SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Download to read offline
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
1
ENZYME
I) Xúc tác enzyme:
1) Phản ứng không được xúc tác:
Những hạn chế của phản ứng không xúc tác: A + B → C + D
- Phản ứng chỉ có thể xảy ra khi A và B va chạm nhau theo một hướng xác định
- Trước khi tạo sản phẩm C và D phải tạo phức hợp AB mà thông thường đòi
hỏi một năng lượng hoạt hóa.
2) Phản ứng xúc tác bởi enzyme:
- Enzyme có khả năng kết dính các cơ chất tại trung tâm hoạt động của enzyme.
Trong quá trình phản ứng các chất nền được định hướng theo trạng thái thuận
lợi để kết hợp tạo thành phức hợp AB.
- Các cơ chất đều được loại bỏ lớp vỏ hydrat.
- Enzyme ổn định trạng thái chuyển đổi như kết quả của sự tương tác giữa các
acid amin của protein với cơ chất. Đây được cho là yếu tố quan trọng nhất
trong phản ứng xúc tác. Quan trọng không phải là sự gắn chặt các cơ chất vì
nó chỉ làm tăng thêm năng lượng hoạt hóa của phản ứng, quan trọng là phải
gắn chặt với trạng thái chuyển đổi. Bởi vì, để từ A và B thành phức hợp AB
thì phải cần năng lượng hoạt hóa, còn enzyme đã ổn định trạng thái chuyển
đổi là AB và bắt đầu phản ứng tạo C và D tại đây nên không cần năng lượng
hoạt hóa đó nữa.
- Nhiều enzyme còn giữ lại các nhóm chất từ các cơ chất hoặc chuyển giao
chúng cho các cơ chất trong quá trình chuyển đổi.
- Quá trình trao đổi proton đặc biệt phổ biến. Các phản ứng acid-base được xúc
tác bởi enzyme hiệu quả hơn nhiều so với việc trao đổi proton giữa acid và
base trong dung dịch.
- Trong nhiều trường hợp, các nhóm chất được liên kết tạm thời với các acid
amin của enzyme hoặc coenzyme bằng những liên kết cộng hóa trị trong suốt
quá trình xúc tác. Hiệu ứng này được gọi là xúc tác kết cộng hóa trị (ví dụ các
enzyme transaminase).
II) Động học enzyme:
E + S ↔ ES ↔ E + P
*k-2 không đáng kể
k1
k-1
k2
k-2
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
2
1. Động học Michaelis-Menten, ý nghĩa của Km:
Gọi tốc độ phản ứng tạo ES là v1
Tốc độ phản ứng phân hủy ES là v2
Khi phản ứng cân bằng tức là khi tốc độ hình thành và phân hủy ES bằng nhau thì
sẽ có trạng thái ổn định:
v1=v2
k1[Etd][S]=(k-1+k2)[ES] (Etd là E tự do)
[ ][ ]
[ ]
(1)
KM được gọi là hằng số Michaelis, đặc trưng cho mỗi enzyme
Ta có Etp=Etd+ES
Tốc độ hình thành sản phẩm của phản ứng enzyme: v=k2[ES]
Khi sử dụng nồng độ cơ chất [S] rất lớn so với nồng độ enzyme sao cho tất cả mọi
enzyme có mặt đều ở dưới dạng [ES], nghĩa là [ES]=[Etp] thì tốc độ phản ứng sẽ đạt
tới cực đại:
vmax=k2[Etp]
[ ]
[ ]
(2)
Vì Etd=Etp-ES, thay vào (1):
( ) [ ] (3)
Từ (2) và (3):
( ) [ ]
[ ]
[ ]
Phương trình trên được gọi là phương trình Michaelis-Menten, theo phương trình
này, ta thấy tốc độ phản ứng enzyme phụ thuộc vào nồng độ cơ chất.
Ở phương trình này có ba trường hợp xảy ra:
1) [S]>>KM(thường lớn hơn 100 lần): bỏ qua KM không tính toán, v=vmax, tốc độ
phản ứng enzyme đạt tối đa
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
3
2) [S]<<KM:
[ ]
: tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ cơ chất
3) [S]=KM: : tốc độ phản ứng enzyme đạt nửa tốc độ tối đa.
Đồ thị của phương trình Michaelis-Menten:
*Dùng đồ thị của phương trình Michaelis-Menten khó khảo sát được [S] để được
vmax nên dùng phương trình Lineweaver Burk có đồ thị dạng tuyến tính:
[ ]
Đồ thị này cắt trục tung tại 1/vmax và trục hoành tại -1/KM, từ đó dễ dàng xác định
vmax và KM.
*Ý nghĩa của hằng số KM:
- KM là nồng độ cơ chất cần thiết để tốc độ phản ứng enzyme đạt được nửa tốc
độ tối đa.
- KM biểu thị ái lực của enzyme với cơ chất , KM càng nhỏ thì ái lực càng lớn,
khả năng phản ứng càng cao và ngược lại.
vmax
𝑣 𝑚𝑎𝑥
2
[S]KM
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
4
- KM đặc trưng cho từng enzyme, nếu một enzyme xác tác cho nhiều cơ chất
thì cứ một cơ chất có một hằng số KM riêng.
- Muốn cho phản ứng enzyme đạt tới cực đại thì phải có [S] lớn gấp 100 lần
KM.
- Enzyme chịu sự chi phối của những yếu tố khác nhau như pH, t0
, ion,… Yếu
tố nào làm tăng KM thì ức chế hoạt động enzyme và ngược lại.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme:
a) Nhiệt độ:
- Mỗi enzyme có một nhiệt độ T0 tại đó hoạt độ của nó là cao nhất. Từ t<T0 thì
t0
tăng, hoạt tính tăng, từ t>T0 thì t0
tăng, hoạt tính giảm.
- T0 của enzyme động vật thường khoảng 400
C.
b) Tác dụng của pH (nồng độ H+
):
Tương tự như nhiệt độ
c) Chất hoạt hóa:
- Là chất làm tăng hoạt tính của enzym, chúng có bản chất hóa học rất khác
nhau (Ví dụ: anion Cl-
đối với α-amylase, glutathion đối với nhiều protease
thực vật…) chất hoạt động dị lập thể đối với enzym dị lập thể dương.
d) Chất ức chế:
- Là chất làm giảm hoạt tính của enzym do làm giảm ái lực của enzym với cơ
chất hoặc làm enzym mất khả năng kết hợp với cơ chất.
- Cần phân biệt:
 Chất ức chế không đặc hiệu: làm biến tính enzyme, có tác dụng trên
bất kỳ enzyme nào, không thuận nghịch. Ví dụ: ion kim loại nặng,
acid, base mạnh,…
 Chất ức chế đặc hiệu: gắn vào những trung tâm phản ứng đặc hiệu của
từng enzyme một: gồm chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không
cạnh tranh:
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
5
 Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học gần giống cơ chất nên kết hợp
được với trung tâm hoạt động của enzyme, tranh chỗ với cơ chất, làm giảm
hoạt tính enzyme, làm tăng KM nhưng không làm thay đổi vmax. Nếu tăng
nồng độ cơ chất thì có thể đẩy được Ict khỏi enzyme. Chất ức chế cạnh tranh
có tính đặc hiệu cao. Ứng dụng: ức chế một số sinh vật hại, chữa ung thư…
 Chất ức chế không cạnh tranh: cấu tạo hóa học khác cơ chất, làm giảm vmax,
không thay đổi KM. Gồm:
+Chất ức chế dị lập thể với enzyme dị lập thể âm(làm tăng KM)
+Một số chất phản ứng đặc biệt đối với một số nhóm nào đó của enzyme
3. Tính đặc hiệu của enzyme: đặc hiệu cơ chất, đặc hiệu lập thể và đặc hiệu
phản ứng.
III)Điều hòa hoạt động enzyme:
1) Enzyme dị lập thể: một số enzyme có trung tâm dị lập thể có thể tiếp nhận
một phân tử nhỏ làm thay đổi cấu trúc enzyme làm enzyme dễ(dị lập thể
dương) hoặc khó(dị lập thể âm) tiếp nhận cơ chất.
*Cơ chế điều hòa ngược: sản phẩm sinh ra quay lại ức chế enzyme để đảm bảo
không sản xuất thừa.
3) Điều hòa sinh tổng hợp enzyme:
 Các dạng đặc biệt của enzyme:
a)Isoenzyme: là những enzyme cùng dơn vị nhưng sắp xếp khác nhau, xúc tác
cùng một phản ứng nhưng hiện diện ở những mô khác nhau nên có thể dùng
isoenzyme đồ để xác định trạng thái bệnh lý của một mô nhất định. Ví dụ: lactat
dehydrogenase có 4 bán đơn vị: 2H, 2M. H có nhiều ở tim, M có nhiều ở cơ vân.
b) Dạng không hoạt động và hoạt động của enzyme: Để tự bảo vệ các tuyến khỏi
tác dụng của enzyme do chính nó tạo ra. Ví dụ:pepsinogen, trymsinogen
c) Hệ thống multienzyme: bao gồm các enzyme xúc tác một chuỗi phản ứng liên
tiếp. Có ba dạng: hòa tan(ví dụ: các enzyme trong đường phân), phức hợp(ví dụ:
phức hợp aci béo synthetase gồm 7 enzyme), gắn với màng(ví dụ: các enzyme
của chuỗi hô hấp tế bào gắn vào màng trong ti thể).
IV) Phân loại enzyme:
1) Oxidoreductase: xúc tác phản ứng oxi hóa khử
2) Transferase: xúc tác phản ứng vận chuyển
3) Hydrolase: xúc tác phản ứng thủy phân
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
6
4) Lyase: phân cắt, xúc tác phản ứng phân cắt phân tử lớn thành những phân tử nhỏ
không có sự tham gia của nước.
5) Isomerase: xúc tác phản ứng đồng phân
6) Lygase(Synthase): xúc tác phản ứng tổng hợp
V) Coenzyme:
-Theo điều kiện hoạt động, người ta chia enzyme ra làm hai loại:
+Enzyme không cần cộng tố: là các enzyme có bản chất protein thuần, chúng gồm
các enzyme thủy phân, ví dụ: amylase, pepsin, trypsin,…
+Enzyme cần cộng tố gồm hai phần: phần protein gọi là apoenzyme và phần cộng
tố. Cộng tố là chất hữu cơ thì dược gọi là coenzyme. Coenzyme không có khả năng
xúc tác mà có chức năng giúp thu nhận các nhóm chức tạm thời.
-Coenzyme dược phân thành hai nhóm: nhóm chuyển đổi nhóm chức và nhóm oxy
hóa khử.
- Tùy thuộc vào loại tương tác với enzym, mà ta phân ra coenzym hòa tan và
coenzym có nhóm giả. Coenzym hòa tan ( 1) liên kết chặt chẽ với enzym như cơ
chất trong quá trình phản ứng trải qua một sự thay đổi hóa học, và sau đó được tái
tạo trở lại. Hình thức ban đầu của ooenzym được tái tạơ bởi một phản ứng khác độc
lập với phản ứng enzym xúc tác. Mặt khác, coenzym nhóm giả (2), liên kết chặt chẽ
với enzym và vẫn liên kết với nó trong quá trình phản ứng, phần cơ chất liên kết với
các coenzym sau đó được chuyển đến một cơ chất khác hoặc coenzym khác của
enzym cùng loại.
1)Coenzyme oxy hóa khử:
Tất cả oxidoreductase đều cần có coenzyme. Các coenzym oxy hóa khử quan trọng
được trình bày ở phần sau, chúng có thể hoạt động ở dạng hòa tan(S) hoặc dạng
nhóm giả (P).
a)Các nhân pyridin NAD+
và NADP+
(1) phân bố rộng rãi như coenzym của
dehydrogenasc. Chúng vận chuyển ion hyđro (2e và 1H+
) luôn luôn hoạt động ở
dạng hòa tan. NAD+
sinh ra từ chu trình chuyển hóa của chuỗi hô hấp tế bào và do
đó góp phần vào sự chuyển hóa năng lượng. Ngược lại, NADP+
là chất khử quan
trọng nhất tham gia vào quá trình sinh tổng hợp.
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
7
b)Flavin coenzym FMN và FAD (2,3) chứa flavin isoalloxazin, là một nhóm oxy
hóa khử. Đây là nhóm chất có 3 vòng, hệ thống vòng chứa N có thể nhận tối đa hai
electron và hai proton trong quá trình phản ứng. FMN mang ribitol (đường rượu
được phosphoryl hóa tại vòng flavin). FAD tạo thành khi FMN liên kết với AMP.
Hai coenzym có chức năng tương tư. Chúng được tìm thấy trong dehydrogenasc,
oxidase, và monooxygenase. Khác với các nhân pyridin, fiavin phản ứng làm sinh
ra các hoạt chất trung gian. Để phòng thiệt hại cho các thành phẩn tế bào, các flavin
tuôn luôn liên kết như các nhóm giả trong protein enzym.
c)Ubiquinon (coenzym Q, 4) được sinh ra trong chuỗi hô hấp tế bào. Trong quá
trình phản ứng quinone được chuyển đổi thành hydroquinon (ubiquinol). Các chuỗi
bên isoprenoid của ubiquinon có thế có độ dài khác nhau. Chúng giúp cho
ubiquinon bám được vào trong màng, nơi nó có thể di chuyển tự do. Coenzym
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
8
tương tự cũng được tìm thấy trong quá trình quang tổng hợp (plastoquinone).
Vitamin E và K cũng thuộc hệ thống quinon/hydroquinon.
d)Acid L-ascorbic (vitamin C, 5) là một chất khử mạnh, tác dụng chống oxy hóa, nó
bảo vệ cơ thể không đặc hiệu chống lại tác nhân oxy hóa. Acid ascorbic cũng là một
đồng yếu tố cần thiết cho nhiều monooxygenase và dioxygenase. Acid ascorbic
tham gia hydroxyl hóa prolin và lysin trong quá trình sinh tổng hợp collagen, trong
