SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải
Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật
Chương VII
BIÊN BẢN, THỜI HẠN, ÁN PHÍ
Điều 95. Biên bản
1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.
Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời
gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan
đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu, đề nghị của họ.
2. Biên bản phiên toà phải có chữ kí của chủ toạ phiên toà và thư kí toà án. Biên bản các hoạt
động tố tụng khác phải có chữ kí của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường
hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ kí của họ.
1. Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự (quy định về chứng cứ) tại điểm d Khoản 2 quy định biên bản
về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là một trong những nguồn của chứng cứ. Chính vì vậy,
chúng luôn luôn có giá trị để chứng minh về một tình tiết nào đó của vụ án hình sự. Để bảo đảm
các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện một cách đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp
luật khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng khác nhau, Điều luật này của Bộ luật tố tụng
hình sự (BLTTHS) quy định các cơ quan này phải lập biên bản. Ngoài Điều 95 BLTTHS còn có
nhiều điều luật khác quy định thủ tục lập biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng hình sự cụ
thể mà khi thực hiện các hành vi và hoạt động tố tụng đó người tiến hành tố tụng, người tham gia
tố tụng và những người liên quan phải tuân theo. Thí dụ, Điều 80 quy định về bắt bị can, bị cáo
để tạm giam; Điều 81 quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Điều 84 quy định biên
bản về việc bắt người.
2. Biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng là một văn bản ghi nhận diễn biến, nội dung,
những người tham gia một công việc nào đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thí dụ,
biên bản bắt người phạm pháp quả tang; biên bản đối chất, nhận dạng; biên bản khám người;
biên bản khám nhà; biên bản thu giữ các tài liệu, vật chứng...
3. Vì hành vi và hoạt động tố tụng bao giờ cũng được tiến hành ở một thời điểm và địa điểm nào
đó nên pháp luật quy định khi tiến hành các hoạt động tố tụng trong biên bản phải ghi rõ địa
điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hoạt
động tố tụng. Những người tiến hành, tham gia hoặc liên quan đến hoạt động tố tụng cần phải
được ghi rõ trong biên bản và cuối biên bản phải có chữ kí của họ. Những biên bản về hoạt động
tố tụng nếu không có chữ kí của những người nói trên sẽ không có giá trị pháp lí và không được
dùng làm chứng cứ để chứng minh một tình tiết nào đó của vụ án.
4. Pháp luật yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải có các mẫu biên bản thống nhất về cùng
một hoạt động tố tụng. Thí dụ, biên bản lấy lời khai của viện kiểm sát và của cơ quan điều tra,
biên bản về từ chối luật sư bào chữa của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án và các loại biên
bản khác phải được lập giống nhau.
5. Trong quá trình lập biên bản, có thể có sự thay đổi, sửa chữa, bổ sung. Những điểm thay đổi,
sửa chữa, bổ sung đó bên cạnh phải có chữ kí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia
hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng. Những ý kiến đề nghị, yêu cầu hoặc khiếu nại liên
quan đến nội dung của biên bản cũng phải được ghi trong chính biên bản đó làm cơ sở cho việc
xem xét, giải quyết của cơ quan và những người có thẩm quyền.
6. Tại phiên toà xét xử, biên bản phiên toà do thư kí (hoặc các thư kí) ghi chép. Mặc dù phiên
toà có nhiều người tiến hành tố tụng như chủ toạ phiên toà, thẩm phán - thành viên hội đồng xét
xử, hội thẩm nhân dân, đại diện viện kiểm sát và nhiều người tham gia phiên toà như người bào
chữa, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định... nhưng biên bản phiên toà chỉ cần
có chữ kí của chủ toạ phiên toà và thư kí toà án. Những người khác không có nghĩa vụ và cũng
không có quyền kí vào biên bản phiên toà mặc dù một số người trong những người nói trên có
quyền được đọc biên bản phiên toà và có yêu cầu và kiến nghị nếu không đồng ý với nội dung
nào đó nêu trong biên bản.
Điều 96. Tính thời hạn
1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22 giờ
đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi
tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có
ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì
ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn.
Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong
lệnh. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thi một tháng được tính là ba mươi ngày.
2. Trong trường hợp có đơn hoặc có giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo
dấu bưu điện nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua ban giám thị trại tạm giam, trại
giam thì thời hạn được tính từ ngày ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận được đơn hoặc
giấy tờ đó.
1. Trong tố tụng hình sự, thời hạn là một chế định rất quan trọng, nó liên quan đến rất nhiều chế
định khác như điều tra, tạm giữ, tạm giam, chuẩn bị xét xử... Quy định thời hạn một cách hợp lí
sẽ bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài
sản và công sức của nhà nước và những người tham gia tố tụng khác, bảo đảm các quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng vi phạm các quy định về thời
hạn, Điều luật đã quy định cách tính thời hạn.
2. Thời hạn quy định trong BLTTHS nước ta được tính theo giờ, ngày và tháng. Thí dụ, khoản 4
Điều 81 (Bắt người trong trường hợp khẩn cấp) quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận
được đề nghị được xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, viện kiểm sát phải
ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn; Điều 87 (thời hạn tạm giữ) quy định
thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày kể tự khi cơ quan điều tra nhận được người bị bắt.
Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể ra hạn tạm giữ nhưng không quá
ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ
hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát cùng
cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan
đến việc gia hạn tạm giữ, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê
chuẩn; Điều 120 (thời hạn tạm giam để điều tra) trong khoản 1 quy định thời hạn tạm giam bị
can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với
tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng...
3. Điều luật quy định đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Đây là một quy định rất quan trọng bởi lẽ, trong khoảng thời gian nói trên, một số hành vi và
hoạt động tố tụng không được tiến hành trừ trường hợp có lí do không thể trì hoãn (Thí dụ,
không được hỏi cung vào ban đêm, không được khám nhà, bắt người vào ban đêm...).
4. Thời hạn quy định trong điều luật này được tính theo dương lịch. Theo lịch, không phải tất cả
các tháng đều có 30 ngày mà có những tháng có 31 ngày, 28 hoặc 29 ngày. Luật quy định khi
tính thời hạn theo tháng thì thời hạn kết thúc vào ngày trùng của tháng sau, nếu tháng đó không
có ngày trùng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. Thí dụ, thời hạn điều tra vụ
án cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự được bắt đầu từ ngày 31/12 năm
2003 thì sẽ hết thời hạn vào ngày 29/2/2004 bởi tháng 2/2004 chỉ có 29 ngày. Trong thực tế, thời
điểm hết thời hạn có thể trùng với ngày nghỉ (bao gồm ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày lễ
mà theo Hiến pháp là ngày được nghỉ việc). Trong trường hợp này thì thời điểm hết thời hạn là
ngày tiếp theo ngày nghỉ (tức là ngày thứ hai của tuần làm việc hoặc ngày đầu tiên tiếp theo của
ngày lễ).
5. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và từ lợi ích của người bị truy tố về hình sự, Điều luật quy
định khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm giữ, tạm giam phải ghi rõ trong lệnh tạm
giữ, tạm giam thời gian bắt đầu và thời hạn kết thúc. Trong trường hợp trong lệnh tạm giam chỉ
ghi ngày bắt đầu tạm giam và thời hạn tạm giam được tính bằng tháng thì một tháng được tính là
30 ngày.
6. Trong tố tụng hình sự, pháp luật quy định có hai hình thức gửi đơn hoặc giấy tờ, tài liệu. Đó là
gửi trực tiếp cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và gửi qua đường bưu điện. Trong
trường hợp đơn, giấy tờ hoặc tài liệu được gửi qua đường bưu điện thì thời hạn bắt đầu được tính
theo thời gian ghi trên dấu của bưu điện nơi gửi (thí dụ, ngày 3/2/2004 Toà án nhân dân thành
phố Hà Nội tuyên án phạt tù 10 năm đối với bị cáo Trần Văn A quê ở Tuyên Quang. Sau khi
tuyên án, bị cáo Trần Văn A kháng cáo và đơn kháng cáo được gửi theo đường bưu điện tới Toà
án nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 28/2/2004 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mới nhận
được đơn kháng cáo nói trên của Trần Văn A. Trong trường hợp này, kháng cáo của Trần Văn A
vẫn được coi là hợp lệ và kháng cáo được tiến hành trong thời gian luật định (15 ngày) nếu trên
phong bì có dấu bưu điện ghi ngày gửi trước ngày 18/2/2004.
7. Trong thực tế, các bị can, bị cáo, người bị kết án đang trong các trại tạm giam, trại giam không
thể gửi đơn từ, giấy tờ, tài liệu theo một trong hai hình thức nói trên mà bắt buộc phải gửi qua
khâu trung gian là ban giám thị trại tạm giam, trại giam. Trong trường hợp này, thời hạn gửi tài
liệu hoặc giấy tờ, đơn từ được tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc
giấy tờ, tài liệu đó. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị kết án
đang trong các trại tạm giam, trại giam, Bộ công an ra các quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận
đơn từ, giấy tờ, tài liệu của Ban giám thị các trại giam, trại tạm giam khi các trại viên có nhu cầu
gửi đơn từ, giấy tờ hoặc tài liệu tới những người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng
có thẩm quyền.
Điều 97. Phục hồi thời hạn
Nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn
1. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có thể vì những lí do nào đó mà thời hạn đã hết.
Nếu theo các quy định về thời hạn thì về nguyên tắc, việc hết thời hạn là một căn cứ để cơ quan
tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết vấn đề liên quan (Thí dụ, khi hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị thì các kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận và việc xét xử phúc thẩm, giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm sẽ không được tiến hành). Tuy nhiên, việc quá hạn cũng có nhiều lí do
khác nhau, có những lí do chính đáng và có những lí do không chính đáng. Trong trường hợp
việc quá hạn có lí do chính đáng mà cơ quan tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết những
vẫn đề liên quan sẽ hoặc gây thiệt hại cho nhà nước hoặc gây thiệt hại cho công dân. Để tình
trạng trên đây không xảy ra, Điều luật quy định nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan
tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn.
2. Phục hồi thời hạn là việc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền không thừa nhận việc quá
hạn mà ngược lại thừa nhận thời hạn đang còn trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn tới việc quá
hạn là chính đáng.
3. Lí do chính đáng là những lí do khách quan mà bản thân các chủ thể cho dù đã cố gắng thực
hiện các biện pháp khác nhau nhưng cũng không thể khắc phục được. Thí dụ, lí do việc kháng
cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm quá hạn được coi là chính đáng khi xác định có thiên
tai, địch hoạ, dịch bệnh... mà những hiện tượng trên đã trực tiếp gây ra những khó khăn cho việc
kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định; thời hạn điều tra đã hết nhưng cơ quan điều tra
chưa kết thúc điều tra do bị can bỏ trốn, ốm nặng cần có thời gian điều trị...
4. Nghĩa vụ phục hồi thời hạn thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan này, sau khi
xác minh những nguyên nhân dẫn đến việc quá hạn nếu thấy đó là những lí do chính đáng thì ra
các quyết định tương ứng để phục hồi thời hạn. Hậu quả của quyết định phục hồi thời hạn của cơ
quan tiến hành tố tụng là việc giải quyết vụ án hình sự lại được tiến hành một cách bình thường
theo các quy định chung.
Điều 98. Án phí
Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụng hình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng,
người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến
hành tố tụng chỉ định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; án phí dân sự trong
vụ án hình sự.
1. qua trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng như
cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án tiến hành các biện pháp khác nhau nhằm làm sáng tỏ vụ án bao
gồm xác định hành vi phạm tội, người phạm tội và giải quyết trách nhiệm hình sự cũng như dân
sự của người đó. Quá trình này bao gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở các cấp
toà án khác nhau. Nó có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian không dài (vài ba tháng)
trong phạm vi một địa phương (một quận, huyện) và cũng có thể được thực hiện trong một
khoảng thời gian rất dài (nhiều năm), ở nhiều địa phương thậm chí nhiều quốc gia khác nhau.
Chính vì vậy, chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự là rất lớn. Lẽ đương nhiên, nhà nước
phải có những khoản tiền khác nhau để chi phí cho hoạt động tố tụng hình sự, thế nhưng vụ án
hình sự diễn ra là do có người phạm tội. Vì vậy, người phạm tội phải có trách nhiệm cùng với
nhà nước chịu một phần những chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, ngoài trách nhiệm hình sự của người phạm tội, các
cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết trách nhiệm dân sự của những người liên quan và
cũng tương tự như nêu trên, những người này cũng phải chịu trách nhiệm một phần những chi
phí của nhà nước đã tiêu tốn trong quá trình giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự.
3. án phí là số tiền mà hội đồng xét xử quyết định một người nào đó phải nộp vào công quỹ để
góp phần chi phí cho các hoạt động tố tụng hình sự khác nhau và trả tiền thù lao cho những
người có quyền hưởng thù lao khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những người
có quyền hưởng thù lao khi tham gia giải quyết vụ án hình sự là người làm chứng, người bị hại,
người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng
chỉ định.
4. ở nước ta, trước khi có văn bản của Chính phủ quy định về án phí, án phí được quy định trong
các văn bản của Toà án nhân dân tối cao. Ngày 1/6/1976 Toà án nhân dân tối cao đã ra thông tư
số 40/TATC về chế độ án phí, lệ phí. Tiếp theo đó, Toà án nhân dân tối cao lại có Công văn số
114/NCPL ngày 19/3/1977, số 434/NCPL ngày 28/6/1977 và số 342/NCPL ngày 10/6/1978 giải
thích và hướng dẫn thi hành Thông tư số 40/TATC nói trên. Tiếp đó các văn bản nêu trên được
thay thế bởi Thông tư số 85/TATC ngày 6/8/1982 của Toà án nhân dân tối cao về chế độ án phí,
lệ phí tại toà án nhân dân. Ngày 16/8/1988, Toà án nhân dân tối cao lại ra Thông tư số 03/NCPL
và ngày 28/4/1989 ra Thông tư số 02/NCPL điều chỉnh các mức án phí, lệ phí quy định tại
Thông tư số 85/TATC ngày 6/8/1982. Các quy định về án phí trong các văn bản nêu trên đã được
thi hành tới năm 1997 thì được thay thế bằng Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ
quy định về án phí, lệ phi toà án.
5. Trong tố tụng hình sự, án phí bao gồm án phí hình sự và án phí dân sự trong vụ án hình sự.
Theo các quy định của Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí và
lệ phí toà án thì án phí hình sự bao gồm án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời
chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm. Mức án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng
thời chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm là 50.000đồng (năm mươi nghìn đồng). Khi xét xử
giám đốc thẩm, tái thẩm thì người bị kết án không phải chịu án phí. án phí được hội đồng xét xử
định rõ trong bản án và chỉ được thu khi vụ án đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết
định đã có hiệu lực pháp luật.
6. án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm được quy định như sau:
- Người bị kết án phải chịu án phí sơ thẩm là 50.000đ.
- Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo
không phạm tội thì người bị hại đã khởi kiện phải nộp án phí là 50.000đ.
7. án phí hình sự phúc thẩm được quy định như sau:
- Bị cáo kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm là 50.000đ nếu toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên
quyết định về hình sự của bản án, quyết định sơ thẩm đối với bị cáo kháng cáo.
- Người bị hại kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm là 50.000đ trong trường hợp vụ án được
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án,
quyết định sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội.
- Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc
thẩm không phải chịu án phí phúc thẩm.
- Viện kiểm sát kháng nghị không phải chịu án phí phúc thẩm.
8. Người phải chịu án phí hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự trong trường hợp
bị cáo có khó khăn được uỷ ban nhân dân xã phường hoặc cơ quan chủ quản xác nhận, chứng
nhận thì toà án có thể quyết định miễn hoặc giảm án phí cho người đó.
Điều 99. Trách nhiệm chịu án phí
1. Án phí do người bị kết án hoặc nhà nước chịu theo quy định của pháp luật.
2. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của toà án.
Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo
không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì
người bị phải trả án phí.
1. Người bị kết án có trách nhiệm chịu án phí. Quyết định người bị kết án có trách nhiệm chịu án
phí vừa khẳng định người này phải có nghĩa vụ đối với nhà nước cùng với nhà nước chịu các chi
phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự vừa có tác động để người này nhận thấy sai lầm của
mình trong việc thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại về sức người, sức của cho nhà nước và
những người khác.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm trả án phí theo các quy định của pháp luật.
Chương XXXI
THỦ TỤC TÁI THẨM
Điều 290. Tính chất của tái thẩm
Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản
án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
1. Tố tụng hình sự là một quá trình rất phức tạp và trong bất kì giai đoạn nào cũng có thể tồn tại
những sai lầm nhất định. Những sai lầm đó có thể gặp trong giai đoạn điều tra khi cơ quan điều
tra tiến hành thu thập chứng cứ, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử khi viện kiểm sát hoặc
toà án đánh giá và sử dụng chứng cứ, áp dụng điều luật hoặc ra một văn bản tố tụng nào đó. Để
ngăn ngừa những sai lầm có thể xảy ra và khắc phục khi những sai lầm đã xảy ra, luật tố tụng
hình sự đã quy định những thủ tục khác nhau trong đó có thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm. Mỗi thủ tục nêu trên có tính chất, mục đích khác nhau. Nếu như xét xử phúc
thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại bản án hoặc quyết định của toà án cấp dưới chưa có
hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm là xét lại bản án
hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có việc vi phạm pháp
luật trong quá trình giải quyết vụ án thì tái thẩm là việc toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có những tình tiết mới được phát
hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án đã không biết
được khi ra các bản án hoặc quyết định đó.
2. Những điều kiện cần và đủ để xét xử tái thẩm một vụ án hình sự bao gồm:
- Bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật;
- Có những tình tiết mới được phát hiện mà sự hiện diện của những tình tiết này có thể làm thay
đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án đã không biết được khi ra bản án
hoặc quyết định đó;
- Có kháng nghị của người có thẩm quyền theo các trình tự và thủ tục do luật tố tụng hình sự quy
định.
3. Tình tiết mới được phát hiện là những tình tiết biết được sau khi đã có quyết định hoặc bản án
có hiệu lực pháp luật. Các tình tiết này có thể do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng phát hiện và cũng có thể do các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội hoặc công dân phát
hiện và thông báo (hoặc bằng miệng hoặc bằng văn bản) cho cơ quan tiến hành tố tụng biết.
Những tình tiết đã được biết trong quá trình giải quyết vụ án từ khi khởi tố điều tra tới trước khi
toà án ra quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật không được coi là các tình tiết mới.
Nếu những tình tiết này đã không được toà án áp dụng dẫn đến việc ra quyết định hoặc bản án
không đúng pháp luật thì đây không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
4. Những tình tiết mới được phát hiện phải có giá trị làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án
hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. Nếu những tình
tiết mới chỉ có giá trị làm thay đổi một nội dung nào đó không cơ bản của bản án hoặc quyết định
đã có hiệu lực pháp luật thì chúng không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Thí
dụ, các tình tiết mới được phát hiện chỉ làm thay đổi mức bồi thường thiệt hại, biện pháp hình
phạt (tù giam hay án treo), thay đổi đường lối xét xử (hoãn thi hành án hay thi hành ngay)...
5. Thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án là sự
thay đổi hoàn toàn hoặc thay đổi lớn về nội dung của bản án hoặc quyết định đó. Thí dụ, các tình
tiết mới được phát hiện là chứng cứ chứng minh người bị kết án không phạm tội, phạm tội nặng
hơn hoặc nhẹ hơn so với tội danh mà toà án đã áp dụng trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu
lực pháp luật; Hình phạt đã áp dụng hoặc quá nhẹ, hoặc quá nặng so với hành vi mà thực tế
người bị kết án đã thực hiện.
Điều 291. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là:
1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những
điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án
bị xét xử sai;
3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác có
trong hồ sơ vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.
4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
1. Trước đây Điều 261 BLTTHS năm 1988 của nước ta chỉ quy định có ba tình tiết được dùng
làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đó là:
- Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những
điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
- Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị
xét xử sai;
- Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật.
Ngoài ba tình tiết nêu trên được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Điều 291
BLTTHS năm 2003 còn quy định tại khoản 4 là những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ
án không đúng sự thật là căn cứ thứ tư để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
2. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định làm những nguồn chứng cứ rất quan trọng
về vụ án hình sự. Người làm chứng là người không liên quan đến vụ án hình sự cũng không có
lợi ích gì cho dù vụ án được cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết như thế nào. Chính vì vậy, lời
khai của người làm chứng thường là khách quan nhất so với lời khai của những người tham gia
tố tụng khác. Trong quá trình đánh giá chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng thường đặt niềm tin nhiều hơn vào lời khai của người làm chứng. Để bảo đảm tính khách
quan về những lời khai của người làm chứng, pháp luật tố tụng hình sự quy định người làm
chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực và đầy đủ tất cả những tình tiết mà họ đã biết được. Điều
