành công cho nền kinh tế Nhật Bản. Kế
hoạch đã ngăn chặn hiệu quả nạn lạm phát, giữ được sự bình ổn giá cả hàng hóa của
thị trường trong nước đồng thời bước đầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các
công ty Nhật Bản tại thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Đây có thể coi là
một chương trình giảm lạm phát quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng như kế hoạch
giảm lạm phát của Matsukata vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XIX. Trong thời kỳ áp
dụng kế hoạch J.Dodge, ngân hàng Nhật Bản đã giảm mức tăng của lượng tiền phát
hành từ 40%/năm xuống c n 30%/năm và kiềm chế mức tăng lương 10% mỗi tháng
xuống còn 4% [7, tr. 333].
Nhằm thực hiện một chương trình cải cách toàn diện nền kinh tế Nhật Bản,
SCAP còn khẩn trương thực hiện cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách được chia làm 2
đợt. Đợt 1 bắt đầu thực hiện từ tháng 1 - 1946 và đợt 2 diễn ra từ tháng 11 - 1946.
Theo quan điểm của nhiều chuyên gia Nhật và SCAP thì sự tồn tại của chế độ địa
chủ ở Nhật chính là nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới sự phục hưng của chủ nghĩa
quân phiệt. Để giảm thiểu tiến tới xóa bỏ những đặc quyền của giai cấp địa chủ,
SCAP đã thực thi những biện pháp kiên quyết để cắt giảm quy mô sở hữu đất đai
của giai cấp này để loại trừ hình thức bóc lột phong kiến, đem lại ruộng đất cho
nông dân. Theo đó, đối với những địa chủ vắng mặt, ruộng đất sẽ bị chính quyền
trưng mua. Các địa chủ vẫn sinh sống và cai quản ruộng đất của mình thì chỉ có thể
giữ lại 1 cho (đơn vị đo diện tích của Nhật Bản, 1 cho tương đương 99,8 a) nhưng
riêng ở Hokkaido thì có thể giữ lại 4 cho. Đây là một quy định hết sức ngặt nghèo.
Ban cải cách ruộng đất mua đất của địa chủ. Tiền bán đất được thanh toán bằng
công trái. Giá đất mua không những rất thấp mà sau đó, do lạm phát giá trị thực tế
càng thấp nên trên thực tế chủ đất gần như bị tịch thu. Số ruộng đất thu mua được
chính phủ bán lại cho nông dân với mức giá thấp. Họ có thể vay nợ của nhà nước để
mua đất và trả nợ dần với lãi xuất 3,2%. Đến tháng 8 năm 1950, cuộc cải cách
ruộng đất mà thực chất là chính sách hạn chế những đặc quyền của giai cấp địa chủ
cũ, đem lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân trên quy mô lớn ở Nhật Bản đã
kết thúc.
22
Kết quả là có trên 5 triệu mẫu đất canh tác đã được chuyển đổi sang cho những
chủ canh tác mới. Diện tích đất phát canh trước cải cách ruộng đất là 46% nhưng
sau cải cách đã giảm xuống chỉ còn 10%. Số ruộng đất thuộc về những người trực
tiếp canh tác đã tăng từ 55% lên đến 87%. Việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho
những người nông dân trực tiếp canh tác đã kích thích mạnh mẽ tính tích cực sản
xuất của cư dân Nhật Bản, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá của Nhật
Bản đồng thời đem lại sản lượng lương thực vượt trội cho xã hội. Ở nhiều vùng
nông thôn Nhật Bản đã thấy xuất hiện một tầng lớp tiểu chủ trung lưu. “Cải cách
ruộng đất cũng đã góp phần mở rộng thị trường trong nước và trở thành địa bàn cho
Đảng bảo thủ” [7, tr.335]. Với những thành công đó, chính sách cải cách ruộng đất
mà SCAP được coi là một trong những cải cách thành công nhất ở Nhật Bản sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Song song với việc thực hiện những cải cách ruộng đất và biện pháp kinh tế trên
đây, SCAP còn chủ trương tiến hành dân chủ hóa quyền lợi của người lao động
thông qua các đạo luật về lao động. Luật công đoàn năm 1945 bảo đảm các quyền
tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể và bãi công. Luật điều chỉnh quan hệ lao
động năm 1946 được công bố. Cùng với các đạo luật trên, phong trào công đoàn đã
phát triển khá nhanh chóng và đóng vai tr quan trọng trong việc cải thiện điều kiện
lao động của công nhân.
Nhìn chung, các cuộc cải cách trên đã chuẩn bị những điều kiện hết sức quan
trọng cho việc mở rộng dân chủ trong xã hội Nhật Bản và sự tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng của Nhật Bản về sau.
Tóm lại Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và bị
quân đội đồng minh chiếm đóng. Nhật Bản vấp phải những khó khăn về kinh tế - xã
hội như là đất nước bị chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề, thiếu lương thưc nguyên
nhiên liệu trầm trọng, giá cả đắt đỏ, lạm phát leo thang và nặng nề nhất là nạn đói
nhất năm 1945. Trước tình hình đó Nhật Bản phải dựa vào sự “viện trợ” đến từ Mĩ
và nước ngoài gần 14 tỉ USD. Bên cạnh đó, một loạt cải cách được tiến hành trong
thời kì chiếm đóng như cải cách ruộng đất, phá bỏ các Zaibatsu, luật lao động…đã
góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt nước Nhật. Với những biện pháp và
23
các cải cách đã tạo ra cho nước Nhật, chỉ trong một thời gian ngắn đến những năm
1950 – 1951 đã khôi phục được nền kinh tế của mình đạt mức trước chiến tranh.
24
CHƢƠNG 2
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN
(1952 – 1973)
2.1. Sự phục hồi và phát triển kinh tế của Nhật Bản (1952-1973)
Tháng 10 năm 1949, sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và sau
đó là sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Triều Tiên tháng 6 năm 1950 đã dẫn đến
những thay đổi hết sức quan trọng trong cách đánh giá và nhìn nhận vai trò của
Nhật Bản trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. “Mĩ bắt đầu xem sức mạnh kỹ nghệ và
quân sự của Nhật Bản là một hậu thuẫn đáng kể cho lực lượng quân sự Mĩ ở Viễn
Đông. Bởi thế, đối với Mĩ, Nhật Bản trước đó không lâu là kẻ thù số một, trong
chốc lát đã trở thành người đồng minh chủ yếu” [22, tr. 339]. Sau khi cuộc chiến
tranh Triều Tiên bùng nổ, nền kinh tế của Nhật Bản đã có những thay đổi căn bản.
Cuốn “Sách trắng kinh tế” xuất bản ở Nhật Bản năm 1952 nhận định: “Chiến tranh
Triều Tiên đã làm nền kinh tế Nhật Bản thay đổi. Nhờ có các đơn đặt hàng của Mĩ
và hoạt động xuất khẩu tăng lên nên tình trạng ứ đọng hàng hóa sẽ được khắc phục,
sản xuất hàng hóa bắt đầu tăng” [22, tr. 340].
Về xã hội, các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và những người lao
động trước đây được coi như là biểu hiện quá trình dân chủ hóa và sự tiến bộ xã hội
đã bị từng bước hạn chế thậm chí bị coi là những biểu hiện của khuynh hướng chính
trị đối lập mang tính chất nguy hiểm gây nên tình trạng bất ổn của xã hội.
Chiến tranh Triều Tiên được ví như “Ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật
Bản. Do nằm ở vị trí chiến lược phía bắc Thái Bình Dương, án ngữ con đường
hướng về phía đông của Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, quần đảo Nhật Bản mau
chóng trở thành căn cứ quân sự của Mĩ. Không chỉ có ý nghĩa với khu vực Đông
Bắc Á, về lâu dài Mĩ cũng muốn dùng địa bàn Nhật Bản để có thể tiến xuống khu
vực Đông Nam Á, gây ảnh hưởng chính trị và thâm nhập vào thị trường khu vực.
Khi chiến tranh Triều Tiên diễn ra, đáp ứng yêu cầu của Mĩ, Nhật Bản không chỉ
là căn cứ quân sự mà c n là nước cung cấp nguồn hậu cần quan trọng cho quân đội
25
Mĩ. Sau một thời kỳ phục hưng kinh tế, các ngành sản xuất của Nhật Bản cũng đã
có đủ những điều kiện cần thiết để sản xuất các nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh
như vũ khí, trang phục và nhiều thiết bị dịch vụ khác. Những chế phẩm đó không
chỉ đáp ứng một phần mục tiêu xuất khẩu mà còn trực tiếp cung cấp cho các hoạt
động quân sự và sinh hoạt của binh sĩ, nhân viên Mĩ trên đất Nhật. Trong 4 năm
(1950 – 1954) đơn đặt hàng của Mĩ dành cho các công ty Nhật Bản đã đạt trị giá 4
tỷ đôla. Như vậy, cùng với hơn 2 tỷ đôla mà Mĩ đã đưa vào Nhật Bản trước năm
1951 để hỗ trợ cho nền kinh tế nước này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, mức
độ đầu tư của Mĩ vào Nhật Bản là rất lớn. Các khoảng thu ngoại tệ từ các đơn đặt
hàng của Mĩ tương đương 60 -70% tổng giá trị xuất khẩu đã góp phần hết sức quan
trọng nâng cán cân thanh toán của Nhật Bản lên chỉ số dương trong một thời gian
ngắn. Nhật Bản đã có thể nhập khẩu một lượng hàng hóa, nguyên liệu đạt giá trị
khoảng 2 tỷ đô la mỗi năm, tức là tăng hơn gấp 2 lần so với trước chiến tranh Triều
Tiên diễn ra mà không phải chú ý giữ mức cân bằng ngân sách như nguyên tắc đã
đề ra trong kế hoạch của J.Dodge. Nguồn nhiên liệu và hàng hóa nhập về đã thúc
đẩy các ngành kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng nhảy vọt. Có thể nói, các
đơn đặt hàng ưu đãi của chính phủ Mĩ đã đem lại sự hồi sinh cho kinh tế Nhật Bản.
Về phần mình, để tranh thủ cơ hội phát triển đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu
hàng hóa to lớn của Mĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, chính phủ và giới chủ tư
bản Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào máy móc, thiết bị, đổi mới kỹ thuật đặc biệt
là hỗ trợ cho 4 ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp than, luyện kim, điện lực
và đóng tàu. Trước những tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Nhật
Bản đã có những tăng trưởng hết sức mau chóng. Theo đó, nếu lấy năm 1950 là
năm chiến tranh Triều Tiên bùng nổ làm mốc để so sánh thì mức thu nhập quốc dân
năm 1953 đã tăng lên khoảng 30% còn tiền lương thực tế đã tăng từ 35% đến 45%.
Chính trong thời kỳ này, Nhật Bản đã xây dựng được nền tảng cho sự phát triển
kinh tế ở các giai đoạn sau.
Như vậy, trước những biến đổi của tình hình chính trị khu vực và thế giới, sau
một thời kỳ gặp rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, đến năm 1951, Nhật Bản đã
phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh (1934 - 1936). Từ năm 1951, Nhật
26
Bản đã xác định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của một thời kỳ mới trên cơ sở
các cuộc cải cách do lực lượng chiếm đóng đặt ra đồng thời chủ động đề ra những
chính sách hữu hiệu nhằm đẩy mạnh quá trình tích lũy nguồn vốn và sử dụng tiềm
lực kinh tế nước ngoài (mà chủ yếu là của Mĩ) để nâng cao sức phát triển và năng
lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhờ có hậu thuẫn của Mĩ, từ năm 1952, Nhật
Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế kéo dài đến năm 1973.
Về quan hệ quốc tế, với mục tiêu biến Nhật Bản thành đồng minh số một ở châu
Á, chính sách mới của Mĩ không chỉ dừng lại ở việc thay đổi biện pháp kinh tế có
lợi hơn cho Nhật Bản mà còn chủ trương tiến tới chấm dứt sự chiếm đóng trực tiếp
trên lãnh thổ nước này. Sau chuyến thăm Nhật Bản mùa xuân năm 1948 của George
Kennan, chuyên gia phân tích chính trị với những công trình nổi tiếng về Liên Xô,
chính phủ Mĩ ngày càng thể hiện rõ quan điểm của mình về vai trò quân chế của
SCAP ở Nhật Bản. Tháng 10 năm 1948, Hội đồng An ninh quốc gia Mĩ đã bí mật
thông qua Nghị quyết số NSC13/2 mà nội dung chủ yếu của nó là “tạm thời vẫn tiếp
tục chiếm đóng Nhật Bản, Okinawa và các căn cứ quân sự khác sẽ được giữ lại do
sự cần thiết về quân sự, nhưng các quyền lực của SCAP sẽ được chuyển giao cho
Nhật Bản và địa vị của chính phủ Nhật Bản sẽ được tăng cường. Hơn nữa, những
kiềm chế đối với sự phục hồi kinh tế sẽ được bãi bỏ càng nhiều càng tốt và quá trình
phục hồi sẽ được đẩy sẽ được đẩy mạnh. Chủ trương đó của Mĩ ban đầu đã vấp phải
sự phản đối của các nước Đồng minh nhưng cuối cùng bằng nhiều cách khác nhau,
Mĩ cũng đã thuyết phục được các quốc gia chấp thuận quan điểm của Mĩ thông qua
con đường đàm phán. Dưới sự bảo trợ của Mĩ, “Hiệp ước h a bình San Francisco”
đã được kí kết vào tháng 9 - 1951 và cho đến tháng 4 - 1952 việc chiếm đóng của
cái gọi là “Quân đội các lực lượng Đồng minh” trên lãnh thổ Nhật bản đã chính
thức kết thúc.
Lời nói đầu của Hiệp ước ghi rõ: “Nhật Bản không có những phương tiện có
hiệu quả để tự bảo vệ vì Nhật Bản đã bị giải giáp… Vì vậy, Nhật Bản mong muốn
có một hiệp ước an ninh với Mĩ để bảo đảm cho nền an ninh của mình” [22, tr.
343]. Theo hiệp ước, Nhật Bản thỏa thuận dành cho Mĩ quyền duy trì các lực lượng
hải, lục, không quân và hoạt động của các lực lượng đó trên lãnh thổ Nhật Bản.
27
Những lực lượng đó có thể huy động vào việc “duy trì h a bình và an ninh quốc tế
ở Viễn Đông, bảo vệ an ninh của Nhật chống lại mọi cuộc xâm lược từ bên ngoài,
giúp Nhật Bản dập tắt các cuộc bạo động và những rối loạn trong nước Nhật do sự
xúi giục hay do sự can thiệp của một hay nhiều nước ngoài gây ra. Hiệp ước có giá
trị trong 10 năm” [16, tr. 330-333]. Hiệp ước San Francisco được kí kết đánh dấu sự
kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời cũng chấm dứt địa vị cường quốc
của Nhật Bản.
Nhằm bảo đảm và tăng cường an ninh cho Nhật Bản, theo chỉ thị của Mac
Arthur một lực lượng Cảnh sát dự bị đội (Keisatsu yobitai) gồm 75.000 người đã
được thành lập. Trên thực tế, đây là các lực lượng quân đội được phiên chế và trang
bị những phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, chiến hạm,…Từng
bước, theo những diễn biến chính trị phức tạp trong khu vực và tình hình căng thẳng
của cuộc Chiến tranh lạnh năm 1952 lực lượng Cảnh sát dự bị dội đã được đổi
thành Lực lượng bảo an (Ho’antai) và đến năm 1954 lại được nâng lên thành Cục
phòng vệ (Ji’eitai). Sự xuất hiện của Cục phòng vệ trên thực tế đã phá vỡ những
nguyên tắc căn bản đã được quy định rõ trong bản Hiến pháp ban hành năm 1947.
Đầu năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản bước sang giai đoạn mới. Tình hình có
những đặc điểm sau:
Trước khi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950), chi phí sản xuất công
nghiệp của Nhật Bản xấp xỉ với Mĩ, nhưng đến năm 1953 hầu hết các sản phẩm
công nghiệp của Nhật Bản có chi phí sản xuất cao hơn, đặc biệt đối với hai sản
phẩm than và thép.
Loại bỏ kiểm soát và trợ cấp, cơ chế thị trường được phục hồi mạnh mẽ. Cho
phép tư nhân tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây chưa thực
sự là tự do hóa thương mại; một số cơ chế cũ vẫn tồn tại như kiểm soát tỷ giá, bảo
hộ nhập khẩu, chi phí ngoại tệ, các quy định và biện pháp hành chính.
Lạm phát trên phạm vi toàn cầu gắn liền trong thời kì chiến tranh Triều Tiên.
Nhưng lạm phát ở Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới; từ năm 1945 đến
1951 giá cả hàng hóa bán ra của Nhật tăng 64%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,5%.
28
Cũng trong thời gian này giá cả bán ra ở Mĩ và Liên hợp Anh tăng tương ứng là
16,1 và 11,1%.
Tỷ giá hối đoái cố định mới ở mức 360 yên trên 1 đô la Mĩ được thiết lập vào
năm 1949. Ban đầu tỷ giá này là phù hợp, tuy nhiên chiến tranh Triều Tiên đã làm
cho lạm phát tăng, đồng yên trở nên có giá hơn so với đôla Mĩ.
Nhật Bản đã giành lại được sự độc lập về chính trị bằng việc kí kết Hiệp ước
Hòa Bình Francisco với Mĩ năm 1951 và viện trợ kinh tế từ Mĩ kết thúc. Trong thời
