SlideShare a Scribd company logo
1 of 137
Download to read offline
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THANH CHIẾN
SKC008240
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HUỲNH THANH CHIẾN
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 2121422
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023
i
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Huỳnh Thanh Chiến Ngày, tháng, năm sinh: 15/11/1979
Quê quán: Đồng Tháp Giới tính: Nam
Nơi sinh: Xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 04/L, tổ 5, ấp Tân Lập, xã Tân Nhuận
Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
SĐT: 0913.794864 E-mail: htchien1979@gmail.com
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Hệ đào tạo: Tại chức Thời gian đào tạo: 1997-2002
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Cần Thơ
Ngành học: Xây dựng công trình
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: năm 2002
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi,
được hoàn thành sau quá trình học tập và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ
Nguyễn Quốc Khánh.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 05 năm 2023
Học viên
Huỳnh Thanh Chiến
iii
LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin được bày tỏ một cách chân thành, trân trọng và biết
ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh, cảm ơn Thầy đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ lý luận đến thực tiễn trong quá trình
nghiên cứu để hoàn chỉnh đề cương này
Xin trân trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô giáo, Trường Đại học Sư Phạm
Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt
những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các cơ quan ban ngành, khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
cũng như hỗ trợ về các nghiệp vụ liên quan trong quá trình thực hiện luận văn.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn khó
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô thông cảm và đóng
góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày,…tháng 05 năm 2023
Học viên
Huỳnh Thanh Chiến
iv
TÓM TẮT
Đồng Tháp hiện đang được xem là một trong nhưng tỉnh dân đầu về phát triển
các khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế địa phương,
tạo việc làm cho người dân và nâng cao đời sống xã hội. Tuy nhiên, phát triển các
khu công nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức về môi trường, như ô nhiễm môi trường
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, đặt mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo
sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là điều cần được quan tâm.
Điều này chỉ có thể được đạt được thông qua việc sử dụng các công nghệ xanh, ứng
dụng các quy trình sản xuất sạch và đầu tư vào các công trình xử lý chất thải. Đồng
thời, các nhà quản lý công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cũng cần
phải chú trọng đến việc đảm bảo tính cân đối giữa các yếu tố môi trường, xã hội và
kinh tế tạo ra tác động lan tỏa lớn ổn định và lâu dài.
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích thống kê, so
sánh, đối chiếu và sử dụng phương pháp chuyên gia và dự báo thống kê để xử lý
chuyên nghiệp khối dữ liệu. Luận văn đã rút ra được các nguyên nhân cốt lỏi làm cơ
sở cho việc định hướng các giải pháp có ý nghĩa cho việc làm sáng tỏ cơ sở luận và
đóng góp cho các nhà quản lý công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại
tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được một số hàm ý chính sách bao
gồm cả chiến lược phát triển bền vững lâu dài cho các khu công nghiệp, kèm theo
định hướng lộ trình hoàn thiện, Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và kiểm soát đối
với các hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đảm bảo các hoạt
động của họ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn lao động.
Bên cạnh đó, cần phải tạo ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp
áp dụng các giải pháp xanh, thân thiện với môi trường để tăng cường sự đóng góp
của họ vào phát triển kinh tế địa phương và kinh tế quốc gia. Đồng thời luận văn cũng
đưa ra các giải pháp kỹ thuật và các nhóm giải pháp hỗ trợ để tăng tính khả thi cho
các đề xuất. Cuối cùng luận văn cung đưa ra một số kiến nghị tích cực nhằm góp phần
vận dụng thành công nhanh chóng các đề xuất vào thực tế. góp phần đạt được các
mục đích đã đề ra.
v
ABSTRACT
Dong Thap is currently considered as one of the leading provinces in developing
industrial zones to attract investors to develop the local economy, create jobs for
people and improve social life. However, the development of industrial zones also
poses many environmental challenges, such as environmental pollution and the use
of natural resources. Therefore, setting goals for sustainable development, ensuring a
balance between economic development and environmental protection is something
to be concerned about. This can only be achieved using green technologies, the
application of clean production processes and investment in waste treatment facilities.
At the same time, managers of industrial park development planning also need to pay
attention to ensuring the balance between environmental, social, and economic
factors to create stable large spillover effects. and long term.
On the basisof using methods of statistical synthesis, statistical analysis,
comparison, contrast and use of expert methods and statistical forecasting for
professional processing of data blocks. The thesis has drawn the core causes as the
basis for the orientation of meaningful solutions for clarifying the rationale and
contributing to managers in the planning and development of industrial parks. in
Dong Thap province. The research results have suggested several policy implications,
including long-term sustainable development strategies for industrial parks, along
with orientation for completion. In addition, it is necessary to strengthen supervision
and control. control over the activities of enterprises in the industrial park, ensuring
their activities comply with regulations on environmental protection and labor safety.
In addition, it is necessary to create policies to support and encourage businesses to
apply green, environmentally friendly solutions to enhance their contribution to local
and international economic development, family. At the same time, the thesis also
offers technical solutions and groups of supporting solutions to increase the feasibility
of the proposals. Finally, the thesis also gives some positive recommendations to
contribute to the successful application of the proposals in practice. contribute to the
achievement of the stated goals.
vi
MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ..................................................................................................................iv
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................ xiii
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài..............................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................6
5. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu ..............................................................6
5.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................6
5.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ...............................................................7
5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin.................................................................8
5.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu..............................................8
5.2.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa...................................................8
5.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ......................................................8
6. Ý nghĩa nghiên cứu ...........................................................................................8
7. Đóng góp của đề tài...........................................................................................9
8. Kết cấu của luận văn.........................................................................................9
vii
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................10
CHƯƠNG 1. .............................................................................................................10
1.1. Khái quát KCN và phát triển bền vững KCN...........................................10
1.1.1. Khái quát về KCN...................................................................................10
1.1.1.1. Khái niệm KCN................................................................................10
1.1.1.2. Đặc điểm KCN.................................................................................11
1.1.1.3. Phân loại KCN .................................................................................12
1.1.2. Khái quát về phát triển bền vững............................................................12
1.1.3. Khái quát phát triển bền vững các KCN.................................................13
1.2. Lý thuyết phát triển bền vững các Khu công nghiệp................................15
1.2.1. Lý thuyết định vị công nghiệp ................................................................15
1.2.2. Lý thuyết phát triển Khu công nghiệp theo lợi thế .................................16
1.2.3. Lý thuyết định vị trung tâm.....................................................................17
1.2.4. Yêu cầu và xu thế phát triển bền vững các KCN....................................18
1.3. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các khu công
nghiệp ...................................................................................................................18
1.3.1. Nội dung phát triển bền vững Khu công nghiệp.....................................18
1.3.1.1. Nội dung phát triển bền vững về mặt kinh tế...................................18
1.3.1.2. Nội dung phát triển về mặt xã hội....................................................20
1.3.1.3. Nội dung phát triển bền vững về mặt môi trường............................21
1.3.2. Nội dung quy hoạch phát triển khu công nghiệp ....................................23
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển các khu công nghiệp bền vững ...........24
1.3.3.1. Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp..............................24
1.3.3.2. Các chính sách phát triển khu công nghiệp .....................................25
1.3.3.3. Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các
DN trong KCN ..............................................................................................26
1.3.3.4. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN: ............26
1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững ..................27
1.4.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp .27
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả của khu công nghiệp ..................31
viii
1.5. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm phát triển bền vững KCN............32
1.5.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.............................................32
1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai .............................................................33
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triên bền vững KCN tại tỉnh Đồng Tháp35
Tiểu kết chương 1................................................................................................36
CHƯƠNG 2. .............................................................................................................37
2.1. Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp ............37
2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp trước yêu cầu phát triển bền vững
KCN ..................................................................................................................37
2.1.2. Hiện trạng các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp..................................39
2.2. Thực trạng phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
...............................................................................................................................43
2.2.1. Thực trạng phát triển bền vững về công tác quản lý nhà nước...............43
2.2.1.1. Vị trí đặt Khu công nghiệp...............................................................43
2.2.1.2. Quy mô diện tích của khu công nghiệp, tình hình thuế và sử dụng đất
.......................................................................................................................44
2.2.1.3. Hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp........................................45
2.2.1.4. Môi trường của khu công nghiệp.....................................................48
2.2.1.5. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong khu công nghiệp........48
2.2.1.6. Hoạt động liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong khu công
nghiệp............................................................................................................50
2.2.1.7. Đánh giá tính hấp dẫn của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp trong mối liên hệ với các địa phương khác..........................................51
2.2.2. Thực trang phát triển bền vững về Kinh tế - xã hội - môi trường của các
KCN ..................................................................................................................55
2.2.2.1. Về mặt kinh tế ..................................................................................55
2.2.2.2. Về mặt xã hội ..................................................................................56
2.2.2.3. Về mặt môi trường ...........................................................................57
2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của KCN trên
địa bản tỉnh Đồng Tháp......................................................................................59
2.3.1. Công tác quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp..............................59
ix
2.3.2. Các chính sách phát triển khu công nghiệp.............................................60
2.3.3. Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN
trong KCN.........................................................................................................63
2.3.4. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN.....................65
2.4. Phân tích SWOT ..........................................................................................66
2.5. Phân tích những mặt hạn chế tồn tại và nguyên nhân .............................68
2.5.1. Những mặt đạt được................................................................................68
2.5.2. Những mặt hạn chế tồn tại ......................................................................69
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại.................................................72
. Tiểu kết chương 2..............................................................................................73
CHƯƠNG 3. . ...............................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
theo hướng bền vững...........................................................................................74
3.1.1. Định hướng phát triển .............................................................................74
3.1.1.1. Định hướng phát triển của trung ương.............................................74
3.1.1.2. Định hướng phát triển của tỉnh Đồng Tháp .....................................75
3.1.1.3. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp......76
3.1.2. Dự báo những như cầu phát triển KCN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 và
tầm nhìn 2050....................................................................................................77
3.1.2.1. Cơ hội thuận lợi các khu công nghiệp theo hướng bền vững ..........77
3.1.2.2. Thách thức khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp theo hướng
bền vững........................................................................................................78
3.1.3. Định hướng các giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Đồng Tháp
...........................................................................................................................79
3.2. Giải pháp phát triển bền vững các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp............................................................................................................80
3.2.1. Giải pháp chiến lược ...............................................................................80
3.2.1.1. Quy hoạch và lựa chọn địa điểm hình thành các khu công nghiệp..80
3.2.1.2. Bảo vệ môi trường trong và ngoài khu công nghiệp........................81
3.2.2. Giải pháp kỹ thuật...................................................................................87
x
3.2.2.1. Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào
khu công nghiệp ............................................................................................87
3.2.2.2. Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp khu
công nghiệp ...................................................................................................89
3.2.2.3. Nâng cao năng lực và tổ chức bộ máy quản lý các KCN ................91
3.2.3. Giải pháp khác.........................................................................................92
Tiểu kết chương 3................................................................................................94
KẾT LUẬN ...............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................97
PHỤ LỤC
xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
KCN Khu công nghiệp
USA United States of America
PTBV Phát triển bền vững
DN Doanh nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
BQL Ban quản lý
KCX Khu chế xuất
UBND Uỷ ban nhân dân
SXKD Sản xuất kinh doanh
GDP Gross Domestic Product
xii
DANH MỤC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận văn .................................................................7
Hình 2.1. Quy mô GRDP các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 (giá hiện
hành – tỷ đồng)..........................................................................................................38
Hình 2.2. Giá thuê đất bình quân USD/m2/tháng của các KCN một số địa phương
...................................................................................................................................52
Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020......................55
xiii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG TRANG
Bảng 1.1. Tỷ lệ các loại đất trong KCN ...................................................................28
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của các KCN ........................................................44
Bảng 2.2. Kết quả thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .........46
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN năm 2020
