SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
I. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tượng nuôi con nuôi đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, qua
nghiên cứu cho thấy, vấn đề nuôi con nuôi quốc tế thực sự trở thành mối quan tâm đặc biệt
của cộng đồng quốc tế
Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do hai cuộc chiến
tranh để lại, tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thì việc bảo vệ các
quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm con nuôi, được chăm sóc, nuôi
dưỡng trong môi trường gia đình thay thế đối với những trẻ em không có gia đình, là điều
luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bảo đảm thực hiện.
Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, thì từ năm 1993 trở về trước, công tác quản lý người
nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi tạm thời trên cơ sở Quyết định số
145/HĐBT ngày 29/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng Ngày 02/12/1993 Uỷ ban thường vụ
Quốc hội thông qua Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài và ngày 30/11/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 184/CP hướng dẫn thi hành
Pháp lệnh này, đã chính thức tạo khuôn khổ pháp lý bảo đảm việc giải quyết cho người
nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Công tác quản lý nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài chính thức được giao cho Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu pháp luật và thực tiễn giải quyết việc nuôi con nuôi giữa công
dân Việt Nam với người nước ngoài theo Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ
cho thấy, đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần được khắc phục nhằm bảo đảm tốt hơn
quyền lợi của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cũng như bảo đảm
sự phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Đó cũng là mục tiêu Chính phủ ban
hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002, nhằm thay thế Nghị định 184/CP, trong đó
có các quy định mới về trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người
nước ngoài.
Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước
Cộng hoà Pháp (01/02/2000), Vương quốc Đan Mạch (26/5/2003), Cộng hòa Italia
(13/6/2003), Ai-len (23/9/2003), Vương quốc Thuỵ Điển (04/02/2004), ba Cộng đồng ngôn
ngữ thuộc Vương quốc Bỉ (17/3/2005), Hoa Kỳ (21/6/2005), Canada (27/6/2005) và Quêbếc
Canada (15/9/2005). Riêng các Hiệp định với ba Cộng đồng ngôn ngữ Bỉ, Canada và
Quêbếc Canada - đến thời điểm viết báo cáo này - chưa có hiệu lực. Cùng với đó, trong thời
gian tới nước ta sẽ tiếp tục ký hiệp định song phương với Thuỵ Sĩ và một số nước khác.
Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc trên đây cũng gây ra tình trạng không thuận lợi đối
với các nước tuy trước đây đã xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nhưng hiện nay, do nhiều
nguyên nhân khác nhau, chưa ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam Vì
vậy cần phải có một Giải pháp tổng thể cho vấn đề này là việc Việt Nam cần xem xét gia
ĐỀ TÀI
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
TRƯỚC YÊU CẦU GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LAHAY NĂM 1993 VỀ BẢO VỆ
TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC CON NUÔI QUỐC TẾ
nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế. Nhưng, gia
nhập Công ước Lahay vào thời điểm nào là phù hợp, những khó khăn, thách thức nào về
phương diện chính sách, pháp luật và thực tiễn quản lý, xử lý các vấn đề nuôi con nuôi quốc
tế mà Việt Nam có thể gặp phải khi gia nhập Công ước Lahay, biện pháp khắc phục đối với
những khó khăn, thách thức đó như thế nào…, là những vấn đề cần được quan tâm. Đó là
lý do cơ bản của sự cấp thiết nghiên cứu đề tài này.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực tiễn ban hành và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài từ năm 1986 đến nay.
- Nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của
một số nước, qua đó rút ra kinh nghiệm tham khảo hữu ích cho Việt Nam.
- Đánh giá tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi giữa
Việt Nam với các nước, so sánh với nội dung của Công ước Lahay và nêu lên những yêu
cầu của việc thực hiện Công ước đối với Việt Nam trên phương diện Nước gốc.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật khi gia nhập Công ước Lahay.
Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, thực trạng pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, những yêu cầu của việc thực hiện Công ước Lahay.
Thứ ba, phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN
VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế
trong lĩnh vực nuôi con nuôi
1.1. Tác động qua lại giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế trong lĩnh vực nuôi con
nuôi
Qua nghiên cứu cho thấy, "nuôi con nuôi" (adoption) là hiện tượng xã hội, xuất hiện từ lâu
ở các quốc gia, được pháp luật của hầu hết các nước điều chỉnh, kể cả pháp luật Việt Nam
trước năm 1945(1)
. Từ lâu, trong pháp luật quốc gia, nuôi con nuôi được coi là biện pháp
chăm sóc thay thế đối với trẻ em mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, không còn gia đình
gốc ruột thịt của mình. Biện pháp thay thế này, một mặt, nhằm bảo đảm cho trẻ em được
nuôi dưỡng, chăm sóc và trưởng thành trong môi trường gia đình của cha mẹ nuôi, mặt
(1) Bộ Quốc triều Hình luật được ban hành trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), trong đó có nhiều quy
định điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa người Việt Nam với nhau (xem Quốc triều hình luật (Luật hình Triều Lê),
Nxb Pháp lý, Hà Nội 1991.
khác được nhà nước khuyến khích và bảo hộ. Đó là vấn đề, trước hết, xuất phát từ chủ
quyền của quốc gia đối với dân cư. Vì vậy mà nhiều nước đã ban hành pháp luật điều chỉnh
quan hệ nuôi con nuôi
Năm 1965, Uỷ ban Công ước Lahay đã tiến hành thảo luận với một số quốc gia và thông
qua Công ước quốc tế quy định về thẩm quyền, luật áp dụng và công nhận các văn bản
pháp luật liên quan đến nuôi con nuôi. Việc thông qua Công ước 1965 đã góp phần quan
trọng giải quyết vấn đề nuôi con nuôi giữa các nước, thống nhất về nguyên tắc giải quyết
vấn đề nuôi con nuôi. Đây là Công ước đầu tiên của Liên hợp quốc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ
em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước.
Đến những năm cuối của thập kỷ tám mươi (thế kỷ XX), vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực nuôi con nuôi nổi lên như một vấn đề có tính toàn cầu. Ngày 19/01/1988, Uỷ ban
thường trực của Công ước Lahay về tư pháp quốc tế trình Uỷ ban đặc biệt về các vấn đề
chung và chính sách đề án xây dựng Công ước mới trên cơ sở Công ước năm 1965.
Ngày 29/5/1993 Công ước Lahay số 33 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực Nuôi
con nuôi giữa các nước. Mục đích của Công ước là nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em và áp
dụng thống nhất các thủ tục giải quyết vấn đề nuôi con nuôi giữa các quốc gia thành viên,
bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các
quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời thiết lập hệ thống hợp tác giữa các quốc gia để ngăn
ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em vì mục đích nuôi con nuôi.
1.2. Về sự phù hợp của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế về nuôi con nuôi
Bàn về sự phù hợp của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, cũng
chính là bàn về quá trình sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật Việt
Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập và thực hiện Công ước
Lahay về nuôi con nuôi
Về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế về nuôi con nuôi. Trong
nhóm nghiên cứu cũng có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, pháp
luật quốc gia không thể có điều khoản trái với điều ước quốc tế (mà quốc gia đó là thành
viên) về nuôi con nuôi, đặc biệt với điều ước quốc tế đa phương (như Công ước Lahay).
Quan điểm thứ hai cho rằng, pháp luật quốc gia không bắt buộc phải phù hợp với điều ước
quốc tế (mà quốc gia đó là thành viên) về nuôi con nuôi, đặc biệt với điều ước quốc tế song
phương.
Từ hai quan điểm trên đây, Đề tài cho rằng pháp luật về nuôi con nuôi của các nước luôn
có sự khác nhau. Phương pháp tối ưu để giải quyết sự khác nhau đó, là xây dựng và áp
dụng các quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế (dẫn chiếu đến pháp luật nước này hay
nước kia để xử lý đối với các vấn đề cụ thể). Đề tài đồng tình quan điểm về việc không nhất
thiết phải tiến hành sửa đổi pháp luật để bảo đảm sự phù hợp với quy phạm của điều ước
quốc tế song phương về nuôi con nuôi.
Vấn đề nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện nay chưa được điều chỉnh thống
nhất trong một văn bản quy phạm pháp luật riêng (luật hoặc pháp lệnh). Xét trên khía
cạnh lý luận, việc điều chỉnh tản mát (như nêu trên) đã dẫn đến hiện tượng thiếu tập trung,
không thống nhất và không đồng bộ giữa các văn bản. Thậm chí, trên khía cạnh bảo đảm
thực thi pháp luật, thì việc thiếu thốn các quy phạm (quy phạm thực chất, quy phạm xung đột
và quy phạm thủ tục) đã làm cho việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi không được thống
nhất và hài hoà trong tổng thể các chế định về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
nói chung.
2. Thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài từ năm 1986 đến nay
2.1. Quyết định số 145/HĐBT ngày 02/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng
Từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới, các quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài ngày càng phát triển, không chỉ bó hẹp trong quan hệ với công dân các nước xã
hội chủ nghĩa, mà còn mở rộng với người nước ngoài thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Tuy
nhiên, do trong thời gian dài, pháp luật chưa quy định, nên việc quản lý và giải quyết cho trẻ
em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn bất cập.
Quyết định tạm thời 145 tuy bước đầu có những kết quả nhất định, nhưng cũng để lại
không ít những hậu quả phức tạp, tạo dư luận không tốt trong và ngoài nước; có không ít
cán bộ tha hóa, biến chất, thậm chí bị xét xử hình sự vì đã vi phạm pháp luật trong việc giải
quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuô.
2.2. Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
(1993) và Nghị định 184/CP
Ngày 02/12/1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và ngày 30/11/1994 Chính phủ ban hành
Nghị định số 184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi,
nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất
cho công tác giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài nói riêng. Đồng thời,
