SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
Đại học Kinh tế Huế
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN
HUẾ, 2018
Đại học Kinh tế Huế
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Phương Thảo
i
Đại học Kinh tế Huế
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
và cộng tác của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học
Kinh tế – Đại học Huế đã truyền đạt kiến thức, giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong hai năm học tập, nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trịnh Văn Sơn đã dành thời gian
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi cách vận dụng kiến thức và các phương pháp nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Sở, các anh chị đồng
nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình công tác, cũng như đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết
và những kiến thức quý giá để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẻ khó
khăn, động viên và khích lệ tôi trong họ tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn này
không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp
quý báu của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn và tôi có điều kiện bổ
sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Phương Thảo
ii
Đại học Kinh tế Huế
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TÊ Họ và tên học viên : NGUYỄN PHƯƠNG THẢO
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN
Tên đề tài: “hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và
công nghệ tại sở khoa học và công nghệ quảng bình”
1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài
nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp
KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp, thứ cấp
- Phương pháp tổng hợp và phân tí h
- Phương pháp chuyên gia
3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quả lý và sử dụng nguồn kinh phí
sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình trong giai đoạn
2013-2017, từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét về những kết quả đạt được,
những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân của các tổn tại.
Từ đó, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu chung về phát triển khoa học và công nghệ
tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử
dụng và phát triển nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN nhằm sử dụng kinh phí có
hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, gắn bó chặt
chẽ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với sản xuất, đời sống, nhu cầu xã
hội, tạo cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
iii
Đại học Kinh tế Huế
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CB, CC Cán bộ, công chức
CNH Công nghiệp hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HĐH Hiện đại hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
KBNN Kho bạc Nhà nước
KH&CN Khoa học và Công nghệ
KT-ĐL-TN Kỹ thuật - Đo lường - Thử nghiệm
NCCB Nghiên cứu cơ bản
NCKH Nghiên cứu khoa học
NCUD Nghiên cứu ứng dụng
NSNN Ngân sách N à nước
UBND Ủy ban nhân dân
TC-ĐL-CL Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
XHCN Xã hội chủ nghĩa
iv
Đại học Kinh tế Huế
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TÊ............................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................................................iv
MỤC LỤC..................................................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ,SƠ ĐỒ...............................................................................................................................xi
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................................4
5. Kết cấu luận văn................................................................................................................................................................5
Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ......................................................................6
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ............................................................................................................................................................................................6
1.1.1. Ngân sách nhà nước và kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ .....................................6
1.1.2. Nguồn hình thành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.................................8
1.1.3. Chi kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ...............................................................................10
1.2. QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ........12
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng quản lý.................................................................................................................12
1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công
nghệ..............................................................................................................................................................................................14
1.2.3. Nội dung công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ (ở địa
phương cấp tỉnh).................................................................................................................................................................15
1.2.4. Nguyên tắc quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ..........................19
v
Đại học Kinh tế Huế
1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ
22
1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........................................................................................24
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ........................................................................................24
1.3.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh, đơn vị trong nước ............................................................................26
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình trong
việc quản lý nguồn kinh phí khoa học & công nghệ...................................................................................26
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG
BÌNH...........................................................................................................................................................................................28
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH...... 28
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình..................................................................................................28
2.1.2. Tổng quan về Sở Khoa ọc và Công nghệ Quảng Bình..............................................................30
2.1.3. Tình hình phân bổ và sử dụng Ngân sách nhà nước cho hoạt động Khoa học và
Công nghệ tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................................34
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ
NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
QUẢNG BÌNH.....................................................................................................................................................................37
2.2.1 Bộ máy quản lý điều hành và thực trạng phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN tại
Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình............................................................................................................37
2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán và phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN
tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.....................................................................................................42
2.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện và chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học và
công nghệ .................................................................................................................................................................................47
2.2.4. Đánh giá công tác kiểm tra, quyết toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ
49
2.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện nguồn kinh phí........................................................................................52
vi
Đại học Kinh tế Huế
2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở SỞ KHOA HỌC CÔNG
NGHỆ QUẢNG BÌNH....................................................................................................................................................66
2.3.1. Mẫu điều tra các đơn vị thực hiện nhiệm vụ KH&CN................................................................66
2.3.2 Kết quả đánh giá của các đối tượng thực hiện thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.... 68
2.3.3. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo và cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng
Bình..............................................................................................................................................................................................74
2.3.4. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia.........................................................................................................75
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH .........76
2.4.1 Những kết quả đạt được....................................................................................................................................76
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế.......................................................................................................................................77
2.4.3 Nguyên nhân tồn tạ hạn chế...........................................................................................................................80
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH..................................................................................................................................82
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU................................................................................82
3.1.1. Quan điểm.................................................................................................................................................................82
3.1.2. Định hướng...............................................................................................................................................................85
3.1.3. Mục tiêu......................................................................................................................................................................85
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ..............................................................................................86
3.2.1 Hoàn thiện chiến lược phát triển sự nghiệp Khoa học và Công nghệ ................................86
3.2.2. Hoàn thiện quy trình lập dự toán...............................................................................................................87
3.2.3 Hoàn thiện quy trình phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.....................87
3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm tra, thanh quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp khoa
học và công nghệ.................................................................................................................................................................88
3.2.5. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế và tăng cường nguồn lực........................................................89
vii
Đại học Kinh tế Huế
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
1. KẾT LUẬN 92
2. KIẾN NGHỊ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 97
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
Đại học Kinh tế Huế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nguồn NSNN phân bổ cho hoạt động KH&CN của tỉnh Quảng
Bình, giai đoạn 2013-2017 ................................................................... 35
Bảng 2.2: Kinh phí sự nghiệp KH&CN của tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2013-2017
............................................................................................................... 36
Bảng 2.3: Phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN cho Sở KH&CN Quảng Bình........
(theo các nội dung) giai đoạn 2013-2017.............................................. 41
Bảng 2.4: Dự toán và kinh phí sự nghiệp KH&CN được cấp cho các hoạt động
khoa học của tỉnh Quảng Bình .............................................................. 43
Bảng 2.5: Dự toán và kinh phí sự nghiệp KH&CN . cấp cho Sở Khoa học và Công
nghệ Quảng Bình................................................................................... 44
Bảng 2.6: Kinh phí sự nghiệp KH&CN phân bổ cho các nhiệm vụ của Sở
KH&CN Quảng Bình, giai đoạn 2013-2017 ......................................... 45
Bảng 2.7. Tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN, giai đoạn 2013-2017
............................................................................................................... 47
Bảng 2.8. Tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN so với dự toán, giai
đoạn 2013-2017 ..................................................................................... 48
Bảng 2.9. Tình hình công tác kiểm tra việc sử dụ g kinh phí sự nghiệp KH&CN,
giai đoạn 2013-2017 .............................................................................. 50
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện nguồn kinh phí sự ng iệp KH&CN giai đoạn
2013- 2017............................................................................................. 52
Bảng 2.11. Tổng hợp lĩnh vực và loại hình các nhiệm vụ KH&CN được điều tra .67
Bảng 2.12. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác lập dự toán
nhiệm vụ KH&CN................................................................................. 68
Bảng 2.13. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác thẩm định kinh phí
nhiệm vụ KH&CN................................................................................. 69
Bảng 2.14. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác phân bổ và cấp kinh
phí nhiệm vụ KH&CN........................................................................... 70
ix
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.15. Đánh giá của các đối tượngđiềutra về côngtác thanh kiểm tra tiếnđộ
thực hiện nội dung và sử dụng kinh phí nhiệm vụ KH&CN 71
Bảng 2.16. Đánh giá của cá đối tượng điềutra về công tác quyết toán kinh phí
nhiệm vụ KH&CN 72
Bảng 2.17. So sánh đánh giá của cá đối
tượng điều tra về các giai đoạn thực hiện
nhiệm vụ KH&CN 72
Bảng 2.18. Đánh giá của lãnh đạo và cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ
Quảng Bình 74
x
Đại học Kinh tế Huế
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kinh phí NSNN cho hoạt động KH&CN của tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2013-2017.......................................................................................................................... 35
Biểu đồ 2.2: Kinh phí sự nghiệp KH&CN của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2017 ... 37
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Sở KH&CN Quảng Bình 34
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ qui trình lập dự toán kinh phí sự nghiệp KH&CN 42
xi
Đại học Kinh tế Huế
Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học và Công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác
định vai trò then chốt của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hoạt động khoa học, kỹ thuật và công
nghệ ở nước ta đã có bước chuyển biến tích cực và đạt được một số tiến bộ, kết quả
nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta hiện
nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế
giới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra những hạn chế cơ bản của hoạt động khoa học
và công nghệ hiện nay là: "K oa ọc, công nghệ chưa thật sự trở thành động lực thúc
đẩy, chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thị
trường khoa học, công nghệ còn sơ khai, hưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên
cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho khoa học, công nghệ còn thấp, sử
dụng chưa hiệu quả. Chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành
kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được; trình độ
khoa học và công nghệ của ta còn thấp; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có
hạn. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ chưa gắn với yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế tài chính còn chưa hợp lý. Thị trường khoa học,
công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và
đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về khoa học,
công nghệ còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp... Những hạn chế trên đã
ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, khiến cho khoa học, công nghệ chưa thực
sự là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội "
Trong những năm qua, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và
cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành và nhiều chính
sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công
1
Đại học Kinh tế Huế
nghệ. Nhà nước ta đã có sự đầu tư thích đáng từ Ngân sách nhà nước (NSNN) cho sự
nghiệp khoa học và công nghệ, góp phần tạo ra những thành tựu quan trọng về quy
mô, nâng cao chất lượng cho nền khoa học…
Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) muốn phát triển thì cần phải có
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và
công nghệ là một trong những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn kinh
phí sự nghiệp khoa học còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động. Vì
vậy, việc nghiên cứu, phân tích cơ chế phân bổ, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp
khoa học nhằm tìm ra những ưu nhược điểm, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các
nhược điểm, phát huy các ưu điểm trong công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước
(NSNN) cho sự nghiệp khoa học có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy sự nghiệp khoa
học & công nghệ củ đất nước phát triển. Hiện nay, hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách
sự nghiệp khoa học & công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là việc
chưa bố trí đúng, đủ nguồn k nh phí này theo quy định để phục vụ cho các dự án,
nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tồn tại này, ngoài các nguyên nhân chủ quan, khách
quan khác có một nguyên nhân rất quan trọng đó là quy trình, cơ chế quản lý các dự
án, nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chưa thống nhất,
đồng bộ và khoa học.
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vù g Bắc Trung Bộ Việt Nam, có
nhiều tiềm năng thế mạnh. Tuy nhiên, cho đến nay, Quảng Bình vẫn là một trong
những tỉnh nghèo của nước ta. Điều đó được thể hiện trên các mặt kinh tế, xã hội, các
cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, về lực lượng sản xuất và năng suất
lao động... còn yếu kém và lạc hậu. Với tình trạng đó, tỉnh chưa thể đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và đồng thời gặp khó khăn trong việc cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Một trong những nguyên nhân cơ bản
của tình trạng đó là Quảng Bình còn lạc hậu về cơ sở hạ tầng, chưa tận dụng hiệu quả
các lợi thế của tiến bộ khoa học, khả năng ứng dụng KH&CN vào công cuộc phát
triển kinh tế địa phương còn thấp. Một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt
là sử dụng hiệu quả kinh phí sự nghiệp KH&CN nhằm đưa tiến bộ KH&CN để giải
quyết vấn đề trong tỉnh, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển kinh tế bền vững.
Nhằm làm rõ về công tác quản lý và phát triển nguồn kinh phí sự nghiệp khoa
2
Đại học Kinh tế Huế
học và công nghệ, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn
kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình hiện nay, đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và phát triển nguồn kinh
phí sự nghiệp KH&CN, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản
lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ
Quảng Bình” cho Luận văn cao học.
2. Mục tiêunghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài nhằm đề xuất giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và
Công nghệ Quảng Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nguồn kinh phí sự
nghiệp KH&CN;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và
công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, giai đoạn 2013-2017;
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện ông tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp
KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đến năm 2022.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN.
Đối tượng điều tra: Các chủ nhiệm đề tài sự dụng nguồn kinh phí sự nghiệp
KH&CN; Cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp quản lý nguồn kinh phí KH&CN tại Sở
Khoa học và Công nghệ Quảng Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về công
tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN, quản lý kinh phí thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian
2013-2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2022.
3
Đại học Kinh tế Huế
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
 Nguồn tài liệu, dữ liệu thứ cấp
Thu thập số liệu từ sách báo và Internet, các số liệu này có tính chất tổng quan,
khái quát cơ sở lý thuyết về quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Bình ở các Báo cáo thống kê nhằm phản ánh một cách rõ nét tình hình tự
nhiên, kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển và các thuận lợi cũng như các khó khăn
của địa phương.
- Thu thập tài liệu ở các phòng ban trong Sở Khoa học và Công nghệ Quảng
Bình, quy trình liên quan đến công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và
công nghệ.
 Thu thập số l ệu sơ cấp

