SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Christ Thuyết Phục
LỜI GIỚI THIỆU
Nhiều người khi đọc quyển sách này có lẽ chưa quen với những sứ điệp cơ
bản của Kinh Thánh. Vì lý do này, chúng tôi đã tóm tắt ngắn gọn về chương
trình của Đức Chúa Trời cho loài người như được ghi lại trong Kinh Thánh,
quyển sách đã được chứng minh là có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời. Những
sự kiện trong Kinh Thánh cùng với chương hai của quyển sách này có thể
giúp cho độc giả có một quyết định khôn ngoan là tiếp nhận Đức Chúa Giê-
xu Christ cách cá nhân cho đời sống mình.
Thánh Kinh dạy rằng “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Ngài
dựng nên tất cả mọi vật. Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa
Trời. Ngài dựng nên người nam cùng người nữ và ban phước cho họ. Đức
Chúa Trời thấy mọi vật Ngài dựng nên thật tốt lành.
Những điều này được ghi lại trong Kinh Thánh để giải thích về người nam
và người nữ đầu tiên, A-đam và Ê-va, đã bị quỷ Sa-tan là một thiên sứ sa ngã
cám dỗ và họ đã không vâng lời Đức Chúa Trời. Vì tội này, họ không còn tốt
lành trọn vẹn như lúc ban đầu, đã bị dứt khỏi mối thông công với Đức Chúa
Trời thánh khiết. Họ đã chết về phần linh hồn và theo sau đó là sự chết về
phần thể xác.
Vào lúc này mọi thứ đều thay đổi. Sự sa ngã ảnh hưởng đến toàn thể nhân
loại. Bản chất tội lỗi đã thay thế sự trong sạch vốn có của con người, tất ca
mọi tạo vật đều phải chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời.
Mặc dù loài người đã bị phân cách với Thượng Đế, bởi tình yêu Đức Chúa
Trời đã chuẩn bị sự cứu chuộc con người khỏi quyền lực của tội lỗi qua sự
chết của con Ngài là Đức Chúa Giê-xu Christ. Chương trình của Ngài dần
dần được bày tỏ ra trong Kinh Thánh cùng với việc chuẩn bị những con
người đặc biệt, hầu cho qua họ lời Ngài được bày tỏ ra để nhân loại có thể
nhận biết được chân lý. Trong thời điểm của Ngài, Đức Chúa Trời sai con
Ngài là Đấng Cứu Thế chết thay cho chúng ta, gánh lấy hậu quả của tội lỗi
chúng ta để thỏa đáp sự đòi hỏi công bình trọn vẹn Ngài. Cách đây hơn hai
ngàn năm, Đức Chúa Giê-xu Christ đã bị đóng đinh, chịu chết và chôn.
Huyết Ngài đã đổ ra trên thập tự giá để đền tội cho con người. Sự sống lại
của Ngài chứng minh rằng Ngài không chỉ là con người mà Ngài cũng chính
là Đức Chúa Trời thành người. Kinh Thánh nói rõ rằng sự cứu rỗi là sự ban
cho vô điều kiện cho những ai tiếp nhận sự chết của Đấng Christ, đó là sự
cung ứng trọn vẹn cho sự tha thứ và giải hòa với Đức Chúa Trời. Đấng
Christ đảm bảo với chúng ta rằng Ngài sẽ trở lại khi ấy những ai đã lấy đức
tin tiếp nhận Ngài sẽ sống với Ngài mãi mãi; còn những ai chối bỏ Ngài sẽ
phải chịu hình phạt đời đời.
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để biết Kinh Thanh chính là sự mặc khải
của Đức Chúa Trời như Kinh Thánh đã tuyên bố. Nếu thế, xin bạn hãy kỹ
đọc chương một. Chương này đưa ra những bằng chứng thuyết phục về sự
đáng tin cậy của Kinh Thánh.
CHỨNG CỚ THUYẾT PHỤC
“Kinh Thánh hoặc là tác phẩm của những người tốt, hoặc thiên sứ, hoặc
người xấu, ma quỷ, hoặc của Đức Chúa Trời”(1) Kinh Thánh không thể là
tác phẩm của những người tốt hay của thiên sứ được, bởi vì cả hai đều
không thể vừa viết sách vừa liên tục nói dối khi viết rằng“ Chúa phán rằng”,
trong khi tác phẩm đó là của riêng họ. Kinh Thánh cũng không thể là tác
phẩm của những người xấu hay ma quỷ vì chúng không thể viết một quyển
sách bao gồm các trách nhiệm, ngăn cấm mọi tội lỗi và sự trừng phạt linh
hồn chúng trong địa ngục cho đến đời đời. Vì vậy tôi rút ra kết luận này,
Kinh Thánh chắc chắn phải đựơc hà hơi thiêng liêng từ Đức Chúa Trời”
(Charles Wesley).
Tôi nghĩ rằng hoặc vô thức hoặc ý thức mỗi chúng ta đều sống theo “kinh
thánh”của riêng mình . “Kinh thánh” của cá nhân tôi là một mớ hỗn độn
giữa sự khôn ngoan của riêng tôi và của người khác. Nguồn cung cấp những
thứ này là sách vở, đôi khi là những nhà khoa học, những nhà tâm lý học,
những giáo sư nổi tiếng và những kết luận riêng của chính tôi - thường là
không chắc chắn, có nhiều điểm sai và mang tính suy đoán. Những nguồn
này đầy những sai lầm và những ý kiến trống rỗng. “Kinh thánh” của tôi
không biết chắc về nguồn gốc, mục đích của cuộc sống và số phận của con
người. Nếu điều này cũng đúng với những người khác thì thật buồn cho
những người đồng hành trên đường đời với tôi. Trong tình yêu của Đấng mà
bây giờ là Đấng Cứu rỗi tôi, tôi hỏi bạn: “Kinh thánh” của bạn có như vậy
không? Những nguồn bạn dựa vào có bao giờ sai lầm chưa? Nó có phải là
những tri thức tuyệt đối và cuối cùng chưa? Bạn sẽ phó sự sống, số phận đời
đời của bạn cho những điều không chắc chắn và mơ hồ đó sao? Quí độc giả
thân mến, bạn và tôi đều biết rằng những điều đó không phải la chân lý.
Ngược lại, Kinh Thánh của người Cơ đốc chính là lời Đức Chúa Trời - điều
đó là chắc chắn, không hề sai lầm và đã được chứng minh qua hàng ngàn
cuộc tranh luận.
Kinh Thánh đã được xác nhận là lời của Đức Chúa Trời. Cụm từ “Có lời của
Chúa nói với tôi rằng” xuất hiện khoảng 3.800 lần, và nhiều cụm từ khác xác
nhận điều này. IITi 2Tm 3:16 nói với chúng ta rằng “Cả Kinh Thánh đều là
bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người
trong sự công bình ”.
Hãy xét đến những lãnh vực chính yếu mà Kinh Thánh đã tự chứng minh
rằng đáng tin cậy. Mỗi bằng chứng đều tạo những ấn tượng sâu sắc và khi
kết hợp lại, chúng cung cấp những chứng cớ vững vàng, không lay chuyển
vì Kinh Thánh chính là sự mặc khải của Đức Chúa Trời.
TÍNH THỐNG NHẤT
Có 40 người sống trong những thế kỷ khác nhau, từ nhiều nền văn hóa, tỉnh
thành và xuất thân khác nhau. Hãy hình dung họ đang tạc tượng Chúa Giê-
xu. Mỗi người đều có phần đặc biệt trong bức tượng để khắc, chạm: người
thì khắc ngón chân, người thì khắc tai, người khác chạm cổ, người khác khắc
cằm, người khác chạm cái chân, người khác khắc bả vai v.v … Sau hàng
trăm năm những mảnh điêu khắc này được đem đến một nơi và kết hợp lại
với nhau. Thật kinh ngạc, chúng khớp với nhau một cách toàn hảo và tạo
nên một bức tượng tuyệt vời về Chúa Giê-xu. Điều này không thể xảy ra
cách ngẫu nhiên. Điều này chỉ có thể xảy ra dưới sự tể trị của một Đức Chúa
Trời đang quan phòng mọi sự.
Thật vậy, điều này rất đúng với Kinh Thánh. Bốn mươi trước giả làm việc
trong thời gian gần suốt 1.600 năm, viết 66 sách và đạt đến sự hợp nhất toàn
diện để tạo nên chân dung một hoàn hảo về Đức Chúa Giê-xu Christ!
TÍNH KHẢO CỔ
Hơn 25.000 địa điểm được khai quật đã xác minh sự tồn tại của những thành
phố, những vị vua, những vương quốc, những sự kiện và các chế độ hành
chính v.v … chứng minh tính lịch sử và sự chính xác lạ lùng của hàng ngàn
điều mà Kinh Thánh nhắc đến. Nhà khảo cổ học Nelson Glueck đã nói rằng
“Có thể tuyên bố dứt khoát rằng không một phát kiến khảo cổ nào có thể
phủ nhận những điều mà Kinh Thánh đã đề cập”.
Thật lạ lùng! Điều này lại xảy ra với một quyển sách hàng ngàn năm tuổi.
Do đó, chúng ta đã có thể tin vào Kinh Thánh vì những điều đã trông thấy,
thì cũng có thể tin vào cả những điều chúng ta không thể thấy.
TÍNH KHOA HỌC
Mặc dù có những người hoài nghi cho rằng Kinh Thánh viết những điều
phan khoa học, gồm toàn những điều sai lầm và không một lý lẽ nào được
chứng minh cả nhưng không một quyển sách tôn giáo cổ nào khác giống như
thế. Thực ra, nhiều lần khoa học đã bị chứng minh là sai còn Kinh Thánh thì
đúng. Những sách về khoa học gần đây thường xuyên thay đổi và phủ nhận
những sách khoa học khác sau vài năm. Nhưng Kinh Thánh thì không bao
giờ thay đổi. Kinh Thánh rất chính xác khi đề cập đến những vấn đề mang
tính khoa học. Ví dụ như có thời kỳ mà hầu hết con người đều nghĩ rằng quả
đất là bằng phẳng, mãi cho đến cuộc hành trình của Columbus vào năm
1942. Kinh Thánh nói trong EsIs 40:22a “Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất
này”. Từ “vòng” theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “tròn” hoặc là “hình cầu”.
Nói cách khác, Kinh Thánh bày tỏ rằng quả đất là hình cầu khoảng 2.200
năm trước khi con người khám phá ra điều này, mặc dầu Marco Polo cũng
đạt được một số thành tựu trong những nghiên cứu về lĩnh vực này trước
Columbus vài thế kỷ. Tiên tri Ê-sai đã viết điều đó khoảng 700 năm trước
Công nguyên. Làm thế nào mà Ê-sai biết điều đó? Ông không biết, điều đó
đến từ Đức Chúa Trời.
DÂN DO THÁI
Sách PhuDnl 28:25, 26 cho chúng ta biết sự khổ sở và tản lạc của dân Do
Thái trong tương lai, 30:1-6 bổ sung vào lời tiên tri này. Dân Do Thái sẽ bị
tản lạc giữa các dân nhưng một ngày nào đó họ sẽ nhóm họp lại trên vùng
đất của riêng họ. Những lời tiên tri này được công bố trước khi những điều
này xảy ra nhiều thế kỷ. Dù vậy, Chúa đã đưa ra những lời tiên tri theo nghĩa
đen bao gồm việc ban vùng đất Pa-lex-tin cho Áp-ra- ham và dân Do Thái.
LeLv 26:31-33 được viết khoảng năm 1.400 trước Công nguyên cũng bổ
sung cho lời tiên tri này. Exe Ed 36:33-35 và 37:1-28 cũng nói như vậy.
LuLc 21:23, 24 xac nhận lại những lời tiên tri này. Nó cũng dự đoán rằng
thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp cho đến chừng nào các kỳ của
dân ngoại được trọn.
Từ những lời tiên tri và những đoạn Kinh Thánh chúng ta có thể tóm tắt
những điều mà lời Chúa nói về tương lai của dân Do Thái như sau. (1) Tản
lạc khắp thế giới, giữa các dân tộc. (2) Bị bắt bớ dữ dội và phải chịu khổ. (3)
Những nước khác hùng mạnh hơn ở chung quanh sẽ bị tiêu diệt nhưng họ sẽ
không mất đi bản sắc của người Do Thái và sẽ tiếp tục tồn tại. (4) Một ngày
nào đó họ sẽ trở lại vùng đất của mình và tái lập một quốc gia riêng.
Bây giờ hãy xét đến những sự kiện nổi tiếng. Dân Do Thái bị bao quanh bởi
những dân tộc hung dữ và hiếu chiến, nhiều dân tộc đông hơn và hùng mạnh
hơn dân Do Thái rất nhiều. Người Hê-tít, người Ca-na-an, người Phi-li-tin,
người Ê-đôm v.v… Bạn thân mến, lần cuối cùng bạn thấy người Hê-tít,
người Phi-li-tin là khi nào? Họ đã bị tuyệt diệt từ rất lâu. Tuy nhiên người
Do Thái vẫn còn tồn tại. Họ bị bắt bớ dữ dội, sáu triệu người chết trong cuộc
tàn sát dã man của Hít-le. Khoảng 2.500 năm, người Do Thái họ không được
tự do về chính trị và gần 2000 năm (từ khi thành Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ
vào năm 40 sau Công nguyên đến 1948) họ không hề có lãnh thổ riêng. Họ
bị tan lạc khắp thế giới, nhưng họ không bị đồng hóa với những người Ăng
lô-Sắc xông, người Jute, người Gô-tích, người Vi-si-gôt. Họ không bị huỷ
diệt như vố số dân tộc khác, mà kỳ diệu thay họ vẫn giữ được bản sắc của
dân tộc mình! Ở Hung-ga-ri có người Hung gốc Do Thái; có người Mỹ gốc
Do Thái, người Nga gốc Do Thái, người Anh gốc Do Thái, người Ba Lan
gốc Do Thái v.v… Chưa một dân tộc nào có thể hồi sinh sau khi đã bị bức
hại và trục xuất như vậy, Đức Chúa Trời đã phán rằng dân Do Thái có thể
làm điều đó. Dân Do Thái đã hồi sinh, đây là một bằng chứng khác chứng
minh Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời.
Những người như Increase Mather đã thấy chân lý này trong Kinh Thánh và
rao giảng rằng dân Do Thái sẽ trở về xứ Pa-lex-tin và tái lập đất nước của
họ, ông giảng điều này vào năm1669 và đã được Hal Lindsey tường thuật lại
trong The Late Great Planet Earth . Đây không phải là sự gán ghép một số ý
kiến chung chung, mơ hồ về các sự kiện lịch sử sau khi những sự kiện này
đã xảy ra nhưng là sự ứng nghiệm chíng xác các lời tiên tri các con cái Chúa
đã mong đợi từ lâu. Những điều này xảy ra cách tự nhiên. Trong và sau
chiến tranh thế giới thứ hai, người Do Thái bắt đầu trở về xứ Pa-lex-tin, trốn
khỏi sự bức hại ở Đức, châu Âu và Nga (vào thời điểm này dân số Do Thái ở
Pa-lex-tin chỉ khoảng 10.000 người), họ gia nhập với nhiều người Do Thái
giàu có trên thế giơi. Hãy tưởng tượng điều đó! Tại sao? Điều thúc giục
mãnh liệt nhiều người trở về quê hương sau 2000 năm không phải là vì họ
tin vào những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, sự trở về Pa-lex-tin
của dân Do Thái đã ưng nghiệm chính xác những gì Chúa nói phải xảy ra.
Người Anh đóng ở Pa-lex-tin thời bấy giờ đã đưa những chiếc tàu chiến mới
vào sử dụng nhưng họ không biết làm gì với những người đàn ông, đàn bà
và trẻ con tay không trên những chiếc tàu buôn. Cuối cùng thì người Do
Thái cũng được phép vào xứ. Phép lạ của những phép lạ. Họ tuyên bố ngày
lập quốc là 14 tháng 5 năm 1948! Có quá nhiều sự chống đối mạnh mẽ đối
cùng họ, một tuần sau đó họ bị những lực lượng gần đó tấn công. Quân địch
đông hơn rất nhiều nhưng họ đã vượt qua được và chiến thắng. Khi bị tấn
công vào năm 1967 và trong những năm 70, họ vẫn tiếp tục tồn tại. Trước
đây, người Ả-rập cai trị thành Giê-ru-sa-lem nhưng bây giờ người Do Thái
đã giành được quyền kiểm soát nó. (Xem LuLc 21:24). Lời Chúa tiếp tục
được ứng nghiệm và sẽ còn được ứng nghiệm.
Việc tin rằng tất cả những điều trên xảy ra một cách ngẫu nhiên còn khó hơn
nhiều so với việc tin rằngChúa đã ban cho chúng ta lời Ngài là Kinh Thánh.
GIÊ-XU CHRIST- LỜI HẰNG SỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
“…và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. ” GiGa 1:1-3, 14.
Kinh Thánh xác nhận rằng Chúa Giê-xu là con của Đức Chúa Trời. Kinh
Thánh cũng khẳng định rằng chính mình Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài tự
mặc lấy hình con người, đến thế gian để thực hiện sứ mệnh cứu rỗi, cứu con
người ra khỏi tội lỗi, sự chết và địa ngục. EsIs 9:5 nói “Vì có một con trẻ
sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy
trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là
Đức Chúa Trời Quyền năng , là Cha Đời đời , là Chúa Bình an .” ITi1Tm
3:16 nói rằng “Mọi người đều cho sự mầu nhiệm của sự tin kính là lớn lắm:
Đấng đã được tỏ ra trong xác thịt , thì đã được Đức Thánh Linh xưng là
công bình, được thiên sứ trông thấy, được giảng ra cho dân ngoại, được thiên
hạ tin cậy, được cất lên trong sự vinh hiển.” Kinh Thánh nói về sự trở lại lần
thứ hai của Chúa Giê-xu như là “sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời
lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Giê-xu Christ ” (Tit Tt 2:13).
Chính Chúa Giê-xu cũng nhận Ngài là một với Đức Chúa Trời. “Ai đã thấy
ta, tức là đã thấy Cha” (GiGa 14:9). Chúa Giê-xu cũng được gọi là Đấng Tạo
Hóa, là sự sống lại và là sự sống, là An-pha và Ô-mê-ga, Ngài cũng có
những danh xưng, thuộc tính và danh hiệu như Đức Chúa Trời. Môn đồ của
Chúa là ông Thô-ma đã nhìn nhận Ngài là Chúa và là Đức Chúa Trời của
ông. Chúa Giê-xu cũng được tôn thờ như là Đức Chúa Trời. Ngài thực hiện
những phép lạ mà chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được.
Như C. S. Lewis đã viết, “Một người bình thường mà nói được những điều
như Chúa Giê-xu đã nói thì không thể là một nhà đao đức vĩ đại. Kiểu như
anh chàng tuyên bố mình là quả trứng luộc vậy. Anh ta có thể hoặc là bị điên
hoặc là ma quỷ. Bạn phải có một chọn lựa riêng cho mình. Người này hoặc
là Con Đức Chúa Trời, hoặc là người điên hay là tệ hơn thế nữa. Bạn có thể
bịt miệng anh ta vì anh ta bị khùng, bạn có thể nhổ nước bọt vào mặt anh ta
và giết anh ta như giết một người hung ác, hoặc bạn cũng có thể sấp mình
dưới chân Ngài và xưng Ngài là Chúa, là Đức Chúa Trời. Thế nhưng chúng
ta đừng nghĩ rằng Ngài là một giáo sư, một nhà đạo đức vĩ đại. Ngài không
để ngỏ điều đó cho chúng ta. Đó không phải là ý định của Ngài.
NHỮNG ĐIỀU LẠ LÙNG TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊ-XU
Không có người nào được sinh ra như Ngài. Như đã được tiên đoán khoảng
700 năm trước sự giáng sinh của Ngài, Chúa Giê-xu đã được sanh ra trong
một chi phái và gia tộc của dân Do Thái, tại thành Bết-lê-hem (MiMk 5:2),
sanh bơi một nữ đồng trinh (EsIs 7:14), và được sanh vào đúng thời điểm
lịch sử mà Kinh Thánh nói Ngài sẽ sanh ra (DaDn 9:25, 26). Cả một dân tộc
đã chờ đợi sự giáng sinh của Ngài, điều trước đây và sau này chưa hề xảy ra
cho bất cứ một người nào.
Không ai từng sống như Ngài. Cả cuộc đời của Đấng Christ đã được nói
trước một cách chi tiết về sự giáng sinh, mục đích, đời sống, cách chết, sứ
mạng và sự sống lại. Không ai có một đời sống trọn vẹn như Ngài. Kết hợp
tất cả những đặc tính tốt lành của các vĩ nhân cũng không thể làm thành một
Giê-xu. Chính Ngài và chỉ một mình Ngài là tuyệt đối hoàn thiện, không hề
phạm tội. Ngài bảo những kẻ chống đối Ngài chỉ ra một tội mà Ngài đã
phạm nhưng họ không chỉ được.
Không ai có những lời xác nhận lạ lùng và đặc biệt như Ngài. Ngài nhận
Ngài là “cánh cửa” (GiGa 10:9), là “đường đi, chân lý, và là sự sống” (GiGa
14:6), là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng, đến với Đức Chúa Cha.
Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời thành người, Ngài tha thứ tội như Đức
Chúa Trời (Mat Mt 9:2-8), và nhận sự tôn thờ như Đức Chúa Trời (28:17).
Không ai chết như Ngài đã chết. Kinh Thánh đã nói trước về sự chết của
Ngài hàng trăm năm trước khi sự việc xảy ra, Chúa Giê-xu phải chịu đóng
đinh và chết trên thập tự giá. Khi lời tiên tri được ban ra thì cách hành hình
này chưa được biết đến (Thi Tv 22:16). Hơn ba trăm lời tiên tri đã được ứng
nghiệm đúng theo nghĩa đen, chính xác và trọn vẹn trong sự giáng sinh,
trong đời sống, trong sự chết và sự sống lại của Ngài; khoảng ba mươi lời
tiên tri đã được ứng nghiệm trong ngày Ngài bị đóng đinh. Trong ngày đó,
những lời dự báo rằng Chúa sẽ bị đâm, Ngài sẽ bị thương và Ngài sẽ bị đưa
giấm cho uống, quân lính sẽ bắt thăm chia nhau áo của Ngài, Ngài sẽ chết
chung với người phạm tội, Ngài sẽ bị chôn, chôn trong mộ của người giàu,
và không một cái xương nào của Ngài bị gãy đều đã được ứng nghiệm. Thật
đánh kinh ngạc, mọi lời tiên tri đó đều được ứng nghiệm hoàn toàn. Trong
cuốn sách Khoa Học Lên Tiếng , tiến sĩ Peter Stoner bày tỏ rằng những điều
này là chứng cớ rất mạnh mẽ, không thể bài bác được. Chỉ xét tám lời tiên
tri chi tiết về Chúa Giê-xu, ông cho biết rằng cơ hội để những lời này được
ứng nghiệm trên một con người cách ngẫu nhiên thì giống như một khả năng
toán học của việc phủ lên toàn bang Texas một lớp dày 70 cm những đồng
đô-la mà chỉ có một đồng được đánh dấu; sau đó cho một người bị bịt mat
một cơ hội duy nhất phải tìm ra đồng đô-la được đánh dấu đó.
Không ai chết với một mục đích như Ngài. Như lời Chúa trong Kinh Thánh
Cựu ước và Tân ước đã nói rõ, Chúa Giê-xu đến để chết cho chúng ta, tthế
chỗ cho chúng ta, để đổ huyết Ngài trên thập tự giá vì chúng ta. Trong sự
đau đớn và khốn khổ, Ngài nói rằng “Lạy Cha, xin tha cho họ” (LuLc
24:34). Không ai yêu chúng ta bằng Chúa Giê-xu; nếu chúng ta không tin
nhận Chúa Giê-xu, Đấng đã chết vì chúng ta, chúng ta còn có thể tin ai được
nữa?
Không một ai có thể sống lại từ trong phần mộ, đắc thắng sự chết như Ngài.
Những người sáng lập ra các tôn giáo trên thế giới như Đức Phật, Đức
Khổng Tử, Mô-ha-mét đều đã chết, thân thể của họ đã bị phân hủy từ rất lâu.
Chỉ có Chúa Giê-xu Christ sống lại từ trong phần mộ. Chỉ có Chúa Giê-xu là
có quyền trên sự chết. Mộ Ngài trống không.
NHỮNG LÝ LUẬN CHỐNG LẠI SỰ PHỤC SINH
Chúng ta hãy xem xét những ý kiến khác nhau về sự phục sinh được một số
nhà thông thái nhất thế giới đưa ra hòng phủ nhận sự phục sinh của Chúa
Giê-xu.
“Các môn đồ đã lấy cắp xác Chúa. ” Thật ra các thầy tế lễ ca và các trưởng
lão đã hối lộ đám lính canh bằng tiền để họ nói rằng các môn đồ của Chúa
đã lấy cắp xác Ngài trong khi đám lính đang ngủ (Mat Mt 28:11-15). Những
môn đồ khiếp đảm đã bỏ trốn khỏi cảnh tượng hãi hùng của thập tự giá. Liệu
họ có dám thách thức uy quyền của chế độ La-mã chỉ vì một xác chết
không? Liệu có phải tất cả bọn lính đều ngủ cùng một lúc dù biết rằng tính
mạng của họ đang bị đe dọa nếu điều này thực sự xảy ra? Làm thế nào mà
các môn đồ có thể di chuyển, dời một tảng đá lớn đang đóng kín cửa mộ mà
không làm bọn lính thức giấc? Hơn nữa, nếu bọn lính đã ngủ, làm sao họ
biết rằng các môn đồ đã lấy cắp xác Chúa?
Những tên lính đã lấy cắp xác Chúa. Tại sao? Để mất mạng họ sao? Vô lý.
Hơn nữa những kẻ đã hành hạ và bức hại người Cơ đốc này có thể phá đổ
giáo lý Cơ đốc và những lời xác nhận của các môn đồ về sự sống lại của
Đấng Christ đơn giản bằng cách đưa ra cái xác nếu họ đã lấy nó. Nếu đúng
như vậy thì tại sao các môn đồ lại nói dối về sự phục sinh và thậm chí liều
mạng sống vì những điều không bao giờ xảy ra.
“Chúa Giê-xu bị bất tỉnh, được đặt vào trong mộ khi vẫn còn sống, rồi hồi
tỉnh lại, đẩy hòn đá và bước ra. ” Chúa Giê-xu đã bị giết, Ngài bị một ngọn
giáo đâm ngang sườn khiến máu và nước chảy ra. Những tên lính La-mã
thậm chí không đánh gãy chân Ngài như đã làm đối với hai tên trộm cướp vì
Ngài đã chết rồi. Vậy thì làm sao Chúa Giê-xu đã bị thương, máu chảy nhiều
và bị bỏ một mình trong mộ ba ngày mà vẫn còn sống được? Làm thế nào
Ngài có thể bước đi với bàn chân bị đinh đóng, dời hòn đá lớn với đôi bàn
tay bị thương và bước qua bọn lính mà không làm chúng thức giấc? Làm sao
mà Giô-sép, người A-ri-ma-thê, người bọc Chúa Giê-xu trong tấm vải gai
liệm lại không phát hiện ra Ngài còn sống? Ni-cô-đem và Giô-sép đã bọc
xác Chúa với độ một trăm cân một dược trong tấm vải liệm, những chất này
có tính dính và sẽ cứng lại nên không thể thoát ra khỏi đó được (GiGa
19:36-42). Tin vào những đieu phi lý như giả thiết Chúa Giê-xu đã bất tỉnh
còn khó hơn nhiều so với việc đơn giản là tin vào sự thật rằng Chúa Giê-xu
đã sống lại từ trong kẻ chết.
“Các môn đồ bị ảo giác: vì quá mong muốn gặp Chúa Giê-xu nên họ thấy ảo
ảnh về Ngài ”. Trong trường hợp đó thì chắc hẳn những tên lính cũng bị ảo
giác. Nói cách khác, làm sao người ta có thể giải thích về thiên sứ và ngôi
mộ trống? Sự thật vẫn còn đó, thân thể của Chúa đã biến mất! Hơn nữa, hãy
tưởng tượng năm trăm người có chung một ảo giác, cùng một lúc, giữa ánh
sáng rõ ràng của ban ngày (ICo1Cr 15:6). Nếu con người dễ bị ảo giác thì ảo
giác đó thường càng ngày càng tăng lên; nhưng moi chuyện lại xảy ra ngược
lại sau khi Chúa Giê-xu đã hiện ra cùng các môn đồ của Ngài và thăng thiên.
Sự thật là các môn đồ đã thấy Chúa sống lại và họ đi ra để rao giảng Tin
lành. Họ cũng được thoát khỏi sự nghi ngờ và nỗi sợ chết, họ vui vẻ chịu
đựng những sỉ nhục, thậm chí chết cho Chúa Giê-xu Christ. Không gì có thể
giải thích cho sự thay đổi đột ngột đầy kịch tính trong đời sống họ ngoại trừ
sự sống lại trong thân thể của Đấng Christ.
Rất nhiều sự suy đoán, nghiên cứu khác cố gắng để bác bỏ sự sống lại như:
nhận dạng sai, thân thể Ngài đã tan biến thành khí, hoặc các môn đồ đã đến
lầm ngôi mộ. Tuy nhiên tất cả những cố gắng này là vô ích, dại dột và không
có cơ sở thực tế.
Chúng ta hãy xem xét kỹ một số sự kiện về sự sống lại. Chúa Giê-xu thật sự
đã chết. Thầy đội La-mã là chuyên viên giám định người chết. Ông trở thành
một thầy đội không chỉ nhờ sự can đảm trên chiến trường, mà còn nhờ vào
việc tiêu diệt quân thù cách hiệu quả và sự sắc sảo nữa. Một trong những
nhiệm vụ của ông, như tiến sĩ Bob Topartzer cho biết, là kiểm tra những xác
chết trên chiến trường xem nạn nhân đã chết thật chưa hay chỉ giả vờ nằm
chết. Trong Mac Mc 15:44, Phi-lát biết sự thông thạo này, ông hỏi thầy đội
rằng Chúa Giê-xu đã chết bao lâu rồi. Thầy đội khám xác Chúa Giê-xu. Ông
biết rằng Ngài đã chết. Quân lính cũng biết rằng Chúa Giê-xu đã chết. Họ
thậm chí không đập gãy xương Ngài. (Và do đó vô tình làm ứng nghiệm lời
tiên tri. Không một xương nào của Ngài bị gãy. Thi Tv 34:20). Hãy nhớ lại
những điều chúng ta đã nêu ra trước đây, một tên lính đã lấy giáo đâm qua
sườn Ngài khiến máu và nước chảy ra. Các môn đồ biết rằng Ngài đã chết.
Họ đã nghe Ngài phán rằng Ngài sẽ chết và cũng sẽ sống lại, nỗi sợ hãi về
sự chết Ngai đã bắt đầu làm các môn đồ tuyệt vọng. Những người phụ nữ,
trong đó có cả mẹ Chúa Giê-xu, cũng biết rằng Ngài đã chết. Sau đó họ đem
thuốc thơm đến để ướp xác Chúa. Phi-lát biết rằng Ngài đã chết, các nhà
cầm quyền Do Thái cũng biết điều đó. Họ ra lệnh niêm phong mộ Ngài lại.
Giô-sép người A-ri-ma-thê biết Chúa đã chết, Ni-cô-đem cũng vậy. Họ là
những người đã bọc xác Chúa trong vải gai mịn cùng với một trăm cân một
dược và đặt vào trong ngôi mộ của Giô-sép. Chúa Giê-xu thật đã chết.
Không thể phủ nhận được, Chúa Giê-xu đã được chôn trong mộ của người
giàu là Giô-sép người A-ri-ma-thê. Giô-sép biết rằng Chúa Giê-xu đã được
chôn, và chon trong mộ của ông. Ni-cô- đem biết điều đó. Ông là người giúp
Giô-sép người A-ri-ma-thê chôn Chúa. Những người phụ nữ biết điều đó
(Mac Mc 15:47). Họ đã chứng kiến sự chôn cất Ngài. Quân lính cũng biết
điều đó. Mạng sống của họ tùy thuộc vào cái xác ở trong mộ. Thật là vô lý
khi tin rằng họ không kiểm tra cái xác thật kỹ lưỡng trước khi niêm phong
ngôi mộ. Chúa Giê-xu đã được chôn.
Những điều đó cho chúng ta thấy chỉ còn một khả năng chính xác duy nhất
là sự phục sinh của Ngài. Sự sống lại trong thân thể của Đức Chúa Giê-xu
Christ. Chúa Giê-xu đã để lại ngôi mộ trống cho đến ngày hôm nay.
Hãy suy nghĩ về điều đó. Các môn đồ đã rao truyền sự song lại của một
người bị xử tử như là một tội phạm. Họ rao ra điều này vào thời điểm mà
thành Giê-ru-sa-lem đông đến hàng triệu người. Họ ngày càng mạnh dạn
hơn trong việc rao truyền sứ điệp nhất là sau lễ Ngũ Tuần. Những học giả
Kinh Thánh ước đoán rằng ít nhất là 125.000 người Do Thái đã quay về với
Đấng Christ tại thành Giê-ru-sa-lem trong năm đầu sau khi Chúa sống lại.
Bằng chứng là ngôi mộ trống của Chúa ở ngay đó.
Các môn đồ biết rằng cả thành Giê-ru-sa-lem đều biết rõ về sự đóng đinh và
sự chết của Chúa Giê-xu. Qua việc công khai tuyên bố rằng Ngài đã chiến
thắng sự chết và đã sống lại từ nơi phần mộ, họ gần như thực sự thách thức
bất kỳ một kẻ hoài nghi nào, bất kỳ ai, bạn hoặc thù, đi đến ngôi mộ để tận
mắt thấy. Không ai có thể phủ nhận việc Chúa Giê-xu đã bị chết và chôn.
Không ai, ngay cả đến những kẻ thù cay đắng nhất của Đấng Christ. Nếu
làm như vậy họ sẽ bị gọi là những tên khùng. Chúa Giê-xu đã chết. Ngài đã
bị chôn trong mộ. Bây giờ thân thể Ngài đã biến mất. Ngôi mộ trống không.
Cả bạn và kẻ thù của Đấng Christ đều xác nhận điều này. Họ không co chọn
lựa nào khác. Đây là một sự thật đã được xác minh. Hàng ngàn người có thể
xác minh lại điều đó. Hàng triệu người có thể và họ đã kiểm tra. Ngôi mộ
vẫn trống không.
Sự hiện ra của Đức Chúa Giê-xu Christ, hết lần này đến lần khác, cho các
môn đồ, cho các người đàn bà, cho hơn 500 người cùng một lúc làm cho
bằng chứng này càng trở nên chắc chắn hơn.
Hơn 500 người đã chứng kiến sự thăng thiên của Đức Chúa Giê-xu Christ
(so sánh LuLc 24:33 với 24:50, 51; ICo1Cr 15:6; Cong Cv 1:9). Sự kiện này
chắc chắn đã xảy ra hoặc nếu không thì đã không bao giờ được ghi lại trong
Kinh Thánh. Nhiều môn đồ, nhiều người trong số 500 người đó vẫn còn
sống khi những lời Kinh Thánh này được chép ra. Nếu điều này không hề
xảy ra thì họ đã phủ nhận sự thăng thiên của Chúa Giê-xu và bác bỏ tính
đáng tin cậy của Kinh Thánh. Họ biết điều đó. Sự thật là như vậy.
Một sự kiện đã được báo trước, được dự đoán trong Cựu ước trước đó hàng
trăm năm đã xảy ra. Không chỉ sự chết mà cả sự phục sinh của Đức Chúa
Giê-xu Christ. Trong số nhiều việc khác, Ê-sai đoạn 53 đã nói trước việc
Chúa Giê-xu chịu chết trong sự đau khổ tột cùng vì cớ chúng ta, nhưng trong
những câu Kinh Thánh khác thì lại tuyên bố rõ ràng rằng Ngài sẽ cai trị cho
đến muôn đời. Điều này không thể xảy ra nếu không có sự sống lại. Mọi
điều đa được dự đoán chính xác. Trong LeLv 14:1-7, Chúa bảo rằng một con
chim sẽ bị giết để làm của tế lễ, đó là hình ảnh về sự chết của Đấng Christ
trên thập tự giá, huyết của con chim đó sẽ được rải trên một con chim sống
và sau đó con chim sống sẽ được tự do. Con chim sống là biểu tượng về sự
sống lại của Đấng Christ. Đây là hình ảnh về sự chết và sự sống lại của Đức
Chúa Giê-xu Christ. Chính Chúa Giê-xu đã phán với các môn đồ của Ngài
rằng Ngài sẽ chết và sẽ sống lại vào ngày thứ ba. Chúa Giê-xu thật sự đã
sống lại.
Một bằng chứng lạ lùng khác về sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ được
tìm thấy trong 23:9-11 và đã được giải thích trong ICo1Cr 15:20. Trong Lê-
vi-ký, Chúa dạy các con cái Y-sơ-ra-ên nhớ rằng khi họ bắt đầu thu hoạch
mùa màng họ phải đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa. Ngày hôm
sau sau ngày Sabát , thầy tế lễ phải đưa qua đưa lại bó lúa hầu cho được
nhậm như là của tế lễ. 15:20 cho chúng ta biết rằng trái đầu mùa chính là
Đấng Christ. Ngày Sa-bát của người Do Thái là ngày thứ bảy. Ngày hôm sau
sau ngày thứ bảy là ngày Chúa nhật. Đó là cách Đức Chúa Trời mở đầu một
ngày mới, một ngày tôn vinh Đấng Christ sống lại. Chúa đã đưa ra những lời
hướng dẫn rất đặc biệt cho người Do Thái liên quan đến việc giữ ngày Sa-
bát. Nó là một phần trong giao ước với Đức Chúa Trời, và là toàn bộ những
quy định của ngày Sa bát gồm việc cho đất nghỉ một năm sau bảy năm làm
việc. Điều này bao gồm cả năm kỷ niệm, được tính bằng bảy lần bảy, hoặc
49 năm Sa-bát. Nợ nần được hủy bỏ, nhà cửa và tài sản được trả lại, đầy tớ
được trả tự do trong năm thứ mười lăm vinh quang này. Phạm một trong
những điều này bị kể là phạm tất cả mọi điều. Ngày Sa-bát được đặc biệt
ban cho người Do Thái. Vi phạm hoặc không tuân theo những điều này có
thể bị xử tử. Sự thật về những người Do Thái, những người đã liều mạng
mình qua việc thờ phượng trong ngày Chúa nhật thay cho ngày thứ bảy, là
bằng chứng mạnh mẽ cho sự sống lại của Đấng Christ!
Những ngày lễ là dịp kỷ niệm những sự kiện đặc biệt và có ý nghĩa lịch sử.
Ngày 2 tháng 9 kỷ niệm một sự kiện lịch sử. Những ngày lễ khác cũng vậy.
Josh McDowell đã chỉ ra rằng “Chúa nhật là ngày duy nhất chỉ dành để kỷ
niệm một sự kiện lịch sử, một năm 52 ngày”. Sự kiện đó là sự sống lại của
Đức Chúa Giê-xu Christ!
Như chúng ta đã đề cập, một trong những lời chứng mạnh mẽ nhất cho sự
phục sinh của Chúa là hàng ngàn người Do Thái dám từ bỏ tất cả những gì
mình có thậm chí cả mạng sống họ, bắt đầu thờ phượng Chúa vào một ngày
mới, ngày Chúa nhật. Những người Do Thái là những tiếp nhận Chúa Giê-
xu đầu tiên. Hãy tưởng tượng sự can đảm, một niềm xác tín họ cần có để
thay đổi ngày Sa-bát của họ. Họ có lòng can đảm và sự tin quyết để thay đổi
ngày thờ phượng Chúa. Họ đã thực hiện điều này mặc dù họ đã giữ ngày Sa-
bát hàng nhiều thế ky. Họ bất chấp sự phản đối của gia đình và những người
thân yêu; bất chấp sự thiệt thòi chắc chắn. Không gì có thể giải thích cho sự
thay đổi này ngoại trừ sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ.
Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một sự thật không thể chối cãi được
là sự sống lại của Chúa Giê-xu biến các môn đồ từ những người nhút nhát
thành các người dám chết vì Chúa. Thật vô lý khi phải chịu mất nhà cửa, gia
đình và việc làm chỉ vì một lời nói dối? Tại sao họ phải chịu đựng sự cô độc,
đói khát, lạnh lẽo, sự hành hạ và sự chết chỉ vì một lời nói dối? Tại sao họ có
thể vui mừng trong những mất mát đó, thậm chí chết trong sự vui mừng? Họ
sẽ mất tất cả và không được gì nếu Chúa Giê-xu không sống lại. Hầu hết nếu
không nói là tất cả các môn đồ đều chết vì Chúa Giê-xu. Họ biết sự thật về
sự chết và sự sống lại của Chúa. Từ đó trở về sau, ước đoán khoảng 66 triệu
người Cơ đốc đã chết vì Đấng Christ.
Thật sự là các môn đồ đã nhìn thấy Đấng Christ sống lại, và lòng họ được
thôi thúc để đi nói về tin tức tốt lành này. Họ đã thoát khỏi sự nghi ngờ, nỗi
sợ chết va trở nên vui mừng. Họ chịu đựng sự sỉ nhục, thậm chí chịu chết vì
Chúa Giê-xu Christ.
Không gì có thể giải thích cho sự thay đổi đột ngột và gây ấn tượng sâu sắc
trong đời sống các môn đồ ngoại trừ sự sống lại trong thân thể của Chúa
Giê-xu Christ. Họ đã thấy Ngài. Chúa Giê-xu đã đắc thắng sự chết. Lời xác
nhận của Ngài là thật.
PHÉP LẠ TRONG NHỮNG CUỘC ĐỜI ĐƯỢC THAY ĐỔI
“Không ai có thể thay đổi đời sống con người như Chúa Giê-xu Christ .”
“Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự
cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.”( IICo 2Cr 5:17).
Sau-lơ, một người sùng đạo mù quáng và là người bắt bớ Hội thánh Chúa dữ
dội đã trở thành Phao-lô, một nhà truyền giáo vĩ đại cho Chúa Giê-xu Christ
sau khi gặp Chúa phục sinh trên đường đến thành Đa-mách. Từ đó, việc tin
nhận Chúa Giê-xu làm thay đổi cả cuộc đời như thế đã xảy ra đối với hàng
triệu người đặt lòng tin nơi Chúa. Tôi chưa bao giờ gặp một gái điếm, một
người nghiện rượu hay một người nghiện ma túy nào nói rằng “Hôm trước
tôi đã gặp George Washington, hay Abrahm Lincoln và ông ta đã làm thay
đổi cuộc đời tôi”. Nhưng tôi đã gặp nhiều người thuộc những loại người này
nói rằng “Hôm trước tôi gặp Chúa Giê-xu Christ và Ngài đã biến đổi cuộc
đời tôi”. Tại sao? Bởi vì Ngài đang sống!
Một tối nọ, tôi tư vấn cho Ed Perry. Ed là một người nghiện rượu nặng, hung
dữ, và đầy tội lỗi. Tự xưng là một người theo thuyết bất khả tri, anh cay
đắng trong lòng vì những thảm kịch trong gia đình. Khi tôi có cơ hội để nói
chuyện riêng với anh thì anh kien quyết phản đối Phúc âm.
Thật ngạc nhiên cho cả Ed và tôi khi tôi đột ngột cắt ngang cuộc nói chuyện
và nói “Ed Perry, trong năm phút nữa anh sẽ được cứu”. Tôi đến bên cạnh
anh, mở Kinh Thánh ra và chỉ cho Ed cách để trở nên một Cơ đốc nhân. Ed
đã được cứu ngay sau đó và sự cay đắng trong lòng anh không còn nữa, toàn
bộ đời sống anh đã được biến đổi hoàn toàn. Nếu bạn thấy câu chuyện này
khó tin, hãy hỏi thăm gia đình Rev. Ed Perry, bay giờ là mục sư ở Everett,
Washington. Ed có thể cho bạn biết nhiều chi tiết hơn về câu chuyện này.
Cuộc đời ông đã đau khổ và tủi nhục vì tội lỗi cho đến khi Chúa Giê-xu cứu
ông. Không điều gì và không người nào có the thay đổi một con người như
thế ngoại trừ Đấng Christ.
Hãy xem một phép lạ khác: Josh Mc Dowell là một chàng thanh niên trẻ và
tài giỏi. Nhưng anh có một thời thơ ấu rất đau buồn và là một chàng trai trẻ
bất hạnh. Cha anh là một người say rượu bí tỉ, những người bạn của anh
cười nhạo người cha say rượu bê bối, phóng túng của anh. Khi có bạn tới,
anh thậm chí đem cha vào nhà kho trói lại và nói với các bạn là cha anh
không có ở nhà. Trong khi cười đùa bên ngoài thì trong lòng Josh buồn tủi.
Ở một thị trấn nhỏ thì không gì tệ hơn khi có người cha là một bợm rượu.
Josh là một thanh niên hung dữ và anh rất ghét cha. Một lần nọ, anh thấy mẹ
nằm trên đống phân đằng sau chuồng bò. Cha Josh đã đánh bà đến nỗi bà
không thể đứng lên được. Chúng ta có thể hình dung được nỗi tức giận và
lòng căm ghét trong lòng Josh.
Tháng năm trôi qua. Josh bỏ trường đại học. Sau đó, anh gặp những Cơ đốc
nhân thật sự được tái sanh. Anh thấy trong họ có những điều mà tấm lòng
đói khát của anh mong muốn, nhưng lý trí của anh không chấp nhận điều đó.
Josh chủ định bác bỏ Cơ đốc giáo và sự sống lại của Chúa Giê-xu về mặt lí
trí. Anh quyết tâm tìm ra các bằng chứng. Cuộc chiến giữa trí và lòng của
anh thật lạ thường. Cuối cùng do được thuyết phục dù vẫn còn miễn cưỡng,
Josh đã làm điều mà anh cảm thấy đó là điều chân thật duy nhất anh có thể
làm. Ngày 19 tháng 12 năm 1959 lúc 8:30 tối, khi ở một mình trong phòng,
anh đã mời Chúa Giê-xu Christ bước vào tấm lòng và cuộc đời anh. Đó là sự
tin nhận Chúa âm thầm, không có cảm xúc, chỉ dựa trên những bang chứng
và sự thật về một Đấng Christ sống. Những bắt đầu của việc tin Chúa có vẻ
bình thường sau này đã trở thành một sự biến đổi dữ dội. Josh đã tranh cãi
với trưởng khoa Sử của một trường đại học ở miền Tây khi vị giáo sư này
thách anh nêu ra những thay đổi cụ thể mà Đấng Christ đã làm trong đời
sống anh. Bốn mươi lăm phút sau vị giáo sư bảo anh dừng lại.
Những thay đổi mà Chúa đã làm trong cuộc đời của Josh có cả việc cất đi
tính hung dữ, ban cho anh sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn, thay thế sự
bất an bằng một sự bảo đảm an toàn, Chúa cũng ban cho Josh tình yêu
thương để đem người khác đến với Chúa.
Josh đã kinh nghiệm được sự thay đổi lạ lùng khác sau khi anh tiếp nhận
Chúa. Chậm mà chắc, Đức Chúa Trời đã thay đổi sự căm ghét cha đang
thiêu đốt trong lòng của Josh. Khoảng năm tháng sau khi tiếp nhận Chúa,
tình yêu của Đấng Christ đã khuất phục Josh đến nỗi Josh đã nhìn vào mắt
cha mình mà nói rằng “Cha ơi, con thương cha lắm”.
Sau đó một thời gian, cha Josh đã vào phòng anh và hỏi Josh làm sao anh có
thể yêu thương một người cha như ông. Josh nói với cha rằng chỉ sáu tháng
trước anh rất khinh thường ông. Josh kể cho cha nghe việc Đấng Christ đã
bước vào đời sống anh như thế nào. Anh nói với cha rằng Chúa Giê-xu đã
biến thù hận thành yêu thương và bây giờ anh thực sự yêu cha. Bốn mươi
lăm phút sau, Josh trai qua một trong những giây phút cảm động nhất trong
đời. Cha anh dù đã biết lòng căm ghét của anh, đã nói đơn giản rằng “Con
trai ơi, nếu Chúa có thể làm việc trong lòng cha những gì cha đã thấy Ngài
làm trong con thì cha muon cho Ngài một cơ hội”. Sau đó một phép lạ đã
xảy ra. Người cha nghiện rượu của Josh cầu nguyện với anh và đặt lòng tin
nơi Chúa là Cứu Chúa và chủ đời sống ông. Đời sống của cha Josh đã biến
đổi từ tối tăm qua sáng láng. Ông không còn là một người nghiện rượu nữa.
Ông thực sự là một người được dựng nên mới trong Đấng Christ.
Từ đó, Josh McDowell đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Một số sách của
ông như Evidence That Demands A Verdict và More Evidence That
Demands A Verdict là những tác phẩm cổ điển và chứa đựng một số lượng
lớn những chứng cớ lịch sử về đức tin người Cơ đốc và Kinh Thánh. Josh đã
giảng tại hơn 600 trường đại học. Ông đã tranh luận với những người hoài
nghi, những người vô thần và nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trên khắp thế giới.
Herbert VanderLugt chia sẻ một câu chuyện cảm động khác về sự biến đổi
mà Đấng Christ đã làm trong đời sống một người.
Toi không biết cháu tôi có ý gì khi nó bảo với tôi rằng nó muốn một cái máy
biến hóa. Sau đó nó giải thích rằng đó là một đồ chơi có thể biến từ rô-bốt
thành xe tăng, thành xe tải và biến lại thành rô-bốt. Khi nhìn thấy đồ chơi đó
thì tôi biết tại sao nó có cái tên đó. Điều đó cũng làm cho tôi nghĩ về sự biến
đổi hoàn toàn của cuộc sống - điều mà Chúa đã mang lại cho tất cả những ai
đặt niềm tin nơi Ngài.
Oscar Cervantes là một hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc về quyền phép thay
đổi đời sống của Đấng Christ. Khi còn là một cậu bé, Oscar đã bắt đầu gây
rắc rối. Khi lớn hơn, cậu bị bỏ tù mười bảy lần vì những hành động tàn bạo.
Những chuyên gia tam lý ở trại giam nói không ai có thể giúp đỡ gì cho cậụ.
Họ đã lầm. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được tự do, Oscar gặp một người
lớn tuổi, ông này nói với cậu về Chúa Giê-xu. Cậu đã đặt niềm tin nơi Chúa
và được biến đổi thành người tử tế, tốt bụng. Sau đó, Oscar bắt đầu truyền
giảng trong tù. Cha tuyên úy Warwick đã diễn tả điều đó như vầy: Mỗi tối
thứ bảy tuần thứ ba của mỗi tháng là “buổi tối của Oscar” tại Soledad.
Những người bạn tù đến nghe Oscar chia sẻ và họ hát thánh ca với sự sôi
nổi, tha thiết. Họ ngồi suốt hai tiếng đồng hồ lắng nghe chăm chú; họ tự do
đến với Chúa trong nhà nguyện. Những điều mà các chuyên gia không làm
được cho Oscar trong nhiều năm tư vấn, Đấng Christ đã làm trong chốc lát
khi cậu tin Chúa.
Trong Mác 5 chúng ta đọc thấy rằng Chúa Giê-xu đã biến đổi một người
điên, hung dữ và bị quỷ ám thành một người hiền lành, bình thường. Quyền
năng mà Chúa đã thay đổi người điên và Oscar Cervantes sẵn dành cho tất
cả những ai đặt lòng tin nơi Chúa. Ngài là Chúa của sự biến đổi. Ngài đã
biến đổi lòng bạn chưa?
Như Josh McDowell đã nêu ra trong quyển sách More Than A Carpenter của
ông, Chúa Giê-xu phải hoặc là kẻ nói dối, hoặc là người điên hoặc là Đức
Chúa Trời. Chúa Giê-xu không thể là một kẻ nói dối được. Ngài chính là
hình ảnh thu nhỏ của sự chân thực và Ngài đòi hỏi con người phải sống chân
thật với bất cứ giá nào. Mọi điều Ngài nói đều xảy ra. Ngài đã phó chính
mạng sống Ngài vì những điều Ngài nói là sự thật. Ngài cũng không phải là
một người điên. Ngài là người vô cùng minh man và rất bình thản trước
những áp lực, căng thẳng, vu oan, bắt bớ và cả sự chết. Bản tính toàn hảo và
thái độ bình thản của Ngài đã chứng minh Ngài không phải là người điên.
Như vậy khả năng đúng đắn duy nhất là gì? Chúa Giê-xu là Đấng đã và đang
là Đức Chúa Trời. Mười triệu người đã làm chứng lại rằng Đấng Christ đã
thay đổi đời sống họ, đáp ứng những nhu cầu sâu kín nhất của họ, làm thỏa
mãn điều họ mong ước và ban cho họ sự bình an. Trong số những con người
được thay đổi này có một cựu luật sư của Nhà Trắng ông Chuck Colson, các
nhà khoa học như tiến sĩ Henry Morris và Duane Gish, những cầu thủ bóng
đá chuyên nghiệp như Steve Largent và Rosevelt Grier, cựu huấn luyện viên
của Dallas Cowboy ông Tom Landry, vận động viên trượt băng Janet Lynn,
cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Julius Erving, học giả Josh McDowell …
khoảng hơn 66 triệu người tuận đạo, là những người bị tra tấn va giết chết vì
danh Chúa. Tất cả những người này đã cất tiếng ca ngợi “Giê-xu chết cho
tôi, tôi yêu Ngài, Ngài là Đấng sống. Ngài yêu tôi, Ngài đã cứu tôi, Ngài ở
trong tôi, Ngài đã thay đổi cuộc đời tôi!”
Chúa đã thay đổi cuộc đời bạn chưa?
D. L. Moody là một nhà truyền giáo mạnh mẽ cho Chúa Giê-xu. Chúa đã
dùng ông làm rung chuyển hai châu lục cho Ngài. Một lần kia có người hỏi
ông rằng ông có ơn để chịu chết vì Chúa không. Moody trả lời rằng ông
không có ơn tứ đó. Thực tế ông có ơn sống cho Chúa. Nhưng ông cũng nói
thêm rằng đến khi cần ông sẽ có ơn đó. Điều đó đã xảy ra.
Nhiều năm sau đó, khi Moody gần chết, ông nói một cách vui vẻ, đắc thang
“Thiên đàng đang mở ra . . . thế gian đang lùi lại . . . Chúa Giê-xu đang
đến.”
Các bạn thân mến, bạn muốn chết cách nào? Chết với Chúa Giê-xu, cuộc đời
sau này của bạn sẽ trở nên tươi đẹp, và sự chết sẽ dẫn bạn vào thế giới mới
đầy vinh hiển. Sự chết mang lại điều gì cho bạn?
Chúng tôi đã kêu gọi cả tấm lòng lẫn tâm trí của bạn. Chúng tôi không thể
làm gì hơn nữa. Chúng tôi không thể diễn đạt thành lời sự vinh hiển và kỳ
dieu của Chúa Giê-xu Christ, nhưng nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời lấy
sự yếu kém này mà bày tỏ sự thật về Chúa cho bạn để bạn ước ao Ngài thì
chúng tôi sẽ vui mừng không kể xiết. Chỉ có Thánh Linh của Chúa mới có
thể bày tỏ cho bạn về Đấng Christ, và chỉ khi nào bạn sẵn sàng tiếp nhận
điều đó. Chúa Giê-xu đã cảnh báo rằng “Hiện nay là ngày cứu rỗi ”. “Ngày
hôm nay nếu ngươi nghe tiếng Ngài thì đừng cứng lòng nữa” (IICo 2Cr 6:2).
Có lẽ khi đọc sách này bạn sẽ cảm thấy hoặc là mơ hồ, hoặc là lo lắng. Bạn
có thể cảm thấy một “áp lực” nào đó. Bạn thân mến, thật khó mà dùng lời
nhẹ nhàng ngọt ngào để đánh thức người thân trong gia đình dậy khi bạn
biết nhà mình đang bị cháy. Tin này rất gấp, và sứ điệp về thập tự giá còn
gấp rút hơn.
Khi tôi còn ở trong hải quân, có một máy bay cảm tử tấn công chúng tôi ở
ngoài khơi Okinama, tôi có một phản ứng kỳ lạ rat giống phản ứng của con
chó trong thí nghiệm của Pavlov. Có một cái còi báo hiệu để giúp chúng tôi
cảnh giác trong mọi chuyện, chiếc còi này cứ réo liên hồi. Sau một thời gian
hầu hết các thủy thủ chúng tôi dù bụng đói, miệng khô, nhưng phản ứng rất
nhanh khi nghe tiếng còi, thường là rất lâu trước khi nhìn thấy máy bay.
Chúng tôi thật sự rất bực mình vì tiếng còi. Nhưng nếu chúng tôi bịt tai lại,
không quan tâm đến tiếng còi thì có lẽ chúng tôi đã bị giết chết. Nhiều lần sự
đáp lại tiếng còi của chúng tôi đã giúp bảo vệ con tàu và mạng sống của
chúng tôi trước khi kẻ thù đến. Cái còi là người bạn tốt nhất của chúng tôi,
thật sự nó đã làm chúng tôi giật mình nhưng đã cứu mạng chúng tôi.
Phúc âm gây kinh ngạc cho người có ác cảm về đạo đức và tinh thần. Chúng
ta sau đó có thể bịt tai không nghe, không quan tâm đến tiếng chuông báo
động về tình trạng tội loi, có thể cằn nhằn, khó chịu hoặc đáp ứng ngay lại
và thành thật đối diện và chấp nhận Chúa phục sinh, Đấng bảo vệ chúng ta
khỏi mọi kẻ thù. Đôi khi chỉ có một tiếng chuông báo động thôi và có thể
bạn không nghe rõ tiếng chuông đó giữa những tiếng la hét ồn ào của thế
gian này. Xin đừng làm ngơ tiếng chuông báo động này.
Không ai quan tâm đến bạn bằng Chúa Giê-xu. Tôn giáo không làm được
điều đó. Tôi đã có dịp hướng dẫn các giao viên dạy Kinh thánh, tốt nghiêp
trường Kinh Thánh, thậm chí là giáo sĩ đến với Đấng Christ hay với sự đảm
bảo về sự cứu rỗi của họ. Chỉ khi biết rõ Ngài chúng ta mới thật sự thỏa lòng
và thấy đầy đủ.
Tóm lại, điều đó cũng giống như một cậu bé nói chuyện với nhà vô thần nọ,
ông ta đã cười nhạo em khi thấy em quá hạnh phúc vì người cha nghiện rượu
của em đã tin nhận Chúa. Ông ta chế nhạo cậu bé vì quá ngây thơ mà tin vào
những câu truyện tưởng tượng của Kinh Thánh và việc được cứu là lạc hậu
rồi. Ông kết thúc câu nói như sau “Nhóc ạ, cậu đang mơ đấy”. Cậu bé trả lời
cách khôn ngoan “Ông ơi, cha tôi đã từng trở về nhà đánh tôi, đá tôi. Tôi đa
phải trốn đi trong sự sợ hãi khi tôi nghe tiếng ông về nhà. Cha tôi đã chửi
rủa, đánh đập người mẹ yêu quý của tôi; chúng tôi thường bị lạnh, đói và
không có quần áo mặc. Mẹ tôi khóc rất nhiều. Bây giờ cha tôi mua cho mẹ
quần áo đẹp, ôm và hôn mẹ tôi. Ông ôm tôi vào lòng, kể chuyện cho tôi
nghe và nói với tôi rằng ông yêu tôi. Gia đình chúng tôi rất ấm áp và hạnh
phúc. Tất cả chúng tôi đều yêu Chúa Giê-xu. Ông ơi, nếu tôi đang mơ thì xin
đừng đánh thức tôi”.
Bạn mến, Chúa Giê-xu đã giải thoát chúng ta khỏi những kẻ thù quỷ quyệt
và kinh khiếp hơn rượu, sự nghi ngờ, sự bất an, tuyệt vọng, sự sợ hãi, sự đau
đớn khổ não, tình trạng không muc đích, không chắc chắn. Ngài giải cứu
chúng ta khỏi tội lỗi và địa ngục. Nhờ Ngài chúng ta có thể biết và kinh
nghiệm được sự sống dư dật.
Khi viết sách này tôi có một điều mong ước là giúp các bạn biết Chúa Giê-
xu. Bạn ơi, bạn có thể cảm thấy được nhịp đập của trái tim chúa Giê-xu trên
thập tự giá, trong ngôi mộ trống và bây giờ ngay trước cửa lòng của bạn.
Ngài đang nài mong bạn. Ngài luôn mong chờ bạn, không khi nào thôi “Hãy
để ta bước vào lòng con, vào cuộc đời con. Ta là Giê-xu Christ, ta yêu con.”
Nếu bạn chưa biết chính xác làm thế nào để được cứu, làm thế nào để tiếp
nhận Chúa Giê-xu, làm thế nào để biết chắc rằng bạn đã được cứu, xin hãy
đọc chương kế tiếp. Sự cứu rỗi: rõ ràng và chắc chắn.
ĐỜI SỐNG ĐƠN ĐỘC
Cách đây hơn hai ngàn năm, trong một ngôi làng nhỏ có một người nông
dân hạ sinh một em bé. Cậu bé lớn lên trong một ngôi làng khác và làm thợ
mộc ở đó cho đến năm ba mươi tuổi. Sau đó trong vòng ba năm, Ngài giảng
đạo khắp nơi. Ngài chưa bao giờ học đại học hay cao đẳng nào, cũng chưa
bao giờ viết một quyển sách nào cả. Ngài không có phòng riêng. Ngài khong
có gia đình hay nhà riêng cho mình. Ngài chưa bao giờ đặt chân vào một
thành phố lớn hay là đi xa khỏi quê hương Ngài 200 dặm. Dù Ngài không
làm gì to lớn, đám đông vẫn đi theo Ngài. Ngài không có gì ngoài chính
mình Ngai.
Khi Ngài còn trẻ, dư luận chống lại Ngài, những người theo Ngài bỏ chạy.
Ngài bị giao vào tay kẻ thù, bị toà án chế nhạo. Ngài bị đóng đinh trên thập
tự giá giữa hai tên trộm cướp. Trong khi Ngài đang hấp hối thì những kẻ
hành hình Ngài bắt thăm chia nhau tài sản duy nhất Ngài có trên trần gian
này là một chiếc áo đơn giản. Xác của Ngài được đặt trong ngôi mộ mượn
của một người bạn.
Nhưng ba ngày sau Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết - đó là bằng chứng
sống chứng minh Ngài là Đấng Cứu Thế mà Đức Chúa Trời đã sai đến, là
hiện thân của Con Đức Chúa Trời.
Hai mươi thế kỷ đã trôi qua, ngày nay Đấng Christ phục sinh là nhân vật
trung tâm của con người. Trong lịch của chúng ta, sự giáng sinh của Ngài đã
chia đôi dòng lịch sử. Một ngày trong mỗi tuần lễ được biệt riêng ra để
tưởng nhớ đến Ngài. Hai kỳ nghỉ quan trọng nhất của chúng ta là kỷ niệm sự
giáng sinh và sự phục sinh của Ngài. Ở những tháp chuông nhà thờ trên toàn
thế giới, hình ảnh cây thập tự trở thành biểu tượng của sự chiến thắng tội lỗi
và sự chết. Đời sống của Con Người này đã trở thành nguồn cảm hứng cho
nhiều bài hát, nhiều quyển sách, bài thơ, và bức tranh hơn bất kỳ một người
nào hay một sự kiện nào trong lịch sử. Hàng ngàn trường đại học, bệnh viện,
trại trẻ mồ côi và những tổ chức từ thiện khác đã được thành lập trong danh
Đấng đã hy sinh mạng sống của Ngài vì chúng ta.
Tất cả những quân đội, những đoàn hải quân, những chính quyền đã được
thiết lập, tất cả những vua đã cai trị đều không thay đổi lịch sử nhiều như
con người đơn độc này.
Qua nhiều thế kỷ, hàng triệu người đã tìm được sự sống mới trong sự tha thứ
tội, tìm được sự bình an trong Chúa nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ.
Ngày nay Ngài đã phó mạng sống Ngài cho tất cả những ai tin Ngài. “Ta là
đường đi, chân lý và sự sống,” Chúa Giê-xu phán “Chẳng bởi ta thì không ai
được đến cùng Cha”. “Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống
đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống”
(GiGa 14:6; 5:24).
Đức Chúa Giê-xu Christ đã thay đổi đời sống của bạn chưa?
Hãy kêu cầu Ngài . . . Tin cậy Ngài . . . Ngài sẽ thay đổi cuộc đời bạn.
CÂN NHẮC BẰNG CHỨNG
Chúng tôi đã nêu ngắn gọn những bằng chứng thuyết phục về Kinh Thánh
và về Đức Chúa Giê-xu Christ. Bạn có tin và xưng Chúa Giê-xu Christ là
Đấng Cứu Thế không? Xin hãy xem xét những bằng chứng một lần nữa.
Chúa không bắt buộc bạn phải tin nhưng bạn phải có sự chọn lựa cuối cùng.
Nếu không sống theo những điều mà bằng chứng đó bày tỏ, bạn sẽ phải ở
trong hỏa ngục hàng tỉ tỉ năm, điều đó làm cho chúng tôi rất đau lòng.
Khi còn là một thủy thủ, tôi có một số cuộc hẹn với những cô gái mà tôi
chưa quen biết. Như cuộc hẹn đặc biệt này. Tôi nhận lời gặp cô gái ấy tại
trạm xe buýt Greyhound, số 464 đường Giải Phóng, lúc 8 giờ tối. Cô ấy chỉ
còn một chân, chân trái là chân giả và được sơn mau vàng và đỏ để người ta
khỏi vấp vào đó. Cô ấy cũng băng một miếng màu vàng trên mắt phải mà cô
đã mất nó trong cùng tai nạn mà cô đã mất cái chân. Tay phải cô cũng mất
ngón tay út. Cô mang một chiếc vớ màu hong ở chân thật và một chiếc giày
màu hạt giẻ. Cô đội nón màu xanh lá cây và mặc áo màu xanh nhạt, đeo một
cái bóp màu tím. Cô nói cô cao khoảng 1m50 và nặng khoảng 44 kg. Bạn có
nghĩ là tôi sẽ gặp khó khăn khi nhận diện cô gái này tại trạm xe buýt
Greyhound lúc 8 giờ không?
Xin nhớ rằng thời điểm Chúa Giê-xu giáng sinh đã được báo trước hàng
nhiều thế kỷ (DaDn 9:24-26). Điều này loại bỏ những lời chống đối rằng
thỉnh thoảng mot người có thể nói đại một lời tiên đoán và khi điều gì đó xảy
ra thì lại nói là sự ứng nghiệm những lời tiên đoán. Yếu tố thời gian trong sự
giáng sinh của Chúa Giê-xu đã hạ gục những lời chống đối đó.
Tôi chỉ đưa ra 13 hay 14 điểm nhận dạng liên quan đến cuộc hẹn của tôi.
Tuy nhiên có thể là trong hàng triệu người cũng có một cô gái khác có
những điểm tương tự tại trạm xe buýt đó vào lúc 8 giờ. Đức Chúa Trời đã
đưa ra 333 đặc điểm liên quan đến sự giáng sinh, sự chết và sự sống lại của
Chúa Giê-xu để nhận diện Ngài. Mỗi đặc điểm đều được thể hiện trọn vẹn
trong cuộc đời Chúa Giê-xu, cho nên không nghi ngờ về việc nhận ra Ngài,
khi Ngài đến thì xác nhận được rằng chính Ngài đã đến. Hãy nhớ rằng mọi
điều Đấng Christ nói đều trở thành hiện thực. Ngài nói hỏa ngục là có thật
và nó tồn tại mãi mãi, thiên đàng cũng vậy. Một triệu năm nữa bạn sẽ ở một
nơi nào đó. Bạn sẽ ở thiên đàng hay hỏa ngục?
Mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh đều được ứng nghiệm chính xác, đúng
theo nghĩa đen. Để giúp bạn hiểu rõ về điều này, giả sử một thầy bói nào đó
nói về 100 điều sẽ xảy ra cho bạn trong năm tới. Những lời dự đoán này rất
chi tiết. Lời báo trước đầu tiên là bạn bị vấp chân vào ghế lúc 12:30 khuya
ngày 1 tháng 1, và điều đó mới xảy ra đêm qua. Bạn sẽ làm rơi tấm gương
xuống bàn ăn, nó vỡ tan và cắt một vết hình chữ U trên cằm bạn, vết thương
này sẽ bị khâu 13 mũi. Một bác sĩ mới đến trong thị trấn tên là McGuire sẽ
khâu nó, vì lúc đó bác sĩ của bạn đang bận. Ngạc nhiên và buồn bã, ngày 1
tháng 1 đã đến, điều này xảy ra chính xác như vậy, ngay cả đến những chi
tiết nhỏ nhất.
Sau đó trong suốt một năm, 99 lời tiên báo đã thành hiện thực, thực sự đúng
hoàn toàn đến từng chi tiết. 99 trong 100 lời dự đoán, chỉ còn một điều nữa
thôi. Lời dự đoán cuối cùng là dành cho ngày cuối cùng trong năm. Nếu bạn
lái xe xuống trung tâm thành phố vào lúc 5 giờ chiều bạn sẽ bị tai nạn xe
nghiêm trọng và bạn sẽ bị mù, bị gãy chân và bị phỏng nặng. Bạn sẽ hết sức
đau đớn. Bạn sẽ ở trong bệnh viện sáu tháng và sau đó thì chết.
Xin cho tôi biết nếu bạn có một sự chọn lựa, bạn có lái xe xuống trung tâm
thành phố vào lúc 5 giờ ngày cuối năm không?
Bạn có dám cho điều đó là an toàn khi mà 99 lời tiên tri đã thành sự thật,
những điều mà thật sự không thể xảy ra một cách ngẫu nhiên được?
Hãy tính những lời tiên tri trong Kinh Thánh là 100, 99 điều đã được ứng
nghiệm hoàn toàn. Điều thứ một trăm là nếu bạn làm ngơ hoặc từ chối tiếp
nhận Chúa Giê-xu là Chúa và Đấng Cứu rỗi đời sống bạn, bạn sẽ chết trong
vô vọng và phải ở trong hồ lửa đời đời, chung số phận với những kẻ hư mất.
Khải huyền 20 noi như vậy. Hàng tỉ năm sống trong sự đau đớn tột cùng,
trong tuyệt vọng, thiếu mất tình yêu của Chúa sẽ bắt đầu. Tất cả các lời tiên
tri khác đã được ứng nghiệm và đó là những sự thực, vậy liệu có khôn ngoan
không khi đánh cược số phận đời đời của mình cho lời tiên tri cuối cùng và
nó chắc chắn cũng sẽ được ứng nghiệm?
Bạn thân mến, thật phước hạnh khi có Chúa Giê-xu và sự sống dư dật, bình
an của Ngài ngay bây giờ, ngay trong cuộc đời này; cũng như chắc chắn
mình sẽ được ở trên thiên đàng đời đời với Ngài. Không gì ngọt ngào cho
bằng khi tội lỗi được tha, được cứu và mình biết điều đó. Khi bạn nằm
xuống và tuyệt đối chắc chắn rằng bạn sẽ ở trên thiên đàng đời đời với Chúa
Giê-xu.
Chúa Giê-xu yêu bạn nhiều lắm. Ngài đã bày tỏ điều đó trên cây thập tự đẫm
máu khi Ngài chết cho bạn và tôi ở chính chỗ của chúng ta. Hãy đọc kỹ
chương kế tiếp để biết làm cách nào để được cứu đời đời và chắc chắn về
điều đó. Hãy làm điều đó ngay bây giơ . Trên thế gian này không có gì quá
gấp hoặc quá quan trọng hơn điều này. Xin lật sang chương hai, “Sự cứu rỗi:
rõ ràng và chắc chắn. ”
SỰ CỨU RỖI RÕ RÀNG VÀ CHẮC CHẮN
Bước 1 : Đức Chúa Trời yêu bạn và muốn bạn biết rằng chỉ có một Đức
Chúa Trời mà thôi . Đức Chúa Trời duy nhất đã tạo dựng nên vũ trụ và Ngài
là Đấng chủ tể muôn vật. “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất”
(SaSt 1:1).
“. . . Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau
ta nữa” (EsIs 43:10b).
Đức Chúa Trời không bao giờ là con người và con người cũng không bao
giờ là Đức Chúa Trời được. Nhưng Đức Chúa Trời đời đời đã trở thành
Thần-nhân Giê-xu, chết cho chúng ta, nhưng muôn đời Ngài vẫn là Đức
Chúa Trời, không phải con người.
“. . . Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời” (Thi Tv
90:2b).
Đức Chúa Trời không bao giờ phải cố gắng để trở thành Thần. Ngài luôn
luôn là Đức Chúa Trời. (Kinh Thánh đề cập đến những tà thần, nhưng nếu
tin là những thần khác thật sự ton tại là thuyết đa thần của người ngoại đạo,
không phải là giáo lý Cơ đốc ). Không phải chỉ bây giờ mà cả trong tương
lai cũng sẽ không bao giờ có một vị thần khác trên hành tinh này hoặc trên
một “thế giới” hay hành tinh khác. Muôn đời chỉ có một Đức Chúa Trời mà
thôi. Con người không trở thành Thần được - chưa ai và sẽ không có ai cả.
“. . . Vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa
Trời, chẳng có ai giống như ta” (EsIs 46:9b). “. . . Chẳng có Đức Chúa Trời
nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa” (43:10b).
Bước hai: Chỉ có một Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-xu Christ, Ngài là
Đức Chúa Trời đời đời.
“Vì co một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta;
quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng lạ lùng, là
Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời quyền năng, là Cha đời đời, là Chúa bình
an” (9:5). Đức Chúa Trời vốn có Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và
Đức Thánh Linh; nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi. Chúa Giê-xu là
Chúa nên chúng ta phải nhận Ngài là Đức Chúa Trời, hoặc chúng ta nhận
một Chúa Giê-xu khác. Trong Kinh Thánh, từ “Ngôi Lời” chỉ về Chúa Giê-
xu (GiGa 1:14). “ Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và
Ngôi Lời là Đức Chúa Trời” (1:1). “Ban đầu” ở đây có nghĩa đơn giản là
“muôn đời ”. Vì Đức Chúa Trời là Chúa muôn đời nên Đức Chúa Giê-xu
Christ cũng vậy, Ngài có từ ban đầu và cho đến muôn đời! Chúa Giê-xu
không bao giờ phải phấn đấu, phải làm điều gì đó để trở thành Đức Chúa
Trời. Ngài luôn luôn là Đức Chúa Trời .
Đức Chúa Trời cấm chúng ta thờ bất kỳ một thần nào khác (XuXh 34:14),
nhưng Chúa Giê-xu nhận được sự thờ phượng giống như Đức Chúa Trời
trong nhiều trường hợp. “Và khi họ đi báo tin cho các môn đồ, này Chúa
Giê-xu gặp họ thì phán rằng: Mừng các ngươi. Họ cùng đến gần ôm chân
Ngài và thờ lạy Ngài” (Mat Mt 28:9). Thô-ma khi không còn nghi ngờ thì
kêu lên rằng “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi” (GiGa 20:28).
Bước ba: Vấn đề tội lỗi - Bản chất tội lỗi của chúng ta
Cây táo là cây táo trước khi nó ra trái táo. Cây táo ra trái táo vì nó là một cây
táo.
Cũng vậy, chúng ta phạm tội vì chúng ta mang bản chất tội lỗi. Tất cả chúng
ta đều “vốn là con của sự thạnh nộ” (Eph Ep 2:3). Cây táo vẫn chỉ là cây táo
dù nó ra một trái hay một ngàn trái táo. Đối với tội nhân cũng vậy. Một tội
hay một ngàn tội không phải là van đề. Vấn đề là tất cả chúng ta đều mang
bản chất tội lỗi và cần phải được thay đổi.
Hái một trái táo khỏi cây táo không làm thay đổi bản chất của cây táo. Cũng
vậy, từ bỏ một số tội lỗi không làm thay đổi bản chất tội lỗi của chúng ta.
“Ngươi phải sanh lại” (GiGa 3:7). 1:12 chỉ cách sanh lại cho chúng ta
“Nhưng hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức
Chúa Trời, tức là ban cho kẻ tin đến danh con Ngài”.
Bản chất tội lỗi của chúng ta không phải là bản chất của con của Đức Chúa
Trời. Chúng ta phải tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ để trở thành con của Đức
Chúa Trời.
Bản chất và sự lựa chọn của chúng ta là tội lỗi. Tội lỗi là kết quả của bản
chất tội lỗi trong mỗi chúng ta. Tội là đi theo ý riêng mình (EsIs 53:6). Nó
trở thành người quản lý, ông chủ, và chúa của đời sống riêng chúng ta. Nó là
trung tâm của đời sống chúng ta thay vì Đức Chúa Trời.
“Vả ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải
đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi
việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Eph Ep 2:8, 9). “Chẳng có một
người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (RoRm 3:9b).
“Vả đối với người nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể là
nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công
bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (4:4-5).
Sự cứu rỗi không phải do việc làm, đó là một sự ban cho vô điều kiện. Tiếp
nhận Đấng Christ cách cá nhân, tin cậy rằng chỉ có Ngài cứu chúng ta, đó là
phương pháp cứu rỗi của Đức Chúa Trời. “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết,
nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa
Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (6:23).
Chúng ta không thể tự làm cho mình xứng đáng với ân điển của Đức Chúa
Trời. Ơn cứu rỗi là sự ban cho vô điều kiện cho những kẻ không xứng đáng
là chúng ta. Đấng Christ đã chết vì kẻ có tội (5:6).
Chó sủa không phải để nó trở thành chó. Chó sủa vì nó đã là một con chó.
Những tiếng sủa của nó chứng minh cho điều đó. Cũng vậy, chúng ta không
làm những điều tốt lành để trở thành Cơ đốc nhân (tức là được cứu). Chúng
ta làm những điều tốt lành sau khi chúng ta đã được cứu (đã trở thành Cơ
đốc nhân) để bày tỏ sự thật là chúng ta đã được cứu.
Hãy nhớ lại lời Chúa nói, trước khi chúng ta được cứu thì “sự công bình của
chúng ta như áo nhớp” (EsIs 64:6b). Tất cả chúng ta đều có bản chất tội lỗi.
Bản chất và sự chọn lựa của chúng ta là tội lỗi. “Vì mọi người đều đã phạm
tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (RoRm 3:23). Điều này có
nghĩa là tất cả chúng ta đều là những tội nhân hư mất. Hơn nữa, một người
chết thì có thể làm được bao nhiêu việc tốt lành ? Trong khi đó con người tự
nhiên chúng ta hết thảy đều đã “chết vì lầm lỗi và tội ác mình” (Eph Ep
2:1b).
Mặc dù sự cứu rỗi được ban cho không phải do việc làm, sự cứu rỗi thật sự
luôn làm thay đổi đời sống con người. Đấng Christ đến như là Chủ, là Đấng
cứu rỗi để thay đổi đời sống chúng ta và Ngài sống trong chúng ta.
Tin Lanh là “huyết của Đức Chúa Giê-xu, con Đức Chúa Trời làm sạch mọi
tội chúng ta” (I Giăng 1:7;).
Bước bốn: Đây là Giờ Cứu Rỗi.
Sau khi chết thì mọi sự đã quá trễ. Đây là giờ cứu rỗi.“. . . kìa hiện nay là thì
thuận tiện, kìa hiện nay là ngày cứu rỗi” (IICo 2Cr 6:2b). Không còn cơ hội
nào sau khi chết cả. “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi
chịu phán xét” (HeDt 9:27). Sự chết của Đấng Christ không ban sự cứu rỗi
chung chung cho tất cả mọi người, Chúa chỉ ban sự cứu rỗi cá nhân cho
những người tin nhận Ngài. “. . . Ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự
sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó”
(GiGa 3:36b). Tất cả mọi người đều sẽ sống lại, nhưng những kẻ chết mà
không được cứu thì sẽ sống lại để chịu sự định tội đời đời trong hỏa ngục,
không phải để được cứu rỗi (GiGa 5:29; KhKh 21:3-8).
“Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa”
(20:15). Không có chỗ nào trong Kinh thánh nói rằng còn cơ hội cứu rỗi cho
những người chết chưa tiếp nhận Chúa. Ngày nay là ngày cứu rỗi.
“Hãy vào cửa hẹp vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ
vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm
được thì ít” (Mat Mt 7:13-14).
Theo lời của Đức Chúa Trời, có vô số người đang đi đến hoa ngục và sẽ
sống lại để chịu đoán xét (GiGa 5:29) nếu họ không tiếp nhận Đấng Christ là
Chủ, là Đấng cứu rỗi đời sống họ một cách cá nhân. Sự chết kết thúc mọi hy
vọng của những người hư mất.
Vì bản chất tội lỗi nên mọi người đều phạm tội từ trong con người và trong
những điều chúng ta làm. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu nói rằng “Ngươi
phải sanh lại” (3:7).
Giả sử một con heo cố gắng trở thành con cừu bằng cách bắt chước con cừu.
Con heo mặc vào bộ lông cừu, ăn thức ăn của cừu, và thậm chí học cách kêu
be be giống như cừu. Những điều đó có thể làm thay đổi bản chất của con
heo và làm cho nó trở nên con cừu không?
Đối với những người cố gắng bắt chước các Cơ đốc nhân để trở thành Cơ
đốc nhân cũng vậy. Điều đó cần một phép lạ - sự sanh lại. Chỉ khi Đức Chúa
Trời thực hiện phép lạ, sự tái sanh, thì con heo mới có thể thành con cừu,
cũng vậy để một tội nhân được sanh lại và trở thành con cái Đức Chúa Trời
thì cũng cần một phép lạ của Chúa.
“Nhưng hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức
Chúa Trời tức là ban cho kẻ đã tin đến danh con mot Đức Chúa Trời” (1:12).
Bước năm: Con Đường Cứu rỗi
Chỉ có Chúa Giê-xu mới có thể làm sạch tội lỗi chúng ta và thay đổi bản
chất của chúng ta. “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây
gỗ” (IPhi 1Pr 2:23). Không chỉ tội của A-đam truyền lại, nhưng mà cả những
tội của riêng chúng ta nữa. Đó là lý do tại sao Ngài chết trên thập tự giá, là
lý do Ngài đổ huyết ra vì chúng ta, để trả giá cho nợ tội lỗi chúng ta.
Chúng ta cần được sạch tội, cần có bản tính mới để trở thành một Cơ đốc
nhân. Chúa Giê-xu đã thế chỗ chúng ta và đổ huyết Ngài làm sạch mọi tội
chúng ta. Không việc lành nào có thể tẩy sạch tội chúng ta và làm thay đổi
bản chất của chúng ta, “Dầu tôi chưa kêu cầu, Ngài đã đổ huyết ra vì tôi”
Đây là Tin Lành . Sự cứu rỗi sẽ xảy ra ngay lập tức. Ngay lúc chúng ta ăn
năn, lìa bỏ tội lỗi mà quay về cùng Chúa Giê-xu thì Ngài cứu chúng ta. Đấng
Christ khi đáp lại tiếng kêu cầu đầy tin cậy của tên trộm cướp (người chưa
chịu Báp-têm, chưa được cứu, chưa làm việc lành) trên thập tự giá về sự cứu
rỗi ngay lập tức rằng “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong thiên đàng”
(LuLc 23:43b). Sự cứu rỗi tức thì cũng được ban cho người đàn bà xấu nết:
“Đức tin của ngươi đã cứu ngươi, hãy đi cho bình an” (7:50). Người thâu
thuế kêu cầu và nhận được sự cứu rỗi ngay lập tức “. . . Người này trở về
nhà mình được xưng công bình” (LuLc 18:14a).
Kẻ tàn sát Hội thánh Sau-lơ được biến đổi thành sứ đồ Phao-lô nhờ sự gặp
gỡ quan trọng với một Chúa sống. Sự cứu rỗi bao gồm việc tiếp nhận Chúa
Giê-xu Christ là Chủ (Đức Chúa Trời, Đấng chủ tể, Đấng cai quản mới
chúng ta ) và là Đấng Cứu Thế. Điều này bao gồm tấm lòng (trong Kinh
Thánh, tấm lòng có nghĩa là sự cầm quyền, sự cai trị, sự lựa chọn, trọng tâm
của đời sống) và niềm tin. “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-xu ra
và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì
ngươi sẽ được cứu” (RoRm 10:9).
Do đó chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, bỏ cái tôi của chúng ta, bỏ đường lối của
chúng ta mà quay về với đường lối của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tin
tưởng và kêu cầu Chúa Giê-xu với lòng tin và sự ăn năn thì Ngài sẽ bước
vào đời sống chúng ta, làm sạch mọi tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở
nên con cái của Đức Chúa Trời bởi sự tái sanh; ban cho chúng ta món quà
cứu rỗi một cách vô điều kiện là đời sống mới, dư dật và đời đời. Thiên đàng
chắc chắn trở thành nhà của chúng ta, sự bình an của Ngài là tài sản của
chúng ta.
Khi chúng ta kêu cầu Đấng Christ, không có phép màu nào thoát ra từ chúng
ta. Nhưng Ngài phán rằng “Bởi sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra”
(Mat Mt 12:34). Nếu chúng ta kêu cầu Chúa với cả tấm lòng, dùng quyền
lựa chọn mà Chúa đã ban cho chúng ta mà đặt lòng tin nơi Chúa. Đức Chúa
Trời luôn đáp lời và giải cứu chúng ta. Ngài đã hứa như vậy.
Sự cứu rỗi rất đơn giản. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu ” (RoRm
10:13). Chúng ta phải kêu cầu Chúa cách cá nhân với lòng tin Ngài cứu
chúng ta. Đây là cách chúng ta tiếp nhận Ngài. Nếu chúng ta kêu cầu Ngài
như vậy, hoặc Ngài phải cứu chúng ta hoặc Ngài nói dối; mà Đức Chúa Trời
không hề nói dối. Nếu Chúa Giê-xu yêu chúng ta đủ để chịu chết trong sự
đau đớn tột cùng thì Ngài có thể gạt bỏ chúng ta khi chúng ta kêu cầu Ngài
sao? Tất nhiên là không.
Hãy nhớ rằng “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta khi
chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (5:8).
Chúa yêu chúng ta và Ngài muốn chúng ta đến với Ngài bằng chính con
người thật của mình. Đức Chúa Trời yêu bạn và Ngài muốn bạn được cứu.
Bạn có muốn tiếp nhận Chúa Giê-xu làm chủ và Đấng cứu rỗi đời sống bạn
không? Nếu bạn muốn, bạn chỉ cần cầu nguyện với cả tấm lòng, cách tốt
nhất là bạn nên cầu nguyện theo những những điều dưới đây hoăc những lời
tương tự.
“Kính lạy Chúa Giê-xu Christ, xin bước vào lòng và vào đời sống con. Xin
dùng huyết Ngài tẩy sạch mọi tội lỗi của con, làm con trở nên con cái Đức
Chúa Trời. Xin ban cho con sự sống đời đời, và cho con biết rằng con đã
được cứu ngay bây giờ và mãi mãi. Bây giờ con xin tiếp nhận Ngài làm
Chúa và Đấng cứu rỗi đời sống con. Con hoàn toàn tin cậy vào sự cứu rỗi
mà Ngai dành cho chính đời sống của con. Con cầu nguyện trong danh Chúa
Giê-xu. Amen”.
Chúa Giê-xu có cứu bạn không hay Ngài chỉ nói dối? Theo 10:13 “Vì ai kêu
cầu danh Chúa thì sẽ được cứu”. Chúa Giê-xu đã cứu bạn khi bạn kêu cầu
Ngài.
Sự cứu rỗi là một điều chắc chắn. Bạn có thể biết rằng bạn đã được cứu,
không chỉ bằng cảm giác nhưng vì lời Chúa nói như vậy. Hãy nhớ lại GiGa
3:36a. Xin đọc câu này ba lần. “Ai tin Con thì được sư sự sống đời đời”.
Theo lời Chúa thì lúc này bạn đã nhận được điều gì? Theo lời Chúa, nếu bây
giờ bạn chết thì bạn sẽ đi về đâu?
Nếu bạn biết rằng Chúa Giê-xu đã cứu bạn thì xin hãy lớn tiếng cảm tạ Chúa
về điều đó.
“Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự
sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời” (IGi1Ga 5:13).
Để giúp bạn nắm vững hơn lời hứa này, mong bạn sẽ ký tên vào tờ quyết
định dưới đây:
Hôm nay tôi đã tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ làm chủ, làm Đấng cứu rỗi đời
sống tôi. Tôi tin cậy và lời hứa về sự tha tội và sự ban cho sự sống đời đời
của Ngài.
Ký tên:
Ngày:
Khi tin nhận Đấng Christ, dù có cảm xúc hay không có cảm xúc, Đấng
Christ sẽ chứng minh cho bạn thấy những lẽ thật về Ngài. Bạn phải tin rằng
Ngài giữ lời hứa và Ngài đã cứu bạn.
Hãy ghi nhớ câu chuyện minh họa quan trọng này. Ba người đàn ông bước
vào một thang máy để cùng lên lầu ba. Một người vui, người kia buồn,
người còn lại không biểu hiện gì. Cả ba người muốn đến lầu ba, không quan
tâm đến cảm xúc, họ tin rằng thang máy có thể đưa họ lên lầu ba, họ hành
động theo điều họ tin và phó mặc cho cái thang máy. Đối với những người
tin Đấng Christ cũng như vậy, dù có cảm xúc hay không có cảm xúc.
Lẽ thật về sự cứu rỗi sẽ bày tỏ qua những đáp ứng yêu thương của bạn, qua
việc vâng lời và bước theo Đức Chúa Giê-xu Christ “. . . Nếu ai yêu mến ta
thì (chứ không phải là “ có thể”) vâng giữ lời ta” (GiGa 14:23a). Việc bạn cố
gắng làm một cái gì đó để được cứu chứng tỏ rằng bạn không tin vào sự cứu
rỗi đầy đủ trong Đức Chúa Giê xu Christ. Tuy nhiên, sự cứu rỗi đích thực,
đức tin thật luôn sinh ra những việc lành. “Nhưng, hỡi người vô tri kia,
ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là vô ích chang?” (Gia
Gc 2:20).
Một cây táo không phải ra trái táo để được gọi là cây táo. Những quả táo
được sinh ra từ cây đó chứng tỏ rằng nó là cây táo. Cũng vậy, những việc
lành không bao giờ tạo nên một Cơ đốc nhân, nó chỉ chứng minh đó là một
Cơ đốc nhân. “Vậy nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người được dựng
nên mới, những sự cũ đã qua đi; nầy mọi sự đều trở nên mới” (IICo 2Cr
5:17).
Để bày tỏ sự cứu rỗi cho người khác chung ta phải có sự cứu rỗi, cũng giống
như chỉ khi chúng ta có xe chúng ta mới có thể trình diễn nó được. Những
Cơ đốc nhân thật sẽ chỉ làm những việc lành.
Hãy tin cậy nơi Chúa vì sự đắc thắng của Ngài, hãy cảm tạ Chúa và bước đi
bằng đức tin, bạn sẽ kinh nghiệm được sự đắc thắng đó.
Trong chương kế tiếp và cuối cùng này chúng tôi sẽ giới thiệu và giải thích
những hướng dẫn giúp cho những bạn mới tin Chúa.
ĐẤNG CHRIST BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG
“Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta thì vâng giữ lời ta. Cha ta sẽ
thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người ” (GiGa
14:23).
Những câu Kinh Thánh dưới đây được liệt kê ra để các ban tham khảo thêm.
Hãy suy gẫm từng phần trong tám mục được liệt kê trong chương quan trọng
này.
1. Chịu phép Báp-têm. Cong Cv 2:41, 10:47-48, 16:31-33.
2. Xưng Chúa ra trước mặt mọi người. LuLc 12:8-9; RoRm 10:9-10.
3. Trung tín nhóm lại với Hội thánh. HeDt 10:25.
4. Đọc Kinh thánh mỗi ngày. Suy gẫm cẩn thận và ghi nhớ những câu gốc.
Gios Gs 1:8; Thi Tv 1:2; 119:1; CoCl 3:16-17; IITi 2Tm 2:15; IPhi 1Pr 2:2.
Bắt đầu đọc từ sách Giăng trong Tân ước, sau đó đến I Giăng, đến Ma-thi-ơ
và tiếp tục những sách khác. Hãy đọc qua toàn bộ những sách trong Tân
ước, sau đó đọc đến những sách trong Cựu ước.
5. Cầu nguyện mỗi ngày và ngày càng thường xuyên hơn. Gie Gr 33:3; Mat
Mt 18:19; 21:22; RoRm 8:32; ITe1Tx 5:17; IGi1Ga 5:14-15.
6. Thành thật xưng tội ngay và lìa bỏ tội đó. ChCn 28:13; IGi1Ga 1:9.
7. Nói cho người khác về Đấng Christ . . . Làm chứng nhân . . . Đem nhiều
người đến với Chúa. Thi Tv 126:6; ChCn 11:30; LuLc 5:10; 19:10; GiGa
20:21; Cong Cv 1:8.
8. Để Chúa Giê-xu sống trong đời sống bạn. ICo1Cr 15:57; GaGl 2:20; 5:16;
CoCl 3:1-4. Sống bằng đức tin, không phải bằng cảm xúc.
Đức tin là gốc rễ còn cảm xúc là kết quả.
QUYẾT ĐỊNH CỦA BẠN
Một quyết định rõ ràng về Đấng Christ rất cần thiết và quan trọng. Sống hay
chết, ở thiên đàng hay hỏa ngục, hãy cân nhắc kỹ quyết định này. Đó là lý do
tại sao chúng tôi nhấn mạnh vào sự cần thiết của đức tin trong sáng cần bày
tỏ bằng hành động cụ thể là tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ. Kinh Thánh bảo
chúng ta hãy kêu cầu, hãy tiếp nhận, hãy sanh lại và hãy mở cửa lòng ra.
Vua Ac-ríp-ba tin vào những lời sứ đồ Phao-lô nói nhưng ông không phải là
Cơ đốc nhân, ông không tiếp nhận Đấng Christ cách cá nhân. Chúa nói rằng
ma quỷ cũng tin Chúa và run sợ nhưng chúng bị định tội đời đời trong hỏa
ngục. Rõ ràng đó là một niềm tin thiếu đức tin cứu rỗi trong Đấng Christ,
thiếu hành động tiếp nhận Ngài làm Đấng cứu rỗi và làm chủ đời sống mình
cách vô điều kiện.
Một thanh niên có thể yêu một thiếu nữ và cô ta có thể đáp lại tình yêu ấy
nhưng họ vẫn không thuộc về nhau cho đến khi tiến hành một nghi thức đơn
giản của hôn nhân, hai bên thỏa thuận chấp nhận nhau và tha thứ nhau trong
mọi sự. Đối với Đấng Christ cũng vậy. Một người có thể nhận là tin theo
Chúa, yêu mến Ngài nhưng thực sự chưa bao giờ tiếp nhận Ngài, kêu cầu
Ngài, mở cửa lòng đón nhận sự cứu rỗi của Ngài. Đức tin cứu rỗi đòi hỏi
hành động kêu cầu và tiếp nhận Đấng Christ, được sanh trong gia đình của
Đức Chúa Trời. Lúc đó chúng ta là những người được dựng nên mới trong
những khao khát mới, quyền năng mới và đời sống mới (IICo 2Cr 5:17).
Không kể đến việc chúng ta tự thuyết phục mình như thế nào để chúng ta
yêu Chúa và tin nơi Chúa; chúng ta phải kêu cầu Ngài, tiếp nhận Ngài, mở
cửa lòng ra mời Ngài ngự vào lòng bằng đức tin nơi những điều Kinh Thánh
đã nói. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (RoRm 10:13). Chúng tôi
tin rằng bạn đã quyết định điều này.
Nếu bạn đã bằng đức tin cầu xin Chúa Giê-xu cứu bạn, xin hoan nghênh bạn
đến với gia đình của Đức Chúa Trời. Chúc mừng bạn. Bạn vừa trở nên một
người con của Đức Chúa Trời. Bạn vừa được sanh lại, được sanh từ trên cao,
được sanh bởi Đức Thánh Linh trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời.
Bạn là người được dựng nên mới trong Đấng Christ. Những tội lỗi của bạn
đã được tẩy sạch bằng sự đổ huyết của Ngài. Bạn có một tương lai mới, một
gia đình mới, và một người Cha mới.
Qua lời Chúa, chúng tôi vừa chỉ cho bạn làm thế nào để được cứu. 10:13 cho
chúng ta biết chắc điều đó. Xin cũng xem trong GiGa 3:36 và IGi1Ga 5:13
(Bạn nên ghi nhớ những câu này). Bạn sẽ hết lòng vui mừng vì Chúa Giê-xu
là của bạn và bạn thuộc về Ngài mãi mãi, nhà đời đời của bạn là thiên đàng
chứ không phải hỏa ngục; Chúa sẽ luôn luôn ở với bạn trên con đường mới
và con đường sự sống. Sự cứu rỗi xảy ra trong chốc lát nhưng kết quả thì
còn lại đời đời. Đức Chúa Trời nói rằng bạn bây giờ la “người dựng nên mới
trong Đấng Christ” (IICo 2Cr 5:17). Thật vui và thú vị biết bao.
1. CHỊU BÁP-TÊM
Nước của phép Báp-têm không thể tẩy sạch tội lỗi con người. Điều này chỉ
được thực hiện khi bạn được cứu bởi sự đo huyết của Đức Chúa Giê-xu
Christ. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban lệnh rằng chúng ta phải chịu báp- têm
ngay khi chúng ta được cứu. Trong Cong Cv 2:41, khoảng 3000 người tin
nhận Chúa đã được Báp-têm và được cứu, người đề lao ở thành Phi-líp đã
chịu Báp- têm vào buổi tối đáng ghi nhớ khi ông quyết định tin Chúa và ông
đã được cứu (16:31-33). Ngay sau khi được cứu chúng ta nên nhận phép
Báp-têm càng sớm càng tốt. Việc nhận Báp-têm chính là vẻ bên ngoài của
một đời sống sạch tội ở bên trong. Chỉ nhận Báp-têm sau khi được cứu rỗi,
trước khi được cứu điều này là vô nghĩa, không có giá trị gì. Phép Báp-têm
là sự bày tỏ bên ngoài của những điều Chúa đã làm ở trong lòng. Thậm chí
quan trọng hơn, theo Kinh Thánh, phép Báp-têm là hình ảnh về sự đồng chết
với Chúa Giê-xu về đời sống cũ, nhận mình đã chết với Ngài, đồng chôn với
Chúa khi chúng ta nhận chìm mình trong nước, cùng sống với sự sống của
Ngài như Ngài đã sống lại từ nơi hầm mộ khi chúng ta lên khỏi nước. Do đó
chúng ta được xác nhận công khai về sự đồng nhất với Chúa Giê-xu Christ,
sự chết về đời sống cũ, và sống đời sống mới trong Ngài. Sách Cong Cv
10:47 chỉ cho chúng ta một thứ tự rõ ràng: Sự cứu rỗi - phép Báp-têm
(RoRm 6:1-4).
Phép Báp-têm hoàn tất bức tranh về sự đồng nhất giữa chúng ta với Đấng
Christ trong sự chết, sự chôn và sự sống lại mà Kinh Thánh trình bày.
Nói cách khác, khi chúng ta đã được cứu, Đức Chúa Trời kể chúng ta đã chết
với Đấng Christ trong sự chết của Ngài, bị chôn với Ngài về đời sống cũ và
sống lại với Ngài trong đời sống mới. Phép Báp-têm mô tả điều này. Thật là
một hìnhh ảnh tuyệt vời. Hãy nhận phép Báp-têm, không phải để được cứu
nhưng bởi vì bạn đã được cứu rồi , và bây giờ bạn chỉ muốn hoàn toàn yêu
mến và thuận phục Chua mà thôi.
2. XƯNG CHÚA RA TRƯỚC MẶT MỌI NGƯỜI
“Ta nói cùng các ngươi, ai sẽ xưng ta trước mặt thiên hạ, thì Con người cũng
sẽ xưng họ trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời. Nhưng ai chối ta trước
mặt thiên hạ, thì họ sẽ bị chối trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời ” (LuLc
12:8-9).
Hãy công khai xưng nhận Chúa Giê-xu Christ là bằng chứng của Kinh
Thánh và là bằng chứng của sự cứu rỗi. Đó là lý do tại sao rất nhiều Hội
thánh đưa ra những lơi mời công khai, những đám đông thân thiện, yêu
thương, cầu nguyện để nhờ đó bạn có thể nhận biết Đấng Christ. Chúa phải
được xưng ra trước mặt con người. Nếu những môn đồ đầu tiên ở thành Giê-
ru-sa-lem tuyên xưng rằng sự cứu rỗi là điều riêng tư chỉ giữa họ và Chúa
thôi, từ chối xưng Chúa ra trước mặt người khác, những người hung dữ,
những kẻ giết người, Tin lành có lẽ đã không bao giờ vượt ra khỏi thành
Giê-ru-sa-lem. Cho nên việc nói về Chúa trong Hội thánh ngày nay cũng cần
thiết như lúc ban đầu và ở bất kỳ nơi nào Chúa đều hướng dẫn. Điều đó sẽ
làm đức tin bạn cực kỳ mạnh mẽ.
3. TRUNG TÍN ĐI NHÓM THỜ PHƯỢNG
“Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo
nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào thì càng phải làm như
vậy chừng ấy ” (HeDt 10:25).
Sự nhóm lại và đi nhà thờ gần như hoàn toàn giống nghĩa nhau trong ngữ
cảnh này, Chúa nói rằng đừng bỏ qua việc nhóm lại ở nhà thờ. Kinh Thánh
Tân ước không đề cập đến những Cơ đốc nhân sống biệt lập với Hội thánh
địa phương . Trong ơn cứu rỗi, chúng ta lập tức trở thành những chi thể
trong thân thể Đấng Christ. Mỗi chúng ta đều nhận được những ơn phước
riêng để chia xẻ cho người khác, chúng ta là những người khác nhau nhưng
đều là những phần rất quan trọng trong thân thể Đấng Christ. Chúng ta đi
nhóm lại vừa để ban cho và vừa để nhận lãnh. Chúa đã ban những món quà
đặc biệt cho những người tin kính Ngài để họ phục vụ trong Hội thánh. Ngài
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phuc
Christ thuyet phuc

More Related Content

What's hot

Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)co_doc_nhan
 
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2co_doc_nhan
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1co_doc_nhan
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttrico_doc_nhan
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcThịnh Vũ
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-kyco_doc_nhan
 
Cau hoi quan trong
Cau hoi quan trongCau hoi quan trong
Cau hoi quan trongco_doc_nhan
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Tien Nguyen
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)gxduchoa
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 

What's hot (18)

So 173
So 173So 173
So 173
 
Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)
 
Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2Dan nhap kinh thanh 2
Dan nhap kinh thanh 2
 
Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1Cuu uoc luot lkhao 1
Cuu uoc luot lkhao 1
 
Cac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttriCac sach dai tien ttri
Cac sach dai tien ttri
 
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmcToi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
Toi theo-dao-chua, lm. doan quang, cmc
 
Sach sang the-ky
Sach sang the-kySach sang the-ky
Sach sang the-ky
 
Cau hoi quan trong
Cau hoi quan trongCau hoi quan trong
Cau hoi quan trong
 
Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
Thông Tin Dân Chúa Tháng 03/2021
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
D4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhanD4 truyen giang ca nhan
D4 truyen giang ca nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng (phần 3)
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 

Viewers also liked

A Chicken for Every Pot
A Chicken for Every PotA Chicken for Every Pot
A Chicken for Every PotAndrew Judge
 
Budaya dan kebudayaan kelompok 4 agb a
Budaya dan kebudayaan kelompok 4 agb aBudaya dan kebudayaan kelompok 4 agb a
Budaya dan kebudayaan kelompok 4 agb ahelenapakpahan
 
Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014
Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014
Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014esterbesusso
 
Masalah masalah sosial
Masalah masalah sosialMasalah masalah sosial
Masalah masalah sosialhelenapakpahan
 
Come nasce un blog: il caso di Pinterestitaly
Come nasce un blog: il caso di PinterestitalyCome nasce un blog: il caso di Pinterestitaly
Come nasce un blog: il caso di PinterestitalyPinterestitaly
 
'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEs
'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEs'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEs
'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEssoumitrasharma
 
Kasus kasus sosped, kelompok 1 agt-c
Kasus kasus sosped, kelompok 1 agt-cKasus kasus sosped, kelompok 1 agt-c
Kasus kasus sosped, kelompok 1 agt-chelenapakpahan
 
το μόνος της ζωής του ταξίδιον
το μόνος της ζωής του ταξίδιοντο μόνος της ζωής του ταξίδιον
το μόνος της ζωής του ταξίδιονpersitsa
 
Global sustaibility jam 2012
Global sustaibility jam 2012Global sustaibility jam 2012
Global sustaibility jam 2012nameshke
 
Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category Anil Kulkarni
 

Viewers also liked (15)

Landing Page Design Guide
Landing Page Design GuideLanding Page Design Guide
Landing Page Design Guide
 
A Chicken for Every Pot
A Chicken for Every PotA Chicken for Every Pot
A Chicken for Every Pot
 
Budaya dan kebudayaan kelompok 4 agb a
Budaya dan kebudayaan kelompok 4 agb aBudaya dan kebudayaan kelompok 4 agb a
Budaya dan kebudayaan kelompok 4 agb a
 
Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014
Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014
Presentazione Scuola secondaria di I° grado "G. Zanellato" iscrizioni 2013 2014
 
Shuttle
ShuttleShuttle
Shuttle
 
Masalah masalah sosial
Masalah masalah sosialMasalah masalah sosial
Masalah masalah sosial
 
Come nasce un blog: il caso di Pinterestitaly
Come nasce un blog: il caso di PinterestitalyCome nasce un blog: il caso di Pinterestitaly
Come nasce un blog: il caso di Pinterestitaly
 
Mijn levenslijn
Mijn levenslijnMijn levenslijn
Mijn levenslijn
 
Estiward y jaume
Estiward y jaumeEstiward y jaume
Estiward y jaume
 
'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEs
'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEs'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEs
'Tech'tonic Shift - technology adoption by Indian SMEs
 
Kasus kasus sosped, kelompok 1 agt-c
Kasus kasus sosped, kelompok 1 agt-cKasus kasus sosped, kelompok 1 agt-c
Kasus kasus sosped, kelompok 1 agt-c
 
το μόνος της ζωής του ταξίδιον
το μόνος της ζωής του ταξίδιοντο μόνος της ζωής του ταξίδιον
το μόνος της ζωής του ταξίδιον
 
My senior = php ?
My senior = php ?My senior = php ?
My senior = php ?
 
Global sustaibility jam 2012
Global sustaibility jam 2012Global sustaibility jam 2012
Global sustaibility jam 2012
 
Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category Curiosity killed the cat but created a category
Curiosity killed the cat but created a category
 

Similar to Christ thuyet phuc

Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcNguyen Kim Son
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banco_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayLong Do Hoang
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayco_doc_nhan
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinco_doc_nhan
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinLong Do Hoang
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1DONXUAN
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienLong Do Hoang
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienco_doc_nhan
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfMario Chen
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chungco_doc_nhan
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3DONXUAN
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieOanh Huỳnh Thúy
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triLong Do Hoang
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien trico_doc_nhan
 

Similar to Christ thuyet phuc (20)

Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ướcSách những chủ đề trong thần học cựu ước
Sách những chủ đề trong thần học cựu ước
 
Kinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi banKinh thanh phan voi ban
Kinh thanh phan voi ban
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe dayNay sa tan hay nghe day
Nay sa tan hay nghe day
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
 
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tinNhung kham pha khoa hoc va niem tin
Nhung kham pha khoa hoc va niem tin
 
Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1Kt nhập môn tuần 3 1
Kt nhập môn tuần 3 1
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hienVuong quoc quyen nang va vinh hien
Vuong quoc quyen nang va vinh hien
 
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdfTân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
Tân ước lược khảo - BOB UTLEY.pdf
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chung
 
Nhung bang chung
Nhung bang chungNhung bang chung
Nhung bang chung
 
Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3Kt nhập môn tuần 3
Kt nhập môn tuần 3
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
 

More from co_doc_nhan

Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 

Christ thuyet phuc

  • 1. Christ Thuyết Phục LỜI GIỚI THIỆU Nhiều người khi đọc quyển sách này có lẽ chưa quen với những sứ điệp cơ bản của Kinh Thánh. Vì lý do này, chúng tôi đã tóm tắt ngắn gọn về chương trình của Đức Chúa Trời cho loài người như được ghi lại trong Kinh Thánh, quyển sách đã được chứng minh là có nguồn gốc từ Đức Chúa Trời. Những sự kiện trong Kinh Thánh cùng với chương hai của quyển sách này có thể giúp cho độc giả có một quyết định khôn ngoan là tiếp nhận Đức Chúa Giê- xu Christ cách cá nhân cho đời sống mình. Thánh Kinh dạy rằng “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Ngài dựng nên tất cả mọi vật. Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời. Ngài dựng nên người nam cùng người nữ và ban phước cho họ. Đức Chúa Trời thấy mọi vật Ngài dựng nên thật tốt lành. Những điều này được ghi lại trong Kinh Thánh để giải thích về người nam và người nữ đầu tiên, A-đam và Ê-va, đã bị quỷ Sa-tan là một thiên sứ sa ngã cám dỗ và họ đã không vâng lời Đức Chúa Trời. Vì tội này, họ không còn tốt lành trọn vẹn như lúc ban đầu, đã bị dứt khỏi mối thông công với Đức Chúa Trời thánh khiết. Họ đã chết về phần linh hồn và theo sau đó là sự chết về phần thể xác. Vào lúc này mọi thứ đều thay đổi. Sự sa ngã ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại. Bản chất tội lỗi đã thay thế sự trong sạch vốn có của con người, tất ca mọi tạo vật đều phải chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời. Mặc dù loài người đã bị phân cách với Thượng Đế, bởi tình yêu Đức Chúa Trời đã chuẩn bị sự cứu chuộc con người khỏi quyền lực của tội lỗi qua sự chết của con Ngài là Đức Chúa Giê-xu Christ. Chương trình của Ngài dần dần được bày tỏ ra trong Kinh Thánh cùng với việc chuẩn bị những con người đặc biệt, hầu cho qua họ lời Ngài được bày tỏ ra để nhân loại có thể nhận biết được chân lý. Trong thời điểm của Ngài, Đức Chúa Trời sai con Ngài là Đấng Cứu Thế chết thay cho chúng ta, gánh lấy hậu quả của tội lỗi chúng ta để thỏa đáp sự đòi hỏi công bình trọn vẹn Ngài. Cách đây hơn hai ngàn năm, Đức Chúa Giê-xu Christ đã bị đóng đinh, chịu chết và chôn. Huyết Ngài đã đổ ra trên thập tự giá để đền tội cho con người. Sự sống lại của Ngài chứng minh rằng Ngài không chỉ là con người mà Ngài cũng chính là Đức Chúa Trời thành người. Kinh Thánh nói rõ rằng sự cứu rỗi là sự ban cho vô điều kiện cho những ai tiếp nhận sự chết của Đấng Christ, đó là sự cung ứng trọn vẹn cho sự tha thứ và giải hòa với Đức Chúa Trời. Đấng Christ đảm bảo với chúng ta rằng Ngài sẽ trở lại khi ấy những ai đã lấy đức tin tiếp nhận Ngài sẽ sống với Ngài mãi mãi; còn những ai chối bỏ Ngài sẽ
  • 2. phải chịu hình phạt đời đời. Có lẽ bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để biết Kinh Thanh chính là sự mặc khải của Đức Chúa Trời như Kinh Thánh đã tuyên bố. Nếu thế, xin bạn hãy kỹ đọc chương một. Chương này đưa ra những bằng chứng thuyết phục về sự đáng tin cậy của Kinh Thánh. CHỨNG CỚ THUYẾT PHỤC “Kinh Thánh hoặc là tác phẩm của những người tốt, hoặc thiên sứ, hoặc người xấu, ma quỷ, hoặc của Đức Chúa Trời”(1) Kinh Thánh không thể là tác phẩm của những người tốt hay của thiên sứ được, bởi vì cả hai đều không thể vừa viết sách vừa liên tục nói dối khi viết rằng“ Chúa phán rằng”, trong khi tác phẩm đó là của riêng họ. Kinh Thánh cũng không thể là tác phẩm của những người xấu hay ma quỷ vì chúng không thể viết một quyển sách bao gồm các trách nhiệm, ngăn cấm mọi tội lỗi và sự trừng phạt linh hồn chúng trong địa ngục cho đến đời đời. Vì vậy tôi rút ra kết luận này, Kinh Thánh chắc chắn phải đựơc hà hơi thiêng liêng từ Đức Chúa Trời” (Charles Wesley). Tôi nghĩ rằng hoặc vô thức hoặc ý thức mỗi chúng ta đều sống theo “kinh thánh”của riêng mình . “Kinh thánh” của cá nhân tôi là một mớ hỗn độn giữa sự khôn ngoan của riêng tôi và của người khác. Nguồn cung cấp những thứ này là sách vở, đôi khi là những nhà khoa học, những nhà tâm lý học, những giáo sư nổi tiếng và những kết luận riêng của chính tôi - thường là không chắc chắn, có nhiều điểm sai và mang tính suy đoán. Những nguồn này đầy những sai lầm và những ý kiến trống rỗng. “Kinh thánh” của tôi không biết chắc về nguồn gốc, mục đích của cuộc sống và số phận của con người. Nếu điều này cũng đúng với những người khác thì thật buồn cho những người đồng hành trên đường đời với tôi. Trong tình yêu của Đấng mà bây giờ là Đấng Cứu rỗi tôi, tôi hỏi bạn: “Kinh thánh” của bạn có như vậy không? Những nguồn bạn dựa vào có bao giờ sai lầm chưa? Nó có phải là những tri thức tuyệt đối và cuối cùng chưa? Bạn sẽ phó sự sống, số phận đời đời của bạn cho những điều không chắc chắn và mơ hồ đó sao? Quí độc giả thân mến, bạn và tôi đều biết rằng những điều đó không phải la chân lý. Ngược lại, Kinh Thánh của người Cơ đốc chính là lời Đức Chúa Trời - điều đó là chắc chắn, không hề sai lầm và đã được chứng minh qua hàng ngàn cuộc tranh luận. Kinh Thánh đã được xác nhận là lời của Đức Chúa Trời. Cụm từ “Có lời của Chúa nói với tôi rằng” xuất hiện khoảng 3.800 lần, và nhiều cụm từ khác xác nhận điều này. IITi 2Tm 3:16 nói với chúng ta rằng “Cả Kinh Thánh đều là
  • 3. bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình ”. Hãy xét đến những lãnh vực chính yếu mà Kinh Thánh đã tự chứng minh rằng đáng tin cậy. Mỗi bằng chứng đều tạo những ấn tượng sâu sắc và khi kết hợp lại, chúng cung cấp những chứng cớ vững vàng, không lay chuyển vì Kinh Thánh chính là sự mặc khải của Đức Chúa Trời. TÍNH THỐNG NHẤT Có 40 người sống trong những thế kỷ khác nhau, từ nhiều nền văn hóa, tỉnh thành và xuất thân khác nhau. Hãy hình dung họ đang tạc tượng Chúa Giê- xu. Mỗi người đều có phần đặc biệt trong bức tượng để khắc, chạm: người thì khắc ngón chân, người thì khắc tai, người khác chạm cổ, người khác khắc cằm, người khác chạm cái chân, người khác khắc bả vai v.v … Sau hàng trăm năm những mảnh điêu khắc này được đem đến một nơi và kết hợp lại với nhau. Thật kinh ngạc, chúng khớp với nhau một cách toàn hảo và tạo nên một bức tượng tuyệt vời về Chúa Giê-xu. Điều này không thể xảy ra cách ngẫu nhiên. Điều này chỉ có thể xảy ra dưới sự tể trị của một Đức Chúa Trời đang quan phòng mọi sự. Thật vậy, điều này rất đúng với Kinh Thánh. Bốn mươi trước giả làm việc trong thời gian gần suốt 1.600 năm, viết 66 sách và đạt đến sự hợp nhất toàn diện để tạo nên chân dung một hoàn hảo về Đức Chúa Giê-xu Christ! TÍNH KHẢO CỔ Hơn 25.000 địa điểm được khai quật đã xác minh sự tồn tại của những thành phố, những vị vua, những vương quốc, những sự kiện và các chế độ hành chính v.v … chứng minh tính lịch sử và sự chính xác lạ lùng của hàng ngàn điều mà Kinh Thánh nhắc đến. Nhà khảo cổ học Nelson Glueck đã nói rằng “Có thể tuyên bố dứt khoát rằng không một phát kiến khảo cổ nào có thể phủ nhận những điều mà Kinh Thánh đã đề cập”. Thật lạ lùng! Điều này lại xảy ra với một quyển sách hàng ngàn năm tuổi. Do đó, chúng ta đã có thể tin vào Kinh Thánh vì những điều đã trông thấy, thì cũng có thể tin vào cả những điều chúng ta không thể thấy. TÍNH KHOA HỌC Mặc dù có những người hoài nghi cho rằng Kinh Thánh viết những điều phan khoa học, gồm toàn những điều sai lầm và không một lý lẽ nào được chứng minh cả nhưng không một quyển sách tôn giáo cổ nào khác giống như thế. Thực ra, nhiều lần khoa học đã bị chứng minh là sai còn Kinh Thánh thì đúng. Những sách về khoa học gần đây thường xuyên thay đổi và phủ nhận những sách khoa học khác sau vài năm. Nhưng Kinh Thánh thì không bao giờ thay đổi. Kinh Thánh rất chính xác khi đề cập đến những vấn đề mang tính khoa học. Ví dụ như có thời kỳ mà hầu hết con người đều nghĩ rằng quả
  • 4. đất là bằng phẳng, mãi cho đến cuộc hành trình của Columbus vào năm 1942. Kinh Thánh nói trong EsIs 40:22a “Ấy là Đấng ngự trên vòng trái đất này”. Từ “vòng” theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “tròn” hoặc là “hình cầu”. Nói cách khác, Kinh Thánh bày tỏ rằng quả đất là hình cầu khoảng 2.200 năm trước khi con người khám phá ra điều này, mặc dầu Marco Polo cũng đạt được một số thành tựu trong những nghiên cứu về lĩnh vực này trước Columbus vài thế kỷ. Tiên tri Ê-sai đã viết điều đó khoảng 700 năm trước Công nguyên. Làm thế nào mà Ê-sai biết điều đó? Ông không biết, điều đó đến từ Đức Chúa Trời. DÂN DO THÁI Sách PhuDnl 28:25, 26 cho chúng ta biết sự khổ sở và tản lạc của dân Do Thái trong tương lai, 30:1-6 bổ sung vào lời tiên tri này. Dân Do Thái sẽ bị tản lạc giữa các dân nhưng một ngày nào đó họ sẽ nhóm họp lại trên vùng đất của riêng họ. Những lời tiên tri này được công bố trước khi những điều này xảy ra nhiều thế kỷ. Dù vậy, Chúa đã đưa ra những lời tiên tri theo nghĩa đen bao gồm việc ban vùng đất Pa-lex-tin cho Áp-ra- ham và dân Do Thái. LeLv 26:31-33 được viết khoảng năm 1.400 trước Công nguyên cũng bổ sung cho lời tiên tri này. Exe Ed 36:33-35 và 37:1-28 cũng nói như vậy. LuLc 21:23, 24 xac nhận lại những lời tiên tri này. Nó cũng dự đoán rằng thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp cho đến chừng nào các kỳ của dân ngoại được trọn. Từ những lời tiên tri và những đoạn Kinh Thánh chúng ta có thể tóm tắt những điều mà lời Chúa nói về tương lai của dân Do Thái như sau. (1) Tản lạc khắp thế giới, giữa các dân tộc. (2) Bị bắt bớ dữ dội và phải chịu khổ. (3) Những nước khác hùng mạnh hơn ở chung quanh sẽ bị tiêu diệt nhưng họ sẽ không mất đi bản sắc của người Do Thái và sẽ tiếp tục tồn tại. (4) Một ngày nào đó họ sẽ trở lại vùng đất của mình và tái lập một quốc gia riêng. Bây giờ hãy xét đến những sự kiện nổi tiếng. Dân Do Thái bị bao quanh bởi những dân tộc hung dữ và hiếu chiến, nhiều dân tộc đông hơn và hùng mạnh hơn dân Do Thái rất nhiều. Người Hê-tít, người Ca-na-an, người Phi-li-tin, người Ê-đôm v.v… Bạn thân mến, lần cuối cùng bạn thấy người Hê-tít, người Phi-li-tin là khi nào? Họ đã bị tuyệt diệt từ rất lâu. Tuy nhiên người Do Thái vẫn còn tồn tại. Họ bị bắt bớ dữ dội, sáu triệu người chết trong cuộc tàn sát dã man của Hít-le. Khoảng 2.500 năm, người Do Thái họ không được tự do về chính trị và gần 2000 năm (từ khi thành Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ vào năm 40 sau Công nguyên đến 1948) họ không hề có lãnh thổ riêng. Họ bị tan lạc khắp thế giới, nhưng họ không bị đồng hóa với những người Ăng lô-Sắc xông, người Jute, người Gô-tích, người Vi-si-gôt. Họ không bị huỷ diệt như vố số dân tộc khác, mà kỳ diệu thay họ vẫn giữ được bản sắc của
  • 5. dân tộc mình! Ở Hung-ga-ri có người Hung gốc Do Thái; có người Mỹ gốc Do Thái, người Nga gốc Do Thái, người Anh gốc Do Thái, người Ba Lan gốc Do Thái v.v… Chưa một dân tộc nào có thể hồi sinh sau khi đã bị bức hại và trục xuất như vậy, Đức Chúa Trời đã phán rằng dân Do Thái có thể làm điều đó. Dân Do Thái đã hồi sinh, đây là một bằng chứng khác chứng minh Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời. Những người như Increase Mather đã thấy chân lý này trong Kinh Thánh và rao giảng rằng dân Do Thái sẽ trở về xứ Pa-lex-tin và tái lập đất nước của họ, ông giảng điều này vào năm1669 và đã được Hal Lindsey tường thuật lại trong The Late Great Planet Earth . Đây không phải là sự gán ghép một số ý kiến chung chung, mơ hồ về các sự kiện lịch sử sau khi những sự kiện này đã xảy ra nhưng là sự ứng nghiệm chíng xác các lời tiên tri các con cái Chúa đã mong đợi từ lâu. Những điều này xảy ra cách tự nhiên. Trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Do Thái bắt đầu trở về xứ Pa-lex-tin, trốn khỏi sự bức hại ở Đức, châu Âu và Nga (vào thời điểm này dân số Do Thái ở Pa-lex-tin chỉ khoảng 10.000 người), họ gia nhập với nhiều người Do Thái giàu có trên thế giơi. Hãy tưởng tượng điều đó! Tại sao? Điều thúc giục mãnh liệt nhiều người trở về quê hương sau 2000 năm không phải là vì họ tin vào những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, sự trở về Pa-lex-tin của dân Do Thái đã ưng nghiệm chính xác những gì Chúa nói phải xảy ra. Người Anh đóng ở Pa-lex-tin thời bấy giờ đã đưa những chiếc tàu chiến mới vào sử dụng nhưng họ không biết làm gì với những người đàn ông, đàn bà và trẻ con tay không trên những chiếc tàu buôn. Cuối cùng thì người Do Thái cũng được phép vào xứ. Phép lạ của những phép lạ. Họ tuyên bố ngày lập quốc là 14 tháng 5 năm 1948! Có quá nhiều sự chống đối mạnh mẽ đối cùng họ, một tuần sau đó họ bị những lực lượng gần đó tấn công. Quân địch đông hơn rất nhiều nhưng họ đã vượt qua được và chiến thắng. Khi bị tấn công vào năm 1967 và trong những năm 70, họ vẫn tiếp tục tồn tại. Trước đây, người Ả-rập cai trị thành Giê-ru-sa-lem nhưng bây giờ người Do Thái đã giành được quyền kiểm soát nó. (Xem LuLc 21:24). Lời Chúa tiếp tục được ứng nghiệm và sẽ còn được ứng nghiệm. Việc tin rằng tất cả những điều trên xảy ra một cách ngẫu nhiên còn khó hơn nhiều so với việc tin rằngChúa đã ban cho chúng ta lời Ngài là Kinh Thánh. GIÊ-XU CHRIST- LỜI HẰNG SỐNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI “…và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. ” GiGa 1:1-3, 14. Kinh Thánh xác nhận rằng Chúa Giê-xu là con của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cũng khẳng định rằng chính mình Ngài là Đức Chúa Trời, Ngài tự mặc lấy hình con người, đến thế gian để thực hiện sứ mệnh cứu rỗi, cứu con người ra khỏi tội lỗi, sự chết và địa ngục. EsIs 9:5 nói “Vì có một con trẻ
  • 6. sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng Lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời Quyền năng , là Cha Đời đời , là Chúa Bình an .” ITi1Tm 3:16 nói rằng “Mọi người đều cho sự mầu nhiệm của sự tin kính là lớn lắm: Đấng đã được tỏ ra trong xác thịt , thì đã được Đức Thánh Linh xưng là công bình, được thiên sứ trông thấy, được giảng ra cho dân ngoại, được thiên hạ tin cậy, được cất lên trong sự vinh hiển.” Kinh Thánh nói về sự trở lại lần thứ hai của Chúa Giê-xu như là “sự hiện ra của sự vinh hiển Đức Chúa Trời lớn và Cứu Chúa chúng ta, là Đức Chúa Giê-xu Christ ” (Tit Tt 2:13). Chính Chúa Giê-xu cũng nhận Ngài là một với Đức Chúa Trời. “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” (GiGa 14:9). Chúa Giê-xu cũng được gọi là Đấng Tạo Hóa, là sự sống lại và là sự sống, là An-pha và Ô-mê-ga, Ngài cũng có những danh xưng, thuộc tính và danh hiệu như Đức Chúa Trời. Môn đồ của Chúa là ông Thô-ma đã nhìn nhận Ngài là Chúa và là Đức Chúa Trời của ông. Chúa Giê-xu cũng được tôn thờ như là Đức Chúa Trời. Ngài thực hiện những phép lạ mà chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được. Như C. S. Lewis đã viết, “Một người bình thường mà nói được những điều như Chúa Giê-xu đã nói thì không thể là một nhà đao đức vĩ đại. Kiểu như anh chàng tuyên bố mình là quả trứng luộc vậy. Anh ta có thể hoặc là bị điên hoặc là ma quỷ. Bạn phải có một chọn lựa riêng cho mình. Người này hoặc là Con Đức Chúa Trời, hoặc là người điên hay là tệ hơn thế nữa. Bạn có thể bịt miệng anh ta vì anh ta bị khùng, bạn có thể nhổ nước bọt vào mặt anh ta và giết anh ta như giết một người hung ác, hoặc bạn cũng có thể sấp mình dưới chân Ngài và xưng Ngài là Chúa, là Đức Chúa Trời. Thế nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng Ngài là một giáo sư, một nhà đạo đức vĩ đại. Ngài không để ngỏ điều đó cho chúng ta. Đó không phải là ý định của Ngài. NHỮNG ĐIỀU LẠ LÙNG TRONG CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊ-XU Không có người nào được sinh ra như Ngài. Như đã được tiên đoán khoảng 700 năm trước sự giáng sinh của Ngài, Chúa Giê-xu đã được sanh ra trong một chi phái và gia tộc của dân Do Thái, tại thành Bết-lê-hem (MiMk 5:2), sanh bơi một nữ đồng trinh (EsIs 7:14), và được sanh vào đúng thời điểm lịch sử mà Kinh Thánh nói Ngài sẽ sanh ra (DaDn 9:25, 26). Cả một dân tộc đã chờ đợi sự giáng sinh của Ngài, điều trước đây và sau này chưa hề xảy ra cho bất cứ một người nào. Không ai từng sống như Ngài. Cả cuộc đời của Đấng Christ đã được nói trước một cách chi tiết về sự giáng sinh, mục đích, đời sống, cách chết, sứ mạng và sự sống lại. Không ai có một đời sống trọn vẹn như Ngài. Kết hợp tất cả những đặc tính tốt lành của các vĩ nhân cũng không thể làm thành một Giê-xu. Chính Ngài và chỉ một mình Ngài là tuyệt đối hoàn thiện, không hề
  • 7. phạm tội. Ngài bảo những kẻ chống đối Ngài chỉ ra một tội mà Ngài đã phạm nhưng họ không chỉ được. Không ai có những lời xác nhận lạ lùng và đặc biệt như Ngài. Ngài nhận Ngài là “cánh cửa” (GiGa 10:9), là “đường đi, chân lý, và là sự sống” (GiGa 14:6), là con đường duy nhất dẫn đến thiên đàng, đến với Đức Chúa Cha. Ngài xưng mình là Đức Chúa Trời thành người, Ngài tha thứ tội như Đức Chúa Trời (Mat Mt 9:2-8), và nhận sự tôn thờ như Đức Chúa Trời (28:17). Không ai chết như Ngài đã chết. Kinh Thánh đã nói trước về sự chết của Ngài hàng trăm năm trước khi sự việc xảy ra, Chúa Giê-xu phải chịu đóng đinh và chết trên thập tự giá. Khi lời tiên tri được ban ra thì cách hành hình này chưa được biết đến (Thi Tv 22:16). Hơn ba trăm lời tiên tri đã được ứng nghiệm đúng theo nghĩa đen, chính xác và trọn vẹn trong sự giáng sinh, trong đời sống, trong sự chết và sự sống lại của Ngài; khoảng ba mươi lời tiên tri đã được ứng nghiệm trong ngày Ngài bị đóng đinh. Trong ngày đó, những lời dự báo rằng Chúa sẽ bị đâm, Ngài sẽ bị thương và Ngài sẽ bị đưa giấm cho uống, quân lính sẽ bắt thăm chia nhau áo của Ngài, Ngài sẽ chết chung với người phạm tội, Ngài sẽ bị chôn, chôn trong mộ của người giàu, và không một cái xương nào của Ngài bị gãy đều đã được ứng nghiệm. Thật đánh kinh ngạc, mọi lời tiên tri đó đều được ứng nghiệm hoàn toàn. Trong cuốn sách Khoa Học Lên Tiếng , tiến sĩ Peter Stoner bày tỏ rằng những điều này là chứng cớ rất mạnh mẽ, không thể bài bác được. Chỉ xét tám lời tiên tri chi tiết về Chúa Giê-xu, ông cho biết rằng cơ hội để những lời này được ứng nghiệm trên một con người cách ngẫu nhiên thì giống như một khả năng toán học của việc phủ lên toàn bang Texas một lớp dày 70 cm những đồng đô-la mà chỉ có một đồng được đánh dấu; sau đó cho một người bị bịt mat một cơ hội duy nhất phải tìm ra đồng đô-la được đánh dấu đó. Không ai chết với một mục đích như Ngài. Như lời Chúa trong Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước đã nói rõ, Chúa Giê-xu đến để chết cho chúng ta, tthế chỗ cho chúng ta, để đổ huyết Ngài trên thập tự giá vì chúng ta. Trong sự đau đớn và khốn khổ, Ngài nói rằng “Lạy Cha, xin tha cho họ” (LuLc 24:34). Không ai yêu chúng ta bằng Chúa Giê-xu; nếu chúng ta không tin nhận Chúa Giê-xu, Đấng đã chết vì chúng ta, chúng ta còn có thể tin ai được nữa? Không một ai có thể sống lại từ trong phần mộ, đắc thắng sự chết như Ngài. Những người sáng lập ra các tôn giáo trên thế giới như Đức Phật, Đức Khổng Tử, Mô-ha-mét đều đã chết, thân thể của họ đã bị phân hủy từ rất lâu. Chỉ có Chúa Giê-xu Christ sống lại từ trong phần mộ. Chỉ có Chúa Giê-xu là có quyền trên sự chết. Mộ Ngài trống không. NHỮNG LÝ LUẬN CHỐNG LẠI SỰ PHỤC SINH
  • 8. Chúng ta hãy xem xét những ý kiến khác nhau về sự phục sinh được một số nhà thông thái nhất thế giới đưa ra hòng phủ nhận sự phục sinh của Chúa Giê-xu. “Các môn đồ đã lấy cắp xác Chúa. ” Thật ra các thầy tế lễ ca và các trưởng lão đã hối lộ đám lính canh bằng tiền để họ nói rằng các môn đồ của Chúa đã lấy cắp xác Ngài trong khi đám lính đang ngủ (Mat Mt 28:11-15). Những môn đồ khiếp đảm đã bỏ trốn khỏi cảnh tượng hãi hùng của thập tự giá. Liệu họ có dám thách thức uy quyền của chế độ La-mã chỉ vì một xác chết không? Liệu có phải tất cả bọn lính đều ngủ cùng một lúc dù biết rằng tính mạng của họ đang bị đe dọa nếu điều này thực sự xảy ra? Làm thế nào mà các môn đồ có thể di chuyển, dời một tảng đá lớn đang đóng kín cửa mộ mà không làm bọn lính thức giấc? Hơn nữa, nếu bọn lính đã ngủ, làm sao họ biết rằng các môn đồ đã lấy cắp xác Chúa? Những tên lính đã lấy cắp xác Chúa. Tại sao? Để mất mạng họ sao? Vô lý. Hơn nữa những kẻ đã hành hạ và bức hại người Cơ đốc này có thể phá đổ giáo lý Cơ đốc và những lời xác nhận của các môn đồ về sự sống lại của Đấng Christ đơn giản bằng cách đưa ra cái xác nếu họ đã lấy nó. Nếu đúng như vậy thì tại sao các môn đồ lại nói dối về sự phục sinh và thậm chí liều mạng sống vì những điều không bao giờ xảy ra. “Chúa Giê-xu bị bất tỉnh, được đặt vào trong mộ khi vẫn còn sống, rồi hồi tỉnh lại, đẩy hòn đá và bước ra. ” Chúa Giê-xu đã bị giết, Ngài bị một ngọn giáo đâm ngang sườn khiến máu và nước chảy ra. Những tên lính La-mã thậm chí không đánh gãy chân Ngài như đã làm đối với hai tên trộm cướp vì Ngài đã chết rồi. Vậy thì làm sao Chúa Giê-xu đã bị thương, máu chảy nhiều và bị bỏ một mình trong mộ ba ngày mà vẫn còn sống được? Làm thế nào Ngài có thể bước đi với bàn chân bị đinh đóng, dời hòn đá lớn với đôi bàn tay bị thương và bước qua bọn lính mà không làm chúng thức giấc? Làm sao mà Giô-sép, người A-ri-ma-thê, người bọc Chúa Giê-xu trong tấm vải gai liệm lại không phát hiện ra Ngài còn sống? Ni-cô-đem và Giô-sép đã bọc xác Chúa với độ một trăm cân một dược trong tấm vải liệm, những chất này có tính dính và sẽ cứng lại nên không thể thoát ra khỏi đó được (GiGa 19:36-42). Tin vào những đieu phi lý như giả thiết Chúa Giê-xu đã bất tỉnh còn khó hơn nhiều so với việc đơn giản là tin vào sự thật rằng Chúa Giê-xu đã sống lại từ trong kẻ chết. “Các môn đồ bị ảo giác: vì quá mong muốn gặp Chúa Giê-xu nên họ thấy ảo ảnh về Ngài ”. Trong trường hợp đó thì chắc hẳn những tên lính cũng bị ảo giác. Nói cách khác, làm sao người ta có thể giải thích về thiên sứ và ngôi mộ trống? Sự thật vẫn còn đó, thân thể của Chúa đã biến mất! Hơn nữa, hãy tưởng tượng năm trăm người có chung một ảo giác, cùng một lúc, giữa ánh sáng rõ ràng của ban ngày (ICo1Cr 15:6). Nếu con người dễ bị ảo giác thì ảo
  • 9. giác đó thường càng ngày càng tăng lên; nhưng moi chuyện lại xảy ra ngược lại sau khi Chúa Giê-xu đã hiện ra cùng các môn đồ của Ngài và thăng thiên. Sự thật là các môn đồ đã thấy Chúa sống lại và họ đi ra để rao giảng Tin lành. Họ cũng được thoát khỏi sự nghi ngờ và nỗi sợ chết, họ vui vẻ chịu đựng những sỉ nhục, thậm chí chết cho Chúa Giê-xu Christ. Không gì có thể giải thích cho sự thay đổi đột ngột đầy kịch tính trong đời sống họ ngoại trừ sự sống lại trong thân thể của Đấng Christ. Rất nhiều sự suy đoán, nghiên cứu khác cố gắng để bác bỏ sự sống lại như: nhận dạng sai, thân thể Ngài đã tan biến thành khí, hoặc các môn đồ đã đến lầm ngôi mộ. Tuy nhiên tất cả những cố gắng này là vô ích, dại dột và không có cơ sở thực tế. Chúng ta hãy xem xét kỹ một số sự kiện về sự sống lại. Chúa Giê-xu thật sự đã chết. Thầy đội La-mã là chuyên viên giám định người chết. Ông trở thành một thầy đội không chỉ nhờ sự can đảm trên chiến trường, mà còn nhờ vào việc tiêu diệt quân thù cách hiệu quả và sự sắc sảo nữa. Một trong những nhiệm vụ của ông, như tiến sĩ Bob Topartzer cho biết, là kiểm tra những xác chết trên chiến trường xem nạn nhân đã chết thật chưa hay chỉ giả vờ nằm chết. Trong Mac Mc 15:44, Phi-lát biết sự thông thạo này, ông hỏi thầy đội rằng Chúa Giê-xu đã chết bao lâu rồi. Thầy đội khám xác Chúa Giê-xu. Ông biết rằng Ngài đã chết. Quân lính cũng biết rằng Chúa Giê-xu đã chết. Họ thậm chí không đập gãy xương Ngài. (Và do đó vô tình làm ứng nghiệm lời tiên tri. Không một xương nào của Ngài bị gãy. Thi Tv 34:20). Hãy nhớ lại những điều chúng ta đã nêu ra trước đây, một tên lính đã lấy giáo đâm qua sườn Ngài khiến máu và nước chảy ra. Các môn đồ biết rằng Ngài đã chết. Họ đã nghe Ngài phán rằng Ngài sẽ chết và cũng sẽ sống lại, nỗi sợ hãi về sự chết Ngai đã bắt đầu làm các môn đồ tuyệt vọng. Những người phụ nữ, trong đó có cả mẹ Chúa Giê-xu, cũng biết rằng Ngài đã chết. Sau đó họ đem thuốc thơm đến để ướp xác Chúa. Phi-lát biết rằng Ngài đã chết, các nhà cầm quyền Do Thái cũng biết điều đó. Họ ra lệnh niêm phong mộ Ngài lại. Giô-sép người A-ri-ma-thê biết Chúa đã chết, Ni-cô-đem cũng vậy. Họ là những người đã bọc xác Chúa trong vải gai mịn cùng với một trăm cân một dược và đặt vào trong ngôi mộ của Giô-sép. Chúa Giê-xu thật đã chết. Không thể phủ nhận được, Chúa Giê-xu đã được chôn trong mộ của người giàu là Giô-sép người A-ri-ma-thê. Giô-sép biết rằng Chúa Giê-xu đã được chôn, và chon trong mộ của ông. Ni-cô- đem biết điều đó. Ông là người giúp Giô-sép người A-ri-ma-thê chôn Chúa. Những người phụ nữ biết điều đó (Mac Mc 15:47). Họ đã chứng kiến sự chôn cất Ngài. Quân lính cũng biết điều đó. Mạng sống của họ tùy thuộc vào cái xác ở trong mộ. Thật là vô lý khi tin rằng họ không kiểm tra cái xác thật kỹ lưỡng trước khi niêm phong ngôi mộ. Chúa Giê-xu đã được chôn.
  • 10. Những điều đó cho chúng ta thấy chỉ còn một khả năng chính xác duy nhất là sự phục sinh của Ngài. Sự sống lại trong thân thể của Đức Chúa Giê-xu Christ. Chúa Giê-xu đã để lại ngôi mộ trống cho đến ngày hôm nay. Hãy suy nghĩ về điều đó. Các môn đồ đã rao truyền sự song lại của một người bị xử tử như là một tội phạm. Họ rao ra điều này vào thời điểm mà thành Giê-ru-sa-lem đông đến hàng triệu người. Họ ngày càng mạnh dạn hơn trong việc rao truyền sứ điệp nhất là sau lễ Ngũ Tuần. Những học giả Kinh Thánh ước đoán rằng ít nhất là 125.000 người Do Thái đã quay về với Đấng Christ tại thành Giê-ru-sa-lem trong năm đầu sau khi Chúa sống lại. Bằng chứng là ngôi mộ trống của Chúa ở ngay đó. Các môn đồ biết rằng cả thành Giê-ru-sa-lem đều biết rõ về sự đóng đinh và sự chết của Chúa Giê-xu. Qua việc công khai tuyên bố rằng Ngài đã chiến thắng sự chết và đã sống lại từ nơi phần mộ, họ gần như thực sự thách thức bất kỳ một kẻ hoài nghi nào, bất kỳ ai, bạn hoặc thù, đi đến ngôi mộ để tận mắt thấy. Không ai có thể phủ nhận việc Chúa Giê-xu đã bị chết và chôn. Không ai, ngay cả đến những kẻ thù cay đắng nhất của Đấng Christ. Nếu làm như vậy họ sẽ bị gọi là những tên khùng. Chúa Giê-xu đã chết. Ngài đã bị chôn trong mộ. Bây giờ thân thể Ngài đã biến mất. Ngôi mộ trống không. Cả bạn và kẻ thù của Đấng Christ đều xác nhận điều này. Họ không co chọn lựa nào khác. Đây là một sự thật đã được xác minh. Hàng ngàn người có thể xác minh lại điều đó. Hàng triệu người có thể và họ đã kiểm tra. Ngôi mộ vẫn trống không. Sự hiện ra của Đức Chúa Giê-xu Christ, hết lần này đến lần khác, cho các môn đồ, cho các người đàn bà, cho hơn 500 người cùng một lúc làm cho bằng chứng này càng trở nên chắc chắn hơn. Hơn 500 người đã chứng kiến sự thăng thiên của Đức Chúa Giê-xu Christ (so sánh LuLc 24:33 với 24:50, 51; ICo1Cr 15:6; Cong Cv 1:9). Sự kiện này chắc chắn đã xảy ra hoặc nếu không thì đã không bao giờ được ghi lại trong Kinh Thánh. Nhiều môn đồ, nhiều người trong số 500 người đó vẫn còn sống khi những lời Kinh Thánh này được chép ra. Nếu điều này không hề xảy ra thì họ đã phủ nhận sự thăng thiên của Chúa Giê-xu và bác bỏ tính đáng tin cậy của Kinh Thánh. Họ biết điều đó. Sự thật là như vậy. Một sự kiện đã được báo trước, được dự đoán trong Cựu ước trước đó hàng trăm năm đã xảy ra. Không chỉ sự chết mà cả sự phục sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ. Trong số nhiều việc khác, Ê-sai đoạn 53 đã nói trước việc Chúa Giê-xu chịu chết trong sự đau khổ tột cùng vì cớ chúng ta, nhưng trong những câu Kinh Thánh khác thì lại tuyên bố rõ ràng rằng Ngài sẽ cai trị cho đến muôn đời. Điều này không thể xảy ra nếu không có sự sống lại. Mọi điều đa được dự đoán chính xác. Trong LeLv 14:1-7, Chúa bảo rằng một con chim sẽ bị giết để làm của tế lễ, đó là hình ảnh về sự chết của Đấng Christ
  • 11. trên thập tự giá, huyết của con chim đó sẽ được rải trên một con chim sống và sau đó con chim sống sẽ được tự do. Con chim sống là biểu tượng về sự sống lại của Đấng Christ. Đây là hình ảnh về sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu Christ. Chính Chúa Giê-xu đã phán với các môn đồ của Ngài rằng Ngài sẽ chết và sẽ sống lại vào ngày thứ ba. Chúa Giê-xu thật sự đã sống lại. Một bằng chứng lạ lùng khác về sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ được tìm thấy trong 23:9-11 và đã được giải thích trong ICo1Cr 15:20. Trong Lê- vi-ký, Chúa dạy các con cái Y-sơ-ra-ên nhớ rằng khi họ bắt đầu thu hoạch mùa màng họ phải đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa. Ngày hôm sau sau ngày Sabát , thầy tế lễ phải đưa qua đưa lại bó lúa hầu cho được nhậm như là của tế lễ. 15:20 cho chúng ta biết rằng trái đầu mùa chính là Đấng Christ. Ngày Sa-bát của người Do Thái là ngày thứ bảy. Ngày hôm sau sau ngày thứ bảy là ngày Chúa nhật. Đó là cách Đức Chúa Trời mở đầu một ngày mới, một ngày tôn vinh Đấng Christ sống lại. Chúa đã đưa ra những lời hướng dẫn rất đặc biệt cho người Do Thái liên quan đến việc giữ ngày Sa- bát. Nó là một phần trong giao ước với Đức Chúa Trời, và là toàn bộ những quy định của ngày Sa bát gồm việc cho đất nghỉ một năm sau bảy năm làm việc. Điều này bao gồm cả năm kỷ niệm, được tính bằng bảy lần bảy, hoặc 49 năm Sa-bát. Nợ nần được hủy bỏ, nhà cửa và tài sản được trả lại, đầy tớ được trả tự do trong năm thứ mười lăm vinh quang này. Phạm một trong những điều này bị kể là phạm tất cả mọi điều. Ngày Sa-bát được đặc biệt ban cho người Do Thái. Vi phạm hoặc không tuân theo những điều này có thể bị xử tử. Sự thật về những người Do Thái, những người đã liều mạng mình qua việc thờ phượng trong ngày Chúa nhật thay cho ngày thứ bảy, là bằng chứng mạnh mẽ cho sự sống lại của Đấng Christ! Những ngày lễ là dịp kỷ niệm những sự kiện đặc biệt và có ý nghĩa lịch sử. Ngày 2 tháng 9 kỷ niệm một sự kiện lịch sử. Những ngày lễ khác cũng vậy. Josh McDowell đã chỉ ra rằng “Chúa nhật là ngày duy nhất chỉ dành để kỷ niệm một sự kiện lịch sử, một năm 52 ngày”. Sự kiện đó là sự sống lại của Đức Chúa Giê-xu Christ! Như chúng ta đã đề cập, một trong những lời chứng mạnh mẽ nhất cho sự phục sinh của Chúa là hàng ngàn người Do Thái dám từ bỏ tất cả những gì mình có thậm chí cả mạng sống họ, bắt đầu thờ phượng Chúa vào một ngày mới, ngày Chúa nhật. Những người Do Thái là những tiếp nhận Chúa Giê- xu đầu tiên. Hãy tưởng tượng sự can đảm, một niềm xác tín họ cần có để thay đổi ngày Sa-bát của họ. Họ có lòng can đảm và sự tin quyết để thay đổi ngày thờ phượng Chúa. Họ đã thực hiện điều này mặc dù họ đã giữ ngày Sa- bát hàng nhiều thế ky. Họ bất chấp sự phản đối của gia đình và những người thân yêu; bất chấp sự thiệt thòi chắc chắn. Không gì có thể giải thích cho sự
  • 12. thay đổi này ngoại trừ sự sống lại của Chúa Giê-xu Christ. Tất cả những điều này đưa chúng ta đến một sự thật không thể chối cãi được là sự sống lại của Chúa Giê-xu biến các môn đồ từ những người nhút nhát thành các người dám chết vì Chúa. Thật vô lý khi phải chịu mất nhà cửa, gia đình và việc làm chỉ vì một lời nói dối? Tại sao họ phải chịu đựng sự cô độc, đói khát, lạnh lẽo, sự hành hạ và sự chết chỉ vì một lời nói dối? Tại sao họ có thể vui mừng trong những mất mát đó, thậm chí chết trong sự vui mừng? Họ sẽ mất tất cả và không được gì nếu Chúa Giê-xu không sống lại. Hầu hết nếu không nói là tất cả các môn đồ đều chết vì Chúa Giê-xu. Họ biết sự thật về sự chết và sự sống lại của Chúa. Từ đó trở về sau, ước đoán khoảng 66 triệu người Cơ đốc đã chết vì Đấng Christ. Thật sự là các môn đồ đã nhìn thấy Đấng Christ sống lại, và lòng họ được thôi thúc để đi nói về tin tức tốt lành này. Họ đã thoát khỏi sự nghi ngờ, nỗi sợ chết va trở nên vui mừng. Họ chịu đựng sự sỉ nhục, thậm chí chịu chết vì Chúa Giê-xu Christ. Không gì có thể giải thích cho sự thay đổi đột ngột và gây ấn tượng sâu sắc trong đời sống các môn đồ ngoại trừ sự sống lại trong thân thể của Chúa Giê-xu Christ. Họ đã thấy Ngài. Chúa Giê-xu đã đắc thắng sự chết. Lời xác nhận của Ngài là thật. PHÉP LẠ TRONG NHỮNG CUỘC ĐỜI ĐƯỢC THAY ĐỔI “Không ai có thể thay đổi đời sống con người như Chúa Giê-xu Christ .” “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới.”( IICo 2Cr 5:17). Sau-lơ, một người sùng đạo mù quáng và là người bắt bớ Hội thánh Chúa dữ dội đã trở thành Phao-lô, một nhà truyền giáo vĩ đại cho Chúa Giê-xu Christ sau khi gặp Chúa phục sinh trên đường đến thành Đa-mách. Từ đó, việc tin nhận Chúa Giê-xu làm thay đổi cả cuộc đời như thế đã xảy ra đối với hàng triệu người đặt lòng tin nơi Chúa. Tôi chưa bao giờ gặp một gái điếm, một người nghiện rượu hay một người nghiện ma túy nào nói rằng “Hôm trước tôi đã gặp George Washington, hay Abrahm Lincoln và ông ta đã làm thay đổi cuộc đời tôi”. Nhưng tôi đã gặp nhiều người thuộc những loại người này nói rằng “Hôm trước tôi gặp Chúa Giê-xu Christ và Ngài đã biến đổi cuộc đời tôi”. Tại sao? Bởi vì Ngài đang sống! Một tối nọ, tôi tư vấn cho Ed Perry. Ed là một người nghiện rượu nặng, hung dữ, và đầy tội lỗi. Tự xưng là một người theo thuyết bất khả tri, anh cay đắng trong lòng vì những thảm kịch trong gia đình. Khi tôi có cơ hội để nói chuyện riêng với anh thì anh kien quyết phản đối Phúc âm. Thật ngạc nhiên cho cả Ed và tôi khi tôi đột ngột cắt ngang cuộc nói chuyện và nói “Ed Perry, trong năm phút nữa anh sẽ được cứu”. Tôi đến bên cạnh
  • 13. anh, mở Kinh Thánh ra và chỉ cho Ed cách để trở nên một Cơ đốc nhân. Ed đã được cứu ngay sau đó và sự cay đắng trong lòng anh không còn nữa, toàn bộ đời sống anh đã được biến đổi hoàn toàn. Nếu bạn thấy câu chuyện này khó tin, hãy hỏi thăm gia đình Rev. Ed Perry, bay giờ là mục sư ở Everett, Washington. Ed có thể cho bạn biết nhiều chi tiết hơn về câu chuyện này. Cuộc đời ông đã đau khổ và tủi nhục vì tội lỗi cho đến khi Chúa Giê-xu cứu ông. Không điều gì và không người nào có the thay đổi một con người như thế ngoại trừ Đấng Christ. Hãy xem một phép lạ khác: Josh Mc Dowell là một chàng thanh niên trẻ và tài giỏi. Nhưng anh có một thời thơ ấu rất đau buồn và là một chàng trai trẻ bất hạnh. Cha anh là một người say rượu bí tỉ, những người bạn của anh cười nhạo người cha say rượu bê bối, phóng túng của anh. Khi có bạn tới, anh thậm chí đem cha vào nhà kho trói lại và nói với các bạn là cha anh không có ở nhà. Trong khi cười đùa bên ngoài thì trong lòng Josh buồn tủi. Ở một thị trấn nhỏ thì không gì tệ hơn khi có người cha là một bợm rượu. Josh là một thanh niên hung dữ và anh rất ghét cha. Một lần nọ, anh thấy mẹ nằm trên đống phân đằng sau chuồng bò. Cha Josh đã đánh bà đến nỗi bà không thể đứng lên được. Chúng ta có thể hình dung được nỗi tức giận và lòng căm ghét trong lòng Josh. Tháng năm trôi qua. Josh bỏ trường đại học. Sau đó, anh gặp những Cơ đốc nhân thật sự được tái sanh. Anh thấy trong họ có những điều mà tấm lòng đói khát của anh mong muốn, nhưng lý trí của anh không chấp nhận điều đó. Josh chủ định bác bỏ Cơ đốc giáo và sự sống lại của Chúa Giê-xu về mặt lí trí. Anh quyết tâm tìm ra các bằng chứng. Cuộc chiến giữa trí và lòng của anh thật lạ thường. Cuối cùng do được thuyết phục dù vẫn còn miễn cưỡng, Josh đã làm điều mà anh cảm thấy đó là điều chân thật duy nhất anh có thể làm. Ngày 19 tháng 12 năm 1959 lúc 8:30 tối, khi ở một mình trong phòng, anh đã mời Chúa Giê-xu Christ bước vào tấm lòng và cuộc đời anh. Đó là sự tin nhận Chúa âm thầm, không có cảm xúc, chỉ dựa trên những bang chứng và sự thật về một Đấng Christ sống. Những bắt đầu của việc tin Chúa có vẻ bình thường sau này đã trở thành một sự biến đổi dữ dội. Josh đã tranh cãi với trưởng khoa Sử của một trường đại học ở miền Tây khi vị giáo sư này thách anh nêu ra những thay đổi cụ thể mà Đấng Christ đã làm trong đời sống anh. Bốn mươi lăm phút sau vị giáo sư bảo anh dừng lại. Những thay đổi mà Chúa đã làm trong cuộc đời của Josh có cả việc cất đi tính hung dữ, ban cho anh sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn, thay thế sự bất an bằng một sự bảo đảm an toàn, Chúa cũng ban cho Josh tình yêu thương để đem người khác đến với Chúa. Josh đã kinh nghiệm được sự thay đổi lạ lùng khác sau khi anh tiếp nhận Chúa. Chậm mà chắc, Đức Chúa Trời đã thay đổi sự căm ghét cha đang
  • 14. thiêu đốt trong lòng của Josh. Khoảng năm tháng sau khi tiếp nhận Chúa, tình yêu của Đấng Christ đã khuất phục Josh đến nỗi Josh đã nhìn vào mắt cha mình mà nói rằng “Cha ơi, con thương cha lắm”. Sau đó một thời gian, cha Josh đã vào phòng anh và hỏi Josh làm sao anh có thể yêu thương một người cha như ông. Josh nói với cha rằng chỉ sáu tháng trước anh rất khinh thường ông. Josh kể cho cha nghe việc Đấng Christ đã bước vào đời sống anh như thế nào. Anh nói với cha rằng Chúa Giê-xu đã biến thù hận thành yêu thương và bây giờ anh thực sự yêu cha. Bốn mươi lăm phút sau, Josh trai qua một trong những giây phút cảm động nhất trong đời. Cha anh dù đã biết lòng căm ghét của anh, đã nói đơn giản rằng “Con trai ơi, nếu Chúa có thể làm việc trong lòng cha những gì cha đã thấy Ngài làm trong con thì cha muon cho Ngài một cơ hội”. Sau đó một phép lạ đã xảy ra. Người cha nghiện rượu của Josh cầu nguyện với anh và đặt lòng tin nơi Chúa là Cứu Chúa và chủ đời sống ông. Đời sống của cha Josh đã biến đổi từ tối tăm qua sáng láng. Ông không còn là một người nghiện rượu nữa. Ông thực sự là một người được dựng nên mới trong Đấng Christ. Từ đó, Josh McDowell đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Một số sách của ông như Evidence That Demands A Verdict và More Evidence That Demands A Verdict là những tác phẩm cổ điển và chứa đựng một số lượng lớn những chứng cớ lịch sử về đức tin người Cơ đốc và Kinh Thánh. Josh đã giảng tại hơn 600 trường đại học. Ông đã tranh luận với những người hoài nghi, những người vô thần và nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trên khắp thế giới. Herbert VanderLugt chia sẻ một câu chuyện cảm động khác về sự biến đổi mà Đấng Christ đã làm trong đời sống một người. Toi không biết cháu tôi có ý gì khi nó bảo với tôi rằng nó muốn một cái máy biến hóa. Sau đó nó giải thích rằng đó là một đồ chơi có thể biến từ rô-bốt thành xe tăng, thành xe tải và biến lại thành rô-bốt. Khi nhìn thấy đồ chơi đó thì tôi biết tại sao nó có cái tên đó. Điều đó cũng làm cho tôi nghĩ về sự biến đổi hoàn toàn của cuộc sống - điều mà Chúa đã mang lại cho tất cả những ai đặt niềm tin nơi Ngài. Oscar Cervantes là một hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc về quyền phép thay đổi đời sống của Đấng Christ. Khi còn là một cậu bé, Oscar đã bắt đầu gây rắc rối. Khi lớn hơn, cậu bị bỏ tù mười bảy lần vì những hành động tàn bạo. Những chuyên gia tam lý ở trại giam nói không ai có thể giúp đỡ gì cho cậụ. Họ đã lầm. Chỉ một thời gian ngắn sau khi được tự do, Oscar gặp một người lớn tuổi, ông này nói với cậu về Chúa Giê-xu. Cậu đã đặt niềm tin nơi Chúa và được biến đổi thành người tử tế, tốt bụng. Sau đó, Oscar bắt đầu truyền giảng trong tù. Cha tuyên úy Warwick đã diễn tả điều đó như vầy: Mỗi tối thứ bảy tuần thứ ba của mỗi tháng là “buổi tối của Oscar” tại Soledad. Những người bạn tù đến nghe Oscar chia sẻ và họ hát thánh ca với sự sôi
  • 15. nổi, tha thiết. Họ ngồi suốt hai tiếng đồng hồ lắng nghe chăm chú; họ tự do đến với Chúa trong nhà nguyện. Những điều mà các chuyên gia không làm được cho Oscar trong nhiều năm tư vấn, Đấng Christ đã làm trong chốc lát khi cậu tin Chúa. Trong Mác 5 chúng ta đọc thấy rằng Chúa Giê-xu đã biến đổi một người điên, hung dữ và bị quỷ ám thành một người hiền lành, bình thường. Quyền năng mà Chúa đã thay đổi người điên và Oscar Cervantes sẵn dành cho tất cả những ai đặt lòng tin nơi Chúa. Ngài là Chúa của sự biến đổi. Ngài đã biến đổi lòng bạn chưa? Như Josh McDowell đã nêu ra trong quyển sách More Than A Carpenter của ông, Chúa Giê-xu phải hoặc là kẻ nói dối, hoặc là người điên hoặc là Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu không thể là một kẻ nói dối được. Ngài chính là hình ảnh thu nhỏ của sự chân thực và Ngài đòi hỏi con người phải sống chân thật với bất cứ giá nào. Mọi điều Ngài nói đều xảy ra. Ngài đã phó chính mạng sống Ngài vì những điều Ngài nói là sự thật. Ngài cũng không phải là một người điên. Ngài là người vô cùng minh man và rất bình thản trước những áp lực, căng thẳng, vu oan, bắt bớ và cả sự chết. Bản tính toàn hảo và thái độ bình thản của Ngài đã chứng minh Ngài không phải là người điên. Như vậy khả năng đúng đắn duy nhất là gì? Chúa Giê-xu là Đấng đã và đang là Đức Chúa Trời. Mười triệu người đã làm chứng lại rằng Đấng Christ đã thay đổi đời sống họ, đáp ứng những nhu cầu sâu kín nhất của họ, làm thỏa mãn điều họ mong ước và ban cho họ sự bình an. Trong số những con người được thay đổi này có một cựu luật sư của Nhà Trắng ông Chuck Colson, các nhà khoa học như tiến sĩ Henry Morris và Duane Gish, những cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp như Steve Largent và Rosevelt Grier, cựu huấn luyện viên của Dallas Cowboy ông Tom Landry, vận động viên trượt băng Janet Lynn, cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp Julius Erving, học giả Josh McDowell … khoảng hơn 66 triệu người tuận đạo, là những người bị tra tấn va giết chết vì danh Chúa. Tất cả những người này đã cất tiếng ca ngợi “Giê-xu chết cho tôi, tôi yêu Ngài, Ngài là Đấng sống. Ngài yêu tôi, Ngài đã cứu tôi, Ngài ở trong tôi, Ngài đã thay đổi cuộc đời tôi!” Chúa đã thay đổi cuộc đời bạn chưa? D. L. Moody là một nhà truyền giáo mạnh mẽ cho Chúa Giê-xu. Chúa đã dùng ông làm rung chuyển hai châu lục cho Ngài. Một lần kia có người hỏi ông rằng ông có ơn để chịu chết vì Chúa không. Moody trả lời rằng ông không có ơn tứ đó. Thực tế ông có ơn sống cho Chúa. Nhưng ông cũng nói thêm rằng đến khi cần ông sẽ có ơn đó. Điều đó đã xảy ra. Nhiều năm sau đó, khi Moody gần chết, ông nói một cách vui vẻ, đắc thang “Thiên đàng đang mở ra . . . thế gian đang lùi lại . . . Chúa Giê-xu đang đến.”
  • 16. Các bạn thân mến, bạn muốn chết cách nào? Chết với Chúa Giê-xu, cuộc đời sau này của bạn sẽ trở nên tươi đẹp, và sự chết sẽ dẫn bạn vào thế giới mới đầy vinh hiển. Sự chết mang lại điều gì cho bạn? Chúng tôi đã kêu gọi cả tấm lòng lẫn tâm trí của bạn. Chúng tôi không thể làm gì hơn nữa. Chúng tôi không thể diễn đạt thành lời sự vinh hiển và kỳ dieu của Chúa Giê-xu Christ, nhưng nếu Thánh Linh của Đức Chúa Trời lấy sự yếu kém này mà bày tỏ sự thật về Chúa cho bạn để bạn ước ao Ngài thì chúng tôi sẽ vui mừng không kể xiết. Chỉ có Thánh Linh của Chúa mới có thể bày tỏ cho bạn về Đấng Christ, và chỉ khi nào bạn sẵn sàng tiếp nhận điều đó. Chúa Giê-xu đã cảnh báo rằng “Hiện nay là ngày cứu rỗi ”. “Ngày hôm nay nếu ngươi nghe tiếng Ngài thì đừng cứng lòng nữa” (IICo 2Cr 6:2). Có lẽ khi đọc sách này bạn sẽ cảm thấy hoặc là mơ hồ, hoặc là lo lắng. Bạn có thể cảm thấy một “áp lực” nào đó. Bạn thân mến, thật khó mà dùng lời nhẹ nhàng ngọt ngào để đánh thức người thân trong gia đình dậy khi bạn biết nhà mình đang bị cháy. Tin này rất gấp, và sứ điệp về thập tự giá còn gấp rút hơn. Khi tôi còn ở trong hải quân, có một máy bay cảm tử tấn công chúng tôi ở ngoài khơi Okinama, tôi có một phản ứng kỳ lạ rat giống phản ứng của con chó trong thí nghiệm của Pavlov. Có một cái còi báo hiệu để giúp chúng tôi cảnh giác trong mọi chuyện, chiếc còi này cứ réo liên hồi. Sau một thời gian hầu hết các thủy thủ chúng tôi dù bụng đói, miệng khô, nhưng phản ứng rất nhanh khi nghe tiếng còi, thường là rất lâu trước khi nhìn thấy máy bay. Chúng tôi thật sự rất bực mình vì tiếng còi. Nhưng nếu chúng tôi bịt tai lại, không quan tâm đến tiếng còi thì có lẽ chúng tôi đã bị giết chết. Nhiều lần sự đáp lại tiếng còi của chúng tôi đã giúp bảo vệ con tàu và mạng sống của chúng tôi trước khi kẻ thù đến. Cái còi là người bạn tốt nhất của chúng tôi, thật sự nó đã làm chúng tôi giật mình nhưng đã cứu mạng chúng tôi. Phúc âm gây kinh ngạc cho người có ác cảm về đạo đức và tinh thần. Chúng ta sau đó có thể bịt tai không nghe, không quan tâm đến tiếng chuông báo động về tình trạng tội loi, có thể cằn nhằn, khó chịu hoặc đáp ứng ngay lại và thành thật đối diện và chấp nhận Chúa phục sinh, Đấng bảo vệ chúng ta khỏi mọi kẻ thù. Đôi khi chỉ có một tiếng chuông báo động thôi và có thể bạn không nghe rõ tiếng chuông đó giữa những tiếng la hét ồn ào của thế gian này. Xin đừng làm ngơ tiếng chuông báo động này. Không ai quan tâm đến bạn bằng Chúa Giê-xu. Tôn giáo không làm được điều đó. Tôi đã có dịp hướng dẫn các giao viên dạy Kinh thánh, tốt nghiêp trường Kinh Thánh, thậm chí là giáo sĩ đến với Đấng Christ hay với sự đảm bảo về sự cứu rỗi của họ. Chỉ khi biết rõ Ngài chúng ta mới thật sự thỏa lòng và thấy đầy đủ. Tóm lại, điều đó cũng giống như một cậu bé nói chuyện với nhà vô thần nọ,
  • 17. ông ta đã cười nhạo em khi thấy em quá hạnh phúc vì người cha nghiện rượu của em đã tin nhận Chúa. Ông ta chế nhạo cậu bé vì quá ngây thơ mà tin vào những câu truyện tưởng tượng của Kinh Thánh và việc được cứu là lạc hậu rồi. Ông kết thúc câu nói như sau “Nhóc ạ, cậu đang mơ đấy”. Cậu bé trả lời cách khôn ngoan “Ông ơi, cha tôi đã từng trở về nhà đánh tôi, đá tôi. Tôi đa phải trốn đi trong sự sợ hãi khi tôi nghe tiếng ông về nhà. Cha tôi đã chửi rủa, đánh đập người mẹ yêu quý của tôi; chúng tôi thường bị lạnh, đói và không có quần áo mặc. Mẹ tôi khóc rất nhiều. Bây giờ cha tôi mua cho mẹ quần áo đẹp, ôm và hôn mẹ tôi. Ông ôm tôi vào lòng, kể chuyện cho tôi nghe và nói với tôi rằng ông yêu tôi. Gia đình chúng tôi rất ấm áp và hạnh phúc. Tất cả chúng tôi đều yêu Chúa Giê-xu. Ông ơi, nếu tôi đang mơ thì xin đừng đánh thức tôi”. Bạn mến, Chúa Giê-xu đã giải thoát chúng ta khỏi những kẻ thù quỷ quyệt và kinh khiếp hơn rượu, sự nghi ngờ, sự bất an, tuyệt vọng, sự sợ hãi, sự đau đớn khổ não, tình trạng không muc đích, không chắc chắn. Ngài giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi và địa ngục. Nhờ Ngài chúng ta có thể biết và kinh nghiệm được sự sống dư dật. Khi viết sách này tôi có một điều mong ước là giúp các bạn biết Chúa Giê- xu. Bạn ơi, bạn có thể cảm thấy được nhịp đập của trái tim chúa Giê-xu trên thập tự giá, trong ngôi mộ trống và bây giờ ngay trước cửa lòng của bạn. Ngài đang nài mong bạn. Ngài luôn mong chờ bạn, không khi nào thôi “Hãy để ta bước vào lòng con, vào cuộc đời con. Ta là Giê-xu Christ, ta yêu con.” Nếu bạn chưa biết chính xác làm thế nào để được cứu, làm thế nào để tiếp nhận Chúa Giê-xu, làm thế nào để biết chắc rằng bạn đã được cứu, xin hãy đọc chương kế tiếp. Sự cứu rỗi: rõ ràng và chắc chắn. ĐỜI SỐNG ĐƠN ĐỘC Cách đây hơn hai ngàn năm, trong một ngôi làng nhỏ có một người nông dân hạ sinh một em bé. Cậu bé lớn lên trong một ngôi làng khác và làm thợ mộc ở đó cho đến năm ba mươi tuổi. Sau đó trong vòng ba năm, Ngài giảng đạo khắp nơi. Ngài chưa bao giờ học đại học hay cao đẳng nào, cũng chưa bao giờ viết một quyển sách nào cả. Ngài không có phòng riêng. Ngài khong có gia đình hay nhà riêng cho mình. Ngài chưa bao giờ đặt chân vào một thành phố lớn hay là đi xa khỏi quê hương Ngài 200 dặm. Dù Ngài không làm gì to lớn, đám đông vẫn đi theo Ngài. Ngài không có gì ngoài chính mình Ngai. Khi Ngài còn trẻ, dư luận chống lại Ngài, những người theo Ngài bỏ chạy. Ngài bị giao vào tay kẻ thù, bị toà án chế nhạo. Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá giữa hai tên trộm cướp. Trong khi Ngài đang hấp hối thì những kẻ hành hình Ngài bắt thăm chia nhau tài sản duy nhất Ngài có trên trần gian
  • 18. này là một chiếc áo đơn giản. Xác của Ngài được đặt trong ngôi mộ mượn của một người bạn. Nhưng ba ngày sau Ngài đã sống lại từ trong kẻ chết - đó là bằng chứng sống chứng minh Ngài là Đấng Cứu Thế mà Đức Chúa Trời đã sai đến, là hiện thân của Con Đức Chúa Trời. Hai mươi thế kỷ đã trôi qua, ngày nay Đấng Christ phục sinh là nhân vật trung tâm của con người. Trong lịch của chúng ta, sự giáng sinh của Ngài đã chia đôi dòng lịch sử. Một ngày trong mỗi tuần lễ được biệt riêng ra để tưởng nhớ đến Ngài. Hai kỳ nghỉ quan trọng nhất của chúng ta là kỷ niệm sự giáng sinh và sự phục sinh của Ngài. Ở những tháp chuông nhà thờ trên toàn thế giới, hình ảnh cây thập tự trở thành biểu tượng của sự chiến thắng tội lỗi và sự chết. Đời sống của Con Người này đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bài hát, nhiều quyển sách, bài thơ, và bức tranh hơn bất kỳ một người nào hay một sự kiện nào trong lịch sử. Hàng ngàn trường đại học, bệnh viện, trại trẻ mồ côi và những tổ chức từ thiện khác đã được thành lập trong danh Đấng đã hy sinh mạng sống của Ngài vì chúng ta. Tất cả những quân đội, những đoàn hải quân, những chính quyền đã được thiết lập, tất cả những vua đã cai trị đều không thay đổi lịch sử nhiều như con người đơn độc này. Qua nhiều thế kỷ, hàng triệu người đã tìm được sự sống mới trong sự tha thứ tội, tìm được sự bình an trong Chúa nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu Christ. Ngày nay Ngài đã phó mạng sống Ngài cho tất cả những ai tin Ngài. “Ta là đường đi, chân lý và sự sống,” Chúa Giê-xu phán “Chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha”. “Ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống” (GiGa 14:6; 5:24). Đức Chúa Giê-xu Christ đã thay đổi đời sống của bạn chưa? Hãy kêu cầu Ngài . . . Tin cậy Ngài . . . Ngài sẽ thay đổi cuộc đời bạn. CÂN NHẮC BẰNG CHỨNG Chúng tôi đã nêu ngắn gọn những bằng chứng thuyết phục về Kinh Thánh và về Đức Chúa Giê-xu Christ. Bạn có tin và xưng Chúa Giê-xu Christ là Đấng Cứu Thế không? Xin hãy xem xét những bằng chứng một lần nữa. Chúa không bắt buộc bạn phải tin nhưng bạn phải có sự chọn lựa cuối cùng. Nếu không sống theo những điều mà bằng chứng đó bày tỏ, bạn sẽ phải ở trong hỏa ngục hàng tỉ tỉ năm, điều đó làm cho chúng tôi rất đau lòng. Khi còn là một thủy thủ, tôi có một số cuộc hẹn với những cô gái mà tôi chưa quen biết. Như cuộc hẹn đặc biệt này. Tôi nhận lời gặp cô gái ấy tại trạm xe buýt Greyhound, số 464 đường Giải Phóng, lúc 8 giờ tối. Cô ấy chỉ còn một chân, chân trái là chân giả và được sơn mau vàng và đỏ để người ta
  • 19. khỏi vấp vào đó. Cô ấy cũng băng một miếng màu vàng trên mắt phải mà cô đã mất nó trong cùng tai nạn mà cô đã mất cái chân. Tay phải cô cũng mất ngón tay út. Cô mang một chiếc vớ màu hong ở chân thật và một chiếc giày màu hạt giẻ. Cô đội nón màu xanh lá cây và mặc áo màu xanh nhạt, đeo một cái bóp màu tím. Cô nói cô cao khoảng 1m50 và nặng khoảng 44 kg. Bạn có nghĩ là tôi sẽ gặp khó khăn khi nhận diện cô gái này tại trạm xe buýt Greyhound lúc 8 giờ không? Xin nhớ rằng thời điểm Chúa Giê-xu giáng sinh đã được báo trước hàng nhiều thế kỷ (DaDn 9:24-26). Điều này loại bỏ những lời chống đối rằng thỉnh thoảng mot người có thể nói đại một lời tiên đoán và khi điều gì đó xảy ra thì lại nói là sự ứng nghiệm những lời tiên đoán. Yếu tố thời gian trong sự giáng sinh của Chúa Giê-xu đã hạ gục những lời chống đối đó. Tôi chỉ đưa ra 13 hay 14 điểm nhận dạng liên quan đến cuộc hẹn của tôi. Tuy nhiên có thể là trong hàng triệu người cũng có một cô gái khác có những điểm tương tự tại trạm xe buýt đó vào lúc 8 giờ. Đức Chúa Trời đã đưa ra 333 đặc điểm liên quan đến sự giáng sinh, sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-xu để nhận diện Ngài. Mỗi đặc điểm đều được thể hiện trọn vẹn trong cuộc đời Chúa Giê-xu, cho nên không nghi ngờ về việc nhận ra Ngài, khi Ngài đến thì xác nhận được rằng chính Ngài đã đến. Hãy nhớ rằng mọi điều Đấng Christ nói đều trở thành hiện thực. Ngài nói hỏa ngục là có thật và nó tồn tại mãi mãi, thiên đàng cũng vậy. Một triệu năm nữa bạn sẽ ở một nơi nào đó. Bạn sẽ ở thiên đàng hay hỏa ngục? Mọi lời tiên tri trong Kinh Thánh đều được ứng nghiệm chính xác, đúng theo nghĩa đen. Để giúp bạn hiểu rõ về điều này, giả sử một thầy bói nào đó nói về 100 điều sẽ xảy ra cho bạn trong năm tới. Những lời dự đoán này rất chi tiết. Lời báo trước đầu tiên là bạn bị vấp chân vào ghế lúc 12:30 khuya ngày 1 tháng 1, và điều đó mới xảy ra đêm qua. Bạn sẽ làm rơi tấm gương xuống bàn ăn, nó vỡ tan và cắt một vết hình chữ U trên cằm bạn, vết thương này sẽ bị khâu 13 mũi. Một bác sĩ mới đến trong thị trấn tên là McGuire sẽ khâu nó, vì lúc đó bác sĩ của bạn đang bận. Ngạc nhiên và buồn bã, ngày 1 tháng 1 đã đến, điều này xảy ra chính xác như vậy, ngay cả đến những chi tiết nhỏ nhất. Sau đó trong suốt một năm, 99 lời tiên báo đã thành hiện thực, thực sự đúng hoàn toàn đến từng chi tiết. 99 trong 100 lời dự đoán, chỉ còn một điều nữa thôi. Lời dự đoán cuối cùng là dành cho ngày cuối cùng trong năm. Nếu bạn lái xe xuống trung tâm thành phố vào lúc 5 giờ chiều bạn sẽ bị tai nạn xe nghiêm trọng và bạn sẽ bị mù, bị gãy chân và bị phỏng nặng. Bạn sẽ hết sức đau đớn. Bạn sẽ ở trong bệnh viện sáu tháng và sau đó thì chết. Xin cho tôi biết nếu bạn có một sự chọn lựa, bạn có lái xe xuống trung tâm thành phố vào lúc 5 giờ ngày cuối năm không?
  • 20. Bạn có dám cho điều đó là an toàn khi mà 99 lời tiên tri đã thành sự thật, những điều mà thật sự không thể xảy ra một cách ngẫu nhiên được? Hãy tính những lời tiên tri trong Kinh Thánh là 100, 99 điều đã được ứng nghiệm hoàn toàn. Điều thứ một trăm là nếu bạn làm ngơ hoặc từ chối tiếp nhận Chúa Giê-xu là Chúa và Đấng Cứu rỗi đời sống bạn, bạn sẽ chết trong vô vọng và phải ở trong hồ lửa đời đời, chung số phận với những kẻ hư mất. Khải huyền 20 noi như vậy. Hàng tỉ năm sống trong sự đau đớn tột cùng, trong tuyệt vọng, thiếu mất tình yêu của Chúa sẽ bắt đầu. Tất cả các lời tiên tri khác đã được ứng nghiệm và đó là những sự thực, vậy liệu có khôn ngoan không khi đánh cược số phận đời đời của mình cho lời tiên tri cuối cùng và nó chắc chắn cũng sẽ được ứng nghiệm? Bạn thân mến, thật phước hạnh khi có Chúa Giê-xu và sự sống dư dật, bình an của Ngài ngay bây giờ, ngay trong cuộc đời này; cũng như chắc chắn mình sẽ được ở trên thiên đàng đời đời với Ngài. Không gì ngọt ngào cho bằng khi tội lỗi được tha, được cứu và mình biết điều đó. Khi bạn nằm xuống và tuyệt đối chắc chắn rằng bạn sẽ ở trên thiên đàng đời đời với Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu yêu bạn nhiều lắm. Ngài đã bày tỏ điều đó trên cây thập tự đẫm máu khi Ngài chết cho bạn và tôi ở chính chỗ của chúng ta. Hãy đọc kỹ chương kế tiếp để biết làm cách nào để được cứu đời đời và chắc chắn về điều đó. Hãy làm điều đó ngay bây giơ . Trên thế gian này không có gì quá gấp hoặc quá quan trọng hơn điều này. Xin lật sang chương hai, “Sự cứu rỗi: rõ ràng và chắc chắn. ” SỰ CỨU RỖI RÕ RÀNG VÀ CHẮC CHẮN Bước 1 : Đức Chúa Trời yêu bạn và muốn bạn biết rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi . Đức Chúa Trời duy nhất đã tạo dựng nên vũ trụ và Ngài là Đấng chủ tể muôn vật. “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất” (SaSt 1:1). “. . . Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa” (EsIs 43:10b). Đức Chúa Trời không bao giờ là con người và con người cũng không bao giờ là Đức Chúa Trời được. Nhưng Đức Chúa Trời đời đời đã trở thành Thần-nhân Giê-xu, chết cho chúng ta, nhưng muôn đời Ngài vẫn là Đức Chúa Trời, không phải con người. “. . . Từ trước vô cùng cho đến đời đời Chúa là Đức Chúa Trời” (Thi Tv 90:2b). Đức Chúa Trời không bao giờ phải cố gắng để trở thành Thần. Ngài luôn
  • 21. luôn là Đức Chúa Trời. (Kinh Thánh đề cập đến những tà thần, nhưng nếu tin là những thần khác thật sự ton tại là thuyết đa thần của người ngoại đạo, không phải là giáo lý Cơ đốc ). Không phải chỉ bây giờ mà cả trong tương lai cũng sẽ không bao giờ có một vị thần khác trên hành tinh này hoặc trên một “thế giới” hay hành tinh khác. Muôn đời chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi. Con người không trở thành Thần được - chưa ai và sẽ không có ai cả. “. . . Vì ta là Đức Chúa Trời, và chẳng có Chúa nào khác; ta là Đức Chúa Trời, chẳng có ai giống như ta” (EsIs 46:9b). “. . . Chẳng có Đức Chúa Trời nào tạo thành trước ta, và cũng chẳng có sau ta nữa” (43:10b). Bước hai: Chỉ có một Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Giê-xu Christ, Ngài là Đức Chúa Trời đời đời. “Vì co một con trẻ sanh cho chúng ta, tức là một con trai ban cho chúng ta; quyền cai trị sẽ nấy trên vai Ngài. Ngài sẽ được xưng là Đấng lạ lùng, là Đấng Mưu luận, là Đức Chúa Trời quyền năng, là Cha đời đời, là Chúa bình an” (9:5). Đức Chúa Trời vốn có Ba Ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh; nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi. Chúa Giê-xu là Chúa nên chúng ta phải nhận Ngài là Đức Chúa Trời, hoặc chúng ta nhận một Chúa Giê-xu khác. Trong Kinh Thánh, từ “Ngôi Lời” chỉ về Chúa Giê- xu (GiGa 1:14). “ Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời” (1:1). “Ban đầu” ở đây có nghĩa đơn giản là “muôn đời ”. Vì Đức Chúa Trời là Chúa muôn đời nên Đức Chúa Giê-xu Christ cũng vậy, Ngài có từ ban đầu và cho đến muôn đời! Chúa Giê-xu không bao giờ phải phấn đấu, phải làm điều gì đó để trở thành Đức Chúa Trời. Ngài luôn luôn là Đức Chúa Trời . Đức Chúa Trời cấm chúng ta thờ bất kỳ một thần nào khác (XuXh 34:14), nhưng Chúa Giê-xu nhận được sự thờ phượng giống như Đức Chúa Trời trong nhiều trường hợp. “Và khi họ đi báo tin cho các môn đồ, này Chúa Giê-xu gặp họ thì phán rằng: Mừng các ngươi. Họ cùng đến gần ôm chân Ngài và thờ lạy Ngài” (Mat Mt 28:9). Thô-ma khi không còn nghi ngờ thì kêu lên rằng “Lạy Chúa tôi và Đức Chúa Trời tôi” (GiGa 20:28). Bước ba: Vấn đề tội lỗi - Bản chất tội lỗi của chúng ta Cây táo là cây táo trước khi nó ra trái táo. Cây táo ra trái táo vì nó là một cây táo. Cũng vậy, chúng ta phạm tội vì chúng ta mang bản chất tội lỗi. Tất cả chúng ta đều “vốn là con của sự thạnh nộ” (Eph Ep 2:3). Cây táo vẫn chỉ là cây táo dù nó ra một trái hay một ngàn trái táo. Đối với tội nhân cũng vậy. Một tội hay một ngàn tội không phải là van đề. Vấn đề là tất cả chúng ta đều mang bản chất tội lỗi và cần phải được thay đổi. Hái một trái táo khỏi cây táo không làm thay đổi bản chất của cây táo. Cũng
  • 22. vậy, từ bỏ một số tội lỗi không làm thay đổi bản chất tội lỗi của chúng ta. “Ngươi phải sanh lại” (GiGa 3:7). 1:12 chỉ cách sanh lại cho chúng ta “Nhưng hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, tức là ban cho kẻ tin đến danh con Ngài”. Bản chất tội lỗi của chúng ta không phải là bản chất của con của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ để trở thành con của Đức Chúa Trời. Bản chất và sự lựa chọn của chúng ta là tội lỗi. Tội lỗi là kết quả của bản chất tội lỗi trong mỗi chúng ta. Tội là đi theo ý riêng mình (EsIs 53:6). Nó trở thành người quản lý, ông chủ, và chúa của đời sống riêng chúng ta. Nó là trung tâm của đời sống chúng ta thay vì Đức Chúa Trời. “Vả ấy là nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình” (Eph Ep 2:8, 9). “Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không” (RoRm 3:9b). “Vả đối với người nào làm việc, thì tiền công không kể là ơn, nhưng kể là nợ, còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (4:4-5). Sự cứu rỗi không phải do việc làm, đó là một sự ban cho vô điều kiện. Tiếp nhận Đấng Christ cách cá nhân, tin cậy rằng chỉ có Ngài cứu chúng ta, đó là phương pháp cứu rỗi của Đức Chúa Trời. “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (6:23). Chúng ta không thể tự làm cho mình xứng đáng với ân điển của Đức Chúa Trời. Ơn cứu rỗi là sự ban cho vô điều kiện cho những kẻ không xứng đáng là chúng ta. Đấng Christ đã chết vì kẻ có tội (5:6). Chó sủa không phải để nó trở thành chó. Chó sủa vì nó đã là một con chó. Những tiếng sủa của nó chứng minh cho điều đó. Cũng vậy, chúng ta không làm những điều tốt lành để trở thành Cơ đốc nhân (tức là được cứu). Chúng ta làm những điều tốt lành sau khi chúng ta đã được cứu (đã trở thành Cơ đốc nhân) để bày tỏ sự thật là chúng ta đã được cứu. Hãy nhớ lại lời Chúa nói, trước khi chúng ta được cứu thì “sự công bình của chúng ta như áo nhớp” (EsIs 64:6b). Tất cả chúng ta đều có bản chất tội lỗi. Bản chất và sự chọn lựa của chúng ta là tội lỗi. “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (RoRm 3:23). Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều là những tội nhân hư mất. Hơn nữa, một người chết thì có thể làm được bao nhiêu việc tốt lành ? Trong khi đó con người tự nhiên chúng ta hết thảy đều đã “chết vì lầm lỗi và tội ác mình” (Eph Ep 2:1b). Mặc dù sự cứu rỗi được ban cho không phải do việc làm, sự cứu rỗi thật sự
  • 23. luôn làm thay đổi đời sống con người. Đấng Christ đến như là Chủ, là Đấng cứu rỗi để thay đổi đời sống chúng ta và Ngài sống trong chúng ta. Tin Lanh là “huyết của Đức Chúa Giê-xu, con Đức Chúa Trời làm sạch mọi tội chúng ta” (I Giăng 1:7;). Bước bốn: Đây là Giờ Cứu Rỗi. Sau khi chết thì mọi sự đã quá trễ. Đây là giờ cứu rỗi.“. . . kìa hiện nay là thì thuận tiện, kìa hiện nay là ngày cứu rỗi” (IICo 2Cr 6:2b). Không còn cơ hội nào sau khi chết cả. “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (HeDt 9:27). Sự chết của Đấng Christ không ban sự cứu rỗi chung chung cho tất cả mọi người, Chúa chỉ ban sự cứu rỗi cá nhân cho những người tin nhận Ngài. “. . . Ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó” (GiGa 3:36b). Tất cả mọi người đều sẽ sống lại, nhưng những kẻ chết mà không được cứu thì sẽ sống lại để chịu sự định tội đời đời trong hỏa ngục, không phải để được cứu rỗi (GiGa 5:29; KhKh 21:3-8). “Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa” (20:15). Không có chỗ nào trong Kinh thánh nói rằng còn cơ hội cứu rỗi cho những người chết chưa tiếp nhận Chúa. Ngày nay là ngày cứu rỗi. “Hãy vào cửa hẹp vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít” (Mat Mt 7:13-14). Theo lời của Đức Chúa Trời, có vô số người đang đi đến hoa ngục và sẽ sống lại để chịu đoán xét (GiGa 5:29) nếu họ không tiếp nhận Đấng Christ là Chủ, là Đấng cứu rỗi đời sống họ một cách cá nhân. Sự chết kết thúc mọi hy vọng của những người hư mất. Vì bản chất tội lỗi nên mọi người đều phạm tội từ trong con người và trong những điều chúng ta làm. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu nói rằng “Ngươi phải sanh lại” (3:7). Giả sử một con heo cố gắng trở thành con cừu bằng cách bắt chước con cừu. Con heo mặc vào bộ lông cừu, ăn thức ăn của cừu, và thậm chí học cách kêu be be giống như cừu. Những điều đó có thể làm thay đổi bản chất của con heo và làm cho nó trở nên con cừu không? Đối với những người cố gắng bắt chước các Cơ đốc nhân để trở thành Cơ đốc nhân cũng vậy. Điều đó cần một phép lạ - sự sanh lại. Chỉ khi Đức Chúa Trời thực hiện phép lạ, sự tái sanh, thì con heo mới có thể thành con cừu, cũng vậy để một tội nhân được sanh lại và trở thành con cái Đức Chúa Trời thì cũng cần một phép lạ của Chúa. “Nhưng hễ ai nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức
  • 24. Chúa Trời tức là ban cho kẻ đã tin đến danh con mot Đức Chúa Trời” (1:12). Bước năm: Con Đường Cứu rỗi Chỉ có Chúa Giê-xu mới có thể làm sạch tội lỗi chúng ta và thay đổi bản chất của chúng ta. “Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ” (IPhi 1Pr 2:23). Không chỉ tội của A-đam truyền lại, nhưng mà cả những tội của riêng chúng ta nữa. Đó là lý do tại sao Ngài chết trên thập tự giá, là lý do Ngài đổ huyết ra vì chúng ta, để trả giá cho nợ tội lỗi chúng ta. Chúng ta cần được sạch tội, cần có bản tính mới để trở thành một Cơ đốc nhân. Chúa Giê-xu đã thế chỗ chúng ta và đổ huyết Ngài làm sạch mọi tội chúng ta. Không việc lành nào có thể tẩy sạch tội chúng ta và làm thay đổi bản chất của chúng ta, “Dầu tôi chưa kêu cầu, Ngài đã đổ huyết ra vì tôi” Đây là Tin Lành . Sự cứu rỗi sẽ xảy ra ngay lập tức. Ngay lúc chúng ta ăn năn, lìa bỏ tội lỗi mà quay về cùng Chúa Giê-xu thì Ngài cứu chúng ta. Đấng Christ khi đáp lại tiếng kêu cầu đầy tin cậy của tên trộm cướp (người chưa chịu Báp-têm, chưa được cứu, chưa làm việc lành) trên thập tự giá về sự cứu rỗi ngay lập tức rằng “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong thiên đàng” (LuLc 23:43b). Sự cứu rỗi tức thì cũng được ban cho người đàn bà xấu nết: “Đức tin của ngươi đã cứu ngươi, hãy đi cho bình an” (7:50). Người thâu thuế kêu cầu và nhận được sự cứu rỗi ngay lập tức “. . . Người này trở về nhà mình được xưng công bình” (LuLc 18:14a). Kẻ tàn sát Hội thánh Sau-lơ được biến đổi thành sứ đồ Phao-lô nhờ sự gặp gỡ quan trọng với một Chúa sống. Sự cứu rỗi bao gồm việc tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ là Chủ (Đức Chúa Trời, Đấng chủ tể, Đấng cai quản mới chúng ta ) và là Đấng Cứu Thế. Điều này bao gồm tấm lòng (trong Kinh Thánh, tấm lòng có nghĩa là sự cầm quyền, sự cai trị, sự lựa chọn, trọng tâm của đời sống) và niềm tin. “Vậy nếu miệng ngươi xưng Đức Chúa Giê-xu ra và lòng ngươi tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại thì ngươi sẽ được cứu” (RoRm 10:9). Do đó chúng ta phải từ bỏ tội lỗi, bỏ cái tôi của chúng ta, bỏ đường lối của chúng ta mà quay về với đường lối của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tin tưởng và kêu cầu Chúa Giê-xu với lòng tin và sự ăn năn thì Ngài sẽ bước vào đời sống chúng ta, làm sạch mọi tội lỗi chúng ta, làm cho chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Trời bởi sự tái sanh; ban cho chúng ta món quà cứu rỗi một cách vô điều kiện là đời sống mới, dư dật và đời đời. Thiên đàng chắc chắn trở thành nhà của chúng ta, sự bình an của Ngài là tài sản của chúng ta. Khi chúng ta kêu cầu Đấng Christ, không có phép màu nào thoát ra từ chúng ta. Nhưng Ngài phán rằng “Bởi sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” (Mat Mt 12:34). Nếu chúng ta kêu cầu Chúa với cả tấm lòng, dùng quyền
  • 25. lựa chọn mà Chúa đã ban cho chúng ta mà đặt lòng tin nơi Chúa. Đức Chúa Trời luôn đáp lời và giải cứu chúng ta. Ngài đã hứa như vậy. Sự cứu rỗi rất đơn giản. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu ” (RoRm 10:13). Chúng ta phải kêu cầu Chúa cách cá nhân với lòng tin Ngài cứu chúng ta. Đây là cách chúng ta tiếp nhận Ngài. Nếu chúng ta kêu cầu Ngài như vậy, hoặc Ngài phải cứu chúng ta hoặc Ngài nói dối; mà Đức Chúa Trời không hề nói dối. Nếu Chúa Giê-xu yêu chúng ta đủ để chịu chết trong sự đau đớn tột cùng thì Ngài có thể gạt bỏ chúng ta khi chúng ta kêu cầu Ngài sao? Tất nhiên là không. Hãy nhớ rằng “Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta khi chúng ta còn là người có tội thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (5:8). Chúa yêu chúng ta và Ngài muốn chúng ta đến với Ngài bằng chính con người thật của mình. Đức Chúa Trời yêu bạn và Ngài muốn bạn được cứu. Bạn có muốn tiếp nhận Chúa Giê-xu làm chủ và Đấng cứu rỗi đời sống bạn không? Nếu bạn muốn, bạn chỉ cần cầu nguyện với cả tấm lòng, cách tốt nhất là bạn nên cầu nguyện theo những những điều dưới đây hoăc những lời tương tự. “Kính lạy Chúa Giê-xu Christ, xin bước vào lòng và vào đời sống con. Xin dùng huyết Ngài tẩy sạch mọi tội lỗi của con, làm con trở nên con cái Đức Chúa Trời. Xin ban cho con sự sống đời đời, và cho con biết rằng con đã được cứu ngay bây giờ và mãi mãi. Bây giờ con xin tiếp nhận Ngài làm Chúa và Đấng cứu rỗi đời sống con. Con hoàn toàn tin cậy vào sự cứu rỗi mà Ngai dành cho chính đời sống của con. Con cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu. Amen”. Chúa Giê-xu có cứu bạn không hay Ngài chỉ nói dối? Theo 10:13 “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu”. Chúa Giê-xu đã cứu bạn khi bạn kêu cầu Ngài. Sự cứu rỗi là một điều chắc chắn. Bạn có thể biết rằng bạn đã được cứu, không chỉ bằng cảm giác nhưng vì lời Chúa nói như vậy. Hãy nhớ lại GiGa 3:36a. Xin đọc câu này ba lần. “Ai tin Con thì được sư sự sống đời đời”. Theo lời Chúa thì lúc này bạn đã nhận được điều gì? Theo lời Chúa, nếu bây giờ bạn chết thì bạn sẽ đi về đâu? Nếu bạn biết rằng Chúa Giê-xu đã cứu bạn thì xin hãy lớn tiếng cảm tạ Chúa về điều đó. “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời” (IGi1Ga 5:13). Để giúp bạn nắm vững hơn lời hứa này, mong bạn sẽ ký tên vào tờ quyết định dưới đây: Hôm nay tôi đã tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ làm chủ, làm Đấng cứu rỗi đời sống tôi. Tôi tin cậy và lời hứa về sự tha tội và sự ban cho sự sống đời đời
  • 26. của Ngài. Ký tên: Ngày: Khi tin nhận Đấng Christ, dù có cảm xúc hay không có cảm xúc, Đấng Christ sẽ chứng minh cho bạn thấy những lẽ thật về Ngài. Bạn phải tin rằng Ngài giữ lời hứa và Ngài đã cứu bạn. Hãy ghi nhớ câu chuyện minh họa quan trọng này. Ba người đàn ông bước vào một thang máy để cùng lên lầu ba. Một người vui, người kia buồn, người còn lại không biểu hiện gì. Cả ba người muốn đến lầu ba, không quan tâm đến cảm xúc, họ tin rằng thang máy có thể đưa họ lên lầu ba, họ hành động theo điều họ tin và phó mặc cho cái thang máy. Đối với những người tin Đấng Christ cũng như vậy, dù có cảm xúc hay không có cảm xúc. Lẽ thật về sự cứu rỗi sẽ bày tỏ qua những đáp ứng yêu thương của bạn, qua việc vâng lời và bước theo Đức Chúa Giê-xu Christ “. . . Nếu ai yêu mến ta thì (chứ không phải là “ có thể”) vâng giữ lời ta” (GiGa 14:23a). Việc bạn cố gắng làm một cái gì đó để được cứu chứng tỏ rằng bạn không tin vào sự cứu rỗi đầy đủ trong Đức Chúa Giê xu Christ. Tuy nhiên, sự cứu rỗi đích thực, đức tin thật luôn sinh ra những việc lành. “Nhưng, hỡi người vô tri kia, ngươi muốn biết chắc rằng đức tin không có việc làm là vô ích chang?” (Gia Gc 2:20). Một cây táo không phải ra trái táo để được gọi là cây táo. Những quả táo được sinh ra từ cây đó chứng tỏ rằng nó là cây táo. Cũng vậy, những việc lành không bao giờ tạo nên một Cơ đốc nhân, nó chỉ chứng minh đó là một Cơ đốc nhân. “Vậy nếu ai ở trong Đấng Christ thì nấy là người được dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi; nầy mọi sự đều trở nên mới” (IICo 2Cr 5:17). Để bày tỏ sự cứu rỗi cho người khác chung ta phải có sự cứu rỗi, cũng giống như chỉ khi chúng ta có xe chúng ta mới có thể trình diễn nó được. Những Cơ đốc nhân thật sẽ chỉ làm những việc lành. Hãy tin cậy nơi Chúa vì sự đắc thắng của Ngài, hãy cảm tạ Chúa và bước đi bằng đức tin, bạn sẽ kinh nghiệm được sự đắc thắng đó. Trong chương kế tiếp và cuối cùng này chúng tôi sẽ giới thiệu và giải thích những hướng dẫn giúp cho những bạn mới tin Chúa. ĐẤNG CHRIST BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG “Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Nếu ai yêu mến ta thì vâng giữ lời ta. Cha ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến cùng người và ở trong người ” (GiGa 14:23). Những câu Kinh Thánh dưới đây được liệt kê ra để các ban tham khảo thêm.
  • 27. Hãy suy gẫm từng phần trong tám mục được liệt kê trong chương quan trọng này. 1. Chịu phép Báp-têm. Cong Cv 2:41, 10:47-48, 16:31-33. 2. Xưng Chúa ra trước mặt mọi người. LuLc 12:8-9; RoRm 10:9-10. 3. Trung tín nhóm lại với Hội thánh. HeDt 10:25. 4. Đọc Kinh thánh mỗi ngày. Suy gẫm cẩn thận và ghi nhớ những câu gốc. Gios Gs 1:8; Thi Tv 1:2; 119:1; CoCl 3:16-17; IITi 2Tm 2:15; IPhi 1Pr 2:2. Bắt đầu đọc từ sách Giăng trong Tân ước, sau đó đến I Giăng, đến Ma-thi-ơ và tiếp tục những sách khác. Hãy đọc qua toàn bộ những sách trong Tân ước, sau đó đọc đến những sách trong Cựu ước. 5. Cầu nguyện mỗi ngày và ngày càng thường xuyên hơn. Gie Gr 33:3; Mat Mt 18:19; 21:22; RoRm 8:32; ITe1Tx 5:17; IGi1Ga 5:14-15. 6. Thành thật xưng tội ngay và lìa bỏ tội đó. ChCn 28:13; IGi1Ga 1:9. 7. Nói cho người khác về Đấng Christ . . . Làm chứng nhân . . . Đem nhiều người đến với Chúa. Thi Tv 126:6; ChCn 11:30; LuLc 5:10; 19:10; GiGa 20:21; Cong Cv 1:8. 8. Để Chúa Giê-xu sống trong đời sống bạn. ICo1Cr 15:57; GaGl 2:20; 5:16; CoCl 3:1-4. Sống bằng đức tin, không phải bằng cảm xúc. Đức tin là gốc rễ còn cảm xúc là kết quả. QUYẾT ĐỊNH CỦA BẠN Một quyết định rõ ràng về Đấng Christ rất cần thiết và quan trọng. Sống hay chết, ở thiên đàng hay hỏa ngục, hãy cân nhắc kỹ quyết định này. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhấn mạnh vào sự cần thiết của đức tin trong sáng cần bày tỏ bằng hành động cụ thể là tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ. Kinh Thánh bảo chúng ta hãy kêu cầu, hãy tiếp nhận, hãy sanh lại và hãy mở cửa lòng ra. Vua Ac-ríp-ba tin vào những lời sứ đồ Phao-lô nói nhưng ông không phải là Cơ đốc nhân, ông không tiếp nhận Đấng Christ cách cá nhân. Chúa nói rằng ma quỷ cũng tin Chúa và run sợ nhưng chúng bị định tội đời đời trong hỏa ngục. Rõ ràng đó là một niềm tin thiếu đức tin cứu rỗi trong Đấng Christ, thiếu hành động tiếp nhận Ngài làm Đấng cứu rỗi và làm chủ đời sống mình cách vô điều kiện. Một thanh niên có thể yêu một thiếu nữ và cô ta có thể đáp lại tình yêu ấy nhưng họ vẫn không thuộc về nhau cho đến khi tiến hành một nghi thức đơn giản của hôn nhân, hai bên thỏa thuận chấp nhận nhau và tha thứ nhau trong mọi sự. Đối với Đấng Christ cũng vậy. Một người có thể nhận là tin theo Chúa, yêu mến Ngài nhưng thực sự chưa bao giờ tiếp nhận Ngài, kêu cầu Ngài, mở cửa lòng đón nhận sự cứu rỗi của Ngài. Đức tin cứu rỗi đòi hỏi hành động kêu cầu và tiếp nhận Đấng Christ, được sanh trong gia đình của Đức Chúa Trời. Lúc đó chúng ta là những người được dựng nên mới trong
  • 28. những khao khát mới, quyền năng mới và đời sống mới (IICo 2Cr 5:17). Không kể đến việc chúng ta tự thuyết phục mình như thế nào để chúng ta yêu Chúa và tin nơi Chúa; chúng ta phải kêu cầu Ngài, tiếp nhận Ngài, mở cửa lòng ra mời Ngài ngự vào lòng bằng đức tin nơi những điều Kinh Thánh đã nói. “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (RoRm 10:13). Chúng tôi tin rằng bạn đã quyết định điều này. Nếu bạn đã bằng đức tin cầu xin Chúa Giê-xu cứu bạn, xin hoan nghênh bạn đến với gia đình của Đức Chúa Trời. Chúc mừng bạn. Bạn vừa trở nên một người con của Đức Chúa Trời. Bạn vừa được sanh lại, được sanh từ trên cao, được sanh bởi Đức Thánh Linh trong gia đình đời đời của Đức Chúa Trời. Bạn là người được dựng nên mới trong Đấng Christ. Những tội lỗi của bạn đã được tẩy sạch bằng sự đổ huyết của Ngài. Bạn có một tương lai mới, một gia đình mới, và một người Cha mới. Qua lời Chúa, chúng tôi vừa chỉ cho bạn làm thế nào để được cứu. 10:13 cho chúng ta biết chắc điều đó. Xin cũng xem trong GiGa 3:36 và IGi1Ga 5:13 (Bạn nên ghi nhớ những câu này). Bạn sẽ hết lòng vui mừng vì Chúa Giê-xu là của bạn và bạn thuộc về Ngài mãi mãi, nhà đời đời của bạn là thiên đàng chứ không phải hỏa ngục; Chúa sẽ luôn luôn ở với bạn trên con đường mới và con đường sự sống. Sự cứu rỗi xảy ra trong chốc lát nhưng kết quả thì còn lại đời đời. Đức Chúa Trời nói rằng bạn bây giờ la “người dựng nên mới trong Đấng Christ” (IICo 2Cr 5:17). Thật vui và thú vị biết bao. 1. CHỊU BÁP-TÊM Nước của phép Báp-têm không thể tẩy sạch tội lỗi con người. Điều này chỉ được thực hiện khi bạn được cứu bởi sự đo huyết của Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban lệnh rằng chúng ta phải chịu báp- têm ngay khi chúng ta được cứu. Trong Cong Cv 2:41, khoảng 3000 người tin nhận Chúa đã được Báp-têm và được cứu, người đề lao ở thành Phi-líp đã chịu Báp- têm vào buổi tối đáng ghi nhớ khi ông quyết định tin Chúa và ông đã được cứu (16:31-33). Ngay sau khi được cứu chúng ta nên nhận phép Báp-têm càng sớm càng tốt. Việc nhận Báp-têm chính là vẻ bên ngoài của một đời sống sạch tội ở bên trong. Chỉ nhận Báp-têm sau khi được cứu rỗi, trước khi được cứu điều này là vô nghĩa, không có giá trị gì. Phép Báp-têm là sự bày tỏ bên ngoài của những điều Chúa đã làm ở trong lòng. Thậm chí quan trọng hơn, theo Kinh Thánh, phép Báp-têm là hình ảnh về sự đồng chết với Chúa Giê-xu về đời sống cũ, nhận mình đã chết với Ngài, đồng chôn với Chúa khi chúng ta nhận chìm mình trong nước, cùng sống với sự sống của Ngài như Ngài đã sống lại từ nơi hầm mộ khi chúng ta lên khỏi nước. Do đó chúng ta được xác nhận công khai về sự đồng nhất với Chúa Giê-xu Christ, sự chết về đời sống cũ, và sống đời sống mới trong Ngài. Sách Cong Cv
  • 29. 10:47 chỉ cho chúng ta một thứ tự rõ ràng: Sự cứu rỗi - phép Báp-têm (RoRm 6:1-4). Phép Báp-têm hoàn tất bức tranh về sự đồng nhất giữa chúng ta với Đấng Christ trong sự chết, sự chôn và sự sống lại mà Kinh Thánh trình bày. Nói cách khác, khi chúng ta đã được cứu, Đức Chúa Trời kể chúng ta đã chết với Đấng Christ trong sự chết của Ngài, bị chôn với Ngài về đời sống cũ và sống lại với Ngài trong đời sống mới. Phép Báp-têm mô tả điều này. Thật là một hìnhh ảnh tuyệt vời. Hãy nhận phép Báp-têm, không phải để được cứu nhưng bởi vì bạn đã được cứu rồi , và bây giờ bạn chỉ muốn hoàn toàn yêu mến và thuận phục Chua mà thôi. 2. XƯNG CHÚA RA TRƯỚC MẶT MỌI NGƯỜI “Ta nói cùng các ngươi, ai sẽ xưng ta trước mặt thiên hạ, thì Con người cũng sẽ xưng họ trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời. Nhưng ai chối ta trước mặt thiên hạ, thì họ sẽ bị chối trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời ” (LuLc 12:8-9). Hãy công khai xưng nhận Chúa Giê-xu Christ là bằng chứng của Kinh Thánh và là bằng chứng của sự cứu rỗi. Đó là lý do tại sao rất nhiều Hội thánh đưa ra những lơi mời công khai, những đám đông thân thiện, yêu thương, cầu nguyện để nhờ đó bạn có thể nhận biết Đấng Christ. Chúa phải được xưng ra trước mặt con người. Nếu những môn đồ đầu tiên ở thành Giê- ru-sa-lem tuyên xưng rằng sự cứu rỗi là điều riêng tư chỉ giữa họ và Chúa thôi, từ chối xưng Chúa ra trước mặt người khác, những người hung dữ, những kẻ giết người, Tin lành có lẽ đã không bao giờ vượt ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem. Cho nên việc nói về Chúa trong Hội thánh ngày nay cũng cần thiết như lúc ban đầu và ở bất kỳ nơi nào Chúa đều hướng dẫn. Điều đó sẽ làm đức tin bạn cực kỳ mạnh mẽ. 3. TRUNG TÍN ĐI NHÓM THỜ PHƯỢNG “Chớ bỏ qua sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào thì càng phải làm như vậy chừng ấy ” (HeDt 10:25). Sự nhóm lại và đi nhà thờ gần như hoàn toàn giống nghĩa nhau trong ngữ cảnh này, Chúa nói rằng đừng bỏ qua việc nhóm lại ở nhà thờ. Kinh Thánh Tân ước không đề cập đến những Cơ đốc nhân sống biệt lập với Hội thánh địa phương . Trong ơn cứu rỗi, chúng ta lập tức trở thành những chi thể trong thân thể Đấng Christ. Mỗi chúng ta đều nhận được những ơn phước riêng để chia xẻ cho người khác, chúng ta là những người khác nhau nhưng đều là những phần rất quan trọng trong thân thể Đấng Christ. Chúng ta đi nhóm lại vừa để ban cho và vừa để nhận lãnh. Chúa đã ban những món quà đặc biệt cho những người tin kính Ngài để họ phục vụ trong Hội thánh. Ngài