ngày 25/5/1995 liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an) ban hành
Thông tư liên Bộ số 503/TT-LB hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định số 184/CP của Chính
phủ. Như vậy, về cơ bản, khung pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã khá đầy
đủ, bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.
Ngoài các văn bản trên đây, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
trong thời gian này còn dựa trên các văn bản pháp luật khác như Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 và năm 2000, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về
đăng ký hộ tịch, Quyết định số 57/2000/QĐ/BTC ngày 20/4/2000 của Bộ Tài chính ban hành
mức thu lệ phí đăng ký đăng ký hộ tịch v.v...
Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật nêu trên và thực tiễn giải quyết cho người nước
ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong giai đoạn 1993-2002 cho
thấy, nổi lên một số vấn đề cơ bản sau đây:
a) Những kết quả đạt được
Về số liệu, theo thống kê chưa đầy đủ (từ báo cáo của các địa phương trong cả nước),
trong ba năm từ 1990 đến hết 1992, chỉ có trên 600 trẻ em được người nước ngoài nhận
làm con nuôi. Nhưng đến giai đoạn 1993-2003(2)
, đã có 15.288 trẻ em được người nước
ngoài nhận làm con nuôi.
Về nguồn trẻ em, trong suốt thời gian thực hiện Nghị định 184/CP (từ 1994 đến 2002,
không kể việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng còn kéo sang gần hết năm 2003), việc giải
quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài chủ yếu được thực hiện từ ba
nguồn: cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế và gia đình.
Về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết, hầu hết các Sở Tư pháp đã quán triệt và
thực hiện đúng các quy định pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em
làm con nuôi người nước ngoài; trau dồi kỹ năng thẩm định, xác minh hồ sơ và kiểm tra các
điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc cho trẻ em làm con nuôi
là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đúng như tinh thần Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đó là
một thực tế đáng ghi nhận, tạo đà quan trọng cho việc thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP
sau này, cũng như cho sự chuẩn bị hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi khi Việt
Nam gia nhập Công ước Lahay.
b) Những tồn tại, bất cập
(i) Việc giới thiệu trẻ em từ 3 nguồn (gia đình, cơ sở y tế, cơ sở nuôi dưỡng) làm con
nuôi người nước ngoài, đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, những hiện tượng tiêu cực:
Một là, việc để người nước ngoài tự do đi lại, lựa chọn, tìm kiếm trẻ em khắp nơi, đã gây
khó khăn cho công tác quản lý.
Hai là, một số cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài núp dưới các danh nghĩa khác
nhau tiến hành hoạt động môi giới, làm dịch vụ bất hợp pháp trong lĩnh vực nuôi con nuôi
nhằm mục đích kiếm lời, thậm chí đã xuất hiện hiện tượng khống chế phụ nữ mang thai;
mua bán giấy tờ giả mạo; buôn bán trẻ em…, vi phạm nghiêm trọng pháp luật.
Ba là, do đông con, đời sống khó khăn thiếu thốn, không hiểu biết pháp luật, trình độ dân
trí thấp, nên một số đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, biên giới không
nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc cho trẻ em làm con nuôi, bị bọn xấu tuyên truyền
mua chuộc.
(2) Theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP, các hồ sơ tồn đọng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày 02/01/2003
vẫn được giải quyết theo Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ, cho nên việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng này kéo dài
gần hết năm 2003.
Bốn là, sự tha hoá, biến chất của một số cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia vào quá trình
giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2.3. Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ
Những kết quả đạt được
Nhìn chung, việc thi hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP trong việc giải quyết cho trẻ em Việt
Nam làm con nuôi người nước ngoài thời gian qua đã được các cấp, các ngành, các cơ
quan chức năng ở Trung ương và địa phương nhận thức, quán triệt và thực hiện một cách
đúng đắn, coi là biện pháp tích cực, nhân đạo bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em.
Từ khi các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã tổ chức các lớp
tập huấn cho Sở Tư pháp và cán bộ địa phương, phổ biến và quán triệt nội dung của các
hiệp định, nhằm bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh các hiệp định đã ký kết. Từ cấp Lãnh đạo
cao nhất như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cũng rất quan tâm, theo dõi tình hình thi
hành các Hiệp định và có nhiều ý kiến chỉ đạo trực tiếp nhằm mục đích bảo đảm cho việc
thực thi các cam kết với các nước.
Các Bộ, ngành hữu quan (như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch
nước) đã thể hiện trách nhiệm cao trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp nhằm triển khai thi
hành các Hiệp định đã ký kết. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ việc thực hiện các
hiệp định, đều được Bộ Tư pháp đưa ra trao đổi, thảo luận theo cơ chế liên ngành để tìm
cách tháo gỡ.
Những tồn tại, bất cập
- Tình trạng ách tắc hồ sơ xin con nuôi ngày càng lớn.
- Hạn chế về đối tượng người nước ngoài được xin trẻ em làm con nuôi.
- Quyền hạn của Cục Con nuôi quốc tế còn hạn chế, chưa ngang tầm với Cơ quan Trung
ương về con nuôi quốc tế ở nhiều nước hiện nay.
- Hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế.
- Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa có hiệu quả cao.
- Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước.
- Hiện tượng môi giới, trung gian nhằm trục lợi trong lĩnh vực nuôi con nuôi diễn biến phức
tạp.
- Chưa có cơ chế xử lý minh bạch vấn đề tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
3. Thực trạng ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nuôi con nuôi
3.1. Tình hình ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước
3.1.1. Những thuận lợi
Có thể rút ra những thuận lợi cơ bản trong quá trình đàm phán, ký kết các Hiệp định hợp
tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng được một khung Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi
tương đối phù hợp với Công ước Lahay.
Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có
nhiều điểm tương đồng với pháp luật các nước. Từ các quy định trong Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, đến các quy định trong Nghị định 68/2002/NĐ-CP có nhiều điểm tương
đồng với pháp luật của nhiều nước. Đó là các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về
nuôi con nuôi, về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi v.v…
Thứ ba, thiện chí của các Bên cùng hướng tới vấn đề nhân đạo trong việc bảo vệ các
quyền cơ bản của trẻ em.
3.1.2. Những khó khăn
Thứ nhất, pháp luật về ký kết điều ước quốc tế của Việt Nam có nhiều điểm khác so với
các nước, trong đó chủ yếu là sự khác nhau về cách thức phân loại điều ước quốc tế, về
danh nghĩa (cấp) ký kết, về thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn/phê duyệt điều ước.
Thứ hai, những khó khăn với các nước theo thể chế liên bang hoặc đặc biệt tương tự. Các
nước có cấu trúc liên bang (như Hoa Kỳ, Canada, Cộng hoà liên bang Đức) và theo cơ chế
tam quyền phân lập thường có quy định trao quyền ký kết điều ước cho Chính phủ các
bang. Thậm chí có nước còn quy định chính quyền liên bang không có thẩm quyền đàm
phán, ký kết điều ước trong lĩnh vực nuôi con nuôi mà thẩm quyền này thuộc chính quyền
tỉnh/bang (như Cộng đồng ngôn ngữ thuộc Vương quốc Bỉ).
Thứ ba, pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam có nhiều chế định khác so với pháp luật
các nước, trong đó nổi lên là sự khác nhau về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi.
3.2. Tình hình thực hiện các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi
Cho đến nay, trong số 11 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi đã ký, thì các Hiệp định với
Pháp, Đan Mạch, Italia, Ailen, Thụy Điển và Hoa Kỳ đã có hiệu lực; còn các Hiệp định với ba
Cộng đồng ngôn ngữ Bỉ, Canada và Quêbếc thì chưa có hiệu lực.
3.2.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, tạo ra cơ chế khá thống nhất với hầu hết các nước đã ký kết Hiệp định hợp tác
về nuôi con nuôi trong vấn đề tiếp nhận và xử lý hồ sơ nuôi con nuôi, bảo đảm thủ tục giải
quyết theo đúng Hiệp định và pháp luật trong nước.
Thứ hai, tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo của các tổ chức con nuôi nước ngoài
cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại Việt Nam, góp phần giảm bớt những khó khăn của địa
phương và thúc đẩy giải quyết nhanh chóng hồ sơ xin con nuôi.
Thứ ba, bước đầu “tiệm cận” với cơ chế giải quyết việc nuôi con nuôi theo Công ước
Lahay, làm quen với cách thức xử lý hồ sơ phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo đà cho việc
bảo đảm thực hiện Công ước sau khi Việt Nam gia nhập.
3.2.2. Những khó khăn
Thứ nhất, chưa xây dựng được phần mềm quản lý và xử lý hồ sơ nuôi con nuôi. Mọi “công
đoạn” hiện nay vẫn thực hiện một cách thủ công, chắp vá, nặng về đối phó tình huống, gây
nên sự chậm chễ và ách tắc đáng kể, nhất là về công tác quản lý, xử lý, lưu trữ và thống kê
hồ sơ, theo dõi số liệu…
Thứ hai, chưa có cơ chế xử lý một cách công khai, minh bạch các khoản tài chính trong
lĩnh vực nuôi con nuôi.
Thứ ba, khả năng và năng lực của các tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt
Nam không đồng đều, thậm chí chưa được coi trọng, nên dẫn đến hiện tượng “cạnh tranh
không lành mạnh” giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài với nhau tại Việt Nam, thậm chí là
giữa các tổ chức con nuôi của một nước.
Thứ tư, riêng việc thực hiện Hiệp định con nuôi với Pháp còn gặp khó khăn, phức tạp, do
Nhóm Công tác hỗn hợp của hai bên còn cho phép áp dụng giải pháp tạm thời, để công dân
Pháp được trực tiếp vào Việt Nam đi tìm xin trẻ em làm con nuôi.
II. NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC LAHAY VỀ
NUÔI CON NUÔI
1. Nội dung cơ bản của Công ước Lahay về nuôi con nuôi
1.1. Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay
* Bất cứ biện pháp nào tiến hành để bảo vệ trẻ em phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và
thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em;
* Tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc;
* Nếu trẻ em vì một lý do nào đó mà không được cha mẹ đẻ chăm sóc, thì cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phải xem xét tất cả những giải
pháp chăm sóc lâu dài khác nhau để giúp cho trẻ em có mái ấm gia đình, kể cả bằng các
