SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN VĂN MINH
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ LOẠI VI KHUẨN, KHÁNG SINH
TỒN DƯ TRONG SỮA BÒ NUÔI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.62.50
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN
THÁI NGUYÊN - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Minh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo khoa
Sau Đại học và khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
đã giành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên - Phó viện
trưởng Viện khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên, TS. Phạm Thị Ngọc -
Phó trưởng Bộ môn Vệ sinh thú y – Viện Thú y Quốc gia đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành
cảm ơn các cán bộ, công nhân viên chức Bộ môn Vệ sinh thú y – Viện Thú y
Quốc gia, lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Minh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tác hại của tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi 3
1.1.1 Tác hại của tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi 3
1.1.2 Tác hại của tồn dư kháng sinh trong sữa tươi 6
1.2 Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi 10
1.2.1 Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi 10
1.2.2 Nguyên nhân của sự tồn dư kháng sinh trong sữa tươi 14
1.3 Đặc điểm của một số loại vi sinh vật gây viêm vú bò 17
1.3.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Sta. aureus) 18
1.3.2 Vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Strep. agalactiae) 20
1.3.3 Mycoplasma bovis (M. bovis) 21
1.3.4 Corynebacterium bovis (C. bovis) 22
1.3.5 Nhóm vi khuẩn môi trường 22
1.3.6 Nhóm vi khuẩn cơ hội 24
1.3.7 Nhóm vi khuẩn khác 24
1.4 Đặc điểm của một số loại kháng sinh có trong sữa tươi 25
1.4.1 Penicillin và họ β – lactam 25
1.4.2 Streptomycin và nhóm Aminoglycoside (AG) 28
1.4.3 Nhóm sulfamid 29
1.4.4 Nhóm chloramphenicol 30
1.4.5 Hoạt phổ, cơ chế tác dụng của kháng sinh, sự kháng thuốc 31
1.4.6 Những tác hại của thuốc 31
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 32
1.5.1 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa 32
1.5.2 Tình hình nghiên cứu sự tồn dư kháng sinh trong sữa bò tươi 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
42
1
2.1 Đối tượng, nội dung, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 42
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 42
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 42
2.2 Nội dung nghiên cứu 42
2.2.1 Khảo sát, điều tra thực trạng chăn nuôi bò sữa tại Vĩnh Phúc 42
2.2.2 Kiểm tra một số chỉ tiêu vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa tươi 42
2.2.3 Phân lập và giám định các loại vi khuẩn có trong mẫu sữa 42
2.2.4 Phân loại một số vi khuẩn có trong mẫu sữa 42
2.2.5 Kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn phân lập được 43
2.2.6 Kiểm tra tồn dư kháng sinh trong mẫu sữa thu thập ở từng bò nuôi tập trung 43
2.2.7 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm
trong chăn nuôi bò sữa và khai thác sữa
43
2.3 Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 43
2.3.1 Mẫu kiểm nghiệm 43
2.3.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 43
2.3.3 Môi trường và hoá chất 43
2.4 Phương pháp nghiên cứu 44
2.4.1 Phương pháp điều tra 44
2.4.2 Phương pháp kiểm tra một số chỉ tiêu vệ sinh ảnh hưởng đến chất
lượng toàn sữa tươi
44
2.4.3 Phương pháp thu thập mẫu sữa 44
2.4.4 Phương pháp xử lý mẫu sữa 45
2.4.5 Phương pháp kiểm tra nhanh bệnh viêm vú bằng thuốc thử CMT 45
2.4.6 Phương pháp phân lập vi khuẩn 47
2.4.7 Phương pháp định loại một số vi khuẩn 48
2.4.8 Phương pháp phân biệt một số chủng Streptococcus 49
2.4.9 Phương pháp phân loại một số chủng Staphylococcus 50
2.4.10 Xác định tồn dư kháng sinh trong sữa bằng phương pháp vi sinh vật 52
2.5 Phương pháp xử lý số liệu 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Vĩnh Phúc 56
2
3.2 Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc 59
3.2.1 Kết quả điều tra vệ sinh thức ăn, nguồn nước, chuồng trại và kiểm tra
sức khoẻ đàn bò
59
3.2.2 Kết quả điều tra hiện trạng vệ sinh vắt sữa 62
3.2.3 Kết quả điều tra tình tình hình bò sữa bị viêm vú thể lâm sàng 64
3.2.4 Kết quả điều tra tình hình sử dụng khán g sinh trong điều trị bò sữa 66
3.3 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng
sữa tươi
68
3.3.1 Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí tại nền chuồng nuôi bò sữa 68
3.3.2 Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí trên da bầu vú bò sữa 70
3.3.3 Kết quả kiểm tra bò viêm vú phi lâm sàng bằng phương pháp CMT 71
3.4 Kết quả phân lập và giám định các loại vi khuẩn có trong mẫu sữa 73
3.5 Kết quả phân loại một số vi khuẩn có trong mẫu sữa 74
3.5.1 Kết quả phân loại vi khuẩn Staphylococcus spp theo cơ sở lấy mẫu 74
3.5.2 Kết quả phân loại vi khuẩn Streptococcus spp theo cơ sở lấy mẫu 75
3.6 Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn phân lập được 76
3.7 Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh trong mẫu sữa thu thập ở từng bò
nuôi tập trung
77
3.8 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tồn dư vi sinh vật,
kháng sinh trong sữa tươi
78
3.8.1 Con giống 78
3.8.2 Chuồng trại và bãi chăn thả 78
3.8.3 Vệ sinh môi trường chăn nuôi thú y 78
3.8.4 Điều trị và loại thải bò sữa 80
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
4.1 Kết luận 82
4.2 Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
I Tài liệu tiếng việt 84
II Tài liệu tiếng nước ngoài 87
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 AG Aminoglycoside
2 BA Bacillus spp
3 BsDA Bacillus stearothemophilus Disc Assay
4 CAMP Christie – Atkins – Munch – Peterson
5 CFU Conoly Forming Unit
6 CMT California mastitis tets
7 CNS Coagulase Negative Staphylococcus
8 CO Coliforms
9 dd dung dịch
10 FPT Four plate Test
11 HPLC Hight performanece Liquid Chromatography
12 MRL Maxinum residue level
13 OS Other Streptococcus
14 PABA Acid para amino benzoic
15 Sal Salmonella
16 SCC Somatic cell count
17 Sta Staphylocccus
18 Strep Streptococcus
19 TB Trung bình
20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
21 TSVK Tổng số vi khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Số
TT
Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Số lượng và sản lượng sữa của đàn bò sữa ở Vĩnh Phúc 56
2 Bảng 3.2a Kết quả điều tra vệ sinh thức ăn, nguồn nước 59
3 Bảng 3.2b
Kết quả điều tra vệ sinh chuồng trại bằng dung dịch sát trùng
và kiểm tra sức khoẻ đàn bò
61
4 Bảng 3.3 Kết quả điều tra hiện trạng vệ sinh vắt sữa 63
5 Bảng 3.4 Tình hình bò sữa bị viêm vú thể lâm sàng 64
6 Bảng 3.5 Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho bò sữa 66
7 Bảng 3.6
Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí tại nền chuồng nuôi
bò sữa
69
8 Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí trên da bầu vú bò sữa 71
9 Bảng 3.8
Kết quả kiểm tra bò viêm vú phi lâm sàng bằng phương pháp
CMT
72
10 Bảng 3.9 Kết quả phân lập các loại vi khuẩn trong mẫu sữa núm vú 73
11 Bảng 3.10 Kết quả phân loại vi khuẩn Staphylococcus spp 74
12 Bảng 3.11 Kết quả phân loại vi khuẩn Streptococcus spp 75
13 Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra độc lực của mốt số chủng vi khuẩn phân lập 76
14 Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh trong sữa 77
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số
TT
Hình ảnh Nội dung Trang
1 Hình ảnh 01 Đồ thị biểu diễn sản lượng sữa TB của 01 bò/năm (tấn) 58
2 Hình ảnh 02
Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra chất lượng vệ sinh
nguồn nước
60
3 Hình ảnh 03
Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra vệ sinh chuồng trại
bằng dd sát trùng
62
4 Hình ảnh 04
Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra sát trùng núm vú sau
khi vắt sữa
64
5 Hình ảnh 05
Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra bò sữa bị viêm vú thể
lâm sàng
65
6 Hình ảnh 06 Đồ thị biểu diễn tần xuất sử dụng mỗi loại kháng sinh 67
7 Hình ảnh 07
Đồ thị biểu diễn kết quả kiểm tra bò viêm vú bằng
phương pháp CMT
72
0
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số
TT
Hình ảnh Nội dung
1 Ảnh 01 Kiểm tra khuẩn lạc
2 Ảnh 02 Vi khuẩn Sta.aureus trên môi trường thạch máu
3 Ảnh 03 Vi khuẩn Sta.aureus trên môi trường Bair packer
4 Ảnh 04 Thử phản ứng CAMP
5 Ảnh 05 Phản ứng CMT
6 Ảnh 06 Tồn dư kháng sinh trong sữa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò sữa ở Việt nam có lịch sử phát triển trên 50 năm nhưng
thực sự mới phát triển mạnh từ năm 2001 sau khi có Quyết định số 167/2001/QĐ
- TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính
sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Đàn bò sữa của nước ta
đã tăng trên 3 lần, từ 41 ngàn con tăng lên gần 116 ngàn con năm 2009 và tương
tự tổng sản lượng sữa tăng lên 4 lần, từ 64 ngàn tấn/năm lên 278 ngàn tấn/năm.
Trong gần 10 năm thực hiện Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 thì năm 2009 là năm
chăn nuôi bò sữa Việt Nam có nhiều thuận lợi và gặt hái được nhiều thành quả.
Do có cơ hội rất tốt để phát triển nhanh hơn đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng nội địa ngày càng cao về sữa tươi. Giá thu mua sữa bò tươi của các Công ty
sữa trên phạm vi cả nước dao động từ 7.000 – 8.000 đồng/lít đang rất có lợi và
khuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển. Các Công ty như Công ty
Vinamilk, Công ty sữa quốc tế - IDP, Công ty sữa tương lai, Công ty cổ phần CP
sữa Lâm Đồng, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đang triển khai chương
trình phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa đã tạo điều kiện
thuận lợi cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới
(Chăn nuôi Việt Nam 2009 – Cục chăn nuôi)[7].
Tại Vĩnh Phúc, bò sữa được các hộ chăn nuôi đưa vào nuôi từ năm 2000,
đầu tiên tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường với số lượng là vài chục con, đến
nay tính đến thời điểm tháng 4/2010 toàn tỉnh đã có 1.375 con, với sản lượng sữa
là 1.997,10 tấn/năm. Chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc đang phát triển ổn định,
2
mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngày càng thu hút được nhiều hộ nông dân tham
gia (Cục thống kê Vĩnh Phúc)[6].
Tuy nhiên, sữa tươi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất dễ
bị ô nhiễm bởi sự tồn dư vi sinh vật, kháng sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người
tiêu dùng. Nguyên nhân của vấn đề trên là do chăn nuôi bò sữa ở nhiều nơi còn
mang tính nhỏ lẻ, không đồng bộ từ khâu nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm.
Một bộ phận lớn người chăn nuôi chưa thực sự hiểu về một sản phẩm sữa tươi
đạt tiêu chuẩn vệ sinh, dinh dưỡng dẫn đến các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an
toàn sữa tươi chưa được quan tâm đúng mức như thức ăn, nước dùng trong chăn
nuôi bò sữa, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa, dùng kháng sinh điều trị khi bò
sữa bị bệnh... là nguyên nhân chính dẫn đến sữa tươi bị ô nhiễm vi sinh vật và
tồn dư kháng sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh
Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp phòng chống ”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra thực trạng chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc về các yếu tố như vệ
sinh thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi bò sữa (kể cả nước cho uống), vệ sinh
chuồng trại, vệ sinh vắt sữa, tình hình sử dụng kháng sinh...
- Phân lập, xác định một số loại vi khuẩn và độc tố của chúng có trong
sữa tươi.
- Xác định một số loại kháng sinh tồn dư trong sữa tươi.
- Đề xuất giải pháp để cải thiện môi trường chăn nuôi bò sữa nhằm đảm
bảo an toàn vệ sinh sữa tươi.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tác hại của tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi
1.1.1. Tác hại của tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi
Nguyễn Hoa Lý (1998)[17] cho biết trước khi áp dụng phương pháp diệt
khuẩn Pasteur sữa được sử dụng rộng rãi vào những năm 30 của thế kỷ 19, sản
phẩm sữa đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lây các bệnh truyền nhiễm
như phó thương hàn, lao, sảy thai truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột truyền
nhiễm, sau đó dịch bệnh lây truyền qua sữa có phần hạn chế hơn nhưng không
ngừng hẳn. Ba vụ dịch nổ ra vào những năm 1980 gây ra sự chú ý đặc biệt cho
ngành sản xuất sữa.
Năm 1983, với 49 người phải nhập viện ở Massachsetts với triệu chứng
điển hình của Listeria monocytogenes, trong đó 14 bệnh nhân bị chết (29%). Kết
quả nghiên cứu cho thấy dịch nổ ra do tiêu thụ sữa bị nhiễm trùng.
Năm 1985 có trên 16.000 trường hợp bị bệnh do Salmonella, trong đó 14
người bị chết do sử dụng sữa (đã được diệt khuẩn) của bò bị bệnh Salmonella.
Người ta ước tính có khoảng 200.000 ca nhiễm Salmonella typhimurium từ sữa.
Năm 1985, có 86 người bị bệnh Listeria và chết 29 người do tiêu thụ pho
mát bị nhiễm mầm bệnh Listeria monocytogenes.
Từ tháng 4/1986 đến 1987, tổ chức FDA (Food and Drug Administration)
của Mỹ đã triển khai nghiên cứu về chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Kết quả cho
thấy, khi kiểm tra 357 nhà máy chế biến sữa có tới 8,4% sản phẩm bị nhiễm
Listeria monocytogenes, Yersinia enterocolitica hoặc Salmonella.
4
Ngày nay, các bệnh truyền lây qua sữa rất được quan tâm. Để giảm nhiều
các bệnh này, người ta phải chú ý đến các biện pháp như vệ sinh thú y, công
nghệ sản xuất, thời gian, nhiệt độ thích hợp cho quá trình diệt khuẩn trong sữa và
tránh ô nhiễm môi trường trong khu vực chế biến sữa.
Sữa tươi là sản phẩm rất dễ bị ô nhiễm, nó có thể chứa nhiều loại mầm
bệnh từ gia súc bị bệnh hoặc do lây nhiễm từ bên ngoài môi trường. Sau đây là
tác hại của một số vi sinh vật trong sữa gây ra cho người sử dụng gồm:
* Vi khuẩn Salmonella: Là loại vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh cho cả
người và động vật, tính biến dị cao với khoảng gần 2.000 serovar được tìm thấy.
Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi với tỷ lệ chết 25%.
* Vi khuẩn Listeria monocytogenes: Là loại vi khuẩn gây bệnh cho cả
người và gia súc. Ở người bệnh thường tấn công vào nhóm phụ nữ mang thai,
thai nhi, trẻ em với tỷ lệ chết cao (20 – 30%).
Sự tiêu thụ sữa tươi và các sản phẩm lên men từ sữa là nguồn lây chính
bệnh Listeria. Người ta gọi bệnh Listeria là “Bệnh thực phẩm lên men”. Sự thực,
ở các loại thực phẩm lên men có pH ≤ 4,8 luôn tìm thấy Listeria từ sản phẩm có
pH 5,7 – 8,9.
Vi khuẩn được thải qua sữa khi bò bị bệnh với số lượng 2.103
– 2.104
vi
khuẩn/ml sữa, đồng thời tế bào soma trong sữa tăng lên từ 1,4.105
– 5.106
tế
bào/ml.
* Vi khuẩn Campylobacter: Là loại vi khuẩn gây bệnh cho người là C.
jejuni, C. coli, C. fetus với triệu chứng của viêm dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hoá
với số lượng rất nhỏ (2 – 3 vi khuẩn/ml).
* Vi khuẩn Yersinia enterocolitica:
Là vi khuẩn gây bệnh viêm dạ dày – ruột cho người và một số động vật
máu nóng, trong đó có bò. Ở trẻ em bị bệnh có triệu chứng viêm dạ dày – ruột,
5
sưng hạch lâm ba, màng treo ruột. Còn ở người trưởng thành, ngoài rối loạn tiêu
hoá, bệnh còn tiến triển thành viêm khớp thể cấp tính và mãn tính hoặc rối loạn
tuyến giáp.
Trong các dòng Yersinia enterocolitica dòng có động lực mạnh nhất là
serotyp 0:3. Bệnh Yersinia do sữa xảy ra ở nhiều nước trên thế giới như Bỉ,
Canada, Australia, Brazil, Pháp, Nhật, Anh.
Ở Mỹ hàng năm có khoảng 20.000 ca bệnh do Yersinia gây ra. Nguyên
nhân chủ yếu do dùng sữa tươi bị nhiễm trùng, khử trùng không đạt hiệu quả hoặc
bảo quản sữa ở nhiệt độ không thích hợp trong quá trình phân phối – tiêu thụ.
* Vi khuẩn E.coli: Sữa tươi bị nhiễm E.coli chủ yếu do nhiễm phân vào
tay chân, dụng cụ vắt sữa hoặc chứa sữa. Một số trường hợp bò bị viêm vú ghép
E. coli. Chúng gây ra các bệnh về đường tiêu hoá cho người sử dụng.
* Vi khuẩn Staphylococcus: Trong các loài Staphylococcus, chỉ có
S.aureus mới có khả năng gây bệnh. Vi khuẩn Staphylococcus sinh độc tố chịu
nhiệt gây sốt, ói mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp. Sữa bị nhiễm khuẩn này là do bò bị
viêm vú, tay người vắt sữa có mụn mủ.
Vụ ngộ độc sữa Snow do độc tố của Sta.aureus (tụ cầu vàng) năm 2000
xảy ra tại Nhật với hơn 9.000 người mắc bệnh là bằng chứng cho mối nguy cơ
tiềm ẩn của sữa đối với sức khoẻ người tiêu dùng, chúng có thể xuất hiện ngay
cả ở những nước được coi là có hệ thống giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm
nghiêm ngặt nhất nhì thế giới.
* Vi khuẩn Brucella: Là loại vi khuẩn gây bệnh cho cả người và động vật,
khả năng lây lan từ bò, cừu, dê sang người rất lớn. Trong các dòng của Brucella,
thì B. abortus lây truyền từ bò qua người mạnh nhất. Ở Mỹ, tỷ lệ bệnh Brucella là
0,04 ca/100.000 dân. Cũng như bệnh lao, bệnh Brucella truyền qua sữa là vấn đề
được toàn thế giới quan tâm, mặc dù đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn bệnh.
6
Từ năm 1971–1978, ở Mỹ có khoảng 10% trường hợp bị bệnh Brucella do
tiêu thụ sữa nhiễm khuẩn. Trong các trang trại chăn nuôi, khi phát hiện bò sữa bị
một trong hai bệnh lao hoặc Brucella thì cần loại ngay cá thể đó để tránh lây
nhiễm cho con vật khác và người.
1.1.2. Tác hại của tồn dư kháng sinh trong sữa tươi
Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng trước hết để chữa những
bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm
chậm lại sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể
người và động vật sinh ra kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc
lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay đang là vấn đề
bức xúc của toàn xã hội, nó gây hậu quả nghiêm trọng là hiện tượng kháng
kháng sinh trong điều trị và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật. Sau đây
là nghiên cứu của một số tác giả về kháng kháng sinh và tồn dư trong sản phẩm
động vật:
Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1996)[3] khi nghiên cứu tính kháng
sinh của E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía Bắc từ
1975 – 1995 cho thấy số chủng E. coli kháng với Penicillin tăng dần từ 40 chủng
vào năm 1975 – 1976 lên 100 chủng vào năm 1985 – 1986 và 183 chủng vào
năm 1995 – 1996. Streptomycin có tỷ lệ kháng tăng dần từ 40% - 51% - 77,03%.
Trong 7 loại kháng sinh nghiên cứu vào năm 1975–1976 có 3 loại chưa bị kháng
thì đến năm 1995–1996 đã có 100% thuốc bị kháng với các tỷ lệ khác nhau.
Theo Nguyễn Thị Vịnh (1998)[37] kháng sinh được dùng trong chăn nuôi
để phòng trị bệnh, đặc biệt với mục đích kích thích tăng trưởng, kháng sinh được
dùng với hàm lượng thấp, kéo dài, điều đó gây hậu quả tai hại là chọn lọc ra
nhiều vi khuẩn đề kháng hơn là dùng một liều điều trị đầy đủ trong thời gian
7
ngắn. Sau khi giết mổ, lượng kháng sinh còn lại trong thú sản rất thấp, song vi
khuẩn đề kháng và gen đề kháng có khả năng lan truyền từ động vật sang thông
qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua thức ăn nước uống nhiễm vi khuẩn đó. Tuy
số liệu về vấn đề này chưa nhiều, nhưng có nhiều nghi ngại rằng việc sử dụng
kháng sinh trong chăn nuôi đã góp phần làm khó khăn và dẫn đến thất bại trong
điều trị bệnh cho người và động vật do hậu quả của vi khuẩn đề kháng.
Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước,
đến ngày nay đang là mối lo ngại hàng đầu trong điều trị bệnh trên thế giới.
Ngày 12/1/1941, Penicilin lần đầu tiên được sử dụng để cứu sống một công an ở
Oxford bị nhiễm trùng huyết do Staphylococcus aureus thì đến tháng 6/1997 một
thành niên Nhật Bản đã chết vì nhiễm Sta. aureus mà không thuốc nào chữa
được. Kháng sinh dùng trong chăn nuôi mặc dù liều thấp nhưng thời gian dài do
đó kháng sinh tích luỹ trong ống tiêu hoá. Kháng sinh bài thải ra theo chất bài
tiết, vào đất còn tiếp tục gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất (Phạm Văn
Tất, 1999)[28].
Theo G.M. Jones (1999)[46] sự có mặt của kháng sinh tồn dư trong thịt,
sữa là không thể chấp nhận được. Khoảng 5 – 10% dân số mẫn cảm đối với
Penicillin hoặc kháng sinh khác với biểu hiện dị ứng da, mệt mỏi, nôn, thậm chí
sốc ngay ở nồng độ thấp 1ppb Penicillin. Vấn đề khác cần quan tâm là một số
lượng nhỏ của chất kháng khuẩn có thể dẫn đến sự thay đổi đáng kể tính kháng
thuốc của tập đoàn vi sinh vật trong đường tiêu hoá của người.
Kháng sinh còn được biết đến trong việc gây trở ngại cho một số công
đoạn chế biến sữa. Với nồng độ 1ppb của kháng sinh đã có thể gây trì hoãn sự
khởi đầu tích cực của các vi sinh vật có lợi trong sản xuất bơ, pho mát, sữa chua.
Kháng sinh còn làm giảm bớt quá trình đông tụ của sữa, đồng thời nó cũng là
nguyên nhân không thể chấp nhận được đối với sự chín muồi của pho mát.
8
Các tác hại của sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm nói chung và sữa
nói riêng được biết đến với 3 khía cạnh chính đã nêu ở trên, nhưng tác hại quan
trọng nhất có tính lâu dài đó là sự xuất hiện và gia tăng của vi khuẩn đề kháng
kháng sinh trên toàn cầu và đặc biệt là vi khuẩn đề kháng kháng sinh có thể lan
truyền từ động vật sang người.
Kháng sinh tồn dư trong thịt và sữa có thể gây dị ứng và một số vấn đề
khác về sức khoẻ con người, đồng thời cũng là một trong các nguyên nhân làm
cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Mặc dù hiện tượng dị ứng thuốc kháng sinh
thường chỉ nhắc đến trong khi điều trị, nhưng thực tế một ít trường hợp dị ứng
với kháng sinh trong thực phẩm cũng đã được biết đến và ghi nhận
(P.T.Tybor,Warran Gilson, 1999)[56].
Theo thông báo của WHO năm 1999 về mức độ kháng kháng sinh của
salmonella ở các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cho thấy, nhìn
chung các chủng S.typhimurium đã xuất hiện tăng mức độ kháng các loại kháng
sinh thông dụng như Ampicillin, Chloramphenicol. Tỷ lệ kháng Fluoroquinolon
đã có trong khu vực là đáng báo động vì nếu sử dụng thuốc này quá rộng rãi
dẫn đến tính trạng kháng thuốc mắc phải, do các vi khuẩn kháng thuốc truyền
cho nhau.
Cũng theo thông báo của WHO về độ kháng kháng sinh của các chủng
Acinetobacter và Shigella flexneri tại các nước trong khu vực Tây Thái Bình
dương cho thấy, đối với Acinetobacter tại Hàn Quốc và Singapo các kháng sinh
hầu hết có tỷ lệ kháng cao. Một số thuốc được kiểm tra như Gentamycin kháng
10% ở Brunei tăng lên 78% ở Hàn Quốc, Fluoroquinolon kháng 4,5% ở Nhật
Bản tăng 64% ở Hàn Quốc. Đối với Shigella flexneri mức độ kháng kháng sinh
cũng rất cao, với Ampicillin tỷ lệ kháng từ 59 – 96% trong đó tỷ lệ kháng ở Việt
9
Nam là 87,3%, Chloramphenicol kháng 54 – 90,1% và Việt Nam tỷ lệ kháng là
85,7% (thông tin kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, 2000)[32].
Ở Việt Nam, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh cũng rất phổ biến phù
hợp với nhận định rằng, tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn ở các nước
đang phát triển thường nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng trong khi đó ở
các nước đã phát triển mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn tại Bệnh viện và
cộng đồng lại có xu thế giảm dần (Phạm Văn Ca, 2000)[4].
Sự kháng thuốc của vi khuẩn có được bằng nhiều cách, có thể do đặc tính
di truyền đề kháng được một số loại kháng sinh; do chọn lọc loại thải chỉ giữ lại
các vi khuẩn kháng thuốc; hoặc do đột biến di truyền trong đó vi khuẩn có gen
kháng thuốc ngoài nhiễm sắc thể là nguy hiểm nhất vì khả năng lan truyền thông
tin theo chiều ngang rất nhanh. Đó cũng là lý do xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc
ở cả những cơ thể khoẻ không phải điều trị bệnh. Nguyên nhân gây gia tăng vi
khuẩn kháng thuốc thường được cho là do sử dụng kháng sinh một cách thiếu
kiểm soát. Ở Pháp hàng năm có 100 triệu đơn thuốc kháng sinh trong đó 30 –
40% không thích hợp (Cao Minh Chánh, 2002)[5].
Mỗi điều nguy hiểm là tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn không chỉ có
ở những người đang điều trị bệnh, mà còn có mặt trong cơ thể người khoẻ
mạnh trong cộng đồng. Vi khuẩn có khả năng gây bệnh ở người khoẻ mạnh là
40,15% tại Hà Nội, 16,7% Tại Huế 30,9% tại thành phố Hồ Chí Minh với
Streptococcus pneumononiae; 40,1% tại Hà Nội, 21,7% tại Huế, 30,9% tại
thành phố Hồ Chí Minh với Haemophilus influenzae ở đường hô hấp; 16,8% tại
Hà Nội, 27,3% tại Huế, 43,1% tại Thành phố Hồ Chí Minh với Staphylococcus
aureus ở họng người khoẻ mạnh. Trong đó tỷ lệ A. pneumoniae kháng
Erythromycin là 45,1%, kháng Chloramphenicol là 24,8%, kháng Norfloxacin
10
là 2,6%. Tỷ lệ H.influenzae kháng ampicillin là 47,3%, Chloramphenicol là 34,
Gentamycin là 1,3% Norfloxacin là 0,7%. Tỷ lệ kháng của E. coli phân lập từ
phân người khoẻ mạnh là kháng Ampicillin 41,3%, Chloramphenicol 23,3%,
Gentamycin và Norfloxacin là 2%. Các chủng Sta. aureus kháng rất cao với
penicillin G (80%), Erythromycin (56,8%) (thông tin kháng thuốc của vi khuẩn
gây bệnh, 2002)[33].
Trong việc phòng sự kháng thuốc của vi khuẩn mới chỉ nêu lên và chú ý
nhiều những nguyên nhân liên quan đến việc dùng thuốc trong điều trị động vật,
đặc biệt dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi chiếm 1 tỷ trọng và tần suất
không nhỏ (Bùi Văn Uy, 2002)[36].
Ở Mỹ, năm 2000 có khoảng 160 triệu đơn thuốc kháng sinh trong đó 2/3
số đơn không cần thiết (Bộ Y tế, 2003)[3].
Như vậy có thể nói, sử dụng kháng sinh cho động vật, sự tồn dư kháng
sinh trong thú sản chỉ là phần nổi của tảng băng tác hại, phần chìm của nó to lớn
hơn và ảnh hưởng lâu dài hơn, đó chính là sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn
gây bệnh, mà điều nguy hiểm là sự kháng đồng chủng loại kháng sinh dùng
chung cho người và động vật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng.
1.2. Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi
1.2.1. Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi
Vi sinh vật tồn dư trong sữa bò tươi có rất nhiều nguyên nhân, có thể do
bệnh động vật truyền qua sữa hoặc lây nhiễm từ môi trường bên ngoài: da bầu
vú, núm vú, chất độn chuồng, không khí chuồng nuôi, tay người vắt sữa, dụng cụ
vắt sữa, chứa sữa..., cụ thể:
1.2.1.1. Vi sinh vật có trong sữa do bệnh động vật truyền qua sữa
* Bệnh Lao: Sữa nhiễm vi khuẩn lao do bò bị lao, vi khuẩn
Mycobacterium tuberculosis có thể lây sang người lớn và trẻ em sau khi dùng
11
sữa và các chế phẩm sữa. Sau khi Pasteur hoá ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây
bệnh lao. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong sữa chua được 20 ngày, trong pho mát
