SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
4
CHƯƠNG 1
SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ
NGHIỆP Y TẾ
1.1 Sự nghiệp y tế và vai trò của nó đối với quá trình phát triển kin
tế xã hội.
Bất cứ quốc gia nào, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, nhân tố con
người luôn là trung tâm của mọi chiến lược phá triển kinh tế xã hội. Ở đó
con người là chủ thể thực hiện các chính sách mục tiêu chiến lược, đồng
thời cũng là đối tượng chịu sự tác động của chiến lược đó cũng như thụ
hưởng những thành quả mà chiến lược đó mang lại.
Con người luôn là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự
phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý báu nhất của con
người, của toàn xã hội và cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi gia
đình. Vì vậy đầu tư cho y tế để mọi người đều được chăm sóc cho sức
khỏe chính là sự đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng
cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và còn là minh
chứng cụ thể, sinh động cho sự tồn tại, phát triển của một xã hội trong hiện
tại và tương lai.
Đất nước ta đang trên đà phát triển đi lên XHCN, tiến lên trở thành
một nước công nghiệp. Tiến trình CNH – HĐH đất nước đang thực thi, cơ
cấu kinh tế đang chuyển dịch một cách mạnh mẽ và nhanh chóng diễn ra
trên nhiều vùng miền. Để thực hiện thành công và đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng ta luôn nhận định con người là nhân tố
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
5
hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của
đất nước. Trong đó sức khỏe là cái gốc để con người phát triển. Con người
có khỏe mạnh thì mới lao động và học tập tốt. Vì vậy, một trong những
nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân là phải phát triển sự nghiệp
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc
bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, phát triển giống nòi, tạo ra lực lượng
lao động dồi dào, chất lượng cao, đủ năng lực để tiến hành công cuộc
CNH – HĐH. Trong sự nghiệp chung đó của đất nước thì sự nghiệp y tế
đóng vai trò hàng đầu.
1.2 Nguồn tài chính dành cho sự nghiệp y tế và sự cần thiết của chi
ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế.
1.2.1 Nguồn tài chính dành cho sự nghiệp y tế.
Sự nghiệp y tế muốn phát triển thì cần phải có sự đầu tư, mà trước
hết là sự đầu tư vốn bằng tiền. Vốn đầu tư bằng tiền ( nguồn tài chính)
dành cho sự nghiệp y tế bao gồm 4 nguồn chủ yếu là: NSNN; BHYT; viện
phí; viện trợ và vốn vay.
Mỗi nguồn kinh phí giữ một vai trò nhất định trong hoạt động của
ngành, trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo. Sở dĩ nói như vậy là vì:
 NSNN có ưu điểm là đảm bảo cho sự duy trì nhân lực của
ngành y tế, dễ điều hòa (điều hòa từ vùng này sang vùng khác, điều hòa
khi có việc khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai …).
 BHYT là sự tích lũy của cả cộng đồng, bao gồm cả người
khỏe mạnh lẫn người ốm đau để chi trả cho người khám chữa bệnh. Do đó,
bảo hiểm y tế mang tính cộng đồng rõ rệt. Tuy vậy so với NSNN, BHYT
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
6
vẫn bị giới hạn trong phân bổ sử dụng (tức là người chưa tham gia BHYT
thì không được quỹ này hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe).
 Một phần viện phí là số tiền mà người bệnh phải bỏ ra khi ốm
đau. Thời gian qua, viện phí là một biện pháp tình thế góp phần giảm bớt
khó khăn do thiếu kinh phí cho công tác khám chữa bệnh. Nhưng xét về
lâu dài, viện phí sẽ không được coi là một nguồn lực chủ yếu cho chi phí y
tế, bởi vì chi phí đó sẽ làm cho người nghèo càng nghèo hơn.
 Viện trợ và vốn vay là khoản kinh phí không ổn định vì phải
phụ thuộc vào thái độ chính trị của các nhà tài trợ. Việc sử dụng nguồn lực
này cho hoạt động y tế còn phụ thuộc vào ý muốn của các nhà tài trợ.
Như vậy, có thể khẳng định chỉ có NSNN là nguồn kinh phí tương
đối ổn định, dễ điều hòa thực hiện định hướng công bằng và hiệu quả
trong chăm sóc sức khỏe, phát huy bản chất ưu việt của nền y tế xã hội chủ
nghĩa (lấy y tế công cộng là chủ đạo). Để đảm bảo cho mục đích công
bằng được thực hiện một cách chắc chắn thì nguồn tài chính chủ yếu của y
tế là nguồn NSNN cấp. Nói như thế không có nghĩa là toàn bộ chi tiêu y tế
sẽ do NSNN đảm bảo, nhưng NSNN cấp phải chiếm phần chủ yếu trong
tổng chi tiêu y tế. Ngoài NSNN cấp thì phải coi trọng BHYT và phát triển
bảo hiểm y tế theo hướng thực hiện bắt buộ toàn dân. Còn viện trợ, viện
phí cũng là một nguồn tài chính nhưng không thể lấy làm chủ yếu nếu
chúng ta muốn thực hiện một nền y tế công bằng.
1.2.2 Sự cần thiết của chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một khoản chi gắn trực tiếp với chủ
thể nhà nước. Vai trò của chi NSNN không chỉ là cung cấp nguồn lực tài
chính để duy trì, củng cố hoạt động y tế mà còn có tác dụng định hướng
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
7
điều chỉnh các hoạt động y tế phát triển theo định hướng chủ trương của
Đảng và Nhà nước.
Gắn liền với chủ trương xã hội hóa y tế, Nhà nước ta đang thực hiện
mở rộng, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho y tế kể cả trong và ngoài
nước nhưng nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo và vai trò
của các khoản chi NSNN đó đượ thể hiện ở các khia cạnh sau:
Thứ nhất, NSNN luôn là nguồn chủ yếu cung cấp nguồn tài chính
duy trì sự tồn tại và phất triển của hoạt động sự nghiệp y tế.
Y tế là một hoạt động rộng lớn mà Nhà nước luôn phải quan tâm và
có sự đầu tư thích đáng. Trong mỗi thời kỳ khác nhau của nền kinh tế đều
đòi hỏi việc đầu tư cho sự nghiệp y tế khác nhau là khác nhau và nó không
ngừng tăng lên.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
để huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài đầu tư cho sự nghiệp y tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện để mở
bệnh viện hoặc phòng khám chữa bệnh nhằm giảm “gánh nặng” cho nhà
nước nhưng số lượng vẫn chưa nhiều, còn rời rạc và chưa tạo thành hệ
thống.
Thứ hai, chi NSNN đảm bảo sự công bằng, giảm bớt sự phân hóa
giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội.
Công bằng trong chăm sóc sức khỏe có những tiêu chí hoàn toàn
khác với công bằng trong kinh tế, do đó không thể áp dụng một cách máy
móc, không thể gắn khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ
bản với khả năng chi trả. Nếu trong kinh tế, công bằng là “phân phối theo
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
8
mức đóng góp và nguồn lực khac”, thì công bằng trong lĩnh vự y tế hoàn
toàn không như vậy, không có nghĩa là ai ốm nhiều thì trả tiền nhiều.
Chi NSNN ở một khía cạnh nào đó đã giải quyết được một vấn đề
đó là: những người nghèo, những gia đình chính sách, người dân các xã
vùng sâu, vùng xa … có nhu cầu khám chữa bệnh mà không đủ khả năng
tài chính để chi trả các dịch vụ y tế thì họ đã được hỗ trợ một phần từ
NSNN. Còn đối với những người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu cao hơn thì
phải trả thêm tiền và như vậy công bằng y tế trong điều kiện hiện nay đảm
bảo cho con người được tiếp cận và sử dụng những dịch vụ y tế cơ bản.
Thứ ba, chi NSNN cho sự nghiệp y tế giúp duy trì định hướng phát
triển của mạng lưới y tế theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tăng trưởng kinh tế phải kèm
theo sự phát triển bền vững. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng không
nằm ngoài mục tiêu đó, với vai trò cụ thể hóa các chính sách của Đảng và
Nhà nước. Thông qua cơ cấu chi, định mức chi NSNN cho sự nghiệp y tế
có tác dụng nhằm thay đổi, điều chỉnh quy mô, mạng lưới hệ thống y tế
đảm bảo sự phát triển đồng đều, đúng đắn.
Thứ tư, chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng
cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ. Hai yếu
tố này lại ảnh hưởng có tính chất quyết định hoạt động y tế.
Trong sự nghiệp y tế thì y đức của người bác sỹ được đặt lên hàng
đầu. Vì người bệnh thì hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định của bác sỹ.
Do vậy, Nhà nước phải có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho họ
yên tâm công tác.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
9
Ngân sách dành cho một phần rất lớn cho những chi phí liên quan
đến con người trong đó chi lương và phụ cấp cho đội ngũ y, bác sỹ luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho y tế. Thu nhập của
người bác sỹ là một vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của họ.
Một chính sách lương hợp ly sẽ hạn chế các hiện tượng “thương mại”
trong nghành y tế.
Thứ năm, nguồn vốn NSNN đảm bảo chi phí thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về y tế: tiêm chủng mở rộng, hoạt động khống chế bệnh
sốt rét, phòng chống lao, HIV … các chương trình đầu tư cho y tế vùng
cao.
Thứ sáu, chi NSNN có tác dụng khuyến khích và thu hút các nguồn
vốn khác đầu tư vào sự nghiệp y tế.
Nhà nước ta đang đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, điều đó có nghĩa
là sẽ có nhiều thành phần khác trong nền kinh tế tham gia vào khu vực y tế
- khu vực mà chủ yếu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để đầu tư vào khu vực
này thì phải có tiềm lực tài chính khá lớn để đầu tư các trang thiết bị y tế,
nghiên cứu khoa học … phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Trong
trường hợp các tổ chức cá nhân chưa có đủ tiềm lực tài chính thì sự đầu tư
của vốn NSNN có vai trò là số vốn đối ứng quan trọng thu hút các nguồn
lực khác đầu tư vào sự nghiệp y tế. Khi có nguồn vốn từ NSNN, các tổ
chức, cá nhân sẽ an tâm hơn một phần với số vồn mà mình bỏ ra.
Mặc dù trong những năm qua NSNN giành cho ngành y tế ngày
càng tăng nhưng thực tế đầu tư tài chính cho sự nghiệp y tế còn đối mặt
với nhiều thách thức. Đó là những thách thức chủ yếu sau:
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
10
Đầu tư cho y tế cònhạn hẹp, chỉ đáp ứng 50 đến 60% nhu cầu, trong
khi dân số tăng, nhiệm vụ tăng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn cho y tế.
Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung
bình ngày càng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đa
dạng, do đó cần phải huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngân sách để
đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi phát triển sự nghiệp này.
Trình độ cán bộ chuyên môn và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của ngành trong tình hình mới, dẫn đến hiệu quả của công tác
cung cấp dịch vụ y tế chưa cao.
Về mặt quản lý nhà nước không đồng bộ trong chính sách cụ thể và
mất cân đối trong việc chỉ đạo đầu tư các nguồn lực giữa vùng giàu, vùng
nghèo, vùng y tế chuyên sâu và y tế cơ sở, giữa y tế dự phòng và khám
chữa bệnh …
Chính những thách thức trên, cộng với đặc điểm chi NSNN cho sự
nghiệp y tế diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi
luôn gia tăng, trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn. Vì vậy, để
đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả trong việc quản lý các khoản chi
NSNN cho sự nghiệp y tế đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp y tế.
1.3 Khái niệm, nội dung của chi NSNN cho sự nghiệp y tế
1.3.1 Khái niệm chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là quá trình phân phối và sử dụng một
phần vốn từ quỹ NSNN để duy trì phát triển sự nghiệp y tế theo nguyên
tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
11
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một khoản chi thường xuyên thuộc
lĩnh vực văn xã, nhưng so với các khoản chi thường xuyên khác, chi
NSNN cho sự nghiệp y tế có những nét riêng biệt:
Thứ nhất, chi NSNN cho sự nghiệp y tế là khoản chi vừa có tính
chất tiêu dùng, vừa mang tính chất tích lũy đặc biệt
Nếu tính trong một năm ngân sách, đấy là một khoản chi mang tính
chất tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất hoặc không gắn với
việc tạo ra của cải vật chất trong mỗi năm đó.
Nếu trong một giai đoạn lâu dài, đây là một khoản chi mang tích
tích lũy đặc biệt, là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế. Khoản
chi này tác động mạnh mẽ tới yếu tố con người, tác động đến sự sáng tạo
của cải vật chất và văn hóa tinh thần, là nhân tố tác động đến sự phát triển
và tăng trưởng của nền kinh tế – xã hội trong tương lai.
Thứ hai, chi NSNN cho sự nghiệp y tế là khoản chi chứa đựng nhiều
yếu tố xã hội. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế quyết định mức độ ưu đãi đối
với các tầng lớp giai cấp trong xã hội mà đặc biệt là những người có hoàn
cảnh khó khăn, những đối tượng thuộc diện ưu tiên, những gia đình chính
sách, những người có công với cách mạng, vùng sâu, vùng xa, và những
vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh, qua đó thực hiện công bằng xã hội
Mặt khác, chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố xã hội: phong tục tập quán, mức sống …. Chính những yếu tố
này sẽ quyết định tới quan điểm hoạt động của sự nghiệp y tế.
1.3.2 Nội dung của chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế có nhiều nội dung chi tiết khác nhau
và được phân ra dưới một số tiêu thức chủ yếu sau:
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
12
 Theo chức năng ngành y tế:
Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế gồm: chi phòng bệnh, chi
đào tạo, chi nghiên cứu khoa học y dược, chi quản lý hành chính và chi
khác.
 Theo tính chất các khoản chi:
Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế gồm:
Chi đầu tư: chi mua sắm TSCĐ, chi sửa chữa TSCĐ và chi XDCB.
Chi thường xuyên: Phân loại theo nội dung chi thường xuyên bao
gồm các nhóm sau:
 Nhóm 1: Chi cho con người
Đây là nhóm chi đảm bảo bù đắp hao phí sức lao động, là điều kiện
đầu tiên để duy trì sự sống của con người, từ đó mới có thể thực hiện được
nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chi cho non người là các khoản chi thường xuyên bao gồm: Chi
lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, chi BHXH, BHYT và trợ
cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong
lĩnh vực y tế.
Khoản chi này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kế hoạch chi
thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp y tế.
 Nhóm 2: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn.
Bao gồm các khoản chi phí về nghiên cứu sinh học, hội thảo khoa
học, chi phí thuê mướn chuyên gia nước ngoài, chi phí đào tạo trình độ
bác sỹ, các chi phí nghiệp vụ chuyên môn: chi mua vật tư hàng hóa như
dịch truyền, thuốc men, bông băng …, trang thiết bị chuyên dùng trong
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
13
ngành y tế, chi mua đồng phục, bảo hộ lao động, chi phí tham quan học
tập các ứng dụng tiên tiến về y tế.
 Nhóm 3: Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị được NSNN cấp kinh phí để
mua sắm tài sản hay sửa chữa các tài sản hiện có nhằm phục vụ kịp thời
nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao hiệu quả của các trang thiết bị y tế,
chất lượng phục vụ của tài sản không bị sút giảm.
 Nhóm 4: Các khoản chi thường xuyên khác.
Đây là các khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ
máy quản lý ngành y tế. Bao gồm: thanh toán dịch vụ công cộng, thông
tin, truyền tin, liên lạc, hội nghị, chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị
dự toán …. Đây là các khoản chi mang tính chất ngạy cảm, do đó cần phải
tăng cường công tác quản lý không làm thất thoát NSNN.
Nguyên tắc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Khái niệm quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Theo nghĩa thông thường thuật ngữ “quản lý” được hiểu là quá trình
tổ chức, điểu khiển hoạt động của một đơn vị, một lĩnh vực.
Từ đó có thể hiểu quản lý chi thường xuyên của NSNN cho sự
nghiệp y tế là quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động chi thường
xuyên của các cơ quan nhà nước quản lý NSNN cũng như các cơ quan
trong nghành y tế.
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải tuân thủ các nguyên tắc:
 Thứ nhất, nguyên tắc quản lý theo dự toán
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
14
Số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết
của cơ quan chức năng về quản lý tài chính nhà nước đối với các đơn vị
thụ hưởng ngân sách.
Nguyên tắc này xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu chi của NSNN phụ
thuộc vào quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; đồng thời luôn phải
chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực của nhà nước. Do
vậy, mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi
khoản chi đó nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền
lực nhà nước xét duyệt và thông qua.
Phạm vi chi của NSNN rất đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực
khác nhau. Mức chi cho mỗi hoạt động được xác định theo đối tương
riêng, định mức riêng.
Có quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối của
NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN, hạn chế được
tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng
kinh phí NSNN.
 Thứ hai, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả
Đây là một trong những nguyên tác quan trọng hàng đầu của quản
lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì có hạn nhưng nhu cầu thì không
có mức giới hạn nào.
Đối với các cơ sở y tế, để đạt được nguyên tắc này thì trong quá
trình quản lý chi thường xuyên của NSNN phải làm tốt và làm đồng bộ
một số nội dung sau:
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
15
Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối
tượng hay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao.
Thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chon hình thức
cấp phát cho mỗi đơn vị.
Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhóm mục
chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn
thành và đạt kết quả cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có được các
phương án phân phối và sử dụng khác nhau.
 Thứ ba, nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước
Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên
của NSNN, hiện nay nước ta đã và đang thực hiện “chi trực tiếp qua
KBNN” và coi đó như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.
1.4 Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế
1.4.1 Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế là hoạt động của các cơ quan
chức năng thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý
và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động chi NSNN cho
sự nghiệp y tế nhằm đạ được mục tiêu đã định.
Để quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế hiệu quả, phù hợp với các
nguyên tắc nêu trên thì cần có các biện pháp sau:
Thiết lập các định mức chi. Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng
kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi của
NSNN. Nguyên tắc chung để thiết lập các định mức chi là vừa phải phù
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
16
hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan của các đơn vị thụ hưởng nguồn
kinh phí của NSNN, vừa phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả.
Xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của NSNN theo mức độ cần
thiết đối với từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế, xã
hội, về thực hiện các chức năng của cơ quan công quyền.
Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm
hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn
những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước.
Đồng thời qua quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiểm toán phát
hiện những bất hợp lý trong chính sách, chế độ nhằm hoàn thiện bổ sung