biện pháp thay thế như con nuôi, giám hộ hoặc được chăm sóc ở trung tâm nuôi dưỡng;
* Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con;
* Chỉ cho phép việc nhận nuôi trẻ em ngoài gia đình ruột thịt của các em khi không tìm thấy
một nơi phù hợp;
* Ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước; việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài
phải là giải pháp cuối cùng, sau khi chắc chắn không thể tìm được gia đình thay thế tại
Nước gốc; và
* Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi bất minh; việc lạm dụng và buôn
bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh.
1.2. Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con nuôi
Công ước quy định trẻ em được nhận làm con nuôi và cha mẹ nuôi phải thường trú tại các
nước khác nhau. Công ước không áp dụng đối với trường hợp trẻ em thường trú ở một
quốc gia thành viên và cha mẹ nuôi thường trú ở một quốc gia không phải là thành viên và
ngược lại (Công ước chỉ áp dụng giữa các quốc gia thành viên). Đồng thời, Công ước
không áp dụng đối với trường hợp nuôi con nuôi đơn giản (về mặt hình thức) mà không phát
sinh quan hệ cha mẹ và con. Công ước chỉ áp dụng cho việc nuôi con nuôi đối với trẻ em
dưới 18 tuổi.
1.3. Thành lập Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế
Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải thành lập một cơ quan có thẩm quyền ở
trung ương về vấn đề con nuôi quốc tế, cả ở Nước nhận và Nước gốc, tạo điều kiện cho
việc trao đổi thông tin và giải quyết các vấn đề phát sinh. Cơ quan Trung ương có những
nhiệm vụ chính sau:
- Áp dụng trực tiếp hoặc với sự giúp đỡ của các cơ quan công quyền tất cả các biện pháp
thích hợp nhằm ngăn ngừa việc thu lợi bất chính từ việc nuôi con nuôi và ngăn chặn tất cả
các vụ việc trái với những mục đích của Công ước;
- Thu thập, lưu trữ và trao đổi những thông tin liên quan đến tình trạng của trẻ em và của
cha mẹ nuôi tương lai, trong chừng mực cần thiết, nhằm thực hiện việc nuôi con nuôi;
- Tạo điều kiện thuận lợi, theo dõi và thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi;
- Thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho nhận con
nuôi và sau khi nhận nuôi;
- Trao đổi các báo cáo tổng quát đánh giá kinh nghiệm về lĩnh vực con nuôi nước ngoài;
- Đáp ứng đề nghị có tính chất thông tin của các Cơ quan Trung ương có thẩm quyền khác
hoặc của các cơ quan công quyền về một tình trạng con nuôi cụ thể, trong phạm vi mà pháp
luật của quốc gia họ cho phép.
1.4. Tổ chức được chỉ định
Phù hợp với pháp luật và thực tiễn của mỗi nước, Công ước đề nghị thành lập tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Tổ chức này có nghĩa vụ:
- Theo đuổi mục đích phi lợi nhuận, trên cơ sở những điều kiện và trong giới hạn đã được
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cho phép;
- Được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của những người đủ tiêu chuẩn về đạo đức,
được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để làm việc trong lĩnh vực con nuôi quốc tế;
- Chịu sự giám sát của các nhà chức trách quốc gia có thẩm quyền về cơ cấu, hoạt động
và tình trạng tài chính; và
- Chỉ có thể hoạt động ở một quốc gia ký kết khác, nếu được nhà chức trách có thẩm
quyền của cả hai quốc gia cho phép.
1.5. Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi
Công ước quy định người thường trú ở một quốc gia thành viên (Nước nhận) muốn xin
nhận một trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên khác (Nước gốc), thì phải liên hệ với
Cơ quan Trung ương có thẩm quyền của Nước nhận. Công ước nghiêm cấm việc cha mẹ
nuôi tiếp xúc với trẻ em, trước khi hoàn thành thủ tục xin nhận con nuôi. Đồng thời, Công
ước không cho phép cha mẹ nuôi được nộp đơn trực tiếp cho Cơ quan Trung ương hoặc
bất cứ cơ quan nhà nước khác hoặc cho một tổ chức được chỉ định của Nước gốc, trừ trường
hợp được pháp luật nước này cho phép.
1.6. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
Việc chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa cha mẹ đẻ và trẻ em là một trong
những yêu cầu được Công ước quy định để đảm bảo trẻ em được nhận làm con nuôi theo
hình thức trọn vẹn, có địa vị pháp lý và được bảo vệ như bất kỳ trẻ em nào của Nước nhận.
Tuy nhiên, việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em cũng không phải là giải
pháp chắc chắn, vì vẫn bao gồm các trường hợp đặc biệt, khi việc nuôi con nuôi bị hủy.
Đồng thời, Công ước còn đề cập đến việc chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi. Tuy nhiên,
việc chuyển đổi sẽ không diễn ra, nếu pháp luật của Nước gốc không chấp nhận việc
chuyển đổi này hoặc pháp luật của Nước nhận không quy định về hệ quả làm chấm dứt
quan hệ cha mẹ và con.
2. Những yêu cầu từ việc gia nhập và thực hiện công ước Lahay đối với nước gốc
Công ước Lahay đã đưa ra một quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi, bảo đảm sự thống
nhất của quy trình này theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi
nước. Theo các quy định của Công ước, có thể nêu tóm tắc ba loại nghĩa vụ mà Nước gốc
cần tiến hành: i) thành lập Cơ quan Trung ương và cho phép các tổ chức được uỷ quyền
hoạt động; ii) minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến vấn đề con nuôi có yếu tố
nước ngoài; iii) thiết lập một cơ chế hợp tác với các quốc gia, nhất là Nước nhận.
2.1. Thành lập Cơ quan Trung ương và cho phép các tổ chức được uỷ quyền hoạt
động
2.1.1. Thành lập Cơ quan Trung ương
Khoản 1, Điều 6 của Công ước quy định: “Mỗi quốc gia ký kết phải thành lập một Cơ quan
Trung ương có thẩm quyền (về con nuôi) để thực hiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định
cho một cơ quan như vậy”.Đối với Nước gốc, Cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm chính
trong việc bảo đảm là đầu mối liên hệ giữa Nước gốc với nước ngoài về mọi vấn đề liên
quan đến Công ước và việc xin nhận con nuôi. Cơ quan Trung ương phải tạo điều kiện, theo
dõi, thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi; cung cấp cho Cơ quan Trung ương của nước nhận
các thông tin liên quan đến trẻ em có thể được cho làm con nuôi; cung cấp các thông tin
pháp luật về con nuôi của quốc gia mình; thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch
vụ tham vấn về vấn đề cho và nhận con nuôi, hợp tác với Cơ quan Trung ương của quốc
gia khác để bảo đảm việc bảo vệ trẻ em và thực hiện các mục đích khác của Công ước.
Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, chúng ta đã có Cơ quan Trung ương về con nuôi
quốc tế là Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp. Cục Con nuôi quốc tế đang từng bước thực
hiện các nhiệm vụ do Công ước đặt ra, chẳng hạn như kiểm tra điều kiện của trẻ em được
cho làm con nuôi; bảo đảm sự đồng ý tự nguyện của những cá nhân, tổ chức trong việc cho
trẻ em làn con nuôi; xem xét các điều kiện nuôi dưỡng trẻ em và bảo đảm rằng việc cho trẻ
em làm con nuôi là cách tốt nhất để đáp ứng lợi ích của trẻ em; cung cấp các thông tin về trẻ
em cho Cơ quan Trung ương nước nhận (hoặc cho các tổ chức được uỷ quyền của nước
nhận) v.v…
Tuy nhiên, trên thực tế, Cục Con nuôi quốc tế mới chỉ như một cơ quan “hậu kiểm”, chỉ
kiểm tra lại các thông tin do các chủ thể khác cung cấp. Trong khi đó, các chủ thể này hoàn
toàn độc lập với Cục Con nuôi quốc tế về mặt thẩm quyền cũng như nhân lực. Vì vậy, Cục
không thể bảo đảm được những thông tin trên “giấy tờ” liên quan đến trẻ em có phản ánh
đúng thực tế khách quan không. Từ thực trạng này, yêu cầu đặt ra là Cục Con nuôi quốc tế
cần được giúp đỡ bởi các cơ quan công quyền hoặc các tổ chức được uỷ quyền như quy
định tại khoản 1, Điều 22 Công ước.
So với quy định của Công ước Lahay, thì Cục Con nuôi quốc tế chưa đáp ứng các yêu cầu
của Công ước. Cục Con nuôi quốc tế đã tham gia tích cực vào nhiều khâu trong quá trình
giải quyết việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, tuy nhiên, quyết định
của Cục Con nuôi quốc tế mới chỉ mang tính chất “tham khảo” để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
ra quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.
2.1.2. Cho phép các tổ chức được uỷ quyền hoạt động
Để thực hiện những yêu cầu của Công ước, Cơ quan Trung ương có thể uỷ nhiệm cho các
cơ quan công quyền hoặc các tổ chức được chỉ định khác. Công ước yêu cầu các quốc gia
thành viên thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho
nhận con nuôi và sau khi nhận con nuôi, đây chính là yêu cầu “xã hội hoá” vấn đề con nuôi
quốc tế.
2.2. Minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi
Tài chính là yếu tố vật chất quan trọng, nhưng cũng khá nhạy cảm trong hoạt động xin
nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vấn đề này được Công ước quy định: “Không ai được
thu lợi bất chính từ các hoạt động liên quan đến vấn đề con nuôi nước ngoài” (khoản 1, Điều
32).
2.2.1. Các khoản tài chính phát sinh trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi
Công ước chỉ cấm thu tiền hoặc thu lợi bất chính. Do đó, mọi khoản thu hợp lý và hợp
pháp đều được phép, đó là: lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi (lệ phí hộ tịch); các chi phí trực
tiếp và gián tiếp, phí chuyên môn vừa phải cho những người có liên quan (tổ chức được uỷ
quyền, luật sư, công chứng viên…); phí tiếp nhận, thụ lý, thẩm tra hồ sơ, xác minh, giám
định, khám sức khoẻ, xác nhận y tế… Mặt khác, do Công ước không cấm, nên thực tế ở các
Nước gốc cho thấy, những khoản hỗ trợ tài chính nhân đạo của cá nhân, tổ chức nước
ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em là rất đáng kể.
Công ước không đưa ra chế tài cho hành vi thu lợi bất chính từ những hoạt động liên quan
đến vấn đề con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên, xét trong mối quan hệ với Điều 23 và Điều 24
Công ước, thì hành vi trên có thể dẫn đến sự từ chối công nhận giá trị pháp lý của việc xin
nhận con nuôi được tiến hành ở Nước gốc.
2.2.2. Mục đích của việc minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến vấn đề con nuôi
có yếu tố nước ngoài
Thứ nhất, ngăn chặn hành vi buôn bán trẻ em. Buôn bán trẻ em là hành vi bị cộng đồng
quốc tế lên án mạnh mẽ và bị nghiêm cấm trong các văn kiện pháp lý quốc tế.
Thứ hai, bảo về quyền lợi của trẻ em, cha mẹ nuôi. Công ước yêu cầu các quốc gia thành
viên bảo đảm việc nuôi con nuôi phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2.2.3. Yêu cầu đối với việc minh bạch hoá tài chính trong lĩnh vực con nuôi quốc tế
Thứ nhất, các khoản tài chính chỉ được ấn định ở mức hợp lý, căn cứ vào yêu cầu thực tế
của quá trình giải quyết việc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, khi ấn định các khoản tài chính mà người xin nhận con nuôi phải đóng góp, cần
tham khảo mức tối đa của các nước có cùng điều kiện kinh tế - xã hội, bảo đảm không có sự