307 Bộ luật hình sự 1999 quy định người làm chứng khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu
mà mình biết rõ là sai sự thật phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại
những trường hợp xuất phát từ những động cơ khác nhau mà người làm chứng đã khai báo hoặc
cung cấp những tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan này vì đã quá tin
vào lời khai của người làm chứng mà giải quyết vụ án không đúng. Sau khi bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật nếu cơ quan tiến hành tố tụng xác định lời khai của người làm chứng trước
đây là không đúng sự thật thì đây là một căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm đối với bản án, quyết định đó.
3. Kết luận giám định cũng là một nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án hình sự. Về nguyên tắc,
cơ quan giám định và người giám định phải sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để thực
hiện các yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nêu trong quyết định trưng cầu giám định. Người
giám định khi được phân công giám định phải có nghĩa vụ đưa ra các kết luận của cá nhân về
những vấn đề cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu. Trong thực tế vẫn tồn tại những trường hợp do
trình độ chuyên môn kém hoặc do những lí do khác mà người giám định đã có những kết luận
không đúng sự thật. Nếu điều này được phát hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật mà nó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đó thì đây là một căn cứ để
người có thẩm quyền ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
4. Trong tố tụng hình sự, khi người tham gia tố tụng hình sự không nói được tiếng Việt Nam
hoặc trong hồ sơ vụ án có những tài liệu tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt Nam thì cơ
quan tiến hành tố tụng mời người phiên dịch. Cũng như người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch không có lợi ích liên quan tới vụ án hình sự. Họ cũng có nghĩa vụ phải dịch
các tài liệu và lời nói của những người khác sang tiếng Việt Nam một cách trung thực. Nếu bản
dịch của họ không đúng sự thật và vì thế nó làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định của
toà án thì sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cơ quan tiến hành tố tụng đã xác
định được điều đó thì đây là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
5. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm là những người tiến hành tố tụng. Trong
từng giai đoạn, các kết luận của họ thường được phản ánh trong các văn bản tố tụng như Kết
luận điều tra, Cáo trạng, bản án hoặc quyết định của toà án trong đó Kết luận điều tra là quan
điểm đề nghị truy tố của cơ quan điều tra gửi viện kiểm sát, Cáo trạng là quan điểm truy tố của
viện kiểm sát đề nghị toà án xét xử. Nếu những kết luận của những người nói trên không đúng
sẽ dẫn tới hậu quả tất yếu là vụ án bị xét xử sai. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật, việc phát hiện các kết luận của những người nói trên là không đúng sẽ là căn cứ để kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm.
6. Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án hình sự. Nó là những
chứng cứ vật chất do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc do họ nhận được từ các nguồn khác
nhau. Theo các quy định của luật tố tụng hình sự, vật chứng phải được thu thập và bảo quản theo
một trình tự luật định. Tuy nhiên, trong thực tế có thể có những lí do khác nhau mà vật chứng bị
giả mạo, đánh tráo (thí dụ, ma tuý bị đánh tráo bởi một chất khác không phải là ma tuý; hung khí
giết người bị đánh tráo thành một vật dụng khác; tiền giả bị đổi thành tiền thật...). Trong trường
hợp này, việc sử dụng các vật chứng nêu trên sẽ làm cho việc xét xử vụ án không đúng, người có
tội có thể trở thành vô tội hoặc ngược lại người không phạm tội có thể bị kết án là có tội. Nếu sau
khi bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện
ra tình tiết nêu trên thì tình tiết này cũng là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
7. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng
khác nhau, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành lập biên bản. Biên bản điều tra, biên bản
các hoạt động tố tụng khác đều là những nguồn chứng cứ quan trọng mà cơ quan tiến hành tố
tụng dựa vào đó để giải quyết vụ án hình sự. Khi biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố
tụng khác hoặc những tài liệu khác bị giả mạo hoặc không phản ánh đúng sự thật khách quan về
những diễn biến của vụ án đã xảy ra sẽ dẫn tới hậu quả là toà án ra bản án, quyết định không
đúng pháp luật (thí dụ, biên bản khám nhà và thu giữ đồ vật trong khi khám nhà thể hiện cơ
quan điều tra đã thu giữ ma tuý nhưng thực tế không có việc này sẽ dẫn tới một người không
tàng trữ, mua bán hoặc sử dụng các chất ma uý có thể bị truy tố, xét xử về các tội phạm ma tuý
tương ứng). Tình tiết này nếu được phát hiện sau khi bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực
pháp luật sẽ là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
8. Điều 291 BLTTHS năm 2003 quy định một căn cứ mới để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là
"Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật". Những tình khác ở đây
được hiểu là những tình tiết không liên quan đến ba căn cứ đã nêu trên. Những tình tiết đó có thể
liên quan tới thủ tục tố tụng, tới đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ nghiệp vụ của những
người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc thư
kí phiên toà. Thí dụ, việc áp dụng thời hiệu không đúng dẫn đến vụ án bị đình chỉ không có căn
cứ pháp luật; điều tra viên, kiểm sát viên hoặc thẩm phán nhận hối lộ để điều tra, truy tố, xét xử
một người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; vì động cơ vụ lợi
hoặc các động cơ cá nhân khác thư kí phiên toà ghi biên bản phiên toà không đúng sự thật diễn
ra tại phiên toà; nhân viên đánh máy cố tình viết bản án hoặc quyết định sai sự thật. Những tình
tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật cũng có thể liên quan tới những người
khác không phải là người tiến hành tố tụng. Thí dụ, người có chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân
viên tư pháp làm sai sự thật...
Điều 292. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của
vụ án và báo cho viện kiểm sát hoặc toà án. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị
tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng viện
kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án sang toà án có thẩm quyền.
Nếu không có căn cứ thì viện trưởng viện kiểm sát trả lời cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát
hiện biết rõ lí do của việc không kháng nghị.
1. Xuất phát từ nguyên tắc dân chủ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, BLTTHS của
nước ta quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền phát hiện
những tình tiết mới của vụ án và thông báo cho viện kiểm sát hoặc toà án.
2. Cho tới nay, ở nước ta chưa có quy định các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
toà án phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nếu từ
một nguồn thông tin nào đó, một công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước biết được vụ án được giải
quyết không đúng pháp luật mà nguyên nhân của nó là trong quá trình xét xử toà án đã không
biết và không sử dụng một tình tiết nào đó thì cá nhân và tổ chức nói trên có quyền trực tiếp hoặc
thông qua đơn thông báo cho toà án hoặc viện kiểm sát. Cơ quan tiếp nhận thông tin của công
dân và tổ chức về các tình tiết mới được phát hiện phải lập biên bản và chuyển đến viện kiểm sát
có thẩm quyền xác minh và ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
3. Luật tố tụng hình sự nước ta từ trước tới nay đều có các quy định giao thẩm quyền kháng nghị
tái thẩm cho viện kiểm sát bởi lẽ chỉ có viện kiểm sát mới có điều kiện xác minh về những tình
tiết mới được phát hiện. Khi nhận được thông báo của công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác
về những tình tiết mới được phát hiện, viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định cử cán bộ (thường
là kiểm sát viên thuộc bộ phận kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố hoặc điều tra viên
của viện kiểm sát) đi xác minh những tình tiết đó. Quá trình xác minh những tình tiết mới được
phát hiện thực chất cũng là một hoạt động điều tra do viện kiểm sát tiến hành nhằm xác định có
hay không có tình tiết mới đó và giá trị pháp lí của những tình tiết mới đó có thể làm thay đổi cơ
bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lục pháp luật của toà án hay không. Kết quả
xác minh những tình tiết mới phải được thể hiện bằng văn bản báo cáo với viện trưởng viện
kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của toà án và người này quyết định kháng nghị hay không kháng nghị theo trình tự
tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên.
4. Khi thấy có một trong bốn căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 291
BLTTHS, viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển
toàn bộ hồ sơ vụ án cùng quyết định kháng nghị tái thẩm cho toà án có thẩm quyền. Trong
trường hợp không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì viện trưởng viện kiểm sát
trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, người đã có thông báo về tình tiết mới được phát hiện
biết rõ lí do của việc không kháng nghị.
Điều 293. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với
những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp, trừ quyết định của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối
với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới.
3. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối
với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Viện
trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với
những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực.
4. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và
những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
1. Khác với thủ tục giám đốc thẩm trong đó quyền kháng nghị được giao cho cả chánh án toà án
nhân dân và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân từ cấp tỉnh trở lên, chánh án toà án quân sự và
viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên, trong thủ tục tái thẩm quyền kháng nghị
chỉ giao cho viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và viện trưởng viện kiểm sát
quân sự cấp quân khu trở lên. Sự khác biệt này là do trước khi quyết định kháng nghị hay không
kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cần tiến hành xác minh có hay không có các tình tiết mới và giá
trị pháp lí của chúng. Việc làm này chỉ có thể tiến hành bởi các kiểm sát viên hoặc điều tra viên
của viện kiểm sát.
2. Theo quy định của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS, thẩm quyền kháng nghị
tái thẩm chỉ thuộc viện trưởng viện kiểm sát. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động của viện kiểm
sát hiện nay, viện phó viện kiểm sát phụ trách về hình sự thường được phân công thay mặt hoặc
theo sự uỷ quyền của viện trưởng viện kiểm sát ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Điều này
cũng không trái với Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với
những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tất cả các cấp trừ quyết định của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đây cũng là một quy định mới trong BLTTHS năm
2003 so với quy định tương ứng trong BLTTHS 1988. Điều 263 BLTTHS 1988 quy định Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân hoặc toà án quân sự các cấp. Theo quy
định này có thể hiểu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối
với cả quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và thực tế điều này cũng đã
tồn tại trước khi nhà nước ta ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002. Điều này đã dẫn
đến sự phức tạp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự bởi sau khi Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao đã xét xử vụ án nếu Viện kiểm sát nhân tối cao không đồng ý vẫn có thể ra
kháng nghị theo trình tự tái thẩm và một lần nữa khi có kháng nghị trên đây, Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao lại tiếp tục xét xử vụ án. Tuy nhiên, vì đã xét xử nên trong lần này mặc
dù có kháng nghị, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao sẽ vẫn bảo vệ quan điểm của
mình và không thay đổi quyết định. Như vậy, vô hình chung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao chỉ mang tính hình thức vì sẽ không thể có thay đổi trong quyết định của Hội đồng
thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi xét xử lại vụ án. Theo quy định của Luật tổ chức toà án
nhân dân năm 2002, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cấp xét xử cuối cùng và là
cấp cao nhất, vì vậy Điều 293 BLTTHS quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
không có quyền kháng nghị tái thẩm đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao. Xung quanh vấn đề này hiện vẫn có những quan điểm khác nhau. Mặc dù là cấp xét
xử cuối cùng và là cấp cao nhất nhưng quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao vẫn có thể có những sai lầm. Nếu không cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
quyền kháng nghị đối với quyết định đó thì cơ quan nào sẽ xem xét lại và khắc phục những sai
lầm có thể có như đã nêu trên. Nhưng nếu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyền
kháng nghị đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao được kháng nghị mấy lần và khi nào thì tố tụng hình sự mới kết
thúc. Đã có những người đề xuất ý kiến cần thành lập trong Quốc hội một uỷ ban mới gọi là Uỷ
ban giám sát tư pháp với chức năng xem xét lại các bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao khi phát hiện có những sai lầm trong bản án và quyết định đó. Tuy
nhiên, điều này lại trái với Hiến pháp vì Hiến pháp đã khẳng định ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì chỉ toà án mới có thẩm quyền xét xử các vụ án khác nhau và Toà án nhân dân
tối cao (mà cụ thể là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao) là cấp xét xử cao nhất. Chính
vì vậy, tư tưởng thành lập Uỷ ban giám sát tư pháp đã không trở thành hiện thực và cho tới nay
trong giới khoa học pháp lí hình sự cũng như trong các cơ quan tư pháp vẫn đang bàn luận về
một vấn đề trong trường hợp quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có sai
lầm thì cơ quan nào có thẩm quyền sửa chữa, khắc phục. Theo quan điểm của chúng tôi, trong
điều kiện ở nước ta chưa có Toà án hiến pháp nên việc phát hiện, khắc phục những sai lầm trong
các quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nên giao cho Quốc hội. Trong
những trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban đặc biệt để điều tra, xem xét lại các bản
án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và báo cáo để Quốc hội quyết
định. Nghị quyết của Quốc hội là quyết định cuối cùng mà các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải thực hiện.
4. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối
với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới. Viện
trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những
bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng viện
kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án
hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực.
5. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của Viện trưởng viện kiểm sát là căn cứ để toà án có thẩm
quyền tổ chức phiên toà tái thẩm và kết quả của phiên toà tái thẩm có thể liên quan tới quyền và
lợi ích hợp pháp của người bị kết án và những người khác. Để những người này có điều kiện bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Điều luật quy định sau khi ra quyết định kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm, viện kiểm sát có trách nhiệm gửi bản kháng nghị đó cho người bị kết án và
những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
Điều 294. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Những người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc
quyết định bị kháng nghị.
1. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là quyền
của người đã ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Người đã ra quyết định kháng nghị theo thủ tục
tái thẩm căn cứ vào giá trị pháp lí của những tình tiết mới được phát hiện để quyết định tạm đình
chỉ hay không tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị.
2. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị không phải là thủ tục bắt buộc
kèm theo việc ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với những bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật đang được thi hành, nếu thấy trong thời gian chờ xét xử tái thẩm việc tiếp tục
thi hành bản án hoặc quyết định đó có thể gây thiệt hại cho người phải thi hành thì viện trưởng
viện kiểm sát đã ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền quyết định tạm đình chỉ việc thi
hành bản án, quyết định đó.
3. Trong Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 8/12/1988 của Toà án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS đã chỉ rõ chỉ có
thể quyết định việc tạm đình chỉ thi hành án ngay trong bản kháng nghị hoặc sau khi đã kháng
nghị bằng một văn bản khác chứ không được ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án trước khi
kháng nghị. Đối với các trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù thì chỉ tạm đình
chỉ thi hành án khi đã có kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo các hướng đình chỉ vụ án; tuyên
bố người bị kết án không phạm tội; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; cho hưởng án treo
hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù. Trong những trường hợp này, sau khi có quyết
định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của
viện trưởng viện kiểm sát, người bị kết án được trả tự do để chờ kết quả xét xử của phiên toà tái
thẩm. Đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành thì sau
khi có kháng nghị tái thẩm theo hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố không phạm tội, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt thì toà án đã có nhiệm vụ thi hành án ra quyết định hoãn thi hành
án để chờ kết quả xét xử tái thẩm.
4. Cần phân biệt tạm đình chỉ thi hành án phạt tù trong trường hợp có kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm theo hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố người bị kết án không phạm tội, miễn trách nhiệm
hình sự, miễn hình phạt, áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù hoặc cho hưởng án treo với
tạm đình chỉ thi hành án phạt tù do người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ hoặc
người bị kết án bị ốm nặng cần có thời gian điều trị ở bệnh viện.
5. Khi có kháng nghị tái thẩm theo hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố người bị kết án không phạm
tội, việc thi hành phần bản án, quyết định liên quan đến trách nhiệm dân sự của người bị kết án
hoặc những người khác cũng có thể được người ra kháng nghị quyết định tạm đình chỉ thi hành
để chờ kết quả xét xử tái thẩm nếu việc thi hành đó gây thiệt hại cho người bị kết án hoặc những
người khác.
Điều 295. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được
quá một năm kể từ ngày viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến
hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự.
1. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có thể theo hướng có lợi hoặc hướng không có lợi cho người
bị kết án, vì vậy, luật tố tụng hình sự chia thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thành hai
loại: Thời hạn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án và thời hạn kháng nghị theo
hướng không có lợi cho người bị kết án.
2. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, pháp luật tố tụng hình sự quy định kháng nghị tái thẩm theo
hướng có lợi cho người bị kết án không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường
hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ, còn kháng nghị tái thẩm theo hướng không
có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
tội phạm đó và trong vòng một năm tính từ ngày viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới
được phát hiện.
3. Kháng nghị theo hướng không có lợi bao gồm các kháng nghị khi có các tình tiết mới mà các
tình tiết đó có giá trị pháp lí khẳng định một người từ không có tội thành có tội, kháng nghị để
phục hồi điều tra vụ án khi vì một lí do nào đó vụ án đã bị đình chỉ, kháng nghị yêu cầu xét xử
lại theo hướng chuyển từ tội danh nhẹ sang tội danh nặng hơn, chuyển từ hình phạt nhẹ sang
hình phạt nặng hơn, chuyển từ án treo sang án tù giam, tăng mức bồi thường thiệt hại. Kháng
nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án bao gồm các kháng nghị yêu cầu huỷ án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo
Điều 107 BLTTHS và đình chỉ vụ án, kháng nghị theo hướng tuyên bố người bị kết án không
phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho họ, cho hưởng án treo thay cho hình
phạt tù giam hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù; kháng nghị yêu cầu chuyển từ tội
danh nặng sang tội danh nhẹ hơn, chuyển hình phạt nặng sang hình phạt nhẹ hơn hoặc giảm mức
bồi thường thiệt hại cho họ.
4. Trong thời hạn một năm tính từ ngày phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản
nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, viện kiểm sát phải tiến hành xác minh
và quyết định kháng nghị hay không kháng nghị nếu những tình tiết đó làm thay đổi nội dung
bản án theo hướng bất lợi cho người bị kết án. Khi thời hạn một năm đã trôi qua tính từ ngày
phát hiện những tình tiết mới, dù tình tiết mới đó có là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
thì viện kiểm sát cũng không được quyền ra kháng nghị. Trong trường hợp này, bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật không thể thay đổi theo bất kì một thủ tục nào và nó phải được đưa
ra thi hành hoặc tiếp tục thi hành.
5. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề dân sự kèm theo, nếu có căn cứ để về
dân sự thì việc kháng nghị đó được tiến hành theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 296. Thẩm quyền tái thẩm
1. Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu tái
thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực.
2. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án quân sự trung ương tái thẩm những bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp quân khu.
3. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao.
1. Trước đây, trong BLTTHS 1988, Điều 266 quy định có bốn cấp tái thẩm bao gồm Uỷ ban
thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh và uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu; Toà hình
sự Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương; Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân tối
cao và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm
2002, trong Toà án nhân dân tối cao hiện nay không có Uỷ ban thẩm phán. Vì vậy, Điều luật chỉ
quy định có ba cấp tái thẩm gồm Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh và uỷ ban thẩm
phán toà án quân sự cấp quân khu; Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung
ương và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu tái
thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực.
Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án quân sự trung ương tái thẩm những bản án hoặc quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp quân khu.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao.