2 tháng, trong bơ 120 ngày, trong sữa thường có vi khuẩn lao sống hơn 10 ngày.
Trong môi trường lỏng chúng bị diệt ở 600
C trong 30 phút. Vì thế không được
dùng sữa bò đã bị nhiễm vi khuẩn lao (http://baigiang.violet.vn)[15].
* Bệnh sẩy thai truyền nhiễm do Brucella: Người bị bệnh do uống sữa có
nhiễm Brucella hoặc sữa bò chứa Brucella abortus bovis. Vi khuẩn Brucella tồn
tại trong sữa chua từ 1 – 4 ngày, trong bơ từ 41 – 67 ngày, trong pho mát 42
ngày, bị thanh trùng khi Pasteur ở 610
C trong 30 phút. Người mắc bệnh có triệu
chứng đau nhức bắp thịt, xưng khớp xương, viêm sưng dịch hoàn, sốt, sẩy thai
(http://baigiang.violet.vn)[15].
* Bệnh Lở mồm long móng: Vi rút Lở mồm long móng sống trong sữa được
30 – 45 ngày, bị tiêu diệt ở 500
C. Trẻ em uống sữa này có thể bị viêm dạ dày, ruột
dẫn đến những chứng nhiễm khuẩn thứ phát (http://baigiang.violet.vn)[15].
1.2.1.2. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ da bầu vú, núm vú
Theo Nelson Philpot. W (1980)[53] một biện pháp vệ sinh thích hợp là các
bầu vú phải được rửa sạch và lau khô. Các núm vú phải được làm khô với các
khăn lau, khăn giấy riêng biệt để ngăn không cho mầm bệnh nhiễm vào sữa khi
vắt. Thực tế là vi khuẩn có thể tồn tại từ núm vú của phần lớn bò trước và sau
khi vắt sữa, đặc biệt là khi nhúng khử trùng các núm vú không được tiến hành.
Dù sao đi chăng nữa thì việc tiếp xúc với bầu vú bị nhiễm và thông qua sự tiếp
xúc tiếp theo vào bầu vú khác là cách làm lây lan mầm bệnh. Nếu quá trình lây
lan từ bầu vú này sang bầu vú khác được ngăn chặn hoặc cơ bản bị giảm thì tỷ lệ
xuất hiện các ca bệnh mới sẽ giảm. Nhiều quá trình lây lan xảy ra trong quá trình
vắt sữa qua tay của người vắt sữa, giẻ hoặc mút lau bầu sữa và dụng cụ cắm vào
đầu núm vú để vắt sữa. Vi khuẩn chủ yếu được lây lan ở giai đoạn này là
12
Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, Mycoplasma cũng được lây
truyền ở thời điểm này cho dù chúng ít phổ biến.
Theo Hamana, K et al (1993)[47] chứng minh rằng viêm vú lâm sàng cho
kết quả khác nhau tuỳ theo mùa trong năm, cao nhất là tháng 5.
Theo Smith và Hogan (1995)[62] điều kiện vệ sinh môi trường là nguyên
nhân cơ bản lây nhiễm núm vú như: nơi tắm, máy vắt sữa tự động, khăn giấy lau
vệ sinh...
Làm vệ sinh bầu vú bằng cách cắt bỏ các lông dài và loại bớt các chất bẩn
ở phân và nền chuồng bám vào da và lông, làm được như vậy thì bầu vú sẽ dễ
dàng sạch và khô hơn.
Tongel và cộng sự (1995)[64] đã đưa ra yếu tố về thời gian giữa buổi sáng
và buổi chiều, các yếu tố về khâu như lựa chọn bò, lau vú... yếu tố sau vắt sữa
cũng ảnh hưởng đến viêm vú và cho kết quả phân tích sữa khác nhau.
1.2.1.3. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ chất độn chuồng và bầu không
khí chuồng nuôi.
Một thực tế chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc là không sử dụng chất độn
chuồng. Nền chuồng được làm bằng xi măng hoặc lát gạch, luôn ở trạng thái ẩm
ướt do quá trình tắm rửa cho bò và cọ rửa nền chuồng, vì vậy mà việc đọng nước
ô nhiễm phân là điều không tránh khỏi. Khi bò nằm, phần bầu vú sẽ áp xuống
nền chuồng, đây chính là nguyên nhân làm ô nhiễm bầu vú gây viêm vú, đặc biệt
là những bầu vú bị tổn thường, xây sát.
Theo Nelson Philpot W (1980)[53] chất nền chuồng là nguồn tàng trữ
mầm bệnh vi khuẩn môi trường chính đối với bề mặt đầu núm vú... Thông
thường rơm để cả cọng sạch chứa Coliform thấp, nhưng có lẽ lại chứa liên cầu
khuẩn cao. Sử dụng các loại hoá chất sát trùng hoặc vôi bột để duy trì số lượng
Coliform thấp có lẽ là không thực tế, vì phải đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên
13
mới đạt được kết quả tốt. Hàng ngày cần phải dọn đi chất độn chuồng hữu cơ của
1/3 bề mặt chuồng cho thấy làm giảm hàm lượng Coliform bám ở bầu vú.
Sự lưu thông không khí tối đa trong chuồng nuôi bò sữa góp phần làm
giảm số lượng vi khuẩn môi trường. Bất kỳ yếu tố như mưa, ẩm độ, nước tiểu,
nước uống và thậm chí cả nước rửa bầu vú đều tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của vi khuẩn môi trường và chúng cần phải làm giảm tối đa.
1.2.1.4. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ máy vắt sữa
Theo Nelson Philpot W (1980)[53] máy vắt sữa là một công cụ quan trọng
đối với ngành khai thác sữa hiện đại. Vấn đề quan trọng được đề cập tới là máy
vắt sữa có thể là nguyên nhân làm lây lan truyền các vi khuẩn gây viêm vú từ bò
sữa này sang bò sữa khác thông qua lớp đệm cốc vắt sữa của máy vắt sữa. Máy
vắt sữa cũng có thể làm lây truyền vi khuẩn từ các phần bầu vú bị nhiễm qua
dụng cụ vắt sữa đến các phần bầu vú không bị nhiễm. Những yếu tố quan trọng
nhất góp phần làm cho máy vắt sữa gây bệnh là tác động của các giọt sữa nhỏ và
lỗi của quá trình co bóp. Những giọt sữa nhỏ có thể chứa vi khuẩn gây bệnh
viêm vú, chúng có thể xâm nhập sâu vào trong kênh núm vú và gây bệnh.
1.2.1.5. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ tay người vắt sữa
Theo Paul Pozy, Phùng Quốc Quảng (2001)[24] người có nhiệm vụ vắt
sữa, đó là người vắt sữa. Người vắt sữa phải có hiểu biết và yêu mến bò, khi vắt
sữa phải làm nhẹ nhàng và điềm tĩnh. Tốt nhất là luôn luôn cùng một người vắt
sữa. Đặc biệt lưu ý là người vắt sữa phải là người không mắc bất kỳ bệnh truyền
nhiễm nào, bởi vì khi người vắt sữa bị bệnh, chỉ cần hắt hơi hay khạc nhổ là lây
lan ra mầm bệnh xung quanh, đặc biệt là lây nhiễm vào thùng chứa sữa trong khi
vắt. Đó là nguyên nhân làm ô nhiễm sữa.
Trước khi vắt sữa, người vắt sữa rửa tay với xà phòng và kỳ trải móng tay
cẩn thận. Móng tay phải được thường xuyên cắt ngắn, lau khô cẩn thận bằng
14
khăn lau sạch. Đặc biệt quần áo của người vắt sữa cần sạch sẽ, tốt nhất là phải
mặc quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ và chỉ dùng cho việc vắt sữa.
1.2.1.6. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ dụng cụ chứa sữa
Theo Paul Pozy, Phùng Quốc Quảng (2001)[24] không dùng các dụng cụ
bằng chất dẻo vì với dụng cụ này không thể làm vệ sinh tốt được. Dụng cụ bằng
kẽm cũng không dùng vì nó rất dễ bị oxy hoá. Tốt nhất là dùng các dụng cụ bằng
inox, tuy nhiên dụng cụ này đắt tiền, vì vậy nên dùng dụng cụ bằng nhôm là phù
hợp nhất. Xô vắt sữa chỉ được sử dụng cho việc vắt sữa, không được sử dụng xô
này vào việc khác, để loại trừ nguồn lây nhiễm cho sữa sau đó.
Trong sữa thường có các chất lạ bẩn rơi vào trong thời gian vắt sữa hoặc
ngay sau khi vắt sữa. Các chất lạ bẩn thường là các cọng cỏ, rơm rạ, ruồi...
Chúng đem theo các tế bào vi khuẩn và gặp điều kiện thuận lợi trong sữa, chúng
nhân lên. Cần phải loại bỏ các chất lạ bẩn bằng dụng cụ lọc sữa khi đổ sữa vào
bình. Dụng cụ lọc cản giữ lại tất cả các chất lạ, bẩn, như vậy làm ngăn cản sự
phát triển của vi sinh vật và làm mất chất lượng sữa. Sau khi xong bình sữa phải
được đóng kín.
Vệ sinh dụng cụ chứa sữa: rửa lần thứ nhất với nước lạnh và xà phòng
(không sử dụng xà phòng thơm vì nó làm cho sữa bị bắt mùi), xối nhiều nước
lạnh. Rửa lần 2 với nước nóng và xà phòng, chỉ dùng loại nước uống được. Sau
đó rửa lại sạch sẽ bằng nhiều nước lạnh.
1.2.2. Nguyên nhân của sự tồn dư kháng sinh trong sữa tươi
Một thực trạng hiển nhiên là không thể không dùng kháng sinh để phòng và
trị bệnh cho động vật. Những kháng sinh được bán trên thị trường nhiều loại
không đảm bảo hàm lượng, chất lượng nên phòng và trị bệnh có hiệu quả chưa
cao, dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh. Sữa là sản phẩm được khai thác ngay
15
trong và sau quá trình điều trị một cách thường xuyên, liên tục, đồng thời sữa
cũng là một đường thải thuốc, do vậy sự có mặt của kháng sinh tồn dư trong sữa
thương phẩm lại có nguyên nhân liên quan đến nhận thức của người chăn nuôi
và cán bộ thú y.
Theo điều tra của Võ Thị Trà An (2002)[1] cho thấy trong số 143 loại biệt
dược chứa kháng sinh của 34 hãng sản xuất thuốc thú y được lưu hành tại thời
điểm 2000 – 2001 có 36 loại kháng sinh được sử dụng và được dùng nhiều nhất là
Colistin (15,83%), Enrofloxacin, Daveridin (7,74%), Sulfađimmidin (6,72%),
Trimethoprim (6,38%), Norfloxacin (5,79%), Oxytetracyclin (4,93%),
Gentamycin (4,51%) và Acid oxolinic (4%). So sánh với các hãng sản xuất đang
được dùng ở thị trường thuốc thú y Việt Nam và với các nước trong khu vực, đặc
biệt là các nước trong khối EU thì chủng loại thuốc kháng sinh dùng trong thú y ít
hơn ở Việt Nam nhiều. Một số loại kháng sinh bị cấm dùng trong thú y, nhưng lại
được người chăn nuôi Việt Nam sử dụng rộng rãi.
Mặt khác, do điều kiện vệ sinh môi trường kém, ô nhiễm nước, thức ăn,
khí hậu chuồng nuôi do đó người chăn nuôi phải trộn kháng sinh liên tục vào
thức ăn, nước uống để hạn chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh.
Thuốc phòng và trị bệnh trong chăn nuôi được dùng tuỳ tiện, có 32,61% trại sử
dụng kháng sinh không hợp lý, dùng sai kháng sinh, không đúng liều quy định;
44,54% không ngưng thuốc đúng quy định đã dẫn đến tình trạng thú sản có dư
lượng kháng sinh cao (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2002)[18].
Ở Thuỵ sĩ, từ 1986 – 1988 các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính
gây ô nhiễm sữa là thu sữa từ những bò đang điều trị, hoặc những bò sau khi xử
lý kháng sinh trong cạn sữa gây tồn dư kháng sinh chiếm 36,5% các trường hợp
dư tồn, nguyên nhân do thực hiện sai nội quy khai thác gây ô nhiễm vi sinh vật
16
chiếm 29,3%. Có 3,1% ô nhiễm do tồn dư kháng sinh với nguyên nhân thời kỳ
thải thuốc qua sữa kéo dài hơn so với hướng dẫn và vượt quá MRL, 1,4% là do
điều trị thú y sai lầm (Schallibaum. M, 1990)[59].
Theo G.M. Jones (1999)[46] ở Michigan (Mỹ) có 92% các trường hợp có
tồn dư kháng sinh liên quan đến phòng và trị viêm vú trong đó 30% là do liệu
pháp cạn sữa. Nhìn chung nguyên nhân tìm thấy tồn dư kháng sinh trong sữa
thương phẩm là do:
- Tăng liều hoặc kéo dài liệu trình kháng sinh hơn so với quy định.
- Nhật ký điều trị không đầy đủ.
- Người vắt sữa hoặc người sản xuất mắc sai lầm nguy hiểm khi chuyển
sữa ô nhiễm vào bồn chứa.
- Thiếu thông tin về thời gian thải trừ thuốc qua sữa.
- Thông tin để nhận diện động vật đang điều trị không đầy đủ và kịp thời.
- Chỉ cách ly sữa ở bầu vú đang điều trị.
- Thời gian cạn sữa quá ngắn hoặc bò đẻ sớm.
- Mua bò vắt sữa đang điều trị mà không nắm được thông tin.
- Khai thác sữa ở bò đang trong liệu trình cạn sữa.
Trong một số nghiên cứu ở Pháp, hầu hết các nguyên nhân gây tồn dư
kháng sinh liên quan đến việc điều trị bò sữa bị viêm vú lâm sàng, chiếm 64%
các trường hợp dương tính bằng xét nghiệm vi sinh vật. Nguyên nhân do khai
thác ngẫu nhiên từ bò đang điều trị, sử dụng đơn thuốc không đúng cách dùng,
không đúng liệu trình hoặc không đảm bảo đủ thời gian cách ly sản phẩm sau khi
ngừng kháng sinh, một số ít liên quan đến xử lý kháng sinh trong cạn sữa, các
nguyên nhân này chiếm 24% số dương tính. Ngoài ra còn một số trường hợp
dùng kháng sinh không phải do bệnh viêm vú (Hogeveen, 2000) [49].
17
Theo Pallas (2002)[54] các mẫu sữa được phát hiện có tồn dư kháng sinh
bằng phương pháp vi sinh vật dễ thấy nhất là sau khi điều trị kháng sinh hoặc
ngay sau khi tiêu độc hệ thống ống dẫn sữa của máy vắt tự động. Mẫu dương
tính được phát hiện chủ yếu trong trường hợp khai thác sữa trong khoảng 12 giờ
kể từ khi có điều trị kháng sinh hoặc khi có hơn một núm vú phải điều trị. Tuy
nhiên khi trộn lẫn sữa đó vào bồn chứa thường khó phát hiện được mẫu dương
tính hoặc nếu có thì cũng dưới ngưỡng quy định.
Một số nghiên cứu cho biết, tỷ lệ mẫu dương tính khi xác định tồn dư
kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật trên các đàn bò vắt sữa bằng máy
thường cao hơn ở các đàn bò vắt sữa bằng tay. Số liệu ghi nhận năm 2002 ở
Italia cho thấy, tỷ lệ có tồn dư kháng sinh ở các mẫu sữa khai thác bằng máy là
0,48% trong khi khai thác bằng 0,09%. Nguyên nhân chính là do việc chậm trễ
hoặc không thông báo những bò điều trị đến bộ phận điều hành máy vắt sữa
(Rasmussen và Justesen, 2003)[57].
Tóm lại, nguyên nhân của sự có mặt của tồn dư kháng sinh trong sữa trên
thị trường tiêu thụ chủ yếu là do thiếu thông tin về thời gian được phép sử dụng
sữa trở lại sau khi điều trị bằng kháng sinh, hoặc do không thông báo kịp thời
các trường hợp đang điều trị kháng sinh, đang điều trị cạn sữa đến bộ phận khai
thác và một phần nhỏ là do tồn dư chất sát trùng trong việc tẩy rửa hệ thống máy
vặt sữa tự động.
1.3. Đặc điểm của một số loại vi sinh vật gây viêm vú bò
Vi khuẩn gây bệnh viêm vú tồn tại trong cơ thể bò sữa bị bệnh viêm vú và
môi trường xung quanh bò sữa. Theo Nelson Phipot (1980)[53] vi khuẩn gây
viêm vú chính là: Sta. aureus, Strep. agalactiae, các vi khuẩn khác bao gồm:
Mycoplasma bovis và Corynebacterium bovis
18
Theo Jeffrey và cộng sự (1993)[51] có tới hơn 135 loài vi sinh vật khác
nhau được phân lập từ bò sữa viêm vú. Vi khuẩn gây viêm vú bò sữa được chia
ra thành các nhóm: Nhóm vi khuẩn gây bệnh, nhóm vi khuẩn môi trường, nhóm
vi khuẩn cơ hội và nhóm vi khuẩn khác.
Nguồn vi khuẩn gây bệnh là từ các bầu vú của bò bị bệnh viêm vú, phát
tán tới các bò khác trong quá trình vắt sữa. Nguồn vi khuẩn môi trường tồn tại
xung quanh bò sữa, các vi khuẩn này xâm nhập vào bầu vú thông qua các lần vắt
sữa. Các vi khuẩn cơ hội có mặt trong sữa, nhưng thường chỉ gây viêm vú nhẹ,
chúng thường được phát hiện trên bề mặt của bầu vú và các núm vú với số lượng
lớn và là nguồn gây nhiễm thường xuyên. Các vi khuẩn khác cũng có thể gây
viêm vú. Sau đây là đặc điểm của một số loại vi khuẩn gây viêm vú bò:
1.3.1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Sta. aureus)
- Đặc điểm hình thái:
Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[25] nghiên cứu cho thấy Sta. aureus là loại gây
bệnh thường gặp nhất, nó có vai trò và có ý nghĩa đối với y học và thú y học,
khoảng 30% người khoẻ mạnh mang Sta. aureus ở trên da và niêm mạc, khi có
những tổn thương ở da và niêm mạc hoặc các rối loạn về chức năng thì thì các
nhiễm trùng do Sta. aureus dễ dàng xuất hiện. Vi khuẩn Sta. aureus cũng gây nên
nhiễm trùng ở các loại gia súc nhất là trong các cơ sở chăn nuôi tập trung có mật
độ đàn gia súc lớn, gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Những nhiễm trùng do Sta.
aureus có thể gây nên nhiều biểu hiện khác nhau như nhiễm trùng da, tổ chức
dưới da hoặc các cơ quan nội tạng gây mưng mủ điển hình, một số chuyển sang
chứng huyết nhiễm trùng, chứng bại huyết. Sta. aureus còn có khả năng hình
thành độc tố đường ruột trong thực phẩm, do đó có thể gây nên chứng nhiễm độc.
Nguyễn Hoa Lý (1998)[17] cho biết Sta. aureus là vi khuẩn gram (+) hình
cầu, kích thước 0,7 – 1µm, vi khuẩn xếp thành hình chùm nho. Trong các loài
19
Staphylococcus, chỉ có Sta. aureus mới có khả năng gây bệnh. Vi khuẩn Sta.
aureus sinh độc tố chịu nhiệt, gây sốt, ói mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp. Sữa bị
nhiễm khuẩn là do bò bị viêm vú, tay người vắt sữa có mụn mủ. Mặc dù vi
khuẩn này khi vào sữa phát triển rất kém hoặc bị tiêu diệt do quá trình diệt khuẩn
Pasteur sữa, nhưng độc tố vi khuẩn lại không bị mất đi, do đó vẫn còn khả năng
gây bệnh.
Nguyễn Phùng Tiến (1991)[29] độc tố ruột của Sta. aureus là độc tố chịu
nhiệt, ở nhiệt độ 96 – 980
C kéo dài trong 2 giờ thì độc tố mới bị phân huỷ.
Theo G. Gehriger (1994)[45] với liều lượng 100 – 200ng độc tố ruột Sta.
aureus đã có thể gây ra ngộ độc. Để đề phòng ngộ độc do tụ cầu, phải đun sôi
thực phẩm ở 1000
C liên tục trong 2 giờ. Trong khi đó chế độ thanh trùng của sữa
tươi tuy ở nhiệt độ cao nhưng chỉ trong thời gian ngắn nên biện pháp này khó
thực hiện với sữa tươi.
- Đặc điểm nuôi cấy: trên môi trường thạch thường: sau 24 giờ nuôi cấy
hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S (Smooth), khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều
nhẵn, vàng thẫm. Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[26], Patrick và Murray (1999)[55]
cho rằng chỉ có loại Sta. aureus có khuẩn lạc màu vàng thẫm là có độc lực và có
khả năng gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc có màu vàng chanh (Sta.citreuss)
hoặc trắng (Sta. albus) không có độc hoặc không gây được bệnh.
Trên môi trường thạch máu: Vi khuẩn mọc tốt sau 24 giờ, hình thành
những khuẩn lạc dạng S, gây dung huyết môi trường, tiết ra độc tố dung huyết
gồm 3 loại:
+ Dung huyết tố α: loại này có độc lực cao.
+ Dung huyết tố β: có khả năng dung giải hồng cầu cừu ở 40
C, dung huyết
này kém độc lực hơn dung huyết α.
+ Dung huyết tố γ: không tác dụng lên hồng cầu.
20
- Nhân tố diệt hồng cầu (Leucocidin): là bạch cầu mất tính di động, mất hạt
và nhân bị phân huỷ, giữ vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu.
- Độc tố đường ruột (Enterotoxin): gây viêm ruột cấp tính nhiễm độc do
thức ăn.
- Các enzym: Sta. aureus có khả năng tiết ra men đông huyết tương
(Coagulaz) là một protein bền vững với nhiệt độ, làm đông huyết tương của
người và thỏ, nó có tác động lên glubulin trong huyết tương. Coagulaz là một
yếu tố cần thiết của các chủng tụ cầu gây bệnh, nó gây nên các huyết cục trong
tĩnh mạch và gây lên nhiễm khuẩn huyết.
Tính kháng lại kháng sinh của Staphylococcus là một đặc điểm rất đáng
lưu ý, đa số chúng kháng lại Penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được men
penicilinaza.
1.3.2. Vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Strep. agalactiae)
- Đặc điểm hình thái:
Strep. agalactiae (liên cầu khuẩn) có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường
kính tới 1 µm, đôi khi có vỏ, bắt màu Gram (+), không di động. Strep.agalactiae
trong môi trường nước thịt có dạng chuỗi dài, uốn khúc dài – ngắn khác nhau.
Liên cầu là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện. Phản ứng Catalaz (-),
Coagulaz (-): không làm đông vón huyết tương. Liên cầu có mặt ở khắp nơi
trong tự nhiên: đất, nước, không khí..., trong cơ thể động vật và người. Một số có
khả năng gây bệnh, một số khác lại không. Họ vi khuẩn Streptococcus được
công nhận là nguyên nhân gây viêm vú chính ở bò (Heidrich et al, 1967 [48],
Schalm et al, 1971 [60]).
Strep. agalactiae gây viêm vú dạng cấp tính hoặc mãn tính với triệu trứng
lâm sàng rất rõ. Vi khuẩn này cư trú trong ống sữa và trên bề mặt ống sữa, chúng
21
phát triển nhanh, làm tăng nhanh số lượng bạch cầu, làm tắc ống dẫn sữa, gây
sưng vú và làm tách biệt các nang sữa.
- Khả năng dung huyết: trên môi trường thạch máu, liên cầu khuẩn có 3
dạng dung huyết:
+ Dung huyết dạng α: khuẩn lạc được bao quanh một vòng hồng cầu còn
nguyên hình những màu xanh, xạ khuẩn lạc một chút có một vòng tan máu, độc
lực không cao.
+ Dung huyết dạng β: bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn
trong suốt có bờ rõ ràng, độc lực của vi khuẩn nhóm này cao.
+ Dung huyết dạng γ: là những vi khuẩn không gây bệnh, không có khả
năng làm dung huyết hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt.
Theo Nelson Philpot (1980)[53] nguồn tàng trữ Strep. agalactiae là sữa
của bầu vú bị viêm, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy trên các bề mặt tiếp
xúc với sữa bị nhiễm, bao gồm nền chuồng, phương tiện vắt sữa và tay người vắt
sữa. Vi khuẩn này có trong sữa với số lượng lớn. Sự lây lan tới các bầu vú chưa
bị nhiễm xảy ra trong thời kỳ vắt sữa, trong điều kiện vệ sinh kém và thiếu biện
pháp kiểm tra có hiệu quả. Strep. agalactiae có thể được phân tán nhanh chóng
ra toàn đàn. Việc vắt sữa không kiệt hết có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm
vú do Strep. agalactiae trong đàn. Vi khuẩn này mẫn cảm với Penicillin.
1.3.3. Mycoplasma bovis (M. bovis)
Đây là loại trung gian giữa vi khuẩn và virus. Khi lấy mẫu sữa của bò có
triệu chứng lâm sàng (thường là ở nhiềm núm vú) âm tính với phương pháp nuôi
cấy vi sinh vật thông thường thì thường nghi ngờ là do vi khuẩn này gây ra. Theo
Jeffrey L. Watts (1993)[51] vi khuẩn này gây bệnh viêm vú bò có biểu hiện hình
thành dịch mủ trong các vú bị nhiễm bệnh, lây lan nhanh chóng trong đàn, làm
giảm sản lượng sữa và kháng với kháng sinh. Việc vệ sinh sữa một cách hợp lý
là rất cần thiết để ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn này.
22
1.3.4. Corynebacterium bovis (C. bovis)
Là loại vi khuẩn gram (+), hình chùm nho hay hình que. Vi khuẩn này
thường xuyên phân lập được từ vú bò (Heidrich, 1967)[48]. Màng tế bào chứa
Meso-diaminopnelic acid, Arabinoza, Galactoza và Acid mycolic chuỗi ngắn. C.
bovis thường phân lập từ mẫu sữa lấy vô trùng và được coi là nguyên nhân gây
viêm vú bò (Brooks, 1983)[42].
Bệnh viêm vú bò do vi khuẩn này gây ra thường nhẹ, với sự ra tăng của tế
bào thân từ 200.000 – 400.000 tế bào/1ml sữa. Các loài Corynebacterium gây
bệnh đặc trưng với các ổ áp xe có mủ. Bệnh thường gặp ở những đàn bò sữa
không được vệ sinh núm vú sau khi vắt sữa. Bể sữa chứa vi khuẩn ban đầu là
những bầu vú và những ống dẫn sữa bị bệnh, sau đó lan từ bò này sang bò khác
(Blowey, 1991)[40].
1.3.5. Nhóm vi khuẩn môi trường
Những vi khuẩn môi trường gồm 2 dạng chủ yếu: Streptococcus và
Coliforms. Những vi khuẩn này có nguồn gốc từ phân, nền chuồng và đất. Sự lưu
hành bệnh viêm vú bò bị nhiễm các vi khuẩn trên thường ít hơn 5%. Bò nuôi
nhốt có nguy cơ mắc bệnh viêm vú môi trường cao hơn bò chăn thả. Hiện nay
phương thức nuôi nhốt bò sữa đang ra tăng, đây là lí do khiến bệnh viêm vú do
vi khuẩn môi trường tăng lên, các vi khuẩn này phổ biến trong môi trường nuôi
và loại trừ chúng không phải dễ dàng.
1.3.5.1. Streptococcus môi trường:
Bao gồm: Strep. uberis và Strep. dysgalactiae.
Đây là các loại liên cầu khuẩn Gram (+), giống như Strep. agalactiae.
Chúng có mặt phổ biến trong môi trường nuôi bò, chúng cũng thấy nhiều ở rơm
rạ nền chuồng, trong đường tiêu hóa của bò. Bệnh phổ biến trong giai đoạn
23
không khai thác sữa, tỷ lệ xuất hiện ca bệnh mới cao hơn trong giai đoạn tiết sữa.
Sự cảm nhiễm với bệnh tăng đáng kể ở thời điểm 2 tuần sau khi cạn sữa và 2
tuần trước khi đẻ của bò sữa. Nếu bò không vắt sữa, không được điều trị thì tỉ lệ
bệnh tăng nhanh khi cạn sữa. Tỷ lệ các ca bệnh mới so Streptococcus môi trường
tăng đáng kể ở bò già. Sự cảm nhiễm với bệnh tăng đáng kể ở thời điểm 2 tuần
sau khi cạn sữa và 2 tuần trước khi đẻ của bò sữa. Việc vắt sữa trong thời tiết ẩm
ướt, sử dụng khăn lau bẩn, nơi vắt sữa kém, không phù hợp dễ bị nhiễm
Streptococcus.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1998)[17] tỷ lệ bầu vú bị viêm Streptococcus
môi trường rất thấp và hầu hết các trường hợp bệnh chỉ kéo dài dưới 30 ngày,
nhưng có khoảng 18% bệnh chuyển sang dạng mãn tính và kéo dài hơn 100
ngày. Các bệnh thể lâm sàng thường nhẹ như sữa tạo váng, lắng cặn, có thể biến
màu, phần bầu vú bị nhiễm có thể hơi sưng. Lượng tế bào thân trong các bầu vú
bị nhiễm ở thể cận lâm sàng biến động từ 300.000 đến 2 triệu/1ml sữa.
1.3.5.2. Vi khuẩn Coliform
Là vi khuẩn Gram (-), hình que, lên men đường lactoza. Vi khuẩn sống
trong phân, nước thải, đất và chất độn chuồng. Theo Nelson (1980)[53] dạng phổ
biến nhất của bệnh viêm vú bò do Coliform là bệnh E. coli có nguồn gốc từ động
vật và Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae) có nguồn gốc từ đất. E.coli
thường sống trong đường tiêu hóa của bò sữa và số lượng lớn trong phân.
K.pneumoniae có nguồn gốc tự nhiên trong đất và dễ dàng nhiễm vào chất độn
chuồng, chúng tồn tại ít nhất vào mùa Đông và nhiều nhất vào mùa Hè. Giống
như Streptococcus môi trường bệnh mới do Coliform phổ biến trong giai đoạn
đầu, cuối thời kỳ ngưng sữa và thời kỳ sinh đẻ.
Tỷ lệ bệnh do vi khuẩn dạng coli trong thời kỳ mới vắt sữa cao hơn bốn
lần trong thời kỳ cho sữa và giản dần.
24
Bệnh do Coliform có thể xảy ra do điều trị không cẩn thận ở thời kỳ cạn
sữa, nuôi bò trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, vắt sữa muộn khi bò đã bắt
đầu cho sữa. Các trường hợp mãn tính do E. coli là hiếm nhưng cũng có thể xảy
ra do các dạng Coliform khác (JICA – NIVR, 2002)[16].
1.3.6. Nhóm vi khuẩn cơ hội
Nhóm vi khuẩn này bao gồm những Staphylococcus khác ngoài Sta.
aureus, chúng còn được gọi là Sta. species hoặc Staphylococcus âm tính với
Coagulaza. Chúng thường xuyên phân lập được trong những đàn bò bị bệnh do
vi khuẩn gây ra thường ở mức độ nhẹ và chỉ tăng ít lượng tế bào thân. Số lượng
tế bào xấp xỉ 1.000.000/ml trong các vú bị nhiễm khuẩn dạng cận lâm sàng.
Các trường hợp do Staphylococcus thường tìm thấy trên những vị trí thuận
lợi để đi đến đường tiết sữa và xâm nhập vào các mô sinh sản sữa như: do núm
vú bò khoẻ, tay người vắt sữa. Các trường hợp do Staphylococcus xảy ra phần
lớn trong thời kỳ đầu của giai đoạn cạn sữa khi da của núm vú không được tiếp
xúc với chất sát trùng, như vậy tỷ lệ của các vú bị nhiễm với các vi khuẩn này
thường cao hơn trong thời kỳ tiết sữa. Bò sữa con tự khỏi trong nhiều trường hợp
và sự lưu hành bệnh giảm đi trong thời kỳ cho sữa (JICA – NIVR, 2002)[16].
1.3.7. Nhóm vi khuẩn khác
- Pseudomonas aeruginosa (Pse. aeruginosa); Actinomyces pyogenes (A.
pyogenes); Nocardia species; Micrococcus indolicus.
Các nhóm vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây lên bệnh viêm vú bò tuy
nhiên chúng đều thể hiện ở mức độ nhẹ khác nhau.
- Một số vi sinh vật gây viêm vú ít phổ biến
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (1998)[8] các phần tuyến sữa cũng có
thể bị viêm nhiễm do các loài Candida, Bacillus, Serratia, Pasteurella… Cho dù
các loại nấm mốc, nấm men phát tán khắp mọi nơi xung quanh chuồng bò nhưng
bệnh viêm vú do chúng gây ra hiếm thấy.
25
1.4. Đặc điểm của một số loại kháng sinh có trong sữa tươi
1.4.1. Penicillin và họ β – lactam
1.4.1.1. Phân loại kháng sinh trong họ β – lactam
Theo Bùi Thị Tho (2003)[33] phân loại kháng sinh trong họ β – lactam có
những loại sau:
+ Penicillin tự nhiên: Có nguồn gốc từ nấm Penicillinum notatum. Thuốc
có phổ kháng sinh hẹp, chỉ có tác dụng với vi khuẩn Gram (+). Trong điều trị sử
dụng một số loại sau: Pentenyl pencillin(F); Benzyl penicillin (G); N– oxy
benzyl penicillin (X); N – heptyl penicillin (K); Phenoxy penicillin (V)
+ Penicillin tổng hợp: Thuốc có phổ kháng sinh rộng, tác dụng lên cả vi
khuẩn Gram(+) và Gram (-), bao gồm: ampicillin, amoxycillin, cloxacillin,
oxacillin, nafcillin, hetacillim.
+ Nhóm cephalosporin:
* Thế hệ 1: Chỉ có tác dụng với vi khuẩn Gram (-) gồm các loại
cephalexin, cephapirin…
* Thế hệ 2: Tác dụng với vi khuẩn Gram (+),Gram (-) Proteus,
Pseudomonas gồm cefuroxin, cafocitin, cefotetan, cafamandol.
* Thế hệ 3: Phổ kháng sinh rộng, tác dụng lâu gồm cefoperazon,
cefotaxim, ceftriaxon, moxalactam, ceftiofur.
