SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
I. Những vấn đề chính về chuẩn bị xét xử
       1. Khái niệm và đặc điểm
       a. Khái niệm:
       Sơ thẩm VADS là cấp xét xử thứ nhất trong quá trình giải quyết một VADS. Chuẩn bị
xét xử là một giai đoạn của quá trình sơ thẩm VADS. BLTTDS không hề đưa ra khái niệm sơ
thẩm VADS, tuy nhiên từ những quy định của pháp luật và xem xét khái niệm này dưới góc
độ là một hoạt động tố tụng thì có thể đưa ra định nghĩa: “Sơ thẩm VADS là việc toà án cấp
có thẩm quyền giải quyết lần đầu một vụ án dân sự, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ
lý, chuẩn bị xét xử, hoà giải và mở PTST dân sự.”
       Chuẩn bị xét xử là một giai đoạn trong sơ thẩm VADS, là việc chuẩn bị những điều kiện
cần thiết để xét xử sơ thẩm các VADS mà toà án đã thụ lý. Dưới góc độ hoạt động TTDS
của toà án, toà án cấp sơ thẩm sau khi thụ lý vụ án phải thực hiện các hoạt động tố tụng cần
thiết như nghiên cứu hồ sơ, hoà giải, yêu cầu đương sự hoặc toà án tự mình bổ sung các
chứng cứ cần thiết, ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ (nếu có căn cứ), quyết định đưa
vụ án ra xét xử... Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải tiến hành các công
việc chuẩn bị để đưa vụ án ra xét xử theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định. Từ
đó, có thể đưa ra định nghĩa về chuẩn bị xét xử như sau:
       “Chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do toà án cấp sơ thẩm tiến hành
nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét xử sơ thẩm.”
       b. Đặc điểm:
       – Được bắt đầu từ khi toà án thụ lý VADS và kết thúc khi toà án mở phiên toà xét xử
           sơ thẩm vụ án dân sự.
       – Là hoạt động tố tụng bao gồm những công việc cụ thể do toà án tiến hành nhằm
           chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét xử sơ thẩm VADS.
       – Hoà giải là hoạt động tố tụng bắt buộc của toà án trong giai đoạn này được quy định
           tại Điều 10 và Điều 180 BLTTDS. Khi tiến hành hoà giải giữa các đương sự, toà án
           giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Với tư cách là cơ quan xét xử của nhà nước, toà án
           phải chủ động trong việc hoà giải để giúp đỡ các đương sự thoả thuận với nhau.
           Tuy nhiên, không phải bất kỳ VADS nào toà án cũng phải tiến hành hoà giải, các vụ
           án thuộc trường hợp những VADS không được hoà giải (Điều 181 BLTTDS) và
           những VADS không tiến hành hoà giải được (Điều 182 BLTTDS) thì toà án không
           tiến hành hoà giải.
       – Có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác : trong quá trình chuẩn bị xét
           xử toà án sẽ nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các công việc cần thiết. Việc chuẩn bị
           xét xử có liên quan mật thiết đến phiên toà sơ thẩm và hoạt động tố tụng của toà án
           sau này. Nếu việc chuẩn bị xét xử mà tốt thì phiên toà sơ thẩm diễn ra mới được
           thuận lợi, hạn chế tình trạng hoãn phiên toà do các yếu tố chủ quan cũng như hạn
           chế tình trạng xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng
           nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Bên
cạnh đó, chuẩn bị xét xử một cách đầy đủ cũng giúp cho toà án cấp phúc thẩm giải
          quyết các kháng cáo, kháng nghị nhanh chóng, thuận lợi.
      2. Ý nghĩa của việc chuẩn bị xét xử vụ án sơ thẩm:
      Giai đoạn này có vai trò quan trọng, giúp Toàn án cấp sơ thẩm có đủ chứng cứ, tài liệu
và nhận thức đúng về tình tiết của vụ án, từ đó giải quyết vụ án chính xác. Trong quá trình
chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành nghiên cứu hồ
sư, xem xét chứng cứ, tài liệu, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu đương sự cung
cấp thêm chứng cứ, tài liệu hoặc Tòa án tự mình thu thập để làm rõ hơn tình tiết của vụ án.
Từ đó Tòa án sẽ căn cứ vào quy trình của pháp luật để giải quyết vụ án chính xác.
      Chuẩn bị xét xử vụ án sơ thẩm giúp Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết về mặt thủ
tục để chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm như phân công Hội đồng xét xử, triệu tập đương sự,
gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp, gửi giấy thông
báo cho người bảo vệ quyền lơi và lợi ích hợp pháp của đương sự, thông báo lịch xét xử,
âm thanh… Đây là công việc quan trọng, giúp cho phiên tòa sơ thẩm diễn ra theo đúng kế
hoạch. Công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ lưỡng thì các trở ngại sẽ bị hạn chế, đồng
thời cũng hạn chế tình trạng hoãn phiên tòa vì lý do cơ sở vật chất chuẩn bị không đầy đủ
gây ra.
      Giai đoạn chuẩn bị xét xử tạo điều kiện cho đương sự cung cấp chứng cứ để chứng
minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Chứng cứ giúp cho Tòa án làm rõ
được các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ án. Trong tố tụng dân sự thì nghĩa vụ chứng
minh thuộc về đương sự. Thông qua việc cung cấp chứng cứ, đương sự sẽ chứng minh với
Tòa án yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp cũng như chứng minh việc phản đối yêu
cầu của mình là đúng đắn.
      3. Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
      Thời hạn xét xử được tính từ ngày Tòa án vào sổ thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ban
hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử là khác nhau tùy theo tính
chất của từng loại vụ án và được quy định cụ thể trong điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2005.
      Ngày thụ lý vụ án được xác định là ngày nộp đơn khởi kiện với người được miễn tiền
tạm ứng án phí hoặc là ngày người khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa
án. Ngoài ra, theo điều 176 và 177 BLTTDS thì bị đơn có quyền được yêu cầu phản tố đối
với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập. Do đó
ngày thụ lý vụ án khi có phản tố của nguyên đơn được tính theo mục 12.2, điều 12 phần I
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP như sau:
               “a. Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn
hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày Toà án nhận được
đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
b. Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền
tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.”
              Trong trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc có nhiều người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì ngày thụ lý vụ án được xác định là ngày
nộp đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập cuối cùng đối với người được miễn tiền tạm
ứng án phí hoặc là ngày người nộp cuối cùng cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
      Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại điều 25 và 27
BLTTDS thường phức tạp nên thời hạn chuẩn bị xét xử đối với những vụ án này là 4 tháng
kể từ ngày thụ lý.
      Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại điều 29 và
điều 31 BLTTDS là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải
quyết kịp thời. Do đó thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 2 tháng, kể từ ngày
thụ lý vụ án.
      Đối với vụ án có tình chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án
có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng đối với những
vụ án quy định tại điều 25 và 27 BLTTDS và một tháng đối với những vụ quy định tại điều 29
và 31 BLTTDS. Chánh án cũng có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử như trên
nếu như trong khi thời hạn gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá 5 ngày),
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra
được một trong những quyết định quy định tại khoản 2 điều 179 BLTTDS và có báo với
Chánh án Tòa án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử (tiểu mục 1.3, mục 1,
phần II, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao số 2/2006).
      Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở
phiên tòa để xét xử vụ án, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng.
      4. Các bước trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
      4.1.    Thụ lý vụ án.
      Thụ lý vụ án là bước đầu tiên đánh dấu bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xét xử. Việc xác
định thời điểm cụ thể của việc bắt đầu và kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử là một trong
những vấn đề cốt lõi của bài viết này. Các quy định của pháp luật cũng như một số tài liệu
chính thống về tố tụng dân sự như Giáo trình luật Tố tụng dân sự đều không xác định rõ
ràng dễ gây nên những cách hiểu không chính xác như chuẩn bị xét xử không bao gồm giai
đoạn hòa giải, tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
      Đầu tiên, giai đoạn chuẩn bị xét xử bắt đầu từ ngày thụ lý vụ án “đầu tiên” ngay khi
nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hoặc khi Tòa nhận được đơn khởi kiện và tài
liệu chứng cứ kèm theo nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp. Cần hiểu
rằng, không thể căn cứ vào ngày thụ lý vụ án được xác định theo Nghị quyết 02 được nêu ở
trên để nhận định rằng đó là bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xét xử bởi bị đơn có thể phản tố bất
kì lúc nào trước khi Tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy trước khi bị đơn phản tố
thì Tòa án đã tiến hành các hoạt động của giai đoạn chuẩn bị xét xử như phân công thẩm
phán, hòa giải…
      4.2. Phân công người tiến hành xét xử sơ thẩm
      Nếu việc khởi kiện của một vụ án dân sự thỏa mãn các yêu cầu mà pháp luật quy định
thì tòa sẽ tiếp nhận thụ lý vụ án. Bước đầu tiên sau khi tiếp nhận sẽ là phân công thẩm phán
và thư ký tòa án. Việc phân công này một bước quan trọng, nắm vai trò nền tảng trong xử lý
vụ án nên pháp luật có những quy định rõ ràng và các hướng dẫn cụ thể đối với việc phân
công người tiến hành xét xử sơ thẩm. Cụ thể:
      - Phân công Thẩm phán và thư ký phiên tòa:
      + Thứ nhất, phân công phải nhanh chóng. Theo quy định tại điều 172 BLTTDS thì: “
Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận thụ lí vụ án, Chánh án tòa án phân công một
thẩm phán giải quyêt vụ án”. Việc nhanh chóng chỉ định 1 thẩm phán xử lý vụ án là hết sức
quan trọng. Các sự kiện phát sinh trong một vụ án dân sự là tương đối nhiều và phức tạp.
Cần phải có người có thẩm quyền đứng ra thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi cần thiết,
như vậy mới đảm bảo tính công bằng của vụ án. Dựa vào các quyền được trao dựa theo
các khoản từ 1đến 6 Điều 41 BLTTDS, thẩm phán là người có thẩm quyền thực hiện điều
này. Thư ký tòa án cũng theo thẩm phán mà được phân công. Các nhiệm vụ của thư ký tòa
án được quy định theo điều 43 BLTTDS.
      + Thứ hai, việc phân công yêu cầu cao đối với tính minh bạch. Nếu phát sinh các điểm
không rõ ràng giữa thẩm phán hay thư kí đối với các tình tiết của vụ án như đồng thời là
đương sự, là thân thích của đương sự …hay đã từng tham gia vụ tố tụng với tư cách kiểm
sát viên, việc thay đổi người tố tụng sẽ được tiến hành theo quy định từ điều 46 đến 51
BLTTDS. Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại điều
50,51 BLTTDS.
      - Phân công thẩm phán dự khuyết:
         Nếu trong quá trình xử lý, thẩm phán của vụ án không thể tiếp tục thì chánh án hoặc
những người có quyền nêu trong Mục 10, Phần 1, Quyết định số 02/2006/NQ-HĐTP sẽ chọn
một thẩm phán khác, để vụ án được tiến hành một các liên tục. Ở các vụ án phức tạp, thẩm
phán dự khuyết là phải được chọn ngay từ giai đoạn đầu. Trường hợp đang xét xử mà
không có thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải xét xử lại từ đầu.
      4.3. Thông báo về việc thụ lý vụ án
       Các yêu cầu đối với việc thông báo thụ lý vụ án được quy định tại điều 174, 175,176
BLTTDS.
        Theo điều 174 BLTTDS, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, toá án phải
thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Văn bản thông báo này phải có những
nội dung cần thiết theo quy định của điều 2 BLTTDS. Nội dung thông báo phải thể hiện được
yêu cầu của người khởi kiện và danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện gửi kèm theo
đơn khởi kiện và hậu quả pháp lý của việc người nhận được thông báo không gửi cho toá
án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện.
       Theo điều 175 BLTTDS, người nhận được thông báo có nghĩa vụ nộp văn bản về ý
kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời
hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Ngưòi nhận thông báo cũng có thể yêu cầu
toá án cho xem, sao chép, ghi chụp tài liệu, chứng cứ người khởi kiện gửi kèm đơn khởi
kiện. Thời hạn của việc nộp văn bản của người nhận thông báo có thể được gia hạn thêm
15 ngày, nếu có lý do chính đáng
       Theo điều 176 BLTTDS, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, toà án
có thể xem xét giải quyết trong cùng một vụ án yêu cầu của bị đơn và nguyên đơn. Yêu cầu
phản tố được chấp nhận trong 3 trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 176.
        Theo điều 177 BLTTDS, người, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu
cầu độc lập cũng có thể gửi đơn và tài liệu, chứng cứ cho toà án nếu yêu cầu của họ thoả
mãn một trong các điều kiện sau đây :
     - Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
     - Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
     - Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết
vụ án được chính xác và nhanh hơn.
     4.4. Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án.
        Để lập hồ sơ vụ án, Toá án cần căn cứ vào yêu cầu khời kiện của người khởi kiện để
xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án cũng như xác định đương sự, các cá
nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và các tài liệu, chứng cứ các đối tượng này
cung cấp. Toà án đưa các tài liệu và chứng cứ nêu trên vào hồ sơ vụ án theo thủ tục quy
định tại điều 84 BLTTDS. Toà án cũng có thể yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ bổ sung
theo quy định tại khoản 1 điều 85 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 4 phần I nghị quyết
04/2005/HĐTP, theo đó, toà án cần nêu cụ thể chứng cứ phải giao nộp bổ sung và đối
tượng phải nộp bổ sung chứng cứ. Thủ tục giao nộp chứng cứ bổ sung quy định tại khoản 2
và 3 điều 84 BLTTDS
        Nghiên cứu hồ sơ vụ án là hoạt động nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án, từ đó giải
quyết đúng đắn vụ án. Nghiên cứu hồ sơ vụ án có những hoạt động cụ thể sau đây:
     a. Nghiên cứu các vấn đề về thủ tục tố tụng của vụ án dân sự :
     •   Xem xét thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự,
     •   Xem xét thời hiệu khời kiện vụ án dân sự,
     •   Xác định tư cách người tham gia tố tụng
     •   Xác định vụ án đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp
         luật hay chưa.
     b. Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của vụ án :
     •   Xác định quan hệ pháp luật làm nảy sinh tranh chấp,
•   Làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án,
    •   Nghiên cứu và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ vụ án,
     4.5. Hòa giải.
       Hoà giải vụ án dân sự là hoạt động do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự
về thoả thuận với nhau để giải quyết vụ án dân sự.
       Theo điều 5 BLTTDS, cơ sở của việc hoà giải là quyền tự định đoạt của đương sự.
Điều 10 BLTTDS quy định toà án có nghĩa vụ tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để
các đương sự thoả thuận về giải quyết vụ án dân sự. Toà án tổ chức hoà giải trước khi xét
xử hầu hết các vụ án, trừ một số trường hợp được quy định tại điều 181 và 182 BLTTDS.
Việc hòa giải được tiến hành theo quy tắc quy định tại điều 180 BLTTDS. Trước khi diễn ra
phiên hoà giải, toà án phải thông báo cho các đương sự và đại diện ( nếu có ) về thời gian
và địa điểm của phiên hoà giải cũng như các nội dung cần hoà giải.
       Tiến trình thực hiện hoà giải gồm các bước như sau:
    a. Thẩm phán hướng dẫn và giải thích cách xử lý dự kiến của pháp luật đối với vụ án
       đang tranh chấp.
    b. Nguyên đơn, bị đơn, cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu
       quan điểm về vụ tranh chấp và đưa ra hướng giải quyết.
    c. Thẩm phán xem xét và giải thích các ý kiến của các đương sự.
    d. Thư ký toà án ghi biên bản hoà giải, có chữ ký của người tham gia hoà giải.
        Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề tranh chấp trong phiên hoà
giải thì toà án lập biên bản hoà giải thành, nếu không hoà giải được thì vụ án được đưa ra
xẻt xử. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hoà giải thành mà không có đương sự thay đổi ý
kiến thì thẩm phấn ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong 5 ngày
từ ngày ra quyết định, toà án phải gửi quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương
sự cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự.
      5. Các quyết định Tòa án có thể đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
      5.1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự
      Trong trường hợp, Toà án tiến hành hoà giải và các đương sự thoả thuận được với
nhau về toàn bộ vụ án (bao gồm các vấn đề về nội dung vụ án và án phí) thì Toà án sẽ lập
biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.
Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào
thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận
của các đương sự, Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.
      Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận
của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng
cấp.
      5.2. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để tạm ngừng
việc giải quyết vụ án dân sự thì tòa án sẽ quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự-
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ
án có thẩm quyền ra quyết định này (Điều 194 BLTTDS), khi phát hiện có một trong các căn
cứ đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự theo điều 189 BLTTDS. Quyết định tạm đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản và gửi cho đương sự và viện kiểm sát cùng
cấp trong thời hạn 5 ngày.
        Thời hạn tàm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quy định cụ thể, Tuy
nhiên sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu thấy lý do hay căn cứ tạm
đình chỉ không còn thì tòa lại tiếp tục giải quyết vụ án.
      5.3. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
        Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ được nêu trong Điều 192 BLTTDS để
ngừng việc giải quyết vụ án dân sự thì tóa án sẽ quyết định ngừng giải quyết vụ án dấn sự-
Quyết định đình chỉ vụ án dân sự. Thẩm phán được phân công xét xử có thẩm quyền đưa ra
quyết định này (Điều 194 BLTTDS). Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được
lập thành văn bản và gửi cho đương sự và viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 5 ngày.
Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố tụng giải quyết
vụ án dân sự phải được ngừng lại.
       Khi tòa án đã ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự thì đương sự không có quyền yêu
cầu tòa án giải quyết lại vụ việc dân sự đó nữa, trừ trường hợp tại các điểm c, e và g khoản
1 Điều 192 BLTTDS và các trường hợp pháp luật có quy định khác.
      5.4. Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
        Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ
hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán
được phân công giải quyết vụ án có thảm quyền ra quyết định này. Quyết định đưa vụ án ra
xét xử phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTDS. Quyết định đưa vụ
án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết
định.
        Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án làm giấy triệu tập những người
tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa.