...................................................................................................................................48
Bảng 2.4. Đánh giá môi trường của các KCN tại tỉnh Đồng Tháp...........................48
Bảng 2.5. Giá thuê đất tại các KCN tỉnh Đồng Tháp năm 2020 ..............................52
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về thực trạng các KCN Đồng Tháp..............................53
Bảng 2.7. Tổng hợp số liệu về lao động - tiền lương của các KCN Đồng Tháp năm
2020...........................................................................................................................56
Bảng 2.8. Bảng phân tích SWOT cho phát triển KCN tỉnh Đồng Tháp ..................66
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu công nghiệp (KCN) là vùng không gian lãnh thổ được đầu tư cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại. Với quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu
đãi, để tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Phát triển KCN là điều
kiện để các địa phương thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển kinh tế, đẩy
mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách, tiếp
nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và
kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp địa phương,
tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy việc
hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành các khu đô thị mới.
Phát triển các KCN là một tất yếu khách quan đặc biệt đối với các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, phát triển các khu
công nghiệp, khu chế xuất cũng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời
sống kinh tế – xã hội của người dân, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, gây lãng
phí tài nguyên đất, làm gia tăng nhiều vụ khiếu kiện về đất đai, ảnh hưởng xấu đến
tình hình an ninh trật tự của địa phương. Hoạt động của các KCN với các tác nhân
gây ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp, khí thải công nghiệp và chất thải
rắn, chất thải nguy hại đang gây ra những tác động xấu tới môi trường, tới các hệ sinh
thái tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư sinh sống gần
KCN. Mà nguyên nhân gốc rễ của tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ việc quy
hoạch thiếu bền vững. Để đảm bảo tiến trình phát triển bền vững đất nước nhằm kiểm
soát và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển các KCN đến môi trường, tạo
điều kiện thu hút mạnh hơn nữa các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến mở rộng
hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Việc tái cấu trúc cả phần cứng và
phần mềm về phát triển Khu công nghiệp theo mô hình phát triển bền vững là yêu
cầu có tính cấp thiết đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt đối với nước đang phát triển
2
như Việt Nam. Và đặc biệt hơn có ý nghĩa đối với các địa phương thuần nông, giàu
tiềm lực, sản vật nông nghiệp đa dạng và phong phú như Vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
Xuất phát từ thực trạng từ Đồng Tháp, một tỉnh trẻ giàu tiềm năng cả về con
người và điều kiện tự nhiên. Hiện đang trên đường phấn đấu trở thành thành phố công
nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp, trong
vùng, trong khu vực và toàn cầu trong tương lai. Trên cơ sở tâm đắc với các lý thuyết
và mô hình phát triển hệ sinh thái khu công nghiệp hiện đại tại các quốc gia tiên tiến
trong làn sóng công nghệ số hóa. Tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển các Khu
Công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp”, làm hướng nghiên cứu để
bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu nước ngoài
D.Gibbs và P.Deutz (2005), với công trình nghiên cứu “Implementing industrial
ecology? Plaining for eco-indutrial in the USA” do nhà xuất bản Elsevier cho rằng,
mặc dù quan điểm phát triển bền vững nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong nhiều
diễn đàn Quốc tế. Tác giả công trình nhấn mạnh vào các vấn đề nan giải nảy sinh
trong giai đoạn phát triển Khu Công nghiệp theo hướng bền vững ở Mỹ. Công trình
này chưa bàn luận thỏa đáng đến tác động của các Khu Công nghiệp ở Mỹ đến xã
hội.
Simon Bell và Stephen Morse (2008), với công trình nghiên cứu “Sustainability
Indicators: Measuring the Immeasurable”. Cung cấp cái nhìn sâu sắc và sự khai sáng
về vấn đề bền vững theo nhiều chiều, thách thức lối suy nghĩ hiện tại; Phát triển các
phương pháp tiếp cận thực tế mới về tính bền vững kết hợp các quan điểm và giá trị
của người dân địa phương tương lai.
Susan M. Walcott (2003), với bài viết “Chinese Science and Technology
Industrial Parks, Ashgate Publishing limited gower House, England”, nghiên cứu các
loại công nghệ tiên tiến mà các quận của Trung Quốc dành để phát triển sản phẩm
3
cho thị trường quốc gia và toàn cầu. Đưa ra một mô hình thực tiễn tốt nhất cho việc
hội nhập vào các mạng lưới toàn cầu, dựa trên nền kinh tế chính trị cụ thể đặc thù.
Richard J. Estes (1993), với bài viết “Hướng tới phát triển bền vững: Từ lý
thuyết đến hành động”, đưa ra khái niệm phát triển bền vững nhằm làm rõ: Ý nghĩa,
cách tiếp cận. Nhấn mạnh đến các giá trị cơ bản và mục tiêu và những cản trở chủ
yếu và Phân tích một số bất ổn liên quan đến thực tiễn phát triển bền vững để đề xuất
chương trình hành động để phát triển bền vững trên toàn cầu;
Peter P.Rogers, Kazi F.Jalal và John A .Boyd (2007), với bài viết “An
Introduction to Sustaibable Development”, đã đưa ra những kiến thức cơ sở về PTBV,
tập trung phân tích, đo lường bằng các chỉ số đánh giá tính bền vững, quản lý và chính
sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh
hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những
trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự.
Nghiên cứu trong nước
Vũ Ngọc Thu (2014), với bài viết “Chú trọng công tác bảo vệ môi trường”, Phân
tích, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường KCN và đề xuất giải pháp để
tăng cường quản lý môi trường gắn với định hướng phát triển các Khu Công nghiệp,
thu hút đầu tư đi đôi với bảo vệ môi trường;
Nguyễn Cao Lãnh (2004), với bài viết “Khu công nghiệp sinh thái một mô hình
cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam”, cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về
KCN sinh thái và các chỉ dẫn cũng như những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và phát
triển công nghiệp sinh thái ở Việt Nam. Phân tích những cơ cấu chức năng và các
loại hình khủng hoảng công nghiệp sinh thái trên cơ sở tham khảo một số KCN sinh
thái trên thế giới.
Nguyễn Kế Tuấn (2005), với bài viết“Tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo
yêu cầu phát triển bền vững”, đánh giá thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp Việt
Nam và rút ra các kết luận đáng lo ngại. Trong khi tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp
khai thác có xu hướng giảm thì quy mô sản lượng lại tăng khá nhanh, chủ yếu là
4
những tài nguyên không có khả năng tái tạo. Tuy công nghiệp chế biến có tỷ trọng
ngày càng lớn nhưng chủ yếu lại là các ngành gia công cho nước ngoài hoặc chế biến
nông sản với giá trị tăng thấp; sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài ở cả
các yếu tố vật chất phục vụ sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên vật liệu) và tiêu thụ
sản phẩm. Do vậy, khi quy mô sản xuất CN càng mở rộng, mức nhập siêu ngày càng
tăng. Mặt khác quan hệ liên kết giữa các ngành công nghiệp còn rất lỏng lẻo và kém
hiệu quả, Các ngành công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu phải
nhập khẩu. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của
nền kinh tế.
Đặng Hùng (2006), với bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong
KCN”, từ kết quả phân tích hiệu quả của việc phát triển các KCN dưới góc độ sử
dụng nguồn tài nguyên đất đai cho thấy tình trạng còn có quá nhiều KCN mới cho
thuê được 10% đến 50% tổng diện tích. Tác giả khuyến nghị giải pháp 5 điểm nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các KCN Việt Nam trong những năm tới.
Ngô Thắng Lợi (2006), với bài viết “Ảnh hưởng của chính sách phát triển các
KCN tới phát triển bền vững ở Việt Nam”, phân tích tác động của các cơ chế, chính
sách đối với sự PTBV của các KCN, thông qua việc đánh giá những tồn tại trong thực
tiễn áp dụng ở các địa phương như: tình trạng xây dựng ồ ạt các KCN tại những địa
bàn chưa được chuẩn bị kỹ, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về thu hút đầu tư
giữa các địa phương; vấn đề ô nhiễm môi trường…trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị
về thay đổi chính sách nhằm đảm bảo cho sự PTBV các KCN.
Vũ Đại Thắng (2011), với bài viết “Hoàn Thiện cơ chế, chính sách phát triển
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế”, chỉ ra những tồn tại trong thực tiễn áp
dụng các cơ chế, chính sách vào mỗi địa phương như: hội chứng ồ ạt thành lập các
KCN khi chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa
phương về thu hút đầu tư vào KCN, các vấn đề về ô nhiễm môi trường và vấn đề
quản lý,…. Nghiên cứu này cũng đã đề xuất thay đổi cơ chế, chính sách nhằm bảo
đảm cho PTBV các KCN trên phạm vi cả nước, đề cập đến vấn đề lựa chọn quy hoạch
5
xây dựng KCN và lựa chọn địa điểm xây dựng KCN phù hợp với đặc thù ngành và
phù hợp với đối tượng thu hút đầu tư theo cơ cấu ngành.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng tình hình phát triển các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp trong giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí của phát triển bền vững các Khu
Công nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường, qua đó đề xuất phương hướng, giải
pháp phát triển bền vững các Khu Công nghiệp với ba nội dung chính: Phát triển bền
vững các Khu Công nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng tái cấu trúc
cả về phần cứng và phần mềm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Mục tiêu cụ thể
Các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong việc Phát triển bền vững và
các Khu Công nghiệp tại các nước trên thế giới, vùng lãnh thổ, các địa phương và tổ
chức rút ra các bài học kinh nghiệm cho Phát triển bền vững và các Khu Công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các Khu Công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí của phát triển
bền vững các Khu Công nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường cả về phần cứng
và phần mềm .
Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển bền vững các Khu Công nghiệp với
ba nội dung chính: Phát triển bền vững các Khu Công nghiệp về kinh tế, về xã hội và
về môi trường theo hướng tái cấu trúc cả về phần cứng và phần mềm trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp.
6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các nội dung và thông tin liên quan đến Phát triển bền vững các Khu Công
nghiệp theo hướng tái cấu trúc cả về phần cứng và phần mềm.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tập trung vào tái cấu trúc cả về phần cứng và phần mềm theo
hướng phát triển bền vững dựa trên mô hình công viên sinh thái công nghiệp.
Về không gian: tập trung vào tình hình thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển
các Khu Công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 2019-2021, định hướng đến
năm 2025- 2030.
5. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã phát triển theo hướng
bền vững hay chưa?
2. Nhân tố nào tác động đến sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Tháp?
3. Giải pháp nào cho sự phát triển các khu cong nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp theo hướng bền vững?
7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận văn
Nguồn: Tác giả đề xuất
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ
cấp.
Số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ các giáo trình, văn bản pháp
luật, sách báo và các công trình nghiên cứu có liên quan, đặc biệt là các chính sách
về phát triển các KCN, các qui định có tác động trực tiếp, gián tiếp đến PTBV trong
các KCN.
Số liệu sơ cấp sử dụng trong Luận văn chủ yếu được tiến hành thu thập thông
quan việc điều tra xã hội học bằng cách phỏng vấn một số nhà hoạch định chính sách,
nhà nghiên cứu và nhà quản lý ở tỉnh và trung ương có liên quan. Cụ thể điều tra bằng
bảng hỏi đối với 03 doanh nghiệp kinh doanh KCN và 45 doanh nghiệp trong KCN
trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tiến hành khảo sát thực tế hoạt động và sự phát triển
các KCN theo quan điểm phát triển bền vững ở một số địa phương trong tỉnh và ngoài
8
tỉnh. Tổng hợp các vấn đề bức xúc, cần hoàn thiện trong phát triển KCN gắn với yêu
cầu phát triển bền vững và đề xuất các giải pháp, kiến nghị.
5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính.Sau
khi thu thập thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn và sắp xếp thành các bảng
số liệu theo từng tiêu chí khác nhau sử dụng trong luận văn.
5.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu
Phương pháp phân tích thông tin, số liệu trong Luận văn chủ yếu là phân tích
số liệu tuyệt đối qua các năm từ 2019 - 2021, có nhiều số liệu thống kê của giai đoạn
2015-2020.
5.2.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa
Luận văn thực hiện phương pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu
thập, điều tra được, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển các KCN Đồng Tháp theo hướng bền vững.
5.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý các KCN.
Phương pháp này giúp cho Luận văn có được thông tin chính xác, mang tính hệ thống
cũng như các nhận định sát thực, giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sát với
thực tiễn.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt lý luận: Luận văn đã tổng hợp, khái quát hóa được những nội dung cơ
bản về việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững khu công nghiệp tại tỉnh Đồng
Tháp theo hướng tái cấu trúc cả phần mềm và cứng
Về thực tiễn: Luận văn khái quát được thực trạng trong việc xây dựng chiến
lược phát triển bền vững khu công nghiệp theo hướng tái cấu trúc cả phần mềm và
9
cứng, qua đó phân tích tính khả thi của việc áp dụng các mô hình hệ sinh thái công
nghiệp mới tại tỉnh Đồng Tháp.
7. Đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống và toàn diện, sử dụng
kết hợp hợp lý các công cụ quản trị chiến lược vào tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu
quả trong việc xây dựng chiến lược theo hướng tái cấu trúc cả phần mềm và cứng.
Từ đó, tác giả dự kiến đưa ra những kiến nghị, đề xuất các thay đổi trong chính sách
công để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào hệ sinh
thái khu công nghiệp theo hướng bền vững, qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao
tính khả thi trong việc thực hiện chiến lược.
Qua đó góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển. Đánh
giá tiềm năng và thực trạng phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất
phương hướng và giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát
triển công nghiệp, chính sách đầu tư, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái khu công
nghiệp. Và trên hết, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của cơ quan làm chính
sách; các nhà đầu tư tham gia vào xây dựng phát triển bền vững khu công nghiệp; ý
thức bảo vệ môi trường tự nhiên góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại
địa phương.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục; nội
dung của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững khu công nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Giải pháp phát triển, quản lý bền vững khu công nghiệp tại tỉnh Đồng
Tháp
10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát KCN và phát triển bền vững KCN
1.1.1. Khái quát về KCN
1.1.1.1. Khái niệm KCN
Khái niệm về KCN ở Việt Nam cũng được trình bày ở nhiều văn bản pháp luật
trước đây như Nghị định 192-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số
36/NĐ- CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, Luật đầu tư 2005, Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Trong đó, Nghị định 36/NĐ-CP nêu khái niệm
KCN như sau:
- KCN là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống,
do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
- KCX là KCN tập trung các DN chuyên xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới
địa lý xác định, không có dân cư sinh sống.
Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định khái niệm KCN như sau; đây cũng là khái
niệm được tác giả sử dụng trong luận văn:
- KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụcho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện trình
tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
- KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất
hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
11
theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN theo quy định của Chính phủ,
trừ trường hợp quy định cụ thể.
1.1.1.2. Đặc điểm KCN
Khu công nghiệp tập trung có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Khu công nghiệp (KCN) là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, sử dụng
chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy
chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại,
thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo môi trường đầu tư thuận lợi, miễn hoặc giảm
thuế.
Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thu hút từ nước ngoài hay các tổ
chức, cá nhân trong nước. Ở các nước khác, Chính phủ thường bỏ vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng ở Việt Nam thì nhà nước không có đủ vốn, vì thế việc đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được kêu gọi đầu tư từ vốn trong và ngoài nước.
Sản phẩm của các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN chủ yếu dành cho xuất
khẩu, hướng ra thị trường thế giới. Tuy nhiên để tăng thu ngoại tệ bằng cách giảm tối
đa việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và hàng hoá tiêu dùng, các nhà sản xuất
trong KCN cũng rất quan tâm đến việc sản xuất hàng hoá có chất lượng cao nhằm
thay thế hàng nhập khẩu.
Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường
và diễn biến của thị trường quốc tế. Do đó, cơ chế quản lý kinh tế trong KCN lấy điều
tiết của thị trường làm chính.
KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình
thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới
hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp
liên doanh và doanh nghiệp vốn 100% vốn trong nước.
12
1.1.1.3. Phân loại KCN
Lý thuyết phân loại khu công nghiệp (KCN) được đề xuất bởi nhà kinh tế học
người Mỹ Albert O. Hirschman vào năm 1958. Theo đó, KCN có thể được phân loại
thành ba loại chính dựa trên sự tương tác giữa các doanh nghiệp trong KCN:
KCN dạng "linkage" (liên kết): Trong loại KCN này, các doanh nghiệp hoạt
động độc lập và không có sự tương tác với nhau. Các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ
đóng vai trò nhà sản xuất và không có sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác trong
KCN. Ví dụ cho loại KCN này là những cụm công nghiệp chuyên về sản xuất lốp xe
hoặc bánh xe độc lập.
KCN dạng "cumulative": Loại KCN này đặc trưng bởi sự tương tác giữa các
doanh nghiệp, khi mà sản phẩm của một doanh nghiệp sẽ làm nguyên liệu cho doanh