chênh lệch quá lớn.
Thứ ba, các khoản phí phải được liệt kê một cách chi tiết, rõ ràng. Người xin nhận con nuôi
cần biết trước các khoản phí họ phải chi trả khi đến Nước gốc.
Thứ tư, cần quy định rõ chế độ sử dụng hợp lý các khoản tài chính trong lĩnh vực nuôi con
nuôi. Một chính sách tài chính rõ ràng sẽ giúp người xin nhận con nuôi an tâm về giá trị của
khoản tiền họ đã phải bỏ ra.
2.3. Những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi gia nhập công ước Lahay về nuôi
con nuôi
2.3.1. Những thuận lợi
- Tận dụng ưu thế của nước “đến sau”
- Không phải ký kết điều ước song phương
- Tranh thủ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật của các nước
Việc gia nhập Công ước Lahay tạo cơ hội để Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ kỹ
thuật và cải cách các thủ tục trong lĩnh vực nuôi con nuôi, phù hợp với tinh thần của Công
ước Lahay.
2.3.2. Những khó khăn, thách thức
- Khung pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi còn chưa phù hợp với pháp luật các nước và
thông lệ quốc tế.
- Cơ chế quản lý nhà nước và giải quyết việc nuôi con nuôi chưa phù hợp.
- Năng lực của cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:
+ Năng lực cán bộ công chức của Cục Con nuôi quốc tế còn nhiều hạn chế.
+ Đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương không ổn định.
- Nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi còn chưa được xã hội hoá.
- Chưa có cơ chế hiệu quả để xử lý tình trạng ách tắc hồ sơ.
- Hiện tượng môi giới, trung gian trục lợi chưa chấm dứt.
- Chưa có hệ cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin về nuôi con nuôi.
2.4. Kinh nghiệm của một số nước về mô hình giải quyết vấn đề con nuôi quốc tế
2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Thứ nhất, ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.
Thứ hai, có cơ chế hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi.
Thứ ba, có cơ chế giải quyết vấn đề con nuôi phù hợp.
Mô hình xử lý nuôi con nuôi ở Trung Quốc là mô hình thành công được nhiều nước đánh
giá cao. Nó vừa mang tính linh hoạt, thông thoáng, minh bạch, công khai và chịu sự kiểm
soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước và sự giám sát của xã hội.
2.4.2. Phi-líp-pin
Hàng năm, Philippin giải quyết khoảng từ 400 đến 600 vụ cho trẻ em làm con nuôi người
nước ngoài (theo đạo luật 8043, Điều III, mục 7 quy định số lượng trẻ em được cho làm con
nuôi người nước ngoài không quá 600/năm trong vòng 5 năm đầu).
Người nước ngoài hoặc công dân Philippin thường trú ở nước ngoài muốn xin trẻ em Phi
lip pin làm con nuôi phải có đầy đủ các điều kiện như: ít nhất đủ 27 tuổi và phải hơn trẻ
được xin làm con nuôi tối thiểu từ 16 tuổi trở lên kể từ thời điểm nộp đơn xin con nuôi; có
năng lực thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ theo quy định của pháp luật
nước nhận và phải thông qua văn phòng tư vấn được phép hoạt động hợp pháp tại nước
mình; đã được lãnh sự đặt ở nước sở tại tư vấn về nuôi con nuôi; không bị phạm tội về đạo
đức xã hội; có đủ tư cách nhận trẻ em làm con nuôi theo quy định của pháp luật nước nhận;
có khả năng chăm sóc, giáo dục, làm gương cho trẻ em; đồng ý thực hiện các quyền cơ bản
của trẻ em; là người đến từ quốc gia có quan hệ ngoại giao với Philippin, Chính phủ có cơ
quan con nuôi quốc tế, pháp luật nước đó cho phép nhận nuôi con nuôi.
Người xin trẻ em Philippin làm con nuôi phải nộp hồ sơ cho Toà án khu vực về trẻ em của
Phi lip pin hoặc thông qua tổ chức trung gian của nước nhận nộp cho Uỷ ban con nuôi quốc
tế. Người xin con nuôi phải nộp lệ phí, thuế liên quan đến việc giải quyết hồ sơ và đóng góp
hỗ trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Các khoản tài chính này được quy định
cụ thể trong văn bản của nhà nước.
III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH GIA
NHẬP CÔNG ƯỚC LAHAY
1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1.1. Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi phù hợp với các nguyên tắc của Công
ước Lahay, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế
Trên nguyên tắc pacta sunt servanda, khi gia nhập Công ước, đối với những nguyên tắc
mang tính jus cogen (bắt buộc chung), đòi hỏi phải sửa đổi pháp luật trong nước nhằm bảo
đảm phù hợp với Công ước, thì chúng ta phải tiến hành sửa đổi. Như đã nói ở chương trên,
Công ước Lahay đưa ra nhiều quy định mang tính nguyên tắc jus cogen mà bất cá quốc gia
thành viên nào cũng phải tuân theo.
1.2. Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất,
khả thi
Thứ nhất, bảo đảm hoàn thiện các quy phạm pháp luật thực chất điều chỉnh quan hệ nuôi
con nuôi.
Thứ hai, bảo đảm hoàn thiện các quy phạm xung đột điều chỉnh các quan hệ về nuôi con
nuôi.
Thứ ba, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các việc về nuôi con nuôi.
Thứ tư, cần có sự gắn kết và liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật về nuôi con nuôi trong nước
với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi
2.1. Giải pháp tổng thể
Giải pháp có tính tổng thể hoàn thiện pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi nói chung, trong
đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là xây dựng một văn bản pháp luật ở tầm luật
hoặc pháp lệnh về nuôi con nuôi.
2.2. Các giải pháp hoàn thiện về mô hình, cơ chế
- Tập trung quyền hạn giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vào Cơ quan
Trung ương
- Tăng cường năng lực của cán bộ công chức đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
- Cho phép xã hội hoá một số hoạt động thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi
- Hoàn thiện cơ chế tài chính
- Hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về nuôi con nuôi
3. Lộ trình thực hiện
Trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phục vụ cho việc gia nhập và thực
hiện Công ước Lahay, theo chúng tôi, cần tiến hành theo lộ trình gồm 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn hoàn thiện cơ bản chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi (trong hai năm đầu
tiên, 2006 - 2007), nhằm bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo thuận lợi cho việc
thực thi Công ước.
- Giai đoạn hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhân sự (ba năm tiếp theo, 2008 - 2010), từ Trung
ương đến địa phương, đặc biệt là nâng cao năng lực của Cơ quan Trung ương về con nuôi
quốc tế.
- Giai đoạn thực hiện Công ước bình đẳng như các nước khác (từ 2011 trở đi), theo xu
hướng hội nhập quốc tế và bảo đảm tốt nhất các quyền của trẻ em, tiến tới giảm thiểu rõ rệt
tình trạng cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
3.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi (giai đoạn 2006 - 2007)
Thứ nhất, xây dựng Đề án Pháp lệnh về nuôi con nuôi
- Kiến nghị đưa đề án Pháp lệnh về nuôi con nuôi vào Chương trình xây dựng pháp luật
của Chính phủ để trình UBTVQH (cuối 2006).
- Tiến hành soạn thảo Pháp lệnh (sau khi được Chính phủ/Uỷ ban thường vụ Quốc hội
thông qua) (2007).
- Chuẩn bị dự thảo Nghị định của Chính phủ và các văn bản liên quan nhằm hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh về nuôi con nuôi (phần về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài) (cuối 2007).
Thứ hai, sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình
Sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em
làm con nuôi người nước ngoài, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và thống nhất, theo
hướng:
- Ở Trung ương: tập trung thống nhất thẩm quyền vào Cơ quan Trung ương về con nuôi
quốc tế của Việt Nam (Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp), đáp ứng cơ bản yêu cầu
của Công ước Lahay về vấn đề này.
- Ở địa phương: giao Sở Tư pháp chỉ thực hiện chức năng đăng ký việc nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài (đăng ký hộ tịch), nhằm bảo đảm thực hiện phân cấp quản lý nhà nước
và giải quyết công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại địa phương.
Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài trong Luật hôn nhân và gia đình, nhằm xác định pháp luật áp dụng đối với
quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhất là đối với trẻ em Việt Nam sau khi được
nước ngoài nhận làm con nuôi, trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế về vấn đề này.
Thứ ba, hoàn thiện các văn bản về phí, lệ phí
Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về phí, lệ phí giải quyết việc nuôi
con nuôi, nhằm công khai và minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến việc giải
quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, trong đó chú trọng:
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định kèm theo Quy chế tiếp nhận, quản lý và
sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo trong lĩnh vực nuôi con nuôi.
- Ký Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí trong lĩnh vực
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Thứ tư, xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và giải
quyết việc nuôi con nuôi (như Quy chế quản lý các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt
Nam; Thông tư hướng dẫn về nghiệp vụ giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài…).
3.2. Hoàn thiện cơ chế, tổ chức, bộ máy nhân sự ( giai đoạn 2008 - 2010)
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế giải quyết việc nuôi con nuôi, trong đó cần chú trọng:
- Xây dựng cơ chế (theo quy trình mới) giải quyết việc nuôi con nuôi trên tinh thần Công
ước Lahay, phù hợp với thông lệ ở các nước theo hướng tập trung đầu mối vào Cơ quan
Trung ương (Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp).
- Xây dựng và hoàn thiện phần mềm (cơ sở dữ liệu) quản lý và giải quyết việc nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài trong phạm vi cả nước.
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức bộ máy, trong đó cần chú trọng:
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy Cục Con nuôi quốc tế; thành lập các Phòng chức
năng thuộc Cục.
- Thành lập Chi Cục Con nuôi quốc tế (tại TP. Hồ Chí Minh).
- Thành lập Trung tâm dịch vụ hỗ trợ việc nuôi con nuôi.
- Kiến nghị việc cho phép thành lập các tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi
con nuôi (theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận).
3.3. Hiện đại hoá công tác quản lý nhà nước và giải quyết việc nuôi con nuôi (từ năm
2011 trở đi)
- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu, xử lý và ghép hồ sơ tự động bằng việc ứng
dụng khoa học công nghệ hiện đại.
- Quản lý, xử lý, theo dõi tiến độ giải quyết và báo cáo, thống kê hồ sơ nuôi con nuôi bằng
công nghệ tin học hiện đại.
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển của con nuôi (ở nước ngoài) qua mạng./.

