SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
Download to read offline
Bí kíp trị còi
Posted by: NuoiCon on: 23 July 2013 at 09:12
Thời gian qua nhiều bạn đề nghị mình viết bài chia sẻ kinh nghiệm kích cân nặng cho các bé còi
nhưng thực tế mà nói thì mỗi bé còi do một (hoặc nhiều) nguyên nhân khác nhau, không thể có
công thức chung cho tất cả được. Có bé còi xương thực sự, có bé suy dinh dưỡng hoặc chỉ nhẹ
cân chút xíu, thậm chí có bé hoàn toàn bình thường mà vẫn bị mẹ chê còi, hehe. Hơn nữa, bé cần
một cơ thể cân đối, khỏe mạnh nên việc kích cân là chưa đủ mà phải xem bé có phát triển chiều
cao phù hợp và sức đề kháng có tốt không nữa. Nguyên nhân chậm lớn ở các bé cũng khác nhau:
bé thì lười ăn, bé thì ăn giỏi nhưng hấp thu kém, bé thì thể trạng quá yếu ớt và hay bệnh, bé thì ít
được phơi nắng và vận động... Xác định đúng nguyên nhân thì mới có giải pháp khắc phục phù
hợp được.
Với những bé đã bị rơi vào tình trạng chậm lớn hoặc có nguy cơ chậm lớn, ba mẹ cần phải can
thiệp một cách có hệ thống. Mình viết loạt bài "Bí kíp chống còi" dựa trên những kiến thức tổng
hợp được sau khi tìm hiểu tài liệu và tham khảo ý kiến bác sĩ, cũng như trải nghiệm thực tế. Tuy
rằng hai con của mình không bé nào bị suy dinh dưỡng tính đến thời điểm này, nhưng cũng có
những giai đoạn "đèn vàng" (sắp chuyển qua đỏ, hehe) khiến mẹ phải can thiệp kịp thời vì bé thì
ham chơi lười ăn, bé thì cơ địa dễ táo bón nên hấp thu không được tốt. Kitty chưa đầy năm, còn
quá sớm để nói trước điều gì, nhưng Anh Thi đã 9 tuổi và mẹ lấy làm mừng là suốt 9 năm qua
chiều cao và cân nặng của con luôn nằm trong chuẩn của WHO.
Loạt bài của mình sẽ xoay quanh các vấn đề sau (mình sẽ có những bài viết riêng để phân tích kỹ
hơn):
• Khắc phục chứng biếng ăn
• Cải thiện tình trạng hấp thu kém của bé
• Điều trị chứng táo bón
• Chế độ ăn uống và vận động dành cho bé chậm lớn
• Tăng sức đề kháng cho bé
Tuy nhiên, trước khi đào sâu các vấn đề trên, mình muốn mọi người nhìn nhận lại về tình trạng
chậm lớn (thực ra nói "còi" là cho vui theo cách gọi chung chung của mọi người chứ phải dùng
từ chậm lớn mới chính xác, vì nó bao gồm cả trường hợp còi xương lẫn suy dinh dưỡng và phân
biệt với trường hợp còi xương thể bụ - tức nhiều bé rất bụ bẫm nặng cân mà vẫn bị còi xương).
Có đúng là bé bị còi?
Rất nhiều mẹ than con còi trong khi thực tế con họ không hề còi. Tư tưởng của người Việt Nam
còn trọng cân nặng quá mức, lúc nào cũng muốn con thật bụ bẫm nhìn cho sướng mắt, nên hễ
thấy bé nào mi nhon một chút là chê còi. Mình rất thông cảm với nhiều mẹ do hoàn cảnh riêng
phải chịu áp lực từ ông bà, hàng xóm..., lúc nào cũng chăm chăm kích cân cho bé, để rồi cuối
cùng ảnh hưởng xấu đến chế độ và hành vi ăn uống của con, về lâu dài gây biếng ăn hoặc béo
phì. Mình muốn nhấn mạnh: bé phát triển có bình thường hay không phải căn cứ vào các tiêu chí
sau:
- Cân nặng của bé so với tuổi: xét theo tiêu chuẩn của WHO chứ không phải so sánh với con
hàng xóm.
- Chiều cao của bé so với tuổi: đây là chỉ số rất quan trọng, bé nhẹ cân chút xíu mà chiều cao và
hệ xương phát triển tốt thì cũng không đáng lo mấy. Về lâu dài cải thiện cân nặng dễ hơn là cải
thiện chiều cao.
- Cân nặng của bé so với chiều cao: cân nặng phải tương xứng với chiều cao, nếu không bé sẽ bị
rơi vào tình trạng dư cân hoặc thiếu cân. Có thể dùng chỉ số BMI để xác định xem bé có cân đối
hay không
- Quá trình phát triển và vận động của bé: thường thì những bé bị còi xương hoặc béo phì dễ bị
chậm phát triển các kỹ năng vận động như lật, ngồi, bò, đứng, đi hơn các bé khác.
Bản thân chúng mình là cha mẹ, cần phải trang bị kiến thức để nuôi con một cách khoa học,
đừng bị phân tâm bởi lời dèm pha của người khác. Nếu họ nói đúng thì ghi nhận, không đúng thì
thôi, kể cả khi đó là ông bà đi nữa. Chứ cứ thấy người ta đem con mình ra so sánh là stress rồi
tìm mọi cách dí con ăn thì vừa khổ con vừa khổ mình đó.
Tuy nhiên, khi bé có biểu hiện chậm lớn thực sự (đường phát triển trong biểu đồ nằm ngang
hoặc tệ hơn là đi xuống), có biểu hiện còi xương, thiếu hụt cân nặng hoặc chiều cao ngoài vùng
chuẩn..., thì cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Đừng để bé bị suy dinh dưỡng nặng kéo dài
sẽ rất khó vực lên.
Nguyên tắc chung dành cho các bé còi xương và suy dinh dưỡng
1. Can thiệp ngay khi bé có dấu hiệu còi xương hoặc suy dinh dưỡng (thường là cả hai). Hãy
theo dõi kỹ các chỉ số của phát triển cũng như các triệu chứng của bé, tìm hiểu nguyên nhân và
tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp khắc phục phù hợp.
Mình muốn nói thêm điều này: bác sĩ chỉ là người tư vấn, việc bác sĩ tư vấn có đúng hay không
là tùy thuộc vào khả năng quan sát và trình bày của cha mẹ. Rất nhiều mẹ tha con đi hết BS này
đến BS khác mà con còi vẫn hoàn còi, đó là vì không giải quyết đúng và tận gốc vấn đề. BS khó
mà giúp bạn được nếu bạn chỉ có thể nói chung chung: "con ăn nhiều lắm mà không tăng ký",
hoặc "làm đủ kiểu mà nó hổng chịu ăn"... Con ăn nhiều mà vẫn chậm lớn thì BS chẩn đoán là
kém hấp thu, nhưng kém hấp thu thì cũng có ti tỉ nguyên do: bé bị táo bón, bị rối loạn tiêu hóa,
bé thiếu vitamin D, bé thiếu enzyme cần thiết để kích thích tiêu hóa và trao đổi chất, bé bị hẹp
môn vị nên cứ ăn là ói... Vì vậy mẹ phải quan sát thật kỹ và cung cấp cho BS thông tin càng cụ
thể càng tốt (như bé bao lâu đi cầu một lần, phân có bình thường không, nếu bé ói thì xíu xiu hay