nghiệp khác. Điều này tạo ra một chuỗi sản xuất liên kết và tăng tính cạnh tranh cho
KCN. Ví dụ cho loại KCN này là các cụm công nghiệp sản xuất xe đạp, trong đó một
doanh nghiệp sản xuất khung xe, một doanh nghiệp sản xuất bánh xe và một doanh
nghiệp sản xuất đèn xe, tạo ra một chuỗi sản xuất hoàn chỉnh.
KCN dạng "complex": Loại KCN này là sự kết hợp giữa hai loại trên, nơi một
số doanh nghiệp hoạt động độc lập và không tương tác với các doanh nghiệp khác
trong KCN, trong khi các doanh nghiệp khác lại tạo ra một chuỗi sản xuất liên kết.
Ví dụ cho loại KCN này là các cụm công nghiệp sản xuất điện tử, trong đó các doanh
nghiệp sản xuất linh kiện hoạt động độc lập nhưng liên kết với nhau để tạo ra một sản
phẩm điện tử hoàn chỉnh.
1.1.2. Khái quát về phát triển bền vững
Khái niệm của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển bền vững (WCED),
được trình bày trong tài liệu “Tương lai chung của chúng ta” năm 1987:“ Phát triển
bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó sự khai thác tài nguyên, phương
hướng đầu tư, định hướng phát triển kỹ thuật và sự thay đổi về luật pháp đều làm hài
hòa và gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu và khát vọng của nhân loại trong cả hiện
tại và tương lai”.
13
Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập đầy đủ hơn, ngoài vấn
đề môi trường, phát triển bền vững còn xét cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Tại Hội
nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug, Cộng hòa
Nam Phi năm 2002 đã xác định “ Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế,
cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”.
Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển bền vững được
thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010, đó
là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ
vững ổn định chính trị-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
1.1.3. Khái quát phát triển bền vững các KCN
Phát triển bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, và là mục tiêu
quan trọng hàng đầu ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công
nghiệp, trong đó KCN là nhóm đối tượng quan trọng. Phát triển các KCN theo hướng
bền vững được đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về PTBV của đất nước, có chú ý
tới những yếu tố đặc thù của các KCN.
Theo cách hiểu như vậy, quan niệm của luận văn về phát triển các KCN theo
hướng bền vững là đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động của KCN, đồng thời
những thành quả kinh tế của KCN có tác động lan tỏa và chịu sự ràng buộc của các
khía cạnh xã hội và môi trường cả trong và ngoài KCN.
Như vậy, để đảm bảo phát triển các KCN theo hướng bền vững, nội hàm của
phát triển các KCN theo hướng bền vững bao gồm các nội dung sau:
Một là, phát triển bền vững về kinh tế:
Duy trì hiệu quả trong hoạt động kinh tế của KCN bao gồm hiệu quả bên trong
KCN và tác động lan tỏa của KCN đến địa phương có KCN, vùng và cả nước. Như
14
vậy, để duy trì hiệu quả kinh tế cao trong bản thân các KCN sẽ phụ thuộc vào quy mô
và tốc độ tăng giá trị sản lượng từ các dự án đầu tư trong KCN.
Theo đó, các dự án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế như nhà đầu tư có tiềm lực
tài chính mạnh, dự án có mức sinh lợi cao, doanh thu cao, thị trường đầu ra ổn định
và có năng lực tổ chức điều hành hoạt động của dự án tốt.
Ngoài ra, hiệu quả kinh tế bên trong KCN còn thể hiện qua việc duy trì và nâng
cao khả năng cạnh tranh của KCN, khả năng này nói lên tính chất vượt trội trong quan
hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí đánh giá như về môi
trường đầu tư, sức hấp dẫn bên trong KCN, KCN có KCHT đồng bộ, có khả năng
liên kết kinh tế cao so với các KCN khác trong địa phương và khu vực lân cận.
Hai là, phát triển bền vững về xã hội:
Sự lan tỏa của hoạt động kinh tế đến PTBV về xã hội cả bên trong và bên ngoài
KCN. Như vậy, PTBV về xã hội phải đảm bảo yếu tố con người trong hoạt động
KCN bao gồm thu nhập và mức sống của người lao động và gia đình, các dịch vụ xã
hội đáp ứng nhu cầu của người lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của DN và người lao
động khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, mức độ đáp
ứng về các yếu tố xã hội như thời gian làm việc của người lao động, làm thêm giờ,
tăng ca, chế độ nghỉ ngơi,... Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước, KCN và các
DN trong KCN cũng chia sẻ trách nhiệm xã hội với địa phương trong việc tạo việc
làm, xây dựng nhà ở cho công nhân, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội khác
ngoài hàng rào KCN, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ba là, phát triển bền vững về môi trường:
Lan tỏa của hoạt động kinh tế đến sự PTBV về môi trường bên trong và bên
ngoài hàng rào KCN. Điều này đòi hỏi các KCN và DN trong KCN phải thực thi các
biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động kinh
tế phải đảm bảo thân thiện với môi trường trong KCN. Các KCN và DN trong KCN
luôn áp dụng các biệp pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường
sinh thái như tăng tỷ lệ đất trồng cây xanh, tăng tỷ lệ sử dụng các loại nguyên liệu tái
15
chế được, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn... bên cạnh đó, những tác động
tiêu cực của KCN đối với môi trường bên ngoài cần giảm đến mức thấp nhất bằng
cách tất cả các nguồn chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài đều được xử lý
đạt tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng và hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải, nhà
máy xử lý chất thải rắn đảm bảo đúng quy định về bảo vệ môi trường.
1.2. Lý thuyết phát triển bền vững các Khu công nghiệp
1.2.1. Lý thuyết định vị công nghiệp
Lý thuyết định vị công nghiệp, được Alfred Weber tạo ra, giải thích việc hình
thành các khu công nghiệp dựa trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ông
cho rằng, việc lựa chọn vị trí phân bố công nghiệp phải tối thiểu hóa chi phí và tối đa
hóa lợi nhuận. Nguyên tắc này nhằm giảm tối đa chi phí vận chuyển trong tổng chi
phí giá thành sản xuất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Lý thuyết này xác định rằng chi phí vận chuyển chiếm phần lớn trong tổng chi
phí sản xuất do liên quan đến vận chuyển đầu vào và đầu ra của nhà sản xuất. Vì vậy,
việc lựa chọn vị trí cơ sở sản xuất phải đảm bảo tiết kiệm chi phí vận chuyển ở mức
cao nhất.
Weber cũng đưa ra mô hình bố trí tập trung các cơ sở sản xuất có mối quan hệ
gần gũi với nhau về không gian và gần với thị trường tiêu thụ. Ông cũng đề cập đến
ưu điểm và hạn chế của việc tập trung công nghiệp tại một vị trí. Theo ông, việc tập
trung phát triển công nghiệp theo vị trí sẽ tăng cường nguồn lực cho các vùng được
hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển. Sự tập trung nhiều doanh nghiệp tại
một địa bàn có giới hạn về không gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư
chia sẻ chi phí sử dụng kết cấu hạ tầng chung. Điều này sẽ thúc đẩy giảm giá thành
sản phẩm do gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường sự phân công chuyên môn hóa
sản xuất theo cơ cấu ngành và kiến tạo các liên kết sản xuất.
Song theo Alfred Weber, hạn chế là tập trung quá nhiều DNCN vào một không
gian hẹp cũng gây lên những vấn đề khó khăn cho xử lý môi trường, tạo lên áp lực
lớn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng chung kết nối với khu vực liền kề, gây ra nạn
16
khan hiếm về nguồn nhân lực trong một địa bàn hẹp, gia tăng chi phí vận chuyển khi
phải đáp ứng khối lượng lớn các yếu tố đầu vào cho các đối tượng DN trong khu vực
có tốc độ tăng trưởng cao.
Nhìn chung, lý thuyết định vị CN đã làm sáng tỏ lý do hình thành và phát triển
các KCN dựa trên các lập luận về tập trung hóa sản xuất CN theo lãnh thổ, coi quá
trình hình thành các KCN là một quá trình tích tụ sản xuất, thúc đẩy quá trình tập
trung các cơ sở sản xuất CN vào khu vực nhất định.
1.2.2. Lý thuyết phát triển Khu công nghiệp theo lợi thế
Lý thuyết về cạnh tranh vùng hay quốc gia là một trong những lý thuyết quan
trọng được sử dụng làm luận cứ chứng minh sự hợp lý cho việc hình thành các KCN
tập trung.
M. Porter đưa ra quan điểm hình thành các vùng kinh tế dựa trên lợi thế cạnh
tranh. Theo M. Porter, khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng
sáng tạo và sự năng động của quốc gia đó. Khi xu hướng kinh tế mang tính toàn cầu
hóa thì cạnh tranh cũng mang tính chất toàn cầu hóa và những lợi thế cạnh tranh tuyệt
đối hay lợi thế so sánh mang tính tự nhiên nhường chỗ cho những lợi thế cạnh tranh
quốc gia được tạo ra do sự sáng tạo và sự năng động của DN trên trường quốc tế. Khi
nền tảng cạnh tranh chuyển dịch sang sự sáng tạo, năng động và tri thức mới thì vị
thế và vai trò của quốc gia tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thôn
qua quá trình đô thị hóa cao độ.
Theo M. Porter, lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế ngành,
quốc gia mà nhờ đó những DN kinh doanh trên thị trường thế giới sẽ tạo ra một số
ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác. Lợi
thế cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ lợi thế so sánh chứ không chỉ là lợi thế so sánh
thuần túy. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù của một quốc gia, ngành tạo
ra như điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực,. Những điều kiện
này chỉ là cơ sở để tạo ra một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa phải là một lợi thế cạnh
tranh mà cần có sự sáng tạo và năng động mới tạo ra lợi thế cạnh tranh để thành công
17
trên thị trường quốc tế. Bản chất của lợi thế cạnh tranh quốc gia hay cạnh tranh DN
là phải cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: quốc gia khác,
nhà đầu tư, khách hàng, các đối tác và tác động tạo giá trị gia tăng cho các đối tác
này.
Lý thuyết cạnh tranh của M.Porter cung cấp các luận cứ để giải thích tại sao các
quốc gia lại tập trung phát triển một số ngành nào đó và tại sao các DN lại có vai trò
quan trọng trong quá trình hình thành các trung tâm CN có tính cạnh tranh toàn cầu.
Lý thuyết này cũng gợi mở những ý tưởng về thu hút đầu tư vào KCN dựa trên lợi
thế cạnh tranh của DN chứ không phải chỉ là lợi thế cạnh tranh của bản thân KCN.
1.2.3. Lý thuyết định vị trung tâm
Lý thuyết Định vị trung tâm được các nhà khoa học người Đức là W.Christaller
và A.Losch đưa ra vào năm 1933. Sự ra đời của lý thuyết này đã góp phần quan trọng
vào việc tìm kiếm những quy luật về bố trí không gian cho sự phát triển lực lượng
sản xuất.
Lý thuyết Định vị trung tâm thừa nhận những ưu thế của tập trung hóa theo lãnh
thổ với các lợi ích ngoại ứng, tạo cho các DN sản xuất sự gắn kết phù hợp với quy
mô thị trường tương ứng với sự tập trung khiến các DN phân bổ gần nhau tại trung
tâm thị trường. Sự tập trung này, giúp các DN có thể chia sẻ những gánh nặng về chi
phí sử dụng hạ tầng chung (trong đó đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp điện, cấp
nước, thông tin liên lạc,…), từ đó các DN có thể liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng năng suất lao động, thực hiện phân công
chuyên môn hóa, hợp táchóa nhằm giảm giá thành sản phẩm, sử dụng hợp lý và tiết
kiệm nguồn nguyên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác. Sự phân chia các
địa điểm không gian cho các nhà sản xuất khác nhau sẽ tạo lên một trật tự thứ bậc
của các vị trí trung tâm. Lý thuyết định vị trung tâm có điểm đáng lưu ý là xác định
quy luật phân bố không gian tương quan giữa các điểm dân cư, để có thể quy hoạch
các điểm cân cư và các vùng mới khai thác một cách hợp lý. Lý thuyết này mang ý
18
nghĩa thực tiễn và là cơ sở cho bố trí và xây dựng KCN, tạo nền tảng hạt nhân hình
thành các khu dân cư, khu đô thị mới tại các khu đất còn trống liền kề KCN.
1.2.4. Yêu cầu và xu thế phát triển bền vững các KCN
"Khu công nghiệp bền vững là khu công nghiệp được xây dựng và hoạt động
đáp ứng các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững
của địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế." (The United Nations Industrial
Development Organization)
"Phát triển KCN bền vững đòi hỏi sự đảm bảo các yếu tố chính như tiết kiệm
tài nguyên, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và cải thiện
chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương." (Tạp chí Kinh tế và Phát triển)
"Để phát triển KCN bền vững, cần phải đảm bảo các yếu tố như quản lý tài
nguyên và môi trường hiệu quả, tăng cường trách nhiệm xã hội và giảm thiểu tác
động đến môi trường." (Nguyễn Thị Ánh Tuyết và cộng sự, Đại học Quốc gia Hà
Nội)
"Phát triển KCN bền vững đòi hỏi sự đối xử công bằng với lao động, bảo vệ
quyền lợi của người lao động và đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh cho họ." (Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế và Thương mại)
Tóm lại, để phát triển KCN bền vững, cần đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố
kinh tế, môi trường và xã hội, và tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp
hoạt động trong KCN.
1.3. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các khu công
nghiệp
1.3.1. Nội dung phát triển bền vững Khu công nghiệp
1.3.1.1. Nội dung phát triển bền vững về mặt kinh tế
- Quy hoạch phát triển các KCN hợp lý và hiệu quả
19
Để đảm bảo hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch và phân
bố các Khu công nghiệp (KCN) cần được thực hiện một cách phù hợp với quy hoạch
phát triển ở địa phương và cả nước. Các KCN cần được bố trí và sắp xếp hợp lý trong
không gian lãnh thổ để tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút dự án đầu tư. Việc
xác định quy mô diện tích và số lượng KCN phù hợp cũng là yếu tố quan trọng để
phát huy được lợi thế của từng KCN và địa phương. Quy hoạch phát triển các KCN
cũng đòi hỏi việc xây dựng các luận chứng và lựa chọn phương án phát triển phù hợp,
bao gồm cả phân bố các ngành sản xuất hợp lý trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh
thổ và từng địa phương.
- Quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư theo đúng cam
kết ban đầu
Để đảm bảo hoạt động của các KCN được hiệu quả, Ban Quản lý cần chặt chẽ
giám sát việc cấp phép đầu tư, bao gồm các quy định về ngành nghề, công nghệ và
thời gian triển khai dự án. Việc tuân thủ các quy định này sẽ tránh được các trường
hợp triển khai dự án không đúng quy định ban đầu, trì hoãn triển khai dự án, hoặc sử
dụng công nghệ lạc hậu. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động đầu tư và tránh
được những tác động tiêu cực đến hoạt động của các KCN.
- Khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại, chuyển giao công nghệ đối với các
DN trong KCN
Việc đổi mới công nghệ đóng góp rất quan trọng vào hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp (DN) trong KCN. Do đó, Ban Quản lý các KCN đang khuyến khích
các DN thực hiện việc đổi mới công nghệ bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm tăng
cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài việc đưa ra các chính sách ưu đãi đối với
các DN tiên phong trong đổi mới công nghệ, Ban Quản lý còn tăng cường hoạt động
vận động và tuyên truyền để thúc đẩy các DN đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển
giao công nghệ trong cùng một KCN. Việc thực hiện chuyển giao công nghệ này sẽ
giúp các DN nâng cao trình độ công nghệ, từ đó tăng cường cạnh tranh và phát triển
bền vững trong thời gian dài.
20
- Lựa chọn và triển khai áp dụng mô hình hoạt động của KCN có hiệu quả, đảm
bảo PTBV
Tiếp theo những thành công trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, từ đầu
những năm 90 Chính phủ đã có chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng mới
với cách làm mới nhằm tạo ra bước đột phá về cơ chế chính sách đó là hình thành các
mô hình phát triển KCN và KCX. Mỗi địa phương cần lựa chọn cho mình mô hình
phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển. Thực tế cho thấy có khá nhiều mô hình
có thể được lựa chọn mà tựu chung lại đều phục vụ cho mục tiêu PTBV bao gồm: mô
hình KCN đô thị, mô hình KCN sinh thái, mô hình KCN công nghệ cao, mô hình
KCN chuyên ngành, mô hình KCN tổng hợp,... mỗi mô hình đều có những đặc thù
riêng có của nó để có thể áp dụng và đáp ứng yêu cầu phát triển KCN của địa phương.
Sự thành công hay thất bại của việc phát triển các KCN một phần chịu sự ảnh hưởng
bởi mô hình phát triển KCN mà các địa phương đã lựa chọn.
1.3.1.2. Nội dung phát triển về mặt xã hội
- Ban Quản lý các KCN và địa phương cần đảm bảo kết hợp hài hòa các loại lợi
ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong KCN
thường xảy ra xung đột với nhau. Trong khi người lao động luôn mong muốn có môi
trường làm việc tốt, ổn định với mức lương cao thì người sử dụng lao động luôn đặt
mục tiêu có chi phí thấp nhất, qua đó trả lương thấp và yêu cầu người lao động tuân
thủ theo nội quy và quy định của DN. Từ những khác biệt này, các chủ thể tham gia
cần phải thực hiện đúng những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, hạn chế những
xung đột về quyền lợi có thể xảy ra.
- Khuyến khích các DN cung ứng các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của người
lao động
Đối với các địa phương có KCN tập trung, thường gây quá tải về các dịch vụ xã
hội cho bản thân người dân địa phương và lao động nhập cư. Chính vì vậy, chính
quyền địa phương luôn khuyến khích các DN cùng chung tay với địa phương để đầu
21
tư vào các dịch vụ xã hội như xây nhà ở cho công nhân, dịch vụ y tế, khu thương mại,
khu vui chơi giải trí,... để bảo đảm nâng cao hiệu quả xã hội đối với các KCN. Ngoài
việc khuyến khích các DN đầu tư dịch vụ xã hội, cần có quy định cụ thể đối với các
DN khi tham gia đầu tư vào KCN thì phải tham gia phát triển các dịch vụ xã hội ở
mức độ nhất định nhằm giảm gánh nặng cho chính quyền địa phương, đồng thời chia
sẻ trách nhiệm đối với cộng đồng và người dân địa phương nơi KCN đang hoạt động.
- Chính quyền địa phương và Ban Quản lý các KCN luôn khuyến khích các DN
tham gia đào tạo và sử dụng lao động địa phương
Quá trình hình thành và phát triển các KCN thường đi kèm với việc thù hồi đất
đai để phục vụ dự án. Vì vậy, người dân địa phương bị mất đất sản xuất. Tình trạng
thất nghiệp, lao động không có chuyên môn nghiệp vụ tăng lên. Chính quyền địa
phương cần khuyến khích các DN có nghĩa vụ thu hút lao động địa phương mà đặc
biệt là lao động bị mất đất sản xuất do phát triển KCN vào làm việc tại KCN nếu bản
thân họ đáp ứng được các yêu cầu của DN. Để thực hiện được điều này, cần có sự hỗ
trợ từ địa phương để đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động thông qua
nhiều hình thức khác nhau như đào tạo tại chỗ, liên kết với các trường nghề, cao đẳng,
đại học trên địa bàn,...
1.3.1.3. Nội dung phát triển bền vững về mặt môi trường
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý môi trường KCN
Các chính sách phát triển công nghiệp gắn với công tác BVMT và các văn bản
có liên quan đến quản lý môi trường KCN cần phải được xây dựng và hoàn thiện một
cách đồng bộ. Các địa phương đang áp dụng công cụ kinh tế thông qua hình thức thu
phí môi trường đối với nước thải và chất thải rắn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám
sát chất lượng môi trường KCN. Tuy vậy, do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
chưa hoàn chỉnh, phân cấp trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong quản lý môi
