SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ SỐNG
1. Các dạng năng lượng (6 dạng)
- Cơ năng: là năng lượng chuyển động cơ học và tương tác cơ học giữa các vật hoặc
các phần của vật. Vật có khả năng sinh công thì vật có cơ năng
+ Động năng: phần cơ năng do vận tốc quyết định
+ Thế năng: phần cơ năng được quy định bởi sự tương tác giữa các phần của hệ
với nhau và với môi trường ngoài
CƠ NĂNG = ĐỘNG NĂNG + THẾ NĂNG
- Điện năng: là năng lượng liên quan tới sự tồn tại của điện trường và sự chuyển động
của các phần tử mang điện.
- Hóa năng: là năng lượng giữ cho các nguyên tử, các nhóm hóa chức có vị trí không
gian nhất định đối với nhau trong một phân tử. Tồn tại dưới nhiều hình thức: hóa
năng cúa chất tạo hình, hóa năng của các chất dự trữ (glycogen, protid, lipid),
ATP....
 Năng lượng phổ biến nhất của tế bào
- Quang năng: liên quan đến ánh sáng
- Nhiệt năng: năng lượng gắn với chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử cấu tạo
nên vật chất.
+ Trong cơ thể luôn tồn tại đồng thời hai quá trình: tạo nhiệt và tỏa nhiệt
- Năng lượng hạt nhân: năng lượng dữ trữ trong hạt nhân nguyên tử, khi bị phá vỡ
năng lượng này được giải phóng (tia vũ trụ, bức xạ hạt nhân,...)
2. Nội dung nguyên lý nhiệt động lực học:
- Nhiệt động lực là quá trình nghiên cứu các quá trình biến đổi năng lượng trong tự
nhiên.
- Nhiệt động lực không cho ta biết quá trình biến đổi cụ thể mà chỉ có thể chỉ ra cho ta
biết nó có xảy ra hay không, chiều hướng tiến triển của quá trình như thế nào trên
quan điểm năng lượng  nhược điểm
- Hệ nhiệt động (hệ) là một tập hợp gồm rất nhiều phần tử. Gồm có 3 loại:
+ Hệ cô lập: hệ không trao đổi vật chất hay năng lượng với môi trường bên ngoài.
+ Hệ kín: hệ trao đổi năng lượng chớ không trao đổi vật chất với môi trường ngoài.
+ Hệ mở: trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường ngoài. (VD: cơ thể sinh
vật)
 Khác nhau giữa cơ thể sinh vật và hệ mở:
+ là dạng tồn tại đặc biệt của protid và các chất tạo thành
+ có khả năng tự tái tạo
+ có khả năng phát triển
- Nhiệt lượng: là số đo năng lượng chuyển động nhiệt của các phần tử truyền từ vật
này sang vật khác trong quá trình trao đổi nhiệt. (cal)
ΔQ = mc∆t
+ Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng truyền cho một đơn vị khối lượng để nó tăng thêm
1 độ C. (cal/g. Độ)
+ Nhiệt dung riêng trung bình của cơ thể người: 0.8 cal/g.độ
của máu là: 0.93cal/g.độ
của xương đặc là: 0.3cal/g.độ.
+ Đo nhiệt lượng bằng nhiệt lượng kế.
- Công và nhiệt lượng: là hai đại lượng đặc trưng cho mức độ trao đổi năng lượng gữa
các hệ  dùng để đo mức độ trao đổi năng lượng chứ bản thân chúng không phải là
một dạng năng lượng.
+ Sự truyền nhiệt lượng là truyền trực tiếp giữa các phân tử
+ Sự truyền công là truyền năng lượng giữa các vật vĩ mô tương tác với nhau.
+ 1cal = 4,18J 1J = 0,24cal
- Nội năng (U): là năng lượng dự trữ toàn phần của tất cả các dạng chuyển động và
tương tác của tất cả phần tử nằm trong hệ (năng lượng nhiệt, năng lượng dao động
phân tử, nguyên tử, năng lượng điện tử quỹ đạo, năng lượng hạt nhân,...)
- Nguyên lý nhiệt động học:
δQ = dU + δA
+ U: nội năng  hàm trạng thái
+ Q, A: nhiệt lượng và công  hàm quá trình
 Hệ quả:
+ nếu không cung cấp nhiệt lượng mà muốn sinh công thì phải giảm nội năng của hệ
một lượng dU
+ không tồn tại động cơ vĩnh cửu loại I – là những động cơ không cần cung cấp
năng lượng mà vẫn sinh công.
 Định luật Hess: Hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học phức tạp không phụ thuộc
vào các giai đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái ban đầu và trạng thái
cuối của hệ hóa học.  xác định khả năng sinh nhiệt của thức ăn cho cơ thể.
 Áp dụng nguyên lý:
- Có 4 dạng công trong cơ thể:
+ Công hóa học: tổng hợp các chất có trọng lượng phân tử cao từ các chất có trọng
lượng phân tử thấp và khi thực hiện các phản ứng hóa học.
+ Công cơ học: sinh ra khi thực hiện dịch chuyển các bộ phận, cơ quan trong cơ thể
nhờ các lực cơ học. (thực hiện khi cơ co)
+ Công điện: là công vận chuyển các hạt mang điện trong điện trường  được
thực hiện khi sinh ra điện thế sinh vật và dẫn truyền kích thích trong tế bào.
+ Công thẩm thấu: Vận chuyển các chất qua màng hay hệ đa màng từ nơi có nồng
độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
 Năng lượng được để thực hiện được tất cả các dạng công kể trên là năng lượng
hóa học của thức ăn (protid, lipid, glucid) tỏa ra khi bị oxy hóa. Đối với thực vật,
nguồn năng lượng sử dụng là quang hợp.
- Hai loại nhiệt lượng:
+ Nhiệt lượng sơ cấp: thất thoát năng lượng trực tiếp từ các phản ứng hóa sinh
trong cơ thể (hao phí)  tỉ lệ thuận với cường độ trao đổi chất và tỉ lệ nghịch với
hiệu suất của chúng.
VD: khi ăn cơ thể tỏa nhiệt
+ Nhiệt lượng thứ cấp: kết quả dự biến đổi thành nhiệt năng hữu ích mà ban đầu
tiêu hao để thực hiện công.
VD: năng lượng thức ăn tích lũy thành năng lượng dự trữ của cơ thể để thực hiện
các hoạt động sống
- Sự cân bằng năng lượng của cơ thể: ΔQ = ∆E + ∆A + ∆M  phương trình cơ bản
về cân bằng nhiệt ở người.
+ tính chất sinh nhiệt là tổng quát nhất
- Biến đổi năng lượng ở hệ tim mạch:
+ công suất tim: 1.3 - 1.4W. công cơ tim tạo áp suất đẩy máu và tạo ra độ căng của
trương lực cơ.
+ Năng lượng được tạo ra từ sự phân ly đường glucose và phospholipid (chủ yếu là
phospholipid, phân ly glucose tạo ra acid lactic gây mỏi cơ)
+ tim co bóp có chu kì nhưng máu chảy liên tục nhờ động năng biến đổi thành thế
năng dự trữ ở thành mạch
+ tốc độ sóng mạch ở động mạch chủ là 4-5m/s, tốc độ lan truyền trong sóng mạch
không liên quan đến tốc độ chảy của máu trong lòng mạch
CHƯƠNG 2: CHUYỂN ĐỘNG TRONG CƠ THỂ:
1. Nguyên nhân của hiện tượng sức căng mặt ngoài của chất lỏng:
- Sự hình thành sức căng bề mặt của chất lỏng xảy ra do lực tương tác giữa các phân
tử chất lỏng. Các phân tử chất lỏng trên bề mặt ít nên lực liên kết giữa các phân tử
chất lỏng không bị chia quá nhỏ cho các phân tử chất lỏng xung quanh  lực căng
bề mặt giữ cho chất lỏng luôn căng.
- ứng dụng: sự tạo giọt trong y học, bong bóng xà phòng,...
2. Hiện tượng khuếch tán:
- Khái niệm: hai tập hợp phân tử ở gần nhau dù chúng ở thể rắn, lỏng hay khí chúng
cũng chuyển động ngẫu nhiên xuyên vào nhau
- Đặc điểm:
+ Là sự dịch chuyển chất tan từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
+ bản chất là sự chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử không tạo phương ưu
tiên tạo ra sự cân bằng nồng độ ở mọi điểm
+ tốc độ khuếch tán tăng theo nhiệt độ và giảm khi phân tử lượng chất tan và độ
nhớt của môi trường tăng
- Hệ số khuếch tán phụ thuộc vào: khối lượng và hình dạng phân tử, độ nhớt dung
môi và nhiệt độ dung dịch.
3. Hiện tượng mao dẫn:
- Khái niệm: Nhúng ống thủy tinh vào cốc đựng chất lỏng thì nhận thấy mặt chất lỏng
trong ống thủy tinh có thể lõm hoặc lồi, dâng cao hay hạ thấp hơn  hiện tượng
mao dẫn
- Nguyên nhân: hiện tượng dính ướt và không dính ướt
- Ứng dụng:
+ bông, bấc đèn, giấy thấm,.. có khả năng thấm hút chất lỏng
+ Vận chuyển chất dinh dưỡng lên cây cao vài mét
4. Hiện tượng thẩm thấu
- Hiện tượng thẩm thấu: quá trình vận chuyển dung môi qua một màng ngăn cách hai
dung dịch có thành phần khác nhau khi không có tác dụng của ngoại lực như trọng
lực, lực điện từ, lực đẩy pittong,...
- Áp suất thẩm thấu: là lực đẩy của tình trạng thẩm thấu. Các phân tử dung môi từ
dung dịch có nồng độ thấp sẽ tạo một lực đẩy đến dung môi của dung dịch có nồng
độ cao. Tất cả quá trình này được diễn ra qua màng.
 áp suất thẩm thấu là nguyên nhân và động lực của quá trình thẩm thấu
 ở nhiệt độ không đổi thì áp suất thẩm thấu tỷ lệ với nồng độ chất tan của dung dịch
 giá trị áp suất thẩm thấu của tế bào luôn lớn hơn giá trị áp suất thẩm thấu của môi
trường và đó chính là động lực gây nên dòng chảy vật chất về phía tế bào
- Cân bằng thẩm thấu: khi áp suất thủy tĩnh đạt tới một giá trị nào đó thì số phân tử
nước chuyển qua màng bán thấm theo hai hướng bằng nhau.
5. Ứng dụng áp suất thẩm thấu trong y học:
- Sự vận chuyển dung môi qua màng tế bào trong cơ thể, áp suất thẩm thấu liên quan
trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong các cơ quan tế bào.
- ở các cơ quan, các loài khác nhau thì áp suất thẩm thấu khác nhau
VD: động vật sống dưới nước có ptt lớn hơn.
Thực vật hút nước: ptt = 5-20atm
Cây ở sa mạc: ptt=170atm
- ptt của con người: 7.7atm ở nhiệt độ 37 độ C
+ ptt hạ( do mất muối hoặc đưa nhiều nước vào)  co giật, nôn mửa
+ ptt cao( mất nước, thêm nhiều muối)  mất nước niêm mạc, khát nước
- rửa hồng cầu: phải sử dụng dung dịch đẳng trương với máu như nước muối nồng độ
0.9%
6. Sự thay đổi áp suất và vận tốc của máu trong đoạn mạch, nguyên nhân ?
- Càng xa tim áp suất càng giảm. Trong cơ thể, áp suất giảm dần từ động mạch (130
– 150 mmHg) đến mao mạch (20 – 30 mmHg) và thấp nhất ở tĩnh mạch (8 – 15
mmHg).
 Nguyên nhân: sự chênh lệch áp suất chảy giữa hai đầu đọan mạch liên quan đến
lực ma sát giữa dòng chảy và thành mạch, tức là liên quan trực tiếp đến các yếu tố
hình học của mạch máu. Độ chênh lệch càng lớn sẽ làm cho áp suất cuối đoạn
mạch càng xuống thấp.
- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch lớn (10 -20 m/s) đến mao mạch (5 mm/s) rồi
tăng lên ở tĩnh mạch (đùi: 4.5 cm/s; cổ: 14.7 cm/s).
 Nguyên nhân: vận tốc máu ở nơi có tiết diện nhỏ cao hơn vận tốc máu nơi tiết diện
lớn (tiết diện mao mạch là tổng tiết diện của tất cả mao mạch)
7. Khái niệm công hô hấp, hoạt động hô hấp, đo công hô hấp ?
- Công hô hấp: là công thực hiện qua các cơ quan hô hấp để thắng tất cả các lực cản
khi thông khí.
- Đo công hô hấp cần có phế dung kế
- Hoạt động hô hấp: cơ chế hít vào và cơ chế thở ra
+ cơ chế hít vào: động tác hít vào được thực hiện nhờ tăng thể tích lồng ngực bằng
cách nâng các xương sườn lên và hạ cơ hoành xuống (cơ hoành có vai trò quan
trọng, đảm bảo 2/3 việc thông khí ở phổi). Thể tích lồng ngực tăng lên làm giảm áp
suất khoang màng phổi, nhờ đó phổi có thể giãn ra, áp suất phế nang giảm xuống
 không khí đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, hay đi từ khí quyển
vào phổi.
+ cơ chế thở ra: giảm thể tích khoang màng phổi bằng cách hạ xương sườn xuống,
nâng cơ hoành lên( nhờ có trọng lực, các hoạt động này dễ hơn nhiều so với hoạt
động hít vào). Thể tích khoang màng phổi giảm, áp suất tăng lên  không khí di
chuyển từ phổi ra khí quyển
 Quá trình thở ra kết thúc khi áp suất khoang màng phổi cân bằng với lực đàn hồi của
phổi
 Nguyên nhân trực tiếp khiến cho không khí di chuyển qua đường hô hấp là sự dao
động có chu kì của áp suất phế nang.
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi khí trong cơ thể ?
- Yếu tố bên trong: tuần hoàn máu (các thay đổi của khối lượng máu, chất lượng máu
ảnh hưởng lớn đến sự vận chuyển O2 và CO2); hoạt động chuyển hóa ở tế bào, hệ
thần kinh, hệ nội tiết, các enzym,...
- Yếu tố bên ngoài:
+ Trọng trường: ảnh hưởng đến sự co giãn của cơ hoành và cơ liên sườn
• trọng lượng lồng ngực gây nên lực cản các cơ hít và dễ dàng khi thở ra
• trọng lực cơ quan trong ổ bụng sẽ tác động lên cơ hoành và có xu hướng kéo
nó xuống dưới  thuận lợi cho sự hít vào và cản trở thở ra
+ tỉ lệ khí thành phần: CO2 có vai trò kích thích hoặc gây khó khăn cho hô hấp tùy tỉ
lệ. Hoạt động hô hấp sẽ rối loạn nếu Voxy lên đến 50%. Không thể thở thuần O2
+ áp suất khí quyển: phải tăng/giảm áp từ từ nếu không có thể gây biến chứng nặng
nề, thậm chí tử vong.
CHƯƠNG 3: DAO ĐỘNG VÀSÓNG
1. Khái niệm sóng cơ học, phân loại sóng âm:
- Sóng cơ học: là sự lan truyền dao động cơ học của các phân tử môi trường vật chất.
- Phân loại sóng âm: dựa trên khả năng nhân biết âm thanh của tai người. Chia sóng
âm thành 3 loại:
+ Hạ âm: tần số < 16Hz
+ Âm nghe được: tần số 16 – 20.000Hz
+ Siêu âm: >20.000Hz
2. Nguồn phát âm ở người và cơ chế phát ra âm thanh ở người ?
- Nguồn phát âm thanh ở người là thanh quản và các dây thanh âm
- Cơ chế: làm cho một vật rắn một màng căng hoặc một dây căng thẳng thực hiện dao