3. Việc quy định cho các cấp tái thẩm nêu trên có thẩm quyền xét lại các bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp tạo ra điều kiện thuận lợi trong việc rút hồ sơ
của toà án cấp trên và chuyển hồ sơ từ toà án cấp dưới lên tránh việc dây dưa phiền hà, kéo dài
thời gian trong tố tụng.
Điều 297. Việc tiến hành tái thẩm
Những quy định tại các Điều 280, 281 và 283 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc tái
thẩm.
1. Đây là một quy phạm viện dẫn bởi theo quy định của BLTTHS, toà án có thẩm quyền giám
đốc thẩm thì đồng thời cũng có thẩm quyền tái thẩm. Những người tham gia phiên toà tái thẩm
và thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm cũng được quy định tương tự như thủ tục giám đốc thẩm
2. Tái thẩm cũng được tiến hành theo các quy định tại Điều 280 (quy định về những người tham
gia phiên toà giám đốc thẩm); Điều 281 (quy định về thành phần hội đồng giám đốc thẩm); Điều
282 (quy định về chuẩn bị phiên toà và thủ tục phiên toà giám đốc thẩm) và Điều 283 của Bộ
luật này (quy định về thời hạn giám đốc thẩm).
Điều 298. Thẩm quyền của hội đồng tái thẩm
Hội đồng tái thẩm có thẩm quyền ra quyết định:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
3. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
1. Cũng với những nội dung nêu trên, trước đây Điều 268 BLTTHS 1988 có tên gọi "Các quyết
định của hội đồng tái thẩm" nay tại Điều 298 có tên gọi là "Thẩm quyền của hội đồng tái thẩm".
Đây chỉ là một thay đổi nhỏ về tên gọi điều luật mà không ảnh hưởng đến nội dung của Điều
luật quy định về các quyết định mà hội đồng tái thẩm có thể ra sau khi đã xét lại bản án và quyết
định có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới theo thủ tục tái thẩm.
2. Sau khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới, Hội đồng tái
thẩm ra một trong những quyết định sau đây:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại;
- Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.
3. Mặc dù kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền dựa
trên sự xác minh và đánh giá các tình tiết mới được phát hiện. Theo quan điểm của viện kiểm sát
thì trong thực tế đã có các tình tiết đó và các tình tiết này có giá trị pháp lí làm thay đổi cơ bản
nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới. Tuy nhiên, đây cũng
chỉ là quan điểm đơn phương của viện kiểm sát. Khi sự việc được xem xét tại hội đồng tái thẩm,
trên cơ sở lập luận của đại diện viện kiểm sát bảo vệ kháng nghị và các ý kiến của các thành
viên hội đồng tái thẩm, hội đồng tái thẩm có thể bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong thực tế, khi viện kiểm sát nhận được thông báo về
tình tiết mới và qua xác minh, đánh giá, viện kiểm sát cho đó là những tình tiết mới được phát
hiện và chúng có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
nhưng khi ra trao đổi trước tập thể hội đồng tái thẩm thì phát hiện hoặc các tình tiết nói trên
không phải là các tình tiết mới (các tình tiết đã được toà án cấp dưới xem xét, đánh giá trước khi
ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật) hoặc các tình tiết đó được coi là mới được phát
hiện nhưng chúng không làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật. Trong trường hợp này, hội đồng tái thẩm ra quyết định bác kháng nghị và giữ nguyên bản
án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Quyết định này của hội đồng tái thẩm khẳng định
việc kháng nghị của viện kiểm sát là không có căn cứ. Đối với các quyết định của uỷ ban thẩm
phán toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, uỷ ban thẩm phán toà án quân
sự cấp quân khu, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương nếu viện kiểm
sát không đồng ý có quyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra kháng nghị
còn đối với quyết định của hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao không có quyền kháng nghị nữa.
4. Sau khi xem xét kháng nghị của viện kiểm sát tại phiên tòa tái thẩm, nếu xác định kháng nghị
là có căn cứ pháp luật (có các tình tiết mới được phát hiện mà toà án cấp dưới đã không xem xét
khi ra các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; các tình tiết mới có thể làm thay đổi
cơ bản nội dung của bản án, quyết định đó) hội đồng tái thẩm chấp nhận kháng nghị và ra quyết
định huỷ bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại.
5. Hội đồng tái thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để điều tra lại
trong trường hợp các tình tiết mới được phát hiện đã không được cơ quan điều tra xem xét trong
giai đoạn điều tra dẫn đến cơ quan điều tra có kết luận không đúng về vụ án hình sự. Trong
trường hợp này, các tình tiết mới được phát hiện phải được cơ quan điều tra tiếp tục xác minh
làm rõ và dùng làm căn cứ cho việc đề nghị truy tố của mình. Thí dụ, đối với các vụ án bắt buộc
cơ quan điều tra phải tiến hành giám định (cố ý gây thương tích, giết người, tội phạm về ma tuý,
tội phạm liên quan đến lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng...) nhưng trong giai đoạn điều tra
trước đây cơ quan điều tra đã không tiến hành dẫn tới việc xét xử vụ án không đúng pháp luật.
Khi huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, hội đồng tái thẩm có thể
chỉ ra cơ quan điều tra cần phải làm rõ những vấn đề gì. Khi nhận lại hồ sơ vụ án để điều tra lại,
cơ quan điều tra phải tuân theo yêu cầu của hội đồng tái thẩm. Việc điều tra lại được tiến hành
theo các quy định chung.
6. Hội đồng tái thẩm ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật trả hồ sơ để
xét xử lại khi các tình tiết mới được phát hiện đã không được toà án cấp dưới xem xét. Nếu tình
tiết đó không được xem xét tại toà án cấp sơ thẩm làm cho bản án, quyết định sơ thẩm không
đúng pháp luật thì hồ sơ vụ án sẽ được chuyển về toà án cấp sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại, tương
tự, nếu các tình tiết đã không được xem xét tại toà án cấp phúc thẩm làm cho bản án, quyết định
phúc thẩm không đúng pháp luật thì hồ sơ vụ án sẽ được chuyển về toà án cấp phúc thẩm để xét
xử phúc thẩm lại.
7. Hội đồng tái thẩm chấp nhận kháng nghị của viện kiểm sát, ra quyết định huỷ bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án khi có các tình tiết mới được phát hiện mà chúng là
những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Đó là những tình tiết chứng minh không có sự
việc phạm tội;hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc
quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội
phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết.
Điều 299. Hiệu lực của quyết định tái thẩm và việc giao quyết định tái thẩm
1. Quyết định của hội đồng tái thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày ra quyết định, hội đồng tái thẩm phải gửi quyết định tái
thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, toà án, viện kiểm sát, cơ quan công an nơi đã xử sơ
thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp
của họ, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền: thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã,
phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
1. Cũng giống như bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định của hội
đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã
hội và mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành quyết định này.
2. Để bảo đảm cho việc thi hành quyết định của hội đồng tái thẩm được nhanh chóng Điều luật
quy định trong thời hạn mười ngày kể từ ngày ra quyết định, hội đồng tái thẩm phải gửi quyết
định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, toà án, viện kiểm sát, cơ quan công an nơi
đã xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện
hợp pháp của họ, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền: thông báo bằng văn bản cho chính
quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.
3. Người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành quyết định tái thẩm bao gồm tất cả những nội dung liên
quan đến trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự của họ. Trong trường hợp bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị trước đây được tạm đình chỉ thi hành thì sau khi có
quyết định của hội đồng tái thẩm nó tiếp tục được thi hành nếu hội đồng tái thẩm bác kháng nghị
và giữ nguyên hiệu lực của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Nếu hội đồng tái thẩm
ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại thì trách
nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự của người bị kết án như thế nào phải chờ kết quả điều tra,
truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Trong trường hợp sau khi ra kháng
nghị tái thẩm có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị thì
tiếp tục tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó. Trong trường hợp hội đồng tái thẩm ra
quyết định huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án thì người bị kết án được
khôi phục lại tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu người bị kết án đang trong trại
tạm giam hoặc trại giam thì phải trả tự do ngay cho họ.
4. Người đã ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được nhận quyết định tái thẩm của hội đồng tái
thẩm. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định tái thẩm đó, người đã kháng nghị tái thẩm
có quyền kiến nghị lên viện trưởng viện kiểm sát cấp trên xem xét để quyết định tiếp tục kháng
nghị hay không kháng nghị đối với quyết định của hội đồng tái thẩm nếu hội đồng tái thẩm
không phải là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
5. Toà án, viện kiểm sát, cơ quan công an nơi đã xử sơ thẩm được nhận quyết định tái thẩm của
hội đồng tái thẩm để phục vụ cho việc thi hành án và thực hiện nhiệm vụ thống kê hình sự.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp
của họ được nhận quyết định tái thẩm của hội đồng tái thẩm phục vụ cho việc thực hiện quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan (nhận bồi thường thiệt hại hoặc bồi thường thiệt hại).
7. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền được nhận quyết định tái thẩm của hội đồng tái
thẩm phục vụ cho việc thi hành án (yêu cầu người có nghĩa vụ bồi thường dân sự phải bồi
thường và trả tiền bồi thường dân sự cho người được quyền bồi thường).
8. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm
việc được nhận thông báo bằng văn bản của hội đồng tái thẩm về nội dung quyết định tái thẩm.
Quy định này tạo ra cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi người bị
kết án cư trú hoặc làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng trong
việc quản lí, giáo dục, cải tạo người bị kết án nhằm mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa
chung.
Điều 300. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án
1. Nếu hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều
tra lại thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển
cho viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung.
2. Nếu hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét
xử sơ thẩm lại vụ án thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải
được chuyển cho toà án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
1. Việc điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án chỉ có thể được tiến hành sau khi cơ quan điều tra và toà
án có thẩm quyền nhận lại hồ sơ vụ án. Để bảo đảm cho hoạt động điều tra hoặc xét xử lại được
tiến hành nhanh chóng, pháp luật quy định trong trường hợp hội đồng tái thẩm huỷ bản án hoặc
quyết định có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
ra quyết định, hội đồng tái thẩm phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát, toà án có
thẩm quyền để điều tra lại, xét xử lại theo thủ tục chung.
2. Hội đồng tái thẩm không chuyển hồ sơ trực tiếp cho cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra
mà chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan điều tra có thẩm quyền và cơ quan này
chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra. Quy định này có tác dụng ngay từ khi vụ án được tiến hành
điều tra lại, viện kiểm sát đã tiến hành kiểm sát điều tra và thực hiện các chức năng khác của
mình trong tố tụng hình sự.
3. Khoản 2 Điều 300 BLTTHS không quy định hội đồng tái thẩm chuyển hồ sơ cho toà án cấp
phúc thẩm khi quyết định huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại mà chỉ quy
định chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm lại vụ án. Theo chúng tôi, đây là một
khiếm khuyết của Điều luật bởi lẽ, trong trường hợp toà án sơ thẩm đã xem xét tất cả các tình
tiết, kể cả các tình tiết mới được phát hiện trước khi ra bản án hoặc quyết định của mình nhưng
tại toà phúc thẩm, các tình tiết đó lại bị toà phúc thẩm bỏ qua, không được xem xét nên dẫn đến
bản án, quyết định không đúng pháp luật. Trong trường hợp này, nếu hội đồng tái thẩm huỷ bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại thì chỉ cần xét xử lại ở giai đoạn phúc thẩm.
Nếu tất cả mọi trường hợp huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại ở giai đoạn
sơ thẩm thì không hợp lí, không cần thiết, làm phức tạp thêm quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Chương XXXV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 325. Người có quyền khiếu nại
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, khiếu lại đối với
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không giải quyết theo quy định tại Chương này
mà giải quyết theo quy định tại các chương XXIII, XXIV, XXX, XXXI của Bộ luật này.
1. Hoạt động tố tụng hình sự là một dạng hoạt động của Nhà nước, do các cơ quan tiến hành tố
tụng thực hiện nhằm mục đích giải quyết trách nhiệm hình sự của người phạm tội, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ các quyền hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, khôi
phục lại các quan hệ xã hội đã bị tội phạm xâm hại, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm
làm hậu thuẫn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tham gia vào các hoạt động tố tụng bao gồm các cơ
quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; người tiến hành tố tụng bao
gồm điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí phiên toà; người tham gia
tố tụng bao gồm bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người bị kết án, người bào chữa, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người phiên dịch, người
giám định. Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự còn quy định các tổ chức quần chúng là thành
viên mặt trận tổ quốc, các cơ quan nhà nước khác cũng có vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt
động tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành đúng pháp luật, các quyền và lợi
ích hợp phá
p của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Hoạt động tố tụng được tiến hành trong một khoảng
thời gian dài (có khi kéo dài tới nhiều năm), trên những địa bàn rộng lớn (có thể tiến hành ở cả
nước ngoài). Xuất phát từ nguyên tắc dân chủ, từ trước tới nay pháp luật tố tụng hình sự của
nước ta luôn có các quy định về quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi tố tụng và hoạt động
tố tụng mà họ cho là trái pháp luật. Điều 24 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 với tên gọi "Bảo đảm
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng" quy
định: "Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan điều tra,
viện kiểm sát và toà án hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó; Cơ quan có thẩm quyền
phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và tố cáo, thông báo bằng văn bản cho
người khiếu nại và tố cáo biết và có biện pháp khắc phục; Cơ quan đã làm oan phải khôi phục lại
danh dự, quyền lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại. Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tuỳ
từng trường hợp mà bị xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
2. Theo BLTTHS 2003 bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự được coi là
nguyên tắc cơ bản và được quy định tại Điều 31 BLTTHS 2003. Trước khi ban hành BLTTHS
2003, mặc dù vấn đề bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức, cơ quan được quy
định trong BLTTHS nhưng lại chưa có một cơ chế, thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo đó.
Xuất phát từ những đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, BLTTHS
2003 đã có một chương - Chương XXXV quy định về thủ tục khiếu nại và tố cáo trong tố tụng
hình sự.
3. Căn cứ để khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng là người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các quyết định có thể bị khiếu nại là các quyết
định do cơ quan tiến hành tố tụng ban hành, áp dụng trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng
thể hiện bằng văn bản như quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng, quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra, quyết định
đưa vụ án ra xét xử. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hỏi cung, lấy lời khai, khám nhà, khám
người, tịch thu tang vật hoặc bưu phẩm, bưu kiện...Quyết định, hành vi trái pháp luật là các quyết
định và hành vi được ban hành, áp dụng, thực hiện không theo các quy định của BLTTHS và các
văn bản giải thích, hướng dẫn khác của các cơ quan tiến hành tố tụng như thông tư của ngành,
thông tư liên ngành... Các quyết định và hành vi trái pháp luật đó đã xâm phạm hoặc có khả năng
thực tế xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thí dụ, quyết
định khởi tố bị can đối với người không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể dẫn tới
người đó bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng và xét xử; khám nhà khi không có mặt của
chủ nhà, đại diện của chính quyền địa phương hoặc không có sự chứng kiến của người láng
giềng... có thể làm cho việc khám nhà không được khách quan gây thiệt hại cho chủ nhà hoặc
người khác.
4. Các quyết định của toà án được ban hành sau khi xét xử như bản án và quyết định sơ thẩm
chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp trái
pháp luật cũng không phải là đối tượng khiếu nại theo thủ tục quy định tại Chương XXXV mà nó
được giải quyết theo các quy định tại các Chương XXIII, XXIV, XXX và XXXI quy định về thủ
tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Điều 326. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có quyền:
a. Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại;
b. Khiếu nại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự;
c. Rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d. Được nhận văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại;
đ. Được khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo
quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có nghĩa vụ:
a. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu
trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
b. Chấp hành kết quả giải quyết khiếu nại.
1. Khi một người cho rằng quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trái pháp luật xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền tự
khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại. Việc khiếu nại được tiến hành
thông qua hai hình thức: Bằng văn bản hoặc trực tiếp bằng miệng. Nếu người khiếu nại khiếu nại
bằng miệng thì cơ quan hoặc cá nhân nhận khiếu nại phải lập biên bản về nội dung khiếu nại.
Văn bản khiếu nại có thể gửi trực tiếp cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại và cũng có thể gửi qua đường bưu điện tới cơ quan hoặc người nói trên. Khi khiếu nại, người
khiếu nại phải trình bày những căn cứ để chứng minh các quyết định và hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là trái pháp luật, các quyết định và hành vi đó đã
hoặc có thể sẽ xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người đại diện hợp pháp của người khiếu nại là bố mẹ của người chưa thành niên, người giám
hộ của những người chưa thành niên hoặc những người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh
thần. Người đại diện hợp pháp của người khiếu nại cũng có thể là người đại diện theo các quy
định của pháp luật dân sự.
3. Điều luật quy định người khiếu nại có quyết khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào trong quá
trình giải quyết vụ án bao gồm giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở các cấp toà án và giai
đoạn thi hành án. Xuất phát từ một trong những nguyên tắc giải quyết khiếu nại là hoà giải giữa
người khiếu nại và người bị khiếu nại nên Điều luật quy định sau khi đã thực hiện quyền khiếu
nại, người khiếu nại có quyền rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trinh giải quyết
khiếu nại. Việc rút khiếu nại phải được lập biên bản trong đó nêu rõ lí do của việc rút khiếu nại
đó. Người khiếu nại được nhận văn bản trả lời về giải quyết khiếu nại của cơ quan hoặc cá nhân
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Nếu như người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải
quyết khiếu nại lần thứ nhất có quyền tiếp tục khiếu nại lên cơ quan, người có thẩm quyền là cấp
trên trực tiếp của cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
4. Trong trường hợp các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã thực tế bị xâm phạm
bởi các quyết định hoặc hành vi tố tụng của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
thì được khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp đó và được bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan sai do người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng gây ra được tiến hành theo các quy định và thủ tục nêu trong Nghị
quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2002 và các văn bản hướng dẫn của liên ngành
công an - kiểm sát - toà án có liên quan.
5. Khi tiến hành khiếu nại, người khiếu nại có nghĩa vụ gửi khiếu nại tới cơ quan và người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại, có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài
liệu cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại không được từ
chối việc cung cấp thông tin hoặc tài liệu khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại yêu cầu. Trong trường hợp người khiếu nại từ chối cung cấp thông tin và những tài liệu cần
thiết thì việc khiếu nại sẽ không được giải quyết và người khiếu nại không có quyền khiếu nại
lên cấp trên. Nếu người khiếu nại không trình bày trung thực sự việc, cung cấp những thông tin,
tài liệu không chính xác, giả mạo thì người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc làm nói trên dưới hình thức như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm
dân sự hoặc nặng nhất là trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khi có kết quả giải quyết khiếu
nại cuối cùng thì người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành kết quả giải quyết đó.
Điều 327. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu lại
1. Người bị khiếu nại có quyền:
a. Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại;
b. Được nhận văn bản giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của mình.
2. Người bị khiếu lại có nghĩa vụ:
a. Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan
khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b. Chấp hành kết quả giải quyết khiếu nại;
c. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình
gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại
được đưa ra các bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại. Người
bị khiếu nại có quyền trình bày những nội dung trên trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản.
Khi người bị khiếu nại trình bày bằng miệng những ý kiến chứng minh tính hợp pháp của quyết
định cũng như hành vi tố tụng mà họ đã thực hiện trước cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải lập biên bản
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su
Binh luan bo luat to tung hinh su