gian này Hiệp ước An Ninh Nhật Bản - Mĩ được kí kết năm 8 - 9 - 1951 và Nhật
Bản trở thành đồng minh của Mĩ trong chiến tranh lạnh.
Nhật Bản đã có những biến đổi thần kì về kinh tế trong nước cũng như trong
quan hệ với nền kinh tế thế giới những biến đổi này có tính liên tục và biến đổi
nhanh về lượng.
Bảng 1. Tỉ lệ tăng trƣởng GDP của Nhật Bản qua các năm từ 1952 – 1973
Đơn vị: %
Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ
1952 16,3 1963 18,2
1953 18,1 1964 19,5
1954 4,0 1965 10,6
1955 13,3 1966 17,9
1956 13,3 1967 18,1
1957 13,0 1968 18,9
1958 4,8 1969 18,2
1959 15,5 1970 17,1
1960 19,1 1971 10,1
1961 22,5 1972 16,5
1962 9,1 1973 21,0
Nguồn: Nguyễn Tiến Lực (2013), Nhật Bản những bài học từ lịch sử, Nxb
Thông tin và Truyền thông, Tp. Hồ Chí Minh, tr.221.
Nhìn vào bảng 1 cho ta thấy tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng không liên tục qua các
năm. Năm 1952 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là 16,3%. Năm 1973 tỉ lệ GDP của Nhật
29
Bản là 21,0%. Từ năm 1954 – 1958 tỉ lệ GDP giảm qua các năm. Năm 1954 tỉ lệ
GDP của Nhật Bản là 4,0% và năm 1958 là 4,8%. Từ năm 1965 – 1968 tỉ lệ GDP
của Nhật Bản tăng liên tục qua các năm. Năm 1965 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là
10,6% và năm 1968 là 18,9%. Từ năm 1963 – 1973 tỉ lệ GDP của Nhật Bản luôn ở
trên mức 10%. Nhìn chung tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng qua các năm, nhưng tỉ lệ
này tăng không liên tục.
Đây là thời kỳ Nhật Bản đạt được những biến đổi thần kỳ về kinh tế nhờ sự lao
động, tiết kiệm, tích lũy của toàn thể nhân dân. Là giai đoạn phát triển kinh tế “thần
kỳ” của Nhật Bản, mà Laxuhico Nacaxone gọi là “thời đại xây dựng những kim tự
tháp lóng lánh”1
. Gọi vậy bởi đây là thời kì phúc lợi xã hội vất chất và mức sống
tăng vọt, những tư tưởng tự do và những tư tưởng dân chủ lan ra mạnh mẽ, tinh thần
yêu chuộng mạnh nhất đối với nguyên tắc “tự do bày tỏ ý chí”, l ng trung thành đối
với sự nghiệp hòa bình, tôn trọng và tuân thủ các quyền con người. Tốc độ tăng
trưởng công nghiệp thời kì 1950 - 1960 là 15,9% và trong thời kì 1960 - 1969 là
13,5% Trong đó sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò hàng
đầu trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
Người Nhật vốn quen với việc phục hồi những tai họa mà thiên nhiên đổ xuống
đầu họ như động đất, sóng thần hay bão tố, họ đã hùng hục lao mình với tất cả ý chí
kiên cường vốn có vào công việc phục hồi xứ sở sau cái tai họa lớn hơn nhiều do
con người tạo ra: chiến tranh. Những căn nhà ổ chuột xiêu vẹo bắt đầu phủ dần lên
những mảnh vụn hoang tàn của thành phố, và dần dần thay thế bằng những ngôi nhà
vững chắc hơn, và sau cùng là các khu vực trung tâm thành phố đã thấy chen chúc
những tòa cao ốc bằng bê tông cốt thép mười tầng c n đồ sộ hơn những tòa cao ốc
trước chiến tranh đã từng đứng đấy. Cũng tương tự như vậy, những ngành công
nghiệp của Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá đã bắt đầu phục hồi, dần dần lấy lại
được năng xuất đã mất trước đây, thay thế các thiết bị cũ kỹ hao m n trước chiến
tranh bằng những máy móc hiện đại có hiệu năng cao hơn, sản xuất được nhiều hơn
so với các đối thủ công nghiệp của Nhật Bản nước ngoài.
1
Laxuhicô Nacaxônê (2004), Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỉ XXI, NXB Thông Tấn, Hà Nội,
tr. 107.
30
Trong suốt các thời kỳ này, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng cực
kì cao. Do đó không những thu nhập đầu người đã tăng tuyệt đối mà mức tương đối
so với các nước chủ yếu cũng thay đổi đáng kể. Nhưng do kết quả tăng trưởng cao,
nên mức thu nhập đã ngang với của châu Âu và đó là lý do chủ yếu làm thay đổi
mục tiêu chính sách.
Bảng 2. So sánh quốc tế về mức thu nhập bình quân đầu ngƣời
Đơn vị tính: Đôla
Năm
Nƣớc
Năm 1955 Năm 1965 Năm 1975
Mĩ 1.995 2.899 4.510
Anh 853 1.472 2.251
Tây Đức 662 1.504 3.546
Nhật Bản 222 725 2.229
Nguồn: Ichikawa Hidehiro (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới
thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 340.
Nhìn vào bảng 2 cho ta thấy mức thu nhập bình quân của các nước Mĩ, Anh, Tây
Đức, Nhật Bản tăng liên tục qua các năm 1955, 1965, 1975. Nước Mĩ: mức thu
nhập bình quân đầu người năm 1955 là 1.995 đôla đến năm 1975 là 5.510 đôla.
Nước Anh: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 853 đôla đến năm 1975
là 2.251 đôla. Các nước Tây Đức: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là
662 đôla đến năm 1975 là 3.546 đôla. Nước Nhật Bản: mức thu nhập bình quân đầu
người năm 1955 là 222 đôla đến năm 1975 là 2.229 đôla. Thu nhập bình quân đầu
người của Nhật Bản năm 1955 là 222 đôla, chỉ bằng 1/9 mức của nước Mĩ, 1/4 của
nước Anh, 1/3 của Tây Đức. Nhưng thu nhập đó vào năm 1975 là 2.229 đôla, bằng
khoảng 1/2 của Mĩ, ngang mức của Anh. Đương nhiên phúc lợi xã hội không chỉ là
mức thu nhập, mà còn là hàm số của tài sản và môi trường sống….. nên chưa thể
căn cứ vào đây để nói rằng mức sống của Nhật Bản ngang với mức thu nhập của
châu Âu. Nhìn chung mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản tăng liên tục
qua các năm đánh dấu sự vươn mình trở lại sau đóng tro tàn Chiến tranh thế giới
thứ hai.
31
2.2. Những thành tựu cơ bản của Nhật Bản (1952 – 1973)
Năm 1968, Nhật Bản với tổng sản phẩm quốc dân đạt khoảng 133 tỉ đôla, thấp
xa so với 840 tỉ đôla của Mĩ, nhưng đã chiếm vị trí cường quốc kinh tế thứ hai trong
thế giới tư bản. Nếu nhớ lại năm 1950 tổng sản phẩm quốc dân đạt khoảng 1 tỉ đôla
thì 18 năm sau đã tăng tới 13 lần.
Bảng 3. Sản phẩm quốc dân thuần túy của từng ngành sản xuất (thể hiện
qua chi phí của các yếu tố)
Đơn vị: Tỉ yên
Tỉ trọng cấu thành: %
1952 1960 1968
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Kim
ngạch
Tỉ
trọng
Nông lâm ngư nghiệp
Khai mỏ
Công nghiệp chế tạo
Xây dựng
Điện lực, hơi đốt,
cấp nước, vận tải,
bưu điện
Thương nghiệp
Dịch vụ
Tộng cộng
1170
158
1258
201
454
844
1008
5173
22,6
3,1
24,3
3,9
8,8
16,3
21
100
1941
213
3891
733
1224
2121
3141
13293
14,6
1,6
29,3
5,5
9,2
16,2
23,6
100
4167
291
12832
3230
3509
7413
10877
12299
9,9
0,7
30,3
7,6
8,3
17,5
25,7
100
Nguồn: Ichikawa Hidehiro (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới
thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 30.
Bảng 3 cho thấy sự thay đổi tỉ trọng cấu thành trong sản phẩm quốc dân thuần
túy của từng ngành sản xuất (thể hiện qua yếu tố chi phí). Cụ thể, năm 1952 khu
vực sản xuất thứ nhất (nông, lâm, thủy sản) chiếm 22,6%, sau đó ngày càng giảm,
đạt 14,6% năm 1960 và 9,9% năm 1968. Ngược lại, khu vực sản xuất thứ hai (khai
mỏ, công nghiệp chế tạo, xậy dựng, điện lực - hơi đốt - cấp nước) có tỉ trọng ngày
32
càng tăng từ 40% năm 1952 đã đạt 45% năm 1960 và lên 47% vào năm 1968. C n
khu vực sản xuất thứ ba (giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, dịch vụ) có
sự gia tăng không lớn 39% năm 1952, 40% năm 1960 và 44% năm 1968. Khi xem
xét tỉ trọng lực lượng lao động của từng ngành sản xuất, Côlin Clác nhận thấy cùng
với sự phát triển kinh tế tỉ trọng của khu vực sản xuất thứ nhất giảm, còn khu vực
sản xuất thứ hai và ba luôn gia tăng. Tốc độ phát triển công nghiệp bình quân hàng
năm từ 1950 – 1960 là 15,9% gấp 6 lần Mĩ, hơn 5 lần Anh, xấp xỉ 3 lần Pháp và gần
gấp đôi Tây Đức. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950
lên 56,4 tỷ USD năm 1969. Công nghiệp chế tạo phát triển rất mạnh. Chỉ trong
mười năm (1960 – 1970), những sản phẩm chủ yếu của Nhật Bản đều tăng 5 – 6 lần
hay thậm chí gần 20 lần như ngành sản xuất ô tô du lịch. Đặc biệt là thời kì 1960 –
1970, công nghiệp chế tạo tăng 118% bao gồm các sản phẩm ngành dệt, giấy, hóa
chất, các sản phẩm dầu, gốm, sắt, thép, kim loại màu và máy móc. “Sản lượng thép
tăng từ dưới 10 triệu tấn dầu thập niên 1950 tăng lên 100 triệu tấn trong vòng 15
năm [24, tr. 325]. Nhìn chung qua các năm từ 1952 – 1973 tổng sản phẩm quốc dân
của từng ngành nghề đều có sự chuyển dịch. Sự tác động này nó ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế Nhật Bản, làm nền kinh tế Nhật Bản chuyển từ nông lâm ngư
nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Năm 1960, Nhật Bản đứng thứ 5 về sản lượng máy móc, thiết bị điện, đến năm
1963 đã vươn lên hàng thứ 2, chỉ kém Mĩ. Về sản xuất thiết bị điện tử, ngay từ năm
1967, Nhật đã chiếm vị trí thứ 2 thế giới với giá trị sản lượng gần bằng 1/4 của Mĩ,
nhưng ở một số thiết bị điện tử như radio, tivi, bóng bán dẫn của Nhật đã thuộc Mĩ.
Trong ngành chế tạo ô tô và đóng tàu biển, Nhật cũng đạt được những tiến vượt
bậc. Năng lực sản xuất ô tô của Nhật gấp 100 lần so với trước chiến tranh, năm
1967 vươn lên hàng thứ 2 sau Mĩ. Riêng ngành đóng tàu thì Nhật liên tục dẫn đầu
trên thế giới.
33
Bảng 4. Sự thay đổi tỉ trọng cấu thành của giá trị sản phẩm trong công
nghiệp chế tạo
(Đơn vị: %)
1951 1955 1960 1965 1970
Các
ngành
công
nghiệp
nhẹ
1. Chế biến thực phẩm
2. Sản phẩm tơ sợi
3. Đồ gỗ
4. Giấy – In ấn – Xuất bản
15,68
29,02
3,45
4,10
19,04
25,91
5,37
4,21
18,85
12,23
4,11
5,49
16,91
10,59
4,61
6,18
12,34
7,87
4,36
5,74
Các
ngành
công
nghiệp
nặng
5. Hóa chất
6. Sản phẩm dầu mỏ
7. Sản phẩm than đá
8. Đồ gốm, sản phẩm từ
đá
9. Giang – Thép
10. Sản phẩm kim loại
7,37
0,99
2,01
2,63
18,12
5,73
8,22
1,59
1,32
2,81
13,29
5,65
9,66
2,50
0,80
2,72
14,46
5,27
10,37
3,04
0,73
3,02
12,34
6,29
9,3
3,04
0,83
3,42
14,48
7,23
Các
ngành
công
nghiệp cơ
khí
11. Máy thông dụng
12. Máy điện
13. Máy vận tải
14. Máy chính xác
3,62
2,26
4,21
0,81
4,21
2,88
4,26
1,23
8,14
7,27
7,39
1,12
8,13
7,01
9,32
1,47
10,68
9,79
9,78
1,14
Tổng
cộng
100 100 100 100 100
Nguồn: Kaneko Yukio (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ
hai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.19.
Bảng 3 chỉ rõ xu hướng giảm mạnh tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp nhẹ
qua các năm. Năm 1951 tỉ trọng ngành công nghiệp nhẹ chiếm 52,25% nhưng đến
năm 1970 tỉ trọng của nhóm này giảm mạnh xuống còn 30,31%. Nhóm ngành công
nghiệp năng tăng nhẹ qua các năm từ 1951 đến 1970. Năm 1951 nhóm các ngành
công nghiệp nặng chiếm 36,85% và đến năm 1970 nhóm này tăng lên 38,3%. Nhóm
34
ngành công nghiệp cơ khí tăng nhanh qua các năm từ 10,9% năm 1951 và đạt
31,39% năm 1970. Như vậy chính sự công nghiệp hóa của ngành công nghiệp nặng
và công nghiệp cơ khí đã là động lực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
2.2.2. Trong lĩnh vực Nông nghiệp
Tốc độ phát triển nông nghiệp của Nhật Bản cũng tăng nhanh hơn so với các
nước tư bản tiên tiến: từ 1950 – 1960, Nhật tăng 3,8%, Pháp 2,8%, Tây Đức 2,4%,
Mĩ 1,3%; từ 1960 – 1969: Nhật 3,7%, Pháp 2,3%, Tây Đức 2%, Mĩ 1,3% [11, tr.
223].
Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi
hóa, hóa học hóa và tăng năng suất. Ngành trồng trọt phát triển cao, chủ yếu là
trồng lúa (chiếm 60% diện tích gieo trồng). Nhờ chính sách khuyến khích sản xuất
lúa của chính phủ Nhật mà sản lượng lúa của Nhật luôn cao và ổn định: từ 1967 –
1969 đạt 14 triệu tấn/năm. Cuối những năm 1960, Nhật đã đảm bảo được 75%
lương thực. Ngành chăn nuôi phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt. Chăn nuôi b
thịt và bò sữa rất phát triển ở vùng Hokkaido và Kagoshima. Mặc dù vậy, chăn nuôi
cũng chỉ thỏa mãn được 2/3 nhu cầu tối thiểu trong nước về thịt và sữa [11, tr. 223].
Nghề đánh bắt và nuôi cá cũng phát triển vào bậc nhất thế giới. Người Nhật dẫn
đầu thế giới về tiêu thụ cá tính theo đầu người. Do hiện đại hóa các phương tiện
đánh cá nên sản lượng cá hàng năm của Nhật vẫn gấp 2,5 lần so với trước chiến
tranh” [11, tr. 224].
Trong lĩnh vực ngành nông nghiệp Nhật Bản cũng có những bước tiến vượt bậc
đáng kinh ngạc nhờ những tiến bộ khoa học đã tích lũy được từ những thập niên
trước nay đã được áp dụng vào các nông trại. Vào khoảng cuối thập niên 1950, hết
năm này đến năm khác Nhật Bản lập được những kỷ lục mới trong lĩnh vực sản
xuất lúa gạo. Nhật Bản đã đạt đến một trình độ phát triển kỹ thuật cao hơn, biết cách
sử dụng tối ưu các phân bón hóa học, các loại thuốc trừ sâu cải tiến và giống lúa tốt
hơn.
2.2.3. Trong lĩnh vực Thương nghiệp – Dịch vụ
Cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật
Bản trong giai đoạn này. Trong v ng 21 năm (1950 – 1971), kim ngạch xuất nhập
35
khẩu của Nhật tăng 25 lần: từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng
30 lần từ 0,8 tỷ USD lên 24 tỷ USD, nhập khẩu tăng 21 lần: từ 0,9 tỷ USD lên 19,6
tỷ USD. Vào những năm 1970, bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật Bản về xuất
khẩu: Mĩ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Trung
Quốc và về nhập khẩu: Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Kuwait,
Malaysia, Peru và Thái Lan [11, tr. 224-225]. Sự phát triển nhanh một số ngành
kinh tế đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các
ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi đáng kể, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng
nhanh.
Bảng 5. Bảng cơ cấu các ngành sản xuất của Nhật Bản năm 1952 và 1968
BẢNG CƠ CẤU NGÀNH SẢN UẤT
Ngành Năm 1952 Năm 1968
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ
22,6
31,3
46,1
9,9
38,6
51,5
Nguồn: Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học xã
hội, 1992, tr. 17.
Trong cán cân thương mại quốc tế, Nhật là nước xuất siêu. Nhờ thặng dư lớn
trong cán cân thanh toán, Nhật Bản đã thu về cho mình số lượng vàng và ngoại tệ
lớn: dự trữ ngoại tệ của Nhật tăng nhanh từ 930 triệu USD năm 1951 lên 12,1 tỷ
USD năm 1973, biến Nhật Bản từ một nước phải đi vay nợ trở thành chủ nợ. Với
việc tập trung ngân hàng lớn và chứng khoán ở Tokyo biến thành phố này trở thành
một trong ba trung tâm tài chính – tiền tệ của thế giới [11, tr. 225].
Trong thời kì này Nhật Bản tiếp tục phát huy sức mạnh của một nước chuyên
chế biến hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Từ cuối những năm
50, nguyên liệu nhập chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng nhập khẩu. Nếu kể cả
lương thực và hàng sơ chế thì tỉ lệ chiếm tới 80%, chỉ có 20% là hàng công nghiệp.
Năm 1955, 80% giá trị hàng xuất khẩu là hàng công nghiệp, con số này lên đến
95% vào đầu những năm 1970. Từ đó có thể thấy Nhật Bản là một nước nhập siêu.
36
2.2.4. Giao thông vận tải
Giao thông vận tải phát triển nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến
đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển. Nhật
Bản cho ra đời tàu hỏa Shinkansen, trong đó vận dụng những kết quả tiến bộ về máy
điện và cơ khí điện tử. Dự án khởi công vào tháng 4 - 1959 và hoàn tất vào tháng
