SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng thân thiết. Lào chính thức thiết lập mối
quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 05/09/1962. Hai nước có mối quan hệ đặc
biệt, gắn bó và tin cậy. Quan hệ Lào – Việt Nam ngày càng được củng cố và không
ngừng phát triển toàn diện, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế. Trong những năm qua,
mặc dù nền kinh tế vẫn còn khó khăn, nhưng hai nước luôn dành cho nhau các khoản
viện trợ và ưu đãi, nhất là Việt Nam đã dành cho Lào khoản viện trợ không hoàn lại.
Hợp tác đầu tư giữa hai nước được chú trọng thúc đẩy. Thương mại Lào – Việt Nam là
mối quan hệ phát triển nhất trong mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã và đang gây ra hậu quả vô cùng nghiêm
trọng đối với mọi mặt của kinh tế thế giới. Khủng hoảng kinh tế đã bắt nguồn từ Mỹ và
đã lan rộng khắp các nước, hầu hết các quốc gia đều ít nhiều bị ảnh hưởng từ suy giảm
tốc độ tăng trưởng thương mại giảm sút. Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, tốc độ
tăng trưởng thương mại Lào – Việt Nam giảm sút do nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Lào và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nên suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tới phát
triển quan hệ thương mại giữa các nước.
Xuất phát từ những luận điểm trên, cùng với sự thích thú muốn tìm hiểu của
chính bản thân mình nên tôi chọn đề tài “PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ”
làm đề tài đề xuất nghiên cứu.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mối quan hệ Việt – Lào đã được rất nhiều tài liệu nghiên cứu trong đó chủ yếu đề
cập đến khí cạnh văn hóa và lịch sử. Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt động thương mại
quốc tế giữa hai nước thì còn hạn chế, đặc biệt là các hoạt động thương mại Việt – Lào
trong thời kỳ suy thoái kinh tế từ sau năm 2008.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
2
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 rồi cũng đã qua đúng như dự đoán. Đã có nhiều
bài nghiên cứu phân tích, thảo luận về cơ hội và thách thức sau khủng hoảng của nền
kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài tham luận này chỉ đóng góp một
số ý kiến phân tích khái quát về những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho việc đẩy
mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt Nam
không thể nào không hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá nhiều vào thị
trường thế giới cũng đã mang lại không ít thất vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam
khi kinh tế thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển, lâm vào tình trạng bất ổn. Việc
quay trở lại thị trường nội địa và hai nước Lào, Cam-pu-chia đã giúp các doanh nghiệp
xuất khẩu cầm cự qua thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, tình hình kinh tế của Lào có nhiều tiến triển tốt, đã vượt qua giai đoạn
khó khăn nhất do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế thế
giới cũng như thiên tai. Hiện nay, trong bối cảnh hai nước đang phát triển theo cơ chế
kinh tế thị trường có sự hợp tác, khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhưng hai nước vẫn
dành những sự ưu tiên ưu đãi cho nhau để cùng phát triển và vượt qua khủng hoảng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển mối quan hệ thương mại giữa Lào và
Việt Nam trong giai đoạn suy thoái kinh tế có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn”.
Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế và xác lập những nội
dung cơ bản về quan hệ thương mại hàng hoá song phương trong thương mại quốc tế
tạo khung cơ sở lý luận phát triển thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam cho phù
hợp với đặc điểm, điều kiện của hai nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế với các
nước trong khu vực và quốc tế.
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam dưới tác
động của suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2014, từ đó chỉ ra những thành tựu
và hạn chế nhằm hoàn thiện trong thời gian tới nhằm phát triển quan hệ thương mại
hàng hoá của hai quốc gia Lào và Việt Nam.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
3
- Đề xuất các giải pháp về phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt
Nam nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại hàng hoá XNK giữa Lào và Việt
Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau:
- Khái quát cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế giữa
Lào và Việt Nam
- Nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế đến thương mại Lào và Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2014
- Đề xuất một số giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan hệ
thương mại Lào và Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Lào và Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu về quan hệ thương
mại giữa Lào và Việt Nam, các tác động của suy thoái kinh tế đến mối quan hệ thương
mại Lào và Việt Nam và đưa ra các giải pháp đối với các tác động đó.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế
đối với quan hệ thương mại Lào và Việt nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sẽ
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích tổng hợp và thống kê so
sánh để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của luận văn.
Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
4
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt
Nam
Chương 2: Tác động của suy thoái kinh tế đến thương mại Lào và Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2014
Chương 3: Một số giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan
hệ thương mại Lào và Việt Nam
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
5
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA
LÀO VÀ VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thương mại quốc tế
1.1.1.1. Khái niệm
Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ
của các tổ chức và cá nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau.
Hoạt động thương mại quốc tế, có tính quốc tế của nó và được thể hiện:
- Bên mua và bên bán là những người có trụ sở thương mại đặt ở các quốc gia khác
nhau
- Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước người mua, người bán, nhưng thường
là các ngoại tệ mạnh
- Hàng hóa đối tượng của giao dịch được di chuyển ra khỏi biên giới của mỗi nước
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế
Xuất nhập khẩu đã được thừa nhận là hoạt động cơ bản nhất của hoạt động
thương mại quốc tế, là phương tiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất nhập
khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính cũng như tạo cơ sở cho việc phát triển cơ
sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động xuất nhập khẩu.
Hầu hết các nước đang phát triển đều cố gắng mở cửa nhằm tận dụng nền kinh tế
thế giới để nền phát triển kinh tế của mình. Trong đó phát triển thông qua các hoạt
động xuất nhập khẩu giữ vai trò trọng tâm, thể hiện nội dung bên trong và quyết định
hình thức tồn tại cụ thể cũng như kéo theo sự phát triển của tất cả các mối quan hệ kinh
tế đối ngoại khác, để phục vụ chính nó như: hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút đầu
tư, hợp tác về kinh tế khoa học và công nghệ, cũng như mang lại ngoại tệ vì sự phát
triển cất cánh của mỗi quốc gia.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
6
Việc phát triển xuất nhập khẩu giúp cho việc tập trung phát triển các thế mạnh
của đất nước. Coi thương mại quốc tế như một trong những nguồn tài nguyên tiềm tàng
chưa được khai thác của các nước đang phát triển (cũng như nguồn lao động, tài
nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý...) mà họ chưa sử dụng hết nhằm phát triển kinh tế của
đất nước mình. Một nước nhỏ và nghèo về kinh tế thì sẽ có nhiều khả năng thu được
lợi ích tối đa qua hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy tất cả các nước bất kể hệ thống tư
tưởng hay trình độ phát triển như thế nào đều cố gắng tham gia vào hoạt động xuất
nhập khẩu. Thông qua xuất nhập khẩu các nước đó đều cố gắng đạt được mục tiêu: thu
được lợi nhuận, thu được nhiều kiến thức mới và hiện đại, mở rộng thị trường và tranh
thủ mọi thời cơ có lợi để phát triển nền kinh tế trong nước. Do vậy tại đại hội IV của
Đảng cách mạng Lào và đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam, trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 đã xác định rõ việc mở cửa nhằm: "Khắc phục
tính tự cấp, tự túc và khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá, gắn thị trường
trong nước với ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá đáp ứng nhập khẩu".
1.1.2. Các phương thức kinh doanh quốc tế
Trong hoạt động thương mại quốc tế có nhiều phương thức kinh doanh, nhưng
hoạt động thương mại hàng hóa thường áp dụng các phương thức kinh doanh như sau:
1.1.2.1. Phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp
Phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà người nhập
khẩu và xuất khẩu trực tiếp quan hệ với nhau để tiến hành thương lượng và trao đổi
hàng hóa.
Do người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau, cho nên dễ dàng đi đến
thống nhất, ít xảy ra hiểu lầm hoặc những sai sót đáng tiếc và làm cho thương vụ tiến
hành nhanh chóng hơn, ít xảy ra rủi ro hơn. Mặt khác, thực hiện xuất nhập khẩu trực
tiếp, tạo điều kiện cho người bán và người mua trực tiếp tiếp xúc với thị trường, nắm
bắt được những sự thay đổi của môi trường để có thể đưa ra những quyết định chính
xác và kịp thời, đối ứng với những biến động của thị trường, tạo cho họ những khả
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
7
năng nắm bắt và phản ứng linh hoạt với thị trường để phát triển hoạt động xuất nhập
khẩu của mình.
Trong thương mại quốc tế, phương thức này thường được áp dụng khi trao đổi
với khối lượng hàng hóa lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch. Nhưng lại có
thể áp dụng rất hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường và mặt
hàng khi thực hiện hoạt động mua bán qua khu vực biên giới với mọi quy mô từ lớn
đến nhỏ, do ưu điểm của buôn bán qua khu vực biên giới là có điều kiện thương mại
thuận lợi giảm được chi phí giao dịch.
1.1.2.2. Phương thức buôn bán qua trung gian
Phương thức mua bán qua trung gian là phương thức kinh doanh mà người mua
và người bán không trực tiếp quan hệ với nhau mà mọi quá trình thương lượng trao đổi
hàng hóa đều thông qua người thứ ba gọi là trung gian thương mại.
Hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới đường bộ thường sử dụng hai dạng
trung gian thương mại đó là đại lý và môi giới. Sử dụng loại hình đại lý rất thích hợp
khi mua bán các loại hàng nông sản thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng và một số
loại hàng hóa khác. Sử dụng môi giới khi mua bán các thiết bị máy móc và một số
hàng hóa đặc biệt khác.
Phương thức mua bán qua trung gian được áp dụng phổ biến trong hoạt động
thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng.
1.1.2.3. Phương thức kinh doanh tái xuất
Kinh doanh tái xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài những hàng hóa đã
nhập vào trước đây không qua giai đoạn, gia công chế biến ở nước tái xuất.
Hiện nay có hai hình thức tái xuất là tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu.
- Hình thức tạm nhập tái xuất: Hàng hóa nhập khẩu được làm thủ tục hải quan để
nhập cảnh và khi xuất khẩu lại làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa.
Hình thức tạm nhập tái xuất thường hiệu quả không cao bằng hình thức chuyển
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
8
khẩu, nhưng nghiệp vụ tiến hành lại đơn giản dễ thực hiện, nó cho phép nhập về những
lô hàng lớn và tái xuất những lô hàng nhỏ và ngược lại phù hợp với điều kiện kinh
doanh của hai nước Lào - Việt Nam.
- Hình thức chuyển khẩu: Hàng hóa được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước
nhập khẩu, không làm thủ tục hải quan ở nước tái xuất. Hình thức này thường hiệu quả
kinh doanh cao hơn, nhưng nghiệp vụ tiến hành phức tạp hơn, đòi hỏi người kinh
doanh phải tính toán và phối hợp các nghiệp vụ cho tốt.
1.1.2.4. Phương thức kinh doanh đối lưu
Phương thức kinh doanh đối lưu là phương thức kinh doanh mà xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi là
tương đương nhau.
Phương thức cho phép khắc phục được hiện tượng lệch cán cân thanh toán, và nếu
có phương pháp tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu. Các hình thức mua bán đối lưu
thường sử dụng là: Hàng đổi hàng; Mua đối lưu; Hình thức bù trừ; Hình thức mua lại
sản phẩm; Giao dịch bồi hoàn.
1.1.2.5. Phương thức gia công quốc tế
