SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
1
Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng, nhưng những điểm yếu và
khó khăn mang tính cơ cấu của nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ. Các chuyên gia kinh tế nhận
định rằng năm 2011 sẽ tiếp tục là một năm nhiều thử thách cho kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng
GDP năm 2011 có thể đạt mức 7 - 7,5% như chỉ tiêu của Quốc hội và thu nhập bình quân đầu
người tính theo giá hiện tại khoảng 1,160 USD/người/năm.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần một tỷ lệ đầu tư cao, chiếm khoảng 40% GDP, nhằm duy trì
mức tăng trưởng. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần đẩy mạnh quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, lạm phát tiếp tục chịu áp
lực. Tình trạng lạm phát cao tiếp tục đe dọa sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong năm 2011.
Do lạm phát của Việt Nam có tính cơ cấu nên việc kiểm soát không phải là công việc dễ dàng.
Với những vấn đề phân tích ở trên và theo dự báo năm 2011 là năm khó khăn cho nền kinh tế
thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Với những yêu cầu thực tiễn công tác đặt
ra, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011”
làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam qua hai năm 2009 - 2010.
- Phân tích sáu yếu tố: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất
khẩu, nhập khẩu và lạm phát tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Chọn mô hình phù hợp nhất để dự báo.
- Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình.
- Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tương
quan và phương pháp phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.
2
Ngoài ra, phương pháp ước lượng bình phương bé nhất được sử để ước lượng các mô
hình.
3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Đề tài góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn của tác giả, ngoài ra còn lượng hoá
thông tin với việc ứng dụng các phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế. Đề tài còn góp
phần nâng cao phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần
bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế trường Đại Học
Lạc Hồng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách
tham khảo.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ dừng lại dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011 mà không dự
báo cho các năm tiếp theo. Ngoài ra, đề tài chỉ tập trung vào sáu yếu tố: Tốc độ tăng trưởng
nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế để dự báo. Bên cạnh đó, tác giả có sử dụng mô hình dự báo theo thời gian.
Đề tài chưa đi sâu phân tích toàn diện nền kinh tế Viêt Nam như lãi suất ngân hàng, tỷ
giá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư...tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
5. Tổng quan lịch sử đề tài nghiên cứu
Trong báo cáo tựa đề “Vietnam - Country Forecast February 2010”, các chuyên gia kinh
tế cho rằng Việt Nam đã vượt qua được những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
nhưng những áp lực về thâm hụt ngân sách và lạm phát vẫn còn đe doạ tới sự ổn định của nền
kinh tế. Trong báo cáo này, các chuyên gia nhận định rằng triển vọng dài hạn của nền kinh tế
Việt Nam vẫn là tích cực. Trong năm 2010 - 2011, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng
trưởng của năm 2010 và sẽ đạt mức tăng trưởng GDP lần lượt là 6,2% và 7,0%. Thâm hụt ngân
sách của Việt Nam sẽ giảm xuống còn khoảng 7,8% GDP so với mức 9% GDP của năm 2009.
Tuy nhiên, lạm phát của Việt Nam trong 2 năm 2010 - 2011 sẽ ở mức cao, lần lượt là 10,3% và
9,9%.
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định,
thường là một năm.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần trăm thay đổi GDP trong một thời kì nhất định thường là 1
năm.
- Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất
định.
- Tỷ lệ lạm phát phản ánh tỷ lệ thay đổi (Tăng thêm hay giảm bớt) của giá cả ở một thời điểm
nào đó so với thời điểm trước. Lạm phát có thể có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau. Nói
chung là thế này: Lạm phát là sự tăng lên mức giá chung liên tục của nền kinh tế trong một giai
đoạn nào đó. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng
nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát. Để đo
lường lạm phát, nguời ta có thể dùng hai chỉ số
- Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: Được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm
các hàng hoá thiết yếu, ở Việt Nam nhóm hàng lương thực, giá vàng, đô la có lẽ có trọng số
lớn. Chỉ số này không phản ánh sự biến động giá chung nhưng phản ánh biến động giá cả ảnh
hưởng nhiều nhất đến đời sống, tiêu dùng.
- Khi nói tốc độ lạm phát, nguời ta cũng thường dùng chỉ số này khi nền kinh tế có lạm phát,
nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài, hay một thay đổi lớn về cung sản phẩm, thì
nó thể hiện cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá. Việc duy trì cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng
hoá ở một mức độ vừa phải, do đó, lạm phát ở mức vừa phải, là cần thiết để kích thích sản xuất,
giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, và tạo lợi nhuận cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tư
nâng cao công nghệ, mở rộng sản xuất. Nếu nền kinh tế sa vào giảm phát, nghĩa là sẽ bị thừa
cung, thừa ứ hàng hoá, gây ra tình trạng đình đốn, thua lỗ ở các doanh nghiệp. Đó là tác dụng
của lạm phát. Tất nhiên lạm phát quá cao thì lại là một vấn đề.
4
- Xuất khẩu phản ánh lượng tiền thu được do bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Số tiền đó
được gọi là kim ngạch xuất khẩu.
- Nhập khẩu phản ánh lượng tiền bỏ ra do mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài. Số tiền đó
được gọi là kim ngạch nhập khẩu.
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phản ánh phần trăm thay đổi giá trị xuất khẩu trong một thời kì
nhất định thường là 1 năm.
- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu phản ánh phần trăm thay đổi giá trị nhập khẩu trong một thời
kì nhất định.
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp là phần trăm thay đổi giá trị công nghiệp trong một thời kì
nhất định thường là 1 năm.
- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng (Công nghiệp) là phần trăm thay đổi giá trị công
nghiệp trong một thời kì nhất định thường là 1 năm.
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (Nông nghiệp) là phần trăm thay đổi
giá trị nông nghiệp trong một thời kì nhất định thường là 1 năm.
- Tốc độ tăng trưởng dịch vụ là phần trăm thay đổi giá trị dịch vụ trong một thời kì nhất định
thường là 1 năm.
1.1.2 Cơ sở xây dựng mô hình
1.1.2.1 Nêu ra các giả thiết của mô hình
Phân tích các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu,
nhập khẩu và lạm phát tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.1.2.2 Thiết lập mô hình toán học
* Mô hình toán học (MH1):
Y = β0 + β1X1
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH2):
5
Y = β0 + β1X1 + β2X2
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
β0, β1, β2 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH3):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
β0, β1, β2 , β3 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH4):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
β0, β1, β2 , β3 , β4 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH5):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
6
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH6):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
X6: Chỉ số giá tiêu dùng
β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH7):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1)
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH8):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2)
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
β0, β1, β2 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH9):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3)
7
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ
β0, β1, β2 , β3 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH10):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4)
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ
LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu
β0, β1, β2 , β3 , β4 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH11):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5)
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ
LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu
LN(X5): Log của giá trị xuất khẩu
β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH12):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
8
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ
LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu
LN(X5): Log của giá trị xuất khẩu
X6: Chỉ số giá tiêu dùng
β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH13):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6 + β7t
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ
LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu
LN(X5): Log của giá trị xuất khẩu
X6: Chỉ số giá tiêu dùng
t: Yếu tố thời gian
β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 , β7 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH14):
Y = β0 + β1t
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
t: Yếu tố thời gian
β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH15):
LN(Y) = β0 + β1t
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
t: Yếu tố thời gian
9
β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH16):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6 LN(X5)^2 + β7X6
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
LN(X4): Log của giá trị xuất khẩu
LN(X5): Log của giá trị nhập khẩu, LN(X5)^2: Log của giá trị nhập khẩu bình phương.
X6: chỉ số lạm phát (CPI)
β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: Các thông số ước lượng
1.1.2.3 Ước lượng các mô hình
Sau khi xây dựng dạng hàm toán học thì bước tiếp theo là ước lượng các tham số của
mô hình. Với sự trợ giúp của các phần mềm như SPSS và EVIEWS thì công việc tính toán trở
nên đơn giản hơn và kết quả có độ chính xác cao.
1.1.2.4 Phân tích kết quả: Dựa trên lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh giá kết quả
Phân tích kết quả xét xem các kết quả nhận được có phù hợp với lý thuyết kinh tế không,
kiểm định các giả thuyết thống kê về các ước lượng nhận được từ các mô hình trên.
Nếu ước lượng β1, β2, β3, β4, β5, β7 là số dương thì ước lượng này hợp lý về mặt lí thuyết kinh
tế. Trong trường hợp ngược lại thì không phù hợp về mặt kinh tế. Trong trường hợp này phải
tìm ra mô hình đúng. Ngoài ra, ước lượng β6 là số âm thì ước lượng này hợp lý về mặt lí thuyết
kinh tế.
1.1.2.5 Dự báo
Nếu như mô hình phù hợp với lý thuyết kinh tế thì có thể sử dụng mô hình để dự báo. Dự
báo có giá trị trung bình cá biệt.
10
1.1.2.6 Sử dụng mô hình để kiểm tra hoặc đề ra các chính sách
Các bước trên đây có nhiệm vụ khác nhau trong quá trình phân tích một vấn đề kinh tế và
chúng được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tìm ra bản chất một vấn đề kinh tế là một
việc không đơn giản. Vì vậy, quá trình trên phải được thực hiện nhiều lần như là các phép lặp
cho đến khi chúng ta thu được một mô hình đúng.
Sự phát triển của máy tính, đặc biệt là các phần mềm SPSS, EVIEWS đã làm gia tăng sức
mạnh của việc tính tóan. Điều đó, giúp các nhà kinh tế kiểm chứng được các lý thuyết kinh tế
có thích hợp hay không, dẫn đến những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tác
nghiệp, hoạch định các chính sách và đề ra các chiến lược kinh tế - xã hội.
1.2 Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử
Thông tin và dữ liệu để đưa vào nghiên cứu chủ yếu là dữ liệu của Tổng cục Thống kê
Việt Nam trong vòng 21 năm gần đây (Từ năm 1990 đến năm 2010). Trên cơ sở thông tin, số
liệu tác giả tìm ra các yếu tố có tương quan với nhau hay không. Nghĩa là các biến độc lập tác
động như thế nào đến biến phụ thuộc.
Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp lịch sử sẽ góp phần bổ sung cho nhau.
1.2.2 Phương pháp tương quan
Phương pháp tương quan mô tả mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cần được nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Sự ảnh
hưởng đó bởi mối tương quan gì? Do đó phương pháp này có vị trí quan trọng trong việc lượng
hóa mối quan hệ.
- Phương pháp này được vận dụng tốt thì khi áp dụng phương pháp hồi quy
giữa các biến số độc lập và biến phụ thuộc sẽ giúp sự đánh giá đúng đắn hơn.
1.2.3 Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất do nhà toán học Đức Carl Friedrich
Gauss đưa ra. Sử dụng phương pháp này kèm theo một vài giả thuyết, các ước lượng thu được
11
có tính chất đặc biệt, nhờ đó mà phương pháp này là phương pháp mạnh nhất và được nhiều
người sử dụng.
* Nội dung phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất
Giả sử ta có hàm hồi quy tổng thể và hàm hồi quy mẫu như sau:
Yi = β1 + β2 Xi (PRF) (1)
Ŷi = α1 + α2Xi (2)
Giả sử rằng chúng ta có n cặp quan sát của Y và X, cặp quan sát thứ i có giá trị tương
ứng (Yi,Xi): i = 1,n. Ta phải tìm Ŷi sao cho nó càng gần với trị thực của Yi. Tức là phần dư.
ei = Yi - Ŷi = Yi - α1 - α2Xi (3)
(3) càng nhỏ càng tốt. Ta xem đồ thị sau:
Đồ thị 2.1: Đường hồi quy mẫu và sai số
Ghi chú: α1, α2.
Do ei có thể dương, có thể âm do vậy cần phải tìm Ŷi sao cho tổng bình phương của các phần
dư đạt cực tiểu. Tức là:
12
∑ ei
2
= ∑(Yi - Ŷi )2
= ∑(Yi - α1 - α2Xi )2
⇒ min
Do Xi , Yi : i = 1,n đã biết, nên ∑ ei
2
là hàm của α1 và α2:
f(α1,α2) = ∑ ei
2
= ∑(Yi - α1 - α2Xi )2
⇒ min
α1, α2 là nghiệm của phương trình sau:
∂f(α1,α2)
-------------- = ∑2(Yi - α1 - α2Xi )(-1) = 0 (i = 1,n)
∂α1
hay nα1 + α2∑Xi = ∑Yi
∂f(α1,α2)
-------------- = ∑2(Yi - α1 - α2Xi )(-Xi) = 0 (i = 1,n)
∂α2
hay α1∑Xi + α2∑Xi
2
= ∑Yi Xi
α1, α2 được tìm từ hệ phương trình:
nα1 + α2∑Xi = ∑Yi (3.4)
α1∑Xi + α2∑Xi
2
= ∑Yi Xi (3.5)
Giải hệ phương trình trên ta tìm được α1, α2.
n∑Yi Xi - ∑Xi ∑Yi
α2 = ----------------------------
n∑Xi
2
- (∑Xi )2
13
hoặc
∑Yi Xi - Y∑Xi
α2 = ---------------------------
∑Xi
2
- n(X)2
α1 = Y - α2X
Ta có: Y = ∑Yi / n và X = ∑Xi / n
1.3 Xử lý số liệu
1.3.1 Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp thống kê để phản ánh số liệu theo loại chủ đề phân tích.
Các chỉ tiêu phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế với sáu yếu tố tác động đó là: Tốc
độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát.
Ngoài ra, yếu tố thời gian cũng được xem là nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng.
1.3.2 Phương pháp sử dụng phần mềm máy tính và các môn khoa học kinh tế
Sử dụng phần mềm tương thích trong nghiên cứu kinh tế xã hội như Excel,
SPSS và EVIEWS để tổng hợp số liệu sơ cấp cho xử lý, phân tích và trình bày kết quả
nghiên cứu.
Vận dụng lý thuyết thống kê kinh tế, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế lượng
để xây dựng các mô hình ước lượng các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết quả tốc độ
tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở xây dựng mô hình, căn cứ các tiêu chí chọn
lựa mô hình tốt nhất để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011.
Hạn chế của nghiên cứu là mới dừng ở phân tích, chọn lựa mô hình, dự báo mà
chưa thực hiện thử nghiệm mô hình để đánh giá với kết quả cụ thể trong thực tiễn.
14
• Mô hình ước lượng:
* Mô hình toán học (MH1):
Y = β0 + β1X1
* Mô hình toán học (MH2):
Y = β0 + β1X1 + β2X2
* Mô hình toán học (MH3):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3
* Mô hình toán học (MH4):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4
* Mô hình toán học (MH5):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
* Mô hình toán học (MH6):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
X6: Chỉ số giá tiêu dùng
β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH7):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1)
* Mô hình toán học (MH8):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2)
* Mô hình toán học (MH9):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3)
* Mô hình toán học (MH10):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4)
15
* Mô hình toán học (MH11):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5)
* Mô hình toán học (MH12):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6
* Mô hình toán học (MH13):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6 + β7t
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng
LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ
LN(X4): Log của giá trị xuất khẩu
LN(X5): Log của giá trị nhập khẩu
X6: Chỉ số giá tiêu dùng
t: Yếu tố thời gian
β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 , β7 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH14):
Y = β0 + β1t
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
t: Yếu tố thời gian
β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH15):
LN(Y) = β0 + β1t
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
t: Yếu tố thời gian
β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình
* Mô hình toán học (MH16):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6LN(X5)^2 + β7X6
16
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
LN(X4): Log của giá trị xuất khẩu
LN(X5): Log của giá trị nhập khẩu, LN(X5)^2: Log của giá trị nhập khẩu bình phương.
X6: chỉ số lạm phát (CPI)
β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: Các thông số ước lượng
Với kỳ vọng rằng các nhân tố nói trên tác động thuận tới yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Phương pháp giả định này có ưu điểm là ta tìm được tính phổ biến về chiều tác động của các
nhân tố song không loại trừ khả năng ngược lại của chúng nếu số liệu quá ít.
1.4 Kiểm tra các vi phạm giả thiết của mô hình
1.4.1 Hiện tượng đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi mà tồn tại một mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo
hay xấp xỉ hoàn hảo giữa một vài hay tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy. Hay nói
khác đi là các biến độc lập có tương quan với nhau. Điều này đã vi phạm giả thuyết của mô
hình hồi quy bội.
* Hậu quả:
- Các ước lượng vẫn tốt nhất, tuyến tính và không thiên lệch.
- Kiểm định giả thuyết là kém hiệu lực. Khó bác bỏ Ho, vì T- stat rất nhỏ.
* Cách phát hiện
- Các số hạng T-stat thường nhỏ, hệ số xác định (R2
) rất cao, F-test thì có ý nghĩa thống kê.
Đây là một bằng chứng cho thấy R2
cao chưa phải là yếu tố quyết định đến chất lượng mô hình.
- Đừng bao giờ tìm cách tối đa hoá R2
của mô hình mà không cân nhắc kỹ mình đang làm cái gì
và tại sao phải làm như thế.
17
- Việc loại bỏ hay thêm vào một biến độc lập sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các hệ số ước lượng và
độ lệch chuẩn của nó. Mô hình là không bền vững đối với sự thay đổi của biến độc lập.
- Các biến độc lập có hệ số tương quan cặp cao.
- Các hàm hồi quy bổ sung (Auxiliary Regressions) có kiểm định F có ý nghĩa về mặt thống kê.
Phát hiện có mối tương quan giữa các biến độc lập. R2
auxiliary > R2
original.
* Giải pháp khắc phục
- Chung sống với nó, vì ước lượng vẫn đảm bảo không chệch và tốt nhất. Tuy nhiên, việc vận
dụng phương pháp hồi quy vào công tác chính sách sẽ không đáng tin cậy.
- Thu thập thêm số liệu, đặc biệt là tăng thêm số mẫu quan sát.
- Loại bỏ "Kẻ phá bỉnh" (Biến số gây nên vấn đề). Tuy nhiên, phải cân nhắc khi loại bỏ một
biến số ra khỏi mô hình, vì có thể ta đang bỏ đi một biến giải thích quan trọng và phù hợp của
mô hình. Hậu quả của việc này đôi khi còn tồi tệ hơn là hãy chung sống với "Lũ".
- Chuyển đổi số liệu
- Sử dụng các thông tin có sẵn.
1.4.2 Hiện tượng phương sai không đồng đều
* Hiện tượng phương sai không đồng đều là gì?
Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện tượng mà các phương sai của đường hồi
quy của tổng thể ứng với các giá trị của các biến độc lập là khác nhau hay phương sai không là
một hằng số.
Var(εt) ≠ σ 2
với t = 1,2,3,…,N; với N là số mẫu quan sát.
Điều này thường xảy ra đối với các số liệu được thu thập theo không gian và hiếm khi
xảy ra đối với số liệu thời gian.
18
* Hậu quả
- Các hệ số ước lượng thì không còn tốt nhất, nghĩa là không có phương sai nhỏ nhất.
- Các ước lượng của phương sai các hệ số bị thiên lệch.
- Các kiểm định giả thuyết thì dễ dẫn đến sai lầm.
* Cách phát hiện
- Bằng trực giác và kinh nghiệm làm việc thường xuyên với số liệu, ta sẽ có một cảm giác tốt
hơn về số liệu, thông thường với số liệu không gian thì rất có khả năng có hiện tượng phương
sai không đồng đều.
- Phân tích bằng biểu đồ (Graphical analysis).
- Các kiểm định chính thức (Test) như:
* Kiểm định Goldfeld - Quant (GQ test): Áp dụng đối với hàm có một biến độc lập
Phát biểu giả thuyết:
Ho: σ1
2
= σ2
2
H1: σ1
2
< σ2
2
Các bước thực hiện (GQ test):
Bước 1: Sắp xếp thứ tự các mẫu quan sát theo thứ tự tăng dần theo giá trị của biến Xi.
Bước 2: Bỏ bớt d mẫu quan sát nằm giữa dãy số, vậy ta chia mẫu ra thành hai nhóm, mỗi nhóm
có (N - d)/2 mẫu quan sát.
Bước 3: Ước lượng hai đường hồi quy cho hai nhóm số liệu vừa được tách ra. Thu thập giá trị
của ESS (Sum of Square Error). Lưu ý: Trong bảng ANOVA của SPSS, giá trị này là Residual
Sum of Square của hai phương trình hồi quy trên, gọi là ESS1 và ESS2 theo thứ tư phương
trình 1 (Nhóm 1) và phương trình hai (Nhóm 2).
19
Mỗi ESS có bậc tự do:
df1 = (N - d)/ 2 - K1 và df2 = (N - d)/ 2 - K2
Trong trường hợp hàm đơn biến, ta có k1 = K1 + 1 = k2 = K2 + 1 = 2. Trong đó k là số thông
số được ước lượng trong mô hình (Bao gồm cả hằng số)
Bước 4: Tính trị thống kê GQstat
GQstat = σ2
2
/ σ1
2
∼ F (N2 - k2, N1 - k1)
Với N1 và k1 là số mẫu quan sát và hệ số ước lượng của phương trình hồi quy 1 (Cho nhóm 1)
có giá trị X thấp. N2 và k2 là số mẫu quan sát và số hệ số ước lượng của phương trình hồi quy
2 (Cho nhóm 2) có giá trị của X cao.
ESS2/df2
GQstat = ---------------
ESS1/df1
Với các giả thuyết khác được thoả, ta có GQstat tuân theo phân phối F với bậc tự do của tử số
là df2 và của mẫu số là df1. Và cả hai đều bằng (Nj – d)/2 – kj.
Bước 5: Với mức α cho trước, bác bỏ Ho nếu GQstat > Fα, df2, df1. Và chấp nhận giả thuyết
H1 tức là có hiện tượng phương sai không đồng đều σ2
2
> σ1
2
.
1.4.3 Hiện tượng tự tương quan
* Tự tương quan là gì ?
Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, chúng ta giả định rằng không có tương quan
giữa các sai số ngẫu nhiên ui, nghĩa là:
cov(ui, uj) = 0 (i ≠ j)
Nói một cách khác, mô hình cổ điển giả định rằng sai số ứng với quan sát nào đó không bị
ảnh hưởng bởi sai số ứng với một quan sát khác.
* Cách phát hiện
- Phương pháp đồ thị:
20
+ Giả định về sự tự tương quan liên quan đến các giá trị sai số (ut) của tổng thể, tuy nhiên,
các giá trị này không thể quan sát được.
+ Chúng ta quan sát sai số của mẫu (et), hình ảnh của et có thể cung cấp những gợi ý về sự
tự tương quan.
+ Chúng ta có thể chạy mô hình bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho mô
hình gốc và thu thập et từ đó. Vẽ đường et theo thời gian và quan sát.
- Kiểm định d của Durbin – Watson
Thống kê d. Durbin – Watson được định nghĩa như sau:
d là tỷ số giữa tổng bình phương của chênh lệch giữa 2 sai số liên tiếp với RSS
Do Σet
2
và Σet-1
2
chỉ khác nhau có một quan sát, nên ta có thể xem chúng bằng nhau, d có
thể được viết lại:
Nếu giá trị của d thuộc miền không có quyết định, => một số cải biên kiểm
định d:
H0: ρ = 0; H1: ρ >0. Nếu d < dU thì bác bỏ H0 và chấρ nhận H1 với mức ý
nghĩa α, nghĩa là có tự tương quan dương.
H0: ρ = 0; H1: ρ <0. Nếu (4 - d) < dU thì bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có tự
tương quan âm.
H0: ρ = 0; H1: ρ ≠ 0. Nếu d < dU hoặc (4 - d) < dU thì bác bỏ giả thuyết H0,
chấp nhận H1 với mức ý nghĩa 2α tức có tự tương quan (Dương hoặc âm).
∑
∑ ∑ ∑
∑
∑ −−
=
=
−
−+
=
−
= 2
1
2
1
2
1
2
2
2
1
2
t
tttt
n
t
t
n
t
tt
e
eeee
e
)ee(
d
⎟
⎟
⎠
⎞
⎜
⎜
⎝
⎛
−=
∑
∑ −
2
1
12
t
tt
e
ee
d
21
1.5 Dự báo
1.5.1 Khái niệm
Dự báo đã hình thành từ đầu những năm 60 của thế kỉ 20. Khoa học dự báo với tư cách
một ngành khoa học độc lập có hệ thống lí luận, phương pháp luận và phương pháp hệ riêng
nhằm nâng cao tính hiệu quả của dự báo. Người ta thường nhấn mạnh rằng một phương pháp
tiếp cận hiệu quả đối với dự báo là phần quan trọng trong hoạch định. Khi các nhà quản trị lên
kế hoạch, trong hiện tại họ xác định hướng tương lai cho các hoạt động mà họ sẽ thực hiện.
Bước đầu tiên trong hoạch định là dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho sản phẩm
hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Như vậy, dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong
tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được.
Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại
để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình
toán học.
1.5.2 Ý nghĩa của dự báo
- Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục vụ cho quá
trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn
cung cấp tài chính… và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển
trong thời gian tới. Kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào như: Lao động, nguyên vật liệu, tư