trường KCN còn chồng chéo, thiếu khoa học, việc triển khai thực hiện chưa có hiệu
quả cao và ý thức BVMT KCN của chủ đầu tư và DN chưa tốt.
22
- Khuyến khích các KCN xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải tập
trung
Theo quy định, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh KCHT kỹ thuật KCN có
trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải tập trung, bao gồm xử lý
nước thải và chất thải rắn, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các KCN và BVMT.
Do có nhiều KCN đã hình thành trước đây và chưa xây dựng hệ thống này nên hiện
nay các cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích các chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hệ
thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định để BVMT. Đây là công việc vừa có
tính cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi có sự phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN và chủ
đầu tư hạ tầng KCN để thực hiện việc đầu tư và vận hành có hiệu quả.
- Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường
tại các DN KCN
Từ những năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam đã triển khai sản xuất sạch hơn
trong các cơ sở công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế và BVMT. Đến nay đã có
nhiều cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn. Theo đó, tùy thuộc vào loại hình sản xuất, các
cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn có thể giảm tiêu hao nguyên liệu, tiêu thụ nước, năng
lượng, nước thải từ 5 đến 40%. Với mục tiêu sản xuất sạch hơn và áp dụng công nghệ
thân thiện môi trường, nếu được triển khai rộng rãi tại các cơ sở sản xuất sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên vật liệu, giảm phát
thải và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm môi trường, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi
trường, sức khỏe người dân và đảm bảo PTBV trong tương lai.x
- Công tác quản lý môi trường khu công nghiệp
Công tác quản lý môi trường KCN đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải
thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý
môi trường. Tiến hành phân công, phân cấp trách nhiệm cho các bên liên quan, phối
hợp chặt chẽ trong xử lý để BVMT đạt hiệu quả cao.
- Có biện pháp chế tài nhằm xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường KCN
23
Hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong KCN của các DN vẫn xảy ra, vì vậy
cần có những quy định chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm đối với các DN không tuân
thủ quy định pháp luật về BVMT. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm
của DN cần phân định rõ ràng, tránh chồng chéo, giảm thiểu những trường hợp DN
cố tình vi phạm và chấp nhận mức xử phạt hành chính, kéo theo vấn để ô nhiễm vẫn
xảy ra.
1.3.2. Nội dung quy hoạch phát triển khu công nghiệp
Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong một khu vực cụ
thể, việc quy hoạch được coi là một công việc quan trọng. Quá trình quy hoạch đòi
hỏi phải thực hiện một loạt các bước như: điều tra, phân tích và đánh giá hiện trạng;
nhận biết vấn đề, tiềm năng và nguồn lực; xác định mục đích và mục tiêu cần đạt
được; xây dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch thực hiện; thực hiện các dự
án, giám sát quá trình và kiểm tra kết quả.
Có hai loại hình quy hoạch chính là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và
quy hoạch vùng. Chiến lược phát triển kinh tế quốc gia tập trung vào quy hoạch kinh
tế ở cấp quốc gia, bao gồm các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường. Quy hoạch
vùng nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong một khu vực nhất định bằng cách lập
kế hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên và các hoạt động kinh tế, xã hội và môi
trường.
Việc quy hoạch giúp đưa ra những quyết định hợp lý trong việc phân bổ các
nguồn lực, tài nguyên và định hướng phát triển, tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong
quản lý và sử dụng các nguồn lực, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững và đáp ứng
nhu cầu của Để đưa ra quy hoạch phát triển Khu công nghiệp, cần sử dụng các phương
pháp thống kê, chuyên khảo, quy hoạch tính toán và toán kinh tế. Phương pháp thống
kê sẽ được sử dụng để điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình các vùng, địa phương
và các đơn vị kinh tế trong Khu công nghiệp. Phương pháp chuyên khảo được dùng
để nghiên cứu khảo sát các điển hình riêng biệt nhằm rút kinh nghiệm tiên tiến trong
quy hoạch phát triển Khu công nghiệp. Phương pháp quy hoạch tính toán sẽ tính toán
24
các mặt cân đối của các yếu tố sản xuất đầu vào và các sản phẩm đầu ra, giữa cung
và cầu, giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm, để xem xét trình độ và hiệu quả
kinh tế của quy hoạch phát triển Khu công nghiệp. Cuối cùng, phương pháp toán kinh
tế và tin học sẽ giúp lựa chọn, bố trí các nguồn lực, quy hoạch cơ cấu kinh tế các
ngành, các vùng khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu một cách thuận lợi hơn. Các
phương pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển
Khu công nghiệp hiệu quả và bền vững cộng đồng.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển các khu công nghiệp bền vững
1.3.3.1. Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp
Thực hiên tốt công tác lập quy hoạch các KCN có tác động rất lớn đến quá trình
phát triển của KCN, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của KCN trong quá trình
phát triển KT - XH địa phương.
Trong công tác quy hoạch thì yếu tố quan trọng nhất chính là xem xét việc lựa
chọn vị trí đặt KCN sao cho KCN vừa có khả năng thu hút đầu tư cao (có vị trí địa lý
thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt), vừa gắn kết chặt
chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của địa phương, của vùng, của đất
nước đảm bảo tác dụng lan toả, kích thích sự phát triển KT - XH của địa phương, của
vùng, của đất nước, không ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt
là vấn đề an ninh lương thực.
Trong công tác quy hoạch cần chú ý việc gắn kết chặt chẽ quy hoạch xây dựng
KCN với quy hoạch xây dựng các khu đô thị, dịch vụ đảm bảo giải quyết nhà ở, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động thông qua các dịch vụ: khám chữa
bệnh, đầu tư xây dựng trường học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, đồng
thời tạo việc làm nâng cao thu nhập của nhân dân khu vực có đất bị thu hồi để xây
dựng KCN.
25
1.3.3.2. Các chính sách phát triển khu công nghiệp
Trong phát triển KCN thì việc xây dựng các chính sách đối với KCN có ý nghĩa
rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển KCN, đặc biệt là
việc phát triển nội tại KCN.
Các chính sách phát triển KCN bao gồm: chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư, thực hiện
các thủ tục hành chính; chính sách phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ KCN. Các
chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị của đất nước, của địa
phương, đảm bảo các thông lệ quốc tế, thì sẽ:
+ Tạo thuận lợi cho các DN nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn hợp
pháp, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại và thực hiện dự án theo đúng tiến độ đặt ra, tránh
gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực: vốn, đất đai... trong quá trình đầu tư
xây dựng; giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động KCN.
+ Nâng cao khả năng thu hút đầu tư, thu hút những dự án đầu tư có hiệu quả KT
- XH cao, nhanh chóng lấp đầy KCN.
+ Kích thích nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư mở
rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển khoa học công nghệ,
ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và của
KCN.
+ Cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu
cầu hoạt động sản xuất của DN; hỗ trợ cung cấp các dịch vụ phục vụ đầu tư, sản xuất;
giải quyết những vấn đề xã hội: nhà ở, khám chữa bệnh, trường học, vui chơi giải trí,
việc làm... tạo nên sự yên tâm và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ
đó, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và của KCN.
26
1.3.3.3. Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong
KCN
Quản lý tốt việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo việc thực hiện đầu tư
xây dựng theo đúng quy hoạch KCN đã được duyệt, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật KCN
được xây dựng đồng bộ, đúng tiến độ, trên quan điểm sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư, đảm bảo nâng cao khả năng thu hút đầu tư, yêu cầu cảu các DN đầu tư
vào KCN, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giải quyết tốt
các nhân tố có thể gây tổn hại đến môi trường, nâng cao khả năng cải thiện môi trường
sinh thái. Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý sẽ gây ra tình trạng quy hoạch
KCN bị phá vỡ, chậm triển khai đầu tư xây dựng hoặc đầu tư không đồng bộ gây lãng
phí vốn, đất đai và không giải quyết tốt các vấn đề về môi trường sinh thái.
Đồng thời quá trình quản lý triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của
các DN KCN sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước rà soát, loại bỏ những DN không thực
sự đủ năng lực đầu tư, những dự án hoạt động không hiệu quả, thay thế bằng những
dự án, nhà đầu tư có hiệu quả hơn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các DN, nhằm đạt được sự tăng trưởng cao của các DN và của KCN, giảm thiểu
những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực: đất đai, vốn, lao
động...
1.3.3.4. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN:
Trình độ khoa học, công nghệ áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp KCN ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và khả năng phát
triển của KCN. Việc đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất sẽ nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của
sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của DN, đồng thời giảm thiểu được các yếu
tố ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo cho DN phát triển nhanh chóng.
27
Nếu trình độ khoa học công nghệ lạc hậu trong sản xuất sẽ có tác dụng ngược
lại. Cùng với việc gây lãng phí nguồn lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm thấp kém, gây ảnh hưởng đến môi trường.
1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững
1.4.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp
- Vị trí khu công nghiệp
Vị trí của khu công nghiệp (KCN) là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá tính
bền vững và thành công của KCN. Vị trí KCN phản ánh chất lượng quy hoạch và thể
hiện tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu quả của KCN trong từng giai đoạn từ quy
hoạch, xây dựng và vận hành. Điều này bao gồm sự bố trí khoa học của KCN trong
phạm vi không gian vùng, bố trí vị trí KCN trong không gian địa phương, so với khu
dân cư và hệ thống giao thông, cũng như nguồn gốc đất đai cho phát triển KCN nhằm
đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ môi trường và thu hút lao động.
- Quy mô diện tích khu công nghiệp
Một yếu tố quan trọng trong đánh giá chất lượng KCN là quy mô diện tích KCN
phù hợp với mục đích và tính chất hoạt động của KCN. Đánh giá này căn cứ trên hai
khía cạnh. Thứ nhất, quy mô KCN phụ thuộc vào mục đích hình thành KCN. Nếu
mục tiêu là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì quy mô KCN hiệu quả là từ 200 - 300
ha đối với các KCN nằm trong khu vực thành thị và vùng Kinh tế trọng điểm; 300 -
500 ha đối với các KCN nằm trên các tỉnh. Nếu mục tiêu là di dời các KCN nằm trong
các thành phố lớn, thì quy mô KCN phù hợp là từ 100 ha trở xuống. Nếu mục tiêu là
tận dụng nguồn lao động và thế mạnh tại chỗ của địa phương, thì quy mô KCN phù
hợp là từ 100 ha trở xuống. Thứ hai, quy mô KCN phụ thuộc vào tính chất và điều
kiện hoạt động của KCN. Nếu KCN được đặt ở địa phương có cảng biển và nguồn
nguyên liệu lớn để sản xuất một số sản phẩm công nghiệp nặng, thì quy mô KCN phù
hợp là từ 300 - 500 ha. Nếu KCN nằm ở xa đô thị và cảng biển, với tính chất hoạt
động là tận dụng lao động, thì quy mô KCN hợp lý là từ 50 - 100 ha.
28
- Tỷ lệ diện tích đất cho thuê của khu công nghiệp
Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong diện tích đất tự nhiên của
khu công nghiệp (KCN) là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử
dụng đất và đảm bảo phát triển bền vững của KCN. Tỷ lệ này cho thấy mật độ doanh
nghiệp sản xuất trong KCN. Nếu tỷ lệ này quá thấp, đất sẽ bị lãng phí và việc sử dụng
không hiệu quả; trong khi đó, tỷ lệ quá cao sẽ dẫn đến sự giảm thiểu diện tích dành
cho giao thông, sân chơi, cây xanh và môi trường, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động
và môi trường trong KCN. Tỷ lệ hợp lý của diện tích đất công nghiệp là khoảng 60%
- 70%.
Bảng 1.1. Tỷ lệ các loại đất trong KCN
STT Loại đất
Tỷ lệ
(% diện tích toàn khu)
1 Nhà máy, kho tàng ≥ 55
2 Các khu kỹ thuật ≥ 1
3 Công trình hành chính và dịch vụ ≥ 1
4 Giao thông ≥ 8
5 Cây xanh ≥ 10
Nguồn: Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD
Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trên diện tích đất tự nhiên
(TLCN, %) được xác định bằng công thức:
𝑇𝐿𝑐𝑛 =
𝑆𝑐𝑛
𝑆𝑡𝑛
× 100
Trong đó:
+ Scn: Diện tích công nghiệp có thể cho thuê của KCN.
+ Diện tích đất tự nhiên (Stn) là toàn bộ diện tích của phần đất bên trong hàng
rào KCN, bao gồm cả diện tích đất công nghiệp và diện tích các kết cấu hạ tầng khác
29
như văn phòng đại diện quản lý KCN, hệ thống đường xá trong KCN, hệ thống xử lý
chất thải, vườn cây trong KCN, văn phòng giới thiệu sản phẩm,...
- Tỷ lệ lắp đầy khu công nghiệp
Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp (KCN) là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu
quả sử dụng đất của KCN. Nó được tính bằng tỷ lệ giữa diện tích đất đã được cho
thuê cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ và tổng diện tích đất có thể cho thuê
trong KCN. Chỉ số này cho phép so sánh mức độ thành công của KCN trong việc thu
hút đầu tư với các KCN khác. Một KCN với tỷ lệ lấp đầy 100% có nghĩa là đã sử
dụng triệt để diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn diện tích đất trống.
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑙ắ𝑝 đầ𝑦 =
𝑆 đã 𝑐ℎ𝑜 𝑡ℎ𝑢ê
𝑆 𝑘ℎ𝑢 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
× 100
- Sự gia tăng ổn định về mặt sản lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp trong KCN
Đây là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tính ổn định lâu dài về kinh tế đảm bảo
hoạt động sản xuất của KCN. Đo lường tiêu chí này có thể dựa trên các chỉ số cụ thể
về qui mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ số đầu ra: Quy mô, tốc độ tăng trưởng về
GTSX, giá trị gia tăng và đóng góp với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.
- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong KCN
Có nhiều chỉ số để đánh giá tiêu chí này như: tổng số lao động thu hút; tổng vốn
kinh doanh; tỷ lệ giá trị gia tăng so với doanh thu...nhưng trên hết là hai chỉ số có thể
thu thập và xác định khá dễ dàng là: doanh thu trên một đơn vị lao động (năng suất
lao động) và Doanh thu trên một đơn vị diện tích. Việc đánh giá các chỉ số này phải
dựa trên quan điểm “động”, tức là mức và tốc độ tăng trưởng của các con số đó. Điều
đó cho phép kết luận về khả năng duy trì tính bền bỉ trong hiệu quả sản xuất của các
doanh nghiệp.
30
* Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học
công nghệ vào sản xuất kinh doanh
Tiêu chí này phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong KCN,
giữa KCN với các KCN khác trong nước và quốc tế. Nó thể hiện bằng các chỉ số: Cơ
cấu trình độ công nghệ của máy móc thiết bị sử dụng trong KCN theo tỷ lệ vốn sản
xuất trên 1 lao động và tỷ lệ vốn đầu tư trên một dự án; Quốc gia đầu tư, tính chất
công nghệ; Tỷ lệ đầu tư hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tư của
các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng
quy mô hoạt động của doanh nghiệp và của toàn KCN.
- Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp:
Đây cũng là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn KCN, tính
chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất và sự phù hợp với xu thế phát triển của phân công
lao động xã hội theo xu hướng hiện đại. Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: Tính
chất chuyên ngành của KCN hay số ngành kinh tế trong KCN; Tỷ lệ doanh nghiệp có
liên kết sản xuất với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong KCN; Tỷ lệ doanh
nghiệp có liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong KCN khác và các doanh nghiệp
khác bên ngoài KCN.
- Các tiêu chí phản ánh độ thoả mãn các nhu cầu nhà đầu tư
Nhóm tiêu chí này phản ánh sức hấp dẫn của các KCN đối với các nhà đầu tư
cả trong giai đoạn thu hút đầu tư và quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong KCN.
Nó bao gồm một nhóm các yếu tố phản ánh mức độ tiện lợi của hệ thống dịch vụ
trong KCN đối với việc sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể là: mức độ
bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN: hệ thống cung ứng điện, nước, hệ
thống hạ tầng trong, ngoài KCN: đường xá, kho bãi...Năng lực các ngành công nghiệp
hỗ trợ, chất lượng hoạt động các ngành logistics phục vụ hoạt động cho các doanh
nghiệp trong KCN như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng... Các chỉ số về
nguồn lực với tư cách là nguồn lực đầu vào cho hoạt động của KCN, bao gồm khả
năng tuyển dụng lao động hay tính sẵn có về số lượng và chất lượng lao động địa
31
phương khi doanh nghiệp cần tuyển dụng và giá nhân công của vùng so với các vùng
khác trong cả nước và nước ngoài.
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả của khu công nghiệp
Tác động về kinh tế
- Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so với
mức chung của cả nước.
- Cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN theo 3 lĩnh vực: cơ cấu ngành kinh tế,
cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo khu vực thể chế, trong số đó đặc biệt
chú ý cơ cấu ngành.
- Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương. Mức đóng góp càng lớn càng
chứng tỏ KCN hoạt động có hiệu quả và tác động tích cực đến địa phương có KCN
đó.
- Số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của địa phương
có KCN. Tiêu chí này phản ánh tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài
hàng rào KCN, nhất là hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống nhà ở, các công trình
điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ở địa phương có KCN. Đánh giá tiêu
thức này, cần phải xét trong trạng thái động, tức là đánh giá ở tốc độ tăng của số và
chất lượng của các yếu tố.
- Tỷ lệ đóng góp của KCN vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Cũng
giống như tiêu chí về đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương, chỉ tiêu này phản
ánh hiệu quả hoạt động của KCN cũng như những tác động tích cực của nó đến địa
phương.
Tác động về xã hội
- Số lao động địa phương làm việc trong các KCN: thể hiện ở tỷ lệ lao động địa
phương so với tổng số lao động trong KCN, đặc biệt là số lao động bị mất đất khi xây
dựng KCN được làm việc trong KCN.
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf
Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf

More Related Content

Similar to Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf

Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Man_Ebook
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Man_Ebook
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Man_Ebook
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Man_Ebook
 
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong bietbai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
ThinNguyn517573
 
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
 anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no... anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
ma ga ka lom
 

Similar to Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf (20)

Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcLuận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
 
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đỨng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
Ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN vào sản xuất và đời sống, 9đ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý các công trình thủy lợi, 9 ĐIỂM! HOT!
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
 
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 –...
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
 
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử vào quảng bá thương hiệu công ty thương m...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty...
 
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
Hoàn thiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại công ty c...
 
Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...
Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...
Luận Văn Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Lúa Và Vai Trò Đối Với Đời Sống Người Dân ...
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp n...
 
Đề tài Giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ fiber tại vn...
Đề tài Giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ fiber tại vn...Đề tài Giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ fiber tại vn...
Đề tài Giải pháp nâng cao trải nghiệm khách hàng sử dụng dịch vụ fiber tại vn...
 
Khoaluan final
Khoaluan finalKhoaluan final
Khoaluan final
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuy...
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
 
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong bietbai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
bai bao tran thach noi ve van de gi do khong biet
 
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
Luận văn: Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉ...
 
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
 anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no... anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
anh_huong_cua_cac_yeu_to_dau_vao_den_hieu_qua_kinh_te_cay_ca_phe_tinh_dak_no...
 
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOTĐề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng môi trường làm việc đến kết quả công việc, HOT
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp.pdf