Phương thức gia công quốc tế là phương thức kinh doanh mà một bên gọi là bên
nhận gia công nguyên liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc của một bên, gọi là bên
đặt gia công, để tiến hành gia công thành sản phẩm trả lại cho bên đặt gia công.
Bao gồm hai hình thức gia công quốc tế cơ bản:
- Hình thức nhận nguyên liệu trả lại sản phẩm: Người đặt gia công giao nguyên liệu
cho bên nhận gia công nhưng quyền sở hữu nguyên vật liệu vẫn thuộc bên đặt gia
công.
- Hình thức nhận nguyên liệu bán lại sản phẩm: Người đặt gia công bán nguyên liệu
cho bên nhận gia công và mua lại sản phẩm do bên nhận gia công sản xuất ra.
Hoạt động gia công quốc tế có thể là làm gia công cho người nước ngoài hoặc đặt
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
9
người nước ngoài gia công.
1.2. Khái quát về quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam
Quan hệ chính trị - xã hội đặc biệt giữa Lào - Việt Nam trong suất chiều dài lịch
sử. Đây là yếu tố, là tiền đề đặc biệt quan trọng tạo cơ sở cho sự phát triển hợp tác, liên
kết và giao lưu kinh tế - thương mại giữa hai nước. Đảng NDCM Lào và Chính phủ
CHDCND Lào cũng như Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định sự cần thiết
“bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân hai nước, sự hợp tác lâu dài
và giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt, trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ
quyền và lợi ích chính đáng của nhau”. Nếu như trước thập niên 80, quan hệ hợp tác
Lào - Việt Nam chủ yếu là sự giúp đỡ không hoàn lại của Việt Nam nhằm khôi phục
nền kinh tế, đảm bảo giao thông vận tải, quá cảnh, xây dựng các tuyến đường quan
trọng cho Lào thì từ sau Hiệp định thương mại 1981 (cho giai đoạn 1981-1985), quan
hệ hợp tác Lào - Việt Nam đã đạt được bước phát triển mới, cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu, theo phương hướng xây dựng quan hệ hợp tác trên cơ sở lợi ích song phương.
Lào - Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN. Vì vậy, quan hệ giữa hai
nước không chỉ dừng ở quan hệ hỗ trợ truyền thống mà còn chịu ảnh hưởng của các
yếu tố khu vực, được xác định theo tập quán quốc tế trên cơ sở lợi ích song phương. Lộ
trình thực hiện AFTA với thời hạn đối với Lào được kéo dài tới 2008 và với Việt Nam
tới 2006 tạo điều kiện cho hai nước duy trì khả năng cạnh tranh với các nước trong khu
vực. Quan hệ hợp tác giữa hai nước trên cơ sở phối hợp và phát huy thế mạnh của mỗi
bên tạo nên một thị trường rộng lớn hơn, có sức cạnh tranh hơn trong hợp tác khu vực.
Đồng thời khả năng hợp tác phát triển, thu hút đầu tư của Lào từ các nước trong khu
vực tăng lên sẽ làm cho cơ hội hợp tác của Lào với Việt Nam cũng tăng lên và có hiệu
quả cao hơn.
Điều kiện và trình độ phát triển của hai nước, tuy có những lợi thế khác nhau
nhưng về cơ bản không có sự chênh lệch lớn, nhiều mặt tương đồng nên tạo thuận lợi
để tạo lập và thực hiện các nguyên tắc tương hỗ, ngang bằng dân tộc trong quan hệ
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
10
thương mại quốc tế giữa hai nước. Mặc dù, quy mô GDP của Việt Nam gấp khỏang 10
lần của Lào nhưng GDP bình quân đầu người của hai nước ở mức chênh lệch nhau
không lớn (năm 1996, GDP bình quân đầu người của Lào là 397,8 USD, Việt Nam là
337,3 USD; năm 2000, các chỉ tiêu tương ứng đạt: 327,5USD và 405,6 USD). Cũng
như Lào, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường.
Nền kinh tế của hai nước về cơ bản vẫn đang chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sức
cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp và nền kinh tế cả hai nước
đều xếp vào loại thấp. đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy hai nước tăng cường trao đổi
thương mại với nhau để giảm thiểu thiệt thòi trong buôn bán quốc tế với các nước có
trình độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế cao hơn trong khu vực.
Hệ thống giao thông hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng Mê Kông đang được
thiết lập và chú trọng đầu tư phát triển của các quốc gia trong tiểu vùng đã tạo điều
kiện thuận lợi và mở ra triển vọng lớn phát triển giao lưu hàng hóa, phát triển thương
mại giữa Lào với Việt Nam cũng như của hai nước với Cămpuchia, Thái Lan và các
nước trong khu vực. Việt Nam có vị trí thuận lợi để Lào giao lưu quốc tế bằng đường
biển trong các cảng nước sâu ở miền Trung, góp phần hạn chế những trở ngại trong
buôn bán quốc tế do sự biệt lập với đường biển của Lào. Ngược lại, qua Lào Việt Nam
có thể tăng cường tiếp cận với các nước trong khu vực qua các đường biến giới trên bộ.
Từ năm 1990 đến nay, việc thực hiện các dự án xây dựng cầu đường trong tiểu vùng
sông Mê Kông đã làm cho hành lang Đông - Tây phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi
cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa giữa các nước trong tiểu vùng. Những dự án
phát triển kết cấu hạ tầng của các nước trong khu vực trong khuôn khổ phát triển hợp
tác tiểu khu vực sông Mê Kông sẽ cải thiện đáng kể tình trạng hạ tầng hiện vẫn đang
còn rất nghèo nàn, lạc hậu của các địa phương dọc tuyến hành lang Đông - Tây, tạo lập
cơ sở vật chất phát triển hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của các nước trong tiểu
khu vực.
Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước luôn là vấn đề được Chính phủ hai nước
quan tâm phát triển với các chính sách ưu đãi song phương đã và sẽ được xem xét
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
11
trong những năm tới. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng cho giao lưu buôn bán,
trao đổi hàng hóa.
1.3. Những nhân tố tác động đến sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế giữa
Lào và Việt Nam
1.3.1. Các chính sách phát triển thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam
Nhà nước muốn quản lý nền kinh tế nói chung và các hoạt động kinh tế nói riêng
như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa
Lào và Việt Nam theo đường lối và định hướng chung phải thông qua các chính sách,
các biện pháp và các công cụ quản lý. Trong một chừng mực nhất định khi các cơ quan
chức năng của nhà nước xây dựng một hệ thống các chính sách kinh tế hoàn chỉnh phù
hợp với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và điều kiện thực tế của nền
kinh tế hai nước của điều kiện thực tế về hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Lào với Việt Nam nói riêng, đồng thời áp dụng
hữu hiệu các biện pháp các công cụ quản lý kinh tế và mô hình sẽ tác động thúc đẩy
thương mại hàng hóa giữa hai nước và các khu vực cửa khẩu biên giới.
Hệ thống các chính sách để phát triển hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào -
Việt Nam bao gồm:
+ Các chính sách phát triển kinh tế nói chung
+ Các chính sách phát triển hoạt động xuất nhập khẩu
+ Các chính sách phát triển thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam
1.3.2. Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt
Nam
Hệ thống tổ chức quản lý các hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt
Nam bao gồm:
+ Hoạt động tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động thương mại của các cơ quan
quản lý Nhà nước mà chủ yếu là Bộ Thương mại. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
12
sở thương mại các tỉnh, thành phố, hải quan, kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch y tế,
ngân hàng, tài chính, công an và các lực lượng khác…
+ Hoạt động xúc tiến thương mại.
+ Hoạt động đàm phán thương lượng với Việt Nam nhằm phát triển hoạt động thương
mại giữa hai nước.
+ Hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại giữa hai nước.
1.3.3. Điều kiện thuận lợi của cửa khẩu biên giới
Ở các cửa khẩu biên giới có các điều kiện kinh doanh thuận lợi, có tác dụng
thúc đẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Ngược lại, nếu ở các cửa khẩu biên
giới không có các điều kiện kinh doanh thuận lợi, có thể sẽ hạn chế hoặc ngăn cản sự
phát triển của các hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới.
Các điều kiện thuận lợi ở các cửa khẩu biên giới, một phần do sự thuận lợi về
mặt tự nhiên, địa lý tạo nên, nhưng hầu hết các nhân tố này là do các quốc gia có chung
đường biên giới tạo nên. Nhưng nhân tố tạo nên những điều kiện kinh doanh thuận lợi
tại các cửa khẩu biên giới bao gồm:
- Các nhân tố tự nhiên địa lý
Những cửa khẩu có nhân tố tự nhiên, địa lý thuận lợi là các cửa khẩu có các địa
hình thích hợp cho các dân cư sinh sống, thuận tiện để mở các tuyến giao thông, thuận
tiện cho việc mở các khu kinh tế, khu thương mại, thuận tiện trong việc kinh doanh
buôn bán, dân cư hai bên đông đúc, kinh tế phát triển. Mặt khác, cửa khẩu lại gần với
các trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của mỗi nước, hoặc có điều kiện thuận lợi để mở
các tuyến giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không với các
trung tâm kinh tế của mỗi nước và của các nước thứ ba.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thương mại
Các cửa khẩu có các cơ sở hạ tầng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy giao lưu buôn bán
giữa hai bên phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu bao gồm hệ thống các
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
13
khu công nghiệp, khu kinh tế, khu thương mại, hệ thống chợ biên giới, hệ thống giao
thông ở khu vực cửa khẩu và từ cửa khẩu tới các trung tâm khác, hệ thống vận tải, hệ
thống kho bãi, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng, hệ thống kiểm
nghiệm, kiểm dịch, hệ thống hải quan, hệ thống văn phòng và các hệ thống dịch vụ
khác…
- Thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính tại các cửa khẩu có thể gây khó khăn và có phần kìm hãm sự
phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là đối với
các nước đang phát triển. Các thủ tục hành chính tại các cửa khẩu biên giới bao gồm:
thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập cảnh, vấn đề xin giấy phép xuất nhập khẩu, giấy
phép hoạt động trong chợ biên giới trong khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu, vấn đề
kiểm dịch, kiểm nghiệm và các thủ tục xuất nhập khẩu khác…
1.3.4. Đặc điểm của kinh tế mỗi nước
Lào và Việt Nam là hai nước có quan hệ với nhau về mọi mặt, nền kinh tế có
nhiều nét tương đồng nhau, có xu hướng chung về phát triển nền kinh tế và đẩy mạnh
quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước trong quan hệ đối
ngoại, phát triển kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong nước và
nước ngoài mở rộng đa dạng hoá kinh tế đối ngoại kể cả hình thức hợp doanh với tư
bản nước ngoài, nhờ đó bước đầu hình thành một nền kinh tế sống động phát triển theo
hướng mở rộng ra bên ngoài hoà nhập vào trào lưu phát triển kinh tế trong khu vực
biên giới giữa hai nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế hai nước ngày càng phát triển,
tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế hai nước, thực hiện lộ
trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với những cam kết của hai nước trong quan hệ
song phương và đa phương.
CHƯƠNG 2
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
14
TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN THƯƠNG MẠI LÀO VÀ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2014
2.1. Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế Lào và Việt Nam dưới tác động của
suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2014
2.1.1. Hợp tác thương mại
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2008 - 2012, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Lào tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn
định ở mức bình quân gần 20%/năm.
Bảng 2.1. Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam-Lào giai
đoạn 2008-2012
Đơn vị: USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
15
Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, trong quan hệ trao đổi buôn
bán hàng hóa với quốc gia láng giềng này, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu
với mức thâm hụt khá cao. Đáng lưu ý là trong năm 2011, với mức tăng đột biến về trị
giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 57,7% so với năm 2010), mức nhập siêu tăng lên
đến 185,9 triệu USD, cao gấp 2 lần so với 1 năm trước đó. Tuy nhiên, bước sang năm
2012, nhờ sự tăng cường đáng kể xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang
thị trường này đi kèm với mức nhập khẩu hàng hóa giảm nhẹ 3,3% nên thâm hụt
thương mại của Việt Nam trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với Lào giảm
87,5% xuống chỉ còn mức 23,3 triệu USD.
Mặc dù là một quốc gia láng giềng thân cận nhưng hoạt động giao thương hàng