cứ ăn hoặc uống sữa xong là phun thành vòi, nước tiểu có bọt và vàng không, bé có được phơi
nắng thường xuyên không, có khó ngủ không, có bị rụng tóc vành khăn không, vân vân và vân
vân), như thế BS mới xác định được nên cho bé dùng men vi sinh hay men tiêu hóa, có cần tăng
cường vitamin D và canxi, có bệnh lý nào cần can thiệp hay không...
2. Cho bé phơi nắng mai và vận động hàng ngày. Không chỉ bé nhỏ mới cần phơi nắng, cả bé lớn
cũng nên được tắm nắng sáng để tổng hợp vitamin D cần thiết giúp hấp thu canxi. Thiếu vitamin
D sẽ khiến bé dễ còi xương cũng như hấp thu kém. Việc vận động cũng rất quan trọng. Bé có
vận động thì mới mau đói (chưa kể bé sẽ lanh lợi, cứng cáp và có sức đề kháng cao hơn), ăn
uống ngon miệng, việc hấp thu cũng tốt hơn. Mình thấy trẻ con VN còn ít được vận động quá.
Bé nhỏ thì suốt ngày bị giữ rịt trong nhà vì sợ ngoài trời nắng gió, ba mẹ chỉ chăm chăm kích cân
cho con mà không cho con rèn luyện thể chất và kỹ năng vận động. Bé lớn thì luôn phải học
hành và xem ti vi, riết rồi bé thì còi cọc, bé thì mập bệu yếu ớt. Trẻ con không chỉ cần một chế
độ ăn giàu dinh dưỡng mà còn cần được vui chơi vận động phù hợp, như thế mới năng động
khỏe khoắn được.
3. Cho bé ăn 1-2 viên phô mai hàng ngày. Phô mai là sữa cô đặc, rất giàu canxi, đạm và chất
béo. Phô mai lại nhỏ gọn rất dễ kết hợp vào khẩu phần ăn khiến bé không có áp lực là phải ăn
uống suốt ngày. Với bé nhỏ, có thể trộn phô mai vào cháo (lưu ý: cháo chín xong múc ra chén rồi
mới trộn phô mai khi còn nóng, không nấu phô mai ngay từ đầu để tránh bị mất chất). Với bé lớn
thì dễ hơn, có thể cho bé ăn phô mai bất cứ lúc nào bé thích, hoặc ăn chung với bánh mì. Có 3
món giàu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe mà lại ngon, hầu như bé nào cũng thích, mẹ có thể làm
cho bé ăn mỗi tuần 2 lần: cua hấp phô mai (cua luộc chín gỡ thịt nhồi vào mai, cắt phô mai đắp
lên trên và để lò vi sóng chút xíu cho phô mai tan chảy nhẹ ngấm vào thịt cua); tôm nướng phô
mai; salad phô mai (cà chua bi, ô liu đen, xà lách các loại, phô mai dùng viên vuông hoặc cắt
thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn, tất cả trộn đều với sốt làm salad và dầu ô liu).
4. Luôn đảm bảo bé được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Thiếu vitamin và
khoáng chất thì bé sẽ kém hấp thu và giảm sức đề kháng, khiến bé chậm lớn và dễ nhiễm bệnh.
Gì chứ con bệnh là khổ lắm, ăn uống có giỏi cỡ nào mà bệnh một phát là sụt cân vèo vèo à.
Vitamin và khoáng chất có sẵn trong đồ ăn thức uống hàng ngày, vấn đề là mẹ phải biết kết hợp
các nhóm thực phẩm để con có chế độ ăn hài hòa, và con cũng phải ăn uống tử tế để nạp các chất
đó vào người thì mới được. Tuy nhiên, trong thực tế thì hầu hết trẻ em (và cả người lớn), đang
phải chịu một chế độ ăn nghèo vitamin và khoáng chất. Lý do thì có nhiều: ăn uống theo sở thích
và thói quen hơn là theo giá trị dinh dưỡng, điều kiện làm việc và học tập không cho phép đầu tư
ăn uống cho tử tế, sự thiếu hợp tác của con... Do đó, nếu không thể đảm bảo chế độ ăn khoa học
thì nên cho bé bổ sung vitamin. Mình không phải là người sính thuốc bổ, nhưng mình hay trao
đổi với 2 bác sĩ nhi người Đức và Mỹ, thì họ cho biết trẻ con nước họ cũng thường xuyên được
bổ sung vitamin. Mình nghĩ rằng, ở những đất nước tiên tiến như vậy, nền y tế, giáo dục và dinh
dưỡng học cái gì cũng phát triển mà họ vẫn cho các bé bổ sung vitamin thì đương nhiên phải có
lý do, mà thực tế con nít nước họ rất cân đối, khỏe mạnh và năng động.
Thiếu vitamin hay thừa vitamin đều không tốt cho sức khỏe, do đó, để bổ sung vitamin cho bé
một cách hiệu quả thì phải lưu ý hai chữ "đúng" và "đủ". Ngoài ra, việc bổ sung vitamin không
thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh. Bé vẫn phải ăn uống tốt và tích cực vận động, có điều
khi cơ thể nạp đủ các chất có lợi thì bé hấp thu tốt hơn và sức đề kháng cao hơn. Khi bé bước
vào thời kỳ ăn dặm, do bé chuyển sang một giai đoạn ăn uống mới, khả năng hấp thu chưa cao
nên dễ bị thiếu hụt vitamin, vì vậy việc bổ sung vitamin phù hợp sẽ giúp bé ăn uống tốt hơn, ít
bệnh hơn.
Với Kitty, mình có cho bé dùng Enfamil Poly Vi Sol with Iron. Gần đây nhiều bạn cũng hỏi
thăm loại này nên mình chia sẻ thêm. Thực ra vitamin thì có rất nhiều loại, nhiều hãng và tất
nhiên hãng nào cũng khoe đồ của mình tốt. Mình tìm hiểu thì thấy ở VN nhiều mẹ tìm hàng xách
tay để mua ChildLife nên cũng quan tâm ngâm kíu thêm loại này. Nhưng sau khi tham khảo ý
kiến bạn mình là bác sĩ nhi khoa ở Mỹ và ý kiến từ các parenting forums bên đó thì mình chốt lại
2 loại: Enfamil Poly Vi Sol của Mead Johnson và NutriStart Multivitamin. Cả hai đều là vitamin
tổng hợp, nhưng thuốc của Enfamil dạng nước còn của NutriStart dạng bột. Dùng loại bột thì
trộn vào nước, sữa hay thức ăn của bé. Loại nước cũng có thể trộn nhưng cho uống trực tiếp thì
hay hơn. Mình quyết định chọn loại nước vì cho bé uống trực tiếp 1ml mỗi ngày đơn giản hơn,
bé lại không bị hụt thuốc nếu chẳng may bỏ dở sữa hay thức ăn. Về việc chọn loại có tăng cường
sắt hay không thì sau khi tìm hiểu mình được biết thế này: với bé gái thì nên dùng loại có sắt, bé
trai thì có cũng được mà không cũng được, có thể dùng xen kẽ hộp này hộp kia. Enfamil Poly Vi
Sol cung cấp các vitamin và khoáng chất ở lượng vừa đủ cho bé nhỏ, có thể dùng lâu dài không
sao. Mỗi hộp 50ml dùng trong 50 ngày. Với Kitty thì sau mỗi hộp mình cho bé nghỉ 10 ngày đến
2 tuần mới uống lại.
