SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH
QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ
TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI -
KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU -
THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN
WORD VERSION | 2022 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H
H Ư Ớ N G G I Á O D Ụ C S T E M
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
1
CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN
I. PHẦN 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Học sinh được trải nhiệm thực tế các kiến thức liên môn Toán, Lí, Công
nghệ, Mỹ thuật để chế tạo quạt gió với động cơ đơn giản.
- Học sinh thấy được giá trị, ý nghĩa, sự liên kết và ứng dụng thực tế của
các kiến thức, kỹ năng đã học thuộc nhiều môn học trong chương trình giáo dục
phổ thông nhằm giải quyết nhiều vấn đề trong thực tế.
2. Yêu cầu
- Học sinh nắm vững các kiến thức thuộc các môn liên quan.
- Lập được kế hoạch chi tiết các dụng cụ thiết bị đủ để thực hiện dự án theo
yêu cầu đặt ra.
- Thiết kế và lắp giáp hoàn thiện một chiếc quạt gió với động cơ đơn giản.
3. Giới thiệu chủ đề(Xem chủ đề 1 của tài liệu tập huấn).
Đối tượng HS Lớp 9, Lớp 11( Từ trường, động cơ điện)
Thời gian triển khai Cuối HK I(tuần 15)
Học lực tiếp thu tốt nhất Khá, giỏi
Vấn đề quan tâm Học sinh vận dụng kiến thức liên môn để thiết kế và
lắp giáp hoàn thiện một mô hình chiếc quạt gió với
động cơ đơn giản, di chuyển dễ dàng.
Bối cảnh thực tế
Hiện nay quạt điện đang là dụng cụ cần thiết, thông
dụng, không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là
những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, trong một số
2
trường hợp, việc sử dụng quạt điện gặp nhiều khó
khăn như khi mất điện, khi cần mang quạt theo hoặc
những nơi không có điện, v.v...Từ đó đặt ra yêu cầu
thiết kế một chiếc quạt gió tiện dụng, có thể mang
theo vào những nơi không có điện.
Liên môn Vật lí, Công nghệ, Mỹ thuật, Toán
II. PHẦN 2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn
a. Mục đích của hoạt động
Tạo sự hứng thú trong việc áp dụng kiến thức liên môn đã học vào việc
chế tạo một chiếc quạt gió động cơ đơn giản có tính ứng dụng cao trong thực tế.
b. Nội dung hoạt động
* Yêu cầu:
Mỗi nhóm học sinh(thường là 4 nhóm) thiết kế một chiếc quạt động cơ
đơn giản bằng cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản như sau: Dây đồng;
Cánh quạt; Giá đỡ; Nam châm vĩnh cửu; Pin hoặc ăc qui; dây nối; công tắc.
* Phân công nhiệm vụ trong nhóm
Vị trí Tên thành viên Nhiệm vụ chính
Nhà chuyên môn A B... Nắm chắc kiến thức liên môn.
Tính toán phù hợp
Nhà thiết kế C D... Vẽ bản thiết kế chi tiết
Chuyên gia vật liệu
thi công
Tìm kiếm, gia công nguyên
vật liệu, tạo mô hình
Kế toán Dự trù kinh phí, thu chi ...
c. Dự kiến sản phẩm
- Bảng phân công nhiệm vụ
- Bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và kinh phí cần có.
- Bản vẽ thiết kế mô hình
d. Cách thức tổ chức hoạt động
3
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Nêu vấn đề, giao nhiệm vụ
- Thông báo thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ
- Thông báo tiêu chí đánh giá sản phẩm.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu lý thuyết nền (kiến thức cũ và học kiến
thức mới)
a. Mục đích của hoạt động. Rèn cho HS:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực tính toán
- Năng lực tìm kiếm thông tin...
b. Nội dung hoạt động
* Tìm hiểu kiến thức liên quan:
1. Công nghệ 8
- Tiết 9, bài 9: Bản vẽ chi tiết
- Tiết 20, bài 20: Dụng cụ cơ khí
- Tiết 25, bài 27: Mối ghép động
- Tiết 35, bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện
2. Vật lí 9
- Tiết 22, bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- Tiết 27, bài 29: Lực điện từ
- Tiết 28, bài 30: Động cơ một chiều
3. Mỹ thuật
- Vẽ phác mô hình sản phẩm
4. Toán: Tính toán số liệu.
Toán: Tính toán đo đạc chính xác, dự trù kinh phí hợp lí;
Công nghệ: Thiết kế mô hình, vật liệu dụng cụ
Vật lí: Ứng dụng của nam châm vĩnh cửu, lực điện từ, động cơ một chiều
đơn giản.
4
Mỹ thuật: Vẽ thiết kế, màu sắc, kiểu dáng.
* Về kiến thức trọng tâm:
Khi ta cung cấp điện cho động cơ,
dòng điện sẽ chạy trong khung dây dẫn.
Vì khung dây dẫn đặt trong từ trường
của nam châm (hình vẽ), nên có lực từ
tác dụng lên đoạn AB, lực từ tác dụng
lên đoạn CD. Kết quả lực từ , làm cho khung dây quay. Vậy động cơ điện
đơn giản đã hoạt động, trục động cơ có thể làm quay cánh quạt. Ta có thể tạo
khung dây hình tròn.
* Định hướng về mô hình, kiểu dáng, vật liệu
HS thảo luận đưa ra dự kiến tìm kiếm các bộ phận trong mô hình sản
phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm
- Sơ đồ nguyên lý hoạt động của động cơ
- Vẽ chi tiết mô hình sản phẩm dự kiến
- Các câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi của GV
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV cung cấp tài liệu hoặc địa chỉ tìm tài liệu(nếu cần) cho các nhóm
- GV đưa ra các câu hỏi đã chuẩn bị trước như sau:
+ Nhóm em sử dụng mẫu thiết kế khung dây, giá đỡ, chỗ lắp pin ...như thế
nào? Giải thích?
+ Các em sử dụng dây kim loại nào để quấn khung dây? Tại sao các em
lại chọn loại dây đó?
+ Khung giây quấn bao nhiêu vòng? Tại sao?
+ Sử dụng loại pin, ắc qui nào? bao nhiêu vôn? dòng bao nhiêu A?
+ Vật liệu nào làm giá đỡ(gỗ, nhựa, kim loại?...)
+ Các mối khớp trục quay xử lí như thế nào để cánh quạt quay hiệu quả
nhất? Điều khiển tốc độ quay như thế nào?
1
F

