SlideShare a Scribd company logo
1 of 225
Download to read offline
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH (chủ biên)
TS. CHU ĐỨC THẮNG
gi¸o tr×nh
ChÈn ®o¸n vµ néi khoa thó y
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2009
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát triển nguồn lực con người -
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, trên cơ sở
chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra
từ thực tế đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học tổ chức biên
soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhập những kiến
thức thực tiễn phù hợp với đối tượng sinh viên các trường đại học.
Môn Chẩn đoán bệnh và Bệnh nội khoa Thú y trong chương trình đào tạo kỹ sư
Chăn nuôi - Thú y được đặt vào sau các môn khoa học cơ bản - giai đoạn đào tạo
chuyên ngành, nhằm phục vụ đông đảo sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y những kỹ năng về cơ sở nghề
nghiệp: như cách tiếp cận và cố định gia súc để khám bệnh, những phương pháp chẩn
đoán và các biện pháp phòng trị bệnh cho gia súc.
Giáo trình gồm 2 phần:
Phần thứ nhất. Chẩn đoán bệnh thú y: trang bị cho sinh viên thành thạo các
phương pháp chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm đơn giản; đồng thời giới thiệu các
kỹ thuật chẩn đoán mới như: phương pháp X - quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết,...
Phần thứ hai. Bệnh nội khoa thú y: cung cấp đầy đủ toàn diện cho sinh viên
những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất trong công tác điều trị, mỗi sinh viên cần
vận dụng những kiến thức đó một cách khéo léo, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể,
con bệnh cụ thể để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất.
Tham gia biên soạn gồm có:
4
Phần thứ nhất: Chẩn đoán bệnh Thú y
Chương 1, 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch
Chương 3: TS. Chu Đức Thắng, PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch
Phần thứ hai: Bệnh nội khoa Thú y
Chương 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch
Do thời gian có hạn nên cuốn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót,
chúng tôi mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để lần xuất bản sau
được tốt hơn.
Xin chân thành cám ơn.
PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch
5
Phần thứ nhất
CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH
Tóm tắt nội dung: nêu rõ một số khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn
đoán bệnh trong thú y.
Mục tiêu: giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y có những kiến thức
cơ bản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN
1.1.1. Khái niệm chẩn đoán
Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệu
chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh.
Một chẩn đoán đầy đủ và chính xác cần phải làm rõ được các nội dung sau:
- Vị trí bệnh trong cơ thể
- Tính chất của bệnh
- Hình thức và mức độ của những rối loạn trong cơ thể bệnh
- Nguyên nhân gây bệnh
Tuy nhiên, một quá trình bệnh diễn ra trong cơ thể thường phức tạp, chẩn đoán dù
có tỉ mỉ đến đâu cũng khó phát hiện hết những thay đổi của các quá trình đó và trả lời
được đầy đủ các nội dung trên. Chẩn đoán lâm sàng càng cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên nhiều
mặt thì càng chính xác.
Chú ý:
- Kết luận chẩn đoán có thể thay đổi theo quá trình bệnh.
- Gia súc có nhiều loại, đặc điểm sinh lý và các biểu hiện bệnh lý ở chúng cũng rất
khác nhau. Phải cố gắng hiểu rõ và nắm được các đặc điểm sinh lý, các biểu hiện bệnh
lý của từng loại gia súc, vận dụng thành thạo các phương pháp chẩn đoán thích hợp để
rút ra một kết luận chính xác cho chẩn đoán.
6
1.1.2. Phân loại chẩn đoán
a. Phân loại theo phương pháp chẩn đoán
Theo phương pháp người ta chia chẩn đoán ra thành:
- Chẩn đoán trực tiếp: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chủ
yếu. Biện pháp này chỉ thực hiện hiệu quả khi con vật bệnh biểu hiện các triệu chứng
đặc trưng, điển hình.
Ví dụ: Căn cứ vào các triệu chứng của trâu bò như lõm hông bên trái căng phồng,
gõ vào thấy âm trống, con vật đau bụng, bồn chồn khó chịu,…để kết luận con vật bị
chướng hơi dạ cỏ.
- Chẩn đoán phân biệt: Đây là biện pháp tổng hợp tất cả các triệu chứng mà con vật
bệnh biểu hiện, sau đó phân tích, so sánh, liên hệ với các bệnh liên quan, dùng phương
pháp loại trừ dần những bệnh có những điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một
bệnh có nhiều khả năng mà bệnh súc cần chẩn đoán mắc phải.
- Chẩn đoán theo dõi: Trong một số trường hợp con vật bệnh không biểu hiện các
triệu chứng điển hình, do vậy ta không thể đưa ra được kết luận chẩn đoán sau khi khám
mà phải tiếp tục theo dõi để phát hiện thêm những triệu chứng mới; thu thập thêm cơ sở,
căn cứ để kết luận chẩn đoán.
- Chẩn đoán dựa vào kết quả điều trị: Nhiều trường hợp con vật có triệu chứng lâm
sàng, mà triệu chứng này lại có ở hai hay nhiều bệnh khác nhau, khi khám ta rất khó kết
luận là bệnh nào. Khi đó ta dùng phác đồ điều trị một trong các bệnh đó và căn cứ vào
kết quả điều trị để đưa ra kết luận chẩn đoán.
b. Phân loại theo thời gian chẩn đoán
Theo thời gian chẩn đoán được chia làm các loại sau:
- Chẩn đoán sớm: là đưa ra được các kết luận chẩn đoán ngay ở thời kì đầu của
bệnh. Chẩn đoán sớm mang lại hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh.
- Chẩn đoán muộn: là các kết luận chẩn đoán được đưa ra vào thời kì cuối bệnh,
thậm chí khi gia súc chết mổ khám mới chẩn đoán được bệnh.
c. Phân loại theo mức độ chính xác
Theo mức độ chính xác, chẩn đoán được phân ra làm các loại sau:
- Chẩn đoán sơ bộ: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán ngay sau khi khám bệnh để
làm cơ sở cho điều trị. Chẩn đoán sơ bộ đưa ra các kết luận chưa được chính xác, do
vậy cần tiếp tục theo dõi con vật bệnh để đưa ra các kết luận chẩn đoán chính xác hơn.
- Chẩn đoán cuối cùng: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kĩ và
căn cứ vào triệu chứng đặc trưng, sau một thời gian theo dõi cần thiết, căn cứ vào kết
quả điều trị.
7
- Chẩn đoán nghi vấn: Đây là biện pháp thường gặp trong lâm sàng thú y, khi thấy
một ca bệnh không có triệu chứng đặc trưng, điển hình, khi đó thường đưa ra các kết
luận nghi vấn về bệnh để làm cơ sở cho điều trị. Kết luận nghi vấn cần được kiểm
nghiệm thông qua việc theo dõi bệnh súc và kết quả điều trị.
1.2. KHÁI NIỆM VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG
1.2.1. Khái niệm triệu chứng
Triệu chứng là những rối loạn bệnh lý do nguyên nhân bệnh gây ra như những biểu
hiện khác thường về cơ năng (tăng nhịp tim, tăng huyết áp,…) và những biểu hiện bệnh
lý (ổ viêm, vết loét,…).
Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn sự hoạt động
bình thường của cơ thể.
Nhiệm vụ rất quan trọng của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng của bệnh. Khi con
vật mắc bệnh có thể biểu hiện rất nhiều các triệu chứng khác nhau, mỗi triệu chứng có
một giá trị chẩn đoán nhất định.
1.2.2. Phân loại triệu chứng
a. Phân loại theo phạm vi biểu hiện
- Triệu chứng cục bộ: là những rối
loạn bệnh lý xuất hiện ở một bộ phận hay
một khí quan nào đó của con vật bệnh.
Ví dụ: Khi con vật bị đau mắt: mắt có
biểu hiện sưng đỏ, chảy nước mắt, nếu
nặng chảy mủ, mắt sưng húp, con vật
không nhìn thấy được (hình 1.1).
- Triệu chứng toàn thân: là những rối
loạn bệnh lý xuất hiện do các phản ứng trên toàn bộ cơ thể đối với một nguyên nhân gây
bệnh.
Ví dụ: Con vật có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt, rối loạn tuần hoàn. Như vậy,
triệu chứng toàn thân nói lên tình trạng cơ thể.
b. Phân loại theo giá trị chẩn đoán
- Triệu chứng đặc thù: là triệu chứng đặc trưng chỉ có ở một bệnh nào đó, khi gặp
triệu chứng ấy thì chẩn đoán ngay được bệnh đó. Triệu chứng đặc thù chỉ có ở một số
bệnh, không phải bệnh nào cũng có triệu chứng này.
Ví dụ: Các dấu đỏ có hình: vuông, tròn, đa giác,…ở trên da của lợn trong bệnh
Đóng dấu lợn là triệu chứng đặc thù (hình 1.2)
Hình 1.1. Ngựa đau mắt
8
- Triệu chứng chủ yếu và triệu chứng
thứ yếu:
Khi con vật bị bệnh nào đó có thể có
nhiều triệu chứng. Trong đó, một số triệu
chứng thường gặp hoặc đặc trưng trong
bệnh đó, những triệu chứng này gọi là
triệu chứng chủ yếu (có nhiều ý nghĩa
trong chẩn đoán bệnh). Một số triệu chứng
khác ít gặp hoặc không đặc trưng gọi là
triệu chứng thứ yếu (ít có ý nghĩa chẩn
đoán).
Ví dụ: Khi con vật bị bệnh đường hô hấp thường có các triệu chứng chủ yếu là ho,
khó thở,... có thể có các triệu chứng thứ yếu: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, bỏ ăn,…
- Triệu chứng điển hình và triệu chứng không điển hình:
Triệu chứng điển hình là những triệu chứng phản ánh quá trình phát triển điển hình
của bệnh. Qua triệu chứng điển hình người ta xác định được giai đoạn tiến triển của bệnh.
Ví dụ: Quá trình phát triển của bệnh thùy phế viêm thường có ba giai đoạn (xung
huyết gan hóa, tiêu tan), tương ứng với ba giai đoạn này khi ta khám bằng cách gõ vào
vùng phổi của con vật phát ra các âm như sau: âm bùng hơi, âm đục.
Nhiều bệnh có những triệu chứng không hoàn toàn theo quy luật phát triển thường
thấy của bệnh, những triệu chứng như vậy gọi là triệu chứng không điển hình.
- Triệu chứng cố định và triệu chứng ngẫu nhiên: Triệu chứng cố định là triệu trứng
thường có trong một số bệnh. Triệu chứng ngẫu nhiên là triệu chứng có lúc xuất hiện,
có lúc không trong một bệnh nào đó.
Ví dụ: Âm ran trong một số bệnh như: viêm phế quản phổi, thùy phế viêm, viêm
phổi hoại thư và hóa mủ,... là triệu chứng cố định.
Trong bệnh viêm dạ dày cata mạn tính con vật đôi khi có triệu chứng thần kinh (run
rẩy hoặc co giật), đó là triệu chứng ngẫu nhiên.
- Triệu chứng trường diễn và triệu chứng nhất thời: Triệu chứng trường diễn là triệu
chứng xuất hiện trong suốt quá trình bệnh. Triệu trứng nhất thời chỉ xuất hiện trong một
giai đoạn tiến triển của bệnh.
Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi, con vật ho suốt quá trình bệnh, lúc đầu là
ho khan và ngắn, con vật có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, con vật bớt
đau. Như vậy, ho là triệu chứng trường diễn trong bệnh này. Khi nghe vùng phổi, lúc
đầu thấy âm ran ướt sau thấy âm vò tóc, như vậy âm ran là triệu chứng nhất thời.
- Hội chứng: là triệu chứng chung cho nhiều bệnh, thường gồm nhiều triệu chứng
xuất hiện chồng lên nhau.
Hình 1.2. Dấu son trên da lợn bệnh bệnh
9
Ví dụ: Hội chứng hoàng đản, hội chứng tiêu chảy, hội chứng đau bụng ngựa, hội
chứng ure huyết,…
1.3. KHÁI NIỆM VỀ TIÊN LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI TIÊN LƯỢNG
1.3.1. Khái niệm tiên lượng
Tiên lượng là việc người khám đưa ra các dự kiến về thời gian kéo dài của bệnh,
các bệnh kế phát có thể xảy ra, khả năng cuối cùng của bệnh,... sau khi đã khám bệnh kĩ
lưỡng và nắm chắc tình hình bệnh. Chẩn đoán bệnh là kết luận của hiện tại, còn tiên
lượng là đưa ra các dự kiến trong tương lai.
Tiên lượng là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự suy xét nhiều mặt. Tiên
lượng không chỉ đánh giá vật bệnh sống hay chết, khỏi hay không khỏi mà còn phải tính
đến tốn kém bao nhiêu, có kinh tế hay không,... Do vậy, tiên lượng rất có ý nghĩa trong
điều trị lâm sàng thú y. Để đánh giá tiên lượng được tốt, người bác sĩ thú y phải vững về
chuyên môn, giàu kinh nghiệm công tác và am hiểu về kiến thức kinh tế, xã hội.
1.3.2. Phân loại tiên lượng
Tiên lượng tốt: Bệnh súc có khả năng khỏi bệnh, khôi phục được sức khỏe, khôi
phục được khả năng sản xuất và vẫn giữ được giá trị kinh tế.
Tiên lượng không tốt: Bệnh súc chết hoặc không có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn,
mất khả năng sản xuất hoặc mất năng lực làm việc. Nếu điều trị khỏi cũng mất nhiều
thời gian và tiêu tồn nhiều tiền của.
Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh súc có biểu hiện bệnh phức tạp, triệu
chứng không điển hình, không đủ cơ sở để đưa ra đánh giá tiên lượng về bệnh. Tuy
nhiên, một số trường hợp cần có kết luận tiên lượng để có biện pháp xử lí tiếp, nhưng
kết luận đó không chắn chắn, đó là tiên lượng nghi ngờ.
1.4. PHƯƠNG PHÁP GẦN VÀ CỐ ĐỊNH GIA SÚC
1.4.1. Phương pháp gần gia súc
Để đảm bảo an toàn cho người và gia súc, khi khám bệnh và trị bệnh cho gia súc
phải biết cách gần gia súc.
Trước khi tiếp xúc với gia súc cần phải hỏi kĩ chủ gia súc để biết được tính tình của
con vật như con vật có hay cắn, hay đá không?,... Người khám khi gần gia súc phải có
thái đội ôn hòa, bình tĩnh, động tác nhẹ nhàng, dứt khoát, không nên có những động tác
thô bạo làm cho gia súc sợ sệt, phản ứng mạnh.
Đối với trâu bò và ngựa: Để tiếp cận, người khám nên đứng trước gia súc, cách
khoảng 1m, rồi từ từ tiến lại gần, một tay cầm dây cương (ngựa) hoặc dây mũi (trâu bò),
tay kia xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào con vật để làm quen.
10
Đối với chó: Để tiếp cận, người khám nên biết tên con vật và dùng thức ăn.
Đối với lợn: nên dùng thức ăn để tiếp cận.
1.4.2. Phương pháp cố định gia súc
a. Ý nghĩa của việc cố định gia súc
Để tiến hành tốt các thao tác: tiêm, lấy máu, băng bó vết thương, làm các phẫu
thuật ngoại khoa như mổ dạ cỏ, thiến trâu bò đực,... hoặc cho chúng uống thuốc, người
cán bộ thú y thường phải bắt giữ và cố định chúng (trâu, bò, lợn,…). Hiệu quả của các
công việc trên phụ thuộc rất lớn vào khâu cố định gia súc.
b. Các khâu chuẩn bị để cố định gia súc
Kiểm tra kỹ các dụng cụ dùng để cố định như dây thừng, gióng gia súc,... xem có đủ
và chắc chắn không?
Phải biết sơ qua về tính tình con vật trước khi tiếp xúc.
Phải làm quen gia súc, thao tác nhanh nhẹn, dứt khoát, tránh những động tác quá
thô bạo làm cho gia súc sợ hãi hoặc phản ứng mạnh dẫn đến khó khăn cho việc cố định
chúng.
c. Một số phương pháp cố định gia súc
* Đối với trâu bò
- Phương pháp kẹp cổ:
Chọn 2 đoạn tre hoặc 2
đoạn cây chắc chắn, chôn
xuống đất chéo nhau. Phía
trên buộc lại tạo ra một khe
vừa đủ cho trâu, bò chui qua
(cũng có thể lợi dụng những
cây có 2 chẽ phù hợp để cố
định). Khi cố định trâu, bò thít
chặt 2 dây ở 2 nút A, B. Có
một người giữ thừng mũi
(hình 1.3).
- Phương pháp cột cố định và buộc sừng hình số 8
Chọn một gốc cây tự nhiên hoặc chôn một cột gỗ chắc chắn. Ghì trán trâu, bò vào
sát cột và buộc sừng vào cột theo hình số 8, thít chặt sừng vào cột. Cần có một người
giữ mũi trâu và đầu dây thừng số 8 để trâu đứng yên khi tiêm hoặc thực hiện các thủ
thuật khác (hình 1.4)
- Phương pháp cố định đứng (Cố định trâu bò trong giá 4 trụ)
Hình 1.3. Kẹp cổ và 2 nút dây thắt
11
Hình 1.4. Cột hình số 8 sừng trâu
vào cột hoặc gốc cây
Hình 1.5. Giữ trâu bò đực
trong giá bốn trụ để thiến
Phần đầu và phần cổ được kẹp và buộc chặt (hình 1.5) để gia súc chỉ đứng tại chỗ,
không tiến lên, cũng không lùi lại được. Hai chân sau dùng thừng buộc theo hình số 8.
Phần ngực và bụng dùng dây thừng chắc buộc đỡ vào gióng. Không cho gia súc nằm
xuống để dễ dàng thực hiện phẫu thuật hoặc khám bệnh.
- Phương pháp vật trâu bò
Trong một số phẫu thuật
ngoại khoa bắt buộc phải vật
ngã trâu, bò để cố định chúng.
Có nhiều phương pháp vật
trâu bò nhưng thường dùng
phương pháp sau:
Chuẩn bị buộc: Lấy một
dây thừng thật chắc chắn dài 5
- 6m. Một đầu thừng buộc cố
định vào hai sừng gia súc,
phần còn lại cuốn lần lượt làm
2 vòng (hình dưới). Một vòng
sau nách và một vòng trước đùi gia súc. Đoạn còn lại kéo thẳng dọc theo thân gia súc.
Vật gia súc: Tiến hành theo trình tự sau: Một người khoẻ mạnh giữ 2 sừng để bẻ
đầu con vật ngược theo chiều định cho con vật ngã. Hai hoặc ba người kéo đoạn dây
thừng còn lại theo chiều dọc thân gia súc (hình 1.6).
Chú ý:
- Phải có sự thống nhất giữa người bẻ đầu gia súc và những người kéo thừng ở phía
sau. Trước khi vật phải kiểm tra mặt đất không gồ ghề, không có gạch đá và không nên
cho gia súc này ăn quá no.
Hình 1.6. Phương pháp vật bò để cố định
12
- Khi con vật nằm xuống phải có người đè chặt đầu và ghìm sừng con vật xuống sát
đất. Lấy dây thừng khác buộc hai chân sau và hai chân trước của trâu bò chụm lại với
nhau. Dây thừng phải buộc sao cho khi không cần dùng nữa, cởi ra một cách dễ dàng
nhanh chóng.
* Đối với bê nghé: Người ta thường túm chân vật nằm, đè cố để cố định chúng
Hình 1.7. Cố định nghé (túm chân vật nằm)
* Đối với dê cừu: Để cố định, người ta thường đứng dọc theo chiều con vật, hai
chân kẹp vào hai thành bụng, hai tay nắm chặt sừng con vật.
Hình 1.8. Phương pháp cố định dê Hình 1.9A. Phương pháp cố định lợn
* Cố định lợn:
- Đối với lợn lớn: Lợn được cố định bằng cách lồng một thòng lọng vào hàm trên,
sau đó lồng tiếp thòng lọng thứ 2 quanh mõm để giữ cho hàm của nó đóng lại.
- Đối với lợn con: Người ta thường dùng phương pháp túm chân lợn kẹp giữa hai
đùi để cố định lợn con (hình 1.10)
13
Hình 1.9B. Phương pháp cố định lợn lớn Hình 1.10. Phương pháp cố định lợn
con (túm chân lợn kẹp giữa hai đùi)
* Cố định chó:
Người ta thường dùng phương pháp đeo rọ mõm hoặc buộc mõm chó.
- Phương pháp buộc mõm chó: Đầu tiên phải đeo rọ mõm hoặc bộc mồm chó, sau
đó dùng dây vải cho vào mồm, phía trong răng nanh, rồi buộc hàm dưới lại, vòng dây
buộc lên hàm trên, cuối cùng thắt nút lại ở phía sau cổ (hình 1.11)
- Phương pháp đeo rọ mõm chó:
Hình 1.11A. Phương pháp buộc mõm chó Hình 1.11B. Phương pháp đeo
rọ mõm chó
* Cố định gà
- Đối với gà lớn: Dùng bàn tay trái luồn xuống dưới lườn rồi nhấc gà ra khỏi
chuồng. Hoặc dùng tay phải túm lấy 2 chân gà nhấc ra khỏi lồng. Sau đó đặt gà xuống,
tay phải cố định 2 chân gà. Tay trái nhẹ nhàng mở cánh gà ra để người thứ 2 làm các
thao tác (tiêm, chủng vacxin).
14
- Đối với gà con: Đặt gà con trong lòng bàn tay trái, dùng ngón trỏ và ngón cái cố
định cổ gà để đầu gà hướng lên trên cho tiện việc nhỏ thuốc vào mắt, mũi gà hoặc cho
gà uống thuốc.
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH
Để khám bệnh cho gia súc có rất nhiều các phương pháp khác nhau. Các phương
pháp khám bệnh cho gia súc được chia làm hai nhóm gồm: các phương pháp khám cơ
bản: nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe và các phương pháp khám bệnh đặc biệt (xét nghiệm, X -
quang, siêu âm, nội soi,... )
Phần lớn triệu chứng được phát hiện nhờ các phương pháp khám cơ bản. Tuy nhiên
khi mắc bệnh con vật còn có những biểu hiện phi lâm sàng, những biểu hiện này chỉ có
thể phát được nhờ các phương pháp khám đặc biệt như đã nêu trên.
1.5.1. Các phương pháp khám cơ bản
a. Phương pháp quan sát (nhìn)
Đây là phương pháp khám bệnh
đơn giản nhưng chính xác, được sử
dụng rộng rãi trong lâm sàng thú y,
là phương pháp được sử dụng trước
tiên trong chẩn đoán bệnh gia súc.
Qua phương pháp này ta có thể biết
được trạng thái gia súc, cách đi
đứng, màu sắc và tình trạng lông, da,
niêm mạc và các triệu chứng khác
của con vật. Đồng thời quan sát giúp
ta đánh giá được chất lượng đàn gia
súc, sàng lọc được những con có
nghi vấn mắc bệnh.
Khi quan sát tùy theo mục đích
và vị trí nhìn mà ta đứng xa hay đứng gần gia súc. Nhìn chung ta nên quan sát từ xa đến
gần, từ tổng quát đến từng bộ phận (hình 1.12).
- Nhìn toàn thân: là quan sát trạng thái, thái độ, cử động, tình hình dinh dưỡng, dáng
điệu,... của gia súc.
- Nhìn cục bộ: nhìn lần lượt từ trước ra sau, từ trái qua phải, lần lượt các cơ quan bộ
phận như đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng, bốn chân,... để phát hiện những biến đổi bất
thường nếu có như vết thương, vết loét, mụn, nốt, nước mắt, nước mũi, dử, lông rụng,…
Nên quan sát nhờ ánh sáng ban ngày, nếu buổi tối hoặc thiếu ánh sáng có thể sử
dụng ánh sáng điện hoặc đèn chiếu. Cần quan sát đối chiếu, so sánh giữa hai bộ phận
Hình 1.12. Phương pháp quan sát
15
tương ứng của con vật: hai bên mông, hai bên thành bụng, hai bên ngực, hai bên chân,...
và có sự so sánh giữa cơ quan tổ chức đau với cơ quan tổ chức lành để thấy được những
biến đổi bất thường.
b. Phương pháp sờ nắn
Sờ nắn là phương pháp dùng
cảm giác của ngón tay, bàn tay để
kiểm tra chỗ khám, xác định nhiệt
độ, độ ẩm, trạng thái,... và sự mẫn
cảm của tổ chức cơ thể gia súc. Sờ
nắn cũng biết được cảm giác của
con vật khi đau. Qua sờ nắn người
khám còn xác định được tình trạng
mạch của gia súc, sờ nắn để đo
huyết áp, để khám trực tràng. Do
vậy, sờ nắn là phương pháp thường
dùng trong thú y (hình 1.13).
Sờ nắn có hai cách sau:
- Sờ nắn nông: là việc sờ nắn
những cơ quan bộ phận nông để biết được ôn độ, độ ẩm của da, lực căng của cơ, tần số
hô hấp, nhịp tim,…
- Sờ nắn sâu: dùng để khám các khí quan, tổ chức sâu trong cơ thể gia súc (ví dụ:
Sờ nắn dạ cỏ trâu bò).
Khi sờ nắn kiểm tra các khí quan, tổ chức của cơ thể gia súc, nhờ cảm giác tay ta có
thể nhận biết các trạng thái sau:
- Dạng rất cứng: Như sờ vào xương.
- Dạng cứng: Như sờ vào gan, thận.
- Dạng bột nhão: Cảm giác mềm như bột, ấn tay rồi bỏ ra để lại vết. Dạng này
thường do tổ chức bị thấm ướt (ví dụ: bị thủy thũng).
- Dạng ba động: Khi sờ thấy cảm giác lùng nhùng, di động, ấn vào giữa thì lõm
xuống. Dạng này là do tổ chức mất đàn tính vì thấm đầy nước (Ví dụ: Các tổ chức bị
mưng mủ).
- Dạng khí thũng: Sờ vào thấy cảm giác mềm, chứa đầy khí. Ấn mạnh vào tổ chức
nghe thấy tiếng kêu lép bép do khí lấn sang phần tổ chức bên cạnh. Dạng này có thể do
tổ chức tích khí hoặc có túi không khí.
Sờ nắn là phương pháp khám bệnh đơn giản, tuy nhiên để sờ nắn mang lại hiệu quả
cao đòi hỏi người khám phải nắm vững về vị trí giải phẫu và có kinh nghiệm trong chẩn
đoán bệnh.
Hình 1.13. Phương pháp sờ nắn
16
c. Phương pháp gõ
Gõ là phương pháp khám bệnh cơ bản, mà cơ sở của nó là âm hưởng, âm thanh do
các vật thể chấn động tạo ra. Các vật thể khác nhau, ở trong các trạng thái khác nhau khi
gõ sẽ cho các âm thanh khác nhau. Do vậy, các khí quan tổ chức khác nhau trong cơ thể
gia súc có cấu tạo và tính chất khác nhau nên khi gõ sẽ phát ra các âm thanh khác nhau.
Trong trạng thái bệnh lí, các cơ quan tổ chức cũng thay đổi về tính chất, khi đó âm phát
ra khi gõ sẽ thay đổi.
* Kỹ thuật gõ
Tùy theo gia súc cần khám bệnh lớn hay nhỏ
mà ta có thể áp dụng các phương pháp gõ sau:
Gõ trực tiếp: dùng ngón trỏ và ngón giữa của
tay thuận gõ theo chiều thẳng đứng (vuông góc)
vời bề mặt của tổ chức khí quan cần khám. Với
cách gõ này, lực gõ không lớn, âm phát ra nhỏ,
thường áp dụng với gia súc nhỏ.
Gõ gián tiếp: là các phương pháp gõ qua một
vật trung gian
- Gõ qua ngón tay: dùng ngón giữa và ngón trỏ tay trái đặt sát lên bề mặt tổ chức
khí quan cần khám của gia súc, ngón giữa và ngón trỏ của tay phải gõ lên vuông góc với
hai ngón tay trái. Phương pháp này thường áp dụng để khám cho các loài gia súc nhỏ (
dê, cừu, chó, mèo,…)
- Gõ bằng búa qua bản gõ:
Búa gõ có kích thước và trọng lượng khác nhau tùy theo vóc dáng của gia súc. Đối
với gia súc nhỏ thường dùng loại búa có trọng lượng nhẹ từ 60 - 75 gam, gia súc lớn
dùng loại búa nặng hơn 120 - 160 gam (hình 1.14)
Bản gõ được làm cùng vật liệu với búa gõ, có thể bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại.
Bản gõ có loại hình vuông, hình tròn dài, hình chữ nhật,... sao cho thuận tiện, dễ thao
tác, áp sát được vào thân con vật.
Cách gõ: Tay trái cầm bản gõ (phiến gõ) đặt sát lên bề mặt khí quan tổ chức của gia
súc cần khám. Tay phải cầm búa gõ, gõ dứt khoát từng tiếng một. Lực gõ mạnh hay nhẹ
phụ thuộc vào tổ chức cần gõ to hay bé, ở nông hay sâu. Khi gõ mạnh, các chấn động có
thể lan trên bề mặt cơ thể từ 4 - 6cm, sâu đến 7cm, còn nếu gõ nhẹ các chấn động lan 2 -
3cm và sâu 4cm.
Khi gõ nên để gia súc ở nơi yên tĩnh, không có tạp âm để tránh làm lẫn tạp với âm
gõ. Do vậy, nên để gia súc ở trong phòng có diện tích phù hợp và đóng kín cửa.
* Những âm gõ
Tùy theo đặc điểm và tính chất của các tổ chức, khí quan mà có các âm gõ sau:
Hình 1.14. Búa gõ và bản gõ
17
- Âm trong: âm này vang mạnh, âm hưởng kéo dài
Ví dụ: khi gia súc khỏe mạnh nếu ta gõ vùng phổi và vùng manh tràng thí âm phát
ra sẽ trong.
- Âm đục: âm này có tiếng vang yếu và ngắn
Ví dụ: khi gõ vùng gan hoặc vùng có bắp cơ dày sẽ phát ra âm đục. Khi phổi bị thùy
phế viêm ở giai đoạn gan hóa ta gõ cũng sẽ nghe thấy có âm đục.
- Âm đục tương đối: là âm phát ra khi ta gõ vùng rìa phổi, vùng quanh tim hoặc
vùng phổi bị xung huyết (do tổ chức phổi vừa chứa nước, vừa chứa khí),…
- Âm trống: là những âm to nhưng không vang
Ví dụ: âm phát ra khi ta gõ vào vùng dạ cỏ hoặc vùng manh tràng ở gia súc nhai lại
khỏe mạnh.
d. Phương pháp nghe
Nghe là phương pháp dùng trực tiếp
tai hoặc qua dụng cụ chuyên dụng để
nghe những âm phát ra từ các khí quan
bộ phận của của cơ thể gia súc như tim,
phổi, dạ dày, ruột,…để biết được trạng
thái và sự hoạt động của các cơ quan, bộ
phận đó.
* Các phương pháp nghe: có hai
phương pháp nghe
Nghe trực tiếp: là cách dùng trực tiếp
tai, áp sát vào cơ thể gia súc để nghe,
người nghe có thể dùng một miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần nghe
trên cơ thể gia súc để giữ vệ sinh.
Khi nghe phần ngực của gia súc thì người nghe quay mặt về phía đầu gia súc, còn
khi nghe phần bụng của gia súc thì người nghe quay mặt về phía sau của con vật. Khi
nghe tay bên trong của người nghe đặt lên sống lưng của con vật.
Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp nghe qua ống nghe. Hiện nay người ta thường
dùng ống nghe hai loa có độ phóng đại âm thanh lớn, sử dụng thuận lợi và âm nghe
được rõ, không lẫn tạp âm (hình 1.15).
* Điều kiện nghe
- Để gia súc ở nơi yên tĩnh, tránh gió to, không làm gia súc rung da, gia súc phải
đứng ở tư thế thoải mái.
- Nghe lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, ở mỗi vị trí phải nghe lâu để
xác định rõ âm thanh nghe được.
Hình 1.15. Nghe tim bò
18
- Khi nghe phải có sự so sánh đối chiếu giữa hai bên ngực, nếu muốn nghe rõ thì
cho gia súc vận động trong vài phút.
1.5.2. Các phương pháp khám đặc biệt
Trong nhiều trường hợp, các phương pháp khám cơ bản không thể đưa ra những kết
luận chẩn đoán chính xác hoặc cần phải có thêm căn cứ để kết luận về bệnh thì việc sử
dụng các biện pháp khám đặc biệt là cần thiết. Các phương pháp khám đặc biệt bao gồm
các phương pháp sau
a. Xét nghiệm
Trong một số bệnh cụ thể cần phải
tiến hành một số xét nghiệm cận lâm