liệu lao động… cũng như các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ.
- Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền
kinh tế nói chung.
- Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn
hoá xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được
xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp
22
thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được
hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
1.5.2 Các phương pháp dự báo
1.5.2.1 Phương pháp dự báo định tính
Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa theo doanh
số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên
hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai. Những phương pháp này có liên quan đến
mức độ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để
nhận biết về các sự kiện tương lai. Dưới đây là một số phương pháp dự báo định tính thường
dùng:
- Lấy ý kiến của ban điều hành
- Lấy ý kiến của người bán hàng
- Phương pháp chuyên gia (Delphi)
- Phương pháp điều tra người tiêu dùng
…
1.5.2.2 Phương pháp dự báo định lượng
Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan
đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử
dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo
từng chuỗi. Các phương pháp dự báo định lượng thường dùng:
- Phương pháp bình quân di động
- Phương pháp bình quân di động có quyền số
- Phương pháp điều hòa mũ
- Phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng
- Phương pháp hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến
…
1.5.3 Quy trình dự báo
Quy trình dự báo được chia thành 9 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
- Các mục tiêu liên quan đến các quyết định cần đến dự báo phải được nói rõ. Nếu quyết
23
định vẫn không thay đổi bất kể có dự báo hay không thì mọi nỗ lực thực hiện dự báo cũng vô
ích.
Bước 2: Xác định dự báo cái gì
Khi các mục tiêu tổng quát đã rõ ta phải xác định chính xác là dự báo cái gì, cần có
sự trao đổi giữa người dự báo và người sử dụng kết quả dự báo.
Bước 3: Xác định khía cạnh thời gian
Đối với dự báo theo năm: Từ 1 đến 5 năm.
Bước 4: Xem xét dữ liệu
- Dữ liệu cần để dự báo có thể từ 2 nguồn: bên trong và bên ngoài.
- Cần phải lưu ý dạng dữ liệu sẵn có như: Thời gian, đơn vị tính…
Bước 5: Lựa chọn mô hình
Làm sao để quyết định được phương pháp thích hợp nhất cho một tình huống
nhất định?
- Mô hình hay bản chất của dữ liệu quá khứ
- Kiến thức chuyên môn của người làm dự báo
- Tính cấp thiết của dự báo
- Độ dài dự báo
Bước 6: Đánh giá mô hình
Đối với các phương pháp định lượng, cần phải đánh giá mức độ phù hợp của mô
hình trong phạm vi mẫu dữ liệu.
Bước 7: Chuẩn bị dự báo
Nếu có thể nên sử dụng hơn một phương pháp dự báo, và nên là những loại phương
pháp khác nhau. Ví dụ mô hình hồi quy và san mũ Holt, thay vì cả 2 mô hình hồi quy khác
nhau.
24
Bước 8: Trình bày kết quả dự báo
Kết quả dự báo phải được trình bày rõ ràng cho người đọc, sao cho họ hiểu các con
số được tính toán như thế nào và chỉ ra sự tin cậy trong kết quả dự báo.
Bước 9: Theo dõi kết quả dự báo
Trao đổi và hợp tác giữa người sử dụng và người làm dự báo có vai trò rất quan
trọng trong việc xây dựng và duy trì quy trình dự báo thành công.
1.6 Các tiêu chuẩn lựa chọn mô hình để dự báo
1.6.1 Hệ số xác định (R-squared: R2
)
SST
SSE
SST
SSR
R −== 12
Trong đó: Caùc bieán ñoåi toaùn hoïc ta coù:
ieyiyyyi
n
i
n
i
n
i
∑∑∑ ===
+−=−
1
2
1
2
1
2
)~()(
Hay:
SST = SSR + SSE
Ñaúng thöùc naøy coù yù nghóa raát quan troïng. Ñaïi löôïng SST (Total Sum of Squares) theå
hieän toaøn boä bieán thieân cuûa Y. Noù ñöôïc chia thaønh hai hai phaàn: Phaàn thöù nhaát: SSR (Sum
of Squares for Regression) theå hieän phaàn bieán thieân cuûa Y ñöôïc giaûi thích bôûi bieán X.
Phaàn thöù hai: SSE (Sum of Squares for Error) theå hieän phaàn bieán thieân do caùc yeáu toá khaùc
khoâng nghieân cöùu.
Nhö vaäy, heä soá xaùc ñònh (R2
) theå hieän phaàn tyû leä bieán thieân cuûa Y ñöôïc giaûi thích bôûi
X vaø ñöôïc xaùc ñònh baèng coâng thöùc:
Ta coù: 0 ≤ R2
≤ 1. R2
theå hieän söï thích hôïp cuûa moâ hình hoài quy ñoái vôùi döõ lieäu. R2
caøng lôùn thì moâ hình hoài quy tuyeán tính ñaõ xaây döïng ñöôïc xem laø caøng thích hôïp vaø taát
nhieân laø caøng coù yù nghóa trong vieäc giaûi thích söï bieán thieân cuûa Y.
25
R2
đo lường % biến động của Y được giải thích bởi các Xi trong mô hình.
R2
càng gần 1, mô hình càng phù hợp.
Lưu ý:
Nó chỉ đo lường sự phù hợp trong mẫu
Khi so sánh R2
giữa các mô hình khác nhau, các biến phụ thuộc phải giống nhau.
R2
không giảm khi tăng thêm biến độc lập.
1.6.2 Hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R-squared:⎯R2
)
- Ta thấy⎯R2
≤ R2
.⎯R2
chỉ tăng khi giá trị tuyệt đối của giá trị t của biến được hơn 1.
Do vậy,⎯R2
là tiêu chuẩn tốt hơn R2
.
- Lưu ý:
+ Các biến phụ thuộc cũng phải giống nhau.
+ Các kí hiệu công thức này giống các kí hiệu công thức trên.
1.6.3 Tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Info Criterion: AIC)
Trong đó k là số biến được ước lượng gồm cả hệ số tự do và n là cở mẫu.
Ta thấy AIC phát hiện sai sót khắt khe hơn các tiêu chuẩn trên khi tăng thêm số biến.
26
Mô hình nào AIC thấp hơn thì tốt hơn.
1.6.4 Tiêu chuẩn thông tin Schwarz (Schwarz Criterion: SIC)
SIC còn khắt khe hơn AIC.
SIC càng nhỏ, mô hình càng tốt.
1.7 Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả dự báo
1.7.1 Sai số bình phương trung bình (MSE)
Trong đó: là giá trị dự báo theo quan sát t, Yt giá trị thực tế theo quan sát t, n là số
quan sát.
Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị MSE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt cho công tác dự
báo.
1.7.2 Căn bậc hai sai số bình phương trung bình (RMSE)
Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị RMSE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt cho công tác
dự báo.
1.7.3 Sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (MAPE)
27
Trong đó: Yt
f
là giá trị dự báo theo quan sát t, Yt giá trị thực tế theo quan sát t, n là số
quan sát.
Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị MAPE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt cho công tác
dự báo.
1.7.4 Sai số phần trăm bình phương trung bình (MSPE) hoặc căn của nó RMSPE
Trong đó: là giá trị dự báo theo quan sát t, Yt giá trị thực tế theo quan sát t, n là số
quan sát.
Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị MSPE hoặc RMSPE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt
cho công tác dự báo.
Tóm tắt chương 1. Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất được sử dụng để ước
lượng các mô hình trong bài báo cáo này. Tuy nhiên, phương pháp này có các vi phạm
giả thuyết của mô hình như: Hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương
quan, hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, để lựa chọn một mô hình dự báo tốt chúng
ta cần có các tiêu chí đánh giá mô hình như: AIC, R2
, SIC, MAPE…Tóm lại chương
này là cơ sở lý thuyết rất quan trọng giúp chúng ta chọn ra một mô hình tốt nhất để dự
báo với kết quả khả quan nhất. Trong chương này, tác giả đã khái quát cơ sở lý thuyết
và các mô hình để dự báo, tiếp theo để có một nhận định khái quát, toàn diện nền kinh
tế Việt Nam trong năm 2009 và 2010 chúng ta tiếp tục chuyển sang chương 2.
28
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM
QUA HAI NĂM 2009 - 2010
Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và
có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu
tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Nói một cách rộng hơn, nền kinh tế thế giới sẽ phải
gánh chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khởi điểm từ giữa năm 2007 và sự
huỷ hoại tiền bạc sau đó của năm 2008 - 2009. Những yếu tố này sẽ ngăn cản thế giới trở lại
với thời kỳ tăng trưởng nhanh như trong giai đoạn 2004 - 2007. Theo các chuyên gia kinh tế dự
báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2011 là 3,5%. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh
hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.
Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2001 - 2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng
cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, năm đầu của kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2011 - 2020.
2.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và
phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2010 tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng
7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008
và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung
của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, công nghiệp, xây dựng tăng
7,7%, và khu vực dịch vụ tăng 7,52%.
29
2.2 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá so sánh 1994 đạt 232,7
nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng
4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.
2.2.1 Nông nghiệp
Sản lượng lúa cả năm 2010 đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009, chủ
yếu do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước và
năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.
Sản lượng lúa đông xuân năm nay đạt 19,2 triệu tấn, tăng 522,3 nghìn tấn so với vụ đông
xuân trước (Diện tích tăng 25,2 nghìn ha, năng suất tăng 1,2 tạ/ha). Lúa hè thu đạt 11,6 triệu
tấn, tăng 383,5 nghìn tấn (Diện tích tăng 77,6 nghìn ha, năng suất tăng nhẹ 0,1 tạ/ha). Lúa mùa
đạt 9,2 triệu tấn, tăng 132,9 nghìn tấn. Nếu tính cả sản lượng ngô là 4,6 triệu tấn thì tổng sản
lượng lương thực có hạt năm 2010 ước tính đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm
2009. Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng mạnh do nhiều diện tích đang trong thời kỳ
thu hoạch sản phẩm và đạt năng suất cao. Diện tích chè cả năm ước tính tăng 2,3 nghìn ha so với
năm trước; cà phê tăng 9,7 nghìn ha; cao su tăng 22,3 nghìn ha; hồ tiêu tăng 0,7 nghìn ha. Sản
lượng chè búp cả năm 2010 tăng 6,8% so với năm 2009; cà phê tăng 4,6%; cao su tăng 6,1%; hồ
tiêu tăng 3%; dừa tăng 3,1%.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/12/2010 đàn lợn cả nước có 27,37 triệu
con, giảm 0,9% so với cùng thời điểm năm 2009; đàn gia cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%; đàn
trâu có 2913,4 nghìn con, tăng 0,9%; đàn bò có 5916,3 nghìn con, giảm 3,1%. Sản lượng thịt trâu
hơi xuất chuồng năm 2010 ước tính tăng 6,5% so với năm 2009; thịt bò tăng 5,9%; thịt lợn tăng
0,2%; thịt gia cầm tăng 17,5%; trứng gia cầm tăng 16,5%.
2.2.2 Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009. Sản
lượng gỗ khai thác đạt 4042,6 nghìn m3
, tăng 7,3% so với năm trước. Tổng diện tích rừng bị cháy
30
và bị chặt phá năm 2010 là 7781 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 6723 ha; diện tích rừng bị
chặt phá 1058 ha.
2 2.3 Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó sản
lượng nuôi trồng đạt 2706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% (Sản lượng cá nuôi tăng 4,9%); sản lượng
khai thác đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% (Khai thác biển đạt 2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%).
2.3 Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 14% so với năm 2009,
bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 14,7%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%, các ngành khác tăng
19,5%). Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng
14,9% so với năm 2009; ngành công nghiệp điện, ga, nước tăng 14,8%; ngành công nghiệp
khai thác giảm 0,5% do sản lượng khai thác than và dầu thô giảm.
Theo kết quả điều tra lao động của 4215 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số lao động
tháng 12/2010 của các doanh nghiệp trên tăng 0,6% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh
nghiệp nhà nước giảm 0,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 0,5%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài tăng 1,1%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến tăng
0,7%; ngành công nghiệp khai thác tăng 0,3%; ngành công nghiệp điện, ga, nước tăng 0,2%.
2.4 Xây dựng, đầu tư phát triển
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính tăng 23,1% so với năm trước,
trong đó khu vực nhà nước tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước và loại hình khác tăng 23%; khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,7%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn
tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn
ngân sách Trung ương và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng
cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn
31
thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà
nước là 316,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, tăng
24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4%.
Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 141,6 nghìn tỷ
đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý
đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng 104,7% kế hoạch. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa
phương quản lý đạt 98,9 nghìn tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch năm.
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD,
bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt
17,2 tỷ USD; vốn đăng ký bổ sung của 269 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,4
tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với
năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD.
2.5 Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 bằng 109,3% dự toán năm,
trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ dầu thô bằng 99,7%; thu cân đối ngân sách từ
hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà
nước bằng 103,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Không kể dầu thô) bằng
100,6%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 101%; thuế thu nhập cá
nhân bằng 121,2%; thu phí xăng dầu bằng 101%; thu phí, lệ phí bằng 100,7%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 bằng 98,4% dự toán năm, trong
đó chi đầu tư phát triển bằng 98,4% (Riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 97,9%); chi phát
triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng
99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 114,1%.
2.6 Thương mại, giá cả, dịch vụ
2.6.1 Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 tăng
24,5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ
32
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp tăng 25% so với năm 2009;
khách sạn, nhà hàng tăng 21,8%; dịch vụ tăng 23,8%; du lịch tăng 28,5%.
2.6.2 Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, bao
gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
(Gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009.
Nhìn chung xuất khẩu hàng hóa năm nay có nhiều thuận lợi do đơn giá nhiều mặt hàng trên
thị trường thế giới tăng cao, trong đó giá sắn và sản phẩm sắn tăng 90,7%; cao su tăng 81%; hạt
tiêu tăng 39,7%; hạt điều tăng 22,4%; than đá tăng 52,9%; dầu thô tăng 33,7%. Nếu loại trừ
yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 64,5 tỷ USD, tăng
13,4% so với năm 2009.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với
năm trước, trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên
46%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng
thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 4,6% xuống 4%.
Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị
trường này là: Hàng dệt may đạt 5,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD; giày dép 1,3 tỷ
USD; thủy sản 864 triệu USD. Tiếp đến là EU đạt 10 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 15,9% với
kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 2 tỷ USD; hàng dệt may 1,64 tỷ USD; thủy sản 1 tỷ USD; gỗ
và sản phẩm gỗ 594 triệu USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 13% và tăng
19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu 653 triệu USD.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 23,6% so với cùng kỳ
năm trước; sang Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và tăng 48,6%.
33
2.6.3 Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2010 đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao
gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Tương tự xuất khẩu, đơn giá một số mặt hàng trên thị trường thế
giới tăng cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
năm nay, trong đó giá cao su tổng hợp tăng 64,2%; bông tăng 45,2%; kim loại thường tăng
32,2%; sắt thép tăng 27,6%; khí đốt hoá lỏng tăng 32,3%.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay không có sự thay đổi lớn so với năm
trước, trong đó nhóm tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 90,2%; nhóm hàng vật
phẩm tiêu dùng giảm từ 9,3% xuống 8,6%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 0,5% lên
1,2%.
Trong mười hai tháng năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất
của nước ta với tổng kim ngạch đạt 17,9 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2009; ASEAN
đạt 14,5 tỷ USD, tăng 18%; Hàn Quốc đạt 8,7 tỷ USD, tăng 42,4%; Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, tăng
21,7%; EU đạt 5,5 tỷ USD, tăng 9%.
Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá
lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ
trọng lớn so với mặt hàng xuất khẩu nói chung như: Hàng dệt may chiếm 60,8%; giầy dép
72,7%; điện tử, máy tính 98,2%; máy móc, thiết bị phụ tùng 87,7% và một số mặt hàng có kim
ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: Điện tử, máy tính
và linh kiện chiếm 73,1%; vải 61,6%; sắt thép 40,2%.
Nhập siêu hàng hóa năm 2010 đạt 12,4 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2009 và bằng
17,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ vàng, kim loại quý và sản phẩm thì
nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính 14,2 tỷ USD, tương đương 20,7% tổng kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu.
2.6.4 Xuất, nhập khẩu dịch vụ
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 đạt 7460 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2009,
trong đó dịch vụ du lịch đạt 4450 triệu USD, tăng 45,9%; dịch vụ vận tải 2306 triệu USD, tăng
34
11,8%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2010 ước tính đạt 8320 triệu USD, tăng 20,6% so
với năm 2009, trong đó dịch vụ vận tải đạt 5009 triệu USD, tăng 17,2%; dịch vụ du lịch 1470
triệu USD, tăng 33,6%. Nhập siêu dịch vụ cả năm là 860 triệu USD, giảm 24,2% so với năm
2009 và bằng 11,5% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010.
2.6.5 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 1,98% so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tiếp tục tăng và tăng cao nhất với mức 3,31% (Lương thực
tăng 4,67%; thực phẩm tăng 3,28%); tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,53%;
may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%. Các nhóm hàng hóa và
dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn, ở mức dưới 1% gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng
0,86%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,51%; giao thông tăng 0,45%; thuốc và dịch vụ y tế
tăng 0,41%; giáo dục tăng 0,07%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,02%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ số giá tiêu dùng
bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009.
2.6.6 Vận tải hành khách và hàng hoá
Vận tải hành khách năm 2010 tăng 13,5% về vận chuyển và tăng 15,6% về luân chuyển so
với năm 2009, trong đó vận tải đường bộ tăng 14,2% về vận chuyển và tăng 12,5% về luân
chuyển; đường sông tăng 4,1% và tăng 4%; đường sắt tăng 4,4% và tăng 8,1%; đường hàng
không tăng 31,5% và tăng 30,8%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2010 tăng 12,4% về vận chuyển và tăng 10,5% về
luân chuyển so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước tăng 12,5% về vận chuyển và tăng
10,7% về luân chuyển; vận tải ra ngoài nước tăng 11,1% và tăng 8,5%. Vận tải hàng hoá đường
bộ tăng 13,9% về vận chuyển và tăng 14,9% về luân chuyển so với năm 2009; đường sông tăng
4,8% và tăng 0,9%; đường biển tăng 16% và tăng 11%; đường sắt giảm 3,2% và tăng 2,3%.
35
2.6.7 Bưu chính, viễn thông
Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2010 đạt 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với năm
2009, bao gồm 793 nghìn thuê bao cố định, giảm 49,1% và 43,7 triệu thuê bao di động, tăng 2,4%.
Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 12/2010 là 170,1 triệu thuê bao, tăng 35,4%
so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 16,4 triệu thuê bao cố định, tăng 5,1% và 153,7 triệu
thuê bao di động, tăng 39,8%. Số thuê bao Internet cả nước có đến cuối tháng 12/2010 đạt 3,77
triệu thuê bao, tăng 27,4% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng Internet tính đến
cuối năm 2010 ước tính 27,4 triệu lượt người, tăng 20,2% so với cùng thời điểm năm 2009.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2010 đạt 138,8 nghìn tỷ đồng, tăng
26,5% so với năm 2009, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 90 nghìn tỷ đồng, tăng
26%.
2.6.8 Khách quốc tế đến Việt Nam
Số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 đạt 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm
trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 38,8%; đến vì công việc tăng
37,9%; thăm thân nhân tăng 10,9%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta
tăng cao so với năm trước là: Khách đến từ Trung Quốc tăng 74,5%; Hàn Quốc tăng 37,7%;
Nhật Bản tăng 24%; Hoa Kỳ tăng 6,9%; Đài Loan tăng 23,7%; Ôx-trây-li-a tăng 28,1%; Cam-
pu-chia tăng 87,4%.
2.7 Một số vấn đề xã hội và môi trường
2.7.1 Dân số, lao động, việc làm
Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009,
bao gồm dân số nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ
43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực
thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu
vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010
ở mức 97,7 nam trên 100 nữ (Năm 2009 tỷ lệ này là 97,6/100).
36
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm
2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ
dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm
2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2%
năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ
26,5% lên 29,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là
4,43%, khu vực nông thôn là 2,27% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 2,9%; 4,6%; 2,25%). Tỷ lệ
thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,50%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%,
khu vực nông thôn là 5,47% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 5,61%; 3,33%; 6,51%).
2.7.2 Mức sống dân cư
Trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 796,2 nghìn lượt hộ thiếu đói với 3067,8 nghìn
lượt nhân khẩu thiếu đói. Để giúp đỡ người dân khắc phục khó khăn do thiếu đói, các cấp, các
ngành và tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói trên 42 nghìn
tấn lương thực và gần 64 tỷ đồng.
Chương trình 135 giai đoạn 2006–2010 (Giai đoạn II) được thực hiện trên địa bàn 50 tỉnh
với 369 huyện, 1958 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và 3274 thôn bản đặc biệt
của 1291 xã khu vực II với số vốn ngân sách trung ương cấp 14 nghìn tỷ đồng. Đến nay Chương
trình cơ bản kết thúc, theo báo cáo sơ bộ, tổng vốn giải ngân của Chương trình 135 giai đoạn II
đạt 97,1% tổng vốn đầu tư.
Cũng trong năm 2010, đã có 43,6 nghìn ngôi nhà được xây mới và sửa chữa dành cho các
đối tượng và gia đình chính sách; 1,9 triệu lượt học sinh, sinh viên của hơn 1,7 triệu lượt hộ gia
đình được vay vốn hỗ trợ học tập. Chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên tăng từ 800 nghìn
đồng/sinh viên/tháng lên 860 nghìn đồng/sinh viên/tháng; mức lương tối thiểu tăng từ 650 nghìn
đồng/tháng lên 730 nghìn đồng/tháng đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo
năm 2010 ước tính 10,6%, giảm so với mức 12,3% năm 2009.
37
2.7.3 Giáo dục, đào tạo
Theo báo cáo từ các địa phương, tại thời điểm đầu năm học 2010-2011, số trẻ em học mẫu
giáo tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm học trước; số học sinh tiểu học tăng 1,8%; số học
sinh trung học cơ sở tăng 1,3% và số học sinh trung học phổ thông tăng 1%. Chương trình phổ
cập giáo dục tiếp tục được triển khai mạnh tại các địa phương. Đến nay cả nước đã có 52/63
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Năm học 2009 - 2010, cả nước có 149 trường đại học, tăng 3 trường so với năm học trước;
227 trường cao đẳng, tăng 4 trường; 282 trường trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm 207 trường
công lập và 75 trường dân lập. Cũng trong năm học 2009 - 2010, tổng số sinh viên đại học, cao
đẳng tăng 12% so với năm học trước; tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 9,4%. Số sinh
viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2010 tăng 15% so với năm trước, số học sinh tốt nghiệp hệ
trung cấp chuyên nghiệp tăng 5%.