2
F


1
F

2
F


5
...
- GV giữ vai trò tư vấn, giúp đỡ để HS hoàn thành sản phẩm.
3. Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp thực hiện
a. Mục đích của hoạt động. Rèn cho HS các kỹ năng:
- Hoạt động nhóm, hợp tác, chia sẻ
- Trình bày, chọn lọc, phân tích, phản biện.
b. Nội dung hoạt động.
- Thảo luận phân tích vật liệu tìm được
- Thảo luận phương án gia công, lắp ghép thiết bị, có ghi chép mô tả hoặc
tranh ảnh, hình vẽ
- Thống nhất chọn giải pháp, mô hình tốt nhất có thể.
- Mời GV tư vấn, nhận xét.
c. Dự kiến sản phẩm
- Báo cáo phân tích vật liệu
- Sơ đồ lắp ráp.
- Các giải pháp của các nhóm.
d.Cách thức tổ chức hoạt động
- HS thảo luận nhóm theo các nội dung trên dưới sự giám sát tư vấn của
GV.
- Đại diện các nhóm trình bày báo có và vận hành sản phẩm.
- Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày
- GV tư vấn, giám sát và chốt hoạt động.
4. Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất
a. Mục đích của hoạt động
- Chọn được giải pháp tốt nhất để làm mô hình sản phẩm có thể vận hành
tốt nhất, hiệu quả nhất của nhóm.
- Có được bảng chi phí hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm thống nhất lựa chọn một mô hình đại diện cho nhóm
6
- Các nhóm hoàn thành bảng chi phí vật liệu, dự kiến như sau:
Nguyên vật
liệu
Địa chỉ
tìm kiếm
Giá thiết bị
(VN đồng)
Số
lượng
Thành tiền
Dây kim loại
(thường là
đồng, đường
kính 0.3mm)
Cửa hàng điện
dân dụng
40 000
– 120 000
100 -
300 g
Nam châm
vĩnh cửu
loại..............
Phòng thí
nghiệm, cửa
hàng...
01 cái
Cánh quạt Cửa hàng điện
dân dụng
01 cái
Giá đỡ gỗ Cơ sở sản xuất
đồ gỗ
01 cái
Bạc lót Cửa hàng điện
dân dụng
01 cái
Pin hoặc ăc qui
12V
Cửa hàng điện
dân dụng
01 cái
Dây nối Phòng thí
nghiệm
2 cái
Công tắc Cửa hàng điện
dân dụng
01 cái
c. Dự kiến sản phẩm
- Bảng chi phí tổng thể.
- Giải pháp tốt nhất.
- Bản vẽ thiết kế sơ bộ
- Dự đoán về hình thức và sự hoạt động của sản phẩm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- GV: Phỏng vấn các nhóm lí do chọn giải pháp tốt nhất của nhóm mình
- HS: Lập luận, giải thích tại sao chọn giải pháp của nhóm.
7
5. Hoạt động 5: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm
a. Mục đích của hoạt động
- Mỗi nhóm có ít nhất một mô hình để thử nghiệm
- Biết phân tích ưu, nhược điểm của mô hình để có phương án cải tạo cho
sản phẩm hoạt động tốt nhất.
b. Nội dung hoạt động
- Chế tạo, trang trí giá đỡ
- Tạo ống dây: có thể hình tròn, vuông...
- Tạo trục cho động cơ
- Lắp ráp các bộ phận
c. Dự kiến sản phẩm
- Mô hình sản phẩm hoàn
thiện của nhóm.
- Video ghi lại quá trình
chế tạo ống dây và giá đỡ.
d. Cách thức tổ chức HĐ
- GV cho HS các nhóm tập trung sử dụng dụng cụ, thiết bị để tạo hình ống
dây, trục quay, đóng khung gỗ tạo giá đỡ.
- Các nhóm lắp ráp sản phẩm.
6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá
a. Mục đích của hoạt động
- Thử nghiệm nhằm so sánh, phân tích và đánh giá chất lượng và sự ổn
định của sản phẩm.
b. Nội dung hoạt động
- Vận hành thử hệ thống ít nhất 3 lần,
mỗi lần 1 phút.
- Quan sát, kiểm tra mẫu thử về: Tốc độ
quay của cánh quạt, độ thăng bằng của giá đỡ,
độ nóng của vòng dây, nhiệt độ khớp nối, các
8
hiện tượng khác...
- Nhận xét, đánh giá tổng thể về sản phẩm.
c. Dự kiến sản phẩm
- Báo cáo kết quả kiểm tra của các lần chạy thử nghiệm
- Bảng đánh giá mẫu thử
- Video ghi lại quá trình thử nghiệm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
- Nhóm trưởng cho hệ thống vận hành thử ít nhất 3 lần chạy thử, mỗi lần 1
phút.
- Kiểm tra đánh giá mẫu thử theo phiếu:
Nội dung ĐG Nhận xét
Tốc độ quay của cánh quạt
Độ thăng bằng của giá đỡ
Độ nóng của vòng dây
Nhiệt độ khớp nối
Tiếng ồn động cơ
...
- Nhóm trưởng cho cả nhóm quan sát và đánh giá, nhận xét theo phiếu trên.
- GV quan sát và hỗ trợ nếu cần.
7. Hoạt động 7: Chia sẻ thảo luận
a. Mục đích của hoạt động
- HS được rèn các kỹ năng: thuyết trình, thảo luận, chia sẻ, phản biện.
b. Nội dung hoạt động
- Chạy thử sản phẩm của tất cả các nhóm.
- Thảo luận và nhận xét chéo.
- Chia sẻ kinh nghiệm chế tạo.
c. Dự kiến sản phẩm
- Các chia sẻ và kinh nghiệm chế tạo sản phẩm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
9
- Các nhóm trưng bày, thuyết minh và chạy thử sản phẩm của nhóm mình
trước cả lớp(mỗi nhóm 3 phút).
- Các nhóm thảo luận và nhận xét các nhóm khác(Mỗi nhóm có 5 phút để
đặt câu hỏi, nhận xét và phản biện).
- Chia sẻ kinh nghiệm chế tạo.
8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế
a. Mục đích của hoạt động
- Điều chỉnh nhằm có sản phẩm hoạt động tốt nhất
b. Nội dung hoạt động
- Điều chỉnh thiết kế của các nhóm(nếu cần)
c. Dự kiến sản phẩm
- Bảng ghi các điều chỉnh sản phẩm của từng nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
GV tổ chức cho các nhóm tự điều chỉnh sản phẩm của nhóm mình sao cho
sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
HS điều chỉnh thiết kế.
III. PHẦN 3: CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM
VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm
Tiêu chí Điểm tối đa Điểm do GV đánh giá
Động cơ chạy mạnh mẽ 30
Tiếng ồn của động cơ khi hoạt động
ở mức nhỏ
30
Giá đỡ thăng bằng và cố định 20
Nhiệt độ vòng dây ổn định ở mức
thấp
10
Thiết kế gọn, đẹp 10
Tổng 100
Phân loại sản phẩm
10
Tốt Khá Trung bình Chưa đạt
90 - 100 điểm 70 - 80 điểm 50 - 60 điểm Dưới 50 điểm
2. Đánh giá hoạt động của thành viên
GV cho mỗi thành viên một bản đánh giá các thành viên khác trong tổ(các
tiêu chí dựa vào CV 5555 của Bộ GD&ĐT)
Họ và tên
Tiêu chí
Tổng
điểm
(100đ)
Sự tiếp
nhận và
sẵn sàng
thực hiện
nhiệm vụ
(25đ)
Sựtíchcực,
chủđộng,
sángtạo,
hợptác
(25đ)
Tíchcực
thamgitrình
bày,trao
đổi,thảo
luận
(25đ)
Có ý kiến
phản biện
đúngđắn,chính
xác,phùhợp
(25đ)
1. Nguyễn Văn A
2. Nguyễn Văn B
3. Nguyễn Văn C
4. Nguyễn Văn D
5. Nguyễn Văn E
6. Nguyễn Văn G
...
Sau khi thu phiếu đánh giá, GV lấy điểm trung bình của từng em trong
phiếu đánh cộng với điểm GV tự cho, chia đôi để có điểm đánh giá cuối cùng cho
1 HS trong nhóm.
Phân loại đánh giá mức độ hoạt động cua HS
Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực
90 - 100 điểm 70 - 80 điểm 50 - 60 điểm Dưới 50 điểm
(xem trong tài liệu được phát, chủ đề 3, 8 còn các mẫu tiêu chí khác, tùy
từng môn và bài dạy)
IV. PHẦN 4:TÀI LIỆU KÈM THEO
- SGK Vật lí 9, NXB Giáo Dục
- SGK Công nghệ 8, NXB Giáo Dục
- Video 1 Tự Làm Động cơ điện đơn giản.mp4
- https://youtu.be/20kUa0jaODA
- https://youtu.be/DI0O47pKqJA
- https://youtu.be/1HUk0zfexo8.
Chủ đề 10. ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN
TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI
(TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG, CẦN THƠ)
Giáo viên: TRẦN LƯƠNG THÁI
1. Tên chủ đề:
ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI
5 tuần – CÔNG NGHỆ 12- VẬT LÝ 11
2. Mô tả chủ đề:
Hiện nay vấn đề sử dụng thiết bị tiết kiệm điện được sự quan tâm của mọi người. Có
nhiều cách để sử dụng tiết kiệm điện, một trong số đó là giảm công suất của thiết bị điện
như thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn LED; đồng thời sản phẩm có tính đa năng, tiện
lợi, an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng như có thêm cổng USB sạc điện thoại và điều
chỉnh được độ sáng của đèn. Trong chủ đề này, học sinh sẽ thiết kế thiết bị đèn ngủ tiết
kiệm điện tích hợp với chức năng sạc điện thoại từ những vật liệu thân thiện với môi
trường.
Địa điểm tổ chức: Lớp học
Môn học phụ trách chính: môn Công nghệ
– Bài 7: Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều (Công nghệ 12)
– Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản (Công nghệ 12)
– Bài 10: Thực hành mạch nguồn điện một chiều (Công nghệ 12)
– Bài 11: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc (Công nghệ 12)
Kiến thức nền cần tìm hiểu của chủ đề:
+ Công dụng của điôt tiếp mặt.
+ Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc và ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu một
điôt.
+ Sơ đồ mạch điện và nhận xét về mạch chỉnh lưu hai điôt.
+ Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc, ưu nhược điểm và sự cố khi một điôt bị mắc
ngược hoặc bị đánh thủng của mạch chỉnh lưu cầu.
+ Sơ đồ mạch điện, chức năng của các khối, sự cố khi mắc ngược tụ lọc hoặc tụ bị
đánh thủng và các dạng hư hỏng khác trong mạch nguồn một chiều thực tế.
+ Hai bước thiết kế của mạch điện tử: mạch nguyên lí và mạch lắp ráp.
+ Từ yêu cầu của thiết kế: điện áp vào 220 V – 50 Hz; điện áp ra 1 chiều 5V; dòng
điện tải 2 A thực hiện lựa chọn sơ đồ thiết kế, tính toán và chọn các linh kiện trong
mạch.
+ Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo các đại lượng: điện áp, điện trở, dòng điện.
Các kiến thức liên quan:
Bài 6: Tụ điện (Vật lý 11)
Bài 7: Dòng điện không đổi (Vật lý 11)
Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (Vật lý 11)
Bài 7: Máy biến áp (Điện dân dụng 11)
Bài 23: Các đại lượng ánh sáng (Điện dân dụng 11)
Bài 2: Điện trở – tụ điện – cuộn cản (Công nghệ 12)
Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC (Công nghệ 12)
3. Mục tiêu
Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng
* Kiến thức, kĩ năng
– Giải thích được chức năng, nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc,
mạch ổn áp.
– Trình bày được nguyên tắc chung và các bước cần thiết tiến hành thiết kế mạch
điện tử.
– Đọc được sơ đồ mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều thực tế.
– Thiết kế được một mạch điện tử đơn giản.
– Thiết kế, chế tạo sản phẩm tiết kiệm điện từ vật liệu dễ tìm, vận dụng mạch chỉnh
lưu mạch nguồn một chiều và biến trở.
– Thực hành lắp đặt mạch điện tử.
* Thái độ
– Có ý thức thực hiện đúng quy trình, các quy định về an toàn, tiết kiệm điện và bảo
vệ môi trường.
*Về định hướng phát triển năng lực
– Năng lực thực nghiệm
– Năng lực giải quyết vấn đề (chế tạo thiết bị đèn tiết kiệm điện với chức năng tích
hợp sạc điện thoại).
– Năng lực giao tiếp và hợp tác (làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ
học tập).
4. Thiết bị
Đèn Led, biến áp 220V – 12V, điôt 1N4007, tụ điện, IC, cổng USB, biến trở và 1 số
phụ kiện khác.
5. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CHẾ TẠO ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN
TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI
(45 phút)
A. Mục đích
Sau hoạt động này học sinh có khả năng:
- Nêu được nguyên lí hoạt động của điôt bán dẫn có tính dẫn điện 1 chiều, ứng dụng
để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều
- Xác định được nhiệm vụ dự án là chế tạo đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp sạc điện
thoại với các yêu cầu:
(1) Đèn hoạt động với công suất định mức 1W.
(2) Đèn ngủ có điều chỉnh được độ sáng và tích hợp với cổng USB sạc điện thoại
5V (± 0,2V).
(3) Sử dụng thiết bị và các linh kiện điện tử lắp mạch đơn giản, các vật liệu an toàn điện.
(4) Đèn có hình thức đẹp, an toàn, thuận tiện cho việc tháo lắp, sửa chữa.
B. Nội dung
– GV mở đầu bằng nhu cầu tiết kiệm điện (do nhu cầu tiết kiệm năng lượng để bảo
vệ môi trường, tiết kiệm chi phí – ở VN – tăng giá điện)  làm thế nào để tiết kiệm
điện? GV gợi ý sử dụng thiết bị có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng hoặc
thiết bị đa chức năng.
– GV giới thiệu nhiệm vụ dự án là chế tạo đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp sạc
điện thoại.
– GV tổ chức hoạt động cho HS tìm hiểu và tự đề xuất các thông số phù hợp với
yêu cầu đặt ra của sản phẩm: đèn ngủ tiết kiệm điện và chức năng tích hợp sạc điện
thoại.
– GV và HS thống nhất các tiêu chí của sản phẩm dự án:
(1) Đèn hoạt động với công suất định mức 1W.
(2) Đèn ngủ có điều chỉnh được độ sáng và tích hợp với cổng USB sạc điện thoại
5V (± 0,2V).
(3) Sử dụng thiết bị và các linh kiện điện tử lắp mạch đơn giản, các vật liệu an toàn
điện.
(4) Đèn có hình thức đẹp, an toàn, thuận tiện cho việc tháo lắp, sửa chữa.
– GV hướng dẫn học sinh về tiến trình thực hiện dự án và yêu cầu học sinh ghi nhận
vào nhật ký học tập.
Bước 1: Nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan.
Bước 3: Lập bảng phương án thiết kế và báo cáo.
Bước 4: Làm sản phẩm.
Bước 5: Báo cáo và đánh giá sản phẩm.
– GV dẫn dắt: Để thực hiện được dự án trên cần tìm hiểu về một số nội dung về kiến
thức và kĩ năng môn học. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và
kĩ năng liên quan trước khi lập bảng thiết kế sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
o Bảng tiêu chí đánh giá đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại.
o Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc.
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Tổ chức nhóm học tập
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm dự án từ 5–6 người.
Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí và đặt tên nhóm.
1 – Đặt vấn đề – giao nhiệm vụ học tập
– GV chuẩn bị một số ví dụ về nhu cầu tiết kiệm điện và chiếu cho HS
xem, ví dụ cạn kiệt nguồn nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ), ô nhiễm
môi trường, giá điện tăng.
– GV đặt vấn đề: làm thế nào để tiết kiệm điện trong gia đình?
– Sau 3 phút thảo luận, đại diện nhóm trình bày các phương án. GV gợi ý
phương án: sử dụng thiết bị có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng
hoặc thiết bị đa chức năng
– GV giới thiệu dự án: Trong dự án này, sẽ làm thiết bị đèn ngủ tiết kiệm
điện tích hợp với chức năng sạc điện thoại.
2 – Tìm hiểu một số thông số kĩ thuật của sản phẩm
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi. Nhóm HS tìm kiếm thông tin trên thiết bị di
động để trả lời. Sau 5 phút, đại diện nhóm báo cáo.
Hệ thống câu hỏi
(1) Hiện nay thường dùng loại đèn chiếu sáng nào để tiết kiệm điện nhất?
Nêu công suất, điện áp, nguồn điện loại đèn đó.
(2) Nguồn điện vào và nguồn điện ra của cục sạc điện thoại là gì? Có điện
áp là bao nhiêu? và có những yêu cầu gì?
(3) Để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều sử dụng
linh kiện nào? Vẽ kí hiệu linh kiện đó.
(4) Để thay đổi độ sáng của đèn sử dụng linh kiện nào? Vẽ kí hiệu linh kiện
đó.
- Khi HS báo cáo, HS và GV phản hồi. Giáo viên và HS thống nhất các tiêu
chí cơ bản của sản phẩm.
(1) Đèn hoạt động với công suất định mức 1W.
(2) Đèn ngủ có điều chỉnh được độ sáng và tích hợp với cổng USB sạc
điện thoại 5V (± 0,2V).
(3) Sử dụng thiết bị và các linh kiện điện tử lắp mạch đơn giản, các vật
liệu an toàn điện.
(4) Đèn ngủ để bàn có hình thức đẹp, an toàn, thuận tiện cho việc tháo
lắp, sửa chữa.
3 – Thống nhất tiến trình dự án và tiêu chí đánh giá
- GV đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả dự án này trong 5 tuần (5 tiết)
thì cần thực hiện theo tiến trình nào?
- GV và HS thống nhất kế hoạch dự án
T
T
Nội dung Sản phẩm cần đạt Ghi chú
1 – Nhận nhiệm vụ
– Thống nhất tiến trình
và tiêu chí đánh giá
– Bảng kế hoạch dự án
và tiêu chí đánh giá
Học tại lớp
2 Tìm hiểu kiến thức, kĩ
năng liên quan
Bài trình chiếu kiến
thức nền
HS làm việc theo
nhóm ngoài giờ học
3 Báo cáo kiến thức, kĩ
năng liên quan
Bản phương án thiết
kế
HS báo cáo tại lớp
4 Lập phương án thiết kế Sản phẩm mẫu HS làm việc theo
nhóm ngoài giờ học
5 Trình bày phương án
thiết kế
Bản báo cáo kết quả
sản phẩm
HS báo cáo tại lớp
Làm sản phẩm theo
phương án thiết kế
HS làm việc theo
nhóm ngoài giờ học
Báo cáo sản phẩm HS báo cáo tại lớp
- GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá công bằng HS trong dự án này?
- GV và HS thống nhất tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm ở phụ lục 1 bao gồm
+ Đánh giá bài báo cáo kiến thức: 15 đ
+ Đánh giá phương án thiết kế: 25 điểm
+ Đánh giá sản phẩm kĩ thuật: 35 điểm
+ Đánh giá kĩ năng
* Thuyết trình: 15 điểm
* Làm việc nhóm: 10 điểm
4 – Giao nhiệm vụ tìm kiến thức và kỹ năng nền và lập bản thiết kế sản
phẩm
– GV hướng dẫn, để lập được bản thiết kế sản phẩm, cần xem nội dung
các bài học và trả lời các câu hỏi định hướng trong phụ lục 2. Các bài gồm:
– Bài 7: Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều (Công nghệ 12)
– Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản (Công nghệ 12)
– Bài 10: Thực hành mạch nguồn điện một chiều (Công nghệ 12)
– Bài 11: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc (Công
nghệ 12).
GV đặt vấn đề: Có thể vận dụng những kiến thức nào từ những chủ đề này
trong việc thực hiện sản phẩm?
+ Công dụng của điôt tiếp mặt.
+ Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc và ưu, nhược điểm của mạch chỉnh
lưu một điôt.
+ Sơ đồ mạch điện và nhận xét về mạch chỉnh lưu hai điôt.
+ Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc, ưu nhược điểm và sự cố khi một
điôt bị mắc ngược hoặc bị đánh thủng của mạch chỉnh lưu cầu.
+ Sơ đồ mạch điện, chức năng của các khối, sự cố khi mắc ngược tụ lọc
hoặc tụ bị đánh thủng và các dạng hư hỏng khác trong mạch nguồn một chiều
thực tế.
+ Hai bước thiết kế của mạch điện tử: mạch nguyên lí và mạch lắp ráp.
+ Từ yêu cầu của thiết kế: điện áp vào 220 V – 50 Hz; điện áp ra 1 chiều
5V; dòng điện tải 2 A thực hiện lựa chọn sơ đồ thiết kế, tính toán và chọn các
linh kiện trong mạch.
+ Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo các đại lượng: điện áp, điện trở,
dòng điện.
– Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu kiến thức, kĩ năng nền và lập
bản thiết kế sản phẩm (thoả mãn các tiêu chí sản phẩm) trong vòng 1 tuần với
các yêu cầu:
(1) Các HS tự nghiên cứu bài học và trả lời các câu hỏi định hướng. Phần
trả lời câu hỏi định hướng nộp lại cho GV trước buổi báo cáo.
(2) Nhóm thảo luận để lập bản thiết kế sản phẩm với các yêu cầu
Bài Powerpoint trình chiếu bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung:
** Sơ đồ mạch điện kín (hình vẽ).
** Bản vẽ thiết kế sản phẩm.
** Linh kiện, thiết bị, vật liệu dự kiến (có định lượng).
** Nguyên lí hoạt động của sản phẩm.
(3) Các nhóm chuẩn bị phần trình bày trong vòng 5 phút gồm các nội dung
** Nguyên vật liệu
** Cấu tạo, sơ đồ mạch điện
** Nguyên lí hoạt động của sản phẩm (có giải thích)
– GV thống nhất thang đánh giá buổi báo cáo thiết kế
+ Nội dung: (20đ) (như trên)
+ Hình thức (5đ) trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
+ Thuyết trình (15đ)
Trình bày thuyết phục.
Trả lời được câu hỏi phản biện.
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
Hoạt động 2. TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI
(Báo cáo: 45 phút)
A. Mục đích
Sau hoạt động này, HS có khả năng
1. Mô tả được bản thiết kế đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp sạc điện thoại.
2. Vận dụng các kiến thức liên quan đến Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều, biến trở,
mạch điện tử đơn giản để lí giải và các kiến thức liên quan để bảo vệ cơ sở khoa học và
nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án thiết kế đèn ngủ tích hợp sạc điện
thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn.
3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện việc chế tạo đèn ngủ tích hợp
sạc điện thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn.
B. Nội dung
– Trong 1 tuần, HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế.
– Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến thức và
kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản biện. Nhóm HS
ghi nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
– Bản thiết kế dự kiến.
– Sơ đồ nguyên lí mạch điện.
– Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học, các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm
bạn.
D. Cách thức tổ chức hoạt động
Mở đầu – Tổ chức báo cáo.
– GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo.
+ Thời gian báo cáo của mỗi nhóm.
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi.
+ Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và
đặt câu hỏi tương ứng.
(Dùng kĩ thuật 3 2 1 – 3 khen – 2 nhận xét – 1 câu hỏi)
– GV nhắc lại về các tiêu chí đánh giá cho báo cáo bản thiết kế.
+ Nội dung: (20đ) bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung:
* Sơ đồ mạch điện kín (hình vẽ).
* Bản vẽ thiết kế sản phẩm.
* Linh kiện, thiết bị, vật liệu dự kiến (có định lượng).
* Nguyên lí hoạt động của sản phẩm.
+ Hình thức (5đ) trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
+ Thuyết trình (15đ)
* Trình bày thuyết phục.
* Trả lời được câu hỏi phản biện.
*Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
Báo cáo
– Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện.
– GV và HS nhận xét, đặt câu hỏi.
– GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của học sinh.
Một số phương án thiết kế đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại dự kiến.
Học sinh có thể sử dụng các mạch điện khác tương đương (1 điôt, 2 điôt, 4
điôt,…) sử dụng tụ điện hoặc không sử dụng tụ điện, các dạng hư hỏng của
mạch, sử dụng linh kiện để điều chỉnh được độ sáng của đèn.
Tổng kết và dặn dò.
– GV chốt một số kiến thức về Công nghệ quan trọng cần lưu ý (phần này
là phần tổng kết kiến thức và kĩ năng nền)
– GV yêu cầu HS đánh giá nhóm bạn trên các tiêu chí đã thống nhất. GV
cũng thực hiện bản đánh giá riêng.
+ Nội dung.
+ Hình thức bài báo cáo.
+ Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi).
– GV yêu cầu HS tổng hợp các ý kiến của GV và của các nhóm, điều
chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu.
– GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo
sản phẩm.
Hoạt động 3. CHẾ TẠO ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP
SẠC ĐIỆN THOẠI THEO PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
(HS thực hiện ở nhà, thời gian 1 tuần)
A. Mục đích
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
1. Chế tạo được đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn
dựa trên phương án thiết kế tối ưu đã lựa chọn.
2. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
B. Nội dung
HS chế tạo đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại theo nhóm ngoài giờ học. GV theo dõi,
tư vấn và hỗ trợ HS.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh
– Đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại kèm sạc điện thoại và điều chỉnh độ sáng của đèn.
– Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).
– Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm chế tạo đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại.
– Thao tác thực hiện sản phẩm ( quay lại clip, chụp ảnh,…)
D. Cách thức tổ chức hoạt động
GV có thể lập nhóm trên facebook và yêu cầu HS cập nhật quá trình chế tạo sản
phẩm. Từ đó, GV có thể đôn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết.
Hoạt động 4. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH
HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI” VÀ THẢO LUẬN
(Báo cáo: 45 phút)
A. Mục đích
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
– Trình bày cách sử dụng các thao tác trên đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và điều
chỉnh được độ sáng của đèn.
– Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm.
– Đề xuất ý tưởng cải tiến đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại.
B. Nội dung
HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải
thích sự thành công hoặc thất bại của đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và đề xuất các
phương án cải tiến.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS
– Bản đề xuất cải tiến đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại.
– Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại tiết kiệm điện
bảo vệ môi trường.
D. Cách thức tổ chức hoạt động
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước
1. Báo cáo trong lớp.
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm.
+ Tiến trình chế tạo sản phẩm.
+ Kết quả các lần thử nghiệm.
+ Phương án thiết kế cuối cùng.
+ Cách sử dụng đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại.
2. Thử nghiệm sản phẩm tại lớp học.
+ GV xem mạch lắp ráp điện tử của sản phẩm.
+ HS tiến hành cấp điện cho sản phẩm và điều chỉnh độ sáng của đèn.
+ Kiểm tra điện áp ra ở cổng sạc USB và tiến hành sạc thử điện thoại.
+ Đánh giá hình thức bên ngoài và vật liệu của sản phẩm.
+ GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá sản phẩm.
3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp.
– HS và GV nhận xét về sản phẩm.
– GV nhận xét và đánh giá chung về dự án.
+ Kiến thức, kĩ năng liên quan đến tính dẫn điện của bán dẫn và dòng
điện cho mạch chỉnh lưu, chức năng, tính toán và chọn các linh kiện trong
mạch nguồn một chiều thực tế.
+ Quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm.
+ Kĩ năng làm việc nhóm.
+ Kĩ năng trình bày, thuyết phục.
+ Giải quyết vấn đề khi trải nghiệm.
….
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.
– Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết liên quan về mạch chỉnh lưu,
chức năng, tính toán, chọn các linh kiện và các dạng hư hỏng trong mạch
nguồn một chiều thực tế.
Phụ lục 1. Bảng tiêu chí đánh giá
TT Tiêu chí Điểm
Bài báo cáo kiến thức (15)
1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo. 10
2 Bài báo cáo có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 5
Bản phương án thiết kế (25)
3 Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Sơ đồ nguyên lí, bản vẽ thiết kế,
cơ sở khoa học, nguyên lí hoạt động, thông số kỹ thuật (vật liệu,
cấu tạo, chất lượng sản phẩm tạo thành).
20
4 Poster trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 5
Đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại tiết kiệm điện bảo vệ môi trường (35)
5 Nguyên lí hoạt động của đèn, điều chỉnh độ sáng của đèn và
cổng sạc điện thoại dựa trên tính chất của mạch chỉnh lưu,
nguồn 1 chiều thực tế (có dùng biến áp), thiết kế mạch điện tử
đơn giản.
10
6 Đèn được thiết kế với công suất nhỏ (P = 1W) và có điều chỉnh
độ sáng của đèn, các nguyên vật liệu dễ tìm.
15
7 Cổng USB sạc điện thoại có điện áp ổn định 5V (± 0,2V). 5
8 Đèn có hình thức đẹp, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc tháo lắp, sửa
chữa.
5
Kỹ năng thuyết trình (15)
9 Trình bày thuyết phục. 5
10 Trả lời được câu hỏi phản biện. 5
11 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo
cáo.
5
Kỹ năng làm việc nhóm (10)
12 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 5
13 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để
hoàn thành dự án.
5
Tổng số điểm: 100 điểm
Phụ lục 2: Hệ thống câu hỏi định hướng cho các chủ đề kiến thức.
Chủ đề 1. Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều
1. Điôt bán dẫn là gì? Có mấy loại? Nêu điểm khác biệt từng loại?
2. Nêu vai trò của mạch chỉnh lưu điôt bán dẫn.
3. Vẽ sơ đồ mạch điện và nhận xét của mạch chỉnh lưu: một điôt, hai điôt,
bốn điôt.
4. Vẽ sơ đồ mạch điện và trình bày chức năng của các khối trên mạch nguồn
1 chiều thực tế.
5. Nêu các dạng hư hỏng xảy ra khi mạch nguồn 1 chiều thực tế hoạt động.
Chủ đề 2. Thiết kế mạch điện tử – Thực hành nguồn chỉnh lưu cầu có
biến áp nguồn và tụ lọc.
1. Khi thiết kế mạch điện tử cần thực hiện theo các bước nào?
2. Trình bày phương pháp tính toán và chọn các linh kiện khi thiết kế mạch
nguồn điện một chiều chỉnh lưu cầu.
3. Phân tích thông số của mạch nguồn điện một chiều chỉnh lưu cầu với yêu
cầu của thiết kế: điện áp vào 220 V – 50 Hz; điện áp ra 1 chiều 5V; dòng điện
tải 2 A.
Phiếu đáp án nội dung kiến thức nền:
* Chủ đề 1. Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều
1. Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng thủy
tinh, nhựa hoặc kim loại, có hai dây dẫn ra là hai điện cực là anôt và catôt.
– Điôt có thể được phân theo ba loại sau:
+ Điôt tiếp điểm dùng để tách sóng và trộn tần.
+ Điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu.
+ Điôt ổn áp (Điôt Zêne) dùng để ổn định điện áp một chiều và được sử dụng ở
vùng điện áp ngược đánh thủng mà không bị hỏng.
2. Vai trò của mạch chỉnh lưu điôt bán dẫn là dùng điôt tiếp mặt để đổi dòng điện
xoay chiều thành dòng điện một chiều.
3. Hình 7 – 2a, 7 – 3a, 7 – 4a SGK Công nghệ 12.
NHẬN XÉT VỀ MẠCH CHỈNH LƯU
MẠCH
CHỈNH
LƯU
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Mạch chỉnh
lưu nữa chu
kỳ (1 điôt)
– Mạch điện đơn giản.
– Chỉ dùng một điôt.
– Mạch điện chỉ làm việc trong nữa
chu kỳ nên hiệu suất sử dụng điện áp
nguồn thấp.
– Dạng sóng ra có độ gợn sóng lớn,
tần số gợn sóng 50Hz, việc lọc san
bằng độ gợn sóng khó khăn.
 Hiệu quả kém nên thực tế ít dùng.
Mạch chỉnh
lưu hai nữa
chu kì (2
điôt)
– Điện áp một chiều lấy ra có
độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn
sóng 100Hz, dễ lọc, hiệu quả
lọc tốt.
– Mạch điện phải dùng hai điôt để
luân phiên chỉnh lưu theo từng nữa
chu kỳ.
– Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn
phải được quấn làm hai nữa cân xứng
nhau.
– Điôt phải chịu điện áp ngược cao.
 Mạch này không được dùng nhiều.
Mạch chỉnh
lưu cầu
(4 điôt)
– Dạng sóng ra sau chỉnh lưu
hoàn toàn giống như mạch
chỉnh lưu hai nữa chu kỳ.
– Độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn
sóng 100Hz, dễ lọc.
 Mạch điện này được dùng
rất phổ biến vì biến áp nguồn
không có yêu cầu đặc biệt, điôt
không cần phải có điện áp
ngược gấp đôi biên độ điện áp
làm việc.
– Mạch điện dùng bốn điôt để chỉnh
lưu và được mắc theo hình cầu nên
phức tạp.
4. Hình 7 – 7 SGK Công nghệ 12.
– Biến áp nguồn: hạ áp từ 220V xuống còn 6  24V tùy theo yêu cầu của tải.
– Mạch chỉnh lưu cầu: dùng bốn điôt để biến đổi nguồn xoay chiều thành một
chiều.
– Mạch lọc nguồn: dùng tụ điện và cuộn cảm có trị số lớn để san bằng độ gợn sóng.
Song trên thực tế, để đơn giản mạch điện có thể chỉ dùng một tụ hóa lọc.
– Mạch ổn áp: dùng IC để ổn định điện áp ra.
5. Các dạng hư hỏng xảy ra khi mạch nguồn 1 chiều thực tế hoạt động:
– Xảy ra hiện tượng ngắn mạch, đứt cầu chì khi bất kì một điôt bị mắc ngược hoặc
bị đánh thủng trong mạch chỉnh lưu cầu.
– Xảy ra hiện tượng ngắn mạch, đứt cầu chì khi tụ điện bị đánh thủng.
– Xảy ra hiện tượng nổ tụ khi tụ hóa mắc ngược cực.
* Chủ đề 2. Thiết kế mạch điện tử
1. Khi thiết kế mạch điện tử cần thực hiện theo hai bước:
– Bước 1: Thiết kế mạch nguyên lí
+ Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.
+ Đưa ra một số phương án để thực hiện.
+ Chọn phương án hợp lý nhất.
+ Tính toán, chọn các linh kiện cho hợp lý.
– Bước 2: Thiết kế mạch lắp ráp
Khi thiết kế mạch lắp ráp phải đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Bố trí các linh kiện trên bảng điện một cách khoa học và hợp lý.
+ Vẽ đường dây dẫn điện để nối các linh kiện với nhau theo sơ đồ nguyên lý.
+ Dây dẫn không chồng chéo lên nhau và ngắn nhất.
2. Trình bày phương pháp tính toán và chọn các linh kiện khi thiết kế mạch nguồn
điện một chiều.
a. Biến áp.
– Công suất biến áp:
P = kp.Utải.Itải
Trong đó kp = 1,3
(kp– hệ số công suất của biến áp)
– Điện áp vào U1 = 220V
– Tần số f = 50Hz
– Điện áp ra  
2
U
U
U
U BA
Đ
tai
2