7/1964. Tuyến đường Shinkansen đầu tiên bắt đầu hoạt động ngày 1 – 10 - 1964.
Với 60 chuyến mỗi ngày, mỗi tàu có 12 toa. Tổng chi phí xây dựng là 1 tỉ đôla, gấp
đôi dự án ban đầu [15, tr. 246].
Cùng với việc xây dựng các con đường cao tốc, ý nghĩa của vận tải đường bộ ở
Nhật Bản đã thay đổi. Trong điểm của vận tải đường bộ là đường sắt. Mặc dù đã có
một công ty vận tải đường bộ lớn gọi là Nippon Express, song kinh doanh của nó là
chuyên chở quy mô nhỏ các hàng hóa từ các ga đường sắt đến tay người tiêu dùng.
Tuy vậy, khi các đường sắt cao tốc được hoàn thành người ta đã có thể sử dụng các
xe tải lớn để chở hàng trực tiếp từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đây
được gọi là công ty vận tải Seino là công ty đầu tiên. Chỉ trong thời gian ngắn việc
vận tải hàng hóa bằng đường sắt đã bắt đầu được thay thế bằng các xe tải lớn. Trước
khi người ta hiểu được điều đó, thì lượng hàng hóa được chuyên chở bằng xe tải đã
lớn hơn lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường sắt. Các tàu thép nhỏ khoảng
500 đến 1000 tấn, được đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chạy ven các bờ
biển Nhật Bản, nhưng cùng với sự xuất hiện của thời kì tăng trưởng nhanh, việc vận
tải hàng hóa trong nước đã tăng lên, do vậy có nhu cầu rất cao đối với các tàu chạy
ven biển này. Khi việc hàng bằng hồ quang đã được ứng dụng thành công vào
ngành công nghiệp đóng tàu, thì việc đóng các tàu mới đã trở nên dễ hơn nhiều. Các
công ty đóng tàu đã bắt đấu một cách thức gọi là đóng tàu bãi biển, đặt các bộ phận
của con tàu lên đường ray và hàn các bộ phận này lại với nhau. Kỉ nguyên tăng
trưởng nhanh chóng không chỉ có liên quan đến các ngành công nghiệp nặng và các
công ty đó.
2.2.5. Trong lĩnh vực Khoa học - kĩ thuật
Nhật Bản đã nhận thức rõ rằng khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại tiên
tiến là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, càng đặc biệt có ý
37
nghĩa quyết định đối với Nhật Bản vốn không có thế mạnh về lãnh thổ, tài nguyên
như Mĩ, Nga, Trung Quốc… Ý thức được điều này, Nhật Bản hết sức coi trọng giáo
dục và đầu tư phát triển cho khoa học – kĩ thuật. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận
thức rõ, chỉ bằng công nghệ cao, Nhật Bản mới tạo ra sự phát triển có tính đột phá
về kinh tế được. Đương thời, trong lĩnh vực công nghệ cao, Nhật Bản còn lạc hậu
hơn so với Mỹ và một số nước Tây Âu. Phát huy tinh thần học tập phương Tây có
từ thời Minh Trị, chính phủ và các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản đã quyết định
chi một khoản tiền lớn mua lại các phát minh sáng chế khoa học kỹ thuật phương
Tây, nhanh chóng đổi mới, cách tân công nghệ cho nền công nghệ đất nước. Tận
dụng “ưu thế”của người đi sau, một mặt, Nhật Bản nhanh chóng nắm bắt những
thành tựu kĩ thuật của Mĩ và Tây Âu, đổi mới công nghệ đất nước, mặt khác, phát
triển các ngành mũi nhọn, đi tắt, đón đầu, tạo nên bước đột phá về khoa học công
nghệ. Nhật Bản tăng cường đầu tư cho nhập khẩu kỹ thuật. Từ năm 1950 – 1974,
Nhật Bản đã tiến hành 15.289 hợp đồng nhập khẩu kỹ thuật, trong đó gần 70% là
của Mĩ, hơn 10% của Tây Đức, Nhật Bản cũng rất tích cực trong việc mua các bằng
phát minh, sáng chế của nước ngoài. Từ năm 1950 – 1969 Nhật đã nhập tất cả
11.606 bằng phát minh, trong đó 60% là của Mĩ, 11% của Tây Đức [19, tr. 145].
Nhật cũng rất quan tâm đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D). Kinh phí
nghiên cứu phát triển ở Nhật từ 40,1 tỷ yên vào 1955 (0,48% thu nhập quốc dân) đã
tăng lên tới 1.200 tỷ yên vào năm 1970 (1,96% thu nhập quốc dân), tức là tăng gần
30 lần trong 15 năm. Nếu năm 1955 mới chỉ có 1.145 phòng thí nghiệm tham gia
nghiên cứu khoa học và kĩ thuật (640 của các công ty, 279 của các trường đại học,
526 phòng thí nghiệm quốc gia); thì đến năm 1970 số phòng thí nghiệm đã tăng lên
12.594, gấp 9 lần trong 15 năm. Số các nhà khoa học và chuyên gia tham gia nhà
nghiên cứu cũng tăng lên đáng kể từ 133.000 người năm 1955 lên tới 419.000 người
năm 1970 [19, tr. 147].
Nhờ nhập khẩu những thiết bị của nước ngoài nên kinh tế Nhật Bản phát triển
nhanh chóng, đã đẩy mạnh tốc độ phát triển hàng loạt những ngành công nghiệp
mới, làm cho cơ cấu công nghiệp thay đổi sâu sắc theo chiều hướng có lợi cho việc
nâng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian năm 1960 đến 1968
38
giá trị xuất xưởng của công nghiệp chế biến nói chung tăng 260%, nhưng riêng
công nghiệp điện tử và hóa dầu tăng 3,4 lần, chế tạo máy tăng 3,8 lần. Việc nhập
khẩu kĩ thuật còn giúp Nhật Bản nhanh chong nâng cao năng suất lao động xã hội.
Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm
từ 1955 đến năm 1966 ở Nhật Bản là 9,4%. Trong đó, do hiện đại hóa thiết bị: 5,2%
(56% tổng tăng), do áp dụng phương pháp sản xuất mới: 4,1% (14% tổng số tăng)
[9, tr. 235].
Nghiên cứu khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật chủ yếu tập trung vào
các lĩnh vực công nghệ dân dụng và công nghệ mũi nhọn như xây dựng cầu, đường,
sản xuất ô tô, xe máy, rô bốt, điện máy dân dụng (tivi, tủ lạnh, điều h a…), hóa
chất… và đạt được những thành tựu to lớn. Nhật Bản có thể đóng được tàu chở dầu
một triệu tấn, xây dựng những công trình thế kỉ (đường ngầm dài 53,8 km dưới biển
nối dài hai đảo Hônsu và Xicôcư, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Xicôcư và
Hônsu, hệ thống tàu điện ngầm, các thành phố và sân bay trên mặt biển…). Nhật
Bản đã thực hiện hệ dự án khoa học - kĩ thuật với quy mô lớn, năng lượng hạt nhân,
phát triển hàng không, chinh phục vũ trụ, nghiên cứu biển, chất siêu dẫn, tàu siêu
tốc, máy tính, xây dựng mạng lưới thông tin sợi quang [1, tr. 322].
Sư cải tiến trong kĩ thuật đã được kế hoạch hóa chặt chẽ diễn ra trong thời kì
này. Thứ nhất, việc áp dụng các phương pháp hồ quang vào ngành đóng tàu đã tạo
ra những thay đổi quang trọng cho ngành công nghiệp này. Trước đây, các con tàu
được đóng bằng cách đặt các tấm thép chồng lên nhau, đục lỗ và bắt các đinh vít
siêng qua nó. Các phương pháp hàn hồ quan mới được áp dụng và đã được sử dụng
rộng rãi vì chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến độ bền, do vậy hợp lí hóa
các quy trình sản xuất và giảm bớt được giá thành. Cuối cùng, việc đóng tàu thành
từng khối cũng đã được phát triển trong đó các phần của một con tàu trước hết sẽ
được hàn trong một nhà máy và sau đó sẽ được lắp ráp trong một cầu tàu khô và đó
là một phương pháp tạo hiệu quả khá lớn. Ngành công nghiệp đóng tàu đã được
phục hồi nhanh chóng vào năm 1956, Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về trọng tải
đóng tàu và xuất khẩu [13, tr. 268].
39
Tóm lại sau hơn 20 năm, một khoảng thời gian ngắn ngủi so với lịch sử, Nhật
Bản đã vươn mình kinh dị từ đống tro tàn sau chiến tranh thành một siêu cường
kinh tế thế giới. Và đã làm cho thế giới từ kinh ngạc, nể trọng, ngưỡng mộ và có cả
ghen tị bởi vì thời bấy giờ chỉ có Nhật Bản là cường quốc kinh tế ngoài Âu – Mĩ.
Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản đã có những bước phát triển nhanh.
Từ năm 1952 đến năm 1958, tổng sản phẩm quốc gia bình quân (GNP) bình quân
hàng năm tăng 6,9% và năm 1959 là hơn 10%, từ 1959 đến năm 1969 GNP bình
quân hàng năm của Nhật Bản tăng 10,8% (so với Cộng h a Liên bang Đức là 4,6%,
Mĩ là 4,3%) với tỉ lệ GNP cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác, thế
giới mới là kinh ngạc và gọi đó là “sự thần kì” về kinh tế của Nhật Bản. Năm 1950
GNP Nhật mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/3 Anh, 1/2 Pháp, 1/7 Mĩ), thì năm 1968
đã vượt các nước Tây Âu, chỉ sau Mĩ với 183 tỉ USD (trong đó Mĩ 830 tỉ USD,
Cộng h a Liên bang Đức 132 tỉ USD, Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD). Năm
1968, 100 năm sau khi duy tân Minh Trị, nền kinh tế Nhật Bản đã lần lượt vượt qua
Anh, Pháp, Cộng h a Liên bang Đức, Italia, Canada để vươn đứng hàng thứ hai
trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
40
CHƢƠNG 3
NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
3.1. Nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã chịu thất bại nặng nề, nhiều nhà
máy, xí nghiệp bị tàn phá, hàng triệu người chết, đất nước hoang tàn mất hết thuộc
địa và mất quyền độc lập quốc gia. Tuy vậy chỉ hai mươi năm sau chiến tranh Nhật
Bản đã vươn mình trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển của thế
giới, dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của thần kỳ của Nhật Bản
trong giai đoạn sau chiến tranh.
3.1.1. Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật
Chỉ 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
của Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các yếu tố chủ yếu trong sản
xuất như công cụ lao động, đối tượng lao động, nguồn năng lượng cũng như các
mặt kĩ thuật khoa học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70 Nhật Bản đã đạt
trình độ cao về tự động hóa, việc sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành đã
sản xuất và sử dụng được nhiều vật liệu tổng hợp đạt trình độ khá cao về hợp lí hóa
sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kĩ
thuật học vào sản xuất. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã trở thành nhân tố tác động
rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản đã đi
theo một chiến lược khoa học công nghệ với những đặc điểm chủ yếu sau:
Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tập trung
vốn cao hơn vào sản xuất lớn, các ngành công nghiệp mới.
Nhật Bản đã nhập kĩ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước
ngoài. Biện pháp này làm cho Nhật tiếp cận nhanh chóng với khoa học kĩ thuật mà
không còn mất nhiều vốn và thời gian nên nâng cao được năng xuất lao động. Từ
năm 1950 – 1974 tổng số vụ nhập kĩ thuật của Nhật Bản lên đến 15.289 vụ, trong
đó năm 1950 có 27 vụ, 1970 có 1.572 vụ tăng 58 lần và gấp 70% từ Mĩ, hơn 10% từ
Đức [1, tr. 316].
41
Nhật Bản không sao chép một cách máy móc các công nghệ nhập về mà họ ra
sức nổ lực đổi mới, nâng cao và biến chúng thành kĩ thuật riêng. Nhờ có kĩ thuật
riêng và phương pháp sản xuất hiện đại nên Nhật Bản đã đẩy nhanh tốc độ phát
triển của nền kinh tế. Việc nhập khẩu của Nhật Bản thu được hiệu quả cao do đội
ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Nhật Bản còn dựa trên việc nhập khẩu rồi cải tiến phát minh và không ít trường hợp
Nhật từ chỗ nhập kĩ thuật vươn lên đứng đầu về kĩ thuật đó.
Do hệ thống giáo dục của Nhật đã tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề thích ứng
với khoa học, kĩ thuật hiện đại. Nhật Bản đã phát hiện được trình tự phát triển phù
hợp với hoàn cảnh riêng của mình bắt đầu từ các ngành công nghiệp cơ bản đến các
ngành công nghiệp lắp ráp mới, sự ra đời của ngành hóa đầu đã tạo ra sự chuyển
biến lớn. Trung tâm tiến bộ kĩ thuật chuyển từ các ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu sang ngành công nghiệp chế biến. Tiến bộ kĩ thuật c n đi vào các ngành, lĩnh
vực rộng lớn như ngành xây dựng, giao thông vận tải….kĩ thuật công nghệ xây
dựng cũng đã có sự phát triển đáng kể nhờ công nghệ mới. Nhật Bản cho ra đời tàu
hỏa Shinkansen, trong đó vận dụng kết quả những tiến bộ về máy điện và cơ khí tử.
Kết quả ngay trong những thập niên đầu sau chiến tranh, khoa học kỹ thuật Nhật
Bản đã đạt được những bước tiến nhảy vọt, trở thành một trong những nhân tố quan
trọng dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản trong những năm 1950-
1970.
3.1.2. Vai trò của người Nhật Bản
Nguyên nhân cơ bản thứ hai để tạo ra bước nhãy vọt trong nền kinh tế Nhật Bản
là vai trò của người Nhật. Họ trân trọng các di sản tinh thần được giữ gìn từ ngàn
xưa. Truyền thống đã được hình thành, ổn định và ngày càng củng cố hơn trên cơ sở
kế thừa và không ngừng phát triển. Trân trọng những giái trị văn hóa của quá khứ,
người Nhật Bản bảo lưu những tinh hoa của mình đã bám rễ trong cuộc sống. Các
truyền thống mang tính chất gia tộc vẫn được duy trì bảo lưu và có ảnh hưởng hết
sức sâu sắc đến ngày nay.
Tính cộng đồng, tâm lí cộng đồng được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ biểu hiện
như một triết lí của con người trong lao động và sinh hoạt. Tinh thần cộng đồng thể
42
hiện ở sự bình đẳng, chan hòa giữa mọi người, tinh thần cộng đồng tạo ra một hệ
thống trật tự đó là yếu tố quan trọng, tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản trong
cuộc chạy đua để được có vị trí như ngày hôm nay.
L ng trung thành, người Nhật Bản đề cao lòng trung thành, cổ vũ tinh thần dũng
cảm, coi trọng lễ nghĩa, khuyến khích tiết kiệm. Mọi người trung thành với mục tiêu
phát triển kinh tế của đất nước, dốc lòng, dốc sức nghiên cứu, học tập, lao động để
đạt được kết quả cao nhất. Người Nhật luôn chăm chú một ý niệm là tiếp thu được
nhiều kiến thức để sau này vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Người lao động cần
mẫn với công việc của mình, họ luôn có tinh thần trách nhiệm và tính tự giác cao
trong công việc. Chính lực lượng công nhân to lớn giỏi về tay nghề và trung thành
tuyệt đối với công việc đã đưa các công ty Nhật Bản lên tầm cỡ thế giới. Lòng trung
thành là một trong những truyền thống của người Nhật nó phát huy mạnh mẽ trong
cuộc sống hằng ngày, trong lĩnh vực sản xuất góp phần không nhỏ vào sự phát triển
của nền kinh tế Nhật.
Tính hiếu học, đặc tính này được hình thành từ thói quen đã hình thành vững
chắc, lại được khích lệ bằng động cơ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, xã hội
một cách đúng đắng và cao cả. Nhật Bản luôn đầu tư cho giáo dục một cách tối đa.
Ngày nay ở nhiều ngành, lĩnh vực Nhật Bản đã vượt xa nhiều nước trong việc sử
dụng tri thức khoa học vào sản xuất và đời sống.
Tính sáng tạo là một phẩm chất gắn liền với người dân Nhật Bản, đức tính này
đ i hỏi một cách tư duy tích cực, một óc tưởng tượng phong phú. Nó góp phần làm
cho nền kinh tế Nhật phát triển cao hơn. L ng ham mê lao động, đối với người Nhật
lao động vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi không ai thoái thác cho ai. Người Nhật từ
xưa đã nhận thức rằng nhờ có lao động mà con người mới tồn tại và phát triển. Bởi
vậy, lao động được đánh giá là một tính cách cơ bản của con người chân chính. Tuy
nhiên để có những phẩm chất đấy lại là một điều hết sức khó khăn và phức tạp.
L ng ham mê lao động đã được dựa trên những cơ sở vững chắc của ý thức, kỉ luật
để phát triển năng lực cá nhân phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Người Nhật có óc thực tế, điều này thể hiện ở việc họ không quan tâm nhiều đến lý
thuyết xa vời mà họ tập trung vào sản xuất những gì thiết yếu cho cuộc sống. Người
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)