  • 1. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH THANH CHIẾN SKC008240 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2023
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HUỲNH THANH CHIẾN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 2121422 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC KHÁNH Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2023
  • 3.
  • 4.
  • 5.
  • 6.
  • 7.
  • 8.
  • 9.
  • 10. i LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Huỳnh Thanh Chiến Ngày, tháng, năm sinh: 15/11/1979 Quê quán: Đồng Tháp Giới tính: Nam Nơi sinh: Xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Dân tộc: Kinh Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 04/L, tổ 5, ấp Tân Lập, xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. SĐT: 0913.794864 E-mail: htchien1979@gmail.com II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Hệ đào tạo: Tại chức Thời gian đào tạo: 1997-2002 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Cần Thơ Ngành học: Xây dựng công trình Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: năm 2002 III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
  • 11. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, được hoàn thành sau quá trình học tập và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các lập luận, phân tích, đánh giá được đưa ra quan điểm cá nhân sau khi nghiên cứu. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 05 năm 2023 Học viên Huỳnh Thanh Chiến
  • 12. iii LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin được bày tỏ một cách chân thành, trân trọng và biết ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh, cảm ơn Thầy đã tận tình truyền đạt, hướng dẫn những kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ lý luận đến thực tiễn trong quá trình nghiên cứu để hoàn chỉnh đề cương này Xin trân trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô giáo, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều thông tin quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các cơ quan ban ngành, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu cũng như hỗ trợ về các nghiệp vụ liên quan trong quá trình thực hiện luận văn. Tuy có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý Thầy, Cô thông cảm và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày,…tháng 05 năm 2023 Học viên Huỳnh Thanh Chiến
  • 13. iv TÓM TẮT Đồng Tháp hiện đang được xem là một trong nhưng tỉnh dân đầu về phát triển các khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư để phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người dân và nâng cao đời sống xã hội. Tuy nhiên, phát triển các khu công nghiệp cũng đặt ra nhiều thách thức về môi trường, như ô nhiễm môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, đặt mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là điều cần được quan tâm. Điều này chỉ có thể được đạt được thông qua việc sử dụng các công nghệ xanh, ứng dụng các quy trình sản xuất sạch và đầu tư vào các công trình xử lý chất thải. Đồng thời, các nhà quản lý công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cũng cần phải chú trọng đến việc đảm bảo tính cân đối giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế tạo ra tác động lan tỏa lớn ổn định và lâu dài. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp tổng hợp thống kê, phân tích thống kê, so sánh, đối chiếu và sử dụng phương pháp chuyên gia và dự báo thống kê để xử lý chuyên nghiệp khối dữ liệu. Luận văn đã rút ra được các nguyên nhân cốt lỏi làm cơ sở cho việc định hướng các giải pháp có ý nghĩa cho việc làm sáng tỏ cơ sở luận và đóng góp cho các nhà quản lý công tác quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được một số hàm ý chính sách bao gồm cả chiến lược phát triển bền vững lâu dài cho các khu công nghiệp, kèm theo định hướng lộ trình hoàn thiện, Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và kiểm soát đối với các hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, đảm bảo các hoạt động của họ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn lao động. Bên cạnh đó, cần phải tạo ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp xanh, thân thiện với môi trường để tăng cường sự đóng góp của họ vào phát triển kinh tế địa phương và kinh tế quốc gia. Đồng thời luận văn cũng đưa ra các giải pháp kỹ thuật và các nhóm giải pháp hỗ trợ để tăng tính khả thi cho các đề xuất. Cuối cùng luận văn cung đưa ra một số kiến nghị tích cực nhằm góp phần vận dụng thành công nhanh chóng các đề xuất vào thực tế. góp phần đạt được các mục đích đã đề ra.
  • 14. v ABSTRACT Dong Thap is currently considered as one of the leading provinces in developing industrial zones to attract investors to develop the local economy, create jobs for people and improve social life. However, the development of industrial zones also poses many environmental challenges, such as environmental pollution and the use of natural resources. Therefore, setting goals for sustainable development, ensuring a balance between economic development and environmental protection is something to be concerned about. This can only be achieved using green technologies, the application of clean production processes and investment in waste treatment facilities. At the same time, managers of industrial park development planning also need to pay attention to ensuring the balance between environmental, social, and economic factors to create stable large spillover effects. and long term. On the basisof using methods of statistical synthesis, statistical analysis, comparison, contrast and use of expert methods and statistical forecasting for professional processing of data blocks. The thesis has drawn the core causes as the basis for the orientation of meaningful solutions for clarifying the rationale and contributing to managers in the planning and development of industrial parks. in Dong Thap province. The research results have suggested several policy implications, including long-term sustainable development strategies for industrial parks, along with orientation for completion. In addition, it is necessary to strengthen supervision and control. control over the activities of enterprises in the industrial park, ensuring their activities comply with regulations on environmental protection and labor safety. In addition, it is necessary to create policies to support and encourage businesses to apply green, environmentally friendly solutions to enhance their contribution to local and international economic development, family. At the same time, the thesis also offers technical solutions and groups of supporting solutions to increase the feasibility of the proposals. Finally, the thesis also gives some positive recommendations to contribute to the successful application of the proposals in practice. contribute to the achievement of the stated goals.
  • 15. vi MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii TÓM TẮT ..................................................................................................................iv ABSTRACT ................................................................................................................v MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... xi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ xii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................ xiii PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài..............................2 3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................6 5. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu ..............................................................6 5.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................6 5.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu ...............................................................7 5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin.................................................................8 5.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu..............................................8 5.2.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa...................................................8 5.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ......................................................8 6. Ý nghĩa nghiên cứu ...........................................................................................8 7. Đóng góp của đề tài...........................................................................................9 8. Kết cấu của luận văn.........................................................................................9
  • 16. vii PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................10 CHƯƠNG 1. .............................................................................................................10 1.1. Khái quát KCN và phát triển bền vững KCN...........................................10 1.1.1. Khái quát về KCN...................................................................................10 1.1.1.1. Khái niệm KCN................................................................................10 1.1.1.2. Đặc điểm KCN.................................................................................11 1.1.1.3. Phân loại KCN .................................................................................12 1.1.2. Khái quát về phát triển bền vững............................................................12 1.1.3. Khái quát phát triển bền vững các KCN.................................................13 1.2. Lý thuyết phát triển bền vững các Khu công nghiệp................................15 1.2.1. Lý thuyết định vị công nghiệp ................................................................15 1.2.2. Lý thuyết phát triển Khu công nghiệp theo lợi thế .................................16 1.2.3. Lý thuyết định vị trung tâm.....................................................................17 1.2.4. Yêu cầu và xu thế phát triển bền vững các KCN....................................18 1.3. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các khu công nghiệp ...................................................................................................................18 1.3.1. Nội dung phát triển bền vững Khu công nghiệp.....................................18 1.3.1.1. Nội dung phát triển bền vững về mặt kinh tế...................................18 1.3.1.2. Nội dung phát triển về mặt xã hội....................................................20 1.3.1.3. Nội dung phát triển bền vững về mặt môi trường............................21 1.3.2. Nội dung quy hoạch phát triển khu công nghiệp ....................................23 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển các khu công nghiệp bền vững ...........24 1.3.3.1. Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp..............................24 1.3.3.2. Các chính sách phát triển khu công nghiệp .....................................25 1.3.3.3. Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN ..............................................................................................26 1.3.3.4. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN: ............26 1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững ..................27 1.4.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp .27 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả của khu công nghiệp ..................31
  • 17. viii 1.5. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm phát triển bền vững KCN............32 1.5.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh.............................................32 1.5.2. Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai .............................................................33 1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triên bền vững KCN tại tỉnh Đồng Tháp35 Tiểu kết chương 1................................................................................................36 CHƯƠNG 2. .............................................................................................................37 2.1. Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Tháp ............37 2.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp trước yêu cầu phát triển bền vững KCN ..................................................................................................................37 2.1.2. Hiện trạng các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp..................................39 2.2. Thực trạng phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp ...............................................................................................................................43 2.2.1. Thực trạng phát triển bền vững về công tác quản lý nhà nước...............43 2.2.1.1. Vị trí đặt Khu công nghiệp...............................................................43 2.2.1.2. Quy mô diện tích của khu công nghiệp, tình hình thuế và sử dụng đất .......................................................................................................................44 2.2.1.3. Hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp........................................45 2.2.1.4. Môi trường của khu công nghiệp.....................................................48 2.2.1.5. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong khu công nghiệp........48 2.2.1.6. Hoạt động liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp............................................................................................................50 2.2.1.7. Đánh giá tính hấp dẫn của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong mối liên hệ với các địa phương khác..........................................51 2.2.2. Thực trang phát triển bền vững về Kinh tế - xã hội - môi trường của các KCN ..................................................................................................................55 2.2.2.1. Về mặt kinh tế ..................................................................................55 2.2.2.2. Về mặt xã hội ..................................................................................56 2.2.2.3. Về mặt môi trường ...........................................................................57 2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của KCN trên địa bản tỉnh Đồng Tháp......................................................................................59 2.3.1. Công tác quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp..............................59
  • 18. ix 2.3.2. Các chính sách phát triển khu công nghiệp.............................................60 2.3.3. Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN.........................................................................................................63 2.3.4. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN.....................65 2.4. Phân tích SWOT ..........................................................................................66 2.5. Phân tích những mặt hạn chế tồn tại và nguyên nhân .............................68 2.5.1. Những mặt đạt được................................................................................68 2.5.2. Những mặt hạn chế tồn tại ......................................................................69 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại.................................................72 . Tiểu kết chương 2..............................................................................................73 CHƯƠNG 3. . ...............................................................Error! Bookmark not defined. 3.1. Định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững...........................................................................................74 3.1.1. Định hướng phát triển .............................................................................74 3.1.1.1. Định hướng phát triển của trung ương.............................................74 3.1.1.2. Định hướng phát triển của tỉnh Đồng Tháp .....................................75 3.1.1.3. Định hướng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp......76 3.1.2. Dự báo những như cầu phát triển KCN tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 và tầm nhìn 2050....................................................................................................77 3.1.2.1. Cơ hội thuận lợi các khu công nghiệp theo hướng bền vững ..........77 3.1.2.2. Thách thức khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững........................................................................................................78 3.1.3. Định hướng các giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Đồng Tháp ...........................................................................................................................79 3.2. Giải pháp phát triển bền vững các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp............................................................................................................80 3.2.1. Giải pháp chiến lược ...............................................................................80 3.2.1.1. Quy hoạch và lựa chọn địa điểm hình thành các khu công nghiệp..80 3.2.1.2. Bảo vệ môi trường trong và ngoài khu công nghiệp........................81 3.2.2. Giải pháp kỹ thuật...................................................................................87
  • 19. x 3.2.2.1. Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp ............................................................................................87 3.2.2.2. Tăng cường đào tạo nguồn lao động cung cấp cho doanh nghiệp khu công nghiệp ...................................................................................................89 3.2.2.3. Nâng cao năng lực và tổ chức bộ máy quản lý các KCN ................91 3.2.3. Giải pháp khác.........................................................................................92 Tiểu kết chương 3................................................................................................94 KẾT LUẬN ...............................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................97 PHỤ LỤC
  • 20. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ KCN Khu công nghiệp USA United States of America PTBV Phát triển bền vững DN Doanh nghiệp CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá BQL Ban quản lý KCX Khu chế xuất UBND Uỷ ban nhân dân SXKD Sản xuất kinh doanh GDP Gross Domestic Product
  • 21. xii DANH MỤC HÌNH HÌNH TRANG Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận văn .................................................................7 Hình 2.1. Quy mô GRDP các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 (giá hiện hành – tỷ đồng)..........................................................................................................38 Hình 2.2. Giá thuê đất bình quân USD/m2/tháng của các KCN một số địa phương ...................................................................................................................................52 Hình 2.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2020......................55
  • 22. xiii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG TRANG Bảng 1.1. Tỷ lệ các loại đất trong KCN ...................................................................28 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của các KCN ........................................................44 Bảng 2.2. Kết quả thu hút đầu tư của các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp .........46 Bảng 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN năm 2020 ...................................................................................................................................48 Bảng 2.4. Đánh giá môi trường của các KCN tại tỉnh Đồng Tháp...........................48 Bảng 2.5. Giá thuê đất tại các KCN tỉnh Đồng Tháp năm 2020 ..............................52 Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về thực trạng các KCN Đồng Tháp..............................53 Bảng 2.7. Tổng hợp số liệu về lao động - tiền lương của các KCN Đồng Tháp năm 2020...........................................................................................................................56 Bảng 2.8. Bảng phân tích SWOT cho phát triển KCN tỉnh Đồng Tháp ..................66
  • 23. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khu công nghiệp (KCN) là vùng không gian lãnh thổ được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại. Với quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, để tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Phát triển KCN là điều kiện để các địa phương thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ, tăng nguồn thu cho ngân sách, tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp địa phương, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành các khu đô thị mới. Phát triển các KCN là một tất yếu khách quan đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội của người dân, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, gây lãng phí tài nguyên đất, làm gia tăng nhiều vụ khiếu kiện về đất đai, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự của địa phương. Hoạt động của các KCN với các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp, khí thải công nghiệp và chất thải rắn, chất thải nguy hại đang gây ra những tác động xấu tới môi trường, tới các hệ sinh thái tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư sinh sống gần KCN. Mà nguyên nhân gốc rễ của tất cả các vấn đề trên đều xuất phát từ việc quy hoạch thiếu bền vững. Để đảm bảo tiến trình phát triển bền vững đất nước nhằm kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển các KCN đến môi trường, tạo điều kiện thu hút mạnh hơn nữa các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đến mở rộng hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Việc tái cấu trúc cả phần cứng và phần mềm về phát triển Khu công nghiệp theo mô hình phát triển bền vững là yêu cầu có tính cấp thiết đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt đối với nước đang phát triển
  • 24. 2 như Việt Nam. Và đặc biệt hơn có ý nghĩa đối với các địa phương thuần nông, giàu tiềm lực, sản vật nông nghiệp đa dạng và phong phú như Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từ thực trạng từ Đồng Tháp, một tỉnh trẻ giàu tiềm năng cả về con người và điều kiện tự nhiên. Hiện đang trên đường phấn đấu trở thành thành phố công nông nghiệp hiện đại, với mục tiêu tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp, trong vùng, trong khu vực và toàn cầu trong tương lai. Trên cơ sở tâm đắc với các lý thuyết và mô hình phát triển hệ sinh thái khu công nghiệp hiện đại tại các quốc gia tiên tiến trong làn sóng công nghệ số hóa. Tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển các Khu Công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp”, làm hướng nghiên cứu để bảo vệ luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Nghiên cứu nước ngoài D.Gibbs và P.Deutz (2005), với công trình nghiên cứu “Implementing industrial ecology? Plaining for eco-indutrial in the USA” do nhà xuất bản Elsevier cho rằng, mặc dù quan điểm phát triển bền vững nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong nhiều diễn đàn Quốc tế. Tác giả công trình nhấn mạnh vào các vấn đề nan giải nảy sinh trong giai đoạn phát triển Khu Công nghiệp theo hướng bền vững ở Mỹ. Công trình này chưa bàn luận thỏa đáng đến tác động của các Khu Công nghiệp ở Mỹ đến xã hội. Simon Bell và Stephen Morse (2008), với công trình nghiên cứu “Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable”. Cung cấp cái nhìn sâu sắc và sự khai sáng về vấn đề bền vững theo nhiều chiều, thách thức lối suy nghĩ hiện tại; Phát triển các phương pháp tiếp cận thực tế mới về tính bền vững kết hợp các quan điểm và giá trị của người dân địa phương tương lai. Susan M. Walcott (2003), với bài viết “Chinese Science and Technology Industrial Parks, Ashgate Publishing limited gower House, England”, nghiên cứu các loại công nghệ tiên tiến mà các quận của Trung Quốc dành để phát triển sản phẩm