More Related Content

What's hot

[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)Le The Ham
 

What's hot (17)

Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt nam, HOT
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt nam, HOTLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt nam, HOT
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt nam, HOT
 
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sựCác quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
Các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị khi giải quyết vụ việc dân sự
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật
Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật
Luận văn: Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật
 
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩmLuận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
Luận văn: Hoàn thiện quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
[Tố Tụng Dân Sự 2005]Tham quyen toa an (file word)
 
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sựLuận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
Luận văn: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự
 
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩmThẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
 
Đề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, HOT
 
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩmLuận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Luận văn: Xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
 
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng BìnhLuận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
Luận văn: Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự tại Quảng Bình
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, HOT, 9đ
 
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOTBảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụngLuận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
Luận văn: Giám đốc thẩm vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 

Viewers also liked

Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbhNghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbhHung Nguyen
 
Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014Hung Nguyen
 
Yeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua keYeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua keHung Nguyen
 
Giao trinh quyen so huu tri tue
Giao trinh quyen so huu tri tueGiao trinh quyen so huu tri tue
Giao trinh quyen so huu tri tueHung Nguyen
 
Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...
Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...
Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...Hung Nguyen
 
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982Hung Nguyen
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Hung Nguyen
 
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)Hung Nguyen
 
Giao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet namGiao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet namHung Nguyen
 
Binh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sựBinh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sựHung Nguyen
 
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014Hung Nguyen
 
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su   nhung khai niem co banXa hoi dan su   nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su nhung khai niem co banHung Nguyen
 
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luatGiao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luatHung Nguyen
 
Giao trinh tieng anh phap ly legal english rupert
Giao trinh tieng anh phap ly legal english rupertGiao trinh tieng anh phap ly legal english rupert
Giao trinh tieng anh phap ly legal english rupertHung Nguyen
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Hung Nguyen
 
Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Hung Nguyen
 
Tranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩa
Tranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩaTranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩa
Tranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩaHung Nguyen
 

Viewers also liked (19)

Luat nha o 2014
Luat nha o 2014Luat nha o 2014
Luat nha o 2014
 
Luat thu y 2015
Luat thu y 2015Luat thu y 2015
Luat thu y 2015
 
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbhNghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
Nghi dinh-123-2011-huong-dan-lkdbh
 
Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014Luat sy quan quan doi sua doi 2014
Luat sy quan quan doi sua doi 2014
 
Yeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua keYeu cau phan to trong an thua ke
Yeu cau phan to trong an thua ke
 
Giao trinh quyen so huu tri tue
Giao trinh quyen so huu tri tueGiao trinh quyen so huu tri tue
Giao trinh quyen so huu tri tue
 
Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...
Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...
Tong quan ve tort trong phap luat hoa ky va nhung bai nghien cuu khac tckhpl ...
 
