SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                NHÓM: 1



                 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
              TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ.




     GVHD        : Lê Đức Tiến
     Lớp học phần:
     SV Thực hiện : Nhóm 1
               Trịnh Thị Như Quỳnh       35k08.1

               Nguyễn Hoài Thu           35k08.1

               Hồ Nguyễn Thị Thu Thảo    35k08.1

              Nguyễn Thị Thể             35k08.1

               Nguyễn Thị Thùy Linh     35k08.1

               Trần Ngô Vân Linh        35k08.1

               Nguyễn Thị Cẩm Hà        35k08.1



GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                  TRANG: 1
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1

VĂN HÓA TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN KINH DOANH


I. Khái niệm văn hóa
       Văn hóa là một khái niệm rộng và vì vậy có thể được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Theo Philip R. Cateora và John L. Graham, hiểu một cách đơn
giản, văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng, quyết định cách thức tiêu
dùng, thứ tự ưu tiên và phương cách thỏa mãn nhu cầu của con người. Văn hóa là
môi trường nhân tạo trong tổng thể các yếu tố môi trường tồn tại môi trường tồn
tại xung quanh cuộc sống của một cộng đồng người. Văn hóa bao gồm tổng thể
kiến thức, đạo đức, đức tin, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, thói quen được các
thành viên trong một cộng đồng thừa nhận. Nói một cách khác, văn hóa là tất cả
những gì mà các thành viên trong xã hội có, nghĩ và làm.

       Văn hoá là một hệ thống tổng thể bao gồm các biểu tượng, niềm tin, thái
độ, giá trị, mong đợi, và các nguyên tắc xử sự. Tất cả các thành viên của một nền
văn hoá có cùng chung một nhận thức về cách suy nghĩ, xử sự, giao tiếp, và từ đó
dẫn đến hành động theo cùng một hướng giống nhau.

       Ở một khía cạnh cụ thể hơn, văn hoá trong đàm phán được định nghĩa như
sau: Văn hoá là những khuôn mẫu về cư xử, các quy tắc, niềm tin, và giá trị xã hội
của một công đồng nhất định. Con người từ cộng đồng đó sử dụng các yếu tố văn
hoá để lý giải cho sự vật xung quanh và tác động đến cách họ giao tiếp với những
người khác.

II. Các thành phần của văn hóa
1. Yếu tố văn hóa vật chất
   -   Nhóm yếu tố công nghệ: là tất cả những kĩ thuật phần cứng ( máy móc,
       thiết bị ) và phần mềm (bí quyết kĩ thuật, kĩ năng quản lí ) sử dụng để làm
       ra những của cải vật chất cho xã hội. Trong các cuộc đàm phán kinh doanh
       quốc tế quan trọng, hình ảnh các doanh nhân sử dụng thành thạo máy tính



GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 2
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                       NHÓM: 1

       xách tay nối mạng với bên ngoài để cập nhật thông tin về thị trường ngay
       trong thời gian đàm phán đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của đàm
       phán kinh doanh hiện tại.
   -   Nhóm yếu tố kinh tế: bao gồm cách thức mà các cá nhân cống hiến khả
       năng lao động và thu về những lợi ích. Quan điểm và sự phát triển của
       thành phần kinh tế tư nhân là một ví dụ tiêu biểu cho sự khác biệt về kinh tế
       ảnh hưởng đến phong cách đàm phán kinh doanh.


2. Yếu tố tổng thể xã hội
       Yếu tố văn hóa tổng thể xã hội bao gồm tổ chức xã hội, giáo dục, cơ cấu
chính trị, là những yếu tố quy định cách thức mà mọi người có quan hệ với nhau,
tổ chức các hoạt động của cá nhân và cộng đồng.


3. Yếu tố quan niệm, tín ngưỡng, đức tin
       Yếu tố quan niệm, tín ngưỡng, đức tín thể hiện quan trọng của con người về
chính sự tồn tại của loài người, của xã hội và vũ trụ bao la. Đây là nhóm nhân tố
văn hóa cực kì phức tạp thể hiện qua hệ thống các đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo,
mê tín dị đoan. Những nhân tố tinh thần có ý nghĩa rất quan trọng trong hành vi.


4. Yếu tố văn hóa thẩm mỹ
       Yếu tố văn hóa thẩm mỹ thể hiện qua nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc, kịch
nghệ, ca hát. Nhóm yếu tố văn hóa thẩm mỹ quyết định cách nhìn nhận về cái đẹp,
hướng tới thiện mỹ.


5. Nhóm yếu tố ngôn ngữ
       Triết học duy vật biện chứng quan niệm ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của ý
thức. Ý thức lại là sự phản ánh thực tại khách quan thông qua bộ óc của con người.
Trong đàm phán kinh doanh giữa các doanh nghiệp có chung một quốc tịch thì vấn
đề ngôn ngữ không phải là một vấn đề đáng kể.


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                        TRANG: 3
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1



III. Nhận diện sự thay đổi văn hóa trong giao dịch đàm phán
1. Vay mượn giao thoa văn hóa
      Vay mượn văn hóa là hiện tượng 1 cá nhân hay 1 cộng đồng chủ ý bắt
chước các đặc điểm của 1 nền văn hóa khác vì nhận thấy các đặc điểm đó có thể
giải quyết tốt các vấn đề của chính mình. Giao thoa văn hóa có thể được coi là các
giá trị văn hóa thuộc các nền văn hóa khác nhau có sát với nhau thông qua các
hoạt động của con người và cộng đồng. Giao thoa văn hóa có thể diễn ra dưới
dạng có ý thức và không có ý thức là quá trình tự phát, nảy sinh như một kết quả
không dự đoán trước trong quá trình tương tác giữa các đặc điểm của những nền
năn hóa khác nhau.

      Ngày nay không thể tìm được 1 nền văn hóa nào mà không có những đặc
điểm vay mượn từ nền văn hóa khác. Một nhà kinh doanh với tư cách là thành
viên của 1 cộng đồng nào đó có nền văn hóa riêng biệt cũng vẫn có thể có những
nét văn hóa vay mượn từ những nền văn hóa khác. Các nhà kinh doanh phương
Đông thường coi trọng các giá trị gia đình hơn các nhà kinh doanh phương Tây,
nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các nhà kinh doanh ở châu Á đều như vậy.
Một nhà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng điện thoại di động Nokia, đi giày hiệu
Gucci, dùng bàn cạo Gillette, uống cà phê Nestle…nhưng anh ta vẫn là người Việt
Nam 100%. Như vật, một nét văn hóa khi đã được cộng đồng chấp nhận thì bất
luận nó khởi nguồn từ đâu đều có thể được đưa vào kho tàng văn hóa của cộng
đồng đó.

      Khi tìm hiểu về những nền văn hóa khác nhau, có thể nhận thấy nhiều đặc
điểm văn hóa gần như tương đồng nhưng lại rất khác nhau về bản chất. Có nhiều
dân tộc ở châu Á sử dụng đũa trong các bữa ăn hàng ngày nhưng điều đó không có
nghĩa là vị trí các đôi đũa ở các nước nước sử dụng đều được hiểu như nhau. Nếu
ở Đài Loan chống thẳng đôi đũa trên 1 cái bát không có ý nghĩa gì đặc biệt thì ở
Nhật Bản đó lại là 1 hành vi hết sức nguy hại. Người Nhật chỉ chống đũa thẳng



GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 4
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1

trên những cái bát trong bữa ăn tối ở những nhà có tang để dành riêng cho người
đã chết như 1 cử chỉ tưởng nhớ. Trong các bữa tiệc kinh doanh với người Nhật,
chống đũa lên bát là biểu hiện cho kém may mắn và cản trở việc đặt quan hệ kinh
doanh lâu dài. Đối với các nhà kinh doanh cần phải nhận ra sự khác biệt về một
đặc điểm văn hóa diễn ra ở các nước khác nhau để không biến nó trở thành nguy
cơ trong bàn đàm phán.

      Đối với các nhà kinh doanh, tương đồng văn hóa ảo tưởng là một nguy cơ
có thể gặp phải trên bàn đàm phán. Những quan sát về đặc điểm văn hóa của đối
tác có thể giúp nhà kinh doanh dự đoán phản ứng của đối tác với những thông tin
đưa ra trong những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, những đặc điểm quan sát được
về một nền văn hóa khác lại có thể có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với dự đoán
ban đầu.


2. Phản ứng với sự thay đổi văn hóa

      Văn hóa là 1 quá trình sống, vì vậy thay đổi là một đặc tính cố hữu của văn
hóa. Một thời cách đây 10 năm trẻ em chỉ có những Dế mèn phiêu lưu ký, truyện
cổ An-dec-xen..là những câu chuyện đọc hàng ngày thì giờ đây trẻ em chìm ngâp
trong Đô re môn, Conan…là những câu chuyện kịch tính hấp dẫn nhưng có rất ít
tính giáo dục nhân văn.

      Thay đổi trong văn hóa là tất yếu. Chính bản thân sự thay đổi làm cho kho
tàng văn hóa của một cộng đồng ngày càng trở nên phong phú. Tuy nhiên văn hóa
luôn có tính bảo thủ, phản ứng với tất cả sự thay đổi. Mức độ phản ứng với sự thay
đổi có thể khác nhau. Có những đặc điểm văn hóa được chấp nhận nhanh chóng
khi mới xuất hiện, nhưng cũng có những giá trị văn hóa mới bị phản ứng quyết
liệt. Nếu như vài chục năm trước một phụ nữ mặc trang phục váy ngắn trên đường
phố Hà Nội được xem là lố bịch thì giờ đây váy ngắn lại trở thành trang phục công
sở của phụ nữ làm việc trong văn phòng, nhất là của các công ty nước ngoài, các
tổ chức quốc tế ở Việt Nam.

GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 5
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                    NHÓM: 1

IV. Ảnh hưởng của văn hoá đối với hành vi giao dịch, đàm phán kinh doanh

      Văn hóa ảnh hưởng ảnh rất lớn tới hành vi, cách ứng xử trong giao dịch,
đàm phán của các nhà kinh doanh. Kết quả của giao dịch, đàm phán kinh doanh
giữa các doanh nghiệp từ những nền văn hóa khác nhau phụ thuộc nhiều vào sự
am hiểu những khác biệt văn hóa của các doanh nghiệp.

1. Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ hành vi không lời

      Trong tất cả các thứ ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh
doanh, các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ
được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, ngay cả đối với hành vi ngôn ngữ
xuất hiện nhiều nhất này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch khác nhau
cũng có tần suất sử dụng khác nhau 34% phát ngôn của các nhà kinh doanh Trung
Quốc trong đàm phán là câu hỏi, trong khi đó người Anh và người Đài Loan lại có
xu hướng hỏi rất ít. Bên cạnh câu hỏi và những câu tự bộc lộ, trong đàm phán kinh
doanh, những câu mệnh lệnh, cam kết và hứa hẹn cũng thường xuyên được sử
dụng trong các ngôn ngữ đàm phán thông dụng.

      Căn cứ vào kết quả nghiên cứu từ John L.Graham ta có thể đưa ra nhận xét
về yếu tố ngôn ngữ và hành vi không lời đặc trưng trong đàm phán kinh doanh của
một số nước như sau.

   • Nhật Bản có thể được coi là nước có phong cách đàm phán nhẹ nhàng và
      lịch sự nhất. Sự đe dọa, những mệnh lệnh, cảnh báo, câu nói không rất ít
      khi được sử dụng, thay vào đó là những khoảnh khắc im lặng, hứa hẹn,
      khuyến nghị và cam kết.

   • Hàn Quốc có vẻ như sẽ có phong cách đàm phán như người làng giềng
      khổng lồ, nhưng thực tế phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Hàn
      Quốc lại rất khác so với Nhật Bản. Các nhà kinh doanh Hàn Quốc sử dụng
      nhiều câu mệnh lệnh, đe dọa hơn những nhà kinh doanh Nhật Bản, họ sử
      dụng từ không và ngắt lời đối tác nhiều gấp 3 lần so với người Nhật. Ngoài



GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 6
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                 NHÓM: 1

      ra, người Hàn Quốc còn không bao giờ để khoản thời gian chết trong một
      cuộc đàm phán.

   • Những nhà kinh doanh Trung Quốc có phong cách đàm phán khá giống với
      người Nhật, nhưng họ thường nghiêng về các phát ngôn mang tính chất trao
      đổi thông tin.

   • Người Pháp sử dụng nhiều nhất các câu mệnh lệnh, đe dọa, cảnh báo.
      Người Pháp cũng thường xuyên ngắt lời đối tác và rất hay nói không. Cộng
      đồng người Canada nói tiếng Pháp cũng có phong cách sử dụng ngôn ngữ
      và những hành vi không lời giống như những người anh em của họ.

   • Mỹ, Đức có cách sử dụng ngôn ngữ và những hành vi không lời gần như là
      tương tự nhau. Cách sử dụng ngôn ngữ, các cử chỉ, điệu bộ của họ không
      quá nhẹ nhàng nhưng cũng không quá nóng nảy trong đàm phán.

2. Sự khác biệt về quan niệm giá trị

Có 3 quan niệm về giá trị thường được hiểu khác nhau:

    Khách quan

    Cạnh tranh công bằng

    Quan niệm về thời gian

=> Trong đàm phán đàm phán quốc tế, các nhà kinh doanh vẫn thường đánh giá
người Mỹ luôn ra những quyết định dựa trên những thực tế rõ ràng mà không quan
tâm đến các nhân tố tình cảm, quan hệ khác. Đó chính là sự thể hiện quan niệm
của người Mỹ về sự khách quan. Người ta thường hay nghe thấy kinh doanh là
kinh doanh, kinh tế và hiệu quả quyết định chứ không phải vì con người... như
những câu nói cửa miệng của các nhà đàm phán Mỹ. Đánh giá cao các yếu tố
khách quan trong đàm phán, người Mỹ thường tìm cách tách riêng yếu tố con
người ra khỏi những nội dung đàm phán. Người Đức thường có những xu hướng
muốn tách các yếu tố quan hệ ra khỏi các lý lẽ đàm phán. Tuy nhiên , đối với
nhiều nước, nhất là các nước châu Á và Mỹ la tinh, quan niệm đó không thể áp

GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                   TRANG: 7
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                    NHÓM: 1

dụng được. Các nhà đàm phán châu Á thường có các quyết đàm phán không khách
quan, họ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tâm lý, tình cảm và quan hệ trong quá
trình đàm phán. Tính khách quan không phải là một giá trị được đề cao trong văn
hóa của nhiều dân tộc ở phương Đông.
Người phương Đông coi trọng tuổi tác thâm niên, địa vị quyền lực…Do vậy họ
thường có xu hướng kiềm chế. Họ thường giao tiếp theo kiểu “một điều nhịn
chín điều lành”. Trong kinh doanh họ quan niệm “tôi làm ăn với anh vì anh là
bạn của bạn người em rể tôi”.
Người phương tây coi trọng cái tôi cá nhân hơn, họ quan niệm mọi người sinh ra
đều có quyền bình đẳng. Có ngạn ngữ là : “gọi trời bằng nó, gọi chó bằng anh”.
Họ quan niệm rạch ròi trong kinh doanh, “tôi làm ăn với anh bất kể anh là ai, và
chúng ta làm ăn sòng phẳng rõ ràng trong quan hệ hợp đồng”.

=> Cạnh tranh là một đặc điểm của đàm phán. Đây là hình thức cạnh tranh giữa
người mua và người bán với tư cách là hai bên đối tác trên bàn đàm phán. Kết quả
của quá trình cạnh tranh giữa hai bên đối tác chính là kết quả của cuộc đàm phán.
Kết quả đàm phán là vấn đề liên quan đến quan niệm công bằng. Trong những
cuộc đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản người mua thường là những người
có lợi ích nhiều nhất, vì trong văn hóa các doanh nghiệp Nhật người mua thực sự
là thượng đế và trong thực tế họ có hướng dành cho người mua nhiều điều kiện ưu
đãi. Trong khi đó kết quả những cuộc đàm phán với đối tác Mỹ thường dẫn đến
một kết quả có lợi tương đối đồng đều cho cả hai bên mua và bán.