  • 25. 3 cho thị trường quốc gia và toàn cầu. Đưa ra một mô hình thực tiễn tốt nhất cho việc hội nhập vào các mạng lưới toàn cầu, dựa trên nền kinh tế chính trị cụ thể đặc thù. Richard J. Estes (1993), với bài viết “Hướng tới phát triển bền vững: Từ lý thuyết đến hành động”, đưa ra khái niệm phát triển bền vững nhằm làm rõ: Ý nghĩa, cách tiếp cận. Nhấn mạnh đến các giá trị cơ bản và mục tiêu và những cản trở chủ yếu và Phân tích một số bất ổn liên quan đến thực tiễn phát triển bền vững để đề xuất chương trình hành động để phát triển bền vững trên toàn cầu; Peter P.Rogers, Kazi F.Jalal và John A .Boyd (2007), với bài viết “An Introduction to Sustaibable Development”, đã đưa ra những kiến thức cơ sở về PTBV, tập trung phân tích, đo lường bằng các chỉ số đánh giá tính bền vững, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự. Nghiên cứu trong nước Vũ Ngọc Thu (2014), với bài viết “Chú trọng công tác bảo vệ môi trường”, Phân tích, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường KCN và đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý môi trường gắn với định hướng phát triển các Khu Công nghiệp, thu hút đầu tư đi đôi với bảo vệ môi trường; Nguyễn Cao Lãnh (2004), với bài viết “Khu công nghiệp sinh thái một mô hình cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam”, cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về KCN sinh thái và các chỉ dẫn cũng như những nguyên tắc cơ bản để xây dựng và phát triển công nghiệp sinh thái ở Việt Nam. Phân tích những cơ cấu chức năng và các loại hình khủng hoảng công nghiệp sinh thái trên cơ sở tham khảo một số KCN sinh thái trên thế giới. Nguyễn Kế Tuấn (2005), với bài viết“Tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo yêu cầu phát triển bền vững”, đánh giá thực trạng cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam và rút ra các kết luận đáng lo ngại. Trong khi tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm thì quy mô sản lượng lại tăng khá nhanh, chủ yếu là
  • 26. 4 những tài nguyên không có khả năng tái tạo. Tuy công nghiệp chế biến có tỷ trọng ngày càng lớn nhưng chủ yếu lại là các ngành gia công cho nước ngoài hoặc chế biến nông sản với giá trị tăng thấp; sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài ở cả các yếu tố vật chất phục vụ sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên vật liệu) và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, khi quy mô sản xuất CN càng mở rộng, mức nhập siêu ngày càng tăng. Mặt khác quan hệ liên kết giữa các ngành công nghiệp còn rất lỏng lẻo và kém hiệu quả, Các ngành công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. Đặng Hùng (2006), với bài viết “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong KCN”, từ kết quả phân tích hiệu quả của việc phát triển các KCN dưới góc độ sử dụng nguồn tài nguyên đất đai cho thấy tình trạng còn có quá nhiều KCN mới cho thuê được 10% đến 50% tổng diện tích. Tác giả khuyến nghị giải pháp 5 điểm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các KCN Việt Nam trong những năm tới. Ngô Thắng Lợi (2006), với bài viết “Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền vững ở Việt Nam”, phân tích tác động của các cơ chế, chính sách đối với sự PTBV của các KCN, thông qua việc đánh giá những tồn tại trong thực tiễn áp dụng ở các địa phương như: tình trạng xây dựng ồ ạt các KCN tại những địa bàn chưa được chuẩn bị kỹ, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về thu hút đầu tư giữa các địa phương; vấn đề ô nhiễm môi trường…trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị về thay đổi chính sách nhằm đảm bảo cho sự PTBV các KCN. Vũ Đại Thắng (2011), với bài viết “Hoàn Thiện cơ chế, chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế”, chỉ ra những tồn tại trong thực tiễn áp dụng các cơ chế, chính sách vào mỗi địa phương như: hội chứng ồ ạt thành lập các KCN khi chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng; sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương về thu hút đầu tư vào KCN, các vấn đề về ô nhiễm môi trường và vấn đề quản lý,…. Nghiên cứu này cũng đã đề xuất thay đổi cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm cho PTBV các KCN trên phạm vi cả nước, đề cập đến vấn đề lựa chọn quy hoạch
  • 27. 5 xây dựng KCN và lựa chọn địa điểm xây dựng KCN phù hợp với đặc thù ngành và phù hợp với đối tượng thu hút đầu tư theo cơ cấu ngành. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng tình hình phát triển các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí của phát triển bền vững các Khu Công nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường, qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển bền vững các Khu Công nghiệp với ba nội dung chính: Phát triển bền vững các Khu Công nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng tái cấu trúc cả về phần cứng và phần mềm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu cụ thể Các cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong việc Phát triển bền vững và các Khu Công nghiệp tại các nước trên thế giới, vùng lãnh thổ, các địa phương và tổ chức rút ra các bài học kinh nghiệm cho Phát triển bền vững và các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các Khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn vừa qua theo các tiêu chí của phát triển bền vững các Khu Công nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường cả về phần cứng và phần mềm . Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển bền vững các Khu Công nghiệp với ba nội dung chính: Phát triển bền vững các Khu Công nghiệp về kinh tế, về xã hội và về môi trường theo hướng tái cấu trúc cả về phần cứng và phần mềm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
  • 28. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các nội dung và thông tin liên quan đến Phát triển bền vững các Khu Công nghiệp theo hướng tái cấu trúc cả về phần cứng và phần mềm. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: tập trung vào tái cấu trúc cả về phần cứng và phần mềm theo hướng phát triển bền vững dựa trên mô hình công viên sinh thái công nghiệp. Về không gian: tập trung vào tình hình thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển các Khu Công nghiệp theo hướng bền vững tại tỉnh Đồng Tháp. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn 2019-2021, định hướng đến năm 2025- 2030. 5. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã phát triển theo hướng bền vững hay chưa? 2. Nhân tố nào tác động đến sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp? 3. Giải pháp nào cho sự phát triển các khu cong nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo hướng bền vững?
  • 29. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu Hình 0.1. Khung nghiên cứu của luận văn Nguồn: Tác giả đề xuất 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Số liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ các giáo trình, văn bản pháp luật, sách báo và các công trình nghiên cứu có liên quan, đặc biệt là các chính sách về phát triển các KCN, các qui định có tác động trực tiếp, gián tiếp đến PTBV trong các KCN. Số liệu sơ cấp sử dụng trong Luận văn chủ yếu được tiến hành thu thập thông quan việc điều tra xã hội học bằng cách phỏng vấn một số nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhà quản lý ở tỉnh và trung ương có liên quan. Cụ thể điều tra bằng bảng hỏi đối với 03 doanh nghiệp kinh doanh KCN và 45 doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tiến hành khảo sát thực tế hoạt động và sự phát triển các KCN theo quan điểm phát triển bền vững ở một số địa phương trong tỉnh và ngoài
  • 30. 8 tỉnh. Tổng hợp các vấn đề bức xúc, cần hoàn thiện trong phát triển KCN gắn với yêu cầu phát triển bền vững và đề xuất các giải pháp, kiến nghị. 5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính.Sau khi thu thập thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn và sắp xếp thành các bảng số liệu theo từng tiêu chí khác nhau sử dụng trong luận văn. 5.2.3. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu Phương pháp phân tích thông tin, số liệu trong Luận văn chủ yếu là phân tích số liệu tuyệt đối qua các năm từ 2019 - 2021, có nhiều số liệu thống kê của giai đoạn 2015-2020. 5.2.4. Phương pháp tổng hợp, khái quát hóa Luận văn thực hiện phương pháp tổng hợp, khái quát trên cơ sở các số liệu thu thập, điều tra được, từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển các KCN Đồng Tháp theo hướng bền vững. 5.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý các KCN. Phương pháp này giúp cho Luận văn có được thông tin chính xác, mang tính hệ thống cũng như các nhận định sát thực, giúp tác giả đưa ra được các ý kiến đóng góp sát với thực tiễn. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Về mặt lý luận: Luận văn đã tổng hợp, khái quát hóa được những nội dung cơ bản về việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp theo hướng tái cấu trúc cả phần mềm và cứng Về thực tiễn: Luận văn khái quát được thực trạng trong việc xây dựng chiến lược phát triển bền vững khu công nghiệp theo hướng tái cấu trúc cả phần mềm và
  • 31. 9 cứng, qua đó phân tích tính khả thi của việc áp dụng các mô hình hệ sinh thái công nghiệp mới tại tỉnh Đồng Tháp. 7. Đóng góp của đề tài Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống và toàn diện, sử dụng kết hợp hợp lý các công cụ quản trị chiến lược vào tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả trong việc xây dựng chiến lược theo hướng tái cấu trúc cả phần mềm và cứng. Từ đó, tác giả dự kiến đưa ra những kiến nghị, đề xuất các thay đổi trong chính sách công để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào hệ sinh thái khu công nghiệp theo hướng bền vững, qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện chiến lược. Qua đó góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển công nghiệp, chính sách đầu tư, đặc biệt là phát triển hệ sinh thái khu công nghiệp. Và trên hết, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của cơ quan làm chính sách; các nhà đầu tư tham gia vào xây dựng phát triển bền vững khu công nghiệp; ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung của đề tài gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp Chương 3: Giải pháp phát triển, quản lý bền vững khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp
  • 32. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái quát KCN và phát triển bền vững KCN 1.1.1. Khái quát về KCN 1.1.1.1. Khái niệm KCN Khái niệm về KCN ở Việt Nam cũng được trình bày ở nhiều văn bản pháp luật trước đây như Nghị định 192-CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, Nghị định số 36/NĐ- CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, Luật đầu tư 2005, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Trong đó, Nghị định 36/NĐ-CP nêu khái niệm KCN như sau: - KCN là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. - KCX là KCN tập trung các DN chuyên xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định khái niệm KCN như sau; đây cũng là khái niệm được tác giả sử dụng trong luận văn: - KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụcho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. - KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập
  • 33. 11 theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quy định cụ thể. 1.1.1.2. Đặc điểm KCN Khu công nghiệp tập trung có những đặc điểm cơ bản sau đây: Khu công nghiệp (KCN) là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, sử dụng chung cơ sở hạ tầng và các dịch vụ liên quan, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo môi trường đầu tư thuận lợi, miễn hoặc giảm thuế. Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước. Ở các nước khác, Chính phủ thường bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng ở Việt Nam thì nhà nước không có đủ vốn, vì thế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được kêu gọi đầu tư từ vốn trong và ngoài nước. Sản phẩm của các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN chủ yếu dành cho xuất khẩu, hướng ra thị trường thế giới. Tuy nhiên để tăng thu ngoại tệ bằng cách giảm tối đa việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và hàng hoá tiêu dùng, các nhà sản xuất trong KCN cũng rất quan tâm đến việc sản xuất hàng hoá có chất lượng cao nhằm thay thế hàng nhập khẩu. Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế. Do đó, cơ chế quản lý kinh tế trong KCN lấy điều tiết của thị trường làm chính. KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp vốn 100% vốn trong nước.
  • 34. 12 1.1.1.3. Phân loại KCN Lý thuyết phân loại khu công nghiệp (KCN) được đề xuất bởi nhà kinh tế học người Mỹ Albert O. Hirschman vào năm 1958. Theo đó, KCN có thể được phân loại thành ba loại chính dựa trên sự tương tác giữa các doanh nghiệp trong KCN: KCN dạng "linkage" (liên kết): Trong loại KCN này, các doanh nghiệp hoạt động độc lập và không có sự tương tác với nhau. Các doanh nghiệp này chủ yếu chỉ đóng vai trò nhà sản xuất và không có sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác trong KCN. Ví dụ cho loại KCN này là những cụm công nghiệp chuyên về sản xuất lốp xe hoặc bánh xe độc lập. KCN dạng "cumulative": Loại KCN này đặc trưng bởi sự tương tác giữa các doanh nghiệp, khi mà sản phẩm của một doanh nghiệp sẽ làm nguyên liệu cho doanh nghiệp khác. Điều này tạo ra một chuỗi sản xuất liên kết và tăng tính cạnh tranh cho KCN. Ví dụ cho loại KCN này là các cụm công nghiệp sản xuất xe đạp, trong đó một doanh nghiệp sản xuất khung xe, một doanh nghiệp sản xuất bánh xe và một doanh nghiệp sản xuất đèn xe, tạo ra một chuỗi sản xuất hoàn chỉnh. KCN dạng "complex": Loại KCN này là sự kết hợp giữa hai loại trên, nơi một số doanh nghiệp hoạt động độc lập và không tương tác với các doanh nghiệp khác trong KCN, trong khi các doanh nghiệp khác lại tạo ra một chuỗi sản xuất liên kết. Ví dụ cho loại KCN này là các cụm công nghiệp sản xuất điện tử, trong đó các doanh nghiệp sản xuất linh kiện hoạt động độc lập nhưng liên kết với nhau để tạo ra một sản phẩm điện tử hoàn chỉnh. 1.1.2. Khái quát về phát triển bền vững Khái niệm của Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển bền vững (WCED), được trình bày trong tài liệu “Tương lai chung của chúng ta” năm 1987:“ Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó sự khai thác tài nguyên, phương hướng đầu tư, định hướng phát triển kỹ thuật và sự thay đổi về luật pháp đều làm hài hòa và gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu và khát vọng của nhân loại trong cả hiện tại và tương lai”.
  • 35. 13 Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập đầy đủ hơn, ngoài vấn đề môi trường, phát triển bền vững còn xét cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug, Cộng hòa Nam Phi năm 2002 đã xác định “ Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề phát triển bền vững được thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2010, đó là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. 1.1.3. Khái quát phát triển bền vững các KCN Phát triển bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, và là mục tiêu quan trọng hàng đầu ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong đó KCN là nhóm đối tượng quan trọng. Phát triển các KCN theo hướng bền vững được đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về PTBV của đất nước, có chú ý tới những yếu tố đặc thù của các KCN. Theo cách hiểu như vậy, quan niệm của luận văn về phát triển các KCN theo hướng bền vững là đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động của KCN, đồng thời những thành quả kinh tế của KCN có tác động lan tỏa và chịu sự ràng buộc của các khía cạnh xã hội và môi trường cả trong và ngoài KCN. Như vậy, để đảm bảo phát triển các KCN theo hướng bền vững, nội hàm của phát triển các KCN theo hướng bền vững bao gồm các nội dung sau: Một là, phát triển bền vững về kinh tế: Duy trì hiệu quả trong hoạt động kinh tế của KCN bao gồm hiệu quả bên trong KCN và tác động lan tỏa của KCN đến địa phương có KCN, vùng và cả nước. Như
  • 36. 14 vậy, để duy trì hiệu quả kinh tế cao trong bản thân các KCN sẽ phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng giá trị sản lượng từ các dự án đầu tư trong KCN. Theo đó, các dự án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế như nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, dự án có mức sinh lợi cao, doanh thu cao, thị trường đầu ra ổn định và có năng lực tổ chức điều hành hoạt động của dự án tốt. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế bên trong KCN còn thể hiện qua việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của KCN, khả năng này nói lên tính chất vượt trội trong quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí đánh giá như về môi trường đầu tư, sức hấp dẫn bên trong KCN, KCN có KCHT đồng bộ, có khả năng liên kết kinh tế cao so với các KCN khác trong địa phương và khu vực lân cận. Hai là, phát triển bền vững về xã hội: Sự lan tỏa của hoạt động kinh tế đến PTBV về xã hội cả bên trong và bên ngoài KCN. Như vậy, PTBV về xã hội phải đảm bảo yếu tố con người trong hoạt động KCN bao gồm thu nhập và mức sống của người lao động và gia đình, các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của người lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của DN và người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, mức độ đáp ứng về các yếu tố xã hội như thời gian làm việc của người lao động, làm thêm giờ, tăng ca, chế độ nghỉ ngơi,... Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước, KCN và các DN trong KCN cũng chia sẻ trách nhiệm xã hội với địa phương trong việc tạo việc làm, xây dựng nhà ở cho công nhân, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội khác ngoài hàng rào KCN, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Ba là, phát triển bền vững về môi trường: Lan tỏa của hoạt động kinh tế đến sự PTBV về môi trường bên trong và bên ngoài hàng rào KCN. Điều này đòi hỏi các KCN và DN trong KCN phải thực thi các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường, các hoạt động kinh tế phải đảm bảo thân thiện với môi trường trong KCN. Các KCN và DN trong KCN luôn áp dụng các biệp pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện môi trường sinh thái như tăng tỷ lệ đất trồng cây xanh, tăng tỷ lệ sử dụng các loại nguyên liệu tái
  • 37. 15 chế được, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn... bên cạnh đó, những tác động tiêu cực của KCN đối với môi trường bên ngoài cần giảm đến mức thấp nhất bằng cách tất cả các nguồn chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài đều được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định. Xây dựng và hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải, nhà máy xử lý chất thải rắn đảm bảo đúng quy định về bảo vệ môi trường. 1.2. Lý thuyết phát triển bền vững các Khu công nghiệp 1.2.1. Lý thuyết định vị công nghiệp Lý thuyết định vị công nghiệp, được Alfred Weber tạo ra, giải thích việc hình thành các khu công nghiệp dựa trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ông cho rằng, việc lựa chọn vị trí phân bố công nghiệp phải tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Nguyên tắc này nhằm giảm tối đa chi phí vận chuyển trong tổng chi phí giá thành sản xuất để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư. Lý thuyết này xác định rằng chi phí vận chuyển chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất do liên quan đến vận chuyển đầu vào và đầu ra của nhà sản xuất. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí cơ sở sản xuất phải đảm bảo tiết kiệm chi phí vận chuyển ở mức cao nhất. Weber cũng đưa ra mô hình bố trí tập trung các cơ sở sản xuất có mối quan hệ gần gũi với nhau về không gian và gần với thị trường tiêu thụ. Ông cũng đề cập đến ưu điểm và hạn chế của việc tập trung công nghiệp tại một vị trí. Theo ông, việc tập trung phát triển công nghiệp theo vị trí sẽ tăng cường nguồn lực cho các vùng được hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển. Sự tập trung nhiều doanh nghiệp tại một địa bàn có giới hạn về không gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư chia sẻ chi phí sử dụng kết cấu hạ tầng chung. Điều này sẽ thúc đẩy giảm giá thành sản phẩm do gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường sự phân công chuyên môn hóa sản xuất theo cơ cấu ngành và kiến tạo các liên kết sản xuất. Song theo Alfred Weber, hạn chế là tập trung quá nhiều DNCN vào một không gian hẹp cũng gây lên những vấn đề khó khăn cho xử lý môi trường, tạo lên áp lực lớn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng chung kết nối với khu vực liền kề, gây ra nạn
  • 38. 16 khan hiếm về nguồn nhân lực trong một địa bàn hẹp, gia tăng chi phí vận chuyển khi phải đáp ứng khối lượng lớn các yếu tố đầu vào cho các đối tượng DN trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Nhìn chung, lý thuyết định vị CN đã làm sáng tỏ lý do hình thành và phát triển các KCN dựa trên các lập luận về tập trung hóa sản xuất CN theo lãnh thổ, coi quá trình hình thành các KCN là một quá trình tích tụ sản xuất, thúc đẩy quá trình tập trung các cơ sở sản xuất CN vào khu vực nhất định. 1.2.2. Lý thuyết phát triển Khu công nghiệp theo lợi thế Lý thuyết về cạnh tranh vùng hay quốc gia là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng làm luận cứ chứng minh sự hợp lý cho việc hình thành các KCN tập trung. M. Porter đưa ra quan điểm hình thành các vùng kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh. Theo M. Porter, khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng động của quốc gia đó. Khi xu hướng kinh tế mang tính toàn cầu hóa thì cạnh tranh cũng mang tính chất toàn cầu hóa và những lợi thế cạnh tranh tuyệt đối hay lợi thế so sánh mang tính tự nhiên nhường chỗ cho những lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra do sự sáng tạo và sự năng động của DN trên trường quốc tế. Khi nền tảng cạnh tranh chuyển dịch sang sự sáng tạo, năng động và tri thức mới thì vị thế và vai trò của quốc gia tăng lên. Lợi thế cạnh tranh quốc gia được tạo ra và thôn qua quá trình đô thị hóa cao độ. Theo M. Porter, lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế ngành, quốc gia mà nhờ đó những DN kinh doanh trên thị trường thế giới sẽ tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với những đối thủ cạnh tranh trực tiếp khác. Lợi thế cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ lợi thế so sánh chứ không chỉ là lợi thế so sánh thuần túy. Lợi thế so sánh chỉ là những điều kiện đặc thù của một quốc gia, ngành tạo ra như điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân lực,. Những điều kiện này chỉ là cơ sở để tạo ra một lợi thế cạnh tranh tốt chứ chưa phải là một lợi thế cạnh tranh mà cần có sự sáng tạo và năng động mới tạo ra lợi thế cạnh tranh để thành công
  • 39. 17 trên thị trường quốc tế. Bản chất của lợi thế cạnh tranh quốc gia hay cạnh tranh DN là phải cung cấp giá trị gia tăng cho các đối tượng có liên quan như: quốc gia khác, nhà đầu tư, khách hàng, các đối tác và tác động tạo giá trị gia tăng cho các đối tác này. Lý thuyết cạnh tranh của M.Porter cung cấp các luận cứ để giải thích tại sao các quốc gia lại tập trung phát triển một số ngành nào đó và tại sao các DN lại có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các trung tâm CN có tính cạnh tranh toàn cầu. Lý thuyết này cũng gợi mở những ý tưởng về thu hút đầu tư vào KCN dựa trên lợi thế cạnh tranh của DN chứ không phải chỉ là lợi thế cạnh tranh của bản thân KCN. 1.2.3. Lý thuyết định vị trung tâm Lý thuyết Định vị trung tâm được các nhà khoa học người Đức là W.Christaller và A.Losch đưa ra vào năm 1933. Sự ra đời của lý thuyết này đã góp phần quan trọng vào việc tìm kiếm những quy luật về bố trí không gian cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Lý thuyết Định vị trung tâm thừa nhận những ưu thế của tập trung hóa theo lãnh thổ với các lợi ích ngoại ứng, tạo cho các DN sản xuất sự gắn kết phù hợp với quy mô thị trường tương ứng với sự tập trung khiến các DN phân bổ gần nhau tại trung tâm thị trường. Sự tập trung này, giúp các DN có thể chia sẻ những gánh nặng về chi phí sử dụng hạ tầng chung (trong đó đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc,…), từ đó các DN có thể liên kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng năng suất lao động, thực hiện phân công chuyên môn hóa, hợp táchóa nhằm giảm giá thành sản phẩm, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nguyên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác. Sự phân chia các địa điểm không gian cho các nhà sản xuất khác nhau sẽ tạo lên một trật tự thứ bậc của các vị trí trung tâm. Lý thuyết định vị trung tâm có điểm đáng lưu ý là xác định quy luật phân bố không gian tương quan giữa các điểm dân cư, để có thể quy hoạch các điểm cân cư và các vùng mới khai thác một cách hợp lý. Lý thuyết này mang ý
  • 40. 18 nghĩa thực tiễn và là cơ sở cho bố trí và xây dựng KCN, tạo nền tảng hạt nhân hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới tại các khu đất còn trống liền kề KCN. 1.2.4. Yêu cầu và xu thế phát triển bền vững các KCN "Khu công nghiệp bền vững là khu công nghiệp được xây dựng và hoạt động đáp ứng các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương, quốc gia và cộng đồng quốc tế." (The United Nations Industrial Development Organization) "Phát triển KCN bền vững đòi hỏi sự đảm bảo các yếu tố chính như tiết kiệm tài nguyên, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương." (Tạp chí Kinh tế và Phát triển) "Để phát triển KCN bền vững, cần phải đảm bảo các yếu tố như quản lý tài nguyên và môi trường hiệu quả, tăng cường trách nhiệm xã hội và giảm thiểu tác động đến môi trường." (Nguyễn Thị Ánh Tuyết và cộng sự, Đại học Quốc gia Hà Nội) "Phát triển KCN bền vững đòi hỏi sự đối xử công bằng với lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo sự an toàn, khỏe mạnh cho họ." (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế và Thương mại) Tóm lại, để phát triển KCN bền vững, cần đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và xã hội, và tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. 1.3. Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các khu công nghiệp 1.3.1. Nội dung phát triển bền vững Khu công nghiệp 1.3.1.1. Nội dung phát triển bền vững về mặt kinh tế - Quy hoạch phát triển các KCN hợp lý và hiệu quả