tổng hợp của catecholamin và acid mật, cũng như trong quá trình phân hủy tyrosine.
Dạng khứ của coenzym này là muối của một acid mạnh, muối ascorbat. Dạng oxy
hóa là acid dehydroascorbic. Sự kích thích hệ miễn dịch gây ra bởi acid ascorbic
vẫn chưa được lý giải một cách đầy đủ.
e)Acid lipoic (6), cầu nối disulfide nội phân từ hoạt động như một cấu trúc oxy hóa
khử. Kết quả của quá trình khử, nó được chuyển đổi thành dithiol tương ứng. Là
một nhóm giả, acid lipoic thường được liên kết cộng hóa trị với lysin (R) của enzym
gọi là lipoamid. Lipoamid chủ yếu là tham gia vào quá trình oxy hóa khử carboxyl
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
9
của acid. Coenzym glutathion cũng có một câu trúc disulfid/dithiol tương tự như
thế.
f)Cấu trúc liên kết sắt-lưu huỳnh (7) hoạt động như nhóm giả trong nhóm
oxidoreductase, chúng cũng được tim thấy trong lyase, aconitase và các enzym
khác. Cấu trúc liên kết sắt-lưu huỳnh bao gồm từ 2-4 ion sắt được liên kết với
cystein của protein (-SR) và với một ion sulfid hữu cơ (8). Cấu trúc này thì ổn định
duy nhất bên trong các protein. Tùy thuộc vào số lượng của các ion sắt và sulfua,
mà ta phân ra [Fe2S2], [Fe3S4], và [Fe4S4]. Những cấu trúc này tham gia rất nhiều
vào chuỗi hô hấp tế bào, và được tìm thấy trong tất cả các khu phức hợp, ngoại trừ
phức hợp IV.
g)Coenzym Heme (8) với các chức năng oxy hóa khử trong chuỗi hô hấp tế bào,
trong quang hợp, và trong monooxygenase và peroxidase. Heme có chứa protein
vởi các chức năng oxy hóa khử còn được gọi là cytochrom. Cytochrom khác với
hemoglobin và myoglobin, phân tử sắt thay đổi hóa trị của nó (thường là giữa +2
và +3). Có nhiều lớp của Heme (a, b và c), trong đó có các loại nhóm thể khác
nhau: R1 đến R3. Hemoglobin, myoglobin, và các enzym Heme chửa Heme b. Heme
a có trong cytochrom c oxidase, trong khi Heme c chủ yếu trong cytochrom c, nơi
nó được liên kết cộng hóa trị với cystein của protein thông qua cầu nối thioester.
2) Coenzyme chuyển hóa nhóm chất:
Nhóm khử acyl thường được kích hoạt bằng cách chuyển đến coenzym A. Coenzym
A, pantetheinc được liên kết với 3’phospho-ADP bằng cầu nối phosphoric acid
anhydrid. Pantethein bao gồm ba thành phần liên kết với nhau bằng cầu nối amid:
acid pantoic, E-alanin, và cystcamin. Hai thành phần sau là các amin được tổng hợp
bởi decarboxy hóa aspartat và cystein. Phức hợp được hình thành từ acid pantoic và
B-alanin (acid pantothenic) có đặc điểm như vitamin cho con người. Phản ứng giữa
nhóm thiol của cystcamine và acid cacboxylic sinh ra thioester như acetyl CoA.
Phản ứng này là thu nhiệt mạnh mẽ, do đó nó phải được xảy ra cùng với quá trình
tỏa nhiệt. Thioester đại diện cho các thể hoạt động của acid cacboxylic, bởi vì chất
khử acyl có một tiềm năng hóa học cao và có thể dễ dàng chuyển cho các phân tử
khác. Tính chất này thường được khai thác trong quá trình trao đổi chất.
Các coenzyme còn lại, các bạn tham khảo sách nhé
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
10
HORMON
I)Tổng quan:
1. Nội viễn tác, cận tác và tự tác:
- Nội viễn tác (endocrine effect): hormon được các tế bào đặc hiện bài tiết trực
tiếp vào máu, sau đó theo dòng máu đến tác dụng tại cơ quan đích (khác cơ
quan tổng hợp ra chúng). Ví dụ: tụy tiết insulin vào máu, từ đó insulin đến
tác dụng tại nhiều loại tế bào của cơ thể.
- Cận tác (paracrine effect): tế bào đích mà hormon tác dụng ở gần các tế bào
tổng hợp nên hormon. Ví dụ: các hormon của dạ dày-ruột; các chất trung
gian hóa học tại chỗ như yếu tố tăng trưởng thần kinh, yếu tố hóa hướng
động tế bào ái toan, histamin, prostagladin đều là chất báo hiệu cận tác.
- Tự tác (autocrine effect): các chất thông tin tác động lên các tế bào tổng hợp
ra chúng, Ví dụ prostaglandin. Tự tác thường gặp ở các tế bào ung thư,
chúng tự kích hoạt sự tăng sản của mình theo cách này.
Insulin được tổng hợp từ tế bào β tuyến tụy, có cả tác dụng nội tiết (điều hoà quá
trình chuyển hóa đường và acid béo trong cơ thể) lẫn cận tiết (ức chế sự tổng hợp và
giải phóng glucagon của các tế bào α tuyến tụy).
2. Động học hormon:
Hormon tồn tại trong máu ở nồng độ rất thấp (từ 10-12
đến 10-7
mol/L) Nồng độ này
thay đổi có tính chu kỳ theo “nhịp” thời gian trong ngày, tháng hay năm hoặc theo
chu kỳ sinh học của cơ thể.
Thời gian tồn tại của hormon trong máu rất ngắn tính bằng phút hoặc giây vì chúng
luôn bị phân hủy (hormon peptid bị phân giải bởi những protease trong máu và mô,
catecholamin bị phân giải bởi nhiều enzym khác nhau,...).
Về sự hoạt động có tính chu kỳ của hormon, đầu tiên phải kể đến nhịp sinh học 24
giờ của cortisol. Với vai trò kích hoạt quá trình dự trữ glycogen, cortisol được
phóng thích chủ yếu vào buổi sáng khi mà lượng glycogen dự trữ tại gan đang
xuống thấp. Nồng độ cortisol máu sẽ giảm dần trong ngày.
Nhiều hormon được phóng thích theo qui luật đáp ứng. Cơ thể đáp ứng với sự tăng
đường huyết sau khi ăn bằng cách tiết insulin. Cơ thể điều hoà quá trình tổng hợp,
phóng thích, thoái hóa hormon sao cho nồng độ hormon luôn được điều tiết một
cách chính xác, vừa đủ nhờ vào quá trình kiểm soát ngược (feedback).
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
11
Thời gian phát huy tác dụng của hormon khác nhau tùy loại hormon. Có hormon tác
dụng nhanh, ví dụ adrenalin: sau khi tiết hoặc tiêm vào máu một thời gian tính bằng
giây thì đã làm cho gan giải phóng glucose tự do vào máu, gây tăng đường huyết.
Ngược lại một số hormon có tác dụng chậm, ví dụ hormon giáp trạng, hormon sinh
dục gây đáp ứng ở mô đích sau khi được tiết hoặc tiêm vào máu hàng giờ hoặc hàng
ngày.
3)Quá trình kiểm soát ngược (feedback control)
Sự điều hòa phản hồi âm được thực hiện qua những chất chuyển hóa hay cơ chất mà
nồng độ của chúng thay đổi do hormon tác dụng lên mô đích. Ví dụ quá trình tổng
hợp và phóng thích insulin bởi tế bào beta tuyến tụy được kích hoạt bởi nồng độ
glucose máu cao (> 5mM). Insulin được giải phóng sẽ kích thích quá trình bắt giữ
và sử dụng glucose của tế bào cơ và các mô khác. Kết quả là đưa lượng glucose
máu về giá trị bình thưòng và ức chế quá trình phóng thích insulin. Trong một số
trường hợp bệnh lý, sự đáp ứng tiết insulin quá mức gây ra trạng thái hạ đường
huyết, điều này lại gây ra đáp ứng sinh lý giải phóng catecholamin (adrenalin),
hormon tăng trưởng, glucagon, ACTH, tất cả đều có tác dụng gây tăng đường
huyết. Như vậy có một mạng lưới phức tạp tham gia điều hòa nồng độ glucose trong
máu - một chất chuyển hóa quan trọng cần cho hoạt động của các mô, đặc biệt là
não.
Tương tự, nồng độ của Ca2+ trong máu ảnh hưởng đến sự tiết hormon cận giáp và
thyrocalcitonin.
Bên cạnh đó cũng có sự kiểm soát phản hồi dương (positive feedback control). Ví
dụ estrogen và progesteron cần cho sự chế tiết nhanh và nhiều LH gây ra rụng trứng
và thành lập hoàng thể cùng với sự sản xuất tiếp theo của các hormon đó.
Trong nhiều trưòng hợp vòng kiểm soát phản hồi chưa được xác lập thường là do
chưa biết sản phẩm cuối cùng của tác dụng hormon.
4) Hệ thống điều hòa vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến nội tiết
Hệ thống hormon thường có những tác động liên kết với nhau, gây kích thích hay
ức chế một hormon khác ở một mô đích khác… Hệ thống điều hòa vùng dưới đồi-
tuyến yên-tuyến nội tiết được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương là một hệ
thống quan trọng trong điều hoà hoạt động hormon.
Tế bào thần kinh “chỉ đạo” vùng dưới đồi tiết ra liberin (hormon giải phóng) hay
statin (hormon ức chế) để kích thích hay ức chế tuyến yên tiết ra những tropine
(honnon kích thích), những hormon này lại kích thích tuyến nội tiết khác tiết ra
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
12
hormon hoạt động có tác dụng trên tế bào đích và gây đáp ứng sinh lý. Nếu hormon
hoạt động được tiết ra quá nhiều, nồng độ của chúng trong máu cao, chúng sẽ ức
chế sự tổng hợp hormon giải phóng ở vùng dưới đồi và sự tổng hợp hormon kích
thích ở tuyến yên theo cơ chế phản hồi âm. Ngược lại nếu nồng độ hormon hoạt
động thấp thì sự ức chế đó được giải tỏa và quá trình bài tiết hormon giải phóng và
hormon kích thích lại diễn ra bình thường. Hormon kích thích của tuyến yên có thể
ức chế hormon giải phóng tương ứng ở vùng dưới đổi theo cơ chế phản hồi âm.
5)Phân loại hormon:
Có nhiều cách phân loại hormon, có thể dựa vào cấu tạo hóa học, cơ chế tác dụng,
tính chất hòa tan trong nước… Căn cứ vào cấu tạo hóa học có thể chia hormon
thành ba loại: hormon peptid, dẫn xuất của acid amin và steroid:
+Loại peptid gồm hormon peptid có từ 3 đến 200 acid amin, đó là các hormon của
vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên (hypophyse), insulin và glucagon của
tuyến tuỵ(loại này vẫn tan trong nước do các nhóm gắn vào mạch peptit)
+Hormon là dẫn xuất của acid amin: có nhóm amin, kích thước nhỏ, hòa tan trong
nước, bao gồm catecholamin của tuỷ thượng thận và thyroid của giáp trạng.
+Hormon steroid: không hoà tan trong nước, gồm hormon của vỏ thượng thận,
hormon sinh dục.
II)Hormon tan trong lipid:
Bao gồm hormon steroid, hormon giáp và acid retinoid. Chúng đều là các phân từ
có trọng lượng phân từ nhỏ (300-800 Da), ít tan trong nước.
1)Hormon Steroid:
- Progesterone: hormon steroid sinh dục nữ thuộc họ progestin, được tổng hợp
từ buồng trứng, nồng độ progesterone máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
progesterone có tác dụng làm phát triển niêm mạc tử cung (chuẩn bị nuôi
dưỡng phôi). Sau khi thụ tinh, nhau thai cũng bắt đầu tổng hợp progesterone
phục vụ cho các giai đoạn phát triển của thai nhi. Ngoài ra progesterone còn
tác dụng lên sự phát triển của tuyến vú.
- Estradiol: là estrogen quan trọng nhất, được tổng hợp từ buồng trứng và nhau
thai. Vai trò quan trọng với chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra còn làm dày niêm
mạc tử cung và giúp phát triển các đặc tính sinh dục nữ thứ phát (ngực, sự
phân bố mỡ,...)
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
13
- Testosterone: hormon sinh dục nam quan trọng nhất, được tổng hợp từ tế bảo
Leydig của tinh hoàn. Có vai trò kiểm soát sự phát triển và hoạt động của hệ
sinh dục nam và giúp phát triển các đặc tính sinh dục nam thứ phát (cơ, tóc,
râu,...)
- Cortisol: là glucocorticoid quan trọng nhất, được tổng hợp bởi vỏ thượng
thận, vai trò quan trọng trong quá trình điều hoà chuyển hóa protein và
cacbonhydrate, gây thoái hóa protein và tăng cưòng chuyển acid amin thành
glucose. Glucocorticoid tổng hợp được sử dụng như thuốc kháng viêm và ức
chế miễn dịch.