More Related Content

What's hot

Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
huuthinh85
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật BảnThời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAYLuận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Jordan Nguyen
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Nam Xuyen
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcHo Chi Minh University of Pedagogy
 
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAYLuận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Anh Hà
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
sinhxd92
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
nguyenthixuan0405
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
nataliej4
 

What's hot (20)

Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
 
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giớiVai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
Vai trò của thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế thế giới
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Đề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật BảnThời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và phát triển của lịch sử Nhật Bản
 
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAYLuận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
 
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Tiểu luận hiệp hội các nước đông nam á_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa họcPhương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcĐề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Đề cương ôn thi môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAYLuận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
Luận án: Quan hệ của Ấn Độ với một số nước Đông Nam Á, HAY
 
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt NamĐề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Đề tài: Thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
 
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tếChương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
Chương 3-tăng-trưởng-kinh-tế
 
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc MườngLuận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
Luận văn: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường
 
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
 
Bai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_teBai giang kinh_te_quoc_te
Bai giang kinh_te_quoc_te
 
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
Luận án: Quan hệ kinh tế chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản (1980 - 2013)
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 

Similar to Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)

Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAYLuận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
hieu anh
 
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
nataliej4
 
Đề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAY
Đề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAYĐề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAY
Đề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đThời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà NộiLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOTĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Man_Ebook
 
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Skkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chonSkkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chonHoa Phượng
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Trần Đức Anh
 
Vai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuất
Vai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuấtVai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuất
Vai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuất
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
ssuser45eccd1
 

Similar to Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973) (20)

Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAYLuận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thờ...
 