động đàn hồi
+ Khi phát ra âm, không khí đẩy từ phổi lên thanh quản với một áp suất nhất định.
Luồng không khí đi qua khe hẹp giữa hai dây âm làm dây rung lên.
+ Luồng thần kinh trung ương chỉ huy độ căng của dây, do đó điều chỉnh tần số dao
động của dây.
+ Tốc độ mà thanh quản đáp ứng kích thích thần kinh tạo ra âm thanh rất nhanh
( khoảng 10−9𝑠)
3. Cơ chế tiếp nhận âm thanh ở người ?
- Cấu tạo chính của tai trong là ốc tai. ốc tai có chiều dài khoảng 35mm cuộn theo
hình ốc khoảng 2.75 vòng.
- Âm truyền đến làm rung màng nhĩ, sự dao động được truyền theo hệ thống xương
con( xương búa, xương đe và xương bàn đạp) đến cửa sổ bầu dục làm chuyển
động ngoại dịch perilympho, tạo nên áp suất trên màng tiền đình, áp suất này truyền
tới dịch endolympho trong kênh ốc tai và truyền tới màn đáy. Tại đây có các thể corti
phân tích âm thanh và tạo ra xung điện truyền theo dây thần kinh thị giác về não.
+ âm có tần số càng cao thì càng gần cửa sổ bầu dục, ở đó màng rất căng và hẹp
- Vai trò của hệ xương con: khuếch đại áp lực âm thanh, bảo vệ tai trước những âm
có cường độ lớn
- Điện thế âm thanh là kết quả của tất cả các quá trình xảy ra ở ốc tai khi tiếp nhận âm
thanh
- Điện thế giữa nội dịch (endolympho) và ngoại dịch (perilympho) có giá trị khoảng
80mV
4. Hiệu ứng Doppler ?
- Khái niệm: hiện tượng khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động tương đối với nhau
thì tần số phát và thu sẽ có những thay đổi. Đó chính là hiệu ứng doppler
- Khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động lại gần nhau thì tần số âm nhận được lớn
hơn tần số phát, khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động xa nhau thì tần số âm
nhận được nhỏ hơn tần số phát
- Ứng dụng của hiệu ứng Doppler:
+ Thăm khám các bộ phận cơ thể bằng siêu âm
+ Thăm dò sự chuyển động của máy bay, tàu thuyền, các ngôi sao
+ Thăm dò chức năng hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, siêu âm thai nhi,...
+ Trong quân sự, dùng để thăm dò tàu ngầm, tàu lặn
+ Trong địa chất, dùng để thăm dò địa tầng, thăm dò đáy đại dương
5. Cường độ âm: là năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua
một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.
- Đơn vị: W/m2
6. Trong y học
- Tần số siêu âm thường được dùng: 105 − 3.106 Hz
- Trong chuẩn đoán, cường độ sóng siêu âm thường được dùng là 2-10 mW/cm2
7. Phép thử Rinner
- Mục đích: dùng để chuẩn đoán tổn thương ở vùng nào của tai: tai ngoài, tai giữa, tai
trong hay não
- Đặt một âm thoa đang dao động gần tai bệnh nhân sau đó để bệnh nhân căn đuôi
âm thoa:
+ Nếu kết quả Rinner dương (lúc đầu nghe được, lúc sau không nghe được)  tổn
thương tai trong hoặc não
+ Nếu kết quả Rinner âm (lúc đầu không nghe được, lúc sau nghe được)  tổn
thương tai ngoài hoặc tai giữa
CHƯƠNG 4: ĐIỆN VÀ SỰ SỐNG
1. Đặc điểm điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, thời gian tồn tại của một xung điện
thế hoạt động, giá trị điện thế nghỉ ?
- Đặc điểm của điện thế nghỉ:
+ mặt trong tế bào tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương
+ giá trị điện thế nghỉ biến đổi chậm theo thời gian
- Đặc điểm của điện thế hoạt động:
+ mặt trong tích điện dương hơn so với mặt ngoài
+ độ lớn điện thế hoạt động biến đổi nhanh theo thời gian
+ đồ thị đường cong biểu diễn xung điện thế hoạt động không phụ thuộc vào bản
chất kích thích mà phụ thuộc vào tế bào kích thích
+ không thể đồng thời xuất hiện 2 hay nhiều xung điện thế hoạt động, thời gian tồn
tại xung điện thế nhọn là giai đoạn trơ của tế bào.
+ điện thế hoạt động có tính chất tại chỗ
- Thời gian tồn tại xung điện thế hoạt động: rất ngắn (khoảng từ 0.5 – 3ms / vài ms)
- Giá trị điện thế nghỉ: -50mV đến -94mV
2. Đặc điểm của pha khử cực và tái phân cực:
- Pha khử cực: cả điện trường lẫn gradient nồng độ đều trợ giúp cho Na+ đi từ ngoài
vào trong. Khi điện thế màng thay đổi đạt tới một giá trị nhất định, tại đây Na+ bắt
đầu ào ạt đi vào bên trong, khử cực bắt đầu. Sự tăng đột biến tính thấm đối với Na+
được giải thích bằng sự mở các kênh Na có bản chất protein trên màng.
- Pha tái phân cực: sự vận chuyển rất mạnh ion K+ từ trong tế bào ra ngoài là tác
phẩm chủ yếu của giai đoạn này. Bây giờ cả điện trường lẫn gradient nồng độ đều
hỗ trợ sự vận chuyển K+ ra bên ngoài. Thêm vào đó, tính thấm của màng tế bào đối
với ion K+ trong quá trình tái phân cực lại tăng lên rất nhiều giúp vận chuyển K+ ra
ngoài.
3. Khái niệm điện di ?
- Điện di là phương pháp sử dụng dòng điện một chiều để di chuyển dược chất đến
các vị trí mong muốn để điều trị bệnh. Dược chất sẽ được đưa vào từ cực điện dấu
trùng với dấu ion thành phần tác dụng của thuốc.
4. Khái niệm ngưỡng kích thích ?
- Ngưỡng kích thích là giới hạn mà cường độ kích thích tác động vào tế bào phải vượt
qua nó để có thể tạo được một xung điện thế hoạt động.
- Kích thích điện dù lớn đến đâu cũng chỉ tạo ra xung điện giống nhau
- Nếu tác động vào tế bào với cường độ nhỏ hơn cường độ kích thích thì chỉ tạo ra
phản ứng tại chỗ đặt điện cực kích thích
5. Sóng điện não ?
- Sóng delta(δ): 0.5-3Hz  xuất hiện trong trường hợp đang ngủ sâu hay bệnh lý hôn
mê, sóng này thường ghi nhận ở phần sau của não
- Sóng theta: 4-7Hz  gặp trên não đồ của trẻ em, biên độ sóng khoảng 20-50 μV,
trên điện não đồ có thể thấy sóng theta riêng lẻ hoặc hợp thành cụm
- Sóng alpha: 8-13Hz  xuất hiện khi thư giãn tinh thần, thoải mái về giác quan, biên
độ khoảng 20 – 100 μV
- Sóng beta: 14-30Hz  xuất hiện ở đa số người, nhưng trên người khỏe mạnh thì
chiếm tỉ lệ rất nhỏ, biên độ sóng beta 3 - 5 μV. Sóng beta đặc trưng cho phần não
trước, có thể xuất hiện ở vùng thái dương
- Sóng gamma: 30 – 50Hz
6. Trong phẫu thuật, dòng điện cao tần dùng để đốt hoặc cắt có hiệu quả ở tần
số: 500 – 600kHz
CHƯƠNG 5: TÁC DỤNG CỦAÁNH SÁNG LÊN CƠ THỂ SỐNG
1. Các giai đoạn chính của quá trình quang sinh và các phản ứng sinh vật
- Quá trình quang sinh gồm các giai đoạn:
+ Tích lũy năng lượng
+ Khử trạng thái kích thích: quá trình quang lý hoặc quang hóa để tạo ra các sản
phẩm không bền vững
+ Phản ứng tối: sản phẩm quang hóa không bền thành sản phẩm quang hóa bền
+ Hiệu ứng sinh vật
- Các phản ứng sinh vật:
+ Phản ứng phá hủy biến tính: đột biến, bệnh lý và tử vong
+ Phản ứng sinh lý chức năng: phản ứng tạo năng lượng (quang hợp, quang
phosphoryl hóa,...), phản ứng thông tin (thị giác ở động vật, hướng quang, quang
hình thái ở thực vật, động vật, người,...), sinh tổng hợp (tổng hợp vitammin D, diệp
lục,...).
2. Tác dụng của ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy
đối với sinh vật ?
- Tác dụng của ánh sáng hồng ngoại:
+ tác dụng nhiệt
+ tác dụng hóa học
- Tác dụng của ánh sáng tử ngoại:
+ Tác dụng lên phim ảnh
+ Kích thích sự phát quang nhiều chất
+ Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác
+ Tác dụng sinh học
+ Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh
- Tác dụng của ánh sáng nhìn thấy:
+ tác dụng quang học (VD: pin mặt trời, máy tính, oto, máy bay,...)
+ tác dụng nhiệt
+ tác dụng sinh học (quang hợp,...)
3. Ứng dụng của ánh sáng hồng ngoại và tử ngoại:
- Ứng dụng của hồng ngoại:
+ Gia đình: điều khiển từ xa, bếp điện, đèn cảm ứng, hệ thống lọc nước, sưởi ấm,
sấy khô,...
+ Thiết bị nhìn đêm: camera hồng ngoại, ống nhòm, đèn pha,...
+ Y học: giúp các tế bào tự tái tạo hoặc sửa chữa, cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy
quá trình chữa lành mô, giảm đau nhanh hơn (đau lưng, đau khớp thái dương, đau
cổ, bệnh thần kinh, đau thần kinh tọa,...)
+ Thiên văn: kính viễn vọng, hệ thống cảm biến và máy dò trạng thái rắn
- Ứng dụng của tia tử ngoại:
+ Y học: diệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa còi xương,...
+ Công nghiệp thực phẩm: diệt trùng trước khi đóng gói hoặc đóng hộp
+ Công nghiệp cơ khí: Tìm vết nứt trên bề mặt kim loại
4. Tác dụng của quang động lực
- Khái niệm: tác dụng quang động lực là một sự tổn thương không thể phục hồi một số
chức năng sinh lý và cấu trúc của đối tượng sinh vật dưới tác dụng của lượng tử ánh
sáng với sự có mặt của O2 và chất hoạt hóa.
- TDQDL lên protid và acid nucleic
+ Protid:
• TDQDL làm giảm hoạt tính men, ức chế kháng nguyên của chúng
• TDQDL làm giảm khả năng hòa tan và tăng hệ số nhớt của các protein trong máu
và các sắc tố globulin
+ acid nucleic: TDQDL làm giảm đáng kể độ nhớt và hệ số lắng của các acid nucleic
điển hình là guanidin.
- TDQDL lên dược chất:
+ sử dụng các thuốc tham gia vào các phản ứng QDL làm tăng pocphirin trong máu,
khi chiếu ánh sáng vào gây nên nhiều rối loạn thần kinh. Ngoài ra còn nhiều loại
thuốc khác cần tránh ánh nắng vì có thể gây rối loạn men và các triệu chứng nhiễm
độc chì, da và thần kinh
- TDQDL lên hoạt động của cơ và thần kinh
+ gây co cơ
+ gây hoạt động thần kinh gây ra một dãy liên tiếp các điện thế hoạt động
- TDQDL lên cơ thể sinh vật
+ QDL gây nên nhiều tác dụng khác nhau làm thay đổi quá trình phân chia tế bào ,
biến đổi quá trình trao đổi chất, làm tế bào chết
+ đối với thực vật, TDQDL làm rối loạn các quá trình sống (quang hợp,...)
+ động vật ăn phải thực vật chứa chất hoạt hóa sẽ bị xạm da, loét da, rụng lông,...
CHƯƠNG 6: PHÓNG XẠSINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG
1. Hiện tượng phóng xạ, đặc điểm các loại tia phóng xạ, quy luật phân rã phóng
xạ
- Hiện tượng phóng xạ: là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự động phân rã
tạo thành hạt nhân của nguyên tố khác và đồng thời phát ra các tia có năng lượng
cao không nhìn thấy được gọi là các tia phóng xạ
- Đặc điểm các tia phóng xạ:
+ tia alpha (He): mang điện tích dương, tốc độ 2.107m/s, khả năng đâm xuyên yếu
(khả năng ion hóa mạnh), chỉ đi được tối đa 8cm trong không khí.
+ tia beta: tốc độ xấp xĩ tốc độ ánh sáng trong chân không, khả năng đâm xuyên
mạnh hơn tia alpha, có hai loại: • beta âm (electron)
• beta dương (pozitron)
+ tia gamma: tốc độ bằng tốc độ ánh sáng, không mang điên tích, khả năng đâm
xuyên mạnh nhất (khả năng ion hóa yếu nhất)
- Quy luật phân rã phóng xạ:
+ Số hạt nhân còn lại tại thời điểm t: N=N0 ⋅ ⅇ−λt
+ Chu kì bán rã:T =
ln 2
λ
2. Hoạt độ phóng xạ, mật độ bức xạ
- Hoạt độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh yếu của nguồn phóng
xạ. Đơn vị là Ci/Bq, trong đó 1Ci=3,7.1010 Bq
- Mật độ bức xạ: là số tia phóng xạ truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với
phương truyền của tia tại điểm đó trong một đơn vị thời gian.
3. Công thức, đơn vị của liều chiếu và liều hấp thụ
- Liều chiếu
+ Công thức: Dc=
ΔQ
Δm
+ Đơn vị: C/kg hay R, trong đó R = 2,579. 10−4 J/Kg
- Liều hấp thụ:
+ Công thức: D =
ΔE
Δm
+ Đơn vị: J/Kg (Gray) hay rad, trong đó 1Rad = 0.01gray
4. Tổn thương khi bị chiếu xạ. Độ nhạy cảm phóng xạ
- Tổn thương khi bị chiếu xạ
+ Tổn thương mức độ phân tử:
• là cơ sở đầu tiên gây nên tổn thương ở các mức độ tế bào, mô và cơ thể.
• biểu hiện: giảm hàm lượng các men sinh học, các protein đặc hiệu, các axit; hoạt
tính sinh học các phân tử hữu cơ bị suy giảm hoặc mất hẳn do cấu trúc phân tử bị
phá vỡ hoặc tổn thương. Tăng hàm lượng của một số chất có sẵn hoặc xuất hiện
một số chất lạ trong tổ chức sinh học.
• ADN: tổn thương các base, gốc đường; gãy các mạch nối đơn trong cấu trúc ADN;
phá hủy cấu trúc không gian ADN
+ Tổn thương mức độ tế bào:
• nếu phân tử tổn thương thì chức năng của tế bào bị rối loạn hoặc tế bào bị chết
• tế bào có thể mất tạm thời hoặc vĩnh viễn dưới tác dụng của bức xạ ion hóa. Biểu
hiện ở chỗ phân bào chậm trễ, tế bào chết.
+ Tổn thương các mô
• đối với bào thai: bào thai chết hoặc dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới sự phát triển
của thai nhi
• đối với các mô sinh dục, bức xạ ion hóa có thể gây vô sinh ở nam (5-6Gy) và gây
vô sinh ở nữ (0.1Gy)
• đối với da và niêm mạc, biểu hiện viêm da, đỏ da, da khô, loét.
+ Tổn thương toàn thân
• Sinh vật càng phức tạp thì càng nhạy cảm ( sinh vật đơn bào có độ nhạy cảm thấp
nhất, con người có độ nhạy cảm mạnh nhất)