- Aldosterone: là mineralocorticoid, cũng được tổng hợp bởi vỏ thượng thận,
tác dụng tại thận gây tái hấp thu Na+
bằng cách tác dụng lên Na+
K+
ATPase
và kênh Na+
, đồng thời tăng thải K+
, với tác dụng này gây hạ huyết áp.
- Calcitriol: là dẫn xuất của vitamin D, khi tiếp xúc với tia cực tím, tiền
hormon cũng xuất hiện ở da. Calcitonin được tổng hợp ở thận, nó có tác
dụng tăng tái hấp thu calci ở ruột và làm tăng nồng độ Ca2+
trong máu.
2)Hormon tuyến giáp:
- Tuyến giáp chế tiết hai hormon có bản chất là acid iodoamin: 3,5,3’-
triiodothyronin (T3) và 3,5,3’,5’-tetraiodothyronin (T4, thyroxin). Chúng
không tan trong nước, thụ thế của chủng hầu hết nằm trong nhân tế bào đích.
- Thyroglobulin (một protein iod-hóa và glycosyl-hóa chứa 5 000 acid amin,
trọng lượng phân tử 660 kDa) là tiền hormon của T3,T4. Nó chứa nhiều
tyrosin iod-hóa (monoiodotyrosin = MIT và diiodotyrosin = DIT), từ đó tạo
nên các gốc iodothyronin, tức T3, T4 nằm trong phân tử thyroglobulin.
Thyroglobulin được dự trữ trong chất keo của các nang tuyến giáp.
- Thyroglobulin bị thủy phân nhờ các protease và peptidase thành các acid
amin trong đó có T3, T4. Chúng được vận chuyển trong máu dưới dạng kết
hợp thuận nghịch với protein thyroxine binding globulin (TBG) và thyroxine
binding prealbumin (TBPA). T3,T4 tách khỏi protein vận chuyển, đi vào tế
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
14
bào đích và kết hợp với thụ thể trong bảo tương của nhân tế bào. Phức hợp
hormon thụ thể này có tác dụng điều hòa biểu hiện gen (tổng hợp protein).
- Hormon giáp trạng có tác dụng tăng trưởng và phát triển cơ thể, tăng hấp thụ
glucose ở ruột non và tăng phân giải glycogen, tăng phân giải lipid, tăng sử
dụng oxy và chuyển hóa cơ bản, tăng tổng hợp protein. Ngoài ra, còn góp
phần điều hoà tổng hợp ATP tại ty thể.
3)Sinh tổng hợp hormon steroid:
Tất cả hormon steroid đều được tổng hợp từ cholesterol, nguồn cung cấp cholesterol
cho quá trình tổng hợp này có thế được lấy từ LDL lipoprotein rồi đưa vào tế bào
hay được tổng hợp từ acetyl coA.
Pregnenolone là hợp chất trung gian quan trọng của quá trình sinh tổng hợp hormon
steroid, là nguyên liệu để tổng hợp progesterone. Ngoài trừ calcitriol thì tất cả các
hormon steroid khác đều chuyển hóa từ progesterone.
4)Thoái hóa hormon steroid
Các hormon steroid hầu hết đều bị bất hoạt tại gan, bị biến đổi, tiếp tục hydroxyl
hóa, kết hợp với acid glucuronic hay sulfate trước khi bị đào thải qua thận và một
phần qua đường mật. Sự biến đổi tại vòng A trong cấu trúc các hormon steroid làm
bất hoạt hầu hết đặc tính hormon của chúng.
Thiếu hụt bẩm sinh trong quá trình sinh tổng hợp các hormon steroid gây nên nhiều
biến đối nghiêm trọng trong quá trình phát triển. Ví dụ trong hội chứng tăng sản
thượng thận bẩm Sinh (congentinal adrenal hyperplasia), cơ thể bị thiếu hụt enzym
21-hydroxylase, enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp cortisol và aldosterone từ
progesterone. Sự giảm tổng hợp hai hormon này dẫn đến sự tăng hoạt testosterone,
gây nam hóa ở các bé gái. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh có thế phòng tránh bằng
cách điều trị hormon trước sinh.
5) Cơ chế hoạt động của hormon lipid
Các hormon lipid được các protein vận chuyển trong máu đến các tế bào đích, có
nhiều loại protein khác nhau đảm trách việc vận chuyển này. Khi đến tế bào đích,
các hormon tách ra dưới dạng tự do và đi xuyên qua màng tế bào và kết hợp với các
receptor đặc hiệu trong nhân hay trong tế bào chất. Receptor là những protein hiếm,
chỉ hiện diện với nồng độ rất thấp (khoảng 10² -104
phân tử/tế bảo), chúng tạo sự
kết nối đặc hiệu và ái lực cao với các hormon (Kd=10-8
-10-10
M). Phức hợp hormon
receptor hoạt động như một yếu tố kiểm soát promoter của gen đặc hiệu, từ đó tác
động đến quá trình sao mã của gen.
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
15
Ví dụ: receptor của cortisol là những receptor tự do hiện diện trong bảo tương như
một monomer, gắn với yếu tố hsp90. Khi cortisol gắn vào phức hợp, kích hoạt quá
trình đáp ứng làm phóng thích hsp90, phức hợp biến đổi, bộc lộ vùng kết nối DNA,
từ đó mới có thể tác động lên sự sao mã, tổng hợp protein, thể hiện vai trò hormon
của cortisol.
Phức hợp hormon thụ thể thường gắn với những vùng đặc biệt của DNA nhân tế
bào gọi là vùng đáp ứng hormon (hormon response element = HRE), mỗi receptor
chỉ nhận biết đặc hiệu với HRE của riêng mình, do đó chỉ tác động chuyên biệt lên
gen mang HRE đó và tác động lên sự sao mã tổng hợp ARNm, từ đó tác động lên
sự tổng hợp protein (trong đó có enzym) và gây đáp ứng sinh lý.
III)Hormon tan trong nước
Hormon tan trong nước có bản chất là acid amin, peptid hay protein. Là những
hormon nội tiết, được sản xuất và dự trữ tại các tuyến nội tiết, khi cơ thể có nhu cầu
sẽ được phóng thích vào máu. Do bản chất dễ tan trong nước, các hormon này di
chuyển không cần protein vận chuyển. Chúng bám vào các receptor tại màng tế bào
đích, truyền tải tín hiệu vào trong tế bào. Một số hormon trong nhóm này có cơ chế
cận tác, chúng chỉ tác động đến các tế bào phụ cận.
1)Hormon amin
Bao gồm histamin, melatonin và catcchoiamin (dopamin, norepinephrin và
epinephrin), có bản chất là acid amin. Ngoài vai trò hormon, chúng còn hoạt động
như một chất dẫn truyền thần kinh.
- Histamin: là chất trung gian và dẫn truyền thần kinh, được dự trữ chủ yếu
trong các đại thực bào ở mô và tế bào ái kiềm trong máu. Histamin có vai trò
trong cơ chế viêm và phản ứng dị ứng. Histamin tác dụng thông qua nhiều
loại receptor khác nhau. Kết hợp với receptor H1, gây co thắt cơ trơn khí
quản, dãn tĩnh mạch mao quản và tăng tính thấm của chúng. Khi kết hợp với
receptor H1, histamin làm giảm nhịp tim, tăng bài tiết HCl ở dạ dày. Tại não,
histamin hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh.
- Epinephrine: được tổng hợp tại tuyến thượng thận từ tiền chất là tyrosine.
Tác dụng trên mạch màu, tim và sự chuyển hóa. Làm co thắt mạch máu gây
tăng huyết áp (thông qua receptor α1 và α2). Ngoài ra, epinephrine còn làm
tăng thoái hóa glycogen thành glucose tại gan và cơ (qua receptor β2).
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
16
2)Hormon peptid và hormon protein
Chiếm số lượng lớn nhất trong số các yếu tố dẫn truyền thông tin. Hormon peptid
nhỏ nhất là thyroliberin (362 Da), là một tripeptid, hormon protein có thể đạt trọng
lượng phân tử trên 20 kDa (thyrotropin 28 kDa).
- Thyroliberin (thyrotropin releasing hormon, TRH): là một trong những
hormon thần kinh của vùng dưới đồi, kích thích tuyến yên sản xuất
thyrotropin (TSH).
- Thyrotropin (thyroid stimulating hormon, TSH) và hai hormon liên quan là
lutropin (Luteinizing hormon, LH) và follictropin (follicle stimulating
hormon, FSH) đều có nguồn gốc từ vùng dưới đổi, chúng có bản chất là
glycoprotein với trọng lượng phân tử trung bình khoảng 28 kDa. Thyrotropin
kích thích tuyến giáp tổng hợp và bài tiết thyroxin.
- Insulin: được tổng hợp và bài tiết bởi tế bào β của tuyến tụy. Insulin được
phóng thích khi nồng độ glucosc máu tăng cao. Insulin làm giảm nồng độ
đường trong máu bằng cơ chế tăng tiêu thụ glucosc, tăng tổng hợp glycogcn
và tăng chuyển hóa giucose thành acid béo. Ngoài ra nó còn ức chế quá trình
phân giải glycogen.
- Glucagon: là hormon peptid gồm 29 acid amin, được sản xuất bởi tế bào α
của tuyến tụy, là chất đối kháng của insulin, tác dụng chủ yếu trên sự chuyển
hóa glucid và lipid. Glucagon có tác dụng đối nghịch với insulin, cơ chế tác
dụng chủ yếu thông qua chất dẫn truyền thông tin thứ hai là cAMP.
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
17
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
18
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
19
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
20
TRẮC NGHIỆM
1. Catecholamine gồm:
A. Adrenaline và glucagon
B. Noradrenaline và aldosterone
C. Noradrenalin và prolactin
D. Glucagon và prolactin
E. Adrenaline và noradrenaline.
2. Hoạt động điều hoà sự chuyển hoá của hormone :
A. Như hoạt động của enzyme.
B. Qua việc hoạt hoá hay ức chế enzyme.
C. Bằng cách thay đổi lượng enzyme qua việc tác động vào quá trình tổng hợp
protein.
D. A, B, C đều sai .
E. B, C đều đúng.
3. Sự tăng tiết aldosterone do:
A. Natri máu giảm
B. Kali máu tăng.
C. Huyết áp giảm.
D. A, B, C đều sai.
E. A, B, C đều đúng.
4. ACTH có tác dụng kích thích hoạt động của:
A. Tuyến tuỷ thượng thận.
B. Tuyến giáp trạng.
C. Tuyến sinh dục.
D. Tuyến vỏ thượng thận.
E. Tuyến yên.
5. FSH và LH có tác dụng kích thích hoạt động của:
A. Tuyến tuỷ thượng thận.
B. Tuyến giáp trạng.
C. Tuyến sinh dục.
D. Tuyến vỏ thượng thận.
E. Tuyến yên.
6. MSH có tác dụng:
A. Kích thích hoạt động của tuyến tuỷ thượng thận.
B. Kích thích hoạt động của tuyến giáp trạng.
C. Kích thích hoạt động của tuyến sinh dục.
D. Kích thích hoạt động của tuyến vỏ thượng thận.
E. Kích thích hoạt động tạo hắc tố của tế bào da
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
21
7. TSH có tác dụng kích thích hoạt động của:
A. Tuyến tuỷ thượng thận.
B. Tuyến giáp trạng.
C. Tuyến sinh dục.
D. Tuyến vỏ thượng thận.
E. Tuyến yên.
8.Zymogen là:
A. Các dạng phân tử của enzym
B. Nhiều enzym kết hợp lại xúc tác cho một quá trình chuyển hóa
C. Tiền enzym
D. Enzym hoạt động
E. Dạng enzym kết hợp với cơ chất
9.Isoenzym là:
A. Dạng hoạt động của enzym
B. Dạng không hoạt động của enzym
C. Các dạng phân tử khác nhau của một enzym
D. Enzym xúc tác cho phản ứng đồng phân hóa
E. Nhiều enzym khác nhau cùng xúc tác cho một quá trình chuyển hóa
10.Coenzym NAD+
, NADP+
trong thành phần cấu tạo có:
1. Nicotinamid
2. Adenin
3. Vitamin B6
4. Flavin
5. Acid phosphoric
Chọn tập hợp đúng: A: 1, 2, 3; B: 1, 2, 4; C: 1, 2, 5; D: 2, 4, 5; E: 3, 4,
5
11.Coenzym FAD, FMN trong thành phần cấu tạo có:
1. Nicotinamid
2. Adenin
3. Vitamin B6
4. Flavin
5. Acid phosphoric
Chọn tập hợp đúng: A: 1, 2, 3; B: 2, 3, 4; C: 1, 4, 5; D: 2, 4, 5; E: 3, 4,
5
12.Enzym tham gia phản ứng thuỷ phân được xếp vào loại:
A. 1 Transferase
B. 1 Oxidoredutase
C. 2 Transferase
D. 2 Hydrolase
E. 3 Hydrolase
13.Enzym xúc tác phản ứng đồng phân là:
A. 2 Hydrolase
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
22
B. 4 Lygase
C. 3 Isomerase
D. 5 Isomerase
E. 6 Lyase
14.Dehydrogenase là enzym được xếp vào nhóm:
A. Transferase
B. Oxidoreductase
C. Lyase
D. Isomerase
E. Hydrolase
15.Enzym Cholinesterase được xếp vào loại:
A. Transferase
B. Hydrolase
C. Lyase
D. Isomerase
E. Synthetase
Đáp án: 1E 2E 3E 4D 5C 6E 7B 8C 9C 10C 11D 12E 13D 14B 15B
Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y
23