=> Thời gian trong các nền văn hóa khác nhau cũng được hiểu khác nhau. Theo
Edward T. Hall, có hai quan niệm về thời gian là thời gian đơn và thời gian phức.
Người Mỹ, Đức là những điển hình của thời gian đơn. Theo quan điểm này, giờ
nào làm việc ấy, thời gian được coi như một thứ hàng hóa hữu hình, thời gian
được chia nhỏ gắn với những công việc cụ thể. “Thời gian là tiền bạc, thông tin
là sức mạnh”, đó là câu nói cửa miệng, đồng thời cũng là phương châm trong
công việc của những người theo quan niệm thời gian đơn. Hầu hết những nền
văn hóa nghiêng nhiều về những giá trị thực dụng đều hiểu thời gian theo quan


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 8
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                    NHÓM: 1

điểm thời gian đơn. Những nhà đàm phán ở nền văn hóa này thường có tác phong
rất đúng giờ. Trong các cuộc đàm phán họ thường nhìn đồng hồ đeo tay. Họ có
thói quen muốn phân chia nội dung đàm phán theo một trình tự thời gian. Kéo dài
thời gian đàm phán đối với những đối tác theo quan niệm thời gian đơn là một
cách gây sức ép để họ có những nhượng bộ nhất định.

   Đối ngược với thời gian đơn là thời gian phức. Quan niệm thời gian phức phổ
biến trong những nền văn hóa hình tượng, có pha sự thực dụng nhưng vẫn chứa
nhiều những yếu tố tân linh, lãng mạn. Châu Á và Mỹ La Tinh là những nơi
thường hiểu thời gian theo quan niệm thời gian phức. Quan niệm thời gian phức
chỉ chú trọng vào yếu tố kết quả công việc mà không chú ý nhiều đến việc phân
chia thời gian cụ thể để thực hiện công việc như thế nào. Đối với các doanh nhân
theo quan niệm thời gian phức, họ thường không có thói quen đúng giờ, ít quan
tâm đến tầm quan trọng của tác phong đó và thường đổ lỗi cho những nguyên
nhân khách quan. Tuy nhiên, ranh giới giữa thời gian đơn và thời gian phức chỉ là
tương đối. Có rất nhiều nền văn hóa trên thế giới có quan niệm về thời gian với
những đặc điểm của cả thời gian đơn và thời gian phức. Nhật Bản là một ví dụ
điển hình. Các nhà đàm phán Nhật Bản đòi hỏi các đối tác đàm phán chính xác về
thời gian trong lần gặp gỡ đầu tiên. Sau khi đã bắt đầu đàm phán với người Nhật
có tác phong điềm tĩnh, thong thả và rất ít khi tỏ ra đang bị chịu sức ép về thời
gian đàm phán.

3. Sự khác biệt về tư duy và quá trình ra quyết định

      Khi đối mặt với một nhiệm vụ đàm phán phức tạp, hầu hết các nhà đàm
phán phương Tây đều có thói quen chia nhỏ nội dung đàm phán thành một loạt
những công việc nhỏ. Các vấn đề như giá cả, vận chuyển, bảo hành, bảo dưỡng...
lần lượt được giải quyết. Kết quả cuối cùng của đàm phán sẽ là tổng hợp kết quả
đàm phán của tất cả các nội dung nhỏ. Các nhà đàm phán châu Á lại có xu hướng
trái ngược. Họ không phân chia nội dung đàm phán thành các công việc nhỏ mà




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 9
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                      NHÓM: 1

cùng thường một lúc đàm phán tất cả các nội dung không theo một trình tự rõ
ràng, và nhượng bộ chỉ đạt được vào khi đàm phán đã sắp kết thúc.

       Các nhà đàm phán Mỹ thường gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường Nhật
Bản. Đối với họ, khi một nữa trong số các vấn đề đã đạt được thỏa thuận thì có
nghĩa là cuộc đàm phán cũng đã hoàn thành được một nữa. Tuy nhiên, đối tác
Nhật Bản của họ lại không cảm thấy như vậy, trong khi phía Mỹ cho rằng mình đã
đi được một nữa quãng đường thì phía Nhật dường như còn chưa tiến thêm được
bước nào. Nhưng rồi người Mỹ lại ngạc nhiên vì sự kết thúc nhanh chóng của
người Nhật với những nội dung đàm phán. Một khi đối tác Nhật Bản đã bắt đầu
chấp nhận một nhượng bộ thì họ có xu hướng chấp nhận rất nhanh các nhượng bộ
khác để đạt đến thỏa thuận cuối cùng.

       Sự khác biệt về cách tư duy và quá trình ra quyết định giữa các doanh
nghiệp Mỹ và Nhật Bản xuất phát từ quan niệm khác nhau về đàm phán kinh
doanh. Người Mỹ cho rằng đàm phán là một quá trình ra quyết định để giải quyết
vấn đề, một thỏa thuận tốt nhất cho cả hai phía sẽ là giải pháp tốt nhất cho vấn đề
đàm phán. Giải quyết vấn đề theo từng bước, rồi tiến đến thỏa thuận cuối cùng là
cách người Mỹ thường sử dụng. Tuy nhiên, đối với các nhà doanh nghiệp Nhật
Bản, đàm phán lại là một quá trình phát triển quan hệ kinh doanh vì mục tiêu lợi
ích lâu dài. Vì vậy, có thể những vấn đề cụ thể về nội dung của cuộc đàm phán
không quan trọng bằng những nhân tố khác liên quan đến tiềm năng, phát triển các
mối quan hệ lâu dài. Những nội dung cụ thể của đàm phán sẽ được thỏa thuận một
cách tương đối dễ dàng khi các nhà kinh doanh Nhật Bản đã nhìn thấy ở đối tác
tương lai hợp tác lâu dài, có lợi cho cả hai bên.



 Trước khi đi đàm phán kinh doanh ở một nền văn hóa mới, bạn nên học
nhiều về văn hóa để tránh gặp phải những tình huống bối rối.

- Chẳng hạn như, ở Mexico thường có phong tục hỏi thăm về gia đình và vợ con
trong khi ở Trung Đông thì điều này lại bị cho là cấm kỵ. Vỗ nhẹ vào lưng đối tác


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 10
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1

Mỹ để chúc mừng là điều rất bình thường, nhưng ở Nhật Bản hành động đó bị coi
là bất lịch sự

- Quần áo, lời nói, dáng điệu và hành động là những điều cần phải chú ý trong khi
thực hiện những hoạt động kinh doanh quốc tế. Một lưu ý quan trọng là tôn giáo
và kỳ nghỉ lễ quốc gia. Nếu muốn thực hiện các giao dịch kinh doanh vào ngày 04
tháng 07 ở Mỹ thì sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được. Ngược
lại, những ngày khác nhau có ý nghĩa đặc biệt ở nhiều nước. Một số nước có kỳ
nghỉ lễ dài theo tiêu chí như ở Mỹ làm cho các hoạt động kinh doanh trở nên rất
khó khăn. Chẳng hạn như, kinh doanh ở Ả Rập Xê Út sẽ khó thực hiện trong tháng
ăn chay trước lễ hội tôn giáo Ra-ma-đan.
Nên cố gắng có được những thông tin về văn hóa từ những nhà kinh doanh -
những người đang ở nước ngoài hay những người thành thạo về khu vực thị
trường cụ thể. Một nghiên cứu và quan sát nhỏ về hành vi văn hóa có thể là
một bước tiến xa trong thương mại quốc tế. Ngược lại, thiếu sự hiểu biết về tập
quán của đối tác, các giao dịch kinh doanh có thể bị ảnh hưởng và ngừng trệ.

 Hậu quả của việc áp dụng sai nguyên tắc văn hóa trong đàm phán

- Khi tiếp cận thị trường nước ngoài, rủi ro trong đàm phán kinh doanh càng tăng.
Nguyên nhân nằm ở sự khác biệt về văn hóa.

- Văn hóa khác nhau có thể gây ra sự hiểu nhầm giữa hai bên dẫn đến hiểu sai về
hợp đồng, còn nghiêm trọng hơn là cuộc đàm phán đi tới thất bại.

- Đôi khi sự thiếu hiểu biết về văn hóa,có thể làm cho đối tác có ấn tượng không
tốt và hậu quả là cuộc thương lượng khó thành công.

- Việc vô tình đụng chạm đến văn hóa, tín ngưỡng của đối tác có thể dẫn đến hậu
quả nghiêm trọng,làm mất đi mối quan hệ hợp tác lâu dài, trầm trọng hơn có thể
gây ra ác cảm đối với cả quốc gia.




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 11
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1

V. Vận dụng sự khác biệt về văn hóa trong đàm phán

      Trong đàm phán quốc tế yếu tố văn hóa cực kỳ quan trọng. Việc vận dụng
các yếu tố văn hóa một cách thành thạo, phù hợp với đối tác sẽ khiến cho công ty
bạn có cơ hội ký kết hợp đồng một cách thuận lợi

      Đối mặt với sự khác biệt về văn hóa trong đàm phán, các nhà kinh doanh
cần chú ý bốn bước công việc sau đây để đạt được thành công trong đàm phán.

          • Lựa chọn phái đoàn đàm phán

          • Quản lý, theo dõi các công tác chuẩn bị cho đàm phán

          • Theo dõi chặt chẽ diễn biến trên bàn đàm phán

          • Các vấn đề sau khi kết thúc đàm phán

1. Lựa chọn phái đoàn đàm phán theo khía cạnh văn hóa

      Một đàm phán với nhiều các nhà đàm phán với kinh nghiệm đàm phán
quốc tế dày dặn là yếu tố nguồn lực con người quan trọng quyết định đến thành
công của một cuộc đàm phán. Những tiêu chí lựa chọn các thành viên cho một
cuộc đàm phán văn hóa chéo có thể được tổng kết như sau:

      * Sự chín chắn. Sự chín chắn là kết quả của một đầu óc có kiến thức, kinh
nghiệm và đã từng chiêm nghiệm, trải qua những thử thách thực tế của đàm phán
trong môi trường quốc tế.

      * Linh hoạt nhưng ổn định về tình cảm. Đối mặt với những giá trị văn
hóa khác biệt, các nhà đàm phán cần có sự linh hoạt nhất định với những giá trị
văn hóa xa lạ để có những điều chỉnh thích nghi với những đòi hỏi về văn hóa của
đối tác trong đàm phán. Tuy nhiên, tiếp xúc với những giá trị văn hóa xa lạ thường
gây ra cảm giác hoang mang, thiếu tin tưởng và dễ bị tác động.

      * Một nhà đàm phán có tầm nhìn lạc quan và sự nhạy cảm, độ lượng
về văn hóa. Vì như vậy mới có thể tham gia và thúc đẩy quá trình nhượng bộ
nhanh chóng của các bên tham gia đàm phán. Sự nhạy cảm, độ lượng về văn hóa


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 12
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                        NHÓM: 1

sẽ hoạt động như một cái van an toàn trong các cuộc đàm phán. Sự nhạy cảm văn
hóa của các nhà đàm phán sẽ không làm cho không khí đàm phán trở nên quá căng
thẳng đến mức bế tắc. Sự độ lượng về văn hóa lại là cơ sở để các nhà kinh doanh
có thể hiểu hành vi, thái độ của bên đối tác để có các ứng xử thích hợp.

       * Nhà đàm phán tốt nên có hiểu biết về ngôn ngữ của đối tác đàm phán
với mình. Vì như thế họ sẽ không bị thụ động, phụ thuộc vào thông dịch viên.
Hơn nữa họ còn có thê rhiẻu hàm ý trong lời nói của đối tác. Ngoài ra, nếu đối tác
thấy bạn hiểu ngôn ngữ của họ thì họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.



2. Quản lý, theo dõi các công tác chuẩn bị cho đàm phán

       Sau khi đã lựa chọn các thành viên của đoàn đàm phán, công tác chuẩn bị
cho một cuộc đàm phán văn hóa chéo về cơ bản cũng giống như chuẩn bị cho một
cuộc đàm phán thông thường, ngoại trừ vấn đề bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho
các thành viên của đoàn đàm phán đã được lựa chọn.

       Khi chuẩn bị cho đàm phán văn hóa chéo, các doanh nghiệp phải cân nhắc
khả năng có thể thực hiện các khóa đào tạo ngắn về kỹ năng đàm phán cho nhân
viên với định hướng nhấn mạnh vào sự khác biệt về văn hóa.
Trước khi đi tới một thị trường mới, các đàm phán viên cần học nhiều về văn hóa
để tránh gặp phải những tình huống bối rối. Điều quan trọng là cần hiểu rõ, thông
qua việc đọc hay đào tạo, những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh, quan
điểm trong quản lý, phương pháp kinh doanh và những thói quen tiêu dùng của đất
nước mà mình có kế hoạch thăm viếng. Điều này không có nghĩa là bạn phải hòa
mình vào cộng đồng bản xứ khi thực hiện chuyến công tác nước ngoài. Nó cũng
không có nghĩa là người tham gia chuyến đi sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi phong tục
và những thủ tục về kinh doanh của đất nước mà mình sẽ đến.

3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến trên bàn đàm phán




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 13
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                      NHÓM: 1

Cũng giống như đàm phán nói chung, đàm phán văn hóa chéo thường có bốn giai
đoạn đàm phán như sau:

          • Nói chuyện ngoài lề

          • Trao đổi thông tin

          • Thuyết phục

          • Nhượng bộ và thỏa thuận

Điểm khác biệt giữa đàm phán văn hóa chéo chính thể hiện ở chỗ bốn giai đoạn
nói trên được thể hiện bởi các đoàn đàm phán với những giá trị văn hóa khác nhau,
vì vậy quan niệm về tầm quan trọng, nội dung và cách thức thực hiện từng giai
đoạn đàm phán là khác nhau.

a. Nói chuyện ngoài lề

      Như đã phân tích, nói chuyện ngoài lề là giai đoạn các bên đối tác tạo ra
bầu không khí hợp tác, thăm dò thiện chí của nhau, đồng thời bước đầu đánh giá
về đối tác trên các mặt quan điểm, lợi ích, kinh nghiệm đàm phán... Trong đàm
phán văn hóa chéo, các nhà đàm phán thuộc những quốc gia khác nhau có quan
niệm khác về vai trò của giai đoạn mở đầu đàm phán.

      Người Mỹ thường thích nói về tất cả mọi thứ như thời tiết, gia đình, thể
thao, chính trị, kinh doanh...nhưng thời gian dành cho giai đoạn này thường rất ít.
Trong khi đó, với cùng một mục tiêu của bước thăm dò ban đầu, các nhà đàm phán
Trung Quốc, Brazin, Nhật Bản lại dành nhiều thời gian, thậm chí cả chi phí cho
bước bắt đầu quan trọng này. Tương tự như vậy, các nhà đàm phán Hàn Quốc, Ai
Cập cũng sẵn sàng dành nhiều công sức cho bước nói chuyện ngoài lề như là một
bước phát triển quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai phía để tránh các vấn đề phức tạp
có thể xảy ra sau này trong quá trình thực hiện các thỏa thuận của đàm phán. Câu
chuyện sau đây minh họa rõ nét hơn sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong bước
nói chuyện ngoài lề.



GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 14
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                      NHÓM: 1

      Trong phòng đàm phán giữa hai đối tác Mỹ và Brazin về một hợp đồng
cung cấp thiết bị cho một nhà máy sắp được xây dựng dưới sự hỗ trợ của chính
phủ Brazin, hai đoàn đàm phán bắt đầu các công việc đầu tiên là giới thiệu lẫn
nhau, trao đổi danh thiếp (business card). Cuộc đối thoại được bắt đầu bởi những
câu hỏi “Các ông có thích Rio không?”, Các ông đã đi thăm quan Ipanema,
Copacabana, Corcovado chưa?”... Họ hỏi nhau cả từ chuyến bay từ New York đến
Rio. Sau khoảng 5 phút nói chuyện thăm hỏi, trưởng đoàn đàm phán Mỹ cố tình
nhìn vào đồng hồ đeo tay và đặt ra một câu hỏi với đối tác về những gì họ đã biết
về dịch vụ cung cấp thiết bị của hãng.