chính sách, chế độ.
1.4.2 Mô hình và chu trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế được quản lý thông qua 3 khâu: lập
dự toán; chấp hành dự toán và quyết toán.
Mô hình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
17
Sở tài chính
Sở y tế, bệnh
viện tuyến tỉnh
Kho bạc nhà
nước tỉnh
Phòng tài chính
kế hoạch huyện
Ban tài chính xã Trạm xá
phường, xã
Trung tâm y tế
tuyến huyện
Kho bạc nhà
nước huyện
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
18
Chú giải:
Xét duyệt dự toán
Rút dự toán
Lập dự toán
 Lập dự toán
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói
chung và ngân sách cho y tế nói riêng. Khâu này mang tính địn hướng, là
cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo trong quá trình quản lý vốn ngân
sách. Quy trình lập dực toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế được thực hiện
như sau:
Căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn và
số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài Chính. Căn cứ vào mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, khả năng cân đối NSĐP,
Sở hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán cho các đơn vị sự
nghiệp y tế và UBND cấp dưới.
Trên cơ sở số kiểm tra về dự toán ngân sách và phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh dựa trên Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và Nghị
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
19
quyết của HĐND tỉnh, thực tế hoạt động của ngành y tế, các đơn vị dự
toán tiến hành lập dự toán của đơn vị mình.
Cụ thể, tại cấp tỉnh:
Sở Y tế và các bệnh viện tuyến tỉnh lập dự toán gửi Sở Tài chính.
Sở Tài chính giao số kiểm tra cho Sở Y tế trên cơ sở dự toán sơ bộ
về chi ngân sách y tế kỳ kế hoạch. Sở Tài chính xác định các định mức chi
tổng hợp dự kiến sẽ phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới, trên cơ sở
đó hướng dẫn các đối tượng này tiến hành lập dự toán ngân sách y tế.
Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định phân
bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán thuộc tỉnh. Căn cứ vào nghị quyết của
HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiến hành giao dự toán cho từng đơn vị.
 Chấp hành dự toán
Đây là khâu thứ hai và cũng là khâu quan trọng nhất trong chu trình
quản lý ngân sách, đó là quá trình thực hiện cấp phát NSNN cho sự nghiệp
y tế. Việc cấp phát cho các đơn vị được thực hiện theo hai phương pháp
chính: cấp phát theo dự toán và cấp phát theo lệnh chi tiền. Trong đó, cấp
phát theo dự toán là chủ yếu.
Các nguyên tắc cần quán triệt trong khâu chấp hành dự toán:
Cấp phát phải đảm bảo đúng nội dung, tập trung có trọng điểm trên
cơ sở được giao.
Cấp phát và sử dụng kịp thời, chặt chẽ tránh mọi lãng phí, thất
thoát, tham ô.
Cấp phát đảm bảo cân đối giữa khả năng và nhu cầu tiết kiệm, nâng
cao hiệu quả kinh tế xã hội.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
20
Tại cấp tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện
chấp hành chi, cấp phát kinh phí cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Các đơn vị
thuộc ngành căn cứ vào dự toán mà các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các
chế độ, chính sách chi tiêu của nhà nước quyết định, lập nhu câu chi tiêu
theo mục lục ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch và gửi Sở Y tế.
 Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế
Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân
sách nói chung và quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp y tế nói riêng. Đây
là khâu được tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích những khoản chi đã
được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị để đánh giá kết quả chấp
hành ngân sách. Từ đó rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho
những năm tiếp theo. Chấp hành ngân sách tốt sẽ làm tăng kỷ cương pháp
luật tài chính, ngân sách, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ và
quy định của pháp luật.
Tại cấp tỉnh: Các đơn vị lập báo cáo quyết toán gửi Sở Y tế. Sở Y tế
tổ chức xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả quyết toán cho các đơn
vị trực thuộc, đồng thời gửi Sở Tài chính thẩm tra, phê duyệt. Sở Tài chính
tiến hành duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán gửi
cho Sở Y tế.
1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố,
sau đây là một số nhân tố chủ yếu:
 Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối
NSNN.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
21
Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm thể hiện qua chỉ
tiêu thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm,
thu nhập quốc dân thấp thì một điều tất yếu là mức độ động viên vào
NSNN sẽ thấp. Trong khi đó nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng mà
nguồn tài chính đảm bảo cho cho chi tiêu của NSNN bị hạn chế dẫn tới
nguồn tài chính cung cấp cho sự nghiệp y tế cũng bị hạnh chế. Ngược lại,
nếu nền kin tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào NSNN lớn và
thuận lợi thì nguồn kinh phí giành cho sự nghiệp y tế sẽ cao hơn là một
điều tất yếu.
Khi nguồn lực tài chính được tập trung vào trong tay Nhà nước hình
thành nên NSNN thì nguồn lực này sẽ phân phối cho các lĩnh vực. Tùy
vào từng thời kỳ mà khoản chi nào đó có thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp
trong cơ cấu chi của NSNN. Thực tế cho thấy, với một lượng tài chính
(NSNN) nhất định, nếu ta tăng chi quá cho lĩnh vực này thì tất yếu phải
giảm chi của lĩnh vực khác. Như vậy, nếu tăng chi cho sự nghiệp y tế thì
tất yếu phải giảm chi của lĩnh vực khác. Ngược lại, nếu tăng chi cho các
lĩnh vực khác mà phần NSNN dành cho sự nghiệp y tế không đảm bảo nhu
cầu tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp y tế và chất lượng
của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân sẽ không được đảm
bảo. Vì vậy, tùy theo tình hình thực tế và thực trạng của từng ngành mà
Nhà nước sẽ xác định một phần NSNN hợp ly dành cho từng ngành, trong
đó có ngành y tế.
 Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân
Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân tăng sẽ ảnh
hưởng lớn đển chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
22
Nước ta hiện nay dân số tăng nhanh đã làm cho nhiều mục tiêu về
đời sống vật chất, văn hóa, dân trí và sức khỏe đã đề ra mà chưa thể thực
hiện được. Dân số tăng trong khi NSNN còn hạn hẹp gây sức ép lớn về
mặt xã hội, nhất là về y tế. Dân số tăng nhanh cùng với điều kiện vật chất
của người dân thiếu thốn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, kèm theo đó là
sự xuất hiện tăng nhanh của dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
con người. Để thanh toán và đẩy lùi dịch bệnh thì phải gia tăng các khoản
chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Mặt khác, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân
còn cao đòi hỏi các hoạt động y tế phải đổi mới và chuyển đổi để giải
quyết các vấn đề bệnh tật. Điều này cũng ảnh hưởng tới nội dung và cơ
cấu chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
 Trang thiết bị cho hoạt động y tế
Tình hình trang thiết bị của ngành y tế cũng là nhân tố ảnh hưởng
lớn tới chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Nếu như cơ sở vật chất, trang thiết bị
ở các cơ sở y tế còn tốt, hiện đại, đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh
thì khoản chi cho mua sắm trang thiết bi y tế giảm kéo theo chi NSNN cho
sự nghiệp y tế giảm và ngược lại.
Hiện nay trang thiết bị y tế của nước ta con thiếu và lạc hậu, chưa
đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển, phần lớn các bệnh viện tuyến huyện và
tuyến cơ sở thiếu thốn hoặc không có trang thiết bị hiện đại, do vậy đòi hỏi
NSNN phải chi nhiều hơn nữa để đầu tư máy móc, trang thiết bị chuyên
dụng.
Ngoài những nhân tố nêu trên, thì chi NSNN cho sự nghiệp y tế còn
chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác như: mạng lưới tổ chức của
ngành y tế, khả năng, trình độ của ngành y tế, sự biến động về kinh tế,
chính trị và của các nhân tố khác….
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
23
Tất cả các nhân tố trên đêì tác động và gây ảnh hưởng tới chi NSNN
cho sự nghiệp y tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến chi
NSNN cho sự nghiệp y tế trong từng thời kỳ có sự khác nhau. Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp y tế
có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi
của NSNN cho sự nghiệp y tế một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu
của tình hình ngành y tế và tình hình kinh tế, chính trị trong từng giai
đoạn.
Tóm lại: Chương một của chuyên đề này đề cập đến những lý luận
chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Xuất phát từ tầm quan trọng của
sự nghiệp y tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cần thiết phải đầu
tư cho sự nghiệp này. Vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế được lấy từ nhiều
nguồn, trong đó từ nguồn NSNN là chủ yếu, hình thành nên các khoản chi
NSNN cho sự nghiệp y tế.
Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
đối với sự phát triển của ngành y tế. Nó là một khoản chi thuộc lĩnh vực
văn xã nhưng lại có những nét riêng biệt và khác so với các khoản chi
thường xuyên khác. Với nội dung chi phong phú và đa dạng, chi NSNN
cho sự nghiệp y tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Nó là một khoản chi chịu tác động của
nhiều nhân tố, trong đó có cả những nhân tố chủ quan và khách quan.
Nghiên cứu lý luận chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế có ý
nghĩa rất lớn trong việc quản lý các khoản chi này trong thực tiễn cả ở tầm
vĩ mô (trên phạm vi cả nước) và trên tầm vi mô (trong phạm vi mỗi địa
phương) để sao cho việc quản lý mang lại hiệu quả cao, đảm bảo được các
mục tiêu vĩ mô của Nhà nước.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
24
Trong giới hạn về lý luận và điều kiện nghiên cứu, em xin đi sâu
vào nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác
quản lý chi NSNN cho các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái
Bình”. Các đơn vị nêu trên đó là : Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình;
Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Phụ sản.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
25
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC
BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
2.1 Vài nét về các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2.1.1 Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Bình.
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, một mặt
giáp biển, ba mặt giáp sông, có địa hình tương đối bằng phẳng, có đặc
điểm thủy văn, khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Thái Bình là vùng lúa trọng điểm của phía Bắc và cả nước, tiếp
giáp với 5 tỉnh: phía Đông giáp với Vịnh Bắc bộ, phía Tây và Tây Nam
giáp với hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên,
Hải Dương và Hải Phòng. Tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên là 1.574,2
km2, dân số 1.843.000 người, có mật độ dân số cao so với trong vùng và
cả nước (xấp xỉ 1.171 người/km2). Tỉnh được chia thành 07 huyện và 01
thành phổ trực thuộc tỉnh, bao gồm: huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh
Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và Thành phố Thái Bình.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đang trên đà phát triển:
Nông nghiệp phát triển theo hướng tích cực, các dự án chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi đã và đang được triển khai xuống cơ sở; thủy sản phát
triển mạnh với nhịp độ cao; sản xuất công nghiệp và các hoạt động dịch vụ
tăng mạnh cả về chất và lượng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010
là 16,1 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất là 23.015 tỷ đồng, tăng 17,01% so
với năm 2009. Thái Bình đã khai thác và phát huy các nguồn lực trong và
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
26
ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho những năm
tiếp theo. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội … có tiến triển tích cực, tình hình
nông thôn đi vào ổn định, vững chắc.
Chính sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã tạo tiền đề cho ngành
y tế phát triển và có khả năng huy động một phần nguồn lực trong tỉnh để
phát triển sự nghiệp y tế và xã hội hóa hoạt động y tế trong những năm tới
đây. Đồng thời đó là xu hướng đòi hỏi ngành y tế phải ngày càng củng cố
và hoàn thiện để thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thì kinh tế - xã hội của tỉnh
vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kinh tế phát triển nhưng không
đồng đều giữa các vùng, chủ yếu là khu vực thành phố và trung tâm các
huyện, kéo theo đó là sự mất cân đối về đời sống của nhân dân giữa các
vùng về kinh tế, văn hóa, xã hội … Hiện tại còn 4% lao động chưa có việc
làm. Việc phát triển các khu công nghiệp, làng nghề đóng góp rất lớn cho
nên kinh tề của tỉnh, nhưng bên cạnh đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường,
trong khi tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xử lý ô
nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và làng
nghề còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Việc triển khai quy hoạch phat triển
giáo dục, y tế còn chậm, việc khắc phục tình trạng quá tải của các bệnh
viện công lập còn gặp khó khăn ….
Chính những khó khăn đó là bức rào chắn đối với sự phát triển của
nghành y tế, bởi kinh tế - xã hội của tỉnh tuy có phát triển nhưng chưa thể
nhảy vọt được, thu nhập của người dân tuy có tăng nhưng chưa cao, người
dân còn phải lo đến “ cơm, áo, gạo, tiền” thì họ chưa thể đặt tiêu chí chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe lên hàng đầu được mặc dù mọi người đều ý thức
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
27
được “sức khỏe là vốn quý nhất của con người”. Đó chính là những thách
thức cản trở chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh và là
những khó khăn đòi hỏi ngành y tế và các ngành liên quan phải phấn đấu
vượt qua.
2.1.2 Thực trạng các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái
Bình những năm gần đây.
2.1.2.1 Tóm tắt hệ thống tổ chức, cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang
thiết bị của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh
Thái Bình.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện hang I, là cơ sở
khám chữa bệnh trực thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm khám bệnh, chữa
bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện có độingũ cán bộ y tế có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao.Với qui mô giường bệnh được giao 500 giường
bệnh theo kế hoạch,thực kê 738 giường. Bệnh viện có 09 phòng chức
năng, 19 khoa lâm sàng và 05 khoa cận lâm sàng.
Bệnh viện Mắt trước đây là trạm Mắt được thành lập từ năm 1965.
Năm 2000 được UBND Tỉnh Quyết định đổi tên thành Trung tâm Mắt;
Tháng 3 năm 2008 được tổ chức lại thành bệnh viện Mắt. Quy mô giường
bệnh là 150-200 giường bệnh. Bệnh viện có 09 phòng khoa chuyên môn,
có tổng số nhân viên là 65 người.
Bệnh viện Y học cổ truyền tiền thân là một tổ Đông y nằm trong
khoa Dược của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trước yêu cầu đòi hỏi của xã hội,
ngày 19/ 5/ 1971, UBND tỉnh có quyết định thành lập Bệnh viện với kế
hoạch 60 giường bệnh và 55 cán bộ nhân viên. Hiện nay, bệnh viện có 120
giường bệnh và 85 cán bộ , y bác sỹ.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
28
Về đội ngũ cán bộ: Các bệnh viện đang từng bước sắp xếp và củng
cố đội ngũ cán bộ theo hướng tiêu chuẩn hóa, tăng cường công tác đào tạo,
nâng cao chất lượng hoạt động. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ y tế
ngày càng được nâng cao về chất lượng và số lượng y, bác sỹ cũng ngày
càng tăng qua các năm. Thể hiện qua bảng số 1.
Bảng số 1: Tình hình đội ngũ y, bác sỹ qua 03 năm 2008 – 2009 –
2010.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số bác sỹ và
trình độ cao hơn
(người)
944 996 1084
Số y sỹ (người) 797 856 906
Số bác sỹ/ vạn
dân.
5,1 5.4 5,8
(Nguồn số liệu: Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yêu 2 năm
2009 – 2010 tỉnh Thái Bình).
Tuy độ ngũ cán bộ bác sỹ đủ về số lượng nhưng vẫn còn một số tồn
tại như: việc cơ cấu cán bộ chưa hợp lý (ví dụ: tỷ lệ bác sỹ/ y tá là 1/1,5,
trong khi quy định của nhà nước là 1/4), thiếu cán bộ chuyên sâu ở một số
bộ phận, còn nhiều bác sỹ chưa được đào tạo đúng chuyên khoa công tác
…
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Một số bộ phận ở các bệnh viện do
xây dựng đã lâu, nay đã xuống cấp, cần xây dựng mới hoặc nâng cấp. Một
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
29
số trang thiết bị sử dụng nhiều năm, lạc hậu, không đạt yêu cầu tiêu chuẩn
chất lượng. Trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày
càng cao, tình trạng quá tải vẫn là một bài toán khó cho các bệnh viện.
2.1.2.2 Hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến
tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời gian gần đây.
Trong những năm gần đây, ngành Y tế Thái Bình đã tích cực đẩy
nhanh xã hội hóa công tác y tế, phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều
kiện để nhiều loại hình y tế phát triển, trong đó y tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, đã huy động được sự đóng góp lớn của cộng đồng cho sự nghiệp
phát triển y tế địa phương. Cùng với tình hình đó, công tác khám chữa
bệnh của nhiều bệnh viện tuyến tỉnh cũng có nhiều chuyển biến tích cực,
chất lượng chuyên môn từng bước được nâng cao. Thể hiện qua bảng số 2.
Bảng số 2: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chuyên môn hoạt
động khám chữa bệnh 3 năm: 2008 - 2009 - 2010.
Tên các
chỉ tiêu đã
thực hiện
Đơn
vị tính
T.hiện năm 2008 T.hiện năm
2009
T.hiện năm
2010
Tổng số
lần khám
bệnh
Lần 2.405.380 2.494.570 2.496.471
Tổng số
bệnh nhân
(bn) điều
trị ngoại
Bn 694.011 702.011 786.495
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
30
trú
Tổng số
bệnh nhân
điều trị
nội trú
Bn 330.000 330.639 330.739
Số ngày
điều trị
nội trú
Lần 2.145.000 2.281.409 2.282.099
Số bệnh
nhân chết
Bn 9.549 9.569 9.576
Công suất
sử dụng
giường
bệnh
% 137 140 136
(Nguồn số liệu: Các chỉ số đánh giá hoạt động y tế 2 năm 2009 –
2010, Sở Y tế Thái Bình).
Qua số liệu trên ta thấy, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các
bệnh viện tuyến tỉnh ngày tăng lên qua từng năm. Số bệnh nhân điều trị
nội trú tăng lên kéo theo số ngày điều trị nội trú cũng tăng lên thì nhu cầu
chi tiêu cho quản lý hành chính và nghiệp vụ chuyên môn … của các bệnh
viện cũng phải tăng lên, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các bệnh
viện. Bên cạnh đó, số lần khám chữa bệnh phần nào cho ta thấy tình trạng
quá tải của các bệnh viện, rất nhiều bộ phận không đủ số giường bệnh cho
bệnh nhân. Nguyên nhân là do các bệnh viện tuyến huyện và cơ sở không
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
31
đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nghiệp vụ
chuyên môn đê phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thêm
vào đó là tâm lý khám bệnh của người dân luôn muốn đến bệnh viện tuyến
đầu của tỉnh và công tác chỉ đạo tuyến của cơ quan chức năng chưa thực
sự hiệu quả. Mặt khác, do số bệnh nhân điều trị ngoại trú tăng lên, chứng
tỏ bệnh viện chưa đáp ứng được đủ số giường bệnh điều trị nội trú và chưa
tạo được sự yên tâm điều trị cho người bệnh … Từ đó đòi hỏi cần có sự
quan tâm đúng mức tới công tác đầu tư cơ sở vật chất cho các bệnh viện
