SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
1
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
BÀI 1: LỢI ÍCH CỦA HOA, CÂY CẢNH VỚI ĐỜI SỐNG (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Chia sẻ được cảm xúc của bản thân khi tặng hoa, cây cảnh cho người thân hoặc
được người thân tặng hoa, cây cảnh. Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh
để trang trí trong căn phòng, ngôi nhà.
- Đề xuất được ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không
khí trong khuôn viên trường học của em.
Năng lực riêng:
- Nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
3. Phẩm chất
- Yêu thích hoa, cây cảnh.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
2
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích
cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
- Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với
đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ 4.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của
bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng
thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội
dung bài học.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS
quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh được không?
+ Người ta đã sản xuất ra nước hoa thế nào?
- HS thảo luận nhóm đôi.
3
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng
nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh ngoài
vai trò để trang trí, làm đẹp còn có thể chữa bệnh, sản xuất
nước hoa,....
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây
cảnh với đời sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của
hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây
cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không
gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc,
hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên
nhiên.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào
bài mới.
4
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6
và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây
cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử
dụng các thẻ gợi ý dưới đây:
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng
nghe, nêu ý kiến khác (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d,
4 – c.
- GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường
học, công viên, đường phố, văn phòng,...
- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò
trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh.
Hoa trang trí trong đám cưới
- HS quan sát hình ảnh, trả
lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
5
Cây cảnh trang trí trong phòng khách gia đình
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế:
+ Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa,
cây cảnh mà em biết.
+ Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các không
gian đó.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Hoạt động sáng tạo
- GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí
hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,...
- GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và
chia sẻ cho cả lớp.
* GV rút ra kết luận chung:
- Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học,
nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,...
- Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu
sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với
thiên nhiên.
- HS lắng nghe GV nêu câu
hỏi.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm.
- HS lắng nghe ý tưởng của
các nhóm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
6
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò làm sạch không khí của
hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây
cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết
được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không
khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm
sạch không khí.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời
câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài
hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong hình 2.
- HS quan sát hình ảnh và trả
lời câu hỏi.
7
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý
kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a – cây nha đam, b
– cây lan ý, c – cây ngọc ngân, d – cây vạn niên thanh, e –
cây lưỡi hổ, g – cây phát lộc.
- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số loài cây quen
thuộc ở địa phương có khả năng làm sạch không khí.
Cây cọ lá tre
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
8
Cây lan chi
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể thêm một số loại
hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí đang được
trồng ở gia đình, nhà trường, địa phương.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động sáng tạo
- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Đề
xuất ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm
sạch không khí trong khuôn viên trường học của em.
+ GV mở rộng kiến thức về nguyên nhân tồn tại các chất độc
hại trong không khí: chất thải từ các thiết bị điện, nấu ăn,
chất thải nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động của nhà
máy,...
+ GV lưu ý HS: Giải thích lí do lựa chọn loại hoa, cây cảnh.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý tưởng trồng một
loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong
khuôn viên trường học. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe GV nêu câu
hỏi, liên hệ thực tế.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm.
- HS thảo luận theo nhóm.
9
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh ý tưởng cho các
nhóm.
- GV nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch
không khí trong khuôn viên trường học: lan ý, cây xanh, cúc
đồng tiền,...
* GV rút ra kết luận chung: Nhiều loại hoa, cây cảnh có
khả năng một số loại khí có mùi hôi và khí độc, mang lại cho
chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát.
Hoạt động 3: Cung cấp Oxygen cho con người của hoa,
cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa
về tinh thần, hoa và cây cảnh còn có vai trò vô cùng quan
trọng là cung cấp oxygen cho con người. Giúp HS nhận thức
được tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con
người, giáo dục cho HS trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo
vệ hoa, cây cảnh.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 3 SHS tr.9
và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 3 và tìm cụm từ thích hợp thay cho các số
trong các câu:
● Hoạt động của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1) từ không
khí và tạo ra khí (2).
● Hoạt động hô hấp (hít thở) của con người đã lấy khí
(3) từ không khí và thải ra khí (4).
- HS đề xuất ý tưởng trước
lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát hình ảnh và trả
lời câu hỏi.
10
+ Hình 3 thể hiện vai trò gì của hoa, cây cảnh với con
người?
+ GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Nếu không có hoa, cây
cảnh thì con người sễ lấy oxygen ở đâu để thở?
- GV mời đại đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe,
nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi cây quang hợp, sẽ
lấy khí carbon dioxide (C02) từ không khí và tạo ra khí
oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và
động vật.
Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin phần mở rộng SHS
tr.9 để hiểu rõ về vai trò cung cấp oxygen của cây cho con
người.
- GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ hoa, cây cảnh nói riêng
và cây xanh nói chung.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò thể hiện tình cảm của
hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý
nghĩa của việc tặng hoa, cây cảnh trong các dịp lễ tết.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
11
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 4 SHS
tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 4 và cho biết
hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm trong
những dịp lễ nào?
- GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận
xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh được sử
dụng để thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc
mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,....
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về
việc sử dụng hoa, cây cảnh trong dịp lễ tết:
- HS quan sát hình ảnh và trả
lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
12
Hoạt động luyện tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thực hiện
nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm mà em đã
tặng hoa cho người thân, bạn bè hoặc em được người thân,
bạn bè tặng hoa.
- GV khuyến khích HS xung phong chia sẻ kỉ niệm của bạn
thân. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tặng hoa trong các dịp
lễ thể hiện sự chúc mừng hoặc bày tỏ tình cảm đối với người
được tặng
Hoạt động mở rộng
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục mở
rộng SHS tr.10 để tìm hiểu về một số vai trò khác của hoa
và cây cảnh.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
13
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
+ GV chia HS thành 2 đội (4 – 6 HS/đội).
+ GV mời đại diện các đội lần lượt liệt kê các vai trò của
hoa, cây cảnh trong đời sống.
+ Câu trả lời của 2 đội không được trùng lặp nhau. Đội nào
có nhiều hơn câu trả lời đúng, đội đó là người chiến thắng.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV kết luận:
+ Một số loài hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh,
làm nước hoa,...
+ Hoạt động trồng và chăm sóc hoa giúp con người rèn
luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên, mang lại niềm vui trong
cuộc sống và lợi ích kinh tế. Chúng ta cần yêu quý, trồng,
chăm sóc, bảo vệ hoa, cây cảnh.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
- Phần trắc nghiệm
Câu 1. Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở:
A. Đường phố.
B. Văn phòng.
C. Công viên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Loài cây nào dưới đây không có khả năng làm sạch
không khí?
A. Cây kim tiền.
B. Cây phượng vĩ.
C. Cây lưỡi hổ.
- HS đọc bài.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
14
D. Cây ngọc ngân.
Câu 3. Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí..........từ không khí.
A. Carbon.
B. Oxygen.
C. Carbon dioxide.
D. Nito.
Câu 4. Loài hoa nào dưới đây không được dùng để làm
nước hoa?
A. Hoa hồng.
B. Hoa thược dược.
C. Hoa oải hương.
D. Hoa cẩm chướng.
Câu 5. Trồng, chăm sóc hoa và cây cảnh sẽ giúp con người:
A. Rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên.
B. Mang lại niềm vui trong cuộc sống.
C. Mang lại lợi ích kinh tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D B C B D
- Phần tự luận
Câu 1. Hoa, cây cảnh thường được trang trí ở những nơi
nào?
Câu 2. Kể tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm
sạch không khí.
15
Câu 3. Mọi người thường tặng hoa, cây cảnh cho nhau vào
những dịp nào? Nhằm mục đích gì?
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học,
khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những
HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống.
+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa
phương nơi em ở.
+ Đọc trước Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến
(SHS tr.11).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
16
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: MỘT SỐ LOẠI HOA, CÂY CẢNH PHỔ BIẾN (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Có khả năng quan sát, mô tả một số sự vật phổ biến trong cuộc sống.
- Giới thiệu được với bạn bè, người thân một loại hoa, cây cảnh yêu thích.
Năng lực riêng:
- Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
3. Phẩm chất
- Yêu thích hoa, cây cảnh.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích
cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
17
- Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với
đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ 4.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện những kiến thức, kinh nghiệm
của bản thân về một số loại hoa, cây cảnh mà các em đã biết.
Bên cạnh đó, các em cũng nhận ra còn rất nhiều loại hoa, cây
cảnh đẹp mà các em chưa biết, từ đó có mong muốn tìm hiểu
thêm về các loại hoa, cây cảnh.
b. Cách tiến hành
- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về
các loại hoa, cây cảnh quen thuộc:
- HS quan sát hình ảnh về
các loại hoa, cây cảnh.
18
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu
những hiểu biết của em về các loại hoa, cây cảnh.
- GV mời đại diện 4 HS trả lời (mỗi HS 1 hình). Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
+ Hình 1 (hoa hồng):
● Có nhiều cành và gai cong.
● Có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng. Cánh hoa mềm, mỏng
nên rất dễ bị dập nát. Lá hoa là lá kép lông chim mọc
cách, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ.
● Có màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ…
+ Hình 2 (hoa mai):
● Gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc
xen.
● Nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về, tượng trưng cho
mùa xuân ở miền Nam Việt Nam.
+ Hình 3 (cây kim tiền):
● Mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng.
Thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở
phần gốc.
- HS lắng nghe GV nêu câu
hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
19
● Dùng để trang trí, làm đẹp không gian sống, lọc sạch
các chất độc hại từ không khí.
+ Hình 4 (cây lan ý):
● Cuống lá mọc từ gốc lên, lá có màu xanh thẫm bóng
mượt, dáng hình bầu dục nhưng thon nhọn ở đỉnh và
trên bề mặt lá có nổi những đường gân xanh nhạt hơn.
Hoa màu vàng, thuôn dài, xung quanh được bao bọc
bởi một chiếc lá bắc (mo hoa) màu trắng tựa như vỏ
sò.
● Có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh
phổ biến.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa hồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây
hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 SHS tr.12