Năm 2010, cả nước có 118 trường cao đẳng nghề; 280 trường trung cấp nghề; 810 trung
tâm dạy nghề và 1000 cơ sở khác có dạy nghề. Số học sinh tuyển mới cao đẳng và trung cấp
nghề năm 2010 của cả nước tăng 17% so với năm trước; số lượt học sinh tuyển mới sơ cấp
nghề và học nghề thường xuyên tăng 3,9%.
2.7.4 Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư
Trong năm 2010, cả nước có 119,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (89 trường
hợp tử vong); gần 45 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét (13 trường hợp tử vong); 7,9 nghìn
trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 907 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (24 trường hợp
tử vong); 1,1 nghìn trường hợp mắc bệnh thương hàn; 314 trường hợp mắc tả; 7 trường hợp
mắc cúm A (H5N1); 54 trường hợp mắc liên cầu lợn (5 trường hợp tử vong); 132 vụ ngộ độc
thực phẩm với 4,7 nghìn người bị ngộ độc, trong đó 41 người tử vong.
Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại các địa phương vẫn gia tăng. Tính từ ca đầu tiên cho đến
ngày 16/12/2010, trên địa bàn cả nước đã có 231,2 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện,
trong đó 91,9 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 48,9 nghìn người đã tử vong do
AIDS.
38
2.7.5 Hoạt động văn hóa, thể thao
Trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra 12,7 nghìn cơ sở kinh
doanh hoạt động văn hóa, dịch vụ, qua đó phát hiện và xử lý 2,7 nghìn cơ sở vi phạm; cảnh cáo
và đình chỉ hoạt động hơn 200 cơ sở, thu giữ và tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm văn hóa có nội
dung không phù hợp. Tổng số tiền xử phạt hành chính đối với các cơ sở vi phạm là 8,2 tỷ đồng.
Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI được tổ chức cuối tháng 12 có sự tham dự của
66 đoàn cùng 8687 vận động viên, trong đó 4990 vận động viên nam và 3697 vận động viên nữ
tranh tài ở 12 môn và phân môn. Đặc biệt ngành thể dục thể thao đã tổ chức thành công 16 giải
thể thao quần chúng cấp quốc gia; 3 giải thể thao quốc tế lớn tại Việt Nam. Đoàn thể thao Việt
Nam cũng đã tham dự 10 giải thi đấu quốc tế cấp thế giới, châu lục và Đông Nam Á, đặc biệt
tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật Châu Á tại Quảng Châu, Trung Quốc.
2.7.6 Tai nạn giao thông
Theo báo cáo sơ bộ, trong mười một tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,6
nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 10,4 nghìn người và làm bị thương 9,2 nghìn người. So
với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 13,4%, số người chết tăng 0,13%, số
người bị thương tăng 31,8%. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2010, trên địa
bàn cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và làm bị thương 28 người.
2.7.7 Thiệt hại do thiên tai
Theo báo cáo của các địa phương, thiên tai xảy ra trong năm 2010 đã làm 355 người chết
và mất tích; gần 600 người bị thương; hơn 2,6 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 579
nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước; 30 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; trên 100
km đê, kè và gần 1,9 nghìn km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở và cuốn trôi; hơn 11
nghìn cột điện bị gãy, đổ. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2010 ước tính 11,7
nghìn tỷ đồng, trong đó ba tỉnh bị thiệt hại nặng là: Hà Tĩnh có 34 người chết và mất tích, tổng
giá trị thiệt hại lớn nhất với 5,3 nghìn tỷ đồng; Nghệ An có 41 người chết và mất tích, thiệt hại
hơn 2 nghìn tỷ đồng; Quảng Bình có 75 người chết và mất tích, thiệt hại gần 2 nghìn tỷ đồng.
39
2.7.8 Bảo vệ môi trường
Theo báo cáo điều tra doanh nghiệp hàng năm, chi cho công tác bảo vệ môi trường bình
quân/doanh nghiệp năm 2007 khoảng 564 triệu đồng; năm 2008 là 822 triệu đồng. Trong tổng số
8322 doanh nghiệp năm 2008 có báo cáo về phát thải các loại chất thải ra môi trường, có 3,8%
doanh nghiệp không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý môi trường nào. Cũng theo kết quả điều tra,
phát sinh chất thải lỏng từ các doanh nghiệp năm 2008 là 412 triệu m3
, trong đó các doanh nghiệp
xử lý được 82,4% lượng chất thải; chất thải rắn phát sinh là 303 triệu tấn, trong đó xử lý được 75%.
Tóm tắt chương 2. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó
khăn, thách thức nhưng với đà phục hồi nhanh sau khủng hoảng đã vươn lên và đạt được mức tăng
trưởng khá ấn tượng với 6,78%, cao hơn nhiều mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt kế hoạch đề
ra ở mức 6,5%. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp
tiếp tục giữ ổn định. Xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch cao, từ đó hạn chế được tỷ lệ nhập siêu, cải
thiện cán cân thanh toán. Hoạt động du lịch phát triển mạnh với số khách quốc tế đến Việt Nam
tăng cao. Đầu tư được tăng cường kiểm tra, giám sát. Những kết quả đạt được trên đây khẳng định
sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; đồng thời thể
hiện sự cố gắng, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, các địa phương và của toàn dân. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp một số khó
khăn do thị trường tài chính, tiền tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng
cao trong những tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm
2009 đã tăng 11,75%, cao hơn mục tiêu được Quốc Hội điều chỉnh là dưới 8%. Trong chương
này, tác giả đã khái quát các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua hai năm, giúp đọc giả có cái nhìn toàn
diện hơn về nền kinh tế Việt Nam. Chương tiếp theo, tác giả sẽ ước lượng các mô hình. Trên cơ
sở kết quả ước lượng sẽ chọn được mô hình tốt nhất để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt
Nam năm 2011. Dưới đây là nội dung chi tiết của chương 3.
40
CHƯƠNG 3. KẾT QỦA THẢO LUẬN
3.1 Xác định số mẫu cần điều tra (n)
Với số liệu thu thập về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2010
như sau:
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1990 đến 2010
(ĐVT: %)
Năm Tốc độ tăng
trưởng kinh
tế
Năm Tốc độ tăng
trưởng kinh
tế
Năm Tốc độ tăng
trưởng kinh tế
1990 5.09 1997 8.15 2004 7.79
1991 5.81 1998 5.76 2005 8.44
1992 8.7 1999 4.77 2006 8.23
1993 8.08 2000 6.79 2007 8.46
1994 8.83 2001 6.89 2008 6.18
1995 9.54 2002 7.08 2009 5.32
1996 9.34 2003 7.34 2010 6.78
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Với số liệu ở bảng trên ta tính ra được số mẫu cần điều tra như sau:
n = 18
Trong đó:
= 2.02 (Phương sai)
= 0.7% (phạm vi sai số)
= 2.09 (giá trị tα/2, n-1)
Vậy, với kết quả tính toán ở trên chúng ta không cần điều tra thêm số mẫu, vì số mẫu cần thiết
là 18 năm nhưng trong báo cáo đã thu thập được 21 năm.
41
3.2 Phân tích một số chỉ tiêu thống kê mô tả
Bảng 3.2: Kết quả một số chỉ tiêu thống kê mô tả
X1 X2 X3 X4 X5 X6 Y
Mean 3.758 9.844 7.384 17.640 18.521 13.579 7.303
Median 3.760 10.220 7.380 22.700 21.800 8.400 7.340
Maximum 6.880 14.460 10.190 35.800 54.400 67.600 9.540
Minimum 1.000 2.270 2.250 -15.450 -15.100 -0.600 4.770
Std. Dev. 1.246 3.003 1.820 15.492 20.455 18.755 1.421
Skewness 0.068 -0.634 -0.878 -0.990 -0.134 2.339 -0.228
Kurtosis 3.951 3.169 4.206 2.807 2.077 7.238 1.929
Jarque-Bera 0.808 1.432 3.971 3.460 0.808 34.862 1.185
Probability 0.668 0.489 0.137 0.177 0.668 0.000 0.553
Observations 21 21 21 21 21 21 21
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
Chú thích:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
X6: Chỉ số giá tiêu dùng
Tất cả các số liệu xử lý trong báo cáo, tác giả trình bày trong phần phụ lục.
Nhìn vào kết quả bảng trên cho biết chỉ tiêu X1: Jarque-Bera (JB) = 0.808 với mức xác suất
tương ứng là 0.668. Giá trị xác suất này lớn hơn nhiều so với 0.05 (α = 5%). Vậy ta chấp nhận
giả thuyết H0: Sai số có phân phối chuẩn. Tương tự cho các biến còn lại X2, X3, X4, X5 và Y,
giá trị xác suất này lớn hơn nhiều so với 0.05 (α = 5%). Vậy ta chấp nhận giả thuyết H0: Sai số
có phân phối chuẩn. Tuy nhiên, chỉ có biến X6 là không có phân phối chuẩn. Ngoài ra, với kết
quả trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân một năm là 7.303% trong giai
đoạn nghiên cứu.
42
3.3 Phân tích ma trận tương quan và kiểm định hệ số tương quan
3.3.1 Phân tích ma trận tương quan
Với số liệu thu thập từ Tổng cục Thống kê trong vòng 21 năm (Từ năm 1990 đến năm 2010)
và sự trợ giúp phần mềm SPSS ta có ma trận tương quan như sau:
Bảng 3.3: Kết quả ma trận tương quan giữa các yếu tố
Correlations
1.000 .993** 1.000** .999** .970** .962** -.356
. .000 .000 .000 .000 .000 .114
21 21 21 21 21 21 21
.993** 1.000 .992** .988** .939** .929** -.420
.000 . .000 .000 .000 .000 .058
21 21 21 21 21 21 21
1.000** .992** 1.000 .998** .971** .963** -.338
.000 .000 . .000 .000 .000 .134
21 21 21 21 21 21 21
.999** .988** .998** 1.000 .974** .967** -.357
.000 .000 .000 . .000 .000 .112
21 21 21 21 21 21 21
.970** .939** .971** .974** 1.000 .997** -.199
.000 .000 .000 .000 . .000 .388
21 21 21 21 21 21 21
.962** .929** .963** .967** .997** 1.000 -.187
.000 .000 .000 .000 .000 . .416
21 21 21 21 21 21 21
-.356 -.420 -.338 -.357 -.199 -.187 1.000
.114 .058 .134 .112 .388 .416 .
21 21 21 21 21 21 21
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Pearson Correlation
Sig. (2-tailed)
N
Y
X1
X2
X3
X4
X5
X6
Y X1 X2 X3 X4 X5 X6
Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).**.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Chú thích:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
X6: Chỉ số giá tiêu dùng
Nhìn vào kết quả ma trận tương quan ta thấy phần lớn các hệ số tương quan lớn hơn 0.8, chỉ
ngoại trừ yếu tố lạm phát có mối tương quan với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn 0.5.
43
3.3.2 Kiểm định hệ số tương quan
Đặt giả thiết:
H0: R2
= 0 (Các X1, X2, X3, X4, X5, X6 và Y không có mối tương quan)
H1: R2
≠ 0 (Các X1, X2, X3, X4, X5, X6 và Y có mối tương quan)
Với sự trợ giúp phần mềm SPSS ta có kết quả như sau:
Bảng 3.4: Kết quả tính hệ số xác định (R2
) và F tính
Model Summary
.990a .979 .970 .2445
Model
1
R R Square
Adjusted
R Square
Std. Error
of the
Estimate
Predictors: (Constant), X6, X3, X1, X5, X2, X4a.
ANOVAb
39.524 6 6.587 110.194 .000a
.837 14 5.978E-02
40.361 20
Regression
Residual
Total
Model
1
Sum of
Squares df
Mean
Square F Sig.
Predictors: (Constant), X6, X3, X1, X5, X2, X4a.
Dependent Variable: Yb.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Nhìn vào kết quả kết xuất từ SPSS ta nhận thấy Ftính = 110.194 lớn hơn F tra bảng = 2.848 với
mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là các biến nghiên cứu trong mô hình có mối tương
quan với nhau.
3.3.3 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng nông nghiệp (X1) tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Y)
H0: X1 không tác động đến Y
H1: X1 tác động đến Y
Kết quả SPSS như sau:
44
Bảng 3.5: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính
Coefficientsa
5.257 .908 5.790 .000
.545 .230 .477 2.368 .029
(Constant)
X1
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardi
zed
Coefficien
ts
t Sig.
Dependent Variable: Ya.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 2.368 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận
H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng nông nghiệp (X1) thực sự tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Y).
3.3.4 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng công nghiệp (X2) tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Y)
H0: X2 không tác động đến Y
H1: X2 tác động đến Y
Kết quả SPSS như sau:
Bảng 3.6: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính
Coefficientsa
3.192 .523 6.099 .000
.418 .051 .883 8.198 .000
(Constant)
X2
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardi
zed
Coefficien
ts
t Sig.
Dependent Variable: Ya.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 8.198 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận
H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng công nghiệp (X2) thực sự tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Y).
45
3.3.5 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng dịch vụ (X3) tác động đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế (Y)
H0: X3 không tác động đến Y
H1: X3 tác động đến Y
Kết quả SPSS như sau:
Bảng 3.7: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính
Coefficientsa
3.938 1.104 3.567 .002
.456 .145 .584 3.136 .005
(Constant)
X3
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardi
zed
Coefficien
ts
t Sig.
Dependent Variable: Ya.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 3.136 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận
H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng dịch vụ (X3) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế (Y).
3.3.6 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (X4) tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Y)
H0: X4 không tác động đến Y
H1: X4 tác động đến Y
Kết quả SPSS như sau:
46
Bảng 3.8: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính
Coefficientsa
6.190 .355 17.460 .000
6.312E-02 .015 .688 4.137 .001
(Constant)
X4
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardi
zed
Coefficien
ts
t Sig.
Dependent Variable: Ya.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 4.137 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận
H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (X4) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế (Y).
3.3.7 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (X5) tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Y)
H0: X5 không tác động đến Y
H1: X5 tác động đến Y
Kết quả SPSS như sau:
Bảng 3.9: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính
Coefficientsa
6.407 .311 20.586 .000
4.838E-02 .011 .697 4.233 .000
(Constant)
X5
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardi
zed
Coefficien
ts
t Sig.
Dependent Variable: Ya.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 4.233 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận
H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (X5) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế (Y).
47
3.3.8 Kiểm định yếu tố lạm phát (X6) tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y)
H0: X6 không tác động đến Y
H1: X6 tác động đến Y
Kết quả SPSS như sau:
Bảng 3.10: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính
Coefficientsa
12.680 .109 116.810 .000
-1.15E-02 .005 -.486 -2.424 .026
(Constant)
X6
Model
1
B Std. Error
Unstandardized
Coefficients
Beta
Standardi
zed
Coefficien
ts
t Sig.
Dependent Variable: Ya.
(Nguồn: Xử lý từ SPSS)
Nhìn vào kết quả ta thấy giá trị tuyệt đối của /t tính/ = 2.424 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý
nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là yếu tố lạm phát (X6) thực sự tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế (Y).
Tóm lại tất các biến như tăng trưởng nông ngiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu
và lạm phát được đưa vào mô hình đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế.
3.4 Xây dựng mô hình dự báo
3.4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp (MH1)
* Mô hình toán học (MH1):
Y = β0 + β1X1
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
β0, β1: Các thông số ước lượng
Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
48
Bảng 3.11: Kết quả hồi quy mô hình 1 (MH1)
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 03/30/11 Time: 08:31
Sample: 1990 2010
Included observations: 21
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 5.257243 0.907990 5.789978 0.0000
X1 0.544518 0.229910 2.368396 0.0286
R-squared 0.227934 Mean dependent var 7.303333
Adjusted R-squared 0.187299 S.D. dependent var 1.420582
S.E. of rengression 1.280654 Akaike info criterion 3.423011
Sum squared resid 31.16140 Schwarz criterion 3.522489
Log likelihood -33.94162 F-statistic 5.609298
Durbin-Watson stat 0.834471 Prob(F-statistic) 0.028622
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
Nhìn vào kết quả ta nhận thấy các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh
được ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, hệ số xác định (R-squared = 0.227934) cho biết chỉ có
22,79% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp tác động.
3.4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công
nghiệp (MH2)
* Mô hình toán học (MH2):
Y = β0 + β1X1 + β2X2
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
β0, β1, β2: Các thông số ước lượng
Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
49
Bảng 3.12: Kết quả hồi quy mô hình 2 (MH2)
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 03/30/11 Time: 08:40
Sample: 1990 2010
Included observations: 21
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 3.331538 0.566688 5.878966 0.0000
X1 -0.110042 0.157056 -0.700658 0.4925
X2 0.445466 0.065137 6.838879 0.0000
R-squared 0.785439 Mean dependent var 7.303333
Adjusted R-squared 0.761599 S.D. dependent var 1.420582
S.E. of regression 0.693619 Akaike info criterion 2.237774
Sum squared resid 8.659920 Schwarz criterion 2.386992
Log likelihood -20.49663 F-statistic 32.94607
Durbin-Watson stat 1.145202 Prob(F-statistic) 0.000001
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
Nhìn vào kết quả ta nhận thấy thông số ước lượng β2 (Công nghiệp) có ý nghĩa thống kê và
phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, hệ số xác định (R-squared = 0.785439) tăng lên, và
cho biết 78,54% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công
nghiệp tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng
trưởng kinh tế nhiều hơn.
3.4.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ (MH3)
* Mô hình toán học (MH3):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
50
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
β0, β1, β2, β3: Các thông số ước lượng
Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
Bảng 3.13: Kết quả hồi quy mô hình 3 (MH3)
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 03/30/11 Time: 08:57
Sample: 1990 2010
Included observations: 21
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.513717 0.415373 1.236761 0.2330
X1 0.250660 0.081847 3.062527 0.0070
X2 0.301628 0.033604 8.976049 0.0000
X3 0.389804 0.045558 8.556266 0.0000
R-squared 0.959566 Mean dependent var 7.303333
Adjusted R-squared 0.952431 S.D. dependent var 1.420582
S.E. of regression 0.309835 Akaike info criterion 0.664089
Sum squared resid 1.631960 Schwarz criterion 0.863046
Log likelihood -2.972934 F-statistic 134.4793
Durbin-Watson stat 0.303080 Prob(F-statistic) 0.000000
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
Nhìn vào kết quả ta nhận thấy tất cả các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản
ánh được ý nghĩa kinh tế. Ngoài ra, hệ số xác định (R-squared = 0.959566) tăng lên, và cho biết
95,95% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng
trưởng kinh tế tốt hơn.
51
3.4.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu (MH4)
* Mô hình toán học (MH4):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
β0, β1, β2, β3, β4: Các thông số ước lượng
Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
Bảng 3.14: Kết quả hồi quy mô hình 4 (MH4)
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 03/30/11 Time: 09:02
Sample: 1990 2010
Included observations: 21
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.954961 0.450164 2.121362 0.0499
X1 0.162189 0.089115 1.819995 0.0875
X2 0.281506 0.032985 8.534468 0.0000
X3 0.371383 0.043460 8.545376 0.0000
X4 0.012772 0.006687 1.910030 0.0742
R-squared 0.967074 Mean dependent var 7.303333
Adjusted R-squared 0.958842 S.D. dependent var 1.420582
S.E. of regression 0.288200 Akaike info criterion 0.553929
Sum squared resid 1.328943 Schwarz criterion 0.802625
Log likelihood -0.816257 F-statistic 117.4832
Durbin-Watson stat 0.815819 Prob(F-statistic) 0.000000
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
52
Nhìn vào kết quả ta nhận thấy tất cả các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản
ánh được ý nghĩa kinh tế. Ngoài ra, hệ số xác định (R-squared = 0.967074) tăng lên, và cho biết
96,71% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ và xuất khẩu tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động
tăng trưởng kinh tế tốt hơn.
3.4.5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu (MH5)
* Mô hình toán học (MH5):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
β0, β1, β2, β3, β4, β5: Các thông số ước lượng
Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
Bảng 3.15: Kết quả hồi quy mô hình 5 (MH5)
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 03/30/11 Time: 09:28
Sample: 1990 2010
Included observations: 21
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.936119 0.465942 2.009090 0.0629
X1 0.150664 0.097144 1.550936 0.1418
X2 0.285617 0.035815 7.974790 0.0000
X3 0.374401 0.045484 8.231443 0.0000
X4 0.014969 0.009220 1.623586 0.1253
53
X5 -0.002126 0.005941 -0.357792 0.7255
R-squared 0.967352 Mean dependent var 7.303333
Adjusted R-squared 0.956470 S.D. dependent var 1.420582
S.E. of regression 0.296389 Akaike info criterion 0.640669
Sum squared resid 1.317698 Schwarz criterion 0.939104
Log likelihood -0.727027 F-statistic 88.88997
Durbin-Watson stat 0.819475 Prob(F-statistic) 0.000000
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
Nhìn vào kết quả ta nhận thấy tất cả các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản
ánh được ý nghĩa kinh tế, ngoại trừ yếu tố nhập khẩu không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, hệ
số xác định (R-squared = 0.967352) tăng lên, và cho biết 96,74% sự biến thiên của tốc độ tăng
trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu và nhập tác
động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng trưởng kinh tế
nhiều hơn.
3.4.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát (MH6)
* Mô hình toán học (MH6):
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6
Trong đó:
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp
X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
X6: chỉ số lạm phát
β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6: Các thông số ước lượng
Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
54
Bảng 3.16: Kết quả hồi quy mô hình 6 (MH6)
Dependent Variable: Y
Method: Least Squares
Date: 03/30/11 Time: 09:34
Sample: 1990 2010
Included observations: 21
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 0.746686 0.390128 1.913951 0.0763
X1 0.204635 0.082365 2.484486 0.0262
X2 0.248219 0.032354 7.671909 0.0000
X3 0.471220 0.050728 9.289081 0.0000
X4 0.008671 0.007923 1.094353 0.2923
X5 -0.005125 0.005014 -1.022186 0.3240
X6 -0.014249 0.005024 -2.835945 0.0132
R-squared 0.979264 Mean dependent var 7.303333
Adjusted R-squared 0.970378 S.D. dependent var 1.420582
S.E. of regression 0.244499 Akaike info criterion 0.281988
Sum squared resid 0.836915 Schwarz criterion 0.630162
Log likelihood 4.039123 F-statistic 110.1940
Durbin-Watson stat 1.052364 Prob(F-statistic) 0.000000
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
Nhìn vào kết quả ta nhận thấy phần lớn các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và
phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Ngoài ra, hệ số xác định (R-squared = 0.979264) tăng lên, và
cho biết 97,93% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô
hình đã giải thích được sự biến động tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Đặc biệt chỉ số Durbin-
Watson stat = 1.052364 tăng lên so với các mô hình trước đây. Thông qua chỉ tiêu này đã
phản ánh mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
55
3.4.7 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phụ thuộc vào giá trị nông nghiệp (MH7)
* Mô hình toán học (MH7):
LN(Y) = β0 + β1LN(X1)
Trong đó:
LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP)
LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (Nông nghiêp)
β0, β1: Các thông số ước lượng
Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
Bảng 3.17: Kết quả hồi quy mô hình 7 (MH7)
Dependent Variable: LNY
Method: Least Squares
Date: 03/30/11 Time: 09:54
Sample: 1990 2010
Included observations: 21
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -7.515696 0.231562 -32.45650 0.0000
LNX1 1.814302 0.020961 86.55760 0.0000
R-squared 0.997470 Mean dependent var 12.52306
Adjusted R-squared 0.997337 S.D. dependent var 0.445525
S.E. of regression 0.022990 Akaike info criterion -4.617156
Sum squared resid 0.010042 Schwarz criterion -4.517678
Log likelihood 50.48014 F-statistic 7492.218
Durbin-Watson stat 0.652024 Prob(F-statistic) 0.000000
(Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
Nhìn vào kết quả ta nhận thấy các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh
được ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, hệ số xác định (R-squared = 0.997470) cho biết có 99,75% sự
biến thiên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là do giá trị nông nghiệp tác động.
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY
Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY

More Related Content

What's hot

Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêNgọc Nguyễn
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệNguyễn Linh
 
Mô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biếnMô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biếnCẩm Thu Ninh
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảCẩm Thu Ninh
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019phamhieu56
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng Mơ Vũ
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuTường Minh Minh
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tếHọc Huỳnh Bá
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịĐinh Công Lượng
 

What's hot (20)

Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Công thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệpCông thức Tài chính doanh nghiệp
Công thức Tài chính doanh nghiệp
 
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống KêCâu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
Câu hỏi Đúng/Sai Nguyên Lý Thống Kê
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
 
Mô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biếnMô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biến
 
Hồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giảHồi qui vói biến giả
Hồi qui vói biến giả
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
TIỂU LUẬN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP_10302212052019
 
Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quyPhương trình hồi quy
Phương trình hồi quy
 
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng đề Cương kinh tế lượng
đề Cương kinh tế lượng
 
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếuBài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
Bài tập-định-giá-cổ-phiếu-và-trái-phiếu
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tếCách tính tỷ giá chéo   môn tiền tệ thanh toán quốc tế
Cách tính tỷ giá chéo môn tiền tệ thanh toán quốc tế
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
đáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trịđáp án môn kinh tế chính trị
đáp án môn kinh tế chính trị
 

Similar to Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY

Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMOnTimeVitThu
 
283418.pdf
283418.pdf283418.pdf
283418.pdfMinh Mai
 
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP  KINH TẾ TOÀN CẦUTỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP  KINH TẾ TOÀN CẦU
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦULong Nguyen
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docsividocz
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...nataliej4
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh côngMinhCng74
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
ktxh 10 nam Viet Nam
ktxh 10 nam Viet Namktxh 10 nam Viet Nam
ktxh 10 nam Viet NamBoomie Vũ
 
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
01 1 sach ktxh 10 nam   2011 01 1 sach ktxh 10 nam   2011
01 1 sach ktxh 10 nam 2011 Iam Mai
 