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
 
Đề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAY
Đề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAYĐề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAY
Đề tài: Nghệ thuật làm phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), HAY
 
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đThời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
Thời kì Tokugawa (1603-1868) và vai trò phát triển Nhật Bản, 9đ
 
Tâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdfTâm lý học kỹ sư.pdf
Tâm lý học kỹ sư.pdf
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà NộiLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực cho ngành in ở Tp Hà Nội
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOTĐề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
Đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành in, HOT
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
Pháp phát huy vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực...
 
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
Những đặc điểm truyền thống của con người việt nam trong qúa trình công nghiệ...
 
Skkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chonSkkn mon lich su chon
Skkn mon lich su chon
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Vai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuất
Vai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuấtVai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuất
Vai trò của khoa học và công nghệ cho phát triển của lực lượng sản xuất
 
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
Luận văn: Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Nam Kỳ
 
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
2023 - TT - CHUONG 4 - VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.pdf
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (10)

Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)

  • 1. 1 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ” CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 - 1973) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Mã số đề tài: SV2014 - 06 Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học Xã hội Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Bích Tuyền Thành viên tham gia: Nguyễn Thị Lệ Trinh Đặng Thị Bích Trâm Nguyễn Minh Tuấn Giáo viên hướng dẫn: Th.S LÊ TÙNG LÂM TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
  • 2. 2 UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ” CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 - 1973) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Mã số đề tài: SV2014 - 06 Xác nhận của Khoa (ký, họ tên) Giáo viên hƣớng dẫn (ký, họ tên) Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015
  • 3. 3 Lời cảm ơn Lời đầu tiên chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô Trường Đại học Sài Gòn, đặc biệt là quý thầy, cô trong khoa Sư phạm Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện tốt cho sinh viên chúng tôi có thể tham gia nghiên cứu khoa học. Đặc biệt chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Lê Tùng Lâm, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi rất nhiệt tình để có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng đây là công trình đầu tiên chúng tôi thực hiện, hơn nữa cũng do hạn chế về năng lực nghiên cứu và tài liệu tham khảo nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô. Tập thể tác giả
  • 4. 4 MỤC LỤC Lời cảm ơn .................................................................................................................1 MỤC LỤC....................................................................Error! Bookmark not defined. BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ” CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 – 1973) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM....................................................................6 MỞ ĐẦU....................................................................................................................8 CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1952)...................................................................................................12 1.1. Tình hình kinh tế.............................................................................................12 1.2. Tình hình chính trị - quân sự ..........................................................................14 1.3. Cuộc cải cách của Mac Arthur và sự chuyển biến kinh tế Nhật Bản .............17 CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 – 1973)..................................................................................................24 2.1. Sự phục hồi và phát triển kinh tế của Nhật Bản (1952-1973) ........................24 2.2. Những thành tựu cơ bản của Nhật Bản (1952 – 1973)...................................31 2.2.1. Trong lĩnh vực Công nghiệp ....................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Trong lĩnh vực Nông nghiệp ....................................................................34 2.2.3. Trong lĩnh vực Thương nghiệp – Dịch vụ ...............................................34 2.2.4. Giao thông vận tải ....................................................................................36 2.2.5. Trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật...........................................................36 CHƢƠNG 3 NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ...........................................................40 3.1. Nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản................................................40 3.1.1. Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật........................40 3.1.2. Vai trò của người Nhật Bản .....................................................................41 3.1.3. Vai trò quản lí, chính sách cải cách và mở cửa của Nhà nước ................43 3.1.4. Chi phí quốc phòng ít...............................................................................44 3.1.5. Các công ty, các nhà kinh doanh năng động tích cực ..............................45
  • 5. 5 3.1.6. Tận dụng những cơ hội bên ngoài............................................................47 3.2. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................48 Kết luận...................................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................54
  • 6. 6 BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN QUÁ TRÌNH “PHÁT TRIỂN THẦN KỲ” CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 – 1973) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Mã số: SV2014 – 06 1. Vấn đề nghiên cứu Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bị bại trận, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Nhưng chỉ hơn hai mươi năm, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi phát triển và trở thành một nước giàu có. Từ năm 1952 cho đến năm 1973 đã duy trì được tốc độ phát triển cao đáng kinh ngạc người ta gọi đó là “sự phát triển thần kỳ”. Nguyên nhân để Nhật Bản từ một nước bị thiệt hại nặng nề lại có thể vươn lên và phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Sự phát triển của Nhật Bản đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng? Đây là những vấn đề cấp thiết khi tìm hiểu về Nhật Bản. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Quá trình “phát triển thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973) và bài học kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. 3. Nhiệm vụ Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, những thành tựu cơ bản và nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp lịch sử: khôi phục lại quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX. Phương pháp logic rút ra bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiển.
  • 7. 7 5. Kết quả nghiên cứu Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên ngành Lịch sử và quan hệ quốc tế nói riêng và những ai quan tâm đến bộ môn lịch sử nói chung.
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bị bại trận, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Cuộc sống người dân phải chịu thảm họa đói rét, nhiều nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá gần như hoàn toàn, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bị khan hiếm, hàng hóa thiếu thốn. Thế nhưng, với sự quyết tâm và tinh thần tự hào dân tộc, Nhật Bản đã từng bước đưa đất nước thoát khỏi khó khăn và vươn lên trở thành cường quốc thứ hai thế giới tư bản (sau Mĩ). Đặc biệt, trong những năm 1953 – 1973, Nhật Bản duy trì được tốc độ phát triển cao đáng kinh ngạc mà người ta gọi đó là “sự phát triển thần kì”. Vậy Nhật Bản đã đạt được những thành tựu gì về kinh tế? Những nguyên nhân nào góp phần làm nên “thần kì” Nhật Bản và sự phát triển đó đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng? Đây là những vấn đề cấp thiết khi tìm hiểu về Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ và đứng thứ hai trên thế giới về tổng sản phẩm nội địa, thứ ba trên thế giới là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ôtô máy móc, robot, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại, xếp thứ tư thế giới về xuất khẩu, đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, thứ sáu thế giới về nhập khẩu. Đây là thành tựu đáng tự hào của nhân dân Nhật Bản. Đặc biệt, trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển lên tầm cao mới thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về Nhật Bản càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Quá trình “phát triển thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973) và bài học kinh nghiệm làm đề tài nghiên cứu khoa học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sự phát triển nhanh chóng của Nhật Bản từ năm 1952 – 1973 đã trở thành một “hiện tượng” nổi bật trong thế giới tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự phát triển thần kì của Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học như:
  • 9. 9 Pierre – Antoine Donnet (1991), Nước Nhật mua cả thế giới , Nxb Thông tin lý luận. Tác giả đã trình bày những thành tựu quan trọng của Nhật Bản trong giai đoạn cất cánh và vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Qua đó, tác giả cung cấp nhiều số liệu quan trọng về thời kì phát triển của Nhật Bản. Iaxuhico Nacaxone với Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỉ XXI, Nxb Thông tấn, Hà Nội. Qua đây tác giả muốn nói về chiến lược quốc gia của Nhật; Quan điểm tư tưởng của thủ tướng; Triển vọng đường lối chính trị của Nhật; Những luận cứ về sự cần thiết thông qua bản hiến pháp nhân dân. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ( những vấn đề lịch sử và hiện đại) đã trình bày về mười năm đào tạo và nghiên cứu về Nhật Bản của khoa Phương Đông học; Quan hệ Nhật - Việt và đầu tư của Nhật Bản vào miền Nam Việt Nam trước 1975. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á nêu lên mối quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh chung của mối quan hệ chằng chéo, đan xen, vừa thống nhất vừa mâu thuẩn giữa các cường quốc với nhau và các nước trong khu vực. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp được tư liệu quan trọng về giai đoạn phát triển cất cánh của Nhật Bản - đặc biệt về lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa đề cập một cách toàn diện cũng như chưa luận giải rõ ràng những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo nên “thần kì Nhật Bản”. Mặt khác, các công trình cũng chưa làm nổi bật những bài học kinh nghiệm của Nhật Bản để lại cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, chúng tôi dựa trên những tài liệu đã có, tiến hành tổng hợp và làm nổi bật một cách toàn diện về sự phát triển của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước trong giai đoạn phát triển hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phục dựng một cách toàn diện sự phát triển của kinh tế Nhật Bản (1952 - 1973). Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn phát triển hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 10. 10 Tìm hiểu tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai Làm rõ những thành tựu cơ bản và luận giải những nguyên nhân tạo nên “thần kì Nhật Bản” sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và phát triển của các nước trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nguyên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những thành tựu quan trọng và nguyên nhân phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản (1952 - 1973). 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Kinh tế Nhật Bản. Thời gian nghiên cứu: từ năm 1952 đến năm 1973. 5. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa tư bản, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa đế quốc và công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp, phân loại và phân tích các tài liệu phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: Phương pháp lịch sử là sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian để khôi phục lại một cách toàn diện những thành tựu quan trọng của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX. Phương pháp logic trên cơ sở luận giải những nguyên nhân quan trọng tạo nên sự “thần kì” của Nhật Bản (1952 - 1973), chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn. Ngoài ra, chúng tôi c n sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, đối chiếu, so sánh các số liệu đã được công bố để làm rõ những thành tựu kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này.
  • 11. 11 6. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần tìm hiểu tình cảnh Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Thống kê những thành tựu quan trọng của kinh tế Nhật Bản (1952 -1973). Luận giải những nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho các nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay. Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên ngành Lịch sử nói riêng và những ai quan tâm đến lịch sử nói chung. 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1952) Chương 1 sẽ trình bày về tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai với những thất bại nặng nề về kinh tế, tình hình chính trị quân sự có nhiều thay đổi dưới sự chiếm đóng của lực lượng đồng minh và sự chuyển biến kinh tế của Nhật Bản. Chương 2. Quá trình phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1952-1973) Chương 2 sẽ trình bày về việc Nhật Bản đã vươn mình phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành một siêu cường kinh tế thế giới. Nhật Bản đã làm cho cả thế giới kinh ngạc và nể trọng. Tổng sản phẩm quốc gia và thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Nhật đã liên tục tăng qua các năm. Năm 1968 kinh tế Nhật bản đã lần lượt vượt qua các nước Anh, Pháp, Cộng h a Liên bang Đức, Italia, Canada để vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). Chương 3. Nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản và bài học kinh nghiệm Chương 3 sẽ làm rõ các nguyên nhân làm nên sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản. Từ những nguyên nhân đó thì chúng ta sẽ biết được nguyên nhân nào quan trọng nhất để tạo nên sự thành công, sau đó để lại những bài học kinh nghiệm gì đáng quý và bài học nào là chủ yếu để giúp các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phát triển một cách toàn diện và nhanh chóng trên con đường hội nhập quốc tế như hiện nay.
  • 12. 12 CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1952) 1.1. Tình hình kinh tế Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là một đất nước hoang tàn, kiệt quệ. Có lẽ không một quốc gia tham chiến nào là phải chịu đựng một sự tổn thất nặng nề như vậy và không thấy một nước công nghiệp nào khác lại chậm cho thấy dấu hiệu bắt đầu phục hồi như vậy. Nhà cửa thuộc khu vực đô thị của Nhật Bản bị thiêu hủy hoàn toàn trong những cuộc dội bom của không quân Mĩ, dân số Tokyo chết hơn 1/2, dân số Osaka chết gần 2/3. Sự tàn phá hầu hết các đô thị và sự hủy diệt hầu như hoàn toàn lực lượng tàu buôn vốn từ trước đến nay làm thành mạch máu kinh tế duy trì sự sống của Nhật Bản tụt xuống đến mức thấp nhất. Năm 1946, mức sản xuất chỉ còn bằng 1/7 của năm 1941. Dân chúng ăn mặc rách rưới, ăn uống thiếu thốn, và bị kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần [ 9, tr 272-273]. Sau khi thua trận, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề về kinh tế: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu điện bị phá hủy,sản xuất công nghiệp tháng 8 – 1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một năm trước đó và chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh (1934 – 1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt. Những vấn đề kinh tế xã hội gay cấn nhất Nhật Bản lúc này là: thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Lương thực, nguyên nhiên liệu thiếu trầm trọng, giá cả đắt đỏ leo thang. Sản lượng công nghiệp năm 1946 chưa bằng 1/3 năm 1930 và chỉ bằng 1/7 năm 1941. Hơn 4 triệu người thất nghiệp do ngừng các hoạt động sản xuất quân sự, 7,6 triệu binh sĩ giải ngũ, 1,5 triệu người từ các thuộc địa hồi hương, nâng tổng số người không có việc làm lên 13,1 triệu. Nếu loại trừ một số người có khả năng về quê làm ruộng thì xã hội vẫn còn giải quyết việc làm cho khoảng 10 triệu người. Vụ lúa năm 1945 thất bát, thảm họa đói rét bao trùm nước Nhật. Nguồn năng lượng chính lúc bấy giờ là than và thủy điện. Riêng than đã giảm từ 3 – 4 triệu tấn/ tháng xuống còn 1 triệu tấn/tháng vào mùa thu năm 1945 [5,tr. 176].
  • 13. 13 Lí do chủ yếu là Nhật đầu hàng, những người Trung Hoa và Triều Tiên trước đó phải lao động khổ sai trong các mỏ than đã không chịu tiếp tục công việc, các mỏ than hầu như bị tê liệt hoàn toàn. Do thiếu than, ngành đường sắt bị khủng hoảng nghiêm trọng. Tình trạng siêu lạm phát nổ ra từ năm 1945 kéo dài đế đầu những năm 1949 là một biểu hiện nghiêm trọng khác của sự rối loạn trong kinh tế. Nguyên nhân chính là do việc cho phát hành tiền giấy để bù đắp thâm hụt tài chính. Thâm hụt tài chính xảy ra là do hai chính sách sau: Trợ cấp – các khoản trợ cấp đều chủ yếu tập trung dành cho các sản phẩm đầu vào trung gian như than đá, thép, đồng và phân bón nhưng một số trợ cấp lại dành cho các hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là thực phẩm. Cụ thể hơn là chính phủ đã áp dụng việc kiểm soát giá cả và cung cấp các khoản trợ cấp sản xuất (có nghĩa là “bù đắp những khoảng cách về giá cả”) nhằm bù đắp những khoản lỗ cho các nhà sản xuất tư nhân. Các khoản cho vay từ Qũy phục hồi Tài Chính (fukkin) – mục tiêu của các khoản cho vay này là các ngành công nghiệp được ưu tiên, đặc biệt là ngành than. Bộ Tài chính sẽ cấp những khoản cho vay chính sách này cho các ngành được ưu tiên. Trái phiếu chính phủ đã được phát hành để có được nguồn tài chính cho các khoản vay này. Hầu hết các trái phiếu này đều được ngân hàng Nhật Bản mua và lượng cung tiền do vậy cũng tăng lên. Vài tháng trước khi đầu hàng, nhịp độ tăng giá đã gần đến mức báo động, nhưng vẫn hoàn toàn không thể so được với tình trạng siêu lạm phát sau đó. Nguyên nhân chủ yếu là khi lượng hàng hóa cung ứng giảm sút, lượng tiền tệ đưa vào lưu thông lại phình ra vì chính phủ và ngân hàng Nhật đã phải tung công trái ra thị trường nhằm làm dịu sự hoang mang của dân chúng trước tình hình quân đồng minh tăng cường oanh tạc. Sau khi thua trận, chính phủ vẫn phải chi tiền lương cho quân lính giải ngũ, thanh toán các đơn đặt hàng quân sự trước đây, tiền đền bù thiệt hại v.v…Thêm vào đó, những lời đồn đại về đổi tiền, đánh thuế tài sản v.v…càng làm cho dân chúng đổ xô đi mua vét hàng hóa. Mọi biện pháp khẩn cấp chống lạm phát của chính phủ như: kêu gọi dân chúng gởi tiền tiết kiệm, ra lệnh phát hành tiền mới,