+ Các chất chế men β – lactamse: Nhóm clavan, monobactam, carbapenem.
1.4.1.2. Vai trò của họ β – lactam
Penicillin là một dipeptit vòng, khi gặp β – lactam thì men transpeptidaza
(có vai trò quan trọng trong việc tạo peptidoglycan ở màng vi khuẩn) tạo phức
nhầm với β-lactam, phức này bền vững không hồi phục. Vi khuẩn vẫn tiến hành
tổng hợp Protein, nhưng β-lactam làm mất sự tạo vỏ do những chuỗi
26
peptidoglycan bị dị dạng. Transpeptidaza là men đích thực được mọi β-lactam
ưa thích. Nó còn có tên là PBP (Penicillin - binding - protein), mỗi loại vi khuẩn
có từ 3 – 8 loại PBP, mỗi thứ đóng một vai trò riêng trong tổng hợp vách tế bào
vi khuẩn.
Vách tế bào vi khuẩn Gr(-) phức tạp hơn, có tỷ lệ lipit cao hơn. Màng
ngoài của vi khuẩn Gr(-) kỵ nước. Các β-lactam phải khuyếch tán qua các ống
dẫn protein nằm rải rác trên bề mặt màng. Sau khi vào bên trong vùng quanh bào
tương sát với màng, sự kết hợp với PBP ở đây lại diễn ra như đối với vi khuẩn
Gr(+). β-lactam ức chế những PBP thiết yếu cản trở sự sinh màng của vi khuẩn,
đây là giai đoạn kìm khuẩn. Sự liên kết này sẽ được phục hồi nếu thuốc tạo được
liên kết cộng hoá trị với PBP thì nhiều cơ chế liên tiếp khác xảy ra vô hiệu hoá
một số thành lipit mà mức thường những thành phần này điều hoà sự kiểm soát
của autolysin (chất tự phân giải của vi khuẩn). Chất này được giải phóng sự kìm
hãm sẽ tham gia vào hệ tự phân giải của vi khuẩn. Hệ này thuỷ phân
peptidoglycan giết chết vi khuẩn. Các β-lactam phải thông qua autolysin mới diệt
khuẩn được. Vậy penicillin vừa là chất diệt khuẩn vừa là chất kìm khuẩn.
Những chất ức chế β-lactamase gồm axit clavulanic thuộc nhóm clavan
thường được phối hợp dùng chung với penicillin làm tăng tác dụng của penicillin.
Nhóm cephalosporin có phổ rộng ở vùng trực khuẩn Gr(-), khuyếch tán
được vào dịch não tuỷ, không bị men β-lactamase của trực khuẩn Gr(-) phá huỷ
(Bùi Thị Tho, 2003)[30].
1.4.1.3. Hấp thu, phân bố, thải trừ.
Các β-lactam không có ảnh hưởng độc gì đối với cơ thể, trừ một số cơ thể
có cơ địa dị ứng. Sau khi tiêm 10 – 15 phút, thuốc đạt nồng độ cao trong máu và
duy trì nồng độ hữu hiệu khoảng 5 – 6 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận,
27
khoảng 90 – 95% dưới dạng nguyên vẹn. Tuỳ theo loại, sau khi hấp thu vào máu
thuốc sẽ được phân bố khá rộng rãi. Khi các tổ chức bị viêm sẽ tạo điều kiện cho
penicillin dễ dàng đi qua. Thuốc cũng được thải ra theo sữa, do vậy tránh sử
dụng sữa từ 1 đến 7 ngày sau lần dùng thuốc cuối cùng tuỳ loại thuốc (Bùi Thị
Tho, 2003)[30].
1.4.1.4. Penicillin G - Loại β-lactam dùng phổ biến trong điều trị gia súc.
Có 2 loại:
* Penicillin G Kali (monopen, Megacillin, Kali benzyl Penicillinate…)
(PGKa).
Công thức: C6H17N2KO4S, khối lượng phân tử 372,47.
1mg PGKa tương đương 1595UI.
Thuốc tan trong nước, dung dịch NaCl đẳng trương, methanol, etanol,
nước có pH = 5-7,5. Dung dịch bảo quản lạnh dùng được nhiều ngày, dễ bị phá
huỷ bởi axit, kiềm và các chất oxi hoá (Từ điển bách khoa dược học,1999) [35].
* Benzyl penicillin G Natri (Natri penicillinate, novocillin, veticillin)
(BPGNa).
Công thức: C16H17NaO4S, khối lượng phân tử 356,38.
1mg BPGNa tương đương 1670 UI.
Thuốc tan tốt trong nước, dung dịch NaCl đẳng trương, dung dịch glucose,
methanol, etanol, không tan trong axeton, ete, chloroform, lipit. Trong dung dịch
pH = 5,5 – 6 bảo quản lạnh thuốc ổn định được vài ngày (Từ điển bách khoa
dược học, 1999)[35].
Ngoài ra tăng thời gian bán thải, thuốc được chế dưới dạng Procain benzyl
penicillin hay benzathin penicillin có thời gian bán thải đến 7 ngày khi điều trị
bệnh cấp tính nên kết hợp cả hai loại penicillin nhanh và chậm (Bùi Thị Tho,
2003)[30].
28
1.4.2. Streptomycin và nhóm Aminoglycoside (AG)
1.4.2.1. Phân loại
- Nhóm AG tự nhiên được chiết suất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật
bao gồm:
* Từ streptomyces: streptomycin, Dihydrostreptomycin, kanamycin,
neomycin…
* Từ Micromonospora: gentamycin…
- Nhóm AG tổng hợp do thay đổi cấu trúc của AG tự nhiên.
Hoá tính: Phân tử lượng lớn, thường được dung ở dạng muối sulfat, bền
với nhiệt độ, có tính kháng khuẩn cao ở dụng dịch pH = 7,5-8,5 và rất nhạy cảm
khi pH thay đổi (Bùi Thị Tho, 2003)[30].
1.4.2.2. Cơ chế tác dụng
AG có phổ kháng khuẩn tương đối rộng, nhưng không có tác dụng với vi
khuẩn yếm khí vì sự xâm nhập xuyên qua vỏ tế bào vi khuẩn theo cơ chế chuyển
vận chủ động cần đến oxy. Thuốc rất ít được hấp thu qua đường ruột nên phải
dùng đường tiêm. Tất cả các AG đều gây độc với tai, thận ở các mức độ khác
nhau. Sự kháng thuốc của vi khuẩn có thể xảy ra do đột biến nhiễm sắc thể,
nhưng chủ yếu qua trung gian plasmid điều khiển sự tiết ra men phân huỷ thuốc
ở vi khuẩn. Hiện nay đã phát hiện ra 9 enzym phân huỷ AG, do vi khuẩn Gr(-)
tiết ra (Từ điển bách khoa được học, 1999)[35].
AG là thuốc diệt khuẩn ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức
ribosom. Streptomycin gắn đặc hiệu vào tiểu phần 30S của ribosom, do vậy
ngoài sai lệch sự tổng hợp và tích luỹ protein kìm hãm sự phát triển của vi
khuẩn. Ngoài ra còn các cơ chế khác như thay đổi tính thấm màng, đặc tính hô
hấp của tế bào, ảnh hưởng đến ADN của vi khuẩn. Một số AG khác còn gắn vào
tiểu phần 50S (Bùi Thị Tho, 2003)[30].
29
1.4.2.3. Streptomycin
Công thức:C21H39N6O12: khối lượng phân tử 581,58 thường được dùng ở
dạng Sulfat C42H84N14O36S3 – Streptomycin sunfat. Thuốc dạng bột có màu
trắng xám nhạt, hơi có mùi amin, dễ hút ẩm, bền vững với ánh sáng, dễ tan trong
nước, ít tan trong cồn (alcohol), không tan trong dung môi hữu cơ (Từ điển bách
khoa dược học, 1999)[35].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả kháng khuẩn của
thuốc trong đó pH là quan trọng nhất. Thuốc có hiệu lực tốt nhất trong môi
trường kiềm nhẹ, hiệu lực thuốc tăng từ 20 đến 80 lần nếu pH thay đổi từ 5,8.
Thuốc được thải trừ hầu hết qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn trong 12 – 24
giờ đầu, ngoài ra còn thải qua dịch mật và sữa. Thuốc sau điều trị còn dư trong
thịt một thời gian dài, sữa trong các bầu vú bị viêm khi đang điều trị cũng có
thuốc và không được sử dụng (Bùi Thị Tho, 2003)[30].
1.4.3. Nhóm sulfamid
Trong dược học, sulfamid là tên chung của một số loại thuốc quan trọng
được chia làm 3 nhóm theo tác dụng điều trị: Kháng khuẩn, hạ đường huyết và
lợi tiểu (Từ điển bách khoa dược học, 1999)[35].
Theo Bùi Thị Tho (2003)[30] Sufamid kháng khuẩn là loại hoá học trị liệu
được dùng đầu tiên trước các thuốc kháng sinh, có vai trò quan trọng trong
phòng và trị các bệnh truyền nhiễm.
Cơ chế tác dụng: Các sulfamid với liều kìm khuẩn sẽ ức chế sự sinh sản,
phát triển của vi khuẩn do thuốc cạnh tranh với axit para amino benzoic (PABA)
một yếu tố sinh trưởng cần cho sự phát triển của mọi loại tế bào trong đó bao
gồm cả tế bào vật chủ và vi khuẩn. Sufamid cản trở sự tổng hợp axit Dihydro
folic từ PABA, nó phong toả những phản ứng chuyển folic cần thiết cho sự tổng
30
hợp Purin, Thymin để mở đầu cho sự tổng hợp protein ở ribosom, vi khuẩn
không bị chết nhưng sau đó nhờ hệ thống miễn dịch, tế bào đại thực bào sẽ tìm
đến diệt vi khuẩn. Tất cả các vi khuẩn cần PABA đều rất mẫn cảm với Sufamid.
Do PABA cũng rất cần cho tế bào vật chủ nên chỉ sử dụng thuốc trong những
bệnh mà vi khuẩn mẫn cảm với thuốc gây ra. Thuốc sau khi vào cơ thể được
phân bổ, khuếch tán trong mọi dịch cơ thể, nồng độ thuốc trong dịch thể thường
chiếm khoảng 50 – 80% so với huyết thanh. Thuốc được thải chủ yếu qua thận ở
dạng không chuyển hoá. Ngoài ra thuốc còn được thải qua tuyến nước bọt, sữa
và tuyến da.
Khi dùng sufamid trong điều trị nói chung ít độc, chỉ số điều trị cao,
nhưng khi dùng lâu cho gia súc non, gia súc trong thời kỳ mang thai sẽ gây hiện
tượng thiếu máu do thiếu axit folic. Khi dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng ngộ độc
với biểu hiện bỏ ăn, nôn, nếu dùng liều cao sẽ gây co giật, ức chế trung khu vận
động hoặc tím tái do thiếu máu ngoại vi. Ngoài ra khu dùng thuốc kéo dài còn
gây sỏi đường tiết niệu, thiếu vitamin nhóm B.
1.4.4. Nhóm chloramphenicol
Chloramphenicol được phát hiện năm 1948, sử dụng phổ biến nhất trong
thập niên 50 – 60, được coi là thần dược trị bệnh do Salmonella và các bệnh tiêu
chảy do vi khuẩn khác. Tuy nhiên, dùng chloramphenicol một cách bừa bãi dễ
gây suy tuỷ xương, ngộ độc hoặc gây ra hội chứng xanh tái ở trẻ con sơ sinh
(Trương Tất Thọ, 2004)[31]. Mặt khác, trong những năm gần đây, các nghiên
cứu về sự kháng thuốc cũng như thực tế điều trị cho thấy vi khuẩn Salmonella
typhimurium gây bệnh thương hàn giờ đây đã đề kháng với chloramphenicol.
Các nước phát triển đã thiết lập hàng rào ngăn chặn các sản phẩm có guồn gốc từ
động vật với lượng tồn dư chloramphenicol bằng “zero”. Tại Việt Nam, ngành
31
chăn nuôi thú y đã cấm sử dụng thuốc này từ tháng 5/2002. Tuy nhiên, do nhận
thức của người sử dụng cũng như do một số nguyên nhân khách quan, sự có mặt
của chloramphenicol trong thú sản vẫn là một thách thức lớn đối với chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam.
1.4.5. Hoạt phổ, cơ chế tác dụng của kháng sinh, sự kháng thuốc.
Hoạt phổ của thuốc rất rộng, có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn Gr (+),
Gram (-), ricketsia, vi rút cỡ lớn. Thuốc ưu tiên tác dụng trên vi khuẩn đường
tiêu hoá.
Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn và hệ thống các
tế bào tự do. Thuốc không ảnh hưởng đến sự hoạt hoá của các axit amin hay sự
dịch chuyển của chúng trên sARN. Thực tế nó ngăn cản sự dịch chuyển của các
amin đã hoạt hoá từ sARN sang ribosom. Thuốc không tác dụng trực tiếp đến sự
sinh tổng hợp ARN. Thuốc gắn có hồi phục vào tiểu phẩn 50S và 70S của
ribosom. Tuy thế của người và động vật đều có tiểu phần 70S tương đương như
của tế bào vi khuẩn, do vậy thuốc dễ gây độc cho vật chủ, dễ gây suy tuỷ ở sức
vật non, quái thai khi dùng thuốc ở giai đoạn có chửa kỳ 1.
Thuốc được hấp thu rất nhanh và gần như hoàn toàn. Thuốc đạt nồng độ
chữa bệnh trong máu sau 30 phút, cao nhất trong huyết tương sau 2 giờ, sau 12 -
18 giờ không tìm thấy thuốc trong huyết tương nữa.
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Sau 24 giờ, 80 - 92% lượng
thuốc được thải ra qua nước tiểu, chỉ còn 5 - 19% vẫn còn hoạt tính. Ngoài ra,
thuốc còn được thải ra qua sữa (Bùi Thị Tho, 2003)[30].
1.4.6. Những tác hại của thuốc
Cả người và động vật đều có phản ứng quá mẫn với thuốc ở tỷ lệ không
nhiều. Các biểu hiện chung là nổi ban đỏ trên da, gây tăng tiết niêm dịch hoặc
32
xuất huyết niêm mạc, sưng lưỡi hoặc niêm mạc lưỡi đen. Hậu quả tai hại nhất là
gây suy tuỷ xương, giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Thuốc để lại tồn dư
trong sản phẩm động vật, khi người ăn các sản phẩm có chứa Chloramphenicol
thường xuyên, dẫn đến ức chế sự phát triển của trẻ em, chậm lớn và quái thai ở
thai nhi, thiếu máu, ung thư ở người lớn (Bùi Thị Tho, 2003)[30].
1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Như trên đã nêu, nguyên nhân sự tồn dư vi khuẩn trong sữa bò tươi là do
bò sữa bị bệnh hoặc lây nhiễm từ bên ngoài. Mặt khác, bò sữa bị bệnh viêm vú là
nguyên nhân chính làm tồn dư vi khuẩn trong sữa tươi. Sau đây là tình hình
nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa và kháng sinh tồn dư trong sữa bò tươi.
1.5.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa
1.5.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bệnh viêm vú ở bò sữa là một bệnh phổ biến trên phạm vi toàn thế giới,
gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi, nó tồn tại bất cứ nơi nào có
chăn nuôi bò sữa, bệnh gây lên do tác động qua lại của nhiều yếu tố.
Theo Heidrich và Renk (1967)[48] cho rằng các loại vi khuẩn dạng E.coli
có thể gây ra viêm vú thể cata mãn tính.
Tolle (1975)[63] đã chỉ rõ “Viêm vú bò là một loại bệnh phức tạp gây lên
bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường”.
Dufreez và cộng sự (1981)[43] đã thông báo một số loại vi khuẩn gây nên
bệnh viêm vú chủ yếu là Staphylococcus aureus và Staphylococcus agalactiae.
Andrew (1992)[39] cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú hoại
thư của Staphyloccocus aureus là Alphatoxin.
Hamana và cộng sự (1993)[47] chứng minh rằng viêm vú lâm sàng cho
kết quả khác nhau tuỳ theo mùa trong năm, cao nhất vào tháng 5.
33
Theo Anri A (1996)[38] những vi khuẩn gây bệnh viêm vú lâm sàng bao
gồm: Staphyloccocus aurues, Streptoccocus agalactiae, Coagulaza Negative
Staphyloccocus, other Streptoccocus và Coliform.
1.5.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta cho đến nay những nghiên cứu về bò sữa chưa nhiều, có thể là
do ngành chăn nuôi bò sữa chưa thực sự phát triển.
Nguyễn Ngọc Nhiên (1997)[21] đã áp dụng một số phương pháp chẩn
đoán viêm vú phi lâm sàng thường sử dụng trên thế giới tại một số cơ sở chăn
nuôi bò sữa như phương pháp CMT, phương pháp trên tế bào bạch cầu của
Hopkink. Đồng thời cũng tiến hành phân lập vi khuẩn từ các mẫu sữa nghi mắc
bệnh, kết quả cho thấy tỷ lệ viêm vú theo phương pháp phi lâm sàng là 27,4% và
các vi khuẩn phân lập được nhiều nhất là Staphyloccocus aurues, Streptoccocus
agalactiae, Streptoccocus uberic, E.coli và Klebsiella.
Lê Văn Tạo và cộng sự (1998)[27] nghiên cứu về bệnh viêm vú bò sữa đã
phân lập được một số loại vi khuẩn chính gây bệnh viêm vú bò: Staphyloccocus
aurues, Streptoccocus empidermidis, Streptoccocus agalactiae, Streptoccocus
dysgalactiae, Streptoccocus uberic, ngoài ra còn một số vi khuẩn dạng Coliform,
Corynebacterium, Mycoplasma, Listeria... cũng là những vi khuẩn thường gặp
trong bệnh viêm vú bò sữa.
Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự (2000)[23] đã kiểm tra 1.679 mẫu sữa của
bò nuôi tại Ba Vì và ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp CMT đã thấy có 771
mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 45,92%.
Trong số mẫu dương tính viêm vú có 294 mẫu phân lập được
Streptoccocus spp (chiếm 26,8%), có 205 mẫu phân lập được Staphyloccocus
spp và E.coli có trong 263 mẫu (chiếm 31,1%), các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ
thấp 3,16 – 7,18%.
34
Trần Thị Hạnh và cộng sự (2004)[11] cho thấy ngoài những vi khuẩn
chính gây bệnh viêm vú như Staphyloccocus aurues, Streptoccocus agalactiae,
Coliform... còn xuất hiện thêm tảo và nấm là nguyên nhân gây bệnh viêm vú phi
lâm sàng dẫn đến làm sữa giảm.
Phạm Bảo Ngọc và cộng sự (2009)[20] tiến hành kiểm tra 850 mẫu sữa tại
6 cơ sở lấy mẫu trên địa bàn Hà Nội và Vĩnh Phúc (các cơ sở chăn nuôi tập
trung, chăn nuôi gia đình, các điểm thu gom sữa chưa xử lý, sữa tươi), các chỉ
tiêu về vi khuẩn gây bệnh trong sữa, kết quả cho thấy:
- Lượng sữa đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chỉ dao động trong khoảng 54
– 56,82%.
- Các mẫu sữa thu thập từ chăn nuôi nông hộ và các điểm thu gom (chưa
xử lý) có tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 51,56 – 54%.
- Các mẫu sữa đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh rất cao (tại siêu thị đạt
100%, các cửa hàng bán lẻ 78%).
- Hệ vi khuẩn có mặt trong sữa tươi rất đa dạng: Streptoccocus spp,
Staphyloccocus spp, E.coli, Pseudomonas và các vi khuẩn khác... Các chủng vi
khuẩn đều có khả năng gây bệnh và sản sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm ảnh
hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Nguyễn Quang Tuyên (2009)[34] nghiên
cứu những mẫu sữa bò lấy tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên cho thấy
Staphyloccocus aurues chiếm tỷ lệ 50,40%, Streptoccocus agalactiae: 54,02%
và E.coli: 19,01%. Các chủng Staphyloccocus, Streptoccocus và E.coli phân lập
được từ các mẫu sữa bò có đầy đủ các đặc tính sinh vật hoá học của giống, loài
chuẩn và là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm vú bò sữa tại các khu
vực nghiên cứu.
35
1.5.2. Tình hình nghiên cứu sự tồn dư kháng sinh trong sữa bò tươi
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Để xác định mức độ tồn dư kháng sinh trong thú sản nói chung và trong sữa
nói riêng, người ta thường áp dụng các phương pháp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính chỉ cho phép xác định được có hay không có kháng sinh
trong thú sản. Một số phương pháp định tính còn cho phép định hướng loại
kháng sinh tồn dư trong thực phẩm, để làm cơ sở cho việc chọn phương pháp
sinh tồn dư trong thực phẩm và chọn phương pháp định lượng với kháng sinh
thích hợp. Phương pháp định tính dễ thực hiện tại cơ sở chăn nuôi nên giúp cho
các chủ trang trại bảo vệ uy tín của mình khi đưa sản phẩm vào mạng lưới tiêu
thụ, đồng thời tiết kiệm chi phí khi xác định đúng loại kháng sinh cần xét nghiệm
định lượng. Các xét nghiệm định tính còn được gọi là xét nghiệm sàng lọc
(Screening Test).
Egan và Meaney (1984)[44] đã sử dụng phản ứng ức chế sự phát triển của 3
loại vi khuẩn: Bacillus stearothermophilus var. calidolactic, Bacillus subtilis,
Streptococcus thermophilus Y1 để kiểm tra mẫu sữa từ bò viêm vú, bò cái tơ và
bò sữa non từ bò cái tơ. Các mẫu xét nghiệm không được lấy từ những bò điều
trị kháng sinh trong vòng 21 ngày, đồng thời xử lý ngăn chặn sự phát triển của
các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Coliform… Trong mẫu có sự hiện diện của
chất kháng khuẩn tự nhiên, do đó tạo kết quả dương tính giả từ 0,8 đến 53,6%
tuỳ theo xét nghiệm và dạng mẫu xét nghiệm.
Theo James S. Cullor (1993)[50] các kết quả dương tính giả có những tác
hại sau:
- Làm cho người ta tuỳ tiện huỷ bỏ sữa gây thiệt hại kinh tế.
- Tác động của kinh tế xã hội có thể làm thiệt hại đến cơ sở sản xuất nếu xét
nghiệm kháng sinh không chính xác, không đủ khả năng nhận biết bò không điều
36
trị mà lại được sử dụng đại trà để xét nghiệm mẫu ở từng bò. Kết quả dương tính
giả tạo sự hồ nghi giữa người sử dụng và nhà sản xuất, thú y, bởi vì họ được giải
thích rằng sự an toàn của sữa đã không được giám sát thoả đáng bằng ngưỡng vệ
sinh của sữa khi đưa sữa vào bồn chứa.
- Nhiều thông báo tiêu cực về tồn dư kháng sinh, cho rằng nó có tác hại lớn
và việc áp dụng kỹ thuật trong xét nghiệm để có kết quả chính xác là rất tốn kém,
đã ảnh hưởng đến sự cố gắng một cách tự giác của các cơ sở sản xuất sữa, nhằm
đảm bảo sữa an toàn và sạch.
- Vấn đề này còn ảnh hưởng tiêu cực đến trao đổi thương mại bởi vì có sự
hiều lầm rằng có quá nhiều kháng sinh được điều trị cho bò và khó có thể nhận
biết chúng khi chế biến.
Van Eenennaam và cộng sự (1993)[65] đã thực hiện xét nghiệm tồn dư
kháng sinh trong sữa từ 172 đàn bò sữa thương phẩm và bò cái mới đẻ lần đầu
trong các trường hợp viêm vú nhẹ. Kết quả dương tính giả đã được thông báo ở
cả các mẫu trước điều trị, không điều trị và mẫu thu 21 ngày sau điều trị. Tỷ lệ
dương tính giả là 43,6% đối với phương pháp dùng Cite Probe, 37,7% đối với
Delvotest P, 18,8% đối với BsDA.
Với đặc điểm có một tỷ lệ dương tính giả trong kết quả xét nghiệm định
tính ở các cơ sở chăn nuôi, do vậy điều cần thiết là ở những nơi sản xuất chế biến
sữa cần xét nghiệm lại những mẫu dương tính bằng phương pháp định lượng để
xác định chính xác lượng và loại kháng sinh tồn dư làm cơ sở quyết định sử dụng
hay huỷ bỏ cả bồn chứa sữa. Trên thế giới hiện nay công nhận độ chính xác
trong xét nghiệm tồn dư kháng sinh ở sữa của phương pháp sắc ký lỏng cao áp
(Hight Performanece Liquid Chromatography HPLC).
Theo thông báo của Michigan Dairy Review (8/1996), tỷ lệ sữa được phát
hiện có tồn dư kháng sinh là khoảng 0,1%. Theo số liệu của nội san kinh tế nông
37
nghiệp của Michigan State University Extension (28/8/1997) cho biết có khoảng
0,06% tổng số sữa bị vi phạm vì có tồn dư kháng sinh (Ron Erskine, 1996)[58].
Về khả năng phát hiện tồn dư kháng sinh trong sữa bằng các xét nghiệm
nhanh nhằm định tính và định loại cơ sở sản xuất, tác giả Boeckman và Carlson
(1998)[41] cho biết thông tin về một số phương pháp sàng lọc nhanh được trình
bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số loại xét nghiệm sàng lọc tồn dư kháng sinh trong sữa
và ngưỡng phát hiện
Ngưỡng phát hiện của xét nghiệm (ppb)
Tên loại xét nghiệm
sàng lọc Peni Strep Amox Ampi Oxyte Sulfdi
Charm II 3 50 8 6 19 4
Charm Cowside 4 10 10 10
Charm farm 5 9 10 100 10
Delvo Express 5 5 7
Delvotest P 3 6 4 10
Delvotst SP 3 7 8
Lactek 4 6 5
Penzyme 5 5 6
Penzyme II 4 9 7
Cite Snap 4 8 30
Cite Sulf 10
Chỉ tiêu vệ sinh 5 125 10 10 30 10
Chú thích: peni: penicillin; strep: Dihydrostreptomycin; amox: amoxicillin;
ampi: ampicillin; oxyte: oxytetracyclin; sulfdi: sulfdimethoxine.
38
Theo Seymon, Jones, Mc Gilliard (1998)[61] hướng dẫn nghiên cứu xác
định các xét nghiệm sàng lọc ở các cơ sở sản xuất sữa có hiệu lực (BsDA,
Delvotest, Penzymonr) đối với việc phát hiện tồn dư kháng sinh trong sữa. Mẫu
sữa được lấy từ 58 bò sữa được điều trị bằng một loại kháng sinh đơn. Mẫu được
thu liên tục 24 giờ 1 lần cho đến khi tất cả các xét nghiệm tồn dư đều âm tính.
Nhận xét cho thấy: Delvotst: 78% kết quả của Delvotest trùng với kết quả của
BsDA, 5% kết quả âm tính của Delvotest trong BsDA là dương tính, 17% là
dương tính với Penzyme trong khi BsDA là âm tính.
Theo G.M, Jones (1999)[46] cho thấy các xét nghiệm sàng lọc thông
thường có thể thực hiện tại cơ sở sản xuất như: Delvotest, Cite Probe, Charm
test, LacTek, Bacillus stearothermophilus Disc assay (BsDA), Penzyme, Four
Plate Test (FPT)… Khi xác định tồn dư kháng sinh trong sữa tươi bằng các xét
nghiệm sàng lọc đôi khi gặp phải hiện tượng dương tính giả (False Positive) do
một số nguyên nhân xuất phát từ đặc tính sinh học của sữa tươi. Đối với một số
phương pháp như trên, dương tính giả thấp nhất ở BsDA (6%), rồi đến FPT (9%)
và cao nhất là Cite Probe (40%). Ngoài hai phương pháp BsDA và FPT dùng
môi trường thạch đĩa nuôi cấy vi khuẩn mẫn cảm kháng sinh và đọc kết quả bằng
kích thước vòng ức chế sự phát trỉển của vi khuẩn khi gặp mẫu có kháng sinh
(Zones of Inhibition), các phương pháp khác dựa trên nguyên lý sự biến màu của
phép thử khi có kết quả dương tính, ngưỡng phát hiện dương tính đã được nhà
sản xuất qui định thường nhỏ hơn hoặc bằng chỉ tiêu an toàn (Maximum Residue
Level - MRL). Đối với các xét nghiệm dựa trên nguyên lý ức chế sự phát triển
của vi khuẩn khi gặp kháng sinh cũng có sự sai khác về độ nhạy.
Theo Karin Knapstein và cs (2004)[52] bằng phương pháp vi sinh vật có thể
phát hiện tỷ lệ dương tính tồn dư kháng sinh ở các bồn chứa sữa là 0,03- 0,1%.
Tải bản FULL (103 trang):
https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
39
Như vậy các nước có ngành chăn nuôi phát triển mạnh trên thế giới đã rất
chú trọng đến việc nghiên cứu các phương pháp sàng lọc thú sản có chất tồn dư
ra khỏi nguồn cung cấp thực phẩm cho người, mặc dù chủng loại thuốc dùng
trong thú y là nhiều. Việc sàng lọc tồn dư kháng sinh trong sữa ở cơ sở chăn nuôi
là rất cần thiết, nhưng không phải ở đâu cũng dễ dàng thực hiện được do nhận
thức cũng như kinh phí của chủ trang trại còn nhiều hạn chế.
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù đã có các tác giả tiến hành thí nghiệm kiểm tra tồn dư
kháng sinh và bước đầu xác định được tỷ lệ tồn dư trong thú sản, nhưng hiện nay
chưa đặt vấn đề kiểm tra đại trà trên thị trường tiêu thụ vì nhiều lý do khó khăn.
Theo Trần Thị Hạnh và cộng sự (1997)[9] kiểm tra tồn dư kháng sinh
trong một số thực phẩm có nguồn gốc động vật, bằng phương pháp thường qui
của Viện thú y và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng CHLB Đức (Phương pháp vi
sinh vật) cho biết hầu hết các mẫu thịt gà, lợn, bò bán trên thị trường tự do không
thấy có dư cặn kháng sinh penicillin, streptomycin, sulfamid. Nhưng tình trạng
dư căn của 3 loại kháng sinh trên ở gan, thận gà và gan lợn là rất đáng quan tâm.
Trong giai đoạn điều trị, thịt, gan gà chứa penicillin, streptomycin, sulfamid với
tỷ lệ lần lượt là: 42,11% (thịt), 58,3% (gan); 42,11% (thịt); 36,84% (thịt),
33,33% (gan).
Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1997)[14] đã mô tả thí nghiệm định lượng
tồn dư Sulfamid trong trứng gà đã được uống nước pha thuốc trị cầu trùng nhằm
mục đích xác định tình hình thải thuốc qua trứng và thời gian ngưng thuốc cần
thiết để trứng gà đạt chỉ tiêu an toàn.
Theo Đậu Ngọc Hào (2001)[12] cho biết, ở Việt Nam chưa có quy định có
tính chất pháp lý đối với việc sử dụng kháng sinh nhằm các mục đích kích thích
sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng và chống một số bệnh đường
tiêu hoá.
Tải bản FULL (103 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
40
Theo tài liệu của Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ
Y tế, đã có nhiều cuộc điều tra phát hiện trong thịt, trứng, sữa trên thị trường tiêu
thụ có tồn dư kháng sinh, hormon, kim loại nặng vượt quá mức cho phép (Tin
ngắn tạp chí thuốc và sức khoẻ 4/2002)[2].
Việc xác định tồn dư kháng sinh trong thú sản phải được thực hiện thường
xuyên, do đó việc lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện kinh
tế kỹ thuật để có thể áp dụng đại trà là điều kiện đề cập. Theo Nguyễn Thị Hoa
Lý và cộng sự (2003)[19] mặc dù trong những năm vừa qua, một số nghiên cứu
về kháng sinh tồn dư trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp
(HPLC) đã được công bố. Đây là phương pháp hiện đại, có độ chính xác cao
được cả thế giới công nhận, tuy nhiên ở Việt Nam do đặc điểm người chăn nuôi
sử dụng rất nhiều chủng loại kháng sinh trong thức ăn và điều trị bệnh, nguồn
thú sản thu gom từ nhiều nơi do vậy việc lực chọn kháng sinh để xét nghiệm
bằng HPLC là khó khăn, đôi khi nhầm lẫn, chưa kể giá xét nghiệm bằng phương
pháp này khá cao, không thể thực hiện được ở các vùng xa, thiếu trang thiết bị.
Vì vậy theo tác giả nên áp dụng phương pháp FPT (Four Plate Test) là phương
pháp vi sinh vật để định tính và sơ bộ định hướng loại kháng sinh trong thú sản
trước rồi mới áp dụng các phương pháp định lượng sau. Nghiên cứu đã sử dụng
3 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Micrococcus luteus, Bacillus cereus. Xét
nghiệm được áp dụng trên các mẫu gan, thận, thịt gà được tiêm kháng sinh và
trên mẫu thịt, phủ tạng gà, lợn thu từ lò mổ. Kết quả cho thấy trong 3 loại mẫu
gan, thận, cơ thì cơ có tần suất gặp cao nhất, 12,5 – 25% mẫu thịt kiểm tra tại lò
mổ có tồn dư kháng sinh, 8,73% mẫu kiểm tra ngẫu nhiên có tồn dư kháng sinh
cao hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn EU.
Về xác định tồn dư kháng sinh trong bò sữa hiện nay Trung tâm kiểm tra
vệ sinh thú y trung ương I đang tiến hành dùng xét nghiệm sàng lọc Charm test
để phát hiện tồn dư Penicillin, Tetracyclin trong sữa tươi. Phương pháp này
3560878

