SlideShare a Scribd company logo
1 of 204
Download to read offline
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
NGUYỄN TẤN VĂN
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng, năm 2023
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
NGUYỄN TẤN VĂN
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
1. PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
2. TS. NINH THỊ THU THỦY
Đà Nẵng, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Tác động của FDI đến phát triển
kinh tế tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Quang Bình và TS. Ninh Thị Thu
Thủy.
Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm
hiểu và trung thực. Các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án đều được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Những kết quả nghiên cứu của luận
án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác.
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Tấn Văn
TÓM TẮT
Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trình bày về những lý thuyết phát triển kinh tế,
đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số
hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh
Quảng Nam trong thời gian đến.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học của luận án.............................................................7
6. Nội dung........................................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ............................. 11
1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ....................................................................... 11
1.1.1. Vấn đề chung về FDI.................................................................. 11
1.1.2. Nội hàm về phát triển kinh tế...................................................... 18
1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ......................................................................................... 37
1.2.1. Nhóm lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế .............................. 37
1.2.2. Lý thuyết cất cánh....................................................................... 39
1.2.3. Lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế................................................ 41
1.2.4. Lý thuyết phát triển theo trình độ công nghiệp hóa..................... 42
1.2.5. Lý thuyết phát triển theo chiều sâu, chất lượng cao .................... 43
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG
CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ..................................................... 44
1.3.1. Các nghiên cứu tác động của FDI đến gia tăng sản lượng qua kênh
đầu tư ........................................................................................................... 44
1.3.2. Các nghiên cứu tác động của FDI đến cải thiện năng suất tổng hợp
– TFP ........................................................................................................... 50
1.3.3. Các nghiên cứu tác động của FDI đến giảm nghèo ..................... 56
1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................ 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 63
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 65
2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................... 65
2.1.1. Khung lý thuyết.......................................................................... 65
2.1.2. Quy trình nghiên cứu.................................................................. 66
2.2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU................................................ 67
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................. 68
2.3.1. Phương pháp phân tích định tính ................................................ 68
2.3.2. Phương pháp phân tích định lượng ............................................. 71
2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU....................................... 74
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................... 74
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................... 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 77
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM............................ 78
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM.......... 78
3.1.1.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam....... 78
3.1.2. Phân bổ và sử dụng nguồn lực và năng suất của nền kinh tế tỉnh
Quảng Nam.................................................................................................. 86
3.1.3. Công bằng xã hội và giảm nghèo................................................ 94
3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG
NAM............................................................................................................ 99
3.2.1. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam............................................... 99
3.2.2. Phân bố FDI ở tỉnh Quảng Nam................................................ 102
3.2.3. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp FDI...................... 105
3.2.4. Đóng góp của FDI .................................................................... 106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................... 108
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM.............................................................. 111
4.1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIA
TĂNG SẢN LƯỢNG................................................................................. 111
4.1.1. Mô hình và phương pháp ước lượng......................................... 111
4.1.2. Số liệu và các biến.................................................................... 112
4.1.3. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 114
4.1.4. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 115
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP -
TFP ............................................................................................................ 116
4.2.1. Tình hình năng suất tổng hợp của tỉnh Quảng Nam .................. 116
4.2.2. Mô hình và phương pháp ước lượng......................................... 118
4.2.3. Số liệu và các biến.................................................................... 119
4.2.4. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 121
4.2.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 123
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN GIẢM NGHÈO..................................... 125
4.3.1. Tình hình bất bình đẳng và nghèo ở tỉnh Quảng Nam............... 125
4.3.2. Mô hình và phương pháp ước lượng......................................... 126
4.3.3. Số liệu và các biến.................................................................... 127
4.3.4. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 129
4.3.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................... 134
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN KẾT QUẢ
CỦA LUẬN ÁN........................................................................................ 137
5.1. HÀM Ý VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ....................... 137
5.1.1. Điều chỉnh cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế........................ 137
5.1.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp và tạo động lực phát triển... 138
5.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách.................................................... 139
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN
GIA TĂNG SẢN LƯỢNG......................................................................... 140
5.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN
CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP - TFP.......................................... 142
5.4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN
GIẢM NGHÈO.......................................................................................... 144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................... 146
KẾT LUẬN............................................................................................... 147
1. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ nhất về hình thành được khung lý
thuyết và phương pháp đánh giá tác động................................................... 147
2. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ hai và những phát hiện chính đánh
giá thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng
Nam ........................................................................................................... 148
3. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ ba và các phát hiện chính về tác
động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam................................. 149
4. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ tư về rút ra các hàm ý chính sách
................................................................................................................... 150
5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................... 154
Mặc dù đề tài luận án được thực hiện với sự nỗ lực rất lớn của bản thân.
Tuy nhiên, chủ đề của luận án nghiên cứu quá rộng, nên không thể tránh khỏi
những hạn chế:........................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 156
Phụ lục 1 .................................................................................................... 165
Phụ lục 2 .................................................................................................... 168
Phụ lục 3 .................................................................................................... 179
Phụ lục 4 .................................................................................................... 189
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
WB Ngân hàng Thế giới ( World Bank)
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia-
Pacific Economic Cooperation)
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South
East Asian Nations)
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
(United Nations Conference on Trade and Development)
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)
EUROZONE Khu vực đồng Euro
INCOTERMS Các điều khoản thương mại quốc tế (International
Commercial Terms)
TNCs Tập đoàn đa quốc gia (Transnational Corporation)
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary
least square)
R&D Hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research &
Development)
HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)
I Đầu tư (Investment)
ICOR Hệ số gia tăng vốn trên sản lượng (Incremental capital-
output ratio)
I/O Bảng I/O (Input/Output)
K Vốn sản xuất (Capital stock)
DHMT Duyên hải miền Trung
KKT Khu kinh tế
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GNP Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product)
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic
Product)
TFP Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity
TTKT Tăng trưởng kinh tế
NSLĐ Năng suất lao động
NNL Nguồn nhân lực
TSCĐ Tài sản cố định
LĐ Lao động
NLTS Nông lâm thủy sản
CN-XD Công nghiệp - Xây dựng
DV Dịch vụ
R&D Nghiên cứu và Phát triển
CDCC Chuyển dịch cơ cấu
CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
NTM Nông thôn mới
NCS Nghiên cứu sinh
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam theo từng giai đoạn 79
3.2 Cơ cấu ngành GRDP không bao gồm cả thuế trừ trợ cấp
sản phẩm
82
3.3 Cơ cấu ngành GRDP bao gồm cả thuế trừ trợ cấp sản
phẩm
83
3.4 Cơ cấu lao động theo ngành tỉnh Quảng Nam 89
3.5 Trang bị TSCĐ/ LĐ và hệ số C/V của các doanh nghiệp
tỉnh Quảng Nam
90
3.6 Chỉ tiêu TFP của tỉnh Quảng Nam 91
3.7 NSLĐ theo ngành của tỉnh Quảng Nam 93
3.8 Tác động phân bổ lao động theo ngành đến NSLĐ 93
3.9 Tình trạng nghèo ở tỉnh Quảng Nam 98
3.10 Số lượng dự án và vốn FDI bị thu hồi giấy phép 100
3.11 Các quốc gia FDI chủ yếu được cấp giấy phép của tỉnh
Vương quốc Anh
101
3.12 Phân bổ FDI theo địa bàn của tỉnh Quảng Nam(tính đến
31/12/2020)
103
3.13 Phân bổ FDI theo ngành của tỉnh Quảng Nam (tính đến
31/12/2020)
104
3.14 Kinh doanh của doanh nghiệp FDI ở tỉnh Quảng Nam 106
3.15 Đóng góp của khu vực FDI vào kinh tế tỉnh Quảng Nam 107
4.1 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 112
4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 113
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
4.3 Kết quả ước lượng 114
4.4 Kết quả đánh giá của chuyên gia 116
4.5 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 119
4.6 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 121
4.7 Kết quả ước lượng 122
4.8 Kết quả đánh giá của chuyên gia 124
4.9 Tình trạng nghèo ở tỉnh Quảng Nam 126
4.10 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 128
4.11 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 129
4.12 Kết quả ước lượng 129
4.13 Kết quả đánh giá của chuyên gia 132
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
2.1. Khung phân tích của nghiên cứu 65
2.2. Quy trình nghiên cứu 66
3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng
Nam 78
3.2. Vị thế và NLCT kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở vùng
DHMT 80
3.3. Tăng trưởng các ngành của tỉnh Quảng Nam 81
3.4. Vị thế theo cầu trúc kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở
vùng DHMT 84
3.5. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ của tỉnh Quảng
Nam 85
3.6. NLCT công nghệ tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT
năm 2019 91
3.7. Thu nhập BQ đầu người 1 tháng của Quảng Nam và
vùng DHMT 95
3.8. Bất bình đẳng thu nhập của Quảng Nam và vùng
DHMT 96
3.9. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam 100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Các nước đang phát triển nói riêng và các nền kinh tế nói chung đều nỗ
lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế. Những ảnh
hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế đã trở thành chủ đề đáng quan tâm
trong kinh tế học. Trong các lý thuyết kinh tế đều đã khẳng định vai trò và chỉ
ra cách thức ảnh hưởng của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế. Đây là nền tảng
lý luận để nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của FDI đến sự
phát triển kinh tế trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau theo phạm vi nền kinh
tế và theo kênh khác nhau.
Các nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế có cách tiếp
cận góc độ (i) nền kinh tế vùng hay quốc gia như Agama (2010) với các nước
Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; Pegkas (2015) xem
xét 18 nước khu vực EUROZONE; Alina Mihaela Ciobanu (2021) xem xét
với Romania; Mohammed Ameen Fadhila và cộng sự (2017) với nền kinh tế
Malaysia; Naveed Iqbal Chaudhry, Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood
(2013) xem xét ở Trung Quốc; Soltani Hassen and Ochi Anis (2012) nghiên
cứu ở Tunisia. Tại Việt Nam có Hoa và Hemmer (2002); Tran Trong Hung
(2005); Nguyen Phi Lan (2006); Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula,
Bangorn Tubtimtong (2010); Chien và Linh (2013); Nguyễn Minh Tiến
(2015); Hồ Đình Bảo, Lê Thanh Hà, Lê Quốc Hội (2020); (ii) nền kinh tế cấp
tỉnh như Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011) nghiên cứu tỉnh Giang
Tây của Trung Quốc; nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh
Thủy (2016), tại tỉnh Khánh Hòa; Nguyễn Tấn Văn (2021) ở các tỉnh Vùng
Duyên hải miền Trung và Quảng Nam.
2
Tác động của FDI đến cải thiện công nghệ sản xuất chủ yếu trên góc độ
nền kinh tế quốc gia hay vùng. Đơn cử như như nghiên cứu của Zhang (2001)
xem xét ở Trung Quốc; Sadik và Bolbol (2001) nghiên cứu ở Ai Cập, Jordan,
Morocco, Oman, A rập Xê Út và Tunisia; Yang Li &Shin-Yi Chen (2010)
hay William Sheng Liu, Frank Wogbe Agbola & Janet Ama Dzator (2016)
xem xét ở Trung Quốc; Ibrahim Arisoy (2012) ở Thổ Nhĩ Kỳ; Sotiris K.
Papaioannou, Sophia P. Dimelis (2019) xem xét ở các nước OECD. Nghiên
cứu tác động ở Việt Nam có B Ni, M Spatareanu, V Manole, T Otsuki, H
Yamada (2015); Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020).
Tác động của FDI đến giảm nghèo tập trung nền kinh tế các quốc gia và
khu vực là chủ yếu. Có thể kể ra như Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002)
nghiên cứu ở các nước ASEAN; Ahmad Walid Afzali (2010) ở 85 nước đang
phát triển; Roemer và Gugerty (1997) ở nhiều nước khác nhau; Nathapornpan
Piyaareekul Uttama (2015) ở ASEAN; MT Magombeyi, NM Odhiambo
(2018) nghiên cứu ở Nam Phi; Mehmed Ganić (2019) ở các nền kinh tế khu
vực Tây Balkan và khu vực Trung Âu. Tại Việt Nam có nghiên cứu của Hồ
Đình Bảo và nhóm tác giả (2020); nghiên cứu của Trần Trọng Hùng (2002);
Nguyễn Thị Phương Hoa (2002).
Các lý thuyết về phát triển kinh tế đều khẳng định tầm quan trọng của
vốn đầu tư trong thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, cải thiện đời sống
nhân dân. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm dù có nhiều kết luận
khác nhau về tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở các nước nhận đầu tư.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực đến phát triển,
cũng có nhóm nghiên cứu kết luận ngược lại hay tác động không rõ ràng.
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế dường như là một xu thế tất yếu
của các quốc gia trên thế giới. Muốn phát triển nhanh, mỗi quốc gia phải
lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, lao động...của nhiều nước
3
khác nhau. Đầu tư nước ngoài đã và đang mang lại lợi ích cho tất cả các
nước, kể cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Lợi ích lớn nhất là việc bổ
sung vào năng lực vốn trong nước, phục vụ đầu tư mở rộng và phát triển kinh
tế; chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hóa rủi
ro và tối đa hóa lợi nhuận. Song song với các lợi ích trên, các dòng vốn luân
chuyển còn giúp quá trình phân phối nguồn lực trở nên hợp lý hơn trên phạm
vi toàn thế giới. Trong điều kiện kinh tế mở, sự thiếu hụt nguồn đầu tư của
các nước đang phát triển sẽ được bổ sung bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Kể từ khi hội nhập, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng rất nhanh và đã
có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trên nhiều
góc độ khác nhau. Nhưng tùy theo lĩnh vực cũng như theo địa phương, sự tác
động của FDI cũng không giống nhau.
Quảng Nam là tỉnh nằm ở vị trí của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, với nhiều lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực,…. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng. Dân số của tỉnh năm 1997 là 1,348 triệu người và
năm 2020 là gần 1,5 triệu người, tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2010-2020
là 0,5%, trong đó, khoảng 74,7% dân số sống ở nông thôn. Tổng lực lượng
lao động chiếm hơn 61,2% dân số, tăng bình quân 1,23% năm. GRDP của
tỉnh Quảng Nam đã tăng nhanh, từ mức gần 27 ngàn tỷ đồng năm 2010 và
hơn 61 ngàn tỷ đồng năm 2019, chiếm 1,17% GDP của Việt Nam (giá so sánh
2010). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế về cơ bản luôn cao và liên tục, đặc biệt từ
2006 đến 2010 và 2013-2016. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hơn 10% trong
thời kỳ 2010-2019, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước khoảng 6,8%. Thu
nhập trung bình đầu người năm 2019 là 2.873 USD và 2020 là 2.721 USD (do
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 GRDP tăng trưởng âm). CDCC ngành kinh
tế của tỉnh Quảng Nam theo hướng hiện đại và thể hiện rõ ở trình độ công
4
nghiệp hóa. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của Quảng Nam vẫn chủ