hóa giữa Việt Nam và Lào vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của hai nước. Tổng kim
ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu với Lào trong nhiều năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng
rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ khoảng 0,3%). Về
phía Lào, theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong năm
2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này là 4,6 tỷ USD. Như vậy, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam chỉ chiếm khoảng 16% tổng trị giá giao
dịch thương mại hàng hóa của nước này.
Về xuất khẩu, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Lào liên tục giữ ở mức cao trong những năm qua nhưng quy mô sản
xuất sang thị trường tiềm năng này vẫn còn rất nhỏ bé. Trong năm 2012, Lào là thị
trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim
ngạch xuất khẩu là 421,4 triệu USD, tăng 53,7% so với năm 2011. Xét trong nội khối
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Lào chỉ cao hơn xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Brunây.
Mặt hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Lào trong năm
2012 là sắt thép các loại, đạt 67,2 triệu USD, chiếm 24% tổng trị giá hàng hóa nhập
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
16
khẩu của Lào từ Việt Nam. Ngoài ra, các mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao bao gồm:
Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng ngô…
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng kể từ
đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia gần 7 triệu dân
này là 329 triệu USD, tăng 12,3% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm ngoái.
Về nhập khẩu, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong việc cung cấp hàng hóa cho
Việt Nam năm 2012 với tổng trị giá nhập khẩu là 444,6 triệu USD. Xét trong nội khối
ASEAN thì Lào xếp thứ 8 và chiếm 2,14% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia
thành viên ASEAN vào Việt Nam.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu
năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Lào vào Việt Nam đạt 394,6 triệu
USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ, sản phẩm gỗ và quặng kim loại và
khoáng sản là hai nhóm hàng chính các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Lào
trong những năm qua, tính chung chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị
trường này. Trong 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hai nhóm hàng này từ
Lào lần lượt là 246,7 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng thời gian năm 2012 và 18,5
triệu USD, tăng 26%.
Tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa Việt Nam – Lào trong giai đoạn 2011-
2013 được ghi nhận ở mức cao và ổn định (30,8%) theo số liệu thống kê được công bố
bởi Tổng cục Hải quan. Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với mức thâm hụt
khá cao trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với quốc gia láng giềng này. Số liệu
thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, trong năm 2013, với mức tăng đột biến về
trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 50,4% so với năm 2012), mức nhập siêu tăng
lên đến 245 triệu USD, cao gấp 1,5 lần so với mức 23,3 triệu USD của 1 năm trước đó.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan trong 9 tháng tính từ
đầu năm 2014, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đạt 964 triệu
USD, tăng mạnh 31,4% so với cùng thời gian năm 2013. Trong đó, trị giá xuất khẩu
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
17
của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Lào đạt 330 triệu USD, giảm 2,5% và
nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Lào của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 634 triệu
USD, tăng mạnh 60,8% so với cùng kỳ của một năm trước đó. Mặt hàng chính mà các
doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào trong 9 tháng tính từ đầu năm
2014 bao gồm: sắt thép các loại, xăng dầu các loại, linh kiện và phụ tùng xe máy
…Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Lào chủ
yếu là gỗ và sản phẩm gỗ…
Biểu đồ 2.1. Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam-
Lào trong giai đoạn 2011-2013 và 9 tháng tính từ đầu năm 2014
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về xuất khẩu: Theo số liệu thống kê đã công bố của Tổng cục Hải quan Việt
Nam, quy mô sản xuất của Việt Nam sang thị trường tiềm năng này vẫn còn rất nhỏ bé.
Trong năm 2013, Lào là thị trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu
của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 423 triệu USD, tăng 0,4% so với năm
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
18
2012. Xét trong nội khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Lào chỉ cao hơn xuất khẩu sang thị trường
Myanmar và Brunây. Trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, các thứ hạng này lần lượt là
37/200 và 7/9.
Mặt hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào
trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014 bao gồm: sắt thép các loại (đạt 63 triệu USD, tăng
4,7% so với cùng kỳ năm trước); xăng dầu các loại (đạt 55 nghìn tấn, giảm 23,6% và
trị giá đạt gần 56 triệu USD, giảm 24%); linh kiện và phụ tùng xe máy (đạt 30 triệu
USD, tăng 26,8%)…
Về nhập khẩu, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong các thị trường cung cấp hàng
hóa cho Việt Nam năm 2013 với tổng trị giá nhập khẩu là 668 triệu USD. Xét trong nội
khối ASEAN thì Lào xếp thứ 6 (tăng 2 bậc so với năm 2012) và chiếm 3,13% trị giá
nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, gỗ và sản phẩm gỗ
là nhóm hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ Lào trong
những năm qua, tính chung chiếm trên 60% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường
này. Trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng lớn nhất này
có xuất xứ từ Lào đạt 490 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.
2.1.2. Đầu tư của Việt Nam sang Lào
Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam, tuy
nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang mở rộng đầu tư sang Lào. FDI của ta sang
Lào tăng mạnh cả về số lượng dự án cũng như tổng giá trị đầu tư.
Tính đến hết năm 2011, FDI của Việt nam vào Lào đạt trên 3.4 tỉ USD. Riêng
năm 2011 là 480 triệu USD. Các khu vực Trung và Nam của Lào thu hút tới 163 dự án
của Việt Nam, chiếm 78% tổng số dự án của ta đầu tư sang Lào.
Một số các dự án đầu tư lớn của Việt Nam sang Lào như:
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
19
- Nhà máy chế biến mủ caosu của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Nhà máy
có công suất 24.000 tấn mủ mỗi năm; vùng nguyên liệu trên 10.000ha caosu, trong đó
1.642ha đã cho khai thác, tạo việc làm thường xuyên cho 3.000 lao động tại tỉnh
Champasak, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
- Đài chuyển tiếp phát thanh-phát hình khu vực Paksong. Đây là công trình do Đài
Truyền hình Việt Nam là chủ dự án bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam,
góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đến với các vùng sâu
vùng xa, nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh Nam Lào.
Tính từ sau tọa đàm xúc tiến đầu tư vào khu vực Trung Nam Lào lần thứ nhất tại
Chawmpasak năm 2012, đã có 36 dự án mới với tổng số vốn đầu tư là 1.53 tỷ USD
được Chính phủ Lào cấp phép, gấp 1.5 lần so với năm 2012. Nhiều dự án quy mô lớn
đang được các DN Việt Nam tích cực triển khai như: lĩnh vực khai khoáng (Dự án
muối mỏ Kali tại Khăm muộn với tổng đầu tư gần 500 triệu USD); lĩnh vực năng
lượng, thuỷ điện (điện (Có 4 dự án, tổng số vốn đầu tư là hơn 1,17 tỷ USD, chiếm
24,7% như: Dự án thủy điện Xekaman 1, Thuỷ điện Luangprabang,…); Đầu tư cơ sở
hạ tầng (Dự án kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ Cảng Hòn La sang tỉnh
Khămmuộn, sân bay Attopư, các dự án xây dựng đường giao thông khác), điển hình đi
đầu tạo động lực cho doanh nghiệp là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai… đã tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển giao thương và du lịch mang tính đột phá.
Đến thời điểm năm 2014, Chính phủ Lào đã cấp phép đầu tư cho 413 dự án của
các DN Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam đứng
thứ 2 trong các quốc gia đầu tư vào Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng,
dịch vụ, hạ tầng, nông – lâm nghiệp và khai khoáng… Tổng số FDI giải ngân lũy kế
của các dự án Việt Nam đến nay đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tương ứng 30% tổng vốn đầu
tư đăng ký của Việt Nam tại Lào, trong đó nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu
quả tốt, đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Lào, tăng thu ngân sách và tạo việc
làm ổn định cho trên 30 nghìn lao động của Lào.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
20
Đầu tư của các DN Việt Nam vào Lào tập trung lớn tại khu vực Trung Nam Lào.
Tính đến hết tháng 9/2014, số dự án đầu tư của Việt Nam vào khu vực Trung Nam
Lào là 199 dự án, chiếm khoảng 49% tổng số dự án đầu tư vào Lào; tổng vốn đầu tư
đạt hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 95,4% tổng số FDI đăng kí của Việt Nam tại Lào.
Riêng tình hình hợp tác kinh tế giữa các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung
Bộ của Việt Nam với các tỉnh Trung Nam Lào cũng đạt nhiều kết quả đáng kể. Các dự
án đều tập trung vào khai thác các thế mạnh của khu vực Trung Nam Lào như: trồng
cây công nghiệp (Cao su, cọ), thủy điện, khai khoáng… Các dự án đều thực hiện đúng
tiến độ, được Chính phủ Lào, địa phương Lào đánh giá là có hiệu quả, góp phần thay
đổi hẳn diện mạo kinh tế của địa phương, cải thiện cơ bản cuộc sống của người dân
Lào khu vực đầu tư dự án. Bên cạnh hợp tác đầu tư của DN, chính quyền các tỉnh Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam cũng đã triển khai nhiều chương trình, dự án hợp
tác quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh Trung Nam Lào như:
chương trình cử chuyên gia hỗ trợ cho các tỉnh Lào trong lĩnh vực nông nghiệp, triển
khai các mô hình sản xuất nông nghiệp chung của tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sekong, hỗ
trợ nâng cấp các cửa khẩu Phù Cưa, Đak Blô, Tây Giang – Kà Lừm và các công trình
khác như thao trường, bệnh xá, trường mẫu giáo giữa các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum
với tỉnh Sekong, Attapue,…
FDI Lào vào VN:
Tính đến năm 2011, Lào có 9 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 67 triệu USD.
Xếp thứ 47 trong hơn 90 quốc gia và vùng Lãnh thổ có đầu tư vào VN, và xếp thứ 7
trong số các nước ASEAN.
Trong đó năm 2011, Lào có 1 Dự án mới đầu tư tại Việt Nam với số vốn 0.75
triệu USD.
2.2. Nhận xét về tình hình quan hệ hợp tác thương mại Việt – Lào dưới tác động
của suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2014
2.2.1. Những thành tựu đạt được
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
21
Theo thống kê của Hải quan, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước
trong năm 2013 tăng 28,97% so với năm 2012 - đạt 873 triệu USD, riêng 8 tháng năm
2014 đã tăng 41,68% so với cùng kỳ năm 2013. Trong hai năm qua, thương mại biên
giới giữa hai nước có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường được mở rộng, thu hút
nhiều doanh nghiệp tham gia, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng,
kim ngạch trao đổi hàng hóa tăng với tốc độ cao; các cơ chế, chính sách cũng như thủ
tục hành chính được hai Bên quan tâm cải thiện tạo môi trường thông thoáng thuận lợi
cho trao đổi hàng hóa qua biên giới giữa hai nước, công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại và các hành vi kinh doanh trái pháp luật được chính quyền địa phương
phối hợp ngăn chặn hiệu quả.
2.2.2. Thách thức
Kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước tăng mạnh qua các năm nhưng chưa
đồng đều trên cả tuyến biên giới, một số tỉnh có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng cửa
khẩu, thương mại, giao thông không được đầu tư tương xứng nên thương mại biên giới
nói riêng, kinh tế cửa khẩu nói chung không phát triển được. Các phương thức kinh
doanh không đa dạng, chủ yếu là xuất nhập khẩu trực tiếp qua biên giới, các loại hình
dịch vụ phục vụ thương mại biên giới chưa phát triển. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố có liên quan của hai Bên cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết kinh tế và kết nối khu vực
tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới phục vụ tăng trưởng
kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và hai nước nói chung.