và nâng cao y đức cho cán bộ y tế, thực hiện tốt các quy chế chuyên môn.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các bệnh viện vẫn còn có một
số tồn tại như: Một số quy định về thủ tục hành chính mặc dù đã được cải
thiện nhưng vẫn còn gây phiền hà cho người dân. Biểu giá thu một phần
viện phí có chỗ còn chưa phù hợp. Công tác quản lý kinh phí ở một số lĩnh
vực, đơn vị chưa chặt chẽ …
Trên đây là thực trạng của các bệnh viện tuyến tỉnh trong những năm
gần đây. Các bệnh viện tuyến tỉnh cũng như ngành y tế Thái Bình đã không
ngừng được củng cố và có định hướng phát triển tích cực nhằm đáp ứng
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, trong quá
trình hoạt động, các đơn vị phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Đó là sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn, công tác quản lý
tài chính cùng với các chính sách chế độ của ngành y tế còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ thực trạng này, đòi hỏi công tác chi NSNN cho sự nghiệp y tế
phải có những định hướng phù hợp sao cho hoạt động sự nghiệp y tế của
các bệnh viện tuyến tỉnh có hiệu quả hơn nữa và đáp ứng được các nhu cầu
đề ra.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
32
2.2 Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến
tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2.2.1 Khối lượng và mức độ chi NS tỉnh Thái Bình cho các bệnh
viện tuyến tỉnh.
Trong những năm qua, chi NS tỉnh cho sự nghiệp y tế nói chung và
các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình ngày càng gia tăng.
Kinh phí thường xuyên trong thực hiện các năm đều cao hơn kế hoạch và
là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ sự nghiệp y tế ngày
càng được tỉnh quan tâm và đầu tư xứng đáng. Để hiểu rõ hơn ta nghiên
cứu bảng số 3:
Bảng số 3: Tình hình chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp y tế qua các
năm 2008 – 2009 – 2010.
Đơn vị: Triệu đồng.
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Tổng chi NS tỉnh 2.339.933,528 2.950.571,983 3.790.796,830
2. Chi cho sự nghiệp y tế 137.405,097 162.741,170 234.525,276
3. Tỷ trọng (%) 5,87 5,51 6,18
(Nguồn: Quyết toán NSNN các năm 2008, 2009 Sở Tài chính tỉnh
Thái Bình).
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
33
Bảng số 4: Tình hình chi NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa
bàn tỉnh Thái Bình trong 3 năm 2008 – 2010.
Đơn vị: Triệu đồng.
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Chi NS cho sự nghiệp y
tế
137.405,097 162.741,170 234.525,276
2. Chi NS cho các bệnh viện
tuyến tỉnh
82.443,058 102.526,937 152.441,429
3. Tỷ trọng trong chi NS
cho sự nghiệp y tế (%)
60 63 65
Ta thấy rằng tỷ trọng chi NSNN cho sự nghiệp y tế trong tổng chi
NS của tỉnh giao động ở mức 5 – 6%. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói
chung và cho các bệnh viện tuyến tỉnh nói riêng là một lĩnh vực quan
trọng, nhưng với tỷ lệ như trên rõ ràng là chưa cân xứng với vai trò của nó.
Trong khi đó, chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh luôn chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng chi NS cho sự nghiệp y tế của tỉnh Thái Bình. Điều
này đòi hỏi phải quản lý nguồn vốn NSNN này như thế nào vừa tiết kiệm,
vừa mang lại hiệu quả cao, đảm bảo cho mọi hoạt động được tiến hành
một cách tốt nhất.
2.2.2 Cơ cấu chi NSNN tỉnh Thái Bình cho các bện viện tuyến
tỉnh
Đứng trên góc độ quản lý và xét theo đối tượng sử dụng kinh phí thì
chi NS tỉnh Thái Bình cho sự nghiệp y tế được chia ra thành 4 nhóm
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
34
chính: Chi cho con người; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa
chữa tài sản và các khoản chi khác. Khối lượng và tỷ trọng của từng nhóm
chi trong tổng chi NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng số 5: Cơ cấu chi NS tỉnh Thái Bình cho các bệnh viện tuyến
tỉnh thời gian qua:
Đơn vị: Triệu đồng.
Nội dung chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng chi 82.443,058 102.526,937 152.441,429
Nhóm chi cho
con người
( tỷ trọng)
31.311,873
(37,98%)
43.973,8
(42,89%)
66.418.73
(43,57%)
Nhóm chi cho
NVCM
( tỷ trọng)
10.692,864
(12,97%)
12.272,474
(11,97%)
19.817,385
(13%)
Nhóm chi cho
mua sắm, sửa
chữa tài sản
( tỷ trọng)
2.522,757
(3,06%)
4.049,814
(3,95%)
6.097,657
(4%)
Nhóm chi khác 37.915,562 42.230,845 60.107,655
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
35
( tỷ trọng) (45,99%) (41,19%) (39,43%)
Để cụ thể hơn ta đi xét từng nhóm chi:
 Nhóm chi cho con người.
Bảng số 6: Cơ cấu nhóm chi con người 3 năm ( 2008 – 2010).
Đơn vị: triệu đồng.
T
T
Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nội dung
chi
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Tổng chi 31.311,8 100 43.973,8 100 66.418.7 100
Tiền lương 16.532,6 52,8 23.745,8 54 35.467,5 53,4
Tiền công 3.976.6 12,7 4.925,1 11,2 7.770,9 11,7
Phụ cấp 6.951,2 22,2 9.630,3 21,9 14.280 21,5
Tiền
thưởng
156,6 0,5 263,9 0,6 464,9 0,7
Phúc lợi
tập thể
407,1 1,3 527,7 1,2 730,6 1,1
Các khoản 3.287,7 10,5 4.881 11,1 8.169,7 11,6
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
36
đóng góp
Nhóm chi cho con người không ngừng tăng qua các năm, là nhóm
chi đảm bảo bù đắp hao phí sức lao động, là điều kiện đầu tiên để duy trì
sự sống của con người, từ đó mới có thể thực hiện được nhiệm vụ chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
 Chi lương:
Nhóm chi này luôn có tỷ lệ cao, trên 50% trong tổng nhóm chi cho
con người. Thực tế khoản chi này tăng do chinh sách tiền lương có sự thay
đổi, mặt khác là do cơ quan đơn vị đã chủ động áp dụng nguồn tiết kiệm tự
chủ được để điều chỉnh hệ số tiền lương cho cán bộ công chức, tăng lương
cho cán bộ mới tập sự, tăng chi cho cán bộ đi công tác.
 Phụ cấp lương:
Phụ cấp lương được coi là khoản chi quan trọng để tăng thu nhập
cho cán bộ công chức, có vai trò thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, chủ yếu là
phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi ngành nghề, phụ cấp làm thêm giờ. Cần
phải gia tăng tỷ lệ cho mục chi này vì công tác y tế có đặc thù là làm việc
trong môi trường độc hại, thời gian làm việc thường là 24/24h kể cả ngày
lễ tết, chủ nhật.
 Tiền thưởng:
Mục chi tiền thưởng tăng lên là một điều dễ hiểu khi những năm
qua, các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, khoản chi này góp phần khuyến khích cán bộ
tích cực làm việc, không ngừng nghiên cứu sáng tạo. Tuy nhiên, với một
tỷ trọng như trên trong tổng nhóm chi cho con người là một con số khá
khiêm tốn, đòi hỏi phải gia tăng tỷ lệ của khoản chi nay, nhằm thúc đẩy
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
37
các cán bộ làm việc hiệu quả hơn nữa, đóng góp vào thành công chung của
các đơn vị cũng như toàn ngành y tế Thái Bình.
 Phúc lợi tập thể:
Mục chi này phản ánh các khoản chi có tính phúc lợi cho cán bộ
công chức. Trong những năm qua, với chính sách xóa bỏ bao cấp và tiền
lương là khoản thu nhập chính thì khoản chi này ngày cành giảm.
Qua phân tích thực trạng nhóm chi cho con người ta thấy, nhóm chi
này cơ bản đã đáp ứng ngày càng tốt hơn cho đời sống cán bộ công nhân
viên chức. Tuy nhiên, trước những nhu cầu và yêu cầu thực tế thì khoản
chi cho tiền thưởng là chưa cao, chưa tương xứng. Để góp phần nâng cao
hiệu quả nhóm chi cho con người thì đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách
tiền lương, tiền thưởng hợp lý đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của
các cơ quan tài chính, Kho bạc, Y tế, để các cán bộ được hưởng mức
lương hợp lý, đầy đủ, kịp thời.
 Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn:
Bảng số 7: Chi NS cho nghiệp vụ chuyên môn trong 3 năm ( 2008 –
20010).
Nội dung chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng chi NS
cho các bệnh
viện tuyến tỉnh.
82.443,058 102.526,937 152.441,429
Nhóm chi cho
NVCM
10.692,864
(12,97%)
12.272,474
(11,97%)
19.817,385
(13%)
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
38
( tỷ trọng)
Đây là nhóm chi gồm các khoản chi liên quan trực tiếp cho người
bệnh, đáp ứng kinh phí cho khám chữa bệnh và phòng bệnh, như: mua
thuốc, phòng và chữa bệnh, hóa chất … mua thiết bị y tế không phải là
TSCĐ, trang phục, bảo hộ lao động của ngành y tế … ). Nhận thấy rằng,
đây là một khoản chicó vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động
của các bệnh viện, tuy nhiên nó lại chiếm một tỷ trọng chưa tương xứng với
vai trò của nó trong tổng chi NS tỉnh cho các bệnh viện, điều này đặt một
dấu hỏi cho công tác quản lý chiNSNN cho các bệnh viện ở cả khâu lập dự
toán cũng như chấp hành dự toán, và đối với cả cơ quan ngành Y tế.
 Nhóm chi mua sắm và sửa chữa:
Bảng số 8: Tình hình về chi NS cho mua sắm và sửa chữa 3 năm (
2008 – 2010).
Đơn vị tính: triệu đồng.
Nội dung
chi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt
đối
Tỷ
trọng
(%)
Tổng chi 2.522,757 100 4.049,814 100 6.097,657 100
Mua sắm 1.122,626 44,5 1.949,58 48,14 3.272,612 53.67
Sửa chữa 1.400,131 55,5 2.100,234 51,86 2.825,045 46,33
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
39
Chi mua sắm, sửa chữa gồm có chi mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn,
xây dựngnhỏ TSCĐ dùng cho chuyên môn. Nhóm chi này đóng vai trò hết
sức cầnthiết, đảm bảo điều kiện vật chất cho công tác chuyên môn, đặc thù
của nhóm chi này là dễ gây thất thoát, tiêu cực nhất trong các nhóm chi.
Qua bảng số liệu ta thấy hàng năm các bệnh viện đều tích cực mua
sắm trang thiết bịđầu tư máy móc, tăng cường côngtác rà soát, bảo trì, sửa
chữa phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công việc.
Để khoản chi này mang lại hiệu quả, trước hết cần phải xác định
được nhu cầu kinh phí đáp ứng cho mua sắm, sửa chữa trong dự toán kinh
phí hàng năm của mỗi đơn vị, trên cơ sở đó để cơ quan tài chính lập dự
toán chi NS cho nhóm mục chi này dựa trên những căn cứ nhất định. Khi
cần xác định tỷ trọng hợp lý, có thứ tự ưu tiên, tránh chi dàn trải và phải có
sự phối hợp giữa các nguồn vốn khác … để tiết kiệm nguồn vốn NS mà
vẫn mang lại hiệu quả cao.
 Nhóm chi khác:
Bảng số 9: Tình hình về chi NS cho các khoản chi khác.
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung chi
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
(%)
Số tuyệt đối
Tỷ
trọng
(%)
Tổng chi 37.915,562 100 42.230,845 100 60.107,655 100
Thanh toán 10.123,455 26,7 10.616,834 25,14 15.429,635 25.67
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
40
DVCC
Thông tin liên lạc 8.531,001 22,5 11.765,513 27,86 15.826,345 26,33
Hội nghị 6.786,885 17,9 6.039,01 14,3 10.098,086 16,8
Chi khác 12.474,221 32,9 13.809,488 32,7 18.753,589 31,2
Đây là nhóm chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy
quản lý tại các bệnh viện. Nhóm chi này tuy không mang tính quyết định
đến hiệu quả hoạt động nhưng nó không thể thiếu được trong công tác của
các bệnh viện, ảnh hưởng không ít đến các hoạt động phòng và khám chữa
bệnh. Nhóm chi này không nằm trong kế hoạch chi cụ thể, tùy theo yêu
cầu của từng đơn vị mà khoản chi này nhiều hay ít.
Thời gian qua, nhóm chi này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi
NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh, trong khi các khoản chi cần được ưu tiên
hơn thì lại có tỷ trọng chưa tương xứng. Mặt khác, khoản chi này lại có
đặc điểm là chưa thực sự rõ ràng, minh bạch. Có một thực tế là nhiều
khoản chi đơn vị không biết sắp xếp vào đâu cho hợp lý nên dồn hết vào
khoản chi khác dẫn đến chi khác lại lớn hơn nhiều so với các khoản chi cụ
thể và có mục đích rõ ràng. Chính điều này đã làm mất sự cân đối giữa các
khoản chi, làm giảm tính hiệu quả của các khoản chi NS cho các bệnh
viện. Vấn đề này đòi hỏi khi bố trí các khoản chi phải bố trí cụ thể tới từng
khoản, mục và khi kiên quyết cắt bỏ, xuất toán các khoản chi không có
mục đích rõ ràng. Thêm vào đó là đòi hỏi về nghiệp vụ chuyên môn của
các cán bộ phụ trách việc hạch toán kế toán các khoản chi NS trong đơn
vị, sao cho hạn chế tối đa việc hạch toán các khoản chi không đúng bản
chất và quy định.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
41
2.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong quản lý chi NSNN cho các
bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Thực ra, những khó khăn và tồn tại trong quản lý chi NSNN cho các
bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được phản ánh trong
phần “thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh
trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Nhưng ở đây, để cho có hệ thống, ta có thể
sơ lược qua về những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý chi
NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái bình, gồm
những khó khăn và tồn tại chủ yếu sau:
Cơ cấu chi NSNN cho các đơn vị vẫn còn những điểm chưa hợp lý,
từ đó hạn chế hiệu quả chi NSNN. Một số khoản chi chưa tương xứng với
nhiệm vụ và chức năng của nó, trong khi khoản chi khác lại quá lớn. Việc
quản lý các khoản chi thì thiếu minh bạch, công khai.
Việc hạch toán trên sổ sách kế toán ở một số đơn vị chưa đáp ứng
được yêu cầu vê hạc toán kế toán, nhất là tính minh bạch công khai. Vẫn
còn tình trạng một số đơn vị có nhiều loại sổ sách kế toán cùng phản ánh
việc ghi chép các khoản chi ngân sách cho hoạt động y tế.
Chính sách thu một phần viện phí hiện nay tuy đã được cải thiện
nhưng vẫn còn những tồn tại, chưa đảm bảo tính công bằng trong việc
hưởng thụ các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh. Một số nguồn thu chưa
được phản ánh trong sổ kế toán như hiện tượng dấu số thu ở các bệnh viện
khi thu viện phí từ việc khám chữa bệnh theo yêu cầu. Vẫn còn tình trạng
hạch toán sai mục, tiểu mục (chẳng hạn lẫn lộn giữa mục sửa chữa lớn
TSCĐ với mục sửa chữa thường xuyên TSCĐ). Từ đó ảnh hưởng đến số
chi NSNN không đúng, sát với thực tế.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
42
Do sự nghiệp y tế đầu tư từ nhiều nguồn, khó quản lý, nhất là trong
hạch toán, do đó vẫn còn tình trạng hạch toán chi cho từng nguồn chưa rõ
ràng, nhất là giữa nguồn kinh phí do NSTW cấp với nguồn ngân sách do
địa phương cấp. Với nguồn BHYT, do Sở Tài chính không trực tiếp quản
lý nên khó theo dõi tình hình sử dụng nguồn vốn này.
Trong quá trình sử dụng kinh phí do NSNN cấp cho các bệnh viện,
vẫn còn nhiều hạn chế. Vốn đầu tư cho XDCB còn thất thoát lớn. Lượng
vốn ngân sách dành cho mua sắm trang thiết bị vẫn còn thực trạng mua
trang thiết bị chất lượng kém mà đơn giá lại cao hơn giá trị thực tế của
trang thiết bị đó gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến việc chuẩn đoán và điều
trị cho bệnh nhân.
Việc kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng kinh phí được cấp cho các
bệnh viện vẫn chưa được thường xuyên, hoặc có kiểm tra nhưng còn mang
tính thủ tục, hình thức, chưa có hình thức xử phạt thích đáng với cá nhân
và đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ. Vẫn chưa có sự phối
hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc và
các cơ quan chủ quản trong việc quản lý các khoản chi NSNN mà chủ yếu
là việc đối chiêu số liệu giữa các cơ quan vào một kỳ nhất định (như vào
thời điểm quyết toán chi NSNN).
Tóm lại: Chương hai của chuyên đề này đề cập đến thực trạng
quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái
Bình. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói chung và các bệnh viện tuyến tỉnh
nói riêng chịu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và đặc điểm của
ngành y tế Thai Bình. Trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến
tỉnh phải xem xét tới các nguồn vốn và cách thức quản lý các nguồn vốn
đầu tư một cách phù hợp để chi NSNN cho các đơn vị này mang lại hiểu
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
43
quả cao. Chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái
Bình tăng lên qua các năm và có nội dung đa dạng phong phú. Qua từng
năm thì cơ cấu các khoản chi này thay đổi cả về mức độ lẫn tỷ trọng để
phù hợp với thực trạng của ngành y tế và chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước. Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quản lý các khoản chi
NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn còn
những tồn tại mà những tồn tại này xuất phát từ nhiều lý do và đòi hỏi phải
có hướng giải quyết và các biện pháp khắc phục, đảm bảo cho mọi người
được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất trong điều kiện nguồn vốn đầu
tư từ NSNN còn hạn hẹp.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
44
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI NSNN CHO CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
3.1 Phương hướng phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Thái Bình trong
thời gian tới.
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình
trong thời gian tới.
Năm 2011 – năm đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
5 năm, giai đoạn 2011 – 2015; có những thuận lợi cơ bản: Kinh tế thế giới
và trong nước đang hồi phục, môi trường đầu tư kinh doanh đang được cải
thiện. Một số dự án lớn đã hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động;
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện; tình hình an ninh
chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định.
Tuy vậy, còn có những khó khăn: nền kinh tế thế giới và trong
nước còn diễn biến phức tạp, giá cả biến động khó lường; thời tiết, dịch
bệnh diễn biến phức tạp, khả năng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt còn
thiếu … Các cấp các ngành phải tập trung cao chỉ đạo cho bầu cử Quốc
hội và HĐND các cấp; tiến hành tổ chức đại hội các tổ chức chính trị xã
hội; tập trung triển khai nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Từ tình hình trên, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, thì các mục tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
năm 2011 của tỉnh là:
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
45
Tốc độ tăng trưởng GDP trên 13,5%, giá trị sản xuất nông - lâm –
ngư nghiệp phấn đấu đạt 4,4% trở lên, trong đó nông nghiệp tăng 3,5% và
thủy sản tăng 10,8%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,8% trở lên,
trong đó công nghiệp tăng từ 23% trở lên và xây dựng tăng từ 21,3% trở
lên; dịch vụ tăng từ 13,2% trở lên.
Kim ngạch xuất khẩu 495 triệu USD, tăng 11,7%; kim ngạch nhập
khẩu đạt 414 triệu USD, tăng 10,4%.
Cơ cấu GDP (giá thực tế) của khu vực nông , lâm nghiệp và thủy
sản 30,8%; công nghiệp và xây dựng 35,0%; dịch vụ 34,2%
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 15.640 tỷ đồng, tăng 43,46%. Tổng thu
NSNN 4.954 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 1.769 tỷ đồng. Tổng chi NS địa
phương 4.820 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh
thu dịch vụ đạt 17.000 tỷ đồng, tăng 20,7%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45,6%, trong đó đào tạo nghề đạt
31,5%; giải quyết việc làm mới cho trên 30.000 lao động.
Dân số trung bình 1.793.000 người. Giảm tỷ lệ sinh là 0,2%, trẻ em
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 17,3%. GDP bình quân đầu người đạt
19,7 triệu đồng. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 80,1%,
tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị đạt 68,0%.
Để đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên, các cấp, các ngành
và nhân dân trong tỉnh tập trung giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn
diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
46
3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động sự nghiệp y tế của các
bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời
gian tới.
Trong thời gian tới, ngành y tế Thái Bình nói chung và các bệnh
viện tuyến tỉnh nói riêng có những phương hướng hoạt động như sau:
Nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa
bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em,
người cao tuổi.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, công tác phối hợp giữa
các cấp, các ngành, đoàn thể và xã hội, nhằm nâng cao nhận thức cho nhân
dân trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ và
chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại theo danh mục
quy định của Bộ Y tế cho các cơ sở. Phấn đấu giảm tối đa tình trạng quá
tải, thiếu thiết bị chuẩn đoán chuyên sâu ở các bệnh viện.
Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của các cấp
ủy; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền đối với quá trình xây
dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế; phát triển và hoàn thiện hệ
thống y tế dự phòng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình mục
tiêu quốc gia về nâng cao sức khỏe nhân dân; tăng cường các biện pháp để
thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên một cách đồng bộ.
Một số chỉ tiêu cụ thể trong thời gian tới.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
47
 Chỉ tiêu sức khỏe: tuổi thọ trung bình 75 tuổi; tỷ lệ sinh giảm
0,2%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 18% (KH <
19%).
 Chỉ tiêu về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe: làm giảm tỷ lệ
mắc và chết hàng năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch,
không để dịch lớn xảy ra; hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm
HIV / AIDS ở mức dưới 0,3%.
 Chỉ tiêu khám chữa bệnh: công suất sử dụng giường bệnh đạt
trên 98%; đảm bảo trung bình mỗi người dân được khám
bệnh 1,5 lần/năm.
3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN
cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh là sự phối hợp giữa hai quá
trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN cho các đơn vị này, hiệu quả của
chi NSNN chịu sự tác động của cả hai quá trình đó. Vì vậy, những giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện
tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình phải giải quyết được những tồn tại
không chỉ trong quá trình sử dụng mà trước hết là trong quá trình phân
phối NSNN cho các bệnh viện.
Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo yêu cầu:
Trong quá trình phân phối, sử dụng NSNN không được tạo ra tính ỳ,
sự ỷ nại, sự gian lận của các cơ sở do tính bao cấp của chi NSNN mà phải
tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở y tế, cán bộ công nhân viên trong đơn vị
nâng cao chất lượng hoạt động của mình.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
48
Trong phân phối nhất thiết không được dàn trải, chi đều nguồn ngân
sách cho mọi nhu cầu, mọi hoạt động y tế, mọi công trình y tế mà phải xác
định trọng tâm, trọng điểm, mục tiêu, nội dung trọng điểm ưu tiên trong
phân phối.
Phải tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ giữa sử dụng và phân phối, đồng
thời phải tăng cường quản lý đối với quá trình sử dụng quỹ NSNN.
Để đáp ứng yêu cầu trên, khắc phục những tồn tại trong quản lý chi
NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đồng thời
dựa vào những mục tiêu, định hướng cơ bản của ngành y tế Thái Bình
trong thời gian tới để tăng cường quản lý chi NSNN, chúng ta có thể áp
dụng một số giải pháp sau:
3.2.1 Đa dạng hóa và khai thác các nguồn vốn đầu tư cho
sự nghiệp y tế.
Thông qua các mức tăng chi cho sự nghiệp y tế trong tổng chi
NSĐP hàng năm ta thấy tỉnh Thái Bình luôn chú trọng đầu tư cho sự
nghiệp y tế. Đầu tư từ NSĐP cho sự nghiệp y tế trong thời gian tới vẫn
phải tăng lên và giữ vai trò chủ đạo. Mà nhu cầu chi nói chung và nhu cầu
chi cho sự nghiệp y tế nói riêng luôn có xu hướng tăng lên trong điều kiện
NSĐP còn hạn hẹp, nguồn thu có hạn. Do vây, sẽ gây ra một áp lực rất lớn
lên NSNN nếu phải gánh toàn bộ nhu cầu chi đối với sự nghiệp y tế. Vấn
đề đa dạng hóa và khai thác các nguồn vốn đối với quá trình phát triển của
sự nghiệp y tế là vấn đề rất cần thiết, không chỉ trong giai đoạn hiện nay
mà còn là chiến lược lâu dài.
Để đáp ứng nhu cầu tài chính cho sự nghiệp y tế, ngoài nguồn vốn
NSNN, cần chú trọng các nguồn khác như: viện phí, BHYT; nguồn vốn
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
49
của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp
luật, nguồn thu khác.
 Nguồn từ viện phí:
Viện phí là khoản đóng góp của bệnh nhân và gia đình theo định
mức quy định của Nhà nước. Tiền thu từ viện phí được bổ sung cho các
bệnh viện ngoài kế hoạch đầu từ NSNN cho sự nghiệp y tế. Áp dụng chế
độ viện phí cho phép các bệnh viện thu một phần chi phí để giảm bớt khó
khăn về tài chính. Nguồn này có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng y tế, mở rộng các loại hình dịch vụ, cải thiện đời sống của cán bộ y
tế. Tuy nhiên thực trạng thu và sử dụng viện phí còn nhiều bất cập để cần
được giải quyết.
 Khoản đóng viện phí chưa bù đắp đủ các chi phí mà bệnh nhân
khám chữa bệnh. Viện phí trang trải những khoản chi tiêu trực
tiếp của người bệnh như thuốc men, sinh hóa phẩm cần thiết …
mà chưa tính đến tiền bảo dưỡng, duy tu, khấu hao các trang thiết
bị, máy móc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
 Mức thu viện phí đã được ban hành thông qua thông tư liên bộ
giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã được ban hành từ rất lâu, đến
nay đã không còn phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm
phát.
 Sự không đồng bộ giữa mức thu viện phí và mức BHYT đã dẫn
đến tình trạng người tham gia BHYT bị mất quền lợi.
Từ những thực trạng trên, để có thể huy động tối đa và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn này thì cần giải quyết những vấn đề sau:
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
50
 Xây dựng kế hoạch thu và sử dụng viện phí chặt chẽ, dựa trên cơ
sở tính toán khoa học từ khả năng đóng góp của người dân và khả
năng quỹ BHYT.
 Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền vai trò của sự nghiệp
y tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo điều kiện
thuận lợi cho việc huy động các nguồn vốn khác trong tỉnh đầu
tư, xây dựng cho y tế.
 Điều chỉnh mức thu viện phí phù hợp với từng khu vực và từng
tuyến. Giảm bớt tiền viện phí đối với đói tượng chính sách, gia
đình có công với Cách mạng. Tăng tiền viện phí đối với tuyến
trên để tránh tình trạng người dân đi khám bệnh vượt tuyến, gây
nên sự quá tải cho các bệnh viện.
 Cần xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy định nhà
nước về công tác thu và sử dụng viện phí.
Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi tỉnh phải thống kê được trong
toàn dân số của tỉnh có bao nhiêu người giàu; người không giàu, không
nghèo; bao nhiêu người là nghèo và bao nhiêu người là quá nghèo được
xét theo những tiêu thức nhất định và hợp lý. Đồng thời Sở Y tế phải có
kiến nghị UBND tỉnh sớm có văn bản phê duyệt tăng mức thu một phần
viện phí lên mức tối đa theo khung giá đã ban hành.
 Nguồn thu từ BHYT:
Hiện nay ở nước ta có hai chương trình BHYT đó là BHYT bắt
buộc và BHYT tự nguyện. Trong đó, BHYt bắt buộc áp dụng đối với cán
bộ công chức, viên chức nhà nước, người lao động tại các doanh nghiệp.
BHYT tự nguyện áp dụng cho các đối tượng khác trong đó chủ yếu là học
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
51
sinh, sinh viên. Nguồn thu từ BHYT là một nguồn thu lớn, ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn so vời nguồn viện phí. Đóng BHYT thể hiện tính cộng
đồng và nhân ái. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đóng
BHYT bắt buộc, đồng thời mở rộng thêm nhiều đối tượng khác tham gia
đóng BHYT tự nguyện với mục đích tăng nguồn thu cho quỹ BHYT.
 Nguồn thu từ đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Các khoản đóng góp này thường chiếm một tỷ trọng không lớn,
nhưng chúng ta không thể bỏ qua khi mà nguồn thu của chúng ta còn rất
nghèo nàn. Để huy động tốt nguồn vốn này cần đưa ra các biện pháp sau:
 Cải cách hành chính tránh phiền hà, xây dựng khung pháp lý
thông thoáng thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu vực
này.
 Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài chính để các
nhà đầu tư biết tiền của họ được sử dụng như thế nào, điều này rất
quan trọng với các dự án nước ngoài.
 Nguồn thu khác:
Tăng cường nguồn thu từ hoạt động tư vấn y tế, chuyển giao công
nghệ trong và ngoài nước, nguồn thu từ việc cấp chứng chỉ hành nghề tư
nhân ....
3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu chi NSNN cho các bệnh viện tuyến
tỉnh.
Như đã phân tích, chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng như cho các
bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình là còn quá ít so với sự
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
52
phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy nhu cầu tăng chi là rất lớn, nhưng một
khoản chi lớn chưa chắc đã hiệu quả khi cơ cấu chi không phù hợp. Qua
Chương 2, chúng ta đã thấy cơ cấu chi NSNN cho các bệnh viện tuyến
tỉnh là chưa phù hợp. Các khoản chi khác chiếm một tỷ trọng rất cao, trong
khi những khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa lại
chưa tương xứng.
Cơ cấu chi được coi là hoàn thiện khi mà: cơ cấu đó phù hợp với
nguồn thu tài chính của địa phương, phù hợp với cơ cấu chi ngành y tế
nhưng đồng thời phải phát huy được hiệu quả cao nhất đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội. Chỉ dựa trên một cơ cấu chi hợp lý thì chi NSNN
mới phát huy được tính hiệu quả. Nội dung của việc hoàn thiện cơ cấu chi
như sau:
Thực hiện tăng chi cho con người, bởi con người ở đây là thầy
thuốc, người nắm sinh mệnh của người bệnh. Khi tăng chi cho con người
cần quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng … và tạo điều kiện cho các cán
bộ y tế, đặc biệt là các y bác sỹ nhận được mức thu nhập phù hợp với khả
năng mà họ đóng góp, nhận được đầy đủ, nhanh gọn và kịp thời sẽ tạo
động lực cho y học góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ
người dân.
Trong điều kiện hiện nay, công việc đầu tiên là sắp xếp lại đội ngũ
y, bác sỹ, các cán bộ công tác trong ngành, tránh tình trạng chỗ thừa, chỗ
thiếu, tiến hành tinh giảm nếu cần thiết để gọn nhẹ bộ máy quản lý.
Tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo đáp ứng đủ thuốc
phòng và chữa bệnh, dịch truyền, máu, thiết bị chuyên dụng … với chất
lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Ngoài ra
tăng chi nghiệp vụ chuyên môn mới tạo điều kiện cho các y, bác sỹ phát
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
53
huy được tay nghề của họ, tránh được tình trạng thiếu trang thiết bị cần
thiết cho khám chữa bệnh, tạo động lực cho các y, bác sỹ nhiệt tình trong
khám chữa bệnh và nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Tăng chi cho mua sắm sửa chữa ở mức độ thấp để tập trung chi cho
con người và nghiệp vụ chuyên môn. Lựa chọn thứ tự ưu tiên trong mua
sắm, sửa chữa, tránh mua sắm những thứ chưa cần thiết như ô tô, máy điều
hòa nhiệt độ … tập trung chi cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng do
xây dựng đã lâu nay xuống cấp.
Giảm mạnh các khoản chi khác bởi thực tế hiện nay các khoản chi
về điện, nước, văn phòng phẩm … còn quá lãng phí vì nó không gắn với
lợi ích trực tiếp với mỗi cá nhân. Do đó, đặt ra vấn đề là cần phải kiên
quyết cắt bỏ và xuất toán các khoản chi không hợp lý, giảm các khoản chi
chưa cần thiết, xác định chính xác các khoản chi thuộc về công tác phí, hội
nghị phí, tránh phô trương, lãng phí trong hội họp …. Chỉ thực hiện cấp
kinh phí và quyết toán cho các khoản chi khác nếu có mục đích rõ ràng và
được giải trình hợp lý, có như vậy mới tránh được sự tùy tiện khi hạch
toán các khoản chi không hợp lý vào mục các khoản chi khác.
Để thực hiện được các giải pháp này, đòi hỏi các đơn vị phải xây
dựng được dự toán theo hướng sát với thực tế và Sở Tài chính dựa vào đó
cùng với khả năng của ngân sách để bố trí các khoản chi cho phù hợp.
3.2.3 Tăng cường hiệu quả việc thực hiện Nghị định
43/2006/NĐ – CP.
Tỉnh Thái Bình đã tiến hành triển khai và thực hiện Nghị định
43/2006/NĐ – CP ngày 25/04/2006 về “Quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
54
đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Để tăng cường hiệu quả việc thực hiện
nghị định này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để các đơn vị sự
nghiệp trong toản tỉnh, nhỏ hơn là các bệnh viện tuyến tỉnh, cơ
quan chức năng và cán bộ công nhân viên hiểu được đầy đủ mục
đích, ý nghĩa và nội dung của Nghị định này. Khi đã nhận thức
đúng tinh thần của Nghị định sẽ khuyến khích các đơn vị sử dụng
hiệu quả nguồn vốn NSNN, tăng cường tiết kiệm, phát huy tài
năng trí tuệ phục vụ tốt cho công việc, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội.
 Thủ trưởng các đơn vị có quyền quyết định số lượng biên chế phù
hợp với công việc nhưng không vượt quá định mức quy định của
nhà nước. Do vậy, cần thực hiện sắp xếp lại cán bộ, áp dụng tin
học vào công việc nhằm giảm sức lao động và tăng năng suất, tiến
hành tinh giảm biên chế làm gọn nhẹ bộ máy nhưng vẫn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, bồi dưỡng trình độ cán bộ quản lý
tài chính.
 Xây dựng hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị dựa
trên đảm bảo tiết kiệm, nâng cao, phù hợp với đặc thù của ngành,
côn khai, dân chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để thủ trưởng
đưa ra những quyết định chi tiêu, là cơ sở để Kho bạc nhà nước
kiểm soát chi đơn vị.
 Tăng cường phối hợp giữa thủ trưởng đơn vị với cơ quan chức
năng và Kho bạc Nhà nước, giữ vững nguyên tắc công khai, dân
chủ phát huy sức mạnh tập thể.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
55
3.2.4 Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng
kinh phí cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Thông qua việc chấp hành các định mức chi tiêu y tế, kiểm tra tính
mục đích trong việc sử dụng các khoản chi. Tăng cường kiểm tra giám sát
của Hội đồng tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế đối với việc mua sắm các thiết bị
chuyên dụng có kỹ thuật cao để đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho các
thiết bị được mua sắm. Tránh tình trạng mua đi bán lại thiết bị cũ, tân
trang chất lượng kém, đơn giá quá cao gây lãng phí tiển của Nhà nước
đồng thời ảnh hưởng xấu đến chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân.
Cần kiểm soát chặt chẽ các luận chứng kỹ thuật và chất lượng các
công trình xây dựng cơ bản. Kiểm tra tính đúng đắn chính xác của các bản
dự toán và thanh quyết toán công trình. Kiểm tra việc đấu thầu các công
trình XDCB tránh tình trạng đấu thầu hình thức, chỉ định người trúng thầu.
Kiểm tra chất lượng thuốc men dùng chữa bệnh và phòng bệnh, nhất là
loại thuốc dùng cho các chương trình Y tế mục tiêu. Khắc phục tình trạng
thuốc kém phẩm chất mà giá lại cao.
Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các đơn vị sử
dụng ngân sách thông qua các chỉ tiêu đặc trưng của mỗi đơn vị (như: số
lần khám bệnh, số lần điều trị nội trú, số bệnh nhân nhập viện và ra
viện…) để lấy đó làm căn cứ chính xác cho việc điều chỉnh mức phân phối
ngân sách và xác định thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn NSNN, tìm ra
nguyên nhân của tình hình để có biện pháp tác động nâng cấp hơn nữa
hiệu quả NSNN.
Thực hiện kiểm tra toàn bộ các cơ sở y tế về tình trạng trang thiết bị,
trình độ chuyên môn của y, bác sỹ, hiệu quả hoạt động thực tế trong những
năm qua, chất lượng phục vụ, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
56
vùng. Trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư, đào tạo đội ngũ y, bác sỹ đủ trình
độ sử dụng các trang thiết bị mới, đồng thời trên cơ sở đó làm căn cứ phân
phối đúng đắn.
Muốn thực hiện giải pháp này cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát
nội bộ ở từng đơn vị mạnh, phải có đội ngũ thanh tra tài chính, thanh tra
Nhà nước về y tế. Đội ngũ thanh tra phải được xây dựng đồng bộ, đáp ứng
đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể phát hiện ra chính xác và
kịp thời các sai phạm trong sử dụng kinh phí ở các đơn vị y tế góp phần
nâng cao chất lượng hoạt động y tế và tránh lãng phí phần ngân sách dành
cho y tế của Nhà nước.
3.2.5 Tăng cường hơn nữa việc thực hiện quản lý chi NSNN
cho các bệnh viện tuyến tỉnh từ khâu lập dự toán, chấp hành dự
toán đến quyết toán ngân sách.
Quy trình quản lý NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh gồm 03
khâu: lập dự toán; chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Các khâu
đều có vai trò quan trọng, phải phát huy những mặt đã làm được, khắc
phục những tồn tại trong việc quản lý chi NSNN trong cả ba khâu, cụ thể:
 Trong khâu lập dự toán:
Đòi hỏi Sở Y tế phải xây dựng được định mức chi tiêu sát với thực
tế và được các đơn vị thống nhất áp dụng. Các đơn vị dự toán phải lập dự
toán dựa vào những căn cứ theo quy định và Sở Y tế phải tổng hợp được
chính xác kế hoạch thu chi của các đơn vị, kết hợp chặt chẽ với Sở Tài
chính trong việc phân bổ dự toán để dự toán được xây dựng vừa khoa học
lại vừa mang tính thực tiễn cao. Tăng cường hơn nữa vai trò của HĐND
trong việc phê chuẩn dự toán, tránh phê chuẩn một cách đại khái. Dự toán
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
57
phải được xây dựng rõ ràng, chi tiết, theo chương, loại, khoản mục, tiểu
mục và được lập theo đúng trình tự, phương pháp quy định. Trả lại dự toán
của những đơn vị lập không theo quy định và yêu cầu phải lập lại.
 Trong khâu chấp hành dự toán:
Cần phải cấp phát kịp thời, nhanh gọn nhưng phải tuân thủ theo
đúng nguyên tắc cấp phát. Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế trong việc
cấp phát cho các chương trình mục tiêu về y tế, các chương trình quan
trọng. Ngoài ra, Sở Tài chính phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình
sử dụng kinh phí tại một số thời điểm quan trọng, nhất là về cuối năm để
tránh tình trạng chạy hạn mức kinh phí vào cuối năm.
Sở Tài chính phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với cơ quan
KBNN và Sở y tế trong việc quản lý kinh phí từ NSNN cho hoạt động y tế
ở các đơn vị để các đơn vị có kế hoạch sử dụng kinh phí hợp lý, đúng mục
đích và mang lại hiệu quả cao.
 Trong khâu quyết toán:
Khâu quyết toán đòi hỏi các đơn vị phải quyết toán theo số thực chi
chứ không quyết toán theo số cấp phát. Việc quyết toán phải dựa vào dự
toán và phải chi tiết tới từng mục, tiểu mục. Khi quyết toán, đòi hỏi Sở Tài
chính khi xét duyệt quyết toán phải kiên quyết xuất toán những khoản chi
không hợp lý, chưa có mục đích rõ ràng và có thể trừ vào hạn mức kinh
phí năm sau những khoản chi không hợp lý, hợp lệ nhưng không được bố
trí trong hạn mức kinh phí năm quyết toán.
Trong khâu quyết toán đòi hỏi phải nâng cao vai trò, trách nhiệm và
tính hợp pháp của công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán. Số liệu kiểm
toán, thanh tra phải được pháp luật và cơ quan nhà nước công nhận.
Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa
SV: Ngô Long Hải Lớp:
CQ45/01.04
58
Tóm lại: Chương 3 của chuyên đề này nêu ra một số giải pháp
nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa
bàn tỉnh Thái Bình. Những giải pháp này được xây dựng xuất phát từ
những tồn tại trong quản lý chi NSNN cho các đơn vị này. Nó dựa trên
một số yêu cầu nhất định và dựa trên những mục tiêu và định hướng cơ
bản của ngành Y tế cũng như các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh
Thái Bình trong thời gian tới. Muốn những giải pháp này phát huy tác
dụng thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ và đặt trong những điều kiện nhất
định cả trong quá trình phân phối và sử dụng NSNN cho các bệnh viện
tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

