SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN KHẢ MINH
VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN KHẢ MINH
VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYẾN ĐỨC ĐỘ
HÀ NỘI - 2014
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ
VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỸ
BẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI
11
1.1 Quan niệm về vốn, dịch vụ môi trường và vai trò
vốn với dịch dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội
11
1.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò vốn với
dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
18
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ
MÔI TRƯỜNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG HÀNỘI
30
2.1 Ưu điểm, hạn chế về vai trò vốn với dịch vụ môi
trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong
thời gian qua
30
2.2 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế về vai trò vốn với
dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội và những vấn đề đặt ra
48
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CỦA
QUỸ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI
60
3.1 Quan điểm phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi
trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong
thời gian tới
60
3.2 Giải pháp phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi
trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong
thời gian tới
67
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH
Tài nguyên và Môi trường TN&MT
Ủy ban nhân dân UBND
Việt Nam đồng VNĐ
Xã hội chủ nghĩa XHCN
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm
liên quan đến nước thải, rác thải, bụi, khí thải. Các làng nghề, trang trại chăn
nuôi quy mô vừa và nhỏ cũng đã và đang phát sinh nhu cầu cấp bách xử lý
môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Một số khu công
nghiệp và nhiều cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải trước khi thải
ra môi trường. Hiện trạng môi trường nước và các sông, đặc biệt sông hồ nội
thành đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cần phải xử lý cấp bách. Đối với khu vực
nông thôn, các huyện ngoại thành chưa có những nhà máy xử lý chất thải tập
trung… trong khi lượng rác thải phát sinh hàng ngày là không nhỏ (mỗi ngày
trên địa bàn Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 đến 7.000 tấn rác thải cần được
xử lý). Từ thực tiễn này cho thấy Hà Nội cần phải đẩy mạnh dịch vụ môi
trường để góp phần ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường.
Để đẩy mạnh dịch vụ môi trường, thành phố Hà Nội cần phải tăng
cường các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động dịch vụ này, trong đó có nguồn
lực về vốn. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua Đảng bộ, chính
quyền thành phố Hà Nội đã rất qua tâm đến khai thác các nguồn vốn cho hoạt
động dịch vụ môi trường. Để giúp cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, huy
động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ môi trường trên
địa bàn Thành phố, năm 2006 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số
50/2006/QĐ-UBND, ngày 18/4/2006, thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội. Năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh địa
giới hành chính Thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định
số 4735/QĐ-UBND, ngày 15/9/2009, thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (cũ). Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở TN&MT thành phố Hà Nội, một
4
trong những chức năng, nhiệm vụ của Quỹ là tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước và từ các nguồn vốn khác để hỗ trợ, tài trợ tài chính cho các
chương trình, dự án và các hoạt động phòng, chống khắc phục ô nhiễm, suy
thoái và sự cố môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, sau hơn 6 năm đi vào hoạt động,
Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội (cũ và mới) đã tham gia, triển khai nhiều hoạt
động thiết thực với công tác bảo vệ môi trường Thủ đô. Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội được xem như “cáiphao tài chính” của nhiều doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển xử lý chất thải đứng vững và phát
triển trong tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu cần có thiết bị phù hợp, khu xử
lý chất thải hiện đại càng cao… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, hoạt
động của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còn một số tồn tại. Nguồn vốn cho
hoạt động của Quỹ còn nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Hoạt
động hỗ trợ tài chính của Quỹ có thời điểm chưa thực sự hấp dẫn các doanh
nghiệp. Nguồn vốn hỗ trợ tài chính của Quỹ chưa đủ mạnh để đạt hiệu quả cần
thiết (như tác động đến cả một vùng, một ngành hoặc giải quyết các vấn đề
môi trường cục bộ một khu công nghiệp, một khu sản suất của một doanh
nghiệp nhưng có phạm vi ảnh hưởng lớn). Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho
phát triển dịch vụ môi trường của Quỹ còn có những hạn chế nhất định v.v..
Từ tình hình trên rất cần những công trình nghiên cứu nhằm cung cấp
cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc phát huy vai trò nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong điều kiện Thành phố đẩy mạnh CNH,HĐH, phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN và mở rộng hội nhập quốc tế. Do đó, vấn đề "Vai trò vốn
với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội” thực sự có tính
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, được học viên chọn làm đề tài luận văn
thạc sĩ kinh tế.
5
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài
Dịch vụ môi trường của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội
nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội ở
nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Nên cho đến nay ở nước ta,
cũng như ở Hà Nội đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài luận
văn được công bố, trong đó tiêu biểu là:
- Dự án:“Điều tra đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ môi trường ở
Việt Nam. Đề xuất chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với các
cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả là Viện
nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương, năm 2008. Dự án đã hệ thống các
quan niệm và cách phân loại khác nhau về dịch vụ môi trường trên thế giới;
nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ môi trường và thực hiện các cam
kết mở cửa thị trường dịch vụ môi trường của một số nước trên thế giới (Liên
minh châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan) và rút ra bài học đối với Việt Nam;
khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ môi trường của Việt Nam và
mức độ đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế và đề xuất các giải
pháp phát triển hoạt động dịch vụ môi trường.
- Đềán“Pháttriểndịchvụ môitrường đến năm 2020”, tác giả là Bộ Tài
nguyên và Môi trường (Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bởi quyết
định số 249/QĐ-TTg, ngày 10/2/2010). Đề án xác định quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp phát triển dịch vụ môi trường ở nước ta đến năm 2020.
- Dự án xâydựng chiến lượcphát triển dịch vụ môitrường đến năm2020
và định hướngđếnnăm2030, tác giả Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Dự
án cho rằng, đểgiải quyếtcác vấn đề đang tồntại về môi trường và hạn chế mức
gia tăng ô nhiễm trong thời gian tới, đòihỏiphải có nguồnlực đầu tư rất lớn cho
môi trường; đồng thời định hướng công tác bảo vệ môi trường ở nước ta giai
đoạnđếnnăm 2020 nhấn mạnh quan điểm: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của
6
toànxã hội, củacác cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân;
bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu, cho nên phải kết
hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế”.
- Công trình nghiên cứu: “Chitrả các dịch vụ môi trường ở Việt Nam -
Từ chính sách tới thực tiễn”, tác giả Phạm Thu Thủy, Vũ Tấn Phương, Lê
Ngọc Dũng, công bố trên Tạp chí Brief, Số 21, Tháng 8 năm 2013
www.cifor.org. Công trình tóm lược chính sách này cung cấp cho các nhà
hoạch định chính sách những đánh giá và phân tích cụ thể về tính hiệu quả,
hữu ích và công bằng của chi trả dịch vụ môi trường trong quá trình triển
khai từ năm 2008 trên ba khía cạnh: (1) xây dựng các cơ sở pháp lý (các quy
định pháp lý và cơ cấu tổ chức thực hiện), (2) cơ chế chia sẻ lợi ích (phân bổ
tiền chi trả và sự tham gia của các bên), và (3) giám sát và đánh giá (giám sát
các dịch vụ môi trường, hợp đồng, dòng tiền và tác động xã hội. Đồng thời,
công trình nghiên cứu đã thu thập và phân tích các tài liệu cả trong nước và
quốc tế có liên quan để hiểu rõ cơ sở pháp lý, thực trạng triển khai chi trả dịch
vụ môi trường tại Việt Nam và rút ra các bài học kinh nghiệm.
Ngoài các công trình nêu trên, còn một số bài báo khoa học liên quan
đến chủ đề của luận văn được đăng tải trên một số báo, tạp chí, tiêu biểu là:
- Chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và chính sách ưu
đãi đầu tư trong lĩnh vực môi trường của Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn
Trung Thắng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường,
vea.gov.vn, 22/11/2010. Bài viết cho rằng, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới,
nền kinh tế đang chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường.
Một vấn đề đặt ra là ngoài sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần phải huy động
được mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển. Chínhvì vậy, Nhà nước đã đề ra
chủ trương “xã hội hoá”, bao gồm cả lĩnh vực bảo vệ môi trường. Một cách
khái quát nhất, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc huy động các
7
nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và
cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các HTX dịch vụ môi
trường trên đại bàn tỉnh Đồng Nai, Minh Diễn, quybvmtdongnai.org.vn,
19/08/2013. Trên cơ sở phân tích thực tiễn thẩm định và duyệt cho vay đối
với các dự án đầu tư xe ép rác chuyên dùng của các Hợp tác xã dịch vụ môi
trường trên đại bàn tỉnh Đồng Nai đề xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ của Quỹ
Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai, bằng công tác tuyên truyền quảng bá hoạt
động và qua làm việc với các địa phương (các phòng Tài nguyên môi trường
cấp huyện) và Liên minh hợp tác xã tỉnh Đồng Nai, Quỹ đã kịp thời nắm bắt
nhu cầu rất lớn của các Hợp tác xã dịch vụ môi trường trong việc vay vốn với
lãi suất ưu đãi để đầu tư phương tiện chuyên dùng phục vụ cho hoạt động thu
gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Vốn vay nước sạch vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân Cẩm Khê, Huy Công, Báo Phú Thọ Online, Thứ Hai,
28/10/2013. Bài viết kiến nghị đối tượng cho vay theo Chương trình tín dụng
nước sạch không bó hẹp trong hộ nghèo, chính sách mà mọi người dân có nhu
cầu về xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đều được vay.
Hiện nay, nhu cầu vay Chương trình này rất lớn. Vì vậy trong quá trình triển
khai thực hiện Ngân hàng chính sách xã hội Cẩm Khê đã phối hợp chặt chẽ
với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Nguồn vốn vay về nước sạch và
vệ sinh môi trường cùng với các chương trình vay vốn ưu đãi khác đã và đang
góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ở Cẩm Khê, nâng cao chất lượng cuộc
sống. Việc ngày càng có nhiều hộ dân được sử dụng nước sạch góp phần rút
ngắn con đường đi đến đích nông thôn mới.
- Hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường, tác giả Xuân Long,
Việt Báo.vn, thứ năm, ngày 11/10/2007.
8
- Bảo vệ môi trường hồ Hà Nội: Trách nhiệm của cả cộng đồng , tác giả
Lê Thu Hường, Báo Hà Nội mới online, thứ Tư, ngày15/08/2012.
- Hiệu quả vốn vay ưu đãitừ QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội, Qũy Bảo
vệ môi trường Hà Nội, Website quymoitruonghanoi.vn, ngày 20/5/2013.
- Vay vốn ưu đãi Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội: Tín hiệu đáng mừng
cho các doanh nghiệp về nguồn vốn vay ưu đãi để bảo vệ môi trường, Quỹ
Bảo vệ môi trường Hà Nội, Website quymoitruonghanoi.vn, ngày 22/7/2013.
Mặc dù đã có một số công trình, bài báo khoa học liên quan đến đề tài
luận văn, song cho đến nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách
hoàn chỉnh và hệ thống về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội. Do vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công
trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu: Luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn về
vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, trên
cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi
trường của Quỹ trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải một số vấn đề lý luận về vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội với dịch vụ môi trường.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội với dịch vụ môi trường trong thời gian qua.
- Phân tích các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò
vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường trong thời
gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
9
* Đối tượng nghiên cứu: Vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
- Vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian khảo sát từ năm 2008 (thời điểm mở rộng Hà Nội)
đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, , đường lối quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế - xã
hộivà các nghị quyết, quyếtđịnh của củaThành ủy và UBND thành phố Hà Nội
liên quan đến vấn đề sửdụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho phát
triển cho phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố; đồng thời kế
thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố.
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị
Mác - Lênin để nghiên cứu, phân tích quan niệm, đặc điểm, vai trò vốn với
dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
- Sử dụng các phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, tổng hợp, phân
tích, thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng vai trò vốn với dịch vụ môi
trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua.
- Sử dụng các phương pháp phân tích, diễn giải để xác định nguyên
nhân ưu điểm, hạn chế, những vấn đề đặt ra và luận giải quan điểm, giải pháp
phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội trong thời gian tới.
10
- Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn còn sử
dụng phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý am
hiểu vấn đề nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho việc phát huy vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ
môi trường ở thành phố Hà Nội. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ
là cơ sở khoa học vận dụng cho việc phát triển hệ thống Quỹ bảo vệ môi
trường từ Trung ương các đến địa phương trong phạm vi toàn quốc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn dùng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các nhà
trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài kết cấu thành 3 chương.
11
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCHVỤMÔI
TRƯỜNG CỦAQUỸBẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI
1.1. Quan niệm về vốn, dịch vụ môi trường và vai trò vốn với dịch
vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
1.1.1. Quan niệm về vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với quá trình phát triển
kinh tế của mọi quốc gia. Tuy nhiên cho đến nay có nhiều quan niệm về vốn do
góc độ tiếp cận khác nhau. Nhiều nhà kinh tế học trước C.Mác thông qua phạm
trù tư bản quan niệm: Vốn là phạm trù kinh tế. Khi nghiên cứu sự chuyển hóa
của tiền thành tư bản, C.Mác khẳng định: “Như vậy là giá trị được ứng ra lúc
ban đầu không những được bảo tồn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng
của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính
sự vận động ấy biến giá trị thành tư bản" [23, tr.228].
Trong Chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin đưa ra hình thức tô nhượng và
cho rằng đây là hình thức kinh tế cần thiết nhằm tạo vốn cho quá trình công
nghiệp hóa nước Nga lúc bấy giờ, khi tiến hành điện khí hóa toàn quốc.
Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, một số tác giả cho rằng vốn là: “tổng số
tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của tài sản được đầu tư trong kinh doanh
để tạo ra thu nhập và lợi tức” [25, tr.29].
Dướigóc độ tàisản, mộtsố tác giảđưara khái niệm: “Vốnlà những tài sản
có khảnăng tạo ra thu nhập và bảnthân nó cũngđược cái khác tạo ra”[45, tr.56].
Dưới góc độ nhân tố đầu vào, một số người quan niệm: “Vốn là một
trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn).
Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (tức
là máy móc, công cụ, thiết bị, nhà cửa...”[15, tr.300].
12
Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học quan niệm vốn là: “ tiền
của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất, kinh doanh nhằm sinh lời” [53, tr.1126].
Như vậy, trong lịch sử và hiện tại có rất nhiều cách tiếp cận về vốn, vốn
có thể là tiền hoặc là tài sản đã được giá trị hoá phải được đầu tư vào sản xuất -
kinh doanh và có chức năng sinh lời.
Phân loại vốn: Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau có thể phân vốn
thành nhiều loại:
Dựa vào phạm vi lãnh thổ quốc gia, vốn chia làm hai loại là: vốn trong
nước và vốn ngoài nước (vốn ODA, vốn FDI,..).
Dựa vào quan hệ sở hữu, vốn được phân thành: Vốn nhà nước, vốn tập
thể, vốn tư nhân, vốn của nhiều chủ sở hữu v.v..
Dựa vào đặc điểm vận động, vốn có hai loại: vốn cố định và vốn lưu
động. Vốn cố định được biểu hiện bởi giá trị những tài sản cố định, bao gồm :
đất đai, máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật v.v. Vốn lưu động được biểu
hiện bởi giá trị của những tài sản lưu động, bao gồm: Nguyên vật liệu, các
khoản tiền tệ đáp ứng thanh toán đầu vào của sản xuất kinh doanh v.v.
Dựa theo hình thái tồn tại cụ thể, vốn chia thành ba loại: vốn hữu hình,
vốn vô hình và vốn tài chính.
Dựa vào thờigian sửdụngvốncó ba loại gồm: vốn ngắn hạn (là lượng giá
trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn dưới một năm); vốn trung hạn (là lượng
giá trị được sửdụngđểđầutưvớithờihạn từ mộtnăm đếndướinăm năm) và vốn
dàihạn (là lượng giá trịđược sửdụngđểđầutư với thời hạn từ năm năm trở lên).
Căn cứ vào quan niệm chung về vốn và chức năng của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội là huy độngvốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ
chức hoạt động tài chính không vì mục đích lợi nhuận trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường có thể quan niệm vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội như sau:
Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là tổng thể các giá trị (có thể qui ra
13
tiền) do Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội quản lý sử dụng cho mục đích hỗ trợ,
tài trợ tài chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động bảo vệ môi
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội gồm:
- Vốn điều lệ: Vốn do ngân sách Thành phố cấp. Vốn điều lệ của Quỹ
