SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------------------
HỒ THỊ HỒNG VÂN
DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------------------
HỒ THỊ HỒNG VÂN
DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 9140111
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo
HÀ NỘI, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS. Đinh Quang Báo. Các số liệu, kết quả của
luận án hoàn toàn khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình khoa học nàokhác.
Tác giả
Hồ Thị Hồng Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
Thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án.
Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo của Bộ môn Lí luận và
Phương pháp dạy học Sinh học, Khoa Sinh học, Phòng đào tạo sau Đại học;
Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, các em học sinh
các trường trung học phổ thông đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng
chúng tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, các đồng nghiệp và bạn
bè đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận án
Hồ Thị Hồng Vân
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Bảng ghi chú những cụm từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
8. Đóng góp mới của luận án........................................................................... 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC .......... 6
SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP .. 6
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 6
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục định hướng nghề nghiệp ................................ 6
1.1.2. Nghiên cứu về năng lực ĐHNN........................................................... 10
1.1.3. Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua các môn
học.................................................................................................................. 14
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 18
1.2.1. Quan điểm về định hướng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông 18
1.2.2. Năng lực định hướng nghề nghiệp...................................................... 34
1.2.3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần đáp ứng mục
tiêu định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học cho HS................... 37
1.2.4. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học khám phá
theo mô hình 5E, dạy học trải nghiệm ......................................................... 46
1.2.5. Công cụ đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp ........................ 48
iv
1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở
NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM ............................................... 49
1.3.1. Mục đích điều tra................................................................................. 49
1.3.2. Đối tượng điều tra ............................................................................... 50
1.3.3. Nội dung điều tra................................................................................. 50
1.3.4. Phương pháp điều tra.......................................................................... 50
1.3.5. Kết quả điều tra................................................................................... 54
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 64
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP65
2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ............................................................................ 65
2.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ĐHNN và yêu cầu cần đạt của Chương
trình môn Sinh học........................................................................................ 65
2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống ........................................................................ 66
2.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn........................................................................ 67
2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC CHỦ ĐỀ SINH
HỌC 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018......................................... 68
2.2.1. Nội dung học tập Sinh học 10 được ứng dụng trong các lĩnh vực
nghề nghiệp.................................................................................................... 68
2.2.2. Một số nội dung Sinh học 10 có thể tổ chức dạy học nhằm định
hướng nghề nghiệp cho HS........................................................................... 69
2.3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM ĐỊNH HƯỚNG
NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10................................. 75
2.3.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập nhằm ĐHNN cho HS trong
dạy học Sinh học 10....................................................................................... 75
2.3.2. Ví dụ minh họa .................................................................................... 81
2.3.3. Các hoạt động học tập nhằm ĐHNN trong Sinh học 10.................... 86
2.4. TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ............................................................................ 91
2.4.1. Quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu ĐHNN.... 91
2.4.2. Giải thích các bước của quy trình....................................................... 94
2.4.3. Ví dụ minh họa .................................................................................. 102
v
2.4.4. Mối tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học nhằm ĐHNN và
mục tiêu phát triển năng lực ĐHNN .......................................................... 110
2.5. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HS
TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 ............................................................111
2.5.1. Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN................................................. 111
2.5.2. Giải thích các bước của quy trình..................................................... 112
Tiểu kết chương 2....................................................................................................124
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................125
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................125
3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM....................................................................125
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .............................................................125
3.4 . THỜI GIAN THỰC NGHIỆM.....................................................................125
3.5. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM......................................................................126
3.6. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM.........................................................................126
3.7. THU THẬP DỮ LIỆU.....................................................................................127
3.8. XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...........................................................128
3.9. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN........................................129
3.9.1. Kết quả thực nghiệm khảo sát .......................................................... 129
3.9.2. Kết quả thực nghiệm chính thức.................................................................130
Tiểu kết chương 3....................................................................................................149
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................153
PHỤ LỤC
vi
BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Đọc là
1 CNSH Công nghệ sinh học
2 ĐHNN Định hướng nghề nghiệp
3 GDPT Giáo dục phổ thông
4 GV Giáo viên
5 HS Học sinh
6 KN Kĩ năng
7 NL Năng lực
8 PPDH Phương pháp dạy học
9 SH Sinh học
10 THPT Trung học phổ thông
11 TN Thực nghiệm
12 VSV VSV
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Năng lực định hướng nghề nghiệp.............................................................37
Bảng 1.2. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học khám phá 5E 46
Bảng 1.3. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học trải nghiệm...47
Bảng 1.4. Biến quan sát trong thang đo......................................................................50
Bảng 1.5. Tần suất áp dụng các hoạt động dạy học Sinh học....................................55
Bảng 1.6. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình................58
Bảng 1.7. Mức độ hứng thú của HS với môn học......................................................59
Bảng 1.8. Mức độ tiếp cận thông tin nghề nghiệp của HS ........................................60
Bảng 1.9. Mức độ thực hiện hoạt động học tập nhằm ĐHNN của HS.....................61
Bảng 1.10. Nguyện vọng nghề nghiệp của HS ..........................................................62
Bảng 2.1. Nội dung học tập Sinh học 10 có ứng dụng trong các lĩnh vực nghề