More Related Content

What's hot

Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngQuản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Pe Tii
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệpLuận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Luận văn: Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể trong nông nghiệp
 
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh KhêLuận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
Luận văn: Quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOTLuận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
Luận văn: Quản lý tài sản công tại hệ thống Toà án nhân dân, HOT
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại sở khoa học và công nghệ
 
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trườngQuản lý giáo dục và quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
 
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng ĐứcLuận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
Luận văn: Quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại ĐH Hồng Đức
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đLuận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAYĐề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
Đề tài: Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước tại Nam Định, HAY
 
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
Luận văn:Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước huyện Tuyê...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAYLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh việnĐề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
Đề tài: Đánh giá việc thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

bênh viện bạch mai.pdf
bênh viện bạch mai.pdfbênh viện bạch mai.pdf
bênh viện bạch mai.pdf
HngPhm631
 
đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs sv tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt...
đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs   sv tại cơ  quan bảo hiểm xã hội việt...đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs   sv tại cơ  quan bảo hiểm xã hội việt...
đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs sv tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt...
Vcoi Vit
 
Mot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien an
Mot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien anMot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien an
Mot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien an
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà TĩnhQuản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh
 
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAYBài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn dịch vụ công, HAY
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SVLuận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
 
Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HSSV tại cơ quan BHXH Việt Nam
Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HSSV tại cơ quan BHXH Việt NamĐánh giá thực trạng triển khai BHYT HSSV tại cơ quan BHXH Việt Nam
Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HSSV tại cơ quan BHXH Việt Nam
 
bênh viện bạch mai.pdf
bênh viện bạch mai.pdfbênh viện bạch mai.pdf
bênh viện bạch mai.pdf
 
đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs sv tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt...
đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs   sv tại cơ  quan bảo hiểm xã hội việt...đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs   sv tại cơ  quan bảo hiểm xã hội việt...
đáNh giá thực trạng triển khai bhyt hs sv tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Tại Bệnh Viện Đa KhoaLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
Phan tich thuc trang nguon va su dung nguon tai chinh y te thuc hien o tp hcm...
 
Mot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien an
Mot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien anMot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien an
Mot so bien phap phat trien bhyt toan dan tai bao hiem xa hoi quan kien an
 
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.docĐẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
 
De tai nckh
De tai nckhDe tai nckh
De tai nckh
 
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
Luận văn: Hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
 
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền TrungLuận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
Luận án: Hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tỉnh Miền Trung
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tailieu.vncty.com chuyen de bao hiem y te tu nguyen
Tailieu.vncty.com   chuyen de bao hiem y te tu nguyenTailieu.vncty.com   chuyen de bao hiem y te tu nguyen
Tailieu.vncty.com chuyen de bao hiem y te tu nguyen
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
 