More Related Content

What's hot

sinh học phân tử
sinh học phân tửsinh học phân tử
sinh học phân tửHà Nguyễn
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcĐiều Dưỡng
 
Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)Phi Phi
 
Mô liên kết
Mô liên kếtMô liên kết
Mô liên kếtLam Nguyen
 
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINPROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINSoM
 
bai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noibai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noissuser48d166
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidLam Nguyen
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidLam Nguyen
 
Chương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucidChương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucidLam Nguyen
 
Giáo trình sinh học phân tử
Giáo trình sinh học phân tửGiáo trình sinh học phân tử
Giáo trình sinh học phân tửwww. mientayvn.com
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật họclovestory_s9
 
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTKết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTYenPhuong16
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
đề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhđề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhBui Nhu
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngHuy Hoang
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhViet Nguyen
 
Sinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongSinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongLe Khac Thien Luan
 

What's hot (20)

sinh học phân tử
sinh học phân tửsinh học phân tử
sinh học phân tử
 
Tài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý họcTài liệu Sinh lý học
Tài liệu Sinh lý học
 
Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)Chuong 4 (hoa)
Chuong 4 (hoa)
 
Mô liên kết
Mô liên kếtMô liên kết
Mô liên kết
 
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINPROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
bai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noibai giang Dhy ha noi
bai giang Dhy ha noi
 
Chuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucidChuyển hóa glucid
Chuyển hóa glucid
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipid
 
Chương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucidChương 1 hóa học glucid
Chương 1 hóa học glucid
 
Thực tập sinh lý i
Thực tập sinh lý iThực tập sinh lý i
Thực tập sinh lý i
 
Giáo trình sinh học phân tử
Giáo trình sinh học phân tửGiáo trình sinh học phân tử
Giáo trình sinh học phân tử
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật học
 
Hieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu coHieu ung trong hop chat huu co
Hieu ung trong hop chat huu co
 
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOTKết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
Kết quả thực hành môn hóa sinh căn bản - HOT
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
đề Cương vi sinh
đề Cương vi sinhđề Cương vi sinh
đề Cương vi sinh
 
Test Hóa Sinh
Test Hóa SinhTest Hóa Sinh
Test Hóa Sinh
 
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cươngTổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
Tổng hợp các câu trắc nghiệm vi sinh đại cương
 
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần KinhSinh Lý Neuron - Thần Kinh
Sinh Lý Neuron - Thần Kinh
 
Sinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luongSinh lý chuyen hoa nang luong
Sinh lý chuyen hoa nang luong
 