yếu dựa vào các nhân tố chiều rộng, lợi thế tĩnh, nhân tố chiều sâu – TFP hiện
chỉ chiếm gần 30% tăng trưởng GRDP.
Trong hơn 10 năm qua, Quảng Nam đã nỗ lực thu hút FDI. Tính đến
ngày 31/12/2020, tổng số vốn đăng ký là 5,8 tỷ USD, chiếm 0,014% tổng vốn
đăng ký của Việt Nam; chủ yếu đến từ châu Á như ASEAN và Đông á; tập
trung ở các huyện vùng Đông của tỉnh và lĩnh vực công nghiệp chế biến chế
tạo, dịch vụ lưu trú ăn uống (du lịch). Việc thu hút nguồn vốn FDI trong bối
cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương trong cả nước và những trở ngại
về điều kiện cơ sở vật chất đã khiến cho số lượng dự án FDI mà Quảng Nam
thu hút vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển
của tỉnh. Khu vực FDI đóng góp vào GRDP của tỉnh hiện đạt 10% GRDP;
khoảng hơn 25% tổng vốn đầu tư; nộp ngân sách khoảng trên dưới 2.000 tỷ
đồng/năm; sử dụng khoảng 16 ngàn lao động;... Nhưng mức độ tác động của
FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo như
thế nào vẫn chưa được giải đáp. Đây là vấn đề thực tiễn mà các nghiên cứu về
chủ đề này cần phải trả lời.
FDI vẫn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Quảng Nam để hoàn thành mục tiêu đưa Quảng Nam trở thành nền kinh
tế có trình độ khá ở Việt Nam. Để FDI trở thành động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế của tỉnh trong thời gian đến, việc nghiên cứu tác động của FDI đến
tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo thế nào là
cần thiết, qua đó rút ra các định hướng chính sách phát triển khu vực FDI thúc
đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng.
Đây chính là khoảng trống về chính sách đặt ra cho nghiên cứu của luận án.
Nhìn chung, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của
FDI đến phát triển kinh tế chủ yếu được nghiên cứu ở cấp quốc gia hay khu
5
vực liên quốc gia. Trong khi đó, các nghiên cứu ở quy mô nền kinh tế cấp
tỉnh/địa phương cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt tại tỉnh Quảng Nam
hiện chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này. Vì vậy, một kết quả nghiên cứu
về chủ đề “Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam” sẽ
góp phần kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêm mảng nghiên cứu này
trong kinh tế phát triển; đồng thời, đưa ra những định hướng và chính sách
phù hợp để FDI trở thành nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế của
tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đến.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu của Luận án là hình thành được khung lý thuyết đánh giá tác
động của FDI đến phát triển kinh tế và sử dụng vào đánh giá tác động của
nguồn vốn này đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu cụ thể
- Hình thành được khung lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh
tế;
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở
tỉnh Quảng Nam;
- Phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i)
gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và
giảm nghèo;
- Đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI
thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công
bằng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu:
6
+ Về nội dung:
Nội hàm về phát triển kinh tế hàm ý khá rộng nhưng trong nghiên cứu
này sẽ tập trung vào (i) Tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn cùng với thay đổi
cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn; (ii) Cải thiện năng suất và phân bổ sử
dụng nguồn lực hiệu quả; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo;
Do đó luận án sẽ: Thứ nhất, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trên ba
nội dung này và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; Thứ hai,
phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia
tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm
nghèo;
+ Về không gian: tỉnh Quảng Nam;
+ Về thời gian: 2010-2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để có cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, luận án xác định khung lý
thuyết và quy trình nghiên cứu làm cơ sở cho triển khai luận án. Luận án sử
dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp phân tích
định lượng, trong đó:
- Phương pháp phân tích định tính gồm phương pháp diễn dịch trong
suy luận, phương pháp quy nạp trong suy luận, phương pháp phân tích so
sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê,…
- Phương pháp phân tích định lượng gồm xây dựng các mô hình ước
lượng tác động của FDI đến gia tăng sản lượng, mô hình ước lượng tác động
của FDI đến TFP, mô hình ước lượng tác động FDI đến giảm nghèo.
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập các
thông tin dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Nội dung cụ thể của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong
Chương 2 của luận án.
7
5. Ý nghĩa khoa học của luận án
5.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã khái quát các lý thuyết về phát triển kinh tế để
hình thành khung phân tích tác động FDI đến phát triển kinh tế với địa
phương cấp tỉnh ở quốc gia đang phát triển gắn với đặc thù riêng. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam và trên thế
giới có sự khác nhau về bối cảnh và quy mô nền kinh tế. Từ các công trình
này luận án đã hình thành được khung phân tích cho nghiên cứu tác động của
FDI đến phát triển kinh tế với một địa phương cấp tỉnh ở quốc gia đang phát
triển. Hiện nay rất ít và chưa có nghiên cứu về chủ đề này ở cấp tỉnh và tại
Quảng Nam với các đặc thù riêng biệt, nên kết quả của luận án như một kiểm
chứng các lý thuyết phát triển trong bối cảnh cụ thể và đặc thù. Điều này là sự
bổ sung làm phong phú hơn lý thuyết phát triển kinh tế. Đây là một đóng góp
của luận án khi đã góp phần lấp “khoảng trống” về lý luận.
Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định
lượng để phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Đây là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp hai phương pháp
nghiên cứu ở một nền kinh tế cấp tỉnh cụ thể của một nước đang phát triển
như Việt Nam.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã phát hiện những điểm thành công và
hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. (i) Khát vọng
phát triển đã được hiện thực hóa đưa Quảng Nam từ kém phát triển trở thành
địa phương tốp đầu của vùng DHMT; cải thiện, nâng cao vị thế năng lực cạnh
tranh của tỉnh trong vùng DHMT và cả nước; CDCC ngành kinh tế của tỉnh
Quảng Nam đã cho phép hình thành cơ cấu ngành kinh tế hiện đại hơn và thể
hiện rõ trình độ công nghiệp hóa rõ hơn. Nền kinh tế Quảng Nam đã huy động
khá lớn tiềm năng lao động, vốn, lợi thế vị trí địa lý cho phát triển kinh tế
8
nhanh trong suốt những năm qua; việc phân bổ nguồn lực đã có tính hợp lý và
hiệu quả cho thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng
theo chiều sâu; cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ
hữu hiệu điều chỉnh linh hoạt cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn
lực tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng; (ii) Tuy nhiên, tăng trưởng
GRDP đã chậm dần, các động lực thúc đẩy vẫn mang tính truyền thống,
không còn phát huy và cần có những động lực mới; quy mô nền kinh tế tăng
nhanh nhưng kém ổn định, khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài
chưa cao, các trụ cột của nền kinh tế đã có nhưng cần tăng sức cạnh tranh; cơ
cấu kinh tế đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải có điều chỉnh phù hợp với
điều kiện bối cảnh mới và tạo động lực mới cho nền kinh tế; nền kinh tế vẫn
chưa huy động hiệu quả tiềm năng lợi thế của Quảng Nam nhất là nguồn vốn
của khu vực tư nhân; chưa tháo gỡ được nút thắt về chất lượng nguồn nhân
lực đang là trở ngại lớn để huy động nguồn lực khác.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã có các phát hiện về hoạt động của khu
vực FDI ở tỉnh Quảng Nam. Chính sách thu hút FDI của tỉnh khá hiệu quả khi
số vốn và dự án tăng dần, chủ yếu từ các quốc gia ASEAN và Đông Á; FDI
tập trung vào vùng Đông và ngành công nghiệp chế biến chế tạo và du lịch;
các doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh khá tốt và đóng góp không nhỏ
vào nền kinh tế như gia tăng sản lượng, thu ngân sách, cải thiện năng suất và
giảm nghèo…. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng dự án bị thu hồi giấy phép và
phân bổ chưa theo định hướng thu hút FDI của tỉnh; tiềm năng của khu vực
này vẫn còn lớn nếu chính sách và năng lực quản lý khu vực này tốt hơn.
Thứ năm, kết quả của luận án đã khẳng định rằng FDI có tác động tích
cực đến sự phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam:(i) FDI tác động tích cực đến
gia tăng sản lượng của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam; FDI không lấn át đầu tư
trong nước mà cùng với đầu tư trong nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (ii)
9
FDI tác động tích cực đến năng suất tổng hợp (TFP) của tỉnh; đầu tư mở rộng
TSCĐ doanh nghiệp thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ - TFP của tỉnh; mở
rộng hoạt động xuất khẩu thúc đẩy cải thiện công nghệ sản xuất. (iii) FDI có
tác động tích cực đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Nam; thành quả tăng trưởng
kinh tế đã được sử dụng và phân bổ để cải thiện tình trạng nghèo của tỉnh;
nguồn vốn con người được tích lũy trong các doanh nghiệp FDI và trong nước
góp phần tăng thu nhập cho lao động, qua đó cải thiện tình trạng nghèo đói;
nhưng quá trình đô thị hóa nhanh trong quá trình công nghiệp hóa và mở rộng
thu hút FDI dẫn đến gia tăng nghèo đói; (iv) Chất lượng thể chế có vai trò tích
cực thu hút FDI vào địa phương.
5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Thứ nhất, quan điểm về vai trò của FDI như một bộ phận của kinh tế
tỉnh Quảng Nam cần phải được khẳng định rõ ràng và nhất quán tất cả các
định hướng phát triển và chính sách của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, chính
sách thu hút FDI của các huyện và của tỉnh cần xác định mục tiêu trung và dài
hạn gắn với các giải pháp kết hợp và kế tiếp nhau. Chính sách thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài những năm đến không chỉ chú trọng về số lượng mà cần
quan tâm đến tác động bổ sung của nó với các nhân tố sản xuất khác để tạo ra
tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Quảng Nam cần chú trọng và ưu tiên thu hút doanh
nghiệp FDI lớn có tiềm lực tài chính và công nghệ; tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh của các địa phương cấp huyện nói riêng và tỉnh nói
chung; và cần chú trọng đến các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư trước, trong và
sau khi cấp phép.
Thứ hai, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư FDI có chọn lọc, lấy chất
lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.
Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tỉnh
tham gia vào chuỗi sản xuất của họ. Kết nối và tạo điều kiện để doanh nghiệp
10
FDI chia sẻ kinh nghiệm quản lý và đào tạo lao động cho doanh nghiệp trong
nước. Phân bổ và sử dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế cho đầu tư phát
triển theo chiều sâu. Nâng cao và cải thiện trình độ lao động của tỉnh. Mở
rộng và tái cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị
gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu.
Thứ ba, FDI vào tỉnh Quảng Nam ngày càng tăng trong thời gian qua
đã góp phần mở rộng năng lực sản xuất, tạo việc làm và đóng góp vào giảm
nghèo. Khai thác dư địa, mở rộng ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế
qua đó cải thiện tình trạng nghèo đói. Thực hiện quy hoạch tỉnh tương đối
hoàn chỉnh - một quy hoạch vừa thể hiện tầm nhìn xa rộng lại vừa phải mang
tính khả thi cao, vừa bao gồm cả những đề án ngắn hạn lẫn những đề án dài
hạn, lại vừa phải hạn chế đến mức thấp nhất khả năng “quy hoạch treo”. Thực
hiện các chính sách bố trí tái định cư, các giải pháp đảm bảo sinh kế bền
vững cho cộng đồng dân cư trong quá trình đô thị hóa.
6. Nội dung
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu nội dung gồm 5
chương, cụ thể:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài -
FDI đến phát triển kinh tế;
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3. Thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI
ở tỉnh Quảng Nam;
Chương 4. Kết quả tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng
Nam;
Chương 5: Một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả của luận án.
11
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Vấn đề chung về FDI
1.1.1.1. Khái niệm, hình thức và động lực của FDI
Khái niệm FDI
Mặc dù FDI là một hoạt động phổ biến nhưng hiện có nhiều quan niệm
về FDI được đưa ra với các cách tiếp cận và diễn giải khác nhau. Tuy vậy, các
khái niệm về FDI có những điểm tương đồng nhất định về chủ thể, mục đích,
phương thức hoạt động.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (1977), đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo
đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích
lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”.
Theo WTO (1996), FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có một
tài sản ở một nước khác cùng quyền quản lý tài sản đó.
UNCTAD (1999) cho rằng FDI là một khoản đầu tư dài hạn và phản ánh
lợi ích lâu dài đến từ sự kiểm soát của nhà đầu tư hoặc công ty mẹ đối với các
xí nghiệp, chi nhánh ở một nền kinh tế khác.
Theo OECD (1999), “FDI phản ánh việc đạt được mục tiêu về lợi ích lâu
dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế và một cư dân chủ thể
của một nền kinh tế khác hơn là của nhà đầu tư .
INCOTERMS (2010) định nghĩa FDI là một bộ phận của tài khoản quốc
gia, là một khoản đầu tư tài sản của nước ngoài không bao gồm khoản đầu tư
12
vào thị trường chứng khoán.
Theo Luật Đầu tư 2014, sửa đổi 2016 và Luật Đầu tư 2020, FDI là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản
nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định.
Có thể khái quát, FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó chủ
sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt
động sử dụng vốn. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các cá nhân, công ty
(hầu hết là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia) nhằm xây dựng các cơ
sở, chi nhánh ở nước ngoài (vốn vật chất gồm nhà xưởng, máy móc.. và công
nghệ sản xuất..) và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là loại hình
đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn
vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia
quản lý, điều hành đối tượng đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao
hơn qua việc triển khai sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Do có nguồn gốc
từ các nước phát triển nên FDI thường coi là nguồn hỗ trợ và lan tỏa công
nghệ cho nước tiếp nhận nếu có chính sách phù hợp.
Các hình thức chủ yếu của FDI
Hình thức FDI được phân tích và nhìn nhận dưới nhiều tiêu chí và giác
độ khác nhau như vốn đầu tư, nhà đầu tư, hay nước tiếp nhận đầu tư. Mỗi giác
độ lại có các phân loại riêng về hình thức đầu tư, như: theo tiêu chí vốn và vai
trò quản lý hoạt động (Hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài), trên giác độ nhà đầu tư (đầu tư theo
chiều rộng, theo chiều sâu, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu), trên giác độ
của nước tiếp nhận đầu tư (thay thế hàng hóa nhập khẩu, hướng ra xuất khẩu),
hình thức hợp tác công tư,...
Động lực của FDI
Khi một công ty đầu tư ra nước ngoài tức là đang theo đuổi một loạt các
13
mục tiêu khác nhau, do đó, động lực chắc chắn không giống nhau. Hơn nữa,
các động lực có thể thay đổi theo thời gian vì phụ thuộc vào cấu trúc sở hữu
của công ty và đặc điểm của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Để giải thích động
lực thu hút FDI, có rất nhiều lý thuyết khác nhau:
Lý thuyết lợi ích cận biên của Dougall- Kemp (1960): xuất phát từ sự
khác nhau về năng suất biên của vốn, dẫn đến việc di chuyển vốn từ nơi có
năng suất biên thấp sang nơi có năng suất biên cao. Mặc dù, lý thuyết này
chưa giải thích được lý do vì sao một quốc gia vừa có dòng vốn di chuyển ra
nhưng đồng thời có cả dòng vốn di chuyển vào, nhưng đây vẫn là một lý
thuyết được sử dụng khá phổ biến.
Lý thuyết về sức mạnh thị trường của Hymer (1960) khẳng định yếu tố
cốt lõi thúc đẩy và làm nên thành công cho nhà đầu tư là khả năng chi phối thị
trường thông qua bí quyết công nghệ, bí quyết thương mại hoặc kiến thức, kỹ
năng đặc biệt, lợi thế vượt trội của nhà đầu tư này so với nhà đầu tư khác.
Lý thuyết về chu kỳ sống sản phẩm của Vernon (1966): FDI là sự phản
ứng của các nhà đầu tư thích ứng với thay đổi trạng thái sản phẩm. Để duy trì
sự tồn tại và phát triển sản phẩm, các nhà đầu tư di chuyển vốn ra thị trường
nước ngoài. Lý thuyết này chỉ giải thích lý do FDI dựa theo nguyên lý vòng
đời sản phẩm mà không giải thích được vì sao các dạng FDI khác lại không
hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.
Lý thuyết chiết trung của Dunning (1993) đưa ra ba yếu tố tác động đến
quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là lợi thế về sở hữu
(Ownership); lợi thế về vị trí (Location) và lợi thế về gắn kết nội bộ
(Internalization) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết chiết trung bị phê
phán khi cho rằng hoạt động đầu tư chỉ diễn ra khi hội đủ cả ba yếu tố.
Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu kinh tế còn chỉ ra một số động lực thúc
đẩy đầu tư nước ngoài, được Dunning (2003) tổng kết thành bốn nhóm thúc
14
đẩy FDI, đó là: “tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực
và tìm kiếm tài sản chiến lược”.
1.1.1.2. Một số vấn đề căn bản về khu vực FDI
Quan niệm và đặc điểm khu vực FDI
Khu vực FDI là khu vực bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài đóng góp là
bao nhiêu.
Ở Việt Nam, quan niệm về khu vực FDI gắn với chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần và sự thu hút mạnh mẽ của dòng vốn FDI thông qua
các chính sách khuyến khích của nhà nước. Khu vực FDI đã được coi là một
khu vực kinh tế độc lập, một bộ phận hợp thành của nền kinh tế, bên cạnh các
khu vực kinh tế khác như kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước. Quan
điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ là coi khu vực FDI là bộ phận hữu cơ,
không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù vậy, khu vực FDI vẫn là một khu vực mang những đặc điểm
khác biệt so với các khu vực khác, cụ thể:
Thứ nhất, khu vực FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các
TNCs. Các nước đang phát triển có thể tiếp cận với TNCs thông qua hoạt
động FDI để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại,
trình độ quản lý, cải thiện năng lực cạnh tranh…
Thứ hai, khu vực FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục
tiêu cơ bản là lợi nhuận. Vì thế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp FDI phần lớn là những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao,
nhưng đôi khi mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến sự phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Thứ ba, khu vực FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra
khỏi biên giới quốc gia. Các yếu tố đầu tư có thể là tài sản hữu hình, tài sản
15
vô hình hoặc tài sản tài chính. Do đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi
hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của
chủ đầu tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại.
Chính những điểm khác biệt ấy mà khu vực FDI cần có sự định hướng
và quản lý của nhà nước để hướng sự phát triển của khu vực này theo mục
tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Vai trò của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế
Quan niệm trên thế giới về vai trò của khu vực FDI