 


Trong đó:
●U2 là điện áp ra của biến áp khi không tải.
● UĐ = 2V sụt áp trên hai Điôt.
● UBA là sụt áp bên trong biến áp khi có tải, thường bằng 6% Utải
b. Điốt.
– Dòng điện Điôt:
Chọn hệ số dòng điện kI = 10
– Điện áp ngược:
2
U
k
U 2
U
N
.

Chọn hệ số kU = 1,8
c. Tụ điện
Để lọc tốt thì tụ có điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu được điện áp U2 √2
* Khi thiết kế mạch điện tử nên chọn linh kiện có trị số định mức cao hơn trị số tính
toán và linh kiện có sẳn trên thị trường
3. Phân tích thông số của mạch điện nguồn một chiều chỉnh lưu cầu:
– Điện áp ra 1 chiều là 5V;
– Dòng điện tải là 2 A;
– Công suất của biến áp là 13 W;
– Điện áp vào là 220 V – 50 Hz;
– Điện áp ra của biến áp là 5,2 V;
– Dòng điện điôt là 10 A;
– Điện áp ngược của điôt là 13,2 V;
– Tụ có điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu được điện áp là 7,4 V.
* Sản phẩm đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại là loại đèn ngủ để bàn sử dụng đèn Led
5V – 1W, nguồn điện vào là 220V, có điện trở điều chỉnh độ sáng của đèn, cổng USB
5V dùng mạch chỉnh lưu cầu có sử dụng biến áp 220V – 12V, bốn điôt 1N4007, tụ hóa
1000µF–25V, IC ổn áp 7805 và 1 số phụ kiện khác.
 
A
5
2
1
.
10
2
I
k
I
tai
I
Đ



MỤC LỤC
1. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH TIỀM VỌNG.................................................................................. 3
(Số tiết: 03 – Vật lí Lớp 7) ...................................................................................................... 3
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ................................................................................................................. 3
3. MỤC TIÊU.......................................................................................................................... 4
a. Kiến thức: .................................................................................................................... 4
b. Kĩ năng: ....................................................................................................................... 4
c. Phẩm chất: ................................................................................................................... 4
d. Năng lực: ..................................................................................................................... 4
4. THIẾT BỊ............................................................................................................................. 4
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.................................................................................................... 5
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH TIỀM VỌNG . 5
a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 5
b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 5
c. Sản phẩm học tập của học sinh.................................................................................... 6
- Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí hoạt động của kính tiềm
vọng;................................................................................................................................ 6
d. Cách thức tổ chức........................................................................................................ 6
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN
THIẾT KẾ ........................................................................................................................... 6
a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 6
b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 6
c. Sản phẩm của học sinh ................................................................................................ 7
d. Cách thức tổ chức........................................................................................................ 7
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ..................................................................... 8
a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 8
b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 8
c. Sản phẩm của học sinh ................................................................................................ 8
d. Cách thức tổ chức........................................................................................................ 8
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM..................................................................... 9
KÍNH TIỀM VỌNG............................................................................................................ 9
a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 9
b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 9
c. Sản phẩm của học sinh ................................................................................................ 9
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM........................................................................... 9
a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 9
b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 9
c. Sản phẩm của học sinh .............................................................................................. 10
d. Cách thức tổ chức...................................................................................................... 10
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH TIỀM VỌNG12
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN
THIẾT KẾ ......................................................................................................................... 12
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ................................................................... 13
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM................................................................... 13
KÍNH TIỀM VỌNG.......................................................................................................... 13
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM......................................................................... 13
CHỦ ĐỀ: KÍNH TIỀM VỌNG
1. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH TIỀM VỌNG
(Số tiết: 03 – Vật lí Lớp 7)
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Ngư dân ở ngoài biển gặp rất nhiều khó khăn khi thời tiết xấu như mưa gió, nắng
nóng. Nhưng họ cần phải xác định hướng đi cho thuyền. nếu phải ra ngoài khoang thuyền
thì sẽ rất khó khăn, nguy hiểm.Kính tiềm vọng sẽgiúp ngư dân thuận tiện hơn khi đi biển
với chi phí thấp.
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về phản xạ ánh sang, tính chất ảnh tạo bởi
gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng (Bài 4, 5, 6–Vật lí 7) để thiết kế và chế tạo
kính tiềm vọng với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm
vận hành mô hình và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về phản xạ ánh sang, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng,
quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng (Bài 4, 5, 6 – Vật lí 7) để chế tạo được hệ thống đèn giao
thông theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể.
b. Kĩ năng:
- Tính toán, vẽ được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí đề ra;
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế;
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo
luận;
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm
vụ được giao;
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp;
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của gương phẳng;
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo kính tiềm vọng một cách sáng tạo;
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện;
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.
4. THIẾT BỊ
- Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, máy tính, máy chiếu…
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “kính tiềm vọng”:
● Bìa cac-tông,
● 2 co vuông phi 110mm;
● 2 gương phẳng đường kính 110mm,
● Kéo, dao rọc giấy;
● Băng dính, keo;
● Thước kẻ, bút;
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
KÍNH TIỀM VỌNG
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo Kính tiềm vọng” vật liệutheo các tiêu
chí: Quan sát tốt ở mọi địa hình, thời tiết; Có tính ổn định, bền vững; Đảm bảo hoạt động
đúng nguyên lý.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi
gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi
sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về một số kính tiềm vọng trong thực tế để xác định kiến thức về phản xạ
ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Xác định nhiệm vụ chế tạo kính tiềm vọng bằng ống nhựa, bìa các tông và gương
phẳng với các tiêu chí:
● Hệ thống xoay được 3600
, có thể kéo dài hoặc co lại tùy vào điều kiện sử dụng.
● Có tính ổn định cao khi hoạt động ngoài trời.
c. Sản phẩm học tập của học sinh
- Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng;
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo kính tiềm vọng theo các tiêu chí
đã cho.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về một chiếu kính tiềm vọng (mô tả, xem hình ảnh,
video…) với yêu cầu: mô tả đặc điểm, hình dạng của kính tiềm vọng; giải thích nguyên lí
hoạt động.
- Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đôi hoặc 4 học
sinh); trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là định luật phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo
bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu
trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo kính tiềm
vọng với các tiêu chí đã cho.
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hình thành kiến thức mới về phản xạ ánh sang, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng,
quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:
● Phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương
phẳng (Vật lí 7- Bài 4,5,6);
- Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ và đưa ra giải pháp có căn cứ.
Gợi ý:
● Điều kiện nào để tia sang phản xạ được từ gương 1 sang gương 2?
● Những hình dạng, kích thước nào của thân ống kính có thể giúp kính hoạt động ổn
định, thuận lợi cho ngư dân?
● Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình
thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp
cho giáo viên.
- Yêu cầu:
● Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của và các
nguyên vật liệu sử dụng…
● Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng bằng tính
toán cụ thể.
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo
bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế đảm bảo các
tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
● Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương
phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng.
● Xây dựng bản thiết kế theo yêu cầu;
● Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
● Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên
Internet…
● Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt
nhất;
● Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế;
● Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế kính tiềm vọngcủa nhóm mình.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng bằng
tính toán cụ thể.
- Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý;
tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
- Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm.
c. Sản phẩm của học sinh
Bản thiết kế sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
● Nội dung cần trình bày;
● Thời lượng báo cáo;
● Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
- Học sinh báo cáo, thảo luận.
- Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
KÍNH TIỀM VỌNG
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo kính tiềm vọng đảm bảo yêu cầu đặt
ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (bìa, co nhựa, gương phẳng,
băng dính, kéo, dao rọc giấy, thước kẻ, bút) để tiến hành chế tạo theo bản thiết kế.
- Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh nếu cần
c. Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có một sản phầm là một kính tiềm vọng đã được hoàn thiện và thử nghiệm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ:
● Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo theo bản thiết kế;
● Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
- Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
a. Mục đích của hoạt động
Các nhóm học sinh giới thiệu trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định
hướng cải tiến sản phẩm.
b. Nội dung hoạt động
- Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
- Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra:
● Độ bền vững kết cấu (tiêu chuẩn chiều cao, chịu lực);
● Độ ổn định khi vận hành.
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
● Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên
và các nhóm khác;
● Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
● Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện
nhiệm vụ thiết kế và chế tạo.
c. Sản phẩm của học sinh
Kính tiềm vọng đã được chế tạo và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức
- Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp và tiến hành thảo luận,
chia sẻ.
- Học sinh trình diễn, thử nghiệm để đánh giá mức vững vàng và ổn định đúng tiêu chí.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh
nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo.
- Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.
Phụ lục
BẢN THIẾT KẾ
Nhóm: DIỄN CHÂU – THANH CHƯƠNG
Hình ảnh bản thiết kế:
Mô tả thiết kế và giải thích:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng:
ST
T
Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến
1 Co vuông phi 110mm 2 chiếc
2 Ống nhựa phi 110mm 1m
3 Gương phẳng tròn phi 150mm 2 chiếc
4 Keo dán 1 ống
5 Tay cầm 1 chiếc
Quy trình thực hiện dự kiến:
Các
bước
Nội dung
Thời gian
dự kiến
1 Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
KÍNH TIỀM VỌNG Tiết 1
2 Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
3 Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
4 Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
KÍNH TIỀM VỌNG
Tiết 2
5 Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM Tiết 3
Phân công nhiệm vụ:
STT Thành viên Nhiệm vụ
1 Đ/c: Thịnh, Hà Soạn giáo án
2 Đ/c: Thìn, Đức Thiết kế bản vẽ
3 Đ/c: Lâm, Sơn Tìm kiếm vật liệu
4 Đ/c: Thông,Lực Làm sản phẩm
5 Đ/c: Thụ,Huyên Trình bày sản phẩm
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên chủ đề:
CHỦ ĐỀ STEM: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU
(Số tiết 05 tiết- LỚP 11 -12)
1. Mô tả chọn chủ đề
Máy phát điện là thiết bị điện có tác dụng biến đổi cơ năng thành điện năng
thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ và định luật về tác dụng của lực từ trường trên
dòng điện.
Nguyên lý hoạt động của máy
phát điệndựa vào hiện tượng cảm
ứng điện từ, khi số đường sức
từ(của nam châm) xuyên qua tiết
diện của cuộn dây luân phiên tăng
giảm (do cuộn dây quay tròn hoặc
nam châm quay tròn) thì dòng điện
cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều
Tất cả các máy phát điện xoay chiều đều có tính thuận nghịch, nghĩa là vừa có
thể làm việc ở chế độ máy phát, vừa có thể làm việc ở chế độ động cơ. Với chức
năng phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp, hiện nay máy phát điện xoay chiều
đang được ứng dụng rộng rãi trong việc đảm bảo nguồn năng lượng cho các hoạt
động công nghiệp.
Với sự sáng tạo và đam mê tìm hiểu chúng ta có thể tự làm cho mình một máy phát
điện , đó chính là nội dung của chủ đề Stem “ máy phát điện đơn giản “
Kiến thức liên quan
Bài 23:Từ thông. Cảm ứng điện từ Vật lý 11
Bài 24: Suất điện động cảm ứng Vật lý 11
Bài 17: Máy phát điện xoay chiều Vật lý 12
3. Mục tiêu của chủ đề
Sau bài học, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau
* Kiến thức:
- Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông.
- Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện
từ.
- Mô tả được sơ đồ cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện
xoay chiều 1 pha.
* Kỹ năng:
- Mô phỏng cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều
- Lập được kế hoạch thiết kế, vẽ được cấu tạo của một máy phát điện xoay chiều đơn
giản.
- Thực hiện được quá trình chế tạo một máy phát điện xoay chiều.
- Đánh giá được hiệu suất, mức độ phù hợp của máy phát điện .
- Phán đoán được những lỗi kĩ thuật trong quá trình vận hành máy phát điện, có thể
tự sửa chữa được.
* Thái độ, phẩm chất
- Nghiêm túc, tự giác học tập.
- Biết vận dụng kiến thức để nghiên cứu bài liên quan
- Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm
* Định hướng phát triển năng lực:
Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn: Năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực
tính toán, năng lực thực hành.
4. Phương tiện, thiết bị sử dụng.
5. Phương pháp, hình thức tiến hành.
6. Kiểm tra đánh giá.
II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới)
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức và hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu để rút ra được các kiến
thức của hiện tượng cảm ứng điện từ Vật Lý 11 và máy phát điện xoay chiều Vật lý
12.
Học sinh trình bày được cấu tạo nguyên tắc tạo ra dòng điện
b. Nội dung hoạt động
Nghiên cứu bài 23 "Từ thông. Cảm ứng điện từ", bài 24 “ Suất điện động
cảm ứng” sách giáo khoa Vật lý 11 Cơ bản; bài 17 “ Máy phát điện xoay chiều” sách
giáo khoa Vật lý 12 Cơ bản; tìm kiếm thông tin trên Internet với các từ khóa liên
quan và trả lời các câu hỏi sau:
1. Từ thông là gì? Có những cách nào có thể gây ra sự biến thiên từ thông.
…………………………………………………………………………………………
2. Hiện tưởng cảm ứng điện từ là gì, tìm các vật dụng trong cuộc sống hằng
ngày có ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ?
…………………………………………………………………………………………
3. Máy phát điện xoay chiều một pha có những bộ phận chính nào, nguyên
tắc hoạt động của nó như thế nào. Hãy tìm một mô hình đơn giản và mở ra , cùng
phân tích cấu tạo của nó?
…………………………………………………………………………………………
4.Tìm hiểu về nhà máy thủy điện Hòa Bình? Liệu ta có thể chế tạo được một
mô hình máy phát điện đơn giản được không?
…………………………………………………………………………………………
5. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng vô tận, việc sản suất điện từ sức
gió đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi, liệu ta có thể chế tạo một máy phát điện
đơn giản từ năng lượng gió?
…………………………………………………………………………………………
6. Dự định những vật liệu, công cụ sẽ sử dụng?Những bộ phận cơ bản trong
máy phát điện của bạn?
…………………………………………………………………………………………
7. Dự đoán những khó khăn trong thiết kế của bạn, hướng khắc phục?
…………………………………………………………………………………………
* Tài liệu tham khảo
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_ph%C3%A1t_%C4%91i%E1%B
B%87n
c. Dự kiến sản phẩm
Ghi chép kiến thức mới về khả năng tạo ra dòng điện.
Bản báo cáo các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, máy phát điện xoay
chiều.
Từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Len xơ, Định luật Fara đay, Cấu
tạo của máy phát điện xoay chiều .
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi. Hỗ trợ khi học sinh gặp
khó khăn.
Bổ sung kiến thức nếu cần: Với máy phát điện xoay chiều một pha công
suất lớn. Dòng điện do máy phát ra rất lớn nên không thể dùng bộ góp để lấy điện ra
bên ngoài nên người ta phải bố trí cho khung dây đứng yên, nam châm (thường là
nam châm điện có khả năng tạo ra từ trường rất mạnh).
Như vậy, đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất lớn người ta bố trí cho
Phần cảm là rôto.- Phần ứng là stato.
Để làm giảm vận tốc quay của rôto trong khi vẫn giữ nguyên tần số f của dòng
điện do máy phát ra người ta chế tạo máy với p cặp cực nam châm (đặt xen kẻ
nhau trên vành tròn của rôto) và p cặp cuộn dây (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của
stato).
Ở hình bên trái ta thấy rôto (phần bên trong) gồm có 6 cặp cực nam châm (tổng
cộng 12 cực: 6 cực Bắc, 6 cực Nam) sắp xếp xen kẻ
nhau trên vành tròn của rôto, chúng là các nam châm
điện. Ở bên ngoài ta thấy có tổng cộng 12 cuộn dây trên
stato, chúng tạo thành 6 cặp cuộn dây. Các cuộn dây
này được nối với nhau theo cách phù hợp.
2. Hoạt động 2: Đề xuất các giải pháp có thể thực hiện
a. Mục đích của hoạt động
Định hướng để học sinh thực hiện quy trình thiết kế: xác định các chi tiết,
xây dựng bản vẽ, chỉnh sửa.
b. Nội dung hoạt động
Mô tả các cách bạn có thể sử dụng những vật dụng đơn giản để chế tạo một
máy phát điện
Gợi ý có thể thảo luận để hoàn thành bảng
Tên bộ phận Hình vẽ Vật liệu Cách gia công
Tiêu chí cần quan tâm để được đánh giá cao: Hình vẽ rõ ràng, hợp lí; vật liệu đơn
giản, dễ kiếm; gia công đơn giản, thuận tiện bằng các dụng cụ thông thường. Có thể
sử dụng các đồ có sẵn cho việc chế tạo.
c. Dự kiến sản phẩm
Một số phương án:
Phương án 1: Roto là nam châm.
Sơ đồ nguyên tắc của máy phát điện bao gồm các bộ phận: Giá và chân đế cố
định, một nam châm với các cuộn dây và một lõi hình trụ.
Phương án 2: roto là cuộn dây.
Sơ đồ nguyên tắc của máy phát điện bao gồm các bộ phận: Nam châm, khung
dây quay, vành khuyên.
:
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh tự thiết kế theo nhóm có gợi ý của giáo viên về sự tương tự với những
máy phát điện đơn giản trên internet.
3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp tốt nhất
a. Mục đích của hoạt động
Tạo ra nhiệm vụ để học sinh lựa chọn được thiết kế tối ưu, từ đó đưa ra thiết
kế chi tiết cho máy phát điện cua mình
b. Nội dung hoạt động
Hãy trả lời các câu hỏi sau ra giấy:
1. Liệt kê các nguyên vật liệu bạn chọn sử dụng để chế tạo mẫu thử của máy phát
điện.
2. Vẽ thiết kế của bạn ra giấy và chú thích tất các các bộ phận, nguyên vật liệu và
kích thước dự kiến tương ứng.
3. Mô tả cách vận hành máy theo thiết kế của bạn.
4. Mô tả cách thức bạn sẽ sử dụng để kiểm tra máy khác của các thành viên trong lớp
học.
c. Dự kiến sản phẩm
Bản vẽ chi tiết máy phát điện đơn giản dùng cho việc thắp sáng bóng đen led nhỏ
trong đó mô tả rõ vật liệu chế tạo, kích thước của các chi tiết.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở lớp.
4. Hoạt động 4: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm
a. Mục đích của hoạt động
Chuẩn bị các điều kiện về vật chất như vật liệu, công cụ gia công, hướng dẫn sử dụng
các công cụ hay nhắc các quy tắc an toàn để học sinh chế tạo máy theo thiết kế đã
được điều chỉnh theo góp ý.
b. Nội dung hoạt động
Thu thập các vật liệu cần thiết và xây dựng các mẫu thử
Mô tả bằng văn bản cách thức vận hành thiết bị. Nếu có thể, hãy lập hồ sơ quá trình
làm việc của bạn bằng cách chụp ảnh hoặc quay video lại toàn bộ các bước làm.
c. Dự kiến sản phẩm
Máy phát điện giản thắp sáng đèn led nhỏ và có thể hoạt động được.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở xưởng trường.
5. Hoạt động 5: Thử nghiệm và đánh giá
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức buổi thử nhiệm để các nhóm đánh giá chéo sản phẩm của nhau
b. Tổ chức hoạt động
Các nhóm đem sản phẩm đến và thử nghiệm chéo theo bảng. Ghi lại các đánh giá
sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí dưới đây. Sau đó gửi lại đánh giá cho
nhóm khác.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Nhóm :……………………
1. Cùng thảo luận và xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Đánh giá sản phẩm( Gợi ý bảng đánh giá)
Tên
nhóm có
sản
phẩm
Hình
thức Độ bền
Độ ổn
định
Vật liệu
chế tạo
Công
suất
…..
Góp ý
cho
nhóm
có sản
phẩm
1
2
3
…
c. Dự kiến sản phẩm
Bản đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí ở bảng
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Thực hiện tại lớp./
6. Hoạt động 6: Chia sẻ và thảo luận
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức buổi báo cáo để học sinh trình bày sản phẩm qua đó có những đóng góp
cho việc hoàn thiện sản phẩm
b. Nội dung hoạt động
Thu thập và lập hồ sơ bao gồm các ghi chép, sơ đồ, tranh ảnh hay video về
quá trình thiết kế, xây dựng và kiểm tra mẫu thử của bạn. Làm một poster hoặc
slide ppt chia sẻ việc mẫu thử của bạn đã hoạt động như thế nào và kết quả thử
nghiệm thiết bị của nhóm mình
c. Dự kiến sản phẩm
Bản giới thiệu máy phát điện xoay chiều của nhóm, các ý kiến đóng góp và thảo
luận, chia sẻ.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Báo cáo của đại diện nhóm trước lớp.
7. Hoạt động 7: Điều chỉnh thiết kế
a. Mục đích của hoạt động
Tổ chức và tư vấn để học sinh đánh giá, chia sẻ và điều chỉnh sản phẩm
b. Nội dung hoạt động
Đánh giá và điều chỉnh thiết kế
1. Đánh giá khả năng hoạt động của mẫu thử của bạn bằng các trả lời các câu hỏi
trong bảng phía dưới.
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU SẢN PHẨM
Mẫu thử máy phát
điện
Tốt
Trung
bình
Chưa
đạt
Điều chỉnh
Ý tưởng mới so với
những mô hình đã có
Phù hợp về kích thước ,
hình dạng
Mức độ thẩm mĩ
Đơn giản, dễ sử dụng
Công suất
Độ bền
Khả năng phát triển mô
hình
2. So sánh kết quả của bạn với các thành viên khác trong lớp. Các mẫu thử
có giải quyết vấn đề theo cách tương tự nhau? Giải thích?
3. Bạn sẽ thay đổi yếu tố nào để làm cho mẫu thử của bạn hoạt động hiệu quả hơn?
c. Dự kiến sản phẩm
Các bản đánh giá khách quan của học sinh, những chia sẻ bộc lộ cảm xúc của học
sinh đối với hoạt động, những điều chỉnh hợp lí cho sản phẩm?
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Học sinh làm việc theo nhóm và trình bày tại lớp.
III. PHẦN 3: TÀI LIỆU KÈM THEO
Tài liệu 1: Phiếu học tập số 1
Họ tên :………………………………………….Nhóm……………………….
Nghiên cứu bài 23 "Từ thông. Cảm ứng điện từ", bài 24 “ Suất điện động
cảm ứng” sách giáo khoa Vật lý 11 Cơ bản; bài 17 “ Máy phát điện xoay chiều” sách
giáo khoa Vật lý 12 Cơ bản; tìm kiếm thông tin trên Internet với các từ khóa liên
quan và trả lời các câu hỏi sau:
1. Từ thông là gì? Có những cách nào có thể gây ra sự biến thiên từ thông.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Hiện tưởng cảm ứng điện từ là gì, tìm các vật dụng trong cuộc sống hằng
ngày có ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Máy phát điện xoay chiều một pha có những bộ phận chính nào, nguyên
tắc hoạt động của nó như thế nào. Hãy tìm một mô hình đơn giản và mở ra , cùng
phân tích cấu tạo của nó?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4.Tìm hiểu về nhà máy thủy điện Hòa Bình? Liệu ta có thể chế tạo được một
mô hình máy phát điện đơn giản được không?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng vô tận, việc sản suất điện từ sức
gió đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi, liệu ta có thể chế tạo một máy phát điện
đơn giản từ năng lượng gió?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
6. Dự định những vật liệu, công cụ sẽ sử dụng? Những bộ phận cơ bản trong
máy phát điện của bạn?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
7. Dự đoán những khó khăn trong thiết kế của bạn, hướng khắc phục?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tài liệu 2 :Phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm khác
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
Nhóm :……………………
1. Cùng thảo luận và xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Đánh giá sản phẩm( Gợi ý bảng đánh giá)
Tên
nhóm có
sản
phẩm
Hình
thức Độ bền
Độ ổn
định
Vật liệu
chế tạo
Công
suất
…..
Góp ý
cho
nhóm
có sản
phẩm
1
2
3
…
Tài liệu 3 :Phiếu tự đánh giá và điều chỉnh
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH SẢN PHẨM
Nhóm: ………….
Mẫu thử máy phát
điện
Tốt
Trung
bình
Chưa
đạt
Điều chỉnh
Ý tưởng mới so với
những mô hình đã có
Phù hợp về kích thước ,
hình dạng
Mức độ thẩm mĩ
Đơn giản, dễ sử dụng
Công suất
Độ bền
Khả năng phát triển mô
hình
2. So sánh kết quả của bạn với các thành viên khác trong lớp. Các mẫu thử
có giải quyết vấn đề theo cách tương tự nhau? Giải thích?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Bạn sẽ thay đổi yếu tố nào để làm cho mẫu thử của bạn hoạt động hiệu quả hơn?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tài liệu 4: Phiếu học tập số 2
Họ tên :………………………………………….Nhóm……………………….
Câu 1. Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có
giá trị lớn nhất ?
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 2:Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôtô và số cặp cực là p.
Khi rôtô quay đều với tốc độ n (vòng/s) thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến
thiên tuần hoàn với tần số (tính theo đơn vị Hz) là
A. f =
60
np
B. f = np C. f =
60
n
p
D. f = 60pn
Câu 3. Trong các máy phát điện xoay chiều một pha
A. tần số dòng điện tỉ lệ thuận với số cuộn dây.
B. phần tạo ra suất điện động cảm ứng là stato.
C. phần tạo ra từ trường là rôto.
D. suất điện động tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
Câu 4. Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình tròn quay đều xung quanh một trục đối
xứng (∆) nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng
từ vuông góc với (∆). Tại thời điểm t, từ thông qua diện tích khung dây và suất điện
động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn lần lượt bằng