5. Không lạm dụng máy xay sinh tố và nước hầm xương. Đây là trào lưu một thời của các bà mẹ
trẻ thiếu thời gian, khiến bé dễ rơi vào tình trạng thiếu vitamin, thiếu canxi, khó tiêu và biếng ăn.
Toàn bộ thức ăn (tinh bột, đạm, rau củ...) bị đem xay chung đến nhuyễn nhừ như vậy sẽ làm hao
hụt vitamin, không kích thích vị giác, không rèn luyện kỹ năng nhai... Nếu các bạn theo phương
pháp ăn dặm kiểu Nhật, các bạn có thể thấy rằng trong thời gian đầu khi bé còn ăn mịn, các bà
mẹ Nhật cũng cà cháo qua rây cho bé rồi trộn thức ăn riêng chứ không xay hổ lốn dù rằng nước
họ chả thiếu gì máy xay. Cái dung dịch sền sệt rất giống nhau hàng ngày đó (dù có đổi món đi
nữa) đến người lớn ăn cũng chẳng nổi huống gì là các bé mới tập ăn. Lạm dụng nước hầm xương
cũng là sai lầm của nhiều người khi quan niệm rằng nước hầm nhiều chất và giàu canxi. Muốn
nước hầm giàu canxi thì xương phải được nghiền nhỏ thành bột rồi đem nấu, còn để nguyên
xương như thế mà hầm thì 1kg xương chỉ ninh ra được vài chục mg canxi. Đây quả là một sự
thật phũ phàng vì lượng canxi mà trẻ nhỏ cần mỗi ngày là 500mg đến 1300mg tùy độ tuổi. Chưa
kể nước hầm xương lại khó tiêu nên nếu dùng thường xuyên mà không bổ sung các nhóm dinh
dưỡng khác thì con rất dễ bị còi.
6. Điều trị chứng táo bón hoặc rối loạn đường ruột. Đây là kẻ thù của trẻ chậm lớn, rất dễ gây
nên tình trạng hấp thu kém. Với những bé bình thường, một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin
và chất xơ, uống nước đủ và chăm vận động thì bé không bị táo bón. Tuy nhiên, một số bé có cơ
địa dài đại tràng thì phải can thiệp mạnh hơn. Mình sẽ có bài viết riêng về bí kíp trị táo bón.
Nhiều bé không bị táo bón nhưng tiêu hóa kém, thường xuyên đi cầu phân sống... cũng cần phải
can thiệp sớm. Nên cho bé đi khám để biết chính xác vấn đề của bé là gì, bé thiếu enzyme nào để
bổ sung cho phù hợp.
7. Tập cho bé thói quen ăn tự giác. Đây là điều nên làm, cần làm và phải làm, vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển bền vững của bé. Có những bé lúc nhỏ thì bụ bẫm do được mẹ chăm
kỹ nhưng càng lớn càng còi do khi đi học bé không còn dựa dẫm vào mẹ được nữa, bé không
biết kiểm soát bữa ăn của mình và cũng không có thói quen ăn tự giác. Vì lợi ích lâu dài của bé,
hãy tập cho bé thói quen ăn uống tốt từ thuở ban đầu. Mình đã từng đề cập kỹ hơn về vấn đề này
trong bài viết Hãy tự xúc ăn đi con. Bé phải nhận thức được trách nhiệm ăn uống hợp lý của
mình, phải tìm thấy niềm vui và sự thoải mái khi ăn uống và phải có thói quen ăn tự giác để có
thể tự lo cho bản thân khi ở bất cứ nơi đâu.
8. Tăng lượng chất béo không bão hòa (tồn tại dưới dạng đơn và đa) trong khẩu phần ăn. Đây là
chất béo tốt cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Chất béo không bão hòa có
nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, quả bơ, ô liu; ngoài ra bổ sung thêm acid béo omega 3 có
nhiều trong hạt chia, cá hồi và các loại rau xanh...
Đối với trẻ nhỏ, mỗi bữa ăn nên trộn 5ml dầu thực vật dành cho baby vào thức ăn; riêng đối với
trẻ chậm lớn thì phải dùng 10ml mỗi bữa. Nhiều mẹ cũng trộn dầu ăn vào cháo cho con, tuy
nhiên lại quên mất điều quan trọng là nếu bé phun, ói, ăn không hết phần... thì đương nhiên
lượng chất béo cũng bị hụt. Do đó, khi bé có biểu hiện chậm lớn thì mẹ cần nhớ: không cần ép
bé ăn quá sức khiến bé sợ ăn và không tiêu hóa nổi, chỉ cần giữ khẩu phần tinh bột, đạm và
vitamin ở mức chuẩn thông thường; riêng lượng chất béo không bão hòa thì tăng gấp đôi cho đến
khi bé vào cân chuẩn thì quay lại chế độ thường. Để bé không bỏ lỡ lượng dầu bị thiếu, giải pháp
là san phần ăn của bé ra một chén nhỏ, trộn dầu và ăn trước, hoặc trộn dầu vào nước canh uống
bổ sung nếu bé bỏ bữa. Ngoài ra, thường xuyên cho bé ăn quả bơ (nghiền trộn sữa hoặc cắt lát
cho bé gặm).
Đối với bé lớn, cần xem xét tăng lượng chất béo tốt này trong khẩu phần ăn, cho bé ăn nhiều
salad ô liu phô mai và ăn sinh tố bơ.
9. Không kéo dài bữa ăn hay uống sữa của bé. Khi bé còn nhỏ thì có thể nương theo nhu cầu của
bé, nhưng bé lớn rồi thì nên tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể
giúp bé tiêu hóa tốt hơn, nhưng không nên kéo dài quá lâu thời gian ăn và uống khiến miệng và
bụng bé cứ phải làm việc suốt ngày. VD: Mỗi ngày bé uống 800ml sữa, nếu bé chia ra trong 4
lần thì còn nhiều thời gian để ăn dặm, vui chơi, vận động và ngủ. Nếu cứ lắt nhắt mỗi tiếng
100ml thì suốt ngày bé chỉ có ăn với uống, chả có thời gian làm việc khác mà tệ hơn là khiến bé
sợ ăn, dần dần hình thành chứng biếng ăn.
Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu bé không thể ăn kịp trong thời gian đó
thì phải tìm biện pháp khắc phục chứ không phải ép bé ăn bằng hết trong 2 tiếng đồng hồ.
10. Cho bé ngủ đủ giấc. Giấc ngủ của bé rất quan trọng. Bé ăn tốt mà ngủ kém thì khó khỏe
mạnh và kém phát triển chiều cao. Hãy chuẩn bị cho bé một môi trường ngủ tốt và khuyến khích
bé ngủ đủ giấc, ngon giấc. Hãy tôn trọng nhu cầu của bé, đừng có lôi bé dậy giữa đêm khuya để
nhồi ly sữa trong khi bé đang ngủ ngon. Ngoài ra cần tạo cho bé thói quen ngủ tốt từ khi mới
sinh, mình có đề cập kỹ hơn trong bài Giúp con tạo thói quen tốt với giấc ngủ.
Mình tạm dừng ở đây. Năm bài viết tiếp theo của chủ đề này mình sẽ đề cập chi tiết hơn về các
vấn đề đã nêu ở đầu bài.
(Chia sẻ bài viết của mẹ Trần Thị Bích Nga)
Link nguồn: http://tranbichnga.blogspot.com/2012/01/bi-kip-chong-coi.html