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Tỉnh Hà Tĩnh.docLuận Văn Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Tỉnh Hà Tĩnh.doc
Luận Văn Quản Lý Tài Chính Tại Bệnh Viện Tỉnh Hà Tĩnh.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 4 CHƯƠNG 1 SỰ NGHIỆP Y TẾ VÀ QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ 1.1 Sự nghiệp y tế và vai trò của nó đối với quá trình phát triển kin tế xã hội. Bất cứ quốc gia nào, trong mọi điều kiện hoàn cảnh, nhân tố con người luôn là trung tâm của mọi chiến lược phá triển kinh tế xã hội. Ở đó con người là chủ thể thực hiện các chính sách mục tiêu chiến lược, đồng thời cũng là đối tượng chịu sự tác động của chiến lược đó cũng như thụ hưởng những thành quả mà chiến lược đó mang lại. Con người luôn là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người, của toàn xã hội và cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi gia đình. Vì vậy đầu tư cho y tế để mọi người đều được chăm sóc cho sức khỏe chính là sự đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và còn là minh chứng cụ thể, sinh động cho sự tồn tại, phát triển của một xã hội trong hiện tại và tương lai. Đất nước ta đang trên đà phát triển đi lên XHCN, tiến lên trở thành một nước công nghiệp. Tiến trình CNH – HĐH đất nước đang thực thi, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch một cách mạnh mẽ và nhanh chóng diễn ra trên nhiều vùng miền. Để thực hiện thành công và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng ta luôn nhận định con người là nhân tố
  • 2. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 5 hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Trong đó sức khỏe là cái gốc để con người phát triển. Con người có khỏe mạnh thì mới lao động và học tập tốt. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân là phải phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, phát triển giống nòi, tạo ra lực lượng lao động dồi dào, chất lượng cao, đủ năng lực để tiến hành công cuộc CNH – HĐH. Trong sự nghiệp chung đó của đất nước thì sự nghiệp y tế đóng vai trò hàng đầu. 1.2 Nguồn tài chính dành cho sự nghiệp y tế và sự cần thiết của chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế. 1.2.1 Nguồn tài chính dành cho sự nghiệp y tế. Sự nghiệp y tế muốn phát triển thì cần phải có sự đầu tư, mà trước hết là sự đầu tư vốn bằng tiền. Vốn đầu tư bằng tiền ( nguồn tài chính) dành cho sự nghiệp y tế bao gồm 4 nguồn chủ yếu là: NSNN; BHYT; viện phí; viện trợ và vốn vay. Mỗi nguồn kinh phí giữ một vai trò nhất định trong hoạt động của ngành, trong đó NSNN giữ vai trò chủ đạo. Sở dĩ nói như vậy là vì:  NSNN có ưu điểm là đảm bảo cho sự duy trì nhân lực của ngành y tế, dễ điều hòa (điều hòa từ vùng này sang vùng khác, điều hòa khi có việc khẩn cấp như dịch bệnh, thiên tai …).  BHYT là sự tích lũy của cả cộng đồng, bao gồm cả người khỏe mạnh lẫn người ốm đau để chi trả cho người khám chữa bệnh. Do đó, bảo hiểm y tế mang tính cộng đồng rõ rệt. Tuy vậy so với NSNN, BHYT
  • 3. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 6 vẫn bị giới hạn trong phân bổ sử dụng (tức là người chưa tham gia BHYT thì không được quỹ này hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe).  Một phần viện phí là số tiền mà người bệnh phải bỏ ra khi ốm đau. Thời gian qua, viện phí là một biện pháp tình thế góp phần giảm bớt khó khăn do thiếu kinh phí cho công tác khám chữa bệnh. Nhưng xét về lâu dài, viện phí sẽ không được coi là một nguồn lực chủ yếu cho chi phí y tế, bởi vì chi phí đó sẽ làm cho người nghèo càng nghèo hơn.  Viện trợ và vốn vay là khoản kinh phí không ổn định vì phải phụ thuộc vào thái độ chính trị của các nhà tài trợ. Việc sử dụng nguồn lực này cho hoạt động y tế còn phụ thuộc vào ý muốn của các nhà tài trợ. Như vậy, có thể khẳng định chỉ có NSNN là nguồn kinh phí tương đối ổn định, dễ điều hòa thực hiện định hướng công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe, phát huy bản chất ưu việt của nền y tế xã hội chủ nghĩa (lấy y tế công cộng là chủ đạo). Để đảm bảo cho mục đích công bằng được thực hiện một cách chắc chắn thì nguồn tài chính chủ yếu của y tế là nguồn NSNN cấp. Nói như thế không có nghĩa là toàn bộ chi tiêu y tế sẽ do NSNN đảm bảo, nhưng NSNN cấp phải chiếm phần chủ yếu trong tổng chi tiêu y tế. Ngoài NSNN cấp thì phải coi trọng BHYT và phát triển bảo hiểm y tế theo hướng thực hiện bắt buộ toàn dân. Còn viện trợ, viện phí cũng là một nguồn tài chính nhưng không thể lấy làm chủ yếu nếu chúng ta muốn thực hiện một nền y tế công bằng. 1.2.2 Sự cần thiết của chi NSNN cho sự nghiệp y tế Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một khoản chi gắn trực tiếp với chủ thể nhà nước. Vai trò của chi NSNN không chỉ là cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, củng cố hoạt động y tế mà còn có tác dụng định hướng
  • 4. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 7 điều chỉnh các hoạt động y tế phát triển theo định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Gắn liền với chủ trương xã hội hóa y tế, Nhà nước ta đang thực hiện mở rộng, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho y tế kể cả trong và ngoài nước nhưng nguồn vốn đầu tư từ NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo và vai trò của các khoản chi NSNN đó đượ thể hiện ở các khia cạnh sau: Thứ nhất, NSNN luôn là nguồn chủ yếu cung cấp nguồn tài chính duy trì sự tồn tại và phất triển của hoạt động sự nghiệp y tế. Y tế là một hoạt động rộng lớn mà Nhà nước luôn phải quan tâm và có sự đầu tư thích đáng. Trong mỗi thời kỳ khác nhau của nền kinh tế đều đòi hỏi việc đầu tư cho sự nghiệp y tế khác nhau là khác nhau và nó không ngừng tăng lên. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài đầu tư cho sự nghiệp y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện để mở bệnh viện hoặc phòng khám chữa bệnh nhằm giảm “gánh nặng” cho nhà nước nhưng số lượng vẫn chưa nhiều, còn rời rạc và chưa tạo thành hệ thống. Thứ hai, chi NSNN đảm bảo sự công bằng, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng trong xã hội. Công bằng trong chăm sóc sức khỏe có những tiêu chí hoàn toàn khác với công bằng trong kinh tế, do đó không thể áp dụng một cách máy móc, không thể gắn khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản với khả năng chi trả. Nếu trong kinh tế, công bằng là “phân phối theo
  • 5. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 8 mức đóng góp và nguồn lực khac”, thì công bằng trong lĩnh vự y tế hoàn toàn không như vậy, không có nghĩa là ai ốm nhiều thì trả tiền nhiều. Chi NSNN ở một khía cạnh nào đó đã giải quyết được một vấn đề đó là: những người nghèo, những gia đình chính sách, người dân các xã vùng sâu, vùng xa … có nhu cầu khám chữa bệnh mà không đủ khả năng tài chính để chi trả các dịch vụ y tế thì họ đã được hỗ trợ một phần từ NSNN. Còn đối với những người sử dụng dịch vụ theo yêu cầu cao hơn thì phải trả thêm tiền và như vậy công bằng y tế trong điều kiện hiện nay đảm bảo cho con người được tiếp cận và sử dụng những dịch vụ y tế cơ bản. Thứ ba, chi NSNN cho sự nghiệp y tế giúp duy trì định hướng phát triển của mạng lưới y tế theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước ta luôn xác định tăng trưởng kinh tế phải kèm theo sự phát triển bền vững. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, với vai trò cụ thể hóa các chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua cơ cấu chi, định mức chi NSNN cho sự nghiệp y tế có tác dụng nhằm thay đổi, điều chỉnh quy mô, mạng lưới hệ thống y tế đảm bảo sự phát triển đồng đều, đúng đắn. Thứ tư, chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ. Hai yếu tố này lại ảnh hưởng có tính chất quyết định hoạt động y tế. Trong sự nghiệp y tế thì y đức của người bác sỹ được đặt lên hàng đầu. Vì người bệnh thì hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định của bác sỹ. Do vậy, Nhà nước phải có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm công tác.
  • 6. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 9 Ngân sách dành cho một phần rất lớn cho những chi phí liên quan đến con người trong đó chi lương và phụ cấp cho đội ngũ y, bác sỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho y tế. Thu nhập của người bác sỹ là một vấn đề có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của họ. Một chính sách lương hợp ly sẽ hạn chế các hiện tượng “thương mại” trong nghành y tế. Thứ năm, nguồn vốn NSNN đảm bảo chi phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế: tiêm chủng mở rộng, hoạt động khống chế bệnh sốt rét, phòng chống lao, HIV … các chương trình đầu tư cho y tế vùng cao. Thứ sáu, chi NSNN có tác dụng khuyến khích và thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào sự nghiệp y tế. Nhà nước ta đang đẩy mạnh xã hội hóa trong y tế, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều thành phần khác trong nền kinh tế tham gia vào khu vực y tế - khu vực mà chủ yếu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để đầu tư vào khu vực này thì phải có tiềm lực tài chính khá lớn để đầu tư các trang thiết bị y tế, nghiên cứu khoa học … phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Trong trường hợp các tổ chức cá nhân chưa có đủ tiềm lực tài chính thì sự đầu tư của vốn NSNN có vai trò là số vốn đối ứng quan trọng thu hút các nguồn lực khác đầu tư vào sự nghiệp y tế. Khi có nguồn vốn từ NSNN, các tổ chức, cá nhân sẽ an tâm hơn một phần với số vồn mà mình bỏ ra. Mặc dù trong những năm qua NSNN giành cho ngành y tế ngày càng tăng nhưng thực tế đầu tư tài chính cho sự nghiệp y tế còn đối mặt với nhiều thách thức. Đó là những thách thức chủ yếu sau:
  • 7. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 10 Đầu tư cho y tế cònhạn hẹp, chỉ đáp ứng 50 đến 60% nhu cầu, trong khi dân số tăng, nhiệm vụ tăng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn cho y tế. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ trung bình ngày càng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đa dạng, do đó cần phải huy động mọi nguồn lực trong và ngoài ngân sách để đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi phát triển sự nghiệp này. Trình độ cán bộ chuyên môn và quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong tình hình mới, dẫn đến hiệu quả của công tác cung cấp dịch vụ y tế chưa cao. Về mặt quản lý nhà nước không đồng bộ trong chính sách cụ thể và mất cân đối trong việc chỉ đạo đầu tư các nguồn lực giữa vùng giàu, vùng nghèo, vùng y tế chuyên sâu và y tế cơ sở, giữa y tế dự phòng và khám chữa bệnh … Chính những thách thức trên, cộng với đặc điểm chi NSNN cho sự nghiệp y tế diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp, nhu cầu chi luôn gia tăng, trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn. Vì vậy, để đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả trong việc quản lý các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 1.3 Khái niệm, nội dung của chi NSNN cho sự nghiệp y tế 1.3.1 Khái niệm chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn từ quỹ NSNN để duy trì phát triển sự nghiệp y tế theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
  • 8. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 11 Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là một khoản chi thường xuyên thuộc lĩnh vực văn xã, nhưng so với các khoản chi thường xuyên khác, chi NSNN cho sự nghiệp y tế có những nét riêng biệt: Thứ nhất, chi NSNN cho sự nghiệp y tế là khoản chi vừa có tính chất tiêu dùng, vừa mang tính chất tích lũy đặc biệt Nếu tính trong một năm ngân sách, đấy là một khoản chi mang tính chất tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất hoặc không gắn với việc tạo ra của cải vật chất trong mỗi năm đó. Nếu trong một giai đoạn lâu dài, đây là một khoản chi mang tích tích lũy đặc biệt, là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế. Khoản chi này tác động mạnh mẽ tới yếu tố con người, tác động đến sự sáng tạo của cải vật chất và văn hóa tinh thần, là nhân tố tác động đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế – xã hội trong tương lai. Thứ hai, chi NSNN cho sự nghiệp y tế là khoản chi chứa đựng nhiều yếu tố xã hội. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế quyết định mức độ ưu đãi đối với các tầng lớp giai cấp trong xã hội mà đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, những đối tượng thuộc diện ưu tiên, những gia đình chính sách, những người có công với cách mạng, vùng sâu, vùng xa, và những vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh, qua đó thực hiện công bằng xã hội Mặt khác, chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố xã hội: phong tục tập quán, mức sống …. Chính những yếu tố này sẽ quyết định tới quan điểm hoạt động của sự nghiệp y tế. 1.3.2 Nội dung của chi NSNN cho sự nghiệp y tế Chi NSNN cho sự nghiệp y tế có nhiều nội dung chi tiết khác nhau và được phân ra dưới một số tiêu thức chủ yếu sau:
  • 9. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 12  Theo chức năng ngành y tế: Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế gồm: chi phòng bệnh, chi đào tạo, chi nghiên cứu khoa học y dược, chi quản lý hành chính và chi khác.  Theo tính chất các khoản chi: Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế gồm: Chi đầu tư: chi mua sắm TSCĐ, chi sửa chữa TSCĐ và chi XDCB. Chi thường xuyên: Phân loại theo nội dung chi thường xuyên bao gồm các nhóm sau:  Nhóm 1: Chi cho con người Đây là nhóm chi đảm bảo bù đắp hao phí sức lao động, là điều kiện đầu tiên để duy trì sự sống của con người, từ đó mới có thể thực hiện được nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chi cho non người là các khoản chi thường xuyên bao gồm: Chi lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, chi BHXH, BHYT và trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong lĩnh vực y tế. Khoản chi này chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kế hoạch chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp y tế.  Nhóm 2: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn. Bao gồm các khoản chi phí về nghiên cứu sinh học, hội thảo khoa học, chi phí thuê mướn chuyên gia nước ngoài, chi phí đào tạo trình độ bác sỹ, các chi phí nghiệp vụ chuyên môn: chi mua vật tư hàng hóa như dịch truyền, thuốc men, bông băng …, trang thiết bị chuyên dùng trong
  • 10. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 13 ngành y tế, chi mua đồng phục, bảo hộ lao động, chi phí tham quan học tập các ứng dụng tiên tiến về y tế.  Nhóm 3: Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị được NSNN cấp kinh phí để mua sắm tài sản hay sửa chữa các tài sản hiện có nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và nâng cao hiệu quả của các trang thiết bị y tế, chất lượng phục vụ của tài sản không bị sút giảm.  Nhóm 4: Các khoản chi thường xuyên khác. Đây là các khoản chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy quản lý ngành y tế. Bao gồm: thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin, truyền tin, liên lạc, hội nghị, chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự toán …. Đây là các khoản chi mang tính chất ngạy cảm, do đó cần phải tăng cường công tác quản lý không làm thất thoát NSNN. Nguyên tắc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Khái niệm quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế Theo nghĩa thông thường thuật ngữ “quản lý” được hiểu là quá trình tổ chức, điểu khiển hoạt động của một đơn vị, một lĩnh vực. Từ đó có thể hiểu quản lý chi thường xuyên của NSNN cho sự nghiệp y tế là quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước quản lý NSNN cũng như các cơ quan trong nghành y tế. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải tuân thủ các nguyên tắc:  Thứ nhất, nguyên tắc quản lý theo dự toán
  • 11. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 14 Số chi thường xuyên đã được ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng về quản lý tài chính nhà nước đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Nguyên tắc này xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau: Hoạt động của NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu chi của NSNN phụ thuộc vào quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; đồng thời luôn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quyền lực của nhà nước. Do vậy, mọi khoản chi từ NSNN chỉ có thể trở thành hiện thực khi và chỉ khi khoản chi đó nằm trong cơ cấu chi theo dự toán đã được cơ quan quyền lực nhà nước xét duyệt và thông qua. Phạm vi chi của NSNN rất đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Mức chi cho mỗi hoạt động được xác định theo đối tương riêng, định mức riêng. Có quản lý theo dự toán mới đảm bảo được yêu cầu cân đối của NSNN, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành NSNN, hạn chế được tính tùy tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN.  Thứ hai, nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả Đây là một trong những nguyên tác quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì có hạn nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào. Đối với các cơ sở y tế, để đạt được nguyên tắc này thì trong quá trình quản lý chi thường xuyên của NSNN phải làm tốt và làm đồng bộ một số nội dung sau:
  • 12. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 15 Xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc; đồng thời lại phải có tính thực tiễn cao. Thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chon hình thức cấp phát cho mỗi đơn vị. Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhưng khối lượng công việc vẫn hoàn thành và đạt kết quả cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có được các phương án phân phối và sử dụng khác nhau.  Thứ ba, nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nước Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hiện nay nước ta đã và đang thực hiện “chi trực tiếp qua KBNN” và coi đó như là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này. 1.4 Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế 1.4.1 Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế Quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế là hoạt động của các cơ quan chức năng thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động chi NSNN cho sự nghiệp y tế nhằm đạ được mục tiêu đã định. Để quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế hiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc nêu trên thì cần có các biện pháp sau: Thiết lập các định mức chi. Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng kế hoạch chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát các khoản chi của NSNN. Nguyên tắc chung để thiết lập các định mức chi là vừa phải phù
  • 13. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 16 hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan của các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí của NSNN, vừa phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Xác lập thứ tự ưu tiên các khoản chi của NSNN theo mức độ cần thiết đối với từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, về thực hiện các chức năng của cơ quan công quyền. Xây dựng quy trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước. Đồng thời qua quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra và kiểm toán phát hiện những bất hợp lý trong chính sách, chế độ nhằm hoàn thiện bổ sung chính sách, chế độ. 1.4.2 Mô hình và chu trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế được quản lý thông qua 3 khâu: lập dự toán; chấp hành dự toán và quyết toán. Mô hình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
  • 14. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 17 Sở tài chính Sở y tế, bệnh viện tuyến tỉnh Kho bạc nhà nước tỉnh Phòng tài chính kế hoạch huyện Ban tài chính xã Trạm xá phường, xã Trung tâm y tế tuyến huyện Kho bạc nhà nước huyện
  • 15. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 18 Chú giải: Xét duyệt dự toán Rút dự toán Lập dự toán  Lập dự toán Lập dự toán là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và ngân sách cho y tế nói riêng. Khâu này mang tính địn hướng, là cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo trong quá trình quản lý vốn ngân sách. Quy trình lập dực toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế được thực hiện như sau: Căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thông tư hướng dẫn và số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài Chính. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương, khả năng cân đối NSĐP, Sở hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán cho các đơn vị sự nghiệp y tế và UBND cấp dưới. Trên cơ sở số kiểm tra về dự toán ngân sách và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh dựa trên Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và Nghị
  • 16. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 19 quyết của HĐND tỉnh, thực tế hoạt động của ngành y tế, các đơn vị dự toán tiến hành lập dự toán của đơn vị mình. Cụ thể, tại cấp tỉnh: Sở Y tế và các bệnh viện tuyến tỉnh lập dự toán gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính giao số kiểm tra cho Sở Y tế trên cơ sở dự toán sơ bộ về chi ngân sách y tế kỳ kế hoạch. Sở Tài chính xác định các định mức chi tổng hợp dự kiến sẽ phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới, trên cơ sở đó hướng dẫn các đối tượng này tiến hành lập dự toán ngân sách y tế. Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán thuộc tỉnh. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiến hành giao dự toán cho từng đơn vị.  Chấp hành dự toán Đây là khâu thứ hai và cũng là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý ngân sách, đó là quá trình thực hiện cấp phát NSNN cho sự nghiệp y tế. Việc cấp phát cho các đơn vị được thực hiện theo hai phương pháp chính: cấp phát theo dự toán và cấp phát theo lệnh chi tiền. Trong đó, cấp phát theo dự toán là chủ yếu. Các nguyên tắc cần quán triệt trong khâu chấp hành dự toán: Cấp phát phải đảm bảo đúng nội dung, tập trung có trọng điểm trên cơ sở được giao. Cấp phát và sử dụng kịp thời, chặt chẽ tránh mọi lãng phí, thất thoát, tham ô. Cấp phát đảm bảo cân đối giữa khả năng và nhu cầu tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
  • 17. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 20 Tại cấp tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế tổ chức thực hiện chấp hành chi, cấp phát kinh phí cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Các đơn vị thuộc ngành căn cứ vào dự toán mà các cấp có thẩm quyền phê duyệt, các chế độ, chính sách chi tiêu của nhà nước quyết định, lập nhu câu chi tiêu theo mục lục ngân sách gửi KBNN nơi giao dịch và gửi Sở Y tế.  Quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp y tế nói riêng. Đây là khâu được tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích những khoản chi đã được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị để đánh giá kết quả chấp hành ngân sách. Từ đó rút ra ưu nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Chấp hành ngân sách tốt sẽ làm tăng kỷ cương pháp luật tài chính, ngân sách, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ và quy định của pháp luật. Tại cấp tỉnh: Các đơn vị lập báo cáo quyết toán gửi Sở Y tế. Sở Y tế tổ chức xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả quyết toán cho các đơn vị trực thuộc, đồng thời gửi Sở Tài chính thẩm tra, phê duyệt. Sở Tài chính tiến hành duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán gửi cho Sở Y tế. 1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, sau đây là một số nhân tố chủ yếu:  Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối NSNN.
  • 18. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 21 Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, thu nhập quốc dân thấp thì một điều tất yếu là mức độ động viên vào NSNN sẽ thấp. Trong khi đó nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng mà nguồn tài chính đảm bảo cho cho chi tiêu của NSNN bị hạn chế dẫn tới nguồn tài chính cung cấp cho sự nghiệp y tế cũng bị hạnh chế. Ngược lại, nếu nền kin tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào NSNN lớn và thuận lợi thì nguồn kinh phí giành cho sự nghiệp y tế sẽ cao hơn là một điều tất yếu. Khi nguồn lực tài chính được tập trung vào trong tay Nhà nước hình thành nên NSNN thì nguồn lực này sẽ phân phối cho các lĩnh vực. Tùy vào từng thời kỳ mà khoản chi nào đó có thể chiếm tỷ trọng cao hay thấp trong cơ cấu chi của NSNN. Thực tế cho thấy, với một lượng tài chính (NSNN) nhất định, nếu ta tăng chi quá cho lĩnh vực này thì tất yếu phải giảm chi của lĩnh vực khác. Như vậy, nếu tăng chi cho sự nghiệp y tế thì tất yếu phải giảm chi của lĩnh vực khác. Ngược lại, nếu tăng chi cho các lĩnh vực khác mà phần NSNN dành cho sự nghiệp y tế không đảm bảo nhu cầu tối thiểu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp y tế và chất lượng của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân sẽ không được đảm bảo. Vì vậy, tùy theo tình hình thực tế và thực trạng của từng ngành mà Nhà nước sẽ xác định một phần NSNN hợp ly dành cho từng ngành, trong đó có ngành y tế.  Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân Tốc độ tăng dân số và tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân tăng sẽ ảnh hưởng lớn đển chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