nghiệp.........................................................................................................68
Bảng 2.2. Nội dung có thể triển khai dạy học ĐHNN trong các nội dung giáo dục
cốt lõi của Sinh học 10...............................................................................69
Bảng 2.3. Nội dung có thể triển khai dạy học ĐHNN trong các chuyên đề Sinh học
10................................................................................................................74
Bảng 2.4. Hoạt động học tập lĩnh hội tri thức Sinh học.............................................78
Bảng 2.5. Một số hoạt động học tập có thể tổ chức dạy học trong chương trình
Sinh học 10 nhằm ĐHNN cho HS............................................................87
Bảng 2.6. Một số hoạt động học tập nhằm ĐHNN có thể tổ chức trong chuyên đề
Sinh học 10.................................................................................................90
Bảng 2.7. Tổ chức rèn luyện kĩ năng xác định mục tiêu............................................95
Bảng 2.8. Tổ chức rèn luyện kĩ năng xác định khả năng và sở thích của bản thân ..96
Bảng 2.9. Tổ chức rèn luyện kĩ năng khám phá nghề nghiệp....................................98
Bảng 2.10. Tổ chức rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp ..........................99
Bảng 2.11.Các bước tổ chức rèn luyện kĩ năng đánh giá và điều chỉnh .................100
Bảng 2.12. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học 5E, trải nghiệm nhằm mục tiêu
phát triển năng lực ĐHNN.......................................................................101
Bảng 2.13. Mối tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học khám phá 5E và dạy
học trải nghiệm với biểu hiện năng lực ĐHNN......................................111
Bảng 2.14. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực ĐHNN................................................114
viii
Bảng 2.15. Thang đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp...............................117
Bảng 2.16. Phiếu quan sát biểu hiện hành vi, thái độ của HS..................................120
Bảng 2.17. Biến quan sát trong thang đo..................................................................121
Bảng 3.1. Các chủ đề được lựa chọn tổ chức dạy thực nghiệm...............................126
Bảng 3.2. Thời điểm và công cụ đo nghiệm.............................................................127
Bảng 3.3. Mức độ đạt được về các kĩ năng..............................................................129
Bảng 3.4. Giá trị các tham số thống kê đánh giá kĩ năng nhận thức sở thích, hứng
thú bản thân................................................................................................131
Bảng 3.5. Kiểm định giá trị trung bình theo cặp về kĩ năng nhận thức sở thích,
hứng thú bản thân đạt được qua các lần kiểm tra (Paired Samples T-Test)132
Bảng 3.6. Các tham số thống kê về kĩ năng ứng dụng kiến thức môn học và nghề
nghiệp liên quan qua các lần kiểm tra .......................................................134
Bảng 3.7. Kiểm định T-Test theo cặp về mức độ kĩ năng ứng dụng kiến thức môn
học và nghề nghiệp liên quan giữa các lần kiểm tra.................................135
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả mức độ đạt được về kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp
của HS qua các lần kiểm tra.......................................................................137
Bảng 3.8. Các tham số thống kê về mức độ đạt được kĩ năng lập kế hoạch hướng
nghiệp của HS ............................................................................................137
Bảng 3.9. Kiểm định T-Test theo cặp về mức độ kĩ lập kế hoạch hướng nghiệp
giữa các lần kiểm tra ..................................................................................138
Bảng 3.10. Giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) của các nhân tố............142
Bảng 3.11. Kiểm định T-test theo cặp về biểu hiện của các kĩ năng thành phần của
năng lực ĐHNN trước và sau thực nghiệm...............................................144
Bảng 3.12. Phân tích tương quan giữa các nhân tố (Correlations)..........................145
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Mô hình lý thuyết về lựa chọn nghề nghiệp (Eccles, 2009)......................22
Hình 1.2. Cấu trúc của năng lực định hướng nghề nghiệp ........................................35
Hình 1.3. Biểu hiện của người có năng lực ĐHNN (Bộ Giáo dục Mỹ, 2012).........35
Hình 1.4. Biểu hiện của năng lực hướng nghiệp (C.Cohen và D. Pattterson, 2012) 36
Hình 1.5. Sơ đồ mô hình nghiên cứu..........................................................................42
Hình 1.6. Cơ sở để thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học khám phá 5E và dạy học
trải nghiệm nhằm ĐHNN cho HS......................................................................45
Hình 1.7. Biểu đồ tần suất tổ chức hoạt động dạy học ĐHNN..................................56
Hình 1.8. Biểu đồ mức độ thực hiện hoạt động dạy học trải nghiệm của GV..........57
Hình 1.9. Biểu đồ mức độ tiến hành các hoạt động dạy học khám phá....................57
Hình 2.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập ..........................................................76
Hình 2.2. Các dạng hoạt động học tập trong dạy học Sinh học.................................77
Hình 2.3. Các dạng hoạt động thực hành ĐHNN trong dạy học Sinh học ...............79
Hình 2.4. Các hoạt động kết nối nhằm ĐHNN trong dạy học Sinh học...................80
Hình 2.5. Các bước trong quy trình giáo dục hướng nghiệp (Vũ Đình Chuẩn,
2014)....................................................................................................................91
Hình 2.6. Quy trình tổ chức dạy học nhằm ĐHNN cho HS......................................94
Hình 2.7. Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN của học sinh...................................112
Hình 2.8. Mô hình 5 giai đoạn hình thành kĩ năng (Dreyfus, 1980) .......................113
Hình 2.9. Đường phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp...............................118
Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ % học sinh đạt được ở các mức độ kĩ năng nhận thức sở
thích, hứng thú bản thân qua các lần kiểm tra .................................................131
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ HS đạt mức các mức độ kĩ năng ứng dụng kiến thức môn
học và nghề nghiệp liên quan qua các lần kiểm tra.........................................134
Hình 3.4. Biểu đồ mức độ phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của HS qua
các chủ đề thực nghiệm....................................................................................140
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh biểu hiện năng lực ĐHNN trước và sau thực nghiệm..143
Hình 3.6. Tóm tắt mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. 147
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục đáp ứng mục tiêu định
hướng nghề nghiệp
Giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nhằm
đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu
hóa, vì vậy mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) được đặc biệt
coi trọng trong giai đoạn giáo dục trung học phổ thông (THPT).
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định cần phát
triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ
Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; đối với giáo dục phổ thông, tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,
phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS; THPT
phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có
chất lượng.
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) (Bộ Giáo dục và đào tạo,
2018) cũng đặt ra mục tiêu đối với giáo dục THPT cần giúp HS tiếp tục phát
triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và
nhân cách công dân; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và
sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề
hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay
trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của định hướng nghề nghiệp lĩnh vực Sinh
học
Định hướng nghề nghiệp giúp cho HS nhận thức về thế mạnh của bản
thân, hiểu biết về các lĩnh vực ngành nghề, biết đánh giá thông tin về nhu cầu
lao động ở địa phương, ở Việt Nam và thế giới. Từ đó, HS có thể lựa chọn
ngành nghề phù hợp với hứng thú, sở thích của bản thân, phù hợp với điều
kiện gia đình và đáp ứng xu thế phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
người học hiện nay vẫn ở trong tình trạng thiếu thông tin và không được
ĐHNN đúng hướng. Theo kết quả khảo sát sinh viên năm thứ nhất tại một số
trường đại học, có đến 65,4% người học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa
của ngành học mình lựa chọn, 50,8% không biết học xong ra làm việc gì và
nơi nào tuyển dụng, 75,6% sinh viên ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình
(Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố
2
Hồ Chí Minh). Sự phát triển kinh tế-xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và
