SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ, những người thân đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt quá trình dài học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Ths. Nguyễn Lê Hoàng
Yến đã tận tình dìu dắt, động viên và truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh
nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tiếp đến, chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Bên cạnh đó, xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Khoa sinh học ứng dụng đã tận
tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia
sẽ khó khăn để tôi có được thành công ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng!
Trần Thị Diễm My
ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng bổ sung dịch trùn quế thay
thế dầu mực và leucithin vào thành phần phối chế thức ăn chế biến trong ương ấu
trùng tôm càng xanh.
Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống thùng nhựa 60L, mật độ ấu trùng 60
con/Lít, gồm 2 nhân tố và 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên. Nhân tố 1 là phương pháp bổ sung dịch trùn quế gồm: (i) trực tiếp
phối trộn vào hỗn hợp thức ăn tươi và (ii) phun dịch trùn lên thức ăn sau khi hấp
chín và cà nhuyễn). Nhân tố 2 là liều lượng dịch trùn quế (3%,5%,7%).
Kết quả thí nghiệm cho thấy, ấu trùng ở các nghiệm thức cho ăn thức ăn có phun
trực tiếp dịch trùn với liều lượng 7%/khối lượng thành phần phối trộn lên thức ăn
sau khi hấp chín và cà nhuyễn cho kết quả tốt về: (1) môi trường (TAN: 0,42
mg/L; NO2
-
: 0,612 mg/L; NO3
-
: 2,181 mg/L); (2) mật số vi khuẩn Vibrio sp. cuối
chu kì ương đạt thấp nhất (0,7 x 103
CFU/mL); (3) tỷ lệ sống của ấu trùng đạt cao
nhất (46,4 ± 3,73%) và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm
thức đối chứng (22,5 ± 1,5%).
Như vậy, việc thay thế dầu mực và leucithin trong thành phần phối chế thức ăn
bằng dịch trùn quế Promin có tính khả thi rất cao, có ý nghĩa tích cực trong nâng
cao năng suất ương ấu trùng TCX.
Từ khóa : dịch trùn quế, thức ăn, tôm càng xanh, ương.
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................i
TÓM TẮT ....................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................vi
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1.1 Giới thiệu..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................3
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của TCX...............................................................3
2.1.1 Phân loại và phân bố ......................................................................................3
2.1.2 Vòng đời TCX................................................................................................4
2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi....................................................................................4
2.1.4 Sự phân đàn....................................................................................................5
2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng ................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm về sinh sản......................................................................................5
2.2 Các qui trình sản xuất giống TCX hiện nay.........................................................6
2.2.1 Hệ thống nước trong hở..................................................................................6
2.2.2 Hệ thống nước trong kín.................................................................................6
2.2.3 Hệ thống nước xanh .......................................................................................6
2.2.4 Hệ thống nước xanh cải tiến...........................................................................6
2.3 Tình hình sản xuất giống TCX trên thế giới và Việt Nam...................................7
2.3.1 Trên thế giới ...................................................................................................7
2.3.2 Việt Nam ........................................................................................................7
2.4 Vấn đề sử dụng trùn quế trong thủy sản...............................................................9
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................12
3.1.1 Thời gian ......................................................................................................12
iv
3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................12
3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................12
3.2.1 Dụng cụ ........................................................................................................12
3.2.2 Hóa chất........................................................................................................12
3.2.3 Dịch trùn quế................................................................................................12
3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm .....................................................................................12
3.3.2 Bố trí thí nghiệm...........................................................................................13
3.3.3 Chăm sóc quản lý thí nghiệm.......................................................................14
3.3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường..................................................15
3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn...............................................16
3.3.6 Thu hoạch.....................................................................................................16
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................18
4.1 Các yếu tố môi trường........................................................................................18
4.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................................18
4.1.2 pH .................................................................................................................19
4.1.3 Các yếu tố đạm hòa tan ................................................................................20
4.2 Sự biến động mật số vi khuẩn trong quá trình ương TCX.................................24
4.3 Sự biến thái trong quá trình phát triển của ấu trùng TCX..................................27
4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng TCX .............................................................................28
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................30
5.1 Kết luận ..............................................................................................................30
5.2 Đề xuất ...............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................A
PHỤ LỤC ...................................................................................................................D
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của TCX ......................................................5
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................................14
Bảng 3.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng TCX..............................................14
Bảng 3.3 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng TCX ăn.....................................................15
Bảng 3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường....................................................15
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trung bình (0
C) trong thí nghiệm....................................18
Bảng 4.2 Biến động pH trung bình trong thí nghiệm....................................................19
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng TCX..................................................................28
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Hình thái TCX .................................................................................................3
Hình 2.2. Vòng đời TCX.................................................................................................4
Hình 3.1 Hệ thống ương ấu trùng TCX.........................................................................13
Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu ..........................................................................16
Hình 4.1. Biến động hàm lượng TAN ở các nghiệm thức thí nghiệm ..........................20
Hình 4.2. Biến động hàm lượng N-NO2
-
ở các nghiệm thức thí nghiệm ......................22
Hình 4.3. Biến động hàm lượng N-NO3
-
ở các nghiệm thức thí nghiệm ......................23
Hình4.4. Biến động mật số vi khuần Vibrio sp. ở các nghiệm thí nghiệm ...................25
Hình 4.5. Biến động mật số vi khuần tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm...................26
vii
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (TCX) là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi
trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm
ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay TCX đang là đối tượng nuôi hấp
dẫn đối với nhiều người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cũng
như các đối tượng khác, con giống là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nghề
nuôi tôm. Tuy nhiên với việc con giống trong tự nhiên ngày càng giảm, chất
lượng con giống không ổn định thì việc sản xuất con giống nhân tạo để chủ động
về con giống cũng như kiểm soát được chất lượng con giống là việc cần làm để
phát triển nghề nuôi.
Sản xuất nhân tạo giống TCX đã được thực hiện từ rất lâu nhưng cho đến ngày
nay vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn như nguồn nước, thức ăn, độ ẩm. Trong đó,
thức ăn là vấn đề được người ương quan tâm nhiều nhất. Trong sản xuất giống
TCX, Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) đã đề nghị công thức thức ăn chế
biến thành phần có đầu mực (3%), leucithin (1,5%) nhằm cung cấp các acid amin
thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng TCX.
Hiện nay, một thành phần có chứa giá trị dinh dưỡng cao, các acid amin thiết yếu
cần thiết cho sự phát triển của động vật thủy sản là trùn quế cũng được ưa chuộng
và được xem như nguồn thức ăn quý giá trong ương nuôi các đối tượng thủy sản
như tôm hùm, ba ba, tôm sú, TCX. Từ thực tế sử dụng hiệu quả trùn quế trong
thủy sản, các chế phẩm từ trùn quế được nghiên cứu và ứng dụng thành công
trong thủy sản như: Bột trùn, phân trùn, dịch trùn quế promin, BIO-T, trong đó
bột trùn quế đã được nghiên cứu làm thức ăn bổ sung cho ấu trùng tôm sú, cho
chất lượng Postlarvae- 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại Frippak (Phan Thị Bích
Trâm và ctv., 2009).
Trên cơ sở trùn quế là thức ăn giàu đạm, chứa nhiều acid amin, vi sinh vật sẵn có
trong trùn quế có khả năng kiểm soát mầm bệnh, đề tài “Ảnh hưởng của phương
thức và tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế (Promin) trong ương ấu trùng TCX” được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được khả năng bổ sung dịch trùn quế vào thành phần thức ăn tự chế có
tác dụng tốt nhất đến tăng trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng TCX. Từ đó đưa vào thực
tiễn sản xuất góp phần làm cho nghề nuôi TCX phát triển bền vững.
2
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định sự biến động các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, TAN, N-NO2
-
, N-
NO3
-
lên ấu trùng TCX.
Đánh giá biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp. và vi khuẩn tổng trong quá trình
ương TCX dưới tác dụng của promin.
Đánh giá ảnh hưởng của promin lên sự tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ biến thái và tỷ
lệ sống của ấu trùng TCX.
3
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của TCX
2.1.1 Phân loại và phân bố
TCX có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii được De Man đặt tên vào
năm 1897, có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Pleocyemata
Phân bộ: Caridea
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1897)
Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn
Hình 2.1. Hình thái TCX
Trong tự nhiên, TCX phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung
ở khu vực Ấn Độ Dương và tây nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, TCX phân
bố tự nhiên chủ yếu ở các tỷnh Nam Bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất
hiện (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
4
2.1.2 Vòng đời TCX
Vòng đời TCX có 4 giai đoạn, bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm
trưởng thành. TCX trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm
bắt cặp và đẻ trứng, trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm mẹ di cư ra
vùng cửa sông nước lợ 6- 18‰ để nở. Ấu trừng nở ra sống phù du và trải qua 11
lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng, lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng
nước ngọt. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích
hợp để sinh sản và tiếp tục vòng đời (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
Hình 2.2. Vòng đời TCX
(Nguồn Nguyễn Việt Thắng, 1993)
2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi
TCX là loài ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày thức
ăn gồm có nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể,
các loài tảo và mùn bã hữu cơ. Trong thời gian ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba
ngày. Tôm thường bắt mồi vào sáng sớm và chiều tối (Phạm Văn Tình, 2004).
TCX ăn các loại thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu
trùng, tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh thực vật và ấu trùng của các động vật không
xương sống khác (Trương Quan Trí, 1990).
Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến
bắt mồi. Đây là vấn đề quan trọng trong chế biến thức ăn cho ấu trùng tôm.
5
Đặc tính của TCX nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác,
đây là đặc tính của loài. Vì vậy, trong ương giống cần lưu ý vấn đề này nhằm
nâng cao tỷ lệ sống. Khi nuôi tôm thương phẩm cũng cần lưu ý đến hiện tượng
này và để có các biện pháp kỹ thuật hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm (Nguyễn
Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.4 Sự phân đàn
Giai đoạn ấu trùng đến Postlarvae tỷ lệ sống của ấu trùng TCX phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn tôm mẹ, trong quá trình phát triển đó thì sự phân đàn là không
tránh khỏi. Sự phân đàn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện như mật độ, nhiệt
độ, dinh dưỡng.(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng
TCX phải trải qua 11 lần lột xác và biến thái để phát triển thành hậu ấu trùng.
Thời gian giữa hai lần lột xác của tôm phụ thuộc vào nhiệt độ, kích cỡ, giới tính,
thức ăn và điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của TCX
Giai đoạn
ấu trùng
Ngày tuổi Đặc điểm nhận dạng
I 1 Không có cuống mắt
II 2 Có cuống mắt
III 3 – 4 Có sự hiện diện của Uropods
IV 4 – 6 Có 2 gai ở lung
V 5 – 8 Các telson hẹp và có hình thon dài
VI 7 – 10 Có sự hiện diện của các núm chân bụng
VII 11 – 17 Các chân bụng chẻ đôi
VIII 13 – 20 Các chân bụng có các tơ cứng
IX 15 – 22 Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện
X 17 – 23 Có 3 – 4 răng trên chủy
XI 23 – 35 Xuất hiện răng dưới chủy
PL 23 – 35 Có tập tính giống tôm trưởng thành
(Nguồn: Uno và Soo, 1969, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)
2.1.6 Đặc điểm về sinh sản
Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), TCX thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như
quanh năm. Ở đồng bằng sông Cửu Long tôm sinh sản vào tháng 4 – 6 và tháng 8
– 10. Tôm cái thành thục lần đầu ở khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ khi PL10- 15. Tùy
vào kích cỡ và trọng lượng tôm mà sức sinh sản thay đổi từ 7.000 – 503.000
trứng, thông thường 20.000 – 80.000 trứng. Sau khi giao vĩ từ 2 – 5 giờ, có khi 6
– 24 giờ, thì tôm cái sẽ đẻ trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có
thể từ 15 – 23 ngày.
6
2.2 Các qui trình sản xuất giống TCX hiện nay
2.2.1 Hệ thống nước trong hở
Qui trình được khởi xướng đầu tiên bởi Ling cào năm 1969 và được hoàn thiện
bởi Aquacop từ năm 1980. Đặc điểm của qui trình này là nước trong, sạch, không
có tảo, mật độ ương cao (100 – 150 con/lít). Ưu điểm của qui trình này là thường
đạt năng suất cao, qui trình tương đối đơn giản, không cần kĩ thuật cao. Tuy
nhiên, qui trình này lại đòi hỏi tốn nhiều công lao động và chi phí khác.
2.2.2 Hệ thống nước trong kín
Qui trình này được một số tác giả như Sandifer (1977), Menasveta (1980),
Singholka (1980) nghiên cứu nhưng kết quả đó còn hạn chế và đến Aquacop
(1984) và Griessinger (1986) thì qui trình căn bản được hoàn chỉnh để đưa vào
sản xuất đại trà ở qui mô lớn. Hệ thống này được ứng dụng ở nhiều nơi. Đặc điểm
của qui trình này là dùng bể lọc sinh học để lọc nước thải ra từ bể ương và tái sử
dụng. Không thay nước trong suốt quá trình ương. Tuy nhiên, hạn chế chính của
qui trình này là đòi hỏi kĩ thuật cao, đầu tư cao, thiết bị đồng bộ, phức tạp khi lắp
đặt, khó xử lý khi có sự cố.
2.2.3 Hệ thống nước xanh
Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1966 do Fujumura khởi xướng và hoàn thiện vào
năm 1974. Đặc điểm của qui trình này là dùng tảo Chlorella cho vào bể ưởng để
duy trì màu nước xanh liên tục. Qui trình có ưu điểm nổi bật là hạn chế thay nước.
Tuy nhiên hạn chế chính của qui trình là mật độ ương thấp, đòi hỏi kĩ thuật nuôi
tảo.
2.2.4 Hệ thống nước xanh cải tiến
Qui trình được đề xướng bởi Ang từ năm 1986 trên cơ sở cải tiến mô hình nước
xanh trước đó. Nguyên tắc hoạt động của qui trình là cho phép vi sinh vật và tảo
phát triển trong bể ương để tự ổn định môi trường nước. Vỏ Artemia được cho
trực tiếp vào bể để làm giá thể cho các vi sinh vật phát triển. Hệ thống này có
nhiều ưu điểm quan trọng là không phải thay nước, không vệ sinh bể và không bổ
sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể ương một lần đầu
trước khi thả ấu trùng) hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng cho nhiều
đối tượng và nhiều nơi, cả những vùng xa biển.
2.3 Tình hình sản xuất giống TCX trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Trên thế giới
Nghề nuôi TCX mới được thành công trong những năm gần đây so với nghề nuôi
tôm biển. Thành công đầu tiên trong nghiên cứu sản xuất giống TCX là của Ling
7
(1959), Ling đã phát hiện ra đặc điểm sinh thái và sinh sản của TCX. Từ đó
nghiên cứu sinh sản thành công TCX theo chu trình khép kín ở Malaysia vào năm
1962. Sau đó 1966, ông dùng nước xanh với độ mặn 12‰ ương ấu trùng TCX, từ
đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
Aquacop (1977), đã theo dõi sự biến động hóa học của nước trong quá trình ương
ấu trùng TCX đã đưa ra rằng: trong ương ấu trùng cần theo dõi sự biến động của
đạm nitrit, ammonia và khống chế chất lượng nước là vấn đề quan trọng trong quá
trình ương.
Nghiên cứu của Cheah và Ang (1979), khi tiến hành ương TCX, cho ấu trùng ăn
có bổ sung cả vỏ Artemia đã làm cho nước xanh hơn. Khi vỏ Artemia nằm dưới
đáy bể sẽ là một giá thể tốt giúp tảo và vi khuẩn phát triển từ đó góp phần làm
sạch nước ương bởi quá trình chuyển hóa đạm. Sau 54 ngày tỷ lệ sống của ấu
trùng ở độ mặn 6 – 8‰ là 39,6%.
Đến năm 1986, Ang và Cheah đã tiến hành ương ấu trùng TCX theo qui trình
nước xanh cải tiến và được ứng dụng khá phổ biến ở Malaysia với mật độ 25
con/lít, tỷ lệ sống 36 – 77% ở nồng độ muối 12‰. Malecha (1983) ở Hawaii áp
dụng cho qui trình sản xuất nước xanh, mật độ ương 60 con/lít, một vài trại ương
với mật độ 160 con/lít, tỷ lệ sống 30 PL/lít (Trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến,
1999).
Trong năm 1995, có khoảng 600 – 800 triệu ấu trùng TCX đã được sản xuất từ 50
trại giống theo qui mô gia đình ở Thái Lan và mở rộng 6400 ha ao nuôi tôm
thương phẩm (Suwannatous, 1996).
Rao (1996), trại giống qui mô gia đình ở Ấn Độ có diện tích từ 500 – 1.500 m2
và
có thể sản xuất được 500.000 PL/năm, với chi phí từ 7.143 – 9.524 USD/ năm
(Trích dẫn bởi Coreia et al., 2000)
2.3.2 Việt Nam
Trước những năm 1980, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về sản xuất
giống TCX, nguồn giống chủ yếu được thu gom từ tự nhiên. Năm 1977, Khoa
Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu về sinh học và kĩ
thuật nuôi ấu trùng TCX và tiến hành ương nuôi thu nhập mẫu, nhận xét về sinh
học phát triển của tôm, đến năm 1983, đã sản xuất ra Postlarvae. Sau đó, năm
1987 tiến hành ương nuôi Postlarvae trong bể xi măng và ao đất (Lý Hoàng Phúc,
2006, trích dẫn bởi Đỗ Trung Kiên, 2010).
Nguyễn Việt Thắng (1993), đã nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học và sản xuất
giống TCX ở đồng bằng Nam bộ. Ông cũng tiến hành nghiên cứu ương ấu trùng
bằng các qui trình khác nhau cụ thể: qui trình nước xanh với mật độ 40 – 50 ấu
8
trùng/lít đạt tỷ lệ sống 40,2%, qui trình nước trong hở với mật độ 60 – 100 ấu
trùng/lít đạt tỷ lệ sống 35,4%, qui trình nước trong kín với mật độ 70 ấu trùng/lít
tỷ lệ sống 24,9% trong 3 qui trình thì qui trình nước xanh cho tỷ lệ sống đạt cao
nhất (Trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999).
Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), đã thử nghiệm ương TCX theo qui trình nước
xanh cải tiến với các mật độ ương 50, 100 và 150 ấu trùng/lít. Kết quả ương cho
thấy mật độ ương 50 con/lít các yếu tố môi trường gần như tốt cho sự hoạt động
của ấu trùng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển Postlarvae cao nhất (19,46%) so với mật độ
ương 150 con/lít có tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển Postlarvae thấp nhất (0,82%).
Nguyễn Thanh Phương (2000) nghiên cứu sản xuất giống TCX theo mô hình
nước xanh cải tiến. Theo kết quả nghiên cứu thì mật độ ương ấu trùng thích hợp
là 60 con/lít, nghiên cứu cũng cho thấy ấu trùng có nguồn gốc từ tôm mẹ nhân tạo
cho kết quả ương nuôi cao và ổn định hơn ấu trùng có nguồn gốc tôm mẹ tự
nhiên. Tác giả cho rằng tôm thu từ tự nhiên có một lượng lớn trứng bị hao hụt
trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, làm ảnh hưởng đến sức sinh sản và chất
lượng ấu trùng.
Như vậy kể từ năm 1998 đến nay, trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên
cứu và sản xuất giống TCX với mô hình nước xanh cải tiến và đã thu được kết
quả thành công, tôm giống rất khỏe có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện bất
lợi của môi trường (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)
Nhằm hoàn thiện hơn về qui trình sản xuất giống TCX, Nguyễn Thanh Phương và
ctv., (2006), đã tiến hành nghiên cứu sản xuất giống TCX dựa trên nguồn tôm bố
mẹ thu từ tự nhiên, ao nuôi thương phẩm và tôm bố mẹ nuôi vỗ. Kết quả cho thấy
số ấu trùng của tôm tự nhiên đạt cao nhất từ 7.950 – 25.859 ấu trùng/tôm cái, tôm
nuôi vỗ có số ấu trùng 9.308 – 23.626 ấu trùng/tôm cái và thấp nhất ở nguồn tôm
nuôi thương phẩm. Chu kì ương khoảng 30 ngày. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm
nuôi vỗ (76,6%) cao hơn so với nguồn tôm thu từ tự nhiên (51,3%) và ao nuôi
thương phẩm (62%).
Tiếp đến, năm 2008, Trần Thị Thanh Hiền đã tiến hành sản xuất TCX theo qui
trình nước xanh cải tiến có bổ sung vitamin C vào thức ăn, mật số ấu trùng 50
con/Lít. Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng tăng lên khi bổ sung vitamin C.
Ngoài ra, khả năng chịu đựng của ấu trùng cũng được cải thiện. Tôm được cho ăn
thức ăn chứa 2000 mg vitamin C/kg thức ăn cho tỷ lệ sống và số lượng Postlarvae
cao nhất (78,9%).
Cù Văn Thành (2009) đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi
ấu trùng TCX theo qui trình nước trong, mật số ấu trùng 60 con/Lít. Kết quả cho
thấy sử dụng chế phẩm sinh học góp phần làm cho ấu trùng phát triển nhanh, tỷ lệ
9
sống cao hơn. Ngoài ra, khi kết hợp hai loại chế phẩm sinh học sẽ cho kết quả tốt
nhất với tỷ lệ sống trung bình cao nhất ( 75,3%).
Hiện nay, rất nhiều vấn đề liên quan đến TCX đã và đang tiếp tục được nghiên
cứu, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.4 Vấn đề sử dụng trùn quế trong thủy sản
Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae,
thuộc ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong
môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần
thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương
sống trong đất.
Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào
nuôi công nghiệp với các qui mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện
rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Hiện nay các
vùng lân cận thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long đang rộ lên
với nghề nuôi trùn quế. Theo Phan Thị Bích Trâm và ctv., (2007) trùn quế là loài
dễ nuôi, mắn đẻ, dễ thu hoạch, nhất là có hàm lượng đạm rất cao (69,3%), so với
các vật chất khác đây được xem là nguồn bổ sung đạm quý giá cho gia cầm và
động vật thủy sản.
Trùn quế và phân trùn tươi hiện đang được sử dụng phổ biến làm thức ăn, xử lý
đáy ao nuôi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và cũng bắt đầu được các nhà khoa
học tập trung nghiên cứu nhằm ứng dụng rộng rãi hơn trong thủy sản, đặc biệt từ
nguồn đạm giàu acid amin sẽ mở ra hướng phát triển mới trong ương giống tôm
và các loại cá con (Phan Thị Bích Trâm và ctv., 2009).
Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) đã tiến hành phân tích thành phần vi sinh vật
trong dịch trùn quế, kết quả phân tích được 10 chủng vi khuẩn oxy hóa amon và 7
chủng vi khuẩn oxy hóa nitrate. Qua phân tích chọn lọc tìm ra được 3 chủng vi
khuẩn oxy hóa amon và 2 chủng vi khuẩn oxy hóa nitrate có hoạt tính cao và có
tiềm năng ứng dụng làm probiotic xử lý nitrate trong nuôi trồng thủy sản.
Một khía cạnh khác trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) thí
nghiệm tiến hành trên 15 mẫu trùn và phân trùn quế, kết quả phân lập được 40
chủng Bacillus, từ 40 chủng thu nhận được 7 chủng có tiềm năng, thuộc 6 loài: B.
subtilis, B. polyfermenticus, B. pumilus, B. licheniformis, B. flexus, B.
thuringensis. Kết quả cho thấy 7 chủng trên đều có hoạt tính sinh học cao, vừa có
khả năng đối kháng với nhiều vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản, trong đó
có nhóm Vibrio (V. harveyi, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus), vừa có khả
năng sinh emzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulase và lipase). Nhóm vi
10
khuẩn Bacillus có thể sản xuất ra hàng loạt emzyme – exo, nó rất có hiệu quả đối
với việc phá vỡ các phân tử lớn như protein và chất béo. Khi các dòng vi khuẩn
Bacillus sp. được thêm vào ao nuôi thường xuyên và ở mật độ cao, nó sẽ phân
hủy các chất hữu cơ nhanh hơn những ao tự nhiên không có bổ sung vi khuẩn. Vi
khuẩn Bacillus sp. sẽ khử đạm, làm giảm các chất thải hữu cơ và sử dụng nitrate
khi thiếu oxy, đặc biệt vi khuẩn phát huy hiệu quả ở nền đáy ao (Moriarty et al.,
2005, trích dẫn bởi Phó Văn Nghị, 2011).
Từ thực tế sử dụng trùn quế tươi gặp không ít khó khăn như: khả năng lưu trữ
không quá một ngày ở nhiệt độ thường, hàm lượng đạm và vitamin giảm dần theo
thời gian nên rất khó lưu trữ. Do đó, nhiều nghiên cứu về các chế phẩm sinh học
từ trùn quế được tiến hành như dịch trùn quế Promin, bột trùn, BIO-T, các sản
phẩm này có thời gian sử dụng từ 6 – 10 tháng và có một ưu điểm nổi trội của
những chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không
bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian (Võ Thị Hạnh, 2009).
Theo Phan Thị Bích Trâm và ctv., (2009), khi sử dụng bột trùn quế thủy phân
trong ương giống tôm sú cho thấy thức ăn chế biến chứa 50,5% bột trùn quế thủy
phân cho chất lượng tôm PL 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại Frippak. Điều này mở
ra một triển vọng cho việc sản xuất thức ăn cho hậu ấu trùng tôm sú từ trùn quế,
giúp chủ động sản xuất thức ăn trong nước thay thế hàng ngoại nhập đồng thời
góp phần phát triển mô hình nuôi trùn quế phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh sử dụng trùn quế tươi thì phân trùn cũng được ứng dụng rộng rãi trong
thủy sản. Đặc biệt trong việc gây màu nước ở những ao nuôi tôm sú thâm canh
lâu năm do bị suy giảm dinh dưỡng thì phân trùn cho hiệu quả khá cao. Phân trùn
có tác dụng bổ sung chất hữu cơ, khoáng cho đất, có giá trị cải tạo đất như điều
hòa pH trong đất, tăng độ xốp, giảm độc tố trong đất, ngoài ra vi sinh vật trong
trùn quế có khả năng tiêu diệt những loại nấm khuẩn có hại trong đất. Trong mùa
mưa các yếu tố môi trường trong ao nuôi thâm canh rất khó quản lý, sự rửa trôi
gây nên độ đục cao, hạn chế quang hợp của tảo và để khắc phục tình trạng trên
nên gây màu nước bằng chế phẩm BIOCOMPOST (có nguồn gốc từ phân trùn
quế tươi). Từ đó giảm được việc sử dụng thuốc và hóa chất, đồng thời giảm được
rủi ro mầm bệnh bộc phát suốt chu kì nuôi.
Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến và ctv., (2012), khi sử dụng dịch trùn quế trong
ương ấu trùng TCX góp phần quản lí môi trường bể ương tốt hơn, các yếu tố môi