“Chỉ một chút thôi” là câu trả lời của phía Brazin. Một người Mỹ khác lập tức mở
cập tài liệu và đưa ra một cuốn giới thiệu rất dày về dịch vụ của hãng và bắt đầu
giới thiệu vắn tắt những điểm quan trọng nhất về dịch vụ của họ. Sau khoảng 3
phút giới thiệu theo kiểu “có hướng dẫn kỹ thuật, chi tiết, chúng tôi sẵn sàng cung
cấp dịch vụ miễn phí cho các ông các chuyên viên kỹ thuật cao cấp để tư vấn kỹ
thuật sau khi dây chuyền đã được lắp đặt...”

Một thành viên trong đoàn Brazin ngắt lời “ồ, đó chính là những thứ mà chúng tôi
rất cần, các ông biết đấy đây là một dây chuyền có đặc điểm công nghệ phức tạp.
À mà các ông có theo dõi World Cup không? Mấy trận đấu gần đây quả là tuyệt
vời, nó làm tôi nhớ lại không khí những trận đấu của chúng ta dưới thời Pele, mặc
dù đội bóng của chúng tôi ngày nay chơi không được ổn định cho lắm”.

Sau một vài phút nói chuyện về bóng đá, về Pele, về lý do tại sao bóng đá vẫn
chưa trở thành một môn thể thao phổ biến và được hâm mộ ở Mỹ, trưởng đoàn
đàm phán phía Mỹ cố ý liết nhìn đồng hồ lần thứ hai và hỏi “Chúng ta có thể quay
trở lại vấn đề được không, thưa các ông” để nhắc nhở đối tác Brazin quay lại với
dịch vụ công ty Mỹ.

Cuộc đàm phán quay trở lại với lịch trình mà người Mỹ dự định ban đầu nhưng
chỉ ít phút sau, những người Brazin lại đưa vấn đề sáng mối liên hệ giữa công
nghệ và môi trường, vai trò của công nghệ và đầu tư nước ngoài với nền kinh tế


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 15
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                       NHÓM: 1

trong nước và những khó khăn của kinh tế Brazin trong vài năm gần đây. Họ cùng
nói về triển vọng của kinh tế Mỹ và ai sẽ là người có khả năng kế nhiệm Clinton...

b. Trao đổi thông tin

        Về bản chất, trao đổi thông tin đàm phán là một quá trình diễn ra theo hai
chiều, trong đó một thông tin được đưa ra được đổi bằng một lượng thông tin
khác.

        Trong thực tế, các nhà đàm phán Nhật Bản, Nga, Trung Quốc là những
người đặt rất nhiều câu hỏi yêu cầu đối tác phải bộc lộ thông tin nhưng lại tỏ ra rất
dè dặt khi trả lời các câu hỏi của đối tác. Ở thái cực khác, người Mỹ thường không
thích những khoảng thời gian im lặng trên bàn đàm phán và muốn lấp khoảng
trống bằng những lập luận, bộc lộ thông tin. Tuy nhiên trong đàm phán văn hóa
chéo với sự khác biệt về ngôn ngữ, tỷ lệ những câu nói của đối tác không được
hiểu đúng, bị nghe sai, hay bị dịch sai là khá lớn.

        Đối với nhiều nền văn hóa từ chối hay những phản ứng tiêu cực một cách
lộ liễu trước những đề nghị của đối tác trong đàm phán là rất hiếm và thường được
tìm cách nói giảm, nói tránh.

        Các nhà đàm phán Mexico, Nhật Bản rất ít khi thể hiện sự thất vọng, hay từ
chối thẳng thừng những đề nghị của đối phương vì họ cho rằng những hành vi
theo cách đó ảnh hưởng xấu đến quan hệ làm ăn lâu dài và các mối quan hệ cá
nhân đã được dày công phát triển. Người Anh là những người nổi tiếng vì nghệ
thuật nói giảm, nói tránh trong đàm phán. Trong khi đó người Trung Quốc lại rất
ngại phải đưa ra bất kỳ một quyết định gì mang tính đại diện cho cả đoàn đàm
phán mà họ là một thành viên, thậm chí có thể là một thành viên quan trọng.
Ngược lại với Nhật Bản, Người Đức có thói quen rất thẳng thắng trong việc bộc lộ
những phản ứng của mình trước những đề nghị của đối phương. Họ dường như
không ngại sẽ làm đối tác cảm thấy mất mặt vì sợ phản ứng của mình.

c. Thuyết phục



GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                       TRANG: 16
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1

      Đàm phán sẽ không có ý nghĩa và không còn cần thiết nếu như không làm
cho ai đó thay đổi quan điểm, suy nghĩ về vấn đề đàm phán. Một trong những nội
dung quan trọng nhất trong đào tạo các nhà kinh doanh của Mỹ là cách đôi phó với
sự từ chối của khách hàng và đối tác đàm phán, vì vậy, thuyết phục được người
Mỹ coi trọng như là giai đoạn quan trọng nhất trên bàn đàm phán.

      Khi thuyết phục đối phương, một nhà đàm phán có thể hứa hẹn, đưa ra
những phần thưởng, cam kết, khuyến nghị nhưng đồng thời củng có thể sử dụng
những đen dọa, cảnh báo, mệnh lệnh. Trong khi người Pháp thường hay sử dụng
các thủ pháp gây áp lực như đe dọa, cảnh báo, thì người Anh lại chủ yếu đưa ra
những hứa hẹn và những phần thưởng khuyến khích. Người Trung Quốc rất không
ưa cách nói đe dọa, cảnh báo và những thủ thuật gây áp khác trong đàm phán. Ở
nước này, những thủ pháp như vậy có thể phương hại đến mối quan hệ cá nhân
vốn được đánh giá rất quan trọng. Một trong những chiến lược thuyết phục có hiệu
quả nhất là đặt ra những câu hỏi về những đề nghị của đối phương trên cơ sở đó để
cấn nhắc và chỉ ra những bất hợp lý trong những đề nghị đó. Chester Karrass cho
rằng thủ thuật thuyết phục tốt nhất là hãy cố làm ra vẽ như một con búp bê nhỏ tội
nghiệp và không hiểu gì cả.

      Ngoài ra, cần lưu ý rằng đàm phán kinh doanh ở một số nước, bên thứ ba
hay các kênh gặp gỡ không chính thức khác có thể là rất quan trọng. Đối với một
số nước như Thụy Điển, Thụy Sĩ, đàm phán thường chỉ diễn ra tại những hội
trường lịch sự, đầy không khí ngoại giao. Tuy nhiên, ở một số nước Châu Á như
Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam gặp gỡ tại các nhà hàng, khách sạn quan trọng
có thể giúp các nội dung đàm phán diễn ra nhanh chóng hơn. Ở những nước có
nền kinh tế đang chuyển đổi, như các nước Đông Dương, các nước trong khối các
quốc gia độc lập thịnh vượng chung (Commonweath Independent States - CIS) ở
Đông Âu và Liên Xô cũ, bên thứ ba là các cấp chính quyền có thể có sức ép quyết
định đến thuyết phục đối tác đồng ý với những đề nghị trên bàn đàm phán.




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 17
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                    NHÓM: 1

d. Nhượng bộ và thỏa thuận

      Nhượng bộ và thỏa thuận là giai đoạn cuối cùng trên bàn đàm phán.
Nhượng bộ là kết quả trực tiếp của thuyết phục. Người Mỹ thường đưa ra những
nhượng bộ rất linh hoạt trong suốt quá trình đàm phán. Thỏa thuận cuối cùng là
tập hợp của tất cả những thỏa thuận nhỏ về các nội dung cụ thể của vấn đề đàm
phán. Trong khi đó, các nhà đàm phán Nhật Bản thường chỉ đưa ra nhượng bộ khi
quá trình đàm phán đã đến giai đoạn kết thúc. Các nhượng bộ được đưa ra nhanh
chóng và đi đến thỏa thuận cuối cùng.



e. Các vấn đề sau khi kết thúc đàm phán

      Kết thúc thành công một cuộc đàm phán thường được ghi nhận bằng một
hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các bên đối tác. Hợp đồng trong tập
quán kinh doanh của Mỹ thường có thể dày trên 100 trang gồm những điều khoản
và phụ lục mô tả chính xác tất cả các khía cạnh liên quan đến quá trình mua bán
hàng hóa, dịch vụ nhất định. Luật sư của các công ty Mỹ không tiếc giấy và thời
gian để dự tính và đưa ra những giải pháp cụ thể cho tất cả mọi tình huống để bảo
vệ công ty là khách hàng của họ trước bất kỳ một rủi ro, bất trắc nào. Theo quan
niệm của người Mỹ, hợp đồng tốt nhất là hợp đồng được viết chặt chẽ đến mức
phía đối tác sẽ không tìn ra cơ hội, thậm chí không thể có ý định vi phạm những
điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.

      Trong một số nền văn hóa đề cao chữ tín trong kinh doanh và quan hệ cá
nhân thì vấn đề tranh chấp trong thực hiện hợp đồng không thường xảy ra và cả
hai phía đều không mong đợi. Tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện các
nghĩa vụ đã thỏa thuận ảnh hưởng xấu đến hợp tác lâu dài, làm mất các mối quan
hệ cá nhân cần thiết và hữu ích cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy hợp đồng
thường được làm đơn giản so với người Mỹ. Đối với người Nhật Bản, việc người
Mỹ tính toán quá kỹ lưỡng mọi khía cạnh, mọi tình huống có thể phát sinh trong




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                    TRANG: 18
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1

quá trình thực hiện hợp đồng giống như là việc dự tính trước tình huống ly dị
trước khi tiến đến hôn nhân.


Đàm phán - một quá trình phức tạp thậm chí giữa các bên trong cùng một quốc gia
- sẽ càng phức tạp hơn trong giao dịch quốc tế do dễ nảy sinh những hiểu lầm do
khác biệt văn hóa. Điều quan trọng là cần phải hiểu rõ tầm quan trọng về những
cấp bậc ở nước khác; biết ai là người ra quyết định; hiểu rõ phong cách kinh doanh
của công ty nước ngoài và hiểu thực chất về những thỏa thuận/hiệp định của đất
nước, tầm quan trọng của những cử chỉ và nghi thức trong đàm phán.
Trong quá trình đàm phán, việc thấu hiểu văn hóa đàm phán của đối tác là một
nhân tố then chốt thành công. Sau đây là một số kinh nghiệm và lời khuyên
trong đàm phán với đối tác nước ngoài được các đàm phán viên đúc kết ra.


Bắt đầu đàm phán
- Đừng bao giờ nói “vâng” với đề nghị đầu tiên.
- Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn hi vọng được.
- Có phản ứng với từng đề xuất của đối tác.
- Tránh đối đầu.
- Đóng vai trò người bán hay người mua bất đắt dĩ.
- Đừng bao giờ đề nghị ngang bằng.
- Biết cách đặt các vấn đề bế tắc sang một bên.
- Luôn đề nghị thỏa hiệp.
- Đề phòng tạo ra ấn tượng trông chờ vào những nhượng bộ tiếp theo của bạn.


Trong đàm phán
- Đừng bao giờ bó hẹp nội dung đàm phán vào một vấn đề
- Trong đàm phán không phải tất cả mọi người đều có mối quan tâm giống nhau.
Giá cả không phải lúc nào cũng là quan trọng nhất.
- Đừng quá tham lam.


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 19
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                      NHÓM: 1

- Khi đàm phán kết thúc hãy tặng cho đối tác một vài thương lượng nhỏ.
- Bạn cần hiểu rõ phong cách đàm phán của bản thân và cố gắng sửa đổi cho thích
nghi với đối tác.
- Chuẩn bị thật kĩ cho đàm phán.


Kết thúc đàm phán
- Đặt đối tác vào hoàn cảnh dễ chấp nhận kết quả đàm phán
- Luôn tự hỏi: Đây có phải là tình thế cả hai bên đều giành được thắng lợi hay
không?


Những chú ý khi đàm phán với các đối tác Châu Âu
Đối tác Anh
   + Hẹn làm việc trước, hãy đến đúng giờ nhưng đừng đến sớm.
   + Người Anh ít hỏi những vấn đề liên quan đến cá nhân.
   + Là 1 xã hội phân biệt giai cấp, mặc dù hiện nay vấn đề này đang dần thay
   đổi.
   + Các doanh nhân không giữ một tốc độ làm việc điên rồ như người Mĩ.
   + Đừng nên lẫn lộn phong cách Anh và Mĩ.
Đối tác Pháp
   + Họ làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, vì vậy thường gây ấn tượng là
   người không lịch sự lắm.
   + Thường niềm nở và thân mật, tự hào về văn hóa và khả năng hùng biện của
   dân tộc mình.
   + Thích thắng trong cuộc tranh luận về tính hợp lí của vấn đề mình đưa ra.
   + Trong cuộc đàm phán “ vâng” có nghĩa là “ có thể”, “không” tức là chúng ta
   hãy cùng thỏa thuận.
   + Hệ thống lãnh đạo trong các DN Pháp rất tập trung từ cao xuống thấp. Hãy
   luôn đến đúng giờ, đừng làm hỏng buổi ăn vì có ý bàn chuyện kinh doanh
   trong khi dung bữa.


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 20
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                      NHÓM: 1

Đối tác Đức
   + Phong cách ứng xử lễ nghi hơn người Mĩ. Hẹn đúng giờ là yêu cầu rất quan
   trọng.
   + Tập trung vào thỏa thuận hợp đồng hơn là giữ mối quan hệ giữa các bên đối
   tác.
   + Thích các hợp đồng thật chi tiết và thực hiện chính xác các hợp đồng đó.
   Không thích thay đổi hợp đồng khi đã soạn thảo xong.
   + Rất chú ý đến chức danh. VD Ngài Giáo sư Schmitt…

Đàm phán với một số đối tác Á Đông

Đối tác Nhật Bản

   + Các doanh nhân Nhật rất coi trọng cách ứng xử qua điện thoại. Khi điện
   thoại cho đối tác , cách xưng hô rõ rang tên cá nhân và tên công ty, cố gắng nói
   ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian người mình đối thoại
   khi họ bận.Cần ghi trước ra giấy những điểm cần nói.
   + Giữ đúng hẹn. Luôn giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để đối tác chờ là một
   nguyên tắc bất di bất dịch
   + Coi trọng hình thức. Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể
   hiện văn hóa Nhật. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc
   giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường
   kinh doanh.
   Cách làm của người Nhật là xuất phát từ hình thức, có nghĩa là bắt đầu từ việc
   hoàn thiện hình thức sau đó tiếp tục cụ thể hóa dần nội dung. Người Nhật “cất”
   công việc trong ngăn kéo cho đến khi đạt được hình thức ở mức mong muốn
   mới tiến hành, có lẽ vì thế mà có ý kiến đánh giá người Nhật ứng phó chậm.
   + Con dấu và danh thiếp. Ở Nhật qui định đóng dấu trên các văn bản chính
   thức, chứ không dùng chữ kí. Chữ kí không có hiệu lực pháp lí, do vậy các cá




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                      TRANG: 21
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                   NHÓM: 1

  nhân cũng như công ty, các cơ quan Chính phủ đều có con dấu riêng của mình
  và dùng nó trong các văn bản chính thức.
  Khi chào hỏi làm quen đầu tiên bao giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp,
  từ đó bắt đầu quan hệ. Sau khi nhận được danh thiếp, phải giữ gìn danh thiếp
  đó cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. Không được nhét
  vào túi mà phải cẩn thận cho vào sổ để danh thiếp, trong trường hợp đang nói
  chuyện thì phải đặt danh thiếp đó lên bàn.