Việt Nam xuất khẩu sang nước bạn Lào chủ yếu là: Thuỷ sản, giầy da, may mặc
và một số vật tư, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép các loại, than đá, xăng dầu các loại,
phân bón, nguyên liệu, thiết bị, dây điện, cáp điện, máy móc. Với cơ cấu mặt hàng
nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam tập trung chủ yếu vào những nhóm mặt hàng
chính là: gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường, quặng, nguyên phụ liệu thuốc lá. Tính
đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía Việt Nam có 142 chợ biên giới gồm: 124 chợ
biên giới, 12 chợ cửa khẩu và 06 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Chính sách thuế và
các quy định về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh giữa Việt Nam và Lào
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
22
còn nhiều thay đổi chưa thống nhất nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của cộng đồng DN và khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc thực
thi quản lý và điều hành về thương mại biên giới.
Các thủ tục xuất cảnh và thủ tục kiểm hóa, kiểm dịch còn chưa thuận lợi thì việc
chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn còn diễn ra hàng ngày, một phần do địa
hình biên giới phức tạp, phân bố dân cư, khó khăn về kinh tế của vùng biên giới và một
phần do sự chồng chéo, vướng mắc trong các văn bản quy định của pháp luật và sự
khác biệt trong chính sách quản lý của mỗi nước.
Hoạt động thương mại Việt Nam - Lào đã tạo ra những điều kiện để các địa
phương biên giới khai thác, phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mình, liên kết
được với các tỉnh, thành trong cả nước, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên
năng động, có thế và lực cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh những kết quả đạt được,
hoạt động thương mại biên giới chưa khai thác hết được lợi thế của thương mại biên
giới, hành lang pháp lý về buôn bán qua biên giới của hai nước đang trong quá trình
hoàn thiện nên hiệu quả pháp lý thấp, còn nhiều bất cập.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
23
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI
KINH TẾ ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI LÀO VÀ VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển quan hệ thương mại quốc tế Lào – Việt trong thời gian
tới
3.1.1. Cơ hội và thách thức
3.1.1.1. Cơ hội
 Mối quan hệ Việt – Lào được hình thành từ lâu đời và luôn được sự quan tâm của
Chính phủ hai nước
Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào được xác lập từ năm 1961, khi Chính phủ
hai nước ký Hiệp định thương mại, nhưng tới năm 1990 việc trao đổi hàng hóa theo
Nghị định thư mới được giao cho một số doanh nghiệp hai nước thực hiện.
Trong mười năm gần đây, hai nước đã ký nhiều Hiệp định, Nghị định thư và
Thỏa thuận... liên quan kinh tế, thương mại, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ thương
mại giữa hai nước. Từ năm 1999, hai bên đã thỏa thuận cùng giảm 50% thuế nhập khẩu
đối với hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước. Hai nước thành lập Khu kinh tế - thương
mại Lao Bảo (phía Việt Nam) và khu thương mại Ðen-xa-vẳn (phía Lào) nhằm khai
thác tiềm năng hành lang Kinh tế Ðông Tây (EWEC) trên trục đường xuyên Á. Mới
đây, hai bên đã khánh thành và đưa vào hoạt động một trạm chung để Hải quan cửa
khẩu hai nước cùng tiến hành kiểm tra tại một địa điểm. Hai bên đã có Quy chế về chợ
biên giới, cho phép cư dân hai bên vùng biên qua lại mua bán hàng hóa không phải
nộp thuế với trị giá 500.000 đồng/người/ngày. Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Nam
được thành lập từ năm 1999, tạo thuận lợi cho DN giao dịch thanh toán theo thông lệ
thương mại quốc tế ngày càng rộng mở. Từ tháng 3-1998, Bộ trưởng Thương mại hai
nước đã ký Hiệp định Thương mại mới thay thế Hiệp định ký năm 1991. Ngày càng có
thêm DN Việt Nam khai trương cửa hàng tại Viêng Chăn. DN bạn cũng có cửa hàng
tại tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An. Liên tục nhiều năm Bộ Thương mại hai nước phối hợp tổ
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
24
chức các hội chợ Thương mại Việt Nam - Lào cũng như hỗ trợ nhiều DN tham gia các
cuộc hội chợ quốc tế tổ chức ở mỗi nước.
 Hệ thống các cửa khẩu quốc tế Việt – Lào đã được mở rộng và quan hệ thương
mại có nền tảng vững chắc
Do thành tựu của công cuộc đổi mới, hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam -
Lào được nâng cấp, trong đó có sáu cặp cửa khẩu quốc tế (Na Mèo - Thanh Hóa, Nậm
Cắn - Nghệ An, Cầu Treo - Hà Tĩnh, Cha Lo - Quảng Bình, Lao Bảo - Quảng Trị, Bờ
Y-Kon Tum) và bốn cặp cửa khẩu quốc gia cùng hàng chục cửa khẩu địa phương. Hệ
thống cửa khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại tiến triển.
Lào đứng thứ bảy trong số bạn hàng ASEAN của Việt Nam.Việt Nam hiện là
nhà đầu tư hàng đầu trên đất Lào anh em. Hàng xuất sang Lào gồm sản phẩm dệt may,
rau quả, đồ nhựa, chất dẻo, đồ gốm, gạo, hải sản, giày dép, lạc nhân, mì ăn liền, thủ
công mỹ nghệ, xi-măng, sắt, thép... Nước ta nhập gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường,
nguyên phụ liệu dệt may và da giày, thạch cao, cà-phê, lâm sản... Hàng Việt Nam được
người tiêu dùng Lào cho là giá cả và chất lượng hợp lý và đặc biệt là Việt kiều ấm
lòng, được thấy nhiều hàng hóa từ quê hương. Hàng của bạn cũng được người tiêu
dùng Việt Nam hoan nghênh... Phương thức hoạt động không chỉ có xuất, nhập khẩu
trực tiếp, mà còn có tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu...
Trong số các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào có nhiều dự án liên quan trực
tiếp tới thương mại mang lại hiệu quả như: Liên doanh dược phẩm của CODUPHA,
Liên doanh sản xuất mì ăn liền của TOCONTAP, Liên doanh sản xuất sắt thép của
VILEXIM, Liên doanh chế biến gỗ của SAVMEX, Liên doanh sản xuất nhựa của
SAPLAST-VIENTIANE... Bạn cũng có một số dự án đầu tư vào nước ta. Các địa
phương có chung biên giới, không những trao đổi mua bán mà còn tăng cường quan hệ
đoàn kết, hợp tác truyền thống gắn bó, góp phần bảo đảm an ninh xã hội vùng biên,
xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển. Hợp tác giữa các địa phương
và các thành phố lớn như Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Tĩnh với TP Viêng Chăn,
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
25
Chăm-pa-xắc, Khăm-muộn... được mở rộng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương
mại, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương.
3.1.1.2. Thách thức
Nhìn chung, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá trình
sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó
tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương
chưa linh hoạt, đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Nhìn chung, trao
đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Lào
rất thuận lợi nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành
chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các
quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước.
3.1.2. Phương hướng phát triển
Với mục tiêu tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ giữa Việt Nam - Lào,
trong thời gian tới cả hai nước tập trung triển khai các nội dung về rà soát, đánh giá các
hoạt động hợp tác và thảo luận các biện pháp tăng cường thúc đẩy hợp tác sâu rộng
giữa hai bên đồng thời ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực cải cách hiện
đại hoá hải quan. Đẩy nhanh ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam –
Lào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưu thông giữa hai nước, phấn đấu đưa
mục tiêu kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 2 tỷ USD trong năm 2015.
Chính phủ 2 nước cũng sẽ nghiên cứu, bàn bạc để tiến tới ký kết một số Hiệp
định khung về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; thống nhất về các thủ tục cấp
phép, thống kê, quản lý các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào. Ngoài ra, hai bên sẽ
phối hợp rà soát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, nhằm phân loại, đánh giá và
có giải pháp hỗ trợ, xử lý dứt điểm đối với dự án khó khăn; ưu tiên giao các dự án dọc
biên giới Việt Nam- Lào cho các DNVN và DN Lào thực hiện…
Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp tăng cường hợp tác hải quan từ
trung ương đến địa phương nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch, việc
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
26
đi lại và đầu tư giữa hai nước đảm bảo an ninh, an toàn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận
lợi khi làm thủ tục hải quan cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại
Lào và doanh nghiệp Lào tại Việt Nam.
3.2. Giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan hệ thương mại
Lào và Việt Nam
Thứ nhất, tiếp tục tạo hành lang pháp lý thông thoáng thông qua các chính sách
thuế, thủ tục đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp của ba nước; nhanh chóng hoàn
thiện Hiệp định về xúc tiến và tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác
phát triển. Từng bước nâng cấp các cặp cửa khẩu, phối hợp triển khai mô hình kiểm tra
một cửa một lần dừng vào năm 2015. Ký kết các Thỏa thuận về thực hiện Hiệp định
tạo thuận lợi cho người và hàng hoá qua biên giới trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng
Mekong mở rộng.
Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng
thương mại, xúc tiến trao đổi hợp tác thương mại, thực hiện giao ban thường xuyên
theo từng cấp giữa 2 Nhà nước. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ hỗ
trợ thương mại: bến bãi vận chuyển, kho tập kết, trung tâm thương mại, chợ biên giới...
Thông qua các kênh phù hợp đề nghị Chính phủ quan tâm thúc đẩy hợp tác đầu tư phát
triển thương mại biên giới, các địa phương khu vực biên giới cần tăng cường hợp tác,
doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, các vùng sản xuất nội địa cần có giải
pháp phù hợp để đưa sản phẩm hàng hóa ra biên giới. Doanh nghiệp Việt Nam cần tích
cực tiếp cận thị trường, bằng cách lập các kênh phân phối hàng của doanh nghiệp trên
đất Lào. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải tổ chức nghiên cứu thị trường, để đưa
được những mặt hàng thật sự có chất lượng đến với người tiêu dùng nước bạn. Các
doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chú trọng việc
đấu thầu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, khai khoáng, nông- lâm
nghiệp... của Lào. Hiện nay, nhiều trung tâm dịch vụ quá cảnh hàng hóa, nhiều tuyến
đường giao thông trong nước và kết nối với các nước có chung biên giới đang được
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
27
xây dựng. Đây là cơ hội tốt cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các nước có chung
biên giới với Lào.
Thứ ba, Hai nước cần quan tâm đến các vấn đề phát triển bền vững như bảo vệ môi
trường, giáo dục đào tạo, phát triển con người và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân
trong khu vực; xây dựng giải pháp lâu dài cho quản lý và sử dụng bền vững các nguồn
tài nguyên thiên nhiên; đồng thời, ba nước tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, phối
hợp chặt chẽ giải quyết các vấn đề về an ninh tại khu vực biên giới. Kiên quyết ngăn
chặn các hoạt động phi pháp, sai trái.
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
28
KẾT LUẬN
Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 kéo theo những hệ lụy khiến hầu hết
các nước đang phát triển trong đó có Lào và Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả
nặng nền. Với nỗ lực của mỗi nước, nền kinh tế đã dần phục hồi và có những bước
phát triển nhất định. Trong những năm qua, bằng các chính sách thương mại và các
hiệp định thương mại được hoạch định và triển khai hữu hiệu quan hệ thương mại hàng
hoá Lào - Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn thúc đẩy
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá mỗi nước. Với những điều kiện của quá trình
hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế -
xã hội về việc tăng cường phát triển quan hệ thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam có ý
nghĩa then chốt phát triển vị thế của mỗi nước trong khu vực và trên thị trường quốc tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài và cách soạn thảo các nội dung đáp ứng các mục
đích nghiên cứu, luận văn đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn xác
đáng cho việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2014, xác định các công cụ, biện pháp quản lý nhằm phát triển quan hệ
thương mại hàng hoá quốc tế nói chung, quan hệ thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam
trong thời gian tới.