Trên thực tế, khu vực FDI được xem là một động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của các chủ thể - cả bên đầu tư cũng như bên nhận
đầu tư. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm đối lập nhau về vai trò
và tác động của khu vực FDI.
Quan điểm không ủng hộ FDI cho rằng, khu vực FDI với sự hiện diện
của các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ đến các nước đang phát
triển đã gây ra tình trạng thất nghiệp trên quy mô lớn, các công ty này chủ yếu
giành độc quyền hơn là đưa các nguồn lực tư bản mới vào, khu vực FDI làm
thay đổi vị trí hơn là việc tạo dựng và tăng cường cho các doanh nghiệp trong
nước, không giúp cải thiện được cán cân thanh toán mà thậm chí là làm trầm
trọng thêm. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp nhận đầu tư
nước ngoài sẽ làm nảy sinh một số vấn đề liên quan như tăng nợ nước ngoài,
tăng sự phụ thuộc kinh tế…
Khu vực FDI cũng bộc lộ một số những hạn chế hay tác động ngược đối
với nước tiếp nhận đầu tư. Những tác động ngược này có thể ảnh hưởng đến
mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Việc đón nhận
một số lượng lớn trang thiết bị máy móc lạc hậu đã biến các quốc gia nhận
đầu tư trở thành “bãi thải công nghiệp”. Sự xuất hiện của khu vực đầu tư nước
ngoài có thể làm suy yếu khu vực trong nước, nơi mà các doanh nghiệp gần
16
như không đủ khả năng cạnh tranh với các tập đoàn lớn nước ngoài. Vấn đề ô
nhiễm môi trường gia tăng trong khu vực vực FDI hay các hiện tượng trốn
thuế, chuyển giá, việc đối xử không đúng mức đối với người lao động trong
nước và một số tác động xã hội, chính trị tiềm tàng cũng là những mặt trái của
khu vực FDI. Tuy nhiên, những hạn chế hay tác động ngược này hoàn toàn
phụ thuộc vào chính sách cụ thể cũng như trình độ tiếp nhận FDI của các
doanh nghiệp trong nước.
Quan điểm ủng hộ FDI cho rằng, FDI mang lại cho nước tiếp nhận
nguồn tư bản với giá rẻ, công nghệ tiên tiến, khả năng quản lý và những kiến
thức ưu việt về thị trường. Việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo
ra sự lan tỏa công nghệ và chuyển giao các kinh nghiệm quản lý từ các nước
công nghiệp sang các nước đang phát triển. Đây là giải pháp bên ngoài quan
trọng nhất giúp cho các nước đang phát triển có thể nâng cao mức sống, cải
thiện trình độ công nghệ. Thêm vào đó, thông qua việc chuyển giao công
nghệ, các nhà đầu tư nước ngoài đã thiết lập được một hành lang xuất khẩu
cho các nước đang phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ và vấn đề việc
làm.
Qua sự phát triển của khu vực FDI, các vấn đề về vốn của các quốc gia
được giải quyết đáng kể để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục
và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Một số lĩnh vực công nghiệp đòi
hỏi lượng vốn đầu tư lớn và trình độ kỹ thuật cao, các Chính phủ thường phải
kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong các hình thái của đầu tư nước
ngoài, luồng vốn FDI được đánh giá là tương đối ổn định so với các luồng
vốn khác. Hơn nữa, điểm mạnh của FDI là không tạo ra nợ, lợi nhuận được
chuyển về nước chủ đầu tư chỉ khi dự án đã có thu nhập hay phần lợi nhuận
này nhiều khi được tái đầu tư vào nước tiếp nhận. Do đó, khu vực FDI đang
ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư.
17
Về lý thuyết, khu vực FDI sẽ giúp giải quyết việc làm và góp phần nâng
cao tay nghề cho người lao động. Ở một số quốc gia tiếp nhận FDI, một trong
những điều kiện tiên quyết của việc tiếp nhận là phải tạo ra nhiều việc làm.
Các dự án FDI sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Một bộ phận lớn lao động
được nhận vào làm việc tại khu vực FDI sẽ được đào tạo lại, nâng cao tay
nghề, tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Như vậy, khu vực
FDI không chỉ giúp giải quyết được vấn đề việc làm đối với một bộ phận
đáng kể lao động của nước tiếp nhận đầu tư mà còn góp phần phát triển đội
ngũ lao động có đủ năng lực quản lý và kỹ thuật để điều hành, thực hiện sản
xuất kinh doanh trong môi trường mang tính cạnh tranh cao.
Trong bối cảnh hiện nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được đo lường chủ
yếu bằng sức mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Việc
các nước mở rộng và phát triển khu vực FDI trong nền kinh tế chính là chìa
khóa giúp các quốc gia tiếp nhận đầu tư tiếp cận được với nền khoa học công
nghệ và kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, sự hiện diện của khu vực FDI với vai trò
đầu tàu của các TNCs cũng giúp cho nước tiếp nhận đầu tư học hỏi được
những bí quyết kinh doanh của những tập đoàn kinh tế lớn, những công ty đa
quốc gia; nâng cao trình độ quản lý, đổi mới kỹ thuật và năng lực trong môi
trường cạnh tranh.
Quan niệm của Việt Nam về vai trò của khu vực FDI
Đối với Việt Nam, vai trò của khu vực FDI được quan niệm vừa là cơ
hội, vừa đặt ra những thách thức trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như việc thực hiện các mục tiêu thiên niên
kỷ về phát triển bền vững.
Vai trò và xu thế phát triển của khu vực FDI ở các quốc gia trên thế giới
cho thấy việc thu hút vốn FDI với việc phát triển kinh tế bền vững, chủ động
hội nhập quốc tế và việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ về mục tiêu
18
không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà chỉ hỗ trợ, làm tiền đề vật chất cho
nhau cùng phát triển. Có vốn, có công nghệ, thị trường sẽ tạo điều kiện để
doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng.
Đồng thời cũng tạo cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm, công bằng
xã hội, môi trường; thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trong xu
thế quốc tế hóa, khu vực hóa, hoạt động của khu vực FDI được xem là một
trong những công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình này và là hình thức mới
trong việc hội nhập kinh tế của các quốc gia. Chỉ có điều, cần nghiên cứu và
có định hướng rõ ràng mối quan hệ giữa FDI với phát triển kinh tế bền vững,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế gắn với độc lập tự chủ về kinh tế.
1.1.2. Nội hàm về phát triển kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là khái niệm khá rộng và được định nghĩa tùy theo
mục đích nghiên cứu. Theo D. Perkins et al. (2010), người ta ít nhất trí với
nhau về cách định nghĩa phát triển kinh tế. Hầu hết mọi người thường bao
hàm trong định nghĩa của họ về phát triển kinh tế là sự gia tăng phúc lợi vật
chất cũng như sự cải thiện y tế và giáo dục cơ bản. Những người khác có thể
bổ sung thêm sự thay đổi cơ cấu sản xuất (chuyển từ nông nghiệp sang công
nghiệp chế tạo và dịch vụ), sự cải thiện môi trường, bình đẳng kinh tế nhiều
hơn, hay sự gia tăng tự do chính trị. Phát triển kinh tế là một khái niệm chuẩn
tắc, một khái niệm không thể thể hiện bằng một số đo hay một chỉ số duy
nhất.
Theo cách tiếp cận các lý thuyết kinh tế thì phát triển kinh tế đi liền quá
trình mở rộng không ngừng năng lực của nền kinh tế trên cơ sở huy động,
phân bổ sử dụng các nguồn lực khác nhau. Quá trình này chuyển từ khai thác
nhân tố chiều rộng sang chiều sâu để tăng nhanh quy mô nền kinh tế.
19
Nếu tiếp cận phát triển theo giai đoạn thì phát triển kinh tế là quá trình
thay đổi theo nhiều giai đoạn gắn với các đặc điểm kinh tế – xã hội và các
điều kiện ràng buộc phải giải quyết để chuyển sang giai đoạn sau như tỷ lệ tiết
kiệm và tích lũy tư bản, cơ cấu kinh tế, và cơ cấu chính trị – xã hội cho phép
đảm bảo một sự tăng trưởng liên tục. Hay nói cách khác nền kinh tế sẽ trải
qua nhiều giai đoạn khác nhau để đạt đến trình độ cao nhất.
Hal Hill. (1994) nghiên cứu cách thức phát triển kinh tế của các nước
ASEAN như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái
Lan. Ông cho rằng sự phát triển nhanh của nền kinh tế các quốc gia này dựa
trên các chính sách kinh tế vĩ mô mang tính linh hoạt, thích ứng nhanh. Ngoài
ra chính sách hội nhập và mở cửa nền kinh tế để phát triển nhanh thương mại
và thu hút FDI là then chốt và chính sách này được sự hỗ trợ từ chính các
chính sách kinh tế vĩ mô.
D. Perkins et al. (2010) cho rằng phát triển kinh tế hàm ý nhiều hơn,
đặc biệt là cải thiện sức khỏe, giáo dục, và những khía cạnh khác về phúc lợi
của con người. Những quốc gia có thu nhập tăng thường tuổi thọ trung bình
không tăng, không giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và không tăng tỷ lệ học
vấn nghĩa là quốc gia đó còn thiếu một số khía cạnh quan trọng của sự phát
triển. Phát triển cũng thường đi kèm với những thay đổi quan trọng trong cấu
trúc của nền kinh tế, tiêu biểu như ngày càng có nhiều người chuyển từ sản
xuất nông nghiệp ở nông thôn sang công việc được trả lương cao hơn và có
cơ sở ở thành thị, thường là trong sản xuất hay dịch vụ. Bàn về cách thức phát
triển D. Perkins et al. (2010) chỉ ra rằng có nhiều cách thức khác nhau để đến
thành công phát triển kinh tế. Nhưng các quốc gia thành công nhất đều có
chung những đặc điểm nào đó: một chính phủ có năng lực, các thể chế vững
mạnh và thị trường hoạt động hợp lý, những con người có giáo dục và khỏe
mạnh, có thể làm việc và điều hành hiệu quả các công ty và những tổ chức
20
khác xuất hiện trong quá trình phát triển.
Trong nghiên cứu của D.H. Perkins et al. (2013) cho rằng, phát triển
kinh tế với các nước đang phát triển cần thực hiện những thay đổi để đạt được
trình độ của các nước phát triển. Nghĩa là cần có mô hình phát triển phù hợp
gắn với mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế phù hợp, xác định rõ
vai trò của nhà nước và thị trường trong huy động phân bổ nguồn lực, lựa
chọn các chính sách phát triển phù hợp và cuối cùng là giải quyết vấn đề đói
nghèo và phân phối thu nhập cũng như cung cấp dịch vụ y tế giáo dục cho
dân chúng.
Theo Michael P. Todaro and Stephen C. Smith (2013), các nước đang
phát triển là những nước có trình độ phát triển thấp, kinh tế dựa vào nông
nghiệp, dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn và tình trạng nghèo đói khá phổ
biến. Để giải quyết tình trạng này các nước đang phát triển phải thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở huy động nguồn vốn cả trong và nước ngoài,
nhất là FDI để tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho dân chúng. Đồng thời
họ cũng cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp và khu vực đô thị, phát triển cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội. Phát triển hệ thống y tế giáo dục và hệ thống an
sinh xã hội cũng rất cần thiết.
Yuliya Vertakova, Vladimir Aleksandrovich Plotnikov (2017) cho
rằng, phát triển kinh tế là quá trình thay đổi tích cực của nền kinh tế trên cả
kinh tế, xã hội và môi trường. Nhưng để giải quyết vấn đề này nên thực hiện
các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh. Tuy
nhiên vấn đề này cần thực hiện không chỉ riêng rẽ từng quốc gia mà phải trên
từng khu vực nhiều quốc gia và toàn cầu.
Ngô Thắng Lợi (2013) cho rằng các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam có đặc thù trình độ thấp cả về kinh tế xã hội cần lựa chọn mô hình
phát triển phù hợp. Mô hình này phải bảo đảm huy động hiệu quả nguồn lực
21
bên trong và bên ngoài cho tăng trưởng kinh tế dài hạn và thay đổi cấu trúc
kinh tế theo hướng hiện đại. Các nước này cũng cần phải lựa chọn vận dụng
các chính sách phát triển phù hợp và linh hoạt như chính sách thương mại
quốc tế, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tài khóa và tiền tệ phù hợp với
bối cảnh trong nước và quốc tế. Cuối cùng cần đẩy mạnh các chính sách thúc
đẩy tiến bộ xã hội.
Phát triển kinh tế theo Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(2016) là quá trình không ngừng nâng cao trình độ thấp lên trình độ cao trên
các mặt hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, nâng
cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân, đẩy mạnh đô thị hóa, đảm bảo
công bằng và hòa nhập xã hội, phát triển bền vững về môi trường gắn với
nâng cao khả năng chống biến đổi khí hậu và xây dựng thể chế hiện đại, hiệu
quả. Trên quan điểm này, tổ chức này cũng cho rằng để Việt Nam trở thành
nước đang phát triển có thu nhập cao thì cần dựa vào ba trụ cột chính. Một là,
thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường. Trọng tâm trước
mắt là đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh và năng suất của doanh nghiệp
trong nước, trong đó điều quan trọng là phát triển các thiết chế thị trường thiết
yếu, đặc biệt nhằm bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và thực thi các chính sách
cạnh tranh. Hai là, thúc đẩy công bằng và hoà nhập xã hội. Nội dung chủ yếu
của chương trình nghị sự về già hoá dân số và tầng lớp trung lưu là mở rộng
hệ thống lương hưu bao phủ phần lớn dân số. Ba là, tăng cường năng lực và
trách nhiệm giải trình của nhà nước. Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường
yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân là do điều hành của nhà nước còn
thiếu hiệu quả.
Theo Nguyễn Đình Cung và nhóm tác giả (2019), phát triển kinh tế bao
hàm tăng trưởng cao và bền vững. Theo cách tiếp cận này phát triển kinh tế
gắn với cách thức tăng trưởng phải dần chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu;
22
nghĩa là phải dịch chuyển dần và tiến đến dựa chủ yếu vào nâng cao năng
suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam trong
20 năm qua, tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư và sử dụng
lao động chi phí thấp; vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động kinh tế thâm dụng lao
động; ở mức nhất định vẫn dựa vào xuất khẩu và dựa vào đầu tư nước ngoài
ngày càng tăng. Nghĩa là cấu trúc kinh tế đã tạo ra cách thức tăng trưởng kém
hiệu quả và bền vững. Do vậy, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình
tăng trưởng trở thành trụ cột, hay nhân tố quyết định cho duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, liên tục để Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách phát triển với
các nền kinh tế phát triển.
Bùi Quang Bình (2019) đã đánh giá sự phát triển kinh tế tỉnh Quảng
Nam đã có sự chậm lại sau 20 năm chia tách mà nguyên nhân được cho là cấu
trúc kinh tế đã tồn tại những khiếm khuyết nhất định như cơ cấu ngành mang
tính truyền thống công nghệ thấp thâm dụng tài nguyên và lao động, cơ cấu
vùng chưa hiện đại, tồn tại sự chênh lệch phát triển giữa hai vùng. Do đó tác
giả khẳng định để phát triển nhanh, Quảng Nam cần thiết phải cơ cấu lại nền
kinh tế. Kết luận này cũng hàm ý rằng phát triển kinh tế phải gắn cơ cấu kinh
tế hiện đại.
Như vậy, phát triển kinh tế có nội hàm rất rộng. Nhưng trong nghiên
cứu này khái niệm phát triển được rút ra như sau:
Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện và tiến
bộ hơn, đưa nền kinh tế đến trình độ phát triển cao hơn, hiện đại hơn để
không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống và tương lai kinh tế
cho dân chúng. Phát triển kinh tế bao hàm sự thay đổi cả về lượng và về chất
để đạt được chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội của quốc gia.
Như vậy phát triển kinh tế hàm ý khá rộng nhưng trong nghiên cứu
này sẽ tập trung vào (i) Tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn cùng với thay đổi
23
cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn; (ii) Cải thiện năng suất và phân bổ sử
dụng nguồn lực hiệu quả; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo.
1.1.2.2. Các nội dung đánh giá phát triển kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế duy trì trong dài hạn cùng với thay đổi cơ cấu
kinh tế mang tính hiện đại hơn
* Về tăng trưởng kinh tế
Khả năng duy trì tăng trưởng được thể hiện qua xu thế thay đổi của sản
lượng được tạo ra thường được thể hiện qua thay đổi của GDP hay GNP theo
thời gian (Nền kinh tế cấp tỉnh là GRDP). Xu thế tăng trưởng của nền kinh tế
phụ thuộc vào việc duy trì lực sản xuất của nền kinh tế, và thể hiện cách thức
tạo ra sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn có hiệu quả hay không.
Trong nghiên cứu của WB (2014) đánh giá cao khả năng duy trì tăng
trưởng cao trong dài hạn ở các nước đang phát triển như cách thức có thể đuổi
kịp các nước phát triển, hay tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn là xu thế rất
cần cho phát triển kinh tế.
Torado (1970) khi bàn về phát triển kinh tế của các nước đang phát triển
cũng đã khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện đầu tiên của phát
triển kinh tế. Nhưng tác giả cũng lưu ý tăng trưởng cần phải được thực hiện
trong dài hạn và chỉ có như vậy thì mới có điều kiện để thực hiện các mục tiêu
của phát triển kinh tế. Như vậy nghiên cứu này cũng đã hàm ý rằng tăng
trưởng kinh tế thực chất phải được duy trì trong dài hạn.
Theo Mankiw (2019) xu hướng thay đổi của GDP thực tế xoay quanh
mức GDP tự nhiên, trong đó đường xu thế của GDP tự nhiên dốc lên theo xu
thế thay đổi năng lực sản xuất ngày càng mở rộng của nền kinh tế trong dài
hạn. Trong ngắn hạn, mức GDP thực tế cũng có thể cao hơn hay thấp hơn
mức sản lượng tự nhiên do tác động từ các cú sốc kinh tế về phía cung hay
cầu kéo theo xuất hiện các chu kỳ biến động kinh tế. Các chu kỳ biến động sẽ
24
kết thúc và nền kinh tế sẽ cân bằng trở lại theo cơ chế tự cân bằng hay có các
biện pháp can thiệp của chính phủ. Như vậy trong dài hạn xu thế tăng trưởng
kinh tế vẫn thể hiện một sự đi lên và ổn định như kết quả của quá trình mở
rộng năng lực sản xuất không ngừng.
Trên cở sở cách tiếp cận thiên về chất lượng, Vinod et al. (2000) đã cho
rằng tăng trưởng kinh tế là quá trình duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trong dài
hạn và thành quả của nó cần phải được sử dụng để cải thiện phúc lợi con
người. Theo nhóm tác giả này tăng trưởng gắn với sự gia tăng thu nhập bình
quân đầu người nhưng phải đi liền với việc duy trì tăng trưởng GDP cao có
thể trong dài hạn và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cùng với các nghiên cứu của thế giới, các nghiên cứu của Việt Nam
cũng đề cập đến điều này.
Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) cho rằng tăng trưởng của nền
kinh tế là quá trình duy trì xu thế tăng trưởng liên tục trong dài hạn. Đồng thời
xu thế tăng trưởng như vậy sẽ thể hiện cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế
như thế nào.
Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006) khi bàn đến tốc độ và chất
lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã khẳng định việc nền kinh tế đạt
được tỷ lệ tăng trưởng cao có thể trong nhiều năm sẽ là điều kiện quan trọng
để đánh giá chất lượng tăng trưởng.
Như vậy, các công trình nghiên cứu khác nhau về phát triển kinh tế đều
lựa chọn tiêu chí tăng trưởng duy trì trong dài hạn để đánh giá sự phát triển
kinh tế. Cụ thể là xu thế tăng trưởng trong dài hạn của GDP hay GNP
(GRDP) theo thời gian. Tính ổn định của tăng trưởng thường được xác định
bằng tỷ lệ biến thiên – mức ổn định thông qua so sánh sai lệch giữa tăng
trưởng hàng năm và trung bình.
25
Tiêu chí đánh giá
Từ các nghiên cứu của Torado (1970), Mankiw (2019) hay các nghiên
cứu của Việt Nam như Ngô Thắng Lợi (2013) và Bùi Quang Bình (2018) đều
so sánh quy mô GDP hay GNP của nền kinh tế theo phương pháp liên hoàn
hay cố định kỳ gốc để tính toán mức và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Theo cố định kỳ gốc:
Nếu gọi: Y là GDP hay GNP theo giá so sánh;
Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích
Y0 là GDP hay GNP tại thời điểm gốc của kỳ phân tích
ΔY là mức tăng trưởng
Khi đó: ΔY = Yt – Y0 (1)
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc
gY= ΔY*100/Y0 (2)
Theo phương pháp liên hoàn
Nếu gọi: Y là GDP hay GNP theo giá so sánh;
Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích
Yt-1 là GDP hay GNP tại thời điểm t-1 của kỳ phân tích
ΔY là mức tăng trưởng
Khi đó: ΔY = Yt – Yt-1 (3)
Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t so với năm t-1 là
gY= ΔY*100/Yt-1 (4)
Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn có khoảng thời gian n năm
1
1
1
 