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
01 1 sach ktxh 10 nam   2011 01 1 sach ktxh 10 nam   2011
01 1 sach ktxh 10 nam 2011 Tan Pham
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...phamquyenbt9191
 

Similar to Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY (20)

Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docLuận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
Luận Văn Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình ĐịnhNghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
 
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAMTIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VỚI MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
 
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.docGiải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Giải pháp phát triển kinh tế Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
283418.pdf
283418.pdf283418.pdf
283418.pdf
 
Tieuluan
TieuluanTieuluan
Tieuluan
 
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP  KINH TẾ TOÀN CẦUTỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP  KINH TẾ TOÀN CẦU
TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU
 
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.docluận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bình Định.doc
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...Năng suất yếu tố tổng hợp   tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
Năng suất yếu tố tổng hợp tình hình và tỷ trọng đóng góp của nó vào tăng tr...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Trị....
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế Tỉnh Trà Vinh...
 
chương 1.pptx
chương 1.pptxchương 1.pptx
chương 1.pptx
 
1079 cáp minh công
1079 cáp minh công1079 cáp minh công
1079 cáp minh công
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Thống Kê Kinh Tế Phân tích tăng trưởng kinh tế tỉnh ...
 
ktxh 10 nam Viet Nam
ktxh 10 nam Viet Namktxh 10 nam Viet Nam
ktxh 10 nam Viet Nam
 
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
01 1 sach ktxh 10 nam   2011 01 1 sach ktxh 10 nam   2011
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
 
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
01 1 sach ktxh 10 nam   2011 01 1 sach ktxh 10 nam   2011
01 1 sach ktxh 10 nam 2011
 
Vietnamese Inflation
Vietnamese InflationVietnamese Inflation
Vietnamese Inflation
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đề tài dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018,RẤT HAY