• khi bi chiếu toàn thân có thể gây nên nhiễm xạ cấp chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn
khởi phát (xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, nhức đầu, dễ kích
thích,...) ; giai đoạn tiềm ẩn (triệu chứng chủ quan và thay đổi công thức máu tăng
lên, tổn thương da và niêm mạc); giai đoạn toàn phát ( bệnh máu trắng, đục thủy tinh
thể, suy tủy xương, rối loạn kinh nguyệt, ung thư, loét da,...), giai đoạn phục hồi.
- Độ nhạy cảm phóng xạ: các mô khác nhau nhận các liều tương đương như nhau lại
có các tổn thương sinh học khác nhau. Đó là độ nhạy cảm phóng xạ của các mô
khác nhau.
- Quy định về liều bức xạ an toàn: năm 1990, ICRP (Ủy ban Quốc tế về an toàn phóng
xạ) đã đưa ra quy định liều tối đa cho phép của nhân viên bức xạ là 20mSv/năm và
cho dân chúng là 1mSv/năm.
CHƯƠNG 7: MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN CỦAVẬT LÝ KĨ THUẬT TRONG NGÀNH Y
1. Phương pháp siêu âm
- Trở kháng âm của môi trường: là đại lượng vật lý biểu thị cho khả năng cản trở của
môi trường, chống lại không cho siêu âm xuyên qua nó, phụ thuộc vào mật độ và tốc
độ truyền âm của môi trường: Z = p.v
- Độ lớn biên độ sóng siêu âm phản hồi: phụ thuộc vào biên độ sóng tới, góc của sóng
tới và trở kháng âm của mặt phản hồi.
- Sự tương tác của tia siêu âm vào các tổ chức sống phụ thuộc vào: tốc độ truyền
sóng âm trong môi trường, trở kháng âm của môi trường và sự hấp thu, cấu trúc
hình học của tổ chức sống.
- Ứng dụng của siêu âm trong điêu trị:
+ Giãn mạch, tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, lợi dụng siêu âm làm dứt liên kết
môi trường, tạo vi lỗ để tiêu diệt tế bào bệnh, vi sinh vật gây bệnh
+ Điều trị đau dây thần kinh tọa, đau lưng, thấp khớp, viêm mô liên kết và thần kinh
+ Phá sỏi, điều trị u tuyến, lấy cao răng, rối loạn cương dương,...
2. Phương pháp tia X
- Tần số: 3.10^16 đến 3.10^19 Hz;
- Bước sóng: 10−12 − 10−8 m
- Tính chất của tia X
+ có khả năng đâm xuyên lớn (dễ dàng đi qua các vật như gỗ, mô mềm, nhôm dày
vài cm, bị chặn bởi tấm chì dày vài mm,...)
+ làm đen kính ảnh  ứng dụng chụp X quang
+ Làm phát quang một số chất
+ làm ion hóa không khí
+ Có tác dụng sinh lý: hủy diệt tế bào  điều trị ung thư nông
- Sự tạo thành tia X: bóng Ronghen
+ cathod: cực âm là một sợi dây Vonfram được đốt nóng bằng đòng điện hạ thế
cường độ 3-5A
+ Anod: cực dương là một thanh kim loại, trên mặt nghiêng của anod gắn một tấm
bia bằng kim loại nặng (Tungsten)
+ khi có hiệu điện thế cao, các điện tử từ Cathod bắn sang đập vào bia anod làm nó
nóng lên rất nhanh
+ ngoài ra còn có các máy biến thế hạ áp (cung cấp hiệu điện thế 6-12V) tạo dòng
điện đốt nóng cathod; máy tăng áp cung cấp hiệu điện thế cao (100kV) giữa anod và
cathod
 Các nhiệt điện từ cathod chuyển động về phía anod với vận tốc và gia tốc lớn đập
vào bia anod và dừng lại đột ngột. Từ anod phát ra tia X theo mọi hướng
- Tia X dùng để tạo hình trên phim là dựa vào tính chất:
+ Khả năng đâm xuyên của tia X
+ Khả năng làm đen kính ảnh
- Tia X dùng để chuẩn đoán bệnh (chiếu, chụp) dựa vào tính chất:
+ Khả năng hấp thụ tia X khác nhau của các bộ phận cơ thể
+ Khả năng đâm xuyên của tia X
3. Phương pháp Laser:
- Laser là nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ sự khuếch đại ánh sáng bằng bức
xạ phát ra khi kích hoạt cao độ các phần tử của một môi trường vật chất tương ứng
(ánh sáng nhân tạo có năng lượng cao)
- Tính chất của laser:
+ tính đồng bộ của các photon trong chùm laser: có khả năng phát xung cực ngắn,
cho phép tập trung năng lượng cực lớn trong thời gian ngắn
+ tính đơn sắc cao: chùm sáng có một màu (hay một bước sóng duy nhất)  không
bị tán xạ khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường
+ mật độ quang phổ (độ chói) cao
+ khả năng định hướng cao: tia laser phát ra hầu như là chùm song song do đó có
khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị phân tán
+ công suất lớn
 Dựa vào tính đồng nhất và sự định hướng cao của laser để thực hiện phẫu thuật mắt
- Tác dụng của laser trong y học, thẩm mỹ và tác dụng quang động lực
+ Y học: châm cứu laser, dao mổ laser, phẫu thuật giác mạc khúc xạ, điều trị ung
thư, điều trị amidan hốc mủ, điều trị tổn thương cổ tử cung bằng đốt laser, vật lý trị
liệu, phục hồi chức năng,...
+ Thẩm mỹ: xóa bớt, tàn nhang, ban vàng, điều trị sẹo mụn trứng cá, tẩy nốt ruồi,
đốt mụn thịt, tẩy lông,...
+ tác dụng quang động lực: kết hợp với laser để điều trị ung thư (kích thích các chất
đãc được đưa vào trước đó làm chúng có tác dụng tiêu diệt tế bào)
4. Phương pháp quang phổ hấp thụ và phát xạ nguyên tử. Phương pháp phóng
xạ
- Ưu điểm của phương pháp phân tích phổ phát xạ nguyên tử
+ có độ nhạy rất cao
+ giúp phân tích đồng thời nhiều nguyên tố trong một mẫu
+ độ chính xác tương đối cao
+ tiêu tốn ít mẫu
+ kiểm tra được độ đồng nhất về thành phần của mẫu ở những vị trí khác nhau
+ phổ của mẫu nghiên cứu thường được ghi lại trên phim ảnh, kính ảnh hay trên
băng giấy
- Phương pháp quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ dùng để làm gì ?
+ phương pháp quang phổ phát xạ: sử dụng rộng rãi để xác định thành phần nguyên
tố của kim loại
+ phương pháp quang phổ hấp thụ dùng để xác định thành phần có trong chất khí
hoặc chất lỏng trên nguyên tắc xác định các vạch hấp thụ
- Phương pháp đồng vị phóng xạ ứng dụng trong lĩnh vực nào ?
+ y học – dược phẩm
+ công nghiệp (cơ khí, tuabin...)
+ nghiên cứu khoa học (thăm dò chất gây ô nhiễm)
- Kỹ thuật ghi hình phóng xạ
+ Ghi hình phóng xạ là kỹ thuật sử dụng đồng vị phóng xạ để ghi hình và phát hiện
khối u ngay cả khi chúng mới hình thành hoặc trong giai đoạn đang phát triển
+ kỹ thuật cắt lớp đơn photon (SPECT): chụp cắt lớp bằng bức xạ photon tức các
đồng vị phóng xạ gắn vào đối tượng cần ghi hình trước đó
+ kỹ thuật ghi hình nhờ hiện tượng hủy hạt (PET) trong thiết bị chụp cắt lớp phát
positron
+ kết hợp SPECT/CT và PET/CT cho những thay đổi về chức năng nhanh hơn là
thay đổi về cấu trúc. Vì vậy nó không những góp phần cùng các kỹ thuật kỹ thuật
phát hiện bằng hình ảnh của tia X mà còn cho các thông tin về chức năng như tưới
máu cơ tim, khả năng thải độc của gan, thận, tốc độ chuyển hóa glucose ở não,...
BỔ SUNG
Câu 1. Khái niệm điện thể nghỉ và điện thế hoạt động. Nguyên nhân hình thành ?
- Điện thế nghỉ: là sự chênh lệch điện thế bên trong và bên ngoài màng tế bào khi tế
bào ở trạng thái tĩnh (trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể)
 Nguyên nhân: sự chênh lệch nồng độ ion K+, Na+ và Cl- ở hai phía màng tế bào và
tính chất thấm chọn lọc của màng.
- Điện thế hoạt động: là điện thế được xác định giữa trong và ngoài màng tế bào khi tế
bào bị kích thích
 Nguyên nhân: Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng, dẫn đến sự
thay đổi hoạt động của các kênh Natri, Kali và một vài kênh khác
Câu 2. Sốc điện và choáng điện
- Sốc điện: kích thích lên tim từ bên ngoài lồng ngực khi tim vừa mới ngừng đập
- Choáng điện: là một cơn co giật nhân tạo bằng cách kích thích điện xuyên qua sọ
Câu 3. Điện tâm đồ và các sóng trong một nhịp tim. Ý nghĩa của điện võng mạc
- Đơn sóng P: phát sinh xung điện tại nút SA và sự kích hoạt tiếp theo của cả cơ tâm
nhĩ, pha này kéo dài 0.08-0.1s
- Đường đẳng thế PQ phản ánh tốc độ truyền xung điện từ SA đến AV, pha này kéo
dài 0.12-0.22s
- Tổ hợp sóng QRS phản ánh sự kích hoạt nút AV và sự lan truyền xung điện động
đến cơ co của tâm thất. Pha này kéo dài 0.12s (tâm thất khử cực trước khi co bóp)
- Đường đẳng thế ST là khoảng thời gian khử cực tâm thất hoàn thành, pha này kéo
dài 0.12s
- Đơn sóng T phản ánh sự trở về trạng thái nghỉ của tâm thất (sóng T được biết đến
như sóng tái phân cực)
- Đường đẳng thế TP là toàn bộ cơ tim ở trạng thái nghỉ
 Điện võng mạc là điện thế giữa võng mạc và giác mạc
 Ý nghĩa: đánh giá chức năng toàn vẹn của đường thị giác và kiểm tra các bệnh về
mắt
Câu 4. Tác dụng của dòng điện 1 chiều và ứng dụng điều trị ? Tác dụng của dòng
điện xoay chiều và tác dụng ?
- Tác dụng của dòng một chiều: khi cho dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất
điện ly thì xuất hiện các hiện tượng hóa học tại các cực âm và dương. Kết quả là tạo
ra chất mới tại các cực
 ứng dụng: dưới tác dụng của dòng điện một chiều, các ion sẽ chuyển động về các
điện cực trái dấu. Tính chất này được áp dụng để di chuyển các ion thuốc cần thiết
của cơ thể gọi là ion liệu pháp
+ Liệu pháp Galvani: cho dòng một chiều đi qua những vùng cần thiết trên cơ thể
+ Điện di
+ dòng xung điện: là một chuỗi nối tiếp các xung điện giống nhau ( về cơ bản giống
Galvani nhưng có một số chức năng khác: an thần, gây ngủ, chống co thắt, kích
thích thần kinh,...). Ngoài ra còn kết hợp với châm cứu
+ Máy khử rung (máy sốc điện)
- Tác dụng của dòng xoay chiều và ứng dụng:
+ dòng xoay chiều hạ tần ( f <1000Hz)
+ dòng điện xoay chiều trung tần ( 1000Hz <f < 300.000Hz)
 Dòng điện xoay chiều hạ tần, trung tần còn được dùng trong việc điều trị chống teo
cơ
+ dòng điện cao tần ( f>300.000Hz)
 Không cần dùng dây dẫn để đưa trực tiếp điện vào cơ thể
 Không có hiện tượng điện phân, cơ và thần kinh không bị kích thích
 Dòng điện cao tần với bước sóng cỡ 200m thường được sử dụng để điều trị bệnh
viêm thần kinh, dòng điện cao tần với bước sóng ngắn cỡ 10cm thường dùng để trị
bệnh ngoài da hay các khớp
 Phẫu thuật điện và đốt cắt điện
Câu 8.
 Hai con đường tiếp nhận âm thanh:
- Đường khí (ốc tai)
- Đường xương: âm thanh được truyền tới tai trong qua hệ thống xương hàm và
xương sọ
 Chức năng của tai:
- Chức năng nghe
- Chức năng điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể
Câu 9: Hiệu ứng của sóng siêu âm khi đi qua cơ thể:
- Hiệu ứng cơ học: làm cho các phân tử dao động
 Làm đứt gãy các liên kết của môi trường  tạo vi lỗ
 Trộn dầu với nước, nước và thủy ngân,...
 Vón tủa các bụi độc trong các khói thải nhà máy
- Hiệu ứng nhiệt: làm tăng nhiệt độ môi trường
- Hiệu ứng hóa lý: xúc tiến các phản ứng hóa học, tăng phản ứng phân ly các chất
hữu cơ, tăng sự ion hóa và tạo ra nhiều gốc tự do trong mội trường. Sóng siêu âm
cũng làm tăng quá trình thẩm thấu qua các màng bán thấm.
Câu 11. Tính chất của ánh sáng
- Hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng: hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa, tán
sắc
- Hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt: quang phát quang, quang điện trong,
quang điện ngoài
Câu 12. Khái niệm sự phát quang, các loại phát quang và phân loại phát quang
- Khái niệm: hiện tượng phát quang là một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới một
dạng năng lượng nào đó thì sẽ có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong một
miền ánh sáng nhìn thấy
- Các loại phát quang:
+ Nhiệt phát quang: than đỏ, sợi tóc bóng đèn
+ Điện phát quang: đèn led
+ Hóa phát quang: đom đóm
+ Quang phát quang: ống huỳnh quang
+ Phát quang catot: màn hình vô tuyến
- Phân loại quang phát quang:
+ Huỳnh quang: là hiện tượng ánh sáng phát quang tắt ngay sau khi ngừng kích
thích
+ lân quang: là hiện tượng ánh sáng phát quang còn kéo dài từ vài phần giây đến
hàng giờ sau khi ngừng ánh sáng kích thích
Câu 14. Bức xạ ion hóa ? cơ chế sự tương tác giữa bức xạ ion hóa và vật chất ?
- Bức xạ ion hóa: là những bức xạ có khả năng gây hiện tượng ion hóa
- Cơ chế tương tác: kích thích và ion hóa
+ kích thích: nguyên tử nhận năng lượng rồi chuyển lên trạng thái mới có năng
lượng cao hơn mà không kèm theo bất kỳ sự bứt electron nào ra khỏi nguyên tử
+ ion hóa: có năng lượng đủ lớn thì khi tương tác với vật chất có thể đánh bật
electron lớp vở nguyên tử tạo thành e tự do vào ion dương
Câu 15. An toàn phóng xạ:
- Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với nguồn bức xạ kín
+ rút ngắn thời gian tiếp xúc
+ tăng khoảng cách
+ che chắn
- Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với nguồn bức xạ hở
+ phân vùng khu vực để cách ly khu vực nhiễm xạ
+ kiểm tra độ phóng xạ của cơ thể và nơi làm việc thường xuyên để sớm phát hiện
nguy cơ nhiễm xạ