More Related Content

Similar to PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ

Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).DocNguyễn Công Huy
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3duyenbc
 
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...nataliej4
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)Nguyễn Công Huy
 
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Dam phuc
 

Similar to PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ (20)

Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (8).Doc
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải...
 
Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.doc
Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.docThực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.doc
Thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.doc
 
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
Mk chuyen in 25 7-20 trang 3
 
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docxThực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
Thực Tiễn Áp Dụng Chính Sách Ngoại Thương Của Việt Nam.docx
 
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại hàng hóа giữа việt nаm và e...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (65).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Nh013 998
Nh013 998Nh013 998
Nh013 998
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (54)
 
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
Chuyên Đề Quản Trị Chiến Lược Phân Tích Quản Trị Chiến Lược Kinh Doanh Của Ng...
 
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
Đề tài luận văn 2024 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc và một số vấn đ...
 
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
Lịch sử học thuyết kinh tế nhóm 9
 
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAYPhát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam, HAY
 
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ

  • 1. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 1 LỜI MỞ ĐẦU Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng thân thiết. Lào chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ ngày 05/09/1962. Hai nước có mối quan hệ đặc biệt, gắn bó và tin cậy. Quan hệ Lào – Việt Nam ngày càng được củng cố và không ngừng phát triển toàn diện, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế. Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế vẫn còn khó khăn, nhưng hai nước luôn dành cho nhau các khoản viện trợ và ưu đãi, nhất là Việt Nam đã dành cho Lào khoản viện trợ không hoàn lại. Hợp tác đầu tư giữa hai nước được chú trọng thúc đẩy. Thương mại Lào – Việt Nam là mối quan hệ phát triển nhất trong mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã và đang gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với mọi mặt của kinh tế thế giới. Khủng hoảng kinh tế đã bắt nguồn từ Mỹ và đã lan rộng khắp các nước, hầu hết các quốc gia đều ít nhiều bị ảnh hưởng từ suy giảm tốc độ tăng trưởng thương mại giảm sút. Theo các chuyên gia kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng thương mại Lào – Việt Nam giảm sút do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Lào và Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nên suy thoái kinh tế thế giới đã tác động tới phát triển quan hệ thương mại giữa các nước. Xuất phát từ những luận điểm trên, cùng với sự thích thú muốn tìm hiểu của chính bản thân mình nên tôi chọn đề tài “PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ” làm đề tài đề xuất nghiên cứu. Tổng quan tình hình nghiên cứu Mối quan hệ Việt – Lào đã được rất nhiều tài liệu nghiên cứu trong đó chủ yếu đề cập đến khí cạnh văn hóa và lịch sử. Tuy nhiên, nghiên cứu về hoạt động thương mại quốc tế giữa hai nước thì còn hạn chế, đặc biệt là các hoạt động thương mại Việt – Lào trong thời kỳ suy thoái kinh tế từ sau năm 2008.
  • 2. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 2 Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 rồi cũng đã qua đúng như dự đoán. Đã có nhiều bài nghiên cứu phân tích, thảo luận về cơ hội và thách thức sau khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài tham luận này chỉ đóng góp một số ý kiến phân tích khái quát về những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập thế giới, nền kinh tế Việt Nam không thể nào không hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, sự kỳ vọng quá nhiều vào thị trường thế giới cũng đã mang lại không ít thất vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh tế thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển, lâm vào tình trạng bất ổn. Việc quay trở lại thị trường nội địa và hai nước Lào, Cam-pu-chia đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cầm cự qua thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, tình hình kinh tế của Lào có nhiều tiến triển tốt, đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới cũng như thiên tai. Hiện nay, trong bối cảnh hai nước đang phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường có sự hợp tác, khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhưng hai nước vẫn dành những sự ưu tiên ưu đãi cho nhau để cùng phát triển và vượt qua khủng hoảng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển mối quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam trong giai đoạn suy thoái kinh tế có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn”. Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế và xác lập những nội dung cơ bản về quan hệ thương mại hàng hoá song phương trong thương mại quốc tế tạo khung cơ sở lý luận phát triển thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của hai nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam dưới tác động của suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2014, từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế nhằm hoàn thiện trong thời gian tới nhằm phát triển quan hệ thương mại hàng hoá của hai quốc gia Lào và Việt Nam.
  • 3. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 3 - Đề xuất các giải pháp về phát triển quan hệ thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại hàng hoá XNK giữa Lào và Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau: - Khái quát cơ sở lý luận về thương mại quốc tế và hoạt động thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam - Nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế đến thương mại Lào và Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 - Đề xuất một số giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan hệ thương mại Lào và Việt Nam Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp Lào và Việt Nam Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Đề tài sẽ đi sâu vào nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa Lào và Việt Nam, các tác động của suy thoái kinh tế đến mối quan hệ thương mại Lào và Việt Nam và đưa ra các giải pháp đối với các tác động đó. Thời gian nghiên cứu: Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế đối với quan hệ thương mại Lào và Việt nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích tổng hợp và thống kê so sánh để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của luận văn. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
  • 4. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 4 Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam Chương 2: Tác động của suy thoái kinh tế đến thương mại Lào và Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014 Chương 3: Một số giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan hệ thương mại Lào và Việt Nam
  • 5. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thương mại quốc tế 1.1.1.1. Khái niệm Hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức và cá nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau. Hoạt động thương mại quốc tế, có tính quốc tế của nó và được thể hiện: - Bên mua và bên bán là những người có trụ sở thương mại đặt ở các quốc gia khác nhau - Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước người mua, người bán, nhưng thường là các ngoại tệ mạnh - Hàng hóa đối tượng của giao dịch được di chuyển ra khỏi biên giới của mỗi nước 1.1.1.2. Vai trò của hoạt động thương mại quốc tế Xuất nhập khẩu đã được thừa nhận là hoạt động cơ bản nhất của hoạt động thương mại quốc tế, là phương tiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất nhập khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính cũng như tạo cơ sở cho việc phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động xuất nhập khẩu. Hầu hết các nước đang phát triển đều cố gắng mở cửa nhằm tận dụng nền kinh tế thế giới để nền phát triển kinh tế của mình. Trong đó phát triển thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu giữ vai trò trọng tâm, thể hiện nội dung bên trong và quyết định hình thức tồn tại cụ thể cũng như kéo theo sự phát triển của tất cả các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác, để phục vụ chính nó như: hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút đầu tư, hợp tác về kinh tế khoa học và công nghệ, cũng như mang lại ngoại tệ vì sự phát triển cất cánh của mỗi quốc gia.
  • 6. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 6 Việc phát triển xuất nhập khẩu giúp cho việc tập trung phát triển các thế mạnh của đất nước. Coi thương mại quốc tế như một trong những nguồn tài nguyên tiềm tàng chưa được khai thác của các nước đang phát triển (cũng như nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý...) mà họ chưa sử dụng hết nhằm phát triển kinh tế của đất nước mình. Một nước nhỏ và nghèo về kinh tế thì sẽ có nhiều khả năng thu được lợi ích tối đa qua hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy tất cả các nước bất kể hệ thống tư tưởng hay trình độ phát triển như thế nào đều cố gắng tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua xuất nhập khẩu các nước đó đều cố gắng đạt được mục tiêu: thu được lợi nhuận, thu được nhiều kiến thức mới và hiện đại, mở rộng thị trường và tranh thủ mọi thời cơ có lợi để phát triển nền kinh tế trong nước. Do vậy tại đại hội IV của Đảng cách mạng Lào và đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000 đã xác định rõ việc mở cửa nhằm: "Khắc phục tính tự cấp, tự túc và khép kín, chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá, gắn thị trường trong nước với ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá đáp ứng nhập khẩu". 1.1.2. Các phương thức kinh doanh quốc tế Trong hoạt động thương mại quốc tế có nhiều phương thức kinh doanh, nhưng hoạt động thương mại hàng hóa thường áp dụng các phương thức kinh doanh như sau: 1.1.2.1. Phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp Phương thức xuất nhập khẩu trực tiếp là phương thức kinh doanh mà người nhập khẩu và xuất khẩu trực tiếp quan hệ với nhau để tiến hành thương lượng và trao đổi hàng hóa. Do người bán và người mua trực tiếp quan hệ với nhau, cho nên dễ dàng đi đến thống nhất, ít xảy ra hiểu lầm hoặc những sai sót đáng tiếc và làm cho thương vụ tiến hành nhanh chóng hơn, ít xảy ra rủi ro hơn. Mặt khác, thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp, tạo điều kiện cho người bán và người mua trực tiếp tiếp xúc với thị trường, nắm bắt được những sự thay đổi của môi trường để có thể đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời, đối ứng với những biến động của thị trường, tạo cho họ những khả
  • 7. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 7 năng nắm bắt và phản ứng linh hoạt với thị trường để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Trong thương mại quốc tế, phương thức này thường được áp dụng khi trao đổi với khối lượng hàng hóa lớn mới có thể bù đắp được chi phí giao dịch. Nhưng lại có thể áp dụng rất hiệu quả để nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường và mặt hàng khi thực hiện hoạt động mua bán qua khu vực biên giới với mọi quy mô từ lớn đến nhỏ, do ưu điểm của buôn bán qua khu vực biên giới là có điều kiện thương mại thuận lợi giảm được chi phí giao dịch. 1.1.2.2. Phương thức buôn bán qua trung gian Phương thức mua bán qua trung gian là phương thức kinh doanh mà người mua và người bán không trực tiếp quan hệ với nhau mà mọi quá trình thương lượng trao đổi hàng hóa đều thông qua người thứ ba gọi là trung gian thương mại. Hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới đường bộ thường sử dụng hai dạng trung gian thương mại đó là đại lý và môi giới. Sử dụng loại hình đại lý rất thích hợp khi mua bán các loại hàng nông sản thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng và một số loại hàng hóa khác. Sử dụng môi giới khi mua bán các thiết bị máy móc và một số hàng hóa đặc biệt khác. Phương thức mua bán qua trung gian được áp dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thương mại hàng hóa nói riêng. 1.1.2.3. Phương thức kinh doanh tái xuất Kinh doanh tái xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài những hàng hóa đã nhập vào trước đây không qua giai đoạn, gia công chế biến ở nước tái xuất. Hiện nay có hai hình thức tái xuất là tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu. - Hình thức tạm nhập tái xuất: Hàng hóa nhập khẩu được làm thủ tục hải quan để nhập cảnh và khi xuất khẩu lại làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa. Hình thức tạm nhập tái xuất thường hiệu quả không cao bằng hình thức chuyển