sàng (trong phòng thí nghiệm) như các
xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, sữa,...
b. X - quang
Chẩn đoán X - quang là những
phương pháp dùng tia Rơnghen để khám
xét các khí quan trong cơ thể.
Những phương pháp đó dựa vào:
- Tính chất đâm xuyên sâu của tia
Rơn-ghen.
- Sự hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau của các phần tử trong cơ thể.
Do các mô hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau nhiều hay ít nên nó tạo ra những hình X -
quang đậm hay nhạt.
Vì tia Rơn-ghen không tác dụng trên võng mạc mắt nên để thấy các hình ảnh đó,
người ta phải dùng các phương pháp đặc biệt sau:
- Phương pháp chụp X - quang: dùng phim ảnh để chụp (hình 1.16).
- Phương pháp chiếu X - quang hay chiếu điện: dùng màn chiếu huỳnh quang hoặc
dùng tăng sáng truyền hình. Hiện nay, người ta không dùng chiếu X - quang dưới màn
huỳnh quang mà chỉ chiếu X - quang dưới tăng sáng truyền hình để giảm liều nhiễu xạ,
bảo vệ cho thầy thuốc và cơ thể bệnh, đồng thời cho chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Khi cần thấy rõ chi tiết cấu tạo của một bộ phận cụ thể của cơ thể như: xương,
phổi,... người ta sử dụng phương pháp chụp X - quang. Tuy nhiên, khi muốn khám xét
các bộ phận theo đủ mọi hướng và muốn thấy sự chuyển động của các cơ quan như: nhu
động của dạ dày ruột,... người ta dùng phương pháp chiếu X - quang.
Hai phương pháp trên không mâu thuẫn với nhau mà được sử dụng kết hợp với
nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chẩn đoán bệnh.
Hình 1.16. Chụp X - quang
19
c. Siêu âm
* Nguyên lý
J. Curie (1880) và Lippman
(1981) đã tìm ra sóng siêu âm trên
cơ sở hiệu ứng áp điện. Trên cơ sở
tinh thể áp điện ép vào, giãn ra dưới
ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều
tạo ra năng lượng âm học, người ta
chế tạo ra các đầu dò phát và thu
sóng siêu âm. Các sóng âm được
phát ra từ đầu dò xuyên qua các tổ
chức cơ thể, dội lại một phần năng
lượng nếu gặp các tổ chức kháng âm
của tổ chức khác nhau. Phần sóng âm còn lại tiếp tục truyền đi và dội lại tới khi không
còn năng lượng.
Các sóng âm dội lại trở về đầu dò phát sóng được đưa vào bộ phận tiếp nhận
khuếch đại của máy siêu âm để xuất hiện trên màn hiện sóng. Tín hiệu ghi nhận trên
màn hiện sóng phản ánh cấu trúc của tổ chức khi sóng siêu âm truyền qua như kích
thước, độ dày, biên độ di động, khoảng cách giữa các cấu trúc,…
Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn 20.000 Hz, có đặc tính:
- Sự phát xạ của siêu âm
- Tính dẫn truyền của siêu âm.
- Sự phản hồi của siêu âm khi truyền qua môi trường khác nhau của các cơ quan.
- Sự suy giảm của siêu âm
* Tính ưu việt của siêu âm
- Phương pháp thăm dò không
chảy máu
- Không độc hại cho cơ thể nên
thăm dò được nhiều lần để theo dõi
diễn biến bệnh.
- Sử dụng dễ dàng và có kết
quả nhanh chóng.
d. Nội soi
Để chẩn đoán bệnh nhất là
bệnh đường tiêu hoá, hiện nay trong y học dùng các phương pháp nội soi: soi dạ dày - tá
tràng, soi đại tràng, soi hậu môn - trực tràng, soi ổ bụng (hình 1.18)
Hình 1.17. Siêu âm chẩn đoán bệnh
Hình 1.18. Phương pháp nội soi
khí quản ở gia súc
20
Soi dạ dày - tá tràng là phương pháp thăm dò bên trong ống tiêu hoá từ thực quản
đến tá tràng nhờ máy nội soi dạ dày tá tràng ống mềm.
Soi đại tràng, hậu môn - trực tràng là phương pháp chẩn đoán có sử dụng ống soi
mềm đưa từ hậu môn đi ngược lên manh tràng để quan sát tổn thương của từ hậu môn
lên đại tràng.
Soi ổ bụng là phương pháp thăm dò trực tiếp về hình thái một số cơ quan trong ổ
bụng, đánh giá tình trạng bất thường và mối liên quan giữa các cơ quan đó. Qua soi ổ
bụng có thể sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này đòi hỏi sự vô trùng tuyệt
đối, tuân theo những chỉ định và chống chỉ định để hạn chế những tai biến có thể xảy ra,
nguy hiểm đến con bệnh (Ví dụ: nhiễm trùng, chảy máu,…). Ngày nay, người ta áp
dụng nội soi điều trị để thay thế một số phẫu thuật thường qui ngày càng được áp dụng
rộng rãi ở các cơ sở nội khoa, ngoại khoa, sản khoa. Phẫu thật qua nội soi có nhiều ưu
điểm: thời gian ngắn hơn, chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản hơn, có lợi cho sức khoẻ
con bệnh.
21
Chương 2
TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH
Tóm tắt nội dung:
- Trình tự khi khám một vật nuôi mắc bệnh, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch về
mặt nghiên cứu khoa học và hành chính pháp lý, cách hỏi bệnh đối với chủ vật nuôi
- Cách tiến trình khám tổng thể một con bệnh như kiểm tra niêm mạc, khám lông và
da, khám thân nhiệt,…
Mục tiêu:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách lập hồ sơ bệnh, cách ghi chép
từng phần trong hồ sơ bệnh đảm bảo tính khoa học và trung thực
- Giúp cho sinh viên có những kỹ năng khám tương ứng với mỗi một cơ quan nhất
định và có những kiến thức tổng thể vè cách khám, đánh giá một cơ quan mắc bệnh theo
sự biểu hiện khác nhau của các triệu chứng.
2.1. HỎI BỆNH (hỏi chủ nhà về con vật ốm)
Việc hỏi chủ nhà sẽ giúp ta có những thông tin quan trọng ban đầu về biểu hiện
bệnh trên con vật ốm, về phương thức chăn nuôi và các lý do khác làm cho con vật ốm.
2.1.1. Hỏi thông tin về con vật
* Nguồn gốc vật nuôi: loài, giống, xuất xứ? (giống mua từ đâu về hay tự gia đình
sản xuất được?).
Rất nhiều bệnh có liên quan đến các thông tin này. Ví dụ: gà ta thường ít mắc bệnh
so với gà công nghiệp.
Còn về xuất xứ: nếu giống mua ở nơi khác về thì có thể mang bệnh theo hoặc bị
mắc bệnh trong quá trình vận chuyển,...
* Tuổi: vật nuôi còn non, trưởng thành, hay đã già? Bỏi vì có rất nhiều bệnh chỉ xảy
ra ở một độ tuổi nào đó. Ví dụ: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh giun đũa bê nghé.
* Tính biệt: đực hay cái?
Nếu là gia súc cái: thời gian phối giống, chửa, đẻ, sảy thai hoặc các vấn đề khác như
thế nào?
Nhiều bệnh có liên quan đến tính biệt của vật nuôi. Ví dụ: bệnh xảy thai, viêm vú
chỉ có ở gia súc cái.
22
* Tình trạng hiện tại của vật nuôi: con vật còn ăn hay bỏ ăn? có đứng, đi lại được
hay nằm lả,…
Qua các thông tin trên có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ và có hướng can thiệp
kịp thời.
2.1.2. Hỏi biểu hiện của bệnh
- Bệnh xảy ra từ khi nào?
- Tiến triển của bệnh nhanh hay chậm?
- Con vật ốm có biểu hiện gì khác thường kể từ khi bắt đầu ốm cho đến khi
kiểm tra?
- Triệu chứng ở con vật ốm?
- Có bao nhiêu con chết trong tổng đàn vật nuôi của gia đình?
- Bệnh đã từng xảy ra bao giờ chưa?
- Các loại vật nuôi khác trong nhà có bị bệnh không? Vật nuôi nhà hàng xóm có bị
bệnh như thế không?
Qua đó ta có thể biết được mức độ nặng nhẹ (chết nhiều hay ít), bệnh cấp tính (tiến
triển nhanh) hay mạn tính (tiến triển chậm), mức độ lây lan nhanh hay chậm?.
2.1.3. Hỏi thông tin về môi trường xung quanh
- Thức ăn, nước uống: cho vật nuôi ăn thức ăn gì? Thức ăn có thay đổi gì không?
Thức ăn có đủ không? Cách cho ăn? Nước uống có đủ sạch sẽ không?
- Phương thức chăn nuôi: nuôi nhốt hay thả rông?
- Chuồng nuôi: có khô ráo không? có vệ sinh sạch sẽ? có thường xuyên tắm chải
cho vật nuôi không? mật độ nuôi, nhốt có quá đông không?
- Có nhập đàn vật nuôi mới không?
- Có mua thịt hoặc sản phẩm chăn nuôi ở chợ mang về nhà không?
- Có khách đến tham quan không?
Qua các thông tin trên, ta có thể định hướng được: liệu có phải là bệnh do nguyên
nhân chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng, hoặc có thể do bệnh lây lan từ xung quanh qua
người hoặc động vật khác (nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm).
2.1.4. Tác động của chủ vật nuôi
- Đã phòng vacxin cho con vật chưa? tên vacxin? ai tiêm và tiêm khi nào?
- Có cách ly con vật ốm không?
- Có điều trị bằng thuốc không? dùng thuốc gì? mua thuốc ở đâu? ai chữa? liều
lượng thế nào?
23
Qua đó ta có thể loại bỏ khả năng xảy ra của các bệnh đã được phòng bằng vacxin
cũng như không lặp lại phác đồ điều trị của người trước và giúp định hướng cho việc
chẩn đoán, điều trị với kết quả cao.
2.2. KHÁM CHUNG
2.2.1. Quan sát bên ngoài con vật ốm
Quan sát để xem tình trạng con vật tại chuồng nuôi và các biểu hiện khác thường
của nó, đồng thời kiểm tra lại những thông tin đã được cung cấp từ chủ vật nuôi.
a. Tình trạng hiện tại
- Tư thế của con vật: đi đứng có bình
thường không? có chân nào bị liệt hay bị
đau không? đau ở chỗ nào? Trong trường
hợp con vật bị viêm khớp hoặc tổn thương
ở các cơ quan vận động hay bị bệnh lở
mồm long móng thì đi lại rất khó khăn và
con vật có biểu hiện đau.
- Con vật có còn tỉnh táo hay mệt mỏi,
nằm lả, ủ rũ? (hình 2.1) Nếu nằm bệt một
chỗ thì tư thế nằm như thế nào?
- Con vật gầy hay béo? Trong một số
bệnh mạn tính, bệnh do ký sinh trùng và
bệnh do dinh dưỡng thì con vật sẽ gầy
còm, ốm yếu.
- Bụng con vật như thế nào? Có bị
chướng bụng không? Ví dụ: trâu bò bị
chướng hơi dạ cỏ thì bụng bên trái sẽ
phình to lên.
- Các lỗ tự nhiên (mắt, lỗ mũi, lỗ đái,
hậu môn,...) của con vật có dịch viêm chảy
ra không? Trong nhiều bệnh, nhất là khi bị
viêm nhiễm, các lỗ tự nhiên sẽ có dịch
viêm, mủ, thậm chí lẫn cả máu chảy ra. Ví dụ: khi bị bệnh nhiệt thán, các lỗ tự nhiên
của trâu bò thường chảy máu đen khó đông, khi bị viêm phổi nước mũi chảy nhiều
(hình 2.2)
b. Lông, da
- Mượt hay xơ xác? Sạch hay bẩn?
Hình 2.1 Con vật ủ rũ
Hình 2.2. Chảy nước mũi
24
- Da có chỗ nào bị sưng không?
- Màu sắc của da có thay đổi gì
không?
- Da có điểm, đám tụ huyết hay
xuất huyết không?
- Có tổn thương gì trên da
không?
- Có ký sinh trùng ngoài da
không?
Trong nhiều bệnh, trên da sẽ có
các dấu hiệu rất điển hình. Ví dụ:
lợn bị 1 trong 4 bệnh đỏ thì trên da sẽ
có các điểm tụ huyết hoặc xuất huyết
(hình 2.3)
c. Hô hấp
Con vật thở như thế nào? có khó
thở không? cách thở ra sao? nhịp thở
nhanh hay chậm? Có bị ho không?
Các triệu chứng trên thường có ở
một số bệnh về đường hô hấp. Ví dụ:
khi bị bệnh viêm phổi con vật thường
khó thở (hình 2.4)
2.2.2. Kiểm tra phân
- Trạng thái của phân có bình
thường không? có bị nhão? lỏng? táo.
- Màu sắc của phân có thay đổi
không?
- Trong phân có lẫn mủ, máu,
màng nhầy không
- Trong phân có lẫn giun, sán
không?
- Trong phân có lẫn thức ăn chưa
tiêu hoá không
- Phân có mùi thối khắm không?
2.2.3. Kiểm tra nước tiểu
Hình 2.3. Xuất huyết dưới da
Hình 2.4. Thở khó thè lưỡi
Hình 2.5. Lợn ỉa chảy
25
- Số lượng nước tiểu nhiều hay ít?
- Trong nước tiểu có lẫn máu, mủ không?
- Màu sắc của nước tiểu có thay đổi không? (vật nuôi bị xuất huyết nặng ở thận
hoặc bị bệnh ký sinh trùng đường máu thì nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đỏ).
2.3. SỜ NẮN VÀ KHÁM CÁC CƠ QUAN
2.3.1. Khám hạch lâm ba
Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, nhất là trong
bệnh lao hạch, bệnh tị thư, bệnh lê dạng trùng, ở những bệnh này sự thay đổi hạch lâm
ba rất đặc hiệu.
Trong cơ thể có rất nhiều hạch lâm ba, nhưng ta chỉ khám được các hạch nằm dưới
da. Khi gia súc ốm một số hạch sẽ sưng to.
a. Phương pháp khám: nhìn, sờ nắn, chọc dò khi cần thiết
- Trâu, bò: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú.
Hạch trên vú: ở bò sữa hạch này nằm dưới chân bầu vú về phía sau (hình 2.6)
Hạch dưới hàm ở trâu, bò nằm ở phía trong phần sau xương hàm dưới, to bằng nhân
quả đào, tròn và dẹp. Khi bị lao hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ có thể sờ
được.
- Ngựa: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước đùi.
Ở ngựa hạch dưới hàm hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ, nằm dọc theo mặt trong
hai xương hàm dưới hai bên, sau gờ động mạch dưới hàm. Khi có bệnh hạch bên tai,
hạch cổ, hạch trước vai nổi rõ.
Hình 2.6. Vị trí hạch lâm ba ngoài ở bò
26
Khi khám hạch dưới hàm, người khám đứng bên trái hoặc bên phải gia súc tùy theo
cần khám hạch nào, một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch. Thế
thuận lợi là ngưới khám đứng bên trái gia súc tay trái cầm dây cương, tay phải khám.
Hạch trước vai: ở trên khớp bả vai một ít, mặt dưới chùm cơ vai. Dùng cả bốn ngón
tay ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai, lần lui tới sờ tìm hạch. Những gia súc béo
thường khó khám.
Hạch trước đùi to bằng hạt mít, nằm dưới phần trùng mặt trước cơ căng mạc đùi. Lúc
khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại theo vị trí trên lần tìm hạch.
Chú ý: Cần cố định gia súc để khám, nhất là ngựa hay đá về phía sau.
- Lợn, chó, mèo: thường khám hạch bẹn trong. Các hạch khác thường ở sâu khó sờ
thấy.
b. Những triệu chứng ở hạch cần chú ý
- Hạch sưng cấp tính: Thể tích hạch to, nóng, đau và cứng, các thùy nổi rõ mặt trơn
và ít di động. Hạch sưng trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, do những bộ phận gần
hạch bị viêm (như viêm mũi, viêm thanh quản) làm hạch dưới hàm sưng. Trâu, bò bị lê
dạng trùng, hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rất rõ.
- Hạch hóa mủ: thường do viêm cấp tính phát triển thành. Lúc đầu hạch sưng, nóng,
đau, sau đó phần giữa nhũn, phồng cao, bùng nhùng, lông dựng và hạch thường vỡ hoặc
lấy kim chọc thì có mủ chảy ra.
Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ, chung quanh hạch viêm thẩm ướt là triệu
chứng của bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm. Nếu mủ trong hạch ít, tổ chức quanh
hạch không viêm thường do lao hay tị thư.
Cũng có trường hợp hạch hóa mủ là do tổ chức đó bị viêm lâu ngày.
- Hạch tăng sinh và biến dạng: do viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh viêm dính với tổ
chức lành xung quanh làm thể tích hạch to không di động được, ấn vào không thấy đau,
mặt hạch không đều. Ở ngựa thấy triệu chứng trên trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi
mãn tính. Ở bò thấy do lao hạch, xạ khuẩn. Các hạch toàn thân sưng to thường do bệnh
bạch huyết (leucosia).
Ở lợn: Hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng thường thấy do bệnh lao.
2.3.2. Khám phần đầu
- Khám miệng: dùng miếng vải kéo lưỡi con vật ra khỏi miệng. Khám trong miệng
xem có dị vật gì không? Miệng, lưỡi có bị tổn thương gì không?
- Khám mắt, mũi: xem có dị vật không? có viêm, sưng không? màu sắc niêm mạc
như thế nào?
Nếu có ổ viêm thì tại vị trí viêm có bốn biểu hiện đặc trưng là: sưng, nóng, đỏ, đau.
27
2.3.3. Khám phần chân
- Khớp: có bị viêm không?
- Gầm bàn chân có dị vật không?
- Vành móng, kẽ móng: có mụn nước? có tổn thương không?
2.3.4. Khám cơ quan sinh dục
- Có dịch viêm, mủ, máu chảy ra không?
- Gia súc đẻ thì có bị sót nhau? có bị sát nhau? lộn tử cung không?
2.3.5. Khám vú
- Sờ nắn bầu vú gia súc cái xem có bị sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có mụn nước lở loét
không?
- Tuyến sữa có bình thường không? có mủ, máu chảy ra từ tuyến sữa không?
2.4. KHÁM THÂN NHIỆT
Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng.
Có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng
hay bệnh nhẹ (bệnh cấp tính có thân nhiệt cao, còn bệnh mạn tính thân nhiệt thường
không cao)
Dựa vào thân nhiệt có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh truyền nhiễm với hiện
tượng trúng độc (bệnh truyền nhiễm thân nhiệt tăng cao, trúng độc thân nhiệt không
tăng so với bình thường).
Dựa vào thân nhiệt hàng ngày để theo dõi kết quả điều trị và tiên lượng (bớt sốt từ
từ thường do điều trị đúng và tiên lượng tốt. Nếu đang sốt cao thân nhiệt đột ngột tụt
xuống là triệu chứng xấu)
2.4.1. Thân nhiệt bình thường
Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định ngay cả khi điều kiện môi trường sống
thay đổi.
Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc
trưởng thành, gia súc già. Thân nhiệt ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm
thân nhiệt thấp lúc sáng sớm (1 - 5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16 - 18 giờ). Mùa hè,
trâu bò làm việc dưới trời nắng gắt thân nhiệt có thể cao hơn bình thường (1,0 - 1,80
C).
Thân nhiệt dao động trong vòng 10
C nằm trong phạm vi sinh lý; nếu vượt quá 10
C, kéo
dài sẽ ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể.
* Cách đo thân nhiệt:
Dùng nhiệt kế có khắc độ “C” theo cột thủy ngân (hình 2.7)
28
Trước khi dùng nhiệt kế
người ta thường vẩy mạnh cho
cột thủy ngân tụt đến vạch cuối
cùng. Đo thân nhiệt ở trực
tràng, con cái khi cần có thể đo
ở âm đạo. Thân nhiệt đo ở trực
tràng thấp hơn nhiệt độ của
máu 0,5 - 1,00
C, ở âm đạo thấp
hơn ở trực tràng 0,2 - 0,50
C,
nhưng lúc có chửa lại cao hơn
0,50
C.
Trong một ngày đo thân
nhiệt vào buổi sáng lúc 7 - 9
giờ, buổi chiều lúc 16 - 18 giờ
- Đo thân nhiệt trên trâu, bò: không cần cố định gia súc. Một người giữ dây thừng hoặc
cột lại, người đứng sau gia súc tay trái nâng đuôi lên, tay phải đưa nhẹ nhiệt kế vào trực
tràng hơi hướng về phía dưới. Nhiệt kế lưu lại trong trực tràng khoảng 5 phút (hình 2.7).
- Đo thân nhiệt lợn, chó, mèo, dê, cừu: để gia súc đứng hoặc cho nằm,
- Gia cầm giữ nằm để đo.
- Đo thân nhiệt ngựa: cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía sau. Cho
ngựa vào gióng cố định cẩn thận. Người đo đứng bên trái gia súc, trước chân sau, mặt
quay về phía sau gia súc. Tay trái cầm đuôi bắt quay về phía sau và giữ lên trên xương
khum. Tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng, hơi nghiêng về phía trên một tý, lần nhẹ
nhiệt kế về phía trước.
Thân nhiệt bình thường của vật nuôi
Loài gia súc Thân nhiệt (
0
C)
Bò
Trâu
Ngựa
Cừu, dê
Lợn
Chó
Mèo
Thỏ
Gà
Vịt
Chuột lang
Ngỗng
Ngan
La, lừu
37,5 - 39,5
37,0 - 38,5
37,5 - 38,5
38,5 - 40,0
38,0 - 40,0
37,5 - 39,0
38,0 - 39,5
38,5 - 39,5
40,0 - 42,0
41,0 - 43,0
38,5 - 38,7
40,0 - 41,0
41,0 - 43,0
37,5 - 38,5
Hình 2.7. Cách đo thân nhiệt gia súc
29
2.4.2. Rối loạn thân nhiệt
Khi cơ thể ở trong trạng thái bệnh lý, thân nhiệt sẽ bị thay đổi. Trên lâm sàng
thường thấy có hai sự thay đổi: Thân nhiệt cao hơn bình thường (sốt), thân nhiệt thấp
hơn bình thường (hạ thân nhiệt).
a. Sốt: sốt là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là
cơ thể sốt (thường gặp khi cơ thể bị nhiễm khuẩn). Quá trình đó là do tác động của vi
khuẩn, độc tố của nó và những chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh. Những
chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải của nó. Sốt là khi thân nhiệt cao vượt
khỏi phạm vi sinh lý.
* Cơ chế sốt:
Do nhiều nhân tố kích thích (vi khuẩn và độc tố của nó, virus, nấm, phản ứng miễn
dịch, các hormon, thuốc, các sản phẩm phân hủy của tổ chức,…) gọi chung là chất sinh
nhiệt ngoại sinh.
Chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động qua một chất sinh nhiệt nội sinh. Lý luận này rút
ra từ những kết quả thực nghiệm trên động vật thí nghiệm. Chất sinh nhiệt đồng chất với
Interleukin - I, sản phẩm tế bào đơn nhân của tế bào đơn nhân (monocyte) và đại thực
bào. Sản sinh chất sinh nhiệt/IL - I là khởi phát nhiều phản ứng - đáp ứng của giai đoạn
cấp tính.
Chất sinh nhiệt/IL - I gắn với các nơron cảm nhiệt vùng dưới đồi dẫn đến tăng đột
ngột quá trình sinh nhiệt trong cơ bắp (rùng mình), sau đó giảm mất nhiệt (co mạch
ngoài da).
Ở bên trong vùng dưới đồi, chất sinh nhiệt/IL - I kích thích quá trình tổng hợp
prostaglandin E1(PG E1) từ các axit của các màng tế bào hoạt hóa sinh nhiệt và giải
nhiệt.
Chất sinh nhiệt/IL - I có vai trò chủ chốt trong kích thích đáp ứng miễn dịch: nó
hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ tổng hợp Interleukin 2 kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào
T đơn dòng. IL/I kích thích tăng sinh tế bào B và tăng sản xuất kháng thể đặc hiệu. IL -
I kích thích tủy xương tăng sinh bạch cầu trung tính và monocyte. Hoạt hóa các tế bào
trên, kích thích oxy hóa diệt khuẩn của tế bào trung tính. IL - I gây cảm ứng làm giảm
cường độ sắt và kẽm trong huyết tương, những nguyên tố rất cần cho vi khuẩn phát
triển. Ở các cơ bắp với vai trò trung gian của men clo - oxygenaza và PG E1, protein bị
thủy phân cho các axit amin cung cấp cho các tế bào khác như một chất dinh dưỡng. Và
cũng do protein cơ bị thủy phân, cơ bị teo, vì vậy con vật bị sút cân nhanh chóng.
* Những triệu chứng thường thấy khi sốt:
- Ức chế: Ở gia súc thường ủ rũ, không có triệu chứng co giật như thường thấy ở trẻ
em sốt cao. Do rối loạn điều hòa nhiệt, các cơ bắp run, lúc đầu nhẹ sau lan ra toàn thân.
Ở lợn thì triệu chứng này rất rõ.
30
- Hệ tim mạch: Tim đập nhanh, mạch nảy, sốt cao hơn 10
C thì tần số mạch tăng từ
8 - 10 lần. Khi hạ sốt mạch giảm, hệ số mạch không giảm, chú ý suy tim. Sốt cao gây
suy tim, huyết áp hạ, ứ máu toàn thân. Những hiện tượng này thường ít thấy ở gia súc.
Chú ý trong các bệnh truyền nhiễm ở gia súc, như nhiệt thán ở trâu bò, dịch tả ở lợn, do
sốt cao và xuất huyết toàn thân nên cơ thể có triệu chứng choáng, mạch tăng nhanh, gia
súc chết.
- Thở nhanh và sâu: là phản ứng tỏa nhiệt.
b. Thân nhiệt quá thấp (thân nhiệt thấp dưới mức bình thường). Thân nhiệt thấp
dưới mức bình thường khoảng 10
C thường gặp trong các bệnh thần kinh ức chế nặng:
Bò liệt sau khi đẻ, chứng xeton huyết, viêm não tủy, một số trường hợp trúng độc, mất
nhiều máu, thiếu máu nặng, suy nhược. Thân nhiệt hạ thấp 2 - 30
C, có lúc đến 40
C thấy
ở ngựa vỡ dạ dày, vỡ ruột. Thân nhiệt quá thấp, da ra mồ hôi lạnh, tim đập yếu, tần số
hô hấp giảm.
Ghi nhớ:
- Muốn biết được bệnh phải khám bệnh
- Phương pháp khám đúng thì chẩn đoán mới đúng
- Không bỏ qua một biểu hiện khác thường nào
- Luôn đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.
31
Chương 3
KHÁM CÁC KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ
Tóm tắt nội dung:
- Trình tự khi khám các khí quan trong cơ thể của một vật nuôi mắc bệnh
- Hoạt động bình thường của các khí quan và những rối loạn bệnh lý khi các khí
quan đó bị bệnh.
Mục tiêu:
Giúp cho sinh viên có những kiến thức khi khám các khí quan trong cơ thể vật nuôi
mắc bệnh, các chỉ tiêu khi các khí quan hoạt động bình thường và những rối loạn bệnh
lý của các khí quan đó. Từ đó dùng làm cơ sở giúp cho việc chẩn đoán bệnh.
3.1. KHÁM HỆ TIM MẠCH
Bệnh ở hệ tim mạch gia súc không nhiều,
nhưng do hoạt động của hệ tim mạch liên
quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ
thể nên bệnh ở các khí quan khác ít nhiều ảnh
hưởng đến hệ tim mạch. Vì vậy, khám hệ tim
mạch để định mức độ tổn thương ở tim mạch,
mức độ rối loạn tuần hoàn máu không chỉ có
ý nghĩa chẩn đoán bệnh mà còn có ý nghĩa
lớn về mặt tiên lượng bệnh.
3.1.1. Sơ lược về hệ tim mạch
a. Thần kinh tự động của tim
Ngoài sự điều tiết và chi phối của vỏ đại
não và hệ thống thần kinh thực vật thì hệ
thống thần kinh tự động của tim có vai trò
quan trọng giúp tim hoạt động nhịp nhàng và
có tính tự động nhất định.
Hệ thống thần kinh tự động của tim:
- Nốt Keith - Flack ở phần trước vách tâm nhĩ phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào.
- Nốt Aschoff - Tawara ở vào phần dưới vách nhĩ thất, nên còn gọi là nốt nhĩ thất.
- Bó Hiss bắt nguồn từ nốt Aschoff - Tawara, chia làm 2 nhánh trái và phải.
- Chùm Parkinje do hai nhánh bó Hiss phân ra và tận cùng ở cơ tâm thất.
Hình 3.1. Cấu tạo của tim
32
Hưng phấn bắt nguồn từ nốt Keith - Flack, truyền đến tâm nhĩ, theo cơ tâm nhĩ đến
nốt Aschoff - Tawara. Tâm nhĩ bóp. Sau đến nốt Aschoff - Tawara, hưng phấn truyền
nhanh đến bó Hiss, chùm Purkinje và sau tâm nhĩ bóp tâm thất bóp.
b. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim
Tim hoạt động chịu sự điều tiết của hoạt động thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Thần kinh giao cảm đến từ nốt thần kinh sao (Ganglion stellatum), còn gọi là thần kinh
tăng nhịp tim. Thần kinh phó giao cảm đến từ thần kinh mê tẩu và còn gọi là thần kinh
ức chế tim đập.
Thần kinh mê tẩu tới từ nốt Keith - Flack, Aschoff - Tawara và cơ tim. Nhánh thần
kinh mê tẩu bên phải hưng phấn làm tim đập chậm, vì nó liên hệ chặt với nốt Keith -
Flack, còn thần kinh nhánh bên trái phân bố chủ yếu đến nốt Aschoff - Tawara, nên
hưng phấn của nó ức chế dẫn truyền giữa nhĩ thất làm tim đập yếu hoặc ngừng.
Thần kinh giao cảm bên phải tác động chủ yếu ở tâm nhĩ; nhánh bên trái chủ yếu
chi phối tâm thất. Thần kinh giao cảm hưng phấn làm tim đập nhanh và mạnh.
Vỏ đại não điều tiết trung khu dưới khâu não, sau đó là trung khu ở hành tuỷ. Trung
khu ở hành tuỷ điều tiết hoạt động của tim thông qua thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
c. Thần kinh điều tiết mạch quản
Trung khu điều tiết vận mạch ở hành tuỷ và dọc tuỷ sống. Những trung khu này tự
hoạt động và vẫn có sự điều tiết của vỏ đại não. Xung động từ các trung khu theo thần
kinh vận động mạch quản, theo tình trạng tuần hoàn của cơ thể mà kích thích mạch
quản mà mạch quản co hay giãn mạch. Thần kinh làm co mạch do dây giao cảm phân
ra; còn thần kinh giãn mạch, một phần do dây giao cảm, một phần do dây phó giao cảm
phân thành.
* Điều tiết hoạt động cơ năng của tim:
Tim tuy có khả năng phát sinh rung động và tự động co bóp, nhưng mọi hoạt động
của nó đều thông qua hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm với sự khống chế và điều
tiết của thần kinh trung ương.
Thần kinh giao cảm tăng cường nhịp đập tim, cường độ tim co bóp và tác dụng tăng
cường dinh dưỡng; nó còn tăng cường tính hưng phấn và khả năng dẫn truyền của cơ
tim. Thần kinh phó giao cảm làm tim đập chậm và yếu lại, ức chế tính hưng phấn và dẫn
truyền của cơ tim.
Huyết áp cao, qua cơ quan thụ cảm hoặc bằng phản xạ kính thích trung khu thần
kinh điều tiết hoạt động của tim và độ căng mạch quản cho phù hợp điều tiết huyết áp.
* Tham gia điều tiết hệ tim mạch còn có
Các nội tiết tố, như kích tố thượng thận (Adrenalin), làm co mạch quản, tăng huyết
áp. Những chất tiết của tổ chức như Histamin làm giãn mạch quản:
33
Các chất từ trong thận, đặc biệt là Renin tác dụng biến Hypertensinogen thành
Hypertensin hoạt tính, làm co mạch quản, gây cao huyết áp. Ngoài ra còn một số chất
khoáng như natri, kali, canxi,…
d. Vị trí của tim
Tim trâu bò: 5/7 quả tim ở bên trái, đáy nằm ngang nửa ngực. Đỉnh tim ở phần sụn
của sườn 5, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim tới xương sườn 3, mặt sau xương
sườn 6, tim sát vách ngực khoảng sườn 3 - 4cm; phần còn lại bị phổi bao phủ.
Tim dê, cừu: trong lồng ngực giống tim trâu bò, nhưng cách xa thành ngực hơn.
Tim ngựa: 3/5 ở trên bên trái; đáy ở nửa ngực, đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái,
cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim đến gian sườn 2, mặt sau đến gian sườn 6. Bên
phải tim ứng với gian sườn 3 - 4.
Tim lợn: khoảng 3/5 quả tim ở bên trái ngực, đáy tim ở giữa, đỉnh tim về phía dưới
đến chỗ tiếp giáp giữa phần sụn của sườn 7 và xương ức, cách xương ức khoảng 1,5cm
Tim chó: khoảng 3/5 quả tim nằm bên trái, đáy tim nằm ở giữa ngực; đỉnh tim
nghiêng về phía sau, xuống dưới đến phần sụn của sườn 6 - 7, có con đến sụn sườn 8,
cách xương ức 1cm.
3.1.2. Khám tim
a. Nhìn vùng tim
Chú ý tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực vùng tim, do tim co bóp
gây nên chấn động. Ở động vật lớn (trâu bò, ngựa, lạc đà) tim đập động do thân quả tim
đập vào lồng ngực; ở gia súc nhỏ lại do đỉnh quả tim.
Có thể thấy rõ tim đập động ở những gia súc gầy, nhất là chó.
b. Sờ vùng tim
Áp tay vào vùng tim. Chú ý vị trí, cường độ thời gian tim đập và tính mẫn cảm.
Sờ tim đập động ở gia súc lớn: bên trái khoảng xương sườn 3 - 4 - 5. Trâu bò lớn, vùng
tim đập động rộng khoảng 5 - 7cm2
, con nhỏ: 2 - 4cm2
, ngựa: 4 - 5cm2
. Lợn gầy, vùng tim
đập động 3 - 4cm2
chó mèo, gia súc nhỏ khác tim đập động ở khoảng sườn 3 - 4.
Thể vóc gia súc, độ béo ảnh hưởng rất lớn đến tim đập động.
- Tim đập động phụ thuộc lực cơ tim co bóp, tình trạng tổ chức dưới da ngực và độ
dày của thành ngực
- Tim đập động mạnh: do tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim thứ nhất tăng. Tim đập
động mạnh thường thấy trong các trường hợp do trời nóng bức, lao động nặng, sốt cao.
Viêm nội tâm mạc, xẹp phổi. Viêm cơ tim cấp tính, các trường hợp thiếu máu tim đập
động rất mạnh.
34
Tim đập động yếu: lực đập yếu, diện tích đập động hẹp. Trường hợp này thường do
thành ngực thuỷ thũng, lồng ngực tích nước, phổi khí thũng, tim suy.
Vị trí tim đập động có thể thay đổi khi dạ dày giãn, dạ cỏ chướng hơi, ruột chướng
hơi, thoát vị cơ hoành (vùng tim đập động dịch về phía trước).
Xoang ngực trái tích nước, tích khí vùng tim đập động xuất hiện bên phải gia súc.
- Vùng tim đau: khi sờ thì gia súc tránh, rên, tỏ ra khó chịu. Hiện tượng này thường
do viêm bao tim, viêm màng phổi.
- Tim đập động âm tính: là lúc tim đập cùng với hiện tượng chấn động, thành ngực
hơi lõm vào trong. Tim đập âm tính thường do viêm bao tim, thành ngực và tổ chức
xung quanh dính lại với nhau.
- Tim rung (cordialis): là những chấn động nhẹ vùng tim. Tim rung thường do bệnh
ở van tim hoặc bao tim, lỗ động mạch chủ hoặc lỗ nhĩ thất trái hẹp.
* Chú ý phân biệt: nếu chấn động nhẹ vùng tim gắn liền cùng với hai kỳ hoạt động
của tim, là do bệnh ở van tim hoặc ở bao tim; nếu gắn liền với hai nhịp thở thường do
màng phổi, do viêm màng phổi sần sùi cọ sát gây nên.
c. Gõ vùng tim
Thường gõ vùng tim ngựa, chó. Với các loài gia súc khác, do thành ngực dày,
xương sườn to, gõ vùng tim không có giá trị chẩn đoán.
Vùng âm đục tuyệt đối của tim là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau.
Vùng bao quanh - giữa tim và thành ngực có lớp phổi xen, là vùng âm đục tương đối.
Cách gõ: gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng
tim, gia súc nhỏ để nằm. Theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống; đánh dấu các điểm âm gõ
thay đổi. Sau đó, theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm như trên. Nối các điểm lại
sẽ có hai vùng: âm đục tuyệt đối ở trong, bao quanh là vùng âm đục tương đối.
Ở trâu, bò chỉ có vùng âm đục tương đối giữa gian sườn 3 và 4. Vùng âm đục tuyệt
đối chỉ xuất hiện khi tim to hoặc do viêm bao tim.
Ở ngựa: vùng âm đục tuyệt đối là một tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường
ngang kẻ từ khớp vai 2 - 3cm, cạnh trước cơ khuỷu giới hạn; cạnh sau là một đường
cong đều kéo từ đỉnh đến mút xương sườn 6. Vùng âm đục tương đối bao quanh vùng
âm đục tuyệt đối, rộng khoảng 3 - 5cm. Vùng âm đục ở dê, cừu giống ở trâu bò. Ở lợn
thường không xác định được vùng âm đục.
Chó: vùng âm đục tuyệt đối ở khoảng gian sườn 4 - 5
*Các triệu chứng cần chú ý:
- Vùng âm đục mở rộng về phía trên và phía sau một hay hai xương sườn là do tim
nở dày, bao tim viêm, phổi bị gan hoá.
- Vùng âm đục thu hẹp hoặc mất, do phổi bị khí thũng đẩy tim xa thành ngực.
35
- Vùng âm đục di chuyển (Giống phần “Sờ nắn vùng tim”).
- Âm bùng hơi: do bao tim viêm, vi khuẩn lên men sinh hơi tích trong bao tim.
- Gõ vùng tim đau: thường do viêm màng phổi, viêm bao tim, viêm cơ tim.
d. Nghe tim
* Tiếng tim
Khi tim đập phát ra hai tiếng “Pùng - pụp” đi liền nhau. Tiếng thứ nhất phát ra lúc
tim bóp, gọi là tiếng tâm thu; tiếng thứ hai phát ra lúc tim giãn gọi là tiếng tâm trương.
Tiếng tâm thu do: tiếng tâm nhĩ co bóp đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; tiếng do
cơ tâm thất căng do máu từ tâm nhĩ xuống, tiếng động mạch chủ, động mạch phổi căng
ra lúc máu từ tim dồn vào và thành phần chủ yếu tạo thành tiếng tâm thu là do van nhĩ
thất trái phải đóng lại gây ra.
Tiếng tâm trương do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại tạo thành.
Giữa thứ tiếng thứ nhất và thứ tiếng thứ hai có quãng nghỉ ngắn (ở chó: 0,2 giây); sau
tiếng thứ hai là quãng nghỉ dài (ở chó: 0,45 giây). Một chu kỳ tim đập được tính từ tiếng
thứ nhất đến hết quãng nghỉ dài.
Những căn cứ để phân biệt hai tiếng tim:
Tiếng thứ nhất dài và trầm, tiếng thứ hai ngắn và vang. Quãng nghỉ sau tiếng thứ
nhất ngắn, quãng nghỉ sau tiếng thứ hai và trước tiếng thứ nhất dài. Tiếng thứ nhất rõ ở
đỉnh tim, tiếng thứ hai ở đáy tim. Tiếng tim thứ nhất xuất hiện lúc tim bóp, đồng thời
với động mạch cổ đập; tiếng thứ hai sau một lúc.
Ở gia súc nhỏ, vì tim đập nhanh, hai quãng nghỉ gần giống nhau nên căn cứ mạch
đập xuất hiện cùng với lúc nào tim đập để phân biệt.
* Tiếng tim thay đổi
Do bệnh và các nguyên nhân khác, tiếng tim có thể mạnh lên, yếu đi, tách đôi,...
Tiếng tim thứ nhất tăng: do lao động nặng, hưng phấn, gia súc gầy, lồng ngực lép
hoặc do bệnh: viêm cơ tim, thiếu máu, sốt cao.
36
Tiếng tim thứ hai tăng: do huyết áp trong động mạch chủ tăng và huyết áp trong
động mạch phổi tăng. Huyết áp động mạch chủ tăng lúc viêm thận, tâm thất trái nở dày.
huyết áp động mạch phổi tăng do phổi khí thũng, viêm phổi, van hai lá đóng không kín,
lỗ nhĩ thất trái hẹp.
Tiếng tim thứ nhất giảm: do viêm cơ tim, cơ tim bị biến tính, tim giãn
Tiếng tim thứ hai giảm: do van động mạch chủ hay van động mạch phổi đóng
không kín
Tiếng tim tách đôi: một tiếng tim tách làm hai bộ phận đi liền nhau. Nếu tiếng tim
tách hai bộ phận không rõ ràng gọi là tiếng tim trùng phục. Tiếng tim kéo dài, tiếng tim
trùng phục, tiếng tim tách đôi chỉ là một quá trình bệnh lý và ý nghĩa chẩn đoán như
nhau. Nguyên nhân là ở cơ tim và thần kinh tim điều tiết hoạt động khiến hai buồng tâm
thất không cùng co giãn.
Tiếng tim thứ nhất tách đôi: do hai buồng tâm thất không cùng co bóp, van hai lá,
van ba lá không cùng đóng gây nên. Do một buồng tâm thất thoái hoá hay nở dày hoặc
một bên bó Hiss trở ngại dẫn truyền.
Tiếng tim thứ hai tách đôi: do van động mạch chủ và van động mạch phổi không
đóng cùng một lúc. Huyết áp động mạch chủ hay huyết áp động mạch phổi thay đổi và
bên nào huyết áp tăng, áp lực cảm thụ lớn, buồng tâm thất bên đó co bóp trước. Ngoài
ra còn do nguyên nhân các van nhĩ thất, lỗ nhĩ thất không bình thường, độ đầy máu hai
buồng tâm thất không đồng đều; bên nào máu đầy hơn co bóp dài hơn, van đóng sớm
hơn gây nên tiếng tim tách đôi.
Tiếng ngựa phi (Gallop rhythm): tiếng tim thứ nhất, tiếng tim thứ hai và kèm theo
một tiếng tim thứ ba, khi tim đập có nhịp điệu ngựa phi. Thường có các trường hợp sau:
- Tiếng ngựa phi tiền tâm thu: tiếng phụ xuất hiện trước kỳ tim bóp và trước tiếng
thứ nhất. Nguyên nhân do bó Hiss dẫn truyền trở ngại, xung động từ tâm nhĩ xuống tâm
thất chậm, tâm nhĩ co bóp sớm không liền với tâm thất co bóp tạo nên tiếng phụ.
- Tiếng ngựa phi tâm thu: tiếng phụ liền sau tiếng thứ nhất. Nguyên nhân là do một
nhánh của bó Hiss thoái hoá, xung động từ tâm nhĩ xuống buồng tâm thất trở ngại,
buồng tâm thất ấy đập chậm tạo ra tiếng phụ.
- Tiếng ngựa phi tâm trương: tiếng phụ xuất hiện kỳ nghỉ, lúc tim giãn. Nguyên
nhân có thể do tâm thất nhão, máu chảy vào căng mạnh gây nên tiếng phụ.
Chú ý: tiếng ngựa phi là triệu chứng tim rối loạn nặng, là tiên lượng bệnh không tốt.
- Tiếng thai nhi: lúc tim đập nhanh mà hai bên tiếng tim như nhau, quãng nghỉ như
nhau, tiếng thai nhi là triệu chứng tim suy.
e. Tạp âm
- Tạp âm do những tổ chức bên trong quả tim (các lỗ, các van) không bình thường
gây ra, gọi là tạp âm trong tim. Tạp âm do tổn thương ở bao tim, ở màng phổi gọi là tạp
âm ngoài tim.
37
* Tạp âm trong tim gồm có tạp âm do bệnh về thực thể và tạp âm do cơ năng rối loạn.
Tạp âm do bệnh biến thực thể do: các van đóng không kín, máu chảy ngược trở lại;
các lỗ trong tim hẹp, máu chảy qua cọ sát. Bệnh ở các van thường do viêm, van cứng
hoặc teo lại làm thay đổi hình dạng và mất đàn tính. Do viêm tăng sinh, mép lỗ dày và
sần sùi, van và các dây chằng dính liền nhau.
Tạp âm trong tim còn gọi là tiếng thổi, gồm:
- Tiếng thổi tâm thu: xuất hiện liền với tiếng thứ nhất hay trùng với tiếng thứ nhất:
Pùng - xì - pụp.
Nguyên nhân:
+ Lỗ động mạch chủ hẹp.
+ Lỗ động mạch phổi hẹp.
+ Lỗ nhĩ thất trái hở.
+ Lỗ nhĩ thất phải hở.
Nếu lỗ nhĩ thất hở thì tạp âm cùng với tiếng thứ nhất; nếu lỗ động mạch chủ hay lỗ
động mạch phổi hẹp thì tạp âm sau tiếng thứ nhất một tý.
- Tiếng thổi tâm trương: tạp âm ở kỳ tim nghỉ dài, sau tiếng tim thứ hai: Pùng - pụp - xì
Nguyên nhân:
+ Lỗ động mạch chủ hở.
+ Lỗ động mạch phổi hở.
+ Lỗ nhĩ thất trái hẹp.
+ Lỗ nhĩ thất phải hẹp.
- Tiếng thổi tiền tâm thu: tạp âm trước tiếng tim thứ nhất một tý: Xì - pùng - pụp
Nguyên nhân:
+ Lỗ nhĩ thất trái hẹp.
+ Lỗ nhĩ thất phải hẹp.
- Tạp âm do cơ năng tim rối loạn. Loại tạp âm này không ổn định. Có hai loại.
+ Tiếng thổi do hở van: van nhĩ thất trái, van nhĩ thất phải đóng không kín, máu
chảy ngược lại gây tạp âm. Nguyên nhân do tim nhão hoặc các dây chằng của các van
loạn dưỡng, do đó, đậy không kín. Loại tạp âm này thường thấy ở ngựa suy dinh dưỡng,
ngựa già yếu.
+ Tiếng thổi do thiếu máu, do máu loãng, độ nhớt thấp, máu chảy nhanh gây tạp
âm. Tiếng thổi do thiếu máu thấp trong bệnh lê dạng trùng, bệnh thiếu máu ở ngựa.
* Tạp âm ngoài tim: do bệnh ở bao tim hay ở màng phổi.
- Tiếng cọ bao tim: do bao tim viêm, fibrin đọng lại thường làm cho tương mạc sần
sùi, khi tim co bóp các màng cọ sát gây ra. Tạp âm phát ra cùng với hai kỳ hoạt động
của quả tim.
38
- Tiếng cọ bao tim - màng phổi. màng phổi viêm, fibrin đọng lại trên bề mặt bao tim
và màng phổi, lúc tim co bóp cọ sát gây ra tiếng. Nghe rõ khi gia súc thở mạnh.
- Tiếng vỗ nước: do viêm bao tim, tích dịch thẩm xuất đọng lại trong bao tim, tim
co bóp gây ra tiếng óc ách. Nếu dịch đọng lại nhiều, tim đập yếu, tiếng tim yếu, mạch
chìm, vùng âm đục tuyệt đối của tim mở rộng; tiếng vỗ nước không rõ. Viêm màng phổi
thẩm xuất nặng có lúc xuất hiện triệu chứng vỗ nước ở vùng ngực.
3.2. KHÁM HỆ HÔ HẤP
Bệnh đường hô hấp ở gia súc gặp rất nhiều:
- Ở trâu bò, dê cừu thường gặp bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi - màng phổi, viêm
phổi, viêm phế quản, lao,…
- Ở lợn: thường gặp bệnh tụ huyết trùng, suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, dịch tả lợn.
- Ở ngựa: thường gặp bệnh viêm mũi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm phổi cata,
viêm phổi thùy;
- Ở gà: thường gặp bệnh viêm màng mũi, lao
- Ở chó: viêm phổi, carê.
Phương pháp chẩn đoán hệ hô hấp thường dùng: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe. Khi cần
thiết chọc dò xoang ngực, kiểm tra đờm và dịch mũi. Chiếu X - quang chỉ có tác dụng
đối với gia súc nhỏ. Soi khí quản, ghi động tác hô hấp chưa được sử dụng rộng rãi, kết
quả rất hạn chế.
Trình tự khám hệ hô hấp: khám động tác hô hấp, đường hô hấp trên, khám ngực,
khám đờm và các phương pháp khám đặc biệt khác như chọc dò xoang ngực, chiếu
chụp X - quang và xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp.
3.2.1. Khám động tác hô hấp
Bao gồm khám: tần số hô hấp, thể hô hấp, nhịp điệu hô hấp và những rối loạn hô
hấp (thở khó, ho).
a. Tần số hô hấp
Tần số hô hấp là số lần hô hấp trong một phút. Thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3
phút, rồi lấy số bình quân. Có hai cách đếm tần số hô hấp:
Cách thứ nhất: người khám quan sát sự lên xuống của hõm hông thành bụng trong
một phút.
Cách thứ hai: người khám dùng lòng bàn tay đặt trước mũi gia súc để nhận biết
hơi thở của gia súc vào lòng bàn tay. Trong thực tế tần số hô hấp theo dõi trong
mười lăm giây nhân với bốn, đếm ba đến bốn lần rồi lấy trung bình. Tần số hô hấp
chỉ lấy số nguyên.
39
Tần số hô hấp thay đổi theo con đực hay con cái, giống gia súc, tuổi, trạng thái dinh
dưỡng, thời tiết, khí hậu,...
Tần số hô hấp của một số gia súc khoẻ (lần/phút)
Trâu bò 10 - 30
Ngựa 8 - 16
Lợn 10 - 20
Mèo 20 - 30
Dê, cừu 12 - 20
Thỏ 50 - 60
Chó 10 - 30
Thường con đực thở chậm hơn con cái, gia súc thể vóc nhỏ thở nhanh hơn gia súc
lớn, con non thở nhanh hơn con già. Mùa nóng ẩm thở nhanh hơn mùa lạnh khô. Buổi
trưa nóng thở nhanh hơn buổi tối mát.
+ Thở nhanh (Polypnoe): thường do các trường hợp sau:
Những bệnh thu hẹp diện tích hô hấp ở phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất đàn tính
ở phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt động (đầy hơi dạ dày, đầy hơi
ruột).
Những bệnh gây sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần kinh hay do
quá đau đớn.
+ Thở chậm (Oligopnoe): do bệnh làm hẹp thanh quản, hẹp khí quản (viêm, thủy
thũng), ức chế thần kinh nặng (viêm não, u não, xuất huyết não, thủy thũng não, kí sinh
trùng não), do trúng độc, chức năng thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ, sắp
chết. Trong bệnh xeton huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm ở ngựa, tần số hô
hấp giảm rất rõ.
b. Thể hô hấp
Hầu hết gia súc khoẻ thở thể hỗn hợp.
- Thở hỗn hợp: khi thở thì thành bụng, thành ngực cùng hoạt động, trừ chó là thở
thể ngực.
- Thở thể ngực: lúc gia súc thở thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng hoạt động
ít hay không rõ. Chó thở thể ngực là trạng thái sinh lý bình thường còn những gia súc
khác thở thể ngực là do viêm màng bụng, liệt cơ hoành; những bệnh làm cho thể tích
bụng to lên (giãn dạ dày, đầy hơi ruột, đầy hơi dạ cỏ, dạ cỏ bội thực, cổ chướng), do gan
sưng, lách sưng, bàng quang bị tắc
- Thở thể bụng: lúc gia súc thở thành bụng hoạt động rõ, thành ngực hoạt động yếu
hơn hoặc không rõ. Do viêm màng phổi, khí thũng phổi, tràn dịch màng phổi; có khi do
liệt cơ liên sườn, xương sườn gẫy.
40
c. Thở khó
Thở khó là trạng thái rối loạn hô hấp phức tạp mà biểu hiện là thay đổi lực thở, tần
số hô hấp, nhịp thở, thở sâu và hậu quả là cơ thể thiếu oxy, niêm mạc tím bầm, trúng
độc toan huyết.
- Hít vào khó do đường hô hấp trên hẹp. Gia súc hít vào cổ vươn dài, vành mũi mở
rộng, 4 chân dạng, lưng cong, bụng thóp lại. Nguyên nhân có thể do viêm thanh quản,
liệt thanh quản, thanh quản thủy thũng hoặc do bộ phận bên cạnh viêm sưng chèn ép.
- Thở ra khó do phế quản nhỏ bị viêm, phổi mất đàn tính. Lúc gia súc thở ra khó
bụng thóp lại, cung sườn nổi lên, lòi hậu môn. Nguyên nhân có thể do các bệnh (phổi
khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi).
- Thở khó hỗn hợp là động tác hít vào thở ra đều khó khăn. Nguyên nhân do các
bệnh sau:
+ Các bệnh ở hệ hô hấp: viêm phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi, tràn dịch
màng phổi, tràn khí màng phổi, u phổi làm giảm diện tích hô hấp, khí thũng phổi làm
giảm đàn tính của phổi.
+ Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, suy tim, những bệnh thiếu máu.
+ Những bệnh làm tăng thể tích xoang bụng hạn chế hoạt động hô hấp: dạ dày đầy
hơi, ruột đầy hơi, bội thực dạ cỏ, gan sưng to.
+ Những bệnh làm rối loạn thần kinh trung khu: u não, sung huyết não, viêm màng
não,…, và những bệnh gây sốt cao, nhất là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhiệt thán, tụ
huyết trùng).
3.2.2. Khám đường hô hấp trên
a. Nước mũi
Nước mũi là dịch trong suốt, không màu, do viêm cấp tính ở giai đoạn đầu. Do đó
gia súc khỏe không bị chảy nước mũi. Trâu bò có ít nước nhưng tự lau khô. Ngựa lúc
kéo nặng có ít nước mũi.
Nước mũi chảy nhiều do: viêm cata niêm mạc mũi, viêm thanh quản, cúm gia súc.
Viêm niêm mạc mũi cấp tính, tỵ thư cấp tính, viêm màng mũi thối loét ở bò, viêm màng
mũi truyền nhiễm ở thỏ, nước mũi chảy nhiều. Hoặc những bệnh mạn tính: viêm phế
quản mạn tính, viêm phổi mạn tính, lao, tỵ thư mạn tính, nước mũi chảy nhiều.
- Nước mũi chảy một bên thường do bên đó viêm; nếu chảy cả hai bên, có thể do
viêm phổi, viêm phế quản lớn.
Độ nhầy của nước mũi do chất nhày, mủ, mảnh tổ chức, sản phẩm của quá trình
viêm tạo thành.
- Nước mũi nhầy, đục do có mủ lẫn, do viêm thanh quản, viêm niêm mạc mũi mạn tính.
41
- Nước mũi đặc như mủ, có lẫn nhiều mảnh tổ chức thối rữa do viêm tổ chức hóa
mủ, viêm phổi hoại thư,…
Màu của nước mũi: nếu chỉ là tương dịch thì nước mũi trong không màu; nếu nước
mũi có mủ thì có màu vàng, xanh hoặc màu tro. Nước mũi màu đỏ tươi là do lẫn máu
(thấy trong các bệnh tỵ thư ở ngựa, xuất huyết phổi). Nước mũi màu rỉ sắt là triệu chứng
của bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn gan hóa.
Mùi nước mũi: nếu mùi thối là do viêm phổi hoại thư, viêm khí quản hoại thư.
- Nước mũi lẫn bọt khí do phổi thủy thũng, xuất huyết phổi.
- Nước mũi lẫn mảnh thức ăn là do liệt thanh quản.
b. Khám niêm mạc mũi
Dùng tay mở rộng vành mũi, hướng cho gia súc về phía ánh sáng hoặc dùng đèn pin
soi vào để khám. Khi khám niêm mạc mũi có thể thấy các trường hợp sau:
- Xuất huyết lấm tấm đỏ trên niêm mạc: do các bệnh truyền nhiễm có bại huyết,
thiếu máu truyền nhiễm.
- Niêm mạc sung huyết: do viêm màng mũi cấp tính, viêm họng.
- Niêm mạc mũi trắng bệch, tím bầm, hoàng đản (xem phần “khám kết mạc”).
- Niêm mạc sưng căng, mọng nước: do viêm niêm mạc mũi.
- Niêm mạc có những mụn loét trên bề mặt: do viêm cata, viêm hạch lâm ba, viêm
màng mũi thối loét, dịch tả trâu bò.
c. Khám thanh quản và khí quản
Nhìn bên ngoài: thanh quản sưng (ở ngựa do viêm hạch truyền nhiễm; ở trâu bò là
do bệnh truyền nhiễm, thủy thũng, xạ khuẩn). Nếu sưng cả vùng rộng lan xuống cả
vùng cổ do thủy thũng (ở bò là triệu chứng viêm bao tim do ngoại vật).
Sờ vùng thanh quản nóng: do viêm tại chỗ. Thanh quản, khí quản bị viêm, lòng hẹp
do sưng, dịch thẩm xuất đọng lại, khi gia súc thở có tiếng nghẹt, sờ có thể biết.
Nghe thanh quản: đặt ống nghe vào vùng hầu sẽ nghe được tiếng “khò” lúc gia súc
thở. Viêm thanh quản, viêm thanh quản thủy thũng, u thanh quản thì tiếng “khò” rất to.
Có khi có tiếng ran khô, ran ướt có dịch thẩm xuất, fibrin đọng lại.
Khám bên trong: nhìn trực tiếp hay qua đèn soi
- Với gia súc nhỏ: mở rộng mồm, dùng thìa sắt đã sát trùng đè mạnh lưỡi xuống
để quan sát niêm mạc họng, thanh quản. Nếu niêm mạc viêm sung huyết thì có màu
đỏ ửng.
- Với gia súc lớn có thể sờ trực tiếp, nhưng chú ý nguy hiểm.
- Với gia cầm: dùng tay kéo rộng miệng để xem những thay đổi bên trong.
42
d. Kiểm tra ho
Ho là một phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật lạ như chất tiết, bụi bẩn, vi
khuẩn,... gây kích thích niêm mạc đường hô hấp. Cung phản xạ ho bắt đầu từ nốt nhận
cảm trên niêm mạc qua thần kinh mê tẩu đến trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu,
khí quản, cuống lưỡi, màng phổi, niêm mạc mũi đều có thể gây ho.
Gây ho bằng cách bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt khí quản thứ
nhất. Với trâu bò có thể dùng vải gạc bịt chặt mũi để gây ho, gia súc nhỏ thì kéo dúm da
vùng tai, tay còn lại ấn mạnh xuống lưng có thể gây ho.
Khi viêm thanh quản, khí quản gây ho dễ dàng. Gia súc khỏe mạnh như trâu, bò gây
ho khó khăn.
Ho từng cơn: do viêm phế quản, viêm thanh quản, lòng khí quản có nhiều đờm, ho
đến lúc hết chất kích thích đó.
Ho khoẻ, vang: thường do bệnh ở họng, khí quản, phế quản bị viêm.
Ho yếu, tiếng trầm: do tổ chức phổi bị tổn thương, bị thấm ướt, đàn tính giảm,
màng phổi bị dính trong bệnh viêm phổi, viêm màng phổi, lao, tỵ thư, viêm phổi thuỳ,
viêm phế quản nhỏ.
Tiếng ho ngắn hay ho dài do thanh quản quyết định. Tiếng ho vang gọn là do thanh
quản khoẻ, đóng kín; tiếng ho “bể” là do thanh quản viêm, thủy thũng, thanh quản đóng
không kín, động tác ho kéo dài.
Ho đau: biểu thị là lúc ho gia súc khó chịu, cổ vươn dài, chân cào đất, rên. Do viêm
màng phổi, thủy thũng thanh quản, viêm họng nặng.
3.2.3. Khám ngực
Áp dụng các phương pháp: nhìn, sờ nắn, gõ và nghe. Khi cần thiết chọc dò xoang
ngực; chụp chiếu X - quang,...
a. Nhìn vùng ngực
Gia súc khoẻ lúc thở hai bên lồng ngực hoạt động rõ và đều đặn. Nếu lồng ngực co,
thở không rõ có thể do phổi khí thũng, viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ.
b. Sờ nắn
Dùng tay sờ nắn và ấn mạnh vào các khe sườn: Nếu từng vùng da nóng là do viêm
tại chỗ; sờ nắn gia súc đau do viêm màng phổi hay bị thương tại chỗ, tổn thương cơ, gẫy
xương sườn vùng ngực. Những gia súc gầy, lồng ngực lép, lúc viêm màng phổi, sờ bên
ngoài cảm giác được hiện tượng cọ màng phổi.
c. Gõ vùng phổi
Căn cứ tính chất của tiếng phát ra lúc gõ vào vùng phổi để chẩn đoán tình trạng của
phổi. Với gia súc lớn dùng bản gõ và búa gõ; với gia súc nhỏ gõ bằng ngón tay. Nên gõ
43
theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới; mỗi điểm gõ hai cái, điểm này cách
điểm kia 3 - 4cm. Gõ cả hai bên (phổi phải và phổi trái) để so sánh và phát hiện vùng
phổi bị viêm.
Hình 3.2. Vùng gõ phổi ở chó và bò
* Gõ vùng phổi
Vùng gõ phổi là vùng ngực trong có phổi. Có vùng ngực trong có phổi nhưng
không gõ được như vùng trước bả vai, vùng bả vai.
Ở loài nhai lại: vùng gõ phổi là một vùng tam giác, phía trước là vùng cơ khuỷu
làm ranh giới; cạnh trên cách sống lưng gần một bàn tay và cạnh sau là một đường cong
đều bắt đầu từ gốc sườn 12 và qua các giao điểm của đường kẻ ngang kẻ từ gờ xương
cánh hông và xương sườn 11, đường ngang kẻ từ khớp vai và xương sườn thứ 8 và tận
cùng ở gian sườn 4, tiếp với vùng âm đục tuyệt đối của tim.
Những con bò sữa gầy có một vùng trước xương bả vai khoảng một bàn tay có thể
gõ phổi được nhưng kết quả không rõ lắm.
Ở ngựa, la, lừa: cạnh trước và cạnh trên của vùng gõ phổi giống ở trâu bò. Cạnh sau
là một đường cong đều bắt đầu từ gốc sườn 17 qua các giao điểm của đường ngang kẻ
từ gờ xương cánh hông và xương sườn thứ 16, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và
xương sườn thứ 14, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương sườn thứ 10 và tận
cùng ở gian sườn thứ 5.
Ở lợn: cạnh sau bắt đầu từ gốc sườn 11 qua giao điểm của đường kẻ ngang kẻ từ
mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 9, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương
sườn 7, tận cùng ở gian sườn 4.
Ở chó: cạnh trước giáp xương bả vai, cạnh trên cách sống lưng 2 - 3 ngón tay; cạnh
sau bắt đầu từ gốc xương sườn 12 qua các giao điểm của đường kẻ từ gờ xương cánh
hông và xương sườn 11, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn 10, đường
ngang kẻ từ khớp bả vai và xương sườn 8, tận cùng ở gian sườn 6.
Xác định vùng gõ phổi: kẻ 3 đường ngang: một đường qua gờ xương cánh hông,
một đường qua mỏm xương ngồi và một đường qua khớp vai. Gõ theo ba đường đó để
định giới hạn phía sau. Từ ranh giới phía sau gõ về phía trước, lần lượt từ trên xuống
dưới để định diện tích vùng gõ và so sánh với diện tích bình thường.
Vị trí phổi của chó
Vị trí phổi của bò
44
Chú ý: những gia súc nhỏ, vùng cơ khuỷu và cơ lưng dày, vùng phổi hẹp.
* Diện tích vùng phổi thay đổi: Vùng phổi mở rộng hay thu hẹp do bệnh ở phổi hay
xoang ngực quyết định.
- Vùng phổi mở rộng về phía sau: do diện tích phổi tăng hoặc do khí tích trong lồng
ngực. Phổi khí thũng, thể tích tăng, ranh giới phía sau ngang cung sườn; vùng âm đục
của tim thu nhỏ. Phổi khí thũng mạn tính thường kéo theo tim nở dày, vùng âm đục của
tim thay đổi không rõ. Một bên phổi có tổn thương (viêm, xẹp, u, giun phổi), bên phổi
còn lại làm bù dần đến khí thũng, diện tích vùng phổi mở rộng.
- Vùng phổi thu hẹp: ranh giới lùi về phía trước. Do dạ cỏ chướng hơi, ruột chướng
hơi, gan sưng đẩy cơ hoành về phía trước. Vùng phổi thu hẹp do vùng âm đục tim mở
rộng (tim nở dày, viêm bao tim, bao tim tích nước, tim giãn).
* Âm gõ phổi
- Âm gõ phổi bình thường (phế âm)
Phế âm là tiếng phát ra khi gõ lên vùng phổi. Ở giữa vùng phổi, phổi dày, nhiều khí,
phế âm vang. Ngược lại hai bên rìa do phổi mỏng, cơ che khuất nên phế âm nhỏ, đục.
Gia súc thể vóc to, béo, tầng mỡ dày, phế âm nhỏ. Gia súc bé gầy thì ngược lại.
- Những âm gõ phổi bệnh lý:
Âm đục: do lượng khí trong phế nang giảm, phổi xẹp hoặc chất thẩm xuất đọng lại
trong phế nang, trong phế quản, trong xoang ngực. Vùng phổi có âm đục hoặc âm đục
tương đối thường thấy ở các bệnh sau:
+ Viêm phổi thùy (Pneumonia crouposa) ở thời kỳ gan hóa. Vùng âm đục thường ở
vùng rìa dưới phổi, tiếp giáp với vùng âm đục của tim. Khi phổi bị gan hoá gõ vào nền
phổi thu được âm đục tập trung, mở rộng theo đường cánh cung.
+ Viêm phổi - phế quản, vùng âm đục thường phân tán; xen kẽ những vùng âm đục
nhỏ là những vùng phổi thường hay vùng có âm bùng hơi.
Ở bò sữa vùng âm đục ở phổi thường gặp trong bệnh lao, giun phổi, viêm màng
phổi. Ở ngựa vùng âm đục ở phổi thường thấy trong bệnh tỵ thư, viêm phổi - màng phổi
truyền nhiễm. Ở lợn thường thấy ở bệnh dịch tả mạn tính.
Khi phổi bị thủy thũng, dịch tiết làm tắc phế nang, nếu thủy thũng nhẹ âm gõ không
thay đổi.
Những bệnh ở màng phổi: viêm màng phổi thì vùng âm đục ở dưới và có ranh giới
nằm ngang. Viêm màng phổi mạn tính vùng âm đục ở dưới lâu dài.
Những gia súc lớn, lồng ngực rộng nên khi viêm màng phổi có nhiều dịch thẩm
xuất nhưng không có vùng âm đục trên màng phổi.
Tràn dịch màng phổi cũng có triệu chứng tương tự.
Chú ý các nguyên nhân ngoài phổi: da ở vùng ngực viêm, tổ chức dưới da thủy
thũng, khối u,...cũng thấy vùng âm đục.
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf
Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf

More Related Content

What's hot

Chi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
Chi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMUChi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
Chi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMUVmu Share
 
Giải phẫu | Thanh quản
Giải phẫu | Thanh quảnGiải phẫu | Thanh quản
Giải phẫu | Thanh quảnHồng Hạnh
 
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bảnTài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bảnLuong Dong Van
 
Chẩn đoán hình ảnh x quang
Chẩn đoán hình ảnh x quangChẩn đoán hình ảnh x quang
Chẩn đoán hình ảnh x quangThao Pham
 
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUSinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUTBFTTH
 
Giai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hapGiai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hapThanh Liem Vo
 
Giải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa VinhGiải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa VinhVmu Share
 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namVanThang Le
 
H. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAI
H. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAIH. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAI
H. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAIhungnguyenthien
 
Dự án nhà máy giết mổ heo gia súc
Dự án nhà máy giết mổ heo   gia súcDự án nhà máy giết mổ heo   gia súc
Dự án nhà máy giết mổ heo gia súcThaoNguyenXanh2
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Studenthiendoanht
 
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y HọcGiáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Họcbuiquangthu90
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidLunar-duong
 
Tìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêm
Tìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêmTìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêm
Tìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêmdohuan1618
 
Giao an giai phau sinh ly vat nuoi
Giao an giai phau sinh ly vat nuoiGiao an giai phau sinh ly vat nuoi
Giao an giai phau sinh ly vat nuoiTrong Tung
 
Bài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình Trí
Bài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình TríBài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình Trí
Bài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình TríHoàng Như Mộc Miên
 

What's hot (20)

Chi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
Chi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMUChi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
Chi dưới Giải Phẫu Y Khoa Vinh VMU
 
Kháng sinh nhóm Betalactam
Kháng sinh nhóm BetalactamKháng sinh nhóm Betalactam
Kháng sinh nhóm Betalactam
 
Giải phẫu | Thanh quản
Giải phẫu | Thanh quảnGiải phẫu | Thanh quản
Giải phẫu | Thanh quản
 
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bảnTài liệu Guitar đệm hát cơ bản
Tài liệu Guitar đệm hát cơ bản
 
Chẩn đoán hình ảnh x quang
Chẩn đoán hình ảnh x quangChẩn đoán hình ảnh x quang
Chẩn đoán hình ảnh x quang
 
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMUSinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
Sinh Lí Hô Hấp CLB Y Khoa Trẻ VMU
 
Giai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hapGiai phau sinh ly he ho hap
Giai phau sinh ly he ho hap
 
Giải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa VinhGiải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa Vinh
Giải Phẫu Hệ hô hấp VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt namKinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam
 
H. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAI
H. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAIH. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAI
H. pylori update 2019[863] Dr VÕ THỊ CHI MAI
 
Dự án nhà máy giết mổ heo gia súc
Dự án nhà máy giết mổ heo   gia súcDự án nhà máy giết mổ heo   gia súc
Dự án nhà máy giết mổ heo gia súc
 
Bảng Student
Bảng StudentBảng Student
Bảng Student
 
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đĐiều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần, 9đ
 
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y HọcGiáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
Giáo Trình Lý Sinh Y Học NXB Y Học
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucid
 
Tìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêm
Tìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêmTìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêm
Tìm hiểu về sinh lý bệnh quá trình viêm
 