      II. Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành nhằm nâng cao
                         hiệu quả của công tác chuẩn bị xét xử
   1. Những ưu điểm của pháp luật hiện hành quy định về công tác chuẩn bị xét xử
     Thông qua những nghiên cứu đã được trình bày ở trên, có thể BLTTDS 2004 được ban
hành đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, trong đó, liên
quan đến công tác chuẩn bị xét xử sơ thẩm đã có sự cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều so với
các văn bản trước đó. Điều này đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến
hành tố tụng, các bên đương sự hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chính
xác. Có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật như sau:
      Thứ nhất, về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Căn cứ vào những trình bày ở trên về
thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, có thể thấy rằng, quy định về vấn đề này của pháp luật là
khá hợp lý. Pháp luật đã đặt ra quy định này trên cơ sở nội dung yêu cầu của đương sự là
đơn giản hay phức tạp và thời gian trung bình để Tòa án tiến hành các công việc nhằm đưa
vụ án dân sự ra xét xử. Với thời hạn như vậy là cần thiết để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng
hồ sơ, yêu cầu của các đương sự, các chứng cứ, tài liệu liên quan, nhưng đồng thời cũng
không quá dài làm vụ án bị trì trệ, những vụ án mang tính chất nhạy cảm như hôn nhân và
gia đình có thể được giải quyết một cách kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các đương sự, tránh
việc gây ra những thiệt hại về quyền và lợi ích cho họ do thời hạn chuẩn bị xét xử quá lâu.
      Thứ hai, tại giai đoạn vào sổ thụ lý vụ án, pháp luật có quy định khi người khởi kiện
nộp cho TA biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì việc thụ lý vụ án của TA sẽ được thực hiện
bằng hành động ghi một số nội dung cơ bản vào sổ thụ lý và viết bìa hồ sơ. Đối với mỗi loại
tranh chấp có một sổ thụ lý riêng. Về cơ bản các sổ thụ lý đều có nội dung giống nhau như:
số thụ lý, ngày/tháng/năm thụ lý, họ tên, năm sinh, địa chỉ, có yếu tố nước ngoài đối với
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với trường hợp đương sự là
cơ quan, tổ chức thì ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện, quan hệ pháp luật có tranh
chấp…Việc pháp luật quy định một cách cụ thể cách thức ghi vào sổ thụ lý như vậy đã giúp
các thẩm phán và các cán bộ TA dễ dàng áp dụng và thống nhất.
      Thứ ba, pháp luật hiện hành đã có quy định khá rõ ràng, phù hợp với xu thế chung của
thế giới về vấn đề thông báo việc thụ lý vụ án dân sự quy định tại Điều 174, BLTTDS cho bị
đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và VKS cùng cấp. Việc
thông báo này đã giúp cho các đương sự nắm bắt được quá trình giải quyết vụ án và có các
biện pháp để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của mình. VKS là cơ quan kiểm sát việc tuân
theo pháp luật, do đó, nếu được thông báo đầy đủ quá trình giải quyết vụ án dân sự ngay từ
giai đoạn đầu tiên thụ lý vụ án dân sự thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VKS thực hiện tốt
chức năng của mình, đảm bảo quá trình giải quyết VADS diễn ra theo đúng quy định của
pháp luật.
      Thứ tư, hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. Mục đích của việc pháp
luật tố tụng dân sự quy định Tòa án phải hòa giải vụ án dân sự trước khi Tòa án xét xử sơ
thẩm vụ án dân sự đã thể hiện quan điểm rõ ràng của Nhà nước về việc đa dạng hình thức
giải quyết tranh chấp dân sự. Bằng các quy định được đưa ra trong Luật và hướng dẫn thi
hành kỹ lưỡng trong Nghị quyết, pháp luật tố tụng dân sự đã giúp các bên đương sự nhận
thức rõ được tầm quan trọng của hòa giải trong vụ tranh chấp của họ, giúp tiết kiệm thời
gian, tiền của các bên và Nhà nước, giúp đương sự hàn gắn các rạn nứt giữa họ mà không
mất đi hòa khí sau tranh chấp. Điều này cũng tạp thuận lợi cho việc góp phần củng cố khối
đoàn kết toàn dân và tạo thuận lợi cho việc giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự.
2, Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm:
          Bên cạnh những ưu điểm như đã phân tích ở trên, thì các quy định trong BL TTDS
không thể tránh khỏi việc tạo ra những bất cập, vướng mắc khi đưa vào áp dụng trong thực
tế. Bởi các nhà làm luật khi xây dựng luật chưa thể lường trước được hết những tình huống
có thể xảy ra trong thực tế mà chỉ quy định để áp dụng cho phần đông những trường hợp có
thể xảy ra. Do vậy, nhóm đã thấy được một số hạn chế của quy định pháp luật và hướng
hoàn thiện quy định đó để đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
được tốt hơn.
          Thứ nhất, theo quy định tại Điều 171 BL TTDS quy định: “Tòa án thụ lý vụ án khi
người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí”. Tuy nhiên, luật lại chưa
quy định cụ thể về văn bản để xác nhận việc Tòa án sẽ thụ lý vụ án sau khi đương sự nộp
biên lai án phí. Do vậy, để bảo vệ quyền tố tụng chính đáng của đương sự và bảo đảm đúng
thủ tục tố tụng. BL TTDS nên quy định bổ sung về hình thức văn bản xác nhận việc Tòa án
thụ ký vụ án.
          Thứ hai, BLTTDS mới chỉ dừng ở quy định chung về việc người được thông báo
không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì
phải chịu hậu quả pháp lý. Nhưng hậu quả pháp lý họ phải chịu là gì, bất lợi ra sao thì chưa
được quy định rõ ( căn cứ theo Điểm g Khoản 2 Điều 174). Vì không phải chỉ có bị đơn mà
cả cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng nằm trong diện những người
nhận được thông bảo của Tòa án. Do đó, đối với trường hợp những đương sự này thấy
rằng các chứng cứ chứng minh cho vụ việc được người khởi kiện đưa ra trong đơn là rõ
ràng và đầy đủ, họ không có yêu cầu gì thêm, do đó, thấy không cần thiết phải nộp bản ghi ý
kiến của mình. Vậy hậu quả pháp lý họ phải nhận khi đó là gì? Điều này chưa được các nhà
làm luật làm rõ khi xây dựng luật.
          Thứ ba, về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều 176
BL TTDS như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với
yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn”. Theo
đó, có thể thấy rằng quyền phản tố của bị đơn bị hạn chế trong vòng 30 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án do phải nộp yêu cầu phản tố cùng lúc với việc
nộp văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện. Việc hạn chế này là chưa hợp lý
bởi sự hạn chế này là không phù hợp với nguyên tắc các đương sự được bình đẳng khi
tham gia tố tụng do nguyên đơn được quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu trong khi bị đơn lại
không được quyền đưa ra yêu cầu phản tố để được Tòa án xem xét trong cùng một vụ án
như nguyên đơn. Hơn nữa, nếu buộc bị đơn phải khởi kiện để Tòa án xem xét yêu cầu của
họ thay vì chấp nhận quyền phản tố của bị đơn do không đưa ra yêu cầu phản tố trong thời
gian quy định trên, thì sẽ tốn nhiều công sức, thời gian do phải giải quyết hai vụ án trong khi
hoàn toàn có thể giải quyết các yêu cầu của bị đơn trong cùng một vụ án. Do vậy, để tránh
những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án, cần sửa đổi Điều 176, 177 BL TTDS theo
hướng quy định cụ thể thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có thể cho phép bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố.
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập trong suốt quá trình giải
quyết vụ án, trước khi Tòa án ra phán quyết nếu yêu cầu đó không có nguy cơ làm chậm
việc giải quyết vụ án.
         Thứ tư, trong quá trình hòa giải, có quy định về trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt
thì không tiến hành hòa giải được (căn cứ theo Điều 182 BL TTDS). Nhưng lại chưa có quy
định cụ thể về “cố tình vắng mặt” là như thế nào. Mặt khác, quy định hiện hành cũng mới chỉ
dừng ở việc quy định về trường hợp đương sự là bị đơn vắng mặt mà chưa có quy định cụ
thể về trường hợp đương sự là nguyên đơn vắng mặt trong buổi hòa giải đến lần thứ hai.
Điều này sẽ gây khó khăn cho Tòa án trong việc quyết định tiến hành bước tiếp theo trong
việc giải quyết vụ án sơ thẩm. Vì vậy, đối với trường hợp vắng mặt của nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhất là với những vụ án có nhiều đương sự, cần
được quy định theo hướng giúp vụ việc có thể nhanh chóng được giải quyết một cách thỏa
đáng, phù hợp với nguyện vọng của các đương sự. Có thể quy định theo các hướng sau:
         + Nếu một trong các nguyên đơn vắng mặt đến lần thứ hai mà không có lý do chính
đáng thì coi như nguyên đơn đó đã từ bỏ yêu cầu và đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của
nguyên đơn vắng mặt. Tòa án sẽ tiến hành hòa giải nếu sự thỏa thuận đó không làm ảnh
hưởng đền quyền lợi của nguyên đơn vắng mặt.
         + Nếu một trong các bị đơn vắng mặt mà các bị đơn khác vẫn muốn tiến hành hòa
giải và việc hòa giải không ảnh hưởng đến bị đơn vắng mặt thì tòa án tiến hành hòa giải
giữa các đương sự có mặt, nếu không thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
         + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu được Tòa án triệu
tập đến lần thứ hai mà vẫn mặt không có lý do chính đáng thì coi như họ từ bỏ yêu cầu đó
và Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt.
         + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không độc lập mà vắn mặt đến lần thứ hai
vẫn không có lý do chính thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
         Cuối cùng, theo pháp luật hiện hành chưa có quyết định phân công thẩm phán thụ
lý vụ án. Một vụ án khi đã được thụ lý thì việc xác định được thẩm phán là điều hết sức quan
trọng. Quyết định này sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho thẩm phán được phân công để
giải quyết vụ việc, đồng thời giúp người thẩm phán có trách nhiệm hơn với công việc của
mình. Mặt khác, quyết định phân công thẩm phán khi được gửi tới cho các đương sự liên
quan sẽ giúp họ có thể sớm đưa ra yêu cầu thay đổi thẩm phán nếu vị thẩm phán được
phân công bị rơi vào trường hợp phải bị thay đổi để đảm bảo sự công bằng cho các đương
sự (căn cứ theo Điều 46, 47 BL TTDS). Do vậy, cần thiết phải có quyết định phân công thẩm
phán trong quá trình chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm và quyết định đó phải được gửi tới các
đương sự liên quan.