- Điều tra các đơn vị t am gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để có
được các nhận xét về công tác lập dự toán và phân bổ nguồn kinh phí, thanh quyết
toán kinh phí sự nghiệp khoa học. Việc điều tra mẫu được tiến hành như sau:
+ Điều tra các đơn vị đã và đang tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình giai đoạn 2013-2017: 80 đơn
vị.
+ Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng câu hỏi
+ Đối tượng điều tra: Chủ nhiệm, thư ký hoặc kế toán nhiệm vụ KH&CN
+ Mục đích điều tra: Đánh giá về công tác quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN
tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình tập trung các thông tin về xét duyệt, qui
trình, quản lý thu chi, thanh kiểm tra..... Tính minh bạch, công bằng trong công tác xét
kinh phí nhiệm vụ; Tính khoa học và hợp lý trong quy trình sử dụng kinh phí
KH&CN, sự phù hợp giữa tình hình thực tế và tiến độ phân bổ kinh phí cho đề tài.
- Phỏng vấn và khảo sát lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Quảng Bình
4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích
- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối,
số bình quân; phương pháp chỉ số; đối chiếu các căn cứ, qui trình lập, phân bổ nguồn
4
Đại học Kinh tế Huế
kinh phí sự nghiệp KH&CN theo qui định của Nhà nước so với qui trình đang thực
hiện...
- Phương pháp thống kê mô tả để mô tả, xác định mối quan hệ giữa các nội
dung sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN;
- Phương pháp so sánh nhằm xác định xu hướng biến động của quá trình phân
bổ và cơ cấu sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN qua các năm.
4.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn ở địa phương về
các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính nói chung và quản lý nguồn kinh phí sự
nghiệp khoa học nói riêng (cụ thể là cán bộ KBNN trực tiếp chuyên quản Sở KH&CN
và Trưởng phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp thuộc Sở Tài chính). Từ đó, đưa ra
những nhận xét, đánh giá chung về các vấn đề nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu và
đánh giá được chính xác, khách quan, khoa học hơn.
5. Kết cấu luận văn
Nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu như sau:
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung nghiên cứu
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp
khoa học và công nghệ;
Chương II. Thực trạng công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và
công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình;
Chương III. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự
nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.
Phần III. Kết luận và kiến nghị
5
Đại học Kinh tế Huế
Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
1.1.1. Ngân sách nhà nước và kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ
1.1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước huy động và tập trung một bộ phận các nguồn tài chính
trong xã hội dưới các hình thức như: Thuế và các khoản thu không mang tính chất
thuế, vay nợ của chính phủ trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế. Qua phương thức
chi: Nhà nước sử dụng NSNN để cấp phát vốn, kinh phí, tài trợ về vốn cho các tổ chức
kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp… nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Như vậy, NSNN gắn liền hoạt động của Nhà nước,
là một trong những công cụ hết sức quan trọng, không thể thiếu được nhằm đảm bảo
hoạt động của Nhà nước.
Khi nói về ngân sách nhà nước, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân
sách nhà nước (NSNN). Khái niệm về NSNN được iểu đầy đủ theo quy định tại Điều
4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 : “Ngân sách n à nước là toàn bộ các khoản thu,
chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với
quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước trên cơ sở luật định.
Ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước,
là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN
tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng
6
Đại học Kinh tế Huế
nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội. Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng có hiệu quả
vốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức
quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng
trưởng kinh tế, xã hội của mình.
Theo TS Đặng Văn Du, “Chi Ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử
dụng quỹ NSNN do quá trình thu, tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình
thường của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Chi
thường xuyên NSNN là những khoản chi phát sinh tương đối đều đặn cả về mặt thời
gian và quy mô các khoản chi. Nói cách khác là những khoản chi được lặp đi lặp lại
tương đối ổn định theo những chu kỳ thời gian cho những đối tượng nhất định [2]”.
Chi thường xuyên củ NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN (chiếm
khoảng 70%) do đó hoạt động này liên quan đến nhiều đối tượng và tác động đến lợi
ích của nhiều chủ thể kinh tế, xã hội. Trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và
công nghệ là chi thường xuyên của ngân sách nhà nước.
1.1.1.2 Kinh phí sự ng iệp khoa học & công nghệ
Theo TS Hoàng Xuân Long, “Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công
nghệ (KH&CN) là khoản kinh phí do Ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc cấp trên cấp
cho đơn vị, hoặc được Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện
trợ, tài trợ trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án đã được phê duyệt, để
thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao
không vì mục đích lợi nhuận [6]”. Việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự
án phải theo đúng dự toán được duyệt và phải quyết toán với cơ quan cấp kinh phí.
Hiện nay, theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 thì nguồn
kinh phí sự nghiệp KH&CN gồm: Nguồn tài chính từ NSNN, nguồn đầ tư từ doanh
nghiệp (DN), nguồn đầu tư từ nước ngoài. Nguồn từ NSNN chi cho KH&CN được
đảm bảo tỷ lệ so với tổng chi NSNN tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp
KH&CN.
Nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN chủ yếu được hình thành từ nguồn NSNN
và được phân bổ hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ KH&CN và yêu cầu phát triển
KH&CN của từng lĩnh vực, của từng địa phương trong thời điểm nhất định. Kinh phí
sự nghiệp KH&CN phải được sử dụng đúng mục đích theo từng chương trình, đề tài,
7
Đại học Kinh tế Huế
dự án và được quyết toán theo đúng quy định, tùy thuộc vào từng nguồn hình thành.
Chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam thuộc nhiệm vụ chi thường
xuyên của NSNN (Trung ương, địa phương), được thực hiện theo Luật NSNN (quy
định tại Điều 36 và Điều 38).
1.1.2. Nguồn hình thành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ
Nguồn hình thành nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN chủ yếu từ nguồn Ngân
sách nhà nước (NSNN) và được chia thành Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa
phương. Ngân sách Trung ương bao gồm kinh phí cân đối từ Bộ KH&CN và từ các
Bộ ngành và ngân sách địa phương là nguồn được cân đối từ ngân sách của tỉnh, TP
trực thuộc Trung ương.
1.1.2.1 Nguồn từ Ngân sách Trung ương
Nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN từ nguồn Ngân sách Trung ương là nguồn
bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương cho ngân sách sự
nghiệp khoa học địa phương thực hiện dự án do Trung ương ủy quyền cho địa phương
và chi hoạt động chung của chương trình ở địa phương. ThS Phương Thị Hồng Hà cho
rằng, cơ chế hình thành nguồn Ngân sách Trung ương bao gồm:
- “Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập hẩu; thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng
hoá nhập khẩu; các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu,
khí;
- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
- Phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện thu và phí thu từ các
khoản ngân sách Trung ương đầu tư, nhưng chưa chuyển giao cho các doanh nghiệp
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thu hồi vốn của ngân sách Trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu nhập từ
vốn góp của Nhà nước; thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương; thu từ bán tài sản
nhà nước kể cả quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, đơn vị, tổ
chức thuộc trung ương quản lý;
8
Đại học Kinh tế Huế
- Thu kết dư ngân sách Trung ương; thu chuyển nguồn của ngân sách Trung
ương từ năm trước chuyển sang; thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà
nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý và các khoản thu khác
theo quy định của pháp luật [3]”.
1.1.2.2 Ngân sách địa phương
Là nguồn chủ yếu của kinh phí KH&CN Nhà nước, bao gồm:
- Kinh phí sự nghiệp khoa học: Bao gồm kinh phí tính theo đầu người: tiền
lương, phụ cấp, phúc lợi xã hội, công vụ, mua bán, lắp đặt thiết bị cỡ nhỏ và nghiệp vụ
phí. Về thực chất, đó là kinh phí đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của các cơ
quan NCKH.
- Quỹ Khoa học tự nhiên: Được sử dụng để cấp cho các hoạt động nghiên cứu
cơ bản (NCCB) và nghiên cứu ứng dụng (NCƯD). Đây là nguồn kinh phí chủ yếu của
các viện NCCB, các trường Đại học và Cao đẳng thực hiện công tác NCKH, chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hiện đại hoá nội dung đào tạo để theo kịp trình độ
KH&CN thế giới. Các đơn vị có thể lựa chọn vấn đề nghiên cứu như những vấn đề có
ý nghĩa khoa học quan trọng, có tiền đồ ứng dụng to lớn, đặc biệt là kết hợp có xây
dựng và hiện đại hoá đất nước với các điều kiện tự nhiên và đặc điểm tài nguyên trong
nước; những vấn đề có ý tưởng học thuật mới mẻ, có căn cứ lập luận đầy đủ, nội dung
và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cụ thể, tiên tiế , có phương pháp nghiên cứu và đường
lối kỹ thuật hợp lý, khả thi, trong thời gian ngắn có hể thu được thành quả dự định.
Với các điều kiện nêu trên kết hợp với dự toán kinh phí hợp lý và năng lực thực hiện
đảm bảo thì có thể được xem xét và cấp kinh phí thực hiện.
- Kinh phí hỗ trợ phát triển KH&CN: Đó là kinh phí hỗ trợ dùng cho sản xuất
thử sản phẩm mới, thí nghiệm trung gian và cho các vấn đề NCKH lớn, đặc biệt cần
thiết. Hạng mục kinh phí này chiếm khoảng 1/2 tổng kinh phí của ngân sách dành cho
KH&CN. Hiện nay, mức chi kinh phí hành chính dần dần được giảm bớt, đồng thời áp
dụng chế độ hợp đồng đấu thầu, nhận thầu, uỷ thác cho ngân hàng giám sát sử dụng và
căn cứ vào quy định của hợp đồng để thu hồi tiền vốn phải hoàn trả.
- Kinh phí xây dựng cơ bản trong KH&CN: Do Nhà nước duyệt cấp, căn cứ
vào phương thức đầu tư cơ bản: Xây dựng mới, mở rộng cơ sở nghiên cứu, cơ sở thí
nghiệm trung gian và mua bán lắp đặt máy móc, thiết bị trong xây dựng cơ bản.
9
Đại học Kinh tế Huế
- Quỹ phát triển KH&CN của Nhà nước, Bộ, ngành hay tổ chức, doanh nghiệp:
Tùy theo từng loại quỹ có các quy định và phạm vi sử dụng khác nhau. Loại quỹ này
chủ yếu dùng tài trợ cho các nghiên cứu KH&CN lớn, sản xuất thử sản phẩm mới, tư
vấn về quyết sách KH&CN của địa phương hoặc ngành, các hạng mục phổ biến mang
tính mẫu mực và các hạng mục KH&CN trọng điểm. Nguồn chủ yếu của các loại quỹ
này là từ NSNN, phần giảm bớt của kinh phí sự nghiệp KH&CN được tính toán để
từng bước giảm xuống, tiền vốn bồi hoàn sau khi sử dụng quỹ từ ngân sách địa
phương hay từ tỷ lệ phần trăm được phép trong sản xuất kinh doanh. Quỹ cũng tiếp
nhận cả kinh phí quyên góp của các doanh nghiệp, đoàn thể và bạn bè.
1.1.2.3 Các nguồn kinh phí khác
- Vốn tự có: Đây là nguốn kinh phí mà đối với doanh nghiệp hay tổ chức KH&CN
được tạo lập chủ yếu từ quỹ phát triển KH&CN, từ các mối quan hệ ngang trong quá trình
hoạt động NCKH, chuyển g ao công nghệ, từ cổ phần hóa hay thực hiện giao dịch chứng
khoán và nói chung từ việc thương mại hóa các thành quả nghiên cứu,...
- Nguồn kinh phí đối ứng: Là nguồn kinh phí đóng góp của các cơ quan, đơn
vị, các cá nhân thụ hưởng dự án.
- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
1.1.3. Chi kinh phí sự nghiệp khoa học và công ghệ
1.1.3.1. Mục đích chi
Trần Quang Huy cho rằng: “Mục đích tổng quát của nguồn kinh phí sự nghiệp
KH&CN là thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển [5]”:
- Về mục đích tài chính: trong nền kinh tế thị trường, mục đích tài chính tổng
quát là hình thành, ổn định, lành mạnh hoá các loại hình thị trường tài chính, tăng quy
mô nguồn tài chính một cách hợp lý và có hiệu quả ở tất cả các khâu trong hệ thống
tài chính.
+ Đối với doanh nghiệp: Nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN là lành mạnh hoá
các quan hệ tài chính của DN, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, huy động tối đa vốn của
DN để khuyến khích các DN tham gia vào lĩnh vực khoa học, nghiên cứu triển khai
những sản phẩm mới cung ứng ra thị trường.
10
Đại học Kinh tế Huế
+ Đối với nguồn kinh phí dân cư: Nguồn sự nghiệp KH&CN thúc đẩy tích luỹ,
đầu tư vào sản xuất và vào thị trường tài chính, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
dân cư.
- Về mục đích kinh tế: Ổn định kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ổn định
kinh tế là phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và ổn định giá cả,
khắc phục tác động của chu kỳ kinh tế và thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh
tế. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế bao gồm điều chỉnh cơ cấu đầu tư, điều chỉnh thu nhập
thông qua các công cụ của chính sách tài chính như: thuế thu nhập, lãi suất, ưu đãi đầu
tư, tài trợ và khuyến khích xuất khẩu.
Đối với nước ta do yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, yêu cầu
tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại, ứng
dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ là thực sự cần thiết.
1.1.3.2. Nội dung chi
Nguồn kinh phí sự ng iệp KH&CN là phần kinh phí được dành cho các hoạt
động KH&CN bao gồm phần kinh phí sự nghiệp, đảm bảo đời sống, hoạt động bình
thường của những người hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, phần kinh phí đảm bảo
cho xây dựng cơ bản, phần kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và
phát triển công nghệ (PTCN). Theo Đinh Thị Nga, kinh phí sự nghiệp KH&CN là
“một dạng tiềm lực KH&CN chi phối các dạng tiềm lực khác. Kinh phí KH&CN phải
tuân thủ quy luật phát triển KH&CN, hoạt động kinh tế và uân thủ các quy luật kinh tế
- tài chính, do đó quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN là ấ yếu [8]”.
Nội dung chi nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN cho:
- Chi cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ về ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ;
- Các nhiệm vụ về tham mưu tư vấn cho tỉnh/thành phố về hoạt động KH&CN;
- Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng;
- Công tác Sở hữu trí tuệ;
- Tăng cường cơ sở vật chất của Sở, chi cục và các trung tâm kỹ thuật
- Hoạt động thông tin KH&CN;
- Công tác đào tạo, tập huấn, hợp tác quốc tế, thống kê tiềm lực KH&CN, thanh
tra KH&CN.
11
Đại học Kinh tế Huế
Hoạt động KH&CN của các địa phương rất phong phú, nhiệm vụ nghiên cứu
KH&CN chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, áp dụng các thành tựu KH&CN đã được
tạo ra ở trong nước và nước ngoài vào điều kiện cụ thể của địa phương, các đề tài
nghiên cứu về khoa học xã hội. Thực tế cơ sở vật chất của các Sở KH&CN, các Chi
cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các trung tâm phân tích, trung tâm ứng dụng,
trạm trại nghiên cứu, thực nghiệm còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý
KH&CN địa phương. Việc trang bị cơ sở vật chất bằng nguồn vốn đầu tư cơ bản
không có nên các Sở đã dành kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm để bổ sung cơ sở
vật chất cho các đơn vị thuộc Sở.
1.2. QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍSỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng quản lý
1.2.2.1 Khái niệm quản lý và hoạt động quản lý
Quản lý: Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ...) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai
phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động
trong môi trường nhất định (khách thể quản lý).
Phạm Văn Khoan cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi
trường luôn biến động [7]”.
Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến: Bản chất của con nguời là
tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là con người không thể tồn tại và
phát triển nếu không quan hệ và hoạt động với người khác. Khi con người cùng tham
gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có một “ý chí điều khiển” hay là phải có tác
nhân quản lý nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả. Mặt khác, con người thông qua hoạt
động để thoả mãn nhu cầu mà thoả mãn nhu cầu này lại phát sinh nhu cầu khác, vì vậy
con người phải tham dự vào nhiều hình thức hoạt động với nhiều loại hình tổ chức
khác nhau. Chính vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại như một tất yếu ở mọi loại hình tổ
chức khác nhau trong đó tổ chức kinh tế chỉ là một trong những loại hình tổ chức cơ
bản của con người.
Hoạt động quản lý: Biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người.
12
Đại học Kinh tế Huế
Thực chất của quan hệ giữa con người với con người trong quản lý là quan hệ giữa
chủ thể quản lý (người quản lý) và đối tượng quản lý (người bị quản lý).
1.2.1.2 Đặc trưng của quản lý
Một trong những đặc trưng nổi bật của hoạt động quản lý so với các hoạt động
khác là ở chỗ: Các hoạt động cụ thể của con người là biểu hiện của mối quan hệ giữa
chủ thể (con người) với đối tượng của nó (là lĩnh vực phi con người). Còn hoạt động
quản lý dù ở lĩnh vực hoặc cấp độ nào cũng là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con
người với con người. Vì vậy, tác động quản lý (mục tiêu, nội dung, phương thức quản
lý) có sự khác biệt so với các tác động của các hoạt động khác.
- Quản lý là tác động có ý thức: Tác động quản lý (mục tiêu, nội dung và
phương thức) của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý phải là tác động có ý thức,
nghĩa là tác động bằng tình cảm (tâm lý), dựa trên cơ sở tri thức khoa học (khách
quan, đúng đắn) và bằng ý chí (thể hiện bản lĩnh). Có như vậy chủ thể quản lý mới gây
ảnh hưởng tích cực tới đối tượng quản lý.
- Quản lý là tác động bằng quyền lực: Quyền lực được biểu hiện thông qua
các quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách.v.v. Thoonmg
qua quyền lực mà chủ thể quản lý mới đảm trách được vai trò của mình là duy trì kỷ
cương, kỷ luật và xác lập sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức. Điều chú ý là
cách thức sử dụng quyền lực của chủ thể quản lý có ý nghĩa quyết định tính chất, đặc
điểm của hoạt động quản lý, văn hoá quản lý, đặc biệt là của phong cách quản lý.
- Quản lý là tác động theo quy trình: Tác nghiệp của nó còn hoạt động quản lý
được tiến hành theo một quy trình bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra. Đó là quy trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnh vực quản lý. Được gọi là
các chức năng cơ bản của quản lý và mang tính “kỹ thuật học” của hoạt động quản lý.
- Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực: Thông qua tác động có ý
thức, bằng quyền lực, theo quy trình mà hoạt động quản lý mới có thể phối hợp các
nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức. Các nguồn lực được phối hợp bao gồm:
nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực. Nhờ phối hợp các nguồn lực đó mà quản lý trở
thành tác nhân đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hợp lực chung trên cơ sở những
lực riêng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trên cơ sở những sức mạnh của các bộ phận
nhằm hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả mà từng cá nhân riêng lẻ hay các
13
Đại học Kinh tế Huế
bộ phận đơn phương không thể đạt tới.
- Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung: Hiệu quả của các hoạt
động cụ thể được đo bằng kết quả cuối cùng mà nó mang lại nhằm thoả mãn nhu cầu
của chủ thể đến mức độ nào, còn hoạt động quản lý ngoài việc thoả mãn nhu cầu riêng
của chủ thể thì điều đặc biệt quan trọng là phải đáp ứng lợi ích của đối tượng. Nó là
hoạt động vừa phải đạt được hiệu lực, vừa phải đạt được hiệu quả.
- Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật:
Tính khoa học của hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ các nguyên tắc quản lý, phương
pháp quản lý, các chức năng của quy trình quản lý và các quyết định quản lý phải
được xây dựng trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm mà nhà quản lý có được thông
qua quá trình nhận thức và trải nghiệm trong thực tiễn. Điều đó có nghĩa là, nội dung
của các tác động quản lý phải phù hợp với điều kiện khách quan của môi trường và
năng lực hiện có của tổ chức cũng như xu hướng phát triển tất yếu của nó.
Hoạt động quản lý được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, thông qua 4 chức năng
cơ bản đó là:
- Hoạch định, xây dựng dự toán hay kế hoạch;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát;
- Điều chỉnh, ra quyết định.
Tùy thuộc vào nội dung, đối tượng quản lý k ác nhau, mà từng nội dung của
chức năng trên thể hiện là khác nhau và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học
và công nghệ
Cần phải hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN vì một số lý
do sau đây:
Một là, quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN là công cụ đắc lực giúp nhà nước
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, công
cụ đó chỉ thực sự hiệu quả nếu công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện tốt, đảm
bảo được các yêu cầu của công tác chi NSNN như: Chi đúng mục đích, đúng kế
hoạch, bám sát vào dự toán được duyệt, chi tiết kiệm hiệu quả….
14
Đại học Kinh tế Huế
Hai là, xuất phát từ đặc thù của chi NSNN cho sự nghiệp KH&CN có nội dung
rất đa dạng với nhiều khoản chi khác nhau; các qui định của nhà nước liên quan đến
chi NSNN cho sự nghiệp KH&CN nhiều và phức tạp… do đó, nếu công tác quản lý
chi cho sự nghiệp KH&CN không tốt sẽ làm phát sinh thất thoát, lãng phí các nguồn
kinh phí.
Ba là, xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý tài chính nói chung và công tác
quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN nói riêng hiện đang tồn tại nhiều hạn chế, tồn tại
như: Lập kế hoạch chưa sát đúng thực tế; các tiêu chuẩn định mức phân bổ ngân sách
chưa phù hợp; quyền tham gia vào việc ra quyết định của các đơn vị còn hạn chế…
Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí còn thiếu chặt chẽ, kém
hiệu quả…;
1.2.3. Nội dung công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ
(ở địa phương cấp tỉnh)
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKH&CN, “Hướng dẫn
định mức xây dựng, phân bổ dự t án và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học
và công nghệ có sử dụng NSNN” và Căn ứ Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 23
tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc “Ban hành định mức xây dựng
và phân bổ dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bì h” t ì nội dung quản lý nguồn kinh phí
sự nghiệp KH&CN gồm các khâu:
- Lập dự toán và phân bổ dự toán chi sự nghiệp KH&CN
- Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN
- Quyết toán chi sự nghiệp KH&CN
- Công tác kiểm tra và giám sát
1.2.3.1 Lập dự toán và phân bổ dự toán chi sự nghiệp KH&CN
Hoạt động lập dự toán chi sự nghiệp KH&CN bao gồm các hoạt động từ việc
chuẩn bị lập dự toán cho đến việc quyết định phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp
KH&CN cho các đơn vị sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN
Lập dự toán chi sự nghiệp KH&CN là giai đoạn bước đầu trong chu trình quản
15
Đại học Kinh tế Huế
lý chi sự nghiệp KH&CN có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các khâu
chấp hành, kế toán và quyết toán chi sự nghiệp KH&CN.
 Căn cứ lập dự toán: Những căn cứ lập dự toán chi sự nghiệp KH&CN
hàng năm như sau:

- Chủ trương, kế hoạch, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước và của từng
địa phương.
- Tình hình thu chi sự nghiệp KH&CN của tỉnh, Thành phố; phần trăm phân
chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
theo quy định.

- Số liệu kiểm tra về dự toán thu chi sự nghiệp KH&CN của các Sở, ban ngành
có liên quan.
- Tình hình thực hiện sự nghiệp KH&CN các năm trước đó. Định mức chi phí
tính theo các đề tài dự án.
 Yêu cầu lập dự toán: Một số yêu cầu đối với lập dự toán chi sự nghiệp
KH&CN như:

- Phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo hạng mục

- Phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ theo
đúng quy định của pháp luật.
- Phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.

 Phương pháp lập dự toán:
Theo luật NSNN, công tác chuẩn bị lập dự toán hàng năm được tiến hành vào
cuối quý II và đầu quý III của năm báo cáo với các công việc chủ yếu sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi cho sự nghiệp khoa học 6 tháng đầu
năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm. Kết quả này là căn cứ thiết thực để xây dựng
dự toán chi sự nghiệp khoa học năm kế hoạch.
- Soạn thảo phổ biến các thông tư, chỉ thị hướng dẫn về phương hướng nhiệm
vụ công tác chi ngân sách năm kế hoạch, các biện pháp nghiệp vụ chủ yếu, cách thức
và thời gian hoàn thành công tác lập dự toán .
- Gửi mẫu phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm kế hoạch tới các
đơn vị, cơ quan, trường học, viện nghiên cứu trong và ngoài địa phương.
- Cơ quan khoa học và công nghệ địa phương tổng hợp dự toán chi sự nghiệp
16
Đại học Kinh tế Huế
khoa học của các cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp
chung vào dự toán chi ngân sách cùng cấp để báo cáo Uỷ ban nhân dân, trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đồng trình Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cùng cấp xác định tổng mức chi sự nghiệp
khoa học và công nghệ của ngân sách địa phương.
1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN
Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN là khâu thứ hai của chu trình quản lý
chi sự nghiệp KH&CN, nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả dự toán chi sự nghiệp
KH&CN được giao.
Chấp hành dự toán chi kinh phí sự nghiệp KH&CN được thể hiện qua những
nội dung như:
- Cấp phát kinh phí sự nghiệp khoa học:
Cuối năm, Hội đồng N ân dân tỉnh sẽ ban hành Nghị quyết về dự toán thu chi
ngân sách nhà nước, trong đó kinh phí sự nghiệp KH&CN được bố trí cho các đơn vị
sự nghiệp KH&CN trong tỉnh.
Căn cứ Nghị quyết, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tiến hành cấp
kinh phí sự nghiệp KH&CN cho các đơn vị. Đố vớ Sở KH&CN, kinh phí sự nghiệp
KH&CN được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ KH&CN.
Dựa trên danh mục nhiệm vụ KH&CN được UBND tỉnh phê duyệt, Sở tiến
hành xét duyệt nội dung, kinh phí các đề tài, dự án và ký kế Hợp đồng. Sau khi ký kết
hợp đồng khoa học với các tổ chức, cá nhân. Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành cấp
phát kinh phí nhiệm vụ KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ cấp phát cho các đơn vị
thông qua Kho bạc nhà nước.
- Nguyên tắc thực hiện:
Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN cần chú ý các yêu cầu cơ bản sau:
+ Đảm bảo phân phối nguồn kinh phí một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi
đã xác định.
+ Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sơ hở
gây lãng phí, thất thoát vốn của Ngân sách nhà nước.
+ Trong quá trình sử dụng ngân sách phải hết sức tiết kiệm, đúng chính sách
17
Đại học Kinh tế Huế
chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi.
1.2.3.3 Công tác quyết toán
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước kinh phí cấp đầu năm thì quyết
toán vào ngày 31 tháng 12 của năm tài chính. Đơn vị chi tiêu chịu trách nhiệm quyết
toán kinh phí được cấp theo đúng thời hạn và biểu mẫu qui định hiện hành. Quyết toán
của đơn vị gửi cho cơ quan tài chính cấp trên. Cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán
gửi cho Bộ Tài chính.
Đối với đơn vị nhận kinh phí từ Sở KH&CN thì quyết toán với Sở KH&CN để
quyết toán với Sở Tài chính. Nếu đơn vị nhận kinh phí từ Sở, ban ngành chủ quản thì
quyết toán với Sở ban ngành để cơ quan chủ quản quyết toán với Sở Tài chính.
Đối với các đơn vị tham gia làm đề tài khoa học quy trình quyết toán kinh phí
được chia làm 2 đợt trong mỗi năm tài chính. Căn cứ Bảng phân bổ kinh phí dựa trên
tiến độ thực hiện của đề tài, kinh phí sẽ được cấp 2 đợt trong năm tài chính.
- Đợt I: Khi ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ với đơn vị tham gia đề tài,
Sở khoa học cấp phát tạm ứng 70% kinh phí sử dụng trong năm tài chính cho đơn vị.
Qua quá trình kiểm tra tiến độ nội dung thực hiện dự án vào khoảng giữa quý III,
phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở tiến hành thanh quyết toán hoàn tạm ứng kinh phí
cấp đợt I.
- Đợt II: Sau khi quyết toán kinh phí đợt I phòng kế hoạch lên biên bản và cấp
kinh phí đợt II số kinh phí còn lại khoảng 30% ki h p í để đơn vị thực hiện. Vào cuối
năm tài chính, đơn vị Báo cáo khối lượng công việc oàn hành và tiến hành quyết toán
số kinh phí còn lại được phân bổ trong năm tài chính.
Tất cả các đơn vị tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải được quyết
toán đầy dủ theo chế độ ngân sách hàng năm, có biên bản kiểm tra, quyết toán đầy đủ
1.2.3.4. Công tác kế toán, kiểm tra, kiểm soát
Công tác kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chi sự nghiệp
KH&CN trong các đơn vị thực hiện đề tài, do đó cần phải đảm bảo số liệu kế toán
được cập nhật một cách chính xác và thường xuyên theo niên độ.
Công tác kiểm tra, kiểm soát có vị trí quan trọng trong quá trình chấp hành
quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN được thực hiện bởi Sở Khoa học và Công
nghệ và Kho bạc nhà nước.
* Sở Khoa học và Công nghệ
18
Đại học Kinh tế Huế
Có trách nhiệm xét dự toán việc, phân bổ dự toán cho các đơn vị thụ hưởng. Cơ
quan Khoa học phải đảm bảo nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi của đơn vị thực hiện
đề tài. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở
các cơ quan, đơn vị tham gia đề tài dự án. Nếu phát hiện chi sai mục đích thì tạm dừng
thanh toán.
* Kho bạc nhà nước
Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi
sự nghiệp KH&CN theo dự toán được giao và quyết định chi của Sở Khoa học và
Công nghệ. Kho bạc nhà nước sẽ cấp thanh toán tạm ứng kinh phí theo yêu cầu của cơ
quan khoa học; các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh
toán tạm ứng với mức cấp căn cứ vào hồ sơ, quyết toán giai đoạn của cơ quan quản lý
khoa học và Sở Tài chính.
Ưu điểm:
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được
đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội.
- Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi
mới theo hướng xã hội hoá và gắn kết với sản xuất, kinh doanh. Cơ chế, chính sách tài
chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mớ t eo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho
khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước và đa dạng hoá nguồn đầu
tư phát triển khoa học và công nghệ.
Nhược điểm:
- Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa
thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù
của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ
chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và
công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ khoa học và
công nghệ.
1.2.4. Nguyên tắc quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ
19
Đại học Kinh tế Huế
1.2.4.1 Nguyên tắc chung quản lý kinh phí
 Nguyên tắc quản lýchi theo dự toán.
Quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lý chi
thường xuyên của NSNN nói chung và chi cho sự nghiệp KH&CN nói riêng. Kinh phí
sự nghiệp KH&CN hàng năm được sử dụng để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nhau,
mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng sẽ
dẫn đến các mức chi từ sự nghiệp KH&CN cho các hoạt động đó cũng có sự khác
nhau. Mặt khác quản lý theo dự toán thì mới đảm bảo được cân đối nguồn kinh phí,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành nguồn kinh phí, hạn chế tính tuỳ tiện trong
quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị hưởng thụ kinh phí.
Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi sự nghiệp KH&CN, mỗi đơn vị,
tổ chức thực hiện đề tài phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt và sử dụng
cho các khoản chi theo đúng Biên bản xét duyệt kinh phí nhiệm vụ KH&CN. Định kỳ
theo chế độ quyết toán kinh p í đã quy định, các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả
thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh.
 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng
đầu của quản lý kinh tế tài chính vì nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì
không có mức giới hạn nào cả. Do vậy, trong quá trì phân bổ và sử dụng các nguồn
lực khan hiếm đó luôn phải tính sao cho chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả một
cách tốt nhất. Hàng năm nguồn thu cho NSNN thì có hạn, nhưng nhu cầu chi NSNN
luôn tăng nhanh so với khả năng huy động được. Vì vậy, tôn trọng nguyên tắc tiết
kiệm hiệu qủa là cần thiết trong quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học .
 Nguyên tắc chi trực tiếpkiểm soát qua Kho bạc nhà nước
Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc nhà nước (KBNN)là quản
lý quỹ NSNN, dó đó KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ mọi
khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường
xuyên của NSNN, hiện nay ở nước ta đã và đang thực hiện “Chi trực tiếp qua KBNN”.
Chi trực tiếp qua KBNN là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của
ba bên: Đơn vị sử dụng NSNN, NSNN, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản
tiền do đơn vị sử dụng NSNN uỷ quyền KBNN trích tiền tài khoản của mình để
20
Đại học Kinh tế Huế
chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nào đó, nơi
người hưởng tiền mở tài khoản giao dịch.
Đối với các khoản chi cho sự nghiệp KH&CN để đảm bảo nguyên tắc này thì:
- Tất cả các khoản chi cho sự nghiệp KH&CN phải được kiểm tra trước, trong
và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong kế hoạch KH&CN
được duyệt, đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách KH&CN chuẩn chi.
- Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán NSNN của các đơn
vị thực hiện nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp KH&CN.
- KBNN có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện
cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi sự nghiệp KH&CN theo đúng quy định.
1.2.4.2 Nguyên tắc riêng trong quản lý chi kinh phí sự nghiệp KH&CN
Bên cạnh những nguyên tắc chung của công tác quản lý kinh phí, kinh phí sự
nghiệp KH&CN cần tuân thủ những nguyên tắc riêng, mang sắc thái riêng của hoạt
động KH&CN như: Mối quan hệ gắn bó giữa phát triển KH&CN với phát triển kinh
tế, đến đặc điểm hoạt động KH&CN của các dạng tổ chức khác nhau trong hệ thống tổ
chức KH&CN, đến chủ trương ó tính chỉ đạo về tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các cơ quan KH&CN của Nhà nước. Nguyên tắc này cũng căn cứ vào mối
quan hệ giữa phát triển của KH&CN và p át triển kinh tế, đặc điểm của hoạt động
KH&CN và chú ý tới hiệu quả quản lý về lợi ích kinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế.
Những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN qua KBNN bao
gồm các nguyên tắc cụ thể sau đây:
 Quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN phải trên cơ sở mối quan hệ
giữa phát triểncủa KH&CN và phát triểnkinh tế
Sự phát triển của KH&CN và sự phát triển kinh tế là sự bổ sung cho nhau, là
tiền đề của sự phát triển của nhau, trong đó kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của sự
phát triển KH&CN. Quy mô và tốc độ phát triển KH&CN chịu ảnh hưởng và hạn chế
của mức độ phát triển kinh tế. Trong đó, việc xác định phương hướng và nhiệm vụ
nghiên cứu và CNTK phải trên cơ sở nhu cầu của sự phát triển KT-XH; căn cứ vào
mức độ phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế để xác đinh tỷ lệ đầu tư cho KH&CN
từ NSNN hoặc từ nguồn kinh phí của địa phương, Bộ, Ngành, đơn vị phải có sự sắp
21
Đại học Kinh tế Huế
xếp hợp lý việc sử dụng nguồn kinh phí cho các loại nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng, triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm, đồng thời xử lý hợp lý tỷ lệ
giữa tích luỹ và tiêu dùng đối với sự phát triển KH&CN.
 Đối với các loại hình nghiên cứu khác nhau phải có phương thức
quản lý nguồn kinh phí khác nhau
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đề tài nghiên
cứu có nhiều dạng: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm,
và sản xuất thử nghiệm. Theo Nguyễn Mạnh Quân, “quản lý kinh phí nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ đòi hỏi có sự phân biệt phương thức cấp, thanh quyết toán
cũng như đánh giá các thành tựu đạt được của hoạt động nghiên cứu nhằm đảm bảo sử
dụng kinh phí có hiệu quả, tránh lãng phí hoặc không động viên, khích lệ được các
hoạt động nghiên cứu một cách toàn diện [9]” Do đó, đối với hoạt động nghiên cứu và
triển khai khác nhau, phải thực hiện các biện pháp quản lý tài chính khác nhau.