Đàm phán với đối tác Trung Quốc
  - Người Trung Quốc bị nhiều quan hệ riêng chung chi phối, và tự ràng buộc cá
  nhân con người vào trong cộng đồng về phương diện tình cảm và nghĩa vụ…
  - Người Trung Quốc rất coi trọng thể diện, đừng bao giờ vô tình nói đùa hay
  hữu ý chạm vào thể diện của phái viên hay phái đoàn Trung Quốc vì sự mất thể
  diện là cái hôn tử thần cho thương vụ đàm phán.
  - Người Trung Quốc thích đàm phán theo kiểu trả giá. Nghĩa là luôn bắt đầu
  bằng những yêu cầu quá cao, sau đó thương lượng để giảm xuống.
  - Lợi ích cá nhân luôn có ảnh hưởng đến kết quả đàm phán.
  - Họ là những người luôn kiên nhẫn và tỏ ra khiêm tốn. Tuy bên ngoài họ thể
  hiện mong muốn cuộc đàm phán sẽ được thực hiện trên cơ win-win, nhưng
  trong tâm trí họ luôn tìm mưu tính kế để họ được lợi hơn so với đối tác bằng
  những điểm thương lượng rất nhỏ nhặt.


Đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc
     - Người Hàn Quốc coi trọng các mối quan hệ, các mối quan hệ lâu dài và
     tin cậy đóng vai tròn quan trọng trong kinh doanh. Chú ý, quan hệ kinh
     doanh tại Hàn Quốc được xây dựng giữa một nhóm cá nhân chứ không phải
     giữa các cá nhân. Ngay khi bạn chiếm được lòng tin của đối tác Hàn Quốc
     thì cũng chưa chắc họ đã tin những ngwòi khác trong phái đoàn của bạn.




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                   TRANG: 22
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                        NHÓM: 1

      Do vậy, thay đỏi người trong giao dịch cũng khiến cho quá trình giao dịch
      trở về 0.
      - Người Hàn Quốc coi trọng khiêm tốn, thật thà và luôn giữ thể diện cho
      mình và người khác. Không nên làm cho người khác bối rối, mất bình tĩnh
      hay nói xấu đối thủ cạnh tranh.
      - Vì coi trọng thể diện nên người Hàn Quốc không trả lời trực tiếp, họ
      thường nói vâng hay gật đầu khi giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Họ
      không nói không mà thường nói là “chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm”, “việc này
      cần kiểm tra thêm”..
      - Người hàn Quốc quan niệm chân là một bộ phận không sạch sẽ nên phải
      chú ý không để chạm chân vào đối tác, khi ngồi phải chúc mũi giày xuống
      đất, không nên ngồi vắt chân lên nhau trước mặt người khác.
      - Người Hàn Quốc dành khá nhiều thời gain vào thu thập thông tin đối tác
      trước khi tiến vào thương lượng nhưng ít khi họ chia sẻ thông tin.
      - Những đối tác Hàn Quốc thường sử dụng các biện pháp đàm phán gây sức
      ép. Vì vậy đừng bao giờ thong báo hay hứa hẹn là bạn đưa ra quyết định
      khi nào.
      - Trong đời sống cũng như kinh doanh, việc tặng quà rất phổ biến ở Hàn
      Quốc, điều này giúp tạ sự thiện cảm, tạo dựng những mối quan hệ mới. Nếu
      bạn được nhận quà thì cũng nên đáp lại bằng một món quà truyền thống có
      giá trị tương đương. Khi được tặng quà tốt nhất bạn nên từ chối, chỉ sau khi
      người tặng nhất định muốn tặng lúc này bạn mới nhận.


Đàm phán với một số đối tác Âu – Mỹ:
Đặc điểm đặc trưng của người Âu – Mỹ là tính cách mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn
và đề cao chủ nghĩa cá nhân.
Một vài đặc điểm phong cách đàm phán của người Mỹ




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 23
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                   NHÓM: 1

      - “ Tôi có thể làm một mình”: Nhiều người Mỹ tin rằng họ có thể giải quyết
      các tình huống đàm phán một mình nên loại đàm phán này chiếm tỷ trọng
      lớn trong các cuộc đàm phán.
      - “ Cứ gọi tôi là John”: Người Mỹ đánh giá cao sự thân mật và bình đẳng
      trong quan hệ giữa người với người. Vì vậy họ cố gắng làm cho mọi người
      cảm thấy thoải mái bằng cách hạ thấp sự phân biệt chức vụ.
      - “ Xin ý kiến cấp trên”: Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu khi giữa cuộc
      đàm phán bên kia nói “ Tôi còn phải xin ý kiến cấp trên” Điều này có nghĩa
      người ra quyết định không hiện diện.
      - “ Đi thẳng vào vấn đề”: Người Mỹ rất quý thời gian nên không thích nói
      quanh co mà muốn đi thẳng vào trung tâm vấn đề một cách nhanh chóng.
      - “ Đặt danh thiếp của bạn lên bàn”: Người Mỹ mong đợi thông tin trung
      thực ở bàn đàm phán.
      - “ Đừng ngồi đó im lặng, hãy nói đi”: Người Mỹ không thể làm việc tốt
      khi đối phương im lặng trong đàm phán.
      - Người Mỹ đánh giá cao sự bền bỉ, kiên định. Vì vậy bạn đừng bỏ cuộc
      giữa chừng, hãy cố gắng theo đuổi công việc đến cùng.
      - Trong đàm phán, người Mỹ thường tách vấn đề ra nhiều phần nhỏ rồi tiến
      hành tấn công từng phần một.
      - Với người Mỹ công việc là công việc.




V. Những lưu ý và những nguyên tắc văn hóa cần tránh trong đàm phán.


1- Những lưu ý chính về yếu tố văn hóa khi đàm phán
- Luôn là người có thể đưa ra quyết định trong đàm phán (trừ những trường hợp
muốn nghi binh hoặc câu thời gian).
- Không cung cấp các thông tin của các khách hàng khác khi đàm phán (sẽ làm
mất lòng tin đối với đối tác hiện hữu và mất đạo đức kinh doanh).


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                   TRANG: 24
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                       NHÓM: 1

- Các mục tiêu về giá và các điều kiện liên quan khác: luôn chuẩn bị một khoảng
lùi để đàm phán.
- Không bao giờ dễ dàng nhượng bộ khi đối tác đưa ra yêu cầu dù điều đó đã được
dự liệu trước.
- Tránh sử dụng cụm từ “ I don’t know” trong đàm phán.
- Tránh từ chối thẳng thừng, nên dùng một phương pháp dung hòa( ví dụ như nếu
giá thế này thì chất lượng sẽ giảm ngay cả khi đối tác đã đưa ra tiêu chuẩn chất
lượng từ trước).




2. Một số nguyên tắc văn hóa cơ bản dẫn đến thành công trong đàm phán


- Ấn tượng ban đầu: Dù nền văn hóa nào thì ấn tượng ban đầu cũng vô cùng
quan trọng. Trước hết phải tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu
nói hay cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu. Cần phải luôn nhớ rằng, sẽ không bao
giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau khi gây ấn tượng ban đầu
mới nên bắt đầu nói về chủ đề nội dung đàm phán, thương thuyết với đối tác. Tuy
nhiên cần chú ý, văn hóa trong việc gây ấn tượng ban đầu ở các nước hoàn toàn
khác nhau, đàm phán viên cần hiểu rõ điều này trước khi đàm phán.
- Ngôn ngữ cơ thể: Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi
đàm phán. Ít nhất một nửa thông tin định truyền đạt trong đàm phán được thông
qua và tiếp nhận qua cử chỉ , thái độ và động tác của cơ thể. Ít nhất một phần ba
thông tin được tiếp nhận thông qua tiếng nói, giọng điệu và cách nói.Tuy nhiên
cách truyền đạt ngôn ngữ cơ thể giữa các vùng là không giống nhau. Người
phương Đông thì biểu hiện chủ yếu qua các cử chỉ tay chân còn người phương Tây
thì biểu hiện nhiều qua nét mặt, ánh mắt.
- Lắng nghe: Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe
đối tác nói. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán với mình
nói gì thì người đó mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình. Khi


GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                       TRANG: 25
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                      NHÓM: 1

nghe đối tác trình bày cần phải biết phân biệt tâm trạng, thái độ để xem có những
biểu hiện/ trạng thái quá hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội hay không. Văn
hóa lắng nghe cũng thể hiện sự tinh tế trong đàm phán. Cũng là chăm chú lắng
nghe, nhưng một số người được đánh giá cao, còn một số người lại gặp thất bại
trong đàm phán chỉ vì cách chăm chú lằng nghe của mình.
- Nghệ thuật giao tiếp và trình bày: Văn hóa của mỗi quốc gia thể hiện rõ nhất
trong khi giao tiếp. Mọi sự chuẩn bị trước đó có thể giúp rút dần khoảng cách văn
hóa, nhưng tới khi vào đàm phán chính thức việc trình bày quan điểm hay tiếp
nhận ý kiến từ đối tác lại không ăn nhậ với nhau vì những hiểu nhầm về văn hóa
thì cuộc thương lượng đó có thể coi như thất bại.


Sau đây, thông qua những ví dụ này các bạn sẽ thấy những điểm cần lưu ý hay
những nguyên tắc văn hóa được áp dụng.


Ví dụ 1: Một phần chiến lược giới thiệu kinh doanh của công ty bạn với một đối
tác của Đức là so sánh sản phẩm mang công nghệ tiên tiến với đối thủ mạnh nhất.
Bạn chứng minh cho đối tác về việc sản phẩm của bạn có chất lượng cao hơn bằng
một bản phân tích đối chiếu dựa trên số liệu thực tế. Thậm chí bạn còn công khai
một chiến dịch quảng cáo trọn vẹn dựa trên những kết quả này. Bạn tự hào về
lượng thông tin khổng lồ được đưa vào bản giới thiệu này và hân hoan chờ đợi sự
thán phục của người Đức.


1 ví dụ mà đối tác sẽ cho rằng bạn thô lỗ.Việc làm mất uy tín sản phẩm của đối thủ
cạnh tranh bị coi là trái pháp luật ở Đức. Ngoài ra, đừng bao giờ mong chờ một sự
khen ngợi từ người Đức. Kinh doanh là kinh doanh, và nói chung, họ không vỗ
tay, mà cũng chẳng hy vọng được vỗ tay vì một công việc nào đó.




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 26
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                        NHÓM: 1

Ví dụ 2: Bạn đang đi thăm một khách hàng tiềm năng ở Mỹ La Tinh thì luật sư
của công ty bạn gọi điện. Lẽ ra anh ta phải đã đặt bút ký vào bản hợp đồng cuối
cùng với một khách hàng mới rất lớn ở Rio de Janeiro. Tuy nhiên có rắc rối khi
khách hàng ấy giận dữ nói rằng bạn đã làm lãng phí thời gian của họ và trách bạn
vì đã không kết thúc cuộc giao dịch. Ngay lập tức, bạn gọi điện cho khách hàng ở
Brazil để xin lỗi vì sự lộn xộn đó và nói rằng sẽ bay tới đó trong chuyến bay gần
nhất.


Đây là 1 ví dụ cho thấy bạn không phải là người thô lỗ.Tại Brazil, cũng như ở hầu
hết các nơi khác trên thế giới, việc những thành phần chủ chốt trong một cuộc giao
dịch ở lại đến phút chót là điều rất quan trọng. Nếu công ty của bạn sử dụng những
cá nhân khác nhau cho giai đoạn mở đầu, hỗ trợ và kết thúc giao dịch, chắc chắn
sẽ có rắc rối lớn tại các nước, nơi mà các mối quan hệ giữa khách hàng và người
bán hàng là tối quan trọng. Cuộc giao dịch càng lớn thì mối quan hệ càng trở nên
quan trọng. Vì vậy, nếu bạn vắng mặt trong bước cuối cùng của cuộc làm ăn,
người Brazil sẽ tìm cách thoái thác ký hợp đồng cho đến khi bạn xuất hiện.


Ví dụ 3: Trong các cuộc đàm phán cuối cùng tại Bắc Kinh, bạn nhận ra rằng đối
tác Trung Quốc không hài lòng với kế hoạch duy trì do bạn đề xuất. Bạn lo rằng
họ sẽ đòi được đàm phán lại về phần lớn nội dung bản hợp đồng vào giờ chót. Mối
lo của bạn càng tăng thêm khi sắp đến ngày bạn phải trở về nước. Vào ngày cuối
cùng, bạn gặp trực tiếp người liên lạc cao cấp nhất của đối tác tại tiền sảnh bên
ngoài phòng họp và hỏi về sách lược của họ một cách nhã nhặn nhưng kiên quyết.


Đây là 1 ví dụ mà đối tác sẽ cho rằng bạn thô lỗ.Bạn và khách hàng Trung Quốc
tiềm năng đều mất mặt vì phong cách “một chọi một” của bạn. Nếu bạn muốn
thông báo tin xấu cho một khách hàng Trung Quốc, hoặc nhận nó, bạn cần tìm đến
một người trung gian




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                        TRANG: 27
ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI                                                     NHÓM: 1

Ví dụ 4: Trong quá trình đàm phán về cơ hội sinh lợi ở Trung Đông, một trong
những quan chức Ả Rập Xê Út mời bạn đi uống cà phê cùng họ. Thật không may
là bạn đã trễ giờ một cuộc gặp khác ở một nơi khác, vì vậy bạn khéo léo từ chối.


1 ví dụ mà đối tác sẽ cho rằng bạn là người thô lỗ.Khi một người Ả Rập Xê Út
mời bạn đi uống cà phê, đi ăn, hoặc tới thăm nhà họ, hãy chấp nhận, và chỉ có
chấp nhận. Một ngàn lần nói câu “Đồng ý!”. Việc bạn từ chối sẽ có thể làm giảm
đáng kể giá trị của bản hợp đồng. Ngoài ra, đừng bao giờ sắp xếp các cuộc hẹn kế
tiếp nhau khi làm việc ở Trung Đông. Bạn chỉ nên có một hoặc hai cuộc hẹn quan
trọng trong một ngày. Mỗi nền văn hóa có cách đàm phán riêng, và cố gắng kiểm
soát hoặc có ý định thay đổi nó là một việc làm vô ích.




GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN                                                     TRANG: 28

More Related Content

What's hot

Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áoĐồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áominhphuongcorp
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáokinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáoVinh Nguyen Duc
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mớiKế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mớiTùng Thanh
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaminhphuongcorp
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt NamNguyễn Ngọc Hải
 
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangkynguyenxam
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namThuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namTI TI
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Slide Quản trị bán lẻ - Alphabooks
Slide Quản trị bán lẻ - AlphabooksSlide Quản trị bán lẻ - Alphabooks
Slide Quản trị bán lẻ - AlphabooksHo Van Tan
 
đàM phán
đàM phánđàM phán
đàM phánnjght0
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffeeavocadoicream
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 

What's hot (20)

Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áoĐồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
Đồ án lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, cửa hàng quần áo
 
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giảiĐề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáokinh doanh quốc tế và tôn giáo
kinh doanh quốc tế và tôn giáo
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
 
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mớiKế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
Kế hoạch kinh doanh quán Cafe Chân trời mới
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữaĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, trà sữa
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hayHướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
Hướng dẫn xây dựng lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hay
 
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hangTai lieu---hanh-vi-khach-hang
Tai lieu---hanh-vi-khach-hang
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
Tiểu luận Khởi tạo doanh nghiệp - Lập kế hoạch kinh doanh quà tặng!
 
Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt namThuyết trình marketing về pepsico việt nam
Thuyết trình marketing về pepsico việt nam
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Slide Quản trị bán lẻ - Alphabooks
Slide Quản trị bán lẻ - AlphabooksSlide Quản trị bán lẻ - Alphabooks
Slide Quản trị bán lẻ - Alphabooks
 
Đề tài: Dự án kinh doanh tiệm trà kết hợp với làm bánh cupcake, cookie
Đề tài: Dự án kinh doanh tiệm trà kết hợp với làm bánh cupcake, cookieĐề tài: Dự án kinh doanh tiệm trà kết hợp với làm bánh cupcake, cookie
Đề tài: Dự án kinh doanh tiệm trà kết hợp với làm bánh cupcake, cookie
 
đàM phán
đàM phánđàM phán
đàM phán
 
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream CoffeeLập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê Dream Coffee
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAYĐề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Masan, RẤT HAY
 

Viewers also liked

Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngSương Tuyết
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvvuthanhtien
 
NTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phán
NTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phánNTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phán
NTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phánTrong Hoang
 
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanhChương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếGiáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếbookboomingslide
 
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truongBai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truongThành Nguyễn
 
Gail Baccus- Taylor
Gail Baccus- TaylorGail Baccus- Taylor
Gail Baccus- Taylorgbaccust
 
Tài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster cty chống sét gia anh
Tài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster  cty chống sét gia anhTài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster  cty chống sét gia anh
Tài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster cty chống sét gia anhTra Thanh
 
Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12Nguyễn Tùng
 
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuongQuách Đại Dương
 
Ciii quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqt
Ciii   quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqtCiii   quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqt
Ciii quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqtThu Hien Tran
 
Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015
Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015 Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015
Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015 khoaphan159
 
thuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chuthuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chuVõ Tuấn
 
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2  p2 - cac dieu kien tmqtChương 2  p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqtThu Hien Tran
 
Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...
Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...
Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...Alex Chuê
 
333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)minhkhaihoang
 
2.3 quan ly truy cap
2.3 quan ly truy cap2.3 quan ly truy cap
2.3 quan ly truy capTrần Thanh
 
Tiet 48 benzen
Tiet 48 benzenTiet 48 benzen
Tiet 48 benzenKẹ Tâm
 

Viewers also liked (20)

Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thươngKỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
Kỹ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương
 
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hvDam phan kinh doanh quoc te.hv
Dam phan kinh doanh quoc te.hv
 
NTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phán
NTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phánNTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phán
NTDP Chương 1: Tổng quan về đàm phán
 
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanhChương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
Chương 6 văn hóa trong các hoạt động kinh doanh
 
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tếGiáo trình đàm phán thương mại quốc tế
Giáo trình đàm phán thương mại quốc tế
 
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truongBai trinh bay lien   giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
Bai trinh bay lien giao duc khoa hoc - cong bang moi truong
 
Gail Baccus- Taylor
Gail Baccus- TaylorGail Baccus- Taylor
Gail Baccus- Taylor
 
Tài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster cty chống sét gia anh
Tài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster  cty chống sét gia anhTài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster  cty chống sét gia anh
Tài liệu thi công lắp dựng kim thu sét stomaster cty chống sét gia anh
 
Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12Tom tat ly thuyet sinh 12
Tom tat ly thuyet sinh 12
 
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd  dap an de cuongGiao dich dam phan va kd  dap an de cuong
Giao dich dam phan va kd dap an de cuong
 
Ciii quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqt
Ciii   quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqtCiii   quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqt
Ciii quy trinh giao dich, dam phan va hop dong tmqt
 
Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015
Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015 Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015
Phác đồ cấp cứu tim mạch 2015
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson
Chẩn đoán và điều trị bệnh ParkinsonChẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson
Chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson
 
thuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chuthuyet trinh ve Dan chu
thuyet trinh ve Dan chu
 
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2  p2 - cac dieu kien tmqtChương 2  p2 - cac dieu kien tmqt
Chương 2 p2 - cac dieu kien tmqt
 
Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...
Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...
Cẩm nang Phát triển sản phẩm - MES LAB - Chương 3: Xác lập bài toán phát triể...
 
333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)333 kinh tế học trong qlc (1)
333 kinh tế học trong qlc (1)
 
2.3 quan ly truy cap
2.3 quan ly truy cap2.3 quan ly truy cap
2.3 quan ly truy cap
 
Axít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeuAxít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeu
 
Tiet 48 benzen
Tiet 48 benzenTiet 48 benzen
Tiet 48 benzen
 

Similar to đàM phán thương mại

Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioTrần Tuấn
 
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...nataliej4
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOAN...
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM  (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG  CỦA CÁC  DOAN...ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM  (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG  CỦA CÁC  DOAN...
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOAN...Visla Team
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...Sam Phuong
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.ssuser499fca
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpTrinh Tu
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boivandieunsg
 
Năm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt nam
Năm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt namNăm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt nam
Năm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt namNên Trần Ngọc
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậpBàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậphieu anh
 

Similar to đàM phán thương mại (20)

Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
 
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOAN...
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM  (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG  CỦA CÁC  DOAN...ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM  (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG  CỦA CÁC  DOAN...
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM (CẤP ĐỘ CÁ NHÂN) ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOAN...
 
Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)
 
Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)Chuong 1(s a)
Chuong 1(s a)
 
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
 
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và phát triển văn hóa doanh nghiệp.docx
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
Cơ Sở Lý Luận Xây Dựng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Công Ty Dầu Khí.
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TIẾNG ANH.docx
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
 
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về phát triển văn hoá doanh nghiệp.docx
 
Năm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt nam
Năm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt namNăm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt nam
Năm chiều văn hóa hofstede và đánh giá về việt nam
 
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAYĐề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
Đề tài: Bàn về yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập, HAY
 
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhậpBàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
Bàn về yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp Việt Nam thời hội nhập
 
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử và qui tắc ứng xử tại các bệnh viện công thuộ...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