                                        III. Kết luận
Tóm lại, về vấn đề chuẩn bị xét xử trong tố tụng dân sự, bài viết trước hết đưa ra một
cái nhìn tổng quan về giai đoạn này với sự nắm vững những vấn đề pháp lý cơ bản để từ đó
đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan cùng với những đề xuất kiến nghị trên phương
diện pháp lý.




                                 Tài liệu tham khảo

           1. Bộ luật tố tụng dân sự 2004

           2. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP

           3. Giáo trình luật tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội

           4. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự , Khóa luận tốt nghiệp _ Lê Thị Lan
              2011

           5. Thụ lý vụ án dân sự và một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ
              luật học _ Liễu Thị Hạnh 2009

           6. Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Giáo dục
              Việt nam, 2011.

           7. Trần thị bích thủy, thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt
              nghiệp, hà nội 2011
MỤC LỤC

I.        Những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm
       2. Khái niệm và đặc điểm

       3. Ý nghĩa

       4. Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

       5. Các bước trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
          5.1 Thụ lý vụ án
          5.2 Phân công thẩm phán giải quyết vụ án
          5.3 Thông báo về việc thụ lý vụ án
          5.4 Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án
          5.5 Hòa giải

       6 Các quyết định Tòa án có thể đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
         6.1 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự
         6.2 Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án
         6.3 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
         6.4 Quyết định đưa vụ án ra xét xử

II.       Nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị xét xử
       1. Những ưu điểm của pháp luật hiện hành về công tác chuẩn bị xét xử
       2. Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ
          thẩm

III.      Kết luận

More Related Content

What's hot

Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...akirahitachi
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh suBinh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh suHung Nguyen
 

What's hot (20)

Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
 
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đaiLuận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
Luận văn: Giải quyết khiếu kiện hành chính về lĩnh vực đất đai
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụngLuận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo luật tố tụng
 
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luậtLuận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
Luận văn: Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật
 
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAYLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT, HAY
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Phiên tòa hình sự sơ thẩm trong luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOTLuận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
Luận văn: Thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính, HOT
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
Luận văn: Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án trong Luật Tố tụng
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc NinhLuận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
 
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh suBinh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOTLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, HOT
 
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyềnCung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
Cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
 
Đề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOT
Đề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOTĐề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOT
Đề tài: Kê biên quyền sử dụng đất trong thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOTLuận văn: Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOTBảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
 

Similar to Khái niệm và đặc điểm

Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHung Nguyen
 
Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?
Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?
Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anHung Nguyen
 
Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...
Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...
Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýPhap Nguyen
 
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựHướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựLuật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 

Similar to Khái niệm và đặc điểm (20)

Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
 
Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...
Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...
Những giải trình về nội dung kháng cáo cần chuẩn bị cho phiên phúc thẩm trong...
 
Yêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài
Yêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoàiYêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài
Yêu cầu công nhận bản án tranh chấp tài sản của Tòa án nước ngoài
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
 
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình SựCơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
 
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
 
Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?
Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?
Luật sư sẽ làm gì cho thân chủ tại các phiên tòa giải quyết tranh chấp dân sự?
 
Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự
Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sựThời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự
Thời hạn yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự
 
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòaThủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
 
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản khi người bị kiện đang chấp hành hình ph...
 
Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao?
Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao?Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao?
Không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án phải làm sao?
 
Có được giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
Có được giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xửCó được giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
Có được giao nộp tài liệu, chứng cứ sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử
 
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu anNguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
Nguoi bi hai rut don yeu cau khoi to vu an
 
Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...
Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...
Thủ tục yêu cầu giám định thương tích trong vụ án hình sự được thực hiện như ...
 
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtThủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện quyết định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
 
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
Có thể giao nộp tài liệu, chứng cứ trong phiên xét xử vụ án dân sự không?
 
Từ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp LýTừ Điển Pháp Lý
Từ Điển Pháp Lý
 
Tu dien-phap-ly
Tu dien-phap-lyTu dien-phap-ly
Tu dien-phap-ly
 
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sựHướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
Hướng dẫn thủ tục khiếu nại kết luận điều tra vụ án hình sự
 
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sựHướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
Hướng dẫn soạn đơn quyền yêu cầu độc lập của người liên quan trong vụ án dân sự
 