Giao an giai phau sinh ly vat nuoi
Giao an giai phau sinh ly vat nuoiGiao an giai phau sinh ly vat nuoi
Giao an giai phau sinh ly vat nuoi
 
Mau va bach huyet p3
Mau va bach huyet p3Mau va bach huyet p3
Mau va bach huyet p3
 
Ho hap p1
Ho hap p1Ho hap p1
Ho hap p1
 
Bài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình Trí
Bài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình TríBài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình Trí
Bài Tập Toán Cao Cấp - Nguyễn Đình Trí
 

Similar to Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf

BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTSoM
 
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOACHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOASoM
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopangTrnHong
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopangTrnHong
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopangTrnHong
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopangTrnHong
 
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhHướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhdangphucduc
 
Thăm khám y học cổ truyền (1)
Thăm khám y học cổ truyền (1)Thăm khám y học cổ truyền (1)
Thăm khám y học cổ truyền (1)angTrnHong
 
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCMTriệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOASoM
 
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptxDNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptxhoangminhTran8
 
benh noi khoa thu y
 benh noi khoa thu y benh noi khoa thu y
benh noi khoa thu ycaoloanvt
 
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxLAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxTrnMinhng4
 
1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptx
1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptx1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptx
1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptxQuochung Phan
 
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009Mac Truong
 
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Phi Phi
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laohướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laoSoM
 
Chandoan
ChandoanChandoan
ChandoanSoM
 

Similar to Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf (20)

BỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾTBỆNH ÁN NỘI TIẾT
BỆNH ÁN NỘI TIẾT
 
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOACHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
CHUYÊN ĐỀ BỆNH ÁN NHI KHOA
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hop
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hop
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hop
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hop
 
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinhHướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
Hướng dẫn khám - làm bệnh án thần kinh
 
Thăm khám y học cổ truyền (1)
Thăm khám y học cổ truyền (1)Thăm khám y học cổ truyền (1)
Thăm khám y học cổ truyền (1)
 
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCMTriệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
Triệu chứng học nội khoa - Đại học Y dược TPHCM
 
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOATRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA
 
kham ls than kinh
kham ls than kinhkham ls than kinh
kham ls than kinh
 
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptxDNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
DNC PP BỆNH ÁN NGOẠI KHOA.pptx
 
benh noi khoa thu y
 benh noi khoa thu y benh noi khoa thu y
benh noi khoa thu y
 
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptxLAO-TÁI-PHÁT.pptx
LAO-TÁI-PHÁT.pptx
 
1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptx
1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptx1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptx
1 BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ 1.pptx
 
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009Phac do dieu tri hen o nguoi lon   byt 2009
Phac do dieu tri hen o nguoi lon byt 2009
 
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
Huong dan-chan-doan-dieu-tri-du-phong-benh-lao-ban-hành-kèm-q-
 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh laohướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lao
 
Chandoan
ChandoanChandoan
Chandoan
 
BYT_Hen PQ
BYT_Hen PQBYT_Hen PQ
BYT_Hen PQ
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Giáo trình Chấn đoán và nội khoa thú y, Phạm Ngọc Thạch.pdf