  • 19. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 22 Nước ta hiện nay dân số tăng nhanh đã làm cho nhiều mục tiêu về đời sống vật chất, văn hóa, dân trí và sức khỏe đã đề ra mà chưa thể thực hiện được. Dân số tăng trong khi NSNN còn hạn hẹp gây sức ép lớn về mặt xã hội, nhất là về y tế. Dân số tăng nhanh cùng với điều kiện vật chất của người dân thiếu thốn, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, kèm theo đó là sự xuất hiện tăng nhanh của dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Để thanh toán và đẩy lùi dịch bệnh thì phải gia tăng các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Mặt khác, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân còn cao đòi hỏi các hoạt động y tế phải đổi mới và chuyển đổi để giải quyết các vấn đề bệnh tật. Điều này cũng ảnh hưởng tới nội dung và cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp y tế.  Trang thiết bị cho hoạt động y tế Tình hình trang thiết bị của ngành y tế cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn tới chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Nếu như cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các cơ sở y tế còn tốt, hiện đại, đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh thì khoản chi cho mua sắm trang thiết bi y tế giảm kéo theo chi NSNN cho sự nghiệp y tế giảm và ngược lại. Hiện nay trang thiết bị y tế của nước ta con thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển, phần lớn các bệnh viện tuyến huyện và tuyến cơ sở thiếu thốn hoặc không có trang thiết bị hiện đại, do vậy đòi hỏi NSNN phải chi nhiều hơn nữa để đầu tư máy móc, trang thiết bị chuyên dụng. Ngoài những nhân tố nêu trên, thì chi NSNN cho sự nghiệp y tế còn chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác như: mạng lưới tổ chức của ngành y tế, khả năng, trình độ của ngành y tế, sự biến động về kinh tế, chính trị và của các nhân tố khác….
  • 20. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 23 Tất cả các nhân tố trên đêì tác động và gây ảnh hưởng tới chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến chi NSNN cho sự nghiệp y tế trong từng thời kỳ có sự khác nhau. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung, cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp y tế có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi của NSNN cho sự nghiệp y tế một cách khách quan, phù hợp với yêu cầu của tình hình ngành y tế và tình hình kinh tế, chính trị trong từng giai đoạn. Tóm lại: Chương một của chuyên đề này đề cập đến những lý luận chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Xuất phát từ tầm quan trọng của sự nghiệp y tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà cần thiết phải đầu tư cho sự nghiệp này. Vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế được lấy từ nhiều nguồn, trong đó từ nguồn NSNN là chủ yếu, hình thành nên các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành y tế. Nó là một khoản chi thuộc lĩnh vực văn xã nhưng lại có những nét riêng biệt và khác so với các khoản chi thường xuyên khác. Với nội dung chi phong phú và đa dạng, chi NSNN cho sự nghiệp y tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Nó là một khoản chi chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có cả những nhân tố chủ quan và khách quan. Nghiên cứu lý luận chung về chi NSNN cho sự nghiệp y tế có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý các khoản chi này trong thực tiễn cả ở tầm vĩ mô (trên phạm vi cả nước) và trên tầm vi mô (trong phạm vi mỗi địa phương) để sao cho việc quản lý mang lại hiệu quả cao, đảm bảo được các mục tiêu vĩ mô của Nhà nước.
  • 21. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 24 Trong giới hạn về lý luận và điều kiện nghiên cứu, em xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các Bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Các đơn vị nêu trên đó là : Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Phụ sản.
  • 22. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH. 2.1 Vài nét về các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 2.1.1 Vài nét về đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình. Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, một mặt giáp biển, ba mặt giáp sông, có địa hình tương đối bằng phẳng, có đặc điểm thủy văn, khí hậu và đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thái Bình là vùng lúa trọng điểm của phía Bắc và cả nước, tiếp giáp với 5 tỉnh: phía Đông giáp với Vịnh Bắc bộ, phía Tây và Tây Nam giáp với hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, Phía Bắc giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Tỉnh Thái Bình có diện tích tự nhiên là 1.574,2 km2, dân số 1.843.000 người, có mật độ dân số cao so với trong vùng và cả nước (xấp xỉ 1.171 người/km2). Tỉnh được chia thành 07 huyện và 01 thành phổ trực thuộc tỉnh, bao gồm: huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và Thành phố Thái Bình. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đang trên đà phát triển: Nông nghiệp phát triển theo hướng tích cực, các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã và đang được triển khai xuống cơ sở; thủy sản phát triển mạnh với nhịp độ cao; sản xuất công nghiệp và các hoạt động dịch vụ tăng mạnh cả về chất và lượng. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 16,1 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất là 23.015 tỷ đồng, tăng 17,01% so với năm 2009. Thái Bình đã khai thác và phát huy các nguồn lực trong và
  • 23. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 26 ngoài tỉnh cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội … có tiến triển tích cực, tình hình nông thôn đi vào ổn định, vững chắc. Chính sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã tạo tiền đề cho ngành y tế phát triển và có khả năng huy động một phần nguồn lực trong tỉnh để phát triển sự nghiệp y tế và xã hội hóa hoạt động y tế trong những năm tới đây. Đồng thời đó là xu hướng đòi hỏi ngành y tế phải ngày càng củng cố và hoàn thiện để thực hiện một cách tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thì kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kinh tế phát triển nhưng không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu là khu vực thành phố và trung tâm các huyện, kéo theo đó là sự mất cân đối về đời sống của nhân dân giữa các vùng về kinh tế, văn hóa, xã hội … Hiện tại còn 4% lao động chưa có việc làm. Việc phát triển các khu công nghiệp, làng nghề đóng góp rất lớn cho nên kinh tề của tỉnh, nhưng bên cạnh đó là vấn đề về ô nhiễm môi trường, trong khi tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xử lý ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, điểm công nghiệp và làng nghề còn chậm, chưa đạt yêu cầu. Việc triển khai quy hoạch phat triển giáo dục, y tế còn chậm, việc khắc phục tình trạng quá tải của các bệnh viện công lập còn gặp khó khăn …. Chính những khó khăn đó là bức rào chắn đối với sự phát triển của nghành y tế, bởi kinh tế - xã hội của tỉnh tuy có phát triển nhưng chưa thể nhảy vọt được, thu nhập của người dân tuy có tăng nhưng chưa cao, người dân còn phải lo đến “ cơm, áo, gạo, tiền” thì họ chưa thể đặt tiêu chí chăm sóc và bảo vệ sức khỏe lên hàng đầu được mặc dù mọi người đều ý thức
  • 24. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 27 được “sức khỏe là vốn quý nhất của con người”. Đó chính là những thách thức cản trở chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế của tỉnh và là những khó khăn đòi hỏi ngành y tế và các ngành liên quan phải phấn đấu vượt qua. 2.1.2 Thực trạng các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình những năm gần đây. 2.1.2.1 Tóm tắt hệ thống tổ chức, cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện hang I, là cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện có độingũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.Với qui mô giường bệnh được giao 500 giường bệnh theo kế hoạch,thực kê 738 giường. Bệnh viện có 09 phòng chức năng, 19 khoa lâm sàng và 05 khoa cận lâm sàng. Bệnh viện Mắt trước đây là trạm Mắt được thành lập từ năm 1965. Năm 2000 được UBND Tỉnh Quyết định đổi tên thành Trung tâm Mắt; Tháng 3 năm 2008 được tổ chức lại thành bệnh viện Mắt. Quy mô giường bệnh là 150-200 giường bệnh. Bệnh viện có 09 phòng khoa chuyên môn, có tổng số nhân viên là 65 người. Bệnh viện Y học cổ truyền tiền thân là một tổ Đông y nằm trong khoa Dược của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trước yêu cầu đòi hỏi của xã hội, ngày 19/ 5/ 1971, UBND tỉnh có quyết định thành lập Bệnh viện với kế hoạch 60 giường bệnh và 55 cán bộ nhân viên. Hiện nay, bệnh viện có 120 giường bệnh và 85 cán bộ , y bác sỹ.
  • 25. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 28 Về đội ngũ cán bộ: Các bệnh viện đang từng bước sắp xếp và củng cố đội ngũ cán bộ theo hướng tiêu chuẩn hóa, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động. Những năm gần đây, đội ngũ cán bộ y tế ngày càng được nâng cao về chất lượng và số lượng y, bác sỹ cũng ngày càng tăng qua các năm. Thể hiện qua bảng số 1. Bảng số 1: Tình hình đội ngũ y, bác sỹ qua 03 năm 2008 – 2009 – 2010. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số bác sỹ và trình độ cao hơn (người) 944 996 1084 Số y sỹ (người) 797 856 906 Số bác sỹ/ vạn dân. 5,1 5.4 5,8 (Nguồn số liệu: Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yêu 2 năm 2009 – 2010 tỉnh Thái Bình). Tuy độ ngũ cán bộ bác sỹ đủ về số lượng nhưng vẫn còn một số tồn tại như: việc cơ cấu cán bộ chưa hợp lý (ví dụ: tỷ lệ bác sỹ/ y tá là 1/1,5, trong khi quy định của nhà nước là 1/4), thiếu cán bộ chuyên sâu ở một số bộ phận, còn nhiều bác sỹ chưa được đào tạo đúng chuyên khoa công tác … Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Một số bộ phận ở các bệnh viện do xây dựng đã lâu, nay đã xuống cấp, cần xây dựng mới hoặc nâng cấp. Một
  • 26. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 29 số trang thiết bị sử dụng nhiều năm, lạc hậu, không đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Trong khi đó nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao, tình trạng quá tải vẫn là một bài toán khó cho các bệnh viện. 2.1.2.2 Hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời gian gần đây. Trong những năm gần đây, ngành Y tế Thái Bình đã tích cực đẩy nhanh xã hội hóa công tác y tế, phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện để nhiều loại hình y tế phát triển, trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đã huy động được sự đóng góp lớn của cộng đồng cho sự nghiệp phát triển y tế địa phương. Cùng với tình hình đó, công tác khám chữa bệnh của nhiều bệnh viện tuyến tỉnh cũng có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng chuyên môn từng bước được nâng cao. Thể hiện qua bảng số 2. Bảng số 2: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chuyên môn hoạt động khám chữa bệnh 3 năm: 2008 - 2009 - 2010. Tên các chỉ tiêu đã thực hiện Đơn vị tính T.hiện năm 2008 T.hiện năm 2009 T.hiện năm 2010 Tổng số lần khám bệnh Lần 2.405.380 2.494.570 2.496.471 Tổng số bệnh nhân (bn) điều trị ngoại Bn 694.011 702.011 786.495
  • 27. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 30 trú Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú Bn 330.000 330.639 330.739 Số ngày điều trị nội trú Lần 2.145.000 2.281.409 2.282.099 Số bệnh nhân chết Bn 9.549 9.569 9.576 Công suất sử dụng giường bệnh % 137 140 136 (Nguồn số liệu: Các chỉ số đánh giá hoạt động y tế 2 năm 2009 – 2010, Sở Y tế Thái Bình). Qua số liệu trên ta thấy, số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh ngày tăng lên qua từng năm. Số bệnh nhân điều trị nội trú tăng lên kéo theo số ngày điều trị nội trú cũng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu cho quản lý hành chính và nghiệp vụ chuyên môn … của các bệnh viện cũng phải tăng lên, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa cho các bệnh viện. Bên cạnh đó, số lần khám chữa bệnh phần nào cho ta thấy tình trạng quá tải của các bệnh viện, rất nhiều bộ phận không đủ số giường bệnh cho bệnh nhân. Nguyên nhân là do các bệnh viện tuyến huyện và cơ sở không
  • 28. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 31 đáp ứng được đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nghiệp vụ chuyên môn đê phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thêm vào đó là tâm lý khám bệnh của người dân luôn muốn đến bệnh viện tuyến đầu của tỉnh và công tác chỉ đạo tuyến của cơ quan chức năng chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác, do số bệnh nhân điều trị ngoại trú tăng lên, chứng tỏ bệnh viện chưa đáp ứng được đủ số giường bệnh điều trị nội trú và chưa tạo được sự yên tâm điều trị cho người bệnh … Từ đó đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức tới công tác đầu tư cơ sở vật chất cho các bệnh viện và nâng cao y đức cho cán bộ y tế, thực hiện tốt các quy chế chuyên môn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các bệnh viện vẫn còn có một số tồn tại như: Một số quy định về thủ tục hành chính mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn gây phiền hà cho người dân. Biểu giá thu một phần viện phí có chỗ còn chưa phù hợp. Công tác quản lý kinh phí ở một số lĩnh vực, đơn vị chưa chặt chẽ … Trên đây là thực trạng của các bệnh viện tuyến tỉnh trong những năm gần đây. Các bệnh viện tuyến tỉnh cũng như ngành y tế Thái Bình đã không ngừng được củng cố và có định hướng phát triển tích cực nhằm đáp ứng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các đơn vị phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đó là sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn, công tác quản lý tài chính cùng với các chính sách chế độ của ngành y tế còn nhiều bất cập. Xuất phát từ thực trạng này, đòi hỏi công tác chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải có những định hướng phù hợp sao cho hoạt động sự nghiệp y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh có hiệu quả hơn nữa và đáp ứng được các nhu cầu đề ra.
  • 29. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 32 2.2 Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 2.2.1 Khối lượng và mức độ chi NS tỉnh Thái Bình cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Trong những năm qua, chi NS tỉnh cho sự nghiệp y tế nói chung và các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình ngày càng gia tăng. Kinh phí thường xuyên trong thực hiện các năm đều cao hơn kế hoạch và là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Điều đó chứng tỏ sự nghiệp y tế ngày càng được tỉnh quan tâm và đầu tư xứng đáng. Để hiểu rõ hơn ta nghiên cứu bảng số 3: Bảng số 3: Tình hình chi ngân sách tỉnh cho sự nghiệp y tế qua các năm 2008 – 2009 – 2010. Đơn vị: Triệu đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Tổng chi NS tỉnh 2.339.933,528 2.950.571,983 3.790.796,830 2. Chi cho sự nghiệp y tế 137.405,097 162.741,170 234.525,276 3. Tỷ trọng (%) 5,87 5,51 6,18 (Nguồn: Quyết toán NSNN các năm 2008, 2009 Sở Tài chính tỉnh Thái Bình).
  • 30. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 33 Bảng số 4: Tình hình chi NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong 3 năm 2008 – 2010. Đơn vị: Triệu đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Chi NS cho sự nghiệp y tế 137.405,097 162.741,170 234.525,276 2. Chi NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh 82.443,058 102.526,937 152.441,429 3. Tỷ trọng trong chi NS cho sự nghiệp y tế (%) 60 63 65 Ta thấy rằng tỷ trọng chi NSNN cho sự nghiệp y tế trong tổng chi NS của tỉnh giao động ở mức 5 – 6%. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói chung và cho các bệnh viện tuyến tỉnh nói riêng là một lĩnh vực quan trọng, nhưng với tỷ lệ như trên rõ ràng là chưa cân xứng với vai trò của nó. Trong khi đó, chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi NS cho sự nghiệp y tế của tỉnh Thái Bình. Điều này đòi hỏi phải quản lý nguồn vốn NSNN này như thế nào vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu quả cao, đảm bảo cho mọi hoạt động được tiến hành một cách tốt nhất. 2.2.2 Cơ cấu chi NSNN tỉnh Thái Bình cho các bện viện tuyến tỉnh Đứng trên góc độ quản lý và xét theo đối tượng sử dụng kinh phí thì chi NS tỉnh Thái Bình cho sự nghiệp y tế được chia ra thành 4 nhóm
  • 31. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 34 chính: Chi cho con người; chi nghiệp vụ chuyên môn; chi mua sắm, sửa chữa tài sản và các khoản chi khác. Khối lượng và tỷ trọng của từng nhóm chi trong tổng chi NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh được thể hiện ở bảng sau: Bảng số 5: Cơ cấu chi NS tỉnh Thái Bình cho các bệnh viện tuyến tỉnh thời gian qua: Đơn vị: Triệu đồng. Nội dung chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng chi 82.443,058 102.526,937 152.441,429 Nhóm chi cho con người ( tỷ trọng) 31.311,873 (37,98%) 43.973,8 (42,89%) 66.418.73 (43,57%) Nhóm chi cho NVCM ( tỷ trọng) 10.692,864 (12,97%) 12.272,474 (11,97%) 19.817,385 (13%) Nhóm chi cho mua sắm, sửa chữa tài sản ( tỷ trọng) 2.522,757 (3,06%) 4.049,814 (3,95%) 6.097,657 (4%) Nhóm chi khác 37.915,562 42.230,845 60.107,655
  • 32. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 35 ( tỷ trọng) (45,99%) (41,19%) (39,43%) Để cụ thể hơn ta đi xét từng nhóm chi:  Nhóm chi cho con người. Bảng số 6: Cơ cấu nhóm chi con người 3 năm ( 2008 – 2010). Đơn vị: triệu đồng. T T Chi tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nội dung chi Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng chi 31.311,8 100 43.973,8 100 66.418.7 100 Tiền lương 16.532,6 52,8 23.745,8 54 35.467,5 53,4 Tiền công 3.976.6 12,7 4.925,1 11,2 7.770,9 11,7 Phụ cấp 6.951,2 22,2 9.630,3 21,9 14.280 21,5 Tiền thưởng 156,6 0,5 263,9 0,6 464,9 0,7 Phúc lợi tập thể 407,1 1,3 527,7 1,2 730,6 1,1 Các khoản 3.287,7 10,5 4.881 11,1 8.169,7 11,6
  • 33. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 36 đóng góp Nhóm chi cho con người không ngừng tăng qua các năm, là nhóm chi đảm bảo bù đắp hao phí sức lao động, là điều kiện đầu tiên để duy trì sự sống của con người, từ đó mới có thể thực hiện được nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.  Chi lương: Nhóm chi này luôn có tỷ lệ cao, trên 50% trong tổng nhóm chi cho con người. Thực tế khoản chi này tăng do chinh sách tiền lương có sự thay đổi, mặt khác là do cơ quan đơn vị đã chủ động áp dụng nguồn tiết kiệm tự chủ được để điều chỉnh hệ số tiền lương cho cán bộ công chức, tăng lương cho cán bộ mới tập sự, tăng chi cho cán bộ đi công tác.  Phụ cấp lương: Phụ cấp lương được coi là khoản chi quan trọng để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, có vai trò thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, chủ yếu là phụ cấp khu vực, phụ cấp ưu đãi ngành nghề, phụ cấp làm thêm giờ. Cần phải gia tăng tỷ lệ cho mục chi này vì công tác y tế có đặc thù là làm việc trong môi trường độc hại, thời gian làm việc thường là 24/24h kể cả ngày lễ tết, chủ nhật.  Tiền thưởng: Mục chi tiền thưởng tăng lên là một điều dễ hiểu khi những năm qua, các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, khoản chi này góp phần khuyến khích cán bộ tích cực làm việc, không ngừng nghiên cứu sáng tạo. Tuy nhiên, với một tỷ trọng như trên trong tổng nhóm chi cho con người là một con số khá khiêm tốn, đòi hỏi phải gia tăng tỷ lệ của khoản chi nay, nhằm thúc đẩy
  • 34. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 37 các cán bộ làm việc hiệu quả hơn nữa, đóng góp vào thành công chung của các đơn vị cũng như toàn ngành y tế Thái Bình.  Phúc lợi tập thể: Mục chi này phản ánh các khoản chi có tính phúc lợi cho cán bộ công chức. Trong những năm qua, với chính sách xóa bỏ bao cấp và tiền lương là khoản thu nhập chính thì khoản chi này ngày cành giảm. Qua phân tích thực trạng nhóm chi cho con người ta thấy, nhóm chi này cơ bản đã đáp ứng ngày càng tốt hơn cho đời sống cán bộ công nhân viên chức. Tuy nhiên, trước những nhu cầu và yêu cầu thực tế thì khoản chi cho tiền thưởng là chưa cao, chưa tương xứng. Để góp phần nâng cao hiệu quả nhóm chi cho con người thì đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tài chính, Kho bạc, Y tế, để các cán bộ được hưởng mức lương hợp lý, đầy đủ, kịp thời.  Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn: Bảng số 7: Chi NS cho nghiệp vụ chuyên môn trong 3 năm ( 2008 – 20010). Nội dung chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng chi NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh. 82.443,058 102.526,937 152.441,429 Nhóm chi cho NVCM 10.692,864 (12,97%) 12.272,474 (11,97%) 19.817,385 (13%)
  • 35. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 38 ( tỷ trọng) Đây là nhóm chi gồm các khoản chi liên quan trực tiếp cho người bệnh, đáp ứng kinh phí cho khám chữa bệnh và phòng bệnh, như: mua thuốc, phòng và chữa bệnh, hóa chất … mua thiết bị y tế không phải là TSCĐ, trang phục, bảo hộ lao động của ngành y tế … ). Nhận thấy rằng, đây là một khoản chicó vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động của các bệnh viện, tuy nhiên nó lại chiếm một tỷ trọng chưa tương xứng với vai trò của nó trong tổng chi NS tỉnh cho các bệnh viện, điều này đặt một dấu hỏi cho công tác quản lý chiNSNN cho các bệnh viện ở cả khâu lập dự toán cũng như chấp hành dự toán, và đối với cả cơ quan ngành Y tế.  Nhóm chi mua sắm và sửa chữa: Bảng số 8: Tình hình về chi NS cho mua sắm và sửa chữa 3 năm ( 2008 – 2010). Đơn vị tính: triệu đồng. Nội dung chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng chi 2.522,757 100 4.049,814 100 6.097,657 100 Mua sắm 1.122,626 44,5 1.949,58 48,14 3.272,612 53.67 Sửa chữa 1.400,131 55,5 2.100,234 51,86 2.825,045 46,33
  • 36. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 39 Chi mua sắm, sửa chữa gồm có chi mua sắm TSCĐ và sửa chữa lớn, xây dựngnhỏ TSCĐ dùng cho chuyên môn. Nhóm chi này đóng vai trò hết sức cầnthiết, đảm bảo điều kiện vật chất cho công tác chuyên môn, đặc thù của nhóm chi này là dễ gây thất thoát, tiêu cực nhất trong các nhóm chi. Qua bảng số liệu ta thấy hàng năm các bệnh viện đều tích cực mua sắm trang thiết bịđầu tư máy móc, tăng cường côngtác rà soát, bảo trì, sửa chữa phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, nâng cao hiệu quả công việc. Để khoản chi này mang lại hiệu quả, trước hết cần phải xác định được nhu cầu kinh phí đáp ứng cho mua sắm, sửa chữa trong dự toán kinh phí hàng năm của mỗi đơn vị, trên cơ sở đó để cơ quan tài chính lập dự toán chi NS cho nhóm mục chi này dựa trên những căn cứ nhất định. Khi cần xác định tỷ trọng hợp lý, có thứ tự ưu tiên, tránh chi dàn trải và phải có sự phối hợp giữa các nguồn vốn khác … để tiết kiệm nguồn vốn NS mà vẫn mang lại hiệu quả cao.  Nhóm chi khác: Bảng số 9: Tình hình về chi NS cho các khoản chi khác. Đơn vị: triệu đồng Nội dung chi Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Tổng chi 37.915,562 100 42.230,845 100 60.107,655 100 Thanh toán 10.123,455 26,7 10.616,834 25,14 15.429,635 25.67
  • 37. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 40 DVCC Thông tin liên lạc 8.531,001 22,5 11.765,513 27,86 15.826,345 26,33 Hội nghị 6.786,885 17,9 6.039,01 14,3 10.098,086 16,8 Chi khác 12.474,221 32,9 13.809,488 32,7 18.753,589 31,2 Đây là nhóm chi nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy quản lý tại các bệnh viện. Nhóm chi này tuy không mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động nhưng nó không thể thiếu được trong công tác của các bệnh viện, ảnh hưởng không ít đến các hoạt động phòng và khám chữa bệnh. Nhóm chi này không nằm trong kế hoạch chi cụ thể, tùy theo yêu cầu của từng đơn vị mà khoản chi này nhiều hay ít. Thời gian qua, nhóm chi này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi NS cho các bệnh viện tuyến tỉnh, trong khi các khoản chi cần được ưu tiên hơn thì lại có tỷ trọng chưa tương xứng. Mặt khác, khoản chi này lại có đặc điểm là chưa thực sự rõ ràng, minh bạch. Có một thực tế là nhiều khoản chi đơn vị không biết sắp xếp vào đâu cho hợp lý nên dồn hết vào khoản chi khác dẫn đến chi khác lại lớn hơn nhiều so với các khoản chi cụ thể và có mục đích rõ ràng. Chính điều này đã làm mất sự cân đối giữa các khoản chi, làm giảm tính hiệu quả của các khoản chi NS cho các bệnh viện. Vấn đề này đòi hỏi khi bố trí các khoản chi phải bố trí cụ thể tới từng khoản, mục và khi kiên quyết cắt bỏ, xuất toán các khoản chi không có mục đích rõ ràng. Thêm vào đó là đòi hỏi về nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ phụ trách việc hạch toán kế toán các khoản chi NS trong đơn vị, sao cho hạn chế tối đa việc hạch toán các khoản chi không đúng bản chất và quy định.
  • 38. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 41 2.3 Những tồn tại và nguyên nhân trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Thực ra, những khó khăn và tồn tại trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã được phản ánh trong phần “thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Nhưng ở đây, để cho có hệ thống, ta có thể sơ lược qua về những khó khăn và tồn tại trong công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái bình, gồm những khó khăn và tồn tại chủ yếu sau: Cơ cấu chi NSNN cho các đơn vị vẫn còn những điểm chưa hợp lý, từ đó hạn chế hiệu quả chi NSNN. Một số khoản chi chưa tương xứng với nhiệm vụ và chức năng của nó, trong khi khoản chi khác lại quá lớn. Việc quản lý các khoản chi thì thiếu minh bạch, công khai. Việc hạch toán trên sổ sách kế toán ở một số đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu vê hạc toán kế toán, nhất là tính minh bạch công khai. Vẫn còn tình trạng một số đơn vị có nhiều loại sổ sách kế toán cùng phản ánh việc ghi chép các khoản chi ngân sách cho hoạt động y tế. Chính sách thu một phần viện phí hiện nay tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn những tồn tại, chưa đảm bảo tính công bằng trong việc hưởng thụ các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh. Một số nguồn thu chưa được phản ánh trong sổ kế toán như hiện tượng dấu số thu ở các bệnh viện khi thu viện phí từ việc khám chữa bệnh theo yêu cầu. Vẫn còn tình trạng hạch toán sai mục, tiểu mục (chẳng hạn lẫn lộn giữa mục sửa chữa lớn TSCĐ với mục sửa chữa thường xuyên TSCĐ). Từ đó ảnh hưởng đến số chi NSNN không đúng, sát với thực tế.