toàn cầu hóa, các ngành nghề quan trọng và có nhu cầu lao động cao trong
những năm tới như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, nhân lực chất
lượng cao ngành nông nghiệp. Đồng thời, một số ngành nghề mới sẽ xuất
hiện như kĩ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, chuyên viên nghiên
cứu các vấn đề về gen… Thực tế hiện nay, tỉ lệ HS lựa chọn các ngành khoa
học, kĩ thuật hay nông, lâm, ngư nghiệp là rất thấp (DOMI, 2010).
Thứ ba, xuất phát từ vai trò của ứng dụng khoa học Sinh học trong các
lĩnh vực ngành nghề
Sinh học THPT nói chung và phần Sinh học 10 nói riêng có liên quan
đến nhiều ứng dụng công nghệ sinh học, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
ngành nghề khác nhau trong xã hội như trong nông nghiệp (nhân giống cây
trồng, vật nuôi,..), trong y – dược (sản xuất kháng sinh, protein tổng hợp,…),
trong bảo vệ môi trường (xử lý chất thải, sự cố tràn dầu,…), trong công
nghiệp sản xuất năng lượng, tin sinh học, chế biến thực phẩm.
Do đó, để thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) của
chương trình GDPT đặt ra, trong dạy học Sinh học THPT nói chung và dạy
học Sinh học 10 nói riêng cần có định hướng lựa chọn nội dung, cách thức tổ
chức phù hợp gắn liền với các quy trình công nghệ sinh học hiện đại giúp HS
có được năng lực chuyên biệt trong môn học và tiếp cận lựa chọn nghề nghiệp
có liên quan.
Trên cơ sở phân tích về vai trò, thực trạng, văn bản chỉ đạo về ĐHNN,
chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học Sinh học 10 THPT đáp
ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở khoa học, quy trình tổ chức và biện pháp tổ chức dạy
học Sinh học 10 nhằm hình thành và phát triển năng lực định hướng nghề
nghiệp cho HS, đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp trong thực hiện
Chương trình GDPT 2018.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Sinh học đáp ứng mục tiêu ĐHNN cho HS THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu luận án là quy trình và biện pháp tổ chức dạy HS
học 10 ở THPT theo ĐHNN.
3
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được nguyên tắc, quy trình tổ chức dạy học môn Sinh học
10 bằng dạy học khám phá theo mô hình 5E và dạy học trải nghiệm nhằm
nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị của các ứng dụng khoa học công
nghệ và sở thích, hứng thú với môn học thì sẽ góp phần hình thành và phát
triển được năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan lĩnh vực sinh học cho
HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lí luận về ĐHNN, năng lực ĐHNN và biện pháp dạy
học nhằm phát triển ĐHNN.
5.2. Khảo sát thực trạng về dạy học Sinh học 10 hướng tới phát triển năng
lực ĐHNN tại một số trường THPT.
5.3. Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10, xác định các nội dung có
thể ĐHNN cho HS.
5.4. Đề xuất các nguyên tắc, quy trình thiết kế hoạt động, quy trình tổ chức
dạy học trong Sinh học 10 để hình thành và phát triển năng lực ĐHNN ở HS.
5.5. Xây dựng các chủ đề học tập ĐHNN trong dạy học Sinh học 10.
5.6. Xây dựng tiêu chí, bộ công cụ để đánh giá năng lực ĐHNN.
5.7. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đạt được về năng lực
ĐHNN của HS thông qua quá trình dạy học Sinh học 10.
6. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu các biện pháp tổ chức dạy học một
số nội dung trong chương trình Sinh học 10 THPT theo ĐHNN.
Đề tài tiến hành khảo sát, thực nghiệm tại lớp 10 của một số trường
THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lý luận: thu thập, phân tích, lựa chọn, tổng hợp các tài
liệu có liên quan đến định hướng nghề nghiệp, Sinh học 10, đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, tài liệu về PPDH Sinh học, đánh giá năng lực
của HS,... làm cơ sở lý luận cho đề tài và nghiên cứu các văn bản về chủ
trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục ở trường phổ thông làm
cơ sở pháp lý cho đề tài. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành như sau:
- Nghiên cứu mục tiêu ĐHNN, yêu cầu cần đạt của nội dung môn Sinh
học quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình
môn Sinh học (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018), các tài liệu về PPDH nhằm
phát triển năng lực HS ...
4
- Nghiên cứu các tài liệu, bài báo liên quan đến tổ chức dạy học nhằm
phát triển năng lực ĐHNN, nâng cao hứng thú, nguyện vọng nghề nghiệp của
HS để đề xuất quy trình, biện pháp tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục
tiêu ĐHNN.
- Nghiên cứu tài liệu về quy trình kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng
lực, mục tiêu năng lực ĐHNN và yêu cầu cần đạt về dạy học nội dung Sinh
học 10 để thiết kế tiêu chí, bộ công cụ đánh giá năng lực ĐHNN và kết quả
học tập kiến thức Sinh học 10 của HS.
7.2. Nghiên cứu thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường trung học phổ
thông
Chúng tôi đã thiết kế phiếu hỏi để điều tra thực trạng tổ chức dạy học
trong dạy học Sinh học nhằm ĐHNN của GV và HS ở một số trường THPT.
Cụ thể như sau:
- Đối với GV: Đối tượng điều tra là các GV giảng dạy môn Sinh học tại
các trường THPT (235 GV). Điều tra được tiến hành bằng điều tra trực tiếp ở
một số trường THPT ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Lào Cai, Hòa Bình.
Điều tra trực tiếp sử dụng phương pháp tiếp xúc và phỏng vấn GV tại các
trường THPT ở một số tỉnh thành đại diện cả nước. Chúng tôi phát đi 235
phiếu trực tiếp thu về được 230 phiếu hợp lệ.
- Đối với HS: Khảo sát được thực hiện với 319 học sinh lớp 10 ở 3
trường THPT: Khối THPT của Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực
nghiệm (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), Trường THPT Phúc Thọ (Phúc
Thọ, Hà Nội), Trường THPT Thăng Long (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khảo sát
được thực hiện bằng cách điều tra trực tiếp. Tổng số phiếu trả lời đưa vào
phân tích chính thức là 319, số lượng mẫu này đạt điều kiện về ý nghĩa thống
kê vì lớn hơn 200 theo nghiên cứu của Comrey và Lee (1992).
7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Các sản phẩm nghiên cứu được xây dựng như: quy trình thiết kế hoạt
động học tập nhằm ĐHNN, quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 nhằm
ĐHNN, các tiêu chí, công cụ đánh giá năng lực ĐHNN cho HS, đã được xin
ý kiến tham vấn của các chuyên gia là các nhà giáo dục học, cán bộ quản lý
và GV có kinh nghiệm trong giảng dạy Sinh học. Ý kiến của các chuyên gia
được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc bản nhận xét về nội dung
luận án. Các ý kiến góp ý của các chuyên gia được phân tích, nghiên cứu để
tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của luận án.
7.4. Thực nghiệm sư phạm
5
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
quy trình tổ chức, biện pháp dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu hình
thành và phát triển năng lực ĐHNN cho HS. Quá trình thực nghiệm được tiến
hành qua 2 giai đoạn: thực nghiệm khảo sát và thực nghiệm chính thức, cụ
thể như sau:
- Thực nghiệm khảo sát tại khối THPT của trường Tiểu học, THCS, THPT
Thực nghiệm, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, với 42 học sinh lớp 10.
- Thực nghiệm chính thức với 319 HS ở 3 trường:
+ Khối THPT của Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực nghiệm -
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
+ Trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
+ Trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi tiến hành phân tích số liệu thu được bằng phần mềm thống kê
SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences). Các nhận xét, thảo luận
kết quả thực nghiệm được đưa ra dựa trên phân tích các giá trị Mean (giá trị
trung bình), SD (độ lệch chuẩn), mối tương quan giữa các nhân tố (Pearson
correlation), phân tích T-test và phân tích hồi quy tuyến tính (Linear
Regression).
Các kết quả phân tích định tính sẽ được đối chiếu với các nghiên cứu đã
có để rút ra kết luận có chất lượng khoa học.
8. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp, năng lực định
hướng nghề nghiệp.
- Xác định được cấu trúc năng lực định hướng nghề nghiệp của HS THPT
- Xây dựng được quy trình thiết kế và quy trình tổ chức hoạt động học tập
khám phá 5E và hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng nghề nghiệp trong
dạy học Sinh học.
- Xác định được các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực định hướng
nghề nghiệp trong dạy học Sinh học.
6
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục định hướng nghề nghiệp
1.1.1.1. Trên thế giới
Định hướng nghề nghiệp từ lâu đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu vì chuyên ngành này đã giúp đỡ con người lựa chọn ngành nghề
phù hợp với bản thân. Frank Parson (1943) đã xuất bản tác phẩm “Choosing
Vocation” (Lựa chọn nghề nghiệp) đã mở đầu cho sự ra đời của những nghiên
cứu về hướng nghiệp. Tác giả đã đưa ra phương pháp đánh giá nghề nghiệp
có hệ thống có ba yếu tố: (1) sự hiểu biết rõ ràng về bản thân, năng khiếu, khả
năng, sở thích, tham vọng, nguồn lực, hạn chế và nguyên nhân của mình; (2)
kiến thức về các yêu cầu và điều kiện thành công, lợi thế và bất lợi, bồi