  • 1.
  • 2. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH (chủ biên) TS. CHU ĐỨC THẮNG gi¸o tr×nh ChÈn ®o¸n vµ néi khoa thó y NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2009
  • 3. 2
  • 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU Quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chương trình, giáo trình đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát triển nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành và những kinh nghiệm rút ra từ thực tế đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường đại học tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhập những kiến thức thực tiễn phù hợp với đối tượng sinh viên các trường đại học. Môn Chẩn đoán bệnh và Bệnh nội khoa Thú y trong chương trình đào tạo kỹ sư Chăn nuôi - Thú y được đặt vào sau các môn khoa học cơ bản - giai đoạn đào tạo chuyên ngành, nhằm phục vụ đông đảo sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y những kỹ năng về cơ sở nghề nghiệp: như cách tiếp cận và cố định gia súc để khám bệnh, những phương pháp chẩn đoán và các biện pháp phòng trị bệnh cho gia súc. Giáo trình gồm 2 phần: Phần thứ nhất. Chẩn đoán bệnh thú y: trang bị cho sinh viên thành thạo các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và các xét nghiệm đơn giản; đồng thời giới thiệu các kỹ thuật chẩn đoán mới như: phương pháp X - quang, nội soi, siêu âm, sinh thiết,... Phần thứ hai. Bệnh nội khoa thú y: cung cấp đầy đủ toàn diện cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất trong công tác điều trị, mỗi sinh viên cần vận dụng những kiến thức đó một cách khéo léo, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, con bệnh cụ thể để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, an toàn nhất. Tham gia biên soạn gồm có:
  • 5. 4 Phần thứ nhất: Chẩn đoán bệnh Thú y Chương 1, 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Chương 3: TS. Chu Đức Thắng, PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Phần thứ hai: Bệnh nội khoa Thú y Chương 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch Do thời gian có hạn nên cuốn giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để lần xuất bản sau được tốt hơn. Xin chân thành cám ơn. PGS.TS. Phạm Ngọc Thạch
  • 6. 5 Phần thứ nhất CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG THÚ Y Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CHẨN ĐOÁN BỆNH Tóm tắt nội dung: nêu rõ một số khái niệm về chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán bệnh trong thú y. Mục tiêu: giúp cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi - Thú y có những kiến thức cơ bản trong khám bệnh cũng như các thuật ngữ chuyên ngành thường dùng. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI CHẨN ĐOÁN 1.1.1. Khái niệm chẩn đoán Chẩn đoán là phán đoán qua việc phát hiện, kiểm tra, phân tích, tổng hợp các triệu chứng để đưa ra kết luận chẩn đoán về bệnh gì và mức độ mắc bệnh. Một chẩn đoán đầy đủ và chính xác cần phải làm rõ được các nội dung sau: - Vị trí bệnh trong cơ thể - Tính chất của bệnh - Hình thức và mức độ của những rối loạn trong cơ thể bệnh - Nguyên nhân gây bệnh Tuy nhiên, một quá trình bệnh diễn ra trong cơ thể thường phức tạp, chẩn đoán dù có tỉ mỉ đến đâu cũng khó phát hiện hết những thay đổi của các quá trình đó và trả lời được đầy đủ các nội dung trên. Chẩn đoán lâm sàng càng cẩn thận, tỉ mỉ dựa trên nhiều mặt thì càng chính xác. Chú ý: - Kết luận chẩn đoán có thể thay đổi theo quá trình bệnh. - Gia súc có nhiều loại, đặc điểm sinh lý và các biểu hiện bệnh lý ở chúng cũng rất khác nhau. Phải cố gắng hiểu rõ và nắm được các đặc điểm sinh lý, các biểu hiện bệnh lý của từng loại gia súc, vận dụng thành thạo các phương pháp chẩn đoán thích hợp để rút ra một kết luận chính xác cho chẩn đoán.
  • 7. 6 1.1.2. Phân loại chẩn đoán a. Phân loại theo phương pháp chẩn đoán Theo phương pháp người ta chia chẩn đoán ra thành: - Chẩn đoán trực tiếp: Đây là phương pháp chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chủ yếu. Biện pháp này chỉ thực hiện hiệu quả khi con vật bệnh biểu hiện các triệu chứng đặc trưng, điển hình. Ví dụ: Căn cứ vào các triệu chứng của trâu bò như lõm hông bên trái căng phồng, gõ vào thấy âm trống, con vật đau bụng, bồn chồn khó chịu,…để kết luận con vật bị chướng hơi dạ cỏ. - Chẩn đoán phân biệt: Đây là biện pháp tổng hợp tất cả các triệu chứng mà con vật bệnh biểu hiện, sau đó phân tích, so sánh, liên hệ với các bệnh liên quan, dùng phương pháp loại trừ dần những bệnh có những điểm không phù hợp, cuối cùng còn lại một bệnh có nhiều khả năng mà bệnh súc cần chẩn đoán mắc phải. - Chẩn đoán theo dõi: Trong một số trường hợp con vật bệnh không biểu hiện các triệu chứng điển hình, do vậy ta không thể đưa ra được kết luận chẩn đoán sau khi khám mà phải tiếp tục theo dõi để phát hiện thêm những triệu chứng mới; thu thập thêm cơ sở, căn cứ để kết luận chẩn đoán. - Chẩn đoán dựa vào kết quả điều trị: Nhiều trường hợp con vật có triệu chứng lâm sàng, mà triệu chứng này lại có ở hai hay nhiều bệnh khác nhau, khi khám ta rất khó kết luận là bệnh nào. Khi đó ta dùng phác đồ điều trị một trong các bệnh đó và căn cứ vào kết quả điều trị để đưa ra kết luận chẩn đoán. b. Phân loại theo thời gian chẩn đoán Theo thời gian chẩn đoán được chia làm các loại sau: - Chẩn đoán sớm: là đưa ra được các kết luận chẩn đoán ngay ở thời kì đầu của bệnh. Chẩn đoán sớm mang lại hiệu quả cao trong phòng và trị bệnh. - Chẩn đoán muộn: là các kết luận chẩn đoán được đưa ra vào thời kì cuối bệnh, thậm chí khi gia súc chết mổ khám mới chẩn đoán được bệnh. c. Phân loại theo mức độ chính xác Theo mức độ chính xác, chẩn đoán được phân ra làm các loại sau: - Chẩn đoán sơ bộ: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán ngay sau khi khám bệnh để làm cơ sở cho điều trị. Chẩn đoán sơ bộ đưa ra các kết luận chưa được chính xác, do vậy cần tiếp tục theo dõi con vật bệnh để đưa ra các kết luận chẩn đoán chính xác hơn. - Chẩn đoán cuối cùng: là việc đưa ra các kết luận chẩn đoán sau khi đã khám kĩ và căn cứ vào triệu chứng đặc trưng, sau một thời gian theo dõi cần thiết, căn cứ vào kết quả điều trị.
  • 8. 7 - Chẩn đoán nghi vấn: Đây là biện pháp thường gặp trong lâm sàng thú y, khi thấy một ca bệnh không có triệu chứng đặc trưng, điển hình, khi đó thường đưa ra các kết luận nghi vấn về bệnh để làm cơ sở cho điều trị. Kết luận nghi vấn cần được kiểm nghiệm thông qua việc theo dõi bệnh súc và kết quả điều trị. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI TRIỆU CHỨNG 1.2.1. Khái niệm triệu chứng Triệu chứng là những rối loạn bệnh lý do nguyên nhân bệnh gây ra như những biểu hiện khác thường về cơ năng (tăng nhịp tim, tăng huyết áp,…) và những biểu hiện bệnh lý (ổ viêm, vết loét,…). Triệu chứng xuất hiện khi nguyên nhân gây bệnh đủ sức làm rối loạn sự hoạt động bình thường của cơ thể. Nhiệm vụ rất quan trọng của chẩn đoán là phát hiện triệu chứng của bệnh. Khi con vật mắc bệnh có thể biểu hiện rất nhiều các triệu chứng khác nhau, mỗi triệu chứng có một giá trị chẩn đoán nhất định. 1.2.2. Phân loại triệu chứng a. Phân loại theo phạm vi biểu hiện - Triệu chứng cục bộ: là những rối loạn bệnh lý xuất hiện ở một bộ phận hay một khí quan nào đó của con vật bệnh. Ví dụ: Khi con vật bị đau mắt: mắt có biểu hiện sưng đỏ, chảy nước mắt, nếu nặng chảy mủ, mắt sưng húp, con vật không nhìn thấy được (hình 1.1). - Triệu chứng toàn thân: là những rối loạn bệnh lý xuất hiện do các phản ứng trên toàn bộ cơ thể đối với một nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ: Con vật có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt, rối loạn tuần hoàn. Như vậy, triệu chứng toàn thân nói lên tình trạng cơ thể. b. Phân loại theo giá trị chẩn đoán - Triệu chứng đặc thù: là triệu chứng đặc trưng chỉ có ở một bệnh nào đó, khi gặp triệu chứng ấy thì chẩn đoán ngay được bệnh đó. Triệu chứng đặc thù chỉ có ở một số bệnh, không phải bệnh nào cũng có triệu chứng này. Ví dụ: Các dấu đỏ có hình: vuông, tròn, đa giác,…ở trên da của lợn trong bệnh Đóng dấu lợn là triệu chứng đặc thù (hình 1.2) Hình 1.1. Ngựa đau mắt
  • 9. 8 - Triệu chứng chủ yếu và triệu chứng thứ yếu: Khi con vật bị bệnh nào đó có thể có nhiều triệu chứng. Trong đó, một số triệu chứng thường gặp hoặc đặc trưng trong bệnh đó, những triệu chứng này gọi là triệu chứng chủ yếu (có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh). Một số triệu chứng khác ít gặp hoặc không đặc trưng gọi là triệu chứng thứ yếu (ít có ý nghĩa chẩn đoán). Ví dụ: Khi con vật bị bệnh đường hô hấp thường có các triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở,... có thể có các triệu chứng thứ yếu: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, bỏ ăn,… - Triệu chứng điển hình và triệu chứng không điển hình: Triệu chứng điển hình là những triệu chứng phản ánh quá trình phát triển điển hình của bệnh. Qua triệu chứng điển hình người ta xác định được giai đoạn tiến triển của bệnh. Ví dụ: Quá trình phát triển của bệnh thùy phế viêm thường có ba giai đoạn (xung huyết gan hóa, tiêu tan), tương ứng với ba giai đoạn này khi ta khám bằng cách gõ vào vùng phổi của con vật phát ra các âm như sau: âm bùng hơi, âm đục. Nhiều bệnh có những triệu chứng không hoàn toàn theo quy luật phát triển thường thấy của bệnh, những triệu chứng như vậy gọi là triệu chứng không điển hình. - Triệu chứng cố định và triệu chứng ngẫu nhiên: Triệu chứng cố định là triệu trứng thường có trong một số bệnh. Triệu chứng ngẫu nhiên là triệu chứng có lúc xuất hiện, có lúc không trong một bệnh nào đó. Ví dụ: Âm ran trong một số bệnh như: viêm phế quản phổi, thùy phế viêm, viêm phổi hoại thư và hóa mủ,... là triệu chứng cố định. Trong bệnh viêm dạ dày cata mạn tính con vật đôi khi có triệu chứng thần kinh (run rẩy hoặc co giật), đó là triệu chứng ngẫu nhiên. - Triệu chứng trường diễn và triệu chứng nhất thời: Triệu chứng trường diễn là triệu chứng xuất hiện trong suốt quá trình bệnh. Triệu trứng nhất thời chỉ xuất hiện trong một giai đoạn tiến triển của bệnh. Ví dụ: Trong bệnh viêm phế quản phổi, con vật ho suốt quá trình bệnh, lúc đầu là ho khan và ngắn, con vật có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, con vật bớt đau. Như vậy, ho là triệu chứng trường diễn trong bệnh này. Khi nghe vùng phổi, lúc đầu thấy âm ran ướt sau thấy âm vò tóc, như vậy âm ran là triệu chứng nhất thời. - Hội chứng: là triệu chứng chung cho nhiều bệnh, thường gồm nhiều triệu chứng xuất hiện chồng lên nhau. Hình 1.2. Dấu son trên da lợn bệnh bệnh
  • 10. 9 Ví dụ: Hội chứng hoàng đản, hội chứng tiêu chảy, hội chứng đau bụng ngựa, hội chứng ure huyết,… 1.3. KHÁI NIỆM VỀ TIÊN LƯỢNG VÀ PHÂN LOẠI TIÊN LƯỢNG 1.3.1. Khái niệm tiên lượng Tiên lượng là việc người khám đưa ra các dự kiến về thời gian kéo dài của bệnh, các bệnh kế phát có thể xảy ra, khả năng cuối cùng của bệnh,... sau khi đã khám bệnh kĩ lưỡng và nắm chắc tình hình bệnh. Chẩn đoán bệnh là kết luận của hiện tại, còn tiên lượng là đưa ra các dự kiến trong tương lai. Tiên lượng là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có sự suy xét nhiều mặt. Tiên lượng không chỉ đánh giá vật bệnh sống hay chết, khỏi hay không khỏi mà còn phải tính đến tốn kém bao nhiêu, có kinh tế hay không,... Do vậy, tiên lượng rất có ý nghĩa trong điều trị lâm sàng thú y. Để đánh giá tiên lượng được tốt, người bác sĩ thú y phải vững về chuyên môn, giàu kinh nghiệm công tác và am hiểu về kiến thức kinh tế, xã hội. 1.3.2. Phân loại tiên lượng Tiên lượng tốt: Bệnh súc có khả năng khỏi bệnh, khôi phục được sức khỏe, khôi phục được khả năng sản xuất và vẫn giữ được giá trị kinh tế. Tiên lượng không tốt: Bệnh súc chết hoặc không có khả năng khỏi bệnh hoàn toàn, mất khả năng sản xuất hoặc mất năng lực làm việc. Nếu điều trị khỏi cũng mất nhiều thời gian và tiêu tồn nhiều tiền của. Tiên lượng nghi ngờ: là trường hợp bệnh súc có biểu hiện bệnh phức tạp, triệu chứng không điển hình, không đủ cơ sở để đưa ra đánh giá tiên lượng về bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp cần có kết luận tiên lượng để có biện pháp xử lí tiếp, nhưng kết luận đó không chắn chắn, đó là tiên lượng nghi ngờ. 1.4. PHƯƠNG PHÁP GẦN VÀ CỐ ĐỊNH GIA SÚC 1.4.1. Phương pháp gần gia súc Để đảm bảo an toàn cho người và gia súc, khi khám bệnh và trị bệnh cho gia súc phải biết cách gần gia súc. Trước khi tiếp xúc với gia súc cần phải hỏi kĩ chủ gia súc để biết được tính tình của con vật như con vật có hay cắn, hay đá không?,... Người khám khi gần gia súc phải có thái đội ôn hòa, bình tĩnh, động tác nhẹ nhàng, dứt khoát, không nên có những động tác thô bạo làm cho gia súc sợ sệt, phản ứng mạnh. Đối với trâu bò và ngựa: Để tiếp cận, người khám nên đứng trước gia súc, cách khoảng 1m, rồi từ từ tiến lại gần, một tay cầm dây cương (ngựa) hoặc dây mũi (trâu bò), tay kia xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng vào con vật để làm quen.
  • 11. 10 Đối với chó: Để tiếp cận, người khám nên biết tên con vật và dùng thức ăn. Đối với lợn: nên dùng thức ăn để tiếp cận. 1.4.2. Phương pháp cố định gia súc a. Ý nghĩa của việc cố định gia súc Để tiến hành tốt các thao tác: tiêm, lấy máu, băng bó vết thương, làm các phẫu thuật ngoại khoa như mổ dạ cỏ, thiến trâu bò đực,... hoặc cho chúng uống thuốc, người cán bộ thú y thường phải bắt giữ và cố định chúng (trâu, bò, lợn,…). Hiệu quả của các công việc trên phụ thuộc rất lớn vào khâu cố định gia súc. b. Các khâu chuẩn bị để cố định gia súc Kiểm tra kỹ các dụng cụ dùng để cố định như dây thừng, gióng gia súc,... xem có đủ và chắc chắn không? Phải biết sơ qua về tính tình con vật trước khi tiếp xúc. Phải làm quen gia súc, thao tác nhanh nhẹn, dứt khoát, tránh những động tác quá thô bạo làm cho gia súc sợ hãi hoặc phản ứng mạnh dẫn đến khó khăn cho việc cố định chúng. c. Một số phương pháp cố định gia súc * Đối với trâu bò - Phương pháp kẹp cổ: Chọn 2 đoạn tre hoặc 2 đoạn cây chắc chắn, chôn xuống đất chéo nhau. Phía trên buộc lại tạo ra một khe vừa đủ cho trâu, bò chui qua (cũng có thể lợi dụng những cây có 2 chẽ phù hợp để cố định). Khi cố định trâu, bò thít chặt 2 dây ở 2 nút A, B. Có một người giữ thừng mũi (hình 1.3). - Phương pháp cột cố định và buộc sừng hình số 8 Chọn một gốc cây tự nhiên hoặc chôn một cột gỗ chắc chắn. Ghì trán trâu, bò vào sát cột và buộc sừng vào cột theo hình số 8, thít chặt sừng vào cột. Cần có một người giữ mũi trâu và đầu dây thừng số 8 để trâu đứng yên khi tiêm hoặc thực hiện các thủ thuật khác (hình 1.4) - Phương pháp cố định đứng (Cố định trâu bò trong giá 4 trụ) Hình 1.3. Kẹp cổ và 2 nút dây thắt
  • 12. 11 Hình 1.4. Cột hình số 8 sừng trâu vào cột hoặc gốc cây Hình 1.5. Giữ trâu bò đực trong giá bốn trụ để thiến Phần đầu và phần cổ được kẹp và buộc chặt (hình 1.5) để gia súc chỉ đứng tại chỗ, không tiến lên, cũng không lùi lại được. Hai chân sau dùng thừng buộc theo hình số 8. Phần ngực và bụng dùng dây thừng chắc buộc đỡ vào gióng. Không cho gia súc nằm xuống để dễ dàng thực hiện phẫu thuật hoặc khám bệnh. - Phương pháp vật trâu bò Trong một số phẫu thuật ngoại khoa bắt buộc phải vật ngã trâu, bò để cố định chúng. Có nhiều phương pháp vật trâu bò nhưng thường dùng phương pháp sau: Chuẩn bị buộc: Lấy một dây thừng thật chắc chắn dài 5 - 6m. Một đầu thừng buộc cố định vào hai sừng gia súc, phần còn lại cuốn lần lượt làm 2 vòng (hình dưới). Một vòng sau nách và một vòng trước đùi gia súc. Đoạn còn lại kéo thẳng dọc theo thân gia súc. Vật gia súc: Tiến hành theo trình tự sau: Một người khoẻ mạnh giữ 2 sừng để bẻ đầu con vật ngược theo chiều định cho con vật ngã. Hai hoặc ba người kéo đoạn dây thừng còn lại theo chiều dọc thân gia súc (hình 1.6). Chú ý: - Phải có sự thống nhất giữa người bẻ đầu gia súc và những người kéo thừng ở phía sau. Trước khi vật phải kiểm tra mặt đất không gồ ghề, không có gạch đá và không nên cho gia súc này ăn quá no. Hình 1.6. Phương pháp vật bò để cố định
  • 13. 12 - Khi con vật nằm xuống phải có người đè chặt đầu và ghìm sừng con vật xuống sát đất. Lấy dây thừng khác buộc hai chân sau và hai chân trước của trâu bò chụm lại với nhau. Dây thừng phải buộc sao cho khi không cần dùng nữa, cởi ra một cách dễ dàng nhanh chóng. * Đối với bê nghé: Người ta thường túm chân vật nằm, đè cố để cố định chúng Hình 1.7. Cố định nghé (túm chân vật nằm) * Đối với dê cừu: Để cố định, người ta thường đứng dọc theo chiều con vật, hai chân kẹp vào hai thành bụng, hai tay nắm chặt sừng con vật. Hình 1.8. Phương pháp cố định dê Hình 1.9A. Phương pháp cố định lợn * Cố định lợn: - Đối với lợn lớn: Lợn được cố định bằng cách lồng một thòng lọng vào hàm trên, sau đó lồng tiếp thòng lọng thứ 2 quanh mõm để giữ cho hàm của nó đóng lại. - Đối với lợn con: Người ta thường dùng phương pháp túm chân lợn kẹp giữa hai đùi để cố định lợn con (hình 1.10)
  • 14. 13 Hình 1.9B. Phương pháp cố định lợn lớn Hình 1.10. Phương pháp cố định lợn con (túm chân lợn kẹp giữa hai đùi) * Cố định chó: Người ta thường dùng phương pháp đeo rọ mõm hoặc buộc mõm chó. - Phương pháp buộc mõm chó: Đầu tiên phải đeo rọ mõm hoặc bộc mồm chó, sau đó dùng dây vải cho vào mồm, phía trong răng nanh, rồi buộc hàm dưới lại, vòng dây buộc lên hàm trên, cuối cùng thắt nút lại ở phía sau cổ (hình 1.11) - Phương pháp đeo rọ mõm chó: Hình 1.11A. Phương pháp buộc mõm chó Hình 1.11B. Phương pháp đeo rọ mõm chó * Cố định gà - Đối với gà lớn: Dùng bàn tay trái luồn xuống dưới lườn rồi nhấc gà ra khỏi chuồng. Hoặc dùng tay phải túm lấy 2 chân gà nhấc ra khỏi lồng. Sau đó đặt gà xuống, tay phải cố định 2 chân gà. Tay trái nhẹ nhàng mở cánh gà ra để người thứ 2 làm các thao tác (tiêm, chủng vacxin).
  • 15. 14 - Đối với gà con: Đặt gà con trong lòng bàn tay trái, dùng ngón trỏ và ngón cái cố định cổ gà để đầu gà hướng lên trên cho tiện việc nhỏ thuốc vào mắt, mũi gà hoặc cho gà uống thuốc. 1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM BỆNH Để khám bệnh cho gia súc có rất nhiều các phương pháp khác nhau. Các phương pháp khám bệnh cho gia súc được chia làm hai nhóm gồm: các phương pháp khám cơ bản: nhìn, sờ, nắn, gõ, nghe và các phương pháp khám bệnh đặc biệt (xét nghiệm, X - quang, siêu âm, nội soi,... ) Phần lớn triệu chứng được phát hiện nhờ các phương pháp khám cơ bản. Tuy nhiên khi mắc bệnh con vật còn có những biểu hiện phi lâm sàng, những biểu hiện này chỉ có thể phát được nhờ các phương pháp khám đặc biệt như đã nêu trên. 1.5.1. Các phương pháp khám cơ bản a. Phương pháp quan sát (nhìn) Đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng rộng rãi trong lâm sàng thú y, là phương pháp được sử dụng trước tiên trong chẩn đoán bệnh gia súc. Qua phương pháp này ta có thể biết được trạng thái gia súc, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc và các triệu chứng khác của con vật. Đồng thời quan sát giúp ta đánh giá được chất lượng đàn gia súc, sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát tùy theo mục đích và vị trí nhìn mà ta đứng xa hay đứng gần gia súc. Nhìn chung ta nên quan sát từ xa đến gần, từ tổng quát đến từng bộ phận (hình 1.12). - Nhìn toàn thân: là quan sát trạng thái, thái độ, cử động, tình hình dinh dưỡng, dáng điệu,... của gia súc. - Nhìn cục bộ: nhìn lần lượt từ trước ra sau, từ trái qua phải, lần lượt các cơ quan bộ phận như đầu, cổ, lồng ngực, vùng bụng, bốn chân,... để phát hiện những biến đổi bất thường nếu có như vết thương, vết loét, mụn, nốt, nước mắt, nước mũi, dử, lông rụng,… Nên quan sát nhờ ánh sáng ban ngày, nếu buổi tối hoặc thiếu ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng điện hoặc đèn chiếu. Cần quan sát đối chiếu, so sánh giữa hai bộ phận Hình 1.12. Phương pháp quan sát
  • 16. 15 tương ứng của con vật: hai bên mông, hai bên thành bụng, hai bên ngực, hai bên chân,... và có sự so sánh giữa cơ quan tổ chức đau với cơ quan tổ chức lành để thấy được những biến đổi bất thường. b. Phương pháp sờ nắn Sờ nắn là phương pháp dùng cảm giác của ngón tay, bàn tay để kiểm tra chỗ khám, xác định nhiệt độ, độ ẩm, trạng thái,... và sự mẫn cảm của tổ chức cơ thể gia súc. Sờ nắn cũng biết được cảm giác của con vật khi đau. Qua sờ nắn người khám còn xác định được tình trạng mạch của gia súc, sờ nắn để đo huyết áp, để khám trực tràng. Do vậy, sờ nắn là phương pháp thường dùng trong thú y (hình 1.13). Sờ nắn có hai cách sau: - Sờ nắn nông: là việc sờ nắn những cơ quan bộ phận nông để biết được ôn độ, độ ẩm của da, lực căng của cơ, tần số hô hấp, nhịp tim,… - Sờ nắn sâu: dùng để khám các khí quan, tổ chức sâu trong cơ thể gia súc (ví dụ: Sờ nắn dạ cỏ trâu bò). Khi sờ nắn kiểm tra các khí quan, tổ chức của cơ thể gia súc, nhờ cảm giác tay ta có thể nhận biết các trạng thái sau: - Dạng rất cứng: Như sờ vào xương. - Dạng cứng: Như sờ vào gan, thận. - Dạng bột nhão: Cảm giác mềm như bột, ấn tay rồi bỏ ra để lại vết. Dạng này thường do tổ chức bị thấm ướt (ví dụ: bị thủy thũng). - Dạng ba động: Khi sờ thấy cảm giác lùng nhùng, di động, ấn vào giữa thì lõm xuống. Dạng này là do tổ chức mất đàn tính vì thấm đầy nước (Ví dụ: Các tổ chức bị mưng mủ). - Dạng khí thũng: Sờ vào thấy cảm giác mềm, chứa đầy khí. Ấn mạnh vào tổ chức nghe thấy tiếng kêu lép bép do khí lấn sang phần tổ chức bên cạnh. Dạng này có thể do tổ chức tích khí hoặc có túi không khí. Sờ nắn là phương pháp khám bệnh đơn giản, tuy nhiên để sờ nắn mang lại hiệu quả cao đòi hỏi người khám phải nắm vững về vị trí giải phẫu và có kinh nghiệm trong chẩn đoán bệnh. Hình 1.13. Phương pháp sờ nắn
  • 17. 16 c. Phương pháp gõ Gõ là phương pháp khám bệnh cơ bản, mà cơ sở của nó là âm hưởng, âm thanh do các vật thể chấn động tạo ra. Các vật thể khác nhau, ở trong các trạng thái khác nhau khi gõ sẽ cho các âm thanh khác nhau. Do vậy, các khí quan tổ chức khác nhau trong cơ thể gia súc có cấu tạo và tính chất khác nhau nên khi gõ sẽ phát ra các âm thanh khác nhau. Trong trạng thái bệnh lí, các cơ quan tổ chức cũng thay đổi về tính chất, khi đó âm phát ra khi gõ sẽ thay đổi. * Kỹ thuật gõ Tùy theo gia súc cần khám bệnh lớn hay nhỏ mà ta có thể áp dụng các phương pháp gõ sau: Gõ trực tiếp: dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay thuận gõ theo chiều thẳng đứng (vuông góc) vời bề mặt của tổ chức khí quan cần khám. Với cách gõ này, lực gõ không lớn, âm phát ra nhỏ, thường áp dụng với gia súc nhỏ. Gõ gián tiếp: là các phương pháp gõ qua một vật trung gian - Gõ qua ngón tay: dùng ngón giữa và ngón trỏ tay trái đặt sát lên bề mặt tổ chức khí quan cần khám của gia súc, ngón giữa và ngón trỏ của tay phải gõ lên vuông góc với hai ngón tay trái. Phương pháp này thường áp dụng để khám cho các loài gia súc nhỏ ( dê, cừu, chó, mèo,…) - Gõ bằng búa qua bản gõ: Búa gõ có kích thước và trọng lượng khác nhau tùy theo vóc dáng của gia súc. Đối với gia súc nhỏ thường dùng loại búa có trọng lượng nhẹ từ 60 - 75 gam, gia súc lớn dùng loại búa nặng hơn 120 - 160 gam (hình 1.14) Bản gõ được làm cùng vật liệu với búa gõ, có thể bằng gỗ, sừng, nhựa hay kim loại. Bản gõ có loại hình vuông, hình tròn dài, hình chữ nhật,... sao cho thuận tiện, dễ thao tác, áp sát được vào thân con vật. Cách gõ: Tay trái cầm bản gõ (phiến gõ) đặt sát lên bề mặt khí quan tổ chức của gia súc cần khám. Tay phải cầm búa gõ, gõ dứt khoát từng tiếng một. Lực gõ mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào tổ chức cần gõ to hay bé, ở nông hay sâu. Khi gõ mạnh, các chấn động có thể lan trên bề mặt cơ thể từ 4 - 6cm, sâu đến 7cm, còn nếu gõ nhẹ các chấn động lan 2 - 3cm và sâu 4cm. Khi gõ nên để gia súc ở nơi yên tĩnh, không có tạp âm để tránh làm lẫn tạp với âm gõ. Do vậy, nên để gia súc ở trong phòng có diện tích phù hợp và đóng kín cửa. * Những âm gõ Tùy theo đặc điểm và tính chất của các tổ chức, khí quan mà có các âm gõ sau: Hình 1.14. Búa gõ và bản gõ
  • 18. 17 - Âm trong: âm này vang mạnh, âm hưởng kéo dài Ví dụ: khi gia súc khỏe mạnh nếu ta gõ vùng phổi và vùng manh tràng thí âm phát ra sẽ trong. - Âm đục: âm này có tiếng vang yếu và ngắn Ví dụ: khi gõ vùng gan hoặc vùng có bắp cơ dày sẽ phát ra âm đục. Khi phổi bị thùy phế viêm ở giai đoạn gan hóa ta gõ cũng sẽ nghe thấy có âm đục. - Âm đục tương đối: là âm phát ra khi ta gõ vùng rìa phổi, vùng quanh tim hoặc vùng phổi bị xung huyết (do tổ chức phổi vừa chứa nước, vừa chứa khí),… - Âm trống: là những âm to nhưng không vang Ví dụ: âm phát ra khi ta gõ vào vùng dạ cỏ hoặc vùng manh tràng ở gia súc nhai lại khỏe mạnh. d. Phương pháp nghe Nghe là phương pháp dùng trực tiếp tai hoặc qua dụng cụ chuyên dụng để nghe những âm phát ra từ các khí quan bộ phận của của cơ thể gia súc như tim, phổi, dạ dày, ruột,…để biết được trạng thái và sự hoạt động của các cơ quan, bộ phận đó. * Các phương pháp nghe: có hai phương pháp nghe Nghe trực tiếp: là cách dùng trực tiếp tai, áp sát vào cơ thể gia súc để nghe, người nghe có thể dùng một miếng vải hoặc miếng khăn sạch phủ lên vùng cần nghe trên cơ thể gia súc để giữ vệ sinh. Khi nghe phần ngực của gia súc thì người nghe quay mặt về phía đầu gia súc, còn khi nghe phần bụng của gia súc thì người nghe quay mặt về phía sau của con vật. Khi nghe tay bên trong của người nghe đặt lên sống lưng của con vật. Nghe gián tiếp: Đây là phương pháp nghe qua ống nghe. Hiện nay người ta thường dùng ống nghe hai loa có độ phóng đại âm thanh lớn, sử dụng thuận lợi và âm nghe được rõ, không lẫn tạp âm (hình 1.15). * Điều kiện nghe - Để gia súc ở nơi yên tĩnh, tránh gió to, không làm gia súc rung da, gia súc phải đứng ở tư thế thoải mái. - Nghe lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải, ở mỗi vị trí phải nghe lâu để xác định rõ âm thanh nghe được. Hình 1.15. Nghe tim bò