  • 1. 1 Đặt vấn đề Kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng, nhưng những điểm yếu và khó khăn mang tính cơ cấu của nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng năm 2011 sẽ tiếp tục là một năm nhiều thử thách cho kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP năm 2011 có thể đạt mức 7 - 7,5% như chỉ tiêu của Quốc hội và thu nhập bình quân đầu người tính theo giá hiện tại khoảng 1,160 USD/người/năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần một tỷ lệ đầu tư cao, chiếm khoảng 40% GDP, nhằm duy trì mức tăng trưởng. Để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, lạm phát tiếp tục chịu áp lực. Tình trạng lạm phát cao tiếp tục đe dọa sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong năm 2011. Do lạm phát của Việt Nam có tính cơ cấu nên việc kiểm soát không phải là công việc dễ dàng. Với những vấn đề phân tích ở trên và theo dự báo năm 2011 là năm khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Với những yêu cầu thực tiễn công tác đặt ra, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. 1. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam qua hai năm 2009 - 2010. - Phân tích sáu yếu tố: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Chọn mô hình phù hợp nhất để dự báo. - Kiểm định các vi phạm giả thiết của mô hình. - Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả tập trung sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tương quan và phương pháp phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.
  • 2. 2 Ngoài ra, phương pháp ước lượng bình phương bé nhất được sử để ước lượng các mô hình. 3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Đề tài góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn của tác giả, ngoài ra còn lượng hoá thông tin với việc ứng dụng các phần mềm thống kê trong phân tích kinh tế. Đề tài còn góp phần nâng cao phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế trường Đại Học Lạc Hồng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách tham khảo. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ dừng lại dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011 mà không dự báo cho các năm tiếp theo. Ngoài ra, đề tài chỉ tập trung vào sáu yếu tố: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế để dự báo. Bên cạnh đó, tác giả có sử dụng mô hình dự báo theo thời gian. Đề tài chưa đi sâu phân tích toàn diện nền kinh tế Viêt Nam như lãi suất ngân hàng, tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư...tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 5. Tổng quan lịch sử đề tài nghiên cứu Trong báo cáo tựa đề “Vietnam - Country Forecast February 2010”, các chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam đã vượt qua được những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng những áp lực về thâm hụt ngân sách và lạm phát vẫn còn đe doạ tới sự ổn định của nền kinh tế. Trong báo cáo này, các chuyên gia nhận định rằng triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn là tích cực. Trong năm 2010 - 2011, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của năm 2010 và sẽ đạt mức tăng trưởng GDP lần lượt là 6,2% và 7,0%. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ giảm xuống còn khoảng 7,8% GDP so với mức 9% GDP của năm 2009. Tuy nhiên, lạm phát của Việt Nam trong 2 năm 2010 - 2011 sẽ ở mức cao, lần lượt là 10,3% và 9,9%.
  • 3. 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và các yếu tố tác động đến tăng trưởng - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước, tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần trăm thay đổi GDP trong một thời kì nhất định thường là 1 năm. - Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định. - Tỷ lệ lạm phát phản ánh tỷ lệ thay đổi (Tăng thêm hay giảm bớt) của giá cả ở một thời điểm nào đó so với thời điểm trước. Lạm phát có thể có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau. Nói chung là thế này: Lạm phát là sự tăng lên mức giá chung liên tục của nền kinh tế trong một giai đoạn nào đó. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát. Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát. Để đo lường lạm phát, nguời ta có thể dùng hai chỉ số - Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: Được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hoá thiết yếu, ở Việt Nam nhóm hàng lương thực, giá vàng, đô la có lẽ có trọng số lớn. Chỉ số này không phản ánh sự biến động giá chung nhưng phản ánh biến động giá cả ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống, tiêu dùng. - Khi nói tốc độ lạm phát, nguời ta cũng thường dùng chỉ số này khi nền kinh tế có lạm phát, nếu không do nguyên nhân tác động từ nước ngoài, hay một thay đổi lớn về cung sản phẩm, thì nó thể hiện cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá. Việc duy trì cầu hàng hoá lớn hơn cung hàng hoá ở một mức độ vừa phải, do đó, lạm phát ở mức vừa phải, là cần thiết để kích thích sản xuất, giúp cho việc tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, và tạo lợi nhuận cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tư nâng cao công nghệ, mở rộng sản xuất. Nếu nền kinh tế sa vào giảm phát, nghĩa là sẽ bị thừa cung, thừa ứ hàng hoá, gây ra tình trạng đình đốn, thua lỗ ở các doanh nghiệp. Đó là tác dụng của lạm phát. Tất nhiên lạm phát quá cao thì lại là một vấn đề.
  • 4. 4 - Xuất khẩu phản ánh lượng tiền thu được do bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Số tiền đó được gọi là kim ngạch xuất khẩu. - Nhập khẩu phản ánh lượng tiền bỏ ra do mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài. Số tiền đó được gọi là kim ngạch nhập khẩu. - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu phản ánh phần trăm thay đổi giá trị xuất khẩu trong một thời kì nhất định thường là 1 năm. - Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu phản ánh phần trăm thay đổi giá trị nhập khẩu trong một thời kì nhất định. - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp là phần trăm thay đổi giá trị công nghiệp trong một thời kì nhất định thường là 1 năm. - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng (Công nghiệp) là phần trăm thay đổi giá trị công nghiệp trong một thời kì nhất định thường là 1 năm. - Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (Nông nghiệp) là phần trăm thay đổi giá trị nông nghiệp trong một thời kì nhất định thường là 1 năm. - Tốc độ tăng trưởng dịch vụ là phần trăm thay đổi giá trị dịch vụ trong một thời kì nhất định thường là 1 năm. 1.1.2 Cơ sở xây dựng mô hình 1.1.2.1 Nêu ra các giả thiết của mô hình Phân tích các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. 1.1.2.2 Thiết lập mô hình toán học * Mô hình toán học (MH1): Y = β0 + β1X1 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH2):
  • 5. 5 Y = β0 + β1X1 + β2X2 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp β0, β1, β2 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH3): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ β0, β1, β2 , β3 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH4): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu β0, β1, β2 , β3 , β4 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH5): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ
  • 6. 6 X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH6): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu X6: Chỉ số giá tiêu dùng β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH7): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH8): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng β0, β1, β2 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH9): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3)
  • 7. 7 Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ β0, β1, β2 , β3 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH10): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu β0, β1, β2 , β3 , β4 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH11): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu LN(X5): Log của giá trị xuất khẩu β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH12): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6 Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước
  • 8. 8 LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu LN(X5): Log của giá trị xuất khẩu X6: Chỉ số giá tiêu dùng β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH13): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6 + β7t Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ LN(X4): Log của giá trị nhập khẩu LN(X5): Log của giá trị xuất khẩu X6: Chỉ số giá tiêu dùng t: Yếu tố thời gian β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 , β7 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH14): Y = β0 + β1t Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế t: Yếu tố thời gian β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH15): LN(Y) = β0 + β1t Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước t: Yếu tố thời gian
  • 9. 9 β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH16): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6 LN(X5)^2 + β7X6 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ LN(X4): Log của giá trị xuất khẩu LN(X5): Log của giá trị nhập khẩu, LN(X5)^2: Log của giá trị nhập khẩu bình phương. X6: chỉ số lạm phát (CPI) β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: Các thông số ước lượng 1.1.2.3 Ước lượng các mô hình Sau khi xây dựng dạng hàm toán học thì bước tiếp theo là ước lượng các tham số của mô hình. Với sự trợ giúp của các phần mềm như SPSS và EVIEWS thì công việc tính toán trở nên đơn giản hơn và kết quả có độ chính xác cao. 1.1.2.4 Phân tích kết quả: Dựa trên lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh giá kết quả Phân tích kết quả xét xem các kết quả nhận được có phù hợp với lý thuyết kinh tế không, kiểm định các giả thuyết thống kê về các ước lượng nhận được từ các mô hình trên. Nếu ước lượng β1, β2, β3, β4, β5, β7 là số dương thì ước lượng này hợp lý về mặt lí thuyết kinh tế. Trong trường hợp ngược lại thì không phù hợp về mặt kinh tế. Trong trường hợp này phải tìm ra mô hình đúng. Ngoài ra, ước lượng β6 là số âm thì ước lượng này hợp lý về mặt lí thuyết kinh tế. 1.1.2.5 Dự báo Nếu như mô hình phù hợp với lý thuyết kinh tế thì có thể sử dụng mô hình để dự báo. Dự báo có giá trị trung bình cá biệt.
  • 10. 10 1.1.2.6 Sử dụng mô hình để kiểm tra hoặc đề ra các chính sách Các bước trên đây có nhiệm vụ khác nhau trong quá trình phân tích một vấn đề kinh tế và chúng được thực hiện theo một trình tự nhất định. Tìm ra bản chất một vấn đề kinh tế là một việc không đơn giản. Vì vậy, quá trình trên phải được thực hiện nhiều lần như là các phép lặp cho đến khi chúng ta thu được một mô hình đúng. Sự phát triển của máy tính, đặc biệt là các phần mềm SPSS, EVIEWS đã làm gia tăng sức mạnh của việc tính tóan. Điều đó, giúp các nhà kinh tế kiểm chứng được các lý thuyết kinh tế có thích hợp hay không, dẫn đến những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tác nghiệp, hoạch định các chính sách và đề ra các chiến lược kinh tế - xã hội. 1.2 Phương pháp nghiên cứu 1.2.1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử Thông tin và dữ liệu để đưa vào nghiên cứu chủ yếu là dữ liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong vòng 21 năm gần đây (Từ năm 1990 đến năm 2010). Trên cơ sở thông tin, số liệu tác giả tìm ra các yếu tố có tương quan với nhau hay không. Nghĩa là các biến độc lập tác động như thế nào đến biến phụ thuộc. Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp lịch sử sẽ góp phần bổ sung cho nhau. 1.2.2 Phương pháp tương quan Phương pháp tương quan mô tả mối quan hệ về lượng giữa các yếu tố. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cần được nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng tới nó. Sự ảnh hưởng đó bởi mối tương quan gì? Do đó phương pháp này có vị trí quan trọng trong việc lượng hóa mối quan hệ. - Phương pháp này được vận dụng tốt thì khi áp dụng phương pháp hồi quy giữa các biến số độc lập và biến phụ thuộc sẽ giúp sự đánh giá đúng đắn hơn. 1.2.3 Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất do nhà toán học Đức Carl Friedrich Gauss đưa ra. Sử dụng phương pháp này kèm theo một vài giả thuyết, các ước lượng thu được
  • 11. 11 có tính chất đặc biệt, nhờ đó mà phương pháp này là phương pháp mạnh nhất và được nhiều người sử dụng. * Nội dung phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Giả sử ta có hàm hồi quy tổng thể và hàm hồi quy mẫu như sau: Yi = β1 + β2 Xi (PRF) (1) Ŷi = α1 + α2Xi (2) Giả sử rằng chúng ta có n cặp quan sát của Y và X, cặp quan sát thứ i có giá trị tương ứng (Yi,Xi): i = 1,n. Ta phải tìm Ŷi sao cho nó càng gần với trị thực của Yi. Tức là phần dư. ei = Yi - Ŷi = Yi - α1 - α2Xi (3) (3) càng nhỏ càng tốt. Ta xem đồ thị sau: Đồ thị 2.1: Đường hồi quy mẫu và sai số Ghi chú: α1, α2. Do ei có thể dương, có thể âm do vậy cần phải tìm Ŷi sao cho tổng bình phương của các phần dư đạt cực tiểu. Tức là:
  • 12. 12 ∑ ei 2 = ∑(Yi - Ŷi )2 = ∑(Yi - α1 - α2Xi )2 ⇒ min Do Xi , Yi : i = 1,n đã biết, nên ∑ ei 2 là hàm của α1 và α2: f(α1,α2) = ∑ ei 2 = ∑(Yi - α1 - α2Xi )2 ⇒ min α1, α2 là nghiệm của phương trình sau: ∂f(α1,α2) -------------- = ∑2(Yi - α1 - α2Xi )(-1) = 0 (i = 1,n) ∂α1 hay nα1 + α2∑Xi = ∑Yi ∂f(α1,α2) -------------- = ∑2(Yi - α1 - α2Xi )(-Xi) = 0 (i = 1,n) ∂α2 hay α1∑Xi + α2∑Xi 2 = ∑Yi Xi α1, α2 được tìm từ hệ phương trình: nα1 + α2∑Xi = ∑Yi (3.4) α1∑Xi + α2∑Xi 2 = ∑Yi Xi (3.5) Giải hệ phương trình trên ta tìm được α1, α2. n∑Yi Xi - ∑Xi ∑Yi α2 = ---------------------------- n∑Xi 2 - (∑Xi )2
  • 13. 13 hoặc ∑Yi Xi - Y∑Xi α2 = --------------------------- ∑Xi 2 - n(X)2 α1 = Y - α2X Ta có: Y = ∑Yi / n và X = ∑Xi / n 1.3 Xử lý số liệu 1.3.1 Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê để phản ánh số liệu theo loại chủ đề phân tích. Các chỉ tiêu phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế với sáu yếu tố tác động đó là: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát. Ngoài ra, yếu tố thời gian cũng được xem là nhân tố tác động đến tốc độ tăng trưởng. 1.3.2 Phương pháp sử dụng phần mềm máy tính và các môn khoa học kinh tế Sử dụng phần mềm tương thích trong nghiên cứu kinh tế xã hội như Excel, SPSS và EVIEWS để tổng hợp số liệu sơ cấp cho xử lý, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu. Vận dụng lý thuyết thống kê kinh tế, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế lượng để xây dựng các mô hình ước lượng các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kết quả tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở xây dựng mô hình, căn cứ các tiêu chí chọn lựa mô hình tốt nhất để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011. Hạn chế của nghiên cứu là mới dừng ở phân tích, chọn lựa mô hình, dự báo mà chưa thực hiện thử nghiệm mô hình để đánh giá với kết quả cụ thể trong thực tiễn.
  • 14. 14 • Mô hình ước lượng: * Mô hình toán học (MH1): Y = β0 + β1X1 * Mô hình toán học (MH2): Y = β0 + β1X1 + β2X2 * Mô hình toán học (MH3): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 * Mô hình toán học (MH4): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 * Mô hình toán học (MH5): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 * Mô hình toán học (MH6): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, xây dựng X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu X6: Chỉ số giá tiêu dùng β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH7): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) * Mô hình toán học (MH8): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) * Mô hình toán học (MH9): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) * Mô hình toán học (MH10): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4)
  • 15. 15 * Mô hình toán học (MH11): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) * Mô hình toán học (MH12): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6 * Mô hình toán học (MH13): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) + β2LN(X2) + β3LN(X3) + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6X6 + β7t Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản LN(X2): Log của giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng LN(X3): Log của giá trị sản xuất dịch vụ LN(X4): Log của giá trị xuất khẩu LN(X5): Log của giá trị nhập khẩu X6: Chỉ số giá tiêu dùng t: Yếu tố thời gian β0, β1, β2 , β3 , β4 , β5 , β6 , β7 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH14): Y = β0 + β1t Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế t: Yếu tố thời gian β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH15): LN(Y) = β0 + β1t Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước t: Yếu tố thời gian β0, β1 là các thông số ước lượng của mô hình * Mô hình toán học (MH16): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4LN(X4) + β5LN(X5) + β6LN(X5)^2 + β7X6
  • 16. 16 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ LN(X4): Log của giá trị xuất khẩu LN(X5): Log của giá trị nhập khẩu, LN(X5)^2: Log của giá trị nhập khẩu bình phương. X6: chỉ số lạm phát (CPI) β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: Các thông số ước lượng Với kỳ vọng rằng các nhân tố nói trên tác động thuận tới yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phương pháp giả định này có ưu điểm là ta tìm được tính phổ biến về chiều tác động của các nhân tố song không loại trừ khả năng ngược lại của chúng nếu số liệu quá ít. 1.4 Kiểm tra các vi phạm giả thiết của mô hình 1.4.1 Hiện tượng đa cộng tuyến Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi mà tồn tại một mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo hay xấp xỉ hoàn hảo giữa một vài hay tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy. Hay nói khác đi là các biến độc lập có tương quan với nhau. Điều này đã vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy bội. * Hậu quả: - Các ước lượng vẫn tốt nhất, tuyến tính và không thiên lệch. - Kiểm định giả thuyết là kém hiệu lực. Khó bác bỏ Ho, vì T- stat rất nhỏ. * Cách phát hiện - Các số hạng T-stat thường nhỏ, hệ số xác định (R2 ) rất cao, F-test thì có ý nghĩa thống kê. Đây là một bằng chứng cho thấy R2 cao chưa phải là yếu tố quyết định đến chất lượng mô hình. - Đừng bao giờ tìm cách tối đa hoá R2 của mô hình mà không cân nhắc kỹ mình đang làm cái gì và tại sao phải làm như thế.
  • 17. 17 - Việc loại bỏ hay thêm vào một biến độc lập sẽ làm thay đổi mạnh mẽ các hệ số ước lượng và độ lệch chuẩn của nó. Mô hình là không bền vững đối với sự thay đổi của biến độc lập. - Các biến độc lập có hệ số tương quan cặp cao. - Các hàm hồi quy bổ sung (Auxiliary Regressions) có kiểm định F có ý nghĩa về mặt thống kê. Phát hiện có mối tương quan giữa các biến độc lập. R2 auxiliary > R2 original. * Giải pháp khắc phục - Chung sống với nó, vì ước lượng vẫn đảm bảo không chệch và tốt nhất. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp hồi quy vào công tác chính sách sẽ không đáng tin cậy. - Thu thập thêm số liệu, đặc biệt là tăng thêm số mẫu quan sát. - Loại bỏ "Kẻ phá bỉnh" (Biến số gây nên vấn đề). Tuy nhiên, phải cân nhắc khi loại bỏ một biến số ra khỏi mô hình, vì có thể ta đang bỏ đi một biến giải thích quan trọng và phù hợp của mô hình. Hậu quả của việc này đôi khi còn tồi tệ hơn là hãy chung sống với "Lũ". - Chuyển đổi số liệu - Sử dụng các thông tin có sẵn. 1.4.2 Hiện tượng phương sai không đồng đều * Hiện tượng phương sai không đồng đều là gì? Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện tượng mà các phương sai của đường hồi quy của tổng thể ứng với các giá trị của các biến độc lập là khác nhau hay phương sai không là một hằng số. Var(εt) ≠ σ 2 với t = 1,2,3,…,N; với N là số mẫu quan sát. Điều này thường xảy ra đối với các số liệu được thu thập theo không gian và hiếm khi xảy ra đối với số liệu thời gian.
  • 18. 18 * Hậu quả - Các hệ số ước lượng thì không còn tốt nhất, nghĩa là không có phương sai nhỏ nhất. - Các ước lượng của phương sai các hệ số bị thiên lệch. - Các kiểm định giả thuyết thì dễ dẫn đến sai lầm. * Cách phát hiện - Bằng trực giác và kinh nghiệm làm việc thường xuyên với số liệu, ta sẽ có một cảm giác tốt hơn về số liệu, thông thường với số liệu không gian thì rất có khả năng có hiện tượng phương sai không đồng đều. - Phân tích bằng biểu đồ (Graphical analysis). - Các kiểm định chính thức (Test) như: * Kiểm định Goldfeld - Quant (GQ test): Áp dụng đối với hàm có một biến độc lập Phát biểu giả thuyết: Ho: σ1 2 = σ2 2 H1: σ1 2 < σ2 2 Các bước thực hiện (GQ test): Bước 1: Sắp xếp thứ tự các mẫu quan sát theo thứ tự tăng dần theo giá trị của biến Xi. Bước 2: Bỏ bớt d mẫu quan sát nằm giữa dãy số, vậy ta chia mẫu ra thành hai nhóm, mỗi nhóm có (N - d)/2 mẫu quan sát. Bước 3: Ước lượng hai đường hồi quy cho hai nhóm số liệu vừa được tách ra. Thu thập giá trị của ESS (Sum of Square Error). Lưu ý: Trong bảng ANOVA của SPSS, giá trị này là Residual Sum of Square của hai phương trình hồi quy trên, gọi là ESS1 và ESS2 theo thứ tư phương trình 1 (Nhóm 1) và phương trình hai (Nhóm 2).
  • 19. 19 Mỗi ESS có bậc tự do: df1 = (N - d)/ 2 - K1 và df2 = (N - d)/ 2 - K2 Trong trường hợp hàm đơn biến, ta có k1 = K1 + 1 = k2 = K2 + 1 = 2. Trong đó k là số thông số được ước lượng trong mô hình (Bao gồm cả hằng số) Bước 4: Tính trị thống kê GQstat GQstat = σ2 2 / σ1 2 ∼ F (N2 - k2, N1 - k1) Với N1 và k1 là số mẫu quan sát và hệ số ước lượng của phương trình hồi quy 1 (Cho nhóm 1) có giá trị X thấp. N2 và k2 là số mẫu quan sát và số hệ số ước lượng của phương trình hồi quy 2 (Cho nhóm 2) có giá trị của X cao. ESS2/df2 GQstat = --------------- ESS1/df1 Với các giả thuyết khác được thoả, ta có GQstat tuân theo phân phối F với bậc tự do của tử số là df2 và của mẫu số là df1. Và cả hai đều bằng (Nj – d)/2 – kj. Bước 5: Với mức α cho trước, bác bỏ Ho nếu GQstat > Fα, df2, df1. Và chấp nhận giả thuyết H1 tức là có hiện tượng phương sai không đồng đều σ2 2 > σ1 2 . 1.4.3 Hiện tượng tự tương quan * Tự tương quan là gì ? Trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, chúng ta giả định rằng không có tương quan giữa các sai số ngẫu nhiên ui, nghĩa là: cov(ui, uj) = 0 (i ≠ j) Nói một cách khác, mô hình cổ điển giả định rằng sai số ứng với quan sát nào đó không bị ảnh hưởng bởi sai số ứng với một quan sát khác. * Cách phát hiện - Phương pháp đồ thị:
  • 20. 20 + Giả định về sự tự tương quan liên quan đến các giá trị sai số (ut) của tổng thể, tuy nhiên, các giá trị này không thể quan sát được. + Chúng ta quan sát sai số của mẫu (et), hình ảnh của et có thể cung cấp những gợi ý về sự tự tương quan. + Chúng ta có thể chạy mô hình bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho mô hình gốc và thu thập et từ đó. Vẽ đường et theo thời gian và quan sát. - Kiểm định d của Durbin – Watson Thống kê d. Durbin – Watson được định nghĩa như sau: d là tỷ số giữa tổng bình phương của chênh lệch giữa 2 sai số liên tiếp với RSS Do Σet 2 và Σet-1 2 chỉ khác nhau có một quan sát, nên ta có thể xem chúng bằng nhau, d có thể được viết lại: Nếu giá trị của d thuộc miền không có quyết định, => một số cải biên kiểm định d: H0: ρ = 0; H1: ρ >0. Nếu d < dU thì bác bỏ H0 và chấρ nhận H1 với mức ý nghĩa α, nghĩa là có tự tương quan dương. H0: ρ = 0; H1: ρ <0. Nếu (4 - d) < dU thì bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có tự tương quan âm. H0: ρ = 0; H1: ρ ≠ 0. Nếu d < dU hoặc (4 - d) < dU thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận H1 với mức ý nghĩa 2α tức có tự tương quan (Dương hoặc âm). ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ −− = = − −+ = − = 2 1 2 1 2 1 2 2 2 1 2 t tttt n t t n t tt e eeee e )ee( d ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ −= ∑ ∑ − 2 1 12 t tt e ee d