  • 14. 14 thực hiện chuyển đổi đồng tiền yên mới và cho phép mỗi gia đình được quyền rút 500 yên hàng tháng để sinh sống, thu thuế tài sản v.v…đều không ngăn chặn nổi lạm phát. Tình hình trên đã làm nhân dân mất lòng tin vào chính phủ đã dẫn đến tình trạng gần như vô chính phủ, nạn chợ đen, cờ bạc và các tiêu cực xã hội khác phát triển. Với điều kiện trong nước như vậy, cộng thêm việc mất hết thuộc địa và các tài sản vốn mang lại thu nhập ở nước ngoài, lúc này tình hình không ai dám nghĩ đến khả năng Nhật Bản có khả năng nhanh chóng phục hồi được nền kinh tế kiệt quệ này [14, tr.93-95]. 1.2. Tình hình chính trị - quân sự Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản bị lực lượng đồng minh (thực tế là Mĩ) chiếm đóng (1945 – 1952). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Nhật Bản bị nước ngoài chiếm đóng dưới chế độ quân quản do Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP – The Supreme Commander for the Allied Powers), đứng đầu là tướng Mĩ Mac Arthur quản lý. Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng đóng vai tr là chính quyền thứ hai, phải thực hiện nghiêm túc các sắc lệnh của SCAP. Phá bỏ các Zaibatsu - các doanh nghiệp lớn bị lên án vì đã ủng hộ chủ nghĩa quân phiệt trong chiến tranh. Các tập đoàn lớn này bị phá bỏ và chia nhỏ thành các pháp nhân riêng biệt. Nhưng sau đó, chính sách này lại bị đảo ngược lại và một loại hình tập đoàn công nghiệp mới lại xuất hiện được gọi là các keiretsu. Luật lao động mới - đảm bảo quyền lợi của công nhân thông qua việc tổ chức các công đoàn lao động, thương lượng các điều kiện làm việc cơ bản. Cải tổ đất đai - đất đai của tất cả các địa chủ không thường xuyên sinh sống tại nơi có đất và của những người sở hữu đất vượt số lượng qui định sẽ bị xung công và bán lại cho những người thật sự cày cấy. Giá bán thấp và tỉ lệ lạm phát cao sẽ nhanh chóng làm giảm sút giá trị thật của đất. Nhờ đó quyền sở hữu đất của nông dân được cải thiện đáng kể [8, tr. 187]. Trong thời gian này, tình hình chính trị - quân sự của Nhật Bản có nhiều biến đổi quan trọng. Trước hết, lực lượng Đồng minh chiếm đóng đã thi hành một số biện pháp để loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật Bản. Lực
  • 15. 15 lượng vũ trang thường trực và toàn bộ ngành quân sự Nhật bị giải trừ. Tòa án quân sự Viễn Đông được lập ra để xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản. Việc xét xử được tiến hành từ tháng 5 - 1946 đến tháng 11 - 1948 ở Tokyo đã kết án 7 tên tử hình, 16 tên tù chung thân, 2 tên tù dài hạn… Các đảng phái quân phiệt bị giải tán, và khoảng 290.000 người liên quan đến chế độ quân phiệt trước đây bị thanh trừng ra khỏi bộ máy nhà nước. Hiến pháp năm 1889 của Nhật bị bãi bỏ, thay vào đó là Hiến pháp mới do SCAP tổ chức soạn thảo, được công bố ngày 3 – 11 – 1946 và có hiệu lực ngày 3 – 5 – 1947. Theo đó, về hình thức chính thể, Nhật Bản là nước Quân chủ lập hiến, nhưng thực chất là theo chế độ dân chủ đại nghị tư sản dựa trên nguyên tắc Tam quyền phân lập cơ bản là: chủ quyền thuộc về toàn dân, vua là biểu tượng quốc gia và có tính thống nhất dân tộc, hòa bình, tôn trọng những quyền cơ bản của con người. Hội đồng khanh tướng trước đây được thay bằng Quốc hội lưỡng viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện) do dân bầu ra làm cơ quan quyền lực tối cao quyền lập pháp. Thiên hoàng vẫn tồn tại, nhưng Hiến pháp bãi bỏ quyền lực của Thiên hoàng đối với nhà nước và chỉ đảm nhận những công việc do Nhà nước quy định, quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Hiến pháp cam kết ủng hộ lí tưởng hòa bình và chế độ dân chủ, xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân trong khuôn khổ của nền dân chủ tư sản. Các công dân từ 25 tuổi trở lên có thể đi bầu cử vào Hạ nghị viện, từ 30 tuổi trở lên có thể được bầu cử vào Thượng nghị viện. Chế độ phổ thông đầu phiếu nam nữ từ 20 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử, cam kết tử bỏ quyền tiến hành chiến tranh với các nước khác, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không duy trì quân đội thường trực với các lực lượng hải, lục, không quân và các lực lượng chiến đấu khác [1, tr. 324]. Cùng với việc thực hiện dân chủ hóa, phần lớn các đảng phái chính trị ở Nhật đều phục hồi và tìm cách khôi phục lại vị trí của mình. Các chính đảng cầm quyền trước đây như Seiyukai, Minseito hoạt động trở lại ngay sau khi chiến tranh kết thúc. Một số đảng chính trị bắt đầu mở rộng ảnh hưởng, trong đó có Đảng Tự do (Jiyoto), thành lập tháng 11 - 1945, là tiền thân của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) sau này. Trong cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh, diễn ra năm 1946, Phó Chủ tịch Đảng Tự do Yoshida Shigeru (1978 - 1967), lên làm thủ tướng từ tháng 5 - 1946
  • 16. 16 đến tháng 5 - 1947. Nền chính trị Nhật Bản từ năm 1945 - 1950 đã diễn ra quá trình phân hóa của các chính đảng đã tồn tại từ thời kì trước chiến tranh đồng thời có sự hình thành các chính đảng mới. Các thành viên của Đảng Seiyukai sát nhập vào Đảng Tự do, trong khi phần lớn các thành viên Đảng Minseito liên kết với Đảng Tiến Bộ (Shimpoto), sau đó chuyển thành Đảng Dân chủ (Minshuto). Mặc dù các chính Đảng đều nổ lực để nắm lấy quyền lực, nhưng trên thực tế trong thời kì nước Nhật bị chiếm đóng, vai tr của các chính Đảng bị hạn chế rất nhiều so với thời gian trước chiến tranh. Trong khi đó, tỉ lệ cử tri ủng hộ cho các đảng cánh như Đảng Xã hội, Đảng Cộng sản có chiều hướng tăng lên. Trong cuộc bầu cử năm 1946, Đảng Xã hội chiếm 18% số phiếu bầu, giành được 92 ghế trong Quốc hội, Đảng Cộng sản chiếm 4% số phiếu bầu và 5 ghế trong Quốc hội. Đầu tháng 2 - 1947, Đảng Cộng sản dự định tổ chức một cuộc tổng bãi công trong phạm vi toàn quốc nhằm phản đối Chính phủ trong việc chậm trễ giải quyết các vấn đề kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân. Trong tình hình đó, SCAP ra lệnh cấm tổng bãi công để ngăn chặn phong trào đấu tranh và hạ thấp uy tín chính trị của các lực lượng cánh tả. Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong cuộc bầu cử theo Hiến pháp mới năm 1947, Đảng Xã hội lại giành được đa số phiếu bầu. Chính phủ mới được thành lập bao gồm liên minh Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ, đứng đầu là thủ tướng Katayama Tetsu (1887 – 1978) – Chủ tịch Đảng Xã hội. Chính phủ Katyama đưa ra chương trình quốc hữu hóa các ngành công nghiệp chủ chốt của Nhật nhưng không được Quốc hội thông qua. Đồng thời, cuộc đấu tranh chính trị trong nội bộ các đảng, giữa cánh tả và cánh hữu đã dẫn đến sự phân hóa trong Chính phủ. Thủ tướng Katayama phải từ chức tháng 3 - 1948, tuy nhiên các thành viên Đảng Xã hội tiếp tục được duy trì trong chính phủ liên minh do Đảng Dân chủ đứng đầu cho đến cuối năm 1948. Trong cuộc bầu cử năm 1948, Đảng Tự do giành thắng lợi và Yoshida Shigeru trở lại làm thủ tướng nhiệm kì thứ hai trong những năm 1949 – 1954. Trên thực tế, Thủ tướng Yoshida đã nắm quyền điều hành nội các gần như trong suốt thời kì 1946 – 1954. Là một chính trị gia, một nhà ngoại giao lão luyện và có quan điểm chống cộng sản, thân phương Tây, Yoshida là một thủ tướng Nhật hoàn toàn thích
  • 17. 17 hợp đối với Mĩ trong thời kì chiếm đóng Nhật Bản. Yoshida cũng chính là người thay mặt Chính phủ Nhật kí kết Hiệp ước San Francisco năm 1951, c gọi là Hiệp ước Hòa bình San Francisco với các nước Đồng minh [12, tr. 323-324]. 1.3. Cuộc cải cách của Mac Arthur và sự chuyển biến kinh tế Nhật Bản Theo tuyên bố của Potsdam tháng 7 - 1945 của Mĩ, Anh và Trung Quốc (Liên Xô sau đó cũng kí tên vào Tuyên ngôn này), từ cuối tháng 8-1945, quân đồng minh trên thực tế chỉ là các lực lượng quân đội Mĩ, đã tiến hành chiếm đóng Nhật Bản. Tướng Douglas Mac Arthur, là một người có tầm chiến lược, lòng khoan dung và từng có nhiều kinh nghiệm chỉ huy quân đội Mĩ trên chiến trường Philippines cũng như ở khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhất định nhưng cuộc chiếm đóng trong v ng bảy năm của SCAP được coi là cuộc chiếm đóng h a hiếu và tích cực nhất giữa hai dân tộc. Vai trò cá nhân của tướng D. Mac Arthur có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời gian này. Là một nhà quân sự đồng thời là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, những chính sách cải cách của ông ở Nhật Bản đã nhận được sự ủng hộ của Mĩ [6, tr. 330-334]. Tư lệnh tối cao của Mĩ ở Tokyo bắt đầu công việc bằng cách xóa bỏ quân đội Nhật. Hai triệu người đã được giải giáp và gửi về quê quán. Ngoài ra, sáu triệu quân nhân và dân sự từ các vùng được giải phóng nằm dưới ách thống trị của Nhật trong khối “Đại thịnh vượng” cũng được đưa về nước. 28 tướng lĩnh và viên chức chính trị của Nhật Bản đã bị đưa ra xét xử. Bảy người trong số này trong đó có Tướng Tojo Hideki - người được xem như một trong những nhân vật chịu trách nhiệm chính của chủ nghĩa quân phiệt - đã bị kết án treo cổ. Hàng ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính khác cũng bị đưa ra xét xử vì đã gây ra những tội ác chiến tranh. Tháng 11 - 1945, tướng Mac Arthur đã ra lệnh cho chính phủ Nhật Bản phải thực hiện năm cải cách cơ bản: Tự do nghiệp đoàn, tự do bầu cử cho phụ nữ, thiết lập hệ thống trường học tự do, bãi bỏ chế độ chuyên chế và dân chủ hóa hệ thống kinh tế. Theo hiến pháp mới, Nhật Bản phải vĩnh viễn không được gây chiến tranh. Nước Nhật không được quyền có quân đội riêng mà chỉ được có các “lực lượng phòng vệ”. Theo điều IX của Hiến pháp, “nhân dân Nhật vĩnh viễn từ bỏ chiến
  • 18. 18 tranh xét như là quyền tối thượng của đất nước” [7, tr.329]. Mặt khác, quyết định dẹp bỏ các Zaibatsu (tập đoàn công nghiệp và tài chính lớn nằm trong tay một nhóm các đại gia đình) của Mac Arthur đã được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Chính phủ Nhật, đã không gây bất cứ trở ngại nào cho việc thi hành các cải cách, trong khi dân chúng Nhật ngày càng cảm thấy có một nền tự do mà họ chưa bao giờ dám nghĩ đến. Một h a ước với hầu hết các nước trong khối Đồng minh cuối cùng cũng đã được kí kết vào tháng 9 - 1951. Để chính thức chấm dứt thái độ thù địch, hiệp ước Francisco đã trao trả cho Nhật Bản chủ quyền của mình, nhưng đồng thời cũng khẳng định Nhật Bản phải trả lại tất cả các lãnh thổ đã chiếm đóng từ năm 1895. Quan hệ ngoại giao đã được nối lại giữa Tokyo và 48 quốc gia. Nước Nhật đã dần dần giành lại vị trí của mình trong cộng đồng quốc tế. Chính trong bầu không khí lặng dịu và đầy hi vọng ấy mà người Nhật đã bắt tay lao động. Ngay sau khi các lực lượng đồng minh hoàn tất việc phi quân sự hóa hoàn toàn nước Nhật vào cuối Mùa thu năm 1945, một phái đoàn điều tra của Mĩ, do Edwin Pauley và Owen Lattimore dẫn đầu, đã đến Tokyo nghiên cứu các cách thức tốt nhất để Nhật Bản đển bù những thiệt hại do những hành động bạo ngược của mình cho các nước châu Á. Phái đoàn đã tuyên bố không úp mở với người Nhật là không có chuyện cho phép họ rót những khoản bồi thường dưới dạng các thành phẩm, vì cách bồi thường này sẽ tạo điều kiện cho nước Nhật tăng cường khả năng công nghiệp của mình. Theo ý phái đoàn này, nước Nhật phải thực hiện bồi thường dưới dạng các phân xưởng được tháo gỡ ra, vận chuyển và lắp đặt lại ở các quốc gia, nơi mà quân đội Nhật hoàng đã thực hiện những tội ác man rợ nhất. Một danh sách 1.000 phân xưởng đã chuẩn bị sẵn sàng. Người ta cho rằng nước Nhật sẽ không bao giờ ngoi lên được đến một sức sống cao hơn những châu Á khác. Nếu như 1.000 phân xưởng ấy thực sự được tháo gỡ và chuyên chở ra khỏi nước Nhật thì, hầu như chắc chắn, Nhật Bản sẽ gặp những trở ngại to lón trong việc tái thiết nền kinh tế. Nhưng, rất nhanh ở Washinton, người ta hiểu rằng việc tháo gỡ các phân xưởng là một công việc khó khăn và ít có lợi. Cuối cùng, rất ít thiết bị đã rời khỏi nước Nhật. Vài năm sau đó, khi bước vào cuộc chiến tranh lạnh, Mĩ đã thay đổi hoàn toàn các chính sách
  • 19. 19 của mình. Vấn đề “trừng phạt” từ đó mãi mãi không c n được đặt ra cho nước Nhật nữa. Ngày 9 - 10 - 1945, lực lượng chiếm đóng tuyên bố thực hiện chính sách phi quân sự hóa nền kinh tế. Đồng thời, để khuyến khích các lực lượng dân chủ, thủ tiêu sự tập trung trong sản xuất và chiếm hữu tài sản trong đó có cả việc thanh trừng những nhà tài phiệt đầu xõ, SCAP muốn triệt tiêu sức mạnh quân sự của Nhật Bản cả về tâm lý lẫn thể chế. Theo đó, trách nhiệm khôi phục kinh tế là thuộc về chính phủ Nhật Bản. Về kinh tế, SCAP thực hiện đồng thời 3 cuộc cải cách lớn. Để xây dựng và phát triển nền kinh tế mới theo nguyên tắc tự do cạnh tranh. SCAP cho rằng việc đầu tiên là phải thủ loại bỏ tình trạng tập trung kinh tế mà trọng tâm là giải thể các zaibatsu. Đây là các tập đoàn kinh tế mang tính chất gia tộc, có sự câu kết chặt chẽ về lợi ích với giới tài phiệt. Theo yêu cầu và kết quả điều tra của SCAP, 83 công ty cổ phần và 57 tập đoàn Zaibatsu trong đó có những tập đoàn khổng lồ như: Mitsui, Mitsubishi,Sumitomo, Yasuda,… phải giao nộp hoặc bị tịch thu tài sản. Tổng số tài sản giao nộp lên đến 233 triệu cổ phần. Số cổ phần này được chính phủ phân tán và bán cho các cá nhân hay nghiệp đoàn kinh tế. Để ngăn chặn sự phục hưng của các Zaibatsu, hơn 2.000 người có mối liên hệ với các tập đoàn tài phiệt bị trục xuất ra khỏi công ty. Thêm vào đó, từ tháng 4 - 1947, “Luật chống độc quyền” ( Dokusen kinshi) được ban hành nhằm ngăn chặn sự phục hồi của các thế lực tài phiệt và “trở thành nguyên tắc căn bản của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh” [13, tr.60]. Tháng 12 - 1947, SCAP còn ban hành thêm “Luật thủ tiêu tập trung quá mức sức mạnh kinh tế” nhằm giải tán các công ty nắm quá nhiều nguồn lực kinh tế. Theo đó, 2 tập đoàn kinh tế lớn là Mitsui và Mitsubishi phải phân tán thành 240 công ty riêng biệt. Những biện pháp kiên quyết nêu trên đã tạo điều kiện cho sự canh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành công nghiệp và có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao của Nhật Bản sau chiến tranh. Tuy nhiên, sau một thời gian phân tán, từ cuối thập kỉ 50, các Zaibatsu lại có khuynh hướng phục hồi theo quy luật cạnh tranh và tập trung vốn của một nền kinh tế đang đạt tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong bối cảnh lịch sử, chính trị và xã hội mới, nguyên tắc hoạt động kinh tế của các Zaibatsu cũng đã có
  • 20. 20 những thay đổi và điều chỉnh căn bản. Nguyên tắc “trung thành” được thay bằng lý tưởng “cống hiến”. Những người lãnh đạo và nhân viên trong mỗi công ty, nhà băng đều cố gắng hết mình vì sự phồn vinh của công ty chứ không phải vì sự trung thành với ông chủ của một dòng họ mang tính chất cha truyền con nối đồng thời là người đứng đầu tập đoàn kinh tế như trước. Để sớm đưa các ngành kinh tế Nhật Bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng và xây dựng một nền kinh tế mới hoạt động theo nguyên tác tự do cạnh tranh, chính phủ Mĩ đã cử Joseph Dodge, chủ tịch ngân hàng Detroit người được giao trọng trách thiết lập và thực hiện Chương trình cải cách tiền tệ ở Tây Đức sang Nhật Bản làm cố vấn kinh tế cho SCAP. Là một nhà kinh tế theo trường phái cổ điển, J.Dodge chủ trương xây dựng một nền kinh tế trên nguyên tắc hoạt động của thị trường tự do, không có sự can thiệp của nhà nước. J.Dodge cho rằng, nếu Nhật Bản muốn thực hiện quá trình tích lũy tư bản cũng như khôi phục nền công nghiệp thì phải dựa trên sự nỗ lực của chính mình. Kế hoạch kinh tế của J.Dodge gồm có những nội dung chủ yếu như sau: Thứ nhất: Thực hiện việc cân bằng hóa ngân sách của chính phủ. Nhật Bản không chỉ cần phải thiết lập được sự cân bằng tuyệt đối về mặt tài chính trong các khoản thanh toán đặc biệt mà còn phải có nguồn ngân sách dự trữ để có đủ khả năng mua lại các trái phiếu trước hạn định. Thứ hai: Đình chỉ việc cho vay mới nguồn tài chính của Ngân quỹ phục hồi vốn để tập trung cho một số ngành công nghệ mũi nhọn. Biện pháp này nhằm cắt đứt nguồn cung ứng tiền tệ mà theo J.Dodge là nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng lạm phát trở nên trầm trọng ở Nhật Bản. Thứ ba: Cắt giảm và hủy bỏ chế độ trợ cấp của chính phủ cho một số ngành kỹ nghệ và đình chỉ sự kiểm soát của nhà nước đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Thứ tư: Quy định tỷ giá hối đoái từ tháng 4 năm 1949 là 360 yên/1 USD Mĩ để tăng sức cạnh tranh cho kinh tế Nhật Bản. Trên thực tế, tỷ xuất này đã ghìm đồng yên xuống thấp hơn 330 yên/1 USD và được coi là tỷ xuất thích hợp thời bấy giờ [7, tr.333].
  • 21. 21 Kế hoạch J.Dodge đã đem lại nhiều thành công cho nền kinh tế Nhật Bản. Kế hoạch đã ngăn chặn hiệu quả nạn lạm phát, giữ được sự bình ổn giá cả hàng hóa của thị trường trong nước đồng thời bước đầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản tại thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Đây có thể coi là một chương trình giảm lạm phát quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng như kế hoạch giảm lạm phát của Matsukata vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XIX. Trong thời kỳ áp dụng kế hoạch J.Dodge, ngân hàng Nhật Bản đã giảm mức tăng của lượng tiền phát hành từ 40%/năm xuống c n 30%/năm và kiềm chế mức tăng lương 10% mỗi tháng xuống còn 4% [7, tr. 333]. Nhằm thực hiện một chương trình cải cách toàn diện nền kinh tế Nhật Bản, SCAP còn khẩn trương thực hiện cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách được chia làm 2 đợt. Đợt 1 bắt đầu thực hiện từ tháng 1 - 1946 và đợt 2 diễn ra từ tháng 11 - 1946. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia Nhật và SCAP thì sự tồn tại của chế độ địa chủ ở Nhật chính là nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới sự phục hưng của chủ nghĩa quân phiệt. Để giảm thiểu tiến tới xóa bỏ những đặc quyền của giai cấp địa chủ, SCAP đã thực thi những biện pháp kiên quyết để cắt giảm quy mô sở hữu đất đai của giai cấp này để loại trừ hình thức bóc lột phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Theo đó, đối với những địa chủ vắng mặt, ruộng đất sẽ bị chính quyền trưng mua. Các địa chủ vẫn sinh sống và cai quản ruộng đất của mình thì chỉ có thể giữ lại 1 cho (đơn vị đo diện tích của Nhật Bản, 1 cho tương đương 99,8 a) nhưng riêng ở Hokkaido thì có thể giữ lại 4 cho. Đây là một quy định hết sức ngặt nghèo. Ban cải cách ruộng đất mua đất của địa chủ. Tiền bán đất được thanh toán bằng công trái. Giá đất mua không những rất thấp mà sau đó, do lạm phát giá trị thực tế càng thấp nên trên thực tế chủ đất gần như bị tịch thu. Số ruộng đất thu mua được chính phủ bán lại cho nông dân với mức giá thấp. Họ có thể vay nợ của nhà nước để mua đất và trả nợ dần với lãi xuất 3,2%. Đến tháng 8 năm 1950, cuộc cải cách ruộng đất mà thực chất là chính sách hạn chế những đặc quyền của giai cấp địa chủ cũ, đem lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân trên quy mô lớn ở Nhật Bản đã kết thúc.