trường nằm trong khoảng cho phép và hạn chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn
Vibrio sp. ấu trùng có tỷ lệ sống cao nhất (90,0 ± 0,48%) ở nghiệm thức được cho
ăn bằng thức ăn bổ sung dịch trùn quế với liều lượng 3 mL/kg thức ăn và cho ăn
hàng ngày.
11
Từ những kết quả nghiên cứu, ứng dụng thành công trùn quế và các sản phẩm từ
trùn quế trong thủy sản có thể thấy được những lợi ích thiết thực được mang lại từ
trùn quế đối với nghề nuôi thủy sản hiện nay.
12
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015.
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm khoa Sinh học ứng dụng – Trường
Đại học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ
Hệ thống bể ương: Gồm 21 thùng nhựa có thể tích 60 lít/thùng.
Bể chứa nước ót, bể xử lý nước, bể cho tôm nở, bể ấp Artemia.
Dụng cụ trang thiết bị: Máy sục khí, đá bọt, cốc thủy tinh 100 mL, ống nhỏ giọt,
vợt Artemia, túi lọc vải 1µm, khúc xạ kế, nhiệt kế, cân điện tử, kính hiển vi, nồi
hấp, bếp gas.
3.2.2 Hóa chất
Môi trường Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose Agar (TCBS) dùng xác định vi
khuẩn Vibrio sp.
Môi trường Nutrient agar (NA+
) để xác định vi khuẩn tổng.
Các loại hóa chất cần thiết trong phân tích chỉ tiêu môi trường: TAN, N-NO2
-
, N-
NO3
-
.
3.2.3 Dịch trùn quế
Thành phần trong 1 lít dịch trùn quế Promin gồm có: Acid amin (Alanine 200 mg,
Glysine 140 mg, Aspartic acid 460 mg, Leucine 240 mg, Serine 170 mg, Lysine
200 mg, Glutamic acid 360 mg), Bacillus sp. 6,7 x 104
CFU/mL, Lactobacillus
4,0 x 108
CFU/mL.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH trùn quế An Phú. Địa chỉ: 406 lô C An Phú, An
Khánh, Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
13
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm
Vệ sinh bể và dụng cụ: Bể và dụng cụ được khử trùng bằng Chlorine 200 ppm
và rửa kỹ lại bằng nước sạch trước khi tiến hành thí nghiệm.
Nguồn nước: Nước ót có độ mặn 80 - 100‰ được lấy từ ruộng muối, nước được
lọc qua túi lọc vải 1µm. Nước lợ 12‰ được pha từ nước ót và nước ngọt là nước
sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy nước thành phố, sau đó được xử lý bằng
Chlorine 60 ppm (tính trên Chlorine nguyên chất), sục khí cho hết Chlorine.
Trước khi sử dụng nên kiểm tra lượng Chlorine dư bằng testkit Chlorine.
Tôm mẹ và cho nở: Tôm mẹ ôm trứng được thu mua từ những vựa thu tôm tự
nhiên, chọn những con khỏe mạnh, không thương tích, không có dấu hiệu bệnh,
có trọng lượng từ 30 – 80g/con và trứng có màu sậm. Tôm mẹ được xử lý bằng
Formaline 20 – 25 ppm trong 30 phút sau đó đưa vào bể nở với độ mặn 8 - 12‰.
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm gồm 21 thùng nhựa, có thể tích 60 lít/thùng. Ấu trùng được
bố trí vào bể với mật độ ấu trùng 60 con/lít và mức nước ương là 50 lít.
Hệ thống thí nghiệm được bố trí cụ thể như hình 3.1
Hình 3.1 Hệ thống ương ấu trùng TCX
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố 7 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nhân tố 1 là phương thức bổ sung khác nhau: (1)
Dịch trùn được trộn đều trong hỗn hợp thành phần trước khi chế biến thức ăn hấp
chín;(2) Phun dịch trùn vào thức ăn sau khi được hấp chín và cà nhuyễn theo từng
mắt lưới. Nhân tố 2 là thay thế dầu mực và leucithin bằng các liều lượng dịch trùn
quế khác nhau trong thành phần công thức thức ăn chế biến.
14
Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Kí hiệu
Nhân tố 1
Phương thức bổ
sung dịch trùn quế
Nhân tố 2
Liều lượng dịch trùn
quế sử dụng thay thế
dầu mực và leucithin
Số lần lặp lại
ĐC Không Không thay thế 3
T.3
Trực tiếp phối
trộn
3% 3
T.5 5% 3
T.7 7% 3
P.3 Phun trực tiếp
lên thức ăn sau
khi hấp chín và
cà nhuyễn
3% 3
P.5 5% 3
P.7 7% 3
Ghi chú: Nghiệm thức đối chứng sử dụng chung cho cả 2 phương thức bổ sung
3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Cho ăn: Ngày đầu tiên không cần cho ấu trùng ăn, bắt đầu ngày thứ 2 hằng ngày
cho ăn Artemia bung dù vào buổi sáng 6 giờ và buổi chiều 17 giờ (1 - 2 ấu trùng
Artemia/mL nước ương). Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn V tiến hành cho ăn
bổ sung thức ăn chế biến vào lúc 9h, 12h, 15h và cho ăn Artemia bung dù vào lúc
17h với mật độ (2 – 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương) cho ăn thỏa mãn nhu cầu
của ấu trùng TCX (Bảng 3.3). Đối với thức ăn chế biến được cà qua các mắt lưới
(300 – 700 µm) phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng.
Bảng 3.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng TCX
Thành phần
Nghiệm thức
ĐC
Phối trộn trực tiếp Phun trực tiếp
T3 T5 T7 P3 P5 P7
Lòng đỏ trứng gà 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng
Sữa bột giàu
canxi
10g 10g 10g 10g 10g 10g 10g
Dầu mực 3 % 0 0 0 0 0 0
Leucithin 1,5 % 0 0 0 0 0 0
Dịch trùn quế 0 3 % 5 % 7 % 3 % 5 % 7%
Vitamin C 100 – 500 mg/kg (sử dụng cho tất cả nghiệm thức)
15
Bảng 3.3 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng TCX ăn
Giai đoạn
ấu trùng
Loại thức ăn Lượng thức ăn Số lần cho ăn
Giai đoạn
2 – 4
Ấu trùng Artemia 1 - 2 ấu trùng
Artemia/mL nước ương
2 lần /ngày
(6h
, 18h
)
Giai đoạn
4 - 5
Thức ăn chế biến kích cỡ
300 - 400 µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3 lần/ngày
(8h
, 12h
, 15h
)
Ấu trùng Artemia 2 - 4 ấu trùng
Artemia/mL nước ương
1 lần/ngày
(17h
)
Giai đoạn
6 – 8
Thức ăn chế biến kích cỡ
500 - 600 µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3 lần/ngày
(8h
, 12h
, 15h
)
Ấu trùng Artemia
2 - 4 ấu trùng
Artemia/mL nước ương
1 lần/ngày
(17h
)
Giai đoạn
9 – 11
Thức ăn chế biến kích cỡ
700 - 800 µm
Theo nhu cầu của ấu
trùng
3 lần/ngày
(8h
, 12h
, 15h
)
Ấu trùng Artemia 2 - 4 ấu trùng
Artemia/mL nước ương
1 lần/ngày
(17h
)
(Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003)
Theo dõi hoạt động của ấu trùng: Quan sát sự biến thái (LSI) của ấu trùng
3 ngày/lần. Số lượng mẫu là 30 con/lần/thùng
LSI(%) = (Ai/n) x 100
Trong đó: LSI: Là chỉ số biến thái (% ấu trùng biến thái qua giai đoạn i)
Ai: Số ấu trùng giai đoạn thứ i
n: ∑ số ấu trùng đem đi quan sát
3.3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường
Bảng 3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường
Chỉ tiêu Nhịp thu Phương pháp phân tích
Nhiệt độ 2 lần/ngày
(7h và 14h)
Đọc số liệu trực tiếp từ nhiệt kế, đo trực tiếp tại bể
bố trí thí nghiệm.
pH 3 ngày/lần
(7h và 14h)
Sử dụng bộ test pH Sera
TAN 5 ngày/lần Phương pháp Indophenol Blue
N-NO2
-
5 ngày/lần Phương pháp Griess llosvay
N-NO3
-
5 ngày/lần Phương pháp Salycilate
16
3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn
Phương pháp thu mẫu
Vi khuẩn Vibrio sp. và vi khuẩn tổng được xác định 7 ngày/lần
Mẫu nước được thu bằng ống nghiệm đã tiệt trùng, thu cách mặt nước 20 – 30
cm. Dùng phương pháp pha loãng và cấy trên môi trường TCBS để xác định mật
độ vi khuẩn Vibrio sp. và NA+
để xác định mật số vi khuẩn tổng.
Phương pháp phân tích mẫu
Chuẩn bị 3 ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lí (0,85%) thanh trùng ở
1210
C thời gian 15 – 30 phút dùng để pha loãng mẫu nước thu.
Dùng micro pipet hút 1 mL nước mẫu cho vào ống nghiệm chứa 9 mL nước muối
sinh lí đã tiệt trùng, trộn đều bằng máy lắc Vortex sẽ được mẫu có độ pha loãng
10-1
. Từ mẫu nước đó tiếp tục dùng micro pipet hút 1 mL cho vào ống nghiệm thứ
2 chứa 9 mL nước muối sinh lí đã được tiệt trùng, được độ pha loãng 10-2
.Tiếp
tục hút 1 mL của ống nghiệm có độ pha loãng 10-2
cho vào ống nghiệm thứ 3
chứa 9 mL nước muối sinh lí được tiệt trùng, có được độ pha loãng 10-3
.
Dùng micropipet hút 0,1 mL dung dịch từ các mẫu pha loãng và dung dịch mẫu
nước ban đầu cho vào đĩa môi trường TCBS dùng que thủy tinh tán đều đến khi
khô và đánh dấu.
Mẫu được ủ trong tủ ấm, ở nhiệt độ 320
C trong thời gian 24 giờ và đem ra đọc kết
quả. Các thao tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng.
Những đĩa phân tích vi khuẩn Vibrio sp. có số khuẩn lạc từ 25 – 250 được chọn
để tính kết quả theo công thức sau:
Số tế bào/mL (CFU) = số khuẩn lạc x độ pha loãng x 10. (3.1)
3.3.6 Thu hoạch
Khi ấu trùng chuyển sang Postlarvae trên 80% tiến hành giảm dần độ mặn, mỗi
lần giảm không quá 4‰/ngày cho đến khi đạt độ mặn 0‰ thì tiến hành đếm số
lượng Postlarvae/bể, tính tỷ lệ chuyển Postlarvae, tỷ lệ sống.
Mẫu nước 9 mL 9 mL9 mL
1 mL 1 mL 1 mL
10-1
10-310-2
Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu
17
Tỷ lệ sống (%) = x 100 (3.2)
Tỷ lệ chuyển Postlarvae (%) = x 100 (3.3)
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsolf Office (Word,
Excel 20), xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS, phép thử LSD, Duncan, Nova 2
nhân tố.
18
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các yếu tố môi trường
4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống thủy
sinh vật nói chung và ấu trùng TCX nói riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất, trong khoảng cho phép khi nhiệt độ tăng thì trao đổi chất càng tăng
(định luật VanHoff). Nhiệt độ có liên quan rất lớn đến sự lột xác và phát triển của
ấu trùng TCX, thay đổi nhiệt độ đột ngột dù chỉ 10
C cũng gây bất ổn cho ấu trùng
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trung bình (0
C) trong thí nghiệm
Kí hiệu
nghiệm thức
Sáng Chiều
Min Max TB Min Max TB
ĐC 25,0 27,5 26,6 ± 0,57 29,0 32,0 30,2 ± 0,85
T3 25,0 27,5 26,5 ± 0,55 29,0 32,0 30,2 ± 0,83
T5 25,0 27,5 26,6 ± 0,56 29,0 32,0 30,2 ± 0,83
T7 25,0 27,5 26,6 ± 0,61 29,0 32,0 30,1 ± 0,81
P3 25,0 27,5 26,6 ± 0,60 29,0 31,5 30,2 ± 0,80
P5 25,0 27,5 26,6 ± 0,59 29,0 31,5 30,2 ± 0,83
P7 25,0 27,5 26,6 ± 0,59 29,0 31,5 30,1 ± 0,78
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Qua bảng 4.1 cho thấy, dao động nhiệt độ trung bình buổi sáng từ 26,5 ± 0,55 đến
26,6 ± 0,61 và buổi chiều từ 30,1 ± 0,78 đến 30,2 ± 0,85. Nhiệt độ nước giữa các
nghiệm thức vào buổi sáng và buổi chiều chênh lệch từ (± 4,0 – 4,5). Do thời
điểm bố trí thí nghiệm vào tháng 3 (mùa nắng) sáng sớm lạnh và buổi trưa nóng,
nên sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày khá cao. Trong phạm vi nhiệt độ tối ưu khi
nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái của ấu trùng tôm càng ngắn (Nguyễn Thị
Thanh Thủy, 2000). Theo Whetstone and et al., (2002) nhiệt độ tối ưu cho sự phát
triển của ấu trùng TCX là 260
C – 290
C nhưng không được vượt quá 50
C trong
ngày (Boyd and et al., (2002). Nhìn chung nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng của thủy sinh vật, mỗi loài có một khoảng nhiệt độ thích hợp nhất định.
Do đó, duy trì nhiệt độ trong khoảng thích hợp là nhân tố góp phần cho hiệu quả
trong sản xuất.
Như vậy, nhiệt độ trong quá trình tiến hành thí nghiệm luôn nằm trong khoảng
thích hợp và thuận lợi cho ấu trùng sinh trưởng và phát triển.
19
4.1.2 pH
pH cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật, đặc biệt là nhóm
giáp xác. pH đặc trưng cho độ acid hoặc độ kiềm trong nước, trong vùng pH rất
cao hoặc rất thấp các loài thủy sinh vật không sống được, tác động của pH lên đời
sống thủy sinh vật có tính chất gián tiếp chứ không theo phương thức trực tiếp (Lê
Văn Cát và ctv., 2006). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv.,(2003) pH có ảnh
hưởng lớn đến đời sống của ấu trùng TCX , độ pH thích hợp cho sinh trưởng của
ấu trùng từ 7,0 - 8,5 pH dưới 6,5 hay trên 9,0 kéo dài sẽ không tốt và mức dao
động trong ngày không được vượt quá 1 đơn vị. Theo Nguyễn Việt Thắng (1995)
pH cao làm độc tính NH3 cao và pH thấp làm mềm vỏ, gây tổn thương mang, gây
trở ngại cho quá trình lột xác.
Bảng 4.2 Biến động pH trung bình trong thí nghiệm
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Qua bảng 4.2 cho thấy, pH trung bình ở các nghiệm thức biến đổi không lớn lắm,
nằm trong khoảng từ 8 ± 0,15 đến 8,1 ± 0,14 vào buổi sáng và từ 8,3 ± 0,14 đến
8,4 ± 0,15 vào buổi chiều. Trong thí nghiệm có những thời điểm pH thấp, thấp
nhất vào buổi sáng là (7,9) và tăng cao nhất vào buổi chiều (8,5)(Phụ lục 1.3 và
1.4) tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng thích hợp và khoảng biến động trong ngày
không vượt quá ± 1, rất thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng. Theo Nguyễn
Thanh Phương và ctv., (2003) thì pH thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng từ
(7 – 8,5), khoảng biến động trong ngày không vượt quá 1 đơn vị. Bên cạnh đó,
New and et al., (1985) cho rằng, pH thích hợp cho ấu trùng TCX từ 7,0 – 8,5, nếu
pH < 5 ấu trùng hoạt động yếu, nổi đầu hay trôi dạt vào thành bể và chết sau 6
giờ.
Kí hiệu
nghiệm thức
Sáng Chiều
Min Max TB Min Max TB
ĐC 7,9 8,2 8,10 ± 0,14 8,2 8,5 8,38 ± 0,15
T3 7,9 8,2 8,08 ± 0,15 8,2 8,5 8,32 ± 0,15
T5 7,9 8,2 8,05 ± 0,15 8,2 8,5 8,31 ± 0,15
T7 7,9 8,2 8,05 ± 0,15 8,2 8,5 8,30 ± 0,14
P3 7,9 8,2 8,04 ± 0,15 8,2 8,5 8,33 ± 0,15
P5 7,9 8,2 8,07 ± 0,15 8,2 8,5 8,31 ± 0,15
P7 7,9 8,2 8,02 ± 0,15 8,2 8,5 8,35 ± 0,15
20
4.1.3 Các yếu tố đạm hòa tan
Tổng đạm Ammonia (TAN)
Ammonia là khí độc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng
TCX (Trần Thị Cẩm Hồng, 2008).
Hàm lượng TAN tương đối thấp trong 10 ngày đầu (0,352 – 0,911 mg/L), sau đó
có xu hướng tăng cao ở hầu hết các nghiệm thức và đạt cao nhất ở ngày ương thứ
15 (2,034 mg/L). Tuy nhiên, từ ngày ương thứ 20, hàm lượng TAN giảm và duy
trì cho đến cuối chu kì ương (0,420 – 1,408 mg/L).
Nguyên nhân làm hàm lượng TAN tăng là do quá trình tích lũy vật chất hữu cơ,
chất thải của ấu trùng dưới đáy bể. Phù hợp với nhận định của Nguyễn Việt
Thắng (1993), lượng Ammonia trong bể ương hình thành và tăng lên do sự phân
hủy của protein trong thức ăn dư thừa, sản phẩm thải của ấu trùng tôm và
Artemia.
Hình 4.1. Biến động hàm lượng TAN ở các nghiệm thức thí nghiệm
Qua hình 4.1 cho thấy, nghiệm thức cho ấu trùng ăn bằng thức ăn sử dụng dịch
trùn quế thay thế hoàn toàn cho dầu mực và leucithin với các liều lượng khác
TANmg/L
Ngày ương
21
nhau và phương pháp phối trộn khác nhau thì môi trường bể ương có hàm lượng
TAN giảm thấp về cuối chu kì. Vào ngày ương thứ 15, hàm lượng TAN ở hầu hết
các nghiệm thức cho ấu trùng ăn bằng thức ăn thay thế dịch trùn quế hoàn toàn
đều tăng cao, nguyên nhân có thể do dịch trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng cao
(69,3% protein), vi sinh vật có trong dịch trùn phát triển chưa đủ lớn để có thể thể
hiện sự phân giải vật chất hữu cơ tích tụ. Vào cuối chu kì ương (ngày ương 30),
nghiệm thức P7 có hàm lượng TAN thấp nhất (0,42 mg/L), giảm 4,84 lần so với
hàm lượng TAN ở ngày ương thứ 15 (2,034 mg/L) và thấp hơn hàm lượng TAN ở
nghiệm thức đối chứng (1,408 mg/L) hơn 3,35 lần.
Ở nghiệm thức T7 có hàm lượng TAN giảm thấp vào cuối chu kì ương (0,655
mg/L) thấp hơn 2 lần so với nghiệm thức đối chứng (1,408 mg/L) và cao hơn hàm
lượng TAN ở nghiệm thức P7 là 1,56 lần. Theo Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010)
thì vi khuẩn Bacillus sp. trong trùn quế có khả năng tham gia vào chuyển hóa vật
chất hữu cơ trong ao nuôi, có tác dụng cải thiện môi trường. Đây có thể là nguyên
nhân làm hàm lượng TAN giảm vào cuối chu kì ương ở những nghiệm thức sử
dụng thức ăn thay thế hoàn toàn bằng dịch trùn quế.
Hàm lượng TAN trung bình trong suốt chu kì ương ở nghiệm thức P3 (0,824
mg/L) và P7 (0,868 mg/L) đạt thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (0,963
mg/L). Kết quả cho thấy ở nghiệm thức sử dụng phương pháp phun trực tiếp dịch
trùn quế lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn với các tỷ lệ 3%, 5%, 7% khối
lượng thành phần phối chế thức ăn có tác dụng làm giảm hàm lượng TAN hiệu
quả hơn so với nghiệm thức sử dụng phương pháp phối trộn trực tiếp dịch trùn
quế vào thức ăn sau đó đem hấp với tỷ lệ phần trăm phối chế như trên. Do thời
gian tiến hành thí nghiệm không thuận lợi, ảnh hưởng đến môi trường nuôi nên
kết quả TAN của thí nghiệm cao hơn so với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Bảo
Trung (2012), khi tiến hành thí nghiệm cho ấu trùng TCX ăn thức ăn có bổ sung
dịch trùn quế với liều lương 3mL/kg thức ăn thì TAN cuối chu kì ương đạt 0,15
mg/L.
Nitrite (N-NO2
-
)
Nitrite là khí độc đối với thủy sinh vật, NO2
-
được sinh ra từ NH3 dưới tác dụng
của vi khuẩn Nitrosomonas và được chuyển hóa thành NO3
-
dưới tác dụng của vi
khuẩn Nitrobacter (Trương Quốc Phú, 2006).
Khuynh hướng biến động N-NO2
-
ở các nghiệm thức tương đối giống nhau trong
suốt thời gian tiến hành thí nghiệm và biến động trong khoảng 0,092 – 2,046
mg/L. Tương tự sự biến động của TAN, hàm lượng N-NO2
-
biến động mạnh từ
ngày ương thứ 15 (Hình 4.2) và đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (2,046
mg/L). Hàm lượng TAN và N-NO2
-
cùng tăng cao ở ngày ương thứ 15 ở hầu hết
22
các nghiệm thức là do hàm lượng dinh dưỡng từ thức ăn thừa, vỏ Artemia, đạm từ
dịch trùn quế hòa tan vào nước. Bên cạnh đó, trong thời gian này ấu trùng giảm
ăn do bị nhiễm kí sinh trùng, thức ăn dư thừa tan trong nước khi ấu trùng giảm ăn
góp phần làm tăng độ đục và tích tụ vật chất dinh dưỡng trong bể ương.
Hình 4.2. Biến động hàm lượng N-NO2
-
ở các nghiệm thức thí nghiệm
Hàm lượng N-NO2
-
trung bình ở nghiệm thức cho ăn thức ăn đã được thay thế
hoàn toàn bằng dịch trùn bằng phương pháp phun trực tiếp lên thức ăn sau khi cà
nhuyễn và hấp chín với tỷ lệ 7% phối chế thức ăn (P7) ít có sự biến động và trung
bình đạt (0,7 ± 0,58 mg/L) thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (1,0 ± 0,79
mg/L). Theo Trương Quốc Phú (2006), nên duy trì hàm lượng N-NO2
-
dưới mức
cho phép (0,1 mg/L), nhưng theo Nguyễn Thanh Phương (2003) hàm lượng N-
NO2
-
ở mức 2 mg/L vẫn không ảnh hưởng đến ấu trùng. Khi so sánh với một số
nghiên cứu của các tác giả trước đây áp dụng qui trình kín như qui trình nước
xanh cải tiến của Nguyễn Ngọc Hiền (2001) hàm lượng N-NO2
-
là 0,93 mg/L,
Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999) N-NO2
-
là 1,01 mg/L. Trong thí nghiệm này hàm
lượng N-NO2
-
thấp hơn và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng
trong thí nghiệm. Tuy nhiên kết quả thí nghiệm cao hơn so với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Bảo Trung (2012) ở nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày với
liều lượng 3 mL/kg thức ăn nồng độ N-NO2
-
đạt thấp nhất (0,066 mg/L) vào cuối
chu kì ương.
N-NO2
-mg/L
Ngày ương
23
Như vậy, việc sử dụng thức ăn thay thế dịch trùn quế có tác dụng góp phần làm
giảm sự biến động hàm lượng TAN và N-NO2
-
trong môi trường ương TCX.
Nitrate (N-NO3
-
)
Ngược lại với sự biến động TAN và N-NO2
-
, hàm lượng N-NO3
-
ở các nghiệm
thức có khuynh hướng tăng nhẹ vào cuối chu kì ương và sự biến động này không
theo một quy luật nhất định (Hình 4.3). Theo Trương Quốc Phú (2006) đạm từ
dạng NH3/NH4
+
được chuyển hóa thành dạng N-NO3
-
dưới tác dụng của 2 nhóm
vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Quá trình này làm tăng hàm lượng N-
NO3
-
và kích thích sự phát triển của tảo đáy trong các thí nghiệm, cùng với vật
chất hữu cơ kết tụ lơ lửng trong nước làm cho nước trong bể ương có màu nâu.
Màu nước đậm dần và tảo phát triển mạnh ở nghiệm thức sử dụng thức ăn được
thay thế hoàn toàn bằng dịch trùn quế với tỷ lệ phần trăm phối chế thức ăn cao
(5%, 7%) và rõ nhất là ở nghiệm thức sử dụng phương pháp phun trực tiếp lên
thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn. Điều này có thể là nguyên nhân làm cho
hàm lượng TAN và N-NO2
-
tăng cao vào ngày thứ 15, nhưng trong khoảng thời
gian này thì hàm lượng N-NO3
-
có xu hướng giảm ở các nghiệm thức (Hình 4.3)
Hình 4.3. Biến động hàm lượng N-NO3
-
ở các nghiệm thức thí nghiệm
N-NO3
-mg/L
Ngày ương
24
Hàm lượng N-NO3
-
của các nghiệm thức sử dụng thức ăn được thay thế dầu mực
và leucithin bằng dịch trùn quế dao động trong khoảng 0,520 – 2,181 mg/L và
biến động mạnh ở nghiệm thức thay thế hoàn toàn dầu mực và leucithin bằng dịch
trùn quế với các liều lượng khác nhau bằng phương pháp phun trực tiếp lên thức
ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn (Hình 4.3). Vào cuối chu kì ương, hàm lượng N-
NO3
-
ở nghiệm thức P7 đạt giá trị cao nhất (2,181 mg/L) và thấp nhất ở nghiệm
thức đối chứng (1,761 mg/L). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) hàm
lượng N-NO3
-
tốt nhất nên duy trì dưới 20 mg/L. Như vậy mặc dù trong chu kì
ương hàm lượng N-NO3
-
có nhiều biến động tăng nhưng vẫn nằm trong khoảng
cho phép, không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng.
4.2 Sự biến động mật số vi khuẩn trong quá trình ương TCX
Kiểm tra số lượng vi khuẩn trong môi trường nước ương, góp phần trong việc tìm
hiểu khả năng chịu đựng và các nguyên nhân ảnh hưởng tỷ lệ sống của ấu trùng
(Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999).
Vi khuẩn có lợi trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong ương TCX nói riêng
mang lại các lợi ích sau: làm ổn định môi trường ương nuôi, nâng cao sức khỏe và
sức đề kháng cho ấu trùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bể ương và nâng cao
hiệu quả sử dụng thức ăn. Hoạt động có lợi của vi khuẩn thông qua một số cơ chế:
cạnh tranh dinh dưỡng – năng lượng – nơi cư trú, chuyển hóa vật chất hữu cơ
thành chất vô cơ, hạn chế vi khuẩn có hại và tiết ra một số kháng sinh hay enzyme
(Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007).
Vibrio sp.
Các dòng vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio tồn tại phổ biến trong điều kiện tự nhiên
của môi trường nước (Austin and Austin, 1993). Theo khuyến cáo của Bộ Thủy
sản (2000), nhằm hạn chế khả năng gây hại của nhóm Vibrio, mật độ vi khuẩn
Vibrio trong bể ương ấu trùng TCX không được lớn hơn 500 CFU/mL. Tuy
nhiên, theo Trần Thị Tuyết Hoa và ctv., (2004) thì mật độ vi khuẩn Vibrio từ 105
– 107
CFU/mL ở một số dòng vi khuẩn này mới có khả năng gây độc đối với ấu
trùng TCX.
25
Hình4.4. Biến động mật số vi khuần Vibrio sp. ở các nghiệm thí nghiệm
Nghiệm thức đối chứng có mật số vi khuẩn Vibrio sp. cao hơn so với các nghiệm
thức sử dụng thức ăn đã được thay thế hoàn toàn leucithin và dầu mực bằng dịch
trùn quế với các liều lượng khác nhau (Hình 4.4). Qua Hình 4.4 cho thấy, khi sử
dụng thức ăn có dịch trùn quế phối trộn trực tiếp thì nghiệm thức T5 có mật số vi
khuẩn Vibrio sp. thấp (1,81 x 103
CFU/mL)và thấp hơn 1,3 lần so với nghiệm
thức đối chứng (2,3 x 103
CFU/mL) vào cuối chu kì ương. Trong các nghiệm thức
sử dụng thức ăn được phun trực tiếp dịch trùn quế sau khi hấp chín và cà nhuyễn
thì nghiệm thức P7 có mật số vi khuẩn thấp nhất (0,7 x 103
CFU/mL) và thấp hơn
2,59 lần so với nghiệm thức T5 (1,81 x 103
CFU/mL) và 3,29 lần so với nghiệm
thức đối chứng (2,3 x 103
CFU/mL) vào cuối chu kì ương.
Theo Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010), vi khuẩn Bacillus sp. phân lập được từ
trùn quế có khả năng ức chế mạnh đối với sự phát triển của 3 chủng Vibrio gây
bệnh (Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Vibrio harveyi). Theo Đặng
Thị Hoàng Oanh và ctv., (2000), khi ương nuôi ấu trùng TCX có sử dụng men vi
sinh với các nhịp bổ sung khác nhau thì mật số vi khuẩn Vibrio sp. giảm dần theo
thời gian ương. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Cù Văn Thành
(2009), mật số vi khuẩn Vibrio sp. giảm (0,28 x 102
– 26 x 102
CFU/mL), so với
nghiệm thức đối chứng (0,2 x 102
– 51 x 102
). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên
tương đối cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Trung (2012), mật số vi
khuẩn Vibrio sp. thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày (25
CFU/mL) thấp hơn 6 lần so với nghiệm thức không bổ sung dịch trùn quế (155
CFU/mL).
Ngày ương
LogCFU/mL
26
Như vậy, phương pháp thay thế và liều lượng sử dụng dịch trùn quế khác nhau có
ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. và phương pháp phun trực
tiếp dịch trùn quế lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn với tỷ lệ 7% phối chế
thức ăn sẽ có tác dụng làm hạn chế hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp.
Mặc dù mật số vi khuẩn Vibrio sp. ở các nghiệm thức có thay thế dầu mực và
leucithin bằng dịch trùn vào thức ăn không có sự chênh lệch nhiều nhưng luôn
thấp hơn so với sự phát triển của Vibrio sp. ở nghiệm thức đối chứng (Hình 4.4).
Vi khuẩn tổng
Theo khuyến cáo từ Bộ Thủy sản (2000) mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi
trường nuôi thủy sản được chấp nhận ở mức mật độ 106
CFU/mL nhằm hạn chế
sự lây nhiễm vào động vật thủy sản trong quá trình ương.
Hình 4.5. Biến động mật số vi khuần tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm
Mật độ vi khuẩn tổng cộng của các nghiệm thức được thể hiện qua Hình (4.5).
Kết quả phân tích mẫu nước ương ấu trùng TCX cho thấy mật độ vi khuẩn tổng
cộng cao nhất ở nghiệm thức P7 (2,36 x 105
CFU/mL) và thấp nhất ở nghiệm thức
đối chứng (1,35 x 105
CFU/mL). Điều này cho thấy khi cho ấu trùng TCX ăn
bằng thức ăn đã được thay thế dầu mực và leucithin bằng dịch trùn quế thì mật số
vi khuẩn tổng cộng tăng cao vào cuối chu kì ương. Ở ngày ương thứ 28 mật số vi
khuẩn tổng cộng giảm thấp là do trước đó vào ngày ương thứ 26 sử dụng formol
Ngày ương
LogCFU/mL
27
để kích thích ấu trùng lột xác không bị dính vỏ, do đó làm ảnh hưởng đến vi sinh
trong môi trường ương.
Nghiệm thức T7 có mật số vi khuẩn tổng cộng vào cuối chu kì ương đạt (2,19 x
105
CFU/mL) cao hơn so với các nghiệm thức T3 (1,68 x 105
CFU/mL), T5 (1,725
x 105
CFU/mL) và cao gấp 1,45 lần so với nghiệm thức đối chứng (1,35 x 105
CFU/mL) nhưng thấp hơn 1,08 lần so với nghiệm thức P7 (2,36 x 105
CFU/mL) .
Do ở nghiệm thức T7 sử dụng phương pháp phối trộn trực tiếp dịch trùn quế vào
thức ăn đem đi nấu nên đã ảnh hưởng đến vi sinh vật có trong dịch trùn. Ở
phương pháp phối trộn trực tiếp dịch trùn vào thức ăn ảnh hưởng của dịch trùn
đến vi sinh không đáng kể nhưng vẫn cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.
4.3 Sự biến thái của ấu trùng trong quá trình ương
Trong sản xuất giống TCX, hiện tượng phân đàn xảy ra rất lớn và gây ảnh hướng
lớn đến tỷ lệ sống. Hiện tượng phân đàn xảy ra do nhiều yếu tố tác động như:
dinh dưỡng, môi trường, nguồn gốc tôm bố mẹ, nồng độ muối. Sự biến thái và
mức độ đồng đều của ấu trùng TCX thể hiện qua chỉ số LSI.
Nhìn chung, trong suốt chu kì ương ấu trùng lột xác tương đối đồng loạt ở các
nghiệm thức. Sau 21 ngày ương, nghiệm thức P5 và P7 có tỷ lệ ấu trùng đạt giai
đoạn X cao nhất lần lượt là 73,3% và 83,3%, thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng
và T5 (56,7% và 63,3%) (Phụ lục 1.12). Sau 27 ngày ương, Postlavar bắt đầu xuất
hiện.Sự chuyển giai đoạn của ấu trùng trong thí nghiệm chậm hơn so với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Bảo Trung (2012), sau 16 ngày ương ấu trùng chuyển
sang giai đoạn X đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày
với liều lượng 2 mL/kg thức ăn và 3 mL/kg thức ăn (86,7% và 83,3%). Do điều
kiện nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt độ trong ngày khá cao làm chậm quá trình
chuyển giai đoạn của ấu trùng.
Theo Uno và Soo (1969) thì ấu trùng TCX đạt giai đoạn IX sau 15 - 22 ngày
ương, đạt giai đoạn X sau 17 – 22 ngày ương và giai đoạn XI sau 19 – 26 ngày
ương. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), thì sau 21 ngày ương ấu trùng đạt giai
đoạn XI chiếm tỷ lệ 40%. So với các nghiên cứu trên thì ấu trùng trong thí
nghiệm biến thái có phần chậm hơn nhưng tương đối đồng loạt.
Đến ngày ương thứ 27 ấu trùng ở các nghiệm thức chỉ còn phân thành 2 nhóm
(giai đoạn X và XI), số lượng ấu trùng đạt giai đoạn XI cao nhất ở nghiệm thức
P7 (96,7%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (73,3%) (Phụ lục 1.12). Kết
quả trên cho thấy được mức độ biến thái khá đồng đều của ấu trùng ở nghiệm
thức sử dụng phương pháp phun trực tiếp dịch trùn lên thức ăn sau khi hấp chín
và cà nhuyễn với tỷ lệ 7% phối chế thức ăn.
28
4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng TCX
Hiệu quả trong sản xuất giống TCX được quyết định bởi tỷ lệ sống của ấu trùng
(Trần Thị Cẩm Hồng, 2008). Tỷ lệ sống của ấu trùng liên quan đến nhiều yếu tố
như: nhiệt độ, dinh dưỡng, môi trường, chất lượng ấu trùng ban đầu,... để ấu trùng
đạt được tỷ lệ cao thì các điều kiện như dinh dưỡng, môi trường sống cần được
đảm bảo tốt, nếu môi trường xấu, bất ổn là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống thấp
(Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng trong thí nghiệm
dao động từ (22,5 ± 1,5% - 46,4 ± 3,7%).
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng TCX
Kí hiệu nghiệm thức Tỷ lệ sống (%)
ĐC 22,5 ± 1,50a
T3 26,6 ± 1,30ab
T5 29,2 ± 0,52b
T7 30,0 ± 4,19b
P3 30,8 ± 1,76b
P5 37,6 ± 5,60c
P7 46,4 ± 3,73d
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Ấu trùng ở nghiệm thức P7 có tỷ lệ sống cao nhất (46,4 ± 3,73%) và khác biệt rất
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (22,5 ± 1,5%) và
nghiệm thức T3 ( 26,6 ± 1,3%), là 2 nghiệm thức có tỷ lệ sống ấu trùng thấp nhất
trong thí nghiệm. Nguyên nhân tỷ lệ sống của ấu trùng đạt thấp ở nghiệm thức
đối chứng và nghiệm thức T3 là do trong quá trình ương, sự lột xác của ấu trùng
không đồng loạt, nước ương không có sự phát triển của tảo nên dễ xảy ra hiện