  • 21. 21 1.5 Dự báo 1.5.1 Khái niệm Dự báo đã hình thành từ đầu những năm 60 của thế kỉ 20. Khoa học dự báo với tư cách một ngành khoa học độc lập có hệ thống lí luận, phương pháp luận và phương pháp hệ riêng nhằm nâng cao tính hiệu quả của dự báo. Người ta thường nhấn mạnh rằng một phương pháp tiếp cận hiệu quả đối với dự báo là phần quan trọng trong hoạch định. Khi các nhà quản trị lên kế hoạch, trong hiện tại họ xác định hướng tương lai cho các hoạt động mà họ sẽ thực hiện. Bước đầu tiên trong hoạch định là dự báo hay là ước lượng nhu cầu tương lai cho sản phẩm hoặc dịch vụ và các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Như vậy, dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo ta căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học. 1.5.2 Ý nghĩa của dự báo - Dùng để dự báo các mức độ tương lai của hiện tượng, qua đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài chính… và chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự phát triển trong thời gian tới. Kế hoạch cung cấp các yếu tố đầu vào như: Lao động, nguyên vật liệu, tư liệu lao động… cũng như các yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ. - Dự báo chính xác sẽ giảm bớt mức độ rủi ro cho doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Dự báo chính xác là căn cứ để các nhà hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Nhờ có dự báo các chính sách kinh tế, các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế được xây dựng có cơ sở khoa học và mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Nhờ có dự báo thường xuyên và kịp thời, các nhà quản trị doanh nghiệp có khả năng kịp
  • 22. 22 thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh các hoạt động kinh tế của đơn vị mình nhằm thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. 1.5.2 Các phương pháp dự báo 1.5.2.1 Phương pháp dự báo định tính Các phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những nhân tố nhân quả, dựa theo doanh số của từng sản phẩm hay dịch vụ riêng biệt và dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những nhân tố nhân quả này trong tương lai. Những phương pháp này có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ những khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết về các sự kiện tương lai. Dưới đây là một số phương pháp dự báo định tính thường dùng: - Lấy ý kiến của ban điều hành - Lấy ý kiến của người bán hàng - Phương pháp chuyên gia (Delphi) - Phương pháp điều tra người tiêu dùng … 1.5.2.2 Phương pháp dự báo định lượng Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi. Các phương pháp dự báo định lượng thường dùng: - Phương pháp bình quân di động - Phương pháp bình quân di động có quyền số - Phương pháp điều hòa mũ - Phương pháp điều hòa mũ theo xu hướng - Phương pháp hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến … 1.5.3 Quy trình dự báo Quy trình dự báo được chia thành 9 bước như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu - Các mục tiêu liên quan đến các quyết định cần đến dự báo phải được nói rõ. Nếu quyết
  • 23. 23 định vẫn không thay đổi bất kể có dự báo hay không thì mọi nỗ lực thực hiện dự báo cũng vô ích. Bước 2: Xác định dự báo cái gì Khi các mục tiêu tổng quát đã rõ ta phải xác định chính xác là dự báo cái gì, cần có sự trao đổi giữa người dự báo và người sử dụng kết quả dự báo. Bước 3: Xác định khía cạnh thời gian Đối với dự báo theo năm: Từ 1 đến 5 năm. Bước 4: Xem xét dữ liệu - Dữ liệu cần để dự báo có thể từ 2 nguồn: bên trong và bên ngoài. - Cần phải lưu ý dạng dữ liệu sẵn có như: Thời gian, đơn vị tính… Bước 5: Lựa chọn mô hình Làm sao để quyết định được phương pháp thích hợp nhất cho một tình huống nhất định? - Mô hình hay bản chất của dữ liệu quá khứ - Kiến thức chuyên môn của người làm dự báo - Tính cấp thiết của dự báo - Độ dài dự báo Bước 6: Đánh giá mô hình Đối với các phương pháp định lượng, cần phải đánh giá mức độ phù hợp của mô hình trong phạm vi mẫu dữ liệu. Bước 7: Chuẩn bị dự báo Nếu có thể nên sử dụng hơn một phương pháp dự báo, và nên là những loại phương pháp khác nhau. Ví dụ mô hình hồi quy và san mũ Holt, thay vì cả 2 mô hình hồi quy khác nhau.
  • 24. 24 Bước 8: Trình bày kết quả dự báo Kết quả dự báo phải được trình bày rõ ràng cho người đọc, sao cho họ hiểu các con số được tính toán như thế nào và chỉ ra sự tin cậy trong kết quả dự báo. Bước 9: Theo dõi kết quả dự báo Trao đổi và hợp tác giữa người sử dụng và người làm dự báo có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì quy trình dự báo thành công. 1.6 Các tiêu chuẩn lựa chọn mô hình để dự báo 1.6.1 Hệ số xác định (R-squared: R2 ) SST SSE SST SSR R −== 12 Trong đó: Caùc bieán ñoåi toaùn hoïc ta coù: ieyiyyyi n i n i n i ∑∑∑ === +−=− 1 2 1 2 1 2 )~()( Hay: SST = SSR + SSE Ñaúng thöùc naøy coù yù nghóa raát quan troïng. Ñaïi löôïng SST (Total Sum of Squares) theå hieän toaøn boä bieán thieân cuûa Y. Noù ñöôïc chia thaønh hai hai phaàn: Phaàn thöù nhaát: SSR (Sum of Squares for Regression) theå hieän phaàn bieán thieân cuûa Y ñöôïc giaûi thích bôûi bieán X. Phaàn thöù hai: SSE (Sum of Squares for Error) theå hieän phaàn bieán thieân do caùc yeáu toá khaùc khoâng nghieân cöùu. Nhö vaäy, heä soá xaùc ñònh (R2 ) theå hieän phaàn tyû leä bieán thieân cuûa Y ñöôïc giaûi thích bôûi X vaø ñöôïc xaùc ñònh baèng coâng thöùc: Ta coù: 0 ≤ R2 ≤ 1. R2 theå hieän söï thích hôïp cuûa moâ hình hoài quy ñoái vôùi döõ lieäu. R2 caøng lôùn thì moâ hình hoài quy tuyeán tính ñaõ xaây döïng ñöôïc xem laø caøng thích hôïp vaø taát nhieân laø caøng coù yù nghóa trong vieäc giaûi thích söï bieán thieân cuûa Y.
  • 25. 25 R2 đo lường % biến động của Y được giải thích bởi các Xi trong mô hình. R2 càng gần 1, mô hình càng phù hợp. Lưu ý: Nó chỉ đo lường sự phù hợp trong mẫu Khi so sánh R2 giữa các mô hình khác nhau, các biến phụ thuộc phải giống nhau. R2 không giảm khi tăng thêm biến độc lập. 1.6.2 Hệ số xác định điều chỉnh (Adjusted R-squared:⎯R2 ) - Ta thấy⎯R2 ≤ R2 .⎯R2 chỉ tăng khi giá trị tuyệt đối của giá trị t của biến được hơn 1. Do vậy,⎯R2 là tiêu chuẩn tốt hơn R2 . - Lưu ý: + Các biến phụ thuộc cũng phải giống nhau. + Các kí hiệu công thức này giống các kí hiệu công thức trên. 1.6.3 Tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Info Criterion: AIC) Trong đó k là số biến được ước lượng gồm cả hệ số tự do và n là cở mẫu. Ta thấy AIC phát hiện sai sót khắt khe hơn các tiêu chuẩn trên khi tăng thêm số biến.
  • 26. 26 Mô hình nào AIC thấp hơn thì tốt hơn. 1.6.4 Tiêu chuẩn thông tin Schwarz (Schwarz Criterion: SIC) SIC còn khắt khe hơn AIC. SIC càng nhỏ, mô hình càng tốt. 1.7 Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả dự báo 1.7.1 Sai số bình phương trung bình (MSE) Trong đó: là giá trị dự báo theo quan sát t, Yt giá trị thực tế theo quan sát t, n là số quan sát. Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị MSE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt cho công tác dự báo. 1.7.2 Căn bậc hai sai số bình phương trung bình (RMSE) Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị RMSE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt cho công tác dự báo. 1.7.3 Sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (MAPE)
  • 27. 27 Trong đó: Yt f là giá trị dự báo theo quan sát t, Yt giá trị thực tế theo quan sát t, n là số quan sát. Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị MAPE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt cho công tác dự báo. 1.7.4 Sai số phần trăm bình phương trung bình (MSPE) hoặc căn của nó RMSPE Trong đó: là giá trị dự báo theo quan sát t, Yt giá trị thực tế theo quan sát t, n là số quan sát. Ý nghĩa: Mô hình nào có giá trị MSPE hoặc RMSPE nhỏ thì mô hình đó sử dụng tốt cho công tác dự báo. Tóm tắt chương 1. Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất được sử dụng để ước lượng các mô hình trong bài báo cáo này. Tuy nhiên, phương pháp này có các vi phạm giả thuyết của mô hình như: Hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, để lựa chọn một mô hình dự báo tốt chúng ta cần có các tiêu chí đánh giá mô hình như: AIC, R2 , SIC, MAPE…Tóm lại chương này là cơ sở lý thuyết rất quan trọng giúp chúng ta chọn ra một mô hình tốt nhất để dự báo với kết quả khả quan nhất. Trong chương này, tác giả đã khái quát cơ sở lý thuyết và các mô hình để dự báo, tiếp theo để có một nhận định khái quát, toàn diện nền kinh tế Việt Nam trong năm 2009 và 2010 chúng ta tiếp tục chuyển sang chương 2.
  • 28. 28 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM QUA HAI NĂM 2009 - 2010 Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Nói một cách rộng hơn, nền kinh tế thế giới sẽ phải gánh chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính khởi điểm từ giữa năm 2007 và sự huỷ hoại tiền bạc sau đó của năm 2008 - 2009. Những yếu tố này sẽ ngăn cản thế giới trở lại với thời kỳ tăng trưởng nhanh như trong giai đoạn 2004 - 2007. Theo các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2011 là 3,5%. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020. 2.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, và khu vực dịch vụ tăng 7,52%.
  • 29. 29 2.2 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010 theo giá so sánh 1994 đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%. 2.2.1 Nông nghiệp Sản lượng lúa cả năm 2010 đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009, chủ yếu do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước và năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha. Sản lượng lúa đông xuân năm nay đạt 19,2 triệu tấn, tăng 522,3 nghìn tấn so với vụ đông xuân trước (Diện tích tăng 25,2 nghìn ha, năng suất tăng 1,2 tạ/ha). Lúa hè thu đạt 11,6 triệu tấn, tăng 383,5 nghìn tấn (Diện tích tăng 77,6 nghìn ha, năng suất tăng nhẹ 0,1 tạ/ha). Lúa mùa đạt 9,2 triệu tấn, tăng 132,9 nghìn tấn. Nếu tính cả sản lượng ngô là 4,6 triệu tấn thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2010 ước tính đạt 44,6 triệu tấn, tăng 1,27 triệu tấn so với năm 2009. Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng mạnh do nhiều diện tích đang trong thời kỳ thu hoạch sản phẩm và đạt năng suất cao. Diện tích chè cả năm ước tính tăng 2,3 nghìn ha so với năm trước; cà phê tăng 9,7 nghìn ha; cao su tăng 22,3 nghìn ha; hồ tiêu tăng 0,7 nghìn ha. Sản lượng chè búp cả năm 2010 tăng 6,8% so với năm 2009; cà phê tăng 4,6%; cao su tăng 6,1%; hồ tiêu tăng 3%; dừa tăng 3,1%. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/12/2010 đàn lợn cả nước có 27,37 triệu con, giảm 0,9% so với cùng thời điểm năm 2009; đàn gia cầm có 300,5 triệu con, tăng 7,3%; đàn trâu có 2913,4 nghìn con, tăng 0,9%; đàn bò có 5916,3 nghìn con, giảm 3,1%. Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng năm 2010 ước tính tăng 6,5% so với năm 2009; thịt bò tăng 5,9%; thịt lợn tăng 0,2%; thịt gia cầm tăng 17,5%; trứng gia cầm tăng 16,5%. 2.2.2 Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009. Sản lượng gỗ khai thác đạt 4042,6 nghìn m3 , tăng 7,3% so với năm trước. Tổng diện tích rừng bị cháy
  • 30. 30 và bị chặt phá năm 2010 là 7781 ha, trong đó diện tích rừng bị cháy 6723 ha; diện tích rừng bị chặt phá 1058 ha. 2 2.3 Thuỷ sản Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 2706,8 nghìn tấn, tăng 4,5% (Sản lượng cá nuôi tăng 4,9%); sản lượng khai thác đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% (Khai thác biển đạt 2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%). 2.3 Sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 14% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,4%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2% (Dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%, các ngành khác tăng 19,5%). Trong ba ngành công nghiệp cấp I, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng 14,9% so với năm 2009; ngành công nghiệp điện, ga, nước tăng 14,8%; ngành công nghiệp khai thác giảm 0,5% do sản lượng khai thác than và dầu thô giảm. Theo kết quả điều tra lao động của 4215 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, số lao động tháng 12/2010 của các doanh nghiệp trên tăng 0,6% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 0,1%, khu vực ngoài nhà nước tăng 0,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1%. Trong ba ngành công nghiệp cấp I, lao động ngành công nghiệp chế biến tăng 0,7%; ngành công nghiệp khai thác tăng 0,3%; ngành công nghiệp điện, ga, nước tăng 0,2%. 2.4 Xây dựng, đầu tư phát triển Giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính tăng 23,1% so với năm trước, trong đó khu vực nhà nước tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước và loại hình khác tăng 23%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn
  • 31. 31 thành trong năm 2010. Trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm nay, vốn khu vực Nhà nước là 316,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; khu vực ngoài Nhà nước 299,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng 104,7% kế hoạch. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 98,9 nghìn tỷ đồng, bằng 113% kế hoạch năm. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 969 dự án được cấp phép mới đạt 17,2 tỷ USD; vốn đăng ký bổ sung của 269 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 1,4 tỷ USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD. 2.5 Thu, chi ngân sách Nhà nước Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 bằng 109,3% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ dầu thô bằng 99,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 103,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Không kể dầu thô) bằng 100,6%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 101%; thuế thu nhập cá nhân bằng 121,2%; thu phí xăng dầu bằng 101%; thu phí, lệ phí bằng 100,7%. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 bằng 98,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 98,4% (Riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 97,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 114,1%. 2.6 Thương mại, giá cả, dịch vụ 2.6.1 Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 tăng 24,5% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 14%. Trong tổng mức hàng hóa bán lẻ
  • 32. 32 và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm nay, kinh doanh thương nghiệp tăng 25% so với năm 2009; khách sạn, nhà hàng tăng 21,8%; dịch vụ tăng 23,8%; du lịch tăng 28,5%. 2.6.2 Xuất khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,8 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Gồm cả dầu thô) đạt 38,8 tỷ USD, tăng 27,8%. Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 33,9 tỷ USD, tăng 40,1% so với năm 2009. Nhìn chung xuất khẩu hàng hóa năm nay có nhiều thuận lợi do đơn giá nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao, trong đó giá sắn và sản phẩm sắn tăng 90,7%; cao su tăng 81%; hạt tiêu tăng 39,7%; hạt điều tăng 22,4%; than đá tăng 52,9%; dầu thô tăng 33,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 ước tính đạt 64,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2009. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng so với năm trước, trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng giảm từ 4,6% xuống 4%. Về thị trường xuất khẩu, tính đến hết tháng 11/2010, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 12,8 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là: Hàng dệt may đạt 5,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 1,3 tỷ USD; giày dép 1,3 tỷ USD; thủy sản 864 triệu USD. Tiếp đến là EU đạt 10 tỷ USD, chiếm 13,9% và tăng 15,9% với kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 2 tỷ USD; hàng dệt may 1,64 tỷ USD; thủy sản 1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 594 triệu USD. Xuất khẩu sang ASEAN đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 13% và tăng 19,6%, trong đó xuất khẩu gạo đạt 1,5 tỷ USD; dầu thô 1,4 tỷ USD; xăng dầu 653 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 6,9 tỷ USD, chiếm 9,6% và tăng 23,6% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 8,8% và tăng 48,6%.
  • 33. 33 2.6.3 Nhập khẩu hàng hóa Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2010 đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Tương tự xuất khẩu, đơn giá một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay, trong đó giá cao su tổng hợp tăng 64,2%; bông tăng 45,2%; kim loại thường tăng 32,2%; sắt thép tăng 27,6%; khí đốt hoá lỏng tăng 32,3%. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay không có sự thay đổi lớn so với năm trước, trong đó nhóm tư liệu sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 90,2%; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm từ 9,3% xuống 8,6%; nhóm vàng và các sản phẩm vàng tăng từ 0,5% lên 1,2%. Trong mười hai tháng năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta với tổng kim ngạch đạt 17,9 tỷ USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2009; ASEAN đạt 14,5 tỷ USD, tăng 18%; Hàn Quốc đạt 8,7 tỷ USD, tăng 42,4%; Nhật Bản đạt 8,1 tỷ USD, tăng 21,7%; EU đạt 5,5 tỷ USD, tăng 9%. Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng xuất khẩu nói chung như: Hàng dệt may chiếm 60,8%; giầy dép 72,7%; điện tử, máy tính 98,2%; máy móc, thiết bị phụ tùng 87,7% và một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 73,1%; vải 61,6%; sắt thép 40,2%. Nhập siêu hàng hóa năm 2010 đạt 12,4 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2009 và bằng 17,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ vàng, kim loại quý và sản phẩm thì nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính 14,2 tỷ USD, tương đương 20,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. 2.6.4 Xuất, nhập khẩu dịch vụ Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010 đạt 7460 triệu USD, tăng 29,4% so với năm 2009, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4450 triệu USD, tăng 45,9%; dịch vụ vận tải 2306 triệu USD, tăng
  • 34. 34 11,8%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2010 ước tính đạt 8320 triệu USD, tăng 20,6% so với năm 2009, trong đó dịch vụ vận tải đạt 5009 triệu USD, tăng 17,2%; dịch vụ du lịch 1470 triệu USD, tăng 33,6%. Nhập siêu dịch vụ cả năm là 860 triệu USD, giảm 24,2% so với năm 2009 và bằng 11,5% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2010. 2.6.5 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 tăng 1,98% so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá tiếp tục tăng và tăng cao nhất với mức 3,31% (Lương thực tăng 4,67%; thực phẩm tăng 3,28%); tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 2,53%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,3%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn, ở mức dưới 1% gồm: Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,86%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,51%; giao thông tăng 0,45%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,41%; giáo dục tăng 0,07%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,02%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009. 2.6.6 Vận tải hành khách và hàng hoá Vận tải hành khách năm 2010 tăng 13,5% về vận chuyển và tăng 15,6% về luân chuyển so với năm 2009, trong đó vận tải đường bộ tăng 14,2% về vận chuyển và tăng 12,5% về luân chuyển; đường sông tăng 4,1% và tăng 4%; đường sắt tăng 4,4% và tăng 8,1%; đường hàng không tăng 31,5% và tăng 30,8%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2010 tăng 12,4% về vận chuyển và tăng 10,5% về luân chuyển so với năm trước, bao gồm: Vận tải trong nước tăng 12,5% về vận chuyển và tăng 10,7% về luân chuyển; vận tải ra ngoài nước tăng 11,1% và tăng 8,5%. Vận tải hàng hoá đường bộ tăng 13,9% về vận chuyển và tăng 14,9% về luân chuyển so với năm 2009; đường sông tăng 4,8% và tăng 0,9%; đường biển tăng 16% và tăng 11%; đường sắt giảm 3,2% và tăng 2,3%.
  • 35. 35 2.6.7 Bưu chính, viễn thông Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2010 đạt 44,5 triệu thuê bao, tăng 0,6% so với năm 2009, bao gồm 793 nghìn thuê bao cố định, giảm 49,1% và 43,7 triệu thuê bao di động, tăng 2,4%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 12/2010 là 170,1 triệu thuê bao, tăng 35,4% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 16,4 triệu thuê bao cố định, tăng 5,1% và 153,7 triệu thuê bao di động, tăng 39,8%. Số thuê bao Internet cả nước có đến cuối tháng 12/2010 đạt 3,77 triệu thuê bao, tăng 27,4% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2010 ước tính 27,4 triệu lượt người, tăng 20,2% so với cùng thời điểm năm 2009. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2010 đạt 138,8 nghìn tỷ đồng, tăng 26,5% so với năm 2009, trong đó Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông đạt 90 nghìn tỷ đồng, tăng 26%. 2.6.8 Khách quốc tế đến Việt Nam Số khách quốc tế đến Việt Nam năm 2010 đạt 5 triệu lượt người, tăng 34,8% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 38,8%; đến vì công việc tăng 37,9%; thăm thân nhân tăng 10,9%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta tăng cao so với năm trước là: Khách đến từ Trung Quốc tăng 74,5%; Hàn Quốc tăng 37,7%; Nhật Bản tăng 24%; Hoa Kỳ tăng 6,9%; Đài Loan tăng 23,7%; Ôx-trây-li-a tăng 28,1%; Cam- pu-chia tăng 87,4%. 2.7 Một số vấn đề xã hội và môi trường 2.7.1 Dân số, lao động, việc làm Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009, bao gồm dân số nam 42,97 triệu người, chiếm 49,4% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ 43,96 triệu người, chiếm 50,6%, tăng 1%. Trong tổng dân số cả nước năm 2010, dân số khu vực thành thị là 26,01 triệu người, chiếm 29,9% tổng dân số, tăng 2,04% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người, chiếm 70,1%, tăng 0,63%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2010 ở mức 97,7 nam trên 100 nữ (Năm 2009 tỷ lệ này là 97,6/100).
  • 36. 36 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010. Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 2,9%; 4,6%; 2,25%). Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,50%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47% (Năm 2009 các tỷ lệ tương ứng là: 5,61%; 3,33%; 6,51%). 2.7.2 Mức sống dân cư Trong năm 2010, trên địa bàn cả nước có 796,2 nghìn lượt hộ thiếu đói với 3067,8 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Để giúp đỡ người dân khắc phục khó khăn do thiếu đói, các cấp, các ngành và tổ chức đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói trên 42 nghìn tấn lương thực và gần 64 tỷ đồng. Chương trình 135 giai đoạn 2006–2010 (Giai đoạn II) được thực hiện trên địa bàn 50 tỉnh với 369 huyện, 1958 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và 3274 thôn bản đặc biệt của 1291 xã khu vực II với số vốn ngân sách trung ương cấp 14 nghìn tỷ đồng. Đến nay Chương trình cơ bản kết thúc, theo báo cáo sơ bộ, tổng vốn giải ngân của Chương trình 135 giai đoạn II đạt 97,1% tổng vốn đầu tư. Cũng trong năm 2010, đã có 43,6 nghìn ngôi nhà được xây mới và sửa chữa dành cho các đối tượng và gia đình chính sách; 1,9 triệu lượt học sinh, sinh viên của hơn 1,7 triệu lượt hộ gia đình được vay vốn hỗ trợ học tập. Chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên tăng từ 800 nghìn đồng/sinh viên/tháng lên 860 nghìn đồng/sinh viên/tháng; mức lương tối thiểu tăng từ 650 nghìn đồng/tháng lên 730 nghìn đồng/tháng đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 ước tính 10,6%, giảm so với mức 12,3% năm 2009.
  • 37. 37 2.7.3 Giáo dục, đào tạo Theo báo cáo từ các địa phương, tại thời điểm đầu năm học 2010-2011, số trẻ em học mẫu giáo tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm học trước; số học sinh tiểu học tăng 1,8%; số học sinh trung học cơ sở tăng 1,3% và số học sinh trung học phổ thông tăng 1%. Chương trình phổ cập giáo dục tiếp tục được triển khai mạnh tại các địa phương. Đến nay cả nước đã có 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm học 2009 - 2010, cả nước có 149 trường đại học, tăng 3 trường so với năm học trước; 227 trường cao đẳng, tăng 4 trường; 282 trường trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm 207 trường công lập và 75 trường dân lập. Cũng trong năm học 2009 - 2010, tổng số sinh viên đại học, cao đẳng tăng 12% so với năm học trước; tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 9,4%. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2010 tăng 15% so với năm trước, số học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp tăng 5%. Năm 2010, cả nước có 118 trường cao đẳng nghề; 280 trường trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề và 1000 cơ sở khác có dạy nghề. Số học sinh tuyển mới cao đẳng và trung cấp nghề năm 2010 của cả nước tăng 17% so với năm trước; số lượt học sinh tuyển mới sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên tăng 3,9%. 2.7.4 Y tế và chăm sóc sức khỏe dân cư Trong năm 2010, cả nước có 119,1 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (89 trường hợp tử vong); gần 45 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt rét (13 trường hợp tử vong); 7,9 nghìn trường hợp mắc bệnh viêm gan virút; 907 trường hợp mắc bệnh viêm não virút (24 trường hợp tử vong); 1,1 nghìn trường hợp mắc bệnh thương hàn; 314 trường hợp mắc tả; 7 trường hợp mắc cúm A (H5N1); 54 trường hợp mắc liên cầu lợn (5 trường hợp tử vong); 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4,7 nghìn người bị ngộ độc, trong đó 41 người tử vong. Số trường hợp nhiễm HIV/AIDS tại các địa phương vẫn gia tăng. Tính từ ca đầu tiên cho đến ngày 16/12/2010, trên địa bàn cả nước đã có 231,2 nghìn trường hợp nhiễm HIV được phát hiện, trong đó 91,9 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 48,9 nghìn người đã tử vong do AIDS.