 Chú ý hiệu quả lợi íchkinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, trong hoạt động KH&CN, “nghiên cứu khoa
học là dạng lao động sáng tạo, tìm tòi cái mới, có nhiều rủi ro, nhất là dạng nghiên cứu
cơ bản. Loại hình nghiên cứu này ít mang mục đích kinh tế trực tiếp, nhưng vẫn phải
đầu tư kinh phí và vẫn phải luôn quan tâm tới hiệu quả kinh tế, phải tính toán các loại
tiêu hao về kinh phí, nhân lực, vật lực và thực hiệ hạch toán kinh tế toàn diện để đảm
bảo sử dụng có hiệu quả nhất số vốn đầu tư cho ng iên cứu khoa học và phát triển
công nghệ [10]”.
 Tăng cường quản lý kinh phí thông qua Kho bạc, Ngân hàng

Nhằm tăng cường sự thông thoáng và tính minh bạch tài chính, các khoản vay
cho NCKH, kinh phí cho các đề tài NCKH được thông qua hợp đồng nghiên cứu và
triển khai đều thực hiện qua Ngân hàng hoặc Kho bạc.
1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học &
công nghệ
1.2.5.1 Nhóm nhân tố khách quan
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý kinh phí sự nghiệp
KH&CN chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi NSNN
22
Đại học Kinh tế Huế
cho KH&CN ở các năm, giải thich được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử,
đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần
thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp.
- Môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế ổn định, nguồn thu NSNN cũng
được tăng lên, cùng với đó, chi sự nghiệp KH&CN cũng được quan tâm đầu tư nhiều
hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp.
Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng
của môi trường kinh tế - xã hội: suy giảm kinh tế, lạm phát... Sự ổn định và tăng
trưởng của kinh tế - xã hội sẽ giúp công tác thẩm định dự toán, phân bổ kinh phí tốt
hơn những biến động của thị trường, hạn chế bớt rủi ro cho việc thực hiện các nhiệm
vụ KH&CN.
- Môi trường chính trị: Môi trường chính trị có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự
phát triển và nguồn thu của Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương. Trong tình
hình chính trị không ổn định t ì sẽ ảnh hưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới công tác
quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN.
- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn
định, cơ chế chính sách phù hợp sẽ kích thích hoạt động nghiên cứu KH&CN phát
triển mạnh mẽ, từ đó, công tác quản lý nguồn nh phí sự nghiệp KH&CN cũng được
quan tâm đẩy mạnh đề tương xứng với sự phát triể của các hoạt động nghiên cứu khoa
học.
- Môi trường tự nhiên: Các nhiệm vụ KH&CN li n quan đến lĩnh vực nông
nghiệp, thủy sản có đặc thù theo mùa vụ nên quá trình quản lý nguồn kinh phí thường
gặp khó khăn. Ngành nông nghiệp, thủy sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khi
thời tiết không thuận lợi dẫn đến sản phẩm cuối cùng của nhiệm vụ khoa học không
đạt yêu cầu từ đó ảnh hưởng đến quản lý tài chính, cấp phát kinh phí.
1.2.5.2 Nhóm nhân tố chủ quan
- Cơ chế chính sách của tỉnh: Hàng năm theo quan điểm của tỉnh về các vấn
đề kinh tế xã hội, những đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm cần được ưu tiên cũng ảnh
hưởng đến nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Điều này còn thể hiện ở
danh mục các nhiệm vụ KH&CN được phê duyệt thực hiện. Danh mục này thể hiện
phần nào mối quan tâm, đầu tư nghiên cứu trong từng giai đoạn, do vậy, kinh phí sự
23
Đại học Kinh tế Huế
nghiệp KH&CN cũng được phân bổ tương ứng cho các lĩnh vực nghiên cứu.
- Năng lực quản lý nguồn kinh phí: Việc sử dụng nguồn kinh phí có được
thực hiện đúng như kế hoạch hay không, có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào
năng lực quản lý và sử dụng nguồn kinh phí của Sở cũng như các đơn vị chủ trì thực
hiện nhiệm vụ. Với đặc thù nghiên cứu cơ bản, vai trò của công tác quản lý, giám sát
ngày càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của
nhiệm vụ KH&CN. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phù hợp, không chỉ giúp
cho nhiệm vụ KH&CN thực hiện thành công, nhanh chóng mang lại hiệu quả, mà còn
giúp giảm được những chi phí không cần thiết trong quá trình nghiên cứu.
1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.3.1 Kinh nghiệm củ một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Hungary
Tại Hungary, đối với việc quản lý nguồn sự nghiệp khoa học, các nhiệm vụ
KHCN được đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện. Đặc biệt chú ý đến tính đổi mới và
hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ. Đồng thời, trên cơ sở định hướng nghiên cứu
của Hội đồng KH&CN quốc gia, Tổng Công ty phát triển kinh tế Hungary (tổ chức
mà ngân hàng quốc gia Hungary nắm giữ cổ phầ chủ yếu) được Nhà nước giao nhiệm
vụ thực hiện việc xét duyệt. Việc nguồn vố và công tác triển khai công việc này được
giao cho một Tổng Công ty có ngân hàng nắm giữ cổ phẩn là biện pháp gián tiếp hữu
hiệu để có thể quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước dành cho nghiên
cứu khoa học. Tất cả mọi hoạt động, đặc biệt là việc sử dụng nguồn kinh phí dành cho
R&D đều thông qua cơ chế tín dụng công khai. Ngoài ra, Tổng Công ty và các cơ
quan quản lý có liên quan còn phải chịu sự kiểm soát của cơ q an kiểm toán Nhà nước
và Cục kiểm soát (Goverment control agency) của Chính phủ để đảm bảo hoạt động
của các cơ quan đó đúng pháp luật.
1.3.1.2. Nhật Bản
Nhật Bản không chỉ là một cường quốc về kinh tế, mà còn là một cường quốc
về khoa học và công nghệ. Nói cách khác, kinh tế Nhật Bản mạnh cũng vì có nền khoa
học và công nghệ mạnh, và ngược lại. Là một nước không có truyền thống khoa học
24
Đại học Kinh tế Huế
và công nghệ từ nhiều thế kỷ trước như các nước châu Âu, Nhật Bản đã làm được
nhiều điều đáng nể về khoa học và công nghệ trong một thế kỷ vừa qua.
Theo Trần Ngọc Hoa, “Kinh phí của Nhật Bản dành cho khoa học và công
nghệ (KH&CN) chiếm 7,55% của toàn bộ chi tiêu quốc gia. Kinh phí này được phân
bổ cho các đề án và chương trình KH&CN do nhiều Bộ và cơ quan quản lý, trong đó
MEXT (Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ) nhận khoảng 65%,
METI (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) nhận khoảng 15%, MOD (Bộ Quốc
phòng) nhận khoảng 5%, MHLW (Bộ Y tế, Lao động, và Phúc lợi Xã hội) nhận
khoảng 5%, …[4]” Việc phân bổ này do MOF (Bộ Tài chính) quyết định, dựa trên
đánh giá của Hội đồng Chính sách KH&CN (SCTP, là tổ chức cố vấn của Hội đồng
Chính phủ) về các đề án và chương trình KH&CN do các Bộ đề xuất. Hàng năm,
CSTP đánh giá các đề xuất này theo các loại S (xuất sắc), A (rất tốt), B (tốt), và C (cần
phản biện lại).
Ở Nhật, một phần lớn kinh phí KH&CN mỗi Bộ nhận từ nhà nước lại được
giao cho một số tổ chức và viện nghiên cứu thực hiện, trong đó NEDO, JST, và JSPS
là ba cơ quan không làm nghiên cứu KH&CN nhưng chịu trách nhiệm tổ chức, phân
bổ và quản lý một số loại đề tài KH&CN.
Hiện nay có tám lĩnh vực ưu tiên về KH&CN ở Nhật Bản, trong đó nhóm ưu
tiên hàng đầu gồm các khoa học về sự sống, công ghệ thông tin và truyền thông, các
khoa học về môi trường, công nghệ nano và vật liệu; và nhóm ưu tiên thứ hai gồm
năng lượng, công nghệ chế tạo, hạ tầng cơ sở, không gian và đại dương.
MEXT và JSPS là hai cơ quan tổ chức và quản lý phần kinh phí KH&CN liên
quan đến đông đảo người làm nghiên cứu ở Nhật Bản. JSPS là một tổ chức hành chính
độc lập thành lập năm 1932, theo luật nhà nước hoạt động cho các tiến bộ trong mọi
lĩnh vực của khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn.
Một điều ở Nhật khác biệt rất lớn với ta là dùng kinh phí đề tài. Ở Nhật, kinh
phí đề tài, dù lớn hay nhỏ, đều không được dùng như một loại thu nhập thêm cho bất
kỳ ai. Những khoản chi tiêu chính gồm có thiết bị, tham gia hội nghị, hợp tác khoa
học, hỗ trợ sinh viên, và một phần nhỏ cho chi khác. Tất cả kinh phí đều được sử dụng
qua hệ thống tài vụ và người làm không bao giờ động đến tiền mặt. Bộ phận tài vụ của
mỗi cơ sở đảm bảo việc chi tiêu theo đúng quy định. Đặc điểm chính là kinh phí đề tài
25
Đại học Kinh tế Huế
luôn minh bạch và trong suốt. Người thực hiện đề tài và người quản lý luôn có thể
theo dõi tình hình tài chính của đề tài trong cơ sở dữ liệu qua truy nhập mạng. Cơ
quan quản lý được nhận chừng 15% tổng kinh phí đề tài, chi cho nhà cửa, điện nước,
liên lạc, công tác quản lý, … Kinh phí đề tài khoa học của ta luôn có một phần dành
hỗ trợ trực tiếp cho người thực hiện. Thiết nghĩ, cũng là đáng cân nhắc nếu kinh phí
của các đề tài khoa học ở ta có thể chính thức dùng một tỷ lệ nào đó hỗ trợ cho người
quản lý, nhằm tăng hiệu quả và tính minh bạch của công việc này.
1.3.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh, đơn vị trong nước
1.3.2.1. Tỉnh Thái Bình, tỉnh Quảng Nam
Đối với việc quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, hàng
năm Sở khoa học và Công nghệ căn cứ vào chủ trương đường lối của tỉnh dành cho
các lĩnh vực tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội từ đó phân
bổ nguồn kinh phí.
Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm phần nội dung và quy trình. Việc
quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Sở Tài chính cấp kinh phí cho
các Sở ban ngành, đơn vị tham gia thực hiện đề tài, dự án trên cơ sở nhiệm vụ được
giao và kinh phí được duyệt.
1.3.2.2. Tỉnh Hải Dương
Đối với việc quản lý nguồn sự nghiệp khoa ọc và công nghệ, các nhiệm vụ
KHCN được đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện. Đặc biệ chú ý đến tính đổi mới và
hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ. Đồng thời, trên cơ sở định hướng nghiên cứu
của Hội đồng KH&CN tỉnh,việc quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học thông qua Quỹ
quản lý tài chính khoa học và công nghệ.
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng
Bình trong việc quản lý nguồn kinh phí khoa học & công nghệ
- Cơ chế quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN ở tỉnh Thái Bình, Quảng
Nam chủ yếu giao cho Sở Tài chính, Sở KH&CN nắm vai trò trung gian, chủ yếu đi
sâu tập trung vào thẩm định nội dung nghiên cứu. Cơ chế này giúp Sở KH&CN có thể
đi sâu vào nghiên cứu, không bị phân tán bởi ván đề kinh phí, tuy nhiên nó khiến cho
Sở không chủ động được các nhiệm vụ thực hiện trong năm, nguồn kinh phí chờ Sở
26
Đại học Kinh tế Huế
Tài chính cấp về cho từng nhiệm vụ sẽ gây chậm trễ trong quá trình thực hiện những
nhiệm vụ có tính cấp bách.
- Đối với việc thành lập Quỹ quản lý tài chính khoa học và công nghệ như tỉnh
Hải Dương, tỉnh Quảng Bình đang tiến hành làm đề án thực hiện. Tuy nhiên, trong
giai đoạn hiện nay, nguồn kinh phí sự KH&CN của tỉnh còn khá ít, chưa là lĩnh vực
trọng yếu để có thể thành lập Quỹ và bố trí nhân sự tương ứng.
Do vậy, cơ chế quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN hiện nay của tỉnh là
phù hợp với đặc thù và tính chất nhiệm vụ. Trong tương lai, khi nhu cầu phát triển
KH&CN được tăng cao, thị trường công nghệ đa dạng và cởi mở hơn, thì mô hình
quản lý như tỉnh Hải Dương là một gợi ý tốt để xây dựng bộ máy quản lý nguồn kinh
phí sự nghiệp KH&CN.
27
Đại học Kinh tế Huế
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ
NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ QUẢNG BÌNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình nằm ở vĩ độ từ 160
55'12'' đến 180
05'12'' Bắc và kinh độ
1050
36'55'' đến 1060
59'37'' Đông. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh; phía Nam giáp Quảng Trị;
phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Lào với 201 km đường biên giới. Diện tích
tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2
, dân số năm 2015 có 872.925 người, chiếm 2,45%
về diện tích và 1,02% dân số cả nước. Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và
có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không
Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và
tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa
khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85%
Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ
bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồ g bằng, vùng cát ven biển.
Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi
khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm ai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 -
2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24o
C - 25o
C. Ba tháng có
nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở
vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như
sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm
hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9%
và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học
28
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY
Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY

More Related Content

Similar to Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY

Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfMan_Ebook
 
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà NộiQuản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nộiluanvantrust
 
Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...
Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...
Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...
Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...
Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...sividocz
 

Similar to Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY (20)

Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại viễn thông Quảng Bình
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại viễn thông Quảng BìnhLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại viễn thông Quảng Bình
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại viễn thông Quảng Bình
 
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà NamPhát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
Phát triển loại hình du lịch Tâm Linh tại khu du lịch quốc gia Tam Chúc Hà Nam
 
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm NghiệpLuận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Lâm Nghiệp
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
 
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdfPhát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
 
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và NhỏNâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
 
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Tại Viễn Thông Quảng Bình
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Tại Viễn Thông Quảng BìnhLuận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Tại Viễn Thông Quảng Bình
Luận Văn Tạo Động Lực Cho Người Lao Tại Viễn Thông Quảng Bình
 
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đChính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
Chính sách phát triển Nguồn nhân lực Khoa học tỉnh Đắk Lắk, 9đ
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm họcĐề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
 
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm họcĐề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
Đề tài: Chương trình hỗ trợ đăng ký kế hoạch công tác năm học
 
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà NộiQuản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội
 
Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...
Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...
Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại c...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại...
 