Khái niệm và đặc điểm

  • 1. I. Những vấn đề chính về chuẩn bị xét xử 1. Khái niệm và đặc điểm a. Khái niệm: Sơ thẩm VADS là cấp xét xử thứ nhất trong quá trình giải quyết một VADS. Chuẩn bị xét xử là một giai đoạn của quá trình sơ thẩm VADS. BLTTDS không hề đưa ra khái niệm sơ thẩm VADS, tuy nhiên từ những quy định của pháp luật và xem xét khái niệm này dưới góc độ là một hoạt động tố tụng thì có thể đưa ra định nghĩa: “Sơ thẩm VADS là việc toà án cấp có thẩm quyền giải quyết lần đầu một vụ án dân sự, bao gồm các hoạt động khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, hoà giải và mở PTST dân sự.” Chuẩn bị xét xử là một giai đoạn trong sơ thẩm VADS, là việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết để xét xử sơ thẩm các VADS mà toà án đã thụ lý. Dưới góc độ hoạt động TTDS của toà án, toà án cấp sơ thẩm sau khi thụ lý vụ án phải thực hiện các hoạt động tố tụng cần thiết như nghiên cứu hồ sơ, hoà giải, yêu cầu đương sự hoặc toà án tự mình bổ sung các chứng cứ cần thiết, ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ (nếu có căn cứ), quyết định đưa vụ án ra xét xử... Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải tiến hành các công việc chuẩn bị để đưa vụ án ra xét xử theo đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật quy định. Từ đó, có thể đưa ra định nghĩa về chuẩn bị xét xử như sau: “Chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do toà án cấp sơ thẩm tiến hành nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét xử sơ thẩm.” b. Đặc điểm: – Được bắt đầu từ khi toà án thụ lý VADS và kết thúc khi toà án mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. – Là hoạt động tố tụng bao gồm những công việc cụ thể do toà án tiến hành nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc xét xử sơ thẩm VADS. – Hoà giải là hoạt động tố tụng bắt buộc của toà án trong giai đoạn này được quy định tại Điều 10 và Điều 180 BLTTDS. Khi tiến hành hoà giải giữa các đương sự, toà án giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Với tư cách là cơ quan xét xử của nhà nước, toà án phải chủ động trong việc hoà giải để giúp đỡ các đương sự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ VADS nào toà án cũng phải tiến hành hoà giải, các vụ án thuộc trường hợp những VADS không được hoà giải (Điều 181 BLTTDS) và những VADS không tiến hành hoà giải được (Điều 182 BLTTDS) thì toà án không tiến hành hoà giải. – Có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động tố tụng khác : trong quá trình chuẩn bị xét xử toà án sẽ nghiên cứu hồ sơ và tiến hành các công việc cần thiết. Việc chuẩn bị xét xử có liên quan mật thiết đến phiên toà sơ thẩm và hoạt động tố tụng của toà án sau này. Nếu việc chuẩn bị xét xử mà tốt thì phiên toà sơ thẩm diễn ra mới được thuận lợi, hạn chế tình trạng hoãn phiên toà do các yếu tố chủ quan cũng như hạn chế tình trạng xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Bên
  • 2. cạnh đó, chuẩn bị xét xử một cách đầy đủ cũng giúp cho toà án cấp phúc thẩm giải quyết các kháng cáo, kháng nghị nhanh chóng, thuận lợi. 2. Ý nghĩa của việc chuẩn bị xét xử vụ án sơ thẩm: Giai đoạn này có vai trò quan trọng, giúp Toàn án cấp sơ thẩm có đủ chứng cứ, tài liệu và nhận thức đúng về tình tiết của vụ án, từ đó giải quyết vụ án chính xác. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành nghiên cứu hồ sư, xem xét chứng cứ, tài liệu, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu đương sự cung cấp thêm chứng cứ, tài liệu hoặc Tòa án tự mình thu thập để làm rõ hơn tình tiết của vụ án. Từ đó Tòa án sẽ căn cứ vào quy trình của pháp luật để giải quyết vụ án chính xác. Chuẩn bị xét xử vụ án sơ thẩm giúp Tòa án tiến hành các thủ tục cần thiết về mặt thủ tục để chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm như phân công Hội đồng xét xử, triệu tập đương sự, gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp, gửi giấy thông báo cho người bảo vệ quyền lơi và lợi ích hợp pháp của đương sự, thông báo lịch xét xử, âm thanh… Đây là công việc quan trọng, giúp cho phiên tòa sơ thẩm diễn ra theo đúng kế hoạch. Công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ lưỡng thì các trở ngại sẽ bị hạn chế, đồng thời cũng hạn chế tình trạng hoãn phiên tòa vì lý do cơ sở vật chất chuẩn bị không đầy đủ gây ra. Giai đoạn chuẩn bị xét xử tạo điều kiện cho đương sự cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Chứng cứ giúp cho Tòa án làm rõ được các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ án. Trong tố tụng dân sự thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự. Thông qua việc cung cấp chứng cứ, đương sự sẽ chứng minh với Tòa án yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp cũng như chứng minh việc phản đối yêu cầu của mình là đúng đắn. 3. Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: Thời hạn xét xử được tính từ ngày Tòa án vào sổ thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử là khác nhau tùy theo tính chất của từng loại vụ án và được quy định cụ thể trong điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005. Ngày thụ lý vụ án được xác định là ngày nộp đơn khởi kiện với người được miễn tiền tạm ứng án phí hoặc là ngày người khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Ngoài ra, theo điều 176 và 177 BLTTDS thì bị đơn có quyền được yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập. Do đó ngày thụ lý vụ án khi có phản tố của nguyên đơn được tính theo mục 12.2, điều 12 phần I Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP như sau: “a. Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày Toà án nhận được đơn về yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
  • 3. b. Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.” Trong trường hợp có nhiều bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì ngày thụ lý vụ án được xác định là ngày nộp đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập cuối cùng đối với người được miễn tiền tạm ứng án phí hoặc là ngày người nộp cuối cùng cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại điều 25 và 27 BLTTDS thường phức tạp nên thời hạn chuẩn bị xét xử đối với những vụ án này là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Đối với những vụ án kinh doanh, thương mại và lao động được quy định tại điều 29 và điều 31 BLTTDS là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Do đó thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 2 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tình chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng đối với những vụ án quy định tại điều 25 và 27 BLTTDS và một tháng đối với những vụ quy định tại điều 29 và 31 BLTTDS. Chánh án cũng có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử như trên nếu như trong khi thời hạn gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá 5 ngày), Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa thể ra được một trong những quyết định quy định tại khoản 2 điều 179 BLTTDS và có báo với Chánh án Tòa án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử (tiểu mục 1.3, mục 1, phần II, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao số 2/2006). Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng. 4. Các bước trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 4.1. Thụ lý vụ án. Thụ lý vụ án là bước đầu tiên đánh dấu bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xét xử. Việc xác định thời điểm cụ thể của việc bắt đầu và kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử là một trong những vấn đề cốt lõi của bài viết này. Các quy định của pháp luật cũng như một số tài liệu chính thống về tố tụng dân sự như Giáo trình luật Tố tụng dân sự đều không xác định rõ ràng dễ gây nên những cách hiểu không chính xác như chuẩn bị xét xử không bao gồm giai đoạn hòa giải, tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đầu tiên, giai đoạn chuẩn bị xét xử bắt đầu từ ngày thụ lý vụ án “đầu tiên” ngay khi nguyên đơn đã nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hoặc khi Tòa nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp. Cần hiểu rằng, không thể căn cứ vào ngày thụ lý vụ án được xác định theo Nghị quyết 02 được nêu ở trên để nhận định rằng đó là bắt đầu giai đoạn chuẩn bị xét xử bởi bị đơn có thể phản tố bất kì lúc nào trước khi Tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy trước khi bị đơn phản tố
  • 4. thì Tòa án đã tiến hành các hoạt động của giai đoạn chuẩn bị xét xử như phân công thẩm phán, hòa giải… 4.2. Phân công người tiến hành xét xử sơ thẩm Nếu việc khởi kiện của một vụ án dân sự thỏa mãn các yêu cầu mà pháp luật quy định thì tòa sẽ tiếp nhận thụ lý vụ án. Bước đầu tiên sau khi tiếp nhận sẽ là phân công thẩm phán và thư ký tòa án. Việc phân công này một bước quan trọng, nắm vai trò nền tảng trong xử lý vụ án nên pháp luật có những quy định rõ ràng và các hướng dẫn cụ thể đối với việc phân công người tiến hành xét xử sơ thẩm. Cụ thể: - Phân công Thẩm phán và thư ký phiên tòa: + Thứ nhất, phân công phải nhanh chóng. Theo quy định tại điều 172 BLTTDS thì: “ Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận thụ lí vụ án, Chánh án tòa án phân công một thẩm phán giải quyêt vụ án”. Việc nhanh chóng chỉ định 1 thẩm phán xử lý vụ án là hết sức quan trọng. Các sự kiện phát sinh trong một vụ án dân sự là tương đối nhiều và phức tạp. Cần phải có người có thẩm quyền đứng ra thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi cần thiết, như vậy mới đảm bảo tính công bằng của vụ án. Dựa vào các quyền được trao dựa theo các khoản từ 1đến 6 Điều 41 BLTTDS, thẩm phán là người có thẩm quyền thực hiện điều này. Thư ký tòa án cũng theo thẩm phán mà được phân công. Các nhiệm vụ của thư ký tòa án được quy định theo điều 43 BLTTDS. + Thứ hai, việc phân công yêu cầu cao đối với tính minh bạch. Nếu phát sinh các điểm không rõ ràng giữa thẩm phán hay thư kí đối với các tình tiết của vụ án như đồng thời là đương sự, là thân thích của đương sự …hay đã từng tham gia vụ tố tụng với tư cách kiểm sát viên, việc thay đổi người tố tụng sẽ được tiến hành theo quy định từ điều 46 đến 51 BLTTDS. Thẩm quyền và thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng được quy định tại điều 50,51 BLTTDS. - Phân công thẩm phán dự khuyết: Nếu trong quá trình xử lý, thẩm phán của vụ án không thể tiếp tục thì chánh án hoặc những người có quyền nêu trong Mục 10, Phần 1, Quyết định số 02/2006/NQ-HĐTP sẽ chọn một thẩm phán khác, để vụ án được tiến hành một các liên tục. Ở các vụ án phức tạp, thẩm phán dự khuyết là phải được chọn ngay từ giai đoạn đầu. Trường hợp đang xét xử mà không có thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải xét xử lại từ đầu. 4.3. Thông báo về việc thụ lý vụ án Các yêu cầu đối với việc thông báo thụ lý vụ án được quy định tại điều 174, 175,176 BLTTDS. Theo điều 174 BLTTDS, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, toá án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Văn bản thông báo này phải có những nội dung cần thiết theo quy định của điều 2 BLTTDS. Nội dung thông báo phải thể hiện được yêu cầu của người khởi kiện và danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện gửi kèm theo