đàM phán thương mại

  • 1. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ. GVHD : Lê Đức Tiến Lớp học phần: SV Thực hiện : Nhóm 1 Trịnh Thị Như Quỳnh 35k08.1 Nguyễn Hoài Thu 35k08.1 Hồ Nguyễn Thị Thu Thảo 35k08.1 Nguyễn Thị Thể 35k08.1 Nguyễn Thị Thùy Linh 35k08.1 Trần Ngô Vân Linh 35k08.1 Nguyễn Thị Cẩm Hà 35k08.1 GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 1
  • 2. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 VĂN HÓA TRONG GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN KINH DOANH I. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm rộng và vì vậy có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo Philip R. Cateora và John L. Graham, hiểu một cách đơn giản, văn hóa tạo nên cách sống của một cộng đồng, quyết định cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên và phương cách thỏa mãn nhu cầu của con người. Văn hóa là môi trường nhân tạo trong tổng thể các yếu tố môi trường tồn tại môi trường tồn tại xung quanh cuộc sống của một cộng đồng người. Văn hóa bao gồm tổng thể kiến thức, đạo đức, đức tin, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, thói quen được các thành viên trong một cộng đồng thừa nhận. Nói một cách khác, văn hóa là tất cả những gì mà các thành viên trong xã hội có, nghĩ và làm. Văn hoá là một hệ thống tổng thể bao gồm các biểu tượng, niềm tin, thái độ, giá trị, mong đợi, và các nguyên tắc xử sự. Tất cả các thành viên của một nền văn hoá có cùng chung một nhận thức về cách suy nghĩ, xử sự, giao tiếp, và từ đó dẫn đến hành động theo cùng một hướng giống nhau. Ở một khía cạnh cụ thể hơn, văn hoá trong đàm phán được định nghĩa như sau: Văn hoá là những khuôn mẫu về cư xử, các quy tắc, niềm tin, và giá trị xã hội của một công đồng nhất định. Con người từ cộng đồng đó sử dụng các yếu tố văn hoá để lý giải cho sự vật xung quanh và tác động đến cách họ giao tiếp với những người khác. II. Các thành phần của văn hóa 1. Yếu tố văn hóa vật chất - Nhóm yếu tố công nghệ: là tất cả những kĩ thuật phần cứng ( máy móc, thiết bị ) và phần mềm (bí quyết kĩ thuật, kĩ năng quản lí ) sử dụng để làm ra những của cải vật chất cho xã hội. Trong các cuộc đàm phán kinh doanh quốc tế quan trọng, hình ảnh các doanh nhân sử dụng thành thạo máy tính GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 2
  • 3. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 xách tay nối mạng với bên ngoài để cập nhật thông tin về thị trường ngay trong thời gian đàm phán đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của đàm phán kinh doanh hiện tại. - Nhóm yếu tố kinh tế: bao gồm cách thức mà các cá nhân cống hiến khả năng lao động và thu về những lợi ích. Quan điểm và sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân là một ví dụ tiêu biểu cho sự khác biệt về kinh tế ảnh hưởng đến phong cách đàm phán kinh doanh. 2. Yếu tố tổng thể xã hội Yếu tố văn hóa tổng thể xã hội bao gồm tổ chức xã hội, giáo dục, cơ cấu chính trị, là những yếu tố quy định cách thức mà mọi người có quan hệ với nhau, tổ chức các hoạt động của cá nhân và cộng đồng. 3. Yếu tố quan niệm, tín ngưỡng, đức tin Yếu tố quan niệm, tín ngưỡng, đức tín thể hiện quan trọng của con người về chính sự tồn tại của loài người, của xã hội và vũ trụ bao la. Đây là nhóm nhân tố văn hóa cực kì phức tạp thể hiện qua hệ thống các đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. Những nhân tố tinh thần có ý nghĩa rất quan trọng trong hành vi. 4. Yếu tố văn hóa thẩm mỹ Yếu tố văn hóa thẩm mỹ thể hiện qua nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc, kịch nghệ, ca hát. Nhóm yếu tố văn hóa thẩm mỹ quyết định cách nhìn nhận về cái đẹp, hướng tới thiện mỹ. 5. Nhóm yếu tố ngôn ngữ Triết học duy vật biện chứng quan niệm ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của ý thức. Ý thức lại là sự phản ánh thực tại khách quan thông qua bộ óc của con người. Trong đàm phán kinh doanh giữa các doanh nghiệp có chung một quốc tịch thì vấn đề ngôn ngữ không phải là một vấn đề đáng kể. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 3
  • 4. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 III. Nhận diện sự thay đổi văn hóa trong giao dịch đàm phán 1. Vay mượn giao thoa văn hóa Vay mượn văn hóa là hiện tượng 1 cá nhân hay 1 cộng đồng chủ ý bắt chước các đặc điểm của 1 nền văn hóa khác vì nhận thấy các đặc điểm đó có thể giải quyết tốt các vấn đề của chính mình. Giao thoa văn hóa có thể được coi là các giá trị văn hóa thuộc các nền văn hóa khác nhau có sát với nhau thông qua các hoạt động của con người và cộng đồng. Giao thoa văn hóa có thể diễn ra dưới dạng có ý thức và không có ý thức là quá trình tự phát, nảy sinh như một kết quả không dự đoán trước trong quá trình tương tác giữa các đặc điểm của những nền năn hóa khác nhau. Ngày nay không thể tìm được 1 nền văn hóa nào mà không có những đặc điểm vay mượn từ nền văn hóa khác. Một nhà kinh doanh với tư cách là thành viên của 1 cộng đồng nào đó có nền văn hóa riêng biệt cũng vẫn có thể có những nét văn hóa vay mượn từ những nền văn hóa khác. Các nhà kinh doanh phương Đông thường coi trọng các giá trị gia đình hơn các nhà kinh doanh phương Tây, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các nhà kinh doanh ở châu Á đều như vậy. Một nhà doanh nghiệp Việt Nam sử dụng điện thoại di động Nokia, đi giày hiệu Gucci, dùng bàn cạo Gillette, uống cà phê Nestle…nhưng anh ta vẫn là người Việt Nam 100%. Như vật, một nét văn hóa khi đã được cộng đồng chấp nhận thì bất luận nó khởi nguồn từ đâu đều có thể được đưa vào kho tàng văn hóa của cộng đồng đó. Khi tìm hiểu về những nền văn hóa khác nhau, có thể nhận thấy nhiều đặc điểm văn hóa gần như tương đồng nhưng lại rất khác nhau về bản chất. Có nhiều dân tộc ở châu Á sử dụng đũa trong các bữa ăn hàng ngày nhưng điều đó không có nghĩa là vị trí các đôi đũa ở các nước nước sử dụng đều được hiểu như nhau. Nếu ở Đài Loan chống thẳng đôi đũa trên 1 cái bát không có ý nghĩa gì đặc biệt thì ở Nhật Bản đó lại là 1 hành vi hết sức nguy hại. Người Nhật chỉ chống đũa thẳng GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 4
  • 5. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 trên những cái bát trong bữa ăn tối ở những nhà có tang để dành riêng cho người đã chết như 1 cử chỉ tưởng nhớ. Trong các bữa tiệc kinh doanh với người Nhật, chống đũa lên bát là biểu hiện cho kém may mắn và cản trở việc đặt quan hệ kinh doanh lâu dài. Đối với các nhà kinh doanh cần phải nhận ra sự khác biệt về một đặc điểm văn hóa diễn ra ở các nước khác nhau để không biến nó trở thành nguy cơ trong bàn đàm phán. Đối với các nhà kinh doanh, tương đồng văn hóa ảo tưởng là một nguy cơ có thể gặp phải trên bàn đàm phán. Những quan sát về đặc điểm văn hóa của đối tác có thể giúp nhà kinh doanh dự đoán phản ứng của đối tác với những thông tin đưa ra trong những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, những đặc điểm quan sát được về một nền văn hóa khác lại có thể có ý nghĩa hoàn toàn trái ngược với dự đoán ban đầu. 2. Phản ứng với sự thay đổi văn hóa Văn hóa là 1 quá trình sống, vì vậy thay đổi là một đặc tính cố hữu của văn hóa. Một thời cách đây 10 năm trẻ em chỉ có những Dế mèn phiêu lưu ký, truyện cổ An-dec-xen..là những câu chuyện đọc hàng ngày thì giờ đây trẻ em chìm ngâp trong Đô re môn, Conan…là những câu chuyện kịch tính hấp dẫn nhưng có rất ít tính giáo dục nhân văn. Thay đổi trong văn hóa là tất yếu. Chính bản thân sự thay đổi làm cho kho tàng văn hóa của một cộng đồng ngày càng trở nên phong phú. Tuy nhiên văn hóa luôn có tính bảo thủ, phản ứng với tất cả sự thay đổi. Mức độ phản ứng với sự thay đổi có thể khác nhau. Có những đặc điểm văn hóa được chấp nhận nhanh chóng khi mới xuất hiện, nhưng cũng có những giá trị văn hóa mới bị phản ứng quyết liệt. Nếu như vài chục năm trước một phụ nữ mặc trang phục váy ngắn trên đường phố Hà Nội được xem là lố bịch thì giờ đây váy ngắn lại trở thành trang phục công sở của phụ nữ làm việc trong văn phòng, nhất là của các công ty nước ngoài, các tổ chức quốc tế ở Việt Nam. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 5
  • 6. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 IV. Ảnh hưởng của văn hoá đối với hành vi giao dịch, đàm phán kinh doanh Văn hóa ảnh hưởng ảnh rất lớn tới hành vi, cách ứng xử trong giao dịch, đàm phán của các nhà kinh doanh. Kết quả của giao dịch, đàm phán kinh doanh giữa các doanh nghiệp từ những nền văn hóa khác nhau phụ thuộc nhiều vào sự am hiểu những khác biệt văn hóa của các doanh nghiệp. 1. Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ hành vi không lời Trong tất cả các thứ ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh doanh, các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất. Tuy nhiên, ngay cả đối với hành vi ngôn ngữ xuất hiện nhiều nhất này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch khác nhau cũng có tần suất sử dụng khác nhau 34% phát ngôn của các nhà kinh doanh Trung Quốc trong đàm phán là câu hỏi, trong khi đó người Anh và người Đài Loan lại có xu hướng hỏi rất ít. Bên cạnh câu hỏi và những câu tự bộc lộ, trong đàm phán kinh doanh, những câu mệnh lệnh, cam kết và hứa hẹn cũng thường xuyên được sử dụng trong các ngôn ngữ đàm phán thông dụng. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu từ John L.Graham ta có thể đưa ra nhận xét về yếu tố ngôn ngữ và hành vi không lời đặc trưng trong đàm phán kinh doanh của một số nước như sau. • Nhật Bản có thể được coi là nước có phong cách đàm phán nhẹ nhàng và lịch sự nhất. Sự đe dọa, những mệnh lệnh, cảnh báo, câu nói không rất ít khi được sử dụng, thay vào đó là những khoảnh khắc im lặng, hứa hẹn, khuyến nghị và cam kết. • Hàn Quốc có vẻ như sẽ có phong cách đàm phán như người làng giềng khổng lồ, nhưng thực tế phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Hàn Quốc lại rất khác so với Nhật Bản. Các nhà kinh doanh Hàn Quốc sử dụng nhiều câu mệnh lệnh, đe dọa hơn những nhà kinh doanh Nhật Bản, họ sử dụng từ không và ngắt lời đối tác nhiều gấp 3 lần so với người Nhật. Ngoài GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 6
  • 7. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 ra, người Hàn Quốc còn không bao giờ để khoản thời gian chết trong một cuộc đàm phán. • Những nhà kinh doanh Trung Quốc có phong cách đàm phán khá giống với người Nhật, nhưng họ thường nghiêng về các phát ngôn mang tính chất trao đổi thông tin. • Người Pháp sử dụng nhiều nhất các câu mệnh lệnh, đe dọa, cảnh báo. Người Pháp cũng thường xuyên ngắt lời đối tác và rất hay nói không. Cộng đồng người Canada nói tiếng Pháp cũng có phong cách sử dụng ngôn ngữ và những hành vi không lời giống như những người anh em của họ. • Mỹ, Đức có cách sử dụng ngôn ngữ và những hành vi không lời gần như là tương tự nhau. Cách sử dụng ngôn ngữ, các cử chỉ, điệu bộ của họ không quá nhẹ nhàng nhưng cũng không quá nóng nảy trong đàm phán. 2. Sự khác biệt về quan niệm giá trị Có 3 quan niệm về giá trị thường được hiểu khác nhau:  Khách quan  Cạnh tranh công bằng  Quan niệm về thời gian => Trong đàm phán đàm phán quốc tế, các nhà kinh doanh vẫn thường đánh giá người Mỹ luôn ra những quyết định dựa trên những thực tế rõ ràng mà không quan tâm đến các nhân tố tình cảm, quan hệ khác. Đó chính là sự thể hiện quan niệm của người Mỹ về sự khách quan. Người ta thường hay nghe thấy kinh doanh là kinh doanh, kinh tế và hiệu quả quyết định chứ không phải vì con người... như những câu nói cửa miệng của các nhà đàm phán Mỹ. Đánh giá cao các yếu tố khách quan trong đàm phán, người Mỹ thường tìm cách tách riêng yếu tố con người ra khỏi những nội dung đàm phán. Người Đức thường có những xu hướng muốn tách các yếu tố quan hệ ra khỏi các lý lẽ đàm phán. Tuy nhiên , đối với nhiều nước, nhất là các nước châu Á và Mỹ la tinh, quan niệm đó không thể áp GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 7
  • 8. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 dụng được. Các nhà đàm phán châu Á thường có các quyết đàm phán không khách quan, họ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tâm lý, tình cảm và quan hệ trong quá trình đàm phán. Tính khách quan không phải là một giá trị được đề cao trong văn hóa của nhiều dân tộc ở phương Đông. Người phương Đông coi trọng tuổi tác thâm niên, địa vị quyền lực…Do vậy họ thường có xu hướng kiềm chế. Họ thường giao tiếp theo kiểu “một điều nhịn chín điều lành”. Trong kinh doanh họ quan niệm “tôi làm ăn với anh vì anh là bạn của bạn người em rể tôi”. Người phương tây coi trọng cái tôi cá nhân hơn, họ quan niệm mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Có ngạn ngữ là : “gọi trời bằng nó, gọi chó bằng anh”. Họ quan niệm rạch ròi trong kinh doanh, “tôi làm ăn với anh bất kể anh là ai, và chúng ta làm ăn sòng phẳng rõ ràng trong quan hệ hợp đồng”. => Cạnh tranh là một đặc điểm của đàm phán. Đây là hình thức cạnh tranh giữa người mua và người bán với tư cách là hai bên đối tác trên bàn đàm phán. Kết quả của quá trình cạnh tranh giữa hai bên đối tác chính là kết quả của cuộc đàm phán. Kết quả đàm phán là vấn đề liên quan đến quan niệm công bằng. Trong những cuộc đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản người mua thường là những người có lợi ích nhiều nhất, vì trong văn hóa các doanh nghiệp Nhật người mua thực sự là thượng đế và trong thực tế họ có hướng dành cho người mua nhiều điều kiện ưu đãi. Trong khi đó kết quả những cuộc đàm phán với đối tác Mỹ thường dẫn đến một kết quả có lợi tương đối đồng đều cho cả hai bên mua và bán. => Thời gian trong các nền văn hóa khác nhau cũng được hiểu khác nhau. Theo Edward T. Hall, có hai quan niệm về thời gian là thời gian đơn và thời gian phức. Người Mỹ, Đức là những điển hình của thời gian đơn. Theo quan điểm này, giờ nào làm việc ấy, thời gian được coi như một thứ hàng hóa hữu hình, thời gian được chia nhỏ gắn với những công việc cụ thể. “Thời gian là tiền bạc, thông tin là sức mạnh”, đó là câu nói cửa miệng, đồng thời cũng là phương châm trong công việc của những người theo quan niệm thời gian đơn. Hầu hết những nền văn hóa nghiêng nhiều về những giá trị thực dụng đều hiểu thời gian theo quan GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 8
  • 9. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 điểm thời gian đơn. Những nhà đàm phán ở nền văn hóa này thường có tác phong rất đúng giờ. Trong các cuộc đàm phán họ thường nhìn đồng hồ đeo tay. Họ có thói quen muốn phân chia nội dung đàm phán theo một trình tự thời gian. Kéo dài thời gian đàm phán đối với những đối tác theo quan niệm thời gian đơn là một cách gây sức ép để họ có những nhượng bộ nhất định. Đối ngược với thời gian đơn là thời gian phức. Quan niệm thời gian phức phổ biến trong những nền văn hóa hình tượng, có pha sự thực dụng nhưng vẫn chứa nhiều những yếu tố tân linh, lãng mạn. Châu Á và Mỹ La Tinh là những nơi thường hiểu thời gian theo quan niệm thời gian phức. Quan niệm thời gian phức chỉ chú trọng vào yếu tố kết quả công việc mà không chú ý nhiều đến việc phân chia thời gian cụ thể để thực hiện công việc như thế nào. Đối với các doanh nhân theo quan niệm thời gian phức, họ thường không có thói quen đúng giờ, ít quan tâm đến tầm quan trọng của tác phong đó và thường đổ lỗi cho những nguyên nhân khách quan. Tuy nhiên, ranh giới giữa thời gian đơn và thời gian phức chỉ là tương đối. Có rất nhiều nền văn hóa trên thế giới có quan niệm về thời gian với những đặc điểm của cả thời gian đơn và thời gian phức. Nhật Bản là một ví dụ điển hình. Các nhà đàm phán Nhật Bản đòi hỏi các đối tác đàm phán chính xác về thời gian trong lần gặp gỡ đầu tiên. Sau khi đã bắt đầu đàm phán với người Nhật có tác phong điềm tĩnh, thong thả và rất ít khi tỏ ra đang bị chịu sức ép về thời gian đàm phán. 3. Sự khác biệt về tư duy và quá trình ra quyết định Khi đối mặt với một nhiệm vụ đàm phán phức tạp, hầu hết các nhà đàm phán phương Tây đều có thói quen chia nhỏ nội dung đàm phán thành một loạt những công việc nhỏ. Các vấn đề như giá cả, vận chuyển, bảo hành, bảo dưỡng... lần lượt được giải quyết. Kết quả cuối cùng của đàm phán sẽ là tổng hợp kết quả đàm phán của tất cả các nội dung nhỏ. Các nhà đàm phán châu Á lại có xu hướng trái ngược. Họ không phân chia nội dung đàm phán thành các công việc nhỏ mà GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 9