More Related Content

What's hot

CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)VuKirikou
 
Chuyển hóa
Chuyển hóaChuyển hóa
Chuyển hóadrnobita
 
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNULý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNUVuKirikou
 
sinh học phân tử
sinh học phân tửsinh học phân tử
sinh học phân tửHà Nguyễn
 
Ly sinh y hoc
Ly sinh y hocLy sinh y hoc
Ly sinh y hocVmu Share
 
Hoá sinh enzym
Hoá sinh enzymHoá sinh enzym
Hoá sinh enzymBongpet
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINPROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINSoM
 
Hóa học hemoglobin 2015
Hóa học hemoglobin 2015Hóa học hemoglobin 2015
Hóa học hemoglobin 2015Ngoc Ai
 
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keoChuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keoNguyen Thanh Tu Collection
 
HÓA SINH ĐỀ CƯƠNG
HÓA SINH ĐỀ CƯƠNGHÓA SINH ĐỀ CƯƠNG
HÓA SINH ĐỀ CƯƠNGVuKirikou
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTSoM
 
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuBáo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuVuKirikou
 

What's hot (20)

CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT LÝ SINH QUA CÁC NĂM (shareykhoa.com)
 
Chuyển hóa
Chuyển hóaChuyển hóa
Chuyển hóa
 
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠN VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMONE TUYẾN NỘI TIẾT
 
hoa sinh lipid
hoa sinh lipidhoa sinh lipid
hoa sinh lipid
 
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuongGiao trinh sinh_hoc_dai_cuong
Giao trinh sinh_hoc_dai_cuong
 
Ly sinh hoc
Ly sinh hocLy sinh hoc
Ly sinh hoc
 
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNULý sinh ôn thi 20-21  - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
Lý sinh ôn thi 20-21 - For Y Khoa, RHM UMP-VNU
 
sinh học phân tử
sinh học phân tửsinh học phân tử
sinh học phân tử
 
Lipid
LipidLipid
Lipid
 
Ly sinh y hoc
Ly sinh y hocLy sinh y hoc
Ly sinh y hoc
 
Hoá sinh enzym
Hoá sinh enzymHoá sinh enzym
Hoá sinh enzym
 
Hoa hoc va chuyen hoa gllucid
Hoa hoc va chuyen hoa gllucidHoa hoc va chuyen hoa gllucid
Hoa hoc va chuyen hoa gllucid
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINPROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
Hóa học hemoglobin 2015
Hóa học hemoglobin 2015Hóa học hemoglobin 2015
Hóa học hemoglobin 2015
 