12
6
11
Wb và 110 2
(V). Từ thông cực đại qua diện tích khung dây bằng

6
2
11
(Wb). Tần số của suất điện
động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
A. 120Hz. B. 100Hz. C. 50Hz. D. 60Hz.
Câu 5. Một khung dây dẹt hình chữ nhật gồm 200 vòng, có các cạnh 15cm và 20cm
quay đều trong từ trường với vận tốc 1200 vòng/phút. Biết từ trường đều có véc tơ
cảm ứng từ B

vuông góc với trục quay và B = 0,05T. Giá trị hiệu dụng của suất điện
động xoay chiều là:
A. 60,2V. B. 37,6V. C. 42,6V. D. 26,7V.
Câu 6. Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là phần cảm, cần phát ra dòng
điện có tần số không đổi 60Hz để duy trì hoạt động của một thiết bị kỹ thuật. Nếu thay
rôto của máy phát điện bằng một rôto khác có ít hơn hai cặp cực thì số vòng quay của
rôto trong một giờ phải thay đổi đi 18000vòng. Số cặp cực của rôto lúc đầu là
A. 4. B. 5. C. 10. D. 6.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1 2 3 4 5 6
C B D D D D
Tài liệu 5: Câu hỏi phát triển
Họ tên :………………………………………….Nhóm……………………….
Câu hỏi 1 : Với các công thức đã biết, em hãy tính toán các thông số, để chế tạo
một máy phát điện phát điện xoay chiều có suất điện động theo ý muốn. Chiều dài
dây, khối lượng dây có ảnh hưởng như thế nào ?
Tên
Thông số
để có E = 6 V
Thông số
để có E = 12 V
Thông số
để có E = 24 V
Nam châm
Cuôn dây
Tốc quay
Chiều dài dây
Khối lượng dây
Diện tích khung
dây
……..
Câu hỏi 2 : Hãy chế tạo mở rộng để đưa máy phát điện xoay chiều đó thành máy
phát điện một chiều. Dự toán vật liệu , bản vẽ mô hình cần thiết ?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 3 : Từ máy phát điện xoay chiều đã chế tạo hãy sử dụng một số thiết bị điện
tử để chuyển thành dòng điện một chiều thắp sáng bóng đèn 2,5V?
…………………………………………………………………………………………
Câu hỏi 4 : Đề xuất giá thành cho chiếc máy phát điệnxoay chiều chạy bằng sức gió
đơn giản có thể chạy được 01 modem internet và 01 router wifi.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tài liệu 3: Một số hình ảnh về mô hình máy phát điện đơn giản
SẢN PHẨM THỰC TẾ SAU KHI ĐÃ LÀM
CHỦ ĐỀ: THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN
1. TÊN CHỦ ĐỀ: THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về dòng điện trong chất điện phân (Bài 14 -
Vật lí 11) và Sự điện li (Bài 1 – hóa học lớp 11) để thiết kế và chế tạo thiết bị cung cấp oxi
từ điện li nước. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm và tiến hành đánh giá chất
lượng sản phẩm.
3. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Vận dụng được các kiến thức về dòng điện trong chất điện phân và thuyết điện ly để vận
dung vào thực tiên
- Vận dụng kiến thức đó để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề tương tự.
b. Kĩ năng:
- Tính toán, vẽ được bản thiết kế bình điều chế khí oxy, lắp ráp mạch điển đảm bảo các tiêu
chí đề ra, và hoạt động an toàn hiệu quả.
- Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế.
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến
thảo luận.
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm.
c. Phẩm chất:
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học.
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm
vụ được giao.
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm.
d. Năng lực:
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng về dòng điện trong chất điện phân và thuyết điện
ly.
- Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo bình điều chế khí oxy cho phòng kín.
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện.
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá.
4. THIẾT BỊ
- Các thiết bị dạy học: giấy A4, mẫu bản kế hoạch, …
- Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “bình điều chế ôxy”:
 Chai nhựa, 2 điện cực bằng than chì, dây điện
 Nguồn điện 1 chiều 9V
 Dung dịch H2SO4 loãng
 Kéo, dao rọc giấy;
 Băng dính, keo, ống nhựa.
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CUNG
CẤP OXY CHO PHÒNG KÍN
a. Mục đích của hoạt động
- Học sinh nắm vững yêu cầu “ dùng bình điện phân để tạo thiết bị cung cấp oxy cho phòng
kín”. Có biện pháp bảo đảm an toàn khi hoạt động.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về dòng điện trong chất điện phân để thiết kế
và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và
thử nghiệm.
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về một số bình điện phân và phương pháp điều chế chất khí.
- Xác định nhiệm vụ chế tạo thiết bị điều chế khí oxy đảm bảo các tiêu chí:
 Cung cấp lượng khí oxy cho phòng kín.
 Đảm bảo an toàn
c. Sản phẩm học tập của học sinh
- Mô tả và giải thích được một cách định tính về thuyết điện ly và bản chất dòng điện
trong chất điện phân.
- Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo thiết bị tạo oxy theo các tiêu chí
đã cho.
d. Cách thức tổ chức
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về
bình điện phân (mô tả, xem hình ảnh,
video…) với yêu cầu: mô tả đặc điểm,
hình dạng của bình điện phân; giải thích
tại sao khí thoát ra ở các điện cực.
Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở
cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đôi hoặc
4 học sinh); trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử
dụng là thuyết điện ly và các phản ứng hóa
học và bản chất dòng điện trong chất điện
phân; giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu
trong sách giáo khoa để giải thích bằng
tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo
thiết bị điện phân với các tiêu chí đã cho.
Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hình thành kiến thức mới về thuyết điện ly và dòng điện trong chất điện phân; đề
xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế thiết bị điện phân.
b. Nội dung hoạt động
- Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:
 Dòng điện trong chất điện phân (Bài 14 - Vật lí 11) và Sự điện li (Bài 1 – hóa học lớp 11).
 Phản ứng hóa học.
- Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ của thiết bị điện phân và đưa ra giải pháp có căn
cứ.
Gợi ý:
 Điều kiện nào để có dòng điện trong chất điện phân?
 Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào?
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế thiết bị điện phân và chuẩn bị cho buổi trình bày
trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ
lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.
- Yêu cầu:
 Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của thiết bị và các
nguyên vật liệu sử dụng…
 Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh lượng khí oxy
thoát ra bằng tính toán cụ thể.
c. Sản phẩm của học sinh
- Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về thuyết điện ly và bản chất dòng điện
trong chất điện phân.
- Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế thiết bị đảm
bảo các tiêu chí.
d. Cách thức tổ chức
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: thuyết
điện ly và bản chất dòng điện trong chất
điện phân.
Xây dựng bản thiết kế thiết bị theo yêu cầu.
Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết
kế.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi
cần thiết.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các
tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên
Internet…
Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu,
thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế thiết
bị.
Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung
báo cáo.
Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ
a. Mục đích của hoạt động
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế thiết bị của nhóm mình.
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI - KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU - THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN.pdf
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI - KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU - THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN.pdf
CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI - KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU - THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN.pdf

More Related Content

What's hot

Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...jackjohn45
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểLeeEin
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comwww. mientayvn.com
 
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)Lee Ein
 
Chuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam mai
Chuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam maiChuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam mai
Chuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam maiNguyen Thanh Tu Collection
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai dayNgọn Lửa Xanh
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGThành Lý Phạm
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhânChuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhânle hung
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcJame Quintina
 
nguồn điện hóa học
nguồn điện hóa họcnguồn điện hóa học
nguồn điện hóa họcDUY TRUONG
 
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýDạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýLee Ein
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdfjackjohn45
 
Dien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhien
Dien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhienDien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhien
Dien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhienNguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc số...
 
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thểNhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
Nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 - PHẦN HÓA HỌC -...
 
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
HỆ THỐNG CÂU HỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 MĂM 2023 (BỘ CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC...
 
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.comBài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
Bài tập vật lý nguyên tử và hạt nhân www.mientayvn.com
 
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
Phương pháp Toán Lý (phương trình truyền nhiệt và phương trình Laplace)
 
Chuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam mai
Chuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam maiChuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam mai
Chuyen de cau truc tinh the ts truong thi cam mai
 
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
46 cau hoi thuc tien hoa hoc dua vao bai day
 
Pin dien hoa va the dien cuc
Pin dien hoa va the dien cucPin dien hoa va the dien cuc
Pin dien hoa va the dien cuc
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM - CHƯƠNG 1 - HÀM SỐ LƯỢN...
 
Chuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhânChuyên đề vật lý hạt nhân
Chuyên đề vật lý hạt nhân
 
Lý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại họcLý luận dạy học đại học
Lý luận dạy học đại học
 
nguồn điện hóa học
nguồn điện hóa họcnguồn điện hóa học
nguồn điện hóa học
 
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (CẢ NĂM) THEO CÔNG VĂN 5512 (...
 
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đLuận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
Luận văn: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học lớp 10, 9đ
 
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lýDạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
Dạy học những ứng dụng kĩ thuật trong Vật lý
 
Cau kien dien_tu
Cau kien dien_tuCau kien dien_tu
Cau kien dien_tu
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. MÔN HỌC VẬT LÝ- CÔNG NGHỆ.pdf
 
Dien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhien
Dien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhienDien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhien
Dien truong tinh trong chan khong dai hoc khoa hoc tu nhien
 

Similar to CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI - KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU - THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN.pdf

BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYhatranthithu
 
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYhatranthithu
 
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYhatranthithu
 
Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)Quang Codon
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánMira Koi
 
Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3Quang Codon
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánMira Koi
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạytanphat08ly
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạytanphat08ly
 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠYKẾ HOẠCH BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠYHuỳnh Như
 
Luận Văn Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...
Luận Văn  Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...Luận Văn  Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...
Luận Văn Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...sividocz
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxPhamLong70
 
39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docx
39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docx39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docx
39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docxTrnThKimThoa5
 
Ke hoach bai_day
Ke hoach bai_dayKe hoach bai_day
Ke hoach bai_dayNghja Hoang
 
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdfChế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdfMan_Ebook
 

Similar to CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI - KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU - THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN.pdf (20)

BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
 
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
 
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠYBÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
BÀI TRÌNH DIỄN HỒ SƠ BÀI DẠY
 
Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)Kehoachbaiday nhom3 (1)
Kehoachbaiday nhom3 (1)
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự án
 
Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3Kehoachbaiday nhom3
Kehoachbaiday nhom3
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự án
 
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAYĐề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
Đề tài: Hệ thống giám sát nông nghiệp bằng công nghệ Iot, HAY
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy
 
Kế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạyKế hoạch bài dạy
Kế hoạch bài dạy
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠYKẾ HOẠCH BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 
Ke hoach bai day
Ke hoach bai dayKe hoach bai day
Ke hoach bai day
 
Luận Văn Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...
Luận Văn  Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...Luận Văn  Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...
Luận Văn Đề Cương Dùng Cho Ngành Công Nghệ Thông Tin Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giả...
 