tăng hàng năm (năm 2009 là 50 tỷ VNĐ và 100.000 USD, năm 2013 là 300 tỷ
VNĐ). Trong một vài năm tới, theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội,
nguồn vốn của Quỹ có thể lên tới hàng nghìn tỷ VNĐ.
- Các nguồn vốn bổ sung, bao gồm: Phí bảo vệ môi trường theo quy định
của pháp luật; tiền đền bù thiệt hại về môi trường; tiền đóng góp tự nguyện của
các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; các khoản viện trợ, tài trợ từ các
các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; vốn nhận ủy thác từ các tổ chức và
cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường; các khoản
thu khác theo quy định của pháp luật (tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trích một phần từ
chênh lệch thu, chi tài chính hàng năm của Quỹ,...).
Đặc điểm vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội:
Ngoài những đặc điểm chung của vốn, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội còn có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là nguồn vốn công,
chủ sở hữu vốn là UBND thành phố Hà Nội, cơ quan quản lý trực tiếp vốn là
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
Thứ hai, hình thức chủ yếu của vốn là tiền tệ được hình thành từ nhiều
nguồn: Ngân sách nhà nước, phí, tài trợ, viện trợ v.v..
Mục đích sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội: Nhằm hỗ
trợ tài chính cho các dự án, các hoạt động, dịch vụ bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
14
trường trên địa bàn thành phố Hà Nội hoặc giải quyết các vấn đề môi trường
cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn. Mục đích chính không phải là lợi
nhuận mà là nhằm phát triển dịch vụ môi trường của Thành phố; nếu có cho
vay thì cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường.
1.1.2. Quan niệm về dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội
Dịch vụ môi trường là một phân ngành kinh tế của khu vực kinh tế dịch
vụ đã ra đời từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới, song cho đến nay vẫn chưa
có một định nghĩa thống nhất về loại hình dịch vụ này. Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa về dịch vụ môi trường như sau: Dịch
vụ môi trường là những dịch vụ được cung cấp nhằm quản lý, phòng ngừa,
hạn chế, giảm thiểu hoặc khắc phục những thiệt hại về môi trường nước,
không khí, đất, cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến chất thải,
tiếng ồn và hệ sinh thái.
Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD)
quan niệm dịch vụ môi trường bao hàm 4 nhóm chính: Dịch vụ hạ tầng môi
trường (cốt lõi), gồm quản lý nước và quản lý chất thải; các dịch vụ như thiết
kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành; Phục hồi gồm làm sạch địa điểm, phản ứng
khẩn cấp đối với các sự cố, phục hồi, đánh giá; dịch vụ hỗ trợ môi trường
gồm phân tích, luật pháp, tham vấn, kiểm toán, nghiên cứu và phát triển.
Một số quốc gia thành viên WTO cũng đưa ra định nghĩa riêng về dịch
vụ môi trường.Ví dụ như, Hoa Kỳ quan niệm: Dịch vụ môi trường là các hoạt
độngdịch vụ tạo ra doanh thu, liên quan đến việc tuân thủ các quy định về môi
trường, đánh giá môi trường, phân tích môi trường, bảo vệ môi trường, kiểm
soát ô nhiễm, quản lý chất thải, phục hồi môi trường, cung cấp và các tài
nguyên môi trường như nước, vật liệu có thể tái sinh, và năng lượng; và các
hoạt động cải thiện hiệu quả năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất, hỗ trợ
tăng trưởng kinh tế bền vững; Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) quan niệm:
Dịch vụ môi trường gồm các loại hình dịch vụ mang lại lợi ích môi trường.
15
Mặc dù còn có sự chưa thống nhất trong quan niệm về dịch vụ môi
trường, cũng như chưa có quan niệm chính thống về dịch vụ môi trường ở
nước ta, song những điểm chung của các quan niệm về dịch vụ môi trường là:
Thứ nhất, dịch vụ môi trường thuộc khu vực kinh tế dịch vụ, nên có đầy đủ
đặc điểm của ngành kinh tế dịch vụ; Thứ hai, dịch vụ môi trường có những
đặc điểm riêng, gắn liền với việc bảo vệ, tái tạo, bảo đảm môi trường tự nhiên
cho phát triển kinh tế - xã hội.
Từ những vấn đề chung về dịch vụ môi trường, có thể quan niệm về dịch
vụ môi trường ở thành phố Hà Nội như sau: Dịch vụ môi trường ở thành phố
Hà Nội là một phân ngành của khu vực kinh tế dịch vụ của Thành phố, bao
gồm các hoạt động dịch vụ mang lại lợi ích về môi trường.
Hiện nay dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội bao gồm các phân
ngành chủ yếu là:
- Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm: thoát nước, xử lý
nước thải);
- Dịch vụ thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu (bao gồm:
thu gom rác thải không độc hại, thu gom rác thải độc hại, xử lý và tiêu hủy rác
thải không độc hại, xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại, tái chế phế liệu v.v..).
Mặc dù xử lý, tái chế chất thải là hoạt động mang tính sản xuất, tuy nhiên
mục đích chính là nhằm chuyển trạng thái từ chất thải có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường, chất thải độc hại sang chất thải không gây ô nhiễm môi
trường, thân thiện với môi trường, nên vẫn được xếp vào phân ngành của dịch
vụ môi trường (vì mang lại lợi ích về môi trường)
- Dịch vụ làm sạch khí thải: quan trắc, kiểm soát việc thải các chất bẩn
và giảm thiểu các chất gây ô nhiễm không khí;
- Dịch vụ xử lý tiếng ồn: quan trắc, kiểm tra và làm giảm tiếng ồn;
- Dịch vụ đánh giá tác động của môi trường: các hoạt động thu thập dữ
liệu, phân tích, dự báo các tác động môi trường của một dự án cụ thể.
16
- Dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường.
1.1.3. Quanniệm vềvai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo
vệ môi trường Hà Nội
“Vai trò” là thuật ngữ dùng để nói về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của
sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, mối quan hệ nào đó. Nghiên cứu vai
trò của vốn trong nền kinh tế hoàng hóa các nhà kinh tế học đều khẳng định vốn là
nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Adam Smith - nhà
kinh tế học cổ điển Anh đã nghiên cứu và đi đến kết luận vai trò của vốn
thông qua phạm trù tư bản: vốn là tư bản mang lại thu nhập, tư bản là cái bộ
phận dự trữ nhờ đó mà con người trông mong nhận được thu nhập [15, tr.153].
Nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã chỉ ra bản chất
kinh tế của vốn là khởi đầu của quá trình sản xuất, kinh doanh: “giá trị được
ứng ra lúc ban đầu không những được bảo tồn trong lưu thông, mà còn thay
đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm
giá trị. Chính sự vận động đó đã biến giá trị thành tư bản” [23, tr.228]. Như
vậy, theo C.Mác, bản chất của vốn là giá trị, chức năng của vốn là sinh lời,
nhưng để giá trị thành tư bản và tư bản sinh lời phải trải qua quá trình vận
động; thông qua sự vận động, tư bản sinh sôi nảy nở, tiền đẻ ra tiền và lớn lên
không ngừng. C.Mác đã khẳng định: “giá trị trở thành giá trị tự vận động,
thành những đồng tiền tự vận động, và với tư cách là như thế, nó trở thành tư
bản. Nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh
sôi nảy nở trong lưu thông, quay trở về dưới dạng đã lớn lên và lại không
ngừng bắt đầu cũng một vòng chu chuyển ấy” [23, tr.233-234].
Ngày nay, khi nghiên cứu các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, các
nhà kinh tế học hiện đại vẫn tiếp tục khẳng định vốn là “chìa khóa” của sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất,
hai nhà kinh tế học R.F.Harrod (Anh) và E.Domanr (Mỹ) đã lượng hóa vai trò của
17
vốn đối với tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình Harrod - Domanr các ông đã
đưa ra một hàm sản xuất giản đơn: g =
k
s
Trong đó: -g là tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng đầu ra.
-s là tỷ lệ đầu tư so với sản lượng đầu ra.
- k là tỷ số giữa gia tăng tư bản (vốn) với gia tăng đầu ra (hệ
số ICOR).
Hệ số k cho biết, để có thêm một đồng sản phẩm đầu ra (giá trị tăng thêm) cần
phải đầu tư k đồng vốn.
Mô hình Harrod - Domanr khẳng định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận
với tỷ lệ tiết kiệm đầu tư và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Để tăng trưởng kinh tế cần
phải tiết kiệm để đầu tư một tỷ lệ nhất định so với GDP. Khi phát triển kinh tế với
đà tăng trưởng cao, cùng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ, để giữ được nhịp độ tăng trưởng cao thì càng cần nhiều vốn. Trong
trường hợp, tiết kiệm không đủ bù đắp đầu tư, có thể bổ sung sự thiếu hụt vốn bằng
việc thu hút vốn từ bên ngoài.
Như vậy, vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trường, là
nguồn lực quan trọng, đồng thời là điều kiện tạo ra khả năng huy động, sử
dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực khác cho tăng trưởng, phát triển
kinh tế của mọi quốc gia.
Từnhững vấn đềtrên cho thấy, vốncủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội có
đầy đủ vai trò của vốn nói chung đối với phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
với bản chấtlà nguồn vốn côngđược sửdụngđểhỗ trợ, tài trợ tài chính cho các
chương trình, dự án và các hoạt động phòng, chống khắc phục ô nhiễm, suy
thoáivà sựcố môitrường trên địa bàn thành phố Hà Nội, nên trong mối quan hệ
18
với dịchvụ môi trường thì vốn củaQuỹ có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt
dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ những cơ sở trên, có thể quan niệm: Vai trò vốn với dịch vụ môi
trường của QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội là sự thúc đẩy dịch vụ môi trường
phát triển thông qua hoạt động hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ cho các tổ
chức, cá nhân hoạtđộng trong lĩnh vực dịch vụ môi trường trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Quan niệm về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội sẽ được làm rõ hơn khi phân tích các nội dung vai trò của nó.
1.2.Vaitrò và cácnhântố ảnhhưởngđếnvai trò vốn với dịch vụ môi
trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
1.2.1. Nội dung vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội
Trên cơ sở quan niệm trên, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho thấy với dịch vụ môi trường trên địa
bàn thành phố Hà Nội, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội có những vai
trò chủ yếu sau:
Một là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thúc đẩy dịch vụ môi
trường pháttriển thông qua hình thức vốn vay với lãi suất ưu đãi đối với các
dự án, hoạt động dịch vụ môi trường
Cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án, hoạt động dịch vụ môi
trường là một trong các hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nước thông qua
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với các tổ chức, cá nhân có các dự án đầu
tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây cũng là
vai trò cơ bản đối với dịch vụ môi trường của vốn do Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội quản lý.
Cơ chế cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường
19
được quyđịnhtạiQuychếQuảnlý tài chínhcủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010, Quyết
định số 910/2011/QĐ-UBNDngày23/8/2011 của UBND thành phố Hà Nội), cụ
thể như sau:
Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ
quy định cho từng nhóm đối tượng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ
nhưng không được vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thương mại của các tổ
chức tín dụng (gồm các ngân hàng: Ngoại thương, Công thương; Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn) tại thời điểm vay.
Mức vay: Tối đa bằng 70% tổng vốn đầu tư của dự án.
Thời hạn cho vay: Theo Quyết định 09/2013/QĐ-UBND ngày
28/02/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội ban hành
kèm theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND. Theo đó, thời hạn cho vay được
xác định phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ, điều kiện cụ thể của
chương trình, dự án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay. Đối với các dự
án chỉ đầu tư trang thiết bị, không đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư dưới 10
tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa là 3 năm kể cả thời gian ân hạn. Đối với các
dự án chỉ đầu tư trang thiết bị, không đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư trên
10 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa là 5 năm kể cả thời gian ân hạn. Đối với
các dự án có yếu tố đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng, thời
hạn cho vay tối đa là 7 năm kể cả thời gian ân hạn. Đối với các dự án có yếu
tố đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa
là 10 năm kể cả thời gian ân hạn. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng
quản lý Quỹ xin chủ trương của UBND Thành phố.
Đối tượng được vay: Đối tượng được vay từ Quỹ là các tổ chức, cá nhân
thuộc mọithành phần kinh tế có nhu cầu và đề nghị vay vốn để thực hiện dự án
20
đầutư lĩnh vực bảo vệmôitrườnghoặc cóhạngmục nhằm mục đích bảo vệ môi
trườngthuộc cácdựántrênđịa bànthành phố Hà Nội đã vay vốn từ các tổ chức
tíndụngkhác. Dựatrên thực tếnhu cầucũngnhư tínhcấp thiếtbảo vệ môi trường
trongtừnghoạtđộngmàQuỹ đềra danhmục các dựánưu tiên vay vớilãi suấtưu
đãinhư sau:Xử lý chấtthải, khí thải và nước thải; Sảnxuất, đầutư máy móc, thiết
bị, phương tiện, dụng cụ vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, táichếxử lý chấtthải, vệ sinhmôi trường, xử lý ô nhiễm môi trường;
Dự án khắc phục sựcố ô nhiễmmôitrường; Sảnxuất các sản phẩm từ hoạt động
tái chếchấtthải, sản phẩm thân thiện với môi trường; Ứng dụng công nghệ sinh
học vào bảo vệmôitrường, các sángchế bảo vệ môi trường. Đặc biệt là, đối với
các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất nhằm sản xuất
sạch hơn, giảm thiểu rác thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và
cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người,... sẽ được ưu tiên vay
vốn từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
Điều kiện cho vay: Quỹ cho vay trên cơ sở có tài sản bảo đảm bằng các
hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trình tự, thủ tục
bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật
về giao dịch bảo đảm và các quy định pháp luật có liên quan. Trường hợp đặc
biệt, việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với từng dự án đầu tư do
Giám đốc Quỹ xem xét, quyết định sau khi đã xin ý kiến của Chủ tịch và các
thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.
Hai là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thúc đẩy dịch vụ môi
trường phát triển thông qua hình thức vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ
chức, cá nhân hoạtđộngtronglĩnh vựcdịch vụ môitrường khivayvốn từ các tổ
chức tín dụng khác.
Đểtriển khai các dựándịchvụmôi trường, nhiều tổ chức, cá nhân có nhu
cầuvay vốnở các tổ chứctíndụngthươngmại. Tuynhiên, lãi sấtvayvốn ở các tổ
chức tíndụngthương mại theo mặt bằng chung là cao hơn lãi suất tiền gửi (biên
21
độ dao độngkhoảngtrêndưới4%). Vớitrần lãi suấtvay vốnnày, các tổ chức, cá
nhân hoạtđộngtronglĩnhvực dịchvụmôitrường rất khó tiếp cận với các nguồn
vốntíndụngthươngmại. Do vậy, khi nguồnvốncủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nộisửdụngvào việc hỗ trợ lãi suấtvay vốnsẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá
nhân hoạtđộngtronglĩnhvực dịch vụ môi trường tiếp cận được các nguồn vốn
của các tổ chức tín dụng thương mại.
Theo quyđịnhhiện hành, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư thuộc lĩnh
vực bảo vệmôitrường, có hoạt động dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố
Hà Nộicó vayvốn củacác tổ chứctín dụng thì được xem xét hỗ trợ lãi suất vay
vốntừ nguồnvốncủaQuỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Việc cấp kinh phí hỗ trợ
lãi suấtvay vốnđược tiếnhành mỗi năm một lần trên cơ sở số nợ gốc và lãi vay
đầutư dựán mà chủđầutư đãtrả cho tổ chứctíndụng(khôngbaogồmcáckhoản
nợ quáhạn. Điều kiện để các đối tượng được xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn là:
Dự án đãhoànthành, đưavào sửdụngvà hoàntrả được vốnvay cho các tổ chức
tíndụng;Dự án được cơquanquảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường của Trung
ươnghoặc thànhphố HàNội xác nhận là đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo
vệ môitrườnghoặc giải quyếtcác vấnđề môi trường; Dự án chưa được vay vốn
hoặc tài trợ vốn bằng nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
Ba là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thúc đẩy dịch vụ môi
trường phát triển thông qua hình thức vốn tài trợ tài chính cho các tổ
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường
Như trên đã đề cập, dịch vụ môi trường có tính chất là dịch vụ công, lợi
nhuận thườngthấp hơnnhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh khác, lại
trongđiều kiện môitrườngcó độchạicao. Do vậy, trongquátrình phát triển dịch
vụ môitrườngtrên địa bànthành phố Hà Nội rất cần có sự tài trợ về tài chính từ
ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, triển khai áp dụng
những côngnghệtiên tiến vào giải quyếtnhữngvấn đề về xử lý chất thải, xử lý ô
22
nhiễm môi trường v.v.. Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là một
“kênh” rất quan trọng trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ môi trường thông qua hình thức tài trợ.
Theo quy định hiện hành, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội được sử dụng để tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự
án, hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, trong đó có dịch vụ
môi trường. Điều kiện để các chương trình, dự án, hoạt động dịch vụ môi
trường được tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ là chủ đầu tư phải có vốn đối ứng ít
nhất là 50% tổng kinh phí đầu tư để thực hiện dự án đó. Mức tài trợ tối đa
bằng 50% tổng kinh phí để thực hiện các chương trình, dự án và phù hợp với
khả năng nguồn vốn của Quỹ cho phép.
Bốn là, vốn của QuỹBảovệmôi trường Hà Nội có vaitrò quan trọng đối
với xây dựng cơcấu dịch vụ môitrường hợplýtrên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường hợp lý là nội dung rất quan trọng
trong phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, việc xây dựng cơ cấu dịch vụ môi
trường hợp lý dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội một mặt diễn
ra theo cơ chế thị trường, mặt khác còn diễn ra dưới sự quản lý, điều tiết vĩ
mô của Nhà nước. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội có
vai trò điều tiết nhất định đối với sự phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế trên
địa bàn Thành phố. Đặc biệt là, đối với ngành dịch vụ môi trường, ngành kinh
tế có tính chất là dịch vụ công, lĩnh vực độc hại, lợi nhuận thấp thì càng đòi
hỏi vai trò điều tiết của UBND thành phố Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội
thông qua nhiều công cụ, trong đó có công cụ tài chính để điều tiết phát triển
dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố.
NguồnvốncủaQuỹBảo vệ môi trường Hà Nội là nguồn vốn công, thuộc
sở hữunhà nước do UBNDThànhphố là chủsở hữu. Do đó, nguồnvốn của Quỹ
23
Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính rất quan trọng để UBND thành
phố điềutiết sựpháttriển dịchvụ môitrường, nhằmxây dựngcơ cấu dịch vụ môi
trườnghợp lý trên địa bàn Thành phố. Vai trò này của vốn do Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội quản lý được biểu hiện trên các nội dung sau:
- Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính để
UBND thành phốHà Nội điều tiết phát triển dịch vụ môi trường hợp lý về cơ
cấu ngành
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, CNH,HĐH và hội nhập quốc tế
của thành phố Hà Nội ngày càng đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ về dịch vụ
môi trường. Tuy nhiên, nhu cầu về dịch vụ môi trường trên các phân ngành
dịch vụ là không ngang bằng nhau. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội
một số dịch vụ môi trường cần được phát triển nhanh, như dịch vụ thu gom và
xử lý rác thải, dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường v.v.. Nguồn vốn của Quỹ
Bảo vệ môi trường có vai trò là nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho sự phát triển của
các dịch vụ này.
- Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính để
UBND thành phốHà Nội điều tiết phát triển dịch vụ môi trường hợp lý về cơ
cấu địa bàn
Xét về cơ cấu địa bàn, các quận nội thành của thành phố Hà Nội có nhu
cầu mở rộng dịch vụ môi trường do kinh tế phát triển nhanh, mật độ dân cư
ngày càng đông, lượng chất thải sản xuất, chất thải sinh hoạt tăng, nguy cơ ô
nhiễm môi trường cao. Đồngthời, do nhiều nguyên nhân, hệ thống dịch vụ môi
trường ở nhiều địa bàn huyện ngoại thành của Hà Nội còn yếu và thiếu cũng
cần được bổ sung, phát triển. Chính vì vậy, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội có vai trò là công cụ tài chính để UBND thành phố Hà Nội điều
tiết dịch phát triển vụ môi trường ở những địa bàn các quận nội thành và các
huyện ngoại thành đang có nhu cầu bức thiết về dịch vụ môi trường thông qua
hoạt động hỗ trợ vốn đầu tư.
24
- Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính để
UBND thành phốHà Nội điều tiết phát triển dịch vụ môi trường hợp lý về cơ
cấu thành phần kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, dịch vụ môi môi trường có tính
chấtlà dịch vụ công, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, cộng đồng dân cư.
Do vậy, mặc dù dịch vụ môi trường là ngành kinh tế có lợi nhuận thấp hơn so
với nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác, đồng thời môi trường sản xuất kinh
doanhcó độ độchạicao nhưng vẫn được pháttriển và cầnphải huy độngcác lực
lượng, các thành phần kinh tế tham gia. Do đó, sự hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn
của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực dịchvụ môitrường sẽ là “đònbẩykinh tế” có hiệu quả đểthực hiện chủ
trương “xã hội hóa” phát triển dịch vụ môi trường, góp phần huy động và phát
huy vai trò các thành phần kinh tế trongphát triển dịch vụ môi trường, giải quyết
việc làm và thu nhập cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.2. Cácnhân tố ảnh hưởng đến vai trò vốn với dịch vụ môi trường
của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Thứ nhất, nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên bao gồmvị trí địalý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên
nhiên,… Điều kiện tự nhiên thuận lợi (mưa nắng thuận hòa, thời tiết ít khắc
nghiệt, đườnggiao thôngítphảicảitạo,...)gópphầnlàm cho nhà đầu tư giảm chi
phí đầuvào trongquátrìnhthực hiệndựán và đưasảnphẩmđầutư phục vụcuộc
sống. Điệukiện tự nhiên thuậnlợi làm tăng nhanhtốc độ thực hiện dự án, tốc độ
đưasảnphẩmđầutư đến người tiêu dùng sản phẩm đầu tư góp phần tạo ra hiệu
quả đầu tư tốt.
Thứ hai, nhóm các nhân tố về kinh tế.
Nhóm nhân tố về kinh tế là tổng hợp các yếu tố tốc độ tăng trưởng của
nên kinh tế đất nước, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng mức độ thất nghiệp…
25
tác động đến tốc độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tác động
đến lượng vốn, nhu cầu vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội, trong đó đáng chú ý là:
- Sự phát triển kinh tế của Thành phố: Sự phát triển kinh tế của thành
phố Hà Nội có tác động rất quan trọng đến vai trò vốn đối với dịch vụ môi
trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Kinh tế phát triển, một mặt sẽ
tăng nguồn thu cho ngân sách qua đó nguồn vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội cũng được tăng thêm. Đồng thời, kinh tế trên địa bàn Hà Nội
phát triển sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố
thực hiện nghĩa vụ nộp phí dịch vụ môi trường, nên nguồn thu phí dịch vụ
môi trường trên địa bàn Thành phố sẽ tăng lên, qua đó nguồn vốn của Quỹ
Bảo vệ môi trường Hà Nội sẽ cũng sẽ tăng lên và phát huy được vai trò.
Ngoài ra, kinh tế của thành phố Hà Nội phát triển, lợi nhuận và thu nhập của
các doanh nghiệp tăng lên, sẽ tạo điều kiện cho Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội khai thác các nguồn vốn tài trợ cho dịch vụ môi trường của các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
- Pháp luật và chínhsáchcủaNhànước vàcủathành phố Hà Nội liên quan
đếnhuy độngvốnvàsửdụngvốncủaQuỹBảo vệ môitrườngHà Nộicho bảo vệ
môi trường: Pháp luật và hệ thống các chính sách của Nhà nước và thành phố
Hà Nội đặt ra có ảnh hưởng lớn đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn của
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Chính sách huy động, khai thác các nguồn tài
chính hợp lý của Nhà nước và của thành phố Hà Nội hợp lý sẽ góp phần tăng
thu ngân sách, qua đó có điều kiện tăng vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội. Đồng thời, luật pháp, chính sách sử dụng vốn của Quỹ bảo vệ
môi trường Hà Nội hợp lý, thông thoáng sẽ tạo hành lang, môi trường pháp lý
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi
trường trên địa bàn Hà Nội tiếp cận với nguồn vốn của Quỹ.
26
- Cơ cấuđầutư:Cơ cấuđầutư của Hà Nội có ảnh hưởng lớn đến việc sử
dụngnguồnvốncủaQuỹBảo vệ môitrườngHà Nộicho dịch vụ môi trường trên
địa bàn Thành phố. Bởi vì, dịch vụ môi trường là một bộ phận trong cơ cấu
kinh tế của thành phố Hà Nội. Sự phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn
Thành phố phải đặt trong sự phát triển kinh tế chung của Thành phố; phải
bám sát nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, do đó đầu tư cho
dịch vụ môi trường phải cân đối, nằm trong tổng thể cơ cấu đầu tư của Hà
Nội. Nhu cầu đầu tư cho phát triển dịch vụ môi trường lại đòi hỏi nhu cầu hỗ
trợ vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Nếu sự phát triển dịch vụ môi
trường không phù hợp với cơ cấu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế của
Thành phố sẽ làm giảm vai trò nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội cho dịch vụ môi trường.
Thứ ba, nhóm các nhân tố về xã hội.
Nhóm nhân tố về xã hội cũng có tác động quan trọng đến việc huy
động và sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho dịch vụ môi
trường trên địa bàn Thành phố. Cụ thể là:
- Sựnhận thức, tinh thầntráchnhiệm của các tổ chức, cộng đồng, dân cư
đốivới nhiệm vụ bảo vệ môi trường sẽ tác động đến việc thực hiện trách nhiệm
côngdântrongviệc nộp phíbảovệ môi trường, qua đó làm tăng nguồn thu ngân
sáchnhànước, làcơ sở tăngvốn hoạtđộng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
- Đồng thời, sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cộng
đồng, dâncư trênđịabànthành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường
là điều kiện cầnthiết đểhiện thực hoáchủtrương “xã hội hóa” phát triển dịch vụ
môitrườngcủacấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội. Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nộisẽngày càngcó nhiều khách hàng để Quỹ hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn
của Quỹ cho phát triển dịch vụ môi trường.
27
- Ngoài ra, những yếu tố văn hoá, lịch sử, truyền thống văn minh, tập
quán thanh lịch, cảnh quanmôi trường “xanhsạchđẹp”củaThủ đô Hà Nội cũng
tác động đến hoạt động dịch vụ môi trường. Qua đó cũng tác động đến môi
trường nói chung của Thành phố và tác động đến vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ
môi trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố.
Thứtư, nhómcácyếu tốvềnănglựccủa chủthể quảnlý, sửdụng vốn của
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
Xem xét dướigóc độ sở hữu, quảnlývà sửdụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội để hỗ trợ cho hoạt động dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành
phố có các nhóm chủ thể sau:
- UBND thành phố Hà Nội: Với tư cách là chủ thể sở hữu vốn của Quỹ
Bảo vệ môitrường, UBND thành phố HàNộigiữ vai trò trong việc ban hành các
quyđịnh pháp luật cho việc huyđộng, khaithác, quảnlý và sửdụng vốn của Quỹ
Bảo vệ môitrườngHà Nội hỗ trợ cho dịchvụmôitrườngtrên địa bànThành phố.
- QuỹBảo vệ môitrườngHà Nội: Với tư cách là chủ thể được giao nhiệm
vụ trực tiếp quảnlý, QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong
việc huy độngcác nguồnvốnvà thực hiện việc hỗ trợ tài chínhchoviệc triển khai
các dựándịchvụ môitrườngtheo quyđịnh củapháp luật;kiểm tra, thanh tra việc
sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ.
- Các chủthểđược hỗ trợ vốntừnguồnvốn của Quỹ Bảo vệ môi trường:
Vai trò vốnđốivới dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còn
phụthuộc trực tiếp vào nănglực củacác chủthểđược hỗ trợ vốn. Năng lực quản
lý, sửdụngnguồnvốnhỗ trợ củaQuỹBảo vệ môitrườngHà Nội củacác tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường tốt thì hiệu quả sử dụng
nguồnvốnhỗ trợ đầutư của Quỹ sẽ cao và vai trò vốn của Quỹ đối với dịch vụ
môi trường sẽ tăng lên. Ngược lại, năng lực quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
củaQuỹBảo vệ môi trườngHà Nộicủacác tổ chức,cánhânhoạtđộng trong lĩnh
28
vực dịchvụ môitrườngkhôngtốtthì hiệu quảsử dụngvốnhỗ trợ đầu tư của Quỹ
sẽ thấp, hạn chế đến vai trò vốn của Quỹ đối với dịch vụ môi trường.
Như vậy, trongcác nhómyếutố tác động đến vai trò vốn với dịch vụ môi
trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, các nhóm yếu tố về điều kiện tự
nhiên, về kinh tế, về chínhtrị - xã hộithườngmang tínhkháchquan; nhóm yếu tố
về năng lực của chủ sở hữu, quản lý, sử dụng vốn thường mang tính chất chủ
quan. Đồngthời, nghiên cứusựtác độngcủacácyếutố nàylà mộttrongnhững cơ
sở lý luận quantrọngcho việc xác định các chủtrương, giảipháp phát huy vai trò
vốn của Quỹ đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
29
Kết luận Chương 1
Là một tổ chức tài chính công lập, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thực
hiện chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, huy
động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật để tạo nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường nên nguồn vốn
của Quỹ có vai trò rất quan trọng đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn
Thành phố. Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài
chính để UBND Thành phố điều tiết đầu tư phát triển dịch vụ môi trường cả
về cơ cấu ngành, địa bàn và cơ cấu thành phần kinh tế; là nguồn vốn vay với
lãi suất ưu đãi, nguồn vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn và là nguồn vốn tài trợ cho
các tổ chức, cá nhân triển khai các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi
trường. Vai trò này của vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội xuất phát từ bản chất của vốn là nguồn tài chính công lập và
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có cả những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế,
chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội và năng lực của các chủ thể trong việc
đầutư, quảnlý, sửdụngvốncủaQuỹcho dịchvụ môi trường trên địa bàn Thành
phố. Toànbộnhữngkết quả nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng
cho việc khảo sát, đánhgiá thực trạngvai trò vốnvớidịchvụ môitrường của Quỹ
Bảo vệ môi trường Hà Nội.
30
Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCHVỤMÔITRƯỜNG
CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI
2.1. Ưu điểm và hạn chế về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường và kết quả khảo sát thực tế việc
quản lý, sử dụng vốn của Quỹ để hỗ trợ tài chính cho các dự án, hoạt động
dịch vụ bảo vệ môi trường trong thời gian qua cho thấy, vai trò vốn của Quỹ
Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội có
cả những thành tựu và hạn chế.
2.1.1. Những ưu điểm chủ yếu về vai trò vốn với dịch vụ môi trường
của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua
Trong giai đoạn 2008 -2013, thông qua các hình thức cho vay vốn với
lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ tài chính cho thấy nguồn vốn
của Quỹ đã phát huy vai trò tác dụng nhất định đối với dịch vụ môi trường:
Một là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho
nhiều tổ chức, cá nhân triển khai dự án, tăng cường hoạt động dịch vụ môi
trường thông qua hình thức hỗ trợ, tài trợ tài chính.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ huy động các nguồn tài chính, nguồn
tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp
luật Việt Nam để tạo nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường; hỗ trợ tài chính
cho các chương trình, dự án, các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong thời gian
qua, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã được sử dụng để hỗ
trợ đầu tư cho nhiều dự án dịch vụ môi trường thông qua cho vay với lãi suất
ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ kinh phí.
31
Thứ nhất, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy tốt vai
trò thúc đẩy dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố, phát triển thông qua
hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với nhiều tổ chức, cá nhân để
triển khai các dự án, hoạt động dịch vụ môi trường.
Từ năm 2008 đến 2013, thực hiện chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ tài chính
cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó
có dịch vụ môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã hỗ trợ tài chính với
hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho 26 tổ chức, cá nhân triển khai 35 dự
án dịch vụ môi trường với tổng số vốn là 157,354 tỷ đồng [Phụ lục 5].
0
5
10
15
20
25
2008 2009 2010 2011 2012
3
10
13
17
24
Sốlượngdựánđãgiảingân
Năm
Số dự án
Hình 2.1: Số dự án cho vay hàng năm của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
(Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội)
Trong thời gian đầu còn lúng túng trong nghiệp vụ nhưng đến giai đoạn
2011 - 2012, số dự án và số tiền giải ngân bắt đầu tăng nhanh (xem hình 2.1).
Hai năm 2011 và 2012, số vốn giải ngân và số dự án giải ngân tăng hơn những
năm trước, đồng thời quy mô các dự án vay cũng lớn hơn (xem hình 2.2).
32
Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Hình 2.2: Số vốn đã giải ngân của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (2008-2012)
Sự gia tăng vốn giải ngân của Quỹ do nhiều dự án sản xuất được xét
duyệt cho vay vốn đầu tư. Đồng thời, nó còn do Nhà nước tăng cường các
biện pháp nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ Môi
trường, nhất là vi phạm của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Nhiều doanh
nghiệp đã tiến hành các thủ tục nhằm xin vay vốn để thực hiện các dự án liên
quan đến xử lý ô nhiễm môi trường và tiến hành các dự án sản xuất sạch, áp
dụng công nghệ sạch.
Cơ cấu các dự án đã được giải ngân của Quỹ cũng có sự thay đổi qua
các năm, trong đó xu hướng các dự án sản xuất sạch và áp dụng công nghệ
sạch đề nghị hỗ trợ và được chấp thuận tăng nhanh hơn.
Song song với giải ngân, công tác thu hồi nợ được tiến hành đúng cam
kết với các chủ đầu tư. Tình hình công nợ của Quỹ không có nợ xấu, không
có gia hạn nợ. Tổng mức giải ngân cho vay với lãi suất ưu đãi đến tháng
33
12/2012 là gần 140 tỷ đồng, trong đó không phát sinh nợ quá hạn. Thu nợ lãi
vay và thu hồi nợ gốc đạt 100% kế hoạch với tổng số vốn thu hồi là khoảng
30,1 tỷ đồng, chiếm 21,5 % vốn vay đã giải ngân [34].
Hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi các dự án là hoạt động chính của
Quỹ trong thời gian qua, chiếm gần 94% tổng vốn cho vay và tài trợ tổng vốn
hoạt động. Các dự án Quỹ cho vay đều mang tính cấp bách, tập trung vào một
số dự án gây ảnh hướng lớn đến môi trường và cần nguồn vốn để xử lý ô
nhiễm theo mục tiêu hoạt động của Quỹ. Các dự án này có đặc điểm sau:
- Các dự án cho vay đều nằm trong Danh mục các dự án do Hội đồng
Quản lý Quỹ quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở có tham khảo Quyết định
số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh
sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giai đoạn 2003-2005.
- Lãi suất cho vay các dự án trung bình bằng khoảng 42% lãi suất bình
quân của các ngân hàng thương mại (theo quy định tại Quyết định ban hành
Quy chế về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội,
lãi suất cho vay của Quỹ tối đa không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay
thông thường bình quân của các tổ chức tín dụng).
- Thời gian cho vay các dự án thường là 3 năm trên cơ sở cân đối
nguồn vốn của Quỹ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và các đơn vị vay vốn.
- Đốitượng cho vay tập trung vào các dựán xử lý nước thải tại các doanh
nghiệp, khu công nghiệp và nhà máy (chiếm trên 45% tổng số dự án cho vay),
đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ duy trì vệ sinh môi trường (chiếm hơn
22%), số còn lại là dự án mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải tại các địa phương.
Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, về cơ bản, hoạt động cho vay với lãi
suất ưu đãi đã đạt được những kết quả nhất định, vốn vay theo báo cáo được sử
dụng đúng mục đích theo mục tiêu hoạt động của Quỹ và được giải ngân đúng
34
tiến độ của các dự án; hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay hiệu
quả, đến nay chưa phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, công tác thu hồi nợ vay được
các chủ đầu tư thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng với Quỹ.
Thứ hai, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã bước đầu thực
hiện vai trò thúc đẩy dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố phát triển
thông qua hình thức hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ tài chính cho một số tổ
chức, cá nhân triển khai dự án, hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường.
Vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn là một trong những hình thức vốn hỗ trợ tài
chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2008 đến
2013, hình thức vốn này của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội mởi chỉ được
thực hiện đối với dự án xây dựng nhà máy xử lý, tái chế giấy thải của Công ty
Cổ phần Miza với số vốn là 3,3 tỷ đồng [Phụ lục 5].
Ngoài hình thức vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội còncó vốn tài trợ tài chính không hoàn lại đối với tổ chức, cá nhân có các
dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Trong thời gian qua,
hình thức vốn tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng đã
được thực hiện ở nhiều dự án, hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường, như:
Quỹ đã thực hiện tài trợ tài chính để chế phẩm chất sinh học EM và
bình phun thuốc nhằm dập dịch, xử lý và ngăn chặn ô nhiễm môi trường,
phòng chống dịch bệnh cho 29 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố sau
trận mưa lũ lịch sử ngày 31/10/2008, với số vốn lên tới 509 triệu đồng [31].