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạchlv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
lv: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Phân Phối Vé Xổ Số Kiến Thiết Quảng Bình
Hoàn Thiện Hệ Thống Phân Phối Vé Xổ Số Kiến Thiết Quảng BìnhHoàn Thiện Hệ Thống Phân Phối Vé Xổ Số Kiến Thiết Quảng Bình
Hoàn Thiện Hệ Thống Phân Phối Vé Xổ Số Kiến Thiết Quảng Bình
 
Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...
Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...
Luận Văn Biện Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Trường Cao Đẳng ...
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Luận văn: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, HAY

  • 1. Đại học Kinh tế Huế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN PHƯƠNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN HUẾ, 2018
  • 2. Đại học Kinh tế Huế LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Phương Thảo i
  • 3. Đại học Kinh tế Huế LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của nhiều tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế đã truyền đạt kiến thức, giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong hai năm học tập, nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trịnh Văn Sơn đã dành thời gian tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi cách vận dụng kiến thức và các phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Sở, các anh chị đồng nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình công tác, cũng như đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và những kiến thức quý giá để tôi có thể hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè đã chia sẻ khó khăn, động viên và khích lệ tôi trong họ tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp quý báu của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn và tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Phương Thảo ii
  • 4. Đại học Kinh tế Huế TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TÊ Họ và tên học viên : NGUYỄN PHƯƠNG THẢO Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH VĂN SƠN Tên đề tài: “hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tại sở khoa học và công nghệ quảng bình” 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp, thứ cấp - Phương pháp tổng hợp và phân tí h - Phương pháp chuyên gia 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quả lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình trong giai đoạn 2013-2017, từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân của các tổn tại. Từ đó, trên cơ sở quan điểm, mục tiêu chung về phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và phát triển nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, gắn bó chặt chẽ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN với sản xuất, đời sống, nhu cầu xã hội, tạo cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển mạnh mẽ thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. iii
  • 5. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CB, CC Cán bộ, công chức CNH Công nghiệp hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KH&CN Khoa học và Công nghệ KT-ĐL-TN Kỹ thuật - Đo lường - Thử nghiệm NCCB Nghiên cứu cơ bản NCKH Nghiên cứu khoa học NCUD Nghiên cứu ứng dụng NSNN Ngân sách N à nước UBND Ủy ban nhân dân TC-ĐL-CL Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng XHCN Xã hội chủ nghĩa iv
  • 6. Đại học Kinh tế Huế MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TÊ............................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................................................iv MỤC LỤC..................................................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................................................................ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ,SƠ ĐỒ...............................................................................................................................xi Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................................4 5. Kết cấu luận văn................................................................................................................................................................5 Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ......................................................................6 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ............................................................................................................................................................................................6 1.1.1. Ngân sách nhà nước và kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ .....................................6 1.1.2. Nguồn hình thành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.................................8 1.1.3. Chi kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ...............................................................................10 1.2. QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ........12 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng quản lý.................................................................................................................12 1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ..............................................................................................................................................................................................14 1.2.3. Nội dung công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ (ở địa phương cấp tỉnh).................................................................................................................................................................15 1.2.4. Nguyên tắc quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ..........................19 v
  • 7. Đại học Kinh tế Huế 1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ 22 1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........................................................................................24 1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ........................................................................................24 1.3.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh, đơn vị trong nước ............................................................................26 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình trong việc quản lý nguồn kinh phí khoa học & công nghệ...................................................................................26 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH...........................................................................................................................................................................................28 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH...... 28 2.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình..................................................................................................28 2.1.2. Tổng quan về Sở Khoa ọc và Công nghệ Quảng Bình..............................................................30 2.1.3. Tình hình phân bổ và sử dụng Ngân sách nhà nước cho hoạt động Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................................34 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH.....................................................................................................................................................................37 2.2.1 Bộ máy quản lý điều hành và thực trạng phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình............................................................................................................37 2.2.2. Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán và phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình.....................................................................................................42 2.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện và chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ .................................................................................................................................................................................47 2.2.4. Đánh giá công tác kiểm tra, quyết toán kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ 49 2.2.5. Đánh giá kết quả thực hiện nguồn kinh phí........................................................................................52 vi
  • 8. Đại học Kinh tế Huế 2.3. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH....................................................................................................................................................66 2.3.1. Mẫu điều tra các đơn vị thực hiện nhiệm vụ KH&CN................................................................66 2.3.2 Kết quả đánh giá của các đối tượng thực hiện thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.... 68 2.3.3. Ý kiến đánh giá của lãnh đạo và cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình..............................................................................................................................................................................................74 2.3.4. Ý kiến đánh giá của các chuyên gia.........................................................................................................75 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH .........76 2.4.1 Những kết quả đạt được....................................................................................................................................76 2.4.2 Những tồn tại, hạn chế.......................................................................................................................................77 2.4.3 Nguyên nhân tồn tạ hạn chế...........................................................................................................................80 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH..................................................................................................................................82 3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU................................................................................82 3.1.1. Quan điểm.................................................................................................................................................................82 3.1.2. Định hướng...............................................................................................................................................................85 3.1.3. Mục tiêu......................................................................................................................................................................85 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ..............................................................................................86 3.2.1 Hoàn thiện chiến lược phát triển sự nghiệp Khoa học và Công nghệ ................................86 3.2.2. Hoàn thiện quy trình lập dự toán...............................................................................................................87 3.2.3 Hoàn thiện quy trình phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.....................87 3.2.4. Hoàn thiện quy trình kiểm tra, thanh quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.................................................................................................................................................................88 3.2.5. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế và tăng cường nguồn lực........................................................89 vii
  • 9. Đại học Kinh tế Huế Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 1. KẾT LUẬN 92 2. KIẾN NGHỊ 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 97 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii
  • 10. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nguồn NSNN phân bổ cho hoạt động KH&CN của tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2013-2017 ................................................................... 35 Bảng 2.2: Kinh phí sự nghiệp KH&CN của tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2013-2017 ............................................................................................................... 36 Bảng 2.3: Phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN cho Sở KH&CN Quảng Bình........ (theo các nội dung) giai đoạn 2013-2017.............................................. 41 Bảng 2.4: Dự toán và kinh phí sự nghiệp KH&CN được cấp cho các hoạt động khoa học của tỉnh Quảng Bình .............................................................. 43 Bảng 2.5: Dự toán và kinh phí sự nghiệp KH&CN . cấp cho Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình................................................................................... 44 Bảng 2.6: Kinh phí sự nghiệp KH&CN phân bổ cho các nhiệm vụ của Sở KH&CN Quảng Bình, giai đoạn 2013-2017 ......................................... 45 Bảng 2.7. Tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN, giai đoạn 2013-2017 ............................................................................................................... 47 Bảng 2.8. Tình hình sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN so với dự toán, giai đoạn 2013-2017 ..................................................................................... 48 Bảng 2.9. Tình hình công tác kiểm tra việc sử dụ g kinh phí sự nghiệp KH&CN, giai đoạn 2013-2017 .............................................................................. 50 Bảng 2.10: Kết quả thực hiện nguồn kinh phí sự ng iệp KH&CN giai đoạn 2013- 2017............................................................................................. 52 Bảng 2.11. Tổng hợp lĩnh vực và loại hình các nhiệm vụ KH&CN được điều tra .67 Bảng 2.12. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác lập dự toán nhiệm vụ KH&CN................................................................................. 68 Bảng 2.13. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác thẩm định kinh phí nhiệm vụ KH&CN................................................................................. 69 Bảng 2.14. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác phân bổ và cấp kinh phí nhiệm vụ KH&CN........................................................................... 70 ix
  • 11. Đại học Kinh tế Huế Bảng 2.15. Đánh giá của các đối tượngđiềutra về côngtác thanh kiểm tra tiếnđộ thực hiện nội dung và sử dụng kinh phí nhiệm vụ KH&CN 71 Bảng 2.16. Đánh giá của cá đối tượng điềutra về công tác quyết toán kinh phí nhiệm vụ KH&CN 72 Bảng 2.17. So sánh đánh giá của cá đối tượng điều tra về các giai đoạn thực hiện nhiệm vụ KH&CN 72 Bảng 2.18. Đánh giá của lãnh đạo và cán bộ của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình 74 x
  • 12. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kinh phí NSNN cho hoạt động KH&CN của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2017.......................................................................................................................... 35 Biểu đồ 2.2: Kinh phí sự nghiệp KH&CN của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2017 ... 37 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Sở KH&CN Quảng Bình 34 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ qui trình lập dự toán kinh phí sự nghiệp KH&CN 42 xi
  • 13. Đại học Kinh tế Huế Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Khoa học và Công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hoạt động khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở nước ta đã có bước chuyển biến tích cực và đạt được một số tiến bộ, kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới. Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra những hạn chế cơ bản của hoạt động khoa học và công nghệ hiện nay là: "K oa ọc, công nghệ chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy, chưa gắn kết chặt chẽ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường khoa học, công nghệ còn sơ khai, hưa tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa nghiên cứu với đào tạo và sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho khoa học, công nghệ còn thấp, sử dụng chưa hiệu quả. Chưa thực sự gắn kết với nhu cầu và hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội; chậm đưa vào ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được; trình độ khoa học và công nghệ của ta còn thấp; năng lực tạo ra công nghệ mới còn rất có hạn. Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ chưa gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; cơ chế tài chính còn chưa hợp lý. Thị trường khoa học, công nghệ phát triển chậm, chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý. Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ còn thiếu định hướng chiến lược, hiệu quả thấp... Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, khiến cho khoa học, công nghệ chưa thực sự là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội " Trong những năm qua, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công 1