  • 19. 18 - Khi nghe phải có sự so sánh đối chiếu giữa hai bên ngực, nếu muốn nghe rõ thì cho gia súc vận động trong vài phút. 1.5.2. Các phương pháp khám đặc biệt Trong nhiều trường hợp, các phương pháp khám cơ bản không thể đưa ra những kết luận chẩn đoán chính xác hoặc cần phải có thêm căn cứ để kết luận về bệnh thì việc sử dụng các biện pháp khám đặc biệt là cần thiết. Các phương pháp khám đặc biệt bao gồm các phương pháp sau a. Xét nghiệm Trong một số bệnh cụ thể cần phải tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng (trong phòng thí nghiệm) như các xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, sữa,... b. X - quang Chẩn đoán X - quang là những phương pháp dùng tia Rơnghen để khám xét các khí quan trong cơ thể. Những phương pháp đó dựa vào: - Tính chất đâm xuyên sâu của tia Rơn-ghen. - Sự hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau của các phần tử trong cơ thể. Do các mô hấp thụ tia Rơn-ghen khác nhau nhiều hay ít nên nó tạo ra những hình X - quang đậm hay nhạt. Vì tia Rơn-ghen không tác dụng trên võng mạc mắt nên để thấy các hình ảnh đó, người ta phải dùng các phương pháp đặc biệt sau: - Phương pháp chụp X - quang: dùng phim ảnh để chụp (hình 1.16). - Phương pháp chiếu X - quang hay chiếu điện: dùng màn chiếu huỳnh quang hoặc dùng tăng sáng truyền hình. Hiện nay, người ta không dùng chiếu X - quang dưới màn huỳnh quang mà chỉ chiếu X - quang dưới tăng sáng truyền hình để giảm liều nhiễu xạ, bảo vệ cho thầy thuốc và cơ thể bệnh, đồng thời cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Khi cần thấy rõ chi tiết cấu tạo của một bộ phận cụ thể của cơ thể như: xương, phổi,... người ta sử dụng phương pháp chụp X - quang. Tuy nhiên, khi muốn khám xét các bộ phận theo đủ mọi hướng và muốn thấy sự chuyển động của các cơ quan như: nhu động của dạ dày ruột,... người ta dùng phương pháp chiếu X - quang. Hai phương pháp trên không mâu thuẫn với nhau mà được sử dụng kết hợp với nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chẩn đoán bệnh. Hình 1.16. Chụp X - quang
  • 20. 19 c. Siêu âm * Nguyên lý J. Curie (1880) và Lippman (1981) đã tìm ra sóng siêu âm trên cơ sở hiệu ứng áp điện. Trên cơ sở tinh thể áp điện ép vào, giãn ra dưới ảnh hưởng của dòng điện xoay chiều tạo ra năng lượng âm học, người ta chế tạo ra các đầu dò phát và thu sóng siêu âm. Các sóng âm được phát ra từ đầu dò xuyên qua các tổ chức cơ thể, dội lại một phần năng lượng nếu gặp các tổ chức kháng âm của tổ chức khác nhau. Phần sóng âm còn lại tiếp tục truyền đi và dội lại tới khi không còn năng lượng. Các sóng âm dội lại trở về đầu dò phát sóng được đưa vào bộ phận tiếp nhận khuếch đại của máy siêu âm để xuất hiện trên màn hiện sóng. Tín hiệu ghi nhận trên màn hiện sóng phản ánh cấu trúc của tổ chức khi sóng siêu âm truyền qua như kích thước, độ dày, biên độ di động, khoảng cách giữa các cấu trúc,… Siêu âm là những sóng âm có tần số cao hơn 20.000 Hz, có đặc tính: - Sự phát xạ của siêu âm - Tính dẫn truyền của siêu âm. - Sự phản hồi của siêu âm khi truyền qua môi trường khác nhau của các cơ quan. - Sự suy giảm của siêu âm * Tính ưu việt của siêu âm - Phương pháp thăm dò không chảy máu - Không độc hại cho cơ thể nên thăm dò được nhiều lần để theo dõi diễn biến bệnh. - Sử dụng dễ dàng và có kết quả nhanh chóng. d. Nội soi Để chẩn đoán bệnh nhất là bệnh đường tiêu hoá, hiện nay trong y học dùng các phương pháp nội soi: soi dạ dày - tá tràng, soi đại tràng, soi hậu môn - trực tràng, soi ổ bụng (hình 1.18) Hình 1.17. Siêu âm chẩn đoán bệnh Hình 1.18. Phương pháp nội soi khí quản ở gia súc
  • 21. 20 Soi dạ dày - tá tràng là phương pháp thăm dò bên trong ống tiêu hoá từ thực quản đến tá tràng nhờ máy nội soi dạ dày tá tràng ống mềm. Soi đại tràng, hậu môn - trực tràng là phương pháp chẩn đoán có sử dụng ống soi mềm đưa từ hậu môn đi ngược lên manh tràng để quan sát tổn thương của từ hậu môn lên đại tràng. Soi ổ bụng là phương pháp thăm dò trực tiếp về hình thái một số cơ quan trong ổ bụng, đánh giá tình trạng bất thường và mối liên quan giữa các cơ quan đó. Qua soi ổ bụng có thể sinh thiết để chẩn đoán bệnh. Phương pháp này đòi hỏi sự vô trùng tuyệt đối, tuân theo những chỉ định và chống chỉ định để hạn chế những tai biến có thể xảy ra, nguy hiểm đến con bệnh (Ví dụ: nhiễm trùng, chảy máu,…). Ngày nay, người ta áp dụng nội soi điều trị để thay thế một số phẫu thuật thường qui ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở nội khoa, ngoại khoa, sản khoa. Phẫu thật qua nội soi có nhiều ưu điểm: thời gian ngắn hơn, chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản hơn, có lợi cho sức khoẻ con bệnh.
  • 22. 21 Chương 2 TRÌNH TỰ KHÁM BỆNH Tóm tắt nội dung: - Trình tự khi khám một vật nuôi mắc bệnh, tác dụng của bệnh án và bệnh lịch về mặt nghiên cứu khoa học và hành chính pháp lý, cách hỏi bệnh đối với chủ vật nuôi - Cách tiến trình khám tổng thể một con bệnh như kiểm tra niêm mạc, khám lông và da, khám thân nhiệt,… Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cách lập hồ sơ bệnh, cách ghi chép từng phần trong hồ sơ bệnh đảm bảo tính khoa học và trung thực - Giúp cho sinh viên có những kỹ năng khám tương ứng với mỗi một cơ quan nhất định và có những kiến thức tổng thể vè cách khám, đánh giá một cơ quan mắc bệnh theo sự biểu hiện khác nhau của các triệu chứng. 2.1. HỎI BỆNH (hỏi chủ nhà về con vật ốm) Việc hỏi chủ nhà sẽ giúp ta có những thông tin quan trọng ban đầu về biểu hiện bệnh trên con vật ốm, về phương thức chăn nuôi và các lý do khác làm cho con vật ốm. 2.1.1. Hỏi thông tin về con vật * Nguồn gốc vật nuôi: loài, giống, xuất xứ? (giống mua từ đâu về hay tự gia đình sản xuất được?). Rất nhiều bệnh có liên quan đến các thông tin này. Ví dụ: gà ta thường ít mắc bệnh so với gà công nghiệp. Còn về xuất xứ: nếu giống mua ở nơi khác về thì có thể mang bệnh theo hoặc bị mắc bệnh trong quá trình vận chuyển,... * Tuổi: vật nuôi còn non, trưởng thành, hay đã già? Bỏi vì có rất nhiều bệnh chỉ xảy ra ở một độ tuổi nào đó. Ví dụ: bệnh lợn con ỉa phân trắng, bệnh giun đũa bê nghé. * Tính biệt: đực hay cái? Nếu là gia súc cái: thời gian phối giống, chửa, đẻ, sảy thai hoặc các vấn đề khác như thế nào? Nhiều bệnh có liên quan đến tính biệt của vật nuôi. Ví dụ: bệnh xảy thai, viêm vú chỉ có ở gia súc cái.
  • 23. 22 * Tình trạng hiện tại của vật nuôi: con vật còn ăn hay bỏ ăn? có đứng, đi lại được hay nằm lả,… Qua các thông tin trên có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ và có hướng can thiệp kịp thời. 2.1.2. Hỏi biểu hiện của bệnh - Bệnh xảy ra từ khi nào? - Tiến triển của bệnh nhanh hay chậm? - Con vật ốm có biểu hiện gì khác thường kể từ khi bắt đầu ốm cho đến khi kiểm tra? - Triệu chứng ở con vật ốm? - Có bao nhiêu con chết trong tổng đàn vật nuôi của gia đình? - Bệnh đã từng xảy ra bao giờ chưa? - Các loại vật nuôi khác trong nhà có bị bệnh không? Vật nuôi nhà hàng xóm có bị bệnh như thế không? Qua đó ta có thể biết được mức độ nặng nhẹ (chết nhiều hay ít), bệnh cấp tính (tiến triển nhanh) hay mạn tính (tiến triển chậm), mức độ lây lan nhanh hay chậm?. 2.1.3. Hỏi thông tin về môi trường xung quanh - Thức ăn, nước uống: cho vật nuôi ăn thức ăn gì? Thức ăn có thay đổi gì không? Thức ăn có đủ không? Cách cho ăn? Nước uống có đủ sạch sẽ không? - Phương thức chăn nuôi: nuôi nhốt hay thả rông? - Chuồng nuôi: có khô ráo không? có vệ sinh sạch sẽ? có thường xuyên tắm chải cho vật nuôi không? mật độ nuôi, nhốt có quá đông không? - Có nhập đàn vật nuôi mới không? - Có mua thịt hoặc sản phẩm chăn nuôi ở chợ mang về nhà không? - Có khách đến tham quan không? Qua các thông tin trên, ta có thể định hướng được: liệu có phải là bệnh do nguyên nhân chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng, hoặc có thể do bệnh lây lan từ xung quanh qua người hoặc động vật khác (nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm). 2.1.4. Tác động của chủ vật nuôi - Đã phòng vacxin cho con vật chưa? tên vacxin? ai tiêm và tiêm khi nào? - Có cách ly con vật ốm không? - Có điều trị bằng thuốc không? dùng thuốc gì? mua thuốc ở đâu? ai chữa? liều lượng thế nào?
  • 24. 23 Qua đó ta có thể loại bỏ khả năng xảy ra của các bệnh đã được phòng bằng vacxin cũng như không lặp lại phác đồ điều trị của người trước và giúp định hướng cho việc chẩn đoán, điều trị với kết quả cao. 2.2. KHÁM CHUNG 2.2.1. Quan sát bên ngoài con vật ốm Quan sát để xem tình trạng con vật tại chuồng nuôi và các biểu hiện khác thường của nó, đồng thời kiểm tra lại những thông tin đã được cung cấp từ chủ vật nuôi. a. Tình trạng hiện tại - Tư thế của con vật: đi đứng có bình thường không? có chân nào bị liệt hay bị đau không? đau ở chỗ nào? Trong trường hợp con vật bị viêm khớp hoặc tổn thương ở các cơ quan vận động hay bị bệnh lở mồm long móng thì đi lại rất khó khăn và con vật có biểu hiện đau. - Con vật có còn tỉnh táo hay mệt mỏi, nằm lả, ủ rũ? (hình 2.1) Nếu nằm bệt một chỗ thì tư thế nằm như thế nào? - Con vật gầy hay béo? Trong một số bệnh mạn tính, bệnh do ký sinh trùng và bệnh do dinh dưỡng thì con vật sẽ gầy còm, ốm yếu. - Bụng con vật như thế nào? Có bị chướng bụng không? Ví dụ: trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ thì bụng bên trái sẽ phình to lên. - Các lỗ tự nhiên (mắt, lỗ mũi, lỗ đái, hậu môn,...) của con vật có dịch viêm chảy ra không? Trong nhiều bệnh, nhất là khi bị viêm nhiễm, các lỗ tự nhiên sẽ có dịch viêm, mủ, thậm chí lẫn cả máu chảy ra. Ví dụ: khi bị bệnh nhiệt thán, các lỗ tự nhiên của trâu bò thường chảy máu đen khó đông, khi bị viêm phổi nước mũi chảy nhiều (hình 2.2) b. Lông, da - Mượt hay xơ xác? Sạch hay bẩn? Hình 2.1 Con vật ủ rũ Hình 2.2. Chảy nước mũi
  • 25. 24 - Da có chỗ nào bị sưng không? - Màu sắc của da có thay đổi gì không? - Da có điểm, đám tụ huyết hay xuất huyết không? - Có tổn thương gì trên da không? - Có ký sinh trùng ngoài da không? Trong nhiều bệnh, trên da sẽ có các dấu hiệu rất điển hình. Ví dụ: lợn bị 1 trong 4 bệnh đỏ thì trên da sẽ có các điểm tụ huyết hoặc xuất huyết (hình 2.3) c. Hô hấp Con vật thở như thế nào? có khó thở không? cách thở ra sao? nhịp thở nhanh hay chậm? Có bị ho không? Các triệu chứng trên thường có ở một số bệnh về đường hô hấp. Ví dụ: khi bị bệnh viêm phổi con vật thường khó thở (hình 2.4) 2.2.2. Kiểm tra phân - Trạng thái của phân có bình thường không? có bị nhão? lỏng? táo. - Màu sắc của phân có thay đổi không? - Trong phân có lẫn mủ, máu, màng nhầy không - Trong phân có lẫn giun, sán không? - Trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá không - Phân có mùi thối khắm không? 2.2.3. Kiểm tra nước tiểu Hình 2.3. Xuất huyết dưới da Hình 2.4. Thở khó thè lưỡi Hình 2.5. Lợn ỉa chảy
  • 26. 25 - Số lượng nước tiểu nhiều hay ít? - Trong nước tiểu có lẫn máu, mủ không? - Màu sắc của nước tiểu có thay đổi không? (vật nuôi bị xuất huyết nặng ở thận hoặc bị bệnh ký sinh trùng đường máu thì nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đỏ). 2.3. SỜ NẮN VÀ KHÁM CÁC CƠ QUAN 2.3.1. Khám hạch lâm ba Khám hạch lâm ba rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, nhất là trong bệnh lao hạch, bệnh tị thư, bệnh lê dạng trùng, ở những bệnh này sự thay đổi hạch lâm ba rất đặc hiệu. Trong cơ thể có rất nhiều hạch lâm ba, nhưng ta chỉ khám được các hạch nằm dưới da. Khi gia súc ốm một số hạch sẽ sưng to. a. Phương pháp khám: nhìn, sờ nắn, chọc dò khi cần thiết - Trâu, bò: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú. Hạch trên vú: ở bò sữa hạch này nằm dưới chân bầu vú về phía sau (hình 2.6) Hạch dưới hàm ở trâu, bò nằm ở phía trong phần sau xương hàm dưới, to bằng nhân quả đào, tròn và dẹp. Khi bị lao hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu nổi rõ có thể sờ được. - Ngựa: thường khám hạch dưới hàm, hạch trước đùi. Ở ngựa hạch dưới hàm hình bao dài, to bằng ngón tay trỏ, nằm dọc theo mặt trong hai xương hàm dưới hai bên, sau gờ động mạch dưới hàm. Khi có bệnh hạch bên tai, hạch cổ, hạch trước vai nổi rõ. Hình 2.6. Vị trí hạch lâm ba ngoài ở bò
  • 27. 26 Khi khám hạch dưới hàm, người khám đứng bên trái hoặc bên phải gia súc tùy theo cần khám hạch nào, một tay cầm dây cương hay dây thừng, tay còn lại sờ hạch. Thế thuận lợi là ngưới khám đứng bên trái gia súc tay trái cầm dây cương, tay phải khám. Hạch trước vai: ở trên khớp bả vai một ít, mặt dưới chùm cơ vai. Dùng cả bốn ngón tay ấn mạnh vào mặt trước chùm cơ bả vai, lần lui tới sờ tìm hạch. Những gia súc béo thường khó khám. Hạch trước đùi to bằng hạt mít, nằm dưới phần trùng mặt trước cơ căng mạc đùi. Lúc khám một tay để lên sống lưng làm điểm tựa, tay còn lại theo vị trí trên lần tìm hạch. Chú ý: Cần cố định gia súc để khám, nhất là ngựa hay đá về phía sau. - Lợn, chó, mèo: thường khám hạch bẹn trong. Các hạch khác thường ở sâu khó sờ thấy. b. Những triệu chứng ở hạch cần chú ý - Hạch sưng cấp tính: Thể tích hạch to, nóng, đau và cứng, các thùy nổi rõ mặt trơn và ít di động. Hạch sưng trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính, do những bộ phận gần hạch bị viêm (như viêm mũi, viêm thanh quản) làm hạch dưới hàm sưng. Trâu, bò bị lê dạng trùng, hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rất rõ. - Hạch hóa mủ: thường do viêm cấp tính phát triển thành. Lúc đầu hạch sưng, nóng, đau, sau đó phần giữa nhũn, phồng cao, bùng nhùng, lông dựng và hạch thường vỡ hoặc lấy kim chọc thì có mủ chảy ra. Ở ngựa hạch dưới hàm sưng to, hóa mủ, chung quanh hạch viêm thẩm ướt là triệu chứng của bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm. Nếu mủ trong hạch ít, tổ chức quanh hạch không viêm thường do lao hay tị thư. Cũng có trường hợp hạch hóa mủ là do tổ chức đó bị viêm lâu ngày. - Hạch tăng sinh và biến dạng: do viêm mãn tính, tổ chức tăng sinh viêm dính với tổ chức lành xung quanh làm thể tích hạch to không di động được, ấn vào không thấy đau, mặt hạch không đều. Ở ngựa thấy triệu chứng trên trong bệnh tỵ thư, viêm xoang mũi mãn tính. Ở bò thấy do lao hạch, xạ khuẩn. Các hạch toàn thân sưng to thường do bệnh bạch huyết (leucosia). Ở lợn: Hạch cổ, hạch sau hầu sưng cứng thường thấy do bệnh lao. 2.3.2. Khám phần đầu - Khám miệng: dùng miếng vải kéo lưỡi con vật ra khỏi miệng. Khám trong miệng xem có dị vật gì không? Miệng, lưỡi có bị tổn thương gì không? - Khám mắt, mũi: xem có dị vật không? có viêm, sưng không? màu sắc niêm mạc như thế nào? Nếu có ổ viêm thì tại vị trí viêm có bốn biểu hiện đặc trưng là: sưng, nóng, đỏ, đau.
  • 28. 27 2.3.3. Khám phần chân - Khớp: có bị viêm không? - Gầm bàn chân có dị vật không? - Vành móng, kẽ móng: có mụn nước? có tổn thương không? 2.3.4. Khám cơ quan sinh dục - Có dịch viêm, mủ, máu chảy ra không? - Gia súc đẻ thì có bị sót nhau? có bị sát nhau? lộn tử cung không? 2.3.5. Khám vú - Sờ nắn bầu vú gia súc cái xem có bị sưng, nóng, đỏ, đau hoặc có mụn nước lở loét không? - Tuyến sữa có bình thường không? có mủ, máu chảy ra từ tuyến sữa không? 2.4. KHÁM THÂN NHIỆT Thân nhiệt cao hay thấp được coi là triệu chứng bệnh quan trọng. Có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán là bệnh cấp tính hay mãn tính, bệnh nặng hay bệnh nhẹ (bệnh cấp tính có thân nhiệt cao, còn bệnh mạn tính thân nhiệt thường không cao) Dựa vào thân nhiệt có thể chẩn đoán phân biệt giữa bệnh truyền nhiễm với hiện tượng trúng độc (bệnh truyền nhiễm thân nhiệt tăng cao, trúng độc thân nhiệt không tăng so với bình thường). Dựa vào thân nhiệt hàng ngày để theo dõi kết quả điều trị và tiên lượng (bớt sốt từ từ thường do điều trị đúng và tiên lượng tốt. Nếu đang sốt cao thân nhiệt đột ngột tụt xuống là triệu chứng xấu) 2.4.1. Thân nhiệt bình thường Động vật có vú, gia cầm thân nhiệt ổn định ngay cả khi điều kiện môi trường sống thay đổi. Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt gia súc non cao hơn gia súc trưởng thành, gia súc già. Thân nhiệt ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm thân nhiệt thấp lúc sáng sớm (1 - 5 giờ), cao nhất vào buổi chiều (16 - 18 giờ). Mùa hè, trâu bò làm việc dưới trời nắng gắt thân nhiệt có thể cao hơn bình thường (1,0 - 1,80 C). Thân nhiệt dao động trong vòng 10 C nằm trong phạm vi sinh lý; nếu vượt quá 10 C, kéo dài sẽ ảnh hưởng các hoạt động của cơ thể. * Cách đo thân nhiệt: Dùng nhiệt kế có khắc độ “C” theo cột thủy ngân (hình 2.7)
  • 29. 28 Trước khi dùng nhiệt kế người ta thường vẩy mạnh cho cột thủy ngân tụt đến vạch cuối cùng. Đo thân nhiệt ở trực tràng, con cái khi cần có thể đo ở âm đạo. Thân nhiệt đo ở trực tràng thấp hơn nhiệt độ của máu 0,5 - 1,00 C, ở âm đạo thấp hơn ở trực tràng 0,2 - 0,50 C, nhưng lúc có chửa lại cao hơn 0,50 C. Trong một ngày đo thân nhiệt vào buổi sáng lúc 7 - 9 giờ, buổi chiều lúc 16 - 18 giờ - Đo thân nhiệt trên trâu, bò: không cần cố định gia súc. Một người giữ dây thừng hoặc cột lại, người đứng sau gia súc tay trái nâng đuôi lên, tay phải đưa nhẹ nhiệt kế vào trực tràng hơi hướng về phía dưới. Nhiệt kế lưu lại trong trực tràng khoảng 5 phút (hình 2.7). - Đo thân nhiệt lợn, chó, mèo, dê, cừu: để gia súc đứng hoặc cho nằm, - Gia cầm giữ nằm để đo. - Đo thân nhiệt ngựa: cần thận trọng vì ngựa rất mẫn cảm và đá về phía sau. Cho ngựa vào gióng cố định cẩn thận. Người đo đứng bên trái gia súc, trước chân sau, mặt quay về phía sau gia súc. Tay trái cầm đuôi bắt quay về phía sau và giữ lên trên xương khum. Tay phải cho nhiệt kế vào trực tràng, hơi nghiêng về phía trên một tý, lần nhẹ nhiệt kế về phía trước. Thân nhiệt bình thường của vật nuôi Loài gia súc Thân nhiệt ( 0 C) Bò Trâu Ngựa Cừu, dê Lợn Chó Mèo Thỏ Gà Vịt Chuột lang Ngỗng Ngan La, lừu 37,5 - 39,5 37,0 - 38,5 37,5 - 38,5 38,5 - 40,0 38,0 - 40,0 37,5 - 39,0 38,0 - 39,5 38,5 - 39,5 40,0 - 42,0 41,0 - 43,0 38,5 - 38,7 40,0 - 41,0 41,0 - 43,0 37,5 - 38,5 Hình 2.7. Cách đo thân nhiệt gia súc
  • 30. 29 2.4.2. Rối loạn thân nhiệt Khi cơ thể ở trong trạng thái bệnh lý, thân nhiệt sẽ bị thay đổi. Trên lâm sàng thường thấy có hai sự thay đổi: Thân nhiệt cao hơn bình thường (sốt), thân nhiệt thấp hơn bình thường (hạ thân nhiệt). a. Sốt: sốt là phản ứng toàn thân đối với tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là cơ thể sốt (thường gặp khi cơ thể bị nhiễm khuẩn). Quá trình đó là do tác động của vi khuẩn, độc tố của nó và những chất độc khác hình thành trong quá trình bệnh. Những chất đó thường là protein hay sản phẩm phân giải của nó. Sốt là khi thân nhiệt cao vượt khỏi phạm vi sinh lý. * Cơ chế sốt: Do nhiều nhân tố kích thích (vi khuẩn và độc tố của nó, virus, nấm, phản ứng miễn dịch, các hormon, thuốc, các sản phẩm phân hủy của tổ chức,…) gọi chung là chất sinh nhiệt ngoại sinh. Chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động qua một chất sinh nhiệt nội sinh. Lý luận này rút ra từ những kết quả thực nghiệm trên động vật thí nghiệm. Chất sinh nhiệt đồng chất với Interleukin - I, sản phẩm tế bào đơn nhân của tế bào đơn nhân (monocyte) và đại thực bào. Sản sinh chất sinh nhiệt/IL - I là khởi phát nhiều phản ứng - đáp ứng của giai đoạn cấp tính. Chất sinh nhiệt/IL - I gắn với các nơron cảm nhiệt vùng dưới đồi dẫn đến tăng đột ngột quá trình sinh nhiệt trong cơ bắp (rùng mình), sau đó giảm mất nhiệt (co mạch ngoài da). Ở bên trong vùng dưới đồi, chất sinh nhiệt/IL - I kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin E1(PG E1) từ các axit của các màng tế bào hoạt hóa sinh nhiệt và giải nhiệt. Chất sinh nhiệt/IL - I có vai trò chủ chốt trong kích thích đáp ứng miễn dịch: nó hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ tổng hợp Interleukin 2 kích thích đáp ứng miễn dịch tế bào T đơn dòng. IL/I kích thích tăng sinh tế bào B và tăng sản xuất kháng thể đặc hiệu. IL - I kích thích tủy xương tăng sinh bạch cầu trung tính và monocyte. Hoạt hóa các tế bào trên, kích thích oxy hóa diệt khuẩn của tế bào trung tính. IL - I gây cảm ứng làm giảm cường độ sắt và kẽm trong huyết tương, những nguyên tố rất cần cho vi khuẩn phát triển. Ở các cơ bắp với vai trò trung gian của men clo - oxygenaza và PG E1, protein bị thủy phân cho các axit amin cung cấp cho các tế bào khác như một chất dinh dưỡng. Và cũng do protein cơ bị thủy phân, cơ bị teo, vì vậy con vật bị sút cân nhanh chóng. * Những triệu chứng thường thấy khi sốt: - Ức chế: Ở gia súc thường ủ rũ, không có triệu chứng co giật như thường thấy ở trẻ em sốt cao. Do rối loạn điều hòa nhiệt, các cơ bắp run, lúc đầu nhẹ sau lan ra toàn thân. Ở lợn thì triệu chứng này rất rõ.
  • 31. 30 - Hệ tim mạch: Tim đập nhanh, mạch nảy, sốt cao hơn 10 C thì tần số mạch tăng từ 8 - 10 lần. Khi hạ sốt mạch giảm, hệ số mạch không giảm, chú ý suy tim. Sốt cao gây suy tim, huyết áp hạ, ứ máu toàn thân. Những hiện tượng này thường ít thấy ở gia súc. Chú ý trong các bệnh truyền nhiễm ở gia súc, như nhiệt thán ở trâu bò, dịch tả ở lợn, do sốt cao và xuất huyết toàn thân nên cơ thể có triệu chứng choáng, mạch tăng nhanh, gia súc chết. - Thở nhanh và sâu: là phản ứng tỏa nhiệt. b. Thân nhiệt quá thấp (thân nhiệt thấp dưới mức bình thường). Thân nhiệt thấp dưới mức bình thường khoảng 10 C thường gặp trong các bệnh thần kinh ức chế nặng: Bò liệt sau khi đẻ, chứng xeton huyết, viêm não tủy, một số trường hợp trúng độc, mất nhiều máu, thiếu máu nặng, suy nhược. Thân nhiệt hạ thấp 2 - 30 C, có lúc đến 40 C thấy ở ngựa vỡ dạ dày, vỡ ruột. Thân nhiệt quá thấp, da ra mồ hôi lạnh, tim đập yếu, tần số hô hấp giảm. Ghi nhớ: - Muốn biết được bệnh phải khám bệnh - Phương pháp khám đúng thì chẩn đoán mới đúng - Không bỏ qua một biểu hiện khác thường nào - Luôn đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.
  • 32. 31 Chương 3 KHÁM CÁC KHÍ QUAN TRONG CƠ THỂ Tóm tắt nội dung: - Trình tự khi khám các khí quan trong cơ thể của một vật nuôi mắc bệnh - Hoạt động bình thường của các khí quan và những rối loạn bệnh lý khi các khí quan đó bị bệnh. Mục tiêu: Giúp cho sinh viên có những kiến thức khi khám các khí quan trong cơ thể vật nuôi mắc bệnh, các chỉ tiêu khi các khí quan hoạt động bình thường và những rối loạn bệnh lý của các khí quan đó. Từ đó dùng làm cơ sở giúp cho việc chẩn đoán bệnh. 3.1. KHÁM HỆ TIM MẠCH Bệnh ở hệ tim mạch gia súc không nhiều, nhưng do hoạt động của hệ tim mạch liên quan mật thiết với các khí quan khác trong cơ thể nên bệnh ở các khí quan khác ít nhiều ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Vì vậy, khám hệ tim mạch để định mức độ tổn thương ở tim mạch, mức độ rối loạn tuần hoàn máu không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán bệnh mà còn có ý nghĩa lớn về mặt tiên lượng bệnh. 3.1.1. Sơ lược về hệ tim mạch a. Thần kinh tự động của tim Ngoài sự điều tiết và chi phối của vỏ đại não và hệ thống thần kinh thực vật thì hệ thống thần kinh tự động của tim có vai trò quan trọng giúp tim hoạt động nhịp nhàng và có tính tự động nhất định. Hệ thống thần kinh tự động của tim: - Nốt Keith - Flack ở phần trước vách tâm nhĩ phải, nơi tĩnh mạch chủ đổ vào. - Nốt Aschoff - Tawara ở vào phần dưới vách nhĩ thất, nên còn gọi là nốt nhĩ thất. - Bó Hiss bắt nguồn từ nốt Aschoff - Tawara, chia làm 2 nhánh trái và phải. - Chùm Parkinje do hai nhánh bó Hiss phân ra và tận cùng ở cơ tâm thất. Hình 3.1. Cấu tạo của tim
  • 33. 32 Hưng phấn bắt nguồn từ nốt Keith - Flack, truyền đến tâm nhĩ, theo cơ tâm nhĩ đến nốt Aschoff - Tawara. Tâm nhĩ bóp. Sau đến nốt Aschoff - Tawara, hưng phấn truyền nhanh đến bó Hiss, chùm Purkinje và sau tâm nhĩ bóp tâm thất bóp. b. Thần kinh điều tiết hoạt động của tim Tim hoạt động chịu sự điều tiết của hoạt động thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Thần kinh giao cảm đến từ nốt thần kinh sao (Ganglion stellatum), còn gọi là thần kinh tăng nhịp tim. Thần kinh phó giao cảm đến từ thần kinh mê tẩu và còn gọi là thần kinh ức chế tim đập. Thần kinh mê tẩu tới từ nốt Keith - Flack, Aschoff - Tawara và cơ tim. Nhánh thần kinh mê tẩu bên phải hưng phấn làm tim đập chậm, vì nó liên hệ chặt với nốt Keith - Flack, còn thần kinh nhánh bên trái phân bố chủ yếu đến nốt Aschoff - Tawara, nên hưng phấn của nó ức chế dẫn truyền giữa nhĩ thất làm tim đập yếu hoặc ngừng. Thần kinh giao cảm bên phải tác động chủ yếu ở tâm nhĩ; nhánh bên trái chủ yếu chi phối tâm thất. Thần kinh giao cảm hưng phấn làm tim đập nhanh và mạnh. Vỏ đại não điều tiết trung khu dưới khâu não, sau đó là trung khu ở hành tuỷ. Trung khu ở hành tuỷ điều tiết hoạt động của tim thông qua thần kinh giao cảm và phó giao cảm. c. Thần kinh điều tiết mạch quản Trung khu điều tiết vận mạch ở hành tuỷ và dọc tuỷ sống. Những trung khu này tự hoạt động và vẫn có sự điều tiết của vỏ đại não. Xung động từ các trung khu theo thần kinh vận động mạch quản, theo tình trạng tuần hoàn của cơ thể mà kích thích mạch quản mà mạch quản co hay giãn mạch. Thần kinh làm co mạch do dây giao cảm phân ra; còn thần kinh giãn mạch, một phần do dây giao cảm, một phần do dây phó giao cảm phân thành. * Điều tiết hoạt động cơ năng của tim: Tim tuy có khả năng phát sinh rung động và tự động co bóp, nhưng mọi hoạt động của nó đều thông qua hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm với sự khống chế và điều tiết của thần kinh trung ương. Thần kinh giao cảm tăng cường nhịp đập tim, cường độ tim co bóp và tác dụng tăng cường dinh dưỡng; nó còn tăng cường tính hưng phấn và khả năng dẫn truyền của cơ tim. Thần kinh phó giao cảm làm tim đập chậm và yếu lại, ức chế tính hưng phấn và dẫn truyền của cơ tim. Huyết áp cao, qua cơ quan thụ cảm hoặc bằng phản xạ kính thích trung khu thần kinh điều tiết hoạt động của tim và độ căng mạch quản cho phù hợp điều tiết huyết áp. * Tham gia điều tiết hệ tim mạch còn có Các nội tiết tố, như kích tố thượng thận (Adrenalin), làm co mạch quản, tăng huyết áp. Những chất tiết của tổ chức như Histamin làm giãn mạch quản:
  • 34. 33 Các chất từ trong thận, đặc biệt là Renin tác dụng biến Hypertensinogen thành Hypertensin hoạt tính, làm co mạch quản, gây cao huyết áp. Ngoài ra còn một số chất khoáng như natri, kali, canxi,… d. Vị trí của tim Tim trâu bò: 5/7 quả tim ở bên trái, đáy nằm ngang nửa ngực. Đỉnh tim ở phần sụn của sườn 5, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim tới xương sườn 3, mặt sau xương sườn 6, tim sát vách ngực khoảng sườn 3 - 4cm; phần còn lại bị phổi bao phủ. Tim dê, cừu: trong lồng ngực giống tim trâu bò, nhưng cách xa thành ngực hơn. Tim ngựa: 3/5 ở trên bên trái; đáy ở nửa ngực, đỉnh tim ở dưới, nghiêng về bên trái, cách xương ngực 2cm. Mặt trước tim đến gian sườn 2, mặt sau đến gian sườn 6. Bên phải tim ứng với gian sườn 3 - 4. Tim lợn: khoảng 3/5 quả tim ở bên trái ngực, đáy tim ở giữa, đỉnh tim về phía dưới đến chỗ tiếp giáp giữa phần sụn của sườn 7 và xương ức, cách xương ức khoảng 1,5cm Tim chó: khoảng 3/5 quả tim nằm bên trái, đáy tim nằm ở giữa ngực; đỉnh tim nghiêng về phía sau, xuống dưới đến phần sụn của sườn 6 - 7, có con đến sụn sườn 8, cách xương ức 1cm. 3.1.2. Khám tim a. Nhìn vùng tim Chú ý tim đập động là hiện tượng chấn động thành ngực vùng tim, do tim co bóp gây nên chấn động. Ở động vật lớn (trâu bò, ngựa, lạc đà) tim đập động do thân quả tim đập vào lồng ngực; ở gia súc nhỏ lại do đỉnh quả tim. Có thể thấy rõ tim đập động ở những gia súc gầy, nhất là chó. b. Sờ vùng tim Áp tay vào vùng tim. Chú ý vị trí, cường độ thời gian tim đập và tính mẫn cảm. Sờ tim đập động ở gia súc lớn: bên trái khoảng xương sườn 3 - 4 - 5. Trâu bò lớn, vùng tim đập động rộng khoảng 5 - 7cm2 , con nhỏ: 2 - 4cm2 , ngựa: 4 - 5cm2 . Lợn gầy, vùng tim đập động 3 - 4cm2 chó mèo, gia súc nhỏ khác tim đập động ở khoảng sườn 3 - 4. Thể vóc gia súc, độ béo ảnh hưởng rất lớn đến tim đập động. - Tim đập động phụ thuộc lực cơ tim co bóp, tình trạng tổ chức dưới da ngực và độ dày của thành ngực - Tim đập động mạnh: do tâm thất co bóp mạnh, tiếng tim thứ nhất tăng. Tim đập động mạnh thường thấy trong các trường hợp do trời nóng bức, lao động nặng, sốt cao. Viêm nội tâm mạc, xẹp phổi. Viêm cơ tim cấp tính, các trường hợp thiếu máu tim đập động rất mạnh.
  • 35. 34 Tim đập động yếu: lực đập yếu, diện tích đập động hẹp. Trường hợp này thường do thành ngực thuỷ thũng, lồng ngực tích nước, phổi khí thũng, tim suy. Vị trí tim đập động có thể thay đổi khi dạ dày giãn, dạ cỏ chướng hơi, ruột chướng hơi, thoát vị cơ hoành (vùng tim đập động dịch về phía trước). Xoang ngực trái tích nước, tích khí vùng tim đập động xuất hiện bên phải gia súc. - Vùng tim đau: khi sờ thì gia súc tránh, rên, tỏ ra khó chịu. Hiện tượng này thường do viêm bao tim, viêm màng phổi. - Tim đập động âm tính: là lúc tim đập cùng với hiện tượng chấn động, thành ngực hơi lõm vào trong. Tim đập âm tính thường do viêm bao tim, thành ngực và tổ chức xung quanh dính lại với nhau. - Tim rung (cordialis): là những chấn động nhẹ vùng tim. Tim rung thường do bệnh ở van tim hoặc bao tim, lỗ động mạch chủ hoặc lỗ nhĩ thất trái hẹp. * Chú ý phân biệt: nếu chấn động nhẹ vùng tim gắn liền cùng với hai kỳ hoạt động của tim, là do bệnh ở van tim hoặc ở bao tim; nếu gắn liền với hai nhịp thở thường do màng phổi, do viêm màng phổi sần sùi cọ sát gây nên. c. Gõ vùng tim Thường gõ vùng tim ngựa, chó. Với các loài gia súc khác, do thành ngực dày, xương sườn to, gõ vùng tim không có giá trị chẩn đoán. Vùng âm đục tuyệt đối của tim là vùng mà tim và thành ngực tiếp giáp với nhau. Vùng bao quanh - giữa tim và thành ngực có lớp phổi xen, là vùng âm đục tương đối. Cách gõ: gia súc lớn để đứng, kéo chân trái trước về trước nửa bước để lộ rõ vùng tim, gia súc nhỏ để nằm. Theo gian sườn 3 gõ từ trên xuống; đánh dấu các điểm âm gõ thay đổi. Sau đó, theo gian sườn 4, 5, 6 gõ và ghi lại các điểm như trên. Nối các điểm lại sẽ có hai vùng: âm đục tuyệt đối ở trong, bao quanh là vùng âm đục tương đối. Ở trâu, bò chỉ có vùng âm đục tương đối giữa gian sườn 3 và 4. Vùng âm đục tuyệt đối chỉ xuất hiện khi tim to hoặc do viêm bao tim. Ở ngựa: vùng âm đục tuyệt đối là một tam giác mà đỉnh ở gian sườn 3, dưới đường ngang kẻ từ khớp vai 2 - 3cm, cạnh trước cơ khuỷu giới hạn; cạnh sau là một đường cong đều kéo từ đỉnh đến mút xương sườn 6. Vùng âm đục tương đối bao quanh vùng âm đục tuyệt đối, rộng khoảng 3 - 5cm. Vùng âm đục ở dê, cừu giống ở trâu bò. Ở lợn thường không xác định được vùng âm đục. Chó: vùng âm đục tuyệt đối ở khoảng gian sườn 4 - 5 *Các triệu chứng cần chú ý: - Vùng âm đục mở rộng về phía trên và phía sau một hay hai xương sườn là do tim nở dày, bao tim viêm, phổi bị gan hoá. - Vùng âm đục thu hẹp hoặc mất, do phổi bị khí thũng đẩy tim xa thành ngực.
  • 36. 35 - Vùng âm đục di chuyển (Giống phần “Sờ nắn vùng tim”). - Âm bùng hơi: do bao tim viêm, vi khuẩn lên men sinh hơi tích trong bao tim. - Gõ vùng tim đau: thường do viêm màng phổi, viêm bao tim, viêm cơ tim. d. Nghe tim * Tiếng tim Khi tim đập phát ra hai tiếng “Pùng - pụp” đi liền nhau. Tiếng thứ nhất phát ra lúc tim bóp, gọi là tiếng tâm thu; tiếng thứ hai phát ra lúc tim giãn gọi là tiếng tâm trương. Tiếng tâm thu do: tiếng tâm nhĩ co bóp đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất; tiếng do cơ tâm thất căng do máu từ tâm nhĩ xuống, tiếng động mạch chủ, động mạch phổi căng ra lúc máu từ tim dồn vào và thành phần chủ yếu tạo thành tiếng tâm thu là do van nhĩ thất trái phải đóng lại gây ra. Tiếng tâm trương do van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại tạo thành. Giữa thứ tiếng thứ nhất và thứ tiếng thứ hai có quãng nghỉ ngắn (ở chó: 0,2 giây); sau tiếng thứ hai là quãng nghỉ dài (ở chó: 0,45 giây). Một chu kỳ tim đập được tính từ tiếng thứ nhất đến hết quãng nghỉ dài. Những căn cứ để phân biệt hai tiếng tim: Tiếng thứ nhất dài và trầm, tiếng thứ hai ngắn và vang. Quãng nghỉ sau tiếng thứ nhất ngắn, quãng nghỉ sau tiếng thứ hai và trước tiếng thứ nhất dài. Tiếng thứ nhất rõ ở đỉnh tim, tiếng thứ hai ở đáy tim. Tiếng tim thứ nhất xuất hiện lúc tim bóp, đồng thời với động mạch cổ đập; tiếng thứ hai sau một lúc. Ở gia súc nhỏ, vì tim đập nhanh, hai quãng nghỉ gần giống nhau nên căn cứ mạch đập xuất hiện cùng với lúc nào tim đập để phân biệt. * Tiếng tim thay đổi Do bệnh và các nguyên nhân khác, tiếng tim có thể mạnh lên, yếu đi, tách đôi,... Tiếng tim thứ nhất tăng: do lao động nặng, hưng phấn, gia súc gầy, lồng ngực lép hoặc do bệnh: viêm cơ tim, thiếu máu, sốt cao.
  • 37. 36 Tiếng tim thứ hai tăng: do huyết áp trong động mạch chủ tăng và huyết áp trong động mạch phổi tăng. Huyết áp động mạch chủ tăng lúc viêm thận, tâm thất trái nở dày. huyết áp động mạch phổi tăng do phổi khí thũng, viêm phổi, van hai lá đóng không kín, lỗ nhĩ thất trái hẹp. Tiếng tim thứ nhất giảm: do viêm cơ tim, cơ tim bị biến tính, tim giãn Tiếng tim thứ hai giảm: do van động mạch chủ hay van động mạch phổi đóng không kín Tiếng tim tách đôi: một tiếng tim tách làm hai bộ phận đi liền nhau. Nếu tiếng tim tách hai bộ phận không rõ ràng gọi là tiếng tim trùng phục. Tiếng tim kéo dài, tiếng tim trùng phục, tiếng tim tách đôi chỉ là một quá trình bệnh lý và ý nghĩa chẩn đoán như nhau. Nguyên nhân là ở cơ tim và thần kinh tim điều tiết hoạt động khiến hai buồng tâm thất không cùng co giãn. Tiếng tim thứ nhất tách đôi: do hai buồng tâm thất không cùng co bóp, van hai lá, van ba lá không cùng đóng gây nên. Do một buồng tâm thất thoái hoá hay nở dày hoặc một bên bó Hiss trở ngại dẫn truyền. Tiếng tim thứ hai tách đôi: do van động mạch chủ và van động mạch phổi không đóng cùng một lúc. Huyết áp động mạch chủ hay huyết áp động mạch phổi thay đổi và bên nào huyết áp tăng, áp lực cảm thụ lớn, buồng tâm thất bên đó co bóp trước. Ngoài ra còn do nguyên nhân các van nhĩ thất, lỗ nhĩ thất không bình thường, độ đầy máu hai buồng tâm thất không đồng đều; bên nào máu đầy hơn co bóp dài hơn, van đóng sớm hơn gây nên tiếng tim tách đôi. Tiếng ngựa phi (Gallop rhythm): tiếng tim thứ nhất, tiếng tim thứ hai và kèm theo một tiếng tim thứ ba, khi tim đập có nhịp điệu ngựa phi. Thường có các trường hợp sau: - Tiếng ngựa phi tiền tâm thu: tiếng phụ xuất hiện trước kỳ tim bóp và trước tiếng thứ nhất. Nguyên nhân do bó Hiss dẫn truyền trở ngại, xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất chậm, tâm nhĩ co bóp sớm không liền với tâm thất co bóp tạo nên tiếng phụ. - Tiếng ngựa phi tâm thu: tiếng phụ liền sau tiếng thứ nhất. Nguyên nhân là do một nhánh của bó Hiss thoái hoá, xung động từ tâm nhĩ xuống buồng tâm thất trở ngại, buồng tâm thất ấy đập chậm tạo ra tiếng phụ. - Tiếng ngựa phi tâm trương: tiếng phụ xuất hiện kỳ nghỉ, lúc tim giãn. Nguyên nhân có thể do tâm thất nhão, máu chảy vào căng mạnh gây nên tiếng phụ. Chú ý: tiếng ngựa phi là triệu chứng tim rối loạn nặng, là tiên lượng bệnh không tốt. - Tiếng thai nhi: lúc tim đập nhanh mà hai bên tiếng tim như nhau, quãng nghỉ như nhau, tiếng thai nhi là triệu chứng tim suy. e. Tạp âm - Tạp âm do những tổ chức bên trong quả tim (các lỗ, các van) không bình thường gây ra, gọi là tạp âm trong tim. Tạp âm do tổn thương ở bao tim, ở màng phổi gọi là tạp âm ngoài tim.
  • 38. 37 * Tạp âm trong tim gồm có tạp âm do bệnh về thực thể và tạp âm do cơ năng rối loạn. Tạp âm do bệnh biến thực thể do: các van đóng không kín, máu chảy ngược trở lại; các lỗ trong tim hẹp, máu chảy qua cọ sát. Bệnh ở các van thường do viêm, van cứng hoặc teo lại làm thay đổi hình dạng và mất đàn tính. Do viêm tăng sinh, mép lỗ dày và sần sùi, van và các dây chằng dính liền nhau. Tạp âm trong tim còn gọi là tiếng thổi, gồm: - Tiếng thổi tâm thu: xuất hiện liền với tiếng thứ nhất hay trùng với tiếng thứ nhất: Pùng - xì - pụp. Nguyên nhân: + Lỗ động mạch chủ hẹp. + Lỗ động mạch phổi hẹp. + Lỗ nhĩ thất trái hở. + Lỗ nhĩ thất phải hở. Nếu lỗ nhĩ thất hở thì tạp âm cùng với tiếng thứ nhất; nếu lỗ động mạch chủ hay lỗ động mạch phổi hẹp thì tạp âm sau tiếng thứ nhất một tý. - Tiếng thổi tâm trương: tạp âm ở kỳ tim nghỉ dài, sau tiếng tim thứ hai: Pùng - pụp - xì Nguyên nhân: + Lỗ động mạch chủ hở. + Lỗ động mạch phổi hở. + Lỗ nhĩ thất trái hẹp. + Lỗ nhĩ thất phải hẹp. - Tiếng thổi tiền tâm thu: tạp âm trước tiếng tim thứ nhất một tý: Xì - pùng - pụp Nguyên nhân: + Lỗ nhĩ thất trái hẹp. + Lỗ nhĩ thất phải hẹp. - Tạp âm do cơ năng tim rối loạn. Loại tạp âm này không ổn định. Có hai loại. + Tiếng thổi do hở van: van nhĩ thất trái, van nhĩ thất phải đóng không kín, máu chảy ngược lại gây tạp âm. Nguyên nhân do tim nhão hoặc các dây chằng của các van loạn dưỡng, do đó, đậy không kín. Loại tạp âm này thường thấy ở ngựa suy dinh dưỡng, ngựa già yếu. + Tiếng thổi do thiếu máu, do máu loãng, độ nhớt thấp, máu chảy nhanh gây tạp âm. Tiếng thổi do thiếu máu thấp trong bệnh lê dạng trùng, bệnh thiếu máu ở ngựa. * Tạp âm ngoài tim: do bệnh ở bao tim hay ở màng phổi. - Tiếng cọ bao tim: do bao tim viêm, fibrin đọng lại thường làm cho tương mạc sần sùi, khi tim co bóp các màng cọ sát gây ra. Tạp âm phát ra cùng với hai kỳ hoạt động của quả tim.
  • 39. 38 - Tiếng cọ bao tim - màng phổi. màng phổi viêm, fibrin đọng lại trên bề mặt bao tim và màng phổi, lúc tim co bóp cọ sát gây ra tiếng. Nghe rõ khi gia súc thở mạnh. - Tiếng vỗ nước: do viêm bao tim, tích dịch thẩm xuất đọng lại trong bao tim, tim co bóp gây ra tiếng óc ách. Nếu dịch đọng lại nhiều, tim đập yếu, tiếng tim yếu, mạch chìm, vùng âm đục tuyệt đối của tim mở rộng; tiếng vỗ nước không rõ. Viêm màng phổi thẩm xuất nặng có lúc xuất hiện triệu chứng vỗ nước ở vùng ngực. 3.2. KHÁM HỆ HÔ HẤP Bệnh đường hô hấp ở gia súc gặp rất nhiều: - Ở trâu bò, dê cừu thường gặp bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi - màng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, lao,… - Ở lợn: thường gặp bệnh tụ huyết trùng, suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, dịch tả lợn. - Ở ngựa: thường gặp bệnh viêm mũi, viêm hầu, viêm khí quản, viêm phổi cata, viêm phổi thùy; - Ở gà: thường gặp bệnh viêm màng mũi, lao - Ở chó: viêm phổi, carê. Phương pháp chẩn đoán hệ hô hấp thường dùng: nhìn, sờ, nắn, gõ và nghe. Khi cần thiết chọc dò xoang ngực, kiểm tra đờm và dịch mũi. Chiếu X - quang chỉ có tác dụng đối với gia súc nhỏ. Soi khí quản, ghi động tác hô hấp chưa được sử dụng rộng rãi, kết quả rất hạn chế. Trình tự khám hệ hô hấp: khám động tác hô hấp, đường hô hấp trên, khám ngực, khám đờm và các phương pháp khám đặc biệt khác như chọc dò xoang ngực, chiếu chụp X - quang và xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. 3.2.1. Khám động tác hô hấp Bao gồm khám: tần số hô hấp, thể hô hấp, nhịp điệu hô hấp và những rối loạn hô hấp (thở khó, ho). a. Tần số hô hấp Tần số hô hấp là số lần hô hấp trong một phút. Thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút, rồi lấy số bình quân. Có hai cách đếm tần số hô hấp: Cách thứ nhất: người khám quan sát sự lên xuống của hõm hông thành bụng trong một phút. Cách thứ hai: người khám dùng lòng bàn tay đặt trước mũi gia súc để nhận biết hơi thở của gia súc vào lòng bàn tay. Trong thực tế tần số hô hấp theo dõi trong mười lăm giây nhân với bốn, đếm ba đến bốn lần rồi lấy trung bình. Tần số hô hấp chỉ lấy số nguyên.
  • 40. 39 Tần số hô hấp thay đổi theo con đực hay con cái, giống gia súc, tuổi, trạng thái dinh dưỡng, thời tiết, khí hậu,... Tần số hô hấp của một số gia súc khoẻ (lần/phút) Trâu bò 10 - 30 Ngựa 8 - 16 Lợn 10 - 20 Mèo 20 - 30 Dê, cừu 12 - 20 Thỏ 50 - 60 Chó 10 - 30 Thường con đực thở chậm hơn con cái, gia súc thể vóc nhỏ thở nhanh hơn gia súc lớn, con non thở nhanh hơn con già. Mùa nóng ẩm thở nhanh hơn mùa lạnh khô. Buổi trưa nóng thở nhanh hơn buổi tối mát. + Thở nhanh (Polypnoe): thường do các trường hợp sau: Những bệnh thu hẹp diện tích hô hấp ở phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất đàn tính ở phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt động (đầy hơi dạ dày, đầy hơi ruột). Những bệnh gây sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh ở tim, bệnh thần kinh hay do quá đau đớn. + Thở chậm (Oligopnoe): do bệnh làm hẹp thanh quản, hẹp khí quản (viêm, thủy thũng), ức chế thần kinh nặng (viêm não, u não, xuất huyết não, thủy thũng não, kí sinh trùng não), do trúng độc, chức năng thận rối loạn, bệnh ở gan nặng, liệt sau khi đẻ, sắp chết. Trong bệnh xeton huyết ở bò sữa, viêm não tủy truyền nhiễm ở ngựa, tần số hô hấp giảm rất rõ. b. Thể hô hấp Hầu hết gia súc khoẻ thở thể hỗn hợp. - Thở hỗn hợp: khi thở thì thành bụng, thành ngực cùng hoạt động, trừ chó là thở thể ngực. - Thở thể ngực: lúc gia súc thở thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng hoạt động ít hay không rõ. Chó thở thể ngực là trạng thái sinh lý bình thường còn những gia súc khác thở thể ngực là do viêm màng bụng, liệt cơ hoành; những bệnh làm cho thể tích bụng to lên (giãn dạ dày, đầy hơi ruột, đầy hơi dạ cỏ, dạ cỏ bội thực, cổ chướng), do gan sưng, lách sưng, bàng quang bị tắc - Thở thể bụng: lúc gia súc thở thành bụng hoạt động rõ, thành ngực hoạt động yếu hơn hoặc không rõ. Do viêm màng phổi, khí thũng phổi, tràn dịch màng phổi; có khi do liệt cơ liên sườn, xương sườn gẫy.
  • 41. 40 c. Thở khó Thở khó là trạng thái rối loạn hô hấp phức tạp mà biểu hiện là thay đổi lực thở, tần số hô hấp, nhịp thở, thở sâu và hậu quả là cơ thể thiếu oxy, niêm mạc tím bầm, trúng độc toan huyết. - Hít vào khó do đường hô hấp trên hẹp. Gia súc hít vào cổ vươn dài, vành mũi mở rộng, 4 chân dạng, lưng cong, bụng thóp lại. Nguyên nhân có thể do viêm thanh quản, liệt thanh quản, thanh quản thủy thũng hoặc do bộ phận bên cạnh viêm sưng chèn ép. - Thở ra khó do phế quản nhỏ bị viêm, phổi mất đàn tính. Lúc gia súc thở ra khó bụng thóp lại, cung sườn nổi lên, lòi hậu môn. Nguyên nhân có thể do các bệnh (phổi khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi, viêm màng phổi). - Thở khó hỗn hợp là động tác hít vào thở ra đều khó khăn. Nguyên nhân do các bệnh sau: + Các bệnh ở hệ hô hấp: viêm phổi, thủy thũng phổi, sung huyết phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, u phổi làm giảm diện tích hô hấp, khí thũng phổi làm giảm đàn tính của phổi. + Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, suy tim, những bệnh thiếu máu. + Những bệnh làm tăng thể tích xoang bụng hạn chế hoạt động hô hấp: dạ dày đầy hơi, ruột đầy hơi, bội thực dạ cỏ, gan sưng to. + Những bệnh làm rối loạn thần kinh trung khu: u não, sung huyết não, viêm màng não,…, và những bệnh gây sốt cao, nhất là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhiệt thán, tụ huyết trùng). 3.2.2. Khám đường hô hấp trên a. Nước mũi Nước mũi là dịch trong suốt, không màu, do viêm cấp tính ở giai đoạn đầu. Do đó gia súc khỏe không bị chảy nước mũi. Trâu bò có ít nước nhưng tự lau khô. Ngựa lúc kéo nặng có ít nước mũi. Nước mũi chảy nhiều do: viêm cata niêm mạc mũi, viêm thanh quản, cúm gia súc. Viêm niêm mạc mũi cấp tính, tỵ thư cấp tính, viêm màng mũi thối loét ở bò, viêm màng mũi truyền nhiễm ở thỏ, nước mũi chảy nhiều. Hoặc những bệnh mạn tính: viêm phế quản mạn tính, viêm phổi mạn tính, lao, tỵ thư mạn tính, nước mũi chảy nhiều. - Nước mũi chảy một bên thường do bên đó viêm; nếu chảy cả hai bên, có thể do viêm phổi, viêm phế quản lớn. Độ nhầy của nước mũi do chất nhày, mủ, mảnh tổ chức, sản phẩm của quá trình viêm tạo thành. - Nước mũi nhầy, đục do có mủ lẫn, do viêm thanh quản, viêm niêm mạc mũi mạn tính.
  • 42. 41 - Nước mũi đặc như mủ, có lẫn nhiều mảnh tổ chức thối rữa do viêm tổ chức hóa mủ, viêm phổi hoại thư,… Màu của nước mũi: nếu chỉ là tương dịch thì nước mũi trong không màu; nếu nước mũi có mủ thì có màu vàng, xanh hoặc màu tro. Nước mũi màu đỏ tươi là do lẫn máu (thấy trong các bệnh tỵ thư ở ngựa, xuất huyết phổi). Nước mũi màu rỉ sắt là triệu chứng của bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn gan hóa. Mùi nước mũi: nếu mùi thối là do viêm phổi hoại thư, viêm khí quản hoại thư. - Nước mũi lẫn bọt khí do phổi thủy thũng, xuất huyết phổi. - Nước mũi lẫn mảnh thức ăn là do liệt thanh quản. b. Khám niêm mạc mũi Dùng tay mở rộng vành mũi, hướng cho gia súc về phía ánh sáng hoặc dùng đèn pin soi vào để khám. Khi khám niêm mạc mũi có thể thấy các trường hợp sau: - Xuất huyết lấm tấm đỏ trên niêm mạc: do các bệnh truyền nhiễm có bại huyết, thiếu máu truyền nhiễm. - Niêm mạc sung huyết: do viêm màng mũi cấp tính, viêm họng. - Niêm mạc mũi trắng bệch, tím bầm, hoàng đản (xem phần “khám kết mạc”). - Niêm mạc sưng căng, mọng nước: do viêm niêm mạc mũi. - Niêm mạc có những mụn loét trên bề mặt: do viêm cata, viêm hạch lâm ba, viêm màng mũi thối loét, dịch tả trâu bò. c. Khám thanh quản và khí quản Nhìn bên ngoài: thanh quản sưng (ở ngựa do viêm hạch truyền nhiễm; ở trâu bò là do bệnh truyền nhiễm, thủy thũng, xạ khuẩn). Nếu sưng cả vùng rộng lan xuống cả vùng cổ do thủy thũng (ở bò là triệu chứng viêm bao tim do ngoại vật). Sờ vùng thanh quản nóng: do viêm tại chỗ. Thanh quản, khí quản bị viêm, lòng hẹp do sưng, dịch thẩm xuất đọng lại, khi gia súc thở có tiếng nghẹt, sờ có thể biết. Nghe thanh quản: đặt ống nghe vào vùng hầu sẽ nghe được tiếng “khò” lúc gia súc thở. Viêm thanh quản, viêm thanh quản thủy thũng, u thanh quản thì tiếng “khò” rất to. Có khi có tiếng ran khô, ran ướt có dịch thẩm xuất, fibrin đọng lại. Khám bên trong: nhìn trực tiếp hay qua đèn soi - Với gia súc nhỏ: mở rộng mồm, dùng thìa sắt đã sát trùng đè mạnh lưỡi xuống để quan sát niêm mạc họng, thanh quản. Nếu niêm mạc viêm sung huyết thì có màu đỏ ửng. - Với gia súc lớn có thể sờ trực tiếp, nhưng chú ý nguy hiểm. - Với gia cầm: dùng tay kéo rộng miệng để xem những thay đổi bên trong.
  • 43. 42 d. Kiểm tra ho Ho là một phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật lạ như chất tiết, bụi bẩn, vi khuẩn,... gây kích thích niêm mạc đường hô hấp. Cung phản xạ ho bắt đầu từ nốt nhận cảm trên niêm mạc qua thần kinh mê tẩu đến trung khu ho ở hành tủy. Kích thích hầu, khí quản, cuống lưỡi, màng phổi, niêm mạc mũi đều có thể gây ho. Gây ho bằng cách bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt khí quản thứ nhất. Với trâu bò có thể dùng vải gạc bịt chặt mũi để gây ho, gia súc nhỏ thì kéo dúm da vùng tai, tay còn lại ấn mạnh xuống lưng có thể gây ho. Khi viêm thanh quản, khí quản gây ho dễ dàng. Gia súc khỏe mạnh như trâu, bò gây ho khó khăn. Ho từng cơn: do viêm phế quản, viêm thanh quản, lòng khí quản có nhiều đờm, ho đến lúc hết chất kích thích đó. Ho khoẻ, vang: thường do bệnh ở họng, khí quản, phế quản bị viêm. Ho yếu, tiếng trầm: do tổ chức phổi bị tổn thương, bị thấm ướt, đàn tính giảm, màng phổi bị dính trong bệnh viêm phổi, viêm màng phổi, lao, tỵ thư, viêm phổi thuỳ, viêm phế quản nhỏ. Tiếng ho ngắn hay ho dài do thanh quản quyết định. Tiếng ho vang gọn là do thanh quản khoẻ, đóng kín; tiếng ho “bể” là do thanh quản viêm, thủy thũng, thanh quản đóng không kín, động tác ho kéo dài. Ho đau: biểu thị là lúc ho gia súc khó chịu, cổ vươn dài, chân cào đất, rên. Do viêm màng phổi, thủy thũng thanh quản, viêm họng nặng. 3.2.3. Khám ngực Áp dụng các phương pháp: nhìn, sờ nắn, gõ và nghe. Khi cần thiết chọc dò xoang ngực; chụp chiếu X - quang,... a. Nhìn vùng ngực Gia súc khoẻ lúc thở hai bên lồng ngực hoạt động rõ và đều đặn. Nếu lồng ngực co, thở không rõ có thể do phổi khí thũng, viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ. b. Sờ nắn Dùng tay sờ nắn và ấn mạnh vào các khe sườn: Nếu từng vùng da nóng là do viêm tại chỗ; sờ nắn gia súc đau do viêm màng phổi hay bị thương tại chỗ, tổn thương cơ, gẫy xương sườn vùng ngực. Những gia súc gầy, lồng ngực lép, lúc viêm màng phổi, sờ bên ngoài cảm giác được hiện tượng cọ màng phổi. c. Gõ vùng phổi Căn cứ tính chất của tiếng phát ra lúc gõ vào vùng phổi để chẩn đoán tình trạng của phổi. Với gia súc lớn dùng bản gõ và búa gõ; với gia súc nhỏ gõ bằng ngón tay. Nên gõ
  • 44. 43 theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới; mỗi điểm gõ hai cái, điểm này cách điểm kia 3 - 4cm. Gõ cả hai bên (phổi phải và phổi trái) để so sánh và phát hiện vùng phổi bị viêm. Hình 3.2. Vùng gõ phổi ở chó và bò * Gõ vùng phổi Vùng gõ phổi là vùng ngực trong có phổi. Có vùng ngực trong có phổi nhưng không gõ được như vùng trước bả vai, vùng bả vai. Ở loài nhai lại: vùng gõ phổi là một vùng tam giác, phía trước là vùng cơ khuỷu làm ranh giới; cạnh trên cách sống lưng gần một bàn tay và cạnh sau là một đường cong đều bắt đầu từ gốc sườn 12 và qua các giao điểm của đường kẻ ngang kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn 11, đường ngang kẻ từ khớp vai và xương sườn thứ 8 và tận cùng ở gian sườn 4, tiếp với vùng âm đục tuyệt đối của tim. Những con bò sữa gầy có một vùng trước xương bả vai khoảng một bàn tay có thể gõ phổi được nhưng kết quả không rõ lắm. Ở ngựa, la, lừa: cạnh trước và cạnh trên của vùng gõ phổi giống ở trâu bò. Cạnh sau là một đường cong đều bắt đầu từ gốc sườn 17 qua các giao điểm của đường ngang kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn thứ 16, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 14, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương sườn thứ 10 và tận cùng ở gian sườn thứ 5. Ở lợn: cạnh sau bắt đầu từ gốc sườn 11 qua giao điểm của đường kẻ ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn thứ 9, đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai và xương sườn 7, tận cùng ở gian sườn 4. Ở chó: cạnh trước giáp xương bả vai, cạnh trên cách sống lưng 2 - 3 ngón tay; cạnh sau bắt đầu từ gốc xương sườn 12 qua các giao điểm của đường kẻ từ gờ xương cánh hông và xương sườn 11, đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi và xương sườn 10, đường ngang kẻ từ khớp bả vai và xương sườn 8, tận cùng ở gian sườn 6. Xác định vùng gõ phổi: kẻ 3 đường ngang: một đường qua gờ xương cánh hông, một đường qua mỏm xương ngồi và một đường qua khớp vai. Gõ theo ba đường đó để định giới hạn phía sau. Từ ranh giới phía sau gõ về phía trước, lần lượt từ trên xuống dưới để định diện tích vùng gõ và so sánh với diện tích bình thường. Vị trí phổi của chó Vị trí phổi của bò
  • 45. 44 Chú ý: những gia súc nhỏ, vùng cơ khuỷu và cơ lưng dày, vùng phổi hẹp. * Diện tích vùng phổi thay đổi: Vùng phổi mở rộng hay thu hẹp do bệnh ở phổi hay xoang ngực quyết định. - Vùng phổi mở rộng về phía sau: do diện tích phổi tăng hoặc do khí tích trong lồng ngực. Phổi khí thũng, thể tích tăng, ranh giới phía sau ngang cung sườn; vùng âm đục của tim thu nhỏ. Phổi khí thũng mạn tính thường kéo theo tim nở dày, vùng âm đục của tim thay đổi không rõ. Một bên phổi có tổn thương (viêm, xẹp, u, giun phổi), bên phổi còn lại làm bù dần đến khí thũng, diện tích vùng phổi mở rộng. - Vùng phổi thu hẹp: ranh giới lùi về phía trước. Do dạ cỏ chướng hơi, ruột chướng hơi, gan sưng đẩy cơ hoành về phía trước. Vùng phổi thu hẹp do vùng âm đục tim mở rộng (tim nở dày, viêm bao tim, bao tim tích nước, tim giãn). * Âm gõ phổi - Âm gõ phổi bình thường (phế âm) Phế âm là tiếng phát ra khi gõ lên vùng phổi. Ở giữa vùng phổi, phổi dày, nhiều khí, phế âm vang. Ngược lại hai bên rìa do phổi mỏng, cơ che khuất nên phế âm nhỏ, đục. Gia súc thể vóc to, béo, tầng mỡ dày, phế âm nhỏ. Gia súc bé gầy thì ngược lại. - Những âm gõ phổi bệnh lý: Âm đục: do lượng khí trong phế nang giảm, phổi xẹp hoặc chất thẩm xuất đọng lại trong phế nang, trong phế quản, trong xoang ngực. Vùng phổi có âm đục hoặc âm đục tương đối thường thấy ở các bệnh sau: + Viêm phổi thùy (Pneumonia crouposa) ở thời kỳ gan hóa. Vùng âm đục thường ở vùng rìa dưới phổi, tiếp giáp với vùng âm đục của tim. Khi phổi bị gan hoá gõ vào nền phổi thu được âm đục tập trung, mở rộng theo đường cánh cung. + Viêm phổi - phế quản, vùng âm đục thường phân tán; xen kẽ những vùng âm đục nhỏ là những vùng phổi thường hay vùng có âm bùng hơi. Ở bò sữa vùng âm đục ở phổi thường gặp trong bệnh lao, giun phổi, viêm màng phổi. Ở ngựa vùng âm đục ở phổi thường thấy trong bệnh tỵ thư, viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm. Ở lợn thường thấy ở bệnh dịch tả mạn tính. Khi phổi bị thủy thũng, dịch tiết làm tắc phế nang, nếu thủy thũng nhẹ âm gõ không thay đổi. Những bệnh ở màng phổi: viêm màng phổi thì vùng âm đục ở dưới và có ranh giới nằm ngang. Viêm màng phổi mạn tính vùng âm đục ở dưới lâu dài. Những gia súc lớn, lồng ngực rộng nên khi viêm màng phổi có nhiều dịch thẩm xuất nhưng không có vùng âm đục trên màng phổi. Tràn dịch màng phổi cũng có triệu chứng tương tự. Chú ý các nguyên nhân ngoài phổi: da ở vùng ngực viêm, tổ chức dưới da thủy thũng, khối u,...cũng thấy vùng âm đục.