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptxKỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
Kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu.pptx
 
Đề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAY
Đề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAYĐề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAY
Đề tài: Ứng dụng chatbot vào điều khiển nhà thông minh, HAY
 
39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docx
39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docx39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docx
39.-ĐCCT-Đồ-án-1-Thiết-kế-hệ-thống-cung-cấp-điện-2019.docx
 
Ke hoach bai_day
Ke hoach bai_dayKe hoach bai_day
Ke hoach bai_day
 
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdfChế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
Chế tạo mô hình máy uốn ống sử dụng con lăn để giảm ma sát.pdf
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (12)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI - KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU - THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN.pdf

  • 1. CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 11. CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN - ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI - KÍNH TIỀM VỌNG - MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU - THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN WORD VERSION | 2022 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM D Ạ Y H Ọ C T H E O Đ Ị N H H Ư Ớ N G G I Á O D Ụ C S T E M Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group
  • 2. 1 CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO MÔ HÌNH QUẠT GIÓ VỚI ĐỘNG CƠ ĐƠN GIẢN I. PHẦN 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục đích - Học sinh được trải nhiệm thực tế các kiến thức liên môn Toán, Lí, Công nghệ, Mỹ thuật để chế tạo quạt gió với động cơ đơn giản. - Học sinh thấy được giá trị, ý nghĩa, sự liên kết và ứng dụng thực tế của các kiến thức, kỹ năng đã học thuộc nhiều môn học trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm giải quyết nhiều vấn đề trong thực tế. 2. Yêu cầu - Học sinh nắm vững các kiến thức thuộc các môn liên quan. - Lập được kế hoạch chi tiết các dụng cụ thiết bị đủ để thực hiện dự án theo yêu cầu đặt ra. - Thiết kế và lắp giáp hoàn thiện một chiếc quạt gió với động cơ đơn giản. 3. Giới thiệu chủ đề(Xem chủ đề 1 của tài liệu tập huấn). Đối tượng HS Lớp 9, Lớp 11( Từ trường, động cơ điện) Thời gian triển khai Cuối HK I(tuần 15) Học lực tiếp thu tốt nhất Khá, giỏi Vấn đề quan tâm Học sinh vận dụng kiến thức liên môn để thiết kế và lắp giáp hoàn thiện một mô hình chiếc quạt gió với động cơ đơn giản, di chuyển dễ dàng. Bối cảnh thực tế Hiện nay quạt điện đang là dụng cụ cần thiết, thông dụng, không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, trong một số
  • 3. 2 trường hợp, việc sử dụng quạt điện gặp nhiều khó khăn như khi mất điện, khi cần mang quạt theo hoặc những nơi không có điện, v.v...Từ đó đặt ra yêu cầu thiết kế một chiếc quạt gió tiện dụng, có thể mang theo vào những nơi không có điện. Liên môn Vật lí, Công nghệ, Mỹ thuật, Toán II. PHẦN 2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn a. Mục đích của hoạt động Tạo sự hứng thú trong việc áp dụng kiến thức liên môn đã học vào việc chế tạo một chiếc quạt gió động cơ đơn giản có tính ứng dụng cao trong thực tế. b. Nội dung hoạt động * Yêu cầu: Mỗi nhóm học sinh(thường là 4 nhóm) thiết kế một chiếc quạt động cơ đơn giản bằng cách sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản như sau: Dây đồng; Cánh quạt; Giá đỡ; Nam châm vĩnh cửu; Pin hoặc ăc qui; dây nối; công tắc. * Phân công nhiệm vụ trong nhóm Vị trí Tên thành viên Nhiệm vụ chính Nhà chuyên môn A B... Nắm chắc kiến thức liên môn. Tính toán phù hợp Nhà thiết kế C D... Vẽ bản thiết kế chi tiết Chuyên gia vật liệu thi công Tìm kiếm, gia công nguyên vật liệu, tạo mô hình Kế toán Dự trù kinh phí, thu chi ... c. Dự kiến sản phẩm - Bảng phân công nhiệm vụ - Bảng dự trù vật liệu, dụng cụ và kinh phí cần có. - Bản vẽ thiết kế mô hình d. Cách thức tổ chức hoạt động
  • 4. 3 - GV chia lớp thành 4 nhóm - Nêu vấn đề, giao nhiệm vụ - Thông báo thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ - Thông báo tiêu chí đánh giá sản phẩm. 2. Hoạt động 2: Nghiên cứu lý thuyết nền (kiến thức cũ và học kiến thức mới) a. Mục đích của hoạt động. Rèn cho HS: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề - Năng lực làm việc nhóm - Năng lực tính toán - Năng lực tìm kiếm thông tin... b. Nội dung hoạt động * Tìm hiểu kiến thức liên quan: 1. Công nghệ 8 - Tiết 9, bài 9: Bản vẽ chi tiết - Tiết 20, bài 20: Dụng cụ cơ khí - Tiết 25, bài 27: Mối ghép động - Tiết 35, bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện 2. Vật lí 9 - Tiết 22, bài 21: Nam châm vĩnh cửu - Tiết 27, bài 29: Lực điện từ - Tiết 28, bài 30: Động cơ một chiều 3. Mỹ thuật - Vẽ phác mô hình sản phẩm 4. Toán: Tính toán số liệu. Toán: Tính toán đo đạc chính xác, dự trù kinh phí hợp lí; Công nghệ: Thiết kế mô hình, vật liệu dụng cụ Vật lí: Ứng dụng của nam châm vĩnh cửu, lực điện từ, động cơ một chiều đơn giản.
  • 5. 4 Mỹ thuật: Vẽ thiết kế, màu sắc, kiểu dáng. * Về kiến thức trọng tâm: Khi ta cung cấp điện cho động cơ, dòng điện sẽ chạy trong khung dây dẫn. Vì khung dây dẫn đặt trong từ trường của nam châm (hình vẽ), nên có lực từ tác dụng lên đoạn AB, lực từ tác dụng lên đoạn CD. Kết quả lực từ , làm cho khung dây quay. Vậy động cơ điện đơn giản đã hoạt động, trục động cơ có thể làm quay cánh quạt. Ta có thể tạo khung dây hình tròn. * Định hướng về mô hình, kiểu dáng, vật liệu HS thảo luận đưa ra dự kiến tìm kiếm các bộ phận trong mô hình sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm - Sơ đồ nguyên lý hoạt động của động cơ - Vẽ chi tiết mô hình sản phẩm dự kiến - Các câu trả lời chi tiết cho các câu hỏi của GV d. Cách thức tổ chức hoạt động - GV cung cấp tài liệu hoặc địa chỉ tìm tài liệu(nếu cần) cho các nhóm - GV đưa ra các câu hỏi đã chuẩn bị trước như sau: + Nhóm em sử dụng mẫu thiết kế khung dây, giá đỡ, chỗ lắp pin ...như thế nào? Giải thích? + Các em sử dụng dây kim loại nào để quấn khung dây? Tại sao các em lại chọn loại dây đó? + Khung giây quấn bao nhiêu vòng? Tại sao? + Sử dụng loại pin, ắc qui nào? bao nhiêu vôn? dòng bao nhiêu A? + Vật liệu nào làm giá đỡ(gỗ, nhựa, kim loại?...) + Các mối khớp trục quay xử lí như thế nào để cánh quạt quay hiệu quả nhất? Điều khiển tốc độ quay như thế nào? 1 F  2 F   1 F  2 F  
  • 6. 5 ... - GV giữ vai trò tư vấn, giúp đỡ để HS hoàn thành sản phẩm. 3. Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp thực hiện a. Mục đích của hoạt động. Rèn cho HS các kỹ năng: - Hoạt động nhóm, hợp tác, chia sẻ - Trình bày, chọn lọc, phân tích, phản biện. b. Nội dung hoạt động. - Thảo luận phân tích vật liệu tìm được - Thảo luận phương án gia công, lắp ghép thiết bị, có ghi chép mô tả hoặc tranh ảnh, hình vẽ - Thống nhất chọn giải pháp, mô hình tốt nhất có thể. - Mời GV tư vấn, nhận xét. c. Dự kiến sản phẩm - Báo cáo phân tích vật liệu - Sơ đồ lắp ráp. - Các giải pháp của các nhóm. d.Cách thức tổ chức hoạt động - HS thảo luận nhóm theo các nội dung trên dưới sự giám sát tư vấn của GV. - Đại diện các nhóm trình bày báo có và vận hành sản phẩm. - Các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày - GV tư vấn, giám sát và chốt hoạt động. 4. Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất a. Mục đích của hoạt động - Chọn được giải pháp tốt nhất để làm mô hình sản phẩm có thể vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất của nhóm. - Có được bảng chi phí hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. b. Nội dung hoạt động - Các nhóm thống nhất lựa chọn một mô hình đại diện cho nhóm
  • 7. 6 - Các nhóm hoàn thành bảng chi phí vật liệu, dự kiến như sau: Nguyên vật liệu Địa chỉ tìm kiếm Giá thiết bị (VN đồng) Số lượng Thành tiền Dây kim loại (thường là đồng, đường kính 0.3mm) Cửa hàng điện dân dụng 40 000 – 120 000 100 - 300 g Nam châm vĩnh cửu loại.............. Phòng thí nghiệm, cửa hàng... 01 cái Cánh quạt Cửa hàng điện dân dụng 01 cái Giá đỡ gỗ Cơ sở sản xuất đồ gỗ 01 cái Bạc lót Cửa hàng điện dân dụng 01 cái Pin hoặc ăc qui 12V Cửa hàng điện dân dụng 01 cái Dây nối Phòng thí nghiệm 2 cái Công tắc Cửa hàng điện dân dụng 01 cái c. Dự kiến sản phẩm - Bảng chi phí tổng thể. - Giải pháp tốt nhất. - Bản vẽ thiết kế sơ bộ - Dự đoán về hình thức và sự hoạt động của sản phẩm. d. Cách thức tổ chức hoạt động - GV: Phỏng vấn các nhóm lí do chọn giải pháp tốt nhất của nhóm mình - HS: Lập luận, giải thích tại sao chọn giải pháp của nhóm.
  • 8. 7 5. Hoạt động 5: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm a. Mục đích của hoạt động - Mỗi nhóm có ít nhất một mô hình để thử nghiệm - Biết phân tích ưu, nhược điểm của mô hình để có phương án cải tạo cho sản phẩm hoạt động tốt nhất. b. Nội dung hoạt động - Chế tạo, trang trí giá đỡ - Tạo ống dây: có thể hình tròn, vuông... - Tạo trục cho động cơ - Lắp ráp các bộ phận c. Dự kiến sản phẩm - Mô hình sản phẩm hoàn thiện của nhóm. - Video ghi lại quá trình chế tạo ống dây và giá đỡ. d. Cách thức tổ chức HĐ - GV cho HS các nhóm tập trung sử dụng dụng cụ, thiết bị để tạo hình ống dây, trục quay, đóng khung gỗ tạo giá đỡ. - Các nhóm lắp ráp sản phẩm. 6. Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá a. Mục đích của hoạt động - Thử nghiệm nhằm so sánh, phân tích và đánh giá chất lượng và sự ổn định của sản phẩm. b. Nội dung hoạt động - Vận hành thử hệ thống ít nhất 3 lần, mỗi lần 1 phút. - Quan sát, kiểm tra mẫu thử về: Tốc độ quay của cánh quạt, độ thăng bằng của giá đỡ, độ nóng của vòng dây, nhiệt độ khớp nối, các
  • 9. 8 hiện tượng khác... - Nhận xét, đánh giá tổng thể về sản phẩm. c. Dự kiến sản phẩm - Báo cáo kết quả kiểm tra của các lần chạy thử nghiệm - Bảng đánh giá mẫu thử - Video ghi lại quá trình thử nghiệm. d. Cách thức tổ chức hoạt động - Nhóm trưởng cho hệ thống vận hành thử ít nhất 3 lần chạy thử, mỗi lần 1 phút. - Kiểm tra đánh giá mẫu thử theo phiếu: Nội dung ĐG Nhận xét Tốc độ quay của cánh quạt Độ thăng bằng của giá đỡ Độ nóng của vòng dây Nhiệt độ khớp nối Tiếng ồn động cơ ... - Nhóm trưởng cho cả nhóm quan sát và đánh giá, nhận xét theo phiếu trên. - GV quan sát và hỗ trợ nếu cần. 7. Hoạt động 7: Chia sẻ thảo luận a. Mục đích của hoạt động - HS được rèn các kỹ năng: thuyết trình, thảo luận, chia sẻ, phản biện. b. Nội dung hoạt động - Chạy thử sản phẩm của tất cả các nhóm. - Thảo luận và nhận xét chéo. - Chia sẻ kinh nghiệm chế tạo. c. Dự kiến sản phẩm - Các chia sẻ và kinh nghiệm chế tạo sản phẩm. d. Cách thức tổ chức hoạt động
  • 10. 9 - Các nhóm trưng bày, thuyết minh và chạy thử sản phẩm của nhóm mình trước cả lớp(mỗi nhóm 3 phút). - Các nhóm thảo luận và nhận xét các nhóm khác(Mỗi nhóm có 5 phút để đặt câu hỏi, nhận xét và phản biện). - Chia sẻ kinh nghiệm chế tạo. 8. Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế a. Mục đích của hoạt động - Điều chỉnh nhằm có sản phẩm hoạt động tốt nhất b. Nội dung hoạt động - Điều chỉnh thiết kế của các nhóm(nếu cần) c. Dự kiến sản phẩm - Bảng ghi các điều chỉnh sản phẩm của từng nhóm. d. Cách thức tổ chức hoạt động GV tổ chức cho các nhóm tự điều chỉnh sản phẩm của nhóm mình sao cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất. HS điều chỉnh thiết kế. III. PHẦN 3: CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm Tiêu chí Điểm tối đa Điểm do GV đánh giá Động cơ chạy mạnh mẽ 30 Tiếng ồn của động cơ khi hoạt động ở mức nhỏ 30 Giá đỡ thăng bằng và cố định 20 Nhiệt độ vòng dây ổn định ở mức thấp 10 Thiết kế gọn, đẹp 10 Tổng 100 Phân loại sản phẩm
  • 11. 10 Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 90 - 100 điểm 70 - 80 điểm 50 - 60 điểm Dưới 50 điểm 2. Đánh giá hoạt động của thành viên GV cho mỗi thành viên một bản đánh giá các thành viên khác trong tổ(các tiêu chí dựa vào CV 5555 của Bộ GD&ĐT) Họ và tên Tiêu chí Tổng điểm (100đ) Sự tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ (25đ) Sựtíchcực, chủđộng, sángtạo, hợptác (25đ) Tíchcực thamgitrình bày,trao đổi,thảo luận (25đ) Có ý kiến phản biện đúngđắn,chính xác,phùhợp (25đ) 1. Nguyễn Văn A 2. Nguyễn Văn B 3. Nguyễn Văn C 4. Nguyễn Văn D 5. Nguyễn Văn E 6. Nguyễn Văn G ... Sau khi thu phiếu đánh giá, GV lấy điểm trung bình của từng em trong phiếu đánh cộng với điểm GV tự cho, chia đôi để có điểm đánh giá cuối cùng cho 1 HS trong nhóm. Phân loại đánh giá mức độ hoạt động cua HS Rất tích cực Tích cực Bình thường Không tích cực 90 - 100 điểm 70 - 80 điểm 50 - 60 điểm Dưới 50 điểm (xem trong tài liệu được phát, chủ đề 3, 8 còn các mẫu tiêu chí khác, tùy từng môn và bài dạy) IV. PHẦN 4:TÀI LIỆU KÈM THEO - SGK Vật lí 9, NXB Giáo Dục - SGK Công nghệ 8, NXB Giáo Dục - Video 1 Tự Làm Động cơ điện đơn giản.mp4 - https://youtu.be/20kUa0jaODA - https://youtu.be/DI0O47pKqJA - https://youtu.be/1HUk0zfexo8.
  • 12. Chủ đề 10. ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI (TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG, CẦN THƠ) Giáo viên: TRẦN LƯƠNG THÁI 1. Tên chủ đề: ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI 5 tuần – CÔNG NGHỆ 12- VẬT LÝ 11 2. Mô tả chủ đề: Hiện nay vấn đề sử dụng thiết bị tiết kiệm điện được sự quan tâm của mọi người. Có nhiều cách để sử dụng tiết kiệm điện, một trong số đó là giảm công suất của thiết bị điện như thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn LED; đồng thời sản phẩm có tính đa năng, tiện lợi, an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng như có thêm cổng USB sạc điện thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn. Trong chủ đề này, học sinh sẽ thiết kế thiết bị đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp với chức năng sạc điện thoại từ những vật liệu thân thiện với môi trường. Địa điểm tổ chức: Lớp học Môn học phụ trách chính: môn Công nghệ – Bài 7: Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều (Công nghệ 12) – Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản (Công nghệ 12) – Bài 10: Thực hành mạch nguồn điện một chiều (Công nghệ 12) – Bài 11: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc (Công nghệ 12) Kiến thức nền cần tìm hiểu của chủ đề: + Công dụng của điôt tiếp mặt. + Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc và ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu một điôt. + Sơ đồ mạch điện và nhận xét về mạch chỉnh lưu hai điôt. + Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc, ưu nhược điểm và sự cố khi một điôt bị mắc ngược hoặc bị đánh thủng của mạch chỉnh lưu cầu. + Sơ đồ mạch điện, chức năng của các khối, sự cố khi mắc ngược tụ lọc hoặc tụ bị đánh thủng và các dạng hư hỏng khác trong mạch nguồn một chiều thực tế. + Hai bước thiết kế của mạch điện tử: mạch nguyên lí và mạch lắp ráp.
  • 13. + Từ yêu cầu của thiết kế: điện áp vào 220 V – 50 Hz; điện áp ra 1 chiều 5V; dòng điện tải 2 A thực hiện lựa chọn sơ đồ thiết kế, tính toán và chọn các linh kiện trong mạch. + Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo các đại lượng: điện áp, điện trở, dòng điện. Các kiến thức liên quan: Bài 6: Tụ điện (Vật lý 11) Bài 7: Dòng điện không đổi (Vật lý 11) Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn (Vật lý 11) Bài 7: Máy biến áp (Điện dân dụng 11) Bài 23: Các đại lượng ánh sáng (Điện dân dụng 11) Bài 2: Điện trở – tụ điện – cuộn cản (Công nghệ 12) Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC (Công nghệ 12) 3. Mục tiêu Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh có khả năng * Kiến thức, kĩ năng – Giải thích được chức năng, nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn áp. – Trình bày được nguyên tắc chung và các bước cần thiết tiến hành thiết kế mạch điện tử. – Đọc được sơ đồ mạch chỉnh lưu và mạch nguồn một chiều thực tế. – Thiết kế được một mạch điện tử đơn giản. – Thiết kế, chế tạo sản phẩm tiết kiệm điện từ vật liệu dễ tìm, vận dụng mạch chỉnh lưu mạch nguồn một chiều và biến trở. – Thực hành lắp đặt mạch điện tử. * Thái độ – Có ý thức thực hiện đúng quy trình, các quy định về an toàn, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường. *Về định hướng phát triển năng lực – Năng lực thực nghiệm – Năng lực giải quyết vấn đề (chế tạo thiết bị đèn tiết kiệm điện với chức năng tích hợp sạc điện thoại). – Năng lực giao tiếp và hợp tác (làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập).
  • 14. 4. Thiết bị Đèn Led, biến áp 220V – 12V, điôt 1N4007, tụ điện, IC, cổng USB, biến trở và 1 số phụ kiện khác. 5. Tiến trình dạy học Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CHẾ TẠO ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI (45 phút) A. Mục đích Sau hoạt động này học sinh có khả năng: - Nêu được nguyên lí hoạt động của điôt bán dẫn có tính dẫn điện 1 chiều, ứng dụng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều - Xác định được nhiệm vụ dự án là chế tạo đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp sạc điện thoại với các yêu cầu: (1) Đèn hoạt động với công suất định mức 1W. (2) Đèn ngủ có điều chỉnh được độ sáng và tích hợp với cổng USB sạc điện thoại 5V (± 0,2V). (3) Sử dụng thiết bị và các linh kiện điện tử lắp mạch đơn giản, các vật liệu an toàn điện. (4) Đèn có hình thức đẹp, an toàn, thuận tiện cho việc tháo lắp, sửa chữa. B. Nội dung – GV mở đầu bằng nhu cầu tiết kiệm điện (do nhu cầu tiết kiệm năng lượng để bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí – ở VN – tăng giá điện)  làm thế nào để tiết kiệm điện? GV gợi ý sử dụng thiết bị có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng hoặc thiết bị đa chức năng. – GV giới thiệu nhiệm vụ dự án là chế tạo đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp sạc điện thoại. – GV tổ chức hoạt động cho HS tìm hiểu và tự đề xuất các thông số phù hợp với yêu cầu đặt ra của sản phẩm: đèn ngủ tiết kiệm điện và chức năng tích hợp sạc điện thoại. – GV và HS thống nhất các tiêu chí của sản phẩm dự án: (1) Đèn hoạt động với công suất định mức 1W. (2) Đèn ngủ có điều chỉnh được độ sáng và tích hợp với cổng USB sạc điện thoại 5V (± 0,2V). (3) Sử dụng thiết bị và các linh kiện điện tử lắp mạch đơn giản, các vật liệu an toàn điện.