  • 8. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 8 khẩu, nhưng nghiệp vụ tiến hành lại đơn giản dễ thực hiện, nó cho phép nhập về những lô hàng lớn và tái xuất những lô hàng nhỏ và ngược lại phù hợp với điều kiện kinh doanh của hai nước Lào - Việt Nam. - Hình thức chuyển khẩu: Hàng hóa được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, không làm thủ tục hải quan ở nước tái xuất. Hình thức này thường hiệu quả kinh doanh cao hơn, nhưng nghiệp vụ tiến hành phức tạp hơn, đòi hỏi người kinh doanh phải tính toán và phối hợp các nghiệp vụ cho tốt. 1.1.2.4. Phương thức kinh doanh đối lưu Phương thức kinh doanh đối lưu là phương thức kinh doanh mà xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi là tương đương nhau. Phương thức cho phép khắc phục được hiện tượng lệch cán cân thanh toán, và nếu có phương pháp tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu. Các hình thức mua bán đối lưu thường sử dụng là: Hàng đổi hàng; Mua đối lưu; Hình thức bù trừ; Hình thức mua lại sản phẩm; Giao dịch bồi hoàn. 1.1.2.5. Phương thức gia công quốc tế Phương thức gia công quốc tế là phương thức kinh doanh mà một bên gọi là bên nhận gia công nguyên liệu, bán thành phẩm, thiết bị máy móc của một bên, gọi là bên đặt gia công, để tiến hành gia công thành sản phẩm trả lại cho bên đặt gia công. Bao gồm hai hình thức gia công quốc tế cơ bản: - Hình thức nhận nguyên liệu trả lại sản phẩm: Người đặt gia công giao nguyên liệu cho bên nhận gia công nhưng quyền sở hữu nguyên vật liệu vẫn thuộc bên đặt gia công. - Hình thức nhận nguyên liệu bán lại sản phẩm: Người đặt gia công bán nguyên liệu cho bên nhận gia công và mua lại sản phẩm do bên nhận gia công sản xuất ra. Hoạt động gia công quốc tế có thể là làm gia công cho người nước ngoài hoặc đặt
  • 9. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 9 người nước ngoài gia công. 1.2. Khái quát về quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam Quan hệ chính trị - xã hội đặc biệt giữa Lào - Việt Nam trong suất chiều dài lịch sử. Đây là yếu tố, là tiền đề đặc biệt quan trọng tạo cơ sở cho sự phát triển hợp tác, liên kết và giao lưu kinh tế - thương mại giữa hai nước. Đảng NDCM Lào và Chính phủ CHDCND Lào cũng như Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định sự cần thiết “bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân hai nước, sự hợp tác lâu dài và giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt, trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau”. Nếu như trước thập niên 80, quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam chủ yếu là sự giúp đỡ không hoàn lại của Việt Nam nhằm khôi phục nền kinh tế, đảm bảo giao thông vận tải, quá cảnh, xây dựng các tuyến đường quan trọng cho Lào thì từ sau Hiệp định thương mại 1981 (cho giai đoạn 1981-1985), quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam đã đạt được bước phát triển mới, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, theo phương hướng xây dựng quan hệ hợp tác trên cơ sở lợi ích song phương. Lào - Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN. Vì vậy, quan hệ giữa hai nước không chỉ dừng ở quan hệ hỗ trợ truyền thống mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khu vực, được xác định theo tập quán quốc tế trên cơ sở lợi ích song phương. Lộ trình thực hiện AFTA với thời hạn đối với Lào được kéo dài tới 2008 và với Việt Nam tới 2006 tạo điều kiện cho hai nước duy trì khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Quan hệ hợp tác giữa hai nước trên cơ sở phối hợp và phát huy thế mạnh của mỗi bên tạo nên một thị trường rộng lớn hơn, có sức cạnh tranh hơn trong hợp tác khu vực. Đồng thời khả năng hợp tác phát triển, thu hút đầu tư của Lào từ các nước trong khu vực tăng lên sẽ làm cho cơ hội hợp tác của Lào với Việt Nam cũng tăng lên và có hiệu quả cao hơn. Điều kiện và trình độ phát triển của hai nước, tuy có những lợi thế khác nhau nhưng về cơ bản không có sự chênh lệch lớn, nhiều mặt tương đồng nên tạo thuận lợi để tạo lập và thực hiện các nguyên tắc tương hỗ, ngang bằng dân tộc trong quan hệ
  • 10. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 10 thương mại quốc tế giữa hai nước. Mặc dù, quy mô GDP của Việt Nam gấp khỏang 10 lần của Lào nhưng GDP bình quân đầu người của hai nước ở mức chênh lệch nhau không lớn (năm 1996, GDP bình quân đầu người của Lào là 397,8 USD, Việt Nam là 337,3 USD; năm 2000, các chỉ tiêu tương ứng đạt: 327,5USD và 405,6 USD). Cũng như Lào, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nền kinh tế của hai nước về cơ bản vẫn đang chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp và nền kinh tế cả hai nước đều xếp vào loại thấp. đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy hai nước tăng cường trao đổi thương mại với nhau để giảm thiểu thiệt thòi trong buôn bán quốc tế với các nước có trình độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế cao hơn trong khu vực. Hệ thống giao thông hành lang Đông - Tây trong tiểu vùng Mê Kông đang được thiết lập và chú trọng đầu tư phát triển của các quốc gia trong tiểu vùng đã tạo điều kiện thuận lợi và mở ra triển vọng lớn phát triển giao lưu hàng hóa, phát triển thương mại giữa Lào với Việt Nam cũng như của hai nước với Cămpuchia, Thái Lan và các nước trong khu vực. Việt Nam có vị trí thuận lợi để Lào giao lưu quốc tế bằng đường biển trong các cảng nước sâu ở miền Trung, góp phần hạn chế những trở ngại trong buôn bán quốc tế do sự biệt lập với đường biển của Lào. Ngược lại, qua Lào Việt Nam có thể tăng cường tiếp cận với các nước trong khu vực qua các đường biến giới trên bộ. Từ năm 1990 đến nay, việc thực hiện các dự án xây dựng cầu đường trong tiểu vùng sông Mê Kông đã làm cho hành lang Đông - Tây phát triển, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa giữa các nước trong tiểu vùng. Những dự án phát triển kết cấu hạ tầng của các nước trong khu vực trong khuôn khổ phát triển hợp tác tiểu khu vực sông Mê Kông sẽ cải thiện đáng kể tình trạng hạ tầng hiện vẫn đang còn rất nghèo nàn, lạc hậu của các địa phương dọc tuyến hành lang Đông - Tây, tạo lập cơ sở vật chất phát triển hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của các nước trong tiểu khu vực. Quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước luôn là vấn đề được Chính phủ hai nước quan tâm phát triển với các chính sách ưu đãi song phương đã và sẽ được xem xét
  • 11. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 11 trong những năm tới. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên nền tảng cho giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa. 1.3. Những nhân tố tác động đến sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam 1.3.1. Các chính sách phát triển thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam Nhà nước muốn quản lý nền kinh tế nói chung và các hoạt động kinh tế nói riêng như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Lào và Việt Nam theo đường lối và định hướng chung phải thông qua các chính sách, các biện pháp và các công cụ quản lý. Trong một chừng mực nhất định khi các cơ quan chức năng của nhà nước xây dựng một hệ thống các chính sách kinh tế hoàn chỉnh phù hợp với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và điều kiện thực tế của nền kinh tế hai nước của điều kiện thực tế về hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Lào với Việt Nam nói riêng, đồng thời áp dụng hữu hiệu các biện pháp các công cụ quản lý kinh tế và mô hình sẽ tác động thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa hai nước và các khu vực cửa khẩu biên giới. Hệ thống các chính sách để phát triển hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam bao gồm: + Các chính sách phát triển kinh tế nói chung + Các chính sách phát triển hoạt động xuất nhập khẩu + Các chính sách phát triển thương mại hàng hóa giữa Lào - Việt Nam 1.3.2. Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại hàng hoá giữa Lào và Việt Nam Hệ thống tổ chức quản lý các hoạt động thương mại hàng hóa giữa Lào và Việt Nam bao gồm: + Hoạt động tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động thương mại của các cơ quan quản lý Nhà nước mà chủ yếu là Bộ Thương mại. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và
  • 12. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 12 sở thương mại các tỉnh, thành phố, hải quan, kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch y tế, ngân hàng, tài chính, công an và các lực lượng khác… + Hoạt động xúc tiến thương mại. + Hoạt động đàm phán thương lượng với Việt Nam nhằm phát triển hoạt động thương mại giữa hai nước. + Hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại giữa hai nước. 1.3.3. Điều kiện thuận lợi của cửa khẩu biên giới Ở các cửa khẩu biên giới có các điều kiện kinh doanh thuận lợi, có tác dụng thúc đẩy cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Ngược lại, nếu ở các cửa khẩu biên giới không có các điều kiện kinh doanh thuận lợi, có thể sẽ hạn chế hoặc ngăn cản sự phát triển của các hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới. Các điều kiện thuận lợi ở các cửa khẩu biên giới, một phần do sự thuận lợi về mặt tự nhiên, địa lý tạo nên, nhưng hầu hết các nhân tố này là do các quốc gia có chung đường biên giới tạo nên. Nhưng nhân tố tạo nên những điều kiện kinh doanh thuận lợi tại các cửa khẩu biên giới bao gồm: - Các nhân tố tự nhiên địa lý Những cửa khẩu có nhân tố tự nhiên, địa lý thuận lợi là các cửa khẩu có các địa hình thích hợp cho các dân cư sinh sống, thuận tiện để mở các tuyến giao thông, thuận tiện cho việc mở các khu kinh tế, khu thương mại, thuận tiện trong việc kinh doanh buôn bán, dân cư hai bên đông đúc, kinh tế phát triển. Mặt khác, cửa khẩu lại gần với các trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của mỗi nước, hoặc có điều kiện thuận lợi để mở các tuyến giao thông đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không với các trung tâm kinh tế của mỗi nước và của các nước thứ ba. - Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thương mại Các cửa khẩu có các cơ sở hạ tầng tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy giao lưu buôn bán giữa hai bên phát triển. Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu bao gồm hệ thống các
  • 13. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 13 khu công nghiệp, khu kinh tế, khu thương mại, hệ thống chợ biên giới, hệ thống giao thông ở khu vực cửa khẩu và từ cửa khẩu tới các trung tâm khác, hệ thống vận tải, hệ thống kho bãi, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống ngân hàng, hệ thống kiểm nghiệm, kiểm dịch, hệ thống hải quan, hệ thống văn phòng và các hệ thống dịch vụ khác… - Thủ tục hành chính Thủ tục hành chính tại các cửa khẩu có thể gây khó khăn và có phần kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Các thủ tục hành chính tại các cửa khẩu biên giới bao gồm: thủ tục hải quan, thủ tục xuất nhập cảnh, vấn đề xin giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép hoạt động trong chợ biên giới trong khu kinh tế, khu thương mại cửa khẩu, vấn đề kiểm dịch, kiểm nghiệm và các thủ tục xuất nhập khẩu khác… 1.3.4. Đặc điểm của kinh tế mỗi nước Lào và Việt Nam là hai nước có quan hệ với nhau về mọi mặt, nền kinh tế có nhiều nét tương đồng nhau, có xu hướng chung về phát triển nền kinh tế và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước trong quan hệ đối ngoại, phát triển kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài mở rộng đa dạng hoá kinh tế đối ngoại kể cả hình thức hợp doanh với tư bản nước ngoài, nhờ đó bước đầu hình thành một nền kinh tế sống động phát triển theo hướng mở rộng ra bên ngoài hoà nhập vào trào lưu phát triển kinh tế trong khu vực biên giới giữa hai nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế hai nước ngày càng phát triển, tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế hai nước, thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với những cam kết của hai nước trong quan hệ song phương và đa phương. CHƯƠNG 2