  • 14. Đại học Kinh tế Huế nghệ. Nhà nước ta đã có sự đầu tư thích đáng từ Ngân sách nhà nước (NSNN) cho sự nghiệp khoa học và công nghệ, góp phần tạo ra những thành tựu quan trọng về quy mô, nâng cao chất lượng cho nền khoa học… Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) muốn phát triển thì cần phải có nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ là một trong những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, việc quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích cơ chế phân bổ, quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học nhằm tìm ra những ưu nhược điểm, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm trong công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước (NSNN) cho sự nghiệp khoa học có ý nghĩa rất quan trọng thúc đẩy sự nghiệp khoa học & công nghệ củ đất nước phát triển. Hiện nay, hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học & công nghệ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là việc chưa bố trí đúng, đủ nguồn k nh phí này theo quy định để phục vụ cho các dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tồn tại này, ngoài các nguyên nhân chủ quan, khách quan khác có một nguyên nhân rất quan trọng đó là quy trình, cơ chế quản lý các dự án, nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chưa thống nhất, đồng bộ và khoa học. Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vù g Bắc Trung Bộ Việt Nam, có nhiều tiềm năng thế mạnh. Tuy nhiên, cho đến nay, Quảng Bình vẫn là một trong những tỉnh nghèo của nước ta. Điều đó được thể hiện trên các mặt kinh tế, xã hội, các cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là kết cấu hạ tầng, về lực lượng sản xuất và năng suất lao động... còn yếu kém và lạc hậu. Với tình trạng đó, tỉnh chưa thể đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và đồng thời gặp khó khăn trong việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là Quảng Bình còn lạc hậu về cơ sở hạ tầng, chưa tận dụng hiệu quả các lợi thế của tiến bộ khoa học, khả năng ứng dụng KH&CN vào công cuộc phát triển kinh tế địa phương còn thấp. Một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là sử dụng hiệu quả kinh phí sự nghiệp KH&CN nhằm đưa tiến bộ KH&CN để giải quyết vấn đề trong tỉnh, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển kinh tế bền vững. Nhằm làm rõ về công tác quản lý và phát triển nguồn kinh phí sự nghiệp khoa 2
  • 15. Đại học Kinh tế Huế học và công nghệ, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình hiện nay, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và phát triển nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình” cho Luận văn cao học. 2. Mục tiêunghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Từ nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề tài nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN; - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, giai đoạn 2013-2017; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện ông tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình đến năm 2022. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN. Đối tượng điều tra: Các chủ nhiệm đề tài sự dụng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN; Cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp quản lý nguồn kinh phí KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN, quản lý kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian 2013-2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2022. 3
  • 16. Đại học Kinh tế Huế 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu  Nguồn tài liệu, dữ liệu thứ cấp Thu thập số liệu từ sách báo và Internet, các số liệu này có tính chất tổng quan, khái quát cơ sở lý thuyết về quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. - Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình ở các Báo cáo thống kê nhằm phản ánh một cách rõ nét tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển và các thuận lợi cũng như các khó khăn của địa phương. - Thu thập tài liệu ở các phòng ban trong Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, quy trình liên quan đến công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.  Thu thập số l ệu sơ cấp  - Điều tra các đơn vị t am gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để có được các nhận xét về công tác lập dự toán và phân bổ nguồn kinh phí, thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp khoa học. Việc điều tra mẫu được tiến hành như sau: + Điều tra các đơn vị đã và đang tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình giai đoạn 2013-2017: 80 đơn vị. + Phương pháp điều tra: Sử dụng bảng câu hỏi + Đối tượng điều tra: Chủ nhiệm, thư ký hoặc kế toán nhiệm vụ KH&CN + Mục đích điều tra: Đánh giá về công tác quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình tập trung các thông tin về xét duyệt, qui trình, quản lý thu chi, thanh kiểm tra..... Tính minh bạch, công bằng trong công tác xét kinh phí nhiệm vụ; Tính khoa học và hợp lý trong quy trình sử dụng kinh phí KH&CN, sự phù hợp giữa tình hình thực tế và tiến độ phân bổ kinh phí cho đề tài. - Phỏng vấn và khảo sát lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích - Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; phương pháp chỉ số; đối chiếu các căn cứ, qui trình lập, phân bổ nguồn 4
  • 17. Đại học Kinh tế Huế kinh phí sự nghiệp KH&CN theo qui định của Nhà nước so với qui trình đang thực hiện... - Phương pháp thống kê mô tả để mô tả, xác định mối quan hệ giữa các nội dung sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN; - Phương pháp so sánh nhằm xác định xu hướng biến động của quá trình phân bổ và cơ cấu sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN qua các năm. 4.3. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn ở địa phương về các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính nói chung và quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học nói riêng (cụ thể là cán bộ KBNN trực tiếp chuyên quản Sở KH&CN và Trưởng phòng Tài chính - Hành chính sự nghiệp thuộc Sở Tài chính). Từ đó, đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về các vấn đề nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu và đánh giá được chính xác, khách quan, khoa học hơn. 5. Kết cấu luận văn Nội dung nghiên cứu của luận văn được kết cấu như sau: Phần I. Đặt vấn đề Phần II. Nội dung nghiên cứu Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ; Chương II. Thực trạng công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình; Chương III. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình. Phần III. Kết luận và kiến nghị 5
  • 18. Đại học Kinh tế Huế Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1.1. Ngân sách nhà nước và kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ 1.1.1.1 Ngân sách nhà nước và chi Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước huy động và tập trung một bộ phận các nguồn tài chính trong xã hội dưới các hình thức như: Thuế và các khoản thu không mang tính chất thuế, vay nợ của chính phủ trong và ngoài nước, viện trợ quốc tế. Qua phương thức chi: Nhà nước sử dụng NSNN để cấp phát vốn, kinh phí, tài trợ về vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp… nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Như vậy, NSNN gắn liền hoạt động của Nhà nước, là một trong những công cụ hết sức quan trọng, không thể thiếu được nhằm đảm bảo hoạt động của Nhà nước. Khi nói về ngân sách nhà nước, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân sách nhà nước (NSNN). Khái niệm về NSNN được iểu đầy đủ theo quy định tại Điều 4 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 : “Ngân sách n à nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”. Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu cơ bản, chủ đạo của tài chính nhà nước, là nguồn tài chính tập trung quan trọng nhất trong hệ thống tài chính quốc gia. NSNN tác động trực tiếp đến việc tăng quy mô đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Thông qua việc phân bổ NSNN, Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế nhằm phát triển bền vững và không ngừng 6
  • 19. Đại học Kinh tế Huế nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội. Điều đó cho thấy việc phân bổ sử dụng có hiệu quả vốn NSNN của quốc gia nói chung và của các địa phương nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xã hội của mình. Theo TS Đặng Văn Du, “Chi Ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN do quá trình thu, tạo lập nên nhằm duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Chi thường xuyên NSNN là những khoản chi phát sinh tương đối đều đặn cả về mặt thời gian và quy mô các khoản chi. Nói cách khác là những khoản chi được lặp đi lặp lại tương đối ổn định theo những chu kỳ thời gian cho những đối tượng nhất định [2]”. Chi thường xuyên củ NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN (chiếm khoảng 70%) do đó hoạt động này liên quan đến nhiều đối tượng và tác động đến lợi ích của nhiều chủ thể kinh tế, xã hội. Trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và công nghệ là chi thường xuyên của ngân sách nhà nước. 1.1.1.2 Kinh phí sự ng iệp khoa học & công nghệ Theo TS Hoàng Xuân Long, “Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) là khoản kinh phí do Ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc cấp trên cấp cho đơn vị, hoặc được Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện trợ, tài trợ trực tiếp thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án đã được phê duyệt, để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trên giao không vì mục đích lợi nhuận [6]”. Việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án phải theo đúng dự toán được duyệt và phải quyết toán với cơ quan cấp kinh phí. Hiện nay, theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 thì nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN gồm: Nguồn tài chính từ NSNN, nguồn đầ tư từ doanh nghiệp (DN), nguồn đầu tư từ nước ngoài. Nguồn từ NSNN chi cho KH&CN được đảm bảo tỷ lệ so với tổng chi NSNN tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp KH&CN. Nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN chủ yếu được hình thành từ nguồn NSNN và được phân bổ hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ KH&CN và yêu cầu phát triển KH&CN của từng lĩnh vực, của từng địa phương trong thời điểm nhất định. Kinh phí sự nghiệp KH&CN phải được sử dụng đúng mục đích theo từng chương trình, đề tài, 7
  • 20. Đại học Kinh tế Huế dự án và được quyết toán theo đúng quy định, tùy thuộc vào từng nguồn hình thành. Chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên của NSNN (Trung ương, địa phương), được thực hiện theo Luật NSNN (quy định tại Điều 36 và Điều 38). 1.1.2. Nguồn hình thành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ Nguồn hình thành nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nước (NSNN) và được chia thành Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách Trung ương bao gồm kinh phí cân đối từ Bộ KH&CN và từ các Bộ ngành và ngân sách địa phương là nguồn được cân đối từ ngân sách của tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. 1.1.2.1 Nguồn từ Ngân sách Trung ương Nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN từ nguồn Ngân sách Trung ương là nguồn bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương cho ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương thực hiện dự án do Trung ương ủy quyền cho địa phương và chi hoạt động chung của chương trình ở địa phương. ThS Phương Thị Hồng Hà cho rằng, cơ chế hình thành nguồn Ngân sách Trung ương bao gồm: - “Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập hẩu; thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hoá nhập khẩu; các khoản thuế, phí và thu khác từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí; - Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam; - Phí, lệ phí do các cơ quan nhà nước trung ương thực hiện thu và phí thu từ các khoản ngân sách Trung ương đầu tư, nhưng chưa chuyển giao cho các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; - Thu hồi vốn của ngân sách Trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước; thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương; thu từ bán tài sản nhà nước kể cả quyền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương quản lý; 8
  • 21. Đại học Kinh tế Huế - Thu kết dư ngân sách Trung ương; thu chuyển nguồn của ngân sách Trung ương từ năm trước chuyển sang; thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc trung ương xử lý và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [3]”. 1.1.2.2 Ngân sách địa phương Là nguồn chủ yếu của kinh phí KH&CN Nhà nước, bao gồm: - Kinh phí sự nghiệp khoa học: Bao gồm kinh phí tính theo đầu người: tiền lương, phụ cấp, phúc lợi xã hội, công vụ, mua bán, lắp đặt thiết bị cỡ nhỏ và nghiệp vụ phí. Về thực chất, đó là kinh phí đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan NCKH. - Quỹ Khoa học tự nhiên: Được sử dụng để cấp cho các hoạt động nghiên cứu cơ bản (NCCB) và nghiên cứu ứng dụng (NCƯD). Đây là nguồn kinh phí chủ yếu của các viện NCCB, các trường Đại học và Cao đẳng thực hiện công tác NCKH, chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hiện đại hoá nội dung đào tạo để theo kịp trình độ KH&CN thế giới. Các đơn vị có thể lựa chọn vấn đề nghiên cứu như những vấn đề có ý nghĩa khoa học quan trọng, có tiền đồ ứng dụng to lớn, đặc biệt là kết hợp có xây dựng và hiện đại hoá đất nước với các điều kiện tự nhiên và đặc điểm tài nguyên trong nước; những vấn đề có ý tưởng học thuật mới mẻ, có căn cứ lập luận đầy đủ, nội dung và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cụ thể, tiên tiế , có phương pháp nghiên cứu và đường lối kỹ thuật hợp lý, khả thi, trong thời gian ngắn có hể thu được thành quả dự định. Với các điều kiện nêu trên kết hợp với dự toán kinh phí hợp lý và năng lực thực hiện đảm bảo thì có thể được xem xét và cấp kinh phí thực hiện. - Kinh phí hỗ trợ phát triển KH&CN: Đó là kinh phí hỗ trợ dùng cho sản xuất thử sản phẩm mới, thí nghiệm trung gian và cho các vấn đề NCKH lớn, đặc biệt cần thiết. Hạng mục kinh phí này chiếm khoảng 1/2 tổng kinh phí của ngân sách dành cho KH&CN. Hiện nay, mức chi kinh phí hành chính dần dần được giảm bớt, đồng thời áp dụng chế độ hợp đồng đấu thầu, nhận thầu, uỷ thác cho ngân hàng giám sát sử dụng và căn cứ vào quy định của hợp đồng để thu hồi tiền vốn phải hoàn trả. - Kinh phí xây dựng cơ bản trong KH&CN: Do Nhà nước duyệt cấp, căn cứ vào phương thức đầu tư cơ bản: Xây dựng mới, mở rộng cơ sở nghiên cứu, cơ sở thí nghiệm trung gian và mua bán lắp đặt máy móc, thiết bị trong xây dựng cơ bản. 9
  • 22. Đại học Kinh tế Huế - Quỹ phát triển KH&CN của Nhà nước, Bộ, ngành hay tổ chức, doanh nghiệp: Tùy theo từng loại quỹ có các quy định và phạm vi sử dụng khác nhau. Loại quỹ này chủ yếu dùng tài trợ cho các nghiên cứu KH&CN lớn, sản xuất thử sản phẩm mới, tư vấn về quyết sách KH&CN của địa phương hoặc ngành, các hạng mục phổ biến mang tính mẫu mực và các hạng mục KH&CN trọng điểm. Nguồn chủ yếu của các loại quỹ này là từ NSNN, phần giảm bớt của kinh phí sự nghiệp KH&CN được tính toán để từng bước giảm xuống, tiền vốn bồi hoàn sau khi sử dụng quỹ từ ngân sách địa phương hay từ tỷ lệ phần trăm được phép trong sản xuất kinh doanh. Quỹ cũng tiếp nhận cả kinh phí quyên góp của các doanh nghiệp, đoàn thể và bạn bè. 1.1.2.3 Các nguồn kinh phí khác - Vốn tự có: Đây là nguốn kinh phí mà đối với doanh nghiệp hay tổ chức KH&CN được tạo lập chủ yếu từ quỹ phát triển KH&CN, từ các mối quan hệ ngang trong quá trình hoạt động NCKH, chuyển g ao công nghệ, từ cổ phần hóa hay thực hiện giao dịch chứng khoán và nói chung từ việc thương mại hóa các thành quả nghiên cứu,... - Nguồn kinh phí đối ứng: Là nguồn kinh phí đóng góp của các cơ quan, đơn vị, các cá nhân thụ hưởng dự án. - Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác. 1.1.3. Chi kinh phí sự nghiệp khoa học và công ghệ 1.1.3.1. Mục đích chi Trần Quang Huy cho rằng: “Mục đích tổng quát của nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN là thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tư phát triển [5]”: - Về mục đích tài chính: trong nền kinh tế thị trường, mục đích tài chính tổng quát là hình thành, ổn định, lành mạnh hoá các loại hình thị trường tài chính, tăng quy mô nguồn tài chính một cách hợp lý và có hiệu quả ở tất cả các khâu trong hệ thống tài chính. + Đối với doanh nghiệp: Nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN là lành mạnh hoá các quan hệ tài chính của DN, thúc đẩy các hoạt động đầu tư, huy động tối đa vốn của DN để khuyến khích các DN tham gia vào lĩnh vực khoa học, nghiên cứu triển khai những sản phẩm mới cung ứng ra thị trường. 10