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
Cong uoc lien hop quoc ve luat bien nam 1982
 
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015
 
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
Tu dien thuat ngu phap ly Phap-Viet (luat su ton that quynh bang)
 
Giao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet namGiao trinh luat thue viet nam
Giao trinh luat thue viet nam
 
Binh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sựBinh luan bộ luật hình sự
Binh luan bộ luật hình sự
 
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
Nmt sach thuat-ngu-chuyen-nganh-luat-la-tinh-ban-quyen-nmt-2014
 
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su   nhung khai niem co banXa hoi dan su   nhung khai niem co ban
Xa hoi dan su nhung khai niem co ban
 
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luatGiao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
Giao trinh ly luan nha nuoc va phap luat
 
Giao trinh tieng anh phap ly legal english rupert
Giao trinh tieng anh phap ly legal english rupertGiao trinh tieng anh phap ly legal english rupert
Giao trinh tieng anh phap ly legal english rupert
 
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
Chuong trinh dao tao tham phan chuyen biet hoi nhap quoc te (tap 1)
 
Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015Luat to chuc chinh phu 2015
Luat to chuc chinh phu 2015
 
Tranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩa
Tranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩaTranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩa
Tranh chap dat dai fulbright- Phan duy nghĩa
 

Similar to Binh luan bo luat to tung hinh su

Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmhoasung1101
 
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...Luận Văn 1800
 
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHung Nguyen
 

Similar to Binh luan bo luat to tung hinh su (20)

Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểmKhái niệm và đặc điểm
Khái niệm và đặc điểm
 
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
Tái thẩm và điều kiện tái thẩm một bản án, quyết định công nhận thỏa thuận vụ...
 
Cơ sở lý luận về hoãn thi hành án hình sự.docx
Cơ sở lý luận về hoãn thi hành án hình sự.docxCơ sở lý luận về hoãn thi hành án hình sự.docx
Cơ sở lý luận về hoãn thi hành án hình sự.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình SựCơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự
 
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
Cơ Sở Lý Luận Chuẩn Bị Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Hình Sự.
 
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tái thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAYLuận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
Luận án: Pháp luật về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc tranh tụng trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Đề tài: Nguyên tắc tranh tụng trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015Đề tài: Nguyên tắc tranh tụng trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Đề tài: Nguyên tắc tranh tụng trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
 
Áp Dụng Pháp Luật Trong Trường Hợp Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.
Áp Dụng Pháp Luật Trong Trường Hợp Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.Áp Dụng Pháp Luật Trong Trường Hợp Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.
Áp Dụng Pháp Luật Trong Trường Hợp Tạm Ngừng Phiên Tòa Dân Sự Sơ Thẩm.
 
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
Luận văn: Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo luật
 
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, 9 ĐIỂM
 
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòaThủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
Thủ tục xét hỏi trong vụ án hình sự và vai trò của Luật sư tại phiên tòa
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt NamLuận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
Luận án: Thời hạn tố tụng trong luật tố tụng hình sự tại Việt Nam
 
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAYĐề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
Đề tài: Thời hạn tố tụng trước xét xử trong luật tố tụng, HAY
 
Luận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đLuận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đ
Luận văn: Điều tra bổ sung trong xét xử sơ thẩm tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Kháng nghị phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG  HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
ĐỀ TÀI : KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰ...
 
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
Thủ tục tống đạt trong vụ án dân sự và vấn đề thời hạn thực hiện quyền của đư...
 
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinhHoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
Hoi dap phap luat ve to tung hanh chinh
 