More Related Content

What's hot

Không gì có thể thay thế sữa mẹ
Không gì có thể thay thế sữa mẹKhông gì có thể thay thế sữa mẹ
Không gì có thể thay thế sữa mẹYourKids .vn
 
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸNUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸSoM
 
Mẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chất
Mẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chấtMẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chất
Mẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chấtchinhvu16
 
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻmebeonline
 
Những kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm được
Những kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm đượcNhững kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm được
Những kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm đượcchinhvu16
 
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹNuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹAnna Nguyen
 
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diệnPhương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diệnvuchinh6
 
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2Hồng Ngây Thơ
 
Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?
Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?
Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?chinhvu16
 
CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...
CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...
CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...Công ty CP Sữa Dê DairyGoat
 
Dinh dưỡng cho trẻ em
Dinh dưỡng cho trẻ emDinh dưỡng cho trẻ em
Dinh dưỡng cho trẻ emKim Ri
 
300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me trebigwalltt
 
Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?chinhvu16
 
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1Hồng Ngây Thơ
 
Phương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quả
Phương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quảPhương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quả
Phương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quảchinhvu16
 
Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứa
Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứaNguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứa
Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứachinhvu16
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biếtCác yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biếtvuchinh6
 
Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...
Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...
Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...vuchinh6
 

What's hot (19)

Không gì có thể thay thế sữa mẹ
Không gì có thể thay thế sữa mẹKhông gì có thể thay thế sữa mẹ
Không gì có thể thay thế sữa mẹ
 
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸNUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
 
Mẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chất
Mẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chấtMẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chất
Mẹ nên làm gì khi trẻ còi cọc, thiếu chất
 
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
300 câu hỏi thường gặp của các bố mẹ trẻ
 
Những kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm được
Những kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm đượcNhững kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm được
Những kinh nghiệm lựa chọn món ăn dặm cho bé mẹ cần nắm được
 
Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹNuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ
 
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diệnPhương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
Phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện
 
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
Nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre phan 2
 
Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?
Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?
Giúp mẹ tìm hiểu lý do vì sao bé lười ăn rau?
 
CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...
CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...
CLB sua de Dairygoat - Phuong phap Nuoi day con kieu Nhat: Giai doan sau 4 tu...
 
Dinh dưỡng cho trẻ em
Dinh dưỡng cho trẻ emDinh dưỡng cho trẻ em
Dinh dưỡng cho trẻ em
 
300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre300 cau hoi cua bo me tre
300 cau hoi cua bo me tre
 
Sữa mẹ
Sữa mẹSữa mẹ
Sữa mẹ
 
Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?
Khi trẻ thiếu vitamin D mẹ cần bổ sung cho trẻ bao nhiêu là đủ?
 
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
nhung cau hoi thuong gap khi cham soc tre so sinh phan 1
 
Phương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quả
Phương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quảPhương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quả
Phương pháp tập cho bé 2 tuổi ăn cơm hiệu quả
 
Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứa
Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứaNguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứa
Nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ bị mẩn ngứa
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biếtCác yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mẹ nên biết
 
Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...
Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...
Nguyên nhân trẻ bị nóng trong người và phương pháp hỗ trợ giúp trẻ hết nóng t...
 