  • 14. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 14 TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN THƯƠNG MẠI LÀO VÀ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 2.1. Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế Lào và Việt Nam dưới tác động của suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2014 2.1.1. Hợp tác thương mại Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn 2008 - 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Lào tăng trưởng với tốc độ khá cao và ổn định ở mức bình quân gần 20%/năm. Bảng 2.1. Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam-Lào giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: USD Nguồn: Tổng cục Hải quan
  • 15. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 15 Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với quốc gia láng giềng này, Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với mức thâm hụt khá cao. Đáng lưu ý là trong năm 2011, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 57,7% so với năm 2010), mức nhập siêu tăng lên đến 185,9 triệu USD, cao gấp 2 lần so với 1 năm trước đó. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, nhờ sự tăng cường đáng kể xuất khẩu hàng hóa của các công ty Việt Nam sang thị trường này đi kèm với mức nhập khẩu hàng hóa giảm nhẹ 3,3% nên thâm hụt thương mại của Việt Nam trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với Lào giảm 87,5% xuống chỉ còn mức 23,3 triệu USD. Mặc dù là một quốc gia láng giềng thân cận nhưng hoạt động giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Lào vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng của hai nước. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu với Lào trong nhiều năm qua chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (chỉ khoảng 0,3%). Về phía Lào, theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này là 4,6 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào với Việt Nam chỉ chiếm khoảng 16% tổng trị giá giao dịch thương mại hàng hóa của nước này. Về xuất khẩu, mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Lào liên tục giữ ở mức cao trong những năm qua nhưng quy mô sản xuất sang thị trường tiềm năng này vẫn còn rất nhỏ bé. Trong năm 2012, Lào là thị trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 421,4 triệu USD, tăng 53,7% so với năm 2011. Xét trong nội khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Lào chỉ cao hơn xuất khẩu sang thị trường Malaysia và Brunây. Mặt hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Lào trong năm 2012 là sắt thép các loại, đạt 67,2 triệu USD, chiếm 24% tổng trị giá hàng hóa nhập
  • 16. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 16 khẩu của Lào từ Việt Nam. Ngoài ra, các mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao bao gồm: Máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng ngô… Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng kể từ đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia gần 7 triệu dân này là 329 triệu USD, tăng 12,3% so với kết quả thực hiện của cùng kỳ năm ngoái. Về nhập khẩu, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong việc cung cấp hàng hóa cho Việt Nam năm 2012 với tổng trị giá nhập khẩu là 444,6 triệu USD. Xét trong nội khối ASEAN thì Lào xếp thứ 8 và chiếm 2,14% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Lào vào Việt Nam đạt 394,6 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Gỗ, sản phẩm gỗ và quặng kim loại và khoáng sản là hai nhóm hàng chính các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Lào trong những năm qua, tính chung chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này. Trong 9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hai nhóm hàng này từ Lào lần lượt là 246,7 triệu USD, giảm 2,4% so với cùng thời gian năm 2012 và 18,5 triệu USD, tăng 26%. Tốc độ tăng trưởng thương mại hàng hóa Việt Nam – Lào trong giai đoạn 2011- 2013 được ghi nhận ở mức cao và ổn định (30,8%) theo số liệu thống kê được công bố bởi Tổng cục Hải quan. Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu với mức thâm hụt khá cao trong quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với quốc gia láng giềng này. Số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy, trong năm 2013, với mức tăng đột biến về trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Lào (tăng 50,4% so với năm 2012), mức nhập siêu tăng lên đến 245 triệu USD, cao gấp 1,5 lần so với mức 23,3 triệu USD của 1 năm trước đó. Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam – Lào đạt 964 triệu USD, tăng mạnh 31,4% so với cùng thời gian năm 2013. Trong đó, trị giá xuất khẩu
  • 17. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 17 của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Lào đạt 330 triệu USD, giảm 2,5% và nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Lào của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 634 triệu USD, tăng mạnh 60,8% so với cùng kỳ của một năm trước đó. Mặt hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014 bao gồm: sắt thép các loại, xăng dầu các loại, linh kiện và phụ tùng xe máy …Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Lào chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ… Biểu đồ 2.1. Diễn biến xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam- Lào trong giai đoạn 2011-2013 và 9 tháng tính từ đầu năm 2014 Nguồn: Tổng cục Hải quan Về xuất khẩu: Theo số liệu thống kê đã công bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam, quy mô sản xuất của Việt Nam sang thị trường tiềm năng này vẫn còn rất nhỏ bé. Trong năm 2013, Lào là thị trường xếp thứ 33 trong khoảng 200 thị trường xuất khẩu của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu là 423 triệu USD, tăng 0,4% so với năm
  • 18. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 18 2012. Xét trong nội khối Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thì xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Lào chỉ cao hơn xuất khẩu sang thị trường Myanmar và Brunây. Trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, các thứ hạng này lần lượt là 37/200 và 7/9. Mặt hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014 bao gồm: sắt thép các loại (đạt 63 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước); xăng dầu các loại (đạt 55 nghìn tấn, giảm 23,6% và trị giá đạt gần 56 triệu USD, giảm 24%); linh kiện và phụ tùng xe máy (đạt 30 triệu USD, tăng 26,8%)… Về nhập khẩu, Lào là thị trường xếp thứ 28 trong các thị trường cung cấp hàng hóa cho Việt Nam năm 2013 với tổng trị giá nhập khẩu là 668 triệu USD. Xét trong nội khối ASEAN thì Lào xếp thứ 6 (tăng 2 bậc so với năm 2012) và chiếm 3,13% trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia thành viên ASEAN vào Việt Nam. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, gỗ và sản phẩm gỗ là nhóm hàng chính mà các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu có xuất xứ từ Lào trong những năm qua, tính chung chiếm trên 60% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này. Trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng lớn nhất này có xuất xứ từ Lào đạt 490 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013. 2.1.2. Đầu tư của Việt Nam sang Lào Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang mở rộng đầu tư sang Lào. FDI của ta sang Lào tăng mạnh cả về số lượng dự án cũng như tổng giá trị đầu tư. Tính đến hết năm 2011, FDI của Việt nam vào Lào đạt trên 3.4 tỉ USD. Riêng năm 2011 là 480 triệu USD. Các khu vực Trung và Nam của Lào thu hút tới 163 dự án của Việt Nam, chiếm 78% tổng số dự án của ta đầu tư sang Lào. Một số các dự án đầu tư lớn của Việt Nam sang Lào như:
  • 19. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 19 - Nhà máy chế biến mủ caosu của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Nhà máy có công suất 24.000 tấn mủ mỗi năm; vùng nguyên liệu trên 10.000ha caosu, trong đó 1.642ha đã cho khai thác, tạo việc làm thường xuyên cho 3.000 lao động tại tỉnh Champasak, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. - Đài chuyển tiếp phát thanh-phát hình khu vực Paksong. Đây là công trình do Đài Truyền hình Việt Nam là chủ dự án bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam, góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đến với các vùng sâu vùng xa, nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh Nam Lào. Tính từ sau tọa đàm xúc tiến đầu tư vào khu vực Trung Nam Lào lần thứ nhất tại Chawmpasak năm 2012, đã có 36 dự án mới với tổng số vốn đầu tư là 1.53 tỷ USD được Chính phủ Lào cấp phép, gấp 1.5 lần so với năm 2012. Nhiều dự án quy mô lớn đang được các DN Việt Nam tích cực triển khai như: lĩnh vực khai khoáng (Dự án muối mỏ Kali tại Khăm muộn với tổng đầu tư gần 500 triệu USD); lĩnh vực năng lượng, thuỷ điện (điện (Có 4 dự án, tổng số vốn đầu tư là hơn 1,17 tỷ USD, chiếm 24,7% như: Dự án thủy điện Xekaman 1, Thuỷ điện Luangprabang,…); Đầu tư cơ sở hạ tầng (Dự án kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ Cảng Hòn La sang tỉnh Khămmuộn, sân bay Attopư, các dự án xây dựng đường giao thông khác), điển hình đi đầu tạo động lực cho doanh nghiệp là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai… đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thương và du lịch mang tính đột phá. Đến thời điểm năm 2014, Chính phủ Lào đã cấp phép đầu tư cho 413 dự án của các DN Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam đứng thứ 2 trong các quốc gia đầu tư vào Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, dịch vụ, hạ tầng, nông – lâm nghiệp và khai khoáng… Tổng số FDI giải ngân lũy kế của các dự án Việt Nam đến nay đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD, tương ứng 30% tổng vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam tại Lào, trong đó nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, đã góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Lào, tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho trên 30 nghìn lao động của Lào.
  • 20. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 20 Đầu tư của các DN Việt Nam vào Lào tập trung lớn tại khu vực Trung Nam Lào. Tính đến hết tháng 9/2014, số dự án đầu tư của Việt Nam vào khu vực Trung Nam Lào là 199 dự án, chiếm khoảng 49% tổng số dự án đầu tư vào Lào; tổng vốn đầu tư đạt hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 95,4% tổng số FDI đăng kí của Việt Nam tại Lào. Riêng tình hình hợp tác kinh tế giữa các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ của Việt Nam với các tỉnh Trung Nam Lào cũng đạt nhiều kết quả đáng kể. Các dự án đều tập trung vào khai thác các thế mạnh của khu vực Trung Nam Lào như: trồng cây công nghiệp (Cao su, cọ), thủy điện, khai khoáng… Các dự án đều thực hiện đúng tiến độ, được Chính phủ Lào, địa phương Lào đánh giá là có hiệu quả, góp phần thay đổi hẳn diện mạo kinh tế của địa phương, cải thiện cơ bản cuộc sống của người dân Lào khu vực đầu tư dự án. Bên cạnh hợp tác đầu tư của DN, chính quyền các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam cũng đã triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh Trung Nam Lào như: chương trình cử chuyên gia hỗ trợ cho các tỉnh Lào trong lĩnh vực nông nghiệp, triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp chung của tỉnh Quảng Nam với tỉnh Sekong, hỗ trợ nâng cấp các cửa khẩu Phù Cưa, Đak Blô, Tây Giang – Kà Lừm và các công trình khác như thao trường, bệnh xá, trường mẫu giáo giữa các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum với tỉnh Sekong, Attapue,… FDI Lào vào VN: Tính đến năm 2011, Lào có 9 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 67 triệu USD. Xếp thứ 47 trong hơn 90 quốc gia và vùng Lãnh thổ có đầu tư vào VN, và xếp thứ 7 trong số các nước ASEAN. Trong đó năm 2011, Lào có 1 Dự án mới đầu tư tại Việt Nam với số vốn 0.75 triệu USD. 2.2. Nhận xét về tình hình quan hệ hợp tác thương mại Việt – Lào dưới tác động của suy thoái kinh tế trong giai đoạn 2008 – 2014 2.2.1. Những thành tựu đạt được