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keoChuong 9 he voi moi truong ran long khi  hoa keo
Chuong 9 he voi moi truong ran long khi hoa keo
 
HÓA SINH ĐỀ CƯƠNG
HÓA SINH ĐỀ CƯƠNGHÓA SINH ĐỀ CƯƠNG
HÓA SINH ĐỀ CƯƠNG
 
Rối loạn chuyển hóa protid
Rối loạn chuyển hóa protidRối loạn chuyển hóa protid
Rối loạn chuyển hóa protid
 
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾTĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ NỘI TIẾT - THĂM DÒ HORMON TUYẾN NỘI TIẾT
 
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầuBáo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
Báo cáo thực hành lý sinh - Tb hồng cầu
 

Similar to SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx

[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINHVuKirikou
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)VuKirikou
 
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdfBÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdfThoPhm316666
 
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3Ái Dân
 
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhNhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhVuKirikou
 
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016VuKirikou
 
21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hn21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hnthanhliem101283
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhVmu Share
 
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Long Nguyen
 
de cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhat
de cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhatde cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhat
de cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhatHoàng Thái Việt
 

Similar to SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx (20)

[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
[ykhoa247.com] ÔN TẬP LÝ SINH
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
 
BÀI 1.docx
BÀI 1.docxBÀI 1.docx
BÀI 1.docx
 
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdfBÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
BÀI 1_update_ 03_10_2021_add template truong.pdf
 
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
Đề cương ôn Sinh 11a1 - An Nhơn 3
 
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý SinhNhiệt Động Học - Lý Sinh
Nhiệt Động Học - Lý Sinh
 
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
GIÁO TRÌNH HÓA ĐẠI CƯƠNG NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI T...
 
Sinh lý hoa nhiet do
Sinh lý hoa nhiet doSinh lý hoa nhiet do
Sinh lý hoa nhiet do
 
Kqht 2
Kqht 2Kqht 2
Kqht 2
 
đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1đê Cương sinh lý 1
đê Cương sinh lý 1
 
Tổng hợp kiến thức
Tổng hợp kiến thứcTổng hợp kiến thức
Tổng hợp kiến thức
 
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
Đề Lý Sinh cuối kỳ II 2016
 
21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hn21 co so lt hoa hoc dhbk hn
21 co so lt hoa hoc dhbk hn
 
Trao doi chat va q p7
Trao doi chat va q p7Trao doi chat va q p7
Trao doi chat va q p7
 
BÀI 3.docx
BÀI 3.docxBÀI 3.docx
BÀI 3.docx
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinhSinh lý tế bào  vmu đh y khoa vinh
Sinh lý tế bào vmu đh y khoa vinh
 
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019Đề cương ôn thi sinh lý 2019
Đề cương ôn thi sinh lý 2019
 
de cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhat
de cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhatde cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhat
de cuong on tap vat ly 8 hoc ky 2 cuc hay - moi nhat
 
BG NHIETKYTHUAT.pptx
BG NHIETKYTHUAT.pptxBG NHIETKYTHUAT.pptx
BG NHIETKYTHUAT.pptx
 

Recently uploaded

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khóTiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
Tiêu hóa - Tiêu chảy cấp.pdf rất hay và khó
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 