More Related Content

What's hot

CON TO
CON TOCON TO
CON TOSoM
 
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶP
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶPTƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶP
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶPSoM
 
Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt
Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt
Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt nataliej4
 
BÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptx
BÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptxBÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptx
BÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptxThanhHiPhm10
 
Thai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởngThai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởngSoM
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENSoM
 
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNGTHUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNGSoM
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máuHóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máuĐình Văn Nguyễn
 
BV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ em
BV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ emBV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ em
BV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ emHA VO THI
 
XỬ TRÍ HO RA MÁU
XỬ TRÍ HO RA MÁUXỬ TRÍ HO RA MÁU
XỬ TRÍ HO RA MÁUSoM
 
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
Bai 4 sa xac đinh tuoi thai
Bai 4 sa xac đinh tuoi thaiBai 4 sa xac đinh tuoi thai
Bai 4 sa xac đinh tuoi thaiLan Đặng
 
Viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấpViêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấpUpdate Y học
 

What's hot (20)

CON TO
CON TOCON TO
CON TO
 
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶP
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶPTƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶP
TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ CAI THUỐC LÁ - CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG HAY GẶP
 
UJI MIKROSKOP.pptx
UJI MIKROSKOP.pptxUJI MIKROSKOP.pptx
UJI MIKROSKOP.pptx
 
Giãn phế quản
Giãn phế quản Giãn phế quản
Giãn phế quản
 
Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt
Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt
Bài Giảng Đặt Nội Khí Quản Khó Cần Linh Hoạt
 
Bài Giảng Hô Hấp Ký
Bài Giảng Hô Hấp KýBài Giảng Hô Hấp Ký
Bài Giảng Hô Hấp Ký
 
BÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptx
BÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptxBÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptx
BÀI GIẢNG CẢM CÚM.pptx
 
Thai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởngThai chậm tăng trưởng
Thai chậm tăng trưởng
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)Bệnh học  Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
Bệnh học Viêm gan B (Viêm gan siêu vi B)
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HEN
 
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNGTHUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC BÔI NGOÀI DA VÀ CÁCH SỬ DỤNG
 
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copdQuản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
Quản lý và điều trị copd giai đoạn ổn định copd
 
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máuHóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
Hóa sinh - Sự vận chuyển lipid trong máu
 
Chẹn Beta trong Tăng huyết áp
Chẹn Beta trong Tăng huyết ápChẹn Beta trong Tăng huyết áp
Chẹn Beta trong Tăng huyết áp
 
BV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ em
BV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ emBV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ em
BV Vinmec_2015.04_Sử dụng thuốc nhóm kháng histamin H1 trên trẻ em
 
XỬ TRÍ HO RA MÁU
XỬ TRÍ HO RA MÁUXỬ TRÍ HO RA MÁU
XỬ TRÍ HO RA MÁU
 
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh viêm gan siêu vi cấp - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
Bai 4 sa xac đinh tuoi thai
Bai 4 sa xac đinh tuoi thaiBai 4 sa xac đinh tuoi thai
Bai 4 sa xac đinh tuoi thai
 
Viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấpViêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp
 

Similar to Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và đề xuất biện pháp phòng chống

Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...
Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...
Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...buiquangthu90
 
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdfKỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdfBnhDng54
 
Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...
Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...
Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptxVệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptxThLmonNguyn
 
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptxUDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptxThLmonNguyn
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...BUG Corporation
 
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đườngNhung Nguyen
 
Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...
Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...
Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426lethanhlong559
 
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uongThuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uongLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...Man_Ebook
 

Similar to Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và đề xuất biện pháp phòng chống (20)

Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAYĐề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
Đề tài: Chế biến yaourt trái cây từ sữa bò tươi, HAY
 
Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...
Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...
Tìm Hiểu Mối Liên Quan Giữa Mật Độ Và Độ Di Động Của Tinh Trùng Với Tỉ Lệ Có ...
 
Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...
Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...
Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...
 
HACCP_sa_chua_an.pptx
HACCP_sa_chua_an.pptxHACCP_sa_chua_an.pptx
HACCP_sa_chua_an.pptx
 
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà SaoLuận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
 
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
Luận án tiến sĩ nông nghiệp nghiên cứu đa dạng di truyền vi khuẩn ralstonia s...
 
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdfKỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
Kỹ thuật vi sinh lâm sàng.pdf
 
Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...
Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...
Danh gia ket qua thu tinh trong ong nghiem cua nhung cap vo chong chi co phoi...
 
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptxVệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
 
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptxUDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps mil...
 
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Và Giải Pháp Chăn Nuôi, Tiêu Thụ Sản Phẩm Thịt Lợn Đảm ...
 
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
45209401 quy-trinh-sản-xuất-sữa-đặc-co-đường
 
Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...
Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...
Danh gia dieu tri vo sinh bang bom tinh trung vao buong tu cung tai benh vien...
 
Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426Tham dinh phuong_phap_9426
Tham dinh phuong_phap_9426
 
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
Thuc trang cong tac quan ly va dam bao dieu kien an toan thuc pham tai bep an...
 
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uongThuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
 
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
Giáo trình công nghệ sinh sản vật nuôi - TS. Đào Đức Thà;TS. Nguyễn Đức Hùng;...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh vĩnh phúc và đề xuất biện pháp phòng chống