  • 41. 19 Để đảm bảo hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch và phân bố các Khu công nghiệp (KCN) cần được thực hiện một cách phù hợp với quy hoạch phát triển ở địa phương và cả nước. Các KCN cần được bố trí và sắp xếp hợp lý trong không gian lãnh thổ để tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút dự án đầu tư. Việc xác định quy mô diện tích và số lượng KCN phù hợp cũng là yếu tố quan trọng để phát huy được lợi thế của từng KCN và địa phương. Quy hoạch phát triển các KCN cũng đòi hỏi việc xây dựng các luận chứng và lựa chọn phương án phát triển phù hợp, bao gồm cả phân bố các ngành sản xuất hợp lý trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ và từng địa phương. - Quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư theo đúng cam kết ban đầu Để đảm bảo hoạt động của các KCN được hiệu quả, Ban Quản lý cần chặt chẽ giám sát việc cấp phép đầu tư, bao gồm các quy định về ngành nghề, công nghệ và thời gian triển khai dự án. Việc tuân thủ các quy định này sẽ tránh được các trường hợp triển khai dự án không đúng quy định ban đầu, trì hoãn triển khai dự án, hoặc sử dụng công nghệ lạc hậu. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động đầu tư và tránh được những tác động tiêu cực đến hoạt động của các KCN. - Khuyến khích đầu tư công nghệ hiện đại, chuyển giao công nghệ đối với các DN trong KCN Việc đổi mới công nghệ đóng góp rất quan trọng vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN) trong KCN. Do đó, Ban Quản lý các KCN đang khuyến khích các DN thực hiện việc đổi mới công nghệ bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài việc đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các DN tiên phong trong đổi mới công nghệ, Ban Quản lý còn tăng cường hoạt động vận động và tuyên truyền để thúc đẩy các DN đầu tư đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ trong cùng một KCN. Việc thực hiện chuyển giao công nghệ này sẽ giúp các DN nâng cao trình độ công nghệ, từ đó tăng cường cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời gian dài.
  • 42. 20 - Lựa chọn và triển khai áp dụng mô hình hoạt động của KCN có hiệu quả, đảm bảo PTBV Tiếp theo những thành công trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, từ đầu những năm 90 Chính phủ đã có chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng mới với cách làm mới nhằm tạo ra bước đột phá về cơ chế chính sách đó là hình thành các mô hình phát triển KCN và KCX. Mỗi địa phương cần lựa chọn cho mình mô hình phù hợp với điều kiện thực tế để phát triển. Thực tế cho thấy có khá nhiều mô hình có thể được lựa chọn mà tựu chung lại đều phục vụ cho mục tiêu PTBV bao gồm: mô hình KCN đô thị, mô hình KCN sinh thái, mô hình KCN công nghệ cao, mô hình KCN chuyên ngành, mô hình KCN tổng hợp,... mỗi mô hình đều có những đặc thù riêng có của nó để có thể áp dụng và đáp ứng yêu cầu phát triển KCN của địa phương. Sự thành công hay thất bại của việc phát triển các KCN một phần chịu sự ảnh hưởng bởi mô hình phát triển KCN mà các địa phương đã lựa chọn. 1.3.1.2. Nội dung phát triển về mặt xã hội - Ban Quản lý các KCN và địa phương cần đảm bảo kết hợp hài hòa các loại lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động Quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong KCN thường xảy ra xung đột với nhau. Trong khi người lao động luôn mong muốn có môi trường làm việc tốt, ổn định với mức lương cao thì người sử dụng lao động luôn đặt mục tiêu có chi phí thấp nhất, qua đó trả lương thấp và yêu cầu người lao động tuân thủ theo nội quy và quy định của DN. Từ những khác biệt này, các chủ thể tham gia cần phải thực hiện đúng những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, hạn chế những xung đột về quyền lợi có thể xảy ra. - Khuyến khích các DN cung ứng các dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu của người lao động Đối với các địa phương có KCN tập trung, thường gây quá tải về các dịch vụ xã hội cho bản thân người dân địa phương và lao động nhập cư. Chính vì vậy, chính quyền địa phương luôn khuyến khích các DN cùng chung tay với địa phương để đầu
  • 43. 21 tư vào các dịch vụ xã hội như xây nhà ở cho công nhân, dịch vụ y tế, khu thương mại, khu vui chơi giải trí,... để bảo đảm nâng cao hiệu quả xã hội đối với các KCN. Ngoài việc khuyến khích các DN đầu tư dịch vụ xã hội, cần có quy định cụ thể đối với các DN khi tham gia đầu tư vào KCN thì phải tham gia phát triển các dịch vụ xã hội ở mức độ nhất định nhằm giảm gánh nặng cho chính quyền địa phương, đồng thời chia sẻ trách nhiệm đối với cộng đồng và người dân địa phương nơi KCN đang hoạt động. - Chính quyền địa phương và Ban Quản lý các KCN luôn khuyến khích các DN tham gia đào tạo và sử dụng lao động địa phương Quá trình hình thành và phát triển các KCN thường đi kèm với việc thù hồi đất đai để phục vụ dự án. Vì vậy, người dân địa phương bị mất đất sản xuất. Tình trạng thất nghiệp, lao động không có chuyên môn nghiệp vụ tăng lên. Chính quyền địa phương cần khuyến khích các DN có nghĩa vụ thu hút lao động địa phương mà đặc biệt là lao động bị mất đất sản xuất do phát triển KCN vào làm việc tại KCN nếu bản thân họ đáp ứng được các yêu cầu của DN. Để thực hiện được điều này, cần có sự hỗ trợ từ địa phương để đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động thông qua nhiều hình thức khác nhau như đào tạo tại chỗ, liên kết với các trường nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn,... 1.3.1.3. Nội dung phát triển bền vững về mặt môi trường - Xây dựng và hoàn thiện chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường KCN Các chính sách phát triển công nghiệp gắn với công tác BVMT và các văn bản có liên quan đến quản lý môi trường KCN cần phải được xây dựng và hoàn thiện một cách đồng bộ. Các địa phương đang áp dụng công cụ kinh tế thông qua hình thức thu phí môi trường đối với nước thải và chất thải rắn, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường KCN. Tuy vậy, do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn chỉnh, phân cấp trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong quản lý môi trường KCN còn chồng chéo, thiếu khoa học, việc triển khai thực hiện chưa có hiệu quả cao và ý thức BVMT KCN của chủ đầu tư và DN chưa tốt.
  • 44. 22 - Khuyến khích các KCN xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải tập trung Theo quy định, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh KCHT kỹ thuật KCN có trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải tập trung, bao gồm xử lý nước thải và chất thải rắn, đáp ứng được yêu cầu hoạt động của các KCN và BVMT. Do có nhiều KCN đã hình thành trước đây và chưa xây dựng hệ thống này nên hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích các chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hệ thống xử lý bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định để BVMT. Đây là công việc vừa có tính cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi có sự phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN và chủ đầu tư hạ tầng KCN để thực hiện việc đầu tư và vận hành có hiệu quả. - Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường tại các DN KCN Từ những năm đầu của thế kỷ 21, Việt Nam đã triển khai sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế và BVMT. Đến nay đã có nhiều cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn. Theo đó, tùy thuộc vào loại hình sản xuất, các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn có thể giảm tiêu hao nguyên liệu, tiêu thụ nước, năng lượng, nước thải từ 5 đến 40%. Với mục tiêu sản xuất sạch hơn và áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, nếu được triển khai rộng rãi tại các cơ sở sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên vật liệu, giảm phát thải và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm môi trường, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe người dân và đảm bảo PTBV trong tương lai.x - Công tác quản lý môi trường khu công nghiệp Công tác quản lý môi trường KCN đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý môi trường. Tiến hành phân công, phân cấp trách nhiệm cho các bên liên quan, phối hợp chặt chẽ trong xử lý để BVMT đạt hiệu quả cao. - Có biện pháp chế tài nhằm xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường KCN
  • 45. 23 Hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong KCN của các DN vẫn xảy ra, vì vậy cần có những quy định chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm đối với các DN không tuân thủ quy định pháp luật về BVMT. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm của DN cần phân định rõ ràng, tránh chồng chéo, giảm thiểu những trường hợp DN cố tình vi phạm và chấp nhận mức xử phạt hành chính, kéo theo vấn để ô nhiễm vẫn xảy ra. 1.3.2. Nội dung quy hoạch phát triển khu công nghiệp Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trong một khu vực cụ thể, việc quy hoạch được coi là một công việc quan trọng. Quá trình quy hoạch đòi hỏi phải thực hiện một loạt các bước như: điều tra, phân tích và đánh giá hiện trạng; nhận biết vấn đề, tiềm năng và nguồn lực; xác định mục đích và mục tiêu cần đạt được; xây dựng các phương án quy hoạch và kế hoạch thực hiện; thực hiện các dự án, giám sát quá trình và kiểm tra kết quả. Có hai loại hình quy hoạch chính là chiến lược phát triển kinh tế quốc gia và quy hoạch vùng. Chiến lược phát triển kinh tế quốc gia tập trung vào quy hoạch kinh tế ở cấp quốc gia, bao gồm các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường. Quy hoạch vùng nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong một khu vực nhất định bằng cách lập kế hoạch và quản lý sử dụng đất, tài nguyên và các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường. Việc quy hoạch giúp đưa ra những quyết định hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực, tài nguyên và định hướng phát triển, tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong quản lý và sử dụng các nguồn lực, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu của Để đưa ra quy hoạch phát triển Khu công nghiệp, cần sử dụng các phương pháp thống kê, chuyên khảo, quy hoạch tính toán và toán kinh tế. Phương pháp thống kê sẽ được sử dụng để điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình các vùng, địa phương và các đơn vị kinh tế trong Khu công nghiệp. Phương pháp chuyên khảo được dùng để nghiên cứu khảo sát các điển hình riêng biệt nhằm rút kinh nghiệm tiên tiến trong quy hoạch phát triển Khu công nghiệp. Phương pháp quy hoạch tính toán sẽ tính toán
  • 46. 24 các mặt cân đối của các yếu tố sản xuất đầu vào và các sản phẩm đầu ra, giữa cung và cầu, giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm, để xem xét trình độ và hiệu quả kinh tế của quy hoạch phát triển Khu công nghiệp. Cuối cùng, phương pháp toán kinh tế và tin học sẽ giúp lựa chọn, bố trí các nguồn lực, quy hoạch cơ cấu kinh tế các ngành, các vùng khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu một cách thuận lợi hơn. Các phương pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển Khu công nghiệp hiệu quả và bền vững cộng đồng. 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển các khu công nghiệp bền vững 1.3.3.1. Công tác quy hoạch phát triển khu công nghiệp Thực hiên tốt công tác lập quy hoạch các KCN có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của KCN, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của KCN trong quá trình phát triển KT - XH địa phương. Trong công tác quy hoạch thì yếu tố quan trọng nhất chính là xem xét việc lựa chọn vị trí đặt KCN sao cho KCN vừa có khả năng thu hút đầu tư cao (có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt), vừa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH của địa phương, của vùng, của đất nước đảm bảo tác dụng lan toả, kích thích sự phát triển KT - XH của địa phương, của vùng, của đất nước, không ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực. Trong công tác quy hoạch cần chú ý việc gắn kết chặt chẽ quy hoạch xây dựng KCN với quy hoạch xây dựng các khu đô thị, dịch vụ đảm bảo giải quyết nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động thông qua các dịch vụ: khám chữa bệnh, đầu tư xây dựng trường học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, đồng thời tạo việc làm nâng cao thu nhập của nhân dân khu vực có đất bị thu hồi để xây dựng KCN.
  • 47. 25 1.3.3.2. Các chính sách phát triển khu công nghiệp Trong phát triển KCN thì việc xây dựng các chính sách đối với KCN có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển KCN, đặc biệt là việc phát triển nội tại KCN. Các chính sách phát triển KCN bao gồm: chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư, thực hiện các thủ tục hành chính; chính sách phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ KCN. Các chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị của đất nước, của địa phương, đảm bảo các thông lệ quốc tế, thì sẽ: + Tạo thuận lợi cho các DN nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại và thực hiện dự án theo đúng tiến độ đặt ra, tránh gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực: vốn, đất đai... trong quá trình đầu tư xây dựng; giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động KCN. + Nâng cao khả năng thu hút đầu tư, thu hút những dự án đầu tư có hiệu quả KT - XH cao, nhanh chóng lấp đầy KCN. + Kích thích nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và của KCN. + Cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của DN; hỗ trợ cung cấp các dịch vụ phục vụ đầu tư, sản xuất; giải quyết những vấn đề xã hội: nhà ở, khám chữa bệnh, trường học, vui chơi giải trí, việc làm... tạo nên sự yên tâm và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và của KCN.
  • 48. 26 1.3.3.3. Công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN Quản lý tốt việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo việc thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch KCN đã được duyệt, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật KCN được xây dựng đồng bộ, đúng tiến độ, trên quan điểm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo nâng cao khả năng thu hút đầu tư, yêu cầu cảu các DN đầu tư vào KCN, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giải quyết tốt các nhân tố có thể gây tổn hại đến môi trường, nâng cao khả năng cải thiện môi trường sinh thái. Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý sẽ gây ra tình trạng quy hoạch KCN bị phá vỡ, chậm triển khai đầu tư xây dựng hoặc đầu tư không đồng bộ gây lãng phí vốn, đất đai và không giải quyết tốt các vấn đề về môi trường sinh thái. Đồng thời quá trình quản lý triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN KCN sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước rà soát, loại bỏ những DN không thực sự đủ năng lực đầu tư, những dự án hoạt động không hiệu quả, thay thế bằng những dự án, nhà đầu tư có hiệu quả hơn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN, nhằm đạt được sự tăng trưởng cao của các DN và của KCN, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực: đất đai, vốn, lao động... 1.3.3.4. Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp KCN: Trình độ khoa học, công nghệ áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và khả năng phát triển của KCN. Việc đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của DN, đồng thời giảm thiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo cho DN phát triển nhanh chóng.
  • 49. 27 Nếu trình độ khoa học công nghệ lạc hậu trong sản xuất sẽ có tác dụng ngược lại. Cùng với việc gây lãng phí nguồn lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp kém, gây ảnh hưởng đến môi trường. 1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển các KCN theo hướng bền vững 1.4.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp - Vị trí khu công nghiệp Vị trí của khu công nghiệp (KCN) là một yếu tố rất quan trọng để đánh giá tính bền vững và thành công của KCN. Vị trí KCN phản ánh chất lượng quy hoạch và thể hiện tính hợp lý, đồng bộ, khoa học và hiệu quả của KCN trong từng giai đoạn từ quy hoạch, xây dựng và vận hành. Điều này bao gồm sự bố trí khoa học của KCN trong phạm vi không gian vùng, bố trí vị trí KCN trong không gian địa phương, so với khu dân cư và hệ thống giao thông, cũng như nguồn gốc đất đai cho phát triển KCN nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ môi trường và thu hút lao động. - Quy mô diện tích khu công nghiệp Một yếu tố quan trọng trong đánh giá chất lượng KCN là quy mô diện tích KCN phù hợp với mục đích và tính chất hoạt động của KCN. Đánh giá này căn cứ trên hai khía cạnh. Thứ nhất, quy mô KCN phụ thuộc vào mục đích hình thành KCN. Nếu mục tiêu là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thì quy mô KCN hiệu quả là từ 200 - 300 ha đối với các KCN nằm trong khu vực thành thị và vùng Kinh tế trọng điểm; 300 - 500 ha đối với các KCN nằm trên các tỉnh. Nếu mục tiêu là di dời các KCN nằm trong các thành phố lớn, thì quy mô KCN phù hợp là từ 100 ha trở xuống. Nếu mục tiêu là tận dụng nguồn lao động và thế mạnh tại chỗ của địa phương, thì quy mô KCN phù hợp là từ 100 ha trở xuống. Thứ hai, quy mô KCN phụ thuộc vào tính chất và điều kiện hoạt động của KCN. Nếu KCN được đặt ở địa phương có cảng biển và nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất một số sản phẩm công nghiệp nặng, thì quy mô KCN phù hợp là từ 300 - 500 ha. Nếu KCN nằm ở xa đô thị và cảng biển, với tính chất hoạt động là tận dụng lao động, thì quy mô KCN hợp lý là từ 50 - 100 ha.
  • 50. 28 - Tỷ lệ diện tích đất cho thuê của khu công nghiệp Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong diện tích đất tự nhiên của khu công nghiệp (KCN) là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo phát triển bền vững của KCN. Tỷ lệ này cho thấy mật độ doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Nếu tỷ lệ này quá thấp, đất sẽ bị lãng phí và việc sử dụng không hiệu quả; trong khi đó, tỷ lệ quá cao sẽ dẫn đến sự giảm thiểu diện tích dành cho giao thông, sân chơi, cây xanh và môi trường, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và môi trường trong KCN. Tỷ lệ hợp lý của diện tích đất công nghiệp là khoảng 60% - 70%. Bảng 1.1. Tỷ lệ các loại đất trong KCN STT Loại đất Tỷ lệ (% diện tích toàn khu) 1 Nhà máy, kho tàng ≥ 55 2 Các khu kỹ thuật ≥ 1 3 Công trình hành chính và dịch vụ ≥ 1 4 Giao thông ≥ 8 5 Cây xanh ≥ 10 Nguồn: Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trên diện tích đất tự nhiên (TLCN, %) được xác định bằng công thức: 𝑇𝐿𝑐𝑛 = 𝑆𝑐𝑛 𝑆𝑡𝑛 × 100 Trong đó: + Scn: Diện tích công nghiệp có thể cho thuê của KCN. + Diện tích đất tự nhiên (Stn) là toàn bộ diện tích của phần đất bên trong hàng rào KCN, bao gồm cả diện tích đất công nghiệp và diện tích các kết cấu hạ tầng khác
  • 51. 29 như văn phòng đại diện quản lý KCN, hệ thống đường xá trong KCN, hệ thống xử lý chất thải, vườn cây trong KCN, văn phòng giới thiệu sản phẩm,... - Tỷ lệ lắp đầy khu công nghiệp Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp (KCN) là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của KCN. Nó được tính bằng tỷ lệ giữa diện tích đất đã được cho thuê cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ và tổng diện tích đất có thể cho thuê trong KCN. Chỉ số này cho phép so sánh mức độ thành công của KCN trong việc thu hút đầu tư với các KCN khác. Một KCN với tỷ lệ lấp đầy 100% có nghĩa là đã sử dụng triệt để diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, không còn diện tích đất trống. 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑙ắ𝑝 đầ𝑦 = 𝑆 đã 𝑐ℎ𝑜 𝑡ℎ𝑢ê 𝑆 𝑘ℎ𝑢 𝑐ô𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 × 100 - Sự gia tăng ổn định về mặt sản lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Đây là tiêu chí quan trọng nhất đánh giá tính ổn định lâu dài về kinh tế đảm bảo hoạt động sản xuất của KCN. Đo lường tiêu chí này có thể dựa trên các chỉ số cụ thể về qui mô và tốc độ tăng trưởng các chỉ số đầu ra: Quy mô, tốc độ tăng trưởng về GTSX, giá trị gia tăng và đóng góp với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. - Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong KCN Có nhiều chỉ số để đánh giá tiêu chí này như: tổng số lao động thu hút; tổng vốn kinh doanh; tỷ lệ giá trị gia tăng so với doanh thu...nhưng trên hết là hai chỉ số có thể thu thập và xác định khá dễ dàng là: doanh thu trên một đơn vị lao động (năng suất lao động) và Doanh thu trên một đơn vị diện tích. Việc đánh giá các chỉ số này phải dựa trên quan điểm “động”, tức là mức và tốc độ tăng trưởng của các con số đó. Điều đó cho phép kết luận về khả năng duy trì tính bền bỉ trong hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp.
  • 52. 30 * Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh Tiêu chí này phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong KCN, giữa KCN với các KCN khác trong nước và quốc tế. Nó thể hiện bằng các chỉ số: Cơ cấu trình độ công nghệ của máy móc thiết bị sử dụng trong KCN theo tỷ lệ vốn sản xuất trên 1 lao động và tỷ lệ vốn đầu tư trên một dự án; Quốc gia đầu tư, tính chất công nghệ; Tỷ lệ đầu tư hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và của toàn KCN. - Hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp: Đây cũng là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn KCN, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất và sự phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo xu hướng hiện đại. Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: Tính chất chuyên ngành của KCN hay số ngành kinh tế trong KCN; Tỷ lệ doanh nghiệp có liên kết sản xuất với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong KCN; Tỷ lệ doanh nghiệp có liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong KCN khác và các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN. - Các tiêu chí phản ánh độ thoả mãn các nhu cầu nhà đầu tư Nhóm tiêu chí này phản ánh sức hấp dẫn của các KCN đối với các nhà đầu tư cả trong giai đoạn thu hút đầu tư và quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Nó bao gồm một nhóm các yếu tố phản ánh mức độ tiện lợi của hệ thống dịch vụ trong KCN đối với việc sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Cụ thể là: mức độ bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN: hệ thống cung ứng điện, nước, hệ thống hạ tầng trong, ngoài KCN: đường xá, kho bãi...Năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ, chất lượng hoạt động các ngành logistics phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong KCN như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng... Các chỉ số về nguồn lực với tư cách là nguồn lực đầu vào cho hoạt động của KCN, bao gồm khả năng tuyển dụng lao động hay tính sẵn có về số lượng và chất lượng lao động địa
  • 53. 31 phương khi doanh nghiệp cần tuyển dụng và giá nhân công của vùng so với các vùng khác trong cả nước và nước ngoài. 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả của khu công nghiệp Tác động về kinh tế - Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so với mức chung của cả nước. - Cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN theo 3 lĩnh vực: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo khu vực thể chế, trong số đó đặc biệt chú ý cơ cấu ngành. - Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương. Mức đóng góp càng lớn càng chứng tỏ KCN hoạt động có hiệu quả và tác động tích cực đến địa phương có KCN đó. - Số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của địa phương có KCN. Tiêu chí này phản ánh tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN, nhất là hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống nhà ở, các công trình điện, nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ở địa phương có KCN. Đánh giá tiêu thức này, cần phải xét trong trạng thái động, tức là đánh giá ở tốc độ tăng của số và chất lượng của các yếu tố. - Tỷ lệ đóng góp của KCN vào kim ngạch xuất khẩu của địa phương. Cũng giống như tiêu chí về đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của KCN cũng như những tác động tích cực của nó đến địa phương. Tác động về xã hội - Số lao động địa phương làm việc trong các KCN: thể hiện ở tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động trong KCN, đặc biệt là số lao động bị mất đất khi xây dựng KCN được làm việc trong KCN.