  • 5. đơn khởi kiện và hậu quả pháp lý của việc người nhận được thông báo không gửi cho toá án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện. Theo điều 175 BLTTDS, người nhận được thông báo có nghĩa vụ nộp văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Ngưòi nhận thông báo cũng có thể yêu cầu toá án cho xem, sao chép, ghi chụp tài liệu, chứng cứ người khởi kiện gửi kèm đơn khởi kiện. Thời hạn của việc nộp văn bản của người nhận thông báo có thể được gia hạn thêm 15 ngày, nếu có lý do chính đáng Theo điều 176 BLTTDS, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, toà án có thể xem xét giải quyết trong cùng một vụ án yêu cầu của bị đơn và nguyên đơn. Yêu cầu phản tố được chấp nhận trong 3 trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 176. Theo điều 177 BLTTDS, người, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu độc lập cũng có thể gửi đơn và tài liệu, chứng cứ cho toà án nếu yêu cầu của họ thoả mãn một trong các điều kiện sau đây : - Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ; - Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết; - Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. 4.4. Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án. Để lập hồ sơ vụ án, Toá án cần căn cứ vào yêu cầu khời kiện của người khởi kiện để xác định các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án cũng như xác định đương sự, các cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và các tài liệu, chứng cứ các đối tượng này cung cấp. Toà án đưa các tài liệu và chứng cứ nêu trên vào hồ sơ vụ án theo thủ tục quy định tại điều 84 BLTTDS. Toà án cũng có thể yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ bổ sung theo quy định tại khoản 1 điều 85 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 4 phần I nghị quyết 04/2005/HĐTP, theo đó, toà án cần nêu cụ thể chứng cứ phải giao nộp bổ sung và đối tượng phải nộp bổ sung chứng cứ. Thủ tục giao nộp chứng cứ bổ sung quy định tại khoản 2 và 3 điều 84 BLTTDS Nghiên cứu hồ sơ vụ án là hoạt động nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án, từ đó giải quyết đúng đắn vụ án. Nghiên cứu hồ sơ vụ án có những hoạt động cụ thể sau đây: a. Nghiên cứu các vấn đề về thủ tục tố tụng của vụ án dân sự : • Xem xét thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự, • Xem xét thời hiệu khời kiện vụ án dân sự, • Xác định tư cách người tham gia tố tụng • Xác định vụ án đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hay chưa. b. Nghiên cứu các vấn đề về nội dung của vụ án : • Xác định quan hệ pháp luật làm nảy sinh tranh chấp,
  • 6. Làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án, • Nghiên cứu và đánh giá chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, 4.5. Hòa giải. Hoà giải vụ án dân sự là hoạt động do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự về thoả thuận với nhau để giải quyết vụ án dân sự. Theo điều 5 BLTTDS, cơ sở của việc hoà giải là quyền tự định đoạt của đương sự. Điều 10 BLTTDS quy định toà án có nghĩa vụ tiến hành hoà giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận về giải quyết vụ án dân sự. Toà án tổ chức hoà giải trước khi xét xử hầu hết các vụ án, trừ một số trường hợp được quy định tại điều 181 và 182 BLTTDS. Việc hòa giải được tiến hành theo quy tắc quy định tại điều 180 BLTTDS. Trước khi diễn ra phiên hoà giải, toà án phải thông báo cho các đương sự và đại diện ( nếu có ) về thời gian và địa điểm của phiên hoà giải cũng như các nội dung cần hoà giải. Tiến trình thực hiện hoà giải gồm các bước như sau: a. Thẩm phán hướng dẫn và giải thích cách xử lý dự kiến của pháp luật đối với vụ án đang tranh chấp. b. Nguyên đơn, bị đơn, cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm về vụ tranh chấp và đưa ra hướng giải quyết. c. Thẩm phán xem xét và giải thích các ý kiến của các đương sự. d. Thư ký toà án ghi biên bản hoà giải, có chữ ký của người tham gia hoà giải. Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề tranh chấp trong phiên hoà giải thì toà án lập biên bản hoà giải thành, nếu không hoà giải được thì vụ án được đưa ra xẻt xử. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hoà giải thành mà không có đương sự thay đổi ý kiến thì thẩm phấn ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Trong 5 ngày từ ngày ra quyết định, toà án phải gửi quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự cho Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự. 5. Các quyết định Tòa án có thể đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. 5.1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự Trong trường hợp, Toà án tiến hành hoà giải và các đương sự thoả thuận được với nhau về toàn bộ vụ án (bao gồm các vấn đề về nội dung vụ án và án phí) thì Toà án sẽ lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 5.2. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  • 7. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để tạm ngừng việc giải quyết vụ án dân sự thì tòa án sẽ quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự- Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định này (Điều 194 BLTTDS), khi phát hiện có một trong các căn cứ đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự theo điều 189 BLTTDS. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản và gửi cho đương sự và viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 5 ngày. Thời hạn tàm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, pháp luật không quy định cụ thể, Tuy nhiên sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu thấy lý do hay căn cứ tạm đình chỉ không còn thì tòa lại tiếp tục giải quyết vụ án. 5.3. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ được nêu trong Điều 192 BLTTDS để ngừng việc giải quyết vụ án dân sự thì tóa án sẽ quyết định ngừng giải quyết vụ án dấn sự- Quyết định đình chỉ vụ án dân sự. Thẩm phán được phân công xét xử có thẩm quyền đưa ra quyết định này (Điều 194 BLTTDS). Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản và gửi cho đương sự và viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 5 ngày. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại. Khi tòa án đã ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự thì đương sự không có quyền yêu cầu tòa án giải quyết lại vụ việc dân sự đó nữa, trừ trường hợp tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 BLTTDS và các trường hợp pháp luật có quy định khác. 5.4. Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi việc hòa giải vụ án không đạt được kết quả và không có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì tòa án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thảm quyền ra quyết định này. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 195 BLTTDS. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định. Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án làm giấy triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia phiên tòa. II. Một số nhận xét và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị xét xử 1. Những ưu điểm của pháp luật hiện hành quy định về công tác chuẩn bị xét xử Thông qua những nghiên cứu đã được trình bày ở trên, có thể BLTTDS 2004 được ban hành đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, trong đó, liên quan đến công tác chuẩn bị xét xử sơ thẩm đã có sự cụ thể và rõ ràng hơn rất nhiều so với các văn bản trước đó. Điều này đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến
  • 8. hành tố tụng, các bên đương sự hiểu và áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chính xác. Có thể kể đến một số ưu điểm nổi bật như sau: Thứ nhất, về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Căn cứ vào những trình bày ở trên về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, có thể thấy rằng, quy định về vấn đề này của pháp luật là khá hợp lý. Pháp luật đã đặt ra quy định này trên cơ sở nội dung yêu cầu của đương sự là đơn giản hay phức tạp và thời gian trung bình để Tòa án tiến hành các công việc nhằm đưa vụ án dân sự ra xét xử. Với thời hạn như vậy là cần thiết để nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hồ sơ, yêu cầu của các đương sự, các chứng cứ, tài liệu liên quan, nhưng đồng thời cũng không quá dài làm vụ án bị trì trệ, những vụ án mang tính chất nhạy cảm như hôn nhân và gia đình có thể được giải quyết một cách kịp thời, đáp ứng yêu cầu của các đương sự, tránh việc gây ra những thiệt hại về quyền và lợi ích cho họ do thời hạn chuẩn bị xét xử quá lâu. Thứ hai, tại giai đoạn vào sổ thụ lý vụ án, pháp luật có quy định khi người khởi kiện nộp cho TA biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì việc thụ lý vụ án của TA sẽ được thực hiện bằng hành động ghi một số nội dung cơ bản vào sổ thụ lý và viết bìa hồ sơ. Đối với mỗi loại tranh chấp có một sổ thụ lý riêng. Về cơ bản các sổ thụ lý đều có nội dung giống nhau như: số thụ lý, ngày/tháng/năm thụ lý, họ tên, năm sinh, địa chỉ, có yếu tố nước ngoài đối với nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đối với trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức thì ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện, quan hệ pháp luật có tranh chấp…Việc pháp luật quy định một cách cụ thể cách thức ghi vào sổ thụ lý như vậy đã giúp các thẩm phán và các cán bộ TA dễ dàng áp dụng và thống nhất. Thứ ba, pháp luật hiện hành đã có quy định khá rõ ràng, phù hợp với xu thế chung của thế giới về vấn đề thông báo việc thụ lý vụ án dân sự quy định tại Điều 174, BLTTDS cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và VKS cùng cấp. Việc thông báo này đã giúp cho các đương sự nắm bắt được quá trình giải quyết vụ án và có các biện pháp để bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích của mình. VKS là cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật, do đó, nếu được thông báo đầy đủ quá trình giải quyết vụ án dân sự ngay từ giai đoạn đầu tiên thụ lý vụ án dân sự thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho VKS thực hiện tốt chức năng của mình, đảm bảo quá trình giải quyết VADS diễn ra theo đúng quy định của pháp luật. Thứ tư, hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. Mục đích của việc pháp luật tố tụng dân sự quy định Tòa án phải hòa giải vụ án dân sự trước khi Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đã thể hiện quan điểm rõ ràng của Nhà nước về việc đa dạng hình thức giải quyết tranh chấp dân sự. Bằng các quy định được đưa ra trong Luật và hướng dẫn thi hành kỹ lưỡng trong Nghị quyết, pháp luật tố tụng dân sự đã giúp các bên đương sự nhận thức rõ được tầm quan trọng của hòa giải trong vụ tranh chấp của họ, giúp tiết kiệm thời gian, tiền của các bên và Nhà nước, giúp đương sự hàn gắn các rạn nứt giữa họ mà không mất đi hòa khí sau tranh chấp. Điều này cũng tạp thuận lợi cho việc góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân và tạo thuận lợi cho việc giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự.
  • 9. 2, Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: Bên cạnh những ưu điểm như đã phân tích ở trên, thì các quy định trong BL TTDS không thể tránh khỏi việc tạo ra những bất cập, vướng mắc khi đưa vào áp dụng trong thực tế. Bởi các nhà làm luật khi xây dựng luật chưa thể lường trước được hết những tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà chỉ quy định để áp dụng cho phần đông những trường hợp có thể xảy ra. Do vậy, nhóm đã thấy được một số hạn chế của quy định pháp luật và hướng hoàn thiện quy định đó để đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tốt hơn. Thứ nhất, theo quy định tại Điều 171 BL TTDS quy định: “Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí”. Tuy nhiên, luật lại chưa quy định cụ thể về văn bản để xác nhận việc Tòa án sẽ thụ lý vụ án sau khi đương sự nộp biên lai án phí. Do vậy, để bảo vệ quyền tố tụng chính đáng của đương sự và bảo đảm đúng thủ tục tố tụng. BL TTDS nên quy định bổ sung về hình thức văn bản xác nhận việc Tòa án thụ ký vụ án. Thứ hai, BLTTDS mới chỉ dừng ở quy định chung về việc người được thông báo không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì phải chịu hậu quả pháp lý. Nhưng hậu quả pháp lý họ phải chịu là gì, bất lợi ra sao thì chưa được quy định rõ ( căn cứ theo Điểm g Khoản 2 Điều 174). Vì không phải chỉ có bị đơn mà cả cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng nằm trong diện những người nhận được thông bảo của Tòa án. Do đó, đối với trường hợp những đương sự này thấy rằng các chứng cứ chứng minh cho vụ việc được người khởi kiện đưa ra trong đơn là rõ ràng và đầy đủ, họ không có yêu cầu gì thêm, do đó, thấy không cần thiết phải nộp bản ghi ý kiến của mình. Vậy hậu quả pháp lý họ phải nhận khi đó là gì? Điều này chưa được các nhà làm luật làm rõ khi xây dựng luật. Thứ ba, về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều 176 BL TTDS như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn”. Theo đó, có thể thấy rằng quyền phản tố của bị đơn bị hạn chế trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án do phải nộp yêu cầu phản tố cùng lúc với việc nộp văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện. Việc hạn chế này là chưa hợp lý bởi sự hạn chế này là không phù hợp với nguyên tắc các đương sự được bình đẳng khi tham gia tố tụng do nguyên đơn được quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu trong khi bị đơn lại không được quyền đưa ra yêu cầu phản tố để được Tòa án xem xét trong cùng một vụ án như nguyên đơn. Hơn nữa, nếu buộc bị đơn phải khởi kiện để Tòa án xem xét yêu cầu của họ thay vì chấp nhận quyền phản tố của bị đơn do không đưa ra yêu cầu phản tố trong thời gian quy định trên, thì sẽ tốn nhiều công sức, thời gian do phải giải quyết hai vụ án trong khi hoàn toàn có thể giải quyết các yêu cầu của bị đơn trong cùng một vụ án. Do vậy, để tránh những vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án, cần sửa đổi Điều 176, 177 BL TTDS theo
  • 10. hướng quy định cụ thể thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có thể cho phép bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố. người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đưa ra yêu cầu độc lập trong suốt quá trình giải quyết vụ án, trước khi Tòa án ra phán quyết nếu yêu cầu đó không có nguy cơ làm chậm việc giải quyết vụ án. Thứ tư, trong quá trình hòa giải, có quy định về trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt thì không tiến hành hòa giải được (căn cứ theo Điều 182 BL TTDS). Nhưng lại chưa có quy định cụ thể về “cố tình vắng mặt” là như thế nào. Mặt khác, quy định hiện hành cũng mới chỉ dừng ở việc quy định về trường hợp đương sự là bị đơn vắng mặt mà chưa có quy định cụ thể về trường hợp đương sự là nguyên đơn vắng mặt trong buổi hòa giải đến lần thứ hai. Điều này sẽ gây khó khăn cho Tòa án trong việc quyết định tiến hành bước tiếp theo trong việc giải quyết vụ án sơ thẩm. Vì vậy, đối với trường hợp vắng mặt của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhất là với những vụ án có nhiều đương sự, cần được quy định theo hướng giúp vụ việc có thể nhanh chóng được giải quyết một cách thỏa đáng, phù hợp với nguyện vọng của các đương sự. Có thể quy định theo các hướng sau: + Nếu một trong các nguyên đơn vắng mặt đến lần thứ hai mà không có lý do chính đáng thì coi như nguyên đơn đó đã từ bỏ yêu cầu và đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu của nguyên đơn vắng mặt. Tòa án sẽ tiến hành hòa giải nếu sự thỏa thuận đó không làm ảnh hưởng đền quyền lợi của nguyên đơn vắng mặt. + Nếu một trong các bị đơn vắng mặt mà các bị đơn khác vẫn muốn tiến hành hòa giải và việc hòa giải không ảnh hưởng đến bị đơn vắng mặt thì tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt, nếu không thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu được Tòa án triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn mặt không có lý do chính đáng thì coi như họ từ bỏ yêu cầu đó và Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt. + Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không độc lập mà vắn mặt đến lần thứ hai vẫn không có lý do chính thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Cuối cùng, theo pháp luật hiện hành chưa có quyết định phân công thẩm phán thụ lý vụ án. Một vụ án khi đã được thụ lý thì việc xác định được thẩm phán là điều hết sức quan trọng. Quyết định này sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho thẩm phán được phân công để giải quyết vụ việc, đồng thời giúp người thẩm phán có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Mặt khác, quyết định phân công thẩm phán khi được gửi tới cho các đương sự liên quan sẽ giúp họ có thể sớm đưa ra yêu cầu thay đổi thẩm phán nếu vị thẩm phán được phân công bị rơi vào trường hợp phải bị thay đổi để đảm bảo sự công bằng cho các đương sự (căn cứ theo Điều 46, 47 BL TTDS). Do vậy, cần thiết phải có quyết định phân công thẩm phán trong quá trình chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm và quyết định đó phải được gửi tới các đương sự liên quan. III. Kết luận
  • 11. Tóm lại, về vấn đề chuẩn bị xét xử trong tố tụng dân sự, bài viết trước hết đưa ra một cái nhìn tổng quan về giai đoạn này với sự nắm vững những vấn đề pháp lý cơ bản để từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan cùng với những đề xuất kiến nghị trên phương diện pháp lý. Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 2. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP 3. Giáo trình luật tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội 4. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự , Khóa luận tốt nghiệp _ Lê Thị Lan 2011 5. Thụ lý vụ án dân sự và một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học _ Liễu Thị Hạnh 2009 6. Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Giáo dục Việt nam, 2011. 7. Trần thị bích thủy, thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, hà nội 2011
  • 12. MỤC LỤC I. Những vấn đề lý luận về chuẩn bị xét xử sơ thẩm 2. Khái niệm và đặc điểm 3. Ý nghĩa 4. Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 5. Các bước trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 5.1 Thụ lý vụ án 5.2 Phân công thẩm phán giải quyết vụ án 5.3 Thông báo về việc thụ lý vụ án 5.4 Lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án 5.5 Hòa giải 6 Các quyết định Tòa án có thể đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm 6.1 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự 6.2 Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án 6.3 Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án 6.4 Quyết định đưa vụ án ra xét xử II. Nhận xét và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị xét xử 1. Những ưu điểm của pháp luật hiện hành về công tác chuẩn bị xét xử 2. Những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm III. Kết luận