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN MINH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ LOẠI VI KHUẨN, KHÁNG SINH TỒN DƯ TRONG SỮA BÒ NUÔI TẠI TỈNH VĨNH PHÚC VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN THÁI NGUYÊN - 2010
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Minh
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo khoa Sau Đại học và khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giành nhiều thời gian, công sức giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên - Phó viện trưởng Viện khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên, TS. Phạm Thị Ngọc - Phó trưởng Bộ môn Vệ sinh thú y – Viện Thú y Quốc gia đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên chức Bộ môn Vệ sinh thú y – Viện Thú y Quốc gia, lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cám ơn tới người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Minh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Tác hại của tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi 3 1.1.1 Tác hại của tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi 3 1.1.2 Tác hại của tồn dư kháng sinh trong sữa tươi 6 1.2 Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi 10 1.2.1 Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi 10 1.2.2 Nguyên nhân của sự tồn dư kháng sinh trong sữa tươi 14 1.3 Đặc điểm của một số loại vi sinh vật gây viêm vú bò 17 1.3.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Sta. aureus) 18 1.3.2 Vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Strep. agalactiae) 20 1.3.3 Mycoplasma bovis (M. bovis) 21 1.3.4 Corynebacterium bovis (C. bovis) 22 1.3.5 Nhóm vi khuẩn môi trường 22 1.3.6 Nhóm vi khuẩn cơ hội 24 1.3.7 Nhóm vi khuẩn khác 24 1.4 Đặc điểm của một số loại kháng sinh có trong sữa tươi 25 1.4.1 Penicillin và họ β – lactam 25 1.4.2 Streptomycin và nhóm Aminoglycoside (AG) 28 1.4.3 Nhóm sulfamid 29 1.4.4 Nhóm chloramphenicol 30 1.4.5 Hoạt phổ, cơ chế tác dụng của kháng sinh, sự kháng thuốc 31 1.4.6 Những tác hại của thuốc 31 1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 32 1.5.1 Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa 32 1.5.2 Tình hình nghiên cứu sự tồn dư kháng sinh trong sữa bò tươi 35 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
  • 5. 1 2.1 Đối tượng, nội dung, vật liệu và địa điểm nghiên cứu 42 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 42 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 42 2.2 Nội dung nghiên cứu 42 2.2.1 Khảo sát, điều tra thực trạng chăn nuôi bò sữa tại Vĩnh Phúc 42 2.2.2 Kiểm tra một số chỉ tiêu vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa tươi 42 2.2.3 Phân lập và giám định các loại vi khuẩn có trong mẫu sữa 42 2.2.4 Phân loại một số vi khuẩn có trong mẫu sữa 42 2.2.5 Kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn phân lập được 43 2.2.6 Kiểm tra tồn dư kháng sinh trong mẫu sữa thu thập ở từng bò nuôi tập trung 43 2.2.7 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cải thiện tình trạng ô nhiễm trong chăn nuôi bò sữa và khai thác sữa 43 2.3 Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu 43 2.3.1 Mẫu kiểm nghiệm 43 2.3.2 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm 43 2.3.3 Môi trường và hoá chất 43 2.4 Phương pháp nghiên cứu 44 2.4.1 Phương pháp điều tra 44 2.4.2 Phương pháp kiểm tra một số chỉ tiêu vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng toàn sữa tươi 44 2.4.3 Phương pháp thu thập mẫu sữa 44 2.4.4 Phương pháp xử lý mẫu sữa 45 2.4.5 Phương pháp kiểm tra nhanh bệnh viêm vú bằng thuốc thử CMT 45 2.4.6 Phương pháp phân lập vi khuẩn 47 2.4.7 Phương pháp định loại một số vi khuẩn 48 2.4.8 Phương pháp phân biệt một số chủng Streptococcus 49 2.4.9 Phương pháp phân loại một số chủng Staphylococcus 50 2.4.10 Xác định tồn dư kháng sinh trong sữa bằng phương pháp vi sinh vật 52 2.5 Phương pháp xử lý số liệu 55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56 3.1 Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Vĩnh Phúc 56
  • 6. 2 3.2 Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc 59 3.2.1 Kết quả điều tra vệ sinh thức ăn, nguồn nước, chuồng trại và kiểm tra sức khoẻ đàn bò 59 3.2.2 Kết quả điều tra hiện trạng vệ sinh vắt sữa 62 3.2.3 Kết quả điều tra tình tình hình bò sữa bị viêm vú thể lâm sàng 64 3.2.4 Kết quả điều tra tình hình sử dụng khán g sinh trong điều trị bò sữa 66 3.3 Kết quả kiểm tra một số chỉ tiêu vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng sữa tươi 68 3.3.1 Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí tại nền chuồng nuôi bò sữa 68 3.3.2 Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí trên da bầu vú bò sữa 70 3.3.3 Kết quả kiểm tra bò viêm vú phi lâm sàng bằng phương pháp CMT 71 3.4 Kết quả phân lập và giám định các loại vi khuẩn có trong mẫu sữa 73 3.5 Kết quả phân loại một số vi khuẩn có trong mẫu sữa 74 3.5.1 Kết quả phân loại vi khuẩn Staphylococcus spp theo cơ sở lấy mẫu 74 3.5.2 Kết quả phân loại vi khuẩn Streptococcus spp theo cơ sở lấy mẫu 75 3.6 Kết quả kiểm tra độc lực của một số chủng vi khuẩn phân lập được 76 3.7 Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh trong mẫu sữa thu thập ở từng bò nuôi tập trung 77 3.8 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình trạng tồn dư vi sinh vật, kháng sinh trong sữa tươi 78 3.8.1 Con giống 78 3.8.2 Chuồng trại và bãi chăn thả 78 3.8.3 Vệ sinh môi trường chăn nuôi thú y 78 3.8.4 Điều trị và loại thải bò sữa 80 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82 4.1 Kết luận 82 4.2 Đề nghị 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 I Tài liệu tiếng việt 84 II Tài liệu tiếng nước ngoài 87
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 AG Aminoglycoside 2 BA Bacillus spp 3 BsDA Bacillus stearothemophilus Disc Assay 4 CAMP Christie – Atkins – Munch – Peterson 5 CFU Conoly Forming Unit 6 CMT California mastitis tets 7 CNS Coagulase Negative Staphylococcus 8 CO Coliforms 9 dd dung dịch 10 FPT Four plate Test 11 HPLC Hight performanece Liquid Chromatography 12 MRL Maxinum residue level 13 OS Other Streptococcus 14 PABA Acid para amino benzoic 15 Sal Salmonella 16 SCC Somatic cell count 17 Sta Staphylocccus 18 Strep Streptococcus 19 TB Trung bình 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TSVK Tổng số vi khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Số TT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Số lượng và sản lượng sữa của đàn bò sữa ở Vĩnh Phúc 56 2 Bảng 3.2a Kết quả điều tra vệ sinh thức ăn, nguồn nước 59 3 Bảng 3.2b Kết quả điều tra vệ sinh chuồng trại bằng dung dịch sát trùng và kiểm tra sức khoẻ đàn bò 61 4 Bảng 3.3 Kết quả điều tra hiện trạng vệ sinh vắt sữa 63 5 Bảng 3.4 Tình hình bò sữa bị viêm vú thể lâm sàng 64 6 Bảng 3.5 Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho bò sữa 66 7 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí tại nền chuồng nuôi bò sữa 69 8 Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra một số vi khuẩn hiếu khí trên da bầu vú bò sữa 71 9 Bảng 3.8 Kết quả kiểm tra bò viêm vú phi lâm sàng bằng phương pháp CMT 72 10 Bảng 3.9 Kết quả phân lập các loại vi khuẩn trong mẫu sữa núm vú 73 11 Bảng 3.10 Kết quả phân loại vi khuẩn Staphylococcus spp 74 12 Bảng 3.11 Kết quả phân loại vi khuẩn Streptococcus spp 75 13 Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra độc lực của mốt số chủng vi khuẩn phân lập 76 14 Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh trong sữa 77
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số TT Hình ảnh Nội dung Trang 1 Hình ảnh 01 Đồ thị biểu diễn sản lượng sữa TB của 01 bò/năm (tấn) 58 2 Hình ảnh 02 Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra chất lượng vệ sinh nguồn nước 60 3 Hình ảnh 03 Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra vệ sinh chuồng trại bằng dd sát trùng 62 4 Hình ảnh 04 Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra sát trùng núm vú sau khi vắt sữa 64 5 Hình ảnh 05 Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra bò sữa bị viêm vú thể lâm sàng 65 6 Hình ảnh 06 Đồ thị biểu diễn tần xuất sử dụng mỗi loại kháng sinh 67 7 Hình ảnh 07 Đồ thị biểu diễn kết quả kiểm tra bò viêm vú bằng phương pháp CMT 72
  • 10. 0 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số TT Hình ảnh Nội dung 1 Ảnh 01 Kiểm tra khuẩn lạc 2 Ảnh 02 Vi khuẩn Sta.aureus trên môi trường thạch máu 3 Ảnh 03 Vi khuẩn Sta.aureus trên môi trường Bair packer 4 Ảnh 04 Thử phản ứng CAMP 5 Ảnh 05 Phản ứng CMT 6 Ảnh 06 Tồn dư kháng sinh trong sữa
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chăn nuôi bò sữa ở Việt nam có lịch sử phát triển trên 50 năm nhưng thực sự mới phát triển mạnh từ năm 2001 sau khi có Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. Đàn bò sữa của nước ta đã tăng trên 3 lần, từ 41 ngàn con tăng lên gần 116 ngàn con năm 2009 và tương tự tổng sản lượng sữa tăng lên 4 lần, từ 64 ngàn tấn/năm lên 278 ngàn tấn/năm. Trong gần 10 năm thực hiện Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 thì năm 2009 là năm chăn nuôi bò sữa Việt Nam có nhiều thuận lợi và gặt hái được nhiều thành quả. Do có cơ hội rất tốt để phát triển nhanh hơn đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng cao về sữa tươi. Giá thu mua sữa bò tươi của các Công ty sữa trên phạm vi cả nước dao động từ 7.000 – 8.000 đồng/lít đang rất có lợi và khuyến khích người chăn nuôi đầu tư phát triển. Các Công ty như Công ty Vinamilk, Công ty sữa quốc tế - IDP, Công ty sữa tương lai, Công ty cổ phần CP sữa Lâm Đồng, Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đang triển khai chương trình phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới (Chăn nuôi Việt Nam 2009 – Cục chăn nuôi)[7]. Tại Vĩnh Phúc, bò sữa được các hộ chăn nuôi đưa vào nuôi từ năm 2000, đầu tiên tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường với số lượng là vài chục con, đến nay tính đến thời điểm tháng 4/2010 toàn tỉnh đã có 1.375 con, với sản lượng sữa là 1.997,10 tấn/năm. Chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc đang phát triển ổn định,
  • 12. 2 mang lại hiệu quả kinh tế cao và ngày càng thu hút được nhiều hộ nông dân tham gia (Cục thống kê Vĩnh Phúc)[6]. Tuy nhiên, sữa tươi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và rất dễ bị ô nhiễm bởi sự tồn dư vi sinh vật, kháng sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Nguyên nhân của vấn đề trên là do chăn nuôi bò sữa ở nhiều nơi còn mang tính nhỏ lẻ, không đồng bộ từ khâu nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm. Một bộ phận lớn người chăn nuôi chưa thực sự hiểu về một sản phẩm sữa tươi đạt tiêu chuẩn vệ sinh, dinh dưỡng dẫn đến các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn sữa tươi chưa được quan tâm đúng mức như thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi bò sữa, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa, dùng kháng sinh điều trị khi bò sữa bị bệnh... là nguyên nhân chính dẫn đến sữa tươi bị ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư kháng sinh. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định một số loại vi khuẩn, kháng sinh tồn dư trong sữa bò nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất biện pháp phòng chống ”. 2. Mục tiêu của đề tài - Điều tra thực trạng chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc về các yếu tố như vệ sinh thức ăn, nước dùng trong chăn nuôi bò sữa (kể cả nước cho uống), vệ sinh chuồng trại, vệ sinh vắt sữa, tình hình sử dụng kháng sinh... - Phân lập, xác định một số loại vi khuẩn và độc tố của chúng có trong sữa tươi. - Xác định một số loại kháng sinh tồn dư trong sữa tươi. - Đề xuất giải pháp để cải thiện môi trường chăn nuôi bò sữa nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh sữa tươi.
  • 13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tác hại của tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi 1.1.1. Tác hại của tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi Nguyễn Hoa Lý (1998)[17] cho biết trước khi áp dụng phương pháp diệt khuẩn Pasteur sữa được sử dụng rộng rãi vào những năm 30 của thế kỷ 19, sản phẩm sữa đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lây các bệnh truyền nhiễm như phó thương hàn, lao, sảy thai truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm, sau đó dịch bệnh lây truyền qua sữa có phần hạn chế hơn nhưng không ngừng hẳn. Ba vụ dịch nổ ra vào những năm 1980 gây ra sự chú ý đặc biệt cho ngành sản xuất sữa. Năm 1983, với 49 người phải nhập viện ở Massachsetts với triệu chứng điển hình của Listeria monocytogenes, trong đó 14 bệnh nhân bị chết (29%). Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch nổ ra do tiêu thụ sữa bị nhiễm trùng. Năm 1985 có trên 16.000 trường hợp bị bệnh do Salmonella, trong đó 14 người bị chết do sử dụng sữa (đã được diệt khuẩn) của bò bị bệnh Salmonella. Người ta ước tính có khoảng 200.000 ca nhiễm Salmonella typhimurium từ sữa. Năm 1985, có 86 người bị bệnh Listeria và chết 29 người do tiêu thụ pho mát bị nhiễm mầm bệnh Listeria monocytogenes. Từ tháng 4/1986 đến 1987, tổ chức FDA (Food and Drug Administration) của Mỹ đã triển khai nghiên cứu về chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Kết quả cho thấy, khi kiểm tra 357 nhà máy chế biến sữa có tới 8,4% sản phẩm bị nhiễm Listeria monocytogenes, Yersinia enterocolitica hoặc Salmonella.
  • 14. 4 Ngày nay, các bệnh truyền lây qua sữa rất được quan tâm. Để giảm nhiều các bệnh này, người ta phải chú ý đến các biện pháp như vệ sinh thú y, công nghệ sản xuất, thời gian, nhiệt độ thích hợp cho quá trình diệt khuẩn trong sữa và tránh ô nhiễm môi trường trong khu vực chế biến sữa. Sữa tươi là sản phẩm rất dễ bị ô nhiễm, nó có thể chứa nhiều loại mầm bệnh từ gia súc bị bệnh hoặc do lây nhiễm từ bên ngoài môi trường. Sau đây là tác hại của một số vi sinh vật trong sữa gây ra cho người sử dụng gồm: * Vi khuẩn Salmonella: Là loại vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh cho cả người và động vật, tính biến dị cao với khoảng gần 2.000 serovar được tìm thấy. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi với tỷ lệ chết 25%. * Vi khuẩn Listeria monocytogenes: Là loại vi khuẩn gây bệnh cho cả người và gia súc. Ở người bệnh thường tấn công vào nhóm phụ nữ mang thai, thai nhi, trẻ em với tỷ lệ chết cao (20 – 30%). Sự tiêu thụ sữa tươi và các sản phẩm lên men từ sữa là nguồn lây chính bệnh Listeria. Người ta gọi bệnh Listeria là “Bệnh thực phẩm lên men”. Sự thực, ở các loại thực phẩm lên men có pH ≤ 4,8 luôn tìm thấy Listeria từ sản phẩm có pH 5,7 – 8,9. Vi khuẩn được thải qua sữa khi bò bị bệnh với số lượng 2.103 – 2.104 vi khuẩn/ml sữa, đồng thời tế bào soma trong sữa tăng lên từ 1,4.105 – 5.106 tế bào/ml. * Vi khuẩn Campylobacter: Là loại vi khuẩn gây bệnh cho người là C. jejuni, C. coli, C. fetus với triệu chứng của viêm dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hoá với số lượng rất nhỏ (2 – 3 vi khuẩn/ml). * Vi khuẩn Yersinia enterocolitica: Là vi khuẩn gây bệnh viêm dạ dày – ruột cho người và một số động vật máu nóng, trong đó có bò. Ở trẻ em bị bệnh có triệu chứng viêm dạ dày – ruột,
  • 15. 5 sưng hạch lâm ba, màng treo ruột. Còn ở người trưởng thành, ngoài rối loạn tiêu hoá, bệnh còn tiến triển thành viêm khớp thể cấp tính và mãn tính hoặc rối loạn tuyến giáp. Trong các dòng Yersinia enterocolitica dòng có động lực mạnh nhất là serotyp 0:3. Bệnh Yersinia do sữa xảy ra ở nhiều nước trên thế giới như Bỉ, Canada, Australia, Brazil, Pháp, Nhật, Anh. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 20.000 ca bệnh do Yersinia gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do dùng sữa tươi bị nhiễm trùng, khử trùng không đạt hiệu quả hoặc bảo quản sữa ở nhiệt độ không thích hợp trong quá trình phân phối – tiêu thụ. * Vi khuẩn E.coli: Sữa tươi bị nhiễm E.coli chủ yếu do nhiễm phân vào tay chân, dụng cụ vắt sữa hoặc chứa sữa. Một số trường hợp bò bị viêm vú ghép E. coli. Chúng gây ra các bệnh về đường tiêu hoá cho người sử dụng. * Vi khuẩn Staphylococcus: Trong các loài Staphylococcus, chỉ có S.aureus mới có khả năng gây bệnh. Vi khuẩn Staphylococcus sinh độc tố chịu nhiệt gây sốt, ói mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp. Sữa bị nhiễm khuẩn này là do bò bị viêm vú, tay người vắt sữa có mụn mủ. Vụ ngộ độc sữa Snow do độc tố của Sta.aureus (tụ cầu vàng) năm 2000 xảy ra tại Nhật với hơn 9.000 người mắc bệnh là bằng chứng cho mối nguy cơ tiềm ẩn của sữa đối với sức khoẻ người tiêu dùng, chúng có thể xuất hiện ngay cả ở những nước được coi là có hệ thống giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt nhất nhì thế giới. * Vi khuẩn Brucella: Là loại vi khuẩn gây bệnh cho cả người và động vật, khả năng lây lan từ bò, cừu, dê sang người rất lớn. Trong các dòng của Brucella, thì B. abortus lây truyền từ bò qua người mạnh nhất. Ở Mỹ, tỷ lệ bệnh Brucella là 0,04 ca/100.000 dân. Cũng như bệnh lao, bệnh Brucella truyền qua sữa là vấn đề được toàn thế giới quan tâm, mặc dù đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn bệnh.
  • 16. 6 Từ năm 1971–1978, ở Mỹ có khoảng 10% trường hợp bị bệnh Brucella do tiêu thụ sữa nhiễm khuẩn. Trong các trang trại chăn nuôi, khi phát hiện bò sữa bị một trong hai bệnh lao hoặc Brucella thì cần loại ngay cá thể đó để tránh lây nhiễm cho con vật khác và người. 1.1.2. Tác hại của tồn dư kháng sinh trong sữa tươi Kháng sinh là một nhóm thuốc được sử dụng trước hết để chữa những bệnh do vi khuẩn gây ra. Thuốc có tác dụng diệt trực tiếp vi khuẩn hoặc làm chậm lại sự phát triển của vi khuẩn để tạo điều kiện cho hệ miễn dịch của cơ thể người và động vật sinh ra kháng thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, nó gây hậu quả nghiêm trọng là hiện tượng kháng kháng sinh trong điều trị và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật. Sau đây là nghiên cứu của một số tác giả về kháng kháng sinh và tồn dư trong sản phẩm động vật: Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1996)[3] khi nghiên cứu tính kháng sinh của E. coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía Bắc từ 1975 – 1995 cho thấy số chủng E. coli kháng với Penicillin tăng dần từ 40 chủng vào năm 1975 – 1976 lên 100 chủng vào năm 1985 – 1986 và 183 chủng vào năm 1995 – 1996. Streptomycin có tỷ lệ kháng tăng dần từ 40% - 51% - 77,03%. Trong 7 loại kháng sinh nghiên cứu vào năm 1975–1976 có 3 loại chưa bị kháng thì đến năm 1995–1996 đã có 100% thuốc bị kháng với các tỷ lệ khác nhau. Theo Nguyễn Thị Vịnh (1998)[37] kháng sinh được dùng trong chăn nuôi để phòng trị bệnh, đặc biệt với mục đích kích thích tăng trưởng, kháng sinh được dùng với hàm lượng thấp, kéo dài, điều đó gây hậu quả tai hại là chọn lọc ra nhiều vi khuẩn đề kháng hơn là dùng một liều điều trị đầy đủ trong thời gian
  • 17. 7 ngắn. Sau khi giết mổ, lượng kháng sinh còn lại trong thú sản rất thấp, song vi khuẩn đề kháng và gen đề kháng có khả năng lan truyền từ động vật sang thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua thức ăn nước uống nhiễm vi khuẩn đó. Tuy số liệu về vấn đề này chưa nhiều, nhưng có nhiều nghi ngại rằng việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đã góp phần làm khó khăn và dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh cho người và động vật do hậu quả của vi khuẩn đề kháng. Hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước, đến ngày nay đang là mối lo ngại hàng đầu trong điều trị bệnh trên thế giới. Ngày 12/1/1941, Penicilin lần đầu tiên được sử dụng để cứu sống một công an ở Oxford bị nhiễm trùng huyết do Staphylococcus aureus thì đến tháng 6/1997 một thành niên Nhật Bản đã chết vì nhiễm Sta. aureus mà không thuốc nào chữa được. Kháng sinh dùng trong chăn nuôi mặc dù liều thấp nhưng thời gian dài do đó kháng sinh tích luỹ trong ống tiêu hoá. Kháng sinh bài thải ra theo chất bài tiết, vào đất còn tiếp tục gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất (Phạm Văn Tất, 1999)[28]. Theo G.M. Jones (1999)[46] sự có mặt của kháng sinh tồn dư trong thịt, sữa là không thể chấp nhận được. Khoảng 5 – 10% dân số mẫn cảm đối với Penicillin hoặc kháng sinh khác với biểu hiện dị ứng da, mệt mỏi, nôn, thậm chí sốc ngay ở nồng độ thấp 1ppb Penicillin. Vấn đề khác cần quan tâm là một số lượng nhỏ của chất kháng khuẩn có thể dẫn đến sự thay đổi đáng kể tính kháng thuốc của tập đoàn vi sinh vật trong đường tiêu hoá của người. Kháng sinh còn được biết đến trong việc gây trở ngại cho một số công đoạn chế biến sữa. Với nồng độ 1ppb của kháng sinh đã có thể gây trì hoãn sự khởi đầu tích cực của các vi sinh vật có lợi trong sản xuất bơ, pho mát, sữa chua. Kháng sinh còn làm giảm bớt quá trình đông tụ của sữa, đồng thời nó cũng là nguyên nhân không thể chấp nhận được đối với sự chín muồi của pho mát.
  • 18. 8 Các tác hại của sự tồn dư kháng sinh trong thực phẩm nói chung và sữa nói riêng được biết đến với 3 khía cạnh chính đã nêu ở trên, nhưng tác hại quan trọng nhất có tính lâu dài đó là sự xuất hiện và gia tăng của vi khuẩn đề kháng kháng sinh trên toàn cầu và đặc biệt là vi khuẩn đề kháng kháng sinh có thể lan truyền từ động vật sang người. Kháng sinh tồn dư trong thịt và sữa có thể gây dị ứng và một số vấn đề khác về sức khoẻ con người, đồng thời cũng là một trong các nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Mặc dù hiện tượng dị ứng thuốc kháng sinh thường chỉ nhắc đến trong khi điều trị, nhưng thực tế một ít trường hợp dị ứng với kháng sinh trong thực phẩm cũng đã được biết đến và ghi nhận (P.T.Tybor,Warran Gilson, 1999)[56]. Theo thông báo của WHO năm 1999 về mức độ kháng kháng sinh của salmonella ở các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cho thấy, nhìn chung các chủng S.typhimurium đã xuất hiện tăng mức độ kháng các loại kháng sinh thông dụng như Ampicillin, Chloramphenicol. Tỷ lệ kháng Fluoroquinolon đã có trong khu vực là đáng báo động vì nếu sử dụng thuốc này quá rộng rãi dẫn đến tính trạng kháng thuốc mắc phải, do các vi khuẩn kháng thuốc truyền cho nhau. Cũng theo thông báo của WHO về độ kháng kháng sinh của các chủng Acinetobacter và Shigella flexneri tại các nước trong khu vực Tây Thái Bình dương cho thấy, đối với Acinetobacter tại Hàn Quốc và Singapo các kháng sinh hầu hết có tỷ lệ kháng cao. Một số thuốc được kiểm tra như Gentamycin kháng 10% ở Brunei tăng lên 78% ở Hàn Quốc, Fluoroquinolon kháng 4,5% ở Nhật Bản tăng 64% ở Hàn Quốc. Đối với Shigella flexneri mức độ kháng kháng sinh cũng rất cao, với Ampicillin tỷ lệ kháng từ 59 – 96% trong đó tỷ lệ kháng ở Việt
  • 19. 9 Nam là 87,3%, Chloramphenicol kháng 54 – 90,1% và Việt Nam tỷ lệ kháng là 85,7% (thông tin kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, 2000)[32]. Ở Việt Nam, tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh cũng rất phổ biến phù hợp với nhận định rằng, tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn ở các nước đang phát triển thường nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng trong khi đó ở các nước đã phát triển mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn tại Bệnh viện và cộng đồng lại có xu thế giảm dần (Phạm Văn Ca, 2000)[4]. Sự kháng thuốc của vi khuẩn có được bằng nhiều cách, có thể do đặc tính di truyền đề kháng được một số loại kháng sinh; do chọn lọc loại thải chỉ giữ lại các vi khuẩn kháng thuốc; hoặc do đột biến di truyền trong đó vi khuẩn có gen kháng thuốc ngoài nhiễm sắc thể là nguy hiểm nhất vì khả năng lan truyền thông tin theo chiều ngang rất nhanh. Đó cũng là lý do xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc ở cả những cơ thể khoẻ không phải điều trị bệnh. Nguyên nhân gây gia tăng vi khuẩn kháng thuốc thường được cho là do sử dụng kháng sinh một cách thiếu kiểm soát. Ở Pháp hàng năm có 100 triệu đơn thuốc kháng sinh trong đó 30 – 40% không thích hợp (Cao Minh Chánh, 2002)[5]. Mỗi điều nguy hiểm là tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn không chỉ có ở những người đang điều trị bệnh, mà còn có mặt trong cơ thể người khoẻ mạnh trong cộng đồng. Vi khuẩn có khả năng gây bệnh ở người khoẻ mạnh là 40,15% tại Hà Nội, 16,7% Tại Huế 30,9% tại thành phố Hồ Chí Minh với Streptococcus pneumononiae; 40,1% tại Hà Nội, 21,7% tại Huế, 30,9% tại thành phố Hồ Chí Minh với Haemophilus influenzae ở đường hô hấp; 16,8% tại Hà Nội, 27,3% tại Huế, 43,1% tại Thành phố Hồ Chí Minh với Staphylococcus aureus ở họng người khoẻ mạnh. Trong đó tỷ lệ A. pneumoniae kháng Erythromycin là 45,1%, kháng Chloramphenicol là 24,8%, kháng Norfloxacin
  • 20. 10 là 2,6%. Tỷ lệ H.influenzae kháng ampicillin là 47,3%, Chloramphenicol là 34, Gentamycin là 1,3% Norfloxacin là 0,7%. Tỷ lệ kháng của E. coli phân lập từ phân người khoẻ mạnh là kháng Ampicillin 41,3%, Chloramphenicol 23,3%, Gentamycin và Norfloxacin là 2%. Các chủng Sta. aureus kháng rất cao với penicillin G (80%), Erythromycin (56,8%) (thông tin kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, 2002)[33]. Trong việc phòng sự kháng thuốc của vi khuẩn mới chỉ nêu lên và chú ý nhiều những nguyên nhân liên quan đến việc dùng thuốc trong điều trị động vật, đặc biệt dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi chiếm 1 tỷ trọng và tần suất không nhỏ (Bùi Văn Uy, 2002)[36]. Ở Mỹ, năm 2000 có khoảng 160 triệu đơn thuốc kháng sinh trong đó 2/3 số đơn không cần thiết (Bộ Y tế, 2003)[3]. Như vậy có thể nói, sử dụng kháng sinh cho động vật, sự tồn dư kháng sinh trong thú sản chỉ là phần nổi của tảng băng tác hại, phần chìm của nó to lớn hơn và ảnh hưởng lâu dài hơn, đó chính là sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, mà điều nguy hiểm là sự kháng đồng chủng loại kháng sinh dùng chung cho người và động vật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng. 1.2. Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật và kháng sinh trong sữa tươi 1.2.1. Nguyên nhân của sự tồn dư vi sinh vật trong sữa tươi Vi sinh vật tồn dư trong sữa bò tươi có rất nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh động vật truyền qua sữa hoặc lây nhiễm từ môi trường bên ngoài: da bầu vú, núm vú, chất độn chuồng, không khí chuồng nuôi, tay người vắt sữa, dụng cụ vắt sữa, chứa sữa..., cụ thể: 1.2.1.1. Vi sinh vật có trong sữa do bệnh động vật truyền qua sữa * Bệnh Lao: Sữa nhiễm vi khuẩn lao do bò bị lao, vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis có thể lây sang người lớn và trẻ em sau khi dùng