Quỹ phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở TN&MT Hà Nội tài
trợ tài chính cho các quận, huyện, thị xã bị ngập lụt trong trận mưa lũ lịch sử
cuối năm 2008, với số vốn là 2,1 tỷ đồng [35].
Từ năm 2009 đến năm 2012, Quỹ đã triển khai tài trợ tài chính cho
chương trình “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” tại hệ thống 23 siêu
35
thị của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro); trên 29 quận, huyện, thị
xã; hệ thống các chợ, các tiểu thương; hệ thống các trường đại học, cao đẳng,
trung học và tiểu học trên địa bàn Thành phố với số vốn gần 6,2 tỷ đồng [35].
Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội đã tài trợ tài chính cho việc
triển khai các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo
vệ môi trường như: Chương trình “Vệ sinh môi trường nông thôn” tại một số
huyện ngoại thành Hà Nội, chương trình “Hạn chế sử dụng Túi Nilon vì môi
trường”; tổ chức Hội thảo “Phụ nữ ngoại thành với công tác môi trường” (do
Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức), thực hiện chương trình về
bảo vệ môi trường của kênh truyền hình Công an nhân dân (ANTV) với chủ
đề “3600 xanh”; tổ chức đạp xe (Roadshow) mỗi tháng một lần tuyên truyền
về môi trường trên một số đường phố lớn của Hà nội (do Thành đoàn Hà Nội
tổ chức); Chương trình “Giờ Trái Đất” (do Bộ Công thương phối hợp với
UBND thành phố Hà Nội tổ chức vào tối thứ 7 cuối tháng 3 hàng năm) v.v..
Tổng hợp lại, từ năm 2008 đến hết năm 2013, tỷ lệ vốn hỗ trợ tài chính
cho dịch vụ môi trường trên địa Thành phố Hà Nội của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội được phân chia như sau: vốn cho vay với lãi suất ưu đãi chiếm
94%, vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn chiếm 2%, vốn tài trợ không hoàn lại chiếm
4% (xem hình 2.3). Như vậy, vốn hỗ trợ tài chính cho dịch vụ môi trường trên
địa bàn Thành phố Hà Nội của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội chủ yếu là
dưới hình thức vốn vay với lãi suất ưu đãi.
36
94%
2%4%
cho vay von
ho tro lai suat
tai tro
Hình 2.3: Tỷ trọng hoạt động sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội tính đến tháng 12/2013
Hai là, vốn của Quỹ Bảovệ môi trường Hà Nội góp phần mở rộng quy
mô, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt động
dịch vụ môi trường.
Trong thời gian qua, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường hỗ trợ cho
các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường thông qua
các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ tài
chính đã góp phần đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành
phố Hà Nội cả về chiều rộng và chiều sâu. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội đã giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã
dịch vụ môi trường tăng cường cường năng lực sản xuất kinh doanh.
37
Điển hình là: Hỗ trợ vốn cho Công ty môi trường Tây Đô (1,250 tỷ
đồng), Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ môi trường đô thị Hà Nội (1,386
tỷ), Công ty Cổ phần xử lý chất thải và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội
(1,539tỷ đồng), Côngtymôitrườngđô thịGia Lâm (5,592tỷ đồng), Côngty môi
trường đô thị Đông Anh (5,6 tỷ đồng) [Phụ lục 5].
.Thứhai, nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã
dịch vụ môi trường triển khai thực hiện các dự án mới.
Điển hình là: Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi (5,4%-6%/năm): Hợp tác
xã Thành Công (5 lần) để triển khai các dự án xã hội hóa thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải, phế liệu ở huyện Hòai Đức, Đan Phượng,.. trên 3 tỷ
đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị Hà Nội
triển khai dự án xây dựng lò đốt chất thải công nghiệp công suất 2000 kg/giờ
13,756 tỷ đồng, hỗ trợ vốn cho nhiều hộ kinh doanh cá thể triển khai các dự
án thu gom, xử lý chất thải thuộc các trang trại chăn nuôi bình quân gần 2 tỷ
đồng trên một dự án [Phụ lục 5].
Thứ ba, nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã
dịch vụ môi trường đổi mới công nghệ trong hoạt động dịch vụ môi trường.
Với các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và
tài trợ tài chính, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho
nhiều tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ mới trong hoạt động dịch vụ môi
trường. Điển hình là: Hỗ trợ vốn cho Công ty Cổ phần Minh Tâm áp dụng
công nghệ sản xuất gạch không nung (16,10 tỷ đồng), Công ty cổ phần xi
măng Sài Sơn áp dụng công nghệ lọc bụi tiên tiến (12,397 tỷ đồng); Công ty
Cổ phần Tràng An, Công ty Cổ phần giấy Vạn Điểm áp dụng công nghệ xử lý
nước thải tiên tiến (trên 40 tỷ đồng) [Phụ lục 5].
38
Ba là, vốn của QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò trong
xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường hợp lý trên địa bàn thành phốHà Nội.
Trong thời gian qua, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã
phát huy vai trò trong xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường hợp lý trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Cụ thể là:
Thứ nhất, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò
điều tiết sự phát triển dịch vụ môi trường về cơ cấu ngành, triển khai dự án
dịch vụ môi trường trọng điểm.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội ngày càng đòi
hỏi Thành phố đẩy nhanh sự phát triển dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, xét về
cơ cấu ngành dịch vụ môi trường thì yêu cầu phát triển không ngang bằng
nhau. Do đó, quá trình phát triển dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội đòi
hỏi có sự điều tiết vĩ mô của chính quyền các cấp thông qua các công cụ quản
lý kinh tế, trong đó đặc biệt là chính sách đầu tư. Nguồn vốn ngân sách của
Thành phố Hà Nội do Quỹ Bảo vệ môi trường quản lý là một “kênh” đầu tư,
một nguồn vốn rất quan trọng để UBND Thành phố điều tiết phát triển dịch
vụ môi trường về cơ cấu ngành. Thực tế trong thời gian qua, nguồn vốn của
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy tốt vai trò điều tiết sự phát triển
dịch vụ môi trường ở Thành phố Hà Nội về cơ cấu ngành, dự án dịch vụ môi
trường trọng điểm.
Theo số liệu thống kê của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, từ 2008 đến
năm 2013, trong 35 dự án dịch vụ môi trường ở Hà Nội được hỗ trợ từ nguồn
vốn của Quỹ, có 14 dự án thuộc các phân ngành thu gom, vận chuyển, xử lý
rác thải, nước thải, khí thải và xử lý ô nhiễm môi trường với tổng số vốn hỗ
trợ trên 82 tỷ đồng, 17 dự án thuộc lĩnh vực duy trì vệ sinh môi trường thường
xuyên (vệ sinh nơi công cộng, phun nước, cây xanh,...) với tổng số vốn hỗ trợ
trên 60 tỷ đồng, 4 dự án tái chế, áp dụng công nghệ sản xuất sạch, như xây
39
dựng lò sấy gỗ, lò nung gốm sứ, sản xuất gạch không nung,... thân thiện với
môi trường với tổng số vốn hỗ trợ trên 18 tỷ đồng [Phụ lục 5].
Qua số liệu trên cho thấy, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường đã tập
trung hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường cho 2 lĩnh vực chính là thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải, nước thải, khí thải, xử lý ô nhiễm môi trường và
dịch vụ duy trì vệ sinh môi trường thường xuyên. Đây cũng là các hoạt động
dịch vụ môi trường cần phải đẩy mạnh phát triển ở địa bàn Thành phố Hà Nội
hiện nay. Đồng thời, nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
cũng tập trung cho những dự án dịch vụ môi trường trọng điểm, như cho
Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng vay 17,988 tỷ đồng với
lãi suất ưu đãi để triển khai dự án mua sắm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ
thuật duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy; Công ty môi
trường đô thị Hà Nội vay 13,756 tỷ đồng để triển khai dự án xây dựng lò đốt
chất thải công nghiệp; Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang vay 45,300 tỷ
đồng để triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý và chế biến rác thải Phương
Đình (huyện Đan Phượng) [Phụ lục 5].
Thứ hai, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò
điều tiết sự phát triển dịch vụ môi trường về cơ cấu địa bàn.
Quá trình phát triển của Hà Nội về kinh tế xã hội và dân cư, lượng chất
thải sinh hoạt, sản xuất, y tế,... ngày càng tăng tạo ra sức ép đối với dịch vụ
môi trường, nhất là ở các quận nội thành Hà Nội. Đồng thời, do nhiều nguyên
nhân, sự phát triển dịch vụ môi trường ở Hà Nội chưa cân đối ở các địa bàn,
nhất là các huyện ngoại thành. Tình hình này, đòi hỏi sự điều tiết vĩ mô của
cấp chính quyền của Hà Nội, nhằm phát triển dịch vụ môi trường ở những nơi
cấp thiết. Sự điều tiết phát triển dịch vụ môi trường sẽ thông qua vốn đầu tư
của Thành phố, trong đó chủ yếu là thông qua nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi
trường Hà Nội.
40
Từ năm 2008 đến năm 2013, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội tham gia điều tiết nhằm phát triển dịch vụ môi trường ở những quận
nội thành, địa bàn đông dân cư, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và địa
bàn còn yếu và thiếu về dịch vụ môi trường. Trong tổng số 35 dự án dịch vụ
môi trường được hỗ trợ nguồn vốn của Quỹ, có 13 dự án thuộc các Quận nội
thành, 22 dự án thuộc các Huyện ngoại thành (xem bảng 2.1).
Qua Bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
một mặt có vai trò hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường ở một số Quận nội
thành - địa bàn có sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội và gia tăng dân cư.
Mặt khác, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường cũng có vai trò nhất định
trong việc phát triển dịch vụ ở nhiều Huyện ngoại thành Hà Nội - những địa
bàn còn yếu và thiếu về dịch vụ môi trường. Như vậy, nguồn vốn của Quỹ
Bảo vệ môi trường Hà Nội đã góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ
cấu dịch vụ môi trường ở Thành phố Hà Nội ngày càng hợp lý hơn về cơ cấu
địa bàn.
Bảng 2.1- Các dự án dịch vụ môi trường ở Hà Nội được hỗ trợ đầu tư
từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội phân theo địa bàn
Năm
Địa bàn Quận nội thành Địa bàn Huyện ngoại thành
Số dự án Vốn hỗ trợ (tỷ đ) Số dự án Vốn hỗ trợ (tỷ đ)
2008 1 0,899 0 0
2009 1 0, 835 8 7,440
2010 0 4 10,117
2011 4 26,001 1 1,7000
2012 4 7,388 4 20,318
2013 3 3,975 5 71,435
41
Thứba,vốncủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò điều
tiết phát triển dịch vụ môi trường về cơ cấu thành phần.
Thực hiện chủ trương: “Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường, phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất thải” được xác định
trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng, trong thời gian qua, Hà
Nội đã huy động lực lượng thuộc nhiều thành phần kinh tế, bao gồm cả kinh
tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ môi trường. Trong việc thực hiện chủ trương này, nguồn vốn của Quỹ
Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng có vai trò nhất định. Trong 5 năm, từ năm
2009 đến 2013, trong tổng số 35 dự án dịch vụ môi trường trên địa bàn
Thành phố Hà Nội được nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội hỗ
trợ có cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2- Các dự án dịch vụ môi trường ở Hà Nội được hỗ trợ đầu tư
từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội giai đoạn 2008-2013 phân
theo thành phần kinh tế.
Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân
Năm Số dự án Vốn hỗ
trợ (tỷ đ)
Số dự án Vốn hỗ
trợ (tỷ đ)
Số dự án Vốn hỗ
trợ (tỷ đ)
2008 1 0,899
2009 2 1,730 3 2,890 4 3,750
2010 2 4,237 1 2,880 1 3,000
2011 2 18,828 1 1,874 2 14,248
2012 5 18,310 3 9,289
2013 3 16,101 5 59,299
Tổng số 15 60,105 5 7,644 15 89,586
42
Từthực trạng trên cho thấy, ngoài việc hỗ trợ cho các doanhnghiệp thuộc
kinh tế nhà nước triển khai các dự án dịch vụ môi trường, bảo đảm cho kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủđạo;đồngthời, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nộicũng đãcó vai trò nhất định trong phát triển các hợp tác xã dịch vụ môi
trường - mô hình kinh tế tập thể rất mới mẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đặc
biệt là, nguồn vốncủa Quỹ Bảo vệ môi trườngHà Nội đãhỗ trợ cho nhiều doanh
nghiệp dịchvụ môitrường tư nhân, với số vốn lớn, góp phần hiện thực hóa chủ
trương xã hội hóa dịch vụ môi trường thành phố Hà Nội.
Bốn là, vốn củaQuỹBảovệmôitrườngHàNộicónhữngưu thếnhất định
so với các nguồn vốn khác đầu tư cho phát triển dịch vụ môi trường.
Đánh giá vai trò nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội không
chỉ căn cứ vào số lượng vốn đã hỗ trợ mà còn căn cứ vào ưu thế của nguồn
vốn. Trên thực tế vừa qua, nguồn vốn do Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã
có nhiều ưu thế so với các nguồn vốn khác, trong đó nổi lên:
Thứ nhất, nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ cho các dự án dịch vụ môi trường
chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư của dự án. Theo số liệu thống kê,
tính trung bình tỷ lệ lượng vốn của Quỹ cho vay đối với các dự án dịch vụ
môi trường từ 50-60 %, cá biệt có dự án lên đến 70%. Nguồn vốn của Quỹ
chiếm tỷ trọng cao nên là nguồn vốn nòng cốt giúp cho việc triển khai dự án
thuận lợi và là nguồn vốn mồi để các dự án huy động vốn từ các nguồn khác.
Thứ hai, nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho các dự án dịch vụ môi trường
của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội dưới hình thức vay vốn có nhiều ưu đãi
nên có hiệu quả cao đối với dịch vụ môi trường. Vai trò nguồn vốn của Quỹ
Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố
không chỉ biểu hiện ở số lượng, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư mà còn biểu
hiện ở lãi suất ưu đãi. Theo Quyết định số 22/QĐ-QMT-HĐQL, ngày
23/4/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lãi suất cho vay từ nguồn
43
vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là 0,5%/tháng (6%/năm). Quy định về
lãi suất vẫn được duy trì cho đến trước 01.06.2014. Sau 01.06.2014 áp dụng lãi
suất 5,4%/năm. So sánh lãi suất vay ưu đãi với lãi suất vay vốn của các ngân
hàng và tổ chức tín dụng tương ứng từ năm 2008 cho đến nay mới thấy được
giá trị, vai trò to lớn của nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Tại
thời điểm năm 2008, lãi suất trung bình vay sản xuất kinh doanh ở các ngân
hàng từ 12-14%, những năm 2010, 2011, thậm chí lãi suất vay vốn lên đến 15-
16%, hiện nay (tại thời điểm 2014), lãi suất vay sản suất kinh doanh là 12 %.
Rõ ràng là, với lãi suất ưu đãi (5,4- 6%/năm), nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi
trường có tác dụng và mang lại hiệu quả rất lớn đối với dịch vụ môi trường trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
Thứ ba, với hình thức hỗ trợ lãi suất vay vốn, nguồn vốn của Quỹ Bảo
vệ môi trường Hà Nội tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận với các
nguồn vốn tín dụng khác. Ngoài nguồn vốn vay của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội với lãi suất ưu đãi, để triển khai dự án dịch vụ môi trường, nhiều tổ
chức, cá nhân phải huy động thêm các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức
ngân hàng, tín dụng khác. Tuy nhiên, lãi suất vay vốn ở các tổ chức, tín dụng
ngân hàng thương mại theo mặt bằng lãi suất chung cho sản suất kinh doanh
(thường cao hơn 4-5% so với lãi suất tiền gửi cùng thời điểm. Điều đó sẽ tạo
ra khó khăn nhất định đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ môi
trường - lĩnh vực lợi nhuận thấp, quay vòng vốn chậm. Do vậy, ngoài việc
được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Thành phố Hà Nội còn được
Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội hỗ trợ lãi suất vay vốn khi vay vốn của các tổ
chức tín dụng khác. Bằng hình thức hỗ trợ lãi suất vay vốn, mặc dù lượng vốn
hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội không lớn song có vai trò rất lớn
đối với triển khai các dự án. Bởi vì, sự hỗ trợ lãi suất vay vốn sẽ tạo điền kiện
44
cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên vay được lượng vốn lớn ở các tổ
chức tín dụng khác. Ví dụ như Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội hỗ trợ lãi suất
vay vốn cho Công ty Cổ phần Miza là 3,3 tỷ đồng, tạo điều kiện cho Công ty
huy động được các nguồn vốn tín dụng khác với số vốn là 20 tỷ đồng để thực
hiện dự án đầu tư nhà máy tái chế giấy thải MIZA[Phụ lục 5].
Thứ tư, với hình thức tài trợ, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường
Hà Nội đã góp phần khuyến khích các hoạt độc dịch vụ môi trường trên địa
bàn Thành phố. Từ năm 2009 đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tài
trợ vốn cho nhiều tổ chức, cá nhân triển khai dự án dịch vụ môi trường. Ví dụ
như: Vốn tài trợ cho hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới
(5/6/2009) là 170 triệu đồng; tài trợ cho dự án truyền thông “Hạn chế sử dụng
túi nilong vì môi trường” tại hệ thống 30 siêu thị của Hà Nội trên 1 tỷ đồng;
tài trợ cho dự án “Hà Nội - Ngày chủ nhật không túi nilong” trên 3 tỷ đồng;
tài trợ cho việc thử nghiệm chế phẩm sinh học khắc phục giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại xã Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội, với số tiền gần 900 triệu
đồng., triển khai các đề án: “Nông dân với công tác bảo vệ môi trường”,
“Cùng bé thu gom vỏ hộp sữa”, “Cây xanh cho bé” ,... hàng tỷ đồng v.v.. [40].
2.1.2. Những hạn chế chủ yếu về vai trò vốn với dịch vụ môi trường
của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua
Trong việc thực hiện vai trò đối với dịch vụ môi trường, bên cạnh
những thành tựu trên, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng bộc lộ
những hạn chế như sau:
Một là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội chưa thúc đẩy mạnh
mẽ dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố phát triển do chưa đáp ứng
được nhu cầu vay vốn với lãi suất ưu đãi của các tổ chức, cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực dịch vụ môi trường.
Theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 08 năm 2010 của
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, vốn điều lệ của Quỹ là 50 tỷ đồng, được
45
cấp đủ vào năm 2010. Hiện nay, vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà
Nội là 300 tỷ đồng. Lượng vốn điều lệ như vậy là quá ít so với nhu cầu được
hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn của Quỹ cho việc triển khai các chương trình, dự
án, hoạt động dịch vụ môi trường trên địa thành phố Hà Nội (xem hình 2.4).
Nhu cầu về vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội: Việc xác định nhu
cầu về vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội xuất phát từ nhiệm vụ, mục
tiêu mà Quỹ phải đảm nhiệm. Đối tượng được hỗ trợ tài chính của Quỹ là các
chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phòng
chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn thành
phố Hà Nội hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh
hưởng lớn.
0
10
20
30
40
50
60
2008 2009 2010 2011 2012
Sốtiền(tỷđồng)
Năm
Nguồnvốn HANOEPF
qua các năm
Hình2.4:NguồnvốncủaQuỹ Bảo vệ môitrườngHà Nộiquacác năm
Với mục tiêu và nhiệm vụ như vậy, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
chắc chắn cần tới một nguồn vốn lớn và ngày càng lớn để hỗ trợ, tài trợ cho
các chương trình, dự án, hoạt động cũng như các nhiệm vụ bảo vệ môi trường
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội

More Related Content

What's hot

Chương 7 kinh te tai nguyen thien nhien
Chương 7 kinh te tai nguyen thien nhienChương 7 kinh te tai nguyen thien nhien
Chương 7 kinh te tai nguyen thien nhienLong Hoang Van
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngPhan Công
 
Quan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noi
Quan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noiQuan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noi
Quan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (11)

Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt NamLuận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam
 
Chương 7 kinh te tai nguyen thien nhien
Chương 7 kinh te tai nguyen thien nhienChương 7 kinh te tai nguyen thien nhien
Chương 7 kinh te tai nguyen thien nhien
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừngLuận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Luận văn: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
 
32
3232
32
 
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng NgãiLuận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
 
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trườngGiáo trình kinh tế và quản lý môi trường
Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi
 
Quan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noi
Quan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noiQuan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noi
Quan ly chat thai ran sinh hoat huyen quoc oai, thanh pho ha noi
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOTĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu khí, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 

Similar to Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội

Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docsividocz
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...anh hieu
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...sividocz
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...sividocz
 
Khoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thành
Khoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thànhKhoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thành
Khoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thànhLuanvantot.com 0934.573.149
 

Similar to Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (20)

Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường, HAY
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường, HAYVai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường, HAY
Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường, HAY
 
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAYLuận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngQuản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
Thực thi pháp luật Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến th...
 
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOTĐề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
Đề tài: Quản lý về môi trường tại TP Rạch Giá, Kiên Giang, HOT
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên GiangQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
 
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAYLuận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Cơ chế pháp lý trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trườngĐề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
Đề tài: Pháp lý về sự tham gia của tổ chức trong bảo vệ môi trường
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội, HOT, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về nước thải công nghiệp ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại tại các dự án
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại tại các dự ánLuận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại tại các dự án
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại tại các dự án
 
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOTLuận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
Luận văn: Quản lý sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại, HOT
 
Khoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thành
Khoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thànhKhoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thành
Khoá luận quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện châu thành
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN KHẢ MINH VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN KHẢ MINH VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYẾN ĐỨC ĐỘ HÀ NỘI - 2014
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI 11 1.1 Quan niệm về vốn, dịch vụ môi trường và vai trò vốn với dịch dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội 11 1.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội 18 Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀNỘI 30 2.1 Ưu điểm, hạn chế về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua 30 2.2 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội và những vấn đề đặt ra 48 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI 60 3.1 Quan điểm phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian tới 60 3.2 Giải pháp phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian tới 67 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH Tài nguyên và Môi trường TN&MT Ủy ban nhân dân UBND Việt Nam đồng VNĐ Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức về ô nhiễm liên quan đến nước thải, rác thải, bụi, khí thải. Các làng nghề, trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cũng đã và đang phát sinh nhu cầu cấp bách xử lý môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Một số khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Hiện trạng môi trường nước và các sông, đặc biệt sông hồ nội thành đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cần phải xử lý cấp bách. Đối với khu vực nông thôn, các huyện ngoại thành chưa có những nhà máy xử lý chất thải tập trung… trong khi lượng rác thải phát sinh hàng ngày là không nhỏ (mỗi ngày trên địa bàn Hà Nội phát sinh khoảng 6.500 đến 7.000 tấn rác thải cần được xử lý). Từ thực tiễn này cho thấy Hà Nội cần phải đẩy mạnh dịch vụ môi trường để góp phần ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Để đẩy mạnh dịch vụ môi trường, thành phố Hà Nội cần phải tăng cường các nguồn lực bảo đảm cho hoạt động dịch vụ này, trong đó có nguồn lực về vốn. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã rất qua tâm đến khai thác các nguồn vốn cho hoạt động dịch vụ môi trường. Để giúp cho UBND thành phố Hà Nội quản lý, huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố, năm 2006 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 50/2006/QĐ-UBND, ngày 18/4/2006, thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Năm 2008, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 4735/QĐ-UBND, ngày 15/9/2009, thành lập Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (cũ). Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở TN&MT thành phố Hà Nội, một
  • 6. 4 trong những chức năng, nhiệm vụ của Quỹ là tiếp nhận các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn vốn khác để hỗ trợ, tài trợ tài chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động phòng, chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ này, sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội (cũ và mới) đã tham gia, triển khai nhiều hoạt động thiết thực với công tác bảo vệ môi trường Thủ đô. Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội được xem như “cáiphao tài chính” của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển xử lý chất thải đứng vững và phát triển trong tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu cần có thiết bị phù hợp, khu xử lý chất thải hiện đại càng cao… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còn một số tồn tại. Nguồn vốn cho hoạt động của Quỹ còn nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ có thời điểm chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp. Nguồn vốn hỗ trợ tài chính của Quỹ chưa đủ mạnh để đạt hiệu quả cần thiết (như tác động đến cả một vùng, một ngành hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ một khu công nghiệp, một khu sản suất của một doanh nghiệp nhưng có phạm vi ảnh hưởng lớn). Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ môi trường của Quỹ còn có những hạn chế nhất định v.v.. Từ tình hình trên rất cần những công trình nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc phát huy vai trò nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện Thành phố đẩy mạnh CNH,HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở rộng hội nhập quốc tế. Do đó, vấn đề "Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội” thực sự có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, được học viên chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế.
  • 7. 5 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài Dịch vụ môi trường của cả nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Nên cho đến nay ở nước ta, cũng như ở Hà Nội đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài luận văn được công bố, trong đó tiêu biểu là: - Dự án:“Điều tra đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Đề xuất chính sách phát triển dịch vụ môi trường phù hợp với các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả là Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương, năm 2008. Dự án đã hệ thống các quan niệm và cách phân loại khác nhau về dịch vụ môi trường trên thế giới; nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ môi trường và thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ môi trường của một số nước trên thế giới (Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Thái Lan) và rút ra bài học đối với Việt Nam; khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ môi trường của Việt Nam và mức độ đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ môi trường. - Đềán“Pháttriểndịchvụ môitrường đến năm 2020”, tác giả là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bởi quyết định số 249/QĐ-TTg, ngày 10/2/2010). Đề án xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển dịch vụ môi trường ở nước ta đến năm 2020. - Dự án xâydựng chiến lượcphát triển dịch vụ môitrường đến năm2020 và định hướngđếnnăm2030, tác giả Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Dự án cho rằng, đểgiải quyếtcác vấn đề đang tồntại về môi trường và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm trong thời gian tới, đòihỏiphải có nguồnlực đầu tư rất lớn cho môi trường; đồng thời định hướng công tác bảo vệ môi trường ở nước ta giai đoạnđếnnăm 2020 nhấn mạnh quan điểm: “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của
  • 8. 6 toànxã hội, củacác cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân; bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu, cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế”. - Công trình nghiên cứu: “Chitrả các dịch vụ môi trường ở Việt Nam - Từ chính sách tới thực tiễn”, tác giả Phạm Thu Thủy, Vũ Tấn Phương, Lê Ngọc Dũng, công bố trên Tạp chí Brief, Số 21, Tháng 8 năm 2013 www.cifor.org. Công trình tóm lược chính sách này cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những đánh giá và phân tích cụ thể về tính hiệu quả, hữu ích và công bằng của chi trả dịch vụ môi trường trong quá trình triển khai từ năm 2008 trên ba khía cạnh: (1) xây dựng các cơ sở pháp lý (các quy định pháp lý và cơ cấu tổ chức thực hiện), (2) cơ chế chia sẻ lợi ích (phân bổ tiền chi trả và sự tham gia của các bên), và (3) giám sát và đánh giá (giám sát các dịch vụ môi trường, hợp đồng, dòng tiền và tác động xã hội. Đồng thời, công trình nghiên cứu đã thu thập và phân tích các tài liệu cả trong nước và quốc tế có liên quan để hiểu rõ cơ sở pháp lý, thực trạng triển khai chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam và rút ra các bài học kinh nghiệm. Ngoài các công trình nêu trên, còn một số bài báo khoa học liên quan đến chủ đề của luận văn được đăng tải trên một số báo, tạp chí, tiêu biểu là: - Chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực môi trường của Việt Nam hiện nay, tác giả Nguyễn Trung Thắng, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, vea.gov.vn, 22/11/2010. Bài viết cho rằng, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế đang chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Một vấn đề đặt ra là ngoài sự đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần phải huy động được mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển. Chínhvì vậy, Nhà nước đã đề ra chủ trương “xã hội hoá”, bao gồm cả lĩnh vực bảo vệ môi trường. Một cách khái quát nhất, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc huy động các
  • 9. 7 nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. - Hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các HTX dịch vụ môi trường trên đại bàn tỉnh Đồng Nai, Minh Diễn, quybvmtdongnai.org.vn, 19/08/2013. Trên cơ sở phân tích thực tiễn thẩm định và duyệt cho vay đối với các dự án đầu tư xe ép rác chuyên dùng của các Hợp tác xã dịch vụ môi trường trên đại bàn tỉnh Đồng Nai đề xuất để thực hiện tốt nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai, bằng công tác tuyên truyền quảng bá hoạt động và qua làm việc với các địa phương (các phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện) và Liên minh hợp tác xã tỉnh Đồng Nai, Quỹ đã kịp thời nắm bắt nhu cầu rất lớn của các Hợp tác xã dịch vụ môi trường trong việc vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phương tiện chuyên dùng phục vụ cho hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. - Vốn vay nước sạch vệ sinh môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Cẩm Khê, Huy Công, Báo Phú Thọ Online, Thứ Hai, 28/10/2013. Bài viết kiến nghị đối tượng cho vay theo Chương trình tín dụng nước sạch không bó hẹp trong hộ nghèo, chính sách mà mọi người dân có nhu cầu về xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đều được vay. Hiện nay, nhu cầu vay Chương trình này rất lớn. Vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện Ngân hàng chính sách xã hội Cẩm Khê đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn. Nguồn vốn vay về nước sạch và vệ sinh môi trường cùng với các chương trình vay vốn ưu đãi khác đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ở Cẩm Khê, nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc ngày càng có nhiều hộ dân được sử dụng nước sạch góp phần rút ngắn con đường đi đến đích nông thôn mới. - Hỗ trợ tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường, tác giả Xuân Long, Việt Báo.vn, thứ năm, ngày 11/10/2007.
  • 10. 8 - Bảo vệ môi trường hồ Hà Nội: Trách nhiệm của cả cộng đồng , tác giả Lê Thu Hường, Báo Hà Nội mới online, thứ Tư, ngày15/08/2012. - Hiệu quả vốn vay ưu đãitừ QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội, Qũy Bảo vệ môi trường Hà Nội, Website quymoitruonghanoi.vn, ngày 20/5/2013. - Vay vốn ưu đãi Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội: Tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp về nguồn vốn vay ưu đãi để bảo vệ môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, Website quymoitruonghanoi.vn, ngày 22/7/2013. Mặc dù đã có một số công trình, bài báo khoa học liên quan đến đề tài luận văn, song cho đến nay chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách hoàn chỉnh và hệ thống về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Do vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải một số vấn đề lý luận về vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường. - Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường trong thời gian qua. - Phân tích các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • 11. 9 * Đối tượng nghiên cứu: Vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu - Vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian khảo sát từ năm 2008 (thời điểm mở rộng Hà Nội) đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, , đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế - xã hộivà các nghị quyết, quyếtđịnh của củaThành ủy và UBND thành phố Hà Nội liên quan đến vấn đề sửdụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho phát triển cho phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị Mác - Lênin để nghiên cứu, phân tích quan niệm, đặc điểm, vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. - Sử dụng các phương pháp kết hợp lôgíc và lịch sử, tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua. - Sử dụng các phương pháp phân tích, diễn giải để xác định nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, những vấn đề đặt ra và luận giải quan điểm, giải pháp phát huy vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian tới.
  • 12. 10 - Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp chuyên gia để lấy ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý am hiểu vấn đề nghiên cứu của đề tài. 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát huy vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học vận dụng cho việc phát triển hệ thống Quỹ bảo vệ môi trường từ Trung ương các đến địa phương trong phạm vi toàn quốc. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài kết cấu thành 3 chương.
  • 13. 11 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCHVỤMÔI TRƯỜNG CỦAQUỸBẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI 1.1. Quan niệm về vốn, dịch vụ môi trường và vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội 1.1.1. Quan niệm về vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội Vốn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với quá trình phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Tuy nhiên cho đến nay có nhiều quan niệm về vốn do góc độ tiếp cận khác nhau. Nhiều nhà kinh tế học trước C.Mác thông qua phạm trù tư bản quan niệm: Vốn là phạm trù kinh tế. Khi nghiên cứu sự chuyển hóa của tiền thành tư bản, C.Mác khẳng định: “Như vậy là giá trị được ứng ra lúc ban đầu không những được bảo tồn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động ấy biến giá trị thành tư bản" [23, tr.228]. Trong Chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin đưa ra hình thức tô nhượng và cho rằng đây là hình thức kinh tế cần thiết nhằm tạo vốn cho quá trình công nghiệp hóa nước Nga lúc bấy giờ, khi tiến hành điện khí hóa toàn quốc. Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, một số tác giả cho rằng vốn là: “tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của tài sản được đầu tư trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức” [25, tr.29]. Dướigóc độ tàisản, mộtsố tác giảđưara khái niệm: “Vốnlà những tài sản có khảnăng tạo ra thu nhập và bảnthân nó cũngđược cái khác tạo ra”[45, tr.56]. Dưới góc độ nhân tố đầu vào, một số người quan niệm: “Vốn là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn). Vốn bao gồm các sản phẩm lâu bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (tức là máy móc, công cụ, thiết bị, nhà cửa...”[15, tr.300].
  • 14. 12 Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học quan niệm vốn là: “ tiền của bỏ ra lúc đầu, dùng trong sản xuất, kinh doanh nhằm sinh lời” [53, tr.1126]. Như vậy, trong lịch sử và hiện tại có rất nhiều cách tiếp cận về vốn, vốn có thể là tiền hoặc là tài sản đã được giá trị hoá phải được đầu tư vào sản xuất - kinh doanh và có chức năng sinh lời. Phân loại vốn: Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau có thể phân vốn thành nhiều loại: Dựa vào phạm vi lãnh thổ quốc gia, vốn chia làm hai loại là: vốn trong nước và vốn ngoài nước (vốn ODA, vốn FDI,..). Dựa vào quan hệ sở hữu, vốn được phân thành: Vốn nhà nước, vốn tập thể, vốn tư nhân, vốn của nhiều chủ sở hữu v.v.. Dựa vào đặc điểm vận động, vốn có hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định được biểu hiện bởi giá trị những tài sản cố định, bao gồm : đất đai, máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật v.v. Vốn lưu động được biểu hiện bởi giá trị của những tài sản lưu động, bao gồm: Nguyên vật liệu, các khoản tiền tệ đáp ứng thanh toán đầu vào của sản xuất kinh doanh v.v. Dựa theo hình thái tồn tại cụ thể, vốn chia thành ba loại: vốn hữu hình, vốn vô hình và vốn tài chính. Dựa vào thờigian sửdụngvốncó ba loại gồm: vốn ngắn hạn (là lượng giá trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn dưới một năm); vốn trung hạn (là lượng giá trị được sửdụngđểđầutưvớithờihạn từ mộtnăm đếndướinăm năm) và vốn dàihạn (là lượng giá trịđược sửdụngđểđầutư với thời hạn từ năm năm trở lên). Căn cứ vào quan niệm chung về vốn và chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là huy độngvốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức hoạt động tài chính không vì mục đích lợi nhuận trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể quan niệm vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội như sau: Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là tổng thể các giá trị (có thể qui ra
  • 15. 13 tiền) do Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội quản lý sử dụng cho mục đích hỗ trợ, tài trợ tài chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội gồm: - Vốn điều lệ: Vốn do ngân sách Thành phố cấp. Vốn điều lệ của Quỹ tăng hàng năm (năm 2009 là 50 tỷ VNĐ và 100.000 USD, năm 2013 là 300 tỷ VNĐ). Trong một vài năm tới, theo kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội, nguồn vốn của Quỹ có thể lên tới hàng nghìn tỷ VNĐ. - Các nguồn vốn bổ sung, bao gồm: Phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; tiền đền bù thiệt hại về môi trường; tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; các khoản viện trợ, tài trợ từ các các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; vốn nhận ủy thác từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trích một phần từ chênh lệch thu, chi tài chính hàng năm của Quỹ,...). Đặc điểm vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội: Ngoài những đặc điểm chung của vốn, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còn có những đặc điểm riêng như sau: Thứ nhất, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là nguồn vốn công, chủ sở hữu vốn là UBND thành phố Hà Nội, cơ quan quản lý trực tiếp vốn là Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Thứ hai, hình thức chủ yếu của vốn là tiền tệ được hình thành từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, phí, tài trợ, viện trợ v.v.. Mục đích sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội: Nhằm hỗ trợ tài chính cho các dự án, các hoạt động, dịch vụ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi
  • 16. 14 trường trên địa bàn thành phố Hà Nội hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn. Mục đích chính không phải là lợi nhuận mà là nhằm phát triển dịch vụ môi trường của Thành phố; nếu có cho vay thì cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường. 1.1.2. Quan niệm về dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội Dịch vụ môi trường là một phân ngành kinh tế của khu vực kinh tế dịch vụ đã ra đời từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới, song cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về loại hình dịch vụ này. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa về dịch vụ môi trường như sau: Dịch vụ môi trường là những dịch vụ được cung cấp nhằm quản lý, phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu hoặc khắc phục những thiệt hại về môi trường nước, không khí, đất, cũng như giải quyết những vấn đề liên quan đến chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái. Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) quan niệm dịch vụ môi trường bao hàm 4 nhóm chính: Dịch vụ hạ tầng môi trường (cốt lõi), gồm quản lý nước và quản lý chất thải; các dịch vụ như thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành; Phục hồi gồm làm sạch địa điểm, phản ứng khẩn cấp đối với các sự cố, phục hồi, đánh giá; dịch vụ hỗ trợ môi trường gồm phân tích, luật pháp, tham vấn, kiểm toán, nghiên cứu và phát triển. Một số quốc gia thành viên WTO cũng đưa ra định nghĩa riêng về dịch vụ môi trường.Ví dụ như, Hoa Kỳ quan niệm: Dịch vụ môi trường là các hoạt độngdịch vụ tạo ra doanh thu, liên quan đến việc tuân thủ các quy định về môi trường, đánh giá môi trường, phân tích môi trường, bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, phục hồi môi trường, cung cấp và các tài nguyên môi trường như nước, vật liệu có thể tái sinh, và năng lượng; và các hoạt động cải thiện hiệu quả năng lượng và tài nguyên, tăng năng suất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững; Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) quan niệm: Dịch vụ môi trường gồm các loại hình dịch vụ mang lại lợi ích môi trường.
  • 17. 15 Mặc dù còn có sự chưa thống nhất trong quan niệm về dịch vụ môi trường, cũng như chưa có quan niệm chính thống về dịch vụ môi trường ở nước ta, song những điểm chung của các quan niệm về dịch vụ môi trường là: Thứ nhất, dịch vụ môi trường thuộc khu vực kinh tế dịch vụ, nên có đầy đủ đặc điểm của ngành kinh tế dịch vụ; Thứ hai, dịch vụ môi trường có những đặc điểm riêng, gắn liền với việc bảo vệ, tái tạo, bảo đảm môi trường tự nhiên cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ những vấn đề chung về dịch vụ môi trường, có thể quan niệm về dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội như sau: Dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội là một phân ngành của khu vực kinh tế dịch vụ của Thành phố, bao gồm các hoạt động dịch vụ mang lại lợi ích về môi trường. Hiện nay dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội bao gồm các phân ngành chủ yếu là: - Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm: thoát nước, xử lý nước thải); - Dịch vụ thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu (bao gồm: thu gom rác thải không độc hại, thu gom rác thải độc hại, xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại, xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại, tái chế phế liệu v.v..). Mặc dù xử lý, tái chế chất thải là hoạt động mang tính sản xuất, tuy nhiên mục đích chính là nhằm chuyển trạng thái từ chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chất thải độc hại sang chất thải không gây ô nhiễm môi trường, thân thiện với môi trường, nên vẫn được xếp vào phân ngành của dịch vụ môi trường (vì mang lại lợi ích về môi trường) - Dịch vụ làm sạch khí thải: quan trắc, kiểm soát việc thải các chất bẩn và giảm thiểu các chất gây ô nhiễm không khí; - Dịch vụ xử lý tiếng ồn: quan trắc, kiểm tra và làm giảm tiếng ồn; - Dịch vụ đánh giá tác động của môi trường: các hoạt động thu thập dữ liệu, phân tích, dự báo các tác động môi trường của một dự án cụ thể.
  • 18. 16 - Dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường. 1.1.3. Quanniệm vềvai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội “Vai trò” là thuật ngữ dùng để nói về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, mối quan hệ nào đó. Nghiên cứu vai trò của vốn trong nền kinh tế hoàng hóa các nhà kinh tế học đều khẳng định vốn là nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Adam Smith - nhà kinh tế học cổ điển Anh đã nghiên cứu và đi đến kết luận vai trò của vốn thông qua phạm trù tư bản: vốn là tư bản mang lại thu nhập, tư bản là cái bộ phận dự trữ nhờ đó mà con người trông mong nhận được thu nhập [15, tr.153]. Nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã chỉ ra bản chất kinh tế của vốn là khởi đầu của quá trình sản xuất, kinh doanh: “giá trị được ứng ra lúc ban đầu không những được bảo tồn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính sự vận động đó đã biến giá trị thành tư bản” [23, tr.228]. Như vậy, theo C.Mác, bản chất của vốn là giá trị, chức năng của vốn là sinh lời, nhưng để giá trị thành tư bản và tư bản sinh lời phải trải qua quá trình vận động; thông qua sự vận động, tư bản sinh sôi nảy nở, tiền đẻ ra tiền và lớn lên không ngừng. C.Mác đã khẳng định: “giá trị trở thành giá trị tự vận động, thành những đồng tiền tự vận động, và với tư cách là như thế, nó trở thành tư bản. Nó ra khỏi lĩnh vực lưu thông rồi lại trở lại lưu thông, tự duy trì và sinh sôi nảy nở trong lưu thông, quay trở về dưới dạng đã lớn lên và lại không ngừng bắt đầu cũng một vòng chu chuyển ấy” [23, tr.233-234]. Ngày nay, khi nghiên cứu các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, các nhà kinh tế học hiện đại vẫn tiếp tục khẳng định vốn là “chìa khóa” của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất, hai nhà kinh tế học R.F.Harrod (Anh) và E.Domanr (Mỹ) đã lượng hóa vai trò của