thường, cơ hội và triển vọng trong các ngành nghề khác nhau; (3) mối quan
hệ của các nhóm sự kiện (Phillips & Pazienza, 1988) [84].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ĐHNN cần bắt đầu hướng tới “sự khác biệt”
của HS, và sự hướng dẫn sớm từ các chuyên gia và các công cụ kiểm tra
(Lazerson và Grubb,1974). Do đó, ĐHNN tại thời điểm này có nghĩa là đánh
giá cá nhân để xác định hướng nghề nghiệp tốt nhất (Phillips & Pazienza,
1988). Đồng thời, HS phổ thông cần phải chiếm lĩnh cơ hội phát triển năng
lực của mình bằng cách tham gia hoạt động nghề nghiệp song song với việc
học văn hóa, khoa học để đáp ứng (UNESCO, 2002) [83].
Schmidt, J.J (1996) và Roger D. Herring (1998) khuyến khích các GV
phối hợp định hướng nghề cho HS thông qua những bài giảng hàng ngày trên
lớp. Các tác giả này đã khái quát mục tiêu ĐHNN cho từng cấp học và những
cách thức để tiến hành những mục tiêu đó, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa
định hướng nghề và tham vấn nghề, các thành phần tạo nên mô hình ĐHNN
hiệu quả [67].
Một số nghiên cứu đã đưa ra quan điểm về định hướng nghề nghiệp.
Định hướng nghề nghiệp được hiểu là sự cung cấp thông tin về nhận thức
nghề nghiệp và lập kế hoạch liên quan đến tương lai nghề nghiệp và học tập
của một cá nhân, góp phần hướng dẫn và tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, hỗ trợ
tài chính, và lựa chọn sau trung học (Carl D. Perkins, 2008, Kell & Brow,
1998) [60], [68]. Nghiên cứu này cũng khẳng định ĐHNN là một thành phần
7
của chương trình hướng dẫn, tập trung vào sự phát triển nghề nghiệp của HS;
điều này có thể bao gồm tư vấn nghề nghiệp hoặc các dịch vụ liên quan đến
nghề nghiệp khác. Một nghiên cứu khác cho rằng ĐHNN là sự hiểu biết về sự
khác nhau giữa công việc, ngành nghề, và nghề nghiệp, nhận thức được cơ
hội nghề nghiệp ở khu vực địa phương, trong nước và toàn cầu dựa trên các
điều kiện kinh tế, tác động văn hóa và tác động lên sự lựa chọn nghề nghiệp
(Leann Morgan (2008) [74]. Watts và Fretwell (2004), Tổ chức Hợp tác và
phát triển kinh tế OECD (2004) đã định nghĩa ĐHNN là sự cung cấp thông
tin về nhận thức nghề nghiệp và lập kế hoạch liên quan đến tương lai nghề
nghiệp và học tập của một cá nhân, góp phần hướng dẫn và tư vấn lựa chọn
nghề nghiệp, hỗ trợ tài chính, và lựa chọn sau trung học. Các tác giả cũng
khẳng định ĐHNN là một thành phần của chương trình hướng dẫn, tập trung
vào sự phát triển nghề nghiệp của HS; điều này có thể bao gồm tư vấn nghề
nghiệp hoặc các dịch vụ liên quan đến nghề nghiệp khác [84].
Như vậy, ĐHNN đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, các công trình
nghiên cứu đều khẳng định vai trò của hướng nghiệp đối với thanh niên, HS,
giúp các em chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú,
khuyến khích kết hợp hướng nghiệp trong nhà trường với lao động sản xuất,
tham quan, thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của
HS về nghề.
Về mục tiêu định hướng nghề nghiệp trong chương trình GDPT
Chương trình giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa mục tiêu
ĐHNN là mục tiêu quan trọng của giáo dục.
Hệ thống giáo dục của Đức tạo ra sự phân luồng HS dựa theo khả năng
cá nhân. HS vào cấp một (Grundschule) khi lên 6 tuổi. Học xong lớp 4 HS
được chia theo năng lực và sở thích để vào học trong các loại hình trường
khác nhau. Trong hầu hết các tiểu bang, HS vào học trong các trường THCS
với những loại hình sau học bán thời gian (part-time) trong các trường nghề
kết hợp với việc rèn nghề tới khi 18 tuổi. Ở lớp 11 và lớp 12, chương trình
đào tạo được chia ra làm hai mức: mức căn bản và mức nâng cao. Điều này
cho phép sự định hướng chuyên ngành sớm mà không mất đi những lợi ích
của GDPT (general education) .
Liên bang Nga, Nhật Bản, New Zealand rất quan tâm giải quyết tốt
mối quan hệ giữa học vấn văn hoá phổ thông với kiến thức và kĩ năng lao
động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học. Ở Liên bang Nga, ĐHNN được thực
8
hiện nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự chọn nghề của HS giúp các em tự thể
hiện nhân cách trong điều kiện quan hệ thị trường; Tôn trọng hứng thú nghề
nghiệp của con người cũng chỉ rõ nhu cầu của thị trường lao động; Không
ngừng nâng cao trình độ thạo nghề của cá nhân như là điều kiện quan trọng
nhất được thoả nguyện yêu cầu phát triển của con người trong lao động. Nhật
Bản sớm quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn văn hoá phổ thông
với kiến thức và kĩ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học. Trung
Quốc khuyến khích giáo dục suốt đời một cách tích cực. Trong chương trình
giảng dạy thường có các môn học tự chọn với mục tiêu trang bị cho HS
những kiến thức và kĩ năng chuyên môn cần thiết để HS có khả năng tham gia
lao động nghề nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau hoặc tiếp tục
học lên trình độ nghề nghiệp cao hơn ở bậc đại học. Chương trình giáo dục của
New Zealand đặc biệt quan tâm đến vấn đề ĐHNN cho HS và khẳng định cần
đưa ĐHNN trở thành một phần trong hoạt động học tập hàng ngày trên lớp.
Khi những khái niệm và chủ đề mang tính hướng nghiệp được nhấn mạnh
trong bài giảng trên lớp, HS sẽ có cơ hội được phát triển năng lực nghề nghiệp
trong bối cảnh có ý nghĩa. Học tập theo các chủ đề môn học có liên kết với
cuộc sống bên ngoài trường học sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho HS [82], [83].
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước, giáo dục ĐHNN cho HS
phổ thông cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau, có thể kể đến các tác giả như: Phạm Tất Dong, Phạm
Minh Hạc, Nguyễn Văn Hộ, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Như Ất, Phạm Huy
Thụ, Đoàn Chi, Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền, Nguyễn Viết Sự, Nguyễn
Đức Trí…
Tác giả Phạm Minh Hạc (2001) đã phân tích tình hình giáo dục - đào tạo
nước ta và phương hướng đổi mới giáo dục - đào tạo, đã xác định cần xây
dựng một nền giáo dục kĩ thuật, phục vụ phát triển công nghệ, chú ý ưu tiên
đến việc giáo dục nghề nghiệp” [27], [28]. Tác giả Phạm Tất Dong đã nghiên
cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp, hứng thú nghề
nghiệp, những vấn đề về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho HS, thanh
niên… [20], [21], [22], [23]. Trong đó, tác giả đã đề xuất phải chú trọng hình
thành năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra việc làm phù hợp với
năng lực, sở thích của bản thân.
Tác giả Nguyễn Văn Hộ (1998) với công trình “Thiết lập và phát triển hệ
thống hướng nghiệp cho HS Việt Nam” đã xây dựng luận chứng phát triển hệ
9
thống hướng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và
đề xuất những hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề, cơ
sở sản xuất trong hướng nghiệp - dạy nghề cho HS phổ thông [36], [37].
Tác giả Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) đã
nghiên cứu công trình: “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ
thuật trong trường THPT”. Tác giả đã phân tích các cơ sở lý luận của giáo
dục hướng nghiệp, việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và
giảng dạy kĩ thuật trong nhà trường THPT và xây dựng hệ thống nguyên tắc,
phương pháp và những hình thức giáo dục kĩ thuật trong trường THPT [37].
Theo Sổ tay Tâm lý học, hướng nghiệp là tập hợp những biện pháp y
học, giáo dục học, Tâm lý học, nhằm hợp lý hóa quá trình tổ chức lao động
của thế hệ trẻ. Trong đó, các yếu tố cần quan tâm là năng lực, thiên hướng,
nguyện vọng của tuổi trẻ, cũng như nhu cầu của các cơ quan, các ngành (Viện
Khoa học Giáo dục, 1991) [48].
Một hướng nghiên cứu khác do các tác giả Đặng Danh Ánh,
Nguyễn Viết Sự cùng cộng sự thực hiện về: Động cơ chọn nghề; Hứng thú
chọn nghề; Khả năng thích ứng nghề của HS học nghề; Tuổi trẻ và nghề
nghiệp (Đặng Danh Ánh, 2002) [2,], [3].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân trong nghiên cứu về “ĐHNN của HS và sinh
viên các trường ở Hà Nội” đã quan niệm ĐHNN là một dạng đặc biệt của
định hướng cá nhân. Trong đó, định hướng cá nhân là thái độ lựa chọn một
cách đặc thù đối với hiện thực của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
sống và hành động của người đó. Trong các loại hình hoạt động của con
người thì hoạt động nghề nghiệp đứng ở vị trí quan trọng nhất. Hoạt động
nghề nghiệp tạo nên sự tích cực của chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ
thỏa mãn các nhu cầu phát triển tài năng, trí tuệ. Tác giả cho rằng, ĐHNN là
một quá trình tìm hiểu, đối chiếu, so sánh những yêu cầu về đặc điểm tư chất
và yêu cầu của hoạt động lao động xã hội với những điều kiện cụ thể của bản
thân trên cơ sở hình dung ra trước hoạt động lao động của cá nhân trong hiện
tại và tương lai. Tác giả đã đề cập đến năng lực trong việc chọn nghề, trong
đó chú ý đến vấn đề hứng thú nghề nghiệp, đó chính là động lực có sức mạnh
kích thích sự hăng say, bền bỉ, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của con người
với nghề nghiệp họ theo đuổi (Nguyễn Đình Xuân, 1996). Trong nghiên cứu
này, tác giả chưa đề cập cụ thể đến cấu trúc của năng lực ĐHNN cho HS
THPT [50].
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 52101
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (14)

Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Luận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐH
Luận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐHLuận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐH
Luận án: Phát triển giảng viên ngành công tác xã hội trong trường ĐH
 
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạmPhát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên cao đẳng sư phạm
 
Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiênDạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
Dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức Bệnh viện Mắt, HAY
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức Bệnh viện Mắt, HAYLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức Bệnh viện Mắt, HAY
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức Bệnh viện Mắt, HAY
 
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
Luận văn: Đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa...
 
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAYLuận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
Luận văn: Phát triển năng lực nói cho học sinh lớp Năm, HAY
 
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
Đánh giá thực hiện công việc đối với viên chức giảng dạy tại ĐH Y tế - Gửi mi...
 
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiênLuận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
Luận văn: Thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây lạc tiên
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOTLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của giáo viên mầm non với trẻ, HOT
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp Bogoliubov trong đánh giá năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng phương pháp Bogoliubov trong đánh giá năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng phương pháp Bogoliubov trong đánh giá năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng phương pháp Bogoliubov trong đánh giá năng lực học sinh
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duyLuận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
Luận văn: Tổ chức hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của Sơ đồ tư duy
 
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPTBồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong Vật lí 11 THPT
 

Similar to Luận án: Dạy học Sinh học 10 THPT đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...NuioKila
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdfNuioKila
 
Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfPhát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfHanaTiti
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Similar to Luận án: Dạy học Sinh học 10 THPT đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp (20)

Luận văn: Đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường CĐ nghề Cơ điện
Luận văn: Đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường CĐ nghề Cơ điệnLuận văn: Đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường CĐ nghề Cơ điện
Luận văn: Đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường CĐ nghề Cơ điện
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Quá trình dạy chương Chất khí và Cơ sở của nhiệt động lực học
Quá trình dạy chương Chất khí và Cơ sở của nhiệt động lực họcQuá trình dạy chương Chất khí và Cơ sở của nhiệt động lực học
Quá trình dạy chương Chất khí và Cơ sở của nhiệt động lực học
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
 
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
 
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
Tổ chức dạy học dự án chủ đề Toán thống kê cho học sinh bậc Trung học cơ sở 6...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua bài tập tình...
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sởLuận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
Luận án: Dạy học tích hợp trong môn Địa lí 9 ở trường trung học cơ sở
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdfPhát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
Phát triển thương hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.pdf
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ TâyLuận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường ven hồ Tây
 
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN    TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆ...
 
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Chuyên Viên Tại Trườ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhondacom
 

Recently uploaded (16)

Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 

Luận án: Dạy học Sinh học 10 THPT đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------------------- HỒ THỊ HỒNG VÂN DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------------------------- HỒ THỊ HỒNG VÂN DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số: 9140111 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo HÀ NỘI, 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Đinh Quang Báo. Các số liệu, kết quả của luận án hoàn toàn khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nàokhác. Tác giả Hồ Thị Hồng Vân
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn các thầy/cô giáo của Bộ môn Lí luận và Phương pháp dạy học Sinh học, Khoa Sinh học, Phòng đào tạo sau Đại học; Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô, các em học sinh các trường trung học phổ thông đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 6 năm 2020 Tác giả luận án Hồ Thị Hồng Vân
  • 5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Bảng ghi chú những cụm từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................ 2 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 3 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3 8. Đóng góp mới của luận án........................................................................... 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC .......... 6 SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP .. 6 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................. 6 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục định hướng nghề nghiệp ................................ 6 1.1.2. Nghiên cứu về năng lực ĐHNN........................................................... 10 1.1.3. Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp cho HS thông qua các môn học.................................................................................................................. 14 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 18 1.2.1. Quan điểm về định hướng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông 18 1.2.2. Năng lực định hướng nghề nghiệp...................................................... 34 1.2.3. Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học cho HS................... 37 1.2.4. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học khám phá theo mô hình 5E, dạy học trải nghiệm ......................................................... 46 1.2.5. Công cụ đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp ........................ 48
  • 6. iv 1.3. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG VIỆT NAM ............................................... 49 1.3.1. Mục đích điều tra................................................................................. 49 1.3.2. Đối tượng điều tra ............................................................................... 50 1.3.3. Nội dung điều tra................................................................................. 50 1.3.4. Phương pháp điều tra.......................................................................... 50 1.3.5. Kết quả điều tra................................................................................... 54 Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 64 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP65 2.1. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ............................................................................ 65 2.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu ĐHNN và yêu cầu cần đạt của Chương trình môn Sinh học........................................................................................ 65 2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống ........................................................................ 66 2.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn........................................................................ 67 2.2. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC CHỦ ĐỀ SINH HỌC 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018......................................... 68 2.2.1. Nội dung học tập Sinh học 10 được ứng dụng trong các lĩnh vực nghề nghiệp.................................................................................................... 68 2.2.2. Một số nội dung Sinh học 10 có thể tổ chức dạy học nhằm định hướng nghề nghiệp cho HS........................................................................... 69 2.3. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10................................. 75 2.3.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập nhằm ĐHNN cho HS trong dạy học Sinh học 10....................................................................................... 75 2.3.2. Ví dụ minh họa .................................................................................... 81 2.3.3. Các hoạt động học tập nhằm ĐHNN trong Sinh học 10.................... 86 2.4. TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ............................................................................ 91 2.4.1. Quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu ĐHNN.... 91 2.4.2. Giải thích các bước của quy trình....................................................... 94 2.4.3. Ví dụ minh họa .................................................................................. 102
  • 7. v 2.4.4. Mối tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học nhằm ĐHNN và mục tiêu phát triển năng lực ĐHNN .......................................................... 110 2.5. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HS TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 ............................................................111 2.5.1. Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN................................................. 111 2.5.2. Giải thích các bước của quy trình..................................................... 112 Tiểu kết chương 2....................................................................................................124 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................125 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................125 3.2. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM....................................................................125 3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .............................................................125 3.4 . THỜI GIAN THỰC NGHIỆM.....................................................................125 3.5. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM......................................................................126 3.6. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM.........................................................................126 3.7. THU THẬP DỮ LIỆU.....................................................................................127 3.8. XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...........................................................128 3.9. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN........................................129 3.9.1. Kết quả thực nghiệm khảo sát .......................................................... 129 3.9.2. Kết quả thực nghiệm chính thức.................................................................130 Tiểu kết chương 3....................................................................................................149 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................153 PHỤ LỤC
  • 8. vi BẢNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Đọc là 1 CNSH Công nghệ sinh học 2 ĐHNN Định hướng nghề nghiệp 3 GDPT Giáo dục phổ thông 4 GV Giáo viên 5 HS Học sinh 6 KN Kĩ năng 7 NL Năng lực 8 PPDH Phương pháp dạy học 9 SH Sinh học 10 THPT Trung học phổ thông 11 TN Thực nghiệm 12 VSV VSV
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Năng lực định hướng nghề nghiệp.............................................................37 Bảng 1.2. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học khám phá 5E 46 Bảng 1.3. Cơ hội để phát triển năng lực ĐHNN khi tổ chức dạy học trải nghiệm...47 Bảng 1.4. Biến quan sát trong thang đo......................................................................50 Bảng 1.5. Tần suất áp dụng các hoạt động dạy học Sinh học....................................55 Bảng 1.6. Kết quả phân tích tương quan giữa các nhân tố trong mô hình................58 Bảng 1.7. Mức độ hứng thú của HS với môn học......................................................59 Bảng 1.8. Mức độ tiếp cận thông tin nghề nghiệp của HS ........................................60 Bảng 1.9. Mức độ thực hiện hoạt động học tập nhằm ĐHNN của HS.....................61 Bảng 1.10. Nguyện vọng nghề nghiệp của HS ..........................................................62 Bảng 2.1. Nội dung học tập Sinh học 10 có ứng dụng trong các lĩnh vực nghề nghiệp.........................................................................................................68 Bảng 2.2. Nội dung có thể triển khai dạy học ĐHNN trong các nội dung giáo dục cốt lõi của Sinh học 10...............................................................................69 Bảng 2.3. Nội dung có thể triển khai dạy học ĐHNN trong các chuyên đề Sinh học 10................................................................................................................74 Bảng 2.4. Hoạt động học tập lĩnh hội tri thức Sinh học.............................................78 Bảng 2.5. Một số hoạt động học tập có thể tổ chức dạy học trong chương trình Sinh học 10 nhằm ĐHNN cho HS............................................................87 Bảng 2.6. Một số hoạt động học tập nhằm ĐHNN có thể tổ chức trong chuyên đề Sinh học 10.................................................................................................90 Bảng 2.7. Tổ chức rèn luyện kĩ năng xác định mục tiêu............................................95 Bảng 2.8. Tổ chức rèn luyện kĩ năng xác định khả năng và sở thích của bản thân ..96 Bảng 2.9. Tổ chức rèn luyện kĩ năng khám phá nghề nghiệp....................................98 Bảng 2.10. Tổ chức rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp ..........................99 Bảng 2.11.Các bước tổ chức rèn luyện kĩ năng đánh giá và điều chỉnh .................100 Bảng 2.12. Cách thức tổ chức hoạt động dạy học 5E, trải nghiệm nhằm mục tiêu phát triển năng lực ĐHNN.......................................................................101 Bảng 2.13. Mối tương quan giữa quy trình tổ chức dạy học khám phá 5E và dạy học trải nghiệm với biểu hiện năng lực ĐHNN......................................111 Bảng 2.14. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực ĐHNN................................................114