Similar to Enzyme - Hormon

Enzym-Bac-online-handout-K73.pdf
Enzym-Bac-online-handout-K73.pdfEnzym-Bac-online-handout-K73.pdf
Enzym-Bac-online-handout-K73.pdfLinhNguynPhanNht1
 
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdfBUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdfQunhTrnThy2
 
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdfthving
 
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
chuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptx
chuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptxchuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptx
chuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptxHngHp11
 
Hoá sinh enzym
Hoá sinh enzymHoá sinh enzym
Hoá sinh enzymBongpet
 
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINHVuKirikou
 
bai_giang_cac_p.ung_co_ban.ppt
bai_giang_cac_p.ung_co_ban.pptbai_giang_cac_p.ung_co_ban.ppt
bai_giang_cac_p.ung_co_ban.pptChanNhu2
 
Enzyme 1 (1).pptx
Enzyme 1 (1).pptxEnzyme 1 (1).pptx
Enzyme 1 (1).pptxAniuPhc
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINSoM
 
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNULý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNUVuKirikou
 
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxSOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxTrangNgc32
 
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)VuKirikou
 
Liên quan và điều hòa chuyển hóa
Liên quan và điều hòa chuyển hóaLiên quan và điều hòa chuyển hóa
Liên quan và điều hòa chuyển hóaLam Nguyen
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docHongBiThi1
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hnpnahuy
 

Similar to Enzyme - Hormon (20)

Enzym-Bac-online-handout-K73.pdf
Enzym-Bac-online-handout-K73.pdfEnzym-Bac-online-handout-K73.pdf
Enzym-Bac-online-handout-K73.pdf
 
Bai giang enzyme ts vu thi thom
Bai giang enzyme ts vu thi thomBai giang enzyme ts vu thi thom
Bai giang enzyme ts vu thi thom
 
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdfBUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
BUOI 1. CHẤT XÚC TÁC SINH HỌC - Enzyme HÓA SINH.pdf
 
Bài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAYBài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAY
Bài mẫu Tiểu luận Tổng quan về enzyme, HAY
 
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
2.VITAMIN, ENZYM, HORMON.pdf
 
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết và tinh sạch enzy...
 
chuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptx
chuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptxchuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptx
chuong_8_Phản ứng sinh hóa và Động học Enzyme.pptx
 
Tải Miễn Phí TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ ENZYME.docx
Tải Miễn Phí TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ ENZYME.docxTải Miễn Phí TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ ENZYME.docx
Tải Miễn Phí TIỂU LUẬN TỔNG QUAN VỀ ENZYME.docx
 
Hoá sinh enzym
Hoá sinh enzymHoá sinh enzym
Hoá sinh enzym
 
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
 
bai_giang_cac_p.ung_co_ban.ppt
bai_giang_cac_p.ung_co_ban.pptbai_giang_cac_p.ung_co_ban.ppt
bai_giang_cac_p.ung_co_ban.ppt
 
Enzyme 1 (1).pptx
Enzyme 1 (1).pptxEnzyme 1 (1).pptx
Enzyme 1 (1).pptx
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNULý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
 
Cn enzyme
Cn enzymeCn enzyme
Cn enzyme
 
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docxSOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx
 
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
 
Liên quan và điều hòa chuyển hóa
Liên quan và điều hòa chuyển hóaLiên quan và điều hòa chuyển hóa
Liên quan và điều hòa chuyển hóa
 
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.docSINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
SINH LÝ NỘI TIẾT cực kỳ hay và chất lượng.doc
 
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
50174254 slide-hoa-sinh-cong-nghiệp-giảng-đường-hoa-dầu-đhbk-hn
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Enzyme - Hormon