Similar to Bi kip tri coi

Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻ
Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻGiúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻ
Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻchinhvu16
 
Tre bieng an - TS Pham Thuy Hoa
Tre bieng an - TS Pham Thuy HoaTre bieng an - TS Pham Thuy Hoa
Tre bieng an - TS Pham Thuy HoaBois Indochinoise
 
Sổ tay hướng dẫn ăn bổ sung
Sổ tay hướng dẫn ăn bổ sungSổ tay hướng dẫn ăn bổ sung
Sổ tay hướng dẫn ăn bổ sungYhoccongdong.com
 
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ emBiếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ emThanh Liem Vo
 
Khi nào nên cho trẻ ăn thô.docx
Khi nào nên cho trẻ ăn thô.docxKhi nào nên cho trẻ ăn thô.docx
Khi nào nên cho trẻ ăn thô.docxcollagenchonglaohoad
 
LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ  NHƯ THẾ NÀO?LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ  NHƯ THẾ NÀO?
LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?chinhvu16
 
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?canxisatvaacidfolicc
 
Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?
Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?
Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?canxisatvaacidfolicc
 
THỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
THỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPTHỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
THỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPSoM
 
Thanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thai
Thanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thaiThanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thai
Thanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thaiThanh Xuân Baby
 
7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèo
7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèo7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèo
7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèogiangcdby05
 
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docxGiải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docxSoM
 
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?Chmsc1
 
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹGiáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹCat Anh Nguyen Ngoc
 
Những điều cần tránh khi cho con bú.docx
Những điều cần tránh khi cho con bú.docxNhững điều cần tránh khi cho con bú.docx
Những điều cần tránh khi cho con bú.docxchelaferrfortesatdan
 

Similar to Bi kip tri coi (20)

Dinh dưỡng ở trẻ em
Dinh dưỡng ở trẻ emDinh dưỡng ở trẻ em
Dinh dưỡng ở trẻ em
 
Dinh dưỡng ở trẻ em
Dinh dưỡng ở trẻ emDinh dưỡng ở trẻ em
Dinh dưỡng ở trẻ em
 
Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻ
Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻGiúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻ
Giúp mẹ hiểu đúng về biếng ăn tâm lý ở trẻ
 
Tre bieng an - TS Pham Thuy Hoa
Tre bieng an - TS Pham Thuy HoaTre bieng an - TS Pham Thuy Hoa
Tre bieng an - TS Pham Thuy Hoa
 
Sổ tay hướng dẫn ăn bổ sung
Sổ tay hướng dẫn ăn bổ sungSổ tay hướng dẫn ăn bổ sung
Sổ tay hướng dẫn ăn bổ sung
 
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ emBiếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn ở trẻ em
 
MARKETING Pediasure
MARKETING PediasureMARKETING Pediasure
MARKETING Pediasure
 
Bieng an tre em new
Bieng an tre em newBieng an tre em new
Bieng an tre em new
 
Khi nào nên cho trẻ ăn thô.docx
Khi nào nên cho trẻ ăn thô.docxKhi nào nên cho trẻ ăn thô.docx
Khi nào nên cho trẻ ăn thô.docx
 
LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ  NHƯ THẾ NÀO?LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ  NHƯ THẾ NÀO?
LỢI KHUẨN HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?
 
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
Bầu tuần thứ 12 nên ăn gì?
 
Bài SEO 1.docx
Bài SEO 1.docxBài SEO 1.docx
Bài SEO 1.docx
 
Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?
Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?
Cùng giải đáp: Sau sinh ăn rau sống được không?
 
THỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
THỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶPTHỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
THỰC HÀNH BÚ MẸ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
 
Thanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thai
Thanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thaiThanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thai
Thanh Xuân Baby - Hướng dẫn mẹ bầu lúc mang thai
 
7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèo
7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèo7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèo
7 thực phẩm lành mạnh nhưng lại giúp trẻ tăng cân vèo vèo
 
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docxGiải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
Giải tình huống nhi dinh dưỡng (tham khảo).docx
 
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
Mẹ bị F0 có tiếp tục cho con bú được không?
 
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹGiáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ
 
Những điều cần tránh khi cho con bú.docx
Những điều cần tránh khi cho con bú.docxNhững điều cần tránh khi cho con bú.docx
Những điều cần tránh khi cho con bú.docx
 

Recently uploaded

SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất haySGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
SGK Thủng ổ loét dạ dày tá tràng Y4.pdf rất hay
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdfSGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
SGK mới Cơ chế đẻ và chẩn đoán ngôi thế kiểu thể.pdf
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạnNTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
NTH_Tac ruot BS Tuan BM Ngoai.pdf hay nha các bạn
 