  • 10. viii Bảng 2.15. Thang đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp...............................117 Bảng 2.16. Phiếu quan sát biểu hiện hành vi, thái độ của HS..................................120 Bảng 2.17. Biến quan sát trong thang đo..................................................................121 Bảng 3.1. Các chủ đề được lựa chọn tổ chức dạy thực nghiệm...............................126 Bảng 3.2. Thời điểm và công cụ đo nghiệm.............................................................127 Bảng 3.3. Mức độ đạt được về các kĩ năng..............................................................129 Bảng 3.4. Giá trị các tham số thống kê đánh giá kĩ năng nhận thức sở thích, hứng thú bản thân................................................................................................131 Bảng 3.5. Kiểm định giá trị trung bình theo cặp về kĩ năng nhận thức sở thích, hứng thú bản thân đạt được qua các lần kiểm tra (Paired Samples T-Test)132 Bảng 3.6. Các tham số thống kê về kĩ năng ứng dụng kiến thức môn học và nghề nghiệp liên quan qua các lần kiểm tra .......................................................134 Bảng 3.7. Kiểm định T-Test theo cặp về mức độ kĩ năng ứng dụng kiến thức môn học và nghề nghiệp liên quan giữa các lần kiểm tra.................................135 Hình 3.3. Biểu đồ kết quả mức độ đạt được về kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp của HS qua các lần kiểm tra.......................................................................137 Bảng 3.8. Các tham số thống kê về mức độ đạt được kĩ năng lập kế hoạch hướng nghiệp của HS ............................................................................................137 Bảng 3.9. Kiểm định T-Test theo cặp về mức độ kĩ lập kế hoạch hướng nghiệp giữa các lần kiểm tra ..................................................................................138 Bảng 3.10. Giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) của các nhân tố............142 Bảng 3.11. Kiểm định T-test theo cặp về biểu hiện của các kĩ năng thành phần của năng lực ĐHNN trước và sau thực nghiệm...............................................144 Bảng 3.12. Phân tích tương quan giữa các nhân tố (Correlations)..........................145
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình lý thuyết về lựa chọn nghề nghiệp (Eccles, 2009)......................22 Hình 1.2. Cấu trúc của năng lực định hướng nghề nghiệp ........................................35 Hình 1.3. Biểu hiện của người có năng lực ĐHNN (Bộ Giáo dục Mỹ, 2012).........35 Hình 1.4. Biểu hiện của năng lực hướng nghiệp (C.Cohen và D. Pattterson, 2012) 36 Hình 1.5. Sơ đồ mô hình nghiên cứu..........................................................................42 Hình 1.6. Cơ sở để thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học khám phá 5E và dạy học trải nghiệm nhằm ĐHNN cho HS......................................................................45 Hình 1.7. Biểu đồ tần suất tổ chức hoạt động dạy học ĐHNN..................................56 Hình 1.8. Biểu đồ mức độ thực hiện hoạt động dạy học trải nghiệm của GV..........57 Hình 1.9. Biểu đồ mức độ tiến hành các hoạt động dạy học khám phá....................57 Hình 2.1. Quy trình thiết kế hoạt động học tập ..........................................................76 Hình 2.2. Các dạng hoạt động học tập trong dạy học Sinh học.................................77 Hình 2.3. Các dạng hoạt động thực hành ĐHNN trong dạy học Sinh học ...............79 Hình 2.4. Các hoạt động kết nối nhằm ĐHNN trong dạy học Sinh học...................80 Hình 2.5. Các bước trong quy trình giáo dục hướng nghiệp (Vũ Đình Chuẩn, 2014)....................................................................................................................91 Hình 2.6. Quy trình tổ chức dạy học nhằm ĐHNN cho HS......................................94 Hình 2.7. Quy trình đánh giá năng lực ĐHNN của học sinh...................................112 Hình 2.8. Mô hình 5 giai đoạn hình thành kĩ năng (Dreyfus, 1980) .......................113 Hình 2.9. Đường phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp...............................118 Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ % học sinh đạt được ở các mức độ kĩ năng nhận thức sở thích, hứng thú bản thân qua các lần kiểm tra .................................................131 Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ HS đạt mức các mức độ kĩ năng ứng dụng kiến thức môn học và nghề nghiệp liên quan qua các lần kiểm tra.........................................134 Hình 3.4. Biểu đồ mức độ phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của HS qua các chủ đề thực nghiệm....................................................................................140 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh biểu hiện năng lực ĐHNN trước và sau thực nghiệm..143 Hình 3.6. Tóm tắt mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. 147
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp Giáo dục Việt Nam đang đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nhằm đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, vì vậy mục tiêu giáo dục định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) được đặc biệt coi trọng trong giai đoạn giáo dục trung học phổ thông (THPT). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định cần phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2018) cũng đặt ra mục tiêu đối với giáo dục THPT cần giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Thứ hai, xuất phát từ vai trò của định hướng nghề nghiệp lĩnh vực Sinh học Định hướng nghề nghiệp giúp cho HS nhận thức về thế mạnh của bản thân, hiểu biết về các lĩnh vực ngành nghề, biết đánh giá thông tin về nhu cầu lao động ở địa phương, ở Việt Nam và thế giới. Từ đó, HS có thể lựa chọn ngành nghề phù hợp với hứng thú, sở thích của bản thân, phù hợp với điều kiện gia đình và đáp ứng xu thế phát triển của kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, người học hiện nay vẫn ở trong tình trạng thiếu thông tin và không được ĐHNN đúng hướng. Theo kết quả khảo sát sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học, có đến 65,4% người học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành học mình lựa chọn, 50,8% không biết học xong ra làm việc gì và nơi nào tuyển dụng, 75,6% sinh viên ít thỏa mãn với sự lựa chọn của mình (Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố
  • 13. 2 Hồ Chí Minh). Sự phát triển kinh tế-xã hội, cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, các ngành nghề quan trọng và có nhu cầu lao động cao trong những năm tới như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp. Đồng thời, một số ngành nghề mới sẽ xuất hiện như kĩ sư nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ y sinh, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về gen… Thực tế hiện nay, tỉ lệ HS lựa chọn các ngành khoa học, kĩ thuật hay nông, lâm, ngư nghiệp là rất thấp (DOMI, 2010). Thứ ba, xuất phát từ vai trò của ứng dụng khoa học Sinh học trong các lĩnh vực ngành nghề Sinh học THPT nói chung và phần Sinh học 10 nói riêng có liên quan đến nhiều ứng dụng công nghệ sinh học, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong xã hội như trong nông nghiệp (nhân giống cây trồng, vật nuôi,..), trong y – dược (sản xuất kháng sinh, protein tổng hợp,…), trong bảo vệ môi trường (xử lý chất thải, sự cố tràn dầu,…), trong công nghiệp sản xuất năng lượng, tin sinh học, chế biến thực phẩm. Do đó, để thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) của chương trình GDPT đặt ra, trong dạy học Sinh học THPT nói chung và dạy học Sinh học 10 nói riêng cần có định hướng lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức phù hợp gắn liền với các quy trình công nghệ sinh học hiện đại giúp HS có được năng lực chuyên biệt trong môn học và tiếp cận lựa chọn nghề nghiệp có liên quan. Trên cơ sở phân tích về vai trò, thực trạng, văn bản chỉ đạo về ĐHNN, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học Sinh học 10 THPT đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở khoa học, quy trình tổ chức và biện pháp tổ chức dạy học Sinh học 10 nhằm hình thành và phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, đáp ứng mục tiêu định hướng nghề nghiệp trong thực hiện Chương trình GDPT 2018. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Sinh học đáp ứng mục tiêu ĐHNN cho HS THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận án là quy trình và biện pháp tổ chức dạy HS học 10 ở THPT theo ĐHNN.
  • 14. 3 4. Giả thuyết khoa học Nếu xác định được nguyên tắc, quy trình tổ chức dạy học môn Sinh học 10 bằng dạy học khám phá theo mô hình 5E và dạy học trải nghiệm nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về giá trị của các ứng dụng khoa học công nghệ và sở thích, hứng thú với môn học thì sẽ góp phần hình thành và phát triển được năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan lĩnh vực sinh học cho HS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Xác định cơ sở lí luận về ĐHNN, năng lực ĐHNN và biện pháp dạy học nhằm phát triển ĐHNN. 5.2. Khảo sát thực trạng về dạy học Sinh học 10 hướng tới phát triển năng lực ĐHNN tại một số trường THPT. 5.3. Phân tích nội dung chương trình Sinh học 10, xác định các nội dung có thể ĐHNN cho HS. 5.4. Đề xuất các nguyên tắc, quy trình thiết kế hoạt động, quy trình tổ chức dạy học trong Sinh học 10 để hình thành và phát triển năng lực ĐHNN ở HS. 5.5. Xây dựng các chủ đề học tập ĐHNN trong dạy học Sinh học 10. 5.6. Xây dựng tiêu chí, bộ công cụ để đánh giá năng lực ĐHNN. 5.7. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả đạt được về năng lực ĐHNN của HS thông qua quá trình dạy học Sinh học 10. 6. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu các biện pháp tổ chức dạy học một số nội dung trong chương trình Sinh học 10 THPT theo ĐHNN. Đề tài tiến hành khảo sát, thực nghiệm tại lớp 10 của một số trường THPT. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lý luận: thu thập, phân tích, lựa chọn, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến định hướng nghề nghiệp, Sinh học 10, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT, tài liệu về PPDH Sinh học, đánh giá năng lực của HS,... làm cơ sở lý luận cho đề tài và nghiên cứu các văn bản về chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục ở trường phổ thông làm cơ sở pháp lý cho đề tài. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành như sau: - Nghiên cứu mục tiêu ĐHNN, yêu cầu cần đạt của nội dung môn Sinh học quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và Chương trình môn Sinh học (Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2018), các tài liệu về PPDH nhằm phát triển năng lực HS ...
  • 15. 4 - Nghiên cứu các tài liệu, bài báo liên quan đến tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực ĐHNN, nâng cao hứng thú, nguyện vọng nghề nghiệp của HS để đề xuất quy trình, biện pháp tổ chức dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu ĐHNN. - Nghiên cứu tài liệu về quy trình kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực, mục tiêu năng lực ĐHNN và yêu cầu cần đạt về dạy học nội dung Sinh học 10 để thiết kế tiêu chí, bộ công cụ đánh giá năng lực ĐHNN và kết quả học tập kiến thức Sinh học 10 của HS. 7.2. Nghiên cứu thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường trung học phổ thông Chúng tôi đã thiết kế phiếu hỏi để điều tra thực trạng tổ chức dạy học trong dạy học Sinh học nhằm ĐHNN của GV và HS ở một số trường THPT. Cụ thể như sau: - Đối với GV: Đối tượng điều tra là các GV giảng dạy môn Sinh học tại các trường THPT (235 GV). Điều tra được tiến hành bằng điều tra trực tiếp ở một số trường THPT ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Lào Cai, Hòa Bình. Điều tra trực tiếp sử dụng phương pháp tiếp xúc và phỏng vấn GV tại các trường THPT ở một số tỉnh thành đại diện cả nước. Chúng tôi phát đi 235 phiếu trực tiếp thu về được 230 phiếu hợp lệ. - Đối với HS: Khảo sát được thực hiện với 319 học sinh lớp 10 ở 3 trường THPT: Khối THPT của Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực nghiệm (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam), Trường THPT Phúc Thọ (Phúc Thọ, Hà Nội), Trường THPT Thăng Long (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Khảo sát được thực hiện bằng cách điều tra trực tiếp. Tổng số phiếu trả lời đưa vào phân tích chính thức là 319, số lượng mẫu này đạt điều kiện về ý nghĩa thống kê vì lớn hơn 200 theo nghiên cứu của Comrey và Lee (1992). 7.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia Các sản phẩm nghiên cứu được xây dựng như: quy trình thiết kế hoạt động học tập nhằm ĐHNN, quy trình tổ chức dạy học Sinh học 10 nhằm ĐHNN, các tiêu chí, công cụ đánh giá năng lực ĐHNN cho HS, đã được xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia là các nhà giáo dục học, cán bộ quản lý và GV có kinh nghiệm trong giảng dạy Sinh học. Ý kiến của các chuyên gia được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc bản nhận xét về nội dung luận án. Các ý kiến góp ý của các chuyên gia được phân tích, nghiên cứu để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của luận án. 7.4. Thực nghiệm sư phạm