 n
n
Y
Y
Y
g (5)
Với Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ
Y1 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán
26
Phân tích đánh giá về tính ổn định của tăng trưởng kinh tế
Để đo lường độ ổn định của tăng trưởng ta có thể dùng tỷ số giữa độ
lệch chuẩn của tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng theo công thức dưới:
Y
g
a


(6)
Trong đó σ là phương sai và được định nghĩa là trung bình của các biến
thiên bình phương giữa từng quan sát trong tập dữ liệu so với giá trị trung
bình của nó. Độ lệch chuẩn đơn giản là đại lượng được tính bằng cách lấy căn
bậc hai của phương sai.
Phương sai tổng thể được kí hiệu bằng chữ σ2
. Công thức tính như sau:
n
Y
N
i
i



 1
2
2
)
( 
 (7)
Trong đó: n là số năm quan sát hay quy mô tổng thể
Yi là giá trị trên quan sát thứ i (trong trường hợp đề tài này là tốc độ tăng
trưởng năm i);
µ là trung bình tổng thể (trong trường hợp này là Y
g tốc độ tăng trưởng
trung bình của giai đoạn cần tính).
Độ lệch chuẩn tổng thể được kí hiệu là
2

  (8)
Từ công thức (6) cho thấy hệ số này càng thấp thì tốc độ tăng trưởng của
nền kinh tế càng ổn định và ngược lại.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT)
Sự phát triển kinh tế gắn liền với cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đặc biệt là cơ cấu ngành. Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể những mối
quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời
gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Mối quan hệ về số
lượng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi ngành
27
trong GDP xét theo đầu ra qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Nguyễn
Hồng Quang (2018)). Khi các bộ phận của nền kinh tế có sự thay đổi trong
tổng thể theo thời gian hay chuyển dịch cơ cấu. Chuyển dịch cơ cấu là sự thay
đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này đến một
trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều
kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Chính điều này mà chuyển dịch
cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để đánh giá tăng
trưởng kinh tế. Để làm rõ hơn hãy xem xét các nghiên cứu về tăng trưởng dựa
trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Lý thuyết thay đổi cơ cấu của H. Chenery (1974) được kế thừa từ Lý
thuyết hai khu vực của A.W. Lewis (1954). Quá trình phát triển gắn liền với
thay đổi tỷ trọng của hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh
tế. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hai khu vực chính của nền kinh tế - khu
vực nông nghiệp mang tính truyền thống và khu vực công nghiệp hiện đại làm
thay đổi cấu trúc bên trong nền kinh tế. Đây là sự thay đổi về chất khi trình độ
quản trị và lao động cao hơn, công nghệ tốt hơn nên năng suất cũng cao hơn
trong công nghiệp và lan tỏa sang nông nghiệp.
Sự phát triển của các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hóa cao,
năng suất cao đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp tập trung khai thác tính kinh
tế của quy mô và thiết lập các chuỗi sản xuất và cung ứng trong ngành. Các
khu cụm ngành hình thành tập trung và phân bổ ở những nơi có điều kiện
thuận lợi về hạ tầng và cung ứng dịch vụ bổ sung. Sự xuất hiện và đi vào hoạt
động của các khu cụm ngành kinh tế tạo ra và thay đổi cơ cấu kinh tế lãnh thổ
của nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế thay đổi tích cực và theo hướng hiện đại cả về cơ cấu
ngành và lãnh thổ tăng năng suất và hiệu quả, đồng thời tăng nhanh sản lượng
và thu nhập của lao động. Quy luật tiêu dùng thay đổi theo xu hướng nâng cao
28
chất lượng cuộc sống gắn với cầu cao hàng hóa - dịch vụ chất lượng cao, nhất
là chất lượng kéo theo cấu trúc sản xuất của các ngành có sự thay đổi nhằm
đáp ứng nhu cầu đó. Khu vực cung ứng dịch vụ ngày càng mở rộng để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhất là dịch vụ chất lượng cao, cùng với đó là
hàng hóa tinh vi và chất lượng cũng có nhu cầu cao. Ngay cả hàng hóa từ khu
vực nông nghiệp cũng đỏi hỏi hàng hóa chất lượng cao. Tất cả kéo theo sự
thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng chuyên môn hóa sâu và dịch chuyển
lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng
NSLĐ cao.
Joseph E.Stiglitz (2002) và Zhao Guhao (2006) cho rằng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế được xem là cách thức quan trọng hàng đầu để bảo đảm và duy trì
tăng trưởng kinh tế bền vững mà tiêu biểu là trường hợp các nước Đông Á.
Trong tất cả các loại cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế được xem là quan
trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của sự phân công lao động xã hội và
sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Nguyễn Kế Tuấn và nhóm
tác giả (2011) khẳng định tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối
với tăng trưởng và coi chuyển dịch cơ cấu như tiêu chuẩn để đánh giá tình
hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm sau đổi mới.
Nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2018) được thực hiện trong bối cảnh
nền kinh tế Việt Nam đang tiến hành tái cấu trúc lại để khôi phục lại đà tăng
trưởng kinh tế. Nghiên cứu này tập trung đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của Việt Nam từ năm 1986 và chỉ ra những bất hợp lý của quá trình này, đồng
thời đưa ra những đề xuất điều chỉnh thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với
điều kiện mới để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Nhìn chung, các nghiên cứu này khẳng định rằng CDCC kinh tế được
tạo ra khi năng suất trong các ngành của nền kinh tế thay đổi kéo theo tăng
29
trưởng của mỗi ngành thay đổi. Sự thay đổi mang tính cấu trúc này dẫn đến
sự phân bổ lại nguồn lực hiệu quả hơn và cuối cùng đem đến gia tăng sản
lượng hay tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, cơ cấu tiêu dùng, cơ cấu sản xuất – theo ngành và lãnh thổ
thay đổi không chỉ cho phép gia tăng sản lượng kinh tế (tăng trưởng kinh tế)
mà còn cải thiện và nâng cao mức phúc lợi cuộc sống của dân cư. Đây chính
là cơ sở để khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một chỉ báo về sự phát
triển.
Như vậy, các nghiên cứu trên đây tuy được tiếp cận và luận giải khác
nhau nhưng đều khẳng định CDCC kinh tế kéo theo cấu trúc nền kinh tế mới
với năng suất và hiệu quả phân bổ nguồn lực cao hơn. Nhờ đó năng lực sản
xuất mở rộng thúc đẩy gia tăng sản lượng và nâng cao phúc lợi kinh tế của
người dân. Vì thế đây cũng được coi là chỉ báo quan trọng phản ánh sự phát
triển kinh tế.
Tiêu chí đánh giá
Từ các nghiên cứu đã trình bày trong mục 1.1.2 như của Nguyễn Văn
Nam và Trần Thọ Đạt (2006), của Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011)
và (Bùi Quang Bình (2018)) có thể tổng hợp các phương pháp phân tích đánh
giá CDCC.
Cơ cấu và mức CDCC có thể tính
Nếu gọi Yt là GDP của năm t, Ya là giá trị gia tăng của ngành nông
nghiệp năm t; Yi là giá trị gia tăng của ngành công nghiệp - xây dựng năm t;
Ys là giá trị gia tăng của ngành dịch vụ năm t.
Ta có Yt = Yat + Yit + Yst (9)
Tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành trong GDP năm t sẽ bằng giá trị
gia tăng của ngành năm t so với Yt. Mức thay đổi tỷ trọng của các ngành
trong GDP được xác định nhờ so sánh tỷ trọng của ngành đó giữa hai thời kỳ.
30
Đánh giá trình độ CDCC
Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất
định bằng cách sử dụng hệ số cosφ hoặc góc  theo công thức do Moore J.
(1978) đưa ra.
 


)
(
)
(
)
(
)
(
1
2
2
2
1
2
t
S
t
S
t
S
t
S
Cos
i
i
i
i

(10)
Ở đây, Si (t) là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t. Góc  (
0
0
90
0 
  )
là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế.
Nếu  = 0
0
không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nếu  = 90
0
có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất
Phân tích đánh giá cơ cấu của tăng trưởng sản lượng.
Từ công thức (9) nếu tính mức tăng trưởng giữa 2 năm của GDP và giá
trị gia tăng của các ngành ta có:
ΔYt = ΔYat + ΔYit + ΔYst (11)
Chia cả 2 vế cho Yt
ΔYt/Yt= ΔYat/Yt + ΔYit/Yt + ΔYst/Yt (12)
Biến đổi tiếp
ΔYt/Yt= [(ΔYat/Yat)/(Yat/Yt )]+ [(ΔYit/Yit)/(Yit/Yt)]+ [(ΔYst/Yst)/( Yst/Yt)]
ΔYt/Yt= gatPit + gitPit + gstPst (13)
Nếu gọi Pat = Yat /Yt là tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP;
Pit = Yit/Yt là tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng trong GDP
và Pst = Yst/Yt là tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP
gat = ΔYat/Yat là mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm t
git =ΔYit/Yit là mức tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng
năm t
gst =ΔYst/Yst là mức tăng trưởng của ngành dịch vụ năm t
Từ (13) có thể tính ra tỷ lệ % đóng góp của các ngành vào tăng trưởng
31
kinh tế. Tỷ lệ này phản ánh rõ bản chất cấu trúc nền kinh tế và tác động của
CDCC đến tăng trưởng kinh tế.
b. Cải thiện năng suất của nền kinh tế và phân bổ sử dụng nguồn lực
hiệu quả
Phát triển kinh tế là kết quả của quá trình không ngừng nâng cao năng
suất và hiệu quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Quá trình sản xuất là quá
trình các doanh nghiệp, tổ chức hay hộ gia đình kết hợp sử dụng các yếu tố
sản xuất để tạo ra sản lượng. Mức sản lượng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ khả
năng và hiệu quả huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực không ngừng nâng
cao năng suất. Sản lượng được tạo ra sẽ được phân bổ và phân phối cho lao
động, doanh nghiệp, nhà nước…để tái sản xuất. Trong đó liên quan đến nâng
cao phúc lợi cuộc sống dân chúng. Mức sản lượng cao hay thấp là cơ sở để
phân phối và phân bổ cho các chủ thể tạo ra nó và cuối cùng ảnh hưởng đến
phúc lợi cuộc sống dân cư. Do đó đánh giá phát triển kinh tế trong các nghiên
cứu cả lý thuyết và thực nghiệm đều tập trung phân tích gia tăng năng suất
của nền kinh tế nhờ phân bổ sử dụng nguồn lực có chất lượng và hiệu quả.
Trước hết hãy xem xét các lý thuyết kinh tế cổ điển trong thời kỳ nền kinh
tế dựa vào ngành nông nghiệp như cuối thế kỷ thứ 18 ở các nước phát triển
hiện nay và bối cảnh hiện tại ở các nước đang phát triển. Thời kỳ này quá trình
sản xuất của nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên nhất là đất
đai. Khi đó David Ricardo (1817) đã chỉ rõ vấn đề giới hạn nguồn tài nguyên
trước nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Tích lũy tư bản trong công nghiệp kéo theo
gia tăng cầu lao động cho công nghiệp cùng với sự gia tăng dân số nhanh khiến
cho nhu cầu lương thực thực phẩm tăng mạnh so với nguồn cung hiện có. Tuy
nhiên, diện tích đất màu mỡ là có giới hạn nên người ta phải mở rộng sản xuất
sang những diện tích kém màu mỡ hơn. Điều này đã làm cho chi phí sản xuất
tăng và năng suất của nông nghiệp cũng giảm dần.
32
Các lý thuyết kinh tế ở thập niên 1950 và 1960 đánh giá cao tầm quan
trọng của vốn nói chung và năng suất vốn nói riêng. Vai trò của vốn đầu tư
với tạo ra sản lượng được khẳng định bởi Keynes vào những năm 1940. Sau
đó Harrod, R.F (1939) và Domar, E. D. (1946) đã chỉ ra tầm quan trọng của
nguồn vốn với tạo ra sản lượng và trình bày mô hình phản ánh mối quan hệ
giữa tăng trưởng và vốn sau này mang tên mô hình Harrod- Domar. Theo mô
hình này, để gia tăng sản lượng của nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một
phần thu nhập. Nếu tăng tiết kiệm và đầu tư sẽ tạo ra mức sản lượng cao hơn.
Tuy nhiên, mô hình này cũng tồn tại một số nhược điểm: khó có cùng một thể
chế và cơ cấu kinh tế như nhau để biến vốn thành sản lượng giống nhau ở mọi
quốc gia; khó có thể duy trì tỷ lệ vốn trên lao động không đổi và ICOR cố
định.
Lý thuyết kinh tế dựa vào công trình của Solow (1956) được đánh giá là
lý thuyết khá hoàn chỉnh đầu tiên về tăng trưởng sản lượng. Solow đã thay đổi
mô hình của Harrod- Domar bằng cách đưa vào đó hàm sản xuất có lợi suất
không đổi theo quy mô và loại bỏ giả thiết tỷ lệ vốn /lao động và ICOR không
đổi. Lý thuyết này chỉ ra tích lũy vốn sản xuất quyết định gia tăng sản lượng.
Khi tỷ lệ tiết kiệm tăng lên thì trạng thái dừng thay đổi và gia tăng sản lượng
lại tiếp tục. Khi mô hình được mở rộng với điều kiện tiến bộ kỹ thuật thay đổi
theo hướng tiến bộ hơn thì gia tăng sản lượng sẽ tiếp tục và duy trì trong dài
hạn. Mô hình Solow phức tạp hơn mô hình Harrod Domar nhưng hữu hiệu để
phân tích quá trình tạo ra sản lượng. Mô hình Solow mang lại sự linh hoạt
hơn khi xem xét việc huy động, phân bổ sử dụng các nguồn lực sản xuất nhờ
thay thế hàm sản xuất có hệ số cố định bằng hàm sản xuất tân cổ điển. Điểm
nhấn đặc biệt quan trọng của mô hình Solow là nhận thức về vai trò của thay
đổi công nghệ kéo theo tăng năng suất và chất lượng tăng trưởng kinh tế và
cho thấy việc tiếp thu công nghệ mới thông qua phát minh trong nước hay
33
nhập khẩu công nghệ mới từ nước ngoài có thể kích thích nâng cao năng suất
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh như thế nào.
Lý thuyết kinh tế nội sinh đã có những đóng góp quan trọng trong giải
thích tăng trưởng năng suất và sản lượng nhờ tiến bộ công nghệ nội sinh với
giả thiết công nghệ không có tính cạnh tranh. Mô hình kinh tế nội sinh cũng
cho thấy không có khả năng để các nước nghèo có thể đuổi kịp nước giàu về
thu nhập trung bình cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm do sự chênh lệch không chỉ
về vốn sản xuất (có thể bù đắp nhờ đầu tư và viện trợ nước ngoài) mà quan
trọng hơn là vốn con người. Mô hình này cũng chỉ ra cách thức để các nước
nghèo có thể vươn lên thoát nghèo, thịnh vượng và tiến kịp các nước phát
triển nếu họ biết đầu tư thích đáng vào vốn con người để đạt được sự phát
triển kinh tế nhanh.
Đánh giá tổng thể sự gia tăng năng suất nhờ phân bổ sử dụng nguồn lực
tạo ra tăng trưởng kinh tế được phát triển sau này bằng nhiều nghiên cứu và
chủ yếu theo cách tiếp cận thực nghiệm. Đó là những nghiên cứu của
Abramovitz (1956) và Solow (1957) áp dụng lý thuyết kinh tế dưới hình thức
hạch toán tăng trưởng để phân tích sự gia tăng sản lượng nền kinh tế Mỹ và
sau đó là một loạt nghiên cứu khác đối với gia tăng sản lượng của các nước
phát triển từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20. Mở rộng theo hướng này, các nghiên
cứu tiếp theo gần đây Ilke Van Beveren (2007), ABBP (2007) tập trung đánh
giá đóng góp của công nghệ nhưng chuyển dần sang theo cách tiếp cận vi mô.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) hay
Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2012) cũng vận dụng phương pháp trên để
phân tích đóng góp của các nguồn lực sản xuất vào phát triển kinh tế Việt
Nam.
Thông thường gia tăng năng suất được phản ánh bằng tiêu chí năng
suất tổng hợp - TFP
34
Từ những nghiên cứu của (Abramovitz (1956); Solow (1957); Ilke Van
Beveren (2007); ABBP(2007); Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) hay
Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2012)), xây dựng mô hình tỷ trọng đóng
góp vào tăng trưởng của các yếu tố sản xuất của nền kinh tế như sau:
Bắt đầu từ hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = TFP.Kα
Lβ
Trong đó Y: là sản lượng của nền kinh tế, K: khối lượng vốn sản xuất
của nền kinh tế, L: quy mô lao động, TFP: Hệ số tăng trưởng tự định hay
năng suất các yếu tố tổng hợp TFP như công nghệ, trình độ tổ chức quản lý,
thể chế ..và các yếu tố ngẫu nhiên khác. α : Hệ số co dãn từng phần của GDP
theo vốn sản xuất với giả định L không đổi, β : Hệ số co dãn từng phần của
GDP theo lao động với giả định K không đổi.
Chuyển thành dạng tuyến tính và sau đó, hàm sản xuất này được
chuyển thành một dạng để có thể đo lường sự đóng góp của những thay đổi
của từng số hạng – gia tăng lực lượng lao động, bổ sung trữ lượng vốn, và
tăng trưởng TFP – đối với tăng trưởng chung.
)
1
(
)
1
(
)
1
(
1
L
x
dt
dL
K
x
dt
dK
T
x
dt
dT
Y
x
dt
dY
FP
FP

 


L
L
K
K
FP
T
FP
T
Y
Y 








hay L
K
FP
Y g
g
gT
g 
 

 (20)
Từ (20) có thể tính được tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các yếu
tố sản xuất của nền kinh tế.
Các hệ số α và β có thể xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như
sử dụng bảng I/O hay mô hình hồi quy để xác định. Ngay cách sử dụng hồi
quy cũng có nhiều cách tùy theo số liệu khác nhau. Trong nghiên cứu này sẽ
sử dụng mô hình hồi quy với số liệu GRDP, lao động và đầu tư của tỉnh trong
thời gian từ 2010 đến 2020.
35
c. Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo
Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo trên cơ sở kinh tế được đảm
bảo bởi tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện
đại … là động lực chính tạo ra sự phát triển kinh tế nhanh. Điều này được
Acemoglu & cộng sự (2004) và Acemoglu & Robinson (2013) đề cập đến
hàm ý thành quả của tăng trưởng được sử dụng cho mục tiêu xã hội. Ý tưởng
chính là những quốc gia đạt được phát triển kinh tế nhanh là do có được hệ
thống thể chế kinh tế và chính trị bao trùm, tức đảm bảo thành quả kinh tế
được chia sẻ tương đối và công bằng cho các thành phần kinh tế và ngược lại
những quốc gia không phát triển, hoặc chậm phát triển là do áp dụng hệ thống
thể chế không bao trùm, tức khiến cho thành quả kinh tế phân bổ bất công
giữa các thành phần kinh tế.
Banerjee và Duflo (2003) khi nghiên cứu dữ liệu chéo giữa các quốc gia
và sử dụng phương pháp phi tham số đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của bất bình
đẳng đến sự phát triển có dạng hình chữ U ngược. Điều này hàm ý rằng khi
bất bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp thì các nền kinh tế có thể tăng trưởng
nhanh hơn bằng cách chấp nhận bất bình đẳng cao hơn, tuy nhiên bất bình
đẳng thu nhập quá cao (vượt qua một ngưỡng nhất định) sẽ làm giảm tăng
trưởng kinh tế. Và rõ ràng, phúc lợi xã hội cũng không chỉ phụ thuộc vào mức
thu nhập bình quân mà còn phụ thuộc vào mức độ bình đẳng trong xã hội.
Theo Ban thư ký APEC, tính “bền vững” và “bao trùm” của phát triển
được nhấn mạnh nhằm góp phần thực hiện Chiến lược APEC về tăng trưởng
chất lượng giai đoạn đến năm 2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững của
Liên hợp quốc. Năm 2015, hội nghị APEC tại Philippines cũng lấy chủ đề
“Xây dựng các nền kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.
Những nỗ lực của APEC tập trung vào các động lực tăng trưởng bao trùm.
Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ hỗ trợ các
36
cộng đồng bản địa hoặc vùng sâu, vùng xa tham gia vào các thị trường toàn
cầu.
Phát triển kinh tế nhanh gắn với thúc đẩy công bằng xã hội và giảm
nghèo là một tiếp cận đa chiều, nhấn mạnh việc đảm bảo những lợi ích hay cơ
hội kinh tế tạo ra từ quá trình tăng trưởng được chia sẻ một cách bình đẳng
cho tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là cho những nhóm yếu thế.
Những giá trị cốt lõi căn bản của mô hình phát triển kinh tế nhanh gắn với
thúc đẩy công bằng xã hội được thể hiện ở các khía cạnh như sau: (i) Tăng
trưởng thu nhập đầu người là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể mang lại
phát triển kinh tế; (ii) Gia tăng việc làm, đặc biệt là việc làm có năng suất cao
là một thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế nhanh; (iii) Giảm nghèo
vẫn tiếp tục là một nội dung không thể bỏ qua trong phát triển kinh tế nhanh.
Quá trình phát triển kinh tế sẽ không thể gọi là nhanh nếu nó không góp phần
giảm nghèo, đặc biệt là nghèo tuyệt đối trong nền kinh tế. Các ngưỡng nghèo
khác nhau được sử dụng để đánh giá kết quả giảm nghèo như nghèo lương
thực và nghèo chung bao gồm cả lương thực và các hàng hóa phi lương thực
khác. Tiêu chí giảm nghèo có quan hệ khá chặt với tiêu chí gia tăng việc làm
và việc làm có năng suất cao. Kinh tế phát triển mà tạo thêm nhiều việc làm,
đặc biệt là nếu việc làm có năng suất cao thì sẽ góp phần tích cực vào giảm
nghèo; (iv) Thu hẹp bất bình đẳng là một nội dung được nhấn mạnh trực tiếp
trong phát triển kinh tế nhanh. Điều này không được xem xét một cách chính
thức mà thường chỉ được nhắc đến như một chỉ tiêu xã hội độc lập trong mô
hình tăng trưởng trước đây.
Tiêu chí đánh giá
Thành quả của phát triển có cải thiện mức sống và cao hơn là phúc lợi
con người như những lập luận trên đây sẽ được thể hiện qua một số tiêu chí
sau:
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf
Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf

More Related Content

Similar to Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf

Similar to Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf (20)

Tai lieu
Tai lieuTai lieu
Tai lieu
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dòng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Cá...
 