  • 19. 17 vốn đối với tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình Harrod - Domanr các ông đã đưa ra một hàm sản xuất giản đơn: g = k s Trong đó: -g là tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng đầu ra. -s là tỷ lệ đầu tư so với sản lượng đầu ra. - k là tỷ số giữa gia tăng tư bản (vốn) với gia tăng đầu ra (hệ số ICOR). Hệ số k cho biết, để có thêm một đồng sản phẩm đầu ra (giá trị tăng thêm) cần phải đầu tư k đồng vốn. Mô hình Harrod - Domanr khẳng định: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm đầu tư và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Để tăng trưởng kinh tế cần phải tiết kiệm để đầu tư một tỷ lệ nhất định so với GDP. Khi phát triển kinh tế với đà tăng trưởng cao, cùng sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, để giữ được nhịp độ tăng trưởng cao thì càng cần nhiều vốn. Trong trường hợp, tiết kiệm không đủ bù đắp đầu tư, có thể bổ sung sự thiếu hụt vốn bằng việc thu hút vốn từ bên ngoài. Như vậy, vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trường, là nguồn lực quan trọng, đồng thời là điều kiện tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực khác cho tăng trưởng, phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Từnhững vấn đềtrên cho thấy, vốncủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội có đầy đủ vai trò của vốn nói chung đối với phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với bản chấtlà nguồn vốn côngđược sửdụngđểhỗ trợ, tài trợ tài chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động phòng, chống khắc phục ô nhiễm, suy thoáivà sựcố môitrường trên địa bàn thành phố Hà Nội, nên trong mối quan hệ
  • 20. 18 với dịchvụ môi trường thì vốn củaQuỹ có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ những cơ sở trên, có thể quan niệm: Vai trò vốn với dịch vụ môi trường của QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội là sự thúc đẩy dịch vụ môi trường phát triển thông qua hoạt động hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ cho các tổ chức, cá nhân hoạtđộng trong lĩnh vực dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quan niệm về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội sẽ được làm rõ hơn khi phân tích các nội dung vai trò của nó. 1.2.Vaitrò và cácnhântố ảnhhưởngđếnvai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội 1.2.1. Nội dung vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội Trên cơ sở quan niệm trên, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho thấy với dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội có những vai trò chủ yếu sau: Một là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thúc đẩy dịch vụ môi trường pháttriển thông qua hình thức vốn vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án, hoạt động dịch vụ môi trường Cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án, hoạt động dịch vụ môi trường là một trong các hình thức hỗ trợ tài chính của Nhà nước thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với các tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây cũng là vai trò cơ bản đối với dịch vụ môi trường của vốn do Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội quản lý. Cơ chế cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường
  • 21. 19 được quyđịnhtạiQuychếQuảnlý tài chínhcủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010, Quyết định số 910/2011/QĐ-UBNDngày23/8/2011 của UBND thành phố Hà Nội), cụ thể như sau: Về lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quy định cho từng nhóm đối tượng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ nhưng không được vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thương mại của các tổ chức tín dụng (gồm các ngân hàng: Ngoại thương, Công thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại thời điểm vay. Mức vay: Tối đa bằng 70% tổng vốn đầu tư của dự án. Thời hạn cho vay: Theo Quyết định 09/2013/QĐ-UBND ngày 28/02/2013 của UBND Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND. Theo đó, thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ, điều kiện cụ thể của chương trình, dự án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay. Đối với các dự án chỉ đầu tư trang thiết bị, không đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa là 3 năm kể cả thời gian ân hạn. Đối với các dự án chỉ đầu tư trang thiết bị, không đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư trên 10 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa là 5 năm kể cả thời gian ân hạn. Đối với các dự án có yếu tố đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư dưới 50 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa là 7 năm kể cả thời gian ân hạn. Đối với các dự án có yếu tố đầu tư xây lắp với tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối đa là 10 năm kể cả thời gian ân hạn. Trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ xin chủ trương của UBND Thành phố. Đối tượng được vay: Đối tượng được vay từ Quỹ là các tổ chức, cá nhân thuộc mọithành phần kinh tế có nhu cầu và đề nghị vay vốn để thực hiện dự án
  • 22. 20 đầutư lĩnh vực bảo vệmôitrườnghoặc cóhạngmục nhằm mục đích bảo vệ môi trườngthuộc cácdựántrênđịa bànthành phố Hà Nội đã vay vốn từ các tổ chức tíndụngkhác. Dựatrên thực tếnhu cầucũngnhư tínhcấp thiếtbảo vệ môi trường trongtừnghoạtđộngmàQuỹ đềra danhmục các dựánưu tiên vay vớilãi suấtưu đãinhư sau:Xử lý chấtthải, khí thải và nước thải; Sảnxuất, đầutư máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, táichếxử lý chấtthải, vệ sinhmôi trường, xử lý ô nhiễm môi trường; Dự án khắc phục sựcố ô nhiễmmôitrường; Sảnxuất các sản phẩm từ hoạt động tái chếchấtthải, sản phẩm thân thiện với môi trường; Ứng dụng công nghệ sinh học vào bảo vệmôitrường, các sángchế bảo vệ môi trường. Đặc biệt là, đối với các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại áp dụng vào sản xuất nhằm sản xuất sạch hơn, giảm thiểu rác thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người,... sẽ được ưu tiên vay vốn từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Điều kiện cho vay: Quỹ cho vay trên cơ sở có tài sản bảo đảm bằng các hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Trình tự, thủ tục bảo đảm tiền vay, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định pháp luật có liên quan. Trường hợp đặc biệt, việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với từng dự án đầu tư do Giám đốc Quỹ xem xét, quyết định sau khi đã xin ý kiến của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Hai là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thúc đẩy dịch vụ môi trường phát triển thông qua hình thức vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ chức, cá nhân hoạtđộngtronglĩnh vựcdịch vụ môitrường khivayvốn từ các tổ chức tín dụng khác. Đểtriển khai các dựándịchvụmôi trường, nhiều tổ chức, cá nhân có nhu cầuvay vốnở các tổ chứctíndụngthươngmại. Tuynhiên, lãi sấtvayvốn ở các tổ chức tíndụngthương mại theo mặt bằng chung là cao hơn lãi suất tiền gửi (biên
  • 23. 21 độ dao độngkhoảngtrêndưới4%). Vớitrần lãi suấtvay vốnnày, các tổ chức, cá nhân hoạtđộngtronglĩnhvực dịchvụmôitrường rất khó tiếp cận với các nguồn vốntíndụngthươngmại. Do vậy, khi nguồnvốncủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nộisửdụngvào việc hỗ trợ lãi suấtvay vốnsẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạtđộngtronglĩnhvực dịch vụ môi trường tiếp cận được các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng thương mại. Theo quyđịnhhiện hành, các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệmôitrường, có hoạt động dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nộicó vayvốn củacác tổ chứctín dụng thì được xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốntừ nguồnvốncủaQuỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Việc cấp kinh phí hỗ trợ lãi suấtvay vốnđược tiếnhành mỗi năm một lần trên cơ sở số nợ gốc và lãi vay đầutư dựán mà chủđầutư đãtrả cho tổ chứctíndụng(khôngbaogồmcáckhoản nợ quáhạn. Điều kiện để các đối tượng được xem xét hỗ trợ lãi suất vay vốn là: Dự án đãhoànthành, đưavào sửdụngvà hoàntrả được vốnvay cho các tổ chức tíndụng;Dự án được cơquanquảnlý nhà nước về bảo vệ môi trường của Trung ươnghoặc thànhphố HàNội xác nhận là đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môitrườnghoặc giải quyếtcác vấnđề môi trường; Dự án chưa được vay vốn hoặc tài trợ vốn bằng nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Ba là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thúc đẩy dịch vụ môi trường phát triển thông qua hình thức vốn tài trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường Như trên đã đề cập, dịch vụ môi trường có tính chất là dịch vụ công, lợi nhuận thườngthấp hơnnhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh khác, lại trongđiều kiện môitrườngcó độchạicao. Do vậy, trongquátrình phát triển dịch vụ môitrườngtrên địa bànthành phố Hà Nội rất cần có sự tài trợ về tài chính từ ngân sách Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, triển khai áp dụng những côngnghệtiên tiến vào giải quyếtnhữngvấn đề về xử lý chất thải, xử lý ô
  • 24. 22 nhiễm môi trường v.v.. Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là một “kênh” rất quan trọng trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường thông qua hình thức tài trợ. Theo quy định hiện hành, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội được sử dụng để tài trợ cho các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố, trong đó có dịch vụ môi trường. Điều kiện để các chương trình, dự án, hoạt động dịch vụ môi trường được tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ là chủ đầu tư phải có vốn đối ứng ít nhất là 50% tổng kinh phí đầu tư để thực hiện dự án đó. Mức tài trợ tối đa bằng 50% tổng kinh phí để thực hiện các chương trình, dự án và phù hợp với khả năng nguồn vốn của Quỹ cho phép. Bốn là, vốn của QuỹBảovệmôi trường Hà Nội có vaitrò quan trọng đối với xây dựng cơcấu dịch vụ môitrường hợplýtrên địa bàn thành phố Hà Nội. Xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường hợp lý là nội dung rất quan trọng trong phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, việc xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường hợp lý dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội một mặt diễn ra theo cơ chế thị trường, mặt khác còn diễn ra dưới sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội có vai trò điều tiết nhất định đối với sự phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt là, đối với ngành dịch vụ môi trường, ngành kinh tế có tính chất là dịch vụ công, lĩnh vực độc hại, lợi nhuận thấp thì càng đòi hỏi vai trò điều tiết của UBND thành phố Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội thông qua nhiều công cụ, trong đó có công cụ tài chính để điều tiết phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. NguồnvốncủaQuỹBảo vệ môi trường Hà Nội là nguồn vốn công, thuộc sở hữunhà nước do UBNDThànhphố là chủsở hữu. Do đó, nguồnvốn của Quỹ
  • 25. 23 Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính rất quan trọng để UBND thành phố điềutiết sựpháttriển dịchvụ môitrường, nhằmxây dựngcơ cấu dịch vụ môi trườnghợp lý trên địa bàn Thành phố. Vai trò này của vốn do Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội quản lý được biểu hiện trên các nội dung sau: - Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính để UBND thành phốHà Nội điều tiết phát triển dịch vụ môi trường hợp lý về cơ cấu ngành Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, CNH,HĐH và hội nhập quốc tế của thành phố Hà Nội ngày càng đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ về dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, nhu cầu về dịch vụ môi trường trên các phân ngành dịch vụ là không ngang bằng nhau. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội một số dịch vụ môi trường cần được phát triển nhanh, như dịch vụ thu gom và xử lý rác thải, dịch vụ xử lý ô nhiễm môi trường v.v.. Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường có vai trò là nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho sự phát triển của các dịch vụ này. - Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính để UBND thành phốHà Nội điều tiết phát triển dịch vụ môi trường hợp lý về cơ cấu địa bàn Xét về cơ cấu địa bàn, các quận nội thành của thành phố Hà Nội có nhu cầu mở rộng dịch vụ môi trường do kinh tế phát triển nhanh, mật độ dân cư ngày càng đông, lượng chất thải sản xuất, chất thải sinh hoạt tăng, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Đồngthời, do nhiều nguyên nhân, hệ thống dịch vụ môi trường ở nhiều địa bàn huyện ngoại thành của Hà Nội còn yếu và thiếu cũng cần được bổ sung, phát triển. Chính vì vậy, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội có vai trò là công cụ tài chính để UBND thành phố Hà Nội điều tiết dịch phát triển vụ môi trường ở những địa bàn các quận nội thành và các huyện ngoại thành đang có nhu cầu bức thiết về dịch vụ môi trường thông qua hoạt động hỗ trợ vốn đầu tư.
  • 26. 24 - Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính để UBND thành phốHà Nội điều tiết phát triển dịch vụ môi trường hợp lý về cơ cấu thành phần kinh tế Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, dịch vụ môi môi trường có tính chấtlà dịch vụ công, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, cộng đồng dân cư. Do vậy, mặc dù dịch vụ môi trường là ngành kinh tế có lợi nhuận thấp hơn so với nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác, đồng thời môi trường sản xuất kinh doanhcó độ độchạicao nhưng vẫn được pháttriển và cầnphải huy độngcác lực lượng, các thành phần kinh tế tham gia. Do đó, sự hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịchvụ môitrường sẽ là “đònbẩykinh tế” có hiệu quả đểthực hiện chủ trương “xã hội hóa” phát triển dịch vụ môi trường, góp phần huy động và phát huy vai trò các thành phần kinh tế trongphát triển dịch vụ môi trường, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.2.2. Cácnhân tố ảnh hưởng đến vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội Thứ nhất, nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên bao gồmvị trí địalý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,… Điều kiện tự nhiên thuận lợi (mưa nắng thuận hòa, thời tiết ít khắc nghiệt, đườnggiao thôngítphảicảitạo,...)gópphầnlàm cho nhà đầu tư giảm chi phí đầuvào trongquátrìnhthực hiệndựán và đưasảnphẩmđầutư phục vụcuộc sống. Điệukiện tự nhiên thuậnlợi làm tăng nhanhtốc độ thực hiện dự án, tốc độ đưasảnphẩmđầutư đến người tiêu dùng sản phẩm đầu tư góp phần tạo ra hiệu quả đầu tư tốt. Thứ hai, nhóm các nhân tố về kinh tế. Nhóm nhân tố về kinh tế là tổng hợp các yếu tố tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế đất nước, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng mức độ thất nghiệp…
  • 27. 25 tác động đến tốc độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tác động đến lượng vốn, nhu cầu vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, trong đó đáng chú ý là: - Sự phát triển kinh tế của Thành phố: Sự phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội có tác động rất quan trọng đến vai trò vốn đối với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Kinh tế phát triển, một mặt sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách qua đó nguồn vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng được tăng thêm. Đồng thời, kinh tế trên địa bàn Hà Nội phát triển sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố thực hiện nghĩa vụ nộp phí dịch vụ môi trường, nên nguồn thu phí dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố sẽ tăng lên, qua đó nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội sẽ cũng sẽ tăng lên và phát huy được vai trò. Ngoài ra, kinh tế của thành phố Hà Nội phát triển, lợi nhuận và thu nhập của các doanh nghiệp tăng lên, sẽ tạo điều kiện cho Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội khai thác các nguồn vốn tài trợ cho dịch vụ môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. - Pháp luật và chínhsáchcủaNhànước vàcủathành phố Hà Nội liên quan đếnhuy độngvốnvàsửdụngvốncủaQuỹBảo vệ môitrườngHà Nộicho bảo vệ môi trường: Pháp luật và hệ thống các chính sách của Nhà nước và thành phố Hà Nội đặt ra có ảnh hưởng lớn đến việc huy động và sử dụng nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Chính sách huy động, khai thác các nguồn tài chính hợp lý của Nhà nước và của thành phố Hà Nội hợp lý sẽ góp phần tăng thu ngân sách, qua đó có điều kiện tăng vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Đồng thời, luật pháp, chính sách sử dụng vốn của Quỹ bảo vệ môi trường Hà Nội hợp lý, thông thoáng sẽ tạo hành lang, môi trường pháp lý thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường trên địa bàn Hà Nội tiếp cận với nguồn vốn của Quỹ.
  • 28. 26 - Cơ cấuđầutư:Cơ cấuđầutư của Hà Nội có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụngnguồnvốncủaQuỹBảo vệ môitrườngHà Nộicho dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Bởi vì, dịch vụ môi trường là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội. Sự phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố phải đặt trong sự phát triển kinh tế chung của Thành phố; phải bám sát nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, do đó đầu tư cho dịch vụ môi trường phải cân đối, nằm trong tổng thể cơ cấu đầu tư của Hà Nội. Nhu cầu đầu tư cho phát triển dịch vụ môi trường lại đòi hỏi nhu cầu hỗ trợ vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Nếu sự phát triển dịch vụ môi trường không phù hợp với cơ cấu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế của Thành phố sẽ làm giảm vai trò nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho dịch vụ môi trường. Thứ ba, nhóm các nhân tố về xã hội. Nhóm nhân tố về xã hội cũng có tác động quan trọng đến việc huy động và sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Cụ thể là: - Sựnhận thức, tinh thầntráchnhiệm của các tổ chức, cộng đồng, dân cư đốivới nhiệm vụ bảo vệ môi trường sẽ tác động đến việc thực hiện trách nhiệm côngdântrongviệc nộp phíbảovệ môi trường, qua đó làm tăng nguồn thu ngân sáchnhànước, làcơ sở tăngvốn hoạtđộng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. - Đồng thời, sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cộng đồng, dâncư trênđịabànthành phố Hà Nội đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường là điều kiện cầnthiết đểhiện thực hoáchủtrương “xã hội hóa” phát triển dịch vụ môitrườngcủacấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội. Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nộisẽngày càngcó nhiều khách hàng để Quỹ hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn của Quỹ cho phát triển dịch vụ môi trường.
  • 29. 27 - Ngoài ra, những yếu tố văn hoá, lịch sử, truyền thống văn minh, tập quán thanh lịch, cảnh quanmôi trường “xanhsạchđẹp”củaThủ đô Hà Nội cũng tác động đến hoạt động dịch vụ môi trường. Qua đó cũng tác động đến môi trường nói chung của Thành phố và tác động đến vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Thứtư, nhómcácyếu tốvềnănglựccủa chủthể quảnlý, sửdụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Xem xét dướigóc độ sở hữu, quảnlývà sửdụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội để hỗ trợ cho hoạt động dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố có các nhóm chủ thể sau: - UBND thành phố Hà Nội: Với tư cách là chủ thể sở hữu vốn của Quỹ Bảo vệ môitrường, UBND thành phố HàNộigiữ vai trò trong việc ban hành các quyđịnh pháp luật cho việc huyđộng, khaithác, quảnlý và sửdụng vốn của Quỹ Bảo vệ môitrườngHà Nội hỗ trợ cho dịchvụmôitrườngtrên địa bànThành phố. - QuỹBảo vệ môitrườngHà Nội: Với tư cách là chủ thể được giao nhiệm vụ trực tiếp quảnlý, QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội giữ vai trò quan trọng trong việc huy độngcác nguồnvốnvà thực hiện việc hỗ trợ tài chínhchoviệc triển khai các dựándịchvụ môitrườngtheo quyđịnh củapháp luật;kiểm tra, thanh tra việc sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ. - Các chủthểđược hỗ trợ vốntừnguồnvốn của Quỹ Bảo vệ môi trường: Vai trò vốnđốivới dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còn phụthuộc trực tiếp vào nănglực củacác chủthểđược hỗ trợ vốn. Năng lực quản lý, sửdụngnguồnvốnhỗ trợ củaQuỹBảo vệ môitrườngHà Nội củacác tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường tốt thì hiệu quả sử dụng nguồnvốnhỗ trợ đầutư của Quỹ sẽ cao và vai trò vốn của Quỹ đối với dịch vụ môi trường sẽ tăng lên. Ngược lại, năng lực quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ củaQuỹBảo vệ môi trườngHà Nộicủacác tổ chức,cánhânhoạtđộng trong lĩnh
  • 30. 28 vực dịchvụ môitrườngkhôngtốtthì hiệu quảsử dụngvốnhỗ trợ đầu tư của Quỹ sẽ thấp, hạn chế đến vai trò vốn của Quỹ đối với dịch vụ môi trường. Như vậy, trongcác nhómyếutố tác động đến vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, các nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, về kinh tế, về chínhtrị - xã hộithườngmang tínhkháchquan; nhóm yếu tố về năng lực của chủ sở hữu, quản lý, sử dụng vốn thường mang tính chất chủ quan. Đồngthời, nghiên cứusựtác độngcủacácyếutố nàylà mộttrongnhững cơ sở lý luận quantrọngcho việc xác định các chủtrương, giảipháp phát huy vai trò vốn của Quỹ đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • 31. 29 Kết luận Chương 1 Là một tổ chức tài chính công lập, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội thực hiện chức năng, nhiệm vụ tiếp nhận nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường nên nguồn vốn của Quỹ có vai trò rất quan trọng đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là công cụ tài chính để UBND Thành phố điều tiết đầu tư phát triển dịch vụ môi trường cả về cơ cấu ngành, địa bàn và cơ cấu thành phần kinh tế; là nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, nguồn vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn và là nguồn vốn tài trợ cho các tổ chức, cá nhân triển khai các chương trình, dự án, hoạt động bảo vệ môi trường. Vai trò này của vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội xuất phát từ bản chất của vốn là nguồn tài chính công lập và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có cả những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội của thành phố Hà Nội và năng lực của các chủ thể trong việc đầutư, quảnlý, sửdụngvốncủaQuỹcho dịchvụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Toànbộnhữngkết quả nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng cho việc khảo sát, đánhgiá thực trạngvai trò vốnvớidịchvụ môitrường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
  • 32. 30 Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ VỐN VỚI DỊCHVỤMÔITRƯỜNG CỦA QUỸ BẢO VỆ MÔITRƯỜNG HÀNỘI 2.1. Ưu điểm và hạn chế về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua Trên cơ sở những vấn đề lý luận về vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường và kết quả khảo sát thực tế việc quản lý, sử dụng vốn của Quỹ để hỗ trợ tài chính cho các dự án, hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường trong thời gian qua cho thấy, vai trò vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội có cả những thành tựu và hạn chế. 2.1.1. Những ưu điểm chủ yếu về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua Trong giai đoạn 2008 -2013, thông qua các hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ tài chính cho thấy nguồn vốn của Quỹ đã phát huy vai trò tác dụng nhất định đối với dịch vụ môi trường: Một là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân triển khai dự án, tăng cường hoạt động dịch vụ môi trường thông qua hình thức hỗ trợ, tài trợ tài chính. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ huy động các nguồn tài chính, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để tạo nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường; hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động phòng chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong thời gian qua, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã được sử dụng để hỗ trợ đầu tư cho nhiều dự án dịch vụ môi trường thông qua cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ kinh phí.