  • 39. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 42 Do sự nghiệp y tế đầu tư từ nhiều nguồn, khó quản lý, nhất là trong hạch toán, do đó vẫn còn tình trạng hạch toán chi cho từng nguồn chưa rõ ràng, nhất là giữa nguồn kinh phí do NSTW cấp với nguồn ngân sách do địa phương cấp. Với nguồn BHYT, do Sở Tài chính không trực tiếp quản lý nên khó theo dõi tình hình sử dụng nguồn vốn này. Trong quá trình sử dụng kinh phí do NSNN cấp cho các bệnh viện, vẫn còn nhiều hạn chế. Vốn đầu tư cho XDCB còn thất thoát lớn. Lượng vốn ngân sách dành cho mua sắm trang thiết bị vẫn còn thực trạng mua trang thiết bị chất lượng kém mà đơn giá lại cao hơn giá trị thực tế của trang thiết bị đó gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến việc chuẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Việc kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng kinh phí được cấp cho các bệnh viện vẫn chưa được thường xuyên, hoặc có kiểm tra nhưng còn mang tính thủ tục, hình thức, chưa có hình thức xử phạt thích đáng với cá nhân và đơn vị sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ. Vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa cơ quan tài chính, cơ quan Kho bạc và các cơ quan chủ quản trong việc quản lý các khoản chi NSNN mà chủ yếu là việc đối chiêu số liệu giữa các cơ quan vào một kỳ nhất định (như vào thời điểm quyết toán chi NSNN). Tóm lại: Chương hai của chuyên đề này đề cập đến thực trạng quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói chung và các bệnh viện tuyến tỉnh nói riêng chịu tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và đặc điểm của ngành y tế Thai Bình. Trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh phải xem xét tới các nguồn vốn và cách thức quản lý các nguồn vốn đầu tư một cách phù hợp để chi NSNN cho các đơn vị này mang lại hiểu
  • 40. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 43 quả cao. Chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình tăng lên qua các năm và có nội dung đa dạng phong phú. Qua từng năm thì cơ cấu các khoản chi này thay đổi cả về mức độ lẫn tỷ trọng để phù hợp với thực trạng của ngành y tế và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quản lý các khoản chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn còn những tồn tại mà những tồn tại này xuất phát từ nhiều lý do và đòi hỏi phải có hướng giải quyết và các biện pháp khắc phục, đảm bảo cho mọi người được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ NSNN còn hạn hẹp.
  • 41. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 44 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH. 3.1 Phương hướng phát triển sự nghiệp y tế tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Năm 2011 – năm đầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2011 – 2015; có những thuận lợi cơ bản: Kinh tế thế giới và trong nước đang hồi phục, môi trường đầu tư kinh doanh đang được cải thiện. Một số dự án lớn đã hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được cải thiện; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định. Tuy vậy, còn có những khó khăn: nền kinh tế thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp, giá cả biến động khó lường; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khả năng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt còn thiếu … Các cấp các ngành phải tập trung cao chỉ đạo cho bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp; tiến hành tổ chức đại hội các tổ chức chính trị xã hội; tập trung triển khai nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Từ tình hình trên, để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, thì các mục tiêu kinh tế xã hội chủ yếu năm 2011 của tỉnh là:
  • 42. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 45 Tốc độ tăng trưởng GDP trên 13,5%, giá trị sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp phấn đấu đạt 4,4% trở lên, trong đó nông nghiệp tăng 3,5% và thủy sản tăng 10,8%; công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,8% trở lên, trong đó công nghiệp tăng từ 23% trở lên và xây dựng tăng từ 21,3% trở lên; dịch vụ tăng từ 13,2% trở lên. Kim ngạch xuất khẩu 495 triệu USD, tăng 11,7%; kim ngạch nhập khẩu đạt 414 triệu USD, tăng 10,4%. Cơ cấu GDP (giá thực tế) của khu vực nông , lâm nghiệp và thủy sản 30,8%; công nghiệp và xây dựng 35,0%; dịch vụ 34,2% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 15.640 tỷ đồng, tăng 43,46%. Tổng thu NSNN 4.954 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 1.769 tỷ đồng. Tổng chi NS địa phương 4.820 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 17.000 tỷ đồng, tăng 20,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45,6%, trong đó đào tạo nghề đạt 31,5%; giải quyết việc làm mới cho trên 30.000 lao động. Dân số trung bình 1.793.000 người. Giảm tỷ lệ sinh là 0,2%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 17,3%. GDP bình quân đầu người đạt 19,7 triệu đồng. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 80,1%, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý ở đô thị đạt 68,0%. Để đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên, các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh tập trung giữ vững ổn định chính trị, phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
  • 43. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 46 3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động sự nghiệp y tế của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Trong thời gian tới, ngành y tế Thái Bình nói chung và các bệnh viện tuyến tỉnh nói riêng có những phương hướng hoạt động như sau: Nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em, người cao tuổi. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, đoàn thể và xã hội, nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ y, bác sỹ và chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại theo danh mục quy định của Bộ Y tế cho các cơ sở. Phấn đấu giảm tối đa tình trạng quá tải, thiếu thiết bị chuẩn đoán chuyên sâu ở các bệnh viện. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của các cấp ủy; hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền đối với quá trình xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế; phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao sức khỏe nhân dân; tăng cường các biện pháp để thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên một cách đồng bộ. Một số chỉ tiêu cụ thể trong thời gian tới.
  • 44. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 47  Chỉ tiêu sức khỏe: tuổi thọ trung bình 75 tuổi; tỷ lệ sinh giảm 0,2%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 18% (KH < 19%).  Chỉ tiêu về phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe: làm giảm tỷ lệ mắc và chết hàng năm của các bệnh truyền nhiễm gây dịch, không để dịch lớn xảy ra; hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV / AIDS ở mức dưới 0,3%.  Chỉ tiêu khám chữa bệnh: công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 98%; đảm bảo trung bình mỗi người dân được khám bệnh 1,5 lần/năm. 3.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN cho các đơn vị này, hiệu quả của chi NSNN chịu sự tác động của cả hai quá trình đó. Vì vậy, những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình phải giải quyết được những tồn tại không chỉ trong quá trình sử dụng mà trước hết là trong quá trình phân phối NSNN cho các bệnh viện. Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo yêu cầu: Trong quá trình phân phối, sử dụng NSNN không được tạo ra tính ỳ, sự ỷ nại, sự gian lận của các cơ sở do tính bao cấp của chi NSNN mà phải tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở y tế, cán bộ công nhân viên trong đơn vị nâng cao chất lượng hoạt động của mình.
  • 45. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 48 Trong phân phối nhất thiết không được dàn trải, chi đều nguồn ngân sách cho mọi nhu cầu, mọi hoạt động y tế, mọi công trình y tế mà phải xác định trọng tâm, trọng điểm, mục tiêu, nội dung trọng điểm ưu tiên trong phân phối. Phải tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ giữa sử dụng và phân phối, đồng thời phải tăng cường quản lý đối với quá trình sử dụng quỹ NSNN. Để đáp ứng yêu cầu trên, khắc phục những tồn tại trong quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đồng thời dựa vào những mục tiêu, định hướng cơ bản của ngành y tế Thái Bình trong thời gian tới để tăng cường quản lý chi NSNN, chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau: 3.2.1 Đa dạng hóa và khai thác các nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp y tế. Thông qua các mức tăng chi cho sự nghiệp y tế trong tổng chi NSĐP hàng năm ta thấy tỉnh Thái Bình luôn chú trọng đầu tư cho sự nghiệp y tế. Đầu tư từ NSĐP cho sự nghiệp y tế trong thời gian tới vẫn phải tăng lên và giữ vai trò chủ đạo. Mà nhu cầu chi nói chung và nhu cầu chi cho sự nghiệp y tế nói riêng luôn có xu hướng tăng lên trong điều kiện NSĐP còn hạn hẹp, nguồn thu có hạn. Do vây, sẽ gây ra một áp lực rất lớn lên NSNN nếu phải gánh toàn bộ nhu cầu chi đối với sự nghiệp y tế. Vấn đề đa dạng hóa và khai thác các nguồn vốn đối với quá trình phát triển của sự nghiệp y tế là vấn đề rất cần thiết, không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn là chiến lược lâu dài. Để đáp ứng nhu cầu tài chính cho sự nghiệp y tế, ngoài nguồn vốn NSNN, cần chú trọng các nguồn khác như: viện phí, BHYT; nguồn vốn
  • 46. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 49 của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, nguồn thu khác.  Nguồn từ viện phí: Viện phí là khoản đóng góp của bệnh nhân và gia đình theo định mức quy định của Nhà nước. Tiền thu từ viện phí được bổ sung cho các bệnh viện ngoài kế hoạch đầu từ NSNN cho sự nghiệp y tế. Áp dụng chế độ viện phí cho phép các bệnh viện thu một phần chi phí để giảm bớt khó khăn về tài chính. Nguồn này có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng y tế, mở rộng các loại hình dịch vụ, cải thiện đời sống của cán bộ y tế. Tuy nhiên thực trạng thu và sử dụng viện phí còn nhiều bất cập để cần được giải quyết.  Khoản đóng viện phí chưa bù đắp đủ các chi phí mà bệnh nhân khám chữa bệnh. Viện phí trang trải những khoản chi tiêu trực tiếp của người bệnh như thuốc men, sinh hóa phẩm cần thiết … mà chưa tính đến tiền bảo dưỡng, duy tu, khấu hao các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.  Mức thu viện phí đã được ban hành thông qua thông tư liên bộ giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã được ban hành từ rất lâu, đến nay đã không còn phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát.  Sự không đồng bộ giữa mức thu viện phí và mức BHYT đã dẫn đến tình trạng người tham gia BHYT bị mất quền lợi. Từ những thực trạng trên, để có thể huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thì cần giải quyết những vấn đề sau:
  • 47. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 50  Xây dựng kế hoạch thu và sử dụng viện phí chặt chẽ, dựa trên cơ sở tính toán khoa học từ khả năng đóng góp của người dân và khả năng quỹ BHYT.  Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền vai trò của sự nghiệp y tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động các nguồn vốn khác trong tỉnh đầu tư, xây dựng cho y tế.  Điều chỉnh mức thu viện phí phù hợp với từng khu vực và từng tuyến. Giảm bớt tiền viện phí đối với đói tượng chính sách, gia đình có công với Cách mạng. Tăng tiền viện phí đối với tuyến trên để tránh tình trạng người dân đi khám bệnh vượt tuyến, gây nên sự quá tải cho các bệnh viện.  Cần xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm quy định nhà nước về công tác thu và sử dụng viện phí. Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi tỉnh phải thống kê được trong toàn dân số của tỉnh có bao nhiêu người giàu; người không giàu, không nghèo; bao nhiêu người là nghèo và bao nhiêu người là quá nghèo được xét theo những tiêu thức nhất định và hợp lý. Đồng thời Sở Y tế phải có kiến nghị UBND tỉnh sớm có văn bản phê duyệt tăng mức thu một phần viện phí lên mức tối đa theo khung giá đã ban hành.  Nguồn thu từ BHYT: Hiện nay ở nước ta có hai chương trình BHYT đó là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện. Trong đó, BHYt bắt buộc áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, người lao động tại các doanh nghiệp. BHYT tự nguyện áp dụng cho các đối tượng khác trong đó chủ yếu là học
  • 48. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 51 sinh, sinh viên. Nguồn thu từ BHYT là một nguồn thu lớn, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so vời nguồn viện phí. Đóng BHYT thể hiện tính cộng đồng và nhân ái. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác đóng BHYT bắt buộc, đồng thời mở rộng thêm nhiều đối tượng khác tham gia đóng BHYT tự nguyện với mục đích tăng nguồn thu cho quỹ BHYT.  Nguồn thu từ đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Các khoản đóng góp này thường chiếm một tỷ trọng không lớn, nhưng chúng ta không thể bỏ qua khi mà nguồn thu của chúng ta còn rất nghèo nàn. Để huy động tốt nguồn vốn này cần đưa ra các biện pháp sau:  Cải cách hành chính tránh phiền hà, xây dựng khung pháp lý thông thoáng thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu vực này.  Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài chính để các nhà đầu tư biết tiền của họ được sử dụng như thế nào, điều này rất quan trọng với các dự án nước ngoài.  Nguồn thu khác: Tăng cường nguồn thu từ hoạt động tư vấn y tế, chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước, nguồn thu từ việc cấp chứng chỉ hành nghề tư nhân .... 3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh. Như đã phân tích, chi NSNN cho sự nghiệp y tế cũng như cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình là còn quá ít so với sự
  • 49. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 52 phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy nhu cầu tăng chi là rất lớn, nhưng một khoản chi lớn chưa chắc đã hiệu quả khi cơ cấu chi không phù hợp. Qua Chương 2, chúng ta đã thấy cơ cấu chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh là chưa phù hợp. Các khoản chi khác chiếm một tỷ trọng rất cao, trong khi những khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa lại chưa tương xứng. Cơ cấu chi được coi là hoàn thiện khi mà: cơ cấu đó phù hợp với nguồn thu tài chính của địa phương, phù hợp với cơ cấu chi ngành y tế nhưng đồng thời phải phát huy được hiệu quả cao nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ dựa trên một cơ cấu chi hợp lý thì chi NSNN mới phát huy được tính hiệu quả. Nội dung của việc hoàn thiện cơ cấu chi như sau: Thực hiện tăng chi cho con người, bởi con người ở đây là thầy thuốc, người nắm sinh mệnh của người bệnh. Khi tăng chi cho con người cần quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng … và tạo điều kiện cho các cán bộ y tế, đặc biệt là các y bác sỹ nhận được mức thu nhập phù hợp với khả năng mà họ đóng góp, nhận được đầy đủ, nhanh gọn và kịp thời sẽ tạo động lực cho y học góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ người dân. Trong điều kiện hiện nay, công việc đầu tiên là sắp xếp lại đội ngũ y, bác sỹ, các cán bộ công tác trong ngành, tránh tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu, tiến hành tinh giảm nếu cần thiết để gọn nhẹ bộ máy quản lý. Tăng chi cho nghiệp vụ chuyên môn để đảm bảo đáp ứng đủ thuốc phòng và chữa bệnh, dịch truyền, máu, thiết bị chuyên dụng … với chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh. Ngoài ra tăng chi nghiệp vụ chuyên môn mới tạo điều kiện cho các y, bác sỹ phát
  • 50. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 53 huy được tay nghề của họ, tránh được tình trạng thiếu trang thiết bị cần thiết cho khám chữa bệnh, tạo động lực cho các y, bác sỹ nhiệt tình trong khám chữa bệnh và nghiên cứu nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Tăng chi cho mua sắm sửa chữa ở mức độ thấp để tập trung chi cho con người và nghiệp vụ chuyên môn. Lựa chọn thứ tự ưu tiên trong mua sắm, sửa chữa, tránh mua sắm những thứ chưa cần thiết như ô tô, máy điều hòa nhiệt độ … tập trung chi cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng do xây dựng đã lâu nay xuống cấp. Giảm mạnh các khoản chi khác bởi thực tế hiện nay các khoản chi về điện, nước, văn phòng phẩm … còn quá lãng phí vì nó không gắn với lợi ích trực tiếp với mỗi cá nhân. Do đó, đặt ra vấn đề là cần phải kiên quyết cắt bỏ và xuất toán các khoản chi không hợp lý, giảm các khoản chi chưa cần thiết, xác định chính xác các khoản chi thuộc về công tác phí, hội nghị phí, tránh phô trương, lãng phí trong hội họp …. Chỉ thực hiện cấp kinh phí và quyết toán cho các khoản chi khác nếu có mục đích rõ ràng và được giải trình hợp lý, có như vậy mới tránh được sự tùy tiện khi hạch toán các khoản chi không hợp lý vào mục các khoản chi khác. Để thực hiện được các giải pháp này, đòi hỏi các đơn vị phải xây dựng được dự toán theo hướng sát với thực tế và Sở Tài chính dựa vào đó cùng với khả năng của ngân sách để bố trí các khoản chi cho phù hợp. 3.2.3 Tăng cường hiệu quả việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP. Tỉnh Thái Bình đã tiến hành triển khai và thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ – CP ngày 25/04/2006 về “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
  • 51. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 54 đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Để tăng cường hiệu quả việc thực hiện nghị định này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:  Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến để các đơn vị sự nghiệp trong toản tỉnh, nhỏ hơn là các bệnh viện tuyến tỉnh, cơ quan chức năng và cán bộ công nhân viên hiểu được đầy đủ mục đích, ý nghĩa và nội dung của Nghị định này. Khi đã nhận thức đúng tinh thần của Nghị định sẽ khuyến khích các đơn vị sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN, tăng cường tiết kiệm, phát huy tài năng trí tuệ phục vụ tốt cho công việc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.  Thủ trưởng các đơn vị có quyền quyết định số lượng biên chế phù hợp với công việc nhưng không vượt quá định mức quy định của nhà nước. Do vậy, cần thực hiện sắp xếp lại cán bộ, áp dụng tin học vào công việc nhằm giảm sức lao động và tăng năng suất, tiến hành tinh giảm biên chế làm gọn nhẹ bộ máy nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bồi dưỡng trình độ cán bộ quản lý tài chính.  Xây dựng hoàn chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị dựa trên đảm bảo tiết kiệm, nâng cao, phù hợp với đặc thù của ngành, côn khai, dân chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để thủ trưởng đưa ra những quyết định chi tiêu, là cơ sở để Kho bạc nhà nước kiểm soát chi đơn vị.  Tăng cường phối hợp giữa thủ trưởng đơn vị với cơ quan chức năng và Kho bạc Nhà nước, giữ vững nguyên tắc công khai, dân chủ phát huy sức mạnh tập thể.
  • 52. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 55 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng kinh phí cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Thông qua việc chấp hành các định mức chi tiêu y tế, kiểm tra tính mục đích trong việc sử dụng các khoản chi. Tăng cường kiểm tra giám sát của Hội đồng tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế đối với việc mua sắm các thiết bị chuyên dụng có kỹ thuật cao để đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý cho các thiết bị được mua sắm. Tránh tình trạng mua đi bán lại thiết bị cũ, tân trang chất lượng kém, đơn giá quá cao gây lãng phí tiển của Nhà nước đồng thời ảnh hưởng xấu đến chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân. Cần kiểm soát chặt chẽ các luận chứng kỹ thuật và chất lượng các công trình xây dựng cơ bản. Kiểm tra tính đúng đắn chính xác của các bản dự toán và thanh quyết toán công trình. Kiểm tra việc đấu thầu các công trình XDCB tránh tình trạng đấu thầu hình thức, chỉ định người trúng thầu. Kiểm tra chất lượng thuốc men dùng chữa bệnh và phòng bệnh, nhất là loại thuốc dùng cho các chương trình Y tế mục tiêu. Khắc phục tình trạng thuốc kém phẩm chất mà giá lại cao. Kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của các đơn vị sử dụng ngân sách thông qua các chỉ tiêu đặc trưng của mỗi đơn vị (như: số lần khám bệnh, số lần điều trị nội trú, số bệnh nhân nhập viện và ra viện…) để lấy đó làm căn cứ chính xác cho việc điều chỉnh mức phân phối ngân sách và xác định thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn NSNN, tìm ra nguyên nhân của tình hình để có biện pháp tác động nâng cấp hơn nữa hiệu quả NSNN. Thực hiện kiểm tra toàn bộ các cơ sở y tế về tình trạng trang thiết bị, trình độ chuyên môn của y, bác sỹ, hiệu quả hoạt động thực tế trong những năm qua, chất lượng phục vụ, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong
  • 53. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 56 vùng. Trên cơ sở đó có kế hoạch đầu tư, đào tạo đội ngũ y, bác sỹ đủ trình độ sử dụng các trang thiết bị mới, đồng thời trên cơ sở đó làm căn cứ phân phối đúng đắn. Muốn thực hiện giải pháp này cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ ở từng đơn vị mạnh, phải có đội ngũ thanh tra tài chính, thanh tra Nhà nước về y tế. Đội ngũ thanh tra phải được xây dựng đồng bộ, đáp ứng đầy đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể phát hiện ra chính xác và kịp thời các sai phạm trong sử dụng kinh phí ở các đơn vị y tế góp phần nâng cao chất lượng hoạt động y tế và tránh lãng phí phần ngân sách dành cho y tế của Nhà nước. 3.2.5 Tăng cường hơn nữa việc thực hiện quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến quyết toán ngân sách. Quy trình quản lý NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh gồm 03 khâu: lập dự toán; chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Các khâu đều có vai trò quan trọng, phải phát huy những mặt đã làm được, khắc phục những tồn tại trong việc quản lý chi NSNN trong cả ba khâu, cụ thể:  Trong khâu lập dự toán: Đòi hỏi Sở Y tế phải xây dựng được định mức chi tiêu sát với thực tế và được các đơn vị thống nhất áp dụng. Các đơn vị dự toán phải lập dự toán dựa vào những căn cứ theo quy định và Sở Y tế phải tổng hợp được chính xác kế hoạch thu chi của các đơn vị, kết hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc phân bổ dự toán để dự toán được xây dựng vừa khoa học lại vừa mang tính thực tiễn cao. Tăng cường hơn nữa vai trò của HĐND trong việc phê chuẩn dự toán, tránh phê chuẩn một cách đại khái. Dự toán
  • 54. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 57 phải được xây dựng rõ ràng, chi tiết, theo chương, loại, khoản mục, tiểu mục và được lập theo đúng trình tự, phương pháp quy định. Trả lại dự toán của những đơn vị lập không theo quy định và yêu cầu phải lập lại.  Trong khâu chấp hành dự toán: Cần phải cấp phát kịp thời, nhanh gọn nhưng phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc cấp phát. Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế trong việc cấp phát cho các chương trình mục tiêu về y tế, các chương trình quan trọng. Ngoài ra, Sở Tài chính phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí tại một số thời điểm quan trọng, nhất là về cuối năm để tránh tình trạng chạy hạn mức kinh phí vào cuối năm. Sở Tài chính phải có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với cơ quan KBNN và Sở y tế trong việc quản lý kinh phí từ NSNN cho hoạt động y tế ở các đơn vị để các đơn vị có kế hoạch sử dụng kinh phí hợp lý, đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.  Trong khâu quyết toán: Khâu quyết toán đòi hỏi các đơn vị phải quyết toán theo số thực chi chứ không quyết toán theo số cấp phát. Việc quyết toán phải dựa vào dự toán và phải chi tiết tới từng mục, tiểu mục. Khi quyết toán, đòi hỏi Sở Tài chính khi xét duyệt quyết toán phải kiên quyết xuất toán những khoản chi không hợp lý, chưa có mục đích rõ ràng và có thể trừ vào hạn mức kinh phí năm sau những khoản chi không hợp lý, hợp lệ nhưng không được bố trí trong hạn mức kinh phí năm quyết toán. Trong khâu quyết toán đòi hỏi phải nâng cao vai trò, trách nhiệm và tính hợp pháp của công tác thanh tra, kiểm toán, quyết toán. Số liệu kiểm toán, thanh tra phải được pháp luật và cơ quan nhà nước công nhận.
  • 55. Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Cuối Khóa SV: Ngô Long Hải Lớp: CQ45/01.04 58 Tóm lại: Chương 3 của chuyên đề này nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Những giải pháp này được xây dựng xuất phát từ những tồn tại trong quản lý chi NSNN cho các đơn vị này. Nó dựa trên một số yêu cầu nhất định và dựa trên những mục tiêu và định hướng cơ bản của ngành Y tế cũng như các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. Muốn những giải pháp này phát huy tác dụng thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ và đặt trong những điều kiện nhất định cả trong quá trình phân phối và sử dụng NSNN cho các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.