More Related Content

Similar to khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc

Hngd luat hon nhan va gia dinh nam 2000
Hngd   luat hon nhan va gia dinh nam 2000Hngd   luat hon nhan va gia dinh nam 2000
Hngd luat hon nhan va gia dinh nam 2000
Học Huỳnh Bá
 
Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)
Hằng Đào
 
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
huynhminhquan
 
Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt namTìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
huynhnguyennamtran
 

Similar to khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc (20)

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n... Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và Gia đình n...
 
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOTChế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình, HOT
 
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAYLuận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
Luận văn: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, HAY
 
Luan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luat
Luan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luatLuan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luat
Luan van thu tuc hanh chinh trong nuoi con nuoi theo phap luat
 
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAYPháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOTLuận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
Luận văn: Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân, HOT
 
Hngd luat hon nhan va gia dinh nam 2000
Hngd   luat hon nhan va gia dinh nam 2000Hngd   luat hon nhan va gia dinh nam 2000
Hngd luat hon nhan va gia dinh nam 2000
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docxCơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường, pháp luật bảo vệ môi trường.docx
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Nuôi Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài Ở Việt Nam ...
 
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình  Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
Đề tài đăng ký kết hôn và luật hôn nhân gia đình
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
Cơ Sở Lý Luận Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Theo Luật Hôn Nh...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ kết hôn đồng giới, HAY
 
thoả ước lao động tập thể
 thoả ước lao động tập thể thoả ước lao động tập thể
thoả ước lao động tập thể
 
Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)Bai kt luat duqt (1)
Bai kt luat duqt (1)
 
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
thuc-tien-ap-dung-phap-luat-ve-nuoi-con-nuoi-co-yeu-to-nuoc-ngoai-o-viet-nam-...
 
Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt namTìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Tìm hiểu hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
 
Luận văn chuyên đề 98498 thỏa ước lao động tập thể chuẩn
  Luận văn chuyên đề 98498 thỏa ước lao động tập thể chuẩn  Luận văn chuyên đề 98498 thỏa ước lao động tập thể chuẩn
Luận văn chuyên đề 98498 thỏa ước lao động tập thể chuẩn
 

More from huynhminhquan

[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
huynhminhquan
 
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
huynhminhquan
 
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
huynhminhquan
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
huynhminhquan
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
huynhminhquan
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
huynhminhquan
 
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdfPhap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
huynhminhquan
 
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
huynhminhquan
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
huynhminhquan
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docxLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
huynhminhquan
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
huynhminhquan
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docxLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
huynhminhquan
 
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
huynhminhquan
 
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
huynhminhquan
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdfLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
huynhminhquan
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
huynhminhquan
 
luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...
luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...
luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...
huynhminhquan
 

More from huynhminhquan (20)

ETS Toeic 2020 RC.pdf
ETS Toeic 2020 RC.pdfETS Toeic 2020 RC.pdf
ETS Toeic 2020 RC.pdf
 
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
[123doc] - phap-luat-ve-thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai-thuong-mai-viet-nam...
 
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980.pdf
 
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
Luận văn HLU 2019. PL và thực tiễn công nhận và cho thi hành phán quyết của T...
 
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
luan-van-thac-si-thu-tuc-cong-nhan-va-cho-thi-hanh-tai-viet-nam-phan-quyet-cu...
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.pdf
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdfLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.pdf
 
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdfPhap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
Phap luat ve nuoi con nuoi co yeu to nuoc ngoai.pdf
 
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
[123doc] - mien-trach-nhiem-trong-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-t...
 
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
4.LICH SU NHA NUOC VA PHAP LUAT THE GIOI.docx
 
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docxLICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
LICH SU CAC HOC THUYET CHINH TRI VA PHAP LUAT.docx
 
Part 7 ECONOMY 5.docx
Part 7  ECONOMY 5.docxPart 7  ECONOMY 5.docx
Part 7 ECONOMY 5.docx
 
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
[123doc] - luan-van-thac-si-quan-ly-cong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-nguoi-co-co...
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docxLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu-đã chuyển đổi.docx
 
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
[123doc] - an-sinh-xa-hoi-chinh-sach-doi-voi-nguoi-co-cong-thuc-trang-va-gia-...
 
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
 
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdfLuan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
Luan van Phap luat bao ve ten mien gan voi nhan hieu.pdf
 
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
Giải-quyết-tranh-chấp-về-bảo-hộ-quyền-sở-hữu-trí-tuệ-theo-cơ-chế-của-Tổ-chức-...
 
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.docluat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
luat-to-tung-hanh-chinh-2015.doc
 
luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...
luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...
luat-nhap-canh-xuat-canh-qua-canh-cu-tru-cua-nguoi-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-20...
 