  • 22. 22 Kết quả là có trên 5 triệu mẫu đất canh tác đã được chuyển đổi sang cho những chủ canh tác mới. Diện tích đất phát canh trước cải cách ruộng đất là 46% nhưng sau cải cách đã giảm xuống chỉ còn 10%. Số ruộng đất thuộc về những người trực tiếp canh tác đã tăng từ 55% lên đến 87%. Việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp canh tác đã kích thích mạnh mẽ tính tích cực sản xuất của cư dân Nhật Bản, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá của Nhật Bản đồng thời đem lại sản lượng lương thực vượt trội cho xã hội. Ở nhiều vùng nông thôn Nhật Bản đã thấy xuất hiện một tầng lớp tiểu chủ trung lưu. “Cải cách ruộng đất cũng đã góp phần mở rộng thị trường trong nước và trở thành địa bàn cho Đảng bảo thủ” [7, tr.335]. Với những thành công đó, chính sách cải cách ruộng đất mà SCAP được coi là một trong những cải cách thành công nhất ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Song song với việc thực hiện những cải cách ruộng đất và biện pháp kinh tế trên đây, SCAP còn chủ trương tiến hành dân chủ hóa quyền lợi của người lao động thông qua các đạo luật về lao động. Luật công đoàn năm 1945 bảo đảm các quyền tổ chức công đoàn, thương lượng tập thể và bãi công. Luật điều chỉnh quan hệ lao động năm 1946 được công bố. Cùng với các đạo luật trên, phong trào công đoàn đã phát triển khá nhanh chóng và đóng vai tr quan trọng trong việc cải thiện điều kiện lao động của công nhân. Nhìn chung, các cuộc cải cách trên đã chuẩn bị những điều kiện hết sức quan trọng cho việc mở rộng dân chủ trong xã hội Nhật Bản và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản về sau. Tóm lại Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và bị quân đội đồng minh chiếm đóng. Nhật Bản vấp phải những khó khăn về kinh tế - xã hội như là đất nước bị chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề, thiếu lương thưc nguyên nhiên liệu trầm trọng, giá cả đắt đỏ, lạm phát leo thang và nặng nề nhất là nạn đói nhất năm 1945. Trước tình hình đó Nhật Bản phải dựa vào sự “viện trợ” đến từ Mĩ và nước ngoài gần 14 tỉ USD. Bên cạnh đó, một loạt cải cách được tiến hành trong thời kì chiếm đóng như cải cách ruộng đất, phá bỏ các Zaibatsu, luật lao động…đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt nước Nhật. Với những biện pháp và
  • 23. 23 các cải cách đã tạo ra cho nước Nhật, chỉ trong một thời gian ngắn đến những năm 1950 – 1951 đã khôi phục được nền kinh tế của mình đạt mức trước chiến tranh.
  • 24. 24 CHƢƠNG 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA KINH TẾ NHẬT BẢN (1952 – 1973) 2.1. Sự phục hồi và phát triển kinh tế của Nhật Bản (1952-1973) Tháng 10 năm 1949, sự ra đời của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và sau đó là sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Triều Tiên tháng 6 năm 1950 đã dẫn đến những thay đổi hết sức quan trọng trong cách đánh giá và nhìn nhận vai trò của Nhật Bản trong chiến lược toàn cầu của Mĩ. “Mĩ bắt đầu xem sức mạnh kỹ nghệ và quân sự của Nhật Bản là một hậu thuẫn đáng kể cho lực lượng quân sự Mĩ ở Viễn Đông. Bởi thế, đối với Mĩ, Nhật Bản trước đó không lâu là kẻ thù số một, trong chốc lát đã trở thành người đồng minh chủ yếu” [22, tr. 339]. Sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nền kinh tế của Nhật Bản đã có những thay đổi căn bản. Cuốn “Sách trắng kinh tế” xuất bản ở Nhật Bản năm 1952 nhận định: “Chiến tranh Triều Tiên đã làm nền kinh tế Nhật Bản thay đổi. Nhờ có các đơn đặt hàng của Mĩ và hoạt động xuất khẩu tăng lên nên tình trạng ứ đọng hàng hóa sẽ được khắc phục, sản xuất hàng hóa bắt đầu tăng” [22, tr. 340]. Về xã hội, các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và những người lao động trước đây được coi như là biểu hiện quá trình dân chủ hóa và sự tiến bộ xã hội đã bị từng bước hạn chế thậm chí bị coi là những biểu hiện của khuynh hướng chính trị đối lập mang tính chất nguy hiểm gây nên tình trạng bất ổn của xã hội. Chiến tranh Triều Tiên được ví như “Ngọn gió thần” thổi vào nền kinh tế Nhật Bản. Do nằm ở vị trí chiến lược phía bắc Thái Bình Dương, án ngữ con đường hướng về phía đông của Trung Quốc, Triều Tiên, Liên Xô, quần đảo Nhật Bản mau chóng trở thành căn cứ quân sự của Mĩ. Không chỉ có ý nghĩa với khu vực Đông Bắc Á, về lâu dài Mĩ cũng muốn dùng địa bàn Nhật Bản để có thể tiến xuống khu vực Đông Nam Á, gây ảnh hưởng chính trị và thâm nhập vào thị trường khu vực. Khi chiến tranh Triều Tiên diễn ra, đáp ứng yêu cầu của Mĩ, Nhật Bản không chỉ là căn cứ quân sự mà c n là nước cung cấp nguồn hậu cần quan trọng cho quân đội
  • 25. 25 Mĩ. Sau một thời kỳ phục hưng kinh tế, các ngành sản xuất của Nhật Bản cũng đã có đủ những điều kiện cần thiết để sản xuất các nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh như vũ khí, trang phục và nhiều thiết bị dịch vụ khác. Những chế phẩm đó không chỉ đáp ứng một phần mục tiêu xuất khẩu mà còn trực tiếp cung cấp cho các hoạt động quân sự và sinh hoạt của binh sĩ, nhân viên Mĩ trên đất Nhật. Trong 4 năm (1950 – 1954) đơn đặt hàng của Mĩ dành cho các công ty Nhật Bản đã đạt trị giá 4 tỷ đôla. Như vậy, cùng với hơn 2 tỷ đôla mà Mĩ đã đưa vào Nhật Bản trước năm 1951 để hỗ trợ cho nền kinh tế nước này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, mức độ đầu tư của Mĩ vào Nhật Bản là rất lớn. Các khoảng thu ngoại tệ từ các đơn đặt hàng của Mĩ tương đương 60 -70% tổng giá trị xuất khẩu đã góp phần hết sức quan trọng nâng cán cân thanh toán của Nhật Bản lên chỉ số dương trong một thời gian ngắn. Nhật Bản đã có thể nhập khẩu một lượng hàng hóa, nguyên liệu đạt giá trị khoảng 2 tỷ đô la mỗi năm, tức là tăng hơn gấp 2 lần so với trước chiến tranh Triều Tiên diễn ra mà không phải chú ý giữ mức cân bằng ngân sách như nguyên tắc đã đề ra trong kế hoạch của J.Dodge. Nguồn nhiên liệu và hàng hóa nhập về đã thúc đẩy các ngành kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng nhảy vọt. Có thể nói, các đơn đặt hàng ưu đãi của chính phủ Mĩ đã đem lại sự hồi sinh cho kinh tế Nhật Bản. Về phần mình, để tranh thủ cơ hội phát triển đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa to lớn của Mĩ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, chính phủ và giới chủ tư bản Nhật Bản đã tăng cường đầu tư vào máy móc, thiết bị, đổi mới kỹ thuật đặc biệt là hỗ trợ cho 4 ngành công nghiệp chủ chốt là công nghiệp than, luyện kim, điện lực và đóng tàu. Trước những tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Nhật Bản đã có những tăng trưởng hết sức mau chóng. Theo đó, nếu lấy năm 1950 là năm chiến tranh Triều Tiên bùng nổ làm mốc để so sánh thì mức thu nhập quốc dân năm 1953 đã tăng lên khoảng 30% còn tiền lương thực tế đã tăng từ 35% đến 45%. Chính trong thời kỳ này, Nhật Bản đã xây dựng được nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở các giai đoạn sau. Như vậy, trước những biến đổi của tình hình chính trị khu vực và thế giới, sau một thời kỳ gặp rất nhiều khó khăn và khủng hoảng, đến năm 1951, Nhật Bản đã phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh (1934 - 1936). Từ năm 1951, Nhật
  • 26. 26 Bản đã xác định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của một thời kỳ mới trên cơ sở các cuộc cải cách do lực lượng chiếm đóng đặt ra đồng thời chủ động đề ra những chính sách hữu hiệu nhằm đẩy mạnh quá trình tích lũy nguồn vốn và sử dụng tiềm lực kinh tế nước ngoài (mà chủ yếu là của Mĩ) để nâng cao sức phát triển và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhờ có hậu thuẫn của Mĩ, từ năm 1952, Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế kéo dài đến năm 1973. Về quan hệ quốc tế, với mục tiêu biến Nhật Bản thành đồng minh số một ở châu Á, chính sách mới của Mĩ không chỉ dừng lại ở việc thay đổi biện pháp kinh tế có lợi hơn cho Nhật Bản mà còn chủ trương tiến tới chấm dứt sự chiếm đóng trực tiếp trên lãnh thổ nước này. Sau chuyến thăm Nhật Bản mùa xuân năm 1948 của George Kennan, chuyên gia phân tích chính trị với những công trình nổi tiếng về Liên Xô, chính phủ Mĩ ngày càng thể hiện rõ quan điểm của mình về vai trò quân chế của SCAP ở Nhật Bản. Tháng 10 năm 1948, Hội đồng An ninh quốc gia Mĩ đã bí mật thông qua Nghị quyết số NSC13/2 mà nội dung chủ yếu của nó là “tạm thời vẫn tiếp tục chiếm đóng Nhật Bản, Okinawa và các căn cứ quân sự khác sẽ được giữ lại do sự cần thiết về quân sự, nhưng các quyền lực của SCAP sẽ được chuyển giao cho Nhật Bản và địa vị của chính phủ Nhật Bản sẽ được tăng cường. Hơn nữa, những kiềm chế đối với sự phục hồi kinh tế sẽ được bãi bỏ càng nhiều càng tốt và quá trình phục hồi sẽ được đẩy sẽ được đẩy mạnh. Chủ trương đó của Mĩ ban đầu đã vấp phải sự phản đối của các nước Đồng minh nhưng cuối cùng bằng nhiều cách khác nhau, Mĩ cũng đã thuyết phục được các quốc gia chấp thuận quan điểm của Mĩ thông qua con đường đàm phán. Dưới sự bảo trợ của Mĩ, “Hiệp ước h a bình San Francisco” đã được kí kết vào tháng 9 - 1951 và cho đến tháng 4 - 1952 việc chiếm đóng của cái gọi là “Quân đội các lực lượng Đồng minh” trên lãnh thổ Nhật bản đã chính thức kết thúc. Lời nói đầu của Hiệp ước ghi rõ: “Nhật Bản không có những phương tiện có hiệu quả để tự bảo vệ vì Nhật Bản đã bị giải giáp… Vì vậy, Nhật Bản mong muốn có một hiệp ước an ninh với Mĩ để bảo đảm cho nền an ninh của mình” [22, tr. 343]. Theo hiệp ước, Nhật Bản thỏa thuận dành cho Mĩ quyền duy trì các lực lượng hải, lục, không quân và hoạt động của các lực lượng đó trên lãnh thổ Nhật Bản.
  • 27. 27 Những lực lượng đó có thể huy động vào việc “duy trì h a bình và an ninh quốc tế ở Viễn Đông, bảo vệ an ninh của Nhật chống lại mọi cuộc xâm lược từ bên ngoài, giúp Nhật Bản dập tắt các cuộc bạo động và những rối loạn trong nước Nhật do sự xúi giục hay do sự can thiệp của một hay nhiều nước ngoài gây ra. Hiệp ước có giá trị trong 10 năm” [16, tr. 330-333]. Hiệp ước San Francisco được kí kết đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời cũng chấm dứt địa vị cường quốc của Nhật Bản. Nhằm bảo đảm và tăng cường an ninh cho Nhật Bản, theo chỉ thị của Mac Arthur một lực lượng Cảnh sát dự bị đội (Keisatsu yobitai) gồm 75.000 người đã được thành lập. Trên thực tế, đây là các lực lượng quân đội được phiên chế và trang bị những phương tiện chiến tranh hiện đại như máy bay, xe tăng, chiến hạm,…Từng bước, theo những diễn biến chính trị phức tạp trong khu vực và tình hình căng thẳng của cuộc Chiến tranh lạnh năm 1952 lực lượng Cảnh sát dự bị dội đã được đổi thành Lực lượng bảo an (Ho’antai) và đến năm 1954 lại được nâng lên thành Cục phòng vệ (Ji’eitai). Sự xuất hiện của Cục phòng vệ trên thực tế đã phá vỡ những nguyên tắc căn bản đã được quy định rõ trong bản Hiến pháp ban hành năm 1947. Đầu năm 1950, nền kinh tế Nhật Bản bước sang giai đoạn mới. Tình hình có những đặc điểm sau: Trước khi bùng nổ chiến tranh Triều Tiên (6 - 1950), chi phí sản xuất công nghiệp của Nhật Bản xấp xỉ với Mĩ, nhưng đến năm 1953 hầu hết các sản phẩm công nghiệp của Nhật Bản có chi phí sản xuất cao hơn, đặc biệt đối với hai sản phẩm than và thép. Loại bỏ kiểm soát và trợ cấp, cơ chế thị trường được phục hồi mạnh mẽ. Cho phép tư nhân tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây chưa thực sự là tự do hóa thương mại; một số cơ chế cũ vẫn tồn tại như kiểm soát tỷ giá, bảo hộ nhập khẩu, chi phí ngoại tệ, các quy định và biện pháp hành chính. Lạm phát trên phạm vi toàn cầu gắn liền trong thời kì chiến tranh Triều Tiên. Nhưng lạm phát ở Nhật Bản cao hơn mức trung bình của thế giới; từ năm 1945 đến 1951 giá cả hàng hóa bán ra của Nhật tăng 64%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 8,5%.
  • 28. 28 Cũng trong thời gian này giá cả bán ra ở Mĩ và Liên hợp Anh tăng tương ứng là 16,1 và 11,1%. Tỷ giá hối đoái cố định mới ở mức 360 yên trên 1 đô la Mĩ được thiết lập vào năm 1949. Ban đầu tỷ giá này là phù hợp, tuy nhiên chiến tranh Triều Tiên đã làm cho lạm phát tăng, đồng yên trở nên có giá hơn so với đôla Mĩ. Nhật Bản đã giành lại được sự độc lập về chính trị bằng việc kí kết Hiệp ước Hòa Bình Francisco với Mĩ năm 1951 và viện trợ kinh tế từ Mĩ kết thúc. Trong thời gian này Hiệp ước An Ninh Nhật Bản - Mĩ được kí kết năm 8 - 9 - 1951 và Nhật Bản trở thành đồng minh của Mĩ trong chiến tranh lạnh. Nhật Bản đã có những biến đổi thần kì về kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ với nền kinh tế thế giới những biến đổi này có tính liên tục và biến đổi nhanh về lượng. Bảng 1. Tỉ lệ tăng trƣởng GDP của Nhật Bản qua các năm từ 1952 – 1973 Đơn vị: % Năm Tỷ lệ Năm Tỷ lệ 1952 16,3 1963 18,2 1953 18,1 1964 19,5 1954 4,0 1965 10,6 1955 13,3 1966 17,9 1956 13,3 1967 18,1 1957 13,0 1968 18,9 1958 4,8 1969 18,2 1959 15,5 1970 17,1 1960 19,1 1971 10,1 1961 22,5 1972 16,5 1962 9,1 1973 21,0 Nguồn: Nguyễn Tiến Lực (2013), Nhật Bản những bài học từ lịch sử, Nxb Thông tin và Truyền thông, Tp. Hồ Chí Minh, tr.221. Nhìn vào bảng 1 cho ta thấy tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng không liên tục qua các năm. Năm 1952 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là 16,3%. Năm 1973 tỉ lệ GDP của Nhật
  • 29. 29 Bản là 21,0%. Từ năm 1954 – 1958 tỉ lệ GDP giảm qua các năm. Năm 1954 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là 4,0% và năm 1958 là 4,8%. Từ năm 1965 – 1968 tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng liên tục qua các năm. Năm 1965 tỉ lệ GDP của Nhật Bản là 10,6% và năm 1968 là 18,9%. Từ năm 1963 – 1973 tỉ lệ GDP của Nhật Bản luôn ở trên mức 10%. Nhìn chung tỉ lệ GDP của Nhật Bản tăng qua các năm, nhưng tỉ lệ này tăng không liên tục. Đây là thời kỳ Nhật Bản đạt được những biến đổi thần kỳ về kinh tế nhờ sự lao động, tiết kiệm, tích lũy của toàn thể nhân dân. Là giai đoạn phát triển kinh tế “thần kỳ” của Nhật Bản, mà Laxuhico Nacaxone gọi là “thời đại xây dựng những kim tự tháp lóng lánh”1 . Gọi vậy bởi đây là thời kì phúc lợi xã hội vất chất và mức sống tăng vọt, những tư tưởng tự do và những tư tưởng dân chủ lan ra mạnh mẽ, tinh thần yêu chuộng mạnh nhất đối với nguyên tắc “tự do bày tỏ ý chí”, l ng trung thành đối với sự nghiệp hòa bình, tôn trọng và tuân thủ các quyền con người. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thời kì 1950 - 1960 là 15,9% và trong thời kì 1960 - 1969 là 13,5% Trong đó sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản Người Nhật vốn quen với việc phục hồi những tai họa mà thiên nhiên đổ xuống đầu họ như động đất, sóng thần hay bão tố, họ đã hùng hục lao mình với tất cả ý chí kiên cường vốn có vào công việc phục hồi xứ sở sau cái tai họa lớn hơn nhiều do con người tạo ra: chiến tranh. Những căn nhà ổ chuột xiêu vẹo bắt đầu phủ dần lên những mảnh vụn hoang tàn của thành phố, và dần dần thay thế bằng những ngôi nhà vững chắc hơn, và sau cùng là các khu vực trung tâm thành phố đã thấy chen chúc những tòa cao ốc bằng bê tông cốt thép mười tầng c n đồ sộ hơn những tòa cao ốc trước chiến tranh đã từng đứng đấy. Cũng tương tự như vậy, những ngành công nghiệp của Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá đã bắt đầu phục hồi, dần dần lấy lại được năng xuất đã mất trước đây, thay thế các thiết bị cũ kỹ hao m n trước chiến tranh bằng những máy móc hiện đại có hiệu năng cao hơn, sản xuất được nhiều hơn so với các đối thủ công nghiệp của Nhật Bản nước ngoài. 1 Laxuhicô Nacaxônê (2004), Chiến lược quốc gia của Nhật Bản trong thế kỉ XXI, NXB Thông Tấn, Hà Nội, tr. 107.
  • 30. 30 Trong suốt các thời kỳ này, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự tăng trưởng cực kì cao. Do đó không những thu nhập đầu người đã tăng tuyệt đối mà mức tương đối so với các nước chủ yếu cũng thay đổi đáng kể. Nhưng do kết quả tăng trưởng cao, nên mức thu nhập đã ngang với của châu Âu và đó là lý do chủ yếu làm thay đổi mục tiêu chính sách. Bảng 2. So sánh quốc tế về mức thu nhập bình quân đầu ngƣời Đơn vị tính: Đôla Năm Nƣớc Năm 1955 Năm 1965 Năm 1975 Mĩ 1.995 2.899 4.510 Anh 853 1.472 2.251 Tây Đức 662 1.504 3.546 Nhật Bản 222 725 2.229 Nguồn: Ichikawa Hidehiro (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 340. Nhìn vào bảng 2 cho ta thấy mức thu nhập bình quân của các nước Mĩ, Anh, Tây Đức, Nhật Bản tăng liên tục qua các năm 1955, 1965, 1975. Nước Mĩ: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 1.995 đôla đến năm 1975 là 5.510 đôla. Nước Anh: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 853 đôla đến năm 1975 là 2.251 đôla. Các nước Tây Đức: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 662 đôla đến năm 1975 là 3.546 đôla. Nước Nhật Bản: mức thu nhập bình quân đầu người năm 1955 là 222 đôla đến năm 1975 là 2.229 đôla. Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản năm 1955 là 222 đôla, chỉ bằng 1/9 mức của nước Mĩ, 1/4 của nước Anh, 1/3 của Tây Đức. Nhưng thu nhập đó vào năm 1975 là 2.229 đôla, bằng khoảng 1/2 của Mĩ, ngang mức của Anh. Đương nhiên phúc lợi xã hội không chỉ là mức thu nhập, mà còn là hàm số của tài sản và môi trường sống….. nên chưa thể căn cứ vào đây để nói rằng mức sống của Nhật Bản ngang với mức thu nhập của châu Âu. Nhìn chung mức thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản tăng liên tục qua các năm đánh dấu sự vươn mình trở lại sau đóng tro tàn Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • 31. 31 2.2. Những thành tựu cơ bản của Nhật Bản (1952 – 1973) Năm 1968, Nhật Bản với tổng sản phẩm quốc dân đạt khoảng 133 tỉ đôla, thấp xa so với 840 tỉ đôla của Mĩ, nhưng đã chiếm vị trí cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản. Nếu nhớ lại năm 1950 tổng sản phẩm quốc dân đạt khoảng 1 tỉ đôla thì 18 năm sau đã tăng tới 13 lần. Bảng 3. Sản phẩm quốc dân thuần túy của từng ngành sản xuất (thể hiện qua chi phí của các yếu tố) Đơn vị: Tỉ yên Tỉ trọng cấu thành: % 1952 1960 1968 Kim ngạch Tỉ trọng Kim ngạch Tỉ trọng Kim ngạch Tỉ trọng Nông lâm ngư nghiệp Khai mỏ Công nghiệp chế tạo Xây dựng Điện lực, hơi đốt, cấp nước, vận tải, bưu điện Thương nghiệp Dịch vụ Tộng cộng 1170 158 1258 201 454 844 1008 5173 22,6 3,1 24,3 3,9 8,8 16,3 21 100 1941 213 3891 733 1224 2121 3141 13293 14,6 1,6 29,3 5,5 9,2 16,2 23,6 100 4167 291 12832 3230 3509 7413 10877 12299 9,9 0,7 30,3 7,6 8,3 17,5 25,7 100 Nguồn: Ichikawa Hidehiro (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 30. Bảng 3 cho thấy sự thay đổi tỉ trọng cấu thành trong sản phẩm quốc dân thuần túy của từng ngành sản xuất (thể hiện qua yếu tố chi phí). Cụ thể, năm 1952 khu vực sản xuất thứ nhất (nông, lâm, thủy sản) chiếm 22,6%, sau đó ngày càng giảm, đạt 14,6% năm 1960 và 9,9% năm 1968. Ngược lại, khu vực sản xuất thứ hai (khai mỏ, công nghiệp chế tạo, xậy dựng, điện lực - hơi đốt - cấp nước) có tỉ trọng ngày
  • 32. 32 càng tăng từ 40% năm 1952 đã đạt 45% năm 1960 và lên 47% vào năm 1968. C n khu vực sản xuất thứ ba (giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, dịch vụ) có sự gia tăng không lớn 39% năm 1952, 40% năm 1960 và 44% năm 1968. Khi xem xét tỉ trọng lực lượng lao động của từng ngành sản xuất, Côlin Clác nhận thấy cùng với sự phát triển kinh tế tỉ trọng của khu vực sản xuất thứ nhất giảm, còn khu vực sản xuất thứ hai và ba luôn gia tăng. Tốc độ phát triển công nghiệp bình quân hàng năm từ 1950 – 1960 là 15,9% gấp 6 lần Mĩ, hơn 5 lần Anh, xấp xỉ 3 lần Pháp và gần gấp đôi Tây Đức. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969. Công nghiệp chế tạo phát triển rất mạnh. Chỉ trong mười năm (1960 – 1970), những sản phẩm chủ yếu của Nhật Bản đều tăng 5 – 6 lần hay thậm chí gần 20 lần như ngành sản xuất ô tô du lịch. Đặc biệt là thời kì 1960 – 1970, công nghiệp chế tạo tăng 118% bao gồm các sản phẩm ngành dệt, giấy, hóa chất, các sản phẩm dầu, gốm, sắt, thép, kim loại màu và máy móc. “Sản lượng thép tăng từ dưới 10 triệu tấn dầu thập niên 1950 tăng lên 100 triệu tấn trong vòng 15 năm [24, tr. 325]. Nhìn chung qua các năm từ 1952 – 1973 tổng sản phẩm quốc dân của từng ngành nghề đều có sự chuyển dịch. Sự tác động này nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Nhật Bản, làm nền kinh tế Nhật Bản chuyển từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Năm 1960, Nhật Bản đứng thứ 5 về sản lượng máy móc, thiết bị điện, đến năm 1963 đã vươn lên hàng thứ 2, chỉ kém Mĩ. Về sản xuất thiết bị điện tử, ngay từ năm 1967, Nhật đã chiếm vị trí thứ 2 thế giới với giá trị sản lượng gần bằng 1/4 của Mĩ, nhưng ở một số thiết bị điện tử như radio, tivi, bóng bán dẫn của Nhật đã thuộc Mĩ. Trong ngành chế tạo ô tô và đóng tàu biển, Nhật cũng đạt được những tiến vượt bậc. Năng lực sản xuất ô tô của Nhật gấp 100 lần so với trước chiến tranh, năm 1967 vươn lên hàng thứ 2 sau Mĩ. Riêng ngành đóng tàu thì Nhật liên tục dẫn đầu trên thế giới.