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
Thực trạng FDI và lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh truyền dịch cơ cấu nền ...
 
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
 
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Ch lược kd babico
Ch lược kd babicoCh lược kd babico
Ch lược kd babico
 
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu  Tại Ngân Hàng Th...
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Ngân Hàng Th...
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
BÁO CÁO TẬP TRUNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO_10184812052019
 
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
 
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOTĐề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI  CỔ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ ...
 
Thu hút vốn FDI của Singapore vào ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam
Thu hút vốn FDI của Singapore vào ngành công nghiệp chế biến ở Việt NamThu hút vốn FDI của Singapore vào ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam
Thu hút vốn FDI của Singapore vào ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam
 
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khíLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...
Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...
Khóa luận Đánh giá mức độ tiếp cận và mức độ tương tác nội dung do Công ty Cổ...
 
Khoá luận Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao th...
Khoá luận Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao th...Khoá luận Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao th...
Khoá luận Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao th...
 
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
 
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
Khóa luận Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên Container ...
 
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
Khóa luận Đánh giá công tác đào tạo nhân viên mới thuộc phòng kinh doanh gói ...
 
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DIGITAL MARKETING CHO KHÁCH HÀNG CỦA...
 
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
 
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
Khoá luận Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại kho ...
 
Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
 
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
Khóa luận Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - thành ...
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
 
Khoá luận Các giải pháp Marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch Hà Nội
Khoá luận Các giải pháp Marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch Hà NộiKhoá luận Các giải pháp Marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch Hà Nội
Khoá luận Các giải pháp Marketing điểm đến nhằm phát triển du lịch Hà Nội
 
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
Khóa luận Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại phường C...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trang trại chăn nuôi gà giống chất l...
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao MaiHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
 
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
Hoàn thiện công tác kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính...
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Trung tâm Kinh doanh VNPT- Vinaphone H...
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Trung tâm Kinh doanh VNPT- Vinaphone H...Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Trung tâm Kinh doanh VNPT- Vinaphone H...
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại Trung tâm Kinh doanh VNPT- Vinaphone H...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua – người bán tại công ty ...
 
Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho dịch vụ ...
Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho dịch vụ ...Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho dịch vụ ...
Hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động Marketing cho dịch vụ ...
 