khoa-luan-phap-luat-ve-nuoi-con-co-yeu-to-nuoc-ngoai.doc

  • 1. I. Tính cấp thiết của đề tài Hiện tượng nuôi con nuôi đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, vấn đề nuôi con nuôi quốc tế thực sự trở thành mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế Đối với Việt Nam, một đất nước phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do hai cuộc chiến tranh để lại, tình hình phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thì việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, trong đó có quyền được làm con nuôi, được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình thay thế đối với những trẻ em không có gia đình, là điều luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bảo đảm thực hiện. Xét dưới góc độ quản lý nhà nước, thì từ năm 1993 trở về trước, công tác quản lý người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi tạm thời trên cơ sở Quyết định số 145/HĐBT ngày 29/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng Ngày 02/12/1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và ngày 30/11/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 184/CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này, đã chính thức tạo khuôn khổ pháp lý bảo đảm việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Công tác quản lý nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chính thức được giao cho Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu pháp luật và thực tiễn giải quyết việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ cho thấy, đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần được khắc phục nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cũng như bảo đảm sự phù hợp với thông lệ quốc tế trong lĩnh vực này. Đó cũng là mục tiêu Chính phủ ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002, nhằm thay thế Nghị định 184/CP, trong đó có các quy định mới về trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước Cộng hoà Pháp (01/02/2000), Vương quốc Đan Mạch (26/5/2003), Cộng hòa Italia (13/6/2003), Ai-len (23/9/2003), Vương quốc Thuỵ Điển (04/02/2004), ba Cộng đồng ngôn ngữ thuộc Vương quốc Bỉ (17/3/2005), Hoa Kỳ (21/6/2005), Canada (27/6/2005) và Quêbếc Canada (15/9/2005). Riêng các Hiệp định với ba Cộng đồng ngôn ngữ Bỉ, Canada và Quêbếc Canada - đến thời điểm viết báo cáo này - chưa có hiệu lực. Cùng với đó, trong thời gian tới nước ta sẽ tiếp tục ký hiệp định song phương với Thuỵ Sĩ và một số nước khác. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc trên đây cũng gây ra tình trạng không thuận lợi đối với các nước tuy trước đây đã xin trẻ em Việt Nam làm con nuôi, nhưng hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, chưa ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam Vì vậy cần phải có một Giải pháp tổng thể cho vấn đề này là việc Việt Nam cần xem xét gia ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRƯỚC YÊU CẦU GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LAHAY NĂM 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC CON NUÔI QUỐC TẾ
  • 2. nhập Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế. Nhưng, gia nhập Công ước Lahay vào thời điểm nào là phù hợp, những khó khăn, thách thức nào về phương diện chính sách, pháp luật và thực tiễn quản lý, xử lý các vấn đề nuôi con nuôi quốc tế mà Việt Nam có thể gặp phải khi gia nhập Công ước Lahay, biện pháp khắc phục đối với những khó khăn, thách thức đó như thế nào…, là những vấn đề cần được quan tâm. Đó là lý do cơ bản của sự cấp thiết nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực tiễn ban hành và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ năm 1986 đến nay. - Nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước, qua đó rút ra kinh nghiệm tham khảo hữu ích cho Việt Nam. - Đánh giá tình hình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước, so sánh với nội dung của Công ước Lahay và nêu lên những yêu cầu của việc thực hiện Công ước đối với Việt Nam trên phương diện Nước gốc. - Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật khi gia nhập Công ước Lahay. Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất, thực trạng pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, những yêu cầu của việc thực hiện Công ước Lahay. Thứ ba, phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam I. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 1. Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi 1.1. Tác động qua lại giữa pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi Qua nghiên cứu cho thấy, "nuôi con nuôi" (adoption) là hiện tượng xã hội, xuất hiện từ lâu ở các quốc gia, được pháp luật của hầu hết các nước điều chỉnh, kể cả pháp luật Việt Nam trước năm 1945(1) . Từ lâu, trong pháp luật quốc gia, nuôi con nuôi được coi là biện pháp chăm sóc thay thế đối với trẻ em mà do nhiều nguyên nhân khác nhau, không còn gia đình gốc ruột thịt của mình. Biện pháp thay thế này, một mặt, nhằm bảo đảm cho trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc và trưởng thành trong môi trường gia đình của cha mẹ nuôi, mặt (1) Bộ Quốc triều Hình luật được ban hành trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), trong đó có nhiều quy định điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa người Việt Nam với nhau (xem Quốc triều hình luật (Luật hình Triều Lê), Nxb Pháp lý, Hà Nội 1991.
  • 3. khác được nhà nước khuyến khích và bảo hộ. Đó là vấn đề, trước hết, xuất phát từ chủ quyền của quốc gia đối với dân cư. Vì vậy mà nhiều nước đã ban hành pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi Năm 1965, Uỷ ban Công ước Lahay đã tiến hành thảo luận với một số quốc gia và thông qua Công ước quốc tế quy định về thẩm quyền, luật áp dụng và công nhận các văn bản pháp luật liên quan đến nuôi con nuôi. Việc thông qua Công ước 1965 đã góp phần quan trọng giải quyết vấn đề nuôi con nuôi giữa các nước, thống nhất về nguyên tắc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi. Đây là Công ước đầu tiên của Liên hợp quốc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. Đến những năm cuối của thập kỷ tám mươi (thế kỷ XX), vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi nổi lên như một vấn đề có tính toàn cầu. Ngày 19/01/1988, Uỷ ban thường trực của Công ước Lahay về tư pháp quốc tế trình Uỷ ban đặc biệt về các vấn đề chung và chính sách đề án xây dựng Công ước mới trên cơ sở Công ước năm 1965. Ngày 29/5/1993 Công ước Lahay số 33 về Bảo vệ trẻ em và Hợp tác trong lĩnh vực Nuôi con nuôi giữa các nước. Mục đích của Công ước là nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em và áp dụng thống nhất các thủ tục giải quyết vấn đề nuôi con nuôi giữa các quốc gia thành viên, bảo đảm việc nuôi con nuôi được tiến hành vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em, đồng thời thiết lập hệ thống hợp tác giữa các quốc gia để ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em vì mục đích nuôi con nuôi. 1.2. Về sự phù hợp của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế về nuôi con nuôi Bàn về sự phù hợp của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, cũng chính là bàn về quá trình sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập và thực hiện Công ước Lahay về nuôi con nuôi Về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế về nuôi con nuôi. Trong nhóm nghiên cứu cũng có hai quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, pháp luật quốc gia không thể có điều khoản trái với điều ước quốc tế (mà quốc gia đó là thành viên) về nuôi con nuôi, đặc biệt với điều ước quốc tế đa phương (như Công ước Lahay). Quan điểm thứ hai cho rằng, pháp luật quốc gia không bắt buộc phải phù hợp với điều ước quốc tế (mà quốc gia đó là thành viên) về nuôi con nuôi, đặc biệt với điều ước quốc tế song phương. Từ hai quan điểm trên đây, Đề tài cho rằng pháp luật về nuôi con nuôi của các nước luôn có sự khác nhau. Phương pháp tối ưu để giải quyết sự khác nhau đó, là xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế (dẫn chiếu đến pháp luật nước này hay nước kia để xử lý đối với các vấn đề cụ thể). Đề tài đồng tình quan điểm về việc không nhất thiết phải tiến hành sửa đổi pháp luật để bảo đảm sự phù hợp với quy phạm của điều ước quốc tế song phương về nuôi con nuôi.
  • 4. Vấn đề nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam hiện nay chưa được điều chỉnh thống nhất trong một văn bản quy phạm pháp luật riêng (luật hoặc pháp lệnh). Xét trên khía cạnh lý luận, việc điều chỉnh tản mát (như nêu trên) đã dẫn đến hiện tượng thiếu tập trung, không thống nhất và không đồng bộ giữa các văn bản. Thậm chí, trên khía cạnh bảo đảm thực thi pháp luật, thì việc thiếu thốn các quy phạm (quy phạm thực chất, quy phạm xung đột và quy phạm thủ tục) đã làm cho việc thi hành pháp luật về nuôi con nuôi không được thống nhất và hài hoà trong tổng thể các chế định về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung. 2. Thực trạng ban hành và thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ năm 1986 đến nay 2.1. Quyết định số 145/HĐBT ngày 02/04/1992 của Hội đồng Bộ trưởng Từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới, các quan hệ dân sự giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng phát triển, không chỉ bó hẹp trong quan hệ với công dân các nước xã hội chủ nghĩa, mà còn mở rộng với người nước ngoài thuộc nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, do trong thời gian dài, pháp luật chưa quy định, nên việc quản lý và giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn bất cập. Quyết định tạm thời 145 tuy bước đầu có những kết quả nhất định, nhưng cũng để lại không ít những hậu quả phức tạp, tạo dư luận không tốt trong và ngoài nước; có không ít cán bộ tha hóa, biến chất, thậm chí bị xét xử hình sự vì đã vi phạm pháp luật trong việc giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuô. 2.2. Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (1993) và Nghị định 184/CP Ngày 02/12/1993 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và ngày 30/11/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 184/CP quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài nói riêng. Đồng thời, ngày 25/5/1995 liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Thông tư liên Bộ số 503/TT-LB hướng dẫn chi tiết thi hành Nghị định số 184/CP của Chính phủ. Như vậy, về cơ bản, khung pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã khá đầy đủ, bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. Ngoài các văn bản trên đây, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài trong thời gian này còn dựa trên các văn bản pháp luật khác như Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và năm 2000, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, Quyết định số 57/2000/QĐ/BTC ngày 20/4/2000 của Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí đăng ký đăng ký hộ tịch v.v...
  • 5. Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật nêu trên và thực tiễn giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài trong giai đoạn 1993-2002 cho thấy, nổi lên một số vấn đề cơ bản sau đây: a) Những kết quả đạt được Về số liệu, theo thống kê chưa đầy đủ (từ báo cáo của các địa phương trong cả nước), trong ba năm từ 1990 đến hết 1992, chỉ có trên 600 trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Nhưng đến giai đoạn 1993-2003(2) , đã có 15.288 trẻ em được người nước ngoài nhận làm con nuôi. Về nguồn trẻ em, trong suốt thời gian thực hiện Nghị định 184/CP (từ 1994 đến 2002, không kể việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng còn kéo sang gần hết năm 2003), việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài chủ yếu được thực hiện từ ba nguồn: cơ sở nuôi dưỡng, cơ sở y tế và gia đình. Về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết, hầu hết các Sở Tư pháp đã quán triệt và thực hiện đúng các quy định pháp luật về nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài; trau dồi kỹ năng thẩm định, xác minh hồ sơ và kiểm tra các điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật; bảo đảm việc cho trẻ em làm con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đúng như tinh thần Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đó là một thực tế đáng ghi nhận, tạo đà quan trọng cho việc thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP sau này, cũng như cho sự chuẩn bị hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi khi Việt Nam gia nhập Công ước Lahay. b) Những tồn tại, bất cập (i) Việc giới thiệu trẻ em từ 3 nguồn (gia đình, cơ sở y tế, cơ sở nuôi dưỡng) làm con nuôi người nước ngoài, đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, những hiện tượng tiêu cực: Một là, việc để người nước ngoài tự do đi lại, lựa chọn, tìm kiếm trẻ em khắp nơi, đã gây khó khăn cho công tác quản lý. Hai là, một số cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài núp dưới các danh nghĩa khác nhau tiến hành hoạt động môi giới, làm dịch vụ bất hợp pháp trong lĩnh vực nuôi con nuôi nhằm mục đích kiếm lời, thậm chí đã xuất hiện hiện tượng khống chế phụ nữ mang thai; mua bán giấy tờ giả mạo; buôn bán trẻ em…, vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Ba là, do đông con, đời sống khó khăn thiếu thốn, không hiểu biết pháp luật, trình độ dân trí thấp, nên một số đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, biên giới không nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc cho trẻ em làm con nuôi, bị bọn xấu tuyên truyền mua chuộc. (2) Theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP, các hồ sơ tồn đọng do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận trước ngày 02/01/2003 vẫn được giải quyết theo Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ, cho nên việc giải quyết các hồ sơ tồn đọng này kéo dài gần hết năm 2003.