  • 16. 5 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của quy trình tổ chức, biện pháp dạy học Sinh học 10 đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực ĐHNN cho HS. Quá trình thực nghiệm được tiến hành qua 2 giai đoạn: thực nghiệm khảo sát và thực nghiệm chính thức, cụ thể như sau: - Thực nghiệm khảo sát tại khối THPT của trường Tiểu học, THCS, THPT Thực nghiệm, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, với 42 học sinh lớp 10. - Thực nghiệm chính thức với 319 HS ở 3 trường: + Khối THPT của Trường Tiểu học, THCS, THPT Thực nghiệm - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam + Trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Hà Nội + Trường THPT Thăng Long, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 7.5. Phương pháp thống kê toán học Chúng tôi tiến hành phân tích số liệu thu được bằng phần mềm thống kê SPSS 20 (Statistical Package for the Social Sciences). Các nhận xét, thảo luận kết quả thực nghiệm được đưa ra dựa trên phân tích các giá trị Mean (giá trị trung bình), SD (độ lệch chuẩn), mối tương quan giữa các nhân tố (Pearson correlation), phân tích T-test và phân tích hồi quy tuyến tính (Linear Regression). Các kết quả phân tích định tính sẽ được đối chiếu với các nghiên cứu đã có để rút ra kết luận có chất lượng khoa học. 8. Đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về định hướng nghề nghiệp, năng lực định hướng nghề nghiệp. - Xác định được cấu trúc năng lực định hướng nghề nghiệp của HS THPT - Xây dựng được quy trình thiết kế và quy trình tổ chức hoạt động học tập khám phá 5E và hoạt động trải nghiệm nhằm định hướng nghề nghiệp trong dạy học Sinh học. - Xác định được các tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trong dạy học Sinh học.
  • 17. 6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC SINH HỌC 10 ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục định hướng nghề nghiệp 1.1.1.1. Trên thế giới Định hướng nghề nghiệp từ lâu đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu vì chuyên ngành này đã giúp đỡ con người lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Frank Parson (1943) đã xuất bản tác phẩm “Choosing Vocation” (Lựa chọn nghề nghiệp) đã mở đầu cho sự ra đời của những nghiên cứu về hướng nghiệp. Tác giả đã đưa ra phương pháp đánh giá nghề nghiệp có hệ thống có ba yếu tố: (1) sự hiểu biết rõ ràng về bản thân, năng khiếu, khả năng, sở thích, tham vọng, nguồn lực, hạn chế và nguyên nhân của mình; (2) kiến thức về các yêu cầu và điều kiện thành công, lợi thế và bất lợi, bồi thường, cơ hội và triển vọng trong các ngành nghề khác nhau; (3) mối quan hệ của các nhóm sự kiện (Phillips & Pazienza, 1988) [84]. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ĐHNN cần bắt đầu hướng tới “sự khác biệt” của HS, và sự hướng dẫn sớm từ các chuyên gia và các công cụ kiểm tra (Lazerson và Grubb,1974). Do đó, ĐHNN tại thời điểm này có nghĩa là đánh giá cá nhân để xác định hướng nghề nghiệp tốt nhất (Phillips & Pazienza, 1988). Đồng thời, HS phổ thông cần phải chiếm lĩnh cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia hoạt động nghề nghiệp song song với việc học văn hóa, khoa học để đáp ứng (UNESCO, 2002) [83]. Schmidt, J.J (1996) và Roger D. Herring (1998) khuyến khích các GV phối hợp định hướng nghề cho HS thông qua những bài giảng hàng ngày trên lớp. Các tác giả này đã khái quát mục tiêu ĐHNN cho từng cấp học và những cách thức để tiến hành những mục tiêu đó, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa định hướng nghề và tham vấn nghề, các thành phần tạo nên mô hình ĐHNN hiệu quả [67]. Một số nghiên cứu đã đưa ra quan điểm về định hướng nghề nghiệp. Định hướng nghề nghiệp được hiểu là sự cung cấp thông tin về nhận thức nghề nghiệp và lập kế hoạch liên quan đến tương lai nghề nghiệp và học tập của một cá nhân, góp phần hướng dẫn và tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, hỗ trợ tài chính, và lựa chọn sau trung học (Carl D. Perkins, 2008, Kell & Brow, 1998) [60], [68]. Nghiên cứu này cũng khẳng định ĐHNN là một thành phần
  • 18. 7 của chương trình hướng dẫn, tập trung vào sự phát triển nghề nghiệp của HS; điều này có thể bao gồm tư vấn nghề nghiệp hoặc các dịch vụ liên quan đến nghề nghiệp khác. Một nghiên cứu khác cho rằng ĐHNN là sự hiểu biết về sự khác nhau giữa công việc, ngành nghề, và nghề nghiệp, nhận thức được cơ hội nghề nghiệp ở khu vực địa phương, trong nước và toàn cầu dựa trên các điều kiện kinh tế, tác động văn hóa và tác động lên sự lựa chọn nghề nghiệp (Leann Morgan (2008) [74]. Watts và Fretwell (2004), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD (2004) đã định nghĩa ĐHNN là sự cung cấp thông tin về nhận thức nghề nghiệp và lập kế hoạch liên quan đến tương lai nghề nghiệp và học tập của một cá nhân, góp phần hướng dẫn và tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, hỗ trợ tài chính, và lựa chọn sau trung học. Các tác giả cũng khẳng định ĐHNN là một thành phần của chương trình hướng dẫn, tập trung vào sự phát triển nghề nghiệp của HS; điều này có thể bao gồm tư vấn nghề nghiệp hoặc các dịch vụ liên quan đến nghề nghiệp khác [84]. Như vậy, ĐHNN đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò của hướng nghiệp đối với thanh niên, HS, giúp các em chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú, khuyến khích kết hợp hướng nghiệp trong nhà trường với lao động sản xuất, tham quan, thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của HS về nghề. Về mục tiêu định hướng nghề nghiệp trong chương trình GDPT Chương trình giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa mục tiêu ĐHNN là mục tiêu quan trọng của giáo dục. Hệ thống giáo dục của Đức tạo ra sự phân luồng HS dựa theo khả năng cá nhân. HS vào cấp một (Grundschule) khi lên 6 tuổi. Học xong lớp 4 HS được chia theo năng lực và sở thích để vào học trong các loại hình trường khác nhau. Trong hầu hết các tiểu bang, HS vào học trong các trường THCS với những loại hình sau học bán thời gian (part-time) trong các trường nghề kết hợp với việc rèn nghề tới khi 18 tuổi. Ở lớp 11 và lớp 12, chương trình đào tạo được chia ra làm hai mức: mức căn bản và mức nâng cao. Điều này cho phép sự định hướng chuyên ngành sớm mà không mất đi những lợi ích của GDPT (general education) . Liên bang Nga, Nhật Bản, New Zealand rất quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn văn hoá phổ thông với kiến thức và kĩ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học. Ở Liên bang Nga, ĐHNN được thực
  • 19. 8 hiện nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự chọn nghề của HS giúp các em tự thể hiện nhân cách trong điều kiện quan hệ thị trường; Tôn trọng hứng thú nghề nghiệp của con người cũng chỉ rõ nhu cầu của thị trường lao động; Không ngừng nâng cao trình độ thạo nghề của cá nhân như là điều kiện quan trọng nhất được thoả nguyện yêu cầu phát triển của con người trong lao động. Nhật Bản sớm quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn văn hoá phổ thông với kiến thức và kĩ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học. Trung Quốc khuyến khích giáo dục suốt đời một cách tích cực. Trong chương trình giảng dạy thường có các môn học tự chọn với mục tiêu trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng chuyên môn cần thiết để HS có khả năng tham gia lao động nghề nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau hoặc tiếp tục học lên trình độ nghề nghiệp cao hơn ở bậc đại học. Chương trình giáo dục của New Zealand đặc biệt quan tâm đến vấn đề ĐHNN cho HS và khẳng định cần đưa ĐHNN trở thành một phần trong hoạt động học tập hàng ngày trên lớp. Khi những khái niệm và chủ đề mang tính hướng nghiệp được nhấn mạnh trong bài giảng trên lớp, HS sẽ có cơ hội được phát triển năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh có ý nghĩa. Học tập theo các chủ đề môn học có liên kết với cuộc sống bên ngoài trường học sẽ mang lại nhiều ý nghĩa cho HS [82], [83]. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước, giáo dục ĐHNN cho HS phổ thông cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể kể đến các tác giả như: Phạm Tất Dong, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn Hộ, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Như Ất, Phạm Huy Thụ, Đoàn Chi, Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền, Nguyễn Viết Sự, Nguyễn Đức Trí… Tác giả Phạm Minh Hạc (2001) đã phân tích tình hình giáo dục - đào tạo nước ta và phương hướng đổi mới giáo dục - đào tạo, đã xác định cần xây dựng một nền giáo dục kĩ thuật, phục vụ phát triển công nghệ, chú ý ưu tiên đến việc giáo dục nghề nghiệp” [27], [28]. Tác giả Phạm Tất Dong đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp, hứng thú nghề nghiệp, những vấn đề về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho HS, thanh niên… [20], [21], [22], [23]. Trong đó, tác giả đã đề xuất phải chú trọng hình thành năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra việc làm phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Tác giả Nguyễn Văn Hộ (1998) với công trình “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho HS Việt Nam” đã xây dựng luận chứng phát triển hệ
  • 20. 9 thống hướng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đề xuất những hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sản xuất trong hướng nghiệp - dạy nghề cho HS phổ thông [36], [37]. Tác giả Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006) đã nghiên cứu công trình: “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường THPT”. Tác giả đã phân tích các cơ sở lý luận của giáo dục hướng nghiệp, việc tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong nhà trường THPT và xây dựng hệ thống nguyên tắc, phương pháp và những hình thức giáo dục kĩ thuật trong trường THPT [37]. Theo Sổ tay Tâm lý học, hướng nghiệp là tập hợp những biện pháp y học, giáo dục học, Tâm lý học, nhằm hợp lý hóa quá trình tổ chức lao động của thế hệ trẻ. Trong đó, các yếu tố cần quan tâm là năng lực, thiên hướng, nguyện vọng của tuổi trẻ, cũng như nhu cầu của các cơ quan, các ngành (Viện Khoa học Giáo dục, 1991) [48]. Một hướng nghiên cứu khác do các tác giả Đặng Danh Ánh, Nguyễn Viết Sự cùng cộng sự thực hiện về: Động cơ chọn nghề; Hứng thú chọn nghề; Khả năng thích ứng nghề của HS học nghề; Tuổi trẻ và nghề nghiệp (Đặng Danh Ánh, 2002) [2,], [3]. Tác giả Nguyễn Đình Xuân trong nghiên cứu về “ĐHNN của HS và sinh viên các trường ở Hà Nội” đã quan niệm ĐHNN là một dạng đặc biệt của định hướng cá nhân. Trong đó, định hướng cá nhân là thái độ lựa chọn một cách đặc thù đối với hiện thực của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hành động của người đó. Trong các loại hình hoạt động của con người thì hoạt động nghề nghiệp đứng ở vị trí quan trọng nhất. Hoạt động nghề nghiệp tạo nên sự tích cực của chủ thể, tạo điều kiện thuận lợi nhất để họ thỏa mãn các nhu cầu phát triển tài năng, trí tuệ. Tác giả cho rằng, ĐHNN là một quá trình tìm hiểu, đối chiếu, so sánh những yêu cầu về đặc điểm tư chất và yêu cầu của hoạt động lao động xã hội với những điều kiện cụ thể của bản thân trên cơ sở hình dung ra trước hoạt động lao động của cá nhân trong hiện tại và tương lai. Tác giả đã đề cập đến năng lực trong việc chọn nghề, trong đó chú ý đến vấn đề hứng thú nghề nghiệp, đó chính là động lực có sức mạnh kích thích sự hăng say, bền bỉ, kích thích sự tìm tòi sáng tạo của con người với nghề nghiệp họ theo đuổi (Nguyễn Đình Xuân, 1996). Trong nghiên cứu này, tác giả chưa đề cập cụ thể đến cấu trúc của năng lực ĐHNN cho HS THPT [50].
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 52101 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562