Luan an chinh thuc bao ve cap truong (hoan chinh nop).pdf

  • 1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG NGUYỄN TẤN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, năm 2023
  • 2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG NGUYỄN TẤN VĂN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: 1. PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH 2. TS. NINH THỊ THU THỦY Đà Nẵng, năm 2023
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án “Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Quang Bình và TS. Ninh Thị Thu Thủy. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là do tôi tự tìm hiểu và trung thực. Các tài liệu tham khảo trích dẫn trong luận án đều được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Tấn Văn
  • 4. TÓM TẮT Luận án nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trình bày về những lý thuyết phát triển kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................6 5. Ý nghĩa khoa học của luận án.............................................................7 6. Nội dung........................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ............................. 11 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ....................................................................... 11 1.1.1. Vấn đề chung về FDI.................................................................. 11 1.1.2. Nội hàm về phát triển kinh tế...................................................... 18 1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ......................................................................................... 37 1.2.1. Nhóm lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế .............................. 37 1.2.2. Lý thuyết cất cánh....................................................................... 39 1.2.3. Lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế................................................ 41 1.2.4. Lý thuyết phát triển theo trình độ công nghiệp hóa..................... 42 1.2.5. Lý thuyết phát triển theo chiều sâu, chất lượng cao .................... 43 1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ..................................................... 44 1.3.1. Các nghiên cứu tác động của FDI đến gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư ........................................................................................................... 44
  • 6. 1.3.2. Các nghiên cứu tác động của FDI đến cải thiện năng suất tổng hợp – TFP ........................................................................................................... 50 1.3.3. Các nghiên cứu tác động của FDI đến giảm nghèo ..................... 56 1.3.4. Khoảng trống nghiên cứu............................................................ 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................. 63 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 65 2.1. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................... 65 2.1.1. Khung lý thuyết.......................................................................... 65 2.1.2. Quy trình nghiên cứu.................................................................. 66 2.2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU................................................ 67 2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............................................................. 68 2.3.1. Phương pháp phân tích định tính ................................................ 68 2.3.2. Phương pháp phân tích định lượng ............................................. 71 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU....................................... 74 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................... 74 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................... 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................. 77 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM............................ 78 3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM.......... 78 3.1.1.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam....... 78 3.1.2. Phân bổ và sử dụng nguồn lực và năng suất của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam.................................................................................................. 86 3.1.3. Công bằng xã hội và giảm nghèo................................................ 94 3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM............................................................................................................ 99 3.2.1. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam............................................... 99
  • 7. 3.2.2. Phân bố FDI ở tỉnh Quảng Nam................................................ 102 3.2.3. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp FDI...................... 105 3.2.4. Đóng góp của FDI .................................................................... 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................... 108 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM.............................................................. 111 4.1. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIA TĂNG SẢN LƯỢNG................................................................................. 111 4.1.1. Mô hình và phương pháp ước lượng......................................... 111 4.1.2. Số liệu và các biến.................................................................... 112 4.1.3. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 114 4.1.4. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 115 4.2. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP - TFP ............................................................................................................ 116 4.2.1. Tình hình năng suất tổng hợp của tỉnh Quảng Nam .................. 116 4.2.2. Mô hình và phương pháp ước lượng......................................... 118 4.2.3. Số liệu và các biến.................................................................... 119 4.2.4. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 121 4.2.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 123 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN GIẢM NGHÈO..................................... 125 4.3.1. Tình hình bất bình đẳng và nghèo ở tỉnh Quảng Nam............... 125 4.3.2. Mô hình và phương pháp ước lượng......................................... 126 4.3.3. Số liệu và các biến.................................................................... 127 4.3.4. Kết quả ước lượng và bàn luận ................................................. 129 4.3.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia............................................... 131 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................... 134
  • 8. CHƯƠNG 5. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH DỰA TRÊN KẾT QUẢ CỦA LUẬN ÁN........................................................................................ 137 5.1. HÀM Ý VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ ....................... 137 5.1.1. Điều chỉnh cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế........................ 137 5.1.2. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp và tạo động lực phát triển... 138 5.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách.................................................... 139 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN GIA TĂNG SẢN LƯỢNG......................................................................... 140 5.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP - TFP.......................................... 142 5.4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN GIẢM NGHÈO.......................................................................................... 144 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................... 146 KẾT LUẬN............................................................................................... 147 1. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ nhất về hình thành được khung lý thuyết và phương pháp đánh giá tác động................................................... 147 2. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ hai và những phát hiện chính đánh giá thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam ........................................................................................................... 148 3. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ ba và các phát hiện chính về tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam................................. 149 4. Hoàn thành thực hiện mục tiêu thứ tư về rút ra các hàm ý chính sách ................................................................................................................... 150 5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................... 154 Mặc dù đề tài luận án được thực hiện với sự nỗ lực rất lớn của bản thân. Tuy nhiên, chủ đề của luận án nghiên cứu quá rộng, nên không thể tránh khỏi những hạn chế:........................................................................................... 154
  • 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 156 Phụ lục 1 .................................................................................................... 165 Phụ lục 2 .................................................................................................... 168 Phụ lục 3 .................................................................................................... 179 Phụ lục 4 .................................................................................................... 189
  • 10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp WB Ngân hàng Thế giới ( World Bank) APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (Asia- Pacific Economic Cooperation) ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations) UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development) IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) EUROZONE Khu vực đồng Euro INCOTERMS Các điều khoản thương mại quốc tế (International Commercial Terms) TNCs Tập đoàn đa quốc gia (Transnational Corporation) OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary least square) R&D Hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research & Development) HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) I Đầu tư (Investment) ICOR Hệ số gia tăng vốn trên sản lượng (Incremental capital- output ratio) I/O Bảng I/O (Input/Output) K Vốn sản xuất (Capital stock)
  • 11. DHMT Duyên hải miền Trung KKT Khu kinh tế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GNP Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product) GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn (Gross Regional Domestic Product) TFP Năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity TTKT Tăng trưởng kinh tế NSLĐ Năng suất lao động NNL Nguồn nhân lực TSCĐ Tài sản cố định LĐ Lao động NLTS Nông lâm thủy sản CN-XD Công nghiệp - Xây dựng DV Dịch vụ R&D Nghiên cứu và Phát triển CDCC Chuyển dịch cơ cấu CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế NTM Nông thôn mới NCS Nghiên cứu sinh
  • 12. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam theo từng giai đoạn 79 3.2 Cơ cấu ngành GRDP không bao gồm cả thuế trừ trợ cấp sản phẩm 82 3.3 Cơ cấu ngành GRDP bao gồm cả thuế trừ trợ cấp sản phẩm 83 3.4 Cơ cấu lao động theo ngành tỉnh Quảng Nam 89 3.5 Trang bị TSCĐ/ LĐ và hệ số C/V của các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam 90 3.6 Chỉ tiêu TFP của tỉnh Quảng Nam 91 3.7 NSLĐ theo ngành của tỉnh Quảng Nam 93 3.8 Tác động phân bổ lao động theo ngành đến NSLĐ 93 3.9 Tình trạng nghèo ở tỉnh Quảng Nam 98 3.10 Số lượng dự án và vốn FDI bị thu hồi giấy phép 100 3.11 Các quốc gia FDI chủ yếu được cấp giấy phép của tỉnh Vương quốc Anh 101 3.12 Phân bổ FDI theo địa bàn của tỉnh Quảng Nam(tính đến 31/12/2020) 103 3.13 Phân bổ FDI theo ngành của tỉnh Quảng Nam (tính đến 31/12/2020) 104 3.14 Kinh doanh của doanh nghiệp FDI ở tỉnh Quảng Nam 106 3.15 Đóng góp của khu vực FDI vào kinh tế tỉnh Quảng Nam 107 4.1 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 112 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 113
  • 13. Số hiệu bảng Tên bảng Trang 4.3 Kết quả ước lượng 114 4.4 Kết quả đánh giá của chuyên gia 116 4.5 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 119 4.6 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 121 4.7 Kết quả ước lượng 122 4.8 Kết quả đánh giá của chuyên gia 124 4.9 Tình trạng nghèo ở tỉnh Quảng Nam 126 4.10 Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 128 4.11 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 129 4.12 Kết quả ước lượng 129 4.13 Kết quả đánh giá của chuyên gia 132
  • 14. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1. Khung phân tích của nghiên cứu 65 2.2. Quy trình nghiên cứu 66 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam 78 3.2. Vị thế và NLCT kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT 80 3.3. Tăng trưởng các ngành của tỉnh Quảng Nam 81 3.4. Vị thế theo cầu trúc kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT 84 3.5. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ của tỉnh Quảng Nam 85 3.6. NLCT công nghệ tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT năm 2019 91 3.7. Thu nhập BQ đầu người 1 tháng của Quảng Nam và vùng DHMT 95 3.8. Bất bình đẳng thu nhập của Quảng Nam và vùng DHMT 96 3.9. Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam 100
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Các nước đang phát triển nói riêng và các nền kinh tế nói chung đều nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế. Những ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế đã trở thành chủ đề đáng quan tâm trong kinh tế học. Trong các lý thuyết kinh tế đều đã khẳng định vai trò và chỉ ra cách thức ảnh hưởng của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế. Đây là nền tảng lý luận để nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau theo phạm vi nền kinh tế và theo kênh khác nhau. Các nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế có cách tiếp cận góc độ (i) nền kinh tế vùng hay quốc gia như Agama (2010) với các nước Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; Pegkas (2015) xem xét 18 nước khu vực EUROZONE; Alina Mihaela Ciobanu (2021) xem xét với Romania; Mohammed Ameen Fadhila và cộng sự (2017) với nền kinh tế Malaysia; Naveed Iqbal Chaudhry, Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood (2013) xem xét ở Trung Quốc; Soltani Hassen and Ochi Anis (2012) nghiên cứu ở Tunisia. Tại Việt Nam có Hoa và Hemmer (2002); Tran Trong Hung (2005); Nguyen Phi Lan (2006); Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010); Chien và Linh (2013); Nguyễn Minh Tiến (2015); Hồ Đình Bảo, Lê Thanh Hà, Lê Quốc Hội (2020); (ii) nền kinh tế cấp tỉnh như Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011) nghiên cứu tỉnh Giang Tây của Trung Quốc; nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016), tại tỉnh Khánh Hòa; Nguyễn Tấn Văn (2021) ở các tỉnh Vùng Duyên hải miền Trung và Quảng Nam.
  • 16. 2 Tác động của FDI đến cải thiện công nghệ sản xuất chủ yếu trên góc độ nền kinh tế quốc gia hay vùng. Đơn cử như như nghiên cứu của Zhang (2001) xem xét ở Trung Quốc; Sadik và Bolbol (2001) nghiên cứu ở Ai Cập, Jordan, Morocco, Oman, A rập Xê Út và Tunisia; Yang Li &Shin-Yi Chen (2010) hay William Sheng Liu, Frank Wogbe Agbola & Janet Ama Dzator (2016) xem xét ở Trung Quốc; Ibrahim Arisoy (2012) ở Thổ Nhĩ Kỳ; Sotiris K. Papaioannou, Sophia P. Dimelis (2019) xem xét ở các nước OECD. Nghiên cứu tác động ở Việt Nam có B Ni, M Spatareanu, V Manole, T Otsuki, H Yamada (2015); Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020). Tác động của FDI đến giảm nghèo tập trung nền kinh tế các quốc gia và khu vực là chủ yếu. Có thể kể ra như Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002) nghiên cứu ở các nước ASEAN; Ahmad Walid Afzali (2010) ở 85 nước đang phát triển; Roemer và Gugerty (1997) ở nhiều nước khác nhau; Nathapornpan Piyaareekul Uttama (2015) ở ASEAN; MT Magombeyi, NM Odhiambo (2018) nghiên cứu ở Nam Phi; Mehmed Ganić (2019) ở các nền kinh tế khu vực Tây Balkan và khu vực Trung Âu. Tại Việt Nam có nghiên cứu của Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020); nghiên cứu của Trần Trọng Hùng (2002); Nguyễn Thị Phương Hoa (2002). Các lý thuyết về phát triển kinh tế đều khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư trong thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, cải thiện đời sống nhân dân. Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm dù có nhiều kết luận khác nhau về tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở các nước nhận đầu tư. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực đến phát triển, cũng có nhóm nghiên cứu kết luận ngược lại hay tác động không rõ ràng. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế dường như là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Muốn phát triển nhanh, mỗi quốc gia phải lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, lao động...của nhiều nước
  • 17. 3 khác nhau. Đầu tư nước ngoài đã và đang mang lại lợi ích cho tất cả các nước, kể cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Lợi ích lớn nhất là việc bổ sung vào năng lực vốn trong nước, phục vụ đầu tư mở rộng và phát triển kinh tế; chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Song song với các lợi ích trên, các dòng vốn luân chuyển còn giúp quá trình phân phối nguồn lực trở nên hợp lý hơn trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện kinh tế mở, sự thiếu hụt nguồn đầu tư của các nước đang phát triển sẽ được bổ sung bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kể từ khi hội nhập, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng rất nhanh và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trên nhiều góc độ khác nhau. Nhưng tùy theo lĩnh vực cũng như theo địa phương, sự tác động của FDI cũng không giống nhau. Quảng Nam là tỉnh nằm ở vị trí của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,…. Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Dân số của tỉnh năm 1997 là 1,348 triệu người và năm 2020 là gần 1,5 triệu người, tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2010-2020 là 0,5%, trong đó, khoảng 74,7% dân số sống ở nông thôn. Tổng lực lượng lao động chiếm hơn 61,2% dân số, tăng bình quân 1,23% năm. GRDP của tỉnh Quảng Nam đã tăng nhanh, từ mức gần 27 ngàn tỷ đồng năm 2010 và hơn 61 ngàn tỷ đồng năm 2019, chiếm 1,17% GDP của Việt Nam (giá so sánh 2010). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế về cơ bản luôn cao và liên tục, đặc biệt từ 2006 đến 2010 và 2013-2016. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hơn 10% trong thời kỳ 2010-2019, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước khoảng 6,8%. Thu nhập trung bình đầu người năm 2019 là 2.873 USD và 2020 là 2.721 USD (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 GRDP tăng trưởng âm). CDCC ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam theo hướng hiện đại và thể hiện rõ ở trình độ công
  • 18. 4 nghiệp hóa. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của Quảng Nam vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố chiều rộng, lợi thế tĩnh, nhân tố chiều sâu – TFP hiện chỉ chiếm gần 30% tăng trưởng GRDP. Trong hơn 10 năm qua, Quảng Nam đã nỗ lực thu hút FDI. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng số vốn đăng ký là 5,8 tỷ USD, chiếm 0,014% tổng vốn đăng ký của Việt Nam; chủ yếu đến từ châu Á như ASEAN và Đông á; tập trung ở các huyện vùng Đông của tỉnh và lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú ăn uống (du lịch). Việc thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương trong cả nước và những trở ngại về điều kiện cơ sở vật chất đã khiến cho số lượng dự án FDI mà Quảng Nam thu hút vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của tỉnh. Khu vực FDI đóng góp vào GRDP của tỉnh hiện đạt 10% GRDP; khoảng hơn 25% tổng vốn đầu tư; nộp ngân sách khoảng trên dưới 2.000 tỷ đồng/năm; sử dụng khoảng 16 ngàn lao động;... Nhưng mức độ tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo như thế nào vẫn chưa được giải đáp. Đây là vấn đề thực tiễn mà các nghiên cứu về chủ đề này cần phải trả lời. FDI vẫn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam để hoàn thành mục tiêu đưa Quảng Nam trở thành nền kinh tế có trình độ khá ở Việt Nam. Để FDI trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian đến, việc nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo thế nào là cần thiết, qua đó rút ra các định hướng chính sách phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng. Đây chính là khoảng trống về chính sách đặt ra cho nghiên cứu của luận án. Nhìn chung, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI đến phát triển kinh tế chủ yếu được nghiên cứu ở cấp quốc gia hay khu
  • 19. 5 vực liên quốc gia. Trong khi đó, các nghiên cứu ở quy mô nền kinh tế cấp tỉnh/địa phương cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt tại tỉnh Quảng Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này. Vì vậy, một kết quả nghiên cứu về chủ đề “Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam” sẽ góp phần kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêm mảng nghiên cứu này trong kinh tế phát triển; đồng thời, đưa ra những định hướng và chính sách phù hợp để FDI trở thành nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Mục tiêu của Luận án là hình thành được khung lý thuyết đánh giá tác động của FDI đến phát triển kinh tế và sử dụng vào đánh giá tác động của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam. Mục tiêu cụ thể - Hình thành được khung lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế; - Đánh giá tình hình phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; - Phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo; - Đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của FDI đến phát triển kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu:
  • 20. 6 + Về nội dung: Nội hàm về phát triển kinh tế hàm ý khá rộng nhưng trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào (i) Tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn cùng với thay đổi cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn; (ii) Cải thiện năng suất và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo; Do đó luận án sẽ: Thứ nhất, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trên ba nội dung này và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; Thứ hai, phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo; + Về không gian: tỉnh Quảng Nam; + Về thời gian: 2010-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Để có cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, luận án xác định khung lý thuyết và quy trình nghiên cứu làm cơ sở cho triển khai luận án. Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp phân tích định lượng, trong đó: - Phương pháp phân tích định tính gồm phương pháp diễn dịch trong suy luận, phương pháp quy nạp trong suy luận, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê,… - Phương pháp phân tích định lượng gồm xây dựng các mô hình ước lượng tác động của FDI đến gia tăng sản lượng, mô hình ước lượng tác động của FDI đến TFP, mô hình ước lượng tác động FDI đến giảm nghèo. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Nội dung cụ thể của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trong Chương 2 của luận án.
  • 21. 7 5. Ý nghĩa khoa học của luận án 5.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn Thứ nhất, luận án đã khái quát các lý thuyết về phát triển kinh tế để hình thành khung phân tích tác động FDI đến phát triển kinh tế với địa phương cấp tỉnh ở quốc gia đang phát triển gắn với đặc thù riêng. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam và trên thế giới có sự khác nhau về bối cảnh và quy mô nền kinh tế. Từ các công trình này luận án đã hình thành được khung phân tích cho nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế với một địa phương cấp tỉnh ở quốc gia đang phát triển. Hiện nay rất ít và chưa có nghiên cứu về chủ đề này ở cấp tỉnh và tại Quảng Nam với các đặc thù riêng biệt, nên kết quả của luận án như một kiểm chứng các lý thuyết phát triển trong bối cảnh cụ thể và đặc thù. Điều này là sự bổ sung làm phong phú hơn lý thuyết phát triển kinh tế. Đây là một đóng góp của luận án khi đã góp phần lấp “khoảng trống” về lý luận. Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp hai phương pháp nghiên cứu ở một nền kinh tế cấp tỉnh cụ thể của một nước đang phát triển như Việt Nam. Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã phát hiện những điểm thành công và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. (i) Khát vọng phát triển đã được hiện thực hóa đưa Quảng Nam từ kém phát triển trở thành địa phương tốp đầu của vùng DHMT; cải thiện, nâng cao vị thế năng lực cạnh tranh của tỉnh trong vùng DHMT và cả nước; CDCC ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam đã cho phép hình thành cơ cấu ngành kinh tế hiện đại hơn và thể hiện rõ trình độ công nghiệp hóa rõ hơn. Nền kinh tế Quảng Nam đã huy động khá lớn tiềm năng lao động, vốn, lợi thế vị trí địa lý cho phát triển kinh tế