Binh luan bo luat to tung hinh su

  • 1. BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Người thực hiện: PGS.TS. Phạm Hồng Hải Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật Chương VII BIÊN BẢN, THỜI HẠN, ÁN PHÍ Điều 95. Biên bản 1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất. Trong biên bản ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu, đề nghị của họ. 2. Biên bản phiên toà phải có chữ kí của chủ toạ phiên toà và thư kí toà án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ kí của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ kí của họ. 1. Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự (quy định về chứng cứ) tại điểm d Khoản 2 quy định biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử là một trong những nguồn của chứng cứ. Chính vì vậy, chúng luôn luôn có giá trị để chứng minh về một tình tiết nào đó của vụ án hình sự. Để bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện một cách đúng đắn và thống nhất các quy định của pháp luật khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng khác nhau, Điều luật này của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định các cơ quan này phải lập biên bản. Ngoài Điều 95 BLTTHS còn có nhiều điều luật khác quy định thủ tục lập biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng hình sự cụ thể mà khi thực hiện các hành vi và hoạt động tố tụng đó người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người liên quan phải tuân theo. Thí dụ, Điều 80 quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Điều 81 quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp; Điều 84 quy định biên bản về việc bắt người. 2. Biên bản về các hành vi và hoạt động tố tụng là một văn bản ghi nhận diễn biến, nội dung, những người tham gia một công việc nào đó trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Thí dụ, biên bản bắt người phạm pháp quả tang; biên bản đối chất, nhận dạng; biên bản khám người; biên bản khám nhà; biên bản thu giữ các tài liệu, vật chứng... 3. Vì hành vi và hoạt động tố tụng bao giờ cũng được tiến hành ở một thời điểm và địa điểm nào đó nên pháp luật quy định khi tiến hành các hoạt động tố tụng trong biên bản phải ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hoạt động tố tụng. Những người tiến hành, tham gia hoặc liên quan đến hoạt động tố tụng cần phải được ghi rõ trong biên bản và cuối biên bản phải có chữ kí của họ. Những biên bản về hoạt động tố tụng nếu không có chữ kí của những người nói trên sẽ không có giá trị pháp lí và không được dùng làm chứng cứ để chứng minh một tình tiết nào đó của vụ án. 4. Pháp luật yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng phải có các mẫu biên bản thống nhất về cùng một hoạt động tố tụng. Thí dụ, biên bản lấy lời khai của viện kiểm sát và của cơ quan điều tra, biên bản về từ chối luật sư bào chữa của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án và các loại biên
  • 2. bản khác phải được lập giống nhau. 5. Trong quá trình lập biên bản, có thể có sự thay đổi, sửa chữa, bổ sung. Những điểm thay đổi, sửa chữa, bổ sung đó bên cạnh phải có chữ kí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia hoặc người liên quan đến hoạt động tố tụng. Những ý kiến đề nghị, yêu cầu hoặc khiếu nại liên quan đến nội dung của biên bản cũng phải được ghi trong chính biên bản đó làm cơ sở cho việc xem xét, giải quyết của cơ quan và những người có thẩm quyền. 6. Tại phiên toà xét xử, biên bản phiên toà do thư kí (hoặc các thư kí) ghi chép. Mặc dù phiên toà có nhiều người tiến hành tố tụng như chủ toạ phiên toà, thẩm phán - thành viên hội đồng xét xử, hội thẩm nhân dân, đại diện viện kiểm sát và nhiều người tham gia phiên toà như người bào chữa, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định... nhưng biên bản phiên toà chỉ cần có chữ kí của chủ toạ phiên toà và thư kí toà án. Những người khác không có nghĩa vụ và cũng không có quyền kí vào biên bản phiên toà mặc dù một số người trong những người nói trên có quyền được đọc biên bản phiên toà và có yêu cầu và kiến nghị nếu không đồng ý với nội dung nào đó nêu trong biên bản. Điều 96. Tính thời hạn 1. Thời hạn mà Bộ luật này quy định được tính theo giờ, ngày và tháng. Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Khi tính thời hạn theo ngày thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn hết vào ngày trùng của tháng sau; nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn hết vào ngày cuối cùng của tháng đó; nếu thời hạn hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn. Khi tính thời hạn tạm giữ, tạm giam thì thời hạn hết vào ngày kết thúc thời hạn được ghi trong lệnh. Nếu thời hạn được tính bằng tháng thi một tháng được tính là ba mươi ngày. 2. Trong trường hợp có đơn hoặc có giấy tờ được gửi qua bưu điện thì thời hạn được tính theo dấu bưu điện nơi gửi. Nếu có đơn hoặc giấy tờ được gửi qua ban giám thị trại tạm giam, trại giam thì thời hạn được tính từ ngày ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận được đơn hoặc giấy tờ đó. 1. Trong tố tụng hình sự, thời hạn là một chế định rất quan trọng, nó liên quan đến rất nhiều chế định khác như điều tra, tạm giữ, tạm giam, chuẩn bị xét xử... Quy định thời hạn một cách hợp lí sẽ bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tài sản và công sức của nhà nước và những người tham gia tố tụng khác, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng vi phạm các quy định về thời hạn, Điều luật đã quy định cách tính thời hạn. 2. Thời hạn quy định trong BLTTHS nước ta được tính theo giờ, ngày và tháng. Thí dụ, khoản 4 Điều 81 (Bắt người trong trường hợp khẩn cấp) quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị được xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn; Điều 87 (thời hạn tạm giữ) quy định thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày kể tự khi cơ quan điều tra nhận được người bị bắt. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể ra hạn tạm giữ nhưng không quá
  • 3. ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn; Điều 120 (thời hạn tạm giam để điều tra) trong khoản 1 quy định thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng... 3. Điều luật quy định đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Đây là một quy định rất quan trọng bởi lẽ, trong khoảng thời gian nói trên, một số hành vi và hoạt động tố tụng không được tiến hành trừ trường hợp có lí do không thể trì hoãn (Thí dụ, không được hỏi cung vào ban đêm, không được khám nhà, bắt người vào ban đêm...). 4. Thời hạn quy định trong điều luật này được tính theo dương lịch. Theo lịch, không phải tất cả các tháng đều có 30 ngày mà có những tháng có 31 ngày, 28 hoặc 29 ngày. Luật quy định khi tính thời hạn theo tháng thì thời hạn kết thúc vào ngày trùng của tháng sau, nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. Thí dụ, thời hạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự được bắt đầu từ ngày 31/12 năm 2003 thì sẽ hết thời hạn vào ngày 29/2/2004 bởi tháng 2/2004 chỉ có 29 ngày. Trong thực tế, thời điểm hết thời hạn có thể trùng với ngày nghỉ (bao gồm ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày lễ mà theo Hiến pháp là ngày được nghỉ việc). Trong trường hợp này thì thời điểm hết thời hạn là ngày tiếp theo ngày nghỉ (tức là ngày thứ hai của tuần làm việc hoặc ngày đầu tiên tiếp theo của ngày lễ). 5. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo và từ lợi ích của người bị truy tố về hình sự, Điều luật quy định khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tạm giữ, tạm giam phải ghi rõ trong lệnh tạm giữ, tạm giam thời gian bắt đầu và thời hạn kết thúc. Trong trường hợp trong lệnh tạm giam chỉ ghi ngày bắt đầu tạm giam và thời hạn tạm giam được tính bằng tháng thì một tháng được tính là 30 ngày. 6. Trong tố tụng hình sự, pháp luật quy định có hai hình thức gửi đơn hoặc giấy tờ, tài liệu. Đó là gửi trực tiếp cho người hoặc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và gửi qua đường bưu điện. Trong trường hợp đơn, giấy tờ hoặc tài liệu được gửi qua đường bưu điện thì thời hạn bắt đầu được tính theo thời gian ghi trên dấu của bưu điện nơi gửi (thí dụ, ngày 3/2/2004 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án phạt tù 10 năm đối với bị cáo Trần Văn A quê ở Tuyên Quang. Sau khi tuyên án, bị cáo Trần Văn A kháng cáo và đơn kháng cáo được gửi theo đường bưu điện tới Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 28/2/2004 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội mới nhận được đơn kháng cáo nói trên của Trần Văn A. Trong trường hợp này, kháng cáo của Trần Văn A vẫn được coi là hợp lệ và kháng cáo được tiến hành trong thời gian luật định (15 ngày) nếu trên phong bì có dấu bưu điện ghi ngày gửi trước ngày 18/2/2004. 7. Trong thực tế, các bị can, bị cáo, người bị kết án đang trong các trại tạm giam, trại giam không thể gửi đơn từ, giấy tờ, tài liệu theo một trong hai hình thức nói trên mà bắt buộc phải gửi qua khâu trung gian là ban giám thị trại tạm giam, trại giam. Trong trường hợp này, thời hạn gửi tài liệu hoặc giấy tờ, đơn từ được tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam, trại giam nhận đơn hoặc
  • 4. giấy tờ, tài liệu đó. Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị kết án đang trong các trại tạm giam, trại giam, Bộ công an ra các quy định cụ thể về thủ tục tiếp nhận đơn từ, giấy tờ, tài liệu của Ban giám thị các trại giam, trại tạm giam khi các trại viên có nhu cầu gửi đơn từ, giấy tờ hoặc tài liệu tới những người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Điều 97. Phục hồi thời hạn Nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn 1. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có thể vì những lí do nào đó mà thời hạn đã hết. Nếu theo các quy định về thời hạn thì về nguyên tắc, việc hết thời hạn là một căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết vấn đề liên quan (Thí dụ, khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì các kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận và việc xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm sẽ không được tiến hành). Tuy nhiên, việc quá hạn cũng có nhiều lí do khác nhau, có những lí do chính đáng và có những lí do không chính đáng. Trong trường hợp việc quá hạn có lí do chính đáng mà cơ quan tiến hành tố tụng không tiếp tục giải quyết những vẫn đề liên quan sẽ hoặc gây thiệt hại cho nhà nước hoặc gây thiệt hại cho công dân. Để tình trạng trên đây không xảy ra, Điều luật quy định nếu quá hạn mà có lí do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi lại thời hạn. 2. Phục hồi thời hạn là việc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền không thừa nhận việc quá hạn mà ngược lại thừa nhận thời hạn đang còn trên cơ sở xác định nguyên nhân dẫn tới việc quá hạn là chính đáng. 3. Lí do chính đáng là những lí do khách quan mà bản thân các chủ thể cho dù đã cố gắng thực hiện các biện pháp khác nhau nhưng cũng không thể khắc phục được. Thí dụ, lí do việc kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm quá hạn được coi là chính đáng khi xác định có thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh... mà những hiện tượng trên đã trực tiếp gây ra những khó khăn cho việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định; thời hạn điều tra đã hết nhưng cơ quan điều tra chưa kết thúc điều tra do bị can bỏ trốn, ốm nặng cần có thời gian điều trị... 4. Nghĩa vụ phục hồi thời hạn thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Các cơ quan này, sau khi xác minh những nguyên nhân dẫn đến việc quá hạn nếu thấy đó là những lí do chính đáng thì ra các quyết định tương ứng để phục hồi thời hạn. Hậu quả của quyết định phục hồi thời hạn của cơ quan tiến hành tố tụng là việc giải quyết vụ án hình sự lại được tiến hành một cách bình thường theo các quy định chung. Điều 98. Án phí Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụng hình sự bao gồm tiền thù lao cho người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật; án phí dân sự trong vụ án hình sự. 1. qua trình giải quyết vụ án hình sự là một quá trình trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án tiến hành các biện pháp khác nhau nhằm làm sáng tỏ vụ án bao gồm xác định hành vi phạm tội, người phạm tội và giải quyết trách nhiệm hình sự cũng như dân
  • 5. sự của người đó. Quá trình này bao gồm các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở các cấp toà án khác nhau. Nó có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian không dài (vài ba tháng) trong phạm vi một địa phương (một quận, huyện) và cũng có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian rất dài (nhiều năm), ở nhiều địa phương thậm chí nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự là rất lớn. Lẽ đương nhiên, nhà nước phải có những khoản tiền khác nhau để chi phí cho hoạt động tố tụng hình sự, thế nhưng vụ án hình sự diễn ra là do có người phạm tội. Vì vậy, người phạm tội phải có trách nhiệm cùng với nhà nước chịu một phần những chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. 2. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, ngoài trách nhiệm hình sự của người phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết trách nhiệm dân sự của những người liên quan và cũng tương tự như nêu trên, những người này cũng phải chịu trách nhiệm một phần những chi phí của nhà nước đã tiêu tốn trong quá trình giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự. 3. án phí là số tiền mà hội đồng xét xử quyết định một người nào đó phải nộp vào công quỹ để góp phần chi phí cho các hoạt động tố tụng hình sự khác nhau và trả tiền thù lao cho những người có quyền hưởng thù lao khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự. Những người có quyền hưởng thù lao khi tham gia giải quyết vụ án hình sự là người làm chứng, người bị hại, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định. 4. ở nước ta, trước khi có văn bản của Chính phủ quy định về án phí, án phí được quy định trong các văn bản của Toà án nhân dân tối cao. Ngày 1/6/1976 Toà án nhân dân tối cao đã ra thông tư số 40/TATC về chế độ án phí, lệ phí. Tiếp theo đó, Toà án nhân dân tối cao lại có Công văn số 114/NCPL ngày 19/3/1977, số 434/NCPL ngày 28/6/1977 và số 342/NCPL ngày 10/6/1978 giải thích và hướng dẫn thi hành Thông tư số 40/TATC nói trên. Tiếp đó các văn bản nêu trên được thay thế bởi Thông tư số 85/TATC ngày 6/8/1982 của Toà án nhân dân tối cao về chế độ án phí, lệ phí tại toà án nhân dân. Ngày 16/8/1988, Toà án nhân dân tối cao lại ra Thông tư số 03/NCPL và ngày 28/4/1989 ra Thông tư số 02/NCPL điều chỉnh các mức án phí, lệ phí quy định tại Thông tư số 85/TATC ngày 6/8/1982. Các quy định về án phí trong các văn bản nêu trên đã được thi hành tới năm 1997 thì được thay thế bằng Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí, lệ phi toà án. 5. Trong tố tụng hình sự, án phí bao gồm án phí hình sự và án phí dân sự trong vụ án hình sự. Theo các quy định của Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí và lệ phí toà án thì án phí hình sự bao gồm án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm. Mức án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí hình sự phúc thẩm là 50.000đồng (năm mươi nghìn đồng). Khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì người bị kết án không phải chịu án phí. án phí được hội đồng xét xử định rõ trong bản án và chỉ được thu khi vụ án đã được giải quyết bằng một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. 6. án phí hình sự sơ thẩm, án phí hình sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm được quy định như sau: - Người bị kết án phải chịu án phí sơ thẩm là 50.000đ. - Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo không phạm tội thì người bị hại đã khởi kiện phải nộp án phí là 50.000đ.
  • 6. 7. án phí hình sự phúc thẩm được quy định như sau: - Bị cáo kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm là 50.000đ nếu toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án, quyết định sơ thẩm đối với bị cáo kháng cáo. - Người bị hại kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm là 50.000đ trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại và toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội. - Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm hoặc tại phiên toà phúc thẩm không phải chịu án phí phúc thẩm. - Viện kiểm sát kháng nghị không phải chịu án phí phúc thẩm. 8. Người phải chịu án phí hình sự không phải nộp tiền tạm ứng án phí hình sự trong trường hợp bị cáo có khó khăn được uỷ ban nhân dân xã phường hoặc cơ quan chủ quản xác nhận, chứng nhận thì toà án có thể quyết định miễn hoặc giảm án phí cho người đó. Điều 99. Trách nhiệm chịu án phí 1. Án phí do người bị kết án hoặc nhà nước chịu theo quy định của pháp luật. 2. Người bị kết án phải trả án phí theo quyết định của toà án. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu toà án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì người bị phải trả án phí. 1. Người bị kết án có trách nhiệm chịu án phí. Quyết định người bị kết án có trách nhiệm chịu án phí vừa khẳng định người này phải có nghĩa vụ đối với nhà nước cùng với nhà nước chịu các chi phí cho quá trình giải quyết vụ án hình sự vừa có tác động để người này nhận thấy sai lầm của mình trong việc thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại về sức người, sức của cho nhà nước và những người khác. 2. Nhà nước chịu trách nhiệm trả án phí theo các quy định của pháp luật. Chương XXXI THỦ TỤC TÁI THẨM Điều 290. Tính chất của tái thẩm Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. 1. Tố tụng hình sự là một quá trình rất phức tạp và trong bất kì giai đoạn nào cũng có thể tồn tại những sai lầm nhất định. Những sai lầm đó có thể gặp trong giai đoạn điều tra khi cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ, giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn xét xử khi viện kiểm sát hoặc toà án đánh giá và sử dụng chứng cứ, áp dụng điều luật hoặc ra một văn bản tố tụng nào đó. Để ngăn ngừa những sai lầm có thể xảy ra và khắc phục khi những sai lầm đã xảy ra, luật tố tụng hình sự đã quy định những thủ tục khác nhau trong đó có thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc
  • 7. thẩm, tái thẩm. Mỗi thủ tục nêu trên có tính chất, mục đích khác nhau. Nếu như xét xử phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại bản án hoặc quyết định của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo hoặc kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có việc vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án thì tái thẩm là việc toà án có thẩm quyền xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án đã không biết được khi ra các bản án hoặc quyết định đó. 2. Những điều kiện cần và đủ để xét xử tái thẩm một vụ án hình sự bao gồm: - Bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật; - Có những tình tiết mới được phát hiện mà sự hiện diện của những tình tiết này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án đã không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó; - Có kháng nghị của người có thẩm quyền theo các trình tự và thủ tục do luật tố tụng hình sự quy định. 3. Tình tiết mới được phát hiện là những tình tiết biết được sau khi đã có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật. Các tình tiết này có thể do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phát hiện và cũng có thể do các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội hoặc công dân phát hiện và thông báo (hoặc bằng miệng hoặc bằng văn bản) cho cơ quan tiến hành tố tụng biết. Những tình tiết đã được biết trong quá trình giải quyết vụ án từ khi khởi tố điều tra tới trước khi toà án ra quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật không được coi là các tình tiết mới. Nếu những tình tiết này đã không được toà án áp dụng dẫn đến việc ra quyết định hoặc bản án không đúng pháp luật thì đây không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 4. Những tình tiết mới được phát hiện phải có giá trị làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó. Nếu những tình tiết mới chỉ có giá trị làm thay đổi một nội dung nào đó không cơ bản của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì chúng không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Thí dụ, các tình tiết mới được phát hiện chỉ làm thay đổi mức bồi thường thiệt hại, biện pháp hình phạt (tù giam hay án treo), thay đổi đường lối xét xử (hoãn thi hành án hay thi hành ngay)... 5. Thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án là sự thay đổi hoàn toàn hoặc thay đổi lớn về nội dung của bản án hoặc quyết định đó. Thí dụ, các tình tiết mới được phát hiện là chứng cứ chứng minh người bị kết án không phạm tội, phạm tội nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với tội danh mà toà án đã áp dụng trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Hình phạt đã áp dụng hoặc quá nhẹ, hoặc quá nặng so với hành vi mà thực tế người bị kết án đã thực hiện. Điều 291. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là: 1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật; 2. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
  • 8. 3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. 4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật. 1. Trước đây Điều 261 BLTTHS năm 1988 của nước ta chỉ quy định có ba tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đó là: - Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật; - Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai; - Vật chứng hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. Ngoài ba tình tiết nêu trên được dùng làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, Điều 291 BLTTHS năm 2003 còn quy định tại khoản 4 là những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật là căn cứ thứ tư để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 2. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định làm những nguồn chứng cứ rất quan trọng về vụ án hình sự. Người làm chứng là người không liên quan đến vụ án hình sự cũng không có lợi ích gì cho dù vụ án được cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết như thế nào. Chính vì vậy, lời khai của người làm chứng thường là khách quan nhất so với lời khai của những người tham gia tố tụng khác. Trong quá trình đánh giá chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thường đặt niềm tin nhiều hơn vào lời khai của người làm chứng. Để bảo đảm tính khách quan về những lời khai của người làm chứng, pháp luật tố tụng hình sự quy định người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực và đầy đủ tất cả những tình tiết mà họ đã biết được. Điều 307 Bộ luật hình sự 1999 quy định người làm chứng khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại những trường hợp xuất phát từ những động cơ khác nhau mà người làm chứng đã khai báo hoặc cung cấp những tài liệu sai sự thật cho cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan này vì đã quá tin vào lời khai của người làm chứng mà giải quyết vụ án không đúng. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu cơ quan tiến hành tố tụng xác định lời khai của người làm chứng trước đây là không đúng sự thật thì đây là một căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đó. 3. Kết luận giám định cũng là một nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án hình sự. Về nguyên tắc, cơ quan giám định và người giám định phải sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để thực hiện các yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng nêu trong quyết định trưng cầu giám định. Người giám định khi được phân công giám định phải có nghĩa vụ đưa ra các kết luận của cá nhân về những vấn đề cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu. Trong thực tế vẫn tồn tại những trường hợp do trình độ chuyên môn kém hoặc do những lí do khác mà người giám định đã có những kết luận không đúng sự thật. Nếu điều này được phát hiện sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà nó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đó thì đây là một căn cứ để người có thẩm quyền ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 4. Trong tố tụng hình sự, khi người tham gia tố tụng hình sự không nói được tiếng Việt Nam hoặc trong hồ sơ vụ án có những tài liệu tiếng nước ngoài cần dịch sang tiếng Việt Nam thì cơ quan tiến hành tố tụng mời người phiên dịch. Cũng như người làm chứng, người giám định,
  • 9. người phiên dịch không có lợi ích liên quan tới vụ án hình sự. Họ cũng có nghĩa vụ phải dịch các tài liệu và lời nói của những người khác sang tiếng Việt Nam một cách trung thực. Nếu bản dịch của họ không đúng sự thật và vì thế nó làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định của toà án thì sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định được điều đó thì đây là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 5. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm là những người tiến hành tố tụng. Trong từng giai đoạn, các kết luận của họ thường được phản ánh trong các văn bản tố tụng như Kết luận điều tra, Cáo trạng, bản án hoặc quyết định của toà án trong đó Kết luận điều tra là quan điểm đề nghị truy tố của cơ quan điều tra gửi viện kiểm sát, Cáo trạng là quan điểm truy tố của viện kiểm sát đề nghị toà án xét xử. Nếu những kết luận của những người nói trên không đúng sẽ dẫn tới hậu quả tất yếu là vụ án bị xét xử sai. Sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, việc phát hiện các kết luận của những người nói trên là không đúng sẽ là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 6. Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng về vụ án hình sự. Nó là những chứng cứ vật chất do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập hoặc do họ nhận được từ các nguồn khác nhau. Theo các quy định của luật tố tụng hình sự, vật chứng phải được thu thập và bảo quản theo một trình tự luật định. Tuy nhiên, trong thực tế có thể có những lí do khác nhau mà vật chứng bị giả mạo, đánh tráo (thí dụ, ma tuý bị đánh tráo bởi một chất khác không phải là ma tuý; hung khí giết người bị đánh tráo thành một vật dụng khác; tiền giả bị đổi thành tiền thật...). Trong trường hợp này, việc sử dụng các vật chứng nêu trên sẽ làm cho việc xét xử vụ án không đúng, người có tội có thể trở thành vô tội hoặc ngược lại người không phạm tội có thể bị kết án là có tội. Nếu sau khi bản án hoặc quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện ra tình tiết nêu trên thì tình tiết này cũng là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 7. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, khi tiến hành các hành vi và hoạt động tố tụng khác nhau, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiến hành lập biên bản. Biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác đều là những nguồn chứng cứ quan trọng mà cơ quan tiến hành tố tụng dựa vào đó để giải quyết vụ án hình sự. Khi biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác bị giả mạo hoặc không phản ánh đúng sự thật khách quan về những diễn biến của vụ án đã xảy ra sẽ dẫn tới hậu quả là toà án ra bản án, quyết định không đúng pháp luật (thí dụ, biên bản khám nhà và thu giữ đồ vật trong khi khám nhà thể hiện cơ quan điều tra đã thu giữ ma tuý nhưng thực tế không có việc này sẽ dẫn tới một người không tàng trữ, mua bán hoặc sử dụng các chất ma uý có thể bị truy tố, xét xử về các tội phạm ma tuý tương ứng). Tình tiết này nếu được phát hiện sau khi bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật sẽ là một căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 8. Điều 291 BLTTHS năm 2003 quy định một căn cứ mới để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là "Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật". Những tình khác ở đây được hiểu là những tình tiết không liên quan đến ba căn cứ đã nêu trên. Những tình tiết đó có thể liên quan tới thủ tục tố tụng, tới đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân hoặc thư kí phiên toà. Thí dụ, việc áp dụng thời hiệu không đúng dẫn đến vụ án bị đình chỉ không có căn cứ pháp luật; điều tra viên, kiểm sát viên hoặc thẩm phán nhận hối lộ để điều tra, truy tố, xét xử
  • 10. một người không có tội hoặc không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; vì động cơ vụ lợi hoặc các động cơ cá nhân khác thư kí phiên toà ghi biên bản phiên toà không đúng sự thật diễn ra tại phiên toà; nhân viên đánh máy cố tình viết bản án hoặc quyết định sai sự thật. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật cũng có thể liên quan tới những người khác không phải là người tiến hành tố tụng. Thí dụ, người có chức vụ, quyền hạn ép buộc nhân viên tư pháp làm sai sự thật... Điều 292. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện 1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho viện kiểm sát hoặc toà án. Viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó. 2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án sang toà án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì viện trưởng viện kiểm sát trả lời cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lí do của việc không kháng nghị. 1. Xuất phát từ nguyên tắc dân chủ trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, BLTTHS của nước ta quy định người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân đều có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và thông báo cho viện kiểm sát hoặc toà án. 2. Cho tới nay, ở nước ta chưa có quy định các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nếu từ một nguồn thông tin nào đó, một công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước biết được vụ án được giải quyết không đúng pháp luật mà nguyên nhân của nó là trong quá trình xét xử toà án đã không biết và không sử dụng một tình tiết nào đó thì cá nhân và tổ chức nói trên có quyền trực tiếp hoặc thông qua đơn thông báo cho toà án hoặc viện kiểm sát. Cơ quan tiếp nhận thông tin của công dân và tổ chức về các tình tiết mới được phát hiện phải lập biên bản và chuyển đến viện kiểm sát có thẩm quyền xác minh và ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. 3. Luật tố tụng hình sự nước ta từ trước tới nay đều có các quy định giao thẩm quyền kháng nghị tái thẩm cho viện kiểm sát bởi lẽ chỉ có viện kiểm sát mới có điều kiện xác minh về những tình tiết mới được phát hiện. Khi nhận được thông báo của công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác về những tình tiết mới được phát hiện, viện trưởng viện kiểm sát ra quyết định cử cán bộ (thường là kiểm sát viên thuộc bộ phận kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố hoặc điều tra viên của viện kiểm sát) đi xác minh những tình tiết đó. Quá trình xác minh những tình tiết mới được phát hiện thực chất cũng là một hoạt động điều tra do viện kiểm sát tiến hành nhằm xác định có hay không có tình tiết mới đó và giá trị pháp lí của những tình tiết mới đó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lục pháp luật của toà án hay không. Kết quả xác minh những tình tiết mới phải được thể hiện bằng văn bản báo cáo với viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án và người này quyết định kháng nghị hay không kháng nghị theo trình tự tái thẩm đối với bản án, quyết định nêu trên. 4. Khi thấy có một trong bốn căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 291 BLTTHS, viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển
  • 11. toàn bộ hồ sơ vụ án cùng quyết định kháng nghị tái thẩm cho toà án có thẩm quyền. Trong trường hợp không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì viện trưởng viện kiểm sát trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, người đã có thông báo về tình tiết mới được phát hiện biết rõ lí do của việc không kháng nghị. Điều 293. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. 2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới. 3. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực. 4. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị. 1. Khác với thủ tục giám đốc thẩm trong đó quyền kháng nghị được giao cho cả chánh án toà án nhân dân và viện trưởng viện kiểm sát nhân dân từ cấp tỉnh trở lên, chánh án toà án quân sự và viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên, trong thủ tục tái thẩm quyền kháng nghị chỉ giao cho viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên. Sự khác biệt này là do trước khi quyết định kháng nghị hay không kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cần tiến hành xác minh có hay không có các tình tiết mới và giá trị pháp lí của chúng. Việc làm này chỉ có thể tiến hành bởi các kiểm sát viên hoặc điều tra viên của viện kiểm sát. 2. Theo quy định của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS, thẩm quyền kháng nghị tái thẩm chỉ thuộc viện trưởng viện kiểm sát. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động của viện kiểm sát hiện nay, viện phó viện kiểm sát phụ trách về hình sự thường được phân công thay mặt hoặc theo sự uỷ quyền của viện trưởng viện kiểm sát ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Điều này cũng không trái với Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và BLTTHS. 3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tất cả các cấp trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đây cũng là một quy định mới trong BLTTHS năm 2003 so với quy định tương ứng trong BLTTHS 1988. Điều 263 BLTTHS 1988 quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân hoặc toà án quân sự các cấp. Theo quy định này có thể hiểu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao có quyền kháng nghị tái thẩm đối với cả quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và thực tế điều này cũng đã tồn tại trước khi nhà nước ta ban hành Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002. Điều này đã dẫn đến sự phức tạp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự bởi sau khi Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử vụ án nếu Viện kiểm sát nhân tối cao không đồng ý vẫn có thể ra
  • 12. kháng nghị theo trình tự tái thẩm và một lần nữa khi có kháng nghị trên đây, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại tiếp tục xét xử vụ án. Tuy nhiên, vì đã xét xử nên trong lần này mặc dù có kháng nghị, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao sẽ vẫn bảo vệ quan điểm của mình và không thay đổi quyết định. Như vậy, vô hình chung kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ mang tính hình thức vì sẽ không thể có thay đổi trong quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi xét xử lại vụ án. Theo quy định của Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao là cấp xét xử cuối cùng và là cấp cao nhất, vì vậy Điều 293 BLTTHS quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có quyền kháng nghị tái thẩm đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Xung quanh vấn đề này hiện vẫn có những quan điểm khác nhau. Mặc dù là cấp xét xử cuối cùng và là cấp cao nhất nhưng quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao vẫn có thể có những sai lầm. Nếu không cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyền kháng nghị đối với quyết định đó thì cơ quan nào sẽ xem xét lại và khắc phục những sai lầm có thể có như đã nêu trên. Nhưng nếu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyền kháng nghị đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được kháng nghị mấy lần và khi nào thì tố tụng hình sự mới kết thúc. Đã có những người đề xuất ý kiến cần thành lập trong Quốc hội một uỷ ban mới gọi là Uỷ ban giám sát tư pháp với chức năng xem xét lại các bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao khi phát hiện có những sai lầm trong bản án và quyết định đó. Tuy nhiên, điều này lại trái với Hiến pháp vì Hiến pháp đã khẳng định ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chỉ toà án mới có thẩm quyền xét xử các vụ án khác nhau và Toà án nhân dân tối cao (mà cụ thể là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao) là cấp xét xử cao nhất. Chính vì vậy, tư tưởng thành lập Uỷ ban giám sát tư pháp đã không trở thành hiện thực và cho tới nay trong giới khoa học pháp lí hình sự cũng như trong các cơ quan tư pháp vẫn đang bàn luận về một vấn đề trong trường hợp quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có sai lầm thì cơ quan nào có thẩm quyền sửa chữa, khắc phục. Theo quan điểm của chúng tôi, trong điều kiện ở nước ta chưa có Toà án hiến pháp nên việc phát hiện, khắc phục những sai lầm trong các quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao nên giao cho Quốc hội. Trong những trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban đặc biệt để điều tra, xem xét lại các bản án, quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và báo cáo để Quốc hội quyết định. Nghị quyết của Quốc hội là quyết định cuối cùng mà các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải thực hiện. 4. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp dưới. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực. 5. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của Viện trưởng viện kiểm sát là căn cứ để toà án có thẩm quyền tổ chức phiên toà tái thẩm và kết quả của phiên toà tái thẩm có thể liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án và những người khác. Để những người này có điều kiện bảo
  • 13. vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Điều luật quy định sau khi ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, viện kiểm sát có trách nhiệm gửi bản kháng nghị đó cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị. Điều 294. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Những người đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị. 1. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là quyền của người đã ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Người đã ra quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm căn cứ vào giá trị pháp lí của những tình tiết mới được phát hiện để quyết định tạm đình chỉ hay không tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị. 2. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị không phải là thủ tục bắt buộc kèm theo việc ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật đang được thi hành, nếu thấy trong thời gian chờ xét xử tái thẩm việc tiếp tục thi hành bản án hoặc quyết định đó có thể gây thiệt hại cho người phải thi hành thì viện trưởng viện kiểm sát đã ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có quyền quyết định tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó. 3. Trong Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 8/12/1988 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong BLTTHS đã chỉ rõ chỉ có thể quyết định việc tạm đình chỉ thi hành án ngay trong bản kháng nghị hoặc sau khi đã kháng nghị bằng một văn bản khác chứ không được ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án trước khi kháng nghị. Đối với các trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù thì chỉ tạm đình chỉ thi hành án khi đã có kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo các hướng đình chỉ vụ án; tuyên bố người bị kết án không phạm tội; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt; cho hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù. Trong những trường hợp này, sau khi có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của viện trưởng viện kiểm sát, người bị kết án được trả tự do để chờ kết quả xét xử của phiên toà tái thẩm. Đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành thì sau khi có kháng nghị tái thẩm theo hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt thì toà án đã có nhiệm vụ thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án để chờ kết quả xét xử tái thẩm. 4. Cần phân biệt tạm đình chỉ thi hành án phạt tù trong trường hợp có kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố người bị kết án không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù hoặc cho hưởng án treo với tạm đình chỉ thi hành án phạt tù do người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ hoặc người bị kết án bị ốm nặng cần có thời gian điều trị ở bệnh viện. 5. Khi có kháng nghị tái thẩm theo hướng đình chỉ vụ án, tuyên bố người bị kết án không phạm tội, việc thi hành phần bản án, quyết định liên quan đến trách nhiệm dân sự của người bị kết án hoặc những người khác cũng có thể được người ra kháng nghị quyết định tạm đình chỉ thi hành để chờ kết quả xét xử tái thẩm nếu việc thi hành đó gây thiệt hại cho người bị kết án hoặc những người khác. Điều 295. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
  • 14. 1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá một năm kể từ ngày viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện. 2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. 3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 1. Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có thể theo hướng có lợi hoặc hướng không có lợi cho người bị kết án, vì vậy, luật tố tụng hình sự chia thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thành hai loại: Thời hạn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án và thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án. 2. Xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, pháp luật tố tụng hình sự quy định kháng nghị tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ, còn kháng nghị tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đó và trong vòng một năm tính từ ngày viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện. 3. Kháng nghị theo hướng không có lợi bao gồm các kháng nghị khi có các tình tiết mới mà các tình tiết đó có giá trị pháp lí khẳng định một người từ không có tội thành có tội, kháng nghị để phục hồi điều tra vụ án khi vì một lí do nào đó vụ án đã bị đình chỉ, kháng nghị yêu cầu xét xử lại theo hướng chuyển từ tội danh nhẹ sang tội danh nặng hơn, chuyển từ hình phạt nhẹ sang hình phạt nặng hơn, chuyển từ án treo sang án tù giam, tăng mức bồi thường thiệt hại. Kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án bao gồm các kháng nghị yêu cầu huỷ án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự theo Điều 107 BLTTHS và đình chỉ vụ án, kháng nghị theo hướng tuyên bố người bị kết án không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho họ, cho hưởng án treo thay cho hình phạt tù giam hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù; kháng nghị yêu cầu chuyển từ tội danh nặng sang tội danh nhẹ hơn, chuyển hình phạt nặng sang hình phạt nhẹ hơn hoặc giảm mức bồi thường thiệt hại cho họ. 4. Trong thời hạn một năm tính từ ngày phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, viện kiểm sát phải tiến hành xác minh và quyết định kháng nghị hay không kháng nghị nếu những tình tiết đó làm thay đổi nội dung bản án theo hướng bất lợi cho người bị kết án. Khi thời hạn một năm đã trôi qua tính từ ngày phát hiện những tình tiết mới, dù tình tiết mới đó có là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì viện kiểm sát cũng không được quyền ra kháng nghị. Trong trường hợp này, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thể thay đổi theo bất kì một thủ tục nào và nó phải được đưa ra thi hành hoặc tiếp tục thi hành. 5. Trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề dân sự kèm theo, nếu có căn cứ để về dân sự thì việc kháng nghị đó được tiến hành theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • 15. Điều 296. Thẩm quyền tái thẩm 1. Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực. 2. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án quân sự trung ương tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp quân khu. 3. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao. 1. Trước đây, trong BLTTHS 1988, Điều 266 quy định có bốn cấp tái thẩm bao gồm Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh và uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu; Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao và Toà án quân sự trung ương; Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân tối cao và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Theo Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, trong Toà án nhân dân tối cao hiện nay không có Uỷ ban thẩm phán. Vì vậy, Điều luật chỉ quy định có ba cấp tái thẩm gồm Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh và uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu; Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương và Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. 2. Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp huyện. Uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp khu vực. Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh. Toà án quân sự trung ương tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án quân sự cấp quân khu. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao. 3. Việc quy định cho các cấp tái thẩm nêu trên có thẩm quyền xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trực tiếp tạo ra điều kiện thuận lợi trong việc rút hồ sơ của toà án cấp trên và chuyển hồ sơ từ toà án cấp dưới lên tránh việc dây dưa phiền hà, kéo dài thời gian trong tố tụng. Điều 297. Việc tiến hành tái thẩm Những quy định tại các Điều 280, 281 và 283 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với việc tái thẩm. 1. Đây là một quy phạm viện dẫn bởi theo quy định của BLTTHS, toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm thì đồng thời cũng có thẩm quyền tái thẩm. Những người tham gia phiên toà tái thẩm và thủ tục tiến hành phiên toà tái thẩm cũng được quy định tương tự như thủ tục giám đốc thẩm 2. Tái thẩm cũng được tiến hành theo các quy định tại Điều 280 (quy định về những người tham gia phiên toà giám đốc thẩm); Điều 281 (quy định về thành phần hội đồng giám đốc thẩm); Điều 282 (quy định về chuẩn bị phiên toà và thủ tục phiên toà giám đốc thẩm) và Điều 283 của Bộ luật này (quy định về thời hạn giám đốc thẩm).