  • 1. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 1 ENZYME I) Xúc tác enzyme: 1) Phản ứng không được xúc tác: Những hạn chế của phản ứng không xúc tác: A + B → C + D - Phản ứng chỉ có thể xảy ra khi A và B va chạm nhau theo một hướng xác định - Trước khi tạo sản phẩm C và D phải tạo phức hợp AB mà thông thường đòi hỏi một năng lượng hoạt hóa. 2) Phản ứng xúc tác bởi enzyme: - Enzyme có khả năng kết dính các cơ chất tại trung tâm hoạt động của enzyme. Trong quá trình phản ứng các chất nền được định hướng theo trạng thái thuận lợi để kết hợp tạo thành phức hợp AB. - Các cơ chất đều được loại bỏ lớp vỏ hydrat. - Enzyme ổn định trạng thái chuyển đổi như kết quả của sự tương tác giữa các acid amin của protein với cơ chất. Đây được cho là yếu tố quan trọng nhất trong phản ứng xúc tác. Quan trọng không phải là sự gắn chặt các cơ chất vì nó chỉ làm tăng thêm năng lượng hoạt hóa của phản ứng, quan trọng là phải gắn chặt với trạng thái chuyển đổi. Bởi vì, để từ A và B thành phức hợp AB thì phải cần năng lượng hoạt hóa, còn enzyme đã ổn định trạng thái chuyển đổi là AB và bắt đầu phản ứng tạo C và D tại đây nên không cần năng lượng hoạt hóa đó nữa. - Nhiều enzyme còn giữ lại các nhóm chất từ các cơ chất hoặc chuyển giao chúng cho các cơ chất trong quá trình chuyển đổi. - Quá trình trao đổi proton đặc biệt phổ biến. Các phản ứng acid-base được xúc tác bởi enzyme hiệu quả hơn nhiều so với việc trao đổi proton giữa acid và base trong dung dịch. - Trong nhiều trường hợp, các nhóm chất được liên kết tạm thời với các acid amin của enzyme hoặc coenzyme bằng những liên kết cộng hóa trị trong suốt quá trình xúc tác. Hiệu ứng này được gọi là xúc tác kết cộng hóa trị (ví dụ các enzyme transaminase). II) Động học enzyme: E + S ↔ ES ↔ E + P *k-2 không đáng kể k1 k-1 k2 k-2
  • 2. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 2 1. Động học Michaelis-Menten, ý nghĩa của Km: Gọi tốc độ phản ứng tạo ES là v1 Tốc độ phản ứng phân hủy ES là v2 Khi phản ứng cân bằng tức là khi tốc độ hình thành và phân hủy ES bằng nhau thì sẽ có trạng thái ổn định: v1=v2 k1[Etd][S]=(k-1+k2)[ES] (Etd là E tự do) [ ][ ] [ ] (1) KM được gọi là hằng số Michaelis, đặc trưng cho mỗi enzyme Ta có Etp=Etd+ES Tốc độ hình thành sản phẩm của phản ứng enzyme: v=k2[ES] Khi sử dụng nồng độ cơ chất [S] rất lớn so với nồng độ enzyme sao cho tất cả mọi enzyme có mặt đều ở dưới dạng [ES], nghĩa là [ES]=[Etp] thì tốc độ phản ứng sẽ đạt tới cực đại: vmax=k2[Etp] [ ] [ ] (2) Vì Etd=Etp-ES, thay vào (1): ( ) [ ] (3) Từ (2) và (3): ( ) [ ] [ ] [ ] Phương trình trên được gọi là phương trình Michaelis-Menten, theo phương trình này, ta thấy tốc độ phản ứng enzyme phụ thuộc vào nồng độ cơ chất. Ở phương trình này có ba trường hợp xảy ra: 1) [S]>>KM(thường lớn hơn 100 lần): bỏ qua KM không tính toán, v=vmax, tốc độ phản ứng enzyme đạt tối đa
  • 3. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 3 2) [S]<<KM: [ ] : tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ cơ chất 3) [S]=KM: : tốc độ phản ứng enzyme đạt nửa tốc độ tối đa. Đồ thị của phương trình Michaelis-Menten: *Dùng đồ thị của phương trình Michaelis-Menten khó khảo sát được [S] để được vmax nên dùng phương trình Lineweaver Burk có đồ thị dạng tuyến tính: [ ] Đồ thị này cắt trục tung tại 1/vmax và trục hoành tại -1/KM, từ đó dễ dàng xác định vmax và KM. *Ý nghĩa của hằng số KM: - KM là nồng độ cơ chất cần thiết để tốc độ phản ứng enzyme đạt được nửa tốc độ tối đa. - KM biểu thị ái lực của enzyme với cơ chất , KM càng nhỏ thì ái lực càng lớn, khả năng phản ứng càng cao và ngược lại. vmax 𝑣 𝑚𝑎𝑥 2 [S]KM
  • 4. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 4 - KM đặc trưng cho từng enzyme, nếu một enzyme xác tác cho nhiều cơ chất thì cứ một cơ chất có một hằng số KM riêng. - Muốn cho phản ứng enzyme đạt tới cực đại thì phải có [S] lớn gấp 100 lần KM. - Enzyme chịu sự chi phối của những yếu tố khác nhau như pH, t0 , ion,… Yếu tố nào làm tăng KM thì ức chế hoạt động enzyme và ngược lại. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme: a) Nhiệt độ: - Mỗi enzyme có một nhiệt độ T0 tại đó hoạt độ của nó là cao nhất. Từ t<T0 thì t0 tăng, hoạt tính tăng, từ t>T0 thì t0 tăng, hoạt tính giảm. - T0 của enzyme động vật thường khoảng 400 C. b) Tác dụng của pH (nồng độ H+ ): Tương tự như nhiệt độ c) Chất hoạt hóa: - Là chất làm tăng hoạt tính của enzym, chúng có bản chất hóa học rất khác nhau (Ví dụ: anion Cl- đối với α-amylase, glutathion đối với nhiều protease thực vật…) chất hoạt động dị lập thể đối với enzym dị lập thể dương. d) Chất ức chế: - Là chất làm giảm hoạt tính của enzym do làm giảm ái lực của enzym với cơ chất hoặc làm enzym mất khả năng kết hợp với cơ chất. - Cần phân biệt:  Chất ức chế không đặc hiệu: làm biến tính enzyme, có tác dụng trên bất kỳ enzyme nào, không thuận nghịch. Ví dụ: ion kim loại nặng, acid, base mạnh,…  Chất ức chế đặc hiệu: gắn vào những trung tâm phản ứng đặc hiệu của từng enzyme một: gồm chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh:
  • 5. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 5  Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học gần giống cơ chất nên kết hợp được với trung tâm hoạt động của enzyme, tranh chỗ với cơ chất, làm giảm hoạt tính enzyme, làm tăng KM nhưng không làm thay đổi vmax. Nếu tăng nồng độ cơ chất thì có thể đẩy được Ict khỏi enzyme. Chất ức chế cạnh tranh có tính đặc hiệu cao. Ứng dụng: ức chế một số sinh vật hại, chữa ung thư…  Chất ức chế không cạnh tranh: cấu tạo hóa học khác cơ chất, làm giảm vmax, không thay đổi KM. Gồm: +Chất ức chế dị lập thể với enzyme dị lập thể âm(làm tăng KM) +Một số chất phản ứng đặc biệt đối với một số nhóm nào đó của enzyme 3. Tính đặc hiệu của enzyme: đặc hiệu cơ chất, đặc hiệu lập thể và đặc hiệu phản ứng. III)Điều hòa hoạt động enzyme: 1) Enzyme dị lập thể: một số enzyme có trung tâm dị lập thể có thể tiếp nhận một phân tử nhỏ làm thay đổi cấu trúc enzyme làm enzyme dễ(dị lập thể dương) hoặc khó(dị lập thể âm) tiếp nhận cơ chất. *Cơ chế điều hòa ngược: sản phẩm sinh ra quay lại ức chế enzyme để đảm bảo không sản xuất thừa. 3) Điều hòa sinh tổng hợp enzyme:  Các dạng đặc biệt của enzyme: a)Isoenzyme: là những enzyme cùng dơn vị nhưng sắp xếp khác nhau, xúc tác cùng một phản ứng nhưng hiện diện ở những mô khác nhau nên có thể dùng isoenzyme đồ để xác định trạng thái bệnh lý của một mô nhất định. Ví dụ: lactat dehydrogenase có 4 bán đơn vị: 2H, 2M. H có nhiều ở tim, M có nhiều ở cơ vân. b) Dạng không hoạt động và hoạt động của enzyme: Để tự bảo vệ các tuyến khỏi tác dụng của enzyme do chính nó tạo ra. Ví dụ:pepsinogen, trymsinogen c) Hệ thống multienzyme: bao gồm các enzyme xúc tác một chuỗi phản ứng liên tiếp. Có ba dạng: hòa tan(ví dụ: các enzyme trong đường phân), phức hợp(ví dụ: phức hợp aci béo synthetase gồm 7 enzyme), gắn với màng(ví dụ: các enzyme của chuỗi hô hấp tế bào gắn vào màng trong ti thể). IV) Phân loại enzyme: 1) Oxidoreductase: xúc tác phản ứng oxi hóa khử 2) Transferase: xúc tác phản ứng vận chuyển 3) Hydrolase: xúc tác phản ứng thủy phân
  • 6. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 6 4) Lyase: phân cắt, xúc tác phản ứng phân cắt phân tử lớn thành những phân tử nhỏ không có sự tham gia của nước. 5) Isomerase: xúc tác phản ứng đồng phân 6) Lygase(Synthase): xúc tác phản ứng tổng hợp V) Coenzyme: -Theo điều kiện hoạt động, người ta chia enzyme ra làm hai loại: +Enzyme không cần cộng tố: là các enzyme có bản chất protein thuần, chúng gồm các enzyme thủy phân, ví dụ: amylase, pepsin, trypsin,… +Enzyme cần cộng tố gồm hai phần: phần protein gọi là apoenzyme và phần cộng tố. Cộng tố là chất hữu cơ thì dược gọi là coenzyme. Coenzyme không có khả năng xúc tác mà có chức năng giúp thu nhận các nhóm chức tạm thời. -Coenzyme dược phân thành hai nhóm: nhóm chuyển đổi nhóm chức và nhóm oxy hóa khử. - Tùy thuộc vào loại tương tác với enzym, mà ta phân ra coenzym hòa tan và coenzym có nhóm giả. Coenzym hòa tan ( 1) liên kết chặt chẽ với enzym như cơ chất trong quá trình phản ứng trải qua một sự thay đổi hóa học, và sau đó được tái tạo trở lại. Hình thức ban đầu của ooenzym được tái tạơ bởi một phản ứng khác độc lập với phản ứng enzym xúc tác. Mặt khác, coenzym nhóm giả (2), liên kết chặt chẽ với enzym và vẫn liên kết với nó trong quá trình phản ứng, phần cơ chất liên kết với các coenzym sau đó được chuyển đến một cơ chất khác hoặc coenzym khác của enzym cùng loại. 1)Coenzyme oxy hóa khử: Tất cả oxidoreductase đều cần có coenzyme. Các coenzym oxy hóa khử quan trọng được trình bày ở phần sau, chúng có thể hoạt động ở dạng hòa tan(S) hoặc dạng nhóm giả (P). a)Các nhân pyridin NAD+ và NADP+ (1) phân bố rộng rãi như coenzym của dehydrogenasc. Chúng vận chuyển ion hyđro (2e và 1H+ ) luôn luôn hoạt động ở dạng hòa tan. NAD+ sinh ra từ chu trình chuyển hóa của chuỗi hô hấp tế bào và do đó góp phần vào sự chuyển hóa năng lượng. Ngược lại, NADP+ là chất khử quan trọng nhất tham gia vào quá trình sinh tổng hợp.
  • 7. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 7 b)Flavin coenzym FMN và FAD (2,3) chứa flavin isoalloxazin, là một nhóm oxy hóa khử. Đây là nhóm chất có 3 vòng, hệ thống vòng chứa N có thể nhận tối đa hai electron và hai proton trong quá trình phản ứng. FMN mang ribitol (đường rượu được phosphoryl hóa tại vòng flavin). FAD tạo thành khi FMN liên kết với AMP. Hai coenzym có chức năng tương tư. Chúng được tìm thấy trong dehydrogenasc, oxidase, và monooxygenase. Khác với các nhân pyridin, fiavin phản ứng làm sinh ra các hoạt chất trung gian. Để phòng thiệt hại cho các thành phẩn tế bào, các flavin tuôn luôn liên kết như các nhóm giả trong protein enzym. c)Ubiquinon (coenzym Q, 4) được sinh ra trong chuỗi hô hấp tế bào. Trong quá trình phản ứng quinone được chuyển đổi thành hydroquinon (ubiquinol). Các chuỗi bên isoprenoid của ubiquinon có thế có độ dài khác nhau. Chúng giúp cho ubiquinon bám được vào trong màng, nơi nó có thể di chuyển tự do. Coenzym