  • 23. Đại học Kinh tế Huế + Đối với nguồn kinh phí dân cư: Nguồn sự nghiệp KH&CN thúc đẩy tích luỹ, đầu tư vào sản xuất và vào thị trường tài chính, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư. - Về mục đích kinh tế: Ổn định kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ổn định kinh tế là phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và ổn định giá cả, khắc phục tác động của chu kỳ kinh tế và thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế bao gồm điều chỉnh cơ cấu đầu tư, điều chỉnh thu nhập thông qua các công cụ của chính sách tài chính như: thuế thu nhập, lãi suất, ưu đãi đầu tư, tài trợ và khuyến khích xuất khẩu. Đối với nước ta do yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”, yêu cầu tăng cường năng lực nghiên cứu phát triển, làm chủ công nghệ tiên tiến, hiện đại, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ là thực sự cần thiết. 1.1.3.2. Nội dung chi Nguồn kinh phí sự ng iệp KH&CN là phần kinh phí được dành cho các hoạt động KH&CN bao gồm phần kinh phí sự nghiệp, đảm bảo đời sống, hoạt động bình thường của những người hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, phần kinh phí đảm bảo cho xây dựng cơ bản, phần kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát triển công nghệ (PTCN). Theo Đinh Thị Nga, kinh phí sự nghiệp KH&CN là “một dạng tiềm lực KH&CN chi phối các dạng tiềm lực khác. Kinh phí KH&CN phải tuân thủ quy luật phát triển KH&CN, hoạt động kinh tế và uân thủ các quy luật kinh tế - tài chính, do đó quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN là ấ yếu [8]”. Nội dung chi nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN cho: - Chi cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ về ứng dụng kỹ thuật tiến bộ; - Các nhiệm vụ về tham mưu tư vấn cho tỉnh/thành phố về hoạt động KH&CN; - Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; - Công tác Sở hữu trí tuệ; - Tăng cường cơ sở vật chất của Sở, chi cục và các trung tâm kỹ thuật - Hoạt động thông tin KH&CN; - Công tác đào tạo, tập huấn, hợp tác quốc tế, thống kê tiềm lực KH&CN, thanh tra KH&CN. 11
  • 24. Đại học Kinh tế Huế Hoạt động KH&CN của các địa phương rất phong phú, nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, áp dụng các thành tựu KH&CN đã được tạo ra ở trong nước và nước ngoài vào điều kiện cụ thể của địa phương, các đề tài nghiên cứu về khoa học xã hội. Thực tế cơ sở vật chất của các Sở KH&CN, các Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, các trung tâm phân tích, trung tâm ứng dụng, trạm trại nghiên cứu, thực nghiệm còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý KH&CN địa phương. Việc trang bị cơ sở vật chất bằng nguồn vốn đầu tư cơ bản không có nên các Sở đã dành kinh phí sự nghiệp khoa học hàng năm để bổ sung cơ sở vật chất cho các đơn vị thuộc Sở. 1.2. QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍSỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng quản lý 1.2.2.1 Khái niệm quản lý và hoạt động quản lý Quản lý: Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp ...) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý). Phạm Văn Khoan cho rằng: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động [7]”. Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến: Bản chất của con nguời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là con người không thể tồn tại và phát triển nếu không quan hệ và hoạt động với người khác. Khi con người cùng tham gia hoạt động với nhau thì tất yếu phải có một “ý chí điều khiển” hay là phải có tác nhân quản lý nếu muốn đạt tới trật tự và hiệu quả. Mặt khác, con người thông qua hoạt động để thoả mãn nhu cầu mà thoả mãn nhu cầu này lại phát sinh nhu cầu khác, vì vậy con người phải tham dự vào nhiều hình thức hoạt động với nhiều loại hình tổ chức khác nhau. Chính vì vậy, hoạt động quản lý tồn tại như một tất yếu ở mọi loại hình tổ chức khác nhau trong đó tổ chức kinh tế chỉ là một trong những loại hình tổ chức cơ bản của con người. Hoạt động quản lý: Biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người. 12
  • 25. Đại học Kinh tế Huế Thực chất của quan hệ giữa con người với con người trong quản lý là quan hệ giữa chủ thể quản lý (người quản lý) và đối tượng quản lý (người bị quản lý). 1.2.1.2 Đặc trưng của quản lý Một trong những đặc trưng nổi bật của hoạt động quản lý so với các hoạt động khác là ở chỗ: Các hoạt động cụ thể của con người là biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ thể (con người) với đối tượng của nó (là lĩnh vực phi con người). Còn hoạt động quản lý dù ở lĩnh vực hoặc cấp độ nào cũng là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy, tác động quản lý (mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý) có sự khác biệt so với các tác động của các hoạt động khác. - Quản lý là tác động có ý thức: Tác động quản lý (mục tiêu, nội dung và phương thức) của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý phải là tác động có ý thức, nghĩa là tác động bằng tình cảm (tâm lý), dựa trên cơ sở tri thức khoa học (khách quan, đúng đắn) và bằng ý chí (thể hiện bản lĩnh). Có như vậy chủ thể quản lý mới gây ảnh hưởng tích cực tới đối tượng quản lý. - Quản lý là tác động bằng quyền lực: Quyền lực được biểu hiện thông qua các quyết định quản lý, các nguyên tắc quản lý, các chế độ, chính sách.v.v. Thoonmg qua quyền lực mà chủ thể quản lý mới đảm trách được vai trò của mình là duy trì kỷ cương, kỷ luật và xác lập sự phát triển ổn định, bền vững của tổ chức. Điều chú ý là cách thức sử dụng quyền lực của chủ thể quản lý có ý nghĩa quyết định tính chất, đặc điểm của hoạt động quản lý, văn hoá quản lý, đặc biệt là của phong cách quản lý. - Quản lý là tác động theo quy trình: Tác nghiệp của nó còn hoạt động quản lý được tiến hành theo một quy trình bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Đó là quy trình chung cho mọi nhà quản lý và mọi lĩnh vực quản lý. Được gọi là các chức năng cơ bản của quản lý và mang tính “kỹ thuật học” của hoạt động quản lý. - Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực: Thông qua tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình mà hoạt động quản lý mới có thể phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức. Các nguồn lực được phối hợp bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực. Nhờ phối hợp các nguồn lực đó mà quản lý trở thành tác nhân đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên hợp lực chung trên cơ sở những lực riêng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trên cơ sở những sức mạnh của các bộ phận nhằm hoàn thành mục tiêu chung một cách hiệu quả mà từng cá nhân riêng lẻ hay các 13
  • 26. Đại học Kinh tế Huế bộ phận đơn phương không thể đạt tới. - Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung: Hiệu quả của các hoạt động cụ thể được đo bằng kết quả cuối cùng mà nó mang lại nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể đến mức độ nào, còn hoạt động quản lý ngoài việc thoả mãn nhu cầu riêng của chủ thể thì điều đặc biệt quan trọng là phải đáp ứng lợi ích của đối tượng. Nó là hoạt động vừa phải đạt được hiệu lực, vừa phải đạt được hiệu quả. - Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật: Tính khoa học của hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ các nguyên tắc quản lý, phương pháp quản lý, các chức năng của quy trình quản lý và các quyết định quản lý phải được xây dựng trên cơ sở những tri thức, kinh nghiệm mà nhà quản lý có được thông qua quá trình nhận thức và trải nghiệm trong thực tiễn. Điều đó có nghĩa là, nội dung của các tác động quản lý phải phù hợp với điều kiện khách quan của môi trường và năng lực hiện có của tổ chức cũng như xu hướng phát triển tất yếu của nó. Hoạt động quản lý được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, thông qua 4 chức năng cơ bản đó là: - Hoạch định, xây dựng dự toán hay kế hoạch; - Tổ chức thực hiện kế hoạch; - Tổ chức kiểm tra, kiểm soát; - Điều chỉnh, ra quyết định. Tùy thuộc vào nội dung, đối tượng quản lý k ác nhau, mà từng nội dung của chức năng trên thể hiện là khác nhau và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ Cần phải hoàn thiện công tác quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN vì một số lý do sau đây: Một là, quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN là công cụ đắc lực giúp nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, công cụ đó chỉ thực sự hiệu quả nếu công tác quản lý chi ngân sách được thực hiện tốt, đảm bảo được các yêu cầu của công tác chi NSNN như: Chi đúng mục đích, đúng kế hoạch, bám sát vào dự toán được duyệt, chi tiết kiệm hiệu quả…. 14
  • 27. Đại học Kinh tế Huế Hai là, xuất phát từ đặc thù của chi NSNN cho sự nghiệp KH&CN có nội dung rất đa dạng với nhiều khoản chi khác nhau; các qui định của nhà nước liên quan đến chi NSNN cho sự nghiệp KH&CN nhiều và phức tạp… do đó, nếu công tác quản lý chi cho sự nghiệp KH&CN không tốt sẽ làm phát sinh thất thoát, lãng phí các nguồn kinh phí. Ba là, xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN nói riêng hiện đang tồn tại nhiều hạn chế, tồn tại như: Lập kế hoạch chưa sát đúng thực tế; các tiêu chuẩn định mức phân bổ ngân sách chưa phù hợp; quyền tham gia vào việc ra quyết định của các đơn vị còn hạn chế… Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí còn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả…; 1.2.3. Nội dung công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ (ở địa phương cấp tỉnh) Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKH&CN, “Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự t án và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng NSNN” và Căn ứ Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc “Ban hành định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bì h” t ì nội dung quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN gồm các khâu: - Lập dự toán và phân bổ dự toán chi sự nghiệp KH&CN - Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN - Quyết toán chi sự nghiệp KH&CN - Công tác kiểm tra và giám sát 1.2.3.1 Lập dự toán và phân bổ dự toán chi sự nghiệp KH&CN Hoạt động lập dự toán chi sự nghiệp KH&CN bao gồm các hoạt động từ việc chuẩn bị lập dự toán cho đến việc quyết định phân bổ, giao dự toán chi sự nghiệp KH&CN cho các đơn vị sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN Lập dự toán chi sự nghiệp KH&CN là giai đoạn bước đầu trong chu trình quản 15
  • 28. Đại học Kinh tế Huế lý chi sự nghiệp KH&CN có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của các khâu chấp hành, kế toán và quyết toán chi sự nghiệp KH&CN.  Căn cứ lập dự toán: Những căn cứ lập dự toán chi sự nghiệp KH&CN hàng năm như sau:  - Chủ trương, kế hoạch, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước và của từng địa phương. - Tình hình thu chi sự nghiệp KH&CN của tỉnh, Thành phố; phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới theo quy định.  - Số liệu kiểm tra về dự toán thu chi sự nghiệp KH&CN của các Sở, ban ngành có liên quan. - Tình hình thực hiện sự nghiệp KH&CN các năm trước đó. Định mức chi phí tính theo các đề tài dự án.  Yêu cầu lập dự toán: Một số yêu cầu đối với lập dự toán chi sự nghiệp KH&CN như:  - Phải tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo hạng mục  - Phải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật. - Phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán.   Phương pháp lập dự toán: Theo luật NSNN, công tác chuẩn bị lập dự toán hàng năm được tiến hành vào cuối quý II và đầu quý III của năm báo cáo với các công việc chủ yếu sau: - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi cho sự nghiệp khoa học 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm. Kết quả này là căn cứ thiết thực để xây dựng dự toán chi sự nghiệp khoa học năm kế hoạch. - Soạn thảo phổ biến các thông tư, chỉ thị hướng dẫn về phương hướng nhiệm vụ công tác chi ngân sách năm kế hoạch, các biện pháp nghiệp vụ chủ yếu, cách thức và thời gian hoàn thành công tác lập dự toán . - Gửi mẫu phiếu đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm kế hoạch tới các đơn vị, cơ quan, trường học, viện nghiên cứu trong và ngoài địa phương. - Cơ quan khoa học và công nghệ địa phương tổng hợp dự toán chi sự nghiệp 16
  • 29. Đại học Kinh tế Huế khoa học của các cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách cùng cấp để báo cáo Uỷ ban nhân dân, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. - Sở Tài chính phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đồng trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cùng cấp xác định tổng mức chi sự nghiệp khoa học và công nghệ của ngân sách địa phương. 1.2.3.2 Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN là khâu thứ hai của chu trình quản lý chi sự nghiệp KH&CN, nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả dự toán chi sự nghiệp KH&CN được giao. Chấp hành dự toán chi kinh phí sự nghiệp KH&CN được thể hiện qua những nội dung như: - Cấp phát kinh phí sự nghiệp khoa học: Cuối năm, Hội đồng N ân dân tỉnh sẽ ban hành Nghị quyết về dự toán thu chi ngân sách nhà nước, trong đó kinh phí sự nghiệp KH&CN được bố trí cho các đơn vị sự nghiệp KH&CN trong tỉnh. Căn cứ Nghị quyết, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tiến hành cấp kinh phí sự nghiệp KH&CN cho các đơn vị. Đố vớ Sở KH&CN, kinh phí sự nghiệp KH&CN được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ KH&CN. Dựa trên danh mục nhiệm vụ KH&CN được UBND tỉnh phê duyệt, Sở tiến hành xét duyệt nội dung, kinh phí các đề tài, dự án và ký kế Hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng khoa học với các tổ chức, cá nhân. Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành cấp phát kinh phí nhiệm vụ KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ cấp phát cho các đơn vị thông qua Kho bạc nhà nước. - Nguyên tắc thực hiện: Chấp hành dự toán chi sự nghiệp KH&CN cần chú ý các yêu cầu cơ bản sau: + Đảm bảo phân phối nguồn kinh phí một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi đã xác định. + Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, thất thoát vốn của Ngân sách nhà nước. + Trong quá trình sử dụng ngân sách phải hết sức tiết kiệm, đúng chính sách 17
  • 30. Đại học Kinh tế Huế chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của mỗi khoản chi. 1.2.3.3 Công tác quyết toán Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước kinh phí cấp đầu năm thì quyết toán vào ngày 31 tháng 12 của năm tài chính. Đơn vị chi tiêu chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí được cấp theo đúng thời hạn và biểu mẫu qui định hiện hành. Quyết toán của đơn vị gửi cho cơ quan tài chính cấp trên. Cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán gửi cho Bộ Tài chính. Đối với đơn vị nhận kinh phí từ Sở KH&CN thì quyết toán với Sở KH&CN để quyết toán với Sở Tài chính. Nếu đơn vị nhận kinh phí từ Sở, ban ngành chủ quản thì quyết toán với Sở ban ngành để cơ quan chủ quản quyết toán với Sở Tài chính. Đối với các đơn vị tham gia làm đề tài khoa học quy trình quyết toán kinh phí được chia làm 2 đợt trong mỗi năm tài chính. Căn cứ Bảng phân bổ kinh phí dựa trên tiến độ thực hiện của đề tài, kinh phí sẽ được cấp 2 đợt trong năm tài chính. - Đợt I: Khi ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ với đơn vị tham gia đề tài, Sở khoa học cấp phát tạm ứng 70% kinh phí sử dụng trong năm tài chính cho đơn vị. Qua quá trình kiểm tra tiến độ nội dung thực hiện dự án vào khoảng giữa quý III, phòng Kế hoạch - Tài chính của Sở tiến hành thanh quyết toán hoàn tạm ứng kinh phí cấp đợt I. - Đợt II: Sau khi quyết toán kinh phí đợt I phòng kế hoạch lên biên bản và cấp kinh phí đợt II số kinh phí còn lại khoảng 30% ki h p í để đơn vị thực hiện. Vào cuối năm tài chính, đơn vị Báo cáo khối lượng công việc oàn hành và tiến hành quyết toán số kinh phí còn lại được phân bổ trong năm tài chính. Tất cả các đơn vị tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải được quyết toán đầy dủ theo chế độ ngân sách hàng năm, có biên bản kiểm tra, quyết toán đầy đủ 1.2.3.4. Công tác kế toán, kiểm tra, kiểm soát Công tác kế toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quản lý chi sự nghiệp KH&CN trong các đơn vị thực hiện đề tài, do đó cần phải đảm bảo số liệu kế toán được cập nhật một cách chính xác và thường xuyên theo niên độ. Công tác kiểm tra, kiểm soát có vị trí quan trọng trong quá trình chấp hành quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN được thực hiện bởi Sở Khoa học và Công nghệ và Kho bạc nhà nước. * Sở Khoa học và Công nghệ 18
  • 31. Đại học Kinh tế Huế Có trách nhiệm xét dự toán việc, phân bổ dự toán cho các đơn vị thụ hưởng. Cơ quan Khoa học phải đảm bảo nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi của đơn vị thực hiện đề tài. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị tham gia đề tài dự án. Nếu phát hiện chi sai mục đích thì tạm dừng thanh toán. * Kho bạc nhà nước Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi sự nghiệp KH&CN theo dự toán được giao và quyết định chi của Sở Khoa học và Công nghệ. Kho bạc nhà nước sẽ cấp thanh toán tạm ứng kinh phí theo yêu cầu của cơ quan khoa học; các khoản tạm ứng đủ điều kiện chuyển từ cấp tạm ứng sang thanh toán tạm ứng với mức cấp căn cứ vào hồ sơ, quyết toán giai đoạn của cơ quan quản lý khoa học và Sở Tài chính. Ưu điểm: - Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi mới theo hướng xã hội hoá và gắn kết với sản xuất, kinh doanh. Cơ chế, chính sách tài chính cho khoa học và công nghệ đã được đổi mớ t eo hướng tăng dần tỷ lệ chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách nhà nước và đa dạng hoá nguồn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Nhược điểm: - Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ. 1.2.4. Nguyên tắc quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ 19