tượng ăn nhau của ấu trùng. Nghiệm thức P7 có tỷ lệ sống cao là do trong thời
gian ương ấu trùng biến thái tương đối đồng loạt, hàm lượng các chất đạm hòa tan
thấp vào cuối chu kì ương (TAN 0,42 mg/L; N-NO2
-
0,612 mg/L; N-NO3
-
2,181
mg/L), mật số vi khuẩn Vibrio sp. thấp (0,7x103
CFU/mL). Kết quả thí nghiệm
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Trung (2012), tỷ lệ sống đạt cao
nhất ở nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày với liều lượng 3 mL/kg thức
ăn (90,0 ± 0,48%) và thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung dịch trùn (55,9 ±
3,7%).
29
Như vậy với phương pháp phun trực tiếp dịch trùn quế lên thức ăn sau khi hấp
chín và cà nhuyễn với tỷ lệ 7% khối lượng thành phần phối chế thức ăn có tác
dụng làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng TCX.
30
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Các yếu tố nhiệt độ và pH trong thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự
phát triển của ấu trùng TCX (25,9 ± 0,730
C – 30,3 ± 0,830
C và 8 ± 0,15 – 8,4 ±
0,15).
Tổng đạm TAN và Nitrite ở các nghiệm thức cho ấu trùng ăn bằng thức ăn đã
được thay thế hoàn toàn bằng dịch trùn quế với các liều lượng khác nhau thấp hơn
và ổn định hơn so với nghiệm thức đối chứng.
Nghiệm thức sử dụng thức ăn được thay thế dầu mực và leucithin bằng dịch trùn
quế với liều lượng 7%/khối lượng thành phần phối trộn và được phun trực tiếp lên
thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn có tác dụng tốt lên sự phát triển ấu trùng,
hạn chế vi khuẩn Vibrio sp., cụ thể:
Mật số vi khuẩn Vibrio sp. cuối chu kì ương đạt thấp nhất (0,7 x 103
CFU/mL).
Tỷ lệ sống của ấu trùng đạt cao nhất (46,4 ± 3,73%) và khác biệt rất có ý nghĩa
thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (22,5 ± 1,5%).
Như vậy, việc thay thế dầu mực và leucithin trong thành phần phối chế thức ăn
bằng dịch trùn quế (Promin) có tính khả thi rất cao, có ý nghĩa tích cực trong nâng
cao năng suất ương ấu trùng TCX.
5.2 Đề xuất
Cần có những nghiên cứu tiếp theo và tiếp tục sử dụng dịch trùn quế (Promin) với
các tỉ lệ phối chế cao hơn trong thành phần thức ăn chế biến trong ương ấu trùng
TCX.
A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Anh
Ang Kok Jee, 1995. The evolution of an environmentaly friendly hatchery for
Udang galah, the king of fresh water prawn and a glimpse into the future of the
Aquaculture in 21st
century, pp 3-5.
Aquacop, 1977. Macrobrachium rosenbergii culture in Polynesia:Progess in
developing a mass intensive larval rearing technique in clear water. Proceeding of
the eighth Annual Meeting World Mariculture Society:311-326.
Aquacop, 1984. CRC Handbook of Mariculture. I . Crustacean.
Balcazar J. L., 2006. Review the role of probiotics in aquaculture. Veterinary
Microbiology 114 (2006), Pages: 173 – 186. Laboratory of Fish Pathology,
University of Zaragoza, Spain and Environmental Science and Occupational
Safety lab, Massachusetts Bay Community College, Wellesley, Ma, USA.
Cheah S. H. and Ang K. J., 1979. Preliminary Trials on juvenile Macrobrachium
rosenbergii Production under modified Static “Green water” Conditions.
Pertanika, 2(1), Pages 69 – 71 (1979).
Fujimura, T. 1974. Developmen of a prawn culture industry in Hawaii, Job
Completion Report for Project H-14-D (Period from 1 july 1969-30 june 1972),
Department of Land and Natural Resources, Stale of Hawaii (Internal report).
Ling, S – W, 1969. The general biology and develop of Macrobrachium
rosenbergii. Fao Fish.
New, M.B. and S. Singholka, 1985 Freshwater prawn farming. A manual for the
culture of Macrobrachium rosenbergii. FAO Fish. Tech.
Tiếng Việt
Cù Văn Thành, 2009, Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi ấu
trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) qui trình nước trong. Luận văn
tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Châu Hốt Sen, 2010. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong sản
xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp
đại học - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.
Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005. Giáo trình Vi sinh đại cương, Khoa thủy sản –
Trường Đại học Cần Thơ.
Đỗ Trung Kiên, 2010. Xác định khả năng thay thế Artemia bằng Moina
macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.
B
Luận văn tốt nghiệp Đại học – Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây
Đô.
Nguyễn Bảo Trung, 2012. Nghiên cứu sử dụng dịch trùn quế Promin trong ương
ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín. Luận văn tốt nghiệp Đại
học – Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô.
Nguyễn Ngọc Hiền, 2001. Sử dụng Artemia sinh khối làm thức ăn ương ấu trùng
và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận văn tốt
nghiệp đại học. Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Lê Hoàng Yến và ctv., 2012. Thử nghiệm sử dụng dịch trùn quế promin
trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí khoa
học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Thủy sản (2014) (2): 108 – 113.
Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999. Thực nghiệm ương tôm càng xanh
Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) theo mô hình nước xanh cải tiến.
Luận văn tốt nghiệp đại học. Viện Hải Sản Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học
Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi, 2006. Ảnh hưởng của nguồn tôm mẹ
lên sức sinh sản và chất lượng ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii). Tạp chí khoa học 2006: 124 – 133. Khoa Thủy Sản – Trường Đại
học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy
N.Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Lê Hoàng
Yến, Lê Bảo Ngọc, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa, Triệu Thị Tươi,
Trang Thị Kim Liên, 2000. Nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh
(Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Viện Khoa Học
Thủy Sản – Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Đan Duy Pháp, Lai Phong Mỹ Lệ, Lại Thị
Minh Lê, Nguyễn Thị Hồng Phương, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Bảy, 2010.
Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trùn quế (Perionix excavatus)
đối với một số vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản. Hội nghị công nghệ sinh
học thủy sản toàn quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) 02/ 12/ 2010.
Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh.
C
Phan Thị Bích Trâm, Phạm Thị Quỳnh Trâm, Dương Thị Hương Giang, Hà
Thanh Toàn, 2009. Nghiên cứu sử dụng bột đạm từ trùn quế (Perionyx excavatus)
làm thức ăn cho hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí khoa học
2009:11 9-17. Khoa thủy sản Đại học Cần Thơ.
Phó Văn Nghị, 2011. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường
nước ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo qui trình
nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Sinh học ứng dụng –
Trường Đại học Tây Đô.
Trần Thị Thanh Hiền, 2008. Ảnh hưởng của bổ sung vitamin C vào thức ăn lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii). Tạp chí khoa học 2008 (1): 119 – 126. Khoa Thủy Sản – Trường
Đại học Cần Thơ.
Trần Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Hoàng Oanh, và Nguyễn
Thanh Phương, 2004. Thành phần loài và khả năng gây bệnh của nhóm vi khuẩn
Vibrio phân lập từ hệ thống ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii
DeMan, 1879).
Trịnh Đình Chiến, 2002. Thử nghiệm một số loại thức ăn chế biến để ương ấu
trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải
tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
Trương Quan Trí, 1990. Sổ tay nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii). Nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học
Cần Thơ.
Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo trình
bệnh học thủy sản. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
D
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1 Biến động nhiệt độ (0
C) sáng trong thí nghiệm
Ngày
NGHIỆM THỨC
I (ĐC) T3 T5 T7
I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3
1 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0
2 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5
3 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5
4 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,5
5 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,5 26,5
6 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5
7 25,0 25,0 25,5 25,5 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0
8 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0 25,0 25,5 25,5 25,0 25,0 25,0 25,0
9 26,0 26,0 26,0 25,5 26,0 25,5 26,0 26,0 26,0 25,5 26,0 25,5
10 26,0 25,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5 27,0 26,5 26,0 26,0 26,0
11 26,5 26,0 27,0 26,0 26,5 26,5 27,0 27,0 26,5 26,0 26,5 26,0
12 26,5 26,0 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5
13 27,0 27,0 26,5 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0
14 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0
15 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
16 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
17 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
18 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5
19 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0
20 27,0 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5
21 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0
22 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
23 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
24 27,5 27,0 27,0 26,5 27,0 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,0 27,0
25 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5
26 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 27,0
27 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0
28 27,0 27,0 27,5 26,5 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5
29 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0 27,0
30 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0
31 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,5
32 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
33 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 27,0
34 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5
35 27,0 27,0 27,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0
36 27,0 26,0 27,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0
E
Phụ lục 1.1 Biến động nhiệt độ (0
C) sáng trong thí nghiệm (tt)
Ngày
NGHIỆM THỨC
P3 P5 P7
P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.3 P.7.1 P.7.2 P.7.3
1 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,0
2 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5
3 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0
4 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5
5 26,5 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0
6 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0
7 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0 25,0 25,0 25,5 25,5
8 25,0 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0 25,0 25,5 25,5
9 26,0 26,0 25,5 25,5 25,5 26,0 26,0 25,5 25,5
10 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0
11 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5 26,0 27,0 27,0
12 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5
13 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0
14 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
15 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5
16 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
17 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
18 26,5 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0
19 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0
20 27,5 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5
21 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5
22 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
23 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
24 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0 27,0 27,0
25 27,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,5
26 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0
27 27,0 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5
28 27,0 27,5 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5 27,5
29 27,0 27,5 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0
30 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0
31 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5
32 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0
33 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5
34 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5
35 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0
36 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0
F
NGÀY
NGHIỆM THỨC
I (ĐC) T3 T5 T7
I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3
1 29,5 29,0 29,5 29,0 29,0 29,5 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5
2 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0 29,5 29,0 29,5 29,5
3 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5
G
Phụ lục 1.2 Biến động nhiệt độ (0
C) chiều trong thí nghiệm
4 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,0
5 29,0 29,5 29,0 29,0 29,5 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0
6 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0
7 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
8 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
9 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
10 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
11 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5 30,0 30,0 30,0 30,0 29,5
12 30,0 30,0 31,0 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,5 30,0 30,5 30,5
13 30,0 30,5 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0
14 30,5 30,0 30,0 31,0 30,5 31,0 30,0 30,0 31,0 31,0 30,0 30,0
15 30,5 30,5 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,0 29,5 30,0
16 30,0 30,0 30,5 30,5 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0
17 30,0 30,5 30,5 30,5 30,5 30,0 30,5 30,5 30,0 30,5 30,0 30,0
18 29,5 30,0 30,0 30,0 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5
19 30,5 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,5 31,0 30,5 30,5
20 31,0 31,0 31,5 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,5 31,0 31,0
21 31,5 31,5 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0 31,5 30,0 31,5 31,0
22 31,5 32,0 31,0 31,5 32,0 31,0 31,0 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0
23 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0
24 31,0 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,0 31,0 31,5
25 30,0 30,0 31,0 31,0 30,0 30,0 31,0 31,0 30,0 30,0 31,0 31,0
26 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0 31,5 31,5 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0
27 30,0 30,0 31,0 30,0 31,0 30,0 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5
28 31,0 31,0 30,5 31,0 30,5 30,5 30,0 31,0 31,0 30,0 29,5 29,5
29 31,0 30,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0
30 31,0 32,0 31,0 30,5 31,0 30,0 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 32,0
31 31,0 31,0 30,5 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,5 31,0
32 31,5 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 32,0 31,5 30,0 31,5 31,0
33 30,0 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0
34 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0
35 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5
36 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 30,0 29,5 30,0 30,0 29,5 29,5 29,5
H
Phụ lục 1.2 Biến động nhiệt độ (0
C) chiều trong thí nghiệm
Ngày
NGHIỆM THỨC
P3 P5 P7
P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.3 P.7.1 P.7.2 P.7.3
1 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5
2 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5
3 29,5 29,0 29,5 29,0 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0
4 29,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5
5 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,5 29,5 29,0 29,0
6 29,0 29,5 29,0 29,0 29,5 29,0 29,5 29,0 29,0
7 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
8 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
9 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
10 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0
11 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 30,0 30,0 29,5 29,5
12 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 30,0
13 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0 29,5 30,0 30,0
14 31,0 30,5 31,0 30,0 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0
15 30,5 30,5 31,0 30,5 30,5 31,0 30,0 30,5 30,0
16 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0
17 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0
18 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5
19 30,5 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,5 30,5
20 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,0 31,0
21 31,0 31,0 31,5 31,0 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5
22 31,0 31,0 31,0 31,5 30,0 30,0 31,5 31,5 31,5
23 31,0 31,0 31,0 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0
24 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0
25 30,0 30,0 31,0 30,0 30,0 31,0 30,0 31,0 30,0
26 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0
27 30,5 30,5 31,0 31,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0
28 31,0 31,0 30,5 30,5 31,0 31,0 29,5 29,5 30,0
29 30,0 31,0 30,0 31,0 31,0 31,0 30,0 30,0 31,0
30 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0
31 30,5 30,5 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0
32 31,0 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5
33 30,5 30,5 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0
34 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0
35 30,0 29,5 29,5 30,0 30,0 29,5 29,5 30,0 29,5
36 30,0 29,5 29,5 30,0 30,0 30,0 29,5 30,0 29,5
I
Phụ lục 1.3 Biến động pH sáng trong thí nghiệm
Ngày
Nghiệm thức
ĐC T3 T5 T7
I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3
1 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9
3 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2
6 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2
9 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
12 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2
15 7,9 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
18 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2
21 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
23 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9
26 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9
29 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9
32 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9
35 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9
TB 8,1 ± 0,14 8,1 ± 0,15 8 ± 0,15 8 ± 0,15
Ngày
Nghiệm thức
P3 P5 P7
P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.2 P.7.1 P.7.2 P.7.3
1 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9
3 8,2 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 8,2
6 8,2 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 8,2
9 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2
12 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9
15 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9
18 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9
21 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9
23 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2
26 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9
29 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9
32 8,2 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9
35 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2
TB 8 ± 0,15 8,1 ± 0,15 8 ± 0,15
J
Phụ lục 1.4 Biến động pH chiều trong thí nghiệm
Ngày
NGHIỆM THỨC
I (ĐC) T3 T5 T7
I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3
1 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
3 8,5 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5
6 8,2 8,5 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,5 8,5 8,5
9 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5
12 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5
15 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,5
18 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5
21 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2
23 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2
26 8,5 8,5 8,5 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2
29 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2
32 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
35 8,2 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2
TB 8,4 ± 0,15 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,14
Ngày
Nghiệm thức
P3 P5 P7
P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.3 P.7.1 P.7.2 P.7.3
1 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
3 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5
6 8,5 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5
9 8,5 8,2 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,5
12 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5
15 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2
18 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2
21 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,5 8,5
23 8,2 8,5 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5
26 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 8,5 8,5 8,2
29 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
32 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5
35 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2
TB 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,15
K
Phụ lục 1.5 Biến động hàm lượng TAN(mg/L) trong thí nghiệm
Kí hiệu
nghiệm thức
Nồng độ (mg/L)
1 5 10 15 20 25 30
I.1 0,352 0,730 0,765 1,371 0,932 0,964 1,385
I.2 0,352 0,752 0,751 1,494 0,977 1,038 1,431
I.3 0,352 0,800 0,741 1,591 1,054 0,992 1,409
TB 0,352 0,761 0,752 1,485 0,988 0,998 1,408
T.3.1 0,352 0,624 0,889 1,555 1,064 1,300 0,767
T.3.2 0,352 0,596 0,938 1,835 0,995 1,357 0,749
T.3.3 0,352 0,613 0,905 1,709 1,013 1,325 0,756
TB 0,352 0,611 0,911 1,700 1,024 1,327 0,757
T.5.1 0,352 0,627 0,783 1,934 1,059 0,822 0,672
T.5.2 0,352 0,659 0,764 1,889 1,037 0,810 0,664
T.5.3 0,352 0,700 0,786 1,920 1,019 0,824 0,681
TB 0,352 0,662 0,778 1,914 1,038 0,819 0,672
T.7.1 0,352 0,662 0,596 1,927 1,197 0,740 0,653
T.7.2 0,352 0,727 0,725 1,963 1,226 0,752 0,649
T.7.3 0,352 0,703 0,563 1,997 1,208 0,726 0,664
TB 0,352 0,697 0,628 1,962 1,210 0,739 0,655
P.3.1 0,352 0,594 0,755 1,608 1,101 0,779 0,484
P.3.2 0,352 0,646 0,737 1,680 1,125 0,791 0,502
P.3.3 0,352 0,564 0,748 1,642 1,106 0,836 0,556
TB 0,352 0,601 0,747 1,643 1,111 0,802 0,514
P.5.1 0,352 0,594 0,772 1,925 1,410 0,757 0,628
P.5.2 0,352 0,615 0,781 1,896 1,445 0,723 0,581
P.5.3 0,352 0,607 0,778 1,850 1,424 0,764 0,563
TB 0,352 0,605 0,777 1,890 1,426 0,748 0,591
P.7.1 0,352 0,629 0,889 2,080 1,071 0,736 0,441
P.7.2 0,352 0,646 0,903 1,973 1,059 0,711 0,452
P.7.3 0,352 0,591 0,917 2,048 0,965 0,700 0,366
TB 0,352 0,622 0,903 2,034 1,032 0,716 0,420
L
Phụ lục 1.6 Biến động hàm lượng N-NO2
-
(mg/L) trong thí nghiệm
Kí hiệu
nghiệm thức
Nồng độ (mg/L)
1 5 10 15 20 25 30
I.1 0,092 0,110 0,362 2,027 1,389 1,458 1,438
I.2 0,092 0,122 0,369 2,088 1,440 1,398 1,521
I.3 0,092 0,124 0,372 2,020 1,395 1,410 1,547
TB 0,092 0,121 0,368 2,046 1,409 1,472 1,502
T.3.1 0,092 0,118 0,324 1,830 1,083 0,960 0,769
T.3.2 0,092 0,113 0,309 1,678 1,087 0,968 0,708
T.3.3 0,092 0,125 0,294 1,880 1,086 0,950 0,746
TB 0,092 0,119 0,309 1,796 1,085 0,960 0,741
T.5.1 0,092 0,123 0,361 1,767 1,013 0,912 0,751
T.5.2 0,092 0,115 0,367 1,884 1,020 0,886 0,761
T.5.3 0,092 0,114 0,354 1,868 1,014 0,844 0,752
TB 0,092 0,118 0,361 1,840 1,016 0,880 0,755
T.7.1 0,092 0,112 0,355 1,701 1,160 0,944 0,749
T.7.2 0,092 0,114 0,367 1,671 1,172 0,868 0,755
T.7.3 0,092 0,126 0,341 1,774 1,148 0,946 0,693
TB 0,092 0,117 0,353 1,745 1,160 0,919 0,733
P.3.1 0,092 0,123 0,343 1,870 1,032 1,048 0,747
P.3.2 0,092 0,127 0,368 1,778 1,063 1,067 0,742
P.3.3 0,092 0,119 0,366 1,865 1,139 1,061 0,752
TB 0,092 0,123 0,359 1,838 1,078 1,059 0,747
P.5.1 0,092 0,127 0,363 1,695 1,074 0,939 0,723
P.5.2 0,092 0,125 0,353 1,864 0,981 0,943 0,730
P.5.3 0,092 0,124 0,343 1,754 0,979 0,934 0,709
TB 0,092 0,125 0,353 1,771 1,011 0,939 0,721
P.7.1 0,092 0,114 0,354 1,785 0,886 0,869 0,625
P.7.2 0,092 0,120 0,348 1,786 0,929 0,854 0,612
P.7.3 0,092 0,109 0,359 1,729 0,925 0,846 0,598
TB 0,092 0,114 0,354 1,767 0,913 0,856 0,612
M
Phụ lục 1.7 Biến động hàm lượng N-NO3
-
(mg/L) trong thí nghiệm
KH NT
Nồng độ (mg/L)
1 5 10 15 20 25 30
I.1 1,389 1,143 0,757 0,474 1,074 1,003 1,786
I.2 1,389 1,108 0,725 0,464 1,104 1,013 1,757
I.3 1,389 1,119 0,739 0,452 1,045 1,008 1,736
TB 1,389 1,123 0,741 0,464 1,074 1,008 1,761
T.3.1 1,389 1,108 0,657 0,550 1,090 1,024 1,869
T.3.2 1,389 1,101 0,684 0,497 1,155 1,008 1,912
T.3.3 1,389 1,119 0,718 0,512 1,242 0,947 1,940
TB 1,389 1,110 0,686 0,520 1,162 0,992 1,909
T.5.1 1,389 1,117 0,773 0,560 1,293 1,202 1,955
T.5.2 1,389 1,097 0,732 0,530 1,264 1,276 1,869
T.5.3 1,389 1,154 0,695 0,540 1,297 1,334 2,005
TB 1,389 1,123 0,734 0,543 1,286 1,271 1,943
T.7.1 1,389 1,167 0,737 0,649 1,246 1,358 1,904
T.7.2 1,389 1,209 0,785 0,613 1,220 1,413 1,944
T.7.3 1,389 1,152 0,721 0,661 1,279 1,436 2,070
TB 1,389 1,176 0,748 0,641 1,250 1,402 1,973
P.3.1 1,389 1,132 0,776 0,583 1,279 1,271 2,001
P.3.2 1,389 1,141 0,792 0,573 1,271 1,273 1,955
P.3.3 1,389 1,147 0,721 0,545 1,231 1,255 1,937
TB 1,389 1,141 0,762 0,568 1,260 1,284 1,967
P.5.1 1,389 1,154 0,700 0,580 1,344 1,287 2,048
P.5.2 1,389 1,103 0,668 0,612 1,341 1,394 2,152
P.5.3 1,389 1,123 0,707 0,630 1,377 1,434 2,131
TB 1,389 1,128 0,691 0,603 1,355 1,371 2,109
P.7.1 1,389 1,125 0,760 0,621 1,323 1,434 2,152
P.7.2 1,389 1,139 0,741 0,646 1,373 1,456 2,206
P.7.3 1,389 1,229 0,762 0,633 1,341 1,465 2,181
TB 1,389 1,165 0,755 0,633 1,344 1,452 2,181
N
Phụ lục 1.8 Biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp.( CFU/mL) trong thí nghiệm
NT 1 7 14 21 28 30
I 0 2360 2380 2460 2270 2320
I' 0 2140 2500 2390 2490 2210
TB 0 2250 2440 2425 2380 2265
T3 0 1640 2380 2250 2160 2020
T3' 0 2030 2420 2360 2280 1670
TB 0 1835 2400 2305 2220 1845
T5 0 1220 2160 2290 2150 1890
T5' 0 2390 2130 2140 1440 1730
TB 0 1805 2145 2215 1795 1810
T7 0 1740 1330 1930 2070 2010
T7' 0 2170 2130 2030 1680 1780
TB 0 1955 1730 1980 1875 1895
P3 0 1300 1660 2470 1540 1920
P3' 0 1910 2330 2260 1830 990
TB 0 1605 1995 2365 1685 1455
P5 0 1560 1280 2350 2290 1350
P5' 0 2160 1460 2170 1220 870
TB 0 1860 1370 2260 1755 1110
P7 0 1460 1450 1430 1160 830
P7' 0 2230 1250 1820 980 560
TB 0 1845 1350 1625 1070 695
O
Phụ lục 1.9 Biến động mật số vi khuẩn tổng cộng (CFU/mL) trong thí nghiệm
NT 1 7 14 21 28 30
I 870 820 12500 190000 9600 114000
I' 870 1490 13100 168000 7500 156000
TB 870 1155 12800 179000 8550 135000
T3 870 1240 10600 252000 12700 201000
T3' 870 810 12300 132000 14800 127000
TB 870 1025 11450 192000 13750 164000
T5 870 1250 13700 153000 13900 132000
T5' 870 930 18300 138000 16100 213000
TB 870 1090 16000 145500 15000 172500
T7 870 1430 15000 195000 24700 221000
T7' 870 960 18700 183000 14600 171000
TB 870 1195 16850 189000 19650 196000
P3 870 870 13200 143000 15900 192000
P3' 870 1120 19800 194000 10700 187000
TB 870 995 16500 168500 13300 189500
P5 870 880 15200 163000 16000 213000
P5' 870 1650 16800 185000 15800 225000
TB 870 1265 16000 174000 15900 219000
P7 870 930 23800 251000 19500 223000
P7' 870 1480 17600 181000 21400 249000
TB 870 1205 20700 216000 20450 236000
P
Phụ lục 1.10 Kết quả thu hoạch PL
NT TLS(%) TB Ngày xuất hiện PL
I.1 22,4
22,47
26
I.2 21 26
I.3 24 26
T.3.1 25,2
26,57
26
T.3.2 27,8 25
I.3.3 26,7 26
T.5.1 28,9
29,20
26
T.5.2 29,8 26
T.5.3 28,9 25
T.7.1 25,2
30,03
25
T.7.2 32,7 25
T.7.3 32,2 26
P.3.1 32,8
30,77
26
P.3.2 29,7 26
P.3.3 29,8 26
P.5.1 37,7
37,63
25
P.5.2 43,2 25
P.5.3 32 26
P.7.1 42,1
46,40
25
P.7.2 48,4 25
P.7.3 48,7 25
Q
Phụ lục 1.11 Kiểm định thống kê tỷ lệ sống với mức ý nghĩa 5%
R
Phụ lục 1.12 Giai đoạn phát triển của ấu trùng ở các nghiệm thức
Nghiệm
thức
Ngày
tuổi
Giai đoạn
I II III IV V VI VII VIII IX X XI PL
ĐC
1 100
3 26,7 73,3
6 10,0 36,7 53,3
9 6,7 23,3 33,3 36,7
12 23,3 43,3 33,3
15 23,3 46,7 30,0
18 16,7 36,7 46,6
21 6,7 13,3 56,7 23,3
24 10,0 43,3 46,7
27 26,7 73,3
30 30 70
T3
1 100
3 23,3 76,7
6 20,0 26,7 53,3
9 23,3 40,0 36,7
12 20,0 46,7 33,3
15 23,3 46,7 30,0
18 26,7 33,3 40,0
21 10,0 16,7 66,7 6,6
24 10,0 43,3 46,7
27 23,3 76,7
26,7 73,3
T5
1 100
3 26,7 63,3 10,0
6 33,3 66,7
9 23,3 40,0 36,7
12 20,0 43,3 36,7
15 30,0 43,3 26,7
18 16,7 36,7 46,6
21 13,3 63,3 23,3
24 10,0 43,3 46,7
27 26,7 73,3
Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng
Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng

More Related Content

What's hot

Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Quocphong Nguyen
 

What's hot (19)

Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOTĐặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
 
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bảnKhảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại công ty cổ phần mt nhật bản
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpSản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Việc Bổ Sung Chế Phẩm Em (Effeticve Micoroorganisms)...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...
Khảo sát ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến năng suất nấm rơm trong kỹ thuật...
 
Khảo sát ảnh hưởng của nguồn carbon lên sự sinh trưởng, phát triển của lan vũ...
Khảo sát ảnh hưởng của nguồn carbon lên sự sinh trưởng, phát triển của lan vũ...Khảo sát ảnh hưởng của nguồn carbon lên sự sinh trưởng, phát triển của lan vũ...
Khảo sát ảnh hưởng của nguồn carbon lên sự sinh trưởng, phát triển của lan vũ...
 
Khảo sát sự phát sinh hình thái từ mẫu cấy lớp mỏng đế tép củ tỏi lý sơn (all...
Khảo sát sự phát sinh hình thái từ mẫu cấy lớp mỏng đế tép củ tỏi lý sơn (all...Khảo sát sự phát sinh hình thái từ mẫu cấy lớp mỏng đế tép củ tỏi lý sơn (all...
Khảo sát sự phát sinh hình thái từ mẫu cấy lớp mỏng đế tép củ tỏi lý sơn (all...
 
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
Khảo sát tối ưu hóa một số thông số của quá trình lên men bioethanol từ vỏ ch...
 
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
Nghiên cứu nhân nhanh chồi lan kim tuyến (anoectochilus setaceus blume) in vi...
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứaTạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
Tạo phân bón lá từ phụ phế phẩm cá tra và vỏ dứa
 
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quyNghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
Nghiên cứu khả năng thay thế bột mì bằng bột chuối xanh để chế biến bánh quy
 
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
Phân lập và định danh một số chủng nấm gây bệnh trên lúa (oryza sativa)
 
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
Khảo sát sự ảnh hưởng môi trường khoáng, nước dừa và than hoạt tính lên sự si...
 