  • 21. 11 sữa và các chế phẩm sữa. Sau khi Pasteur hoá ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây bệnh lao. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong sữa chua được 20 ngày, trong pho mát 2 tháng, trong bơ 120 ngày, trong sữa thường có vi khuẩn lao sống hơn 10 ngày. Trong môi trường lỏng chúng bị diệt ở 600 C trong 30 phút. Vì thế không được dùng sữa bò đã bị nhiễm vi khuẩn lao (http://baigiang.violet.vn)[15]. * Bệnh sẩy thai truyền nhiễm do Brucella: Người bị bệnh do uống sữa có nhiễm Brucella hoặc sữa bò chứa Brucella abortus bovis. Vi khuẩn Brucella tồn tại trong sữa chua từ 1 – 4 ngày, trong bơ từ 41 – 67 ngày, trong pho mát 42 ngày, bị thanh trùng khi Pasteur ở 610 C trong 30 phút. Người mắc bệnh có triệu chứng đau nhức bắp thịt, xưng khớp xương, viêm sưng dịch hoàn, sốt, sẩy thai (http://baigiang.violet.vn)[15]. * Bệnh Lở mồm long móng: Vi rút Lở mồm long móng sống trong sữa được 30 – 45 ngày, bị tiêu diệt ở 500 C. Trẻ em uống sữa này có thể bị viêm dạ dày, ruột dẫn đến những chứng nhiễm khuẩn thứ phát (http://baigiang.violet.vn)[15]. 1.2.1.2. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ da bầu vú, núm vú Theo Nelson Philpot. W (1980)[53] một biện pháp vệ sinh thích hợp là các bầu vú phải được rửa sạch và lau khô. Các núm vú phải được làm khô với các khăn lau, khăn giấy riêng biệt để ngăn không cho mầm bệnh nhiễm vào sữa khi vắt. Thực tế là vi khuẩn có thể tồn tại từ núm vú của phần lớn bò trước và sau khi vắt sữa, đặc biệt là khi nhúng khử trùng các núm vú không được tiến hành. Dù sao đi chăng nữa thì việc tiếp xúc với bầu vú bị nhiễm và thông qua sự tiếp xúc tiếp theo vào bầu vú khác là cách làm lây lan mầm bệnh. Nếu quá trình lây lan từ bầu vú này sang bầu vú khác được ngăn chặn hoặc cơ bản bị giảm thì tỷ lệ xuất hiện các ca bệnh mới sẽ giảm. Nhiều quá trình lây lan xảy ra trong quá trình vắt sữa qua tay của người vắt sữa, giẻ hoặc mút lau bầu sữa và dụng cụ cắm vào đầu núm vú để vắt sữa. Vi khuẩn chủ yếu được lây lan ở giai đoạn này là
  • 22. 12 Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae, Mycoplasma cũng được lây truyền ở thời điểm này cho dù chúng ít phổ biến. Theo Hamana, K et al (1993)[47] chứng minh rằng viêm vú lâm sàng cho kết quả khác nhau tuỳ theo mùa trong năm, cao nhất là tháng 5. Theo Smith và Hogan (1995)[62] điều kiện vệ sinh môi trường là nguyên nhân cơ bản lây nhiễm núm vú như: nơi tắm, máy vắt sữa tự động, khăn giấy lau vệ sinh... Làm vệ sinh bầu vú bằng cách cắt bỏ các lông dài và loại bớt các chất bẩn ở phân và nền chuồng bám vào da và lông, làm được như vậy thì bầu vú sẽ dễ dàng sạch và khô hơn. Tongel và cộng sự (1995)[64] đã đưa ra yếu tố về thời gian giữa buổi sáng và buổi chiều, các yếu tố về khâu như lựa chọn bò, lau vú... yếu tố sau vắt sữa cũng ảnh hưởng đến viêm vú và cho kết quả phân tích sữa khác nhau. 1.2.1.3. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ chất độn chuồng và bầu không khí chuồng nuôi. Một thực tế chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc là không sử dụng chất độn chuồng. Nền chuồng được làm bằng xi măng hoặc lát gạch, luôn ở trạng thái ẩm ướt do quá trình tắm rửa cho bò và cọ rửa nền chuồng, vì vậy mà việc đọng nước ô nhiễm phân là điều không tránh khỏi. Khi bò nằm, phần bầu vú sẽ áp xuống nền chuồng, đây chính là nguyên nhân làm ô nhiễm bầu vú gây viêm vú, đặc biệt là những bầu vú bị tổn thường, xây sát. Theo Nelson Philpot W (1980)[53] chất nền chuồng là nguồn tàng trữ mầm bệnh vi khuẩn môi trường chính đối với bề mặt đầu núm vú... Thông thường rơm để cả cọng sạch chứa Coliform thấp, nhưng có lẽ lại chứa liên cầu khuẩn cao. Sử dụng các loại hoá chất sát trùng hoặc vôi bột để duy trì số lượng Coliform thấp có lẽ là không thực tế, vì phải đòi hỏi phải sử dụng thường xuyên
  • 23. 13 mới đạt được kết quả tốt. Hàng ngày cần phải dọn đi chất độn chuồng hữu cơ của 1/3 bề mặt chuồng cho thấy làm giảm hàm lượng Coliform bám ở bầu vú. Sự lưu thông không khí tối đa trong chuồng nuôi bò sữa góp phần làm giảm số lượng vi khuẩn môi trường. Bất kỳ yếu tố như mưa, ẩm độ, nước tiểu, nước uống và thậm chí cả nước rửa bầu vú đều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn môi trường và chúng cần phải làm giảm tối đa. 1.2.1.4. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ máy vắt sữa Theo Nelson Philpot W (1980)[53] máy vắt sữa là một công cụ quan trọng đối với ngành khai thác sữa hiện đại. Vấn đề quan trọng được đề cập tới là máy vắt sữa có thể là nguyên nhân làm lây lan truyền các vi khuẩn gây viêm vú từ bò sữa này sang bò sữa khác thông qua lớp đệm cốc vắt sữa của máy vắt sữa. Máy vắt sữa cũng có thể làm lây truyền vi khuẩn từ các phần bầu vú bị nhiễm qua dụng cụ vắt sữa đến các phần bầu vú không bị nhiễm. Những yếu tố quan trọng nhất góp phần làm cho máy vắt sữa gây bệnh là tác động của các giọt sữa nhỏ và lỗi của quá trình co bóp. Những giọt sữa nhỏ có thể chứa vi khuẩn gây bệnh viêm vú, chúng có thể xâm nhập sâu vào trong kênh núm vú và gây bệnh. 1.2.1.5. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ tay người vắt sữa Theo Paul Pozy, Phùng Quốc Quảng (2001)[24] người có nhiệm vụ vắt sữa, đó là người vắt sữa. Người vắt sữa phải có hiểu biết và yêu mến bò, khi vắt sữa phải làm nhẹ nhàng và điềm tĩnh. Tốt nhất là luôn luôn cùng một người vắt sữa. Đặc biệt lưu ý là người vắt sữa phải là người không mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, bởi vì khi người vắt sữa bị bệnh, chỉ cần hắt hơi hay khạc nhổ là lây lan ra mầm bệnh xung quanh, đặc biệt là lây nhiễm vào thùng chứa sữa trong khi vắt. Đó là nguyên nhân làm ô nhiễm sữa. Trước khi vắt sữa, người vắt sữa rửa tay với xà phòng và kỳ trải móng tay cẩn thận. Móng tay phải được thường xuyên cắt ngắn, lau khô cẩn thận bằng
  • 24. 14 khăn lau sạch. Đặc biệt quần áo của người vắt sữa cần sạch sẽ, tốt nhất là phải mặc quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ và chỉ dùng cho việc vắt sữa. 1.2.1.6. Vi sinh vật có trong sữa do lây nhiễm từ dụng cụ chứa sữa Theo Paul Pozy, Phùng Quốc Quảng (2001)[24] không dùng các dụng cụ bằng chất dẻo vì với dụng cụ này không thể làm vệ sinh tốt được. Dụng cụ bằng kẽm cũng không dùng vì nó rất dễ bị oxy hoá. Tốt nhất là dùng các dụng cụ bằng inox, tuy nhiên dụng cụ này đắt tiền, vì vậy nên dùng dụng cụ bằng nhôm là phù hợp nhất. Xô vắt sữa chỉ được sử dụng cho việc vắt sữa, không được sử dụng xô này vào việc khác, để loại trừ nguồn lây nhiễm cho sữa sau đó. Trong sữa thường có các chất lạ bẩn rơi vào trong thời gian vắt sữa hoặc ngay sau khi vắt sữa. Các chất lạ bẩn thường là các cọng cỏ, rơm rạ, ruồi... Chúng đem theo các tế bào vi khuẩn và gặp điều kiện thuận lợi trong sữa, chúng nhân lên. Cần phải loại bỏ các chất lạ bẩn bằng dụng cụ lọc sữa khi đổ sữa vào bình. Dụng cụ lọc cản giữ lại tất cả các chất lạ, bẩn, như vậy làm ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật và làm mất chất lượng sữa. Sau khi xong bình sữa phải được đóng kín. Vệ sinh dụng cụ chứa sữa: rửa lần thứ nhất với nước lạnh và xà phòng (không sử dụng xà phòng thơm vì nó làm cho sữa bị bắt mùi), xối nhiều nước lạnh. Rửa lần 2 với nước nóng và xà phòng, chỉ dùng loại nước uống được. Sau đó rửa lại sạch sẽ bằng nhiều nước lạnh. 1.2.2. Nguyên nhân của sự tồn dư kháng sinh trong sữa tươi Một thực trạng hiển nhiên là không thể không dùng kháng sinh để phòng và trị bệnh cho động vật. Những kháng sinh được bán trên thị trường nhiều loại không đảm bảo hàm lượng, chất lượng nên phòng và trị bệnh có hiệu quả chưa cao, dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh. Sữa là sản phẩm được khai thác ngay
  • 25. 15 trong và sau quá trình điều trị một cách thường xuyên, liên tục, đồng thời sữa cũng là một đường thải thuốc, do vậy sự có mặt của kháng sinh tồn dư trong sữa thương phẩm lại có nguyên nhân liên quan đến nhận thức của người chăn nuôi và cán bộ thú y. Theo điều tra của Võ Thị Trà An (2002)[1] cho thấy trong số 143 loại biệt dược chứa kháng sinh của 34 hãng sản xuất thuốc thú y được lưu hành tại thời điểm 2000 – 2001 có 36 loại kháng sinh được sử dụng và được dùng nhiều nhất là Colistin (15,83%), Enrofloxacin, Daveridin (7,74%), Sulfađimmidin (6,72%), Trimethoprim (6,38%), Norfloxacin (5,79%), Oxytetracyclin (4,93%), Gentamycin (4,51%) và Acid oxolinic (4%). So sánh với các hãng sản xuất đang được dùng ở thị trường thuốc thú y Việt Nam và với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước trong khối EU thì chủng loại thuốc kháng sinh dùng trong thú y ít hơn ở Việt Nam nhiều. Một số loại kháng sinh bị cấm dùng trong thú y, nhưng lại được người chăn nuôi Việt Nam sử dụng rộng rãi. Mặt khác, do điều kiện vệ sinh môi trường kém, ô nhiễm nước, thức ăn, khí hậu chuồng nuôi do đó người chăn nuôi phải trộn kháng sinh liên tục vào thức ăn, nước uống để hạn chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh. Thuốc phòng và trị bệnh trong chăn nuôi được dùng tuỳ tiện, có 32,61% trại sử dụng kháng sinh không hợp lý, dùng sai kháng sinh, không đúng liều quy định; 44,54% không ngưng thuốc đúng quy định đã dẫn đến tình trạng thú sản có dư lượng kháng sinh cao (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2002)[18]. Ở Thuỵ sĩ, từ 1986 – 1988 các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính gây ô nhiễm sữa là thu sữa từ những bò đang điều trị, hoặc những bò sau khi xử lý kháng sinh trong cạn sữa gây tồn dư kháng sinh chiếm 36,5% các trường hợp dư tồn, nguyên nhân do thực hiện sai nội quy khai thác gây ô nhiễm vi sinh vật
  • 26. 16 chiếm 29,3%. Có 3,1% ô nhiễm do tồn dư kháng sinh với nguyên nhân thời kỳ thải thuốc qua sữa kéo dài hơn so với hướng dẫn và vượt quá MRL, 1,4% là do điều trị thú y sai lầm (Schallibaum. M, 1990)[59]. Theo G.M. Jones (1999)[46] ở Michigan (Mỹ) có 92% các trường hợp có tồn dư kháng sinh liên quan đến phòng và trị viêm vú trong đó 30% là do liệu pháp cạn sữa. Nhìn chung nguyên nhân tìm thấy tồn dư kháng sinh trong sữa thương phẩm là do: - Tăng liều hoặc kéo dài liệu trình kháng sinh hơn so với quy định. - Nhật ký điều trị không đầy đủ. - Người vắt sữa hoặc người sản xuất mắc sai lầm nguy hiểm khi chuyển sữa ô nhiễm vào bồn chứa. - Thiếu thông tin về thời gian thải trừ thuốc qua sữa. - Thông tin để nhận diện động vật đang điều trị không đầy đủ và kịp thời. - Chỉ cách ly sữa ở bầu vú đang điều trị. - Thời gian cạn sữa quá ngắn hoặc bò đẻ sớm. - Mua bò vắt sữa đang điều trị mà không nắm được thông tin. - Khai thác sữa ở bò đang trong liệu trình cạn sữa. Trong một số nghiên cứu ở Pháp, hầu hết các nguyên nhân gây tồn dư kháng sinh liên quan đến việc điều trị bò sữa bị viêm vú lâm sàng, chiếm 64% các trường hợp dương tính bằng xét nghiệm vi sinh vật. Nguyên nhân do khai thác ngẫu nhiên từ bò đang điều trị, sử dụng đơn thuốc không đúng cách dùng, không đúng liệu trình hoặc không đảm bảo đủ thời gian cách ly sản phẩm sau khi ngừng kháng sinh, một số ít liên quan đến xử lý kháng sinh trong cạn sữa, các nguyên nhân này chiếm 24% số dương tính. Ngoài ra còn một số trường hợp dùng kháng sinh không phải do bệnh viêm vú (Hogeveen, 2000) [49].
  • 27. 17 Theo Pallas (2002)[54] các mẫu sữa được phát hiện có tồn dư kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật dễ thấy nhất là sau khi điều trị kháng sinh hoặc ngay sau khi tiêu độc hệ thống ống dẫn sữa của máy vắt tự động. Mẫu dương tính được phát hiện chủ yếu trong trường hợp khai thác sữa trong khoảng 12 giờ kể từ khi có điều trị kháng sinh hoặc khi có hơn một núm vú phải điều trị. Tuy nhiên khi trộn lẫn sữa đó vào bồn chứa thường khó phát hiện được mẫu dương tính hoặc nếu có thì cũng dưới ngưỡng quy định. Một số nghiên cứu cho biết, tỷ lệ mẫu dương tính khi xác định tồn dư kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật trên các đàn bò vắt sữa bằng máy thường cao hơn ở các đàn bò vắt sữa bằng tay. Số liệu ghi nhận năm 2002 ở Italia cho thấy, tỷ lệ có tồn dư kháng sinh ở các mẫu sữa khai thác bằng máy là 0,48% trong khi khai thác bằng 0,09%. Nguyên nhân chính là do việc chậm trễ hoặc không thông báo những bò điều trị đến bộ phận điều hành máy vắt sữa (Rasmussen và Justesen, 2003)[57]. Tóm lại, nguyên nhân của sự có mặt của tồn dư kháng sinh trong sữa trên thị trường tiêu thụ chủ yếu là do thiếu thông tin về thời gian được phép sử dụng sữa trở lại sau khi điều trị bằng kháng sinh, hoặc do không thông báo kịp thời các trường hợp đang điều trị kháng sinh, đang điều trị cạn sữa đến bộ phận khai thác và một phần nhỏ là do tồn dư chất sát trùng trong việc tẩy rửa hệ thống máy vặt sữa tự động. 1.3. Đặc điểm của một số loại vi sinh vật gây viêm vú bò Vi khuẩn gây bệnh viêm vú tồn tại trong cơ thể bò sữa bị bệnh viêm vú và môi trường xung quanh bò sữa. Theo Nelson Phipot (1980)[53] vi khuẩn gây viêm vú chính là: Sta. aureus, Strep. agalactiae, các vi khuẩn khác bao gồm: Mycoplasma bovis và Corynebacterium bovis
  • 28. 18 Theo Jeffrey và cộng sự (1993)[51] có tới hơn 135 loài vi sinh vật khác nhau được phân lập từ bò sữa viêm vú. Vi khuẩn gây viêm vú bò sữa được chia ra thành các nhóm: Nhóm vi khuẩn gây bệnh, nhóm vi khuẩn môi trường, nhóm vi khuẩn cơ hội và nhóm vi khuẩn khác. Nguồn vi khuẩn gây bệnh là từ các bầu vú của bò bị bệnh viêm vú, phát tán tới các bò khác trong quá trình vắt sữa. Nguồn vi khuẩn môi trường tồn tại xung quanh bò sữa, các vi khuẩn này xâm nhập vào bầu vú thông qua các lần vắt sữa. Các vi khuẩn cơ hội có mặt trong sữa, nhưng thường chỉ gây viêm vú nhẹ, chúng thường được phát hiện trên bề mặt của bầu vú và các núm vú với số lượng lớn và là nguồn gây nhiễm thường xuyên. Các vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm vú. Sau đây là đặc điểm của một số loại vi khuẩn gây viêm vú bò: 1.3.1. Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Sta. aureus) - Đặc điểm hình thái: Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[25] nghiên cứu cho thấy Sta. aureus là loại gây bệnh thường gặp nhất, nó có vai trò và có ý nghĩa đối với y học và thú y học, khoảng 30% người khoẻ mạnh mang Sta. aureus ở trên da và niêm mạc, khi có những tổn thương ở da và niêm mạc hoặc các rối loạn về chức năng thì thì các nhiễm trùng do Sta. aureus dễ dàng xuất hiện. Vi khuẩn Sta. aureus cũng gây nên nhiễm trùng ở các loại gia súc nhất là trong các cơ sở chăn nuôi tập trung có mật độ đàn gia súc lớn, gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Những nhiễm trùng do Sta. aureus có thể gây nên nhiều biểu hiện khác nhau như nhiễm trùng da, tổ chức dưới da hoặc các cơ quan nội tạng gây mưng mủ điển hình, một số chuyển sang chứng huyết nhiễm trùng, chứng bại huyết. Sta. aureus còn có khả năng hình thành độc tố đường ruột trong thực phẩm, do đó có thể gây nên chứng nhiễm độc. Nguyễn Hoa Lý (1998)[17] cho biết Sta. aureus là vi khuẩn gram (+) hình cầu, kích thước 0,7 – 1µm, vi khuẩn xếp thành hình chùm nho. Trong các loài
  • 29. 19 Staphylococcus, chỉ có Sta. aureus mới có khả năng gây bệnh. Vi khuẩn Sta. aureus sinh độc tố chịu nhiệt, gây sốt, ói mửa, tiêu chảy, hạ huyết áp. Sữa bị nhiễm khuẩn là do bò bị viêm vú, tay người vắt sữa có mụn mủ. Mặc dù vi khuẩn này khi vào sữa phát triển rất kém hoặc bị tiêu diệt do quá trình diệt khuẩn Pasteur sữa, nhưng độc tố vi khuẩn lại không bị mất đi, do đó vẫn còn khả năng gây bệnh. Nguyễn Phùng Tiến (1991)[29] độc tố ruột của Sta. aureus là độc tố chịu nhiệt, ở nhiệt độ 96 – 980 C kéo dài trong 2 giờ thì độc tố mới bị phân huỷ. Theo G. Gehriger (1994)[45] với liều lượng 100 – 200ng độc tố ruột Sta. aureus đã có thể gây ra ngộ độc. Để đề phòng ngộ độc do tụ cầu, phải đun sôi thực phẩm ở 1000 C liên tục trong 2 giờ. Trong khi đó chế độ thanh trùng của sữa tươi tuy ở nhiệt độ cao nhưng chỉ trong thời gian ngắn nên biện pháp này khó thực hiện với sữa tươi. - Đặc điểm nuôi cấy: trên môi trường thạch thường: sau 24 giờ nuôi cấy hình thành khuẩn lạc tương đối to dạng S (Smooth), khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều nhẵn, vàng thẫm. Nguyễn Vĩnh Phước (1978)[26], Patrick và Murray (1999)[55] cho rằng chỉ có loại Sta. aureus có khuẩn lạc màu vàng thẫm là có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật, còn khuẩn lạc có màu vàng chanh (Sta.citreuss) hoặc trắng (Sta. albus) không có độc hoặc không gây được bệnh. Trên môi trường thạch máu: Vi khuẩn mọc tốt sau 24 giờ, hình thành những khuẩn lạc dạng S, gây dung huyết môi trường, tiết ra độc tố dung huyết gồm 3 loại: + Dung huyết tố α: loại này có độc lực cao. + Dung huyết tố β: có khả năng dung giải hồng cầu cừu ở 40 C, dung huyết này kém độc lực hơn dung huyết α. + Dung huyết tố γ: không tác dụng lên hồng cầu.
  • 30. 20 - Nhân tố diệt hồng cầu (Leucocidin): là bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phân huỷ, giữ vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của tụ cầu. - Độc tố đường ruột (Enterotoxin): gây viêm ruột cấp tính nhiễm độc do thức ăn. - Các enzym: Sta. aureus có khả năng tiết ra men đông huyết tương (Coagulaz) là một protein bền vững với nhiệt độ, làm đông huyết tương của người và thỏ, nó có tác động lên glubulin trong huyết tương. Coagulaz là một yếu tố cần thiết của các chủng tụ cầu gây bệnh, nó gây nên các huyết cục trong tĩnh mạch và gây lên nhiễm khuẩn huyết. Tính kháng lại kháng sinh của Staphylococcus là một đặc điểm rất đáng lưu ý, đa số chúng kháng lại Penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được men penicilinaza. 1.3.2. Vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Strep. agalactiae) - Đặc điểm hình thái: Strep. agalactiae (liên cầu khuẩn) có hình cầu hoặc hình bầu dục, đường kính tới 1 µm, đôi khi có vỏ, bắt màu Gram (+), không di động. Strep.agalactiae trong môi trường nước thịt có dạng chuỗi dài, uốn khúc dài – ngắn khác nhau. Liên cầu là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện. Phản ứng Catalaz (-), Coagulaz (-): không làm đông vón huyết tương. Liên cầu có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên: đất, nước, không khí..., trong cơ thể động vật và người. Một số có khả năng gây bệnh, một số khác lại không. Họ vi khuẩn Streptococcus được công nhận là nguyên nhân gây viêm vú chính ở bò (Heidrich et al, 1967 [48], Schalm et al, 1971 [60]). Strep. agalactiae gây viêm vú dạng cấp tính hoặc mãn tính với triệu trứng lâm sàng rất rõ. Vi khuẩn này cư trú trong ống sữa và trên bề mặt ống sữa, chúng
  • 31. 21 phát triển nhanh, làm tăng nhanh số lượng bạch cầu, làm tắc ống dẫn sữa, gây sưng vú và làm tách biệt các nang sữa. - Khả năng dung huyết: trên môi trường thạch máu, liên cầu khuẩn có 3 dạng dung huyết: + Dung huyết dạng α: khuẩn lạc được bao quanh một vòng hồng cầu còn nguyên hình những màu xanh, xạ khuẩn lạc một chút có một vòng tan máu, độc lực không cao. + Dung huyết dạng β: bao quanh khuẩn lạc là một vòng tan máu hoàn toàn trong suốt có bờ rõ ràng, độc lực của vi khuẩn nhóm này cao. + Dung huyết dạng γ: là những vi khuẩn không gây bệnh, không có khả năng làm dung huyết hồng cầu trong thạch vẫn giữ màu hồng nhạt. Theo Nelson Philpot (1980)[53] nguồn tàng trữ Strep. agalactiae là sữa của bầu vú bị viêm, nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy trên các bề mặt tiếp xúc với sữa bị nhiễm, bao gồm nền chuồng, phương tiện vắt sữa và tay người vắt sữa. Vi khuẩn này có trong sữa với số lượng lớn. Sự lây lan tới các bầu vú chưa bị nhiễm xảy ra trong thời kỳ vắt sữa, trong điều kiện vệ sinh kém và thiếu biện pháp kiểm tra có hiệu quả. Strep. agalactiae có thể được phân tán nhanh chóng ra toàn đàn. Việc vắt sữa không kiệt hết có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm vú do Strep. agalactiae trong đàn. Vi khuẩn này mẫn cảm với Penicillin. 1.3.3. Mycoplasma bovis (M. bovis) Đây là loại trung gian giữa vi khuẩn và virus. Khi lấy mẫu sữa của bò có triệu chứng lâm sàng (thường là ở nhiềm núm vú) âm tính với phương pháp nuôi cấy vi sinh vật thông thường thì thường nghi ngờ là do vi khuẩn này gây ra. Theo Jeffrey L. Watts (1993)[51] vi khuẩn này gây bệnh viêm vú bò có biểu hiện hình thành dịch mủ trong các vú bị nhiễm bệnh, lây lan nhanh chóng trong đàn, làm giảm sản lượng sữa và kháng với kháng sinh. Việc vệ sinh sữa một cách hợp lý là rất cần thiết để ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn này.
  • 32. 22 1.3.4. Corynebacterium bovis (C. bovis) Là loại vi khuẩn gram (+), hình chùm nho hay hình que. Vi khuẩn này thường xuyên phân lập được từ vú bò (Heidrich, 1967)[48]. Màng tế bào chứa Meso-diaminopnelic acid, Arabinoza, Galactoza và Acid mycolic chuỗi ngắn. C. bovis thường phân lập từ mẫu sữa lấy vô trùng và được coi là nguyên nhân gây viêm vú bò (Brooks, 1983)[42]. Bệnh viêm vú bò do vi khuẩn này gây ra thường nhẹ, với sự ra tăng của tế bào thân từ 200.000 – 400.000 tế bào/1ml sữa. Các loài Corynebacterium gây bệnh đặc trưng với các ổ áp xe có mủ. Bệnh thường gặp ở những đàn bò sữa không được vệ sinh núm vú sau khi vắt sữa. Bể sữa chứa vi khuẩn ban đầu là những bầu vú và những ống dẫn sữa bị bệnh, sau đó lan từ bò này sang bò khác (Blowey, 1991)[40]. 1.3.5. Nhóm vi khuẩn môi trường Những vi khuẩn môi trường gồm 2 dạng chủ yếu: Streptococcus và Coliforms. Những vi khuẩn này có nguồn gốc từ phân, nền chuồng và đất. Sự lưu hành bệnh viêm vú bò bị nhiễm các vi khuẩn trên thường ít hơn 5%. Bò nuôi nhốt có nguy cơ mắc bệnh viêm vú môi trường cao hơn bò chăn thả. Hiện nay phương thức nuôi nhốt bò sữa đang ra tăng, đây là lí do khiến bệnh viêm vú do vi khuẩn môi trường tăng lên, các vi khuẩn này phổ biến trong môi trường nuôi và loại trừ chúng không phải dễ dàng. 1.3.5.1. Streptococcus môi trường: Bao gồm: Strep. uberis và Strep. dysgalactiae. Đây là các loại liên cầu khuẩn Gram (+), giống như Strep. agalactiae. Chúng có mặt phổ biến trong môi trường nuôi bò, chúng cũng thấy nhiều ở rơm rạ nền chuồng, trong đường tiêu hóa của bò. Bệnh phổ biến trong giai đoạn
  • 33. 23 không khai thác sữa, tỷ lệ xuất hiện ca bệnh mới cao hơn trong giai đoạn tiết sữa. Sự cảm nhiễm với bệnh tăng đáng kể ở thời điểm 2 tuần sau khi cạn sữa và 2 tuần trước khi đẻ của bò sữa. Nếu bò không vắt sữa, không được điều trị thì tỉ lệ bệnh tăng nhanh khi cạn sữa. Tỷ lệ các ca bệnh mới so Streptococcus môi trường tăng đáng kể ở bò già. Sự cảm nhiễm với bệnh tăng đáng kể ở thời điểm 2 tuần sau khi cạn sữa và 2 tuần trước khi đẻ của bò sữa. Việc vắt sữa trong thời tiết ẩm ướt, sử dụng khăn lau bẩn, nơi vắt sữa kém, không phù hợp dễ bị nhiễm Streptococcus. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1998)[17] tỷ lệ bầu vú bị viêm Streptococcus môi trường rất thấp và hầu hết các trường hợp bệnh chỉ kéo dài dưới 30 ngày, nhưng có khoảng 18% bệnh chuyển sang dạng mãn tính và kéo dài hơn 100 ngày. Các bệnh thể lâm sàng thường nhẹ như sữa tạo váng, lắng cặn, có thể biến màu, phần bầu vú bị nhiễm có thể hơi sưng. Lượng tế bào thân trong các bầu vú bị nhiễm ở thể cận lâm sàng biến động từ 300.000 đến 2 triệu/1ml sữa. 1.3.5.2. Vi khuẩn Coliform Là vi khuẩn Gram (-), hình que, lên men đường lactoza. Vi khuẩn sống trong phân, nước thải, đất và chất độn chuồng. Theo Nelson (1980)[53] dạng phổ biến nhất của bệnh viêm vú bò do Coliform là bệnh E. coli có nguồn gốc từ động vật và Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae) có nguồn gốc từ đất. E.coli thường sống trong đường tiêu hóa của bò sữa và số lượng lớn trong phân. K.pneumoniae có nguồn gốc tự nhiên trong đất và dễ dàng nhiễm vào chất độn chuồng, chúng tồn tại ít nhất vào mùa Đông và nhiều nhất vào mùa Hè. Giống như Streptococcus môi trường bệnh mới do Coliform phổ biến trong giai đoạn đầu, cuối thời kỳ ngưng sữa và thời kỳ sinh đẻ. Tỷ lệ bệnh do vi khuẩn dạng coli trong thời kỳ mới vắt sữa cao hơn bốn lần trong thời kỳ cho sữa và giản dần.
  • 34. 24 Bệnh do Coliform có thể xảy ra do điều trị không cẩn thận ở thời kỳ cạn sữa, nuôi bò trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh, vắt sữa muộn khi bò đã bắt đầu cho sữa. Các trường hợp mãn tính do E. coli là hiếm nhưng cũng có thể xảy ra do các dạng Coliform khác (JICA – NIVR, 2002)[16]. 1.3.6. Nhóm vi khuẩn cơ hội Nhóm vi khuẩn này bao gồm những Staphylococcus khác ngoài Sta. aureus, chúng còn được gọi là Sta. species hoặc Staphylococcus âm tính với Coagulaza. Chúng thường xuyên phân lập được trong những đàn bò bị bệnh do vi khuẩn gây ra thường ở mức độ nhẹ và chỉ tăng ít lượng tế bào thân. Số lượng tế bào xấp xỉ 1.000.000/ml trong các vú bị nhiễm khuẩn dạng cận lâm sàng. Các trường hợp do Staphylococcus thường tìm thấy trên những vị trí thuận lợi để đi đến đường tiết sữa và xâm nhập vào các mô sinh sản sữa như: do núm vú bò khoẻ, tay người vắt sữa. Các trường hợp do Staphylococcus xảy ra phần lớn trong thời kỳ đầu của giai đoạn cạn sữa khi da của núm vú không được tiếp xúc với chất sát trùng, như vậy tỷ lệ của các vú bị nhiễm với các vi khuẩn này thường cao hơn trong thời kỳ tiết sữa. Bò sữa con tự khỏi trong nhiều trường hợp và sự lưu hành bệnh giảm đi trong thời kỳ cho sữa (JICA – NIVR, 2002)[16]. 1.3.7. Nhóm vi khuẩn khác - Pseudomonas aeruginosa (Pse. aeruginosa); Actinomyces pyogenes (A. pyogenes); Nocardia species; Micrococcus indolicus. Các nhóm vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây lên bệnh viêm vú bò tuy nhiên chúng đều thể hiện ở mức độ nhẹ khác nhau. - Một số vi sinh vật gây viêm vú ít phổ biến Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (1998)[8] các phần tuyến sữa cũng có thể bị viêm nhiễm do các loài Candida, Bacillus, Serratia, Pasteurella… Cho dù các loại nấm mốc, nấm men phát tán khắp mọi nơi xung quanh chuồng bò nhưng bệnh viêm vú do chúng gây ra hiếm thấy.
  • 35. 25 1.4. Đặc điểm của một số loại kháng sinh có trong sữa tươi 1.4.1. Penicillin và họ β – lactam 1.4.1.1. Phân loại kháng sinh trong họ β – lactam Theo Bùi Thị Tho (2003)[33] phân loại kháng sinh trong họ β – lactam có những loại sau: + Penicillin tự nhiên: Có nguồn gốc từ nấm Penicillinum notatum. Thuốc có phổ kháng sinh hẹp, chỉ có tác dụng với vi khuẩn Gram (+). Trong điều trị sử dụng một số loại sau: Pentenyl pencillin(F); Benzyl penicillin (G); N– oxy benzyl penicillin (X); N – heptyl penicillin (K); Phenoxy penicillin (V) + Penicillin tổng hợp: Thuốc có phổ kháng sinh rộng, tác dụng lên cả vi khuẩn Gram(+) và Gram (-), bao gồm: ampicillin, amoxycillin, cloxacillin, oxacillin, nafcillin, hetacillim. + Nhóm cephalosporin: * Thế hệ 1: Chỉ có tác dụng với vi khuẩn Gram (-) gồm các loại cephalexin, cephapirin… * Thế hệ 2: Tác dụng với vi khuẩn Gram (+),Gram (-) Proteus, Pseudomonas gồm cefuroxin, cafocitin, cefotetan, cafamandol. * Thế hệ 3: Phổ kháng sinh rộng, tác dụng lâu gồm cefoperazon, cefotaxim, ceftriaxon, moxalactam, ceftiofur. + Các chất chế men β – lactamse: Nhóm clavan, monobactam, carbapenem. 1.4.1.2. Vai trò của họ β – lactam Penicillin là một dipeptit vòng, khi gặp β – lactam thì men transpeptidaza (có vai trò quan trọng trong việc tạo peptidoglycan ở màng vi khuẩn) tạo phức nhầm với β-lactam, phức này bền vững không hồi phục. Vi khuẩn vẫn tiến hành tổng hợp Protein, nhưng β-lactam làm mất sự tạo vỏ do những chuỗi