Bi kip tri coi

  • 1. Bí kíp trị còi Posted by: NuoiCon on: 23 July 2013 at 09:12 Thời gian qua nhiều bạn đề nghị mình viết bài chia sẻ kinh nghiệm kích cân nặng cho các bé còi nhưng thực tế mà nói thì mỗi bé còi do một (hoặc nhiều) nguyên nhân khác nhau, không thể có công thức chung cho tất cả được. Có bé còi xương thực sự, có bé suy dinh dưỡng hoặc chỉ nhẹ cân chút xíu, thậm chí có bé hoàn toàn bình thường mà vẫn bị mẹ chê còi, hehe. Hơn nữa, bé cần một cơ thể cân đối, khỏe mạnh nên việc kích cân là chưa đủ mà phải xem bé có phát triển chiều cao phù hợp và sức đề kháng có tốt không nữa. Nguyên nhân chậm lớn ở các bé cũng khác nhau: bé thì lười ăn, bé thì ăn giỏi nhưng hấp thu kém, bé thì thể trạng quá yếu ớt và hay bệnh, bé thì ít được phơi nắng và vận động... Xác định đúng nguyên nhân thì mới có giải pháp khắc phục phù hợp được. Với những bé đã bị rơi vào tình trạng chậm lớn hoặc có nguy cơ chậm lớn, ba mẹ cần phải can thiệp một cách có hệ thống. Mình viết loạt bài "Bí kíp chống còi" dựa trên những kiến thức tổng hợp được sau khi tìm hiểu tài liệu và tham khảo ý kiến bác sĩ, cũng như trải nghiệm thực tế. Tuy rằng hai con của mình không bé nào bị suy dinh dưỡng tính đến thời điểm này, nhưng cũng có những giai đoạn "đèn vàng" (sắp chuyển qua đỏ, hehe) khiến mẹ phải can thiệp kịp thời vì bé thì ham chơi lười ăn, bé thì cơ địa dễ táo bón nên hấp thu không được tốt. Kitty chưa đầy năm, còn quá sớm để nói trước điều gì, nhưng Anh Thi đã 9 tuổi và mẹ lấy làm mừng là suốt 9 năm qua chiều cao và cân nặng của con luôn nằm trong chuẩn của WHO. Loạt bài của mình sẽ xoay quanh các vấn đề sau (mình sẽ có những bài viết riêng để phân tích kỹ hơn): • Khắc phục chứng biếng ăn • Cải thiện tình trạng hấp thu kém của bé • Điều trị chứng táo bón • Chế độ ăn uống và vận động dành cho bé chậm lớn • Tăng sức đề kháng cho bé Tuy nhiên, trước khi đào sâu các vấn đề trên, mình muốn mọi người nhìn nhận lại về tình trạng chậm lớn (thực ra nói "còi" là cho vui theo cách gọi chung chung của mọi người chứ phải dùng từ chậm lớn mới chính xác, vì nó bao gồm cả trường hợp còi xương lẫn suy dinh dưỡng và phân biệt với trường hợp còi xương thể bụ - tức nhiều bé rất bụ bẫm nặng cân mà vẫn bị còi xương). Có đúng là bé bị còi? Rất nhiều mẹ than con còi trong khi thực tế con họ không hề còi. Tư tưởng của người Việt Nam còn trọng cân nặng quá mức, lúc nào cũng muốn con thật bụ bẫm nhìn cho sướng mắt, nên hễ thấy bé nào mi nhon một chút là chê còi. Mình rất thông cảm với nhiều mẹ do hoàn cảnh riêng phải chịu áp lực từ ông bà, hàng xóm..., lúc nào cũng chăm chăm kích cân cho bé, để rồi cuối cùng ảnh hưởng xấu đến chế độ và hành vi ăn uống của con, về lâu dài gây biếng ăn hoặc béo phì. Mình muốn nhấn mạnh: bé phát triển có bình thường hay không phải căn cứ vào các tiêu chí sau:
  • 2. - Cân nặng của bé so với tuổi: xét theo tiêu chuẩn của WHO chứ không phải so sánh với con hàng xóm. - Chiều cao của bé so với tuổi: đây là chỉ số rất quan trọng, bé nhẹ cân chút xíu mà chiều cao và hệ xương phát triển tốt thì cũng không đáng lo mấy. Về lâu dài cải thiện cân nặng dễ hơn là cải thiện chiều cao. - Cân nặng của bé so với chiều cao: cân nặng phải tương xứng với chiều cao, nếu không bé sẽ bị rơi vào tình trạng dư cân hoặc thiếu cân. Có thể dùng chỉ số BMI để xác định xem bé có cân đối hay không - Quá trình phát triển và vận động của bé: thường thì những bé bị còi xương hoặc béo phì dễ bị chậm phát triển các kỹ năng vận động như lật, ngồi, bò, đứng, đi hơn các bé khác. Bản thân chúng mình là cha mẹ, cần phải trang bị kiến thức để nuôi con một cách khoa học, đừng bị phân tâm bởi lời dèm pha của người khác. Nếu họ nói đúng thì ghi nhận, không đúng thì thôi, kể cả khi đó là ông bà đi nữa. Chứ cứ thấy người ta đem con mình ra so sánh là stress rồi tìm mọi cách dí con ăn thì vừa khổ con vừa khổ mình đó. Tuy nhiên, khi bé có biểu hiện chậm lớn thực sự (đường phát triển trong biểu đồ nằm ngang hoặc tệ hơn là đi xuống), có biểu hiện còi xương, thiếu hụt cân nặng hoặc chiều cao ngoài vùng chuẩn..., thì cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời. Đừng để bé bị suy dinh dưỡng nặng kéo dài sẽ rất khó vực lên. Nguyên tắc chung dành cho các bé còi xương và suy dinh dưỡng 1. Can thiệp ngay khi bé có dấu hiệu còi xương hoặc suy dinh dưỡng (thường là cả hai). Hãy theo dõi kỹ các chỉ số của phát triển cũng như các triệu chứng của bé, tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp khắc phục phù hợp. Mình muốn nói thêm điều này: bác sĩ chỉ là người tư vấn, việc bác sĩ tư vấn có đúng hay không là tùy thuộc vào khả năng quan sát và trình bày của cha mẹ. Rất nhiều mẹ tha con đi hết BS này đến BS khác mà con còi vẫn hoàn còi, đó là vì không giải quyết đúng và tận gốc vấn đề. BS khó mà giúp bạn được nếu bạn chỉ có thể nói chung chung: "con ăn nhiều lắm mà không tăng ký", hoặc "làm đủ kiểu mà nó hổng chịu ăn"... Con ăn nhiều mà vẫn chậm lớn thì BS chẩn đoán là kém hấp thu, nhưng kém hấp thu thì cũng có ti tỉ nguyên do: bé bị táo bón, bị rối loạn tiêu hóa, bé thiếu vitamin D, bé thiếu enzyme cần thiết để kích thích tiêu hóa và trao đổi chất, bé bị hẹp môn vị nên cứ ăn là ói... Vì vậy mẹ phải quan sát thật kỹ và cung cấp cho BS thông tin càng cụ thể càng tốt (như bé bao lâu đi cầu một lần, phân có bình thường không, nếu bé ói thì xíu xiu hay cứ ăn hoặc uống sữa xong là phun thành vòi, nước tiểu có bọt và vàng không, bé có được phơi nắng thường xuyên không, có khó ngủ không, có bị rụng tóc vành khăn không, vân vân và vân vân), như thế BS mới xác định được nên cho bé dùng men vi sinh hay men tiêu hóa, có cần tăng cường vitamin D và canxi, có bệnh lý nào cần can thiệp hay không...