SOẠN ĐỀ CƯƠNG VLLS.docx

  • 1. CHƯƠNG 1: SỰ BIẾN ĐỔI NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ SỐNG 1. Các dạng năng lượng (6 dạng) - Cơ năng: là năng lượng chuyển động cơ học và tương tác cơ học giữa các vật hoặc các phần của vật. Vật có khả năng sinh công thì vật có cơ năng + Động năng: phần cơ năng do vận tốc quyết định + Thế năng: phần cơ năng được quy định bởi sự tương tác giữa các phần của hệ với nhau và với môi trường ngoài CƠ NĂNG = ĐỘNG NĂNG + THẾ NĂNG - Điện năng: là năng lượng liên quan tới sự tồn tại của điện trường và sự chuyển động của các phần tử mang điện. - Hóa năng: là năng lượng giữ cho các nguyên tử, các nhóm hóa chức có vị trí không gian nhất định đối với nhau trong một phân tử. Tồn tại dưới nhiều hình thức: hóa năng cúa chất tạo hình, hóa năng của các chất dự trữ (glycogen, protid, lipid), ATP....  Năng lượng phổ biến nhất của tế bào - Quang năng: liên quan đến ánh sáng - Nhiệt năng: năng lượng gắn với chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử cấu tạo nên vật chất. + Trong cơ thể luôn tồn tại đồng thời hai quá trình: tạo nhiệt và tỏa nhiệt - Năng lượng hạt nhân: năng lượng dữ trữ trong hạt nhân nguyên tử, khi bị phá vỡ năng lượng này được giải phóng (tia vũ trụ, bức xạ hạt nhân,...) 2. Nội dung nguyên lý nhiệt động lực học: - Nhiệt động lực là quá trình nghiên cứu các quá trình biến đổi năng lượng trong tự nhiên. - Nhiệt động lực không cho ta biết quá trình biến đổi cụ thể mà chỉ có thể chỉ ra cho ta biết nó có xảy ra hay không, chiều hướng tiến triển của quá trình như thế nào trên quan điểm năng lượng  nhược điểm - Hệ nhiệt động (hệ) là một tập hợp gồm rất nhiều phần tử. Gồm có 3 loại: + Hệ cô lập: hệ không trao đổi vật chất hay năng lượng với môi trường bên ngoài. + Hệ kín: hệ trao đổi năng lượng chớ không trao đổi vật chất với môi trường ngoài. + Hệ mở: trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường ngoài. (VD: cơ thể sinh vật)  Khác nhau giữa cơ thể sinh vật và hệ mở: + là dạng tồn tại đặc biệt của protid và các chất tạo thành + có khả năng tự tái tạo + có khả năng phát triển - Nhiệt lượng: là số đo năng lượng chuyển động nhiệt của các phần tử truyền từ vật này sang vật khác trong quá trình trao đổi nhiệt. (cal) ΔQ = mc∆t + Nhiệt dung riêng là nhiệt lượng truyền cho một đơn vị khối lượng để nó tăng thêm 1 độ C. (cal/g. Độ) + Nhiệt dung riêng trung bình của cơ thể người: 0.8 cal/g.độ của máu là: 0.93cal/g.độ của xương đặc là: 0.3cal/g.độ. + Đo nhiệt lượng bằng nhiệt lượng kế. - Công và nhiệt lượng: là hai đại lượng đặc trưng cho mức độ trao đổi năng lượng gữa các hệ  dùng để đo mức độ trao đổi năng lượng chứ bản thân chúng không phải là một dạng năng lượng. + Sự truyền nhiệt lượng là truyền trực tiếp giữa các phân tử
  • 2. + Sự truyền công là truyền năng lượng giữa các vật vĩ mô tương tác với nhau. + 1cal = 4,18J 1J = 0,24cal - Nội năng (U): là năng lượng dự trữ toàn phần của tất cả các dạng chuyển động và tương tác của tất cả phần tử nằm trong hệ (năng lượng nhiệt, năng lượng dao động phân tử, nguyên tử, năng lượng điện tử quỹ đạo, năng lượng hạt nhân,...) - Nguyên lý nhiệt động học: δQ = dU + δA + U: nội năng  hàm trạng thái + Q, A: nhiệt lượng và công  hàm quá trình  Hệ quả: + nếu không cung cấp nhiệt lượng mà muốn sinh công thì phải giảm nội năng của hệ một lượng dU + không tồn tại động cơ vĩnh cửu loại I – là những động cơ không cần cung cấp năng lượng mà vẫn sinh công.  Định luật Hess: Hiệu ứng nhiệt của các quá trình hóa học phức tạp không phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái ban đầu và trạng thái cuối của hệ hóa học.  xác định khả năng sinh nhiệt của thức ăn cho cơ thể.  Áp dụng nguyên lý: - Có 4 dạng công trong cơ thể: + Công hóa học: tổng hợp các chất có trọng lượng phân tử cao từ các chất có trọng lượng phân tử thấp và khi thực hiện các phản ứng hóa học. + Công cơ học: sinh ra khi thực hiện dịch chuyển các bộ phận, cơ quan trong cơ thể nhờ các lực cơ học. (thực hiện khi cơ co) + Công điện: là công vận chuyển các hạt mang điện trong điện trường  được thực hiện khi sinh ra điện thế sinh vật và dẫn truyền kích thích trong tế bào. + Công thẩm thấu: Vận chuyển các chất qua màng hay hệ đa màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.  Năng lượng được để thực hiện được tất cả các dạng công kể trên là năng lượng hóa học của thức ăn (protid, lipid, glucid) tỏa ra khi bị oxy hóa. Đối với thực vật, nguồn năng lượng sử dụng là quang hợp. - Hai loại nhiệt lượng: + Nhiệt lượng sơ cấp: thất thoát năng lượng trực tiếp từ các phản ứng hóa sinh trong cơ thể (hao phí)  tỉ lệ thuận với cường độ trao đổi chất và tỉ lệ nghịch với hiệu suất của chúng. VD: khi ăn cơ thể tỏa nhiệt + Nhiệt lượng thứ cấp: kết quả dự biến đổi thành nhiệt năng hữu ích mà ban đầu tiêu hao để thực hiện công. VD: năng lượng thức ăn tích lũy thành năng lượng dự trữ của cơ thể để thực hiện các hoạt động sống - Sự cân bằng năng lượng của cơ thể: ΔQ = ∆E + ∆A + ∆M  phương trình cơ bản về cân bằng nhiệt ở người. + tính chất sinh nhiệt là tổng quát nhất - Biến đổi năng lượng ở hệ tim mạch: + công suất tim: 1.3 - 1.4W. công cơ tim tạo áp suất đẩy máu và tạo ra độ căng của trương lực cơ. + Năng lượng được tạo ra từ sự phân ly đường glucose và phospholipid (chủ yếu là phospholipid, phân ly glucose tạo ra acid lactic gây mỏi cơ)
  • 3. + tim co bóp có chu kì nhưng máu chảy liên tục nhờ động năng biến đổi thành thế năng dự trữ ở thành mạch + tốc độ sóng mạch ở động mạch chủ là 4-5m/s, tốc độ lan truyền trong sóng mạch không liên quan đến tốc độ chảy của máu trong lòng mạch
  • 4. CHƯƠNG 2: CHUYỂN ĐỘNG TRONG CƠ THỂ: 1. Nguyên nhân của hiện tượng sức căng mặt ngoài của chất lỏng: - Sự hình thành sức căng bề mặt của chất lỏng xảy ra do lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng. Các phân tử chất lỏng trên bề mặt ít nên lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng không bị chia quá nhỏ cho các phân tử chất lỏng xung quanh  lực căng bề mặt giữ cho chất lỏng luôn căng. - ứng dụng: sự tạo giọt trong y học, bong bóng xà phòng,... 2. Hiện tượng khuếch tán: - Khái niệm: hai tập hợp phân tử ở gần nhau dù chúng ở thể rắn, lỏng hay khí chúng cũng chuyển động ngẫu nhiên xuyên vào nhau - Đặc điểm: + Là sự dịch chuyển chất tan từ nơi nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp + bản chất là sự chuyển động nhiệt hỗn loạn của các phân tử không tạo phương ưu tiên tạo ra sự cân bằng nồng độ ở mọi điểm + tốc độ khuếch tán tăng theo nhiệt độ và giảm khi phân tử lượng chất tan và độ nhớt của môi trường tăng - Hệ số khuếch tán phụ thuộc vào: khối lượng và hình dạng phân tử, độ nhớt dung môi và nhiệt độ dung dịch. 3. Hiện tượng mao dẫn: - Khái niệm: Nhúng ống thủy tinh vào cốc đựng chất lỏng thì nhận thấy mặt chất lỏng trong ống thủy tinh có thể lõm hoặc lồi, dâng cao hay hạ thấp hơn  hiện tượng mao dẫn - Nguyên nhân: hiện tượng dính ướt và không dính ướt - Ứng dụng: + bông, bấc đèn, giấy thấm,.. có khả năng thấm hút chất lỏng + Vận chuyển chất dinh dưỡng lên cây cao vài mét 4. Hiện tượng thẩm thấu - Hiện tượng thẩm thấu: quá trình vận chuyển dung môi qua một màng ngăn cách hai dung dịch có thành phần khác nhau khi không có tác dụng của ngoại lực như trọng lực, lực điện từ, lực đẩy pittong,... - Áp suất thẩm thấu: là lực đẩy của tình trạng thẩm thấu. Các phân tử dung môi từ dung dịch có nồng độ thấp sẽ tạo một lực đẩy đến dung môi của dung dịch có nồng độ cao. Tất cả quá trình này được diễn ra qua màng.  áp suất thẩm thấu là nguyên nhân và động lực của quá trình thẩm thấu  ở nhiệt độ không đổi thì áp suất thẩm thấu tỷ lệ với nồng độ chất tan của dung dịch  giá trị áp suất thẩm thấu của tế bào luôn lớn hơn giá trị áp suất thẩm thấu của môi trường và đó chính là động lực gây nên dòng chảy vật chất về phía tế bào - Cân bằng thẩm thấu: khi áp suất thủy tĩnh đạt tới một giá trị nào đó thì số phân tử nước chuyển qua màng bán thấm theo hai hướng bằng nhau. 5. Ứng dụng áp suất thẩm thấu trong y học: - Sự vận chuyển dung môi qua màng tế bào trong cơ thể, áp suất thẩm thấu liên quan trực tiếp đến quá trình trao đổi chất trong các cơ quan tế bào. - ở các cơ quan, các loài khác nhau thì áp suất thẩm thấu khác nhau VD: động vật sống dưới nước có ptt lớn hơn. Thực vật hút nước: ptt = 5-20atm Cây ở sa mạc: ptt=170atm - ptt của con người: 7.7atm ở nhiệt độ 37 độ C + ptt hạ( do mất muối hoặc đưa nhiều nước vào)  co giật, nôn mửa + ptt cao( mất nước, thêm nhiều muối)  mất nước niêm mạc, khát nước
  • 5. - rửa hồng cầu: phải sử dụng dung dịch đẳng trương với máu như nước muối nồng độ 0.9% 6. Sự thay đổi áp suất và vận tốc của máu trong đoạn mạch, nguyên nhân ? - Càng xa tim áp suất càng giảm. Trong cơ thể, áp suất giảm dần từ động mạch (130 – 150 mmHg) đến mao mạch (20 – 30 mmHg) và thấp nhất ở tĩnh mạch (8 – 15 mmHg).  Nguyên nhân: sự chênh lệch áp suất chảy giữa hai đầu đọan mạch liên quan đến lực ma sát giữa dòng chảy và thành mạch, tức là liên quan trực tiếp đến các yếu tố hình học của mạch máu. Độ chênh lệch càng lớn sẽ làm cho áp suất cuối đoạn mạch càng xuống thấp. - Tốc độ máu giảm dần từ động mạch lớn (10 -20 m/s) đến mao mạch (5 mm/s) rồi tăng lên ở tĩnh mạch (đùi: 4.5 cm/s; cổ: 14.7 cm/s).  Nguyên nhân: vận tốc máu ở nơi có tiết diện nhỏ cao hơn vận tốc máu nơi tiết diện lớn (tiết diện mao mạch là tổng tiết diện của tất cả mao mạch) 7. Khái niệm công hô hấp, hoạt động hô hấp, đo công hô hấp ? - Công hô hấp: là công thực hiện qua các cơ quan hô hấp để thắng tất cả các lực cản khi thông khí. - Đo công hô hấp cần có phế dung kế - Hoạt động hô hấp: cơ chế hít vào và cơ chế thở ra + cơ chế hít vào: động tác hít vào được thực hiện nhờ tăng thể tích lồng ngực bằng cách nâng các xương sườn lên và hạ cơ hoành xuống (cơ hoành có vai trò quan trọng, đảm bảo 2/3 việc thông khí ở phổi). Thể tích lồng ngực tăng lên làm giảm áp suất khoang màng phổi, nhờ đó phổi có thể giãn ra, áp suất phế nang giảm xuống  không khí đi từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp, hay đi từ khí quyển vào phổi. + cơ chế thở ra: giảm thể tích khoang màng phổi bằng cách hạ xương sườn xuống, nâng cơ hoành lên( nhờ có trọng lực, các hoạt động này dễ hơn nhiều so với hoạt động hít vào). Thể tích khoang màng phổi giảm, áp suất tăng lên  không khí di chuyển từ phổi ra khí quyển  Quá trình thở ra kết thúc khi áp suất khoang màng phổi cân bằng với lực đàn hồi của phổi  Nguyên nhân trực tiếp khiến cho không khí di chuyển qua đường hô hấp là sự dao động có chu kì của áp suất phế nang. 8. Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi khí trong cơ thể ? - Yếu tố bên trong: tuần hoàn máu (các thay đổi của khối lượng máu, chất lượng máu ảnh hưởng lớn đến sự vận chuyển O2 và CO2); hoạt động chuyển hóa ở tế bào, hệ thần kinh, hệ nội tiết, các enzym,... - Yếu tố bên ngoài: + Trọng trường: ảnh hưởng đến sự co giãn của cơ hoành và cơ liên sườn • trọng lượng lồng ngực gây nên lực cản các cơ hít và dễ dàng khi thở ra • trọng lực cơ quan trong ổ bụng sẽ tác động lên cơ hoành và có xu hướng kéo nó xuống dưới  thuận lợi cho sự hít vào và cản trở thở ra + tỉ lệ khí thành phần: CO2 có vai trò kích thích hoặc gây khó khăn cho hô hấp tùy tỉ lệ. Hoạt động hô hấp sẽ rối loạn nếu Voxy lên đến 50%. Không thể thở thuần O2 + áp suất khí quyển: phải tăng/giảm áp từ từ nếu không có thể gây biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