  • 36. 26 peptidoglycan bị dị dạng. Transpeptidaza là men đích thực được mọi β-lactam ưa thích. Nó còn có tên là PBP (Penicillin - binding - protein), mỗi loại vi khuẩn có từ 3 – 8 loại PBP, mỗi thứ đóng một vai trò riêng trong tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Vách tế bào vi khuẩn Gr(-) phức tạp hơn, có tỷ lệ lipit cao hơn. Màng ngoài của vi khuẩn Gr(-) kỵ nước. Các β-lactam phải khuyếch tán qua các ống dẫn protein nằm rải rác trên bề mặt màng. Sau khi vào bên trong vùng quanh bào tương sát với màng, sự kết hợp với PBP ở đây lại diễn ra như đối với vi khuẩn Gr(+). β-lactam ức chế những PBP thiết yếu cản trở sự sinh màng của vi khuẩn, đây là giai đoạn kìm khuẩn. Sự liên kết này sẽ được phục hồi nếu thuốc tạo được liên kết cộng hoá trị với PBP thì nhiều cơ chế liên tiếp khác xảy ra vô hiệu hoá một số thành lipit mà mức thường những thành phần này điều hoà sự kiểm soát của autolysin (chất tự phân giải của vi khuẩn). Chất này được giải phóng sự kìm hãm sẽ tham gia vào hệ tự phân giải của vi khuẩn. Hệ này thuỷ phân peptidoglycan giết chết vi khuẩn. Các β-lactam phải thông qua autolysin mới diệt khuẩn được. Vậy penicillin vừa là chất diệt khuẩn vừa là chất kìm khuẩn. Những chất ức chế β-lactamase gồm axit clavulanic thuộc nhóm clavan thường được phối hợp dùng chung với penicillin làm tăng tác dụng của penicillin. Nhóm cephalosporin có phổ rộng ở vùng trực khuẩn Gr(-), khuyếch tán được vào dịch não tuỷ, không bị men β-lactamase của trực khuẩn Gr(-) phá huỷ (Bùi Thị Tho, 2003)[30]. 1.4.1.3. Hấp thu, phân bố, thải trừ. Các β-lactam không có ảnh hưởng độc gì đối với cơ thể, trừ một số cơ thể có cơ địa dị ứng. Sau khi tiêm 10 – 15 phút, thuốc đạt nồng độ cao trong máu và duy trì nồng độ hữu hiệu khoảng 5 – 6 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận,
  • 37. 27 khoảng 90 – 95% dưới dạng nguyên vẹn. Tuỳ theo loại, sau khi hấp thu vào máu thuốc sẽ được phân bố khá rộng rãi. Khi các tổ chức bị viêm sẽ tạo điều kiện cho penicillin dễ dàng đi qua. Thuốc cũng được thải ra theo sữa, do vậy tránh sử dụng sữa từ 1 đến 7 ngày sau lần dùng thuốc cuối cùng tuỳ loại thuốc (Bùi Thị Tho, 2003)[30]. 1.4.1.4. Penicillin G - Loại β-lactam dùng phổ biến trong điều trị gia súc. Có 2 loại: * Penicillin G Kali (monopen, Megacillin, Kali benzyl Penicillinate…) (PGKa). Công thức: C6H17N2KO4S, khối lượng phân tử 372,47. 1mg PGKa tương đương 1595UI. Thuốc tan trong nước, dung dịch NaCl đẳng trương, methanol, etanol, nước có pH = 5-7,5. Dung dịch bảo quản lạnh dùng được nhiều ngày, dễ bị phá huỷ bởi axit, kiềm và các chất oxi hoá (Từ điển bách khoa dược học,1999) [35]. * Benzyl penicillin G Natri (Natri penicillinate, novocillin, veticillin) (BPGNa). Công thức: C16H17NaO4S, khối lượng phân tử 356,38. 1mg BPGNa tương đương 1670 UI. Thuốc tan tốt trong nước, dung dịch NaCl đẳng trương, dung dịch glucose, methanol, etanol, không tan trong axeton, ete, chloroform, lipit. Trong dung dịch pH = 5,5 – 6 bảo quản lạnh thuốc ổn định được vài ngày (Từ điển bách khoa dược học, 1999)[35]. Ngoài ra tăng thời gian bán thải, thuốc được chế dưới dạng Procain benzyl penicillin hay benzathin penicillin có thời gian bán thải đến 7 ngày khi điều trị bệnh cấp tính nên kết hợp cả hai loại penicillin nhanh và chậm (Bùi Thị Tho, 2003)[30].
  • 38. 28 1.4.2. Streptomycin và nhóm Aminoglycoside (AG) 1.4.2.1. Phân loại - Nhóm AG tự nhiên được chiết suất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật bao gồm: * Từ streptomyces: streptomycin, Dihydrostreptomycin, kanamycin, neomycin… * Từ Micromonospora: gentamycin… - Nhóm AG tổng hợp do thay đổi cấu trúc của AG tự nhiên. Hoá tính: Phân tử lượng lớn, thường được dung ở dạng muối sulfat, bền với nhiệt độ, có tính kháng khuẩn cao ở dụng dịch pH = 7,5-8,5 và rất nhạy cảm khi pH thay đổi (Bùi Thị Tho, 2003)[30]. 1.4.2.2. Cơ chế tác dụng AG có phổ kháng khuẩn tương đối rộng, nhưng không có tác dụng với vi khuẩn yếm khí vì sự xâm nhập xuyên qua vỏ tế bào vi khuẩn theo cơ chế chuyển vận chủ động cần đến oxy. Thuốc rất ít được hấp thu qua đường ruột nên phải dùng đường tiêm. Tất cả các AG đều gây độc với tai, thận ở các mức độ khác nhau. Sự kháng thuốc của vi khuẩn có thể xảy ra do đột biến nhiễm sắc thể, nhưng chủ yếu qua trung gian plasmid điều khiển sự tiết ra men phân huỷ thuốc ở vi khuẩn. Hiện nay đã phát hiện ra 9 enzym phân huỷ AG, do vi khuẩn Gr(-) tiết ra (Từ điển bách khoa được học, 1999)[35]. AG là thuốc diệt khuẩn ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosom. Streptomycin gắn đặc hiệu vào tiểu phần 30S của ribosom, do vậy ngoài sai lệch sự tổng hợp và tích luỹ protein kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra còn các cơ chế khác như thay đổi tính thấm màng, đặc tính hô hấp của tế bào, ảnh hưởng đến ADN của vi khuẩn. Một số AG khác còn gắn vào tiểu phần 50S (Bùi Thị Tho, 2003)[30].
  • 39. 29 1.4.2.3. Streptomycin Công thức:C21H39N6O12: khối lượng phân tử 581,58 thường được dùng ở dạng Sulfat C42H84N14O36S3 – Streptomycin sunfat. Thuốc dạng bột có màu trắng xám nhạt, hơi có mùi amin, dễ hút ẩm, bền vững với ánh sáng, dễ tan trong nước, ít tan trong cồn (alcohol), không tan trong dung môi hữu cơ (Từ điển bách khoa dược học, 1999)[35]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả kháng khuẩn của thuốc trong đó pH là quan trọng nhất. Thuốc có hiệu lực tốt nhất trong môi trường kiềm nhẹ, hiệu lực thuốc tăng từ 20 đến 80 lần nếu pH thay đổi từ 5,8. Thuốc được thải trừ hầu hết qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn trong 12 – 24 giờ đầu, ngoài ra còn thải qua dịch mật và sữa. Thuốc sau điều trị còn dư trong thịt một thời gian dài, sữa trong các bầu vú bị viêm khi đang điều trị cũng có thuốc và không được sử dụng (Bùi Thị Tho, 2003)[30]. 1.4.3. Nhóm sulfamid Trong dược học, sulfamid là tên chung của một số loại thuốc quan trọng được chia làm 3 nhóm theo tác dụng điều trị: Kháng khuẩn, hạ đường huyết và lợi tiểu (Từ điển bách khoa dược học, 1999)[35]. Theo Bùi Thị Tho (2003)[30] Sufamid kháng khuẩn là loại hoá học trị liệu được dùng đầu tiên trước các thuốc kháng sinh, có vai trò quan trọng trong phòng và trị các bệnh truyền nhiễm. Cơ chế tác dụng: Các sulfamid với liều kìm khuẩn sẽ ức chế sự sinh sản, phát triển của vi khuẩn do thuốc cạnh tranh với axit para amino benzoic (PABA) một yếu tố sinh trưởng cần cho sự phát triển của mọi loại tế bào trong đó bao gồm cả tế bào vật chủ và vi khuẩn. Sufamid cản trở sự tổng hợp axit Dihydro folic từ PABA, nó phong toả những phản ứng chuyển folic cần thiết cho sự tổng
  • 40. 30 hợp Purin, Thymin để mở đầu cho sự tổng hợp protein ở ribosom, vi khuẩn không bị chết nhưng sau đó nhờ hệ thống miễn dịch, tế bào đại thực bào sẽ tìm đến diệt vi khuẩn. Tất cả các vi khuẩn cần PABA đều rất mẫn cảm với Sufamid. Do PABA cũng rất cần cho tế bào vật chủ nên chỉ sử dụng thuốc trong những bệnh mà vi khuẩn mẫn cảm với thuốc gây ra. Thuốc sau khi vào cơ thể được phân bổ, khuếch tán trong mọi dịch cơ thể, nồng độ thuốc trong dịch thể thường chiếm khoảng 50 – 80% so với huyết thanh. Thuốc được thải chủ yếu qua thận ở dạng không chuyển hoá. Ngoài ra thuốc còn được thải qua tuyến nước bọt, sữa và tuyến da. Khi dùng sufamid trong điều trị nói chung ít độc, chỉ số điều trị cao, nhưng khi dùng lâu cho gia súc non, gia súc trong thời kỳ mang thai sẽ gây hiện tượng thiếu máu do thiếu axit folic. Khi dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng ngộ độc với biểu hiện bỏ ăn, nôn, nếu dùng liều cao sẽ gây co giật, ức chế trung khu vận động hoặc tím tái do thiếu máu ngoại vi. Ngoài ra khu dùng thuốc kéo dài còn gây sỏi đường tiết niệu, thiếu vitamin nhóm B. 1.4.4. Nhóm chloramphenicol Chloramphenicol được phát hiện năm 1948, sử dụng phổ biến nhất trong thập niên 50 – 60, được coi là thần dược trị bệnh do Salmonella và các bệnh tiêu chảy do vi khuẩn khác. Tuy nhiên, dùng chloramphenicol một cách bừa bãi dễ gây suy tuỷ xương, ngộ độc hoặc gây ra hội chứng xanh tái ở trẻ con sơ sinh (Trương Tất Thọ, 2004)[31]. Mặt khác, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về sự kháng thuốc cũng như thực tế điều trị cho thấy vi khuẩn Salmonella typhimurium gây bệnh thương hàn giờ đây đã đề kháng với chloramphenicol. Các nước phát triển đã thiết lập hàng rào ngăn chặn các sản phẩm có guồn gốc từ động vật với lượng tồn dư chloramphenicol bằng “zero”. Tại Việt Nam, ngành
  • 41. 31 chăn nuôi thú y đã cấm sử dụng thuốc này từ tháng 5/2002. Tuy nhiên, do nhận thức của người sử dụng cũng như do một số nguyên nhân khách quan, sự có mặt của chloramphenicol trong thú sản vẫn là một thách thức lớn đối với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. 1.4.5. Hoạt phổ, cơ chế tác dụng của kháng sinh, sự kháng thuốc. Hoạt phổ của thuốc rất rộng, có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn Gr (+), Gram (-), ricketsia, vi rút cỡ lớn. Thuốc ưu tiên tác dụng trên vi khuẩn đường tiêu hoá. Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn và hệ thống các tế bào tự do. Thuốc không ảnh hưởng đến sự hoạt hoá của các axit amin hay sự dịch chuyển của chúng trên sARN. Thực tế nó ngăn cản sự dịch chuyển của các amin đã hoạt hoá từ sARN sang ribosom. Thuốc không tác dụng trực tiếp đến sự sinh tổng hợp ARN. Thuốc gắn có hồi phục vào tiểu phẩn 50S và 70S của ribosom. Tuy thế của người và động vật đều có tiểu phần 70S tương đương như của tế bào vi khuẩn, do vậy thuốc dễ gây độc cho vật chủ, dễ gây suy tuỷ ở sức vật non, quái thai khi dùng thuốc ở giai đoạn có chửa kỳ 1. Thuốc được hấp thu rất nhanh và gần như hoàn toàn. Thuốc đạt nồng độ chữa bệnh trong máu sau 30 phút, cao nhất trong huyết tương sau 2 giờ, sau 12 - 18 giờ không tìm thấy thuốc trong huyết tương nữa. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Sau 24 giờ, 80 - 92% lượng thuốc được thải ra qua nước tiểu, chỉ còn 5 - 19% vẫn còn hoạt tính. Ngoài ra, thuốc còn được thải ra qua sữa (Bùi Thị Tho, 2003)[30]. 1.4.6. Những tác hại của thuốc Cả người và động vật đều có phản ứng quá mẫn với thuốc ở tỷ lệ không nhiều. Các biểu hiện chung là nổi ban đỏ trên da, gây tăng tiết niêm dịch hoặc
  • 42. 32 xuất huyết niêm mạc, sưng lưỡi hoặc niêm mạc lưỡi đen. Hậu quả tai hại nhất là gây suy tuỷ xương, giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Thuốc để lại tồn dư trong sản phẩm động vật, khi người ăn các sản phẩm có chứa Chloramphenicol thường xuyên, dẫn đến ức chế sự phát triển của trẻ em, chậm lớn và quái thai ở thai nhi, thiếu máu, ung thư ở người lớn (Bùi Thị Tho, 2003)[30]. 1.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Như trên đã nêu, nguyên nhân sự tồn dư vi khuẩn trong sữa bò tươi là do bò sữa bị bệnh hoặc lây nhiễm từ bên ngoài. Mặt khác, bò sữa bị bệnh viêm vú là nguyên nhân chính làm tồn dư vi khuẩn trong sữa tươi. Sau đây là tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa và kháng sinh tồn dư trong sữa bò tươi. 1.5.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa 1.5.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bệnh viêm vú ở bò sữa là một bệnh phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi, nó tồn tại bất cứ nơi nào có chăn nuôi bò sữa, bệnh gây lên do tác động qua lại của nhiều yếu tố. Theo Heidrich và Renk (1967)[48] cho rằng các loại vi khuẩn dạng E.coli có thể gây ra viêm vú thể cata mãn tính. Tolle (1975)[63] đã chỉ rõ “Viêm vú bò là một loại bệnh phức tạp gây lên bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường”. Dufreez và cộng sự (1981)[43] đã thông báo một số loại vi khuẩn gây nên bệnh viêm vú chủ yếu là Staphylococcus aureus và Staphylococcus agalactiae. Andrew (1992)[39] cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh viêm vú hoại thư của Staphyloccocus aureus là Alphatoxin. Hamana và cộng sự (1993)[47] chứng minh rằng viêm vú lâm sàng cho kết quả khác nhau tuỳ theo mùa trong năm, cao nhất vào tháng 5.
  • 43. 33 Theo Anri A (1996)[38] những vi khuẩn gây bệnh viêm vú lâm sàng bao gồm: Staphyloccocus aurues, Streptoccocus agalactiae, Coagulaza Negative Staphyloccocus, other Streptoccocus và Coliform. 1.5.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở nước ta cho đến nay những nghiên cứu về bò sữa chưa nhiều, có thể là do ngành chăn nuôi bò sữa chưa thực sự phát triển. Nguyễn Ngọc Nhiên (1997)[21] đã áp dụng một số phương pháp chẩn đoán viêm vú phi lâm sàng thường sử dụng trên thế giới tại một số cơ sở chăn nuôi bò sữa như phương pháp CMT, phương pháp trên tế bào bạch cầu của Hopkink. Đồng thời cũng tiến hành phân lập vi khuẩn từ các mẫu sữa nghi mắc bệnh, kết quả cho thấy tỷ lệ viêm vú theo phương pháp phi lâm sàng là 27,4% và các vi khuẩn phân lập được nhiều nhất là Staphyloccocus aurues, Streptoccocus agalactiae, Streptoccocus uberic, E.coli và Klebsiella. Lê Văn Tạo và cộng sự (1998)[27] nghiên cứu về bệnh viêm vú bò sữa đã phân lập được một số loại vi khuẩn chính gây bệnh viêm vú bò: Staphyloccocus aurues, Streptoccocus empidermidis, Streptoccocus agalactiae, Streptoccocus dysgalactiae, Streptoccocus uberic, ngoài ra còn một số vi khuẩn dạng Coliform, Corynebacterium, Mycoplasma, Listeria... cũng là những vi khuẩn thường gặp trong bệnh viêm vú bò sữa. Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự (2000)[23] đã kiểm tra 1.679 mẫu sữa của bò nuôi tại Ba Vì và ngoại thành Hà Nội bằng phương pháp CMT đã thấy có 771 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 45,92%. Trong số mẫu dương tính viêm vú có 294 mẫu phân lập được Streptoccocus spp (chiếm 26,8%), có 205 mẫu phân lập được Staphyloccocus spp và E.coli có trong 263 mẫu (chiếm 31,1%), các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ thấp 3,16 – 7,18%.
  • 44. 34 Trần Thị Hạnh và cộng sự (2004)[11] cho thấy ngoài những vi khuẩn chính gây bệnh viêm vú như Staphyloccocus aurues, Streptoccocus agalactiae, Coliform... còn xuất hiện thêm tảo và nấm là nguyên nhân gây bệnh viêm vú phi lâm sàng dẫn đến làm sữa giảm. Phạm Bảo Ngọc và cộng sự (2009)[20] tiến hành kiểm tra 850 mẫu sữa tại 6 cơ sở lấy mẫu trên địa bàn Hà Nội và Vĩnh Phúc (các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi gia đình, các điểm thu gom sữa chưa xử lý, sữa tươi), các chỉ tiêu về vi khuẩn gây bệnh trong sữa, kết quả cho thấy: - Lượng sữa đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép chỉ dao động trong khoảng 54 – 56,82%. - Các mẫu sữa thu thập từ chăn nuôi nông hộ và các điểm thu gom (chưa xử lý) có tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh là 51,56 – 54%. - Các mẫu sữa đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh rất cao (tại siêu thị đạt 100%, các cửa hàng bán lẻ 78%). - Hệ vi khuẩn có mặt trong sữa tươi rất đa dạng: Streptoccocus spp, Staphyloccocus spp, E.coli, Pseudomonas và các vi khuẩn khác... Các chủng vi khuẩn đều có khả năng gây bệnh và sản sinh độc tố gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Nguyễn Quang Tuyên (2009)[34] nghiên cứu những mẫu sữa bò lấy tại một số huyện của tỉnh Thái Nguyên cho thấy Staphyloccocus aurues chiếm tỷ lệ 50,40%, Streptoccocus agalactiae: 54,02% và E.coli: 19,01%. Các chủng Staphyloccocus, Streptoccocus và E.coli phân lập được từ các mẫu sữa bò có đầy đủ các đặc tính sinh vật hoá học của giống, loài chuẩn và là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm vú bò sữa tại các khu vực nghiên cứu.
  • 45. 35 1.5.2. Tình hình nghiên cứu sự tồn dư kháng sinh trong sữa bò tươi 1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Để xác định mức độ tồn dư kháng sinh trong thú sản nói chung và trong sữa nói riêng, người ta thường áp dụng các phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định tính chỉ cho phép xác định được có hay không có kháng sinh trong thú sản. Một số phương pháp định tính còn cho phép định hướng loại kháng sinh tồn dư trong thực phẩm, để làm cơ sở cho việc chọn phương pháp sinh tồn dư trong thực phẩm và chọn phương pháp định lượng với kháng sinh thích hợp. Phương pháp định tính dễ thực hiện tại cơ sở chăn nuôi nên giúp cho các chủ trang trại bảo vệ uy tín của mình khi đưa sản phẩm vào mạng lưới tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm chi phí khi xác định đúng loại kháng sinh cần xét nghiệm định lượng. Các xét nghiệm định tính còn được gọi là xét nghiệm sàng lọc (Screening Test). Egan và Meaney (1984)[44] đã sử dụng phản ứng ức chế sự phát triển của 3 loại vi khuẩn: Bacillus stearothermophilus var. calidolactic, Bacillus subtilis, Streptococcus thermophilus Y1 để kiểm tra mẫu sữa từ bò viêm vú, bò cái tơ và bò sữa non từ bò cái tơ. Các mẫu xét nghiệm không được lấy từ những bò điều trị kháng sinh trong vòng 21 ngày, đồng thời xử lý ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Coliform… Trong mẫu có sự hiện diện của chất kháng khuẩn tự nhiên, do đó tạo kết quả dương tính giả từ 0,8 đến 53,6% tuỳ theo xét nghiệm và dạng mẫu xét nghiệm. Theo James S. Cullor (1993)[50] các kết quả dương tính giả có những tác hại sau: - Làm cho người ta tuỳ tiện huỷ bỏ sữa gây thiệt hại kinh tế. - Tác động của kinh tế xã hội có thể làm thiệt hại đến cơ sở sản xuất nếu xét nghiệm kháng sinh không chính xác, không đủ khả năng nhận biết bò không điều
  • 46. 36 trị mà lại được sử dụng đại trà để xét nghiệm mẫu ở từng bò. Kết quả dương tính giả tạo sự hồ nghi giữa người sử dụng và nhà sản xuất, thú y, bởi vì họ được giải thích rằng sự an toàn của sữa đã không được giám sát thoả đáng bằng ngưỡng vệ sinh của sữa khi đưa sữa vào bồn chứa. - Nhiều thông báo tiêu cực về tồn dư kháng sinh, cho rằng nó có tác hại lớn và việc áp dụng kỹ thuật trong xét nghiệm để có kết quả chính xác là rất tốn kém, đã ảnh hưởng đến sự cố gắng một cách tự giác của các cơ sở sản xuất sữa, nhằm đảm bảo sữa an toàn và sạch. - Vấn đề này còn ảnh hưởng tiêu cực đến trao đổi thương mại bởi vì có sự hiều lầm rằng có quá nhiều kháng sinh được điều trị cho bò và khó có thể nhận biết chúng khi chế biến. Van Eenennaam và cộng sự (1993)[65] đã thực hiện xét nghiệm tồn dư kháng sinh trong sữa từ 172 đàn bò sữa thương phẩm và bò cái mới đẻ lần đầu trong các trường hợp viêm vú nhẹ. Kết quả dương tính giả đã được thông báo ở cả các mẫu trước điều trị, không điều trị và mẫu thu 21 ngày sau điều trị. Tỷ lệ dương tính giả là 43,6% đối với phương pháp dùng Cite Probe, 37,7% đối với Delvotest P, 18,8% đối với BsDA. Với đặc điểm có một tỷ lệ dương tính giả trong kết quả xét nghiệm định tính ở các cơ sở chăn nuôi, do vậy điều cần thiết là ở những nơi sản xuất chế biến sữa cần xét nghiệm lại những mẫu dương tính bằng phương pháp định lượng để xác định chính xác lượng và loại kháng sinh tồn dư làm cơ sở quyết định sử dụng hay huỷ bỏ cả bồn chứa sữa. Trên thế giới hiện nay công nhận độ chính xác trong xét nghiệm tồn dư kháng sinh ở sữa của phương pháp sắc ký lỏng cao áp (Hight Performanece Liquid Chromatography HPLC). Theo thông báo của Michigan Dairy Review (8/1996), tỷ lệ sữa được phát hiện có tồn dư kháng sinh là khoảng 0,1%. Theo số liệu của nội san kinh tế nông
  • 47. 37 nghiệp của Michigan State University Extension (28/8/1997) cho biết có khoảng 0,06% tổng số sữa bị vi phạm vì có tồn dư kháng sinh (Ron Erskine, 1996)[58]. Về khả năng phát hiện tồn dư kháng sinh trong sữa bằng các xét nghiệm nhanh nhằm định tính và định loại cơ sở sản xuất, tác giả Boeckman và Carlson (1998)[41] cho biết thông tin về một số phương pháp sàng lọc nhanh được trình bày trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Một số loại xét nghiệm sàng lọc tồn dư kháng sinh trong sữa và ngưỡng phát hiện Ngưỡng phát hiện của xét nghiệm (ppb) Tên loại xét nghiệm sàng lọc Peni Strep Amox Ampi Oxyte Sulfdi Charm II 3 50 8 6 19 4 Charm Cowside 4 10 10 10 Charm farm 5 9 10 100 10 Delvo Express 5 5 7 Delvotest P 3 6 4 10 Delvotst SP 3 7 8 Lactek 4 6 5 Penzyme 5 5 6 Penzyme II 4 9 7 Cite Snap 4 8 30 Cite Sulf 10 Chỉ tiêu vệ sinh 5 125 10 10 30 10 Chú thích: peni: penicillin; strep: Dihydrostreptomycin; amox: amoxicillin; ampi: ampicillin; oxyte: oxytetracyclin; sulfdi: sulfdimethoxine.
  • 48. 38 Theo Seymon, Jones, Mc Gilliard (1998)[61] hướng dẫn nghiên cứu xác định các xét nghiệm sàng lọc ở các cơ sở sản xuất sữa có hiệu lực (BsDA, Delvotest, Penzymonr) đối với việc phát hiện tồn dư kháng sinh trong sữa. Mẫu sữa được lấy từ 58 bò sữa được điều trị bằng một loại kháng sinh đơn. Mẫu được thu liên tục 24 giờ 1 lần cho đến khi tất cả các xét nghiệm tồn dư đều âm tính. Nhận xét cho thấy: Delvotst: 78% kết quả của Delvotest trùng với kết quả của BsDA, 5% kết quả âm tính của Delvotest trong BsDA là dương tính, 17% là dương tính với Penzyme trong khi BsDA là âm tính. Theo G.M, Jones (1999)[46] cho thấy các xét nghiệm sàng lọc thông thường có thể thực hiện tại cơ sở sản xuất như: Delvotest, Cite Probe, Charm test, LacTek, Bacillus stearothermophilus Disc assay (BsDA), Penzyme, Four Plate Test (FPT)… Khi xác định tồn dư kháng sinh trong sữa tươi bằng các xét nghiệm sàng lọc đôi khi gặp phải hiện tượng dương tính giả (False Positive) do một số nguyên nhân xuất phát từ đặc tính sinh học của sữa tươi. Đối với một số phương pháp như trên, dương tính giả thấp nhất ở BsDA (6%), rồi đến FPT (9%) và cao nhất là Cite Probe (40%). Ngoài hai phương pháp BsDA và FPT dùng môi trường thạch đĩa nuôi cấy vi khuẩn mẫn cảm kháng sinh và đọc kết quả bằng kích thước vòng ức chế sự phát trỉển của vi khuẩn khi gặp mẫu có kháng sinh (Zones of Inhibition), các phương pháp khác dựa trên nguyên lý sự biến màu của phép thử khi có kết quả dương tính, ngưỡng phát hiện dương tính đã được nhà sản xuất qui định thường nhỏ hơn hoặc bằng chỉ tiêu an toàn (Maximum Residue Level - MRL). Đối với các xét nghiệm dựa trên nguyên lý ức chế sự phát triển của vi khuẩn khi gặp kháng sinh cũng có sự sai khác về độ nhạy. Theo Karin Knapstein và cs (2004)[52] bằng phương pháp vi sinh vật có thể phát hiện tỷ lệ dương tính tồn dư kháng sinh ở các bồn chứa sữa là 0,03- 0,1%. Tải bản FULL (103 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 49. 39 Như vậy các nước có ngành chăn nuôi phát triển mạnh trên thế giới đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các phương pháp sàng lọc thú sản có chất tồn dư ra khỏi nguồn cung cấp thực phẩm cho người, mặc dù chủng loại thuốc dùng trong thú y là nhiều. Việc sàng lọc tồn dư kháng sinh trong sữa ở cơ sở chăn nuôi là rất cần thiết, nhưng không phải ở đâu cũng dễ dàng thực hiện được do nhận thức cũng như kinh phí của chủ trang trại còn nhiều hạn chế. 1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, mặc dù đã có các tác giả tiến hành thí nghiệm kiểm tra tồn dư kháng sinh và bước đầu xác định được tỷ lệ tồn dư trong thú sản, nhưng hiện nay chưa đặt vấn đề kiểm tra đại trà trên thị trường tiêu thụ vì nhiều lý do khó khăn. Theo Trần Thị Hạnh và cộng sự (1997)[9] kiểm tra tồn dư kháng sinh trong một số thực phẩm có nguồn gốc động vật, bằng phương pháp thường qui của Viện thú y và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng CHLB Đức (Phương pháp vi sinh vật) cho biết hầu hết các mẫu thịt gà, lợn, bò bán trên thị trường tự do không thấy có dư cặn kháng sinh penicillin, streptomycin, sulfamid. Nhưng tình trạng dư căn của 3 loại kháng sinh trên ở gan, thận gà và gan lợn là rất đáng quan tâm. Trong giai đoạn điều trị, thịt, gan gà chứa penicillin, streptomycin, sulfamid với tỷ lệ lần lượt là: 42,11% (thịt), 58,3% (gan); 42,11% (thịt); 36,84% (thịt), 33,33% (gan). Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1997)[14] đã mô tả thí nghiệm định lượng tồn dư Sulfamid trong trứng gà đã được uống nước pha thuốc trị cầu trùng nhằm mục đích xác định tình hình thải thuốc qua trứng và thời gian ngưng thuốc cần thiết để trứng gà đạt chỉ tiêu an toàn. Theo Đậu Ngọc Hào (2001)[12] cho biết, ở Việt Nam chưa có quy định có tính chất pháp lý đối với việc sử dụng kháng sinh nhằm các mục đích kích thích sinh trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng và chống một số bệnh đường tiêu hoá. Tải bản FULL (103 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 50. 40 Theo tài liệu của Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, đã có nhiều cuộc điều tra phát hiện trong thịt, trứng, sữa trên thị trường tiêu thụ có tồn dư kháng sinh, hormon, kim loại nặng vượt quá mức cho phép (Tin ngắn tạp chí thuốc và sức khoẻ 4/2002)[2]. Việc xác định tồn dư kháng sinh trong thú sản phải được thực hiện thường xuyên, do đó việc lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật để có thể áp dụng đại trà là điều kiện đề cập. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và cộng sự (2003)[19] mặc dù trong những năm vừa qua, một số nghiên cứu về kháng sinh tồn dư trong thực phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) đã được công bố. Đây là phương pháp hiện đại, có độ chính xác cao được cả thế giới công nhận, tuy nhiên ở Việt Nam do đặc điểm người chăn nuôi sử dụng rất nhiều chủng loại kháng sinh trong thức ăn và điều trị bệnh, nguồn thú sản thu gom từ nhiều nơi do vậy việc lực chọn kháng sinh để xét nghiệm bằng HPLC là khó khăn, đôi khi nhầm lẫn, chưa kể giá xét nghiệm bằng phương pháp này khá cao, không thể thực hiện được ở các vùng xa, thiếu trang thiết bị. Vì vậy theo tác giả nên áp dụng phương pháp FPT (Four Plate Test) là phương pháp vi sinh vật để định tính và sơ bộ định hướng loại kháng sinh trong thú sản trước rồi mới áp dụng các phương pháp định lượng sau. Nghiên cứu đã sử dụng 3 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Micrococcus luteus, Bacillus cereus. Xét nghiệm được áp dụng trên các mẫu gan, thận, thịt gà được tiêm kháng sinh và trên mẫu thịt, phủ tạng gà, lợn thu từ lò mổ. Kết quả cho thấy trong 3 loại mẫu gan, thận, cơ thì cơ có tần suất gặp cao nhất, 12,5 – 25% mẫu thịt kiểm tra tại lò mổ có tồn dư kháng sinh, 8,73% mẫu kiểm tra ngẫu nhiên có tồn dư kháng sinh cao hơn mức cho phép theo tiêu chuẩn EU. Về xác định tồn dư kháng sinh trong bò sữa hiện nay Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y trung ương I đang tiến hành dùng xét nghiệm sàng lọc Charm test để phát hiện tồn dư Penicillin, Tetracyclin trong sữa tươi. Phương pháp này 3560878