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
 

Similar to Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Man_Ebook
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Man_Ebook
 

Similar to Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng (20)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt t...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho lợn nái g...
 
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdfNghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
Nghiên cứu hiệu quả ngăn ngừa lão hoá da của dịch chiết nhau thai heo.pdf
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và tích lũy sin...
 
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khíLuận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
Luận văn: Bổ sung vi sinh vật vào quá trình tạo bùn hạt hiếu khí
 
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa j02 và bắc thơm số 7
 
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
Khảo sát tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh tạo bệnh viện c t...
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khănVệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
Vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn lợn nái ...
 
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự phát sinh mô sẹo cây xạ đen (celastrus hindsii)
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn thị...
 
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdfNghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
Nghiên cứu quy trình lên men chìm nấm Thượng Hoàng (Phellinus linteus).pdf
 
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Ảnh hưởng của tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế trong ương ấu trùng

  • 1. i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ, những người thân đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình dài học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến đã tận tình dìu dắt, động viên và truyền đạt cho tôi những kiến thức kinh nghiệm quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Tiếp đến, chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Bên cạnh đó, xin chân thành cảm ơn quí thầy cô Khoa sinh học ứng dụng đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẽ khó khăn để tôi có được thành công ngày hôm nay. Xin chân thành cảm ơn với tấm lòng trân trọng! Trần Thị Diễm My
  • 2. ii TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng bổ sung dịch trùn quế thay thế dầu mực và leucithin vào thành phần phối chế thức ăn chế biến trong ương ấu trùng tôm càng xanh. Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống thùng nhựa 60L, mật độ ấu trùng 60 con/Lít, gồm 2 nhân tố và 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhân tố 1 là phương pháp bổ sung dịch trùn quế gồm: (i) trực tiếp phối trộn vào hỗn hợp thức ăn tươi và (ii) phun dịch trùn lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn). Nhân tố 2 là liều lượng dịch trùn quế (3%,5%,7%). Kết quả thí nghiệm cho thấy, ấu trùng ở các nghiệm thức cho ăn thức ăn có phun trực tiếp dịch trùn với liều lượng 7%/khối lượng thành phần phối trộn lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn cho kết quả tốt về: (1) môi trường (TAN: 0,42 mg/L; NO2 - : 0,612 mg/L; NO3 - : 2,181 mg/L); (2) mật số vi khuẩn Vibrio sp. cuối chu kì ương đạt thấp nhất (0,7 x 103 CFU/mL); (3) tỷ lệ sống của ấu trùng đạt cao nhất (46,4 ± 3,73%) và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (22,5 ± 1,5%). Như vậy, việc thay thế dầu mực và leucithin trong thành phần phối chế thức ăn bằng dịch trùn quế Promin có tính khả thi rất cao, có ý nghĩa tích cực trong nâng cao năng suất ương ấu trùng TCX. Từ khóa : dịch trùn quế, thức ăn, tôm càng xanh, ương.
  • 3. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................i TÓM TẮT ....................................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................. iii DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................v DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................vi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1 1.1 Giới thiệu..............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................1 1.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.....................................................................3 2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của TCX...............................................................3 2.1.1 Phân loại và phân bố ......................................................................................3 2.1.2 Vòng đời TCX................................................................................................4 2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi....................................................................................4 2.1.4 Sự phân đàn....................................................................................................5 2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng ................................................................................5 2.1.6 Đặc điểm về sinh sản......................................................................................5 2.2 Các qui trình sản xuất giống TCX hiện nay.........................................................6 2.2.1 Hệ thống nước trong hở..................................................................................6 2.2.2 Hệ thống nước trong kín.................................................................................6 2.2.3 Hệ thống nước xanh .......................................................................................6 2.2.4 Hệ thống nước xanh cải tiến...........................................................................6 2.3 Tình hình sản xuất giống TCX trên thế giới và Việt Nam...................................7 2.3.1 Trên thế giới ...................................................................................................7 2.3.2 Việt Nam ........................................................................................................7 2.4 Vấn đề sử dụng trùn quế trong thủy sản...............................................................9 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................12 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................12 3.1.1 Thời gian ......................................................................................................12
  • 4. iv 3.1.2 Địa điểm .......................................................................................................12 3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................12 3.2.1 Dụng cụ ........................................................................................................12 3.2.2 Hóa chất........................................................................................................12 3.2.3 Dịch trùn quế................................................................................................12 3.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12 3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm .....................................................................................12 3.3.2 Bố trí thí nghiệm...........................................................................................13 3.3.3 Chăm sóc quản lý thí nghiệm.......................................................................14 3.3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường..................................................15 3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn...............................................16 3.3.6 Thu hoạch.....................................................................................................16 3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................18 4.1 Các yếu tố môi trường........................................................................................18 4.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................................18 4.1.2 pH .................................................................................................................19 4.1.3 Các yếu tố đạm hòa tan ................................................................................20 4.2 Sự biến động mật số vi khuẩn trong quá trình ương TCX.................................24 4.3 Sự biến thái trong quá trình phát triển của ấu trùng TCX..................................27 4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng TCX .............................................................................28 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................30 5.1 Kết luận ..............................................................................................................30 5.2 Đề xuất ...............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................A PHỤ LỤC ...................................................................................................................D
  • 5. v DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của TCX ......................................................5 Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm...................................................................................14 Bảng 3.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng TCX..............................................14 Bảng 3.3 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng TCX ăn.....................................................15 Bảng 3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường....................................................15 Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trung bình (0 C) trong thí nghiệm....................................18 Bảng 4.2 Biến động pH trung bình trong thí nghiệm....................................................19 Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng TCX..................................................................28
  • 6. vi DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1. Hình thái TCX .................................................................................................3 Hình 2.2. Vòng đời TCX.................................................................................................4 Hình 3.1 Hệ thống ương ấu trùng TCX.........................................................................13 Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu ..........................................................................16 Hình 4.1. Biến động hàm lượng TAN ở các nghiệm thức thí nghiệm ..........................20 Hình 4.2. Biến động hàm lượng N-NO2 - ở các nghiệm thức thí nghiệm ......................22 Hình 4.3. Biến động hàm lượng N-NO3 - ở các nghiệm thức thí nghiệm ......................23 Hình4.4. Biến động mật số vi khuần Vibrio sp. ở các nghiệm thí nghiệm ...................25 Hình 4.5. Biến động mật số vi khuần tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm...................26
  • 7. vii
  • 8. 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Tôm càng xanh (TCX) là loài giáp xác sống và phát triển chủ yếu trong môi trường nước ngọt, có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cá thể lớn, thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay TCX đang là đối tượng nuôi hấp dẫn đối với nhiều người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cũng như các đối tượng khác, con giống là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi tôm. Tuy nhiên với việc con giống trong tự nhiên ngày càng giảm, chất lượng con giống không ổn định thì việc sản xuất con giống nhân tạo để chủ động về con giống cũng như kiểm soát được chất lượng con giống là việc cần làm để phát triển nghề nuôi. Sản xuất nhân tạo giống TCX đã được thực hiện từ rất lâu nhưng cho đến ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn như nguồn nước, thức ăn, độ ẩm. Trong đó, thức ăn là vấn đề được người ương quan tâm nhiều nhất. Trong sản xuất giống TCX, Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) đã đề nghị công thức thức ăn chế biến thành phần có đầu mực (3%), leucithin (1,5%) nhằm cung cấp các acid amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng TCX. Hiện nay, một thành phần có chứa giá trị dinh dưỡng cao, các acid amin thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của động vật thủy sản là trùn quế cũng được ưa chuộng và được xem như nguồn thức ăn quý giá trong ương nuôi các đối tượng thủy sản như tôm hùm, ba ba, tôm sú, TCX. Từ thực tế sử dụng hiệu quả trùn quế trong thủy sản, các chế phẩm từ trùn quế được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong thủy sản như: Bột trùn, phân trùn, dịch trùn quế promin, BIO-T, trong đó bột trùn quế đã được nghiên cứu làm thức ăn bổ sung cho ấu trùng tôm sú, cho chất lượng Postlarvae- 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại Frippak (Phan Thị Bích Trâm và ctv., 2009). Trên cơ sở trùn quế là thức ăn giàu đạm, chứa nhiều acid amin, vi sinh vật sẵn có trong trùn quế có khả năng kiểm soát mầm bệnh, đề tài “Ảnh hưởng của phương thức và tỷ lệ bổ sung dịch trùn quế (Promin) trong ương ấu trùng TCX” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được khả năng bổ sung dịch trùn quế vào thành phần thức ăn tự chế có tác dụng tốt nhất đến tăng trưởng và tỷ lệ sống ấu trùng TCX. Từ đó đưa vào thực tiễn sản xuất góp phần làm cho nghề nuôi TCX phát triển bền vững.
  • 9. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định sự biến động các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, TAN, N-NO2 - , N- NO3 - lên ấu trùng TCX. Đánh giá biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp. và vi khuẩn tổng trong quá trình ương TCX dưới tác dụng của promin. Đánh giá ảnh hưởng của promin lên sự tăng trưởng chiều dài, tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng TCX.
  • 10. 3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của TCX 2.1.1 Phân loại và phân bố TCX có tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii được De Man đặt tên vào năm 1897, có vị trí phân loại như sau: Ngành: Arthropoda Ngành phụ: Crustacea Lớp: Malacostraca Bộ: Decapoda Bộ phụ: Pleocyemata Phân bộ: Caridea Họ: Palaemonidae Giống: Macrobrachium Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1897) Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn Hình 2.1. Hình thái TCX Trong tự nhiên, TCX phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và tây nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, TCX phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỷnh Nam Bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).
  • 11. 4 2.1.2 Vòng đời TCX Vòng đời TCX có 4 giai đoạn, bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. TCX trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm bắt cặp và đẻ trứng, trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm mẹ di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6- 18‰ để nở. Ấu trừng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng, lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và tiếp tục vòng đời (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Hình 2.2. Vòng đời TCX (Nguồn Nguyễn Việt Thắng, 1993) 2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi TCX là loài ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày thức ăn gồm có nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các loài tảo và mùn bã hữu cơ. Trong thời gian ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba ngày. Tôm thường bắt mồi vào sáng sớm và chiều tối (Phạm Văn Tình, 2004). TCX ăn các loại thức ăn khác nhau ở từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng, tôm ăn chủ yếu là phiêu sinh thực vật và ấu trùng của các động vật không xương sống khác (Trương Quan Trí, 1990). Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi. Đây là vấn đề quan trọng trong chế biến thức ăn cho ấu trùng tôm.
  • 12. 5 Đặc tính của TCX nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc tính của loài. Vì vậy, trong ương giống cần lưu ý vấn đề này nhằm nâng cao tỷ lệ sống. Khi nuôi tôm thương phẩm cũng cần lưu ý đến hiện tượng này và để có các biện pháp kỹ thuật hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). 2.1.4 Sự phân đàn Giai đoạn ấu trùng đến Postlarvae tỷ lệ sống của ấu trùng TCX phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tôm mẹ, trong quá trình phát triển đó thì sự phân đàn là không tránh khỏi. Sự phân đàn lớn hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện như mật độ, nhiệt độ, dinh dưỡng.(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). 2.1.5 Đặc điểm về sinh trưởng TCX phải trải qua 11 lần lột xác và biến thái để phát triển thành hậu ấu trùng. Thời gian giữa hai lần lột xác của tôm phụ thuộc vào nhiệt độ, kích cỡ, giới tính, thức ăn và điều kiện sinh lý của chúng (Nguyễn Việt Thắng, 1995). Bảng 2.1 Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của TCX Giai đoạn ấu trùng Ngày tuổi Đặc điểm nhận dạng I 1 Không có cuống mắt II 2 Có cuống mắt III 3 – 4 Có sự hiện diện của Uropods IV 4 – 6 Có 2 gai ở lung V 5 – 8 Các telson hẹp và có hình thon dài VI 7 – 10 Có sự hiện diện của các núm chân bụng VII 11 – 17 Các chân bụng chẻ đôi VIII 13 – 20 Các chân bụng có các tơ cứng IX 15 – 22 Nhánh chân trong của chân bụng xuất hiện X 17 – 23 Có 3 – 4 răng trên chủy XI 23 – 35 Xuất hiện răng dưới chủy PL 23 – 35 Có tập tính giống tôm trưởng thành (Nguồn: Uno và Soo, 1969, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003) 2.1.6 Đặc điểm về sinh sản Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), TCX thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Ở đồng bằng sông Cửu Long tôm sinh sản vào tháng 4 – 6 và tháng 8 – 10. Tôm cái thành thục lần đầu ở khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ khi PL10- 15. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng tôm mà sức sinh sản thay đổi từ 7.000 – 503.000 trứng, thông thường 20.000 – 80.000 trứng. Sau khi giao vĩ từ 2 – 5 giờ, có khi 6 – 24 giờ, thì tôm cái sẽ đẻ trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có thể từ 15 – 23 ngày.
  • 13. 6 2.2 Các qui trình sản xuất giống TCX hiện nay 2.2.1 Hệ thống nước trong hở Qui trình được khởi xướng đầu tiên bởi Ling cào năm 1969 và được hoàn thiện bởi Aquacop từ năm 1980. Đặc điểm của qui trình này là nước trong, sạch, không có tảo, mật độ ương cao (100 – 150 con/lít). Ưu điểm của qui trình này là thường đạt năng suất cao, qui trình tương đối đơn giản, không cần kĩ thuật cao. Tuy nhiên, qui trình này lại đòi hỏi tốn nhiều công lao động và chi phí khác. 2.2.2 Hệ thống nước trong kín Qui trình này được một số tác giả như Sandifer (1977), Menasveta (1980), Singholka (1980) nghiên cứu nhưng kết quả đó còn hạn chế và đến Aquacop (1984) và Griessinger (1986) thì qui trình căn bản được hoàn chỉnh để đưa vào sản xuất đại trà ở qui mô lớn. Hệ thống này được ứng dụng ở nhiều nơi. Đặc điểm của qui trình này là dùng bể lọc sinh học để lọc nước thải ra từ bể ương và tái sử dụng. Không thay nước trong suốt quá trình ương. Tuy nhiên, hạn chế chính của qui trình này là đòi hỏi kĩ thuật cao, đầu tư cao, thiết bị đồng bộ, phức tạp khi lắp đặt, khó xử lý khi có sự cố. 2.2.3 Hệ thống nước xanh Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1966 do Fujumura khởi xướng và hoàn thiện vào năm 1974. Đặc điểm của qui trình này là dùng tảo Chlorella cho vào bể ưởng để duy trì màu nước xanh liên tục. Qui trình có ưu điểm nổi bật là hạn chế thay nước. Tuy nhiên hạn chế chính của qui trình là mật độ ương thấp, đòi hỏi kĩ thuật nuôi tảo. 2.2.4 Hệ thống nước xanh cải tiến Qui trình được đề xướng bởi Ang từ năm 1986 trên cơ sở cải tiến mô hình nước xanh trước đó. Nguyên tắc hoạt động của qui trình là cho phép vi sinh vật và tảo phát triển trong bể ương để tự ổn định môi trường nước. Vỏ Artemia được cho trực tiếp vào bể để làm giá thể cho các vi sinh vật phát triển. Hệ thống này có nhiều ưu điểm quan trọng là không phải thay nước, không vệ sinh bể và không bổ sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể ương một lần đầu trước khi thả ấu trùng) hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều nơi, cả những vùng xa biển. 2.3 Tình hình sản xuất giống TCX trên thế giới và Việt Nam 2.3.1 Trên thế giới Nghề nuôi TCX mới được thành công trong những năm gần đây so với nghề nuôi tôm biển. Thành công đầu tiên trong nghiên cứu sản xuất giống TCX là của Ling
  • 14. 7 (1959), Ling đã phát hiện ra đặc điểm sinh thái và sinh sản của TCX. Từ đó nghiên cứu sinh sản thành công TCX theo chu trình khép kín ở Malaysia vào năm 1962. Sau đó 1966, ông dùng nước xanh với độ mặn 12‰ ương ấu trùng TCX, từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. Aquacop (1977), đã theo dõi sự biến động hóa học của nước trong quá trình ương ấu trùng TCX đã đưa ra rằng: trong ương ấu trùng cần theo dõi sự biến động của đạm nitrit, ammonia và khống chế chất lượng nước là vấn đề quan trọng trong quá trình ương. Nghiên cứu của Cheah và Ang (1979), khi tiến hành ương TCX, cho ấu trùng ăn có bổ sung cả vỏ Artemia đã làm cho nước xanh hơn. Khi vỏ Artemia nằm dưới đáy bể sẽ là một giá thể tốt giúp tảo và vi khuẩn phát triển từ đó góp phần làm sạch nước ương bởi quá trình chuyển hóa đạm. Sau 54 ngày tỷ lệ sống của ấu trùng ở độ mặn 6 – 8‰ là 39,6%. Đến năm 1986, Ang và Cheah đã tiến hành ương ấu trùng TCX theo qui trình nước xanh cải tiến và được ứng dụng khá phổ biến ở Malaysia với mật độ 25 con/lít, tỷ lệ sống 36 – 77% ở nồng độ muối 12‰. Malecha (1983) ở Hawaii áp dụng cho qui trình sản xuất nước xanh, mật độ ương 60 con/lít, một vài trại ương với mật độ 160 con/lít, tỷ lệ sống 30 PL/lít (Trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999). Trong năm 1995, có khoảng 600 – 800 triệu ấu trùng TCX đã được sản xuất từ 50 trại giống theo qui mô gia đình ở Thái Lan và mở rộng 6400 ha ao nuôi tôm thương phẩm (Suwannatous, 1996). Rao (1996), trại giống qui mô gia đình ở Ấn Độ có diện tích từ 500 – 1.500 m2 và có thể sản xuất được 500.000 PL/năm, với chi phí từ 7.143 – 9.524 USD/ năm (Trích dẫn bởi Coreia et al., 2000) 2.3.2 Việt Nam Trước những năm 1980, ở Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về sản xuất giống TCX, nguồn giống chủ yếu được thu gom từ tự nhiên. Năm 1977, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu về sinh học và kĩ thuật nuôi ấu trùng TCX và tiến hành ương nuôi thu nhập mẫu, nhận xét về sinh học phát triển của tôm, đến năm 1983, đã sản xuất ra Postlarvae. Sau đó, năm 1987 tiến hành ương nuôi Postlarvae trong bể xi măng và ao đất (Lý Hoàng Phúc, 2006, trích dẫn bởi Đỗ Trung Kiên, 2010). Nguyễn Việt Thắng (1993), đã nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học và sản xuất giống TCX ở đồng bằng Nam bộ. Ông cũng tiến hành nghiên cứu ương ấu trùng bằng các qui trình khác nhau cụ thể: qui trình nước xanh với mật độ 40 – 50 ấu