  • 22. 8 nhanh trong suốt những năm qua; việc phân bổ nguồn lực đã có tính hợp lý và hiệu quả cho thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu; cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ hữu hiệu điều chỉnh linh hoạt cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng; (ii) Tuy nhiên, tăng trưởng GRDP đã chậm dần, các động lực thúc đẩy vẫn mang tính truyền thống, không còn phát huy và cần có những động lực mới; quy mô nền kinh tế tăng nhanh nhưng kém ổn định, khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài chưa cao, các trụ cột của nền kinh tế đã có nhưng cần tăng sức cạnh tranh; cơ cấu kinh tế đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải có điều chỉnh phù hợp với điều kiện bối cảnh mới và tạo động lực mới cho nền kinh tế; nền kinh tế vẫn chưa huy động hiệu quả tiềm năng lợi thế của Quảng Nam nhất là nguồn vốn của khu vực tư nhân; chưa tháo gỡ được nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực đang là trở ngại lớn để huy động nguồn lực khác. Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã có các phát hiện về hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam. Chính sách thu hút FDI của tỉnh khá hiệu quả khi số vốn và dự án tăng dần, chủ yếu từ các quốc gia ASEAN và Đông Á; FDI tập trung vào vùng Đông và ngành công nghiệp chế biến chế tạo và du lịch; các doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh khá tốt và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế như gia tăng sản lượng, thu ngân sách, cải thiện năng suất và giảm nghèo…. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng dự án bị thu hồi giấy phép và phân bổ chưa theo định hướng thu hút FDI của tỉnh; tiềm năng của khu vực này vẫn còn lớn nếu chính sách và năng lực quản lý khu vực này tốt hơn. Thứ năm, kết quả của luận án đã khẳng định rằng FDI có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam:(i) FDI tác động tích cực đến gia tăng sản lượng của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam; FDI không lấn át đầu tư trong nước mà cùng với đầu tư trong nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (ii)
  • 23. 9 FDI tác động tích cực đến năng suất tổng hợp (TFP) của tỉnh; đầu tư mở rộng TSCĐ doanh nghiệp thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ - TFP của tỉnh; mở rộng hoạt động xuất khẩu thúc đẩy cải thiện công nghệ sản xuất. (iii) FDI có tác động tích cực đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Nam; thành quả tăng trưởng kinh tế đã được sử dụng và phân bổ để cải thiện tình trạng nghèo của tỉnh; nguồn vốn con người được tích lũy trong các doanh nghiệp FDI và trong nước góp phần tăng thu nhập cho lao động, qua đó cải thiện tình trạng nghèo đói; nhưng quá trình đô thị hóa nhanh trong quá trình công nghiệp hóa và mở rộng thu hút FDI dẫn đến gia tăng nghèo đói; (iv) Chất lượng thể chế có vai trò tích cực thu hút FDI vào địa phương. 5.2. Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Thứ nhất, quan điểm về vai trò của FDI như một bộ phận của kinh tế tỉnh Quảng Nam cần phải được khẳng định rõ ràng và nhất quán tất cả các định hướng phát triển và chính sách của tỉnh. Trong điều kiện hiện nay, chính sách thu hút FDI của các huyện và của tỉnh cần xác định mục tiêu trung và dài hạn gắn với các giải pháp kết hợp và kế tiếp nhau. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm đến không chỉ chú trọng về số lượng mà cần quan tâm đến tác động bổ sung của nó với các nhân tố sản xuất khác để tạo ra tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Quảng Nam cần chú trọng và ưu tiên thu hút doanh nghiệp FDI lớn có tiềm lực tài chính và công nghệ; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của các địa phương cấp huyện nói riêng và tỉnh nói chung; và cần chú trọng đến các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư trước, trong và sau khi cấp phép. Thứ hai, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất của họ. Kết nối và tạo điều kiện để doanh nghiệp
  • 24. 10 FDI chia sẻ kinh nghiệm quản lý và đào tạo lao động cho doanh nghiệp trong nước. Phân bổ và sử dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế cho đầu tư phát triển theo chiều sâu. Nâng cao và cải thiện trình độ lao động của tỉnh. Mở rộng và tái cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu. Thứ ba, FDI vào tỉnh Quảng Nam ngày càng tăng trong thời gian qua đã góp phần mở rộng năng lực sản xuất, tạo việc làm và đóng góp vào giảm nghèo. Khai thác dư địa, mở rộng ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế qua đó cải thiện tình trạng nghèo đói. Thực hiện quy hoạch tỉnh tương đối hoàn chỉnh - một quy hoạch vừa thể hiện tầm nhìn xa rộng lại vừa phải mang tính khả thi cao, vừa bao gồm cả những đề án ngắn hạn lẫn những đề án dài hạn, lại vừa phải hạn chế đến mức thấp nhất khả năng “quy hoạch treo”. Thực hiện các chính sách bố trí tái định cư, các giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong quá trình đô thị hóa. 6. Nội dung Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu nội dung gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1. Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI đến phát triển kinh tế; Chương 2. Phương pháp nghiên cứu; Chương 3. Thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam; Chương 4. Kết quả tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam; Chương 5: Một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả của luận án.
  • 25. 11 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Vấn đề chung về FDI 1.1.1.1. Khái niệm, hình thức và động lực của FDI Khái niệm FDI Mặc dù FDI là một hoạt động phổ biến nhưng hiện có nhiều quan niệm về FDI được đưa ra với các cách tiếp cận và diễn giải khác nhau. Tuy vậy, các khái niệm về FDI có những điểm tương đồng nhất định về chủ thể, mục đích, phương thức hoạt động. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (1977), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Theo WTO (1996), FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có một tài sản ở một nước khác cùng quyền quản lý tài sản đó. UNCTAD (1999) cho rằng FDI là một khoản đầu tư dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài đến từ sự kiểm soát của nhà đầu tư hoặc công ty mẹ đối với các xí nghiệp, chi nhánh ở một nền kinh tế khác. Theo OECD (1999), “FDI phản ánh việc đạt được mục tiêu về lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế và một cư dân chủ thể của một nền kinh tế khác hơn là của nhà đầu tư . INCOTERMS (2010) định nghĩa FDI là một bộ phận của tài khoản quốc gia, là một khoản đầu tư tài sản của nước ngoài không bao gồm khoản đầu tư
  • 26. 12 vào thị trường chứng khoán. Theo Luật Đầu tư 2014, sửa đổi 2016 và Luật Đầu tư 2020, FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định. Có thể khái quát, FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn. Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các cá nhân, công ty (hầu hết là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài (vốn vật chất gồm nhà xưởng, máy móc.. và công nghệ sản xuất..) và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là loại hình đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Do có nguồn gốc từ các nước phát triển nên FDI thường coi là nguồn hỗ trợ và lan tỏa công nghệ cho nước tiếp nhận nếu có chính sách phù hợp. Các hình thức chủ yếu của FDI Hình thức FDI được phân tích và nhìn nhận dưới nhiều tiêu chí và giác độ khác nhau như vốn đầu tư, nhà đầu tư, hay nước tiếp nhận đầu tư. Mỗi giác độ lại có các phân loại riêng về hình thức đầu tư, như: theo tiêu chí vốn và vai trò quản lý hoạt động (Hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài), trên giác độ nhà đầu tư (đầu tư theo chiều rộng, theo chiều sâu, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu), trên giác độ của nước tiếp nhận đầu tư (thay thế hàng hóa nhập khẩu, hướng ra xuất khẩu), hình thức hợp tác công tư,... Động lực của FDI Khi một công ty đầu tư ra nước ngoài tức là đang theo đuổi một loạt các
  • 27. 13 mục tiêu khác nhau, do đó, động lực chắc chắn không giống nhau. Hơn nữa, các động lực có thể thay đổi theo thời gian vì phụ thuộc vào cấu trúc sở hữu của công ty và đặc điểm của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Để giải thích động lực thu hút FDI, có rất nhiều lý thuyết khác nhau: Lý thuyết lợi ích cận biên của Dougall- Kemp (1960): xuất phát từ sự khác nhau về năng suất biên của vốn, dẫn đến việc di chuyển vốn từ nơi có năng suất biên thấp sang nơi có năng suất biên cao. Mặc dù, lý thuyết này chưa giải thích được lý do vì sao một quốc gia vừa có dòng vốn di chuyển ra nhưng đồng thời có cả dòng vốn di chuyển vào, nhưng đây vẫn là một lý thuyết được sử dụng khá phổ biến. Lý thuyết về sức mạnh thị trường của Hymer (1960) khẳng định yếu tố cốt lõi thúc đẩy và làm nên thành công cho nhà đầu tư là khả năng chi phối thị trường thông qua bí quyết công nghệ, bí quyết thương mại hoặc kiến thức, kỹ năng đặc biệt, lợi thế vượt trội của nhà đầu tư này so với nhà đầu tư khác. Lý thuyết về chu kỳ sống sản phẩm của Vernon (1966): FDI là sự phản ứng của các nhà đầu tư thích ứng với thay đổi trạng thái sản phẩm. Để duy trì sự tồn tại và phát triển sản phẩm, các nhà đầu tư di chuyển vốn ra thị trường nước ngoài. Lý thuyết này chỉ giải thích lý do FDI dựa theo nguyên lý vòng đời sản phẩm mà không giải thích được vì sao các dạng FDI khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn. Lý thuyết chiết trung của Dunning (1993) đưa ra ba yếu tố tác động đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là lợi thế về sở hữu (Ownership); lợi thế về vị trí (Location) và lợi thế về gắn kết nội bộ (Internalization) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết chiết trung bị phê phán khi cho rằng hoạt động đầu tư chỉ diễn ra khi hội đủ cả ba yếu tố. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu kinh tế còn chỉ ra một số động lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài, được Dunning (2003) tổng kết thành bốn nhóm thúc
  • 28. 14 đẩy FDI, đó là: “tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm tài sản chiến lược”. 1.1.1.2. Một số vấn đề căn bản về khu vực FDI Quan niệm và đặc điểm khu vực FDI Khu vực FDI là khu vực bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài đóng góp là bao nhiêu. Ở Việt Nam, quan niệm về khu vực FDI gắn với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và sự thu hút mạnh mẽ của dòng vốn FDI thông qua các chính sách khuyến khích của nhà nước. Khu vực FDI đã được coi là một khu vực kinh tế độc lập, một bộ phận hợp thành của nền kinh tế, bên cạnh các khu vực kinh tế khác như kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước. Quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ là coi khu vực FDI là bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù vậy, khu vực FDI vẫn là một khu vực mang những đặc điểm khác biệt so với các khu vực khác, cụ thể: Thứ nhất, khu vực FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các TNCs. Các nước đang phát triển có thể tiếp cận với TNCs thông qua hoạt động FDI để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, cải thiện năng lực cạnh tranh… Thứ hai, khu vực FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận. Vì thế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI phần lớn là những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao, nhưng đôi khi mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Thứ ba, khu vực FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia. Các yếu tố đầu tư có thể là tài sản hữu hình, tài sản
  • 29. 15 vô hình hoặc tài sản tài chính. Do đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải có những cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loại. Chính những điểm khác biệt ấy mà khu vực FDI cần có sự định hướng và quản lý của nhà nước để hướng sự phát triển của khu vực này theo mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vai trò của khu vực FDI đối với sự phát triển kinh tế Quan niệm trên thế giới về vai trò của khu vực FDI Trên thực tế, khu vực FDI được xem là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các chủ thể - cả bên đầu tư cũng như bên nhận đầu tư. Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm đối lập nhau về vai trò và tác động của khu vực FDI. Quan điểm không ủng hộ FDI cho rằng, khu vực FDI với sự hiện diện của các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ đến các nước đang phát triển đã gây ra tình trạng thất nghiệp trên quy mô lớn, các công ty này chủ yếu giành độc quyền hơn là đưa các nguồn lực tư bản mới vào, khu vực FDI làm thay đổi vị trí hơn là việc tạo dựng và tăng cường cho các doanh nghiệp trong nước, không giúp cải thiện được cán cân thanh toán mà thậm chí là làm trầm trọng thêm. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cho rằng việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài sẽ làm nảy sinh một số vấn đề liên quan như tăng nợ nước ngoài, tăng sự phụ thuộc kinh tế… Khu vực FDI cũng bộc lộ một số những hạn chế hay tác động ngược đối với nước tiếp nhận đầu tư. Những tác động ngược này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Việc đón nhận một số lượng lớn trang thiết bị máy móc lạc hậu đã biến các quốc gia nhận đầu tư trở thành “bãi thải công nghiệp”. Sự xuất hiện của khu vực đầu tư nước ngoài có thể làm suy yếu khu vực trong nước, nơi mà các doanh nghiệp gần
  • 30. 16 như không đủ khả năng cạnh tranh với các tập đoàn lớn nước ngoài. Vấn đề ô nhiễm môi trường gia tăng trong khu vực vực FDI hay các hiện tượng trốn thuế, chuyển giá, việc đối xử không đúng mức đối với người lao động trong nước và một số tác động xã hội, chính trị tiềm tàng cũng là những mặt trái của khu vực FDI. Tuy nhiên, những hạn chế hay tác động ngược này hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách cụ thể cũng như trình độ tiếp nhận FDI của các doanh nghiệp trong nước. Quan điểm ủng hộ FDI cho rằng, FDI mang lại cho nước tiếp nhận nguồn tư bản với giá rẻ, công nghệ tiên tiến, khả năng quản lý và những kiến thức ưu việt về thị trường. Việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra sự lan tỏa công nghệ và chuyển giao các kinh nghiệm quản lý từ các nước công nghiệp sang các nước đang phát triển. Đây là giải pháp bên ngoài quan trọng nhất giúp cho các nước đang phát triển có thể nâng cao mức sống, cải thiện trình độ công nghệ. Thêm vào đó, thông qua việc chuyển giao công nghệ, các nhà đầu tư nước ngoài đã thiết lập được một hành lang xuất khẩu cho các nước đang phát triển, đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ và vấn đề việc làm. Qua sự phát triển của khu vực FDI, các vấn đề về vốn của các quốc gia được giải quyết đáng kể để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. Một số lĩnh vực công nghiệp đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn và trình độ kỹ thuật cao, các Chính phủ thường phải kêu gọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong các hình thái của đầu tư nước ngoài, luồng vốn FDI được đánh giá là tương đối ổn định so với các luồng vốn khác. Hơn nữa, điểm mạnh của FDI là không tạo ra nợ, lợi nhuận được chuyển về nước chủ đầu tư chỉ khi dự án đã có thu nhập hay phần lợi nhuận này nhiều khi được tái đầu tư vào nước tiếp nhận. Do đó, khu vực FDI đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư.
  • 31. 17 Về lý thuyết, khu vực FDI sẽ giúp giải quyết việc làm và góp phần nâng cao tay nghề cho người lao động. Ở một số quốc gia tiếp nhận FDI, một trong những điều kiện tiên quyết của việc tiếp nhận là phải tạo ra nhiều việc làm. Các dự án FDI sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Một bộ phận lớn lao động được nhận vào làm việc tại khu vực FDI sẽ được đào tạo lại, nâng cao tay nghề, tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Như vậy, khu vực FDI không chỉ giúp giải quyết được vấn đề việc làm đối với một bộ phận đáng kể lao động của nước tiếp nhận đầu tư mà còn góp phần phát triển đội ngũ lao động có đủ năng lực quản lý và kỹ thuật để điều hành, thực hiện sản xuất kinh doanh trong môi trường mang tính cạnh tranh cao. Trong bối cảnh hiện nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được đo lường chủ yếu bằng sức mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Việc các nước mở rộng và phát triển khu vực FDI trong nền kinh tế chính là chìa khóa giúp các quốc gia tiếp nhận đầu tư tiếp cận được với nền khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, sự hiện diện của khu vực FDI với vai trò đầu tàu của các TNCs cũng giúp cho nước tiếp nhận đầu tư học hỏi được những bí quyết kinh doanh của những tập đoàn kinh tế lớn, những công ty đa quốc gia; nâng cao trình độ quản lý, đổi mới kỹ thuật và năng lực trong môi trường cạnh tranh. Quan niệm của Việt Nam về vai trò của khu vực FDI Đối với Việt Nam, vai trò của khu vực FDI được quan niệm vừa là cơ hội, vừa đặt ra những thách thức trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ về phát triển bền vững. Vai trò và xu thế phát triển của khu vực FDI ở các quốc gia trên thế giới cho thấy việc thu hút vốn FDI với việc phát triển kinh tế bền vững, chủ động hội nhập quốc tế và việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ về mục tiêu
  • 32. 18 không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà chỉ hỗ trợ, làm tiền đề vật chất cho nhau cùng phát triển. Có vốn, có công nghệ, thị trường sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, làm cho nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng. Đồng thời cũng tạo cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội, việc làm, công bằng xã hội, môi trường; thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trong xu thế quốc tế hóa, khu vực hóa, hoạt động của khu vực FDI được xem là một trong những công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình này và là hình thức mới trong việc hội nhập kinh tế của các quốc gia. Chỉ có điều, cần nghiên cứu và có định hướng rõ ràng mối quan hệ giữa FDI với phát triển kinh tế bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế gắn với độc lập tự chủ về kinh tế. 1.1.2. Nội hàm về phát triển kinh tế 1.1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là khái niệm khá rộng và được định nghĩa tùy theo mục đích nghiên cứu. Theo D. Perkins et al. (2010), người ta ít nhất trí với nhau về cách định nghĩa phát triển kinh tế. Hầu hết mọi người thường bao hàm trong định nghĩa của họ về phát triển kinh tế là sự gia tăng phúc lợi vật chất cũng như sự cải thiện y tế và giáo dục cơ bản. Những người khác có thể bổ sung thêm sự thay đổi cơ cấu sản xuất (chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo và dịch vụ), sự cải thiện môi trường, bình đẳng kinh tế nhiều hơn, hay sự gia tăng tự do chính trị. Phát triển kinh tế là một khái niệm chuẩn tắc, một khái niệm không thể thể hiện bằng một số đo hay một chỉ số duy nhất. Theo cách tiếp cận các lý thuyết kinh tế thì phát triển kinh tế đi liền quá trình mở rộng không ngừng năng lực của nền kinh tế trên cơ sở huy động, phân bổ sử dụng các nguồn lực khác nhau. Quá trình này chuyển từ khai thác nhân tố chiều rộng sang chiều sâu để tăng nhanh quy mô nền kinh tế.
  • 33. 19 Nếu tiếp cận phát triển theo giai đoạn thì phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo nhiều giai đoạn gắn với các đặc điểm kinh tế – xã hội và các điều kiện ràng buộc phải giải quyết để chuyển sang giai đoạn sau như tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy tư bản, cơ cấu kinh tế, và cơ cấu chính trị – xã hội cho phép đảm bảo một sự tăng trưởng liên tục. Hay nói cách khác nền kinh tế sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để đạt đến trình độ cao nhất. Hal Hill. (1994) nghiên cứu cách thức phát triển kinh tế của các nước ASEAN như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Ông cho rằng sự phát triển nhanh của nền kinh tế các quốc gia này dựa trên các chính sách kinh tế vĩ mô mang tính linh hoạt, thích ứng nhanh. Ngoài ra chính sách hội nhập và mở cửa nền kinh tế để phát triển nhanh thương mại và thu hút FDI là then chốt và chính sách này được sự hỗ trợ từ chính các chính sách kinh tế vĩ mô. D. Perkins et al. (2010) cho rằng phát triển kinh tế hàm ý nhiều hơn, đặc biệt là cải thiện sức khỏe, giáo dục, và những khía cạnh khác về phúc lợi của con người. Những quốc gia có thu nhập tăng thường tuổi thọ trung bình không tăng, không giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và không tăng tỷ lệ học vấn nghĩa là quốc gia đó còn thiếu một số khía cạnh quan trọng của sự phát triển. Phát triển cũng thường đi kèm với những thay đổi quan trọng trong cấu trúc của nền kinh tế, tiêu biểu như ngày càng có nhiều người chuyển từ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn sang công việc được trả lương cao hơn và có cơ sở ở thành thị, thường là trong sản xuất hay dịch vụ. Bàn về cách thức phát triển D. Perkins et al. (2010) chỉ ra rằng có nhiều cách thức khác nhau để đến thành công phát triển kinh tế. Nhưng các quốc gia thành công nhất đều có chung những đặc điểm nào đó: một chính phủ có năng lực, các thể chế vững mạnh và thị trường hoạt động hợp lý, những con người có giáo dục và khỏe mạnh, có thể làm việc và điều hành hiệu quả các công ty và những tổ chức
  • 34. 20 khác xuất hiện trong quá trình phát triển. Trong nghiên cứu của D.H. Perkins et al. (2013) cho rằng, phát triển kinh tế với các nước đang phát triển cần thực hiện những thay đổi để đạt được trình độ của các nước phát triển. Nghĩa là cần có mô hình phát triển phù hợp gắn với mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế phù hợp, xác định rõ vai trò của nhà nước và thị trường trong huy động phân bổ nguồn lực, lựa chọn các chính sách phát triển phù hợp và cuối cùng là giải quyết vấn đề đói nghèo và phân phối thu nhập cũng như cung cấp dịch vụ y tế giáo dục cho dân chúng. Theo Michael P. Todaro and Stephen C. Smith (2013), các nước đang phát triển là những nước có trình độ phát triển thấp, kinh tế dựa vào nông nghiệp, dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn và tình trạng nghèo đói khá phổ biến. Để giải quyết tình trạng này các nước đang phát triển phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh trên cơ sở huy động nguồn vốn cả trong và nước ngoài, nhất là FDI để tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho dân chúng. Đồng thời họ cũng cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp và khu vực đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Phát triển hệ thống y tế giáo dục và hệ thống an sinh xã hội cũng rất cần thiết. Yuliya Vertakova, Vladimir Aleksandrovich Plotnikov (2017) cho rằng, phát triển kinh tế là quá trình thay đổi tích cực của nền kinh tế trên cả kinh tế, xã hội và môi trường. Nhưng để giải quyết vấn đề này nên thực hiện các chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế xanh. Tuy nhiên vấn đề này cần thực hiện không chỉ riêng rẽ từng quốc gia mà phải trên từng khu vực nhiều quốc gia và toàn cầu. Ngô Thắng Lợi (2013) cho rằng các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam có đặc thù trình độ thấp cả về kinh tế xã hội cần lựa chọn mô hình phát triển phù hợp. Mô hình này phải bảo đảm huy động hiệu quả nguồn lực
  • 35. 21 bên trong và bên ngoài cho tăng trưởng kinh tế dài hạn và thay đổi cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại. Các nước này cũng cần phải lựa chọn vận dụng các chính sách phát triển phù hợp và linh hoạt như chính sách thương mại quốc tế, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tài khóa và tiền tệ phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế. Cuối cùng cần đẩy mạnh các chính sách thúc đẩy tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế theo Ngân hàng thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016) là quá trình không ngừng nâng cao trình độ thấp lên trình độ cao trên các mặt hiện đại hóa nền kinh tế, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân, đẩy mạnh đô thị hóa, đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội, phát triển bền vững về môi trường gắn với nâng cao khả năng chống biến đổi khí hậu và xây dựng thể chế hiện đại, hiệu quả. Trên quan điểm này, tổ chức này cũng cho rằng để Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu nhập cao thì cần dựa vào ba trụ cột chính. Một là, thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường. Trọng tâm trước mắt là đảm bảo nâng cao khả năng cạnh tranh và năng suất của doanh nghiệp trong nước, trong đó điều quan trọng là phát triển các thiết chế thị trường thiết yếu, đặc biệt nhằm bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và thực thi các chính sách cạnh tranh. Hai là, thúc đẩy công bằng và hoà nhập xã hội. Nội dung chủ yếu của chương trình nghị sự về già hoá dân số và tầng lớp trung lưu là mở rộng hệ thống lương hưu bao phủ phần lớn dân số. Ba là, tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Năng suất trì trệ hiện nay và môi trường yếu kém cho phát triển khu vực tư nhân là do điều hành của nhà nước còn thiếu hiệu quả. Theo Nguyễn Đình Cung và nhóm tác giả (2019), phát triển kinh tế bao hàm tăng trưởng cao và bền vững. Theo cách tiếp cận này phát triển kinh tế gắn với cách thức tăng trưởng phải dần chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu;