  • 38. 38 2.7.5 Hoạt động văn hóa, thể thao Trong năm 2010, các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra 12,7 nghìn cơ sở kinh doanh hoạt động văn hóa, dịch vụ, qua đó phát hiện và xử lý 2,7 nghìn cơ sở vi phạm; cảnh cáo và đình chỉ hoạt động hơn 200 cơ sở, thu giữ và tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm văn hóa có nội dung không phù hợp. Tổng số tiền xử phạt hành chính đối với các cơ sở vi phạm là 8,2 tỷ đồng. Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI được tổ chức cuối tháng 12 có sự tham dự của 66 đoàn cùng 8687 vận động viên, trong đó 4990 vận động viên nam và 3697 vận động viên nữ tranh tài ở 12 môn và phân môn. Đặc biệt ngành thể dục thể thao đã tổ chức thành công 16 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia; 3 giải thể thao quốc tế lớn tại Việt Nam. Đoàn thể thao Việt Nam cũng đã tham dự 10 giải thi đấu quốc tế cấp thế giới, châu lục và Đông Nam Á, đặc biệt tham dự Đại hội Thể thao người khuyết tật Châu Á tại Quảng Châu, Trung Quốc. 2.7.6 Tai nạn giao thông Theo báo cáo sơ bộ, trong mười một tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 12,6 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 10,4 nghìn người và làm bị thương 9,2 nghìn người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 13,4%, số người chết tăng 0,13%, số người bị thương tăng 31,8%. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2010, trên địa bàn cả nước xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 31 người và làm bị thương 28 người. 2.7.7 Thiệt hại do thiên tai Theo báo cáo của các địa phương, thiên tai xảy ra trong năm 2010 đã làm 355 người chết và mất tích; gần 600 người bị thương; hơn 2,6 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; hơn 579 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái, ngập nước; 30 nghìn ha lúa và hoa màu bị mất trắng; trên 100 km đê, kè và gần 1,9 nghìn km đường giao thông cơ giới bị vỡ, sạt lở và cuốn trôi; hơn 11 nghìn cột điện bị gãy, đổ. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2010 ước tính 11,7 nghìn tỷ đồng, trong đó ba tỉnh bị thiệt hại nặng là: Hà Tĩnh có 34 người chết và mất tích, tổng giá trị thiệt hại lớn nhất với 5,3 nghìn tỷ đồng; Nghệ An có 41 người chết và mất tích, thiệt hại hơn 2 nghìn tỷ đồng; Quảng Bình có 75 người chết và mất tích, thiệt hại gần 2 nghìn tỷ đồng.
  • 39. 39 2.7.8 Bảo vệ môi trường Theo báo cáo điều tra doanh nghiệp hàng năm, chi cho công tác bảo vệ môi trường bình quân/doanh nghiệp năm 2007 khoảng 564 triệu đồng; năm 2008 là 822 triệu đồng. Trong tổng số 8322 doanh nghiệp năm 2008 có báo cáo về phát thải các loại chất thải ra môi trường, có 3,8% doanh nghiệp không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý môi trường nào. Cũng theo kết quả điều tra, phát sinh chất thải lỏng từ các doanh nghiệp năm 2008 là 412 triệu m3 , trong đó các doanh nghiệp xử lý được 82,4% lượng chất thải; chất thải rắn phát sinh là 303 triệu tấn, trong đó xử lý được 75%. Tóm tắt chương 2. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2010 diễn ra trong bối cảnh không ít khó khăn, thách thức nhưng với đà phục hồi nhanh sau khủng hoảng đã vươn lên và đạt được mức tăng trưởng khá ấn tượng với 6,78%, cao hơn nhiều mức tăng 5,32% của năm 2009 và vượt kế hoạch đề ra ở mức 6,5%. Sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục giữ ổn định. Xuất khẩu hàng hoá đạt kim ngạch cao, từ đó hạn chế được tỷ lệ nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán. Hoạt động du lịch phát triển mạnh với số khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao. Đầu tư được tăng cường kiểm tra, giám sát. Những kết quả đạt được trên đây khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; đồng thời thể hiện sự cố gắng, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, các địa phương và của toàn dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiền tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng đầu năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm 2009 đã tăng 11,75%, cao hơn mục tiêu được Quốc Hội điều chỉnh là dưới 8%. Trong chương này, tác giả đã khái quát các chỉ tiêu kinh tế - xã hội qua hai năm, giúp đọc giả có cái nhìn toàn diện hơn về nền kinh tế Việt Nam. Chương tiếp theo, tác giả sẽ ước lượng các mô hình. Trên cơ sở kết quả ước lượng sẽ chọn được mô hình tốt nhất để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011. Dưới đây là nội dung chi tiết của chương 3.
  • 40. 40 CHƯƠNG 3. KẾT QỦA THẢO LUẬN 3.1 Xác định số mẫu cần điều tra (n) Với số liệu thu thập về tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2010 như sau: Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1990 đến 2010 (ĐVT: %) Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1990 5.09 1997 8.15 2004 7.79 1991 5.81 1998 5.76 2005 8.44 1992 8.7 1999 4.77 2006 8.23 1993 8.08 2000 6.79 2007 8.46 1994 8.83 2001 6.89 2008 6.18 1995 9.54 2002 7.08 2009 5.32 1996 9.34 2003 7.34 2010 6.78 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Với số liệu ở bảng trên ta tính ra được số mẫu cần điều tra như sau: n = 18 Trong đó: = 2.02 (Phương sai) = 0.7% (phạm vi sai số) = 2.09 (giá trị tα/2, n-1) Vậy, với kết quả tính toán ở trên chúng ta không cần điều tra thêm số mẫu, vì số mẫu cần thiết là 18 năm nhưng trong báo cáo đã thu thập được 21 năm.
  • 41. 41 3.2 Phân tích một số chỉ tiêu thống kê mô tả Bảng 3.2: Kết quả một số chỉ tiêu thống kê mô tả X1 X2 X3 X4 X5 X6 Y Mean 3.758 9.844 7.384 17.640 18.521 13.579 7.303 Median 3.760 10.220 7.380 22.700 21.800 8.400 7.340 Maximum 6.880 14.460 10.190 35.800 54.400 67.600 9.540 Minimum 1.000 2.270 2.250 -15.450 -15.100 -0.600 4.770 Std. Dev. 1.246 3.003 1.820 15.492 20.455 18.755 1.421 Skewness 0.068 -0.634 -0.878 -0.990 -0.134 2.339 -0.228 Kurtosis 3.951 3.169 4.206 2.807 2.077 7.238 1.929 Jarque-Bera 0.808 1.432 3.971 3.460 0.808 34.862 1.185 Probability 0.668 0.489 0.137 0.177 0.668 0.000 0.553 Observations 21 21 21 21 21 21 21 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS) Chú thích: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu X6: Chỉ số giá tiêu dùng Tất cả các số liệu xử lý trong báo cáo, tác giả trình bày trong phần phụ lục. Nhìn vào kết quả bảng trên cho biết chỉ tiêu X1: Jarque-Bera (JB) = 0.808 với mức xác suất tương ứng là 0.668. Giá trị xác suất này lớn hơn nhiều so với 0.05 (α = 5%). Vậy ta chấp nhận giả thuyết H0: Sai số có phân phối chuẩn. Tương tự cho các biến còn lại X2, X3, X4, X5 và Y, giá trị xác suất này lớn hơn nhiều so với 0.05 (α = 5%). Vậy ta chấp nhận giả thuyết H0: Sai số có phân phối chuẩn. Tuy nhiên, chỉ có biến X6 là không có phân phối chuẩn. Ngoài ra, với kết quả trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bình quân một năm là 7.303% trong giai đoạn nghiên cứu.
  • 42. 42 3.3 Phân tích ma trận tương quan và kiểm định hệ số tương quan 3.3.1 Phân tích ma trận tương quan Với số liệu thu thập từ Tổng cục Thống kê trong vòng 21 năm (Từ năm 1990 đến năm 2010) và sự trợ giúp phần mềm SPSS ta có ma trận tương quan như sau: Bảng 3.3: Kết quả ma trận tương quan giữa các yếu tố Correlations 1.000 .993** 1.000** .999** .970** .962** -.356 . .000 .000 .000 .000 .000 .114 21 21 21 21 21 21 21 .993** 1.000 .992** .988** .939** .929** -.420 .000 . .000 .000 .000 .000 .058 21 21 21 21 21 21 21 1.000** .992** 1.000 .998** .971** .963** -.338 .000 .000 . .000 .000 .000 .134 21 21 21 21 21 21 21 .999** .988** .998** 1.000 .974** .967** -.357 .000 .000 .000 . .000 .000 .112 21 21 21 21 21 21 21 .970** .939** .971** .974** 1.000 .997** -.199 .000 .000 .000 .000 . .000 .388 21 21 21 21 21 21 21 .962** .929** .963** .967** .997** 1.000 -.187 .000 .000 .000 .000 .000 . .416 21 21 21 21 21 21 21 -.356 -.420 -.338 -.357 -.199 -.187 1.000 .114 .058 .134 .112 .388 .416 . 21 21 21 21 21 21 21 Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 Y X1 X2 X3 X4 X5 X6 Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).**. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Chú thích: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu X6: Chỉ số giá tiêu dùng Nhìn vào kết quả ma trận tương quan ta thấy phần lớn các hệ số tương quan lớn hơn 0.8, chỉ ngoại trừ yếu tố lạm phát có mối tương quan với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhỏ hơn 0.5.
  • 43. 43 3.3.2 Kiểm định hệ số tương quan Đặt giả thiết: H0: R2 = 0 (Các X1, X2, X3, X4, X5, X6 và Y không có mối tương quan) H1: R2 ≠ 0 (Các X1, X2, X3, X4, X5, X6 và Y có mối tương quan) Với sự trợ giúp phần mềm SPSS ta có kết quả như sau: Bảng 3.4: Kết quả tính hệ số xác định (R2 ) và F tính Model Summary .990a .979 .970 .2445 Model 1 R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Predictors: (Constant), X6, X3, X1, X5, X2, X4a. ANOVAb 39.524 6 6.587 110.194 .000a .837 14 5.978E-02 40.361 20 Regression Residual Total Model 1 Sum of Squares df Mean Square F Sig. Predictors: (Constant), X6, X3, X1, X5, X2, X4a. Dependent Variable: Yb. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Nhìn vào kết quả kết xuất từ SPSS ta nhận thấy Ftính = 110.194 lớn hơn F tra bảng = 2.848 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là các biến nghiên cứu trong mô hình có mối tương quan với nhau. 3.3.3 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng nông nghiệp (X1) tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y) H0: X1 không tác động đến Y H1: X1 tác động đến Y Kết quả SPSS như sau:
  • 44. 44 Bảng 3.5: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính Coefficientsa 5.257 .908 5.790 .000 .545 .230 .477 2.368 .029 (Constant) X1 Model 1 B Std. Error Unstandardized Coefficients Beta Standardi zed Coefficien ts t Sig. Dependent Variable: Ya. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 2.368 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng nông nghiệp (X1) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y). 3.3.4 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng công nghiệp (X2) tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y) H0: X2 không tác động đến Y H1: X2 tác động đến Y Kết quả SPSS như sau: Bảng 3.6: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính Coefficientsa 3.192 .523 6.099 .000 .418 .051 .883 8.198 .000 (Constant) X2 Model 1 B Std. Error Unstandardized Coefficients Beta Standardi zed Coefficien ts t Sig. Dependent Variable: Ya. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 8.198 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng công nghiệp (X2) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y).
  • 45. 45 3.3.5 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng dịch vụ (X3) tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y) H0: X3 không tác động đến Y H1: X3 tác động đến Y Kết quả SPSS như sau: Bảng 3.7: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính Coefficientsa 3.938 1.104 3.567 .002 .456 .145 .584 3.136 .005 (Constant) X3 Model 1 B Std. Error Unstandardized Coefficients Beta Standardi zed Coefficien ts t Sig. Dependent Variable: Ya. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 3.136 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng dịch vụ (X3) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y). 3.3.6 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (X4) tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y) H0: X4 không tác động đến Y H1: X4 tác động đến Y Kết quả SPSS như sau:
  • 46. 46 Bảng 3.8: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính Coefficientsa 6.190 .355 17.460 .000 6.312E-02 .015 .688 4.137 .001 (Constant) X4 Model 1 B Std. Error Unstandardized Coefficients Beta Standardi zed Coefficien ts t Sig. Dependent Variable: Ya. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 4.137 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (X4) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y). 3.3.7 Kiểm định yếu tố tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (X5) tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y) H0: X5 không tác động đến Y H1: X5 tác động đến Y Kết quả SPSS như sau: Bảng 3.9: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính Coefficientsa 6.407 .311 20.586 .000 4.838E-02 .011 .697 4.233 .000 (Constant) X5 Model 1 B Std. Error Unstandardized Coefficients Beta Standardi zed Coefficien ts t Sig. Dependent Variable: Ya. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Nhìn vào kết quả ta thấy t tính = 4.233 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là yếu tố tốc độ tăng trưởng nhập khẩu (X5) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y).
  • 47. 47 3.3.8 Kiểm định yếu tố lạm phát (X6) tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y) H0: X6 không tác động đến Y H1: X6 tác động đến Y Kết quả SPSS như sau: Bảng 3.10: Kết quả tính các hệ số ước lượng và t tính Coefficientsa 12.680 .109 116.810 .000 -1.15E-02 .005 -.486 -2.424 .026 (Constant) X6 Model 1 B Std. Error Unstandardized Coefficients Beta Standardi zed Coefficien ts t Sig. Dependent Variable: Ya. (Nguồn: Xử lý từ SPSS) Nhìn vào kết quả ta thấy giá trị tuyệt đối của /t tính/ = 2.424 lớn hơn t bảng = 2.09 với mức ý nghĩa là 5% bỏ H0 nhận H1. Nghĩa là yếu tố lạm phát (X6) thực sự tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Y). Tóm lại tất các biến như tăng trưởng nông ngiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát được đưa vào mô hình đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế. 3.4 Xây dựng mô hình dự báo 3.4.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp (MH1) * Mô hình toán học (MH1): Y = β0 + β1X1 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp β0, β1: Các thông số ước lượng Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
  • 48. 48 Bảng 3.11: Kết quả hồi quy mô hình 1 (MH1) Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/30/11 Time: 08:31 Sample: 1990 2010 Included observations: 21 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 5.257243 0.907990 5.789978 0.0000 X1 0.544518 0.229910 2.368396 0.0286 R-squared 0.227934 Mean dependent var 7.303333 Adjusted R-squared 0.187299 S.D. dependent var 1.420582 S.E. of rengression 1.280654 Akaike info criterion 3.423011 Sum squared resid 31.16140 Schwarz criterion 3.522489 Log likelihood -33.94162 F-statistic 5.609298 Durbin-Watson stat 0.834471 Prob(F-statistic) 0.028622 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS) Nhìn vào kết quả ta nhận thấy các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, hệ số xác định (R-squared = 0.227934) cho biết chỉ có 22,79% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp tác động. 3.4.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp (MH2) * Mô hình toán học (MH2): Y = β0 + β1X1 + β2X2 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp β0, β1, β2: Các thông số ước lượng Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
  • 49. 49 Bảng 3.12: Kết quả hồi quy mô hình 2 (MH2) Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/30/11 Time: 08:40 Sample: 1990 2010 Included observations: 21 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 3.331538 0.566688 5.878966 0.0000 X1 -0.110042 0.157056 -0.700658 0.4925 X2 0.445466 0.065137 6.838879 0.0000 R-squared 0.785439 Mean dependent var 7.303333 Adjusted R-squared 0.761599 S.D. dependent var 1.420582 S.E. of regression 0.693619 Akaike info criterion 2.237774 Sum squared resid 8.659920 Schwarz criterion 2.386992 Log likelihood -20.49663 F-statistic 32.94607 Durbin-Watson stat 1.145202 Prob(F-statistic) 0.000001 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS) Nhìn vào kết quả ta nhận thấy thông số ước lượng β2 (Công nghiệp) có ý nghĩa thống kê và phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, hệ số xác định (R-squared = 0.785439) tăng lên, và cho biết 78,54% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. 3.4.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ (MH3) * Mô hình toán học (MH3): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
  • 50. 50 X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ β0, β1, β2, β3: Các thông số ước lượng Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau: Bảng 3.13: Kết quả hồi quy mô hình 3 (MH3) Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/30/11 Time: 08:57 Sample: 1990 2010 Included observations: 21 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.513717 0.415373 1.236761 0.2330 X1 0.250660 0.081847 3.062527 0.0070 X2 0.301628 0.033604 8.976049 0.0000 X3 0.389804 0.045558 8.556266 0.0000 R-squared 0.959566 Mean dependent var 7.303333 Adjusted R-squared 0.952431 S.D. dependent var 1.420582 S.E. of regression 0.309835 Akaike info criterion 0.664089 Sum squared resid 1.631960 Schwarz criterion 0.863046 Log likelihood -2.972934 F-statistic 134.4793 Durbin-Watson stat 0.303080 Prob(F-statistic) 0.000000 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS) Nhìn vào kết quả ta nhận thấy tất cả các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Ngoài ra, hệ số xác định (R-squared = 0.959566) tăng lên, và cho biết 95,95% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng trưởng kinh tế tốt hơn.
  • 51. 51 3.4.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu (MH4) * Mô hình toán học (MH4): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu β0, β1, β2, β3, β4: Các thông số ước lượng Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau: Bảng 3.14: Kết quả hồi quy mô hình 4 (MH4) Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/30/11 Time: 09:02 Sample: 1990 2010 Included observations: 21 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.954961 0.450164 2.121362 0.0499 X1 0.162189 0.089115 1.819995 0.0875 X2 0.281506 0.032985 8.534468 0.0000 X3 0.371383 0.043460 8.545376 0.0000 X4 0.012772 0.006687 1.910030 0.0742 R-squared 0.967074 Mean dependent var 7.303333 Adjusted R-squared 0.958842 S.D. dependent var 1.420582 S.E. of regression 0.288200 Akaike info criterion 0.553929 Sum squared resid 1.328943 Schwarz criterion 0.802625 Log likelihood -0.816257 F-statistic 117.4832 Durbin-Watson stat 0.815819 Prob(F-statistic) 0.000000 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS)
  • 52. 52 Nhìn vào kết quả ta nhận thấy tất cả các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Ngoài ra, hệ số xác định (R-squared = 0.967074) tăng lên, và cho biết 96,71% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng trưởng kinh tế tốt hơn. 3.4.5 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu (MH5) * Mô hình toán học (MH5): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu β0, β1, β2, β3, β4, β5: Các thông số ước lượng Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau: Bảng 3.15: Kết quả hồi quy mô hình 5 (MH5) Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/30/11 Time: 09:28 Sample: 1990 2010 Included observations: 21 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.936119 0.465942 2.009090 0.0629 X1 0.150664 0.097144 1.550936 0.1418 X2 0.285617 0.035815 7.974790 0.0000 X3 0.374401 0.045484 8.231443 0.0000 X4 0.014969 0.009220 1.623586 0.1253
  • 53. 53 X5 -0.002126 0.005941 -0.357792 0.7255 R-squared 0.967352 Mean dependent var 7.303333 Adjusted R-squared 0.956470 S.D. dependent var 1.420582 S.E. of regression 0.296389 Akaike info criterion 0.640669 Sum squared resid 1.317698 Schwarz criterion 0.939104 Log likelihood -0.727027 F-statistic 88.88997 Durbin-Watson stat 0.819475 Prob(F-statistic) 0.000000 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS) Nhìn vào kết quả ta nhận thấy tất cả các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh được ý nghĩa kinh tế, ngoại trừ yếu tố nhập khẩu không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, hệ số xác định (R-squared = 0.967352) tăng lên, và cho biết 96,74% sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu và nhập tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. 3.4.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát (MH6) * Mô hình toán học (MH6): Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 Trong đó: Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế X1: Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp X2: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp X3: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ X4: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu X5: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu X6: chỉ số lạm phát β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6: Các thông số ước lượng Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau:
  • 54. 54 Bảng 3.16: Kết quả hồi quy mô hình 6 (MH6) Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 03/30/11 Time: 09:34 Sample: 1990 2010 Included observations: 21 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.746686 0.390128 1.913951 0.0763 X1 0.204635 0.082365 2.484486 0.0262 X2 0.248219 0.032354 7.671909 0.0000 X3 0.471220 0.050728 9.289081 0.0000 X4 0.008671 0.007923 1.094353 0.2923 X5 -0.005125 0.005014 -1.022186 0.3240 X6 -0.014249 0.005024 -2.835945 0.0132 R-squared 0.979264 Mean dependent var 7.303333 Adjusted R-squared 0.970378 S.D. dependent var 1.420582 S.E. of regression 0.244499 Akaike info criterion 0.281988 Sum squared resid 0.836915 Schwarz criterion 0.630162 Log likelihood 4.039123 F-statistic 110.1940 Durbin-Watson stat 1.052364 Prob(F-statistic) 0.000000 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS) Nhìn vào kết quả ta nhận thấy phần lớn các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Ngoài ra, hệ số xác định (R-squared = 0.979264) tăng lên, và cho biết 97,93% sự biến thiên của tăng trưởng kinh tế là do tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu và lạm phát tác động. Như vậy đưa biến mới vào mô hình đã giải thích được sự biến động tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Đặc biệt chỉ số Durbin- Watson stat = 1.052364 tăng lên so với các mô hình trước đây. Thông qua chỉ tiêu này đã phản ánh mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
  • 55. 55 3.4.7 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phụ thuộc vào giá trị nông nghiệp (MH7) * Mô hình toán học (MH7): LN(Y) = β0 + β1LN(X1) Trong đó: LN(Y): Log của giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) LN(X1): Log của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (Nông nghiêp) β0, β1: Các thông số ước lượng Với sự trợ giúp từ phần mềm EVIEWS ta có kết quả như sau: Bảng 3.17: Kết quả hồi quy mô hình 7 (MH7) Dependent Variable: LNY Method: Least Squares Date: 03/30/11 Time: 09:54 Sample: 1990 2010 Included observations: 21 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -7.515696 0.231562 -32.45650 0.0000 LNX1 1.814302 0.020961 86.55760 0.0000 R-squared 0.997470 Mean dependent var 12.52306 Adjusted R-squared 0.997337 S.D. dependent var 0.445525 S.E. of regression 0.022990 Akaike info criterion -4.617156 Sum squared resid 0.010042 Schwarz criterion -4.517678 Log likelihood 50.48014 F-statistic 7492.218 Durbin-Watson stat 0.652024 Prob(F-statistic) 0.000000 (Nguồn: Xử lý từ EVIEWS) Nhìn vào kết quả ta nhận thấy các thông số ước lượng có ý nghĩa thống kê và phản ánh được ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên, hệ số xác định (R-squared = 0.997470) cho biết có 99,75% sự biến thiên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là do giá trị nông nghiệp tác động.