  • 3. 2. Cho bé phơi nắng mai và vận động hàng ngày. Không chỉ bé nhỏ mới cần phơi nắng, cả bé lớn cũng nên được tắm nắng sáng để tổng hợp vitamin D cần thiết giúp hấp thu canxi. Thiếu vitamin D sẽ khiến bé dễ còi xương cũng như hấp thu kém. Việc vận động cũng rất quan trọng. Bé có vận động thì mới mau đói (chưa kể bé sẽ lanh lợi, cứng cáp và có sức đề kháng cao hơn), ăn uống ngon miệng, việc hấp thu cũng tốt hơn. Mình thấy trẻ con VN còn ít được vận động quá. Bé nhỏ thì suốt ngày bị giữ rịt trong nhà vì sợ ngoài trời nắng gió, ba mẹ chỉ chăm chăm kích cân cho con mà không cho con rèn luyện thể chất và kỹ năng vận động. Bé lớn thì luôn phải học hành và xem ti vi, riết rồi bé thì còi cọc, bé thì mập bệu yếu ớt. Trẻ con không chỉ cần một chế độ ăn giàu dinh dưỡng mà còn cần được vui chơi vận động phù hợp, như thế mới năng động khỏe khoắn được. 3. Cho bé ăn 1-2 viên phô mai hàng ngày. Phô mai là sữa cô đặc, rất giàu canxi, đạm và chất béo. Phô mai lại nhỏ gọn rất dễ kết hợp vào khẩu phần ăn khiến bé không có áp lực là phải ăn uống suốt ngày. Với bé nhỏ, có thể trộn phô mai vào cháo (lưu ý: cháo chín xong múc ra chén rồi mới trộn phô mai khi còn nóng, không nấu phô mai ngay từ đầu để tránh bị mất chất). Với bé lớn thì dễ hơn, có thể cho bé ăn phô mai bất cứ lúc nào bé thích, hoặc ăn chung với bánh mì. Có 3 món giàu dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe mà lại ngon, hầu như bé nào cũng thích, mẹ có thể làm cho bé ăn mỗi tuần 2 lần: cua hấp phô mai (cua luộc chín gỡ thịt nhồi vào mai, cắt phô mai đắp lên trên và để lò vi sóng chút xíu cho phô mai tan chảy nhẹ ngấm vào thịt cua); tôm nướng phô mai; salad phô mai (cà chua bi, ô liu đen, xà lách các loại, phô mai dùng viên vuông hoặc cắt thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn, tất cả trộn đều với sốt làm salad và dầu ô liu). 4. Luôn đảm bảo bé được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết. Thiếu vitamin và khoáng chất thì bé sẽ kém hấp thu và giảm sức đề kháng, khiến bé chậm lớn và dễ nhiễm bệnh. Gì chứ con bệnh là khổ lắm, ăn uống có giỏi cỡ nào mà bệnh một phát là sụt cân vèo vèo à. Vitamin và khoáng chất có sẵn trong đồ ăn thức uống hàng ngày, vấn đề là mẹ phải biết kết hợp các nhóm thực phẩm để con có chế độ ăn hài hòa, và con cũng phải ăn uống tử tế để nạp các chất đó vào người thì mới được. Tuy nhiên, trong thực tế thì hầu hết trẻ em (và cả người lớn), đang phải chịu một chế độ ăn nghèo vitamin và khoáng chất. Lý do thì có nhiều: ăn uống theo sở thích và thói quen hơn là theo giá trị dinh dưỡng, điều kiện làm việc và học tập không cho phép đầu tư ăn uống cho tử tế, sự thiếu hợp tác của con... Do đó, nếu không thể đảm bảo chế độ ăn khoa học thì nên cho bé bổ sung vitamin. Mình không phải là người sính thuốc bổ, nhưng mình hay trao đổi với 2 bác sĩ nhi người Đức và Mỹ, thì họ cho biết trẻ con nước họ cũng thường xuyên được bổ sung vitamin. Mình nghĩ rằng, ở những đất nước tiên tiến như vậy, nền y tế, giáo dục và dinh dưỡng học cái gì cũng phát triển mà họ vẫn cho các bé bổ sung vitamin thì đương nhiên phải có lý do, mà thực tế con nít nước họ rất cân đối, khỏe mạnh và năng động. Thiếu vitamin hay thừa vitamin đều không tốt cho sức khỏe, do đó, để bổ sung vitamin cho bé một cách hiệu quả thì phải lưu ý hai chữ "đúng" và "đủ". Ngoài ra, việc bổ sung vitamin không thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh. Bé vẫn phải ăn uống tốt và tích cực vận động, có điều khi cơ thể nạp đủ các chất có lợi thì bé hấp thu tốt hơn và sức đề kháng cao hơn. Khi bé bước vào thời kỳ ăn dặm, do bé chuyển sang một giai đoạn ăn uống mới, khả năng hấp thu chưa cao nên dễ bị thiếu hụt vitamin, vì vậy việc bổ sung vitamin phù hợp sẽ giúp bé ăn uống tốt hơn, ít bệnh hơn.
  • 4. Với Kitty, mình có cho bé dùng Enfamil Poly Vi Sol with Iron. Gần đây nhiều bạn cũng hỏi thăm loại này nên mình chia sẻ thêm. Thực ra vitamin thì có rất nhiều loại, nhiều hãng và tất nhiên hãng nào cũng khoe đồ của mình tốt. Mình tìm hiểu thì thấy ở VN nhiều mẹ tìm hàng xách tay để mua ChildLife nên cũng quan tâm ngâm kíu thêm loại này. Nhưng sau khi tham khảo ý kiến bạn mình là bác sĩ nhi khoa ở Mỹ và ý kiến từ các parenting forums bên đó thì mình chốt lại 2 loại: Enfamil Poly Vi Sol của Mead Johnson và NutriStart Multivitamin. Cả hai đều là vitamin tổng hợp, nhưng thuốc của Enfamil dạng nước còn của NutriStart dạng bột. Dùng loại bột thì trộn vào nước, sữa hay thức ăn của bé. Loại nước cũng có thể trộn nhưng cho uống trực tiếp thì hay hơn. Mình quyết định chọn loại nước vì cho bé uống trực tiếp 1ml mỗi ngày đơn giản hơn, bé lại không bị hụt thuốc nếu chẳng may bỏ dở sữa hay thức ăn. Về việc chọn loại có tăng cường sắt hay không thì sau khi tìm hiểu mình được biết thế này: với bé gái thì nên dùng loại có sắt, bé trai thì có cũng được mà không cũng được, có thể dùng xen kẽ hộp này hộp kia. Enfamil Poly Vi Sol cung cấp các vitamin và khoáng chất ở lượng vừa đủ cho bé nhỏ, có thể dùng lâu dài không sao. Mỗi hộp 50ml dùng trong 50 ngày. Với Kitty thì sau mỗi hộp mình cho bé nghỉ 10 ngày đến 2 tuần mới uống lại. 5. Không lạm dụng máy xay sinh tố và nước hầm xương. Đây là