  • 15. 8 trùng/lít đạt tỷ lệ sống 40,2%, qui trình nước trong hở với mật độ 60 – 100 ấu trùng/lít đạt tỷ lệ sống 35,4%, qui trình nước trong kín với mật độ 70 ấu trùng/lít tỷ lệ sống 24,9% trong 3 qui trình thì qui trình nước xanh cho tỷ lệ sống đạt cao nhất (Trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999). Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), đã thử nghiệm ương TCX theo qui trình nước xanh cải tiến với các mật độ ương 50, 100 và 150 ấu trùng/lít. Kết quả ương cho thấy mật độ ương 50 con/lít các yếu tố môi trường gần như tốt cho sự hoạt động của ấu trùng, tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển Postlarvae cao nhất (19,46%) so với mật độ ương 150 con/lít có tỷ lệ sống, tỷ lệ chuyển Postlarvae thấp nhất (0,82%). Nguyễn Thanh Phương (2000) nghiên cứu sản xuất giống TCX theo mô hình nước xanh cải tiến. Theo kết quả nghiên cứu thì mật độ ương ấu trùng thích hợp là 60 con/lít, nghiên cứu cũng cho thấy ấu trùng có nguồn gốc từ tôm mẹ nhân tạo cho kết quả ương nuôi cao và ổn định hơn ấu trùng có nguồn gốc tôm mẹ tự nhiên. Tác giả cho rằng tôm thu từ tự nhiên có một lượng lớn trứng bị hao hụt trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, làm ảnh hưởng đến sức sinh sản và chất lượng ấu trùng. Như vậy kể từ năm 1998 đến nay, trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất giống TCX với mô hình nước xanh cải tiến và đã thu được kết quả thành công, tôm giống rất khỏe có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện bất lợi của môi trường (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003) Nhằm hoàn thiện hơn về qui trình sản xuất giống TCX, Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2006), đã tiến hành nghiên cứu sản xuất giống TCX dựa trên nguồn tôm bố mẹ thu từ tự nhiên, ao nuôi thương phẩm và tôm bố mẹ nuôi vỗ. Kết quả cho thấy số ấu trùng của tôm tự nhiên đạt cao nhất từ 7.950 – 25.859 ấu trùng/tôm cái, tôm nuôi vỗ có số ấu trùng 9.308 – 23.626 ấu trùng/tôm cái và thấp nhất ở nguồn tôm nuôi thương phẩm. Chu kì ương khoảng 30 ngày. Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm nuôi vỗ (76,6%) cao hơn so với nguồn tôm thu từ tự nhiên (51,3%) và ao nuôi thương phẩm (62%). Tiếp đến, năm 2008, Trần Thị Thanh Hiền đã tiến hành sản xuất TCX theo qui trình nước xanh cải tiến có bổ sung vitamin C vào thức ăn, mật số ấu trùng 50 con/Lít. Tỷ lệ sống và biến thái của ấu trùng tăng lên khi bổ sung vitamin C. Ngoài ra, khả năng chịu đựng của ấu trùng cũng được cải thiện. Tôm được cho ăn thức ăn chứa 2000 mg vitamin C/kg thức ăn cho tỷ lệ sống và số lượng Postlarvae cao nhất (78,9%). Cù Văn Thành (2009) đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi ấu trùng TCX theo qui trình nước trong, mật số ấu trùng 60 con/Lít. Kết quả cho thấy sử dụng chế phẩm sinh học góp phần làm cho ấu trùng phát triển nhanh, tỷ lệ
  • 16. 9 sống cao hơn. Ngoài ra, khi kết hợp hai loại chế phẩm sinh học sẽ cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ sống trung bình cao nhất ( 75,3%). Hiện nay, rất nhiều vấn đề liên quan đến TCX đã và đang tiếp tục được nghiên cứu, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả sản xuất. 2.4 Vấn đề sử dụng trùn quế trong thủy sản Trùn quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae, thuộc ngành ruột khoang. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với phần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất. Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các qui mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Hiện nay các vùng lân cận thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long đang rộ lên với nghề nuôi trùn quế. Theo Phan Thị Bích Trâm và ctv., (2007) trùn quế là loài dễ nuôi, mắn đẻ, dễ thu hoạch, nhất là có hàm lượng đạm rất cao (69,3%), so với các vật chất khác đây được xem là nguồn bổ sung đạm quý giá cho gia cầm và động vật thủy sản. Trùn quế và phân trùn tươi hiện đang được sử dụng phổ biến làm thức ăn, xử lý đáy ao nuôi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản và cũng bắt đầu được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhằm ứng dụng rộng rãi hơn trong thủy sản, đặc biệt từ nguồn đạm giàu acid amin sẽ mở ra hướng phát triển mới trong ương giống tôm và các loại cá con (Phan Thị Bích Trâm và ctv., 2009). Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) đã tiến hành phân tích thành phần vi sinh vật trong dịch trùn quế, kết quả phân tích được 10 chủng vi khuẩn oxy hóa amon và 7 chủng vi khuẩn oxy hóa nitrate. Qua phân tích chọn lọc tìm ra được 3 chủng vi khuẩn oxy hóa amon và 2 chủng vi khuẩn oxy hóa nitrate có hoạt tính cao và có tiềm năng ứng dụng làm probiotic xử lý nitrate trong nuôi trồng thủy sản. Một khía cạnh khác trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) thí nghiệm tiến hành trên 15 mẫu trùn và phân trùn quế, kết quả phân lập được 40 chủng Bacillus, từ 40 chủng thu nhận được 7 chủng có tiềm năng, thuộc 6 loài: B. subtilis, B. polyfermenticus, B. pumilus, B. licheniformis, B. flexus, B. thuringensis. Kết quả cho thấy 7 chủng trên đều có hoạt tính sinh học cao, vừa có khả năng đối kháng với nhiều vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản, trong đó có nhóm Vibrio (V. harveyi, V. parahaemolyticus, V. alginolyticus), vừa có khả năng sinh emzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulase và lipase). Nhóm vi
  • 17. 10 khuẩn Bacillus có thể sản xuất ra hàng loạt emzyme – exo, nó rất có hiệu quả đối với việc phá vỡ các phân tử lớn như protein và chất béo. Khi các dòng vi khuẩn Bacillus sp. được thêm vào ao nuôi thường xuyên và ở mật độ cao, nó sẽ phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn những ao tự nhiên không có bổ sung vi khuẩn. Vi khuẩn Bacillus sp. sẽ khử đạm, làm giảm các chất thải hữu cơ và sử dụng nitrate khi thiếu oxy, đặc biệt vi khuẩn phát huy hiệu quả ở nền đáy ao (Moriarty et al., 2005, trích dẫn bởi Phó Văn Nghị, 2011). Từ thực tế sử dụng trùn quế tươi gặp không ít khó khăn như: khả năng lưu trữ không quá một ngày ở nhiệt độ thường, hàm lượng đạm và vitamin giảm dần theo thời gian nên rất khó lưu trữ. Do đó, nhiều nghiên cứu về các chế phẩm sinh học từ trùn quế được tiến hành như dịch trùn quế Promin, bột trùn, BIO-T, các sản phẩm này có thời gian sử dụng từ 6 – 10 tháng và có một ưu điểm nổi trội của những chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian (Võ Thị Hạnh, 2009). Theo Phan Thị Bích Trâm và ctv., (2009), khi sử dụng bột trùn quế thủy phân trong ương giống tôm sú cho thấy thức ăn chế biến chứa 50,5% bột trùn quế thủy phân cho chất lượng tôm PL 15 tốt hơn thức ăn nhập ngoại Frippak. Điều này mở ra một triển vọng cho việc sản xuất thức ăn cho hậu ấu trùng tôm sú từ trùn quế, giúp chủ động sản xuất thức ăn trong nước thay thế hàng ngoại nhập đồng thời góp phần phát triển mô hình nuôi trùn quế phục vụ nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh sử dụng trùn quế tươi thì phân trùn cũng được ứng dụng rộng rãi trong thủy sản. Đặc biệt trong việc gây màu nước ở những ao nuôi tôm sú thâm canh lâu năm do bị suy giảm dinh dưỡng thì phân trùn cho hiệu quả khá cao. Phân trùn có tác dụng bổ sung chất hữu cơ, khoáng cho đất, có giá trị cải tạo đất như điều hòa pH trong đất, tăng độ xốp, giảm độc tố trong đất, ngoài ra vi sinh vật trong trùn quế có khả năng tiêu diệt những loại nấm khuẩn có hại trong đất. Trong mùa mưa các yếu tố môi trường trong ao nuôi thâm canh rất khó quản lý, sự rửa trôi gây nên độ đục cao, hạn chế quang hợp của tảo và để khắc phục tình trạng trên nên gây màu nước bằng chế phẩm BIOCOMPOST (có nguồn gốc từ phân trùn quế tươi). Từ đó giảm được việc sử dụng thuốc và hóa chất, đồng thời giảm được rủi ro mầm bệnh bộc phát suốt chu kì nuôi. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến và ctv., (2012), khi sử dụng dịch trùn quế trong ương ấu trùng TCX góp phần quản lí môi trường bể ương tốt hơn, các yếu tố môi trường nằm trong khoảng cho phép và hạn chế đáng kể sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. ấu trùng có tỷ lệ sống cao nhất (90,0 ± 0,48%) ở nghiệm thức được cho ăn bằng thức ăn bổ sung dịch trùn quế với liều lượng 3 mL/kg thức ăn và cho ăn hàng ngày.
  • 18. 11 Từ những kết quả nghiên cứu, ứng dụng thành công trùn quế và các sản phẩm từ trùn quế trong thủy sản có thể thấy được những lợi ích thiết thực được mang lại từ trùn quế đối với nghề nuôi thủy sản hiện nay.
  • 19. 12 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015. 3.1.2 Địa điểm Thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Dụng cụ Hệ thống bể ương: Gồm 21 thùng nhựa có thể tích 60 lít/thùng. Bể chứa nước ót, bể xử lý nước, bể cho tôm nở, bể ấp Artemia. Dụng cụ trang thiết bị: Máy sục khí, đá bọt, cốc thủy tinh 100 mL, ống nhỏ giọt, vợt Artemia, túi lọc vải 1µm, khúc xạ kế, nhiệt kế, cân điện tử, kính hiển vi, nồi hấp, bếp gas. 3.2.2 Hóa chất Môi trường Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose Agar (TCBS) dùng xác định vi khuẩn Vibrio sp. Môi trường Nutrient agar (NA+ ) để xác định vi khuẩn tổng. Các loại hóa chất cần thiết trong phân tích chỉ tiêu môi trường: TAN, N-NO2 - , N- NO3 - . 3.2.3 Dịch trùn quế Thành phần trong 1 lít dịch trùn quế Promin gồm có: Acid amin (Alanine 200 mg, Glysine 140 mg, Aspartic acid 460 mg, Leucine 240 mg, Serine 170 mg, Lysine 200 mg, Glutamic acid 360 mg), Bacillus sp. 6,7 x 104 CFU/mL, Lactobacillus 4,0 x 108 CFU/mL. Nhà sản xuất: Công ty TNHH trùn quế An Phú. Địa chỉ: 406 lô C An Phú, An Khánh, Phường An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 20. 13 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Chuẩn bị thí nghiệm Vệ sinh bể và dụng cụ: Bể và dụng cụ được khử trùng bằng Chlorine 200 ppm và rửa kỹ lại bằng nước sạch trước khi tiến hành thí nghiệm. Nguồn nước: Nước ót có độ mặn 80 - 100‰ được lấy từ ruộng muối, nước được lọc qua túi lọc vải 1µm. Nước lợ 12‰ được pha từ nước ót và nước ngọt là nước sinh hoạt được cung cấp từ nhà máy nước thành phố, sau đó được xử lý bằng Chlorine 60 ppm (tính trên Chlorine nguyên chất), sục khí cho hết Chlorine. Trước khi sử dụng nên kiểm tra lượng Chlorine dư bằng testkit Chlorine. Tôm mẹ và cho nở: Tôm mẹ ôm trứng được thu mua từ những vựa thu tôm tự nhiên, chọn những con khỏe mạnh, không thương tích, không có dấu hiệu bệnh, có trọng lượng từ 30 – 80g/con và trứng có màu sậm. Tôm mẹ được xử lý bằng Formaline 20 – 25 ppm trong 30 phút sau đó đưa vào bể nở với độ mặn 8 - 12‰. 3.3.2 Bố trí thí nghiệm Hệ thống thí nghiệm gồm 21 thùng nhựa, có thể tích 60 lít/thùng. Ấu trùng được bố trí vào bể với mật độ ấu trùng 60 con/lít và mức nước ương là 50 lít. Hệ thống thí nghiệm được bố trí cụ thể như hình 3.1 Hình 3.1 Hệ thống ương ấu trùng TCX Thí nghiệm gồm 2 nhân tố 7 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nhân tố 1 là phương thức bổ sung khác nhau: (1) Dịch trùn được trộn đều trong hỗn hợp thành phần trước khi chế biến thức ăn hấp chín;(2) Phun dịch trùn vào thức ăn sau khi được hấp chín và cà nhuyễn theo từng mắt lưới. Nhân tố 2 là thay thế dầu mực và leucithin bằng các liều lượng dịch trùn quế khác nhau trong thành phần công thức thức ăn chế biến.
  • 21. 14 Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm Kí hiệu Nhân tố 1 Phương thức bổ sung dịch trùn quế Nhân tố 2 Liều lượng dịch trùn quế sử dụng thay thế dầu mực và leucithin Số lần lặp lại ĐC Không Không thay thế 3 T.3 Trực tiếp phối trộn 3% 3 T.5 5% 3 T.7 7% 3 P.3 Phun trực tiếp lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn 3% 3 P.5 5% 3 P.7 7% 3 Ghi chú: Nghiệm thức đối chứng sử dụng chung cho cả 2 phương thức bổ sung 3.3.3 Chăm sóc và quản lý thí nghiệm Cho ăn: Ngày đầu tiên không cần cho ấu trùng ăn, bắt đầu ngày thứ 2 hằng ngày cho ăn Artemia bung dù vào buổi sáng 6 giờ và buổi chiều 17 giờ (1 - 2 ấu trùng Artemia/mL nước ương). Khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn V tiến hành cho ăn bổ sung thức ăn chế biến vào lúc 9h, 12h, 15h và cho ăn Artemia bung dù vào lúc 17h với mật độ (2 – 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương) cho ăn thỏa mãn nhu cầu của ấu trùng TCX (Bảng 3.3). Đối với thức ăn chế biến được cà qua các mắt lưới (300 – 700 µm) phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của ấu trùng. Bảng 3.2 Công thức thức ăn chế biến cho ấu trùng TCX Thành phần Nghiệm thức ĐC Phối trộn trực tiếp Phun trực tiếp T3 T5 T7 P3 P5 P7 Lòng đỏ trứng gà 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng 1 trứng Sữa bột giàu canxi 10g 10g 10g 10g 10g 10g 10g Dầu mực 3 % 0 0 0 0 0 0 Leucithin 1,5 % 0 0 0 0 0 0 Dịch trùn quế 0 3 % 5 % 7 % 3 % 5 % 7% Vitamin C 100 – 500 mg/kg (sử dụng cho tất cả nghiệm thức)
  • 22. 15 Bảng 3.3 Chế độ chăm sóc và cho ấu trùng TCX ăn Giai đoạn ấu trùng Loại thức ăn Lượng thức ăn Số lần cho ăn Giai đoạn 2 – 4 Ấu trùng Artemia 1 - 2 ấu trùng Artemia/mL nước ương 2 lần /ngày (6h , 18h ) Giai đoạn 4 - 5 Thức ăn chế biến kích cỡ 300 - 400 µm Theo nhu cầu của ấu trùng 3 lần/ngày (8h , 12h , 15h ) Ấu trùng Artemia 2 - 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương 1 lần/ngày (17h ) Giai đoạn 6 – 8 Thức ăn chế biến kích cỡ 500 - 600 µm Theo nhu cầu của ấu trùng 3 lần/ngày (8h , 12h , 15h ) Ấu trùng Artemia 2 - 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương 1 lần/ngày (17h ) Giai đoạn 9 – 11 Thức ăn chế biến kích cỡ 700 - 800 µm Theo nhu cầu của ấu trùng 3 lần/ngày (8h , 12h , 15h ) Ấu trùng Artemia 2 - 4 ấu trùng Artemia/mL nước ương 1 lần/ngày (17h ) (Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003) Theo dõi hoạt động của ấu trùng: Quan sát sự biến thái (LSI) của ấu trùng 3 ngày/lần. Số lượng mẫu là 30 con/lần/thùng LSI(%) = (Ai/n) x 100 Trong đó: LSI: Là chỉ số biến thái (% ấu trùng biến thái qua giai đoạn i) Ai: Số ấu trùng giai đoạn thứ i n: ∑ số ấu trùng đem đi quan sát 3.3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường Bảng 3.4 Phương pháp xác định chỉ tiêu môi trường Chỉ tiêu Nhịp thu Phương pháp phân tích Nhiệt độ 2 lần/ngày (7h và 14h) Đọc số liệu trực tiếp từ nhiệt kế, đo trực tiếp tại bể bố trí thí nghiệm. pH 3 ngày/lần (7h và 14h) Sử dụng bộ test pH Sera TAN 5 ngày/lần Phương pháp Indophenol Blue N-NO2 - 5 ngày/lần Phương pháp Griess llosvay N-NO3 - 5 ngày/lần Phương pháp Salycilate
  • 23. 16 3.3.5 Phương pháp thu và phân tích mẫu vi khuẩn Phương pháp thu mẫu Vi khuẩn Vibrio sp. và vi khuẩn tổng được xác định 7 ngày/lần Mẫu nước được thu bằng ống nghiệm đã tiệt trùng, thu cách mặt nước 20 – 30 cm. Dùng phương pháp pha loãng và cấy trên môi trường TCBS để xác định mật độ vi khuẩn Vibrio sp. và NA+ để xác định mật số vi khuẩn tổng. Phương pháp phân tích mẫu Chuẩn bị 3 ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lí (0,85%) thanh trùng ở 1210 C thời gian 15 – 30 phút dùng để pha loãng mẫu nước thu. Dùng micro pipet hút 1 mL nước mẫu cho vào ống nghiệm chứa 9 mL nước muối sinh lí đã tiệt trùng, trộn đều bằng máy lắc Vortex sẽ được mẫu có độ pha loãng 10-1 . Từ mẫu nước đó tiếp tục dùng micro pipet hút 1 mL cho vào ống nghiệm thứ 2 chứa 9 mL nước muối sinh lí đã được tiệt trùng, được độ pha loãng 10-2 .Tiếp tục hút 1 mL của ống nghiệm có độ pha loãng 10-2 cho vào ống nghiệm thứ 3 chứa 9 mL nước muối sinh lí được tiệt trùng, có được độ pha loãng 10-3 . Dùng micropipet hút 0,1 mL dung dịch từ các mẫu pha loãng và dung dịch mẫu nước ban đầu cho vào đĩa môi trường TCBS dùng que thủy tinh tán đều đến khi khô và đánh dấu. Mẫu được ủ trong tủ ấm, ở nhiệt độ 320 C trong thời gian 24 giờ và đem ra đọc kết quả. Các thao tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng. Những đĩa phân tích vi khuẩn Vibrio sp. có số khuẩn lạc từ 25 – 250 được chọn để tính kết quả theo công thức sau: Số tế bào/mL (CFU) = số khuẩn lạc x độ pha loãng x 10. (3.1) 3.3.6 Thu hoạch Khi ấu trùng chuyển sang Postlarvae trên 80% tiến hành giảm dần độ mặn, mỗi lần giảm không quá 4‰/ngày cho đến khi đạt độ mặn 0‰ thì tiến hành đếm số lượng Postlarvae/bể, tính tỷ lệ chuyển Postlarvae, tỷ lệ sống. Mẫu nước 9 mL 9 mL9 mL 1 mL 1 mL 1 mL 10-1 10-310-2 Hình 3.2 Phương pháp pha loãng mẫu
  • 24. 17 Tỷ lệ sống (%) = x 100 (3.2) Tỷ lệ chuyển Postlarvae (%) = x 100 (3.3) 3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsolf Office (Word, Excel 20), xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS, phép thử LSD, Duncan, Nova 2 nhân tố.
  • 25. 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống thủy sinh vật nói chung và ấu trùng TCX nói riêng. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, trong khoảng cho phép khi nhiệt độ tăng thì trao đổi chất càng tăng (định luật VanHoff). Nhiệt độ có liên quan rất lớn đến sự lột xác và phát triển của ấu trùng TCX, thay đổi nhiệt độ đột ngột dù chỉ 10 C cũng gây bất ổn cho ấu trùng (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003). Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ trung bình (0 C) trong thí nghiệm Kí hiệu nghiệm thức Sáng Chiều Min Max TB Min Max TB ĐC 25,0 27,5 26,6 ± 0,57 29,0 32,0 30,2 ± 0,85 T3 25,0 27,5 26,5 ± 0,55 29,0 32,0 30,2 ± 0,83 T5 25,0 27,5 26,6 ± 0,56 29,0 32,0 30,2 ± 0,83 T7 25,0 27,5 26,6 ± 0,61 29,0 32,0 30,1 ± 0,81 P3 25,0 27,5 26,6 ± 0,60 29,0 31,5 30,2 ± 0,80 P5 25,0 27,5 26,6 ± 0,59 29,0 31,5 30,2 ± 0,83 P7 25,0 27,5 26,6 ± 0,59 29,0 31,5 30,1 ± 0,78 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Qua bảng 4.1 cho thấy, dao động nhiệt độ trung bình buổi sáng từ 26,5 ± 0,55 đến 26,6 ± 0,61 và buổi chiều từ 30,1 ± 0,78 đến 30,2 ± 0,85. Nhiệt độ nước giữa các nghiệm thức vào buổi sáng và buổi chiều chênh lệch từ (± 4,0 – 4,5). Do thời điểm bố trí thí nghiệm vào tháng 3 (mùa nắng) sáng sớm lạnh và buổi trưa nóng, nên sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày khá cao. Trong phạm vi nhiệt độ tối ưu khi nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái của ấu trùng tôm càng ngắn (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2000). Theo Whetstone and et al., (2002) nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng TCX là 260 C – 290 C nhưng không được vượt quá 50 C trong ngày (Boyd and et al., (2002). Nhìn chung nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của thủy sinh vật, mỗi loài có một khoảng nhiệt độ thích hợp nhất định. Do đó, duy trì nhiệt độ trong khoảng thích hợp là nhân tố góp phần cho hiệu quả trong sản xuất. Như vậy, nhiệt độ trong quá trình tiến hành thí nghiệm luôn nằm trong khoảng thích hợp và thuận lợi cho ấu trùng sinh trưởng và phát triển.
  • 26. 19 4.1.2 pH pH cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật, đặc biệt là nhóm giáp xác. pH đặc trưng cho độ acid hoặc độ kiềm trong nước, trong vùng pH rất cao hoặc rất thấp các loài thủy sinh vật không sống được, tác động của pH lên đời sống thủy sinh vật có tính chất gián tiếp chứ không theo phương thức trực tiếp (Lê Văn Cát và ctv., 2006). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv.,(2003) pH có ảnh hưởng lớn đến đời sống của ấu trùng TCX , độ pH thích hợp cho sinh trưởng của ấu trùng từ 7,0 - 8,5 pH dưới 6,5 hay trên 9,0 kéo dài sẽ không tốt và mức dao động trong ngày không được vượt quá 1 đơn vị. Theo Nguyễn Việt Thắng (1995) pH cao làm độc tính NH3 cao và pH thấp làm mềm vỏ, gây tổn thương mang, gây trở ngại cho quá trình lột xác. Bảng 4.2 Biến động pH trung bình trong thí nghiệm Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Qua bảng 4.2 cho thấy, pH trung bình ở các nghiệm thức biến đổi không lớn lắm, nằm trong khoảng từ 8 ± 0,15 đến 8,1 ± 0,14 vào buổi sáng và từ 8,3 ± 0,14 đến 8,4 ± 0,15 vào buổi chiều. Trong thí nghiệm có những thời điểm pH thấp, thấp nhất vào buổi sáng là (7,9) và tăng cao nhất vào buổi chiều (8,5)(Phụ lục 1.3 và 1.4) tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng thích hợp và khoảng biến động trong ngày không vượt quá ± 1, rất thuận lợi cho sự phát triển của ấu trùng. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) thì pH thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng từ (7 – 8,5), khoảng biến động trong ngày không vượt quá 1 đơn vị. Bên cạnh đó, New and et al., (1985) cho rằng, pH thích hợp cho ấu trùng TCX từ 7,0 – 8,5, nếu pH < 5 ấu trùng hoạt động yếu, nổi đầu hay trôi dạt vào thành bể và chết sau 6 giờ. Kí hiệu nghiệm thức Sáng Chiều Min Max TB Min Max TB ĐC 7,9 8,2 8,10 ± 0,14 8,2 8,5 8,38 ± 0,15 T3 7,9 8,2 8,08 ± 0,15 8,2 8,5 8,32 ± 0,15 T5 7,9 8,2 8,05 ± 0,15 8,2 8,5 8,31 ± 0,15 T7 7,9 8,2 8,05 ± 0,15 8,2 8,5 8,30 ± 0,14 P3 7,9 8,2 8,04 ± 0,15 8,2 8,5 8,33 ± 0,15 P5 7,9 8,2 8,07 ± 0,15 8,2 8,5 8,31 ± 0,15 P7 7,9 8,2 8,02 ± 0,15 8,2 8,5 8,35 ± 0,15
  • 27. 20 4.1.3 Các yếu tố đạm hòa tan Tổng đạm Ammonia (TAN) Ammonia là khí độc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng TCX (Trần Thị Cẩm Hồng, 2008). Hàm lượng TAN tương đối thấp trong 10 ngày đầu (0,352 – 0,911 mg/L), sau đó có xu hướng tăng cao ở hầu hết các nghiệm thức và đạt cao nhất ở ngày ương thứ 15 (2,034 mg/L). Tuy nhiên, từ ngày ương thứ 20, hàm lượng TAN giảm và duy trì cho đến cuối chu kì ương (0,420 – 1,408 mg/L). Nguyên nhân làm hàm lượng TAN tăng là do quá trình tích lũy vật chất hữu cơ, chất thải của ấu trùng dưới đáy bể. Phù hợp với nhận định của Nguyễn Việt Thắng (1993), lượng Ammonia trong bể ương hình thành và tăng lên do sự phân hủy của protein trong thức ăn dư thừa, sản phẩm thải của ấu trùng tôm và Artemia. Hình 4.1. Biến động hàm lượng TAN ở các nghiệm thức thí nghiệm Qua hình 4.1 cho thấy, nghiệm thức cho ấu trùng ăn bằng thức ăn sử dụng dịch trùn quế thay thế hoàn toàn cho dầu mực và leucithin với các liều lượng khác TANmg/L Ngày ương