  • 21. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 21 Theo thống kê của Hải quan, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước trong năm 2013 tăng 28,97% so với năm 2012 - đạt 873 triệu USD, riêng 8 tháng năm 2014 đã tăng 41,68% so với cùng kỳ năm 2013. Trong hai năm qua, thương mại biên giới giữa hai nước có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường được mở rộng, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa ngày càng đa dạng, kim ngạch trao đổi hàng hóa tăng với tốc độ cao; các cơ chế, chính sách cũng như thủ tục hành chính được hai Bên quan tâm cải thiện tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi hàng hóa qua biên giới giữa hai nước, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái pháp luật được chính quyền địa phương phối hợp ngăn chặn hiệu quả. 2.2.2. Thách thức Kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa hai nước tăng mạnh qua các năm nhưng chưa đồng đều trên cả tuyến biên giới, một số tỉnh có tiềm năng nhưng cơ sở hạ tầng cửa khẩu, thương mại, giao thông không được đầu tư tương xứng nên thương mại biên giới nói riêng, kinh tế cửa khẩu nói chung không phát triển được. Các phương thức kinh doanh không đa dạng, chủ yếu là xuất nhập khẩu trực tiếp qua biên giới, các loại hình dịch vụ phục vụ thương mại biên giới chưa phát triển. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan của hai Bên cần tiếp tục đẩy mạnh liên kết kinh tế và kết nối khu vực tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới phục vụ tăng trưởng kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới nói riêng và hai nước nói chung. Việt Nam xuất khẩu sang nước bạn Lào chủ yếu là: Thuỷ sản, giầy da, may mặc và một số vật tư, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép các loại, than đá, xăng dầu các loại, phân bón, nguyên liệu, thiết bị, dây điện, cáp điện, máy móc. Với cơ cấu mặt hàng nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam tập trung chủ yếu vào những nhóm mặt hàng chính là: gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường, quặng, nguyên phụ liệu thuốc lá. Tính đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía Việt Nam có 142 chợ biên giới gồm: 124 chợ biên giới, 12 chợ cửa khẩu và 06 chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Chính sách thuế và các quy định về thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh giữa Việt Nam và Lào
  • 22. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 22 còn nhiều thay đổi chưa thống nhất nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN và khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc thực thi quản lý và điều hành về thương mại biên giới. Các thủ tục xuất cảnh và thủ tục kiểm hóa, kiểm dịch còn chưa thuận lợi thì việc chống buôn lậu và gian lận thương mại vẫn còn diễn ra hàng ngày, một phần do địa hình biên giới phức tạp, phân bố dân cư, khó khăn về kinh tế của vùng biên giới và một phần do sự chồng chéo, vướng mắc trong các văn bản quy định của pháp luật và sự khác biệt trong chính sách quản lý của mỗi nước. Hoạt động thương mại Việt Nam - Lào đã tạo ra những điều kiện để các địa phương biên giới khai thác, phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mình, liên kết được với các tỉnh, thành trong cả nước, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động, có thế và lực cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại biên giới chưa khai thác hết được lợi thế của thương mại biên giới, hành lang pháp lý về buôn bán qua biên giới của hai nước đang trong quá trình hoàn thiện nên hiệu quả pháp lý thấp, còn nhiều bất cập.
  • 23. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 23 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI LÀO VÀ VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển quan hệ thương mại quốc tế Lào – Việt trong thời gian tới 3.1.1. Cơ hội và thách thức 3.1.1.1. Cơ hội  Mối quan hệ Việt – Lào được hình thành từ lâu đời và luôn được sự quan tâm của Chính phủ hai nước Quan hệ thương mại Việt Nam - Lào được xác lập từ năm 1961, khi Chính phủ hai nước ký Hiệp định thương mại, nhưng tới năm 1990 việc trao đổi hàng hóa theo Nghị định thư mới được giao cho một số doanh nghiệp hai nước thực hiện. Trong mười năm gần đây, hai nước đã ký nhiều Hiệp định, Nghị định thư và Thỏa thuận... liên quan kinh tế, thương mại, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Từ năm 1999, hai bên đã thỏa thuận cùng giảm 50% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước. Hai nước thành lập Khu kinh tế - thương mại Lao Bảo (phía Việt Nam) và khu thương mại Ðen-xa-vẳn (phía Lào) nhằm khai thác tiềm năng hành lang Kinh tế Ðông Tây (EWEC) trên trục đường xuyên Á. Mới đây, hai bên đã khánh thành và đưa vào hoạt động một trạm chung để Hải quan cửa khẩu hai nước cùng tiến hành kiểm tra tại một địa điểm. Hai bên đã có Quy chế về chợ biên giới, cho phép cư dân hai bên vùng biên qua lại mua bán hàng hóa không phải nộp thuế với trị giá 500.000 đồng/người/ngày. Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt Nam được thành lập từ năm 1999, tạo thuận lợi cho DN giao dịch thanh toán theo thông lệ thương mại quốc tế ngày càng rộng mở. Từ tháng 3-1998, Bộ trưởng Thương mại hai nước đã ký Hiệp định Thương mại mới thay thế Hiệp định ký năm 1991. Ngày càng có thêm DN Việt Nam khai trương cửa hàng tại Viêng Chăn. DN bạn cũng có cửa hàng tại tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An. Liên tục nhiều năm Bộ Thương mại hai nước phối hợp tổ
  • 24. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 24 chức các hội chợ Thương mại Việt Nam - Lào cũng như hỗ trợ nhiều DN tham gia các cuộc hội chợ quốc tế tổ chức ở mỗi nước.  Hệ thống các cửa khẩu quốc tế Việt – Lào đã được mở rộng và quan hệ thương mại có nền tảng vững chắc Do thành tựu của công cuộc đổi mới, hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào được nâng cấp, trong đó có sáu cặp cửa khẩu quốc tế (Na Mèo - Thanh Hóa, Nậm Cắn - Nghệ An, Cầu Treo - Hà Tĩnh, Cha Lo - Quảng Bình, Lao Bảo - Quảng Trị, Bờ Y-Kon Tum) và bốn cặp cửa khẩu quốc gia cùng hàng chục cửa khẩu địa phương. Hệ thống cửa khẩu góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại tiến triển. Lào đứng thứ bảy trong số bạn hàng ASEAN của Việt Nam.Việt Nam hiện là nhà đầu tư hàng đầu trên đất Lào anh em. Hàng xuất sang Lào gồm sản phẩm dệt may, rau quả, đồ nhựa, chất dẻo, đồ gốm, gạo, hải sản, giày dép, lạc nhân, mì ăn liền, thủ công mỹ nghệ, xi-măng, sắt, thép... Nước ta nhập gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường, nguyên phụ liệu dệt may và da giày, thạch cao, cà-phê, lâm sản... Hàng Việt Nam được người tiêu dùng Lào cho là giá cả và chất lượng hợp lý và đặc biệt là Việt kiều ấm lòng, được thấy nhiều hàng hóa từ quê hương. Hàng của bạn cũng được người tiêu dùng Việt Nam hoan nghênh... Phương thức hoạt động không chỉ có xuất, nhập khẩu trực tiếp, mà còn có tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu... Trong số các dự án của Việt Nam đầu tư vào Lào có nhiều dự án liên quan trực tiếp tới thương mại mang lại hiệu quả như: Liên doanh dược phẩm của CODUPHA, Liên doanh sản xuất mì ăn liền của TOCONTAP, Liên doanh sản xuất sắt thép của VILEXIM, Liên doanh chế biến gỗ của SAVMEX, Liên doanh sản xuất nhựa của SAPLAST-VIENTIANE... Bạn cũng có một số dự án đầu tư vào nước ta. Các địa phương có chung biên giới, không những trao đổi mua bán mà còn tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác truyền thống gắn bó, góp phần bảo đảm an ninh xã hội vùng biên, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển. Hợp tác giữa các địa phương và các thành phố lớn như Hà Nội,TP Hồ Chí Minh, tỉnh Hà Tĩnh với TP Viêng Chăn,
  • 25. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 25 Chăm-pa-xắc, Khăm-muộn... được mở rộng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương. 3.1.1.2. Thách thức Nhìn chung, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa linh hoạt, đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Nhìn chung, trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Lào rất thuận lợi nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước. 3.1.2. Phương hướng phát triển Với mục tiêu tiếp tục củng cố mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ giữa Việt Nam - Lào, trong thời gian tới cả hai nước tập trung triển khai các nội dung về rà soát, đánh giá các hoạt động hợp tác và thảo luận các biện pháp tăng cường thúc đẩy hợp tác sâu rộng giữa hai bên đồng thời ký kết một số thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực cải cách hiện đại hoá hải quan. Đẩy nhanh ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Lào nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưu thông giữa hai nước, phấn đấu đưa mục tiêu kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt 2 tỷ USD trong năm 2015. Chính phủ 2 nước cũng sẽ nghiên cứu, bàn bạc để tiến tới ký kết một số Hiệp định khung về xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; thống nhất về các thủ tục cấp phép, thống kê, quản lý các dự án đầu tư của Việt Nam sang Lào. Ngoài ra, hai bên sẽ phối hợp rà soát các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, nhằm phân loại, đánh giá và có giải pháp hỗ trợ, xử lý dứt điểm đối với dự án khó khăn; ưu tiên giao các dự án dọc biên giới Việt Nam- Lào cho các DNVN và DN Lào thực hiện… Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp tăng cường hợp tác hải quan từ trung ương đến địa phương nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch, việc
  • 26. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 26 đi lại và đầu tư giữa hai nước đảm bảo an ninh, an toàn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi khi làm thủ tục hải quan cho các dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào và doanh nghiệp Lào tại Việt Nam. 3.2. Giải pháp để hạn chế tác động của suy thoái kinh tế đến quan hệ thương mại Lào và Việt Nam Thứ nhất, tiếp tục tạo hành lang pháp lý thông thoáng thông qua các chính sách thuế, thủ tục đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp của ba nước; nhanh chóng hoàn thiện Hiệp định về xúc tiến và tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực Tam giác phát triển. Từng bước nâng cấp các cặp cửa khẩu, phối hợp triển khai mô hình kiểm tra một cửa một lần dừng vào năm 2015. Ký kết các Thỏa thuận về thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi cho người và hàng hoá qua biên giới trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng. Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại, xúc tiến trao đổi hợp tác thương mại, thực hiện giao ban thường xuyên theo từng cấp giữa 2 Nhà nước. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ thương mại: bến bãi vận chuyển, kho tập kết, trung tâm thương mại, chợ biên giới... Thông qua các kênh phù hợp đề nghị Chính phủ quan tâm thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển thương mại biên giới, các địa phương khu vực biên giới cần tăng cường hợp tác, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, các vùng sản xuất nội địa cần có giải pháp phù hợp để đưa sản phẩm hàng hóa ra biên giới. Doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tiếp cận thị trường, bằng cách lập các kênh phân phối hàng của doanh nghiệp trên đất Lào. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải tổ chức nghiên cứu thị trường, để đưa được những mặt hàng thật sự có chất lượng đến với người tiêu dùng nước bạn. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, chú trọng việc đấu thầu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, khai khoáng, nông- lâm nghiệp... của Lào. Hiện nay, nhiều trung tâm dịch vụ quá cảnh hàng hóa, nhiều tuyến đường giao thông trong nước và kết nối với các nước có chung biên giới đang được
  • 27. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 27 xây dựng. Đây là cơ hội tốt cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các nước có chung biên giới với Lào. Thứ ba, Hai nước cần quan tâm đến các vấn đề phát triển bền vững như bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, phát triển con người và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trong khu vực; xây dựng giải pháp lâu dài cho quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đồng thời, ba nước tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ giải quyết các vấn đề về an ninh tại khu vực biên giới. Kiên quyết ngăn chặn các hoạt động phi pháp, sai trái.
  • 28. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, chuyên đề khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 28 KẾT LUẬN Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 kéo theo những hệ lụy khiến hầu hết các nước đang phát triển trong đó có Lào và Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả nặng nền. Với nỗ lực của mỗi nước, nền kinh tế đã dần phục hồi và có những bước phát triển nhất định. Trong những năm qua, bằng các chính sách thương mại và các hiệp định thương mại được hoạch định và triển khai hữu hiệu quan hệ thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá mỗi nước. Với những điều kiện của quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới và đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội về việc tăng cường phát triển quan hệ thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam có ý nghĩa then chốt phát triển vị thế của mỗi nước trong khu vực và trên thị trường quốc tế. Trong quá trình thực hiện đề tài và cách soạn thảo các nội dung đáp ứng các mục đích nghiên cứu, luận văn đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn xác đáng cho việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Lào và Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014, xác định các công cụ, biện pháp quản lý nhằm phát triển quan hệ thương mại hàng hoá quốc tế nói chung, quan hệ thương mại hàng hoá Lào - Việt Nam trong thời gian tới.