trào lưu một thời của các bà mẹ trẻ thiếu thời gian, khiến bé dễ rơi vào tình trạng thiếu vitamin, thiếu canxi, khó tiêu và biếng ăn. Toàn bộ thức ăn (tinh bột, đạm, rau củ...) bị đem xay chung đến nhuyễn nhừ như vậy sẽ làm hao hụt vitamin, không kích thích vị giác, không rèn luyện kỹ năng nhai... Nếu các bạn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các bạn có thể thấy rằng trong thời gian đầu khi bé còn ăn mịn, các bà mẹ Nhật cũng cà cháo qua rây cho bé rồi trộn thức ăn riêng chứ không xay hổ lốn dù rằng nước họ chả thiếu gì máy xay. Cái dung dịch sền sệt rất giống nhau hàng ngày đó (dù có đổi món đi nữa) đến người lớn ăn cũng chẳng nổi huống gì là các bé mới tập ăn. Lạm dụng nước hầm xương cũng là sai lầm của nhiều người khi quan niệm rằng nước hầm nhiều chất và giàu canxi. Muốn nước hầm giàu canxi thì xương phải được nghiền nhỏ thành bột rồi đem nấu, còn để nguyên xương như thế mà hầm thì 1kg xương chỉ ninh ra được vài chục mg canxi. Đây quả là một sự thật phũ phàng vì lượng canxi mà trẻ nhỏ cần mỗi ngày là 500mg đến 1300mg tùy độ tuổi. Chưa kể nước hầm xương lại khó tiêu nên nếu dùng thường xuyên mà không bổ sung các nhóm dinh dưỡng khác thì con rất dễ bị còi. 6. Điều trị chứng táo bón hoặc rối loạn đường ruột. Đây là kẻ thù của trẻ chậm lớn, rất dễ gây nên tình trạng hấp thu kém. Với những bé bình thường, một chế độ ăn lành mạnh, giàu vitamin và chất xơ, uống nước đủ và chăm vận động thì bé không bị táo bón. Tuy nhiên, một số bé có cơ địa dài đại tràng thì phải can thiệp mạnh hơn. Mình sẽ có bài viết riêng về bí kíp trị táo bón. Nhiều bé không bị táo bón nhưng tiêu hóa kém, thường xuyên đi cầu phân sống... cũng cần phải can thiệp sớm. Nên cho bé đi khám để biết chính xác vấn đề của bé là gì, bé thiếu enzyme nào để bổ sung cho phù hợp. 7. Tập cho bé thói quen ăn tự giác. Đây là điều nên làm, cần làm và phải làm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của bé. Có những bé lúc nhỏ thì bụ bẫm do được mẹ chăm kỹ nhưng càng lớn càng còi do khi đi học bé không còn dựa dẫm vào mẹ được nữa, bé không biết kiểm soát bữa ăn của mình và cũng không có thói quen ăn tự giác. Vì lợi ích lâu dài của bé, hãy tập cho bé thói quen ăn uống tốt từ thuở ban đầu. Mình đã từng đề cập kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết Hãy tự xúc ăn đi con. Bé phải nhận thức được trách nhiệm ăn uống hợp lý của
  • 5. mình, phải tìm thấy niềm vui và sự thoải mái khi ăn uống và phải có thói quen ăn tự giác để có thể tự lo cho bản thân khi ở bất cứ nơi đâu. 8. Tăng lượng chất béo không bão hòa (tồn tại dưới dạng đơn và đa) trong khẩu phần ăn. Đây là chất béo tốt cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Chất béo không bão hòa có nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, quả bơ, ô liu; ngoài ra bổ sung thêm acid béo omega 3 có nhiều trong hạt chia, cá hồi và các loại rau xanh... Đối với trẻ nhỏ, mỗi bữa ăn nên trộn 5ml dầu thực vật dành cho baby vào thức ăn; riêng đối với trẻ chậm lớn thì phải dùng 10ml mỗi bữa. Nhiều mẹ cũng trộn dầu ăn vào cháo cho con, tuy nhiên lại quên mất điều quan trọng là nếu bé phun, ói, ăn không hết phần... thì đương nhiên lượng chất béo cũng bị hụt. Do đó, khi bé có biểu hiện chậm lớn thì mẹ cần nhớ: không cần ép bé ăn quá sức khiến bé sợ ăn và không tiêu hóa nổi, chỉ cần giữ khẩu phần tinh bột, đạm và vitamin ở mức chuẩn thông thường; riêng lượng chất béo không bão hòa thì tăng gấp đôi cho đến khi bé vào cân chuẩn thì quay lại chế độ thường. Để bé không bỏ lỡ lượng dầu bị thiếu, giải pháp là san phần ăn của bé ra một chén nhỏ, trộn dầu và ăn trước, hoặc trộn dầu vào nước canh uống bổ sung nếu bé bỏ bữa. Ngoài ra, thường xuyên cho bé ăn quả bơ (nghiền trộn sữa hoặc cắt lát cho bé gặm). Đối với bé lớn, cần xem xét tăng lượng chất béo tốt này trong khẩu phần ăn, cho bé ăn nhiều salad ô liu phô mai và ăn sinh tố bơ. 9. Không kéo dài bữa ăn hay uống sữa của bé. Khi bé còn nhỏ thì có thể nương theo nhu cầu của bé, nhưng bé lớn rồi thì nên tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu. Việc chia nhỏ bữa ăn có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn, nhưng không nên kéo dài quá lâu thời gian ăn và uống khiến miệng và bụng bé cứ phải làm việc suốt ngày. VD: Mỗi ngày bé uống 800ml sữa, nếu bé chia ra trong 4 lần thì còn nhiều thời gian để ăn dặm, vui chơi, vận động và ngủ. Nếu cứ lắt nhắt mỗi tiếng 100ml thì suốt ngày bé chỉ có ăn với uống, chả có thời gian làm việc khác mà tệ hơn là khiến bé sợ ăn, dần dần hình thành chứng biếng ăn. Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài quá 30 phút. Nếu bé không thể ăn kịp trong thời gian đó thì phải tìm biện pháp khắc phục chứ không phải ép bé ăn bằng hết trong 2 tiếng đồng hồ. 10. Cho bé ngủ đủ giấc. Giấc ngủ của bé rất quan trọng. Bé ăn tốt mà ngủ kém thì khó khỏe mạnh và kém phát triển chiều cao. Hãy chuẩn bị cho bé một môi trường ngủ tốt và khuyến khích bé ngủ đủ giấc, ngon giấc. Hãy tôn trọng nhu cầu của bé, đừng có lôi bé dậy giữa đêm khuya để nhồi ly sữa trong khi bé đang ngủ ngon. Ngoài ra cần tạo cho bé thói quen ngủ tốt từ khi mới sinh, mình có đề cập kỹ hơn trong bài Giúp con tạo thói quen tốt với giấc ngủ. Mình tạm dừng ở đây. Năm bài viết tiếp theo của chủ đề này mình sẽ đề cập chi tiết hơn về các vấn đề đã nêu ở đầu bài. (Chia sẻ bài viết của mẹ Trần Thị Bích Nga) Link nguồn: http://tranbichnga.blogspot.com/2012/01/bi-kip-chong-coi.html