  • 16. Điều 298. Thẩm quyền của hội đồng tái thẩm Hội đồng tái thẩm có thẩm quyền ra quyết định: 1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; 2. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại; 3. Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án. 1. Cũng với những nội dung nêu trên, trước đây Điều 268 BLTTHS 1988 có tên gọi "Các quyết định của hội đồng tái thẩm" nay tại Điều 298 có tên gọi là "Thẩm quyền của hội đồng tái thẩm". Đây chỉ là một thay đổi nhỏ về tên gọi điều luật mà không ảnh hưởng đến nội dung của Điều luật quy định về các quyết định mà hội đồng tái thẩm có thể ra sau khi đã xét lại bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới theo thủ tục tái thẩm. 2. Sau khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới, Hội đồng tái thẩm ra một trong những quyết định sau đây: - Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; - Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại; - Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án. 3. Mặc dù kháng nghị theo thủ tục tái thẩm của viện trưởng viện kiểm sát có thẩm quyền dựa trên sự xác minh và đánh giá các tình tiết mới được phát hiện. Theo quan điểm của viện kiểm sát thì trong thực tế đã có các tình tiết đó và các tình tiết này có giá trị pháp lí làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm đơn phương của viện kiểm sát. Khi sự việc được xem xét tại hội đồng tái thẩm, trên cơ sở lập luận của đại diện viện kiểm sát bảo vệ kháng nghị và các ý kiến của các thành viên hội đồng tái thẩm, hội đồng tái thẩm có thể bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong thực tế, khi viện kiểm sát nhận được thông báo về tình tiết mới và qua xác minh, đánh giá, viện kiểm sát cho đó là những tình tiết mới được phát hiện và chúng có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng khi ra trao đổi trước tập thể hội đồng tái thẩm thì phát hiện hoặc các tình tiết nói trên không phải là các tình tiết mới (các tình tiết đã được toà án cấp dưới xem xét, đánh giá trước khi ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật) hoặc các tình tiết đó được coi là mới được phát hiện nhưng chúng không làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, hội đồng tái thẩm ra quyết định bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Quyết định này của hội đồng tái thẩm khẳng định việc kháng nghị của viện kiểm sát là không có căn cứ. Đối với các quyết định của uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, uỷ ban thẩm phán toà án quân sự cấp quân khu, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương nếu viện kiểm sát không đồng ý có quyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra kháng nghị còn đối với quyết định của hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có quyền kháng nghị nữa. 4. Sau khi xem xét kháng nghị của viện kiểm sát tại phiên tòa tái thẩm, nếu xác định kháng nghị là có căn cứ pháp luật (có các tình tiết mới được phát hiện mà toà án cấp dưới đã không xem xét khi ra các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; các tình tiết mới có thể làm thay đổi
  • 17. cơ bản nội dung của bản án, quyết định đó) hội đồng tái thẩm chấp nhận kháng nghị và ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại. 5. Hội đồng tái thẩm ra quyết định huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để điều tra lại trong trường hợp các tình tiết mới được phát hiện đã không được cơ quan điều tra xem xét trong giai đoạn điều tra dẫn đến cơ quan điều tra có kết luận không đúng về vụ án hình sự. Trong trường hợp này, các tình tiết mới được phát hiện phải được cơ quan điều tra tiếp tục xác minh làm rõ và dùng làm căn cứ cho việc đề nghị truy tố của mình. Thí dụ, đối với các vụ án bắt buộc cơ quan điều tra phải tiến hành giám định (cố ý gây thương tích, giết người, tội phạm về ma tuý, tội phạm liên quan đến lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng...) nhưng trong giai đoạn điều tra trước đây cơ quan điều tra đã không tiến hành dẫn tới việc xét xử vụ án không đúng pháp luật. Khi huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại, hội đồng tái thẩm có thể chỉ ra cơ quan điều tra cần phải làm rõ những vấn đề gì. Khi nhận lại hồ sơ vụ án để điều tra lại, cơ quan điều tra phải tuân theo yêu cầu của hội đồng tái thẩm. Việc điều tra lại được tiến hành theo các quy định chung. 6. Hội đồng tái thẩm ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật trả hồ sơ để xét xử lại khi các tình tiết mới được phát hiện đã không được toà án cấp dưới xem xét. Nếu tình tiết đó không được xem xét tại toà án cấp sơ thẩm làm cho bản án, quyết định sơ thẩm không đúng pháp luật thì hồ sơ vụ án sẽ được chuyển về toà án cấp sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại, tương tự, nếu các tình tiết đã không được xem xét tại toà án cấp phúc thẩm làm cho bản án, quyết định phúc thẩm không đúng pháp luật thì hồ sơ vụ án sẽ được chuyển về toà án cấp phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại. 7. Hội đồng tái thẩm chấp nhận kháng nghị của viện kiểm sát, ra quyết định huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án khi có các tình tiết mới được phát hiện mà chúng là những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự. Đó là những tình tiết chứng minh không có sự việc phạm tội;hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết. Điều 299. Hiệu lực của quyết định tái thẩm và việc giao quyết định tái thẩm 1. Quyết định của hội đồng tái thẩm có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định. 2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày ra quyết định, hội đồng tái thẩm phải gửi quyết định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, toà án, viện kiểm sát, cơ quan công an nơi đã xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền: thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc. 1. Cũng giống như bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định của hội đồng tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành quyết định này. 2. Để bảo đảm cho việc thi hành quyết định của hội đồng tái thẩm được nhanh chóng Điều luật quy định trong thời hạn mười ngày kể từ ngày ra quyết định, hội đồng tái thẩm phải gửi quyết
  • 18. định tái thẩm cho người bị kết án, người kháng nghị, toà án, viện kiểm sát, cơ quan công an nơi đã xử sơ thẩm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền: thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc. 3. Người bị kết án có nghĩa vụ chấp hành quyết định tái thẩm bao gồm tất cả những nội dung liên quan đến trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự của họ. Trong trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị trước đây được tạm đình chỉ thi hành thì sau khi có quyết định của hội đồng tái thẩm nó tiếp tục được thi hành nếu hội đồng tái thẩm bác kháng nghị và giữ nguyên hiệu lực của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó. Nếu hội đồng tái thẩm ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại thì trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự của người bị kết án như thế nào phải chờ kết quả điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Trong trường hợp sau khi ra kháng nghị tái thẩm có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị thì tiếp tục tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đó. Trong trường hợp hội đồng tái thẩm ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án thì người bị kết án được khôi phục lại tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu người bị kết án đang trong trại tạm giam hoặc trại giam thì phải trả tự do ngay cho họ. 4. Người đã ra kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được nhận quyết định tái thẩm của hội đồng tái thẩm. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định tái thẩm đó, người đã kháng nghị tái thẩm có quyền kiến nghị lên viện trưởng viện kiểm sát cấp trên xem xét để quyết định tiếp tục kháng nghị hay không kháng nghị đối với quyết định của hội đồng tái thẩm nếu hội đồng tái thẩm không phải là Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. 5. Toà án, viện kiểm sát, cơ quan công an nơi đã xử sơ thẩm được nhận quyết định tái thẩm của hội đồng tái thẩm để phục vụ cho việc thi hành án và thực hiện nhiệm vụ thống kê hình sự. 6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ được nhận quyết định tái thẩm của hội đồng tái thẩm phục vụ cho việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nhận bồi thường thiệt hại hoặc bồi thường thiệt hại). 7. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền được nhận quyết định tái thẩm của hội đồng tái thẩm phục vụ cho việc thi hành án (yêu cầu người có nghĩa vụ bồi thường dân sự phải bồi thường và trả tiền bồi thường dân sự cho người được quyền bồi thường). 8. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc được nhận thông báo bằng văn bản của hội đồng tái thẩm về nội dung quyết định tái thẩm. Quy định này tạo ra cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc quản lí, giáo dục, cải tạo người bị kết án nhằm mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung. Điều 300. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án 1. Nếu hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho viện kiểm sát có thẩm quyền để điều tra lại theo thủ tục chung. 2. Nếu hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét
  • 19. xử sơ thẩm lại vụ án thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho toà án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung. 1. Việc điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án chỉ có thể được tiến hành sau khi cơ quan điều tra và toà án có thẩm quyền nhận lại hồ sơ vụ án. Để bảo đảm cho hoạt động điều tra hoặc xét xử lại được tiến hành nhanh chóng, pháp luật quy định trong trường hợp hội đồng tái thẩm huỷ bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hội đồng tái thẩm phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát, toà án có thẩm quyền để điều tra lại, xét xử lại theo thủ tục chung. 2. Hội đồng tái thẩm không chuyển hồ sơ trực tiếp cho cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra mà chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan điều tra có thẩm quyền và cơ quan này chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra. Quy định này có tác dụng ngay từ khi vụ án được tiến hành điều tra lại, viện kiểm sát đã tiến hành kiểm sát điều tra và thực hiện các chức năng khác của mình trong tố tụng hình sự. 3. Khoản 2 Điều 300 BLTTHS không quy định hội đồng tái thẩm chuyển hồ sơ cho toà án cấp phúc thẩm khi quyết định huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại mà chỉ quy định chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm lại vụ án. Theo chúng tôi, đây là một khiếm khuyết của Điều luật bởi lẽ, trong trường hợp toà án sơ thẩm đã xem xét tất cả các tình tiết, kể cả các tình tiết mới được phát hiện trước khi ra bản án hoặc quyết định của mình nhưng tại toà phúc thẩm, các tình tiết đó lại bị toà phúc thẩm bỏ qua, không được xem xét nên dẫn đến bản án, quyết định không đúng pháp luật. Trong trường hợp này, nếu hội đồng tái thẩm huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại thì chỉ cần xét xử lại ở giai đoạn phúc thẩm. Nếu tất cả mọi trường hợp huỷ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xét xử lại ở giai đoạn sơ thẩm thì không hợp lí, không cần thiết, làm phức tạp thêm quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chương XXXV KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Điều 325. Người có quyền khiếu nại Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, khiếu lại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không giải quyết theo quy định tại Chương này mà giải quyết theo quy định tại các chương XXIII, XXIV, XXX, XXXI của Bộ luật này. 1. Hoạt động tố tụng hình sự là một dạng hoạt động của Nhà nước, do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nhằm mục đích giải quyết trách nhiệm hình sự của người phạm tội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ các quyền hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, khôi phục lại các quan hệ xã hội đã bị tội phạm xâm hại, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm làm hậu thuẫn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Tham gia vào các hoạt động tố tụng bao gồm các cơ
  • 20. quan tiến hành tố tụng như cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án; người tiến hành tố tụng bao gồm điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí phiên toà; người tham gia tố tụng bao gồm bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, người bị kết án, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ án, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định. Ngoài ra, pháp luật tố tụng hình sự còn quy định các tổ chức quần chúng là thành viên mặt trận tổ quốc, các cơ quan nhà nước khác cũng có vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được tiến hành đúng pháp luật, các quyền và lợi ích hợp phá p của công dân được tôn trọng và bảo vệ. Hoạt động tố tụng được tiến hành trong một khoảng thời gian dài (có khi kéo dài tới nhiều năm), trên những địa bàn rộng lớn (có thể tiến hành ở cả nước ngoài). Xuất phát từ nguyên tắc dân chủ, từ trước tới nay pháp luật tố tụng hình sự của nước ta luôn có các quy định về quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi tố tụng và hoạt động tố tụng mà họ cho là trái pháp luật. Điều 24 Bộ luật tố tụng hình sự 1988 với tên gọi "Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng" quy định: "Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó; Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu nại và tố cáo, thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và tố cáo biết và có biện pháp khắc phục; Cơ quan đã làm oan phải khôi phục lại danh dự, quyền lợi và bồi thường cho người bị thiệt hại. Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tuỳ từng trường hợp mà bị xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự". 2. Theo BLTTHS 2003 bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự được coi là nguyên tắc cơ bản và được quy định tại Điều 31 BLTTHS 2003. Trước khi ban hành BLTTHS 2003, mặc dù vấn đề bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức, cơ quan được quy định trong BLTTHS nhưng lại chưa có một cơ chế, thủ tục giải quyết các khiếu nại, tố cáo đó. Xuất phát từ những đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, BLTTHS 2003 đã có một chương - Chương XXXV quy định về thủ tục khiếu nại và tố cáo trong tố tụng hình sự. 3. Căn cứ để khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người khiếu nại cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các quyết định có thể bị khiếu nại là các quyết định do cơ quan tiến hành tố tụng ban hành, áp dụng trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng thể hiện bằng văn bản như quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong tố tụng, quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra, quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại là hỏi cung, lấy lời khai, khám nhà, khám người, tịch thu tang vật hoặc bưu phẩm, bưu kiện...Quyết định, hành vi trái pháp luật là các quyết định và hành vi được ban hành, áp dụng, thực hiện không theo các quy định của BLTTHS và các văn bản giải thích, hướng dẫn khác của các cơ quan tiến hành tố tụng như thông tư của ngành, thông tư liên ngành... Các quyết định và hành vi trái pháp luật đó đã xâm phạm hoặc có khả năng thực tế xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thí dụ, quyết
  • 21. định khởi tố bị can đối với người không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể dẫn tới người đó bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng và xét xử; khám nhà khi không có mặt của chủ nhà, đại diện của chính quyền địa phương hoặc không có sự chứng kiến của người láng giềng... có thể làm cho việc khám nhà không được khách quan gây thiệt hại cho chủ nhà hoặc người khác. 4. Các quyết định của toà án được ban hành sau khi xét xử như bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp trái pháp luật cũng không phải là đối tượng khiếu nại theo thủ tục quy định tại Chương XXXV mà nó được giải quyết theo các quy định tại các Chương XXIII, XXIV, XXX và XXXI quy định về thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Điều 326. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại 1. Người khiếu nại có quyền: a. Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; b. Khiếu nại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự; c. Rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại; d. Được nhận văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại; đ. Được khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2. Người khiếu nại có nghĩa vụ: a. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó; b. Chấp hành kết quả giải quyết khiếu nại. 1. Khi một người cho rằng quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trái pháp luật xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền tự khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại. Việc khiếu nại được tiến hành thông qua hai hình thức: Bằng văn bản hoặc trực tiếp bằng miệng. Nếu người khiếu nại khiếu nại bằng miệng thì cơ quan hoặc cá nhân nhận khiếu nại phải lập biên bản về nội dung khiếu nại. Văn bản khiếu nại có thể gửi trực tiếp cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và cũng có thể gửi qua đường bưu điện tới cơ quan hoặc người nói trên. Khi khiếu nại, người khiếu nại phải trình bày những căn cứ để chứng minh các quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là trái pháp luật, các quyết định và hành vi đó đã hoặc có thể sẽ xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Người đại diện hợp pháp của người khiếu nại là bố mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của những người chưa thành niên hoặc những người có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần. Người đại diện hợp pháp của người khiếu nại cũng có thể là người đại diện theo các quy định của pháp luật dân sự. 3. Điều luật quy định người khiếu nại có quyết khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án bao gồm giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở các cấp toà án và giai đoạn thi hành án. Xuất phát từ một trong những nguyên tắc giải quyết khiếu nại là hoà giải giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại nên Điều luật quy định sau khi đã thực hiện quyền khiếu
  • 22. nại, người khiếu nại có quyền rút khiếu nại trong bất kì giai đoạn nào của quá trinh giải quyết khiếu nại. Việc rút khiếu nại phải được lập biên bản trong đó nêu rõ lí do của việc rút khiếu nại đó. Người khiếu nại được nhận văn bản trả lời về giải quyết khiếu nại của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Nếu như người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần thứ nhất có quyền tiếp tục khiếu nại lên cơ quan, người có thẩm quyền là cấp trên trực tiếp của cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. 4. Trong trường hợp các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã thực tế bị xâm phạm bởi các quyết định hoặc hành vi tố tụng của cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì được khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp đó và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp bị oan sai do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra được tiến hành theo các quy định và thủ tục nêu trong Nghị quyết 388 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội năm 2002 và các văn bản hướng dẫn của liên ngành công an - kiểm sát - toà án có liên quan. 5. Khi tiến hành khiếu nại, người khiếu nại có nghĩa vụ gửi khiếu nại tới cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, có nghĩa vụ trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người khiếu nại không được từ chối việc cung cấp thông tin hoặc tài liệu khi cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu. Trong trường hợp người khiếu nại từ chối cung cấp thông tin và những tài liệu cần thiết thì việc khiếu nại sẽ không được giải quyết và người khiếu nại không có quyền khiếu nại lên cấp trên. Nếu người khiếu nại không trình bày trung thực sự việc, cung cấp những thông tin, tài liệu không chính xác, giả mạo thì người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm nói trên dưới hình thức như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm dân sự hoặc nặng nhất là trách nhiệm hình sự về tội vu khống. Khi có kết quả giải quyết khiếu nại cuối cùng thì người khiếu nại có nghĩa vụ chấp hành kết quả giải quyết đó. Điều 327. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu lại 1. Người bị khiếu nại có quyền: a. Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại; b. Được nhận văn bản giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của mình. 2. Người bị khiếu lại có nghĩa vụ: a. Giải trình về quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu; b. Chấp hành kết quả giải quyết khiếu nại; c. Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. 1. Trong quá trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người bị khiếu nại được đưa ra các bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi tố tụng bị khiếu nại. Người bị khiếu nại có quyền trình bày những nội dung trên trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản. Khi người bị khiếu nại trình bày bằng miệng những ý kiến chứng minh tính hợp pháp của quyết định cũng như hành vi tố tụng mà họ đã thực hiện trước cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải lập biên bản