  • 8. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 8 tương tự cũng được tìm thấy trong quá trình quang tổng hợp (plastoquinone). Vitamin E và K cũng thuộc hệ thống quinon/hydroquinon. d)Acid L-ascorbic (vitamin C, 5) là một chất khử mạnh, tác dụng chống oxy hóa, nó bảo vệ cơ thể không đặc hiệu chống lại tác nhân oxy hóa. Acid ascorbic cũng là một đồng yếu tố cần thiết cho nhiều monooxygenase và dioxygenase. Acid ascorbic tham gia hydroxyl hóa prolin và lysin trong quá trình sinh tổng hợp collagen, trong tổng hợp của catecholamin và acid mật, cũng như trong quá trình phân hủy tyrosine. Dạng khứ của coenzym này là muối của một acid mạnh, muối ascorbat. Dạng oxy hóa là acid dehydroascorbic. Sự kích thích hệ miễn dịch gây ra bởi acid ascorbic vẫn chưa được lý giải một cách đầy đủ. e)Acid lipoic (6), cầu nối disulfide nội phân từ hoạt động như một cấu trúc oxy hóa khử. Kết quả của quá trình khử, nó được chuyển đổi thành dithiol tương ứng. Là một nhóm giả, acid lipoic thường được liên kết cộng hóa trị với lysin (R) của enzym gọi là lipoamid. Lipoamid chủ yếu là tham gia vào quá trình oxy hóa khử carboxyl
  • 9. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 9 của acid. Coenzym glutathion cũng có một câu trúc disulfid/dithiol tương tự như thế. f)Cấu trúc liên kết sắt-lưu huỳnh (7) hoạt động như nhóm giả trong nhóm oxidoreductase, chúng cũng được tim thấy trong lyase, aconitase và các enzym khác. Cấu trúc liên kết sắt-lưu huỳnh bao gồm từ 2-4 ion sắt được liên kết với cystein của protein (-SR) và với một ion sulfid hữu cơ (8). Cấu trúc này thì ổn định duy nhất bên trong các protein. Tùy thuộc vào số lượng của các ion sắt và sulfua, mà ta phân ra [Fe2S2], [Fe3S4], và [Fe4S4]. Những cấu trúc này tham gia rất nhiều vào chuỗi hô hấp tế bào, và được tìm thấy trong tất cả các khu phức hợp, ngoại trừ phức hợp IV. g)Coenzym Heme (8) với các chức năng oxy hóa khử trong chuỗi hô hấp tế bào, trong quang hợp, và trong monooxygenase và peroxidase. Heme có chứa protein vởi các chức năng oxy hóa khử còn được gọi là cytochrom. Cytochrom khác với hemoglobin và myoglobin, phân tử sắt thay đổi hóa trị của nó (thường là giữa +2 và +3). Có nhiều lớp của Heme (a, b và c), trong đó có các loại nhóm thể khác nhau: R1 đến R3. Hemoglobin, myoglobin, và các enzym Heme chửa Heme b. Heme a có trong cytochrom c oxidase, trong khi Heme c chủ yếu trong cytochrom c, nơi nó được liên kết cộng hóa trị với cystein của protein thông qua cầu nối thioester. 2) Coenzyme chuyển hóa nhóm chất: Nhóm khử acyl thường được kích hoạt bằng cách chuyển đến coenzym A. Coenzym A, pantetheinc được liên kết với 3’phospho-ADP bằng cầu nối phosphoric acid anhydrid. Pantethein bao gồm ba thành phần liên kết với nhau bằng cầu nối amid: acid pantoic, E-alanin, và cystcamin. Hai thành phần sau là các amin được tổng hợp bởi decarboxy hóa aspartat và cystein. Phức hợp được hình thành từ acid pantoic và B-alanin (acid pantothenic) có đặc điểm như vitamin cho con người. Phản ứng giữa nhóm thiol của cystcamine và acid cacboxylic sinh ra thioester như acetyl CoA. Phản ứng này là thu nhiệt mạnh mẽ, do đó nó phải được xảy ra cùng với quá trình tỏa nhiệt. Thioester đại diện cho các thể hoạt động của acid cacboxylic, bởi vì chất khử acyl có một tiềm năng hóa học cao và có thể dễ dàng chuyển cho các phân tử khác. Tính chất này thường được khai thác trong quá trình trao đổi chất. Các coenzyme còn lại, các bạn tham khảo sách nhé
  • 10. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 10 HORMON I)Tổng quan: 1. Nội viễn tác, cận tác và tự tác: - Nội viễn tác (endocrine effect): hormon được các tế bào đặc hiện bài tiết trực tiếp vào máu, sau đó theo dòng máu đến tác dụng tại cơ quan đích (khác cơ quan tổng hợp ra chúng). Ví dụ: tụy tiết insulin vào máu, từ đó insulin đến tác dụng tại nhiều loại tế bào của cơ thể. - Cận tác (paracrine effect): tế bào đích mà hormon tác dụng ở gần các tế bào tổng hợp nên hormon. Ví dụ: các hormon của dạ dày-ruột; các chất trung gian hóa học tại chỗ như yếu tố tăng trưởng thần kinh, yếu tố hóa hướng động tế bào ái toan, histamin, prostagladin đều là chất báo hiệu cận tác. - Tự tác (autocrine effect): các chất thông tin tác động lên các tế bào tổng hợp ra chúng, Ví dụ prostaglandin. Tự tác thường gặp ở các tế bào ung thư, chúng tự kích hoạt sự tăng sản của mình theo cách này. Insulin được tổng hợp từ tế bào β tuyến tụy, có cả tác dụng nội tiết (điều hoà quá trình chuyển hóa đường và acid béo trong cơ thể) lẫn cận tiết (ức chế sự tổng hợp và giải phóng glucagon của các tế bào α tuyến tụy). 2. Động học hormon: Hormon tồn tại trong máu ở nồng độ rất thấp (từ 10-12 đến 10-7 mol/L) Nồng độ này thay đổi có tính chu kỳ theo “nhịp” thời gian trong ngày, tháng hay năm hoặc theo chu kỳ sinh học của cơ thể. Thời gian tồn tại của hormon trong máu rất ngắn tính bằng phút hoặc giây vì chúng luôn bị phân hủy (hormon peptid bị phân giải bởi những protease trong máu và mô, catecholamin bị phân giải bởi nhiều enzym khác nhau,...). Về sự hoạt động có tính chu kỳ của hormon, đầu tiên phải kể đến nhịp sinh học 24 giờ của cortisol. Với vai trò kích hoạt quá trình dự trữ glycogen, cortisol được phóng thích chủ yếu vào buổi sáng khi mà lượng glycogen dự trữ tại gan đang xuống thấp. Nồng độ cortisol máu sẽ giảm dần trong ngày. Nhiều hormon được phóng thích theo qui luật đáp ứng. Cơ thể đáp ứng với sự tăng đường huyết sau khi ăn bằng cách tiết insulin. Cơ thể điều hoà quá trình tổng hợp, phóng thích, thoái hóa hormon sao cho nồng độ hormon luôn được điều tiết một cách chính xác, vừa đủ nhờ vào quá trình kiểm soát ngược (feedback).
  • 11. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 11 Thời gian phát huy tác dụng của hormon khác nhau tùy loại hormon. Có hormon tác dụng nhanh, ví dụ adrenalin: sau khi tiết hoặc tiêm vào máu một thời gian tính bằng giây thì đã làm cho gan giải phóng glucose tự do vào máu, gây tăng đường huyết. Ngược lại một số hormon có tác dụng chậm, ví dụ hormon giáp trạng, hormon sinh dục gây đáp ứng ở mô đích sau khi được tiết hoặc tiêm vào máu hàng giờ hoặc hàng ngày. 3)Quá trình kiểm soát ngược (feedback control) Sự điều hòa phản hồi âm được thực hiện qua những chất chuyển hóa hay cơ chất mà nồng độ của chúng thay đổi do hormon tác dụng lên mô đích. Ví dụ quá trình tổng hợp và phóng thích insulin bởi tế bào beta tuyến tụy được kích hoạt bởi nồng độ glucose máu cao (> 5mM). Insulin được giải phóng sẽ kích thích quá trình bắt giữ và sử dụng glucose của tế bào cơ và các mô khác. Kết quả là đưa lượng glucose máu về giá trị bình thưòng và ức chế quá trình phóng thích insulin. Trong một số trường hợp bệnh lý, sự đáp ứng tiết insulin quá mức gây ra trạng thái hạ đường huyết, điều này lại gây ra đáp ứng sinh lý giải phóng catecholamin (adrenalin), hormon tăng trưởng, glucagon, ACTH, tất cả đều có tác dụng gây tăng đường huyết. Như vậy có một mạng lưới phức tạp tham gia điều hòa nồng độ glucose trong máu - một chất chuyển hóa quan trọng cần cho hoạt động của các mô, đặc biệt là não. Tương tự, nồng độ của Ca2+ trong máu ảnh hưởng đến sự tiết hormon cận giáp và thyrocalcitonin. Bên cạnh đó cũng có sự kiểm soát phản hồi dương (positive feedback control). Ví dụ estrogen và progesteron cần cho sự chế tiết nhanh và nhiều LH gây ra rụng trứng và thành lập hoàng thể cùng với sự sản xuất tiếp theo của các hormon đó. Trong nhiều trưòng hợp vòng kiểm soát phản hồi chưa được xác lập thường là do chưa biết sản phẩm cuối cùng của tác dụng hormon. 4) Hệ thống điều hòa vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến nội tiết Hệ thống hormon thường có những tác động liên kết với nhau, gây kích thích hay ức chế một hormon khác ở một mô đích khác… Hệ thống điều hòa vùng dưới đồi- tuyến yên-tuyến nội tiết được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương là một hệ thống quan trọng trong điều hoà hoạt động hormon. Tế bào thần kinh “chỉ đạo” vùng dưới đồi tiết ra liberin (hormon giải phóng) hay statin (hormon ức chế) để kích thích hay ức chế tuyến yên tiết ra những tropine (honnon kích thích), những hormon này lại kích thích tuyến nội tiết khác tiết ra
  • 12. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 12 hormon hoạt động có tác dụng trên tế bào đích và gây đáp ứng sinh lý. Nếu hormon hoạt động được tiết ra quá nhiều, nồng độ của chúng trong máu cao, chúng sẽ ức chế sự tổng hợp hormon giải phóng ở vùng dưới đồi và sự tổng hợp hormon kích thích ở tuyến yên theo cơ chế phản hồi âm. Ngược lại nếu nồng độ hormon hoạt động thấp thì sự ức chế đó được giải tỏa và quá trình bài tiết hormon giải phóng và hormon kích thích lại diễn ra bình thường. Hormon kích thích của tuyến yên có thể ức chế hormon giải phóng tương ứng ở vùng dưới đổi theo cơ chế phản hồi âm. 5)Phân loại hormon: Có nhiều cách phân loại hormon, có thể dựa vào cấu tạo hóa học, cơ chế tác dụng, tính chất hòa tan trong nước… Căn cứ vào cấu tạo hóa học có thể chia hormon thành ba loại: hormon peptid, dẫn xuất của acid amin và steroid: +Loại peptid gồm hormon peptid có từ 3 đến 200 acid amin, đó là các hormon của vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên (hypophyse), insulin và glucagon của tuyến tuỵ(loại này vẫn tan trong nước do các nhóm gắn vào mạch peptit) +Hormon là dẫn xuất của acid amin: có nhóm amin, kích thước nhỏ, hòa tan trong nước, bao gồm catecholamin của tuỷ thượng thận và thyroid của giáp trạng. +Hormon steroid: không hoà tan trong nước, gồm hormon của vỏ thượng thận, hormon sinh dục. II)Hormon tan trong lipid: Bao gồm hormon steroid, hormon giáp và acid retinoid. Chúng đều là các phân từ có trọng lượng phân từ nhỏ (300-800 Da), ít tan trong nước. 1)Hormon Steroid: - Progesterone: hormon steroid sinh dục nữ thuộc họ progestin, được tổng hợp từ buồng trứng, nồng độ progesterone máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. progesterone có tác dụng làm phát triển niêm mạc tử cung (chuẩn bị nuôi dưỡng phôi). Sau khi thụ tinh, nhau thai cũng bắt đầu tổng hợp progesterone phục vụ cho các giai đoạn phát triển của thai nhi. Ngoài ra progesterone còn tác dụng lên sự phát triển của tuyến vú. - Estradiol: là estrogen quan trọng nhất, được tổng hợp từ buồng trứng và nhau thai. Vai trò quan trọng với chu kỳ kinh nguyệt, ngoài ra còn làm dày niêm mạc tử cung và giúp phát triển các đặc tính sinh dục nữ thứ phát (ngực, sự phân bố mỡ,...)