  • 6. Bốn là, sự tha hoá, biến chất của một số cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2.3. Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Những kết quả đạt được Nhìn chung, việc thi hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP trong việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài thời gian qua đã được các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương nhận thức, quán triệt và thực hiện một cách đúng đắn, coi là biện pháp tích cực, nhân đạo bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em. Từ khi các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã tổ chức các lớp tập huấn cho Sở Tư pháp và cán bộ địa phương, phổ biến và quán triệt nội dung của các hiệp định, nhằm bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh các hiệp định đã ký kết. Từ cấp Lãnh đạo cao nhất như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ cũng rất quan tâm, theo dõi tình hình thi hành các Hiệp định và có nhiều ý kiến chỉ đạo trực tiếp nhằm mục đích bảo đảm cho việc thực thi các cam kết với các nước. Các Bộ, ngành hữu quan (như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước) đã thể hiện trách nhiệm cao trong việc phối hợp với Bộ Tư pháp nhằm triển khai thi hành các Hiệp định đã ký kết. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ việc thực hiện các hiệp định, đều được Bộ Tư pháp đưa ra trao đổi, thảo luận theo cơ chế liên ngành để tìm cách tháo gỡ. Những tồn tại, bất cập - Tình trạng ách tắc hồ sơ xin con nuôi ngày càng lớn. - Hạn chế về đối tượng người nước ngoài được xin trẻ em làm con nuôi. - Quyền hạn của Cục Con nuôi quốc tế còn hạn chế, chưa ngang tầm với Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế ở nhiều nước hiện nay. - Hoạt động của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. - Sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa có hiệu quả cao. - Việt Nam chưa có tổ chức con nuôi trong nước. - Hiện tượng môi giới, trung gian nhằm trục lợi trong lĩnh vực nuôi con nuôi diễn biến phức tạp. - Chưa có cơ chế xử lý minh bạch vấn đề tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. 3. Thực trạng ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nuôi con nuôi 3.1. Tình hình ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước 3.1.1. Những thuận lợi
  • 7. Có thể rút ra những thuận lợi cơ bản trong quá trình đàm phán, ký kết các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước như sau: Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng được một khung Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi tương đối phù hợp với Công ước Lahay. Thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có nhiều điểm tương đồng với pháp luật các nước. Từ các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, đến các quy định trong Nghị định 68/2002/NĐ-CP có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của nhiều nước. Đó là các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi, về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi v.v… Thứ ba, thiện chí của các Bên cùng hướng tới vấn đề nhân đạo trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em. 3.1.2. Những khó khăn Thứ nhất, pháp luật về ký kết điều ước quốc tế của Việt Nam có nhiều điểm khác so với các nước, trong đó chủ yếu là sự khác nhau về cách thức phân loại điều ước quốc tế, về danh nghĩa (cấp) ký kết, về thẩm quyền quyết định việc ký, phê chuẩn/phê duyệt điều ước. Thứ hai, những khó khăn với các nước theo thể chế liên bang hoặc đặc biệt tương tự. Các nước có cấu trúc liên bang (như Hoa Kỳ, Canada, Cộng hoà liên bang Đức) và theo cơ chế tam quyền phân lập thường có quy định trao quyền ký kết điều ước cho Chính phủ các bang. Thậm chí có nước còn quy định chính quyền liên bang không có thẩm quyền đàm phán, ký kết điều ước trong lĩnh vực nuôi con nuôi mà thẩm quyền này thuộc chính quyền tỉnh/bang (như Cộng đồng ngôn ngữ thuộc Vương quốc Bỉ). Thứ ba, pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam có nhiều chế định khác so với pháp luật các nước, trong đó nổi lên là sự khác nhau về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. 3.2. Tình hình thực hiện các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi Cho đến nay, trong số 11 Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi đã ký, thì các Hiệp định với Pháp, Đan Mạch, Italia, Ailen, Thụy Điển và Hoa Kỳ đã có hiệu lực; còn các Hiệp định với ba Cộng đồng ngôn ngữ Bỉ, Canada và Quêbếc thì chưa có hiệu lực. 3.2.1. Những thuận lợi Thứ nhất, tạo ra cơ chế khá thống nhất với hầu hết các nước đã ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi trong vấn đề tiếp nhận và xử lý hồ sơ nuôi con nuôi, bảo đảm thủ tục giải quyết theo đúng Hiệp định và pháp luật trong nước. Thứ hai, tranh thủ được sự hỗ trợ, giúp đỡ nhân đạo của các tổ chức con nuôi nước ngoài cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em tại Việt Nam, góp phần giảm bớt những khó khăn của địa phương và thúc đẩy giải quyết nhanh chóng hồ sơ xin con nuôi.
  • 8. Thứ ba, bước đầu “tiệm cận” với cơ chế giải quyết việc nuôi con nuôi theo Công ước Lahay, làm quen với cách thức xử lý hồ sơ phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo đà cho việc bảo đảm thực hiện Công ước sau khi Việt Nam gia nhập. 3.2.2. Những khó khăn Thứ nhất, chưa xây dựng được phần mềm quản lý và xử lý hồ sơ nuôi con nuôi. Mọi “công đoạn” hiện nay vẫn thực hiện một cách thủ công, chắp vá, nặng về đối phó tình huống, gây nên sự chậm chễ và ách tắc đáng kể, nhất là về công tác quản lý, xử lý, lưu trữ và thống kê hồ sơ, theo dõi số liệu… Thứ hai, chưa có cơ chế xử lý một cách công khai, minh bạch các khoản tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Thứ ba, khả năng và năng lực của các tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không đồng đều, thậm chí chưa được coi trọng, nên dẫn đến hiện tượng “cạnh tranh không lành mạnh” giữa các tổ chức con nuôi nước ngoài với nhau tại Việt Nam, thậm chí là giữa các tổ chức con nuôi của một nước. Thứ tư, riêng việc thực hiện Hiệp định con nuôi với Pháp còn gặp khó khăn, phức tạp, do Nhóm Công tác hỗn hợp của hai bên còn cho phép áp dụng giải pháp tạm thời, để công dân Pháp được trực tiếp vào Việt Nam đi tìm xin trẻ em làm con nuôi. II. NHỮNG YÊU CẦU CỦA VIỆC GIA NHẬP VÀ THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC LAHAY VỀ NUÔI CON NUÔI 1. Nội dung cơ bản của Công ước Lahay về nuôi con nuôi 1.1. Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay * Bất cứ biện pháp nào tiến hành để bảo vệ trẻ em phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em; * Tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc; * Nếu trẻ em vì một lý do nào đó mà không được cha mẹ đẻ chăm sóc, thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phải xem xét tất cả những giải pháp chăm sóc lâu dài khác nhau để giúp cho trẻ em có mái ấm gia đình, kể cả bằng các biện pháp thay thế như con nuôi, giám hộ hoặc được chăm sóc ở trung tâm nuôi dưỡng; * Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con; * Chỉ cho phép việc nhận nuôi trẻ em ngoài gia đình ruột thịt của các em khi không tìm thấy một nơi phù hợp; * Ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước; việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài phải là giải pháp cuối cùng, sau khi chắc chắn không thể tìm được gia đình thay thế tại Nước gốc; và
  • 9. * Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi bất minh; việc lạm dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh. 1.2. Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con nuôi Công ước quy định trẻ em được nhận làm con nuôi và cha mẹ nuôi phải thường trú tại các nước khác nhau. Công ước không áp dụng đối với trường hợp trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên và cha mẹ nuôi thường trú ở một quốc gia không phải là thành viên và ngược lại (Công ước chỉ áp dụng giữa các quốc gia thành viên). Đồng thời, Công ước không áp dụng đối với trường hợp nuôi con nuôi đơn giản (về mặt hình thức) mà không phát sinh quan hệ cha mẹ và con. Công ước chỉ áp dụng cho việc nuôi con nuôi đối với trẻ em dưới 18 tuổi. 1.3. Thành lập Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải thành lập một cơ quan có thẩm quyền ở trung ương về vấn đề con nuôi quốc tế, cả ở Nước nhận và Nước gốc, tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin và giải quyết các vấn đề phát sinh. Cơ quan Trung ương có những nhiệm vụ chính sau: - Áp dụng trực tiếp hoặc với sự giúp đỡ của các cơ quan công quyền tất cả các biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa việc thu lợi bất chính từ việc nuôi con nuôi và ngăn chặn tất cả các vụ việc trái với những mục đích của Công ước; - Thu thập, lưu trữ và trao đổi những thông tin liên quan đến tình trạng của trẻ em và của cha mẹ nuôi tương lai, trong chừng mực cần thiết, nhằm thực hiện việc nuôi con nuôi; - Tạo điều kiện thuận lợi, theo dõi và thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi; - Thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho nhận con nuôi và sau khi nhận nuôi; - Trao đổi các báo cáo tổng quát đánh giá kinh nghiệm về lĩnh vực con nuôi nước ngoài; - Đáp ứng đề nghị có tính chất thông tin của các Cơ quan Trung ương có thẩm quyền khác hoặc của các cơ quan công quyền về một tình trạng con nuôi cụ thể, trong phạm vi mà pháp luật của quốc gia họ cho phép. 1.4. Tổ chức được chỉ định Phù hợp với pháp luật và thực tiễn của mỗi nước, Công ước đề nghị thành lập tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Tổ chức này có nghĩa vụ: - Theo đuổi mục đích phi lợi nhuận, trên cơ sở những điều kiện và trong giới hạn đã được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cho phép; - Được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của những người đủ tiêu chuẩn về đạo đức, được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để làm việc trong lĩnh vực con nuôi quốc tế;
  • 10. - Chịu sự giám sát của các nhà chức trách quốc gia có thẩm quyền về cơ cấu, hoạt động và tình trạng tài chính; và - Chỉ có thể hoạt động ở một quốc gia ký kết khác, nếu được nhà chức trách có thẩm quyền của cả hai quốc gia cho phép. 1.5. Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi Công ước quy định người thường trú ở một quốc gia thành viên (Nước nhận) muốn xin nhận một trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên khác (Nước gốc), thì phải liên hệ với Cơ quan Trung ương có thẩm quyền của Nước nhận. Công ước nghiêm cấm việc cha mẹ nuôi tiếp xúc với trẻ em, trước khi hoàn thành thủ tục xin nhận con nuôi. Đồng thời, Công ước không cho phép cha mẹ nuôi được nộp đơn trực tiếp cho Cơ quan Trung ương hoặc bất cứ cơ quan nhà nước khác hoặc cho một tổ chức được chỉ định của Nước gốc, trừ trường hợp được pháp luật nước này cho phép. 1.6. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Việc chấm dứt quan hệ pháp lý tồn tại trước đó giữa cha mẹ đẻ và trẻ em là một trong những yêu cầu được Công ước quy định để đảm bảo trẻ em được nhận làm con nuôi theo hình thức trọn vẹn, có địa vị pháp lý và được bảo vệ như bất kỳ trẻ em nào của Nước nhận. Tuy nhiên, việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em cũng không phải là giải pháp chắc chắn, vì vẫn bao gồm các trường hợp đặc biệt, khi việc nuôi con nuôi bị hủy. Đồng thời, Công ước còn đề cập đến việc chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ không diễn ra, nếu pháp luật của Nước gốc không chấp nhận việc chuyển đổi này hoặc pháp luật của Nước nhận không quy định về hệ quả làm chấm dứt quan hệ cha mẹ và con. 2. Những yêu cầu từ việc gia nhập và thực hiện công ước Lahay đối với nước gốc Công ước Lahay đã đưa ra một quy trình giải quyết việc nuôi con nuôi, bảo đảm sự thống nhất của quy trình này theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước. Theo các quy định của Công ước, có thể nêu tóm tắc ba loại nghĩa vụ mà Nước gốc cần tiến hành: i) thành lập Cơ quan Trung ương và cho phép các tổ chức được uỷ quyền hoạt động; ii) minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài; iii) thiết lập một cơ chế hợp tác với các quốc gia, nhất là Nước nhận. 2.1. Thành lập Cơ quan Trung ương và cho phép các tổ chức được uỷ quyền hoạt động 2.1.1. Thành lập Cơ quan Trung ương Khoản 1, Điều 6 của Công ước quy định: “Mỗi quốc gia ký kết phải thành lập một Cơ quan Trung ương có thẩm quyền (về con nuôi) để thực hiện các nghĩa vụ mà Công ước quy định cho một cơ quan như vậy”.Đối với Nước gốc, Cơ quan Trung ương chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm là đầu mối liên hệ giữa Nước gốc với nước ngoài về mọi vấn đề liên
  • 11. quan đến Công ước và việc xin nhận con nuôi. Cơ quan Trung ương phải tạo điều kiện, theo dõi, thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi; cung cấp cho Cơ quan Trung ương của nước nhận các thông tin liên quan đến trẻ em có thể được cho làm con nuôi; cung cấp các thông tin pháp luật về con nuôi của quốc gia mình; thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho và nhận con nuôi, hợp tác với Cơ quan Trung ương của quốc gia khác để bảo đảm việc bảo vệ trẻ em và thực hiện các mục đích khác của Công ước. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, chúng ta đã có Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế là Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp. Cục Con nuôi quốc tế đang từng bước thực hiện các nhiệm vụ do Công ước đặt ra, chẳng hạn như kiểm tra điều kiện của trẻ em được cho làm con nuôi; bảo đảm sự đồng ý tự nguyện của những cá nhân, tổ chức trong việc cho trẻ em làn con nuôi; xem xét các điều kiện nuôi dưỡng trẻ em và bảo đảm rằng việc cho trẻ em làm con nuôi là cách tốt nhất để đáp ứng lợi ích của trẻ em; cung cấp các thông tin về trẻ em cho Cơ quan Trung ương nước nhận (hoặc cho các tổ chức được uỷ quyền của nước nhận) v.v… Tuy nhiên, trên thực tế, Cục Con nuôi quốc tế mới chỉ như một cơ quan “hậu kiểm”, chỉ kiểm tra lại các thông tin do các chủ thể khác cung cấp. Trong khi đó, các chủ thể này hoàn toàn độc lập với Cục Con nuôi quốc tế về mặt thẩm quyền cũng như nhân lực. Vì vậy, Cục không thể bảo đảm được những thông tin trên “giấy tờ” liên quan đến trẻ em có phản ánh đúng thực tế khách quan không. Từ thực trạng này, yêu cầu đặt ra là Cục Con nuôi quốc tế cần được giúp đỡ bởi các cơ quan công quyền hoặc các tổ chức được uỷ quyền như quy định tại khoản 1, Điều 22 Công ước. So với quy định của Công ước Lahay, thì Cục Con nuôi quốc tế chưa đáp ứng các yêu cầu của Công ước. Cục Con nuôi quốc tế đã tham gia tích cực vào nhiều khâu trong quá trình giải quyết việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, tuy nhiên, quyết định của Cục Con nuôi quốc tế mới chỉ mang tính chất “tham khảo” để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài. 2.1.2. Cho phép các tổ chức được uỷ quyền hoạt động Để thực hiện những yêu cầu của Công ước, Cơ quan Trung ương có thể uỷ nhiệm cho các cơ quan công quyền hoặc các tổ chức được chỉ định khác. Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho nhận con nuôi và sau khi nhận con nuôi, đây chính là yêu cầu “xã hội hoá” vấn đề con nuôi quốc tế. 2.2. Minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi Tài chính là yếu tố vật chất quan trọng, nhưng cũng khá nhạy cảm trong hoạt động xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vấn đề này được Công ước quy định: “Không ai được thu lợi bất chính từ các hoạt động liên quan đến vấn đề con nuôi nước ngoài” (khoản 1, Điều 32).