  • 10. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 cùng thường một lúc đàm phán tất cả các nội dung không theo một trình tự rõ ràng, và nhượng bộ chỉ đạt được vào khi đàm phán đã sắp kết thúc. Các nhà đàm phán Mỹ thường gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường Nhật Bản. Đối với họ, khi một nữa trong số các vấn đề đã đạt được thỏa thuận thì có nghĩa là cuộc đàm phán cũng đã hoàn thành được một nữa. Tuy nhiên, đối tác Nhật Bản của họ lại không cảm thấy như vậy, trong khi phía Mỹ cho rằng mình đã đi được một nữa quãng đường thì phía Nhật dường như còn chưa tiến thêm được bước nào. Nhưng rồi người Mỹ lại ngạc nhiên vì sự kết thúc nhanh chóng của người Nhật với những nội dung đàm phán. Một khi đối tác Nhật Bản đã bắt đầu chấp nhận một nhượng bộ thì họ có xu hướng chấp nhận rất nhanh các nhượng bộ khác để đạt đến thỏa thuận cuối cùng. Sự khác biệt về cách tư duy và quá trình ra quyết định giữa các doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản xuất phát từ quan niệm khác nhau về đàm phán kinh doanh. Người Mỹ cho rằng đàm phán là một quá trình ra quyết định để giải quyết vấn đề, một thỏa thuận tốt nhất cho cả hai phía sẽ là giải pháp tốt nhất cho vấn đề đàm phán. Giải quyết vấn đề theo từng bước, rồi tiến đến thỏa thuận cuối cùng là cách người Mỹ thường sử dụng. Tuy nhiên, đối với các nhà doanh nghiệp Nhật Bản, đàm phán lại là một quá trình phát triển quan hệ kinh doanh vì mục tiêu lợi ích lâu dài. Vì vậy, có thể những vấn đề cụ thể về nội dung của cuộc đàm phán không quan trọng bằng những nhân tố khác liên quan đến tiềm năng, phát triển các mối quan hệ lâu dài. Những nội dung cụ thể của đàm phán sẽ được thỏa thuận một cách tương đối dễ dàng khi các nhà kinh doanh Nhật Bản đã nhìn thấy ở đối tác tương lai hợp tác lâu dài, có lợi cho cả hai bên.  Trước khi đi đàm phán kinh doanh ở một nền văn hóa mới, bạn nên học nhiều về văn hóa để tránh gặp phải những tình huống bối rối. - Chẳng hạn như, ở Mexico thường có phong tục hỏi thăm về gia đình và vợ con trong khi ở Trung Đông thì điều này lại bị cho là cấm kỵ. Vỗ nhẹ vào lưng đối tác GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 10
  • 11. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Mỹ để chúc mừng là điều rất bình thường, nhưng ở Nhật Bản hành động đó bị coi là bất lịch sự - Quần áo, lời nói, dáng điệu và hành động là những điều cần phải chú ý trong khi thực hiện những hoạt động kinh doanh quốc tế. Một lưu ý quan trọng là tôn giáo và kỳ nghỉ lễ quốc gia. Nếu muốn thực hiện các giao dịch kinh doanh vào ngày 04 tháng 07 ở Mỹ thì sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được. Ngược lại, những ngày khác nhau có ý nghĩa đặc biệt ở nhiều nước. Một số nước có kỳ nghỉ lễ dài theo tiêu chí như ở Mỹ làm cho các hoạt động kinh doanh trở nên rất khó khăn. Chẳng hạn như, kinh doanh ở Ả Rập Xê Út sẽ khó thực hiện trong tháng ăn chay trước lễ hội tôn giáo Ra-ma-đan. Nên cố gắng có được những thông tin về văn hóa từ những nhà kinh doanh - những người đang ở nước ngoài hay những người thành thạo về khu vực thị trường cụ thể. Một nghiên cứu và quan sát nhỏ về hành vi văn hóa có thể là một bước tiến xa trong thương mại quốc tế. Ngược lại, thiếu sự hiểu biết về tập quán của đối tác, các giao dịch kinh doanh có thể bị ảnh hưởng và ngừng trệ.  Hậu quả của việc áp dụng sai nguyên tắc văn hóa trong đàm phán - Khi tiếp cận thị trường nước ngoài, rủi ro trong đàm phán kinh doanh càng tăng. Nguyên nhân nằm ở sự khác biệt về văn hóa. - Văn hóa khác nhau có thể gây ra sự hiểu nhầm giữa hai bên dẫn đến hiểu sai về hợp đồng, còn nghiêm trọng hơn là cuộc đàm phán đi tới thất bại. - Đôi khi sự thiếu hiểu biết về văn hóa,có thể làm cho đối tác có ấn tượng không tốt và hậu quả là cuộc thương lượng khó thành công. - Việc vô tình đụng chạm đến văn hóa, tín ngưỡng của đối tác có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng,làm mất đi mối quan hệ hợp tác lâu dài, trầm trọng hơn có thể gây ra ác cảm đối với cả quốc gia. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 11
  • 12. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 V. Vận dụng sự khác biệt về văn hóa trong đàm phán Trong đàm phán quốc tế yếu tố văn hóa cực kỳ quan trọng. Việc vận dụng các yếu tố văn hóa một cách thành thạo, phù hợp với đối tác sẽ khiến cho công ty bạn có cơ hội ký kết hợp đồng một cách thuận lợi Đối mặt với sự khác biệt về văn hóa trong đàm phán, các nhà kinh doanh cần chú ý bốn bước công việc sau đây để đạt được thành công trong đàm phán. • Lựa chọn phái đoàn đàm phán • Quản lý, theo dõi các công tác chuẩn bị cho đàm phán • Theo dõi chặt chẽ diễn biến trên bàn đàm phán • Các vấn đề sau khi kết thúc đàm phán 1. Lựa chọn phái đoàn đàm phán theo khía cạnh văn hóa Một đàm phán với nhiều các nhà đàm phán với kinh nghiệm đàm phán quốc tế dày dặn là yếu tố nguồn lực con người quan trọng quyết định đến thành công của một cuộc đàm phán. Những tiêu chí lựa chọn các thành viên cho một cuộc đàm phán văn hóa chéo có thể được tổng kết như sau: * Sự chín chắn. Sự chín chắn là kết quả của một đầu óc có kiến thức, kinh nghiệm và đã từng chiêm nghiệm, trải qua những thử thách thực tế của đàm phán trong môi trường quốc tế. * Linh hoạt nhưng ổn định về tình cảm. Đối mặt với những giá trị văn hóa khác biệt, các nhà đàm phán cần có sự linh hoạt nhất định với những giá trị văn hóa xa lạ để có những điều chỉnh thích nghi với những đòi hỏi về văn hóa của đối tác trong đàm phán. Tuy nhiên, tiếp xúc với những giá trị văn hóa xa lạ thường gây ra cảm giác hoang mang, thiếu tin tưởng và dễ bị tác động. * Một nhà đàm phán có tầm nhìn lạc quan và sự nhạy cảm, độ lượng về văn hóa. Vì như vậy mới có thể tham gia và thúc đẩy quá trình nhượng bộ nhanh chóng của các bên tham gia đàm phán. Sự nhạy cảm, độ lượng về văn hóa GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 12
  • 13. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 sẽ hoạt động như một cái van an toàn trong các cuộc đàm phán. Sự nhạy cảm văn hóa của các nhà đàm phán sẽ không làm cho không khí đàm phán trở nên quá căng thẳng đến mức bế tắc. Sự độ lượng về văn hóa lại là cơ sở để các nhà kinh doanh có thể hiểu hành vi, thái độ của bên đối tác để có các ứng xử thích hợp. * Nhà đàm phán tốt nên có hiểu biết về ngôn ngữ của đối tác đàm phán với mình. Vì như thế họ sẽ không bị thụ động, phụ thuộc vào thông dịch viên. Hơn nữa họ còn có thê rhiẻu hàm ý trong lời nói của đối tác. Ngoài ra, nếu đối tác thấy bạn hiểu ngôn ngữ của họ thì họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn. 2. Quản lý, theo dõi các công tác chuẩn bị cho đàm phán Sau khi đã lựa chọn các thành viên của đoàn đàm phán, công tác chuẩn bị cho một cuộc đàm phán văn hóa chéo về cơ bản cũng giống như chuẩn bị cho một cuộc đàm phán thông thường, ngoại trừ vấn đề bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho các thành viên của đoàn đàm phán đã được lựa chọn. Khi chuẩn bị cho đàm phán văn hóa chéo, các doanh nghiệp phải cân nhắc khả năng có thể thực hiện các khóa đào tạo ngắn về kỹ năng đàm phán cho nhân viên với định hướng nhấn mạnh vào sự khác biệt về văn hóa. Trước khi đi tới một thị trường mới, các đàm phán viên cần học nhiều về văn hóa để tránh gặp phải những tình huống bối rối. Điều quan trọng là cần hiểu rõ, thông qua việc đọc hay đào tạo, những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh, quan điểm trong quản lý, phương pháp kinh doanh và những thói quen tiêu dùng của đất nước mà mình có kế hoạch thăm viếng. Điều này không có nghĩa là bạn phải hòa mình vào cộng đồng bản xứ khi thực hiện chuyến công tác nước ngoài. Nó cũng không có nghĩa là người tham gia chuyến đi sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi phong tục và những thủ tục về kinh doanh của đất nước mà mình sẽ đến. 3. Theo dõi chặt chẽ diễn biến trên bàn đàm phán GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 13
  • 14. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Cũng giống như đàm phán nói chung, đàm phán văn hóa chéo thường có bốn giai đoạn đàm phán như sau: • Nói chuyện ngoài lề • Trao đổi thông tin • Thuyết phục • Nhượng bộ và thỏa thuận Điểm khác biệt giữa đàm phán văn hóa chéo chính thể hiện ở chỗ bốn giai đoạn nói trên được thể hiện bởi các đoàn đàm phán với những giá trị văn hóa khác nhau, vì vậy quan niệm về tầm quan trọng, nội dung và cách thức thực hiện từng giai đoạn đàm phán là khác nhau. a. Nói chuyện ngoài lề Như đã phân tích, nói chuyện ngoài lề là giai đoạn các bên đối tác tạo ra bầu không khí hợp tác, thăm dò thiện chí của nhau, đồng thời bước đầu đánh giá về đối tác trên các mặt quan điểm, lợi ích, kinh nghiệm đàm phán... Trong đàm phán văn hóa chéo, các nhà đàm phán thuộc những quốc gia khác nhau có quan niệm khác về vai trò của giai đoạn mở đầu đàm phán. Người Mỹ thường thích nói về tất cả mọi thứ như thời tiết, gia đình, thể thao, chính trị, kinh doanh...nhưng thời gian dành cho giai đoạn này thường rất ít. Trong khi đó, với cùng một mục tiêu của bước thăm dò ban đầu, các nhà đàm phán Trung Quốc, Brazin, Nhật Bản lại dành nhiều thời gian, thậm chí cả chi phí cho bước bắt đầu quan trọng này. Tương tự như vậy, các nhà đàm phán Hàn Quốc, Ai Cập cũng sẵn sàng dành nhiều công sức cho bước nói chuyện ngoài lề như là một bước phát triển quan hệ làm ăn lâu dài giữa hai phía để tránh các vấn đề phức tạp có thể xảy ra sau này trong quá trình thực hiện các thỏa thuận của đàm phán. Câu chuyện sau đây minh họa rõ nét hơn sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong bước nói chuyện ngoài lề. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 14
  • 15. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Trong phòng đàm phán giữa hai đối tác Mỹ và Brazin về một hợp đồng cung cấp thiết bị cho một nhà máy sắp được xây dựng dưới sự hỗ trợ của chính phủ Brazin, hai đoàn đàm phán bắt đầu các công việc đầu tiên là giới thiệu lẫn nhau, trao đổi danh thiếp (business card). Cuộc đối thoại được bắt đầu bởi những câu hỏi “Các ông có thích Rio không?”, Các ông đã đi thăm quan Ipanema, Copacabana, Corcovado chưa?”... Họ hỏi nhau cả từ chuyến bay từ New York đến Rio. Sau khoảng 5 phút nói chuyện thăm hỏi, trưởng đoàn đàm phán Mỹ cố tình nhìn vào đồng hồ đeo tay và đặt ra một câu hỏi với đối tác về những gì họ đã biết về dịch vụ cung cấp thiết bị của hãng. “Chỉ một chút thôi” là câu trả lời của phía Brazin. Một người Mỹ khác lập tức mở cập tài liệu và đưa ra một cuốn giới thiệu rất dày về dịch vụ của hãng và bắt đầu giới thiệu vắn tắt những điểm quan trọng nhất về dịch vụ của họ. Sau khoảng 3 phút giới thiệu theo kiểu “có hướng dẫn kỹ thuật, chi tiết, chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ miễn phí cho các ông các chuyên viên kỹ thuật cao cấp để tư vấn kỹ thuật sau khi dây chuyền đã được lắp đặt...” Một thành viên trong đoàn Brazin ngắt lời “ồ, đó chính là những thứ mà chúng tôi rất cần, các ông biết đấy đây là một dây chuyền có đặc điểm công nghệ phức tạp. À mà các ông có theo dõi World Cup không? Mấy trận đấu gần đây quả là tuyệt vời, nó làm tôi nhớ lại không khí những trận đấu của chúng ta dưới thời Pele, mặc dù đội bóng của chúng tôi ngày nay chơi không được ổn định cho lắm”. Sau một vài phút nói chuyện về bóng đá, về Pele, về lý do tại sao bóng đá vẫn chưa trở thành một môn thể thao phổ biến và được hâm mộ ở Mỹ, trưởng đoàn đàm phán phía Mỹ cố ý liết nhìn đồng hồ lần thứ hai và hỏi “Chúng ta có thể quay trở lại vấn đề được không, thưa các ông” để nhắc nhở đối tác Brazin quay lại với dịch vụ công ty Mỹ. Cuộc đàm phán quay trở lại với lịch trình mà người Mỹ dự định ban đầu nhưng chỉ ít phút sau, những người Brazin lại đưa vấn đề sáng mối liên hệ giữa công nghệ và môi trường, vai trò của công nghệ và đầu tư nước ngoài với nền kinh tế GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 15
  • 16. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 trong nước và những khó khăn của kinh tế Brazin trong vài năm gần đây. Họ cùng nói về triển vọng của kinh tế Mỹ và ai sẽ là người có khả năng kế nhiệm Clinton... b. Trao đổi thông tin Về bản chất, trao đổi thông tin đàm phán là một quá trình diễn ra theo hai chiều, trong đó một thông tin được đưa ra được đổi bằng một lượng thông tin khác. Trong thực tế, các nhà đàm phán Nhật Bản, Nga, Trung Quốc là những người đặt rất nhiều câu hỏi yêu cầu đối tác phải bộc lộ thông tin nhưng lại tỏ ra rất dè dặt khi trả lời các câu hỏi của đối tác. Ở thái cực khác, người Mỹ thường không thích những khoảng thời gian im lặng trên bàn đàm phán và muốn lấp khoảng trống bằng những lập luận, bộc lộ thông tin. Tuy nhiên trong đàm phán văn hóa chéo với sự khác biệt về ngôn ngữ, tỷ lệ những câu nói của đối tác không được hiểu đúng, bị nghe sai, hay bị dịch sai là khá lớn. Đối với nhiều nền văn hóa từ chối hay những phản ứng tiêu cực một cách lộ liễu trước những đề nghị của đối tác trong đàm phán là rất hiếm và thường được tìm cách nói giảm, nói tránh. Các nhà đàm phán Mexico, Nhật Bản rất ít khi thể hiện sự thất vọng, hay từ chối thẳng thừng những đề nghị của đối phương vì họ cho rằng những hành vi theo cách đó ảnh hưởng xấu đến quan hệ làm ăn lâu dài và các mối quan hệ cá nhân đã được dày công phát triển. Người Anh là những người nổi tiếng vì nghệ thuật nói giảm, nói tránh trong đàm phán. Trong khi đó người Trung Quốc lại rất ngại phải đưa ra bất kỳ một quyết định gì mang tính đại diện cho cả đoàn đàm phán mà họ là một thành viên, thậm chí có thể là một thành viên quan trọng. Ngược lại với Nhật Bản, Người Đức có thói quen rất thẳng thắng trong việc bộc lộ những phản ứng của mình trước những đề nghị của đối phương. Họ dường như không ngại sẽ làm đối tác cảm thấy mất mặt vì sợ phản ứng của mình. c. Thuyết phục GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 16
  • 17. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Đàm phán sẽ không có ý nghĩa và không còn cần thiết nếu như không làm cho ai đó thay đổi quan điểm, suy nghĩ về vấn đề đàm phán. Một trong những nội dung quan trọng nhất trong đào tạo các nhà kinh doanh của Mỹ là cách đôi phó với sự từ chối của khách hàng và đối tác đàm phán, vì vậy, thuyết phục được người Mỹ coi trọng như là giai đoạn quan trọng nhất trên bàn đàm phán. Khi thuyết phục đối phương, một nhà đàm phán có thể hứa hẹn, đưa ra những phần thưởng, cam kết, khuyến nghị nhưng đồng thời củng có thể sử dụng những đen dọa, cảnh báo, mệnh lệnh. Trong khi người Pháp thường hay sử dụng các thủ pháp gây áp lực như đe dọa, cảnh báo, thì người Anh lại chủ yếu đưa ra những hứa hẹn và những phần thưởng khuyến khích. Người Trung Quốc rất không ưa cách nói đe dọa, cảnh báo và những thủ thuật gây áp khác trong đàm phán. Ở nước này, những thủ pháp như vậy có thể phương hại đến mối quan hệ cá nhân vốn được đánh giá rất quan trọng. Một trong những chiến lược thuyết phục có hiệu quả nhất là đặt ra những câu hỏi về những đề nghị của đối phương trên cơ sở đó để cấn nhắc và chỉ ra những bất hợp lý trong những đề nghị đó. Chester Karrass cho rằng thủ thuật thuyết phục tốt nhất là hãy cố làm ra vẽ như một con búp bê nhỏ tội nghiệp và không hiểu gì cả. Ngoài ra, cần lưu ý rằng đàm phán kinh doanh ở một số nước, bên thứ ba hay các kênh gặp gỡ không chính thức khác có thể là rất quan trọng. Đối với một số nước như Thụy Điển, Thụy Sĩ, đàm phán thường chỉ diễn ra tại những hội trường lịch sự, đầy không khí ngoại giao. Tuy nhiên, ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam gặp gỡ tại các nhà hàng, khách sạn quan trọng có thể giúp các nội dung đàm phán diễn ra nhanh chóng hơn. Ở những nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, như các nước Đông Dương, các nước trong khối các quốc gia độc lập thịnh vượng chung (Commonweath Independent States - CIS) ở Đông Âu và Liên Xô cũ, bên thứ ba là các cấp chính quyền có thể có sức ép quyết định đến thuyết phục đối tác đồng ý với những đề nghị trên bàn đàm phán. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 17
  • 18. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 d. Nhượng bộ và thỏa thuận Nhượng bộ và thỏa thuận là giai đoạn cuối cùng trên bàn đàm phán. Nhượng bộ là kết quả trực tiếp của thuyết phục. Người Mỹ thường đưa ra những nhượng bộ rất linh hoạt trong suốt quá trình đàm phán. Thỏa thuận cuối cùng là tập hợp của tất cả những thỏa thuận nhỏ về các nội dung cụ thể của vấn đề đàm phán. Trong khi đó, các nhà đàm phán Nhật Bản thường chỉ đưa ra nhượng bộ khi quá trình đàm phán đã đến giai đoạn kết thúc. Các nhượng bộ được đưa ra nhanh chóng và đi đến thỏa thuận cuối cùng. e. Các vấn đề sau khi kết thúc đàm phán Kết thúc thành công một cuộc đàm phán thường được ghi nhận bằng một hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các bên đối tác. Hợp đồng trong tập quán kinh doanh của Mỹ thường có thể dày trên 100 trang gồm những điều khoản và phụ lục mô tả chính xác tất cả các khía cạnh liên quan đến quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ nhất định. Luật sư của các công ty Mỹ không tiếc giấy và thời gian để dự tính và đưa ra những giải pháp cụ thể cho tất cả mọi tình huống để bảo vệ công ty là khách hàng của họ trước bất kỳ một rủi ro, bất trắc nào. Theo quan niệm của người Mỹ, hợp đồng tốt nhất là hợp đồng được viết chặt chẽ đến mức phía đối tác sẽ không tìn ra cơ hội, thậm chí không thể có ý định vi phạm những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong một số nền văn hóa đề cao chữ tín trong kinh doanh và quan hệ cá nhân thì vấn đề tranh chấp trong thực hiện hợp đồng không thường xảy ra và cả hai phía đều không mong đợi. Tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận ảnh hưởng xấu đến hợp tác lâu dài, làm mất các mối quan hệ cá nhân cần thiết và hữu ích cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy hợp đồng thường được làm đơn giản so với người Mỹ. Đối với người Nhật Bản, việc người Mỹ tính toán quá kỹ lưỡng mọi khía cạnh, mọi tình huống có thể phát sinh trong GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 18