  • 13. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 13 - Testosterone: hormon sinh dục nam quan trọng nhất, được tổng hợp từ tế bảo Leydig của tinh hoàn. Có vai trò kiểm soát sự phát triển và hoạt động của hệ sinh dục nam và giúp phát triển các đặc tính sinh dục nam thứ phát (cơ, tóc, râu,...) - Cortisol: là glucocorticoid quan trọng nhất, được tổng hợp bởi vỏ thượng thận, vai trò quan trọng trong quá trình điều hoà chuyển hóa protein và cacbonhydrate, gây thoái hóa protein và tăng cưòng chuyển acid amin thành glucose. Glucocorticoid tổng hợp được sử dụng như thuốc kháng viêm và ức chế miễn dịch. - Aldosterone: là mineralocorticoid, cũng được tổng hợp bởi vỏ thượng thận, tác dụng tại thận gây tái hấp thu Na+ bằng cách tác dụng lên Na+ K+ ATPase và kênh Na+ , đồng thời tăng thải K+ , với tác dụng này gây hạ huyết áp. - Calcitriol: là dẫn xuất của vitamin D, khi tiếp xúc với tia cực tím, tiền hormon cũng xuất hiện ở da. Calcitonin được tổng hợp ở thận, nó có tác dụng tăng tái hấp thu calci ở ruột và làm tăng nồng độ Ca2+ trong máu. 2)Hormon tuyến giáp: - Tuyến giáp chế tiết hai hormon có bản chất là acid iodoamin: 3,5,3’- triiodothyronin (T3) và 3,5,3’,5’-tetraiodothyronin (T4, thyroxin). Chúng không tan trong nước, thụ thế của chủng hầu hết nằm trong nhân tế bào đích. - Thyroglobulin (một protein iod-hóa và glycosyl-hóa chứa 5 000 acid amin, trọng lượng phân tử 660 kDa) là tiền hormon của T3,T4. Nó chứa nhiều tyrosin iod-hóa (monoiodotyrosin = MIT và diiodotyrosin = DIT), từ đó tạo nên các gốc iodothyronin, tức T3, T4 nằm trong phân tử thyroglobulin. Thyroglobulin được dự trữ trong chất keo của các nang tuyến giáp. - Thyroglobulin bị thủy phân nhờ các protease và peptidase thành các acid amin trong đó có T3, T4. Chúng được vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp thuận nghịch với protein thyroxine binding globulin (TBG) và thyroxine binding prealbumin (TBPA). T3,T4 tách khỏi protein vận chuyển, đi vào tế
  • 14. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 14 bào đích và kết hợp với thụ thể trong bảo tương của nhân tế bào. Phức hợp hormon thụ thể này có tác dụng điều hòa biểu hiện gen (tổng hợp protein). - Hormon giáp trạng có tác dụng tăng trưởng và phát triển cơ thể, tăng hấp thụ glucose ở ruột non và tăng phân giải glycogen, tăng phân giải lipid, tăng sử dụng oxy và chuyển hóa cơ bản, tăng tổng hợp protein. Ngoài ra, còn góp phần điều hoà tổng hợp ATP tại ty thể. 3)Sinh tổng hợp hormon steroid: Tất cả hormon steroid đều được tổng hợp từ cholesterol, nguồn cung cấp cholesterol cho quá trình tổng hợp này có thế được lấy từ LDL lipoprotein rồi đưa vào tế bào hay được tổng hợp từ acetyl coA. Pregnenolone là hợp chất trung gian quan trọng của quá trình sinh tổng hợp hormon steroid, là nguyên liệu để tổng hợp progesterone. Ngoài trừ calcitriol thì tất cả các hormon steroid khác đều chuyển hóa từ progesterone. 4)Thoái hóa hormon steroid Các hormon steroid hầu hết đều bị bất hoạt tại gan, bị biến đổi, tiếp tục hydroxyl hóa, kết hợp với acid glucuronic hay sulfate trước khi bị đào thải qua thận và một phần qua đường mật. Sự biến đổi tại vòng A trong cấu trúc các hormon steroid làm bất hoạt hầu hết đặc tính hormon của chúng. Thiếu hụt bẩm sinh trong quá trình sinh tổng hợp các hormon steroid gây nên nhiều biến đối nghiêm trọng trong quá trình phát triển. Ví dụ trong hội chứng tăng sản thượng thận bẩm Sinh (congentinal adrenal hyperplasia), cơ thể bị thiếu hụt enzym 21-hydroxylase, enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp cortisol và aldosterone từ progesterone. Sự giảm tổng hợp hai hormon này dẫn đến sự tăng hoạt testosterone, gây nam hóa ở các bé gái. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh có thế phòng tránh bằng cách điều trị hormon trước sinh. 5) Cơ chế hoạt động của hormon lipid Các hormon lipid được các protein vận chuyển trong máu đến các tế bào đích, có nhiều loại protein khác nhau đảm trách việc vận chuyển này. Khi đến tế bào đích, các hormon tách ra dưới dạng tự do và đi xuyên qua màng tế bào và kết hợp với các receptor đặc hiệu trong nhân hay trong tế bào chất. Receptor là những protein hiếm, chỉ hiện diện với nồng độ rất thấp (khoảng 10² -104 phân tử/tế bảo), chúng tạo sự kết nối đặc hiệu và ái lực cao với các hormon (Kd=10-8 -10-10 M). Phức hợp hormon receptor hoạt động như một yếu tố kiểm soát promoter của gen đặc hiệu, từ đó tác động đến quá trình sao mã của gen.
  • 15. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 15 Ví dụ: receptor của cortisol là những receptor tự do hiện diện trong bảo tương như một monomer, gắn với yếu tố hsp90. Khi cortisol gắn vào phức hợp, kích hoạt quá trình đáp ứng làm phóng thích hsp90, phức hợp biến đổi, bộc lộ vùng kết nối DNA, từ đó mới có thể tác động lên sự sao mã, tổng hợp protein, thể hiện vai trò hormon của cortisol. Phức hợp hormon thụ thể thường gắn với những vùng đặc biệt của DNA nhân tế bào gọi là vùng đáp ứng hormon (hormon response element = HRE), mỗi receptor chỉ nhận biết đặc hiệu với HRE của riêng mình, do đó chỉ tác động chuyên biệt lên gen mang HRE đó và tác động lên sự sao mã tổng hợp ARNm, từ đó tác động lên sự tổng hợp protein (trong đó có enzym) và gây đáp ứng sinh lý. III)Hormon tan trong nước Hormon tan trong nước có bản chất là acid amin, peptid hay protein. Là những hormon nội tiết, được sản xuất và dự trữ tại các tuyến nội tiết, khi cơ thể có nhu cầu sẽ được phóng thích vào máu. Do bản chất dễ tan trong nước, các hormon này di chuyển không cần protein vận chuyển. Chúng bám vào các receptor tại màng tế bào đích, truyền tải tín hiệu vào trong tế bào. Một số hormon trong nhóm này có cơ chế cận tác, chúng chỉ tác động đến các tế bào phụ cận. 1)Hormon amin Bao gồm histamin, melatonin và catcchoiamin (dopamin, norepinephrin và epinephrin), có bản chất là acid amin. Ngoài vai trò hormon, chúng còn hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh. - Histamin: là chất trung gian và dẫn truyền thần kinh, được dự trữ chủ yếu trong các đại thực bào ở mô và tế bào ái kiềm trong máu. Histamin có vai trò trong cơ chế viêm và phản ứng dị ứng. Histamin tác dụng thông qua nhiều loại receptor khác nhau. Kết hợp với receptor H1, gây co thắt cơ trơn khí quản, dãn tĩnh mạch mao quản và tăng tính thấm của chúng. Khi kết hợp với receptor H1, histamin làm giảm nhịp tim, tăng bài tiết HCl ở dạ dày. Tại não, histamin hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh. - Epinephrine: được tổng hợp tại tuyến thượng thận từ tiền chất là tyrosine. Tác dụng trên mạch màu, tim và sự chuyển hóa. Làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp (thông qua receptor α1 và α2). Ngoài ra, epinephrine còn làm tăng thoái hóa glycogen thành glucose tại gan và cơ (qua receptor β2).
  • 16. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 16 2)Hormon peptid và hormon protein Chiếm số lượng lớn nhất trong số các yếu tố dẫn truyền thông tin. Hormon peptid nhỏ nhất là thyroliberin (362 Da), là một tripeptid, hormon protein có thể đạt trọng lượng phân tử trên 20 kDa (thyrotropin 28 kDa). - Thyroliberin (thyrotropin releasing hormon, TRH): là một trong những hormon thần kinh của vùng dưới đồi, kích thích tuyến yên sản xuất thyrotropin (TSH). - Thyrotropin (thyroid stimulating hormon, TSH) và hai hormon liên quan là lutropin (Luteinizing hormon, LH) và follictropin (follicle stimulating hormon, FSH) đều có nguồn gốc từ vùng dưới đổi, chúng có bản chất là glycoprotein với trọng lượng phân tử trung bình khoảng 28 kDa. Thyrotropin kích thích tuyến giáp tổng hợp và bài tiết thyroxin. - Insulin: được tổng hợp và bài tiết bởi tế bào β của tuyến tụy. Insulin được phóng thích khi nồng độ glucosc máu tăng cao. Insulin làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cơ chế tăng tiêu thụ glucosc, tăng tổng hợp glycogcn và tăng chuyển hóa giucose thành acid béo. Ngoài ra nó còn ức chế quá trình phân giải glycogen. - Glucagon: là hormon peptid gồm 29 acid amin, được sản xuất bởi tế bào α của tuyến tụy, là chất đối kháng của insulin, tác dụng chủ yếu trên sự chuyển hóa glucid và lipid. Glucagon có tác dụng đối nghịch với insulin, cơ chế tác dụng chủ yếu thông qua chất dẫn truyền thông tin thứ hai là cAMP.
  • 17. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 17
  • 18. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 18
  • 19. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 19
  • 20. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 20 TRẮC NGHIỆM 1. Catecholamine gồm: A. Adrenaline và glucagon B. Noradrenaline và aldosterone C. Noradrenalin và prolactin D. Glucagon và prolactin E. Adrenaline và noradrenaline. 2. Hoạt động điều hoà sự chuyển hoá của hormone : A. Như hoạt động của enzyme. B. Qua việc hoạt hoá hay ức chế enzyme. C. Bằng cách thay đổi lượng enzyme qua việc tác động vào quá trình tổng hợp protein. D. A, B, C đều sai . E. B, C đều đúng. 3. Sự tăng tiết aldosterone do: A. Natri máu giảm B. Kali máu tăng. C. Huyết áp giảm. D. A, B, C đều sai. E. A, B, C đều đúng. 4. ACTH có tác dụng kích thích hoạt động của: A. Tuyến tuỷ thượng thận. B. Tuyến giáp trạng. C. Tuyến sinh dục. D. Tuyến vỏ thượng thận. E. Tuyến yên. 5. FSH và LH có tác dụng kích thích hoạt động của: A. Tuyến tuỷ thượng thận. B. Tuyến giáp trạng. C. Tuyến sinh dục. D. Tuyến vỏ thượng thận. E. Tuyến yên. 6. MSH có tác dụng: A. Kích thích hoạt động của tuyến tuỷ thượng thận. B. Kích thích hoạt động của tuyến giáp trạng. C. Kích thích hoạt động của tuyến sinh dục. D. Kích thích hoạt động của tuyến vỏ thượng thận. E. Kích thích hoạt động tạo hắc tố của tế bào da
  • 21. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 21 7. TSH có tác dụng kích thích hoạt động của: A. Tuyến tuỷ thượng thận. B. Tuyến giáp trạng. C. Tuyến sinh dục. D. Tuyến vỏ thượng thận. E. Tuyến yên. 8.Zymogen là: A. Các dạng phân tử của enzym B. Nhiều enzym kết hợp lại xúc tác cho một quá trình chuyển hóa C. Tiền enzym D. Enzym hoạt động E. Dạng enzym kết hợp với cơ chất 9.Isoenzym là: A. Dạng hoạt động của enzym B. Dạng không hoạt động của enzym C. Các dạng phân tử khác nhau của một enzym D. Enzym xúc tác cho phản ứng đồng phân hóa E. Nhiều enzym khác nhau cùng xúc tác cho một quá trình chuyển hóa 10.Coenzym NAD+ , NADP+ trong thành phần cấu tạo có: 1. Nicotinamid 2. Adenin 3. Vitamin B6 4. Flavin 5. Acid phosphoric Chọn tập hợp đúng: A: 1, 2, 3; B: 1, 2, 4; C: 1, 2, 5; D: 2, 4, 5; E: 3, 4, 5 11.Coenzym FAD, FMN trong thành phần cấu tạo có: 1. Nicotinamid 2. Adenin 3. Vitamin B6 4. Flavin 5. Acid phosphoric Chọn tập hợp đúng: A: 1, 2, 3; B: 2, 3, 4; C: 1, 4, 5; D: 2, 4, 5; E: 3, 4, 5 12.Enzym tham gia phản ứng thuỷ phân được xếp vào loại: A. 1 Transferase B. 1 Oxidoredutase C. 2 Transferase D. 2 Hydrolase E. 3 Hydrolase 13.Enzym xúc tác phản ứng đồng phân là: A. 2 Hydrolase
  • 22. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 22 B. 4 Lygase C. 3 Isomerase D. 5 Isomerase E. 6 Lyase 14.Dehydrogenase là enzym được xếp vào nhóm: A. Transferase B. Oxidoreductase C. Lyase D. Isomerase E. Hydrolase 15.Enzym Cholinesterase được xếp vào loại: A. Transferase B. Hydrolase C. Lyase D. Isomerase E. Synthetase Đáp án: 1E 2E 3E 4D 5C 6E 7B 8C 9C 10C 11D 12E 13D 14B 15B
  • 23. Yds-khoay.com Enzim-Hormon Box Y2 Forum Khoa Y 23