  • 6. CHƯƠNG 3: DAO ĐỘNG VÀSÓNG 1. Khái niệm sóng cơ học, phân loại sóng âm: - Sóng cơ học: là sự lan truyền dao động cơ học của các phân tử môi trường vật chất. - Phân loại sóng âm: dựa trên khả năng nhân biết âm thanh của tai người. Chia sóng âm thành 3 loại: + Hạ âm: tần số < 16Hz + Âm nghe được: tần số 16 – 20.000Hz + Siêu âm: >20.000Hz 2. Nguồn phát âm ở người và cơ chế phát ra âm thanh ở người ? - Nguồn phát âm thanh ở người là thanh quản và các dây thanh âm - Cơ chế: làm cho một vật rắn một màng căng hoặc một dây căng thẳng thực hiện dao động đàn hồi + Khi phát ra âm, không khí đẩy từ phổi lên thanh quản với một áp suất nhất định. Luồng không khí đi qua khe hẹp giữa hai dây âm làm dây rung lên. + Luồng thần kinh trung ương chỉ huy độ căng của dây, do đó điều chỉnh tần số dao động của dây. + Tốc độ mà thanh quản đáp ứng kích thích thần kinh tạo ra âm thanh rất nhanh ( khoảng 10−9𝑠) 3. Cơ chế tiếp nhận âm thanh ở người ? - Cấu tạo chính của tai trong là ốc tai. ốc tai có chiều dài khoảng 35mm cuộn theo hình ốc khoảng 2.75 vòng. - Âm truyền đến làm rung màng nhĩ, sự dao động được truyền theo hệ thống xương con( xương búa, xương đe và xương bàn đạp) đến cửa sổ bầu dục làm chuyển động ngoại dịch perilympho, tạo nên áp suất trên màng tiền đình, áp suất này truyền tới dịch endolympho trong kênh ốc tai và truyền tới màn đáy. Tại đây có các thể corti phân tích âm thanh và tạo ra xung điện truyền theo dây thần kinh thị giác về não. + âm có tần số càng cao thì càng gần cửa sổ bầu dục, ở đó màng rất căng và hẹp - Vai trò của hệ xương con: khuếch đại áp lực âm thanh, bảo vệ tai trước những âm có cường độ lớn
  • 7. - Điện thế âm thanh là kết quả của tất cả các quá trình xảy ra ở ốc tai khi tiếp nhận âm thanh - Điện thế giữa nội dịch (endolympho) và ngoại dịch (perilympho) có giá trị khoảng 80mV 4. Hiệu ứng Doppler ? - Khái niệm: hiện tượng khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động tương đối với nhau thì tần số phát và thu sẽ có những thay đổi. Đó chính là hiệu ứng doppler - Khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động lại gần nhau thì tần số âm nhận được lớn hơn tần số phát, khi nguồn phát và nguồn thu chuyển động xa nhau thì tần số âm nhận được nhỏ hơn tần số phát - Ứng dụng của hiệu ứng Doppler: + Thăm khám các bộ phận cơ thể bằng siêu âm + Thăm dò sự chuyển động của máy bay, tàu thuyền, các ngôi sao + Thăm dò chức năng hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, siêu âm thai nhi,... + Trong quân sự, dùng để thăm dò tàu ngầm, tàu lặn + Trong địa chất, dùng để thăm dò địa tầng, thăm dò đáy đại dương 5. Cường độ âm: là năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. - Đơn vị: W/m2 6. Trong y học - Tần số siêu âm thường được dùng: 105 − 3.106 Hz - Trong chuẩn đoán, cường độ sóng siêu âm thường được dùng là 2-10 mW/cm2 7. Phép thử Rinner - Mục đích: dùng để chuẩn đoán tổn thương ở vùng nào của tai: tai ngoài, tai giữa, tai trong hay não - Đặt một âm thoa đang dao động gần tai bệnh nhân sau đó để bệnh nhân căn đuôi âm thoa: + Nếu kết quả Rinner dương (lúc đầu nghe được, lúc sau không nghe được)  tổn thương tai trong hoặc não + Nếu kết quả Rinner âm (lúc đầu không nghe được, lúc sau nghe được)  tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa
  • 8. CHƯƠNG 4: ĐIỆN VÀ SỰ SỐNG 1. Đặc điểm điện thế nghỉ, điện thế hoạt động, thời gian tồn tại của một xung điện thế hoạt động, giá trị điện thế nghỉ ? - Đặc điểm của điện thế nghỉ: + mặt trong tế bào tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương + giá trị điện thế nghỉ biến đổi chậm theo thời gian - Đặc điểm của điện thế hoạt động: + mặt trong tích điện dương hơn so với mặt ngoài + độ lớn điện thế hoạt động biến đổi nhanh theo thời gian + đồ thị đường cong biểu diễn xung điện thế hoạt động không phụ thuộc vào bản chất kích thích mà phụ thuộc vào tế bào kích thích + không thể đồng thời xuất hiện 2 hay nhiều xung điện thế hoạt động, thời gian tồn tại xung điện thế nhọn là giai đoạn trơ của tế bào. + điện thế hoạt động có tính chất tại chỗ - Thời gian tồn tại xung điện thế hoạt động: rất ngắn (khoảng từ 0.5 – 3ms / vài ms) - Giá trị điện thế nghỉ: -50mV đến -94mV 2. Đặc điểm của pha khử cực và tái phân cực: - Pha khử cực: cả điện trường lẫn gradient nồng độ đều trợ giúp cho Na+ đi từ ngoài vào trong. Khi điện thế màng thay đổi đạt tới một giá trị nhất định, tại đây Na+ bắt đầu ào ạt đi vào bên trong, khử cực bắt đầu. Sự tăng đột biến tính thấm đối với Na+ được giải thích bằng sự mở các kênh Na có bản chất protein trên màng. - Pha tái phân cực: sự vận chuyển rất mạnh ion K+ từ trong tế bào ra ngoài là tác phẩm chủ yếu của giai đoạn này. Bây giờ cả điện trường lẫn gradient nồng độ đều hỗ trợ sự vận chuyển K+ ra bên ngoài. Thêm vào đó, tính thấm của màng tế bào đối với ion K+ trong quá trình tái phân cực lại tăng lên rất nhiều giúp vận chuyển K+ ra ngoài. 3. Khái niệm điện di ? - Điện di là phương pháp sử dụng dòng điện một chiều để di chuyển dược chất đến các vị trí mong muốn để điều trị bệnh. Dược chất sẽ được đưa vào từ cực điện dấu trùng với dấu ion thành phần tác dụng của thuốc. 4. Khái niệm ngưỡng kích thích ? - Ngưỡng kích thích là giới hạn mà cường độ kích thích tác động vào tế bào phải vượt qua nó để có thể tạo được một xung điện thế hoạt động. - Kích thích điện dù lớn đến đâu cũng chỉ tạo ra xung điện giống nhau - Nếu tác động vào tế bào với cường độ nhỏ hơn cường độ kích thích thì chỉ tạo ra phản ứng tại chỗ đặt điện cực kích thích 5. Sóng điện não ? - Sóng delta(δ): 0.5-3Hz  xuất hiện trong trường hợp đang ngủ sâu hay bệnh lý hôn mê, sóng này thường ghi nhận ở phần sau của não - Sóng theta: 4-7Hz  gặp trên não đồ của trẻ em, biên độ sóng khoảng 20-50 μV, trên điện não đồ có thể thấy sóng theta riêng lẻ hoặc hợp thành cụm - Sóng alpha: 8-13Hz  xuất hiện khi thư giãn tinh thần, thoải mái về giác quan, biên độ khoảng 20 – 100 μV - Sóng beta: 14-30Hz  xuất hiện ở đa số người, nhưng trên người khỏe mạnh thì chiếm tỉ lệ rất nhỏ, biên độ sóng beta 3 - 5 μV. Sóng beta đặc trưng cho phần não trước, có thể xuất hiện ở vùng thái dương - Sóng gamma: 30 – 50Hz 6. Trong phẫu thuật, dòng điện cao tần dùng để đốt hoặc cắt có hiệu quả ở tần số: 500 – 600kHz
  • 9. CHƯƠNG 5: TÁC DỤNG CỦAÁNH SÁNG LÊN CƠ THỂ SỐNG 1. Các giai đoạn chính của quá trình quang sinh và các phản ứng sinh vật - Quá trình quang sinh gồm các giai đoạn: + Tích lũy năng lượng + Khử trạng thái kích thích: quá trình quang lý hoặc quang hóa để tạo ra các sản phẩm không bền vững + Phản ứng tối: sản phẩm quang hóa không bền thành sản phẩm quang hóa bền + Hiệu ứng sinh vật - Các phản ứng sinh vật: + Phản ứng phá hủy biến tính: đột biến, bệnh lý và tử vong + Phản ứng sinh lý chức năng: phản ứng tạo năng lượng (quang hợp, quang phosphoryl hóa,...), phản ứng thông tin (thị giác ở động vật, hướng quang, quang hình thái ở thực vật, động vật, người,...), sinh tổng hợp (tổng hợp vitammin D, diệp lục,...). 2. Tác dụng của ánh sáng hồng ngoại, ánh sáng tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy đối với sinh vật ? - Tác dụng của ánh sáng hồng ngoại: + tác dụng nhiệt + tác dụng hóa học - Tác dụng của ánh sáng tử ngoại: + Tác dụng lên phim ảnh + Kích thích sự phát quang nhiều chất + Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác + Tác dụng sinh học + Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh - Tác dụng của ánh sáng nhìn thấy: + tác dụng quang học (VD: pin mặt trời, máy tính, oto, máy bay,...) + tác dụng nhiệt + tác dụng sinh học (quang hợp,...) 3. Ứng dụng của ánh sáng hồng ngoại và tử ngoại: - Ứng dụng của hồng ngoại: + Gia đình: điều khiển từ xa, bếp điện, đèn cảm ứng, hệ thống lọc nước, sưởi ấm, sấy khô,... + Thiết bị nhìn đêm: camera hồng ngoại, ống nhòm, đèn pha,... + Y học: giúp các tế bào tự tái tạo hoặc sửa chữa, cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình chữa lành mô, giảm đau nhanh hơn (đau lưng, đau khớp thái dương, đau cổ, bệnh thần kinh, đau thần kinh tọa,...) + Thiên văn: kính viễn vọng, hệ thống cảm biến và máy dò trạng thái rắn - Ứng dụng của tia tử ngoại: + Y học: diệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa còi xương,... + Công nghiệp thực phẩm: diệt trùng trước khi đóng gói hoặc đóng hộp + Công nghiệp cơ khí: Tìm vết nứt trên bề mặt kim loại 4. Tác dụng của quang động lực - Khái niệm: tác dụng quang động lực là một sự tổn thương không thể phục hồi một số chức năng sinh lý và cấu trúc của đối tượng sinh vật dưới tác dụng của lượng tử ánh sáng với sự có mặt của O2 và chất hoạt hóa. - TDQDL lên protid và acid nucleic + Protid: • TDQDL làm giảm hoạt tính men, ức chế kháng nguyên của chúng • TDQDL làm giảm khả năng hòa tan và tăng hệ số nhớt của các protein trong máu và các sắc tố globulin
  • 10. + acid nucleic: TDQDL làm giảm đáng kể độ nhớt và hệ số lắng của các acid nucleic điển hình là guanidin. - TDQDL lên dược chất: + sử dụng các thuốc tham gia vào các phản ứng QDL làm tăng pocphirin trong máu, khi chiếu ánh sáng vào gây nên nhiều rối loạn thần kinh. Ngoài ra còn nhiều loại thuốc khác cần tránh ánh nắng vì có thể gây rối loạn men và các triệu chứng nhiễm độc chì, da và thần kinh - TDQDL lên hoạt động của cơ và thần kinh + gây co cơ + gây hoạt động thần kinh gây ra một dãy liên tiếp các điện thế hoạt động - TDQDL lên cơ thể sinh vật + QDL gây nên nhiều tác dụng khác nhau làm thay đổi quá trình phân chia tế bào , biến đổi quá trình trao đổi chất, làm tế bào chết + đối với thực vật, TDQDL làm rối loạn các quá trình sống (quang hợp,...) + động vật ăn phải thực vật chứa chất hoạt hóa sẽ bị xạm da, loét da, rụng lông,...
  • 11. CHƯƠNG 6: PHÓNG XẠSINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG 1. Hiện tượng phóng xạ, đặc điểm các loại tia phóng xạ, quy luật phân rã phóng xạ - Hiện tượng phóng xạ: là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự động phân rã tạo thành hạt nhân của nguyên tố khác và đồng thời phát ra các tia có năng lượng cao không nhìn thấy được gọi là các tia phóng xạ - Đặc điểm các tia phóng xạ: + tia alpha (He): mang điện tích dương, tốc độ 2.107m/s, khả năng đâm xuyên yếu (khả năng ion hóa mạnh), chỉ đi được tối đa 8cm trong không khí. + tia beta: tốc độ xấp xĩ tốc độ ánh sáng trong chân không, khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia alpha, có hai loại: • beta âm (electron) • beta dương (pozitron) + tia gamma: tốc độ bằng tốc độ ánh sáng, không mang điên tích, khả năng đâm xuyên mạnh nhất (khả năng ion hóa yếu nhất) - Quy luật phân rã phóng xạ: + Số hạt nhân còn lại tại thời điểm t: N=N0 ⋅ ⅇ−λt + Chu kì bán rã:T = ln 2 λ 2. Hoạt độ phóng xạ, mật độ bức xạ - Hoạt độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho mức độ mạnh yếu của nguồn phóng xạ. Đơn vị là Ci/Bq, trong đó 1Ci=3,7.1010 Bq - Mật độ bức xạ: là số tia phóng xạ truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền của tia tại điểm đó trong một đơn vị thời gian. 3. Công thức, đơn vị của liều chiếu và liều hấp thụ - Liều chiếu + Công thức: Dc= ΔQ Δm + Đơn vị: C/kg hay R, trong đó R = 2,579. 10−4 J/Kg - Liều hấp thụ: + Công thức: D = ΔE Δm + Đơn vị: J/Kg (Gray) hay rad, trong đó 1Rad = 0.01gray 4. Tổn thương khi bị chiếu xạ. Độ nhạy cảm phóng xạ - Tổn thương khi bị chiếu xạ + Tổn thương mức độ phân tử: • là cơ sở đầu tiên gây nên tổn thương ở các mức độ tế bào, mô và cơ thể. • biểu hiện: giảm hàm lượng các men sinh học, các protein đặc hiệu, các axit; hoạt tính sinh học các phân tử hữu cơ bị suy giảm hoặc mất hẳn do cấu trúc phân tử bị phá vỡ hoặc tổn thương. Tăng hàm lượng của một số chất có sẵn hoặc xuất hiện một số chất lạ trong tổ chức sinh học. • ADN: tổn thương các base, gốc đường; gãy các mạch nối đơn trong cấu trúc ADN; phá hủy cấu trúc không gian ADN + Tổn thương mức độ tế bào: • nếu phân tử tổn thương thì chức năng của tế bào bị rối loạn hoặc tế bào bị chết • tế bào có thể mất tạm thời hoặc vĩnh viễn dưới tác dụng của bức xạ ion hóa. Biểu hiện ở chỗ phân bào chậm trễ, tế bào chết. + Tổn thương các mô • đối với bào thai: bào thai chết hoặc dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi
  • 12. • đối với các mô sinh dục, bức xạ ion hóa có thể gây vô sinh ở nam (5-6Gy) và gây vô sinh ở nữ (0.1Gy) • đối với da và niêm mạc, biểu hiện viêm da, đỏ da, da khô, loét. + Tổn thương toàn thân • Sinh vật càng phức tạp thì càng nhạy cảm ( sinh vật đơn bào có độ nhạy cảm thấp nhất, con người có độ nhạy cảm mạnh nhất) • khi bi chiếu toàn thân có thể gây nên nhiễm xạ cấp chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn khởi phát (xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, nhức đầu, dễ kích thích,...) ; giai đoạn tiềm ẩn (triệu chứng chủ quan và thay đổi công thức máu tăng lên, tổn thương da và niêm mạc); giai đoạn toàn phát ( bệnh máu trắng, đục thủy tinh thể, suy tủy xương, rối loạn kinh nguyệt, ung thư, loét da,...), giai đoạn phục hồi. - Độ nhạy cảm phóng xạ: các mô khác nhau nhận các liều tương đương như nhau lại có các tổn thương sinh học khác nhau. Đó là độ nhạy cảm phóng xạ của các mô khác nhau. - Quy định về liều bức xạ an toàn: năm 1990, ICRP (Ủy ban Quốc tế về an toàn phóng xạ) đã đưa ra quy định liều tối đa cho phép của nhân viên bức xạ là 20mSv/năm và cho dân chúng là 1mSv/năm.
  • 13. CHƯƠNG 7: MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN CỦAVẬT LÝ KĨ THUẬT TRONG NGÀNH Y 1. Phương pháp siêu âm - Trở kháng âm của môi trường: là đại lượng vật lý biểu thị cho khả năng cản trở của môi trường, chống lại không cho siêu âm xuyên qua nó, phụ thuộc vào mật độ và tốc độ truyền âm của môi trường: Z = p.v - Độ lớn biên độ sóng siêu âm phản hồi: phụ thuộc vào biên độ sóng tới, góc của sóng tới và trở kháng âm của mặt phản hồi. - Sự tương tác của tia siêu âm vào các tổ chức sống phụ thuộc vào: tốc độ truyền sóng âm trong môi trường, trở kháng âm của môi trường và sự hấp thu, cấu trúc hình học của tổ chức sống. - Ứng dụng của siêu âm trong điêu trị: + Giãn mạch, tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, lợi dụng siêu âm làm dứt liên kết môi trường, tạo vi lỗ để tiêu diệt tế bào bệnh, vi sinh vật gây bệnh + Điều trị đau dây thần kinh tọa, đau lưng, thấp khớp, viêm mô liên kết và thần kinh + Phá sỏi, điều trị u tuyến, lấy cao răng, rối loạn cương dương,... 2. Phương pháp tia X - Tần số: 3.10^16 đến 3.10^19 Hz; - Bước sóng: 10−12 − 10−8 m - Tính chất của tia X + có khả năng đâm xuyên lớn (dễ dàng đi qua các vật như gỗ, mô mềm, nhôm dày vài cm, bị chặn bởi tấm chì dày vài mm,...) + làm đen kính ảnh  ứng dụng chụp X quang + Làm phát quang một số chất + làm ion hóa không khí + Có tác dụng sinh lý: hủy diệt tế bào  điều trị ung thư nông - Sự tạo thành tia X: bóng Ronghen + cathod: cực âm là một sợi dây Vonfram được đốt nóng bằng đòng điện hạ thế cường độ 3-5A + Anod: cực dương là một thanh kim loại, trên mặt nghiêng của anod gắn một tấm bia bằng kim loại nặng (Tungsten) + khi có hiệu điện thế cao, các điện tử từ Cathod bắn sang đập vào bia anod làm nó nóng lên rất nhanh + ngoài ra còn có các máy biến thế hạ áp (cung cấp hiệu điện thế 6-12V) tạo dòng điện đốt nóng cathod; máy tăng áp cung cấp hiệu điện thế cao (100kV) giữa anod và cathod  Các nhiệt điện từ cathod chuyển động về phía anod với vận tốc và gia tốc lớn đập vào bia anod và dừng lại đột ngột. Từ anod phát ra tia X theo mọi hướng - Tia X dùng để tạo hình trên phim là dựa vào tính chất: + Khả năng đâm xuyên của tia X + Khả năng làm đen kính ảnh - Tia X dùng để chuẩn đoán bệnh (chiếu, chụp) dựa vào tính chất: + Khả năng hấp thụ tia X khác nhau của các bộ phận cơ thể + Khả năng đâm xuyên của tia X 3. Phương pháp Laser: - Laser là nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra khi kích hoạt cao độ các phần tử của một môi trường vật chất tương ứng (ánh sáng nhân tạo có năng lượng cao) - Tính chất của laser: + tính đồng bộ của các photon trong chùm laser: có khả năng phát xung cực ngắn, cho phép tập trung năng lượng cực lớn trong thời gian ngắn
  • 14. + tính đơn sắc cao: chùm sáng có một màu (hay một bước sóng duy nhất)  không bị tán xạ khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường + mật độ quang phổ (độ chói) cao + khả năng định hướng cao: tia laser phát ra hầu như là chùm song song do đó có khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị phân tán + công suất lớn  Dựa vào tính đồng nhất và sự định hướng cao của laser để thực hiện phẫu thuật mắt - Tác dụng của laser trong y học, thẩm mỹ và tác dụng quang động lực + Y học: châm cứu laser, dao mổ laser, phẫu thuật giác mạc khúc xạ, điều trị ung thư, điều trị amidan hốc mủ, điều trị tổn thương cổ tử cung bằng đốt laser, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng,... + Thẩm mỹ: xóa bớt, tàn nhang, ban vàng, điều trị sẹo mụn trứng cá, tẩy nốt ruồi, đốt mụn thịt, tẩy lông,... + tác dụng quang động lực: kết hợp với laser để điều trị ung thư (kích thích các chất đãc được đưa vào trước đó làm chúng có tác dụng tiêu diệt tế bào) 4. Phương pháp quang phổ hấp thụ và phát xạ nguyên tử. Phương pháp phóng xạ - Ưu điểm của phương pháp phân tích phổ phát xạ nguyên tử + có độ nhạy rất cao + giúp phân tích đồng thời nhiều nguyên tố trong một mẫu + độ chính xác tương đối cao + tiêu tốn ít mẫu + kiểm tra được độ đồng nhất về thành phần của mẫu ở những vị trí khác nhau + phổ của mẫu nghiên cứu thường được ghi lại trên phim ảnh, kính ảnh hay trên băng giấy - Phương pháp quang phổ phát xạ và quang phổ hấp thụ dùng để làm gì ? + phương pháp quang phổ phát xạ: sử dụng rộng rãi để xác định thành phần nguyên tố của kim loại + phương pháp quang phổ hấp thụ dùng để xác định thành phần có trong chất khí hoặc chất lỏng trên nguyên tắc xác định các vạch hấp thụ - Phương pháp đồng vị phóng xạ ứng dụng trong lĩnh vực nào ? + y học – dược phẩm + công nghiệp (cơ khí, tuabin...) + nghiên cứu khoa học (thăm dò chất gây ô nhiễm) - Kỹ thuật ghi hình phóng xạ + Ghi hình phóng xạ là kỹ thuật sử dụng đồng vị phóng xạ để ghi hình và phát hiện khối u ngay cả khi chúng mới hình thành hoặc trong giai đoạn đang phát triển + kỹ thuật cắt lớp đơn photon (SPECT): chụp cắt lớp bằng bức xạ photon tức các đồng vị phóng xạ gắn vào đối tượng cần ghi hình trước đó + kỹ thuật ghi hình nhờ hiện tượng hủy hạt (PET) trong thiết bị chụp cắt lớp phát positron + kết hợp SPECT/CT và PET/CT cho những thay đổi về chức năng nhanh hơn là thay đổi về cấu trúc. Vì vậy nó không những góp phần cùng các kỹ thuật kỹ thuật phát hiện bằng hình ảnh của tia X mà còn cho các thông tin về chức năng như tưới máu cơ tim, khả năng thải độc của gan, thận, tốc độ chuyển hóa glucose ở não,... BỔ SUNG Câu 1. Khái niệm điện thể nghỉ và điện thế hoạt động. Nguyên nhân hình thành ? - Điện thế nghỉ: là sự chênh lệch điện thế bên trong và bên ngoài màng tế bào khi tế bào ở trạng thái tĩnh (trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể)
  • 15.  Nguyên nhân: sự chênh lệch nồng độ ion K+, Na+ và Cl- ở hai phía màng tế bào và tính chất thấm chọn lọc của màng. - Điện thế hoạt động: là điện thế được xác định giữa trong và ngoài màng tế bào khi tế bào bị kích thích  Nguyên nhân: Do tác nhân kích thích làm thay đổi tính thấm của màng, dẫn đến sự thay đổi hoạt động của các kênh Natri, Kali và một vài kênh khác Câu 2. Sốc điện và choáng điện - Sốc điện: kích thích lên tim từ bên ngoài lồng ngực khi tim vừa mới ngừng đập - Choáng điện: là một cơn co giật nhân tạo bằng cách kích thích điện xuyên qua sọ Câu 3. Điện tâm đồ và các sóng trong một nhịp tim. Ý nghĩa của điện võng mạc - Đơn sóng P: phát sinh xung điện tại nút SA và sự kích hoạt tiếp theo của cả cơ tâm nhĩ, pha này kéo dài 0.08-0.1s - Đường đẳng thế PQ phản ánh tốc độ truyền xung điện từ SA đến AV, pha này kéo dài 0.12-0.22s - Tổ hợp sóng QRS phản ánh sự kích hoạt nút AV và sự lan truyền xung điện động đến cơ co của tâm thất. Pha này kéo dài 0.12s (tâm thất khử cực trước khi co bóp) - Đường đẳng thế ST là khoảng thời gian khử cực tâm thất hoàn thành, pha này kéo dài 0.12s - Đơn sóng T phản ánh sự trở về trạng thái nghỉ của tâm thất (sóng T được biết đến như sóng tái phân cực) - Đường đẳng thế TP là toàn bộ cơ tim ở trạng thái nghỉ  Điện võng mạc là điện thế giữa võng mạc và giác mạc  Ý nghĩa: đánh giá chức năng toàn vẹn của đường thị giác và kiểm tra các bệnh về mắt Câu 4. Tác dụng của dòng điện 1 chiều và ứng dụng điều trị ? Tác dụng của dòng điện xoay chiều và tác dụng ?
  • 16. - Tác dụng của dòng một chiều: khi cho dòng điện một chiều đi qua dung dịch chất điện ly thì xuất hiện các hiện tượng hóa học tại các cực âm và dương. Kết quả là tạo ra chất mới tại các cực  ứng dụng: dưới tác dụng của dòng điện một chiều, các ion sẽ chuyển động về các điện cực trái dấu. Tính chất này được áp dụng để di chuyển các ion thuốc cần thiết của cơ thể gọi là ion liệu pháp + Liệu pháp Galvani: cho dòng một chiều đi qua những vùng cần thiết trên cơ thể + Điện di + dòng xung điện: là một chuỗi nối tiếp các xung điện giống nhau ( về cơ bản giống Galvani nhưng có một số chức năng khác: an thần, gây ngủ, chống co thắt, kích thích thần kinh,...). Ngoài ra còn kết hợp với châm cứu + Máy khử rung (máy sốc điện) - Tác dụng của dòng xoay chiều và ứng dụng: + dòng xoay chiều hạ tần ( f <1000Hz) + dòng điện xoay chiều trung tần ( 1000Hz <f < 300.000Hz)  Dòng điện xoay chiều hạ tần, trung tần còn được dùng trong việc điều trị chống teo cơ + dòng điện cao tần ( f>300.000Hz)  Không cần dùng dây dẫn để đưa trực tiếp điện vào cơ thể  Không có hiện tượng điện phân, cơ và thần kinh không bị kích thích  Dòng điện cao tần với bước sóng cỡ 200m thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm thần kinh, dòng điện cao tần với bước sóng ngắn cỡ 10cm thường dùng để trị bệnh ngoài da hay các khớp  Phẫu thuật điện và đốt cắt điện Câu 8.  Hai con đường tiếp nhận âm thanh: - Đường khí (ốc tai) - Đường xương: âm thanh được truyền tới tai trong qua hệ thống xương hàm và xương sọ  Chức năng của tai: - Chức năng nghe - Chức năng điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể Câu 9: Hiệu ứng của sóng siêu âm khi đi qua cơ thể: - Hiệu ứng cơ học: làm cho các phân tử dao động  Làm đứt gãy các liên kết của môi trường  tạo vi lỗ  Trộn dầu với nước, nước và thủy ngân,...  Vón tủa các bụi độc trong các khói thải nhà máy - Hiệu ứng nhiệt: làm tăng nhiệt độ môi trường - Hiệu ứng hóa lý: xúc tiến các phản ứng hóa học, tăng phản ứng phân ly các chất hữu cơ, tăng sự ion hóa và tạo ra nhiều gốc tự do trong mội trường. Sóng siêu âm cũng làm tăng quá trình thẩm thấu qua các màng bán thấm. Câu 11. Tính chất của ánh sáng - Hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng: hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa, tán sắc - Hiện tượng chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt: quang phát quang, quang điện trong, quang điện ngoài
  • 17. Câu 12. Khái niệm sự phát quang, các loại phát quang và phân loại phát quang - Khái niệm: hiện tượng phát quang là một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng năng lượng nào đó thì sẽ có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong một miền ánh sáng nhìn thấy - Các loại phát quang: + Nhiệt phát quang: than đỏ, sợi tóc bóng đèn + Điện phát quang: đèn led + Hóa phát quang: đom đóm + Quang phát quang: ống huỳnh quang + Phát quang catot: màn hình vô tuyến - Phân loại quang phát quang: + Huỳnh quang: là hiện tượng ánh sáng phát quang tắt ngay sau khi ngừng kích thích + lân quang: là hiện tượng ánh sáng phát quang còn kéo dài từ vài phần giây đến hàng giờ sau khi ngừng ánh sáng kích thích Câu 14. Bức xạ ion hóa ? cơ chế sự tương tác giữa bức xạ ion hóa và vật chất ? - Bức xạ ion hóa: là những bức xạ có khả năng gây hiện tượng ion hóa - Cơ chế tương tác: kích thích và ion hóa + kích thích: nguyên tử nhận năng lượng rồi chuyển lên trạng thái mới có năng lượng cao hơn mà không kèm theo bất kỳ sự bứt electron nào ra khỏi nguyên tử + ion hóa: có năng lượng đủ lớn thì khi tương tác với vật chất có thể đánh bật electron lớp vở nguyên tử tạo thành e tự do vào ion dương Câu 15. An toàn phóng xạ: - Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với nguồn bức xạ kín + rút ngắn thời gian tiếp xúc + tăng khoảng cách + che chắn - Các nguyên tắc an toàn khi làm việc với nguồn bức xạ hở + phân vùng khu vực để cách ly khu vực nhiễm xạ + kiểm tra độ phóng xạ của cơ thể và nơi làm việc thường xuyên để sớm phát hiện nguy cơ nhiễm xạ