  • 15. (4) Đèn có hình thức đẹp, an toàn, thuận tiện cho việc tháo lắp, sửa chữa. – GV hướng dẫn học sinh về tiến trình thực hiện dự án và yêu cầu học sinh ghi nhận vào nhật ký học tập. Bước 1: Nhận nhiệm vụ. Bước 2: Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan. Bước 3: Lập bảng phương án thiết kế và báo cáo. Bước 4: Làm sản phẩm. Bước 5: Báo cáo và đánh giá sản phẩm. – GV dẫn dắt: Để thực hiện được dự án trên cần tìm hiểu về một số nội dung về kiến thức và kĩ năng môn học. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bảng thiết kế sản phẩm. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh o Bảng tiêu chí đánh giá đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại. o Bảng ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công công việc. D. Cách thức tổ chức hoạt động Tổ chức nhóm học tập Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm dự án từ 5–6 người. Mỗi nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí và đặt tên nhóm. 1 – Đặt vấn đề – giao nhiệm vụ học tập – GV chuẩn bị một số ví dụ về nhu cầu tiết kiệm điện và chiếu cho HS xem, ví dụ cạn kiệt nguồn nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ), ô nhiễm môi trường, giá điện tăng. – GV đặt vấn đề: làm thế nào để tiết kiệm điện trong gia đình? – Sau 3 phút thảo luận, đại diện nhóm trình bày các phương án. GV gợi ý phương án: sử dụng thiết bị có khả năng điều chỉnh mức tiêu thụ điện năng hoặc thiết bị đa chức năng – GV giới thiệu dự án: Trong dự án này, sẽ làm thiết bị đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp với chức năng sạc điện thoại. 2 – Tìm hiểu một số thông số kĩ thuật của sản phẩm - GV đưa ra hệ thống câu hỏi. Nhóm HS tìm kiếm thông tin trên thiết bị di động để trả lời. Sau 5 phút, đại diện nhóm báo cáo. Hệ thống câu hỏi
  • 16. (1) Hiện nay thường dùng loại đèn chiếu sáng nào để tiết kiệm điện nhất? Nêu công suất, điện áp, nguồn điện loại đèn đó. (2) Nguồn điện vào và nguồn điện ra của cục sạc điện thoại là gì? Có điện áp là bao nhiêu? và có những yêu cầu gì? (3) Để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều sử dụng linh kiện nào? Vẽ kí hiệu linh kiện đó. (4) Để thay đổi độ sáng của đèn sử dụng linh kiện nào? Vẽ kí hiệu linh kiện đó. - Khi HS báo cáo, HS và GV phản hồi. Giáo viên và HS thống nhất các tiêu chí cơ bản của sản phẩm. (1) Đèn hoạt động với công suất định mức 1W. (2) Đèn ngủ có điều chỉnh được độ sáng và tích hợp với cổng USB sạc điện thoại 5V (± 0,2V). (3) Sử dụng thiết bị và các linh kiện điện tử lắp mạch đơn giản, các vật liệu an toàn điện. (4) Đèn ngủ để bàn có hình thức đẹp, an toàn, thuận tiện cho việc tháo lắp, sửa chữa. 3 – Thống nhất tiến trình dự án và tiêu chí đánh giá - GV đặt vấn đề: Để hoàn thành hiệu quả dự án này trong 5 tuần (5 tiết) thì cần thực hiện theo tiến trình nào? - GV và HS thống nhất kế hoạch dự án T T Nội dung Sản phẩm cần đạt Ghi chú 1 – Nhận nhiệm vụ – Thống nhất tiến trình và tiêu chí đánh giá – Bảng kế hoạch dự án và tiêu chí đánh giá Học tại lớp 2 Tìm hiểu kiến thức, kĩ năng liên quan Bài trình chiếu kiến thức nền HS làm việc theo nhóm ngoài giờ học 3 Báo cáo kiến thức, kĩ năng liên quan Bản phương án thiết kế HS báo cáo tại lớp
  • 17. 4 Lập phương án thiết kế Sản phẩm mẫu HS làm việc theo nhóm ngoài giờ học 5 Trình bày phương án thiết kế Bản báo cáo kết quả sản phẩm HS báo cáo tại lớp Làm sản phẩm theo phương án thiết kế HS làm việc theo nhóm ngoài giờ học Báo cáo sản phẩm HS báo cáo tại lớp - GV đặt vấn đề: Làm thế nào để đánh giá công bằng HS trong dự án này? - GV và HS thống nhất tiêu chí đánh giá và tỉ lệ điểm ở phụ lục 1 bao gồm + Đánh giá bài báo cáo kiến thức: 15 đ + Đánh giá phương án thiết kế: 25 điểm + Đánh giá sản phẩm kĩ thuật: 35 điểm + Đánh giá kĩ năng * Thuyết trình: 15 điểm * Làm việc nhóm: 10 điểm 4 – Giao nhiệm vụ tìm kiến thức và kỹ năng nền và lập bản thiết kế sản phẩm – GV hướng dẫn, để lập được bản thiết kế sản phẩm, cần xem nội dung các bài học và trả lời các câu hỏi định hướng trong phụ lục 2. Các bài gồm: – Bài 7: Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều (Công nghệ 12) – Bài 9: Thiết kế mạch điện tử đơn giản (Công nghệ 12) – Bài 10: Thực hành mạch nguồn điện một chiều (Công nghệ 12) – Bài 11: Lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc (Công nghệ 12). GV đặt vấn đề: Có thể vận dụng những kiến thức nào từ những chủ đề này trong việc thực hiện sản phẩm? + Công dụng của điôt tiếp mặt. + Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc và ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu một điôt. + Sơ đồ mạch điện và nhận xét về mạch chỉnh lưu hai điôt. + Sơ đồ mạch điện, nguyên lí làm việc, ưu nhược điểm và sự cố khi một điôt bị mắc ngược hoặc bị đánh thủng của mạch chỉnh lưu cầu.
  • 18. + Sơ đồ mạch điện, chức năng của các khối, sự cố khi mắc ngược tụ lọc hoặc tụ bị đánh thủng và các dạng hư hỏng khác trong mạch nguồn một chiều thực tế. + Hai bước thiết kế của mạch điện tử: mạch nguyên lí và mạch lắp ráp. + Từ yêu cầu của thiết kế: điện áp vào 220 V – 50 Hz; điện áp ra 1 chiều 5V; dòng điện tải 2 A thực hiện lựa chọn sơ đồ thiết kế, tính toán và chọn các linh kiện trong mạch. + Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo các đại lượng: điện áp, điện trở, dòng điện. – Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu kiến thức, kĩ năng nền và lập bản thiết kế sản phẩm (thoả mãn các tiêu chí sản phẩm) trong vòng 1 tuần với các yêu cầu: (1) Các HS tự nghiên cứu bài học và trả lời các câu hỏi định hướng. Phần trả lời câu hỏi định hướng nộp lại cho GV trước buổi báo cáo. (2) Nhóm thảo luận để lập bản thiết kế sản phẩm với các yêu cầu Bài Powerpoint trình chiếu bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung: ** Sơ đồ mạch điện kín (hình vẽ). ** Bản vẽ thiết kế sản phẩm. ** Linh kiện, thiết bị, vật liệu dự kiến (có định lượng). ** Nguyên lí hoạt động của sản phẩm. (3) Các nhóm chuẩn bị phần trình bày trong vòng 5 phút gồm các nội dung ** Nguyên vật liệu ** Cấu tạo, sơ đồ mạch điện ** Nguyên lí hoạt động của sản phẩm (có giải thích) – GV thống nhất thang đánh giá buổi báo cáo thiết kế + Nội dung: (20đ) (như trên) + Hình thức (5đ) trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. + Thuyết trình (15đ) Trình bày thuyết phục. Trả lời được câu hỏi phản biện. Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo.
  • 19. Hoạt động 2. TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI (Báo cáo: 45 phút) A. Mục đích Sau hoạt động này, HS có khả năng 1. Mô tả được bản thiết kế đèn ngủ tiết kiệm điện tích hợp sạc điện thoại. 2. Vận dụng các kiến thức liên quan đến Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều, biến trở, mạch điện tử đơn giản để lí giải và các kiến thức liên quan để bảo vệ cơ sở khoa học và nguyên tắc hoạt động đã lựa chọn trong phương án thiết kế đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn. 3. Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để thực hiện việc chế tạo đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn. B. Nội dung – Trong 1 tuần, HS làm việc nhóm để hoàn thành bản thiết kế. – Trong buổi lên lớp, HS báo cáo phương án thiết kế. HS vận dụng các kiến thức và kĩ năng liên quan để bảo vệ phương án thiết kế. GV và HS khác phản biện. Nhóm HS ghi nhận xét, điều chỉnh và đề xuất phương án tối ưu để tiến hành làm sản phẩm. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh – Bản thiết kế dự kiến. – Sơ đồ nguyên lí mạch điện.
  • 20. – Bản ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn học, các câu hỏi, ý kiến phản biện nhóm bạn. D. Cách thức tổ chức hoạt động Mở đầu – Tổ chức báo cáo. – GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo. + Thời gian báo cáo của mỗi nhóm. + Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi. + Trong khi nhóm bạn báo cáo, mỗi HS ghi chú về ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi tương ứng. (Dùng kĩ thuật 3 2 1 – 3 khen – 2 nhận xét – 1 câu hỏi) – GV nhắc lại về các tiêu chí đánh giá cho báo cáo bản thiết kế. + Nội dung: (20đ) bản thiết kế sản phẩm bao gồm các nội dung: * Sơ đồ mạch điện kín (hình vẽ). * Bản vẽ thiết kế sản phẩm. * Linh kiện, thiết bị, vật liệu dự kiến (có định lượng). * Nguyên lí hoạt động của sản phẩm. + Hình thức (5đ) trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. + Thuyết trình (15đ) * Trình bày thuyết phục. * Trả lời được câu hỏi phản biện. *Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. Báo cáo – Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời câu hỏi phản biện. – GV và HS nhận xét, đặt câu hỏi. – GV sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá phần trình bày của học sinh. Một số phương án thiết kế đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại dự kiến. Học sinh có thể sử dụng các mạch điện khác tương đương (1 điôt, 2 điôt, 4 điôt,…) sử dụng tụ điện hoặc không sử dụng tụ điện, các dạng hư hỏng của mạch, sử dụng linh kiện để điều chỉnh được độ sáng của đèn. Tổng kết và dặn dò. – GV chốt một số kiến thức về Công nghệ quan trọng cần lưu ý (phần này là phần tổng kết kiến thức và kĩ năng nền)
  • 21. – GV yêu cầu HS đánh giá nhóm bạn trên các tiêu chí đã thống nhất. GV cũng thực hiện bản đánh giá riêng. + Nội dung. + Hình thức bài báo cáo. + Kĩ năng thuyết trình (trình bày và trả lời câu hỏi). – GV yêu cầu HS tổng hợp các ý kiến của GV và của các nhóm, điều chỉnh bản thiết kế và lựa chọn phương án thiết kế tối ưu. – GV thông báo nhiệm vụ hoạt động học tập kế tiếp: thi công và báo cáo sản phẩm. Hoạt động 3. CHẾ TẠO ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI THEO PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ (HS thực hiện ở nhà, thời gian 1 tuần) A. Mục đích Sau hoạt động này, HS có khả năng: 1. Chế tạo được đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn dựa trên phương án thiết kế tối ưu đã lựa chọn. 2. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh. B. Nội dung HS chế tạo đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại theo nhóm ngoài giờ học. GV theo dõi, tư vấn và hỗ trợ HS. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh – Đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại kèm sạc điện thoại và điều chỉnh độ sáng của đèn. – Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có). – Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm chế tạo đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại. – Thao tác thực hiện sản phẩm ( quay lại clip, chụp ảnh,…) D. Cách thức tổ chức hoạt động GV có thể lập nhóm trên facebook và yêu cầu HS cập nhật quá trình chế tạo sản phẩm. Từ đó, GV có thể đôn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết. Hoạt động 4. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN TÍCH HỢP SẠC ĐIỆN THOẠI” VÀ THẢO LUẬN (Báo cáo: 45 phút)
  • 22. A. Mục đích Sau hoạt động này, HS có khả năng: – Trình bày cách sử dụng các thao tác trên đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và điều chỉnh được độ sáng của đèn. – Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm. – Đề xuất ý tưởng cải tiến đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại. B. Nội dung HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại và đề xuất các phương án cải tiến. C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS – Bản đề xuất cải tiến đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại. – Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại tiết kiệm điện bảo vệ môi trường. D. Cách thức tổ chức hoạt động GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước 1. Báo cáo trong lớp. Nội dung báo cáo của mỗi nhóm. + Tiến trình chế tạo sản phẩm. + Kết quả các lần thử nghiệm. + Phương án thiết kế cuối cùng. + Cách sử dụng đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại. 2. Thử nghiệm sản phẩm tại lớp học. + GV xem mạch lắp ráp điện tử của sản phẩm. + HS tiến hành cấp điện cho sản phẩm và điều chỉnh độ sáng của đèn. + Kiểm tra điện áp ra ở cổng sạc USB và tiến hành sạc thử điện thoại. + Đánh giá hình thức bên ngoài và vật liệu của sản phẩm. + GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá sản phẩm. 3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp. – HS và GV nhận xét về sản phẩm. – GV nhận xét và đánh giá chung về dự án.
  • 23. + Kiến thức, kĩ năng liên quan đến tính dẫn điện của bán dẫn và dòng điện cho mạch chỉnh lưu, chức năng, tính toán và chọn các linh kiện trong mạch nguồn một chiều thực tế. + Quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm. + Kĩ năng làm việc nhóm. + Kĩ năng trình bày, thuyết phục. + Giải quyết vấn đề khi trải nghiệm. …. – GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án. – Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết liên quan về mạch chỉnh lưu, chức năng, tính toán, chọn các linh kiện và các dạng hư hỏng trong mạch nguồn một chiều thực tế.
  • 24. Phụ lục 1. Bảng tiêu chí đánh giá TT Tiêu chí Điểm Bài báo cáo kiến thức (15) 1 Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo. 10 2 Bài báo cáo có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 5 Bản phương án thiết kế (25) 3 Đầy đủ nội dung theo yêu cầu: Sơ đồ nguyên lí, bản vẽ thiết kế, cơ sở khoa học, nguyên lí hoạt động, thông số kỹ thuật (vật liệu, cấu tạo, chất lượng sản phẩm tạo thành). 20 4 Poster trình chiếu có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 5 Đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại tiết kiệm điện bảo vệ môi trường (35) 5 Nguyên lí hoạt động của đèn, điều chỉnh độ sáng của đèn và cổng sạc điện thoại dựa trên tính chất của mạch chỉnh lưu, nguồn 1 chiều thực tế (có dùng biến áp), thiết kế mạch điện tử đơn giản. 10 6 Đèn được thiết kế với công suất nhỏ (P = 1W) và có điều chỉnh độ sáng của đèn, các nguyên vật liệu dễ tìm. 15 7 Cổng USB sạc điện thoại có điện áp ổn định 5V (± 0,2V). 5 8 Đèn có hình thức đẹp, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc tháo lắp, sửa chữa. 5 Kỹ năng thuyết trình (15) 9 Trình bày thuyết phục. 5 10 Trả lời được câu hỏi phản biện. 5 11 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 5 Kỹ năng làm việc nhóm (10) 12 Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 5 13 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án. 5 Tổng số điểm: 100 điểm
  • 25. Phụ lục 2: Hệ thống câu hỏi định hướng cho các chủ đề kiến thức. Chủ đề 1. Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều 1. Điôt bán dẫn là gì? Có mấy loại? Nêu điểm khác biệt từng loại? 2. Nêu vai trò của mạch chỉnh lưu điôt bán dẫn. 3. Vẽ sơ đồ mạch điện và nhận xét của mạch chỉnh lưu: một điôt, hai điôt, bốn điôt. 4. Vẽ sơ đồ mạch điện và trình bày chức năng của các khối trên mạch nguồn 1 chiều thực tế. 5. Nêu các dạng hư hỏng xảy ra khi mạch nguồn 1 chiều thực tế hoạt động. Chủ đề 2. Thiết kế mạch điện tử – Thực hành nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc. 1. Khi thiết kế mạch điện tử cần thực hiện theo các bước nào? 2. Trình bày phương pháp tính toán và chọn các linh kiện khi thiết kế mạch nguồn điện một chiều chỉnh lưu cầu. 3. Phân tích thông số của mạch nguồn điện một chiều chỉnh lưu cầu với yêu cầu của thiết kế: điện áp vào 220 V – 50 Hz; điện áp ra 1 chiều 5V; dòng điện tải 2 A. Phiếu đáp án nội dung kiến thức nền: * Chủ đề 1. Mạch chỉnh lưu – Nguồn 1 chiều 1. Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P – N, có vỏ bọc bằng thủy tinh, nhựa hoặc kim loại, có hai dây dẫn ra là hai điện cực là anôt và catôt. – Điôt có thể được phân theo ba loại sau: + Điôt tiếp điểm dùng để tách sóng và trộn tần. + Điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu. + Điôt ổn áp (Điôt Zêne) dùng để ổn định điện áp một chiều và được sử dụng ở vùng điện áp ngược đánh thủng mà không bị hỏng. 2. Vai trò của mạch chỉnh lưu điôt bán dẫn là dùng điôt tiếp mặt để đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. 3. Hình 7 – 2a, 7 – 3a, 7 – 4a SGK Công nghệ 12.
  • 26. NHẬN XÉT VỀ MẠCH CHỈNH LƯU MẠCH CHỈNH LƯU ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM Mạch chỉnh lưu nữa chu kỳ (1 điôt) – Mạch điện đơn giản. – Chỉ dùng một điôt. – Mạch điện chỉ làm việc trong nữa chu kỳ nên hiệu suất sử dụng điện áp nguồn thấp. – Dạng sóng ra có độ gợn sóng lớn, tần số gợn sóng 50Hz, việc lọc san bằng độ gợn sóng khó khăn.  Hiệu quả kém nên thực tế ít dùng. Mạch chỉnh lưu hai nữa chu kì (2 điôt) – Điện áp một chiều lấy ra có độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100Hz, dễ lọc, hiệu quả lọc tốt. – Mạch điện phải dùng hai điôt để luân phiên chỉnh lưu theo từng nữa chu kỳ. – Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn phải được quấn làm hai nữa cân xứng nhau. – Điôt phải chịu điện áp ngược cao.  Mạch này không được dùng nhiều. Mạch chỉnh lưu cầu (4 điôt) – Dạng sóng ra sau chỉnh lưu hoàn toàn giống như mạch chỉnh lưu hai nữa chu kỳ. – Độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100Hz, dễ lọc.  Mạch điện này được dùng rất phổ biến vì biến áp nguồn không có yêu cầu đặc biệt, điôt không cần phải có điện áp ngược gấp đôi biên độ điện áp làm việc. – Mạch điện dùng bốn điôt để chỉnh lưu và được mắc theo hình cầu nên phức tạp. 4. Hình 7 – 7 SGK Công nghệ 12. – Biến áp nguồn: hạ áp từ 220V xuống còn 6  24V tùy theo yêu cầu của tải. – Mạch chỉnh lưu cầu: dùng bốn điôt để biến đổi nguồn xoay chiều thành một chiều.
  • 27. – Mạch lọc nguồn: dùng tụ điện và cuộn cảm có trị số lớn để san bằng độ gợn sóng. Song trên thực tế, để đơn giản mạch điện có thể chỉ dùng một tụ hóa lọc. – Mạch ổn áp: dùng IC để ổn định điện áp ra. 5. Các dạng hư hỏng xảy ra khi mạch nguồn 1 chiều thực tế hoạt động: – Xảy ra hiện tượng ngắn mạch, đứt cầu chì khi bất kì một điôt bị mắc ngược hoặc bị đánh thủng trong mạch chỉnh lưu cầu. – Xảy ra hiện tượng ngắn mạch, đứt cầu chì khi tụ điện bị đánh thủng. – Xảy ra hiện tượng nổ tụ khi tụ hóa mắc ngược cực. * Chủ đề 2. Thiết kế mạch điện tử 1. Khi thiết kế mạch điện tử cần thực hiện theo hai bước: – Bước 1: Thiết kế mạch nguyên lí + Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế. + Đưa ra một số phương án để thực hiện. + Chọn phương án hợp lý nhất. + Tính toán, chọn các linh kiện cho hợp lý. – Bước 2: Thiết kế mạch lắp ráp Khi thiết kế mạch lắp ráp phải đảm bảo nguyên tắc sau: + Bố trí các linh kiện trên bảng điện một cách khoa học và hợp lý. + Vẽ đường dây dẫn điện để nối các linh kiện với nhau theo sơ đồ nguyên lý. + Dây dẫn không chồng chéo lên nhau và ngắn nhất. 2. Trình bày phương pháp tính toán và chọn các linh kiện khi thiết kế mạch nguồn điện một chiều. a. Biến áp. – Công suất biến áp: P = kp.Utải.Itải Trong đó kp = 1,3 (kp– hệ số công suất của biến áp) – Điện áp vào U1 = 220V – Tần số f = 50Hz – Điện áp ra   2 U U U U BA Đ tai 2      Trong đó:
  • 28. ●U2 là điện áp ra của biến áp khi không tải. ● UĐ = 2V sụt áp trên hai Điôt. ● UBA là sụt áp bên trong biến áp khi có tải, thường bằng 6% Utải b. Điốt. – Dòng điện Điôt: Chọn hệ số dòng điện kI = 10 – Điện áp ngược: 2 U k U 2 U N .  Chọn hệ số kU = 1,8 c. Tụ điện Để lọc tốt thì tụ có điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu được điện áp U2 √2 * Khi thiết kế mạch điện tử nên chọn linh kiện có trị số định mức cao hơn trị số tính toán và linh kiện có sẳn trên thị trường 3. Phân tích thông số của mạch điện nguồn một chiều chỉnh lưu cầu: – Điện áp ra 1 chiều là 5V; – Dòng điện tải là 2 A; – Công suất của biến áp là 13 W; – Điện áp vào là 220 V – 50 Hz; – Điện áp ra của biến áp là 5,2 V; – Dòng điện điôt là 10 A; – Điện áp ngược của điôt là 13,2 V; – Tụ có điện dung càng lớn càng tốt và phải chịu được điện áp là 7,4 V. * Sản phẩm đèn ngủ tích hợp sạc điện thoại là loại đèn ngủ để bàn sử dụng đèn Led 5V – 1W, nguồn điện vào là 220V, có điện trở điều chỉnh độ sáng của đèn, cổng USB 5V dùng mạch chỉnh lưu cầu có sử dụng biến áp 220V – 12V, bốn điôt 1N4007, tụ hóa 1000µF–25V, IC ổn áp 7805 và 1 số phụ kiện khác.   A 5 2 1 . 10 2 I k I tai I Đ   
  • 29.
  • 30. MỤC LỤC 1. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH TIỀM VỌNG.................................................................................. 3 (Số tiết: 03 – Vật lí Lớp 7) ...................................................................................................... 3 2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ................................................................................................................. 3 3. MỤC TIÊU.......................................................................................................................... 4 a. Kiến thức: .................................................................................................................... 4 b. Kĩ năng: ....................................................................................................................... 4 c. Phẩm chất: ................................................................................................................... 4 d. Năng lực: ..................................................................................................................... 4 4. THIẾT BỊ............................................................................................................................. 4 5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.................................................................................................... 5 Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH TIỀM VỌNG . 5 a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 5 b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 5 c. Sản phẩm học tập của học sinh.................................................................................... 6 - Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng;................................................................................................................................ 6 d. Cách thức tổ chức........................................................................................................ 6 Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ ........................................................................................................................... 6 a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 6 b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 6 c. Sản phẩm của học sinh ................................................................................................ 7 d. Cách thức tổ chức........................................................................................................ 7 Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ..................................................................... 8 a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 8 b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 8 c. Sản phẩm của học sinh ................................................................................................ 8 d. Cách thức tổ chức........................................................................................................ 8
  • 31. Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM..................................................................... 9 KÍNH TIỀM VỌNG............................................................................................................ 9 a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 9 b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 9 c. Sản phẩm của học sinh ................................................................................................ 9 Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM........................................................................... 9 a. Mục đích của hoạt động............................................................................................... 9 b. Nội dung hoạt động ..................................................................................................... 9 c. Sản phẩm của học sinh .............................................................................................. 10 d. Cách thức tổ chức...................................................................................................... 10 Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH TIỀM VỌNG12 Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ ......................................................................................................................... 12 Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ................................................................... 13 Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM................................................................... 13 KÍNH TIỀM VỌNG.......................................................................................................... 13 Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM......................................................................... 13
  • 32. CHỦ ĐỀ: KÍNH TIỀM VỌNG 1. TÊN CHỦ ĐỀ: KÍNH TIỀM VỌNG (Số tiết: 03 – Vật lí Lớp 7) 2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Ngư dân ở ngoài biển gặp rất nhiều khó khăn khi thời tiết xấu như mưa gió, nắng nóng. Nhưng họ cần phải xác định hướng đi cho thuyền. nếu phải ra ngoài khoang thuyền thì sẽ rất khó khăn, nguy hiểm.Kính tiềm vọng sẽgiúp ngư dân thuận tiện hơn khi đi biển với chi phí thấp. Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về phản xạ ánh sang, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng (Bài 4, 5, 6–Vật lí 7) để thiết kế và chế tạo kính tiềm vọng với những tiêu chí cụ thể. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm vận hành mô hình và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.
  • 33. 3. MỤC TIÊU a. Kiến thức: - Vận dụng được các kiến thức về phản xạ ánh sang, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng (Bài 4, 5, 6 – Vật lí 7) để chế tạo được hệ thống đèn giao thông theo yêu cầu, tiêu chí cụ thể. b. Kĩ năng: - Tính toán, vẽ được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí đề ra; - Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế; - Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận; - Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm. c. Phẩm chất: - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học; - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao; - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp; - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm. d. Năng lực: - Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng của gương phẳng; - Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo kính tiềm vọng một cách sáng tạo; - Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện; - Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá. 4. THIẾT BỊ - Các thiết bị dạy học: giấy A0, mẫu bản kế hoạch, máy tính, máy chiếu… - Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “kính tiềm vọng”:
  • 34. ● Bìa cac-tông, ● 2 co vuông phi 110mm; ● 2 gương phẳng đường kính 110mm, ● Kéo, dao rọc giấy; ● Băng dính, keo; ● Thước kẻ, bút; 5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH TIỀM VỌNG a. Mục đích của hoạt động - Học sinh nắm vững yêu cầu "Thiết kế và chế tạo Kính tiềm vọng” vật liệutheo các tiêu chí: Quan sát tốt ở mọi địa hình, thời tiết; Có tính ổn định, bền vững; Đảm bảo hoạt động đúng nguyên lý. - Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm. b. Nội dung hoạt động - Tìm hiểu về một số kính tiềm vọng trong thực tế để xác định kiến thức về phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng.
  • 35. - Xác định nhiệm vụ chế tạo kính tiềm vọng bằng ống nhựa, bìa các tông và gương phẳng với các tiêu chí: ● Hệ thống xoay được 3600 , có thể kéo dài hoặc co lại tùy vào điều kiện sử dụng. ● Có tính ổn định cao khi hoạt động ngoài trời. c. Sản phẩm học tập của học sinh - Mô tả và giải thích được một cách định tính về nguyên lí hoạt động của kính tiềm vọng; - Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo kính tiềm vọng theo các tiêu chí đã cho. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về một chiếu kính tiềm vọng (mô tả, xem hình ảnh, video…) với yêu cầu: mô tả đặc điểm, hình dạng của kính tiềm vọng; giải thích nguyên lí hoạt động. - Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đôi hoặc 4 học sinh); trình bày và thảo luận chung. - Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là định luật phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng và giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo kính tiềm vọng với các tiêu chí đã cho. Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích của hoạt động Học sinh hình thành kiến thức mới về phản xạ ánh sang, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế. b. Nội dung hoạt động - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau: ● Phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng (Vật lí 7- Bài 4,5,6);
  • 36. - Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ và đưa ra giải pháp có căn cứ. Gợi ý: ● Điều kiện nào để tia sang phản xạ được từ gương 1 sang gương 2? ● Những hình dạng, kích thước nào của thân ống kính có thể giúp kính hoạt động ổn định, thuận lợi cho ngư dân? ● Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào? - Học sinh xây dựng phương án thiết kế và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên. - Yêu cầu: ● Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của và các nguyên vật liệu sử dụng… ● Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng bằng tính toán cụ thể. c. Sản phẩm của học sinh - Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng. - Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: ● Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng, quan sát ảnh tạo bởi gương phẳng. ● Xây dựng bản thiết kế theo yêu cầu; ● Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
  • 37. ● Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet… ● Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất; ● Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế; ● Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích của hoạt động Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế kính tiềm vọngcủa nhóm mình. b. Nội dung hoạt động - Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng bằng tính toán cụ thể. - Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. - Phân công công việc, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm. c. Sản phẩm của học sinh Bản thiết kế sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên đưa ra yêu cầu về: ● Nội dung cần trình bày; ● Thời lượng báo cáo; ● Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận. - Học sinh báo cáo, thảo luận. - Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh.
  • 38. Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM KÍNH TIỀM VỌNG a. Mục đích của hoạt động - Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để chế tạo kính tiềm vọng đảm bảo yêu cầu đặt ra. - Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần. b. Nội dung hoạt động - Học sinh sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (bìa, co nhựa, gương phẳng, băng dính, kéo, dao rọc giấy, thước kẻ, bút) để tiến hành chế tạo theo bản thiết kế. - Trong quá trình chế tạo các nhóm đồng thời thử nghiệm và điều chỉnh nếu cần c. Sản phẩm của học sinh Mỗi nhóm có một sản phầm là một kính tiềm vọng đã được hoàn thiện và thử nghiệm. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao nhiệm vụ: ● Sử dụng các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước để chế tạo theo bản thiết kế; ● Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm. - Học sinh tiến hành chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện sản phẩm theo nhóm. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần. Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM a. Mục đích của hoạt động Các nhóm học sinh giới thiệu trước lớp, chia sẻ về kết quả thử nghiệm, thảo luận và định hướng cải tiến sản phẩm. b. Nội dung hoạt động - Các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp.
  • 39. - Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra: ● Độ bền vững kết cấu (tiêu chuẩn chiều cao, chịu lực); ● Độ ổn định khi vận hành. - Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm. ● Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác; ● Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm; ● Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo. c. Sản phẩm của học sinh Kính tiềm vọng đã được chế tạo và nội dung trình bày báo cáo của các nhóm. d. Cách thức tổ chức - Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ. - Học sinh trình diễn, thử nghiệm để đánh giá mức vững vàng và ổn định đúng tiêu chí. - Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo. - Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết.
  • 40. Phụ lục BẢN THIẾT KẾ Nhóm: DIỄN CHÂU – THANH CHƯƠNG Hình ảnh bản thiết kế:
  • 41. Mô tả thiết kế và giải thích: ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng: ST T Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến 1 Co vuông phi 110mm 2 chiếc 2 Ống nhựa phi 110mm 1m 3 Gương phẳng tròn phi 150mm 2 chiếc 4 Keo dán 1 ống 5 Tay cầm 1 chiếc Quy trình thực hiện dự kiến: Các bước Nội dung Thời gian dự kiến 1 Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO KÍNH TIỀM VỌNG Tiết 1 2 Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ
  • 42. XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ 3 Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ 4 Hoạt động 4. CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM KÍNH TIỀM VỌNG Tiết 2 5 Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM Tiết 3 Phân công nhiệm vụ: STT Thành viên Nhiệm vụ 1 Đ/c: Thịnh, Hà Soạn giáo án 2 Đ/c: Thìn, Đức Thiết kế bản vẽ 3 Đ/c: Lâm, Sơn Tìm kiếm vật liệu 4 Đ/c: Thông,Lực Làm sản phẩm 5 Đ/c: Thụ,Huyên Trình bày sản phẩm Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN
  • 43. 1. Tên chủ đề: CHỦ ĐỀ STEM: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU (Số tiết 05 tiết- LỚP 11 -12) 1. Mô tả chọn chủ đề Máy phát điện là thiết bị điện có tác dụng biến đổi cơ năng thành điện năng thông qua nguyên lý cảm ứng điện từ và định luật về tác dụng của lực từ trường trên dòng điện. Nguyên lý hoạt động của máy phát điệndựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, khi số đường sức từ(của nam châm) xuyên qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm (do cuộn dây quay tròn hoặc nam châm quay tròn) thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều Tất cả các máy phát điện xoay chiều đều có tính thuận nghịch, nghĩa là vừa có thể làm việc ở chế độ máy phát, vừa có thể làm việc ở chế độ động cơ. Với chức năng phát điện, chỉnh lưu, hiệu chỉnh điện áp, hiện nay máy phát điện xoay chiều đang được ứng dụng rộng rãi trong việc đảm bảo nguồn năng lượng cho các hoạt động công nghiệp. Với sự sáng tạo và đam mê tìm hiểu chúng ta có thể tự làm cho mình một máy phát điện , đó chính là nội dung của chủ đề Stem “ máy phát điện đơn giản “ Kiến thức liên quan Bài 23:Từ thông. Cảm ứng điện từ Vật lý 11 Bài 24: Suất điện động cảm ứng Vật lý 11 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều Vật lý 12 3. Mục tiêu của chủ đề Sau bài học, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau * Kiến thức:
  • 44. - Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông. - Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ. - Mô tả được sơ đồ cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha. * Kỹ năng: - Mô phỏng cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều - Lập được kế hoạch thiết kế, vẽ được cấu tạo của một máy phát điện xoay chiều đơn giản. - Thực hiện được quá trình chế tạo một máy phát điện xoay chiều. - Đánh giá được hiệu suất, mức độ phù hợp của máy phát điện . - Phán đoán được những lỗi kĩ thuật trong quá trình vận hành máy phát điện, có thể tự sửa chữa được. * Thái độ, phẩm chất - Nghiêm túc, tự giác học tập. - Biết vận dụng kiến thức để nghiên cứu bài liên quan - Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm * Định hướng phát triển năng lực: Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực thực hành. 4. Phương tiện, thiết bị sử dụng. 5. Phương pháp, hình thức tiến hành. 6. Kiểm tra đánh giá.
  • 45. II. PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới) a. Mục đích của hoạt động Tổ chức và hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu để rút ra được các kiến thức của hiện tượng cảm ứng điện từ Vật Lý 11 và máy phát điện xoay chiều Vật lý 12. Học sinh trình bày được cấu tạo nguyên tắc tạo ra dòng điện b. Nội dung hoạt động Nghiên cứu bài 23 "Từ thông. Cảm ứng điện từ", bài 24 “ Suất điện động cảm ứng” sách giáo khoa Vật lý 11 Cơ bản; bài 17 “ Máy phát điện xoay chiều” sách giáo khoa Vật lý 12 Cơ bản; tìm kiếm thông tin trên Internet với các từ khóa liên quan và trả lời các câu hỏi sau: 1. Từ thông là gì? Có những cách nào có thể gây ra sự biến thiên từ thông. ………………………………………………………………………………………… 2. Hiện tưởng cảm ứng điện từ là gì, tìm các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày có ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ? ………………………………………………………………………………………… 3. Máy phát điện xoay chiều một pha có những bộ phận chính nào, nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào. Hãy tìm một mô hình đơn giản và mở ra , cùng phân tích cấu tạo của nó? ………………………………………………………………………………………… 4.Tìm hiểu về nhà máy thủy điện Hòa Bình? Liệu ta có thể chế tạo được một mô hình máy phát điện đơn giản được không? ………………………………………………………………………………………… 5. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng vô tận, việc sản suất điện từ sức gió đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi, liệu ta có thể chế tạo một máy phát điện đơn giản từ năng lượng gió? ………………………………………………………………………………………… 6. Dự định những vật liệu, công cụ sẽ sử dụng?Những bộ phận cơ bản trong máy phát điện của bạn?