  • 19. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 quá trình thực hiện hợp đồng giống như là việc dự tính trước tình huống ly dị trước khi tiến đến hôn nhân. Đàm phán - một quá trình phức tạp thậm chí giữa các bên trong cùng một quốc gia - sẽ càng phức tạp hơn trong giao dịch quốc tế do dễ nảy sinh những hiểu lầm do khác biệt văn hóa. Điều quan trọng là cần phải hiểu rõ tầm quan trọng về những cấp bậc ở nước khác; biết ai là người ra quyết định; hiểu rõ phong cách kinh doanh của công ty nước ngoài và hiểu thực chất về những thỏa thuận/hiệp định của đất nước, tầm quan trọng của những cử chỉ và nghi thức trong đàm phán. Trong quá trình đàm phán, việc thấu hiểu văn hóa đàm phán của đối tác là một nhân tố then chốt thành công. Sau đây là một số kinh nghiệm và lời khuyên trong đàm phán với đối tác nước ngoài được các đàm phán viên đúc kết ra. Bắt đầu đàm phán - Đừng bao giờ nói “vâng” với đề nghị đầu tiên. - Đòi hỏi nhiều hơn những gì bạn hi vọng được. - Có phản ứng với từng đề xuất của đối tác. - Tránh đối đầu. - Đóng vai trò người bán hay người mua bất đắt dĩ. - Đừng bao giờ đề nghị ngang bằng. - Biết cách đặt các vấn đề bế tắc sang một bên. - Luôn đề nghị thỏa hiệp. - Đề phòng tạo ra ấn tượng trông chờ vào những nhượng bộ tiếp theo của bạn. Trong đàm phán - Đừng bao giờ bó hẹp nội dung đàm phán vào một vấn đề - Trong đàm phán không phải tất cả mọi người đều có mối quan tâm giống nhau. Giá cả không phải lúc nào cũng là quan trọng nhất. - Đừng quá tham lam. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 19
  • 20. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 - Khi đàm phán kết thúc hãy tặng cho đối tác một vài thương lượng nhỏ. - Bạn cần hiểu rõ phong cách đàm phán của bản thân và cố gắng sửa đổi cho thích nghi với đối tác. - Chuẩn bị thật kĩ cho đàm phán. Kết thúc đàm phán - Đặt đối tác vào hoàn cảnh dễ chấp nhận kết quả đàm phán - Luôn tự hỏi: Đây có phải là tình thế cả hai bên đều giành được thắng lợi hay không? Những chú ý khi đàm phán với các đối tác Châu Âu Đối tác Anh + Hẹn làm việc trước, hãy đến đúng giờ nhưng đừng đến sớm. + Người Anh ít hỏi những vấn đề liên quan đến cá nhân. + Là 1 xã hội phân biệt giai cấp, mặc dù hiện nay vấn đề này đang dần thay đổi. + Các doanh nhân không giữ một tốc độ làm việc điên rồ như người Mĩ. + Đừng nên lẫn lộn phong cách Anh và Mĩ. Đối tác Pháp + Họ làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, vì vậy thường gây ấn tượng là người không lịch sự lắm. + Thường niềm nở và thân mật, tự hào về văn hóa và khả năng hùng biện của dân tộc mình. + Thích thắng trong cuộc tranh luận về tính hợp lí của vấn đề mình đưa ra. + Trong cuộc đàm phán “ vâng” có nghĩa là “ có thể”, “không” tức là chúng ta hãy cùng thỏa thuận. + Hệ thống lãnh đạo trong các DN Pháp rất tập trung từ cao xuống thấp. Hãy luôn đến đúng giờ, đừng làm hỏng buổi ăn vì có ý bàn chuyện kinh doanh trong khi dung bữa. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 20
  • 21. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Đối tác Đức + Phong cách ứng xử lễ nghi hơn người Mĩ. Hẹn đúng giờ là yêu cầu rất quan trọng. + Tập trung vào thỏa thuận hợp đồng hơn là giữ mối quan hệ giữa các bên đối tác. + Thích các hợp đồng thật chi tiết và thực hiện chính xác các hợp đồng đó. Không thích thay đổi hợp đồng khi đã soạn thảo xong. + Rất chú ý đến chức danh. VD Ngài Giáo sư Schmitt… Đàm phán với một số đối tác Á Đông Đối tác Nhật Bản + Các doanh nhân Nhật rất coi trọng cách ứng xử qua điện thoại. Khi điện thoại cho đối tác , cách xưng hô rõ rang tên cá nhân và tên công ty, cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian người mình đối thoại khi họ bận.Cần ghi trước ra giấy những điểm cần nói. + Giữ đúng hẹn. Luôn giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để đối tác chờ là một nguyên tắc bất di bất dịch + Coi trọng hình thức. Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hóa Nhật. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh. Cách làm của người Nhật là xuất phát từ hình thức, có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn thiện hình thức sau đó tiếp tục cụ thể hóa dần nội dung. Người Nhật “cất” công việc trong ngăn kéo cho đến khi đạt được hình thức ở mức mong muốn mới tiến hành, có lẽ vì thế mà có ý kiến đánh giá người Nhật ứng phó chậm. + Con dấu và danh thiếp. Ở Nhật qui định đóng dấu trên các văn bản chính thức, chứ không dùng chữ kí. Chữ kí không có hiệu lực pháp lí, do vậy các cá GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 21
  • 22. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 nhân cũng như công ty, các cơ quan Chính phủ đều có con dấu riêng của mình và dùng nó trong các văn bản chính thức. Khi chào hỏi làm quen đầu tiên bao giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp, từ đó bắt đầu quan hệ. Sau khi nhận được danh thiếp, phải giữ gìn danh thiếp đó cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp. Không được nhét vào túi mà phải cẩn thận cho vào sổ để danh thiếp, trong trường hợp đang nói chuyện thì phải đặt danh thiếp đó lên bàn. Đàm phán với đối tác Trung Quốc - Người Trung Quốc bị nhiều quan hệ riêng chung chi phối, và tự ràng buộc cá nhân con người vào trong cộng đồng về phương diện tình cảm và nghĩa vụ… - Người Trung Quốc rất coi trọng thể diện, đừng bao giờ vô tình nói đùa hay hữu ý chạm vào thể diện của phái viên hay phái đoàn Trung Quốc vì sự mất thể diện là cái hôn tử thần cho thương vụ đàm phán. - Người Trung Quốc thích đàm phán theo kiểu trả giá. Nghĩa là luôn bắt đầu bằng những yêu cầu quá cao, sau đó thương lượng để giảm xuống. - Lợi ích cá nhân luôn có ảnh hưởng đến kết quả đàm phán. - Họ là những người luôn kiên nhẫn và tỏ ra khiêm tốn. Tuy bên ngoài họ thể hiện mong muốn cuộc đàm phán sẽ được thực hiện trên cơ win-win, nhưng trong tâm trí họ luôn tìm mưu tính kế để họ được lợi hơn so với đối tác bằng những điểm thương lượng rất nhỏ nhặt. Đàm phán kinh doanh tại Hàn Quốc - Người Hàn Quốc coi trọng các mối quan hệ, các mối quan hệ lâu dài và tin cậy đóng vai tròn quan trọng trong kinh doanh. Chú ý, quan hệ kinh doanh tại Hàn Quốc được xây dựng giữa một nhóm cá nhân chứ không phải giữa các cá nhân. Ngay khi bạn chiếm được lòng tin của đối tác Hàn Quốc thì cũng chưa chắc họ đã tin những ngwòi khác trong phái đoàn của bạn. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 22
  • 23. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Do vậy, thay đỏi người trong giao dịch cũng khiến cho quá trình giao dịch trở về 0. - Người Hàn Quốc coi trọng khiêm tốn, thật thà và luôn giữ thể diện cho mình và người khác. Không nên làm cho người khác bối rối, mất bình tĩnh hay nói xấu đối thủ cạnh tranh. - Vì coi trọng thể diện nên người Hàn Quốc không trả lời trực tiếp, họ thường nói vâng hay gật đầu khi giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Họ không nói không mà thường nói là “chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm”, “việc này cần kiểm tra thêm”.. - Người hàn Quốc quan niệm chân là một bộ phận không sạch sẽ nên phải chú ý không để chạm chân vào đối tác, khi ngồi phải chúc mũi giày xuống đất, không nên ngồi vắt chân lên nhau trước mặt người khác. - Người Hàn Quốc dành khá nhiều thời gain vào thu thập thông tin đối tác trước khi tiến vào thương lượng nhưng ít khi họ chia sẻ thông tin. - Những đối tác Hàn Quốc thường sử dụng các biện pháp đàm phán gây sức ép. Vì vậy đừng bao giờ thong báo hay hứa hẹn là bạn đưa ra quyết định khi nào. - Trong đời sống cũng như kinh doanh, việc tặng quà rất phổ biến ở Hàn Quốc, điều này giúp tạ sự thiện cảm, tạo dựng những mối quan hệ mới. Nếu bạn được nhận quà thì cũng nên đáp lại bằng một món quà truyền thống có giá trị tương đương. Khi được tặng quà tốt nhất bạn nên từ chối, chỉ sau khi người tặng nhất định muốn tặng lúc này bạn mới nhận. Đàm phán với một số đối tác Âu – Mỹ: Đặc điểm đặc trưng của người Âu – Mỹ là tính cách mạnh mẽ, tự tin, thẳng thắn và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Một vài đặc điểm phong cách đàm phán của người Mỹ GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 23
  • 24. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 - “ Tôi có thể làm một mình”: Nhiều người Mỹ tin rằng họ có thể giải quyết các tình huống đàm phán một mình nên loại đàm phán này chiếm tỷ trọng lớn trong các cuộc đàm phán. - “ Cứ gọi tôi là John”: Người Mỹ đánh giá cao sự thân mật và bình đẳng trong quan hệ giữa người với người. Vì vậy họ cố gắng làm cho mọi người cảm thấy thoải mái bằng cách hạ thấp sự phân biệt chức vụ. - “ Xin ý kiến cấp trên”: Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu khi giữa cuộc đàm phán bên kia nói “ Tôi còn phải xin ý kiến cấp trên” Điều này có nghĩa người ra quyết định không hiện diện. - “ Đi thẳng vào vấn đề”: Người Mỹ rất quý thời gian nên không thích nói quanh co mà muốn đi thẳng vào trung tâm vấn đề một cách nhanh chóng. - “ Đặt danh thiếp của bạn lên bàn”: Người Mỹ mong đợi thông tin trung thực ở bàn đàm phán. - “ Đừng ngồi đó im lặng, hãy nói đi”: Người Mỹ không thể làm việc tốt khi đối phương im lặng trong đàm phán. - Người Mỹ đánh giá cao sự bền bỉ, kiên định. Vì vậy bạn đừng bỏ cuộc giữa chừng, hãy cố gắng theo đuổi công việc đến cùng. - Trong đàm phán, người Mỹ thường tách vấn đề ra nhiều phần nhỏ rồi tiến hành tấn công từng phần một. - Với người Mỹ công việc là công việc. V. Những lưu ý và những nguyên tắc văn hóa cần tránh trong đàm phán. 1- Những lưu ý chính về yếu tố văn hóa khi đàm phán - Luôn là người có thể đưa ra quyết định trong đàm phán (trừ những trường hợp muốn nghi binh hoặc câu thời gian). - Không cung cấp các thông tin của các khách hàng khác khi đàm phán (sẽ làm mất lòng tin đối với đối tác hiện hữu và mất đạo đức kinh doanh). GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 24
  • 25. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 - Các mục tiêu về giá và các điều kiện liên quan khác: luôn chuẩn bị một khoảng lùi để đàm phán. - Không bao giờ dễ dàng nhượng bộ khi đối tác đưa ra yêu cầu dù điều đó đã được dự liệu trước. - Tránh sử dụng cụm từ “ I don’t know” trong đàm phán. - Tránh từ chối thẳng thừng, nên dùng một phương pháp dung hòa( ví dụ như nếu giá thế này thì chất lượng sẽ giảm ngay cả khi đối tác đã đưa ra tiêu chuẩn chất lượng từ trước). 2. Một số nguyên tắc văn hóa cơ bản dẫn đến thành công trong đàm phán - Ấn tượng ban đầu: Dù nền văn hóa nào thì ấn tượng ban đầu cũng vô cùng quan trọng. Trước hết phải tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói hay cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu. Cần phải luôn nhớ rằng, sẽ không bao giờ có cơ hội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau khi gây ấn tượng ban đầu mới nên bắt đầu nói về chủ đề nội dung đàm phán, thương thuyết với đối tác. Tuy nhiên cần chú ý, văn hóa trong việc gây ấn tượng ban đầu ở các nước hoàn toàn khác nhau, đàm phán viên cần hiểu rõ điều này trước khi đàm phán. - Ngôn ngữ cơ thể: Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán. Ít nhất một nửa thông tin định truyền đạt trong đàm phán được thông qua và tiếp nhận qua cử chỉ , thái độ và động tác của cơ thể. Ít nhất một phần ba thông tin được tiếp nhận thông qua tiếng nói, giọng điệu và cách nói.Tuy nhiên cách truyền đạt ngôn ngữ cơ thể giữa các vùng là không giống nhau. Người phương Đông thì biểu hiện chủ yếu qua các cử chỉ tay chân còn người phương Tây thì biểu hiện nhiều qua nét mặt, ánh mắt. - Lắng nghe: Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe đối tác nói. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán với mình nói gì thì người đó mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình. Khi GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 25
  • 26. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 nghe đối tác trình bày cần phải biết phân biệt tâm trạng, thái độ để xem có những biểu hiện/ trạng thái quá hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội hay không. Văn hóa lắng nghe cũng thể hiện sự tinh tế trong đàm phán. Cũng là chăm chú lắng nghe, nhưng một số người được đánh giá cao, còn một số người lại gặp thất bại trong đàm phán chỉ vì cách chăm chú lằng nghe của mình. - Nghệ thuật giao tiếp và trình bày: Văn hóa của mỗi quốc gia thể hiện rõ nhất trong khi giao tiếp. Mọi sự chuẩn bị trước đó có thể giúp rút dần khoảng cách văn hóa, nhưng tới khi vào đàm phán chính thức việc trình bày quan điểm hay tiếp nhận ý kiến từ đối tác lại không ăn nhậ với nhau vì những hiểu nhầm về văn hóa thì cuộc thương lượng đó có thể coi như thất bại. Sau đây, thông qua những ví dụ này các bạn sẽ thấy những điểm cần lưu ý hay những nguyên tắc văn hóa được áp dụng. Ví dụ 1: Một phần chiến lược giới thiệu kinh doanh của công ty bạn với một đối tác của Đức là so sánh sản phẩm mang công nghệ tiên tiến với đối thủ mạnh nhất. Bạn chứng minh cho đối tác về việc sản phẩm của bạn có chất lượng cao hơn bằng một bản phân tích đối chiếu dựa trên số liệu thực tế. Thậm chí bạn còn công khai một chiến dịch quảng cáo trọn vẹn dựa trên những kết quả này. Bạn tự hào về lượng thông tin khổng lồ được đưa vào bản giới thiệu này và hân hoan chờ đợi sự thán phục của người Đức. 1 ví dụ mà đối tác sẽ cho rằng bạn thô lỗ.Việc làm mất uy tín sản phẩm của đối thủ cạnh tranh bị coi là trái pháp luật ở Đức. Ngoài ra, đừng bao giờ mong chờ một sự khen ngợi từ người Đức. Kinh doanh là kinh doanh, và nói chung, họ không vỗ tay, mà cũng chẳng hy vọng được vỗ tay vì một công việc nào đó. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 26
  • 27. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Ví dụ 2: Bạn đang đi thăm một khách hàng tiềm năng ở Mỹ La Tinh thì luật sư của công ty bạn gọi điện. Lẽ ra anh ta phải đã đặt bút ký vào bản hợp đồng cuối cùng với một khách hàng mới rất lớn ở Rio de Janeiro. Tuy nhiên có rắc rối khi khách hàng ấy giận dữ nói rằng bạn đã làm lãng phí thời gian của họ và trách bạn vì đã không kết thúc cuộc giao dịch. Ngay lập tức, bạn gọi điện cho khách hàng ở Brazil để xin lỗi vì sự lộn xộn đó và nói rằng sẽ bay tới đó trong chuyến bay gần nhất. Đây là 1 ví dụ cho thấy bạn không phải là người thô lỗ.Tại Brazil, cũng như ở hầu hết các nơi khác trên thế giới, việc những thành phần chủ chốt trong một cuộc giao dịch ở lại đến phút chót là điều rất quan trọng. Nếu công ty của bạn sử dụng những cá nhân khác nhau cho giai đoạn mở đầu, hỗ trợ và kết thúc giao dịch, chắc chắn sẽ có rắc rối lớn tại các nước, nơi mà các mối quan hệ giữa khách hàng và người bán hàng là tối quan trọng. Cuộc giao dịch càng lớn thì mối quan hệ càng trở nên quan trọng. Vì vậy, nếu bạn vắng mặt trong bước cuối cùng của cuộc làm ăn, người Brazil sẽ tìm cách thoái thác ký hợp đồng cho đến khi bạn xuất hiện. Ví dụ 3: Trong các cuộc đàm phán cuối cùng tại Bắc Kinh, bạn nhận ra rằng đối tác Trung Quốc không hài lòng với kế hoạch duy trì do bạn đề xuất. Bạn lo rằng họ sẽ đòi được đàm phán lại về phần lớn nội dung bản hợp đồng vào giờ chót. Mối lo của bạn càng tăng thêm khi sắp đến ngày bạn phải trở về nước. Vào ngày cuối cùng, bạn gặp trực tiếp người liên lạc cao cấp nhất của đối tác tại tiền sảnh bên ngoài phòng họp và hỏi về sách lược của họ một cách nhã nhặn nhưng kiên quyết. Đây là 1 ví dụ mà đối tác sẽ cho rằng bạn thô lỗ.Bạn và khách hàng Trung Quốc tiềm năng đều mất mặt vì phong cách “một chọi một” của bạn. Nếu bạn muốn thông báo tin xấu cho một khách hàng Trung Quốc, hoặc nhận nó, bạn cần tìm đến một người trung gian GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 27
  • 28. ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI NHÓM: 1 Ví dụ 4: Trong quá trình đàm phán về cơ hội sinh lợi ở Trung Đông, một trong những quan chức Ả Rập Xê Út mời bạn đi uống cà phê cùng họ. Thật không may là bạn đã trễ giờ một cuộc gặp khác ở một nơi khác, vì vậy bạn khéo léo từ chối. 1 ví dụ mà đối tác sẽ cho rằng bạn là người thô lỗ.Khi một người Ả Rập Xê Út mời bạn đi uống cà phê, đi ăn, hoặc tới thăm nhà họ, hãy chấp nhận, và chỉ có chấp nhận. Một ngàn lần nói câu “Đồng ý!”. Việc bạn từ chối sẽ có thể làm giảm đáng kể giá trị của bản hợp đồng. Ngoài ra, đừng bao giờ sắp xếp các cuộc hẹn kế tiếp nhau khi làm việc ở Trung Đông. Bạn chỉ nên có một hoặc hai cuộc hẹn quan trọng trong một ngày. Mỗi nền văn hóa có cách đàm phán riêng, và cố gắng kiểm soát hoặc có ý định thay đổi nó là một việc làm vô ích. GVHD: LÊ ĐỨC TIẾN TRANG: 28