  • 32. Đại học Kinh tế Huế 1.2.4.1 Nguyên tắc chung quản lý kinh phí  Nguyên tắc quản lýchi theo dự toán. Quản lý chi theo dự toán được coi là rất quan trọng đối với việc quản lý chi thường xuyên của NSNN nói chung và chi cho sự nghiệp KH&CN nói riêng. Kinh phí sự nghiệp KH&CN hàng năm được sử dụng để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác nhau, mức chi cho mỗi loại hoạt động được xác định theo đối tượng riêng, định mức riêng sẽ dẫn đến các mức chi từ sự nghiệp KH&CN cho các hoạt động đó cũng có sự khác nhau. Mặt khác quản lý theo dự toán thì mới đảm bảo được cân đối nguồn kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành nguồn kinh phí, hạn chế tính tuỳ tiện trong quản lý và sử dụng kinh phí ở các đơn vị hưởng thụ kinh phí. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi sự nghiệp KH&CN, mỗi đơn vị, tổ chức thực hiện đề tài phải căn cứ vào dự toán kinh phí đã được duyệt và sử dụng cho các khoản chi theo đúng Biên bản xét duyệt kinh phí nhiệm vụ KH&CN. Định kỳ theo chế độ quyết toán kinh p í đã quy định, các đơn vị khi phân tích đánh giá kết quả thực hiện của kỳ báo cáo phải lấy dự toán làm căn cứ đối chiếu, so sánh.  Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả Có thể nói tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế tài chính vì nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhu cầu thì không có mức giới hạn nào cả. Do vậy, trong quá trì phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính sao cho chi phí ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Hàng năm nguồn thu cho NSNN thì có hạn, nhưng nhu cầu chi NSNN luôn tăng nhanh so với khả năng huy động được. Vì vậy, tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm hiệu qủa là cần thiết trong quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học .  Nguyên tắc chi trực tiếpkiểm soát qua Kho bạc nhà nước Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc nhà nước (KBNN)là quản lý quỹ NSNN, dó đó KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi thường xuyên. Để tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hiện nay ở nước ta đã và đang thực hiện “Chi trực tiếp qua KBNN”. Chi trực tiếp qua KBNN là phương thức thanh toán chi trả có sự tham gia của ba bên: Đơn vị sử dụng NSNN, NSNN, tổ chức hoặc cá nhân được nhận các khoản tiền do đơn vị sử dụng NSNN uỷ quyền KBNN trích tiền tài khoản của mình để 20
  • 33. Đại học Kinh tế Huế chuyển trả vào tài khoản cho người được hưởng ở một trung gian tài chính nào đó, nơi người hưởng tiền mở tài khoản giao dịch. Đối với các khoản chi cho sự nghiệp KH&CN để đảm bảo nguyên tắc này thì: - Tất cả các khoản chi cho sự nghiệp KH&CN phải được kiểm tra trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Các khoản chi phải có trong kế hoạch KH&CN được duyệt, đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách KH&CN chuẩn chi. - Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm xem xét dự toán NSNN của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sử dụng nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp KH&CN. - KBNN có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi và thực hiện cấp phát thanh toán kịp thời các khoản chi sự nghiệp KH&CN theo đúng quy định. 1.2.4.2 Nguyên tắc riêng trong quản lý chi kinh phí sự nghiệp KH&CN Bên cạnh những nguyên tắc chung của công tác quản lý kinh phí, kinh phí sự nghiệp KH&CN cần tuân thủ những nguyên tắc riêng, mang sắc thái riêng của hoạt động KH&CN như: Mối quan hệ gắn bó giữa phát triển KH&CN với phát triển kinh tế, đến đặc điểm hoạt động KH&CN của các dạng tổ chức khác nhau trong hệ thống tổ chức KH&CN, đến chủ trương ó tính chỉ đạo về tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan KH&CN của Nhà nước. Nguyên tắc này cũng căn cứ vào mối quan hệ giữa phát triển của KH&CN và p át triển kinh tế, đặc điểm của hoạt động KH&CN và chú ý tới hiệu quả quản lý về lợi ích kinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN qua KBNN bao gồm các nguyên tắc cụ thể sau đây:  Quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN phải trên cơ sở mối quan hệ giữa phát triểncủa KH&CN và phát triểnkinh tế Sự phát triển của KH&CN và sự phát triển kinh tế là sự bổ sung cho nhau, là tiền đề của sự phát triển của nhau, trong đó kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của sự phát triển KH&CN. Quy mô và tốc độ phát triển KH&CN chịu ảnh hưởng và hạn chế của mức độ phát triển kinh tế. Trong đó, việc xác định phương hướng và nhiệm vụ nghiên cứu và CNTK phải trên cơ sở nhu cầu của sự phát triển KT-XH; căn cứ vào mức độ phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế để xác đinh tỷ lệ đầu tư cho KH&CN từ NSNN hoặc từ nguồn kinh phí của địa phương, Bộ, Ngành, đơn vị phải có sự sắp 21
  • 34. Đại học Kinh tế Huế xếp hợp lý việc sử dụng nguồn kinh phí cho các loại nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm, đồng thời xử lý hợp lý tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng đối với sự phát triển KH&CN.  Đối với các loại hình nghiên cứu khác nhau phải có phương thức quản lý nguồn kinh phí khác nhau Trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đề tài nghiên cứu có nhiều dạng: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm, và sản xuất thử nghiệm. Theo Nguyễn Mạnh Quân, “quản lý kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đòi hỏi có sự phân biệt phương thức cấp, thanh quyết toán cũng như đánh giá các thành tựu đạt được của hoạt động nghiên cứu nhằm đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả, tránh lãng phí hoặc không động viên, khích lệ được các hoạt động nghiên cứu một cách toàn diện [9]” Do đó, đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai khác nhau, phải thực hiện các biện pháp quản lý tài chính khác nhau.   Chú ý hiệu quả lợi íchkinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, trong hoạt động KH&CN, “nghiên cứu khoa học là dạng lao động sáng tạo, tìm tòi cái mới, có nhiều rủi ro, nhất là dạng nghiên cứu cơ bản. Loại hình nghiên cứu này ít mang mục đích kinh tế trực tiếp, nhưng vẫn phải đầu tư kinh phí và vẫn phải luôn quan tâm tới hiệu quả kinh tế, phải tính toán các loại tiêu hao về kinh phí, nhân lực, vật lực và thực hiệ hạch toán kinh tế toàn diện để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất số vốn đầu tư cho ng iên cứu khoa học và phát triển công nghệ [10]”.  Tăng cường quản lý kinh phí thông qua Kho bạc, Ngân hàng  Nhằm tăng cường sự thông thoáng và tính minh bạch tài chính, các khoản vay cho NCKH, kinh phí cho các đề tài NCKH được thông qua hợp đồng nghiên cứu và triển khai đều thực hiện qua Ngân hàng hoặc Kho bạc. 1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học & công nghệ 1.2.5.1 Nhóm nhân tố khách quan Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN chúng ta có cơ sở phân tích tính hợp lý về nội dung và mức độ chi NSNN 22
  • 35. Đại học Kinh tế Huế cho KH&CN ở các năm, giải thich được sự khác nhau của nó ở các giai đoạn lịch sử, đồng thời từ những biến đổi của các hiện tượng kinh tế xã hội mà thấy được sự cần thiết phải thay nội dung, mức độ chi cho phù hợp. - Môi trường kinh tế - xã hội: Nền kinh tế ổn định, nguồn thu NSNN cũng được tăng lên, cùng với đó, chi sự nghiệp KH&CN cũng được quan tâm đầu tư nhiều hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng công tác quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp. Ngoài ra, các đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện trong thời gian dài, chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội: suy giảm kinh tế, lạm phát... Sự ổn định và tăng trưởng của kinh tế - xã hội sẽ giúp công tác thẩm định dự toán, phân bổ kinh phí tốt hơn những biến động của thị trường, hạn chế bớt rủi ro cho việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. - Môi trường chính trị: Môi trường chính trị có sự ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và nguồn thu của Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương. Trong tình hình chính trị không ổn định t ì sẽ ảnh hưởng vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tới công tác quản lý kinh phí sự nghiệp KH&CN. - Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ, thống nhất và ổn định, cơ chế chính sách phù hợp sẽ kích thích hoạt động nghiên cứu KH&CN phát triển mạnh mẽ, từ đó, công tác quản lý nguồn nh phí sự nghiệp KH&CN cũng được quan tâm đẩy mạnh đề tương xứng với sự phát triể của các hoạt động nghiên cứu khoa học. - Môi trường tự nhiên: Các nhiệm vụ KH&CN li n quan đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản có đặc thù theo mùa vụ nên quá trình quản lý nguồn kinh phí thường gặp khó khăn. Ngành nông nghiệp, thủy sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khi thời tiết không thuận lợi dẫn đến sản phẩm cuối cùng của nhiệm vụ khoa học không đạt yêu cầu từ đó ảnh hưởng đến quản lý tài chính, cấp phát kinh phí. 1.2.5.2 Nhóm nhân tố chủ quan - Cơ chế chính sách của tỉnh: Hàng năm theo quan điểm của tỉnh về các vấn đề kinh tế xã hội, những đầu tư vào lĩnh vực trọng điểm cần được ưu tiên cũng ảnh hưởng đến nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Điều này còn thể hiện ở danh mục các nhiệm vụ KH&CN được phê duyệt thực hiện. Danh mục này thể hiện phần nào mối quan tâm, đầu tư nghiên cứu trong từng giai đoạn, do vậy, kinh phí sự 23
  • 36. Đại học Kinh tế Huế nghiệp KH&CN cũng được phân bổ tương ứng cho các lĩnh vực nghiên cứu. - Năng lực quản lý nguồn kinh phí: Việc sử dụng nguồn kinh phí có được thực hiện đúng như kế hoạch hay không, có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực quản lý và sử dụng nguồn kinh phí của Sở cũng như các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ. Với đặc thù nghiên cứu cơ bản, vai trò của công tác quản lý, giám sát ngày càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của nhiệm vụ KH&CN. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí phù hợp, không chỉ giúp cho nhiệm vụ KH&CN thực hiện thành công, nhanh chóng mang lại hiệu quả, mà còn giúp giảm được những chi phí không cần thiết trong quá trình nghiên cứu. 1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.3.1 Kinh nghiệm củ một số nước trên thế giới 1.3.1.1. Hungary Tại Hungary, đối với việc quản lý nguồn sự nghiệp khoa học, các nhiệm vụ KHCN được đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện. Đặc biệt chú ý đến tính đổi mới và hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ. Đồng thời, trên cơ sở định hướng nghiên cứu của Hội đồng KH&CN quốc gia, Tổng Công ty phát triển kinh tế Hungary (tổ chức mà ngân hàng quốc gia Hungary nắm giữ cổ phầ chủ yếu) được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện việc xét duyệt. Việc nguồn vố và công tác triển khai công việc này được giao cho một Tổng Công ty có ngân hàng nắm giữ cổ phẩn là biện pháp gián tiếp hữu hiệu để có thể quản lý, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước dành cho nghiên cứu khoa học. Tất cả mọi hoạt động, đặc biệt là việc sử dụng nguồn kinh phí dành cho R&D đều thông qua cơ chế tín dụng công khai. Ngoài ra, Tổng Công ty và các cơ quan quản lý có liên quan còn phải chịu sự kiểm soát của cơ q an kiểm toán Nhà nước và Cục kiểm soát (Goverment control agency) của Chính phủ để đảm bảo hoạt động của các cơ quan đó đúng pháp luật. 1.3.1.2. Nhật Bản Nhật Bản không chỉ là một cường quốc về kinh tế, mà còn là một cường quốc về khoa học và công nghệ. Nói cách khác, kinh tế Nhật Bản mạnh cũng vì có nền khoa học và công nghệ mạnh, và ngược lại. Là một nước không có truyền thống khoa học 24
  • 37. Đại học Kinh tế Huế và công nghệ từ nhiều thế kỷ trước như các nước châu Âu, Nhật Bản đã làm được nhiều điều đáng nể về khoa học và công nghệ trong một thế kỷ vừa qua. Theo Trần Ngọc Hoa, “Kinh phí của Nhật Bản dành cho khoa học và công nghệ (KH&CN) chiếm 7,55% của toàn bộ chi tiêu quốc gia. Kinh phí này được phân bổ cho các đề án và chương trình KH&CN do nhiều Bộ và cơ quan quản lý, trong đó MEXT (Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ) nhận khoảng 65%, METI (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) nhận khoảng 15%, MOD (Bộ Quốc phòng) nhận khoảng 5%, MHLW (Bộ Y tế, Lao động, và Phúc lợi Xã hội) nhận khoảng 5%, …[4]” Việc phân bổ này do MOF (Bộ Tài chính) quyết định, dựa trên đánh giá của Hội đồng Chính sách KH&CN (SCTP, là tổ chức cố vấn của Hội đồng Chính phủ) về các đề án và chương trình KH&CN do các Bộ đề xuất. Hàng năm, CSTP đánh giá các đề xuất này theo các loại S (xuất sắc), A (rất tốt), B (tốt), và C (cần phản biện lại). Ở Nhật, một phần lớn kinh phí KH&CN mỗi Bộ nhận từ nhà nước lại được giao cho một số tổ chức và viện nghiên cứu thực hiện, trong đó NEDO, JST, và JSPS là ba cơ quan không làm nghiên cứu KH&CN nhưng chịu trách nhiệm tổ chức, phân bổ và quản lý một số loại đề tài KH&CN. Hiện nay có tám lĩnh vực ưu tiên về KH&CN ở Nhật Bản, trong đó nhóm ưu tiên hàng đầu gồm các khoa học về sự sống, công ghệ thông tin và truyền thông, các khoa học về môi trường, công nghệ nano và vật liệu; và nhóm ưu tiên thứ hai gồm năng lượng, công nghệ chế tạo, hạ tầng cơ sở, không gian và đại dương. MEXT và JSPS là hai cơ quan tổ chức và quản lý phần kinh phí KH&CN liên quan đến đông đảo người làm nghiên cứu ở Nhật Bản. JSPS là một tổ chức hành chính độc lập thành lập năm 1932, theo luật nhà nước hoạt động cho các tiến bộ trong mọi lĩnh vực của khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn. Một điều ở Nhật khác biệt rất lớn với ta là dùng kinh phí đề tài. Ở Nhật, kinh phí đề tài, dù lớn hay nhỏ, đều không được dùng như một loại thu nhập thêm cho bất kỳ ai. Những khoản chi tiêu chính gồm có thiết bị, tham gia hội nghị, hợp tác khoa học, hỗ trợ sinh viên, và một phần nhỏ cho chi khác. Tất cả kinh phí đều được sử dụng qua hệ thống tài vụ và người làm không bao giờ động đến tiền mặt. Bộ phận tài vụ của mỗi cơ sở đảm bảo việc chi tiêu theo đúng quy định. Đặc điểm chính là kinh phí đề tài 25
  • 38. Đại học Kinh tế Huế luôn minh bạch và trong suốt. Người thực hiện đề tài và người quản lý luôn có thể theo dõi tình hình tài chính của đề tài trong cơ sở dữ liệu qua truy nhập mạng. Cơ quan quản lý được nhận chừng 15% tổng kinh phí đề tài, chi cho nhà cửa, điện nước, liên lạc, công tác quản lý, … Kinh phí đề tài khoa học của ta luôn có một phần dành hỗ trợ trực tiếp cho người thực hiện. Thiết nghĩ, cũng là đáng cân nhắc nếu kinh phí của các đề tài khoa học ở ta có thể chính thức dùng một tỷ lệ nào đó hỗ trợ cho người quản lý, nhằm tăng hiệu quả và tính minh bạch của công việc này. 1.3.2 Kinh nghiệm của một số tỉnh, đơn vị trong nước 1.3.2.1. Tỉnh Thái Bình, tỉnh Quảng Nam Đối với việc quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, hàng năm Sở khoa học và Công nghệ căn cứ vào chủ trương đường lối của tỉnh dành cho các lĩnh vực tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội từ đó phân bổ nguồn kinh phí. Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm phần nội dung và quy trình. Việc quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ do Sở Tài chính cấp kinh phí cho các Sở ban ngành, đơn vị tham gia thực hiện đề tài, dự án trên cơ sở nhiệm vụ được giao và kinh phí được duyệt. 1.3.2.2. Tỉnh Hải Dương Đối với việc quản lý nguồn sự nghiệp khoa ọc và công nghệ, các nhiệm vụ KHCN được đánh giá trên cơ sở kết quả thực hiện. Đặc biệ chú ý đến tính đổi mới và hiệu quả ứng dụng của các nhiệm vụ. Đồng thời, trên cơ sở định hướng nghiên cứu của Hội đồng KH&CN tỉnh,việc quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học thông qua Quỹ quản lý tài chính khoa học và công nghệ. 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình trong việc quản lý nguồn kinh phí khoa học & công nghệ - Cơ chế quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN ở tỉnh Thái Bình, Quảng Nam chủ yếu giao cho Sở Tài chính, Sở KH&CN nắm vai trò trung gian, chủ yếu đi sâu tập trung vào thẩm định nội dung nghiên cứu. Cơ chế này giúp Sở KH&CN có thể đi sâu vào nghiên cứu, không bị phân tán bởi ván đề kinh phí, tuy nhiên nó khiến cho Sở không chủ động được các nhiệm vụ thực hiện trong năm, nguồn kinh phí chờ Sở 26
  • 39. Đại học Kinh tế Huế Tài chính cấp về cho từng nhiệm vụ sẽ gây chậm trễ trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ có tính cấp bách. - Đối với việc thành lập Quỹ quản lý tài chính khoa học và công nghệ như tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Bình đang tiến hành làm đề án thực hiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nguồn kinh phí sự KH&CN của tỉnh còn khá ít, chưa là lĩnh vực trọng yếu để có thể thành lập Quỹ và bố trí nhân sự tương ứng. Do vậy, cơ chế quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN hiện nay của tỉnh là phù hợp với đặc thù và tính chất nhiệm vụ. Trong tương lai, khi nhu cầu phát triển KH&CN được tăng cao, thị trường công nghệ đa dạng và cởi mở hơn, thì mô hình quản lý như tỉnh Hải Dương là một gợi ý tốt để xây dựng bộ máy quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN. 27
  • 40. Đại học Kinh tế Huế Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ QUẢNG BÌNH 2.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình nằm ở vĩ độ từ 160 55'12'' đến 180 05'12'' Bắc và kinh độ 1050 36'55'' đến 1060 59'37'' Đông. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh; phía Nam giáp Quảng Trị; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp Lào với 201 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2 , dân số năm 2015 có 872.925 người, chiếm 2,45% về diện tích và 1,02% dân số cả nước. Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào. Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồ g bằng, vùng cát ven biển. Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm ai mùa rõ rệt: + Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. + Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24o C - 25o C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích. Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học 28