và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm của lá, hoa của các
loại hoa hồng trong Hình 1 bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý
sau:
- HS chuẩn bị vào bài học.
- HS làm việc cặp đôi.
20
- GV hướng dẫn HS mô tả chính xác các đặc điểm cơ bản của
cây hoa đào: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa,
màu lá, hình dáng lá.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm cây hoa hồng. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Kể
thêm các màu sắc khác của hoa hồng mà các em biết.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV nêu
thêm câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
21
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các màu sắc khác của hoa
hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung
(nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Cây hoa hồng có đặc điểm:
+ Lá màu xanh, mép lá có hình răng cưa.
+ Hoa có nhiều màu sắc (đỏ, xanh, vàng, hồng, đen, trắng,...)
mọc đơn lẻ hoặc thành chùm.
+ Thân cây có gai.
Hoạt động vận dụng
- GV tổ chức cho HS giới thiệu với bạn bè một loại hoa hồng
em thích.
- GV hướng dẫn HS giới thiệu về màu sắc cánh hoa, màu sắc
nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá,...
- HS lắng nghe GV nêu
nhiệm vụ.
- HS giới thiệu trước lớp.
- HS lắng nghe kết hợp quan
sát hình ảnh.
22
- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp loại hồng em
thích. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt
câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
- GV giới thiệu cho HS về cây hoa hồng trắng:
+ Thuộc nhóm thân gỗ cây bụi thấp, có nhiều cành và gai
cong.
+ Lá tùy thuộc vào giống mà có có màu xanh đậm hoặc xanh
nhạt, răng cưa nông hay sâu.
+ Có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát.
+ Loài hoa mang ý nghĩa của sự tôn kính, biết ơn.
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung mở rộng SHS tr.24
và chia sẻ thêm những hiểu biết của em về cây hoa hồng.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), tổ chức
cho HS tìm hiểu thêm về cây hoa hồng: nguồn gốc, ý nghĩa,
sự tích, công dụng,.....
- HS đọc thầm phần mở
rộng.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
23
- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ thêm một số hiểu biết về
cây hoa hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi
cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
- GV giới thiệu cho HS thêm một số thông tin về cây hoa
hồng:
+ Là loài hoa đẹp, nở quanh năm.
+ Có hương thơm nổi bật và được trồng ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới.
+ Được dùng để trang trí, là biểu tượng của tình yêu, là
nguyên liệu để làm ra nhiều loại nước hoa, trà,...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa đào
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây
hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây.
- HS làm việc cặp đôi.
24
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2 SHS
tr.13 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nêu đặc điểm khác nhau giữa hai loại hoa đào trong hình.
+ Em có biết hoa đào thường nở vào mùa nào trong năm?
- Gv hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây
hoa đào: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu
lá, hình dáng lá.
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, kể thêm các màu sắc khác
của hoa đào mà các em biết.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng
nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Cây hoa đào được trồng phổ biến ở miền Bắc.
● Là cây thân gỗ. Thân cây cao, phân nhánh mạnh từ
gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, lông cứng.
● Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng
ở giữa, cánh hoa mỏng, kích thước cánh hoa nhỏ.
+ Hoa thường có màu đỏ, màu trắng hoặc màu hồng nhạt,
nở vào mùa xuân.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS liên hệ thực tiễn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
25
Hoạt động vận dụng
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo các nội dung:
+ Giới thiệu về cây hoa đào hoặc cành đào trưng bày trong
dịp Tết của gia đình.
+ Tìm hiểu thêm về cây hoa đào (nguồn gốc, ý nghĩa, sự
tích,...).
- HS chia HS thành các
nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
26
- GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu về cây hoa đào trước
lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm cho HS về cây
hoa đào:
+ Được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó phổ biến ở nhiều
quốc gia trên thế giới như: Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,...Trở
thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết.
+ Hoa đào tô điểm cho không gian ngày Tết cổ truyền, mang
lại một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa mai
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết về cây hoa
mai thông qua một số đặc điểm cơ bản.
b. Cách tiến hành:
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3 và trả
lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của cây hoa mai.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
27
- GV hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây
hoa mai (màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị hoa, cách mọc
hoa,...).
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc cây hoa mai trước lớp.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu
có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Cây hoa mai được trồng phổ biến ở miền Nam.
● Là cây thân gỗ, cành hơi giòn. Thân cây xù xì và nhiều
cành nhiều nhánh. Tán cây có lá thưa.
● Lá mọc so le, có phiến lá dạng hình trứng thuôn dài,
có màu xanh biếc, mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng.
+ Hoa thường có màu vàng, màu trắng, nở vào mùa xuân.
Hoạt động vận dụng
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm và
thảo luận.
28
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận với nội dung sau:
+ Giới thiệu về cây hoa mai hoặc cành mai trưng bày trong
dịp Tết của gia đình hoặc em biết.
+ Tìm hiểu thêm về cây hoa mai: nguồn gốc, ý nghĩa, sự
tích,...
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp hiểu biết của
em về cây hoa mai. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tại Việt Nam, cây mai có mặt chủ yếu tại những khu rừng
thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long, và các
tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa.
+ Hoa mai được ví như là biểu tượng của cốt cách, sức sống
bền bỉ, đơm hoa đúng vào đầu xuân mang đến sắc hương
ngọt ngào.
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS đọc và thảo luận nội dung mở rộng SHS
tr.14.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm nội dung mở
rộng.
- HS thảo luận theo nhóm.
29
- GV tổ chức HS thảo luận về cách trưng bày hoa đào, hoa
mai trong dịp Tết Nguyên đán.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vào dịp Tết Nguyên đán,
việc trang trí ngôi nhà bằng cây hoặc cành đào, cành mai đã
trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, tô
điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, vui tươi và
tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoa sen
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây
hoa sẽ thông qua một số đặc điểm cơ bản.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
30
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 4 SHS
tr.14 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm cây hoa sen.
- GV hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây
hoa sen: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị hoa, màu sắc lá,
hình dáng lá,...
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm hoa sen trước lớp.
Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu
có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Cây hoa sen sống dưới nước.
+ Cánh hoa có màu hồng, màu trắng, màu vàng, nhị hoa có
màu vàng.
Hoạt động luyện tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm) .
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia thành các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
31
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc và cho biết, câu ca
dao sau mô tả những bộ phận nào của cây hoa sen.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Câu ca dao miêu tả các bộ phận của hoa sen: lá màu xanh,
hoa màu trắng, nhị màu vàng
- GV nhấn mạnh: Hoa sẽ đã gắn liền với đời sống của người
Việt Nam, đã đi vào ca dao, tục ngữ.
Hoạt động vận dụng
- GV trình chiếu cho HS quan sát video về hoa sen:
https://www.youtube.com/watch?v=5NKVgWLWJkA
(Từ 1p57 – 2p22)
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:
+ Hoa sẽ thường được trồng ở đâu?
+ Hoa sen nở vào mùa nào?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hoa sen thường được trồng ở ao, đầm, hồ.
+ Hoa sen nở vào mùa hè.
- HS quan sát video trồng
hoa sen.
- HS lắng nghe GV nêu câu
hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm nội dung mở
rộng.
- HS quan sát hình ảnh và
lắng nghe câu hỏi.
32
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS đọc và thảo luận nội dung mở rộng SHS
tr.15.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu
thảo luận với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa của hoa sen.
+ Tác dụng của các bộ phận của hoa sen.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe,
nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
33
+ Hoa sen thể hiện sự vươn dậy mạnh mẽ, ý chí sống mãnh
liệt của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, hoa sen còn là loài
hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam cả
về hình thể và tâm hồn.
+ Ngoài giá trị làm cảnh, các bộ phận của cây hoa sen còn
có nhiều tác dụng như: hạt sen, ngó sen dùng để chế biến các
món ăn; lá sen và tâm sen dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Hoạt động 6: Tìm hiểu một số loại cây cảnh phổ biến
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một
số loại cây cảnh phổ biến thông qua một số đặc điểm cơ bản.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát Hình 5a – 5g SHS
tr.15, 16 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Gọi tên các loại cây cảnh có trong hình bằng cách sử dụng
các thẻ gợi ý dưới đây:
- HS chia thành các nhóm.
- HS làm việc nhóm.
34
+ Mô tả đặc điểm nhận biết của các loại cây trong hình.
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt ghi đáp án vào bảng con
và giơ bảng. Các nhóm quan sát, nhận xét kết quả của nhóm
bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình a (cây xương rồng):
● Là cây chịu hạn tốt,
● Lá cây tiêu biến thành gai để thích nghi với môi trường
sống.
+ Hình b (cây thiết mộc lan):
- HS chia sẻ đáp án trước
lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
35
● Mọc thành hình nơ, bóng mượt và có màu sẫm. Phần
phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn, ngả vàng ở
phần trung tâm.
● Hoa mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm.
● Là một trong những loài cây hiếm cho hoa trong thời
tiết lạnh giá.
+ Hình c (cây sống đời):
● Thân tròn nhẵn và có các đốm tía xung quanh thân,
thích hợp để trồng làm cảnh.
● Các lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và mọng
nước, có màu xanh đậm.
● Hoa phổ biến nhất có màu đỏ hoặc màu hồng, nở
thành từng cụm trên ngon của nhánh cây.
+ Hình d (cây sanh):
● Là cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, nhiều cành lá và
nhánh, tán lá của cây rậm rạp, um tùm.
● Có thể uốn nắn để tạo các thế đẹp mắt.
+ Hình e (cây cọ cảnh): được trồng để trang trí nội thất, lá
cọ xanh bóng rất giàu sức sống.
+ Hình g (cây trạng nguyên):
● Lá có dạng bầu dài, hình răng cưa, màu xanh đậm,
bóng; có gân nổi rõ và cuống mập.
● Hoa nhỏ, màu đỏ; mọc ở trung tâm của cụm lá.
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS quan sát một số loại cây cảnh có trong
khuôn viên nhà trường.
- HS quan sát cây cảnh trong
khuôn trường học.
- HS lắng nghe GV nêu câu
hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
36
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Mô tả các loại cây
cảnh có trong khuôn viên trường học của em.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu trước lớp về cây cảnh
trong khuôn viên trường học. Các HS khác lắng nghe, nhận
xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số cây cảnh
có trong khuôn viên trường học:
+ Cây phượng vĩ:
● Tán lớn, xanh tươi, đem lại bóng mát, tạo không khí
trong lành cho cảnh quan.
● Hoa phượng màu đỏ rực rỡ nên cảnh quan sân trường
ấn tượng.
+ Cây bàng:
● Lá cây xanh tốt, rậm rạp tạo thành từng tầng lớn
quanh thân.
● Hoa mang màu trắng xanh thường mọc thành chùm,
tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cho khuôn viên trường học.
- HS chơi trò chơi.
37
+ Cây xà cừ: cây thân gỗ, phân cành nhánh nhiều, mọc theo
nhiều hướng tạo thành tán lá rộng lớn, tạo bóng mát sân
trường.
Hoạt động vận dụng
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai thông thái hơn?
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Em hãy
thêm một số loại cây cảnh mà em biết và hướng dẫn cho bạn
đặc điểm nhận biết các loại cây cảnh đó.
� Ai là người giới thiệu được nhiều loại cây và hướng dẫn
cho bạn nhiều đặc điểm nhận biết chính xác nhất, đó là người
chiến thắng.
- GV mời HS lần lượt xung phong giới thiệu các loại cây cảnh
mà em biết.
- HS giới thiệu cây cảnh
trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
38
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số loại cây
cảnh phổ biến:
+ Cây lưỡi hổ:
● Có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn sắc nhọn nhưng
thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên
thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn.
● Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ
phần gốc lên và có quả hình tròn.
● Là món quà ý tài lộc ý nghĩa.
+ Cây quất cảnh:
● Thân gỗ nhỏ, mềm, dẻo dai. Vỏ cây màu xám, sần
sùi, cây có nhiều nhánh mọc ra các hướng xung
quanh, sai quả. Lá hình bầu dục, xanh tốt.
● Dùng để trang trí trong nhà ngày Tết.
- HS đọc thầm nội dung
phần mở rộng.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
39
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS đọc nội dung phần mở rộng SHS tr.16.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, tìm hiểu và kể thêm
các đặc điểm có thể sử dụng để nhận biết các loại cây cảnh
phổ biến.
- GV mời HS mạnh dạn xung phong phát biểu. Các HS khác
lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cây cảnh có rất nhiều
loại khác nhau, người ta nhận ra các loại cây cảnh nhờ vào
đặc điểm đặc trưng về thân, lá, hoa của chúng.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
- Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Cây hoa hồng có đặc điểm gì?
A. Thân cây có gai.
B. Hoa có hai màu là trắng và hồng nhạt.
C. Hoa được trồng phổ biến ở miền Nam.
D. Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt
Nam.
40
Câu 2. “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng” là câu ca
dao nói về loại hoa nào?
A. Hoa chanh.
B. Hoa bưởi.
C. Hoa xoan.
D. Hoa sen.
Câu 3. Đâu không phải là một đặc điểm của hoa mai?
A. Được trồng phổ biến ở miền Nam, nở vào mùa xuân.
B. Hoa thường có màu vàng, trắng.
C. Có hương thơm đặc trưng, nổi bật.
D. Tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng.
Câu 4. Hoa đào thường có màu sắc như thế nào?
A. Màu hồng nhạt.
B. Màu đỏ.
C. Màu trắng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Hình ảnh dưới đây nói về cây gì?
A. Cây bạch đàn.
B. Cây sanh.
C. Cây thiết mộc lan.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
41
D. Cây lan ý.
Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A D C D B
- Phần tự luận
Câu 1: Một số loại hoa, cây cảnh được trồng phổ biến ở gia
đình, địa phương em.
Câu 2: Kể tên một số loại hoa nở vào mùa xuân, mùa hè, mùa
thu hoặc mùa đông mà em biết.
Câu 3: Em yêu thích loại hoa, cây cảnh nào nhất? Vì sao?
Hãy chia sẻ hiểu biết của em về loại hoa, cây cảnh đó.
Gợi ý đáp án phần tự luận
Câu 2:
- Hoa nở vào mùa xuân: hoa đào, hoa mai, hoa cúc, hoa tầm
xuân, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền,...
- Hoa nở vào mùa hè: hoa hồng, hoa đỗ quyên, hoa phượng,
hoa loa kèn,...
- Hoa nở vào mùa thu: hoa dã quỳ, hoa hải đường, hoa thạch
thảo,...
- Hoa nở vào mùa đông: hoa cúc họa mi, hoa cẩm tú cầu,
hoa hướng dương,...
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học,
khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những
HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
- HS lắng nghe, thực hiện.
42
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
+ Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở địa
phương, gia đình
+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa
phương nơi em ở.
+ Đọc trước Bài 3 – Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
trong chậu (SHS tr.17).
43
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG HOA,
CÂY CẢNH TRONG CHẬU (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh.
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Lựa chọn được vật liệu và làm được những vật dụng trồng hoa, cây cảnh đơn
giản phù hợp với sở thích.
Năng lực riêng:
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh.
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích
cực.
44
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
- Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Vật liệu và dụng cụ trồng hoa cây
cảnh trong chậu có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
- Hình ảnh, video hoặc mẫu vật thật về các vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
trong chậu và cách sử dụng chúng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS Công nghệ 4.
- Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS huy động những kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân về các vật liệu và dụng cụ trồng hoa,
cây cảnh trong chậu.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn?
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi (4 HS/ đội). Các HS
còn lại cổ vũ 2 đội.
- GV lần lượt đưa ra các hình ảnh liên quan đến một số vật
liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh. 2 đội quan sát và gọi
đúng tên. Đội nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất, đội đó sẽ
dành chiến thắng.
- HS lắng nghe GV nêu tên
trò chơi và phổ biến luật
chơi.
- HS chơi trò chơi.
45
- GV trình chiếu lần lượt hình ảnh và yêu cầu 2 đội gọi tên
vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu:
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Hình 5 Hình 6
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV chốt lại đáp án:
+ Hình 1: chậu cây.
+ Hình 2: giá thể xơ dừa.
+ Hình 3: bình tưới cây.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
46
+ Hình 4: xẻng nhỏ.
+ Hình 5: găng tay.
+ Hình 6: giá thể mùn cưa.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Vật liệu và dụng cụ
trồng hoa, cây cảnh trong chậu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chậu trồng hoa, cây cảnh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được chậu hoa,
cây cảnh có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có
nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng khác nhau phù hợp với
các nhu cầu khác nhau của con người.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1 SHS
tr17 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm của các loại chậu
trồng cây trong các hình theo gợi ý sau
+ Chất liệu.
+ Màu sắc.
+ Độ nặng nhẹ.
- HS chuẩn bị vào bài.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
47
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến thảo luận trước
lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung
(nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
Chất liệu Màu sắc Độ nặng nhẹ
Hình 1a Nhựa Nhiều màu Nhẹ
Hình 1b Gốm sứ Nhiều màu Nặng
Hình 1c Xi măng Ghi, xám Rất nặng
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về
chậu trồng hoa, cây cảnh:
Hoạt động luyện tập
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (từ 4 – 6 HS/nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 2 SHS tr.18 và thực
hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Theo em, trong các loại chậu hoa
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS chia thành các nhóm.
- HS quan sát hình và làm
việc theo nhóm.
48
ở Hình 2, loại chậu nào phù hợp trồng cây để bàn, loại chậu
nào phù hợp để trồng cây để kẹp ở lan can, loại chậu nào
phù hợp trồng cây để treo? Vì sao?
- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu
có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình 2a: chậu phù hợp trồng cây để bàn.
+ Hình 2b: chậu phù hợp trồng cây để treo.
+ Hình 2c: chậu phù hợp trồng cây để kẹp ở lan can.
� GV kết luận: Chậu trồng hoa, cây cảnh có thể được làm
từ gốm sứ, nhựa, xi măng,...dưới đáy chậu có lỗ thoát nước.
Chậu có nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng khác nhau để
chúng ta lựa chọn.
Hoạt động sáng tạo
- GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ ý tưởng để
thiết kế và làm một chậu trồng hoa, cây cảnh phù hợp với sở
thích của em.
- GV gợi ý HS sử dụng các vật liệu tái chế (chai nhựa, cốc
nhựa, cốc giấy,...) để làm chậu trồng hoa, cây cảnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia thành các nhóm.
- HS thảo luận nhóm.
- HS làm chậu trồng hoa,
cây cảnh.
- HS quan sát mẫu.
49
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số chậu trồng
hoa, cây cảnh:
- GV giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giá thể trồng hoa, cây cảnh
trong chậu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm
giá thể và nêu được một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh
trong chậu.
b. Cách tiến hành
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia thành các nhóm.
50
- GV chia HS thành 6 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 4 SHS tr.19 và thực
hiện nhiệm vụ: Sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loại
giá thể trồng hoa, cây cảnh trong Hình 4 cho phù hợp.
- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận
trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ
sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình a: giá thể hỗn hợp.
+ Hình b: giá thể mùn cưa.
+ Hình c: giá thể xơ dừa.
+ Hình d: giá thể trấu hun.
- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS đưa ra khái niệm về giá thể
trồng hoa, cây cảnh:
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS nêu khái niệm về giá
thể trồng hoa, cây cảnh.
51
Giá thể trồng hoa, cây cảnh có thể được làm từ xơ dừa, trấu
hun, mùn cưa, than bùn,...hoặc phối trộn từ nhiều thành phần
khác nhau.
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Nêu
thêm một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu đang
được sử dụng ở gia đình, nhà trường hoặc địa phương.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng
nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm cho HS một số
loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu:
Giá thể vỏ thông Giá thể rêu, than bùn
Giá thể đất nung Giá thể các loại đá khoáng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số dụng cụ trồng hoa, cây
cảnh trong chậu
- HS lắng nghe GV nêu câu
hỏi.
- HS trả lời.
- HS quan sát hình ảnh.
52
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tên và mô
tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
trong chậu.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5 SHS
tr.20 và thực hiện nhiệm vụ:
Gọi tên các dụng cụ trong hình theo các gợi ý sau: găng tay
làm vườn; xẻng nhỏ; bình tưới cây.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng
nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình a: bình tưới cây.
+ Hình b: xẻng nhỏ.
+ Hình c: găng tay.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 6 SHS
tr.20 và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận với bạn, nêu mục đích
và mô tả cách sử dụng các dụng cụ trong Hình 6.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
53
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Các
HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Xẻng nhỏ:
● Mục đích: dùng để xúc đất, xới xáo đất, làm tơi xốp,
đào đất, đào hố, trộn đất, trộn phân bón, vun gốc cây,
sang chậu mới cho cây…
● Cách sử dụng: tay thuận cầm ở phía trên cán xẻng,
cắm xẻng xuống đất, dùng lực xúc lượng đất vừa đủ
với xẻng và với sức của mình.
+ Bình tưới cây:
● Mục đích: giúp cho việc chăm sóc hoa, cây cảnh dễ
dàng hơn.
● Cách sử dụng: mở nắp bình, đổ vào bên trong nước
hoặc dung dịch cần phun cho cây. Không đổ quá đầy
bình, chú ý đậy nắp bình chặt tay để ngăn nước đổ ra
bên ngoài. Sử dụng bơm hơi để đưa nước ra bên
ngoài.
=> GV kết luận:
+ Các dụng cụ thường dùng để trồng hoa, cây cảnh trong
chậu gồm: xẻng nhỏ, găng tay làm vườn, bình tưới cây.
+ Khi sử dụng dụng cụ cần đúng cách và đảm bảo tan toàn
lao động. Sau khi sử dụng cần vệ sinh và cất dọn.
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, nêu thêm một số dụng
cụ trồng hoa đang được sử dụng ở gia đình, địa phương và
mô tả cách sử dụng của các loại dụng cụ đó.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS liên hệ thực tế.
54
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng, nhận
xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS cách sử dụng
kéo cắt tỉa cây cảnh:
+ Cầm kéo và bóp vào khóa chuột.
+ Chọn vị trí đứng vừa tầm đối với cây cảnh.
+ Tay thuận cầm kéo cắt cành trên cao, tay cong lại giữ phần
cành cây bạn muốn cắt bỏ.
+ Bấm mạnh và dứt khoát để vết cắt được đẹp mắt và gọn
gàng.
Hoạt động vận dụng
- GV cho HS quan sát video trồng hoa, cây cảnh trong chậu:
https://www.youtube.com/watch?v=Sg-
mjHI0RCQ&t=168s
(Từ 0p46 – hết).
- GV tổ chức hướng dẫn HS về nhà tham gia vào việc trồng
hoa, cây cảnh trong chậu, chụp ảnh hoặc quay lại video và
nộp cho GV vào buổi học tiếp theo.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
- Phần trắc nghiệm:
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát video.
- HS thực hiện việc trồng
hoa, cây cảnh trong chậu tai
nhà.
55
Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chậu trồng
hoa, cây cảnh?
A. Được làm từ gốm, sứ, nhựa, xi măng,...
B. Dưới đáy chậu không có lỗ thoát nước.
C. Chậu có nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng.
D. Có thể làm chậu trồng hoa từ chai nhựa đã qua sử dụng.
Câu 2. Hình ảnh dưới đây nói về loại giá thể trồng hoa, cây
cảnh nào?
A. Giá thể xơ dừa.
B. Giá thể trấu hun.
C. Giá thể mùn cưa.
D. Giá thể hỗn hợp.
Câu 3. Loại dụng cụ trồng hoa, cây cảnh dùng để xúc đất,
xới xáo đất, làm tơi xốp, đào đất, đào hố, trộn đất,... là:
A. Cưa.
B. Xẻng.
C. Kéo cắt tỉa cành cây.
D. Bình tưới cây.
Câu 4. Khi sử dụng các dụng cụ để trồng hoa, cây cảnh trong
chậu cần lưu ý điều gì?
A. Sử dụng dụng cụ đúng cách.
56
B. Đảm bảo an toàn lao động.
C. Vệ sinh, cất dọn dụng cụ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Những dụng cụ trồng hoa nào xuất hiện trong hình
ảnh dưới đây?
A. Đất trồng, chậu hoa.
B. Xẻng nhỏ, găng tay.
C. Bình tưới hoa, cào đất.
D. Cào đất, xẻng nhỏ, bình tưới hoa, găng tay.
Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B A B D D
- Phần tự luận
Câu 1: Hãy giới thiệu với bạn một loại chậu trồng hoa, cây
cảnh mà em thích (màu sắc, chất liệu, kiểu dáng,...).
Câu 2: Kể tên một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh mà em
biết.
Câu 3: Mô tả cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây
cảnh trong chậu.
* CỦNG CỐ
57
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học,
khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những
HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
trong chậu.
● Đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh.
● Một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh
trong chậu.
● Cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
trong chậu.
+ Trồng và chăm sóc loại hoa, cây cảnh mà em yêu thích tại
nhà.
+ Đọc trước Bài 4 – Gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu (SHS
tr.21).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
58

More Related Content

Similar to KHBD_congnghe 4_kntt.docx

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủ
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủGiáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủ
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủKareem Stark
 
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatGiao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatgia su minh tri
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word documentdenhui1992
 
Khbd
KhbdKhbd
KhbdAn Du
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...Jada Harber
 
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm Thành Nguyễn
 
Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm học
Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm họcGiáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm học
Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm họcSilas Ernser
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Kareem Stark
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcLHng207
 
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả nămSilas Ernser
 
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhatgiao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhatgia su minh tri
 
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả nămKenyatta Lynch
 
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Khbd
KhbdKhbd
KhbdAn Du
 

Similar to KHBD_congnghe 4_kntt.docx (20)

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủ
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủGiáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủ
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm đầy đủ
 
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhatGiao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
Giao an-tuan-3-lop-1-hay-nhat
 
New microsoft office word document
New microsoft office word documentNew microsoft office word document
New microsoft office word document
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
 
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
Giáo dục thông qua quan sát, thực hành, trải nghiệm
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Hành trình xanh
Hành trình xanhHành trình xanh
Hành trình xanh
 
Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm học
Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm họcGiáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm học
Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - Sách Kết nối tri thức - Chương trình toàn năm học
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 1 (Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm ...
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hc
 
Tiểu luận học phần hoạt động thở và cơ quan hô hấp
Tiểu luận học phần hoạt động thở và cơ quan hô hấp Tiểu luận học phần hoạt động thở và cơ quan hô hấp
Tiểu luận học phần hoạt động thở và cơ quan hô hấp
 
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 
Tuan 14
Tuan 14Tuan 14
Tuan 14
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhatgiao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
giao-an-lop-1-tuan-35-hay-nhat
 
Chính tả
Chính tảChính tả
Chính tả
 
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả nămGiáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
Giáo án Địa lí 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình cả năm
 
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN ĐẠO ĐỨC CẢ NĂM - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 

More from TuyetHa9

Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...TuyetHa9
 
tailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdf
tailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdftailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdf
tailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdfTuyetHa9
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...TuyetHa9
 
bai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdf
bai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdfbai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdf
bai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdfTuyetHa9
 
tailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.ppt
tailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.ppttailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.ppt
tailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.pptTuyetHa9
 
BB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdf
BB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdfBB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdf
BB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdfTuyetHa9
 
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.pptBai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.pptTuyetHa9
 
bgptdh.pdf
bgptdh.pdfbgptdh.pdf
bgptdh.pdfTuyetHa9
 
nhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptx
nhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptxnhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptx
nhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptxTuyetHa9
 
Cam-nang-UDCNTT.pdf
Cam-nang-UDCNTT.pdfCam-nang-UDCNTT.pdf
Cam-nang-UDCNTT.pdfTuyetHa9
 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...TuyetHa9
 
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...TuyetHa9
 
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.pptTuyetHa9
 
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfCác loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfTuyetHa9
 
Thuyet da tri tue Boi duong CBQL.ppt
Thuyet da tri tue  Boi duong CBQL.pptThuyet da tri tue  Boi duong CBQL.ppt
Thuyet da tri tue Boi duong CBQL.pptTuyetHa9
 
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.pptTuyetHa9
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.pptTuyetHa9
 
Ha_ly.pptx
Ha_ly.pptxHa_ly.pptx
Ha_ly.pptxTuyetHa9
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.pptTuyetHa9
 
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.docGiao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.docTuyetHa9
 

More from TuyetHa9 (20)

Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
 
tailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdf
tailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdftailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdf
tailieuxanh_th_14_full_permission__5466.pdf
 
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
Một số phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học theo định hướng p...
 
bai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdf
bai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdfbai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdf
bai-giang-danh-gia-ket-qua-hoc-tap-cua-hs-tieu-hoc.pdf
 
tailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.ppt
tailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.ppttailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.ppt
tailieuxanh_cau_trac_nghiem_khach_quan_trong_kiem_tra_danh_gia_part01_1302.ppt
 
BB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdf
BB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdfBB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdf
BB10_TAILIEU-HOCPHAN-BB10.pdf
 
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.pptBai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
Bai giang kiem tra danh gia ket qua hoc tap o Tieu hoc.ppt
 
bgptdh.pdf
bgptdh.pdfbgptdh.pdf
bgptdh.pdf
 
nhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptx
nhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptxnhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptx
nhóm 5 bài sử dụng quạt điện tiết 1.pptx
 
Cam-nang-UDCNTT.pdf
Cam-nang-UDCNTT.pdfCam-nang-UDCNTT.pdf
Cam-nang-UDCNTT.pdf
 
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - lí thuyết và vận dụng trong dạy học tiểu học...
 
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
 
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
 
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdfCác loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
Các loại hình đánh giá trong giáo dục mới chỉnh 1 (1).pdf
 
Thuyet da tri tue Boi duong CBQL.ppt
Thuyet da tri tue  Boi duong CBQL.pptThuyet da tri tue  Boi duong CBQL.ppt
Thuyet da tri tue Boi duong CBQL.ppt
 
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
[123doc] - ly-luan-day-hoc-hien-dai.ppt
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
 
Ha_ly.pptx
Ha_ly.pptxHa_ly.pptx
Ha_ly.pptx
 
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
[123doc] - ky-thuat-khan-trai-ban.ppt
 
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.docGiao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
Giao-an-tin-hoc 5 năm học 2022-2023.doc
 

Recently uploaded

Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềMay Ong Vang
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxtung2072003
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (15)

Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghềXu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
Xu hướng tạp dề đồng phục hiện đại trong các ngành nghề
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptxPhân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
Phân tích mô hình PESTEL Coca Cola - Nhóm 4.pptx
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 

KHBD_congnghe 4_kntt.docx

  • 1. 1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG BÀI 1: LỢI ÍCH CỦA HOA, CÂY CẢNH VỚI ĐỜI SỐNG (3 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với đời sống. - Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. 2. Năng lực Năng lực chung: - Chia sẻ được cảm xúc của bản thân khi tặng hoa, cây cảnh cho người thân hoặc được người thân tặng hoa, cây cảnh. Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong căn phòng, ngôi nhà. - Đề xuất được ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em. Năng lực riêng: - Nêu được lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. 3. Phẩm chất - Yêu thích hoa, cây cảnh. - Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học
  • 2. 2 - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4. - Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu. - Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh - SHS Công nghệ 4. - Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống. Đồng thời, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng, hứng thú tìm hiểu nội dung bài học. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh được không? + Người ta đã sản xuất ra nước hoa thế nào? - HS thảo luận nhóm đôi.
  • 3. 3 - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh ngoài vai trò để trang trí, làm đẹp còn có thể chữa bệnh, sản xuất nước hoa,.... - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh được con người sử dụng để trang trí hầu hết các không gian sống, mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.
  • 4. 4 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 1 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi: Quan sát hình 1, hãy cho biết hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở những nơi nào bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây: - GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c. - GV kết luận: Hoa cây cảnh được dùng để trang trí ở trường học, công viên, đường phố, văn phòng,... - GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh về vai trò trang trí cảnh quan của hoa, cây cảnh. Hoa trang trí trong đám cưới - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh.
  • 5. 5 Cây cảnh trang trí trong phòng khách gia đình Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: + Chia sẻ với bạn bè về những nơi được trang trí bằng hoa, cây cảnh mà em biết. + Chia sẻ trải nghiệm, cảm nghĩ của bản thân về các không gian đó. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Hoạt động sáng tạo - GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ ý tưởng trang trí hoa, cây cảnh trong căn phòng, ngôi nhà, lớp học,... - GV quan sát, lựa chọn nhóm có ý tưởng sáng tạo hay và chia sẻ cho cả lớp. * GV rút ra kết luận chung: - Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí nhà ở, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố,... - Hoa, cây cảnh mang lại không gian xanh mát, nhiều màu sắc, hương thơm cho con người, giúp con người gần gũi với thiên nhiên. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm. - HS lắng nghe ý tưởng của các nhóm. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
  • 6. 6 Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò làm sạch không khí của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí, đồng thời nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí. HS có thể lựa chọn cây trồng phù hợp cho mục đích làm sạch không khí. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loài hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong hình 2. - HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  • 7. 7 - GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: a – cây nha đam, b – cây lan ý, c – cây ngọc ngân, d – cây vạn niên thanh, e – cây lưỡi hổ, g – cây phát lộc. - GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh một số loài cây quen thuộc ở địa phương có khả năng làm sạch không khí. Cây cọ lá tre - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh.
  • 8. 8 Cây lan chi Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế: Kể thêm một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí đang được trồng ở gia đình, nhà trường, địa phương. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động sáng tạo - GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Đề xuất ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học của em. + GV mở rộng kiến thức về nguyên nhân tồn tại các chất độc hại trong không khí: chất thải từ các thiết bị điện, nấu ăn, chất thải nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động của nhà máy,... + GV lưu ý HS: Giải thích lí do lựa chọn loại hoa, cây cảnh. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ý tưởng trồng một loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi, liên hệ thực tế. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các nhóm. - HS thảo luận theo nhóm.
  • 9. 9 - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh ý tưởng cho các nhóm. - GV nêu tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí trong khuôn viên trường học: lan ý, cây xanh, cúc đồng tiền,... * GV rút ra kết luận chung: Nhiều loại hoa, cây cảnh có khả năng một số loại khí có mùi hôi và khí độc, mang lại cho chúng ta bầu không khí trong lành, tươi mát. Hoạt động 3: Cung cấp Oxygen cho con người của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa về tinh thần, hoa và cây cảnh còn có vai trò vô cùng quan trọng là cung cấp oxygen cho con người. Giúp HS nhận thức được tầm quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người, giáo dục cho HS trách nhiệm trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 3 SHS tr.9 và trả lời câu hỏi: + Quan sát hình 3 và tìm cụm từ thích hợp thay cho các số trong các câu: ● Hoạt động của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1) từ không khí và tạo ra khí (2). ● Hoạt động hô hấp (hít thở) của con người đã lấy khí (3) từ không khí và thải ra khí (4). - HS đề xuất ý tưởng trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  • 10. 10 + Hình 3 thể hiện vai trò gì của hoa, cây cảnh với con người? + GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Nếu không có hoa, cây cảnh thì con người sễ lấy oxygen ở đâu để thở? - GV mời đại đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí carbon dioxide (C02) từ không khí và tạo ra khí oxygen cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người và động vật. Hoạt động mở rộng - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin phần mở rộng SHS tr.9 để hiểu rõ về vai trò cung cấp oxygen của cây cho con người. - GV giáo dục HS có ý thức bảo vệ hoa, cây cảnh nói riêng và cây xanh nói chung. Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò thể hiện tình cảm của hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tặng hoa, cây cảnh trong các dịp lễ tết. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc thầm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 11. 11 b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình 4 SHS tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình 4 và cho biết hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm trong những dịp lễ nào? - GV mời đại diện HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hoa, cây cảnh được sử dụng để thể hiện tình cảm vào dịp chúc mừng sinh nhật, chúc mừng khai trương, kỉ niệm các ngày lễ,.... - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về việc sử dụng hoa, cây cảnh trong dịp lễ tết: - HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh.
  • 12. 12 Hoạt động luyện tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy chia sẻ với các bạn về một kỉ niệm mà em đã tặng hoa cho người thân, bạn bè hoặc em được người thân, bạn bè tặng hoa. - GV khuyến khích HS xung phong chia sẻ kỉ niệm của bạn thân. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tặng hoa trong các dịp lễ thể hiện sự chúc mừng hoặc bày tỏ tình cảm đối với người được tặng Hoạt động mở rộng - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục mở rộng SHS tr.10 để tìm hiểu về một số vai trò khác của hoa và cây cảnh. - HS làm việc cặp đôi. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 13. 13 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. + GV chia HS thành 2 đội (4 – 6 HS/đội). + GV mời đại diện các đội lần lượt liệt kê các vai trò của hoa, cây cảnh trong đời sống. + Câu trả lời của 2 đội không được trùng lặp nhau. Đội nào có nhiều hơn câu trả lời đúng, đội đó là người chiến thắng. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV kết luận: + Một số loài hoa, cây cảnh có thể làm thuốc chữa bệnh, làm nước hoa,... + Hoạt động trồng và chăm sóc hoa giúp con người rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên, mang lại niềm vui trong cuộc sống và lợi ích kinh tế. Chúng ta cần yêu quý, trồng, chăm sóc, bảo vệ hoa, cây cảnh. * CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ - Phần trắc nghiệm Câu 1. Hoa, cây cảnh được dùng để trang trí ở: A. Đường phố. B. Văn phòng. C. Công viên. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2. Loài cây nào dưới đây không có khả năng làm sạch không khí? A. Cây kim tiền. B. Cây phượng vĩ. C. Cây lưỡi hổ. - HS đọc bài. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 14. 14 D. Cây ngọc ngân. Câu 3. Khi cây quang hợp, sẽ lấy khí..........từ không khí. A. Carbon. B. Oxygen. C. Carbon dioxide. D. Nito. Câu 4. Loài hoa nào dưới đây không được dùng để làm nước hoa? A. Hoa hồng. B. Hoa thược dược. C. Hoa oải hương. D. Hoa cẩm chướng. Câu 5. Trồng, chăm sóc hoa và cây cảnh sẽ giúp con người: A. Rèn luyện sức khỏe, yêu thiên nhiên. B. Mang lại niềm vui trong cuộc sống. C. Mang lại lợi ích kinh tế. D. Cả A, B, C đều đúng. Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B C B D - Phần tự luận Câu 1. Hoa, cây cảnh thường được trang trí ở những nơi nào? Câu 2. Kể tên một số loại hoa, cây cảnh có khả năng làm sạch không khí.
  • 15. 15 Câu 3. Mọi người thường tặng hoa, cây cảnh cho nhau vào những dịp nào? Nhằm mục đích gì? * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Lợi ích của hoa, cây cảnh với đời sống. + Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở. + Đọc trước Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến (SHS tr.11). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện.
  • 16. 16 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 2: MỘT SỐ LOẠI HOA, CÂY CẢNH PHỔ BIẾN (3 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến. 2. Năng lực Năng lực chung: - Có khả năng quan sát, mô tả một số sự vật phổ biến trong cuộc sống. - Giới thiệu được với bạn bè, người thân một loại hoa, cây cảnh yêu thích. Năng lực riêng: - Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến. 3. Phẩm chất - Yêu thích hoa, cây cảnh. - Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • 17. 17 - Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu. - Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh - SHS Công nghệ 4. - Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về một số loại hoa, cây cảnh mà các em đã biết. Bên cạnh đó, các em cũng nhận ra còn rất nhiều loại hoa, cây cảnh đẹp mà các em chưa biết, từ đó có mong muốn tìm hiểu thêm về các loại hoa, cây cảnh. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh quen thuộc: - HS quan sát hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh.
  • 18. 18 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về các loại hoa, cây cảnh. - GV mời đại diện 4 HS trả lời (mỗi HS 1 hình). Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. + Hình 1 (hoa hồng): ● Có nhiều cành và gai cong. ● Có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng. Cánh hoa mềm, mỏng nên rất dễ bị dập nát. Lá hoa là lá kép lông chim mọc cách, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ. ● Có màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ… + Hình 2 (hoa mai): ● Gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. ● Nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về, tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam. + Hình 3 (cây kim tiền): ● Mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng. Thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở phần gốc. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 19. 19 ● Dùng để trang trí, làm đẹp không gian sống, lọc sạch các chất độc hại từ không khí. + Hình 4 (cây lan ý): ● Cuống lá mọc từ gốc lên, lá có màu xanh thẫm bóng mượt, dáng hình bầu dục nhưng thon nhọn ở đỉnh và trên bề mặt lá có nổi những đường gân xanh nhạt hơn. Hoa màu vàng, thuôn dài, xung quanh được bao bọc bởi một chiếc lá bắc (mo hoa) màu trắng tựa như vỏ sò. ● Có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn. - GV dẫn dắt HS vào bài: Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa hồng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 SHS tr.12 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm của lá, hoa của các loại hoa hồng trong Hình 1 bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý sau: - HS chuẩn bị vào bài học. - HS làm việc cặp đôi.
  • 20. 20 - GV hướng dẫn HS mô tả chính xác các đặc điểm cơ bản của cây hoa đào: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm cây hoa hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV hướng dẫn HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Kể thêm các màu sắc khác của hoa hồng mà các em biết. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - HS lắng nghe GV nêu thêm câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 21. 21 - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các màu sắc khác của hoa hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cây hoa hồng có đặc điểm: + Lá màu xanh, mép lá có hình răng cưa. + Hoa có nhiều màu sắc (đỏ, xanh, vàng, hồng, đen, trắng,...) mọc đơn lẻ hoặc thành chùm. + Thân cây có gai. Hoạt động vận dụng - GV tổ chức cho HS giới thiệu với bạn bè một loại hoa hồng em thích. - GV hướng dẫn HS giới thiệu về màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá,... - HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ. - HS giới thiệu trước lớp. - HS lắng nghe kết hợp quan sát hình ảnh.
  • 22. 22 - GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp loại hồng em thích. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. - GV giới thiệu cho HS về cây hoa hồng trắng: + Thuộc nhóm thân gỗ cây bụi thấp, có nhiều cành và gai cong. + Lá tùy thuộc vào giống mà có có màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu. + Có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát. + Loài hoa mang ý nghĩa của sự tôn kính, biết ơn. Hoạt động mở rộng - GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung mở rộng SHS tr.24 và chia sẻ thêm những hiểu biết của em về cây hoa hồng. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), tổ chức cho HS tìm hiểu thêm về cây hoa hồng: nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích, công dụng,..... - HS đọc thầm phần mở rộng. - HS thảo luận theo nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 23. 23 - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ thêm một số hiểu biết về cây hoa hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV giới thiệu cho HS thêm một số thông tin về cây hoa hồng: + Là loài hoa đẹp, nở quanh năm. + Có hương thơm nổi bật và được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. + Được dùng để trang trí, là biểu tượng của tình yêu, là nguyên liệu để làm ra nhiều loại nước hoa, trà,... Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa đào a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây. - HS làm việc cặp đôi.
  • 24. 24 b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2 SHS tr.13 và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu đặc điểm khác nhau giữa hai loại hoa đào trong hình. + Em có biết hoa đào thường nở vào mùa nào trong năm? - Gv hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây hoa đào: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá. - GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, kể thêm các màu sắc khác của hoa đào mà các em biết. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Cây hoa đào được trồng phổ biến ở miền Bắc. ● Là cây thân gỗ. Thân cây cao, phân nhánh mạnh từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, lông cứng. ● Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, cánh hoa mỏng, kích thước cánh hoa nhỏ. + Hoa thường có màu đỏ, màu trắng hoặc màu hồng nhạt, nở vào mùa xuân. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS liên hệ thực tiễn. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 25. 25 Hoạt động vận dụng - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo các nội dung: + Giới thiệu về cây hoa đào hoặc cành đào trưng bày trong dịp Tết của gia đình. + Tìm hiểu thêm về cây hoa đào (nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích,...). - HS chia HS thành các nhóm. - HS làm việc theo nhóm. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 26. 26 - GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu về cây hoa đào trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm cho HS về cây hoa đào: + Được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,...Trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết. + Hoa đào tô điểm cho không gian ngày Tết cổ truyền, mang lại một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng. Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa mai a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết về cây hoa mai thông qua một số đặc điểm cơ bản. b. Cách tiến hành: Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của cây hoa mai. - HS làm việc nhóm đôi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
  • 27. 27 - GV hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây hoa mai (màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị hoa, cách mọc hoa,...). - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc cây hoa mai trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Cây hoa mai được trồng phổ biến ở miền Nam. ● Là cây thân gỗ, cành hơi giòn. Thân cây xù xì và nhiều cành nhiều nhánh. Tán cây có lá thưa. ● Lá mọc so le, có phiến lá dạng hình trứng thuôn dài, có màu xanh biếc, mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng. + Hoa thường có màu vàng, màu trắng, nở vào mùa xuân. Hoạt động vận dụng - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chia thành các nhóm và thảo luận.
  • 28. 28 - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận với nội dung sau: + Giới thiệu về cây hoa mai hoặc cành mai trưng bày trong dịp Tết của gia đình hoặc em biết. + Tìm hiểu thêm về cây hoa mai: nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích,... - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp hiểu biết của em về cây hoa mai. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Tại Việt Nam, cây mai có mặt chủ yếu tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. + Hoa mai được ví như là biểu tượng của cốt cách, sức sống bền bỉ, đơm hoa đúng vào đầu xuân mang đến sắc hương ngọt ngào. Hoạt động mở rộng - GV tổ chức cho HS đọc và thảo luận nội dung mở rộng SHS tr.14. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc thầm nội dung mở rộng. - HS thảo luận theo nhóm.
  • 29. 29 - GV tổ chức HS thảo luận về cách trưng bày hoa đào, hoa mai trong dịp Tết Nguyên đán. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vào dịp Tết Nguyên đán, việc trang trí ngôi nhà bằng cây hoặc cành đào, cành mai đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, vui tươi và tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoa sen a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây hoa sẽ thông qua một số đặc điểm cơ bản. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc nhóm đôi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
  • 30. 30 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 4 SHS tr.14 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm cây hoa sen. - GV hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây hoa sen: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị hoa, màu sắc lá, hình dáng lá,... - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm hoa sen trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Cây hoa sen sống dưới nước. + Cánh hoa có màu hồng, màu trắng, màu vàng, nhị hoa có màu vàng. Hoạt động luyện tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm) . - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia thành các nhóm. - HS làm việc theo nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 31. 31 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc và cho biết, câu ca dao sau mô tả những bộ phận nào của cây hoa sen. Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Câu ca dao miêu tả các bộ phận của hoa sen: lá màu xanh, hoa màu trắng, nhị màu vàng - GV nhấn mạnh: Hoa sẽ đã gắn liền với đời sống của người Việt Nam, đã đi vào ca dao, tục ngữ. Hoạt động vận dụng - GV trình chiếu cho HS quan sát video về hoa sen: https://www.youtube.com/watch?v=5NKVgWLWJkA (Từ 1p57 – 2p22) - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: + Hoa sẽ thường được trồng ở đâu? + Hoa sen nở vào mùa nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Hoa sen thường được trồng ở ao, đầm, hồ. + Hoa sen nở vào mùa hè. - HS quan sát video trồng hoa sen. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc thầm nội dung mở rộng. - HS quan sát hình ảnh và lắng nghe câu hỏi.
  • 32. 32 Hoạt động mở rộng - GV tổ chức cho HS đọc và thảo luận nội dung mở rộng SHS tr.15. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu thảo luận với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi: + Nêu ý nghĩa của hoa sen. + Tác dụng của các bộ phận của hoa sen. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 33. 33 + Hoa sen thể hiện sự vươn dậy mạnh mẽ, ý chí sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, hoa sen còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam cả về hình thể và tâm hồn. + Ngoài giá trị làm cảnh, các bộ phận của cây hoa sen còn có nhiều tác dụng như: hạt sen, ngó sen dùng để chế biến các món ăn; lá sen và tâm sen dùng để làm thuốc chữa bệnh. Hoạt động 6: Tìm hiểu một số loại cây cảnh phổ biến a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số loại cây cảnh phổ biến thông qua một số đặc điểm cơ bản. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát Hình 5a – 5g SHS tr.15, 16 và thực hiện nhiệm vụ: + Gọi tên các loại cây cảnh có trong hình bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây: - HS chia thành các nhóm. - HS làm việc nhóm.
  • 34. 34 + Mô tả đặc điểm nhận biết của các loại cây trong hình. - GV mời đại diện các nhóm lần lượt ghi đáp án vào bảng con và giơ bảng. Các nhóm quan sát, nhận xét kết quả của nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình a (cây xương rồng): ● Là cây chịu hạn tốt, ● Lá cây tiêu biến thành gai để thích nghi với môi trường sống. + Hình b (cây thiết mộc lan): - HS chia sẻ đáp án trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 35. 35 ● Mọc thành hình nơ, bóng mượt và có màu sẫm. Phần phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn, ngả vàng ở phần trung tâm. ● Hoa mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm. ● Là một trong những loài cây hiếm cho hoa trong thời tiết lạnh giá. + Hình c (cây sống đời): ● Thân tròn nhẵn và có các đốm tía xung quanh thân, thích hợp để trồng làm cảnh. ● Các lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và mọng nước, có màu xanh đậm. ● Hoa phổ biến nhất có màu đỏ hoặc màu hồng, nở thành từng cụm trên ngon của nhánh cây. + Hình d (cây sanh): ● Là cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, nhiều cành lá và nhánh, tán lá của cây rậm rạp, um tùm. ● Có thể uốn nắn để tạo các thế đẹp mắt. + Hình e (cây cọ cảnh): được trồng để trang trí nội thất, lá cọ xanh bóng rất giàu sức sống. + Hình g (cây trạng nguyên): ● Lá có dạng bầu dài, hình răng cưa, màu xanh đậm, bóng; có gân nổi rõ và cuống mập. ● Hoa nhỏ, màu đỏ; mọc ở trung tâm của cụm lá. Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS quan sát một số loại cây cảnh có trong khuôn viên nhà trường. - HS quan sát cây cảnh trong khuôn trường học. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 36. 36 - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Mô tả các loại cây cảnh có trong khuôn viên trường học của em. - GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu trước lớp về cây cảnh trong khuôn viên trường học. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số cây cảnh có trong khuôn viên trường học: + Cây phượng vĩ: ● Tán lớn, xanh tươi, đem lại bóng mát, tạo không khí trong lành cho cảnh quan. ● Hoa phượng màu đỏ rực rỡ nên cảnh quan sân trường ấn tượng. + Cây bàng: ● Lá cây xanh tốt, rậm rạp tạo thành từng tầng lớn quanh thân. ● Hoa mang màu trắng xanh thường mọc thành chùm, tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cho khuôn viên trường học. - HS chơi trò chơi.
  • 37. 37 + Cây xà cừ: cây thân gỗ, phân cành nhánh nhiều, mọc theo nhiều hướng tạo thành tán lá rộng lớn, tạo bóng mát sân trường. Hoạt động vận dụng - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai thông thái hơn? - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Em hãy thêm một số loại cây cảnh mà em biết và hướng dẫn cho bạn đặc điểm nhận biết các loại cây cảnh đó. � Ai là người giới thiệu được nhiều loại cây và hướng dẫn cho bạn nhiều đặc điểm nhận biết chính xác nhất, đó là người chiến thắng. - GV mời HS lần lượt xung phong giới thiệu các loại cây cảnh mà em biết. - HS giới thiệu cây cảnh trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 38. 38 - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số loại cây cảnh phổ biến: + Cây lưỡi hổ: ● Có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn sắc nhọn nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. ● Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. ● Là món quà ý tài lộc ý nghĩa. + Cây quất cảnh: ● Thân gỗ nhỏ, mềm, dẻo dai. Vỏ cây màu xám, sần sùi, cây có nhiều nhánh mọc ra các hướng xung quanh, sai quả. Lá hình bầu dục, xanh tốt. ● Dùng để trang trí trong nhà ngày Tết. - HS đọc thầm nội dung phần mở rộng. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, ghi nhớ.
  • 39. 39 Hoạt động mở rộng - GV tổ chức cho HS đọc nội dung phần mở rộng SHS tr.16. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, tìm hiểu và kể thêm các đặc điểm có thể sử dụng để nhận biết các loại cây cảnh phổ biến. - GV mời HS mạnh dạn xung phong phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cây cảnh có rất nhiều loại khác nhau, người ta nhận ra các loại cây cảnh nhờ vào đặc điểm đặc trưng về thân, lá, hoa của chúng. * CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ - Phần trắc nghiệm: Câu 1. Cây hoa hồng có đặc điểm gì? A. Thân cây có gai. B. Hoa có hai màu là trắng và hồng nhạt. C. Hoa được trồng phổ biến ở miền Nam. D. Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
  • 40. 40 Câu 2. “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng” là câu ca dao nói về loại hoa nào? A. Hoa chanh. B. Hoa bưởi. C. Hoa xoan. D. Hoa sen. Câu 3. Đâu không phải là một đặc điểm của hoa mai? A. Được trồng phổ biến ở miền Nam, nở vào mùa xuân. B. Hoa thường có màu vàng, trắng. C. Có hương thơm đặc trưng, nổi bật. D. Tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng. Câu 4. Hoa đào thường có màu sắc như thế nào? A. Màu hồng nhạt. B. Màu đỏ. C. Màu trắng. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5. Hình ảnh dưới đây nói về cây gì? A. Cây bạch đàn. B. Cây sanh. C. Cây thiết mộc lan. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 41. 41 D. Cây lan ý. Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A D C D B - Phần tự luận Câu 1: Một số loại hoa, cây cảnh được trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em. Câu 2: Kể tên một số loại hoa nở vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu hoặc mùa đông mà em biết. Câu 3: Em yêu thích loại hoa, cây cảnh nào nhất? Vì sao? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về loại hoa, cây cảnh đó. Gợi ý đáp án phần tự luận Câu 2: - Hoa nở vào mùa xuân: hoa đào, hoa mai, hoa cúc, hoa tầm xuân, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền,... - Hoa nở vào mùa hè: hoa hồng, hoa đỗ quyên, hoa phượng, hoa loa kèn,... - Hoa nở vào mùa thu: hoa dã quỳ, hoa hải đường, hoa thạch thảo,... - Hoa nở vào mùa đông: hoa cúc họa mi, hoa cẩm tú cầu, hoa hướng dương,... * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - HS lắng nghe, thực hiện.
  • 42. 42 * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến. + Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở địa phương, gia đình + Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở. + Đọc trước Bài 3 – Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu (SHS tr.17).
  • 43. 43 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 3: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG HOA, CÂY CẢNH TRONG CHẬU (3 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh. - Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu. - Mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. 2. Năng lực Năng lực chung: - Lựa chọn được vật liệu và làm được những vật dụng trồng hoa, cây cảnh đơn giản phù hợp với sở thích. Năng lực riêng: - Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh. - Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu. - Mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu về vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  • 44. 44 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên - Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4. - Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Vật liệu và dụng cụ trồng hoa cây cảnh trong chậu có trong danh mục thiết bị tối thiểu. - Hình ảnh, video hoặc mẫu vật thật về các vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu và cách sử dụng chúng. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh - SHS Công nghệ 4. - Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS huy động những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về các vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn? - GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi (4 HS/ đội). Các HS còn lại cổ vũ 2 đội. - GV lần lượt đưa ra các hình ảnh liên quan đến một số vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh. 2 đội quan sát và gọi đúng tên. Đội nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất, đội đó sẽ dành chiến thắng. - HS lắng nghe GV nêu tên trò chơi và phổ biến luật chơi. - HS chơi trò chơi.
  • 45. 45 - GV trình chiếu lần lượt hình ảnh và yêu cầu 2 đội gọi tên vật liệu, dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 - GV nhận xét, đánh giá và tuyên bố đội thắng cuộc. - GV chốt lại đáp án: + Hình 1: chậu cây. + Hình 2: giá thể xơ dừa. + Hình 3: bình tưới cây. - HS lắng nghe, tiếp thu.
  • 46. 46 + Hình 4: xẻng nhỏ. + Hình 5: găng tay. + Hình 6: giá thể mùn cưa. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về chậu trồng hoa, cây cảnh a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được chậu hoa, cây cảnh có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, có nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng khác nhau phù hợp với các nhu cầu khác nhau của con người. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1 SHS tr17 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm của các loại chậu trồng cây trong các hình theo gợi ý sau + Chất liệu. + Màu sắc. + Độ nặng nhẹ. - HS chuẩn bị vào bài. - HS làm việc nhóm đôi. - HS trả lời.
  • 47. 47 - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Chất liệu Màu sắc Độ nặng nhẹ Hình 1a Nhựa Nhiều màu Nhẹ Hình 1b Gốm sứ Nhiều màu Nặng Hình 1c Xi măng Ghi, xám Rất nặng - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về chậu trồng hoa, cây cảnh: Hoạt động luyện tập - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (từ 4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 2 SHS tr.18 và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: Theo em, trong các loại chậu hoa - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh. - HS chia thành các nhóm. - HS quan sát hình và làm việc theo nhóm.
  • 48. 48 ở Hình 2, loại chậu nào phù hợp trồng cây để bàn, loại chậu nào phù hợp để trồng cây để kẹp ở lan can, loại chậu nào phù hợp trồng cây để treo? Vì sao? - GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình 2a: chậu phù hợp trồng cây để bàn. + Hình 2b: chậu phù hợp trồng cây để treo. + Hình 2c: chậu phù hợp trồng cây để kẹp ở lan can. � GV kết luận: Chậu trồng hoa, cây cảnh có thể được làm từ gốm sứ, nhựa, xi măng,...dưới đáy chậu có lỗ thoát nước. Chậu có nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng khác nhau để chúng ta lựa chọn. Hoạt động sáng tạo - GV chia HS thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và chia sẻ ý tưởng để thiết kế và làm một chậu trồng hoa, cây cảnh phù hợp với sở thích của em. - GV gợi ý HS sử dụng các vật liệu tái chế (chai nhựa, cốc nhựa, cốc giấy,...) để làm chậu trồng hoa, cây cảnh. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS chia thành các nhóm. - HS thảo luận nhóm. - HS làm chậu trồng hoa, cây cảnh. - HS quan sát mẫu.
  • 49. 49 - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số chậu trồng hoa, cây cảnh: - GV giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Tìm hiểu về giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được khái niệm giá thể và nêu được một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu. b. Cách tiến hành - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chia thành các nhóm.
  • 50. 50 - GV chia HS thành 6 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm quan sát Hình 4 SHS tr.19 và thực hiện nhiệm vụ: Sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong Hình 4 cho phù hợp. - GV mời đại diện 3 – 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình a: giá thể hỗn hợp. + Hình b: giá thể mùn cưa. + Hình c: giá thể xơ dừa. + Hình d: giá thể trấu hun. - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS đưa ra khái niệm về giá thể trồng hoa, cây cảnh: - HS làm việc nhóm. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS nêu khái niệm về giá thể trồng hoa, cây cảnh.
  • 51. 51 Giá thể trồng hoa, cây cảnh có thể được làm từ xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, than bùn,...hoặc phối trộn từ nhiều thành phần khác nhau. Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Nêu thêm một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu đang được sử dụng ở gia đình, nhà trường hoặc địa phương. - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm cho HS một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh trong chậu: Giá thể vỏ thông Giá thể rêu, than bùn Giá thể đất nung Giá thể các loại đá khoáng Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời. - HS quan sát hình ảnh.
  • 52. 52 a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tên và mô tả được cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 5 SHS tr.20 và thực hiện nhiệm vụ: Gọi tên các dụng cụ trong hình theo các gợi ý sau: găng tay làm vườn; xẻng nhỏ; bình tưới cây. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Hình a: bình tưới cây. + Hình b: xẻng nhỏ. + Hình c: găng tay. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 6 SHS tr.20 và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận với bạn, nêu mục đích và mô tả cách sử dụng các dụng cụ trong Hình 6. - HS làm việc cá nhân. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc nhóm đôi.
  • 53. 53 - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Xẻng nhỏ: ● Mục đích: dùng để xúc đất, xới xáo đất, làm tơi xốp, đào đất, đào hố, trộn đất, trộn phân bón, vun gốc cây, sang chậu mới cho cây… ● Cách sử dụng: tay thuận cầm ở phía trên cán xẻng, cắm xẻng xuống đất, dùng lực xúc lượng đất vừa đủ với xẻng và với sức của mình. + Bình tưới cây: ● Mục đích: giúp cho việc chăm sóc hoa, cây cảnh dễ dàng hơn. ● Cách sử dụng: mở nắp bình, đổ vào bên trong nước hoặc dung dịch cần phun cho cây. Không đổ quá đầy bình, chú ý đậy nắp bình chặt tay để ngăn nước đổ ra bên ngoài. Sử dụng bơm hơi để đưa nước ra bên ngoài. => GV kết luận: + Các dụng cụ thường dùng để trồng hoa, cây cảnh trong chậu gồm: xẻng nhỏ, găng tay làm vườn, bình tưới cây. + Khi sử dụng dụng cụ cần đúng cách và đảm bảo tan toàn lao động. Sau khi sử dụng cần vệ sinh và cất dọn. Hoạt động luyện tập - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, nêu thêm một số dụng cụ trồng hoa đang được sử dụng ở gia đình, địa phương và mô tả cách sử dụng của các loại dụng cụ đó. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, ghi nhớ. - HS liên hệ thực tế.
  • 54. 54 - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS cách sử dụng kéo cắt tỉa cây cảnh: + Cầm kéo và bóp vào khóa chuột. + Chọn vị trí đứng vừa tầm đối với cây cảnh. + Tay thuận cầm kéo cắt cành trên cao, tay cong lại giữ phần cành cây bạn muốn cắt bỏ. + Bấm mạnh và dứt khoát để vết cắt được đẹp mắt và gọn gàng. Hoạt động vận dụng - GV cho HS quan sát video trồng hoa, cây cảnh trong chậu: https://www.youtube.com/watch?v=Sg- mjHI0RCQ&t=168s (Từ 0p46 – hết). - GV tổ chức hướng dẫn HS về nhà tham gia vào việc trồng hoa, cây cảnh trong chậu, chụp ảnh hoặc quay lại video và nộp cho GV vào buổi học tiếp theo. * CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ - Phần trắc nghiệm: - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát video. - HS thực hiện việc trồng hoa, cây cảnh trong chậu tai nhà.
  • 55. 55 Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chậu trồng hoa, cây cảnh? A. Được làm từ gốm, sứ, nhựa, xi măng,... B. Dưới đáy chậu không có lỗ thoát nước. C. Chậu có nhiều kích thước, màu sắc, kiểu dáng. D. Có thể làm chậu trồng hoa từ chai nhựa đã qua sử dụng. Câu 2. Hình ảnh dưới đây nói về loại giá thể trồng hoa, cây cảnh nào? A. Giá thể xơ dừa. B. Giá thể trấu hun. C. Giá thể mùn cưa. D. Giá thể hỗn hợp. Câu 3. Loại dụng cụ trồng hoa, cây cảnh dùng để xúc đất, xới xáo đất, làm tơi xốp, đào đất, đào hố, trộn đất,... là: A. Cưa. B. Xẻng. C. Kéo cắt tỉa cành cây. D. Bình tưới cây. Câu 4. Khi sử dụng các dụng cụ để trồng hoa, cây cảnh trong chậu cần lưu ý điều gì? A. Sử dụng dụng cụ đúng cách.
  • 56. 56 B. Đảm bảo an toàn lao động. C. Vệ sinh, cất dọn dụng cụ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 5. Những dụng cụ trồng hoa nào xuất hiện trong hình ảnh dưới đây? A. Đất trồng, chậu hoa. B. Xẻng nhỏ, găng tay. C. Bình tưới hoa, cào đất. D. Cào đất, xẻng nhỏ, bình tưới hoa, găng tay. Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B A B D D - Phần tự luận Câu 1: Hãy giới thiệu với bạn một loại chậu trồng hoa, cây cảnh mà em thích (màu sắc, chất liệu, kiểu dáng,...). Câu 2: Kể tên một số loại giá thể trồng hoa, cây cảnh mà em biết. Câu 3: Mô tả cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. * CỦNG CỐ
  • 57. 57 - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. ● Đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh. ● Một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu. ● Cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu. + Trồng và chăm sóc loại hoa, cây cảnh mà em yêu thích tại nhà. + Đọc trước Bài 4 – Gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu (SHS tr.21). - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện.
  • 58. 58