  • 12. 2.2.1. Các khoản tài chính phát sinh trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi Công ước chỉ cấm thu tiền hoặc thu lợi bất chính. Do đó, mọi khoản thu hợp lý và hợp pháp đều được phép, đó là: lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi (lệ phí hộ tịch); các chi phí trực tiếp và gián tiếp, phí chuyên môn vừa phải cho những người có liên quan (tổ chức được uỷ quyền, luật sư, công chứng viên…); phí tiếp nhận, thụ lý, thẩm tra hồ sơ, xác minh, giám định, khám sức khoẻ, xác nhận y tế… Mặt khác, do Công ước không cấm, nên thực tế ở các Nước gốc cho thấy, những khoản hỗ trợ tài chính nhân đạo của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho cơ sở nuôi dưỡng trẻ em là rất đáng kể. Công ước không đưa ra chế tài cho hành vi thu lợi bất chính từ những hoạt động liên quan đến vấn đề con nuôi nước ngoài. Tuy nhiên, xét trong mối quan hệ với Điều 23 và Điều 24 Công ước, thì hành vi trên có thể dẫn đến sự từ chối công nhận giá trị pháp lý của việc xin nhận con nuôi được tiến hành ở Nước gốc. 2.2.2. Mục đích của việc minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài Thứ nhất, ngăn chặn hành vi buôn bán trẻ em. Buôn bán trẻ em là hành vi bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và bị nghiêm cấm trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Thứ hai, bảo về quyền lợi của trẻ em, cha mẹ nuôi. Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên bảo đảm việc nuôi con nuôi phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. 2.2.3. Yêu cầu đối với việc minh bạch hoá tài chính trong lĩnh vực con nuôi quốc tế Thứ nhất, các khoản tài chính chỉ được ấn định ở mức hợp lý, căn cứ vào yêu cầu thực tế của quá trình giải quyết việc cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, khi ấn định các khoản tài chính mà người xin nhận con nuôi phải đóng góp, cần tham khảo mức tối đa của các nước có cùng điều kiện kinh tế - xã hội, bảo đảm không có sự chênh lệch quá lớn. Thứ ba, các khoản phí phải được liệt kê một cách chi tiết, rõ ràng. Người xin nhận con nuôi cần biết trước các khoản phí họ phải chi trả khi đến Nước gốc. Thứ tư, cần quy định rõ chế độ sử dụng hợp lý các khoản tài chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Một chính sách tài chính rõ ràng sẽ giúp người xin nhận con nuôi an tâm về giá trị của khoản tiền họ đã phải bỏ ra. 2.3. Những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam khi gia nhập công ước Lahay về nuôi con nuôi 2.3.1. Những thuận lợi - Tận dụng ưu thế của nước “đến sau” - Không phải ký kết điều ước song phương
  • 13. - Tranh thủ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật của các nước Việc gia nhập Công ước Lahay tạo cơ hội để Việt Nam có thể nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và cải cách các thủ tục trong lĩnh vực nuôi con nuôi, phù hợp với tinh thần của Công ước Lahay. 2.3.2. Những khó khăn, thách thức - Khung pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi còn chưa phù hợp với pháp luật các nước và thông lệ quốc tế. - Cơ chế quản lý nhà nước và giải quyết việc nuôi con nuôi chưa phù hợp. - Năng lực của cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: + Năng lực cán bộ công chức của Cục Con nuôi quốc tế còn nhiều hạn chế. + Đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương không ổn định. - Nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi còn chưa được xã hội hoá. - Chưa có cơ chế hiệu quả để xử lý tình trạng ách tắc hồ sơ. - Hiện tượng môi giới, trung gian trục lợi chưa chấm dứt. - Chưa có hệ cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin về nuôi con nuôi. 2.4. Kinh nghiệm của một số nước về mô hình giải quyết vấn đề con nuôi quốc tế 2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Thứ nhất, ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, có cơ chế hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi. Thứ ba, có cơ chế giải quyết vấn đề con nuôi phù hợp. Mô hình xử lý nuôi con nuôi ở Trung Quốc là mô hình thành công được nhiều nước đánh giá cao. Nó vừa mang tính linh hoạt, thông thoáng, minh bạch, công khai và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan nhà nước và sự giám sát của xã hội. 2.4.2. Phi-líp-pin Hàng năm, Philippin giải quyết khoảng từ 400 đến 600 vụ cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài (theo đạo luật 8043, Điều III, mục 7 quy định số lượng trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài không quá 600/năm trong vòng 5 năm đầu). Người nước ngoài hoặc công dân Philippin thường trú ở nước ngoài muốn xin trẻ em Phi lip pin làm con nuôi phải có đầy đủ các điều kiện như: ít nhất đủ 27 tuổi và phải hơn trẻ được xin làm con nuôi tối thiểu từ 16 tuổi trở lên kể từ thời điểm nộp đơn xin con nuôi; có năng lực thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ theo quy định của pháp luật nước nhận và phải thông qua văn phòng tư vấn được phép hoạt động hợp pháp tại nước
  • 14. mình; đã được lãnh sự đặt ở nước sở tại tư vấn về nuôi con nuôi; không bị phạm tội về đạo đức xã hội; có đủ tư cách nhận trẻ em làm con nuôi theo quy định của pháp luật nước nhận; có khả năng chăm sóc, giáo dục, làm gương cho trẻ em; đồng ý thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em; là người đến từ quốc gia có quan hệ ngoại giao với Philippin, Chính phủ có cơ quan con nuôi quốc tế, pháp luật nước đó cho phép nhận nuôi con nuôi. Người xin trẻ em Philippin làm con nuôi phải nộp hồ sơ cho Toà án khu vực về trẻ em của Phi lip pin hoặc thông qua tổ chức trung gian của nước nhận nộp cho Uỷ ban con nuôi quốc tế. Người xin con nuôi phải nộp lệ phí, thuế liên quan đến việc giải quyết hồ sơ và đóng góp hỗ trợ nhân đạo cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Các khoản tài chính này được quy định cụ thể trong văn bản của nhà nước. III. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP CÔNG ƯỚC LAHAY 1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.1. Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi phù hợp với các nguyên tắc của Công ước Lahay, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế Trên nguyên tắc pacta sunt servanda, khi gia nhập Công ước, đối với những nguyên tắc mang tính jus cogen (bắt buộc chung), đòi hỏi phải sửa đổi pháp luật trong nước nhằm bảo đảm phù hợp với Công ước, thì chúng ta phải tiến hành sửa đổi. Như đã nói ở chương trên, Công ước Lahay đưa ra nhiều quy định mang tính nguyên tắc jus cogen mà bất cá quốc gia thành viên nào cũng phải tuân theo. 1.2. Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi Thứ nhất, bảo đảm hoàn thiện các quy phạm pháp luật thực chất điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi. Thứ hai, bảo đảm hoàn thiện các quy phạm xung đột điều chỉnh các quan hệ về nuôi con nuôi. Thứ ba, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các việc về nuôi con nuôi. Thứ tư, cần có sự gắn kết và liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật về nuôi con nuôi trong nước với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. 2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi 2.1. Giải pháp tổng thể Giải pháp có tính tổng thể hoàn thiện pháp luật hiện nay về nuôi con nuôi nói chung, trong đó có nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là xây dựng một văn bản pháp luật ở tầm luật hoặc pháp lệnh về nuôi con nuôi. 2.2. Các giải pháp hoàn thiện về mô hình, cơ chế
  • 15. - Tập trung quyền hạn giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài vào Cơ quan Trung ương - Tăng cường năng lực của cán bộ công chức đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ - Cho phép xã hội hoá một số hoạt động thuộc lĩnh vực nuôi con nuôi - Hoàn thiện cơ chế tài chính - Hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu quản lý thông tin về nuôi con nuôi 3. Lộ trình thực hiện Trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật phục vụ cho việc gia nhập và thực hiện Công ước Lahay, theo chúng tôi, cần tiến hành theo lộ trình gồm 3 giai đoạn như sau: - Giai đoạn hoàn thiện cơ bản chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi (trong hai năm đầu tiên, 2006 - 2007), nhằm bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo thuận lợi cho việc thực thi Công ước. - Giai đoạn hoàn thiện cơ chế, bộ máy nhân sự (ba năm tiếp theo, 2008 - 2010), từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là nâng cao năng lực của Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế. - Giai đoạn thực hiện Công ước bình đẳng như các nước khác (từ 2011 trở đi), theo xu hướng hội nhập quốc tế và bảo đảm tốt nhất các quyền của trẻ em, tiến tới giảm thiểu rõ rệt tình trạng cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. 3.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi (giai đoạn 2006 - 2007) Thứ nhất, xây dựng Đề án Pháp lệnh về nuôi con nuôi - Kiến nghị đưa đề án Pháp lệnh về nuôi con nuôi vào Chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ để trình UBTVQH (cuối 2006). - Tiến hành soạn thảo Pháp lệnh (sau khi được Chính phủ/Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua) (2007). - Chuẩn bị dự thảo Nghị định của Chính phủ và các văn bản liên quan nhằm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về nuôi con nuôi (phần về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài) (cuối 2007). Thứ hai, sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình Sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về thẩm quyền quyết định việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và thống nhất, theo hướng: - Ở Trung ương: tập trung thống nhất thẩm quyền vào Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam (Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp), đáp ứng cơ bản yêu cầu của Công ước Lahay về vấn đề này.
  • 16. - Ở địa phương: giao Sở Tư pháp chỉ thực hiện chức năng đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (đăng ký hộ tịch), nhằm bảo đảm thực hiện phân cấp quản lý nhà nước và giải quyết công tác hộ tịch có yếu tố nước ngoài tại địa phương. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung quy định về các hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong Luật hôn nhân và gia đình, nhằm xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhất là đối với trẻ em Việt Nam sau khi được nước ngoài nhận làm con nuôi, trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế về vấn đề này. Thứ ba, hoàn thiện các văn bản về phí, lệ phí Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật quy định về phí, lệ phí giải quyết việc nuôi con nuôi, nhằm công khai và minh bạch hoá các khoản tài chính liên quan đến việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài, trong đó chú trọng: - Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định kèm theo Quy chế tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản hỗ trợ nhân đạo trong lĩnh vực nuôi con nuôi. - Ký Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính quy định về phí, lệ phí trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Thứ tư, xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước và giải quyết việc nuôi con nuôi (như Quy chế quản lý các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư hướng dẫn về nghiệp vụ giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…). 3.2. Hoàn thiện cơ chế, tổ chức, bộ máy nhân sự ( giai đoạn 2008 - 2010) Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế giải quyết việc nuôi con nuôi, trong đó cần chú trọng: - Xây dựng cơ chế (theo quy trình mới) giải quyết việc nuôi con nuôi trên tinh thần Công ước Lahay, phù hợp với thông lệ ở các nước theo hướng tập trung đầu mối vào Cơ quan Trung ương (Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp). - Xây dựng và hoàn thiện phần mềm (cơ sở dữ liệu) quản lý và giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong phạm vi cả nước. Thứ hai, hoàn thiện tổ chức bộ máy, trong đó cần chú trọng: - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy Cục Con nuôi quốc tế; thành lập các Phòng chức năng thuộc Cục. - Thành lập Chi Cục Con nuôi quốc tế (tại TP. Hồ Chí Minh). - Thành lập Trung tâm dịch vụ hỗ trợ việc nuôi con nuôi. - Kiến nghị việc cho phép thành lập các tổ chức trong nước hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi (theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận).
  • 17. 3.3. Hiện đại hoá công tác quản lý nhà nước và giải quyết việc nuôi con nuôi (từ năm 2011 trở đi) - Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu, xử lý và ghép hồ sơ tự động bằng việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại. - Quản lý, xử lý, theo dõi tiến độ giải quyết và báo cáo, thống kê hồ sơ nuôi con nuôi bằng công nghệ tin học hiện đại. - Theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển của con nuôi (ở nước ngoài) qua mạng./.