  • 28. 21 nhau và phương pháp phối trộn khác nhau thì môi trường bể ương có hàm lượng TAN giảm thấp về cuối chu kì. Vào ngày ương thứ 15, hàm lượng TAN ở hầu hết các nghiệm thức cho ấu trùng ăn bằng thức ăn thay thế dịch trùn quế hoàn toàn đều tăng cao, nguyên nhân có thể do dịch trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng cao (69,3% protein), vi sinh vật có trong dịch trùn phát triển chưa đủ lớn để có thể thể hiện sự phân giải vật chất hữu cơ tích tụ. Vào cuối chu kì ương (ngày ương 30), nghiệm thức P7 có hàm lượng TAN thấp nhất (0,42 mg/L), giảm 4,84 lần so với hàm lượng TAN ở ngày ương thứ 15 (2,034 mg/L) và thấp hơn hàm lượng TAN ở nghiệm thức đối chứng (1,408 mg/L) hơn 3,35 lần. Ở nghiệm thức T7 có hàm lượng TAN giảm thấp vào cuối chu kì ương (0,655 mg/L) thấp hơn 2 lần so với nghiệm thức đối chứng (1,408 mg/L) và cao hơn hàm lượng TAN ở nghiệm thức P7 là 1,56 lần. Theo Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010) thì vi khuẩn Bacillus sp. trong trùn quế có khả năng tham gia vào chuyển hóa vật chất hữu cơ trong ao nuôi, có tác dụng cải thiện môi trường. Đây có thể là nguyên nhân làm hàm lượng TAN giảm vào cuối chu kì ương ở những nghiệm thức sử dụng thức ăn thay thế hoàn toàn bằng dịch trùn quế. Hàm lượng TAN trung bình trong suốt chu kì ương ở nghiệm thức P3 (0,824 mg/L) và P7 (0,868 mg/L) đạt thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (0,963 mg/L). Kết quả cho thấy ở nghiệm thức sử dụng phương pháp phun trực tiếp dịch trùn quế lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn với các tỷ lệ 3%, 5%, 7% khối lượng thành phần phối chế thức ăn có tác dụng làm giảm hàm lượng TAN hiệu quả hơn so với nghiệm thức sử dụng phương pháp phối trộn trực tiếp dịch trùn quế vào thức ăn sau đó đem hấp với tỷ lệ phần trăm phối chế như trên. Do thời gian tiến hành thí nghiệm không thuận lợi, ảnh hưởng đến môi trường nuôi nên kết quả TAN của thí nghiệm cao hơn so với kết quả thí nghiệm của Nguyễn Bảo Trung (2012), khi tiến hành thí nghiệm cho ấu trùng TCX ăn thức ăn có bổ sung dịch trùn quế với liều lương 3mL/kg thức ăn thì TAN cuối chu kì ương đạt 0,15 mg/L. Nitrite (N-NO2 - ) Nitrite là khí độc đối với thủy sinh vật, NO2 - được sinh ra từ NH3 dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrosomonas và được chuyển hóa thành NO3 - dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter (Trương Quốc Phú, 2006). Khuynh hướng biến động N-NO2 - ở các nghiệm thức tương đối giống nhau trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm và biến động trong khoảng 0,092 – 2,046 mg/L. Tương tự sự biến động của TAN, hàm lượng N-NO2 - biến động mạnh từ ngày ương thứ 15 (Hình 4.2) và đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (2,046 mg/L). Hàm lượng TAN và N-NO2 - cùng tăng cao ở ngày ương thứ 15 ở hầu hết
  • 29. 22 các nghiệm thức là do hàm lượng dinh dưỡng từ thức ăn thừa, vỏ Artemia, đạm từ dịch trùn quế hòa tan vào nước. Bên cạnh đó, trong thời gian này ấu trùng giảm ăn do bị nhiễm kí sinh trùng, thức ăn dư thừa tan trong nước khi ấu trùng giảm ăn góp phần làm tăng độ đục và tích tụ vật chất dinh dưỡng trong bể ương. Hình 4.2. Biến động hàm lượng N-NO2 - ở các nghiệm thức thí nghiệm Hàm lượng N-NO2 - trung bình ở nghiệm thức cho ăn thức ăn đã được thay thế hoàn toàn bằng dịch trùn bằng phương pháp phun trực tiếp lên thức ăn sau khi cà nhuyễn và hấp chín với tỷ lệ 7% phối chế thức ăn (P7) ít có sự biến động và trung bình đạt (0,7 ± 0,58 mg/L) thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (1,0 ± 0,79 mg/L). Theo Trương Quốc Phú (2006), nên duy trì hàm lượng N-NO2 - dưới mức cho phép (0,1 mg/L), nhưng theo Nguyễn Thanh Phương (2003) hàm lượng N- NO2 - ở mức 2 mg/L vẫn không ảnh hưởng đến ấu trùng. Khi so sánh với một số nghiên cứu của các tác giả trước đây áp dụng qui trình kín như qui trình nước xanh cải tiến của Nguyễn Ngọc Hiền (2001) hàm lượng N-NO2 - là 0,93 mg/L, Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999) N-NO2 - là 1,01 mg/L. Trong thí nghiệm này hàm lượng N-NO2 - thấp hơn và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng trong thí nghiệm. Tuy nhiên kết quả thí nghiệm cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Trung (2012) ở nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày với liều lượng 3 mL/kg thức ăn nồng độ N-NO2 - đạt thấp nhất (0,066 mg/L) vào cuối chu kì ương. N-NO2 -mg/L Ngày ương
  • 30. 23 Như vậy, việc sử dụng thức ăn thay thế dịch trùn quế có tác dụng góp phần làm giảm sự biến động hàm lượng TAN và N-NO2 - trong môi trường ương TCX. Nitrate (N-NO3 - ) Ngược lại với sự biến động TAN và N-NO2 - , hàm lượng N-NO3 - ở các nghiệm thức có khuynh hướng tăng nhẹ vào cuối chu kì ương và sự biến động này không theo một quy luật nhất định (Hình 4.3). Theo Trương Quốc Phú (2006) đạm từ dạng NH3/NH4 + được chuyển hóa thành dạng N-NO3 - dưới tác dụng của 2 nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter. Quá trình này làm tăng hàm lượng N- NO3 - và kích thích sự phát triển của tảo đáy trong các thí nghiệm, cùng với vật chất hữu cơ kết tụ lơ lửng trong nước làm cho nước trong bể ương có màu nâu. Màu nước đậm dần và tảo phát triển mạnh ở nghiệm thức sử dụng thức ăn được thay thế hoàn toàn bằng dịch trùn quế với tỷ lệ phần trăm phối chế thức ăn cao (5%, 7%) và rõ nhất là ở nghiệm thức sử dụng phương pháp phun trực tiếp lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn. Điều này có thể là nguyên nhân làm cho hàm lượng TAN và N-NO2 - tăng cao vào ngày thứ 15, nhưng trong khoảng thời gian này thì hàm lượng N-NO3 - có xu hướng giảm ở các nghiệm thức (Hình 4.3) Hình 4.3. Biến động hàm lượng N-NO3 - ở các nghiệm thức thí nghiệm N-NO3 -mg/L Ngày ương
  • 31. 24 Hàm lượng N-NO3 - của các nghiệm thức sử dụng thức ăn được thay thế dầu mực và leucithin bằng dịch trùn quế dao động trong khoảng 0,520 – 2,181 mg/L và biến động mạnh ở nghiệm thức thay thế hoàn toàn dầu mực và leucithin bằng dịch trùn quế với các liều lượng khác nhau bằng phương pháp phun trực tiếp lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn (Hình 4.3). Vào cuối chu kì ương, hàm lượng N- NO3 - ở nghiệm thức P7 đạt giá trị cao nhất (2,181 mg/L) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,761 mg/L). Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003) hàm lượng N-NO3 - tốt nhất nên duy trì dưới 20 mg/L. Như vậy mặc dù trong chu kì ương hàm lượng N-NO3 - có nhiều biến động tăng nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép, không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng. 4.2 Sự biến động mật số vi khuẩn trong quá trình ương TCX Kiểm tra số lượng vi khuẩn trong môi trường nước ương, góp phần trong việc tìm hiểu khả năng chịu đựng và các nguyên nhân ảnh hưởng tỷ lệ sống của ấu trùng (Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999). Vi khuẩn có lợi trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong ương TCX nói riêng mang lại các lợi ích sau: làm ổn định môi trường ương nuôi, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho ấu trùng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bể ương và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Hoạt động có lợi của vi khuẩn thông qua một số cơ chế: cạnh tranh dinh dưỡng – năng lượng – nơi cư trú, chuyển hóa vật chất hữu cơ thành chất vô cơ, hạn chế vi khuẩn có hại và tiết ra một số kháng sinh hay enzyme (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2007). Vibrio sp. Các dòng vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio tồn tại phổ biến trong điều kiện tự nhiên của môi trường nước (Austin and Austin, 1993). Theo khuyến cáo của Bộ Thủy sản (2000), nhằm hạn chế khả năng gây hại của nhóm Vibrio, mật độ vi khuẩn Vibrio trong bể ương ấu trùng TCX không được lớn hơn 500 CFU/mL. Tuy nhiên, theo Trần Thị Tuyết Hoa và ctv., (2004) thì mật độ vi khuẩn Vibrio từ 105 – 107 CFU/mL ở một số dòng vi khuẩn này mới có khả năng gây độc đối với ấu trùng TCX.
  • 32. 25 Hình4.4. Biến động mật số vi khuần Vibrio sp. ở các nghiệm thí nghiệm Nghiệm thức đối chứng có mật số vi khuẩn Vibrio sp. cao hơn so với các nghiệm thức sử dụng thức ăn đã được thay thế hoàn toàn leucithin và dầu mực bằng dịch trùn quế với các liều lượng khác nhau (Hình 4.4). Qua Hình 4.4 cho thấy, khi sử dụng thức ăn có dịch trùn quế phối trộn trực tiếp thì nghiệm thức T5 có mật số vi khuẩn Vibrio sp. thấp (1,81 x 103 CFU/mL)và thấp hơn 1,3 lần so với nghiệm thức đối chứng (2,3 x 103 CFU/mL) vào cuối chu kì ương. Trong các nghiệm thức sử dụng thức ăn được phun trực tiếp dịch trùn quế sau khi hấp chín và cà nhuyễn thì nghiệm thức P7 có mật số vi khuẩn thấp nhất (0,7 x 103 CFU/mL) và thấp hơn 2,59 lần so với nghiệm thức T5 (1,81 x 103 CFU/mL) và 3,29 lần so với nghiệm thức đối chứng (2,3 x 103 CFU/mL) vào cuối chu kì ương. Theo Nguyễn Văn Minh và ctv., (2010), vi khuẩn Bacillus sp. phân lập được từ trùn quế có khả năng ức chế mạnh đối với sự phát triển của 3 chủng Vibrio gây bệnh (Vibrio parahaemolyticus, Vibrio alginolyticus, Vibrio harveyi). Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv., (2000), khi ương nuôi ấu trùng TCX có sử dụng men vi sinh với các nhịp bổ sung khác nhau thì mật số vi khuẩn Vibrio sp. giảm dần theo thời gian ương. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Cù Văn Thành (2009), mật số vi khuẩn Vibrio sp. giảm (0,28 x 102 – 26 x 102 CFU/mL), so với nghiệm thức đối chứng (0,2 x 102 – 51 x 102 ). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên tương đối cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Trung (2012), mật số vi khuẩn Vibrio sp. thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày (25 CFU/mL) thấp hơn 6 lần so với nghiệm thức không bổ sung dịch trùn quế (155 CFU/mL). Ngày ương LogCFU/mL
  • 33. 26 Như vậy, phương pháp thay thế và liều lượng sử dụng dịch trùn quế khác nhau có ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. và phương pháp phun trực tiếp dịch trùn quế lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn với tỷ lệ 7% phối chế thức ăn sẽ có tác dụng làm hạn chế hiệu quả sự phát triển của vi khuẩn Vibrio sp. Mặc dù mật số vi khuẩn Vibrio sp. ở các nghiệm thức có thay thế dầu mực và leucithin bằng dịch trùn vào thức ăn không có sự chênh lệch nhiều nhưng luôn thấp hơn so với sự phát triển của Vibrio sp. ở nghiệm thức đối chứng (Hình 4.4). Vi khuẩn tổng Theo khuyến cáo từ Bộ Thủy sản (2000) mật độ vi khuẩn tổng cộng trong môi trường nuôi thủy sản được chấp nhận ở mức mật độ 106 CFU/mL nhằm hạn chế sự lây nhiễm vào động vật thủy sản trong quá trình ương. Hình 4.5. Biến động mật số vi khuần tổng ở các nghiệm thức thí nghiệm Mật độ vi khuẩn tổng cộng của các nghiệm thức được thể hiện qua Hình (4.5). Kết quả phân tích mẫu nước ương ấu trùng TCX cho thấy mật độ vi khuẩn tổng cộng cao nhất ở nghiệm thức P7 (2,36 x 105 CFU/mL) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,35 x 105 CFU/mL). Điều này cho thấy khi cho ấu trùng TCX ăn bằng thức ăn đã được thay thế dầu mực và leucithin bằng dịch trùn quế thì mật số vi khuẩn tổng cộng tăng cao vào cuối chu kì ương. Ở ngày ương thứ 28 mật số vi khuẩn tổng cộng giảm thấp là do trước đó vào ngày ương thứ 26 sử dụng formol Ngày ương LogCFU/mL
  • 34. 27 để kích thích ấu trùng lột xác không bị dính vỏ, do đó làm ảnh hưởng đến vi sinh trong môi trường ương. Nghiệm thức T7 có mật số vi khuẩn tổng cộng vào cuối chu kì ương đạt (2,19 x 105 CFU/mL) cao hơn so với các nghiệm thức T3 (1,68 x 105 CFU/mL), T5 (1,725 x 105 CFU/mL) và cao gấp 1,45 lần so với nghiệm thức đối chứng (1,35 x 105 CFU/mL) nhưng thấp hơn 1,08 lần so với nghiệm thức P7 (2,36 x 105 CFU/mL) . Do ở nghiệm thức T7 sử dụng phương pháp phối trộn trực tiếp dịch trùn quế vào thức ăn đem đi nấu nên đã ảnh hưởng đến vi sinh vật có trong dịch trùn. Ở phương pháp phối trộn trực tiếp dịch trùn vào thức ăn ảnh hưởng của dịch trùn đến vi sinh không đáng kể nhưng vẫn cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. 4.3 Sự biến thái của ấu trùng trong quá trình ương Trong sản xuất giống TCX, hiện tượng phân đàn xảy ra rất lớn và gây ảnh hướng lớn đến tỷ lệ sống. Hiện tượng phân đàn xảy ra do nhiều yếu tố tác động như: dinh dưỡng, môi trường, nguồn gốc tôm bố mẹ, nồng độ muối. Sự biến thái và mức độ đồng đều của ấu trùng TCX thể hiện qua chỉ số LSI. Nhìn chung, trong suốt chu kì ương ấu trùng lột xác tương đối đồng loạt ở các nghiệm thức. Sau 21 ngày ương, nghiệm thức P5 và P7 có tỷ lệ ấu trùng đạt giai đoạn X cao nhất lần lượt là 73,3% và 83,3%, thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng và T5 (56,7% và 63,3%) (Phụ lục 1.12). Sau 27 ngày ương, Postlavar bắt đầu xuất hiện.Sự chuyển giai đoạn của ấu trùng trong thí nghiệm chậm hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Trung (2012), sau 16 ngày ương ấu trùng chuyển sang giai đoạn X đạt cao nhất ở 2 nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày với liều lượng 2 mL/kg thức ăn và 3 mL/kg thức ăn (86,7% và 83,3%). Do điều kiện nhiệt độ thấp và chênh lệch nhiệt độ trong ngày khá cao làm chậm quá trình chuyển giai đoạn của ấu trùng. Theo Uno và Soo (1969) thì ấu trùng TCX đạt giai đoạn IX sau 15 - 22 ngày ương, đạt giai đoạn X sau 17 – 22 ngày ương và giai đoạn XI sau 19 – 26 ngày ương. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (1999), thì sau 21 ngày ương ấu trùng đạt giai đoạn XI chiếm tỷ lệ 40%. So với các nghiên cứu trên thì ấu trùng trong thí nghiệm biến thái có phần chậm hơn nhưng tương đối đồng loạt. Đến ngày ương thứ 27 ấu trùng ở các nghiệm thức chỉ còn phân thành 2 nhóm (giai đoạn X và XI), số lượng ấu trùng đạt giai đoạn XI cao nhất ở nghiệm thức P7 (96,7%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (73,3%) (Phụ lục 1.12). Kết quả trên cho thấy được mức độ biến thái khá đồng đều của ấu trùng ở nghiệm thức sử dụng phương pháp phun trực tiếp dịch trùn lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn với tỷ lệ 7% phối chế thức ăn.
  • 35. 28 4.4 Tỷ lệ sống của ấu trùng TCX Hiệu quả trong sản xuất giống TCX được quyết định bởi tỷ lệ sống của ấu trùng (Trần Thị Cẩm Hồng, 2008). Tỷ lệ sống của ấu trùng liên quan đến nhiều yếu tố như: nhiệt độ, dinh dưỡng, môi trường, chất lượng ấu trùng ban đầu,... để ấu trùng đạt được tỷ lệ cao thì các điều kiện như dinh dưỡng, môi trường sống cần được đảm bảo tốt, nếu môi trường xấu, bất ổn là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sống thấp (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Tỷ lệ sống trung bình của ấu trùng trong thí nghiệm dao động từ (22,5 ± 1,5% - 46,4 ± 3,7%). Bảng 4.4 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng TCX Kí hiệu nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) ĐC 22,5 ± 1,50a T3 26,6 ± 1,30ab T5 29,2 ± 0,52b T7 30,0 ± 4,19b P3 30,8 ± 1,76b P5 37,6 ± 5,60c P7 46,4 ± 3,73d Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ấu trùng ở nghiệm thức P7 có tỷ lệ sống cao nhất (46,4 ± 3,73%) và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (22,5 ± 1,5%) và nghiệm thức T3 ( 26,6 ± 1,3%), là 2 nghiệm thức có tỷ lệ sống ấu trùng thấp nhất trong thí nghiệm. Nguyên nhân tỷ lệ sống của ấu trùng đạt thấp ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức T3 là do trong quá trình ương, sự lột xác của ấu trùng không đồng loạt, nước ương không có sự phát triển của tảo nên dễ xảy ra hiện tượng ăn nhau của ấu trùng. Nghiệm thức P7 có tỷ lệ sống cao là do trong thời gian ương ấu trùng biến thái tương đối đồng loạt, hàm lượng các chất đạm hòa tan thấp vào cuối chu kì ương (TAN 0,42 mg/L; N-NO2 - 0,612 mg/L; N-NO3 - 2,181 mg/L), mật số vi khuẩn Vibrio sp. thấp (0,7x103 CFU/mL). Kết quả thí nghiệm phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bảo Trung (2012), tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung dịch trùn quế mỗi ngày với liều lượng 3 mL/kg thức ăn (90,0 ± 0,48%) và thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung dịch trùn (55,9 ± 3,7%).
  • 36. 29 Như vậy với phương pháp phun trực tiếp dịch trùn quế lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn với tỷ lệ 7% khối lượng thành phần phối chế thức ăn có tác dụng làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng TCX.
  • 37. 30 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Các yếu tố nhiệt độ và pH trong thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng TCX (25,9 ± 0,730 C – 30,3 ± 0,830 C và 8 ± 0,15 – 8,4 ± 0,15). Tổng đạm TAN và Nitrite ở các nghiệm thức cho ấu trùng ăn bằng thức ăn đã được thay thế hoàn toàn bằng dịch trùn quế với các liều lượng khác nhau thấp hơn và ổn định hơn so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức sử dụng thức ăn được thay thế dầu mực và leucithin bằng dịch trùn quế với liều lượng 7%/khối lượng thành phần phối trộn và được phun trực tiếp lên thức ăn sau khi hấp chín và cà nhuyễn có tác dụng tốt lên sự phát triển ấu trùng, hạn chế vi khuẩn Vibrio sp., cụ thể: Mật số vi khuẩn Vibrio sp. cuối chu kì ương đạt thấp nhất (0,7 x 103 CFU/mL). Tỷ lệ sống của ấu trùng đạt cao nhất (46,4 ± 3,73%) và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (22,5 ± 1,5%). Như vậy, việc thay thế dầu mực và leucithin trong thành phần phối chế thức ăn bằng dịch trùn quế (Promin) có tính khả thi rất cao, có ý nghĩa tích cực trong nâng cao năng suất ương ấu trùng TCX. 5.2 Đề xuất Cần có những nghiên cứu tiếp theo và tiếp tục sử dụng dịch trùn quế (Promin) với các tỉ lệ phối chế cao hơn trong thành phần thức ăn chế biến trong ương ấu trùng TCX.
  • 38. A TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh Ang Kok Jee, 1995. The evolution of an environmentaly friendly hatchery for Udang galah, the king of fresh water prawn and a glimpse into the future of the Aquaculture in 21st century, pp 3-5. Aquacop, 1977. Macrobrachium rosenbergii culture in Polynesia:Progess in developing a mass intensive larval rearing technique in clear water. Proceeding of the eighth Annual Meeting World Mariculture Society:311-326. Aquacop, 1984. CRC Handbook of Mariculture. I . Crustacean. Balcazar J. L., 2006. Review the role of probiotics in aquaculture. Veterinary Microbiology 114 (2006), Pages: 173 – 186. Laboratory of Fish Pathology, University of Zaragoza, Spain and Environmental Science and Occupational Safety lab, Massachusetts Bay Community College, Wellesley, Ma, USA. Cheah S. H. and Ang K. J., 1979. Preliminary Trials on juvenile Macrobrachium rosenbergii Production under modified Static “Green water” Conditions. Pertanika, 2(1), Pages 69 – 71 (1979). Fujimura, T. 1974. Developmen of a prawn culture industry in Hawaii, Job Completion Report for Project H-14-D (Period from 1 july 1969-30 june 1972), Department of Land and Natural Resources, Stale of Hawaii (Internal report). Ling, S – W, 1969. The general biology and develop of Macrobrachium rosenbergii. Fao Fish. New, M.B. and S. Singholka, 1985 Freshwater prawn farming. A manual for the culture of Macrobrachium rosenbergii. FAO Fish. Tech. Tiếng Việt Cù Văn Thành, 2009, Nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) qui trình nước trong. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Châu Hốt Sen, 2010. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô. Đặng Thị Hoàng Oanh, 2005. Giáo trình Vi sinh đại cương, Khoa thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Đỗ Trung Kiên, 2010. Xác định khả năng thay thế Artemia bằng Moina macrocopa trong sản xuất giống tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.
  • 39. B Luận văn tốt nghiệp Đại học – Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. Nguyễn Bảo Trung, 2012. Nghiên cứu sử dụng dịch trùn quế Promin trong ương ấu trùng tôm càng xanh theo quy trình nước trong kín. Luận văn tốt nghiệp Đại học – Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. Nguyễn Ngọc Hiền, 2001. Sử dụng Artemia sinh khối làm thức ăn ương ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Lê Hoàng Yến và ctv., 2012. Thử nghiệm sử dụng dịch trùn quế promin trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Thủy sản (2014) (2): 108 – 113. Nguyễn Lê Hoàng Yến, 1999. Thực nghiệm ương tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) theo mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học. Viện Hải Sản Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thanh Phương và Trần Văn Bùi, 2006. Ảnh hưởng của nguồn tôm mẹ lên sức sinh sản và chất lượng ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí khoa học 2006: 124 – 133. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền và Marcy N.Wilder, 2003. Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Lê Bảo Ngọc, Đặng Thị Hoàng Oanh, Trần Thị Tuyết Hoa, Triệu Thị Tươi, Trang Thị Kim Liên, 2000. Nghiên cứu sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Viện Khoa Học Thủy Sản – Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Minh, Dương Nhật Linh, Đan Duy Pháp, Lai Phong Mỹ Lệ, Lại Thị Minh Lê, Nguyễn Thị Hồng Phương, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Văn Bảy, 2010. Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch chiết trùn quế (Perionix excavatus) đối với một số vi khuẩn gây bệnh cho động vật thủy sản. Hội nghị công nghệ sinh học thủy sản toàn quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) 02/ 12/ 2010. Nguyễn Việt Thắng, 1995. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh. Nhà xuất bản Nông Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