  • 36. 22 nghĩa là phải dịch chuyển dần và tiến đến dựa chủ yếu vào nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam trong 20 năm qua, tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào gia tăng vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp; vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động kinh tế thâm dụng lao động; ở mức nhất định vẫn dựa vào xuất khẩu và dựa vào đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Nghĩa là cấu trúc kinh tế đã tạo ra cách thức tăng trưởng kém hiệu quả và bền vững. Do vậy, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trở thành trụ cột, hay nhân tố quyết định cho duy trì tốc độ tăng trưởng cao, liên tục để Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát triển. Bùi Quang Bình (2019) đã đánh giá sự phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam đã có sự chậm lại sau 20 năm chia tách mà nguyên nhân được cho là cấu trúc kinh tế đã tồn tại những khiếm khuyết nhất định như cơ cấu ngành mang tính truyền thống công nghệ thấp thâm dụng tài nguyên và lao động, cơ cấu vùng chưa hiện đại, tồn tại sự chênh lệch phát triển giữa hai vùng. Do đó tác giả khẳng định để phát triển nhanh, Quảng Nam cần thiết phải cơ cấu lại nền kinh tế. Kết luận này cũng hàm ý rằng phát triển kinh tế phải gắn cơ cấu kinh tế hiện đại. Như vậy, phát triển kinh tế có nội hàm rất rộng. Nhưng trong nghiên cứu này khái niệm phát triển được rút ra như sau: Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng hoàn thiện và tiến bộ hơn, đưa nền kinh tế đến trình độ phát triển cao hơn, hiện đại hơn để không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống và tương lai kinh tế cho dân chúng. Phát triển kinh tế bao hàm sự thay đổi cả về lượng và về chất để đạt được chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội của quốc gia. Như vậy phát triển kinh tế hàm ý khá rộng nhưng trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào (i) Tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn cùng với thay đổi
  • 37. 23 cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn; (ii) Cải thiện năng suất và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả; (iii) Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo. 1.1.2.2. Các nội dung đánh giá phát triển kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế duy trì trong dài hạn cùng với thay đổi cơ cấu kinh tế mang tính hiện đại hơn * Về tăng trưởng kinh tế Khả năng duy trì tăng trưởng được thể hiện qua xu thế thay đổi của sản lượng được tạo ra thường được thể hiện qua thay đổi của GDP hay GNP theo thời gian (Nền kinh tế cấp tỉnh là GRDP). Xu thế tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào việc duy trì lực sản xuất của nền kinh tế, và thể hiện cách thức tạo ra sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn có hiệu quả hay không. Trong nghiên cứu của WB (2014) đánh giá cao khả năng duy trì tăng trưởng cao trong dài hạn ở các nước đang phát triển như cách thức có thể đuổi kịp các nước phát triển, hay tăng trưởng kinh tế duy trì dài hạn là xu thế rất cần cho phát triển kinh tế. Torado (1970) khi bàn về phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cũng đã khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện đầu tiên của phát triển kinh tế. Nhưng tác giả cũng lưu ý tăng trưởng cần phải được thực hiện trong dài hạn và chỉ có như vậy thì mới có điều kiện để thực hiện các mục tiêu của phát triển kinh tế. Như vậy nghiên cứu này cũng đã hàm ý rằng tăng trưởng kinh tế thực chất phải được duy trì trong dài hạn. Theo Mankiw (2019) xu hướng thay đổi của GDP thực tế xoay quanh mức GDP tự nhiên, trong đó đường xu thế của GDP tự nhiên dốc lên theo xu thế thay đổi năng lực sản xuất ngày càng mở rộng của nền kinh tế trong dài hạn. Trong ngắn hạn, mức GDP thực tế cũng có thể cao hơn hay thấp hơn mức sản lượng tự nhiên do tác động từ các cú sốc kinh tế về phía cung hay cầu kéo theo xuất hiện các chu kỳ biến động kinh tế. Các chu kỳ biến động sẽ
  • 38. 24 kết thúc và nền kinh tế sẽ cân bằng trở lại theo cơ chế tự cân bằng hay có các biện pháp can thiệp của chính phủ. Như vậy trong dài hạn xu thế tăng trưởng kinh tế vẫn thể hiện một sự đi lên và ổn định như kết quả của quá trình mở rộng năng lực sản xuất không ngừng. Trên cở sở cách tiếp cận thiên về chất lượng, Vinod et al. (2000) đã cho rằng tăng trưởng kinh tế là quá trình duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trong dài hạn và thành quả của nó cần phải được sử dụng để cải thiện phúc lợi con người. Theo nhóm tác giả này tăng trưởng gắn với sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người nhưng phải đi liền với việc duy trì tăng trưởng GDP cao có thể trong dài hạn và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng với các nghiên cứu của thế giới, các nghiên cứu của Việt Nam cũng đề cập đến điều này. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế là quá trình duy trì xu thế tăng trưởng liên tục trong dài hạn. Đồng thời xu thế tăng trưởng như vậy sẽ thể hiện cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế như thế nào. Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006) khi bàn đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã khẳng định việc nền kinh tế đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao có thể trong nhiều năm sẽ là điều kiện quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng. Như vậy, các công trình nghiên cứu khác nhau về phát triển kinh tế đều lựa chọn tiêu chí tăng trưởng duy trì trong dài hạn để đánh giá sự phát triển kinh tế. Cụ thể là xu thế tăng trưởng trong dài hạn của GDP hay GNP (GRDP) theo thời gian. Tính ổn định của tăng trưởng thường được xác định bằng tỷ lệ biến thiên – mức ổn định thông qua so sánh sai lệch giữa tăng trưởng hàng năm và trung bình.
  • 39. 25 Tiêu chí đánh giá Từ các nghiên cứu của Torado (1970), Mankiw (2019) hay các nghiên cứu của Việt Nam như Ngô Thắng Lợi (2013) và Bùi Quang Bình (2018) đều so sánh quy mô GDP hay GNP của nền kinh tế theo phương pháp liên hoàn hay cố định kỳ gốc để tính toán mức và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Theo cố định kỳ gốc: Nếu gọi: Y là GDP hay GNP theo giá so sánh; Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích Y0 là GDP hay GNP tại thời điểm gốc của kỳ phân tích ΔY là mức tăng trưởng Khi đó: ΔY = Yt – Y0 (1) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc gY= ΔY*100/Y0 (2) Theo phương pháp liên hoàn Nếu gọi: Y là GDP hay GNP theo giá so sánh; Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích Yt-1 là GDP hay GNP tại thời điểm t-1 của kỳ phân tích ΔY là mức tăng trưởng Khi đó: ΔY = Yt – Yt-1 (3) Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t so với năm t-1 là gY= ΔY*100/Yt-1 (4) Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn có khoảng thời gian n năm 1 1 1    n n Y Y Y g (5) Với Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ Y1 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán
  • 40. 26 Phân tích đánh giá về tính ổn định của tăng trưởng kinh tế Để đo lường độ ổn định của tăng trưởng ta có thể dùng tỷ số giữa độ lệch chuẩn của tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng theo công thức dưới: Y g a   (6) Trong đó σ là phương sai và được định nghĩa là trung bình của các biến thiên bình phương giữa từng quan sát trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó. Độ lệch chuẩn đơn giản là đại lượng được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. Phương sai tổng thể được kí hiệu bằng chữ σ2 . Công thức tính như sau: n Y N i i     1 2 2 ) (   (7) Trong đó: n là số năm quan sát hay quy mô tổng thể Yi là giá trị trên quan sát thứ i (trong trường hợp đề tài này là tốc độ tăng trưởng năm i); µ là trung bình tổng thể (trong trường hợp này là Y g tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn cần tính). Độ lệch chuẩn tổng thể được kí hiệu là 2    (8) Từ công thức (6) cho thấy hệ số này càng thấp thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế càng ổn định và ngược lại. * Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) Sự phát triển kinh tế gắn liền với cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành. Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Mối quan hệ về số lượng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi ngành
  • 41. 27 trong GDP xét theo đầu ra qua đó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Hồng Quang (2018)). Khi các bộ phận của nền kinh tế có sự thay đổi trong tổng thể theo thời gian hay chuyển dịch cơ cấu. Chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này đến một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Chính điều này mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Để làm rõ hơn hãy xem xét các nghiên cứu về tăng trưởng dựa trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lý thuyết thay đổi cơ cấu của H. Chenery (1974) được kế thừa từ Lý thuyết hai khu vực của A.W. Lewis (1954). Quá trình phát triển gắn liền với thay đổi tỷ trọng của hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hai khu vực chính của nền kinh tế - khu vực nông nghiệp mang tính truyền thống và khu vực công nghiệp hiện đại làm thay đổi cấu trúc bên trong nền kinh tế. Đây là sự thay đổi về chất khi trình độ quản trị và lao động cao hơn, công nghệ tốt hơn nên năng suất cũng cao hơn trong công nghiệp và lan tỏa sang nông nghiệp. Sự phát triển của các ngành sản xuất theo hướng chuyên môn hóa cao, năng suất cao đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp tập trung khai thác tính kinh tế của quy mô và thiết lập các chuỗi sản xuất và cung ứng trong ngành. Các khu cụm ngành hình thành tập trung và phân bổ ở những nơi có điều kiện thuận lợi về hạ tầng và cung ứng dịch vụ bổ sung. Sự xuất hiện và đi vào hoạt động của các khu cụm ngành kinh tế tạo ra và thay đổi cơ cấu kinh tế lãnh thổ của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thay đổi tích cực và theo hướng hiện đại cả về cơ cấu ngành và lãnh thổ tăng năng suất và hiệu quả, đồng thời tăng nhanh sản lượng và thu nhập của lao động. Quy luật tiêu dùng thay đổi theo xu hướng nâng cao
  • 42. 28 chất lượng cuộc sống gắn với cầu cao hàng hóa - dịch vụ chất lượng cao, nhất là chất lượng kéo theo cấu trúc sản xuất của các ngành có sự thay đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Khu vực cung ứng dịch vụ ngày càng mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhất là dịch vụ chất lượng cao, cùng với đó là hàng hóa tinh vi và chất lượng cũng có nhu cầu cao. Ngay cả hàng hóa từ khu vực nông nghiệp cũng đỏi hỏi hàng hóa chất lượng cao. Tất cả kéo theo sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo hướng chuyên môn hóa sâu và dịch chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao. Joseph E.Stiglitz (2002) và Zhao Guhao (2006) cho rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem là cách thức quan trọng hàng đầu để bảo đảm và duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững mà tiêu biểu là trường hợp các nước Đông Á. Trong tất cả các loại cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế được xem là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển của sự phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011) khẳng định tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tăng trưởng và coi chuyển dịch cơ cấu như tiêu chuẩn để đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm sau đổi mới. Nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2018) được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tiến hành tái cấu trúc lại để khôi phục lại đà tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này tập trung đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ năm 1986 và chỉ ra những bất hợp lý của quá trình này, đồng thời đưa ra những đề xuất điều chỉnh thay đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện mới để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Nhìn chung, các nghiên cứu này khẳng định rằng CDCC kinh tế được tạo ra khi năng suất trong các ngành của nền kinh tế thay đổi kéo theo tăng
  • 43. 29 trưởng của mỗi ngành thay đổi. Sự thay đổi mang tính cấu trúc này dẫn đến sự phân bổ lại nguồn lực hiệu quả hơn và cuối cùng đem đến gia tăng sản lượng hay tăng trưởng kinh tế. Như vậy, cơ cấu tiêu dùng, cơ cấu sản xuất – theo ngành và lãnh thổ thay đổi không chỉ cho phép gia tăng sản lượng kinh tế (tăng trưởng kinh tế) mà còn cải thiện và nâng cao mức phúc lợi cuộc sống của dân cư. Đây chính là cơ sở để khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế như một chỉ báo về sự phát triển. Như vậy, các nghiên cứu trên đây tuy được tiếp cận và luận giải khác nhau nhưng đều khẳng định CDCC kinh tế kéo theo cấu trúc nền kinh tế mới với năng suất và hiệu quả phân bổ nguồn lực cao hơn. Nhờ đó năng lực sản xuất mở rộng thúc đẩy gia tăng sản lượng và nâng cao phúc lợi kinh tế của người dân. Vì thế đây cũng được coi là chỉ báo quan trọng phản ánh sự phát triển kinh tế. Tiêu chí đánh giá Từ các nghiên cứu đã trình bày trong mục 1.1.2 như của Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), của Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011) và (Bùi Quang Bình (2018)) có thể tổng hợp các phương pháp phân tích đánh giá CDCC. Cơ cấu và mức CDCC có thể tính Nếu gọi Yt là GDP của năm t, Ya là giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp năm t; Yi là giá trị gia tăng của ngành công nghiệp - xây dựng năm t; Ys là giá trị gia tăng của ngành dịch vụ năm t. Ta có Yt = Yat + Yit + Yst (9) Tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành trong GDP năm t sẽ bằng giá trị gia tăng của ngành năm t so với Yt. Mức thay đổi tỷ trọng của các ngành trong GDP được xác định nhờ so sánh tỷ trọng của ngành đó giữa hai thời kỳ.
  • 44. 30 Đánh giá trình độ CDCC Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng cách sử dụng hệ số cosφ hoặc góc  theo công thức do Moore J. (1978) đưa ra.     ) ( ) ( ) ( ) ( 1 2 2 2 1 2 t S t S t S t S Cos i i i i  (10) Ở đây, Si (t) là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t. Góc  ( 0 0 90 0    ) là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế. Nếu  = 0 0 không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nếu  = 90 0 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất Phân tích đánh giá cơ cấu của tăng trưởng sản lượng. Từ công thức (9) nếu tính mức tăng trưởng giữa 2 năm của GDP và giá trị gia tăng của các ngành ta có: ΔYt = ΔYat + ΔYit + ΔYst (11) Chia cả 2 vế cho Yt ΔYt/Yt= ΔYat/Yt + ΔYit/Yt + ΔYst/Yt (12) Biến đổi tiếp ΔYt/Yt= [(ΔYat/Yat)/(Yat/Yt )]+ [(ΔYit/Yit)/(Yit/Yt)]+ [(ΔYst/Yst)/( Yst/Yt)] ΔYt/Yt= gatPit + gitPit + gstPst (13) Nếu gọi Pat = Yat /Yt là tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP; Pit = Yit/Yt là tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng trong GDP và Pst = Yst/Yt là tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP gat = ΔYat/Yat là mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm t git =ΔYit/Yit là mức tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng năm t gst =ΔYst/Yst là mức tăng trưởng của ngành dịch vụ năm t Từ (13) có thể tính ra tỷ lệ % đóng góp của các ngành vào tăng trưởng
  • 45. 31 kinh tế. Tỷ lệ này phản ánh rõ bản chất cấu trúc nền kinh tế và tác động của CDCC đến tăng trưởng kinh tế. b. Cải thiện năng suất của nền kinh tế và phân bổ sử dụng nguồn lực hiệu quả Phát triển kinh tế là kết quả của quá trình không ngừng nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế. Quá trình sản xuất là quá trình các doanh nghiệp, tổ chức hay hộ gia đình kết hợp sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra sản lượng. Mức sản lượng sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ khả năng và hiệu quả huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực không ngừng nâng cao năng suất. Sản lượng được tạo ra sẽ được phân bổ và phân phối cho lao động, doanh nghiệp, nhà nước…để tái sản xuất. Trong đó liên quan đến nâng cao phúc lợi cuộc sống dân chúng. Mức sản lượng cao hay thấp là cơ sở để phân phối và phân bổ cho các chủ thể tạo ra nó và cuối cùng ảnh hưởng đến phúc lợi cuộc sống dân cư. Do đó đánh giá phát triển kinh tế trong các nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm đều tập trung phân tích gia tăng năng suất của nền kinh tế nhờ phân bổ sử dụng nguồn lực có chất lượng và hiệu quả. Trước hết hãy xem xét các lý thuyết kinh tế cổ điển trong thời kỳ nền kinh tế dựa vào ngành nông nghiệp như cuối thế kỷ thứ 18 ở các nước phát triển hiện nay và bối cảnh hiện tại ở các nước đang phát triển. Thời kỳ này quá trình sản xuất của nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên nhất là đất đai. Khi đó David Ricardo (1817) đã chỉ rõ vấn đề giới hạn nguồn tài nguyên trước nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Tích lũy tư bản trong công nghiệp kéo theo gia tăng cầu lao động cho công nghiệp cùng với sự gia tăng dân số nhanh khiến cho nhu cầu lương thực thực phẩm tăng mạnh so với nguồn cung hiện có. Tuy nhiên, diện tích đất màu mỡ là có giới hạn nên người ta phải mở rộng sản xuất sang những diện tích kém màu mỡ hơn. Điều này đã làm cho chi phí sản xuất tăng và năng suất của nông nghiệp cũng giảm dần.
  • 46. 32 Các lý thuyết kinh tế ở thập niên 1950 và 1960 đánh giá cao tầm quan trọng của vốn nói chung và năng suất vốn nói riêng. Vai trò của vốn đầu tư với tạo ra sản lượng được khẳng định bởi Keynes vào những năm 1940. Sau đó Harrod, R.F (1939) và Domar, E. D. (1946) đã chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn với tạo ra sản lượng và trình bày mô hình phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn sau này mang tên mô hình Harrod- Domar. Theo mô hình này, để gia tăng sản lượng của nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập. Nếu tăng tiết kiệm và đầu tư sẽ tạo ra mức sản lượng cao hơn. Tuy nhiên, mô hình này cũng tồn tại một số nhược điểm: khó có cùng một thể chế và cơ cấu kinh tế như nhau để biến vốn thành sản lượng giống nhau ở mọi quốc gia; khó có thể duy trì tỷ lệ vốn trên lao động không đổi và ICOR cố định. Lý thuyết kinh tế dựa vào công trình của Solow (1956) được đánh giá là lý thuyết khá hoàn chỉnh đầu tiên về tăng trưởng sản lượng. Solow đã thay đổi mô hình của Harrod- Domar bằng cách đưa vào đó hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô và loại bỏ giả thiết tỷ lệ vốn /lao động và ICOR không đổi. Lý thuyết này chỉ ra tích lũy vốn sản xuất quyết định gia tăng sản lượng. Khi tỷ lệ tiết kiệm tăng lên thì trạng thái dừng thay đổi và gia tăng sản lượng lại tiếp tục. Khi mô hình được mở rộng với điều kiện tiến bộ kỹ thuật thay đổi theo hướng tiến bộ hơn thì gia tăng sản lượng sẽ tiếp tục và duy trì trong dài hạn. Mô hình Solow phức tạp hơn mô hình Harrod Domar nhưng hữu hiệu để phân tích quá trình tạo ra sản lượng. Mô hình Solow mang lại sự linh hoạt hơn khi xem xét việc huy động, phân bổ sử dụng các nguồn lực sản xuất nhờ thay thế hàm sản xuất có hệ số cố định bằng hàm sản xuất tân cổ điển. Điểm nhấn đặc biệt quan trọng của mô hình Solow là nhận thức về vai trò của thay đổi công nghệ kéo theo tăng năng suất và chất lượng tăng trưởng kinh tế và cho thấy việc tiếp thu công nghệ mới thông qua phát minh trong nước hay
  • 47. 33 nhập khẩu công nghệ mới từ nước ngoài có thể kích thích nâng cao năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh như thế nào. Lý thuyết kinh tế nội sinh đã có những đóng góp quan trọng trong giải thích tăng trưởng năng suất và sản lượng nhờ tiến bộ công nghệ nội sinh với giả thiết công nghệ không có tính cạnh tranh. Mô hình kinh tế nội sinh cũng cho thấy không có khả năng để các nước nghèo có thể đuổi kịp nước giàu về thu nhập trung bình cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm do sự chênh lệch không chỉ về vốn sản xuất (có thể bù đắp nhờ đầu tư và viện trợ nước ngoài) mà quan trọng hơn là vốn con người. Mô hình này cũng chỉ ra cách thức để các nước nghèo có thể vươn lên thoát nghèo, thịnh vượng và tiến kịp các nước phát triển nếu họ biết đầu tư thích đáng vào vốn con người để đạt được sự phát triển kinh tế nhanh. Đánh giá tổng thể sự gia tăng năng suất nhờ phân bổ sử dụng nguồn lực tạo ra tăng trưởng kinh tế được phát triển sau này bằng nhiều nghiên cứu và chủ yếu theo cách tiếp cận thực nghiệm. Đó là những nghiên cứu của Abramovitz (1956) và Solow (1957) áp dụng lý thuyết kinh tế dưới hình thức hạch toán tăng trưởng để phân tích sự gia tăng sản lượng nền kinh tế Mỹ và sau đó là một loạt nghiên cứu khác đối với gia tăng sản lượng của các nước phát triển từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20. Mở rộng theo hướng này, các nghiên cứu tiếp theo gần đây Ilke Van Beveren (2007), ABBP (2007) tập trung đánh giá đóng góp của công nghệ nhưng chuyển dần sang theo cách tiếp cận vi mô. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) hay Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2012) cũng vận dụng phương pháp trên để phân tích đóng góp của các nguồn lực sản xuất vào phát triển kinh tế Việt Nam. Thông thường gia tăng năng suất được phản ánh bằng tiêu chí năng suất tổng hợp - TFP
  • 48. 34 Từ những nghiên cứu của (Abramovitz (1956); Solow (1957); Ilke Van Beveren (2007); ABBP(2007); Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) hay Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2012)), xây dựng mô hình tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các yếu tố sản xuất của nền kinh tế như sau: Bắt đầu từ hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = TFP.Kα Lβ Trong đó Y: là sản lượng của nền kinh tế, K: khối lượng vốn sản xuất của nền kinh tế, L: quy mô lao động, TFP: Hệ số tăng trưởng tự định hay năng suất các yếu tố tổng hợp TFP như công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, thể chế ..và các yếu tố ngẫu nhiên khác. α : Hệ số co dãn từng phần của GDP theo vốn sản xuất với giả định L không đổi, β : Hệ số co dãn từng phần của GDP theo lao động với giả định K không đổi. Chuyển thành dạng tuyến tính và sau đó, hàm sản xuất này được chuyển thành một dạng để có thể đo lường sự đóng góp của những thay đổi của từng số hạng – gia tăng lực lượng lao động, bổ sung trữ lượng vốn, và tăng trưởng TFP – đối với tăng trưởng chung. ) 1 ( ) 1 ( ) 1 ( 1 L x dt dL K x dt dK T x dt dT Y x dt dY FP FP      L L K K FP T FP T Y Y          hay L K FP Y g g gT g      (20) Từ (20) có thể tính được tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các yếu tố sản xuất của nền kinh tế. Các hệ số α và β có thể xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng bảng I/O hay mô hình hồi quy để xác định. Ngay cách sử dụng hồi quy cũng có nhiều cách tùy theo số liệu khác nhau. Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy với số liệu GRDP, lao động và đầu tư của tỉnh trong thời gian từ 2010 đến 2020.
  • 49. 35 c. Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo Thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo trên cơ sở kinh tế được đảm bảo bởi tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại … là động lực chính tạo ra sự phát triển kinh tế nhanh. Điều này được Acemoglu & cộng sự (2004) và Acemoglu & Robinson (2013) đề cập đến hàm ý thành quả của tăng trưởng được sử dụng cho mục tiêu xã hội. Ý tưởng chính là những quốc gia đạt được phát triển kinh tế nhanh là do có được hệ thống thể chế kinh tế và chính trị bao trùm, tức đảm bảo thành quả kinh tế được chia sẻ tương đối và công bằng cho các thành phần kinh tế và ngược lại những quốc gia không phát triển, hoặc chậm phát triển là do áp dụng hệ thống thể chế không bao trùm, tức khiến cho thành quả kinh tế phân bổ bất công giữa các thành phần kinh tế. Banerjee và Duflo (2003) khi nghiên cứu dữ liệu chéo giữa các quốc gia và sử dụng phương pháp phi tham số đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của bất bình đẳng đến sự phát triển có dạng hình chữ U ngược. Điều này hàm ý rằng khi bất bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp thì các nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn bằng cách chấp nhận bất bình đẳng cao hơn, tuy nhiên bất bình đẳng thu nhập quá cao (vượt qua một ngưỡng nhất định) sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. Và rõ ràng, phúc lợi xã hội cũng không chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập bình quân mà còn phụ thuộc vào mức độ bình đẳng trong xã hội. Theo Ban thư ký APEC, tính “bền vững” và “bao trùm” của phát triển được nhấn mạnh nhằm góp phần thực hiện Chiến lược APEC về tăng trưởng chất lượng giai đoạn đến năm 2020 và các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Năm 2015, hội nghị APEC tại Philippines cũng lấy chủ đề “Xây dựng các nền kinh tế bao trùm, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Những nỗ lực của APEC tập trung vào các động lực tăng trưởng bao trùm. Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ hỗ trợ các
  • 50. 36 cộng đồng bản địa hoặc vùng sâu, vùng xa tham gia vào các thị trường toàn cầu. Phát triển kinh tế nhanh gắn với thúc đẩy công bằng xã hội và giảm nghèo là một tiếp cận đa chiều, nhấn mạnh việc đảm bảo những lợi ích hay cơ hội kinh tế tạo ra từ quá trình tăng trưởng được chia sẻ một cách bình đẳng cho tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là cho những nhóm yếu thế. Những giá trị cốt lõi căn bản của mô hình phát triển kinh tế nhanh gắn với thúc đẩy công bằng xã hội được thể hiện ở các khía cạnh như sau: (i) Tăng trưởng thu nhập đầu người là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể mang lại phát triển kinh tế; (ii) Gia tăng việc làm, đặc biệt là việc làm có năng suất cao là một thành phần quan trọng trong phát triển kinh tế nhanh; (iii) Giảm nghèo vẫn tiếp tục là một nội dung không thể bỏ qua trong phát triển kinh tế nhanh. Quá trình phát triển kinh tế sẽ không thể gọi là nhanh nếu nó không góp phần giảm nghèo, đặc biệt là nghèo tuyệt đối trong nền kinh tế. Các ngưỡng nghèo khác nhau được sử dụng để đánh giá kết quả giảm nghèo như nghèo lương thực và nghèo chung bao gồm cả lương thực và các hàng hóa phi lương thực khác. Tiêu chí giảm nghèo có quan hệ khá chặt với tiêu chí gia tăng việc làm và việc làm có năng suất cao. Kinh tế phát triển mà tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là nếu việc làm có năng suất cao thì sẽ góp phần tích cực vào giảm nghèo; (iv) Thu hẹp bất bình đẳng là một nội dung được nhấn mạnh trực tiếp trong phát triển kinh tế nhanh. Điều này không được xem xét một cách chính thức mà thường chỉ được nhắc đến như một chỉ tiêu xã hội độc lập trong mô hình tăng trưởng trước đây. Tiêu chí đánh giá Thành quả của phát triển có cải thiện mức sống và cao hơn là phúc lợi con người như những lập luận trên đây sẽ được thể hiện qua một số tiêu chí sau: