SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Download to read offline
LỜI MỞ ĐẦU
Kinh Thánh: Eph Ep 1:1-14
Chủ đề: Những đặc tính của người ở trong Đấng Christ.
Câu gốc: “Phao-lô, theo ý muốn Đức Chúa Trời, làm sứ đồ của Đức Chúa
Jêsus Christ, gởi cho các thánh đồ ở thành Êphêsô, cho những kẻ trung tín
trong Đức Chúa Jêsus Christ”. 1:1
KHAI TRIỂN BÀI HỌC
I. TRƯỚC GIẢ
. Trong loạt bài học nầy, chúng ta sẽ nghiên cứu bức thư được sứ đồ Phao
Lô viết cho một Hội Thánh của Đức Chúa Jesus. Đó là thư Êphêsô.
Giáo viên: Hãy chỉ thành phố Êphêsô trên bản đồ bạn đã sử dụng để dạy
sách Công vụ: Bản đồ có ghi rõ các hành trình truyền giáo của Phao Lô.
1. Bối cảnh:
. Sứ đồ Phao Lô đã ghé thăm Êphêsô một thời gian ngắn trong chuyến hành
trình truyền giáo thứ hai. Xin đọc Cong Cv 18:19-21.
. Phao Lô trở lại Êphêsô trong chuyến hành trình truyền giáo thứ ba. Ông đã
lưu lại đây trong ba năm. Dù Phao Lô đã trải qua nhiều nỗi khó khăn, bắt bớ,
nhưng nhiều người đã tin nhận Chúa Jesus và Hội Thánh của Đấng Christ tại
Êphêsô đã được thành lập. Xin đọc 19:1, 8-10.
Sau cuộc gây loạn của Đêmêtriu, Phaolô đi qua xứ Maxêđoan. Cuối cùng,
trên đường trở lại Giêrusalem, ông cho mời các trưởng lão ở Êphêsô tới một
nơi gọi là Mi-lê ở gần bờ biển. Tại đó, Phaolô nhắc nhở họ nhớ lại cách sống
của ông trong thời gian ba năm ông ở với họ, và khuyên bảo họ chăm sóc
con cái Chúa trong Hội Thánh một cách trung tín. Xin đọc Cong Cv 20:17-
23, 31-38.
Sau khi gặp gỡ các trưởng lão Hội Thánh Êphêsô ở Mi-lê, Phao lô lên đường
đến Giêrusalem và chính tại nơi này ông đã bị bắt. Ông bị giam giữ ở Sêsarê
trong hai năm trước khi bị đưa đi Rôma xét xử. Trong khi bị giam giữ ở
Rôma, Phaolô viết thư cho các tín hữu ở Êphêsô. Đức Thánh Linh đã soi dẫn
Phaolô trong khi viết thư này, đó chính là sứ điệp của Đức Chúa Trời gửi
cho tín hữu ở Êphêsô, và đó cũng là Lời của Đức Chúa Trời gửi cho tất cả
chúng ta hôm nay.
2. Sứ đồ của Chúa Cứu thế Jesus: Xin đọc Eph Ep 1:1. Từ ngữ “sứ đồ” nghĩa
là gì? Tại sao Phaolô tự xưng là sứ đồ?
Giáo viên: Nghĩa của các từ ngữ “sứ đồ,” “thánh đồ,” ân-điển,” và “bình an”
được dạy trong sách Rôma. Nếu các tín hữu không thể trả lời các câu hỏi về
từ ngữ này, quý vị hãy giải thích lại cho họ nghe dựa trên căn bản của bài 1
trong sách Rôma và áp dụng trực tiếp với họ.
Phaolô viết rằng ông “. . . là sứ đồ của Chúa Cứu thế Jesus theo ý muốn của
Đức Chúa Trời. . . ” Phaolô được Chúa chọn và sai đi làm sứ giả giảng Tin
Lành cho mọi người.
Phaolô trở thành sứ đồ không phải do sự chọn lựa và ý muốn cá nhân. Ông
được chọn và được sai đi do sự chọn lựa và ý định của Đức Chúa Trời. Quý
vị có nhớ Chúa bảo Anania điều gì khi Ngài sai ông ta tìm gặp Phaolô ở
thành Đamách không? Xin đọc Cong Cv 9:15.
Giáo viên: Ghi chú GaGl 1:1.
II. ĐỘC GIẢ
1. Các thánh đồ: Phaolô viết “. . . gởi cho các thánh đồ ở thành Êphêsô . . . ”
“Thánh đồ” nghĩa là gì? Ai là “thánh đồ”?
Giáo viên: ‘Thánh đồ’ có nghĩa là ‘người được biệt riêng ra’. Ngay lúc
chúng ta nghe về Chúa Cứu thế Jesus và vâng theo sự kêu gọi của Đức Chúa
Trời để tin nhận Ngài làm Chúa Cứu thế của mình, Đức Chúa Trời đã biệt
riêng chúng ta cho Ngài để chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi.
2. Những kẻ trung tín: Chẳng những Phaolô gọi họ là thánh đồ mà ông còn
gọi họ là “. . . những kẻ trung tín trong Chúa Cứu thế Jesus. ” Phaolô đã gửi
thư cho những người tin cậy Chúa Cứu thế Jesus.
Giáo viên: Từ ngữ “những kẻ trung tín” chú trọng vào sự kiện họ đã tiếp tục
đặt đức tin nơi Chúa Cứu thế Jesus. Họ là những người có đức tin và là
những người đáng tin cậy.
. Nếu quý vị đi xa nhà lâu ngày, quý vị sẽ ủy thác nhà cửa, gia súc cho bà
con hay bạn bè, phải không? Cũng vậy, nếu quý vị tin tưởng người khác giữ
gìn của cải tài sản của quý vị, thì những tín hữu ở thành Êphêsô cũng đặt
đức tin mình trong sự giữ gìn của Chúa Jesus vì nhận biết Chúa là Đấng
Thành tín. Họ đã trung tín trong việc đặt đức tin mình nơi Chúa Jesus dù họ
phải đối diện nhiều bắt bớ, hoạn nạn.
. Ngoài ra, trung tín là đức tính tuyệt vời mà mỗi Cơ Đốc nhân phải có, một
đặc tính của Cơ Đốc nhân thật. Người ta có dám tin cậy bạn chăng? Chúa có
thấy bạn trung tín để Ngài giao nhiều sứ mạng hơn cho bạn chăng? Hãy giữ
chặt và phát triển đức tin nơi Chúa nhờ sự học biết Chúa và vâng lời Ngài
(GiGa 14:21; RoRm 10:17) trong mọi lãnh vực của cuộc sống, để bạn cũng
được biết, như các tín hữu Êphêsô là những người “trung tín trong Chúa Cứu
thế Jesus”.
3. Trong Chúa Cứu thế Jesus: Trong thư này cũng như các thư khác của ông,
Phaolô đã đề cập đến các tín hữu là người ở trong Đấng Christ. Trước khi
chúng ta tin Chúa, chúng ta ở trong Ađam, nhưng ngay lúc chúng ta tin cậy
Chúa Jesus, Đức Thánh Linh đã làm Báptem cho chúng ta, nghĩa là đặt
chúng ta trong Đấng Christ. Bấy giờ Đức Chúa Trời đã nhận chúng ta như
Ngài nhận Đấng Christ và chúng ta đồng dự phần mọi sự với Ngài.
. Việc được Đức Chúa Trời nhìn nhận và giải cứu khỏi quyền lực của Sa-tan,
tội lỗi và sự chết không tùy thuộc vào điều kiện chúng ta là ai, chúng ta làm
công việc gì. . . Chỉ cần chúng ta “ở trong Đấng Christ ”.
. Đức Chúa Trời đã kết hợp tín hữu với Chúa Jesus. Chúng ta là Thân-thể
Ngài, nên chúng ta đồng dự phần mọi sự với Ngài. Xin đọc RoRm 6:3, 4.
Giáo viên: Ghi chú ICo1Cr 15:22; 12:23
4. Lời chúc phước: Xin đọc Eph Ep 1:2. Tại sao Phaolô mong muốn các tín
hữu này được ân điển và sự bình an của Đức Chúa Trời? Họ chưa được cứu
sao? Họ chưa hiệp nhất với Đức Chúa Trời sao? Họ còn là kẻ thù nghịch với
Ngài sao?
Giáo viên: Chẳng những nhờ ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta được cứu
khi hãy còn là kẻ thù nghịch với Ngài, mà chúng ta cũng phải nhờ ân điển
của Ngài mỗi ngày để được dạy dỗ và được ban thêm sức để sống trong sự
vâng phục Lời Ngài (Phi Pl 4:7-8).
Dù bây giờ chúng ta đã được hòa thuận cùng Đức Chúa Trời, nhưng có lúc
chúng ta vẫn còn băn khoăn, lo nghĩ. Đôi khi chúng ta lo lắng thay vì tin cậy
vào sự chăm sóc của Chúa. Đức Chúa Trời muốn tín hữu luôn bình an vì tin
chắc rằng Ngài là Cha của họ và Ngài đang chăm sóc họ.
III. NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI
1. Ngợi khen Đức Chúa Trời: Xin đọc Eph Ep 1:3. Phaolô dạy rằng Đức
Chúa Trời đáng được ngợi khen. Điều này có nghĩa là chúng ta nên ngợi
khen Đức Chúa Trời, là Đấng chẳng những là Đức Chúa Trời mà còn là Cha
của Chúa Cứu thế Jesus chúng ta và từ khi chúng ta được tái sanh, Ngài
cũng là Đức Chúa Trời và là Cha chúng ta.
. Khen ngợi một người can đảm, một người tốt là việc đáng làm, nhưng thật
quan trọng hơn nhiều khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời, vì ngoài Ngài
không có ai là Đấng diệu kỳ, nhân từ, yêu thương, giàu lòng thương xót,
công bình, thánh khiết như Ngài. Vì Ngài là Đấng diệu kỳ, Ngài đã ban mọi
phước thiêng liêng cho những ai thuộc về Đấng Christ, thuộc về Thiên đàng
bởi Đức Thánh Linh.
2. Cha Chúa Cứu thế Jesus: Phaolô xem Đức Chúa Trời “. . . là Đức Chúa
Trời và là Cha của Chúa Cứu thế Jesus. . . ” Chúa Jesus là Đức Chúa Trời vì
vậy Ngài bình đẳng với Cha Ngài. Nhưng Chúa Jesus đã giáng thế, và sinh
ra làm một con người bình thường. Vì thế, Ngài cũng gọi Đức Chúa Trời là
Cha Ngài và là Đức Chúa Trời của Ngài.
Giáo viên: Ghi chú sách GiGa 20:17
3. Đã ban mọi ơn phước thuộc linh: Tại sao Phaolô ngợi khen Đức Chúa
Trời? Xem lại Eph Ep 1:3. Mọi sự mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta
trong Đấng Christ là “. . . mọi thứ phước thiêng liêng. . . ” Chúng ta nhận
được phước nhờ Đức Thánh Linh ở trong chúng ta.
. Phước hạnh này không thuộc về vật chất chẳng hạn như tiền bạc, thực
phẩm, quần áo, gia súc, đất đai, sức khỏe hoặc một cuộc sống tự do thoải
mái. Phước thuộc linh này không xuất phát từ thế gian, cũng không phải là
mọi vui thú mà con người tội lỗi đang hưởng thụ. Phước thiêng liêng này
được ban cho chúng ta từ trên trời.
. Nhiều con cái Chúa ở trong tình trạng rất cơ cực và có người còn phải chịu
cảnh bệnh tật, đau buồn. Nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào trên thế gian này,
họ vẫn được Đức Chúa Trời ban cho sự giàu có ở trên trời là sự giàu có tốt
hơn bội phần so với sự sung túc tạm thời trên thế gian này. Phước hạnh mà
Chúa ban cho tất cả con cái Ngài trong Đấng Christ là phước hạnh vô hạn vì
do Ngài ban cho. Có nhiều phước hạnh Chúa ban cho khi chúng ta còn sống
trên thế gian nhưng cũng có phước hạnh chúng ta chỉ hưởng được khi ở
cùng Ngài trên Thiên đàng.
4. Trong Đấng Christ: Mọi phước hạnh Ngài ban cho chúng ta “. . . trong
Đấng Christ. . . ” Chúng ta sẽ không có một phước hạnh nào hết nếu Chúa
Jesus không giáng thế, chịu tội thay cho chúng ta. Khi chúng ta ở trong
Ađam, người đại diện thứ nhất của chúng ta, chúng ta phải chịu chung tội lỗi
và sự chết của đời này. Vì bây giờ chúng ta ở trong Chúa Jesus, chúng ta
hiệp nhất với Ngài trong mọi sự nhờ Đức Thánh Linh là Đấng Chúa Jesus
sai xuống thế gian để sống trong chúng ta.
CÂU HỎI
1. Có phải Phao Lô là người thành lập Hội Thánh Êphêsô không? Dù khi
Phao Lô đến Êphêsô, có lẽ Abôlô đã hướng dẫn được 12 người tin Chúa,
nhưng Phao Lô mới chính là người thành lập Hội Thánh trong hành trình
truyền giáo thứ ba khi ông lưu lại đây trong khoảng ba năm (Cong Cv 19:1-
41; 20:31).
2. Phao Lô nói gì về ông? Phaolô viết rằng ông “. . . là sứ đồ của Chúa Cứu
thế Jesus theo ý muốn của Đức Chúa Trời. . . ” Phaolô được Chúa chọn và
sai đi làm sứ giả giảng Tin Lành cho mọi người.
3. Phao Lô nói gì về độc giả tại Êphêsô? Phaolô gọi họ là thánh đồ và ông
còn gọi họ là “. . . những kẻ trung tín trong Chúa Cứu thế Jesus. ”
4. Phaolô có ý nói gì khi ông nói rằng chúng ta ở trong Đấng Christ? Trước
khi chúng ta tin Đấng Christ, chúng ta ở trong Ađam. Nhưng ngay khi chúng
ta tin nhận Đấng Christ, Đức Thánh Linh làm Báptem cho chúng ta, tức là
đặt chúng ta trong Đấng Christ để chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận
như Ngài chấp nhận Đấng Christ, và chúng ta đồng dự phần với Ngài trong
mọi sự. Xem RoRm 6:3-4.
5. Tại sao Phaolô mong muốn các tín hữu này được ân điển và bình an của
Đức Chúa Trời? Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta được cứu khi hãy
còn là kẻ thù nghịch với Ngài nhưng chúng ta cũng phải nhờ ân điển của
Ngài mỗi ngày để được dạy dỗ và được ban thêm sức để sống trong sự vâng
phục Ngài (Phi Pl 4:7, 8). Dù đã được hòa thuận cùng Đức Chúa Trời,
nhưng có lúc chúng ta vẫn còn băn khoăn, lo nghĩ. Chúng ta cần tin chắc
rằng Ngài là Cha và Ngài đang chăm sóc chúng ta .
6. Tại sao Phaolô nói rằng chúng ta phải ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha
của Chúa Cứu thế Jesus về những điều kỳ diệu và lớn lao của Ngài? Vì Đức
Chúa Trời thực sự diệu kỳ, vì bởi Đức Thánh Linh, Ngài đã ban cho chúng
mọi phước thiêng liêng ở trên trời cho bất cứ ai ở trong Đấng Christ. Xem
Eph Ep 1:3
7. Thế nào là ơn phước thuộc linh? Phước hạnh này không thuộc về vật chất,
không xuất phát từ thế gian, cũng không phải là mọi vui thú mà con người
có thể hưởng thụ. Phước thiêng liêng này được ban cho chúng ta từ trên trời,
là phước hạnh vô hạn. Có nhiều phước hạnh Chúa ban cho khi chúng ta còn
sống trên thế gian nhưng cũng có phước hạnh chúng ta chỉ hưởng được khi ở
cùng Ngài trên Thiên đàng.
ƠN PHƯỚC THUỘC LINH
Kinh Thánh: 1:3-14
Chủ đề: Những ơn phước thuộc linh của người ở trong Đấng Christ.
Câu gốc: “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta,
Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước
thiêng liêng ở các nơi trên trời”. 1:3
KHAI TRIỂN BÀI HỌC
A. BÀI CA ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
I. ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ TUYỂN CHỌN
1. Được chọn trong Đấng Christ: Xin đọc 1:4. Ơn phước thứ nhất mà Phaolô
đề cập trong thư ông là chúng ta dự phần với Chúa Jesus trong sự chọn lựa
của Đức Chúa Trời.
2. Được chọn trước khi sáng thế: Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta trong
Đấng Christ trước khi dựng nên thế gian, vì Ngài biết hết mọi sự trước khi
việc đó xảy ra.
. Trước khi sáng thế, Ngài biết Ađam sẽ bội nghịch cùng Ngài và Ngài biết
chúng ta sẽ được sinh ra trong tội lỗi vì cớ Ađam. Vì thế, Đức Chúa Trời đã
không chọn chúng ta trong Ađam, bởi Ađam là kẻ có tội, Đức Chúa Trời từ
bỏ ông và mọi sự thuộc về ông.
. Nhưng Chúa Jesus xuống thế gian để trở thành Chúa Cứu thế chúng ta.
Ngài là Đấng vô tội (trái với Ađam là kẻ có tội), là Đấng vâng phục Cha (trái
với Ađam là kẻ bội nghịch). Ngài làm vui lòng Đức Chúa Trời và được chọn
làm “Đầu” hay nói khác hơn, làm người Lãnh đạo dân sự Ngài.
. Vì Chúa Jesus được Đức Chúa Trời chọn, nên tất cả những ai tin nhận Ngài
và hiệp nhất với Ngài cũng được Đức Chúa Trời chọn. Câu 4 nói điều gì?
Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ: Đức Chúa Trời chọn bất
cứ ai trong Đấng Christ trước khi Ngài dựng nên thế gian. Đức Chúa Trời từ
bỏ chúng ta trong Ađam, nhưng Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ.
Giáo viên: Ghi chú EsIs 42:1
2. Được chọn đặng làm nên thánh: Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng
Christ “. . . đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa
Trời trong tình yêu thương của Ngài. ” Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong
Chúa Jesus bởi vì Ngài có chương trình biệt riêng chúng ta cho Ngài. Trong
Ađam, chúng ta bị tội lỗi cai trị, bị ma quỷ sử dụng, nhưng Đức Chúa Trời
chọn chúng ta trong Đấng Christ, biệt riêng chúng ta ra để chỉ được Ngài sử
dụng, để chúng ta sẽ làm đẹp lòng Ngài như Chúa Jesus đã làm đẹp lòng
Ngài trọn vẹn vậy.
. Thí dụ quý vị muốn đan một cái giỏ, nên đi vào rừng và tìm chọn những lá
cọ tốt nhất. Khi về đến nhà, quý vị đem phơi những lá cọ đã chọn. Nếu có
một cháu bé nào nhặt những lá ấy đem chơi thì quý vị sẽ nói gì? “ Để yên
đấy ! Tôi đã chọn lựa những lá ấy và đã để riêng ra để đan giỏ. ”
II. ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH
1. Tiền định làm con nuôi của Đức Chúa Trời: Xin đọc Eph Ep 1:5. Phước
hạnh thứ nhì mà Phaolô đề cập đến là một phước hạnh được làm con nuôi
của Đức Chúa Trời: Vì tình yêu thương của Cha dành cho chúng ta, nên
trước khi sáng thế, Ngài đã xác định địa vị làm con trưởng thành trong nhà
Đức Chúa Trời cho những ai ở trong Đấng Christ.
. Theo luật Lamã, người con nuôi được hưởng mọi địa vị, quyền lợi giống
như con ruột: Chúng ta cùng dự phần trong địa vị làm con cái Đức Chúa
Trời với đủ đặc quyền và trách nhiệm như Chúa Cứu thế Jesus.
Giáo viên: Đức Chúa Trời dẫn dắt các tín hữu, có nghĩa là mọi tín hữu có
Đức Thánh Linh ngự trị, là những con cái trưởng thành của Ngài (IPhi 1Pr
2:2; IGi1Ga 3:12). Ngay lúc chúng ta được sanh lại trong nhà Đức Chúa
Trời, chúng ta chỉ giống như con trẻ kém hiểu biết. Tuy nhiên, Chúa ban cho
chúng ta địa vị làm con trưởng thành trong nhà của Ngài.
2. Được chấp nhận trong Con yêu dấu của Ngài.
a. Trong Ađam, bị từ bỏ: Xin đọc Eph Ep 1:6. Đức Chúa Trời từ bỏ chúng ta
khi chúng ta ở trong Ađam nhưng bây giờ chúng ta được Ngài hoàn toàn
chấp nhận vì chúng ta ở trong Chúa Jesus là Con Yêu dấu của Ngài.
b. Trong Đấng Christ, chúng ta được tiếp nhận: Quý vị có nhớ việc gì xảy ra
sau khi Chúa Jesus chịu Báptem không? Xin đọc Mat Mt 3:17. Bởi lòng
nhân từ, Đức Chúa Trời khiến chúng ta hiệp nhất với Chúa Jesus và Ngài coi
chúng ta cũng là con cái yêu dấu của Ngài.
Tôi xin kể cho quý vị nghe về một người nghèo khổ ở Palawano muốn gặp
Tổng thống ở Manila. Cho dù ông ta tìm mọi cách, cũng không thể nào được
cho vào vì những người bảo vệ dinh Tổng thống không ngừng xua đuổi.
Nhưng cuối cùng ông ta đã được chấp nhận cho phép gặp Tổng thống, đó là
vì ông ta đi cùng với con trai ông Tổng thống ấy. Ông ta được chấp nhận là
nhờ con trai của Tổng thống. Cũng vậy, chúng ta được Đức Chúa Trời chấp
nhận làm con cái Ngài vì Ngài phủ che chúng ta bằng sự công bình của Con
Ngài là Chúa Cứu thế Jesus. Xin đọc RoRm 5:1.
B. ÂN ĐIỂN TRONG CHÚA JESUS
I. ĐƯỢC CỨU CHUỘC VÀ ĐƯỢC THA TỘI.
1. Được cứu chuộc bởi huyết Chúa Jesus: Xin đọc Eph Ep 1:7. Kinh Thánh
có ý gì khi nói chúng ta được cứu chuộc bởi huyết của Chúa Cứu thế Jesus?
Giáo viên: Để giảng về sự cứu chuộc, xem phần ghi chú bài học ở RoRm
3:24. Bởi vì A-đam bội nghịch với Đức Chúa Trời, chúng ta đều sinh ra làm
nô lệ cho tội lỗi và Satan. Chúng ta không có cách gì để thoát khỏi sự kiểm
soát của chúng. Chúng ta giống như nô lệ ở các chợ. Nhưng khi Chúa Jesus
giáng thế, giống như Ngài vào các chợ nô lệ để mua chuộc chúng ta cho
chính Ngài (HeDt 9:12; IPhi 1Pr 1:18).
Giá cứu chuộc Ngài phải trả chính là huyết báu của Ngài. Ngài mua chúng ta
và giải cứu chúng ta khỏi sự cai trị của tội lỗi và Satan.
2. Được tha tội nhờ ân điển: Tội lỗi là xúc phạm, chống nghịch và chọc giận
Đức Chúa Trời, nhưng vì ân điển dư dật, Ngài tha tội cho chúng ta một cách
trọn vẹn nhờ sự trả thay án phạt của Chúa Jesus trên Thập tự giá.
. Ân điển lớn lao và dư dật của Đức Chúa Trời đối với chúng ta có thể minh
họa bằng cách này: Hãy tưởng tượng có một cơn đói kém và chỉ còn một
người là có rất nhiều gạo. Ông ta là một người tốt bụng và rất giàu có. Ở gần
nhà ông ta có một người rất cùng khổ, là người đã từng làm nhiều điều xấu
xa với ông ta trong thời gian trước. Một ngày nọ, con người xấu xa này tìm
đến nhà ông để nài xin sự tha lỗi và hỏi xin một ít thực phẩm. Người giàu có
nọ phải có sự chọn lựa: Ông ta có thể đuổi kẻ thù nghịch mình đi, hoặc là
cho anh ta một chút thức ăn rồi đuổi đi. Nhưng người giàu có này làm gì?
Chẳng những không đuổi đi và cũng không bố thí một chút thức ăn mà thay
vào đó, mang anh ta vào nhà và nói rằng,“Tiền của của tôi là của anh. Tôi
tha thứ mọi lỗi lầm của anh và tôi sẽ chia xẻ với anh mọi thứ mà tôi có
được”. Rồi người giàu có đem ra nào thực phẩm, quần áo, chăn mền và
nhiều thứ khác cho người láng giềng của mình. Thí dụ này nhắc nhở chúng
ta về ân điển dư dật của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời giống như người
giàu có nọ đem hết những thứ mình có cho kẻ thù nghịch. Ngài chia xẻ mọi
sự với chúng ta là những kẻ bội nghịch cùng Ngài.
II. ĐƯỢC BAN SỰ KHÔN NGOAN THÔNG SÁNG
1. Khả năng thông hiểu tương lai: Xin đọc Eph Ep 1:8-10. Một phước hạnh
khác mà Đức Chúa Trời ban cho mọi con cái Ngài là khả năng thông hiểu
được chương trình của Ngài trong tương lai.
. “Khôn ngoan” là hiểu biết những điều quý giá nhất, là câu trả lời cho
những vấn đề muôn đời về sự sống, sự chết, Thượng Đế, con người, thời
gian. . . Trước khi tin Chúa, chúng ta sống trong sự tối tăm, không biết Lẽ
Thật, và cũng không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Mỗi ngày chúng
ta sống trong sự sợ hãi không biết ma quỉ sẽ làm gì với chúng ta, cũng như
không biết việc gì sẽ xảy ra cho chúng ta và cho thế giới này.
. “Thông sáng” là hiểu biết thực nghiệm những điều trực tiếp liên quan đến
cách sống, sự phán đoán đúng sai. . . “Thông sáng” khiến chúng ta có thể đối
diện và giải quyết những nan đề thực tế của cuộc sống.
2. Tầm quan trọng của sự thông hiểu: Khi Chúa Jesus bị những nhà lãnh đạo
Giuđa xét xử, họ cố tìm lý do để đóng đinh Ngài, các thầy tế lễ đã hỏi Ngài
câu hỏi này, “. . . Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng
ngợi khen phải không? ”. Chúa Jesus đã trả lời như thế nào và thầy tế lễ
thượng phẩm và các người lãnh đạo Giuđa đã làm gì? Xin đọc Mac Mc
14:62-65. Họ rất tức giận vì họ cho rằng Chúa Jesus đang nói dối. Họ ở
trong sự tối tăm, không biết chương trình của Đức Chúa Trời trong tương
lai, không biết Chúa Jesus sẽ trở thành Vua cai trị mọi sự và mọi người.
Ngay cả những người cùng thời với chúng ta cũng không biết điều này,
nhưng chúng ta lại biết. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời nhân từ và yêu thương
đã ban cho chúng ta sự hiểu biết này.
Giáo viên: Ghi chú ICo1Cr 2:6-10.
III. ĐƯỢC DỰ PHẦN KẾ NGHIỆP VỚI CHÚA JESUS
Giáo viên: Câu Kinh Thánh này được phiên dịch và giải thích theo hai cách
khác nhau. Có sự giải thích cho rằng quan điểm của Phaolô là chúng ta là
người thừa kế của Đức Chúa Trời. Có người giải thích rằng chúng ta nhận
phần thừa kế trong Đấng Christ. Bản dịch Kinh Thánh lần đầu tiên (1611) đã
dựa theo hai sự nghiên cứu này.
1. Kế nghiệp với Đấng Christ: Xin đọc Eph Ep 1:11. Đức Chúa Trời là Cha
đã định trước rằng: Khi Chúa Jesus trở thành Vua cai trị mọi sự và mọi
người thì chúng ta sẽ đồng dự phần trong mọi sự với Chúa Jesus.
. Ngay từ buổi sáng thế, Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam quyền quản trị thế
giới và Ngài đã tạo dựng Êva bằng một xương sườn của Ađam. Đức Chúa
Trời định trước cho Êva dự phần trong mọi sự mà Ađam có. Tương tự như
vậy, Đức Chúa Trời đã định trước Chúa Jesus sẽ có mọi quyền trên thế gian.
Đức Chúa Trời sẽ thực hiện sự định trước này và không ai, không việc gì có
thể ngăn trở chương trình của Ngài. Lúc ấy chúng ta sẽ dự phần trong mọi
sự mà Chúa Jesus có.
2. Để Danh Chúa được tôn vinh: Xin đọc 1:12. Khi Chúa Jesus trở thành
Vua đầy quyền năng cai trị toàn cõi thế gian, chúng ta cũng đồng dự phần
với Ngài, lúc ấy không phải chúng ta mà là Danh Đức Chúa Trời được ngợi
khen và tôn vinh.
. Mọi phước thiêng liêng chúng ta có được là do Đức Chúa Trời ban cho.
Chúng ta không có lý do gì để khoe khoang hay khoác lác. Chính Chúa mới
là Đấng duy nhất đáng được ngợi khen.
C. ÂN ĐIỂN TRONG ĐỨC THÁNH LINH
I. ĐƯỢC ẤN CHỨNG BẰNG ĐỨC THÁNH LINH.
1. Chúa ban Đức Thánh Linh: Xin đọc Eph Ep 1:13. Phaolô nói rằng một
phước hạnh khác Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là Đức Thánh Linh. Đức
Chúa Trời ban Đức Thánh Linh cho người Êphêsô ngay giây phút họ tin
nhận Ngài, và Ngài cũng ban Đức Thánh Linh cho chúng ta ngay giây phút
chúng ta tin nhận Chúa Jesus làm Chúa Cứu thế của mình.
2. Đức Thánh Linh là ấn chứng: Gia súc của quý vị như là bò, trâu đều có
dấu hiệu trên tai hay trên lưng chúng. Nếu có người trộm gia súc của quý vị,
quý vị có thể nhận ra gia súc của mình nhờ những dấu riêng ấy. Đức Chúa
Trời cũng đánh dấu chúng ta là tài sản mà Ngài đã mua chuộc bằng huyết
của Chúa Jesus, Con Ngài. Ngay lúc chúng ta tin nhận Chúa Jesus, Đức
Chúa Trời đã ấn chứng chúng ta để cho người khác biết rằng chúng ta thuộc
Ngài. Ấn chứng biểu hiện chúng ta thuộc về Ngài chính là Đức Thánh Linh.
Bấy giờ Satan sẽ không bao giờ có thể hành quyền trên chúng ta nữa. Xin
đọc RoRm 8:38-39.
II. ĐƯỢC ĐỨC THÁNH LINH BẢO ĐẢM
1. Phước hạnh tương lai: Xin đọc Eph Ep 1:14. Chẳng những Đức Thánh
Linh là ấn chứng của Đức Chúa Trời để chứng tỏ rằng chúng ta thuộc Ngài,
Đức Thánh Linh còn là ấn chứng của sự bảo đảm, xác chứng rằng chúng ta
sẽ được Ngài cất lên Thiên đàng là nơi không có tội lỗi, không có bệnh tật
và sự chết.
. Khi thân thể chúng ta được Đức Chúa Trời giải cứu khỏi tội lỗi, bệnh tật và
sự chết, chúng ta sẽ được biến hóa để giống như Chúa Jesus và được Ngài
đem chúng ta về Thiên đàng. Chúng ta sẽ cảm tạ và ngợi khen Ngài về
những việc lớn lao và diệu kỳ của Ngài.
2. Của đặt cọc: Thí dụ như một hôm nào đó quý vị trông thấy một món đồ
quý giá và muốn mua. Nhưng vì không đủ tiền, nên quý vị để hết số tiền quý
vị đang có trong túi như một dấu chứng sẽ trở lại và giao phần tiền còn lại để
mang món đồ về nhà.
. Mặc dù Chúa Jesus đã trả thay án phạt của chúng ta khi Ngài đổ huyết trên
thập tự giá, thân thể của chúng ta cũng còn gặp phiền phức do tội lỗi, bệnh
tật, và sự chết. Nhưng Đức Thánh Linh là bảo chứng để khi Chúa Jesus trở
lại, Ngài sẽ giải cứu thân thể chúng ta khỏi tội lỗi, bệnh tật và sự chết, làm
thân thể chúng ta giống như Ngài. Rồi Chúa Jesus sẽ mang chúng ta về nhà
Ngài để ở cùng Ngài đời đời. Xin đọc RoRm 8:11.
CÂU HỎI
1. Câu 4 có nói Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Ađam không? Không.
Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ. Xem Eph Ep 1:3.
2. Đức Chúa Trời đối với Ađam và người ở trong Ađam như thế nào? Vì
Ađam là kẻ có tội, Đức Chúa Trời từ bỏ ông và mọi sự thuộc về ông ta.
3. Đức Chúa Trời chọn mọi người ở trong Đấng Christ khi nào? Trước khi
Đức Chúa Trời tạo dựng thế gian. Xem 1:4.
4. Tại sao Đức Chúa Trời có thể chọn chúng ta trong Đấng Christ? Vì Chúa
Jesus làm đẹp lòng Ngài trọn vẹn, Đức Chúa Trời chọn Ngài và mọi người ở
trong Ngài. Đức Chúa Trời từ bỏ Ađam mà chọn chúng ta trong Đấng
Christ.
5. Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ để làm gì? “. . . đặng làm
chúng ta được nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời. ”
Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Chúa Jesus vì Ngài có chương trình biệt
riêng chúng ta cho Ngài. Khi chúng ta còn ở trong Ađam, chúng ta chịu sự
cai trị của tội lỗi, nhưng khi Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng
Christ, Ngài có chương trình biệt riêng chúng ta để Ngài sử dụng. Xem 1:5.
6. Đức Chúa Trời có chương trình gì với người ở trong Đấng Christ trước
khi tạo dựng thế gian? Đức Chúa Trời định trước rằng mọi người ở trong
Đấng Christ sẽ được địa vị làm con cái trưởng thành của Ngài trong nhà Đức
Chúa Trời. Chúng ta đồng dự phần với Chúa Jesus về quyền lợi và trách
nhiệm trong nhà Chúa. Xem1:5.
7. Đức Chúa Trời chấp nhận tín hữu một cách trọn vẹn như thế nào? Bằng
cách để họ trong Đấng Christ, Con Yêu dấu của Ngài. Xem 1:6.
8. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta khả năng thông hiểu điều gì trong
tương lai? Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự thông hiểu để chúng ta biết
rằng Chúa Jesus sẽ tiêu diệt Satan và những ai theo nó. Chúa Jesus sẽ là
Quan-án và là Vua quyền năng sẽ cai trị toàn cõi thế gian. 1:10.
9. Chúng ta sẽ ngợi khen Ai về việc chúng ta được cứu? Sẽ ngợi khen Đức
Chúa Trời. Xem 1:12.
10. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta chứng cớ gì để chứng tỏ chúng ta là
con cái Ngài và thuộc về Ngài? Ngài để Đức Thánh Linh trong lòng chúng
ta. Xem 1:13.
11. Phaolô có ý nói điều gì khi ông nói Đức Thánh Linh là “. . . Đấng làm
của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã
được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài. ” Ông có ý nói rằng Đức Thánh Linh
là Đấng bảo đảm cơ nghiệp chúng ta, cho đến khi Chúa Jesus trở lại cất
chúng ta lên trời và cùng ở với Ngài trên Thiên đàng. 1:14.
LỜI CẦU XIN KIẾN THỨC
Kinh Thánh: 1:15-23
Chủ đề: Phaolô cầu nguyện cho tín hữu ở Êphêsô lần thứ nhất.
Câu gốc: “Tôi cầu Đức Chúa Trời của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là
Cha vinh hiển, ban thần trí của sự khôn sáng và của sự tỏ ra cho anh em, để
nhận biết Ngài”. 1:17
Ôn các câu hỏi bài 2
KHAI TRIỂN BÀI HỌC
I. PHAO LÔ CẢM TẠ CHÚA
A. Cảm tạ Chúa về đức tin anh em: Xin đọc 1:15-16. Phaolô cảm tạ và ngợi
khen Chúa vì ông đã nghe tín hữu ở Êphêsô bền vững và mạnh mẽ trong đức
tin nơi Chúa Jesus.
Đức tin rất quan trọng đối với con cái Đức Chúa Trời. Đức tin giáo điều kéo
con người xa rời thực tế (ẩn tu), xa rời con người (người Pharisi), nhưng đức
tin thật kéo chúng ta đến gần Chúa, yêu Chúa và yêu người khác. Thật là vô
lý nếu không tin cậy vào Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài. Ai từ chối,
không tin Đức Chúa Trời, là đang xem Ngài như thể là một người lừa dối.
Chính nhờ đức tin vào Phúc Âm mà chúng ta được trở nên con cái Đức
Chúa Trời, và cũng nhờ đức tin trong Chúa và tin vào lời hứa Ngài ban mà
chúng ta sống mỗi ngày với Chúa giữa mọi khó nguy của cuộc đời.
B. Cảm tạ Chúa về tình yêu anh em: Phaolô cũng ngợi khen và cảm tạ Chúa
vì tín hữu ở Êphêsô yêu mến các thánh đồ - là con cái của Đức Chúa Trời là
những người Ngài đã biệt riêng ra khỏi tội lỗi để chỉ sống cho Ngài.
Tín đồ ở Êphêsô yêu mến lẫn nhau bằng tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức
Chúa Trời vẫn yêu con người trong khi con người không yêu Ngài, lời nói
và việc làm của họ cũng chống nghịch lại Ngài. Tại sao các tín hữu ở
Êphêsô có thể yêu mến lẫn nhau được như vậy? Bởi vì họ đã để cho Đức
Chúa Trời cai trị đời sống họ qua Đức Thánh Linh là Đấng đang ngự trong
lòng họ.
Giáo viên: Tình yêu được đề cập ở đây là tình yêu “agape”. Đó là tình yêu
siêu phàm, là trái của Đức Thánh Linh được kết quả ở trong lòng tín hữu.
Xem GaGl 5:22
II. PHAO LÔ CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU ÊPHÊSÔ
A. Cầu nguyện cho họ có thần trí khôn sáng để nhận biết Đức Chúa Trời
trọn vẹn. Phaolô đến với Đức Chúa Trời của Chúa Cứu thế Jesus (Đức Chúa
Trời Hằng hữu đã ban Chúa Jesus cho chúng ta) cũng là Cha vinh hiển (Cha
cao quý, Đấng mà mọi vinh hiển phải quy thuộc Ngài, cũng là Cha của
những người được Chúa làm cho vinh hiển) để cầu nguyện cho các tín hữu
Êphêsô.
[gr8 1. Tầm quan trọng của sự hiểu biết: Xin đọc Eph Ep 1:17. Mặc dù tín
hữu ở Êphêsô có đức tin mạnh mẽ và đã bày tỏ tình yêu với mọi người,
Phaolô vẫn cầu nguyện xin Đức Chúa Trời là Cha dạy dỗ họ để họ biết Ngài,
để hiểu đường lối Ngài và để biết Ý muốn Ngài cho họ như thế nào.
. Chúa muốn chúng ta lớn lên trong sự nhận biết Ngài mỗi ngày. Khi được
tái sinh, chúng ta vẫn chưa thể ngay tức khắc sống giống như những người
con trưởng thành thuộc linh và hưởng đươc mọi sự Chúa ban, vì chúng ta
chỉ là những con đỏ trong sự hiểu biết thuộc linh.
2. Nhu cầu tăng trưởng sự hiểu biết: Điều gì phải xảy ra cho con nhỏ của
quý vị trước khi chúng hiểu làm thế nào để hành động như người lớn? Vâng,
sự hiểu biết của chúng cần phải tăng trưởng. Nếu không chịu học tập để hiểu
biết như người lớn, chúng sẽ không thể nào làm mọi việc như quý vị có thể
làm.
Cũng vậy, chúng ta chỉ có thể trở nên con trưởng thành trong nhà Đức Chúa
Trời khi được Ngài dạy dỗ qua Đức Thánh Linh để hiểu biết chính Ngài và
đường lối Ngài, vì Ngài ban cho chúng ta thần trí khôn sáng, hiểu biết mọi
sự Ngài muốn và làm theo Lời Ngài.
Đối với Phaolô, nhận biết Chúa là điều quý tột bậc (Phi Pl 3:8). Tuy nhiên,
chúng ta sẽ không thể lớn lên trong sự hiểu biết Cha Thiên thượng nếu
chúng ta không có Đức Thánh Linh dạy dỗ. Đó là lý do tại sao Chúa Cứu thế
Jesus sai Đức Thánh Linh ngự trong lòng chúng ta. Xin đọc GiGa 14:16, 17,
26; 16:12-14. Vì vậy, chúng ta phải cầu xin Chúa dạy dỗ chúng ta qua Đức
Thánh Linh những điều mà Phaolô cầu nguyện cho tín hữu ở Êphêsô.
B. Cầu nguyện để họ biết trông cậy về sự kêu gọi của Ngài.
1. Điều trông cậy của tín hữu: Phaolô tiếp tục cầu nguyện cho tín hữu
Êphêsô trong câu 18. Ông cầu nguyện, “lại soi sáng con mắt của lòng anh
em, hầu cho biết điều trông cậy về sự kêu gọi của Ngài là như thể nào. . . ”.
Các tín hữu ở Êphêsô đã mong đợi và biết chắc trong lòng rằng Đức Chúa
Trời sẽ làm điều lớn lao và lạ lùng cho họ, nhưng Phaolô cũng cầu nguyện
xin Chúa dạy dỗ để họ biết càng ngày càng hơn về chương trình của Đức
Chúa Trời dành cho họ trong tương lai khi Chúa Jesus trở lại và đem họ lên
Thiên đàng với Ngài.
. Khi tin nhận Chúa Jesus là Chúa Cứu thế của mình, quý vị cũng được ban
sự hy vọng, sự biết chắc ở trong lòng, rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta sự
sống đời đời và sẽ đem chúng ta lên Thiên đàng với Ngài. Như vậy tất cả
chúng ta đều càng phải biết nhiều hơn về Đức Chúa Trời và mọi sự Ngài hứa
để hy vọng trong lòng chúng ta càng trở nên mạnh mẽ.
2. Thí dụ minh họa: Hy vọng trong lòng chúng ta có thể minh họa bằng thí
dụ về một người thanh niên đã gặp một thiếu nữ mà anh ta muốn kết hôn.
Khi thấy cô ấy mĩm cười với anh, anh sẽ có hy vọng trong lòng rằng cô ấy sẽ
đồng ý kết hôn với anh. Tiếp theo việc ấy, anh đi cùng vài người bạn đến
nhà cô ta. Do cô ấy đối xử thân thiện với anh và cha mẹ cô ấy cũng mến anh,
hy vọng kết hôn với cô ấy tăng thêm mạnh mẽ. Vì có hy vọng này, anh bắt
đầu hỏi ý kiến các người bạn và rồi thưa chuyện với bố mẹ mình. Khi họ tỏ
vẻ đồng ý với việc xin kết hôn với cô gái mà anh đã chọn, hy vọng của anh
càng mạnh mẽ thêm, vì thế anh xin bố mẹ thưa chuyện với bố mẹ của cô gái
để tìm hiểu xem sính lễ cô dâu là gì. Khi bố mẹ anh trở về với tin vui vì bố
mẹ cô gái đồng ý cho hôn nhân này, lòng chàng thanh niên tràn đầy hy vọng
và biết chắc rằng chẳng bao lâu cô gái sẽ là vợ mình. Có được cô gái ấy làm
vợ là điều quan trọng nhất trong cuộc đời anh. Đó là hy vọng lớn nhất trong
đời anh. Anh mong đợi ngày ấy cả ngày lẫn đêm. Hy vọng lớn nhất của
chúng ta hôm nay là gì?
3. Bí quyết gia tăng sự trông cậy: Cũng vậy, chúng ta đã học Lời Đức Chúa
Trời về Chúa Jesus, chúng ta tin cậy Ngài là Chúa Cứu thế của mình và
chúng ta cũng muốn ở với Ngài trên Thiên đàng. Càng học nhiều về Đức
Chúa Trời và chương trình của Ngài, sự biết chắc về ngày Chúa Jesus trở lại
càng trở nên mạnh mẽ hơn, vì lúc ấy chúng ta sẽ được ở với Ngài và giống
như Ngài mãi mãi.
Giáo viên: Ghi chú sách HeDt 6:18-20; IGi1Ga 3:2-3; Phi Pl 3:12-14.
C. Cầu nguyện để họ biết sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển:
1. Quyền kế nghiệp: Xin đọc Eph Ep 1:18. Trong câu 11, chúng ta biết mình
có dự phần kế nghiệp như Chúa Jesus, dự phần trong mọi sự thuộc về Chúa
Jesus vì chúng ta hiệp nhất với Ngài. Nhưng trong câu 18 này, Phaolô nói
rằng chúng ta là kẻ kế nghiệp của Chúa Jesus, chúng ta trở nên rất quí báu
đối với Ngài. Vì thế, Phaolô cầu nguyện cho tín hữu sẽ hiểu rõ mình được
quý chuộng thể nào khi hưởng cơ nghiệp Ngài ban.
2. Vui hưởng cơ nghiệp: Nếu Đức Thánh Linh không dạy dỗ chúng ta những
điều lạ lùng thì chúng ta sẽ không biết chúng ta quan trọng như thế nào đối
với Ngài. Chúng ta sẽ cứ mãi bận tâm với những việc chúng ta trông thấy
hằng ngày hay việc phục vụ cho đời sống vật chất. Kết quả là, mọi sự Đức
Chúa Trời đã dạy dỗ đã bị để qua một bên và không còn là điều quan trọng
nhất trong đời sống chúng ta nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta nên cầu xin
Đức Chúa Trời dạy dỗ để biết rằng chúng ta không thuộc về chính mình nữa
mà là kẻ kế nghiệp của Ngài, vui hưởng cơ nghiệp và chỉ sống cho Ngài.
D. Cầu nguyện để họ có thể biết được quyền vô hạn của Chúa:
1. Quyền vô hạn của Chúa: Điều sau cùng mà Phaolô cầu nguyện cho các tín
hữu là Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ để họ biết quyền năng cao cả mà Đức
Chúa Trời hành động trong họ bởi Đức Thánh Linh. Xem Eph Ep 1:19-20.
Nếu quý vị chưa bao giờ trông thấy một chiếc phi cơ đang bay trên trời mà
chỉ thấy nó đậu dưới đất, thì chắc quý vị khó có thể tin rằng nó có thể bay
cao hơn cả hàng cây và hơn nữa, có thể bay cao trên những đám mây. Tuy
nhiên, vì quý vị đã trông thấy năng lực của động cơ làm cho phi cơ có thể
bay thì quý vị biết và tin rằng nó có thể bay vút lên trời xanh, và nếu quý vị
ngồi trong phi cơ ấy quý vị cũng sẽ bay cao lên mây như thế.
2. Đức tin kinh nghiệm quyền năng: Đối với người chưa tin, người tín hữu
Cơ Đốc chúng ta sẽ có vẻ ngớ ngẩn khi nói rằng mặc dù thân xác chúng ta
chết đi, Đức Chúa Trời sẽ làm chúng ta sống lại từ kẻ chết. Ngài sẽ biến hóa
để thân xác chúng ta không còn tội lỗi và bệnh tật hay là sự chết. Và họ cũng
nghĩ rằng chúng ta là những kẻ khờ dại khi nói rằng Chúa Jesus sẽ đem
chúng ta lên Thiên đàng với Ngài và Satan sẽ không bao giờ có thể cám dỗ
chúng ta hay làm chúng ta bất an.
Mặc dù mọi sự chúng ta hy vọng có vẻ ngớ ngẩn đối với kẻ chẳng tin, nhưng
đối với con cái Đức Chúa Trời thì không như vậy. Tại sao không? Vì chúng
ta biết rằng dù Chúa Jesus đã chịu chết và chôn. Ngày thứ ba, Đức Chúa
Trời là Cha, bằng quyền năng cao cả của Ngài đã đem Chúa Jesus từ kẻ chết
sống lại và biến hóa để thân thể Ngài trở nên bất diệt. Chúng ta cũng biết
rằng Đức Chúa Trời vô đối của chúng ta cũng đem Chúa Jesus lên Thiên
đàng và ban cho Ngài mọi quyền năng ở Thiên đàng và trên thế gian.
Bây giờ nếu trong lòng chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã làm mọi sự cho
Chúa Jesus, thì chúng ta cũng tin chắc rằng bằng quyền năng cao cả của Đức
Thánh Linh ngự trong chúng ta, Ngài cũng sẽ làm như thế cho chúng ta.
Chúng ta hoàn toàn tin rằng dù khi chết đi, Đức Chúa Trời sẽ cứu chúng ta
từ kẻ chết bởi quyền năng Đức Thánh Linh và thân thể chúng ta được biến
hóa để được giống như thân thể Chúa Jesus đã được biến hóa. Chúng ta cũng
tin chắc rằng Ngài sẽ đem chúng ta lên Thiên đàng và đồng dự phần trong
quyền năng Ngài.
Thế nên, chúng ta cũng phải cầu xin Cha Thiên thượng dạy dỗ chúng ta hiểu
biết quyền năng Ngài bởi Đức Thánh Linh lớn lao như thể nào và quyền
năng ấy đang hành động trong chúng ta cũng sẽ tiếp tục hành động cho đến
khi chúng ta cùng ở với Chúa Jesus trên Thiên đàng. Xin đọc RoRm 8:11.
III. ĐỊA VỊ CỦA CHÚA JESUS CHRIST ĐƯỢC TÔN CAO.
A. Danh cao hơn hết mọi danh: Trong phần cuối của đoạn Kinh Thánh này,
Phaolô tiếp tục nói về địa vị cao trọng mà Đức Chúa Trời ban cho Chúa Cứu
thế Jesus sau khi Ngài sống lại từ kẻ chết. Xin đọc Eph Ep 1:21. Đức Chúa
Trời làm cho danh Chúa Jesus cao trên hết mọi danh như các thiên sứ, Satan,
ma quỉ, hay con người cho đến đời đời.
B. Đầu của Hội Thánh: Đức Chúa Trời cũng ban cho Chúa Jesus địa vị làm
Đầu Hội Thánh Ngài, mà Hội Thánh cũng chính là Thân Thể Ngài. Xin đọc
1:22-23. Hội Thánh được thành lập vào ngày Lễ Ngũ tuần, khi Đức Thánh
Linh ngự trong lòng con cái Đức Chúa Trời. Tất cả các tín hữu lúc ấy đều là
thành viên của Hội Thánh. Chúng ta là thành viên của Thân thể Ngài, và
Ngài là Đầu Hội Thánh. Như vậy có nghĩa là Chúa Jesus là Đấng Lãnh đạo ,
có quyền tuyệt đối trên Hội Thánh Ngài.
CÂU HỎI
1. Phaolô đã nghe được điều gì về các tín hữu ở Êphêsô làm cho ông luôn
cảm tạ Đức Chúa Trời? Phaolô đã nghe nói về đức tin trong Chúa Jesus của
họ và về tình yêu thương của họ đối với con cái Đức Chúa Trời. Xem 1:15-
16.
2. Chúng ta cần làm gì để có thể sống như con trưởng thành trong nhà Đức
Chúa Trời và hưởng mọi phước thiêng liêng mà Đức Chúa Trời ban cho
Chúa Jesus? Chúng ta cần Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta hiểu biết chính
Ngài và đường lối Ngài cũng như ban cho chúng ta thần trí khôn sáng trong
mọi việc Ngài muốn chúng ta biết và làm theo. 1:17.
3. Tín đồ có hy vọng lớn lao nào mà chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời
làm cho nó được mạnh mẽ trong lòng? Đó là hy vọng Chúa Jesus sẽ trở lại
và chúng ta sẽ cùng ở với Ngài và giống như Ngài cho đến đời đời.
4. Cơ nghiệp của Chúa Jesus là gì? Là con cái mà Ngài đã mua bằng chính
huyết báu Ngài. Xem 1:18.
5. Quyền năng cao cả nào đang hành động trong từng con cái Đức Chúa
Trời? Quyền năng cao cả của Đức Thánh Linh là Đấng làm Chúa Jesus sống
lại từ kẻ chết và ban cho Chúa Jesus địa vị ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để
cai trị Satan, ma quỉ, mọi thiên sứ, loài người và Hội Thánh. Xem 1:19-23.
6. Chúa Jesus là Đầu Hội Thánh, là Thân-thể Ngài nghĩa là gì? Điều này có
nghĩa là Chúa Jesus là Chủ, là Đấng Lãnh đạo , có quyền năng tuyệt đối trên
mọi tín hữu.
ĐỜI SỐNG MỚI TRONG ĐẤNG CHRIST
Kinh Thánh: 2:1-10
Chủ đề: Quá khứ, hiện tại và tương lai của tín hữu.
Câu gốc: “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức
Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho
chúng ta làm theo” 2:10
Ôn các câu hỏi bài 3
KHAI TRIỂN BÀI HỌC
I. BỨC TRANH QUÁ KHỨ CỦA TÍN ĐỒ.
1. Chết vì lầm lỗi và tội ác: Trong đoạn 2 câu 1, Phaolô nói rằng, “. . . anh
em chết vì lầm lỗi (trespasses) và tội ác (sin). ” Trước khi chúng ta tin nhận
Chúa Jesus là Chúa Cứu thế, đối với Đức Chúa Trời, chúng ta đã chết. Xin
đọc RoRm 5:12; 6:23.
. “Chết” ở đây là xa cách khỏi Đức Chúa Trời, không thể hiểu biết Đức Chúa
Trời và đường lối Ngài. Kết quả là chúng ta đã không thể yêu mến Đức
Chúa Trời, và chúng ta không thể vâng phục Ngài.
a. Động từ “lầm lỗi” (trespass) có nghĩa là quay đi, hoặc là không đi trong
đường lối ngay thẳng mà Đức Chúa Trời đã ban trong Lời Ngài. Nó có nghĩa
là đi theo ý riêng thay vì ý của Đức Chúa Trời (EsIs 53:6).
. Ađam và loài người đã không đi theo đường lối mà Đức Chúa Trời dạy họ
phải đi. Đó là lý do tại sao chúng ta đi lạc - xa cách khỏi Đức Chúa Trời hay
là đối với Ngài chúng ta đã chết.
Giáo viên: Ghi chú IGi1Ga 3:4.
b. “Tội ác” có nghĩa là quý vị không nhìn xem mục đích mà Đức Chúa Trời
bảo chúng ta phải đạt tới. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã thất bại, không đạt
được tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời lập ra cho chúng ta trong Lời Ngài.
Đối với Đức Chúa Trời chúng ta đều chết, vì Ađam tổ phụ chúng ta và vì
mọi người chúng ta không nhìn xem những điều Ngài phán dạy. Mục đích
mà lẽ ra mọi người phải nhằm vào là gì? Là làm theo mọi điều Đức Chúa
Trời dạy dỗ và hoàn thiện như Ngài. Ngoại trừ Chúa Cứu thế Jesus, không ai
có thể làm trọn theo sự phán dạy của Đức Chúa Trời. Xin đọc RoRm 3:23.
2. Sống theo thói quen đời này: Trong câu 2, Phaolô nói rằng, “đều là những
sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời này . . . ” Chúng ta bị thói
quen, thành kiến, và mục đích của thế gian cai trị, nên chúng ta xa cách khỏi
Chúa và đường lối Ngài. Xin đọc 12:2. Chúng ta không nên sống rập khuôn
theo đời này. Đừng để thế gian ảnh hưởng đến tư tưởng, lời nói và hành
động của chúng ta.
3. Sống dưới sự cai trị của Satan: Ai đang cầm quyền cai trị thế gian nầy?
Đó là Satan. Xin đọc Eph Ep 2:2. Trước khi được Chúa Jesus giải cứu,
chúng ta cũng ở dưới quyền lực của Satan. Nó hướng dẫn tư tưởng chúng ta
và dẫn chúng ta đến sự bội nghịch Đức Chúa Trời.
. Phaolô gọi Satan là “. . . vua cầm quyền chốn không trung. . . ” Satan và
ma quỉ ở trên không trung chung quanh trái đất. Chính ở chốn không trung,
chúng hành động để cai trị thế gian.
4. Sống trong sự bội nghịch với Đức Chúa Trời: Xin đọc 2:2. Phần cuối của
câu này Phaolô nói rằng chúng ta là “các con bạn nghịch. ” Chúng ta đang
sống trong sự chống nghịch lại Đức Chúa Trời.
5. Sống theo sự sao chép của lòng gian ác: Vì chúng ta là con cái của Ađam,
chúng ta sinh ra trong tư dục, theo ý tưởng tội lỗi. Vì thế trước khi được tái
sanh, lời nói, tư tưởng, và hành động chúng ta cũng bị sự gian ác dẫn dắt và
cai trị. Xin đọc RoRm 8:5-9.
6. Chịu sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời: Kết quả, chúng ta cũng là “ . . con
của sự thạnh nộ cũng như mọi người khác. ”. Chúng ta chịu sự thạnh nộ của
Đức Chúa Trời chẳng những vì chúng ta là con của sự bội nghịch mà vì
chúng ta cứ tiếp tục sống bội nghịch cùng Đức Chúa Trời.
Giáo viên: Ghi chú GiGa 3:36, “. . . nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời
vẫn ở trên người đó. ”
II. ĐỜI SỐNG MỚI TRONG ĐẤNG CHRIST
A. Bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời: Tình trạng trước kia của chúng ta
thật buồn bã và không còn một hy vọng nào (như Giôna ở trong bụng cá).
Nhưng hiện nay thì sao? Bây giờ quý vị đang có hy vọng không? Ai làm ra
sự khác biệt này? Chính Đức Chúa Trời đã thay đổi chúng ta. Xin đọc Eph
Ep 2:4-6.
B. Chúng ta đồng ngồi trong các nơi trên trời: “Nhưng Đức Chúa Trời ” (
bởi sự thương xót và tình yêu vô hạn của Ngài) đã cứu chúng ta khỏi sự chết
và làm cho chúng ta sống với Chúa Cứu thế Jesus, và “. . . đồng ngồi trong
các nơi trên trời trong Chúa Cứu thế Jesus. ”
1. Hiệp nhất với Đấng Christ: Mọi sự Phaolô giảng trong câu 4-6 cũng được
giảng trong Rôma 6. Khi Chúa Jesus chịu chết vì chúng ta, chúng ta được
đồng chết với Ngài, đồng chịu chôn với Ngài. Khi Ngài sống lại, chúng ta
cũng đồng sống với Ngài. Khi Chúa Jesus ngồi bên hữu Đức Chúa Trời,
chúng ta cũng được đồng ngồi với Ngài.
Nhưng có thể quý vị đang suy nghĩ như thế này:“Hiện giờ tôi đâu có đang ở
Thiên đàng và hưởng mọi phước hạnh ở đó. Tôi hiện đang ở trên thế gian và
lắm khi phải chịu nhọc nhằn, bệnh tật, đói khát và buồn thảm”. Đúng vậy,
nhưng quý vị còn nhớ Phaolô đã viết gì cho người Rôma không? Xin đọc
RoRm 8:17-18. Khi chúng ta còn ở trên thế gian, chúng ta không thể hưởng
trọn mọi phước hạnh thuộc về Chúa Jesus, nhưng khi Ngài trở lại, Ngài sẽ
đem chúng ta lên Thiên đàng với Ngài đời đời.
2. Ý nghĩa của sự đồng ngồi. . : Để minh họa, thí dụ trong làng thường có
cơn lũ lụt làm thiệt hại nhà cửa, vườn tược. Vì lý do này, các ông chồng đều
bảo vợ con rằng, “Tôi sẽ đi tìm chỗ ở mới. Khi tìm được chỗ tốt, tôi sẽ cất
nhà và làm vườn và khi mọi thứ đã sẵn sàng, tôi sẽ trở về rước bà và các con
cùng đi. ” Khi người chồng ra đi tìm nơi ở tốt hơn, thì người vợ ở lại chỗ cũ
trong hoang tàn đổ nát vì lũ lụt, nhưng tin rằng ở chỗ chồng họ có đầy đủ
mọi sự và chồng họ không bao giờ quên họ. ”
. Với địa vị mới trong Đấng Christ, chúng ta đã được giải cứu khỏi quyền
lực của Satan, tội lỗi và sự chết. Chúng ta là những người tự do, những
người quản trị thế giới. Vì thế đây là địa vị hiện tại của tín hữu.
3. Giá trị của sự đồng ngồi: Thư Phaolô cho chúng ta biết địa vị của tín hữu
trong quá khứ và hiện tại. Nhưng còn tương lai thì sao? Eph Ep 2:7.
. “. . . hầu về đời sau. . . ” có nghĩa là đời sống tương lai trong thiên hy niên,
trên Thiên đàng, Cha Thiên thượng của chúng ta sẽ bày tỏ cho chúng ta biết
về tình yêu và sự chăm sóc vô biên của Ngài vì chúng ta ở trong Đấng
Christ. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận lãnh mọi phước thiêng liêng trên trời nhờ
Chúa Cứu thế Jesus. Đức Chúa Trời yêu thương Chúa Jesus và ban mọi sự
cho Ngài và tất cả chúng ta là người hiệp nhất với Ngài.
. “. . . hầu về đời sau. . . ” còn có nghĩa là đời sống phước hạnh của các tín
hữu sẽ là bài làm chứng cho các thế hệ hầu đến.
C. Được cứu rỗi
1. Được cứu nhờ ân điển Chúa: Xin đọc 2:8-9. Không ai xứng đáng
trước ơn tha tội và cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Mọi cá nhân được cứu rỗi
là bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta đáng bị Đức Chúa Trời quở
phạt, nhưng vì tình yêu và sự thương xót cao cả của Ngài, Ngài đã tha tội
cho chúng ta và nhận chúng ta làm con cái Ngài.
2. Được cứu bởi đức tin: Chúng ta nhận lãnh sự giải cứu của Đức Chúa Trời
như thế nào? Ấy là bởi đức tin, sự nhờ cậy hoặc, lệ thuộc vào Chúa Jesus.
Chúng ta có phương cách gì để tự cứu mình không? Không! Sự cứu rỗi là sự
ban cho của Đức Chúa Trời theo chương trình của Ngài dành sẵn cho chúng
ta. Xin đọc RoRm 6:23.
D. Được trở nên tạo vật mới: Xin đọc Eph Ep 2:10.
1. Được Chúa tái tạo: Chúng ta do Tay Ngài làm ra. Có hôm nào đó tôi đi
vào rừng và gặp một khúc gỗ, tôi nghĩ rằng nó chỉ đáng làm củi thôi. Nhưng
những nhà chế tạo tài ba thấy khúc gỗ sần sùi ấy sẽ có thể được sử dụng để
làm ra chiếc ca-nô tuyệt diệu. Khi làm xong, tôi không còn nhận ra khúc gỗ
sần sùi mà tôi định chẻ làm củi kia nữa.
2. Trở nên hữu dụng: Người chủ chiếc ca-nô ấy đã thiết kế và biến đổi khúc
gỗ có vẻ vô ích kia thành vật dụng có ích cho chính ông ta và người khác.
Mỗi người chúng ta đều giống như vậy. Trước khi được cứu, chúng ta giống
như những khúc gỗ sần sùi đáng ném vào lửa địa ngục đời đời. Nhưng Chúa
trông thấy chúng ta và có chương trình cứu rỗi chúng ta, biến đổi chúng ta
trở nên giống như Con Ngài là Chúa Jesus. Chúng ta do Tay Đức Chúa Trời
làm ra. Mỗi ngày, Ngài hành động trong đời sống chúng ta để chúng ta trở
nên mẫu người Ngài đã định. RoRm 8:28-29.
CÂU HỎI
1. Kinh Thánh có ý gì khi nói trước khi được cứu, chúng ta đều đã chết?
Kinh Thánh có ý nói rằng dù thân thể chúng ta còn sống nhưng đối với Đức
Chúa Trời chúng ta đã chết, đã xa cách khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta không
thể biết và hiểu được Đức Chúa Trời và đường lối Ngài. Chúng ta không yêu
mến Ngài và không vâng phục Ngài.
2. “Lầm lỗi” (trespass) có nghĩa là gì? Có nghĩa là quay đi, đi lạc, xa cách
đường lối phải lẽ mà Đức Chúa Trời ban cho trong Lời Ngài. Cũng còn có
nghĩa là đi theo đường lối riêng thay vì đường lối Đức Chúa Trời.
3. Quý vị có thể dùng minh họa nào để giải thích ý nghĩa của từ ngữ “lầm
lỗi” khi quý vị giảng dạy người khác? Đó là nói về một người cố ý quay
lưng khỏi đường lối mà họ được dạy phải theo.
4. Động từ”phạm tội” nghĩa là gì? Có nghĩa không đạt được mục đích mà
Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải vươn tới. Nghĩa là chúng ta thất bại trong
việc đạt tới tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho chúng ta trong Lời
Ngài. Xem 3:23.
5. Quý vị có thể dùng minh họa gì trong đời sống để giải thích ý nghĩa của
từ ngữ “tội ác”? Thí dụ như khi tôi nhắm ngọn mác vào con lợn hoặc chĩa
mũi súng vào con chim để bắn nhưng không thành công.
6. Ai ảnh hưởng và hướng dẫn tư tưởng, hành động , lời nói của chúng ta
trước khi chúng ta được sanh ra trong nhà Đức Chúa Trời? Người trên thế
gian là những người xa cách khỏi Đức Chúa Trời và Satan là kẻ cầm quyền
kẻ không tin đã hướng dẫn và ảnh hưởng chúng ta. Xem Eph Ep 2:2.
7. Phải chăng chỉ một mình Satan là kẻ dẫn dắt ta chống nghịch Đức Chúa
Trời khi chúng ta chưa được cứu, hay là chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi tư
dục của chính mình? Ngoài Satan, chính tư dục chúng ta cũng xui ta luôn
chống nghịch cùng Đức Chúa Trời và đường lối Ngài. Vì chúng ta là con
của Ađam, chúng ta dược sanh ra bởi tư dục xác thịt mình.
8. Cá nhân nào trong Cựu-ước là người ở trong tình trạng không ai giúp đỡ
và mất hy vọng, dùng để nhắc nhở chúng ta tình trạng trước khi chúng ta
được cứu? Giô-na. Ông tuyệt vọng và không nhờ cậy được ai để thoát khỏi
bụng cá, chỉ duy Đức Chúa Trời giải cứu ông. Chúng ta cũng vậy, đang bơ
vơ, tuyệt vọng vì quyền lực của Satan và tội lỗi. Chỉ duy một mình Chúa
mới có thể giải cứu chúng ta thôi.
9. Mặc dù thân thể chúng ta ở trên thế gian này nhưng ở nơi nào khác chúng
ta là một thể với Chúa Jesus? Chúng ta đồng ngồi với Chúa Jesus trên Thiên
đàng. Xem 2:6.
10. Cha Thiên thượng sẽ bày tỏ gì cho chúng ta về đời sau? Ngài bày tỏ tình
yêu và sự chăm sóc lớn lao cho chúng ta vì chúng ta ở trong Đấng Christ.
11. Có phải chúng ta nhận lãnh sự giải cứu của Đức Chúa Trời là nhờ việc
làm của chúng ta không? Không ! Chính nhờ ân điển mà chúng ta
nhận lãnh bởi đức tin - tin cậy và lệ thuộc vào Chúa Jesus. Xem 2:8-9.
12. “Chúng ta do Tay Ngài làm ra” có nghĩa gì? Trước khi chúng ta trở
thành Cơ Đốc-nhân, Chúa nhìn thấy chúng ta và có chương trình giải cứu
chúng ta, rồi làm cho chúng ta trở nên giống như Con Ngài là Chúa Jesus.
Chúng ta do Đức Chúa Trời làm ra. Ngài hành động hằng ngày trong đời
sống chúng ta để làm cho chúng ta được nên theo ý muốn Ngài. Xem 2:10;
RoRm 8:28-29.
HIỆP MỘT TRONG ĐẤNG CHRIST
Kinh Thánh: Eph Ep 2:11-22.
Chủ đề: Tín đồ dân ngoại và dân Giu-đa hiệp một trong Đấng Christ.
Câu gốc: “Dường ấy, anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là
kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà
của Đức Chúa Trời”. 2:19
Ôn câu hỏi bài 4
KHAI TRIỂN BÀI HỌC
I. ĐỊA VỊ TRƯỚC KIA CỦA TÍN HỮU DÂN NGOẠI
Phao-lô, đại sứ được Đức Chúa Trời chọn đặc biệt, nhận sứ mạng đem Tin
Lành đến cho dân ngoại, đã nhắc nhở các tín hữu thuộc dân ngoại ở Êphêsô
về tình trạng trước kia của họ khi họ chưa nghe giảng Tin Lành và tin cậy
Chúa Jesus làm Chúa Cứu thế của mình:
1. Không chịu cắt bì: Xin đọc 2:11. Đầu tiên, Phaolô đề cập đến vấn đề cắt
bì vì điều này rất quan trọng đối với con cháu Ápraham. Chịu cắt bì là dấu
hiệu Đức Chúa Trời ban cho Ápraham để chứng tỏ dòng dõi ông là dòng dõi
được Ngài tuyển chọn và đó cũng là dấu hiệu Ngài ban xứ Palestine cho họ.
Xin đọc SaSt 17:1-11.
. Dân ngoại là dân tộc không thuộc dòng dõi Ápraham và không được ban
cho dấu hiệu này, vì không được Đức Chúa Trời tuyển chọn cũng như không
được dự phần vào giao ước của lời hứa. Đức Chúa Trời không lập giao ước
với bất cứ một quốc gia nào khác ngoài con cháu Ápraham.
2. Không có Đấng Christ: Xin đọc Eph Ep 2:12. Người Giuđa đã trông đợi
Đấng Christ là Chúa Cứu thế hàng trăm năm trước khi Ngài được sanh ra; và
Ngài đã được sanh ra bởi Mari là một thiếu nữ đồng trinh người Giuđa.
. Chúng ta là dân ngoại không có cùng một hy vọng như người Giuđa, trông
đợi một Chúa Cứu thế từ Đức Chúa Trời. Ngay cả tổ tiên của chúng ta cũng
không hề nhận thức được điều gì về Đấng Christ là Đấng sẽ đến thế gian.
Trước khi nghe giảng về Ngài qua Kinh Thánh, chúng ta không thể biết
Ngài là Chúa Cứu thế của tội nhân, là Đấng mà Đức Chúa Trời hứa ban
ngay từ lúc khởi đầu sáng thế, sau khi loài người phạm tội.
3. Không có quyền công dân trong dân Ysơraên: Dân Ysơraên là tuyển dân
của Đức Chúa Trời. Ngài đã quở phạt xứ Êdíptô và các nước khác là các
nước đã bạc đãi dân Ysơraên, tuyển dân của Ngài. Các dân tộc khác đều
được coi là ngoại bang đối với dân Ysơraên.
4. Không được dự vào giao ước của lời hứa: Khi kêu gọi Ápraham, Đức
Chúa Trời hứa sẽ ban một Chúa Cứu thế cho tội nhân. Xin đọc SaSt 12:1-3.
Đó chính là Chúa Jesus, thuộc dòng dõi Ápraham, để mọi dân trên đất đều
được phước.
Giáo viên: Ghi chú GiGa 8:56; GaGl 3:8.
. Sau đó Chúa còn ban cho dân Ysơraên rất nhiều lời hứa khác liên quan đến
sự ra đời của Chúa Cứu Thế thuộc dòng dõi vua Đavít vĩ đại của họ. Trong
khi đó, Ngài không ban một lời hứa nào cho dân ngoại về một Chúa Cứu thế
sẽ đến trong thời kỳ Cựu-ước.
Giáo viên : Ghi chú RoRm 9:3-5.
5. Không có hy vọng: Đức Chúa Trời dạy dân Ysơraên rằng chỉ một mình
Ngài là có thể tha tội và chỉ có một con đường duy nhất để đến với Ngài.
Ngài dạy họ làm hòm giao ước rồi Ngài chọn Arôn và dòng dõi ông dâng
của lễ bằng huyết từ năm này qua năm kia cho đến khi Chúa Cứu thế đến để
trả thay tội lỗi một cách trọn vẹn. Bởi đó, dân Ysơraên có một hy vọng: Họ
mong đợi một Chúa Cứu thế sắp đến.
. Còn dân ngoại vẫn đi trong sự tối tăm và không hiểu biết. Satan đã dùng
quyền lực giữ họ trong sự sợ hãi ma quỉ để kiểm soát mọi hành vi cử chỉ
trong đời sống họ. Dân ngoại không có hy vọng thoát khỏi quyền lực của ma
quỉ.
6. Không có Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài cho
Ápraham, Ysác, và Giacốp. Ngài bày tỏ Chính mình Ngài cho người
Ysơraên và cũng bày tỏ quyền năng cao cả của Ngài qua tôi tớ Ngài là
Môise. Nhưng dân ngoại không có Đức Chúa Trời. Họ không biết có một
Đức Chúa Trời Chân thật và Hằng Sống. Họ thờ lạy hình tượng bằng gỗ,
bằng đá do chính tay mình làm ra, và họ cũng thờ mặt trời, mặt trăng, ngôi
sao, hay muông thú. . .
. Vì thế, trong thời Cựu Ước, phương pháp duy nhất để dân ngoại bang có
thể đến với Đức Chúa Trời là phải cải đạo sang Do Thái giáo, bằng cách
chịu cắt bì và tuân theo luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho dân Ysơraên.
Ngoại trừ Ysơraên, dân ngoại không có cách nào được cứu.
II. HIỆP MỘT TRONG ĐẤNG CHRIST
1. Nhờ huyết Chúa Jesus được gần: Trong Eph Ep 2:1-3, Phaolô đã mô tả
tình trạng của tín hữu trước khi Chúa cứu họ, và kế đến trong câu 4, ông
nói,“Nhưng Đức Chúa Trời. . . ” Chính Đức Chúa Trời đã làm ra sự khác
biệt này. Đức Chúa Trời cứu mọi tín hữu bằng sự thương xót và tình yêu lớn
lao của Ngài mà Ngài bày tỏ cho chúng ta qua Chúa Cứu thế Jesus.
Xin đọc Eph Ep 2:13. Những tín hữu dân ngoại là “những người xa cách
Đức Chúa Trời ” nay “. . đã gần rồi. . . ” nhờ huyết Chúa Cứu thế Jesus là
huyết đã đổ ra để đền tội thay cho - cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại.
2. Hiệp một nhờ Đấng Christ: Xin đọc 2:14. Chỉ duy có Chúa Jesus mới có
thể làm hòa hiệp dân tộc Giu-đa và dân ngoại. Cả hai đều được đến gần Đức
Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Jesus.
. Trong Công vụ 10 Chúa ban cho Phi-erơ một khải tượng: Vì Chúa Jesus
đến và đền tội thay cho cả dân Giuđa và dân ngoại, nên ai tin Ngài sẽ được
thánh sạch bởi Đức Chúa Trời và được Ngài chấp nhận như nhau.
3. Được hòa thuận với Đức Chúa Trời: Trong thư Phaolô gửi cho người
Rôma, ông nói rõ rằng cả dân ngoại lẫn dân Giuđa đều đã bị Đức Chúa Trời
định tội. Xin đọc RoRm 2:12; 3:9, 10, 19. Nếu thế thì Chúa Jesus có làm cho
cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại hiệp thành một thể và hòa thuận với Đức Chúa
Trời không? Xin đọc Eph Ep 2:15-17.
. Chúa Jesus xuống thế gian là hoàn toàn vâng theo luật pháp Đức Chúa
Trời. Ngài phải chịu đoán phạt do sự không biết Chúa của dân ngoại và Ngài
cũng chịu đoán phạt thay cho dân Giuđa, vì họ biết luật mà không vâng theo
luật. Chúa Jesus chết thay cho cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại để mọi tín hữu
được tha tội và được hòa thuận với Đức Chúa Trời.
4. Trở nên một người mới trong Chúa: Tín đồ dân ngoại và dân Giuđa đều
hiệp một trong Đấng Christ, vì vậy họ hoàn toàn được dựng nên mới. Trong
Đấng Christ, họ không còn là Giu-đa hay dân ngoại. Họ là “một người mới
”.
Xin đọc Eph Ep 2:18. Dân Giuđa và dân ngoại bây giờ được hiệp nhất trong
Đấng Christ và được Đức Thánh Linh ngự trong lòng. Đức Chúa Trời là Cha
chấp nhận họ một cách công bằng. Tín đồ dân Giu-đa và tín hữu dân ngoại
bây giờ có thể trò chuyện với Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài.
5. Trở nên người nhà của Đức Chúa Trời: Trước khi Chúa Jesus giáng thế
chết thay cho dân Giu-đa và dân ngoại, không có một người ngoại nào khi
chưa chịu cắt bì có thể đi cùng với một người dân Giu-đa vào bên trong Đền
thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời. Người ngoại chỉ được phép ở ngoài Đền
thờ, hoặc trong hành lang dân ngoại.
. Nhưng khi Chúa Jesus chịu chết, Đức Chúa Trời đã xé bức màn ngăn cách
nơi chí thánh để cả dân ngoại lẫn dân Giu-đa đều biết rằng họ đều được Ngài
đón tiếp, được trực tiếp trò chuyện và được thờ phượng Ngài.
Quý vị và chúng tôi, là những người ngoại đều không được phép đến gần
Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác và Giacốp nhưng bây giờ trong danh
Chúa Jesus, chúng ta có thể trò chuyện với Đức Chúa Trời là Cha của chúng
ta trong mọi lúc.
6. Trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời: Xin đọc 2:19-22. Có nhiều công trình
kiến trúc vào thời điểm Kinh Thánh được ghi chép, kể cả Đền thờ ở
Giêrusalem, đều được xây dựng bằng đá. Phaolô đã dùng loại đá này làm
minh họa cho Đền thờ mới mà Đức Chúa Trời đang xây dựng.
Giáo viên: Cho xem tranh một tòa nhà bằng đá giống như loại nhà thời kỳ
Kinh Thánh được ghi chép.
Phaolô nói rằng tất cả các tín hữu - cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại - đều là
những viên đá hiệp nhau bởi Đức Thánh Linh để làm một Đền thờ thánh vĩ
đại cho Chúa. Hội Thánh là Thân thể Đấng Christ, là Đền thờ của Chúa,
nhưng mỗi đời sống con cái Chúa cũng được biệt riêng ra khác với người thế
gian để làm Đền thờ của Chúa, nơi Chúa ngự trên đất. Như thế, Đức Chúa
Trời sẽ được thờ phượng, sẽ được tôn cao, quý trọng, chiêm ngưỡng, tôn
vinh và yêu mến. Xin đọc 2:21-22.
. Các sứ đồ và tiên tri là nền nhà của Đền thờ, vì tất cả tín hữu ở trong Đền
thờ Đức Chúa Trời đều nhờ vào sự dạy dỗ của các sứ đồ và tiên tri đã được
ghi chép trong Kinh Thánh. Những gì chúng ta có thể biết về Đức Chúa Trời
và tình yêu Ngài dành cho chúng ta đều đã được ghi trong Lời Ngài bởi các
sứ đồ và các tiên tri.
. Chúa Jesus là Hòn đá Góc nhà (chief cornerstone). Hòn đá góc nhà là hòn
đá đầu tiên được đặt xuống và là công tác khởi điểm của căn nhà. Hòn đá
góc nhà được đặt tại chỗ liên kết của hai bức tường và chính hòn đá này giúp
cho hai bức tường liên kết nhau. Chúa Jesus là Hòn Đá đầu tiên được đặt
trong Đền thờ Chúa, và tất cả chúng đều được xây chung quanh Ngài.
Giáo viên: Ghi chú IPhi 1Pr 2:5-7.
. Đền thờ Chúa sẽ được hoàn tất chứ? Vâng, một ngày nào đó Đền thờ Chúa
sẽ hoàn tất, và lúc ấy Chúa Jesus sẽ trở lại, đem chúng ta đi cùng với Ngài
lên Thiên đàng. Chúng ta cần làm hết sức để đem Lời Chúa đến với mọi
người ở khắp nơi để Đền thờ Ngài sẽ chóng hoàn tất và Chúa Jesus sẽ trở lại
và đem chúng ta về ở với Ngài.
CÂU HỎI
1. Tình trạng của tín hữu trước khi được cứu là gì? Họ:
a. Không chịu phép cắt bì là dấu hiệu thuộc về Đức Chúa Trời. Xem Eph Ep
2:11.
b. Không biết Chúa Cứu thế sẽ giáng sinh.
c. Không được kể là dân Ysơraên là dân Đức Chúa Trời cai trị.
d. Không được dự phần trong lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho dân
Ysơraên.
e. Không có hy vọng có sự cứu rỗi đời đời.
f. Không biết có một Đức Chúa Trời Hằng Sống và có Thật. Xem 2:12.
2. Ai đã biến đổi tình trạng này cho dân ngoại? Đức Chúa Trời đã biến đổi
tình trạng của họ bằng cách ban Chúa Jesus. Xem 2:13.
3. Mối tương giao giữa tín hữu dân Giu-đa và dân ngoại bây giờ như thế
nào? Tín đồ dân ngoại và dân Giu-đa bây giờ hiệp một. Họ được đến gần
Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus. Xem 2:14-16.
4. Đền thờ Đức Chúa Trời bây giờ còn làm bằng đá hay không? Không!
Phaolô nói rằng mọi tín hữu - dân ngoại và dân Giu-đa - giống như các hòn
đá hiệp lại với nhau bởi Đức Thánh Linh để tạo thành một Đền thờ lớn là
Đền thờ Đức Chúa Trời, nơi Ngài được tôn thờ.
5. Ai là nền của Đền thờ Đức Chúa Trời? Các sứ đồ và tiên tri.
6. Tại sao các sứ đồ và tiên tri được gọi là nền của Đền thờ Đức Chúa Trời?
Vì mọi tín hữu là Đền thờ Đức Chúa Trời phải nhờ vào sự dạy dỗ của các sứ
đồ và tiên tri được ghi chép trong Kinh Thánh. Những gì chúng ta có thể biết
về Đức Chúa Trời và tình yêu Ngài dành cho chúng ta đều đã được ghi trong
Lời Ngài bởi các sứ đồ và các tiên tri.
7. Ai là Hòn Đá chính ở góc nhà trong Đền thờ Đức Chúa Trời? Chúa Cứu
thế Jesus.
8. Tại sao Chúa Jesus được gọi là Hòn Đá chính ở góc nhà? Hòn đá góc nhà
là hòn đá đầu tiên được đặt làm thành phần cấu trúc của nền nhà. Đó là khởi
điểm của việc xây dựng một ngôi nhà. Hòn đá góc nhà được đặt chỗ nối
nhau của hai bức tường chính để giúp cho hai bức tường liên kết với nhau.
Chúa Jesus là Hòn Đá đầu tiên được đặt trong Đền thờ Đức Chúa Trời, và
chúng ta được xây dựng chung quanh Ngài.
9. Khi nào thì quý vị trở thành thành phần của Đền thờ Đức Chúa Trời? Khi
chúng ta được tái sanh trong quyền năng của Đức Thánh Linh và Ngài đặt
chúng ta vào Đền thờ của Ngài.
10. Hiện giờ Đền thờ Chúa đã hoàn tất chưa? Chưa! Mỗi ngày có nhiều
người nghe giảng và tin vào Lời Đức Chúa Trời và được thêm vào Đền thờ
Chúa bởi Đức Thánh Linh.
11. Ai có trách nhiệm nói về Lời Chúa để càng ngày càng có nhiều người tin
Chúa thêm vào Đền thờ Chúa? Đó là trách nhiệm của chúng ta là con cái của
Đức Chúa Trời.
12. Đền thờ Chúa sẽ được hoàn tất không? Có. Đền thờ Chúa sẽ được hoàn
tất khi Chúa Jesus sẽ trở lại đem chúng ta lên Thiên đàng với Ngài.
LỜI CẦU XIN KHÔN NGOAN
Kinh Thánh: 3:14-21
Chủ đề: Lần thứ nhì Phaolô cầu nguyện cho tín hữu ở Êphêsô.
Câu gốc: “Tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài, khiến anh em
được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng”. 3:16
KHAI TRIỂN BÀI HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG LỜI CẦU NGUYỆN
Giáo viên: 3:1-13 là đoạn giữa. Phaolô bắt đầu câu 1 bằng cách nói “Ấy bởi
điều đó. . . . ” Rồi kế đó ông ngừng nói và giải thích khải tượng mà Đức
Chúa Trời ban cho ông, về đặc quyền, về trách nhiệm làm sứ đồ của Đấng
Christ cho dân ngoại. Ông nối tiếp dòng tư tưởng của mình mà ông đã
ngưng ở 2:22 bằng nói lại “Ấy là vì cớ đó. . . ” trong 3:14.
1. Đức Chúa Trời là Cha: Xin đọc 3:14, 15. Khi Phaolô nói rằng ông quì gối
trước mặt Cha, ông có ý nói rằng ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời là Cha
Yêu thương đầy lòng nhân từ. Người Giuđa thường quì gối khi cầu nguyện
để bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời.
. Đức Chúa Trời là Cha vì Ngài đã sanh dựng nên loài người chúng ta (LuLc
3:38). Hơn nữa, Ngài còn tái sanh chúng ta trở nên con cái Ngài bởi Đức
Thánh Linh khi chúng ta tin nhận Chúa Jesus (GiGa 1:12; 3:5).
2. Đức Chúa Trời là Chủ tể: “. . Cả nhà trên trời. . . ” là nhà Đức Chúa Trời -
cả dân Giuđa và dân ngoại - tất cả những ai đặt đức tin và tin nhận Chúa
Jesus là Chúa Cứu thế và được sanh ra trong nhà Đức Chúa Trời bởi Đức
Thánh Linh. Có một số người trong nhà Chúa vẫn còn ở trên đất nhưng phần
lớn đang ở cùng Ngài trên Thiên đàng.
. Đối với người Do Thái, khái niệm “đặt tên” là khái niệm về quyền sở hữu.
Tất cả các thành viên trong nhà Cha đều thuộc về Cha vì Ngài đã mua họ
bằng chính huyết Ngài (Cong Cv 20:28). Xin đọc Eph Ep 2:19. Chúng ta
đều cùng có một Cha và là người cùng một nhà.
II. LỜI CẦU NGUYỆN LẦN THỨ NHÌ
Đây là lần cầu nguyện thứ nhì cho tín hữu ở Êphêsô. Ông cầu nguyện:
1. Để họ được mạnh mẽ ở trong lòng bởi Đức Thánh Linh: Xin đọc 3:16.
Phaolô cầu xin Đức Chúa Trời là Cha sẽ làm cho họ “mạnh mẽ. . . ” Chúng
ta đều cần mạnh mẽ mỗi ngày để đứng vững trước cám dỗ và để vâng phục
Chúa trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Chúa có đủ quyền phép để khiến
chúng ta có thể làm đẹp lòng Ngài khi gặp khó khăn, thách thức trong đời
sống.
. Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta mạnh mẽ “. . tùy sự giàu có vinh hiển
Ngài. . ” Đức Chúa Trời không bao giờ thiếu bất cứ điều gì chúng ta cần.
Ngài là Đấng giàu có, đã mang chúng ta là những kẻ nghèo khó vào nhà
Ngài và hứa rằng mọi điều chúng ta cầu xin Ngài sẽ ban cho.
. Đức Chúa Trời ban sức mạnh cho chúng ta bằng cách nào? Bởi Đức Thánh
Linh là Đấng ngự trong chúng ta. Nếu chúng ta để Đức Thánh Linh cai trị “.
. trong lòng. . . ” (trong trí và lòng), chúng ta sẽ có sự mạnh mẽ của Đức
Chúa Trời để vâng phục Ngài giữa mọi cám dỗ, khó khăn.
2. Để Đấng Christ ngự trong lòng nhơn đức tin: Trong câu 17, Phaolô tiếp
tục cầu nguyện “ . . đến nỗi Đấng Christ nhơn đức tin mà ngự trong lòng anh
em. . . ” Chúa Jesus đang ở với tín hữu ở Êphêsô qua Đức Thánh Linh.
Phaolô không cầu nguyện để Ngài ngự vào lần nữa, nhưng để làm Chủ hoàn
toàn trong đời sống họ.
Khi quý vị đến thăm nhà một người nào đó, quý vị sẽ ngồi nơi dành cho
khách và có cử chỉ của một người khách, khác với khi về nhà mình, quý vị
có thể làm gì tùy ý. . . Chúng ta cũng cần cầu nguyện cho chính mình: Xin
Chúa Jesus ngự trong đời sống chúng ta không phải như một người khách,
mà chúng ta phải đón tiếp Ngài và mời Ngài làm Chủ mọi lãnh vực của đời
sống chúng ta. Chúa Jesus đã mua chúng ta bằng chính huyết báu của Ngài,
nên chúng ta tiếp đón Ngài vào lòng như một Vị Chủ nhà có trọn quyền làm
Chủ là rất phải lẽ.
3. Để họ được đâm rễ vững nền trong sự yêu thương: Xin đọc 3:17. Nếu
Chúa ngự vào lòng và cai trị đời sống chúng ta như nhà riêng của Ngài, Ngài
sẽ hướng dẫn và ban ơn dư dật cho chúng ta trong tình yêu Ngài, khiến cuộc
đời chúng ta sẽ đầy niềm vui, phước hạnh Thiên đàng.
. Khi chúng ta để Chúa Jesus sử dụng thân thể chúng ta làm nhà của Ngài,
tình yêu Ngài sẽ kiểm soát tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta,
chúng ta sẽ được “. . đâm rễ vững nền trong sự yêu thương ”.
. Đời sống chúng ta sẽ mạnh mẽ và vững vàng như một cây có rễ mọc sâu
dưới đất và chắc chắn hay như một ngôi nhà có nền tảng vững vàng. Khi
cám dỗ và khó khăn bỗng nhiên có cơn gió bão thổi ập tới, chúng ta vẫn
đứng vững vàng bằng quyền năng của Chúa Tình yêu.
4. Để họ biết được tình yêu của Đấng Christ: Xin đọc 3:17-19. Tình yêu lớn
lao của Đấng Christ dành cho mọi người là một điều phổ quát. Tuy nhiên,
khó có thể có người hiểu rõ tình yêu Ngài một cách trọn vẹn. Vì thế chúng ta
phải nhờ Đức Thánh Linh dạy dỗ qua Lời Ngài để có thể hiểu tình yêu Ngài,
tình yêu kỳ diệu của Đấng Christ dành cho con cái Ngài và mọi người khác,
càng ngày càng hơn.
Nhưng chẳng những chúng ta cần phải hiểu biết về tình yêu Ngài trong tâm
trí mà còn phải kinh nghiệm tình yêu Ngài trong đời sống. Chúng ta sẽ được
tăng trưởng trong kinh nghiệm về tình yêu Ngài dành cho chúng ta một cách
cá nhân qua những gì Đức Chúa Trời cho phép xảy ra trong đời sống chúng
ta. Chịu đựng sự khó khăn xảy đến thì không dễ dàng gì nhưng Đức Chúa
Trời có thể dùng các khó khăn ấy để dạy chúng ta nhiều hơn về tình yêu
Ngài dành cho chúng ta.
5. Để họ được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời: Xin đọc 3:19.
Càng hiểu biết và kinh nghiệm tình yêu của Chúa Jesus, đời sống chúng ta
càng ngày càng trở nên giống như Ngài. Được biến hóa giống như Ngài,
chúng ta sẽ được “. . . đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời ”, vì Chúa
Jesus chính là mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời.
Giáo viên: Ghi chú IICo 2Cr 3:18.
. Đời sống chúng ta dần dần được đầy dẫy, hoặc nói một cách khác là được
cai trị bằng tình yêu, như tình yêu cai trị đời sống Chúa Jesus, chúng ta sẽ
yêu mọi người giống như Đức Chúa Trời yêu họ. Chúng ta sẽ được “. . . đầy
dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời. ” Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình
yêu khiến Ngài bằng lòng phó chính Con mình, sẽ hướng dẫn đời sống
chúng ta để chúng ta không sống theo ý riêng, mà sống vì Chúa và vì lợi ích
của người khác.
III. LỜI KẾT LUẬN
1. Xác định lòng tin: Xin đọc Eph Ep 3:20. Phaolô kết thúc lời cầu nguyện
của mình bằng cách ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng làm trổi hơn vô cùng
trong đời sống của tất cả con cái Ngài hơn cả những điều chúng ta cầu xin,
suy tưởng hoặc hành động. Bằng cách nào Ngài làm được như vậy? Bằng
quyền năng cao cả của Ngài hành động trong con cái Ngài. Và quyền năng
đó là gì? Đó cũng chính là quyền năng đem Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại
và khiến Ngài ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, có toàn quyền cai trị Satan, ma
quỉ, thần linh và mọi người. Đó cũng là quyền năng của Đức Thánh Linh
đang ngự trong lòng mỗi con cái Đức Chúa Trời. Xin đọc 1:19-23.
2. Lời ca ngợi Đức Chúa Trời: Xin đọc 3:20-21. Đây chính là mục đích cuối
cùng của lời cầu nguyện được dâng lên. Phaolô cầu xin nhiều điều cho tín
hữu Êphêsô, không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ mà để cuối
cùng Danh Đức Chúa Trời được vinh hiển trong Hội Thánh Ngài, cũng như
đã được vinh hiển trong Đức Chúa Jesus trải các thời đại, đời đời vô cùng.
Đây phải là mục đích của mỗi một lời cầu nguyện của chúng ta.
CÂU HỎI
1. Phaolô có ý nói gì khi nói rằng ông quì gối trước mặt Đức Chúa Trời?
Ông có ý nói ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Người Giu-đa thường quì
gối khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời.
2. Phaolô muốn ám chỉ ai khi ông nói “. . . cả nhà trên trời và dưới đất. . ”?
Ông muốn ám chỉ nhà Đức Chúa Trời - cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại-tất cả
những ai đặt đức tin và tin nhận Chúa Jesus là Chúa Cứu thế và được sanh
lại trong nhà Đức Chúa Trời bởi Đức Thánh Linh.
3. Làm sao Đức Chúa Trời có thể khiến chúng ta mạnh mẽ để sống vâng
phục Ngài bất chấp mọi khó khăn cám dỗ? Nhờ Đức Thánh Linh ngự trong
lòng chúng ta. Nếu chúng ta để Đức Thánh Linh kiểm soát “. . . trong lòng. .
. ” nghĩa là cai trị trí và lòng của chúng ta, thì chúng ta sẽ có năng lực mạnh
mẽ của Đức Chúa Trời để vâng phục Ngài.
4. Phaolô có ý gì khi cầu nguyện, “. . . đến nỗi Đấng Christ nhơn đức tin mà
ngự trong lòng anh em. . . ”? Phaolô có ý nói Chúa Jesus không muốn làm
người Khách trong lòng tín hữu, nhưng muốn họ đón tiếp Ngài để Ngài ngự
trị và cai quản thân thể họ như là nhà riêng của Ngài.
5. Quý vị sử dụng minh họa nào theo văn hóa riêng để chứng tỏ sự khác biệt
giữa việc Chúa Jesus ở trong lòng chúng ta như một người Khách hay là ngự
vào lòng chúng ta như Vị Chủ nhà?
Giáo viên: Theo minh họa sử dụng trong bài học.
6. Tại sao đời sống chúng ta được đâm rễ vững nền trong sự yêu thương của
Đấng Christ là quan trọng? Để đời sống chúng ta được mạnh mẽ và bền
vững như một cây có rễ khoẻ và ăn sâu trong lòng đất hay như một ngôi nhà
có nền móng đặt sâu trong đất. Khi có cám dỗ hay khó khăn thình lình xảy
đến giống như gió bão ập tới, chúng ta vẫn đứng vững bằng quyền năng
trong tình yêu của Đấng Christ.
7. Làm thế nào để chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết về tình yêu Đấng
Christ dành cho chúng ta và mọi người? Bằng cách luôn luôn nhờ Đức
Thánh Linh dạy dỗ chúng ta về Lời Ngài qua những việc Đức Chúa Trời cho
phép xảy ra trong đời sống chúng ta.
8. Làm thế nào để chúng ta trở nên “. . . đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức
Chúa Trời. . . ”? Bằng cách nhờ Đức Thánh Linh dạy dỗ để chúng ta hiểu
biết về tình yêu lớn lao mà Ngài dành cho chúng ta và mọi người.
9. Chúa có thể làm ơn cho chúng ta đến mức độ nào? Trổi hơn vô cùng mọi
điều chúng ta cầu xin và suy tưởng. Xem 3:20.
10. Bằng quyền năng nào Chúa có thể làm cho chúng ta “. . . trổi hơn vô
cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. . . . . ” ? Bằng quyền năng
mà Đức Chúa Trời khiến Chúa Jesus sống lại từ kẻ chết và ngồi bên hữu
Ngài, ban quyền năng cai trị Satan, ma quỉ, thần linh, và mọi người. Quyền
năng cao cả đó là quyền năng của Đức Thánh Linh ngự trong lòng mỗi con
cái Đức Chúa Trời. Xem 1:19-23.
HIỆP MỘT TRONG THÁNH LINH
Kinh Thánh: Êphêsô 4: 1-7.
Chủ đề: Sự hiệp một của Hội Thánh.
Câu gốc: “Phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục,
lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp
một của Thánh Linh”. 4:2-3
KHAI TRIỂN BÀI HỌC
I. LỜI KHUYÊN SỐNG HIỆP MỘT
1. Nền tảng lời khuyên: Xin đọc 4:1. Khi viết thư cho tín hữu Êphêsô,
Phaolô là một tù nhân. Suốt ba đoạn đầu, Phaolô dạy dỗ những điều diệu kỳ
mà Đức Chúa Trời đã ban cho tất cả tín hữu ở trong Đấng Christ.
a. Trong đoạn 1, Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời đã xuống phước cho chúng
ta trong Đấng Christ. Xin đọc 1:3.
b. Trong đoạn 2, Phaolô viết rằng Ngài làm cho chúng ta đồng ngồi với
Đấng Christ trên Thiên đàng. Xem 2:5, 6. Ông cũng dạy rằng tín hữu dân
Giu-đa lẫn dân ngoại đều hiệp một trong Đền thờ Đức Chúa Trời là nơi Ngài
ngự trị bởi Đức Thánh Linh. Xin đọc 2:22.
Trên nền tảng những điều diệu kỳ mà Đức Chúa Trời đã ban cho mọi tín
hữu, Phaolô nài khuyên chúng ta phải có đời sống thánh khiết. Chúng ta nên
sống như người được phước thuộc linh, ngồi nơi thiên thượng trong Đấng
Christ và hiệp một trong Đền thờ Đức Chúa Trời ngự bởi Đức Thánh Linh.
Xin đọc 4:1 một lần nữa.
Chúng ta có thể minh họa sự giảng dạy của Phaolô bằng cách này:
Quý vị hãy tưởng tượng quý vị đang đi trong rừng thì bỗng nhiên nghe có
tiếng lạ. Khi đến nơi để xem xét, quý vị trông thấy một đứa bé gầy guộc dơ
bẩn và không mặc quần áo đang nằm ở dưới đất. Nó đang ăn một khúc rễ
cây có lẽ do lợn rừng bỏ sót lại. Trông nó giống như một thú rừng. Vì không
biết cha mẹ nó là ai, nên quý vị mang nó về nhà. Sau khi tắm rửa sạch sẽ,
mặc quần áo đẹp cho nó, quý vị cho nó ăn, và vì tình yêu, quý vị nhận nó
làm con - cho nó có cùng quyền lợi như những đứa con ruột của quý vị,
cũng cho nó nệm và chăn màn để ngủ. Nhưng sáng hôm sau, đứa trẻ đã ra đi.
Khi quý vị tìm thấy nó thì một lần nữa, nó lại không quần áo, dơ bẩn, và đi
tìm thức ăn thừa của thú rừng để ăn. Quý vị lại đem nó về nhà rồi bảo với
nó: “Ta đã nhận con làm con nuôi, con có đủ mọi thứ như các con ruột của
ta. Vì vậy ta muốn con đừng trở về rừng và sống như trước đây nữa. Bây giờ
con là thành viên của gia đình, vì thế con phải sống giống như chúng ta”.
Câu chuyện trên đây giải thích những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng
ta. Khi Chúa Jesus tìm thấy chúng ta, chúng ta đang ở sống dưới quyền của
Satan, và sự chết, nhưng Ngài cứu chúng ta bằng quyền năng Ngài. Chúng ta
được sanh lại trong nhà Ngài, Ngài mặc áo công bình cho chúng ta và ban
cho chúng ta mọi thứ mà Con Ngài là Chúa Jesus có được. Bây giờ qua sứ
đồ Phao-lô, Đức Chúa Trời dạy chúng ta đừng bao giờ trở lại con đường cũ
là lối sống trước khi được Chúa Jesus cứu. Bây giờ chúng ta ở trong nhà
Đức Chúa Trời nên chúng ta phải sống giống như Đức Chúa Trời và Chúa
Jesus. Xin đọc RoRm 12:1, 2.
2. Khuyên sống hiệp một: Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống như thế nào?
Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời không muốn con cái Ngài tranh chiến với
nhau, Ngài muốn nhà Ngài sống hiệp một. Xin đọc Eph Ep 4:1-3.
Quý vị có thích con cái mình cãi vã và tranh luận với nhau không? Không!
Một gia đình như thế là gia đình không hạnh phúc. Vậy nên mỗi cá nhân
phải có thái độ nào để nhà Chúa được bình an và hạnh phúc?
a. Điều đầu tiên Phaolô đề cập đến là khiêm nhường. Lời khuyên này có
nghĩa là chúng ta không nên đánh giá không chính xác về mình và nghĩ rằng
chúng ta có khả năng trổi hơn người khác. Chúng ta nên hạ mình trước
người khác, tôn trọng ý kiến của họ và việc họ làm. RoRm 12:3.
b. Chúng ta cũng nên mềm mại. Có nghĩa là chúng ta phải có thái độ sẵn
lòng nghe sự dạy dỗ và hướng dẫn của người khác và phải biết rằng
chúng ta cần học hỏi thêm nhiều.
c. Điều cần thiết kế đến là chúng ta phải sống hòa bình với nhau, vì con cái
Đức Chúa Trời phải đối xử nhẫn nại với nhau. Khi có người làm điều gì
chúng ta không thích hay nói điều gì làm xúc phạm chúng ta, nếu chúng ta
cư xử như lúc chưa được cứu thì không khó. Như vậy chúng ta phải phản
ứng như thế nào? Thường chúng hay nổi giận và đáp lại bằng những lời lẽ
cay độc, hoặc là chúng ta toan tính chờ ngày trả đũa người làm tổn thương
mình. Đôi khi con cái Chúa cứ tiếp tục đi theo đường cũ, nhưng Đức Chúa
Trời dạy chúng ta nên sống đời sống mới Ngài ban cho chúng ta trong Chúa
Cứu thế Jesus. Chúng ta sẽ nhẫn nại với nhau, “. . . lấy lòng yêu thương mà
chìu nhau. . . ” Cho dù có tín hữu Cơ Đốc khác đôi khi làm phiền quý vị,
chúng ta phải chấp nhận lẫn nhau vì tình yêu thương.
Hành động được như vậy thì không dễ đâu. Bản chất đối kháng của chúng ta
là trả đũa khi chúng ta bị tổn thương và chống lại người làm chúng ta phiền
hà. Làm thế nào chúng ta có thể khiêm nhường, sẵn lòng nghe sự chỉ bảo
của người khác và nhẫn nại với bất cứ ai làm ta tổn thương hay bực bội? Chỉ
có một cách duy nhất thôi. Phaolô dạy chúng ta phương pháp ấy trong Rôma
6.
Giáo viên: Ôn các bước trong Rôma 6 làm căn bản cho sự chiến thắng trên
bước đường theo Chúa của tín hữu Cơ Đốc. Điều quan trọng là chúng ta
phải mang các nguyên tắc ấy trở lại với Lẽ thật căn bản để sự biến đổi không
phải là do nỗ lực bản thân mà là sự nhờ cậy vào Đức Thánh Linh đang ngự
trong lòng.
Khi chúng ta mời Đức Chúa Trời cai trị thân thể mình, Đức Thánh Linh sẽ
kiểm soát đời sống chúng ta. Chỉ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh chúng
ta mới có thể làm được những gì Chúa phán truyền trong Lời Ngài. Xin đọc
Eph Ep 4:3. Chúng ta nên cố gắng hết sức mình để có thể sống hạnh phúc và
yêu thương lẫn nhau, vì tất cả con cái Đức Chúa Trời đều được hiệp một bởi
Đức Thánh Linh. Chúng ta được ràng buộc lẫn nhau qua một Đức Thánh
Linh là Đấng ngự trị trong lòng mỗi người chúng ta.
Có thể so sánh sự khuyên dạy ấy với dòng huyết lưu thông trong người quý
vị. Nếu quý vị để tay lên ngực, quý vị có thể nghe tim đập. Nó đang đem
máu đi nuôi cơ thể quý vị. Huyết của quý vị có mặt ở đầu, tay, chân, và mọi
bộ phận khác trong cơ thể. Đức Thánh Linh cũng vậy, Ngài ở cùng mỗi con
cái Đức Chúa Trời, và chính Ngài đã gìn giữ chúng ta trong hòa bình , hay là
trong hiệp nhất.
3. Trách nhiệm giữ sự hiệp một: Chúng ta có trách nhiệm “. . . giữ. . . ” sự
hiệp một mà Đức Thánh Linh đã ban cho chúng ta. Có nghĩa là chúng ta
không nên gây khó khăn, hoặc sự chia rẽ không cần thiết giữa chúng ta với
bất cứ con cái nào khác của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng nên tránh làm
điều gì đem lại sự bất đồng giữa bất cứ thành viên nào trong nhà Chúa.
II. BẢY YẾU TỐ CỦA SỰ HIỆP MỘT
Xin đọc 4:4. Bắt đầu bằng câu này, Phaolô liệt kê ra 7 yếu tố khiến con cái
Đức Chúa Trời được hiệp một.
1. Một Thân thể: Thứ nhất là “. . một Thân thể. . . ” Con cái Đức Chúa Trời
hiệp một với nhau bởi Đức Thánh Linh thành một thân thể. Chúa Jesus là
Đầu, chúng ta là các bộ phận của Thân thể.
Chúng ta làm thế nào để trở thành bộ phận của Thân thể Đấng Christ? Của
Hội Thánh? Chúng ta được Báptem trong Chúa Jesus bởi Đức Thánh Linh
ngay lúc chúng ta tin nhận Ngài làm Chúa Cứu thế của chúng ta. Xem
RoRm 6:3.
2. Một Thánh Linh: Thứ nhì “. . . một Thánh Linh. . . ” Chỉ có một Đức
Thánh Linh duy nhất, và Ngài sống trong lòng mỗi con cái Đức Chúa Trời.
Xin đọc 8:9.
3. Một sự trông cậy: Thứ ba là “. . . một sự trông cậy. . . ” Sự trông cậy của
con cái Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi trên thế giới là gì? Đó sự hy vọng
Chúa Jesus sẽ trở lại và họ sẽ ở cùng Ngài và giống như Ngài đời đời. Xin
đọc 8:23-25, 10, 11.
Giáo viên: Sách 8:23-25, 10, 11 không kể theo thứ tự kế tiếp và đây là thứ tự
tôi muốn ghi ra ở đây.
4. Một Chúa: Xin đọc 4:5, 6. Thứ tư là “. . một Chúa. . . ” Dù các tín hữu có
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)
Thu e pho-so(gian luot)

More Related Content

What's hot

A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinco_doc_nhan
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangco_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)co_doc_nhan
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suco_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)co_doc_nhan
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)co_doc_nhan
 
Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)co_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monco_doc_nhan
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàogianggianglc
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenkhicon038
 

What's hot (19)

A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
A1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tinA1 nhung tang cua duc tin
A1 nhung tang cua duc tin
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)Tan uoc ( luot khao)
Tan uoc ( luot khao)
 
Ngu kinh va lich su
Ngu kinh va lich suNgu kinh va lich su
Ngu kinh va lich su
 
Su diep cuu uoc
Su diep cuu uocSu diep cuu uoc
Su diep cuu uoc
 
Ly do toi tin
Ly do toi tinLy do toi tin
Ly do toi tin
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
 
Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)Tan uoc( gian luot)
Tan uoc( gian luot)
 
Vi islam is
Vi islam isVi islam is
Vi islam is
 
Sach loi hua
Sach loi huaSach loi hua
Sach loi hua
 
Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)Tan uoc can ban( gian luot)
Tan uoc can ban( gian luot)
 
Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap mon
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nàoJesus đã sống cuôc đời như thế nào
Jesus đã sống cuôc đời như thế nào
 
Chua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyenChua oixindaychungconcaunguyen
Chua oixindaychungconcaunguyen
 

Viewers also liked

Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)co_doc_nhan
 
Finanzas, indicadores económicos, capital, pib
Finanzas, indicadores económicos, capital, pibFinanzas, indicadores económicos, capital, pib
Finanzas, indicadores económicos, capital, pibAntonio Borges Arciniega
 
Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)co_doc_nhan
 
Tien hoa hay sang tao
Tien hoa hay sang taoTien hoa hay sang tao
Tien hoa hay sang taoco_doc_nhan
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhco_doc_nhan
 
Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1
Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1
Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1Leck Egar
 
7 tradisi di indonesia
7 tradisi di indonesia7 tradisi di indonesia
7 tradisi di indonesiaulfazahra
 
I Certamen Internacional de Cocina con Queso en Peñaranda
I Certamen Internacional de Cocina con Queso en PeñarandaI Certamen Internacional de Cocina con Queso en Peñaranda
I Certamen Internacional de Cocina con Queso en PeñarandaFernando Fregeneda Chico
 
Combatting non registered workers in Argentina
Combatting non registered workers in ArgentinaCombatting non registered workers in Argentina
Combatting non registered workers in ArgentinaIus Laboris
 

Viewers also liked (14)

Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)Tieu tien tri( gian luot)
Tieu tien tri( gian luot)
 
Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
Finanzas, indicadores económicos, capital, pib
Finanzas, indicadores económicos, capital, pibFinanzas, indicadores económicos, capital, pib
Finanzas, indicadores económicos, capital, pib
 
Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)Thu ro ma( gian luot)
Thu ro ma( gian luot)
 
Tien hoa hay sang tao
Tien hoa hay sang taoTien hoa hay sang tao
Tien hoa hay sang tao
 
Tuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanhTuyen giang su diep kinh thanh
Tuyen giang su diep kinh thanh
 
Tieu tien tri
Tieu tien triTieu tien tri
Tieu tien tri
 
Scenari di un'Italia che cambia - ottobre 2014
Scenari di un'Italia che cambia - ottobre 2014Scenari di un'Italia che cambia - ottobre 2014
Scenari di un'Italia che cambia - ottobre 2014
 
Tdah
TdahTdah
Tdah
 
Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1
Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1
Mga Tungkuling Kristiyano sa Pamayanang Walang Kristo - Part1
 
7 tradisi di indonesia
7 tradisi di indonesia7 tradisi di indonesia
7 tradisi di indonesia
 
I Certamen Internacional de Cocina con Queso en Peñaranda
I Certamen Internacional de Cocina con Queso en PeñarandaI Certamen Internacional de Cocina con Queso en Peñaranda
I Certamen Internacional de Cocina con Queso en Peñaranda
 
Combatting non registered workers in Argentina
Combatting non registered workers in ArgentinaCombatting non registered workers in Argentina
Combatting non registered workers in Argentina
 
Canon
CanonCanon
Canon
 

Similar to Thu e pho-so(gian luot)

E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christco_doc_nhan
 
Banaba con trai của sự yên ủi
Banaba   con trai của sự yên ủiBanaba   con trai của sự yên ủi
Banaba con trai của sự yên ủiPhuoc Nguyen
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiNgoc Que Vu
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxTOAN Kieu Bao
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taco_doc_nhan
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)gremy2013
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019phamhieu56
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhco_doc_nhan
 

Similar to Thu e pho-so(gian luot) (20)

E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christ
 
Banaba con trai của sự yên ủi
Banaba   con trai của sự yên ủiBanaba   con trai của sự yên ủi
Banaba con trai của sự yên ủi
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
Kinh Mân Côi cho bạn trẻ
Kinh Mân Côi cho bạn trẻKinh Mân Côi cho bạn trẻ
Kinh Mân Côi cho bạn trẻ
 
Cách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côiCách lần hạt mân côi
Cách lần hạt mân côi
 
Nhom thanh cong
Nhom thanh congNhom thanh cong
Nhom thanh cong
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
Le chua3ngoia
Le chua3ngoiaLe chua3ngoia
Le chua3ngoia
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanhPhuong phap nghien cuu kinh thanh
Phuong phap nghien cuu kinh thanh
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Hoi thanh cua ta
Hoi thanh cua taHoi thanh cua ta
Hoi thanh cua ta
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Giup niem tin
Giup niem tinGiup niem tin
Giup niem tin
 
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
Gkpv   cn 34 tn (tv 2)Gkpv   cn 34 tn (tv 2)
Gkpv cn 34 tn (tv 2)
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
Sổ Bài Tập Ấu Nhi Cấp 3 3rd Level Seedling Workbook_10290312052019
 
Thong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanhThong hieu kinh thanh
Thong hieu kinh thanh
 

More from co_doc_nhan

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienco_doc_nhan
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christco_doc_nhan
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhco_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2co_doc_nhan
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1co_doc_nhan
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day daoco_doc_nhan
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaco_doc_nhan
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoco_doc_nhan
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoco_doc_nhan
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducco_doc_nhan
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhco_doc_nhan
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongco_doc_nhan
 

More from co_doc_nhan (20)

Vai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tienVai net ve hoi thanh dau tien
Vai net ve hoi thanh dau tien
 
Truong nhan su
Truong nhan suTruong nhan su
Truong nhan su
 
Truong dang christ
Truong dang christTruong dang christ
Truong dang christ
 
Thuat lanh dao
Thuat lanh daoThuat lanh dao
Thuat lanh dao
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Tho phuong dct
Tho phuong dctTho phuong dct
Tho phuong dct
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanhSu phat trien tu nhien cua hoi thanh
Su phat trien tu nhien cua hoi thanh
 
Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2Phuong phap saon bai giang 2
Phuong phap saon bai giang 2
 
Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1Phuong phap saon bai giang 1
Phuong phap saon bai giang 1
 
Phuong phap day dao
Phuong phap day daoPhuong phap day dao
Phuong phap day dao
 
Phuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chuaPhuong cach rao giang loi chua
Phuong cach rao giang loi chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Phuc vu chua
Phuc vu chuaPhuc vu chua
Phuc vu chua
 
Nhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh daoNhung nguyen tac lanh dao
Nhung nguyen tac lanh dao
 
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nhoNhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
Nhung dieu tot lanh den voi cac nhom nho
 
Nhiem vu giao duc
Nhiem vu giao ducNhiem vu giao duc
Nhiem vu giao duc
 
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanhNhan lanh va gin giu su chua lanh
Nhan lanh va gin giu su chua lanh
 
Nguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuongNguyen tac tho phuong
Nguyen tac tho phuong
 

Thu e pho-so(gian luot)

  • 1. LỜI MỞ ĐẦU Kinh Thánh: Eph Ep 1:1-14 Chủ đề: Những đặc tính của người ở trong Đấng Christ. Câu gốc: “Phao-lô, theo ý muốn Đức Chúa Trời, làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, gởi cho các thánh đồ ở thành Êphêsô, cho những kẻ trung tín trong Đức Chúa Jêsus Christ”. 1:1 KHAI TRIỂN BÀI HỌC I. TRƯỚC GIẢ . Trong loạt bài học nầy, chúng ta sẽ nghiên cứu bức thư được sứ đồ Phao Lô viết cho một Hội Thánh của Đức Chúa Jesus. Đó là thư Êphêsô. Giáo viên: Hãy chỉ thành phố Êphêsô trên bản đồ bạn đã sử dụng để dạy sách Công vụ: Bản đồ có ghi rõ các hành trình truyền giáo của Phao Lô. 1. Bối cảnh: . Sứ đồ Phao Lô đã ghé thăm Êphêsô một thời gian ngắn trong chuyến hành trình truyền giáo thứ hai. Xin đọc Cong Cv 18:19-21. . Phao Lô trở lại Êphêsô trong chuyến hành trình truyền giáo thứ ba. Ông đã lưu lại đây trong ba năm. Dù Phao Lô đã trải qua nhiều nỗi khó khăn, bắt bớ, nhưng nhiều người đã tin nhận Chúa Jesus và Hội Thánh của Đấng Christ tại Êphêsô đã được thành lập. Xin đọc 19:1, 8-10. Sau cuộc gây loạn của Đêmêtriu, Phaolô đi qua xứ Maxêđoan. Cuối cùng, trên đường trở lại Giêrusalem, ông cho mời các trưởng lão ở Êphêsô tới một nơi gọi là Mi-lê ở gần bờ biển. Tại đó, Phaolô nhắc nhở họ nhớ lại cách sống của ông trong thời gian ba năm ông ở với họ, và khuyên bảo họ chăm sóc con cái Chúa trong Hội Thánh một cách trung tín. Xin đọc Cong Cv 20:17- 23, 31-38. Sau khi gặp gỡ các trưởng lão Hội Thánh Êphêsô ở Mi-lê, Phao lô lên đường đến Giêrusalem và chính tại nơi này ông đã bị bắt. Ông bị giam giữ ở Sêsarê trong hai năm trước khi bị đưa đi Rôma xét xử. Trong khi bị giam giữ ở Rôma, Phaolô viết thư cho các tín hữu ở Êphêsô. Đức Thánh Linh đã soi dẫn Phaolô trong khi viết thư này, đó chính là sứ điệp của Đức Chúa Trời gửi cho tín hữu ở Êphêsô, và đó cũng là Lời của Đức Chúa Trời gửi cho tất cả chúng ta hôm nay. 2. Sứ đồ của Chúa Cứu thế Jesus: Xin đọc Eph Ep 1:1. Từ ngữ “sứ đồ” nghĩa là gì? Tại sao Phaolô tự xưng là sứ đồ? Giáo viên: Nghĩa của các từ ngữ “sứ đồ,” “thánh đồ,” ân-điển,” và “bình an” được dạy trong sách Rôma. Nếu các tín hữu không thể trả lời các câu hỏi về từ ngữ này, quý vị hãy giải thích lại cho họ nghe dựa trên căn bản của bài 1 trong sách Rôma và áp dụng trực tiếp với họ.
  • 2. Phaolô viết rằng ông “. . . là sứ đồ của Chúa Cứu thế Jesus theo ý muốn của Đức Chúa Trời. . . ” Phaolô được Chúa chọn và sai đi làm sứ giả giảng Tin Lành cho mọi người. Phaolô trở thành sứ đồ không phải do sự chọn lựa và ý muốn cá nhân. Ông được chọn và được sai đi do sự chọn lựa và ý định của Đức Chúa Trời. Quý vị có nhớ Chúa bảo Anania điều gì khi Ngài sai ông ta tìm gặp Phaolô ở thành Đamách không? Xin đọc Cong Cv 9:15. Giáo viên: Ghi chú GaGl 1:1. II. ĐỘC GIẢ 1. Các thánh đồ: Phaolô viết “. . . gởi cho các thánh đồ ở thành Êphêsô . . . ” “Thánh đồ” nghĩa là gì? Ai là “thánh đồ”? Giáo viên: ‘Thánh đồ’ có nghĩa là ‘người được biệt riêng ra’. Ngay lúc chúng ta nghe về Chúa Cứu thế Jesus và vâng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời để tin nhận Ngài làm Chúa Cứu thế của mình, Đức Chúa Trời đã biệt riêng chúng ta cho Ngài để chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi. 2. Những kẻ trung tín: Chẳng những Phaolô gọi họ là thánh đồ mà ông còn gọi họ là “. . . những kẻ trung tín trong Chúa Cứu thế Jesus. ” Phaolô đã gửi thư cho những người tin cậy Chúa Cứu thế Jesus. Giáo viên: Từ ngữ “những kẻ trung tín” chú trọng vào sự kiện họ đã tiếp tục đặt đức tin nơi Chúa Cứu thế Jesus. Họ là những người có đức tin và là những người đáng tin cậy. . Nếu quý vị đi xa nhà lâu ngày, quý vị sẽ ủy thác nhà cửa, gia súc cho bà con hay bạn bè, phải không? Cũng vậy, nếu quý vị tin tưởng người khác giữ gìn của cải tài sản của quý vị, thì những tín hữu ở thành Êphêsô cũng đặt đức tin mình trong sự giữ gìn của Chúa Jesus vì nhận biết Chúa là Đấng Thành tín. Họ đã trung tín trong việc đặt đức tin mình nơi Chúa Jesus dù họ phải đối diện nhiều bắt bớ, hoạn nạn. . Ngoài ra, trung tín là đức tính tuyệt vời mà mỗi Cơ Đốc nhân phải có, một đặc tính của Cơ Đốc nhân thật. Người ta có dám tin cậy bạn chăng? Chúa có thấy bạn trung tín để Ngài giao nhiều sứ mạng hơn cho bạn chăng? Hãy giữ chặt và phát triển đức tin nơi Chúa nhờ sự học biết Chúa và vâng lời Ngài (GiGa 14:21; RoRm 10:17) trong mọi lãnh vực của cuộc sống, để bạn cũng được biết, như các tín hữu Êphêsô là những người “trung tín trong Chúa Cứu thế Jesus”. 3. Trong Chúa Cứu thế Jesus: Trong thư này cũng như các thư khác của ông, Phaolô đã đề cập đến các tín hữu là người ở trong Đấng Christ. Trước khi chúng ta tin Chúa, chúng ta ở trong Ađam, nhưng ngay lúc chúng ta tin cậy Chúa Jesus, Đức Thánh Linh đã làm Báptem cho chúng ta, nghĩa là đặt chúng ta trong Đấng Christ. Bấy giờ Đức Chúa Trời đã nhận chúng ta như
  • 3. Ngài nhận Đấng Christ và chúng ta đồng dự phần mọi sự với Ngài. . Việc được Đức Chúa Trời nhìn nhận và giải cứu khỏi quyền lực của Sa-tan, tội lỗi và sự chết không tùy thuộc vào điều kiện chúng ta là ai, chúng ta làm công việc gì. . . Chỉ cần chúng ta “ở trong Đấng Christ ”. . Đức Chúa Trời đã kết hợp tín hữu với Chúa Jesus. Chúng ta là Thân-thể Ngài, nên chúng ta đồng dự phần mọi sự với Ngài. Xin đọc RoRm 6:3, 4. Giáo viên: Ghi chú ICo1Cr 15:22; 12:23 4. Lời chúc phước: Xin đọc Eph Ep 1:2. Tại sao Phaolô mong muốn các tín hữu này được ân điển và sự bình an của Đức Chúa Trời? Họ chưa được cứu sao? Họ chưa hiệp nhất với Đức Chúa Trời sao? Họ còn là kẻ thù nghịch với Ngài sao? Giáo viên: Chẳng những nhờ ân điển của Đức Chúa Trời chúng ta được cứu khi hãy còn là kẻ thù nghịch với Ngài, mà chúng ta cũng phải nhờ ân điển của Ngài mỗi ngày để được dạy dỗ và được ban thêm sức để sống trong sự vâng phục Lời Ngài (Phi Pl 4:7-8). Dù bây giờ chúng ta đã được hòa thuận cùng Đức Chúa Trời, nhưng có lúc chúng ta vẫn còn băn khoăn, lo nghĩ. Đôi khi chúng ta lo lắng thay vì tin cậy vào sự chăm sóc của Chúa. Đức Chúa Trời muốn tín hữu luôn bình an vì tin chắc rằng Ngài là Cha của họ và Ngài đang chăm sóc họ. III. NGỢI KHEN ĐỨC CHÚA TRỜI 1. Ngợi khen Đức Chúa Trời: Xin đọc Eph Ep 1:3. Phaolô dạy rằng Đức Chúa Trời đáng được ngợi khen. Điều này có nghĩa là chúng ta nên ngợi khen Đức Chúa Trời, là Đấng chẳng những là Đức Chúa Trời mà còn là Cha của Chúa Cứu thế Jesus chúng ta và từ khi chúng ta được tái sanh, Ngài cũng là Đức Chúa Trời và là Cha chúng ta. . Khen ngợi một người can đảm, một người tốt là việc đáng làm, nhưng thật quan trọng hơn nhiều khi chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời, vì ngoài Ngài không có ai là Đấng diệu kỳ, nhân từ, yêu thương, giàu lòng thương xót, công bình, thánh khiết như Ngài. Vì Ngài là Đấng diệu kỳ, Ngài đã ban mọi phước thiêng liêng cho những ai thuộc về Đấng Christ, thuộc về Thiên đàng bởi Đức Thánh Linh. 2. Cha Chúa Cứu thế Jesus: Phaolô xem Đức Chúa Trời “. . . là Đức Chúa Trời và là Cha của Chúa Cứu thế Jesus. . . ” Chúa Jesus là Đức Chúa Trời vì vậy Ngài bình đẳng với Cha Ngài. Nhưng Chúa Jesus đã giáng thế, và sinh ra làm một con người bình thường. Vì thế, Ngài cũng gọi Đức Chúa Trời là Cha Ngài và là Đức Chúa Trời của Ngài. Giáo viên: Ghi chú sách GiGa 20:17 3. Đã ban mọi ơn phước thuộc linh: Tại sao Phaolô ngợi khen Đức Chúa Trời? Xem lại Eph Ep 1:3. Mọi sự mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta
  • 4. trong Đấng Christ là “. . . mọi thứ phước thiêng liêng. . . ” Chúng ta nhận được phước nhờ Đức Thánh Linh ở trong chúng ta. . Phước hạnh này không thuộc về vật chất chẳng hạn như tiền bạc, thực phẩm, quần áo, gia súc, đất đai, sức khỏe hoặc một cuộc sống tự do thoải mái. Phước thuộc linh này không xuất phát từ thế gian, cũng không phải là mọi vui thú mà con người tội lỗi đang hưởng thụ. Phước thiêng liêng này được ban cho chúng ta từ trên trời. . Nhiều con cái Chúa ở trong tình trạng rất cơ cực và có người còn phải chịu cảnh bệnh tật, đau buồn. Nhưng dù ở trong hoàn cảnh nào trên thế gian này, họ vẫn được Đức Chúa Trời ban cho sự giàu có ở trên trời là sự giàu có tốt hơn bội phần so với sự sung túc tạm thời trên thế gian này. Phước hạnh mà Chúa ban cho tất cả con cái Ngài trong Đấng Christ là phước hạnh vô hạn vì do Ngài ban cho. Có nhiều phước hạnh Chúa ban cho khi chúng ta còn sống trên thế gian nhưng cũng có phước hạnh chúng ta chỉ hưởng được khi ở cùng Ngài trên Thiên đàng. 4. Trong Đấng Christ: Mọi phước hạnh Ngài ban cho chúng ta “. . . trong Đấng Christ. . . ” Chúng ta sẽ không có một phước hạnh nào hết nếu Chúa Jesus không giáng thế, chịu tội thay cho chúng ta. Khi chúng ta ở trong Ađam, người đại diện thứ nhất của chúng ta, chúng ta phải chịu chung tội lỗi và sự chết của đời này. Vì bây giờ chúng ta ở trong Chúa Jesus, chúng ta hiệp nhất với Ngài trong mọi sự nhờ Đức Thánh Linh là Đấng Chúa Jesus sai xuống thế gian để sống trong chúng ta. CÂU HỎI 1. Có phải Phao Lô là người thành lập Hội Thánh Êphêsô không? Dù khi Phao Lô đến Êphêsô, có lẽ Abôlô đã hướng dẫn được 12 người tin Chúa, nhưng Phao Lô mới chính là người thành lập Hội Thánh trong hành trình truyền giáo thứ ba khi ông lưu lại đây trong khoảng ba năm (Cong Cv 19:1- 41; 20:31). 2. Phao Lô nói gì về ông? Phaolô viết rằng ông “. . . là sứ đồ của Chúa Cứu thế Jesus theo ý muốn của Đức Chúa Trời. . . ” Phaolô được Chúa chọn và sai đi làm sứ giả giảng Tin Lành cho mọi người. 3. Phao Lô nói gì về độc giả tại Êphêsô? Phaolô gọi họ là thánh đồ và ông còn gọi họ là “. . . những kẻ trung tín trong Chúa Cứu thế Jesus. ” 4. Phaolô có ý nói gì khi ông nói rằng chúng ta ở trong Đấng Christ? Trước khi chúng ta tin Đấng Christ, chúng ta ở trong Ađam. Nhưng ngay khi chúng ta tin nhận Đấng Christ, Đức Thánh Linh làm Báptem cho chúng ta, tức là đặt chúng ta trong Đấng Christ để chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận như Ngài chấp nhận Đấng Christ, và chúng ta đồng dự phần với Ngài trong mọi sự. Xem RoRm 6:3-4. 5. Tại sao Phaolô mong muốn các tín hữu này được ân điển và bình an của
  • 5. Đức Chúa Trời? Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta được cứu khi hãy còn là kẻ thù nghịch với Ngài nhưng chúng ta cũng phải nhờ ân điển của Ngài mỗi ngày để được dạy dỗ và được ban thêm sức để sống trong sự vâng phục Ngài (Phi Pl 4:7, 8). Dù đã được hòa thuận cùng Đức Chúa Trời, nhưng có lúc chúng ta vẫn còn băn khoăn, lo nghĩ. Chúng ta cần tin chắc rằng Ngài là Cha và Ngài đang chăm sóc chúng ta . 6. Tại sao Phaolô nói rằng chúng ta phải ngợi khen Đức Chúa Trời, là Cha của Chúa Cứu thế Jesus về những điều kỳ diệu và lớn lao của Ngài? Vì Đức Chúa Trời thực sự diệu kỳ, vì bởi Đức Thánh Linh, Ngài đã ban cho chúng mọi phước thiêng liêng ở trên trời cho bất cứ ai ở trong Đấng Christ. Xem Eph Ep 1:3 7. Thế nào là ơn phước thuộc linh? Phước hạnh này không thuộc về vật chất, không xuất phát từ thế gian, cũng không phải là mọi vui thú mà con người có thể hưởng thụ. Phước thiêng liêng này được ban cho chúng ta từ trên trời, là phước hạnh vô hạn. Có nhiều phước hạnh Chúa ban cho khi chúng ta còn sống trên thế gian nhưng cũng có phước hạnh chúng ta chỉ hưởng được khi ở cùng Ngài trên Thiên đàng. ƠN PHƯỚC THUỘC LINH Kinh Thánh: 1:3-14 Chủ đề: Những ơn phước thuộc linh của người ở trong Đấng Christ. Câu gốc: “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời”. 1:3 KHAI TRIỂN BÀI HỌC A. BÀI CA ÂN ĐIỂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI I. ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ TUYỂN CHỌN 1. Được chọn trong Đấng Christ: Xin đọc 1:4. Ơn phước thứ nhất mà Phaolô đề cập trong thư ông là chúng ta dự phần với Chúa Jesus trong sự chọn lựa của Đức Chúa Trời. 2. Được chọn trước khi sáng thế: Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta trong Đấng Christ trước khi dựng nên thế gian, vì Ngài biết hết mọi sự trước khi việc đó xảy ra. . Trước khi sáng thế, Ngài biết Ađam sẽ bội nghịch cùng Ngài và Ngài biết chúng ta sẽ được sinh ra trong tội lỗi vì cớ Ađam. Vì thế, Đức Chúa Trời đã không chọn chúng ta trong Ađam, bởi Ađam là kẻ có tội, Đức Chúa Trời từ bỏ ông và mọi sự thuộc về ông. . Nhưng Chúa Jesus xuống thế gian để trở thành Chúa Cứu thế chúng ta.
  • 6. Ngài là Đấng vô tội (trái với Ađam là kẻ có tội), là Đấng vâng phục Cha (trái với Ađam là kẻ bội nghịch). Ngài làm vui lòng Đức Chúa Trời và được chọn làm “Đầu” hay nói khác hơn, làm người Lãnh đạo dân sự Ngài. . Vì Chúa Jesus được Đức Chúa Trời chọn, nên tất cả những ai tin nhận Ngài và hiệp nhất với Ngài cũng được Đức Chúa Trời chọn. Câu 4 nói điều gì? Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ: Đức Chúa Trời chọn bất cứ ai trong Đấng Christ trước khi Ngài dựng nên thế gian. Đức Chúa Trời từ bỏ chúng ta trong Ađam, nhưng Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ. Giáo viên: Ghi chú EsIs 42:1 2. Được chọn đặng làm nên thánh: Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ “. . . đặng làm nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời trong tình yêu thương của Ngài. ” Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Chúa Jesus bởi vì Ngài có chương trình biệt riêng chúng ta cho Ngài. Trong Ađam, chúng ta bị tội lỗi cai trị, bị ma quỷ sử dụng, nhưng Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ, biệt riêng chúng ta ra để chỉ được Ngài sử dụng, để chúng ta sẽ làm đẹp lòng Ngài như Chúa Jesus đã làm đẹp lòng Ngài trọn vẹn vậy. . Thí dụ quý vị muốn đan một cái giỏ, nên đi vào rừng và tìm chọn những lá cọ tốt nhất. Khi về đến nhà, quý vị đem phơi những lá cọ đã chọn. Nếu có một cháu bé nào nhặt những lá ấy đem chơi thì quý vị sẽ nói gì? “ Để yên đấy ! Tôi đã chọn lựa những lá ấy và đã để riêng ra để đan giỏ. ” II. ÂN ĐIỂN ĐỨC CHÚA TRỜI VỀ SỰ TIỀN ĐỊNH 1. Tiền định làm con nuôi của Đức Chúa Trời: Xin đọc Eph Ep 1:5. Phước hạnh thứ nhì mà Phaolô đề cập đến là một phước hạnh được làm con nuôi của Đức Chúa Trời: Vì tình yêu thương của Cha dành cho chúng ta, nên trước khi sáng thế, Ngài đã xác định địa vị làm con trưởng thành trong nhà Đức Chúa Trời cho những ai ở trong Đấng Christ. . Theo luật Lamã, người con nuôi được hưởng mọi địa vị, quyền lợi giống như con ruột: Chúng ta cùng dự phần trong địa vị làm con cái Đức Chúa Trời với đủ đặc quyền và trách nhiệm như Chúa Cứu thế Jesus. Giáo viên: Đức Chúa Trời dẫn dắt các tín hữu, có nghĩa là mọi tín hữu có Đức Thánh Linh ngự trị, là những con cái trưởng thành của Ngài (IPhi 1Pr 2:2; IGi1Ga 3:12). Ngay lúc chúng ta được sanh lại trong nhà Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ giống như con trẻ kém hiểu biết. Tuy nhiên, Chúa ban cho chúng ta địa vị làm con trưởng thành trong nhà của Ngài. 2. Được chấp nhận trong Con yêu dấu của Ngài. a. Trong Ađam, bị từ bỏ: Xin đọc Eph Ep 1:6. Đức Chúa Trời từ bỏ chúng ta khi chúng ta ở trong Ađam nhưng bây giờ chúng ta được Ngài hoàn toàn chấp nhận vì chúng ta ở trong Chúa Jesus là Con Yêu dấu của Ngài. b. Trong Đấng Christ, chúng ta được tiếp nhận: Quý vị có nhớ việc gì xảy ra
  • 7. sau khi Chúa Jesus chịu Báptem không? Xin đọc Mat Mt 3:17. Bởi lòng nhân từ, Đức Chúa Trời khiến chúng ta hiệp nhất với Chúa Jesus và Ngài coi chúng ta cũng là con cái yêu dấu của Ngài. Tôi xin kể cho quý vị nghe về một người nghèo khổ ở Palawano muốn gặp Tổng thống ở Manila. Cho dù ông ta tìm mọi cách, cũng không thể nào được cho vào vì những người bảo vệ dinh Tổng thống không ngừng xua đuổi. Nhưng cuối cùng ông ta đã được chấp nhận cho phép gặp Tổng thống, đó là vì ông ta đi cùng với con trai ông Tổng thống ấy. Ông ta được chấp nhận là nhờ con trai của Tổng thống. Cũng vậy, chúng ta được Đức Chúa Trời chấp nhận làm con cái Ngài vì Ngài phủ che chúng ta bằng sự công bình của Con Ngài là Chúa Cứu thế Jesus. Xin đọc RoRm 5:1. B. ÂN ĐIỂN TRONG CHÚA JESUS I. ĐƯỢC CỨU CHUỘC VÀ ĐƯỢC THA TỘI. 1. Được cứu chuộc bởi huyết Chúa Jesus: Xin đọc Eph Ep 1:7. Kinh Thánh có ý gì khi nói chúng ta được cứu chuộc bởi huyết của Chúa Cứu thế Jesus? Giáo viên: Để giảng về sự cứu chuộc, xem phần ghi chú bài học ở RoRm 3:24. Bởi vì A-đam bội nghịch với Đức Chúa Trời, chúng ta đều sinh ra làm nô lệ cho tội lỗi và Satan. Chúng ta không có cách gì để thoát khỏi sự kiểm soát của chúng. Chúng ta giống như nô lệ ở các chợ. Nhưng khi Chúa Jesus giáng thế, giống như Ngài vào các chợ nô lệ để mua chuộc chúng ta cho chính Ngài (HeDt 9:12; IPhi 1Pr 1:18). Giá cứu chuộc Ngài phải trả chính là huyết báu của Ngài. Ngài mua chúng ta và giải cứu chúng ta khỏi sự cai trị của tội lỗi và Satan. 2. Được tha tội nhờ ân điển: Tội lỗi là xúc phạm, chống nghịch và chọc giận Đức Chúa Trời, nhưng vì ân điển dư dật, Ngài tha tội cho chúng ta một cách trọn vẹn nhờ sự trả thay án phạt của Chúa Jesus trên Thập tự giá. . Ân điển lớn lao và dư dật của Đức Chúa Trời đối với chúng ta có thể minh họa bằng cách này: Hãy tưởng tượng có một cơn đói kém và chỉ còn một người là có rất nhiều gạo. Ông ta là một người tốt bụng và rất giàu có. Ở gần nhà ông ta có một người rất cùng khổ, là người đã từng làm nhiều điều xấu xa với ông ta trong thời gian trước. Một ngày nọ, con người xấu xa này tìm đến nhà ông để nài xin sự tha lỗi và hỏi xin một ít thực phẩm. Người giàu có nọ phải có sự chọn lựa: Ông ta có thể đuổi kẻ thù nghịch mình đi, hoặc là cho anh ta một chút thức ăn rồi đuổi đi. Nhưng người giàu có này làm gì? Chẳng những không đuổi đi và cũng không bố thí một chút thức ăn mà thay vào đó, mang anh ta vào nhà và nói rằng,“Tiền của của tôi là của anh. Tôi tha thứ mọi lỗi lầm của anh và tôi sẽ chia xẻ với anh mọi thứ mà tôi có được”. Rồi người giàu có đem ra nào thực phẩm, quần áo, chăn mền và nhiều thứ khác cho người láng giềng của mình. Thí dụ này nhắc nhở chúng
  • 8. ta về ân điển dư dật của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời giống như người giàu có nọ đem hết những thứ mình có cho kẻ thù nghịch. Ngài chia xẻ mọi sự với chúng ta là những kẻ bội nghịch cùng Ngài. II. ĐƯỢC BAN SỰ KHÔN NGOAN THÔNG SÁNG 1. Khả năng thông hiểu tương lai: Xin đọc Eph Ep 1:8-10. Một phước hạnh khác mà Đức Chúa Trời ban cho mọi con cái Ngài là khả năng thông hiểu được chương trình của Ngài trong tương lai. . “Khôn ngoan” là hiểu biết những điều quý giá nhất, là câu trả lời cho những vấn đề muôn đời về sự sống, sự chết, Thượng Đế, con người, thời gian. . . Trước khi tin Chúa, chúng ta sống trong sự tối tăm, không biết Lẽ Thật, và cũng không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Mỗi ngày chúng ta sống trong sự sợ hãi không biết ma quỉ sẽ làm gì với chúng ta, cũng như không biết việc gì sẽ xảy ra cho chúng ta và cho thế giới này. . “Thông sáng” là hiểu biết thực nghiệm những điều trực tiếp liên quan đến cách sống, sự phán đoán đúng sai. . . “Thông sáng” khiến chúng ta có thể đối diện và giải quyết những nan đề thực tế của cuộc sống. 2. Tầm quan trọng của sự thông hiểu: Khi Chúa Jesus bị những nhà lãnh đạo Giuđa xét xử, họ cố tìm lý do để đóng đinh Ngài, các thầy tế lễ đã hỏi Ngài câu hỏi này, “. . . Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không? ”. Chúa Jesus đã trả lời như thế nào và thầy tế lễ thượng phẩm và các người lãnh đạo Giuđa đã làm gì? Xin đọc Mac Mc 14:62-65. Họ rất tức giận vì họ cho rằng Chúa Jesus đang nói dối. Họ ở trong sự tối tăm, không biết chương trình của Đức Chúa Trời trong tương lai, không biết Chúa Jesus sẽ trở thành Vua cai trị mọi sự và mọi người. Ngay cả những người cùng thời với chúng ta cũng không biết điều này, nhưng chúng ta lại biết. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời nhân từ và yêu thương đã ban cho chúng ta sự hiểu biết này. Giáo viên: Ghi chú ICo1Cr 2:6-10. III. ĐƯỢC DỰ PHẦN KẾ NGHIỆP VỚI CHÚA JESUS Giáo viên: Câu Kinh Thánh này được phiên dịch và giải thích theo hai cách khác nhau. Có sự giải thích cho rằng quan điểm của Phaolô là chúng ta là người thừa kế của Đức Chúa Trời. Có người giải thích rằng chúng ta nhận phần thừa kế trong Đấng Christ. Bản dịch Kinh Thánh lần đầu tiên (1611) đã dựa theo hai sự nghiên cứu này. 1. Kế nghiệp với Đấng Christ: Xin đọc Eph Ep 1:11. Đức Chúa Trời là Cha đã định trước rằng: Khi Chúa Jesus trở thành Vua cai trị mọi sự và mọi người thì chúng ta sẽ đồng dự phần trong mọi sự với Chúa Jesus. . Ngay từ buổi sáng thế, Đức Chúa Trời đã ban cho Ađam quyền quản trị thế giới và Ngài đã tạo dựng Êva bằng một xương sườn của Ađam. Đức Chúa Trời định trước cho Êva dự phần trong mọi sự mà Ađam có. Tương tự như
  • 9. vậy, Đức Chúa Trời đã định trước Chúa Jesus sẽ có mọi quyền trên thế gian. Đức Chúa Trời sẽ thực hiện sự định trước này và không ai, không việc gì có thể ngăn trở chương trình của Ngài. Lúc ấy chúng ta sẽ dự phần trong mọi sự mà Chúa Jesus có. 2. Để Danh Chúa được tôn vinh: Xin đọc 1:12. Khi Chúa Jesus trở thành Vua đầy quyền năng cai trị toàn cõi thế gian, chúng ta cũng đồng dự phần với Ngài, lúc ấy không phải chúng ta mà là Danh Đức Chúa Trời được ngợi khen và tôn vinh. . Mọi phước thiêng liêng chúng ta có được là do Đức Chúa Trời ban cho. Chúng ta không có lý do gì để khoe khoang hay khoác lác. Chính Chúa mới là Đấng duy nhất đáng được ngợi khen. C. ÂN ĐIỂN TRONG ĐỨC THÁNH LINH I. ĐƯỢC ẤN CHỨNG BẰNG ĐỨC THÁNH LINH. 1. Chúa ban Đức Thánh Linh: Xin đọc Eph Ep 1:13. Phaolô nói rằng một phước hạnh khác Đức Chúa Trời ban cho chúng ta là Đức Thánh Linh. Đức Chúa Trời ban Đức Thánh Linh cho người Êphêsô ngay giây phút họ tin nhận Ngài, và Ngài cũng ban Đức Thánh Linh cho chúng ta ngay giây phút chúng ta tin nhận Chúa Jesus làm Chúa Cứu thế của mình. 2. Đức Thánh Linh là ấn chứng: Gia súc của quý vị như là bò, trâu đều có dấu hiệu trên tai hay trên lưng chúng. Nếu có người trộm gia súc của quý vị, quý vị có thể nhận ra gia súc của mình nhờ những dấu riêng ấy. Đức Chúa Trời cũng đánh dấu chúng ta là tài sản mà Ngài đã mua chuộc bằng huyết của Chúa Jesus, Con Ngài. Ngay lúc chúng ta tin nhận Chúa Jesus, Đức Chúa Trời đã ấn chứng chúng ta để cho người khác biết rằng chúng ta thuộc Ngài. Ấn chứng biểu hiện chúng ta thuộc về Ngài chính là Đức Thánh Linh. Bấy giờ Satan sẽ không bao giờ có thể hành quyền trên chúng ta nữa. Xin đọc RoRm 8:38-39. II. ĐƯỢC ĐỨC THÁNH LINH BẢO ĐẢM 1. Phước hạnh tương lai: Xin đọc Eph Ep 1:14. Chẳng những Đức Thánh Linh là ấn chứng của Đức Chúa Trời để chứng tỏ rằng chúng ta thuộc Ngài, Đức Thánh Linh còn là ấn chứng của sự bảo đảm, xác chứng rằng chúng ta sẽ được Ngài cất lên Thiên đàng là nơi không có tội lỗi, không có bệnh tật và sự chết. . Khi thân thể chúng ta được Đức Chúa Trời giải cứu khỏi tội lỗi, bệnh tật và sự chết, chúng ta sẽ được biến hóa để giống như Chúa Jesus và được Ngài đem chúng ta về Thiên đàng. Chúng ta sẽ cảm tạ và ngợi khen Ngài về những việc lớn lao và diệu kỳ của Ngài. 2. Của đặt cọc: Thí dụ như một hôm nào đó quý vị trông thấy một món đồ quý giá và muốn mua. Nhưng vì không đủ tiền, nên quý vị để hết số tiền quý
  • 10. vị đang có trong túi như một dấu chứng sẽ trở lại và giao phần tiền còn lại để mang món đồ về nhà. . Mặc dù Chúa Jesus đã trả thay án phạt của chúng ta khi Ngài đổ huyết trên thập tự giá, thân thể của chúng ta cũng còn gặp phiền phức do tội lỗi, bệnh tật, và sự chết. Nhưng Đức Thánh Linh là bảo chứng để khi Chúa Jesus trở lại, Ngài sẽ giải cứu thân thể chúng ta khỏi tội lỗi, bệnh tật và sự chết, làm thân thể chúng ta giống như Ngài. Rồi Chúa Jesus sẽ mang chúng ta về nhà Ngài để ở cùng Ngài đời đời. Xin đọc RoRm 8:11. CÂU HỎI 1. Câu 4 có nói Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Ađam không? Không. Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ. Xem Eph Ep 1:3. 2. Đức Chúa Trời đối với Ađam và người ở trong Ađam như thế nào? Vì Ađam là kẻ có tội, Đức Chúa Trời từ bỏ ông và mọi sự thuộc về ông ta. 3. Đức Chúa Trời chọn mọi người ở trong Đấng Christ khi nào? Trước khi Đức Chúa Trời tạo dựng thế gian. Xem 1:4. 4. Tại sao Đức Chúa Trời có thể chọn chúng ta trong Đấng Christ? Vì Chúa Jesus làm đẹp lòng Ngài trọn vẹn, Đức Chúa Trời chọn Ngài và mọi người ở trong Ngài. Đức Chúa Trời từ bỏ Ađam mà chọn chúng ta trong Đấng Christ. 5. Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ để làm gì? “. . . đặng làm chúng ta được nên thánh không chỗ trách được trước mặt Đức Chúa Trời. ” Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Chúa Jesus vì Ngài có chương trình biệt riêng chúng ta cho Ngài. Khi chúng ta còn ở trong Ađam, chúng ta chịu sự cai trị của tội lỗi, nhưng khi Đức Chúa Trời chọn chúng ta trong Đấng Christ, Ngài có chương trình biệt riêng chúng ta để Ngài sử dụng. Xem 1:5. 6. Đức Chúa Trời có chương trình gì với người ở trong Đấng Christ trước khi tạo dựng thế gian? Đức Chúa Trời định trước rằng mọi người ở trong Đấng Christ sẽ được địa vị làm con cái trưởng thành của Ngài trong nhà Đức Chúa Trời. Chúng ta đồng dự phần với Chúa Jesus về quyền lợi và trách nhiệm trong nhà Chúa. Xem1:5. 7. Đức Chúa Trời chấp nhận tín hữu một cách trọn vẹn như thế nào? Bằng cách để họ trong Đấng Christ, Con Yêu dấu của Ngài. Xem 1:6. 8. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta khả năng thông hiểu điều gì trong tương lai? Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự thông hiểu để chúng ta biết rằng Chúa Jesus sẽ tiêu diệt Satan và những ai theo nó. Chúa Jesus sẽ là Quan-án và là Vua quyền năng sẽ cai trị toàn cõi thế gian. 1:10. 9. Chúng ta sẽ ngợi khen Ai về việc chúng ta được cứu? Sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời. Xem 1:12. 10. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta chứng cớ gì để chứng tỏ chúng ta là
  • 11. con cái Ngài và thuộc về Ngài? Ngài để Đức Thánh Linh trong lòng chúng ta. Xem 1:13. 11. Phaolô có ý nói điều gì khi ông nói Đức Thánh Linh là “. . . Đấng làm của cầm về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài. ” Ông có ý nói rằng Đức Thánh Linh là Đấng bảo đảm cơ nghiệp chúng ta, cho đến khi Chúa Jesus trở lại cất chúng ta lên trời và cùng ở với Ngài trên Thiên đàng. 1:14. LỜI CẦU XIN KIẾN THỨC Kinh Thánh: 1:15-23 Chủ đề: Phaolô cầu nguyện cho tín hữu ở Êphêsô lần thứ nhất. Câu gốc: “Tôi cầu Đức Chúa Trời của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha vinh hiển, ban thần trí của sự khôn sáng và của sự tỏ ra cho anh em, để nhận biết Ngài”. 1:17 Ôn các câu hỏi bài 2 KHAI TRIỂN BÀI HỌC I. PHAO LÔ CẢM TẠ CHÚA A. Cảm tạ Chúa về đức tin anh em: Xin đọc 1:15-16. Phaolô cảm tạ và ngợi khen Chúa vì ông đã nghe tín hữu ở Êphêsô bền vững và mạnh mẽ trong đức tin nơi Chúa Jesus. Đức tin rất quan trọng đối với con cái Đức Chúa Trời. Đức tin giáo điều kéo con người xa rời thực tế (ẩn tu), xa rời con người (người Pharisi), nhưng đức tin thật kéo chúng ta đến gần Chúa, yêu Chúa và yêu người khác. Thật là vô lý nếu không tin cậy vào Đức Chúa Trời và lời hứa của Ngài. Ai từ chối, không tin Đức Chúa Trời, là đang xem Ngài như thể là một người lừa dối. Chính nhờ đức tin vào Phúc Âm mà chúng ta được trở nên con cái Đức Chúa Trời, và cũng nhờ đức tin trong Chúa và tin vào lời hứa Ngài ban mà chúng ta sống mỗi ngày với Chúa giữa mọi khó nguy của cuộc đời. B. Cảm tạ Chúa về tình yêu anh em: Phaolô cũng ngợi khen và cảm tạ Chúa vì tín hữu ở Êphêsô yêu mến các thánh đồ - là con cái của Đức Chúa Trời là những người Ngài đã biệt riêng ra khỏi tội lỗi để chỉ sống cho Ngài. Tín đồ ở Êphêsô yêu mến lẫn nhau bằng tình yêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời vẫn yêu con người trong khi con người không yêu Ngài, lời nói và việc làm của họ cũng chống nghịch lại Ngài. Tại sao các tín hữu ở Êphêsô có thể yêu mến lẫn nhau được như vậy? Bởi vì họ đã để cho Đức Chúa Trời cai trị đời sống họ qua Đức Thánh Linh là Đấng đang ngự trong lòng họ. Giáo viên: Tình yêu được đề cập ở đây là tình yêu “agape”. Đó là tình yêu
  • 12. siêu phàm, là trái của Đức Thánh Linh được kết quả ở trong lòng tín hữu. Xem GaGl 5:22 II. PHAO LÔ CẦU NGUYỆN CHO TÍN HỮU ÊPHÊSÔ A. Cầu nguyện cho họ có thần trí khôn sáng để nhận biết Đức Chúa Trời trọn vẹn. Phaolô đến với Đức Chúa Trời của Chúa Cứu thế Jesus (Đức Chúa Trời Hằng hữu đã ban Chúa Jesus cho chúng ta) cũng là Cha vinh hiển (Cha cao quý, Đấng mà mọi vinh hiển phải quy thuộc Ngài, cũng là Cha của những người được Chúa làm cho vinh hiển) để cầu nguyện cho các tín hữu Êphêsô. [gr8 1. Tầm quan trọng của sự hiểu biết: Xin đọc Eph Ep 1:17. Mặc dù tín hữu ở Êphêsô có đức tin mạnh mẽ và đã bày tỏ tình yêu với mọi người, Phaolô vẫn cầu nguyện xin Đức Chúa Trời là Cha dạy dỗ họ để họ biết Ngài, để hiểu đường lối Ngài và để biết Ý muốn Ngài cho họ như thế nào. . Chúa muốn chúng ta lớn lên trong sự nhận biết Ngài mỗi ngày. Khi được tái sinh, chúng ta vẫn chưa thể ngay tức khắc sống giống như những người con trưởng thành thuộc linh và hưởng đươc mọi sự Chúa ban, vì chúng ta chỉ là những con đỏ trong sự hiểu biết thuộc linh. 2. Nhu cầu tăng trưởng sự hiểu biết: Điều gì phải xảy ra cho con nhỏ của quý vị trước khi chúng hiểu làm thế nào để hành động như người lớn? Vâng, sự hiểu biết của chúng cần phải tăng trưởng. Nếu không chịu học tập để hiểu biết như người lớn, chúng sẽ không thể nào làm mọi việc như quý vị có thể làm. Cũng vậy, chúng ta chỉ có thể trở nên con trưởng thành trong nhà Đức Chúa Trời khi được Ngài dạy dỗ qua Đức Thánh Linh để hiểu biết chính Ngài và đường lối Ngài, vì Ngài ban cho chúng ta thần trí khôn sáng, hiểu biết mọi sự Ngài muốn và làm theo Lời Ngài. Đối với Phaolô, nhận biết Chúa là điều quý tột bậc (Phi Pl 3:8). Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể lớn lên trong sự hiểu biết Cha Thiên thượng nếu chúng ta không có Đức Thánh Linh dạy dỗ. Đó là lý do tại sao Chúa Cứu thế Jesus sai Đức Thánh Linh ngự trong lòng chúng ta. Xin đọc GiGa 14:16, 17, 26; 16:12-14. Vì vậy, chúng ta phải cầu xin Chúa dạy dỗ chúng ta qua Đức Thánh Linh những điều mà Phaolô cầu nguyện cho tín hữu ở Êphêsô. B. Cầu nguyện để họ biết trông cậy về sự kêu gọi của Ngài. 1. Điều trông cậy của tín hữu: Phaolô tiếp tục cầu nguyện cho tín hữu Êphêsô trong câu 18. Ông cầu nguyện, “lại soi sáng con mắt của lòng anh em, hầu cho biết điều trông cậy về sự kêu gọi của Ngài là như thể nào. . . ”. Các tín hữu ở Êphêsô đã mong đợi và biết chắc trong lòng rằng Đức Chúa Trời sẽ làm điều lớn lao và lạ lùng cho họ, nhưng Phaolô cũng cầu nguyện xin Chúa dạy dỗ để họ biết càng ngày càng hơn về chương trình của Đức
  • 13. Chúa Trời dành cho họ trong tương lai khi Chúa Jesus trở lại và đem họ lên Thiên đàng với Ngài. . Khi tin nhận Chúa Jesus là Chúa Cứu thế của mình, quý vị cũng được ban sự hy vọng, sự biết chắc ở trong lòng, rằng Chúa sẽ ban cho chúng ta sự sống đời đời và sẽ đem chúng ta lên Thiên đàng với Ngài. Như vậy tất cả chúng ta đều càng phải biết nhiều hơn về Đức Chúa Trời và mọi sự Ngài hứa để hy vọng trong lòng chúng ta càng trở nên mạnh mẽ. 2. Thí dụ minh họa: Hy vọng trong lòng chúng ta có thể minh họa bằng thí dụ về một người thanh niên đã gặp một thiếu nữ mà anh ta muốn kết hôn. Khi thấy cô ấy mĩm cười với anh, anh sẽ có hy vọng trong lòng rằng cô ấy sẽ đồng ý kết hôn với anh. Tiếp theo việc ấy, anh đi cùng vài người bạn đến nhà cô ta. Do cô ấy đối xử thân thiện với anh và cha mẹ cô ấy cũng mến anh, hy vọng kết hôn với cô ấy tăng thêm mạnh mẽ. Vì có hy vọng này, anh bắt đầu hỏi ý kiến các người bạn và rồi thưa chuyện với bố mẹ mình. Khi họ tỏ vẻ đồng ý với việc xin kết hôn với cô gái mà anh đã chọn, hy vọng của anh càng mạnh mẽ thêm, vì thế anh xin bố mẹ thưa chuyện với bố mẹ của cô gái để tìm hiểu xem sính lễ cô dâu là gì. Khi bố mẹ anh trở về với tin vui vì bố mẹ cô gái đồng ý cho hôn nhân này, lòng chàng thanh niên tràn đầy hy vọng và biết chắc rằng chẳng bao lâu cô gái sẽ là vợ mình. Có được cô gái ấy làm vợ là điều quan trọng nhất trong cuộc đời anh. Đó là hy vọng lớn nhất trong đời anh. Anh mong đợi ngày ấy cả ngày lẫn đêm. Hy vọng lớn nhất của chúng ta hôm nay là gì? 3. Bí quyết gia tăng sự trông cậy: Cũng vậy, chúng ta đã học Lời Đức Chúa Trời về Chúa Jesus, chúng ta tin cậy Ngài là Chúa Cứu thế của mình và chúng ta cũng muốn ở với Ngài trên Thiên đàng. Càng học nhiều về Đức Chúa Trời và chương trình của Ngài, sự biết chắc về ngày Chúa Jesus trở lại càng trở nên mạnh mẽ hơn, vì lúc ấy chúng ta sẽ được ở với Ngài và giống như Ngài mãi mãi. Giáo viên: Ghi chú sách HeDt 6:18-20; IGi1Ga 3:2-3; Phi Pl 3:12-14. C. Cầu nguyện để họ biết sự giàu có của cơ nghiệp vinh hiển: 1. Quyền kế nghiệp: Xin đọc Eph Ep 1:18. Trong câu 11, chúng ta biết mình có dự phần kế nghiệp như Chúa Jesus, dự phần trong mọi sự thuộc về Chúa Jesus vì chúng ta hiệp nhất với Ngài. Nhưng trong câu 18 này, Phaolô nói rằng chúng ta là kẻ kế nghiệp của Chúa Jesus, chúng ta trở nên rất quí báu đối với Ngài. Vì thế, Phaolô cầu nguyện cho tín hữu sẽ hiểu rõ mình được quý chuộng thể nào khi hưởng cơ nghiệp Ngài ban. 2. Vui hưởng cơ nghiệp: Nếu Đức Thánh Linh không dạy dỗ chúng ta những điều lạ lùng thì chúng ta sẽ không biết chúng ta quan trọng như thế nào đối với Ngài. Chúng ta sẽ cứ mãi bận tâm với những việc chúng ta trông thấy hằng ngày hay việc phục vụ cho đời sống vật chất. Kết quả là, mọi sự Đức
  • 14. Chúa Trời đã dạy dỗ đã bị để qua một bên và không còn là điều quan trọng nhất trong đời sống chúng ta nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta nên cầu xin Đức Chúa Trời dạy dỗ để biết rằng chúng ta không thuộc về chính mình nữa mà là kẻ kế nghiệp của Ngài, vui hưởng cơ nghiệp và chỉ sống cho Ngài. D. Cầu nguyện để họ có thể biết được quyền vô hạn của Chúa: 1. Quyền vô hạn của Chúa: Điều sau cùng mà Phaolô cầu nguyện cho các tín hữu là Đức Chúa Trời sẽ giúp đỡ để họ biết quyền năng cao cả mà Đức Chúa Trời hành động trong họ bởi Đức Thánh Linh. Xem Eph Ep 1:19-20. Nếu quý vị chưa bao giờ trông thấy một chiếc phi cơ đang bay trên trời mà chỉ thấy nó đậu dưới đất, thì chắc quý vị khó có thể tin rằng nó có thể bay cao hơn cả hàng cây và hơn nữa, có thể bay cao trên những đám mây. Tuy nhiên, vì quý vị đã trông thấy năng lực của động cơ làm cho phi cơ có thể bay thì quý vị biết và tin rằng nó có thể bay vút lên trời xanh, và nếu quý vị ngồi trong phi cơ ấy quý vị cũng sẽ bay cao lên mây như thế. 2. Đức tin kinh nghiệm quyền năng: Đối với người chưa tin, người tín hữu Cơ Đốc chúng ta sẽ có vẻ ngớ ngẩn khi nói rằng mặc dù thân xác chúng ta chết đi, Đức Chúa Trời sẽ làm chúng ta sống lại từ kẻ chết. Ngài sẽ biến hóa để thân xác chúng ta không còn tội lỗi và bệnh tật hay là sự chết. Và họ cũng nghĩ rằng chúng ta là những kẻ khờ dại khi nói rằng Chúa Jesus sẽ đem chúng ta lên Thiên đàng với Ngài và Satan sẽ không bao giờ có thể cám dỗ chúng ta hay làm chúng ta bất an. Mặc dù mọi sự chúng ta hy vọng có vẻ ngớ ngẩn đối với kẻ chẳng tin, nhưng đối với con cái Đức Chúa Trời thì không như vậy. Tại sao không? Vì chúng ta biết rằng dù Chúa Jesus đã chịu chết và chôn. Ngày thứ ba, Đức Chúa Trời là Cha, bằng quyền năng cao cả của Ngài đã đem Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại và biến hóa để thân thể Ngài trở nên bất diệt. Chúng ta cũng biết rằng Đức Chúa Trời vô đối của chúng ta cũng đem Chúa Jesus lên Thiên đàng và ban cho Ngài mọi quyền năng ở Thiên đàng và trên thế gian. Bây giờ nếu trong lòng chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời đã làm mọi sự cho Chúa Jesus, thì chúng ta cũng tin chắc rằng bằng quyền năng cao cả của Đức Thánh Linh ngự trong chúng ta, Ngài cũng sẽ làm như thế cho chúng ta. Chúng ta hoàn toàn tin rằng dù khi chết đi, Đức Chúa Trời sẽ cứu chúng ta từ kẻ chết bởi quyền năng Đức Thánh Linh và thân thể chúng ta được biến hóa để được giống như thân thể Chúa Jesus đã được biến hóa. Chúng ta cũng tin chắc rằng Ngài sẽ đem chúng ta lên Thiên đàng và đồng dự phần trong quyền năng Ngài. Thế nên, chúng ta cũng phải cầu xin Cha Thiên thượng dạy dỗ chúng ta hiểu biết quyền năng Ngài bởi Đức Thánh Linh lớn lao như thể nào và quyền năng ấy đang hành động trong chúng ta cũng sẽ tiếp tục hành động cho đến khi chúng ta cùng ở với Chúa Jesus trên Thiên đàng. Xin đọc RoRm 8:11.
  • 15. III. ĐỊA VỊ CỦA CHÚA JESUS CHRIST ĐƯỢC TÔN CAO. A. Danh cao hơn hết mọi danh: Trong phần cuối của đoạn Kinh Thánh này, Phaolô tiếp tục nói về địa vị cao trọng mà Đức Chúa Trời ban cho Chúa Cứu thế Jesus sau khi Ngài sống lại từ kẻ chết. Xin đọc Eph Ep 1:21. Đức Chúa Trời làm cho danh Chúa Jesus cao trên hết mọi danh như các thiên sứ, Satan, ma quỉ, hay con người cho đến đời đời. B. Đầu của Hội Thánh: Đức Chúa Trời cũng ban cho Chúa Jesus địa vị làm Đầu Hội Thánh Ngài, mà Hội Thánh cũng chính là Thân Thể Ngài. Xin đọc 1:22-23. Hội Thánh được thành lập vào ngày Lễ Ngũ tuần, khi Đức Thánh Linh ngự trong lòng con cái Đức Chúa Trời. Tất cả các tín hữu lúc ấy đều là thành viên của Hội Thánh. Chúng ta là thành viên của Thân thể Ngài, và Ngài là Đầu Hội Thánh. Như vậy có nghĩa là Chúa Jesus là Đấng Lãnh đạo , có quyền tuyệt đối trên Hội Thánh Ngài. CÂU HỎI 1. Phaolô đã nghe được điều gì về các tín hữu ở Êphêsô làm cho ông luôn cảm tạ Đức Chúa Trời? Phaolô đã nghe nói về đức tin trong Chúa Jesus của họ và về tình yêu thương của họ đối với con cái Đức Chúa Trời. Xem 1:15- 16. 2. Chúng ta cần làm gì để có thể sống như con trưởng thành trong nhà Đức Chúa Trời và hưởng mọi phước thiêng liêng mà Đức Chúa Trời ban cho Chúa Jesus? Chúng ta cần Đức Chúa Trời dạy dỗ chúng ta hiểu biết chính Ngài và đường lối Ngài cũng như ban cho chúng ta thần trí khôn sáng trong mọi việc Ngài muốn chúng ta biết và làm theo. 1:17. 3. Tín đồ có hy vọng lớn lao nào mà chúng ta cần cầu xin Đức Chúa Trời làm cho nó được mạnh mẽ trong lòng? Đó là hy vọng Chúa Jesus sẽ trở lại và chúng ta sẽ cùng ở với Ngài và giống như Ngài cho đến đời đời. 4. Cơ nghiệp của Chúa Jesus là gì? Là con cái mà Ngài đã mua bằng chính huyết báu Ngài. Xem 1:18. 5. Quyền năng cao cả nào đang hành động trong từng con cái Đức Chúa Trời? Quyền năng cao cả của Đức Thánh Linh là Đấng làm Chúa Jesus sống lại từ kẻ chết và ban cho Chúa Jesus địa vị ngồi bên hữu Đức Chúa Trời để cai trị Satan, ma quỉ, mọi thiên sứ, loài người và Hội Thánh. Xem 1:19-23. 6. Chúa Jesus là Đầu Hội Thánh, là Thân-thể Ngài nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là Chúa Jesus là Chủ, là Đấng Lãnh đạo , có quyền năng tuyệt đối trên mọi tín hữu. ĐỜI SỐNG MỚI TRONG ĐẤNG CHRIST Kinh Thánh: 2:1-10 Chủ đề: Quá khứ, hiện tại và tương lai của tín hữu.
  • 16. Câu gốc: “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” 2:10 Ôn các câu hỏi bài 3 KHAI TRIỂN BÀI HỌC I. BỨC TRANH QUÁ KHỨ CỦA TÍN ĐỒ. 1. Chết vì lầm lỗi và tội ác: Trong đoạn 2 câu 1, Phaolô nói rằng, “. . . anh em chết vì lầm lỗi (trespasses) và tội ác (sin). ” Trước khi chúng ta tin nhận Chúa Jesus là Chúa Cứu thế, đối với Đức Chúa Trời, chúng ta đã chết. Xin đọc RoRm 5:12; 6:23. . “Chết” ở đây là xa cách khỏi Đức Chúa Trời, không thể hiểu biết Đức Chúa Trời và đường lối Ngài. Kết quả là chúng ta đã không thể yêu mến Đức Chúa Trời, và chúng ta không thể vâng phục Ngài. a. Động từ “lầm lỗi” (trespass) có nghĩa là quay đi, hoặc là không đi trong đường lối ngay thẳng mà Đức Chúa Trời đã ban trong Lời Ngài. Nó có nghĩa là đi theo ý riêng thay vì ý của Đức Chúa Trời (EsIs 53:6). . Ađam và loài người đã không đi theo đường lối mà Đức Chúa Trời dạy họ phải đi. Đó là lý do tại sao chúng ta đi lạc - xa cách khỏi Đức Chúa Trời hay là đối với Ngài chúng ta đã chết. Giáo viên: Ghi chú IGi1Ga 3:4. b. “Tội ác” có nghĩa là quý vị không nhìn xem mục đích mà Đức Chúa Trời bảo chúng ta phải đạt tới. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã thất bại, không đạt được tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời lập ra cho chúng ta trong Lời Ngài. Đối với Đức Chúa Trời chúng ta đều chết, vì Ađam tổ phụ chúng ta và vì mọi người chúng ta không nhìn xem những điều Ngài phán dạy. Mục đích mà lẽ ra mọi người phải nhằm vào là gì? Là làm theo mọi điều Đức Chúa Trời dạy dỗ và hoàn thiện như Ngài. Ngoại trừ Chúa Cứu thế Jesus, không ai có thể làm trọn theo sự phán dạy của Đức Chúa Trời. Xin đọc RoRm 3:23. 2. Sống theo thói quen đời này: Trong câu 2, Phaolô nói rằng, “đều là những sự anh em xưa đã học đòi, theo thói quen đời này . . . ” Chúng ta bị thói quen, thành kiến, và mục đích của thế gian cai trị, nên chúng ta xa cách khỏi Chúa và đường lối Ngài. Xin đọc 12:2. Chúng ta không nên sống rập khuôn theo đời này. Đừng để thế gian ảnh hưởng đến tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta. 3. Sống dưới sự cai trị của Satan: Ai đang cầm quyền cai trị thế gian nầy? Đó là Satan. Xin đọc Eph Ep 2:2. Trước khi được Chúa Jesus giải cứu, chúng ta cũng ở dưới quyền lực của Satan. Nó hướng dẫn tư tưởng chúng ta và dẫn chúng ta đến sự bội nghịch Đức Chúa Trời. . Phaolô gọi Satan là “. . . vua cầm quyền chốn không trung. . . ” Satan và
  • 17. ma quỉ ở trên không trung chung quanh trái đất. Chính ở chốn không trung, chúng hành động để cai trị thế gian. 4. Sống trong sự bội nghịch với Đức Chúa Trời: Xin đọc 2:2. Phần cuối của câu này Phaolô nói rằng chúng ta là “các con bạn nghịch. ” Chúng ta đang sống trong sự chống nghịch lại Đức Chúa Trời. 5. Sống theo sự sao chép của lòng gian ác: Vì chúng ta là con cái của Ađam, chúng ta sinh ra trong tư dục, theo ý tưởng tội lỗi. Vì thế trước khi được tái sanh, lời nói, tư tưởng, và hành động chúng ta cũng bị sự gian ác dẫn dắt và cai trị. Xin đọc RoRm 8:5-9. 6. Chịu sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời: Kết quả, chúng ta cũng là “ . . con của sự thạnh nộ cũng như mọi người khác. ”. Chúng ta chịu sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời chẳng những vì chúng ta là con của sự bội nghịch mà vì chúng ta cứ tiếp tục sống bội nghịch cùng Đức Chúa Trời. Giáo viên: Ghi chú GiGa 3:36, “. . . nhưng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó. ” II. ĐỜI SỐNG MỚI TRONG ĐẤNG CHRIST A. Bởi sự thương xót của Đức Chúa Trời: Tình trạng trước kia của chúng ta thật buồn bã và không còn một hy vọng nào (như Giôna ở trong bụng cá). Nhưng hiện nay thì sao? Bây giờ quý vị đang có hy vọng không? Ai làm ra sự khác biệt này? Chính Đức Chúa Trời đã thay đổi chúng ta. Xin đọc Eph Ep 2:4-6. B. Chúng ta đồng ngồi trong các nơi trên trời: “Nhưng Đức Chúa Trời ” ( bởi sự thương xót và tình yêu vô hạn của Ngài) đã cứu chúng ta khỏi sự chết và làm cho chúng ta sống với Chúa Cứu thế Jesus, và “. . . đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Chúa Cứu thế Jesus. ” 1. Hiệp nhất với Đấng Christ: Mọi sự Phaolô giảng trong câu 4-6 cũng được giảng trong Rôma 6. Khi Chúa Jesus chịu chết vì chúng ta, chúng ta được đồng chết với Ngài, đồng chịu chôn với Ngài. Khi Ngài sống lại, chúng ta cũng đồng sống với Ngài. Khi Chúa Jesus ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, chúng ta cũng được đồng ngồi với Ngài. Nhưng có thể quý vị đang suy nghĩ như thế này:“Hiện giờ tôi đâu có đang ở Thiên đàng và hưởng mọi phước hạnh ở đó. Tôi hiện đang ở trên thế gian và lắm khi phải chịu nhọc nhằn, bệnh tật, đói khát và buồn thảm”. Đúng vậy, nhưng quý vị còn nhớ Phaolô đã viết gì cho người Rôma không? Xin đọc RoRm 8:17-18. Khi chúng ta còn ở trên thế gian, chúng ta không thể hưởng trọn mọi phước hạnh thuộc về Chúa Jesus, nhưng khi Ngài trở lại, Ngài sẽ đem chúng ta lên Thiên đàng với Ngài đời đời. 2. Ý nghĩa của sự đồng ngồi. . : Để minh họa, thí dụ trong làng thường có cơn lũ lụt làm thiệt hại nhà cửa, vườn tược. Vì lý do này, các ông chồng đều
  • 18. bảo vợ con rằng, “Tôi sẽ đi tìm chỗ ở mới. Khi tìm được chỗ tốt, tôi sẽ cất nhà và làm vườn và khi mọi thứ đã sẵn sàng, tôi sẽ trở về rước bà và các con cùng đi. ” Khi người chồng ra đi tìm nơi ở tốt hơn, thì người vợ ở lại chỗ cũ trong hoang tàn đổ nát vì lũ lụt, nhưng tin rằng ở chỗ chồng họ có đầy đủ mọi sự và chồng họ không bao giờ quên họ. ” . Với địa vị mới trong Đấng Christ, chúng ta đã được giải cứu khỏi quyền lực của Satan, tội lỗi và sự chết. Chúng ta là những người tự do, những người quản trị thế giới. Vì thế đây là địa vị hiện tại của tín hữu. 3. Giá trị của sự đồng ngồi: Thư Phaolô cho chúng ta biết địa vị của tín hữu trong quá khứ và hiện tại. Nhưng còn tương lai thì sao? Eph Ep 2:7. . “. . . hầu về đời sau. . . ” có nghĩa là đời sống tương lai trong thiên hy niên, trên Thiên đàng, Cha Thiên thượng của chúng ta sẽ bày tỏ cho chúng ta biết về tình yêu và sự chăm sóc vô biên của Ngài vì chúng ta ở trong Đấng Christ. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận lãnh mọi phước thiêng liêng trên trời nhờ Chúa Cứu thế Jesus. Đức Chúa Trời yêu thương Chúa Jesus và ban mọi sự cho Ngài và tất cả chúng ta là người hiệp nhất với Ngài. . “. . . hầu về đời sau. . . ” còn có nghĩa là đời sống phước hạnh của các tín hữu sẽ là bài làm chứng cho các thế hệ hầu đến. C. Được cứu rỗi 1. Được cứu nhờ ân điển Chúa: Xin đọc 2:8-9. Không ai xứng đáng trước ơn tha tội và cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Mọi cá nhân được cứu rỗi là bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta đáng bị Đức Chúa Trời quở phạt, nhưng vì tình yêu và sự thương xót cao cả của Ngài, Ngài đã tha tội cho chúng ta và nhận chúng ta làm con cái Ngài. 2. Được cứu bởi đức tin: Chúng ta nhận lãnh sự giải cứu của Đức Chúa Trời như thế nào? Ấy là bởi đức tin, sự nhờ cậy hoặc, lệ thuộc vào Chúa Jesus. Chúng ta có phương cách gì để tự cứu mình không? Không! Sự cứu rỗi là sự ban cho của Đức Chúa Trời theo chương trình của Ngài dành sẵn cho chúng ta. Xin đọc RoRm 6:23. D. Được trở nên tạo vật mới: Xin đọc Eph Ep 2:10. 1. Được Chúa tái tạo: Chúng ta do Tay Ngài làm ra. Có hôm nào đó tôi đi vào rừng và gặp một khúc gỗ, tôi nghĩ rằng nó chỉ đáng làm củi thôi. Nhưng những nhà chế tạo tài ba thấy khúc gỗ sần sùi ấy sẽ có thể được sử dụng để làm ra chiếc ca-nô tuyệt diệu. Khi làm xong, tôi không còn nhận ra khúc gỗ sần sùi mà tôi định chẻ làm củi kia nữa. 2. Trở nên hữu dụng: Người chủ chiếc ca-nô ấy đã thiết kế và biến đổi khúc gỗ có vẻ vô ích kia thành vật dụng có ích cho chính ông ta và người khác. Mỗi người chúng ta đều giống như vậy. Trước khi được cứu, chúng ta giống như những khúc gỗ sần sùi đáng ném vào lửa địa ngục đời đời. Nhưng Chúa trông thấy chúng ta và có chương trình cứu rỗi chúng ta, biến đổi chúng ta
  • 19. trở nên giống như Con Ngài là Chúa Jesus. Chúng ta do Tay Đức Chúa Trời làm ra. Mỗi ngày, Ngài hành động trong đời sống chúng ta để chúng ta trở nên mẫu người Ngài đã định. RoRm 8:28-29. CÂU HỎI 1. Kinh Thánh có ý gì khi nói trước khi được cứu, chúng ta đều đã chết? Kinh Thánh có ý nói rằng dù thân thể chúng ta còn sống nhưng đối với Đức Chúa Trời chúng ta đã chết, đã xa cách khỏi Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể biết và hiểu được Đức Chúa Trời và đường lối Ngài. Chúng ta không yêu mến Ngài và không vâng phục Ngài. 2. “Lầm lỗi” (trespass) có nghĩa là gì? Có nghĩa là quay đi, đi lạc, xa cách đường lối phải lẽ mà Đức Chúa Trời ban cho trong Lời Ngài. Cũng còn có nghĩa là đi theo đường lối riêng thay vì đường lối Đức Chúa Trời. 3. Quý vị có thể dùng minh họa nào để giải thích ý nghĩa của từ ngữ “lầm lỗi” khi quý vị giảng dạy người khác? Đó là nói về một người cố ý quay lưng khỏi đường lối mà họ được dạy phải theo. 4. Động từ”phạm tội” nghĩa là gì? Có nghĩa không đạt được mục đích mà Đức Chúa Trời dạy chúng ta phải vươn tới. Nghĩa là chúng ta thất bại trong việc đạt tới tiêu chuẩn mà Đức Chúa Trời đã thiết lập cho chúng ta trong Lời Ngài. Xem 3:23. 5. Quý vị có thể dùng minh họa gì trong đời sống để giải thích ý nghĩa của từ ngữ “tội ác”? Thí dụ như khi tôi nhắm ngọn mác vào con lợn hoặc chĩa mũi súng vào con chim để bắn nhưng không thành công. 6. Ai ảnh hưởng và hướng dẫn tư tưởng, hành động , lời nói của chúng ta trước khi chúng ta được sanh ra trong nhà Đức Chúa Trời? Người trên thế gian là những người xa cách khỏi Đức Chúa Trời và Satan là kẻ cầm quyền kẻ không tin đã hướng dẫn và ảnh hưởng chúng ta. Xem Eph Ep 2:2. 7. Phải chăng chỉ một mình Satan là kẻ dẫn dắt ta chống nghịch Đức Chúa Trời khi chúng ta chưa được cứu, hay là chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi tư dục của chính mình? Ngoài Satan, chính tư dục chúng ta cũng xui ta luôn chống nghịch cùng Đức Chúa Trời và đường lối Ngài. Vì chúng ta là con của Ađam, chúng ta dược sanh ra bởi tư dục xác thịt mình. 8. Cá nhân nào trong Cựu-ước là người ở trong tình trạng không ai giúp đỡ và mất hy vọng, dùng để nhắc nhở chúng ta tình trạng trước khi chúng ta được cứu? Giô-na. Ông tuyệt vọng và không nhờ cậy được ai để thoát khỏi bụng cá, chỉ duy Đức Chúa Trời giải cứu ông. Chúng ta cũng vậy, đang bơ vơ, tuyệt vọng vì quyền lực của Satan và tội lỗi. Chỉ duy một mình Chúa mới có thể giải cứu chúng ta thôi. 9. Mặc dù thân thể chúng ta ở trên thế gian này nhưng ở nơi nào khác chúng ta là một thể với Chúa Jesus? Chúng ta đồng ngồi với Chúa Jesus trên Thiên
  • 20. đàng. Xem 2:6. 10. Cha Thiên thượng sẽ bày tỏ gì cho chúng ta về đời sau? Ngài bày tỏ tình yêu và sự chăm sóc lớn lao cho chúng ta vì chúng ta ở trong Đấng Christ. 11. Có phải chúng ta nhận lãnh sự giải cứu của Đức Chúa Trời là nhờ việc làm của chúng ta không? Không ! Chính nhờ ân điển mà chúng ta nhận lãnh bởi đức tin - tin cậy và lệ thuộc vào Chúa Jesus. Xem 2:8-9. 12. “Chúng ta do Tay Ngài làm ra” có nghĩa gì? Trước khi chúng ta trở thành Cơ Đốc-nhân, Chúa nhìn thấy chúng ta và có chương trình giải cứu chúng ta, rồi làm cho chúng ta trở nên giống như Con Ngài là Chúa Jesus. Chúng ta do Đức Chúa Trời làm ra. Ngài hành động hằng ngày trong đời sống chúng ta để làm cho chúng ta được nên theo ý muốn Ngài. Xem 2:10; RoRm 8:28-29. HIỆP MỘT TRONG ĐẤNG CHRIST Kinh Thánh: Eph Ep 2:11-22. Chủ đề: Tín đồ dân ngoại và dân Giu-đa hiệp một trong Đấng Christ. Câu gốc: “Dường ấy, anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời”. 2:19 Ôn câu hỏi bài 4 KHAI TRIỂN BÀI HỌC I. ĐỊA VỊ TRƯỚC KIA CỦA TÍN HỮU DÂN NGOẠI Phao-lô, đại sứ được Đức Chúa Trời chọn đặc biệt, nhận sứ mạng đem Tin Lành đến cho dân ngoại, đã nhắc nhở các tín hữu thuộc dân ngoại ở Êphêsô về tình trạng trước kia của họ khi họ chưa nghe giảng Tin Lành và tin cậy Chúa Jesus làm Chúa Cứu thế của mình: 1. Không chịu cắt bì: Xin đọc 2:11. Đầu tiên, Phaolô đề cập đến vấn đề cắt bì vì điều này rất quan trọng đối với con cháu Ápraham. Chịu cắt bì là dấu hiệu Đức Chúa Trời ban cho Ápraham để chứng tỏ dòng dõi ông là dòng dõi được Ngài tuyển chọn và đó cũng là dấu hiệu Ngài ban xứ Palestine cho họ. Xin đọc SaSt 17:1-11. . Dân ngoại là dân tộc không thuộc dòng dõi Ápraham và không được ban cho dấu hiệu này, vì không được Đức Chúa Trời tuyển chọn cũng như không được dự phần vào giao ước của lời hứa. Đức Chúa Trời không lập giao ước với bất cứ một quốc gia nào khác ngoài con cháu Ápraham. 2. Không có Đấng Christ: Xin đọc Eph Ep 2:12. Người Giuđa đã trông đợi Đấng Christ là Chúa Cứu thế hàng trăm năm trước khi Ngài được sanh ra; và Ngài đã được sanh ra bởi Mari là một thiếu nữ đồng trinh người Giuđa.
  • 21. . Chúng ta là dân ngoại không có cùng một hy vọng như người Giuđa, trông đợi một Chúa Cứu thế từ Đức Chúa Trời. Ngay cả tổ tiên của chúng ta cũng không hề nhận thức được điều gì về Đấng Christ là Đấng sẽ đến thế gian. Trước khi nghe giảng về Ngài qua Kinh Thánh, chúng ta không thể biết Ngài là Chúa Cứu thế của tội nhân, là Đấng mà Đức Chúa Trời hứa ban ngay từ lúc khởi đầu sáng thế, sau khi loài người phạm tội. 3. Không có quyền công dân trong dân Ysơraên: Dân Ysơraên là tuyển dân của Đức Chúa Trời. Ngài đã quở phạt xứ Êdíptô và các nước khác là các nước đã bạc đãi dân Ysơraên, tuyển dân của Ngài. Các dân tộc khác đều được coi là ngoại bang đối với dân Ysơraên. 4. Không được dự vào giao ước của lời hứa: Khi kêu gọi Ápraham, Đức Chúa Trời hứa sẽ ban một Chúa Cứu thế cho tội nhân. Xin đọc SaSt 12:1-3. Đó chính là Chúa Jesus, thuộc dòng dõi Ápraham, để mọi dân trên đất đều được phước. Giáo viên: Ghi chú GiGa 8:56; GaGl 3:8. . Sau đó Chúa còn ban cho dân Ysơraên rất nhiều lời hứa khác liên quan đến sự ra đời của Chúa Cứu Thế thuộc dòng dõi vua Đavít vĩ đại của họ. Trong khi đó, Ngài không ban một lời hứa nào cho dân ngoại về một Chúa Cứu thế sẽ đến trong thời kỳ Cựu-ước. Giáo viên : Ghi chú RoRm 9:3-5. 5. Không có hy vọng: Đức Chúa Trời dạy dân Ysơraên rằng chỉ một mình Ngài là có thể tha tội và chỉ có một con đường duy nhất để đến với Ngài. Ngài dạy họ làm hòm giao ước rồi Ngài chọn Arôn và dòng dõi ông dâng của lễ bằng huyết từ năm này qua năm kia cho đến khi Chúa Cứu thế đến để trả thay tội lỗi một cách trọn vẹn. Bởi đó, dân Ysơraên có một hy vọng: Họ mong đợi một Chúa Cứu thế sắp đến. . Còn dân ngoại vẫn đi trong sự tối tăm và không hiểu biết. Satan đã dùng quyền lực giữ họ trong sự sợ hãi ma quỉ để kiểm soát mọi hành vi cử chỉ trong đời sống họ. Dân ngoại không có hy vọng thoát khỏi quyền lực của ma quỉ. 6. Không có Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài cho Ápraham, Ysác, và Giacốp. Ngài bày tỏ Chính mình Ngài cho người Ysơraên và cũng bày tỏ quyền năng cao cả của Ngài qua tôi tớ Ngài là Môise. Nhưng dân ngoại không có Đức Chúa Trời. Họ không biết có một Đức Chúa Trời Chân thật và Hằng Sống. Họ thờ lạy hình tượng bằng gỗ, bằng đá do chính tay mình làm ra, và họ cũng thờ mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, hay muông thú. . . . Vì thế, trong thời Cựu Ước, phương pháp duy nhất để dân ngoại bang có thể đến với Đức Chúa Trời là phải cải đạo sang Do Thái giáo, bằng cách