  • 46. ………………………………………………………………………………………… 7. Dự đoán những khó khăn trong thiết kế của bạn, hướng khắc phục? ………………………………………………………………………………………… * Tài liệu tham khảo https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_ph%C3%A1t_%C4%91i%E1%B B%87n c. Dự kiến sản phẩm Ghi chép kiến thức mới về khả năng tạo ra dòng điện. Bản báo cáo các kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ, máy phát điện xoay chiều. Từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Len xơ, Định luật Fara đay, Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều . d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi. Hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. Bổ sung kiến thức nếu cần: Với máy phát điện xoay chiều một pha công suất lớn. Dòng điện do máy phát ra rất lớn nên không thể dùng bộ góp để lấy điện ra bên ngoài nên người ta phải bố trí cho khung dây đứng yên, nam châm (thường là nam châm điện có khả năng tạo ra từ trường rất mạnh). Như vậy, đối với máy phát điện xoay chiều 1 pha công suất lớn người ta bố trí cho Phần cảm là rôto.- Phần ứng là stato. Để làm giảm vận tốc quay của rôto trong khi vẫn giữ nguyên tần số f của dòng điện do máy phát ra người ta chế tạo máy với p cặp cực nam châm (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto) và p cặp cuộn dây (đặt xen kẻ nhau trên vành tròn của stato).
  • 47. Ở hình bên trái ta thấy rôto (phần bên trong) gồm có 6 cặp cực nam châm (tổng cộng 12 cực: 6 cực Bắc, 6 cực Nam) sắp xếp xen kẻ nhau trên vành tròn của rôto, chúng là các nam châm điện. Ở bên ngoài ta thấy có tổng cộng 12 cuộn dây trên stato, chúng tạo thành 6 cặp cuộn dây. Các cuộn dây này được nối với nhau theo cách phù hợp. 2. Hoạt động 2: Đề xuất các giải pháp có thể thực hiện a. Mục đích của hoạt động Định hướng để học sinh thực hiện quy trình thiết kế: xác định các chi tiết, xây dựng bản vẽ, chỉnh sửa. b. Nội dung hoạt động Mô tả các cách bạn có thể sử dụng những vật dụng đơn giản để chế tạo một máy phát điện Gợi ý có thể thảo luận để hoàn thành bảng Tên bộ phận Hình vẽ Vật liệu Cách gia công Tiêu chí cần quan tâm để được đánh giá cao: Hình vẽ rõ ràng, hợp lí; vật liệu đơn giản, dễ kiếm; gia công đơn giản, thuận tiện bằng các dụng cụ thông thường. Có thể sử dụng các đồ có sẵn cho việc chế tạo. c. Dự kiến sản phẩm
  • 48. Một số phương án: Phương án 1: Roto là nam châm. Sơ đồ nguyên tắc của máy phát điện bao gồm các bộ phận: Giá và chân đế cố định, một nam châm với các cuộn dây và một lõi hình trụ. Phương án 2: roto là cuộn dây. Sơ đồ nguyên tắc của máy phát điện bao gồm các bộ phận: Nam châm, khung dây quay, vành khuyên. : d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh tự thiết kế theo nhóm có gợi ý của giáo viên về sự tương tự với những máy phát điện đơn giản trên internet. 3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp tốt nhất a. Mục đích của hoạt động
  • 49. Tạo ra nhiệm vụ để học sinh lựa chọn được thiết kế tối ưu, từ đó đưa ra thiết kế chi tiết cho máy phát điện cua mình b. Nội dung hoạt động Hãy trả lời các câu hỏi sau ra giấy: 1. Liệt kê các nguyên vật liệu bạn chọn sử dụng để chế tạo mẫu thử của máy phát điện. 2. Vẽ thiết kế của bạn ra giấy và chú thích tất các các bộ phận, nguyên vật liệu và kích thước dự kiến tương ứng. 3. Mô tả cách vận hành máy theo thiết kế của bạn. 4. Mô tả cách thức bạn sẽ sử dụng để kiểm tra máy khác của các thành viên trong lớp học. c. Dự kiến sản phẩm Bản vẽ chi tiết máy phát điện đơn giản dùng cho việc thắp sáng bóng đen led nhỏ trong đó mô tả rõ vật liệu chế tạo, kích thước của các chi tiết. d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở lớp. 4. Hoạt động 4: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm a. Mục đích của hoạt động Chuẩn bị các điều kiện về vật chất như vật liệu, công cụ gia công, hướng dẫn sử dụng các công cụ hay nhắc các quy tắc an toàn để học sinh chế tạo máy theo thiết kế đã được điều chỉnh theo góp ý. b. Nội dung hoạt động Thu thập các vật liệu cần thiết và xây dựng các mẫu thử Mô tả bằng văn bản cách thức vận hành thiết bị. Nếu có thể, hãy lập hồ sơ quá trình làm việc của bạn bằng cách chụp ảnh hoặc quay video lại toàn bộ các bước làm. c. Dự kiến sản phẩm Máy phát điện giản thắp sáng đèn led nhỏ và có thể hoạt động được. d. Cách thức tổ chức hoạt động
  • 50. Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà hoặc ở xưởng trường. 5. Hoạt động 5: Thử nghiệm và đánh giá a. Mục đích của hoạt động Tổ chức buổi thử nhiệm để các nhóm đánh giá chéo sản phẩm của nhau b. Tổ chức hoạt động Các nhóm đem sản phẩm đến và thử nghiệm chéo theo bảng. Ghi lại các đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí dưới đây. Sau đó gửi lại đánh giá cho nhóm khác. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Nhóm :…………………… 1. Cùng thảo luận và xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2. Đánh giá sản phẩm( Gợi ý bảng đánh giá) Tên nhóm có sản phẩm Hình thức Độ bền Độ ổn định Vật liệu chế tạo Công suất ….. Góp ý cho nhóm có sản phẩm 1 2 3 … c. Dự kiến sản phẩm Bản đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo các tiêu chí ở bảng d. Cách thức tổ chức hoạt động Thực hiện tại lớp./ 6. Hoạt động 6: Chia sẻ và thảo luận
  • 51. a. Mục đích của hoạt động Tổ chức buổi báo cáo để học sinh trình bày sản phẩm qua đó có những đóng góp cho việc hoàn thiện sản phẩm b. Nội dung hoạt động Thu thập và lập hồ sơ bao gồm các ghi chép, sơ đồ, tranh ảnh hay video về quá trình thiết kế, xây dựng và kiểm tra mẫu thử của bạn. Làm một poster hoặc slide ppt chia sẻ việc mẫu thử của bạn đã hoạt động như thế nào và kết quả thử nghiệm thiết bị của nhóm mình c. Dự kiến sản phẩm Bản giới thiệu máy phát điện xoay chiều của nhóm, các ý kiến đóng góp và thảo luận, chia sẻ. d. Cách thức tổ chức hoạt động Báo cáo của đại diện nhóm trước lớp. 7. Hoạt động 7: Điều chỉnh thiết kế a. Mục đích của hoạt động Tổ chức và tư vấn để học sinh đánh giá, chia sẻ và điều chỉnh sản phẩm b. Nội dung hoạt động Đánh giá và điều chỉnh thiết kế 1. Đánh giá khả năng hoạt động của mẫu thử của bạn bằng các trả lời các câu hỏi trong bảng phía dưới. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU SẢN PHẨM Mẫu thử máy phát điện Tốt Trung bình Chưa đạt Điều chỉnh Ý tưởng mới so với những mô hình đã có Phù hợp về kích thước , hình dạng Mức độ thẩm mĩ
  • 52. Đơn giản, dễ sử dụng Công suất Độ bền Khả năng phát triển mô hình 2. So sánh kết quả của bạn với các thành viên khác trong lớp. Các mẫu thử có giải quyết vấn đề theo cách tương tự nhau? Giải thích? 3. Bạn sẽ thay đổi yếu tố nào để làm cho mẫu thử của bạn hoạt động hiệu quả hơn? c. Dự kiến sản phẩm Các bản đánh giá khách quan của học sinh, những chia sẻ bộc lộ cảm xúc của học sinh đối với hoạt động, những điều chỉnh hợp lí cho sản phẩm? d. Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh làm việc theo nhóm và trình bày tại lớp.
  • 53. III. PHẦN 3: TÀI LIỆU KÈM THEO Tài liệu 1: Phiếu học tập số 1 Họ tên :………………………………………….Nhóm………………………. Nghiên cứu bài 23 "Từ thông. Cảm ứng điện từ", bài 24 “ Suất điện động cảm ứng” sách giáo khoa Vật lý 11 Cơ bản; bài 17 “ Máy phát điện xoay chiều” sách giáo khoa Vật lý 12 Cơ bản; tìm kiếm thông tin trên Internet với các từ khóa liên quan và trả lời các câu hỏi sau: 1. Từ thông là gì? Có những cách nào có thể gây ra sự biến thiên từ thông. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2. Hiện tưởng cảm ứng điện từ là gì, tìm các vật dụng trong cuộc sống hằng ngày có ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3. Máy phát điện xoay chiều một pha có những bộ phận chính nào, nguyên tắc hoạt động của nó như thế nào. Hãy tìm một mô hình đơn giản và mở ra , cùng phân tích cấu tạo của nó? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 4.Tìm hiểu về nhà máy thủy điện Hòa Bình? Liệu ta có thể chế tạo được một mô hình máy phát điện đơn giản được không? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 5. Năng lượng gió là một nguồn năng lượng vô tận, việc sản suất điện từ sức gió đã được sử dụng phổ biến tại nhiều nơi, liệu ta có thể chế tạo một máy phát điện đơn giản từ năng lượng gió? ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
  • 54. 6. Dự định những vật liệu, công cụ sẽ sử dụng? Những bộ phận cơ bản trong máy phát điện của bạn? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 7. Dự đoán những khó khăn trong thiết kế của bạn, hướng khắc phục? ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
  • 55. Tài liệu 2 :Phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm khác PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Nhóm :…………………… 1. Cùng thảo luận và xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 2. Đánh giá sản phẩm( Gợi ý bảng đánh giá) Tên nhóm có sản phẩm Hình thức Độ bền Độ ổn định Vật liệu chế tạo Công suất ….. Góp ý cho nhóm có sản phẩm 1 2 3 … Tài liệu 3 :Phiếu tự đánh giá và điều chỉnh
  • 56. PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH SẢN PHẨM Nhóm: …………. Mẫu thử máy phát điện Tốt Trung bình Chưa đạt Điều chỉnh Ý tưởng mới so với những mô hình đã có Phù hợp về kích thước , hình dạng Mức độ thẩm mĩ Đơn giản, dễ sử dụng Công suất Độ bền Khả năng phát triển mô hình 2. So sánh kết quả của bạn với các thành viên khác trong lớp. Các mẫu thử có giải quyết vấn đề theo cách tương tự nhau? Giải thích? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 3. Bạn sẽ thay đổi yếu tố nào để làm cho mẫu thử của bạn hoạt động hiệu quả hơn? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
  • 57. Tài liệu 4: Phiếu học tập số 2 Họ tên :………………………………………….Nhóm………………………. Câu 1. Trong hình vẽ nào sau đây, từ thông gửi qua diện tích của khung dây dẫn có giá trị lớn nhất ? A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 2:Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôtô và số cặp cực là p. Khi rôtô quay đều với tốc độ n (vòng/s) thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số (tính theo đơn vị Hz) là A. f = 60 np B. f = np C. f = 60 n p D. f = 60pn Câu 3. Trong các máy phát điện xoay chiều một pha A. tần số dòng điện tỉ lệ thuận với số cuộn dây. B. phần tạo ra suất điện động cảm ứng là stato. C. phần tạo ra từ trường là rôto. D. suất điện động tỉ lệ với tốc độ quay của rôto. Câu 4. Một khung dây dẫn phẳng, dẹt, hình tròn quay đều xung quanh một trục đối xứng (∆) nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với (∆). Tại thời điểm t, từ thông qua diện tích khung dây và suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn lần lượt bằng  12 6 11 Wb và 110 2 (V). Từ thông cực đại qua diện tích khung dây bằng  6 2 11 (Wb). Tần số của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là A. 120Hz. B. 100Hz. C. 50Hz. D. 60Hz. Câu 5. Một khung dây dẹt hình chữ nhật gồm 200 vòng, có các cạnh 15cm và 20cm
  • 58. quay đều trong từ trường với vận tốc 1200 vòng/phút. Biết từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B  vuông góc với trục quay và B = 0,05T. Giá trị hiệu dụng của suất điện động xoay chiều là: A. 60,2V. B. 37,6V. C. 42,6V. D. 26,7V. Câu 6. Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là phần cảm, cần phát ra dòng điện có tần số không đổi 60Hz để duy trì hoạt động của một thiết bị kỹ thuật. Nếu thay rôto của máy phát điện bằng một rôto khác có ít hơn hai cặp cực thì số vòng quay của rôto trong một giờ phải thay đổi đi 18000vòng. Số cặp cực của rôto lúc đầu là A. 4. B. 5. C. 10. D. 6. ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1 2 3 4 5 6 C B D D D D
  • 59. Tài liệu 5: Câu hỏi phát triển Họ tên :………………………………………….Nhóm………………………. Câu hỏi 1 : Với các công thức đã biết, em hãy tính toán các thông số, để chế tạo một máy phát điện phát điện xoay chiều có suất điện động theo ý muốn. Chiều dài dây, khối lượng dây có ảnh hưởng như thế nào ? Tên Thông số để có E = 6 V Thông số để có E = 12 V Thông số để có E = 24 V Nam châm Cuôn dây Tốc quay Chiều dài dây Khối lượng dây Diện tích khung dây …….. Câu hỏi 2 : Hãy chế tạo mở rộng để đưa máy phát điện xoay chiều đó thành máy phát điện một chiều. Dự toán vật liệu , bản vẽ mô hình cần thiết ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu hỏi 3 : Từ máy phát điện xoay chiều đã chế tạo hãy sử dụng một số thiết bị điện tử để chuyển thành dòng điện một chiều thắp sáng bóng đèn 2,5V? ………………………………………………………………………………………… Câu hỏi 4 : Đề xuất giá thành cho chiếc máy phát điệnxoay chiều chạy bằng sức gió đơn giản có thể chạy được 01 modem internet và 01 router wifi. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
  • 60. Tài liệu 3: Một số hình ảnh về mô hình máy phát điện đơn giản
  • 61. SẢN PHẨM THỰC TẾ SAU KHI ĐÃ LÀM
  • 62.
  • 63.
  • 64.
  • 65. CHỦ ĐỀ: THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN 1. TÊN CHỦ ĐỀ: THIẾT BỊ CUNG CẤP ÔXI CHO PHÒNG KÍN 2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ Học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức về dòng điện trong chất điện phân (Bài 14 - Vật lí 11) và Sự điện li (Bài 1 – hóa học lớp 11) để thiết kế và chế tạo thiết bị cung cấp oxi từ điện li nước. Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử nghiệm và tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm. 3. MỤC TIÊU a. Kiến thức: - Vận dụng được các kiến thức về dòng điện trong chất điện phân và thuyết điện ly để vận dung vào thực tiên - Vận dụng kiến thức đó để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề tương tự. b. Kĩ năng: - Tính toán, vẽ được bản thiết kế bình điều chế khí oxy, lắp ráp mạch điển đảm bảo các tiêu chí đề ra, và hoạt động an toàn hiệu quả. - Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế.
  • 66. - Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận. - Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm. c. Phẩm chất: - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học. - Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao. - Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp. - Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi thực nghiệm. d. Năng lực: - Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng về dòng điện trong chất điện phân và thuyết điện ly. - Giải quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo bình điều chế khí oxy cho phòng kín. - Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện. - Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá. 4. THIẾT BỊ - Các thiết bị dạy học: giấy A4, mẫu bản kế hoạch, … - Nguyên vật liệu và dụng cụ để chế tạo và thử nghiệm “bình điều chế ôxy”:  Chai nhựa, 2 điện cực bằng than chì, dây điện  Nguồn điện 1 chiều 9V  Dung dịch H2SO4 loãng  Kéo, dao rọc giấy;  Băng dính, keo, ống nhựa. 5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • 67. Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CUNG CẤP OXY CHO PHÒNG KÍN a. Mục đích của hoạt động - Học sinh nắm vững yêu cầu “ dùng bình điện phân để tạo thiết bị cung cấp oxy cho phòng kín”. Có biện pháp bảo đảm an toàn khi hoạt động. - Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về dòng điện trong chất điện phân để thiết kế và thuyết minh thiết kế trước khi sử dụng nguyên vật liệu, dụng cụ cho trước để chế tạo và thử nghiệm. b. Nội dung hoạt động - Tìm hiểu về một số bình điện phân và phương pháp điều chế chất khí. - Xác định nhiệm vụ chế tạo thiết bị điều chế khí oxy đảm bảo các tiêu chí:  Cung cấp lượng khí oxy cho phòng kín.  Đảm bảo an toàn c. Sản phẩm học tập của học sinh - Mô tả và giải thích được một cách định tính về thuyết điện ly và bản chất dòng điện trong chất điện phân. - Xác định được kiến thức cần sử dụng để thiết kế, chế tạo thiết bị tạo oxy theo các tiêu chí đã cho. d. Cách thức tổ chức Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu về bình điện phân (mô tả, xem hình ảnh, video…) với yêu cầu: mô tả đặc điểm, hình dạng của bình điện phân; giải thích tại sao khí thoát ra ở các điện cực. Học sinh ghi lời mô tả và giải thích vào vở cá nhân; trao đổi với bạn (nhóm đôi hoặc 4 học sinh); trình bày và thảo luận chung.
  • 68. - Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là thuyết điện ly và các phản ứng hóa học và bản chất dòng điện trong chất điện phân; giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa để giải thích bằng tính toán thông qua việc thiết kế, chế tạo thiết bị điện phân với các tiêu chí đã cho. Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ XÂY DỰNG BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích của hoạt động Học sinh hình thành kiến thức mới về thuyết điện ly và dòng điện trong chất điện phân; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế thiết bị điện phân. b. Nội dung hoạt động - Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:  Dòng điện trong chất điện phân (Bài 14 - Vật lí 11) và Sự điện li (Bài 1 – hóa học lớp 11).  Phản ứng hóa học. - Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ của thiết bị điện phân và đưa ra giải pháp có căn cứ. Gợi ý:  Điều kiện nào để có dòng điện trong chất điện phân?  Các nguyên liệu, dụng cụ nào cần được sử dụng và sử dụng như thế nào? - Học sinh xây dựng phương án thiết kế thiết bị điện phân và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên. - Yêu cầu:
  • 69.  Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ kích thước, hình dạng của thiết bị và các nguyên vật liệu sử dụng…  Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. Chứng minh lượng khí oxy thoát ra bằng tính toán cụ thể. c. Sản phẩm của học sinh - Học sinh xác định và ghi được thông tin, kiến thức về thuyết điện ly và bản chất dòng điện trong chất điện phân. - Học sinh đề xuất và lựa chọn giải pháp có căn cứ, xây dựng được bản thiết kế thiết bị đảm bảo các tiêu chí. d. Cách thức tổ chức Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Nghiên cứu kiến thức trọng tâm: thuyết điện ly và bản chất dòng điện trong chất điện phân. Xây dựng bản thiết kế thiết bị theo yêu cầu. Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm: Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet… Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất; Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế thiết bị. Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo. Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ a. Mục đích của hoạt động Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế thiết bị của nhóm mình.