  • 33. 33 Bảng 4. Sự thay đổi tỉ trọng cấu thành của giá trị sản phẩm trong công nghiệp chế tạo (Đơn vị: %) 1951 1955 1960 1965 1970 Các ngành công nghiệp nhẹ 1. Chế biến thực phẩm 2. Sản phẩm tơ sợi 3. Đồ gỗ 4. Giấy – In ấn – Xuất bản 15,68 29,02 3,45 4,10 19,04 25,91 5,37 4,21 18,85 12,23 4,11 5,49 16,91 10,59 4,61 6,18 12,34 7,87 4,36 5,74 Các ngành công nghiệp nặng 5. Hóa chất 6. Sản phẩm dầu mỏ 7. Sản phẩm than đá 8. Đồ gốm, sản phẩm từ đá 9. Giang – Thép 10. Sản phẩm kim loại 7,37 0,99 2,01 2,63 18,12 5,73 8,22 1,59 1,32 2,81 13,29 5,65 9,66 2,50 0,80 2,72 14,46 5,27 10,37 3,04 0,73 3,02 12,34 6,29 9,3 3,04 0,83 3,42 14,48 7,23 Các ngành công nghiệp cơ khí 11. Máy thông dụng 12. Máy điện 13. Máy vận tải 14. Máy chính xác 3,62 2,26 4,21 0,81 4,21 2,88 4,26 1,23 8,14 7,27 7,39 1,12 8,13 7,01 9,32 1,47 10,68 9,79 9,78 1,14 Tổng cộng 100 100 100 100 100 Nguồn: Kaneko Yukio (1992), Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.19. Bảng 3 chỉ rõ xu hướng giảm mạnh tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp nhẹ qua các năm. Năm 1951 tỉ trọng ngành công nghiệp nhẹ chiếm 52,25% nhưng đến năm 1970 tỉ trọng của nhóm này giảm mạnh xuống còn 30,31%. Nhóm ngành công nghiệp năng tăng nhẹ qua các năm từ 1951 đến 1970. Năm 1951 nhóm các ngành công nghiệp nặng chiếm 36,85% và đến năm 1970 nhóm này tăng lên 38,3%. Nhóm
  • 34. 34 ngành công nghiệp cơ khí tăng nhanh qua các năm từ 10,9% năm 1951 và đạt 31,39% năm 1970. Như vậy chính sự công nghiệp hóa của ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí đã là động lực cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. 2.2.2. Trong lĩnh vực Nông nghiệp Tốc độ phát triển nông nghiệp của Nhật Bản cũng tăng nhanh hơn so với các nước tư bản tiên tiến: từ 1950 – 1960, Nhật tăng 3,8%, Pháp 2,8%, Tây Đức 2,4%, Mĩ 1,3%; từ 1960 – 1969: Nhật 3,7%, Pháp 2,3%, Tây Đức 2%, Mĩ 1,3% [11, tr. 223]. Nông nghiệp Nhật Bản phát triển theo hướng điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa và tăng năng suất. Ngành trồng trọt phát triển cao, chủ yếu là trồng lúa (chiếm 60% diện tích gieo trồng). Nhờ chính sách khuyến khích sản xuất lúa của chính phủ Nhật mà sản lượng lúa của Nhật luôn cao và ổn định: từ 1967 – 1969 đạt 14 triệu tấn/năm. Cuối những năm 1960, Nhật đã đảm bảo được 75% lương thực. Ngành chăn nuôi phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt. Chăn nuôi b thịt và bò sữa rất phát triển ở vùng Hokkaido và Kagoshima. Mặc dù vậy, chăn nuôi cũng chỉ thỏa mãn được 2/3 nhu cầu tối thiểu trong nước về thịt và sữa [11, tr. 223]. Nghề đánh bắt và nuôi cá cũng phát triển vào bậc nhất thế giới. Người Nhật dẫn đầu thế giới về tiêu thụ cá tính theo đầu người. Do hiện đại hóa các phương tiện đánh cá nên sản lượng cá hàng năm của Nhật vẫn gấp 2,5 lần so với trước chiến tranh” [11, tr. 224]. Trong lĩnh vực ngành nông nghiệp Nhật Bản cũng có những bước tiến vượt bậc đáng kinh ngạc nhờ những tiến bộ khoa học đã tích lũy được từ những thập niên trước nay đã được áp dụng vào các nông trại. Vào khoảng cuối thập niên 1950, hết năm này đến năm khác Nhật Bản lập được những kỷ lục mới trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Nhật Bản đã đạt đến một trình độ phát triển kỹ thuật cao hơn, biết cách sử dụng tối ưu các phân bón hóa học, các loại thuốc trừ sâu cải tiến và giống lúa tốt hơn. 2.2.3. Trong lĩnh vực Thương nghiệp – Dịch vụ Cũng phát triển mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn này. Trong v ng 21 năm (1950 – 1971), kim ngạch xuất nhập
  • 35. 35 khẩu của Nhật tăng 25 lần: từ 1,7 tỷ USD lên 43,6 tỷ USD; trong đó xuất khẩu tăng 30 lần từ 0,8 tỷ USD lên 24 tỷ USD, nhập khẩu tăng 21 lần: từ 0,9 tỷ USD lên 19,6 tỷ USD. Vào những năm 1970, bạn hàng thương mại lớn nhất của Nhật Bản về xuất khẩu: Mĩ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Myanmar, Trung Quốc và về nhập khẩu: Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Indonesia, Iran, Kuwait, Malaysia, Peru và Thái Lan [11, tr. 224-225]. Sự phát triển nhanh một số ngành kinh tế đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi đáng kể, các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh. Bảng 5. Bảng cơ cấu các ngành sản xuất của Nhật Bản năm 1952 và 1968 BẢNG CƠ CẤU NGÀNH SẢN UẤT Ngành Năm 1952 Năm 1968 Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ 22,6 31,3 46,1 9,9 38,6 51,5 Nguồn: Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nxb Khoa học xã hội, 1992, tr. 17. Trong cán cân thương mại quốc tế, Nhật là nước xuất siêu. Nhờ thặng dư lớn trong cán cân thanh toán, Nhật Bản đã thu về cho mình số lượng vàng và ngoại tệ lớn: dự trữ ngoại tệ của Nhật tăng nhanh từ 930 triệu USD năm 1951 lên 12,1 tỷ USD năm 1973, biến Nhật Bản từ một nước phải đi vay nợ trở thành chủ nợ. Với việc tập trung ngân hàng lớn và chứng khoán ở Tokyo biến thành phố này trở thành một trong ba trung tâm tài chính – tiền tệ của thế giới [11, tr. 225]. Trong thời kì này Nhật Bản tiếp tục phát huy sức mạnh của một nước chuyên chế biến hàng xuất khẩu bằng nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Từ cuối những năm 50, nguyên liệu nhập chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng nhập khẩu. Nếu kể cả lương thực và hàng sơ chế thì tỉ lệ chiếm tới 80%, chỉ có 20% là hàng công nghiệp. Năm 1955, 80% giá trị hàng xuất khẩu là hàng công nghiệp, con số này lên đến 95% vào đầu những năm 1970. Từ đó có thể thấy Nhật Bản là một nước nhập siêu.
  • 36. 36 2.2.4. Giao thông vận tải Giao thông vận tải phát triển nhất là phương tiện vận chuyển tăng nhanh. Đến đầu thập kỷ 70, Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển. Nhật Bản cho ra đời tàu hỏa Shinkansen, trong đó vận dụng những kết quả tiến bộ về máy điện và cơ khí điện tử. Dự án khởi công vào tháng 4 - 1959 và hoàn tất vào tháng 7/1964. Tuyến đường Shinkansen đầu tiên bắt đầu hoạt động ngày 1 – 10 - 1964. Với 60 chuyến mỗi ngày, mỗi tàu có 12 toa. Tổng chi phí xây dựng là 1 tỉ đôla, gấp đôi dự án ban đầu [15, tr. 246]. Cùng với việc xây dựng các con đường cao tốc, ý nghĩa của vận tải đường bộ ở Nhật Bản đã thay đổi. Trong điểm của vận tải đường bộ là đường sắt. Mặc dù đã có một công ty vận tải đường bộ lớn gọi là Nippon Express, song kinh doanh của nó là chuyên chở quy mô nhỏ các hàng hóa từ các ga đường sắt đến tay người tiêu dùng. Tuy vậy, khi các đường sắt cao tốc được hoàn thành người ta đã có thể sử dụng các xe tải lớn để chở hàng trực tiếp từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đây được gọi là công ty vận tải Seino là công ty đầu tiên. Chỉ trong thời gian ngắn việc vận tải hàng hóa bằng đường sắt đã bắt đầu được thay thế bằng các xe tải lớn. Trước khi người ta hiểu được điều đó, thì lượng hàng hóa được chuyên chở bằng xe tải đã lớn hơn lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường sắt. Các tàu thép nhỏ khoảng 500 đến 1000 tấn, được đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đã chạy ven các bờ biển Nhật Bản, nhưng cùng với sự xuất hiện của thời kì tăng trưởng nhanh, việc vận tải hàng hóa trong nước đã tăng lên, do vậy có nhu cầu rất cao đối với các tàu chạy ven biển này. Khi việc hàng bằng hồ quang đã được ứng dụng thành công vào ngành công nghiệp đóng tàu, thì việc đóng các tàu mới đã trở nên dễ hơn nhiều. Các công ty đóng tàu đã bắt đấu một cách thức gọi là đóng tàu bãi biển, đặt các bộ phận của con tàu lên đường ray và hàn các bộ phận này lại với nhau. Kỉ nguyên tăng trưởng nhanh chóng không chỉ có liên quan đến các ngành công nghiệp nặng và các công ty đó. 2.2.5. Trong lĩnh vực Khoa học - kĩ thuật Nhật Bản đã nhận thức rõ rằng khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại tiên tiến là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, càng đặc biệt có ý
  • 37. 37 nghĩa quyết định đối với Nhật Bản vốn không có thế mạnh về lãnh thổ, tài nguyên như Mĩ, Nga, Trung Quốc… Ý thức được điều này, Nhật Bản hết sức coi trọng giáo dục và đầu tư phát triển cho khoa học – kĩ thuật. Các nhà lãnh đạo Nhật Bản nhận thức rõ, chỉ bằng công nghệ cao, Nhật Bản mới tạo ra sự phát triển có tính đột phá về kinh tế được. Đương thời, trong lĩnh vực công nghệ cao, Nhật Bản còn lạc hậu hơn so với Mỹ và một số nước Tây Âu. Phát huy tinh thần học tập phương Tây có từ thời Minh Trị, chính phủ và các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản đã quyết định chi một khoản tiền lớn mua lại các phát minh sáng chế khoa học kỹ thuật phương Tây, nhanh chóng đổi mới, cách tân công nghệ cho nền công nghệ đất nước. Tận dụng “ưu thế”của người đi sau, một mặt, Nhật Bản nhanh chóng nắm bắt những thành tựu kĩ thuật của Mĩ và Tây Âu, đổi mới công nghệ đất nước, mặt khác, phát triển các ngành mũi nhọn, đi tắt, đón đầu, tạo nên bước đột phá về khoa học công nghệ. Nhật Bản tăng cường đầu tư cho nhập khẩu kỹ thuật. Từ năm 1950 – 1974, Nhật Bản đã tiến hành 15.289 hợp đồng nhập khẩu kỹ thuật, trong đó gần 70% là của Mĩ, hơn 10% của Tây Đức, Nhật Bản cũng rất tích cực trong việc mua các bằng phát minh, sáng chế của nước ngoài. Từ năm 1950 – 1969 Nhật đã nhập tất cả 11.606 bằng phát minh, trong đó 60% là của Mĩ, 11% của Tây Đức [19, tr. 145]. Nhật cũng rất quan tâm đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D). Kinh phí nghiên cứu phát triển ở Nhật từ 40,1 tỷ yên vào 1955 (0,48% thu nhập quốc dân) đã tăng lên tới 1.200 tỷ yên vào năm 1970 (1,96% thu nhập quốc dân), tức là tăng gần 30 lần trong 15 năm. Nếu năm 1955 mới chỉ có 1.145 phòng thí nghiệm tham gia nghiên cứu khoa học và kĩ thuật (640 của các công ty, 279 của các trường đại học, 526 phòng thí nghiệm quốc gia); thì đến năm 1970 số phòng thí nghiệm đã tăng lên 12.594, gấp 9 lần trong 15 năm. Số các nhà khoa học và chuyên gia tham gia nhà nghiên cứu cũng tăng lên đáng kể từ 133.000 người năm 1955 lên tới 419.000 người năm 1970 [19, tr. 147]. Nhờ nhập khẩu những thiết bị của nước ngoài nên kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng, đã đẩy mạnh tốc độ phát triển hàng loạt những ngành công nghiệp mới, làm cho cơ cấu công nghiệp thay đổi sâu sắc theo chiều hướng có lợi cho việc nâng nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong thời gian năm 1960 đến 1968
  • 38. 38 giá trị xuất xưởng của công nghiệp chế biến nói chung tăng 260%, nhưng riêng công nghiệp điện tử và hóa dầu tăng 3,4 lần, chế tạo máy tăng 3,8 lần. Việc nhập khẩu kĩ thuật còn giúp Nhật Bản nhanh chong nâng cao năng suất lao động xã hội. Theo các nhà kinh tế Nhật Bản, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm từ 1955 đến năm 1966 ở Nhật Bản là 9,4%. Trong đó, do hiện đại hóa thiết bị: 5,2% (56% tổng tăng), do áp dụng phương pháp sản xuất mới: 4,1% (14% tổng số tăng) [9, tr. 235]. Nghiên cứu khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghệ dân dụng và công nghệ mũi nhọn như xây dựng cầu, đường, sản xuất ô tô, xe máy, rô bốt, điện máy dân dụng (tivi, tủ lạnh, điều h a…), hóa chất… và đạt được những thành tựu to lớn. Nhật Bản có thể đóng được tàu chở dầu một triệu tấn, xây dựng những công trình thế kỉ (đường ngầm dài 53,8 km dưới biển nối dài hai đảo Hônsu và Xicôcư, cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Xicôcư và Hônsu, hệ thống tàu điện ngầm, các thành phố và sân bay trên mặt biển…). Nhật Bản đã thực hiện hệ dự án khoa học - kĩ thuật với quy mô lớn, năng lượng hạt nhân, phát triển hàng không, chinh phục vũ trụ, nghiên cứu biển, chất siêu dẫn, tàu siêu tốc, máy tính, xây dựng mạng lưới thông tin sợi quang [1, tr. 322]. Sư cải tiến trong kĩ thuật đã được kế hoạch hóa chặt chẽ diễn ra trong thời kì này. Thứ nhất, việc áp dụng các phương pháp hồ quang vào ngành đóng tàu đã tạo ra những thay đổi quang trọng cho ngành công nghiệp này. Trước đây, các con tàu được đóng bằng cách đặt các tấm thép chồng lên nhau, đục lỗ và bắt các đinh vít siêng qua nó. Các phương pháp hàn hồ quan mới được áp dụng và đã được sử dụng rộng rãi vì chúng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến độ bền, do vậy hợp lí hóa các quy trình sản xuất và giảm bớt được giá thành. Cuối cùng, việc đóng tàu thành từng khối cũng đã được phát triển trong đó các phần của một con tàu trước hết sẽ được hàn trong một nhà máy và sau đó sẽ được lắp ráp trong một cầu tàu khô và đó là một phương pháp tạo hiệu quả khá lớn. Ngành công nghiệp đóng tàu đã được phục hồi nhanh chóng vào năm 1956, Nhật Bản đã dẫn đầu thế giới về trọng tải đóng tàu và xuất khẩu [13, tr. 268].
  • 39. 39 Tóm lại sau hơn 20 năm, một khoảng thời gian ngắn ngủi so với lịch sử, Nhật Bản đã vươn mình kinh dị từ đống tro tàn sau chiến tranh thành một siêu cường kinh tế thế giới. Và đã làm cho thế giới từ kinh ngạc, nể trọng, ngưỡng mộ và có cả ghen tị bởi vì thời bấy giờ chỉ có Nhật Bản là cường quốc kinh tế ngoài Âu – Mĩ. Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản đã có những bước phát triển nhanh. Từ năm 1952 đến năm 1958, tổng sản phẩm quốc gia bình quân (GNP) bình quân hàng năm tăng 6,9% và năm 1959 là hơn 10%, từ 1959 đến năm 1969 GNP bình quân hàng năm của Nhật Bản tăng 10,8% (so với Cộng h a Liên bang Đức là 4,6%, Mĩ là 4,3%) với tỉ lệ GNP cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác, thế giới mới là kinh ngạc và gọi đó là “sự thần kì” về kinh tế của Nhật Bản. Năm 1950 GNP Nhật mới chỉ đạt 20 tỉ USD (bằng 1/3 Anh, 1/2 Pháp, 1/7 Mĩ), thì năm 1968 đã vượt các nước Tây Âu, chỉ sau Mĩ với 183 tỉ USD (trong đó Mĩ 830 tỉ USD, Cộng h a Liên bang Đức 132 tỉ USD, Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD). Năm 1968, 100 năm sau khi duy tân Minh Trị, nền kinh tế Nhật Bản đã lần lượt vượt qua Anh, Pháp, Cộng h a Liên bang Đức, Italia, Canada để vươn đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
  • 40. 40 CHƢƠNG 3 NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1. Nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã chịu thất bại nặng nề, nhiều nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá, hàng triệu người chết, đất nước hoang tàn mất hết thuộc địa và mất quyền độc lập quốc gia. Tuy vậy chỉ hai mươi năm sau chiến tranh Nhật Bản đã vươn mình trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển của thế giới, dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của thần kỳ của Nhật Bản trong giai đoạn sau chiến tranh. 3.1.1. Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật Chỉ 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật của Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các yếu tố chủ yếu trong sản xuất như công cụ lao động, đối tượng lao động, nguồn năng lượng cũng như các mặt kĩ thuật khoa học và tổ chức sản xuất. Đến đầu những năm 70 Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hóa, việc sử dụng máy tính điện tử trong một số ngành đã sản xuất và sử dụng được nhiều vật liệu tổng hợp đạt trình độ khá cao về hợp lí hóa sản xuất, áp dụng các phương pháp điện tử học và các phương pháp khác của kĩ thuật học vào sản xuất. Cách mạng khoa học kĩ thuật đã trở thành nhân tố tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Nhật Bản đã đi theo một chiến lược khoa học công nghệ với những đặc điểm chủ yếu sau: Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tập trung vốn cao hơn vào sản xuất lớn, các ngành công nghiệp mới. Nhật Bản đã nhập kĩ thuật hiện đại và phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài. Biện pháp này làm cho Nhật tiếp cận nhanh chóng với khoa học kĩ thuật mà không còn mất nhiều vốn và thời gian nên nâng cao được năng xuất lao động. Từ năm 1950 – 1974 tổng số vụ nhập kĩ thuật của Nhật Bản lên đến 15.289 vụ, trong đó năm 1950 có 27 vụ, 1970 có 1.572 vụ tăng 58 lần và gấp 70% từ Mĩ, hơn 10% từ Đức [1, tr. 316].
  • 41. 41 Nhật Bản không sao chép một cách máy móc các công nghệ nhập về mà họ ra sức nổ lực đổi mới, nâng cao và biến chúng thành kĩ thuật riêng. Nhờ có kĩ thuật riêng và phương pháp sản xuất hiện đại nên Nhật Bản đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Việc nhập khẩu của Nhật Bản thu được hiệu quả cao do đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật. Nhật Bản còn dựa trên việc nhập khẩu rồi cải tiến phát minh và không ít trường hợp Nhật từ chỗ nhập kĩ thuật vươn lên đứng đầu về kĩ thuật đó. Do hệ thống giáo dục của Nhật đã tạo ra đội ngũ công nhân lành nghề thích ứng với khoa học, kĩ thuật hiện đại. Nhật Bản đã phát hiện được trình tự phát triển phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình bắt đầu từ các ngành công nghiệp cơ bản đến các ngành công nghiệp lắp ráp mới, sự ra đời của ngành hóa đầu đã tạo ra sự chuyển biến lớn. Trung tâm tiến bộ kĩ thuật chuyển từ các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu sang ngành công nghiệp chế biến. Tiến bộ kĩ thuật c n đi vào các ngành, lĩnh vực rộng lớn như ngành xây dựng, giao thông vận tải….kĩ thuật công nghệ xây dựng cũng đã có sự phát triển đáng kể nhờ công nghệ mới. Nhật Bản cho ra đời tàu hỏa Shinkansen, trong đó vận dụng kết quả những tiến bộ về máy điện và cơ khí tử. Kết quả ngay trong những thập niên đầu sau chiến tranh, khoa học kỹ thuật Nhật Bản đã đạt được những bước tiến nhảy vọt, trở thành một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản trong những năm 1950- 1970. 3.1.2. Vai trò của người Nhật Bản Nguyên nhân cơ bản thứ hai để tạo ra bước nhãy vọt trong nền kinh tế Nhật Bản là vai trò của người Nhật. Họ trân trọng các di sản tinh thần được giữ gìn từ ngàn xưa. Truyền thống đã được hình thành, ổn định và ngày càng củng cố hơn trên cơ sở kế thừa và không ngừng phát triển. Trân trọng những giái trị văn hóa của quá khứ, người Nhật Bản bảo lưu những tinh hoa của mình đã bám rễ trong cuộc sống. Các truyền thống mang tính chất gia tộc vẫn được duy trì bảo lưu và có ảnh hưởng hết sức sâu sắc đến ngày nay. Tính cộng đồng, tâm lí cộng đồng được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ biểu hiện như một triết lí của con người trong lao động và sinh hoạt. Tinh thần cộng đồng thể
  • 42. 42 hiện ở sự bình đẳng, chan hòa giữa mọi người, tinh thần cộng đồng tạo ra một hệ thống trật tự đó là yếu tố quan trọng, tiềm năng to lớn của dân tộc Nhật Bản trong cuộc chạy đua để được có vị trí như ngày hôm nay. L ng trung thành, người Nhật Bản đề cao lòng trung thành, cổ vũ tinh thần dũng cảm, coi trọng lễ nghĩa, khuyến khích tiết kiệm. Mọi người trung thành với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, dốc lòng, dốc sức nghiên cứu, học tập, lao động để đạt được kết quả cao nhất. Người Nhật luôn chăm chú một ý niệm là tiếp thu được nhiều kiến thức để sau này vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Người lao động cần mẫn với công việc của mình, họ luôn có tinh thần trách nhiệm và tính tự giác cao trong công việc. Chính lực lượng công nhân to lớn giỏi về tay nghề và trung thành tuyệt đối với công việc đã đưa các công ty Nhật Bản lên tầm cỡ thế giới. Lòng trung thành là một trong những truyền thống của người Nhật nó phát huy mạnh mẽ trong cuộc sống hằng ngày, trong lĩnh vực sản xuất góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Nhật. Tính hiếu học, đặc tính này được hình thành từ thói quen đã hình thành vững chắc, lại được khích lệ bằng động cơ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, xã hội một cách đúng đắng và cao cả. Nhật Bản luôn đầu tư cho giáo dục một cách tối đa. Ngày nay ở nhiều ngành, lĩnh vực Nhật Bản đã vượt xa nhiều nước trong việc sử dụng tri thức khoa học vào sản xuất và đời sống. Tính sáng tạo là một phẩm chất gắn liền với người dân Nhật Bản, đức tính này đ i hỏi một cách tư duy tích cực, một óc tưởng tượng phong phú. Nó góp phần làm cho nền kinh tế Nhật phát triển cao hơn. L ng ham mê lao động, đối với người Nhật lao động vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi không ai thoái thác cho ai. Người Nhật từ xưa đã nhận thức rằng nhờ có lao động mà con người mới tồn tại và phát triển. Bởi vậy, lao động được đánh giá là một tính cách cơ bản của con người chân chính. Tuy nhiên để có những phẩm chất đấy lại là một điều hết sức khó khăn và phức tạp. L ng ham mê lao động đã được dựa trên những cơ sở vững chắc của ý thức, kỉ luật để phát triển năng lực cá nhân phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Người Nhật có óc thực tế, điều này thể hiện ở việc họ không quan tâm nhiều đến lý thuyết xa vời mà họ tập trung vào sản xuất những gì thiết yếu cho cuộc sống. Người