  • 40. C Phan Thị Bích Trâm, Phạm Thị Quỳnh Trâm, Dương Thị Hương Giang, Hà Thanh Toàn, 2009. Nghiên cứu sử dụng bột đạm từ trùn quế (Perionyx excavatus) làm thức ăn cho hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí khoa học 2009:11 9-17. Khoa thủy sản Đại học Cần Thơ. Phó Văn Nghị, 2011. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo qui trình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. Trần Thị Thanh Hiền, 2008. Ảnh hưởng của bổ sung vitamin C vào thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Tạp chí khoa học 2008 (1): 119 – 126. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đặng Thị Hoàng Oanh, và Nguyễn Thanh Phương, 2004. Thành phần loài và khả năng gây bệnh của nhóm vi khuẩn Vibrio phân lập từ hệ thống ương tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii DeMan, 1879). Trịnh Đình Chiến, 2002. Thử nghiệm một số loại thức ăn chế biến để ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo mô hình nước xanh cải tiến. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Trương Quan Trí, 1990. Sổ tay nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Nhà xuất bản tổng hợp Hậu Giang, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo trình bệnh học thủy sản. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
  • 41. D PHỤ LỤC Phụ lục 1.1 Biến động nhiệt độ (0 C) sáng trong thí nghiệm Ngày NGHIỆM THỨC I (ĐC) T3 T5 T7 I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3 1 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 2 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 3 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 4 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,5 5 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,5 26,5 6 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 7 25,0 25,0 25,5 25,5 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0 8 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0 25,0 25,5 25,5 25,0 25,0 25,0 25,0 9 26,0 26,0 26,0 25,5 26,0 25,5 26,0 26,0 26,0 25,5 26,0 25,5 10 26,0 25,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5 27,0 26,5 26,0 26,0 26,0 11 26,5 26,0 27,0 26,0 26,5 26,5 27,0 27,0 26,5 26,0 26,5 26,0 12 26,5 26,0 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 13 27,0 27,0 26,5 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 14 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 15 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 16 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 17 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 18 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 19 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 20 27,0 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5 21 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 22 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 23 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 24 27,5 27,0 27,0 26,5 27,0 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,0 27,0 25 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5 26 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 27,0 27 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 28 27,0 27,0 27,5 26,5 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 29 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0 27,0 30 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 31 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,5 32 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 33 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 27,0 34 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 35 27,0 27,0 27,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 36 27,0 26,0 27,0 26,0 26,5 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0
  • 42. E Phụ lục 1.1 Biến động nhiệt độ (0 C) sáng trong thí nghiệm (tt) Ngày NGHIỆM THỨC P3 P5 P7 P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.3 P.7.1 P.7.2 P.7.3 1 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,0 2 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 3 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 4 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0 26,5 5 26,5 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0 26,5 26,5 26,0 6 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,5 26,0 7 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0 25,0 25,0 25,5 25,5 8 25,0 25,0 25,0 25,0 25,5 25,0 25,0 25,5 25,5 9 26,0 26,0 25,5 25,5 25,5 26,0 26,0 25,5 25,5 10 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 11 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5 26,0 27,0 27,0 12 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 13 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 14 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 15 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 16 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 17 26,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 18 26,5 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 19 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 20 27,5 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 27,5 21 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 26,5 22 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 23 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 24 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0 27,0 27,0 25 27,5 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,5 26 27,0 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 27 27,0 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 26,5 28 27,0 27,5 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,5 27,5 29 27,0 27,5 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 27,0 30 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 27,0 27,0 31 27,5 27,0 27,0 27,0 27,5 27,0 27,5 27,5 27,5 32 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 27,0 33 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 34 26,5 27,0 26,5 26,5 26,5 27,0 26,5 27,0 26,5 35 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 36 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0 26,5 26,0 26,0 26,0
  • 43. F NGÀY NGHIỆM THỨC I (ĐC) T3 T5 T7 I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3 1 29,5 29,0 29,5 29,0 29,0 29,5 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 2 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0 29,5 29,0 29,5 29,5 3 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5
  • 44. G Phụ lục 1.2 Biến động nhiệt độ (0 C) chiều trong thí nghiệm 4 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,0 5 29,0 29,5 29,0 29,0 29,5 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 6 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 7 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 8 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 9 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 10 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 11 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5 30,0 30,0 30,0 30,0 29,5 12 30,0 30,0 31,0 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,5 30,0 30,5 30,5 13 30,0 30,5 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 14 30,5 30,0 30,0 31,0 30,5 31,0 30,0 30,0 31,0 31,0 30,0 30,0 15 30,5 30,5 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,0 29,5 30,0 16 30,0 30,0 30,5 30,5 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 17 30,0 30,5 30,5 30,5 30,5 30,0 30,5 30,5 30,0 30,5 30,0 30,0 18 29,5 30,0 30,0 30,0 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 19 30,5 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,5 31,0 30,5 30,5 20 31,0 31,0 31,5 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,5 31,0 31,0 21 31,5 31,5 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0 31,5 30,0 31,5 31,0 22 31,5 32,0 31,0 31,5 32,0 31,0 31,0 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0 23 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 24 31,0 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,0 31,0 31,5 25 30,0 30,0 31,0 31,0 30,0 30,0 31,0 31,0 30,0 30,0 31,0 31,0 26 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0 31,5 31,5 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0 27 30,0 30,0 31,0 30,0 31,0 30,0 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 28 31,0 31,0 30,5 31,0 30,5 30,5 30,0 31,0 31,0 30,0 29,5 29,5 29 31,0 30,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 30 31,0 32,0 31,0 30,5 31,0 30,0 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 32,0 31 31,0 31,0 30,5 31,0 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,5 31,0 32 31,5 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 32,0 31,5 30,0 31,5 31,0 33 30,0 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 34 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 35 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5 36 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 30,0 29,5 30,0 30,0 29,5 29,5 29,5
  • 45. H Phụ lục 1.2 Biến động nhiệt độ (0 C) chiều trong thí nghiệm Ngày NGHIỆM THỨC P3 P5 P7 P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.3 P.7.1 P.7.2 P.7.3 1 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5 2 29,5 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5 3 29,5 29,0 29,5 29,0 29,5 29,0 29,5 29,5 29,0 4 29,0 29,5 29,5 29,5 29,5 29,0 29,5 29,5 29,5 5 29,5 29,0 29,0 29,0 29,5 29,5 29,5 29,0 29,0 6 29,0 29,5 29,0 29,0 29,5 29,0 29,5 29,0 29,0 7 29,5 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 8 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 9 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 10 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 29,0 11 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 30,0 30,0 29,5 29,5 12 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 30,0 13 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0 29,5 30,0 30,0 14 31,0 30,5 31,0 30,0 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0 15 30,5 30,5 31,0 30,5 30,5 31,0 30,0 30,5 30,0 16 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 17 30,5 30,5 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 30,0 30,0 18 30,0 29,5 29,5 29,5 29,5 30,0 29,5 29,5 29,5 19 30,5 30,5 31,0 31,0 31,0 30,5 30,5 30,5 30,5 20 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,0 31,0 21 31,0 31,0 31,5 31,0 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 22 31,0 31,0 31,0 31,5 30,0 30,0 31,5 31,5 31,5 23 31,0 31,0 31,0 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0 24 31,0 31,5 31,5 31,0 31,0 31,5 31,0 31,0 31,0 25 30,0 30,0 31,0 30,0 30,0 31,0 30,0 31,0 30,0 26 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,0 31,0 31,0 31,0 27 30,5 30,5 31,0 31,0 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 28 31,0 31,0 30,5 30,5 31,0 31,0 29,5 29,5 30,0 29 30,0 31,0 30,0 31,0 31,0 31,0 30,0 30,0 31,0 30 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31 30,5 30,5 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 31,0 32 31,0 31,0 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 31,5 33 30,5 30,5 30,5 30,5 30,5 30,0 30,0 30,5 30,0 34 30,5 30,0 30,0 30,0 30,0 30,0 30,0 30,5 30,0 35 30,0 29,5 29,5 30,0 30,0 29,5 29,5 30,0 29,5 36 30,0 29,5 29,5 30,0 30,0 30,0 29,5 30,0 29,5
  • 46. I Phụ lục 1.3 Biến động pH sáng trong thí nghiệm Ngày Nghiệm thức ĐC T3 T5 T7 I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3 1 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 3 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 6 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 9 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 12 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 15 7,9 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 18 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 21 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 23 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 26 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 29 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 32 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 35 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 TB 8,1 ± 0,14 8,1 ± 0,15 8 ± 0,15 8 ± 0,15 Ngày Nghiệm thức P3 P5 P7 P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.2 P.7.1 P.7.2 P.7.3 1 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 3 8,2 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 8,2 6 8,2 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 8,2 9 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 12 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 15 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 18 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 7,9 21 8,2 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 23 7,9 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 7,9 8,2 26 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 7,9 8,2 7,9 29 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 32 8,2 7,9 8,2 8,2 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 35 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 7,9 8,2 8,2 8,2 TB 8 ± 0,15 8,1 ± 0,15 8 ± 0,15
  • 47. J Phụ lục 1.4 Biến động pH chiều trong thí nghiệm Ngày NGHIỆM THỨC I (ĐC) T3 T5 T7 I.1 I.2 I.3 T.3.1 T.3.2 T.3.3 T.5.1 T.5.2 T.5.3 T.7.1 T.7.2 T.7.3 1 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 3 8,5 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 6 8,2 8,5 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,5 8,5 8,5 9 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 12 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5 15 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,5 18 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 21 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 23 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 26 8,5 8,5 8,5 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 29 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 32 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 35 8,2 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 TB 8,4 ± 0,15 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,14 Ngày Nghiệm thức P3 P5 P7 P.3.1 P.3.2 P.3.3 P.5.1 P.5.2 P.5.3 P.7.1 P.7.2 P.7.3 1 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 3 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,5 6 8,5 8,2 8,2 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 9 8,5 8,2 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,5 12 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 15 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 18 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 21 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,5 8,5 8,5 8,5 23 8,2 8,5 8,5 8,5 8,5 8,2 8,5 8,2 8,5 26 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 8,5 8,5 8,2 29 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 32 8,5 8,2 8,5 8,5 8,2 8,2 8,2 8,2 8,5 35 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 8,2 TB 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,15 8,3 ± 0,15
  • 48. K Phụ lục 1.5 Biến động hàm lượng TAN(mg/L) trong thí nghiệm Kí hiệu nghiệm thức Nồng độ (mg/L) 1 5 10 15 20 25 30 I.1 0,352 0,730 0,765 1,371 0,932 0,964 1,385 I.2 0,352 0,752 0,751 1,494 0,977 1,038 1,431 I.3 0,352 0,800 0,741 1,591 1,054 0,992 1,409 TB 0,352 0,761 0,752 1,485 0,988 0,998 1,408 T.3.1 0,352 0,624 0,889 1,555 1,064 1,300 0,767 T.3.2 0,352 0,596 0,938 1,835 0,995 1,357 0,749 T.3.3 0,352 0,613 0,905 1,709 1,013 1,325 0,756 TB 0,352 0,611 0,911 1,700 1,024 1,327 0,757 T.5.1 0,352 0,627 0,783 1,934 1,059 0,822 0,672 T.5.2 0,352 0,659 0,764 1,889 1,037 0,810 0,664 T.5.3 0,352 0,700 0,786 1,920 1,019 0,824 0,681 TB 0,352 0,662 0,778 1,914 1,038 0,819 0,672 T.7.1 0,352 0,662 0,596 1,927 1,197 0,740 0,653 T.7.2 0,352 0,727 0,725 1,963 1,226 0,752 0,649 T.7.3 0,352 0,703 0,563 1,997 1,208 0,726 0,664 TB 0,352 0,697 0,628 1,962 1,210 0,739 0,655 P.3.1 0,352 0,594 0,755 1,608 1,101 0,779 0,484 P.3.2 0,352 0,646 0,737 1,680 1,125 0,791 0,502 P.3.3 0,352 0,564 0,748 1,642 1,106 0,836 0,556 TB 0,352 0,601 0,747 1,643 1,111 0,802 0,514 P.5.1 0,352 0,594 0,772 1,925 1,410 0,757 0,628 P.5.2 0,352 0,615 0,781 1,896 1,445 0,723 0,581 P.5.3 0,352 0,607 0,778 1,850 1,424 0,764 0,563 TB 0,352 0,605 0,777 1,890 1,426 0,748 0,591 P.7.1 0,352 0,629 0,889 2,080 1,071 0,736 0,441 P.7.2 0,352 0,646 0,903 1,973 1,059 0,711 0,452 P.7.3 0,352 0,591 0,917 2,048 0,965 0,700 0,366 TB 0,352 0,622 0,903 2,034 1,032 0,716 0,420
  • 49. L Phụ lục 1.6 Biến động hàm lượng N-NO2 - (mg/L) trong thí nghiệm Kí hiệu nghiệm thức Nồng độ (mg/L) 1 5 10 15 20 25 30 I.1 0,092 0,110 0,362 2,027 1,389 1,458 1,438 I.2 0,092 0,122 0,369 2,088 1,440 1,398 1,521 I.3 0,092 0,124 0,372 2,020 1,395 1,410 1,547 TB 0,092 0,121 0,368 2,046 1,409 1,472 1,502 T.3.1 0,092 0,118 0,324 1,830 1,083 0,960 0,769 T.3.2 0,092 0,113 0,309 1,678 1,087 0,968 0,708 T.3.3 0,092 0,125 0,294 1,880 1,086 0,950 0,746 TB 0,092 0,119 0,309 1,796 1,085 0,960 0,741 T.5.1 0,092 0,123 0,361 1,767 1,013 0,912 0,751 T.5.2 0,092 0,115 0,367 1,884 1,020 0,886 0,761 T.5.3 0,092 0,114 0,354 1,868 1,014 0,844 0,752 TB 0,092 0,118 0,361 1,840 1,016 0,880 0,755 T.7.1 0,092 0,112 0,355 1,701 1,160 0,944 0,749 T.7.2 0,092 0,114 0,367 1,671 1,172 0,868 0,755 T.7.3 0,092 0,126 0,341 1,774 1,148 0,946 0,693 TB 0,092 0,117 0,353 1,745 1,160 0,919 0,733 P.3.1 0,092 0,123 0,343 1,870 1,032 1,048 0,747 P.3.2 0,092 0,127 0,368 1,778 1,063 1,067 0,742 P.3.3 0,092 0,119 0,366 1,865 1,139 1,061 0,752 TB 0,092 0,123 0,359 1,838 1,078 1,059 0,747 P.5.1 0,092 0,127 0,363 1,695 1,074 0,939 0,723 P.5.2 0,092 0,125 0,353 1,864 0,981 0,943 0,730 P.5.3 0,092 0,124 0,343 1,754 0,979 0,934 0,709 TB 0,092 0,125 0,353 1,771 1,011 0,939 0,721 P.7.1 0,092 0,114 0,354 1,785 0,886 0,869 0,625 P.7.2 0,092 0,120 0,348 1,786 0,929 0,854 0,612 P.7.3 0,092 0,109 0,359 1,729 0,925 0,846 0,598 TB 0,092 0,114 0,354 1,767 0,913 0,856 0,612
  • 50. M Phụ lục 1.7 Biến động hàm lượng N-NO3 - (mg/L) trong thí nghiệm KH NT Nồng độ (mg/L) 1 5 10 15 20 25 30 I.1 1,389 1,143 0,757 0,474 1,074 1,003 1,786 I.2 1,389 1,108 0,725 0,464 1,104 1,013 1,757 I.3 1,389 1,119 0,739 0,452 1,045 1,008 1,736 TB 1,389 1,123 0,741 0,464 1,074 1,008 1,761 T.3.1 1,389 1,108 0,657 0,550 1,090 1,024 1,869 T.3.2 1,389 1,101 0,684 0,497 1,155 1,008 1,912 T.3.3 1,389 1,119 0,718 0,512 1,242 0,947 1,940 TB 1,389 1,110 0,686 0,520 1,162 0,992 1,909 T.5.1 1,389 1,117 0,773 0,560 1,293 1,202 1,955 T.5.2 1,389 1,097 0,732 0,530 1,264 1,276 1,869 T.5.3 1,389 1,154 0,695 0,540 1,297 1,334 2,005 TB 1,389 1,123 0,734 0,543 1,286 1,271 1,943 T.7.1 1,389 1,167 0,737 0,649 1,246 1,358 1,904 T.7.2 1,389 1,209 0,785 0,613 1,220 1,413 1,944 T.7.3 1,389 1,152 0,721 0,661 1,279 1,436 2,070 TB 1,389 1,176 0,748 0,641 1,250 1,402 1,973 P.3.1 1,389 1,132 0,776 0,583 1,279 1,271 2,001 P.3.2 1,389 1,141 0,792 0,573 1,271 1,273 1,955 P.3.3 1,389 1,147 0,721 0,545 1,231 1,255 1,937 TB 1,389 1,141 0,762 0,568 1,260 1,284 1,967 P.5.1 1,389 1,154 0,700 0,580 1,344 1,287 2,048 P.5.2 1,389 1,103 0,668 0,612 1,341 1,394 2,152 P.5.3 1,389 1,123 0,707 0,630 1,377 1,434 2,131 TB 1,389 1,128 0,691 0,603 1,355 1,371 2,109 P.7.1 1,389 1,125 0,760 0,621 1,323 1,434 2,152 P.7.2 1,389 1,139 0,741 0,646 1,373 1,456 2,206 P.7.3 1,389 1,229 0,762 0,633 1,341 1,465 2,181 TB 1,389 1,165 0,755 0,633 1,344 1,452 2,181
  • 51. N Phụ lục 1.8 Biến động mật số vi khuẩn Vibrio sp.( CFU/mL) trong thí nghiệm NT 1 7 14 21 28 30 I 0 2360 2380 2460 2270 2320 I' 0 2140 2500 2390 2490 2210 TB 0 2250 2440 2425 2380 2265 T3 0 1640 2380 2250 2160 2020 T3' 0 2030 2420 2360 2280 1670 TB 0 1835 2400 2305 2220 1845 T5 0 1220 2160 2290 2150 1890 T5' 0 2390 2130 2140 1440 1730 TB 0 1805 2145 2215 1795 1810 T7 0 1740 1330 1930 2070 2010 T7' 0 2170 2130 2030 1680 1780 TB 0 1955 1730 1980 1875 1895 P3 0 1300 1660 2470 1540 1920 P3' 0 1910 2330 2260 1830 990 TB 0 1605 1995 2365 1685 1455 P5 0 1560 1280 2350 2290 1350 P5' 0 2160 1460 2170 1220 870 TB 0 1860 1370 2260 1755 1110 P7 0 1460 1450 1430 1160 830 P7' 0 2230 1250 1820 980 560 TB 0 1845 1350 1625 1070 695
  • 52. O Phụ lục 1.9 Biến động mật số vi khuẩn tổng cộng (CFU/mL) trong thí nghiệm NT 1 7 14 21 28 30 I 870 820 12500 190000 9600 114000 I' 870 1490 13100 168000 7500 156000 TB 870 1155 12800 179000 8550 135000 T3 870 1240 10600 252000 12700 201000 T3' 870 810 12300 132000 14800 127000 TB 870 1025 11450 192000 13750 164000 T5 870 1250 13700 153000 13900 132000 T5' 870 930 18300 138000 16100 213000 TB 870 1090 16000 145500 15000 172500 T7 870 1430 15000 195000 24700 221000 T7' 870 960 18700 183000 14600 171000 TB 870 1195 16850 189000 19650 196000 P3 870 870 13200 143000 15900 192000 P3' 870 1120 19800 194000 10700 187000 TB 870 995 16500 168500 13300 189500 P5 870 880 15200 163000 16000 213000 P5' 870 1650 16800 185000 15800 225000 TB 870 1265 16000 174000 15900 219000 P7 870 930 23800 251000 19500 223000 P7' 870 1480 17600 181000 21400 249000 TB 870 1205 20700 216000 20450 236000
  • 53. P Phụ lục 1.10 Kết quả thu hoạch PL NT TLS(%) TB Ngày xuất hiện PL I.1 22,4 22,47 26 I.2 21 26 I.3 24 26 T.3.1 25,2 26,57 26 T.3.2 27,8 25 I.3.3 26,7 26 T.5.1 28,9 29,20 26 T.5.2 29,8 26 T.5.3 28,9 25 T.7.1 25,2 30,03 25 T.7.2 32,7 25 T.7.3 32,2 26 P.3.1 32,8 30,77 26 P.3.2 29,7 26 P.3.3 29,8 26 P.5.1 37,7 37,63 25 P.5.2 43,2 25 P.5.3 32 26 P.7.1 42,1 46,40 25 P.7.2 48,4 25 P.7.3 48,7 25
  • 54. Q Phụ lục 1.11 Kiểm định thống kê tỷ lệ sống với mức ý nghĩa 5%
  • 55. R Phụ lục 1.12 Giai đoạn phát triển của ấu trùng ở các nghiệm thức Nghiệm thức Ngày tuổi Giai đoạn I II III IV V VI VII VIII IX X XI PL ĐC 1 100 3 26,7 73,3 6 10,0 36,7 53,3 9 6,7 23,3 33,3 36,7 12 23,3 43,3 33,3 15 23,3 46,7 30,0 18 16,7 36,7 46,6 21 6,7 13,3 56,7 23,3 24 10,0 43,3 46,7 27 26,7 73,3 30 30 70 T3 1 100 3 23,3 76,7 6 20,0 26,7 53,3 9 23,3 40,0 36,7 12 20,0 46,7 33,3 15 23,3 46,7 30,0 18 26,7 33,3 40,0 21 10,0 16,7 66,7 6,6 24 10,0 43,3 46,7 27 23,3 76,7 26,7 73,3 T5 1 100 3 26,7 63,3 10,0 6 33,3 66,7 9 23,3 40,0 36,7 12 20,0 43,3 36,7 15 30,0 43,3 26,7 18 16,7 36,7 46,6 21 13,3 63,3 23,3 24 10,0 43,3 46,7 27 26,7 73,3