  • 22. chịu cắt bì và tuân theo luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho dân Ysơraên. Ngoại trừ Ysơraên, dân ngoại không có cách nào được cứu. II. HIỆP MỘT TRONG ĐẤNG CHRIST 1. Nhờ huyết Chúa Jesus được gần: Trong Eph Ep 2:1-3, Phaolô đã mô tả tình trạng của tín hữu trước khi Chúa cứu họ, và kế đến trong câu 4, ông nói,“Nhưng Đức Chúa Trời. . . ” Chính Đức Chúa Trời đã làm ra sự khác biệt này. Đức Chúa Trời cứu mọi tín hữu bằng sự thương xót và tình yêu lớn lao của Ngài mà Ngài bày tỏ cho chúng ta qua Chúa Cứu thế Jesus. Xin đọc Eph Ep 2:13. Những tín hữu dân ngoại là “những người xa cách Đức Chúa Trời ” nay “. . đã gần rồi. . . ” nhờ huyết Chúa Cứu thế Jesus là huyết đã đổ ra để đền tội thay cho - cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại. 2. Hiệp một nhờ Đấng Christ: Xin đọc 2:14. Chỉ duy có Chúa Jesus mới có thể làm hòa hiệp dân tộc Giu-đa và dân ngoại. Cả hai đều được đến gần Đức Chúa Trời qua Chúa Cứu Thế Jesus. . Trong Công vụ 10 Chúa ban cho Phi-erơ một khải tượng: Vì Chúa Jesus đến và đền tội thay cho cả dân Giuđa và dân ngoại, nên ai tin Ngài sẽ được thánh sạch bởi Đức Chúa Trời và được Ngài chấp nhận như nhau. 3. Được hòa thuận với Đức Chúa Trời: Trong thư Phaolô gửi cho người Rôma, ông nói rõ rằng cả dân ngoại lẫn dân Giuđa đều đã bị Đức Chúa Trời định tội. Xin đọc RoRm 2:12; 3:9, 10, 19. Nếu thế thì Chúa Jesus có làm cho cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại hiệp thành một thể và hòa thuận với Đức Chúa Trời không? Xin đọc Eph Ep 2:15-17. . Chúa Jesus xuống thế gian là hoàn toàn vâng theo luật pháp Đức Chúa Trời. Ngài phải chịu đoán phạt do sự không biết Chúa của dân ngoại và Ngài cũng chịu đoán phạt thay cho dân Giuđa, vì họ biết luật mà không vâng theo luật. Chúa Jesus chết thay cho cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại để mọi tín hữu được tha tội và được hòa thuận với Đức Chúa Trời. 4. Trở nên một người mới trong Chúa: Tín đồ dân ngoại và dân Giuđa đều hiệp một trong Đấng Christ, vì vậy họ hoàn toàn được dựng nên mới. Trong Đấng Christ, họ không còn là Giu-đa hay dân ngoại. Họ là “một người mới ”. Xin đọc Eph Ep 2:18. Dân Giuđa và dân ngoại bây giờ được hiệp nhất trong Đấng Christ và được Đức Thánh Linh ngự trong lòng. Đức Chúa Trời là Cha chấp nhận họ một cách công bằng. Tín đồ dân Giu-đa và tín hữu dân ngoại bây giờ có thể trò chuyện với Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài. 5. Trở nên người nhà của Đức Chúa Trời: Trước khi Chúa Jesus giáng thế chết thay cho dân Giu-đa và dân ngoại, không có một người ngoại nào khi chưa chịu cắt bì có thể đi cùng với một người dân Giu-đa vào bên trong Đền thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời. Người ngoại chỉ được phép ở ngoài Đền
  • 23. thờ, hoặc trong hành lang dân ngoại. . Nhưng khi Chúa Jesus chịu chết, Đức Chúa Trời đã xé bức màn ngăn cách nơi chí thánh để cả dân ngoại lẫn dân Giu-đa đều biết rằng họ đều được Ngài đón tiếp, được trực tiếp trò chuyện và được thờ phượng Ngài. Quý vị và chúng tôi, là những người ngoại đều không được phép đến gần Đức Chúa Trời của Ápraham, của Ysác và Giacốp nhưng bây giờ trong danh Chúa Jesus, chúng ta có thể trò chuyện với Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta trong mọi lúc. 6. Trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời: Xin đọc 2:19-22. Có nhiều công trình kiến trúc vào thời điểm Kinh Thánh được ghi chép, kể cả Đền thờ ở Giêrusalem, đều được xây dựng bằng đá. Phaolô đã dùng loại đá này làm minh họa cho Đền thờ mới mà Đức Chúa Trời đang xây dựng. Giáo viên: Cho xem tranh một tòa nhà bằng đá giống như loại nhà thời kỳ Kinh Thánh được ghi chép. Phaolô nói rằng tất cả các tín hữu - cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại - đều là những viên đá hiệp nhau bởi Đức Thánh Linh để làm một Đền thờ thánh vĩ đại cho Chúa. Hội Thánh là Thân thể Đấng Christ, là Đền thờ của Chúa, nhưng mỗi đời sống con cái Chúa cũng được biệt riêng ra khác với người thế gian để làm Đền thờ của Chúa, nơi Chúa ngự trên đất. Như thế, Đức Chúa Trời sẽ được thờ phượng, sẽ được tôn cao, quý trọng, chiêm ngưỡng, tôn vinh và yêu mến. Xin đọc 2:21-22. . Các sứ đồ và tiên tri là nền nhà của Đền thờ, vì tất cả tín hữu ở trong Đền thờ Đức Chúa Trời đều nhờ vào sự dạy dỗ của các sứ đồ và tiên tri đã được ghi chép trong Kinh Thánh. Những gì chúng ta có thể biết về Đức Chúa Trời và tình yêu Ngài dành cho chúng ta đều đã được ghi trong Lời Ngài bởi các sứ đồ và các tiên tri. . Chúa Jesus là Hòn đá Góc nhà (chief cornerstone). Hòn đá góc nhà là hòn đá đầu tiên được đặt xuống và là công tác khởi điểm của căn nhà. Hòn đá góc nhà được đặt tại chỗ liên kết của hai bức tường và chính hòn đá này giúp cho hai bức tường liên kết nhau. Chúa Jesus là Hòn Đá đầu tiên được đặt trong Đền thờ Chúa, và tất cả chúng đều được xây chung quanh Ngài. Giáo viên: Ghi chú IPhi 1Pr 2:5-7. . Đền thờ Chúa sẽ được hoàn tất chứ? Vâng, một ngày nào đó Đền thờ Chúa sẽ hoàn tất, và lúc ấy Chúa Jesus sẽ trở lại, đem chúng ta đi cùng với Ngài lên Thiên đàng. Chúng ta cần làm hết sức để đem Lời Chúa đến với mọi người ở khắp nơi để Đền thờ Ngài sẽ chóng hoàn tất và Chúa Jesus sẽ trở lại và đem chúng ta về ở với Ngài. CÂU HỎI 1. Tình trạng của tín hữu trước khi được cứu là gì? Họ: a. Không chịu phép cắt bì là dấu hiệu thuộc về Đức Chúa Trời. Xem Eph Ep
  • 24. 2:11. b. Không biết Chúa Cứu thế sẽ giáng sinh. c. Không được kể là dân Ysơraên là dân Đức Chúa Trời cai trị. d. Không được dự phần trong lời hứa mà Đức Chúa Trời ban cho dân Ysơraên. e. Không có hy vọng có sự cứu rỗi đời đời. f. Không biết có một Đức Chúa Trời Hằng Sống và có Thật. Xem 2:12. 2. Ai đã biến đổi tình trạng này cho dân ngoại? Đức Chúa Trời đã biến đổi tình trạng của họ bằng cách ban Chúa Jesus. Xem 2:13. 3. Mối tương giao giữa tín hữu dân Giu-đa và dân ngoại bây giờ như thế nào? Tín đồ dân ngoại và dân Giu-đa bây giờ hiệp một. Họ được đến gần Đức Chúa Trời qua Chúa Jesus. Xem 2:14-16. 4. Đền thờ Đức Chúa Trời bây giờ còn làm bằng đá hay không? Không! Phaolô nói rằng mọi tín hữu - dân ngoại và dân Giu-đa - giống như các hòn đá hiệp lại với nhau bởi Đức Thánh Linh để tạo thành một Đền thờ lớn là Đền thờ Đức Chúa Trời, nơi Ngài được tôn thờ. 5. Ai là nền của Đền thờ Đức Chúa Trời? Các sứ đồ và tiên tri. 6. Tại sao các sứ đồ và tiên tri được gọi là nền của Đền thờ Đức Chúa Trời? Vì mọi tín hữu là Đền thờ Đức Chúa Trời phải nhờ vào sự dạy dỗ của các sứ đồ và tiên tri được ghi chép trong Kinh Thánh. Những gì chúng ta có thể biết về Đức Chúa Trời và tình yêu Ngài dành cho chúng ta đều đã được ghi trong Lời Ngài bởi các sứ đồ và các tiên tri. 7. Ai là Hòn Đá chính ở góc nhà trong Đền thờ Đức Chúa Trời? Chúa Cứu thế Jesus. 8. Tại sao Chúa Jesus được gọi là Hòn Đá chính ở góc nhà? Hòn đá góc nhà là hòn đá đầu tiên được đặt làm thành phần cấu trúc của nền nhà. Đó là khởi điểm của việc xây dựng một ngôi nhà. Hòn đá góc nhà được đặt chỗ nối nhau của hai bức tường chính để giúp cho hai bức tường liên kết với nhau. Chúa Jesus là Hòn Đá đầu tiên được đặt trong Đền thờ Đức Chúa Trời, và chúng ta được xây dựng chung quanh Ngài. 9. Khi nào thì quý vị trở thành thành phần của Đền thờ Đức Chúa Trời? Khi chúng ta được tái sanh trong quyền năng của Đức Thánh Linh và Ngài đặt chúng ta vào Đền thờ của Ngài. 10. Hiện giờ Đền thờ Chúa đã hoàn tất chưa? Chưa! Mỗi ngày có nhiều người nghe giảng và tin vào Lời Đức Chúa Trời và được thêm vào Đền thờ Chúa bởi Đức Thánh Linh. 11. Ai có trách nhiệm nói về Lời Chúa để càng ngày càng có nhiều người tin Chúa thêm vào Đền thờ Chúa? Đó là trách nhiệm của chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời.
  • 25. 12. Đền thờ Chúa sẽ được hoàn tất không? Có. Đền thờ Chúa sẽ được hoàn tất khi Chúa Jesus sẽ trở lại đem chúng ta lên Thiên đàng với Ngài. LỜI CẦU XIN KHÔN NGOAN Kinh Thánh: 3:14-21 Chủ đề: Lần thứ nhì Phaolô cầu nguyện cho tín hữu ở Êphêsô. Câu gốc: “Tôi cầu xin Ngài tùy sự giàu có vinh hiển Ngài, khiến anh em được quyền phép bởi Thánh Linh mà nên mạnh mẽ trong lòng”. 3:16 KHAI TRIỂN BÀI HỌC I. ĐỐI TƯỢNG LỜI CẦU NGUYỆN Giáo viên: 3:1-13 là đoạn giữa. Phaolô bắt đầu câu 1 bằng cách nói “Ấy bởi điều đó. . . . ” Rồi kế đó ông ngừng nói và giải thích khải tượng mà Đức Chúa Trời ban cho ông, về đặc quyền, về trách nhiệm làm sứ đồ của Đấng Christ cho dân ngoại. Ông nối tiếp dòng tư tưởng của mình mà ông đã ngưng ở 2:22 bằng nói lại “Ấy là vì cớ đó. . . ” trong 3:14. 1. Đức Chúa Trời là Cha: Xin đọc 3:14, 15. Khi Phaolô nói rằng ông quì gối trước mặt Cha, ông có ý nói rằng ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời là Cha Yêu thương đầy lòng nhân từ. Người Giuđa thường quì gối khi cầu nguyện để bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Chúa Trời. . Đức Chúa Trời là Cha vì Ngài đã sanh dựng nên loài người chúng ta (LuLc 3:38). Hơn nữa, Ngài còn tái sanh chúng ta trở nên con cái Ngài bởi Đức Thánh Linh khi chúng ta tin nhận Chúa Jesus (GiGa 1:12; 3:5). 2. Đức Chúa Trời là Chủ tể: “. . Cả nhà trên trời. . . ” là nhà Đức Chúa Trời - cả dân Giuđa và dân ngoại - tất cả những ai đặt đức tin và tin nhận Chúa Jesus là Chúa Cứu thế và được sanh ra trong nhà Đức Chúa Trời bởi Đức Thánh Linh. Có một số người trong nhà Chúa vẫn còn ở trên đất nhưng phần lớn đang ở cùng Ngài trên Thiên đàng. . Đối với người Do Thái, khái niệm “đặt tên” là khái niệm về quyền sở hữu. Tất cả các thành viên trong nhà Cha đều thuộc về Cha vì Ngài đã mua họ bằng chính huyết Ngài (Cong Cv 20:28). Xin đọc Eph Ep 2:19. Chúng ta đều cùng có một Cha và là người cùng một nhà. II. LỜI CẦU NGUYỆN LẦN THỨ NHÌ Đây là lần cầu nguyện thứ nhì cho tín hữu ở Êphêsô. Ông cầu nguyện: 1. Để họ được mạnh mẽ ở trong lòng bởi Đức Thánh Linh: Xin đọc 3:16. Phaolô cầu xin Đức Chúa Trời là Cha sẽ làm cho họ “mạnh mẽ. . . ” Chúng ta đều cần mạnh mẽ mỗi ngày để đứng vững trước cám dỗ và để vâng phục Chúa trong mọi sinh hoạt của cuộc sống. Chúa có đủ quyền phép để khiến chúng ta có thể làm đẹp lòng Ngài khi gặp khó khăn, thách thức trong đời
  • 26. sống. . Đức Chúa Trời sẽ làm cho chúng ta mạnh mẽ “. . tùy sự giàu có vinh hiển Ngài. . ” Đức Chúa Trời không bao giờ thiếu bất cứ điều gì chúng ta cần. Ngài là Đấng giàu có, đã mang chúng ta là những kẻ nghèo khó vào nhà Ngài và hứa rằng mọi điều chúng ta cầu xin Ngài sẽ ban cho. . Đức Chúa Trời ban sức mạnh cho chúng ta bằng cách nào? Bởi Đức Thánh Linh là Đấng ngự trong chúng ta. Nếu chúng ta để Đức Thánh Linh cai trị “. . trong lòng. . . ” (trong trí và lòng), chúng ta sẽ có sự mạnh mẽ của Đức Chúa Trời để vâng phục Ngài giữa mọi cám dỗ, khó khăn. 2. Để Đấng Christ ngự trong lòng nhơn đức tin: Trong câu 17, Phaolô tiếp tục cầu nguyện “ . . đến nỗi Đấng Christ nhơn đức tin mà ngự trong lòng anh em. . . ” Chúa Jesus đang ở với tín hữu ở Êphêsô qua Đức Thánh Linh. Phaolô không cầu nguyện để Ngài ngự vào lần nữa, nhưng để làm Chủ hoàn toàn trong đời sống họ. Khi quý vị đến thăm nhà một người nào đó, quý vị sẽ ngồi nơi dành cho khách và có cử chỉ của một người khách, khác với khi về nhà mình, quý vị có thể làm gì tùy ý. . . Chúng ta cũng cần cầu nguyện cho chính mình: Xin Chúa Jesus ngự trong đời sống chúng ta không phải như một người khách, mà chúng ta phải đón tiếp Ngài và mời Ngài làm Chủ mọi lãnh vực của đời sống chúng ta. Chúa Jesus đã mua chúng ta bằng chính huyết báu của Ngài, nên chúng ta tiếp đón Ngài vào lòng như một Vị Chủ nhà có trọn quyền làm Chủ là rất phải lẽ. 3. Để họ được đâm rễ vững nền trong sự yêu thương: Xin đọc 3:17. Nếu Chúa ngự vào lòng và cai trị đời sống chúng ta như nhà riêng của Ngài, Ngài sẽ hướng dẫn và ban ơn dư dật cho chúng ta trong tình yêu Ngài, khiến cuộc đời chúng ta sẽ đầy niềm vui, phước hạnh Thiên đàng. . Khi chúng ta để Chúa Jesus sử dụng thân thể chúng ta làm nhà của Ngài, tình yêu Ngài sẽ kiểm soát tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta, chúng ta sẽ được “. . đâm rễ vững nền trong sự yêu thương ”. . Đời sống chúng ta sẽ mạnh mẽ và vững vàng như một cây có rễ mọc sâu dưới đất và chắc chắn hay như một ngôi nhà có nền tảng vững vàng. Khi cám dỗ và khó khăn bỗng nhiên có cơn gió bão thổi ập tới, chúng ta vẫn đứng vững vàng bằng quyền năng của Chúa Tình yêu. 4. Để họ biết được tình yêu của Đấng Christ: Xin đọc 3:17-19. Tình yêu lớn lao của Đấng Christ dành cho mọi người là một điều phổ quát. Tuy nhiên, khó có thể có người hiểu rõ tình yêu Ngài một cách trọn vẹn. Vì thế chúng ta phải nhờ Đức Thánh Linh dạy dỗ qua Lời Ngài để có thể hiểu tình yêu Ngài, tình yêu kỳ diệu của Đấng Christ dành cho con cái Ngài và mọi người khác, càng ngày càng hơn. Nhưng chẳng những chúng ta cần phải hiểu biết về tình yêu Ngài trong tâm
  • 27. trí mà còn phải kinh nghiệm tình yêu Ngài trong đời sống. Chúng ta sẽ được tăng trưởng trong kinh nghiệm về tình yêu Ngài dành cho chúng ta một cách cá nhân qua những gì Đức Chúa Trời cho phép xảy ra trong đời sống chúng ta. Chịu đựng sự khó khăn xảy đến thì không dễ dàng gì nhưng Đức Chúa Trời có thể dùng các khó khăn ấy để dạy chúng ta nhiều hơn về tình yêu Ngài dành cho chúng ta. 5. Để họ được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời: Xin đọc 3:19. Càng hiểu biết và kinh nghiệm tình yêu của Chúa Jesus, đời sống chúng ta càng ngày càng trở nên giống như Ngài. Được biến hóa giống như Ngài, chúng ta sẽ được “. . . đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời ”, vì Chúa Jesus chính là mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời. Giáo viên: Ghi chú IICo 2Cr 3:18. . Đời sống chúng ta dần dần được đầy dẫy, hoặc nói một cách khác là được cai trị bằng tình yêu, như tình yêu cai trị đời sống Chúa Jesus, chúng ta sẽ yêu mọi người giống như Đức Chúa Trời yêu họ. Chúng ta sẽ được “. . . đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời. ” Tình yêu của Đức Chúa Trời là tình yêu khiến Ngài bằng lòng phó chính Con mình, sẽ hướng dẫn đời sống chúng ta để chúng ta không sống theo ý riêng, mà sống vì Chúa và vì lợi ích của người khác. III. LỜI KẾT LUẬN 1. Xác định lòng tin: Xin đọc Eph Ep 3:20. Phaolô kết thúc lời cầu nguyện của mình bằng cách ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng làm trổi hơn vô cùng trong đời sống của tất cả con cái Ngài hơn cả những điều chúng ta cầu xin, suy tưởng hoặc hành động. Bằng cách nào Ngài làm được như vậy? Bằng quyền năng cao cả của Ngài hành động trong con cái Ngài. Và quyền năng đó là gì? Đó cũng chính là quyền năng đem Chúa Jesus từ kẻ chết sống lại và khiến Ngài ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, có toàn quyền cai trị Satan, ma quỉ, thần linh và mọi người. Đó cũng là quyền năng của Đức Thánh Linh đang ngự trong lòng mỗi con cái Đức Chúa Trời. Xin đọc 1:19-23. 2. Lời ca ngợi Đức Chúa Trời: Xin đọc 3:20-21. Đây chính là mục đích cuối cùng của lời cầu nguyện được dâng lên. Phaolô cầu xin nhiều điều cho tín hữu Êphêsô, không phải chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ mà để cuối cùng Danh Đức Chúa Trời được vinh hiển trong Hội Thánh Ngài, cũng như đã được vinh hiển trong Đức Chúa Jesus trải các thời đại, đời đời vô cùng. Đây phải là mục đích của mỗi một lời cầu nguyện của chúng ta. CÂU HỎI 1. Phaolô có ý nói gì khi nói rằng ông quì gối trước mặt Đức Chúa Trời? Ông có ý nói ông cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Người Giu-đa thường quì gối khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời.
  • 28. 2. Phaolô muốn ám chỉ ai khi ông nói “. . . cả nhà trên trời và dưới đất. . ”? Ông muốn ám chỉ nhà Đức Chúa Trời - cả dân Giu-đa lẫn dân ngoại-tất cả những ai đặt đức tin và tin nhận Chúa Jesus là Chúa Cứu thế và được sanh lại trong nhà Đức Chúa Trời bởi Đức Thánh Linh. 3. Làm sao Đức Chúa Trời có thể khiến chúng ta mạnh mẽ để sống vâng phục Ngài bất chấp mọi khó khăn cám dỗ? Nhờ Đức Thánh Linh ngự trong lòng chúng ta. Nếu chúng ta để Đức Thánh Linh kiểm soát “. . . trong lòng. . . ” nghĩa là cai trị trí và lòng của chúng ta, thì chúng ta sẽ có năng lực mạnh mẽ của Đức Chúa Trời để vâng phục Ngài. 4. Phaolô có ý gì khi cầu nguyện, “. . . đến nỗi Đấng Christ nhơn đức tin mà ngự trong lòng anh em. . . ”? Phaolô có ý nói Chúa Jesus không muốn làm người Khách trong lòng tín hữu, nhưng muốn họ đón tiếp Ngài để Ngài ngự trị và cai quản thân thể họ như là nhà riêng của Ngài. 5. Quý vị sử dụng minh họa nào theo văn hóa riêng để chứng tỏ sự khác biệt giữa việc Chúa Jesus ở trong lòng chúng ta như một người Khách hay là ngự vào lòng chúng ta như Vị Chủ nhà? Giáo viên: Theo minh họa sử dụng trong bài học. 6. Tại sao đời sống chúng ta được đâm rễ vững nền trong sự yêu thương của Đấng Christ là quan trọng? Để đời sống chúng ta được mạnh mẽ và bền vững như một cây có rễ khoẻ và ăn sâu trong lòng đất hay như một ngôi nhà có nền móng đặt sâu trong đất. Khi có cám dỗ hay khó khăn thình lình xảy đến giống như gió bão ập tới, chúng ta vẫn đứng vững bằng quyền năng trong tình yêu của Đấng Christ. 7. Làm thế nào để chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết về tình yêu Đấng Christ dành cho chúng ta và mọi người? Bằng cách luôn luôn nhờ Đức Thánh Linh dạy dỗ chúng ta về Lời Ngài qua những việc Đức Chúa Trời cho phép xảy ra trong đời sống chúng ta. 8. Làm thế nào để chúng ta trở nên “. . . đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời. . . ”? Bằng cách nhờ Đức Thánh Linh dạy dỗ để chúng ta hiểu biết về tình yêu lớn lao mà Ngài dành cho chúng ta và mọi người. 9. Chúa có thể làm ơn cho chúng ta đến mức độ nào? Trổi hơn vô cùng mọi điều chúng ta cầu xin và suy tưởng. Xem 3:20. 10. Bằng quyền năng nào Chúa có thể làm cho chúng ta “. . . trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. . . . . ” ? Bằng quyền năng mà Đức Chúa Trời khiến Chúa Jesus sống lại từ kẻ chết và ngồi bên hữu Ngài, ban quyền năng cai trị Satan, ma quỉ, thần linh, và mọi người. Quyền năng cao cả đó là quyền năng của Đức Thánh Linh ngự trong lòng mỗi con cái Đức Chúa Trời. Xem 1:19-23. HIỆP MỘT TRONG THÁNH LINH
  • 29. Kinh Thánh: Êphêsô 4: 1-7. Chủ đề: Sự hiệp một của Hội Thánh. Câu gốc: “Phải khiêm nhường đến điều, mềm mại đến điều, phải nhịn nhục, lấy lòng thương yêu mà chìu nhau, dùng dây hòa bình mà giữ gìn sự hiệp một của Thánh Linh”. 4:2-3 KHAI TRIỂN BÀI HỌC I. LỜI KHUYÊN SỐNG HIỆP MỘT 1. Nền tảng lời khuyên: Xin đọc 4:1. Khi viết thư cho tín hữu Êphêsô, Phaolô là một tù nhân. Suốt ba đoạn đầu, Phaolô dạy dỗ những điều diệu kỳ mà Đức Chúa Trời đã ban cho tất cả tín hữu ở trong Đấng Christ. a. Trong đoạn 1, Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ. Xin đọc 1:3. b. Trong đoạn 2, Phaolô viết rằng Ngài làm cho chúng ta đồng ngồi với Đấng Christ trên Thiên đàng. Xem 2:5, 6. Ông cũng dạy rằng tín hữu dân Giu-đa lẫn dân ngoại đều hiệp một trong Đền thờ Đức Chúa Trời là nơi Ngài ngự trị bởi Đức Thánh Linh. Xin đọc 2:22. Trên nền tảng những điều diệu kỳ mà Đức Chúa Trời đã ban cho mọi tín hữu, Phaolô nài khuyên chúng ta phải có đời sống thánh khiết. Chúng ta nên sống như người được phước thuộc linh, ngồi nơi thiên thượng trong Đấng Christ và hiệp một trong Đền thờ Đức Chúa Trời ngự bởi Đức Thánh Linh. Xin đọc 4:1 một lần nữa. Chúng ta có thể minh họa sự giảng dạy của Phaolô bằng cách này: Quý vị hãy tưởng tượng quý vị đang đi trong rừng thì bỗng nhiên nghe có tiếng lạ. Khi đến nơi để xem xét, quý vị trông thấy một đứa bé gầy guộc dơ bẩn và không mặc quần áo đang nằm ở dưới đất. Nó đang ăn một khúc rễ cây có lẽ do lợn rừng bỏ sót lại. Trông nó giống như một thú rừng. Vì không biết cha mẹ nó là ai, nên quý vị mang nó về nhà. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp cho nó, quý vị cho nó ăn, và vì tình yêu, quý vị nhận nó làm con - cho nó có cùng quyền lợi như những đứa con ruột của quý vị, cũng cho nó nệm và chăn màn để ngủ. Nhưng sáng hôm sau, đứa trẻ đã ra đi. Khi quý vị tìm thấy nó thì một lần nữa, nó lại không quần áo, dơ bẩn, và đi tìm thức ăn thừa của thú rừng để ăn. Quý vị lại đem nó về nhà rồi bảo với nó: “Ta đã nhận con làm con nuôi, con có đủ mọi thứ như các con ruột của ta. Vì vậy ta muốn con đừng trở về rừng và sống như trước đây nữa. Bây giờ con là thành viên của gia đình, vì thế con phải sống giống như chúng ta”. Câu chuyện trên đây giải thích những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta. Khi Chúa Jesus tìm thấy chúng ta, chúng ta đang ở sống dưới quyền của Satan, và sự chết, nhưng Ngài cứu chúng ta bằng quyền năng Ngài. Chúng ta
  • 30. được sanh lại trong nhà Ngài, Ngài mặc áo công bình cho chúng ta và ban cho chúng ta mọi thứ mà Con Ngài là Chúa Jesus có được. Bây giờ qua sứ đồ Phao-lô, Đức Chúa Trời dạy chúng ta đừng bao giờ trở lại con đường cũ là lối sống trước khi được Chúa Jesus cứu. Bây giờ chúng ta ở trong nhà Đức Chúa Trời nên chúng ta phải sống giống như Đức Chúa Trời và Chúa Jesus. Xin đọc RoRm 12:1, 2. 2. Khuyên sống hiệp một: Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống như thế nào? Phaolô nói rằng Đức Chúa Trời không muốn con cái Ngài tranh chiến với nhau, Ngài muốn nhà Ngài sống hiệp một. Xin đọc Eph Ep 4:1-3. Quý vị có thích con cái mình cãi vã và tranh luận với nhau không? Không! Một gia đình như thế là gia đình không hạnh phúc. Vậy nên mỗi cá nhân phải có thái độ nào để nhà Chúa được bình an và hạnh phúc? a. Điều đầu tiên Phaolô đề cập đến là khiêm nhường. Lời khuyên này có nghĩa là chúng ta không nên đánh giá không chính xác về mình và nghĩ rằng chúng ta có khả năng trổi hơn người khác. Chúng ta nên hạ mình trước người khác, tôn trọng ý kiến của họ và việc họ làm. RoRm 12:3. b. Chúng ta cũng nên mềm mại. Có nghĩa là chúng ta phải có thái độ sẵn lòng nghe sự dạy dỗ và hướng dẫn của người khác và phải biết rằng chúng ta cần học hỏi thêm nhiều. c. Điều cần thiết kế đến là chúng ta phải sống hòa bình với nhau, vì con cái Đức Chúa Trời phải đối xử nhẫn nại với nhau. Khi có người làm điều gì chúng ta không thích hay nói điều gì làm xúc phạm chúng ta, nếu chúng ta cư xử như lúc chưa được cứu thì không khó. Như vậy chúng ta phải phản ứng như thế nào? Thường chúng hay nổi giận và đáp lại bằng những lời lẽ cay độc, hoặc là chúng ta toan tính chờ ngày trả đũa người làm tổn thương mình. Đôi khi con cái Chúa cứ tiếp tục đi theo đường cũ, nhưng Đức Chúa Trời dạy chúng ta nên sống đời sống mới Ngài ban cho chúng ta trong Chúa Cứu thế Jesus. Chúng ta sẽ nhẫn nại với nhau, “. . . lấy lòng yêu thương mà chìu nhau. . . ” Cho dù có tín hữu Cơ Đốc khác đôi khi làm phiền quý vị, chúng ta phải chấp nhận lẫn nhau vì tình yêu thương. Hành động được như vậy thì không dễ đâu. Bản chất đối kháng của chúng ta là trả đũa khi chúng ta bị tổn thương và chống lại người làm chúng ta phiền hà. Làm thế nào chúng ta có thể khiêm nhường, sẵn lòng nghe sự chỉ bảo của người khác và nhẫn nại với bất cứ ai làm ta tổn thương hay bực bội? Chỉ có một cách duy nhất thôi. Phaolô dạy chúng ta phương pháp ấy trong Rôma 6. Giáo viên: Ôn các bước trong Rôma 6 làm căn bản cho sự chiến thắng trên bước đường theo Chúa của tín hữu Cơ Đốc. Điều quan trọng là chúng ta phải mang các nguyên tắc ấy trở lại với Lẽ thật căn bản để sự biến đổi không phải là do nỗ lực bản thân mà là sự nhờ cậy vào Đức Thánh Linh đang ngự
  • 31. trong lòng. Khi chúng ta mời Đức Chúa Trời cai trị thân thể mình, Đức Thánh Linh sẽ kiểm soát đời sống chúng ta. Chỉ bởi quyền năng của Đức Thánh Linh chúng ta mới có thể làm được những gì Chúa phán truyền trong Lời Ngài. Xin đọc Eph Ep 4:3. Chúng ta nên cố gắng hết sức mình để có thể sống hạnh phúc và yêu thương lẫn nhau, vì tất cả con cái Đức Chúa Trời đều được hiệp một bởi Đức Thánh Linh. Chúng ta được ràng buộc lẫn nhau qua một Đức Thánh Linh là Đấng ngự trị trong lòng mỗi người chúng ta. Có thể so sánh sự khuyên dạy ấy với dòng huyết lưu thông trong người quý vị. Nếu quý vị để tay lên ngực, quý vị có thể nghe tim đập. Nó đang đem máu đi nuôi cơ thể quý vị. Huyết của quý vị có mặt ở đầu, tay, chân, và mọi bộ phận khác trong cơ thể. Đức Thánh Linh cũng vậy, Ngài ở cùng mỗi con cái Đức Chúa Trời, và chính Ngài đã gìn giữ chúng ta trong hòa bình , hay là trong hiệp nhất. 3. Trách nhiệm giữ sự hiệp một: Chúng ta có trách nhiệm “. . . giữ. . . ” sự hiệp một mà Đức Thánh Linh đã ban cho chúng ta. Có nghĩa là chúng ta không nên gây khó khăn, hoặc sự chia rẽ không cần thiết giữa chúng ta với bất cứ con cái nào khác của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng nên tránh làm điều gì đem lại sự bất đồng giữa bất cứ thành viên nào trong nhà Chúa. II. BẢY YẾU TỐ CỦA SỰ HIỆP MỘT Xin đọc 4:4. Bắt đầu bằng câu này, Phaolô liệt kê ra 7 yếu tố khiến con cái Đức Chúa Trời được hiệp một. 1. Một Thân thể: Thứ nhất là “. . một Thân thể. . . ” Con cái Đức Chúa Trời hiệp một với nhau bởi Đức Thánh Linh thành một thân thể. Chúa Jesus là Đầu, chúng ta là các bộ phận của Thân thể. Chúng ta làm thế nào để trở thành bộ phận của Thân thể Đấng Christ? Của Hội Thánh? Chúng ta được Báptem trong Chúa Jesus bởi Đức Thánh Linh ngay lúc chúng ta tin nhận Ngài làm Chúa Cứu thế của chúng ta. Xem RoRm 6:3. 2. Một Thánh Linh: Thứ nhì “. . . một Thánh Linh. . . ” Chỉ có một Đức Thánh Linh duy nhất, và Ngài sống trong lòng mỗi con cái Đức Chúa Trời. Xin đọc 8:9. 3. Một sự trông cậy: Thứ ba là “. . . một sự trông cậy. . . ” Sự trông cậy của con cái Đức Chúa Trời ở khắp mọi nơi trên thế giới là gì? Đó sự hy vọng Chúa Jesus sẽ trở lại và họ sẽ ở cùng Ngài và giống như Ngài đời đời. Xin đọc 8:23-25, 10, 11. Giáo viên: Sách 8:23-25, 10, 11 không kể theo thứ tự kế tiếp và đây là thứ tự tôi muốn ghi ra ở đây. 4. Một Chúa: Xin đọc 4:5, 6. Thứ tư là “. . một Chúa. . . ” Dù các tín hữu có