  • 33. 31 Thứ nhất, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy tốt vai trò thúc đẩy dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố, phát triển thông qua hình thức cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với nhiều tổ chức, cá nhân để triển khai các dự án, hoạt động dịch vụ môi trường. Từ năm 2008 đến 2013, thực hiện chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong đó có dịch vụ môi trường, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã hỗ trợ tài chính với hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi cho 26 tổ chức, cá nhân triển khai 35 dự án dịch vụ môi trường với tổng số vốn là 157,354 tỷ đồng [Phụ lục 5]. 0 5 10 15 20 25 2008 2009 2010 2011 2012 3 10 13 17 24 Sốlượngdựánđãgiảingân Năm Số dự án Hình 2.1: Số dự án cho vay hàng năm của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội) Trong thời gian đầu còn lúng túng trong nghiệp vụ nhưng đến giai đoạn 2011 - 2012, số dự án và số tiền giải ngân bắt đầu tăng nhanh (xem hình 2.1). Hai năm 2011 và 2012, số vốn giải ngân và số dự án giải ngân tăng hơn những năm trước, đồng thời quy mô các dự án vay cũng lớn hơn (xem hình 2.2).
  • 34. 32 Nguồn: Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội Hình 2.2: Số vốn đã giải ngân của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội (2008-2012) Sự gia tăng vốn giải ngân của Quỹ do nhiều dự án sản xuất được xét duyệt cho vay vốn đầu tư. Đồng thời, nó còn do Nhà nước tăng cường các biện pháp nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường, nhất là vi phạm của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành các thủ tục nhằm xin vay vốn để thực hiện các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường và tiến hành các dự án sản xuất sạch, áp dụng công nghệ sạch. Cơ cấu các dự án đã được giải ngân của Quỹ cũng có sự thay đổi qua các năm, trong đó xu hướng các dự án sản xuất sạch và áp dụng công nghệ sạch đề nghị hỗ trợ và được chấp thuận tăng nhanh hơn. Song song với giải ngân, công tác thu hồi nợ được tiến hành đúng cam kết với các chủ đầu tư. Tình hình công nợ của Quỹ không có nợ xấu, không có gia hạn nợ. Tổng mức giải ngân cho vay với lãi suất ưu đãi đến tháng
  • 35. 33 12/2012 là gần 140 tỷ đồng, trong đó không phát sinh nợ quá hạn. Thu nợ lãi vay và thu hồi nợ gốc đạt 100% kế hoạch với tổng số vốn thu hồi là khoảng 30,1 tỷ đồng, chiếm 21,5 % vốn vay đã giải ngân [34]. Hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi các dự án là hoạt động chính của Quỹ trong thời gian qua, chiếm gần 94% tổng vốn cho vay và tài trợ tổng vốn hoạt động. Các dự án Quỹ cho vay đều mang tính cấp bách, tập trung vào một số dự án gây ảnh hướng lớn đến môi trường và cần nguồn vốn để xử lý ô nhiễm theo mục tiêu hoạt động của Quỹ. Các dự án này có đặc điểm sau: - Các dự án cho vay đều nằm trong Danh mục các dự án do Hội đồng Quản lý Quỹ quyết định trong từng thời kỳ trên cơ sở có tham khảo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giai đoạn 2003-2005. - Lãi suất cho vay các dự án trung bình bằng khoảng 42% lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại (theo quy định tại Quyết định ban hành Quy chế về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, lãi suất cho vay của Quỹ tối đa không vượt quá 50% mức lãi suất cho vay thông thường bình quân của các tổ chức tín dụng). - Thời gian cho vay các dự án thường là 3 năm trên cơ sở cân đối nguồn vốn của Quỹ, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và các đơn vị vay vốn. - Đốitượng cho vay tập trung vào các dựán xử lý nước thải tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp và nhà máy (chiếm trên 45% tổng số dự án cho vay), đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ duy trì vệ sinh môi trường (chiếm hơn 22%), số còn lại là dự án mua sắm thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại các địa phương. Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, về cơ bản, hoạt động cho vay với lãi suất ưu đãi đã đạt được những kết quả nhất định, vốn vay theo báo cáo được sử dụng đúng mục đích theo mục tiêu hoạt động của Quỹ và được giải ngân đúng
  • 36. 34 tiến độ của các dự án; hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay hiệu quả, đến nay chưa phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi, công tác thu hồi nợ vay được các chủ đầu tư thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng với Quỹ. Thứ hai, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã bước đầu thực hiện vai trò thúc đẩy dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố phát triển thông qua hình thức hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ tài chính cho một số tổ chức, cá nhân triển khai dự án, hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường. Vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn là một trong những hình thức vốn hỗ trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2008 đến 2013, hình thức vốn này của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội mởi chỉ được thực hiện đối với dự án xây dựng nhà máy xử lý, tái chế giấy thải của Công ty Cổ phần Miza với số vốn là 3,3 tỷ đồng [Phụ lục 5]. Ngoài hình thức vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội còncó vốn tài trợ tài chính không hoàn lại đối với tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hà Nội. Trong thời gian qua, hình thức vốn tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng đã được thực hiện ở nhiều dự án, hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường, như: Quỹ đã thực hiện tài trợ tài chính để chế phẩm chất sinh học EM và bình phun thuốc nhằm dập dịch, xử lý và ngăn chặn ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh cho 29 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố sau trận mưa lũ lịch sử ngày 31/10/2008, với số vốn lên tới 509 triệu đồng [31]. Quỹ phối hợp với các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở TN&MT Hà Nội tài trợ tài chính cho các quận, huyện, thị xã bị ngập lụt trong trận mưa lũ lịch sử cuối năm 2008, với số vốn là 2,1 tỷ đồng [35]. Từ năm 2009 đến năm 2012, Quỹ đã triển khai tài trợ tài chính cho chương trình “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” tại hệ thống 23 siêu
  • 37. 35 thị của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro); trên 29 quận, huyện, thị xã; hệ thống các chợ, các tiểu thương; hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học và tiểu học trên địa bàn Thành phố với số vốn gần 6,2 tỷ đồng [35]. Ngoài ra, Quỹ Bảo vệ Môi trường Hà Nội đã tài trợ tài chính cho việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường như: Chương trình “Vệ sinh môi trường nông thôn” tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, chương trình “Hạn chế sử dụng Túi Nilon vì môi trường”; tổ chức Hội thảo “Phụ nữ ngoại thành với công tác môi trường” (do Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức), thực hiện chương trình về bảo vệ môi trường của kênh truyền hình Công an nhân dân (ANTV) với chủ đề “3600 xanh”; tổ chức đạp xe (Roadshow) mỗi tháng một lần tuyên truyền về môi trường trên một số đường phố lớn của Hà nội (do Thành đoàn Hà Nội tổ chức); Chương trình “Giờ Trái Đất” (do Bộ Công thương phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức vào tối thứ 7 cuối tháng 3 hàng năm) v.v.. Tổng hợp lại, từ năm 2008 đến hết năm 2013, tỷ lệ vốn hỗ trợ tài chính cho dịch vụ môi trường trên địa Thành phố Hà Nội của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội được phân chia như sau: vốn cho vay với lãi suất ưu đãi chiếm 94%, vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn chiếm 2%, vốn tài trợ không hoàn lại chiếm 4% (xem hình 2.3). Như vậy, vốn hỗ trợ tài chính cho dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội chủ yếu là dưới hình thức vốn vay với lãi suất ưu đãi.
  • 38. 36 94% 2%4% cho vay von ho tro lai suat tai tro Hình 2.3: Tỷ trọng hoạt động sử dụng vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội tính đến tháng 12/2013 Hai là, vốn của Quỹ Bảovệ môi trường Hà Nội góp phần mở rộng quy mô, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt động dịch vụ môi trường. Trong thời gian qua, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường thông qua các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ tài chính đã góp phần đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội cả về chiều rộng và chiều sâu. Cụ thể như sau: Thứ nhất, nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã giúp cho nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ môi trường tăng cường cường năng lực sản xuất kinh doanh.
  • 39. 37 Điển hình là: Hỗ trợ vốn cho Công ty môi trường Tây Đô (1,250 tỷ đồng), Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ môi trường đô thị Hà Nội (1,386 tỷ), Công ty Cổ phần xử lý chất thải và đầu tư phát triển môi trường Hà Nội (1,539tỷ đồng), Côngtymôitrườngđô thịGia Lâm (5,592tỷ đồng), Côngty môi trường đô thị Đông Anh (5,6 tỷ đồng) [Phụ lục 5]. .Thứhai, nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ môi trường triển khai thực hiện các dự án mới. Điển hình là: Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi (5,4%-6%/năm): Hợp tác xã Thành Công (5 lần) để triển khai các dự án xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, phế liệu ở huyện Hòai Đức, Đan Phượng,.. trên 3 tỷ đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên môi trường đô thị Hà Nội triển khai dự án xây dựng lò đốt chất thải công nghiệp công suất 2000 kg/giờ 13,756 tỷ đồng, hỗ trợ vốn cho nhiều hộ kinh doanh cá thể triển khai các dự án thu gom, xử lý chất thải thuộc các trang trại chăn nuôi bình quân gần 2 tỷ đồng trên một dự án [Phụ lục 5]. Thứ ba, nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ tài chính của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã dịch vụ môi trường đổi mới công nghệ trong hoạt động dịch vụ môi trường. Với các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn và tài trợ tài chính, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân áp dụng công nghệ mới trong hoạt động dịch vụ môi trường. Điển hình là: Hỗ trợ vốn cho Công ty Cổ phần Minh Tâm áp dụng công nghệ sản xuất gạch không nung (16,10 tỷ đồng), Công ty cổ phần xi măng Sài Sơn áp dụng công nghệ lọc bụi tiên tiến (12,397 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Tràng An, Công ty Cổ phần giấy Vạn Điểm áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến (trên 40 tỷ đồng) [Phụ lục 5].
  • 40. 38 Ba là, vốn của QuỹBảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò trong xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường hợp lý trên địa bàn thành phốHà Nội. Trong thời gian qua, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò trong xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường hợp lý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể là: Thứ nhất, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò điều tiết sự phát triển dịch vụ môi trường về cơ cấu ngành, triển khai dự án dịch vụ môi trường trọng điểm. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội ngày càng đòi hỏi Thành phố đẩy nhanh sự phát triển dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, xét về cơ cấu ngành dịch vụ môi trường thì yêu cầu phát triển không ngang bằng nhau. Do đó, quá trình phát triển dịch vụ môi trường ở thành phố Hà Nội đòi hỏi có sự điều tiết vĩ mô của chính quyền các cấp thông qua các công cụ quản lý kinh tế, trong đó đặc biệt là chính sách đầu tư. Nguồn vốn ngân sách của Thành phố Hà Nội do Quỹ Bảo vệ môi trường quản lý là một “kênh” đầu tư, một nguồn vốn rất quan trọng để UBND Thành phố điều tiết phát triển dịch vụ môi trường về cơ cấu ngành. Thực tế trong thời gian qua, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy tốt vai trò điều tiết sự phát triển dịch vụ môi trường ở Thành phố Hà Nội về cơ cấu ngành, dự án dịch vụ môi trường trọng điểm. Theo số liệu thống kê của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội, từ 2008 đến năm 2013, trong 35 dự án dịch vụ môi trường ở Hà Nội được hỗ trợ từ nguồn vốn của Quỹ, có 14 dự án thuộc các phân ngành thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, nước thải, khí thải và xử lý ô nhiễm môi trường với tổng số vốn hỗ trợ trên 82 tỷ đồng, 17 dự án thuộc lĩnh vực duy trì vệ sinh môi trường thường xuyên (vệ sinh nơi công cộng, phun nước, cây xanh,...) với tổng số vốn hỗ trợ trên 60 tỷ đồng, 4 dự án tái chế, áp dụng công nghệ sản xuất sạch, như xây
  • 41. 39 dựng lò sấy gỗ, lò nung gốm sứ, sản xuất gạch không nung,... thân thiện với môi trường với tổng số vốn hỗ trợ trên 18 tỷ đồng [Phụ lục 5]. Qua số liệu trên cho thấy, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường đã tập trung hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường cho 2 lĩnh vực chính là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, nước thải, khí thải, xử lý ô nhiễm môi trường và dịch vụ duy trì vệ sinh môi trường thường xuyên. Đây cũng là các hoạt động dịch vụ môi trường cần phải đẩy mạnh phát triển ở địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay. Đồng thời, nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng tập trung cho những dự án dịch vụ môi trường trọng điểm, như cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển rau sạch Sông Hồng vay 17,988 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để triển khai dự án mua sắm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Cầu Giấy; Công ty môi trường đô thị Hà Nội vay 13,756 tỷ đồng để triển khai dự án xây dựng lò đốt chất thải công nghiệp; Công ty cổ phần đầu tư Thành Quang vay 45,300 tỷ đồng để triển khai dự án xây dựng nhà máy xử lý và chế biến rác thải Phương Đình (huyện Đan Phượng) [Phụ lục 5]. Thứ hai, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò điều tiết sự phát triển dịch vụ môi trường về cơ cấu địa bàn. Quá trình phát triển của Hà Nội về kinh tế xã hội và dân cư, lượng chất thải sinh hoạt, sản xuất, y tế,... ngày càng tăng tạo ra sức ép đối với dịch vụ môi trường, nhất là ở các quận nội thành Hà Nội. Đồng thời, do nhiều nguyên nhân, sự phát triển dịch vụ môi trường ở Hà Nội chưa cân đối ở các địa bàn, nhất là các huyện ngoại thành. Tình hình này, đòi hỏi sự điều tiết vĩ mô của cấp chính quyền của Hà Nội, nhằm phát triển dịch vụ môi trường ở những nơi cấp thiết. Sự điều tiết phát triển dịch vụ môi trường sẽ thông qua vốn đầu tư của Thành phố, trong đó chủ yếu là thông qua nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.
  • 42. 40 Từ năm 2008 đến năm 2013, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội tham gia điều tiết nhằm phát triển dịch vụ môi trường ở những quận nội thành, địa bàn đông dân cư, có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao và địa bàn còn yếu và thiếu về dịch vụ môi trường. Trong tổng số 35 dự án dịch vụ môi trường được hỗ trợ nguồn vốn của Quỹ, có 13 dự án thuộc các Quận nội thành, 22 dự án thuộc các Huyện ngoại thành (xem bảng 2.1). Qua Bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội một mặt có vai trò hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường ở một số Quận nội thành - địa bàn có sự phát triển mạnh về kinh tế - xã hội và gia tăng dân cư. Mặt khác, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường cũng có vai trò nhất định trong việc phát triển dịch vụ ở nhiều Huyện ngoại thành Hà Nội - những địa bàn còn yếu và thiếu về dịch vụ môi trường. Như vậy, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ cấu dịch vụ môi trường ở Thành phố Hà Nội ngày càng hợp lý hơn về cơ cấu địa bàn. Bảng 2.1- Các dự án dịch vụ môi trường ở Hà Nội được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội phân theo địa bàn Năm Địa bàn Quận nội thành Địa bàn Huyện ngoại thành Số dự án Vốn hỗ trợ (tỷ đ) Số dự án Vốn hỗ trợ (tỷ đ) 2008 1 0,899 0 0 2009 1 0, 835 8 7,440 2010 0 4 10,117 2011 4 26,001 1 1,7000 2012 4 7,388 4 20,318 2013 3 3,975 5 71,435
  • 43. 41 Thứba,vốncủa Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã phát huy vai trò điều tiết phát triển dịch vụ môi trường về cơ cấu thành phần. Thực hiện chủ trương: “Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất thải” được xác định trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng, trong thời gian qua, Hà Nội đã huy động lực lượng thuộc nhiều thành phần kinh tế, bao gồm cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường. Trong việc thực hiện chủ trương này, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng có vai trò nhất định. Trong 5 năm, từ năm 2009 đến 2013, trong tổng số 35 dự án dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội được nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội hỗ trợ có cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (xem Bảng 2.2). Bảng 2.2- Các dự án dịch vụ môi trường ở Hà Nội được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội giai đoạn 2008-2013 phân theo thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân Năm Số dự án Vốn hỗ trợ (tỷ đ) Số dự án Vốn hỗ trợ (tỷ đ) Số dự án Vốn hỗ trợ (tỷ đ) 2008 1 0,899 2009 2 1,730 3 2,890 4 3,750 2010 2 4,237 1 2,880 1 3,000 2011 2 18,828 1 1,874 2 14,248 2012 5 18,310 3 9,289 2013 3 16,101 5 59,299 Tổng số 15 60,105 5 7,644 15 89,586
  • 44. 42 Từthực trạng trên cho thấy, ngoài việc hỗ trợ cho các doanhnghiệp thuộc kinh tế nhà nước triển khai các dự án dịch vụ môi trường, bảo đảm cho kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo;đồngthời, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nộicũng đãcó vai trò nhất định trong phát triển các hợp tác xã dịch vụ môi trường - mô hình kinh tế tập thể rất mới mẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đặc biệt là, nguồn vốncủa Quỹ Bảo vệ môi trườngHà Nội đãhỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp dịchvụ môitrường tư nhân, với số vốn lớn, góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa dịch vụ môi trường thành phố Hà Nội. Bốn là, vốn củaQuỹBảovệmôitrườngHàNộicónhữngưu thếnhất định so với các nguồn vốn khác đầu tư cho phát triển dịch vụ môi trường. Đánh giá vai trò nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội không chỉ căn cứ vào số lượng vốn đã hỗ trợ mà còn căn cứ vào ưu thế của nguồn vốn. Trên thực tế vừa qua, nguồn vốn do Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã có nhiều ưu thế so với các nguồn vốn khác, trong đó nổi lên: Thứ nhất, nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ cho các dự án dịch vụ môi trường chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn đầu tư của dự án. Theo số liệu thống kê, tính trung bình tỷ lệ lượng vốn của Quỹ cho vay đối với các dự án dịch vụ môi trường từ 50-60 %, cá biệt có dự án lên đến 70%. Nguồn vốn của Quỹ chiếm tỷ trọng cao nên là nguồn vốn nòng cốt giúp cho việc triển khai dự án thuận lợi và là nguồn vốn mồi để các dự án huy động vốn từ các nguồn khác. Thứ hai, nguồn vốn hỗ trợ tài chính cho các dự án dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội dưới hình thức vay vốn có nhiều ưu đãi nên có hiệu quả cao đối với dịch vụ môi trường. Vai trò nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố không chỉ biểu hiện ở số lượng, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư mà còn biểu hiện ở lãi suất ưu đãi. Theo Quyết định số 22/QĐ-QMT-HĐQL, ngày 23/4/2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lãi suất cho vay từ nguồn
  • 45. 43 vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là 0,5%/tháng (6%/năm). Quy định về lãi suất vẫn được duy trì cho đến trước 01.06.2014. Sau 01.06.2014 áp dụng lãi suất 5,4%/năm. So sánh lãi suất vay ưu đãi với lãi suất vay vốn của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tương ứng từ năm 2008 cho đến nay mới thấy được giá trị, vai trò to lớn của nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội. Tại thời điểm năm 2008, lãi suất trung bình vay sản xuất kinh doanh ở các ngân hàng từ 12-14%, những năm 2010, 2011, thậm chí lãi suất vay vốn lên đến 15- 16%, hiện nay (tại thời điểm 2014), lãi suất vay sản suất kinh doanh là 12 %. Rõ ràng là, với lãi suất ưu đãi (5,4- 6%/năm), nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường có tác dụng và mang lại hiệu quả rất lớn đối với dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Thứ ba, với hình thức hỗ trợ lãi suất vay vốn, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng khác. Ngoài nguồn vốn vay của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội với lãi suất ưu đãi, để triển khai dự án dịch vụ môi trường, nhiều tổ chức, cá nhân phải huy động thêm các nguồn vốn tín dụng của các tổ chức ngân hàng, tín dụng khác. Tuy nhiên, lãi suất vay vốn ở các tổ chức, tín dụng ngân hàng thương mại theo mặt bằng lãi suất chung cho sản suất kinh doanh (thường cao hơn 4-5% so với lãi suất tiền gửi cùng thời điểm. Điều đó sẽ tạo ra khó khăn nhất định đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ môi trường - lĩnh vực lợi nhuận thấp, quay vòng vốn chậm. Do vậy, ngoài việc được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường ở Thành phố Hà Nội còn được Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội hỗ trợ lãi suất vay vốn khi vay vốn của các tổ chức tín dụng khác. Bằng hình thức hỗ trợ lãi suất vay vốn, mặc dù lượng vốn hỗ trợ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội không lớn song có vai trò rất lớn đối với triển khai các dự án. Bởi vì, sự hỗ trợ lãi suất vay vốn sẽ tạo điền kiện
  • 46. 44 cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên vay được lượng vốn lớn ở các tổ chức tín dụng khác. Ví dụ như Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội hỗ trợ lãi suất vay vốn cho Công ty Cổ phần Miza là 3,3 tỷ đồng, tạo điều kiện cho Công ty huy động được các nguồn vốn tín dụng khác với số vốn là 20 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư nhà máy tái chế giấy thải MIZA[Phụ lục 5]. Thứ tư, với hình thức tài trợ, nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã góp phần khuyến khích các hoạt độc dịch vụ môi trường trên địa bàn Thành phố. Từ năm 2009 đến nay, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội đã tài trợ vốn cho nhiều tổ chức, cá nhân triển khai dự án dịch vụ môi trường. Ví dụ như: Vốn tài trợ cho hoạt động hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5/6/2009) là 170 triệu đồng; tài trợ cho dự án truyền thông “Hạn chế sử dụng túi nilong vì môi trường” tại hệ thống 30 siêu thị của Hà Nội trên 1 tỷ đồng; tài trợ cho dự án “Hà Nội - Ngày chủ nhật không túi nilong” trên 3 tỷ đồng; tài trợ cho việc thử nghiệm chế phẩm sinh học khắc phục giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã Bích Hòa, Thanh Oai, Hà Nội, với số tiền gần 900 triệu đồng., triển khai các đề án: “Nông dân với công tác bảo vệ môi trường”, “Cùng bé thu gom vỏ hộp sữa”, “Cây xanh cho bé” ,... hàng tỷ đồng v.v.. [40]. 2.1.2. Những hạn chế chủ yếu về vai trò vốn với dịch vụ môi trường của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội trong thời gian qua Trong việc thực hiện vai trò đối với dịch vụ môi trường, bên cạnh những thành tựu trên, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội cũng bộc lộ những hạn chế như sau: Một là, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội chưa thúc đẩy mạnh mẽ dịch vụ môi trường trên địa bàn thành phố phát triển do chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn với lãi suất ưu đãi của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ môi trường. Theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 23 tháng 08 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, vốn điều lệ của Quỹ là 50 tỷ đồng, được
  • 47. 45 cấp đủ vào năm 2010. Hiện nay, vốn điều lệ của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội là 300 tỷ đồng. Lượng vốn điều lệ như vậy là quá ít so với nhu cầu được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn của Quỹ cho việc triển khai các chương trình, dự án, hoạt động dịch vụ môi trường trên địa thành phố Hà Nội (xem hình 2.4). Nhu cầu về vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội: Việc xác định nhu cầu về vốn cho Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội xuất phát từ nhiệm vụ, mục tiêu mà Quỹ phải đảm nhiệm. Đối tượng được hỗ trợ tài chính của Quỹ là các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội hoặc giải quyết các vấn đề môi trường cục bộ nhưng phạm vi ảnh hưởng lớn. 0 10 20 30 40 50 60 2008 2009 2010 2011 2012 Sốtiền(tỷđồng) Năm Nguồnvốn HANOEPF qua các năm Hình2.4:NguồnvốncủaQuỹ Bảo vệ môitrườngHà Nộiquacác năm Với mục tiêu và nhiệm vụ như vậy, Quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội chắc chắn cần tới một nguồn vốn lớn và ngày càng lớn để hỗ trợ, tài trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động cũng như các nhiệm vụ bảo vệ môi trường